luật hiến pháp

27
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM KHOA: MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN LUẬT HIẾN PHÁP Giáo viên hướng dẫn:VÕ ĐÌNH QUYÊN DI Lớp:02_ĐHMT_1 Tên nhóm:1_LUẬT HIẾN PHÁP

Upload: n3-q

Post on 22-Jun-2015

2.631 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Luật hiến pháp

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

KHOA: MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN

LUẬT HIẾN PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Lớp:02_ĐHMT_1

Tên nhóm:1_LUẬT HIẾN PHÁP

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

Page 2: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

KHOA: MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN

LUẬT HIẾN PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Lớp:02_ĐHMT_1

Thành viên nhóm:1_LUẬT HIẾN PHÁP

0250020038. PHẠM THỊ THUỲ LINH

0250020028. DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN

0250020014. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH

0250020027. LÊ THỊ LỆ HUYỀN

0250020010. NGUYỄN THỊ GIANGTP. HỒ CHÍ MINH - 2013

Page 2

Page 3: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

MỤC LỤCI.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP..............................................................................4

1.Nguồn gốc của Luật Hiến pháp...............................................................................................4

2.Khái niệm Luật Hiến pháp........................................................................................................5

3.Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp...............................................6

4.Nguồn và những đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp......................................................7

5.Vị trí và xu hướng phát triển của Luật Hiến pháp.................................................................8

II.CÁC VĂN BẢN HIẾN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM..................................9

1.Các văn bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.......................................................9

2.Sự khác nhau giữa các bản Hiến pháp................................................................................10

3.Tóm tắt Hiến pháp 1992.......................................................................................................14

4.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ qua các thời kì Hiến pháp..................................15

Page 3

Page 4: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP

1.Nguồn gốc của Luật Hiến pháp-Nếu xét về mặt thuật ngữ “Hiến Pháp” đã tồn tại rất lâu với ý nghĩa là xác định,quy định.Các Hoàng đế La Mã cổ đại sử dụng từ “Constitutio” để gọi các văn bản quy định của Nhà nước.Từ “Hiến” được sử dụng trong Kinh Thy với ý nghĩa khuôn phép cho vua, chúa.Luật Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của Hiến pháp. Luật Hiến pháp ra đời muộn so với các luật khác nhưng từ khi xuất hiệnnó bắt tất cả các văn bản khác phải suy tôn nó. Hiến pháp đầu tiên trên thế giới ra đời là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1787). Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong số Hiến pháp hoàn thiện nhất trên thế giới với các bộ phận là Hiến pháp (1787) và các Tu chính án. Hiến pháp Hoa Kỳ gồm hai nội dung chính đó là: Sự phân chia quyền lực Nhà nước thông qua tổ chức hoạt động bộ máy Nhà Nước và các quyền tự nhiên của con người. Mục đích của việc quy định hai nội dung trên là để giới hạn quyền lực Nhà Nước và bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, tránh sự lạm quyền từ phía các cơ quan Nhà Nước.- Các giai đoạn phát triển của Luật Hiến pháp:

+Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn này được tính từ năm 1787 đến năm 1917. Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của Luật Hiến pháp với hai đặc điểm chủ yếu là: phạm vi các nước có Hiến pháp rất hẹp, chủ yếu là các nước có chính thể dân chủ hoặc quân chủ lập hiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Hiến pháp trong giai đoạn này cũng chỉ quy định hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy Nhà nước và một số quyền cơ bản của công dân (các quyền tự do, dân chủ), việc nghiên cứu, học tập về Luật Hiến pháp cũng chỉ nằm ở một phạm vi nhất định.

+Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn này được tính từ năm 1917 đến năm 1945. Sự phát triển của Luật Hiến pháp trong giai đoạn này có 2 đặc điểm là: Bên cạnh Luật Hiến pháp các nước theo hệ tư tưởng tư sản còn xuất hiện thêm Luật Hiến pháp của các nước theo chính thể Xã hội chủ nghĩa (do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự hình thành nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô). Luật Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có 3 đặc trưng cơ bản là: Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa có khuynh hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, Giáo dục; không thừa nhận sự phân chia quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập" của học giả người PhápMontesquieu (tên thật là Charles-Louis de Secondat) mà áp dụng nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa; không thừa nhận khái niệm "Quyền tự nhiên" của con người mà thay vào đó là các "Quyền công dân".

Page 4

Page 5: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

+Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn này được tính từ năm 1946 đến năm 1989. Đây là giai đoạn mà Luật Hiến pháp bước đầu được toàn cầu hóa. Thời kỳ đánh dấu sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Phi kéo theo một loạt nhà nước dân chủ ra đời nên việc ban hành hiến pháp mang tính toàn cầu vì vậy Luật Hiến pháp cũng phát triển rộng rãi, việc nghiên cứu, học tập về Luật hiến pháp ngày càng được quan tâm.

+Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn này được tính từ năm 1990 đến nay. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự đa dạng trong đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp. Sau khi Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ các nước theo chính thể Xã hội chủ nghĩa ở châu Á và Mĩ La-tinh như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu Ba, Lào,…) vẫn nỗ lực theo đuổi con đường Xã hội chủ nghĩa thông qua hàng loạt cuộc cải cách, đổi mới và đã có những sự điều chỉnh Hiến pháp của mình cho phù hợp với tình hình mới. Nội dung của Hiến pháp ngày càng đa dạng hơn.

2.Khái niệm Luật Hiến pháp

-Dưới góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ Luật Hiến pháp được hiểu dưới ba góc độ khác nhau:

+Luật Hiến pháp là một ngành luật. Khi chúng ta tiếp cận dưới góc độ là một hệ thống pháp luật để xem xét về vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của một bộ phận hợp thành thì Luật Hiến pháp được hiểu là một ngành luật độc lập. Theo cách tiếp cận như vậy, Luật Hiến pháp được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật của mỗi nước điều chỉnh những vấn đề cơ bản của chế độ xã hội, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương và địa vị pháp lý cơ bản của con người và của công dân.

+Luật Hiến pháp là một bộ môn khoa học luật.Khi đặt trong mối quan hệ với hệ thống các khoa học pháp lý để xác định vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của một lĩnh vực khoa học.

+Luật Hiến pháp là một môn học về luật. Khi chúng ta xem xét từ góc độ nội dung, tính chất và mục đích tác động tới một đối tượng cụ thể nhằm trang bị những tri thức cơ bản nhất về Luật Hiến pháp. Luật Hiến pháp là một môn học trong chương trình đào tạo luật theo các cấp độ khác nhau.

-Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu ở góc độ thứ nhất:

Page 5

Page 6: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập, cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất và chi phối đến toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội của mọi quốc gia.

- Luật Hiến pháp hay còn gọi là Luật Nhà nước là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch..... Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của Hiến pháp

3.Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

* Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp:

-Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp: là những quan hệ xã hội (những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người) quan trọng gắn liền với việc thực hiện quyền lực Nhà nước.

-Phạm vi đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hộicơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định: chế độ chính trị,chế độ kinh tế, chính sách văn hoá giáo dục, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

+Lĩnh vực chính trị: luật Hiến pháp điều chỉnh: Nhà nước với nhân dân, Nhà nước với tổ chức chính trị, Nhà nước với nước ngoài.

+Lĩnh vực kinh tế: những quy định chính sách phát triển kinh tế quốc dân; Nhà nước quy định chế độ sở hữu; Nhà nước quy định những thành phần kinh tế; Nhà nước quy định nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.

+Lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ: mục đích và chính sách của Nhà nước để phát triển nền văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ.

+Lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước: những quan hệ phát sinh trong bầu cử; trật tự hình thành tổ chức của các cơ quan Nhà nước từ Trung ươngđến địa phương.

Page 6

Page 7: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Luật Hiến pháp có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội và Nhà nước. Quan hệ mà Luật Hiến pháp điều chỉnh là quan trọng và làm cơ sở cho các ngành luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa.

*Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp:-Xác định nguyên tắc chung cho các chủ thể của Luật Hiến pháp (VD: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo của mọi chủ thể XH...).-Quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể Luật Hiến pháp (VD: Các cơ quan Nhà nước có quyền hạn và nghĩa vụ gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì?)-Có 3 phương pháp: Phương pháp cho phép, phương pháp bắt buộc và phương pháp cấm.

+Phương pháp cho phép: (VD đoạn 1 Điều 98 Hiến pháp 1992: “Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”).

+Phương pháp bắt buộc:(VD Điều 80 Hiến pháp 1992: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.”).

+Phương pháp cấm: (VD đoạn 3 Điều 70 Hiến pháp: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.).

-Ngoài những phương pháp chung như các ngành luật khác, Luật Hiến pháp còn có những phương pháp điều chỉnh đặc thù, đó là phương pháp áp đặt và phương pháp định nghĩa.

4.Nguồn và những đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp

*Nguồn của Luật Hiến pháp:

Nguồn cơ bản của Luật Hiến pháp là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp Luật Hiến pháp gồm Hiến pháp, đây là nguồn quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất; các văn bản do cơ quan lập pháp, hành pháp, giám sát ban hành; các văn bản pháp luật do cơ quan địa phương ban hành. Ngoài ra, ở một số nước như các nước theo Hệ thống pháp luật Anglo-Saxon như Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ,…, nguồn của Luật Hiến pháp còn bao gồm cả án lệ (tiền lệ pháp). Một số nước khác còn bao gồm cả những tập quán pháp, ví dụ ở Vương quốc Anh có tồn tại tập quán sau: "Nhà Vua phải đồng ý

Page 7

Page 8: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

với những sửa đổi do Nghị Viện Anh thông qua" hoặc "Thượng Nghị viện không có quyền trình dự án về tài chính". Ở Iran, bộ kinh thánh Coran là nguồn của Luật Hiến pháp. Ngày nay, các điều ước quốc tế cũng đã trở thành nguồn của Luật Hiến pháp của đa số các nước trên thế giới.

*Đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp:

-Những đặc điểm chung của Luật Hiến pháp với các luật khác:

+Đều là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước và là điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định.

+Đều mang tính cưỡng chế bắt buộc.

+Thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

-Những đặc điểm riêng của Luật Hiến pháp:

Về đối tượng điều chỉnh, Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất.

Phạm vi điều chỉnh bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Đây là hai đặc điểm đặc thù để phân biệt Luật Hiến pháp với các luật chuyên ngành khác, chính vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của nó mà người ta còn gọi Luật Hiến pháp là đạo luật gốc mà các qui phạm pháp luật chuyên ngành khác khi ban hành phải dựa trên luật Hiến pháp, tức là không được trái với những qui định của Luật Hiến pháp.

5.Vị trí và xu hướng phát triển của Luật Hiến pháp*Vị trí của luật Hiến pháp trong pháp luật:

- Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành luật khác. Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế...

Page 8

Page 9: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

+Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác.

- Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp sẽ bao trùm và thống nhất tất cả các ngành luật. Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác. Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông qua, sửa đổi quy phạm của các ngành luật khác.

*Xu hướng phát triển của luật Hiến pháp:

Kể từ khi bản Hiến pháp đầu tiên của nhân loại ra đời cho đến nay (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787), lịch sử lập hiến của toàn thế giới đã có những bước phát triển vươt bậc gắn với sự phát triển của đời sống kinh tế chính trị của từng xã hội cụ thể. Theo Giáo sư B.A. Xtraun, nhà Hiến pháp học người Nga thì có ba xu thế phát triển cơ bản là:

+Xu thế xã hội hóa Hiến pháp nói riêng và Luật Hiến pháp nói chung, theo đó, các nước đều đưa những quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội cơ bản cùng với những quan hệ chính trị truyền thống vào phạm vi đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp.

+Xu thế dân chủ hóa Luật Hiến pháp, biểu hiện thông qua sự thay thế chế độ bầu cử hạn chế bằng chế độ bầu cử phổ thông, sự mở rộng các quyền tự do, dân chủ cá nhân, hình thức trưng cầu dân ý và các chế định dân chủ mới như tư pháp hành chính, giám sát Hiến pháp....

+Xu thế quốc tế hóa (hay toàn cầu hóa) Luật Hiến pháp biểu hiện bằng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Luật Hiến pháp của các nước và luật pháp quốc tế.

II. CÁC VĂN BẢN HIẾN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

1.Các văn bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam

Tóm lược về lịch sử các bản Hiến pháp của Việt Nam

Page 9

Page 10: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Hiến pháp Ngày ban hành Tổng số điều Tuổi thọ (năm)

Năm 1946 9/11/1946 70 13

Năm 1959 31/12/1959 112 21

Năm 1980 18/12/1980 147 12

Năm 1992 15/4/1992 147Tổng số điều khoản là 147 nhưng bị sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 51 ngày 25/12/2001.

1992 – nayTuy nhiên đã bị Nghị quyết 51 sửa đổi, bổ sung vào ngày 25/12/2001.Nên thời gian “nguyên chỉnh” 11 năm.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập là 1946, đây được xem là bản Hiến pháp hay và tiến bộ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử “súng đạn nổ lên thì pháp luật bị lãng quên” nên Hiến pháp 1946 không có cơ hội đi vào cuộc sống.

Sau khi đánh bại Thực dân Pháp, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được ký kết, Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 1959 và bản Hiến pháp này tồn tại 21 năm.

Công cuộc thống nhất đất nước hoàn thành, đánh bại các thế lực thù địch và quân xâm lược một cách oanh liệt Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1980.Nhưng bản hiến Pháp này chỉ tồn tại trong vòng 12 năm.

Thể chế chính trị vẫn được giữ vững, công cuộc đổi mới phát huy hiệu quả nên chúng ta thoát khỏi thời kỳ bao cấp một cách thành công trong khi chứng kiến bè bạn xã hội chủ nghĩa bị tan rã, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, bản Hiến pháp này cũng chỉ “nguyên chỉnh” trong thời gian 11 năm. Vì đến năm 2001 Quốc hội lại sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.

2.Sự khác nhau giữa các bản Hiến pháp

Page 10

Page 11: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.Ngay sau đó, Bác Hồ đã chỉ đạo việc bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam non trẻ.Ngày mồng 6 tháng 1 năm 1946, cả nước đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên. Và 2 tháng sau, ngày mồng 2 tháng 3 năm 1946, Kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội Khóa 1 đã họp tại Nhà Hát Lớn thành phố Hà Nội. Kỳ họp này chỉ diễn ra trong 1 ngày. Vào cuối ngày đó, Quốc hội đã bầu ra Ban dự thảo Hiến Pháp đầu tiên, gồm 11 vị, như Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Nguyễn Thị Thục Viên, Đào Hữu Dương... Bác Hồ kiêm Trưởng ban Dự thảo hiến pháp. 8 tháng sau, vào ngày mồng 9 tháng 11 năm 1946, tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 1, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên, còn gọi là Hiến pháp năm 1946.Từ năm 1946 đến nay, nước ta đã có thêm 3 bản Hiến pháp nữa là Hiến pháp 1959 (còn gọi là Hiến pháp 1960, vì nó được thông qua ngày cuối năm 31 tháng 12 năm 1959, và ngày hôm sau, mở đầu năm 1960, thì công bố), Hiến pháp 1980 và Hiến pháp hiện nay 1992. Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, chỉ có 70 điều, với Lời nói đầu chỉ có 26 dòng, 235 chữ. Hiến pháp thứ 2 năm 1959 có 112 điều, Lời nới đầu dài tới 127 dòng, khoảng 1500 chữ. Hiến pháp thứ 3 năm 1980 có tới 147 điều, Lời nói đầu dài tới 164 dòng, khoảng 1900 chữ. Hiến pháp hiện nay năm 1992 có 147 điều, Lời nói đầu đã gọn lại còn 52 dòng, khoảng 600 chữ.Điều 10 của Hiến pháp 1946 nói rất rõ về quyền công dân: - “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, Tự do xuất bản, Tự do tổ chức và hội họp, Tự do tín ngưỡng, tự do cư trú,đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Đến Hiến pháp năm 1959, Điều 25 quy định: -“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. 

Điều 28 quy định: - “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do cư trú và đi lại”. Hiến pháp 1959 bỏ đi quy định về “Tự do xuất bản” và “Tự do ra nước ngoài” của Hiến pháp năm 1946. Nhưng lại có tiến bộ ở quy định “Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền tự đó”. 

Hiến pháp năm 1980, Điều 67 ghi về quyền công dân cũng giống như Hiến pháp năm 1959, nhưng có thêm một đoạn ràng buộc rằng các quyền đó “phù hợp với lợi ích của

Page 11

Page 12: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

chủ nghĩa xã hội và nhân dân”. Phía cuối Điều 67 này còn có đoạn như cảnh cáo: “Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”.

Hiến pháp năm 1992 cũng quy định về quyền công dân như Hiến pháp 1959 và 1980, nhưng không có quy định về “Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Và điều đặc biệt ở Hiến pháp 1992, là ở các quy định về quyền công dân, thường có các đoạn kết ràng buộc “theo quy định của pháp luật”. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật pháp. Như thế là trái với bản chất của Hiến pháp. Bản chất của Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật đứng trên tất cả các đạo luật, mọi đạo luật ban hành ra đều phải tuân theo Hiến pháp. Nếu luật ban hành trái Hiến pháp thì luật đó không có giá trị, phải bị hủy bỏ. Đó là bản chất của Hiến pháp. 

Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…

Hiến pháp 1946 quy định: “Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” - Điều 15. Các Hiến pháp sau của ta đều không có quy định này.

Điều 45 của Hiến pháp 1946 quy định: “Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân”, tức trong Quốc hội. Điều 47 quy định “Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện”.Và “Thủ tướng chọn các bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách”. Hiện nay việc bầu chọn lãnh đạo đều do Đảng làm, và chỉ đưa ra mỗi chức danh 1 ứng cử viên để Quốc hội bầu. Chủ tịch nước không được quyền chọn Thủ tướng và Thủ tướng không được quyền chọn bộ trưởng.Chủ tịch nước, Thủ tướng chỉ làm người giới thiệu các ứng cử viên. 

Điều 54 Hiến pháp 1946 quy định: “Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì

Page 12

Page 13: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

phải từ chức.... Nội các mất tín nhiệm thì phải từ chức”.Hiến pháp hiện nay không có quy định này.

Việc sửa đổi Hiến pháp cũng được Hiến pháp 1946 quy định theo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Điều 70, điều cuối cùng, quy định về Sửa đổi Hiến pháp: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Hiến pháp hiện nay không có quy định này.Hiện nay nhân dân cũng được tham gia thảo luận, góp ý cho việc xây dựng Hiến pháp, nhưng mang nặng tính hình thức. 

Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia làm luật của ta đã nhận định: “Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới. Nó là bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện”.Cho đến hiện nay, không có bất cứ ý kiến nào nói bản Hiến pháp 1946

là lạc hậu.

Rất tiếc do nhưng điều kiện lịch sử, nên bản Hiến pháp 1946 đã chưa được công bố thi hành, hoặc chỉ được thi hành với một số nội dung, trong một thời gian ngắn.Hiện nay Đảng đang lãnh đạo nhân ta tiếp tục con đường đổi mới. Nhìn lại bản Hiến pháp 1946 để thấy trong sự nghiệp đổi mới, luôn luôn có tính kế thừa và rất nhiều điểm tiến bộ trong Hiến pháp 1946 cần phải được xem xét để có những vận dụng táo bạo. Nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới thì bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ này càng cần phải được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân, chắc sẽ có nhiều ý kiến tốt.

*Những đổi mới căn bản của dự thảo Hiến pháp năm 1992

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tiến hành sửa đổi theo 9 định hướng cơ bản:Thứ nhất, sửa đổi để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn, chủ trương phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Thứ hai, để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.Thứ ba, để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.

Page 13

Page 14: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Thứ tư, để phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.Thứ năm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.Thứ sáu, để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.Thứ bảy, để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do dân và vì dân.Thứ tám, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.Thứ chín, coi trọng kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo hiệulực, tính ổn định, lâu dài của Hiến

3.Tóm tắt Hiến pháp 1992

-Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam gồm lời nói đâu 147 điều và được chia làm 12 chương:

+Chương I:Chế độ chính trị (qui định từ Điều 1 đến Điều 14).

+Chương II: Chế độ kinh tế (qui định từ Điều 15 đến Điều 29).

+Chương III: Văn hoá, giáo dục, công nghệ (qui định từ Điều 30 đến Điều 43).

+Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN (qui định từ Điều 44 đến Điều 48).

+Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (qui định từ Điều 49 đến Điều 82).

+Chương VI: Quốc hội.

+Chương VII: Chủ tịch nước.

+Chương VIII: Chính phủ.

+Chương IX: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Page 14

Page 15: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

+Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

+Chương XI: Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh.

+Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

-Tóm lại, Hiến pháp 1992 là Hiến pháp XHCN nhưng phù hợp với đặc điểm, đặc thù của Nhà nước quá độ. 147 Điều trong 12 chương của Hiến pháp thể hiện tính chất này: Từ chương I đến chương IV, Hiến pháp quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, được gọi là những quy định chung, tạo nên cơ sở của việc xây dựng chính quyền trong một nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội. Chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Từ chương VI đến chương X quy định về bộ máy Nhà nước.Chương XI quy định về Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh.Chương XII nói về hiệu lực pháp lí của Hiến pháp.Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đổi mới vững chắc về chính trị, mở rộng dân chủ nhân dân.

4.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ qua các thời kì Hiến pháp

-Hiến pháp 1946:

Theo quy định tại Điều thứ 52 Hiến pháp năm 1946, Chính phủ có những quyền hạn cơ

bản sau:

+ Quyền thi hành pháp luật: Thi hành các đạo luật (và quyết nghị) của Nghị

viện.

+Quyền tham gia xây dựng luật: quyền đề nghị những dự án luật ra trước Nghị

viện (đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không

họp mà gặp trường hợp đặc biệt).

+Các quyền khác: Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới,

nếu cần; bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc

chuyên môn; lập dự án ngân sách hàng năm.

-Hiến pháp 1959:

Page 15

Page 16: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Theo quy định tại Điều 73 và Điều 73 Hiến pháp năm 1959, (Hội đồng) Chính phủ có

những quyền hạn cơ bản sau:

+Quyền thi hành pháp luật: (Hội đồng) Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp

luật và pháp lệnh mà quy định những biện pháp hành chính.

+Quyền tham gia xây dựng luật: quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các

dự án khác ra trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, (Hội đồng)

Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà ban bố những nghị định,

nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy.

+ Các quyền khác: Thống nhất lãnh đạo công tác của các Bộ và các cơ quan

thuộc Hội đồng Chính phủ; Thống nhất lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính các

cấp; Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các Bộ, các cơ quan

thuộc Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng

của Uỷ ban hành chính các cấp; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích

đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và đề

nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy; chấp hành

kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước; quản lý nội thương và ngoại thương; quản lý

công tác văn hoá, xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ

quyền lợi của công dân; Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước;

quản lý công tác đối ngoại; quản lý công tác dân tộc; phê chuẩn sự phân vạch địa giới

của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và

mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước; bổ nhiệm và bãi miễn các nhân viên cơ

quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể trao

cho Hội đồng Chính phủ những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.

-Hiến pháp 1980:

Theo Hiến pháp năm 1980 (Điều 107), Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn cơ

bản sau đây:

+Thi hành và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.

Page 16

Page 17: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

+Tham gia xây dựng Luật, Pháp lệnh bằng việc trình các dự án luật, pháp lệnh

trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước.

+Các quyền khác: Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền

kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật;

chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân; bảo hộ quyền lợi chính

đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ

của mình; tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân;

bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thi hành việc động viên, giới

nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc; thi hành những biện pháp nhằm

bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội; thống nhất

quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng; tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê

của Nhà nước; tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế;tổ chức và

lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm

tra của Nhà nước; tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc

thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết; xây dựng và kiện toàn bộ máy quản

lýNhà nước từ trung ương đến cơ sở;đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ

cán bộ Nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ

trưởng; bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của

cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp; tạo

điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận

hoạt động; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật

trong nhân dân; đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị,

thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng;

đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng

Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó; đình chỉ việc thi hành và sử đổi

hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các

cấp; quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.

Có thể nói, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ kể trên phản ánh khá

rõ sự thay đổi trong quan điểm về vị trí, tính chất của Chính phủ (nhất là trong mối

quan hệ với Quốc hội). Nhiều quy định phản ánh rõ yêu cầu của một Chính phủ trong

Page 17

Page 18: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phản ánh nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong

nền kinh tế ấy, khu vực kinh tế tư nhân còn sót lại bị coi là đối tượng bị “cải tạo” và

Nhà nước (mà thực chất là Chính phủ) trở thành cơ quan hạt nhân, đầu não trong việc

tổ chức toàn bộ hệ thống kinh tế, quốc dân. Các thiết chế khác ở ngoài bộ máy nhà

nước, chỉ đơn thuần như những đinh ốc, lệ thuộc vào sự chỉ đạo, điều hành của Chính

phủ.

-Hiến pháp 1992:

Theo quy định tại Điều 112 Hiến pháp năm 1992, Chính phủ có những nhiệm vụ và

quyền hạn sau đây:

+ Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc

Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ

máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng

nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội

đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng,

sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước.

+Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác

tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.

+Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban

thường vụ Quốc hội.

+ Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện

chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản

thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực

hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước.

+Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,

tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài

sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường.

+Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm

an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân;

Page 18

Page 19: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết

khác để bảo vệ đất nước.

+Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh

tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công

tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

+Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê

duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc

tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.

+Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo.

+ Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương.

+Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có

hiệu quả.

Như vậy, với các quy định kể trên, quyền năng thi hành luật, và quyền tham gia xây

dựng luật (bằng cách trình dự án luật hoặc ban hành Nghị định) và thực hiện một số

quyền năng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước (trong đó có quyền năng đảm

bảo sự vận hành thông suốt của cả nền hành chính).

Tóm lại, luật Hiến pháp là hệ thống các qui phạm pháp luật đặc biệt, độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa _xã hội, quốc phòng _an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước .

Page 19

Page 20: Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp

Page 20