luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/content/tueba/files/luan an(1).pdf ·...

190
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH XUÂN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THANH XUÂN

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THANH XUÂN

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI

THÁI NGUYÊN - 2018

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các

thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng,

Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Xuân

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Quản lý - Luật kinh tế -

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu

Trường Đại học Công nghệ GTVT- Ban Giám đốc và các thầy cô giáo thuộc cơ sở

Đào tạo Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS

Đỗ Anh Tài - người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn và động viên khích

lệ tôi, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) đã luôn ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và thu thập tài

liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Tỉnh Bắc Giang, Sở kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang,

Trung tâm xúc tiến Đầu tư tỉnh Bắc Giang, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến

hành nghiên cứu.

Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình tôi. Những người thân yêu trong gia đình

luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ trên

mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Xuân

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

5. Điểm mới của luận án ............................................................................................. 4

6. Bố cục của luận án .................................................................................................. 4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ..... 5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ........................... 5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................ 5

1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 13

1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu ...................... 17

1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .................... 19

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh ................. 19

1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..................... 27

1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..................... 28

1.2.4. Mối quan hệ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh ......................................................................................... 32

1.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................ 33

1.3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn

2006-2017 ...................................................................................................... 35

1.3.2. Những chỉ số tăng điểm trong giai đoạn 2006-2017 ...................................... 38

1.3.3. Những chỉ số giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017 ..................................... 39

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

iv

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số NLCT của một số địa phƣơng ở Việt Nam .... 41

1.4.1. Tỉnh Bắc Ninh: Mô hình ứng dụng “Bác sĩ doanh nghiệp” ........................... 41

1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh: Cải cách thủ tục hành chính về đầu tƣ - Mô hình IPA

và đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phƣơng (DDCI) ........ 42

1.4.3. Tỉnh Thái Nguyên: Tổ công tác trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ... 44

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang ............................................. 45

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 46

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 48

2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang ........................................ 48

2.1.1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh ...................................................................... 48

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội................................................................................. 50

2.1.3. Các khu công nghiệp và đô thị ....................................................................... 56

2.1.4. Tăng trƣởng kinh tế ........................................................................................ 58

2.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế ...................................................................................... 59

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 60

2.2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 60

2.2.2. Lựa chọn nội dung nghiên cứu ....................................................................... 62

2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 62

2.2.4. Chọn mẫu điều tra .......................................................................................... 64

2.2.5. Dữ liệu sử dụng: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ............. 65

2.2.6. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ......................................................... 65

2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 66

2.2.8. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 69

Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 73

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP

TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG QUA GIAI ĐOẠN 2006-2017 ............. 74

3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Giang giai đoạn

2006-2017 ....................................................................................................... 74

3.1.1. So sánh tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong phạm vi cả nƣớc và trong khu

vực các tỉnh Miền núi phía Bắc ...................................................................... 74

3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ các chuyên gia là các nhà quản lý và của các

doanh nghiệp .................................................................................................. 77

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

v

3.1.3. Về xếp hạng các chỉ số thành phần cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..... 82

3.2. Phân tích nhân tố đƣa vào nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hƣởng đến

kết quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc

Giang bị thấp và giảm điểm ........................................................................... 91

3.2.1. Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha.......................................... 91

3.2.2. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm ............................................. 92

3.2.3. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh giảm điểm .......................................... 103

3.3. Đánh giá chung các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh bị giảm điểm và thấp điểm .................................................... 108

Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 110

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 .... 111

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025 ........ 111

4.1.1. Những cơ hội và thách thức ......................................................................... 111

4.1.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn

2018-2025 ..................................................................................................... 115

4.2. Các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc

Giang giai đoạn 2018-2025 .......................................................................... 116

4.2.1. Giải pháp cho nhóm chỉ số thấp điểm .......................................................... 117

4.2.2. Giải pháp cho nhóm chỉ số giảm điểm ......................................................... 128

4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh ................................................................................................ 136

4.3.1. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính của doanh nghiệp ........ 136

4.3.2. Xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực .......................................................... 137

4.3.3. Liên kết trong kinh doanh ............................................................................ 138

Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 140

1. Kết luận ............................................................................................................... 140

2. Kiến nghị ............................................................................................................. 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................. 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147

PHỤ LỤC .............................................................................................................. 157

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC Cán bộ công chức

CCC Cụm công nghiệp

CNH Công nghiệp hoá

CPKCT Chi phí không chính thức

CTBĐ Cạnh tranh bình đẳng

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân

GNTT Gia nhập thị trƣờng

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

GTVT Giao thông vận tải

HĐH Hiện đại hoá

KCN Khu công nghiệp

NCS Nghiên cứu sinh

NLCT Năng lực cạnh tranh

NSNN Ngân sách nhà nƣớc

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(Provincial Competitiveness Index)

TMDV Thƣơng mại dịch vụ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTHT Thủ tục hành chính

UBND Uỷ ban nhân dân

VCCI Phòng công nghiệp Việt Nam

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2017 ........... 41

Bảng 1.2: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2017 ....... 43

Bảng 1.3: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2017 ...... 44

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ............................. 51

Bảng 2.2: So sánh quy mô các KCN - KCX các địa phƣơng ................................ 57

Bảng 2.3: Thống kê khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay ........ 63

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng mẫu phải đạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............. 64

Bảng 2.5: Thang đo các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến kết quả chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh ......................................................................................... 66

Bảng 3.1: Xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 ...................... 76

Bảng 3.2: Nhóm chỉ số NLCT có điểm số cao của tỉnh Bắc Giang giai đoạn

2006-2017 .............................................................................................. 83

Bảng 3.3: Các chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm .................................................... 83

Bảng 3.4: Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm .......................... 88

Bảng 3.5: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến nguyên

nhân để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh ............................................... 91

Bảng 3.6: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số gia nhập thị trƣờng thấp điểm ........... 92

Bảng 3.7: Đánh giá nguyên nhân của chỉ số tiếp cận đất đai thấp điểm ................ 95

Bảng 3.8: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số Tính minh bạch thấp điểm ................ 97

Bảng 3.9: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số pháp lý thấp điểm .............................. 99

Bảng 3.10: Đánh giá của các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp về nguyên nhân chỉ

số cạnh tranh bình đẳng thấp điểm ...................................................... 102

Bảng 3.11: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số chi phí không chính thức ................. 104

Bảng 3.12: Đánh giá nguyên nhân chỉ số lao động giảm điểm.............................. 105

Bảng 3.13: Đánh giá nguyên nhân về Chỉ số tính năng động và tiên phong của

chính quyền tỉnh .................................................................................. 107

Bảng 3.14: Giá trị trung bình đánh giá các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ

số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang ................................................ 108

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Điểm số trung vị PCI theo thời gian ...................................................... 37

Hình 1.2: Diễn biến 10 chỉ số thành phần theo thời gian ...................................... 38

Hình 2.1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn (%) ............................... 50

Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang so sánh với cả

nƣớc và một số tỉnh khác trong khu vực giai đoạn 2010 đến 2016 ....... 59

Hình 2.3: Mức độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp-xây dựng giai đoạn

2010-2017 .............................................................................................. 60

Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu phƣơng pháp đánh giá nguyên nhân chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm ....................................... 61

Hình 3.1: So sánh chỉ số PCI với các tỉnh lân cận ................................................. 75

Hình 3.2: Điểm số các chỉ số thành phần cấu thành PCI, 2017 ............................ 76

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thƣớc đo đánh giá mức độ cạnh tranh

của địa phƣơng trong việc thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ phát triển trên địa

bàn một tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (NLCT) có thể đƣợc xem là “tập

hợp tiếng nói” của các doanh nghiệp đánh giá về môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh với

doanh nghiệp đang hoạt động (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI,

2011). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, cải thiện môi

trƣờng đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là hƣớng đi quan trọng để chính

quyền địa phƣơng thực hiện việc lấp đầy khoảng trống và những hạn chế trong chính

sách cũng nhƣ giữa việc thiết kế và thi hành chính sách, giữa tập trung và phân

quyền, giữa ý tƣởng chính sách và đòi hỏi của cuộc sống, của doanh nghiệp và ngƣời

dân - đối tƣợng quan trọng nhất mà mọi chính sách phải phục vụ (Phạm Chi Lan -

Chuyên gia cao cấp kinh tế).

Một số địa phƣơng đã có thành công nhất định trong việc cải thiện và nâng cao

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả bƣớc đầu thể hiện rõ là đã ổn định đƣợc tình

hình kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực biến đổi theo chiều hƣớng tích cực và khẳng định

đƣợc vị thế của địa phƣơng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến

động. Theo báo cáo PCI năm 2016 của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt

Nam chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006-2017 ngày càng đƣợc rút

ngắn lại giữa các tỉnh thấp nhất và cao nhất trong 63 tỉnh thành của cả nƣớc (chỉ còn

khoảng 6 điểm). Điều đó cho thấy sức cạnh tranh giữa các tỉnh ngày càng trở lên

quyết liệt.

Tỉnh Bắc Giang nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh

Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội

và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt,

đƣờng thủy nội địa. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm

năng và thế mạnh, kết quả đánh giá xếp hạng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

2

cấp tỉnh của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng

lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cũng cho thấy Bắc Giang chƣa phải là địa phƣơng

có điểm số và thứ hạng tốt và ổn định trong nhiều năm qua.

Năm 2006, năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang tham gia đánh giá đã đạt 55,89 điểm

xết thứ 16 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và thuộc nhóm “Khá”.

Song trong những năm tiếp theo đến 2017 có 2 năm tỉnh xếp loại “Tƣơng đối thấp”

đó là vào năm 2008 và năm 2013 đặc biệt lãnh đạo tỉnh đã đƣa ra nhiều chính sách,

biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tuy nhiên trong năm 2017 xếp

hạng của tỉnh vẫn chỉ đứng thứ 33/63 tỉnh thành phố và chỉ đạt loại “Trung bình”.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì lý do gì? mà chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh

không đƣợc cải thiện mà còn có xu hƣớng giảm điểm nhƣ vậy.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang” làm luận án tiến sĩ của mình để

nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang

còn thấp và bị giảm điểm nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh

để nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải

pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và

giảm điểm cho tỉnh Bắc Giang tới năm 2025.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Luận án nghiên cứu nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số năng lực cạnh tranh và nâng

cao chỉ số năng lực cạnh tranh.

2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho một số chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 bị thấp điểm và giảm điểm.

3. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025 nhằm tăng điểm cho các chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị thấp điểm và giảm điểm trong

giai đoạn qua.

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

3

3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài hƣớng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1) Những chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn

2006 - 2017 bị thấp điểm và giảm điểm?

2) Những nguyên nhân nào làm cho chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang

bị đánh giá là thấp điểm và giảm điểm?

3) Chính quyền tỉnh nên chú trọng đến những vấn đề gì nhằm nâng cao chỉ số

NLCT cấp tỉnh đã bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017 của tỉnh

Bắc Giang và trong giai đoạn 2018 - 2025?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong

quan hệ ảnh hƣởng tới việc thu hút đầu tƣ, đến hoạt động các doanh nghiệp dân

doanh đóng trên địa bàn tỉnh tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm liên tục trong giai

đoạn 2006-2017.

Cụ thể là các nhóm chỉ số thấp điểm và giảm điểm nhƣ sau:

1. Nhóm chỉ số PCI thấp điểm: Chỉ số Gia nhập thị trƣờng; Chỉ số Tiếp cận đất

đai; Chỉ số Tính minh bạch; Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.

2. Nhóm chỉ số PCI giảm điểm: Chỉ số đào tạo lao động; Chỉ số chi phí không

chính thức và Chỉ số Tính năng động.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài đƣợc thực hiện trong khuôn khổ thời gian có hạn, các điều kiện phục vụ

cho nghiên cứu cũng đƣợc tính toán hợp lý để đảm bảo cho việc đánh giá thực trạng

các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006 đến 2017, các nguyên nhân

làm ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm. Để

từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nội

dung của nghiên cứu tập trung chính vào lãnh đạo các cơ quan và các doanh nghiệp

phân bố trên địa bàn tỉnh.

1) Phạm vi đối tƣợng cung cấp thông tin: nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với

các DN thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, đang hoạt động trong các lĩnh vực:

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4

Thƣơng mại, dịch vụ, Xây dựng và Công nghiệp, Hộ sản xuất kinh doanh, Lãnh đạo

các cơ quan (Các sở, phòng, ban) đang hoạt động tại tỉnh Bắc Giang.

2) Phạm vi nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu các nguyên nhân tại sao các chỉ

số NLCT bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017.

3) Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tiến hành trên toàn địa bàn

tỉnh Bắc Giang (tại 9 huyện và thành phố), các cơ quan quản lý kinh tế và ngƣời dân

tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa tỉnh Bắc Giang.

4) Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đƣợc thu

thập trong giai đoạn 2006-2017. Số liệu điều tra sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2017.

5. Điểm mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc, luận án chỉ ra các nguyên nhân làm

cho các chỉ số PCI trong giai đoạn đến 2017 luôn bị đánh giá thấp điểm và giảm

điểm so điểm trung vị của cả nƣớc để đƣa ra các giải pháp giúp cải thiện các chỉ số

bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn tới. Đây là một nội dung mới mà luận án

sẽ đóng góp cho tỉnh Bắc Giang.

Các giải pháp mà luận án đƣa ra không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối

với tỉnh Bắc Giang, mà mong muốn làm bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng

trong vùng, áp dụng, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đẩy nhanh quá

trình phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục và tài liệu tham

khảo, luận án kết cấu gồm 4 chƣơng chính:

Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nâng cao

chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang

giai đoạn 2006-2017.

Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh

Bắc Giang giai đoạn 2018-2025.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách hệ

thống lại đƣợc bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay. Theo kết

quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế

ngƣời Anh là Buckley, Pass và Prescott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng

lực cạnh tranh đƣợc chấp nhận. Còn M. E. Porter - một chuyên gia uy tín trên thế

giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh

vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách đầy đủ và chƣa có một định nghĩa nào đƣợc chấp

nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng

"Năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm đƣợc hiểu thiếu đầy đủ"

(Misunderstood concept). Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ

rằng khái niệm năng lực canh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định

chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế và các nhà báo. Có

nhiều hội thảo liên quan đến năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và

xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đƣợc công bố nhƣng hầu hết các

nhà nghiên cứu đều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một số ít

các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của vùng

địa phƣơng.

Tổng luận tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả nhƣ

Thorne (2002), Momay (2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng, bắt đầu

từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bƣớc vào

thời kỳ "bùng nổ" với số lƣợng công trình nghiên cứu đƣợc công bố rất lớn. Qua

nghiên cứu của NCS chia thành các quan niệm sau:

* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống

Lý thuyết cạnh tranh truyền thống với các trƣờng phái nghiên cứu nổi tiếng nhƣ:

Kinh tế học Chamberlin, Một nhà kinh tế ngƣời Mỹ nổi tiếng với Lý thuyết

cạnh tranh độc quyền (1933). Trong lý thuyết này, ông đã phân tích tình hình thị

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

6

trƣờng giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền độc lập với công trình ở Anh của

Joaobinson. Ông cho rằng các hãng cạnh tranh với nhau vì cầu nối với sản phẩm

của họ bị tác động bởi sự tồn tại của các hãng khác, nhƣng mỗi hãng lại có mức độ

độc quyền nào đó vì chúng có các sản phẩm riêng mình. Cạnh tranh có thể dƣới

dạng cạnh tranh sản phẩm, trong đó quảng cáo rất quan trọng cũng nhƣ đối với cạnh

tranh bằng giá vậy. Chanberlin nhấn mạnh tính biến dị sản phẩm đối lập với sự

không hoàn hảo của thị trƣờng, bao gồm yếu tố nhƣ tên nhãn mác, chất lƣợng đặc

biệt, mẫu, bao bì và dịch vụ bán hàng. Một trong những kết luận nổi lên từ sự phân

tích của ông là cạnh tranh độc quyền có thể có đặc trƣng thừa năng lực, một kết quả

bị thách thức vì nó có vẻ phụ thuộc vào giả định rằng tất cả thành viên của một

nhóm hoạt động dƣới những điều kiện chi phí giống nhau.

Kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) nhận định rằng

Một ngành khoa học thuộc kinh tế học, liên quan với hoạt động thuộc hệ thống giá.

Kinh tế học công nghiệp khảo sát sự liên hệ lẫn nhau giữa cơ cấu thị trƣờng, hƣớng

dẫn thị trƣờng và thao tác thị trƣờng, bằng cách sử dụng phân tích mô hình của lý

thuyết thị trƣờng

Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO (Porter, 1980), Kinh doanh chủ

yếu vào cơ cấu ngành mà doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu của

ngành sẽ quyết định đến hành vi chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và điều

này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành.

Lý thuyết môi trƣờng kinh doanh (Baney,1991). Tuy nhiên, khi môi trƣờng

kinh doanh thay đổi và có tác động đến chiến lƣợc kinh doanh thì các thuộc tính

khác biệt của DN trong cùng ngành sẽ không thể tồn tại lâu dài vì chúng thƣờng có

thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chƣớc, hoặc mua bán trên thị trƣờng

nguồn lực.

Kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích NLCT trong điều kiện mất

cân bằng của thị trƣờng và nền kinh tế độc quyền với giả định DN có lợi thế tuyệt

đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh

chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, ... đã không còn là lợi thế

của DN. Mặt khác, đối tƣợng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc

quyền đều hƣớng tới các ngành kinh doanh với giả định là các DN trong cùng

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

7

ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong

việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh cổ điển

Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII mà nhân vật

đại biểu kiệt xuất là Adam Smith và David Ricardo. Trong tác phẩm “Nghiên cứu

tính chất và nguồn gốc của cải của quốc dân” hay còn gọi là “Quốc phú luận” đề

cập đến năng lực cạnh tranh toàn cầu xuất bản năm 1776 với tƣ tƣởng tự do kinh tế

trong đó có tƣ tƣởng tự do cạnh tranh.

Adam Smith là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn ngƣời

Scotland (1723-1790). Trong tác phẩm “Quốc phú luận”, tác giả cho rằng cạnh

tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh

tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trƣờng

và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trƣờng. Theo Smith,

“Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân

phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua

thƣờng tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngƣợc lại, chỉ có mục đích lớn lao nhƣng lại

không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra đƣợc

bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.

Cũng trong một tác phẩm khác của mình là “Sự giàu có của các quốc gia”

xuất bản năm 1776. Đƣợc công nhận là tác giả khái niệm lợi thế tuyệt đối với tác

phẩm này. Trong đó nói rằng mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành

sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối.

David Ricardo nhà kinh tế học ngƣời Anh (1772-1823) với tác phẩm “Những

nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá” đã phát triển lý thuyết của Adam

Smith thành lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này cho rằng một quốc gia sẽ

xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một

cách tƣơng đối so với quốc gia kia. Mỗi quốc gia mỗi ngành có lợi thế so sánh về tài

nguyên khác nhau, công nghệ khác nhau. Do đó có thể sản xuất và bán những sản

phẩm mình có lợi thế hơn và thông qua ngoại thƣơng nhập những mặt hàng mình

kém ƣu thế hơn. Adam smith và David Ricardo chỉ rõ giá trị và giá trị sử dụng hàng

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

8

hóa và chính 2 yếu tố này quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa [David

Ricardo, 1817].

* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển

Trƣờng phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của

nhà nƣớc vào kinh tế, tin tƣởng cơ chế thị trƣờng sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng

bằng cung cầu và có hiệu quả.

Lý luận về cạnh tranh hoàn hảo của trƣờng phái Tân cổ điển cuối thế kỷ XIX,

đại biểu là W.S.Jevons (1835-1882), theo lý thuyết của ông thì thu nhập và của cải

đƣợc phân phối đều khắp, nhà nƣớc không phải nhúng tay vào và các doanh nghiệp

phải tự nó cạnh tranh với nhau.

Quy luật năng suất lao động của John Bates Clark, theo ông lợi ích của lao

động thể hiện ở năng suất lao động (ích lợi của các yếu tố sản xuất thể hiện ở năng

suất của nó). Song năng suất lao động của các yếu tố là giảm sút (bất tƣơng sứng).

Do vậy, đơn vị yếu tố sản xuất đƣợc sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới

hạn - sản phẩm của nó là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn,

nó quyết định đến tất cả năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất khác.

Lý thuyết hệ thống sản xuất: Tính nhất quán và những động thái của A.

Mashall (1842-1924), Trong tác phẩm “Những nguyên lí kinh tế chính trị học” của

ông, A. Marshall đã nhận diện những tính kinh tế bên ngoài đƣợc ông đối lập với

những tính kinh tế bên trong của doanh nghiệp. Khái niệm tính kinh tế bên ngoài

thật ra có hai thiên hƣớng. Một mặt vấn đề là giải thích rằng qui luật lợi tức giảm

dần ở cấp độ mỗi doanh nghiệp dẫn đến việc giới hạn quy mô của doanh nghiệp có

thể tƣơng thích với sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Mặt khác phải giải thích

những lí do thúc đẩy các doanh nghiệp chuyên môn hoá về cùng một nghề, do đó

trực tiếp trở thành cạnh tranh nhau, tập hợp nhau lại trên cùng một lãnh thổ thay vì

ở rải rác xa nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này giữa các doanh nghiệp kéo theo là

quyết định của mỗi tác nhân làm phát sinh những hiệu ứng mà doanh nghiệp

không đƣa vào trong những tính toán cá thể và riêng tƣ. Những tính kinh tế bên

ngoài trực tiếp (hàng hoá) hay gián tiếp (phi hàng hoá) hay hiệu ứng ngoại lai

đƣợc dùng để biện minh cho sự can thiệp của Nhà nƣớc vào các hệ thống sản xuất

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

9

dƣới hình thức chính sách công nghiệp, chính sách khoa học và kĩ thuật, chính

sách qui hoạch lãnh thổ,…

L. Walras (1834-1910), giả thiết rằng thị trƣờng không có độc quyền, không

có sự cọ xát, điều chỉnh để cân đối, ngƣời tham gia thị trƣờng có thông tin nhƣ

nhau. Cạnh tranh hoàn hảo thúc đẩy các ngành, doanh nghiệp điều chỉnh qui mô sản

xuất tới điểm thấp nhất của chi phí bình quân. Kết quả họ đã cho ra đời tƣ tƣởng về

thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo lấy thị trƣờng tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt

lõi. Lý luận này chú ý đến vấn đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ƣu

nguồn tài nguyên kinh tế.

Trong mọi thể chế kinh tế, cho dù tính chất xã hội thế nào chăng nữa, một

trong những vấn đề quan trọng là phân phối một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên

hiện có để các ngành, doanh nghiệp muốn có hiệu quả và lợi nhuận tối đa thì phải

bố trí sản xuất theo nguyên tắc giá thành cận biên gắn với lợi ích cận biên.

* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh hiện đại

Lý thuyết “Lợi thế so sánh” của hai tác giả ngƣời Thuỵ Điển Eli Heckscher

(1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) dựa trên ý tƣởng mức độ sẵn có của các

yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất để

làm ra các mặt hàng khác nhau là những nhân tố quan trọng trong quy định thƣơng

mại [Eli Heckscher và Bertil Ohlin, 1933].

Hay theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh Alfred Masshall

với tác phẩm “Các quy luật của kinh tế học” (1890), nền kinh tế thời đại này cân

đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán đƣợc. Trong nền kinh tế công

nghiệp sản xuất có khuynh hƣớng lặp đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho

sản phẩm có chất lƣợng cao, giá rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lƣợng, hạ giá thành, đi

đến giới hạn cuối cùng là giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống.

Nghiên cứu khía cạnh vi mô của hai tác giả Feurer và Chaharbaghi (1994) nêu

ra rằng: Năng lực cạnh tranh mang tính tƣơng đối chứ không tuyệt đối. Nó phụ

thuộc vào các giá trị của ngƣời tiêu dùng và các cổ đông: sức mạnh tài chính, nhân

tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trƣờng cạnh tranh.

Tiềm năng của con ngƣời và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

10

tính chiến lƣợc cần thiết. Năng lực cạnh tranh chỉ có thể duy trì nếu đƣợc sự cân đối

cần thiết đƣợc duy trì giữa những nhân tố này, hay hiểu chính xác hơn là những

nhân tố có thể mâu thuẫn nhau về bản chất [Feurer và Chaharbaghi (1994)].

Các nghiên cứu của Krels và cộng sự (1995) cho thấy NLCT có mối liên hệ

với các nền kinh tế đô thị. Nhóm tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết của các chỉ số

lựa chọn đƣợc dùng để đo lƣờng tính cạnh tranh và đã chỉ rõ sự tập trung vào sự

phát triển địa phƣơng có thể giúp đáng kể sự phát triển của đất nƣớc. Nhóm tác giả

đƣa ra 6 yếu tố cho là biểu hiện của một nền kinh tế đô thị cạnh tranh, bao gồm cả

mục tiêu số lƣợng và chất lƣợng, cụ thể:

- Việc làm phải là những công việc yêu cầu cao về mặt kĩ năng và mang lại

thu nhập cao.

- Sản xuất theo hƣớng đem lại các sản phẩm và dịch vụ thân thiện, không có

hại với môi trƣờng.

- Tập trung sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm nổi bật ví dụ

nhƣ đáp ứng yêu cầu đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân.

- Tăng trƣởng kinh tế phải tƣơng thích để đạt đƣợc số lƣợng việc làm tối đa

mà không gây ra ảnh hƣởng tiêu cực trong một thị trƣờng phải chịu áp lực quá lớn.

- Địa phƣơng nên tập trung vào những hoạt động có khả năng kiểm soát trong

tƣơng lai để có thể lựa chọn giữa các biện pháp thay thế thay vì sẽ chấp nhận một

cách bị động.

- Địa phƣơng cũng nên có khả năng nâng cao vị trí của mình trong hệ thống

quản lý địa phƣơng.

Để lý giải các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh, Kresl đƣa ra ý kiến cho

sự phân chia của mình thành các yếu tố thuộc về kinh tế (yếu tố sản xuất, cơ sở hạ

tầng…) và yếu tố chiến lƣợc bao gồm các chính sách và luật pháp đƣợc ban hành.

Cũng cùng có quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh của địa phƣơng. Nhà

kinh tế học ngƣời Hoa kỳ Paul Krugman trong cuốn giáo trình Kinh tế học quốc tế:

Lý thuyết và chính sách (1996) cho rằng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các địa

phƣơng không có gì hơn là sự chú trọng vào thƣơng nghiệp và do đó dẫn đến tự do

thƣơng mại. Krugman xem tính cạnh tranh nhƣ là sự đóng góp của các công ty,

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

11

doanh nghiệp chứ không phải của thành phố, khu vực quốc gia hay lục địa nào. Khả

năng trực giác cho rằng một thành phố hoặc một địa phƣơng nào làm tốt hơn nơi

khác và chúng ta có xu hƣớng coi đó là năng lực cạnh tranh.

Nhóm tác giả Gorden và Cheshire (1998) cho rằng năng lực cạnh tranh trong

phạm vi lãnh thổ có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho

khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí bằng việc vận dụng khéo léo một số

yếu tố, đóng góp cho lợi ích của khu vực đó nhƣ một sự định vị cho nhiều hoạt

động khác nhau. Tại các địa phƣơng nơi mà chi phí cố định cao và chi phí nhân

công lao động đắt sẽ rơi vào thế bất lợi hơn. Đồng thời, lịch sử hình thành cũng nhƣ

sự tổng hòa của các ngành công nghiệp sẽ có tác động lâu dài đến khả năng sản xuất

của thành phố đó, từ đây có thể nắm bắt đƣợc các hình thức hoạt động mới.

Bên cạnh đó còn có quan niệm rất mới đó của nhóm tác giả Cuadrado-Roura

và Rubalcaba-Bermejo (1998), cho rằng tỉnh luôn luôn tổ chức một cách chuyên

môn hóa và coi sự chuyên môn hóa là trọng tâm để tỉnh phát triển nổi trội hơn so

với những nơi khác. Họ cũng cho rằng sự chuyên môn hóa có thể đem lại ảnh

hƣởng tiêu cực nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cho vị trí cạnh tranh của

thành phố suy giảm hoặc động lực thị trƣờng quốc tế sẽ tiêu hủy sự cần thiết của

chuyên môn hóa. Tuy nhiên hoạt động đa dạng hơn, mở rộng hơn có thể giúp thành

phố bù lại sự suy giảm tƣơng đối ở một số lĩnh vực thông qua phát triển các lĩnh

vực khác.

Năm 2002, tác giả Bạch Thụ Cƣờng, đã tổng kết tƣơng đối cụ thể và toàn diện

các lý thuyết cạnh tranh và đề cập sâu đến cạnh tranh toàn cầu trong nghiên cứu của

mình. Tác giả Bạch Thụ Cƣờng chỉ ra rằng khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế

cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị

phần lớn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thu nhập bình quân,

phƣơng pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng uy tín doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản

của doanh nghiệp đối với xã hội… các yếu tố này tạo lên lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động có hiệu suất

cao hơn các đối thủ cạnh tranh tạo ra giá trị khác biệt với chi phí thấp hơn đối thủ

cạnh tranh [Bạch Thụ Cƣờng, 2002].

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

12

Theo các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004), một quốc gia, một

tỉnh hay một thành phố đƣợc cho là có khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

nếu nó có những chính sách và các điều kiện để đảm bảo và duy trì sự tăng trƣởng

bền vững cũng nhƣ mức độ thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. Bên cạnh đó nhóm

tác giả còn đề cập đến chín nhóm chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh và phân loại

chín nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh này cũng chủ yếu dựa trên cơ sở các nghiên

cứu của tác giả M. Porter (2003) và tác giả Murg (2002). Cụ thể chín nhóm chỉ số

NLCT đó là: Chính Phủ và chính sách tài chính; Các thể chế; Kết cấu hạ tầng;

Nguồn nhân lực, Công nghệ; Tài chính; Độ mở cửa về thƣơng mại với thế giới bên

ngoài; Công nghiệp hỗ trợ và Cạnh tranh nội địa.

Michael E. Porter (2005), nhà tƣ tƣởng chiến lƣợc và là một trong những "bộ

óc" quản trị có ảnh hƣởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và chính

sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc

gia. Khi phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cần phải phân tích chi

tiết mỗi một trong chín nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị này. Từ đó sẽ đƣợc phân

tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích tƣơng ứng đối thủ

cạnh tranh để hình dung đƣợc chuỗi giá trị của họ. Đây là những thông tin quan

trọng để doanh nghiệp phân tích hoạt động của mình phát huy những lợi thế, khắc

phục những khó khăn và các bất lợi làm tăng khả năng cạnh tranh.

Theo MingZhang (2009), các hành động của tỉnh nhằm nâng cao tính cạnh

tranh đặc biệt tập trung vào 3 khía cạnh đó là: Một là, Đáp ứng cơ sở hạ tầng nhƣ

giao thông vận tải, truyền thông, nƣớc, điện lƣới và vệ sinh. Hai là, nâng cao các

dịch vụ công cộng bao gồm: giáo dục, y tế, an ninh công cộng và nhà ở. Ba là,

Giảm chi phí kinh doanh thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính để bắt đầu

kinh doanh, nộp thuế, thuê nhân công, thuê mặt bằng và thủ tục đóng cửa kinh

doanh dễ dàng hơn

Nhìn chung các nhà nghiên cứu chỉ rất rõ về cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh

tranh các cấp độ. Tất cả các vấn đề đó chỉ nêu góc độ cạnh tranh quốc gia, năng lực

cạnh tranh của địa phƣơng nhƣng chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào thông qua các

chỉ số năng lực cạnh tranh để đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và so sánh các

chỉ số cạnh tranh đó với các địa phƣơng trong khu vực đây có thể nói là khoảng

trống trong nghiên cứu để NCS hoàn thiện.

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

13

1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu tại Việt Nam về NLCT trong những năm gần đây cũng đƣợc rất

nhiều nhà nghiên cứu và các các học giả quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung

vào hai hƣớng chính, đó là: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng

cao NLCT của DN trong một ngành; Nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến

NLCT của địa phƣơng. Trong luận án của mình NCS tìm hiểu nghiên cứu về các yếu

tố nội tại tác động đến NLCT của địa phƣơng .

Về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một trong số những nghiên cứu đầu tiên đƣợc

thực hiện đó tại Việt Nam là nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Hƣng (2005), nghiên

cứu đã khái quát một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam,

thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phân tích thực trạng năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng trong cả nƣớc, trên cơ sở đó một số kiến

nghị đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam [Vũ Thành

Hƣng (2005)].

Tác giả Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều

kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao động. Là cuốn sách đã thâu lƣợc toàn bộ nội

dung về cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá trong từng giai đoạn trƣớc thế kỷ

XX đến nay và xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam. Điểm khác biệt so

với các nghiên cứu trƣớc đó là phân tích các yếu tố. Tác giả chỉ ra có hai yếu tố tác

động ảnh hƣớng đến NLCT đó là: Nhóm các yếu tố bên trong (Nhận thức chung của

ngƣời lao động trong DN; Quản trị DN; Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào; Cơ

cấu tổ chức của DN và các chính sách chiến lƣợc của doanh nghiệp). Nhóm các yếu

tố bên ngoài (Ngƣời cung ứng các đầu vào; Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Sản phẩm

thay thế; Rủi ro; Sự thay đổi các yếu tố kinh tế-xã hội; Các yếu tố thuộc cơ sở hạ

tầng; Các chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô và NLCT quốc gia, NLCT của DN

và NLCT nông nghiệp. Tuy nhiên tác giả lại không đề cập đến yếu tố ảnh hƣởng

đến đó là chính sách thuế, các văn bản luật kinh doanh và thực trạng ngành TM-DV

trong nền kinh tế quốc tế hiện nay [Trần Sửu (2005].

Cũng lựa chọn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên tác giả

Phan Nhật Thanh (2011) tập trung phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

14

địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010, so sánh chỉ số này

của tỉnh Hải Dƣơng với một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc để có góc nhìn đa

chiều hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu đã

khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Hải Dƣơng

trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt

động của chính quyền tỉnh trong những năm tới. Trọng tâm của những khuyến nghị

nhằm vào những chỉ số thành phần nhƣ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết

chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và

diễn dịch kết quả nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê của VCCI và số liệu khảo sát

của tác giả từ các doanh nghiệp và từ đại diện chính quyền địa phƣơng. Luận án chƣa

đề cập đến những chỉ số thành phần có xu hƣớng giảm, bao gồm tiếp cận đất đai và

sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trƣờng [Phan Nhật Thanh (2011)].

Tác giả Nguyễn Đinh Dƣơng (2014), tập trung nghiên cứu thực trạng “Một số

vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội”. Cuốn sách đề cập đến các

tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố những vấn đề lý luận và

kinh nghiệm thực tiễn. Cuốn sách đã khái quát tình hình phát triển kinh tế -xã hội

giai đoạn 2008-2012, lợi thế và bất lợi của thành phố. Đặc biệt khái quát về đặc

điểm của các doanh nghiệp điều tra khảo sát phục vụ đánh giá NLCT của thành phố

Hà Nội, qua đó đánh giá NLCT qua điều tra, khảo sát theo bẩy chỉ tiêu đánh giá

NLCT của Hà Nội, cụ thể các chỉ tiêu là: Môi trƣờng thể chế; Các yếu tố đầu vào cơ

bản; Độ mở và khả năng liên kết, hội nhập; Kết cấu hạ tầng; Năng lực cạnh tranh

của DN và các nhóm sản phẩm chủ lực; Lợi thế tuyệt đối của Hà Nội. Trên cơ sở đó

đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội đến năm 2015,

tầm nhìn đến năm 2020[Nguyễn Đinh Dƣơng (2014)].

Nguyễn Đức Hải (2013), Luận án tiến sĩ với đề tài “Marketing lãnh thổ nhằm

thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong luận án,

tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về marketing lãnh thổ nhằm

thu hút FDI, đồng thời đánh giá thực trạng cũng nhƣ nhân tố ảnh hƣởng đến thành

phố Hà Nội trong giai đoạn 2009-2012. Trên cơ sở đánh giá nói trên, tác giả đề xuất

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

15

các giải pháp hoàn thiện công tác marketing lãnh thổ cho thành phố Hà Nội nhằm

thu hút FDI trong giai đoạn 2013- 2020. Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích cơ

sở để xây dựng chính sách marketing lãnh thổ, gồm các nhân tố bên ngoài 9mooi

trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh lãnh thổ, hành vi của các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài trong quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ) và các nhân tố môi

trƣờng bên trong (chính sách thu hút FDI của chính quyền thành phố, thái độ và

hành vi của ngƣời dân thủ đô đối với FDI và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài). Từ đó, tác giả

đề xuất các giải pháp marketing và chƣơng trình marketing cho thành phố Hà nội,

cụ thể gồm có hai giải pháp:

- Truyền thông, quảng bá lãnh thổ; nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến

đầu tƣ.

- Tìm kiếm sự ủng hộ của ngƣời dân.

Khác với nghiên cứu của tác giả Phan Nhật Thanh (2011), tác giả Thái Thị

Kim Oanh (2015) đã nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo

của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” với nguồn số liệu thứ cấp trong giai

đoạn 2000 đến 2014. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình Dwyer và Kim

(2003) để phân tích các yếu tố sẵn có (Tự nhiên, di sản) và các yếu tố tạo mới, phụ

trợ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu

chỉ ra tác động của năng lực cạnh tranh có ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh

tranh và phúc lợi xã hội và hơn hết có tác động trực tiếp đến chỉ số chất lƣợng sống.

Về cơ bản, kết quả nghiên cứu phù hợp cả trên phƣơng diện lý thuyết lẫn thực tế

[Thái Thị Kim Oanh (2015)].

Cùng nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch còn có tác giả Nguyễn Nam Thắng

(2015) với đề tài “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực

du lịch”. Tác giả chỉ ra 6 mô hình nhƣ: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn

cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992); Mô hình đánh giá năng lực cạnh

tranh điểm đến của Crouch (2007); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa

phƣơng trong du lịch của M. Porter (2008); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh

Phát triển kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011);

Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Meil

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

16

MacCallum OECD (2013). Và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ

hành TTCI của Jennifer Blanke và Thea Chiesa; Diễn đàn kinh tế thế giới WEF

(2014). Đóng góp của nghiên cứu là xây dựng đƣợc mô hình năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

trong lĩnh vực du lịch [Nguyễn Nam Thắng (2015)].

Viện nghiên cứu kinh tế TW (CIEM) chủ trì phối hợp với học viện Năng lực

cạnh tranh Châu Á Singapore (ACI) dƣới sự chỉ đạo chuyên môn của Michael E.

Poter đã nghiên cứu và công bố Báo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010

(VCR2010). Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh

tranh của DN, của ngành có giá trị đã đƣợc công bố [Báo Năng lực cạnh tranh của

Việt Nam năm 2010 (VCR2010)].

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm là tập hợp tiếng

nói của cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh trong nƣớc, đánh giá chất lƣợng

công tác điều hành cũng nhƣ chia sẻ cảm nhận về môi trƣờng kinh doanh của 63

tỉnh thành phố tại Việt Nam. Báo cáo đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USADI) tiến hành điều tra

đánh giá PCI. Kết quả đƣợc các doanh nghiệp chia sẻ những trải nghiệm về thủ tục

hành chính và cảm nhận về tính hiệu quả và chất lƣợng điều hành của các cơ quan

chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thông qua

10 chỉ số thành phần để phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự

phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể các chỉ số PCI đó là: Chi phí gia nhập

thị trƣờng; Tiếp cận đất đai và sử dụng đất; Tính minh bạch và thông tin kinh

doanh; Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Môi trƣờng cạnh tranh bình

đẳng; Chính quyền tỉnh năng động sáng tạo; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo

lao động; Cạnh tranh bình đẳng.

Để xây dựng PCI, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành

khảo sát doanh nghiệp tại tỉnh theo phƣơng pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm có

khoảng gần 10.000 DN trả lời điều tra qua thƣ điện tử. Để xây dựng bộ chỉ số này,

ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của Phòng Thƣơng mại và Công

nghiệp Việt Nam còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các Bộ, ngành…

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

17

Nhìn chung, nghiên cứu xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh của Phòng Thƣơng mại và

Công nghiệp Việt nam đã đề cấp đến vấn đề xếp hạng NLCT của tỉnh, lƣợng hóa

bằng điểm số để so sánh, tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số

chỉ tiêu, tập chung đánh giá ở một số khía cạnh nhất định về mức độ cải thiện môi

trƣờng kinh doanh (từ công tác quản lý và điều hành kinh tế) đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc ở địa phƣơng thông qua “cảm nhận” về một số năng

lực cạnh tranh của khu vực này. [VCCI, 2006-2017].

Tóm lại, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay liên quan đến năng lực cạnh

tranh đang tập trung tƣơng đối nhiều vào việc phân tích thực trạng năng lực cạnh

tranh chung của cả nƣớc hoặc năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng

thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh đƣợc công bố, và tìm hiểu các nhân tố ảnh

hƣởng đến năng lực cạnh tranh đó, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung đi tìm

hiểu nội tại nguyên nhân tại sao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng lại có đánh giá

khác nhau. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu nội tại của vấn đề, các

doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cơ quan- chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình

đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh là đối tƣợng hƣớng tới trực tiếp khảo sát, đề

từ đó NCS có góc nhìn từ chính các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp về đánh giá

từng chỉ số NLCT hƣớng tới tìm hiểu các nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang. Đây là khoảng trống, do

vậy, luận án của NCS vừa mang tính kế thừa vừa mang tính nghiên cứu mới.

1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài cho thấy: Quan điểm năng

lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng

xuất phát từ nội tại đã xác định đƣợc thành công của địa phƣơng đó, nó phụ thuộc

vào các chính sách phát triển của một địa phƣơng biết khai thác lợi thế của tỉnh,

nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng.

Nhƣ vậy, nâng cao NLCT trong phạm vi lãnh thổ có thể hiểu nhƣ là sự nỗ lực

của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí nhằm

có đƣợc các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phát triển

(Nhóm tác giả Gorden & Cheshire (1998); Nhóm tác giả Cuadrado Roura &

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

18

Ruabalcaba Bermejo (1998); Các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004); tác

giả Bạch Thụ Cƣờng (2002)…

Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc đƣợc NCS chia thành các quan niệm lý

thuyết NLCT khác nhau nhƣ: Lý thuyết NLCT truyền thống, lý thuyết NLCT cổ

điển; lý thuyết NLCT tân cổ điển và lý thuyết NLCT hiện đại, để thấy rằng trong

mỗi giai đoạn có cách nhìn nhận đánh giá riêng về NLCT. Trên cơ sở kế thừa của

các nhà học giả nghiên cứu trƣớc NCS tìm ra lỗ hổng để phát triển trong nghiên cứu

luận án của mình.

Tuy nhiên các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu của

doanh nghiệp hay một địa phƣơng của nƣớc ngoài và đƣợc đánh giá tại thời điểm

nhất định so với một địa phƣơng ở Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều

kiện nghiên cứu.

Trong khi đó tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động

đến chỉ số NLCT đặc biệt là nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh

Bắc Giang theo hƣớng tiếp cận tìm nguyên nhân tại sao chỉ số đó lại thấp điểm và

giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017. Bên cạnh đó, đối tƣợng nghiên cứu của luận

án là các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang, các DN đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng theo định

hƣớng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất

định so với nền kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Do

vậy, nghiên cứu nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang chắc chắn có

nhiều khác biệt so với các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.

Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc cũng cho thấy các đề tài nghiên cứu về

NLCT của DN, của ngành đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá

thực trạng NLCT của các đối tƣợng nghiên cứu, từ đó, đƣa ra những giải pháp chủ

quan về NLCT. Hay trong báo cáo kết quả PCI hàng năm của Phòng Thƣơng mại và

Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cũng chỉ đƣa ra kết quả

điểm số cho từng chỉ số cấu thành nên PCI của từng địa phƣơng cho từng năm.

Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chƣa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc đánh

giá từng chỉ số của từng địa phƣơng. Chƣa có một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

19

ảnh hƣởng tới kết quả đánh giá chỉ số NLCT đƣợc công bố hàng năm trong giai

đoạn 2006-2017 của các địa phƣơng cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là

khoảng trống để NCS tập trung nghiên cứu khi xem xét về nâng cao chỉ số NLCT

cấp tỉnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang.

1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh

1.2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Khái niệm về năng lực cạnh tranh đã đƣợc bàn thảo nhiều và đƣa ra theo nhiều

quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Viện nghiên

cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng (CIEM) và Học viện năng lực cạnh tranh Châu Á

của Singapore quan niệm về năng lực cạnh tranh gồm năng lực cạnh tranh vĩ mô,

với các nhóm nhân tố chất lƣợng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị cũng nhƣ

các chính sách kinh tế vĩ mô. Năng lực cạnh tranh vi mô gồm các nhóm nhân tố nhƣ

sự tinh thông của doanh nghiệp, trình độ phát triển của các cụm ngành và chất

lƣợng của môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó là các lợi thế tự nhiên cũng là một

nhóm nhân tố nữa cần xem xét, vì nhóm nhân tố này cũng tạo ra một môi trƣờng

tổng thể mà trong đó vì vị thế tƣơng đối của nó so với các nền kinh tế khác đƣợc

xác định [CIEM, Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, 2003].

Dƣới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh:

Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc

gia là năng suất. Điều đó cho thấy năng suất càng lớn thì năng lực cạnh tranh của

quốc gia đó càng mạnh (M. Porter, 2003).

Theo Paul Krugman (2008) thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ

doanh nghiệp vì ranh giới cận dƣới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi

phí ở hiện tại hoặc tƣơng lai sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản.

Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong

cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ.

Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo lập đƣợc những thuận lợi hay lợi thế của

chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt đƣợc

mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững (Phan Nhật Thanh, 2010).

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

20

Ở Việt Nam, hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ tập trung

bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì quan điểm về

cạnh tranh cũng bắt đầu hình thành rõ rệt trên tất cả các phƣơng diện kinh tế-chính

trị và xã hội. Trong quá trình đổi mới đó pháp luật là công cụ để điều hành nền kinh

tế đúng hƣớng nhất. Luật cạnh tranh 2015, đã cụ thể hoá các quan điểm về cạnh

tranh và đƣa ra một số giải thích thuật ngữ cạnh tranh nhƣ sau: Cạnh tranh có thể

đƣợc xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế pháp lý, cạnh tranh

đƣợc hiểu là sự chạy đua giữa các thành viên cùng một thị trƣờng nhằm mục đích

lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ cụ thể.

Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh không những là động lực

thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả

của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ

kinh tế xã hội.

Do vậy, NLCT trƣớc hết là đƣợc tạo ra từ thực lực của mình. Đó là yếu tố nội

tại đƣợc tính bằng thu nhập tài chính, phát triển công nghệ, cách quản trị, an ninh…

Tuy nhiên sẽ là vô nghĩa nếu không so sánh, đối chiếu các yếu tố đó với các đối tác

khác để tìm ra lợi thế của mình bên cạnh đó còn thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để

phát triển nó và khắc phục khó khăn đó. Năng lực cạnh tranh còn có thể đƣợc hiểu

là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới

dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lƣợng các sản phẩm cũng nhƣ năng lực của

nó để khai thác các cơ hội thị trƣờng hiện tại và làm nảy sinh thị trƣờng mới.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS khái quát chung về năng lực cạnh

tranh nhƣ sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng tập hợp đầy đủ các nguồn lực, lợi

thế của mình và được vận dụng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế đó nhằm

mang lại hiệu quả cao thực hiện những mục tiêu nhất định so với các điều kiện

chung, giống nhau với các đối tượng khác.

1.2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Cùng với quá trình phi tập trung, phân quyền hạn và trách nhiệm, thẩm quyền

về quản lý kinh tế của Trung ƣơng cho chính quyền địa phƣơng, trong phạm vi một

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

21

quốc gia cũng xuất hiện sự ganh đua giữa các vùng hay địa phƣơng, do đó cũng

xuất hiện thuật ngữ năng lực cạnh tranh cấp vùng, địa phƣơng, năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh, thành phố.

Việc phát triển các vùng sẽ xuất phát đáng kể vào nâng cao khả năng cạnh

tranh của vùng này, từ đó giúp cho cả quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn (Briguglio and

Cordina, 2004).

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút

đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phƣơng trong mối quan hệ

liên kết với những địa phƣơng khác trong phạm vi quốc gia (Phan Nhật Thanh, 2010).

NLCT cấp tỉnh là mối quan tâm thƣờng trực của các chính quyền TW và chính

quyền cấp tỉnh. Nghiên cứu NLCT cấp tỉnh là để đánh giá hiệu quả điều hành, điều

mà chính quyền địa phƣơng nào cũng có thể làm đƣợc do phụ thuộc vào tƣ duy chứ

không phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay các điều kiện khác. Càng nhiều tổ chức

độc lập đánh giá về các đối tƣợng có tổ chức, có chức quyền tác động mạnh đến

môi trƣờng kinh doanh và đời sống dân sinh thì xã hội càng có thêm nhiều sự giám

sát tích cực.

NLCT cấp quốc gia và NLCT cấp tỉnh rất khác với NLCT của doanh nghiệp

hay NLCT sản phẩm. Bởi cạnh tranh cấp quốc gia hay cấp tỉnh không thể đẩy quốc

gia hay cấp tỉnh đó đi đến phá sản rút lui khỏi thị trƣờng nhƣng nó có thể đẫn đến

quốc gia đó hay tỉnh đó chậm phát triển đời sống kinh tế - xã hội gặp khó khăn và

các vấn đề tiêu cực khác nảy sinh: lạm phát, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội,…

Đánh giá NLCT cấp tỉnh đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số năng lực cạnh

tranh là chỉ số đo lƣờng và xếp hạng chất lƣợng điều hành kinh tế của các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ƣơng đối với môi trƣờng kinh doanh để thúc đẩy sự

phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp

dân doanh trên địa bàn. Đƣợc phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) công bố chính thức từ năm 2005 và đánh giá xếp hạng hàng năm cho các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong nƣớc từ năm 2006.

Theo Thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ

số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân,

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

22

tăng 17% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh

nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh

nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 58 triệu đồng lợi nhuận

trên mỗi doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự ganh đua giữa các địa phƣơng ở Việt

Nam đang tồn tại một cấp độ cạnh tranh đặc thù là cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng

gay gắt. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ đƣợc hiểu hoàn toàn khác, xuất

phát từ sự gắn bó, kết nối và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ bởi các vai trò dẫn

dắt của chính quyền cấp tỉnh với các lợi thế của địa phƣơng.

Từ các quan niệm trên về NLCT cấp tỉnh NCS có quan niệm về NLCT cấp

tỉnh nhƣ sau: NLCT cấp tỉnh là thực hiện tốt các chỉ tiêu dựa trên những nguồn lực

sẵn có của địa phương và khắc phục những bất lợi của địa phương đó. Mỗi địa

phương sẽ có những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình

trong thu hút vốn đầu tư và xây dựng DNTN phát triển. Tăng trưởng kinh tế - xã hội

theo những mục tiêu đã định chính là năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Do vậy một

tỉnh có NLCT cao thể hiện sự hấp dẫn về đầu tƣ và kinh doanh đối với các DN, nhà

đầu tƣ hay đã tạo lập đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát

triển xã hội của tỉnh đó.

1.2.1.3. Khái niệm về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đƣợc nghiên cứu xuất phát từ một

phạm vi, không gian, thời gian riêng biệt của mỗi tỉnh mà ở đó có nhiều yếu tố tác

động, thay đổi theo của các chủ thể khác nhau. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh xuất phát từ sự tổng hợp các thế mạnh của địa phƣơng đƣợc phát huy

tối đa. Quá trình này đƣợc diễn ra nhịp nhàng, với tƣ duy kinh tế của đội ngũ lãnh

đạo tỉnh kết hợp với lợi thế của địa phƣơng mình, từ đó có các chính sách hợp lý,

hiệu quả hơn so với các tỉnh, thành phố khác [Đỗ Minh Trí, 2015].

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận

lợi, thông thoáng, lành mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ƣơng. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là yêu cầu tất yếu đặt ra trong

công cuộc đổi mới hiện nay. Điều này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao có những tỉnh,

thành phố luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ [Nguyễn Thị Thu Hà, 2008].

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

23

Ở Việt Nam, tổ chức có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc theo dõi, hỗ

trợ hoạt động kinh tế và phát triển doanh nghiệp là Phòng Thƣơng mại và Công

nghiệp Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt

Nam (USAID) đã tổ chức khảo sát hàng năm đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh

của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đƣợc xây dựng nhằm đánh

giá môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành

chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam [VCCI, 2013].

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các

lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ

nhân. Một địa phƣơng đƣợc coi là có chất lƣợng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia

nhập thị trƣờng thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi

trƣờng kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không

chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các qui định, thủ tục

hành chính nhanh chóng; 6) Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh

năng động sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp phát triển, chất lƣợng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10)

Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng hiệu quả.

Để nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực

phi vật chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật

chất dễ nhận biết, lƣợng hoá thì nguồn lực phi vật chất không phải lúc nào và ai

cũng nhìn nhận ra đƣợc và nhìn nhận nhƣ nhau. Vì thế, khi nói đến Năng lực cạnh

tranh và tạo dựng Năng lực cạnh tranh cho địa phƣơng mình, mỗi tỉnh nhìn nhận và

cách làm khác nhau. Trong tƣ duy cạnh tranh cũ, có tỉnh đã “xé rào” để thu hút các

nhà đầu tƣ. Trong tƣ duy “cạnh tranh phát triển bền vững”. Năng lực cạnh tranh của

tỉnh đƣợc đánh giá chủ yếu trong “con mắt” của nhà đầu tƣ và DN mà không chỉ

dƣới góc nhìn chính quyền tỉnh. Đồng thời, các tỉnh cạnh tranh đặt trong mối quan

hệ hợp tác, liên kết để phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi tỉnh trong khung khổ luật

pháp quốc gia và thông lệ quốc tế.

Nhƣ vậy, theo quan niệm của NCS: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh là quá trình rà soát, kiểm tra đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

24

việc đánh giá của những người tham gia đối với 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đúng nhằm thay đổi quan điểm theo hướng tích

cực của những người tham gia đánh giá các chỉ số NLCT cấp tỉnh.

1.2.1.4. Phân loại năng lực cạnh tranh

Khi xem xét dƣới giác độ về phạm vi liên quan đến địa giới hành chính, địa lý

có cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh vùng lãnh thổ.

Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của

tất cả các sản phẩm trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng

lực cạnh tranh cấp quốc gia.

Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng

cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và

duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững. Môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung có ý

nghĩa rất to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà

kinh doanh và các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trƣờng đƣợc thông tin đầy đủ.

Ngƣợc lại sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo hƣớng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc

độ tăng trƣởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của

doanh nghiệp.

Ở cấp độ quốc gia, khái niệm NLCT có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia.

NLCT phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con ngƣời, tài nguyên và vốn của

quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lƣơng,

tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ tài nguyên thiên nhiên.

NLCT không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vƣợng

mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả nhƣ thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của

nền kinh tế quốc dân có đƣợc nhờ sự kết hợp của các DN trong và ngoài nƣớc.

Theo Asia Development Outlook (2003), NLCT là khả năng cạnh tranh của

một nƣớc để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đƣợc thử thách của thị

trƣờng quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân

nƣớc đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nƣớc

để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thƣơng mại

quốc tế, trong khi kiếm đƣợc thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

25

Ủy ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (The U.S.

Presidents Commission on Industrial Competitiveness) đƣa ra định nghĩa về năng

lực cạnh tranh của một Quốc gia nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là

khả năng quốc gia đó - trong điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng - có thể sản

xuất hàng hóa dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị trƣờng quốc tế, đồng thời vẫn duy trì

và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân nƣớc mình”.

Theo Michael E. Porter, ta có thể hiểu việc nâng cao NLCT là làm sao giúp

cho các doanh nghiệp (những ngƣời tham gia đánh giá NLCT) có thể duy trì tăng

trƣởng nhanh và bền vững. Chính vì vậy mà Chính phủ có chức năng cải thiện môi

trƣờng thúc đẩy nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các công trình

hạ tầng, ban hành chính sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất các DN.

Trong đó NLCT quốc gia chủ yếu phát huy chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là

nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, thực hiện và hoạch định chính

sách của Chính phủ. Vai trò phù hợp của chính phủ là thúc đẩy. Ở cấp độ rộng nhất,

một trong những vai trò thiết yếu nhất của chính phủ là báo hiệu (Dự báo, định

hƣớng). Vì thế, đo lƣờng NLCT quốc gia suy cho cùng là đo lƣờng năng lực chỉ đạo

và điều hành kinh tế của Chính phủ [Michael E. Port, 2005)].

Nhƣ vậy, quan điểm của NCS về NLCT cấp quốc gia là tăng năng lực của một

nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và

ngoài nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân. Một

nền kinh tế của một quốc gia muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh

nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh

tranh trên thị trường

Năng lực cạnh tranh vùng (địa phương): Các yếu tố đất đai, tài nguyên, vị trí

địa lý, dân số luôn đƣợc xem xét nhiều hơn, trên thực tế các vùng (địa phƣơng) nếu

biết kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên mới là quan trọng nhất và đạt đƣợc

mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của việc khám phá các nguồn lực sẵn có tại địa

phƣơng lại nằm trong quá trình đổi mới và triển khai hợp lý với thực tế. Kết quả

cuối cùng của năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong lĩnh vực kinh tế đƣợc thể hiện

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

26

là những thông tin về tăng trƣởng kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội, trình độ dân trí,

hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phản ánh rõ nhất.

Vì vậy, theo quan niệm của NCS: Năng lực cạnh tranh địa phương (cấp tỉnh)

chính là việc tập hợp đầy đủ ưu điểm của các nguồn lực sẵn có của địa phương

mang lại để rút ngắn quá trình tự vận động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội

địa phương hiệu quả hơn.

1.2.1.5. Vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Qua quá trình nghiên cứu kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh hàng năm cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nỗ lực cải thiện chất

lƣợng điều hành và sự phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể, cải thiện kinh

tế còn có tác động dài hạn. Tăng một điểm PCI sẽ giúp tăng thêm doanh nghiệp

thành lập mới lên 3% trong 10 năm tiếp theo [VCCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh, 2016].

Cạnh tranh cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng để sàng lọc, kiếm tìm các nhà sản

xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh là sự tồn tại phát triển hay

phá sản. Đối với một địa phƣơng đó là sự thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào tỉnh đó

nó còn đƣợc thể hiện chất lƣợng cuộc sống, tỷ lệ lao động, thất nghiệp… Để thúc

đẩy đƣợc các hoạt động kinh tế, các địa phƣơng nên chú trọng tăng cƣờng khả năng

tiếp cận đất đai, cải thiện tính minh bạch và nâng cao chất lƣợng đào tạo lao động.

Ngoài ra cần cải thiện chỉ số minh bạch và giảm thiểu các chi phí không chính thức.

Tất cả các lĩnh vực này đều có tác động trong ngắn hạn. Cụ thể, tăng một điểm

trong chỉ số Tiếp cận đất đai hay đào tạo lao động sẽ giúp tăng thêm 12% doanh

nghiệp mới đăng ký (VCCI, 2016).

Việc đánh giá cụ thể các yếu tố cấu thành, hay nhóm yếu tố có khả năng tác

động tới quá trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là rất rộng, bởi

nhiều nhóm yếu tố có khả năng tác động đồng thời hay gián tiếp từ khách quan, chủ

quan, bên trong hay bên ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu cần dựa chủ yếu vào các

yếu tố bên trong, đảm bảo tính nổi trội trong vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh và tránh các yếu tố bị chịu tác động từ chính sách của Trung ƣơng,

hoặc các yếu tố phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

27

Để đánh giá các yếu tố cấu thành, đồng thời xem xét yếu tố có tác động tới nâng

cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ta cần phân chia nhóm yếu tố phụ thuộc vào

phạm vi điều chỉnh của chính quyền Trung ƣơng, chính quyền cấp tỉnh. Trong khuôn

khổ của vấn đề nghiên cứu này luận án tập trung vào nhóm yếu tố thuộc phạm vi, vai

trò điều chỉnh bởi chính quyền cấp tỉnh, nhóm yếu tố này đƣợc nhận định bƣớc đầu là

năng động, trụ cột trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bởi vậy, vai trò

của chính quyền cấp tỉnh càng thể hiện rõ nét đó là nét rất đặc trƣng cơ bản của vai

trò là tính toàn diện, trực tiếp và là trung tâm điều phối trên mọi lĩnh vực của địa

phƣơng. Vai trò ấy gắn liền với năng lực quản lý, tổ chức điều hành trên mọi lĩnh vực

sản xuất, đời sống xã hội của địa phƣơng, đồng thời gắn trực tiếp với quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân, tổ chức cho những nhóm đối tƣợng cụ thể. Chính quyền cấp

tỉnh luôn giữ vai trò trung tâm và hoạt động trong hệ thống chính quyền địa phƣơng.

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện chất lƣợng

điều hành kinh tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thông

thoáng sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho các địa phƣơng, thậm chí còn góp phần

khắc phục đƣợc những hạn chế, bất lợi về vị trí địa lý hay các điều kiện kém phát

triển về hạ tầng. Vậy, nếu xem xét kỹ nội hàm tổng thể của cả quá trình nâng cao

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điều đó có nghĩa là vai trò, phƣơng pháp lãnh

đạo của chính quyền cấp tỉnh sẽ đƣợc xem xét qua việc phát hiện, sử dụng các

nguồn lực sẵn có và kế hoạch phát triển các lợi thế mới của địa phƣơng.

1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đƣợc hợp tác nghiên

cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID/ Việt

Nam, đã xác định các chỉ số để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành

của Việt Nam trong việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát

triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Provincial Competitiveness Index". PCI

đƣợc công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi

chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố

của Việt Nam, theo đó đã có 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam đƣợc xếp hạng và

đánh giá.

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

28

Năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trƣờng kinh doanh- Thiết chế pháp

lý và Đào tạo lao động- đƣợc đƣa vào xây dựng chỉ số PCI và cũng từ năm 2006 trở

đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều đƣợc đƣa vào bảng xếp hạng, đồng thời

các chỉ số thành phần cũng đƣợc tăng cƣờng thêm. Năm 2009, phƣơng pháp luận

PCI đƣợc điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế

và các thay đổi trong môi trƣờng pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số Ƣu

đãi doanh nghiệp nhà nƣớc, hiện nay, PCI còn 9 chỉ số thành phần. Năm 2013, PCI

đánh dấu bƣớc thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đƣợc đƣa vào bộ chỉ

số là một thƣớc đo đánh giá cho đến nay, theo đó, một tỉnh đƣợc đánh giá là thực

hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:

1) Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; 2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai

và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trƣờng kinh doanh công khai minh

bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh

và các văn bản pháp luật cần thiết; 4) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực

hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian).

5) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; 6) Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành

phần mới; 7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh

nghiệp, do khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp; 9) Có chính sách đào tạo lao

động tốt; 10) Hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và

hiệu quả. Hàng năm cứ trung tuần tháng 3, Phòng Công nghiệp và thƣơng mại Việt

Nam (VCCI) công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của năm trƣớc.

Khi đó sẽ có kết quả xếp hạng điểm số từ thấp nhất đến cao nhất cho 63 tỉnh thành

trong cả nƣớc căn cứ trên từng chỉ số thành phần đƣợc các doanh nghiệp dân doanh

đánh giá. Do vậy sẽ có điểm số cao nhất và điểm số thấp nhất. VCCI lấy điểm

chênh lệch giữa điểm số cao nhất và thấp nhất làm điểm trung vị để so sánh.

Trên cơ sở đó NCS đƣa ra khái niệm chỉ số NLCT thấp điểm và giảm điểm

làm cơ sở đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân tại sao điểm số của chỉ số đó lại bị thấp

điểm và giảm điểm. Mỗi điểm số đánh giá sẽ đƣợc gắn với thời gian cụ thể.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đều có sự phụ thuộc lẫn

nhau, bởi tác động của mỗi yếu tố thƣờng dựa vào sự thay đổi trạng thái của yếu tố

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

29

khác. Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc điểm cốt yếu là sự thay đổi mới

và thay đổi hợp lý, thay vì việc bị giới hạn bởi phạm vi, khung chính sách của

Chính phủ và kinh nghiệm khó thay đổi của địa phƣơng. Để tiếp tục xem xét, đánh

giá toàn diện về quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chúng ta sẽ tìm

hiểu về nhóm yếu tố tham gia cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Nhóm yếu tố bên ngoài:

Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách thuế, đây là một trong những

mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tƣ, sự thay đổi của chính sách thuế thƣờng dễ

nhận biết nhất, do đó vai trò của thuế có tác động rất lớn đến chính sách giá cả, lợi

nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố về sự thay đổi của thuế là do Chính phủ

qui định, thuộc phạm vi bên ngoài so với vai trò của chính quyển tỉnh nhƣng lại có

tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến các chính sách khác trong chiến lƣợc phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh.

Chính sách thuế của Nhà nƣớc sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động sản

xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là đối với chính sách thu

hút đầu tƣ nó gây ra sự thiếu hụt không hề nhỏ cho các tỉnh trong việc lấp đầy

khoảng trống tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bởi Tính hiệu quả lại đƣa

ra những yêu cầu khác, trƣớc hết đó là đánh giá thuế sao cho gây ra sự mất không

nhỏ nhất cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi phải có mức thuế suất khác nhau đối với

các loại hàng hóa khác nhau, mức thuế suất cao hơn đối với các loại hàng hóa có

mức cung và cầu ít co giãn và thấp hơn với các hàng hóa có cung và cầu co giãn lớn

[Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005].

Có thể thấy, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và sự nỗ lực

trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp trong khu công nghiệp đã đạt đƣợc các kết quả tích cực, có đóng góp quan

trọng cho nền kinh tế trên các phƣơng diện tăng trƣởng kinh tế, tăng trƣởng xuất

khẩu, thu NSNN, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội

[Nguyễn Đức, 2015].

Sự biến động kinh tế-xã hội trong nƣớc, ngoài nƣớc và của khu vực cũng có

tác động không hề nhỏ trong phát triển kinh tế tại tỉnh, đó phải chăng là sự cạnh

tranh giữa các tỉnh khu vực, trong nƣớc và sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Trƣớc

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

30

tình hình diễn biến nhƣ vậy việc hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực và các tỉnh

trong nƣớc và các nƣớc trên thế giới là rất quan trọng. Tuy nhiên sự kết hợp này có

kích thích chính sách của tỉnh phát triển cung nhƣ có thể làm suy yếu năng lực cạnh

tranh của tỉnh. Sự biến động, thay đổi của việc thực thi các hiệp định thƣơng mại

trong lĩnh vực kinh tế với các quốc gia khác sẽ tác động tới thị trƣờng của các

doanh nghiệp, điều này ảnh hƣởng rộng tới sự tính toán, cân nhắc của nhà kinh

doanh tiếp tục sản xuất kinh doanh ở đó hay chuyển đến một tỉnh khác, do đó ảnh

hƣởng tới quy mô mở rộng, hay thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp.

Sự biến động của thị trƣờng vốn, chứng khoán, bất động sản thị trƣờng lao

động… đã kéo theo sự khan hiếm các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Chính

sách tín dụng và sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng cũng là những

yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đến môi trƣờng cạnh tranh của địa phƣơng. Sự sẵn

có của nguồn vốn, khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, chi phí sử dụng vốn thấp và một

hệ thống thanh toán tốt đều là những mối quan tâm đặc biệt của bất kỳ doanh

nghiệp nào khi quyết định lựa chọn môi trƣờng đầu tƣ và phát triển. Trƣớc những

biến động nhƣ vậy buộc các nhà lãnh đạo tỉnh cùng các doanh nghiệp phải có những

ứng phó linh hoạt để bảo đảm quyền lợi của mình.

- Nhóm nhân tố bên trong:

Yếu tố về nguồn nhân lực: Khai thác tài nguyên con ngƣời là một trong những

điểm mạnh quan trọng cho hiệu quả công việc, từ đó sẽ quyết định tới nâng cao năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh, đây là một đặc trƣng khác biệt so với mọi yếu tố khác.

Lấy sự phát triển con ngƣời làm trung tâm, trong đó chú trọng đến vai trò giáo

dục cơ bản cho sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và hệ thống y tế cho sự phát

triển thể chất. Nếu xét ở năng lực cạnh tranh, giáo dục cơ bản còn là nền tảng cho

việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Sự an tâm

hơn về sức khỏe và nền tảng thể chất tốt hơn cũng sẽ giúp cho con ngƣời lao động

bền bỉ hơn thích ứng nhanh với cƣờng độ lao động cao và khả năng sáng tạo không

ngừng. Tuy nhiên cũng cần chú ý trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại, trái với sự

hiểu biết thông thƣờng, việc đơn thuần có đƣợc những con ngƣời có trình độ giáo

dục cơ bản tốt không đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

31

tranh, các nhân tố phải đƣợc chuyên môn hóa cao độ cho các nhu cầu cụ thể của

một ngành. Bên cạnh đó, môi trƣờng sống và làm việc cũng ảnh hƣởng đến quyết

định đi hay ở của ngƣời lao động.

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận

mệnh của Đảng, của đất nƣớc và chế độ (Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2003).

Năng lực cán bộ, khai thác đƣợc hết tài nguyên con ngƣời là một trong những điểm

mạnh quan trọng cho hiệu quả công việc, từ đó sẽ quyết định tới nâng cao năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh, đây là một đặc trƣng khác biệt so với mọi yếu tố khác.

Chất lƣợng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những quyết định lựa chọn đƣợc

ƣu tiên của các nhà đầu tƣ trƣớc khi họ lựa chọn chính thức cho mình. Đặc biệt là

mối quan hệ các cơ sở hạ tầng gần cà trong khu công nghiệp. Cơ sở hạ tầng là

xƣơng sống của cuộc sống hàng ngày, làm cơ sở cho các hoạt động kinh tế. Theo

cách này hay cách khác, không có hoạt động nào mà không dựa trên cơ sở hạ tầng

[Mỹ Hạnh, 2014].

Yếu tố truyền thống văn hoá địa phƣơng, khu vực cũng có những tác động

nhất định tới nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năng lực sản xuất của làng

nghề truyền thống, thói quen kinh doanh của ngƣời dân có thể bị phân tán, hay tập

trung điều này có tác động tới sự liên kết các KCN với CCN, làng nghề truyền

thống trong quan điểm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh.

Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhƣ: Quy hoạch tỉnh của các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp cũng nhƣ các chính sách phát triển làng nghề địa

phƣơng sẽ phần nào có bị ảnh hƣởng bên cạnh đó chính sách thuế cũng tác động

đến việc điều chỉnh các gói ƣu đãi đến các dự án thu hút vốn đầu tƣ và phát triển

doanh nghiệp tại tỉnh. Chính vì vậy mà chính sách phát triển kinh tế của địa phƣơng

nói chung thƣờng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp mặc

dù các chính sách này chủ yếu chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô từ

chính quyền trung ƣơng nhƣng sự đánh giá ở cấp độ địa phƣơng nằm ở khả năng

của chính quyền địa phƣơng đƣa các chính sách đó vào thực tiễn nhƣ thế nào. Ví

nhƣ các định hƣớng chính sách vĩ mô về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định

đến việc phân bổ nguồn lực cảu trung ƣơng cho địa phƣơng cũng nhƣ sẽ đòi hỏi về

việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên nguồn lực cho các ngành và lĩnh vực ở địa phƣơng.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

32

Vị trí địa lý cũng là một tài sản quan trọng, có giá trị trong việc nâng cao năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đặc biệt là chính quyền tỉnh biết đƣợc lợi thế của mình khi

có vị trí thuận lợi sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp và tiếp cận

đƣợc các thị trƣờng lớn, để có chính sách thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt là chính quyền tỉnh làm tốt đƣợc công tác quy hoạch các khu công nghiệp,

cụm công nghiệp.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đƣợc xem là một trong những yếu tố sản xuất

quan trọng giành lợi thế cạnh tranh ban đầu cho các nhà kinh doanh quyết định lựa

chọn đầu tƣ ở đâu? Ngoài những yếu tố khác mà nhà đầu tƣ lựa chọn nhƣ là vị trí

địa lý, chất lƣợng cơ sở hạ tầng, an ninh, trình độ dân trí, văn hoá… thì điểm hấp

dẫn chính đó là có đƣợc nguồn tài nguyên song cũng không phải là tất cả nếu các dự

án đầu tƣ có trình độ công nghệ không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên

thì đây không phải là sự hấp dẫn đối với họ.

1.2.4. Mối quan hệ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thực chất là cách thức mà địa phƣơng

đó thực hiện nhằm cải thiện, đổi mới môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút đầu tƣ trong

và ngoài nƣớc đến địa phƣơng đó. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể đánh giá đƣợc năng

lực cạnh tranh nếu không có căn cứ hay quy định nào. Chỉ đánh giá đƣợc nó khi có

chỉ số năng lực cạnh tranh. Hay nói cách khác chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là

cơ sở để đƣa ra kết luận địa phƣơng đó năng lực cạnh tranh là mạnh hay yếu.

Thực tiễn ở nƣớc ta trong thời gian qua đã khẳng định rằng, địa phƣơng nào có

môi trƣờng cạnh tranh tích cực sẽ thu hút đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ và có sự

bứt phá về phát triển kinh tế nhanh hơn. Ngƣợc lại, các địa phƣơng có sức ì lớn

trong việc đổi mới chính sách, khó khăn trong phát triển hạ tầng… sẽ có nhiều khó

khăn trong thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội.

Hơn 10 năm nay, khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cùng với kết quả

nghiên cứu của chỉ số PCI để nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tƣ, thực

trạng hoạt động của các doanh nghiệp ở các địa phƣơng đó. Việc đƣa ra chỉ số này

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

33

thực sự có tác dụng nhƣ một đòn bẩy cho các địa phƣơng trong việc đổi mới các

chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi có thể đề cập từ việc xem xét sự

tăng lên của tổng sản phẩm một địa phƣơng hay là số dƣ tăng lên của ngân sách,

mặc dù thu ngân sách sẽ bao gồm cả các khoản thuế từ các nguồn viện trợ ODA

không hoàn lại.

Trên cơ sở báo cáo kết quả PCI của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt

Nam hàng năm về 10 chỉ số thành phần. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của

luận án, cùng các thông tin thu thập đƣợc trên thực tế tác giả tập trung xem xét, nghiên

cứu nhóm các yếu tố tác động đến từng chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm

điểm giai đoạn 2006-2017, trên cơ sở đó tác giả xây dựng phiếu hỏi với nội dung của

các chỉ số NLCT cấp tỉnh để tìm ra nguyên nhân để đó đƣa ra giải pháp giúp cho chính

quyền tỉnh nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2018-2025.

1.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đƣợc xem là dấu mốc quan trọng

trong việc thay đổi tƣ duy về phát triển kinh tế đất nƣớc. Bắt nguồn từ sự nhìn nhận

đúng bản chất, sự vận động và phát triển của nền kinh tế đất nƣớc trong thời kỳ này,

từ đây những chủ trƣơng về các chính sách xây dựng một hành lang kinh tế mới đã

xuất hiện phù hợp với xu hƣớng chung của khu vực và thế giới. Những thành tựu về

kết quả nền kinh tế đất nƣớc đạt đƣợc hơn 30 năm qua, đã minh chứng cho sự lựa

chọn đƣờng lối đúng của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, nền

kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện việc cải cách, mở cửa nền kinh tế đất nƣớc, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài

lần đầu (26/11/2014) đã đƣợc ban hành và tiếp tục đƣợc sửa đổi; Luật công ty cổ

phần và luật doanh nghiệp (20/3/2015); Văn bản hợp nhất 01/VBHD-VPQH Luật

thuế giá trị gia tăng (28/04/2016); Luật doanh nghiệp mới (26/11/2014), Luật cạnh

tranh… cũng đƣợc ban hành và thƣờng xuyên sửa đổi cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các Nghị định, Quyết định quan trọng của Chính phủ cũng

đƣợc triển khai nhằm hƣớng dẫn, thực hiện khơi thông dòng chảy nền kinh tế, tạo

sự đột phá về các thủ tục hành chính đảm bảo nhanh, chính xác và khoa học. Nghị

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

34

quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chƣơng trình tổng

thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020. Quyết định số 225

(04/02/2016) của Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai

đoạn 2016-2020 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà

nƣớc đã tạo nhiều thuận lợi cho các cơ quan Nhà nƣớc trong lĩnh vực tham mƣu chỉ

đạo về kinh tế và cho các nhà đầu tƣ, ngƣời dân khi thực hiện giao dịch với các cơ

quan Nhà nƣớc.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần tứ XVIII (ngày 03/10/2015)

mục tiêu của Đại hội đề ra, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản giai đoạn 2015-2020 đã nêu

trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII. Các quy

hoạch phát triển kinh tế nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch sử dụng, đô thị và

các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu đã đƣợc quan tâm xây dựng; các

cơ chế chính sách liên quan đầu tƣ, kinh doanh đã đƣợc nghiên cứu ban hành cho

phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nhƣ: Quyết định số 858/2014/QĐ-

UBND ngày 26/12/2014 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục khi nhà nƣớc giao

đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 871/2014/ QĐ-UBND ngày 31/12/2014

ban hành Quy định về đơn giá thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết

định số 535/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 ban hành Quy định một số nội dung

cơ bản về quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số

244/2016/QĐ - UBND ngày 29/4/2016 ban hành qui định trình tự, thủ tục thực hiện

các dự án đầu tƣ bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, năm 2016, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày

06/5/2016 về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh tỉnh Bắc Giang giai đoạn

2016-2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 73-NQ/TU); UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch

số 128/KH-UBND ngày 30/6/2016 nhằm cụ thể hóa từng nhiệm vụ mà Nghị quyết

đã nêu; giao trách nhiệm cho từng Sở, ngành, địa phƣơng để xây dựng và tạo lập

môi trƣờng kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, nâng cao năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo động lực cho thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp,

tạo bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

35

Nếu căn cứ vào lợi thế địa lí - kinh tế và lịch sử truyền thống thì Bắc Giang

đƣợc đánh giá là địa phƣơng thuộc tốp đầu ở các tỉnh Miền núi phía bắc. Theo xếp

hạng PCI, năm 2017 Bắc Giang đứng thứ 4 trong khu vực. Đây cũng là năm trùng

khớp về đánh giá xếp hạng PCI của Bắc Giang ở mức trung bình so với cả nƣớc.

Đối với mỗi địa phƣơng, ngoài các yếu tố về lợi thế thì sự năng động về các

chính sách và khả năng kết nối các yếu tố sẽ tạo nên sắc thái riêng về môi trƣờng

kinh doanh và ảnh hƣởng đến việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cho

từng tỉnh và ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển kinh tế của từng địa phƣơng. Nghiên

cứu sự tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc cho thấy những

thay đổi trong tái cơ cấu kinh tế của mỗi tỉnh dẫn tới sự tăng trƣởng kinh tế là khác

nhau. Một số địa phƣơng nhƣ Lào Cai, Thái Nguyên đã có sự bứt phá nhanh là do

quan điểm của các nhà đầu tƣ đã giảm dần sự phụ thuộc bởi các yếu tố nhƣ vị trí địa

lý, nguồn tài nguyên, hay sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao mà lại quan

tâm nhiều đến các yếu tố về cơ chế chính sách, chất lƣợng dịch vụ công cũng nhƣ

sự phát triển của các ngành dịch vụ và chất lƣợng hạ tầng ở các khu công nghiệp,

cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Trong các yếu tố tạo đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ thì vai trò và quan

điểm của lãnh đạo cấp tỉnh và cấp sở, ngành rất đƣợc đề cao. Dấu hiệu cho thấy ở

đây cấp tỉnh có những động thái tích cực sẽ tạo ra những sự chuyển biến nhanh

chóng trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh và ở đó tốc độ phát triển, tăng trƣởng

kinh tế cao, PCI cũng đƣợc xếp thứ hạng cao hơn. Đánh giá sự phát triển kinh tế của

mỗi tỉnh thời gian qua không thể xem nhẹ vai trò sự đóng góp của các doanh

nghiệp, trong đó có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và các nhà doanh nghiệp ngoài

nƣớc. Đây vừa thể hiện sự nỗ lực của mỗi địa phƣơng trong việc đƣa ra các chính

sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và tổ chức thực hiện một cách

đồng bộ, trong đó vai trò của chính quyền cấp tỉnh là hết sức quan trọng.

1.3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn

2006-2017

Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(Provincial Competitiveness Index) - Chỉ số đo lƣờng và đánh giá thực tiễn chất

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

36

lƣợng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự

phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân của 63 tỉnh,thành phố ở Việt Nam.Chỉ số PCI

có thể coi nhƣ “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi

trƣờng kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn từ

năm 2006-2017, kết quả của PCI đánh giá khu vực nhƣ sau:

Khu vực Miền núi phía Bắc: Khu vực Miền núi phía Bắc có 14 tỉnh so với

các khu vực khác trong cả nƣớc thì khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc có điểm số

thấp nhất. Duy có tỉnh Lào Cai là tỉnh đƣợc các doanh nghiệp chấm điểm năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong tốp 5 xếp loại “Rất tốt” của cả nƣớc tiếp

đến là tỉnh Thái Nguyên năm trong tốp 10 xếp loại “Tốt”, Các tỉnh nhƣ: Phú Thọ,

Bắc Giang, Tuyên Quang, Yến Bái nằm trong nhóm “Khá” nhƣng lại cuối của

nhóm khá. Các tỉnh luôn xếp hạng trung bình là Tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Điện

Biên. Còn lại là các tỉnh thuộc nhóm “ Tƣơng đối thấp” và “Thấp” [Phụ lục 2.2].

Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng có 11 tỉnh,

có thể nói đây là khu vực có chỉ số cạnh tranh tốt nhất trong các khu vực của cả

nƣớc. Trong đó phải kể đến tỉnh Quảng Ninh đƣợc đánh giá ở mức rất tốt, với tổng

điểm PCI đạt luôn đạt khoảng 65 điểm, xếp thứ 2 cả nƣớc. Năm tỉnh, thành phố

khác trong khu vực cũng đƣợc các doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt, nhƣ Hà Nội,

Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Ninh Bình còn lại năm tỉnh luôn nằm trong

nhóm đầu của nhóm khá.

Vùng Duyên hải Miền trung: Vùng Duyên hải Miền trung có 12 tỉnh, thành

phố, Đây cũng là một khu vực có chỉ số NLCT cấp tỉnh tăng rất ổn định qua các năm.

Trong đó phải kể đến TP Đà nẵng đƣợc các doanh nghiệp đánh giá chỉ số NLCT số 1

của cả nƣớc với số điểm luôn đạt bình quân 70 điểm. Các chỉ số gia nhập thị trƣờng;

tính minh bạch; chi phí thời gian; tính năng động của chính quyền... đƣợc các doanh

nghiệp đánh giá ở mức rất cao lần lƣợt đạt 9,22; 7,22; 7,74; 7,06... Tiếp đến là các

tỉnh Quảng Nam, Bình Định. Các tỉnh còn lại luôn năm trong nhóm khá.

Khu vực Tây Nguyên: Khu vực Tây Nguyên có 5 tỉnh là khu vực duy nhất

trên cả nƣớc không có tỉnh nào đƣợc doanh nghiệp đánh giá ở mức rất tốt. Lâm

Đồng là tỉnh đƣợc đánh giá ở mức khá, với số điểm cao nhất là 58,66 điểm. Trung

bình điểm PCI giai đoạn 2006-2017 của cả khu vực Tây Nguyên ở mức 56,02 điểm.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

37

Khu vực Vùng Đông Nam Bộ: Khu vực Vùng Đông Nam Bộ có 8 tỉnh trong

đó tỉnh Bình Dƣơng là tỉnh đƣợc các doanh nghiệp đánh giá “Rất tốt” Bình Dƣơng

xếp hạng 4 trên cả nƣớc với các chỉ số quan trọng nhƣ gia nhập thị trƣờng, tiếp cận

đất đai, tính minh bạch, và tính năng động của chính quyền... ở mức tƣơng đối cao.,

trong khi Bình Phƣớc ở mức trung bình. Có 3 tỉnh, thành phố đƣợc đánh giá ổn định

nhóm Tốt đó là: TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Tây Ninh. Có 3 tỉnh

thuộc nhóm khá: Bình Thuận; Đồng Nai và Ninh Thuận.

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có

13 tỉnh là khu vực duy nhất trên cả nƣớc có 2 tỉnh đƣợc doanh nghiệp đánh giá ở mức

rất tốt. Đó là Đồng Tháp với 64,96 điểm xếp hạng 3 và Vĩnh Long với 62,76 điểm xếp

hạng 6. Hai tỉnh này đƣợc các doanh nghiệp đánh giá chỉ số gia nhập thị trƣờng và chi

phí thời gian ở mức rất cao, đều trên 8 điểm. Có duy nhất tỉnh Cà Mau xếp loại “Trung

bình còn các tỉnh còn lại thuộc nhóm tốt và khá trong bảng xếp hạng.

Nhƣ vậy có thể nói chỉ số NLCT cấp tỉnh giai đoạn 2006-2017 ngày càng

đƣợc rút ngắn lại giữa các tỉnh thấp nhất và cao nhất của 63 tỉnh thành trong cả

nƣớc điều đó cho thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt chỉ còn khoảng 6 điểm,

thay vì trung bình 10 điểm nhƣ giai đoạn 2010-2015 hay 13 điểm giai đoạn 2006-

2009, thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết xu hƣớng “hội tụ” điểm số , cụ thể: Trong giai

đoạn này các chỉ số cũng đƣợc cải mức độ cải thiện các chỉ số của các tỉnh là tƣơng

đôi nho.

Hình 1.1: Điểm số trung vị PCI theo thời gian

Nguồn: Báo cáo PCI, 2006-2017

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

38

Nhƣng linh vƣc co cai thiên nhiều nhất cũng chỉ nhích lên đƣợc 0,3 điểm, là

Tính năng động và Chi phí không chính thức. Tiếp đến là Đào tạo lao động (tăng

0,17 điểm) và Cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,15 điểm). Dù vậy, tín hiệu đáng mừng ở

đây là cả 4 lĩnh vực này đã xuất hiện xu hƣớng tăng nhẹ sau 2 năm liên tục sụt

giảm. 4 lĩnh vực năm nay hầu nhƣ không có sự thay đổi so với khảo sát năm trƣớc

lần lƣợt là Tính minh bạch (+0,08), Gia nhập thị trƣờng (+0,06), Hỗ trợ doanh

nghiệp (-0,02) và Chi phí thời gian (-0,03). Cuối cùng, Tiếp cận đất đai và Thiết chế

pháp lý giảm (0.6).

Hình 1.2: Diễn biến 10 chỉ số thành phần theo thời gian

Nguồn: Báo cáo PCI, 2006-2017

1.3.2. Những chỉ số tăng điểm trong giai đoạn 2006-2017

- Chỉ số gia nhập thị trƣờng: Nếu năm 2006, một DN trung bình mất 20 ngày

để đăng ký thành lập doanh nghiệp, thì nay chỉ mất 7 ngày, mức thấp kỷ lục trong

vòng 13 năm qua. Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để chính thức đi vào

hoạt động đã giảm một nửa, từ 26% xuống còn 13%.

- Chỉ số đào tạo lao động: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đánh giá là

tăng lên cụ thể: Trong giai đoạn 2010-2017: 47% các doanh nghiệp hài lòng với

chất lƣợng lao động phổ thông của địa phƣơng, tăng 12% so với giai đoạn 2006-

2009: 35%. Bên cạnh đó họ cũng hài lòng với chất lƣợng dạy nghề tăng 13% so với

giai đoạn 2006-2008 (19.8%).

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

39

- Chỉ số tính năng động: Nhìn chung các tỉnh đƣợc đánh giá là có khả quan

đặc biệt nhƣ: Các tỉnh năng động trong giải quyết các vấn đề khi có phát sinh; có tới

70% đƣợc đánh giá là các tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ cho phép để nhằm tạo môi

trƣờng kinh doanh thuận lợi. Nhiều tỉnh đã có tích cực trong khu vực kinh tế tƣ

nhân nhƣ: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Tháp…

- Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Phân tích sự thay đổi qua chuỗi thời

gian cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ tìm kiếm thông tin thị trƣờng, tƣ

vấn pháp luật và tìm kiếm đối tác đang dần đƣợc cải thiện về chất lƣợng và về tần

số. Tuy vậy vẫn cần có sự giúp đỡ từ phía chính quyền nhƣ: Tƣ vấn pháp luật, xúc

tiến thƣơng mại, dịch vụ về công nghệ cần có chính sách khuyến khích để khối

doanh nghiệp tƣ nhân tham gi vào thị trƣờng này nhiều hơn.

1.3.3. Những chỉ số giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017

- Chỉ số tính minh bạch: Đó là khó khăn trong tiếp cận các tài liệu về kế hoạch

(Ngân sách, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng…). Và tiếp cận về pháp

lý điểm số trung bình của năm nay đạt 2,39 điểm thấp hơn năm 2006 là 0,36 điểm.

Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân trong quan hệ với CBCC nhà nƣớc trong tiếp nhận

các thông tin, có 66% khẳng định cần có mối quan hệ để tiếp cận thông tin. Đây là

chỉ số không giảm theo thời gian mà có xu hƣớng ngƣợc lại.

- Chỉ số chi phí không chính thức: Chi phí không chính thức giai đoạn 2010-

2017 chƣa có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt trong năm 2017 có tới 66% các doanh

nghiệp đƣợc hỏi họ phải chi trả thƣờng xuyên các khoản chi phí không chính thức,

các doanh nghiệp cũng khẳng định họ phải dành 10% tổng doanh thu của họ để chi

các khoản chi phí không chính thức này. Đồng thời các hành động nhũng nhiễu, gây

khó khăn cho thực hiện các thủ tục hành chính không có chiều hƣớng thuyên giảm.

- Chỉ số Chi phí thời gian: Chỉ số này đang liên tục giảm và giảm thấp nhất

trong lịch sử kể từ khi PCI đƣợc khảo sát. Chỉ tính trong 4 năm từ 2014-2016

“Trung bình cứ 3 doanh nghiệp thì một doanh nghiệp (tƣơng ứng 35%) phải dành

trên 10% quỹ thời gian của mình để thực hiện các thủ tục hành chính. Nếu năm

2011 chi 1/5 đến 1/10 số thời gian cho số lần thanh kiểm tra thì nay con số này tăng

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

40

lên là 2 đến 3 lần trong một năm và trung bình mỗi lần thanh tra của thuế là 8 tiếng

cho một lần. Ngoài ra “gánh nặng” về thủ tục giấy tờ luôn là đều mà các nhà quản

lý quan tâm hàng đầu.

- Chỉ số tiếp cận đất đai: Chỉ số này có chiều hƣớng giảm trong 2 năm trở lại

đây. Song tình hình sử dụng đất đƣợc các doanh nghiệp đánh giá có độ rủi ro hơn

bao giờ hết, đặc biệt trong 2 năm lại đây (2016 và 2017) đất bị thu hồi tăng cao nhất

(tăng 1,73 điểm) và chỉ có 25% doanh nghiệp tin rằn họ sẽ đƣợc đền bù thỏa đáng

và chỉ tiêu đánh giá này cũng giảm rất mạnh so với trƣớc (30-40%).

- Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: Tổng hợp đánh giá của PCI giai đoạn 2006-

2017 vẫn tồn tại trƣờng hợp giữa các doanh nghiệp với nhau chƣa có sự bình đẳng

đặc biệt là các DNNVV luôn có sự thiệt thòi. Cụ thể 38% doanh nghiệp cho biết

“Tỉnh ƣu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nƣớc gây khó khăn cho DN”

tăng 6% đặc biệt trong giai đoạn 2013-2016. Các tỉnh cũng ƣu tiên các doanh

nghiệp FDI hơn là các doanh nghiệp trong nƣớc (tăng 13%) so với năm 2006.

- Chỉ số thiết chế pháp lý: Chỉ số này có xu hƣớng chững lại trong 3 năm từ

2015 đến 2017. Các doanh nghiệp tin rằng nếu một cán bộ làm sai quy định của nhà

nƣớc, hệ thống pháp luật sẽ có cơ chế tố cáo họ”. Tuy nhiên chỉ số không thay đổi

theo thời gian bởi khi có tranh chấp các doanh nghiệp sẽ tìm lối đi riêng nhƣ: thuê

trọng tài giải quyết…

Tóm lại: Cải thiện chất lƣợng điều hành kinh tế, tạo ra môi trƣờng kinh doanh

thuận lợi, thủ tục hành chính thông thoáng sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho các

địa phƣơng, thậm chí còn góp phần khắc phục những hạn chế, bất lợi về vị trí địa lý

hay các điều kiện kém phát triển về hạ tầng. Có thể thấy rằng chỉ số năng lực cạnh

tranh toàn cầu và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ đƣa ra những kết luận

chung về chỉ số bị giảm điểm và tăng điểm mà không chỉ ra nguyên nhân tại sao

điểm số lại có thay đổi nhƣ vậy đặc biệt cho một địa phƣơng. Đây chính là khoảng

trống mà tác giả lựa chọn trong nghiên cứu luận án của mình.

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

41

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số NLCT của một số địa phƣơng ở Việt Nam

1.4.1. Tỉnh Bắc Ninh: Mô hình ứng dụng “Bác sĩ doanh nghiệp”

Bảng 1.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2017

CHỈ SỐ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

PCI 58.96 59.57 65.7 64.48 67.27 62.26 61.07 60.92 59.91 60.35 64.36

Xếp hạng 20-K 16-K 10-T 6T 2-RT 10-T 12-T 10-T 13-K 17-T 17-K

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI, 2007-2017

Kết quả cho thấy để có đƣợc những thành tựu to lớn và toàn diện đạt đƣợc

trong phát triển kinh tế xã hội thời gian qua của Bắc Ninh với 20 chỉ tiêu quan trọng

nằm trong top 10 cả nƣớc nhƣ: Tốc độ tăng trƣởng GDP, quy mô và cơ cấu kinh tế,

giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu… Kết quả trên bắt nguồn từ

nhiều nguyên nhân trong đó có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh,

các ngành, các cấp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số PCI, tạo môi trƣờng kinh

doanh thực sự thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn, góp phần thu hút đầu tƣ,

khuyến khích và thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh

doanh, đóng góp vào tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Cụ thể là các hình

thức và thể chế giải quyết kiến nghị, tháo gỡ, khó khăn, vƣớng mắc của doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển kinh

tế xã hội tỉnh Bắc Ninh, qua đó Viện đã tiến hành khảo sát về giải quyết khó khăn,

vƣớng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trƣớc khi có mô hình

“Bác sĩ gia đình” tỉnh cũng đã có các biện pháp nhƣ: Gặp mặt doanh nghiệp; Đối

thoại với doanh nghiệp; Thu thập và giải quyết kiến nghị thông qua Hiệp hội doanh

nghiệp; Các buổi khảo sát, thăm và làm việc với doanh nghiệp... song kết quả đƣợc

đánh giá có sự quan tâm nhƣng chƣa triệt để, thiếu sự theo dõi việc giải quyết đến

kết quả cuối cùng. Cách thức này chủ yếu động viên, khen thƣởng, ít giải quyết

vƣớng mắc. Và nếu có kiến nghị lên cấp trên thì ít nhận đƣợc hồi âm của các Sở,

ngành. Cụ thể của mô hình “Bác sĩ doanh nghiệp” hoạt động là:

- Hình thành mạng lƣới các chuyên gia tƣ vấn: Tổ công tác giải quyết khó

khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp.

- Tƣ vấn hỗ trợ kinh doanh, kết nối với cơ quan trong hỗ trợ kinh doanh.

- Tổ chức các hội thảo, toạ đàm về kết quả khảo sát xây dựng mô hình.

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

42

- Các hoạt động khuyến khích doanh nghiệp tham gia để đƣợc các chuyên gia

(bác sĩ) chẩn đoán, đề ra giải pháp “chữa bệnh” cho các doanh nghiệp.

Ƣu điểm của mô hình là: Có đầu mối tổng hợp, theo dõi đƣợc tất cả các vƣớng

mắc, kiến nghị phản ánh của DN. Quá trình giải quyết vƣớng mắc minh bạch,

không làm phát sinh chi phí không chính thức. Bên cạnh đó có sự tƣơng tác làm

thay đổi quan điểm đã giải quyết trƣớc đây thay vì bảo thủ đối với một số trƣờng

hợp kéo dài, bởi vì những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp đã đƣợc tìm hiểu

ngọn ngành chứ không hình thức nhƣ trƣớc. Mọi phản ánh đều phải đƣợc giải quyết

chứ không đƣợc “quên” hoặc “thoái thác” nhƣ trƣớc để đƣợc chia sẻ hợp tác giữa

cơ quan Nhà nƣớc và doanh nghiệp để tìm kiếm tiếng nói chung, không đối đầu

trong nhiều trƣờng hợp nhƣ trƣớc.

Ngày 13/5/2016. UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 551/QĐ-UBND về việc

ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giúp Chủ

tịch UBND tỉnh điều phối, thực hiện tốt sự phối hợp trong hoạt động của các Sở,

ban, ngành, đơn vị, địa phƣơng về công tác hỗ trợ doanh nghiệp, trọng tâm là kịp

thời nắm bắt, giải quyết dứt điểm khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp; đa dạng

hoá kênh thông tin phản ánh, tiếp nhận và phản hồi, giải quyết kiến nghị của doanh

nghiệp; ngăn ngừa các việc làm của cơ quan nhà nƣớc có thể gây phiền hà cho

doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trƣờng kinh doanh của tỉnh thân thiện, an

toàn, minh bạch hơn.

Kết quả hoạt động tính đến ngày 31/12/2016 Có 65 hồ sơ phản ánh. Bác sĩ

phản hồi kịp thời đầy đủ. Hình thức làm việc: Doanh nghiệp đến trụ sở của Viện

hoặc tổ công tác xuống làm việc với doanh nghiệp; qua email, điện thoại, Bƣu điện

1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh: Cải cách thủ tục hành chính về đầu tư - Mô hình IPA

và đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI)

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phƣơng luôn duy trì tốt môi trƣờng thu

hút đầu tƣ đặc biệt trong những năm gần đây phục vụ cho tăng trƣởng kinh tế hàng

năm, mức tăng trƣởng kinh tế của Quảng Ninh đƣợc nhận định là có tính liên tục và ổn

định. Theo kết quả đánh giá của VCCI tỉnh có những kết quả thành công nhƣ sau:

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

43

Bảng 1.2: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2017

CHỈ SỐ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

PCI 58.34 54.7 60.81 64.41 63.25 59.55 63.51 62.16 65.75 65.6 70.69

Xếp hạng 58- Thấp 27-K 26-K 7-T 12-T 20-T 4-RT 5-RT 3-RT 2-RT 1-RT

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI, 2007-2017

Sự thành công nhƣ vậy phải kể đến tính sáng tạo của Chính quyền tỉnh khi khi

quyết định thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ (còn gọi là IPA) trực thuộc tỉnh.

Với mục tiêu cắt giảm các đầu mối, các cơ quan mà nhà đầu tƣ phải tiếp xúc và làm

việc khi đến nghiên cứu đầu tƣ tại một địa phƣơng, cắt giảm tối đa thời gian và chi

phí, đem đến nhiều hơn nữa sự hài lòng và thu hút các nhà đầu tƣ.

IPA không phải là mô hình xa lạ trên thế giới (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Tunisia…) và cũng đã đƣợc thành lập ở cấp quốc gia tại Việt nam dƣới mô

hình Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tƣ các tỉnh. Tuy nhiên

mô hình IPA của tỉnh Quảng Ninh là một trong những tỉnh tiên phong có sáng kiến

thành lập và hiện nay đã đƣợc nhân rộng ra một số địa phƣơng của cả nƣớc. Điểm

mới của mô hình đó là gì? Đi sâu tìm hiểu tác giả thấy rằng:

- Chức năng nhiệm vụ có sự liên kết, bổ trợ cho nhau: Xúc tiến đầu tƣ, tham

mƣu cho UBND tỉnh cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh; Chủ trì tham mƣu UBND tỉnh quyết định chủ trƣơng nghiên

cứu địa điểm lập quy hoạch và chủ trƣơng đầu tƣ.

- Tổ chức bộ máy mới gọn nhẹ: đội ngũ nhân viên gồm có 30 ngƣời, phần lớn

đƣợc tuyển dụng mới và đào tạo ở nƣớc ngoài. IPA đƣợc tổ chức thành 4 phòng

chuyên môn (Phòng Xúc tiến đầu tƣ; Phòng tƣ vấn đầu tƣ; Phòng Hỗ trợ đầu tƣ và

Văn phòng) dƣới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và

Trƣởng Ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm.

- Đổi mới quy trình đầu tƣ, cắt giảm thời gian, đầu mối làm việc: quy trình đầu

tƣ theo hƣớng từ “trên xuống” thay vì “từ dƣới lên” nhƣ trƣớc đây. Không phải qua

báo cáo từ dƣới lên nhƣ trƣớc đây, cắt giảm đƣợc thời gian quy trình tiếp xúc, làm

việc với các nhà đầu tƣ lãnh đạo tỉnh. Không phải qua nhiều khâu nhƣ trƣớc đây.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

44

Thay phải đi đến nhiều cơ quan nhƣ trƣớc thì giờ đây chỉ cần đến liên hệ hay đến

làm việc với một cơ quan duy nhất của tỉnh là IPA, IPA có trách nhiệm triển khai

nhanh nhất sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng liên quan đến hỗ

trợ tối ƣu nhà đầu tƣ doanh nghiệp.

- Đổi mới tƣ duy xúc tiến đầu tƣ: cùng song hành với đầu tƣ trong suốt chặng

đƣờng. Phƣơng pháp xúc tiến đầu tƣ chuyển biến tích cực theo hƣớng nâng cao tính

chuyên nghiệp xác định rõ ngành, lĩnh vực trọng điểm, địa bàn động lực có mục

tiêu, đối tƣợng rõ ràng.

- Sáng tạo đổi mới trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao

năng lực cạnh tranh.

1.4.3. Tỉnh Thái Nguyên: Tổ công tác trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 80km; dân số

khoảng 1,2 triệu ngƣời; Doanh nghiệp toàn tỉnh là 5.484 doanh nghiệp, trong đó

năm 2016 số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 625 doanh nghiệp.

Theo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giai đoạn 2007-2011,

Thái Nguyên xếp hạng trong khoảng từ 52-57/63 tỉnh/thành nhƣng từ giai đoạn 2013 -

nay tỉnh luôn nằm trong tốp 10/63 tỉnh/thành, cụ thể trong bảng 1.3 nhƣ sau:

Bảng 1.3: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2017

CHỈ SỐ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

PCI 52.02 46.03 58.58 56.54 53.57 60.07 58.96 61.25 61.21 61.82 64.45

Xếp hạng 52-TB 53-TB 31-K 42-K 57-TB 17-K 25-K 8-K 7-K 7-K 15-K

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI, 2007-2017

Có đƣợc thành công nhƣ vậy đó là tỉnh đã kịp thời nghiên cứu, rà soát, đánh

giá chỉ ra tồn tại, hạn chế, để kịp thời đề ra giải pháp thực hiện, quyết tâm tháo gỡ

khó khăn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận

lợi nhất cho đầu tƣ và doanh nghiệp đến với Thái Nguyên cụ thể:

- Tổ công tác đã báo cáo UBND tỉnh tham mƣu cho tỉnh uỷ, ban hành chỉ thị

số 19/CT-TU ngày 18/4/2012 chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp quán triệt và

nhận thức sâu sắc, có hành động cụ thể nhằm cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

45

- Thành lập Ban chỉ đạo PCI do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trƣởng

ban; Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tƣ làm phó ban thƣờng trực, thành viên là các

Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các hiệp hội, Hội doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh: với chức năng nhiệm vụ: Tập trung rà soát, nghiên cứu đề ra giải pháp

để cải thiện các Chỉ số thành phần thấp điểm; đồng thời phải duy trì các chỉ số cao

điểm. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, bám sát, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện

triển khai các nhiệm vụ trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp tại địa phƣơng. Ngoài ra còn tham mƣu cho UBND tỉnh ban

hành, triển khai hành động đến các Sở, ban ngành, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Có

nhiệm vụ kết nối giữa các ngành, các cấp chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp,

doanh nhân, tạo sự đồng hành giữa chính quyền với doanh nghiệp.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang

Từ những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu, có thể đề xuất một số kinh nghiệm áp

dụng cho địa bàn Tỉnh Bắc Giang nhƣ sau:

Tập trung cho phát triển đào tạo và thu hút nguồn nhân lực lao động chất

lƣợng cao cho công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế tại tỉnh Bắc Giang. Vì tỉnh cũng

đƣợc đánh giá là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào và đa dạng. Vì vậy nên phát triển

nguồn nhân lực tại chỗ đồng thời tuyên truyền cho ngƣời dân ý thức trong tiêu dùng

“Ngƣời Việt dùng hàng việt”.

Muốn thu hút đƣợc đầu tƣ, trƣớc hết Tỉnh phải có quy hoạch, xây dựng kết cấu

hạ tầng cần đƣợc chủ động thực hiện, đồng bộ, các trục đƣờng giao thông gắn với

các khu công nghiệp, các huyện song vẫn phải đảm bảo quỹ đất cho phát triển nông,

lâm nghiệp tại tỉnh. Đồng thời phải có một cơ chế chính sách linh động chặt chẽ và

mềm dẻo cho tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Bên cạnh đó xây dựng một mô hình hoạt động cụ thể để kịp thời giúp đỡ các

doanh nghiệp trong các TTHC và trong hoạt động khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ bằng những công việc cụ thể và sớm thành lập

Tổ (Ban) chuyên trách làm việc để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

46

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1có các nội dung quan trọng đó là: Tổng quan các công trình có liên

quan đến luận án, Cơ sở lý luận thực tiễn về nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh, Thực

trạng nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2017 và Kinh

nghiệm nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh của một số địa phƣơng ở Việt Nam cụ thể:

Phần tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc, trong nƣớc có liên quan

đến luận án cho thấy chƣa có đề tài nào nghiên cứu về Nâng cao chỉ số NLCT cấp

tỉnh cho tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2017 để tìm hiểu nguyên nhân tại sao

trong giai đoạn này lại có chỉ số thấp điểm và giảm điểm so với mức trung vị của cả

nƣớc và khẳng định hƣớng nghiên cứu của luận án theo hƣớng này.

Phần lý luận chung về nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh, các khái niệm năng lực

cạnh tranh ở các cấp độ đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới và của Việt Nam nghiên

cứu và công bố, song vẫn chƣa thể quy tụ về một khái niệm chuẩn đƣợc công nhận

trong phần này trên cơ sở kế thừa các khái niệm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó

tác giả mạnh dạn đƣa ra các khái niệm về NLCT, khái niệm NLCT cấp tỉnh và khái

niệm nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh trong luận án. Cũng trong phần này đã trình

bày vai trò của nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh rất cần thiết cho thu hút vốn đầu tƣ,

tăng trƣởng kinh tế. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh, Mối quan hệ

nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số NLCT cấp tỉnh.

Phần thực trạng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam giai

đoạn 2006-2017 của các khu vực: Miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng Sông Hồng,

Vùng duyên hải Miền Trung, Khu vực Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng phân tích nhóm chỉ số tăng điểm, thấp điểm

để đánh giá

Thông qua nghiên cứu các bài học thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh của các

nƣớc trên thế giới và nâng cao chỉ số NLCT tại Việt Nam cho thấy các đề tài nghiên

cứu về NLCT, chỉ số NLCT đã đề cập tới các nguyên nhân ảnh hƣởng đến NLCT

và đánh giá thực trạng NLCT của đối tƣợng nghiên cứu từ đó đƣa ra nhận định chủ

quan về NLCT mà chƣa đánh giá xây dựng thang đo và lƣợng hóa sự ảnh hƣởng

của từng nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chƣa có nghiên cứu thực nghiệm

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

47

nào ở quy mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về chỉ số NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Bắc

Giang một cách có hệ thống, trong nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân tác động

đến nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm để từ đó

đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh

Bắc Giang. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang trong việc

nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp và ổn

định kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phƣơng và đây là

lý do NCS lựa chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho mình.

Để thực hiện theo hƣớng nghiên cứu này, chƣơng 2 của luận án sẽ xem xét đặc

điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp đánh giá nguyên nhân chỉ số NLCT cấp

tỉnh thấp điểm và giảm điểm tỉnh Bắc Giang.

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

48

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21.007’ đến 21.037’ vĩ độ bắc; từ 105.053’

đến 107.002’ kinh độ đông; nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các

tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Lịch sử hình thành tự nhiên để lại

cho Bắc Giang có địa hình đa dạng với nhiều cảnh quan đồi núi, đồng bằng. Phía

Đông nghiêng 300-500m, vùng núi phía tây bắc (phía bắc huyện Yên Thế) là chân

của đồi núi thuộc địa phận Thái Nguyên, đã thoải dần về phía nam, Khu vực này

không có núi cao nhƣ phía đông của tỉnh mà hầu hết là những đồi tròn có độ cao tƣ

100 - 200m, thấp dần về phía nam thành miền đồi thấp trung du chủ yếu là đồi thấp

xem kẽ với đồng bằng độ cao trung bình dƣới 100m gồm thành phố Bắc Giang, một

phần huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên bị cắt xẻ. Vùng đồng bằng phù sa cổ ven

sông Cầu, sông Thƣơng… thuộc địa phận các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà,

Yên Dũng, Lạng Giang [Báo cáo: Tình hình thu hút đầu tƣ, cấp phép thành lập mới

DN và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nă 2016; nhiệm

vụ và giải pháp chủ yếu năm 2017, 2016].

Địa hình đa dạng là điều kiện tự nhiên thuận lợi để tỉnh phát triển nông, lâm

nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá

phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng cao của thị trƣờng. Theo

kết quả điều tra của luận án có 1,1% ý kiến cho rằng môi trƣờng tự nhiên của Bắc

Giang là rất tốt; 71,1% ý kiến cho rằng là tốt, 22,5% dân số cho rằng môi trƣờng Bắc

Giang ở mức độ trung bình, 5,3% cho rằng môi trƣờng Bắc Giang tồi.

Tóm lại, với lợi thế về vị trí địa lý, tỉnh Bắc Giang có những yếu tố thuận

lợi cho việc mở rộng giao lƣu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói

chung của các tỉnh miền núi phía bắc và phát triển của tỉnh Bắc Giang nói riêng

trong tƣơng lai.

2.1.1.2. Thời tiết khí hậu, thuỷ văn

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc

Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

49

hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng

trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí

dao động khoảng 74% - 80%.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.533mm, mƣa nhiều trong thời gian

các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lƣợng nƣớc bốc hơi bình quân hàng năm khoảng

1.000 mm, 4 tháng có lƣợng bốc hơi lớn hơn lƣợng mƣa là từ tháng 12 năm trƣớc

đến tháng 3 năm sau.

Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hƣởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông

Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh,

rét đậm, có sƣơng muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số

huyện miền núi có hiện tƣợng lốc cục bộ, mƣa đá, lũ vào mùa mƣa. Bắc Giang ít

chịu ảnh hƣởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.

Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát

triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Bắc Giang hiện sử hữu nguồn tài nguyên ngầm trong lòng đất với một số mỏ

và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: Khoáng sản nhiên liệu

(than): Phân bố chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Lục Ngạn.

Khoáng sản kim loại: Có quặng sắt (Yên Thế) quặng đồng (Lục Ngạn, Sơn Động),

chì, kẽm (Yên Thế, Lạng Giang, Sơn Động), vàng (Yên Thế, Lục Ngạn), thủy ngân

(Lục Nam). Khoáng chất công nghiệp: Có barit (Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế),

kaolin (Yên Dũng), than bùn (Việt Yên Lục Nam), felspat (Hiệp Hòa). Khoáng sản

vật liệu xây dựng: Gồm sét, gạch, ngói, cát, cuội, sỏi, đá xây dựng, sét gốm, sét chịu

lửa,... đƣợc phân bố rải đều trên các huyện thuận lợi cho việc khai thác, chế biến

phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông. Song hiện nay chƣa đƣợc

khai thác, điều này đƣợc đánh giá là một trong những lợi thế lớn của Bắc Giang để

phát triển công nghiệp.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 389.548,3 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp 302.158,7 ha, chiếm 77,57%; Đất phi nông nghiệp 79.634,60 ha,

chiếm 20,44%; Đất đô thị 1.344,5ha, chiếm 0,35%. Quốc lộ 1A mới và nhiều tuyến

đƣờng đƣợc nâng cấp tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp -

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

50

dịch vụ. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 145.835,8ha, trong

đó: diện tích rừng đặc dụng 13.186,5ha, chiếm 3,39%; rừng phòng hộ 22.569,1ha,

chiếm 5,79%; rừng sản xuất 110.080,2 ha, chiếm 28,26% tổng diện tích đất lâm

nghiệp. Hiện nay, trữ lƣợng gỗ của tỉnh có khoảng 5,3 triệu m3. Tổng diện tích đất có

sự thay đổi so với năm trƣớc là do hàng năm thực hiện chuẩn hoá đo đạc. Những năm

qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, đất

chuyên dùng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội nhằm phát

triển nề kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho bộ mặt của nông thôn và đô

thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh của

nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây

dựng cơ sở hạ tầng. khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng nhanh chóng,

cần phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để vừa bảo vệ nghiêm ngặt

vùng đất lúa và trồng hoa màu cho năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào

mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số: Bắc Giang là một tỉnh trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đông bắc có

dân số ở mức trung bình trong cả nƣớc. Theo số liệu của cục Thống kê tỉnh Bắc Giang

năm 2016 hơn 1.657.573 ngƣời, mật độ dân số bình quân 425,5 ngƣời/km2, là tỉnh có

mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân của cả nƣớc, tăng

1,8%/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nƣớc cùng thời kỳ.

Hình 2.1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn (%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2006-2016

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

51

Nhƣ vậy, mỗi năm tại tỉnh Bắc Giang tăng cơ học khoảng 100.000 ngƣời. Do

quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Cơ cấu dân số có sự chênh lệch rõ ràng giữa

thành thị và nông thôn, trong đó tỷ lệ dân số ở nông thôn có xu hƣớng giảm đi, dân

số thành thị có xu hƣớng tăng lên.

Lao động: Cƣ dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa

phƣơng có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong

tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực

sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất

nông - lâm - ngƣ nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hƣớng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: 1000 người

Trình độ chuyên môn Năm Cơ cấu (%)

2005 2010 2015 2005 2010 2015

Tổng số 876,5 890,86 973,91 100 100 100

Lao động chƣa qua đào tạo 745,03 677,05 652,51 85,0 76,0 67,0

Sơ cấp nghề, CNKT 81,9 143,07 225,64 9,3 16,1 23,2

Trung cấp nghề 11,8 17,1 23,20 1,35 1,91 2,38

Cao đẳng nghề 1,5 2,3 4,30 0,17 0,26 0,44

Trung học Chuyên nghiệp 12,2 17,4 23,20 1,39 1,94 2,38

Cao đẳng 8,2 12,5 16,80 0,94 1,40 1,73

Đại học 15,7 20,9 27,10 1,79 2,33 2,78

Trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) 0,18 0,54 1,15 0,02 0,06 0,12

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2016

Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hƣớng

tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng lao động chƣa qua đào

tạo trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, ngƣời

lao động qua đào tạo các trình độ và đặc biệt là ngƣời lao động có trình độ từ đại

học trở lên tăng cao với tốc độ tƣơng đối nhanh. Tỷ lệ ngƣời lao động chƣa qua đào

tạo giảm dần từ 85% năm 2005 xuống còn 76% năm 2010 và còn 67% năm 2015; tỷ

lệ ngƣời lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 0,94% năm 2005 lên 1,4% năm 2010

và 1,73% năm 2015; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 1,81% năm 2005, tăng

lên 2,39% năm 2010 và 2,98% năm 2015. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

ngày càng đƣợc nâng lên, số ngƣời không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

52

vào lực lƣợng lao động trong ngành kinh tế giảm dần từ 41.145 ngƣời năm 2010

xuống còn 29.997 ngƣời năm 2015, những ngƣời này chủ yếu là làm việc ở khu vực

nông thôn, số ngƣời có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng từ 192.787 ngƣời

năm 2010, lên 241.058 ngƣời năm 2015- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao do

còn hạn chế, bất cập trong đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực chất lƣợng cao theo yêu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hƣớng phát triển trong

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo đơn đặt hàng của các

doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, Bắc Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn trong khu vực các tỉnh Miền

núi phía Bắc, đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực khá dồi dào, số có

trình độ học vấn cơ bản chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao so với trung bình của cả nƣớc,

ngƣời lao động chăm chỉ, cần cù, khéo léo, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động,

đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại tƣơng đối nhanh. Kết quả điều tra

cho thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, có đến 76,7% ý kiến cho rằng lợi thế

của Bắc Giang là nguồn lao động phổ thông dồi dào, 32,2% cho rằng vị trí địa lý

thuận lợi, chỉ có 1,5% cho rằng lợi thế là tài nguyên phong phú và 3,2% cho rằng

lợi thế nguồn lao động chất lƣợng cao.

Tỉnh vẫn chƣa có cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng nhân tài và hạn

chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi địa bàn tỉnh, nhân lực sau khi đƣợc đào

tạo có trình độ cao thƣờng không trở về làm việc tại tỉnh.

2.1.2.2. Giáo dục và y tế

Về Giáo dục và đào tạo: Năm học 2016-2017: Tỉnh Bắc Giang có 276 trƣờng

mầm non (trong đó có 268 trƣờng công lập và 08 trƣờng ngoài công lập); 260 trƣờng

tiểu học (trong đó có 259 trƣờng công lập và 01 trƣờng ngoài công lập); 225 trƣờng

THCS, 15 trƣờng PTCS, 49 trƣờng THPT; 10 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; có 6

trƣờng trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có 01 trƣờng ngoài công lập), Trƣờng cao

đẳng có 04 trƣờng, có 01 trƣờng đại học và hệ thống trƣờng dạy nghề với 82 cơ sở.

Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đối với trƣờng mầm non 44,1%; tiểu học 77,2%;

THCS, dân tộc nội trú và THPT 45,8%; THPT công lập 32,4 %; tỷ lệ phòng học/lớp

ở các cấp học đạt 0,8%. Có thể nói với một tỉnh thì chất lƣợng giáo dục đào tạo nhƣ

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

53

vậy cần có nhiều chính sách để nâng cao chất lƣợng dạy và học đáp ứng yêu cầu

CNH và hội nhập kinh tế của tỉnh.

Về y tế: Mạng lƣới y tế gồm: 9 bệnh viện tuyến tỉnh; 9 bệnh viện tuyến huyện,

thành phố; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 230 trạm y tế xã và 10 trung tâm y tế dự

phòng. Hiện nay cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện đang đƣợc đầu tƣ

nâng cấp, đã đƣa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn và 5 bệnh viện

đa khoa tuyến huyện. Mạng lƣới y tế dự phòng của 10 huyện, thành phố hiện nay đã

xây dựng. Y tế tuyến xã, phƣờng còn khoảng 50% các xã chƣa đủ diện tích cho khối

điều trị và hậu cần. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng ngành y tế luôn đƣợc nâng

cấp, cải tạo và xây dựng mới. Từ bện viện đa khoa tỉnh, bện viện đa khoa cấp huyện

đến các cơ sở y tế khác đều đƣợc đầu tƣ xây dựng, các trang thiết bị đƣợc thay thế,

nâng cấp theo hƣớng tiêu chuẩn, hiện đại góp phần nâng cao chất lƣợng khám chữa

bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.

2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng

Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đạt đƣợc những thành tựu khá ấn tƣợng trong

xây dựng và hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các kết cấu khác của

nền kinh tế, cụ thể:

Về hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông của tỉnh gồm 3 loại chính: Đƣờng bộ, đƣờng sắt và

đƣờng thuỷ nội địa, giao thông của tỉnh có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía

Đông Bắc với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; nằm

giữa trung tâm giao lƣu của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh; là điểm giao thông quan trọng vận chuyển ở phía Bắc.

Hệ thống đƣờng liên tỉnh tƣơng đối tốt so với các tỉnh trong khu vực nhƣng

đƣờng liên huyện, xã còn khó khăn do đặc thù vị trí đem lại. Nhƣng nhìn chung các

trục đƣờng chính đƣợc trả nhựa và nâng cấp, các đƣờng giao thông nông thôn đƣợc

bê tông hoá. 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã. Mạng lƣới giao thông

đƣờng bộ của tỉnh 10.784,79 km, trong đó: Quốc lộ có 05 tuyến chạy qua km gồm:

QL 1A, QL 31, QL 37, QL 279 và QL 17 với tổng chiều dài 308,9 km; 18 tuyến

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

54

đƣờng tỉnh, dài 367,66 km; đƣờng huyện, dài 736,9 km; đƣờng xã dài 2.053,72 km;

đƣờng đô thị khoảng 308,18 km và 7.009,43 km đƣờng thôn. Ngoài ra, còn có hệ

thống đƣờng chuyên dùng ở các khu công nghiệp và đƣờng nội đồng. Chất lƣợng

đƣờng dù ở mức khá nhƣng để đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội cần

đƣợc cải tạo, nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông các huyện miền núi nhƣ Lục

Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang.

Giao thông đƣờng sắt có 03 tuyến: Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km (qua

Bắc Giang 40 km); Kép - Hạ Long dài 106 km (qua Bắc Giang 32,77 km); Kép -

Lƣu Xá (chƣa khôi phục hoạt động). Tuyến đƣờng sắt tạo điều kiện thuận lợi cho

lƣu chuyển giữa Bắc Giang và các tỉnh khác cũng nhƣ trao đổi hàng hoá xuất nhập

khẩu qua Hà Nội, Lạng Sơn. Tuy nhiên, hệ thống đƣờng sắt có chất lƣợng thấp do

xây dựng từ lâu nên tiêu chuẩn kỹ thuật không còn phù hợp dù đã đƣợc cải tạo

nhiều lần.

Tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua, tạo thành một mạng lƣới thuỷ liên hoàn

thuận lợi giữa tỉnh với các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng nhƣ với hệ thống cảng biển

quốc gia. Giao thông đƣờng thủy nội địa có 03 con sông chính (sông Thƣơng, sông

Cầu và sông Lục Nam), trong đó có 222 km do Trung ƣơng quản lý và 130 km do

địa phƣơng quản lý. Hệ thống cảng, bến đƣờng thủy nội địa tƣơng đối hiện đại,

đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn

nhƣ: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến

Tuần,… trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000 m2, chiều dài khoảng 200

m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích 4.440 m2 có năng lực thông qua cảng với khối

lƣợng hàng hóa khoảng 250 nghìn tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân

đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm,

cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa

đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho

vận tải đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh.

Về thủy lợi:

Hệ thống thuỷ lợi đƣợc chia theo 5 vùng là Sông Cầu, Cầu Sơn-Cấm Sơn,

Nam Yên Dũng, Sông Sỏi và Sông Lục Nam. Toàn tỉnh có 461 hồ chứa, 147 đập

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

55

dâng, 674 trạm bơm, 5.530 km kênh mƣơng tƣới, tiêu các cấp. Một số công trình

thuỷ lợi hồ, đập, trạm bơm, kênh mƣơng đang bị xuống cấp, có tuyến đê còn sung

yếu do cao trình mặt đê thấp, mặt cắt ngang nhỏ, khả năng chống lũ kém.

Về hệ thống cấp điện:

Nguồn cấp điện lấy từ lƣới điện quốc gia, qua trạm biến áp 220/110/22kv Bắc

Giang đặt tại Đồi Cốc và lƣới điện 110kv từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Hệ thống

lƣới điện có 51 Km đƣờng dây 220kv, 155 Km đƣờng dây 110kv, 1.208 Km đƣờng

dây 35kv, 135 Km đƣờng dây 22kv, 709 Km đƣờng dây 10kv, 164 Km đƣờng dây

6kv, 5.305 Km đƣờng dây hạ thế và 1.832 trạm biến áp.

Mạng lƣới điện của tỉnh phát triển nhanh, trình độ điện khí hoá cao so với các

tỉnh trong vùng. Đến năm 2007, toàn tỉnh đã có 100% số xã có điện và dùng điện.

Tuy nhiên, điện phân phối vẫn tồn tại nhiều cấp điện áp, lƣới điện 22kv đã đầu tƣ

xây dựng nhƣng còn thiếu, chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Giang và khu công

nghiệp Đình Trám. Lƣới điện 10kv, 6kv ở các huyện khả năng tải và độ tin cậy

cung cấp điện kém. Trƣớc tình hình khó khăn cần phải đƣợc tháo gỡ kịp thời đáp

ứng nguồn năng lƣợng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Đƣợc

sự quan tâm của TW và chính quyền địa phƣơng, tháng 1 năm 2017, UBND tỉnh

trao quyết đinh cho Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang đƣợc

xây dựng tại xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, trên diện tích gần 90ha có

tổng vốn đầu tƣ trên 22500 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm

mới cho trên 1.000 lao động, nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng, mỗi năm cung cấp

cho thị trƣờng điện trên 5 tỷ KWh, góp phần ổn định an ninh năng lƣợng quốc gia,

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang nói

chung và huyện Lục Nam nói riêng.

Về hệ thống cấp, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường:

Thành phố Bắc Giang sử dụng nguồn nƣớc từ nhà máy nƣớc có công suất

25.000 m3/ngày đêm, cấp nƣớc sinh hoạt cho gần 100% dân nội thành và một phần

ngoại thành; Các đô thị sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; dân cƣ còn lại chủ yếu sử dụng

nguồn nƣớc tự nhiên.

Về thoát nƣớc, Thành phố Bắc Giang đã xây dựng xong hệ thống thoát nƣớc

theo dự án Đan Mạch; các đô thị khác đang đầu tƣ xây dựng song chƣa có hệ thống

thoát nƣớc thải riêng và không đồng bộ; khu KCN Đình Trám đã đƣa vào sử dụng

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

56

trạm xử lý nƣớc thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngày đêm; các KCN còn lại

có quy hoạch hệ thống xử lý nƣớc thải nhƣng chƣa xây dựng; các cụm công nghiệp

cũng chƣa đầu tƣ xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải tập trung.

Đến nay mới có bãi xử lý và chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn tại thành phố Bắc

Giang, các huyện chủ yếu là thu gom vận chuyển tập trung vào các bãi để chôn lấp

không qua xử lý.

Về hạ tầng thông tin liên lạc: Mạng viễn thông đƣợc phát triển rộng khắp: có

131 trạm chuyển mạch, 152 trạm DSLAM, 749 trạm thu phát sóng (BTS) và 99 Km

tuyến truyền dẫn liên tỉnh. Thông tin di động phủ sóng toàn tỉnh, nhƣng có nhiều

khu vực sóng yếu, dung lƣợng thấp.

Hệ thống thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, cảng nội địa, hải quan khá

đầy đủ, thuận tiện và tƣơng đối hiện đại. Trong đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của lĩnh

vực thông tin viễn thông đƣợc đầu tƣ hiện đại hoá theo công nghệ ngang tầm với các

nƣớc trong khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu trong hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh

2.1.3. Các khu công nghiệp và đô thị

Các khu công nghiệp:

Có 6 KCN với tổng diện tích 1.417 ha là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê

- Nội Hoàng, Vân Trung, Việt Hàn, Châu Minh-Mai Đình. Hệ thống hạ tầng trong,

ngoài khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành. Toàn tỉnh có 29 cụm công nghiệp đã

và đang hình thành, nằm gần các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nên thuận lợi về

giao thông, một số cụm công nghiệp không phải đầu tƣ hệ thống giao thông nội bộ

mà sử dụng hệ thống đƣờng giao thông sẵn có nhƣ: Cụm công nghiệp Xƣơng Giang

I, Cụm công nghiệp Dĩnh Kế... Khu công nghiệp Quang Châu có diện tích lớn nhất

420ha cũng đã lấp đầy gần 85%. Tỉnh Bắc Giang là một trong những địa phƣơng có

tốc độ thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp mạnh trong khu vực các tỉnh miền núi

phía Bắc. So với các tỉnh thành lân cận tỉnh Bắc Giang đƣợc đánh giá cao về vị trí

thuận tiện, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và các loại dịch vụ khá cạnh tranh.

Theo kết quả nghiên cứu, việc phát triển các KCN ở một số địa phƣơng còn

dàn trải, nhiều khu xây dựng đã lâu, nhƣng chƣa thu hút đƣợc đầu tƣ, dẫn tới đất đai

bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn nhƣ ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dƣơng… với tỷ lệ

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

57

lấp đầy chỉ đạt 89,68%. Trong khi ở tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ lấp đầy trong các KCN

đạt 84,65%. Tính đến tháng 1/2016, tổng số dự án đầu tƣ vào các KCN là 274 dự

án; trong đó có trong đó có 173 dự án FDI và 101 dự án DDI với số vốn đầu tƣ đăng

ký là 3.022,17 triệu USD và 7.604,29 tỷ đồng. Vốn đầu tƣ thực hiện của các dự án

FDI ƣớc đạt 1.250 triệu USD, bằng 41% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; vốn đầu tƣ thực

hiện của các dự án DDI ƣớc đạt 4.500 tỷ đồng, bằng 60% tổng vốn đầu tƣ đăng ký.

Các DN đầu tƣ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó DN Nhật Bản và

Hàn Quốc có số dự án đầu tƣ vào các KCN nhiều nhất chiếm 52%.

Hiện nay các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút gần 70.000 lao động tăng 28.000

ngƣời so với cùng kỳ 2016. lao động là ngƣời địa phƣơng chiếm khoảng 80%. Thu

nhập bình quân của ngƣời lao động đạt khoảng 5,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Nguyên

nhân số lao động tăng cao so với cùng kỳ là do Công ty TNHH New Wing

Interconnect Technology (thuộc Tập đoàn Hồng Hải) mới đi vào hoạt động, hiện đã

sử dụng khoảng trên 16.000 lao động.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách: tính

đến nay, tại các KCN của tỉnh có 196 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tăng 32 doanh

nghiệp so với cùng kỳ 2015. Doanh thu đạt 72.591 tỷ đồng, tăng 68,3% so với năm

2015; thuế phát sinh phải nộp ƣớc đạt 757,4 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2015.

Giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 2.831 triệu USD, tăng 84,0% so với năm 2015; giá trị

nhập khẩu ƣớc đạt 2.319 triệu USD, tăng 92,3% so với năm 2015.

Bảng 2.2: So sánh quy mô các KCN - KCX các địa phƣơng

Chỉ tiêu Bắc Giang Thái Nguyên Quảng Ninh Bắc Ninh

1. Số KCN (kể cả khu chế xuất) 6 6 14 16

2. Tổng diện tích (ha) 1.372,4 1420 7326,8 6397,68

3. Số dự án đầu tƣ 274 153 470 754

4. Vốn đầu tƣ

4.1. Trong nƣớc (tỷ đồng)

4.2. Nƣớc ngoài (triệu USD)

7.604,29

3.022,17

7.800

7.000

51.077

9.329

34.953,78

13.201,87

Nguồn: Ban quản lý các KCN-KCX của các địa phương tính đến 1/2016

Bảng trên cho thấy, quy mô cũng nhƣ số lƣợng dự án đầu tƣ ở các KCN của

tỉnh Bắc Giang thấp hơn nhiều so với các tỉnh giáp ranh nhƣ Quảng Ninh, Bắc Ninh

và Thái Nguyên. Do đó vốn đầu tƣ cũng thấp hơn nhiều. Sự chênh lệch này có thể

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

58

giải thích bằng bởi các nguyên nhân quy mô của tỉnh Bắc Giang nhỏ hơn nhiều so

với các tỉnh giáp ranh nên tỉnh Bắc Giang không có lợi thế về quy mô, khó cạnh

tranh hơn trong việc thu hút các dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp.

Các khu đô thị

Nhằm đáp ứng việc tăng trƣởng về kinh tế và dân số của một tỉnh có nền kinh

tế ổn định và phát triển, có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, công tác chỉnh trang, quy

hoạch đô thị theo hƣớng mở rộng đang đƣợc tỉnh Bắc Giang ƣu tiên hàng đầu. Các

dự án quy hoạch và xây dựng khu đô thị dần dần đƣợc hình thành với số lƣợng lớn.

Tổng số có trên 10 các dự án đã và đang đƣợc xây dung trong đó có thể kể đến các

khu đô thị dự án lớn đặc biệt trong trên địa bàn TP hiện có 5 dự án khu đô thị, khu

dân cƣ do DN làm chủ đầu tƣ đã đƣợc UBND tỉnh chấp thuận theo hình thức đầu tƣ

khu đô thị mới với tổng diện tích sử dụng đất 58,2 ha, tổng mức đầu tƣ hơn 857 tỷ

đồng; gồm: Dự án Khu đô thị mới Bách Việt Lake Garden tại phƣờng Dĩnh Kế; Dự

án Khu đô thị mới Kosy, phƣờng Xƣơng Giang; Dự án Khu đô thị mới Đồng Cửa 2,

phƣờng Lê Lợi; Dự án Khu dân cƣ số 4 trên tuyến đƣờng 295B, xã Tân Mỹ; Dự án

Khu đô thị mới Mỹ Độ, phƣờng Mỹ Độ.

Tỉnh cũng đã công bố quy hoạch, kêu gọi đầu tƣ đối với nhiều dự án khác nhƣ

khu đô thị: Bách Việt Lake Garden; Khu đô thị mới thị trấn Cao Thƣợng, huyện

Tân Yên; Khu dân cƣ mới xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng… Sự phát triển của các

khu đô thị sẽ góp phần nâng tầm vị thế của tỉnh Bắc Giang và qua đó thu hút đƣợc

nguồn nhân lực chất lƣợng cao, vốn đầu tƣ.

2.1.4. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của hầu hết các

nền kinh tế quốc gia và địa phƣơng nhằm nâng cao mức sống hay mức độ thịnh

vƣợng của nền kinh tế.

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

59

Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang so sánh với cả nƣớc

và một số tỉnh khác trong khu vực giai đoạn 2010 đến 2016

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Bắc Giang, 2016

Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang đã đạt tăng trƣởng kinh tế cao trong những năm

gần đây. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao liên tục và ổn định trong giai đoạn 2010 -

2016. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân tỉnh 9,0%/năm giai đoạn 2006 -2010 tăng

lên 9,2%/năm giai đoạn 2010-2016; cao hơn so với tăng trƣởng GDP bình quân của

cả nƣớc (6,3%) và bằng với tỉnh Quảng Ninh là 9.2%/năm, mặc dù chịu ảnh hƣởng

khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010 đã làm cho nguồn vốn FDI và kim ngạch

xuất nhập khẩu giảm đáng kể, tăng trƣởng kinh tế tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn

này thấp hơn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên, song vẫn duy trì ở mức tăng trƣởng

khá cao đặc biệt trong năm 2017 GDP của tỉnh Bắc Giang tăng vƣợt bậc đạt 13,3%.

Tốc độ tăng trƣởng cao, bền vững là một điểm mạnh trong NLCT và chỉ số NLCT

cấp tỉnh Bắc Giang.

2.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành của tỉnh Bắc Giang đang có xu hƣớng chuyển dịch tích cực từ

nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với

tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp GDP chung có xu hƣớng ngày càng

tăng cao và mức độ chuyển dịch khá cao trên 80%, cao hơn nhiều so với mức độ

chuyển dịch cơ cấu chung của cả nƣớc (Hình 2.3).

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

60

So sánh cơ cấu kinh tế giữa tỉnh Bắc Giang với cả nƣớc cho thấy tỷ trọng đóng

góp của khu vực công nghiệp trong GDP của tỉnh tƣơng ứng là 62,48%, của Hà nội

là 52,3% và của cả nƣớc là 47,08%; hay nói cách khác, nền kinh tế của tỉnh đang có

sự chuyển dịch tƣơng đối cao so với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại. Đây

là dấu hiệu đồng thời là yếu tố làm ảnh hƣớng đến NLCT cũng nhƣ ảnh hƣởng đến

nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh tại Bắc Giang.

Hình 2.3: Mức độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp-xây dựng

giai đoạn 2010-2017

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đánh giá nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc

Giang hiện đang thấp điểm và giảm điểm, nghiên cứu sinh áp dụng theo cách tiếp

cận và phƣơng pháp nhƣ sau:

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Với đặc điểm của môi trƣờng kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang, kinh nghiệm hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh về nâng cao

năng lực cạnh tranh. NCS tiến hành phân tích, xây dựng quy trình nghiên cứu,

phƣơng pháp tiếp cận và đánh giá nguyên nhân chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm và

giảm điểm tại tỉnh Bắc Giang và những yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

61

Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu phương pháp đánh giá nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm

KHẢO SÁT

1. Lãnh đạo các cơ quan

2. Các doanh nghiệp ngoài NN

3. Các doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tỉnh

BẮC GIANG

Nghiên cứu

Cơ sở lý luận,

thực tiễn

Nghiên cứu

PCI từ năm

2006 đến năm

2017

Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ

số NLCT cấp tỉnh

Kinh nghiệm của một số nƣớc

trên thế giới và các tỉnh tại

Việt Nam

ẢNH HƢỞNG

+ Thủ tục hành chính

+ Nguồn nhân lực

+ Cơ sở hạ tầng

+ Văn hóa

+ Khu công nghiệp, Cụm công

nghiệp, làng nghề

+ Khác

XÂY

DỰNG

PHIẾU

ĐIỀU

TRA

ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG

NGUYÊN NHÂN

PCI THẤP ĐIỂM VÀ GIẢM

ĐIỂM

8 chỉ số thành phần

+ Nhóm chỉ số cao điểm

+ Nhóm chỉ số bị giảm điểm

+ So sánh với các tỉnh trong

khu vực

+ So sánh với các tỉnh trong

nƣớc

TÌM

NGUYÊN

NHÂN

GIẢI PHÁP

Nâng cao chỉ số NLCT cấp

tỉnh giai đoạn 2018-2025

1. ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP

2. ĐỐI VỚI

CHÍNH QUYỀN

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

62

2.2.2. Lựa chọn nội dung nghiên cứu

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có 10 chỉ số thành phần, hiện nay đối với

tỉnh Bắc Giang đang có 2 chỉ số luôn đƣợc đánh giá là đạt số điểm ổn định và cao

hơn mức điểm trung bình chung cả nƣớc (tại điểm trung vị) đó là các chỉ số: Hỗ trợ

doanh nghiệp và Chi phí thời gian.

Vì thế trong luận án này chỉ tập trung nghiên cứu đối với 08 chỉ số còn lại (5

chỉ số thấp điểm đó là: Chỉ số Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh

bạch, Thiết chế pháp lý và Cạnh tranh bình đẳng và 3 chỉ số giảm điểm là: Chỉ số

đào tạo lao động; Chỉ số chi phí không chính thức và chỉ số Tính năng động).

Nghiên cứu sinh sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân làm cho 8 chỉ số đó bị đánh giá

thấp điểm và giảm điểm trong thời gian vừa qua.

2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu

* Tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên

suốt ở tất cả các khâu các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên

quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng và thực trạng của chính

quyền cấp tỉnh, các doanh nghiệp dân doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

thƣơng mại và dịch vụ trong tỉnh. Duy trì toàn bộ phƣơng pháp luận về quy trình

điều tra, chiến lƣợc lấy mẫu phân tầng, sử dụng 8/10 chỉ tiêu và mức điểm phân

chia nhóm. Điều này cho phép theo dõi và so sánh công tác điều hành kinh tế của

lãnh đạo các cơ quan địa phƣơng và của các doanh nghiệp dân doanh theo thời gian.

Đánh giá chính xác hơn các yếu tố chính tạo nên sự thay đổi trong chất lƣợng điều

hành cải cách.

Xác định các giải pháp thúc đẩy phát triển các lợi thế sẵn có của doanh

nghiệp và khắc phục bất lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, sự

tham gia của các lãnh đạo các cơ quan tại tỉnh Bắc Giang, các chuyên gia và trực

tiếp các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài có vai trò quan trọng. Một số

công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt

để thu thập các thông tin cần thiết. Cách thức tiến hành thông qua các cuộc hẹn

gặp trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi đƣợc gửi trƣớc đến đối tƣợng phỏng vấn

thông qua công cụ email và thƣ.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

63

* Tiếp cận theo khu vực: Dựa vào đặc điểm về địa lý kinh tế và địa hình, tỉnh

Bắc Giang có 6 khu công nghiệp, cụm công nghiệp. NCS điều tra 6 khu công

nghiệp trong tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra khảo sát các doanh nghiệp dân doanh khác đóng trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang theo các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại dịch vụ

khác nhau.

Bảng 2.3: Thống kê khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay

Tên khu công nghiệp Địa chỉ Năm thành lập

Đình Trám Huyện Việt Yên 2002

Song Khê-Nội Hoàng Huyện Yên Dũng 2002

Việt Hàn Huyện Việt Yên 2005

Quang Châu Huyện Việt Yên 2006

Vân Trung Huyện Việt Yên 2007

Hoà Phú Huyện Hiệp Hoà 2016

Nguồn: NCS tổng hợp báo cáo từ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Địa bàn của tỉnh Bắc Giang bao gồm có 9 huyện và 1 thành phố, mỗi huyện,

thành phố lại có những lợi thế, khó khăn riêng nên kết quả phát triển kinh tế xã hội

ở mỗi địa phƣơng là khác nhau. Các huyện thuộc vùng trung du bao gồm các huyện:

Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang có lợi thế nhiều hơn trong việc thu hút

vốn đầu tƣ phát triển doanh nghiệp. Trong khi đó các huyện Vùng miền núi bao

gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng

Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động

là vùng núi cao gặp nhiều khó khăn hơn cả về cơ sở hạ tầng, điệu kiện vị trí địa lý,

nguồn nhân lực nên phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ thấp hơn, vì vậy sẽ tiến

hành lựa chọn nghiên cứu ở đều khắp 9 huyện và 1 thành phố của tỉnh Bắc Giang.

* Tiếp cận theo loại hình sản xuất sản xuất kinh doanh: Tiến hành chọn mẫu

theo tỷ lệ theo huyện, NCS nghiên cứu đã sử dụng danh sách doanh nghiệp của cơ

quan thuế để phân nhóm doanh nghiệp theo loại hình: DN Ngoài nhà nƣớc; Doanh

nghiệp FDI; Đối với ngành nghề kinh tế (Sản xuất công nghiệp, xây dựng khai thác

tài nguyên, dịch vụ và thƣơng mại, nông lâm ngƣ nghiệp) và tuổi của doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp không đƣợc sử dụng để phân nhóm, vì tiêu chí này có mối

tƣơng quan cao với tiêu chí loại hình doanh nghiệp. Sau khi xác minh số điện thoại và

địa chỉ doanh nghiệp, NCS gửi phiếu điều tra bằng email; bằng bƣu điện và xin phiếu

hỏi tại các buổi hội thảo các doanh nghiệp do tỉnh tổ chức.

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

64

2.2.4. Chọn mẫu điều tra

Dung lƣợng mẫu chính thức: Phƣơng pháp phân tích dữ liệu chính thức đƣợc

sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích trên mô hình cấu trúc tuyến tính. Để đạt

đƣợc ƣớc lƣợng tin cậy cho phƣơng pháp này, mẫu thƣờng phải có kích thƣớc đủ

lớn (n>2000; Hoelter, 1983, đƣợc trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2010).

Mặt khác, trong thực tế các nhà nghiên cứu thƣờng dựa theo nguyên tắc kinh

nghiệm để xác định cỡ mẫu cho phù hợp với từng phƣơng pháp phân tích. Nghiên

cứu sinh sử dụng xác định kích thƣớc mẫu bằng phƣơng pháp Slovin là cỡ mẫu mà

NCS thu về.

n = ).1( 2eN

N

Trong đó: n: Số lƣợng đơn vị cần tiến hành điều tra

N: Số lƣợng tổng thể (doanh nghiệp/cơ quan quản lý)

e: Khoảng tin cậy (mức độ sai số 5%)

Phƣơng pháp chọn mẫu: Đề tài nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu

phân tầng kết hợp theo các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: 10 huyện và thành phố, các

nhà lãnh đạo các cơ quan và các doanh nghiệp với cỡ mẫu đƣợc đề cập tại bảng.

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng mẫu phải đạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Đơn vị hành chính

(Huyện, T.Phố)

Thành phần kinh tế

Lãnh đạo các

cơ quan

DN đang hoạt

động tại tỉnh đến

31/12/2016 (N)

Cỡ mẫu

(n)

1. TP Bắc Giang 883 89

2. Hiệp Hoà 138 57

3. Yên Dũng 142 58

4. Lục Nam 112 52

5. Sơn Động 67 40

6. Lạng Giang 260 72

7. Việt Yên 358 78

8. Tân Yên 153 60

9. Lục Ngạn 124 55

10. Yên Thế 74 42

Lãnh đạo tỉnh, Sở, ngành 120

Cán bộ chuyên viên, trƣởng, phó phòng ban 100

Tổng số 220 2.311 603

Nguồn: NCS tính toán

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

65

Để đạt đƣợc quy mô mẫu hơn 600 nhƣ tính toán theo công thức của Slovin

NCS tiến hành phát tăng hơn 25% để loại trừ khả năng không nhận đƣợc phiếu hoặc

phiếu trả lời không đảm bảo chất lƣợng, do vậy NCS phát ra 850 bảng hỏi. Kết quả

đã thu về 720 phiếu. Sau khi làm sạch, loại bỏ những phiếu khảo sát không đáp ứng

yêu cầu nhƣ thiếu thông tin của phiếu điều tra, số phiếu đảm bảo yêu cầu có 689 vì

vậy tác giả sử dụng cả 689 phiếu để tiến hành phân tích. Thời gian thực hiện khảo

sát năm 2017.

2.2.5. Dữ liệu sử dụng: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bao gồm:

Dữ liệu sơ cấp:

Công việc này đƣợc tiến hành trực tiếp giữa tác giả với lãnh đạo UBND tỉnh,

lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan. Vấn đề đƣợc tập trung chính vào các chính

sách phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh thông qua các thời kỳ, các nhận xét đánh giá về

tình hình môi trƣờng kinh doanh và kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2006-2017.

Đặc biệt là các cuộc trao đổi quan tâm nhiều đến nguyên nhân thấp điểm và giảm

điểm của PCI, khó khăn, thuận lợi cũng nhƣ về chiến lƣợc thực hiện các nhiệm vụ

phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.

Các cuộc trao đổi, tiếp xúc NCS với các doanh nghiệp thu thập đƣợc các ý

kiến và bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm của

một số tỉnh tại Việt Nam. Đặc biệt là các bài học kinh nghiệm về thất bại và thành

công của lĩnh vực NCS đang nghiên cứu. Thời điểm NCS tiếp cận thu thập thông

tin đó là các buổi hội thảo, các buổi “cà phê doanh nhân” gặp gỡ các doanh nghiệp

với chủ tịch tỉnh vào ngày 13 hàng tháng tại UBND tỉnh.

Nghiên cứu sinh cũng tiến hành thảo luận với các chủ doanh nghiệp các nhà đầu

tƣ đã và đang tìm hiểu về môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh Bắc Giang. Trong buổi công bố

PCI, hay vào các dịp cuối năm UBND có các cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp.

Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm

của: Tổng cục thống kê; Báo cáo hàng năm của VCCI 2006-2017; và các nguồn dữ

liệu thứ cấp khác.

2.2.6. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Sau khi có kết quả khảo sát, NCS tiến hành xử lý thông tin, định vị cho điểm

và tổng hợp thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh có sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

66

để hỗ trợ cho quá trình phân tích các dữ liệu trong nghiên cứu của mình. Công cụ để

tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát là bảng tính excel. Nghiên cứu sử dụng phƣơng

pháp phân tổ thống kê để tổng hợp số liệu và sử dụng bảng thống kê, biểu đồ thống

kê để trình bày kết quả tổng hợp số liệu.

Giá trị trung bình điểm đánh giá của các lãnh đạo và các doanh nghiệp cho

mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: mức độ.

+ Từ 1,00-1,80 = Rất quan trọng (nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số “i” là rất lớn)

+ Từ 1,81-2,60 = Quan trọng (nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số “i” là lớn)

+ Từ 2,61-3,40 = Chấp nhận vừa phải (nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số “i”

có thể chấp nhận đƣợc)

+ Từ 3,41-4,20 = Không quan trọng (nguyên nhân tác động đến chỉ số “i” thấp)

+ Từ 4,21-5,00 = Rất không quan trọng (nguyên nhân tác động đến chỉ số “i”

rất thấp.

(i: là các chỉ số thành phần thấp điểm và giảm điểm)

2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong nội dung nghiên cứu của luận án này, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

đƣợc NCS hệ thống từ tổng hợp kết quả PCI hàng năm của VCCI công bố hàng

năm từ năm 2006 đến năm 2017. Cùng các số liệu báo các khác. Hệ thống các chỉ

tiêu trên phiếu điều tra năm 2017. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc NCS trọng

tâm đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao các chỉ số đó lại bị thấp điểm và giảm điểm so

với mức điểm trung vị của cả nƣớc trong giai đoạn 2006-2017. Trên cơ sở đó đề ra

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.5: Thang đo các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến kết quả chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh

STT Nhóm các nhân tố Ký

hiệu

TT Chỉ số gia nhập thị trƣờng

1 Lợi thế vị trí của tỉnh TT 1

2 Cơ sở hạ tầng TT 2

3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh TT 3

4 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành

chính cấp xã (phƣờng) TT 4

5 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành

chính cấp huyện (Thành phố) TT 5

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

67

STT Nhóm các nhân tố Ký

hiệu

6 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành

chính cấp tỉnh TT 6

7 Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ) cấp tỉnh TT 7

8 Chính quyền tỉnh có đồng hành cùng DN TT 8

9 Chính quyền huyện, TP có đồng hành cùng DN TT 9

10 Chính quyền xã có đồng hành cùng DN TT 10

11 Thành phố (Huyện) có áp dụng kê khai thuế qua mạng TT 11

12 Tỉnh có áp dụng kê khai thuế qua mạng TT 12

13 Thời gian chờ đợi để DN hoàn thành các thủ TT 13

DD Chỉ số tiếp cận đất đai

1 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp Xã DD 4

2 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp huyện (thành phố) DD 5

3 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp tỉnh DD 6

4 Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp DD 7

5 Thủ tục giao đất cho thuê đất có thông báo theo quy định DD 8

6 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hƣớng dẫn hay thông báo theo quy định DD 9

7 Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có đúng hẹn DD 10

8 Chính sách giá đất cao so với thị trƣờng DD 11

9 Chính sách giá đất phù hợp so với thị trƣờng DD 12

10 Chính sách giá đất thấp hơn so với thị trƣờng DD 13

11 Ban Quản lý khu công nghiệp trong công tác bố trí mặt bằng phù hợp DD 14

12 Tính ổn định đất đai của doanh nghiệp DD 15

MB Chỉ số Tính minh bạch

1 Tài liệu pháp lý có liên quan đến DN đƣợc dễ dàng MB 1

2 Các chính sách và quy định mới cấp huyện có đƣợc tham khảo ý kiến DN MB 2

3 Các chính sách và quy định mới cấp tỉnh có đƣợc tham khảo ý kiến DN MB 3

4 Việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó có kịp thời MB 4

5 Mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với DN. MB 5

6 Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại huyện MB 6

7 Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại tỉnh MB 7

8 Tài chính minh bạch trong mối quan hệ giữa thuế và chi phí của chính quyền. MB 8

PL Chỉ số Chỉ số thiết chế pháp lý

1 Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và tƣ

pháp của huyện PL 1

2 Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và tƣ

pháp của tỉnh

PL 2

3 Thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải

quyết tranh chấp

PL 3

4 Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại xã PL 4

5 Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại huyện

(Thành phố)

PL 5

6 DN có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại tỉnh PL 6

7 Các kết luận đƣa ra của tòa án huyện trong xử lý các tranh chấp PL 7

8 Các kết luận đƣa ra của tòa án tỉnh trong xử lý các tranh chấp PL 8

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

68

STT Nhóm các nhân tố Ký

hiệu

9 Do số lƣợng đơn nhiều, ở cấp huyện là nguyên nhận chậm trễ PL 9

10 Do số lƣợng đơn nhiều ở cấp tỉnh là nguyên nhận chậm trễ PL 10

11 Chi phí cho giải quyết các thủ tục chƣa đúng PL 11

CT Chỉ số Chỉ số cạnh tranh bình đẳng

1

Ƣu đãi cho Tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc hơn là các DNTN

1. Tiếp cận đất đai

2. Tiếp cận các khoản tín dụng

3. Cấp phép khai thác khoáng sản

4. Thủ tục hành chính

5. Tiếp cận các hợp đồng từ cơ quan nhà nƣớc

6. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

CT1

2

Ƣu đãi cho doanh nghiệp FĐI hơn là doanh nghiệp trong nƣớc về

1. Tiếp cận đất đai

2. Tiếp cận các khoản tín dụng

3. Cấp phép khai thác khoáng sản

4. Thủ tục hành chính

5. Tiếp cận các hợp đồng từ cơ quan nhà nƣớc

6. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

CT2

3 Chính quyền tỉnh ƣu đãi doanh nghiệp Lớn hơn là doanh nghiệp và DNVVN CT3

4 DNNN dễ dàng có đƣợc các hợp đồng kinh tế hơn là các DNVVN CT4

5 Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đai hơn là DNTN CT5

6 Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn so với tỷ trọng nợ của DNDD CT6

7 Vì DNNN thuận lợi vay vốn tín dụng ngân hàng hơn là DNTN CT7

8

Tài chính,ngân hàng và vốn vay của DN

+ Chiếm <30%

+ Chiếm 30 -40%;

+ > 40%

CT8

9 DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp CT9

10 Thủ tục vay vốn không phức tạp CT10

11 Không phải chi phí cho cán bộ ngân hang CT11

12 DN chƣa có chính sách nào ƣu đãi để đƣợc vay vốn CT12

CP Chỉ số Chi phí không chính thức

1 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã CP1

2 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở huyện CP2

3 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở tỉnh CP3

4 Khi làm thủ tục thuế tại Huyện CP4

5 Khi làm thủ tục thuế tại tỉnh CP5

6 Khi tiếp CBCC xuống DN công tác CP6

7 Qùa biếu cho các ngày quan trọng tại địa phƣơng CP7

8 Khác CP8

9 Chọn 3 sở, ban ngành bạn cho rằng cơ quan đó thân thiện nhất và hỗ trợ doanh

nghiệp tốt nhất, sau đó điền vào bảng dƣới đây: CP9

LD Chỉ số lao động

1 Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu Sức khỏe của DN LD1

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

69

STT Nhóm các nhân tố Ký

hiệu

2 Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ năng, trình độ làm việc của DN LD2

3 Cơ sở đào tạo có thỏa mãn yêu cầuvới DN LD3

4 Chất lƣợng nghề lao động có phù hợp với DN LD4

5 DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động LD5

6 Thị trƣờng lao động tại tỉnh có phong phú LD6

7 Khi tranh chấp giữa ngƣời lao động với DN chính quyền có kịp thời can thiệp LD7

NĐ Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

1 Tỉnh có xây dựng ngành mũi nhọn để thu hút đầu tƣ NĐ1

2 Quản lý của lãnh đạo cấp xã có linh động trong các thủ tục hành chính NĐ2

3 Cấp huyện có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên NĐ3

4 Cấp tỉnh có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên NĐ4

5 Chất lƣợng xử lý công việc tại huyện NĐ5

6 Chất lƣợng xử lý công việc tại tỉnh NĐ6

7 Tỉnh có ứng dụng KHCN trong giải quyết công việc NĐ7

8 Có xây dựng một mô hình “bộ máy” cụ thể hoạt động giúp đỡ DN NĐ8

9 Có hỗ trợ DN về vốn NĐ9

10 Có hỗ trợ DN về đất đai NĐ10

11 Có hỗ trợ DN về thông tin NĐ11

12 Có hỗ trợ DN về văn bản thủ tục hành chính NĐ12

13 Tỉnh có trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN NĐ13

14 Tỉnh có thƣờng xuống địa phƣơng kiểm tra NĐ14

2.2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu

* Thống kê mô tả: Đƣợc sử dụng để phân tích các số liệu đã thu thập đƣợc để phân

nhóm, tổng hợp số liệu về thực trạng các vấn đề nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh

tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, môi trƣờng kinh doanh tại tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rất rộng rãi

trong các nghiên cứu kinh tế-xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp với các

kết quả các phƣơng pháp khác nhằm đƣa ra kết luận qua so sánh các lợi thế và bất

lợi, các yếu tổ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua các chỉ tiêu

nghiên cứu tại tỉnh Bắc Giang. Thông qua việc thống kê, so sánh kết quả từ thu thập

số liệu sơ cấp và thứ cấp cho thấy kết quả kinh tế, kết quả chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh trong giai đoạn 2006-2017 tăng (giảm), lợi thế và bất lợi,…

* Phương pháp phân tích nhân tố:

+ Thu thập, nhập và xử lý số liệu

Toàn bộ kết quả trả lời trong 689 phiếu đƣợc nhập vào phần mềm SPSS, sử dụng

các công cụ của SPSS nhƣ kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống để

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

70

làm sạch số liệu. Sau khi làm sạch số liệu số phiếu trả lời sẽ đƣợc sử dụng trong các nội

dung phân tích tiếp theo.

+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo đƣợc thực hiện bằng thông qua

phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA

thông qua phần mềm SPSS để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng

tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó, Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về

mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp

các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo. Hair & ctg (2010) và Kline (2005)

cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên là thang đo tốt; từ 0,7

đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Song, cũng có nhiều nhà nghiên cứu (Nunally, 1978,

Peterson, 1994; Slater, 1995) đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có

thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối

với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, Cronbach’s Apha quá cao

(>0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant items) ở trong

thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lƣờng một khái niệm hầu nhƣ trùng với biến

đo lƣờng khác, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp cộng tuyến (Collinearity) trong hồi quy,

khi đó biến thừa nên đƣợc loại bỏ. Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến

nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha,

ngƣời ta còn sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng (iterm - total correlation) và những

biến nào có tƣơng quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ. [19],[16] Phân tích nhân tố

khám phá (EFA) đƣợc ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố

nhất định đo lƣờng các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu

chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo

đó, các biến không có tƣơng quan với nhau trong tổng thể bị bác bỏ và do đó EFA

đƣợc gọi là thích hợp khi: 0,5 < KMO < 1 và Sig < 0,05.

Trƣờng hợp KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với

dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lƣợng

biến thiên đƣợc giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phƣơng sai

trích cho biết phân tích nhân tố giải thích đƣợc bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

71

thoát). [19],[16] Theo Anderson & Gerbing (1988), các nhân tố có Eigenvalue <1 sẽ

không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang

đo trƣớc khi EFA). Vì thế, các nhân tố chỉ đƣợc rút trích tại Eigenvalue > 1 và đƣợc

chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích > 50%. Tuy nhiên, trị số Engenvalue và

phƣơng sai trích là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phƣơng pháp trích và phép xoay

nhân tố. Theo Anderson & Gerbing (1988), phƣơng pháp trích Pricipal Axis

Factoring với phép xoay Promax (Obtique) có phƣơng sai trích bé hơn, song sẽ

phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phƣơng pháp trích Pricipal components với

phép xoay Varimax. Theo Kline (2005), nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi qui

thì có thể sử dụng phƣơng pháp trích Pricipal components với phép xoay Varimax,

còn nếu sau EFA là phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thì nên sử dụng phƣơng

pháp trích Pricipal Axis factoring với phép xoay Promax. [19],[16]. Tiêu chuẩn hệ

số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tƣơng quan đơn giữa các biến với các nhân

tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading

> 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 đƣợc xem là quan trọng;

Factor loading > 0,5 đƣợc xem là có ý ngha thực tiễn. Trƣờng hợp chọn tiêu chuẩn

Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên

chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55 nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading >

0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3, nhƣng biến đó phải có

giá trị nội dung. Trƣờng hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện

trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà

nghiên cứu thƣờng không chấp nhận < 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại

diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ đƣợc nhóm vào nhân

tố tƣơng ứng đã đƣợc rút trích trên ma trận mẫu (Pattem Matrix). [19],[16].

Trong luận án, các biến quan sát thuộc yếu tố các chỉ số thấp điểm và giảm

điểm thiết lập các mối quan hệ là thang đo mới hoặc chƣa đƣợc kiểm định do đó

mẫu nghiên cứu cần có kích thƣớc lớn. Hơn nữa, sau EFA là phân tích nhân tố

khẳng định và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Vì thế, trong quá trình

Cronbach’s Alpha, NCS quyết định giữ lại các thang đo có trị số Cronbach’s alpha

> 0,6 và loại các biến quan sát có tƣơng quan biến - tổng <0,3; trong quá trình EFA,

NCS sử dụng phƣơng pháp trích Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax;

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

72

loại bỏ các biến quan sát có trị số Factor loading < 0,5 hoặc trích vào các nhân tố khác

mà chênh lệch trọng số Factor loading giữa các nhân tố < 0,3.

Phân tích nhân tố đƣợc NCS sử dụng nhằm nhóm những nhân tố ảnh hƣởng đến

chỉ số PCI trên địa bàn nghiên cứu, xem xét mức độ tác động của từng thang đo trong

từng nhóm nhân tố đƣợc xác định. Kết quả phân tích nhân tố đƣợc thực hiện theo từng

nhóm và theo từng đối tƣợng đƣợc khảo sát: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc, và lãnh đạo các cơ quan tỉnh Bắc Giang và các

chuyên gia.

Từ kết quả phân tích đó, NCS sử dụng làm cơ sở đề xuất các kiến nghị, giải pháp

nhằm tăng cƣờng những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cƣc, từ đó góp

phần tăng cƣờng chỉ số PCI của địa phƣơng.

* Kiểm định sự khác biệt:

Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng định

khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5%. Nghiên

cứu sinh khảo sát các nhóm đối tƣợng khác nhau: Doanh nghiệp trong nƣớc, doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để có góc nhìn đa chiều và sự đánh giá khách quan

của chủ thể đƣợc khảo sát về các chỉ tiêu cụ thể trong các tiêu chí của chỉ số PCI,

những dữ liệu đƣợc thu thập từ khảo sát sẽ đƣợc tác giả sử dụng để phân tích, cụ thể:

Với những chỉ tiêu chung của hai nhóm đối tƣợng khảo sát, tác giả sử dụng kiểm định

sự khác biệt T-test để kiểm định, mục đích của kiểm định này để chắc chắn có sự khác

biệt hay không có sự khác biệt về đánh giá của hai nhóm đối tƣợng khảo sát về từng

tiêu chí và từng chỉ tiêu của PCI

Trên cơ sở đó, tác giả có những kiến nghị và những đề xuất cụ thể nhằm cải

thiện chỉ số PCI của địa bàn nghiên cứu.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

73

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này tác giả chỉ ra các nội dung cơ bản sau:

Một là, Đặc điểm địa bàn nghiên cứu về vị trí địa lý, dân cƣ nguồn lực, cơ sở

hạ tầng, các khu công nghiệp… tại tỉnh. Qua phân tích có thể thấy tình Bắc Giang

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với những điều kiện tự nhiên và cơ sở

hạ tầng thuận lợi nguồn nhân lực đa dạng. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh phát triển

chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh đƣợc thể hiện qua kết quả nghiên cứu

của của VCCI hàng năm.

Hai là, Phƣơng pháp đánh giá và Quy trình nghiên cứu đƣợc sử dụng trong

luận án. Phƣơng pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm một sự kết hợp của

phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Nội dung nghiên cứu định tính trong chƣơng

này đã trình bày phƣơng pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính xác định

thang đo 8 nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh với 86 biến quan sát.

Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh và kết

quả khảo sát sẽ đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng chỉ số NLCT cấp tỉnh của các

nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp dân doanh tại tỉnh Bắc Giang trong chƣơng 3.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

74

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

CỦA TỈNH BẮC GIANG QUA GIAI ĐOẠN 2006-2017

3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Giang giai đoạn

2006-2017

3.1.1. So sánh tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong phạm vi cả nước và trong khu

vực các tỉnh Miền núi phía Bắc

Nếu so sánh với 63 tỉnh, thành trên cả nƣớc, Bắc Giang luôn có kết quả xếp

hạng PCI thuộc nhóm không ổn định. Cụ thể, Năm 2006 - năm đầu tiên Bắc Giang

đƣợc khảo sát về chỉ số PCI, Bắc Giang đƣợc xếp trong nhóm các tỉnh có PCI “Tốt”

với giá trị PCI là 55,99 điểm xếp hạng thứ 15, nhƣng lại rớt hạng trong năm sau là

2007 xếp loại “Khá”. Phần lớn các năm còn lại xếp hạng từ mức 23/63 đến 50/63

tỉnh, thành phố của cả nƣớc. Đặc biệt là năm 2008 và 2013 xếp hạng của Bắc Giang

giảm mạnh và đứng thứ hạng 50/63 tỉnh, thành và đƣợc coi là thấp nhất trong nhiều

năm qua. Việc giảm mạnh nhƣ vậy đƣợc coi là bài học có ý nghĩa vô cùng sâu sắc

cho tỉnh Bắc Giang để tự nhận thức và đánh giá về sự nỗ lực của mình thông qua sự

nhìn nhận từ bên ngoài, đặc biệt là từ nhìn nhận các doanh nghiệp về môi trƣờng

kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Nhờ nhận ra những hạn chế và khắc phục

kịp thời nên năm 2016 vƣơn lên xếp thứ 33 tăng 7 bậc so với năm 2015. Song kết

quả PCI năm 2017 cho thấy xếp loại có tăng lên 3 bậc xếp thứ 30/63 nhƣng chỉ

đƣợc đánh giá là “Trung bình” bởi có các chỉ số điểm số đƣợc đánh giá rất thấp

nhƣ: Chỉ số Gia nhập thị trƣờng; Tiếp cận đất đai, chỉ số vốn đƣơc coi là chỉ số có

điểm số cao trong giai đoạn 2006-2016, cũng trong năm 2017 chỉ số bị giảm điểm

đó là chỉ số chi phí thời gian.

Nhìn nhận và phân tích các nguyên nhân chủ yếu tác động làm ảnh hƣởng tới

thứ bậc PCI hàng năm của Bắc Giang. So sánh tỉnh với khu vực: Trong những năm

gần đây luôn giữ vị trí thứ 4-6/14 tỉnh trong khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc sau

các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Phú Thọ. Đặc biệt là khi so sánh với các tỉnh lân

cận, các tỉnh trong khu vực có những lợi thế khá tƣơng đồng với nhau về vị trí và khí

hậu thủy văn. Cũng từ kết quả số liệu xếp hạng PCI các tỉnh mà VCCI (2017) đã

công bố, nghiên cứu sinh tiến hành tổng hợp và lập đồ thị (Hình 3.1). So sánh tỉnh với

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

75

3 tỉnh lân cận là tỉnh Quảng Ninh; Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy

Tỉnh Quảng Ninh nằm trong tốp 5/63 xếp hạng “Rất tốt”, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái

Nguyên trong những năm gần đây luôn ổn định và nằm trong tốp 10/63 trong cả nƣớc

và xếp loại “Tốt”. Nhƣ vậy, chỉ số NLCT của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2017

chƣa có cải thiện nhiều, xếp thứ hạng không cao trong vùng cũng nhƣ trong phạm vi

cả nƣớc.

Hình 3.1: So sánh chỉ số PCI với các tỉnh lân cận

Nguồn: Số liệu VCCI, 2017

Điểm số năm 2016 của các tỉnh Tỉnh Bắc Giang có điểm số Chi phí thời gian

cao nhất nhƣng lại có tới 3 chỉ số đạt điểm thấp nhất (Chỉ số cạnh tranh bình đẳng;

Tính năng động; Thiết chế pháp lý). Trong 6 tỉnh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, tỉnh

Quảng Ninh có các chỉ số ổn định và có chỉ số rất cao nhƣ chỉ số Gia nhập thị

trƣờng; Chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, Tính năng động của nhà lãnh đạo… Chỉ có duy

nhất một chỉ số đó là chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự là điểm thấp nhất

(5,63 điểm) và thấp dƣới mức trung vị của cả nƣớc là 5,94 điểm. Tỉnh Thái Nguyên

tuy nằm trong tốp 10 song có điểm số Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chỉ số chi phí

thời gian thấp nhất. Tỉnh Bắc Ninh có chỉ số Thiết chế pháp lý; Chi phí không chính

thức thấp nhất, Thành phố Hà Nội có chỉ số Thiết chế pháp lý; Cạnh tranh bình

đẳng; Tính năng động của chính quyền tỉnh có điểm số rất thấp dƣới mức trung vị

của cả nƣớc. Song các tỉnh luôn cố gắng khắc phục bằng cách nâng cao các chỉ số

khác nhƣ tỉnh Thái Nguyên có điểm số chỉ số nguồn nhân lực và đào tạo cao nhất

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

76

14 tỉnh Miền núi phía Bắc, các chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và chỉ số chi phí thời

gian có điểm số cao hơn mức điểm trung bình của cả nƣớc. Tỉnh Bắc Ninh có điểm

số Hỗ trợ doanh nghiệp cao…

Bảng 3.1: Xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017

CHỈ SỐ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

PCI 55.99 55.48 47.44 57.5 58.02 60.79 57.08 54.79 57.33 57.61 58.2 62.20

Xếp hạng cả nƣớc 15 55 50 37 32 23 31 49 41 40 33 30

Xếp hạng vùng 3 11 7 7 3 3 4 6 4 4 4 4

Xếp loại Tốt Khá TĐT Khá Khá Tốt Khá TĐT Khá Khá Khá TB

Nguồn: NCS tổng hợp từ báo cáo PCI Bắc Giang giai đoạn 2006-2017

Về các chỉ số thành phần cấu thành PCI, theo hình 3.2 nhìn một cách tổng thể

có thể thấy đƣợc có 2 chỉ số đó là: Chỉ số gia nhập thị trƣờng và chi phí thời gian là

thay đổi lớn, so sánh kết quả cho thấy sự tăng điểm đó với chính mình nhƣng điểm số

chƣa cao hơn mức điểm trung vị của cả nƣớc. Điều này cho thấy khía cạnh môi

trƣờng đầu tƣ đƣợc doanh nghiệp đánh giá có cải thiện tuy rằng kết quả đem lại là

chƣa cao.

Hình 3.2: Điểm số các chỉ số thành phần cấu thành PCI, 2017

Nguồn: NCS tổng hợp từ báo cáo PCI Bắc Giang giai đoạn 2006-2017

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

77

Trong khi chỉ số Chi phí thời gian có điểm tăng đều trong giai đoạn 2006 - 2017

nhƣng giá trị tăng thêm rất nhỏ (trong khoảng từ 0,13 đến 0,5 điểm). Năm 2017 ngoài

2 chỉ số cao điểm (Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và chỉ số Chi phí thời gian) còn có

8/10 chỉ số giảm điểm đó là các chỉ số: Chỉ số gia nhập thị trƣờng; Chỉ số tiếp cận đất

đai và sử dụng đất; Chỉ số nguồn lực và đào tạo lao động; Chỉ số chi phí kinh doanh,

Chỉ số chi phí không chính thức; Chỉ số tính minh bạch; Chỉ số thiết chế pháp lý; Chỉ

số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.

Các chỉ số trên đều có sự tăng giảm hàng năm, song giá trị tuyệt đối tƣơng đối lớn,

điều đó một phần lý giải sự thiếu tính ổn định trong xếp hạng của tỉnh Bắc Giang

những năm qua [Phụ lục 3].

3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ các chuyên gia là các nhà quản lý và của các doanh nghiệp

3.1.2.1. Nhóm chỉ số NLCT bị thấp điểm

Chỉ số gia nhập thị trường gồm có

Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng

hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cụ thể của việc thực

thi công vụ: Cán bộ công chức ở cả 3 cấp: cấp xã (phƣờng), Huyện (thành phố, thị

trấn) và cấp tỉnh hay còn gọi chung là chính quyền. Chính quyền có vị trí hết sức

quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính, là cầu nối trực tiếp của hệ thống

chính quyền nhà nƣớc với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc trên các

lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phƣơng theo

thẩm quyền đƣợc phân cấp, đảm bảo cho các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, đƣợc triển khai thực hiện trong cuộc sống. Đội ngũ

cán bộ, công chức (CBCC) có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn

thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu

quả của bộ máy chính quyền nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng

đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC.

Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC vững vàng về chính trị, văn hóa, có

đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi

chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức và phục vụ nhân dân sẽ tạo điều kiện cho các DN khi đến giao dịch làm các

thủ tục đƣợc đơn giản và nhanh chóng, rút ngắn đƣợc thời gian và khuyến khích,

thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ.

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

78

Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ): Để cho công

việc GNTT diễn ra đúng quy trình chặt chẽ nhƣng hiệu quả thì địa phƣơng đó biết

cắt giảm những thủ tục hành chính không thật sự cần thiết; công khai, minh bạch và

tổ chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính trong thực tế đời sống để phục vụ

nhân dân ngày một tốt hơn. Làm tốt việc này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội của đất nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cƣờng kỷ

luật, kỷ cƣơng hành chính, từng bƣớc đáp ứng kỳ vọng của ngƣời dân và cộng đồng

doanh nghiệp về một nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ vì dân và vì các doanh

nghiệp tạo thuận lợi trong các thủ tục ĐKKD, bổ sung giấy ĐKKD hay thủ tục phá

sản DN.

Chính quyền tỉnh có đồng hành cùng doanh nghiệp: Luôn coi doanh nghiệp là

bạn đồng hành trong phát triển kinh tế; luôn chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo

gỡ các vƣớng mắc cho doanh nghiệp. Bằng cách trao đổi, gặp gỡ các doanh nghiệp

tƣ vấn các doanh nghiệp ra nhập mới, giúp đỡ khi DN gặp khó khăn và khi có tranh

chấp là ngƣời trọng tài đứng ra giải quyết nhanh nhƣng hiệu quả nhất.

Vị trí địa lý: Đối với một quốc gia, Vị trí địa lý cũng là một tài sản quan trọng,

có giá trị trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đặc biệt là chính quyền

tỉnh biết đƣợc lợi thế của mình khi có vị trí thuận lợi sẽ làm giảm chi phí vận

chuyển cho các doanh nghiệp và tiếp cận đƣợc các thị trƣờng lớn, để có chính sách

thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội.

Cơ sở hạ tầng: Chất lƣợng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những quyết định

lựa chọn đƣợc ƣu tiên của các nhà đầu tƣ trƣớc khi họ lựa chọn chính thức cho

mình. Đặc biệt là mối quan hệ các cơ sở hạ tầng gần khu công nghiệp. Cơ sở hạ

tầng là xƣơng sống của cuộc sống hàng ngày, làm cơ sở cho các hoạt động kinh tế.

Theo cách này hay cách khác, không có hoạt động nào mà không dựa trên cơ sở hạ

tầng [Mỹ Hạnh, 2014].

Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đƣợc xem là một trong những yếu tố sản xuất

quan trọng giành lợi thế cạnh tranh ban đầu cho các nhà kinh doanh quyết định lựa

chọn đầu tƣ ở đâu? Ngoài những yếu tố khác mà nhà đầu tƣ lựa chọn nhƣ là vị trí

địa lý, chất lƣợng cơ sở hạ tầng, an ninh, trình độ dân trí, văn hoá… thì điểm hấp

dẫn chính đó là có đƣợc nguồn tài nguyên song cũng không phải là tất cả nếu các dự

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

79

án đầu tƣ có trình độ công nghệ không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên

thì đây không phải là sự hấp dẫn đối với họ.

Chỉ số tiếp cận đất đai: Trong 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số tiếp

cận đất đai có vị trí hết sức quan trọng DN chỉ hoạt động đƣợc khi có mặt bằng đất đai

để xây dựng hạ tầng cơ sở. Để các DN tiếp cận đƣợc đất đai thì chính quyền tỉnh cần

có quy trình cụ thể giao cho các bộ phận chức năng thực hiện. Điển hình là Sở Tài

nguyên & Môi trƣờng nơi trực tiếp thực hiện các thủ tục giao đất cho DN phải có biện

pháp cụ thể để tƣ vấn hƣớng dẫn DN và ngƣời dân thực hiện nó, cụ thể:

Công tác quy hoạch đất đai ở cả 3 cấp (Xã, phƣờng - huyện-Thành phố, thị

trấn - Tỉnh).

Cấp GCNQSDĐ các DN sẽ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn

ngƣợc lại các DN cảm thấy lo ngại và không thể mạnh dạn đầu tƣ xây dựng mới vì

nó trở nên rất bấp bênh. Trong trƣờng hợp rủi ro bị thu hồi đất rất ít các DN tin

tƣởng họ đƣợc đền bù một cách thỏa đáng.

Công khai minh bạch quy định thủ tục giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích

sử dụng đất và thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có sự

can thiệp quyết liệt của Chính quyền tỉnh trong công tác vận động ngƣời dân,

chuyển đổi đất những vƣớng mắc nhất về thủ tục quy trình giải phóng mặt bằng

phải đƣợc giải quyết đƣợc nhanh gọn và thảo đáng, quy trình cụ thể về thời hạn yêu

cầu các địa phƣơng làm thủ tục giao đất.

Chính sách giá đất: Chính sách giá đất, giá thuê đất phải đủ sức thu hút đầu tƣ

trong và ngoài nƣớc.

Ban Quản lý khu công nghiệp: có phƣơng án trong xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo

lập mặt bằng sản xuất, bố trí hợp lý các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, tạo

điều kiện tốt nhất cho DN phát triển.

Chỉ số Tính minh bạch: Đo lƣờng khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh

và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu

doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách

và quy định mới có đƣợc tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu

trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của

trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. Bao gồm cách tiếp cận tài liệu quy hoạch, tài

liệu pháp lý có được dễ dàng hay không?…

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

80

Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền địa phương là rất

cần thiết nhằm giảm tình trạng cố ý làm trái tham nhũng.

Tài chính minh bạch giúp dân chúng thấy rõ ràng mối quan hệ giữa thuế và chi

phí của chính quyền, đảm bảo rằng ngân sách không bị chi tiêu một cách lãng phí,

một mặt giúp tỉnh tránh đƣợc gánh nặng nợ nần không có khả năng kiểm soát, mặt

khác nỗ lực tăng thuế của chính phủ khi cần tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu cũng sẽ

đƣợc dân chúng ủng hộ.

Chỉ số Thiết chế pháp lý: Chỉ số thiết chế pháp lý là chỉ số đo lƣờng lòng tin

của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với cơ quan nội chính và tƣ pháp của

tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả

để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi

nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phƣơng… Vì vậy, để nâng cao năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh, rất cần sự vào cuộc chung tay nâng cao chỉ số này của các cơ

quan hữu trách.

Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng: Chỉ số cạnh tranh bình đẳng phản ánh đánh

giá và yêu cầu của cộng đồng DN tƣ nhân trong nƣớc về môi trƣờng kinh doanh

bình đẳng. Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013, Ðiều 51, điểm 2 ghi: "Các thành phần

kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể

thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật". Chỉ

số này sẽ là rõ những thực tế cho thấy tình trạng cạnh tranh thiếu bình đẳng nêu trên

xuất hiện ở hầu khắp các địa phƣơng nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng với

mức độ khác nhau. Điển hình nhất năm 2013, đứng đầu cả nƣớc về chỉ số cạnh

tranh bình đẳng là tỉnh Kiên Giang với 8,19 điểm. Những địa phƣơng có chỉ số này

thấp là các tỉnh Bắc Giang, Ninh Thuận, Hƣng Yên, Thanh Hóa... Sự cạnh tranh

thiếu bình đẳng; chính quyền địa phương thường ưu đãi DNNN hơn trong lĩnh vực

tiếp cận đất đai, tín dụng và mua sắm công là một trở ngại cho hoạt động của họ.

Ngoài yếu tố quan hệ, DN lớn trong tỉnh (về quy mô doanh thu và lao động)

cũng nhận được nhiều ưu ái. Ưu đãi dành cho DN lớn và thân quen rõ rệt nhất ở

lĩnh vực mua sắm công, tiếp theo là tiếp cận đất đai, vốn và thủ tục hành chính

nhanh chóng, đơn giản. Bên cạnh đó lãnh đạo tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước

ngoài hơn là phát triển DN tư nhân trong tỉnh.

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

81

3.1.2.2. Nhóm chỉ số NLCT bị giảm điểm

Chỉ số chi phí không chính thức: Chỉ số thành phần này đo lƣờng các khoản

chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả nhƣ: các trở ngại do những chi

phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ”

nhƣ mong đợi và liệu các cán bộ nhà nƣớc có sử dụng các quy định của địa phƣơng

để trục lợi hay không. Điểm số này là cơ sở để lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố chấn

chỉnh lại đội ngũ cán bộ công chức tại địa phƣơng. Trong thời gian qua, chi phí

không chính thức gây khá nhiều bức xúc cho doanh nghiệp khi đến làm việc tại các

cơ quan hành chính.

Chỉ số nguồn lao động: Yếu tố về nguồn nhân lực: Khai thác tài nguyên con

ngƣời là một trong những điểm mạnh quan trọng cho hiệu quả công việc, từ đó sẽ

quyết định tới nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đây là một đặc trƣng khác biệt so

với mọi yếu tố khác.

Phát triển giáo dục đào tạo kết nối giữa các cơ sở đào tạo gắn với doanh

nghiệp tại địa phƣơng. Đào tạo theo nhu cầu của địa phƣơng đồng thời nâng cao

chất lƣợng đào tạo tại các cơ sở.

Phát triển y tế, chăm lo đến sức khỏe ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

Chỉ số tính năng động tiên phong của lãnh đạo cấp tỉnh:

Cơ cấu kinh tế: Việc xác định một cơ cấu kinh tế thích hợp rất quan trọng với

một địa phƣơng, để từ đó xác định tỷ trọng cho từng lĩnh vực và đầu tƣ vào những

nhóm ngành mũi nhọn, xây dựng danh sách ngành ƣu tiên để phát huy lợi thế các

nguồn lực trong tỉnh.

Chất lượng điều hành của chính quyền địa phương: Đồi hỏi phải có sự quản lý

mềm dẻo và linh hoạt năng động nhƣ chính sách thuế có tác động đến việc điều

chỉnh các gói ƣu đãi đến các dự án thu hút vốn đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp tại

tỉnh. Các định hƣớng chính sách vĩ mô về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định

đến việc phân bổ nguồn lực của trung ƣơng cho địa phƣơng cũng nhƣ sẽ đòi hỏi về

việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên nguồn lực cho các ngành và lĩnh vực ở địa phƣơng.

Chiến lược phát triển: Nó phải xác định đƣợc các mối liên hệ quan trọng giữa

các chủ thể có khả năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng địa phƣơng trong tƣơng lai về

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

82

kinh tế, xã hội, chính trị, môi trƣờng; phải đƣa ra đƣợc một sự kết hợp độc đáo các

thế mạnh về các điều kiện môi trƣờng kinh doanh, đồng thời phải có phù hợp với

tính cấp bách và bối cảnh chính trị của địa phƣơng.

3.1.3. Về xếp hạng các chỉ số thành phần cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

3.1.3.1. Nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có điểm số cao

Là chỉ số có điểm số cao hơn mức điểm số trung vị của cả nƣớc. Cụ thể đó là

các chỉ số sau:

Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Phân tích sự thay đổi qua chuỗi thời gian cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh

nghiệp nhƣ tìm kiếm thông tin thị trƣờng, tƣ vấn pháp luật và tìm kiếm đối tác đang

dần đƣợc cải thiện về chất lƣợng lẫn số lƣợng. Tuy nhiên, tƣ vấn pháp luật, xúc tiến

thƣơng mại và các dịch vụ về công nghệ vẫn cần những chính sách khuyến khích để

khối doanh nghiệp tƣ nhân tham gia thị trƣờng này nhiều hơn. Cụ thể chỉ số này xếp

thứ 20 cả nƣớc và xếp thứ 5 khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc.

Chỉ số Chi phí thời gian

Điểm số chỉ số chi phí thời gian trong tỉnh giai đoạn 2006-2017 có những thay

đổi theo chiều hƣớng tăng nhẹ, chỉ duy nhất có 3 năm là 2008, 2009 và 2013 là

điểm số xếp dƣới mức trung vị của cả nƣớc cũng bởi nguyên nhân. Thời gian chờ

đợi để đƣợc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tăng từ 45 ngày lên 228 ngày

(tính theo giá trị trung vị - có nghĩa nhiều doanh nghiệp phải mất hơn 228 ngày để

đƣợc cấp GCNQSDĐ) và trong năm 2013 rút xuống 60 ngày nhƣng so với mức

trung vị vẫn cao hơn 30 ngày. Kết quả đánh giá trên có thể chỉ ra nguyên nhân

chính khiến chỉ số này bị giảm điểm mạnh trong năm 2013 mà các doanh nghiệp

đánh giá Thời gian chờ đợi để đƣợc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là quá

dài và tăng đột biến so với các năm trƣớc.

Trong giai đoạn 2006-2017, đƣợc sự quan tâm sát sao của chính quyền tỉnh

điểm số này đƣợc cải thiện rõ ràng, đặc biệt khi cả nƣớc chỉ số này liên tục giảm

trong 3 năm qua, 2014-2016, tại tỉnh Bắc Giang chỉ số này tăng điểm bình quân

0,211 điểm, xếp thứ 12 trong cả nƣớc và xếp thứ nhất trong vùng. Tuy nhiên hai chỉ

số Hỗ trợ doanh nghiệp và chỉ số Chi phí thời gian trong năm 2017 điểm số này bị

giảm điểm và điểm số thấp dƣới mức trung vị của cả nƣớc, nguyên nhân giảm đột

biến đó sẽ đƣợc tác giả tìm hiểu và minh chứng tại Bảng 3.2.

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

83

Bảng 3.2: Nhóm chỉ số NLCT có điểm số cao của tỉnh Bắc Giang

giai đoạn 2006-2017

Chỉ số 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hỗ trợ DN 6.66 4.54 6.91 5.62 6.3 3.25 4.36 5.57 5.72 5.69 5.28 6.06

Xếp thứ 28 26 47 17 17 41 16 20 27 27 42 49

ĐTB cả nƣớc 4.88 6.54 7.46 5.13 5.68 3.68 3.87 5.22 5.62 5.57 5.49 6.61

Chi phí thời gian 6.66 5.16 4.65 5.94 5.83 7.72 6.23 5.6 6.19 6.98 7.11 5.70

Xếp thứ 24 54 48 46 41 11 21 48 44 22 12 37

ĐTB cả nƣớc 6.55 5.59 5.19 6.53 6.31 6.63 5.72 6.20 6.55 6.65 6.58 6.48

Nguồn: NCS tổng hợp từ báo cáo PCI Bắc Giang giai đoạn 2006-2017

3.1.3.2. Nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có điểm số thấp

Là chỉ số có điểm số thấp hơn mức điểm số trung vị của cả nƣớc. Cụ thể trong

giai đoạn 2006-2017 tỉnh Bắc Giang có 5 chỉ số thấp điểm: 1) Chi phí gia nhập thị

trƣờng; 2) Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh; 3) Tính minh bạch; 4) Thiết

chế pháp lý; 5) Cạnh tranh bình đẳng (trong giai đoạn từ năm 2005-2012 chỉ có 9

chỉ số thành phần, riêng chỉ số cạnh tranh bình đẳng năm 2013 bắt đầu xét) cụ thể

nhƣ sau:

Bảng 3.3: Các chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Gia nhập thị trƣờng 8.18 7.49 6.31 8.37 6.44 8.53 8.95 6.21 8.72 8 8.51 7.82

Điểm trung vị 7.36 7.78 8.22 8.3 6.65 8.54 8.73 7.42 8.3 8.42 8.51 7.84

Tiếp cận đất đai 6.01 6.46 6.61 6.09 4.8 5.98 5.78 6.1 6.03 6.05 5.63 6.54

Điểm trung vị 5.92 6.27 6.62 6.42 6.06 6.48 6.52 6.79 5.81 5.92 5.77 6.33

Thiết chế pháp lý 4.00 4.24 2.76 4.39 4.85 4.18 4.02 5.1 5.91 5.65 4.76 6.10

Điểm trung vị 3.77 4.33 4.63 5.33 5.1 5.8 3.55 5.63 5.81 5.78 5.46 5.94

Tính minh bạch 5.81 5.15 6.35 6.99 6.11 6.19 5.91 5.89 5.87 5.83 6.04 6.73

Điểm trung vị 5.34 5.84 6.00 5.91 5.74 5.84 5.78 5.56 6.05 6.17 6.24 6.34

Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 3.53 4.06 4.64 4.35 4.72

Điểm trung vị 5.5 5.15 4.93 5.05 5.14

Nguồn: Số liệu VCCI giai đoạn 2006-2017

Với chỉ số gia nhập thị trƣờng

Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị

trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Chi phí GNTT

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

84

là lĩnh vực kém ƣu thế của tỉnh, đây là một trong những điểm yếu của chỉ số GNTT

của tỉnh so với khu vực và với cả nƣớc trong thời giai đoạn qua.[Bảng phụ lục 3]

Chỉ số GNTT là một trong mƣời chỉ số thành phần có những thay đổi quan

trọng nhất so với các chỉ tiêu khác trong giai đoạn 2006-2017. Tuy nhiên các chỉ số

thay đổi có phần không ổn định, vẫn luôn thấp hơn mức điểm trung vị của cả nƣớc.

Giảm điểm sâu nhất đó là năm 2008 chỉ đạt 6,31 điểm trong đó mức điểm trung vị

của cả nƣớc 8,22 điểm thấp hơn 1,91 điểm. Trong 4 năm tiếp theo điểm số đƣợc nâng

lên xếp thứ 27/63 ở năm 2012. Nhƣng đến năm 2013 điểm số giảm rất mạnh chỉ đạt

6,21 điểm và xếp thứ 61/63 tỉnh trong cả nƣớc. Năm 2016 điểm số có tăng nhẹ đạt

8,51 điểm và xếp thứ 35/63 tỉnh trong cả nƣớc, so với năm 2015 xếp thứ 54/63 điểm

và số điểm vẫn thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc 0,03 điểm. Nguyên nhân làm cho

chỉ số này giảm mạnh so với các tỉnh trong khu vực và trong cả nƣớc vì:

+ Thời gian đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), thời

gian thay đổi GCNQSDĐ, giấy đăng ký còn dài, trung bình cả nƣớc thời gian chờ

đợi để đƣợc cấp GCNQSDĐ là 15 ngày hiện tại của tỉnh Bắc Giang 30 ngày cao

hơn mức trung vị 5 ngày; Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành

các thủ tục để chính thức hoạt động chiếm 18,07% so mức trung vị cả nƣớc là

14,44%; Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục

để chính thức hoạt động trung vị cả nƣớc là 2,08% thì tại Bắc Giang là 3,28% cao

hơn 1,2%.

+ Cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu về chuyên môn chỉ đƣợc đáng giá là

36,59% thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 4,32% (trung bình cả nƣớc là

40,91%).

+ Chỉ có 40,24% đánh giá cán bộ tại bộ phận một cửa nhiệt tình, thân thiện

thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 2,46% (mức trung vị cả nƣớc là 42,70%).

Bên cạnh đó có một số chỉ tiêu đƣợc đánh giá là có chuyển biến tích cực:

Hƣớng dẫn thủ tục tại bộ phận một cửa rõ ràng và đầy đủ tỷ lệ chấp thuận là

79,27% cao gấp 2 lần mức trung vị của cả nƣớc là 44%, Chỉ tiêu ứng dụng công

nghệ thông tin tại bộ phận một cửa cũng đƣợc đánh giá tốt cao hơn mức trung vị

của cả nƣớc là 1,16 điểm.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

85

Chỉ số tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định

Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt:

việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được

đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không bao gồm các

nội dung như: Chỉ số này phải đƣợc xem xét trên mức độ quy hoạch đất đai của tỉnh

có nhƣ vậy mới duy trì đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất tăng điểm trong giai đoạn 2012 đến

2017 nhƣng không đáng kể. Năm 2015 chỉ số đạt 6,05 điểm, tăng 0,02 điểm so với

năm 2014 nhƣng lại giảm 0,06 điểm so với năm 2013, đến năm 2016 chỉ số này

giảm điểm xuống còn 5,63 điểm, thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc 5,81 điểm,

so với năm 2015 giảm 0,42 điểm. Có thể thấy chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất

đƣợc đánh giá là tƣơng đối thấp, cụ thể:

+ Trong sử dụng đất, nếu năm 2006 tổng hợp điểm mà doanh nghiệp đánh giá

rủi ro bị thu hồi đất là 2,45 điểm thì đến năm 2016 con số này là 1,59 điểm [Mức

đo: DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp, VCCI 2016], nhƣ

vậy sẽ ảnh hƣởng đến lòng tin của doanh nghiệp. Mặt khác thời gian chờ đợi thực

sự để đƣợc cấp đất còn dài chƣa ổn định. Thời gian chờ đợi cao nhất là năm 2008 là

170 ngày, năm 2013 là 228 ngày đến năm 2015 giảm xuống còn 45 ngày và nhờ có

sự can thiệp quyết liệt của lãnh đạo các cơ quan số ngày giảm xuống còn 30 ngày

vào năm 2017.

Cũng theo kết quả điều tra của VCCI năm 2015 và 2016 số doanh nghiệp

không đánh dấu vào ô trong danh mục lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh, có

giá trị trung vị là 27,38%, phải chăng chính điểm này đã làm cho kết quả tổng hợp

chung bị ảnh hƣởng và dẫn đến xếp hạng năm 2013 của Bắc Giang sụt giảm so với

các năm trƣớc xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố. Con số này đến năm 2017 có đƣợc cải

thiện đáng kể giảm 2%, chỉ có 23%. DN đƣợc khảo sát đồng ý rằng DN thực hiện

các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp bất kỳ khó khăn

nào về thủ tục. Khó khăn vẫn nằm ở chỗ giải phóng mặt bằng để có đƣợc mặt bằng

kinh doanh.

Chỉ số tính minh bạch

Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần

thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận

một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

86

khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện

các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh

nghiệp. Thống kê của nhóm nghiên cứu PCI cũng đã chứng minh, tăng một điểm của

chỉ số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân.

Đo lƣờng khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần

thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận

một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có đƣợc tham

khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện

các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh

nghiệp. Bao gồm cách tiếp cận tài liệu quy hoạch, tài liệu pháp lý có đƣợc dễ dàng

hay không?… Chỉ số Tính minh bạch của Bắc Giang năm 2017 (6,73 điểm) có tăng

nhẹ là 0,69 điểm so với năm 2016 (6,04 điểm). Song vẫn thuộc nhóm các tỉnh có số

điểm thấp và xếp thứ 46/63 (vẫn thấp hơn giá trị trung bình của cả nƣớc giai đoạn

2006-2017 là 0,32 điểm; thấp hơn các tỉnh đứng đầu 2,80 điểm và chỉ hơn tỉnh có số

điểm thấp nhất 0,35 điểm). Cụ thể các chỉ tiêu bị đánh giá thấp trong giai đoạn này

đó là:

+ Có 65,86% đồng ý rằng: “Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để DN sử dụng cho

hoạt động kinh doanh” thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 14,77% (cả nƣớc là 82,03%).

+ Có 48,15% đồng ý Các tài liệu về ngân sách đƣợc công bố ngay sau khi cơ

quan cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, trong đó mức trung vị của cả nƣớc là 69,57%.

Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu đƣợc chiếm tỷ lệ cao hơn mức trung vị của cả

nƣớc nhƣ: Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập vào trang Website của tỉnh là 78,26% cao

hơn mức trung vị của cả nƣớc là 1,42%.

Một điểm đáng chú ý nữa là tỷ lệ hoàn toàn đồng ý về thƣơng lƣợng với cán

bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn so với cả

nƣớc là 16,84%. Điều đó cho thấy sự cản trở rất lớn đối với chỉ số tính minh bạch

nói riêng và chỉ số NLCT cấp tỉnh nói chung.

Chỉ số thiết chế pháp lý

Là đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư

pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ

hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các

hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

87

Chỉ số Thiết chế pháp lý giai đoạn 2006-2017 là chỉ số thấp nhất trong 10 chỉ số

NLCT cấp tỉnh và rất ít năm có điểm số đạt điểm trung vị của cả nƣớc. Cụ thể có 4

năm là 2008, 2009, 2011 và gần đây nhất là năm 2016 chỉ số này giảm mạnh chỉ đạt

4,76 điểm (xếp thứ 55/63 tỉnh trong cả nƣớc) và thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là

0,7 điểm. Chỉ duy có năm 2017 chỉ số có điểm tăng điểm số đạt 6,10 điểm xếp thứ 9/63

tỉnh và có điểm số cao hơn mức điểm trung vị của cả nƣớc là 1,34 điểm.

Có thể thấy chỉ số Thiết chế pháp lý có sự tăng giảm không ổn định, mặt khác chỉ

số Thiết chế pháp lý của Bắc Giang còn thấp hơn so với giá trị trung bình của cả nƣớc

là 0,50 điểm và thấp hơn nhiều so với các tỉnh có chỉ số Thiết chế pháp lý cao là 0,91

điểm. Các DN còn chƣa đánh giá cao một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2006-2017 nhƣ:

+ Có 25,57% Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi

tham nhũng của cán bộ thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 3,09 điểm (TB cả

nƣớc 30,28%).

+ Có 70% đồng ý với ý kiến Các chi phí chính thức và không chính thức là

chấp nhận đƣợc. Thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 2,63% (Trung vị cả nƣớc

đạt 62,99%).

+ Đặc biệt tỷ lệ vụ án đã đƣợc giải quyết trong năm chỉ đạt có 60% thấp hơn

cả nƣớc 15%.

+ Sự tin tƣởng và tòa án có thể thấy rất thấp điều này không chỉ ở tỉnh Bắc

Giang mà các tỉnh khác cũng vậy trung vị của cả nƣớc là 33,09% trong khi đó tỉnh

Bắc Giang chỉ tiêu này chỉ có 29,29%.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản làm cho điểm số chỉ số thiết chế pháp

lý bị giảm điểm rất cần những biện pháp cấp bách để cải thiện các chỉ tiêu này.

Song bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu cần nhân rộng và phát huy nó để nâng cao chỉ

số Thiết chế pháp lý nhƣ:

+ Có 85,06% Doanh nghiệp tin tƣởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề

bản quyền hoặc thực thi hợp pháp, cao hơn mức trung vị của cả nƣớc là 81,25%.

+ Chỉ tiêu đƣợc đánh giá cao nhất chiếm 89,55% đồng ý là Tòa án các cấp của

tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật trong khi mức trung vị của cả nƣớc

chỉ đạt 80,13%.

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác cũng đƣợc đánh giá cao nhƣ: Tòa án các cấp

của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng, hay phán quyết của toàn đƣợc thi hành

nhanh chóng có điểm số cao hơn mức điểm trung vị của cả nƣớc.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

88

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.

Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Giang năm 2017 chỉ đạt 4,72 điểm có

tăng hơn so với năm 2016 là 0,34 điểm và thấp điểm hơn so với mức trung vị của cả

nƣớc (5,11 điểm), Bắc Giang thuộc nhóm tỉnh có điểm số thấp về cạnh tranh bình

đẳng và xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố (thấp hơn giá trị trung bình của cả nƣớc 0,75

điểm, thấp hơn các tỉnh đứng đầu 3,54 điểm và Bắc Giang vẫn thuộc nhóm có và

chỉ hơn tỉnh có số điểm thấp nhất 0,49 điểm) [Phụ lục phần 2].

Nhiều doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho rằng các tập đoàn kinh tế của nhà nƣớc

đƣợc ƣu ái và có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận đất đai, tiếp cận các khoản

tín dụng, thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản, thủ tục hành chính nhanh

chóng hơn và dễ dàng có đƣợc các hợp đồng từ cơ quan Nhà nƣớc hơn. Các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) thì đƣợc ƣu tiên giải quyết các vấn đề khó

khăn hơn là DN trong nƣớc; nhiều doanh nghiệp cho rằng tỉnh ƣu tiên thu hút đầu

tƣ nƣớc ngoài hơn là phát triển khu vực tƣ nhân; việc tiếp cận đất đai, miễn giảm

thuế TNDN, thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản là những đặc quyền của

các doanh nghiệp FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận đƣợc nhiều

quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh. Đặc biệt có đến 100% các DN đồng ý rằng “Hợp đồng,

đất đai, và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt

chẽ với chính quyền Tỉnh”.

3.1.3.3. Nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm

Chỉ số NLCT giảm điểm là: Là những chỉ số có điểm số năm sau thấp hơn

năm trƣớc trong giai đoạn 2006-2017. Nhƣ vậy, tỉnh Bắc Giang có 3 chỉ số giảm

điểm: 1 Chi phí không chính thức; 2 Chỉ số lao động; 3) Tính năng động và chỉ số

tính năng động, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.4: Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Chi phí

không

chính thức

6.32 6.92 6.6 4.84 6.43 6.7 5.65 5.9 4.51 5.76 5.1 5.51

Đào tạo

lao động 6.41 6.59 3.79 4.29 5.36 4.92 4.69 5.11 5.92 5.69 6.44 6.32

Tính năng

động 4.89 5.19 4.89 4.77 5.5 4.84 4.84 4.96 4.74 4.7 4.67 6.05

Nguồn: Số liệu VCCI giai đoạn 2006-2017

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

89

Chỉ số nguồn lực và đào tạo lao động:

Là đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát

triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người

lao động tìm kiếm việc làm. Thông qua kết quả của VCCI đã thu thập và công bố,

đồng thời kết hợp với số liệu tác giả thu thập đƣợc phân tích đã cho thấy sự khác

biệt của một số yếu tố liên quan đến từng chỉ số PCI giai đoạn 2006 đến năm 2017.

Nếu nhƣ các chỉ số khác đƣợc cải thiện theo xu hƣớng tích cực thì chi phí kinh

doanh cho đào tạo và chi phí kinh doanh cho tuyển dụng có xu hƣớng tăng mạnh

Năm 2010 là 1% thì đến năm 2016 tăng lên là 4,98%. Song so sánh với cả nƣớc cho

thấy có nhiều năm điểm số thấp dƣới mức trung vị cụ thể là các năm 2008, 2009,

2012, 2013, 2015và năm 2017 trung bình từ 0,07 điểm đến 1,2 điểm.

Chỉ số chi phí không chính thức:

Là đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và

các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại

kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các

quy định của địa phương để trục lợi hay không. Đây là vấn đề rất nhạy cảm trong

quá trình nghiên cứu. Một tỉnh làm tốt chỉ số này sẽ đem lại hiệu quả không gì có

thể so sánh đƣợc. Trong cùng khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc có một số tỉnh

chỉ số này rất cao nhƣ Lào Cai, Thái Nguyên, tỉnh giáp ranh với tỉnh nghiên cứu là

Quảng Ninh, Bắc Ninh. Trong quá trình hoạt động xây mới và giải quyết rất nhiều

vấn đề DN không phải trả thêm những khoản chi phí không bất hợp lý sẽ tăng hiệu

quả đầu tƣ tạo đƣợc niềm tin đối với các DN. Đặc biệt là triệt tiêu đƣợc các hiện

tƣợng sách nhiễu trong giải quyết công việc.

Kết quả của năm 2016/2015 chỉ số Chi phí không chính thức giảm 0,6 điểm,

năm 2016/2014 tăng 0,65 điểm và so năm 2016 với 2 năm 2013, 2012 là giảm điểm

0,74 điểm chỉ đạt điểm là 5,16. Điểm sáng là năm 2017 chỉ số này tăng 0,45 điểm.

Cụ thể các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số Chi phí không chính thức đều đƣợc đánh

giá tốt hơn, chỉ có một chỉ tiêu bị đánh giá kém hơn đó là: Nhiều DN phải chi hơn

9,8% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. Tuy nhiên, so sánh Chi phí

không chính thức của Bắc Giang năm 2017 và so với đánh giá chung về Chi phí

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

90

không chính thức trên cả nƣớc, một số chỉ tiêu của tỉnh Bắc Giang vẫn bị đánh giá

khá thấp, cụ thể năm 2017 có đến:

8% DN đồng ý phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức.

59% DN đồng ý phải chi trả loại chi phí không chính thức là điều bắt buộc để

đảm bảo trúng thầu.

57% DN đồng ý cho rằng hiện tƣợng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là

phổ biến.

Chỉ số tính năng động

Chỉ số tính năng động của các nhà lãnh đạo được đánh giá thông qua các tiêu

chí: Ttính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách

Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu

vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính

sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Trong 4 năm 2013-2016 chỉ số này không tăng điểm mà luôn bị giảm xuống

cụ thể năm 2016 giảm 0,03 điểm so với năm 2015, so với năm 2014 chỉ số này giảm

0,07 điểm, so với năm 2013 giảm 0,29 điểm. Trong 2 năm liên tiếp 2011, 2012 có

số điểm bằng nhau là 4,48 điểm. Chỉ duy nhất có năm 2017 chỉ số này tăng cao hơn

so với mức điểm trung vị của cả nƣớc là 0,61 điểm. Có thể thấy, chỉ số tính năng

động và tiên phong của lãnh đạo không ổn định và có xu hƣớng giảm đi. Mặt khác,

chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh của tỉnh Bắc Giang cũng còn

thấp hơn giá trị trung bình của cả nƣớc là 0,19 điểm và thấp hơn nhiều với tỉnh có

chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo có điểm số cao nhất là (7,07

điểm). Các chỉ tiêu của Chỉ số Tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh

đƣợc đánh giá năm 2017 là:

+ Có 37,36% các doanh nghiệp đánh giá cảm nhận của DN về thái độ của chính

quyền tỉnh thấp hơn mức trung vị của cả nƣớc là 6,97% (của cả nƣớc là 44,33%).

+ Tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá về Lãnh đạo tỉnh có chủ trƣơng, chính sách

đúng đắn nhƣng không đƣợc thực hiện tốt ở cấp huyện chiếm tỷ trọng cao 63,64%.

Cao hơn mức trung vị của cả nƣớc 4,48%.

+ Phản ứng của tỉnh khi có điểm chƣa rõ trong chính sách, văn bản trung ƣơng:

“trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” cũng có tỷ lệ cao hơn mức

trung vị của cả nƣớc là 7.02 điểm, mức trung vị của cả nƣớc chỉ có 33,80%.

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

91

Bên cạnh đó cũng có một số chỉ tiêu đƣợc đánh giá tốt nhƣ: UBND tỉnh linh

hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các

doanh nghiệp tƣ nhân hay có 77,78% các doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá những

sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhƣng chƣa đƣợc thực thi tốt ở các Sở, ngành và thấp hơn

mức trung vị của cả nƣớc là 0,79%.

3.2. Phân tích nhân tố đƣa vào nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết

quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang bị

thấp và giảm điểm

3.2.1. Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha cũng đƣợc sử dụng dựa trên các thang đo trong các

tiêu chí tác giả đƣa vào câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân đánh giá về chỉ số NLCT cấp

tỉnh trong phần lý luận, tác giả lựa chọn 86 biến quan sát mà qua điều tra xin ý kiến

của các doanh nghiệp có đƣa ra ảnh hƣởng.

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang

đo đều có giá trị trên 0,60. Thấp nhất là thang đo Chỉ số đào tạo lao động

(α=0,607), cao nhất là thang đo Chỉ số tính minh bạch (α= 0,770). Xem xét hệ số

tƣơng quan biến tổng cho thấy các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến - tổng

khá chặt chẽ giữa các biến quan sát (thấp nhất là biến quan sát ND6 có tƣơng quan

biến tổng là 0,570 và cao nhất là MB5 có tƣơng quan biến tổng là 0,929). Kết quả

đƣợc trình bày tại Bảng 3.5

Bảng 3.5: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến nguyên

nhân để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh

Nhóm biến Cronbach’s Alpha Kết luận

1. Chỉ số gia nhập thị trƣờng 0,702 Chấp nhận đƣợc

2. Chỉ số tiếp cận đất đai 0,708 Chấp nhận đƣợc

2. Chỉ số Tính minh bạch 0,770 Chấp nhận đƣợc

4. Chỉ số Thiết chế pháp lý 0,746 Chấp nhận đƣợc

5. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng 0,763 Chấp nhận đƣợc

6. Chỉ số chi phí không chính thức 0,758 Chấp nhận đƣợc

7. Chỉ số đào tạo lao động 0,607 Chấp nhận đƣợc

8. Chỉ số tính năng động của cán bộ lãnh đạo 0,722 Chấp nhận đƣợc

Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

92

3.2.2. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm

3.2.2.1. Đối với chỉ số Gia nhập thị trường

Bảng 3.6: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số gia nhập thị trƣờng thấp điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n = 689)

Lãnh đạo

các cơ quan

(n=104)

DN ngoài

nhà nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

TT1 Lợi thế vị trí của tỉnh 3,67 3,72 3,63 3,65

TT2 Cơ sở hạ tầng 3,14 3,40 3,14 2,89

TT3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh 3,85 3,94 3,71 3,91

TT4

Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm

chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính

cấp xã (phƣờng)

2,69 2,76 2,60 2,72

TT5

Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm

chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính

cấp huyện (Thành phố)

2,79 4,04 2,15 2,14

TT6

Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm

chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính

cấp tỉnh

3,15 3,41 2,93 3,10

TT7 Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý,

khoa học và đồng bộ) cấp tỉnh 3,05 3,29 2,82 3,04

TT8 Chính quyền tỉnh có đồng hành cùng DN 3,56 3,85 3,56 3,26

TT9 Chính quyền huyện, TP có đồng hành cùng

DN 3,53 3,85 3,56 3,19

TT10 Chính quyền xã có đồng hành cùng DN 3,26 3,43 3,15 3,19

TT11 Thành phố (Huyện) có áp dụng kê khai thuế

qua mạng 2,03 3,41 2,68 2,76

TT12 Tỉnh có áp dụng kê khai thuế qua mạng 2,57 2,90 2,47 2,34

TT13 Thời gian chờ đợi để DN hoàn thành các thủ

tục 2,72 2,54 2,86 2,76

Điểm trung bình 3,09 3,37 3,06 3,14

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân.

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

93

Từ số liệu điều tra cho thấy điểm trung bình chung là 3,09 có nghĩa là các chỉ

tiêu NCS đƣa ra để hỏi về nguyên nhân đánh giá chỉ số này thấp điểm là có sự

thống nhất với ngƣời hỏi và cơ bản ngƣời hỏi đều cho rằng đây là các nguyên nhân

dẫn đến việc đánh giá chỉ số này thấp điểm hiện nay. Trong đó có một số chỉ tiêu có

giá trị khá thấp, hay nói cách khác đây đƣợc coi là những nguyên nhân quan trọng

nhƣ chỉ tiêu: Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ

năng hành chính cấp xã (phƣờng) (2,69), hay Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có

phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính cấp huyện (Thành phố) (2,90);

Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ) cấp tỉnh (3,05);

Thành phố (Huyện) có áp dụng kê khai thuế qua mạng (2,03); Tỉnh có áp dụng kê

khai thuế qua mạng (2,57); Thời gian chờ đợi để DN hoàn thành các thủ tục (2,72).

Tuy nhiên điều quan trọng ở chỗ một số chỉ tiêu có vẻ nhƣ có sự khác biệt

trong đánh giá giữa nhóm doanh nghiệp và nhóm cán bộ quản lý nhƣ về phẩm chất,

năng lực đội ngũ cán bộ các cấp trong khi doanh nghiệp đánh giá là nguyên nhân rất

quan trọng (2,14 và 2,15) thì nhóm cán bộ quản lý lại cho rằng nguyên nhân không

quan trọng (4,04) dẫn đến sự đánh giá thấp về chỉ số NLCT cấp tỉnh, điều này cũng

thấy tƣơng tự trong một số các nhóm tiêu chí đánh giá nguyên nhân khác ở trong

bảng 3.6.

Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng

định khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5%

(Phụ lục: 4.1.1)

Có sự nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân mà chỉ số NLCT cấp tỉnh bị đánh

giá thấp điểm giữa 3 nhóm đƣợc hỏi, nhóm cán bộ quản lý đánh giá mức độ ít quan

trọng hơn so với nhóm doanh nghiệp điều này cũng lý giải một phần tại sao trong

những năm qua tỉnh đã đƣa ra nhiều chính sách mà chƣa thể cải thiện và nâng cao

đƣợc các chỉ số NLCT của mình vì các chính sách đó có thể chƣa thực sự phù hợp

với yêu cầu thực tiễn từ phía doanh nghiệp là những ngƣời có quyền đánh giá chỉ số

NLCT cấp tỉnh của VCCI.

Thông qua kết quả khảo sát và các kiểm định thống kê có thể khẳng định các

yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả chỉ số gia nhập thị trƣờng là: (1) “Phẩm chất đạo đức

của CBCC và thủ tục hành chính”, (2) “Chính quyền có đồng hành cùng doanh

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

94

nghiệp”, (3) “TTHC, Cán bộ cấp xã có đồng hành cùng doanh nghiệp”, (4) “Thời

gian chờ đợi để các doanh nghiệp hoàn thành các tủ tục”, là nguyên nhân làm cho

chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm trong thời gian qua.

3.2.2.2. Đối với chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất

Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thì nguồn tài nguyên, đất đai là

một trong những yếu tố quan trọng, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

hiệu quả cũng là yếu tố sẽ giúp quá trình hình thành năng lực cạnh tranh của mỗi

địa phƣơng.

Đánh giá nguyên nhân Chỉ số tiếp cận đất đai thấp điểm hiện nay nghiên cứu

sử dụng các tiêu chí đánh giá nhƣ sau: Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công

khai ở cấp Xã (cấp huyện, TP, Tỉnh); Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp; Thủ tục

giao đất cho thuê đất có thông báo theo quy định; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng

đất hƣớng dẫn hay thông báo theo quy định; Thời gian hoàn thành các thủ tục công

tác giải phóng mặt bằng có đúng hẹn; Chính sách giá đất cao; Chính sách giá đất

phù hợp; Chính sách giá đất thấp; Ban Quản lý khu công nghiệp trong công tác bố

trí mặt bằng phù hợp; Tính ổn định đất đai của doanh nghiệp.

Từ số liệu điều tra nguyên nhân cho thấy điểm trung bình chung là 3.22 điểm

có thể thấy các chỉ tiêu NCS đƣa ra để hỏi vê nguyên nhân đánh giá tại sao chỉ số

này bị thấp điểm là có sự thống nhất với ngƣời hỏi và cơ bản ngƣời hỏi đều cho

rằng đây là các nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá chỉ số này thấp điểm hiện nay.

Trong đó có một số chỉ tiêu có giá trị khá thấp, hay nói cách khác đây đƣợc coi là

những nguyên nhân quan trọng cụ thể: Trong 12 chỉ tiêu này có 5 chỉ tiêu có mức

điểm đánh giá thấp đó là: Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp Xã

(cấp huyện, TP, Tỉnh) (điểm trung bình 2,32); Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp

(3,24 điểm) và Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có

đúng hẹn (2,60 điểm) thấp hơn điểm trung bình của cả nhóm 0,62 điểm và thấp hơn

điểm cao nhất là 1,26 điểm. Qúa trình tìm hiểu nguyên nhân tại sao chỉ tiêu này bị

điểm thấp nhƣ vậy, hầu hết các ý kiến cho rằng: Tất cả các bộ phận liên quan đến

thủ tục đất đai chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp ở tất cả các công đoạn

liên quan đến thủ tục đất đai.

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

95

Bảng 3.7: Đánh giá nguyên nhân của chỉ số tiếp cận đất đai thấp điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n =

689)

Lãnh đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

DD1. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công

khai ở cấp Xã 3,25 3,38 3,05 3,31

DD2. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công

khai ở cấp huyện (thành phố) 2,32 2,19 2,50 2,28

DD 3. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công

khai ở cấp tỉnh 2,35 2,03 2,58 2,43

DD 4. Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp 3,24 2,78 3,20 3,75

DD 5. Thủ tục giao đất cho thuê đất có thông báo

theo quy định 3,38 3,46 3,45 3,22

DD 6. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hƣớng

dẫn hay thông báo theo quy định 3,56 3,72 3,51 3,44

DD 7. Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác

giải phóng mặt bằng có đúng hẹn 2,60 2,30 2,86 2,64

DD 8. Chính sách giá đất cao so với thị trƣờng 3,67 3,72 3,63 3,67

DD 9. Chính sách giá đất phù hợp so với thị trƣờng 3,62 3,32 3,71 3,83

DD 10. Chính sách giá đất thấp hơn so với thị trƣờng 3,65 3,60 3,68 3,67

DD 11 Ban Quản lý khu công nghiệp trong công tác bố

trí mặt bằng phù hợp 3,86 3,94 3,71 3,93

DD12: Tính ổn định của đất đai trong DN 3,19 3,54 3,07 2,97

Điểm trung bình 3,22 3,17 3,25 3,26

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân

Khả năng để giành vị trí sớm hơn đi vào ổn định hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp đối với vấn đề quyền sử dụng đất rất quan trọng. Có 62,7%

số doanh nghiệp đƣợc hỏi trả lời hài lòng về tính ổn định của mặt bằng kinh doanh

mà doanh nghiệp đã nhận từ tỉnh Bắc Giang. Vậy số còn lại chƣa hài lòng nguyên

nhân do đâu.

Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng

định khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5%

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

96

(Phụ lục: 4.1.2). Kết quả kiểm định có thể khẳng định sự khác biệt trong đánh giá các

nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số đất đai của tỉnh Bắc Giang đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Một là: Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp huyện (thành phố)

(DD2); Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp (DD4); Thủ tục giao đất cho thuê đất có

thông báo theo quy định (DD5) ; Tính ổn định của đất đai trong DN (DD12) doanh

nghiệp đánh giá là nguyên nhân quan trọng và có nguyên nhân, về phía chính quyền

đánh giá đó là nguyên nhân không quan trọng.

Hai là: Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có đúng

hẹn (DD7); Chính sách giá đất phù hợp so với thị trƣờng (DD9) chính quyền lãnh đạo

tỉnh đánh giá là nguyên nhân quan trọng nhƣng DN chỉ ra rằng có nguyên nhân và

nguyên nhân đó có thể chấp nhận đƣợc.

Đây là những nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh trong

thời gian qua. Chính quyền các cơ quan quản lý chƣa đáp ứng kịp thời đúng và

trúng các yêu cầu cấp bách mà DN đã và đang cần chính quyền cấp tỉnh có một

chính sách nhất định để thực hiện giúp cho các doanh nghiệp ổn đinh mặt bằng cơ

sở và phát triển DN.

3.2.2.3. Chỉ số tính minh bạch

Kết quả điều tra của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc về nguyên nhân thấp

điểm của chỉ số tính minh bạch đƣợc thể hiện bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình

chung là 3.35 kết luận là “Có nguyên nhân” có nghĩa là các chỉ tiêu NCS đƣa ra để

hỏi về nguyên nhân đánh giá chỉ số này thấp điểm là có sự thống nhất với ngƣời hỏi

và cơ bản ngƣời hỏi đều cho rằng đây là các nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá chỉ

số này thấp điểm trong giai đoạn 2006-2017 này. Có 3/8 chỉ tiêu đƣợc đánh giá mức

độ “nguyên nhân không quan trọng” cụ thể là các chỉ tiêu: Tài liệu pháp lý có liên quan

đến DN đƣợc dễ dàng hay không (MB1:3,95 điểm); Chỉ tiêu Các chính sách và quy

định mới cấp huyện có đƣợc tham khảo ý kiến DN (MB2:3.63 điểm) và Mức độ tiện

dụng của trang web tỉnh đối với DN (MB5 : 3.45 điểm). Còn lại cho thấy có 5 chỉ tiêu

có điểm số nhỏ hơn 3.4 điểm trên thang điểm 5 chủ yếu bởi các nguyên nhân nhƣ: Việc

triển khai thực hiện các chính sách quy định đó có kịp thời (2,76 điểm); Sự minh bạch

về thông tin và chính sách của chính quyền tại huyện (3,06 điểm); Sự minh bạch về

thông tin và chính sách của chính quyền tại tỉnh (3,19 điểm); Tài chính minh bạch

trong mối quan hệ giữa thuế và chi phí của chính quyền (3,35 điểm). Có thể nói khó có

thể tiếp cận đƣợc các văn bản hƣớng dẫn, các kế hoạch của địa phƣơng gây cản trở

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

97

trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cụ thể nhƣ: Thông báo thuế, hay các kết

luận của các đợt thanh tra kiểm tra môi trƣờng…

Bảng 3.8: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số Tính minh bạch thấp điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n =

689)

Lãnh đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

MB1: Tài liệu pháp lý có liên quan đến DN

đƣợc dễ dàng 3,95 4,32 3.01 4.52

MB2: Các chính sách và quy định mới cấp

huyện có đƣợc tham khảo ý kiến DN 3,63 4,30 3.26 3.35

MB3: Các chính sách và quy định mới cấp tỉnh

có đƣợc tham khảo ý kiến DN 3,16 3,31 2,99 3,19

MB4: Việc triển khai thực hiện các chính sách

quy định đó có kịp thời 2,76 2,82 2,59 2,86

MB5: Mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối

với DN. 3.45 3.48 3.12 3.75

MB6: Sự minh bạch về thông tin và chính sách

của chính quyền tại huyện 3,06 3,11 3,04 3,04

MB7: Sự minh bạch về thông tin và chính sách

của chính quyền tại tỉnh 3,19 3,03 3,08 3,46

MB8: Tài chính minh bạch trong mối quan hệ

giữa thuế và chi phí của chính quyền 3,35 3,60 3,25 3,21

Điểm trung bình 3,35 3,58 3,04 3,43

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan

trọng; 2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00:

không phải là nguyên nhân

Trong đánh giá nguyên nhân về chỉ số Tính minh bạch thấp điểm cho thấy sự

khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng định khi dùng

công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5% (Phụ lục: 4.1.3).

Từ kết quả đánh giá có sự khác biệt đó NCS tìm hiểu nguyên nhân cho thấy:

Trong những năm qua sự nỗ lực của tỉnh đã tạo đƣợc một số kết quả mang tính kỹ

thuật, nhƣ xây dựng Cổng thông tin điện tử, thành lập các trang web tỉnh Bắc Giang

và các Sở (theo Quyết định số 97/GP-TTĐT do Cục phát thanh Truyền hình và

thông tin điện tử cấp ngày 16/7/2012) để cung cấp thông tin rộng rãi các văn bản

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

98

pháp quy của tỉnh và của huyện của các sở ngành. Tuy rằng có muộn so với các tỉnh

khác trong khu vực song đến nay 100% các bộ công chức đã có hộp thƣ điện tử

riêng, nhƣng số cán bộ sử dụng thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng chƣa cao (36,5%).

Bên cạnh đó nội dung trang web còn nghèo nàn thiếu thông tin, hiệu quả cung cấp

thông tin cho DN còn chƣa cao cụ thể: Sở tài nguyên và môi trƣờng, Sở tài chính,

Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, Trung tâm xúc tiến thƣơng mại - Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở

thông tin và truyền thông…

Các văn bản, tài liệu chƣa công khai sau khi đã đƣợc duyệt đặc biệt là tài liệu

về Ngân sách. Bên cạnh đó để tiếp cận đƣợc các văn bản, thông tin này thì phải nhờ

mối quan hệ mói có.

Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh còn cho biết mức độ trao đổi thảo luận

chính sách khi có sự thay đổi giữa chính quyền cấp tỉnh và DN chƣa đƣợc sâu sắc,

với 44,8% cho là thỉnh thoảng 33,1% cho là hiếm khi và 22,1% không bao giờ. Nhƣ

vậy việc chƣa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nƣớc nói riêng các doanh

nghiệp nói chung tham gia vào quá trình xây dựng các kế hoạch, quy định… không

những làm giảm tính khả thi trong thực hiện các chính sách của tỉnh, các doanh

nghiệp là ngƣời trực tiếp chịu ảnh hƣởng, họ ít hiểu biết về các chƣơng trình chính

sách, các cơ chế hỗ trợ,… do vậy đã làm giảm đi những nỗ lực của tỉnh trong “con

mắt” các nhà DN. Đồng thời làm giảm đi tính minh bạch, tính công bằng, sự ổn

định trong việc thực thi các quy định của Nhà nƣớc và của tỉnh. Bên cạnh đó DN

còn gặp khó khăn trong dự đoán chính sách của tỉnh (chỉ khoảng 18% là dự đoán

đƣợc các chính sách của tỉnh là nhờ có các kênh thông tin khác). Do vậy, khiến DN

phải thƣơng lƣợng với cán bộ Nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh của mình

những lĩnh vực thƣờng xuyên thỏa thuận đó là: Lĩnh vực thuế, tài chính, đầu tƣ, đất

đai…) trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.2.4. Chỉ số thiết chế pháp lý

Có 11 chỉ tiêu nghiên cứu sinh đƣa ra để hỏi về nguyên nhân đánh giá chỉ số

thiết chế pháp lý bị thấp điểm là có sự thống nhất với ngƣời hỏi và cơ bản ngƣời hỏi

đều cho rằng đây là các nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá chỉ số này thấp điểm

hiện nay. Cụ thể các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài trong đánh giá nguyên nhân bị thấp điểm cho thấy là không có chỉ tiêu nào có

điểm đánh giá là “Nguyên nhân không quan trọng” hay “Không phải là nguyên

nhân”, điểm trung bình của chỉ số thiết chế pháp lý đƣợc đánh giá rất thấp (2,68

điểm - là có nguyên nhân và có thể coi đó là nguyên nhân quan trọng), không có

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

99

nhân tố nào đƣợc cho điểm 3,40 trở lên. Chỉ có 02 chỉ tiêu đƣợc các nhà lãnh đạo và

các doanh nghiệp đánh giá rất thấp và là “Nguyên nhân rất quan trọng” đó là: Do số

lƣợng đơn nhiều ở cấp huyện, tỉnh là nguyên nhân chậm trễ (PL9, PL10 -với điểm

số là 1,98 và 2,08 điểm). Sau đó là nguyên nhân đƣợc cả các nhà lãnh đạo và các

doanh nghiệp đánh giá là nguyên nhân “Quan trọng” là Lòng tin của các tổ chức (cá

nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và tƣ pháp của tỉnh (PL2 :2,63

điểm). Điểm trung bình của chỉ số thiết chế pháp lý đạt 2,68 điểm. Có thể nói đây

chính là nguyên nhân làm cho chỉ số thiết chế pháp lý bị thấp điểm trong suốt 12

năm qua, Cụ thể đƣợc mô tả bảng 3.9 nhƣ sau:

Bảng 3.9: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số pháp lý thấp điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n = 689)

Lãnh

đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN

ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

PL1. Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp)

đối với cơ quan nội chính và tƣ pháp của huyện. 2,82 2,38 3,12 2,96

PL 2. Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp)

đối với cơ quan nội chính và tƣ pháp của tỉnh 2,63 2,39 2,72 2,79

PL 3. Thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem

là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp 2,91 2,78 3,20 2,74

PL 4. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng

nhiễu của CBCC tại xã 2,82 3,24 2,57 2,65

PL 5. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng

nhiễu của CBCC tại huyện (Thành phố) 2.60 2,39 2,72 2,70

PL 6. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng

nhiễu của CBCC tại tỉnh 2,86 2,84 2,89 2,86

PL 7. Các kết luận đƣa ra của tòa án huyện trong xử lý

các tranh chấp 2,81 2,62 3,09 2,72

PL 8. Các kết luận đƣa ra của tòa án tỉnh trong xử lý

các tranh chấp 2,83 2,84 2,80 2,86

PL 9. Do số lƣợng đơn nhiều, ở cấp huyện là nguyên

nhận chậm trễ 2,18 2,37 1,98 2,18

PL 10. Do số lƣợng đơn nhiều ở cấp tỉnh là nguyên

nhận chậm trễ 2,25 2,57 2,08 2,10

PL11. Chi phí cho giải quyết các thủ tục chƣa đúng 2.79 2.84 2.80 2,73

Điểm trung bình 2,68 2,66 2,72 2,66

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

100

Nguyên nhân tại sao lại thấp nhƣ vậy? Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá là

cán bộ các đơn vị từ cấp xã đến cấp tỉnh gây sách nhiễu mà họ không biết khiếu nại

ở đâu và nếu có sẽ càng cản trở và công việc, thời gian càng phải chờ đợi lâu và nếu

có đƣợc giải quyết các khiếu nại đó thì cũng không đƣợc thoả đáng. Thậm chí họ

còn phải trả các khoản chi phí mà không có trong khoản phí phải nộp, thời gian giải

quyết chậm, các kết luận không đƣợc thoả đáng. Một số chỉ tiêu của Chỉ số thiết chế

pháp lý là nguyên nhân gây ra giảm điểm nhƣ: Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ

kiện kinh tế còn chậm (chỉ có 59,29% doanh nghiệp cho rằng Tòa án các cấp của

tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (năm 2016 là 64%); Phán quyết của tòa án

đƣợc thi hành còn chậm (có 61,11% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa án

đƣợc thi hành nhanh chóng (năm 2016 là 71%); Tỷ lệ DN sẵn sàng sử dụng tòa án

để giải quyết các tranh chấp là 32,28% (năm 2016 là 42%).

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu vẫn ở mức thấp nhƣ chỉ có 35,38% số doanh

nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo hành vi tham nhũng

của cán bộ. Vậy cần khắc phục ngay những thiếu sót đó để các doanh nghiệp có

lòng tin với pháp luật trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.2.5. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng

Kết quả điều tra các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp cho thấy điểm trung

bình chung là 2,85 có nghĩa là các chỉ tiêu NCS đƣa ra để hỏi về nguyên nhân đánh

giá chỉ số này thấp điểm là có sự thống nhất với ngƣời hỏi và cơ bản ngƣời hỏi đều

cho rằng đây là các nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá chỉ số này thấp điểm hiện

nay cụ thể:

Không có chỉ tiêu đạt mức điểm 3.4 trở nên đó là chỉ tiêu, chỉ có 2/12 chỉ tiêu

đƣợc đánh giá là “có nguyên nhân” là các chỉ tiêu nhƣ: Thủ tục vay vốn (CT 10:

3,17 điểm) và không thể vay vốn nếu không có thế chấp (CT 9: 3,19 điểm). Các chỉ

tiêu này nhờ sự can thiệp kịp thời của Chính phủ mà ngày nay các thủ tục vay vốn

đƣợc đơn giản hơn và các chính sách vay vốn cũng đƣợc mềm hoá hơn (Quy định

tại Điều 94 Bộ Luật dân sự). Nhƣ vậy có thể thấy trong cạnh tranh bình đẳng dù

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

101

doanh nghiệp thuộc nhóm đối tƣợng nào nhƣng đảm bảo các tiêu chí trên thì đều có

thể bình đẳng vay vốn tại các ngân hàng. Còn lại 10/12 chỉ tiêu là nguyên nhân

“Quan trọng” ảnh hƣởng đến chỉ số cạnh tranh bình đẳng bị thấp điểm. Trong đó có

một số chỉ tiêu có giá trị khá thấp, hay nói cách khác đây đƣợc coi là những nguyên

nhân quan trọng nhƣ chỉ tiêu: Tài chính, ngân hàng và vốn vay của DN (2,41); ƣu

đãi cho doanh nghiệp FĐI hơn là doanh nghiệp trong nƣớc (2,64); DNNN dễ dàng

có đƣợc các hợp đồng kinh tế hơn là các DNVVN (2,74); Vì DNNN thuận lợi trong

tiếp cận đất đai hơn là DNTN (2,81); Vì DNNN thuận lợi vay vốn tín dụng ngân

hàng hơn là DNTN (2,81); Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn so với tỷ

trọng nợ của DNDD (2,82); Chi phí cho cán bộ ngân hàng (2,84); Chính quyền tỉnh

ƣu đãi doanh nghiệp Lớn hơn là DNVVN(2,86); ƣu đãi cho Tổng công ty, tập đoàn

nhà nƣớc hơn là các DNTN(2,87) và DN chƣa có chính sách nào ƣu đãi để đƣợc

vay vốn (2,99).

Tuy nhiên điều quan trọng ở chỗ một số chỉ tiêu có vẻ nhƣ có sự khác biệt

trong đánh giá giữa nhóm doanh nghiệp và nhóm cán bộ quản lý nhƣ DNNN dễ dàng

có đƣợc các hợp đồng kinh tế hơn là các DNVVN các doanh nghiệp đánh giá là

nguyên nhân quan trọng thì các nhà lãnh đạo cho rằng nó chỉ là “có nguyên nhân”

hay chỉ tiêu DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp các nhà lãnh đạo cho rằng

đây là nguyên nhân “không quan trọng”, còn đối với các doanh nghiệp đó là có

nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN dẫn đến

sự đánh giá thấp về chỉ số NLCT cấp tỉnh, điều này cũng thấy tƣơng tự trong một số

các nhóm tiêu chí đánh giá nguyên nhân khác ở trong bảng 3.10.

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

102

Bảng 3.10: Đánh giá của các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp về nguyên nhân

chỉ số cạnh tranh bình đẳng thấp điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n = 689)

Lãnh

đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN

ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

CT1: ƣu đãi cho Tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc

hơn là các DNTN 2,87 2,84 2,89 2,87

CT2: ƣu đãi cho doanh nghiệp FĐI hơn là doanh

nghiệp trong nƣớc 2,64 2,62 2,61 2,68

CT3: Chính quyền tỉnh ƣu đãi doanh nghiệp Lớn

hơn là DNVVN 2,86 3,38 2,54 2,66

CT4- DNNN dễ dàng có đƣợc các hợp đồng kinh

tế hơn là các DNVVN 2,74 3,30 2,34 2,58

CT5- Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đai

hơn là DNTN 2,81 3,36 2,65 2,41

CT6: Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn

so với tỷ trọng nợ của DNDD 2,82 2,88 2,72 2,85

CT7: Vì DNNN thuận lợi vay vốn tín dụng ngân

hàng hơn là DNTN 2,81 2,88 2,72 2,83

CT8: Tài chính,ngân hang và vốn vay của DN 2,41 2,19 2,53 2,52

CT9: DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp 3,19 3,55 3,01 3,02

CT10: Thủ tục vay vốn 3,17 3,31 3,14 3,05

CT11: Chi phí cho cán bộ ngân hàng 2,84 3,21 2,61 2,70

CT12: DN chƣa có chính sách nào ƣu đãi để đƣợc

vay vốn 2,99 3,00 3,08 2,89

Điểm trung bình 2,85 3,04 2,74 2,76

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng; 2,61-

3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không phải là

nguyên nhân

Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng

định khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5%

(Phụ lục: 4.1.5).

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

103

Có sự nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân mà chỉ số NLCT cấp tỉnh bị đánh

giá thấp điểm giữa 3 nhóm đƣợc hỏi, nhóm cán bộ quản lý đánh giá mức độ ít quan

trọng hơn so với nhóm doanh nghiệp điều này cũng lý giải một phần tại sao trong

những năm qua tỉnh đã đƣa ra nhiều chính sách mà chƣa thể cải thiện và nâng cao

đƣợc các chỉ số NLCT của mình vì các chính sách đó có thể chƣa thực sự phù hợp

với yêu cầu thực tiễn từ phía doanh nghiệp là những ngƣời có quyền đánh giá chỉ số

NLCT cấp tỉnh

Thông qua kiểm định có thể khẳng định các nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết

quả chỉ số cạnh tranh bình đẳng có chỉ số bị thấp điểm là: (1) “Chính quyền tỉnh ƣu

đãi doanh nghiệp Lớn hơn là DNVVN”, (2) DNNN dễ dàng có đƣợc các hợp đồng

kinh tế hơn là các DNVVN, (3) “Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đai hơn là

DNTN” là những nguyên nhân mà nhóm DN ngoài nhà nƣớc và DN có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài đánh giá “ Nguyên nhân quan trọng” thì các nhà lãnh đạo cho rằng đó

chỉ là “Có nguyên nhân ảnh hƣởng”. Bên cạnh đó việc chính quyền tỉnh “ƣu đãi cho

doanh nghiệp FDI hơn là doanh nghiệp trong nƣớc” đặc biệt trong các lĩnh vực thuê

đất, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đã đăng ký đầu tƣ và đƣợc cấp chủ trƣơng

đầu tƣ đi vào hoạt động, có mặt bằng sản xuất, hoàn thành các thủ tục để triển khai

dự án.

3.2.3. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh giảm điểm

3.2.3.1. Chỉ số chi phí không chính thức

Theo kết quả đánh giá của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bắc

Giang thì chí phí không chính thức đƣợc coi là chỉ số có điểm số thấp trong các chỉ

số đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Đánh giá nguyên nhân việc chỉ số này giảm điểm hiện nay, nghiên cứu sinh

sử dụng các chỉ tiêu để ngƣời hỏi có thể cho ý kiến đánh giá, kết quả cho thấy

không có tiêu chí nào đƣợc đanh giá bằng và lớn hơn điểm 3,4 điểm, hay nói cách

khác mọi ngƣời đều cho rằng đây là nguyên nhân hoặc nguyên nhân quan trọng dẫn

đến việc giảm điểm của chỉ số này (Điểm trung bình của chỉ số này là: 2,54 điểm)

Bảng 3.11.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

104

Bảng 3.11: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số chi phí không chính thức

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n =

585)

DN

ngoài

NN

(n=314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

CP1: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã 2.54 2,42 2,66

CP2: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã 2.50 2,40 2,60

CP 3: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở huyện 2.73 2,85 2,61

CP4: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở tỉnh 2.80 2,69 2,90

CP5: Khi làm thủ tục thuế tại Huyện 2.65 2,50 2,79

CP6: Khi làm thủ tục thuế tại tỉnh 2.61 2,60 2,62

CP7: Khi tiếp CBCC xuống DN công tác 2.47 2,16 2,77

CP8: Qùa biếu cho các ngày quan trọng tại địa phƣơng 2.26 2,03 2,49

CP9: Khác 2.62 2,40 2,83

Điểm trung bình 2,59 2,45 2,70

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân đƣợc các nhà doanh nghiệp chỉ ra cụ thể: Chỉ ƣớc

các khoản chi phí mà Doanh nghiệp phải trả tính Tỷ lệ chi phí không chính thức các

loại trên doanh thu, các khoản chi phí không chính thức DN bỏ ra chiếm từ 10% đến

20% [VCCI, 2016].

Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng cho thấy.

Bên cạnh đó cán bộ nhà nƣớc ở cả 3 cấp đều gây khó khăn khi làm các thủ tục giấy

tờ “Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã” với điểm số TB là

2,54 điểm, điển hình là: Sở kế hoạch đầu tƣ (143/585 phiếu =24,5%); Sở tài chính

(138/585 phiếu = 23,6%); thuế tỉnh (thành phố) 130/585=22,2%); Ban quản lý các

khu công nghiệp (80/585 = 13,6%); Sở tƣ pháp (47/585 = 8%), còn lại các đơn vị

khác trong tỉnh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải trả thêm các khoản chi phí:

nhƣ phí làm lại thủ tục, chi phí đi lại và các chi phí khác dể lấy đƣợc chữ ký và xác

nhận ở các cấp. Những đơn vị mà doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần nhất để lấy

đƣợc xác nhận và chữ ký đó là: Sở tài nguyên và môi trƣờng (117/585 phiếu

=20%); Sở kế hoạch và đầu tƣ (110/585 phiếu=18,75%); Ban quản lý các khu công

nghiệp (102/585phiếu =17,6); Trạm Hải quan (70/585 phiếu =12%)… và các đơn vị

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

105

khác. Cũng tại bảng cho thấy các doanh nghiệp đánh giá là chi phí nhiều nhất đó là

“CP7: Khi tiếp CBCC xuống DN công tác” với điểm số là 2,53 điểm; CP8: Qùa

biếu cho các ngày quan trọng tại địa phƣơng (CP8 : 2,38 điểm).

Nhƣ vậy không những DN phải trả thêm chi phí mà còn ảnh hƣởng đến thời

gian làm việc của các DN.

3.2.3.2. Chỉ số lao động

Nếu nhƣ trƣớc đây các doanh nghiệp đến với Bắc Giang vì có lực lƣợng lao

động dồi dào, thì nay đã bị đánh giá giảm đi vì chất lƣợng tay nghề của lao động

chƣa đáp ứng đƣợc, các doanh nghiệp phải cắt một phần doanh thu để đào tạo lại

cho ngƣời lao động, trong 7 chỉ tiêu này chỉ có ba chỉ tiêu có điểm số là nhỏ hơn 3,4

điểm đó là DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động (LD5) với điểm số

3,00 điểm; LD6: Thị trƣờng lao động tại tỉnh có phong phú (3,15 điểm) và LD7:

Khi tranh chấp giữa ngƣời lao động với DN chính quyền có kịp thời can thiệp (3,14

điểm). Còn lại các điểm số với điểm trung bình là 3,65 điểm phản ánh nguyên nhân

ảnh hƣởng đến lao động có thể chấp nhận đƣợc.

Bảng 3.12: Đánh giá nguyên nhân chỉ số lao động giảm điểm

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n = 689)

Lãnh

đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

LD1: Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu Sức khỏe của DN 4,19 4,49 4,12 3,95

LD2: Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ năng, trình độ

làm việc của DN 3,39 3,22 3,63 3,33

LD3: Cơ sở đào tạo có thỏa mãn yêu cầu với DN 2,66 2,98 2,26 2,74

LD4: Chất lƣợng nghề lao động có phù hợp với DN 2,86 2,32 3,24 3,03

LD5: DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động 3,00 2,68 3,13 3,18

LD6: Thị trƣờng lao động tại tỉnh có phong phú 3,15 2,68 3,25 3,51

LD7: Khi tranh chấp giữa ngƣời lao động với DN chính

quyền có kịp thời can thiệp. 3,14 2,68 3,25 3,49

Điểm trung bình 3,20 3,01 3,27 3,32

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

106

Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời đƣợc khảo sát đƣợc khẳng

định khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại mức ý nghĩa sai số 5%

(Phụ lục: 4.1.7) cho thấy tại chỉ tiêu này nguyên nhân bị giảm điểm lại nằm ở chỗ các

nhà lãnh đạo chính quyền hầu hết cho rằng các nguyên nhân này là “Quan trọng”

nhƣ: DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động; Thị trƣờng lao động tại tỉnh

có phong phú. Nhƣng các nhà DN cho rằng đó chỉ là “có nguyên nhân” hầu hết lao

động hiện tại đáp ứng đƣợc nhu cầu của các DN đã và đang hoạt động trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên có 2 nhân tố mà cả 3 nhóm đánh giá là nguyên nhân: Cơ

sở đào tạo có thỏa mãn yêu cầu với DN và Chất lƣợng nghề lao động có phù hợp với

DN. Đây chính là một phần nguyên do trong quản lý của chính quyền tỉnh khi chƣa

đáp ứng đúng và trúng trong quản lý để thỏa mãn nhu cầu của DN trong lâu dài các

DN cần đến nguồn lực lao động có chất lƣợng cao.

3.2.3.3. Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

Cảm nhận của Doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực

tƣ nhân là thấp, đạt 35,43% (năm 2016 là 41%). Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp

cho rằng các giải pháp chỉ đạo của UBND tỉnh vẫn chƣa đƣợc thực hiện nghiêm ở

cấp cơ sở khi: Có 76,47% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng “Có những sáng kiến

hay ở cấp tỉnh nhƣng chƣa đƣợc thực thi tốt ở các Sở, ngành (năm 2014 là 79%);

đồng thời có 61,95% số doanh nghiệp cho rằng “Lãnh đạo tỉnh có chủ trƣơng, chính

sách đúng đắn nhƣng không đƣợc thực hiện tốt ở cấp huyện” (năm 2014 chỉ là

71%). Vậy nhóm nhân tố nào ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất và cần đƣợc cải thiện ngay.

Kết quả khảo sát Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

còn cho thấy nguyên nhân đó là chính quyền tỉnh và DN còn có đánh giá khác về

chính sách thu hút đầu tƣ, hiệu quả khi xử lý các công việc…đặc biệt là các DN

ngoài nƣớc họ cho rằng đó là nguyên nhân “Quan trọng” nhƣng chính quyền chỉ

đánh giá đó là “có nguyên nhân”. Kết quả đánh giá còn cho thấy nguyên nhân ảnh

hƣởng đến chỉ số bị giảm điểm bởi các nguyên nhân chủ yếu có điểm đánh giá

<2,60 điểm là:

+ Có hỗ trợ DN về văn bản thủ tục hành chính (ND13: 2,6 điểm)

+ Tỉnh có trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN (ND14: 2,22 điểm).

+ Tỉnh có xây dựng ngành mũi nhọn để thu hút đầu tƣ (ND1: 2,63 điểm).

+ Các văn bản hành chính ở cả 2 cấp quản lý chƣa phù hợp: Quản lý của

lãnh đạo cấp xã có linh động trong các thủ tục hành chính (ND2-2,84điểm).

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

107

+ Chính sách kinh tế cấp huyện và tỉnh có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho DN

phát triển chƣa phù hợp, tạo điều kiện cho môi trƣờng hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp đều đạt (ND3: 3,15 điểm và ND4- 3,26 điểm).

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh những nhƣợc điểm của tỉnh cụ thể: Chƣa áp dụng

công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại thành phố (ND11-2,87 điểm).

+ Có xây dựng một mô hình “bộ máy” cụ thể hoạt động giúp đỡ DN (ND8 -

3,04 điểm).

Do vậy mà các văn bản của tỉnh triển khai hƣớng dẫn thực hiện đều không giúp

đƣợc gì nhiều cho doanh nghiệp. Kết quả đƣợc đánh giá qua bảng 3.13 nhƣ sau:

Bảng 3.13: Đánh giá nguyên nhân về Chỉ số tính năng động và tiên phong của

chính quyền tỉnh

Đơn vị tính: điểm

Các nguyên nhân

Tổng

mẫu

(n = 689)

Lãnh

đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN

ngoài

nhà

nƣớc

(n =314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

ND1: Tỉnh có xây dựng ngành mũi nhọn để thu hút đầu tƣ 2,63 2,83 2,50 2,55

ND2Quản lý của lãnh đạo cấp xã có linh động trong các

thủ tục hành chính 2,84 2,88 2,72 2,91

ND3: Cấp huyện có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên 3,15 3,31 2,99 3,14

ND4: Cấp tỉnh có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên 3,26 3,21 3,20 3,37

ND5: Chất lƣợng xử lý công việc tại huyện 2,72 2,98 2,26 2,92

ND6: Chất lƣợng xử lý công việc tại tỉnh 2,69 2,91 2,59 2,56

ND7: Tỉnh có ứng dụng KHCN trong giải quyết công việc 3,24 3,21 3,20 3,30

ND8: Có xây dựng một mô hình “bộ máy” cụ thể hoạt

động giúp đỡ DN 3,04 2,91 2,59 3,62

ND9: Có hỗ trợ DN về vốn 3,69 4,49 3,31 3,27

ND10: Có hỗ trợ DN về đất đai 2,83 2,88 2,72 2,88

ND11: Có hỗ trợ DN về thông tin 2,87 3,13 2,76 2,72

ND12: Có hỗ trợ DN về phát triển sản phẩm mới 3,25 3,43 3,15 3,16

ND13: Có hỗ trợ DN về văn bản thủ tục hành chính 2,16 2,37 1,98 2,14

ND14: Tỉnh có trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN 2,22 2,54 2,07 2,04

Điểm trung bình 2,90 3,08 2,72 2,90

Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra, 2017

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân quan trọng;

2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng; 4,21-5,00: không

phải là nguyên nhân

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

108

Vì vậy cần thay đổi một số nội dung quản lý của chính quyền các cấp tại

tỉnh kịp thời trong công việc nhƣ ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tại

thành phố bằng các thiết bị thông minh (máy chấm công, camera giám sát, các

phần mềm hỗ trợ bằng máy tính…) để tránh tình trạng nhân viên đến muộn về

sớm khi mà các doanh nghiệp đến làm việc phải chờ đợi lâu. Chính quyền tỉnh

chƣa nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò, tính năng động và tiên

phong của lãnh đạo.

Vì vậy, nên khi triển khai các văn bản chính sách ở cấp tỉnh đƣa ra ý tƣởng

rất tốt nhƣng thực thi ở doanh nghiệp rất dở Các văn bản từ trên triển khai xuống

không có sự giám sát nên kết quả thực hiện không cao ảnh hƣởng rất nhiều đến

hoạt động của doanh đôi khi nó mang tính hình thức, phong trào.

3.3. Đánh giá chung các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh bị giảm điểm và thấp điểm

Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại

tỉnh Bắc Giang với giá trị trung bình của tổng thể mẫu (689 lãnh đạo và DN)

đƣợc mô tả trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Giá trị trung bình đánh giá các nguyên nhân ảnh hƣởng

đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang

Thang đo

Tổng

mẫu

(n =

689)

Lãnh

đạo

các cơ

quan

(n=104)

DN

ngoài

nhà

nƣớc

(n

=314)

Doanh

nghiệp

FDI

(n=271)

1. Chỉ số gia nhập thị trƣờng 3,08 3,43 3,02 3,14

2. Chỉ số tiếp cận đất đai 3,22 3,17 3,25 3,26

3. Chỉ số tính minh bạch 3,32 3,50 3,04 3,42

4. Chỉ số thiết chế pháp lý 2,68 2,66 2,72 2,66

5. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng 2,85 3,04 2,74 2,76

6. Chỉ số chi phí không chính thức 2,59 2,61 2,45 2,70

7. Chỉ số lao động 3,20 3,01 3,27 3,32

8. Chỉ số tính năng động của lãnh đạo chính quyền tỉnh 2,90 3,08 2,72 2,90

Điểm trung bình 2,96 3,06 2,84 3,14

Nguồn:Tổng hợp kết quả xử lý số liệu của luận án

Ghi chú: 1,00-1,80: nguyên nhân rất quan trọng; 1,81-2,60: nguyên nhân

quan trọng; 2,61-3,40: có nguyên nhân; 3,41-4,20: nguyên nhân không quan trọng;

4,21-5,00: không phải là nguyên nhân

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

109

Qua các số liệu phân tích trong bảng 3.14 cho thấy, nhìn chung ngƣời hỏi

đều chỉ ra các nguyên nhân cho các chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang đã

đƣợc VCCI đánh giá là giảm điểm và thấp điểm trong giai đoạn vừa qua. Các

doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn chỉ ra một số chỉ số nguyên nhân quan trọng,

điều này đƣợc thể hiện qua giá trị trung bình của thang đo các nhân tố ảnh hƣởng

đến chỉ số NLCT dao động trong khoảng từ 2,4 đến 3,4. Nhóm nguyên nhân của

Chỉ số Thiết chế pháp lý có giá trị trung bình thấp nhất thể hiện rằng nguyên

nhân là quan trọng hơn hết và nhóm nguyên nhân cho chỉ số lao động có giá trị

trung bình cao nhất thể hiện rằng nguyên nhân ít quan trọng nhất so với các

nguyên nhân của các nhóm chi số khác.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại lễ công bố kết quả chỉ số NLCT cấp

tỉnh của VCCI trung tuần tháng 3 năm 2017, thì chỉ số gia nhập thị trƣờng, chỉ

số tiếp cận đất đai và chỉ số thiết chế pháp lý ở hầu hết các tỉnh tại Việt Nam

hiện nay còn rất thấp, hầu hết các DN đều thiếu các yếu tố nguồn lực khi tham

gia cạnh tranh, các DN ngoài nhà nƣớc không có hoặc ít có khả năng cạnh tranh

trực tiếp với các DN nƣớc ngoài dẫn tới rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang

bị các DN nƣớc ngoài thôn tính và lấn át, cơ hội để tồn tại của các Doanh nghiệp

ngoài nhà nƣớc là rất thấp nếu không có các biện pháp tự đổi mới và nâng cao

NLCT, đây cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số cạnh tranh bình đẳng bị thấp

điểm trong nhiều năm qua.

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

110

Kết luận chƣơng 3

Nội dung của chƣơng 3 đã trình bày tổng quan về thực trạng chỉ số năng lực

cạnh tranh của cả nƣớc và của tỉnh Bắc Giang, Thực trạng năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự liên hệ với kết quả

các công trình nghiên cứu từ VCCI về chỉ số PCI, so sánh chỉ số PCI của tỉnh Bắc

Giang với các tỉnh có điều kiện tƣơng đồng, làm rõ mối quan hệ trong phạm vi chỉ số

PCI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 đến 2017 và thực trạng PCI năm 2017.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang cũng đã đƣợc

trình bày cụ thể, các yếu tố này đƣợc xác định bởi kết quả nghiên cứu từ cơ sở lý

luận chƣơng 1, chƣơng 2 và điều kiện thực tế giới hạn phân quyền bởi vai trò và

nhiệm vụ của Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Giang. Các yếu tố này đƣợc xác

định có vị trí quan trọng trong việc hình thành và nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang, bởi nó thuộc phạm vi điều chỉnh và giải quyết

của chính quyền tỉnh Bắc Giang.

Cũng trong chƣơng này nghiên cứu sinh sử dụng công cụ hỗ trợ SPSS20.0 để

phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố tới từng chỉ số: Chỉ số gia nhập thị trƣờng;

Chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất; Chỉ số nguồn lực và đào tạo lao động; Chỉ số

chi phí kinh doanh, Chỉ số chi phí không chính thức; Chỉ số tính minh bạch; Chỉ số

thiết chế pháp lý; Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; Chỉ số

cạnh tranh bình đẳng. Bằng Phƣơng pháp phân tích nhân tố: Đánh giá độ tin cậy của

thang đo tính nhất quán bên trong - Hệ số Cronbach’s Alpha; Kiểm định mức độ

phù hợp của mô hình; Phân tích Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm ngƣời

đƣợc khảo sát đƣợc khẳng định khi dùng công cụ phân tích phƣơng sai (ANOVA) tại

mức ý nghĩa sai số 5% để kiểm chứng các nhân tố có ảnh hƣởng lớn nhất chính là

nguyên nhân làm cho điểm số chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm.

Chƣơng 3 cũng đánh giá đƣợc những thành công và hạn chế, khó khăn và cần

phải nỗ lực nâng cao PCI của tỉnh Bắc Giang, bên cạnh những thành công, thì tồn

tại và hạn chế cần phải tiếp tục đƣợc quan tâm và cải thiện nhiều hơn nữa trong thời

gian tới.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

111

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025

4.1.1. Những cơ hội và thách thức

Những cơ hội

Với vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh miền núi phía Bắc

và gần thủ đô Hà Nội có hạ tầng về giao thông (quốc lộ 1, đƣờng vành đai 4, vành

đai 5, đƣờng sắt) đƣợc cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang giao

lƣu trong vùng và kết nối với các vùng khác, trở thành một điểm trung chuyển hàng

hóa, một đầu mối giao thông kết nối với cảng biển, sân bay, cửa khẩu nhanh chóng

và dễ dàng hơn. Đây là cơ hội để Bắc Giang bứt phá trong thu hút đầu tƣ, liên kết

chặt chẽ hơn với TP Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô rất thuận lợi mang đến

cơ hội lớn cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang. Việc hoạch định chính sách

cần tập trung phát huy lợi thế so sánh này nhằm tạo đột phá trong phát triển của tỉnh

những năm tới.

Thành tựu phát triển khá ấn tƣợng về nhiều mặt trong giai đoạn 2006-2017 đã

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, cơ sở vật chất kỹ thuật của

tỉnh có nhiều đổi thay. Thế và lực của tỉnh ngày càng đƣợc củng cố, tạo tiền đề quan

trọng cho bƣớc phát triển mới, cùng với sự phát triển năng động của vùng kinh tế

trọng điểm các tỉnh Miền núi phía Bắc và hoà nhập nền kinh tế cả nƣớc trong tiến

trình hội nhập quốc tế. Chính quyền tỉnh kế thừa các chính sách đã ban hành để phát

huy tác dụng, tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp các điều kiện mới.

Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh sẽ có

nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, nhất là với mặt hàng

điện tử, máy tính và phụ kiện, hàng cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm, hoa quả…

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ là một thị trƣờng rất

lớn, nếu tận dụng và khai thác tốt, tỉnh Bắc Giang có thể trở thành nơi cung cấp

thực phẩm cho Vùng với các sản phẩm bảo đảm chất lƣợng, đạt các tiêu chuẩn nhƣ

rau, củ, quả, gà, lợn thịt… Về dịch vụ, Bắc Giang sẽ có cơ hội để trở thành trung

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

112

tâm trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc,

hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Mặt khác, với

khoảng cách tới trung tâm của Vùng khoảng 50km, Bắc Giang sẽ là điểm nghỉ

dƣỡng cuối tuần hợp lý, từ đó sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tƣ, phát triển du lịch văn

hóa, lịch sử, nghỉ dƣỡng, sinh thái.

Bên cạnh đó tỉnh Bắc Giang là vùng tập trung đa dạng khoáng sản có khả

anwng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao tạo điều kiện phát triển đa dạng cây trồng, đặc biệt cây

ăn quả, là nguồn nguyên liệu tốt cho công nghiệp phát triển nông nghiệp, nông sản

và thực phẩm.

Là một tỉnh nằm trong khu vực chiến lƣợc phát triển Thủ đô, theo “Quyết định

768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng

Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, phạm vi Vùng

Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là:

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái

Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là ba tỉnh

đƣợc mở rộng so với Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5/ 2008 của Thủ

tƣớng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24 nghìn

km2. Kết cấu hạ tầng của nhiều khu vực, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đang dần đƣợc

hoàn thiện nhƣ KCN, CCN, trục giao thông lớn, các khu đô thị, điểm du lịch, một

số công trình hạ tầng quan trọng của quốc gia. Các ƣu thế đó cho phép tỉnh Bắc

Giang đƣợc quyền chủ động tính đến việc lựa chọn ngành nghề đầu tƣ để đảm bảo

không sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đất và những lợi thế vốn có của mình so

với địa phƣơng khác trong vùng.

Là Tỉnh miền núi, với địa bàn rộng, dân cƣ phân bổ rải rác ở các vùng, miền,

cơ bản không nhiều khu vực đất đai rộng tập chung để đầu tƣ khu kinh tế lớn (trừ

khu vực nay là khu công nghiệp Quang Châu và khu công nghiệp Vân Trung với

diện tích là 1163,7 ha... Chính do địa bàn Tỉnh cùng với phân bố dân cƣ phân tán rất

phù hợp cho Tỉnh phát triển các cụm công nghiệp, vì trong những năm vừa qua phát

triển các khu, cụm công nghiệp ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

113

cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực sự là cú hích thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nguồn lao động tại chỗ và trở thành động

lực cho sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

Để khai thác triệt để lợi thể về đất đai, lao động và lợi thế vùng, đồng thời

giúp cho việc đầu tƣ đều giữa các vùng, huyện trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển cân đối giữa các vùng miền trong tỉnh. Quan

điểm phát triển kinh tế chung phải hƣớng đến đẩy mạnh phát triển các CCN vừa và

nhỏ ở giáp trung tâm các huyện và ven thành phố Bắc Giang trên cơ sở phân bố hài

hoà giữa các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp sản xuất, nông nghiệp thƣơng

mại, nông nghiệp chế biến, dịch vụ, xây dựng, xã hội v.v. Coi trọng ngành nghề có

thu hút nhiều lao động nhăm giải quyết số lao động tại các vùng nông thôn. Trong

những năm tới Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng,

đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là Luật Đất đai, Xây dựng,

Doanh nghiệp, Đầu tƣ… Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tƣ, kêu gọi đầu tƣ bằng nhiều

hình thức. Có các chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, ƣu đãi về thuế,

khuyến khích kêu gọi đầu tƣ xây dựng hệ thống các trƣờng đào tạo nghề, đáp ứng

nguồn nhân lực công nghệ cao cho các doanh nghiệp. Tăng nguồn vốn đầu tƣ cho

các trƣờng dạy nghề và các chƣơng trình đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề

mới cho ngƣời lao động. Đồng thời, tăng cƣờng phối kết hợp đồng bộ giữa các

ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện quản lý quy hoạch. Tiếp tục cải cách hành

chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn. Thƣờng xuyên

tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tƣ các dự án đã thuê đất trong

các khu, CCN, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng tiến độ đầu tƣ đã cam kết

trong dự án, kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm đầu tƣ. Đẩy nhanh công

tác giám sát thực hiện Luật Môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc. Yêu cầu các chủ

đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp đẩy nhanh việc đầu tƣ các công trình cấp nƣớc

sạch và các công trình xử lý nƣớc thải, rác thải công nghiệp trong các khu công

nghiệp. Kiên quyết xử lý các đơn vị vi phạm gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng.

Những thách thức

Điểm xuất phát thấp và quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ bé, thu nhập chƣa

cao. Sức cạnh tranh cấp tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm chƣa cao. Tiến độ cơ cấu

lại nền kinh tế còn chậm. Môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh còn hạn chế, chƣa thu hút

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

114

đƣợc dự án lớn tạo sự bứt phá, trình độ sản xuất, công nghệ còn lạc hậu. Tăng

trƣởng kinh tế khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào khu vực FDI, quy mô, năng

lực doanh nghiệp trong tỉnh nhìn chung nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu.

Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã tạo đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa nhƣng

nhìn chung còn phân tán, nhỏ lẻ. Chất lƣợng hàng hóa nông sản còn thấp, chủ yếu

tiêu thụ thị trƣờng trong nƣớc. Việc áp dụng công nghệ, phƣơng thức canh tác hiện

đại còn nhiều hạn chế, năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi còn thấp. Chƣa có

nhiều mô hình tổ chức sản xuất tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Doanh nghiệp tham gia vào đầu tƣ, sản xuất nông nghiệp chƣa nhiều. Công tác quản

lý nhà nƣớc về giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật còn thiếu chặt

chẽ. Đầu tƣ chiến lƣợc cho phát triển nông nghiệp theo quy hoạch chƣa đủ mạnh.

Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực còn thiếu và chƣa đồng bộ, chất

lƣợng quy hoạch hạn chế, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc. Đầu tƣ xây dựng cơ bản còn

dàn trải nhất là cấp huyện và cơ sở dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, hạ tầng giao thông xuống

cấp, nhỏ hẹp. Hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng sắt chƣa đƣợc phát huy; còn

nhiều công trình đê điều, kênh mƣơng, thủy lợi xuống cấp do thiếu vốn đầu tƣ. Hạ

tầng thƣơng mại, dịch vụ, du lịch chƣa phát triển. Trình độ tổ chức kinh doanh

thƣơng mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng còn thấp, chất lƣợng dịch vụ hạn chế.

Tình trạng hàng hóa trốn thuế, nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng,… còn diễn

biến phức tạp. Ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải, rác thải, hóa chất độc hại… ở cả

thành thị và nông thôn đang có nguy cơ gia tăng.

Chất lƣợng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa xã hội cải thiện còn chậm.

Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh chuyển biến chậm. Tình trạng quá

tải ở các bệnh viện còn cao. Trang thiết bị y tế còn thiếu và không đồng bộ. Đời

sống văn hóa của nhân dân ở nhiều nơi còn nghèo nàn, thiếu cơ sở và phƣơng tiện

phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao. Tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận

thanh thiếu niên đang có những biểu hiện lệch lạc, xuống cấp. Trình độ nghề của

ngƣời lao động còn thấp. Công tác đào tạo nghề chƣa sát với nhu cầu của doanh

nghiệp. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân trong các khu công nghiệp, một bộ

phận đồng bào dân tộc, miền núi gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo

còn cao. Công tác giảm nghèo chƣa bền vững, tình trạng tái nghèo, nhất là ở vùng

đồng bào dân tộc còn lớn.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

115

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp có mặt còn hạn

chế. Quản lý nhà nƣớc trên một số mặt còn nhiều lỏng lẻo, sơ hở; việc tổ chức thanh

tra, kiểm tra ở một số cấp, ngành còn buông lỏng. Việc phát huy vai trò giám sát

của nhân dân còn thiếu cơ chế khuyến khích. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở

một số địa phƣơng, cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế, thiếu công khai, minh bạch;

quyền làm chủ của nhân dân chƣa đƣợc phát huy mạnh mẽ, nhiều ý kiến, kiến nghị

của nhân dân chƣa đƣợc tôn trọng tiếp thu. Kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính ở một số

nơi chƣa nghiêm. Năng lực, trình độ của một số cán bộ, công chức còn yếu; tình

trạng sách nhiễu, thái độ thờ ơ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong

giải quyết công việc gây bức xúc trong nhân dân. Cải cách hành chính, nhất là thủ

tục hành chính trên một số mặt chƣa đáp ứng tốt yêu cầu.

4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn

2018-2025

Căn cứ Báo cáo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII

nhiệm kỳ 2015-2020 năm 2015; Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 năm 2015 và Nghị quyết của Ban chấp hành

Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn

2016-2020, năm 2016

4.1.2.1. Định hướng phát triển

Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, lấy tăng trƣởng hợp lý, bền vững làm

quan điểm xuyên suốt. Phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng

xã hội trong từng bƣớc của quá trình phát triển, đảm bảo phát triển cân đối giữa khu

vực thành thị, nông thôn và khu vực vùng sâu.

Khai thác tối đa mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, chuyển dịch nhanh cơ

cấu nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng huy động từ khu vực ngoài

nhà nƣớc. Tăng trƣởng kinh tế dựa trên sự bứt phá mạnh về chất lƣợng và trình độ

khoa học công nghệ.

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, sức mạnh tổng hợp của nhân

dân, đƣa Bắc Giang phát triển nhanh , toàn diện , vƣng chăc ; bảo đảm vững chắc

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

116

quốc phòng, an ninh; có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn tốc độ chung của cả

nƣớc, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là

hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn.

Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm

tiên tiến của cả nƣớc. Khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc củng cố vững chắc, quyền

làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy cao độ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân đƣợc cải thiện rõ rệt, có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời nằm trong các tỉnh

đứng đầu khu vực của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và bằng bình quân cả

nƣớc; vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang đƣợc nâng lên tầm cao mới.

Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2018-2025

- Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân đạt từ 10 - 11%/năm. Cơ cấu kinh tế:

Công nghiệp - xây dựng chiếm 42 - 43%; Dịch vụ chiếm 38 -39%; Nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản chiếm 18 - 20%.

- GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2025 đạt 3.200 - 3.500 USD.

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2025 đạt trên 5.300 tỷ đồng.

- Huy động vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội giai đoạn 2015-2025 đạt khoảng

250 nghìn tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2025 đạt khoảng 120-

150 triệu đồng.

- Tạo việc làm tăng thêm bình quân mỗi năm 29.000 - 30.000 lao động. Tỷ lệ

lao động qua đào tạo đạt 70%.

4.2. Các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang

giai đoạn 2018-2025

Giải pháp nêu ra trong luận án hƣớng tới không dàn trải, không đi theo tính hệ

thống mà đảm bảo tính trọng tâm. Tính trọng tâm hƣớng vào những chỉ số thành

phần có điểm số thấp và những chỉ số thành phần theo chuỗi thời gian từ năm 2006

đến nay ít đƣợc cải thiện hay thậm chí suy giảm. Mặt khác các giải pháp nâng cao

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phải căn cứ vào định hƣớng phát triển của tỉnh

và mục tiêu phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2015

cũng nhƣ xuất phát từ phân tích thực trạng nguyên nhân chỉ số NLCT bị thấp và

giảm điểm của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

117

4.2.1. Giải pháp cho nhóm chỉ số thấp điểm

4.2.1.1. Đối với nội dung chỉ số Gia nhập thị trường

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất để giảm chi phí gia

nhập thị trƣờng và thời gian thực hiện các quy định của nhà nƣớc cho các doanh nghiệp.

Về cải cách các chính sách và thực hiện giải pháp:

Để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung

và Nâng cao NLCT cấp tỉnh nói riêng, cần thiết phải có môi trƣờng giao dịch thuận

lợi ban đầu đến với các nhà đầu tƣ, điều này đƣợc thực hiện trên cơ sở nền hành

chính minh bạch, đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và công bằng. Từ đó, xuất hiện

yêu cầu về đổi mới cải cách thủ tục hành chính có liên quan. Để có giải pháp tốt cho

công tác cải cách hành chính, xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc hiệu quả cần thiết làm

tốt các yêu cầu sau:

Một là: Phát huy năng lực và đạo đức của đội ngũ công chức trực tiếp cung

ứng dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và công dân

Thực hiện tốt công tác phòng và chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ

công chức thật sự trong sạch, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác.

Để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, cần quan

tâm đế các biên pháp nhƣ sau:

- Cả tiến công tác cán bộ, bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo công

chức nhƣ: Lựa chọn những ngƣời vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên

qan, bảo đảm tính chính xác và nhanh chóng của hoạt động này; Bố trí công việc

phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi ngƣời nhằm tạo điều kiện cho công

chức phát huy tố đa khả năng; Ngƣời quản lý có các biện pháp kiểm tra chất lƣợng

hoạt động của công chức thực thi kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai sót, động

viên, khuyến khích; Tiến hành đánh giá công chức định kỳ về chuyên môn, xây

dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá. Ngƣời quản lý cần tiến hành đánh giá định kì

phối hợp với sự kiểm tra thƣờng xuyên hoặc dột xuất; Quan tâm cử công chức đi

học tập bồi dƣỡng các kiến thức và kĩ năng mới liên quan.

- Khuyến khích sự tham gia của công chức vào hoạt động quản lý, tăng cƣờng

ủy quyền và trách nhiệm cá nhân. Tổ chức cần thƣờng xuyên khuyến khích và phát

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

118

huy các sáng kiến của công chức trong cải tiến chuên môn. Để tăng cƣờng sự tham

gia chủ động của công chức, cần tạo điều kiện cho công chức phạm vi hoạt động

tƣơng đối độc lập và đán giá họ trên cơ sở cuối cùng. Nên giao cho mỗi công chức

việc theo dõi và xử lý chọn gói công việc đó.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, đối với đội ngũ công chức trực

tiếp cung ứng dịch vụ công, cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức

phục vụ khách hàng. Phẩm chất đạo đức của ngƣời công chức bao gồm 3 yếu tố:

+ Ý thức phấn đấu hoàn thành công việc ở mức tốt nhất.

+ Tinh thần, thái độ phục vụ đối với doanh nghiệp.

+ Tinh thần đồng đội và sự phối hợp công tác với đồng nghiệp trong cơ quan

Các cơ quan, đơn vị cần xây dựng các tiêu chí rõ ràng, minh bạch về yêu cầu

công việc đối với từng vị trí công tác, làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm

vụ của các cán bộ công chức. Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ phù hợp với

năng lực và yêu cầu công tác. Có chế độ khen thƣởng, kỷ luật và đề bạt công bằng,

làm động lực cho cán bộ công chức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ. Đề cao giá trị

đạo đức của ngƣời công chức; Tạo môi trƣờng làm việc đoàn kết, tin tƣởng, phối

hợp và giúp đỡ lẫn nhau; Tạo sự binh đẳng trong đối xử công chức. Quan tâm đến

đời sống cá nhân cho công chức; Tạo điều kiện làm việc đầy đủ và tốt nhất có thể

đƣợc cho công chức; Tạo môi trƣờng giao tiếp cho công chức; Bảo đảm việc kế

hoạch hóa thời gian làm việc.

Hai là: Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính công, thực hiện cơ chế một cửa hiện

đại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ hành chính

công cộng.

- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của tỉnh, ngành,

huyện, thành phố không còn phù hợp hoặc đang hạn chế hoạt động của doanh nghiệp

để giảm thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí gia nhập thị trƣờng.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" về đầu tƣ để giải quyết đồng

bộ thủ tục từ: chuẩn bị đầu tƣ, thuê đất đai, đảm bảo môi trƣờng đến thẩm duyệt phòng

cháy chữa cháy, thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng cho các dự án đầu

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

119

tƣ ngoài các khu công nghiệp, giúp cho nhà đầu tƣ không phải tiếp xúc với nhiều cơ

quan, nâng cao sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phƣơng.

- Củng cố bộ phận "một cửa" tại các cấp và một số ngành. Các cơ quan đơn vị

phải chọn cán bộ nắm chắc nghiệp vụ, đủ khả năng hƣớng dẫn giải thích cho doanh

nghiệp và nhà đầu tƣ. Công khai trình tự thủ tục, mẫu hoá tất cả các văn bản và

cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Chỉ yêu cầu doanh nghiệp, nhà đầu tƣ bổ sung

hoàn chỉnh sửa chữa hồ sơ một lần, đảm bảo theo quy định.

- Xây dựng và thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính công.

Đối với chi phí thời gian thuần tuý theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành

ngày 14 tháng 9 năm 2015 có tầm ảnh hƣởng vô cùng lớn “Doanh nghiệp có Vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến, giảm đáng kể

lƣợng giấy từ trong hồ sơ cần có. Quan trọng hơn là nghị định này nghiêm cấm các

cơ quan đăng ký yêu cầu thêm tài liệu không đƣợc pháp luật quy định trong hồ sơ

đăng ký. Cuối cùng Nghị định này giảm thời gian đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp sau khi nộp hồ so hợp lệ từ 5 ngày xuống còn 3 ngày. Đồng thời

doanh nghiệp áp dụng hinh thức này bằng cách kê khai thuế sẽ giảm đƣợc các tiêu

cực trong quản lý thuế.

- Tỉnh cần bố trí kinh phí (khoảng 0,10%) trích từ nguồn chi đầu tƣ phát triển

hàng năm, trƣớc mắt tiếp tục trang bị các phần mềm quản lý mới cho bộ phận “một

cửa”. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thống nhất

trong cách bố trí cán bộ, phƣơng tiện làm việc, trụ sở làm việc để doanh nghiệp,

ngƣời dân không nhầm lẫn trong tiếp xúc làm thủ tục hành chính. Tới hết năm

2020, phấn đấu 100% các sở, ban, ngành chức năng liên quan phải có cổng thông

tin điện tử, niêm yết thủ tục hành chính và tiếp nhận khai báo qua mạng Internet đối

với thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh hoạt động xếp hạng chất lƣợng dịch vụ hành chính công theo quy

trình có tính khoa học và thực tiễn đồng thời có chế tài phù hợp với những đơn vị

xếp hạng kém: Sở Nội vụ tỉnh phối hợp với viện nghiên cứu kin tế xây dựng chỉ số

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

120

đo lƣờng mức độ hài lòng của ngƣơi dân đốic với chất lƣợng cung ứng dịch vụ tại

bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nằm xếp hạng các huyện dựa vào chỉ số này.

Ba là: Chính quyền tỉnh và các cơ quan công quyền cần phải đồng hành cùng

doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc. cụ thể:

Tỉnh cần tạo điều kiện cho các hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp và nâng

cao vai trò của hiệp hội DN trong việc đề đạt các ý kiến của DN đến chính quyền

tỉnh và hỗ trợ cho các hoạt động của tỉnh.

Tỉnh nên tiếp tục hoạt động mỗi tháng 1 lần gặp gỡ đối thoại giữa các nhà lãnh

đạo với doanh nghiệp để trực tiếp tiếp nhận thông tin và trả lời kiến nghị đối với

doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhân ngày doanh nhân Việt Nam, UBND tỉnh cần tổ chức vinh danh

các doanh nghiệp có thành tích tốt trong hoạt động sản xuất kin doanh và đóng góp

tích cực cho công tác xã hội đối với sự phát triển của tỉnh.

Tăng cƣờng đều kiện cho các danh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng

chính sách, tham vấn ý kiến các doanh nghiệp đối với những chính sách, hoạt động

liên quan đến doanh nghiệp

Ngoài ra, tỉnh cần phát huy vai trò cầu nối của các hiệp hội ngành nghề và giúp

đỡ các hiệp hội ngành nghề hoạt động tốt, tự tạo nguồn thu để duy trì hoạt động.

4.2.1.2. Đối với chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất

Cụ thể và đơn giản hoá các chính sách về đất đai phù hợp với tình hình thực tế

của địa phƣơng, tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ về chính sách tiếp cận và sử dụng ổn

định về đất đai. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Một là: Trong công tác quy hoạch đất đai

Lập quy hoạch sử dụng đất ở cả 3 cấp: Cấp tỉnh, huyện và cấp xã phƣờng

Công khai quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng làm căn cứ cho việc giao đất, cho

thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Rà soát và sửa đổi quy định của tỉnh về giao, cho thuê đất sản xuất kinh doanh

theo hƣớng giảm thời gian giải quyết thủ tục, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng.

Trong năm 2017, rà soát, công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh,

website của các huyện, thành phố và sở, ngành liên quan các quy hoạch, kế hoạch

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

121

sử dụng đất các cấp trên địa bàn tỉnh và quỹ đất công chƣa sử dụng, đất phi nông

nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh cùng các mẫu biểu, quy trình thủ tục liên

quan đến đất đai để nhà đầu tƣ, doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu.

Chuẩn bị lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020.

Hoàn thành xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020. Xây

dựng quy hoạch các cụm và điểm công nghiệp để tăng quỹ đất sản xuất kinh doanh,

tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mặt bằng sản xuất.

Tăng cƣờng hỗ trợ nhà đầu tƣ, doanh nghiệp các thủ tục về đất đai; nâng cao chất

lƣợng dịch vụ kỹ thuật địa chính, giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Quan tâm bố trí nguồn lực hợp lý từ ngân sách, khuyến khích nhà đầu tƣ

nộp tiền thuê đất một lần hoặc ứng trƣớc tiền thuê đất để Nhà nƣớc giải phóng mặt

bằng tạo quỹ đất sạch theo quy định; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính

trị tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai.

Hai là, Chuẩn hóa và công khai minh bạch quy định trình tự thủ tuc giao đất,

cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thời gian hoàn thành các thủ tục.

Về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai: cho kiểm tra, xác định lại chi tiết

tất cả các khâu, các công đoạn, các chức danh cán bộ tham gia xử lý các hồ sơ về

trách nhiệm, quyền hạn, thời gian tại một số đơn vị, địa phƣơng điển hình. Từ đó

điều chỉnh quy trình theo hƣớng: giảm bớt công đoạn trùng lặp, không cần thiết;

quy trách nhiệm trọn gói cho từng cán bộ; có lƣu đồ chi tiết từng khâu, từng chức

danh cán bộ tham gia quy trình xử lý; bắt buộc tất cả các địa phƣơng phải tuân thủ

quy trình, không đƣợc thêm bất cứ công đoạn nào. Có chế tài xử lý kỷ luật các cán

bộ, tổ chức nếu vi phạm quy trình.

Có chính sách ƣu đãi đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tƣ vào

các khu vực có diện tích đất lớn nhƣng cơ sở hạ tầng còn yếu kém (nhƣ khu vực

nông thôn miền huyện Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang…).

Tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cấp

huyện, thành phố và xã, phƣờng, thị trấn trong việc giúp các nhà đầu tƣ thực hiện

công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, thuê đất.

Ba là, Chín sách giá đất: Thực hiện chính sách giá đất ổn định, cạnh tranh,

minh bạch; công khai những vị trí đất thuận lợi để đấu giá giao đất, cho thuê đất

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

122

theo quy định. Đồng thời, thƣờng xuyên rà soát việc sử dụng đất của các dự án đã

đƣợc chấp thuận đầu tƣ; kiên quyết thu hồi đất những trƣờng hợp thực hiện không

đúng mục tiêu, không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ kéo dài mà không có

lý do chính đáng.

Bốn là: Ban quản lý KCN đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên-Môi

trƣờng làm việc với các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN để ký kết hợp đồng thuê

đất và đề nghị UBND tỉnh cấp GCNQSDĐ đối với toàn bộ diện tích đất các KCN.

Rà soát, thống kê và thu hồi đất của các dự án không triển khai, giải thể hoặc phá

sản theo quy định của pháp luật. Có biện pháp thúc đẩy các dự án chậm triển khai

do lý do khách quan.

Đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy hoạch và tạo lập mặt bằng sản xuất. Tỉnh

cần dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm

công nghiệp cho các DN trong nƣớc và ngoài nƣớc thuê làm mặt bằng sản xuất kinh

doanh, hoặc di dơi ra khỏi nội thành, nội thị để đảm bảo cảnh quan môi trƣờng.

Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ sở SXKD gây ô nhiễm di dời khỏi đô thị,

khu dân cƣ. Tháo gỡ khó khăn cho các DN khi tìm kiếm mặt bằng SXkKD.

Ban Quản lý KCN làm việc với các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN thƣờng

xuyên cập nhật các thông ti về quỹ đất, giá cho thuê đất, ngành nghề thu hút đầu tƣ

đến các nhà đầu tƣ. Mặt khác đƣa tiêu chí “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”

thành tiêu chí bắt buộc khi thẩm định năng lực của Chủ đầu tƣ, tránh tình trạng lập

doanh nghiệp mới để xin thuê đất sau đó chuyển nhƣợng, sáp nhập cả doanh nghiệp

để kiếm lời.

Kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm quy định của Luật Đất đai nhằm loại trừ

những trƣờng hợp đầu cơ đất đai hoặc thiếu năng lực. Một mặt tạo cơ hội cho

những chủ đầu tƣ có năng lực khác, một mặt tạo đòn bẩy cho các chủ đầu tƣ khác

thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Và cuối cùng là cần ƣu tiên nguồn lực để

tạo quỹ đất sạch nhằm thực hiện quy hoạch của Nhà nƣớc, tránh tình trạng doanh

nghiệp “làm quy hoạch”. Kiểm kê, quản lý tốt quỹ đất công, tài sản công, thực hiện

nghiêm túc quy định về đấu giá đất đai tài sản công sau khi doanh nghiệp giải thể,

không có nhu cầu sử dụng cho mục đích đã đƣợc giao.

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

123

4.2.1.3. Đối với Chỉ số tính minh bạch: tăng cường tính minh bạch và giúp các

doanh nghiệp tiếp cận thông tin

Để tiếp các loại tài liệu về kế hoạch (nhƣ ngân sách, quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ…) và

điểm tiếp cận các tài liệu pháp lý của các doanh nghiệp ở tỉnh trung vị năm nay

trong khoảng từ 2.20 điểm đến 3.18 điểm. Trong 08 chỉ tiêu chỉ có 05 chỉ tiêu đạt

còn lại 03 chỉ tiêu đánh giá chƣa đạt (Tiếp cận các văn bản, kế hoạch ở cả ba cấp

(xã, phƣờng- Thành phố, huyện-Tỉnh; Nôi dung trên trang web nghèo nàn; Cần có

mối quan hệ mới có đƣợc tài liệu).

Đáng lo ngại là mối quan hệ cá nhân với công chức nhà nƣớc tiếp tục giữ vai

trò quan trọng trong khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu quan trọng đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu trên, cần thiết phải có một giải pháp cụ

thể để đảm bảo tính minh bạch, tính pháp lý, hiệu quả và công bằng cần có các biện

pháp cụ thể nhƣ sau:

Một là: Nâng cấp cổng thông tin của UBND tỉnh và website của các sở, ban, ngành

(Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài nguyên và Môi trƣờng, Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý các

KCN…). Cần liên tục cập nhật thông tin mới và hữu ích cho các doanh nghiệp.

Hai là: Để tăng tính minh bạch và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các quy

hoạch, kế hoạch, trong quá trình xây soạn thảo tỉnh cần mở rộng đối tƣợng tham gia

ý kiến vào dự thảo các văn bản trƣớc khi ban hành. Ngoài những đối tƣợng có liên

quan trên địa bàn tỉnh, cần thông tin đề nghị các tỉnh có điều kiện tƣơng đồng trong

khu vực các tỉnh Miền núi Phía bắc, những tỉnh lân cận đƣợc biết, tham gia, đóng

góp ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ hợp tác, liên kết trong khai thác

các nguồn lực vùng của mỗi địa phƣơng.

Ngoài những văn bản quy hoạch, đối với những văn bản quy phạm pháp luật

có tầm quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân

dân. DN trên địa bàn tỉnh mà không có quy định về độ bảo mật, cần thiết phải đƣa

ra dự thảo trƣớc công luận, công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Đƣa

lên cổng thông tin điện tử Bắc Giang trong một khoảng thời gian nhất định) để

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

124

ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đƣợc biết để đóng góp ý kiến trƣớc khi quyết

định ban hành. Khi áp dụng vào thực tiễn chắc chắn sẽ giảm thiểu các vƣớng mắc

phát sinh hay các kiện cáo của ngƣời dân và các doanh nghiệp. Góp phần tạo môi

trƣờng pháp lý thông thoáng, minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Nhƣ

vậy các doanh nghiệp hiểu rõ chính sách của tỉnh sẽ ít chịu tác động từ những công

chức nhà nƣớc trục lợi.

Cung cấp các văn bản pháp luật, hành chính của TW và của tỉnh; các chính

sách, cơ chế khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, các chƣơng trình khuyến công, xúc tiến

thƣơng mại cho các doanh nghiệp thông qua đầu mối là các tổ chức hội doanh

nghiệp và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, website.

Nội dung các thông tin trên trang websize cần đƣa tin kịp thời các nội dung

văn bản, pháp quy có liên quan. Các thông báo, chỉ dẫn dễ tìm hiểu, nên có hòm thƣ

điện tử email góp ý và bố trí cán bộ tập hợp trình báo cho nhà quản lý để kịp thời

đƣa ra giải pháp.

Ba là: Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành;

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng chi tiết; quy hoạch thăm dò và

khai thác khoáng sản và các quy hoạch khác trên mạng Internet (Cổng thông tin của

UBND tỉnh và các website của các sở, ban, ngành). Một số loại quy hoạch cần niêm

yết công khai tại trụ sở các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.

4.2.1.4. Đối với chỉ số Thiết chế pháp lý

Trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của

Bắc Giang, chính quyền tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống văn bản pháp luật

đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng, tránh tình trạng chồng chéo,

mâu thuẫn, thiếu tính ổn định và hiệu quả thấp. Tuy nhiên những quy định sáng tạo

của chính quyền tỉnh trên cơ sở pháp luật TW cần đảm bảo tính thống nhất, thông

suốt của cả bộ máy quản lý và tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật nói chung.

Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp trong tỉnh về giải quyết tranh chấp qua hệ

thống toà án năm 2017 giảm so năm 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng “Phán

quyết toà án là công bằng” đã giảm từ 86% (năm 2016) xuống còn 78% (năm

2017). Đặc biệt qua kết quả khảo sát cũng cho thấy: Mức độ doanh nghiệp sẵn lòng

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

125

sử dụng toà án để giải quyết khi có tranh chấp đã sụt giảm. Vậy khi có tranh chấp

họ giải quyết ra sao? Tại sao họ lại không chọn toà án để giải quyết vấn đề đó?

Nói nhƣ Josef Thesing thì Nhà nƣớc pháp quyền phải dựa trên “vị trí tối

thƣợng của pháp luật và khái niệm về đạo đức của công lý”. Song, bảo đảm đƣợc

giá trị đạo đức và tính tối thƣợng của pháp luật vẫn chƣa đủ. Khả năng tiếp cận

pháp luật, tiếp cận công lý còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa của pháp luật

trong Nhà nƣớc pháp quyền.

Để cải thiện lòng tin của doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật Việt Nam đòi

hỏi các cấp chính quyền cần thực thi đúng các vấn đề khi có các tranh chấp xảy ra,

xử lý công tâm, kịp thời giúp. Có nhƣ vậy mới lấy đƣợc lòng tin từ các doanh nghiệp.

Nội dung giải pháp đó là:

- Sở tƣ pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ngành ở địa phƣơng: Rà soát, đánh

giá tác động của các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban

hành trong quá trình soạn thảo, ban hành và thực thi. Đánh giá và có ý kiến góp ý về

quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung

theo hƣớng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí giải quyết tranh chấp hợp

động với những vụ việc đơn giản. Đồng thời củng cố vai trò, nâng cao chất lƣợng

của Đoàn Luật sƣ, các Phòng công chứng, các Công ty Luật, các tổ chức tƣ vấn

pháp lý trong việc hỗ trợ và tƣ vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh

nghiệp; nâng cao kỹ năng hòa giải và thƣơng lƣợng trong giải quyết tranh chấp giữa

các doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng sự công khai, minh bạch trong giải quyết các công việc cho các

nhà đầu tƣ; tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy

ra tham nhũng, kiên quyết xử lý các trƣờng hợp tham nhũng hoặc có dƣ luận không

tốt của các nhà đầu tƣ.

- UBND tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động kiểm soát TTHC; đôn đốc, hƣớng dẫn

các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công khai quy trình giải

quyết TTHC, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ dễ dàng tiếp nhận

đất đai đầu tƣ có sử dụng đất. Đồng thời chỉ đạo thụ lý giải quyết các vụ án mà

doanh nghiệp khởi kiện đúng thời hạn tố tụng, đảm bảo công bằng, khách quan đối

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

126

với hai bên đƣơng sự; hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lƣợng xét xử, tạo

điều kiện khi doanh nghiệp khởi kiện tại tòa án. Hơn nữa, các cơ quan tƣ pháp phải

tăng cƣờng mối quan hệ trong việc xử lý những vụ án có tính chất phức tạp. Đặc

biệt là tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; công tác hƣớng dẫn, chỉ đạo

nghiệp vụ thi hành án, nhất là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật về kinh tế, thƣơng mại; công khai trình tự, thủ tục thi hành án dân

sự; công khai số điện thoại, lịch tiếp công dân...

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thành phố cần

đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án kinh tế, đảm bảo đúng pháp luật và chỉ đạo các

cơ quan thi hành án đẩy nhanh việc thi hành án.

- Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phƣơng đẩy mạnh tuyên

truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực đầu tƣ, kinh

doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. Chủ động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các

văn bản quy phạm do HĐND và UBND tỉnh ban hành, nhất là các văn bản liên

quan đến lĩnh vực thuế, phí, lệ phí, tài chính, lao động, đầu tƣ, doanh nghiệp để

tham mƣu xử lý cho phù hợp.

Bên cạnh đó, tiếp nhận các kiến nghị và thực hiện giải đáp pháp luật cho

doanh nghiệp; củng cố và phát huy vai trò của các luật sƣ trong việc thực hiện hỗ

trợ, tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các chƣơng trình hỗ trợ pháp lý;

nâng cao vai trò hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc tỉnh, để thực

hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng cao chất lƣợng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là các văn bản liên quan đến phát triển kinh

tế - xã hội; đảm bảo tuân thủ tính pháp chế và phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

4.2.1.5. Đối với chỉ số cạnh tranh bình đẳng

Kết quả điều tra PCI trong giai đoạn 2006-2017, cùng với đánh giá trực tiếp

của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy có

cùng kết luận: Vẫn tồn tại một “sân chơi” chƣa bình đẳng giữa các doanh nghiệp

tại tỉnh. Phần thiệt thòi vẫn là các doanh nghiệp dân doanh có quy mô nhỏ và vừa.

Có hơn 34.3% doanh nghiệp cho rằng “Tỉnh ƣu ái cho các tập đoàn, tổng công ty

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

127

của Nhà nƣớc hơn là doanh nghiệp”. Và hơn 42% doanh nghiệp đồng ý “Tỉnh ƣu

tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hơn là phát triển khu vực tƣ nhân trong nƣớc”. Nhƣ

vậy, có thể thấy phần thua thiệt vẫn là các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự thiếu bình đẳng còn thể hiện ở chỗ kinh doanh bằng một số quan hệ của một

số doanh nghiệp tiếp tục chèn lấn các hoạt động kinh doanh của đông đảo các doanh

nghiệp khác. Các lĩnh vực chủ yếu cạnh tranh thiếu bình đẳng đó là: Hợp đồng đất

đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết

chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan của tỉnh. Nếu tỉnh không có giải pháp nào thì thật

bất công cho các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đã và đang hoạt động tại tỉnh, số các

doanh nghiệp đó chiếm khoảng 82,6% số doanh tại tỉnh và sẽ khó trở thành động lực

cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nội dung giải pháp: Đây là chỉ số mới song tỉnh cũng cần hết sức chú ý trong

việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cụ thể nhƣ:

Trong quy hoạch phát triển của tỉnh cần có những chính sách phù hợp không vì

các doanh nghiệp Nhà nƣớc mà ƣu đãi hơn các doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣu tiên giải quyết tranh chấp hơn các doanh nghiệp

trong nƣớc gây nên bất đồng trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tƣ mở rộng sản xuất, đăng ký thƣơng hiệu để tạo

nên những sản phẩm cạnh tranh, có chất lƣợng cao. Xây dựng chƣơng trình xúc tiến

thƣơng mại, phát triển thị trƣờng, tổ chức cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội

quảng bá, giao thƣơng sản phẩm tại các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực;

Các doanh nghiệp trong nƣớc, các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp Triển

khai các Đề án phát triển thị trƣờng trong nƣớc gắn với Cuộc vận động "Ngƣời Việt

Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014 - 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014; Đề án "Hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực

nông nghiệp nông thôn" đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

644/QĐ-TTg ngày 05/5/2014.

Củng cố các trung tâm có chức năng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ; tô chƣc hôi

nghị hội thảo kết nối giữa các công ty , đơn vi dich vu hô trơ doanh nghiêp vơi cac

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

128

hôi, hiêp hôi, công đông doanh nghiêp . Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý đúng pháp luật

các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại, lũng

đoạn thị trƣờng, cạnh tranh không lành mạnh đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.

Tổ Công tác rà soát các chỉ số PCI năm 2013 (Đƣợc thành lập theo Quyết định

số 402/QĐ-UBND ngày 10/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh) thực hiện rà soát toàn

bộ các chỉ tiêu của các Chỉ số thành phần, từ đó nghiêm túc chỉ ra đƣợc cụ thể những

điểm hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác quản lý điều hành kinh tế của từng

ngành, đơn vị và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, yếu kém đó; đồng thời tham

mƣu với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng hạng Chỉ số PCI năm 2014 và các năm

tiếp theo, trong đó có đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và giao trách nhiệm cho

từng ngành, địa phƣơng.

Lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục duy trì đối thoại với doanh

nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh. Ngoài các sở, ngành chức năng và các Hội DN tỉnh cần có

sự gắn kết phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cập nhận phản ánh chính đáng của doanh

nghiệp và đề xuất những cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp triển

khai dự án SX-KD, cùng vì mục tiêu chung xây dựng môi trƣờng kinh doanh minh

bạch, tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh.

4.2.2. Giải pháp cho nhóm chỉ số giảm điểm

4.2.2.1. Đối với chỉ số chi phí không chính thức

Môi trƣờng cạnh tranh thiếu minh bạch sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc nhũng

nhiễu, tham nhũng. Theo kết quả diều tra PCI nhiều năm qua đã khẳng định điều

này. Cũng trùng với kết quả đánh giá của các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang bất

kể là một hoạt động gì đều chi trả các khoản chi phí không chính thức này. Tỷ lệ chi

phí không chính thức các loại trên doanh thu, các khoản chi phí không chính thức

DN bỏ ra khi tranh chấp trong tổng tài sản mà doanh nghiệp phải trả chiếm từ 10%

đến 20% (trung bình chiếm khoảng 15,9%). Các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng cán

bộ nhà nƣớc ở cả 3 cấp đều “không thân thiện, nhũng nhiễu”. Đặc biệt là đối với các

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhờ những thay đổi, các quy định Gia nhập

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

129

thị trƣờng không còn là gánh nặng lớn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả

này có đƣợc là nhờ sự thay đổi của Luật Đầu tƣ 2014, đảo ngƣợc lại những nỗ lực

trƣớc đó để hợp nhất hai loại giấy phép này và nhờ đó tạo thuận lợi cho các doanh

nghiệp ra nhập thị trƣờng bằng việc thực hiện cơ chế một cửa.

Trong NQ35/2016/NQ-CP, đánh giá vấn đề tham nhũng mà các doanh nghiệp

nƣớc ngoài đang gặp phải, cụ thể trong quá trình khảo sát các doanh nghiệp phải đối

mặt với tham nhũng bao gồm các câu hỏi về trả tiền bôi trơn khi xin giấy phép đầu

tƣ, khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các cơ quan nhà

nƣớc, hoặc khi làm thủ tục hải quan, khi thực hiện các thủ tục hành chính và khi

giải quyết tranh chấp tại toà.

Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng cho rằng: Trong khi tình trạng tham

nhũng có xu hƣớng giảm thì kết quả giải quyết công việc cũng trở nên khó đoán biết

hơn. Chƣa tới một nửa số doanh nghiệp chi trả chi phí bôi trơn tin rằng công việc

đƣợc giải quyết theo nhƣ mong muốn. Cũng trong quá trình khảo sát tác giả tìm

hiểu sâu hơn về tình trạng “chủ động đƣa quà” hay chi phí không chính thức này

cho các cán bộ, các thanh tra, kiểm tra. Tuy rằng đối với một số lƣợng nhỏ các

doanh nghiệp, các cuộc thanh, kiểm tra có thể tạo ra những phiền hà, nhũng nhiễu

từ cơ quan quản lý. Doanh nghiệp đôi khi thấy đƣợc việc đƣa “phong bì” là một

cách để giảm bớt gánh nặng của thanh tra cũng nhƣ giảm xác suất bị phạt. Các

doanh nghiệp cũng cho rằng hiếm khi cán bộ thanh kiểm tra đòi hỏi các khoản này

song “Luật bất thành văn” chủ động đƣa quà dù không bị đòi quà (chiếm 59%) Sự

phổ biến của hoạt động này chỉ ra mức độ nghiêm trọng của tham nhũng ở nƣớc ta.

Nếu không có các biện pháp cấp bách cũng nhƣ lâu dai có thể chúng ta rất dẽ bị các

đối tác nƣớc ngoài chọn nƣớc khác để đầu tƣ mà bỏ qua Việt Nam bởi những rào

cản không đáng có này. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này cải thiện chỉ số thiết chế

pháp lý nhằm nâng cao NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang.

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cần hạn chế các cuộc kiểm tra

đối với doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, các cuộc kiểm tra, thanh tra cần phải xây dựng

đăng ký từ đầu năm với Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Thanh tra tỉnh).

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

130

Chỉ kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, nếu sau khi kiểm tra không

phát hiện các vi phạm thì các đơn vị kiểm tra phải trình rõ nguyên nhân và chịu

trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND tỉnh.

Chỉ đạo các địa phƣơng tuyệt đối không đƣợc yêu cầu các Nhà đầu tƣ hỗ trợ

kinh phí hoặc đầu tƣ các hạng mục công trình ngoài các nội dung đăng ký đầu tƣ,

phƣơng án bồi thƣờng GPMB và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

4.2.2.2. Đối với chỉ số đào tạo lao động

Với các kết quả điều tra và đã phân tích ở chƣơng 3, có thể dễ dàng nhận thấy

quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Bắc Giang đòi hỏi phải có nguồn

nhân lực chất lƣợng cao, có kỹ năng chuyên môn giỏi, tác phong công nghiệp. Chất

lƣợng nguồn nhân lực phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng tại các vị trí:

Giám đốc điều hành/quản lý; Quản lý giám sát; Cán bộ kỹ thuật rất; Công nhân - lao

động phổ thông và Kế toán. Đặc biệt là nhân lực có tay nghề cao, chiến lƣợc đào tạo

nguồn nhân lực của Bắc Giang phải tiếp cận đƣợc trình độ và cơ cấu nhân lực khu

vực và quốc tế. Để đảm bảo thực hiện đƣợc giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

trong thời gian tới, Hƣng Yên cần thực hiện tốt một số yêu cầu cụ thể sau:

Một là, Rà soát nhu cầu nguồn nhân lực và các lĩnh vực cần thu hút lao động,

đây là một trong những vấn đề quan tâm đặc biệt của chính quyền tỉnh, công tác dự

báo đón đầu về nhu cầu sử dụng lao động phải chính xác và phải đƣợc xem là một

vấn đề kinh tế chứ không phải là chính sách xã hội. Việc định hƣớng phát triển các

ngành, nghề để thu hút các dự án vào đầu tƣ tại tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh đƣợc xác lập là một nội dung quan trọng của chính quyền tỉnh Bắc Giang. Vì

vậy, để tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cần phải gắn kết, đi kèm với định

hƣớng phát triển các làng nghề, nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. Để giành

đƣợc lợi thế cạnh tranh ở những ngành, nghề mà các doanh nghiệp đang đầu tƣ mới,

cần thiết phải cung cấp đƣợc nguồn nhân lực có kỹ năng và năng lực làm việc cao, ý

thức của ngƣời lao động đƣợc đào tạo phải đúng tác phong, kỷ luật công nghiệp.

Công tác rà soát kỹ lƣỡng về nhu cầu nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp và xu

hƣớng ngành, nghề sẽ phát triển trong tƣơng lai phải đƣợc đặt trong quy hoạch phát

triển chung về kinh tế - xã hội để tránh lãng phí nguồn ngân sách của tỉnh. Theo tình

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

131

hình thực tế hiện nay, các ngành, nghề công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm

phần lớn trong cơ cấu kinh tế (trên 60%), vì vậy việc rà soát, nắm chắc về quy mô

sức cầu lao động phải thật cụ thể, từ đó có kế hoạch để tăng giảm sức cung nguồn

nhân lực.

Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp một cách

hiệu quả lao động đến với các doanh nghiệp thông qua các quan hệ tiền lƣơng và

trình độ kỹ năng của ngƣời lao động đƣợc đào tạo. Vì thế, các sở, ban, ngành chức

năng của tỉnh cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm này của thị trƣờng lao động mang

ý nghĩa quan trọng cho các chính sách phát triển nguồn nhân lực, từ đó cung cấp

nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Bắc Giang.

Hai là, tăng cƣờng gắn kết mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với nhà tuyển

dụng nhằm tiếp tục đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực khi cung cấp cho thị

trƣờng. Thực tế khi tiến hành điều tra, tác giả nhận thấy các KCN lớn có yêu cầu

đòi hỏi về lao động rất chặt chẽ, một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có

động tác tiếp xúc hai chiều từ doanh nghiệp đến với cơ sở đào tạo và ngƣợc lại.

Nhƣng để đảm bảo tính đồng đều, chính quyền tỉnh cần thiết phải có chính sách, cơ

chế hỗ trợ để các cơ sở đào tạo đƣợc tiếp xúc, nắm bắt thông tin yêu cầu của nhà

tuyển dụng lao động, từ đó điều chỉnh kế hoạch hƣớng tới mục tiêu yêu cầu của nhà

tuyển dụng. Quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề và nhà tuyển dụng phải

đƣợc diễn ra linh hoạt, nhanh nhậy trong cơ chế chung của các quy luật kinh tế đang

tồn tại, muốn vậy chính quyền tỉnh nhất thiết phải kiểm soát chặt chẽ từ chính sách

dự báo, đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo giữ đƣợc các tiêu chuẩn chung, đồng thời

phải tránh cản trở tới quan hệ này. Bên cạnh một số ít các cơ sở đào tạo nghề tự thân

đã kết nối thành công với các KCN, doanh nghiệp lớn nhƣ trƣờng Đại học Nông Lâm

Bắc Giang và 6 trƣờng cao đẳng và các trƣờng nghề trong tỉnh. Các cơ sở đào tạo này

có đƣợc thành công nhờ sự kết nối mật thiết với doanh nghiệp về yêu cầu lao động.

Với trên 11 cơ sở đào tạo nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, thì cần phải có

sự điều chỉnh từ một trung tâm hành chính quyền lực để đảm bảo các sản phẩm từ các

cơ sở đào tạo nghề thoả mãn nhu cầu lao động của gần 5.000 doanh nghiệp.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

132

Tỉnh cần phải hƣớng dẫn, chỉ đạo tốt việc hƣớng nghiệp cho thanh niên, học

sinh trên địa bàn tỉnh thông qua các chƣơng trình tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng với

thanh niên, học sinh ngay từ trƣờng THPT. Công tác định hƣớng nghề trên thực tế

đã cho thấy rất quan trọng và hiệu quả, bởi việc nắm bắt thông tin từ ngƣời đƣợc

hƣớng nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề so với yêu cầu của doanh nghiệp có sự gắn

kết rất chặt chẽ với nhau, đây cũng là biện pháp đồng thời tránh sự lãng phí nguồn

lực cho xã hội.

Ba là, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh là một

trong những yêu cầu rất quan trọng và cốt lõi trong cả quá trình đào tạo nguồn nhân

lực. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các cơ sở đào tạo nghề trong quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực cần phải có sự tự đổi mới mạnh mẽ, trong đó phát triển trình độ,

kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên là cực kỳ quan trọng, phải có các chƣơng trình

thực nghiệm giữa kiến thức giảng dạy với yêu cầu vận hành thực tế tại các dây

chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Bắt đầu từ chính giảng viên, phải tiếp tục có kế

hoạch đƣợc đào tạo bổ sung, nâng cao trình độ từ đó có khả năng tiếp nhận các giáo

trình tiên tiến từ những chuyên ngành khác nhau. Tỉnh Bắc Giang cần thiết phải xây

dựng sự liên kết vùng với những cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh, thành phố liền kề

nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh nhằm đổi mới chất

lƣợng đào tạo nghề từ phƣơng pháp giảng dạy, nội dung giáo trình để cung cấp

nguồn lao động chất lƣợng cao cho cả khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc nói

chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Trƣớc mắt, lựa chọn các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề sẵn có trên địa bàn

tỉnh làm trọng tâm đầu tƣ cho kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

của tỉnh. Các trƣờng đại học, cao đẳng khối kỹ thuật, nghề nhƣ trƣờng Đại học

Nông Lâm Bắc Giang, Cao đẳng kinh tế công nghiệp Bắc Giang, Cao đẳng nghề

Bắc Giang,… để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao góp phần nâng cao tỷ lệ lao

động qua đào tạo nghề ở tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Bốn là, thu hút chuyên gia trình độ cao về làm việc tại địa bàn tỉnh theo tinh

thần nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang. Việc thu hút các chuyên gia hay lao động

có kỹ năng sẽ là một đặc điểm quan trọng, then chốt của quá trình nâng cao năng lực

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

133

cạnh tranh nhằm thu hút đầu tƣ. Vì vậy, phải tiếp tục cụ thể hoá các chính sách để thu

hút lao động trình độ cao, có kỹ năng giỏi bằng sự điều chỉnh kịp thời với giá trị kinh

tế ƣu đãi dành cho. Nền kinh tế hiện nay của tỉnh Hƣng Yên rất cần thiết sự góp sức

của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, đội ngũ chuyên gia trình độ cao để làm tốt công tác quản lý

nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Cần tiếp tục khuyến khích cán

bộ tham gia học tập nâng cao trình độ theo các đề án của trung ƣơng, các chƣơng

trình đào tạo theo kế hoạch của tỉnh bằng nguồn ngân sách trung ƣơng và ngân sách

tỉnh. Phát triển thị trƣờng lao động trên địa bàn tỉnh, thông qua các chính sách hỗ trợ

các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh để mời gọi

lao động có kỹ năng tốt từ các tỉnh lân cận nhƣ Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái

Nguyên, và các tỉnh khác… tới Bắc Giang làm việc.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Để thực hiện tốt giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trên địa

bàn tỉnh Bắc Giang, bên cạnh việc triển khai một chính sách hợp lý, cần thiết phải

bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Bắc Giang

giai đoạn từ nay tới năm 2025 khoảng 6.643 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo nguồn vốn

này, cần thiết có sự phân bổ trong cơ cấu vốn, trong đó nguồn vốn đầu tƣ từ ngân

sách nhà nƣớc và các chƣơng trình, dự án giải quyết việc làm tổng thể của các sở,

ngành theo ngành dọc khoảng 30 - 40%, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp

khoảng 11 - 12%, nguồn vốn ODA khoảng 14 - 15%, huy động từ ngƣời đƣợc đào

tạo 28 - 29%, các nguồn khác khoảng 5 - 6% (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Về chủ trƣơng, chính sách chung cân đối và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho

phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó đối với

trƣờng Đại học nông lâm Bắc Giang cần có cơ chế riêng của tỉnh nhƣ việc phân bổ

giao chỉ tiêu đào tạo cho trƣờng nằm trong khuôn khổ biên chế bổ sung số lƣợng

giáo viên các huyện, thành phố tỉnh Bắc Giang. Trƣờng cần có chƣơng trình ký kết

đào tạo theo yêu cầu riêng của tỉnh phát triển lao động kỹ năng giỏi bởi phần lớn

dân số của tỉnh vẫn đang ở nông thôn, để làm tốt việc này, tỉnh phải điều tiết nguồn

vốn từ các kênh khác nhau thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Quỹ quốc

gia giải quyết việc làm. Gắn liền với chính sách thu hút lao động có trình độ tay

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

134

nghề cao, kỹ năng giỏi cần làm tốt việc phân luồng, hƣớng nghiệp cho thanh niên,

học sinh, cụ thể bố trí kinh phí giao Sở lao động thƣơng binh và xã hội tỉnh, Đoàn

thanh niên tỉnh, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức hƣớng nghiệp theo Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 Tỉnh Bắc Giang.

4.2.2.3. Đối với chỉ số tính năng động của các nhà lãnh đạo

Cảm nhận của Doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tƣ

nhân là thấp, đạt 35,43% (năm 2016 là 41%). Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp cho

rằng các giải pháp chỉ đạo của UBND tỉnh vẫn chƣa đƣợc thực hiện nghiêm ở cấp cơ

sở: Có 76,47% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng “Có những sáng kiến hay ở cấp

tỉnh nhƣng chƣa đƣợc thực thi tốt ở các Sở, ngành” (năm 2016 là 79.1%); đồng thời

có 61,95% số doanh nghiệp cho rằng “Lãnh đạo tỉnh có chủ trƣơng, chính sách đúng

đắn nhƣng không đƣợc thực hiện tốt ở cấp huyện” (năm 2016 chỉ là 71%). Vậy nhóm

nhân tố nào ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất và cần đƣợc cải thiện ngay.

Các văn bản hành chính ỏ cả 3 cấp quản lý chƣa phù hợp: Các văn bản chính

sách của UBND xã, (phƣờng) chƣa phù hợp, tạo điều kiện cho môi trƣờng hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp (ND1-2.60điểm); Các văn bản chính sách của UBND

huyện (thành phố) và thành phố chƣa phù hợp, tạo điều kiện cho môi trƣờng hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp đều đạt (ND2 và ND3- 2.63điểm).

Chƣa có tính sáng tạo, đơn giản hoá các TTHC tại xã, (phƣờng); huyện, thành

phố và Tỉnh với số điểm trung bình từ 2.36 điểm đến 2.65 điểm. Điều đó cho thấy

Các thủ tục hành chính vẫn còn làm việc theo nguyên tắc truyền thống, chƣa có tính

sáng tạo để đơn giản hoá trong các công tác quản lý Thủ tục hành chính công. Vì vậy

cần thay đổi tƣ duy ngay trong công việc nhƣ ứng dụng công nghệ trong công tác

quản lý tại thành phố bằng các thiết bị thông minh (máy chấm công, thiết bị camera

giám sát, các phần mềm hỗ trợ bằng máy tính,…) để tránh tình trạng nhân viên đến

muộn về sớm khi mà các doanh nghiệp đến làm việc phải chờ đợi lâu. Chính quyền

cấp xã, phƣờng chƣa nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò, tính năng động

và tiên phong (ND16- 2.11 điểm) đƣợc các doanh nghiệp đánh giá kém nhất trong

công tác phục vụ, Chính quyền tỉnh chƣa nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy

vai trò, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo(ND18- 2.71 điểm). Vì vậy, nên khi

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

135

triển khai các văn bản chính sách ở cấp tỉnh đƣa ra ý tƣởng rất tốt nhƣng thực thi ở

doanh nghiệp rất dở (D11-2.77 điểm). Các văn bản từ trên triển khai xuống không có

sự giám sát nên kết quả thực hiện không cao ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của

doanh đôi khi nó mang tính hình thức, phong trào.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thế mạnh cũng là điểm yếu của tỉnh: GTVT trong tỉnh

chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu (ND26-2.40 điểm), Vấn đề môi trƣờng: hệ thống xử lý

chất thải chƣa đƣợc UBND tỉnh quan tâm(ND28-2.79 điểm), Tỉnh đã có chính sách

riêng gì cho các DNNVV(ND30-2.86 điểm). Để giúp cho các doanh nghiệp phát triển

bền vững tỉnh nên có những chính sách cụ thể trong thu hút, hỗ trợ song song với đó

là phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, bƣu chính viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ khác

nhăm thu hút Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Trong những năm qua các nhà lãnh đạo các cơ quan đã tích cực có nhiều biện

pháp nhằm cải thiện điểm số, song so với hiệu quả đem lại chƣa cao và các doanh

nghiệp chƣa thoả mãn với những gì mà chính quyền tỉnh đem lại, nếu để tình trạng

kéo dài thì nỗ lực của tỉnh trong thu hút vốn đầu tƣ cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh bị giảm sút. Vậy biện pháp có thể coi là cấp bách đó là:

Nâng cao tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và thiết chế pháp lý, tăng

cƣờng đối thoại và động viên khen thƣởng kịp thời đối với doanh nghiệp.

Các thành viên UBND tỉnh phải đi tiên phong trong công tác đổi mới tƣ duy

lãnh đạo, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và ngƣời dân, đi sâu đi sát, hƣớng mạnh

về cơ sở; căn cứ vào các quy định của Trung ƣơng để đƣa ra các quyết sách sáng tạo,

phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Kịp thời giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của các doanh nghiệp về các

vấn đề khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra, những

vấn đề nhũng nhiễu của cán bộ công quyền. Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh

chấp thông qua hoà giải của các tổ chức hội doanh nghiệp và các cơ quan chức

năng. Phối hợp với Toà án nhân dân tỉnh để nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh

chấp về kinh tế khi doanh nghiệp khởi kiện, tạo niềm tin cho doanh nghiệp vào hệ

thống toà án, tƣ pháp.

Lãnh đạo UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với đại diện cộng đồng các doanh

nghiệp, định kỳ 1 quý/1lần hoặc đột xuất theo đề nghị của các tổ chức hội doanh

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

136

nghiệp. Lãnh đạo UBND các huyện, TP cần duy trì thƣờng xuyên công tác đối thoại,

giải quyết triệt để, kịp thời các khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp, có kế hoạch

gặp mặt các doanh nghiệp tại địa phƣơng theo định kỳ hàng năm. Các sở, ngành cần

phối hợp với các tổ chức hội doanh nghiệp tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp về

các vấn đề có tính bức xúc, nhƣ: Tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận đất đai, cung ứng

nguồn nhân lực, thuế… Trƣớc khi ban hành các văn bản có liên quan đến quyền lợi,

trách nhiệm của các doanh nghiệp cần tổ chức lấy ý kiến tham gia của doanh nghiệp

hay đại diện các doanh nghiệp (các tổ chức hội doanh nghiệp).

Công bố "đƣờng dây nóng" (SĐT: 3511999, hoạt động từ ngày 15/01/2009)

của Văn phòng UBND tỉnh lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp

kịp thời phản ánh các bức xúc khó khăn đến Lãnh đạo UBND tỉnh.

Các tổ chức hội doanh nghiệp thƣờng xuyên nắm thông tin phản ánh và tâm tƣ

nguyện vọng của các doanh nghiệp, định kỳ 1 tháng/lần hoặc đột xuất báo cáo UBND

tỉnh để giải quyết kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp.

Định kỳ hàng năm/1 lần (vào dịp ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10) tổ chức

khen thƣởng các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu. Ngoài ra có thể khen thƣởng

đột xuất doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, đóng góp tích cực công tác từ thiện, xã hội

4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh

4.3.1. Các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển tăng đƣợc lợi thế cạnh tranh và nhƣ vậy chỉ

số năng lực cạnh tranh cũng đƣợc cải thiện nâng cao. Điều đó đƣợc thể hiện qua năng

lực tài chính của DN và đƣợc thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng

vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính,.. trong DN. Do đó, việc sử dụng vốn - là

một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng

vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí

vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản

xuất khác.

Việc huy động vốn kịp thời nhằ đáp ứng vạt tƣ, nguyên liệu, thuê nhâ công,

mua sắm thiết bị, công nghệ… năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của DN,

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

137

là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn DN thành công trong kinh doanh và

nâng cao NLCT.

Kêt quả khảo sát cho thấy gần một nửa tổng số DN đƣợc khảo sát trên địa bàn

tỉnh hiện nay rơi vào tình trạng thiếu vốn, nhu cầu vốn cao trong khi khả năng tiếp

cận vốn vay ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Từ thực trạng này theo NCS, các DN trên

địa ban cần:

Củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, tăng khả năng huy động vốn

dƣới nhiều hình thức. Đồng thời, các DN cũng cần sử dụng có hiệu quả các nguồn

vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo lòng tin đối với khách hàng, với ngân

hàng và với ngƣời cho vay khác.

Cân nhắc đến các kênh huy động vôn khác thay vì tập trung vay ngân hàng với

lãi suất cao nh hiện nay.

DN cần tham gia vào các tổ chức, các hiệp hội DN nhằm cải thiện mối quan hệ

với các DN khác, với ngân hàng và các tổ chức cung ứng vốn. Cùng tham gia các DN

sẽ có tiếng nói trọng lƣợng hơn trong đề xuất với Chính phủ, chính quyền tỉnh đặc

biệt là các đề xuất có liên quan và tiếp cận đƣợc nguồn vốn.

4.3.2. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực

Ngoài vấn đề về tài chính thì DN cũng cần có đƣợc đội ngũ lao động đủ khả

năng đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay

gắt của nền kinh tế thị trƣờng. Vậy DN cần tập trung các giải pháp sau:

Bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở DN. Về

chính sách sử dụng cần chú ý đế sự nỗ lực cố gắng của ngƣời lao động kết quả hoàn

thành nhiệm vụ để đề bạt thăng tiến, tạo sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho ngƣời lao

động giỏi có cơ hội thể hiện năng lực của mình.

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động với DN bằng các

chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao

động kể cả khi có biến động. Xây dựng chế đọ tiền lƣơng, tiền thƣởng theo hƣớng

khuyến khích ngƣời lao động.

DN kết nối với các cơ sở đào tạo tại tỉnh để nâng cao chất lƣợng lao động thay

vì để ngƣời lao động cũng nhƣ mỗi DN tự thân vận động.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

138

4.3.3. Liên kết trong kinh doanh

Do quy mô nhỏ, các DNNVV thƣờng gặp khó khăn trong việc thỏa mãn nhu

cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là cung ứng gói sản phẩm trọn gói Liên kết

trong cung ứng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhƣ liên kết cung

ứng trong dịch vụ: nhà hàng- khách sạn -hãng taxi-công ty du lịch, hay liên kết chéo

sản phẩm.

Tỉnh nằm trên đƣờng vành đai giao thông quốc tế trọng điểm Hà Nộ - Hải

Phòng - QuảngNinh, là điểm giao thông quan trọng vận chuyển của các tỉnh phía

Bắc. Do vậy rất cần đến sự liên kết cùng phát triển.

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

139

Kết luận chƣơng 4

Trƣớc khi đƣa ra giải pháp nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh, NCS tìm hiểu định

hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2015. Trên cơ sở căn

cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cho từng lĩnh vực nhƣ: Công nghiệp-

xây dựng, mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp và mục tiêu phát triển ngành

thƣơng mại dịch vụ.

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng chƣơng 3 chỉ ra đƣợc các nhân tố

tác động có ảnh hƣởng lớn đến các chỉ số NLCT cấp tỉnh, trên cơ sở đó NCS đƣa

ra các nhóm chỉ số thấp điểm và giảm điểm cho từng nhóm đối tƣợng là: Các nhà

lãnh đạo, các doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh trong giai đoạn

2018-2025.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang”,

luận án đã đạt đƣợc các kết quả sau:

Một là: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số năng lực cạnh tranh và

nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu tổng quan các tài liệu về năng lực cạnh tranh

ở các cấp độ đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới và của Việt Nam nghiên cứu và

công bố, vì chƣa có một khái niệm chuẩn đƣợc công nhận trong phần này trên cơ

sở kế thừa các khái niệm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó tác giả mạnh dạn đƣa ra

các khái niệm về NLCT, khái niệm NLCT cấp tỉnh và khái niệm nâng cao chỉ số

NLCT cấp tỉnh trong luận án; Vai trò của nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh rất cần

thiết cho thu hút vốn đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế; Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số

NLCT cấp tỉnh và Mối quan hệ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số

NLCT cấp tỉnh.

Nghiên cứu thực trạng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt

Nam giai đoạn 2006-2017 của các khu vực: Miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng

Sông Hồng, Vùng duyên hải Miền Trung, Khu vực Tây Nguyên, Vùng Đông Nam

Bộ và Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng phân tích nhóm chỉ số tăng điểm,

thấp điểm để chỉ ra các nguyên nhân ảnh hƣởng đến từng chỉ số và làm cho các chỉ

số đó bị thấp điểm và giảm điểm.

Nghiên cứu thực tiễn các bài học nâng cao năng lực cạnh của các nƣớc trên

thế giới và nâng cao chỉ số NLCT tại Việt Nam, tác giả tìm hiểu 3 tỉnh tiếp giáp với

tỉnh Bắc Giang là các tỉnh Quảng Ninh; tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên để rút ra

bài học cho tỉnh Bắc Gian trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút

đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện và

hoàn cảnh của địa phƣơng và đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài này làm đề tài

nghiên cứu cho mình.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

141

Hai là: Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho một số chỉ số năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 bị thấp điểm và

giảm điểm.

Bằng việc sử sụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã xác định

đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang phù hợp

với đặc điểm của các đối tƣợng nghiên cứu đồng thời xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đo

lƣờng của từng thang đo các yếu tố này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc,

luận án đã bổ sung thêm phƣơng pháp nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân làm

cho chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm, đồng thời kiểm định và phát

triển thang đo yếu tố này. Đây là một nội dung mới mà chƣa có nghiên cứu nào thực

hiện trƣớc đây.

Xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến từng chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm

và giảm điểm đồng thời nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là quá trình xem xét, đánh

giá tổng thể môi trƣờng kinh doanh của một địa phƣơng, trong đó là chất lƣợng điều

hành xây dựng và phát triển nền kinh tế của chính quyền cấp tỉnh. Nâng cao năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng trở nên quan trọng và có tác động mạnh mẽ tới nền

kinh tế và hình ảnh của địa phƣơng, sự cần thiết phải làm rõ mối liên hệ giữa các yếu

tố tạo dựng năng lực của môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh, đó là mối liên hệ giữa thu

hút đầu tƣ với các quan điểm sâu sắc đƣợc thể hiện trong chính sách mà chính quyền

tỉnh ban hành cùng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dân doanh. Đồng

thời các điều kiện khác phải đƣợc chuẩn bị tạo thành tổ hợp để đón nhận làn sóng đầu

tƣ nhƣ hệ thống cung cấp nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Luận án đã bổ sung vào hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hệ

thống chỉ tiêu nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều kiện thực tế hiện

nay. Nghiên cứu trên đã phân tích rõ ràng, cụ thể về vai trò của chính quyền cấp

tỉnh trong nâng cao năng lực cạnh tranh, sự tích hợp giữa các mối quan hệ mục tiêu

của doanh nghiệp với lợi ích của địa phƣơng, ngƣời dân, từ đó tăng cƣờng khả năng

sáng tạo, chủ động của chính quyền cấp tỉnh ở mọi cấp độ và sự linh hoạt của chính

sách phù hợp với thực tiễn.

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

142

Ba là: Đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025 nhằm tăng điểm cho các chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị thấp điểm và giảm điểm trong giai

đoạn qua

Căn cứ vào số liệu PCI giai đoạn 2006-2016 và kết quả khảo sát của tác giả về

xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang năm

2017. Căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và căn cứ vào các văn

bản pháp quy khác tác giả mạnh dạn đƣa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số

PCI cho tỉnh Bắc Giang theo các nhóm chỉ số bị thấp điểm và giảm điểm.

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu

tƣ tại tỉnh Bắc Giang đã sớm đƣợc lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc

Giang chú trọng và quan tâm triển khai theo hệ thống các sở, ban, ngành để nâng

cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Bắc Giang đã tăng

trƣởng một cách bền vững, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, các

vấn đề an sinh xã hội đƣợc quan tâm làm tốt, điều này cho thấy hiệu quả của sự

sáng suốt lãnh đạo từ chính quyền cấp tỉnh đối với thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế -

xã hội. Thực tế những chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ƣu tiên các ngành

nghề phát triển, quy hoạch các KCN, CCN, làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng

đƣờng giao thông và cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc thực hiện có hiệu quả, thể

hiện đƣợc khả năng thích ứng và phán đoán xu hƣớng môi trƣờng kinh doanh của

chính quyền tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, từ nghiên cứu thực tế, kết quả tăng trƣởng

kinh tế hàng năm cho thấy, vẫn có nhiều hạn chế giữa tiềm năng của tỉnh Bắc Giang

với mục tiêu tăng trƣởng đầu tƣ đề ra. Thách thức đáng đƣợc quan tâm là sự đồng

thuận giữa nhà đầu tƣ và chính quyền tỉnh Bắc Giang và lợi ích của ngƣời dân cần

tiếp tục đƣợc thống nhất hài hòa. Trong khi thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp -

xây dựng và dịch vụ, nông, lâm nghiệp và thủy sản đều cần đƣợc quan tâm.

Trong thời gian tới chính quyền tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục chú trọng tới

những khó khăn chung của nền kinh tế đang tác động mạnh tới tiến độ thực hiện các

chính sách phát triển kinh tế của Bắc Giang nhƣ: 1- Chính sách về hỗ trợ doanh

nghiệp, chính sách thu hút đầu tƣ cùng với việc CCTTHC phải đƣợc triển khai, phổ

biến kịp thời nên tạo đƣợc nhiều lợi thế trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Hành

lang văn bản còn chƣa mở hết giới hạn ở các khu vực kinh tế, nhất là khối kinh tế

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

143

nông lâm nghiệp và thủy sản còn thiếu các dự án đầu tƣ có trình độ công nghệ cao.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc còn khó khăn nhƣ việc thiếu vốn của doanh nghiệp

dân doanh, khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, trình độ công nghệ còn thấp,

mặc dù khu vực kinh tế này rất năng động, tạo đƣợc nhiều việc làm; 2- Công tác

quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã sớm đƣợc chứng nhận phê duyệt,

song thực tế mới có 6 KCN đang đƣợc tập trung khai thác, cơ sở hạ tầng. So với

tiềm năng về vị trí địa lý của Bắc Giang với các tỉnh, thành phố trong khu vực các

tỉnh Miền núi phía Bắc, thì hiệu quả khai thác các KCN, CCN còn hạn chế rất

nhiều, lãng phí tài nguyên đất do một số dự án chậm triển khai; 3- Chất lƣợng và số

lƣợng lao động luôn là những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ, đồng

thời đây cũng là tiền đề vững chắc để hỗ trợ cho năng suất và tăng trƣởng năng suất

trong các lĩnh vực thu hút đầu tƣ. Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều

thành công phát triển hệ thống trƣờng đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm

đƣợc tổ chức chặt chẽ, ngƣời lao động sau đào tạo cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu

của nhà tuyển dụng. Song những bất cập giữa nội dung các chƣơng trình đào tạo

nghề với yêu cầu làm việc thực tế của các doanh nghiệp, tỷ lệ ngƣời lao động qua

đào tạo nghề còn thấp, trình độ, ý thức công nghiệp chƣa đƣợc chú trọng rèn luyện,

mặc dù chi phí giao dịch, đào tạo nghề của tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp bỏ

ra hàng năm là khá cao; 4- Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ các tuyến đƣờng

giao thông chính, có vai trò huyết mạch của Bắc Giang bị chậm lại về thời gian khai

thác, điều này có khả năng làm mất đi cơ hội đón nhận đầu tƣ từ bên ngoài so với

các tỉnh bạn có vị trí địa lý lân cận.

2. Kiến nghị

1) Về phía Trung ƣơng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang, tỉnh cần tiếp tục

có các chƣơng trình hành động đổi mới chiến lƣợc thu hút sự quan tâm rộng rãi của

các nhà đầu tƣ, mở ra khả năng từng bƣớc xây dựng lợi thế từng lĩnh vực cụ thể tạo

ra những khác biệt lớn về lợi thế cạnh tranh. Chính phủ cần thiết thể hiện vai trò vô

cùng quan trọng trong việc hoạch định tầm vĩ mô của kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội đất nƣớc, vì vậy nội dung các chính sách ban hành cần tính toán phù hợp với

tất cả các vùng miền và lĩnh vực quy định. Chính sách của Chính phủ có sự tác

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

144

động mạnh mẽ tới các địa phƣơng cấp tỉnh, thành phố theo hƣớng bổ trợ phát triển

kinh tế - xã hội hoặc là hạn chế đối với các địa phƣơng chƣa có sự chuẩn bị nắm bắt

kịp thời. Vì vậy, hành lang thực thi của văn bản pháp luật cần đƣợc sửa đổi kịp thời,

vận dụng triệt để sớm về thời gian nhƣ Luật đầu tƣ, Luật thuế, Luật đất đai, Luật

doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với chỉ số chi phí không chính thức: Nhà nƣớc cần thực hiện

nghiêm kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính; giao trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu bộ

phận, cơ quan giải quyết các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. Trƣờng hợp, phát

hiện nhũng nhiễu, nhận chi phí không chính thức thì ngoài trách nhiệm ngƣời trực

tiếp có liên quan, xem xét thi hành kỷ luật, cho thôi việc với ngƣời đứng đầu bộ

phận, cơ quan đó. Có nhƣ vậy, thì mới đảm bảo giám sát có hiệu quả trong nội bộ

cơ quan trong đấu tranh chống chi phí không chính thức.

2) Về phía chính quyền cấp tỉnh, cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản

quy phạm pháp luật thống nhất về nội dung và phù hợp với mục tiêu của tỉnh và

doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, quan tâm hỗ trợ các trung tâm

đào tạo nghề cho ngƣời lao động, chất lƣợng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ

cho phát triển kinh tế - xã hội. Trƣớc mắt cần tập trung vào các công trình giao

thông trọng điểm mang tính quyết định lớn đối với thu hút đầu tƣ, rà soát quy

hoạch các KCN, CCN để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng tài nguyên đất, vị trí địa

lý vào phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đƣợc hợp

lý. Bên cạnh việc ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ có trình độ công nghệ cao, sản

phẩm có giá trị gia tăng lớn, cần hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ vì nhóm

doanh nghiệp này nguồn lực hạn chế, phải đối mặt với nhiều thử thách khi tiếp cận

các thị trƣờng nƣớc ngoài.

3) Về phía chính quyền cấp huyện, thành phố, trên cơ sở các chủ trƣơng của

chính quyền tỉnh Bắc Giang, UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo làm tốt công

tác an ninh trật tự tại các KCN, CCN, khu nhà trọ của ngƣời lao động trên địa bàn.

Tuyên truyền trên địa bàn để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích của phát triển công nghiệp

và mục tiêu của thu hút đầu tƣ, giữ mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và nhân dân

địa phƣơng. Khuyến khích các làng nghề tại địa phƣơng phát triển, gắn kết với

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

145

chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu và sản phẩm với các KCN, CCN, đồng thời thống

kê số lƣợng nhân khẩu độ tuổi lao động để có kế hoạch đào tạo nghề cho lao.

4) Về phía các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và doanh nghiệp FDI , cần xác

định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tỉnh Bắc Giang nhƣ thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo quyền lợi của công dân. Áp dụng trình độ công nghệ,

sản phẩm của doanh nghiệp phải thân thiện với môi trƣờng và ngƣời trực tiếp sản

xuất để từng bƣớc củng cố thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ cũng cần có

trách nhiệm tuyên truyền với các diễn đàn doanh nghiệp, với các nhà đầu tƣ khác về

những chủ trƣơng của chính quyền tỉnh Bắc Giang mời gọi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh

Bắc Giang.

Mặt khác để giải quyết dứt điểm chỉ số thấp điểm nhất trong chỉ số NLCT cấp

tỉnh tại tỉnh Bắc Giang nói chung và các tỉnh khác nói chung, đối với doanh nghiệp

thì ngoài việc nói không với tham nhũng thì cần cố gắng "chính thức hóa" chi phí

không chính thức. Điều này có nghĩa là xem xét thuê doanh nghiệp tƣ vấn chuyên

nghiệp để thực hiện thủ tục có liên quan; theo đó, chi phí tƣ vấn sẽ đƣợc chính thức

hóa thành chi phí kinh doanh. Giải pháp này cũng chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn

đề vì doanh nghiệp vẫn mất chi phí. Tuy nhiên, có tác dụng rất lớn trong xóa bỏ tác

động tiêu cực khác từ chi phí không chính thức.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Nghiên cứu giải pháp phát triển thƣơng mại,

dịch vụ bền vững cho tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí KHCN Đại học Thái Nguyên.

2. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Tỉnh Thái Nguyên tập trung cải thiện 3 chỉ số

thành phần để nâng cao PCI", Tạp chí Kinh tế và dự báo.

3. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Kinh

nghiệm của một số nƣớc trên thế giới", Tạp chí Kinh tế và dự báo.

4. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Vấn đề cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh ở

tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Kinh tế và dự báo.

5. Trần Thị Thanh Xuân (2017), "Cải thiện nâng cao chỉ số " Gia nhập thị trƣờng" cho

các tỉnh Miền núi phía Bắc", Số 657, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 17/2017.

6. Trần Thị Thanh Xuân (2017), Provincial competitiveness under the perspective

of Vietnamese enterprises: Acase study in Bac Giang province, Vietnam 2017

International Journal of Economics, Commerce and Management. United

Kingdom. ijecm.co.uk

7. Trần Thị Thanh Xuân, Đỗ Anh Tài (2017), Provincial competitiveness index

from the perspective of the business: The situation and solution. Case study in

Bac Giang, Vietnam, International Journal of Economics, Commerce and

Management. United Kingdom. ijecm.co.uk

8. Trần Thị Thanh Xuân, Hà Xuân Linh (2017), "Đánh giá năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh dƣới góc nhìn doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - Tháng 9/2017

9. Trần Thị Thanh Xuân, Hà Xuân Linh (2017), Chỉ số năng lực canh tranh cấp

tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp, nghiên cứu trường

hợp tỉnh Bắc Giang Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc Gia: Kế toán - kiểm

toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Tại Đại học

Quy Nhơn, Tháng 11/2017.

Đề tài khoa học cấp cơ sở

10. Trần Thị Thanh Xuân (2014-2015), Nghiên cứu chỉ số gia nhập thị trường và

chỉ số lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Thái Nguyên, Giấy

chứng nhận: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trƣờng:

Xếp loại A; Chủ nhiệm đề tài.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2006), "Xé rào ƣu đãi đầu tƣ là cuộc đua chạy xuống đáy",

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 50/2006, trang 14-17.

2. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2011), Phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị,

về hội nhập quốc tế.

4. Bộ Tƣ pháp (2013), Số 11/BC - BTP, ngày 14/01/2013, Bộ Tư pháp, báo cáo

về tình hình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành,

địa phương trong năm 2012.

5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Chính phủ (1997), Số 36/cp, ngày 24/4/1997, Chính phủ, Nghị định về ban

hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

7. Chính phủ (2004), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 30/6/2004, Chính phủ, về

tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8. Chính phủ (2008), Nghị định Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và

khu kinh tế, số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008.

9. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 90/NQ-CP, ngày 29/12/2012, Chính phủ,

nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2012.

10. Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Hưng Yên thế và lực mới

trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2016), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

2006,2010,2012,2016, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. CRV-Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (2010),

Báo cáo thường niên: Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2009.

13. Cục Thống kê tỉnh. Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

148

15. Lƣơng Gia Cƣờng (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Hữu Hân (1998), Nâng

cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động, Hà Nội.

17. Nguyễn Đinh Dƣơng (2014), Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành

phố Hà Nội.

18. Dƣơng Chí Dũng (2009), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter,

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

19. Báo cáo “Nghi quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII nhiệm kỳ

2015-2020” năm 2015.

20. Viên Thế Giang (2011), "Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong

hoạt động ngân hàng ở Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 15/2011, trang 13-19.

21. Bùi Thị Thanh Hà (2000), Từ điển Bách khoa Việt Nam - tập 1, NXB Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB

Thông tấn, Hà Nội.

23. Hồ Đức Hùng và các đồng sự (2005), Marketing địa phương của thành phố

Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn.

24. Vũ Văn Hòa (2013), Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn

nhân lực chất lƣợng cao và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Thông tin và Dự

báo kinh tế xã hội, số 95, 11/2013, trang 8-12.

25. Trần Kim Hào và các đồng sự (2008), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, Đề

tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng.

26. Ninh Đức Hùng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây

Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

27. Vũ Thành Hƣng (2005), "Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam - Một số kiến

nghị và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 99 tháng 9/2005.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

149

28. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII nhiệm kỳ

2015-2020 (2015).

29. UBND tỉnh Bắc Giang, 2016, Báo cáo: “Tình hình thu hút đầu tƣ, cấp phép

thành lập mới doanh nghiệp và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh năm 2016; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2017”.

30. UBND tỉnh Bắc Giang, Tài liệu hội thảo: Cải thiện môi trƣờng kinh doanh và

nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang. 9/2017.

31. Báo cáo của tỉnh uỷ Bắc Giang, 2016, Về Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn

2016 - 2020.

32. Vũ Trọng Lâm và các đồng sự (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Mankiw N.G. (2003), Nguyên lý kinh tế học, Dịch giả Nguyễn Đức Thành,

Phạm Thế Anh và nhóm giáo viên Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB

Thống kê, Hà Nội.

35. Lâm Quang Minh (2010), Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng

cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng, Hội thảo 2010

thành phố Đà Nẵng.

36. Nguyễn Thế Nghĩa (2009), Nâng cao cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

hội nhập kinh tế quốc tế.

37. Tăng Văn Nghĩa (2007), Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu

quả luật cạnh tranh trong thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,

Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội.

38. Đức Nguyễn (2015), Phát triển các khu công nghiệp - Kết quả và những hạn

chế cần khắc phục.

39. Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo

của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, Luận án Tiến sĩ.

40. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo Nghiên cứu

Chính sách - USAID/ VNCI, NXB Lao động.

41. Phan Trọng Phúc (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

150

42. Vũ Hùng Phƣơng (2008), Luận án Tiến sĩ nghiên cứu: Nâng cao Năng lực

cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

43. Porter M.E. (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn,

Lương Ngọc Hà, Nguyễn Quế Nga, Lê Thanh Hải, NXB Trẻ - Dtbooks, thành

phố Hồ Chí Minh.

44. Porter M.E. (2010), Lợi thế cạnh tranh, Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Lƣơng

Ngọc Hà, Nguyễn Quế Nga, Lê Thanh Hải, NXB Trẻ - Dtbooks, thành phố Hồ

Chí Minh.

45. Lê Hồng Sơn (2004), "Một số ý kiến về quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại

cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

số 8/2004, trang 12-15.

46. Nguyễn Trƣờng Sơn và các đồng sự (2009), "Điều tra khảo sát đánh giá thực

trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của

tỉnh Quảng Ngãi", Đề tài khoa học công nghệ. Đại học Đà Nẵng, Sở khoa học

và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

47. Trần Sửu (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều

kiện toàn cầu hoá, NXB Lao động, Hà Nội.

48. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bắc Giang năm 2015

49. Sở Văn hóa Thông tin Hƣng Yên (2001), Hưng Yên 170 năm, NXB Lao động,

Hà Nội.

50. Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

51. Phan Nhật Thanh (2012), Năng lực cạnh tranh quốc gia: Thông điệp từ xếp

hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 - 2013, Sở Kế hoạch và Đầu

tƣ tỉnh Hải Dƣơng.

52. Vũ Đại Thắng (2014), Định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế để

thu hútvốn đầu tư nước ngoài.

53. Nguyễn Văn Thâm (2005), Thủ tục hành chính, NXB Giáo dục, Hà Nội.

54. Nghiêm Đình Thuận (2012), Kinh tế - xã hội Bắc Ninh sau 15 năm tái lập tỉnh,

Thông tin sinh hoạt chi bộ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh, tháng 1+2 năm

2012, trang 13-16.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

151

55. Trần Văn Tuấn (2010), Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một

cửa liên thông”, Tạp chí Cộng sản, số 809, (03/2010), trang 5-7

56. Nguyễn Đức Thành, Tô Trung Thành, Phạm Thị Hƣơng, Hoàng Thị Chinh

Thon & Phạm Thị Thủy (2009), Báo cáo tổng quan những nghiên cứu về môi

trường kinh doanh tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách

(CEPR) thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

57. Phạm Quang Trung và các đồng sự (2009), Tăng cường năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

58. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 1310/QĐ-UBND, ngày

20/3/2009, UBND thành phố Hà Nội, Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010.

59. Nguyễn Thị Quy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Trần Trung Dũng

và Vũ Phƣợng Hoàng (2004), Đề tài cấp Bộ “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của các ngân hàng thương mại Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Quốc tế”.

60. Trần Anh Thƣ (2012), Luận án TS, Tăng cường năng lực cạnh tranh của tập

đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên

của tổ chức Thương Mại Thế giới.

61. Nguyễn Nam Thắng (2015), Luận án TS, Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

62. Nguyễn Thị Thu Vân (2012), "Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du

lịch Đà Nẵng", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Trƣờng Đại học Đông Á, số 8-

2012, trang 5-12.

63. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM), Chương trình phát triển

Liên Hợp Quốc (UNDP)-Dự án VIE 01/025 (2003), Nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc giá, NXB Giao thông vận tải.

64. Lê Danh Vĩnh (2010), Giáo trình luật cạnh tranh, Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh.

65. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) và Học viện Năng lực

cạnh tranh Châu Á (ACI) - Trƣờng Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học

Singapore (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

152

66. Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia thành

phố Hồ Chí Minh.

67. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Nghiên cứu giải pháp phát triển thƣơng mại,

dịch vụ bền vững cho tỉnh Thái Nguyên", Tập 121 số 07/2014, Tr. 101-111,

Tạp chí KHCN Đại học Thái Nguyên.

68. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Tỉnh Thái Nguyên tập trung cải thiện 3 chỉ số

thành phần để nâng cao PCI", Số 09/2014. Tr.06-08, Tạp chí Kinh tế và dự báo.

69. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Kinh

nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, Số 05/2015", Tr.87-89, Tạp chí Kinh tế

và dự báo.

70. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Vấn đề cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh ở

tỉnh Bắc Giang", Số 09/2015. Tr.06-08, Tạp chí Kinh tế và dự báo.

71. Trần Thị Thanh Xuân (2016), "Để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai

đoạn 2016-2020", Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.

72. Trần Thị Thanh Xuân (2016), "Bảo vệ môi trƣờng: Chìa khóa để Việt Nam

tăng trƣởng và phát triển bền vững”, Số 08/2016. Tr.17-19, Tạp chí Kinh tế và

dự báo.

II. Danh mục tài liệu tiếng anh

73. Ambastha and Momaya (2004) .Competitiveness of Firms: Review of Theory,

Frameworks and Models

74. Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive. Journal of

Management, 99-120.

75. Beamon, B.M.(1998). Supply chain design and analysis: Models and Methods,

International Journal of Production

76. Barney, J. B. (2001). Resource-based theories of competitive advantage: A

ten- year retrospective on the resource-based view. Journal of Management,

643-650.

77. Briguglio L. and G. Cordina (2004), Competitiveness Strategines For Small

States, Published in 2004 by the Islands and Small States Institute of the

University of Malta in collaboration with the Commonwealth Secretariat,

ISBN 9909-49-20-4.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

153

78. Creswell, J. W. (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative and

Mixed Methods Approaches (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage.

79. Chang (2007), Competitiveness and private sector development

80. Flanagan, R., W.Lu, L.Shen, C. Jewell, 2007. Competitiveness in

construction: a critical review of research. ConstructionManagement and

Economics, Vol. 25(9), pp.989-1000

81. Haughton, Jonathan and Corina Murg (2002), Metro Area and State

Competitiveness Report 2002, Beacon Hill Stitute Suffolk Univesity, Boton MA.

82. W.Chan Kim etc (2005), Blue oceanstrategy, Havard Business school press, Boston.

83. Porter M.E. (1990), The competitive Advantage of nations, Harvard Business

school press. Boston.

84. Porter M.E. (1990), The Competitive Advantage of the Nations, The Free

Press, New York

85. Porter M.E. (1998), Clusters and New Economics of Competition, Harvard

Business Review

86. Porter M.E. (2003): The Economic Performance of Regions. Regional Studies,

37 (6/7), 549-78.

87. Porter, M. E. (2000): Location, Competition, and Economic Development: Local

Clusters in a global Economy. Economic Development Quarterly, 14, 15-34.

88. Porter, M.E. (1985), Competitive advantage: Creating and sustaining superior

performance, New York, New York: Macmillan.

89. Porter, M.E. (1998), On Competition, Boston: Harvard Business School Press

90. Porter, M.E. (2008), On Competition, Updated and Expanded Edition. Boston:

Harvard Business School Press.

91. Horne, M., Lloyd, P., Pay, J. & Roe, P., 1992. Understanding the competitive

process: a guide to effective intervention in the small firms sector. European

Journal of Operations Research, 56 (1), 54-66.

92. Nunnally, J., & Bernstein, I. (1994). Psychometric theory. New York:

McGraw- Hill.

93. Sanchez, R., & Heene, A. (1996). Strategic Learning and Knowledge

Management. West Sussex, England: John Wiley & Sons Ltd.

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

154

94. Sauka, A. (2015), Measuring the Competitiveness of Latvian Companies.

95. Sanchez, R., & Heene, A. (2014). A Focused Issue on Building New

Competences in Dynamic Environments. Bingham: Emerald Group Publishing

Limited.

96. Srivastava, R. K., Fahey, L., & Christensen, H. K. (2001). The Resource-

Based View and Marketing: The Role of Market-Based Assets in Gaining

Competitive Advantage. Journal of Management December, 777-802 .

97. Teece, D. (2014). A dynamic capabilities-based entrepreneurial theory of the

multinational enterprise. Journal of International Business Studies, 8-37.

98. Wint, A. G., 2003. Competitiveness in Small Developing Economies: Insights

from the Caribbean. Kingston: The University of the West Indies Press.

III. Danh mục tài liệu Internet

99. Vũ Thành Tự Anh (2009), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương,

Tài liệu giảng dạy Kinh tế Fulbright, truy cập ngày 08/9/2016 từ

http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=8992.

100. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh, truy

cập ngày 20/9/2015 từ http://www.chinhphu.vn/ portal/ page/ portal/chinhphu

101. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Ninh, truy

cập ngày 20/9/2015 từ http://www.chinhphu.vn/ portal/ page/ portal/chinhphu

102. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Giới thiệu khái quát về các tỉnh miền núi phía

Bắc, truy cập ngày 22/9/2015 từ http://www.chinhphu.vn/ portal/ page/

portal/chinhphu

103. Trần Đình (2007), Năng lực cạnh tranh Việt Nam xếp hạng 77/125 quốc gia,

truy cập ngày 15/5/2014 từ http://vneconomy.vn/72441P0C5/nang-luc-canh-

tranh-viet-nam

104. Phạm Thị Thu Hƣơng (2013), Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, truy cập

ngày 31/3/2015 từ http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/958/

khai-niemdau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai

105. Anh Minh (2014). Để Luật Đầu tƣ mới tác động tăng hiệu quả thu hút FDI,

truy cập ngày 20/9/2015 từ http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/De-

Luat-Dau-tumoi-tac-dong-tang-hieu-qua-thu-hut-FDI/213972.vgp

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

155

106. Văn Minh (2012), Một số kết quả kinh tế nổi bật của tỉnh Bắc Ninh sau 15

năm tái lập (1997 - 2012), truy cập ngày 20/10/2016 từ http://

dangcongsan.vn/cpv/Modules /News_France/News_ Detail

107. Việt Phong (2005), Nhà đầu tư tại 33 tỉnh 'xé rào' không bị cắt ưu đãi, Truy

cập ngày 21/9/2015 từ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nha-dau-

tu-tai-33-tinhxe-rao-khong-bi-cat-uu-dai-2679030.html.

108. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, năm 2006-20012 truy cập ngày 10/10/2013 từ

http://pcivietnam.org/about_pci.php.

109. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, năm 2013 truy cập ngày 01/4/2013 từ

http://pcivietnam.org/about_pci.php.

110. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2014), Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, năm 2014 truy cập ngày 01/6/2014 từ

http://pcivietnam.org/about_pci.php.

111. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, năm 2015 truy cập ngày 27/03/2015 từ

http://pcivietnam.org/about_pci.php.

112. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, năm 2016 truy cập ngày 10/10/2016 từ

http://pcivietnam.org/about_pci.php

113. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thành Long, Những nguyên lý của kinh tế chính

trị và thuế khoá http://vepr.org.vn/533/ebook/Nhung-nguyen-ly-cua-kinh-te-

chinh-tri-hoc-va-thue-khoa/25205.html

114. http://luatcanhtranh.org/about_luat.phpngày 03/12/2004

Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,

http://luatcanhtranh.org/about_luat.phpngày số 59/2005/QH11, ngày

29/11/2005, Luật đầu tƣ.

115. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Tổng quan tình hình phát triển

Kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc sau 15 năm tái lập (từ năm 1997 - 2011), truy

cập ngày 20/9/2013 từ

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

156

ttp://skhdtvinhphuc.gov.vn/Index.aspx?new=294&item=91&ba=91&tong-

quan-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te---xa-hoi-tinh-vinh-phuc-sau-15-nam-tailap--

tu-nam-1997---2011-.html.

116. Bùi Văn (2008), Nỗi ám ảnh năng lực cạnh tranh quốc gia? truy cập ngày

20/9/2013 từ http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=97698

117. Adam Smith (1922), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of

Nations, https://vi.wikipedia.org/... ngày 22.10.2014.

118. David Ricardo (1817), On the principles of political economy and taxation,

https://vi.wikipedia.org/... ngày 22.10.2014.

119. Heckscher và Ohlin, Modern Theory of Internationl Trade,

https://vi.wikipedia.org/... ngày 22.10.2014.

120. Feurer và Chaharbaghi (1994), https://scholar.google.com.vn/scholar?

q=Feurer +và+Chaharba ngày20/10/2014

121. The Global Competitiveness Index 2013-2014. truy cập ngày 20/8/2014 từ

http://www3.weforum.org/docs/GCR2013-

2014/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2013-2014_FINAL…

122. The Global Competitiveness Index 2014-2015. truy cập ngày 10/11/2015 từ

http://www3.weforum.org/docs/GCR2013-

2014/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2014-2015

123. The Global Competitiveness Report 2015-2016. truy cập ngày 01/12/2015 từ

http://www3.weforum.org/docs/GCR2015-

2016/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2015-2016

124. The Global Competitiveness Report 2016-2017. truy cập ngày 10/10/2017 từ

http://www3.weforum.org/docs/GCR2016-

2017/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2016-2017 FINAL.pdf

125. The WORLD BANK (2009), Vietnam Planning Study on Investment in

Provincial/Local ICT Infrastructure and Services Final Report.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT NĂM 2017

ĐÁNH GIÁ VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

BỊ GIẢM ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC GIANG

Đơn vị……………………………………………………………………………………………ngày…..tháng….năm…

Tất cả thông tin trong Phiếu điều tra này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và

nghiên cứu. Tôi cam kết bảo mật các thông tin mà quý đơn vị cung cấp.

1. Cá nhân tiến hành khảo sát: NCS Trần Thị Thanh Xuân

Đơn vị công tác: Trƣờng ĐH Công Nghệ GTVT- Cơ sở ĐT Thái Nguyên

2. Mục đích của khảo sát: Phục vụ cho làm luận án TS tại Trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh

- ĐH Thái Nguyên.

NỘI DUNG KHẢO SÁT

(Xin Ông (Bà) vui lòng điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu (x) vào ô lựa chọn được cho là phù hợp)

1. Họ và tên:………………………………………………………………

2. Đơn vị công tác: …………………………………………………………

3. Chức vụ:………..……………4. Số điện thoại liên lạc: ……………………; 5. Email: …………

6. Nhà quản lý DN là: Nam Nữ

7. Doanh nghiệp đƣợc thành lập hoặc bắt đầu hoạt động vào năm nào? ………………………………

8. DN có giấy CNĐKKD (CNĐKDN) vào năm nào? …………………………………………………

9. Qúi doanh nghiệp thuộc loại hình nào?

+ Doanh nghiệp tƣ nhân

+ Công ty TNHH (Một hoặc nhiều thành viên)

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

+ Loại hình khác (vui lòng nêu tên cụ thể)………………………………………………………………

10.Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào?

+ Công nghiệp/ chế tạo

+ Xây dựng

+ Dịch vụ/Thƣơng mại

+ Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản

+ Khai khoáng

11. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp?

Từ 0,5 đến

1 tỷ đồng

Từ 1đến nhỏ 5

tỷ đồng

Tử 5 đến 10

tỷ đồng

Từ 10 đến

50 tỷ đồng

Từ 50 đến 200

tỷ đồng

Từ 200 đến

500 tỷ đồng

Trên 500 tỷ

đồng

Cuối năm 2016

Đến thời điểm hiện

tại của Năm 2017

12. Tổng số lao động của doanh nghiệp?

Từ 5 - 9

lao động

Từ 10 - 49

lao động

Từ 50-49

lao động

Từ 50-199

lao động

Từ 200 - 299

lao động

Từ 300-499

lao động

>500

lao động

Vào thời điểm thành lập

Đến thời điểm hiện tại của

Năm 2017

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

Trong 6 tháng gần đây, số lao động của doanh nghiệp thay đổi nhƣ thế nào?

Không thay đổi

Tăng lên, tăng bao nhiêu?........................................lao động

Giảm đi, giảm bao nhiêu? …………………………lao động

13. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm qua nhƣ thế nào?

1. Thua lỗ lớn 2. Thua lỗ chút ít 3. Hoà vốn Lãi chút ít Lãi nhƣ mong muốn

14. Lao động tại doanh nghiệp (ngƣời)

Số Lao động đại học……............ Lao động trình độ cao đẳng……………… Lao động Phổ thông…

Xin hãy đọc kỹ từng câu và chọn một mức độ phù hợp nhất với quý doanh nghiệp và điền số đo vào đầu câu:

+ 1 = Hoàn toàn đồng ý (nguyên nhân ảnh hƣởng đến PCI là rất lớn)

+ 2 = Đồng ý (nguyên nhân ảnh hƣởng đến PCI là lớn)

+ 3 = Chấp nhận vừa phải ((nguyên nhân ảnh hƣởng đến PCI có thể chấp nhận đƣợc)

+ 4 = Không đồng ý (ít có tác động đến PCI)

+ 5 = Hoàn toàn không đồng ý (Không có tác động đến PCI)

NHÓM CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH THẤP ĐIỂM VÌ:

TT 1. Điểm số Chỉ số gia nhập thị trƣờng thấp bởi vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

TT 1 Lợi thế vị trí của tỉnh

TT 2 Cơ sở hạ tầng

TT 3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh

TT 4 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ

năng hành chính cấp xã (phƣờng)

TT 5 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ

năng hành chính cấp huyện (Thành phố)

TT 6 Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ

năng hành chính cấp tỉnh

TT 7 Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ) cấp tỉnh

TT 8 Chính quyền tỉnh có đồng hành cùng DN

TT 9 Chính quyền huyện, TP có đồng hành cùng DN

TT 10 Chính quyền xã có đồng hành cùng DN

TT 11 Thành phố (Huyện) có áp dụng kê khai thuế qua mạng

TT 12 Tỉnh có áp dụng kê khai thuế qua mạng

TT 13 Thời gian chờ đợi để DN hoàn thành các thủ

2. TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT (DD):

* Tổng diện tích mặt bằng kinh doanh(đất) mà DN đang sử dụng: ……………………….….m2

* Xin Qúy doanh nghiệp cho biết loại mặt bằng kinh doanh doanh nghiệp đang sử dụng thuộc:

- Vốn là tài sản của cá nhân hoặc gia đình

- Doanh nghiệp mua

- Doanh nghiệp thuê trả tiền hàng năm

- Nhà nƣớc giao

- Doanh nghiệp thuê dài hạn trả tiền một lần

* Trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp?

Có Không

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

DD Điểm số tiếp cận đất đai thấp bởi vì Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

DD1 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp Xã

DD 2 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp huyện (thành phố)

DD 3 Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp tỉnh

DD 4 Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp

DD 5 Thủ tục giao đất cho thuê đất có thông báo theo quy định

DD 6 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hƣớng dẫn hay thông báo theo quy định

DD 7 Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có đúng hẹn

DD 8 Chính sách giá đất cao so với thị trƣờng

DD 9 Chính sách giá đất phù hợp so với thị trƣờng

DD 10 Chính sách giá đất thấp hơn so với thị trƣờng

DD 11 Ban Quản lý khu công nghiệp trong công tác bố trí mặt bằng phù hợp

DD 12 Tính ổn định đất đai của doanh nghiệp

DD 13 DN góp ý đóng góp nâng cao chỉ số đất đai: …………………………………………………………

………………………………………….……………………………………………………………………………

3. TÍNH MINH BẠCH (MB)

MB Điểm số Tính minh bạch thấp so với mức trung vị trong cả nƣớc vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

MB 1 Tài liệu pháp lý có liên quan đến DN đƣợc dễ dàng

MB 2 Các chính sách và quy định mới cấp huyện có đƣợc tham khảo ý kiến DN

MB 3 Các chính sách và quy định mới cấp tỉnh có đƣợc tham khảo ý kiến DN

MB 4 Việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó có kịp thời

MB 5 Mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với DN.

MB 6 Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại huyện

MB 7 Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại tỉnh

MB 8 Tài chính minh bạch trong mối quan hệ giữa thuế và chi phí của chính quyền.

MB9: Xin ý kiến đóng góp của quý doanh nghiệp đối với chỉ tiêu này……………………. …..………

……………………………………………………………………………………………………………

4. THIẾT CHẾ PHÁP LÝ (PL):

PL Điểm số Chỉ số thiết chế pháp lý thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

PL 1 Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và tƣ

pháp của huyện

PL 2 Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và tƣ

pháp của tỉnh

PL 3 Thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải

quyết tranh chấp

PL 4 Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại xã

PL 5 Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại huyện

(Thành phố)

PL 6 DN có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại tỉnh

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PL Điểm số Chỉ số thiết chế pháp lý thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

PL 7 Các kết luận đƣa ra của tòa án huyện trong xử lý các tranh chấp

PL 8 Các kết luận đƣa ra của tòa án tỉnh trong xử lý các tranh chấp

PL 9 Do số lƣợng đơn nhiều, ở cấp huyện là nguyên nhận chậm trễ

PL 10 Do số lƣợng đơn nhiều ở cấp tỉnh là nguyên nhận chậm trễ

PL 11 Chi phí cho giải quyết các thủ tục chƣa đúng

PL12: Qúi doanh nghiệp có đề xuất gì với chính quyền cấp tỉnh về quản lý xây dựng thiết chế pháp lý:

……………………………………………………………………………………………………………..

Vấn đề khác mà DN muốn phản ánh về môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ở tỉnh hiện nay?..................

……………….......…………………………………………………………………………………..

5. CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG (CT):

CT Điểm số Chỉ số cạnh tranh bình đẳng thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

CT1

ƣu đãi cho Tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc hơn là các DNTN

1. Tiếp cận đất đai

2. Tiếp cận các khoản tín dụng

3. Cấp phép khai thác khoáng sản

4. Thủ tục hành chính

5. Tiếp cận các hợp đồng từ cơ quan nhà nƣớc

6. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

CT2

ƣu đãi cho doanh nghiệp FĐI hơn là doanh nghiệp trong nƣớc

1. Tiếp cận đất đai

2. Tiếp cận các khoản tín dụng

3. Cấp phép khai thác khoáng sản

4. Thủ tục hành chính

5. Tiếp cận các hợp đồng từ cơ quan nhà nƣớc

6. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

CT3 Chính quyền tỉnh ƣu đãi doanh nghiệp Lớn hơn là doanh nghiệp và DNVVN

CT4 DNNN dễ dàng có đƣợc các hợp đồng kinh tế hơn là các DNVVN

CT5 Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đai hơn là DNTN

CT6 Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn so với tỷ trọng nợ của DNDD

CT7 Vì DNNN thuận lợi vay vốn tín dụng ngân hàng hơn là DNTN

CT8

Tài chính,ngân hang và vốn vay của DN

1. Chiếm <30%

2. Chiếm 30 -40%;

3. > 40%

CT9 DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp

CT10 Thủ tục vay vốn không phức tạp

CT11 Không phải chi phí cho cán bộ ngân hang

CT12 DN chƣa có chính sách nào ƣu đãi để đƣợc vay vốn

CT13: Qúy doanh nghiệp có góp ý chi chính quyền cấp tỉnh:………………………………… ……

………………………………………………………………………………………………………..

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

NHÓM CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIẢM ĐIỂM VÌ:

1. CHI PHÍ KINH DOANH - CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC

* Hàng năm doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí không chính thức có không

CP Chỉ số Chi phí không chính thức rất thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

CP1 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã

CP2 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở huyện

CP3 Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở tỉnh

CP4 Khi làm thủ tục thuế tại Huyện

CP5 Khi làm thủ tục thuế tại tỉnh

CP6 Khi tiếp CBCC xuống DN công tác

CP7 Qùa biếu cho các ngày quan trọng tại địa phƣơng

CP8 Khác

CP9: Chọn 3 sở, ban ngành bạn cho rằng cơ quan đó thân thiện nhất và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất, sau đó điền

vào bảng dƣới đây:

1. Sở kế hoạch và đầu tƣ

2. Sở giao thông vận tải

3. Sở công thƣơng

4. Chi cục hải quan

5. Sở NN và PTNT

6. Công an tỉnh

7. Kho Bạc nhà nƣớc

8. Sở Lao động thƣơng binh và Xã hội

9. Sở xây dựng

10. Sở tài nguyên và môi trƣờng

11. Chi cục thuế

12. Bảo hiểm xã hội

13. Sở giáo dục và đào tạo

14. Sở khoa học và công nghệ

15. Sở tƣ pháp

16. Tram hai quan

17. Sở văn hoá thể thao và du lịch

18. Sở y tế

19. Sở Nội vụ

20. Trung tâm xúc tiến thƣơng mại

21. Sở thông tin và truyền thông

22. Sở tài chính

CP10: Ý kiến góp ý của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện:……………………………….…………

………………………………………………………………………………...………………

2. CHỈ SỐ LAO ĐỘNG (LD)

+ Tổng số lao động trong DN:…………………ngƣời ……………………..Nam………………Nữ

+ LĐ có trình độ Trên ĐH:………………………….ngƣời …………………..%

+ LĐ có trình độ ĐH::………………………………ngƣời……………………%

+ LĐ có trình độ cao đẳng::………………………...ngƣời…………………….%

+ LĐ phổ thông::……………………………………ngƣời…………………….%

LD Chỉ số lao động thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

LD1 Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu Sức khỏe của DN

LD2 Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ năng, trình độ làm việc của DN

LD3 Cơ sở đào tạo có thỏa mãn yêu cầuvới DN

LD4 Chất lƣợng nghề lao động có phù hợp với DN

LD5 DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động

LD6 Thị trƣờng lao động tại tỉnh có phong phú

LD7 Khi tranh chấp giữa ngƣời lao động với DN chính quyền có kịp thời can thiệp

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

3. TÍNH NĂNG ĐỘNG VÀ TIÊN PHONG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH (NĐ)

NĐ Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh thấp vì: Mức độ đạt đƣợc

1 2 3 4 5

NĐ1 Tỉnh có xây dựng ngành mũi nhọn để thu hút đầu tƣ

NĐ2 Quản lý của lãnh đạo cấp xã có linh động trong các thủ tục hành chính

NĐ3 Cấp huyện có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên

NĐ4 Cấp tỉnh có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho 2 bên

NĐ5 Chất lƣợng xử lý công việc tại huyện

NĐ6 Chất lƣợng xử lý công việc tại tỉnh

NĐ7 Tỉnh có ứng dụng KHCN trong giải quyết công việc

NĐ8 Có xây dựng một mô hình “bộ máy” cụ thể hoạt động giúp đỡ DN

NĐ9 Có hỗ trợ DN về vốn

NĐ10 Có hỗ trợ DN về đất đai

NĐ11 Có hỗ trợ DN về thông tin

NĐ12 Có hỗ trợ DN về văn bản thủ tục hành chính

NĐ13 Tỉnh có trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN

NĐ14 Tỉnh có thƣờng xuống địa phƣơng kiểm tra

NĐ15: Qúi doanh nghiệp có nhận xét tính năng động của lãnh đạo cấp tỉnh: ……………………….

…………………………………………………………………………………….…………………

Bắc Giang, ngày……. tháng ……..năm 2017

Ngƣời trả lời phiếu khảo sát

(Có thể ký tên hoặc không)

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU TÁC GIẢ TÍNH TOÁN 1. DANH SÁCH TÊN CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA

CƠ QUAN

SỐ LƢỢNG LÃNH ĐẠO

THU

HỒI Phát

ra

Thu

về

Cấp

tỉnh, Sở

Cấp

thành,

huyện

Cấp xã,

phƣờng

Văn phòng UBND TỈNH 8 8 3 2 3

Uỷ ban HĐND tỉnh 5 5 2 2 1

Văn phòng thành, huyện 4 4 2 1 1

Uỷ ban HĐND Thành, huyện 4 4 2 1 1

Sở KHĐT 4 4 2 1 1

Sở tài chính 4 4 2 1 1

Sở tài nguyên môi trƣờng 4 4 2 1 1

Sở Lao động TBXH 4 4 2 1 1

Sở công thƣơng 4 4 2 1 1

Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn 4 4 2 1 1

Sở khoa học công nghệ 4 4 2 1 1

Sở Thông tin và truyền thông 4 4 2 1 1

Sở GTVT 4 4 2 1 1

Sở xây dựng 4 4 2 1 1

Sở Tƣ pháp 4 4 2 1 1

Sở Nội vụ 4 4 2 1 1

Sở văn hoá thể thao và du lịch 4 4 2 1 1

Sở y tế 4 4 2 1 1

Sở giáo dục và đào tạo 4 4 2 1 1

Thanh tra Tỉnh 4 4 2 1 1

Ban Quản lý các khu công nghiệp 4 4 2 1 1

Cục thuế Tỉnh 4 4 2 1 1

Chi cụ thuế TP 4 4 2 1 1

Kho bạc nhà nƣớc tỉnh 4 4 2 1 1

Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh 2 2 1 1

Cục thống kê 2 2 1 1

Tổng cộng: 105 105 51 28 26

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU PCI

1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

1. Thành phố Bắc Giang: 10 Phƣờng, 6 xã

2. Yên Thế: 2 Thị trấn, 19 xã

3. Tân Yên: 2 Thị trấn, 22 xã

4. Lục Ngạn: 1 Thị trấn, 29 xã

5. Hiệp Hòa: 1 Thị trấn, 25 xã

6. Lạng Giang: 2 Thị trấn, 21 xã

7. Sơn Động: 2 Thị trấn, 21 xã

8. Lục Nam: 2 Thị trấn, 25 xã

9. Việt Yên: 2 Thị trấn, 17 xã

10. Yên Dũng: 2 Thị trấn, 19 xã

2. CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

GIAI ĐOẠN 2006-2017

2006-

2007

2007-

2008

2008-

2009

2009-

2010

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

2015-

2016

2016-

2017

Singapore Điểm số 5.35 5.63 5.45 5.53 5.48 5.74 5.67 5.67 5.65 5.68 5.72

Xếp hạng 5 5 7 5 3 2 2 2 2 2 2

Malaysia Điểm số 5.1 5.11 5.1 5.04 4.88 5.08 5.06 5.03 5.16 5.23 5.16

Xếp hạng 28 26 21 21 26 21 25 24 20 18 25

Philipine Điểm số 4.09 4 3.99 4.09 3.96 4.08 4.23 4.29 4.4 4.36 4.39

Xếp hạng 75 71 71 71 85 75 65 59 52 57 47

Thái Lan Điểm số 4.51 4.58 4.7 4.6 4.51 4.52 4.52 4.54 4.66 4.64 4.64

Xếp hạng 33 35 28 34 38 39 38 37 31 32 34

Việt Nam Điểm số 4.1 3.89 4.04 4.1 4.27 4.24 4.11 4.18 4.23 4.3 4.31

Xếp hạng 73 77 68 70 59 65 75 70 68 56 60

Indonesia Điểm số 4.38 4.26 4.24 4.25 4.43 4.38 4.4 4.53 4.57 4.52 4.52

Xếp hạng 46 50 54 55 44 46 50 38 34 37 41

Compuchia Điểm số 3.85 3.39 3.48 3.53 3.63 3.85 4.01 4.01 3.89 3.94 3.98

Xếp hạng 110 103 110 109 109 97 85 88 95 90 89

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp dân doanh theo thời gian

4. Nhiệt kế doanh nghiệp theo năm

5. Bắc Giang trong tƣơng quan với các tỉnh Miền núi phía Bắc

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

6. Chỉ số PCI năm 2017

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

7. Tƣơng quan so sánh cải thiện điểm số PCI gốc trong giai đoạn 2006-2017

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

8. Biểu đồ hình hộp điểm số PCI và PCI gốc theo thời gian

9. Khó khăn trong TTHC đất đai

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

10. Doanh nghiệp tin tƣởng hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp

11. Tính năng động

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PHỤ LỤC 4: Bảng kết quả PCI giai đoạn 2006-2017 của tỉnh Bắc Giang

Bảng 1: Nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh có điểm số thấp giai đoạn 2006-2017

CHỈ SỐ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nhóm các chỉ số thấp điểm

Gia nhập thị

trƣờng 8.18 7.49 6.31 8.37 6.44 8.53 8.95 6.21 8.72 8 8.51

7.82

Xếp thứ 12 44 63 29 40 36 27 61 14 54 35 32

ĐTB cả nƣớc 7.36 7.78 8.22 8.3 6.65 8.54 8.73 7.42 8.3 8.42 8.51 7.84

Tiếp cận đất

đai 6.01 6.46 6.61 6.09 4.8 5.98 5.78 6.1 6.03 6.05 5.63

6.54

Xếp thứ 32 29 35 42 53 48 54 52 23 27 39 42

ĐTB cả nƣớc 5.92 6.27 6.62 6.42 6.06 6.48 6.52 6.79 5.81 5.92 5.77 6.33

Tính minh

bạch 5.81 5.15 6.35 6.99 6.11 6.19 5.91 5.89 5.87 5.83 6.04

6.73

Xếp thứ 15 53 31 6 20 18 28 18 40 48 46 6

ĐTB cả nƣớc 5.34 5.84 6.00 5.91 5.74 5.84 5.78 5.56 6.05 6.17 6.24 6.34

Thiết chế pháp

lý 4.00 4.24 2.76 4.39 4.85 4.18 4.02 5.1 5.91 5.65 4.76

6.10

Xếp thứ 17 34 61 58 36 59 18 46 2 36 55 9

ĐTB cả nƣớc 3.77 4.33 4.63 5.33 5.1 5.8 3.55 5.63 5.81 5.78 5.46 5.94

Cạnh tranh

bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 3.53 4.06 4.64 4.35

4.72

Xếp thứ 53 48 61 54 46

ĐTB cả nƣớc 5.5 5.15 4.93 5.05 5.14

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo PCI Bắc Giang giai đoạn 2006-2017

Bảng2: Nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh giảm điểm giai đoạn 2006-2017

CHỈ SỐ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nhóm các chỉ số giảm điểm

Chi phí

không

chính thức

6.32 6.92 6.6 4.84 6.43 6.7 5.65 5.9 4.51 5.76 5.1

5.51

Xếp thứ 33 15 36 60 26 36 53 45 48 16 40 37

ĐTB cả

nƣớc 6.36 6.59 6.7 6.13 6.35 6.83 6.46 6.56 5.05 5.13 5.33

5.31

Đào tạo

lao động 6.41 6.59 3.79 4.29 5.36 4.92 4.69 5.11 5.92 5.69 6.44

6.32

Xếp thứ 13 10 43 49 29 26 41 45 3 26 19 36

ĐTB cả

nƣớc 5.18 5.03 4.43 4.81 5.29 4.78 4.94 5.35 5.8 5.76 5.2

6.45

Tính năng

động 4.89 5.19 4.89 4.77 5.5 4.84 4.84 4.96 4.74 4.7 4.67

6.05

Xếp thứ 32 27 42 33 24 28 33 44 27 38 40 15

ĐTB cả

nƣớc 5.00 4.95 5.46 5.01 5.25 3.53 4.84 5.58 4.57 4.68 4.88

5.44

15 33 50 37 32 23 31 49 41 40 33 30

Tốt Khá TĐThấp khá Khá Tốt Khá TĐThấp Khá Khá Khá TB

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

PHỤC LỤC 4:

1. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT NHÓM CHỈ SỐ THẤP ĐIỂM.

Bảng 4.1: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến

nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh

Biến Cronbach’s Alpha Kết luận

1. Chỉ số gia nhập thị trƣờng .702 Chấp nhận đƣợc

2. Chỉ số tiếp cận đất đai .708 Chấp nhận đƣợc

2. Chỉ số Tính minh bạch .770 Chấp nhận đƣợc

4. Chỉ số Thiết chế pháp lý .746 Chấp nhận đƣợc

5. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng .763 Chấp nhận đƣợc

6. Chỉ số chi phí không chính thức .758 Chấp nhận đƣợc

7. Chỉ số đào tạo lao động .607 Chấp nhận đƣợc

8. Chỉ số tính năng động của cán bộ lãnh đạo .722 Chấp nhận đƣợc

Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu điều tra,2017

2. DOANH NGHIỆP GÓP Ý CÁC CHỈ SỐ NÂNG CAO NLCT CẤP TỈNH

1. Chỉ số tiếp cận đất đai

DD 13 DN góp ý đóng góp nâng cao chỉ số đất đai:

+ Trong Quy hoạch dấtđai nên công bố công khai các dự án trên trang web của tỉnh

+ Thủ tục hành chính về đất đai theo hình thức đấu thầu nhƣng lại mang hơi hƣớng chỉ

thầu. Đề nghị lãnh đạo các cấp nên xây dựng quy trình các bƣớc chặt chẽ. bao gồm sự

tham gia của 8 cơ quan tổ chức (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, tổ chức dịch vụ kỹ thuật).

+ Thủ tục hành chính nên cho kiểm tra xác định lại ở tất cả các khâu

+ Tại bộ phận một 1 cửa đào tạo CB chuyên nghiệp hơn

+ Các dự án treo nên có biện pháp xử lý nghiêm trãnh lãng phí tài nguyên đất của tỉnh.

2. Chỉ số thiết chế pháp lý

PL12:

Qúi doanh nghiệp có đề xuất gì với chính quyền cấp tỉnh về quản lý xây dựng thiết

chế pháp lý:…………………………………………………………………………

Vấn đề khác mà DN muốn phản ánh về môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ở tỉnh

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

hiện nay?..................…………………………………………………..

+ Công khai các thủ tục hành chính và hƣớng dẫn các sở, ban ngành, các cấp huyện,

xã thực hiện TTHC

+ Đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực đầu tƣ

tại các buổi gặp mặt “cà phê doanh nhân” mỗi tuần.

+ Giải đáp chính sách pháp luật kịp thời cho DN

3. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng

CT13: Qúy doanh nghiệp có góp ý chi chính quyền cấp tỉnh:………………………………… ……

+ Phải có chính sách khuyến khích công tâm cho các, nhóm DN, loại hình DN, nên ƣu tiên hỗ

trợ phát triển các DN trong nƣớc.

+ Có bộ phận chuyên trách trong hỗ trợ DN

+ Tăng cƣờng tiếp xúc với DN hơn nữa tại cấp huyện, xã

4. Chỉ số chi phí không chính thức

CP10: CP10: Ý kiến góp ý của doanh nghiệp trong quá trình thực

hiện:……………………….…………

+ Xây dựng kỷ cƣơng hành chính, phát hiện nhũng nhiễu thì kỷ luật ngƣời quản lý và nhân

viên thực hiện.

+ Tuyên truyền đối với DN “nói không với tham nhũng”

+ Hạn chế công tác thanh kiểm tra chồng chéo khi đến làm việc với DN.

5. Chỉ số tính năng động

NĐ15 Qúi doanh nghiệp có nhận xét tính năng động của lãnh đạo cấp tỉnh: ………………………

+ Lãnh đạo các cấp luôn phải cập nhật các nhu cầu của DN đã và đang hoạt động tại tỉnh

+ Nên đầu tƣ phát triển cho lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp tận dụng lợi thế điều kiện tự

nhiên tại tỉnh vì tỉnh có rất nhiều ƣu đãi…

+ Giám sát chặt chẽ các đơn thƣ, khiếu nại của các DN tại tỉnh đồng thời có hƣớng giải quyết

đúng đắn nhất.

+ Đƣờng dây nóng phải hoạt động 24/24

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.1. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT NHÓM CHỈ SỐ THẤP ĐIỂM

4.1.1. CHỈ SỐ GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG

Anova: Single Factor CHỈ SỐ GNTT

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

TB GNTT-LD 104 356.3846 3.426775 0.074899 TB GNTT-DNNN 314 947.6923 3.018128 0.084666 ĐTB GNTT-FDI 271 812.1538 2.996878 0.104855

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 15.53042 2 7.765212 85.19569 0.028966 3.008853

Within Groups 62.52588 686 0.091146

Total 78.0563 688

4.1.2. CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI

Anova: Single Factor

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

TB ĐẤT ĐAI- LD 104 337.75 3.247596 0.172257 ĐTB DD 314 1018.667 3.244161 0.202886 ĐTB DD 271 868.4167 3.20449 0.171224

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 0.270946 2 0.135473 0.729034 0.482748 3.008853

Within Groups 127.476 686 0.185825

Total 127.747 688

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.1.3. CHỈ SỐ MINH BẠCH

Anova: Single Factor MINH BẠCH

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

ĐTB MB 104 363.375 3.49399 0.190953 ĐTB MB 314 955.5 3.042994 0.287183 ĐTB MB 271 914.625 3.375 0.149421

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 23.83306 2 11.91653 54.53454 0.047857 3.008853

Within Groups 149.9002 686 0.218513

Total 173.7333 688

4.1.4. CHỈ SỐ THIẾT CHẾ PHÁP LÝ

Anova: Single Factor

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

ĐTB PHÁP LÝ -LĐ 104 276.5455 2.659091 0.105552 ĐTB PPHÁP LÝ -

DNNN 314 855.5455 2.724667 0.105213 ĐTB PHÁP LÝ -FDI 271 721.7273 2.6632 0.093002

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 0.671123 2 0.335561 3.340311 0.036003 3.008853

Within Groups 68.91426 686 0.100458

Total 69.58539 688

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.1.5. CHỈ SỐ CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG

Anova: Single Factor

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

ĐTB CT- LĐ 104 316.25 3.040865 0.076186 ĐTB CT-DNNN 314 859.1667 2.7362 0.068144 ĐTB CT-FDI 271 746.4167 2.754305 0.078634

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 7.798906 2 3.899453 53.06817 0.037222 3.008853

Within Groups 50.40733 686 0.07348

Total 58.20624 688

4.1.6. CHỈ SỐ CẠNH TRANH CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Anova: Single Factor CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance ĐTB CP 314 769.4444 2.45046 0.071711 ĐTB CP 271 730.7778 2.696597 0.098095

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 9.013338 2 4.506669 54.0228 0.062999 3.008853

Within Groups 57.22723 582 0.083422

Total 66.24057 584

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.1.7. CHỈ SỐ LAO ĐỘNG

Anova: Single Factor CHIỈ SỐ LAO ĐỘNG

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

ĐTB LĐ 104 312.8571 3.008242 0.089886 ĐTB LĐ 314 981.8333 3.126858 0.150079 ĐTB LĐ 271 891.1667 3.288438 0.209397

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 7.102801 2 3.551401 21.60381 0.059655 3.008853

Within Groups 112.77 686 0.164388

Total 119.8728 688

4.1.8. CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO

Anova: Single Factor

SUMMARY Groups Count Sum Average Variance

ĐTB-NĐ 104 320 3.076923 0.084178 ĐTB NĐ 314 853.5 2.718153 0.080852 ĐTB NĐ 271 766.0714 2.826832 0.079142

ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 10.11784 2 5.058921 62.70496 0.056664 3.008853

Within Groups 55.34522 686 0.080678

Total 65.46306 688

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.2. Phân tích Phân tích nhân tố tƣơng ứng với các biến quan sát- Ma trận

nhân tố đã xoay (lần 2) để xác định nhóm các nhân tố có ảnh hƣởng đến PCI

4.2.1. CHỈ SỐ GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

TT1.Ông (bà) đánh giá Vị trí của tỉnh có thuận lợi .655

TT 2. Ông (bà) đánh giá Cơ sở hạ tầng .757

TT 3. Ông (bà) đánh giá về nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh nhƣ

thế nào

.370 .436

TT 4. Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình

độ, kỹ năng hành chính cấp xã (phƣờng)

-.308 .377 .560

TT 5. Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình

độ, kỹ năng hành chính cấp huyện (Thành phố)

-.622

TT 6. Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất đạo đức, trình

độ, kỹ năng hành chính cấp tỉnh

.683

TT 7. Thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ)

cấp tỉnh

.671 -.320

TT 8. Chính quyền tỉnh có đồng hành cùng DN .700

TT 9. Chính quyền huyện, TP có đồng hành cùng DN .420 -.501

TT 10. Chính quyền xã có đồng hành cùng DN .675

TT 11. Thành phố có áp dụng kê khai thuế qua mạng .896

TT 12. Tỉnh có áp dụng kê khai thuế qua mạng -.820

TT 13. Thời gian chờ đợi để DN hoàn thành các thủ .312 .551

4.2.2. CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI

Component

1 2 3 4

DD4. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp Xã .322 .392 .376

DD5. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp huyện (thành phố) .312 .352

DD 6. Công tác quy hoạch đất đai có đƣợc công khai ở cấp tỉnh .810

DD 7. Quy trình Cấp GCNQSDĐ phức tạp .583 .461

DD 8. Thủ tục giao đất cho thuê đất có thông báo theo quy định .841

DD 9. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hƣớng dẫn hay thông báo theo quy định .520 .429 .351

DD 10. Thời gian hoàn thành các thủ tục công tác giải phóng mặt bằng có đúng hẹn .640 .353

DD 11. Chính sách giá đất cao so với thị trƣờng .383 .362

DD 12. Chính sách giá đất phù hợp so với thị trƣờng .489

DD 13. Chính sách giá đất thấp hơn so với thị trƣờng .384

DD 14. Ban Quản lý khu công nghiệp, Khu chế xuất trong công tác bố trí mặt bằng phù hợp

DD 15. Tính ổn định đất đai của doanh nghiệp

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.2.3. CHỈ SỐ TÍNH MINH BẠCH

Component

1 2 3

MB1. Tài liệu pháp lý có liên quan đến DN đƣợc dễ dàng hay không? .767 .084

MB 2. Các chính sách và quy định mới cấp huyện có đƣợc tham khảo ý kiến DN .084 .632 .429

MB 3. Các chính sách và quy định mới cấp tỉnh có đƣợc tham khảo ý kiến DN .650

MB 4. Việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó có kịp thời .931

MB 5. Mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với DN. .929 -.058

MB 6. Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại huyện .072

MB 7. Sự minh bạch về thông tin và chính sách của chính quyền tại tỉnh -.599 .556

MB 8. Tài chính minh bạch trong mối quan hệ giữa thuế và chi phí của chính quyền. -.299

4.2.4. CHỈ SỐ THIẾT CHẾ PHÁP LÝ

Ma trận nhân tố đã xoay (lần 2) - Component Matrixa

Component

1 2 3 4

PL1. Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính

và tƣ pháp của huyện.

.463 .593 .522

PL 2. Lòng tin của các tổ chức (cá nhân, doanh nghiệp) đối với cơ quan nội chính và

tƣ pháp của tỉnh

.791

PL 3. Thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải

quyết tranh chấp

.701

PL 4. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại xã .783

PL 5. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại huyện

(Thành phố)

.851

PL 6. Doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của CBCC tại tỉnh .769

PL 7. Các kết luận đƣa ra của tòa án huyện trong xử lý các tranh chấp .838

PL 8. Các kết luận đƣa ra của tòa án tỉnh trong xử lý các tranh chấp .841

PL 9. Do số lƣợng đơn nhiều, ở cấp huyện là nguyên nhận chậm trễ -.504 .715

PL 10. Do số lƣợng đơn nhiều ở cấp tỉnh là nguyên nhận chậm trễ .541

PL 11. Các khoản chi phí không đúng qui đinh mà doanh nghiệp phải trả thêm .593

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.2.5. CHỈ SỐ CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG

- Ma trận nhân tố đã xoay (lần 2) - Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

C11. Chi phí cho cán bộ ngân hang .410

C21. ƣu đãi cho doanh nghiệp FĐI hơn là doanh nghiệp trong nƣớc

1. Tiếp cận đất đai

.736

CT3. Chính quyền tỉnh ƣu đãi doanh nghiệp Lớn hơn là doanh nghiệp và DNVVN -.352 .761

CT4. DNNN dễ dàng có đƣợc các hợp đồng kinh tế hơn là các DNVVN .726

CT5. Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đai hơn là DNTN .724

CT6. Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn so với tỷ trọng nợ của DNDD .590

CT7. Vì DNNN thuận lợi vay vốn tín dụng ngân hàng hơn là DNTN .611

CT9. DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp .706

CT10. Thủ tục vay vốn phức tạp .732

CT12. DN chƣa có chính sách nào ƣu đãi để đƣợc vay vốn .463 .509 .637

4.2.6. CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC

Rotated Component Matrixa

Component

1 2

CP2: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở xã .240 .636

CP4: Khi làm thủ tục giấy tờ cho DN ở các sở, ban ngành ở cấp tỉnh -.738

CP7: Khi tiếp CBCC xuống DN công tác -.747

CP8. Qùa biếu cho các ngày quan trọng tại địa phƣơng .703

4.2.7. CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG

Component

1 2

LD1. Lao động có đáp ứng đƣợc yêu cầu Sức khỏe của DN .524

LD3. Cơ sở đào tạo có thỏa mãn yêu cầuvới DN .776

LD4. Chất lƣợng nghề lao động có phù hợp với DN .873

LD5. DN có khó khăn khi tuyển dụng đối tƣợng lao động .899 .131

LD6. Thị trƣờng lao động tại tỉnh có phong phú .881 .083

LD7. Khi tranh chấp giữa ngƣời lao động với DN chính quyền

có kịp thời can thiệp

.735

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an(1).pdf · tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh

4.2.8. CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG

Component

1 2 3 4 5

ND1. Tỉnh có xây dựng ngành mũi nhọn để thu hút đầu tƣ .977 .081

ND2. Quản lý của lãnh đạo cấp xã có linh động trong các thủ tục hành chính .930

ND3. Chính sách kinh tế cấp huyện có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho DN

phát triển

.975

ND4. Chính sách kinh tế cấp tỉnh có linh hoạt theo hƣớng có lợi cho DN

phát triển

.107 .090 .858

ND5. Chất lƣợng xử lý công việc tại huyện .098 .853

ND6. Chất lƣợng xử lý công việc tại tỉnh .327 .570

ND8. Có xây dựng một mô hình “bộ máy” cụ thể hoạt động giúp đỡ DN .085 .878 .043 .146

ND9. Có hỗ trợ DN về vốn .864 .100

ND10. Có hỗ trợ DN về đất đai .889 .044

ND11. Có hỗ trợ DN về thông tin .074 .086

ND12. Có hỗ trợ DN về văn bản thủ tục hành chính -.324 .365 .246

ND13. Tỉnh có trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN ..915 .824

ND14. Tỉnh có thƣờng xuyên xuống địa phƣơng kiểm tra .495 .079

---------------