luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

61
Phân tích hiu quHĐKD loi hình Vin thông công cng ca Đin lc TP Cn Thơ GVHD: Nguyn Quc Nghi Trang 1 SVTH: Võ ThCm Thu CHƯƠNG 1 GII THIU 1.1. ĐẶT VN ĐỀ NGHIÊN CU Hin nay, vn đề mà các nhà kinh doanh quan tâm hàng đầu là làm sao để thomãn mt cách tt nht nhu cu ca khách hàng. Bên cnh đó, phi mrng thtrường tiêu thbng cách khai thác nhng thtrường tim năng nhm tiêu thđược ti đa sn phNm ca Doanh nghip. Do đó, trong quá trình sn xut kinh doanh thì giai đon tiêu thsn phNm có ý nghĩa hết sc quan trng đối vi Doanh nghip. Nhưng đây chưa phi là kết qucui cùng mà các nhà kinh doanh mong mun nếu như sn lượng tiêu thcao trong khi đó giá rt thp hoc chi phí khá cao thì chưa hn smang li li nhun ti ưu cho Doanh nghip. Vì kết quhot động kinh doanh ca mt Doanh nghip được biu hin qua li nhun ca Doanh nghip và đây mi chính là yếu tkhng định uy tín cho tng sn phNm nói riêng và uy tín cho cDoanh nghip nói chung. Do đó, chcó tiến hành phân tích các hot động kinh doanh mt cách toàn din mi có thgiúp cho các nhà Doanh nghip đánh giá đầy đủ và sâu sc mi hot động kinh tế trong trng thái thc ca chúng. Trên cơ sđó, nêu lên mt cách tng hp vtrình độ hoàn thành các mc tiêu - biu hin bng hthng chtiêu kinh tế, kthut, tài chính ca Doanh nghip. Đồng thi, phân tích sâu sc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chtiêu đó trong stác động ln nhau gia chúng. Tđó, có thđánh giá đầy đủ mt mnh, mt yếu trong công tác qun lý doanh nghip. Mt khác, qua phân tích hot động kinh doanh giúp cho các nhà Doanh nghip tìm ra các bin pháp sát thc để tăng cường các hot động kinh tế và qun lý doanh nghip, nhm huy động mi khnăng vtin vn, lao động, đất đai,… vào quá trình sn xut kinh doanh, nâng cao kết qukinh doanh ca Doanh nghip. Tài liu ca phân tích hot động kinh doanh còn là nhng căn cquan trng, phc vcho vic dđoán, dbáo xu thế phát trin sn xut kinh doanh ca Doanh nghip. Do đó, vn đề phân tích kết quhot động kinh doanh ca Doanh nghip trnên cn thiết và đóng vai trò quan trng hơn bao gihết, đặc bit là www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

Upload: nguyen-cong-huy

Post on 13-Jul-2015

432 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 1 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, vấn đề mà các nhà kinh doanh quan tâm hàng đầu là làm sao để

thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, phải mở rộng

thị trường tiêu thụ bằng cách khai thác những thị trường tiềm năng nhằm tiêu thụ

được tối đa sản phNm của Doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh

doanh thì giai đoạn tiêu thụ sản phNm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với

Doanh nghiệp. Nhưng đây chưa phải là kết quả cuối cùng mà các nhà kinh doanh

mong muốn nếu như sản lượng tiêu thụ cao trong khi đó giá rất thấp hoặc chi phí

khá cao thì chưa hẳn sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu cho Doanh nghiệp. Vì kết quả

hoạt động kinh doanh của một Doanh nghiệp được biểu hiện qua lợi nhuận của

Doanh nghiệp và đây mới chính là yếu tố khẳng định uy tín cho từng sản phNm

nói riêng và uy tín cho cả Doanh nghiệp nói chung. Do đó, chỉ có tiến hành phân

tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các nhà

Doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái

thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành

các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính của

Doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay

không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó,

có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp.

Mặt khác, qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà Doanh nghiệp

tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý

doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai,… vào

quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng,

phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của

Doanh nghiệp. Do đó, vấn đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh

nghiệp trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 2 SVTH: Võ Thị C m Thu

trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nhận định

được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình

Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp nên qua thời gian thực tập tại Điện lực

Thành phố Cần Thơ em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt

động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố

Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó,

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình

Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ trong tương lai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận loại hình Viễn thông

công cộng của Doanh nghiệp qua 3 năm (2006 – 2008).

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận

loại hình Viễn thông công cộng.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

loại hình Viễn thông công cộng.

1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

+ Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp từ năm 2006 - 2008

như thế nào?

+ Nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh

nghiệp?

+ Giải pháp nào tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông

công cộng của Doanh nghiệp?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Không gian: Đề tài được thực hiện tại Điện lực Thành phố Cần Thơ

1.4.2. Thời gian: Số liệu được Phòng Tài chính – Kế toán của Điện lực

Thành phố Cần Thơ cung cấp trong 3 năm gần nhất là năm 2006, 2007, 2008 và

đề tài được thực hiện trong thời gian từ 02-02-2009 đến 25-04-2009.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 3 SVTH: Võ Thị C m Thu

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh loại hình Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp.

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Nguyễn Việt Ngân (2006). Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Công ty Cafatex. Nội dung của đề tài là phân tích tình hình

tiêu thụ, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính của Công ty

Cafatex sau đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Công ty. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và

tuyệt đối, thay thế liên hoàn và số chênh lệch.

Võ Ngọc Huỳnh (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Nội dung của đề tài phân tích tình hình doanh

thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm (2003-2005) và các tỷ số tài chính nhằm

đánh giá kết quả kinh doanh, biết được mặt mạnh, mặt yếu và xu hướng; phân

tích ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố khách quan, đề ra một số biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty. Phương pháp

nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phương pháp

thay thế liên hoàn, phương pháp tỷ trọng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 4 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Một số vấn đề về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí

bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất

lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày

càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc

các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung

cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh,…

Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả hoạt động kinh doanh là kết quả đầu ra

tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của Doanh

nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội của

thị trường, cần có nghệ thuật kinh doanh để Doanh nghiệp được vững mạnh và

phát triển không ngừng.

2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những

khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các Doanh nghiệp nhìn nhận

đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế thiếu sót trên cơ sở đó

mà xây dựng các mục tiêu đúng đắn và phù hợp hơn.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định

quản trị cho một Doanh nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 5 SVTH: Võ Thị C m Thu

2.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của các nhà quản

trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh phát triển

như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho các nhà quản trị.

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các

thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những

hạn chế của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra các

quyết định kinh doanh có hiệu quả.

+ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn

bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở Doanh nghiệp nhằm làm rõ hiệu

quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác để đề ra phương án

và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Phân tích hiệu quả hoạt động ngoài việc phân tích các điều kiện bên

trong Doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có

thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra chiến lược

kinh doanh phù hợp có kế hoạch cụ thể nhằm phòng ngừa các rủi ro có thể xảy

ra.

2.1.2. Một số vấn đề về doanh thu

2.1.2.1. Khái niệm về doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phNm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ

sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả

tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập Doanh nghiệp, đó là toàn bộ số

tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phNm, cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp.

2.1.2.2. Phân loại doanh thu

Doanh thu bao gồm hai bộ phận:

Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phNm, hàng hoá thuộc

những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho

khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của Doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:

- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng

và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm

trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 6 SVTH: Võ Thị C m Thu

- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ

khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.

Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:

- Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.

- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền

lãi gửi Ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu

tư trái phiếu, cổ phiếu.

- Thu nhập bất thường như: Thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi

đã chuyển vào thiệt hại.

- Thu nhập từ các hoạt động khác như: Thu về nhượng bán, thanh lý tài

sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát

minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phNm chế biến từ phế liệu, phế phNm.

2.1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với các Doanh nghiệp hoạt động

sản xuất kinh doanh nói chung và các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc

tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng. Chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các nhà

quản trị bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp những căn cứ đánh giá một cách

khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất

định để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

2.1.3. Một số vấn đề về chi phí

2.1.3.1. Khái niệm về chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh

doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc kết

quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương

mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của Doanh nghiệp là

doanh thu và lợi nhuận.

2.1.3.2. Phân loại chi phí

Phân loại chi phí là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục vụ

các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn,

chi phí được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ đó, ta có nhiều loại

chi phí như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 7 SVTH: Võ Thị C m Thu

biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ

hội,…

2.1.3.3. Ý nghĩa của việc xác định chi phí

Xác định chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ Doanh nghiệp nào.

Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể

kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả

hơn và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của Doanh nghiệp.

2.1.4. Một số vấn đề về lợi nhuận

2.1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận

+ Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của Doanh nghiệp sau khi đã

khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa

doanh thu bán sản phNm, hàng hoá và dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn

hàng bán, chi phí hoạt động của sản phNm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế

theo quy định của pháp luật.

+ Lợi nhuận là điều kiện để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá

nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng đến mục đích

lợi nhuận, có được lợi nhuận Doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của

mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,

nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp

thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì Doanh nghiệp tiến đến việc phá sản là

tất yếu không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi Doanh nghiệp muốn tái sản

xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi

nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn

nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn

được xem là một trong những bý quyết tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp.

2.1.4.2. Phân loại lợi nhuận

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt

động kinh doanh thuần của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt

động kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán

trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 8 SVTH: Võ Thị C m Thu

lý Doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phNm dịch vụ đã bán trong kỳ báo

cáo.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt

động tài chính của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập

hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này.

+ Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của Doanh nghiệp không dự

tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi

nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài được làm rõ bằng cách sử dụng một số

phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Trong bài luận văn này, các số liệu được sử dụng là các số liệu thứ cấp,

được tổng hợp và phân tích từ các báo cáo tài chính từ Phòng Tài chính - Kế toán

của Điện lực Thành phố Cần Thơ, thông tin trên các báo và internet.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu sử dụng hai phương pháp so sánh số tuyệt

đối và tương đối.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa

trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn

giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực

kinh tế.

Sử dụng phương pháp này cần nắm vững các nguyên tắc:

- Lựa chọn chỉ tiêu so sánh

Tiêu chuNn để so sánh của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là so sánh

gốc, các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch) nhằm đánh giá tình hình dựa trên kế

hoạch.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 9 SVTH: Võ Thị C m Thu

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu của đơn

đặt hàng, nhằm khẳng định vị trí của Doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu

cầu,…

- Điều kiện so sánh

Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm về

cả thời gian và không gian.

+ Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch

toán, phải thống nhất trên cả 3 mặt là:

1. Cùng phản ánh nội dung kinh tế.

2. Cùng một phương pháp tính toán.

3. Cùng một đơn vị đo lường.

+ Về mặt không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và

điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó là

phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối.

a. Phương pháp so sánh tuyệt đối

Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu, là chỉ tiêu kỳ

phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế

hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

b. Phương pháp so sánh tương đối

Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân

tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một Doanh

nghiệp hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc

độ tăng trưởng.

Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện

tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Ngoài ra, số tương đối còn giữ bí mật

cho số tuyệt đối.

Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà

quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 10 SVTH: Võ Thị C m Thu

� Chiến lược SO

Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của Doanh nhiệp để

tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức

của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi

dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ

chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có

thể áp dụng chiến lược SO. Khi Doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ

cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức

phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để

có thể tập trung vào những cơ hội.

� Chiến lược ST

Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của Doanh nghiệp để tránh khỏi

hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điểm này không có

nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa bên ngoài.

� Chiến lược WO

Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận

dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại,

nhưng Doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những

cơ hội này.

� Chiến lược WT

Là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và

tránh khỏi nững mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số đe dọa

bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh

không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chưc như vậy phải đấu tranh để tồn

tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 11 SVTH: Võ Thị C m Thu

MA TRẬN SWOT

Liệt kê các điểm mạnh (S)

1.

2.

.

.

.

Liệt kê các điểm yếu (W)

1.

2.

.

.

.

Liệt kê các cơ hội (O)

1.

2.

.

.

.

CHIẾN LƯỢC SO

PHÁT TRIỂN,

ĐẦU TƯ

CHIẾN LƯỢC WO

TẬN DỤNG,

KHẮC PHỤC

Liệt kê các đe doạ (T)

1.

2.

.

.

.

CHIẾN LƯỢC ST

DUY TRÌ,

KHỐNG CHẾ

CHIẾN LƯỢC WT

KHẮC PHỤC,

NÉ TRÁNH

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 12 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐIỆN LỰC

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1. LNCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH

PHỐ CẦN THƠ

+ Trụ sở chính: 06 - Nguyễn Trãi – Thành phố Cần Thơ

+ Mã số thuế: 0300942001 - 1

+ Số đăng ký kinh doanh: 5716000085

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, là

Thành phố đầu mối giao thông, giao thương của các Tỉnh trong vùng với hệ

thống đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không thuận lợi, nối

liền với cả nước. Với vị trí quan trọng, Thành phố Cần Thơ đã phát triển kinh tế

theo cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển của vùng kinh tế

trọng điểm. Điện lực Thành phố Cần Thơ, có nhiều bước đi vững chắc, đã liên

tục phát triển nguồn điện, lưới điện, cung cấp điện an toàn, liên tục góp phần tăng

trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh do Công ty Điện lực 2 giao. Sự phát triển kinh tế - chính trị - xã

hội ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Song song với

sự phát triển về kinh tế, nguồn và lưới điện của Điện lực Thành phố Cần Thơ đã

kịp thời phát triển để cung cấp điện cho các khách hàng sản xuất tại các khu công

nghiệp, các dự án do Trung ương, địa phương đầu tư trong lĩnh vực sản xuất,

giao thông, chế biến và dịch vụ, cung cấp điện ánh sáng sinh hoạt đến tận hộ

nhân dân. Sản lượng điện thương phNm đạt vượt mức kế hoạch giao, tốc độ phát

triển phụ tải cung cấp điện Thành phố Cần Thơ tăng hàng năm từ 12 --> 17%.

Về nguồn điện

Thành phố Cần Thơ, ngoài hệ thống truyền tải quốc gia còn có nhà máy

nhiệt điện Cần Thơ cung cấp nguồn điện tổng công suất 183 MW nhằm đáp ứng

nhu cầu phụ tải và nâng cao chất lượng điện năng của khu vực Đồng Bằng Sông

Cửu Long. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện

Ô Môn với 02 tổ máy 300 MW với các hạng mục đồng bộ về hệ thống truyền tải,

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 13 SVTH: Võ Thị C m Thu

trạm biến áp 220 KV, 110 KV của hệ thống điện quốc gia từ vốn vay của Chính

phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Về lưới điện

Với quy mô hệ thống điện gồm 5 trạm biến áp trung gian 110/22-15 KV,

với tổng dung lượng là 176,6 MVA, đường dây 110 KV dài 66,5 km, đường dây

22-15 KV dài 1.181 km, đường dây hạ thế 0,2-0,4 KV dài 1.447 km và 3.370

máy biến áp phân phối tổng dung lượng 140.808 KVA. Hệ thống lưới điện đã

phủ kín 4 Quận, 4 Huyện Thành phố Cần Thơ. Điện lực Thành phố Cần Thơ đã

góp phần cung cấp ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cần

Thơ.

Dự án cải tạo và phát triển lưới điện phân phối Thành phố Cần Thơ theo

hiệp định 1585 VIE (SF) của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu

Á nhằm nâng cấp lưới điện phân phối, nâng cao chất lượng điện năng, cung cấp

điện cho Thành phố Cần Thơ (cũ) với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, đưa vào vận

hành năm 2004:

� Đường dây cáp ngầm trong nội ô Thành phố: 24,0 km

� Đường dây cao áp 22 KV trên không: 150,6 km

� Đường dây hạ áp hỗn hợp: 436,0 km

� Tổng công suất các trạm biến áp phân phối: 89.327 KVA

Dự án đã được trang bị với hệ thống điều khiển SCADA và các thiết bị

tiên tiến cho hệ thống phân phối lưới điện Thành phố Cần Thơ.

Các năm qua, ngành điện và địa phương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để

thực hiện chương trình điện khí hóa các Xã thuộc Thành phố Cần Thơ bằng

nhiều nguồn vốn kể cả nguồn vốn do Thành phố ứng trước, nhằm cung cấp điện

trực tiếp cho người dân nông thôn sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt cũng như

phát triển sản xuất nông thôn. Chương trình điện khí hoá nông thôn cũng được

triển khai nhanh chóng từ các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế

gồm quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển Pháp AFD, điện khí hoá các Xã theo dự án năng

lượng nông thôn RE2 của WB. Kết quả đến nay tỷ lệ hộ dân có điện trong toàn

Thành phố 91%.

Trước nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh của khách hàng, Điện lực Thành

phố Cần Thơ thực hiện nhanh chóng và kịp thời các công trình sửa chữa lớn, đầu

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 14 SVTH: Võ Thị C m Thu

tư nâng cấp lưới điện phân phối, từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, hàng trăm km

đường dây trung - hạ thế, công suất các trạm biến thế đã được tăng cường đáp

ứng nhu cầu sử dụng điện.

Các năm qua đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, năm 1996 tỷ

lệ tổn thất điện năng là 12,84%, đến nay tỷ lệ giảm tổn thất điện năng của lưới

phân phối chỉ còn dưới 7,00%. Đây là sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân

viên Điện lực Thành phố Cần Thơ vì phải tiếp nhận khối lượng rất lớn lưới điện

nông thôn và tăng cường công tác quản lý kỹ thuật.

Lực lượng cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Điện lực Thành phố

Cần Thơ không ngừng lớn mạnh và vững bước trên con đường đổi mới, có nhiều

tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, với tinh thần trách nhiệm cao,

nâng cao phục vụ khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện của khách

hàng Thành phố Cần Thơ.

3.2. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

3.2.1. Đặc điểm

Doanh nghiệp có các đặc điểm như sau:

- Lĩnh vực kinh doanh

� Kinh doanh điện năng

� Quản lý vận hành lưới điện 110 KV và lưới điện phân phối

� Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, đấu thầu đường dây và trạm biến

áp đến cấp điện áp 35 KV

� Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp

đến cấp điện áp 110 KV

� Xây dựng và cải tạo lưới điện đến 35 KV

� Sửa chữa, thí nghiệm các thiết bị điện đến 35 KV

� Đại lý các dịch vụ Viễn thông công cộng

� Kinh doanh thiết bị Viễn thông

� Xây lắp các công trình Viễn thông công cộng

- Ngành nghề kinh doanh

+ Phân phối điện

+ Viễn thông Điện lực

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 15 SVTH: Võ Thị C m Thu

Điện lực Thành phố Cần Thơ là Doanh nghiệp Nhà nước – là đơn vị thành

viên trực thuộc Công ty Điện lực 2 quản lý và phân phối năng lượng điện trên địa

bàn Thành phố Cần Thơ. Điện năng do tập đoàn Điện lực Việt Nam sản xuất và

độc quyền phân phối qua các Điện lực.

Năng lượng điện là một sản phNm đặc biệt, không thể tồn trữ, không thể

nhìn thấy hay cầm nắm, không có sản phNm dở dang, từ quá trình sản xuất đến

tiêu thụ là một chu trình liên tục khép kín.

Ngoài việc quản lý và phân phối điện cho người tiêu dùng Điện lực Thành

phố Cần Thơ còn có những sản phNm khác nhằm phục vụ cho công tác phát triển

cải tạo lưới điện sửa chữa bảo trì hệ thống điện và phụ trợ kinh doanh điện như:

� Sửa chữa bảo dưỡng đại tu máy biến áp phân phối

� Sửa chữa, kiểm chuNn điện kế điện năng

� Gia công các vật tư và phụ kiện ngành điện

� Xây lắp đường dây trung - hạ áp và trạm điện

� Thiết kế và tư vấn điện

� Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề kinh

doanh

3.2.2. Chức năng

Quản lý vận hành xây dựng cải tạo, sửa chữa lưới điện và nguồn điện

trong Tỉnh theo kế hoạch Công ty Điện lực 2 giao, quản lý kinh doanh điện năng,

cung ứng điện an toàn, liên tục và đảm bảo chất lượng, tham mưu với Tỉnh trong

việc xây dựng huy hoạch kế hoạch phát triển lưới điện phù hợp với huy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới

điện, nguồn điện, vốn,… do Công ty Điện lực 2 giao.

3.2.3. Nhiệm vụ

+ Tổ chức mua bán điện năng, có biện pháp chống thất thu điện, giảm tổn

thất điện năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật Tài chính - Kế toán, do

Công ty Điện lực 2 giao.

+ Tổ chức công tác quản lý vận hành mua bán điện theo kế hoạch. Từng

bước sửa chữa lưới điện nông thôn do địa phương bàn giao cho ngành điện quản

lý, nhằm mục đích bán điện đến từng hộ sử dụng ngày càng ổn dịnh an toàn có

chất lượng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 16 SVTH: Võ Thị C m Thu

+ Tham gia huy hoạch phát triển, cải tạo lưới điện địa phương. Quản lý

chặt chẽ có hiệu quả lực lượng lao động thực hiện chế độ lao động, quản lý kho

tàng tài chính, tài sản, vốn kế hoạch, khai thác theo đúng chế độ chính sách hiện

hành của Nhà nước.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1. Sơ đồ

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong cơ cấu

tổ chức

3.3.2.1. Ban giám đốc

Giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Điện lực Thành

phố Cần Thơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Công ty Điện lực 2 về việc sử

dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực do Công ty Điện lực 2 giao. Chỉ đạo chung

và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Giám đốc kinh doanh giúp việc cho Giám

đốc.

3.3.2.2. Các Phòng, Ban nghiệp vụ

+ Phòng Tài chính - Kế toán

• Trưởng phòng

Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông

tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở đơn vị theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm

tròn nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Doanh nghiệp,

đảm nhiệm cả về tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

KHỐI NGHIỆP VỤ (Phòng, Ban) CÁC CHI NHÁNH ĐIỆN

KHỐI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 17 SVTH: Võ Thị C m Thu

• Phó Phòng

Giúp việc cho Trưởng phòng, thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc

của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng (khi có giấy ủy quyền của Trưởng phòng

và được sự chấp thuận của Giám đốc). Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo các công việc

như: Nhận thầu thi công; kế toán lương và bảo hiểm; kế toán nguyên liệu, công

cụ - dụng cụ; kế toán chuyên thu.

• Kế toán tổng hợp

Theo dõi đánh giá sản xuất, giá thành phân phối điện tiêu thụ, sản xuất

khác và thuế. Tổng hợp thống kê tình hình hoạt động tài chính kế toán báo cáo

đơn vị, Doanh nghiệp và các Ban, Ngành có liên quan khi có yêu cầu. Chỉ đạo

các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ tài khoản kế toán thống nhất, chế độ báo

biểu kế toán thống nhất.

• Kế toán nhận thầu thi công và sửa chữa lớn

Theo dõi các chứng từ nhận thầu thi công đường dây và theo dõi các

chứng từ sửa chữa lớn, quản lý vốn sửa chữa lớn.

• Kế toán sửa chữa chu<n định điện kế, khảo sát thiết kế, MDD

và các dịch vụ về điện

Theo dõi sửa chữa máy biến thế, điện kế, quản lý vốn nhận thầu thi công.

Theo dõi xây dựng cơ bản nhỏ, tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành và

công tác mắc dây đặt đèn cân đo điện kế.

• Kế toán vật tư, công cụ - dụng cụ và công nợ

Theo dõi tình hình xuất nhập kho vật tư, công cụ - dụng cụ, quản lý kho

và công cụ lao động, lập bảng báo giá và tính giá thành.

• Kế toán tài sản cố định, chuyên thu và công nợ

Theo dõi tình hình nhập xuất kho biến động tài sản cố định, lập bảng giá

bán hàng tháng, tính giá thành. Quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng chuyên thu,

lập báo cáo chuyên thu theo quy định. Theo dõi tình hình thu nộp tiền điện của

đơn vị và sáu chi nhánh, theo dõi tình hình thu nộp tiền điện phụ thu.

• Kế toán chuyên chi

Quản lý tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng chuyên chi lập báo cáo tài chính

hàng tuần, hàng tháng. Theo dõi và đôn đốc thu nợ tạm ứng của các chi nhánh, cá

nhân đơn vị Điện lực Thành phố Cần Thơ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 18 SVTH: Võ Thị C m Thu

• Kế toán trích theo lương, các quỹ phúc lợi và thuế

Theo dõi các khoản phải trả công nhân viên của Doanh nghiệp về tiền

lương, tiền công phụ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản phải trả khác

về thu nhập của công nhân viên. Theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá

trị gia tăng đầu vào. Hạch toán thuế với cơ quan thuế và Công ty.

+ Phòng tổ chức – lao dộng

Tham mưu cho Ban Giám đốc giải quyết những lĩnh vực về nhân sự, đào

tạo, tuyển dụng, đề bạt điều động cán bộ - công nhân viên, xây dựng định mức

lao động, chi trả tiền lương, sản xuất kinh doanh điện, chuNn bị tốt cho các buổi

Hội nghị, Đại hội của Điện lực Thành phố Cần Thơ, sắp xếp lịch làm việc trong

tuần, thông báo kết quả hoạt động các cuộc họp đơn vị và truyền đạt ý kiến chỉ

đạo của Giám đốc với các đơn vị.

+ Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế

Chỉ đạo kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ an ninh chính trị, bảo

vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, là nơi nhận đơn, thư khiếu nại của khách hàng.

+ Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư

Đảm trách công việc lập kế hoạch đầu tư trực tiếp nhập xuất kho vật tư,

giám sát tình hình vật tư hiện có trong kho để lập kế hoạch mua vật tư đảm bảo

cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục.

Phòng kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác xây dựng, cải tạo

lưới điện. Là thường trực thứ nhất trong ban giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố

lưới điện. Phòng kỹ thuật, có các nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định

chế độ quản lý vận hành lưới điện và thiết bị điện, các chế độ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ và đề xuất chế độ ghi chép các thông số kỹ thuật hàng tháng, quý,

năm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục và kinh tế nhất.

+ Phòng kinh doanh

Quản lý điện năng giao nhận lưới, điện thương phNm, quản lý khách hàng,

thực hiện thu tiền điện, đôn đốc thu, báo cáo thu ngân lắp đặt và quản lý điện kế.

+ Phòng điều độ

Có chức năng tham mưu, giúp cho Ban Giám đốc chỉ huy vận hành toàn

bộ hệ thống lưới điện phân phối theo quy định, quy trình theo phân cấp của

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 19 SVTH: Võ Thị C m Thu

Doanh nghiệp, lập và tổ chức thực hiện phương thức vận hành lưới điện phân

phối.

+ Phòng quản lý xây dựng

Tham mưu cho Giám đốc tổ chức thực hiện những quy định, thông tư

hướng dẫn của cấp trên liên quan trong công tác đầu tư xây dựng, áp dụng các

định mức, đơn giá chuyên ngành của các bộ và địa phương.

Tham mưu với các Phòng, các chi nhánh điện lập kế hoạch sửa chữa, cải

tạo, phát triển lưới điện và công trình xây dựng cơ bản khác trên địa bàn quản lý

của Điện lực Thành phố Cần Thơ.

3.3.2.3. Các đơn vị trực tiếp sản xuất

+ Đội trung – hạ thế

Là đơn vị trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ sửa chữa, cải thiện, xây dựng

lưới điện trung – hạ thế nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục hiệu quả và kinh tế.

+ Phân xưởng thí nghiệm điện

Thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất theo kế

hoạch được giao hàng năm của Điện lực Thành phố Cần Thơ theo tiêu chuNn

Việt Nam. Thực hiện sửa chữa, kiểm định điện năng, điện kế cho Điện lực Thành

phố Cần Thơ và khách hàng.

+ Phân xưởng cơ điện

Thực hiện chức năng sửa chữa, gia công cơ khí, do Điện lực Thành phố

Cần Thơ quản lý gồm các nghiệp vụ sau: Sửa chữa lớn và sửa chữa thường

xuyên máy biến thế, gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện điện, các dụng cụ thi

công và sửa chữa lưới điện. Sửa chữa gia công các sản phNm cơ khí, sửa chữa

bảo trì xe cơ giới do Điện lực Thành phố Cần Thơ quản lý.

3.3.2.4. Các chi nhánh điện

Các chi nhánh điện quản lý và vận hành hệ thống điện trên các địa bàn

Quận, Huyện do các chi nhánh điện đảm trách. Hiện có sáu chi nhánh điện trực

thuộc là:

� Chi nhánh điện Trung Tâm

� Chi nhánh điện Thốt Nốt

� Chi nhánh điện Ô Môn

� Chi nhánh điện Cái Răng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 20 SVTH: Võ Thị C m Thu

� Chi nhánh điện Vĩnh Thạnh

� Chi nhánh điện Bình Thủy

Các chi nhánh điện có cùng chức năng và nhiệm vụ như sau:

� Là đơn vị cơ sở thực hiện chức năng kinh doanh điện năng của

ngành điện ở địa bàn hay huyện thị.

� Bán điện cho khách hàng sử dụng điện hay địa bàn quản lý theo

hợp đồng kinh tế hay hợp đồng quân sự.

� Phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch kinh tế - chính trị - xã hội của

địa phương.

3.4. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ CẦN

THƠ

+ Chế độ kế toán áp dụng tại Điện lực Thành phố Cần Thơ căn cứ vào

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và

Quyết định số 178/QĐ-EVN-HĐQT ngày 13/4/2006 của Hội đồng quản trị Tổng

Công ty.

+ Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12.

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng.

+ Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

� Kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.

� Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân

gia quyền.

� Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

� Hình thức kế toán áp dụng: Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký

chung.

� Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố

định vô hình: Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài

sản cố định.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 21 SVTH: Võ Thị C m Thu

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT

TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

3.5.1. Thuận lợi

+ Điện lực Thành phố Cần Thơ luôn được sự quan tâm của Thành Ủy,

UBND Thành phố Cần Thơ và sự hỗ trợ tích cực của các Sở, Ban, Ngành trong

Thành phố, cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên kịp thời của Ban Giám

đốc, các Phòng, Ban Công ty Điện lực 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để Điện lực

Thành phố Cần Thơ hoàn thành nhiệm vụ.

+ Ban Giám đốc, Công Đoàn Điện lực Thành phố Cần Thơ đã xây dựng

được những nội quy lao động, thỏa ước lao động hợp nguyện vọng, có nhiều

thuận lợi cho cán bộ - công nhân viên, giúp cán bộ - công nhân viên hăng say

công tác, năng cao năng suất lao động, nội bộ đoàn kết, giúp nhau hoàn thành

nhiệm vụ.

+ Dịch vụ CDMA: Là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ tiên tiến

CDMA 2000 - 1X, tần số 450 Mhz với khả năng cung cấp dịch vụ 3G và hỗ trợ

EV-DO. Công nghệ CDMA có thể triển khai nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như

dịch vụ dữ liệu, fax, internet, đặc biệt là dịch vụ định vị. Mạng CDMA cho phép

quản lý số lượng thuê bao gấp 5-20 lần, đồng thời giảm đáng kể số cuộc gọi lỗi

so với mạng GSM.

+ Về cước dịch vụ có nhiều gói cước phù hợp với từng đối tượng khách

hàng.

3.5.2. Khó khăn

+ Số lượng khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

ngày càng tăng cao, làm cho chi phí gắn điện theo Luật Điện lực không giảm

được so với năm 2007, trong khi định mức chi phí Công ty giao năm 2008 thấp

hơn năm 2007.

+ Hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng còn mới nên đội ngũ cán

bộ - công nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, văn bản

hướng dẫn về Viễn thông công cộng nhiều, thường xuyên thay đổi. Ngoài ra, còn

có một bộ phận không nhỏ cán bộ - công nhân viên ngành điện chuyển sang làm

Viễn thông công cộng cũng chưa làm quen được ngay với cách thức kinh doanh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 22 SVTH: Võ Thị C m Thu

mang tính cạnh tranh lớn như Viễn thông công cộng nên làm cho hoạt động kinh

doanh Viễn thông công cộng của Điện lực gặp nhiều khó khăn.

+ Mạng CDMA được tích hợp với tần số 450 Mhz (đây là một tần số thấp

chỉ thích hợp cho những vùng có không gian rộng, ít bị che chắn như: Vùng

ngoại thành và nông thôn), còn ở đô thị dân cư đông đúc có nhiều nhà cao tầng

thì khả năng bắt sóng của thiết bị đầu cuối sẽ bị hạn chế làm ảnh hưởng tới chất

lượng dịch vụ. Do đó, các dịch vụ của EVNTelecom liên tiếp bị can nhiễu với

sóng truyền hình, taxi, các sóng thoại khác. Đặc biệt hơn, do sức ép cạnh tranh và

thiếu cơ chế cho CDMA, cho nên các dịch vụ của EVNTelecom hầu như đều bị

giảm thiểu sức mạnh.

+ Hiện tại, EVNTelecom còn hạn chế về mẫu mã, ứng dụng và số lượng

cả điện thoại cố định lẫn mobile di động, do EVNTelecom không trực tiếp sản

xuất thiết bị đầu cuối mà chỉ mua về từ các nhà sản xuất và cung ứng lại. Để sử

dụng các dịch vụ CDMA, phải mua các thiết bị đầu cuối có hỗ trợ CDMA của

EVNTelecom, nhưng việc mua các thiết bị đầu cuối không thuận tiện, giá tương

đối cao và các thiết bị đầu cuối chỉ sử dụng sim của EVNTelecom. Trong khi đó

các nhà khai thác GSM khác lại khắc phục được những nhược điểm đó.

� Những thuận lợi, khó khăn trên đã ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả sản

xuất kinh doanh của Điện lực Thành phố Cần Thơ, song với tinh thần đoàn kết

nhất trí cao trong lãnh đạo và sự phấn đấu của tập thể cán bộ - công nhân viên đã

chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - đầu tư xây dựng

và các hoạt động phong trào, đoàn thể, Điện lực Thành phố Cần Thơ đã đạt nhiều

kết quả trong sản xuất kinh doanh.

3.5.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp qua 3

năm (2006 - 2008)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm xác định kết quả sản xuất

kinh doanh của một Doanh nghiệp cho một kỳ kế toán nhất định. Do Điện lực

Thành phố Cần Thơ là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 2, hạch toán phụ thuộc

không xác định lãi (lỗ) đối với loại hình kinh doanh điện mà chỉ xác định kết quả

kinh doanh đối với loại hình Viễn thông công cộng và kinh doanh khác nên báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở đây chỉ trình bày kết quả hoạt động kinh

doanh của loại hình Viễn thông công cộng và kinh doanh khác.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 23 SVTH: Võ Thị C m Thu

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

15.538.886 58.681.661 40.674.240 43.142.775 277,64 -18.007.421 -30,69

Giá vốn hàng bán 11.201.675 48.401.612 31.111.379 37.199.937 332,09 -17.290.233 -35,72

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.337.211 10.280.049 9.562.860 5.942.838 137,02 -717.188 -6,98

Doanh thu hoạt động tài chính

494.906 2.022.613 585.601 1.527.707 308,69 -1.437.012 -71,05

Chi phí bán hàng 376.411 4.688.982 6.926.569 4.312.571 1.145,71 2.237.587 47,72

Chi phí quản lý doanh nghiệp

320.096 1.123.029 4.025.371 802.933 250,84 2.902.342 258,44

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

4.135.610 6.490.651 -803.479 2.355.041 56,95 -7.294.130 -112,38

Thu nhập khác 709.740 4.158.379 6.435.959 3.448.639 485,90 2.277.580 54,77

Chi phí khác 1.443.839 2.559.708 4.383.863 1.115.868 77,28 1.824.155 71,26

Lợi nhuận khác -734.099 1.598.672 2.052.096 2.332.771 317,77 453.425 28,36

Tổng lợi nhuận trước thuế 3.401.511 8.089.323 1.248.618 4.687.812 137,82 -6.840.705 -84,56

Lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh nghiệp

3.401.511 8.089.323 1.248.618 4.687.812 137,82 -6.840.705 -84,56

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp năm 2007

tăng 43.142.775 ngàn đồng tương đương 277,64% và giá vốn hàng bán cũng tăng

37.199.937 ngàn đồng tương đương 332,09% so với năm 2006. Lợi nhuận gộp về

bán hàng và cung cấp dịch vụ= Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Giá vốn hàng bán. Nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng

5.942.838 ngàn đồng tương đương 137,02%.

+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.527.707 ngàn đồng tương đương

308,69% nhưng không có phát sinh chi phí. Lợi nhuận hoạt động tài chính=

Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính. Nên lợi nhuận hoạt

động tài chính tăng 1.527.707 ngàn đồng tương đương 308,69%.

+ Chi phí bán hàng tăng 4.312.571 ngàn đồng tương đương 1.145,71%.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 802.933 ngàn đồng tương đương

250,84%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh= Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 24 SVTH: Võ Thị C m Thu

quản lý doanh nghiệp. Nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng

2.355.041 ngàn đồng tương đương 56,95%.

+ Thu nhập khác tăng 3.448.639 ngàn đồng tương đương 485,90% và chi

phí khác cũng tăng 1.115.868 ngàn đồng tương đương 77,28%. Lợi nhuận khác=

Thu nhập khác - Chi phí khác. Nên lợi nhuận khác tăng 2.332.771 ngàn đồng

tương đương 317,77%.

+ Tổng lợi nhuận trước thuế= Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +

Lợi nhuận khác. Nên tổng lợi nhuận trước thuế tăng 4.687.812 ngàn đồng tương

đương 137,82%.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp

năm 2008 giảm 18.007.421 ngàn đồng tương đương 30,69% và giá vốn hàng bán

giảm 17.290.233 ngàn đồng tương đương 35,72% so với năm 2007. Lợi nhuận

gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 717.188 ngàn đồng tương đương

6,98%.

+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 1.437.012 ngàn đồng tương đương

71,05% nhưng không có phát sinh chi phí. Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm

1.437.012 ngàn đồng tương đương 71,05%.

+ Chi phí bán hàng tăng 2.237.587 ngàn đồng tương đương 47,72%.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2.902.342 ngàn đồng tương đương

258,44%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 7.294.130 ngàn đồng

tương đương 112,38%.

+ Thu nhập khác tăng 2.277.580 ngàn đồng tương đương 54,77% và chi

phí khác tăng 1.824.155 ngàn đồng tương đương 71,26%. Lợi nhuận khác tăng

453.425 ngàn đồng tương đương 28,36%.

+ Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 6,840,705 ngàn đồng tương đương

84,56%.

Nhìn chung, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao

trong tổng lợi nhuận trước thuế của Doanh nghiệp.

+ Năm 2006, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lãi 4.135.610 ngàn

đồng nhưng do lợi nhuận khác lỗ 734.099 ngàn đồng nên làm cho tổng lợi nhuận

trước thuế của Doanh nghiệp chỉ đạt 3.401.511 ngàn đồng. Còn doanh thu hoạt

động tài chính luôn là khoản đóng góp đáng kể cho lợi nhuận thuần từ hoạt động

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 25 SVTH: Võ Thị C m Thu

kinh doanh, vì không có phát sinh chi phí nên doanh thu của nó cũng chính là lợi

nhuận.

+ Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006. Do

lợi nhuận khác tăng đáng kể đạt tới 1.598.672 ngàn đồng, song song đó thì doanh

thu hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể đạt 2.022.613 ngàn đồng tuy chi phí

bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao nhưng không bằng mức tăng của

doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007 và

cũng giảm so với năm 2006. Tuy lợi nhuận khác tăng nhưng do chiếm tỷ trọng

nhỏ nên cũng không góp phần tăng tổng lợi nhuận trước thuế. Do doanh thu hoạt

động tài chính cũng giảm đáng kể chỉ còn 585.601 ngàn đồng, doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đáng kể, trong khi chi phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp thì tăng cao. Nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế năm

2008 giảm đáng kể so với năm 2007 và cũng giảm so với năm 2006.

Tóm lại: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp qua 3 năm thì

chỉ có năm 2007 là Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhất, nhưng đến năm

2008 thì Doanh nghiệp không duy trì được hiệu quả kinh doanh đã đạt được như

trong 2 năm 2006, 2007. Do doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt

động kinh doanh giảm trong khi đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

tăng cao.

3.5.4. Phương hướng phát triển

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển mạng Viễn thông công cộng hiện có và

đầu tư thêm nhiều công nghệ mới để phù hợp với nhu cầu phát triển Viễn thông

công cộng trong nước và quốc tế cũng như tạo tính cạnh tranh cao trong thị

trường Viễn thông công cộng trong những năm tới. Cùng với việc phát triển hệ

thống cơ sở hạ tầng Viễn thông công cộng mạnh và hiện đại, kế hoạch kinh

doanh, các dịch vụ Viễn thông công cộng phù hợp, đào tạo con người được

Doanh nghiệp xem là những yếu tố quyết định sự thành công trong lĩnh vực Viễn

thông công cộng. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất nhiều phương

án về công nghệ, kinh doanh, dịch vụ và chương trình đào tạo phù hợp để có

được sự phát triển trong lĩnh vực Viễn thông công cộng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 26 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP

Trước khi đi vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình Viễn

thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ. Ta khái quát về đặc điểm và

nội dung chính trong hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng của Điện lực

Thành phố Cần Thơ như sau:

� Điện lực Thành phố Cần Thơ là Tổng đại lý của EVNTelecom

� Đầu tư tài sản cố định Viễn thông công cộng cho EVNTelecom thuê lại

� Các dịch vụ khác

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG

CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Bảng 2: DOANH THU THEO TỪNG LOẠI HÌNH DNCH VỤ

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Cho thuê kênh luồng 194.362 114.931 183.725 -79.431 -40,87 68.793 59,86

Dịch vụ điện thoại E-Tel 15.794 59.751 329.848 43.957 278,31 270.097 452,04

Dịch vụ CDMA 1.831.322 8.301.129 10.608.370 6.469.807 353,29 2.307.241 27,79

Điện thoại Voice IP trong nước và quốc tế

10.543 7.180 332 -3.363 -31,90 -6.848 -95,38

Truy cập và kết nối internet

14.483 137.736 132.779 123.253 851,05 -4.957 -3,60

Các dịch vụ Viễn thông khác

17.773 2.363.498 2.721.612 2.345.725 13.198,45 358.114 15,15

Tổng 2.084.276 10.984.225 13.976.665 8.899.949 427,00 2.992.441 27,24

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2007

tăng 8.899.949 ngàn đồng tương đương 427,00% so với năm 2006. Trong đó,

loại hình dịch vụ cho thuê kênh luồng giảm 79.431 ngàn đồng tương đương

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 27 SVTH: Võ Thị C m Thu

40,87%, dịch vụ điện thoại E-Tel tăng 43.957 ngàn đồng tương đương 278,31%,

dịch vụ CDMA tăng 6.469.807 ngàn đồng tương đương 353,29%, điện thoại

Voice IP trong nước và quốc tế giảm 3.363 ngàn đồng tương đương 31,90%, truy

cập và kết nối internet tăng 123.253 ngàn đồng tương đương 851,05%, các dịch

vụ Viễn thông khác tăng 2.345.725 ngàn đồng tương đương 13.198,45%.

- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2008

tăng 2.992.441 ngàn đồng tương đương 27,24% so với năm 2007. Trong đó, loại

hình dịch vụ cho thuê kênh luồng tăng 68.793 ngàn đồng tương đương 59,86%,

dịch vụ điện thoại E-Tel tăng 270.097 ngàn đồng tương đương 452,04%, dịch vụ

CDMA tăng 2.307.241 ngàn đồng tương đương 27,79%, điện thoại Voice IP

trong nước và quốc tế giảm 6.848 ngàn đồng tương đương 95,38%, truy cập và

kết nối internet giảm 4.957 ngàn đồng tương đương 3,60%, các dịch vụ Viễn

thông khác tăng 358.114 ngàn đồng tương đương 15,15%.

���� Qua phân tích nhận thấy doanh thu tiêu thụ qua 3 năm đều tăng. Năm

2006 do là năm đầu tiên thực hiện công tác kinh doanh Viễn thông công cộng

nên doanh thu đạt được tương đối thấp nhưng đến năm 2007 thì mức doanh thu

này tăng vượt bậc và cũng tăng tương đối trong năm 2008. Do dịch vụ CDMA

chiếm tỷ trọng cao trong công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nên năm

2007 doanh thu dịch vụ CDMA tăng đáng kể đạt 8.301.129 ngàn đồng đã góp

phần làm tăng tổng doanh thu hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng và

năm 2008 chỉ đạt 10.608.370 ngàn đồng tăng không đáng kể so với năm 2007

nên làm cho tổng doanh thu hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng tăng

không nhiều so với năm 2007. Mà doanh thu dịch vụ CDMA tăng do, có các

chương trình khuyến mãi đã góp phần thúc đNy tăng trưởng mạnh số lượng thuê

bao. Gói dịch vụ trả trước cho điện thoại cố định không dây E-com cho phép

khách hàng quản lý chi phí cuộc gọi giống như điện thoại di động. Sau khi sử

dụng hết số tiền trong tài khoản, khách hàng sẽ có 15 ngày nhận cuộc gọi để chờ

nạp thẻ mới. Với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân

và đến các điểm đăng ký mua máy thiết bị đầu cuối theo giá quy định là có thể sử

dụng dịch vụ. Các thuê bao mới gói dịch vụ trả sau cam kết sử dụng 1 năm trở

lên sẽ được tặng miễn phí 1 máy điện thoại cố định và phí hòa mạng ban đầu.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 28 SVTH: Võ Thị C m Thu

Đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ này cũng được sửa chữa, thay thế linh

kiện miễn phí nếu máy bị hư hỏng không do lỗi của khách hàng.

Chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho khách hàng sử dụng dịch vụ E-com,

E-Phone, E-Mobile trả trước và trả sau (từ 16/04/2008 - 30/06/2008)

(Ban hành theo quyết định số 1677/QĐ-EVNTel-KD ngày 14/04/2008)

Đối tượng áp dụng: Tất cả các khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ E-

Com, E-Phone, E-Mobile trả trước và trả sau

Nội dung chính sách:

Đối với dịch vụ E-Com:

Khi khách hàng có nhu cầu đăng ký, hòa mạng mới, trọn bộ dịch vụ E-

Com trả sau, chỉ với 190.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), khách hàng

được hưởng các quyền lợi sau: 01 máy điện thoại cố định không dây (Bao gồm

các chủng loại máy hiện đang có bán tại các điểm cung cấp dịch vụ của

EVNTelecom, các đại lý trong và ngoài ngành).

Đối với thuê bao E-Com trả sau: Miễn phí hòa mạng, tặng 50% cước gọi

nội mạng trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ ngày hòa mạng (Số tiền được giảm

trừ trên hóa đơn cước).

Đối với thuê bao E-Com trả trước: Tặng 200.000 đồng vào tài khoản

Đối với dịch vụ E-Phone, E-Mobile:

Khi khách hàng có nhu cầu đăng ký, hòa mạng mới, trọn bộ dịch vụ E-

Phone hoặc E-Mobile:

+ Chỉ với 300.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), khách hàng sẽ

được 01 máy điện thoại bao gồm một trong các chủng loại sau: RW-808, C210E,

AM-110.

+ Chỉ với 400.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), khách hàng sẽ

được 01 máy điện thoại bao gồm một trong các chủng loại sau: LHD-200E, ZX-

410, GMC-188, U100, U105, U200, U400, U700, HX-575B, CM-120,L200,

AM100.

Đối với dịch vụ E-Phone, E-Mobile trả sau: Miễn phí hòa mạng, tặng 01

simcard loại thông thường E-Phone hoặc E-Mobile, tặng 50% cước gọi nội mạng

trong vòng 6 tháng kể từ ngày hòa mạng dịch vụ (Số tiền được giảm trừ trên hóa

đơn cước).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 29 SVTH: Võ Thị C m Thu

Đối với dịch vụ E-Phone, E-Mobile trả trước: Tặng bộ KIT trị giá 122.000

đồng (có sẵn 100.000 đồng trong tài khoản), tặng thẻ cào có tổng trị giá 200.000

đồng.

Thời gian áp dụng: Có hiệu lực từ ngày 16/04/2008 đến hết ngày

30/06/2008

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG

CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

4.2.1. Phân tích chi phí loại hình Viễn thông công cộng theo từng loại

hình dịch vụ

Bảng 3: CHI PHÍ THEO TỪNG LOẠI HÌNH DNCH VỤ

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Cho thuê kênh luồng 209.266 117.212 180.642 -92.053 -43,99 63.430 54,12

Dịch vụ điện thoại E-Tel 17.005 63.651 323.724 46.646 274,30 260.073 408,59

Dịch vụ CDMA 1.971.747 9.317.826 10.434.334 7.346.079 372,57 1.116.508 11,98

Điện thoại Voice IP trong nước và quốc tế

11.360 7.343 - -4.017 -35,36 -7.343 -100,00

Truy cập và kết nối internet

15.593 144.339 130.660 128.746 825,66 -13.678 -9,48

Các dịch vụ Viễn thông khác

19.127 771.195 2.686.306 752.068 3.932,07 1.915.111 248,33

Tổng 2.244.097 10.421.566 13.755.666 8.177.469 364,40 3.334.101 31,99

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Tổng chi phí hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2007 tăng

8.177.469 ngàn đồng tương đương 364,40% so với năm 2006. Trong đó, loại

hình dịch vụ cho thuê kênh luồng giảm 92.053 ngàn đồng tương đương 43,99%,

dịch vụ điện thoại E-Tel tăng 46.646 ngàn đồng tương đương 274,30%, dịch vụ

CDMA tăng 7.346.079 ngàn đồng tương đương 372,57%, điện thoại Voice IP

trong nước và quốc tế giảm 4.017 ngàn đồng tương đương 35,36%, truy cập và

kết nối internet tăng 128.746 ngàn đồng tương đương 825,66%, các dịch vụ Viễn

thông khác tăng 752.068 ngàn đồng tương đương 3.932,07%.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 30 SVTH: Võ Thị C m Thu

- Tổng chi phí hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2008 tăng

3.334.101 ngàn đồng tương đương 31,99% so với năm 2007. Trong đó, loại hình

dịch vụ cho thuê kênh luồng tăng 63.430 ngàn đồng tương đương 54,12%, dịch

vụ điện thoại E-Tel tăng 260.073 ngàn đồng tương đương 408,59%, dịch vụ

CDMA tăng 1.116.508 ngàn đồng tương đương 11,98%, điện thoại Voice IP

trong nước và quốc tế giảm 7.343 ngàn đồng tương đương 100,00%, truy cập và

kết nối internet giảm 13.678 ngàn đồng tương đương 9,48%, các dịch vụ Viễn

thông khác tăng 1.915.111 ngàn đồng tương đương 248,33%.

Tóm lại: Chi phí của loại hình Viễn thông công cộng đều tăng qua 3 năm.

Năm 2006, do là năm đầu tiên thực hiện công tác kinh doanh Viễn thông công

cộng nên những khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh

không nhiều. Nhưng đến năm 2007 thì chi phí của loại hình Viễn thông công

cộng tăng vượt bậc so với năm 2006 và tăng chậm lại vào năm 2008.

4.2.2. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh Viễn thông công cộng

Bảng 4: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VIỄN THÔNG

CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Nguyên vật liệu trực tiếp - 619 758.603 619 100,00 757.984 122.424,88

Nhân công trực tiếp 521.901 2.361.647 3.296.944 1.839.746 352,51 935.296 39,60

Sản xuất chung 612.795 2.247.289 1.117.529 1.634.494 266,73 -1.129.760 -50,27

Bán hàng 493.538 4.688.982 6.487.369 4.195.444 850,07 1.798.387 38,35

Quản lý doanh nghiệp 325.618 1.123.029 2.095.221 797.411 244,.89 972.193 86,57

Tổng 1.953.852 10.421.566 13.755.666 8.467.714 433,39 3.334.101 31,99

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2007, tổng chi phí tăng 8.467.714 ngàn đồng tương đương 433,39%

so với năm 2006 (tổng chi phí năm 2006 chênh lệch với tổng chi phí đã phân tích

ở bảng 3 do có những khoản chi phí của năm 2005 chuyển sang) do nguyên vật

liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung, bán hàng, quản lý doanh

nghiệp tăng cao. Trong đó, chi phí bán hàng tăng cao nhất tăng đến 4.195.444

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 31 SVTH: Võ Thị C m Thu

ngàn đồng. Điều này cho thấy để kích thích việc bán được hàng Doanh nghiệp đã

phải tốn một khoản khá cao về chi phí bán hàng.

Năm 2008, tổng chi phí tăng 3.334.101 ngàn đồng tương đương 31,99%

so với năm 2007 chỉ có chi phí sản xuất chung giảm còn lại các chi phí khác đều

tăng, trong đó chi phí bán hàng tăng nhiều nhất. Cụ thể:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2006 không phát sinh nhưng đến

năm 2007 thì phát sinh chỉ có 619 ngàn đồng đến năm 2008 thì lại tăng đột biến

tăng đến 757.984 ngàn đồng.

+ Chi phí nhân công trực tiếp năm 2007 tăng 1.839.746 ngàn đồng tương

ứng với 352,51% rất cao so với năm 2006, năm 2008 tăng 935.296 ngàn đồng

tương ứng với 39,60% so với năm 2007.

+ Chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng 1.634.494 ngàn đồng tương ứng

với 266,73% rất cao so với năm 2006, năm 2008 thì giảm 1.129.760 ngàn đồng

tương ứng với 50,27% so với năm 2007.

+ Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 4.195.444 ngàn đồng tương ứng với

850,07% rất cao so với năm 2006, năm 2008 tăng 1.798.387 ngàn đồng tương

ứng với 38,35% so với năm 2007.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 797.411 ngàn đồng tương

ứng với 244,89% rất cao so với năm 2006, năm 2008 tăng 972.193 ngàn đồng

tương ứng với 86,57% so với năm 2007.

Nhìn chung, các loại chi phí luôn tăng qua các năm (trừ chi phí sản xuất

chung năm 2008 giảm mạnh so với năm 2006 và năm 2007) trong đó có năm

2007 thì chi phí tăng đột biến.

Để hiểu rõ các nhân tố làm tăng chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng

và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm ta tiến hành phân tích chi tiết về chi

phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 32 SVTH: Võ Thị C m Thu

a. Chi phí sản xuất chung

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Tuyệt đối Tương

đối (%)

Tuyệt đối Tương

đối (%)

Vật liệu phân xưởng

24.411 3,98 160.614 7,15 102.087 9,14 136.203 557,95 -58.527 -36,44

Công cụ, dụng cụ sản xuất

16.495 2,69 9.219 0,41 12.494 1,12 -7.276 -44,11 3.276 35,53

Chi phí khấu hao tài sản cố định

339.272 55,36 551.859 24,56 918.772 82,21 212.587 62,66 366.914 66,49

Chi phí sửa chữa tài sản cố định

29.817 4,87 45.064 2,01 77.223 6,91 15.247 51,13 32.159 71,36

Chi phí bằng tiền khác

202.800 33,09 1.405.200 62,53 - - 1.202.400 592,90 -1.405.200 -100,00

Các chi phí sản xuất chung khác

- - 75.334 3,35 6.952 0,62 75.334 100,00 -68.382 -90,77

Tổng 612.795 100,00 2.247.289 100,00 1.117.529 100,00 1.634.494 266,73 -1.129.760 -50,27

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Chi phí sản xuất chung tăng đột biến trong năm 2007 và lại giảm mạnh

vào năm 2008, trong chi phí sản xuất chung thì chi phí khấu hao tài sản cố định

và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao nên chi phí sản xuất chung tăng đột

biến trong năm 2007 và lại giảm mạnh vào năm 2008. Do trong năm 2007 và

năm 2008 thì chi phí khấu hao tài sản cố định đều tăng khá cao, năm 2007 tăng

212.587 ngàn đồng tương đương 62,66% so với năm 2006, năm 2008 tăng

366.914 ngàn đồng tương đương 66,49% so với năm 2007; chi phí bằng tiền

khác trong năm 2007 tăng đột biến, tăng 1.202.400 ngàn đồng tương đương

592,90% so với năm 2006, năm 2008 thì lại không có phát sinh đây chính là

nguyên nhân chủ yếu làm cho làm cho chi phí sản xuất chung trong năm 2008 lại

giảm mạnh.

b. Chi phí bán hàng

Trong chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng; chi phí

dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí sửa chữa tài sản cố

định; chi phí bằng tiền khác; chi phí bán hàng khác; chi phí dịch vụ mua ngoài.

Mỗi một nhân tố chi phí này chiếm một vai trò quan trọng và nó ảnh hưởng đến

lợi nhuận của loại hình Viễn thông công cộng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 33 SVTH: Võ Thị C m Thu

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA LOẠI HÌNH

VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng

24.625 4,99 2.043.387 43,58 4.798.274 73,96 2.018.763 8.198,03 2.754.887 134,82

Chi phí dụng cụ, đồ dùng

- - 243 0,01 5.510 0,08 243

100,00 5.267 2.170,05

Chi phí khấu hao tài sản cố định

- - 6.451 0,14 17.266 0,27 6.451

100,00 10.814 167,63

Chi phí sửa chữa tài sản cố định

129.343 26,21 - - - - -129.343 -100,00 - -

Chi phí bằng tiền khác

339.570 68,80 2.152.666 45,91 668.257 10,30 1.813.095 533,94 -1.484.409 -68,96

Chi phí bán hàng khác

- - 486.234 10,37 996.799 15,37 486.234 100,00 510.565 105,00

Chi phí dịch vụ mua ngoài

- - - - 1.263 0,02 - - 1.263 100,00

Tổng 493.538 100,00 4.688.982 100,00 6.487.369 100,00 4.195.444 850,07 1.798.387 38,35

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng: Đây là khoản chi phí có tỷ trọng cao

nhất trong tổng chi phí bán hàng của loại hình Viễn thông công cộng trong năm

2008, khá cao trong năm 2007 nhưng năm 2006 thì chi phí này có tỷ trọng thấp

nhất (Chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí bán

hàng khác; chi phí dịch vụ mua ngoài không có phát sinh). Năm 2006 chi phí vật

liệu, bao bì bán hàng chỉ có 24.625 ngàn đồng tương đương 4,99%, năm 2007 là

2.043.387 ngàn đồng tương đương 43,58% và năm 2008 thì chi phí này là

4.798.274 ngàn đồng tương đương 73,96%, tăng cao qua ba năm.

Năm 2007, chi phí vật liệu, bao bì bán hàng tăng 2.018.763 ngàn đồng

tương đương 8.198,03% so với năm 2006, đến năm 2008 thì chi phí này tiếp tục

tăng cao hơn nữa tăng đến 2.754.887 ngàn đồng tương đương 134,82% so với

năm 2007, chi phí này từ năm 2006 đến năm 2008 tăng khá cao và nhanh. Doanh

nghiệp cần phải có những giải pháp hợp lý để giảm phần nào chi phí này nhằm

làm tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Nhưng phải giảm ở mức hợp lý vì vật liệu,

bao bì bán hàng là khoản chi phí góp phần tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Chi phí bằng tiền khác: Đây là khoản chi phí có tỷ trọng khá cao trong

tổng chi phí bán hàng của loại hình Viễn thông công cộng trong năm 2008 và

năm 2006, 2007 thì chi phí này có tỷ trọng cao nhất (Chi phí dụng cụ, đồ dùng;

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 34 SVTH: Võ Thị C m Thu

chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí bán hàng khác; chi phí dịch vụ mua

ngoài không có phát sinh). Năm 2006 chi phí bằng tiền khác là 339.570 ngàn

đồng tương đương 68,80%, năm 2007 là 2.152.666 ngàn đồng tương đương

45,91%, và năm 2008 thì chi phí này là 668.257 ngàn đồng tương đương 10,30%,

tăng cao trong năm 2007 và lại giảm đột biến trong năm 2008. Năm 2007, chi phí

bằng tiền khác tăng 1.813.095 ngàn đồng tương đương 533,94% so với năm

2006, đến năm 2008 thì chi phí này lại giảm mạnh giảm đến 1.484.409 ngàn

đồng tương đương 68,96% so với năm 2007. Do chi phí khuyến mãi trong năm

2006 không có phát sinh nhưng năm 2007 thì lại phát sinh 124.735 ngàn đồng,

đến năm 2008 thì lại giảm xuống chỉ còn 3.850 ngàn đồng; chi phí quảng cáo

tuyên truyền giảm, hoa hồng môi giới và phát triển khách hàng năm 2006 chỉ có

227.160 ngàn đồng nhưng năm 2007 thì tới 1.910.565 ngàn đồng và lại giảm khá

mạnh vào năm 2008 chỉ còn 432.379 ngàn đồng, còn các khoản chi phí bằng tiền

khác năm 2006 chỉ có 13.826 ngàn đồng nhưng năm 2007 là 24.699 ngàn đồng

và lại tăng khá mạnh vào năm 2008 là 164.590 ngàn đồng.

Chi phí bán hàng khác, năm 2006 không có phát sinh nhưng đến năm

2007 lại phát sinh 486.234 ngàn đồng tương đương 10,37% và năm 2008 là

996.799 ngàn đồng tương đương 15,37% tăng 510.565 ngàn đồng tương đương

105,00% so với năm 2007.

Chi phí sửa chữa tài sản cố định: Không phát sinh trong năm 2007, 2008

do năm 2006, chi phí sửa chữa tài sản cố định mà Doanh nghiệp phải bỏ ra khá

cao tới 129.343 ngàn đồng tương đương 26,21% trong tổng chi phí bán hàng của

Doanh nghiệp.

Tóm lại: Chi phí bán hàng qua 3 năm đều tăng và tăng đột biến vào năm

2007 và tiếp tục tăng khá cao trong năm 2008. Do các chi phí vật liệu, bao bì bán

hàng; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí sửa chữa tài sản cố định; chi phí bán hàng

khác; chi phí dịch vụ mua ngoài đều tăng chỉ có chi phí khấu hao tài sản cố định

là không có phát sinh trong năm 2007 và năm 2008, chi phí bằng tiền khác giảm

trong năm 2008. Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng vừa chiếm tỷ trọng cao vừa

tăng cao qua các năm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 35 SVTH: Võ Thị C m Thu

c. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ

trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Vật liệu văn phòng 64.354 19,76 133.786 11,91 88.423 4,22 69.432 107,89 -45.363 -33,91

Dụng cụ, đồ dùng văn phòng

90.461 27,78 118.945 10,59 115.774 5,53 28.484 31,49 -3.171 -2,67

Chi phí khấu hao tài sản cố định

- - 41.765 3,72 777.536 37,11 41.765 100.00 735.771 1.761,71

Chi phí thuế, phí, lệ phí

- - - - 466.639 22,27 - - 466.639 100,00

Chi phí dự phòng 107.043 32,87 681.108 60,65 -421.366 -20,11 574.065 536,29 -1.102.474 -161,86

Chi phí dịch vụ mua ngoài

388 0,12 35.489 3,16 618.158 29,50 35.101 9.045,03 582.669 1.641,85

Chi phí bằng tiền khác

34.573 10,62 101.056 9,00 84.773 4,05 66.482 192,29 -16.282 -16,11

Chi phí quản lý doanh nghiệp khác

28.799 8,84 10.881 0,97 365.285 17,43 -17.918 -62,22 354.404 3.257,00

Tổng 325.618 100,00 1.123.029 100,00 2.095.221 100,00 797.411 244,89 972.193 86,57

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như: Vật

liệu văn phòng; dụng cụ, đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định;

chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí

bằng tiền khác; chi phí quản lý doanh nghiệp khác. Tất cả các chi phí này sẽ làm

tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của loại hình Viễn thông công

cộng nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phí này. Để

hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này

qua bảng 7 trên.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đột biến trong năm 2007, 2008.

Năm 2007 tăng 797.411 ngàn đồng tương đương 244,89% so với năm 2006, đến

năm 2008 tiếp tục tăng 972.193 ngàn đồng tương đương 86,57% so với năm

2007. Do chi phí vật liệu văn phòng; dụng cụ, đồ dùng văn phòng; chi phí khấu

hao tài sản cố định; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ

mua ngoài; chi phí bằng tiền khác tăng chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp khác

giảm. Trong đó, chi phí dự phòng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 36 SVTH: Võ Thị C m Thu

quản lý doanh nghiệp và lại tăng nhiều nhất tăng đến 574.065 ngàn đồng tương

đương 536,29% so với năm 2006, đến năm 2008 lại giảm xuống đến mức âm

giảm 1.102.474 ngàn đồng tương đương 161,86% so với năm 2007.

Năm 2008, do chi phí khấu hao tài sản cố định tăng cao tăng 735.771 ngàn

đồng tương đương 1.761,71% so với năm 2007. Chi phí này tăng do năm 2007

Doanh nghiệp mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại,… Chi phí

dịch vụ mua ngoài tăng, giảm do chi phí điện, nước, điện thoại, bưu phí biến

động. Chi phí bằng tiền khác tăng giảm do chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí

đào tạo; công tác phí, đi phép; chi phí khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp khác

tăng giảm do chi phí sửa chữa lớn, bảo vệ phòng cháy, chống bảo lụt, an toàn lao

động, vệ sinh công nghiệp.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG

CÔNG CỘNG CỦA DOANH NHIỆP

4.3.1. Phân tích lợi nhuận loại hình Viễn thông công cộng theo từng loại

hình dịch vụ

Bảng 8: LỢI NHUẬN THEO TỪNG LOẠI HÌNH DNCH VỤ

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Cho thuê kênh luồng -14.904 -2.281 3.083 12.623 84,70 5.364 235,17

Dịch vụ điện thoại E-Tel -1.211 -3.900 6.124 -2.689 -222,05 10.024 257,01

Dịch vụ CDMA -140.425 -1.016.697 174.036 -876.272 -624,01 1.190.733 117,12

Điện thoại Voice IP trong nước và quốc tế

-817 -163 332 654 80,04 495 303,53

Truy cập và kết nối internet

-1.111 -6.603 2.119 -5.492 -494,57 8.722 132,09

Các dịch vụ Viễn thông khác

-1.354 1.592.303 35.306 1.593.657 117.716,80 -1.556.997 -97,78

Tổng -159.821 562.659 220.999 722.480 452,05 -341.660 -60,72

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2007

tăng 722.480 ngàn đồng tương đương 452,05% so với năm 2006. Trong đó, loại

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 37 SVTH: Võ Thị C m Thu

hình dịch vụ cho thuê kênh luồng tăng 12.623 ngàn đồng tương đương 84,70%,

dịch vụ điện thoại E-Tel giảm 2.689 ngàn đồng tương đương 222,05%, dịch vụ

CDMA giảm 876.272 ngàn đồng tương đương 624,01%, điện thoại Voice IP

trong nước và quốc tế tăng 654 ngàn đồng tương đương 80,04%, truy cập và kết

nối internet giảm 5.492 ngàn đồng tương đương 494,57%, các dịch vụ Viễn

thông khác tăng 1.593.657 ngàn đồng tương đương 117.716,80%.

- Tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng năm 2008

giảm 341.660 ngàn đồng tương đương 60,72% so với năm 2007. Trong đó, loại

hình dịch vụ cho thuê kênh luồng tăng 5.364 ngàn đồng tương đương 235,17%,

dịch vụ điện thoại E-Tel tăng 10.024 ngàn đồng tương đương 257,01%, dịch vụ

CDMA tăng 1.190.733 ngàn đồng tương đương 117,12%, điện thoại Voice IP

trong nước và quốc tế tăng 495 ngàn đồng tương đương 303,53%, truy cập và kết

nối internet tăng 8.722 ngàn đồng tương đương 132,09%, các dịch vụ Viễn thông

khác giảm 1.556.997 ngàn đồng tương đương 97,78%.

� Là một hoạt động kinh doanh mới, nên thời gian đầu chủ yếu là đưa vốn

vào đầu tư cơ sở hạ tầng nên năm 2006 loại hình Viễn thông công cộng của

Doanh nghiệp bị lỗ 159.821 ngàn đồng. Đến năm 2007, lợi nhuận tăng lên khá cao

so với năm 2006. Nhưng năm 2008, lợi nhuận lại giảm so với năm 2007. Điều này

cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp không ổn định.

Bảng 9: CHÊNH LỆCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

NĂM 2007/2006 THEO TỪNG LOẠI HÌNH DNCH VỤ

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Cho thuê kênh luồng -79.431 -92.053 12.622 Dịch vụ điện thoại E-Tel 43.957 46.646 -2.689 Dịch vụ CDMA 6.469.807 7.346.079 -876.272 Điện thoại Voice IP trong nước và quốc tế -3.363 -4.017 654 Truy cập và kết nối internet 123.253 128.746 -5.493 Các dịch vụ Viễn thông khác 2.345.725 752.068 1.593.657 Tổng 8.899.949 8.177.469 722.480

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2007, doanh thu cho thuê kênh luồng, điện thoại Voice IP trong nước

và quốc tế có giảm nhưng do mức giảm của chi phí cao hơn nên làm cho lợi

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 38 SVTH: Võ Thị C m Thu

nhuận tăng, còn dịch vụ điện thoại E-Tel, dịch vụ CDMA, truy cập và kết nối

internet thì ngược lại tuy doanh thu đều tăng nhưng mức tăng của chi phí cao hơn

mức tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm và các dịch vụ Viễn thông

khác mức tăng của doanh thu cao hơn gấp nhiều lần so với mức tăng của chi phí

nên làm cho lợi nhuận tăng đáng kể.

Bảng 10: CHÊNH LỆCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

NĂM 2008/2007 THEO TỪNG LOẠI HÌNH DNCH VỤ

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Cho thuê kênh luồng 68.793 63.430 5.363

Dịch vụ điện thoại E-Tel 270.097 260.073 10.024

Dịch vụ CDMA 2.307.241 1.116.508 1.190.733

Điện thoại Voice IP trong nước và quốc tế -6.848 -7.343 495

Truy cập và kết nối internet -4.957 -13.678 8.721

Các dịch vụ Viễn thông khác 358.114 1.915.111 -1.556.997

Tổng 2.992.441 3.334.101 -341.660 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2008, doanh thu và chi phí cho thuê kênh luồng, dịch vụ điện thoại

E-Tel, dịch vụ CDMA đều tăng nhưng do mức tăng của doanh thu cao hơn nên

làm cho lợi nhuận tăng, còn doanh thu và chi phí điện thoại Voice IP trong nước

và quốc tế, truy cập và kết nối internet đều giảm nhưng mức giảm của chi phí cao

hơn mức giảm của doanh thu nên cũng làm cho lợi nhuận tăng. Còn doanh thu

các dịch vụ Viễn thông khác giảm đáng kể trong khi đó thì chi phí lại tăng cao

nên lỗ nhiều.

Nhìn chung, lợi nhuận hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng chủ

yếu phụ thuộc vào mức lợi nhuận của loại hình dịch vụ CDMA và các dịch vụ

Viễn thông khác. Do đó, muốn biết nguyên nhân tăng hay giảm lợi nhuận hoạt

động kinh doanh Viễn thông công cộng ta tiến hành phân tích chi tiết vào các

dịch vụ của CDMA để tìm ra nguyên nhân đồng thời giúp việc đưa ra giải pháp

tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh hợp lý.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 39 SVTH: Võ Thị C m Thu

Dịch vụ CDMA bao gồm các dịch vụ:

+ Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com)

Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) dành cho các khách hàng

thuộc khu vực cơ quan, Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội có nhu cầu sử

dụng điện thoại với giá cước rẻ bằng giá cước điện thoại cố định.

+ Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone)

Dịch vụ này rất thích hợp với những khách hàng là học sinh, sinh viên,

các công chức nhà nước, công nhân lao động do giá cước rẻ và khả năng truy cập

internet mọi lúc, mọi nơi trong nội tỉnh. Bởi đây là dịch vụ nội tỉnh, nên sóng của

dịch vụ sẽ bị giới hạn ở các tỉnh khác.

+ Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile)

Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile) là mạng CDMA đầu tiên phủ sóng

toàn quốc, đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu kết nối. Không chỉ là mạng di động

thông thường, E-Mobile còn có nhiều dịch vụ vượt trội như kết nối internet di

động tốc độ cao, mạng riêng ảo, dịch vụ định vị,... không giới hạn không gian và

thời gian. Phù hợp với tất cả mọi người và đặc biệt tiện dụng cho những người

thường công tác xa ở những vùng không được trang bị internet.

Bảng 11: LỢI NHUẬN LOẠI HÌNH DNCH VỤ CDMA

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng (%)

2006 2007 2008 2006 2007 2008 E-Com -107.702 -943.816 153.635 77,19 92,83 98,46 E-Phone -21.295 -39.704 11.851 15,26 3,91 7,60 E-Mobile -10.529 -33.178 -9.450 7,55 3,26 -6,06 Tổng -139.525 -1.016.697 156.036 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2007, cả 3 loại dịch vụ E-Com, E-Phone, E-Mobile đều lỗ, và lỗ

nhiều hơn so với năm 2006, đến năm 2008 sở dĩ dịch vụ CDMA có lời do E-

Com, E-Phone có lời tuy E-Mobile lỗ nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không

làm cho lợi nhuận của dịch vụ CDMA lỗ.

Năm 2006, E-com lỗ đến 107.702 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 77,19%, đến

năm 2007 tiếp tục lỗ gấp nhiều lần so với năm 2006 lỗ đến 943.816 ngàn đồng và

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 40 SVTH: Võ Thị C m Thu

chiếm tỷ trọng 92,83%, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng đột biến đạt 153.635

ngàn đồng chiếm tỷ trọng 98,46%.

Năm 2006, E-phone lỗ 21.295 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 15,26%, đến năm

2007 tiếp tục lỗ nhiều hơn so với năm 2006 lỗ đến 39.704 ngàn đồng và chiếm tỷ

trọng 3,91%, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng lên đạt 11.851 ngàn đồng chiếm tỷ

trọng 7,60%.

Năm 2006, E-mobile chỉ lỗ 10.529 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 7,55%, đến

năm 2007 tiếp tục lỗ nhiều hơn so với năm 2006 lỗ đến 33.178 ngàn đồng và

chiếm tỷ trọng 3,26%, nhưng đến năm 2008 thì giảm lỗ chỉ còn 9.450 ngàn đồng

chiếm tỷ trọng 6,06%.

Qua phân tích trên nhận thấy vào năm 2006 cả 3 loại dịch vụ điện thoại E-

Com, E-Phone, E-Mobile đều lỗ nhưng mức lỗ tương đối sang năm 2007 thì mức

lỗ này đều tăng và tăng nhiều nhất ở dịch vụ điện thoại E-Com, đến năm 2008 thì

tăng trở lại ở 2 dịch vụ điện thoại E-Com, E-Phone, tuy E-Mobile vẫn còn lỗ

nhưng mức lỗ đã giảm đáng kể.

4.3.2. Phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng

Để có thể khái quát về tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông công

cộng ta đi vào phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên doanh

thu được tạo ra trong kỳ. Mức lợi nhuận ròng trên doanh thu là chỉ tiêu dùng để

phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Mức lợi nhuận trên

doanh thu cho ta biết nếu có một đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng

lợi nhuận. Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu quá thấp thì sẽ không tốt cho

Doanh nghiệp điều đó cho thấy rằng doanh thu của nó quá thấp, chi phí quá cao

hoặc cả hai.

ROS= Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 41 SVTH: Võ Thị C m Thu

Bảng 12: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU THUẦN

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 - 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Lợi nhuận ròng (1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660

Doanh thu thuần (2) 2.084.276 10.984.225 13.976.665 8.899.949 2.992.440

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS)

-0,08 0,05 0,02 0,13 -0,04

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2006, trong một đồng doanh thu của loại hình Viễn thông công cộng

thì lỗ 0,08 đồng. Điều này cho thấy chi phí của loại hình Viễn thông công cộng

cao hơn doanh thu, nên bị lỗ nhưng mức độ lỗ không cao. Năm 2007, trong một

đồng doanh thu của loại hình Viễn thông công cộng thì có 0,05 đồng lợi nhuận

tăng 0,13 lần so với năm 2006. Nhưng tỷ số này vẫn rất thấp đến năm 2008 thì tỷ

số này lại giảm xuống chỉ còn 0,02.

Tóm lại: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của loại hình Viễn

thông công cộng là rất thấp qua 3 năm. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời trên

doanh thu thuần của loại hình Viễn thông công cộng là không cao.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tổng

tài sản, cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Đồng thời, phản ánh khả năng thu nhập cơ bản và tỷ lệ nợ của một Doanh

nghiệp. Nếu tỷ số này của một Doanh nghiệp quá thấp so với các Doanh nghiệp

khác trong ngành thì đây là hậu quả của khả năng thu nhập cơ bản thấp và tỷ lệ

nợ cao.

ROA=

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 42 SVTH: Võ Thị C m Thu

Bảng 13: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 - 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Lợi nhuận ròng(1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660

Tổng tài sản bình quân(2) 1.001.344 4.020.748 4.741.069 3.019.404 720.321

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

-0,16 0,14 0,05 0,30 -0,09

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Năm 2006, một đồng tài sản bỏ ra bị lỗ 0,16 đồng. Điều này là không khả

quan vì tài sản bỏ ra không tạo được lợi nhuận mà còn lỗ. Tỷ số này tăng vào

năm 2007 nhưng lại giảm xuống vào năm 2008. Nhìn chung, tỷ số lợi nhuận ròng

trên tổng tài sản qua 3 năm của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp. Cho

thấy khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của loại hình Viễn thông công cộng rất

thấp qua 3 năm điều này là không khả quan.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của

vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với

hiệu quả đầu tư của họ.

ROE=

Bảng 14: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU

CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

QUA 3 NĂM (2006 - 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Lợi nhuận ròng(1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660

Vốn chủ sở hữu bình quân(2)

369.322 939.756 1.015.764 570.434 76.008

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

-0,43 0,60 0,22 1,03 -0,38

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 43 SVTH: Võ Thị C m Thu

Năm 2006, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra bị lỗ 0,43 đồng. Điều này là

không khả quan vì đầu tư của vốn chủ sở hữu không tạo được lợi nhuận cho loại

hình Viễn thông công cộng mà còn lỗ. Tỷ số này tăng vào năm 2007 nhưng lại

giảm xuống vào năm 2008. Nhìn chung tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

qua 3 năm của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp. Cho thấy khả năng

sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng rất thấp qua 3

năm điều này là không khả quan.

Tóm lại: Qua việc phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông

công cộng ta nhận thấy khả năng sinh lợi của doanh thu thuần, tổng tài sản và

vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm. Tuy

năm 2007 có tăng nhưng lại giảm vào năm 2008. Tuy doanh thu thuần, tổng tài

sản và vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng luôn tăng qua 3 năm.

Điều đó cho thấy việc kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng là không

có hiệu quả cao.

4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh

doanh loại hình Viễn thông công cộng

4.3.3.1. Các nhân tố chủ quan

a. Tình hình cung cấp

+ Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng tổng đại lý hoạt động kinh doanh

Viễn thông công cộng với Công ty thông tin viễn thông điện lực và hợp đồng hợp

tác kinh doanh với các đối tác khác ngoài EVNTelecom.

+ EVNTelecom đã đi đầu trong một lĩnh vực chưa ai thực hiện đó là dịch

vụ điện thoại cố định không dây (E-Com). Các dịch vụ mà EVNTelecom cung

cấp cho Doanh nghiệp.

� Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế (E-Line)

� Dịch vụ VoIP 179

� Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống (E-Tel)

� Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com)

� Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone)

� Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile)

� Dịch vụ internet (E-NET)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 44 SVTH: Võ Thị C m Thu

+ Tình hình cung cấp của EVNTelecom cho Doanh nghiệp thì khá ổn

định.

b. Chất lượng

Số lượng thuê bao được thực hiện đồng thời với đầu tư mở rộng mạng

lưới. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng chậm tối ưu hóa sau khi lắp đặt trạm thu

phát sóng, nên chất lượng mạng cũng chưa được đảm bảo. Thời gian qua, Doanh

nghiệp đã từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như lắp mới trạm

thu phát sóng phủ khắp địa bàn, chất lượng phát sóng được cải thiện; mở nhiều

đại lý cung cấp dịch vụ Viễn thông công cộng do Doanh nghiệp quản lý. Đối với

mạng truyền dẫn đã xây dựng hệ thống cáp quang nâng dung lượng đường truyền

dẫn quang trục quốc gia đạt 100 Gb/s, đường truyền liên tỉnh đạt 10 Gb/s và

đường truyền nội hạt đạt 2,5 Gb/s.

4.3.3.2. Các nhân tố khách quan

a. Các yếu tố thuộc về Công ty thông tin viễn thông điện lực

Do tần số được cấp chỉ có 450 Mhz là rất thấp, các dịch vụ của

EVNTelecom liên tiếp bị can nhiễu với sóng truyền hình, taxi, các sóng thoại

khác. Đặc biệt hơn, do sức ép cạnh tranh và thiếu cơ chế cho CDMA, cho nên

các dịch vụ của EVNTelecom hầu như đều bị giảm thiểu sức mạnh. E-Phone bị

cho là vi phạm loại hình dịch vụ; E-Com nhanh chóng bị cạnh tranh bởi dịch vụ

điện thoại cố định không dây HomePhone (Viettel) và G-Phone.

Trong quý 2/2007 kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ điện thoại cố định

không dây của EVNTelecom có 02 chỉ tiêu độ chính xác ghi cước và dịch vụ hỗ

trợ khách hàng không phù hợp tiêu chuNn ngành 68-186:2006. Nhưng sau khi

thực hiện khắc phục, EVNTelecom đã đề nghị Cục Quản lý chất lượng Bưu

chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin cho phép được phối hợp với Trung

tâm đo lường tiến hành đo kiểm lại 02 chỉ tiêu nêu trên. Theo đó, độ chính xác

ghi cước và dịch vụ hỗ trợ khách hàng đều đạt chuNn. Cụ thể, tỷ lệ cuộc gọi bị

ghi cước sai là 0,07%; tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai là 0,008%. Tỷ lệ

cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín

hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây đạt 98,41%.

EVN sẽ đầu tư gần 24.000 tỷ đồng đến 2010 để xây dựng mạng Viễn

thông Điện lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và dịch vụ phục vụ công tác kinh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 45 SVTH: Võ Thị C m Thu

doanh. Trong thời gian tới, EVNTelecom luôn giữ vững cam kết đem đến cho

khách hàng chất lượng dịch vụ tốt, đa tiện ích, giá cước hợp lý và luôn đưa ra

những chính sách nhằm cải thiện hơn nữa quyền lợi của các khách hàng khi gia

nhập mạng EVNTelecom.

b. Các yếu tố thuộc về chính sách Nhà nước

Chính sách của Nhà nước về Viễn thông công cộng là đầu tư, quản lý khai

thác chung hạ tầng Viễn thông công cộng (trong đó có vấn đề lắp đặt trạm thu

phát sóng); đưa internet băng rộng về vùng sâu, vùng xa; ngầm hóa các công

trình mạng cáp sao cho đảm bảo mỹ quan và an toàn; hợp tác để cùng phát triển

công nghệ 2G và 3G; và cuối cùng là đưa ngành công nghiệp Viễn thông công

cộng vươn ra quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý đến việc phát triển các

dịch vụ mang tính trọng điểm và phát huy được những lợi thế của ngành điện để

tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Phải tích cực cạnh tranh toàn

diện, để khẳng định được vị trí trên thị trường Viễn thông công cộng ở trong

nước và vươn ra quốc tế, phải xây dựng được đội ngũ và mạng lưới ngang tầm

với thời đại vì đây là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao và công nghệ phát triển

nhanh chóng.

Ngày 18/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa dự án Viễn thông

nông thôn do EVN làm chủ đầu tư vào danh mục ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi

của Chính phủ Trung Quốc và ngày 9/10/2007, Bộ Công Thương đã thông qua

báo cáo đầu tư dự án Viễn thông nông thôn với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng.

Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1.036 tỷ đồng,

tương đương với 102,272 triệu USD. Dự án này được cấu thành từ 5 dự án thành

phần bao gồm: Dự án xây dựng mạng CDMA 2000 1x450 Mhz các khu vực:

Nông thôn miền núi phía Bắc; khu vực nông thôn các tỉnh miền Trung; khu vực

nông thôn các tỉnh miền Tây Nam Bộ; miền Đông Nam Bộ. Dự án có quy mô

xây dựng, lắp đặt mới và đưa vào vận hành 578 trạm thu phát sóng với khả năng

phục vụ cho trên 562.000 thuê bao, phân bố tập trung tại các Xã vùng sâu, vùng

xa ở 25 tỉnh tại các khu vực nói trên. EVN hiện đang tích cực phối hợp với các

Bộ, Ngành có liên quan để sớm ký kết Hiệp định vay vốn. Dự kiến, dự án sẽ

hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động trong quý I/2009.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 46 SVTH: Võ Thị C m Thu

c. Các yếu tố thuộc về xã hội

Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất -

kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi

phí nhiên liệu. Tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới tiếp tục có tác

động phức tạp, khó lường đến nền kinh tế đất nước nói chung và sản xuất kinh

doanh của Doanh nghiệp nói riêng. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ

còn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cánh

cửa vào WTO đã mở ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn

thông công cộng Việt Nam đang ở trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay

gắt từ phía các Doanh nghiệp nước ngoài. Hiện đầu vào của dịch vụ Viễn thông

công cộng chủ yếu là điện, trong khi đó điện đã được Chính phủ cho tăng giá nên

dịch vụ Viễn thông công cộng cũng bị ảnh hưởng, cùng với cuộc chạy đua giảm

cước và khuyến mãi mạnh của các nhà khai thác Viễn thông công cộng, về thuê

bao phát triển nhưng không còn mạnh như năm 2007 sẽ kéo theo lợi nhuận của

công tác kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp bị giảm. Nguyên

nhân, của vấn đề này là lạm phát bắt buộc khách hàng phải giảm chi tiêu, trong

đó có cả chi tiêu cho lĩnh vực Viễn thông công cộng.

d. Tình hình cạnh tranh

Trên nền tảng của công nghệ CDMA, EVNTelecom đã đi tiên phong xây

dựng phong cách di động cho điện thoại cố định trên thị trường Viễn thông Việt

Nam. E-Com ra đời ngay lập tức giải thoát khách hàng khỏi những phức tạp

trong vấn đề dây dẫn khi lắp đặt điện thoại cố định. Đối với dịch vụ này, người ta

có thể sử dụng ngay sau khi đăng ký dịch vụ, bỏ qua khoảng thời gian không

ngắn dành cho khâu lắp đặt mà điện thoại cố định có dây truyền thống bắt buộc

phải thực hiện. Hơn nữa với E-Com chúng ta còn có thể dễ dàng mang theo khi

phải chuyển nơi ở hoặc làm việc thay vì phải đổi số điện thoại hoặc lắp đặt lại hệ

thống dây dẫn rất phức tạp và rắc rối như trước kia. Trên nền băng thông rộng

của công nghệ CDMA EV-DO 1x, điện thoại cố định của EVNTelecom còn có

thể nhắn tin và truy cập internet như một chiếc di động hiện đại vốn còn rất xa xỉ

với thị trường nông thôn và lớp người có thu nhập bậc trung trở xuống. Chính vì

điều này, E-Com hiện đã chiếm được thiện cảm của đông đảo người sử dụng

trong cả nước.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 47 SVTH: Võ Thị C m Thu

Ngoài ra, EVNTelecom còn có dịch vụ điện thoại cố định không dây đầu

cuối di động E-Phone, hay còn gọi là điện thoại di động nội vùng. Loại điện thoại

này có mẫu mã nhỏ gọn không khác gì các kiểu điện thoại di động đang lưu hành

trên thị trường hiện nay, có sử dụng sim, vùng phủ sóng rộng và cho phép thuê

bao di chuyển trong một phạm vi nhất định,... Nếu không để ý đầu số cố định của

nó, chắc hẳn rất nhiều người lầm tưởng E-Phone chính là một loại điện thoại di

động 100%.

E-Mobile thì bị cạnh tranh quyết liệt bởi thiết bị đầu cuối đắt, khó thay

thế,... Chính vì thế mà cho đến nay, 3 nhà CDMA có số lượng thuê bao chưa

bằng 1 trong 3 nhà GSM là Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Giống như E-

Phone, trước đó VNPT đã có điện thoại vô tuyến nội vùng City phone ra đời từ

năm 2002, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao. Nhược điểm, của điện thoại này

là mỗi chiếc máy phải gắn với một số thuê bao cố định, đổi số có nghĩa là phải

đổi máy và chỉ có hiệu lực hoạt động khi thuê bao ở trong địa bàn Hà Nội. Hiểu

được chướng ngại đó VNPT cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện, hiện City

phone đã có thể sử dụng được sim và có loại hình trả trước. Trong khi đó, theo

thông tin từ Công ty Viễn thông Quân đội thì Viettel mobile cũng đã bắt đầu thử

nghiệm dịch vụ điện thoại cố định không dây cho phép khách hàng sử dụng di

động GSM lắp SIM với đầu số cố định của Viettel.

Như vậy, với E-Com, EVNTelecom đã là người khởi xướng một phong

cách điện thoại cố định hoàn toàn mới, không dây và di động hóa cả về hình thức

và các tiện ích được các nhà kinh doanh Viễn thông công cộng hào hứng theo

đuổi. Không chỉ là cạnh tranh giữa các mạng điện thoại, sự chạy đua về hình thức

cũng như các tiện ích giữa điện thoại cố định và điện thoại di động còn đang diễn

ra ngay trong nội bộ mỗi mạng điện thoại. Xu hướng này hứa hẹn một tương lai

mới cho điện thoại cố định, những cải tiến không ngừng về chất lượng và mẫu

mã sẽ giúp điện thoại cố định ngày càng được ưu chuộng.

Trong 2 năm 2006-2007, thị trường thông tin di động có sự góp mặt thêm

của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA là HT Mobile và EVNTelecom. Tuy nhiên,

ngoài việc có được một sự khởi đầu ấn tượng với chiến dịch khuyến mại gọi,

nhắn tin miễn phí, HT Mobile chưa tạo được ấn tượng gì lớn sau vài tháng khai

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 48 SVTH: Võ Thị C m Thu

trương dịch vụ. Với EVNTelecom, mạng Viễn thông chỉ khẳng định vị trí ở dịch

vụ điện thoại cố định không dây (E-Com).

Tuy nhiên, điểm nổi bật trong giai đoạn này là cuộc cạnh tranh quyết liệt

giữa 2 mạng dẫn đầu thị trường là MobiFone và Viettel Mobile. Với Viettel

Mobile, mạng này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể và lợi thế cước rẻ.

cũng như hình ảnh thương hiệu, MobiFone đã vượt Viettel về phát triển thuê bao

thực (là thuê bao phát triển mới trừ đi thuê bao rời mạng).

Đầu năm 2008, thị trường thông tin di động Việt Nam lại trở nên nóng

bỏng hơn với việc cả 3 mạng GSM là MobiFone, VinaPhone và Viettel đều đã

được giảm cước ngang bằng với nhau và giá cước đã ở mức phù hợp với túi tiền

của hầu hết mọi người dân, sự khác biệt lớn nhất giữa các mạng di động sẽ là vấn

đề chất lượng dịch vụ và thương hiệu. Đây sẽ là nhân tố quyết định trong việc thu

hút khách hàng mới, cũng như giữ chân các khách hàng cũ. Trong khi cuộc cạnh

tranh giữa các mạng GSM đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới với thế

mạnh rơi vào mạng có chất lượng dịch vụ tốt thì các mạng CDMA lại đang loay

hoay tìm đường đi. HT Mobile đã chính thức khai tử mạng CDMA để chuyển

sang công nghệ GSM, EVNTelecom vẫn chưa tìm được cách phát triển dịch vụ

di động E-Mobile, còn S-Fone sau rất nhiều nỗ lực vẫn chưa thể trở thành một

mạng di động có khả năng cạnh tranh với các mạng GSM và thị phần trên thị

trường vẫn ở mức cực kỳ khiêm tốn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 49 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG

CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1. Phân tích yếu tố bên trong

5.1.1.1. Các điểm mạnh (S)

a. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả

Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả cụ thể,

Doanh nghiệp sử dụng lực lượng nhân viên thu tiền điện sẵn có để thu cước Viễn

thông công cộng được xem là một lợi thế quan trọng của ngành điện. Góp phần

làm giảm chi phí của Doanh nghiệp và giảm áp lực thiếu nhân sự.

b. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp Thành phố bảo đảm

cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng

Đại lý là kênh phân phối vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc

mọi nơi, vừa giảm bớt chi phí về nhân lực, thiết bị, nhà xưởng cho Doanh nghiệp.

Một số đại lý ở các Quận, Huyện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

+ Quận Ninh Kiều có 21 Đại lý: Cửa hàng VT3 phát triển, chi nhánh trung

tâm, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hải Minh, Đại lý Huỳnh

Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tân, Võ Công Thành,…

+ Quận Bình Thủy có 9 Đại lý: Đại lý điện thoại di động Phương Bình,

Hoàn Vũ, Đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hữu Lợi, Đại

lý Lộc Thành Phát, Đại lý Doanh nghiệp tư nhân Thượng Hải,…

+ Huyện Vĩnh Thạnh có 7 Đại lý: Chi nhánh điện Vĩnh Thạnh, Đại lý hợp

tác xã Điện Nông Công Nông,…

c. Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài

Tiền thân của Điện lực Thành phố Cần Thơ là do Công ty Thuỷ Điện tư

nhân SCEE từ thời Pháp thuộc quản lý. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, chính

quyền mới đã tiếp thu toàn bộ xí nghiệp và đổi tên thành Công ty Điện lực Việt

Nam (CDV). Do đó, Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài đã

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 50 SVTH: Võ Thị C m Thu

tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng trong Thành phố. Đây là điều

kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp khi kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng.

d. Các dịch vụ của loại hình Viễn thông công cộng do EVNTelecom

cung cấp đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chu<n

quốc tế ISO9001:2000 điều này đã nâng cao uy tín các dịch vụ của loại hình

Viễn thông công cộng mà Doanh nghiệp làm Đại lý trên địa bàn Thành phố.

BẢNG CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Số: 1814/CB EVNTel-KT

Chất lượng dịch vụ: ĐIỆN THOẠI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI

ĐỘNG MẶT ĐẤT

Phù hợp tiêu chu<n: TCN 68-186:2006: Dịch vụ điện thoại trên mạng

Viễn thông di động mặt đất - Tiêu chuNn chất lượng

Bảng 15: DANH MỤC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ

BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Dịch vụ: Điện thoại trên mạng di động mặt đất

STT Tên chỉ tiêu

Mức theo

TCN 68-

186:2006

Mức

công bố

1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥92% ≥92%

2 Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình) ≤5% ≤5%

3 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≥3% ≥3%

4

Độ chính xác ghi cước

Tỷ lệ ghi cuộc gọi bị ghi cước sai

Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai

≤0,1%

≤0,1%

≤0,1%

≤0,1%

5 Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hóa đơn sai ≤0,01% ≤0,01%

6 Độ khả dụng của dịch vụ ≥99,5% ≥99,5%

7 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ

(Số khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng) ≤0,25% ≤0,25%

8 Hồi âm khiếu nại của khách hàng (tỷ lệ hồi âm khiếu nại cho khách

hàng trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại) 100% 100%

9

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại

Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công

và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại trong vòng 60 giây

24 h/ngày

≥80%

24 h/ngày

≥80%

(Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ BCVT số 134/QLCL-NV ngày23/4/2007)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 51 SVTH: Võ Thị C m Thu

5.1.1.2. Các điểm yếu (W)

a. Doanh nghiệp chỉ là Tổng đại lý cung cấp dịch vụ của EVNTelecom

nên nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung ứng của EVNTelecom. Giá

mua và bán do EVNTelecom quy định tùy theo từng thời kỳ

b. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên Viễn thông công cộng còn thiếu

kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản

Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện

lực 2, Công ty đã không ngừng phấn đấu để bắt tay vào công việc kinh doanh còn

rất mới mẻ này. Lúc đầu với đội ngũ cán bộ còn ít kinh nghiệm nên đã gặp nhiều

khó khăn trong công tác giao tiếp cũng như cung cấp thông tin để mọi người hiểu

về tất cả các tính năng mà chiếc điện thoại cố định không dây mang lại. Phần lớn

nhân viên đều là những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật điện nên còn

lúng túng khi chuyển sang làm công việc mới, đòi hỏi sự linh hoạt, hiểu biết rộng

về công tác kinh doanh Viễn thông công cộng. Các nhân viên tuy có qua đào tạo

nhưng thời gian đào tạo ngắn lại không được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên

nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

c. Chất lượng mạng chưa cao do chậm lắp đặt các trạm thu phát sóng

Mạng của Doanh nghiệp được tích hợp với tầng số 450 Mhz (đây là một

tầng số thấp chỉ thích hợp cho những vùng có không gian rộng, ít bị che chắn

như: Vùng ngoại thành và nông thôn), còn ở đô thị dân cư đông đúc có nhiều nhà

cao tầng thì khả năng bắt sóng của thiết bị đầu cuối sẽ bị hạn chế làm ảnh hưởng

tới chất lượng dịch vụ nên sóng yếu, hay bị rớt cuộc gọi.

d. Chiến lược giữ chân và thu hút khách hàng mới chưa thật sự hấp

dẫn

Một số khách hàng phàn nàn về khâu chăm sóc khách hàng. Khi máy trục

chặc dù khách hàng nhiều lần phản ánh nhưng bộ phận kỹ thuật không cử người

xuống xem xét mà chỉ kiểm tra cho thấy máy vẫn hoạt động bình thường, sóng

khu vực rất tốt, khi khách hàng phản ánh giá cước nhân viên không tìm hiểu rõ

nguyên nhân đã vội cắt thuê bao.

Nhiều khách hàng than phiền về dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi. Cụ thể,

dịch vụ trả trước cho E-Mobile cũng có nhiều gói cước phù hợp với từng đối

tượng khách hàng. Tuy nhiên, phần mua bộ KIT để hòa mạng E-Mobile trả trước,

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 52 SVTH: Võ Thị C m Thu

khách hàng đến với E-Mobile không những không có tiền thêm trong tài khoản

mà còn phải mua SIM mới là: 22.000 đồng. Trong khi đó, các nhà khai thác khác

khi khách hàng hòa mạng mới thì số tiền trong tài khoản của họ lớn gấp 2-3 lần

số tiền họ phải bỏ ra để mua SIM mới. Đây là một yếu tố thiếu cạnh tranh trên thị

trường chúng ta cần phải có chính sách khuyến mại tốt hơn để thu hút được

khách hàng mới.

5.1.2. Phân tích yếu tố bên ngoài

5.1.2.1. Các cơ hội (O)

a. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia

tăng

Trước sự kiện Thành phố Cần Thơ trở thành Thành phố loại 1, cầu Cần

Thơ hoàn thành sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển, nhu cầu từ các dịch vụ Viễn

thông công cộng dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu nhất là trong thời đại

công nghệ như ngày nay và trình độ dân trí ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng

các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia tăng. Cụ thể, theo thống kê của

Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Cần Thơ, tổng số thuê bao điện thoại

cố định tính đến tháng 05-2008 đạt 144.855 thuê bao. Tính trung bình mật độ

thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 12,63 máy/100

dân. Trước nhu cầu sử dụng dịch vụ của các Doanh nghiệp và người dân đang

tăng mạnh, nhất là khu vực nông thôn, nơi có địa hình phức tạp, khó kéo cáp,

trục đường dây Viễn thông hữu tuyến (điện thoại cố định có dây) thì con số này

vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện nay, thị trường dịch vụ điện thoại cố định ở Thành

phố Cần Thơ vẫn là có khá nhiều nhu cầu cho 3 Doanh nghiệp: Viễn thông Cần

Thơ - Hậu Giang, Điện lực Thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Viễn thông

Quân đội (Viettel) chi nhánh Cần Thơ khai thác. Tốc độ tăng trưởng điện thoại

cố định ở Thành phố Cần Thơ tăng nhanh do nhu cầu sử dụng của người dân

nông thôn tăng, chi phí đầu nối thiết bị đầu cuối (cước phí hòa mạng ban đầu, lắp

đặt đường dây,…) ngày càng giảm mạnh, nhiều ưu đãi lớn dành cho khách hàng

liên tục được triển khai trong năm.

b. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển

Ngày 18/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa dự án Viễn thông

nông thôn do EVN làm chủ đầu tư vào danh mục ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 53 SVTH: Võ Thị C m Thu

của Chính phủ Trung Quốc và ngày 9/10/2007, Bộ Công Thương đã thông qua

báo cáo đầu tư dự án Viễn thông nông thôn với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng.

Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1.036 tỷ đồng,

tương đương với 102,272 triệu USD.

5.1.2.2. Các đe dọa (T)

a. Thị phần của Doanh nghiệp có nguy cơ giảm trước tình hình cạnh

tranh gay gắt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam

nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và có chiều hướng phát triển

chậm lại, ngược lại sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ Viễn thông

công cộng cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2008, các đơn

vị trong EVN đã hết sức nỗ lực thực hiện song song hai việc chăm sóc và phát

triển khách hàng các loại hình dịch vụ Viễn thông công cộng, phấn đấu hoàn

thành đúng tiến độ các hạng mục đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới.

Các dịch vụ Viễn thông công cộng nói chung và các dịch vụ CDMA nói

riêng cụ thể: Điện thoại cố định không dây đang phải cạnh tranh khá gay gắt với

G-Phone (VNPT), HomePhone (Viettel); điện thoại di động do giá bán ngày càng

rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có đầy đủ các tính năng như: gọi, nhắn tin, nghe

nhạc, đài FM, ghi âm,... Thị trường di động Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt

và đầy đủ với 7 mạng di động. Nhưng 3 mạng di động MobiFone, VinaPhone và

Viettel vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, GTel Mobile và HT Mobile

dự định tham gia vào thị trường di động. Bên cạnh đó, cánh cửa vào WTO đã mở

ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn thông Việt Nam đang ở

trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Doanh nghiệp nước

ngoài.

b. Tình hình kinh tế không ổn định

Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất -

kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi

phí nhiên liệu, giá các hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo

sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại

nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh

tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 54 SVTH: Võ Thị C m Thu

vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và

đời sống dân cư. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ còn nhiều khó

khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh

nghiệp.

Bảng 16: MA TRẬN SWOT

SWOT Những cơ hội (O)

1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ

Viễn thông công cộng ngày một

gia tăng

2. Nhà nước khuyến khích và hỗ

trợ phát triển

Những đe dọa (T)

1. Thị phần của Doanh nghiệp có

nguy cơ giảm trước tình hình cạnh

tranh gay gắt

2. Tình hình kinh tế không ổn định

Những điểm mạnh (S)

1. Doanh nghiệp sử dụng nguồn

nhân lực có hiệu quả

2. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý

rộng khắp Thành phố bảo đảm

cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu

của khách hàng

3. Doanh nghiệp có lịch sử hình

thành và phát triển lâu dài

4. Các dịch vụ của loại hình Viễn

thông công cộng do EVNTelecom

cung cấp đã được chứng nhận hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuNn quốc tế ISO9001:2000

Phối hợp S1,2,3,4 + O1,2

PHÁT TRIỂN THN TRƯỜNG

Phối hợp S1,2 ,3,4 + T1,2

GIỮ VỮNG THN TRƯỜNG

Những điểm yếu (W)

1. Doanh nghiệp chỉ là Tổng đại lý

cung cấp dịch vụ của

EVNTelecom

2. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên

Viễn thông công cộng còn thiếu

kinh nghiệm, chưa được đào tạo

bài bản

3. Chất lượng mạng chưa cao do

chậm lắp đặt các trạm thu phát

sóng

4. Chiến lược giữ chân và thu hút

khách hàng mới chưa thật sự hấp

dẫn

Phối hợp W1,2,3,4 + O1,2

1. NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

2. CHIẾN LƯỢC

GIỮ CHÂN VÀ THU HÚT

THÊM KHÁCH HÀNG MỚI

Phối hợp W1,2,3,4 + T1,2

1. ĐÀO TẠO, NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN SỰ

2. CẮT GIẢM CHI PHÍ HỢP LÝ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 55 SVTH: Võ Thị C m Thu

Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của loại hình Viễn

thông công cộng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công tác kinh

doanh Viễn thông công cộng thì Doanh nghiệp cần có một số giải pháp sau:

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP

5.2.1. S1,2,3,4 + O1,2: Phát triển thị trường

Đề ra chỉ tiêu thi đua cho các đội công tác là phát triển khách hàng mới,

gắn với giữ vững niềm tin của khách hàng cũ không để rời mạng vì bất cứ sự

phiền lòng nào. Do đó, đội ngũ các thu ngân viên, ghi chỉ số, sửa chữa điện cũng

là tuyên truyền viên tích cực, gắn tuyên truyền với khuyến mãi và chăm sóc tận

tình đến khách hàng đã tạo ra mối thiện cảm cần thiết trong kinh doanh. Có lực

lượng, với danh nghĩa “đi thăm” khách hàng, tìm hiểu những nguyện vọng và

hướng dẫn, giải đáp thắc mắc tại chỗ cho khách hàng khi dùng điện thoại ngành

điện, “sẵn dịp” nhận tiền cước điện thoại mà khách hàng gửi luôn. Mô hình “sẵn

dịp” đó đã đưa khách hàng tiếp cận với Viễn thông Điện lực một cách bất ngờ

bởi qua cách giao tiếp, đã chiếm được cảm tình của khách hàng cũ, chinh phục

được khách hàng mới và “một công đôi việc”.

5.2.2. S1,2,3,4 + T1,2: Giữ vững thị trường

Tiếp tục giữ vững thị phần trong Thành phố để đối phó với tình hình cạnh

tranh gay gắt và nguy cơ giảm thị phần bằng cách giữ chân những khách hàng

hiện tại tiến đến ký hợp đồng với các đại lý chưa ký hợp đồng hoặc chưa mua

hàng của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lưu giữ thông tin, ý kiến phản hồi từ khách

hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng bằng cách tách riêng phòng trưng bày bán

hàng và phòng hướng dẫn giải quyết khiếu nại. Nếu khách hàng thanh lý do

khiếu nại cước: Gửi khiếu nại và giải thích cho khách hàng hiểu rõ, trường hợp

khách hàng vẫn chưa hài lòng tư vấn, thuyết phục khách hàng chuyển qua sử

dụng dịch vụ khác. Đối với những trường hợp tồn động cước dẫn đến việc cắt

mạng thì Doanh nghiệp không nên cắt ngay mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và

đưa ra biện pháp giải quyết tích cực như: Có những chính sách hỗ trợ đối với

những khách hàng đã bị cắt một chiều, hai chiều và những trường hợp khác nhằm

tránh tình trạng khách hàng rời khỏi mạng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 56 SVTH: Võ Thị C m Thu

5.2.3. W1,2,3,4 + O1,2: Nâng cao chất lượng sản ph<m; chiến lược giữ chân

và thu hút thêm khách hàng mới

5.2.3.1. Nâng cao chất lượng sản ph<m

a. Nâng cao và duy trì chất lượng sản ph<m

Nâng cao chất lượng các dịch vụ Viễn thông công cộng để giữ khách hàng

trung thành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới nhằm đảm bảo kinh doanh

Viễn thông công cộng có lợi nhuận cao bằng cách lắp đặt thêm các trạm thu phát

sóng, cột anten thường xuyên nâng cấp, duy tu, sửa chữa các trạm để nâng cao

chất lượng mạng.

b. Đảm bảo đầy đủ trách nhiệm với lô hàng đã bán đi

Đảm bảo cho khách hàng một số cam kết về chất lượng lô hàng cũng như

thời gian giao hàng. Nếu hàng không đảm bảo chất lượng thì Doanh nghiệp sẽ

sẵn sàng nhận lại lô hàng, hoàn trả lại tiền hàng hoặc có mức đền bù nhất định.

Trong thời gian sử dụng có sự cố gì thì xử lý cho khách hàng mượn máy và gửi

máy theo chương trình bảo quản miễn phí. Tiếp tục duy trì hệ thống sửa chữa,

bảo hành thiết bị đầu cuối đến các Chi nhánh điện, mở rộng phạm vi bảo hành

thiết bị đầu cuối để phục vụ khách hàng khi có yêu cầu bảo hành tận nhà với

phương thức này sẽ góp phần tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với Doanh

nghiệp.

5.2.3.2. Chiến lược giữ chân và thu hút thêm khách hàng mới

a. Chương trình truyền thông

Tuyên truyền chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phNm bằng cách

đăng trên Website của Doanh nghiệp; quảng cáo trên các đài truyền hình, radio,

bảng quảng cáo, báo, tờ rơi, pano, áp phích ở các khu vực gần chợ, khu dân cư,

Doanh nghiệp, xí nghiệp, trên internet, tham gia đầy đủ các hội trợ triển lãm về

Viễn thông công cộng nhằm thông báo rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân và

khách hàng khi có chương trình khuyến mãi và có những sản phNm mới.

b. Chương trình khuyến mãi

Thực hiện chương trình khuyến mãi cho các thuê bao mới và vào các ngày

lễ,... Nhân viên của Doanh nghiệp và các Chi nhánh điện sẽ là người trực tiếp

thực hiện chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, còn có Phòng kế toán – thủ quỹ

tham gia, để chi và ghi chép sổ sách các chi phí cho việc thực hiện chương trình

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 57 SVTH: Võ Thị C m Thu

khuyến mãi. Chương trình hậu mãi nên thực hiện sau khi chương trình khuyến

mãi đã kết thúc và thời gian hậu mãi thì được thực hiện xen kẽ với thời gian

khuyến mãi. Bên cạnh đó, kết hợp với các dịch vụ khác hay tài trợ cho một

chương trình nhằm vào khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

Chương trình nhân đạo, trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi các trường,

tài trợ cho một chương trình khám và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo,

ở Thành phố Cần Thơ,… tặng quà sinh nhật/quà cảm ơn đối với khách hàng

trung thành và khách hàng lớn; tiếp tục triển khai phương thức phát triển khách

hàng bằng xe lưu động đến tận thôn, xã,... ; mở rộng kênh phân phối bằng cách

xem xét đầu tư mới hoặc thuê địa điểm tại những vị trí trung tâm, khu vực đông

dân cư để làm showroom nhằm mở rộng địa điểm giao dịch; thực hiện trưng bày

điện thoại mẫu tại các showroom, cửa hàng điện thoại di động ngoài ngành để

tăng khả năng phát triển khách hàng và phát triển kênh phân phối thẻ cào.

Triển khai rộng rãi chương trình đặt máy miễn phí và cung ứng dịch vụ

Viễn thông công ích đến từng khách hàng bằng nhiều hình thức như tiếp thị,

thông báo trên hóa đơn điện, bảng kê cước Viễn thông công cộng hàng tháng, gửi

thư ngỏ, gửi công văn thông báo đến Xã, thông báo trên loa phát thanh,… Tuy

nhiên, không chạy theo thành tích mà đặt máy vào các đối tượng không có nhu

cầu thực sự. Vì có thể khi hết thời gian khuyến mãi, các khách hàng này lại rời

mạng. Với các chương trình khuyến mãi, hậu mãi và các chương trình truyền

thông đã được đưa ra ở trên nếu được thực hiện tốt sẽ có thể góp phần làm cho

việc kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp ngày một phát triển

hơn và thị trường ngày càng được mở rộng ra thêm nữa.

5.2.4. W1,2,3,4 + T1,2: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự; cắt

giảm chi phí hợp lý

5.2.4.1. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự

Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng làm công

tác Viễn thông công cộng; tập trung đào tạo, huấn luyện về quy trình thu cước,

kiến thức - thái độ giao dịch viên làm công tác giao tiếp với khách hàng, đào tạo

về sửa chữa và bảo hành thiết bị đầu cuối đến tận các đại lý. Doanh nghiệp cần

đảm bảo có những chế độ ưu đãi thỏa đáng với những nhân viên giỏi trình độ tay

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 58 SVTH: Võ Thị C m Thu

nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,… Bên cạnh đó, phải xử lý những

trường hợp vi phạm.

5.2.4.2. Cắt giảm chi phí hợp lý

Do phân chia khách hàng Viễn thông công cộng theo sổ và lộ trình riêng

biệt với lộ trình ghi điện, thu tiền điện nên việc thu cước Viễn thông công cộng

gặp nhiều khó khăn về nhân sự. Nên việc Doanh nghiệp đã khắc phục bằng cách

sử dụng lực lượng nhân viên thu tiền điện sẵn có để thu cước Viễn thông công

cộng được xem là một lợi thế quan trọng của ngành điện. Góp phần làm giảm chi

phí của Doanh nghiệp và giảm áp lực thiếu nhân sự. Doanh nghiệp cần phát huy

lợi thế này hơn nữa bằng cách thu tiền điện/Viễn thông Điện lực (dịch vụ trả sau)

theo hoá đơn.

Bảng kê chi tiết và hóa đơn tiền điện/Viễn thông Điện lực của khách hàng

được in trên mẫu mã đẹp, tận dụng tối đa khoảng trống trên giấy in để giảm chi

phí giấy mực; đồng thời quảng bá các hoạt động kinh doanh Viễn thông công

cộng, tiết kiệm trên từng bảng kê gửi đến khách hàng. Các chi nhánh điện được

phân cấp in bảng kê chi tiết hóa đơn tiền điện/Viễn thông Điện lực giúp phát

hành hóa đơn nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa chi phí phát hành hóa đơn tiền

điện/Viễn thông Điện lực tại Doanh nghiệp. Giải pháp này vừa tiết kiệm được chi

phí vừa nâng cao năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp và tạo ấn tượng tốt

đẹp đối với khách hàng về phong cách làm việc chuyên nghiệp của ngành điện

trong thời kỳ hội nhập.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 59 SVTH: Võ Thị C m Thu

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

6.1. KẾT LUẬN

Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công

cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ qua 3 năm ta nhận thấy tuy công tác kinh

doanh Viễn thông công cộng mới đưa vào hoạt động trong vài năm gần đây

nhưng cơ bản đã thu về những khoản lợi nhuận góp phần nâng cao kết quả hoạt

động kinh doanh của toàn Doanh nghiệp.

Doanh thu, chi phí của loại hình Viễn thông công cộng qua 3 năm đều

tăng. Năm 2006, do là năm đầu tiên thực hiện công tác kinh doanh Viễn thông

công cộng nên doanh thu đạt được tương đối thấp, các khoản chi phí phát sinh

không nhiều như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do thời gian đầu chủ yếu là đưa vốn vào đầu

tư cơ sở hạ tầng nên năm 2006 tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông

công cộng bị lỗ. Nhưng đến năm 2007, thì mức doanh thu tăng vượt bậc so với

năm 2006, các khoản chi phí phát sinh cũng tăng đột biến như: Chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp. Do mức độ tăng của doanh thu cao hơn mức độ tăng của chi phí nên làm

cho lợi nhuận tăng so với năm 2006. Đến năm 2008, thì doanh thu có tăng so với

năm 2007 nhưng không nhiều còn chi phí thì cũng tăng so với năm 2007, do mức

độ tăng của chi phí cao hơn mức độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận

giảm so với năm 2007. Do dịch vụ CDMA chiếm tỷ trọng cao trong công tác

kinh doanh Viễn thông công cộng nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại

hình Viễn thông công cộng do hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình dịch

vụ CDMA quyết định. Nhưng trong doanh thu của dịch vụ CDMA thì dịch vụ

điện thoại cố định không dây (E-Com) chiếm tỷ trọng cao nên doanh thu của dịch

vụ CDMA lại phụ thuộc nhiều vào doanh thu của loại hình dịch vụ điện thoại cố

định không dây (E-Com). Bên cạnh đó, qua việc phân tích các tỷ số sinh lời của

loại hình Viễn thông công cộng ta nhận thấy tình hình kinh doanh của loại hình

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 60 SVTH: Võ Thị C m Thu

Viễn thông công cộng là không có hiệu quả cao qua 3 năm được thể hiện qua các

tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm.

6.2. KIẾN NGHN

6.2.1. Đối với Điện lực Thành phố Cần Thơ và EVNTelecom

Đối với Điện lực Thành phố Cần Thơ

Hiện nay, tình hình cạnh tranh của các dịch vụ Viễn thông công cộng ở

Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt và kinh doanh Viễn thông công cộng là

lĩnh vực khá mới đối với Doanh nghiệp. Do đó, hoạt động kinh doanh Viễn thông

công cộng bước đầu có những khó khăn trong việc quản lý thiết bị đầu cuối,

khách hàng, hóa đơn và thu cước,… Nên Doanh nghiệp cần phải có những giải

pháp để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Để làm được điều đó thì Doanh

nghiệp phải quán triệt nhiệm vụ, tập trung thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhất

để đNy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện bộ máy quản lý,

tổ chức tốt hệ thống phát triển, chăm sóc khách hàng, các đơn vị phải chủ động,

quyết liệt. Các tiêu chí đánh giá đơn vị trong công tác kinh doanh Viễn thông

công cộng phải được xây dựng chặt chẽ.

Cần tập chung công tác thu cước, vì đây là công tác có tầm quan trọng rất

lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp.

Do đó, từ khi kinh doanh Viễn thông công cộng Điện lực Thành phố Cần Thơ

cần chú trọng đến công tác thu cước. Nhân viên thu cước Viễn thông công cộng

phải chuyên nghiệp, cách ăn mặc và giao tiếp không gây phản cảm đối với khách

hàng. Cần có mức thù lao hoa hồng hợp lý cho công tác thu đối với các cước tồn

động, cần thành lập nhóm xử lý nợ khó đòi để giúp các chi nhánh giải quyết các

trường hợp khách hàng nợ trong nhiều tháng liền và các khoản nợ từ năm trước.

Cán bộ - công nhân viên làm công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nhất

thiết phải thông qua một khóa đào tạo hoặc huấn luyện tại chỗ, nhằm nắm bắt

kiến thức cơ bản về kỹ thuật máy, cách sử dụng các loại thiết bị đầu cuối và các

kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Công tác đào tạo cũng cần được quan tâm đến

tận các đại lý để có cùng tiếng nói và mục tiêu thi đua chung. Nâng cao chất

lượng các dịch vụ Viễn thông công cộng để giữ khách hàng trung thành và đáp

ứng nhu cầu của khách hàng mới, đồng thời đảm bảo kinh doanh Viễn thông

công cộng có lợi nhuận cao.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (49).pdf

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 61 SVTH: Võ Thị C m Thu

Đối với EVNTelecom

EVNTelecom cần đa dạng về mẫu mã, ứng dụng và số lượng cả điện thoại

cố định lẫn mobile di động. Việc mua các thiết bị đầu cuối của EVNTelecom phải

thuận tiện, có thể sử dụng sim của các mạng khác, giá cả phải tương đối.

EVNTelecom cần đơn cử, một số Công ty Điện lực thực hiện chương trình

khuyến mãi một cách bài bản hơn, tránh để xảy ra tình trạng đến thời hạn bắt đầu

của chương trình mà tờ rơi, thiết bị khuyến mãi,… vẫn chưa có. Vì thế, giải pháp

được đặt lên hàng đầu của Viễn thông Điện lực là hoàn thiện mô hình tổ chức và

bộ máy kinh doanh. EVNTelecom cần tiếp tục bố trí lại công việc và nhân lực phù

hợp. Đồng thời, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa EVNTelecom và các Công

ty Điện lực, giữa EVNTelecom và Công ty Điện lực cần phải quán triệt về chính

sách kinh doanh trong từng thời kỳ, về đầu tư xây dựng, chăm sóc khách hàng

EVNTelecom và các Công ty Điện lực phải thực hiện phân cấp triệt để và đúng

quy định sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các quy chế, cơ chế kinh tế và quy định trong kinh doanh Viễn

thông công cộng cần được xây dựng và chỉnh sửa lại linh hoạt theo hướng thị

trường, đảm bảo cho các đơn vị chủ động hơn. Đặc biệt, cần để các Công ty Điện

lực quyết định giá cước. EVNTelecom cần tính cước giá trị gia tăng trong hóa đơn

hàng tháng không nên thực hiện ghép dồn, ghép muộn khiến khách hàng bức xúc.

6.2.2. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng trong việc quản lý Viễn

thông công cộng; các chính sách ban hành cần sớm được thực thi; tăng cường công

tác thanh tra và kiểm tra. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa

dạng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành Viễn thông công cộng cần phải

được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa của Nhà nước để góp phần phát triển kinh

tế của đất nước trong thời kỳ khó khăn. Đối với, những dịch vụ do Nhà nước quy

định giá cước thì giá cước cần được xây dựng phù hợp với từng thời kỳ nhằm tạo

ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hiện nay, Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng các trạm

thu phát sóng. Vì vậy, đề nghị Bộ ban hành thông tư hướng dẫn cấp phép xây dựng

đối với các công trình thuộc mạng di động và công bố việc sóng của các trạm thu

phát sóng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, để cho nhân dân yên tâm và

giúp các đơn vị thuận lợi trong xây lắp trạm thu phát sóng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net