lƯỢc ghi Ý kiẾn phÁt biỂu tẠi diễn đÀn kinh tẾ mùa...

34
23 LƯỢC GHI Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA THU 2014 1. Ông Võ Trí Thnh, Phó viện trưng Viện NCQLKTTW Đầu tiên là tôi muốn nói là sự phục hồi kinh tế thế giới. Có thể nói rất nhiều dự báo cho rằng phục hồi sẽ bắt đầu từ năm 2014 và quá trình phục hồi này ngay từ đầu người ta đã dự đoán là nó không đạt được đỉnh của tăng trưởng kinh tế kể từ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tức là năm 2010 tăng trưởng cao nhất 5,2%, đáy của tăng trưởng đó là 3% năm 2013. Cái mới nhất mà IMF đánh giá tăng trưởng kinh tế thế giới không phải 3,6, 3,7% như lúc đầu mà chỉ còn 3,4%. Như vậy quá trình tăng trưởng phục hồi kinh tế thế giới hết sức bấp bênh và mong manh. Vì sao bấp bênh và mong manh như vậy, sau đây là một số rủi ro chủ yếu dẫn đến sự bấp bênh và mong manh: rủi ro thứ nhất là cú sốc giá cả; rủi ro thứ hai là rủi ro tài chính và dịch chuyển dòng vốn; rủi ro thứ ba mà chúng ta ít nói đó là liên quan đến thương mại và đầu tư; rủi ro cuối cùng là rủi ro địa chính trị. Đối với Việt Nam tôi chỉ nhấn mạnh, sau khi gia nhập WTO trong 5 năm đầu thì kinh tế Việt Nam đặc trưng bởi 2 điểm rõ rệt: (1) Chất lượng tăng trưởng suy giảm; (2) Bất ổn vĩ mô, không chỉ lạm phát cao mà lạm phát còn dao động rất lớn, tạo ra sự bất định rất lớn cho kinh tế, cho sản xuất kinh doanh. Nhìn chung bức tranh của sản xuất kinh doanh là khó khăn. Cái khó này chúng ta đều biết là có 3 vấn đề: (1) Thứ nhất là cơ hội kinh doanh; (2) Tiếp cận tín dụng thì vẫn rất khó khăn; (3) Doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất thì khu vực nông nghiệp, nông thôn, trừ vài lĩnh vực xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn âm và sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, tăng trưởng thấp, thu nhập của người nông dân hết sức thấp.

Upload: phamanh

Post on 06-Mar-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

23

LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂUTẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA THU 2014

1. Ông Võ Trí Thanh, Phó viện trương Viện NCQLKTTW

Đầu tiên là tôi muốn nói là sự phục hồi kinh tế thế giới. Có thể nói rất nhiều dự báo cho rằng phục hồi sẽ bắt đầu từ năm 2014 và quá trình phục hồi này ngay từ đầu người ta đã dự đoán là nó không đạt được đỉnh của tăng trưởng kinh tế kể từ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tức là năm 2010 tăng trưởng cao nhất 5,2%, đáy của tăng trưởng đó là 3% năm 2013. Cái mới nhất mà IMF đánh giá tăng trưởng kinh tế thế giới không phải 3,6, 3,7% như lúc đầu mà chỉ còn 3,4%. Như vậy quá trình tăng trưởng phục hồi kinh tế thế giới hết sức bấp bênh và mong manh. Vì sao bấp bênh và mong manh như vậy, sau đây là một số rủi ro chủ yếu dẫn đến sự bấp bênh và mong manh: rủi ro thứ nhất là cú sốc giá cả; rủi ro thứ hai là rủi ro tài chính và dịch chuyển dòng vốn; rủi ro thứ ba mà chúng ta ít nói đó là liên quan đến thương mại và đầu tư; rủi ro cuối cùng là rủi ro địa chính trị.

Đối với Việt Nam tôi chỉ nhấn mạnh, sau khi gia nhập WTO trong 5 năm đầu thì kinh tế Việt Nam đặc trưng bởi 2 điểm rõ rệt: (1) Chất lượng tăng trưởng suy giảm; (2) Bất ổn vĩ mô, không chỉ lạm phát cao mà lạm phát còn dao động rất lớn, tạo ra sự bất định rất lớn cho kinh tế, cho sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung bức tranh của sản xuất kinh doanh là khó khăn. Cái khó này chúng ta đều biết là có 3 vấn đề: (1) Thứ nhất là cơ hội kinh doanh; (2) Tiếp cận tín dụng thì vẫn rất khó khăn; (3) Doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất thì khu vực nông nghiệp, nông thôn, trừ vài lĩnh vực xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn âm và sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, tăng trưởng thấp, thu nhập của người nông dân hết sức thấp.

Page 2: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

24

Có các vấn đề chủ chốt sau đây:

- Vấn đề thứ nhất là chính sách tiền tệ.

- Vấn đề thứ hai là độ linh hoạt tỷ giá, vấn đề điều hành tỷ giá.

- Vấn đề thứ ba là phối hợp chính sách tiền tệ.

- Vấn đề thứ tư là cải cách cơ cấu: cải cách doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng

- Vấn đề thứ năm, tái cấu trúc như phân bổ về nguồn lực, nguồn lực đó không chỉ là tiền, vốn, con người, đất đai và với nghĩa đó thì có lẽ chúng ta cũng phải đặt vấn đề rất mạnh mẽ về tái cấu trúc thị trường lao động và thị trường đất đai, mặc dù chúng ta đã có Hiến pháp về quyền sở hữu đất đai.

- Vấn đề tiếp theo, chúng ta cần một cơ chế phản ứng nhanh với các cú sốc.

- Cuối cùng, chúng ta cần phục hồi kinh tế nhưng ở một mức cao hơn và chúng ta phải trả giá cho phục hồi. Cái trả giá đó còn cao hơn cho tái cấu trúc.

2. PGS. TS Trân Đinh Thiên, Viện trương Viện Kinh tế Việt Nam

Bài trình bày của tôi có 4 điểm:

1. Bức tranh tổng quát của nền kinh tế:

Thứ nhất, nền công nghiệp đặc trưng cơ cấu của chúng ta là cơ cấu ngành đẳng cấp rất thấp. Hiện nay thể hiện ở mấy điểm sau: Công nghiệp nặng về khai thác tài nguyên và gia công lắp ráp; nền nông nghiệp của chúng ta có cách chuyển dịch cơ cấu rất kỳ lạ, chạy vòng quanh, 3-4 năm nó lại quay trở lại như cũ; ngành dịch vụ kém phát triển.

Một điểm tôi muốn nhấn mạnh là xu hướng đầu cơ lấn át sản xuất. Chúng ta thiết kế một mô hình, chúng ta thiết kế một hệ thống chính sách thúc đẩy khuynh hướng nhập khẩu thay vì sản xuất trong nước, thúc đẩy khuyến khích nhập khẩu hơn thúc đẩy xuất khẩu. Đi liền với xu hướng ấy, cộng thêm một số chính sách tiền tệ thì đầu cơ càng ngày

Page 3: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

25

càng tăng lên. Đầu cơ bất động sản, đầu cơ cổ phiếu, toàn dân, toàn hệ thống doanh nghiệp nhà nước lao vào đấy, đầu cơ ngoài ngành.

2. Tiến trình tái cơ cấu

Chúng ta biết có 3 trục tái cơ cấu chính: Đầu tư công, ngân hàng, các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tôi cho rằng cho đến bây giờ tái cơ cấu đầu tư công vẫn chưa đụng đến cốt lõi của cơ chế vận hành, quan trọng nhất của đầu tư công là cơ chế vận hành, thì hàng loạt các luật chi phối đầu tư công cho đến bây giờ vẫn đang soạn thảo. Tái cơ cấu đầu tư công theo tôi chưa đụng đến cốt lõi. Chúng ta biết ngân hàng làm được nhiều việc, phải làm nhiều việc không phải của mình, quá sức của mình. Cho nên hai điểm mấu chốt nhất của tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại, tôi cho là vẫn chưa đụng đến nợ xấu và sở hữu chéo. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, chúng ta biết dễ nhận thấy nhất là cổ phần hóa, đề ra là mục tiêu cực kỳ tham vọng, những năm trước tái cơ cấu được hơn 10 doanh nghiệp, năm 2013 cố lắm được hơn 70 doanh nghiệp, nhưng 2 năm (2014, 2015) mỗi năm hơn 200 doanh nghiệp, giữa lúc nền kinh tế đang rất yếu, doanh nghiệp đang rất yếu thì quả thật đấy là một công việc cực kỳ khó khăn.

3. Nguyên nhân

Tái cơ cấu chậm là vì: Chúng ta có xu hướng đánh giá thấp nguy cơ, cho nên coi thường những khó khăn; do không đánh đúng nguyên nhân, nguyên nhân gì là ta chưa đánh đúng, có 2 tuyến nguyên nhân: (1) Một là chúng ta không tuân thủ nguyên tắc thị trường; (2) Hai là bản thân bộ máy nhà nước.

Tôi cho là có 3 nhóm nguyên nhân chính: Nhóm thứ nhất, do chúng ta duy trì một mô hình tăng trưởng bị lệch, mô hình tăng trưởng cứ gọi là thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chứ không phải là định hướng chất lượng. Nhóm thứ hai là cơ chế cạnh tranh yếu. Nhóm thứ ba là không làm rõ cơ chế thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường là thế nào.

Page 4: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

26

Về điều hành nhà nước, có 3 tuyến nguyên nhân: (1) mô hình; (2) định hướng thị trường của các quá trình tái cơ cấu; (3) ứng xử nhà nước.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng nhà nước vẫn cố giữ phần vốn chi phối. Cổ phần hóa nhà nước để chuyển vốn đó, nguồn lực đó cho tư nhân sử dụng, cho xã hội sử dụng, nhà nước thu nguồn lực tài chính về để làm việc khác. Nhưng chúng ta vẫn muốn làm cái đó để thay đổi cấu trúc quản trị, thực tế chúng ta cố giữ phần vốn của nhà nước. Muốn thoái vốn ngoài ngành nhanh nhưng không muốn bán vốn theo thị trường bởi vì có một điều luật là không được làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Cho nên cách tiếp cận gần đây của Chính phủ theo nghĩa là cho bán dưới giá gốc là thay đổi hẳn.

Giải quyết nợ xấu nhanh và triệt để. VAMC là thao tác có tính chất tạm thời mang tính chất cấp cứu nhưng trên thực tế đáng lẽ chúng ta phải nhìn được nợ xấu là một thứ để mua bán thì phải mua bán bằng tiền tươi, thóc thật. Nhưng cho đến bây giờ cách tiếp cận tiền tươi, thóc thật vẫn chưa rõ ràng, như thế làm khổ cho cả các ngân hàng lẫn VAMC.

4. Một số giải pháp

Tôi xin có một số đề xuất:

- Thứ nhất là tuyến thị trường trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Trên cơ sở đó có hệ thống chuẩn giá cả thị trường, đây là nền tảng. Như thế hệ thống giá của chúng ta phải thay đổi. Hiện nay quá trình ấy đang khởi động nhưng tôi cho rất chậm.

- Thứ hai, cách tiếp cận Nhà nước. Tôi cho để xoay chuyển được tình hình chỉ có cách gắn trách nhiệm cá nhân.

Nợ xấu, tôi vẫn đánh giá rằng VAMC là một sáng kiến rất độc đáo của Việt Nam. Nó thích hợp với lúc chúng ta đang rất yếu mà phải làm sao khơi thông được dòng máu cho nền kinh tế. Nhưng để quá lâu thì hậu quả gia tăng, nợ xấu tăng lên, lãi suất tín dụng khó giảm bởi vì chi phí ngân hàng để xử lý vấn đề này tăng lên.

Page 5: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

27

3. Ông Trương Đinh Tuyên, Nguyên Bô trương Bô Thương mai

Tôi có bài viết về tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015.

Chúng ta đều biết rằng thế giới có 3 mô hình thoát khủng hoảng, thứ nhất và là mô hình tốt nhất là mô hình chữ V, thứ hai là mô hình chữ U, tức là xuống hẳn rồi nằm ngang mãi rồi nó đi lên thẳng đứng. Mô hình thứ ba là mô hình chữ L, tức là xuống rồi nằm mãi mà không biết khi nào lên. Lúc bấy giờ tôi cho rằng Việt Nam không thể thoát ra khỏi theo mô hình chữ V, mà sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng theo mô hình parabol.

Nếu chúng ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì tôi cho rằng kinh tế Việt Nam đã đến đáy từ cuối năm 2013 nhưng đi theo đường parabol doãng ra chứ không phải parabol đứng thế này. Tức là lên rất khó khăn, rất chậm chạp.

Về dự báo năm 2014, tôi vẫn duy trì quan điểm kinh tế Việt Nam rất khó đạt được mức tăng trưởng 5,8%, lạm phát không quá 4,5%, mặc dù tháng 9 vừa rồi tốc độ tăng giá cao nhất là 0,4%, nhưng chủ yếu là do dịch vụ giáo dục tăng hơn 6%.

Tôi nghĩ năm 2015 theo dự báo thì kinh tế toàn cầu năm 2015 có một bước phục hồi mạnh so với năm 2014, mức phục hồi tăng lên thêm 0,4%, chúng ta dự báo năm 2014 là 3,6% thì 2014 là 4%. Đây là bước nhảy rất lớn, còn ở Việt Nam theo tôi có khả năng chúng ta tiếp cận đến mức tăng trưởng từ 6-6,2%.

4. Ông Sanjay Kalra, Trương đai diện IMF tai Việt Nam

Tôi trình bày phần mà chúng tôi đánh giá là sẽ xảy ra ở Việt Nam.

Hiện nay lạm phát đang ở mức rất thấp, chúng ta đã qua thời lạm phát 2 con số, đến 20%, vào tháng 8/2011 và lạm phát hiện nay khá thấp. Chúng ta chưa chỉ ra được đâu là điểm yếu dẫn đến tổng cầu thấp. Bản thân người tiêu dùng chưa có đủ lòng tin về những triển vọng về

Page 6: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

28

kinh tế, triển vọng tăng trưởng, có lẽ chưa đủ lòng tin với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp lớn.

Đến nay cán cân thương mại bắt đầu có thặng dư, đó chính là do tổng cầu trong nền kinh tế khá thấp, mức độ tiêu dùng thấp, nhập khẩu thấp. Việt Nam có những khoản kiều hối từ nước ngoài về với một lượng lớn, là quốc gia cần nhu cầu đầu tư rất lớn và chúng ta không nên để mức độ nhập siêu xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa tiêu dùng, rồi cần thúc đẩy đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn để có thể có tỷ trọng phát triển cao hơn.

Điểm cơ bản mà tôi muốn đề cập đến ở đây là chúng ta phải khôi phục lại tăng trưởng của nền kinh tế. Cần có những hành động rất mạnh mẽ khi chúng ta đưa ra những kỳ vọng trong những chương trình của Chính phủ.

Vấn đề tái cơ cấu không thể thực hiện nếu như không có chi phí, chúng ta có thể xem xét những kinh nghiệm của Châu Âu hay kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế Châu Á, chúng ta thấy điều này rất tốn kém.

Hiện nay, chúng ta đang thảo luận rất nhiều về vấn đề cổ phần hóa. Chỉ tiêu hơn 400 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa trong 2 năm. Câu hỏi cơ bản cần phải được đặt ra là việc cổ phần hóa này sẽ mang lại cái gì. Cuối quá trình cổ phần hóa đó liệu sẽ vẫn còn những vấn đề hiện nay chúng ta đang có đối với khối doanh nghiệp nhà nước hay không. Các doanh nghiệp nhà nước là đại diện vốn của nhà nước, nó chính là đại diện của tiền ngân sách, của tiền đóng góp của người dân. Vậy sẽ cần phải có những giải trình cao hơn, hiệu quả cao hơn và phải luôn luôn đặt ra câu hỏi là vấn đề cổ phần hóa có giải quyết được tất cả những vấn đề này và mang lại lợi ích thực sự cho người dân Việt Nam hay không ?.

5. TS. Nguyễn Đinh Cung, Viện trương Viện NCQLKTTW

Tôi xin trình bày chủ đề tái cơ cấu kinh tế từ góc tái cơ cấu kinh tế doanh nghiệp nhà nước, từ góc nhìn thể chế. Từ năm 2006 đến nay nền kinh tế nước ta phân bố nguồn lực sai lệch, ngày càng trầm trọng.

Page 7: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

29

Chính vì vậy tái cơ cấu kinh tế có nghĩa là về bản chất là phân bố lại nguồn lực trong nền kinh tế để nâng cao hiệu quả phân bố và hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, để tái cơ cấu kinh tế theo nghĩa phân bố lại nguồn lực chúng ta không phải thay đổi ở phân bố này mà thay đổi được trước đó, là thay đổi động lực, cách thức, công cụ phân bố nguồn lực, chính vì vậy chúng ta phải thay đổi thể chế. Cải cách thể chế phải đạt được một số mục tiêu sau đây:

Một là phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp. Hai là phải giảm rủi ro, tăng mức độ an toàn pháp lý, giảm chi phí tuân thủ, mở rộng cơ hội và khuyến khích sáng tạo kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân. Ba là giảm rủi ro, tăng tính ổn định thương mại trong hoạt động của giao dịch thị trường. Bốn là phải tạo lập và mở rộng được quy mô, phạm vi hoạt động của thị trường, tháo bỏ được các nút thắt, khắc phục các méo mó của thị trường. Tăng kỷ luật thị trường, kỷ luật ngân sách một cách chặt chẽ, tăng minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình.

Cuối cùng, thiết lập một cơ cấu khung khổ quản trị quốc gia để thúc đẩy cải cách kinh tế và đảm bảo các loại thị trường vận hành một cách đúng nguyên tắc và quy luật của nó. Nhà nước phải thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, công cụ vận hành, năng lực. Nếu nhà nước vẫn giữ thế này thì thị trường càng méo mó thêm.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Một là phải áp đặt đầy đủ nguyên tắc quy luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước. Hai là phải đổi mới và phát triển, tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, quản trị hiện đại theo thông lệ thị trường. Ba là cổ phần hóa. Bốn là thoái vốn. Năm là đối với từng doanh nghiệp phải cải cách toàn diện trên tất cả các mặt, từ danh mục đầu tư, danh mục cơ cấu và tài sản, thoái vốn, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới cơ cấu, tăng năng lực quản lý và quản trị nội bộ, cơ cấu lại thị trường, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Page 8: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

30

6. GS.TS Nguyễn Quang Thai, Chuyên gia kinh tế

Nhìn một cách dài hạn hơn, tổng thể hơn nền kinh tế. Nếu ta so với ta thì đúng là có những bước tiến rất mạnh mẽ trong 30 năm đổi mới, 10 năm, 5 năm đến bây giờ còn tốc độ tăng trưởng 5 - 6%. Nhưng ta so thế giới, thì tụt hậu ngày càng xa hơn. Tái cơ cấu nhúc nhích được một ít, nhưng chất lượng của những sự chuyển biến đó rất yếu kém. Kiểu cơ cấu kinh tế như thế là không hiệu quả.

Phải thống nhất quản lý toàn bộ nguồn lực quốc gia, đưa vào một hệ thống thống nhất để quản lý, làm cho nó thực sự có hiệu quả và nó gắn với yêu cầu mới. Cho nên phải đột phá, đột phá cao hơn, yêu cầu về đổi mới chính trị, kinh tế.

Nhưng ít nhất về mặt kinh tế, đề nghị Quốc hội phải luật cho khớp với điều kiện kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập, cạnh tranh gay gắt, tiến bộ của khoa học, công nghệ. Đề nghị không phải chỉ kiểm tra, đánh giá đạt được 12/14 chỉ tiêu mà vấn đề chất lượng thực hiện các chỉ tiêu đó, đi sâu vào thực chất hơn.

7. TS Võ Đai Lược, Chuyên gia kinh tế

Chúng tôi nghĩ tình hình hiện nay nghiêm trọng vì tất cả nút thắt, cục máu đông đến giờ này chưa giải quyết được, nợ xấu ngày càng nghiêm trọng, nợ công gia tăng, doanh nghiệp tiếp tục chết. Chưa có giải pháp nào thực sự quyết liệt để giải quyết vấn đề này. Chúng ta phải có trả giá, nhưng chưa chịu trả giá, ví dụ như xử lý nợ xấu, các nước trong khu vực họ phải đi vay IMF 40-50 tỉ đô la để xử lý nợ xấu này.

Trong các vấn đề đổi mới, đổi mới thể chế là quyết định quá trình tái cơ cấu. Chúng ta không có quan điểm mới để tái cơ cấu, như vậy cái cơ cấu như cũ, thì làm sao thành công. Cho nên kiến nghị đầu tiên là đổi mới tư duy và quan điểm phát triển. Muốn đổi mới, tái cơ cấu thì lại phải đổi mới hệ thống chính trị, vướng của chúng ta là ngoài kinh tế. Trong hệ thống chính trị cần đổi mới 2 chuyện quan trọng. Thứ nhất phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Hai là chế độ trách nhiệm cá nhân.

Page 9: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

31

Đề nghị đổi mới công tác làm luật, không phải giao cho bộ chủ quản. Phải thành lập một cơ quan làm luật có tính độc lập, bộ chỉ là một thành viên tham gia mà do Quốc hội chỉ đạo, có các chuyên gia độc lập tham gia.

8. TS Vũ Sỹ Cường, Khoa Tai chính công, Hoc viện Tai chính

Chúng tôi trả lời một số câu hỏi mang tính chất sâu hơn.

Thứ nhất, chúng tôi sử dụng một chỉ số đánh giá thì quả thực đầu tư của chúng ta dàn trải (hệ số này dưới 800 là mức độ đồng đều rất cao, từ 800-1.200 thì tương đối tập trung, còn 1.200 trở lên có nghĩa là tập trung). Khoảng năm 1995 thì hệ số này là 1.400, Từ khoảng năm 2002 trở lại đây thì bắt đầu càng ngày càng thấp xuống, nghĩa là mức độ dàn trải càng cao hơn. Sử dụng để đo cho địa phương, câu trả lời cũng tương tự, đặc biệt là từ sau khi chúng ta áp dụng Luật ngân sách 2002 thì mức độ dàn trải ngày càng cao. Tuy nhiên, từ 2010 trở lại đây thì mức độ dàn trải được chặn lại, tức là hệ số này tăng lên, có thể nói Nghị quyết 11 cũng như Chỉ thị 1972 bắt đầu có tác dụng.

Thứ hai, việc đầu tư công thế nào là vừa, với mô hình về kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tính rằng đầu tư công hiệu quả vào khoảng 36,3% tổng đầu tư của nền kinh tế. Đầu tư công gồm toàn bộ các phần đầu tư kể cả doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nếu chúng ta đầu tư quá mức này thì càng ngày hiệu quả biên của đầu tư, tức là lợi ích mỗi đồng đầu tư thêm ngày càng giảm đi.

Thứ ba liên quan đến hiệu quả đầu tư ở cấp tỉnh thì ảnh hưởng thế nào đến địa phương. Khi so sánh đánh giá một mô hình về phân tích đầu tư công ảnh hưởng đến cải thiện thu nhập hộ gia đình và xóa đói, giảm nghèo thì thấy đầu tư công hầu như không có tác dụng gì đến xóa đói, giảm nghèo và kể cả thu nhập ở địa phương. Trong khi đó việc cải thiện về môi trường kinh doanh thì lại có tác động rất tích cực, xóa đói, giảm nghèo cũng như đến chênh lệch về giàu nghèo ở địa phương. Điều đó cho thấy việc cải thiện môi trường kinh doanh thì chúng ta đạt được nhiều hơn là chi tiêu về mặt kinh tế.

Page 10: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

32

Đề nghị đầu tiên là phải hoàn thiện cơ sở khung pháp lý cho khu vực đầu tư công. Đặc biệt là các nghị định để hướng dẫn Luật đầu tư công mà chúng ta đang triển khai. Thứ hai là Luật Ngân sách. Nếu ta đặt tên là Luật ngân sách nhà nước thì cũng có một số vấn đề nhất định, nên chăng sửa đổi thành Luật quản lý ngân sách nhà nước và ngân sách hàng năm chúng ta gọi là Luật ngân sách hàng năm thì tính pháp lý cao hơn.

Về lập quy hoạch và kế hoạch phát triển. Phần lớn các dự án đầu tư hiện nay, quy trình để lập một dự án đầu tư là căn cứ vào kế hoạch phát triển cũng như quy hoạch phát triển của địa phương, của ngành, vùng. Chúng ta phải xác định lại công tác lập quy hoạch cũng như cơ sở để ưu tiên tức là phải có hệ số ưu tiên rõ ràng, ngành nào được ưu tiên, vì sao và mức độ ưu tiên ra sao phải có chỉ số rõ ràng.

Về việc đánh giá và thẩm định. Hiện nay mặc dù theo luật các cơ quan dân cử ở địa phương cũng như trung ương có thể tham gia vào công tác thẩm định các dự án đầu tư phân bổ dự án đầu tư công. Tuy nhiên, kể cả về công cụ, năng lực, trình tự, cách thức thì hầu hết đều chưa có hoặc thiếu.

9. Ba Nguyễn Thi Hồng, Phó Thông đôc Ngân hang nha nươc VN

Ý kiến của đại biểu có liên quan đến một số vấn đề của hệ thống ngân hàng, tôi tổng hợp ở đây có 4 vấn đề:

Thứ nhất, về tăng trưởng tín dụng. Với quy luật tín dụng thường tăng vào những tháng cuối năm thì có khả năng cả năm 2014 tín dụng của toàn hệ thống có thể đạt 10-12% là mức sát với chỉ tiêu định hướng mà Ngân hàng nhà nước đề ra đầu năm. Trong những tháng đầu năm khi tín dụng chưa tăng cao được thì hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực mua trái phiếu Chính phủ. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được đẩy mạnh giải ngân và sử dụng hiệu quả sẽ góp phần tạo dòng tiền cho cả các doanh nghiệp khác theo chuỗi, từ đó có thể quay trở lại làm tín dụng của hệ thống tăng lên.

Thứ hai, điều chỉnh tỷ giá phải cân nhắc kỹ lưỡng, bởi vì tỷ giá có thể tác động tốt cho xuất khẩu nhưng không tốt cho nhập khẩu. Trong

Page 11: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

33

điều kiện tháng 6 vừa rồi khi thực hiện điều chỉnh 1% tỷ giá Ngân hàng đã cân nhắc, tức điều kiện lạm phát đang thấp và đang có xuất siêu, đặc biệt sức cầu trong nước đang thấp nên Ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ giá. Việt Nam đang xây dựng đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ, rất cần chính sách tỷ giá để hỗ trợ cho ngành này. Chính sách tiền tệ nói chung cũng như chính sách tỷ giá nói riêng bao giờ cũng phải đặt ra mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nếu quá trình hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng nó không ảnh hưởng, phương hại đến mục tiêu kiểm soát lạm phát thì Ngân hàng nhà nước sẽ có thực hiện. Đặc biệt là chính sách tỷ giá không chỉ đối với hỗ trợ cho các ngành mà phải tính toán trên bình diện kinh tế vĩ mô nói chung ổn định, có nghĩa còn cân nhắc cả nợ công, nợ nước ngoài, nhất là nợ công đang ở mức cao, đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng.

Thứ ba, nói về chính sách. Từ cuối năm 2011 lãi suất lúc đó cao trên 20% một năm, trong điều kiện lạm phát cao, Ngân hàng nhà nước phải thực hiện điều hành để giảm được lãi suất nhưng vẫn kiềm chế lạm phát. Đến nay mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, so với lãi suất tại thời điểm cuối năm 2011 chỉ bằng 40% và về bằng với mức lãi suất giai đoạn 2005 - 2006. Với lãi suất hiện nay rất hợp lý và tạo sự ổn định cho thị trường. Đối doanh nghiệp thì rất muốn giảm lãi suất, nhưng tín dụng nó vướng mắc rất nhiều, không phải vì vấn đề lãi suất. Khi điều hành chính sách lãi suất phải rất cân nhắc đối với diễn biến của lạm phát.

Vấn đề thứ tư, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây là một trong ba trọng tâm cơ cấu của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã đã đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo an toàn hệ thống. Nếu như có những căng thẳng về thanh khoản và xảy ra những nguy cơ để rút tiền thì thực sự cả ngành ngân hàng vô cùng khó khăn, có khi toàn hệ thống của chúng ta vô cùng khó khăn, không thể nào có thể cứu chữa được nếu như có hoảng loạn tài chính xảy ra. Ngành ngân hàng đã xác định 3 vấn đề then chốt và 3 nguyên tắc then chốt là cơ cấu phải là một quá trình thường xuyên và liên tục. Trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng phải

Page 12: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

34

luôn tuân thủ đảm bảo sự an toàn và bền vững, không lao theo những lợi nhuận, tiềm ẩn những rủi ro. Khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại tự nguyện, không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngoài tầm kiểm soát.

Về vấn đề nợ xấu, ngân hàng đã đánh giá và rà soát, phân tích tất cả các nguyên nhân gây ra nợ xấu, nợ xấu thấy rõ là không chỉ xuất phát nguyên nhân từ doanh nghiệp, từ tổ chức tín dụng, từ kinh tế vĩ mô, từ cơ chế chính sách v.v… Trên cơ sở hoàn thiện từng bước hành lang pháp lý để phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro. Thông tư 02 vừa rồi Ngân hàng nhà nước đã ban hành và có hiệu lực có một bước tiến mới trong việc phân loại nợ xấu theo chuẩn hơn và có đánh giá chặt chẽ hơn.

Ngân hàng cũng xử lý nợ xấu phải bằng nhiều giải pháp. Thứ nhất, phải bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng. Kinh nghiệm các nước cho thấy xử lý nợ xấu mất rất nhiều chi phí. Nhưng vay nước ngoài thì nợ công của ta đang cao vậy thì liệu có được không. Thứ hai, cũng có ý kiến sử dụng dự trữ quốc tế, nhưng khi ngân hàng nhà nước điều hành kết hợp rất nhiều giải pháp, ổn định tỉ giá, ổn định thị trường ngoại hối, rồi các giải pháp để giảm tình trạng đô là hóa thì đã huy động được một nguồn lực cho dự trữ ngoại hối nhà nước rất lớn. Điều này là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước trong tương lai, đặc biệt là đối với an ninh, quốc phòng trong thời gian vừa qua, bảo toàn là điều vô cùng quan trọng.

10. TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Chúng tôi cho rằng có 9 nhiệm vụ kép hiện nay từ góc độ của Quốc hội, từ góc độ làm chính sách, chúng ta phải lưu ý, nó gần như tính 2 mặt.

Chúng ta vẫn tiếp tục không coi trọng chỉ tiêu GDP như là một thành tích, tuy nhiên chúng tôi rất chia sẻ với ý kiến của đại diện IMF là vẫn cần phải tạo mọi điều kiện và tiếp tục nâng cao chỉ số GDP.

Thứ hai, phải giữ vững độc lập tự chủ, nhưng cần ưu tiên hợp lý các đối tác chủ yếu ổn định mang tầm chiến lược, nghĩa là bài toán giữa đa dạng hóa và tập trung hóa.

Page 13: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

35

Thứ ba, liên quan tới vấn đề đổi mới toàn diện thể chế, kể cả chính trị.

Thứ tư là một bài toán liên quan tới giữ ổn định thị trường tài chính, kiểm soát nợ xấu, đầu tư chéo v.v… nhưng vẫn phải cần tiếp tục tạo thuận lợi để tiếp cận vốn và tăng dư nợ tín dụng để tạo động lực phát triển kinh tế. Bài toán giữa động lực và rủi ro tài chính không phải dễ dàng mà đây là một trong những bài toán khó nhất của tất cả những bài toán.

Thứ năm là cần phải duy trì động lực đầu tư từ ngân sách nhà nước để bù đắp những thiếu hụt về đầu tư khác, đặc biệt khu vực tư nhân.

Thứ sáu là cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu kinh tế nhà nước, nhưng không phải thu hẹp lại hoặc yếu đi mà lại làm cho nó hiệu quả hơn, mạnh hơn.

Thứ bảy là một bài toán giữa mở cửa hội nhập nhanh đầy đủ sâu rộng hơn, nhưng vẫn phải tiếp tục hỗ trợ và bảo trợ hợp lý các doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu.

Thứ tám là giữ được hòa khí, tập trung phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải luôn chủ động và tăng năng lực tự vệ quốc phòng, an ninh, ổn định trong nước.

Thứ chín là hài hòa vai trò công cụ năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với việc tăng vai trò và thể chế, quyền lực, hiệu quả kinh tế thị trường.

Cần phải rà soát lại tất cả các quy hoạch; cơ chế đại diện quyền sở hữu; hỗ trợ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp đang khó khăn và doanh nghiệp cần phải vay mới, giữa xử lý tài sản thế chấp hiện nay đang nằm trong tay chủ nợ, cho vay các ngân hàng chính sách cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Tăng đầu tư công hợp lý.

11. Ông Huỳnh Thế Du, Giang viên Chương trinh Giang day kinh tế Fulbright

Thứ nhất 3 trụ cột của một nền kinh tế thì phải là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.

Page 14: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

36

Thứ hai, những trục trặc của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO đó là vấn đề chuyển hành vi, chuyển động cơ từ việc tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm cho xã hội lại chuyển sang đầu cơ gây ra trục trặc cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề của kinh tế Việt Nam bây giờ không phải là vấn đề kỹ thuật, vấn đề kinh tế thuần túy mà là vấn đề kinh tế chính trị học và cần phải giải quyết vấn đề này. Tôi xin nêu ra 2 điểm. Thứ nhất quan niệm của về hành vi của cá nhân trong tập thể dẫn đến sự lệch lạc. Thứ hai là cơ chế phân bổ ngân sách.

Về khía cạnh thứ nhất, cơ chế tập thể là cơ chế không phân định trách nhiệm sẽ đẩy lên cấp cao nhất phải xử lý mọi vấn đề. Bởi vì khi đối mặt với khó khăn, đối mặt với thách thức, cách tốt nhất, yên ổn nhất đối với hầu hết mọi người là làm tờ trình đưa lên cấp trên.

Vấn đề thứ hai, về phân bổ ngân sách hiện nay. Nghiên cứu của tôi chỉ ra thực ra không ai quan tâm đến kế hoạch, mục tiêu của kế hoạch đơn giản là muốn làm sao có nguồn lực càng nhiều càng tốt. Các địa phương cứ đưa hết lên kế hoạch và đi xin trung ương. Kế hoạch chẳng qua chỉ là một công cụ để xin ngân sách trung ương để tạo phần cho mình, thành ra nếu ai làm kế hoạch đúng thực tế để vận hành, đúng khả năng của mình lúc đó lại thiệt. Kế hoạch của chúng ta thực ra nó chỉ là công cụ để phân chia ngân sách trung ương, đó là điều chúng ta cần lưu ý.

12. TS. Vũ Viết Ngoan, Chủ nhiệm Ủy ban Giam sat tai chính Quôc gia

Tôi tập trung vào chủ đề chính là tái cơ cấu nền kinh tế.

Vấn đề về tái cơ cấu, chúng ta nói nhiều đến tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trước đây nói đầu tư dàn trải, tăng trưởng chủ yếu bằng vốn và lao động rẻ,có nghĩa là phải cắt giảm đầu tư đi, bố trí tập trung nhiều hơn. Đương nhiên muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải tạo ra một năng suất lao động, năng suất xã hội và hiệu quả kinh tế cao hơn để nó bù vào cắt giảm đầu tư của chúng ta đi. Để có một

Page 15: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

37

nền kinh tế năng suất xã hội, hiệu quả kinh tế cao hơn? Tôi nghĩ rằng có ba nhóm vấn đề:

Thứ nhất, cần tập trung vào nhóm giải pháp tác động bên cung của nền kinh tế. Cụ thể là đổi mới công nghệ, cải cách quản trị, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở để giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí sản xuất, một loạt cải cách thủ tục hành chính khác nữa, để tạo điều kiện cho bên cung của nền kinh tế thay đổi một cách căn bản, tạo ra năng suất tốt hơn.

Thứ hai, hội nhập và toàn cầu hóa thì không có một nền kinh tế nào đứng biệt lập. Vì vậy cần có giải pháp để đặt nền kinh tế trong cả chuỗi sản xuất toàn cầu, lựa chọn những ngành kinh tế, những sản phẩm dựa trên lợi thế so sánh phù hợp.

Thứ ba, với điều kiện đặc biệt của Việt Nam là nền kinh tế thị trường nhưng chưa hoàn hảo. Đã xác nhận một nền kinh tế thị trường chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, cho nên phải đổi mới thể chế để tạo ra và thực hiện được theo nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, từ đó giải phóng lực lượng sản xuất. Tôi cho rằng tiềm năng kinh tế của chúng ta còn rất nhiều.

Tôi xin đánh giá tổng quan chương trình tái cơ cấu với 3 khâu đột phá, 3 nội dung tái cơ cấu là hoàn toàn đúng. Và tôi cho rằng chúng ta đã rất tích cực, các chính sách triển khai cũng rất nhiều, bước đầu đã có những kết quả cụ thể, ICOR đã giảm xuống.

Về hạn chế, thứ nhất về tiến độ triển khai chậm. Nếu tiếp tục thế này, với tốc độ tăng trưởng phục hồi của chậm, tôi nghĩ rằng 5 năm nữa không tạo ra động lực để bứt phá lên.

Thứ hai về giải pháp. Nhóm giải pháp cải cách thể chế, giải phóng lực lượng sản xuất đã có và đạt được một số kết quả, nhưng có một số nội dung chưa đạt được đến cốt lõi của vấn đề. Tôi thấy nhiều giá cả chưa hình thành trên quan hệ cung cầu; phải có lộ trình hết sức cụ thể trong 5 hay 7 năm nữa là hoàn thiện.

Page 16: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

38

13. Ông Nguyễn Ngoc Đông, Thư trương Bô Giao thông vân tai

Vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, sau khi thực hiện Chỉ thị 1792, Nghị quyết 11 và đặc biệt gần đây tập trung để triển khai Luật đầu tư công thì sẽ có tác động hết sức tích cực. Đã khắc phục được dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản, là hai vấn đề thể hiện từ năm 2011 đến nay. Tập trung và phân bổ nguồn lực trên cơ sở có trọng tâm, trọng điểm, những dự án theo đúng định hướng chiến lược ngành tập trung vào những dự án có tính chất hiện đại như đường cao tốc, sân bay lớn có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển kinh tế vùng, của cả quốc gia và kết nối được hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tái cơ cấu về vận tải đang bất cập. Chúng tôi đặt vấn đề là phải tái cơ cấu, định hướng cho phân bổ lại các phương thức vận tải phù hợp hơn trên cơ sở khả năng đầu tư về kết cấu hạ tầng, khả năng kết nối và có sự can thiệp của Nhà nước trong vấn đề kết nối và của các phương thức vận tải. Tuy nhiên, vẫn trên cơ sở nền tảng là thị trường, chi phí vận tải theo thị trường và có cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, liên quan đến vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu năm 2001-2011 Bộ Giao thông vận tải cổ phần hóa được 324 doanh nghiệp, còn lại 96 doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2014 cổ phần hóa tiếp được 54 doanh nghiệp. Phải nói là kết quả đạt được những công ty này khó khăn nhưng làm được. Ban đầu hoạt động có hiệu quả hơn, quản trị doanh nghiệp có bước khởi sắc hơn và có hướng đến đầu tư cho công nghệ mới hơn. Tài sản của họ cũng được tăng lên. Nếu nhìn khía cạnh xã hội đang tồn tại khó khăn trong việc giải quyết lao động đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.

14. TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tich Hiệp hôi Doanh nghiệp nhỏ va vưa Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế

Tái cơ cấu chúng ta đặt ra từ rất lâu nhưng cứ bàn về đề án, bàn về nội dung khó thống nhất. Vừa rồi ta kết luận cứ làm, rồi sẽ hoàn chỉnh tiếp mặc dù đề án nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng đáng mừng trong thời gian qua do có đề án tổng thể, có chỉ đạo của Chính phủ quyết liệt và

Page 17: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

39

tập trung hơn, đặc biệt là thông điệp đầu năm của Chính phủ, có giám sát của Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, tập trung vào 3 lĩnh vực: nợ công, sắp xếp ngân hàng, sắp xếp doanh nghiệp. Không khí để thực hiện tái cơ cấu đã có chuyển biến tốt hơn, có kết quả bước đầu. Còn kỳ vọng để chuyển biến mạnh mẽ thì chưa có, chưa rõ. Ba đột phá chiến lược chúng ta thể hiện vào ba trọng tâm là nợ công, sắp xếp doanh nghiệp, sắp xếp ngân hàng thì chưa có gì đột phá cả.

Tôi xin kiến nghị :

Đề nghị tất cả những vấn đề đã được đưa ra, đã được thành nghị quyết, đã được định hướng những giải pháp chung là phải được cụ thể hóa rất nhanh. Phải đưa ra những điều kiện thực hiện để tạo sự thống nhất trong toàn xã hội.

Thứ hai, phải đảm bảo điều hành, phải công khai, minh bạch, rõ ràng và kịp thời.

Thứ ba, phải đào tạo được lớp cán bộ có nhận thức, có trách nhiệm, có tấm lòng với đất nước, với xã hội. Đề ra đường lối, đề ra giải pháp đang làm rất tốt, kể cả sửa các bộ luật liên quan đến kinh tế sắp sửa đưa ra Quốc hội sắp tới cũng đã đủ. Nhưng làm thế nào triển khai cho nhanh, con người triển khai có trách nhiệm thì mới có thể tạo nên những đột phá, có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới.

15. TS Nguyễn Thi Lan Hương, Viện trương Viện Khoa hoc Lao đông va Xã hôi, Bô Lao đông, Thương binh va Xã hôi

Trong năm 2013, đầu năm 2014 chúng tôi nhận thấy rằng phát triển kinh tế đã góp phần tạo việc làm. Từ trước đến nay nhu cầu việc làm bình quân tăng khoảng hơn 800 ngàn việc làm một năm. Sắp tới Bộ Lao động dự kiến đề xuất không dùng chỉ tiêu 1,6 triệu việc làm, thực chất chỉ tiêu này rất khó có thể theo dõi được. Trong Luật việc làm mới đã đổi thành tổng việc làm tăng thêm, bởi vì việc làm đó chúng ta có thể theo dõi được qua các con số thống kê.

Tỉ lệ thất nghiệp chúng tôi đưa ra 1,8% đã gặp phải sự phản đối dữ dội của dư luận, rất nhiều bình luận cho rằng số liệu của chúng tôi

Page 18: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

40

thông báo là không đáng tin cậy, số đó không phản ánh được thị trường lao động như Việt Nam. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng con số đó là đáng tin cậy, vì dựa trên một phương pháp thống kê rất chuẩn của Tổng cục Thống kê và dựa trên định nghĩa chuẩn. Nhưng đây là một tỉ lệ không đáng mừng, bởi vì nó phản ánh sự trầm lắng của thị trường lao động, phản ánh sự không chuyển dịch nổi của thị trường lao động từ khu vực có năng suất thấp đến khu vực có năng suất cao.

Theo chúng tôi trong thời gian qua chuyển dịch cơ cấu việc làm rất chậm, 6 tháng đầu năm 2014 tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ giảm được rất thấp, tỉ lệ lao động trong khu vực nông thôn tăng lên, có một dấu hiệu rất đáng báo động là tỉ lệ lao động là chủ doanh nghiệp giảm mạnh, tỉ lệ lao động trong kinh tế hộ gia đình tăng lên.

16. Ông Nguyễn Canh Nam, Thư ký Chủ tich Tâp đoan Công nghiệp Than va Khoang san Việt Nam

Trong kinh tế có quy mô hợp lý thì chúng ta mới có suất đầu tư thấp, mới có thể phát huy được hiệu quả năng lực sản xuất tạo ra. Nhưng với 63 nền kinh tế manh mún như thế này tỉnh nào cái gì cũng có thì chúng ta không bao giờ khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún, kém hiệu quả, kể cả trong đầu tư công. Theo tôi nghĩ, giải quyết vấn đề này phải làm triệt để từ tái cơ cấu các nền kinh tế con thành các nền kinh tế vùng một cách hợp lý để phát huy hiệu quả, hiệu lực đầu, giảm đầu tư manh mún, giàn trải.

Thứ hai, cần tạo lập môi trường tự do cạnh tranh bình đẳng, nhưng để môi trường đó vận hành có hiệu quả thì chúng ta chưa làm được việc cải cách quản lý hành chính nhà nước theo đúng hướng là công tâm, công khai, minh bạch, có trách nhiệm và có hiệu lực, hiệu quả. Với tình hình hiện nay không thể có một doanh nghiệp nhà nước nào có thể cạnh tranh nổi trong việc xin quyền sử dụng đất, xin cấp quyền khai thác khoáng sản, bởi vì doanh nghiệp nhà nước không thể mang cả túi tiền đi theo để mà làm.

Page 19: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

41

Thứ ba, vấn đề cổ phần hóa, theo tôi nghĩ với cách làm như hiện nay thì cũng không giải quyết được việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của doanh nghiệp. Vì công ty cổ phần là một mô hình rất tiến bộ, phổ biến hiện nay trên thế giới nhưng với điều kiện tham gia thành lập cổ phần phải là các ông chủ thực. Ở chúng ta đại diện vốn nhà nước là các ông chủ hờ, cho nên cần rõ những gì nhà nước không cần nắm giữ, còn cái gì nhà nước nắm giữ thì cũng không làm theo kiểu như lâu nay. Doanh nghiệp nhà nước chỉ nắm phần cốt lõi, quyền chỉ huy, nắm đầu ra để đảm bảo cung cấp sản phẩm, không nên đầu tư từ A đến Z mà cái gì xã hội làm được trong dây chuyền sản xuất, công đoạn nào, công việc gì thành phần khác có thể làm được ta huy động vào.

17. TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trương Viện Quan lý Kinh tế Trung ương

Tôi xin có mấy ý kiến bổ sung như sau:

Một, phải phân tích chất lượng hoạt động của ngân hàng và chất lượng tài sản của ngân hàng. Chúng ta đều biết, một công ty có kho cà phê mà thế chấp được 7 ngân hàng với vốn cho vay hàng trăm tỷ. Trong kho cà phê thì không có cà phê mà nhiều bao lá khô, cỏ khô. Câu hỏi đặt ra là trong số tài sản 74 ngàn tỷ mà VAMC đã mua thì có bao nhiêu kho cà phê lá khô như vậy, tại sao lại có sự sơ xuất đến như vậy được?.

Vấn đề thứ hai là sở hữu chéo và vấn đề vốn ảo, lạm dụng quyền lực của mình để huy động vốn.

Một lĩnh vực nữa, tôi đề nghị phải có xem xét mối quan hệ liên ngành giữa bất động sản và ngân hàng. Bao nhiêu tín dụng đã chảy vào bất động sản, tín dụng đó chết, phải chờ bao lâu nữa mới được giải quyết, chúng ta thu hồi được bao nhiêu.

Đề án tái cấu trúc đầu tư công chưa có, mới là cắt giảm, tạm hoãn, tạm ngừng. Mấu chốt của đầu tư công tại sao nhà nước lại đầu tư nhiều lĩnh vực như thế, tại sao lại nhiều sân bay, bến cảng đến như thế, tất cả những vấn đề đó phải có sự xem xét.

Page 20: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

42

Về doanh nghiệp nhà nước, tôi xin lưu ý nợ của doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa rõ là bao nhiêu. Theo báo cáo Bộ Tài chính thì các tập đoàn, Tổng công ty hiện nay nợ 1,6 triệu tỷ. Có báo cáo của Tổng cục thống kê ghi lại nợ chéo giữa doanh nghiệp nhà nước với nợ chéo của doanh nghiệp nhà nước kia lên tới 3,1 triệu tỷ.

18. TS Pham Thi Thu Hằng, Phó Chủ tich kiêm Tông Thư ký VCCI

Về tái cơ cấu ngân hàng, theo cá nhân tôi nhận định, ngân hàng đã thoát hiểm. Thoát hiểm ở đây cho bản thân ngân hàng mà thôi. Để tồn tại ngân hàng đó một cách bình thường chứ chưa phải phục vụ cho doanh nghiệp theo nghĩa để phát triển. Trong điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm thì nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp hiện nay ngừng hoạt động đó là không có thị trường. Vốn không phải là vấn đề nữa mà nó không có thị trường cho nên vấn đề của doanh nghiệp bây giờ là thị trường. Nếu có thị trường thì tăng trưởng tín dụng không đến nỗi, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của chúng ta sẽ đạt được nếu chúng ta tạo được thị trường cho doanh nghiệp. Đáng tiếc doanh nghiệp của chúng ta quy mô nhỏ. Ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc lại không quan tâm đến đối tượng này, bản thân tất cả những sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng hiện nay không có sản phẩm phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, khi chúng ta tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì sẽ tác động đến khu vực tư nhân. Cần phải đặt ra vấn đề làm thế nào để dẫn dắt khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đi theo chiến lược ngành. Trong quá trình cổ phần hóa đó chúng ta quan tâm nhiều vấn đề về chiến lược công ty mà quên chiến lược kinh doanh. Hai khái niệm đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chiến lược công ty chúng ta thiên về vấn đề sáp nhập cổ phần hóa bao nhiêu vốn của người này, bao nhiêu vốn của người kia. Chiến lược kinh doanh không phải như thế. Nếu chúng ta định hướng vào tái cấu trúc nông nghiệp, chúng ta phải có những doanh nghiệp lớn mạnh, doanh

Page 21: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

43

nghiệp nhà nước ở khu vực nông nghiệp đó sâu chuỗi, liên kết toàn bộ các khâu từ người nông dân cho đến khâu phân phối, không thể dừng lại ở khâu mà ta thường thấy là thương lái rồi đến người nông dân.

Tôi xin có hai kiến nghị: Tôi cho rằng ba trọng tâm tái cơ cấu cần phải được giải quyết triệt để và thấu đáo. Nhưng kiến nghị dài hạn tôi cho là rất quan trọng, để giải quyết vấn đề làm sao chúng ta có nhiều doanh nghiệp lớn, vì chúng ta không thể hội nhập nếu không có doanh nghiệp lớn. Đề xuất của tôi là đề nghị ban hành xây dựng Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông lệ thế giới người ta cũng có Luật này.

19. TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế

Hiện nay tình hình kinh tế vĩ mô của chúng ta như thế nào, đang đứng ở đâu và đã thoát đáy chưa. Hiện nay có ba quan điểm, một quan điểm là chưa tới đáy, một quan điểm là vượt qua đáy, quan điểm một số nhà học giả cho rằng không thể xác định được nó đang ở đâu. Nếu nói thực hiện thì có 12/14 chỉ tiêu đạt, nhưng đứng ở góc độ về mặt kinh tế ta thường đánh giá 6 chỉ tiêu sau: Tăng trưởng, CPI lạm phát, bội chi ngân sách, cán cân thương mại, nợ công, đầu tư trên GDP. Qua chỉ tiêu này báo cáo của Chính phủ bao giờ cũng so sánh tháng sau so với tháng trước, quý sau so với quý trước, năm sau so với quý trước. Nhưng đánh giá thực trạng thế nào, nền kinh tế chúng ta đang ở đâu?. Trước kia ta nói là nguy cơ tụt hậu, đến nay tụt hậu đã trở thành hiện hữu. Bất kỳ đánh giá đều phải có chuẩn mực, đánh giá cao hay thấp phải có thước đo.

Tôi có một số kiến nghị:

Thứ nhất là phải nâng cao hiệu quả doanh nghiệp và của nhà nước. Đối với doanh nghiệp phải quyết liệt nâng cấp công nghệ. Giải pháp thứ hai là cải thiện, nâng cao hệ thống quản lý và dây chuyền sản xuất. Thứ ba là chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động. Thứ tư là chuyển dịch sang ngành nghề mang lại giá trị cao hơn.

Đối với nhà nước thì đóng vai trò then chốt trong nhiều vấn đề cơ bản. Thứ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là xây dựng cơ chế, chính sách có hiệu quả. Thứ ba là xây dựng môi trường kinh doanh

Page 22: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

44

thông thoáng và cạnh tranh. Thứ tư là chính sách giáo dục đào tạo và công nghệ.

20. Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về cac vân đề xã hôi

Tôi có một số ý kiến:

Chỉ tiêu giải quyết việc làm đặt ra trong kế hoạch hàng năm là do xuất phát từ tinh thần nghị quyết Đại hội XI, chúng ta phấn đấu 8 triệu lao động, bình quân 1,6 triệu/năm. Phương pháp tính thì rất tù mù. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần, nhiều khóa Quốc hội không thể dùng chỉ tiêu số lượng việc làm này để làm chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội được, phải thay chỉ tiêu này bằng tỷ lệ thất nghiệp.

Về chuyển dịch cơ cấu lao động, có 2 vấn đề: Thứ nhất, theo nghị quyết của trung ương đến 2020 phải chuyển dịch cơ cấu lao động để khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp còn 37%. Đến nay cơ cấu lao động nông nghiệp đang chiếm 46%. Thứ hai, khu vực có quan hệ lao động cũng đang có xu hướng chuyển sang khu vực không có quan hệ lao động. Năm 2013 tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức là 33%, năm nay đang dự báo khoảng 32% tức là có 1% lao động lại chuyển về khu vực không có quan hệ lao động.

21. PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trương ĐH Kinh tế, ĐH Quôc gia Ha Nôi

Về đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 9 tháng đầu năm vừa qua có 4 điểm sáng, đó là tăng trưởng đạt mức cao hơn so với cùng kỳ của 2 năm trước đây; Thứ hai là lạm phát ở mức rất thấp và thấp nhất trong số 12 năm trở lại đây; Thứ ba là cán cân thanh toán ở mức thặng dư và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định; Thứ tư là cân đối được ngân sách, thậm chí vượt kế hoạch. Tuy vậy có 2 điểm rất đáng lưu ý, điểm thứ nhất đó là mục tiêu tăng trưởng còn rất nhiều thách thức, đặc biệt là cho năm 2015. Vấn đề thứ hai, tất cả dự báo về lạm phát hiện tại bây giờ đưa ra theo quan điểm của chúng tôi vẫn cao, năm nay lạm phát có thể có khả năng rơi xuống mức dưới 4%, năm sau lạm phát cũng

Page 23: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

45

không thể cao được. Nếu lạm phát thấp thì điều đó có nghĩa là cần phải có giải pháp cho hình thức lạm phát thấp đó.

Về vấn đề nợ xấu, đến thời điểm này phải thay đổi triết lý, thay đổi quan niệm về xử lý nợ xấu, thay đổi ở một số điểm như sau:

Điểm thứ nhất là nợ xấu cần phải xử lý nhanh, nếu nợ xấu xử lý còn chậm và nói rằng cần phải có thời gian để xử lý nợ xấu thì tôi nghĩ nó sẽ tác động một cách rất tiêu cực đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, qua đó nó tác động đến quá trình tái cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến mục tiêu của chúng ta đó chính là chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Điểm thứ hai là cần phải chia sẻ chi phí và cùng hưởng lợi ích, nợ xấu chính là một khoản lỗ điều đó có nghĩa là phải có người hứng chịu. Nếu để một đối tượng tham gia vào quá trình đó chịu thôi thì cả nền kinh tế sẽ sụp đổ do vậy cho nên mỗi bên phải chịu một ít, đó chính là chia sẻ chi phí. Hiện tại bây giờ có mỗi VAMC mua nợ xấu, chưa có bất kỳ một nhà đầu tư bên ngoài nào mua nợ xấu, để một nhà đầu tư bên ngoài mua nợ xấu thì họ phải tin rằng nợ đó sau khi mua rồi có thể bán lại được. Muốn được như vậy thì trước tiên phải có một thị trường mua bán nợ, Nhà nước cần phải là người kích hoạt thị trường đó, Nhà nước không thể mua hết được nhưng nhà nước phải mồi để các nhà đầu tư khác tin tưởng vào và mua.

22. TS Nguyễn Anh Tuân, Tông Biên tâp Bao Đâu Tư

Xin kiến nghị với các chuyên gia là chúng ta cần phải nghiên cứu về một mô hình mới. Đấy là câu chuyện phát triển công nghiệp thông qua việc thu hút các dự án FDI đang làm nảy sinh những hiện tượng mới và những vấn đề rất mới, theo cá nhân tôi thì chưa từng có trong lịch sử của 30 năm đổi mới.

Tại tỉnh Hà Tĩnh với sự phát triển của nhà máy điện thì thu ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh cách đây 4 năm bắt đầu gia nhập câu lạc bộ 1 nghìn tỷ và năm nay dự kiến 11 nghìn tỷ, trong vòng 4 năm gấp hơn 10 lần, vượt lên gần gấp đôi tỉnh Nghệ An là một tỉnh có dân số gấp 3 lần

Page 24: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

46

tỉnh Hà Tĩnh. Điều này là một tín hiệu nhìn ở góc độ về thu ngân sách, chúng ta thấy rất đáng mừng. Bên cạnh điều đáng mừng đó đang có những câu chuyện tiềm ẩn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo như Hà Tĩnh cho đến giờ phút này nông nghiệp chỉ còn chiếm 10% trong GDP, còn lại chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, trong khi đấy 60% dân số sống ở khu vực nông thôn, có nghĩa 60% dân số của tỉnh Hà Tĩnh đang chia nhau một miếng bánh 10% của GDP.

Ở đây tôi nêu vấn đề này để kiến nghị là một tỉnh có thu ngân sách đột biến như vậy và sẽ còn thu mạnh nữa vì theo dự kiến năm 2015 có thể lên đến 13 nghìn tỷ, vấn đề chính sách tài khóa, vấn đề phân bổ nguồn ngân sách thu trên địa bàn được đặt ra như thế nào để đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, một khi hàng vạn lao động các tỉnh khác đang kéo về một khu vực rất nhỏ hẹp ở tại Vũng Áng. Một loạt các vấn đề về xã hội như giáo dục, y tế, khám, chữa bệnh, bảo vệ an ninh trật tự đang đặt ra hết sức gay gắt, trong khi năng lực của chính quyền địa phương một cấp xã hay cấp huyện đang phải đi quản lý hàng vạn lao động, trong đó có chục ngàn lao động nước ngoài thì quản lý như thế nào, đặt ra cả vấn đề về bộ máy chính quyền địa phương tại những vùng có công nghiệp hóa một cách đột biến như tại Vũng Áng của Hà Tĩnh.

23. TS Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế

Chúng ta thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, một chỉ tiêu hướng tới là đóng góp của vốn khoảng 30%, lao động 20%, TFP ít nhất trên 50%, bây giờ đóng góp của TFP chỉ hơn 20% thì không được. Cho nên, cần thấy đây là một chuyện không dễ dàng và nhanh gọn được, không bức xúc quá được.

Tôi đánh giá năm 2014 có nhiều mặt sáng, nhưng mới nhúc nhích và phải cẩn thận, không dễ gì cứ tiến lên đều đều. Năm 2015 tôi cho là tăng trưởng GDP loanh quanh từ 5% đến 6% vì nó là vùng đáy, vùng trũng, bao giờ vượt trên 7% trở lên tiến tới 8%, 9% thì mới là tăng trưởng tốt.

Page 25: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

47

Muốn tái cơ cấu phải có nguồn lực. Không có đất nước nào tái cơ cấu mà lại không có nguồn lực. Điểm thứ hai trong vấn đề mà tôi muốn nêu về tái cơ cấu là chúng ta phải gắn tái cơ cấu không phải chỉ với mô hình tăng trưởng mà là mô hình phát triển với tư duy phát triển mới.

24. TS Đặng Ngoc Đưc, Trường Đai hoc kinh tế quôc dân Ha Nôi

Chúng tôi muốn nói về sự thành công bước đầu đối với quá trình tái cơ cấu đối với các ngân hàng thương mại. Ngoài việc giảm số lượng xuống thì chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại đã tăng lên. Một số ngân hàng đã thay đổi mô hình quản trị ngân hàng. Tín dụng mặc dù tăng trưởng chậm trong thời gian vừa qua nhưng cũng đã có dấu hiệu an toàn hơn và đi vào đúng cơ cấu hơn v.v… Ngoài những thành công ra chúng tôi thấy rằng cũng còn có một số hạn chế; trên cơ sở phân tích nguyên nhân của hạn chế và đưa ra một số giải pháp ví dụ như giải pháp xử lý nợ xấu cho ngân hàng thương mại thông qua VAMC, rồi những vấn đề về mua bán, sát nhập tổ chức tín dụng, vấn đề về sở hữu chéo, vấn đề về sở hữu nước ngoài đối với các tổ chức tín dụng, vấn đề về quản trị rủi ro các ngân hàng thương mại và vấn đề thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu đối với hệ thống ngân hàng thì chúng tôi rút ra 3 vấn đề thế này:

Vấn đề thứ nhất là không có một quốc gia nào trên thế giới có một hệ thống pháp lý đầy đủ cho quá trình tái cơ cấu mà chỉ khi nào bắt đầu thực hiện tái cơ cấu thì mới bắt đầu hoàn thiện cơ sở pháp lý. Nói cách khác cơ sở pháp lý cũng được hoàn thiện một cách đồng bộ cùng quá trình tái cơ cấu, thiếu đâu bổ sung đó chứ không phải có từ trước.

Vấn đề thứ hai, là trong quá trình tái cơ cấu, đề cập đến nguồn lực cho vấn đề tái cơ cấu, chi phí cho vấn đề tái cơ cấu và cũng không có quốc gia nào trên thế giới bỏ mặc cho hệ thống ngân hàng tự mình thực hiện việc tái cơ cấu.

Vấn đề thứ ba là quá trình tái cơ cấu có những vấn đề chúng ta làm được ngay nhưng có những vấn đề chúng ta cũng phải dần dần tiến từng

Page 26: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

48

bước. Bởi vì nguyên tắc ở đây là không để xảy ra đổ vỡ, không để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng và quá trình tái cơ cấu cũng phải là một quá trình phân tích chi phí và lợi ích.

Về nợ xấu, tôi cho rằng nếu như không có sự can thiệp, không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì không giải quyết được vấn đề này. Chúng ta cũng phải có một nguyên tắc là không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chúng ta không đổ gánh nặng nợ xấu lên đầu người đóng thuế. Chúng ta cũng không thể phát hành tiền để dẫn đến tình hình lạm phát.

Các ngân hàng thương mại hiện nay đang phải đi đấu thầu để mua trái phiếu Chính phủ. Trong trường hợp phát hành trái phiếu để giải quyết cho vấn đề nợ xấu mà không có trách nhiệm gì của doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một tiền lệ xấu. Vì vậy, song song với việc phát hành trái phiếu Chính phủ chúng tôi cũng đề xuất là các doanh nghiệp đang có những khoản nợ xấu sẽ phải có trách nhiệm bằng cách phát hành phiếu nợ chuyển đổi trong một thời hạn bằng thời hạn của trái phiếu Chính phủ. Sau đó phiếu nợ chuyển đổi này được coi là đối ứng, được coi là tài sản đối ứng cho trái phiếu Chính phủ đã được phát hành ra. Trái phiếu Chính phủ phát hành ra sẽ được trả cho các ngân hàng thương mại để thay thế cho việc được thanh toán các khoản nợ xấu.

25. TS Cân Văn Lưc, Ngân hang Đâu tư phat triên Việt Nam

Tôi xin phát biểu 4 cụm vấn đề:

Một là tái cơ cấu. Thứ nhất là đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tiến độ cổ phần hóa từ nay đến sang năm đương nhiên là quan trọng nhưng quan điểm của tôi là không nên “dục tốc bất đạt”, thị trường có hấp thụ được không? Quản trị điều hành sau khi tái cơ cấu quan trọng hơn là việc chúng ta cổ phần hóa như thế nào.

Hai là phải công nhận rằng tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng nhanh hơn vì có lý do của nó. Tôi thấy rằng hai mảng tái cơ cấu kia không có đầu mối, đến năm 2012 Bộ Tài chính mới loay hoay đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thực ra cũng không phải là đầu mối chính. Tái cơ cấu đầu tư công cũng không có đầu mối chính, nó vừa

Page 27: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

49

liên quan đến Bộ Tài chính, vừa liên quan đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính vì thế nó bị chậm hơn. Tôi nghĩ rằng phải chăng nên có một bộ phận đầu mối về vấn đề này.

Vấn đề thứ hai, liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công, tôi xin nhấn mạnh hai ý vô cùng quan trọng là chúng ta phải xác lập được tiêu chí và phương thức đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư công và khắc phục kỷ luật ngân sách rất lỏng lẻo.

Vấn đề thứ ba đề xuất có 1 ủy ban giám sát nợ công. Chỗ này có 2 phương thức: Một là phải tăng quyền lực của Ủy ban Tài chính, ngân sách lên. Hai là chúng ta có một bộ phận riêng để giám sát nợ công. Vì đó là một vấn đề rất lớn với nền kinh tế của chúng ta.

Câu chuyện của năm 2015, quan điểm của tôi là có 4 việc lớn cần phải đột phá, tập trung: Thứ nhất, cần tiếp tục những đề án tái cơ cấu đang dở dang hiện nay với tốc độ quyết liệt hơn thì mới đảm bảo được lộ trình 2015. Thứ hai, phải tiếp tục đột phá về thể chế, đột phá về kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực đã nêu trong Nghị quyết 11, hiện nay chưa có cơ quan rà soát lại xem 3 đột phá đó hiện nay đến đâu và diễn ra như thế nào. Vấn đề thứ hai của năm 2015 là tận dụng cơ hội hội nhập. Vấn đề thứ ba là có dám đột phá về số liệu thống kê báo cáo hay không? Cuối cùng là đột phá về mặt tổ chức nhân sự, hay đúng hơn là tổ chức cán bộ, vô cùng quan trọng.

26. Ông Đỗ Thiên Anh Tuân, Chương trinh giang day kinh tế Fulbright

Nợ xấu làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng khi các khoản nợ đó không sinh lời, như vậy ảnh hưởng đến lưu lượng, tức là thu nhập và chi phí của ngân hàng. Hai là nó làm suy yếu bảng cân đối tài sản, tức là trữ lượng. Khi tài sản có của ngân hàng sụt giảm do nợ xấu thì cũng làm suy yếu vốn tự có của bản thân các ngân hàng. Vì vậy bản chất của việc tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ tức là làm sao để phục hồi lại năng lực tài sản và vốn của bản thân khách hàng.

Page 28: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

50

Khía cạnh thứ hai là đối với một số ngân hàng bị suy yếu vốn nghiêm trọng, đặc biệt là trong điều kiện vốn ảo và nợ xấu thì có khả năng có ngân hàng bị âm vốn, dẫn đến tình trạng mà các nhà kinh tế học gọi đó là đánh bạc để sống lại và cách tiếp cận lưu lượng như vậy rất rủi ro, còn cách tiếp cập trữ lượng thì nó lại giúp cho các ngân hàng phục hồi nhanh tài sản và vốn, đặc biệt nó thiết lập một kỹ luật đối với các ngân hàng bị âm vốn, kinh nghiệm của các mô hình VAMC mà tôi đã nghiên cứu thì rất nhiều mô hình VAMC theo đuổi mục tiêu là lưu lượng thường thất bại.

Tôi đề nghị có 9 nhóm giải pháp để có thể tái cấu trúc lại VAMC: (1) cần phải ưu tiên cho mục tiêu thanh lý nhanh tài sản thay vì theo đuổi mục tiêu tái cơ cấu hiện nay; (2) Ưu tiên cho cách tiếp cận trữ lượng hơn là cách tiếp cận lưu lượng; (3) Quyết đoán trong xử lý nhanh các tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với bất động sản; (4) Phải trao quyền độc lập hơn cho VAMC về tổ chức, nhân sự, cơ chế chính sách và về rất nhiều thứ khác; (5) Phải trao những cơ chế đặc biệt cho VAMC để có thể xử lý nhanh một số những nút thắt thể chế hiện nay, (6) Phải tăng nguồn lực, việc tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 2 ngàn tỷ là một vốn mồi, nhưng chắc chắn nguồn lực đó vẫn không thể đủ để có thể giúp cho VAMC tăng được năng lực tài chính của mình trong việc huy động thêm đòn bẩy nợ; (7) Phải tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán nợ; (8) mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia; (9) có những chính sách hỗ trợ từ nền tảng vĩ mô.

27. PGS. TS. Nguyễn Văn Trinh, Phó Hiệu trương Trường Can bô TP. HCM

Theo tôi nên tập trung vào nguồn nhân lực chính là công chức, viên chức nhà nước, chúng ta đã có cơ chế, bây giờ cần tâm huyết, nhiệt tình, kiểm tra, kiểm soát các nhiệm vụ của mình thực hiện một cách minh bạch, phục vụ cho dân tốt thì sẽ tăng chất lượng cho nguồn nhân lực ở các khu vực khác.

Page 29: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

51

Vấn đề thứ hai, tôi không nhất trí dùng chính sách tỷ giá để phát triển công nghiệp hỗ trợ để tái cơ cấu vì công cụ chính sách vĩ mô có nhiều mục tiêu. Chúng ta không thể dùng công cụ này để hỗ trợ một lĩnh vực mà nó sẽ tác động rất nhiều lĩnh vực khác, ở đây chủ yếu nên dùng các chính sách lãi suất, chính sách thuế để phát triển các ngành nghề.

Vấn đề thứ ba, doanh nghiệp tư nhân thì tự họ sẽ vận động, còn Nhà nước phải có chính sách để hỗ trợ, chúng ta không thể cầm tay chỉ việc cho họ. Trong khi đầu tư tư nhân đang sụt giảm thì tôi nghĩ đầu tư của Nhà nước rất quan trọng. Vấn đề ở đây là chúng ta tăng cường đầu tư từ khu vực Nhà nước làm sao để tạo được thị trường cho đầu tư tư nhân phát triển, tạo thị trường cho những nhà đầu tư để họ có thị trường họ sản xuất, kinh doanh.

28. TS Lê Hai Mơ, Viện chiến lược tai chính, Bô Tai chính

Tôi nhìn từ năm 2011 đến giờ, mặc dù tốc độ tăng trưởng được cải thiện chậm, chỉ số, các cân đối vĩ mô tuy vẫn còn bất cập nhưng kinh tế vĩ mô được cải thiện tương đối hệ thống và khá toàn diện, tích cực hơn và bền vững hơn.

Về vấn đề tài chính ngân sách, có thể nói cục diện tài chính đang được cải thiện theo hướng tốt hơn. Năm 2013 có nguy cơ vỡ trận và đến bây giờ dự báo năm 2015 tình hình tài chính ngân sách sẽ tốt hơn những năm vừa rồi.

Tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2015 có thể đạt 6% hoặc hơn. Giải pháp đột phá trong năm 2015 tôi xin kiến nghị chúng ta phải thay đổi quan điểm chính sách để chọn trọng tâm vào kích và hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế phi Nhà nước.

29. PGS.TS Bùi Quang Tuân, Viện trương viện nghiên cưu phat triên bền vưng vùng, Viện han lâm KHXHVN

Tôi có 4 ý kiến đóng góp với diễn đàn:

Ý thứ nhất, chúng ta quá chú trọng chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Chúng tôi thấy rằng nếu quá chú trọng vào GDP rất dễ bị rơi vào tình huống bị sai lệch thông tin. GDP là một chỉ tiêu chung để so sánh với các quốc

Page 30: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

52

gia trên thế giới nhưng có rất nhiều khiếm khuyết, không phản ánh được kết quả làm ra được chia cho tất cả các nhóm xã hội như thế nào. Nhiều quốc gia đã dùng chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân GNI để đánh giá thực sự 1 quốc gia làm ra bao nhiêu sau khi trừ đi phần đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đến đây, họ mang các của cải làm ra trong 1 năm đó đi ra nước ngoài.

Về tái cơ cấu có thể chia ra làm hai giai đoạn. Một giai đoạn sắp xếp lại. Giai đoạn thứ hai là đầu tư theo chiều sâu, theo đúng nghĩa. Hiện nay chúng ta mới làm ở giai đoạn sắp xếp lại.

Về thể chế vùng, nếu làm chính sách vẫn theo địa giới tỉnh thì không giải quyết được chuỗi, có thể chỗ này thuận lợi nhưng sang phần sau của chuỗi lại vướng mắc. Do vậy tư duy chính sách, thể chế để tạo ra môi trường thuận lợi phải ở cấp độ vùng.

Điểm cuối cùng, đề nghị tái cấu trúc bộ máy của chính thể chế nhà nước.

30. TS. Lê Hồng Nhât, Đai hoc kinh tế TP. HCM

Tôi nghĩ nền kinh tế chúng ta hiện nay thiên về đầu cơ chứ không thiên về đầu tư. Nếu đầu cơ vượt quá đầu tư thì tính hiệu quả bị sụt giảm rất thấp.

Điểm thứ hai, Vũng Áng công nghiệp hóa rất nhanh, chỉ dựa trên lao động rẻ mà đã tạo ra nguồn thuế và thu nhập lớn như thế chứng tỏ tiềm năng của Việt Nam rất lớn. Nhưng nếu rủi ro về địa chính trị, nhà đầu tư nước ngoài có mục tiêu ngắn hạn sẽ đưa thu nhập ra mà không đầu tư vào hạ tầng, văn hóa, công nghệ hay nâng trình độ công nhân lên. Vì vậy kết cấu về xã hội, tổ chức và an ninh ở đó ngày càng trở nên phức tạp và chính cái đó tạo ra rủi ro địa chính trị. Vì vậy cần nghiên cứu kỹ về Vũng Áng và cách giải quyết.

31. TS. Nguyễn Đinh Cung, Viện trương Viện NCQLKTTW

Tôi kêu gọi các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, những cơ quan có thẩm quyền, những người có thẩm quyền hãy sốt ruột với

Page 31: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

53

thời gian. Những câu chúng ta xử lý việc này không thể nhanh được, cần phải có thời gian có thể nói cách đây 4 năm thì được, nhưng vào thời điểm này nếu vẫn tiếp tục như thế có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục dung túng cho những phương pháp, những cách tiếp cận không chịu giải quyết vấn đề mà dồn cho những năm sau, nhiệm kỳ sau, cho những người sau. Tôi đề nghị nên sốt ruột với thời gian, nếu không nền kinh tế của chúng ta cứ tiếp tục trì trệ.

Điều thứ hai tôi đồng ý là có tăng trưởng có tăng lên, tuy nhiên tăng trưởng đó vẫn dựa vào mở rộng đầu tư nhà nước và khai thác tài nguyên, nên thực sự mà nói cách tăng trưởng không thay đổi căn bản. Hy vọng rằng những thay đổi thể chế trong năm nay được khởi đầu bởi Hiến pháp và những nghị quyết của Chính phủ gần đây về cải thiện môi trường kinh doanh nó phát huy tác dụng thì ở mức độ nào đó tăng trưởng có thể thay đổi về chất lượng.

Thứ ba, mở cửa tạo cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nếu không cải cách thể chế và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho người đầu tư tư nhân ở trong nước thì những cơ hội mà chúng ta dày công đi đàm phán cũng đưa về cho người đầu tư nước ngoài mà thôi. Cho nên cần nhanh chóng cải cách trong nước, sự thất bại của việc gia nhập WTO trong việc tạo cơ hội cho người kinh doanh trong nước cần phải rút kinh nghiệm.

Tôi cho rằng có những điểm mới về cải cách thể chế, Nghị quyết 19, Hiến pháp và Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp chỉ phát huy tác dụng được đầy đủ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới bắt đầu và tái cơ cấu kinh tế có kết quả rõ nét nếu như chúng ta giải quyết được những khâu nợ xấu, lãi suất, bội chi và đầu tư công như trên tạo ra sự thông thoáng.

Page 32: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

51

MỤC LỤC

Kinh tế Việt Nam năm 2014 va triên vong 2015 57

Trương Đinh Tuyên

Tăng trương va lam phat Việt Nam 8 thang năm 2014 va dư bao GS.TS Trân Tho Đat, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, TS. Hà Quỳnh Hoa

Chính sach tiền tệ của Việt Nam năm 2014 TS. Tô Ánh Dương

Lưa chon chính sach trong bôi canh hiện nay Bùi Trinh & Nguyễn Tri Dung

Môt sô vân đề phat triên khu vưc tư nhân TS. Pham Thi Thu Hăng

Vân đề thât nghiệp va việc lam: Hiện trang va giai phap TS. Nguyễn Thi Lan Hương

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quôc trong phat triên kinh tế Việt Nam PGS.TS Bùi Tât Thăng

Đanh gia nhân tô Trung Quôc vơi nền kinh tế Việt Nam va nhưng khuyến nghi chính sach Bùi Trinh

Câp nhât tinh hinh kinh tế thế giơi va môt sô vân đề quôc tế nôi bât TS. Nguyễn Manh Hùng

Triên vong toan câu va thach thưc chính sachNhóm nghiên cứu của IMF

Tai cơ câu kinh tế: Kết qua va bai hoc kinh nghiệm TS. Lê Đăng Doanh

Page 33: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

52

Tai cơ câu doanh nghiệp nha nươc: Cac điêm nghen va giai phap thuc đây PGS.TS Trân Đinh Thiên & cac công sư

Tai cơ câu doanh nghiệp nha nươc: Nhin tư giac đô kinh tế hoc thê chế PGS.TS Nguyễn Tiên Dung & TS. Lê Hông Nhât:

Tai cơ câu doanh nghiệp nha nươc: Tín hiệu mơi tư kết qua thưc hiện va giai phap đây manh cho giai đoan 2014-2015 PGS.TS Nguyễn Văn Trinh

Tai cơ câu đâu tư công: Vân đề va giai phap TS. Trân Du Lich

Cơ chế phân bô vôn đâu tư nha nươc: Thưc trang va giai phap TS. Vu Sy Cương & cac công sư

Đôi mơi cơ chế phân bô vôn đâu tư công, chu trong đâu tư tương xưng: Đôt pha phat triên tam nông Đăng Đức Thành

Tai cơ câu hệ thông ngân hang thương mai Việt Nam trong bôi canh tai cơ câu nền kinh tế TS. Đăng Ngoc Đức & TS. Nguyễn Đức Hiên

Đanh gia kết qua tai cơ câu hệ thông ngân hang (2012-2014) va nhưng khuyến nghi PGS. TS Ngô Tri Long

Đinh dang hệ thông ngân hang Việt Nam sau tai cơ câu: thông lệ quôc tế va gợi ý cho Việt Nam PSG. TS Nguyễn Hông Sơn

Đanh gia cac chương trinh tai cơ câu nền kinh tế Việt Nam giai đoan 2011-2013 va cac khuyến khi chính sach Th.S Đinh Tuân Minh

Page 34: LƯỢC GHI Ý KIẾN pHÁT BIỂU TẠI DIễN đÀN KINH TẾ MùA …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9314/1/7_Luoc ghi y kien phat bieu tai... · - Vấn đề thứ hai là độ

53

Đanh gia nhưng kết qua trong qua trinh thưc hiện cô phân hoa, đôi mơi va thưc hiện Đề an tai cơ câu doanh nghiệp Bô Giao thông Vân tai

Đanh gia nhưng kết qua trong qua trinh thưc hiện cô phân hoa, đôi mơi va thưc hiện Đề an tai cơ câu doanh nghiệp Bô Xây dưng

Tai cơ câu đâu tư nông nghiệp, nông thôn Bô Nông nghiệp và Phat triên nông thôn:

Cac bai trinh bay bằng Slide

Võ Trí Thanh: Kinh tê Thê giới và Việt Nam 2014-2015: Gâp ghềnh phục hôi, thach thức cai cach

Trương Đinh Tuyên: Kinh tê Việt Nam những năm gân đây - năm 2014 và triên vong

Quỹ tiền tệ Quôc tế IMF: Kinh tê toàn câu và Việt Nam: Những diễn biên và triên vong kinh tê vĩ mô

TS. Nguyễn Đinh Cung: Tai cơ câu DNNN: Nhin từ cai cach thê chê kinh tê