liÊn tỪ logic vÀ liÊn tỪ tiẾng...

17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T 2004 - 41 Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài HÀ NỘI 11/2005

Upload: lynga

Post on 15-May-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT

Mã số : T 2004 - 41

Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

HÀ NỘI 11/2005

Page 2: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------*****-------

LÊ THỊ THU HOÀI

LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TRONG

NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN

(DỰA TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ

HÀ NỘI - 2005

Page 3: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------*****-------

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ

LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TRONG

NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN

(DỰA TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)

Chuyên ngành : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số : 5 04 08

Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Đức Dân

Người thực hiện : Lê Thị Thu Hoài

HÀ NÔI - 2005

Page 4: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 4

01 Lý do chọn đề tài …………………………………….….…….. 4

02 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

……………………………...

5

03 Lịch sử vấn đề ……………………………………….………… 7

04 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………..….……... 9

05 Phương pháp nghiên cứu

…………………………….….……...

11

06 Bố cục luận văn ………………………………………………... 11

PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………….……… 13

Chương 1: Logic và ngôn ngữ tự nhiên…………………………….……. 13

1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu…….…... 13

1.1.1. Logic học và ký hiệu logic …………………….……… 13

1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu

logic và ngôn ngữ ………………….…………………..

17

1.1.3. Logic tư duy và logic ngôn ngữ

…………….….………

20

1.2. Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn

ngữ tự nhiên …………………………………………………...

22

1.2.1. Logic mệnh đề ………………………………………… 22

1.2.2. Sự tương ứng giữa liên từ logic và liên từ trong ngôn

ngữ tự nhiên ……………………………………………

26

Chương 2: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự

nhiên……………………………………………………………

29

2.1. Liên từ “” logic …………………………………….….…….. 29

2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “”

logic ……………………………………………………………

31

2.2.1. Liên từ “và” trong tiếng Việt ……………….…………. 31

2.2.1.1

.

Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “và”

tiếng Việt ………………………………….……...

31

Page 5: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

2.2.1.2

.

Những liên từ đồng nghĩa với “và” về mặt

logic ……………………………………….………

41

2.2.2. Liên từ “and” trong tiếng Anh ………………….……... 46

2.2.2.1

.

Những quan hệ ngữ nghĩa của liên từ “and”

tiếng Anh

………………………………….………

46

2.2.2.2

.

Những liên từ đồng nghĩa với “and” về mặt

logic ……………………………………….………

53

2.2.3. Một số lưu ý khi dịch liên từ “and” sang tiếng Việt và

liên từ “và” sang tiếng Anh ……………………………

57

2.3. Một số nhận xét ………………………………………………. 60

Chương 3: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự

nhiên………………………………………………….………..

62

3.1. Liên từ “” logic ……………………………………………… 62

3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “”

logic ……………………………………………………………

65

3.2.1. Liên từ “hay/hoặc” trong tiếng Việt …………………... 65

3.2.2. Liên từ “or” trong tiếng Anh ………………………….. 78

3.2.3. Những lưu ý khi chuyển dịch liên từ “or” sang tiếng

Việt và liên từ “hay/hoặc” sang tiếng Anh .……………

85

3.3. Một số nhận xét ………………………………………………. 88

Chương 4: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngô ngữ tự

nhiên……………………………………………………………

91

4.1. Liên từ “” logic …………………………………………….. 91

4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “”

logic ……………………………………………………………

94

4.2.1. Cặp liên từ “nếu … thì” trong tiếng Việt

………………

94

4.2.1.1

.

Những đặc trưng và sắc thái ngữ nghĩa của

cặp liên từ “nếu…thì” tiếng Việt

………….…..

94

Page 6: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

4.2.1.2

.

Những liên từ đồng nghĩa với “nếu … thì” về

mặt logic ………………………………………….

109

4.2.2. Liên từ “if … then” trong tiếng Anh ………………….. 114

4.2.2.1

.

Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “if …

then” tiếng Anh ………………………………….

114

4.2.2.2

.

Những liên từ đồng nghĩa với “if … then” về

mặt logic ………………………………………….

121

4.2.3. Một số lưu ý khi chuyển dịch các câu điều kiện tiếng

Anh sang tiếng Việt và ngược lại ……………………...

125

4.3. Một số nhận xét ……………………………………………….. 129

PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………. 139

Page 7: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

PHẦN MỞ ĐẦU

0.1. Lý do chọn đề tài.

Chúng ta đều biết rằng, logic là khoa học nghiên cứu về quy luật và hình thức

của tư duy. Mà tư duy hay tư tưởng chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trên cơ sở chất

liệu ngôn ngữ. Vì vậy, với chức năng vừa là công cụ giao tiếp vừa là công cụ tư

duy, ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học, mà còn của

logic học. Nhưng khác với ngôn ngữ học, logic học nghiên cứu ngôn ngữ với tư

cách như một chiếc cầu nối để dẫn đến tư duy, thông qua ngôn ngữ để hiểu và nắm

bắt được các quy luật của tư duy. Có thể nói, ngôn ngữ học và logic học là hai

ngành khoa học có một mối quan hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau.

Trong lịch sử phát triển của ngành ngôn ngữ học, chúng ta không thể phủ

nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của logic học. Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trong

một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn ngữ học vẫn sử dụng rộng rãi để

phân tích câu từ xưa cho đến nay như : mệnh đề, chủ ngữ, vị ngữ, vốn xuất phát từ

các khái niệm logic. Không chỉ vậy, nhiều lý thuyết logic như : logic mệnh đề, logic

vị từ, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ … đã trở thành những vốn quý cho việc

miêu tả ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ học

hiện đại. Đặc biệt phải kể đến hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa hay logic của

ngôn ngữ tự nhiên đã có những đóng góp đáng kể.

Hướng nghiên cứu này có thể nói là không mới. Đây đó đã có một số tác giả

trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên, cho tới này nó vẫn chưa được quan tâm

một cách thoả đáng, đặc biệt là ở trong nước. Chúng ta chỉ có thể kể ra đây những

cái tên ít ỏi trong giới Việt ngữ học đã tiếp cận vấn đề này như : Nguyễn Đức Dân,

Hoàng Phê. Có thể nói logic - ngữ nghĩa là những vấn đề vô cùng lý thú, hấp dẫn

nhưng cũng vô cùng phức tạp. Để tiếp cận vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu phải có

những hiểu biết đến một chứng mực nhất định tri thức của cả hai ngành khoa học

ngôn ngữ học và logic học.

Trong logic học tồn tại nhiều hệ thống logic khác nhau như chúng ta đã đề

cập đến ở trên. Trong đó, logic mệnh đề được xem là một trong những hệ thống

Page 8: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

logic cơ bản. Nó sử dụng các tác tử logic (hay còn gọi là liên từ logic) : hội (),

tuyển (), kéo theo (), để liên kết hai phán đơn đã cho tạo ra những phán đoán

mới, phức hợp. Trong ngôn ngữ, phán đoán được thể hiện bằng câu tường thuật và

các tác tử logic được biểu hiện bằng các liên từ. Như vậy là, có một sự tương ứng

giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Đề tài “Liên từ logic

và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên” được chúng tôi lựa chọn nằm hướng tới việc

miêu tả, so sánh mức độ tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống liên từ này. Và

nó sẽ là một dẫn chứng sinh động cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa. Một

mảnh đất còn nhiều chỗ trống.

0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Logic mệnh đề được xác định gồm có năm tác tử logic, đó là : phủ định (~),

hội (), tuyển (), kéo theo (), tương đương (), biểu hiện năm quan hệ logic

khác nhau. Tuy nhiên, được hiểu với chức năng như một liên từ liên kết hai phán

đoán đơn tạo thành một phán đoán mới, phức hợp mang tính đặc trưng thì chỉ gồm

ba liên từ : hội (), tuyển (), kéo theo (). Còn hai tác tử phủ định (~) và tương

đương () không được xem là đặc trưng cho chức năng liên kết vì những lý do sau

:

Tác tử phủ định (~) không có chức năng liên kết nên tương ứng với nó

không phải là một liên từ trong ngôn ngữ.

Tác tử tương đương (), hay phép tương đương thực chất chỉ là một hình

thức khác của phép kéo theo.

Chính vì thế, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến ba liên từ logic nêu trên

và các liên từ ngôn ngữ tương ứng với ba liên từ đó.

Đó là về phía các liên từ logic, còn về phía các liên từ trong ngôn ngữ tự

nhiên thì phạm vi nghiên cứu cũng có những giới hạn nhất định. Như chúng ta đã

biết, thuật ngữ “ngôn ngữ tự nhiên” có một ngoại diên rất rộng, nó bao gồm tất cả

các ngôn ngữ đã và đang được sử dụng như một công cụ giao tiếp và biểu đạt tư

duy. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng

trong ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu liên

Page 9: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

từ của tất cả các ngôn ngữ tự nhiên được mà chỉ lựa chọn hai ngôn ngữ là tiếng Việt

và tiếng Anh, xem chúng như là những đại diện tiêu biểu cho hệ thống các ngôn

ngữ tự nhiên.

Việc lựa chọn này không khỏi nhuốm màu sắc chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi

cũng dựa trên một số lý do ít nhiều mang tính khách quan sau :

Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ thuộc về hai loại hình khác hẳn nhau.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, còn tiếng Anh lại là một ngôn

ngữ nằm trong nhóm các ngôn ngữ biến hình. Sự đa dạng về loại hình ngôn ngữ

cũng sẽ giúp cho những kết luận mà chúng tôi rút ra sau quá trình nghiên cứu

mang tính bao quát và khách quan hơn.

Đối với người thực hiện đề tài này, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc chọn

tiếng Việt là một sự lựa chọn chính đáng, vì khi đó người nghiên cứu có thể cảm

nhận hết được những sắc thái ngữ nghĩa cũng như cách thức sử dụng các liên từ

trong ngôn ngữ đó.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, có phạm vi và số lượng người sử

dụng cao nhất thế giới. Nó là một ngoại ngữ thông dụng ở nhiều quốc gia, trong

đó có Việt Nam. Chính vì thế tiếng Anh là sự lựa chọn hợp lý có tính phổ quát

và ứng dụng cao.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, liên từ là nhóm từ biểu hiện quan hệ ngữ

pháp, ngữ nghĩa. Chính vì vậy, các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ

nghĩa mang tính riêng biệt của chúng thì đôi khi chỉ có người bản ngữ mới có thể

biết và cảm nhận được. Vì thế, việc chúng tôi chọn tiếng Anh chỉ mang tính chất

như là bổ sung thêm nguồn tư liệu cho ngôn ngữ tự nhiên, để kết luận mà chúng tôi

đưa ra có cơ sở vững chắc hơn, chính xác hơn và phổ quát hơn. Chúng tôi không

cho rằng những phân tích đưa ra là đã khái quát hết được những khả năng biểu đạt

của liên từ tiếng Anh mà chỉ khẳng định rằng đó là những quan hệ ngữ nghĩa nổi bật

nhất và đã được các nhà Anh ngữ học xác nhận là tồn tại. Và do đó, phần lớn các ví

dụ tiếng Anh trong luận văn cũng được chúng tôi trích dẫn từ những cuốn sách

nghiên cứu tiếng Anh trên cả phương diện lý luận cũng như thực hành.

Page 10: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

Các liên từ ngôn ngữ được xác định là tương ứng với các liên từ logic hội (),

tuyển (), kéo theo () là : và, hay/hoặc, nếu … thì trong tiếng Việt và and, or, if

… then trong tiếng Anh. Chúng ta cũng biết rằng, một liên từ logic sẽ có nhiều hình

thức biểu hiện ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ứng với mỗi liên từ logic chúng tôi

chỉ chọn một liên từ ngôn ngữ ương ứng được xem là tiêu biểu nhất. Lý do của sự

lựa chọn này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ

tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua những miêu tả, phân tích từng

liên từ cụ thể, chúng tôi quan tâm đến chức năng và phạm vi hoạt động của các liên

từ này. Từ đó so sánh và rút ra những luận điểm về sự tương đồng và khác biệt giữa

liên từ trong logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên.

0.3. Lịch sử vấn đề.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một trong những vấn đề cơ bản

không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của logic học. Tuy nhìn nhận vấn đề này dưới

những góc độ khác nhau nhưng hai ngành khoa học này vẫn có chung một phạm vi

nghiên cứu nhất định. Chính vì vậy, nhiều nhà triết học, logic học đã quan tâm đến

ngôn ngữ, nghiên cứu các hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và

điều đó được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng chân

trời chân trời của logic học hiện đại, thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của

hàng loạt hệ thống logic như : logic tình thái, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ.

.. Ngược lại, cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến logic. Sự phân tích

logic đối với ngôn ngữ tự nhiên thực tế đã soi sáng nhiều hiện tượng cú pháp - ngữ

nghĩa, góp phần tạo nên một hướng nghiên cứu, một hướng mới tiếp cận các vấn đề

ngôn ngữ.

Hướng nghiên cứu này đã được khá nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Từ

những năm 50-60 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu thấy xuất hiện khuynh hướng

vận dụng logic để phân tích ngôn ngữ. Ban đầu chỉ là phân tích cấu trúc cú pháp,

dần dần về sau là phân tích cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa và cấu trúc logic - ngữ

nghĩa của câu. Có thể kể tên các đại diện tiêu biểu như : J.D. McCawley, G. Lakoff,

Page 11: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

H.P. Grice, O. Ducrot… Ở Việt Nam , cũng đã có những nhà ngôn ngữ học quan

tâm đến hướng nghiên cứu này nhưng quả thực là không nhiều. Có thể nói, cho đến

nay thực tế chỉ có hai nhà ngôn ngữ học Việt Nam thực sự quan tâm đến lĩnh vực

này, và đã có những đóng góp nhất định cả về lý thuyết lẫn thực hành, đó là :

Nguyễn Đức Dân và Hoàng Phê.

Đề tài mà chúng tôi thực hiện lấy đối tượng nghiên cứu là liên từ trong logic

mệnh đề và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên (để cho gọn, từ đây trở đi

chúng tôi chỉ nói “liên từ logic” với nghĩa là “liên từ trong logic mệnh đề”). Đứng

trên phương diện thuần tuý ngôn ngữ, thì thực sự vẫn chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách chi tiết về chức năng, phạm vi hoạt động cũng như phạm vi

biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể. Có chăng thì các nhà ngữ pháp chỉ định nghĩa

liên từ và phân chia chúng thành các nhóm dựa trên những đặc điểm , sắc thái quan

hệ phổ quát của chúng, như : liên từ đẳng lập, liên từ chính phụ hay liên từ hạn

định, liên từ phụ thuộc … Nếu có đi vào giới thiệu từng liên từ cụ thể thì chỉ nêu

những đặc điểm khái quát chung của chúng mà chưa đi sâu tìm hiểu các sắc thái

ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện. Thoảng đây đó cũng có những bài nghiên cứu về

liên từ nói riêng hay hư từ nói chung, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật thoả đáng

cho một nhóm từ loại có chức năng liên kết và có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng này.

Chẳng hạn như Diệp Quang Ban, trong Ngữ pháp tiếng Việt (1998, tập 1), đã

gọi liên từ bằng cái tên khác là kết từ và ông chỉ ra : “và” là kết từ đẳng lập chỉ ý

nghĩa tập hợp, liệt kê; “hay, hoặc” là kết từ đẳng lập chỉ ý nghĩa quan hệ lựa chọn;

hay “nếu … thì” chỉ ý nghĩa quan hệ giả thiết hệ quả. Thực sự đây chỉ là những nét

nghĩa khái quát của các liên từ này, trong quá trình hành chức, chúng còn biểu hiện

nhiều nét nghĩa khác, phong phú và đa dạng hơn nhiều.

Nghiên cứu liên từ theo hướng logic - ngữ nghĩa đã được Nguyễn Đức Dân

chú ý và quan tâm. Trong bài “Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt” (Ngôn ngữ,

4.1976), bằng việc tiến hành so sánh liên từ logic và liên từ tương ứng trong tiếng

Việt, ông đã chỉ ra được các sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ: và, hay/hoặc,

nếu…thì khi đi vào hoạt động. Tiếp thu phương pháp và những kết quả từ nghiên

cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài “Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự

Page 12: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

nhiên” với mong muốn bổ sung thêm những sắc thái nghĩa, phạm vi hoạt động cũng

như những nhân tố tác động đến khả năng biểu nghĩa của các liên từ tiếng Việt,

ngoài ra mở rộng hơn phạm vi đối chiếu với liên từ logic không chỉ có tiếng Việt

mà gồm cả tiếng Anh để thấy rõ hơn sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong

logic mệnh đề và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Hơn nữa, đề tài của chúng tôi

muốn nhấn mạnh hơn vai trò của logic mệnh đề trong việc miêu tả và phân tích các

liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được xem là một

đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu liên từ nói riêng và cho hướng nghiên cứu logic -

ngữ nghĩa - cú pháp nói chung.

0.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau :

Thu thập và xử lý các tư liệu liên quan đến thực tiễn hành chức của các liên từ

trong ngôn ngữ tự nhiên.

Miêu tả, phân tích chi tiết về phạm vi hoạt động, chức năng, các sắc thái ngữ

nghĩa cũng như các nhân tố tác động đến việc biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể.

Tiến hành so sánh trên tất cả các khía cạnh từ hình thức đến nội dung giữa các

liên từ logic với các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Nhận xét về những nét tương đồng và khác biệt giữa các liên từ logic và các liên

từ trong ngôn ngữ tự nhiên.

Khái quát được những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu: logic

và ngôn ngữ.

Dựa trên những miêu tả, phân tích các liên từ tương ứng trong hai ngôn ngữ

tiếng Việt và tiếng Anh, rút ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình chuyển dịch

các liên từ đó ở hai ngôn ngữ này.

Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cần thuyết minh thêm ở đây là, mục đích

của đề tài không hướng tới việc đối chiếu liên từ tiếng Việt và tiếng Anh. Mà như

đã nói ở trên, các liên từ trong hai ngôn ngữ này chỉ là những tư liệu về ngôn ngữ tự

nhiên mà chúng tôi sử dụng để phân tích. Từ một điểm tựa chung là logic chúng tôi

thấy được những cơ chế biểu nghĩa cũng như những sắc thái ngữ nghĩa của các liên

Page 13: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

từ trong hai ngôn ngữ này là không giống nhau. Chính vì thế, chúng tôi xin mạo

muội đưa ra đây những lưu ý trong quá trình chuyển dịch liên từ giữa hai ngôn ngữ

tiếng Việt và tiếng Anh.

Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như đặt ra những nhiệm vụ nghiên

cứu như trên nhằm hướng đến những mục đích và đóng góp sau :

Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu : đề tài được tiến hành theo hướng

logic - ngữ nghĩa - ngữ pháp, một hướng nghiên cứu mang tính chất liên ngành.

Nó sẽ là minh chứng cụ thể cho một hướng tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ một

cách hệ thống và mang lại hiệu quả, giúp chúng ta thấy được tính hữu ích và giá

trị của hướng nghiên cứu này.

Đóng góp về phương diện lý thuyết : Bằng những miêu tả và phân tích cụ thể đối

với từng liên từ trong cả hai hệ thống logic và ngôn ngữ, chúng ta sẽ có cái nhìn

khái quát, đầy đủ và toàn diện về chức năng và phạm vi hoạt động của các liên

từ trong từng hệ thống nói chung cũng như thấy được các sắc thái, các quan hệ

ngữ nghĩa riêng biệt đặc trưng của từng liên từ trong từng ngôn ngữ nói riêng.

Từ đó có thể góp thêm những dẫn chứng về sự tương đồng và khác biệt giữa hai

hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ.

Đóng góp về mặt thực hành : Đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực cho công tác

dạy tiếng, đặc biệt là quá trình giảng dạy các liên từ, một nhóm từ không dễ tiếp

nhận và sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là sự gợi ý

hữu ích cho quá trình chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và

ngược lại.

0.5. Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu

chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau.

Phương pháp diễn dịch : Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ

bản. Phương pháp này trước hết đưa ra những nhận định về một vấn đề và sau đó

bằng những ví dụ cụ thể sẽ chứng minh cho những nhận định trên là đúng đắn.

Page 14: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

Phương pháp quy nạp : Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu hết sức cơ

bản, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học. Ngược lại với phương pháp

diễn dịch, phương pháp quy nạp lại đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc ra

những luận điểm mang tính kết luận.

Đề tài của chúng tôi sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm tạo nên

những lập luận vững chắc và chặt chẽ, để những kết luận đưa ra có sức thuyết

phục cao.

Phương pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp : Từ những câu cụ thể chúng tôi

tiến hành miêu tả và phân tích các khả năng biểu hiện nghĩa cũng như các quan

hệ ngữ nghĩa của từng liên từ. Từ đó tổng hợp lại và rút ra những luận điểm lý

thuyết.

Phương pháp so sánh, đối chiếu : Từ những miêu tả và phân tích về chức năng

cũng như phạm vi hoạt động của các liên từ logic và liên từ ngôn ngữ, chúng tôi

tiến hành so sánh, đối chiếu chúng với nhau để thấy được sự tương đồng và khác

biệt giữa chúng.

0.6. Bố cục luận văn.

Luận văn được chia thành ba phần :

Phần mở đầu.

Phần nội dung.

Phần kết luận.

Trong đó, phần nội dung gồm có bốn chương ;

Chương 1 : Logic và ngôn ngữ tự nhiên.

1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu.

1.2. Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự

nhiên.

Chương 2 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự

nhiên.

2.1. Liên từ “” logic.

Page 15: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic.

2.3. Một số nhận xét.

Chương 3 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự

nhiên.

3.1. Liên từ “” logic.

3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic.

3.3. Một số nhận xét.

Chương 4 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự

nhiên.

4.1. Liên từ “” logic.

4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic.

4.3. Một số nhận xét.

Page 16: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, NXB Giáo

dục, 1998.

2- Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, NXB Giáo dục, 1998.

3- Nguyễn Đức Dân, Logic-Ngữ nghĩa-Cú pháp, NXB ĐH&THCN, 1987.

4- Nguyễn Đức Dân, Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996.

5- Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức, ĐHQG tp HCM, 2003.

6- Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, NXB

ĐHQG Hà Nội, 2005.

7- Nguyễn Đức Dân, Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, 4.1976.

8- Nguyễn Đức Dân, Logic và hàm ý trong câu chỉ quan hệ nhân quả, Ngôn ngữ,

1.1990.

9- Nguyễn Đức Dân - Lê Đông, Phương thức liên kết của từ nối, Ngôn ngữ,

1.1985

10- Vương Tất Đạt, Logic học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.

11- Lê Đông, “Logic và tiếng Việt” với những tìm tòi và gợi mở nhiều ý nghĩa, Ngôn

ngữ, 1.1998.

12- Chu Xuân Nguyên, Ngữ pháp tiếng Anh, tập 2, NXB Giáo dục, 1993.

13- Hoàng Phê, Logic - Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2003.

14- Uỷ ban KHXH Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1983.

15- A.J.Thomson - A.V.Martinet, A practical English Grammar, NXB Trẻ, 1999.

16- Collins Cobuild, Từ nối tiếng Anh (Linking words), NXB Giáo dục, 1999.

17- James D. McCawley, Everything that Linguists have always wanted to know

about logic (but were ashamed to ask), Chicago, 1981.

18- John Lyons, Ngữ nghĩa học (Linguistic Semantics-An Introduction), 1995, bản

dịch của Nguyễn Văn Hiệp.

Page 17: LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆTrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15267/1/V_L2... ·  · 2016-11-01một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn