luanan qu sbvcs l3 13.11.013 1 - vcn.mard.gov.vnvcn.mard.gov.vn/uploads/files/luan van/que_luan...

138
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ------------------ LÊ BÁ QUẾ ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2013

Upload: others

Post on 26-Sep-2019

16 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI

---------�---------

LÊ BÁ QUẾ

ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN

NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT

LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

SỮA CỦA CON GÁI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

---------�---------

LÊ BÁ QUẾ

ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN

NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG

TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI

Chuyên ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 62 62 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đức 2. TS. Lê Văn Thông

HÀ NỘI - 2013

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và

chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, năm 2013

Nghiên cứu sinh

Lê Bá Quế

ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận

được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của hai Thầy hướng dẫn khoa

học: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, TS. Lê Văn Thông và các thầy, cô đã

giành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận án này, tôi xin được bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.

Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể: Ban lãnh đạo

Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo, các

phòng ban, bộ môn Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân

viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản

xuất tinh đông lạnh Moncada, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu,

Công ty cổ phần sữa Đà lạt đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi

mặt trong quá trình hoàn thành luận án.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể bạn bè, anh em, đồng

nghiệp và gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi

mặt, động viện khuyến khích tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, năm 2013

Nghiên cứu sinh

Lê Bá Quế

iii

MỤC LỤC Lời cam đoan………………………………………………………………i

Lời cảm ơn………………………………………………………………..ii

Mục lục…………………………………………………………………..iii

Danh mục viết tắt………………………………………………………..vii

Danh mục bảng…………………………………………………………viii

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU.......................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................... 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................. 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 4

1.4. Những đóng góp mới của luận án ................................................. 4

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA

HỌC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 5

2.1. Đặt vấn đề .................................................................................... 5

2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng.............................. 5

2.2.1. Giống và cá thể..................................................................... 5

2.2.2. Tuổi bò đực .......................................................................... 6

2.2.3. Thời tiết khí hậu ................................................................... 6

2.2.4. Chế độ dinh dưỡng ............................................................... 7

2.2.5. Tần suất khai thác tinh.......................................................... 8

2.2.6. Chăm sóc nuôi dưỡng........................................................... 8

2.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch ..................... 9

2.2.8. Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh

dịch trong và ngoài nước ........................................................ 9

2.2.9. Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh...... 15

iv

2.2.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng

tinh đông lạnh..........................................................................20

2.3. Khả năng sản xuất sữa ............................................................... 22

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa ....... 22

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng

sản xuất sữa .............................................................................29

2.4. Giá trị trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF thông

qua sản lượng sữa của đàn con gái để chọn lọc đực giống ............ 35

2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò

đực giống HF ..................................................................................38

2.5.1. Trong nước......................................................................... 38

2.5.2. Ngoài nước......................................................................... 38

2.6. Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này ..................................... 41

CHƯƠNG III CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG

SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG

HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA ........................43

3.1. Đặt vấn đề .................................................................................. 43

3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 44

3.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................... 44

3.2.2. Bố trí thí nghiệm................................................................. 44

3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu này bao gồm: ......... 45

3.2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................... 46

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................. 48

3.3. Kết quả và thảo luận ................................................................... 49

3.3.1. Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF ...... 49

3.3.2. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của tất cả các lần

khai thác tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/ năm (VAC hữu ích) .........69

v

3.3.3. Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò

đực giống HF...........................................................................70

3.3.4. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh của

từng bò đực giống HF .............................................................75

3.3.5. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF ...... 78

3.4. Kết luận và đề nghị..................................................................... 79

3.4.1. Kết luận .............................................................................. 79

3.4.2. Đề nghị.............................................................................. 81

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN

FRIESIAN THÔNG QUA KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA

CỦA ĐÀN BÒ CON GÁI ............................................................. 82

4.1. Đặt vấn đề .................................................................................. 82

4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 83

4.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................... 83

4.2.2. Bố trí thí nghiệm................................................................. 83

4.2.3. Chỉ tiêu theo dõi ................................................................. 83

4.2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................... 84

4.2.5. Xử lý số liệu ....................................................................... 84

4.3. Kết quả và thảo luận ................................................................... 86

4.3.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái của từng bò

đực giống HF...........................................................................86

4.3.2. Chất lượng sữa ................................................................... 92

4.3.3. Hệ số tương quan giữa sản lượng sữa, tỷ lệ protein sữa

và tỷ lệ mỡ sữa ........................................................................97

4.3.4. Sản lượng sữa và chất lượng sữa bò HF ở hai khu vực

chăn nuôi .................................................................................97

vi

4.3.5. Phân loại bò đực giống HF theo sản lượng sữa tiêu

chuẩn và giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản

lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái ...............................99

4.4. Kết luận và đề nghị................................................................... 103

4.4.1. Kết luận ............................................................................ 103

4.4.2. Đề nghị............................................................................. 103

CHƯƠNG V THẢO LUẬN CHUNG............................................... 104

5.1. Chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh ........ 104

5.2. Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gái

trị giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF.......................106

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................... 109

6.1. Kết luận.................................................................................... 109

6.2. Đề nghị..................................................................................... 109

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ

CÔNG BỐ................................................................................. 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 111

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt

A Hoạt lực tinh trùng

Asgđ Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

C Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch

ck Chu kỳ

cs. Cộng sự

CR Cọng rạ

ĐCKL Đặc cấp kỷ lục

ĐTC Đạt tiêu chuẩn

ĐVT Đơn vị tính

GTG Giá trị giống (EBV: Estimated Breeding Value)

HF Holstein Friesian

K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

NN Nông nghiệp

NXB Nhà xuất bản

pH Độ pH

PTNT Phát triển nông thôn

SH BĐ Số hiệu bò đực

SLS Sản lượng sữa

TLMS Tỷ lệ mỡ sữa

TLPS Tỷ lệ protein sữa

TNS Tiềm năng sữa

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTNT Thụ tinh nhân tạo

V Thể tích tinh dịch (hay lượng xuất tinh)

VAC Tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng trang

2.1: Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và chi phí

thức ăn cho 1kg sữa bò................................................................. 25

2.2. Mức độ tin cậy của gía trị giống ................................................... 37

3.1: Lượng xuất tinh của từng bò đực giống HF (ml) .......................... 50

3.2. Hoạt lực tinh trùng của các đực giống HF (%) ............................. 52

3.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các đực giống HF (tỷ).............56

3.4: pH tinh dịch của bò đực giống HF................................................ 59

3.5: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF (%) ....................... 60

3.6: Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF (%)...................................... 63

3.7: Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác

tinh của bò đực giống HF (tỷ)....................................................... 65

3.8. VAC hữu ích của bò đực giống HF (tỷ)........................................ 70

3.9. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông tinh đông lạnh của bò HF......... 71

3.10: Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn của bò

đực giống HF (liều/con/năm)........................................................ 74

3.11. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) của từng bò đực giống HF ...............76

3.12. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF (%) ......... 78

4.1: Sản lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF

(kg/305 ngày) ............................................................................... 86

4.2: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/chu kỳ đầu đàn con gái của

từng đực giống HF ........................................................................ 91

4.3. Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF ..... 93

4.4: Tỷ lệ protein sữa chu kỳ đầu của đàn con gái từng bò đực

giống HF (%) ............................................................................ 95

4.5: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF tại Mộc Châu và

Đức Trọng.................................................................................... 98

4.6: Phân loại bò đực gống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn của

đàn con gái ................................................................................... 99

4.7. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF.................. 101

1

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Để nâng cao năng suất, chất lượng giống bò sữa, cũng như muốn phát

triển ngành chăn nuôi bò sữa nhanh và vững chắc, công tác chọn lọc giống,

đặc biệt là chọn lọc bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh sử dụng cho thụ

tinh nhân tạo (TTNT) đóng vai trò rất quan trọng. Công tác chọn bò đực

giống không những nêu ra đường hướng, chương trình chọn giống phù hợp

với thời tiết khí hậu, điều kiện tập quán chăn nuôi của từng nước, từng vùng,

mà nó còn phản ánh trình độ phát triển chăn nuôi bò của một quốc gia.

Các nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Hoa Kỳ, Canada,

Nhật Bản,... rất quan tâm đến công tác chọn bò đực giống. Hàng năm, có tới

hàng trăm bò đực giống sữa được đưa vào kiểm tra đánh giá theo những

phương pháp chọn lọc hiện đại nhằm chọn được những bò đực giống có chất

lượng tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh cho phối giống, tạo ra những đàn bò

cái có năng suất ngày một cao hơn.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và không có

giống bò sữa bản địa nên ngành chăn nuôi bò sữa phát triển chậm. Để phát triển

ngành chăn nuôi bò sữa, Việt Nam đã nhập giống bò Holstein Friesian (HF) từ

năm 1920-1923 về để khai thác sữa, nhưng với số lượng rất ít. Trong thập kỷ

60 và 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã nhập bò cái giống sữa Lang Trắng Đen

Bắc Kinh (Trung Quốc), bò cái và bò đực giống HF từ Cu Ba về nuôi tại Mộc

Châu, Ba Vì Hà Nội và một số nơi khác. Sau năm 1975, một số bò sữa HF

nhập nội đó được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng, Lâm Đồng (Lương Văn

Lãng, 1983). Những năm gần đây, nước ta tiếp tục nhập thêm bò đực và bò cái

giống HF từ Hoa Kỳ, Australia và New Zealand. Ngoài nhập bò giống, nước ta

còn nhập tinh, phôi đông lạnh của giống bò HF từ nhiều nước trên thế giới như

2

Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada... để nhân nhanh số lượng, cũng như cải tiến chất

lượng đàn bò sữa Việt Nam.

Định hướng công tác giống bò sữa Việt Nam là nhân thuần giống bò

sữa HF nhập khẩu và lai tạo bò lai hướng sữa (HF lai). Bò lai hướng sữa nước

ta phổ biến là sử dụng bò đực HF lai với bò cái Lai Zebu. Bò lai hướng sữa

hiện nay có tỷ lệ nguồn gen HF khác nhau như 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF.... Nhìn

chung, sức sản xuất sữa của đàn bò cái HF và các nhóm bò HF lai này vẫn

còn chưa cao. Nguyên nhân là năng suất sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, thời tiết khí hậu, quản lý, khai thác,

các yếu tố này chưa được kiểm soát tốt. Một trong những yếu tố đó là chất

lượng bò đực giống HF chưa được đánh giá một cách chính xác nên chưa

phân loại, xếp cấp được từng cá thể theo từng chỉ tiêu quan trọng để xây dựng

chương trình phối giống thích hợp đã làm ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của

đàn bò sữa nước ta.

Sản xuất tinh bò đông lạnh ở Việt Nam đã có từ những năm 1970

(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu

đánh giá tuyển chọn bò đực giống HF đã thực hiện, song những công trình đó

còn nhiều hạn chế như: Chỉ thông qua đời trước, chỉ thông qua sinh trưởng phát

triển về thể vóc của bò đực, chỉ thông qua khả năng sản xuất tinh... một cách đơn

lẻ. Những cách chọn lọc bò đực giống đó chưa thật sự chính xác dẫn đến chưa

lựa chọn được nguồn tinh đông lạnh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai, năng

suất, chất lượng sữa của đàn bò. Moncada là cơ sở chăn nuôi bò đực giống và

sản xuất tinh đông lạnh đã hoạt động từ những năm 1970, liên tục được cải thiện

và đến nay đạt kết quả rất tốt, nhưng công tác tuyển chọn bò đực giống sữa cũng

chỉ mới dừng lại ở chọn đời trước, chọn bản thân và chọn qua số lượng tinh sản

xuất được.

Chính vì vậy, bò đực giống HF cần phải được kiểm tra, đánh giá một

cách đầy đủ, toàn diện từ chọn lọc thông qua đời trước, qua đặc điểm của chị

3

em gái, qua khả năng sinh trưởng, phát triển của bản thân và qua đời sau. Để

thực hiện được quy trình chọn bò đực giống như vậy phải mất một thời gian

rất dài đồng thời chi phí rất lớn, nên trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ

tập trung nghiên cứu đánh giá qua chất lượng tinh và khả năng sản xuất sữa

của đàn con gái, những bò đực giống HF đã được chọn thông qua đời trước và

qua bản thân. Vì đó là những tiêu chí rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách

trong công tác chọn lọc, phân loại bò đực giống chuyên sữa. Xuất phát từ thực

tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian

nuôi tại Moncada thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất

sữa của con gái”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo số lượng, chất lượng tinh

dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai.

- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo giá trị giống (GTG) về tiềm

năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa (SLS) của con gái.

- Chọn được những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng cho sữa

nhằm góp phần phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững ngành chăn

nuôi bò sữa Việt Nam.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp đánh

giá chọn lọc bò đực giống sữa HF đạt kết quả chính xác, thông qua giá trị kiểu

hình về số lượng, chất lượng tinh và giá trị giống về tiềm năng sữa dựa trên

sản lượng sữa của đời sau.

Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà làm giống bò sữa,

các cơ sở chăn nuôi bò sữa xây dựng kế hoạch nhân giống bằng TTNT.

4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả của đề tài trình bày trong luận án là tư liệu khoa học thực

tiễn cho các cơ quan quản lý, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, giáo

viên, sinh viên ngành Chăn nuôi tham khảo.

Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người chăn nuôi bò sữa lựa

chọn chính xác tinh đông lạnh của những bò đực giống có đặc tính thích hợp

nhất đối với từng chỉ tiêu như tỷ lệ thụ thai, sản lượng sữa, chất lượng sữa đàn

bò con gái và GTG về tiềm năng cho sữa của từng đực giống để cải thiện,

nâng cao chất lượng đàn bò sữa con cháu.

Đồng thời, kết quả của đề tài nghiên cứu là tư liệu thực tiễn cho các

nhà quản lý khoa học trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chọn

lọc bò đực giống chuyên sữa.

1.4. Những đóng góp mới của luận án

Xác định và phân loại được từng cá thể bò đực giống HF theo giá trị

giống về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa con gái, làm căn cứ

cho việc chọn lọc bò đực giống chuyên sữa đạt độ chính xác cao, từ đó góp

phần phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.

Xác định được hướng nghiên cứu mới cho cơ sở chăn nuôi bò đực

giống, sản xuất tinh đông lạnh, trong việc nâng cao tổng số tinh trùng hoạt

động tiến thẳng (VAC) đạt tiêu chuẩn sản xuất và nâng cao số lượng tinh

đông lạnh cọng rạ.

5

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ

KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặt vấn đề

Để đánh giá và tuyển chọn được những bò đực giống HF có chất lượng

về sinh sản tốt, có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao để truyền lại cho

các thế hệ sau, việc hiểu biết về chất lượng tinh dịch, giá trị giống, các yếu tố

ảnh hưởng và các phương pháp nghiên cứu đánh giá là rất quan trọng và cần

thiết, nó giúp cho công tác tuyển chọn bò đực giống đạt độ chính xác cao.

2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng

Để đánh giá chất lượng tinh dịch ở bò trong sản xuất tinh đông lạnh,

phục vụ cho TTNT, cần phải được đánh giá ngay sau mỗi lần khai thác tinh

và thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh

trùng, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác

tinh...vv. Chất lượng tinh ở bò thường chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như:

giống và cá thể; tuổi; thời tiết, khí hậu; chế độ dinh dưỡng; tần suất khai thác

tinh; chăm sóc nuôi dưỡng; tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh

dịch…vv.

2.2.1. Giống và cá thể

Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay

yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà số lượng và

chất lượng tinh dịch khác nhau. Ví dụ, bò đực giống ôn đới (800-1000kg) mỗi

lần lấy tinh có thể cho 8-9ml hay thậm chí 10-15ml, còn bò vàng Việt Nam

chỉ cho được 3-5ml (Hà Văn Chiêu, 1996). Bò ôn đới nhập vào nước ta do

thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng

cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

6

2.2.2. Tuổi bò đực

Lượng xuất tinh và số lượng tinh trùng của bò đực trưởng thành thường

nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và ổn

định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6 năm tuổi, ở những bò đực già hơn tinh dịch thể

hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình và giảm khả năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992).

Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều

nguyên nhân khác nhau nên thường chỉ được sử dụng từ 5 đến 8 năm

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

2.2.3. Thời tiết khí hậu

Như mọi cơ thể sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của môi

trường chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo

quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều

có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Ngoài giới hạn thích

hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các

yếu tố môi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động

của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi trường

đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố

nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định.

Đến nay, chưa rõ yếu tố nhiệt độ, ẩm độ hay độ dài ngày... tác động

mạnh hơn đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Ở nhiệt độ không khí 60C, dịch

hoàn được nâng lên gần với thân bò đực, khi nhiệt độ không khí 240C dịch

hoàn buông thõng xuống để điều hòa nhiệt độ dịch hoàn (Hà Văn Chiêu, 1999).

Thông qua ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu

hiện khá rõ rệt. Ở các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-200C và độ ẩm

thích hợp là 83-86%, bò đực HF, bò Zebu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao

hơn. Vào các tháng nắng nóng nhiệt độ không khí trên 300C và độ ẩm quá cao

7

trên 90%, hoặc thấp <40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt

(Hà Văn Chiêu, 1999).

Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt

nhất vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở

nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Tinh dịch tốt

nhất là vụ Đông-Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn

Xuân Trạch và cs., 2006).

2.2.4. Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản gây ảnh hưởng trực tiếp và

gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống

cao hơn so với bò thường 10-12% vì thành phần tinh dịch là đặc biệt hơn so với

các sản phẩm khác. Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho bò đực giống đòi hỏi đầy đủ cả

về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).

Chế độ dinh dưỡng kém làm chậm thành thục về tính, giảm tính hăng

của đực giống, giảm sự hình thành tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

Chế độ nuôi dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng có tác dụng làm cho con đực

sớm thành thục về tính, khả năng sinh tinh cao. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng

quá cao sẽ làm bò đực béo, trong thân thể và dịch hoàn tích mỡ, tuần hoàn

máu kém lưu thông, làm giảm khả năng sinh tinh, tăng tỷ lệ tinh trùng chết và

tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao.

Khẩu phần ăn cân đối, giàu đạm, giàu vitamin sẽ làm tăng số lượng tinh

dịch và tinh trùng. Thức ăn thiếu vitamin A hoặc ít caroten, quá trình sinh tinh

bị giảm đi rõ rệt, khẩu phần thức ăn giàu chất xanh sẽ khắc phục được nhược

điểm trên. Trong thực tế chăn nuôi vào vụ Đông-Xuân do thiếu thức ăn xanh

bò chỉ ăn các thức ăn như cỏ khô thì nên quan tâm bổ sung vào khẩu phần ăn

các loại vitamin cần thiết cũng như các chất khoáng đặc biệt là khoáng vi

lượng. Khẩu phần ăn cho bò phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của

chúng, theo tuổi, giống, tốc độ tăng trọng, khối lượng cơ thể và năng lực sản

8

xuất tinh dịch.

Trong khẩu phần ăn, các vitamin A, D và E vô cùng quan trọng trong

chăn nuôi bò nói chung và bò đực giống nói riêng. Bò trưởng thành thiếu

vitamin A có bộ lông xơ xác, da thô. Ở bò làm giống thì khả năng sinh sản kém.

2.2.5. Tần suất khai thác tinh

Thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo là khoảng

cách lấy tinh của đực giống.

Khoảng cách lấy tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất lượng tinh,

nồng độ và hoạt lực của tinh trùng. Đối với bò đực giống HF, khoảng cách lấy

tinh 3-5 ngày là tốt nhất. Nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể lượng

tinh/mỗi lần lấy tinh thu được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn

Chiêu,1996) dẫn đến tổng lượng xuất tinh trong một khoảng thời gian nhất

định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài. Nếu khoảng cách lấy tinh dài,

lượng xuất tinh lấy được nhiều, nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh

trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải căn cứ vào lượng xuất tinh

và chất lượng tinh, đặc biệt phải dựa trên các chỉ tiêu cơ bản như họat lực

tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

(K)… của lần lấy trước đó của từng cá thể bò đực giống để quyết định lần lấy

tinh tiếp theo. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực thì khoảng cách

lấy tinh thích hợp cho bò là 3-4 ngày/lần (Cheng Ruihe, 1992).

2.2.6. Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực giống

như: cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và

trực tiếp lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh

khai thác. Có thể sẽ không lấy được ít tinh dịch nào trong một thời gian

dài và có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

9

Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò

được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày, tuần hoàn máu lưu thông vv…,

giúp bò đực khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh

cũng được tăng lên.

2.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch

Để có được chất lượng tinh dịch tốt, ngoài các yếu tố nêu trên, tay nghề

của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch cũng là một trong những yếu tố hết sức

quan trọng.

Từ khâu chuẩn bị bò đực giống khai thác tinh, chọn lựa bò giá như:

thao tác bắt, cố định, vệ sinh, thao tác cho nhảy nhứ, nhảy thật… đến chuẩn bị

dụng cụ lấy tinh như: âm đạo giả, độ nhớt, độ ấm, độ căng trong lòng âm đạo

giả… (nếu khai thác tinh bằng phương pháp dùng âm đạo giả), chuẩn bị máy,

phễu hứng tinh, ống hứng tinh… (nếu khai thác tinh bằng điện) đều phải được

làm rất cẩn thận theo đúng quy trình.

Các thao tác chuẩn bị của kỹ thuật viên cần đảm bảo đúng theo các quy

trình khai thác tinh dịch sẽ làm cho bò đực giống cảm nhận được sự hưng

phấn gần như nhảy trực tiếp thì lượng xuất tinh dịch sẽ cao, chất lượng tinh

dịch sẽ tốt (Hà Văn Chiêu, 1999).

2.2.8. Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh dịch trong và

ngoài nước

2.2.8.1. Lượng xuất tinh (V)

Theo nghiên cứu của Brito và cs. (2002) ở Brazil, bò đực giống nói

chung có lượng xuất tinh từ 6,0 đến 7,8ml; ở bò đực giống Bos taurus (gồm

bò HF, Simantal, Red Angus ...) có lượng xuất tinh là 7,0ml; ở bò đực giống

Bos indicus lượng xuất tinh đạt 6,6ml. Tác giả Sarder (2003) cho biết, lượng

xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 5-6ml. Nghiên cứu trên bò Brahman

nuôi tại Florida Mỹ, Michael và cs. (1982) cho biết, lượng xuất tinh là 5,3ml.

10

Leon và cs. (1991) nghiên cứu trên 30 bò đực Nâu Thụy Sỹ và 30 bò đực

Zebu công bố kết quả trên bò Zebu: lượng xuất tinh trung bình là 6,4ml.

Herliantien (2009) cho biết lượng xuất tinh ở bò đực Brahman tại Trung tâm

thụ tinh nhân tạo Singosari ở Indonesia là 2-14ml.

Ở Việt Nam, Hà Văn Chiêu (1999) nghiên cứu ở bò đực HF, Zebu cho

biết lượng xuất tinh ở bò đực giống HF là 5,7ml và ở bò Zebu là 4,25ml.

Trong lúc đó, kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm và cs. (2004) trên bò

đực giống HF có lượng xuất tinh từ 3 đến 5ml. Nghiên cứu trên bò lai F3-HF,

Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố, lượng xuất tinh bình quân là 4,11ml.

Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại

Việt Nam lượng xuất tinh là 5,42ml. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên

cứu trên bò đực giống Brahman lượng xuất tinh là 6,89ml.

2.2.8.2. Hoạt lực của tinh trùng (A)

Michael và cs. (1982) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida, Hoa kỳ

cho biết hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 47%. Tác giả Bajwa (1986), nghiên

cứu ở Pakistan công bố hoạt lực tinh trùng dao động từ 67% đến 70%. Trong

lúc đó, nghiên cứu của Hiroshi (1992) trên bò đực giống HF ở Nhật Bản cho

biết hoạt lực của tinh trùng dao động từ 60 đến 90%. Sugulle (1999) công bố,

hoạt lực tinh trùng ở bò đực giống tại Bangladesh đạt từ 60 đến 68%.

Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) tại Brazil thấy rằng hoạt lực tinh

trùng của bò Bos taurus đạt từ 57,5 đến 61,2% và trên bò Bos indicus đạt 59%.

Tatman và cs. (2003) nghiên cứu trên bò Brahman ở Hoa Kỳ cho biết hoạt lực

tinh trùng trung bình đạt 60,0%. Hoflack và cs. (2006) nghiên cứu ở Bỉ cho

biết, hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF dao động từ 40 đến 95%. Trong

lúc đó, Hoflack và cs. (2008) nghiên cứu ở bò đực giống Belgian Blue tại Bỉ

cho biết sự dao động hoạt lực tinh trùng rất lớn từ 5 đến 90%.

11

Tại Việt Nam, Trần Tiến Dũng và cs. (2002) nghiên cứu về sự vận

động của tinh trùng cho biết, tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động

theo một trong ba phương thức sau:

- Tiến thẳng.

- Xoay vòng.

- Lắc lư.

Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá

trình thụ tinh. Do vậy người ta đánh giá hoạt lực tinh trùng thông qua ước

lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng hoặc mức "sóng động’’ của mặt thoáng vi

trường tinh dịch do hoạt động của tinh trùng tạo nên. Trong sản xuất tinh bò

đông lạnh thì chỉ những lần khai thác tinh dịch có hoạt lực từ 70% trở lên mới

được đưa vào pha chế để sản xuất tinh đông lạnh ( Bộ NN&PTNT, 2003).

Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, hoạt lực tinh trùng của giống bò HF

nuôi ở Việt Nam đạt 61,82% và hoạt lực tinh trùng của bò đực giống nhóm

Zebu nuôi ở Việt Nam đạt 58,76%. Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố,

hoạt lực tinh trùng bình quân của bò đực giống HF lai đạt 61,77% ở bò đực

giống F2-HF và 51,79% ở bò đực giống F3-HF. Phùng Thế Hải và cs. (2009),

nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có hoạt lực tinh trùng

bình quân đạt 60,28%. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực

giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada có

hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 65,32%.

2.2.8.3. Nồng độ tinh trùng (C)

Kết quả nghiên cứu của Lubos Holy (1970) về, nồng độ tinh trùng

trong tinh dịch của bò đực giống ở Cuba từ 0,3tỷ/ml đến 2 tỷ/ml. Bajwa

(1986), nghiên cứu về nồng độ tinh trùng của bò đực Zebu ở Pakistan cho biết

biến động từ 0,80 tỷ/ml đến 1,20 tỷ/ml. Laing và cs. (1988) cho biết bò đực

giống có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,5 đến 2,5 tỷ/ml. Nghiên cứu ở

Mexico về nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực Zebu là 1,05 tỷ/ml

12

(Leon và cs., 1991). Nghiên cứu trên bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ được

Garner và cs. (1996) công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,5 tỷ/ml.

Brito và cs. (2002) nghiên cứu trên 107 bò đực giống ở Brazil thấy rằng nồng

độ tinh trùng bò đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml. Sarder (2003) nghiên cứu ở Pakistan

thấy rằng, bò đực địa phương lai HF có nồng độ tinh trùng dao động từ 1,131

tỷ/ml đến 1,471 tỷ/ml. Tác giả Sugulle và cs. (2006) nghiên cứu ở Bangladesh

cho biết, nồng độ tinh trùng của bò lai HF biến động từ 0,983 tỷ/ml đến 1,483

tỷ/ml. Ở một nghiên cứu của Muino và cs. (2008) công bố, bò đực giống HF

trưởng thành nuôi tại Tây Ban Nha có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bình

quân đạt 1,18 tỷ/ml. Hoflack và cs. (2008) nghiên cứu trên bò đực giống Belgian

Blue, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch dao động từ 0,15 đến 1,482 tỷ/ml.

Ở Việt Nam, nồng độ tinh trùng của giống bò HF đạt 1,229 tỷ/ml và

giống Red Sindhy đạt 1,128 tỷ/ml (Nguyễn Xuân Hoàn, 1993). Kết quả

nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009) thực hiện trên bò đực giống HF

trẻ sinh ra ở Việt Nam công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,07 tỷ/ml.

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên cứu nồng độ tinh trùng trên bò đực

giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thu

được 1,06 tỷ/ml.

2.2.8.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

Theo kết quả nghiên cứu của Hiroshi (1992) ở Nhật Bản, tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình dao động từ 1% đến 20%. Brito và cs. (2002) cho biết, tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình của bò đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo ở Brazil

dao động từ 16,3 đến 19,1%.

Holflack và cs. (2008) cho biết, bò đực giống Belgian Blue có tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình cao hơn ở bò đực giống HF. Ở bò đực giống Belgian Blue, tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình phần đầu dao động từ 2,0 đến 49,25%; tỷ lệ kỳ hình phần

thân và đuôi từ 5,83 đến 50,50%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở gần tâm

13

từ 0,5 đến 45,5%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm từ 0 đến 17,17%.

Còn ở bò đực giống HF, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần đầu từ 0,5 đến 48,5%;

tỷ lệ kỳ hình phần thân và đuôi từ 1,5 đến 53,0%; tỷ lệ tinh trùng có giọt

tương bào ở gần tâm từ 0 đến 19%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm

từ 0 đến 11%.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) tinh

trùng của giống bò HF ở Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 17,84%.

Kết quả nghiên cứu trên bò đực giống lai F3HF của Nguyễn Văn Đức và cs.

(2004) công bố, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 11,02%. Phùng Thế

Hải và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam

cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 12,12%. Tác giả Phạm Văn

Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm

Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

bình quân là 12,58%.

2.2.8.5. Tỷ lệ tinh trùng sống

Risco và cs. (1993) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida Hoa Kỳ cho

biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 83,01%. Hoflack và cs. (2006) thấy

rằng, tỷ lệ tinh trùng sống ở bò đực giống HF cao hơn ở bò đực giống Belgian

Blue. Tỷ lệ này ở bò đực giống HF dao động từ 77,25 đến 97,67%; còn ở bò

đực giống Belgian Blue là từ 29,5 đến 87,25%. Nghiên cứu trên bò đực giống

HF tại Bỉ, Hoflack và cs. (2008), tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,3%. Theo Muino

và cs. (2008) nghiên cứu trên bò đực HF tại Tây Ban Nha cho biết, tỷ lệ tinh

trùng sống đạt 87,0%.

Kết quả nghiên cứu ở nước ta trên bò đực giống HF và Zebu tại Moncada

của Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống từ 7% đến 93%, bình

quân đạt 79,3%. Phùng Thế Hải và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF

14

trẻ sinh ra tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 71,75%.

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm

Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân

đạt 78,51%.

2.2.8.6. Tổng số tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC)

Garner và cs. (1996) cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong

một lần khai thác (VAC) của bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần

khai thác. Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) công bố, tổng số tinh trùng

hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác trên bò đực giống HF tại Brazil

là 8,2 tỷ/lần khai thác.

Tại nước ta, Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên đàn bò đực

giống Brahman nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh

Moncada cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong lần khai thác đạt

4,93 tỷ/lần khai thác.

2.2.8.7. pH tinh dịch

Tác giả Lubos Holy (1970) nghiên cứu cho biết, pH của tinh dịch bò

dao động trong khoảng từ 6,2 đến 6,9, các trường hợp ngoại lệ là do nguyên

nhân khách quan gây ra. Leon và cs. (1991) nghiên cứu trên nhóm bò Zebu

cho biết pH là 6,96.

Kết quả nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoàn (1993) trên tinh dịch bò có độ

pH từ 6,4 đến 6,9. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt

(1997) cho biết, tinh dịch bò đực giống có pH dao động từ 6,4 đến 6,7.Theo

Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), tinh dịch bò có pH 6,2-6,8.

Kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999), pH tinh dịch bò đực giống HF

là 6,52. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên

bò đực giống HF trẻ sinh tại Việt Nam, bình quân có pH là 6,9. Phạm Văn

15

Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên

cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, pH là 6,68.

2.2.9. Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh

2.2.9.1. Tinh đông lạnh

Tinh đông lạnh ở bò là tinh dịch được khai thác bằng phương pháp

nhân tạo, qua kiểm tra đánh giá đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, được

pha chế với môi trường pha loãng thích hợp và được sản xuất theo một quy

trình nhất định nào đó, sau đó được đông lạnh ở nhiệt độ thấp và bảo quản

trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -196oC để phục vụ cho công tác TTNT bò. Chất

lượng tinh đông lạnh bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

2.2.9.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh đông lạnh

a. Môi trường pha loãng tinh dịch bò

Pha loãng đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng

khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch bò. Môi trường pha loãng

cần đảm bảo áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc

vào nồng độ hòa tan của các phân tử và các ion có trong dung dịch đó. Để cho

tinh trùng tồn tại được, áp suất thẩm thấu của môi trường (áp suất ngoại bào)

phải tương đương như áp suất thẩm thấu bên trong tinh trùng (áp suất nội bào),

tức là có hiện tượng đẳng trương. Các dung dịch ưu trương (áp suất ngoại bào

lớn hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng teo lại. Các dung dịch nhược

trương (áp suất ngoại bào thấp hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng

trương phồng lên và có thể gây vỡ màng tinh trùng. Tuy nhiên trong thực tế

khả năng chịu đựng áp suất thẩm thấu của tinh trùng không chặt chẽ mà chúng

chịu đựng và tồn tại được trong một khoảng giá trị áp suất thẩm thấu biến thiên

nhất định dao động từ 250 đến 500 mosmol, nhờ khả năng thích ứng và độ bền

thẩm thấu của màng tế bào (Innecda, 1995, trích từ Hà Văn Chiêu, 1999). Vì

16

vậy, nồng độ của các chất tan trong môi trường pha loãng cần tạo nên một áp

suất thẩm thấu phù hợp với khả năng chịu đựng của tinh trùng.

Thành phần cơ bản của môi trường pha loãng tinh dịch là đường

saccharid, chất đệm và lòng đỏ trứng gà. Sức sống của tinh trùng khi đông

lạnh và giải đông khác nhau tùy theo các thành phần này.

Nồng độ tối ưu của lòng đỏ trứng là 15-20%. Nồng độ này quá thấp

hoặc quá cao không tốt cho tinh trùng, mặc dù lòng đỏ trứng đã bảo vệ tinh

trùng không bị tổn hại trong khi đông lạnh. Chức năng này chủ yếu do tác

động của lipoprotein và lecithin trong lòng đỏ.

Đường saccharide đóng vai trò quan trọng trong môi trường, do tác

động đến áp suất thẩm thấu, nó có tác dụng bảo vệ tinh trùng khi ở nhiệt độ

thấp và là nguồn năng lượng cho tinh trùng.

Những saccharide có khối lượng phân tử cao, làm cho hoạt lực của tinh

trùng tốt hơn sau khi đông lạnh và giải đông (Hiroshi, 1992). Các saccharide

có phân tử lượng cao (tính theo phân tử lượng giảm dần) bao gồm.

Trisaccharide, disaccharide, hexoses và pentone. Trong số hexose thì glucose

có hiệu quả nhất, còn các chất đa đường polysaccharide thì ít có tác dụng. Bảo

vệ lạnh bằng saccharide là nhờ có nhiều nhóm hydroxy (-OH) trong cấu trúc,

do đó có xu hướng hình thành liên kết hydro.

Chất đệm có vai trò quan trọng trong duy trì màng sinh chất của tinh

trùng khi đông lạnh và khi giải đông, trong kích thích trao đổi chất diễn ra bình

thường ở tinh trùng sau giải đông đồng thời duy trì sức sống của chúng. Chất

đệm phải phù hợp như là môi trường khi đông lạnh và phải có đặc tính sau:

- Duy trì mức thấp nhất sự tổn hại cho tinh trùng do các muối gây ra.

- Phải tan trong nước với hằng số phân ly điện tích là 6-8.

- Khả năng thấm qua màng sinh chất phải thấp và có sức đề kháng

mạnh với các enzyme.

Đệm ion zwitter có những tính chất trên nên nó tốt hơn so với đệm

17

phosphat hoặc Natri citrat. Đệm ion zwitter là Trihydroxymethyl amino

methane (Tris) và N-hydroxymethyl-2 amino ethane sulfonic acid (TES) (Bùi

Xuân Nguyên và cs., 1994).

b. Bảo quản tinh đã pha loãng ở 50C trước khi đông lạnh

Bảo quản ở 50C trước khi đông lạnh sẽ tăng cường sức kháng đông cho

tinh trùng bò. Thông thường, tinh bò đực sau khi khai thác và đủ tiêu chuẩn

pha chế thì tiến hành xử lý gồm:

- Pha loãng lần đầu tinh dịch ở 350C .

- Làm lạnh dần xuống 50C và bảo quản trong thời gian 1,5-2 giờ

- Pha loãng lần hai với môi trường có chứa glycerol.

- Cân bằng trong 2-3 giờ.

- Đông lạnh tinh trùng.

Bảo quản tinh trùng đã làm lạnh ở 50C trước khi pha loãng lần hai đã

nâng cao đáng kể tỷ lệ sống của tinh trùng sau khi đông lạnh và giải đông.

c. Nồng độ của glycerol và thời gian cân bằng

Nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng cuối cùng để làm đông

lạnh tinh trùng bò vào khoảng 7%, nhưng tỷ lệ này có hơi khác nhau tùy theo

các thành phần của môi trường pha loãng. Nồng độ tối ưu cho sức sống của

tinh trùng là 11% với sữa khử bơ. Nồng độ glycerol trong môi trường pha

loãng có mối tương quan đáng tin cậy với tốc độ giải đông, là nồng độ glycerol

cao trong môi trừơng pha loãng là cần thiết cho tốc độ giải đông nhanh

(Hiroshi, 1992).

Thời gian từ lúc bổ sung glycerol vào môi trường pha loãng (pha loãng

lần hai) đến khi bắt đầu làm đông lạnh được gọi là thời gian cân bằng glycerol.

d. Tốc độ làm lạnh

Theo Hiroshi (1992) tốc độ làm lạnh quá cao sẽ gây tổn hại tới tinh

trùng vì nó gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đó gây

18

ra đông lạnh ngoại bào và sau đó đông lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ

gây ra tập trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và

sẽ làm rối loạn tế bào, đây được coi là ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm

lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của

dung dịch.

Tốc độ làm lạnh tối ưu khác nhau không chỉ theo loại tế bào mà còn

theo các yếu tố như các thành phần của thể vẩn tế bào và loại chất chống đông

băng. Chẳng hạn dung dịch đường saccharide được đông lạnh nhanh (đông

lạnh 2-4 phút, 50C xuống -790C), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao

hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 45 phút, từ 50C xuống -790C), vì đã

ngăn cản được ảnh hưởng của dung dịch. Môi trường pha loãng có nồng độ

glycerol 5-7% được đông lạnh nhanh (đông lạnh 3-5 phút, từ 50C xuống -

1300C) cho hoạt lực tinh trùng cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 20-

40 phút, từ 50C xuống -90C) (Hiroshi, 1992).

Tốc độ làm lạnh cao gây đông lạnh nội bào, còn tốc độ làm lạnh thấp

ảnh hưởng dung dịch và gây rối loạn tế bào. Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ

làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch.

e. Tốc độ giải đông

Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lớn đến sức sống, hoạt

lực, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất bình thường của

tinh trùng. Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C sức sống tinh trùng cao

hơn so với nước 4 hoạc 200C. Giải đông ở nước 35-750C cũng cho tỷ lệ

acrosome bình thường cao hơn so với nước 4oC hoặc 200C. Nếu tinh được bảo

quản ở nhiệt độ 370C sau khi giải đông, cọng rạ nào được giải đông nhanh ở

nhiệt độ cao hơn thì sẽ duy trì được sức sống tinh trùng cao hơn. Tinh dịch

đông lạnh trong cọng rạ được bảo quản ở nhiệt độ -1960C và giải đông bằng

nước có nhiệt độ 5-500C rồi xác đinh các thông số sau hai giờ bảo quản (tinh

19

đã giải đông) ở nhiệt độ 35-370C (Hiroshi, 1992). Theo Hiroshi (1992) không

có sai khác rõ rệt về oxygen tiêu thụ giữa các nhiệt độ giải đông, nhưng kết

quả sản sinh acid lactic thì cao hơn ở những nhiệt độ giải đông cao. Những

kết quả này cho thấy tốc độ giải đông có ảnh hưởng đến trao đổi chất của tinh

trùng, đặc biệt là quá trình glycolyse. Hoạt lực và sức sống của tinh trùng có

hơi khác nhau giữa các nhiệt độ giải đông ngay sau khi giải đông. Tuy nhiên,

chúng có giá trị cao hơn ở tinh trùng giải đông bằng nước 30-500C sau hai giờ

bảo quản ở 370C so với tinh trùng giải đông bằng nước 10-150C.

f. Thời gian bảo quản

Tinh trùng đông lạnh phải luôn luôn được bảo quản ngập chìm trong nitơ

lỏng (-1960C), nếu bảo quản tốt sau vài chục năm, tỷ lệ sống và sức hoạt động

của tinh trùng vẫn không thay đổi và khả năng thụ tinh vẫn không bị sụt giảm.

Ở Thụy Sỹ, tinh đông lạnh bảo quản 20 năm vẫn được sử dụng trong TTNT và

thực tế có 1 bò mẹ đẻ bê con ngày 25-7-1975 (America Breeders Service,

1991) (A.B.S). Ở Nhật Bản tinh cọng rạ bảo quản 4-13 năm vẫn có sức hoạt

động 45-55% và có tỷ lệ thụ tinh 54%. Có nhiều trường hợp tinh đông lạnh bảo

quản 20 năm vẫn có tỷ lệ thụ thai cao, đạt tới 69,8% (Hiroshi, 1992).

Theo dự đoán của Mazur (1989), kiểm tra bằng phương pháp phóng xạ

nhận thấy tinh trùng có thể tồn tại đến gần 4.000 năm nếu được bảo quản tốt.

g. Sức đề kháng của tinh trùng khi đông lạnh và các yếu tố ảnh hưởng

Quá trình đông lạnh hoặc giải đông đều ảnh hưởng tới sự sống của tinh

trùng. Nhưng khi áp dụng các biện pháp chống đông thích hợp thì khả năng tồn

tại của tinh trùng là cao vì hạn chế được các tác hại của các yếu tố. Các yếu tố

sau đây giúp tinh trùng tồn tại khi đông lạnh hoặc giải đông (Ditto, 1992).

Khả năng của tinh trùng chịu đựng được đông lạnh gọi là sức kháng

đông, thường được đo bằng tỷ lệ hồi phục lại của tinh trùng sau khi đông lạnh

20

và giải đông. Ở bò đực, sức kháng đông của tinh trùng là khác nhau, tùy theo

từng yếu tố như: Giống, cá thể, tuổi bò đực, mùa vụ, lần lấy tinh của bò đực.

- Giống, cá thể và tuổi: Sự khác nhau về sức kháng đông của tinh trùng

thể hiện rõ giữa các cá thể bò đực, nhưng không rõ ràng giữa các giống mặc

dù chúng ta có thể thấy sự khác nhau này. Giống cận huyết cao có thể sức

kháng đông của tinh trùng thấp. Tuổi của bò đực giống cũng ảnh hưởng tới

sức kháng đông. Bò đực có tuổi 1,0-1,5 năm tuổi, tinh trùng có sức kháng

đông thấp, từ 2 năm tuổi trở lên có sức kháng đông cao. Nhưng, từ 6 năm tuổi

trở lên, tinh trùng có sức kháng đông giảm xuống.

- Mùa vụ: Vào mùa hè nhiệt độ không khí cao, bò đực thường kém chịu

đựng nóng nên sức kháng tinh trùng vào mùa này thường thấp. Hiện tượng

giảm này còn tùy vào từng cá thể và tuổi của chúng, bò đực già hơn dễ bị tác

động của nhiệt hơn. Tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng trong mùa hè nóng bức có

thể thấp hơn so với tỷ lệ này trong mùa mát mẻ (Ditto, 1992).

- Số lần lấy tinh liên tiếp: Khi khai thác tinh liên tiếp thì tinh trùng thu

được từ lượt phóng tinh thứ hai cho thấy sức kháng đông tốt hơn so với tinh

trùng thu được từ lượt phóng tinh đầu. Tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh

thứ ba, thứ tư sẽ duy trì được sức kháng đông tốt, nhưng tinh trùng thu được

từ lần phóng tinh thứ năm trở đi có sức kháng đông thấp hơn (Bidot, 1985).

2.2.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh đông lạnh

2.2.10.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ thụ thai của đàn bò cái là số lượng bò cái có chửa so với tổng số

bò cái được phối giống. Theo A.B.S (1991), tỷ lệ thụ thai của đàn bò cái phụ

thuộc vào các yếu tố sau:

- Chất lượng sinh sản của đàn bò cái được phối giống, chất lượng sinh

sản của đàn bò cái lại chịu ảnh hưởng của chế độ quản lý, khai thác và nuôi

dưỡng, tình hình bệnh tật, nhất là các bệnh về sinh sản của đàn bò cái...vv.

- Tỷ lệ bò cái được phát hiện động dục và phối giống.

21

- Tay nghề của kỹ thuật viên làm công tác TTNT bò, nếu kỹ thuật viên

có kinh nghiệm nắm chắc các biểu hiện của bò khi động dục, xác định đúng

thời điểm phối giống và bơm tinh đúng vị trí trong đường sinh dục bò cái thì

thường tỷ lệ thụ thai sẽ cao và ngược lại.

- Chất lượng tinh đông lạnh (Hoạt lực tinh trùng sau giải đông).

Tỷ lệ thụ thai hay tỷ lệ có chửa của đàn bò cái khi được phối giống

nhân tạo bằng tinh đông lạnh cọng rạ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng như chất

lượng sinh sản của bò cái, tỷ lệ bò cái được phát hiện động dục - phối giống

và tay nghề của kỹ thuật viên thì chất lượng tinh đông lạnh cọng rạ đóng một

vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng tinh đông lạnh được đánh giá bằng hoạt

lực tinh trùng sau giải đông hay là số lượng tinh trùng sống và hoạt động tiến

thẳng sau giải đông. Nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp thì khả năng

thụ tinh sẽ thấp vì khi phối giống nhân tạo cho bò tinh trùng được bơm vào vị

trí tiếp giáp giữa cổ tử cung và thân tử cung. Tinh trùng phải vận động và tiến

tới vị trí 1/3 ống dẫn trứng để gặp trứng và tham gia qúa trình thụ tinh. Vì vậy

để tới được vị trí thụ tinh thì một lượng lớn tinh trùng đã bị chết trong quá

trình vận động và tham gia quá trình phá vỡ màng trắng của tế bào trứng

(Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997). Vì thế hoạt lực tinh trùng

sau giải đông thấp thì sẽ ảnh hưởng tới qúa trình thụ tinh nên tỷ lệ thụ thai sẽ

thấp và ngược lại.

2.2.10.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ thụ thai

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Giao và Phan Lê

Sơn (2003) cho thấy sử dụng tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA phối

giống cho đàn bò cái ở các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc đạt tỷ lệ thụ thai

dao động từ 43 đến 65%. Nghiên cứu trên đàn bò cái HF tại Lâm Đồng, Phạm

Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004) công bố, tỷ lệ thụ thai từ 56% đến

65%. Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái HF

22

tại Ba Vì dao động từ 48,75 đến 60%. Nghiên cứu về tỷ lệ tỷ lệ thụ thai trên

đàn bò cái HF ở Lâm Đồng, tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long

(2008) công bố là 56%. Trong lúc đó, Phùng thế Hải và cs. (2012) nghiên cứu

tại Mộc châu và Lâm Đồng cho biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực

HF là 60,2%.

Trên thế giới, Andersson và cs. (2004) nghiên cứu trên đàn bò cái tại

Phần Lan cho kết quả tỷ lệ thụ thai dao động từ 42,2 đến 46,4%.

Trong lúc đó, Hoflack và cs. (2006) công bố, tỷ lệ thụ thai khám lúc 60

ngày sau phối giống dao động từ 52,2 đến 76,0% trên đàn bò cái HF ở Thụy Điển.

2.3. Khả năng sản xuất sữa

Trong chăn nuôi bò sữa khả năng sản xuất sữa là một trong những chỉ

tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định hiệu quả trong chăn nuôi, đồng thời nó

còn quyết định tới sự phát triển chăn nuôi bò sữa của một vùng hay một quốc

gia nào đó. Để đánh giá khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa người ta

thường đánh giá sản lượng sữa (SLS), tỷ lệ mỡ, tỷ lệ protein sữa trong một

chu kỳ cho sữa của một bò cái. Người ta thường dùng các chỉ tiêu như sản

lượng sữa/ chu kỳ vắt sữa 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa để đánh

giá khả năng sản xuất sữa của mỗi bò cái sữa. Khả năng sản xuất sữa của bò

cái hướng sữa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa

Bò sữa là một trong những con vật rất nhạy cảm với các yếu tố tác

động từ bên ngoài, chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao và người chăn nuôi

phải rất nghiêm ngặt trong quá trình chọn giống, nuôi dưỡng và chăm sóc bò

sữa. SLS và chất lượng sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống bò sữa khác

nhau, SLS khác nhau; trình độ chăn nuôi khác nhau, điều kiện thời tiết khí hậu

khác nhau, SLS cũng khác nhau. Cùng một giống bò sữa được nuôi ở trang trại

này, cho SLS khác với trang trại khác.

23

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới SLS và chất lượng sữa có ý nghĩa

rất lớn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong chăn nuôi bò sữa để tăng SLS,

chất lượng sữa, giảm giá thành và tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

2.3.1.1. Giống

Trong chăn nuôi bò sữa, giống quyết định 60% sự thành bại. Trong quá

trình phát triển chăn nuôi bò sữa, mỗi một nước đã chọn lọc, nhân thuần, lai tạo

ra những giống bò sữa phù hợp với điều kiện của từng nước đảm bảo tiêu chí

năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Song giống bò chuyên cho sữa

trên thế giới cũng không nhiều và mỗi giống cũng cho SLS và chất lượng sữa rất

khác nhau.

Hall (2007) cho biết bò HF nuôi tại trang trại Crystal Brook (Canada)

có SLS là 12.500kg/chu kỳ. Lê Xuân Cương (2002) cho biết SLS bò HF Hoa

Kỳ, Nhật, Canada và Hà Lan đạt tương ứng: 8.382; 8.130; 7.980 và 7.220

kg/chu kỳ. Bò Jersey có SLS trung bình tù 3.000-5.000kg/chu kỳ 305 ngày,

đặc biệt bò Jersey có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5-5,5%). Bò nâu Thuỵ Sỹ (Brown

Swiss) có SLS 5.500- 6.000kg/chu kỳ 305 ngày.

Ở Việt Nam, bò Lai Sind có SLS 1.200-1.400kg/chu kỳ 240 -270 ngày,

mỡ sữa 5-5,5%. Bò lai F1(1/2HF) có SLS 2.500-3.000kg/chu kỳ 300 ngày, tỷ

lệ mỡ sữa 3,6-4,2%. Bò lai F2(3/4HF) có SLS 3.000-3.500kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ

sữa 3,2-3,8%. Bò lai F3(7/8HF) có SLS 3.900-4.200kg/chu kỳ (Lê Xuân

Cương, 2002).

Như vậy, SLS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống. Giống bò HF là

giống cho SLS cao nhất và được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Nhược điểm của giống này là tỷ lệ mỡ sữa không cao và khả năng chống chịu

điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm kém. Các con lai giữa bò HF với bò địa

phương có năng suất và chất lượng sữa khác nhau, tuỳ thuộc vào công thức lai

và tuỳ từng vùng khí hậu bò được nuôi dưỡng.

24

2.3.1.2. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng tới khả năng

sinh trưởng, sinh sản, SLS và chất lượng sữa. Nuôi dưỡng với khẩu phần

không đảm bảo sẽ kìm hãm sinh trưởng của bò cái tơ, làm chậm thời gian đưa

vào sử dụng và làm giảm khả năng sinh sản về sau, đồng thời kèm theo sự

kém phát triển của bầu vú, vì thế sau này SLS thấp.

Đối với bò trưởng thành, trong thời gian tiết sữa các chất dinh dưỡng

trong thức ăn bảo đảm hai yêu cầu sinh lý của cơ thể là: Thức ăn cho duy trì

cơ thể và thức ăn cho sản xuất sữa và nuôi thai. Căn cứ vào lượng sữa thu

được hàng ngày, từng giai đoạn và thành phần dinh dưỡng của nó mà ta điều

chỉnh khối lượng và chất lượng thức ăn cho phù hợp với sức sản xuất, khai

thác được tiềm năng sinh học, khả năng cho sữa cao nhất của chúng. Nếu

không đảm bảo về số lượng và chất lượng thức ăn theo giai đoạn, không cung

cấp đủ nước uống, không những làm giảm nghiêm trọng SLS và chất lượng

sữa, mà còn dẫn đến kéo dài khả năng phục hồi sau khi đẻ, làm bò gầy yếu dễ

bị mắc bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và thậm chí dẫn đến chết. Khi sữa

giảm, việc khôi phục lại rất khó, nếu được cũng mất thời gian dài.

Từ kết quả nghiên cứu của Witt (theo Lê Văn Liễn, 2003) có nhận xét

rằng, nếu cung cấp thức ăn giảm từ 3.840 đơn vị thức ăn (cho 1 chu kỳ tiết

sữa) xuống còn 960 đơn vị thức ăn, thì lượng sữa tương ứng giảm từ

8.000kg/năm xuống còn 2.000kg/năm/bò sữa.

Theo NRC (2001), bò sữa cần 3,0-3,2g canxi và 1,5-2,0g phot pho cho

100kg thể trọng, tỷ lệ Ca/P là 1,5-2,0/1. Ngoài ra, các yếu tố khoáng vi lượng

như Fe, Cu, Co, I, Zn, Mg... có ý nghĩa lớn trong trao đổi chất, chúng có liên

quan đến các enzyme, vitamin, hormon. Chúng kích thích các men thuỷ phân,

tăng cường tổng hợp axit nucleic và protein cơ bắp, có khả năng nâng cao

khối lượng và sức sản xuất ở bò sữa.

25

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và tiêu

tốn thức ăn cho 1kg sữa bò

Cung cấp đơn vị thức ăn cho 1 chu kỳ vắt sữa

Tiêu tốn cho một kg sữa với 4% mỡ

Cho duy trì thể trạng

Cho tạo sữa

Tổng ĐVTA cung cấp

Lượng sữa/chu kỳ (kg) Đơn vị TĂ %

1680 3840 5520 8000 0,69 100

1680 2880 4560 6000 0,76 110

1680 1920 3600 4000 0,9 130

1680 1680 3360 960 2,0 132

Nguồn: Witt, trích từ Lê Văn Liễn (2003)

Các loại khoáng trong khẩu phần thức ăn rất quan trọng. Thiếu photpho

làm cho buồng trứng nhỏ lại và noãn bào ít đi, ảnh hưởng đến khả năng sinh

sản; thiếu canxi và photpho có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa vì

đây là các yếu tố có thành phần ổn định trong sữa và trong xương của bò.

Loại hình thức ăn cũng rất quan trọng, thức ăn kiềm tính phù hợp cho

sự phát triển của hợp tử và bào thai, thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai

và không thích hợp cho hình thành hợp tử.

Muối và nước uống là điều kiện cần và đủ cho khẩu phần của bò sữa.

Thông thường người ta đưa vào thức ăn hỗn hợp cho bò sữa với tỷ lệ 1-2%

muối. Nước uống cung cấp đầy đủ và thường xuyên là nhu cầu bắt buộc trong

nuôi dưỡng bò sữa. Bò cần tối thiểu 3 lít nước để tạo ra 1 lít sữa và cần 5 lít

nước để tiêu hoá, hấp thu 1kg chất khô trong thức ăn. Như vậy, mỗi con bò

cao sản cần 150 lít nước một ngày. Vùng khí hậu nóng và khô lượng nước

này cần cao hơn. Nếu không đạt được mức đó SLS sẽ sụt giảm ngay. Ví dụ,

khi lượng nước bò uống giảm 40%, SLS giảm khoảng 25%.

2.3.1.3. Tuổi

SLS của bò thay đổi theo độ tuổi của nó. Theo Nguyễn Văn Thưởng

26

(1995), bò sữa cho SLS cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. SLS ở

những chu kỳ này tăng khoảng 40-50% so với SLS ở chu kỳ 1, sau đó SLS

giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò sữa không được ăn và chăm sóc đầy đủ.

Ngược lại nếu bò sữa được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, bò sữa sẽ tiếp tục cho

sữa đến lứa đẻ thứ 8-10, có trường hợp nhưng rất hiếm đến lứa đẻ thứ 10-12.

Trong trường hợp này SLS cao nhất được duy trì đến chu kỳ thứ 7.

SLS đạt cao nhất của bò ở lứa thứ 4 và thứ 5, ổn định trong vòng 2-3 năm,

khi già SLS giảm. Bò có thể trạng tốt và được chăm sóc hợp lý có thể SLS cao

tới lứa đẻ thứ 12, thậm chí đến lứa đẻ thứ 17 (Nguyễn Xuân Trạch, 2002).

Bò cái có thể sinh đẻ 8-10 lứa/đời, nhưng SLS/chu kỳ bắt đầu giảm sút

vào khoảng 7-9 năm tuổi. Vì vậy, nên loại thải khoảng 20-25% đàn bò cái sản

xuất sữa hàng năm, nhằm duy trì tiềm năng sản xuất sữa trong đàn. Hàm

lượng mỡ sữa giảm dần mỗi chu kỳ từ 0,025-0,029%. Nhiều nghiên cứu thấy

rằng sữa bò ở chu kỳ thứ 5 và 6 là tốt nhất về hàm lượng các chất dinh dưỡng

và giá trị sinh học so với sữa bò ở chu kỳ đầu và bò già (sau chu kỳ thứ 8) (Lê

Văn Liễn, 2003).

2.3.1.4. Thời gian tiết sữa

Bò có chu kỳ tiết sữa dài, khoảng 300 ngày. Lượng sữa thay đổi theo

thời gian tiết sữa: Tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 6-7 của chu kỳ, sau

đó giảm dần đến khi cạn sữa. Theo Lê Đăng Đảnh (1996), bò 1/2HF luôn có

đỉnh chu kỳ sữa vào tháng thứ 1 và 2, còn bò 3/4 và 7/8HF luôn rơi vào tháng

thứ 2 của chu kỳ tiết sữa. Theo Nguyễn Quốc Đạt (1999), cả ba nhóm giống

bò 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF đều có SLS tăng dần từ khi đẻ đến tháng thứ 2,

sau đó giảm dần đến hết chu kỳ vắt sữa.

Trong quá trình tiết sữa, thành phần và tính chất của sữa cũng có thay

đổi. Tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa giảm dần ở giai đoạn từ tháng thứ 2 đến

tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của chu kỳ tiết sữa, sau đó có tăng lên nhưng không

27

đáng kể. Hàm lượng đường không thay đổi nhiều, hàm lượng canxi và

photpho tăng lên vào giai đoạn cuối chu kỳ sữa.

2.3.1.5. Kỹ thuật vắt sữa

Do quá trình vắt sữa dựa trên cung phản xạ thần kinh-thể dịch nên khi

vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ làm ức chế quá trình thải sữa. Nếu thời gian

vắt sữa kéo dài làm cho lượng oxytoxin hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa

trong bầu vú, tăng tỷ lệ sót sữa dễ gây viêm vú.

Ngoài thời gian vắt sữa, các yếu tố như cách vắt sữa, người vắt sữa, địa

điểm vắt sữa cũng nên cố định để không làm thay đổi phản xạ tiết sữa của bò

vì đây là phản xạ có điều kiện. Thành phần của sữa trong thời gian vắt sữa

khác nhau cũng khác nhau. Sữa của lần vắt trước có mỡ kém hơn những lần

vắt sau, nên cần chú ý vắt thật hết sữa mỗi lần để có kết quả tổng thể tốt hơn

về chất lượng sữa (Lê Văn Liễn, 2003).

2.3.1.6. Điều kiện môi trường

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời,

áp suất khí quyển, lượng mưa…đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến

sức sản xuất sữa, sinh sản của bò. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua

kích thích thần kinh, hormon điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzyme

và các hormon khác, gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm

chất của thức ăn. Do đó, ở nước ta năng suất và chất lượng sữa thường giảm

trong vụ Đông xuân do thiếu cỏ, khả năng sinh sản lại giảm vào Mùa hè do

ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ và độ ẩm môi

trường. Ở bò, SLS không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ 0-21oC, nhiệt

độ thấp hơn -5oC và 26-27oC SLS giảm từ từ, nhưng khi nhiệt độ lên trên

27oC SLS giảm rõ rệt. Tỷ lệ mỡ sữa giảm trong nhiệt độ môi trường từ 21-

28

27oC, khi nhiệt độ tăng hơn 27oC tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng tăng trong khi đó

vật chất khô (VCK) không mỡ luôn giảm thấp. Nhiều tác giả xác định rằng

nhiệt độ tối ưu đối với bò sữa nói chung từ 40C đến 160C, giới hạn tối đa có

khác nhau chút ít ở từng giống, ở giống bò HF là 260C (Kovac, 1972, trích từ

Lương Văn Lãng, 1983). Horn (1972) cho biết, nhiệt độ cao của vùng á nhiệt đới

và nhiệt đới là yếu tố chủ yếu gây cản trở sự hình thành các giống bò sữa có

năng suất cao ở vùng này. Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà (2008) cho rằng, với bò

sữa khi gặp stress nhiệt, giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, SLS sẽ giảm 1kg.

Độ ẩm môi trường tăng cao làm SLS giảm rõ rệt, một số thành phần

của sữa như: Protein, palmetic và axit stearic có xu hướng tăng, trong khi đó

các thành phần khác như mỡ sữa, vật chất khô không mỡ, nitơ tổng số, lactoza,

axit béo mạch ngắn và axit oleic có xu hướng giảm thấp (Nguyễn Xuân Trạch

và Mai Thị Thơm, 2004). Nhiệt độ môi trường thích hợp của bò phụ thuộc

vào giống và khả năng chống chịu nóng và lạnh của con vật. Nhiệt độ tối đa

và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò cũng khác nhau.

SLS của bò HF giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ môi trường cao hơn

21oC. Trong lúc đó, đối với bò Brown Swiss và bò Jersey chỉ giảm SLS khi

nhiệt độ môi trường 26-27oC và ở bò Brahman là 32oC. Nhiệt độ thích hợp tối

thiểu ở bò Jersey khoảng 2oC, còn ở bò HF không bị ảnh hưởng, thậm chí ở -

13oC (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000).

Ahmed và Amin (1997) cho biết: khí hậu nhiệt đới mùa hè có ảnh

hưởng đến thu nhận cỏ xanh và SLS của bò HF và bò Zebu bản địa ở Sudan.

Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, cải tiến khí hậu chuồng nuôi có ảnh

hưởng tốt đến các chỉ tiêu về SLS. Padilla và cs. (2005) cho rằng, khẩu phần

bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt đến SLS và khả năng thu nhận thức ăn

cho bò đang vắt sữa trong thời tiết nóng.

Theo Vương Tuấn Thực và cs. (2007), stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu

cực đến các chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, lượng thức ăn, ăn vào và SLS

29

của bò lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi trong các nông hộ ở Trung tâm Nghiên

cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này ở bò 1/2HF là không

lớn, chứng tỏ rằng khả năng thích ứng cao của chúng. Bò 3/4HF thì ngược lại,

chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của stress nhiệt. Tỷ lệ máu Bos indicus trong bò

1/2HF, 3/4HF có lẽ là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt về đáp ứng sinh lý của

chúng với stress nhiệt.

2.3.1.7. Trạng thái sức khoẻ

Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng sữa. Bò

đang tiết sữa nếu nuôi dưỡng không tốt để bò gầy yếu, động dục trở lại sau đẻ

chậm, chu kỳ sinh sản kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của bò.

Khi bò mắc bệnh, bò kém ăn, gầy dẫn đến SLS thấp. Trong trường hợp

bò mắc bệnh sản khoa, khả năng sinh sản sẽ kém dẫn đến sức sản xuất sữa

không cao. Nếu bò bị bệnh viêm vú thì khả năng cho sữa và chất lượng sữa

cũng giảm đi rõ rệt, nếu trường hợp bị bệnh nặng không điều trị kịp thời có

thể gây hỏng bầu vú.

2.3.1.8. Chọn đôi giao phối

Việc chọn đôi giao phối có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cũng như

chất lượng sữa của đàn bò sữa trong tương lai. Tùy theo mục đích sản xuất và

tình hình thực tế về năng suất, chất lượng sữa của từng bò cái sữa, mà chọn

những bò đực có tiềm năng về sản lượng sữa cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao để gép

đôi giao phối phù hợp với từng bò cái sữa, để tạo ra bò con có sản lượng sữa

cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao từ đấy sẽ nâng cao được hiệu quả trong chăn nuôi.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng sản xuất sữa

2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta trong vòng mười năm qua phát triển

nhanh, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 34-43%. Đầu năm 2012, tổng đàn bò

30

sữa đạt 158.366 con (Tổng cục thống kê, 2012). Giống bò sữa hiện đang nuôi

ở Việt Nam chủ yếu là bò lai HF, chiếm trên 84%, có tỷ gene HF 50-97,5%

với SLS trung bình năm 2009 là 4.000- 4.500 lít/chu kỳ cho sữa. Khoảng 15%

tổng đàn bò sữa là thuần HF, có SLS trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho

sữa (Cục Chăn nuôi, 2010).

Bên cạnh số lượng và chất lượng đàn bò sữa HF thuần tăng nhanh, đàn

bò HF lai cũng tăng về số lượng, chất lượng giống cũng được cải tiến: SLS bò

HF lai hướng sữa cũng được tăng lên. Các công trình nghiên cứu về bò sữa

khá nhiều và các kết quả thu được phục vụ cho sản xuất cũng không nhỏ về

nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các công trình sau đây.

Dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia (giai đoạn 2001-2005), đã thu

được những kết quả khả quan.

- Bước đầu xây dựng lý lịch và đánh số tai cho đàn bò sữa trong cả nước,

từ đó chọn những bò đực giống thích hợp cho từng bò cái sữa nhằm nâng cao

sản lượng và chất lượng sữa bền vững, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa.

- Triển khai phát triển giống bò sữa với 30 tỉnh thành (43 đơn vị:

19.639 cơ sở, chiếm 99,16% tổng số cơ sở chăn nuôi bò sữa của cả nước)

tham gia. Tổng đàn bò trong khu vực Dự án là 107.045 con, chiếm 99,47%

tổng đàn bò của cả nước, trong đó bò lai hướng sữa là 90.608 con, chiếm

84,65% và bò thuần là 16.437 con (15,34%).

- Nhân nhanh số lượng và chất lượng đàn bò sữa: Phối giống 121.976

con, có chửa 68.483 con, tỷ lệ có chửa/phối đạt 56,96% (Miền Bắc 62,95%,

Miền Nam 52,50%), số bê đã sinh ra: 54.629 con, tỷ lệ đẻ/chửa: 78,62%

(Miền Bắc 74,13%, Miền Nam 82,64%) từ tinh của 46 bò đực giống có phẩm

chất tốt. Áp dụng biện pháp sinh học cấy truyền phôi để sản xuất những bò

giống tốt. Dự án nhập 257 phôi đông lạnh giống bò HF có năng suất và chất

lượng cao của Canada, đã cấy cho 157 bò tại Tp. Hồ Chí Minh, Mộc Châu,

Ba Vì và Bắc Ninh.

31

- Thực hiện việc nâng cao số lượng và chất lượng của đàn bò sữa, Dự

án nhập 99 bò sữa cao sản HF từ Hoa kỳ để làm giống, đến nay tổng đàn bò

đó lên tới 170 con và đang phát huy tác dụng trong việc cung cấp giống. Bước

đầu thực hiện công tác quản lý giống bò sữa bằng chương trình VDM, VDM-

AI để cập nhật lưu và chuyển dữ liệu từ cơ sở đến Trung ương.

Trong đề tài Độc lập cấp nhà nước 2003-2005, do Nguyễn Văn Đức

(2005) làm chủ trì, đã nghiên cứu sâu về công tác giống và đã thu được một

số kết quả sau:

- Bước đầu đã nghiên cứu đặc điểm di truyền, giá trị giống, tín hiệu di

truyền và mối tương quan di truyền giữa một số tính trạng kinh tế quan trọng

trong chăn nuôi bò sữa để giúp cho chọn lọc hữu hiệu hơn. Việc nghiên cứu

giá trị giống và một số tín hiệu di truyền của một số tính trạng kinh tế cơ bản

của bò sữa cũng đã bắt đầu được nghiên cứu với mục đích giúp cho việc chọn

lọc chính xác và nhanh hơn.

- Thu thập số liệu đánh giá chọn vào đàn hạt nhân 2.000 con và vào đàn

cấp 1 trên 8.000 con HF và HF lai để bắt đầu xây dựng mô hình tháp giống bò

sữa. Chất lượng, chủ yếu dựa vào SLS, đàn bò HF lai hạt nhân và cấp 1 tương

đối tốt. Cụ thể:

Đàn hạt nhân:

* Đàn bò cái HF thuần: Số lượng: 400 con, với SLS: 4.800kg/chu kỳ.

* Bò cái HF lai: Số lượng: 1.600 con, với SLS: 3.800 kg/chu kỳ.

* Bò đực giống HF lai: Số lượng: 8 con, tiềm năng sữa: 5.000kg/chu kỳ.

Đàn cấp 1:

* Đàn bò cái HF thuần: Số lượng: 1.600 con, với SLS 4.300kg/chu kỳ.

* Bò cái HF lai: Số lượng: 6.400 con, với SLS đạt 3.600 kg/chu kỳ (F3)

và 3.500kg/chu kỳ (F2).

Tương tự, trong đề tài cấp Bộ, Trần Trọng Thêm và cs. (2005) cho biết

bò lai hướng sữa giữa bò HF và bò vàng địa phương đã được cải tiến với bò

32

Zebu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa nước ta, khoảng 85%.

Bò lai hướng sữa Việt Nam, chủ yếu có từ 50 đến 87,5% nguồn gen HF.

Ở Nước ta các nhà khoa học đã bắt đầu tạo chọn đực giống HF lai

hướng sữa đúng quy định, thừa kế từ nghiên cứu cơ bản trước. Giai đoạn

2001-2005 đã tiếp tục nghiên cứu tạo chọn đực giống HF lai góp phần ổn định

nhóm giống và nâng cao hiệu quả kinh tế. Để tránh đồng huyết, đề tài tạo bò

đực giống HF lai F2 3/4HF và F3 7/8HF bằng nguồn tinh riêng biệt, chưa sử

dụng ở Nước ta. Đề tài tạo chọn được 9 đực lai hướng sữa chất lượng tốt từ

tổng số 25 bê đực được kiểm tra qua đời trước và kiểm tra cá thể; lưu giữ

được hơn 24.000 liều tinh để sử dụng sau khi hoàn thành kiểm tra năng suất

sữa của chị em gái; đã phối cố định được 1.000 con và đã sinh ra được trên

175 bê cái.

Tổng kết số liệu sản xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng giai đoạn

1991-1993 cho thấy, tỷ lệ bò cái vắt sữa chiếm 75% tổng đàn cái sinh sản,

SLS từ 3.946kg/chu kỳ vào năm 1991, tăng lên 4483kg/chu kỳ ở năm 1993

(Đinh Văn Cải, 2009). Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004), tổng kết các

chỉ tiêu sản xuất chính trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu (1998-2002) cho

thấy: SLS trung bình trên chu kỳ sữa: 4.300-4.600 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa

là 3,28-3,39%.

Phạm Văn Giới và cs. (2007) khảo sát SLS của các nhóm bò lai HF với

tỷ lệ máu lai khác nhau trên những vùng nuôi bò sữa chính của cả nước từ

năm 2000-2004 cho thấy: SLS của nhóm bò lai trung bình đạt 4125kg/chu kỳ,

SLS của nhóm bò lai 50% HF; 62,5%; 75%; 87,5% và cao hơn 87,5% HF

tương ứng là 3790kg; 4265kg; 4220kg; 4073kg và 3905kg/chu kỳ. Số liệu này

cho thấy SLS của nhóm bò 62,5 và 75% HF cao hơn các nhóm bò khác. SLS

của các nhóm bò lai vùng đông Nam Bộ cao hơn SLS của vùng đông Bắc Bộ.

Năng suất bò thuần HF (nhập từ Australia) tại Công ty sữa Tương Lai (Tuyên

Quang) đạt 5350kg/chu kỳ. Năng suất trung bình bò lai (chủ yếu là bò lai 75%

33

và 87,25% HF) của trại Huấn luyện Bình Dương là 3960kg/chu kỳ. Năng suất

trung bình bò sữa của TP HCM đạt 4100kg/chu kỳ. (Đinh Văn Cải, 2009).

Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết: SLS của bò HF nhập từ

Australia nuôi tại Mộc Châu là 4.365kg/chu kỳ 1 và 4.726kg ở chu kỳ 2.

Trong lúc đó, SLS của bò HF nuôi tại Lâm Đồng tương ứng là 3.877kg và

4.419kg/chu kỳ.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2004), trên bò sữa tại Mộc Châu

và Hà Nội cho thấy, bò lai F2(3/4HF) có SLS cao hơn bò F1(1/2HF) và

F3(7/8HF), khả năng sinh sản của bò F1(1/2HF) và F2(3/4HF) tốt hơn bò

F3(7/8HF), phẩm chất sữa của con lai F1(1/2HF) nuôi tại Mộc Châu tốt hơn

so với con lai F2 và con lai F3.

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), đã nghiên cứu về sức sản

xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết SLS chu kỳ 305 ngày của HF nuôi ở

nông hộ ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất đạt 4.268,49 lít, nuôi tập trung đạt 4.171,89 lít

với tỷ lệ mỡ sữa là 3,46% và 3,4% và Protein sữa là 3,3% và 3,36%.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu một số chỉ tiêu

năng suất và chất lượng sữa của bò cái HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết SLS

chu kỳ 305 ngày của bò HF đạt 5127,14 lít với tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,47% và

Protein sữa đạt 3,27%.

Nguyễn Văn Tuế và cs. (2010), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của

bò lai 50%HF, 75%HF và 82,7% HF cho biết SLS chu kỳ 305 ngày của bò lai

HF tại Bắc Ninh đạt lần lượt như sau: 3.484,5 kg/chu kỳ; 4.234,5 kg/chu kỳ

và 4.134,5 kg/chu kỳ.

2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Trên thế giới, khoảng 150 triệu hộ chăn nuôi bò sữa với 1 tỷ người sống

và làm việc tại trang trại chăn nuôi bò sữa. Tổng SLS của thế giới khoảng

580-600 triệu tấn/năm. Quy mô trung bình mỗi hộ chăn nuôi trên thế giới có 2

con bò sữa và lượng sữa sản xuất hàng ngày là 11kg (IFCN, 2008).

34

Năm 1952, năng suất đàn bò sữa cả nước của Israel vào khoảng 4.000

kg/chu kỳ. Đến năm 2000, năng suất đàn bò do Kibbutz (hợp tác xã) quản lý

đạt năng suất 12.098 kg/chu kỳ 305 ngày. Năm 2006, năng suất đàn bò sữa cả

nước của Israel đạt trung bình 11.500kg/chu kỳ 305 ngày với mỡ sữa 3,66%

và protein sữa 3,26% (Đinh Văn Cải, 2008).

Canada bắt đầu theo dõi về SLS bò HF từ năm 1905 với SLS cân hàng

ngày. Sau đó bổ sung theo dõi SLS 305 ngày bắt đầu vào năm 1921, đánh giá

giống mỗi tháng một lần cân sữa của từng lần vắt trong một ngày và lấy mẫu

kiểm tra tỷ lệ mỡ sữa.

Năm 1922, lần đầu tiên các tính trạng về ngoại hình được Hội bò sữa

HF của Hoa Kỳ đưa ra. Các nhà chọn giống Canada bắt đầu chọn lọc theo

hướng kết hợp cả ngoại hình và năng suất. Năm 2006, tổng đàn bò sữa Canada

đạt 1,08 triệu con, các giống bò sữa chủ yếu là Holstein Friesian, Jersey,

Brown Swiss và Ayrshire, trung bình quy mô đầu con trên mỗi trại bò sữa lên

trên 70 con. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm trên 6 triệu tấn, bình

quân sữa hàng hoá cho mỗi trại là 4.152 tấn/năm. Trong những năm vừa qua,

tỷ lệ đàn bò vắt sữa của Canada có tăng nhẹ, SLS 305 ngày bình quân cho tất

cả các giống là 9.519kg/chu kỳ, bình quân sản lượng mỡ sữa là 351kg/chu kỳ

và bình quân sản lượng protein sữa là 306kg/chu kỳ (Holstein Canada, 2009).

Vương Ngọc Long (2008) cho biết, bò 50% (HF x Zebu) ở Thái Lan có

thời gian cho sữa 190 ngày, SLS 2.403kg/chu kỳ, bò 75% (HF x Zebu) có thời

gian cho sữa 258-266 ngày, SLS 2.741-2.745kg/chu kỳ và ở bò >75% (HF x

Zebu) tương ứng là 333 ngày và 3.527kg/chu kỳ.

Ở các nước nhiệt đới, bên cạnh việc nuôi các giống bò thuần nhập nội,

nghiên cứu lai tạo giống bò sữa nhiệt đới được nhiều nước chú trọng. Bước

đầu đã có một số bò sữa lai ra đời, đáp ứng yêu cầu sản xuất trước mắt như ở

châu Á có bò Karan Fries 3/4HF, Friesian Sahiwal 5/8HF và 3/8 Sahiwal;

Australia có bò Australian Friesian Sahiwal (AFS) 50%HF, 50% Sahiwal;

35

Australian Milking Zebu (AMZ) 50% Jersey, 25% Red Sindhi, 25% Sahiwal;

Châu Mỹ La Tinh có bò 75% Jersey, 20% Sahiwal, 5% HF; Braxilia

Pitanqueras 5/8 Red Poll; Cuban Syboney 5/8HF; Cuban Membi 3/4HF. Gần

đây, việc lai cải tạo bò nhiệt đới với bò HF được tiến hành song song với việc

cải thiện điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc đã đem lại nhiều kết quả khả quan

(Chamberlain, 1992). Nghiên cứu của Chamberlain (1992) cho biết, khi bò ôn

đới chuyển đến vùng nhiệt đới tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn và chịu ảnh

hưởng của chế độ nuôi dưỡng.

Singh và cs. (1986) nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất sữa của bò lai

ở Chotanagpur Ấn Độ cho biết bò HF x Zebu (<50%HF) có SLS

2.888,8kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 319,2 ngày, bò HF x Zebu (50%HF)

có SLS là 3.655,1kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 305 ngày và bò HF x Zebu

(>50%HF) SLS là 3.556,2kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 292,8 ngày.

Nghiên cứu của Jasiorowki và cs. (1988) cho thấy, SLS của bò F11/2HF

x Zebu, F23/4 và F37/8HFxZebu ở Venezuela tương ứng là 3.087, 3.560 và

3.643kg/chu kỳ.

2.4. Giá trị trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF thông qua sản

lượng sữa của đàn con gái để chọn lọc đực giống

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò sữa nói riêng giống là tiền đề.

Để nâng cao hiệu quả chọn giống bò sữa, đẩy nhanh tiến bộ di truyền về sản

lượng sữa cũng như chất lượng sữa thì việc chọn lọc bò đực giống sữa đóng

một vai trò rất quan trọng. Bởi vì trong di truyền, thế hệ con cái thừa hưởng

50 % nguồn gene từ bố và 50% nguồn gene từ mẹ, mặt khác nếu một con bò

sữa mẹ tốt thì cả đời nó chỉ cho ra được 5-7 bò con tốt, nhưng đối với một bò

đực giống HF tốt hàng năm có thể sản xuất được 30.000 liều tinh phục vụ cho

phối giống và có thể cho ra 15.000 đến 20.000 bò con tốt. Như vậy, ảnh

hưởng của bò đực giống là rất lớn và rộng khắp không những trong một vùng,

36

một nước mà có thể trong nhiều nước, chính vì vậy những tiến bộ di tuyền mà

con đực mang lại cho các thế hệ sau là rất lớn. Nên hiện nay trên thế giới việc

chọn lọc đực giống HF tốt để cải tạo di tuyền, nâng cao năng suất, chất lượng

sữa cho đàn bò sữa là rất phổ biến.

Để chọn lọc bò đực giống HF thông thường, người ta chọn đời trước

thông qua hồ sơ, lý lịch…vv và ghép đôi giao phối tạo ra bò đực trẻ sử dụng

cho công tác kiểm tra đánh giá qua bản thân và qua đời sau. Thông thường

tùy vào mục đích, nhu cầu về chăn nuôi của mỗi nước người ta đưa ra các chỉ

tiêu để đánh giá chọn lọc. Nhưng thường thì chỉ tiêu về sản lượng sữa là chỉ

tiêu được sử dụng nhiều nhất để chọn bò đực giống HF, vì đây là chỉ tiêu kinh

tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Muốn chọn lọc bò đực giống HF qua

sản lượng sữa thì phải chọn thông qua sản lượng sữa của đàn con gái bởi vì

bản thân bò đực không cho sữa, nên không thể đánh giá trực tiếp trên bò đực

được, mà phải đánh giá chọn thông qua SLS của đàn bò con gái.

Giá trị giống về SLS của mỗi bò đực giống HF là đại lượng biểu thị khả

năng truyền đạt các gene cho đời con cái, GTG có ý nghĩa quan trọng đối với

đánh giá chọn lọc gia súc giống (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Các gene

quy định tính trạng số lượng rất nhiều, do đó không thể biết một cách chính

xác GTG của một cá thể. Trong thực tế, chỉ có thể xác định được giá trị gần

đúng của chúng từ các nguồn thông tin khác nhau, tức là GTG ước tính. GTG

về SLS được tính bằng:

¢i =

)( PPbAP −

¢i: Giá trị giống ước tính của cá thể i.

bAP: lµ hÖ sè håi quy cña gi¸ trÞ di truyÒn céng gép cña c¸ thÓ i theo SLS

P: Gi¸ trÞ kiÓu h×nh cña con vËt thu ®−îc sè liÖu vÒ s¶n l−îng s÷a.

P : Gi¸ trÞ kiÓu h×nh trung b×nh s¶n l−îng s÷a cña quÇn thÓ.

Hiện nay, phương pháp BLUP được ứng dụng rộng rãi để đánh giá

GTG của vật nuôi. Phương pháp BLUP có độ tin cậy cao vì sử dụng hầu hết

các nguồn thông tin hệ huyết thống của các cá thể và số liệu tính trạng. Đơn

37

vị sử dụng cho GTG là đơn vị đo lường của tính trạng. Ví dụ đơn vị đo lường

của GTG đối với tính trạng SLS là kg. GTG thực sẽ không bao giờ biết được

nhưng GTG ước tính sẽ đạt tới mức gần đúng với giá trị thực khi số lượng

mẫu của thế hệ con lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của GTG

- Nguồn thông tin càng nhiều thì độ chính xác càng cao và ngược lại.

- Độ tin cậy có giá trị từ 0-100. Mức độ tin cậy của GTG ước tính thường

được chia thành 5 mức: Rất thấp, thấp, trung bình,cao, rất cao. Nguyễn Văn

Đức và cs. (2006) cho biết, mức độ tin cậy của GTG ước tính như sau:

Bảng 2.2: Mức độ tin cậy của gía trị giống

Mức độ tin cậy Số lượng nguồn thông tin

0-40%: Rất thấp GTG có thể được coi như giá trị sơ bộ tính đầu tiên nhưng

vẫn tốt

41- 60%: Thấp Sử dụng để tìm cá thể tốt nhất

61-75%:

Trung bình

Mức độ tin cậy TB kể cả có thêm thông tin về thế hệ con nó

sẽ trở thành một chỉ số về giá trị của một cá thể như bố, mẹ

75- 95%:

Cao

Mức độ tin cậy cao và sẽ thay đổi lớn nếu sử dụng thêm

nhiều số liệu của thế hệ con để phân tích

> 95%:

Rất cao

Mức độ tin cậy rất cao, nhưng vẫn thay đổi khi dùng nhiều

số liệu đời con

Các nghiên cứu của các tác giả về ước tính GTG của bò đực HF cho

biết, GTG khác nhau với đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu khác

nhau như: Võ Văn Sự và cs. (1996) đã ước tính GTG của các bò đực giống

HF được đánh giá tại hai cơ sở, GTG cao nhất là +278,07 kg và thấp nhất là –

127,21 kg. Phạm Văn Giới (2008), đã ước tính GTG của các bò đực giống HF

(từ nguồn tinh nhập khẩu), đánh giá tại hai cơ sở, GTG cao nhất là +1465,9

kg và thấp nhất là + 523,6 kg.

38

- Powell và cs. ( 2005) công bố GTG trung bình theo quốc gia của 100 bò đực

cao nhất của 10 nước, GTG ở Canada cao nhất (+1785kg) và thấp nhất là

Australia (+745kg).

- Zang và cs. (2000) ước tinh GTG đàn bò HF tại Bắc Kinh - Trung Quốc và

cho biết GTG về SLS của quần thể bò này biến động từ thấp nhất –1160,29

kg đến cao nhất +2052,75 kg.

2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò đực giống HF

2.5.1. Trong nước

Trong thời gian qua tại nước ta đã có một số nghiên cứu đánh giá và

chọn bò đực giống sữa thông qua chọn đời trước và kiểm tra cá thể và đã chọn

được 6 con đực HF (Phạm Văn Giới và cs., 2010). Nguyễn Văn Đức và cs.

(2004) cho biết, đã chọn được 9 đực lai hướng sữa từ tổng số 25 bê đực được

kiểm tra qua đời trước và kiểm tra sinh trưởng phát triển của cá thể.

Nguyễn Ánh Long (2011) cho biết, đã chọn được 15 bò đực HF từ

Australia thông qua chọn đời trước về Trạm moncada để sản xuất tinh đông

lạnh phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam. Lê Văn Thông và cs. (2013) đã

chọn được 10 bò đực giống HF đạt đặc cấp kỷ lục thông qua chọn đời trước

và kiểm tra cá thể.

2.5.2. Ngoài nước

2.5.2.1. Kiểm tra, đánh giá bò đực giống hướng sữa ở Nhật Bản

Theo Takeo Abe (1992), đánh giá bò đực giống hướng sữa theo 4 bước.

Bước 1: Tạo bò đực tốt để chọn làm đực giống kiểm tra

Chọn bố bò đực và mẹ bò đực: Chọn bò đực bố và thiết lập các chỉ tiêu

chọn lọc chung đối với mẹ bò đực, được thực hiện hàng năm bởi Uỷ Ban của

Hiệp hội cải tiến gia súc Nhật Bản. Số lượng đực giống bố được lựa chọn cho

phối giống theo kế hoạch mỗi năm khoảng 30 con. Số bò đực bố này bao gồm

39

cả bò đực nội địa và nhập ngoại.

Bước 2: Kiểm tra cá thể đàn bê đực

Nuôi dưỡng những bê đực được lựa chọn và sơ tuyển trước. Chăm sóc,

nuôi dưỡng những con bê đực được sinh ra từ kế hoạch phối giống. Trong

vòng 12 tháng, thông qua việc kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển, những cá

thể sinh trưởng, phát triển tốt và ngoại hình tốt sẽ được giữ lại để kiểm tra

chất lượng tinh từ đó quyết định bò đó có thể được chọn làm giống hay không.

Những con bò đực đã được lựa chọn qua bước này đảm bảo chất lượng về

ngoại hình-thể vóc và chất lượng tinh tốt. Một nửa số đó bị loại thải. Một nửa

khác giữ lại được chuyển đến các Trung tâm đực giống để lấy tinh dự trữ.

Bước 3: Phối giống để sản xuất đàn bò con gái

Bò đực giống có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất tinh. Tinh đó được sử

dụng để phối tạo ra những con bê cái cho mục đích kiểm tra đời sau. Sau đó,

phải đợi cho đến khi việc kiểm tra kết thúc, nếu bò đực đạt tiêu chuẩn thì tinh

mới được sử dụng và tinh của bò đực giống không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ.

Để có thể tiến hành kiểm tra tiềm năng sản xuất sữa của một bò đực giống,

cần thiết phải có từ 50-100 bò con gái của mỗi bò bố.

Bước 4: Kiểm tra năng suất đàn bò con gái

Kiểm tra năng suất và chất lượng sữa của nó, SLS được quy chuẩn 305

ngày và bình thường dựa trên số liệu của 10 ngày ghi chép. Đối với thành

phần sữa như tỷ lệ mỡ, tỷ lệ Protein, số liệu được tính toán 1 tháng 1 lần với

mẫu lấy ở ngày ghi chép. Thông qua kiểm tra đó, có thể phán đoán được

năng lực di truyền của bố nó – con bò đực giống đang kiểm tra.

Nếu trong số bò đực giống của Trung tâm cải tiến gia súc của Nhà nước

được xếp loại tốt thì giữ lại làm giống, đồng thời tăng cường sản xuất tinh

đông lạnh cung cấp cho cho công tác thụ tinh nhân tạo bò và bò bị xếp loại

kém thì bị loại bỏ.

40

2.5.2.2. Kiểm tra đánh giá bò đực giống hướng sữa tại Canada

Brian Van Doormaal (2007) cho biết, tại Canada kiểm tra, đánh

giá bò đực giống hướng sữa được tiến hành như sau: Áp dụng thụ tinh nhân

tạo cho bò sữa đạt tỷ lệ cao nhất, đạt trên 90%. Trong những thập kỷ qua,

Canada đã áp dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho ngành chăn nuôi

bò sữa nên chất lượng giống đã tăng lên rất cao. Với tổng đàn bò cái vắt sữa

của Canada rất lớn, 800.000-1.000.000 con, nhưng việc thu thập số liệu về

SLS được tiến hành rất nghiêm túc, đạt tới 75-80% và việc phân tích chất

lượng sữa cũng được làm rất nhiều. Vì vậy, chất lượng đàn giống ngày một

cải thiện hơn.

Mỗi năm, Canada chọn 400 bê đực từ đàn bò sữa bố mẹ hạt nhân của

tháp giống đưa về cơ sở kiểm tra, đánh giá để chọn lọc bò đực giống hướng

sữa như sau:

Theo dõi khả năng sinh trưởng đàn bê. Cân khối lượng qua từng thời

kỳ chính đối với bò đực giống: sơ sinh, cai sữa, 12 tháng, huấn luyện khai

thác tinh, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể không đạt

tiêu chuẩn giống theo từng thời kỳ.

Đánh giá ngoại hình. Ngoại hình luôn được theo dõi, loại bỏ ngay khi

phát hiện ra bất kỳ một đặc tính ngoại hình nào không đạt tiêu chuẩn.

Đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật. Loại bỏ ngay những cá thể

biểu hiện không thích nghi tốt hoặc bị một số bệnh.

Đánh giá chất lượng tinh. Những bê đực giống đạt các tiêu chuẩn về

sinh trưởng và chống chịu bệnh tật tốt là được chọn đưa vào kiểm tra chất

lượng tinh. Loại bỏ những cá thể chất lượng tinh không tốt.

Đánh giá khả năng sản xuất tinh. Những bê đực giống có chất lượng

tinh tốt sẽ được tiếp tục khai thác tinh nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh và

lưu giữ để sử dụng khi kết thúc quy trình kiểm tra chọn lọc đực giống. Loại bỏ

những đực giống tuy chất lượng tinh tốt nhưng khả năng sản xuất tinh không cao.

41

Đánh giá khả năng thụ thai của tinh trùng. Vừa đánh giá nhanh khả

năng thụ thai qua ống nghiệm và đồng thời theo dõi tỷ lệ phối giống có chửa

trên các đàn giống để tiếp tục theo dõi đời con của các đực giống. Loại bỏ

những đực giống tuy chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh tốt nhưng tỷ lệ

thụ thai không cao.

Đánh giá SLS chị em gái. Song song với việc đánh giá đàn bê đực

giống, SLS của đàn bò chị em gái cũng cần đánh giá nhằm giúp cho việc loại

thải sớm những đực giống mà chị em gái có năng suất thấp.

Đánh giá đời con. Những bò đực đạt các tiêu chuẩn nêu trên sẽ được

phối giống để tạo đàn bò con gái cho việc kiểm tra chọn lọc đực giống. Việc

đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, SLS và chất lượng sữa đàn con gái là

khâu quan trọng nhất, khâu quyết định chọn cá thể nào giữ lại làm giống.

2.6. Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này

Trên thế giới, công tác chọn lọc bò đực giống sữa tiến hành một cách

rất bài bản, khoa học dựa theo bản chất di truyền giống. Để chọn được một bò

đực giống sữa, các nhà chọn giống đã tiến hành chọn từ đời trước, bản thân,

chất lượng tinh, tỷ lệ thụ thai và khả năng sản xuất sữa của đàn bò con gái,

GTG, một cách có hệ thống, đặc biệt công tác này đựơc tiến hành thường

xuyên và liên tục cho mỗi cá thể đực giống.

Tại Việt Nam, vào những năm 1970, cơ sở sản xuất tinh lỏng của bò

được thành lập. Từ năm 1973, công nghệ sản xuất tinh đông lạnh bò dạng

viên do CuBa viện trợ đã được áp dụng ở nước ta. Từ đó, TTNT bò có bước

phát triển mạnh, nhiều bò lai Sind và lai hướng sữa đã ra đời. Tháng 6 năm

1998, Việt Nam chính thức bắt đầu sản xuất tinh cọng rạ bằng công nghệ của

hãng Minitub Cộng hoà Đức tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada. Từ đó,

thụ tinh nhân tạo cho bò ở nước ta phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, thành

phố cả nước (Hà Văn Chiêu, 1999). Trung tâm tinh đông lạnh Moncada nay là

42

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, thuộc Trung tâm giống

gia súc lớn trung ương là đơn vị duy nhất trong cả nước chăn nuôi bò đực

giống, sản xuất tinh đông lạnh với quy mô lớn phục vụ cho công tác cải tạo, cải

tiến đàn bò thịt, bò sữa Việt Nam. Nhưng suốt thời gian từ những năm 1970

đến nay công tác đánh giá chọn bò đực giống sữa để sản xuất tinh đông lạnh

mới chỉ dừng lại ở chọn bò đực giống thông qua, đời trước, bản thân hoặc chỉ

qua số lượng tinh mà chưa tiến hành đánh giá bò đực từ chất lượng tinh, tỷ lệ

thụ thai và qua khả năng sản xuất sữa của đời con gái, đặc biệt là về GTG, một

cánh đầy đủ. Một số đề tài, dự án nghiên cứu, đánh giá về bò đực giống sữa

cũng chỉ dừng lại ở chọn đời trước, đánh giá qua bản thân bò đực hoặc nghiên

cứu về GTG của tinh bò nhập khẩu, mà chưa đánh giá bò đực giống HF qua

chất lượng tinh, khả năng sản xuất sữa của con gái và GTG về SLS, đã làm hạn

chế khai thác hiệu quả tiềm năng của những bò đực cao sản, đồng thời còn ảnh

hưởng tới phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.

Chính vì vậy, để góp phần cải tiến nâng cao chất lượng giống bò sữa

Việt Nam, đặc biệt là nâng cao tiến bộ di truyền về SLS, cũng như góp

phần phát triển nhanh ngành chăn nuôi bò sữa nước ta một cách bền vững,

việc nghiên cứu, đánh giá phân loại bò đực giống HF một cách đầy đủ, toàn

diện và chính xác dựa trên số lượng, chất lượng tinh, khả năng cho sữa của

đàn bò con gái, cũng như GTG về SLS của từng đực giống là hết sức cần

thiết và cấp bách.

43

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI

TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH

MONCADA THÔNG QUA SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH

VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA CHÚNG

3.1. Đặt vấn đề

Trong chăn nuôi, nâng cao khả năng sinh sản là một trong các biện

pháp kỹ thuật để tăng đàn, tăng năng suất chất lượng, sản phẩm vật nuôi và

tăng hiệu quả kinh tế. Nhận thức được điều này từ xưa con người đã can thiệp

vào chức năng sinh sản của vật nuôi. Con người đã lấy tinh dịch đưa vào âm

đạo con cái khi động dục thay vì cho chúng giao cấu với nhau và như vậy thụ

tinh nhân tạo hình thành (Lubos Holy, 1970).

Ngày nay, bằng những thiết bị hiện đại và tự động, những hóa chất

thích hợp và công nghệ tiên tiến, con người có thể chế biến và bảo tồn tinh

dịch hoặc phôi động vật để bảo quản trong thời gian lâu dài (Hoàng Kim Giao

và Nguyễn Thanh Dương, 1997).

Đối với bò đực, tinh dịch là sản phẩm chủ yếu của chúng, phục vụ cho

phối giống, nó phản ánh khả năng sinh sản của mỗi cá thể bò đực mà khả năng

sinh sản là những đặc điểm chính để đánh giá tính thích nghi và giá trị kinh tế

của chúng. Chất lượng tinh dịch, kết hợp với nguồn gốc và các đặc điểm khác

của đực giống sẽ giúp cho chọn lọc giống tốt hơn (Nguyễn Ân, 1972). Chất

lượng tinh dịch cũng giúp cho người chăn nuôi đực giống đánh giá kết quả áp

dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khai thác tinh

tốt hay xấu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao sức

sản xuất tinh của bò đực giống (Arthur da Silva Mariante, 1992).

Để giúp cho việc tuyển chọn, phân loại bò đực giống HF theo số lượng,

44

chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng, chúng tôi

tiến hành “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại trạm nghiên

cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thông qua số lượng, chất lượng

tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng” nhằm:

- Xác định được số lượng, chất lượng tinh dịch, chất lượng tinh đông

lạnh cọng rạ, khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng bò đực giống HF.

- Phân loại được bò đực gống HF theo số lượng, chất lượng tinh dịch và

khả năng sản xuất tinh đông lạnh.

- Xác định được tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng

rạ của từng bò đực giống HF.

3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bò đực giống HF thuần đã được tuyển chọn

thông qua đời trước, qua sinh trưởng phát triển, được nuôi và nghiên cứu tại

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, Ba Vì -Hà Nội. Đàn bò cái

HF thuần được nuôi tại Mộc Châu- Sơn La và tại Đức Trọng Lâm Đồng. Thời

gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011.

3.2.2. Bố trí thí nghiệm

Số lượng bò đực giống HF được sử dụng trong thí nghiệm là 9 con,

mang số hiệu là: 275, 276, 277, 281, 283, 284, 285, 286 và 288. Trong số bò

đực này, các bò đực giống HF số hiệu: 281, 283, 284, 285, 286 và 288 có

nguồn gốc từ Hoa Kỳ và đều được xếp cấp là đặc cấp kỷ lục (ĐCKL). Các bò

đực giống HF số hiệu: 275, 276 và 277 sinh ra tại Việt Nam nhưng nguồn gốc

bố của chúng là từ Hoa Kỳ (Tinh đông lạnh nhập khẩu), mẹ có nguồn gốc từ

Cuba và đều được xếp cấp là ĐCKL. Khối lượng chín bò đực từ 900 kg đến

1000kg/con, độ tuổi từ 7-8 năm tuổi.

Các bò đực đều khoẻ mạnh, không bệnh tật và không mang mầm bệnh,

45

được quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng cá thể. Mỗi bò đực giống được nuôi

trong một ô chuồng riêng (45m2, trong đó 20m2 có mái che và 25m2 sân chơi

không có mái che), có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Hàng ngày,

chuồng trại, máng ăn, uống được vệ sinh sạch sẽ, vận động tắm chải và lấy

tinh vào buổi sáng, mùa hè nóng được quạt mát và phun sương. Quy trình

phòng bệnh cho bò đực được thực hiện một cách nghiêm ngặt, được kiểm tra

thú y định kỳ. Bò được ăn theo chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể

theo tiêu chuẩn NRC của Hoa Kỳ năm 1987.

Chế độ khai thác tinh theo cùng chế độ 2 lần/tuần/con. Môi trường pha

chế tinh gồm: Môi trường A không có Glycerol (Tris, Citric axit, Lactose,

fructose, Raffinose, nước cất 2 lần, lòng đỏ trứng gà, Peniciline,

streptomycine) và môi trường B (môi trường A + glycerol).

Tinh đông lạnh cọng rạ dùng để đánh giá tỷ lệ có chửa ở đàn bò cái,

được sản xuất cùng một quy trình theo tiêu chuẩn của Bộ NN& PTNT (2003).

Các bò cái HF được phối giống để đánh giá tỷ lệ có chửa bằng tinh đông lạnh,

có khối lượng từ 400- 550 kg/con và cùng nằm trong phạm vi đẻ từ lứa 1 đến

lứa 5, khỏe mạnh và sinh sản bình thường.

3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu này bao gồm:

- Lượng xuất tinh (V);

- Hoạt lực tinh trùng (A)

- Nồng độ tinh trùng (C);

- pH tinh dịch.

- Tỷ lệ tinh trùng sống;

- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh (VAC).

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng đạt tiêu chuẩn sản xuất/năm.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ)

46

- Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn, sản xuất được /con/năm.

- Tỷ lệ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò

đực giống HF và tỷ lệ thụ thai lần ở lần phối đầu theo các lứa đẻ của bò cái.

3.2.4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4.1. Phương pháp sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch

a. Lượng xuất tinh:

Bằng quan sát trên ống đong có chia vạch ml.

b. Nồng độ tinh trùng: Bằng máy so màu Photomaster SDM5 của hãng

MINITUB bằng cách dùng pipét hút 0,2ml tinh dịch pha loãng trong 4ml

nước muối sinh lý 0,9%, lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photometer SDM5

và đọc chỉ số hiện trên máy.

c. Hoạt lực tinh trùng: Đánh giá bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình,

lấy 0,1ml tinh tươi + 0,9ml nước sinh lý 0,9 %, rồi nhỏ lên lam kính, đậy la

men lên sau đó đưa lên kính hiển vi có gắn Camera phóng đại 100 lần và đánh

giá hoạt lực theo thang điểm 10 của Milovanov, cụ thể như sau:

A(điểm) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0

A(%) 5-15 16-25 26-35 36-45 46-55 56-65 66-75 76-85 86-95 96-100

d. pH tinh dịch: Phương pháp so mầu: Đo pH tinh dịch bằng giấy đo pH của

hãng Merck-Đức.

e. Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov, nhỏ 1 giọt tinh

dịch lên lam kính lõm + 2 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ rồi sau đó nhỏ 4 giọt

Nogrosin 10%. Đảo nhẹ nhàng, để ấm 37oC trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết

kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần đếm tổng số

500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ%, bằng phép số học thông thường.

Số tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống (%) = 500 X 100

47

f. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K): Bằng phương pháp nhuộm xanh methylen 5%

khoảng 5-7 phút hoặc đỏ Fucsin 5% khoảng 5-7 phút và đếm tinh trùng kỳ

hình và tinh trùng bình thường trên kính hiển vi 500 tinh trùng rồi tính toán

bằng phép tính số học thông thường.

Số lượng tinh trùng kỳ hình K (%) = 500 x 100

g. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC: tỷ/lần khai

thác): Bằng tích của V, A và C.

h. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng đạt tiêu chuẩn sản xuất/năm (VAC

hữu ích), xác định bằng phương pháp ghi chép và số học thông thường.

3.2.4.2. Phương pháp sử dụng cho sản xuất tinh đông lạnh

Tinh đông lạnh cọng rạ được sản suất bằng máy móc và thiết bị theo

quy trình kỹ thuật của hãng Minitub Cộng hòa liên bang Đức.

3.2.4.3. Phương pháp sử dụng để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh và khả

năng sản xuất tinh đông lạnh

a. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %)

Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh đông lạnh cọng rạ giải đông ở nước ấm

nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây theo từng ngày sản xuất của từng bò đực để

đánh giá sức hoạt động sau đông lạnh của lô sản xuất đó bằng kính hiển vi có

kết nối với màn hình (Tương tự như đánh giá hoạt lực tinh tươi sau khi khai

thác tinh). Nếu hoạt lực sau giải đông đạt A ≥ 40% thì lô ngày sản xuất của

đực giống đó đạt tiêu chuẩn và ngược lại.

b. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ/con/năm

Khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ/con/năm được xác định bằng

phương pháp ghi chép và tính số học thông thường. Tiêu chuẩn sản xuất tinh

bò đông lạnh được áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT,

48

2003 cụ thể:

- Lượng xuất tinh V ≥ 3ml.

- Hoạt lực tinh trùng sau khi khai thác A ≥70%.

- Nồng độ tinh trùng ≥800.000.000/ml

- Thể tích cọng rạ 0,25ml.

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trước đông lạnh/cọng rạ là 25

triệu tinh trùng.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ) ≥40%.

3.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ thụ thai

- Sử dụng 1.080 liều tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn (hoạt lực sau giải

đông ≥40%) của 9 bò đực giống HF, phân đều cho 2 khu vực chăn nuôi và

phối giống bằng TTNT cho đàn bò cái HF động dục (mỗi bò đực sử dụng 120

liều tinh đông lạnh cọng rạ).

- Kỹ thuật viên là những người đã làm công tác TTNT bò tại cơ sở đều

được đào tạo cơ bản và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.

- Kiểm tra kết quả phối giống lần một có chửa bằng phương pháp khám

thai qua trực tràng ở ngày 90 sau phối giống. Xác định tỷ lệ phối giống theo

công thức:

Số bò cái có chửa Tỷ lệ phối có chửa (%) =

Tổng số bò cái phối lần một x 100

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu có bản chất là tỷ lệ phần trăm (A; K; tỷ lệ tinh trùng sống,

…vv) trước khi xử lý được chuyển dạng để tính toán theo:

Y = Degrees (asin(sqrt(x/100))).

Sau khi tính toán xong, kết quả được chuyển dạng trở lại.

49

- Số liệu được xử lý thống kê thông qua phân tích phương sai

(ANOVA) một nhân tố và so sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp

thử Tukey trong Minitab 14.

3.3. Kết quả và thảo luận

3.3.1. Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF

Chất lượng tinh dịch của bò đực giống phản ánh một cách đầy đủ năng

lực sản xuất tinh, sức khỏe, sự thích nghi với một môi trường sống hiện hữu.

Đồng thời nó còn phản ánh một cánh trung thực việc áp dụng các quy trình kỹ

thuật chăn nuôi, dinh dưỡng, thức ăn...vv và kỹ thuật khai thác tinh của một

cơ sở chăn nuôi bò đực giống.

Qua nghiên cứu đánh giá về chất lượng tinh dịch của 9 bò đực giống

HF nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, chúng tôi

thu được các kết quả cụ thể như sau.

3.3.1.1. Lượng xuất tinh

Lượng xuất tinh (V) là lượng tinh dịch thu được trong mỗi lần khai thác

tinh (ml/lần) của bò đực giống. Lượng xuất tinh khi kết hợp với nồng độ tinh

trùng trong tinh dịch và sức hoạt động của tinh trùng, để tính được tổng số

tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng trong một lần lấy tinh, từ đó cho phép

xác định được số liều tinh cọng rạ sản xuất được và lượng môi trường pha

loãng cần thiết cho lần lấy tinh đó. Qua nghiên cứu đánh giá chúng tôi thu

được kết quả như trong bảng 3.1.

Qua kết quả thu được trong nghiên cứu này, thì lượng xuất tinh trung

bình thu được qua các lần khai thác tinh, cao nhất là bò đực số hiệu 276 đạt

7,563 ml/lần, tiếp theo là bò đực 283, 288, 286, 281, 284, 285, 277 và thấp

nhất là bò đực số hiệu 275, chỉ đạt trung bình 6,344ml/lần khai thác tinh.

50

Bảng 3.1: Lượng xuất tinh của từng bò đực giống HF (ml)

SH đực giống n Mean ± SE Cv(%) Min Max

276 96 7,563c ± 0,142 18,4 4,5 12,0

283 96 7,302bc ± 0,091 12,2 4,0 11,0

288 96 7,276bc ± 0,138 18,6 4,0 12,5

286 96 7,240bc ± 0,081 11,1 3,0 11,0

281 96 6,979b± 0,201 28,2 3,0 11,0

284 96 6,958b± 0,194 27,3 4,0 12,5

285 96 6,760ab± 0,137 19,9 4,0 11,0

277 96 6,526ab ± 0,227 34,0 3,5 14,0

275 96 6,344a ± 0,198 30,6 3,0 12,0

TB 864 6,994 ± 0,056 23,5 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Lượng xuất tinh cao nhất là 14ml/lần và thấp nhất là 3ml/ lần khai thác

tinh. Sự biến động về lượng xuất tinh của 9 bò đực HF là lớn, điều này chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, như kỹ thuật kích thích tính hăng cho

đực giống trước khi lấy tinh, đồng thời khoảng cách lấy tinh cũng ảnh hưởng

tới lượng xuất tinh. Nếu khoảng cách lấy tinh quá ngắn lượng xuất tinh ít,

khoảng cách lấy tinh dài lượng xuất tinh nhiều hơn (Cheng Ruihe, 1992).

Trong thí nghiệm của chúng tôi tiến hành trên 9 bò đực giống HF, có khoảng

cánh lấy tinh như nhau, nhưng sự dao động về lượng xuất tinh lại lớn, điều

này có thể là do khả năng sản xuất tinh dịch của mỗi bò đực hoặc sự kích

thích tính hăng cho đực giống trước khi khai thác tinh trong lần khai thác tinh

nào đó chưa tốt, hay là do trạng thái của bò đực lúc khai thác tinh không được

tốt gây nên.

Lượng xuất tinh trung bình của nhóm bò đực HF trong nghiên cứu

là 6,994ml, cao nhất là 14ml/lần khai thác. Theo nghiên cứu của Hà Văn

51

Chiêu (1999), lượng xuất tinh của bò đực HF tại Trung tâm Moncada là 5,7

ml/lần khai thác. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) trên bò đực

HF nhảy trực tiếp, trung bình lượng xuất tinh đạt 3-5ml/lần xuất tinh. Như

vậy, kết quả nghiên cứu lượng xuất tinh của bò đực HF nuôi tại Moncada,

trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Hà Văn

Chiêu (1999). Nguyên nhân là trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi các

kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác tinh, đồng thời công tác quản

lý bò đực giống cũng như việc chống nóng cho bò trong vụ hè-thu, dinh

dưỡng và thức ăn cho bò đực giống đã được nâng cao hơn. Đồng thời các bò

đực giống HF trong nghiên cứu này được tuyển chọn tốt hơn nhiều so với

trước đây.

Nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), trên bò đực HF trẻ cho

thấy lượng xuất tinh bình quân đạt 4,11ml/lần khai thác. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi cao hơn, là do các bò đực trong nghiên cứu này là những bò

đực đã trưởng thành, lượng xuất tinh của bò tăng dần đến khi bò đực được 17

tháng tuổi và tăng nhanh đến khi bò đực trưởng thành (Hiroshi, 1992).

Theo Lubos Holy (1970), lượng xuất tinh của bò đực HF bình quân là 6

đến 8ml/lần khai thác, như vậy lượng xuất tinh của từng bò đực HF trong kết

quả nghiên cứu này là tương đương.

Theo kết quả nghiên cứu của Brito và cs. (2002), tại Brazil lượng xuất

tinh trùng bình của bò HF là 6,0-7,8ml. Theo Herliantien (2009) cho biết,

lượng xuất tinh của bò đực giống HF tại Trung tâm thụ tinh nhân tạo

Singosari ở Indonesia dao động từ 2 đến 14ml/lần khai thác. Qua kết quả

nghiên cứu về lượng xuất tinh của bò đực HF ở một số nước trên thế giới thì

kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được là tương tương.

3.3.1.2. Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng (A) là tỷ lệ tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng

trong tinh dịch, hay là mức độ hoạt động tiến thẳng, nhanh hay chậm, nhiều

52

hay ít của quần thể tinh trùng trong tinh dịch. Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào

sức hoạt động của từng cá thể tinh trùng và quần thể tinh trùng sống trong tinh

dịch trong một điều kiện nhất định. Hoạt lực tinh trùng là một chỉ tiêu rất quan

trọng trong sản xuất tinh đông lạnh vì nếu tinh dịch của một bò đực trong một

lần khai thác tinh nào đó có các chỉ tiêu về lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng

trong tinh dịch ...vv đều cao nhưng hoạt lực tinh trùng thấp thì sẽ không đạt

tiêu chuẩn và bị loại bỏ. Bởi vì, tuy nồng độ tinh trùng cao, lượng xuất tinh

nhiều..., nhưng số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng lại thấp từ đó sẽ làm

cho chất lượng tinh đông lạnh kém. Do trong quá trình đông lạnh có khoảng

10-50% tinh trùng bị chết do quá trình đông băng xảy ra (Maria, 1995, trích từ

Hà Văn Chiêu, 1999).

Hoạt lực tinh trùng có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và

tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch. Nếu tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch

cao và tỷ lệ kỳ hình tinh trùng thấp thì hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch

thường là cao và ngược lại. Nghiên cứu về A, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Hoạt lực tinh trùng của các đực giống HF (%)

A (Tất cả các lần lấy tinh) A (Các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn)

SHĐG

n Mean±SE Cv(%) Min Max SHĐG

n Mean±SE Min Max

Tỷ lệ ĐTC (%)

276 96 72,24d±0,41 5,6 50 80 276 93 72,63c±0,33 70 80 96,88

288 96 70,10cd±0,91 12,7 40 80 288 89 71,12b±0,24 70 80 92,71

286 96 69,06c±0,48 6,8 45 75 286 87 70,29a±0,13 70 75 90,63

284 96 67,29bc±0,77 11,2 35 70 284 81 70,00a±0,00 70 75 84,38

283 96 66,01b±1,16 17,2 30 75 283 83 70,12a±0,09 70 75 86,46

285 96 64,03ab±1,00 15,3 35 75 285 53 70,66ab±0,24 70 70 55,21

275 96 63,18a±1,08 16,7 20 70 275 45 70,00a±0,00 70 70 46,88

281 96 63,02a ±1,01 15,7 30 75 281 44 70,45ab±0,22 70 75 45,83

277 96 62,60ac ±1,32 20,7 10 70 277 56 70,00a±0,00 70 70 58,33

TB 864 66,39±0,32 14,2 - - - 631 70,69±0.08 - - 73,03

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

53

Kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.2 cho thấy: Trung bình hoạt

lực tinh trùng của tất cả các lần lấy của bò đực HF số hiệu 276 đạt cao nhất,

đạt 72,24%, tiếp đến là bò đực số hiệu 288, 286, 284, 283, 285, 275, 281 và

thấp nhất là bò đực số hiệu 277 đạt 62,60%. Mặt khác, sự dao động về hoạt

lực tinh trùng của 9 bò đực HF là rất lớn: từ 10 đến 80%. Trong đó, hoạt lực

tinh trùng của bò đực số hiệu 277 dao động lớn nhất (10-70%) và nhỏ nhất là

bò đực 276, dao động từ 50 đến 80%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt lực tinh

trùng ở các lần khai thác tinh là không giống nhau, đồng thời hoạt lực tinh

trùng bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân bò đực, thời tiết, khí hậu,

dinh dưỡng và trạng thái cơ thể bò đực lúc khai thác tinh. Sự dao động này

phù hợp với nghiên cứu ở bò Belgian Blue của Hoflack và cs. (2008) tại Bỉ

(dao động từ 5 đến 90%).

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố hoạt lực tinh

trùng bình quân của bò đực giống HF lai đạt 61,77% ở bò đực giống F2-HF

và 51,79% ở bò đực giống F3-HF. Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu

trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có hoạt lực tinh trùng bình quân

đạt 60,28%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn vì các bò đực HF

trong nghiên cứu này tất cả đều là các bò đực đã trưởng thành, cơ thể cũng

như cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn thiện cho nên chất lượng tinh trùng

ổn định hơn nên hoạt lực tinh trùng cao hơn HF trẻ và HF lai.

Hiroshi Masuda (1992), nghiên cứu ở Nhật Bản, hoạt lực tinh trùng

của bò đực là 60-90%. Theo Bajwa (1986), nghiên cứu trên bò thịt và bò

sữa ở Pakistan, hoạt lực tinh trùng dao động từ 67% đến 70%. Theo Cheng

Ruihe (1992), ở Trung Quốc, hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF

trong năm, tháng cao nhất là tháng 12 hoạt lực là 65,3±0,06% và tháng thấp

nhất hoạt lực là 51±0,06%.

Theo Hoflack và cs. (2006), nghiên cứu tại Bỉ, hoạt lực tinh trùng của

bò đực giống HF dao động từ 40 đến 95%. Khi so sánh kết quả nghiên cứu

54

của chúng tôi với một số kết quả nghiên ở nước ngoài thì thấy hoạt lực tinh

trùng của bò đực HF trong nghiên cứu này thấp hơn không đáng kể so với kết

quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu ở Nhật Bản, ở Bỉ, và ở Pakistan

nhưng có phần cao hơn kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc. Điều này khẳng

định kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam

đã gần với những nước có ngành chăn nuôi phát triển. Nguyên nhân có thể là

do thời tiết khí hậu ở Nhật Bản, ở Bỉ mát mẻ rất phù hợp với bò HF hơn ở

Việt Nam, bởi vì bò HF là giống bò có nguồn gốc ôn đới nên chúng phù hợp

hơn khi chăn nuôi ở những nước có khí hậu ôn đới so với các nước có khí

hậu nhiệt đới.

Khi phân tích hoạt lực tinh trùng của các lần khai thác đạt tiêu chuẩn

(A≥70%) của từng bò đực giống HF, kết quả trong bảng 3.2 cho thấy trung

bình hoạt lực tinh trùng của các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực

giống số hiệu 276 là cao nhất bằng: 72,63%, tiếp đến là bò đực số 288, 285,

281, 286, 283 và thấp nhất là 03 bò đực số 284, 275, 277 đạt 70%.

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu ở bò Brahman, hoạt lực tinh

trùng trung bình các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là 70,2%, kết quả nghiên

cứu của chúng tôi trên bò HF cao hơn (70,69%), có thể là do hoạt lực tinh

trùng của bò HF ổn định và tốt hơn so với bò Brahman.

Qua kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.2 thì tỷ lệ các lần khai

thác tinh có hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn cao nhất là bò đực số hiệu 276

đạt 96,88%, tiếp theo là bò đực số 288, 286, 283, 284, 277, 285, 275 và thấp

nhất là bò đực 281, chỉ đạt 45,83%. Kết quả cho thấy tỷ lệ các lần khai thác

tinh có hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn của các bò đực HF lại rất khác nhau

mặc dù các bò đực trong nghiên cứu của chúng tôi được chăm sóc, nuôi

dưỡng, quản lý, khai thác tinh ...vv, trong cùng một điều kiện.

Như vậy, trung bình hoạt lực tinh trùng của tất cả các lần khai thác tinh

55

của một bò đực nào đó cao hơn bò đực khác thì chưa chắc đã cho tỷ lệ hoạt

lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn cao hơn. Bởi vì bò đực chịu tác động trực tiếp

của môi trường, chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

vv... Theo quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc

mỗi cơ thể đều có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Nếu

ngoài giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động

cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường. Việc tác động của môi trường đến sản

xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố nào là

quan trọng vào từng thời điểm nhất định. Cùng một giống, được nuôi trong

cùng một điều kiện, lượng tinh dịch khác nhau rõ rệt. Thông qua sự ảnh

hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu hiện khá rõ rệt. Ở

các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-200C và độ ẩm thích hợp là 83-86%,

bò đực HF, bò Zebu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao hơn. Vào các tháng

nắng nóng nhiệt độ không khí trên 300C và độ ẩm quá cao trên 90%, hoặc

thấp <40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt (Hà Văn Chiêu,

1999). Điều này cho thấy trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng,

quản lý và cùng một môi trường …vv, Đáp ứng với các điều kiện nói trên của

mỗi bò đực giống là khác nhau, nên chúng cho chất lượng tinh khác nhau, vì

vậy tỷ lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn của từng bò đực khác nhau, có

những bò đực có số lần khai thác tinh có A≥70% rất cao, nhưng lại có bò đực

lại cho số lần khai thác tinh có A≥70% rất thấp. Điều này có ý nghĩa thực tiễn

rất quan trọng cho các cơ sở nuôi bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh,

tìm các biện pháp tác động kỹ thuật riêng, cho từng bò đực giống (chứ không

phải cùng một biện pháp cho cả đàn) khi muốn nâng cao chất lượng tinh và

khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn

trong nuôi bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh.

56

3.3.1.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch

Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C) là số lượng tế bào tinh trùng có

trong một ml tinh dịch. Nồng độ tinh trùng phản ánh khả năng sinh tinh trong

dịch hoàn của từng bò đực giống cao hay thấp, đồng thời nó còn phản ánh bộ

phận ống sinh tinh trong dịch hoàn bò đực có bình thường hay không, nếu bò

đực khỏe mạnh, không mắc bệnh, hai dịch hoàn phát triển bình thường, cân

đối mà có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch luôn thấp qua các lần khai thác

tinh thì có thể các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh hoặc quá trình sinh tinh

bị tổn thương thì những bò đực này nên thải loại.

Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất

tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò đực. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào

giống, cá thể, tuổi tác và điều kiện môi trường ...vv.

Nghiên cứu nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của 9 bò đực giống HF

chúng tôi thu được kết qủa như sau:

Bảng 3.3: Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các đực giống HF (tỷ) C (Tất cả các lần lấy tinh) C (Các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn)

SH

BĐ n Mean±SE Cv(%) Min Max SH

BĐ n Mean±SE Min Max

Tỷ lệ

ĐTC

(%)

288 96 1,372c±0,021 15,0 0,73 1,90 288 94 1,386c±0,018 0,99 1,90 97,917

283 96 1,271b±0,020 15,4 0,70 1,70 283 93 1,281bc±0,019 0,93 1,70 96,875

276 96 1,231b±0,021 16,7 0,70 1,70 276 94 1,242b±0,020 0,80 1,70 97,917

286 96 1,222b±0,021 16,8 0,72 1,55 286 94 1,232b±0,019 0,84 1,55 97,917

284 96 1,197b±0,027 22,1 0,23 1,80 284 91 1,234b±0,022 0,80 1,80 94,792

277 96 1,081a±0,031 28,1 0,29 1,84 277 88 1,131ab±0,036 0,80 1,84 91,667

285 96 1,025a±0,024 22,9 0,41 1,46 285 85 1,079a±0,024 0,80 1,46 88,542

275 96 1,015a±0,021 20,3 0,36 1,49 275 85 1,061a±0,027 0,80 1,49 88,542

281 96 1,001a±0,027 26,4 0,26 1,92 281 81 1,076a±0,028 0,83 1,92 84,375

TB 864 1,185 ±0,008 19,8 - - - 807 1,196±0,008 - - 93,200

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai

khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

57

Nồng độ tinh trùng trung bình trong tất cả các lần khai thác của bò đực

288 là cao nhất (1,372 tỷ/ml), tiếp đó là bò đực 283, 276, 286, 284, 277, 285,

275 và thấp nhất là bò đực 281 (1,001 tỷ/ml). Theo Nguyễn Xuân Hoàn

(1993), nồng độ tinh trùng của giống bò HF đạt 1,229 tỷ/ml. Phùng Thế Hải

và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có

nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,07 tỷ/ml. Kết quả nghiên cứu của chúng

tôi cao hơn kết quả của Phùng thế Hải và cs. (2009), nguyên nhân có thể là

các bò đực trong nghiên cứu của chúng tối đã trưởng thành, còn nghiên cứu

của Phùng Thế Hải trên bò đực trẻ chưa trưởng thành. Kết quả nghiên trong

cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoàn (1993) nhưng

thấp hơn không đáng kể.

Theo Hiroshi (1992), nghiên cứu ở Nhật Bản nồng độ tinh trùng trong

tinh dịch bò đực đạt 0,300 tỷ/ml đến 2,000 tỷ/ml. Bajwa (1986), nghiên cứu ở

Pakistan cho biết nồng độ tinh trùng của bò đực Zebu đạt từ 0,80 tỷ/ml đến

1,20 tỷ/ml. Laing và cs. (1988) công bố, bò đực giống có nồng độ tinh trùng

dao động từ 0,5 đến 2,5 tỷ/ml. Leon và cs. (1991), nghiên cứu ở Mexico cho

biết, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực Zebu đạt 1,05 tỷ/ml.

Sugulle và cs. (2006), nghiên cứu ở Bangladesh cho biết, kết quả nồng độ tinh

trùng của bò lai HF biến động từ 0,983 tỷ/ml đến 1,483 tỷ/ml. Ở một nghiên

cứu của Muino và cs. (2008) công bố, bò đực giống HF trưởng thành nuôi tại

Tây Ban Nha có nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,18 tỷ/ml. Hoflack và cs.

(2008), nghiên cứu trên bò đực giống Belgian Blue có nồng độ tinh trùng dao

động từ 0,15 đến 1,482 tỷ/ml.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả của các tác

giả nghiên cứu tại Pakistan, Mexico, Bỉ, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Nhưng,

thấp hơn của Garner và cs. (1996), nghiên cứu ở Hoa kỳ (1,5 tỷ/ml); Brito và

cs. (2002), ở Brazil từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml.

58

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài

nước đã nêu ở trên thì thấy kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn

một số tác giả công bố, tương đương với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả

trong và ngoài nước. Điều này khẳng định kỹ thuật và kinh nghiệm tuyển

chọn bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh của Việt Nam đã được nâng

cao. Đồng thời các kỹ thuật về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ dinh

dưỡng và môi trường cho bò đực giống ở nước ta đã tiến bộ.

Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số kết quả

nghiên cứu ở Hoa kỳ và Brazil, có thể là do thời tiết khí hậu tại Hoa kỳ và

Brazil mát mẻ thuận lợi cho bò đực giống HF hơn ở Nước ta. Theo tiêu chuẩn

sản xuất tinh đông lạnh tại nước ta hiện nay nồng độ tinh trùng trong tinh

dịch phải ≥0,8 tỷ tinh trùng/ml tinh dịch thì mới được đưa vào sản xuất. Như

vậy, cả 9 bò đực HF này đều đạt tiêu chuẩn.

Cũng qua kết quả ở bảng 3.3, tỷ lệ các lần khai thác tinh có nồng độ

tinh trùng đạt tiêu chuẩn của tất cả các bò đực trung bình 93,2%. cao hơn so

với Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực Brahman(85,83%).

Đồng thời cao nhất là bò đực 288,276,286 đạt 97,917% tiếp đến là bò đực 283,

284, 277, 285, 275 và thấp nhất là bò 281, đạt 84,375%.

3.3.1.4. pH tinh dịch

pH của tinh dịch do nồng độ ion H+, nếu nồng độ H+ cao thì tinh dịch

toan tính, pH trong trường hợp này có liên quan đến năng lực đệm, khả năng

sống và khả năng thụ tinh của tinh trùng. pH tinh dịch có ý nghĩa trong việc

xác định bước đầu chất lượng tinh dịch. Độ pH kết hợp với các chỉ tiêu khác

giúp cho người chăn nuôi bò đực giống quyết định loại bỏ hay sử dụng tinh

dịch vừa mới khai thác được. Kết quả nghiên cứu về pH tinh dịch của 9 bò

đực giống HF được trình bày tại bảng 3.4.

59

Qua kết quả nghiên cứu về pH tinh dịch của các bò đực HF thấy rằng bò

đực HF số hiệu 277 có pH tinh dịch cao nhất đạt 6,967 tiếp đến là bò đực số

hiệu 281, 275, 285, 283, 276, 288, 286 và thấp nhất là bò đực 284, đạt 6,763.

Nguyễn Xuân Hoàn (1993), cho biết tinh dịch bò có độ pH từ 6,4 đến

6,9. Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), tinh dịch bò có

pH 6,2-6,8. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu

trên bò đực giống HF trẻ, bình quân có độ pH là 6,9, Phạm Văn Tiềm và cs.

(2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản

xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, pH tinh dịch là 6,68.

Bảng 3.4: pH tinh dịch của bò đực giống HF

SH ĐG n Mean ± SE CV (%) Min Max

277 96 6,967d±0,016 2,10 6,7 7,5

281 96 6,913c±0,013 1,80 6,7 7,5

275 96 6,891bc±0,018 2,60 6,7 7,5

285 96 6,843b±0,009 1,90 6,7 7,0

283 96 6,792ab±0,004 0,61 6,7 7,0

276 96 6,791ab±0,003 0,43 6,7 6,8

288 96 6,785ab±0,005 0,72 6,7 7,0

286 96 6,784ab±0,009 1,30 6,7 7,2

284 96 6,763a±0,011 1,60 6,7 7,5

TB 864 6,838±0,004 1,70 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Trung bình pH tinh dịch của 9 bò đực HF trong nghiên cứu này là

6,838, tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên. Điều này có

thể nói rằng nếu bò đực khỏe mạnh, cơ quan sinh dục cũng như các tuyến sinh

dục phụ bình thường thì pH tinh dịch của các bò đực không khác nhau nhiều.

60

Theo Hà Văn Chiêu (1999), pH tinh dịch của các giống bò hơi toan lúc

còn trẻ sau đó tính toan giảm tính kiềm tăng lên khi bò trưởng thành. Nguyên

nhân làm cho độ pH tăng cao theo tuổi có thể là do chất tiết của các tuyến

sinh dục phụ có độ kiềm cao hơn so với khi còn trẻ. Điều này phù hợp với bò

đực HF trong nghiên cứu này của chúng tôi, bởi vì những bò đực HF trong

nghiên cứu này đã ở tuổi trưởng thành.

3.3.1.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là số lượng tinh trùng bị dị dạng về hình thái

học so với tổng số tinh trùng trong một lần lấy tinh và được tính bằng %. Tỷ

lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi

dưỡng, thời tiết khí hậu, bệnh tật, di truyền, kỹ thuật xử lý tinh dịch (Trần

Tiến Dũng và cs., 2002). Kết quả nghiên cứu về tinh trùng kỳ hình của bò đực

giống HF được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.5: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF (%)

SHĐG n Mean ±SE CV (%) Min Max

288 96 11,783a±0,190 15,8 8,5 17,2

276 96 12,005a±0,199 16,2 8,0 18,5

286 96 12,378ab±0,253 20,0 8,5 21,2

283 96 12,557ab±0,199 15,5 8,5 21,0

284 96 12,968b±0,416 31,4 8,5 24,0

281 96 14,246c±0,343 23,6 8,0 22,3

277 96 14,911cd±0,490 32,2 8,0 28,0

285 96 15,390d±0,478 30,4 8,5 23,6

275 96 15,678d±0,531 33,2 8,5 30,0

TB 864 13,546±0,132 28,6 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

61

Qua kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực HF cho

thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp nhất là bò đực số hiệu 288 đạt 11,783%, tiếp

đến là các bò đực 276,286,283,284,281,277,285 và cao nhất là bò đực 275

đạt 15,678%.

Dao động về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống khá lớn: bò đực

số 288 có độ dao động thấp (8,5-17,2%), trong lúc đó, bò đực số 275 có độ

dao động lớn từ 8,5 đến 30%. Nguyên nhân tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong một

số lần khai thác tinh cao là do trong thời gian trước lúc khai thác tinh, bò đực

bị ảnh hưởng bời thời tiết nắng nóng (Trong Mùa hè). Điều này phù hợp với

công bố của tác giả Cheng Ruihe (1992): Nhiệt độ không khí cao làm ảnh

hưởng xấu đến các hoạt động tự nhiên của con vật: khi nhiệt độ không khí quá

cao thì thân nhiệt con đực cao và ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, sức

hoạt động, mật độ tinh trùng giảm và làm tăng tinh trùng kỳ hình.

Tại Viêt Nam, kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) công bố,

tinh trùng của giống bò HF ở Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 17,84%.

Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại

Việt Nam cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 12,12%.

Brito và cs. (2002) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống

phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo ở Brazil dao động từ 16,3 đến 19,1%.

Holflack và cs. (2006) nghiên cứu ở bò đực giống Belgian Blue, tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình phần đầu dao động từ 2,0 đến 49,25%; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

phần thân và đuôi từ 5,83 đến 50,50%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở

gần tâm từ 0,5 đến 45,5%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm từ 0 đến

17,17%. Bò đực giống HF có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần đầu từ 0,5 đến

48,5%; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần thân và đuôi từ 1,5 đến 53,0%; tỷ lệ tinh

trùng có giọt tương bào ở gần tâm từ 0 đến 19% và tỷ lệ tinh trùng có giọt

tương bào ở xa tâm từ 0 đến 11%.

62

Khi so sánh kết quả về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong nghiên cứu của

chúng tôi (13,546%) với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài

nước cho thấy kết quả của chúng tôi thấp hơn một số tác giả và cao hơn một

số tác giả khác, nhưng đều đạt tiêu chuẩn trong sản xuất tinh đông lạnh (tiêu

chuẩn K<20%). Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình biến động theo cá thể, nhưng khó đưa ra một quy luật nhất

định, bởi vì tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là

chế độ nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu và tình trạng sức khỏe của bò đực.

Tinh trùng kỳ hình có thể do:

- Trường hợp 1: Quá trình sinh tinh bị tổn thương.

- Trường hợp 2: Xảy ra khi tinh trùng đi qua dịch hoàn phụ.

- Trường hợp 3: Xảy ra do tác động bên ngoài như khi lấy tinh, khi

kiểm tra chất lượng tinh, khi cân bằng và đông lạnh tinh dịch,... vv.

Nếu kỳ hình xẩy ra trong trường hợp 1 và 2 cao thì tỷ lệ thụ tinh thấp

và những bò đực này có thể bị loại thải. Song, nếu xẩy ra trong trường hợp 3

thì cần hạn chế những nguyên nhân gây ra kỳ hình, bằng cách thực hiện đúng

đắn quy trình kỹ thuật qua các khâu lấy tinh, đánh giá chất lượng tinh dịch và

sản xuất tinh đông lạnh…

3.3.1.6. Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch

Tỷ lệ tinh trùng sống là số lượng tinh trùng sống và hoạt động được ở

trạng thái di động, có thể di động tiến thẳng, di động vòng quanh hoặc dao

động và được tính bằng %. Tỷ lệ tinh trùng sống có ảnh hưởng đến sức hoạt

động của quần thể tinh trùng. Nếu tỷ lệ tinh trùng sống cao, sức hoạt động của

tinh trùng trong tinh dịch thường cao và ngược lại. Cũng có trường hợp, tỷ lệ

tinh trùng sống cao nhưng hoạt lực tinh trùng không cao vì số lượng tinh

trùng không hoạt động tiến thẳng nhiều hơn số lượng tinh trùng hoạt động

tiến thẳng. Phương pháp xác định tỷ lệ tinh trùng sống khác với xác định hoạt

63

lực tinh trùng. Hoạt lực tinh trùng là chỉ đánh giá tỷ lệ tinh trùng sống và hoạt

động tiến thẳng còn tỷ lệ tinh trùng sống là tính toàn bộ tinh trùng sống kể cả

những trinh trùng hoạt động tiến thẳng, tinh trùng vận động vòng quanh và

tinh trùng không vận động tiến thẳng mà chỉ dao động. Vì vậy, bao giờ tỷ lệ

tinh trùng sống cũng cao hơn hoạt lực tinh trùng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ

tinh trùng sống trong tinh dịch của 9 bò đực HF như sau:

Bảng 3.6: Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF (%)

SHĐG n Mean±SE CV (%) Min Max

276 96 83,469d±0,237 2,78 64 89

288 96 82,563d±0,335 3,98 65 87

286 96 82,073cd±0,394 4,70 61 93

284 96 81,448cd±0,359 4,74 68 87

283 96 79,333c±0,684 8,44 50 89

285 96 76,313b±0,972 12,48 52 85

275 96 75,292ab±0,972 12,65 48 88

281 96 74,020ab±1,080 14,29 48 93

277 96 73,390a±1,140 15,22 53 87

TB 864 78,656±0,284 10,61 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy trung bình tỷ lệ tinh trùng sống

trong tinh dịch của 9 bò đực giống HF là 78,656%, trong đó bò số hiệu 276 là

cao nhất, đạt 83,469%, tiếp đến là các bò đực số hiệu 288, 286, 284, 283, 285,

275, 281 và thấp nhất là bò đực 277, chỉ đạt 73,390%.

Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với của Hà Văn Chiêu (1999), tỷ lệ

tinh trùng sống trung bình của bò đực HF là 79,3%, dao động từ 7% đến 93%;

Song, cao hơn kết quả của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực

giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam đã cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt

64

71,75%. Kết quả trong nghiên cứu này tương đương với kết quả công bố của

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), khi nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada về tỷ lệ tinh trùng sống

bình quân là 78,51%.

Theo Hoflack và cs. (2006), nghiên cứu ở Bỉ công bố tỷ lệ tinh trùng

sống ở bò đực giống HF dao động từ 77,25 đến 97,67%’. Trong lúc đó, Muino

và cs. (2008), nghiên cứu trên bò đực HF tại Tây Ban Nha cho biết, tỷ lệ tinh

trùng sống đạt 87,0%. Như vậy, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tinh trùng sống

trong tinh dịch bò đực HF của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu

của các tác giả nghiên cứu ở Bỉ và Tây Ban Nha. Nguyên nhân là đàn bò đực

HF trong nghiên cứu này được nuôi tại Việt Nam có thời tiết khí hậu nóng ẩm,

bò đực phải chịu tác động của nhiệt độ môi trường cao nên nhiệt độ cơ thể bò

cao, làm ảnh hưởng tới tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF (Cheng Ruihe,

1992). Bò đực HF được nuôi ở Bỉ và Tây Ban Nha là hai nước thuộc Châu Âu

có thời tiết ôn hoà, nhiệt độ không khí thấp hơn nên bò đực hầu như không bị

ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường cao nên tỷ lệ sống của tinh trùng cao hơn.

3.4.1.7. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh (VAC) là tích

giữa lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng trong tinh dịch.

Qua VAC có thể đánh giá được năng lực sản xuất tinh của bò đực giống là

cao hay thấp, đồng thời cũng là chỉ tiêu để đánh giá năng lực sản xuất tinh

đông lạnh của bò đực giống. Chỉ tiêu VAC phụ thuộc vào V, A và C: Nếu V,

A hoặc C đều cao thì VAC cao, còn chỉ cần một trong ba thành phần V, A

hoặc C thấp thì VAC sẽ bị giảm xuống. Nếu VAC cao, chất lượng tinh dịch

thường tốt về cả số lượng và chất lượng cho lần khai thác tinh đó. Qua nghiên

cứu về tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh của đàn bò

đực HF tại Trạm Moncada thu được kết quả như trong bảng 3.7.

65

Kết quả nghiên cứu VAC của đàn bò đực giống HF cho thấy VAC

trung bình trong tất cả các lần khai thác tinh của bò đực giống số hiệu 288 là

cao nhất, đạt 6,951 tỷ tinh trùng/lần khai thác, tiếp đến là các bò đực 276, 283,

286, 284, 277, 281, 285 và thấp nhất là bò đực số 275, chỉ đạt 4,136 tỷ.

Bảng 3.7: Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai

thác tinh của bò đực giống HF (tỷ)

VAC (Tất cả các lần lấy tinh) VAC (Các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn)

SH BĐ n Mean±SE Cv(%) Min Max SH

BĐ n Mean±SE Min Max

Tỷ lệ ĐTC (%)

288 96 6,951c±0,149 21,0 2,847 11,900 288 89 7,083c±0,142 4,230 11,900 92,71

276 96 6,723c±0,167 24,3 3,185 11,172 276 93 6,819bc±0,163 3,465 11,172 96,88

283 96 6,187bc±0,167 26,4 1,260 9,570 283 83 6,621bc±0,123 3,080 9,570 86,46

286 96 6,111bc±0,125 20,0 2,184 8,330 286 87 6,249b±0,123 2,184 8,330 90,63

284 96 5,598b±0,198 34,7 0,966 10,549 284 81 5,975ab±0,193 2,548 10,549 84,38

277 96 4,599a±0,236 50,3 0,290 11,074 277 56 5,761ab±0,268 2,352 11,074 58,33

281 96 4,539a±0,204 44,0 0,780 8,645 281 44 5,818ab±0,218 2,975 8,645 45,83

285 96 4,536a±0,176 38,0 0,718 9,625 285 53 5,502a±0,195 2,800 9,625 55,21

275 96 4,136a±0,184 43,6 0,744 8,470 275 45 5,422a±0,231 2,352 8,470 46,88

TB 864 5,488±0,069 37,1 - - - 631 6,269±0,063 - - 73,03

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Trong sản xuất tinh đông lạnh, giá trị VAC của bò đực trong một lần

khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là cơ sở cho việc tính toán lượng môi trường pha

loãng tinh dịch và số lượng cọng rạ cần cho lần sản xuất lần đó. Ví dụ, một bò

đực trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn có VAC là 5 tỷ tinh trùng,

lượng xuất tinh thu được là 5ml. Theo tiêu chuẩn sản xuất tinh ở nước ta hiện

nay của Bộ Nông Nghiệp & PTNT, 2003 cụ thể:

- Một liều tinh trước khi đông lạnh (hay một cọng rạ) phải có 25.000.000

tinh trùng hoạt động tiến thẳng trước khi đông lạnh; Như vậy, số liều tinh sản

xuất được trong lần khai thác tinh đó là 5 tỷ/25 triệu = 200 liều.

66

- Thể tích một liều tinh cọng rạ là 0,25ml nên lượng môi trường pha

loãng tinh cần là (0,25 x 200 cọng rạ) – 5ml = 45ml (5ml là lượng xuất tinh).

Tại nước ta, theo Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực

giống Brahman tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho

biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng/ lần khai thác đạt 4,93 tỷ/lần khai thác.

Nghiên cứu tại một số nước trên thế giới như ở Cộng hòa Benanh thuộc

Tây Phi là nước có điều kiện khí hậu nóng, ẩm trên bò đực Bogu, giá trị VAC

là 4,09 tỷ (Nguyễn Tấn Anh, 2011). Garner và cs. (1996) cho biết, tổng số

tinh trùng trong một lần khai thác của bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ là

6,20 tỷ/lần khai thác. Nghiên cứu của Brito và cs (2002) cho biết, tổng số tinh

trùng trong một lần khai thác trên bò đực giống HF tại Brazil là 8,2 tỷ/lần

khai thác.

Khi so sánh trung bình VAC của các bò trong nghiên cứu của chúng tôi

về VAC cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) tại

Moncada và nghiên cứu tại Cộng hòa Benanh, có thể là do đối tượng nghiên

cứu của chúng tôi là bò đực HF, nên khả năng cho tinh cao hơn bò Brahman và

bò Bogu, trong nghiên cứu của Phạm Văn Tiềm và nghiên cứu ở Cộng hòa

Benanh. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả nghiên

cứu trên bò đực HF ở Brazil và Hoa kỳ thì kết quả này thấp hơn, Nguyên nhân

có thể là do bò đực HF trong nghiên cứu ở Brazil và Hoa kỳ được chọn lọc tốt

hơn, đồng thời môi trường khí hậu ở đó mát mẻ hơn ở nước ta nên bò đực HF ít

bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm cao như bò nuôi ở nước ta. (National

climatic data center, 2009. Nhiệt độ trung bình/ năm tại Hoa Kỳ là 11,5oC).

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác tinh

phải đáp ứng đồng thời đủ ba điều kiện A≥70%, V≥3ml và C≥0,8 tỷ tinh

trùng/ml. Nếu chỉ cần một trong ba chỉ tiêu trên không thỏa mãn thì VAC

không đạt tiêu chuẩn, tinh dịch bị loại bỏ ngay lập tức.

Kết quả nghiên cứu VAC của các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của

67

9 bò đực giống HF, chúng tôi thấy rằng: VAC trung bình của bò đực 288 là

cao nhất đạt 7,083 tỷ tiếp theo là các bò đực 276, 283, 286, 284, 281, 277, 285

và thấp nhất là 275 đạt 5,422 tỷ.

Để đánh giá năng lực thực sự của bò đực giống ngoài tổng số tinh

trùng tiến thẳng /lần khai thác tinh (VAC) trung bình cao hay thấp, thì tỷ lệ

VAC đạt tiêu chuẩn mới là quan trọng nhất, bởi vì nếu tỷ lệ VAC đạt tiêu

chuẩn càng cao thì tổng số VAC đạt tiêu chuẩn (hay là VAC hữu ích), trong

một tháng, một năm hay cả đời bò đực càng lớn từ đó số liều tinh mà bò đực

đó có thể sản xuất ra được càng nhiều và ngược lại.

Qua kết quả trong bảng 3.7 thấy rằng tỷ lệ VAC đạt tiêu chuẩn của bò

đực HF số hiệu 276 là cao nhất đạt 96,88%, có nghĩa là cứ 100 lần khai thác

tinh thì có tới 96,88 lần VAC đạt tiêu chuẩn, tiếp theo là bò đực số 288, 286,

283, 284, 277, 285, 275 và thấp nhất là bò 281, chỉ đạt 45,83%. Như vậy, đối

với bò đực 281 nếu cứ 100 lần khai thác tinh thì có tới 54,17 lần phải loại bỏ

vì VAC không đạt tiêu chuẩn, từ đó số lượng liều tinh đông lạnh sẽ đạt thấp.

Qua kết quả nghiên cứu về VAC, chúng tôi thấy rằng, nếu trung bình

VAC trong tất cả các lần khai thác tinh của một bò đực nào đó cao hơn trung

bình VAC của một bò đực khác thì chưa chắc chất lượng tinh của bò đực đó

cao hơn bò đực kia, Ví dụ:

Một bò đực A trong 100 lần khai thác tinh trung bình có V bằng 6ml, C

bằng 1,2 tỷ/ml, có A trung bình 65% (trong đó có 50 lần trung bình A = 50%

và 50 lần có A = 70%) thì VAC = 4,68; thì có tới 50 lần VAC bị loại bỏ nên

tổng VAC đạt tiêu chuẩn để sản xuất tinh đông lạnh hay là VAC hữu ích (Tổng

số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tất cả các lần khai thác tinh đạt tiêu

chuẩn sản xuất/năm) là: 4,68 x 50 = 234 tỷ. Một đực B trong 100 lần khai thác

tinh trung bình có V bằng 5ml, C bằng 1,0 tỷ/ml, có A trung bình 70% (trong

đó có 20 lần trung bình A = 65% và 80 lần có A = 75%) thì VAC = 3,5 tỷ thấp

hơn đực A. Số lần VAC bị loại bỏ do A< 70% là 20 lần, còn số lần đạt là 80 lần,

68

nên tổng VAC đạt tiêu chuẩn để sản xuất tinh đông lạnh hay VAC hữu ích là:

3,5 x 80 = 280 tỷ cao hơn VAC của đực A, đồng thời VAC hữu ích để sản xuất

ra tinh đông lạnh của bò đực B cao hơn đực A là 46 tỷ tinh trùng, từ đó năng

suất tinh đông lạnh của đực B sẽ cao hơn đực A.

Kết quả mà chúng tôi nghiên cứu trình bày trong bảng 3.7 cho thấy bò

đực số 277 và 281 có VAC trung bình của tất cả các lần khai thác tinh thứ tự

là 4,599 tỷ và 4,539 tỷ, VAC của hai bò đực này sai khác không rõ rệt, nên có

thể nói VAC của hai bò đực này là gần như nhau. Nhưng, số lần VAC đạt tiêu

chuẩn của bò đực 277 bằng 56 lần, còn đực 281 là 44 (do A <70%) lần nên:

VAC hữu ích của bò đực 277 trong 56 lần đạt tiêu chuẩn là 322,616 tỷ và

VAC hữu ích của bò đực 281 trong 44 lần đạt tiêu chuẩn là 255,992 tỷ. Từ đó,

VAC hữu ích của bò đực 277 cao hơn bò 281 tới 66,624 tỷ. Vì vậy, số lượng

tinh đông lạnh có thể sản xuất được của bò đực 277 cao hơn đực 281 tới 2.665

liều tinh cọng rạ.

VAC hữu ích có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng cho cơ sở chăn

nuôi bò đực giống và sản xuất tinh đông lạnh trong việc nghiên cứu các giải

pháp kỹ thuật để nâng cao VAC hữu ích nếu muốn tăng sản lượng tinh đông

lạnh từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi bò đực giống

sản xuất tinh đông lạnh.

Theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT (2003), về yêu cầu kỹ thuật đối

với tinh bò trong sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam, qua kết quả nghiên

cứu về thể tích tinh dịch (V); nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C) và hoạt

lực tinh trùng trong tinh dịch (A), chúng tôi thấy rằng đối với 9 bò đực HF

trong nghiên cứu này của chúng tôi thì tất cả các lần khai thác tinh đều có

V≥3ml/lần khai thác (đạt 100%). Đối với nồng độ tinh trùng đạt tiêu chuẩn là

93,2%, bò đực đạt thấp nhất là 84,375% và cao nhất đạt 97,917%. Như vậy, tỷ

lệ loại thải do C <0,8 tỷ/ml thấp, chỉ chiếm 6,8%. Trong khi đó, tỷ lệ hoạt lực

69

tinh trùng đạt tiêu chuẩn dưới 60% có tới 4/9 bò đực giống chiếm 44,4%.

Trong số chín bò đực đó, có bò đực hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn chỉ

45,83%, tỷ lệ tinh khai thác bị loại bỏ do hoạt lực không đạt tiêu chuẩn rất cao.

Tuy nhiên, có bò đực 276 có tỷ lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn rất cao,

đạt 96,88%. Trung bình hoạt lực tinh trùng trong các lần khai thác tinh đạt

tiêu chuẩn của 9 bò đực HF trong nghiên cứu này là 73,03%. Như vậy, có

26,97 % VAC bị loại bỏ do hoạt lực tinh trùng không đạt tiêu chuẩn, trong khi

đó tỷ lệ VAC bị loại thải do nồng độ tinh trùng không đạt tiêu chuẩn chỉ có

6,8%. Vì vậy, muốn tăng VAC hữu ích thì cơ sở chăn nuôi bò đực giống, sản

xuất tinh đông lạnh, đầu tiên và hết sức quan trọng là tìm giải pháp để tăng tỷ

lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn.

3.3.2. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của tất cả các lần khai thác

tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/ năm (VAC hữu ích)

VAC hữu ích là tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng trong tất

cả các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất của mỗi bò đực giống/ năm. Để

phân loại bò đực giống HF qua chất lượng tinh, tổng số tinh trùng hoạt động

tiến thẳng hữu ích (VAC hữu ích) là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách

đầy đủ và chính xác nhất từ chất lượng tinh, số lượng tinh có thể sản xuất được

nhiều hay ít và hiệu quả của từng bò đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bò đực giống đều có số lần khai thác

tinh giống nhau (mỗi bò đực khai thác 96 lần/năm), nhưng số lần VAC đạt tiêu

chuẩn là khác nhau. VAC hữu ích được tính bằng tổng của tất cả VAC/lần khai

thác tinh đạt tiêu chuẩn/năm. Kết quả VAC hữu ích của bò đực giống HF được

trình bày tại bảng 3.8.

Qua kết quả thu được về VAC hữu ích của 9 bò đực giống HF trong

nghiên cứu này cho thấy chất lượng tinh của bò đực giống HF 276 là tốt nhất

(xếp số 1), tiếp theo là bò 288, 283, 286, 284, 277, 285, 281 và xếp cuối cùng

là bò đực số 275.

70

Bảng 3.8: VAC hữu ích của bò đực giống HF (tỷ)

SHĐG n ∑ VAC Xếp thứ

276 93 634,167 1

288 89 630,298 2

283 83 549,460 3

286 87 543,663 4

284 81 483,894 5

277 56 322,560 6

285 53 291,553 7

281 44 255,992 8

275 45 243,990 9

3.3.3. Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF

3.3.3.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ) là tỷ lệ tinh trùng sống và hoạt

động tiến thẳng trong tinh đông lạnh sau khi giải đông là chỉ tiêu rất quan

trọng để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh. Tinh dịch bò sau khai thác đạt

tiêu chuẩn theo quy định được chế biến, chia liều, đông lạnh và bảo quản

trong ni tơ lỏng -196oc. Trước khi đưa vào bảo quản và cung cấp cho công tác

TTNT, cần thực hiện giải đông bằng cách ngâm cọng tinh đông lạnh trong

nước có nhiệt độ 37oC, trong thời gian 30 giây, sau đó lấy tinh dịch đã giải

đông, đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông là một chỉ tiêu quan trọng quyết định

lần sản xuất tinh đông lạnh của một bò đực nào đó có đạt tiêu chuẩn hay

không. Nếu Asgđ ≥40% thì đạt tiêu chuẩn và được giữ lại, bảo quản và cung

cấp cho thụ tinh nhân tạo ở bò, còn Asgđ<40% thì tinh đông lạnh của lần sản

xuất đó không đạt tiêu chuẩn và bị loại thải.

71

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông là một chỉ tiêu quan trọng quyết định

để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống. Nếu tỷ lệ

Asgđ đạt tiêu chuẩn càng cao thì khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực

giống đó thường cao và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng sau giải đông trong tinh đông

lạnh của bò đực giống HF được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.9: Hoạt lực tinh trùng sau giải đông tinh đông lạnh của bò HF

SHĐG n Mean SE Cv(%) Min Max

276 93 43,13c 0,38 8,52 35 50

288 89 42,47bc 0,40 8,89 35 50

283 83 41,63b 0,45 9,95 30 45

286 87 41,12ab 0,50 11,34 30 45

284 81 40,86ab 0,37 8,15 30 50

285 53 40,38a 0,23 4,16 35 45

275 45 40,16a 0,34 5,68 30 45

281 44 40,11a 0,34 5,62 35 45

277 56 40,00a 0,31 5,81 35 45

TB 631 41,34 0,143 8,69 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Qua kết quả thu được cho thấy hoạt lực tinh trùng sau giải đông trong

tinh đông lạnh của bò đực số hiệu 276 đạt cao nhất, đạt 43,13%, tiếp theo là

các bò đực 288, 283, 286, 284, 285, 275, 281 và thấp nhất là bò đực 277, chỉ

đạt 40%.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tinh dịch đạt tiêu chuẩn đưa vào

chế biến sản xuất tinh đông lạnh, phần lớn những bò đực có trung bình hoạt

lực tinh trùng cao thì hoạt lực sau giải đông cao. Tuy nhiên, cũng có bò đực

có hoạt lực tinh trùng cao, nhưng hoạt lực tinh trùng sau giải đông lại thấp

72

hơn. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, tinh dịch đạt tiêu chuẩn đưa vào

sản xuất tinh đông lạnh, hoạt lực tinh trùng của một số bò đực xếp từ cao

xuống thấp lần lượt là bò 286, 284 và 283. Nhưng, Asgđ của bò đực 283 lại

cao nhất, tiếp đến là bò 286 và cuối cùng là bò 284. Nguyên nhân là khả năng

chịu lạnh của chính bản thân tinh trùng của từng bò đực là không giống nhau.

Trong quá trình làm lạnh để đông băng tinh trùng, có khoảng 10-50% tinh

trùng bị chết do quá trình đông băng xảy ra (Maria, 1995, trích từ Hà Văn

Chiêu, 1999). Đầu tiên, nước ngoại bào đông băng làm cho nồng độ chất tan

tăng lên, áp suất thẩm thấu thay đổi, nước nội bào thoát ra ngoài làm cho tinh

trùng teo lại kết hợp với pH thay đổi gây ra các rối loạn hóa - sinh khác trong

tinh trùng làm cho tinh trùng bị chết (Mahmoud Ragab, 1986).

Hiện tượng đông băng còn làm giãn nở tinh thể nước tạo lực đẩy và

chèn ép tinh trùng, tinh trùng bị biến đổi hình thái, thất thoát các lipit như

Cholineplasmalogen, lecithin làm hỏng màng tế bào, thất thoát các hợp chất

vô cơ nội bào, làm hỏng cấu trúc nội bào. Do đó, làm mất sức hoạt động hoặc

quá trình trao đổi chất của tinh trùng bị rối loạn (Nguyễn Xuân Hoàn, 1993),

sau khi giải đông còn khoảng 50% đến 90% tinh trùng sống được nhờ (Maria,

1995, trích từ Hà Văn Chiêu, 1999):

- Khả năng chịu lạnh của chính bản thân tinh trùng cao hay thấp.

- Tác dụng hỗ trợ của các chất hóa học có trong môi trường pha loãng

tinh dịch.

+ Đường có tác dụng cân bằng áp suất thẩm thấu, chống đông và là

nguồn năng lượng cho tinh trùng hoạt động sau giải đông (Dương Đình Long,

1978) vì cấu trúc hóa học của đường có nhiều nhóm Hydroxy để tạo mối liên

kết hydrogen trong cấu trúc của tế bào tinh trùng.

+ Các lipoprotein, lecitin trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng như một

chất chống đông cho tinh trùng (Dương Đình Long, 1996).

73

+ Chất đệm tris có tác dụng giữ nguyên màng tinh trùng trong quá trình

đông lạnh và thúc đẩy trao đổi chất sau giải đông.

+ Glycerol trong môi trường pha tinh có tác dụng như một chất chống

đông, chính vì có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, có khả năng hòa tan

trong nước mạnh, nên có tác dụng như là một dung môi cho các chất tan khác

trong môi trường pha loãng, làm hạn chế sự tạo tinh thể nước và thúc đẩy quá

trình thủy tinh hóa tạo hạt nhỏ tránh sự giãn nở của tinh thể nước, đồng thời

có tác dụng ngấm vào tinh trùng thay thể nước nội bào bị thoát ra ngoài giúp

tinh trùng không bị teo do mất nước.

Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa trong thực tiễn cho các cơ sở sản xuất

tinh đông lạnh bò, nghiên cứu để giảm sự ảnh hưởng xấu cho tinh trùng trong

qúa trình sản xuất tinh đông lạnh, từ đó tăng tỷ lệ tinh trùng sống và hoạt lực

tinh trùng sau giải đông, khi muốn hiệu quả sản xuất cao hơn.

3.3.3.2. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trong năm

Tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn là tinh khi kiểm tra đánh giá có Asgđ ≥40%

trong mỗi lần sản xuất tinh, còn những lần sản xuất tinh khi kiểm tra đánh giá

có Asgđ<40% là những tinh không đạt tiêu chuẩn và bị loại thải ngay lập tức.

Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm của mỗi bò đực giống là tổng

số liều tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh sản xuất được trong một năm

của mỗi bò đực giống, qua đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của mỗi

bò đực giống trong năm, giúp các nhà chăn nuôi biết được năng lực thực sự

về khả năng sản xuất tinh dịch, chất lượng tinh dịch và khả năng chịu lạnh của

tinh trùng của mỗi một bò đực, cũng như trình độ kỹ thuật chế biến, sản xuất

tinh đông lạnh. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với số lần khai thác tinh, số

lượng tinh trùng đạt tiêu chuẩn (VAC hữu ích) và hoạt lực tinh trùng sau giải

đông. Nếu số lần khai thác tinh, số lượng tinh trùng đạt tiêu chuẩn hay VAC

hữu ích và Asgđ của một bò đực càng cao thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất

74

trong năm sẽ cao. Ngược lại, số lần khai thác tinh, số lượng tinh trùng đạt tiêu

chuẩn và Asgđ của một bò đực thấp thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong

năm sẽ thấp.

Nghiên cứu về khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF

chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn của

bò đực giống HF (liều/con/năm)

SHĐG n Số lượng tinh Xếp thứ

276 88 24.097 1

288 82 23.194 2

283 78 20.659 3

286 75 18.701 4

284 72 17.225 5

277 52 11.445 6

285 50 10.761 7

281 40 9.161 8

275 40 8.675 9

Qua kết quả nghiên cứu về số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu

chuẩn của mỗi bò đực giống trong năm thì thấy: Bò đực số 276 đạt kết quả

cao nhất (24.097 liều/năm), tiếp theo là các bò đực 288, 283, 286, 284, 277,

285, 281 và thấp nhất là bò 275, chỉ đạt 8.675 liều/năm. Như vậy, nếu so sánh

số liều tinh cọng rạ mà bò đực 276 sản xuất được/năm với bò đực 275, thì bò

đực 276 sản xuất gấp 3 lần bò đực 275. Nguyên nhân là do hoạt lực tinh trùng

trong tinh dịch, VAC hữu ích và Asgđ của bò đực 276 cao hơn nhiều so với

bò đực 275.

Số lượng tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn mà mỗi bò đực sản xuất ra hàng

75

năm phản ánh chung nhất và chính xác nhất khả năng sinh sản của mỗi bò đực

giống, trình trạng sức khỏe của cá thể bò đực, phản ánh chế độ chăm sóc nuôi

dưỡng, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn, điều kiện chuồng trại và thời tiết

khí hậu...(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998).

Theo Hà Văn Chiêu (1999), số lượng tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sản

xuất được của bò đực HF trong một năm trung bình là 11.390,4 CR. Theo kết

quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được bình quân của 9 bò đực HF là 15.991

CR/ năm, cao hơn kết quả của Hà Văn Chiêu (1999). Nguyên nhân các bò đực

trong nghiên cứu của chúng tôi đã được tuyển chọn tốt hơn trước đây, mặt khác

kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất tinh đông lạnh tại Moncada trong thời gian

chúng tôi nghiên cứu đã đựơc cải tiến hơn so với thời gian tác giả Hà Văn

Chiêu (1999) nghiên cứu.

3.3.4. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh của từng bò đực

giống HF

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò

đực giống HF, trên đàn bò cái HF là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung

nhất về chất lượng tinh dịch cũng như chất lượng tinh đông lạnh của mỗi bò

đực giống. Qua nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh

đông lạnh cọng rạ của các đực giống HF, chúng tôi thu được kết quả khá tốt

và được trình bày tại bảng 3.11.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của 9 bò đực giống

HF nuôi tại Trạm Moncada trên đàn bò cái HF, thấy rằng bình quân tỷ lệ thụ

thai ở lần phối đầu đạt 60,22%, cao nhất ở bò đực giống HF số hiệu 276, đạt

69,33% tiếp đến là bò đực số hiệu 288, 286, 283, 284, 285, 275, 281 và thấp

nhất ở bò đực giống HF số hiệu 277, chỉ đạt 56,33%.

76

Bảng 3.11: Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) của từng bò đực giống HF

SHĐG n Mean SE

276 60 69,33a 1,36

288 60 64,00b 0,77

286 60 61,33bc 0,96

283 60 60,00bc 0,81

284 60 58,33c 0,87

285 60 58,00c 0,73

275 60 57,67c 0,70

281 60 57,00c 0,74

277 60 56,33c 0,93

TB 540 60,22 0,87

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn (2003)

cho thấy, sử dụng tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA sản xuất tại Trạm

Moncada phối giống cho đàn bò cái ở các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc tỷ lệ

thụ thai ở lần phối đầu dao động từ 43 đến 65%. Nghiên cứu trên đàn bò cái HF

Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò

cái HF tại Ba Vì dao động từ 48,75 đến 60%. Nghiên cứu về tỷ lệ thụ thai ở lần

phối đầu trên đàn bò cái HF ở Lâm Đồng, Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi

Long (2008) công bố, tỷ lệ này là 56%.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của các tác

giả nêu trên thấy rằng kết quả của chúng tôi cao hơn, nguyên nhân có thể là

do một số nghiên cứu của các tác giả ở trên, trên đàn bò nuôi tại các khu vực

có nhiệt độ môi trường cao hơn ở Mộc Châu và Đức Trọng từ đó bò cái chịu

ảnh hưởng của nhiệt độ cao nên tỷ lệ thụ thai thấp hơn, Mặt khác, kết quả của

77

chúng tôi cũng cao hơn một số tác giả cũng nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi

tại Đức Trọng, nguyên nhân có thể là do chất lượng tinh đông lạnh trong

nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn, hoặc đàn bò HF hiện nay tại Đức Trọng có

chất lượng giống, chất lượng sinh sản cao hơn, mặt khác gần đây giá sữa trên

thị trường cao và ổn định nên chất lượng thức ăn cho đàn bò được đầu tư tốt

hơn từ đó chất lượng sinh sản và tỷ lệ thụ thai cao hơn.

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2004), khi nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi

ở Mộc Châu cho biết, tỷ lệ thụ thai từ 56% đến 65%. Tại Lâm Đồng, Phạm

Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004) công bố, tỷ lệ thụ thai ở lần phối

đầu từ 56% đến 65%. Phùng Thế Hải và cs. (2012) nghiên cứu tại Mộc Châu

và Lâm Đồng cho biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực HF là 60,2%.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu

của các tác giả trên.

Andersson và cs. (2004), nghiên cứu trên đàn bò cái tại Phần Lan cho

biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu dao động từ 42,2 đến 46,4%. Hoflack và cs.

(2006) công bố, tỷ lệ thụ thai khám lúc 60 ngày sau phối giống dao động từ

52,2 đến 76,0% trên đàn bò cái HF ở Thụy Điển. Kết quả nghiên cứu của

chúng tôi cao hơn nghiên cứu ở Phần Lan và tương đương nghiên cứu của

Hoflack và cs. (2006) ở Thụy Điển. Nhưng một điều khác với Hoflack và cs.

(2006) là kết quả của chúng tôi đánh giá khi bò có chửa 90 ngày, còn Hoflack

và cs. (2006) đánh giá khi bò có chửa lúc 60 ngày, nên kết quả của chúng tôi

có thể cao hơn nghiên cứu của Hoflack và cs. (2006) tại Thụy Điển đã công bố.

Bởi vì trong giai đoạn bò có chửa từ 60-90 ngày thì có thể, có bò bị sảy thai, vì

trong lúc này bào thai chưa bám chắc chắn vào tử cung, mọi tác động bên ngoài

lên cơ thể bò cũng rễ gây ra hiện tượng sảy thai. Đối với bò sữa, theo quy luật thì

SLS càng cao thì sinh sản của bò sữa cũng giảm đi, nên tỷ lệ thụ thai giảm đáng

kể, SLS của đàn bò HF ở Thụy Điển bình quân 9724 kg/ck305 ngày (ICAR,

2011), cũng như Phần Lan bình quân đạt 9436kg/ck 305 ngày (ICAR, 2011) cao

78

hơn nhiều so với bình quân SLS của đàn bò nuôi ở Mộc Châu và Đức Trọng nên

tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.

3.3.5. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF

Lứa đẻ của bò cái cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai ở lần

phối đầu của tinh đông lạnh, bởi vì thông thường bò cái càng đẻ nhiều thì

càng cho nhiều sữa, trong quá trình tạo sữa ở bò sữa thì phần lớn chất dinh

dưỡng mà bò thu nhận được hàng ngày đều tập trung cao cho quá trình tạo

sữa, nên dinh dưỡng cho hoạt động sinh sản bị hạn chế, đặc biệt là bò sữa có

SLS cao, sau khi cạn sữa một thời gian thì bò mới hồi phục được thể trạng,

lúc đó hoạt động sinh dục mới được trở lại bình thường, nên những bò này

thường có khoảng cánh lứa đẻ cao.

Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của lứa đẻ ở bò cái đến khả năng

thụ thai của tinh đông lạnh của bò đực giống HF được trình bày tại bảng 3.12.

Bảng 3.12: Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF (%)

Lứa đẻ của bò cái HF n Mean SE

Lứa 1 108 64,07a 0,87

Lứa 2 108 60,93ab 0,54

Lứa 3 108 61,67ab 0,44

Lứa 4 108 57,85b 0,40

Lứa 5 108 55,98c 0,99

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Kết quả nghiên cứu trên bò cái HF theo các lứa đẻ, thấy rằng tỷ lệ thụ

thai ở lần phối đầu cao nhất ở lứa đẻ 1, đạt 64,07%, tiếp đến ở lứa đẻ 2 đạt

60,93%, lứa đẻ 3 đạt 61,67%, tiếp đến là lứa đẻ 4 đạt 57,85% và thấp nhất là

lứa đẻ 5 chỉ đạt 55,98%.

Theo kết qủa nghiên cứu của Smith (1982) nghiên cứu trên bò HF ở

Hoa Kỳ, ở lứa đẻ 1, lứa đẻ 2 và ở lứa đẻ thứ 3, tỷ lệ thụ thai thường cao hơn ở

79

lứa thứ 4 và những bò già. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù

hợp với nghiên cứu của Smith (1982).

Ở Việt Nam, Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ thụ thai ở

lần phối đầu trên đàn bò cái HF tại Ba Vì đạt 62,50% ở lứa 2 và 3, khi so sánh

kết quả nghiên cứu này với kết quả của chúng tôi thì kết quả nghiên cứu của

Ngô Thành Vinh và cs. (2005) có cao hơn nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân có sự sai khác về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh

đông lạnh ở các lứa đẻ khác nhau có thể là do càng ở lứa đẻ sau, tuổi của bò

cái tăng cao, nhiều chức năng của cơ thể suy giảm trong đó có khả năng sinh

sản. Đồng thời, trong quá trình sinh đẻ ở các lứa đẻ trước, cơ quan sinh sản

của bò cái chịu một số tác động bất lợi như xây sát niêm mạc trong quá trình

đẻ, bệnh sinh sản xảy ra trong quá trình sống …, từ đó cũng làm ảnh hưởng

tới khả năng đậu thai.

3.4. Kết luận và đề nghị

3.4.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu trên 9 bò đực Holstein Friesean chăn nuôi và

sản xuất tinh tại Moncada, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

- Lượng xuất tinh bình quân cao nhất là bò đực số hiệu 276 đạt

7,563ml/ lần khai thác, tiếp theo là bò đực 283, 288, 286, 281, 284, 285, 277

và thấp nhất là bò đực số hiệu 275 đạt 6,344ml/lần.

-Hoạt lực tinh trùng bình quân cao nhất là bò đực số hiệu 276 đạt

72,24% tiếp đến là bò đực số hiệu 288, 286, 284, 283, 285, 275, 281 và thấp

nhất là bò đực số hiệu 277 đạt 62,60%.

- Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bình quân cao nhất là bò đực số

hiệu 288 đạt 1,372 tỷ/ml, tiếp đó là bò đực 283, 276, 286, 284, 277, 285, 275

và thấp nhất là bò đực 281 đạt 1,001 tỷ/ml.

- pH tinh dịch của bò đực mang số hiệu 277 cao nhất, đạt 6,967, tiếp đến

80

là bò đực số 281, 275, 285, 283, 276, 288, 286 và thấp nhất là 284, đạt 6,763.

- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân thấp nhất là bò đực số hiệu 288 đạt

11,783%, tiếp đến là các bò đực 276, 286, 283, 284, 281, 277, 285 và cao nhất

là bò đực 275 đạt 15,678%.

- Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của bò đực số hiệu 276 là cao

nhất đạt 83,469% tiếp đến là các bò đực số hiệu 288, 286, 284, 283, 285, 275,

281 và thấp nhất là bò đực 277 đạt 73,39%.

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) trung bình trong tất cả

các lần khai thác tinh của bò đực giống số hiệu 288 là cao nhất đạt 6,951 tỷ

tinh trùng, tiếp đến là các bò đực 276, 283, 286, 284, 277, 281, 285 và thấp

nhất là bò đực số 275 đạt 4,136 tỷ.

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tất cả các lần khai thác

tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/năm (VAC hữu ích) của bò đực số hiệu 276 là cao

nhất xếp số 1 tiếp theo là bò đực 288, 283, 286, 284, 277, 285, 281 và xếp thứ

9 là bò 275.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trong tinh cọng rạ của bò đực số

hiệu 276 cao nhất, đạt 43,13%, tiếp theo là các bò đực 288, 283, 286, 284,

285, 275, 281 và thấp nhất là bò đực 277 đạt 40%.

- Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/năm của bò đực số 276

là cao nhất, đạt 24.097 liều, tiếp theo là các bò đực 288, 283, 286, 284, 277,

285, 281 và thấp nhất là bò 275, chỉ đạt 8.675 liều.

- Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò cái Holstein Friesian của đực

giống số 276 là cao nhất đạt 69,33%, tiếp đến là bò số hiệu 288, 286, 283, 284,

285,275, 281và thấp nhất ở bò đực giống Holstein Friesian số hiệu 277 đạt

56,33%.

- Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu cao nhất ở lứa đẻ 1, đạt 64,07%, tiếp đến

ở lứa đẻ 2 đạt 60,93%, lứa đẻ 3 đạt 61,67%, tiếp đến là lứa đẻ 4 đạt 57,85%

và thấp nhất là lứa đẻ 5 chỉ đạt 55,98%.

81

3.4.2. Đề nghị

- Cơ sở nên tăng cường sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của những bò

đực có chất lượng tinh dịch tốt và khả năng sản xuất tinh đông lạnh cao.

- Sử dụng tinh đông lạnh của các bò đực giống 276, 288, 286 và 283

để phối giống cho những bò cái Holstein Friesian có chất lượng sinh sản kém

để nâng cao tỷ lệ thụ thai.

82

CHƯƠNG IV

ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI

TẠI MONCADA THÔNG QUA KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA LỨA

MỘT CỦA ĐÀN BÒ CON GÁI

4.1. Đặt vấn đề

Khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng sữa của đàn bò con gái là

những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng sản xuất sữa, cũng như tỷ lệ

mỡ và tỷ lệ protein sữa của mỗi bò đực giống hướng sữa. Từ đó có thể tuyển

chọn được những bò đực giống có tiềm năng cho sữa, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ

Protein sữa cao, để sản xuất nhiều tinh đông lạnh và phối giống với đàn bò

cái, nhằm tạo ra đàn bò sữa có sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa cao.

Ở nước ta những năm gần đây, tổng số bò sữa có những năm tăng,

giảm thất thường (Cục Chăn nuôi, 2010). Tuy tăng đàn với tỷ lệ còn khiêm

tốn, nhưng tổng lượng sữa lại liên tục được tăng lên với tỷ lệ tăng khá cao,

điều đó chứng tỏ rằng người chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã áp dụng tổng hợp

nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, trong đó có biện pháp sử

dụng những bò đực giống cao sản để phối giống cho đàn bò sữa đã tuyển

chọn tạo ra các thế hệ sau có chất lượng tốt hơn.

Để giúp người chăn nuôi bò sữa dễ dàng trong việc chọn lựa tinh đông

lạnh những bò đực giống theo ý muốn nhằm cải thiện nâng cao sản lượng sữa và

chất lượng sữa cho đàn bò sữa của mình, đồng thời để khai thác tối đa nguồn gen

tốt nhất của đàn bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Trạm Moncada, chúng

tôi tiến hành “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Moncada

thông qua khả năng sản xuất sữa lứa một của đàn bò con gái” nhằm:

- Xác định được SLS, SLS tiêu chuẩn (4% mỡ sữa), tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ

protein sữa chu kỳ sữa đầu của đàn con gái từng bò đực giống HF.

- Ước tính được giá trị giống về SLS của từng bò đực và xếp loại được

từng bò đực giống HF theo GTG.

83

4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá trên đàn bò con gái HF thuần

nuôi tại hai khu vực Mộc Châu - Sơn La và Đức Trọng - Lâm Đồng của 9 bò

đực giống HF mang số hiệu 275, 276, 277, 281, 288, 283, 284, 285 và 286.

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến tháng 9/2012.

4.2.2. Bố trí thí nghiệm

Chọn ngẫu nhiên những bê cái HF được sinh ra trong năm 2008 và

trước tháng 4 năm 2009 từ 9 bò đực giống số hiệu 288, 286, 276, 284, 285,

283, 275, 281, 277. Mẹ của chúng là đàn bò HF có sản lượng sữa tương đối

đồng đều (từ 5000 kg đến 5500 kg/chu kỳ), sinh con từ lứa 2 đến lứa 4, tại 2

hai khu vực Mộc Châu - Sơn La và Đức Trọng - Lâm Đồng, nơi có điều kiện

chăn nuôi bò sữa HF, môi trường sinh thái tương đối tốt và đồng đều. Số

lượng con gái của mỗi đực giống là 48 con, trong đó mỗi khu vực là 24 con

(Mục đích để mỗi bò đực có đủ 40 con gái hoàn thành chu kỳ sữa đầu).

Đàn bò con gái được phối giống trong thời gian từ năm 2009 đến năm

2010 tại 2 khu vực Mộc Châu - Sơn La và Đức Trọng - Lâm Đồng. Đàn bò

được nuôi dưỡng tốt và đồng đều trong cả 2 khu vực, vắt sữa 2 lần/ngày và đã

hoàn thành chu kỳ sữa đầu (Mỗi bò đực có 40 con gái, 20 con ở Mộc Châu và

20 con ở Đức Trọng hoàn thành chu kỳ sữa đầu). Đàn bò con gái nuôi tại hai

khu vực Mộc Châu - Sơn La và Đức Trọng - Lâm Đồng được ăn theo chế độ

dinh dưỡng theo tiêu chuẩn NRC năm 2001 của Hoa Kỳ .

4.2.3. Chỉ tiêu theo dõi

- SLS chu kỳ 305 ngày và SLS tiêu chuẩn (4% mỡ sữa) của đàn con

gái của từng đực giống ở chu kỳ sữa đầu.

- Tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa của chu kỳ sữa đầu của đàn con gái của

từng bò đực giống.

- GTG về sản lượng sữa.

84

4.2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Xác định SLS chu kỳ 305 ngày lứa sữa đầu của đàn con gái của từng

bò đực giống HF:

SLS/chu kỳ 305 ngày đàn con gái đựơc xác định bằng phương pháp cân

sữa 2 lần/ngày, 1 lần/tháng, chu kỳ quy chuẩn về 305 ngày theo Matsumoto

Shigeo (1992).

SLS (305 ngày) = (B/A) X 305

Trong đó: - A= n x 30,42

- n: Số tháng bò cho sữa

- 30,42: Là bình quân số ngày trong một tháng

xA

nlll

B n...21 ++=

- l1...ln: Là lượng sữa lần cân tháng thứ 1 đến tháng thứ n.

- Tất cả các bò cái HF đều vắt sữa 10 tháng.

- Xác định SLS tiêu chuẩn 4% mỡ sữa/ck 305 ngày của lứa sữa đầu

theo công thức quy đổi từ sữa thường sang sữa tiêu chuẩn:

SLS (4% mỡ) = 0,4 X Số lượng sữa + 15 X số lượng mỡ sữa.

- Phân tích tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa bằng máy LCUMA

(LactiCheck Ultrasonic Milk Analyzer) theo các lần cân sữa.

4.2.5. Xử lý số liệu

a. Đối với SLS, tỷ lệ mỡ và protein sữa

- Các số liệu có bản chất là tỷ lệ phần trăm, trước khi xử lý được

chuyển dạng để tính toán theo Y = Degrees (asin(sqrt(x/100))). Sau khi tính

toán xong, kết quả được chuyển dạng trở lại.

Số liệu được xử lý thống kê thông qua phân tích phương sai (ANOVA)

một nhân tố và so sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp

Tukey trong Minitab 14.

Mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng:

Yijkl = µ + Gi + Nj + Lk + εijkl

85

Trong đó:

-Yijkl là SLS/ck 305 ngày hoặc chỉ tiêu chất lượng sữa tương ứng.

- µ là trung bình đàn;

- Gi là ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi

- Nj là ảnh hưởng của năm;

-Lk là ảnh hưởng của lứa đẻ.

- εijkl là ảnh hưởng ngẫu nhiên

b. Đối với giá trị giống

Ước tính giá trị giống (GTG) về SLS của đực giống bằng phương pháp

BLUP trong chương trình phần mềm PEST (2003), với mô hình con vật một

tính trạng và mô hình con vật một tính trạng có số liệu lặp lại.

Mô hình sử dụng để ước tính GTG có dạng như sau: Y= Xb+Zu+e

Trong đó:

- Y là giá trị quan sát của các tính trạng SLS lứa 1của các bò cái

- X là ma trận tần suất của các ảnh hưởng ổn định.

- b là véc tơ của các yếu tố ảnh hưởng ổn định

- Z là ma trận tần suất do ảnh hưởng ngẫu nhiên của con vật gây ra

- u là ảnh hưởng ngẫu nhiên của con vật (giá trị giống)

- e là ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên.

Để giải phương trình trên tìm biến b,u phương pháp BLUP của

Henderson ( Trích từ Nguyễn Văn Đức và cs., 2006) có dạng sau:

[X1R-1X X1R-1Z ] [ b ] = [ X1R-1Y]

[Z1R-1X Z1R-1Z + G-1 ] [ u ] = [ Z1R-1Y]

Trong đó: R-1 là ma trận phương sai, hiệp phương sai do ảnh hưởng

ngẫu nhiên của môi trường V(e) = R. G-1 là ma trận phương sai, hiệp phương

sai do di truyền giữa các tính trạng (nếu phân tích đa tính trạng) và gữa các

cá thể trong hệ phả.

Trong trường hợp phân tích đơn tính trạng ta có: G-1 = A-1/ δ2a

86

Ở đây, A-1 là ma trận nghịch đảo của ma trận quan hệ huyết thống của

các cá thể trong hệ phả, δ2a là phương sai di truyền các tính trạng cần tính. b

là véc tơ phương trình đối với hiệu ứng cố định b; u là véc tơ của phương

trình đối với hiệu ứng giá trị ngẫu nhiên.

4.3. Kết quả và thảo luận

4.3.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái của từng bò đực giống HF

4.3.1.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái các đực giống

SLS là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất thể hiện hiệu

quả của quá trình chăn nuôi bò sữa và chất lượng con giống. Để đánh giá tiềm

năng sản xuất sữa của bò đực giống, SLS chu kỳ đầu hay còn gọi là SLS

thường của đàn bò con gái của từng cá thể đực giống là chỉ tiêu rất quan trọng

trong việc phản ánh tiềm năng cho sữa của mỗi đực giống.

Kết quả nghiên cứu về SLS ở chu kỳ đầu đàn bò con gái của 9 bò đực

giống HF được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.1: Sản lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF

(kg/305 ngày)

SHĐG n Mean SE CV (%) Min Max

286 40 5687,0d 115,0 12,79 4343,0 6984,0

288 40 5386,0c 95,50 11,21 4322,6 6861,8

283 40 5384,0c 113,0 13,27 3923,0 6823,0

276 40 5306,0c 110,0 13,11 3913,0 6935,0

281 40 5132,6bc 97,5 0 12,01 3821,0 6472,0

285 40 5069,9b 95,80 11,95 3863,3 6465,7

284 40 4928,0b 162,0 20,79 2459,0 6945,0

275 40 4712,6ab 92,10 12,36 3592,1 6416,8

277 40 4463,6a 91,30 12,94 3467,0 5719,5

TB 360 5118,9 40,80 15,12 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai

khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

87

Qua bảng 4.1 cho thấy, SLS chu kỳ 305 ngày của chu kỳ sữa đầu đàn

con gái của bò đực giống mang số hiệu 286 là cao nhất, đạt 5.687kg/305

ngày, tiếp theo là đàn con gái của đực giống 288, 283, 276, 281, 285, 284,

275, và thấp nhất là đàn con gái của bò 277, chỉ đạt 4.463,6 kg sữa/305 ngày.

Theo kết quả nghiên cứu trên bò HF thuần nuôi tập trung ở Lâm Đồng

của Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), công bố SLS đàn bò HF

đạt 4.171,89 kg/ck1 305 ngày, nghiên cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2010)

công bố SLS của đàn bò HF nuôi tại Mộc châu và Tuyên Quang đạt

4.440,81kg/ck1 305 ngày. Các tác giả Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh

Bình (2005) cho biết SLS của bò HF thuần nhập từ Australia nuôi tại thành

phố HCM chu kỳ một là 3.348 kg/ck và chu kỳ hai là 3.920 kg/ck.

SLS của bò HF nuôi tại Công ty giống bò sữa Đức Trọng-Lâm Đồng

giai đoạn (1991-1993) là 3.946-4.483 kg/ck 305 ngày (Đinh Văn Cải, 2009);

Phạm Thế Huệ và Trần Quang Hân (2003) cho biết, SLS bò HF nuôi tại Đắc

Lắc là 3.165kg/ck; Tác giả Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết, SLS

trung bình của đàn bò HF nhập từ Australia là 3.748 kg/ck.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) thông báo, SLS bò HF tại

Lâm Đồng từ: 3.300 kg/ck đến 5.127,14 kg/ck. Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy

Minh (2004) cho biết, SLS trung bình của bò HF nuôi tại Mộc Châu giai đoạn

(1998-2002) là 4.300- 4.600 kg/ck.

Theo Đinh Văn Cải (2003), bò HF thuần nhập từ Australia nuôi tại xí

nghiệp bò An Phước-Đồng Nai có SLS trung bình lứa 4 là 4.296,2 kg/ck 305

ngày. Theo Lê Mai (2002), bò HF nuôi ở nông trường Đức Trọng có SLS là

2.699 kg/ck 1, 3.300kg/ck 2 , 3.299kg/ck 3 và 3.098kg/ck 4.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu

của các tác giả nói trên, nghiên cứu tại Đồng Nai, Đắc Lắc và Thành phố

HCM thì kết quả nghiên cứu này cao hơn, nguyên nhân là các bò cái trong

nghiên cứu của các tác giả trên được nuôi tại những địa phương có nhiệt độ

88

trung bình hàng năm cao, cho nên bò bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí cao

trong môi trường là rất lớn. Mặt khác các kết quả nghiên cứu trên bò HF cũng

tại hai khu vực Mộc Châu và Lâm Đồng những năm trước thì thấp hơn kết

quả nghiên cứu của chúng tôi. Nguyên nhân những năm gần đây số lượng bò

cái HF chăn nuôi ở hai khu vực nói trên đã được tuyển chọn tốt hơn đồng thời

số lượng bò HF nhập khẩu về nhiều hơn, nên chất lượng con giống tốt hơn.

Một điều nữa là do giá bán sữa tươi những năm gần đây cao hơn, ổn định hơn

nên thức ăn sử dụng cho đàn bò đã được người chăn nuôi quan tâm đầu tư tốt

hơn, đặc biệt lượng cỏ bộ đậu (Alfalfa) đã được nhập khẩu từ Hoa Kỳ,

Australia về sử dụng cho đàn bò, đồng thời kỹ thuật phối trộn thức ăn TMR

(Totol mixed ration) đã được ứng dụng trong nuôi bò sữa, nên về chất lượng

thức ăn sử dụng cho đàn bò những năm gần đây cao hơn trước rất nhiều,

chính vì vậy năng suất sữa của bò cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, SLS

của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.163 kg/ck; Nguyen Van Thuong và cs.

(2008) thông báo, SLS của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.203±3,48 kg/ck.

Như vậy, kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được trên đàn bò tại Mộc Châu

và Đức Trọng thấp hơn, nhưng không đáng kể. Mặt khác kết quả của chúng

tôi là kết quả của chu kỳ thứ nhất, còn kết quả của Nguyễn Hữu Hoài Phú và

Nguyễn Văn Thưởng là trung bình trên nhiều lứa nên cao hơn kết quả này.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) cho biết,

SLS trung bình của đàn HF nhập từ Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu là 5.788

kg/ck1, Đức Trọng đạt 5.175 kg/ck1, nuôi ở Ba Vì đạt 4.175 kg/ck1. So sánh

kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng

Vang và cs. (2006) cho thấy, kết quả này thấp hơn. Nguyên nhân là đàn bò cái

HF trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) là đàn bò được

chọn lọc kỹ càng từ Hoa Kỳ nhập về Việt Nam (Hoa Kỳ là nước có ngành

chăn nuôi bò sữa tiên tiến và rất phát triển có bình quân SLS toàn đàn bò

89

HF/chu kỳ trên 10.000 kg) nên chất lượng giống cao hơn đàn bò trong nghiên

cứu của chúng tôi dẫn đến SLS/ck1 cao hơn. Cũng theo kết quả nghiên cứu

của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), đàn bò HF nhập từ Hoa Kỳ nhưng nuôi

ở khu vực Ba Vì thì kết quả thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi mặc dù

tại Ba Vì người chăn nuôi đều có kỹ thuật cao, thức ăn được quan tâm, nhưng

thời tiết khí hậu tại Ba Vì nóng hơn nhiều so với Mộc Châu và Đức Trọng nên

bò nuôi ở Ba Vì bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường cao, bò có thể bị Stress

nhiệt nên SLS không cao. Điều này cho thấy nhiệt độ môi trường cao có ảnh

hưởng không nhỏ tới SLS của bò, nên nuôi bò HF thuần ở những vùng có

nhiệt độ môi trường cao - chi phí chăn nuôi lớn từ đó hiệu quả chăn nuôi

không cao. Điều này có một ý nghĩa thực tiễn cho các nhà quy hoạch phát triển

chăn nuôi bò sữa HF. Nên quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa HF thuần tại

các vùng có khí hậu mát mẻ, còn những vùng khí hậu nóng hơn nên phát triển

bò lai HF.

Kết quả nghiên cứu về SLS của đàn bò HF nuôi ở Kenya là 4.557 kg/ck

(Ojango và Pollott, 2001), ở Bắc Kinh-Trung Quốc là 8.500 kg/ck (Chen và cs.,

2006); ở Canada đạt 12.000 kg/ck (Canwest, 2006). Tại Australia, bình quân SLS

của đàn bò HF là 7.080 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010) đàn HF tại Newzeland năm

2010 đạt 5.600,14 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010). Đàn bò HF nuôi tại Hoa Kỳ

được công bố năm 2010 là 10.517 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010).

Như vậy, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn ở Kenya có thể

do Kenya là một nước ở châu Phi có nhiệt độ môi trường cao hơn nhiều so

với nhiệt độ môi trường tại Mộc Châu và Đức Trọng, nên đàn bò bị ảnh

hưởng bởi nhiệt độ môi trường cao dẫn tới cho SLS thấp hơn. Song, kết quả

nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu tại Bắc Kinh-Trung Quốc,

Canada, Newzeland, Hoa Kỳ và Australia, nguyên nhân là các nước trên đều

là những nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, công tác tạo, chọn giống

được thực hiện từ lâu nên đàn bò sữa HF có chất lượng tốt hơn đàn bò HF

nuôi tại Việt Nam. Hơn nữa, các nước nói trên là những nước có thời tiết khí

90

hậu môi trường mát mẻ hơn so với Việt Nam nên phù hợp với bò sữa HF hơn

dẫn tới SLS cao hơn.

Kết quả nghiên cứu về SLS đàn con gái của tất cả 9 bò đực HF trong

chu kỳ sữa thứ nhất đạt 5.118,9 kg/ck, con cao nhất đạt 5.687,0 kg/ck, con

thấp nhất cũng đạt 4.463,6 kg/ck. Nhìn chung, đàn con gái của 9 bò đực giống

HF trong nghiên cứu này đều cho trung bình SLS/ck cao, đặc biệt là đàn con

gái của bò đực số 286, 288, 283, 276, 281 đều cao hơn trung bình toàn đàn

con gái của tất cả 9 bò đực HF.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995), bò sữa có thể cho SLS cao nhất từ

chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. Ở những chu kỳ này, SLS tăng khoảng 40-

50% so với SLS chu kỳ 1. Sau đó, SLS giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò

không được cho ăn và chăm sóc đầy đủ.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, SLS chỉ mới được xác định ở chu

kỳ thứ nhất, nên ở những chu kỳ 2, 3, 4..., đàn con gái của từng bò đực giống

chắc chắn cho SLS cao hơn, có thể cao hơn 40-50% so với chu kỳ thứ nhất.

Như vậy, SLS trung bình có thể đạt 7.678,1 kg/ck, đặc biệt ở đàn con gái của

bò đực 286 có thể đạt 8.517 kg/ck, nếu như điều kiện chăn nuôi đáp ứng cho

chúng được đảm bảo tốt.

Vì vậy, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tốt để bò duy trì và kéo dài thời

gian sản xuất sữa cần được hết sức chú trọng nếu người chăn nuôi bò sữa

muốn phát huy tối đa tiềm năng của đực giống.

4.3.1.2. Sản lượng sữa tiêu chuẩn chu kỳ đầu của đàn bò còn gái của từng đực

giống HF

Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa bằng 4%. SLS tiêu chuẩn của mỗi

bò con gái sản xuất ra được là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phản ánh tiềm

năng cho sữa và chất lượng sữa của mỗi bò đực bố. Qua nghiên cứu về SLS

tiêu chuẩn của đàn con gái của 9 bò đực giống HF, chúng tôi thu được kết quả

thể hiện trong bảng 4.2.

91

Qua kết quả nghiên cứu về SLS tiêu chuẩn của đàn con gái của từng bò

đực giống thấy rằng, SLS tiêu chuẩn chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu đàn con

gái của bò đực giống mang số hiệu 286 là cao nhất, đạt 5.262,1kg/ck, tiếp

theo là đàn con gái của đực giống 283, 288, 276, 281, 285, 284, 275 và thấp

nhất là đàn con gái của bò đực 277, chỉ đạt 4.251,1 kg/ck.

Một điều thú vị ở đây là khả năng sản xuất sữa ở đàn con gái bò đực 288

xếp thứ 2 và xếp trên đàn con gái của bò đực 283, nhưng khi quy đổi thành

sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa thì khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con

gái bò đực 283 lại cao hơn bò đực số 288. Điều này cho thấy khả năng sản

xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái của bò đực giống là một chỉ tiêu rất quan

trọng trọng việc đánh giá, phân loại một cách toàn diện tiềm năng về sản xuất

sữa của bò đực giống sữa.

Bảng 4.2: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/chu kỳ đầu đàn con gái

của từng đực giống HF

SHĐG n Mean SE Cv(%) Min Max

286 40 5262,1d 92,6 11,13 4160,6 6250,4

283 40 5013,6c 93,2 11,76 3805,3 6163,7

288 40 5010,5c 78,7 9,93 4141,0 6141,3

276 40 4934,0c 89,8 11,51 3796,0 6207,3

281 40 4797,2bc 82,3 10,85 3706,4 5889,5

285 40 4750,5bc 79,0 10,52 3747,4 5883,8

284 40 4618,0b 135 18,49 2437,0 6216,0

275 40 4451,4ab 75,5 10,73 3484,3 5839,3

277 40 4251,1a 76,5 11,38 3363,0 5290,5

TB 360 4787,6 33,8 13,41 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai

khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

92

Trung bình SLS tiêu chuẩn đàn con gái của chín bò đực HF trong nghiên

cứu của chúng tôi đạt 4.787,6 kg/ck, cao hơn sữa thường trong kết quả nghiên

cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2010), Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi

Long (2008) và các tác giả khác đã nghiên cứu tại Đồng Nai, Đắc Lắc, thành

phố HCM và một số tác giả khác, nhưng thấp hơn so với các tác giả nghiên

cứu trên đàn bò HF nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

4.3.2. Chất lượng sữa

Để đánh giá một cách toàn diện về khả năng sản xuất sữa của đàn bò HF,

ngoài yếu tố về SLS, chúng ta cần xem xét về thành phần và chất lượng sữa

của đàn bò. Thông thường, để đánh giá chất lượng sữa, người ta quan tâm đến

nhiều yếu tố khác nhau, ngoài các yếu tố về cảm quan như màu sắc, mùi vị, tỷ

trọng, độ chua, ... người ta thường dựa vào các thành phần có trong sữa như:

Lipit, Protein, lactoza, khoáng, vitamin, ... trong đó hai thành phần chiếm tỷ lệ

cao nhất là Lipit và Protein. Xét về thành phần giữa sữa đầu và sữa thường có

sự chênh lệch nhau rất lớn, thành phần các chất trong sữa đầu lớn hơn nhiều

lần trong sữa thường đặc biệt là tỷ lệ Mỡ, Protein và kháng thể. Trong khuôn

khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành phân tích hai thành phần quan

trọng về chất lượng sữa là tỷ lệ mỡ và tỷ lệ protein trong sữa.

4.3.2.1. Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF

Mỡ sữa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng sữa và được tính bằng

tỷ lệ phần trăm. Theo quy luật về khả năng sản xuất sữa của bò sữa, SLS càng

tăng lên cao thì tỷ lệ mỡ sữa càng giảm. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết

quả về tỷ lệ mỡ sữa đàn bò con gái của các bò đực giống HF như sau:

93

Bảng 4.3: Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF

SHĐG n Mean SE Cv(%) Min Max

277 40 3,69c 0,015 2,57 3,50 3,80

275 40 3,64bc 0,017 2,95 3,40 3,80

284 40 3,61b 0,025 4,38 3,30 3,94

285 40 3,59b 0,017 5,11 3,40 3,80

281 40 3,57ab 0,017 6,02 3,40 3,80

283 40 3,55ab 0,018 6,95 3,35 3,80

276 40 3,55ab 0,020 7,83 3,30 3,80

288 40 3,54ab 0,017 8,75 3,30 3,72

286 40 3,51a 0,019 9,73 3,30 3,72

TB 360 3,59 0,013 6,87 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) công bố, tỷ lệ mỡ sữa đàn bò

HF ở Lâm Đồng là 3,47%. Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004) cho biết, tỷ

lệ mỡ sữa của bò HF thuần nuôi tại Mộc Châu (1998-2002) là 3,28-3,39%.

Nguyễn Văn Kiệm (2000), nghiên cứu ở đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu cho kết

quả về tỷ lệ mỡ sữa là 3,32%. Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006), tỷ lệ mỡ

sữa của bò HF nhập từ Australia nuôi tại Mộc Châu (2002-2005) là 2,8%.

Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) nghiên cứu trên đàn bò HF nhập từ

Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn 2001-2006) có tỷ lệ mỡ sữa là

3,03±0,76%. Tại Lâm Đồng, tỷ lệ mỡ sữa là 3,41±0,85%. Theo điều tra của

Trần Quang Hạnh (2010), bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ sữa lứa 1 là

3,32±0,03%, tăng dần đạt cao nhất ở lứa 4 là 3,84±0,05%.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của

các tác giả đã công bố ở trên thì kết quả nghiên cứu này cao hơn. Nguyên

nhân có thể là ngoài yếu tố di truyền của bản thân từng bò cái, chất lượng

94

thức ăn cũng ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ mỡ sữa. Những năm gần đây, do giá

thu mua sữa tại nước ta tăng cao và ổn định hơn so với trước nên việc quan

tâm đầu tư cải tiến con giống cũng như nâng cao chất lượng thức ăn cho đàn

bò đã được người chăn nuôi quan tâm đầu tư. Vì thế, kết quả nghiên cứu của

chúng tôi thu được cao hơn.

Kết quả này tương đương với Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết,

bò HF nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ mỡ sữa 3,59%; Trần Quang Hạnh (2010) công

bố, sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ 3,57±0,03%.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005), bò HF thuần

nuôi tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ mỡ sữa là 3,93%. Theo

Nguyễn Đăng Khôi (2003), sữa của bò HF nuôi tại Sơn Dương Tuyên Quang

có hàm lượng mỡ sữa là 3,91±0,24%. Phạm Văn Giới và cs. (2006), công bố tỷ

lệ mỡ sữa đàn bò HF ở Việt Nam dao động từ 3,74% đến 3,80%. Tỷ lệ mỡ sữa

trong kết quả nghiên cứu của chúng tối thấp hơn tỷ lệ mỡ sữa của ba tác giả

nêu trên.

Nguyễn Văn Kiệm (2000) cho biết tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi ở Hoa

Kỳ là 3,65% và ở Nhật Bản là 3,4%. Ở Australia công bố năm 2010 về tỷ lệ

mỡ sữa của đàn bò HF là 3,94% % (ICAR, 2010), tỷ lệ mỡ sữa của đàn HF

Hoa Kỳ năm 2010 là 3,61 (ICAR, 2010).

Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số kết quả công

bố của các nước khác thì thấy kết quả này cao hơn ở Nhật Bản, gần tương tự

ở Hoa kỳ và thấp hơn ở Australia.

Như vậy, tỷ lệ mỡ sữa của bò HF ở các khu vực chăn nuôi khác nhau,

các nước khác nhau, trong các khoảng thời gian chăn nuôi khác nhau, có sự

biến động khác nhau. Điều này có thể do yếu tố di truyền và điều kiện, thời tiết

khí hậu và chế độ quản lý, khai thác và chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau gây ra.

95

4.3.2.2. Tỷ lệ protein sữa ở lứa sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF

Protein là một thành phần chiếm tỷ lệ cao trong sữa. Ngoài mỡ sữa,

protein sữa là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá phẩm chất của sữa và được

tính bằng phần trăm. Tỷ lệ protein sữa của bò sữa HF phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, sức khỏe, sinh sản, khai thác sữa …

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ protein sữa ở chu kỳ sữa đầu đàn bò con gái của 9

bò đực giống HF nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng như sau:

Bảng 4.4: Tỷ lệ protein sữa chu kỳ đầu của đàn con gái từng bò

đực giống HF (%)

SHĐG n Mean SE CV (%) Min Max

277 40 3,37c 0,01 2,25 3,20 3,50

275 40 3,34bc 0,02 2,84 3,10 3,49

284 40 3,31b 0,02 4,39 3,00 3,69

285 40 3,30b 0,01 2,68 3,00 3,43

281 40 3,28b 0,01 2,51 3,10 3,45

276 40 3,26ab 0,02 3,49 3,00 3,42

283 40 3,25ab 0,02 3,11 3,00 3,42

288 40 3,25ab 0,01 2,72 3,00 3,40

286 40 3,22a 0,02 3,34 3,00 3,40

TB 360 3,29 0,01 3,46 3,00 3,69

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 4.4 cho thấy, trung bình tỷ lệ

protein sữa ở chu kỳ sữa đầu đàn con gái của 9 bò đực giống HF là 3,29%,

trong đó bò đực giống HF mang số hiệu 277 là cao nhất, đạt 3,37%, tiếp đến

là đàn con gái của các đực giống số 275, 284, 285, 281, 276, 283, 288 và thấp

nhất là đàn con gái của bò đực giống 286, chỉ đạt 3,22%.

Theo kết quả công bố của tác giả Nguyễn Đăng Khôi (2003), sữa của

96

bò HF nuôi tại Sơn Dương, Tuyên Quang có tỷ lệ protein là 3,10±0,08%.

Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006), tỷ lệ protein sữa của bò HF nhập từ

Australia nuôi tại Mộc Châu (2002-2005) là 3,12%. Nguyễn Đăng Vang và

cs.(2006) cho biết, đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn

2001-2006) có tỷ lệ protein sữa 3,04±0,21%, tại Lâm Đồng, tỷ lệ này là

3,15±0,58%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được cao hơn

các nghiên cứu này.

Tác giả Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004) cho biết, tỷ lệ protein

sữa của bò HF nuôi tại Mộc Châu (1998-2002) là 3,28-3,39%. Trần Quang

Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) công bố, tỷ lệ protein sữa đàn bò HF ở Lâm

Đồng là 3,27%. Trần Quang Hạnh (2010) cho biết, sữa của bò HF nuôi tại

Lâm Đồng có tỷ lệ protein 3,29±0,03%. Như vậy, các kết quả này tương

đương với kết quả của chúng tôi.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005), bò HF thuần

nuôi tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ protein cao (3,43%). Ngô

Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, bò HF nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ protein sữa

3,38%. Theo số liệu điều tra của Trần Quang Hạnh (2010) bò HF nuôi tại

Lâm Đồng có tỷ lệ protein sữa lứa 5 đạt 3,35±0,05%. So với những nghiên

cứu này, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được thấp hơn.

Theo công bố ở Newzeland năm 2010 (ICAR, 2010) tỷ lệ protein sữa

của bò HF đạt 3,5%, của Hoa Kỳ năm 2010 (ICAR, 2010) trên HF đạt 3,06%,

Tại Australia năm 2010 (ICAR, 2010), công bố đàn HF có tỷ lệ protein sữa là

3,29%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ protein sữa thấp hơn so với

HF ở Newzeland, nhưng cao hơn ở Hoa Kỳ và tương đương ở Australia.

Như vậy, tỷ lệ protein trong sữa của bò HF ở các khu vực chăn nuôi khác

nhau, các nước khác nhau, trong những khoảng thời gian chăn nuôi khác nhau,

lứa đẻ khác nhau có sự biến động khác nhau, điều này có thể ngoài yếu tố di

97

truyền là do điều kiện thời tiết khí hậu, quản lý, khai thác và chế độ chăm sóc

nuôi dưỡng đã gây ra.

4.3.3. Hệ số tương quan giữa sản lượng sữa, tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ mỡ sữa

Theo quy luật tiết sữa, sản lượng sữa càng cao thì tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ

protein sữa càng giảm. Để xác định khả năng sản xuất sữa và chất lượng sữa

của chu kỳ sữa đầu trên đàn bò trong nghiên cứu của chúng tôi có tuân theo quy

luật tiết sữa ở bò hay không, chúng tôi tiến hành xác định hệ số tương quan di

truyền giữa sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa.

Đồng thời, hệ số tương quan di truyền giữa tỷ lệ mỡ sữa với tỷ lệ protein sữa

cũng được xác định.

Hệ số tương quan di truyền giữa sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày với tỷ

lệ mỡ sữa và protein sữa tại nghiên cứu này âm, rất chặt chẽ, rGSLS-TLMS = -

0,89 và rGSLS-TLPS = -0,91.

Hệ số tương quan di truyền giữa tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa tại nghiên

cứu này dương và rất chặt chẽ, rGTLMS-TLPS = 0,93.

Như vậy là khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng sữa của đàn bò

con gái các đực giống HF trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không ngoài

quy luật tiết sữa của bò sữa, song có cường độ lớn hơn vì môi trường của đàn

bò HF con gái này nuôi trong điều kiện tốt và khá đồng đều.

Kết quả này cho thấy nếu chọn tăng SLS thì tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ

protein sữa giảm và ngược lại. Vì vậy, khi chọn lọc cần chú ý giữ mức độ tỷ

trọng nào cho tính trạng chọn lọc để tính trạng kia phù hợp thì hiệu quả mới

tốt. Thế nhưng, nếu chọn lọc nâng cao tỷ lệ mỡ sữa thì tỷ lệ protein sữa cũng

được nâng cao và ngược lại.

4.3.4. Sản lượng sữa và chất lượng sữa bò HF ở hai khu vực chăn nuôi

Tại Việt Nam, hai khu vực có thời thiết khí hậu lý tưởng cho chăn nuôi

bò HF thuần là Mộc Châu-Sơn La và Đức Trọng-Lâm Đồng. Nhiệt độ bình

98

quân năm tại hai khu vực này lần lượt là 18,2oC và 17,9oC; độ ẩm không khí

là 82,5% và 84% (Nguyễn Xuân Trạch, 2008). Chính vì vậy, hai khu vực này

đã được Nhà nước đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa từ lâu, nên được duy trì

và càng phát triển cho đến hiện nay. Nhìn chung, người chăn nuôi tại hai khu

vực này có kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cao. Chúng tôi tiến

hành đánh giá khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng sữa/ck1 của đàn bò

tại hai khu vực chăn nuôi và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF tại Mộc Châu

và Đức Trọng

Sản lượng và chất lượng sữa tại hai khu vực nuôi bò HF Chỉ tiêu

Nơi nuôi n Mean SE Cv(%) Min Max P

Đức Trọng 180 5086,5a 58,90 7,32 3150,2 6983,6 SLS sữa

(kg/305

ngày) Mộc Châu 180 5151,2a 56,50 6,94 2459,0 6935,5

0,428

Đức Trọng 180 3,30b 0,008 1,53 3,00 3,51 Tỷ lệ

Protein

sữa (%) Mộc Châu 180 3,28b 0,008 1,54 3,00 3,69

0,233

Đức Trọng 180 3,60c 0,010 1,76 3,30 3,80 Tỷ lệ mỡ

sữa (%) Mộc Châu 180 3,58c 0,009 1,61 3,30 3,94 0,143

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai

khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Qua kết quả nghiên cứu thu được cho thấy SLS đàn con gái của 9 bò

đực giống HF nuôi tại Lâm Đồng có SLS chu kỳ 1, bình quân là 5.086,5kg/ck

và ở Mộc Châu đạt 5.151,2kg/ck. Kết quả này tuy có sự khác nhau, nhưng sự

sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đồng thời, tỷ lệ mỡ sữa

cũng như tỷ lệ protein sữa có sự khác nhau, nhưng sự khác nhau đó cũng

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Qua kết quả trên thấy rằng, thời tiết khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, trình

độ chăn nuôi và chất lượng giống bò HF nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng

gần tương tự như nhau vì thế mà khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng

99

sữa của đàn bò trong nghiên cứu của chúng tôi khác nhau không có ý nghĩa

thống kê.

4.3.5. Phân loại bò đực giống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn và giá trị

giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò

con gái

4.3.5.1. Phân loại theo sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa của đàn con gái

Sản lượng sữa tiêu chuẩn mà đàn bò cái sản xuất ra là một chỉ tiêu tổng hợp,

toàn diện để đánh giá phân loại tiềm năng về khả năng sản xuất sữa của mỗi bò

đực giống sữa. Theo kết quả về sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa của đàn bò

con gái của mỗi bò đực giống HF, chúng tôi xếp loại cho chín bò đực giống theo

thứ tự từ cao xuống thấp, theo khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái

của từng đực giống HF kết quả như trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Phân loại bò đực gống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn của

đàn con gái

Phân loại bò đực HF theo SLS tiêu chuẩn SH BĐ Số Ck sữa SLS tiêu chuẩn

(4% mỡ)/ck Xếp thứ

286 40 5262,1 1

283 40 5013,6 2

288 40 5010,5 3

276 40 4934,0 4

281 40 4797,2 5

285 40 4750,5 6

284 40 4618,0 7

275 40 4451,4 8

277 40 4251,1 9

Theo kết quả ở trên cho thấy tiềm năng về khả năng sản xuất sữa của bò đực

giống HF mang số hiệu 286 là cao nhất, được xếp vị trí thứ nhất, tiếp theo là các

bò đực số 283, 288, 276, 281, 285, 284, 275 và xếp ở vị trí cuối cùng là bò đực

100

giống số 277. Cũng qua kết quả ở trên thấy rằng trong chín bò đực trong nghiên

cứu của chúng tôi thì có tới 5 bò đực số hiệu 286, 283, 288, 276 và 281 có bình

quân sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn con gái trên trung bình toàn đàn, còn lại

bốn đực số hiệu 285, 284, 275 và 277 có trung bình sản lượng sữa tiêu chuẩn đàn

con gái thấp hơn trung bình toàn đàn. Trong bốn bò đực này có đực số 285 tuy

thấp hơn trung bình đàn, nhưng không đáng kể, và sự sai khác đó không có ý

nghĩa thống kê (p >0,05).

4.3.5.2. Phân loại bò đực giống HF theo giá trị giống về tiềm năng sữa thông

qua sản lượng sữa con gái

Trong chọn giống đại gia súc nói chung và bò sữa nói riêng thì việc

chọn lọc và sử dụng đực giống đóng một vai trò rất quan trọng. Để có được

đàn bò sữa năng suất sữa cao thì việc chọn được những bò đực giống có tiềm

năng di truyền về SLS cao để truyền lại tiềm năng di truyền đó cho thế hệ sau

là một giải pháp di truyền học được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất trên thế

giới hiện nay.

Để có cơ sở khoa học trong việc phân loại chính xác từng bò đực giống

HF về tiềm năng di tuyền của SLS, việc nghiên cứu xác định GTG về TNS

của đàn bò đực giống thông qua SLS của đàn bò con gái là chìa khóa quyết

định. Kết quả nghiên cứu xác định GTG về tiềm năng sữa của 9 bò đực giống

HF thông qua SLS của đàn bò con gái nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng, kết

quả thu được cụ thể như trong bảng 4.7.

Qua kết quả thu được về GTG ước tính về tiềm năng cho sữa của các

bò đực giống HF trình bày trong bảng 4.7 cho thấy: Tất cả 9 bò đực HF đều

có GTG dương, trong đó bò đực mang số hiệu 286 có GTG cao nhất, đạt

+1064,58 kg sữa/chu kỳ; tiếp đến là các bò đực 288, 283, 276, 281, 285, 284,

275 và thấp nhất là bò đực số 277, chỉ đạt +36,62 kg sữa/chu kỳ.

101

Bảng 4.7: Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF

GTG SH BĐ n

SLS/ck1 của đàn con gái GTG

Rel (độ chính xác)

Xếp thứ

286 40 5687,0 +1064,58 0,84 1

288 40 5386,0 +811,38 0,84 2

283 40 5384,0 +809,91 0,84 3

276 40 5306,0 +744,00 0,84 4

281 40 5132,6 +598,55 0,84 5

285 40 5069,9 +545,90 0,84 6

284 40 4928,0 +426,51 0,84 7

275 40 4712,6 +245,74 0,84 8

277 40 4463,6 +36,62 0,84 9

Sở dĩ, GTG về tiềm năng sữa (TNS) của 9 bò đực giống này đều dương

và cao vì 9 bò đực này đều được tuyển chọn từ những bò bố, mẹ, ông, bà có

sản lượng sữa cao, nên có chất lượng rất tốt và tinh đã được sử dụng tại Việt

Nam. Như vậy, sử dụng tinh của những đực giống này để phối giống cho đàn

bò cái sữa, chắc chắn sẽ nâng cao SLS đời con, đặc biệt là 5 bò đực HF có số

hiệu 286, 288, 283, 276, 281 vì chúng có GTG cao hơn trung bình của đàn

đực giống HF này.

GTG về TNS thông qua SLS lứa 1 của đàn con gái của các đực giống

này biến động trong phạm vi từ +36,62 kg đến +1.064,58 kg/chu kỳ. Mức

biến động này là lớn, cho phép các nhà tạo, chọn giống có cơ hội chọn lọc,

nhân thuần tạo ra đàn bò sữa có chất lượng tốt.

Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của của Powell và cs.

(1990, 1991), khi sử dụng đực HF Hoa Kỳ và HF Ecuador phối giống cho đàn

bò cái ở Ecuador, nếu chọn 10% bò đực giống HF có GTG cao nhất thì GTG

của bò đực HF Hoa Kỳ đạt +760 kg sữa/chu kỳ và bò đực HF của Ecuador đạt

+576kg sữa/chu kỳ. Phạm Văn Giới (2008), nghiên cứu GTG về SLS lứa 1

102

của đàn bò HF ở Mộc châu và Tuyên Quang cho biết GTG có mức biến động

từ -882,89 kg đến +817,73kg sữa/chu kỳ, GTG về SLS bình quân lứa 1, lứa 2

và lứa 3 là + 1.104,8 kg. Đồng thời, mức biến động này cũng gần tương tự với

đàn bò HF nuôi ở Iran, biến động từ -265 kg đến +1287 kg/chu kỳ (Mashhadi

và cs., 2008).

Mặt khác, do độ tin cậy GTG ước tính về tiềm năng cho sữa của tất cả

09 bò đực HF ở trên đều cao, vì vậy nếu sử dụng tinh đông lạnh của các bò

đực giống này để phối giống, thì đời con sẽ được cải thiện về SLS. Ví dụ, sử

dụng tinh của đực HF 286, 288, 283, 276, 281, 285, 284, 275 và 277 để phối

giống cho đàn bò cái HF thì có thể tăng được SLS ở thế hệ sau ở lứa sữa đầu

lên 84% của 532,29 kg/chu kỳ; 405,69 kg/chu kỳ; 404,69 kg/chu kỳ; 372

kg/chu kỳ; 299,28 kg/chu kỳ; 272,95 kg/chu kỳ; 213,26 kg/chu kỳ; 122,87

kg/chu kỳ và 18,31 kg/chu kỳ với so với bình quân SLS lúa 1 của quần thể.

Qua kết quả về GTG cho thấy đối với bò đực số 277 tuy có GTG về

SLS dương, nhưng thấp cho nên có thể sử dụng phối giống cho đàn bò lai HF.

Từ kết quả thu được ở nghiên cứu này cho thấy để nâng cao SLS cho

thế hệ con cái thì có thể chọn tinh đông lạnh cọng rạ của những cá thể đực

giống trong nhóm có GTG cao, đặc biệt là các bò đực 286, 288, 283, 276, 281

vào việc xây dựng kế hoạch phối giống thích hợp để cải tạo những bò cái có

SLS thấp, đồng thời có thể sử dụng những đực giống có GTG cao vào việc

tạo chọn đàn bò cái HF hạt nhân trong cơ sở chăn nuôi bò sữa.

Từ kết quả trên cho thấy có thể sử dụng cả 2 phương pháp này để phân

loại từng bò đực giống HF vì 8 trong tổng số 9 bò đực đều được xếp loại phù

hợp với nhau, ngoại trừ vị trí của 2 cá thể 283 và 288. Nếu phân theo GTG thì

bò đực 288 (+811,38 kg sữa/chu kỳ) tốt hơn, xếp ở vị trí thứ 2 so với đực giống

283 (809,91 kg sữa/chu kỳ) xếp ở thứ 3 với SLS trung bình của con gái ở chu

kỳ sữa đầu tương ứng 5.386 và 5.384 kg sữa/chu kỳ. Trong lúc đó, nếu phân

loại theo giá trị kiểu hình SLS tiêu chuẩn 4% mỡ sữa thì đực giống số 283 lại

tốt hơn đực giống 288 vì SLS tiêu chuẩn trung bình của đàn con gái ở chu kỳ

103

sữa đầu tương ứng là 5.013,6 và 5.010,5 kg sữa/chu kỳ. Như vậy, phân loại bò

đực giống HF theo SLS thì dựa theo GTG là tốt nhất, chính xác nhất vì đó là

bản chất di truyền của tính trạng SLS, nhưng nếu chưa đủ điều kiện tính GTG

về TNS thì có thể phân loại bò đực giống HF theo SLS tiêu chuẩn 4% mỡ sữa

vì cũng có độ chính xác khá cao và sử dụng được cả về tỷ lệ mỡ sữa.

4.4. Kết luận và đề nghị

4.4.1. Kết luận

- Sản lượng sữa ở chu kỳ đầu (305 ngày), đàn con gái của bò đực giống

mang số hiệu 286 cao nhất (5.687kg), tiếp theo là đàn con gái của đực giống

288, 283, 276, 281, 285, 284, 275 và thấp nhất là đàn con gái của bò 277, chỉ

đạt 4.463,6 kg sữa/ chu kỳ 305 ngày.

- Sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ ở chu kỳ đầu đàn bò con gái của bò

đực giống 286, đạt 5.262,1kg, tiếp theo là đàn con gái của đực giống 283, 288,

276, 281, 285, 284, 275 và thấp nhất là đàn con gái của bò 277, chỉ đạt 4.251,1

kg sữa/305 ngày.

- Tỷ lệ mỡ sữa, chu kỳ sữa đầu đàn con gái của bò đực giống 277 cao

nhất (3,69%), tiếp đến là đàn con gái của đực giống 275, 284, 285, 281, 283,

276, 288 và thấp nhất là đàn con gái của bò đực giống 286, chỉ đạt 3,51% .

- Tỷ lệ protein sữa, chu kỳ sữa đầu đàn con gái của bò đực giống HF 277

đạt cao nhất (3,37%), tiếp đến là đàn con gái của các đực giống 275, 284, 285,

281, 276, 283, 288 và thấp nhất là đàn con gái của bò đực giống 286 (3,22%).

- Giá trị giống ước tính về sản lượng sữa của bò đực số hiệu 286 cao

nhất đạt +1064,58 kg; tiếp đến là các bò đực 288, 283, 276, 281, 285, 284,

275 và thấp nhất là bò đực 277, chỉ đạt +36,62 kg.

4.4.2. Đề nghị

Cần khai thác triệt để nguồn gene của các bò đực giống Holstein

Friesian số 286, 288, 283, 276,281, 285, 284, 275 để tăng nhanh sản lượng

sữa cho đàn bò sữa Việt Nam vì những bò đực này có giá trị giống cao.

104

CHƯƠNG V

THẢO LUẬN CHUNG

Đối với bò đực giống nói chung, bò đực giống HF nói riêng thì tinh

dịch là sản phẩm chủ yếu được sử dụng để phối giống cho bò cái. Trong chăn

nuôi bò đực giống HF, chất lượng tinh cũng như khả năng sản xuất tinh đông

lạnh, tỷ lệ thụ thai, khả năng sản xuất sữa ở đàn bò con gái và GTG về tiềm

năng cho sữa của mỗi bò đực giống giúp cho chọn lọc giống tốt hơn, cũng

như nâng cao được tỷ lệ đậu thai cho đàn bò cái và nâng cao năng suất, chất

lượng sữa ở các thế hệ sau.

5.1. Chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh Chất lượng tinh dịch cũng như chất lượng tinh đông lạnh của bò đực

bao gồm các chỉ tiêu như V, A, C, K, pH, tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch,

VAC, và Asgđ.

Qua kết quả nghiên cứu thu được trên 9 bò đực giống HF nuôi tại

Moncada, chúng tôi thấy rằng về các chỉ tiêu V, K, C, pH và tỷ lệ tinh trùng

sống của tất cả 9 bò đực HF đều cho kết quả tốt, đồng thời đều đạt tiêu chuẩn

của Bộ NN&PTNT, 2003 về sản xuất tinh đông lạnh ở bò với tỷ lệ cao. Cũng

từ kết quả nghiên cứu cho thấy đối với tỷ lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn

sản xuất của các bò đực là khác nhau có những bò đực đạt tỷ lệ cao, một số

khác tỷ lệ này còn hạn chế.

Chỉ tiêu VAC đạt tiêu chuẩn phản ánh chung nhất, toàn diện nhất chất

lượng tinh dịch của bò đực giống, bởi vì một trong ba thành phần V, A hoặc

C không đạt tiêu chuẩn thì VAC sẽ bị loại bỏ, thông thường khi VAC đạt tiêu

chuẩn thì tỷ lệ sống, tỷ lệ trinh trùng kỳ hình cũng như pH tinh dịch đều cho

kết quả tốt. Nhưng quan trọng nhất là tỷ lệ VAC đạt tiêu chuẩn, bởi vì nếu tỷ

lệ VAC đạt tiêu chuẩn càng cao thì thường là kết quả sản xuất tinh đông lạnh

105

của bò đực cao.

Qua kết quả mà chúng tôi thu được thấy rằng tỷ lệ VAC đạt tiêu chuẩn

của bò đực HF số hiệu 276 là cao nhất đạt 96,875%, tiếp theo là bò đực số

288 đạt 92,71%, bò 286 đạt 90,63%, bò 283 đạt 86,46%, 284 đạt 84,38%,bò

277 đạt 58,33%, 285 đạt 55,21%, bò 275 đạt 46,88% và thấp nhất là bò 281

chỉ đạt 45,83%.

Tỷ lệ thụ thai ở đàn bò cái bằng tinh đông lạnh có liên quan chặt chẽ tới

hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh đông lạnh, qua nghiên cứu chúng tôi

thấy rằng hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh đông lạnh có ảnh hưởng

tới tỷ lệ thụ thai cho đàn bò cái HF .

Phần lớn các bò đực trong nghiên cứu này có Asgđ của tinh đông

lạnh cao thì cho kết quả kết quả về tỷ lệ thụ thụ thai ở lần phối đầu cao trên

đàn bò cái, riêng tinh đông lạnh của bò đực số 283 có Asgđ cao hơn không

đáng kể so với tinh của bò đực 286 (p>0,05), nhưng tỷ lệ thụ thai trong lần

phối đầu trên đàn bò cái, thì tinh của bò đực 286 lại cho kết quả cao hơn

nhưng chỉ cao hơn 1,33%. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh

trên đàn bò cái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Chất lượng sinh sản của đàn bò cái, mà chất lượng sinh sản của đàn

bò cái lại phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng, thức ăn,chế độ quản lý, khai

thác...vv của cơ sở chăn nuôi.

- Tay nghề của cán bộ làm công tác TTNT.

- Chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống.

- Thời tiết khí hậu, mùa vụ, lứa đẻ ... của bò cái.

Vì vậy, qua kết quả trên chúng tôi thấy rằng khó có thể xác định yếu tố

nào ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò cái bằng tinh

đông lạnh của bò đực 283 và 286, nhưng sự khác nhau về tỷ lệ thụ thai ở lần

phối đầu của hai bò đực này là rất nhỏ không có ý nghĩa về mặt thống kê

(p>0,05). Như vậy, thông thường tinh đông lạnh có hoạt lực tinh trùng sau

106

giải đông cao thì sẽ cho tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu thấy rằng bò đực số hiệu 285 có tỷ lệ

VAC đạt tiêu chuẩn cao hơn nhưng không đáng kể so với bò đực 281 nhưng

VAC hữu ích của bò đực 281 lại cao hơn 285 nên số lượng tinh đông lạnh sản

xuất đạt tiêu chuẩn của bò đực 281 nhiều hơn bò 285 nguyên nhân là do bình

quân VAC đạt tiêu chuẩn của bò đực 281(5,818 tỷ/ lần khai thác) cao hơn bò

đực 285 (5,422 tỷ/ lần khai thác).

Cũng thông qua kết quả trong quá trình nghiên cứu về chất lượng tinh

dịch của 9 bò đực giống HF chúng tôi thấy những bò đực nào có chất lượng

tinh dịch tốt thì có khả năng sản xuất tinh đông lạnh cao, đồng thời cũng cho

chất lượng tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò cái cao.

Thông qua các kết quả nghiên cứu về số lượng, chất lượng tinh, khả

năng sản xuất tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông

lạnh của các bò đực giống HF trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại 9 bò

đực giống HF theo số lượng và chất lượng tinh như sau:

Xếp thứ tự tốt nhất là bò đực số 276, số 2 là bò 288, số 3 là bò 283, số 4

là bò đực 286, số 5 là bò 284, số 6 là bò 277, số 7 là bò 285, số 8 là bò đực

281 và xếp thứ 9 là bò đực số 275.

5.2. Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gái trị

giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF

Để cải tiến nâng cao chất lượng giống bò sữa cũng như muốn phát triển

nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam ngoài sử dụng tinh

đông lạnh của những bò đực giống HF có chất lượng tinh tốt, tỷ lệ thụ thai

cho đàn bò cái cao, khả năng sản xuất sữa, chất lượng sữa ở đàn con gái, cũng

như GTG về TNS của bò đực là rất quan trọng, nó phản ánh tiềm năng cho

sữa của mỗi đực giống. Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng được mọi

người chăn nuôi quan tâm hàng đầu.

107

Để đánh giá khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng sữa thì khả

năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của bò con gái và đặc biệt là GTG của mỗi bò

đực là chỉ tiêu chung nhất phản ánh tiềm năng về sản lượng cũng như chất

lượng sữa của mỗi bò đực giống HF có thể truyền lại cho thế hệ sau.

Kết quả nghiên cứu thấy rằng bình quân SLS/ck 305 ngày trên đàn con

gái của những đực giống cao, thì tỷ lệ mỡ sữa cũng như tỷ lệ protein sữa thấp

và ngược lại điều này phù hợp với quy luật tiết sữa ở bò và cũng phù hợp với

kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước.

Qua kết quả về SLS tiêu chuẩn trên đàn bò con gái của 9 đực giống HF

chúng tôi thấy khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái/ck 305 ngày,

của bò đực số 286 đạt cao nhất, đạt 5262,1kg, tiếp theo là đàn con gái của đực

giống 283 đạt 5013,6 kg, bò số 288 đạt 5010,5 kg, bò 276 đạt 4934 kg, bò 281

đạt 4797,2 kg, bò 285 đạt 4750,5kg, bò 284 đạt 4618 kg, bò 275 đạt 4451,4kg,

và thấp nhất là đàn con gái của bò 277 chỉ đạt 4251,1 kg.

Thông qua kết quả về sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái, để ước

tính GTG của từng bò đực, từ kết quả về GTG giúp cho người chăn nuôi có thể

chọn tinh đông lạnh của đực giống, chính xác, phù hợp để ghép đôi giao phối,

nhân giống tạo đàn bò sữa có SLS theo mong muốn. Qua kết quả nghiên cứu

thấy rằng bò đực số hiệu 286 có GTG về tiềm năng sữa cao nhất đạt +1064,58

kg xếp số 01; tiếp đến là các bò đực 288 xếp thứ 2, xếp thứ 3 là bò 283, xếp thứ

4 là bò 276, xếp thứ 5 là bò 281, xếp thứ 6 là bò 285, xếp thứ 7 là bò 284, xếp

thứ 8 là 275 và thấp nhất là bò đực 277 chỉ đạt +36,62 kg xếp thứ 9.

Lợi nhuận kinh tế có thể thu được từ việc sử dụng GTG về TNS của các

bò đực giống HF ở trên, GTG cung cấp một cách chính xác và rõ ràng cho các

nhà tạo giống, các nhà sản xuất giống trong việc mua – bán giống một cách

chính xác. Vì nó cho phép chúng ta xác định được các sai khác về bản chất di

truyền tạo nên mà nhìn bằng mắt thường không thể đánh giá được.( Phạm

Văn Giới, 2008).

108

Như vậy nếu so sánh độ lệch trung bình về SLS chu kỳ 1 của thế hệ con

sinh ra từ bò đực như bò số hiệu 283 có GTG là +809,91kg với bò đực có

GTG bằng 0 : Nếu giá sữa là 12.000 đồng Việt Nam/kg, bê con sinh ra từ bò

đực số hiệu 283 sẽ có giá trị cao hơn bê sinh ra từ bò bố có GTG về TNS bằng

0 là: 4.859.400 đồng. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của việc chọn lọc hoặc

mua đực giống hay tinh đông lạnh phải dựa vào GTG, vì vậy người chăn nuôi

bò sữa cần hết sức lưu ý quan tâm đến GTG về sản lượng sữa.

Từ các kết quả về chất lượng tinh, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và

khả năng sản xuất sữa ở đàn bò con gái của mỗi bò đực HF ở trên thấy rằng

không phải bò đực có chất lượng tinh tốt, khả năng sản xuất tinh, tỷ lệ thụ thai

cao mà có tiềm năng cho sữa cao bởi vì tiềm năng cho sữa của bò đực HF

ngoài các yếu tố ảnh hưởng khác tới khả năng cho sữa thì yếu tố di truyền

mang tính quyết định đến khả năng cho sữa ở đàn bò con cái vì vậy người chăn

nuôi muốn nâng cao SLS ở đàn bò của mình thì nên lựa chọn tinh đông lạnh

những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng sữa để phối giống cho đàn

bò cái.

109

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được trên bò đực Holstein

Friesian chăn nuôi và sản xuất tinh tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông

lạnh Moncada cho kết quả cụ thể như sau:

- Chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh, tỷ lệ đậu thai tốt

nhất và xếp số một là bò đực số hiệu 276, tiếp đến là các bò đực số 288, 283,

286, 284, 277, 285, 281 và xếp thứ 9 là bò 275.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng cho sữa cao nhất và xếp số một là

bò đực 286 tiếp đến là bò đực 288, 283, 276, 281, 285, 284, 275 và xếp số 9 là

bò đực 277. Do giá trị giống về tiềm năng cho sữa của các đực giống này cao

đặc biệt là năm bò đực số hiệu 286,288,283,276 và 281, nên cần khai thác sử

dụng tối đa nguồn tinh của chúng để nâng cao sản lượng sữa đời con, góp phần

nâng cao sản lượng sữa của đàn bò sữa Việt Nam và tăng được hiệu quả kinh tế

trong chăn nuôi bò sữa, .

6.2. Đề nghị - Sử dụng tinh đông lạnh của bò đực số hiệu 276, 288, 286 và 283 để

phối giống cho những bò cái Holstein Friesian có chất lượng sinh sản thấp để

nâng cao tỷ lệ thụ thai.

- Cần khai thác triệt để nguồn gene của 9 bò đực giống HF số 286, 288,

283, 276, 281, 285, 284, 275 và 277 vì chúng đều có giá trị giống về sản lượng

sữa dương, đặc biệt là các bò đực giống HF số 286,288, 283,276 và 281 để

tăng sản lượng sữa cho đàn bò sữa Việt Nam trong các thế hệ sau.

110

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông (2013), “Chất lượng và khả

năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesiean nuôi tại

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada”. Tạp chí Khoa học

Công nghệ Chăn nuôi,Viện Chăn Nuôi, năm thứ 8, Số 40, tháng 2 năm 2013.

2. Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông (2013), “Khả năng sản

xuất sữa thường và sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái các đực giống Holstein

Friesiean tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn

Nuôi Việt Nam, năm thứ 21, Số 6 [171] 2013, tháng 6, năm 2013.

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn quốc Đạt. 1997. Thụ tinh nhân tạo gia súc gia

cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan. 1998. Sinh lý sinh sản gia súc, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

Nguyễn Tấn Anh. 2011. Đặc điểm tinh dịch và khả năng xử dụng bò đực

Bogo bằng TTNT. Từ: http://www.dairyvietnam.com/vn/Cac-thong-tin-

tinh-bo-trong-va-ngoai-nuoc/Dac-diem-tinh-dich-va-kha-nang-su-dung-

bo-duc-Bogu-bang-thu-tinh-nhan-tao.html

Nguyễn Ân. 1972. Di truyền học động vật-Trường Đại học Nông nghiệp I,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1972.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V,

Tiêu chuẩn chăn nuôi thú y, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa,

bò thịt. Tr: 192-194. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

Đinh Văn Cải. 2003. Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò HF thuần

nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Tr: 23-11. Tạp chí khoa học kỹ thuật

chăn nuôi. Số 4/2003.

Đinh Văn Cải. 2008. Một số thông tin về ngành sữa Isreal. Từ:

http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid=

1467).

Đinh Văn Cải. 2009. Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.

Từ: http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=9128)

Hà Văn Chiêu. 1996. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số

giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam. Tr: 11-19. Tạp chí khoa học-công

nghệ và quản lý kinh tế. Số 9/1996.

112

Hà Văn Chiêu. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF,

Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận

án tiến sỹ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, 1999.

Cục chăn nuôi. 2010. Chăn nuôi Việt Nam 2000-2010. Nhà xuất bản Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ, 2010.

Lê Xuân Cương. 2002. Những điều cần chú ý khi nuôi bò sữa của Australia.

Tr:14-15. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4/2002.

Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh. 2002. Sinh sản

gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

Lê Đăng Đảnh. 1996. Nghiên cứu tính năng sản xuất sữa bò lai ½, 3/4 và 7/8 máu

HF và ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc. nuôi dưỡng đến năng suất

sữa của chúng. Tr: 58-98. Luận án Phó Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội,1996.

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2005. Khả năng sinh sản và sản xuất

của bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Tr 13-16.

Tóm tắt báo cáo khoa học 2004-Viện Chăn nuôi tháng 6/2006.

Nguyễn Quốc Đạt. 1999. Một số đặc điểm về giống của bò cái lai (Holstein

Friesian x lai Sindhi) hướng sữa nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 65-

68; 84-129. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật

Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Lê Văn Ngọc, Nguyễn

Quốc Đạt và Định Văn Cải. 2004. Chọn tạo bò đực giống lai hướng sữa Việt

Nam 3/4 và 7/8 máu HF.Tr 1259-1260. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, số 9/2004.

Nguyễn Văn Đức. 2005. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến

phát triển chăn nuôi bò sữa. Tr. 259-270. Báo cáo nghiệm thu đề tài Độc

lập cấp Nhà nước giai đoạn (2003 – 2005).

113

Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Hữu

Cường. 2006. Di truyền giống và dinh dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997. Công nghệ sinh sản trong

chăn nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn. 2003. Đánh giá thực trạng sử dụng tinh bò

sữa và đực giống hướng sữa tại các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc.

Thông tin KHKT số 4. Từ: http://www.vcn.vnn.vn/Post/khoahoc/2003

/kh2092003_47.pdf

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2006. Hệ số di

truyền và tương quan di truyền giữa SLS và TLMS của bò Holstein

Friesian nuôi ở Việt Nam. Tr: 99-100. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển

nông thôn. Số 2/2006.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm. 2007. Nghiên cứu ảnh

hưởng của một số yếu tố cố định đến SLS đàn bò HF lai hạt nhân và Cấp I ở

Việt Nam. Tr: 64-75. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi . Số 4/2007.

Phạm Văn Giới. 2008. Nghiên cứu đặc điểm di truyền và giá trị giống về sản

lượng sữa của bò Holstein Friesean nuôi ở Mộc Châu và Tuyên Quang.

Luận án tiến sỹ nông nghiệp-Viện Chăn nuôi, 2008.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2010. Nghiên cứu các

giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

bò sữa. Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp bộ 2006-2010.

Phùng Thế Hải, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân,

Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hòa và Nguyễn Hữu

Sắc. 2009. Khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh của bò đực

giống Holstein Friesian sinh ra tại Việt Nam. Tr: 65-71.Tạp chí Khoa học

công nghệ chăn nuôi. Số 7/2009.

114

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Đức, Lê Bá Quế; Phạm Văn Tiềm,

Hà Minh Tuân, Mai Thị Hà,Trần Minh Đáng và Nguyễn Văn Thanh. 2012.

Ảnh hưởng của cá thể, nguồn giống, cơ sở nuôi bò cái và lứa đẻ đến tỷ lệ

phối giống lần một có chửa của bò đực Holstein Friesian nuôi tại Moncada.

Tr:307-314. Tạp chí Khoa học và phát triển: Tập 10, số 2/2012.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình. 2007. Một số chỉ tiêu năng suất và chất

lượng sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Tr: 45-47.

Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Số

3/2007.

Trần Quang Hạnh. 2010. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và

chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian thuần (HF), các thế hệ lai F1, F2 và

F3 giữa HF và Lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Tr. 22-39; 94-122. Luận án

Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2010.

Nguyễn Xuân Hoàn. 1993. Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh

tế và công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene

quý ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sỹ sinh lý động vật, Đại học Nông nghiệp

Hà Nội, 1993.

Hội Chăn nuôi Việt Nam. 2000. Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm, v tr.

9-17; 53-103. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hân. 2003. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất

và sinh học của bò sữa nuôi tại Đắc Lắc. Tr. 4-6. Tạp chí KHKT Chăn

nuôi. Số 4/2003.

Nguyễn Văn Kiệm. 2000. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu và sức

sản xuất góp phần đánh giá thực trạng đàn bò Holstein Friesian tại Mộc Châu-

Sơn La. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp,Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2000.

Nguyễn Đăng Khôi. 2003. Đánh giá năng suất và chất lượng sữa của giống bò

HF nhập nội nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc

sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2003.

115

Lương Văn Lãng. 1983. Đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản. sinh

trưởng và sản xuất sữa của bò Holstein Friesian (Cu Ba) trongquá trình nuôi

thích nghi tại trung tâm giống bò sữa Sao đỏ (Mộc Châu-Sơn La), Luận án

PTS Nông nghiệp. Đại học Nông nhiệp, Hà nội, 1983.

Lê Văn Liễn 2003. Sữa và các sản phẩm sữa, Bài giảng cao học, Trường Đại

học Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

Dương Đình Long. 1978. Một số vấn đề về tinh dịch gia súc và kiểm tra pha

chế môi trường tinh dịch gia súc. Tr: 51-68. Báo các tại hội nghị thụ tinh

nhân tạo lợn Việt Nam lần thứ I. Hà nội, 1978.

Dương Đình Long. 1996. Nghiên cứu môi trường pha chế và bảo tồn tinh dịch

lợn. Luận án PTS nông nghiệp, Đại học nông nghiệp. Hà Nội, 1996.

Nguyễn Ánh Long. 2011. Kết quả thực hiện dự án “Cải tiến, nâng cao chất

lượng giống bò sữa". Từ:

http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?id=1179.

Vương Ngọc Long. 2008. Các giống bò thịt và sữa đã và đang được xử dụng

trên thế giới và Việt Nam. Từ :http://www.ascardvn.com/tintuc.php.

Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao,Nguyễn Viết Hải, Vũ

Văn Nội, Lê Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh,

Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Dương Huyền, 2006. Nghiên cứu một số

chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Australia nhập nội Việt Nam (2002-

2004)”. Tr: 26-32. Tạp chí KHCN chăn nuôi số 4/2007.

Lê Mai. 2002. Bài học Đắt giá khi nuôi bò HF thuần chủng. Tr: 15-16. Tạp

chí KHKT Chăn nuôi. Số 4/2002.

Bùi Xuân Nguyên, J.P. Renard, Lê Văn Ty, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu

Ước. 1994. Nghiên cứu sử dụng nguyên lý khử nước hóa học để bảo quản

phôi và trứng bằng đông lạnh nhanh và cực nhanh. Báo cáo khoa học tại

hội nghị khoa học toàn quốc về công nghệ sinh học và hóa sinh phục vụ

sản xuất và đời sống. Hà Nội, 1995.

116

Nguyễn Hữu Hoài Phú. 2007. Ảnh hưởng của việc cải tiến khí hậu chuồng nuôi

đến khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại ngoại

thành thành phố Hồ Chí Minh. Tr: 7-11. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 3/2007.

Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà. 2008. Stress nhiệt, stress lạnh và chỉ số nhiệt ẩm.

Tr: 48-49. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 8/2008.

Võ Văn Sự, Nguyễn Văn Thiện, Hà Văn Chiêu, Nguyễn Văn Minh,Trần Văn

Nghị. 1996. Phân tích di truyền sản lượng sữa chu kỳ một ở đàn bò sữa

Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng. Tr:127-134. Kết quả

nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995,Viện Chăn Nuôi.

NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

Trần Trọng Thêm, Hoàng Kim Giao và Đinh Văn Cải. 2004. Thực trạng sử

dụng tinh bò và đực giống tại các vùng chăn nuôi bò sữa. Tr: 1254-1258.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Tập 9/2004.

Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới và Lê Văn Ngọc. 2005.

Nghiên cứu chọn tạo giống bò hướng sữa đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu

kỳ. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn (2001-2005).

Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch. 2004. Khả năng sinh trưởng và

sinh sản của bò Holstein Friesian nuôi tại Lâm Đồng. Tập 2, tr. 44-47.

Tạp chi Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, 2004.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân.

2013. Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản

xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam. Báo cáo tổng

kết đề tài giai đoạn (2008-2012).

Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện Trường

Giang. 2007. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số ẩm nhiệt đến lượng

nước uống, lượng thức ăn ăn vào và năng suất, chất lượng sữa của bò lai F1,

F2 HF nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Tr: 56-64. Tạp chí khoa học và công

nghệ chăn nuôi. Số 4/2007.

117

Nguyễn Văn Thưởng. 1995. Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. Tr: 10 -

30. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

Phạm Văn Tiềm, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phùng Thế Hải và Võ Thị Xuân

Hoa. 2009. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nuôi tại

Moncada. Tr: 7-13. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 21/2009.

Tổng cục thống kê. 2012. Báo cáo về sản xuất và tiêu thụ sữa. Từ:

http://vietnamdairy.org.vn/vi/files/201301022241336.%20BCT9.pdf

Nguyễn Xuân Trạch. 2002. Chăn nuôi trâu bò- giống và công tác giống trâu

bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

Nguyễn Xuân Trạch. 2003. Chăn nuôi bò sinh sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm. 2004. Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng

cho học viên cao học ngành chăn nuôi). NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2004.

Nguyễn Xuân Trạch. 2004. Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của các loại bò lai hướng

sữa nuôi tại Mộc Châu và Hà Nội. Tr:12-14. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 01/ 2004.

Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban, 2006. Giáo trình chăn

nuôi trâu bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006.

Nguyễn Xuân Trạch. 2008. Hạn chế của việc chăn nuôi bò sữa nhập nội ở

Việt Nam và một số giải pháp khắc phục. Từ:

http://www.hua.edu.vn/khoa/cntsindex2.php?option=com_docman&task=

docview&gid=201&Itemid=146

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long. 2008. Khả năng sinh sản và sức sản

xuất sữa của các loại bò sữa ở Lâm Đồng. Tr: 284-288. Tạp chí Khoa học

và Phát triển, tập VI. Số 9/ 2008.

Nguyễn Văn Tuế, Đặng Vũ Bình và Mai Văn Sánh. 2010. Năng xuất sữa của

ò lai 1/2HF, 3/4 HF và 7/8 HF Nuôi tại nông hộ tỉnh Bắc Ninh. Tr: 1 – 16.

Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 26/2010.

118

Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh. 2004. Một số chỉ tiêu của giống bò

Holstein Friesian tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Sơn La.

Từ: http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=4437

Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao,

Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc

Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn và Nguyễn Thị Dương

Huyền. 2006. Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa Hoa Kỳ

nhập nội Việt Nam. Tr: 28-37. Báo cáo khoa học năm 2005. Phần giống

vật nuôi, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, tháng 8-2006.

Ngô Thành Vinh, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Thị Công, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu

Thành. 2005. Khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản suất sữa của bò HF và

Jersey nhập nội nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.

Tr:15-27. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 6/2005.

Tài liệu tiếng nước ngoài

Ahmed .M and Amin. A.I. 1997. Effect of hot dry summer tropical climate on forage

ntake and milk yield in Holstein Friesian and indigenous Zebu cows in Sudan.

Journal of Arid Environments, 35 (4). CD Vol: 214. Pp 7-745.

America Breeders Service. 1991. A.I. Management manual, third edition.

Anderson M. Juhani Taponen, Erkki Koskinen and Merja Dahlbom. 2004.

Effect of insemination with doses of 2 or 15 milion frozen-thawed

spermatozoa and semen deposition site on pregnancy rate in dairy cows.

Theoriogenology, 61, Pp1583-1588.

Arthur da silva Mariante. 1992. Semen and cryoconservation The training

course on gene preservation in Asia. Nanjing-China.

Bajwa.M.A. 1986. Semen production unit Qadir Aba of Pakistan, Pp.55-77.

Bidot A. 1985. Relationship between season of insemination and semen

Collection. Revista de salud animal. 7, Pp. 217-222

119

Brian Van Doormaal, 2007. Genetic Evaluation of Dairy Cattle in Canada.

From: www.cdn.ca/document.php?id=123

Brito L.F.C, Silva A.E.D.F. Rodrigues, L.H Vieira F.V, Deragen L.A.G,

Kastelic J.P. 2002. Effects of environmental factors, age and genotype on

sperm production on semen quality in Bos indicus and Bos taurus AI Bulls

in Brazil. Animal Reproduction Science, 70, Pp. 181-190.

Canadian association of animal breeders. 1991. Bovine semen collection and

processing techniques, Revised second edition printed.

Canwest DHI. 2006. Ontario progress report. 10, Pp 56-82.

Chamberlain A. 1992. Milk production in the Tropics, Intermediate Tropical

Agriculture series, Long man, Pp. 42 – 50.

Chen H.Y, Zhang Q, Yin C.C, Wang C.K, Gong W.J. and Mei G. 2006.

Detection of Quantitative Trait Loci Affecting Milk Production Traits on

Bovine Chromosome 6 in a Chinesse Holstein Population by the Daughter

Desing. Journal of Dairy Science, 89 (2): Pp, 782-790.

Cheng Ruihe. 1992. A review on sire selection and AI in domestic animals,

Nanjing Agricultural University.

Dematawewa C.M.B, Pearson R.E and VanRaden Modeling P.M. 2008.

Extended Lactations of Holsteins. Journal of Dairy Science, Vol. 91,

Pp. 760-766.

Ditto B. 1992. Theory of spematozoal freezing, artificial insemination for

Cattle. Association of livestock technology, Pp. 111-123.

Garner D.L, Johnson. L.A, Allen. C.H, Palencia. D.D and Chambers. C.S.

1996. Comparison of seminal quality in Holstein Bulls as yearlings and as

mature sires. Theriogenology, 45, Pp. 923-934.

Hall M. 2007. Profitable dairy production. Report at Viet Nam-Canada

cooperative conference on dairy cattle, Ho Chi Minh city.

120

Herliantien DVM. MP. 2009. Production of Frozen semen, Development

country training course of artificial Insemination on Dairy cattle, February

16th-March 15th, 2009 in Singo Sari National Artificial Insemination

center, Indonesia, pp. 7-24.

Hiroshi Masuda. 1992. Reproduction function of male livestock and semen

physiology, Artificial Inseminstion for Cattle. Assosiation of Livestock

Technology, Tokyo, Japan, Pp. 93-107.

Hoflack G, Opsomer G, Van Soom A, Maes D. K, DeKruif H and Ducateau L.

2006. Comparison of sperm quality of Belgian Blue and Holstein Friesian

bulls. Theriogenology, 66, Pp. 1834-1846.

Hoflack G, Van den Broeck W, Maes D. K, Van Damme, G, Opsomer L,

Ducateau L, DeKruif. H, Rodriguez-Martinez and Van Soom. A. 2008.

Testicular dysfunction is responsible for low sperm quality in Belgian

Blue bulls. Theriogenology 69, Pp. 323-332.

Holstein Canada. 2009. The Holstein Breed. From:http://www.holstein.ca/.

Horn A. 1972. Specializacio a szarvasmarhatenyusztesfeg. Allattenfesztes,

No.1. Herceghalom. Hungary, Pp.163-174.

International Farm Comparison Network (IFCN). 2008. Dairy Report, 2008.

Jasiorowki H.A, Stolzman M. and Reklewski Z. 1988. The International Friesian

strain comparison trial . A World perspective FAO, pp. 245 -277.

Karanibus D.S, Vogler C.J, Saacke R.G & Evenson D.P. 1997. Chromatin

structural changes in sperm after scrotal insulation of Holstein bulls. J.

Andrology. 18: 549 - 555.

Laing J.A , Morgan W.J.B and Wagner W.C. 1988. Fertility and Infertility in

Veterinary Practice. 4thed. Tindall, 24 – 28, Oval road, London. Pp: 41.

Leon H, Porras. A.A, Galina. C.S. and P. Navarro-Fierro.1991. Effect of

collection method on semen characteristics of Zebu and European type

cattle in the tropics. Theriogenology, 36(3), Pp 349-355.

121

Lubos Holy.1970. Biotechnology of reproduction on cattle, Institute Libro,

Lahabana, Cuba.

Mahmoud Ragab. 1986. Comparative study of the phosphatases activity on fresh

and frozen semen of bovine. Indian veterinary Journal. 8, Pp. 72-79.

Mashhadi M.H, Kashan N.E.J, Nassiry M.R, Torshizi R.V. 2008. Prediction

Breeding value and genetic parameter in Iranian Holstein bulls for milk

production traits, Pakistan. Journal of biological science, vol.11(1): 108-112.

Matsumoto Shigeo. 1992. Genetics and Breeding in dairy Cattle. Livestock

Improvement Association Japan. Pp.285-349

Mazur P. (United States). 1989. Fundamental aspects of the freezing of cells with

emphasis on mammalian ova and embryos. International congress on animal

Reproduction and Artificial inseminstion, Madrid 7/1989.

Michael J.F, James F, Hentges Jr and Kenneth W. Cornellisse.1982. Aspects

of the Sexual Development of Brahman versus Angus Bulls in Florida.

Theriogenology, 18(1), Pp. 17-31.

Muino R. C, Tamargo C.O, Hidalgo and Pena. A.I. 2008. Identification of

sperm subpopulations with defined motility characteristics in ejaculates

from Holstein bulls: Effects of cryopreservation and between-bull

variation, Animal. Animal Reproduction Science 109, Pp. 27-39.

Nguyen Van Thuong, Nguyen Van Duc, Hoang Thi Thien Huong. 2008. Result of

assessment, classification and first step of establishment of open nucleous.

breeding system on Holstein Friesian raising in Moc Chau-Son La. Report

at the 13th AAAP Animal Science, Pp 268- 277.

NRC. 1987. Nutrient requirement of dairy cattle. Seventh revised Edition.

Washington D.C.

NRC. 2001. Nutrient requirement of dairy cattle. Seventh revised Edition.

Washington D.C.

Ojango J.M. and Pollott G.E. 2001. Genetics of milk yield and fertility traits

122

in Holstein Friesian cattle on large-scale Kenyan farms. Journal Dari

Science, Vol. 79: Pp. 1742-1750.

Padilla L, Matsui T, Kamiya Y, Kamiya M, Tanaka. M and Yano. H. 2005.

Heat stress decreases plasma vitamin C concentration in lactating cows.

Livestock Production Science. Vol. 101, Issues 1-3, Pp. 300-304.

Powell R.L, Wiggans G.R, Plowman R.D. 1990. Evaluations of Holstein

Bulls and Cows in Ecuador. Journal of Dairy science, Vol 73(11): 3330-

3335.

Powell R.L, Wiggans G.R, Plowman R.D. 1991. Animal Model evaluations for

Mexico Holsteins. Journal of Dairy science, Vol 74(4): 1420-1427.

Powell R.L, Sanders A.H, Norrman H.D, 2005. Impact of Estimated Genetic

correlations on International evaluation to predict mikl trait. Journal of

Dairy science,88(10) pp 3679-3687.

Risco C.A, Chenoweth P.J, Larsen R.E, Velez. J, Shaw N, Tran. T and Chase

C.C. 1993. The effect of gossypol in cottonspeed meal on performance

and on hematological and semen traits in postpubertal Brahman Bulls.

Theriogenology, 40, Pp. 629-642.

Sarder M.J.U. 2003. Studies on Semen Characteristics of Some Friesian Cross

and Sahiwal Bulls for Artificial Insemination (AI). Pakistan Journal of

Biological. Sciences 6, pp. 566-570.

Singh S.R, Mishra H.R and Pandey R.S. 1986. Economics of milk production

of crossbred cows in the plateau of Chotanagpur. Indian Journal of Dairy

Science, 39:3, 210-214. University of Pretoria.

Smith R.D. 1982. Dairy Integrated Reproductive Management. Proceedings

of National Invitational Dairy Cattle Reproduction Workshop at Cornell

University, New York, United States.

Sugulle A.H. 1999. Breeding soundness of bulls and the quality of their

frozen semen used in artificial insemination in Bangladesh. M.S thesis,

123

Dept. Surg. and Obsterics, Faculty of Veterinary Sciences, Bangla, Agri.

Univ. Mymensingh, Bangladesh, Pp.31-40.

Sugulle A.H, Bhuiyan. M.U and M. Shamsuddin, 2006. Breeding soundness

of bulls and the quality of their frozen semen used in cattle artificial

insemination in Bangladesh. Prom Livestock research for rural

development, 18 (4). Từ: http://www.lrrd.org/lrrd18/4/sugu18054.htm

Takeo Abe. 1992. Genetic Evaluation of Dairy Bulls in Japan.

Tatman S.R, Neuendorff. D.A, Timothy. W, Wilson, Ronald. D.R. 2003.

Influence of season of birth on growth and reproductive development of

Brahman bulls. Theriogenology, 62, Pp. 93 – 102.

Zang S.L, Shi W.H, Zheng W.T and Cao F.C. 2000. Comparison of Animal

model BLUP in genetic evatuation of dairy cattle in Beijing China. Assoc,

Amin Sci , Vet Beijing China pp 72-75.

Tài liệu từ các trang Web trên mạng Internet

International Committee for Animal Recording (ICAR).2010. Results of milk

recording. From:

http://www.waap.it/enquiry/USA/043_main_breeds_cowsusa_interface/

Results/results_page.asp

International Committee for Animal Recording (ICAR) .2010. Results of milk

recording. From:

http://www.waap.it/enquiry/Australia/043_main_breeds_cowsaul_interfa

ce/ Results/results_page.asp

International Committee for Animal Recording (ICAR). 2010. Results of milk

recording. From:

http://www.waap.it/enquiry/New_Zealand/043_main_breeds_cowsnzl_in

terface/Results/results_page.asp

International Committee for Animal Recording (ICAR).2011. Results of milk

recording. From:

124

http://www.waap.it/enquiry/Finland/043_main_breeds_cowsfin_interface

/Results/results_page.asp

International Committee for Animal Recording (ICAR).2011. Results of milk

recording. From:

http://www.waap.it/enquiry/Sweden/043_main_breeds_cowsswe_interfa

ce/Results/results_page.asp

National climatic data center. 2009, From: http://www.ncdc.noaa.gov/cag/

125

PHỤ LỤC

1- Hình ảnh toàn cảnh khu vực chăn nuôi và sản xuất tinh bò đông lạnh tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada

2- Một số hình ảnh về đối tượng nghiên cứu dùng trong đề tài luận án

HF-285 HF-277

HF- 286 HF-284

Chuồng nuôi bò đực HF HF-275

126

Giá chờ khai thác tinh Khai thác tinh

3. Một số hình ảnh về đánh giá chất lượng tinh và sản xuất tinh đông lạnh

Pha loãng tinh dịch In nhãn mác lên cọng rạ

4. Một số hình ảnh về triển khai đề tài, luận án tại Mộc Châu và Đức Trọng

5- Chế độ nuôi dưỡng bò đực giống

Bảng 1 : Nhu cầu dinh dưỡng của bò đực giống sữa sản xuất tinh

Theo ( N.R.C- 1987)

Nhu cầu dinh dưỡng

Khối lượng bò (kg)

Tăng trọng ngày (g)

Vật chất

khô(kg)

Protein thô(g)

Năng lượng trao đổi (Mcal)

Ca(g)

P(g)

Vit A 1000UI

Vit D 1000UI

300 1.000 7,4 862 18,7 27 20 13 1980

400 1.000 9,0 947 22,9 29 23 17 2640

500 900 10,0 923 25,6 29 23 21 3300

600 700 10,8 988 26,6 29 23 25 3960

700 500 11,4 998 26,9 30 23 30 4620

127

800 300 12,0 1040 26,4 30 23 34 2580

900 - 12,1 1017 24,8 31 23 38 -

1000 - 13,1 1093 26,9 34 25 12 -

1100 - 14,1 1169 28,8 36 27 47 -

1200 - 15,4 1244 30,8 39 29 51 -

1300 - 16,0 1316 32,7 41 31 55 -

6- Chế độ nuôi dưỡng bò bò cái sữa HF

Bảng 2 : Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì ở bò cái trưởng thành Theo ( N.R.C- 2001)

Khối lượng bò (kg)

Năng lượng trao đổi (Mcal)

Protein tiêu hóa(g)

Ca(g) P(g)

400 12,01 318 16 11

450 13,12 341 18 13

500 14,20 364 20 14

550 15,25 386 22 16

600 16,28 406 24 17

Bảng 3 : Nhu cầu cho sản xuất 1kg sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau

Theo ( N.R.C- 2001)

Tỷ lệ mỡ sữa (%)

Năng lượng trao đổi (Mcal)

Protein tiêu hóa(g)

Ca(g) P(g)

3,0 1,07 78 2,73 1,68

3,5 1,15 84 2,97 1,83

4,0 1,25 90 3,21 1,98

4,5 1,32 96 3,45 2,13

Bảng 4: Nhu cầu của bò cái khối lượng 450 kg có năng xuất sữa khác nhau

Theo ( N.R.C- 2001)

Năng xuất sữa(kg/ngày)

Năng lượng trao đổi (Mcal)

Protein tiêu hóa(g)

Ca(g) P(g)

5 18,30 768 32,05 20,90

128

10 24,41 1218 48,10 30,80

15 30,70 1668 64,15 40,70

20 36,81 2118 80,20 53,60

25 39,3 2310 95,00 60,00