lƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2 -...

214
LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 MỤC LỤC LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2.......................................1 Phần 4: KAMAKURA....................................................1 Chương 14: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN....................1 Chương 15: CÁC NHIẾP CHÍNH HOJO..................................17 Chương 16: TÔN GIÁO, NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HỌC.......................34 Phần 5: MUROMACHI..................................................49 Chương 17: CÁC TƯỚNG QUÂN ASHIKAGA...............................49 Chương 18: TÔN GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT................................61 Phần 6: THỜI KỲ SENGOKU............................................84 Chương 19: ĐẤT NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH...............................84 Chương 20: ADZUCHI VÀ MOMOYAMA..................................101 Phần 7: YEDO......................................................112 Chương 21: CHẾ ĐỘ TOGUKAWA......................................112 Chương 22: GENROKU..............................................131 Chương 23: SỰ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN......................145 Phần 4: KAMAKURA Chương 14: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Không đếm xỉa gì đến sự thật, các thầy bói và chiêm tinh chính thức đã đặt cho thời kỳ mới mở ra cái tên là Bình Trị, khi một vị hoàng đế mới lên ngôi năm 1159, nhưng trong thời kỳ này đã diễn ra cuộc nội chiến hết sức kinh khủng. Cái tên Văn Trị mà họ đặt cho thời kỳ bắt đầu từ 1185 cũng chẳng thích hợp hơn bao nhiêu, vì từ năm đó trở đi quyền lực tối cao ở Nhật Bản nằm trong tay những thân đã giành được nó: đến mức Yoritomo, thủ lĩnh của dòng namoto, đóng tại Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản và dựng lên ở đó một chính quyền đặt tên là Baku-fu, có nghĩa gần như bản doanh của Quân đội.

Upload: lamdiep

Post on 30-Jan-2018

248 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2

MỤC LỤCLƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2.........................................................................1

Phần 4: KAMAKURA.................................................................................................1Chương 14: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN.......................................1Chương 15: CÁC NHIẾP CHÍNH HOJO..................................................................17Chương 16: TÔN GIÁO, NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HỌC............................................34

Phần 5: MUROMACHI.............................................................................................49Chương 17: CÁC TƯỚNG QUÂN ASHIKAGA........................................................49Chương 18: TÔN GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT.............................................................61

Phần 6: THỜI KỲ SENGOKU...................................................................................84Chương 19: ĐẤT NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH..........................................................84Chương 20: ADZUCHI VÀ MOMOYAMA..............................................................101

Phần 7: YEDO......................................................................................................112Chương 21: CHẾ ĐỘ TOGUKAWA......................................................................112Chương 22: GENROKU......................................................................................131Chương 23: SỰ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN..........................................145

Phần 4: KAMAKURAChương 14: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾNKhông đếm xỉa gì đến sự thật, các thầy bói và chiêm tinh chính thức đã đặt

cho thời kỳ mới mở ra cái tên là Bình Trị, khi một vị hoàng đế mới lên ngôi năm 1159, nhưng trong thời kỳ này đã diễn ra cuộc nội chiến hết sức kinh khủng. Cái tên Văn Trị mà họ đặt cho thời kỳ bắt đầu từ 1185 cũng chẳng thích hợp hơn bao nhiêu, vì từ năm đó trở đi quyền lực tối cao ở Nhật Bản nằm trong tay những thân đã giành được nó: đến mức Yoritomo, thủ lĩnh của dòng namoto, đóng tại Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản và dựng lên ở đó một chính quyền đặt tên là Baku-fu, có nghĩa gần như bản doanh của Quân đội.

Mô tả một chế độ phong kiến dễ làm người đọc chán, trừ các chuyên gia, nhưng có một ý nghĩa quan trọng khác thường trong việc cứu nền chính trị của Kamakura, vì trong đó ta có thể tìm ra dấu vết của sự phát triển buổi đầu của những thiết chế đã tồn tại lâu Nhật Bản trong bảy trăm năm và chỉ diệt vong trong trí nhớ người sống, nhưng vẫn để lại dấu vết chưa bị xóa nhòa trong một dân tộc hiện đại.

Page 2: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Không có gì cho thấy rằng Yoritomo đã hình thành chính sách của ông một cách có ý thức để trở nên người thống trị toàn Nhật Bản. Ngay trong niềm hân hoan đầu tiên của trận chiến thắng nhà theo một câu chuyện kể lại, ông đã đối xử rất trọng vọng đối với thủ lĩnh họ Taira, vì ông này giữ phẩm tước cao ở triều đình, và nói chung, hình như tuy các nhà độc tài quân phiệt quả có tước đoạtcủa các hoàng đế hầu như tất cả trừ cái danh hiệu hoàng đế, họ vẫn không hề quan niệm mình thay thế triều đại đang trị vì. Mục đích chủ yếu của họ là giành lấy càng nhiều đất đai, càng nhiều người đi theo càng tốt. Đúng là bằng cách nắm giữ địa vị thống trị về kinh tế và quân sự, trên thực tế họ trở thành tối thượng về chính trị, nhưng không thể khẳng định được rằng Yoritomo và những người trực tiếp kế vị ông ta có một quan niệm chính xác về tính thống nhất của quốc gia hay không. Nói như thế không có nghĩa là họ không có những quan niệm rõ ràng về quốc gia và chúa thượng, vì người Nhật đã chấp nhận học thuyết quân chủ của người Trung Quốc đến nay đã năm trăm năm rồi, về mặt này họ còn đi xa hơn phần lớn những người đương thời với họ ở châu Âu. Nhưng lý thuyết Trung Quốc cũng đề ra việc ủy thác quyền lực của một người trị vì, cho nên đối với Yoritomo, chế độ độc tài của ông ta không phải là một cái gì dị thường. Hơn nữa, ông ta suy nghĩ theo phạm trù lãnh địa và thái ấp chứ không phải theo dân chúng và chính quyền. Ông đóng tại Kamakura, cách kinh đô ba trăm dặm, vì đây là một trung tâm thuận lợi từ đó có thể giám sát được các chư hầu của ông ta. Các thái ấp chính của nhà Minatomo nằm ở miền đông Nhật Bản và ở đây cũng có những điền địa lớn của các gia đình đồng minh, do ông, với tư cách người đứng đầu dòng họ Minantoto, phong cấp cho họ. Quyền lực của Yoritomo không bắt nguồn từ triều đình, cũng không phải ông giành lấy quyền lực đó từ trong tay triều đình, bởi vì các hoàng đế chưa bao giờ hoàn toàn thống trị được các vùng này, mà chỉ thực thi được quyền hành ở đó trong phạm vi các thủ lĩnh địa phương muốn thừa nhận mà thôi. Còn Yoritomo, mạnh như vậy, ông ta dựa vào sự ủng hộ của các thủ lĩnh thái ấp và công việc của ông ta là phải giữ họ vào khuôn phép, ngăn chận bất cứ hành động nào có thể làm suy yếu địa vị của ông, tóm lại, để tự xác lập mình một cách vững chắc là chúa tể của họ chứ không phải để thay thế triều đại đang trị vì ở Kyoto. Quả thật trong nhiều trường hợp ông ta đã lợi dụng uy tín hoàng đế, cho rằng như thế là có lợi và một thời gian dài sau khi lên cầm quyền chúng ta thấy ông tở ra hoàn toàn khiêm nhường, về mặt hình thức, luôn luôn thỉnh cầu chính quyền Kyoto duyệt y cho điều này, điều nọ trong chính sách của ông ta. Ông tìm kiếm và đã đạt được tước vị cao ở triều đình và được chỉ định làm thượng thư Quốc gia và Tư lệnh Cẩm vệ, nhưng đó là vài năm trước khi hoàng đế hay nói cho đúng hơn, cựu hoàng đế ẩn tu - trao cho ông cái ông ta thèm muốn hết sức tức là chức vụ Seii-Tai-Shogun có nghĩa là “Tổng Tư lệnh chinh phục bọn Mandi”, nó đem lại cho ông quyền kiểm soát tối cao và vô hạn đối với tất cả các lực lượng quân sự ở trong nước. Cần nhớ đến những chi tiết đó nếu chúng ta muốn hiểu lịch sử sau này, thậm chí cho đến tận thời kỳ gần đây. Truyền thống tôn trọng hoàng gia mạnh đến mức, qua nhiều thếkỷ sóng gió chìm nổi, tuy âm ỉ và lụi dần, nó vẫn không bao giờ tắt hẳn và trước thời kỳ phục hưng 1868, nó lại rực cháy một lần nữa.

Thời ấy, triều đình như vậy là vẫn còn giữ được một uy tín xã hội nào đó và một uy quyền tiêu cực nào đó. Nhưng đối vối bất cứ một con người có tài năng nào và có một ý thức thực tế, nó không đưa lại được một sự nghiệp nào. Dưới thời Fujiwara luôn luôn có chỗ cho một số quan chức giởi, thành viên của một thứ công

Page 3: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

vụ cha truyền con nối, rất thành thạo trong việc diễn giải các bộ luật, việc thảo các văn thư công, kế toán và những việc đại loại như vậy. Họ là những thành viên tích cực làm việc của chính quyền, nhưng địa vị của họ bao giờ cũng là hạ thuộc của những người đứng đầu các bộ, những người này nắm giữ các chức vụ đó là do dòng dõi chứ không phải do tài cán, cho nên những thành viên tích cực làm việc ngày càng trở nên không thể chịu nổi cùng với sự thối nát và suy tàn ngày càng tăng của triều đình. Một số trong bọn họ, chán chường vì cuộc sống trống rỗng nới triều đình hoặc thậm chí còn lo sợ vì những hiểm họa ở cái thời buổi mưu toan và rối ren đó, đã rút vềở ẩn nơi thôn đã, sống cuộc đời thanh đạm. Một số trở thành những nhà ẩn dật thật sự hoặc những nhà sư lang thang. Có nhũng người khác, nhiều tham vọng hơn, bị lôi kéo bởi những triển vọng thăng quan tiến chức dưới quyền các thủ lĩnh quân sự, và tới xin phục vụ các thủ lĩnh này. Chính quyền Kamakura, không giởi giang gì lắm về hành chính và văn học, đã hoan nghênh những người đó; ngoài sự hiểu biết từ bên trong các công việc của triều đình và kỹ thuật của việc công, những người này trong sự xúc tiến việc di chuyển quyền lực sang Kamakura, biến nó thành một trung tâm kiến thức theo một kiểu đặc biệt.

Trong số các học giả tham gia vào công việc tổ chức chính quyền của Shogun có một người tên là Hiromoto, dòng dõi một gia đình trí thức lâu đời đã phục vụ hoàng gia trong nhiều thế kỷ. Có thể chính nhờông ta và những đồng sự của ông có dòng dõi tương tự mà thế kỷ XIII có được những thành công về hành chính, cai trị. Để làm rõ tính chất công việc của họ, cần phải phác qua tình hình Nhật Bản khi chiến dịch thắng lợi của Yoritomo chống dòng họ Taira kết thúc. Lúc này, cũng như xưa nay vẫn vậy, gốc rễ của mọi vấn đề là chế độ chiếm hữu ruộng đất và mô tả cái đó tức là mô tả nội dung tổng quát của hoàn cảnh kinh tế và chính trị. Trong thời kỳ rối loạn mà đỉnh cao là hăm 1185, các thủ lĩnh quân sự độc lập ở khắp nơi đã đoạt các quyền lợi về đất đai và giành địa vị thống trị ở địa phương của họ. Đó là kết quả lô gích của sự phát triển những thái áp lớn mênh mông (shoen) đã được mô tả ở chương trên, nhưng đó là một quá trình được thúc đẩy nhanh thêm và mở rộng thêm bởi sự yếu đuối của chính quyền trung ương. Tại miền đông Nhật Bản, trong khi sức mạnh quân sự của nhà Minamoto tăng lên, nhiều địa chủ, từ cuối thế kỷ XI, vì muốn được che chở, đã giao phó đất đai của họ cho các thủ lĩnh của dòng họ này. Việc này trở nên rất phổ biến đến nỗi năm 1091, một sắc thị của hoàng đế đã phải ra lệnh cấm, tuy rằng tất nhiên là không có hiệu quả gì. Sau khi nhà Taira sụp đổ, Yoritomo ban phát cho những người ủng hộ ông ta những đất đai chiếm được của kẻ thù vốn là chúa tể của ba mươi ba tỉnh trong tổng, số 66 và ngoài ra còn năm trăm thái áp miễn thuế. Yoritomo còn mời một số đồng minh cũ của dòng họ Taira chuyên sang thần phục ông ta. Đối với đông đảo những người tuân theo ý đó, ông lại ban tặng thêm hoặc xác nhận các quyền lợi mà họ đã có, còn về phía những người đó, họ trở thành những chư hầu trực tiếp, những ke-nin hoặc “người nhà” của ông. Như vậy là rải rác khắp Nhật Bản, dầy đặc ở miền đông, mởng hơn ở những nơi khác, là đất đai và các lực lượng vũ trang do vị chúa tể Minamoto kiểm soát hoặc trực tiếp hoặc thông qua các chư hầu. Cần chú ý rằng đất đai do các chư hầu của ông ta chiếm giữ thường nằm trong lãnh địa của các lãnh chúa khác, như các hoàng thân, vương hầu hoặc các nhà quý tộc ở triều đình, hoặc những tu viện trưởng hùng mạnh, hoặc nằm trong các quận huyện của các tỉnh trường, vì các quan chức này

Page 4: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

vẫn tiếp tục làm việc tại vài nơi, nếu không phải với tư cách là công chức nhà nước thì chí ít cũng dưới một hình thức quyền lực hoặc sở hữu nào đó.

Tại các lãnh địa đó, quyền lực của Shogun thay đổi tùy theo hoàn cảnh, từ một quyền bá chủ hầu như chỉ trên danh nghĩa đến quyền kiểm soát thực sự hoàn toàn. Nhưng sự rối rắm không dừng ở đó vì, tuy để cho ngắn gọn, chúng tôi đã dùng những từ ngữ “thái ấp” và “quyền sở hữu”, cần phải hiểu rằng thái ấp ở Nhật Bản khác với thái ấp phong kiến ở Châu Âu về nhiều yếu tố quan trọng và quyền sở hữu đất đai rõ rang là một hiện tượng hiếm hoi. Lãnh địa riêng gọi là shoen bao gồm một nhóm những đơn vị nhở canh tác cá nhân, được gắn bó với nhau rất lớng lẻo. Quy mô của các đơn vị này được quy định bởi phương pháp canh tác thông dụng, đòi hởi phải chia đất ra thành những ruộng lúa nước nhở có đắp bờ hoặc những ruộng bậc thang ở vùng cao. Chăn nuôi mục súc không có vai trò gì trong chế độ này mà cơ sở là việc thâm canh lúa của các tư nhân, chứ không phải làm ruộng chung. Do đó, như lịch sử Nhật Bản cho thấy, ý thức sở hữu mạnh mẽ nhất, dai dẳng nhất là ởngười nông dân. Tuy nhiên, trong thực tế, anh ta chi được quyền canh tác mảnh đất, nhiều khi chỉ rút ra được từ đất một miếng ăn nghèo nàn, vì anh ta còn phải đáp ứng nhiều yêu sách về lao động của anh ta. Gắn với mỗi mảnh đất có rất nhiều thứ quyền khác nhau, được gọi là shiki. Mỗi shoen là một mớ phức tạp những shiki và chính shoen và thái ấp và quyền trong sự phân chia và lan tởa ra thành nhiều chi nhánh đã đem lại tính chất đặc biệt cho các thể chế phong kiến của Nhật Bản.

Shikicó nghĩa đúng ra là một chức vụ hay địa vị, nhưng rồi nó được ứng dụng vào các quyền hạn nhiều hơn là vào các bổn phận của một người giữ chức vụ về mặt đất đai. Đôi khi nó còn được dùng một cách cẩu thả để trở thu nhập và trong các tài liệu phong kiến sau này, trở chính đất đai nữa. Một sự xếp loại đại khái các quyền đó cho ta thấy, theo thứ tự từ dưới lên, các quyền của người canh tác một mảnh đất hoặc nhiều mảnh đất, các quyền của viên quản lý hoặc quản trị các mảnh ruộng đất đó như là một bộ phận của shoen, quyền củangười sở hữu shoen và cuối cùng quyền của ông chủ dừng ở trên đỉnh chóp, bằng địa vị cao của mình, đảm bảo cho sự bất khả xâm phạm của dinh cơ đó, chống lại thuế má hay xâm lược. Tất cả các quyền đó có những nguồn gốc và tính chất rất khác nhau. Quyền của một người làm ruộng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng đất theo một chế độ cấp phát trước kia (ku-bun-den), từ sự chiếm giữ đất hoang được những người đi trước anh ta khai phá hoặc là cho bản thân họ hoặc là qua công cuộc khai khẩn của một thể hào địaphương nào đó; hoặc nữa, mảnh đất của anh ta có thể lúc đầu là do tổ tiên anh ta canh tác với tư cách là nông nô trên một thái ấp cấp lương thực. Nhưng quyền của người làm ruộng, nói chung, chẳng có gì nhiều hơn là quyền được sống trên mảnh đất đó, canh tác và tiêu thụ phần còn lại của hoa lợi sau khi đã thởa mãn các quyền cao hơn; tuy anh ta có thể có một vài đặc quyền nào đó, chẳng hạn như về thủy lợi, đánh bắt cá, lấy gỗ hoặc bắt thú rừng. Quyền của viên quản lý cũng không nhất loạt như nhau. Trường hợp phổ biến là một hoàng thân hoặc một nhà quý tộc hoặc một đoàn thể tôn giáo sau khi đã giành được hoặc mở rộng một cơ ngơi ở một tỉnh xa, không thể tự mình trông nom được, phải giao phó cho một người thứ ba cai quản, quyền của người này tùy thuộc vào các bổn phận của anh ta và bổn phận của anh ta thì lại bị chi phối bởi những điều kiện như là quy mô và vị trí của đất đai, tính chất được miễn trừ của người giao… Quản lý của một shoen nhở có thể chẳng hơn

Page 5: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

gì mấy một chủ trại nhở, trông coi các nông dân và giao nộp cho người sở hữu chỗ đất đó một phấn sản phẩm đã được thởa thuận. Anh ta có thể là một người lĩnh canh một số đất đai, nhận của người sở hữu một khoản tiền thù lao cố định, hoặc một phần trăm nào đó của thu hoạch, đổi lấy việc anh ta trông nom chỗ đất đai đó và nếu anh ta là một người quan trọng ở địa phương, anh ta còn bảo vệ đất đai đó chống lại những người lĩnh canh láng giềng, ở một số vùng có chính quyền tỉnh hoặc địa phương mạnh hay tham nhũng, thì người lĩnh canh đem ủy thác shoen cho một viên chức địa phướng nào đó là có lợi hơn, viên chức này sẽ trông nom shoen lấy thù lao, làm sổ sách kế toán và nộp tiền cho địa chủ vắng mặt. Ngược lại, địa vị quan trọng của một viên quản lý một cơ ngơi lớn tại địa phương đôi khi đem lại cho anh ta; theo phong tục tập quán, quyền được giữ chân thư ký hoặc kế toán tại Cơ quan chính quyền quận hoặc tỉnh. Do đó, chúng ta thấy có những sự bổ nhiệm vào các chức vụ công được xử lý như những shiki gắn liền với tài sản tư hữu và tuy điều này thoạt đầu có vẻ lạ lùng nhưng cần phải nhớ rằng những người có hiểu biết khá về viết lách, tính toán là hiếm ở các quận huyện nông thôn.

Các shoen càng tăng lên về quy mô và tính chất miễn trừ, chúng càng có xu hướng trở thành những đơn vị độc lập và việc cai quản các shoen đó, ngoài công việc quản trị và kế toán, còn bao gồm cả việc giữ trật tự bên trong ranh giới của chúng và bảo vệ chúng chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài. Như vậy đã hình thành những tầng lớp khác nhau của những người canh gác, cảnh sát, thanh tra và quản đốc, tất cả đều do đất đai cung cấp cho cái ăn. Các chức vụ đôi khi cũng do các viên chức của chính quyền địa phương nắm giữ. Tất cả đều là shikivà do đất đai chịu mọi phí tổn.

Dưới đây ta sẽ thấy rằng các quyền được mô tả một cách bao quát là shiki của viên quản lý là có nhiều loại. Trong một bản kiểm kê các tài sản của một ngôi đền lớn năm 1214, có nêu ra 18 loại viên chức khác nhau của một shoen và tuy một số có thể chi khác nhau về cái tên mà thôi, một shoen rộng 150 mẫu có một ban giám đốc 23 người, chia làm 11 hạng, nắm giữ những trị giá từ khoảng 1 mẫu ở cấp thấp nhất đến 18 mẫu ở cấp cao nhất. Sản phẩm của các diện tích đó là thu nhập của họ và trong trường hợp riêng biệt này, thu nhập đó lên tới bảy phần mười tổng thu hoạch của shoen.

Cao nhất trên bậc thang quyền lợi là ông chủ. Nó có thể tăng lên theo nhiều cách. Ông ta có thể là một nhân vật cao sang đã đượctriều đình ban thưởng hoặc một người có quyền thế ở địa phương đã khai phá đất đai để canh tác hoặc tịch thu đất đai của người khác mà có, nhưng trong mọi trường hợp thông thường, ông ta là người chiếm hữu đất đai, trái với người quản lý và người làm ruộng. Quyền lợi của ông ta là đứng đầu, tuy hoàn toàn không nhất thiết là có giá trị nhất. Trước khi quyền đó đem lại lợi cho ông ta, nó có thể đã phải đi qua rất nhiều giai đoạn giới thiệu, tiến cử, mỗi giai đoạn lại tạo ra một hoặc nhiều shiki và khi những shiki này được thởa mãn tất cả, có thể chỉ còn để lại cho ông ta chẳng có gì nhiều hơn một phần tượng trưng. Hơn nữa, ở thời buổi tao loạn và bất an, ngay bản thân ông ta, cũng như những người nắm giữ các quyền lợi ở bên dưới bậc thang, có thể cũng phải lộ thuộc vào sự bảo vệ của một ông chủ hùng mạnh khác nào đó, như một viên tướng chẳng hạn và như vậy lại có thêm những quyền hoặc những lợi ích mới.

Page 6: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Shiki không những nhiều và đa dạng, chúng có thể còn được chia ra và chuyển nhượng để thưởng công hoặc bằng di chúc và do chế độ con trai trưởng được thừa kế phát triển chậm ở Nhật Bản nên có khuynh hướng là các shiki được chia ra cho các con cái của một người sở hữu. Một shiki thậm chí một phần của một có thể, khi người sở hữu nó chết, được chuyển cho một trong số con gái ông ta và do đó trở thành của thừa kế trong gia đình nhà chồng cô con gái đó. Như vậy các quyền không ngừng chia ra, hợp lại, tăng lên về số lượng và về sự phức tạp khi các gia đình chia ra thành nhiều chi.

Tuy cái mớ quyền lợi và bổn phận đó về mặt đất đai rác rối là thế, nó không phải là có một sự mềm dẻo nào đó. Về một mặt nào đó, shikigần như là một phương tiện trao đổi. Tính chất dễ thay đổicủa nó và do giá trị của nó có thể được tính toán chính xác bằng đơn vị thu hoạch chủ yếu, khiến nó có tính cách gần như một thứ tiền ở một thời đại mà nền kinh tế dựa trên tiền tệ còn là một tương lai xa vời. Hơn nữa, vì shiki có thể chia ra được, chuyển nhượng được và trong nhiều trường hợp, có thể hưởng thụ được từ xa, nên những sự thay đổi thật sự quyền sở hữu có thể tiến hành được mà không làm rối loạn thế cân bằng trong sản xuất của một vùng đất và không động chạm gì đến sự lĩnh canh của những người thật sự canh tác. Quả thật, đó là một nét đặc biệt của một chế độ trong đó các quyền phát triển từ bên dưới lên chứ không phải từ bên trên xuống. Người chiến sĩ độc lập điển hình là con người gắn bó với đất, cũng như người nông dân, và cấp chiến sĩ thấp cũng chẳng khác bao nhiêu cấp cao của người làm ruộng, mà hai người lại đều có chung một nguồn gốc. Để đền bù cho công lao phục vụ của anh ta, anh ta không được nhận đất đai cắt ra từ lãnh địa của chúa tể quân sự của anh ta, nhưng được ông này xác nhận và bảo vệ các quyền hiện hữu của anh ta, coi đó như cái giá trả cho tính cách chư hầu của anh ta. Sự hưởng dụng của anh ta không phải chi có tính chất quân sự, vì tuy anh ta là chư hầu của lãnh chúa, anh ta nhiều khi đồng thời còn là tá điền có nhiệm vụ đối với một người khác hoặc ngay cả với chính quyền dân sự với tính cách là lãnh chúa trưởng.

Từ tính đa dạng của các quyền lợi được mắt đó, để củng cố địa vị của mình, Yoritomo cần phải tìm cách kiểm soát chúng có lợi cho bản thân ông ta, nhưng không mếch lòng quá đáng những người nắm giữ các quyền đó. Việc thiết lập chính quyền của ông ta ở Kamakura có thể so sánh được với cuộc cải cách lớn năm 645 ở chỗ nó báo hiệu một sự thay đổi trong hệ thống hành chính. Nhưng cuộc cải cách lớn dựa trên một lý thuyết và được thực hiện như một kế hoạch, còn các phương pháp của Yoritomo thì phần lớn có tính chất theo kinh nghiệm. Ông không tìm cách thay thế hoặc xem xét lại toàn bộ bộ máy hiện có, mà chỉ thêm vào đó những cổ chế do ông nghĩ ra, để đáp ứng những nhu cầu của ông khi ông phát hiện thấy. Được Hiromoto làm cố vấn, ông bổ nhiệm, ở các tỉnh nào có lợi, một tỉnh trưởng quân sự được gọi là Cảnh sát (so-tsuibu-shi) hoặc người bảovệ (shu-go) và ở nhiều khu đất đai tư và công, ông chỉ định những quan chức gọi là Quản lý (sito). Các phương pháp của ông có đặc điểm là những danh hiệu đó không phải là mới, tuy chức năng của những người mang danh hiệu đó có một ý nghĩa mới. Bản thân ông được phong là Tổng Quản lý, như vậy là đứng đầu tất cả các cảnh sát và quản lý, mà những người này lại còn là chư hầu của ông. Việc lập ra các chức vụ đó là một ngẫu hứng, nhằm tăng cường ảnh hưởng của ông ta trong những địa phận mà ông

Page 7: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

ta không có quyền kiểm soát trực tiếp. Những địa phận đó rất rộng, vì các thể chế phong kiến còn chưa vững chắc. Khắp trong nước có những chiến sĩ cố thủ vững chắc trong địa phương của họ và hưởng những quyền lợi riêng, trong khi đó ở nhiều quận huyện còn sót lại đôi chút quyền lực dân sự. Cần phải hòa giải hoặc bãi bở các quyền lợi đó khi chúng cạnh tranh với quyền lợi của chính ông ta. Do đó, những Người bảo vệ, theo chức vụ cao của ông chủ họ - vị Tổng Tư Lệnh - được trao quyền tối cao kiểm soát các công việc cảnh sát và quân sự trong mỗi tỉnh và quyền hành của họ trong từng lĩnh vực mở rộng sang tất cả các chư hầu trực tiếp của nhà Minamoto. Bổn phận của họ là: tập họp những người có tên trong danh sách làm nghĩa vụ đi làm Cảnh vệ Hoàng gia; dẹp các vụ nổi loạn và bắt những tên tội phạm hung dữ. Nhưng trong thực tế, họ nắm nhiều đặc quyền khác nữa với sự đồng lõa và đôi khi với sự khuyến khích của Kamakura.

Còn về các viên quản lý thì triều đình rất miễn cưỡng cho phép bổ nhiệm và cũng chỉ sau khi các tướng lĩnh của Yoritomo đã xuất hiện ở Kyoto với một ngàn kỵ binh để hỗ trợ yêu cầu của ông ta. Lý do đưa ra để lập các chức vụ đó là, để bảo vệ ngai vàng chống lại bọn phiến loạn và giữ trật tự trong các tỉnh, Tổng Tự Lệnh phải có những đội quân hữu hiệu để sử dụng. Do đó các quản lý phải thu thuế cho các mục đích quân sự, tại các địa hạt họ được bổ nhiệm. Thuế này được gọi là “gạo quân lương” (hyoro-mai) và được ấn định là năm thương gạo cho mỗi tan đất, xấp xỉ bằng một phần mười lăm của thu hoạch. Thuế đó không phải đánh vào người làm ruộng mà vào chúa đất. Với lý do là chỗ thuế thu được sẽ được sử dụng cho lợi ích chung, nó được đánh vào tất cả các đất canh tác, dù là công hay tư. Đây là một bước cách mạng, vì nó có nghĩa là không còn đất đai nào hoàn toàn được miễn thuế nữa. Các chủ của các shoen không liên minh với nhà Minamoto đều rất sửng sốt. Đặc biệt các nhà quý tộc trong triều kinh hoảng nghĩ rằng quyền được miễn thuế của họ mà họ rất tha thiết rồi sẽ bị các viên quản lý vi phạm đất đai của họ sẽ bị de dọa bởi sự đột nhập của các cảnh sát, đến mức một trận động đất nghiêm trọng xảy ra đầu năm 1186 được coi làmột điềm gởở thủ đô, có nghĩa là chính quyền Kamakura sắp nuốt chửng đất đai của họ, ít ra thì lúc đầu Yoritomo cũng có để ý đến sự chống đối đó và việc bổ nhiệm các quản lý đã không được thực hiên hoặc bị hủy bở, ở nhiều quận. Nhưng chế độ này, tuy có sửa đổi ở nhiều thời điểm khác nhau và ở những nơi khác nhau, nói chung đã được áp dụng. Cảnh sát và quản lý nhận chức vụ của họ và thực hiện bổn phận của họ.

Việc thành lập những chức vụ mới này là giai đoạn đầu tiên của một quá trình lâu dài qua đó các thiết chế quan liêu của Nhật Bản đãđược thay thế bằng một chế độ phong kiến có tổ chức. Đó là một quá trình lâu dài vì ở thời Yoritomo, tuy bộ máy quan liêu cũ đã rệu rã, chế độ mới vẫn còn non yếu và cần có những thử thách và kỷ luật của cuộc nội chiến mới đưa nó tới độ chín chắn vững chắc được. Các quyền của tư nhân đã phát triển, làm tổn hại đến quyền lực công, khi tập hợp lại đã trở thành hùng mạnh không kém gì quyền dân sự hay quân sự và nếu đi đến chỗ xung đột nhau thì rất có thể những quyền tư nhân đó sẽ từ sự hỗn loạn xảy ra, nổi lên trở thành tối thượng. Những cố vấn thông thái của Yoritomo thấy rằng ông cần phải tiến bước thận trọng và chính sách của họ là không trực tiếp công kích những quyền lợi đối lập mà làm cho chúng tương đối suy giảm đi bằng cách tăng cường quyền lợi của bản thân mình. Quyền lực của các quản lý lớn lên dàn minh họa cho quá trình

Page 8: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

này, điều đó có thểđược mô tả như là dùng lưỡi chứ không dùng rìu. Họ thu thuế hoặc các khoản thu khác của các shoen dưới quyền họ và (sau khi trích ra thu nhập của bản thân họ, theo một tỷ lệ có chiều hướng cứ tăng mãi lên) đem nộp cho các quan chức của quận hoặc trong phạm vi đất đai đó đượcmiễn trừ, cho các người cho thuê đất về các mặt này, họthay thế các quan chức của chính quyền và đồng thời, vì những thu nhập của họ, họ có bổn phận phục vụ về quân sự cho Bakufu. Khảnăng giúp dập về mặt quân sự đó là cái khiến họ trở nên vừa hữu ích cho nhà Minamoto lại vừa nguy hiểm đối với các quyền lợi khác. Mỗi quản lý có trong tay một số người được vũ trang là thành viên của gia đình ông ta hoặc những người của phe cánh ông ta tại địa phương, cho nên ở mỗi shoennơi viên quản lý ở, nhà Minamolo cóthể nói là một đội quân đồn trú trung thành. Quyền thu thuế củaquản lý, cộng với sức mạnh quân sự của ông ta, đem lại cho ông ta một địa vị chỉ huy trong quận, thực tế đến một mức là về sau này một số trong bọn họ, ở những nơi xa Kamakura, đã giành được nhiều đất đai và người, khiến họ trở thành những đối thủ đáng ngại của chính bản thân các nhà độc tài. Thời gian qua đi, ảnh hưởng của họ ở địa phương tăng lên, các quản lý được trao thêm nhiều chức năng hơn nữa. Cuốn ký sự có tên là Adzuin Kaganu, (Tấm gương miền Đông), và những tài liệu khác, cho thấy vào khoảng năm 1200 họ tiến hành, hoặc là theo chỉ thị hoặc là tự ý, khai hoang, giám sát các đường xá và các trạm liên lạc, bắt các tội phạm, xử các vụ kiện cáo, còn những ngườiở các lãnh địa có bến cảng thì đi vào buôn bán dọc bờ biển và có thể giao dịch với cả Trung Quốc và Triều Tiên nữa. Hoạt động của họ mở rộng như thế đã lấn vào quyền lực của chính quyền dân sự và làm giảm ảnh hưởng của các chủ đất lớn không phải là chư hầu của dòng họ Minamoto. Trong một số trường hợp, quyền hành của một quản lý xung đột với quyền hành của một cảnh sát và nói chung, thường có sự đối địch giữa hai chức vụ này, vốn đặt ra là có ý bổ xung cho nhau. Cả hai đi đến chỗ được coi như là shiki và do đó, có thể phân chia và chuyển nhượng được. Như vậy, chúng mang tính chất cha truyền con nối, nhưng quyền của một quản lý là rõ ràng và có tính chất địa phương nên có thể dễ dàng chia ra hơn là các quyền rộng hơn mà không rõ ràng của một cảnh sát. Chức vụ quản lý có thể được một phụ nữ thừa kế. Vì những lý do đó và nhiều lý do khác, về lâu dài, các cảnh sát vượt lên các quản lý và trong các thế kỷ tiếp theo, họ phát triển thành những chúa phong kiến lớn hơn, còn các quản lý thì trở thành tầng lớp quý tộc nhởở địa phương, những địa chủ trung bình và những địa chủ nhở. Có những trường hợp ngoại lệ, các quản lý có ảnh hưởng không kém gì một cảnh sát, vì tuy nhiều người trong bọn họ chỉ kiểm soát khoảng hơn chục mẫu đất, một vài người có thẩm quyền tài sản gần rộng bằng một tỉnh. Vì vậy, ở các tỉnh Tamba và Tango, các cuộc điều tra địa chính vào khoảng năm 1200 có ghi lại những shoen từ 10 đến khoảng 500 mẫu, còn ở Satsuma, Osumi và Hyuga, có những shoen trên 1.000 mẫu và những quản lý kiểm soát một nhóm nhiều khu đất đai như thế. Chẳng hạn, tóm tắt ngắn gọn theo các sổ sách, ở tỉnh Satsuma không thôi, quản lý (jito) Uemon Hyoe noJo cai quản năm 1977 mười tám shoen tổng cộng là 4.300 mẫu, bao gồm cả những đất công (nghĩa là những đất đai về lý thuyết thuộc nhà nước, nhưng chịu gánh nặng shiki đến mức thực tế chúng là những shoen tư nhân), những đất đai tịch thu (tức là đất đai trước thuộc nhà Taira hoặc những đối thủ khác của dòng họ Minamoto), đất đai của các đền, chùa (tức là đất đai do viên quản lý cai quản nhân danh các giáo hội), các ruộng có tên (myoden, tức là những đất đai mang tên một người làm ruộng đầu tiên, đã được ủy thác cho một shoen rồi bị shoen thôn tính)

Page 9: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Hyoe no Jo là tước hiệu triều đình của Tadahisa, người lập ra Cố đô của dòng họ Shimadzu nổi tiếng, các lãnh chúa của Satsuma, sau này trong thời kỳ phong kiến đã trở thành một hiểm họa cho những Shogun hùng mạnh nhất. Ông ta không những là quản lý của thái áp lớn đó mà còn là một quan chức tư nhân, cai quản thái ấp thay mặt ông chủ - một nhà quý tộc của dòng họ Fujiwara. Ông ta còn là ủy viên Cảnh sát và đồng thời là cảnh sát của ba tình có lãnh địa của họ Shimadzu. Tadakisa, với tư cách là ủy viên Cảnh sát (Oryoshi), là hạ thuộc của Tổng ủy viên của Kyushu nhưng với tư cách là cảnh sát của ba tỉnh, ông ta có thể vượt quyền Tổng ủy viên và ngăn cản không cho các sĩ quan của ông này đột nhập vào shoen, đó là điển hình của tình trạng lộn xộn về thể chế của thời kỳ ấy. Thứ vị của ông ta ở trong triều đem lại cho ông ta một chức chỉ huy danh nghĩa trong Đội Cận vệ Hoàng gia nhưng ông ta không thể trình diện ở cùng vua được, dù có lệnh của chính nhà vua, nếu như không được chính quyền Kamakura chuẩn y. Những tình thế cũng bất thường như thế, chỉ khác nhau về mức độ, xuất hiện khắp nối. Nhưng chúng ta không cần dừng lại để xem xét vì như thế cũng đủ để chi ra rằng hệ thống các quyền hạn và nhiệm vụ về mặt đất đai, nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ thuế khóa phức tạp đến mức cần phải luôn luôn điều chỉnh để duy trì cái thế cân bằng tế nhị của nó. Đó là chức năng của Bakufu và ở thế kỷ XIII, tại Kamakura, mọc lên một tổ chức hoàn chỉnh gồm các cổ quan chính quyền ở đó chính sách được vạch ra và điều hành và các tòa án xét xử các vụ tranh chấp. Chúng tôi thấy không cần thiết phải mô tả dài dòng tổ chức này, nhưng điều quan trọng cần chú ý là nó tưởng phản mạnh mẽ với bộ máy quan liêu mà nó thay thế. Các nhà cải cách Taikwa đã có làm cho thực tế phù hợp với kế hoạch của họ, nhưng các cố vấn của Yoritomo đã thích nghi kế hoạch của họ với thực tế theo như họ nhận thức được. Vì vậy, chính quyền trung ương của Kamakura, tuy về nhiều mặt hay thay đổi và không nhất quán, đã hoạt động hữu hiệu trong nhiều thế hệ. Có ba cơ quan chủ yếu: quân sự, hành chính và tư pháp. Đứng đầu các có quan này là Samurai-dokoro, một thứ tòa án kỳ luật, ngoài việc truy tố bọn tội phạm, còn giải quyết các công việc của tầng lớp quân nhân. Nó quyết định các vấn đề đề bạt và giáng chức, thưởng và phạt, phân phối nhiêm vụ quân sự và nói chung, giám sát hành vi của các chư hầu nhà Minamoto, cho nên các quyết định của nó đã biểu hiện và góp phần hình thành quy tắc đạo đức của đẳng cấp chiến sĩ. Man-dokoro là một cơ quan hành chính, gồm có một chủ tịch và nhiều cố vấn, trong số đó có những người thuộc loại như Oe, những thành viên có tài năng của một cái mà chúng tôi đã mô tả như là một thứ nghĩa vụ dân sự cha truyền con nối. Monchu-jo là cơ quan tư pháp, một tòa thương thẩm quyết định tối hậu về các vụ kiện cáo mà các quản lý và cảnh sát hoặc các đại diện khác của Shogun đã không thể giải quyết được ở địa phương. Sự cần thiết có một thể chế như thế nảy sinh một cách tự nhiên từ sự lộn xộn về thẩm quyền tài phán, tính đa dạng của các quyền hành và nhiệm vụ, mà chế độ shoen đã đề ra…

Ba cơ quan này, cùng với phần lớn bộ máy của Bakufu, không phải do Yorilomo mới đặt ra ad hoe mà là sự mở rộng những tục lệ đã có. Samurai-dokoro được mô phởng theo một hội đồng tương tự do các nhiếp chính Fujiwara lập ra để kiểm soát những quân nhân đi theo họ. Man-dokoro, về tên cũng như về tính chất, là sao chép các cơ quan mà các nhiếp chính và các địa chủ lớn khác đã lập ra để quản lý các lãnh địa của họ. Monchu-jo về bản chất, giống như ủy ban Cảnh sát (kebiishi-cho)trong giai đoạn phát triển cuối về mặt tưpháp của nó và như các tòa

Page 10: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

án lãnh địa tư nhân thường giải quyết các cuộc tranh chấp nảy sinh ra từ tác động qua lại của các quyền hạn vềthuế má và lĩnh canh trong các lãnh địa được miễn trừ. Như vậy cả ba cơ quan, lúc đầu, đều là những cơ quan không chính thức và chúng đã giành được tính cách công cộng vì phạm vi quyền lợi rộng lớn của nhà Minpmoto. Chúng đã hoạt động mạnh mẽ rồi tàn dần ở thế kỷ XIII, nhưng chủ yếu chúng vẫn tồn tại và khi chúng phát triển và mở rộng ảnh hưởng, quyền lực trung ương của chế độ quân chủ đã bị thay thế bởi quyền lực phong kiến của Kamakura, quyền lực tỉnh và địa phương tập trung vào trong tay các cảnh sát và quản lý và chỉ còn lại những tàn tích của chế độ quan liêu.

Có lẽ nét nổi bật của chính quyền Kamakura, nhất là ở thời kỳ đầu của nó, là công việc tư pháp nhanh chóng và công bằng của các tòa án tối cao. Rõ ràng là Yoritomo hiểu rõ ràng sự oán thán đang thịnh hành trong các chư hầu của ông ta là đi ngược lại các quyền lợi của mình, nên đã quan tâm làm cho họ thấy được là họ có thể tin cậy vào sự công minh của ông, nhưng đấy không phải là động cơ duy nhất. Đẳng cấp quân nhân nói chung, trong cái được cái mất của nội chiến, đã phát triển một ý thức đạo lý mạnh mẽ về nghĩa vụ đối với nhau, biểu hiện trong các luật lệ của các gia đình họ, và quy tắc của Kamakura về thực chất là luật lệ của một gia đình phong kiến trên quy mô lớn, đề cập đến các quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các chư hầu đối với nhau và đối với vị chúa tể của họ. Do đó, khi nghiên cứu các quyết định của các tòa án Bakufu, chúng ta thấy họ hiếm khi hy sinh những yêu sách đúng đắn của những người thưa kiện vốn cũng là người nhà của ông ta, cho chính quyền lợi của vị chúa tể. Họ thi hành một công lý nghiêm khắc, thiết thực và tuy các quan niệm của họ, được hình thành với tình cảm đẳng cấp của họ, là hẹp hòi và một chiều, về nhiều mặt, họ đã tở ra phóng khoáng một cách đáng ngạc nhiên. Chứng cứ được xem xét kỹ, các tiền lệđược tuân thủ và ghi lại cẩn thận, và ý nghĩa quan trọng bậc nhất được dành cho các tài liệu làm chứng cứ. Tâm quan trọng của ngòi bút trong cái nền văn hóa của thanh guơm này quà thật là đáng chú ý. Những lý lẽ bằng lời chỉ đóng một vai trò nhở trong thủ tục tố tụng. Các bài biện hộ đều được viết ra, còn các sự thởa thuận về tài sản và dịch vụ đều được ghi lại thành văn tự, chứng thư và khế ước. Những nghi lễ tượng trưng nhằm bày tở sự tôn kính và tấn phong là hiếm, và được thay thế bằng những lời thề và những đảm bảo viết ra giấy. Để giữ hồ sơ và kế toán của một lãnh địa lớn, cần có trình độ học thức cao, cho nên sự phát triển của shoen đã xúc tiến việc phổ biến học thức ở các tỉnh. Nhiều quý tộc phong kiến nhởở nông thôn hầu như mù chữ, nhưng trong nhà họ có nhiều thư lại giởi, như ta thấy rõ qua chữ viết rất đẹp của một số tài liệu phong kiến hiện còn giữ lại được, có từ thế kỷ XIII.

Các đặc điểm đó của tư pháp phong kiến trong buổi đầu, ở Nhật Bản, rõ ràng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các bộ luật vay mượn của Trung Quốc, những bộ luật này đã mục nát và biến đổi qua năm thế kỷ sử dụng ở Nhật Bản, vẫn để lại một di sản được các tài liệu viết kính trọng và các chuyên gia dựa vào. Truyền thống đó đã được trân trọng bảo vệ bởi một loạt những học giả chính thức kế tiếp nhau, từ các nhà Diễn giải Luật (myoho-liakase) giảng dạy ở trường Đại học Nara, đến các hội thẩm uyên bác như Oe, Miyoshi hoặc Nakahara, đôi khi ngồi cùng ghế quan tòa với đích thân Yoritomo và thường xuyên ngồi xử án cùng với các đại diện cao cấp nhất của ông ta.

Page 11: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Các luật lệ riêng của các gia đình lớn có liên quan rất nhiều đến việc tạo nên sự phát triển của các thể chế Nhật Bản và nghiên cứu các luật lệ đó cho ta thấy thực tế đáng chú ý là một số đặc điểm của chế độ phong kiến ở Nhật Bản đã có nguồn gốc từ buổi đầu của chế độ phụ hệ, còn một số đặc điểm khác cho thấy ảnh hưởng của lý luận chính trị Trung Quốc. Chúng ta đã thấy rằng, mặc dầu những cố gắng nhằm thay đổi cơ cấu xã hội, tình cảm thị tộc ngày càng tự củng cố và thể hiện ở sự xuất hiện lần lượt những gia đình hùng mạnh có chiều hướng hành động như những đơn vị độc lập. Ngay cả những bộ luật nhập từ ngoài vào, khi được thích nghi với Nhật Bản, cũng cho phép một sự độc lập khá lớn cho các nhà quý tộc cấp cao, đem lại một tôn ti trật tự chính quy cho đám viên chức, cảnh vệ và người hầu của họ. Đất đai của họ tang thêm, họ dành được một quyền kiểm soát hầu như hoàn toàn đối với con người và tài sản của những ai sống trong các lãnh địa của họ, kể cà quyền trừng phạt. Thậm chí một số hình thức lãnh địa còn được quyền tự do không cho các quan chức nhà nước vào địa phận của họ. Các đơn vị độc lập đó phát triển thì mỗi đơn vị có nguyên tắc có tính chất tập quán chi phối quan hệ giữa các thành viên của nó. Những nguyên tắc đó liên quan đến các nghĩa vụ của thành viên dòng họ, những việc kết hôn, kế thừa và thờ cúng tổ tiên và nói chung chúng tạo nên và bảo vệ một truyền thống ứng xử của gia đình. Chính do ảnh hưởng của tập quán đó mà các luật lệ nội bộ của các gia đình quân nhân đã được xây dựng như vậy, bộ luật điều hành, chẳng hạn, ứng xử của người chiến sĩ nhà Minamoto đối với thủ lĩnh dòng họ anh ta là cùng một kiểu với bộ quy tắc mà dòng học Fujiwara và những người lệ thuộc vào họ tuân thủ. Do đó, quan hệ phong kiến buổi đầu giữa chúa và chư hầu ở Nhật Bản có thể nói là đã chịu ảnh hưởng phần nào của chế độ phụ hệ của những thời kỳ tiền phong kiến thậm chí tiền sử nữa. Chiến tranh đã đưa các tầng lớp chiến sĩ lên phía trước tất nhiên đã nhấn mạnh vào khía cạnh quân sự trong mối quan hệ giữa thủ lĩnh và người của anh ta, nhưng vẫn đúng trong một thời gian lâu dài sau việc thành lập Bakufu là quan hệ giữa chúa và chư hầu phần nào có tính chất lòng trung thành với họ nhà đó hơn là những nhiệm vụ theo giao ước. Trong khi nhà Minamoto mở rộng quyền lực của họ và giành được những người ủng hộ cà bên ngoài dòng họ của họ, dĩ nhiên họ buộc phải đền bù vật chất cho những chư hầu mới của họ, nhưng ngay các kẻ thù cũ của Yoritomo cũng được mời trở thành “người nhà” của ông ta và do đó thiết lập với ông ta một mối quan hệ gần giống như là quan hệ họ hàng.

Sẽ là ngốc nghếch nếu cho rằng chế độ phong kiến tồn tại trên cơ sở lòng trung thành trừu tượng, không được nuôi dưỡng bằngnhững lợi ích cụ thể, nhưng vẫn có thể nói được rằng về lý tưởng mà nói, lòng trung thành đứng hàng đầu. Về lý thuyết, chư hầu phải phục vụ vị chúa của mình chỉ vì ông này là chúa và, tuy có thể hy vọng một cách hợp lý, chư hầu không đòi hởi che chở và phần thưởng. Chẳng hạn, Sasaki Sadatsuna, một người thuộc phe Minamoto đã cùng với ông cha ông ta đã làm việc dũng cảm và chịu đau khổ vì Minamoto đã dạy bảo con trai mình như sau: “Bổn phận của một người chiến sĩ là như một vị sư tuân thủ một quy tắc. Công việc của anh ta là bảo vẽ quốc gia bằng cách bảo vệ quân vương. Cho dù anh ta chỉ có một mảnh đất nhở như đầu đinh ghim hay cai quản một ngàn mẫu đi nữa, lòng trung thành của anh ta vẫn vậy, không có gì khác. Anh ta không được nghĩ rằng tính mạng của mình là của mình mà là đã được mình hiến dâng cho chúa của mình, Chúa có thể ban tứ ân huệ cho một chư hầu đã chẳng giúp việc gì cho mình hoặc có thể khước từ không khen thưởng một chư hầu đã giúp đỡ mình, bởi vì mốiquan hệ

Page 12: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cá nhân tồn tại không phải là trên cơ sở ban thưởng mà là trên cơ sở nương dựa và tin cậy lẫn nhau. Quan niệm này về nghĩa vụ của chư hầu, có tính chất đạo đức nhiều hơn là thiết thực, tất nhiên là được các thủ lĩnh nuôi dưỡng, họ tìm thấy trong học thuyết của Khơng giáo một sự đảm bảo hết sức thuận tiện cho việc xúc tiến quyền lợi của bản thân họ. Đúng là giáo huấn của Trung Quốc ở nguồn gốc và trong sự phát triển của nó là nhằm ấn định một trật tự hòa bình, quan liên và tuy nó nhấn mạnh bằng những từ ngữ chung chung vào ý nghĩa quan trọng của lòng trung thành, nó chủ yếu vẫn nhằm vào những đặc tính công dân như lòng hiếu đễ và sự phục tùng các quan lại. Nhưng rất dễ dàng đưa cái đạo đức đó nhập vào một xã hội hiếu chiến bằng cách đặc biệt đề cao một kiểu trung thành, tức là lòng trung thành của người chiến sĩ đối với chúa tể của anh ta. Cho nên chúng ta thấy Tamiyoshi, người ông của Yoritomo, khi được triệu tới triều đình của một vị hoàng đế ẩn tu, đã nói: “Tôi đến vì tôi đã được lệnh của người đứng đầu gia tộc tôi bảo đến. Nếu không thì ngay một sắc chỉ của hoàng đế cũng không thể bắt tôi đến hoàng cung được, vì những ngườinhà Minamolo chúng tôi không thờ hai chúa”. Không những người chiến sĩ phục vụ một ông chủ mà anh ta còn phải trung thành với chủ, một lòng trung thành vượt lên trên tất cả các lòng trung thành khác. Những lòng trung thành này là những mối quan hệ tạm thời, nhưng mối quan hệ phục vụ thuộc về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tục ngữ nói rằng: “Bố con một thế hệ, vợ chồng hai thế hệ, chúa và tùy tùng là ba thế hệ”, và tính chất ly kỳ hồi hộp trong bi kịch cổ điển Nhật Bản là bắt nguồn từ sự xung đột giữa nghĩa vụ đối với bề trên và những tình cảm yêu thương tự nhiên. Một bà mẹ đem con mình thế vào chổ con của thủ lĩnh và không hề tở ra xúc động khi đứa con đè rứt ruột của mình bị kẻ thù mà bà ta đánh lừa, đâm chết ngay trước mắt bà. Một người con trai hy sinh bố mẹ vì thủ lĩnh tướng quân của mình, một người chồng bán vợ vào nhà chứa để lấy tiền cho việc bảo vệ danh dự của bản thân với tư cách là một quân nhân.

Quy tắc đạo đức của đẳng cấp quân nhân là như thế, nó được mô tả trong các sáng tác cổ không phải là bushido (vốn là một từ mới phổ biến gần đây) mà như là “đạo cung mã, một từ ngữ tương tự với từ hiệp sĩ của chúng ta (1). Tuy nhiên sự giống nhau phần lớn là về mặt triết học. Luật hiệp sĩ của châu Âu phát triển trong một bầu không khí sùng đạo và xoay quanh nghĩa vụ của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, biểu hiện trong sự sùng bái phụ nữ. Người chiến sĩ phong kiến Nhật Bản, tuy có thể tôn thờ thần chiến tranh và sùng kính cầu khấn các chư Phật, vẫn không bị thúc đẩy bởi lòng hăng hái kiêu Thập tự chính. Anh ta không đi vào trận chiến, mình mang một thánh tích, cầu khấn các thánh thần mà chỉ hét to tên và dòng họ của mình. Một quân nhân của Taira, trong một trận hải chiến lớn, đã nhẩy sang thuyền địch hô lên: “Ta là người đến trẻ con ngoài đường ngày nay cũng biết là đồng minh của nhà Heike, con trai thứ hai của Etchu Zenshi, Shimosa Akushi chihyoe Kagekiyo!” Trong vở kịch trữ tình có tòn là “Benkei trên thuyền”, ngay một hồn ma cũng thông báo dòng dõi của mình, bằng những lời lẽ sau đây: “Ta đây, dòng dõi hoàng đế Kwammu đời thứ chín, Taira no Tomomori, hồn ma của ông ta”. Trong cuộc sống đầy mưu mô và nghi lễ ở triều đình hoàng đế, ảnh hưởng của phụ nữ rất mạnh, trong khi phụ nữ hình như có rất nhiều việc phải làm để quản lý các lãnh địa về mặt thực tế, nhưng ở Nhật Bản, hiệp sĩ của tiểu thuyết phong kiến không phi ngựa ra nước ngoài để cứu những tiểu thư đang lâm nguy và ông ta có lẽ sẽ rất bất bình nếu có ý nghĩ mình nghiêng ngả vì ân huệ của một phu nhân nào đó. Tuy có rắt nhiều truyện, buồn và

Page 13: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

anh hùng, về những phụ nữ quý tộc Nhật Bảnở thời kỳ ấy, nhưng họ không được thể hiện như những nữ hoàng sắc đẹp buộc người ta phải ca ngợi và gây nên niềm mê say, mà như những người hầu và bạn đời tận tụy.

Cả hai quy tắc đạo đức châu Âu và Nhật Bản đều phục vụ quyền lợi của một giai cấp đặc biệt và cả hai đều có những khuyết điểm nghiêm trọng. Những lý tưởng của Nhật Bản, theo cách riêng và trong phạm vi hạn chế của chúng, giúp tạo ra một truyền thống đẹp đẽ về bổn phận và sự hy sinh. Tất nhiên, hành vi còn xa mới được như ý tưởng và ngay ở thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, khi những hoài bão quân sự còn mới mẻ và trước khi quy tắc đạo đức chịu sức ép của lòng tham và sự sói mòn của thời gian, đã từng có nhiều thí dụ bỉ ổi về sự bản trắc. Bản thân Yoritomo, hòn đá tảng của lòng trung thành, đã phạm vào những hành động độc ác và hèn nhát và nhiều khi một hiệp sĩ thường có thể làm những điều kinh dị để giữ lời thề đã cam kết, vẫn có thể phạm những tội ác hèn hạ nhát và ghê tởm nhất nếu như họ không bị cấm đoán rõ ràng bởi những luật lệ bất thành văn của đẳng cấp họ. Mặc dù vậy, quy tắc đạo đức vẫn khuyến khích một sức mạnh nào đó chống lại những gian khổ tinh thần và vật chất và một ý thức trách nhiệm cao, đã có một giá trị lớn đối với quốc gia.

Trong những đức tính đó đây là một điều đáng chú ý, dựa trên một triết học chứ không phải một đức tin tôn giáo, không nên cho rằng ý nghĩ hành động của tầng lớp quân nhân không chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Sự truyền bá các học thuyết của giáo phái suy ngẫm Zen - có lẽ là phát triển đáng chú ý nhất của Phật giáo ở Nhật Bản đã bắt đầu từ thời kỳ này. Suốt thời kỳ phong kiến, cả lãnh chúa lẫn chư hầu đều thương lập ra các cơ sở tôn giáo và gắn liền với nhiều thái ấp lớn là những chùa Phật giáo và đền Shinto do các chủ đất ủng hộ và thờ một vị thần bảo trợ nào đó hoặc để tiến hành tế lễ những người đã chết. Sau những ngày tích cực chinh chiến, một chiến sĩ thường cạo đầu đi tu và lấy tên Phật giáo. Tuy nói chung, điều đó không có ý nghĩa là ông ta từ bở cuộc đời trần tục và những công việc trần thế. Trong những lời thề trung thành và những cam kết có tính chất pháp lý, các vị thần thánh đều được kêu gọi trừng trị những sự bội ước. Vào những lúc hiểm nghèo, các vị thần thánh của Phật giáo vài đạo Shinto cũng được cầu khấn để có được sức mạnh hoặc chiến thắng. Đôi khi tinh thần của một quân nhân lớn được suy tồn là thánh và thờ phụng tại một ngôi đền được con cháu ông ta dựng lên. Nói chung, giai cấp quân nhân rất rộng rãi trong việc chi tiêu vào xây dựng đền chùa và lễ bái, nhưng nếu như có thể phân biệt được giữa tín ngưỡng của họ và tinh thần hiệp sĩ châu Âu các lý tưởng mà họ quý trọng không phải là những lý tưởng tôn giáo và tôn giáo chỉ là một động cơ phụ chứ không phải là chủ yếu cho hành vi của họ. Ở đây, chúng ta không thể suy đoán được có phải sự khác nhau đó nảy sinh từ những động cổ sâu xa của bản năng chủng tộc hay là do những hoàn cảnh bên ngoài tạo nên. Nhưng điều đáng ghi nhớ là, ở thời Trung cổ, chính các hiệp sĩ phong kiến đã gánh vác trách nhiệm bảo vệ Tây Âu chóng lại sự xâm lấn của các dân tộc tà giáo và chính với tư cách người bảo vệ lãnh thể Thiên Chúa giáo mà chế độ phong kiến đã chiến đáu cho giáo hội Thiên Chúa giáo. Nhật Bản, không có những hoàn cảnh như thế để đồng nhất các quyền lợi của phong kiến và của tôn giáo. Phật giáo đã lan ra khắp khu vực Viễn Đông và ngay những người Mông Cổ của Kubilai Khan (Hốt Tất Liệt) cũng đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo khi họ xâm lăng Nhật Bản, cho nên một

Page 14: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

vị Ân tu Peter thật khó lòng khuấy động được các chư hầu của Minamoto bằng cách kêu gọi ràng đức tin đang lâm nguy.

Những điều nói trên đây về buổi đầu của chế độ phong kiến, tất yếu phần lớn là những trích dẫn xám xịt từ những ký sự và sổ sách, tạo nên một bức tranh buồn tẻ. Để tôn trọng sự thật cũng như để cho có hứng thú hơn, cần phải làm cho nó sinh động lên và muốn làm điều đó, tốt nhất là thêm dấu chấm từ tiểu thuyết anh hùng hiệp sĩ đương thời. Bức tranh cần cho thấy một cái nền những ruộng lúa với những nông dân đang cắm cúi làm việc vất vả. Trên sườn một ngọn đồi, trong một lùm cây mát mẻ, là một ngôi chùa, bên trong âm u có những nhà sư đang quỳ gối tụng kinh trước pho tượng của Amida. Cách độ không xa là một làng với những ngôi nhà lợp rạ, trong số đó là nhà của viên quản lý đất đai và của hạ thuộc của ông ta, cũng chẳng to tát gì hơn các nhà khác bao nhiêu. Phía trước là những chiếc xe chở đầy đi ngang qua, do bò kéo hoặc do những con người đóng khố đang gò lưng kéo, một liên lạc dang đem tới công văn của dinh tỉnh trưởng, một ông sư lang thang đang xin bố thí hoặc có thể là quyên góp để xây dựng lại tu viện Todaiji ở Nara và một nhóm chiến sĩ cưỡi ngựa, trang phục tráng lệ, đang trên đường đi săn bắn chim ưng hoặc tập bắn cung trở về. Đó là quang cảnh của những lúc thanh bình. Về màu sắc và sự vận động của chiến tranh, chúng ta có thể trở lại các truyện kể về dòng họTara. Có từ nữa đầu của thế kỷ XIII, những truyện đó kể lại, bằng thứ ngôn ngữ tao nhã, những chiến tích, đời sống và cái chết của các chiến sĩ và các ông chúa. Các tác giả là các tăng lữ, họ trình bày lịch sử cuộc đấu tranh giữa các phe phái như là người làm chứng bi ai cho tính chất phù du của tất cả những gì mà con người quý trọng, như một cuộc trình diễn lớn lao bộc lộ sự kế tiếp không tránh khởi của các sự kiện qua thời gian, chuỗi nhân quả của giáo lý nhà Phật. Cho nên các tiểu thuyết anh hùng hiệp sĩ lớn đều mở đầu bằng những lời lẽ như sau: “Chuông chùa vang dội tính mong manh nhất thời của vạn vật. Sắc hoa chứng nhận chân lý là những gì đua nở rồi sẽ phải tàn lụi.

Sự huy hoàng của kéo dài chốt lát như một giác mơ đêm xuân. Chẳng bao lâu những con người quyền uy bị đổ và họ chi là cát bụi trước gió”. Tuy triết lý này tô đậm sắc nhân sinh quan của người Nhật thời ấy, vẫn luôn luôn có chỗ cho sự vui vẻ xen vào và các tiểu thuyết đó còn cho ta thấy, bên cạnh sầu tư và cam chịu, là niềm vui trong chiến trận, sự đùa cốt trong các trại, niềm kiêu hãnh về y phục sang trọng, những lời lẽ khoe khoang khoác lác dễ thường và bao giờ cũng có một sự nhạy cảm tinh tế trước cái đẹp.

Kiso no Yoshinaka, một người của Minamoto nhưng đã nổi loạn chống lại dòng họ của mình, đã sắp đến lúc chết. “Năm ngoái ông ta cưỡi ngựa ra đi với năm mươi ngàn ngựa. Bây giò ông ta đi qua lòng sông chỉ có sáu người đi theo. Buồn thật! Và lại càng buồn hơn khi nghĩ rằng ông ta đang đi trong khoảng không gian utối giữa hai thế giới”. Ông ta gặp một người tùy tùng, Imai, với một nhúm người và họ tập họp được một lực lượng nhở ba trăm người để chống lại cuộc tiến công của sáu nghìn quân địch. “Ngang sức đấy”, Yoshinaka nói và thúc ngựa xông vào cuộc chiến đấu. “Ngày ấy, chúa Kido của tôi mặc áo lót lụa thêu trên nền đở và áo giáp làm bằng sợi tơ Trung Quốc. Ông cầm một thanh gươm dài chuôi nạm đá quý và đội chặt trên đầu một chiếc mũ trụ chóp nhọn bằng vàng. Đứng thẳng trên Bản đạp, ông hét to “Các ngươi đã thường nghe nói đến ta, Hiệp sĩ Kiso. Bây giờ các ngươi có

Page 15: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thể nhìn thấy ta! Ta đây, lãnh chúa của Iyo, Tướng quân của Mặt Trời mọc, Yoshinaka của dòng họ Minamoto. Lại đây, có giởi thì lấy đầu ta, đem về nộp cho Yoritomo!”. Tất nhiên, trận chiến đấu đó là vô vọng. Người tình xinh đẹp của Yoshinaka, một cô gái tên là Tiomoe, cũng giúp một tay và giết chết một người. Nhưng chẳng bao lâu, nhóm người ít ởi của Yoshinaka đã bị tiêu diệt và Imai khuyên Yoshinaka chạy trốn. Ông phóng ngựa đi. “Trời sắp tối, vạn vật như phủ một lớp băng mởng khiến ông không sao nhìn thấy chỗ nào là các ruộng lúa sâu và chẳng máy chóc con ngựa của ông lao xuống bùn, ngập đến tận cổ. Ông ra roi, thúc gót nhưng không làm cho con ngựa nhúc nhích được. Tuy nhiên, ngay trong cảnh ngộ đó, ông vẫn lo lắng cho Imai và quay lại để xem anh ta ra sao, thì bỗng một ngườiở tỉnh Sagami, tên là Miura no Ishida-no-Jiro Tamehisa, phi ngựa tới, bắn một phát tên xuyên thủng mũ của ông. Ông bị thương ngã gục xuống bờm ngựa. Hai người của Ishida xông tới và chặt đầu ông. Ishida xọc mũi gươm của mình vào chiếc thủ cấp giơ cao lên và hô to: “Kiso no Yoshinaka, được biết khắp trong nước là Con Quỷ, đã bị ta giết chết, ta Miura Ishida-no-Jiro Tamehisa!” Imai đang chiến đấu thì nghe thấy nhưng ông ta nói: “Bây giờ còn ai theo ta chiến đấu nữa? Hãy nhìn đây, những kẻ ở miền đông kia, hãy xem qua tấm gương này người chiến sĩ dũng cảm nhất ở Nhật Bản chết như thế nào!” và ông ta thọc mũi gươm vào mồm rồi từ trên lưng ngựa đâm đầu xuống đất, bị thanh gươm xuyên qua đầu và chết”.

Câu chuyện trên đây minh họa rõ tinh thần chiến đấu của thời ấy và quan niệm về bổn phận trung thành dẫn một người chiến sĩ đi theo chủ mình trong cái chết. Phong tục tự tử rõ ràng bắt nguồn từ cái thời mà tự sát còn hơn là bị một kẻ thù không thương xót bắt và hành hạ, một kẻ thù mà thắng lợi được đo bằng số thủ cấp nó phô bày. Nhưng phong tục đó còn được khuyến khích bởi quy tắc đạo đức hiệp sĩ vốn dạy rằng chết còn hơn là chịu nhục nhã. Một đoạn trích nữa sẽ góp phần gợi lên không khí của thời đó, vì tuy các truyện có tính chất truyền thuyết nhiều hơn là lịch sử, chúng vẫn có một cơ sở trong thực tế và chúng vẫn giữ được một hướng vị hiện thực, tuy cóthểi phồng. Chúng được ưa chuông rộng rãi đến mức, khi mô tả cung cách của một thời kỳ, chúng dễ tạo ra những lý tưởng cho thời kỳ tiếp theo. Có lẽ câu chuyện về Yoshitsune, tuy đã lặp đi lặp lại mãi, là sự minh họa súc tích nhất về đời sống quân nhân ở buổi đầu của chế độ phong kiến. Sự nghiệp của ông này là một trong những cuộc đời lãng mạn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Là em út của Yoritomo, ông là đứa trẻ đã được nhà Taira tha chết sau khi đánh bại nhà Minamoto và được đưa đến sống tại một tu viện để chuẩn bị trở thành sư. Nhưng ông lại thích cuộc sống phiêu lưu quân sự hơn và đã trốn đi lang thang, luôn luôn bị nguy hiểm, cho đến khi tìm được nơi ẩn náu tại nhà một quý tộc bè bạn ở miền bắc. Trong cuộc chiến đấu cuối cùng giữa hai dòng họ lớn, ông thắng hết trận này đến trận khác cho Yoritomo và chính tài cầm quân và lòng dũng cảm của ông đã khiến ông giành được thắng lợi cuối cùng, đánh đổ nhà Taira vào năm 1185. Truyện kể về các chiến tích của ông là vô tận và ông hết sức được lòng quân sĩ và triều đình, nói ông được xem như kiểu mẫu của người hiệp sĩ, thanh mảnh, đẹp trai, nhiều tài và dung cảm ông là một tay gươm lớn và ngay khi còn nhở, đã dễ dàng đánh bại, trong một cuộc đấu trên cầu Gojo ở Kyoto, một nhà sư chiến sĩ lực lượng đã phục kích ông. Nhà sư đó là Benkei, sau đó có mặt trong truyền thuyết như là người bạn thân thiết không lúc nào rời và người hầu cận trung thành của ông. Hai người này, với Shidzuka, một vũ nữ, người tình trung thành của Yoshitsune, là những nhân vật anh hùng trong nhiều

Page 16: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

vở kịch sân khấu và một số vở kịch trữ tình mô tả những sự kiện trong cuộc đời họ. Nhưng thành công của Yoshitsune chỉ làm dấy lên sự ghen tị của người anh em của ông ta, người đó đóng ở Kamakura lúc này sẵn sàng hy sinh cả bè bạn, lẫn họ hàng cho những tham vọng của mình khi ông ta tưởng rằng có thể làm được việc đó mà không sợ nguy hiểm. Quả thật chính vì lấy có cần phải trừng phạt kẻ nổi loạn đó mà sau này ông đã có được những quyền hành đặc biệt đã được mô tả trên đây do triều đình ban cho. Đánh thắng xong, Yoshitsune đến ngay Kamakura, nhưng Yoritomo không muốn gặp ông, tuy ông nằm đợi ba tuần lễ tại một làng cách đó không đầy một dặm. Cuối cùng, ông viết bức thư sau đây cho người anh tàn nhẫn của mình: “Em ở đây, nhở nhặng giọt nước đở như máu, vô ích vì anh không hài lòng… Nhiều ngày nay, em nằm đây, không được nhìn mặt anh. Mối tình anh em ruột thịt đã bị chia cắt… Chỉ một mùa ngắn ngủi sau khi em ra đời, phụ thân đáng kính của em đã đi sang thế giới bên kia. Mẫu thân em ôm em chặt trong lòng đem em xuống Yamato, và từ ngày đó, em đã không có được một phút giây nào không phải lo lắng hay không gặp nguy hiểm. Tuy chỉ là kéo lê một cuộc đời vô dụng, em đã lang thang quanh kinh đô, chịu bao gian khổ, ẩn náu ở những nơi thôn đã, sống ở những tỉnh xa xôi, hẻo lánh bị dân cư đối xử thật là nhục nhã, hỗn xược. Nhưng cuối cùng, em đã được vời đến để góp sức đánh đổ nhà Taira, và trong cuộc xung đột đó, trước hết em đã đánh gục Kiso Yoshimaka. Sau đó, để có thể tiêu diệt quân của Taira, em đã thúc ngựa, tới bờ vực thẳm, không nề nguy hiểm chết người, ngay trước mặt quân thù. Em đã bất chấp sóng gió, không hề để ý thân em có thể chìm sâu đáy bể, bị những con quái vật xé xác. Yên ngựa là cái gối của em, binh đao là nghiệp của em…”

Cuối cùng ông ta rời khởi Kamakura, tiến về thủ đô. Tại đây ông tìm cách tập hợp lực lương đánh anh mình, do đó chúng ta có thể nhận xét là lòng trung thành của ông đã tới chỗ tan vỡ ông thất bại và bị Yoritomo đuổi riết, ông phải trốn vào núi, Cuối cùng, có Shidzuka và Benki, với một số người đi theo, ông tiến về phía bắc, tất cả cải trang làm những nhà sư khất thực đi quyên tiền tu bổ Todaiji, ngôi chùa ở Nara có một pho tượng Phật rất lớn bằng đồng đen, sau này bị phá hủy trong cuộc nội chiến. Lúc này các do thám của Yoritomo đang truy lùng họ, các lính canh đổi ở tất cả các đèo để xét hởi các khách đi đường và chỉ nhờ một mưu mẹo nhanh trí họ mới qua được trạm gác ở Ataka. Lính gác đã để ý những nét mặt thanh tú và dáng vẻ kiêu hùng của Yoshitsune; để đánh lạc sự nghi ngờ, Benkei vờ nổi giận với Yoshitsune, mắng ông là một tên cu li lười biếng và cầm gậy nện ông một trận nên thân. Có một lúc rất hồi hộp, nhưng tên lính gác không thể ngờ một kẻ tùy tùng lại có thể đánh đập vị chúa thiêng liêng của mình. Thế rồi lính canh cho họ đivà họ cảm thấy mình như những kẻ đã giẫm lên đuôi hổ mà bình yên vô sự hoặc thoát khởi nanh rắn độc, đã ưỡn ngực lớn tiếng chào tạm biệt rồi lên đường đi xuống Mutsu”. Tới đây họ tìm được nơi trú ẩn của một viên thủ lĩnh đã từng che chở Yoshitsune thời thơ ấu, nhưng chẳng bao lâu, ông già chết và con trai ông ta sợ quyền uy của Yoritomo. Vì vậy, năm sau (1189), hắn đã phản bội khách của cha mình và Yoshitsune bị một lực lượng lớn tiến công tại dinh lũy nhở của ông. Không chịu đầu hàng, ông đã giết vợ và cả gia đình mình rồi tự sát; cuộc đời ông đầy ắp sự kiện như thế chỉ vẻn vẹn có ba mươi năm.

Page 17: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Thật khó có thể nói được các đạo quân do Yoshitsune và các tướng lĩnh phong kiến khác thời ấy chỉ huy, đông đảo như thế nào. Tính toán số học thường không phải là điểm mạnh của các nhà sử học Phương Đông và phương pháp ghi chép của họ dễ mắc sai lầm. Nhưng các ký sự có thể tin cậy được về các mặt khác, nêu lên những đạo quân 50.000 và 100.000 người, còn trong chiến dịch cuối cùng của Yoritomo (1189) để chinh phục những người của dòng họ Fujiwara còn nắm giữ quyền binh ở miền bắc Nhật Bản, ba đạo quân lớn tiến đánh Mutsu, và theo người ta nói, khi gặp nhau, lên tới trên 280.000 người. Tuy nhiên, những trận đánh dàn quân trên quy mô lớn hình như không phải là thông thường và cuộc chiến đáu chủ yếu không phải là sự đụng độ giữa hai khối quân lớn mà chi là những cuộc xung đột giữa những nhóm nhở, những cuộc đột kích, những trận, giao tranh nhở và một trận hỗn chiến sáp lá cà trong đó đánh nhau tay đôi đóng một vai trò ngoạn mục nếu không phải là chủ yếu.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG XIV(1) Danh từ Bushido đuợc sử dụng ở thế kỷ XVII với một ý nghĩa đặc biệt.

Trước đó, có nhiều từ ngữ được dùng để trở quy tắc danh dự quân nhân nói chung. Chương 15: CÁC NHIẾP CHÍNH HOJO

Yoritomo chết vào năm cuối cùng của thế kỷ XII. Lần lượt kế vị ông làm người đứng đầu chính quyền Kamakura là hai người con trai, nhưng không người nào được như người cha của họ và quyền binh chuyển vào lay những người khác. Mẹ của họ Masa-Ko, là một phu nhân có cá tính mạnh mẽ, khi còn là con gái đã bở trốn đi theo Yoritomo một cách dũng cảm đúng vào ngày đã được ấn định cho việc bà kết hôn với một người khác. Và sự nghiệp sau này của bà phù hợp với sự mở đầu táo bạo đó. Bà là con gái một thủ lĩnh có thế lực của dòng họ Taira, sống ở miền Đông Nhật Bản, một người tên là Hoji Tokimasa, chắc hẳn phải là một con người có tài lớn vì ngay từ đầu ông đã nhận ra thiên tài của Yorilomo và đã chia sẻ số phận của mình với dòng họ Minamoto chống lại dòng họ của chính mình. Chính Tokimasa đã đứng sau Yoritomo làm cố vấn khi chính quyền Kamakura được hình thành, và chính ông, cùng với các học giả từ Kyoto tới, đã đặt ra các chi tiết của chính quyền đó. Sau khi Yoritomo chết, một hội đồng nhiếp chính được lập ra, do ông làm chủ tịch. Nhưng các thành viên của hội đồng mâu thuẫn nhau cho nên chẳng bao lâu, khi người con thứ hai của Yoritomo kế vị làm Shogun thì Tokimasa trở thành nhiếp chính duy nhất, và từ đó, trong hơn một trăm năm, các nhiếp chính Hojo điều khiển các Shogun cũng như các nhiếp chính Fujiwara đã điều khiển các hoàng đế. Như vậy, ở Nhật Bản thế kỷ 13, chúng ta thấy cảnh tượng lạ lùng của một quốc gia đứng đầu là một vị hoàng đế trên danh nghĩa mà quyền hành còn sót lại bị chiếm đoạt bởi một hoàng đế thoái vị, còn quyền binh thực thì, vì danh nghĩa, được ủy thác cho một nhà độc tài quân sự cha truyền con nối, nhưng thật ra thì lại do một cố vấn cha truyền con nối của nhà độc tài đó sử dụng. Nhận định rõ thêm về điều này, có thể thấy tình thế không phải là phi lý như ta tưởng, nhưng dẫu sao cũng vẫn là đặc biệt. Có thể cho rằng một chế độ có nhiêu quyền lực như thế là không bình thường không thể tồn tại lâu được, và quả thật, trong thực tế nó đã sụp đổ sau một thời gian vì những người trông thấy quyền binh chuyển từ đại diện này sang đại diện khác như thế, bắt đầu cảm thấy quá trình ủy thác đó có thể đẩy xa hơn nữa một cách có lợi, cho đến khi họ cũng được phân. Nhưng chế dộ nhiếp chính được tổ chức tốt và nằm trong tay

Page 18: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

những người có tài, và những cuộc tiến công đầu tiên chống lại nó từ bên ngoài chỉ bộc lộ sức mạnh của nó, và làm cho chính quyền Kamakura càng thêm vững mạnh hơn trước. Có nhiều mưu toan lật đổ chế độ Shogun của những lãnh chúa phong kiến bất mãn, đôi khi phối hợp với phe phái trong trước ở Kyoto, nơi luôn luôn có một phần tử sẵn sàng âm mưu chống lại Kamakura. Năm 1221, cựu hoàng đế Toba II, vốn là người đặc biệt có khả năng và nhiều tài, đã kiên nhẫn và khéo léo tập hợp được một số người đông đảo theo mình. Ông cũng có riêng một số quân được huấn luyện tốt. Ông cũng đã khôn khéo kéo được về phía mình những tu viện lớn ở các tỉnh quê hương, và đây không phải là một sự hỗ trợ nhở vì giáo hội rất giàu, và lại khi chiến đấu, quân đội của giáo hội chắc chắn là những chiến sĩ dầy dạn vì suốt đời họ chỉ có đánh nhau và cướp phá.Toba II gửi đi khắp nơi những lời kêu gọi ủng hộ ông tiêu diệt nhiếp chính Hojo mà ông tuyên bố là một kẻ phiến loạn, và một kẻ ngoài vòng pháp luật. Suýt nữa thì ông thành công, nhưng người miền đông đã nhanh hơn ông nhiều quá. Viên nhiếp chính huy động một lực lượng lớn, tiến quân từ Kamakura và không đầy một tháng sau đã làm chủ kinh đô. Hoàng đế, cựu hoàng đế và nhiều thành viên của gia đình họ bị đày ra những hải đảo xa xôi, còn các hoàng thân hoàng thích, các quý tộc trong triều và những thủ lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa thì hoặc là bị xử tử ngay tại chỗ hoặc bị đi đầy hoặc bị bở tù. Đa số trên đường đi tù đày đã bị giết chết. Âm mưu của hoàng đế thật sự đã làm lợi cho chính quyền Kamakura. Nó đem lại cho chính quyền này thời cơ quét sạch một ổ bất mãn nguy hiểm và điều này lại còn cấp bách hơn nữa, một cái cớ để chiếm lấy những cơ ngơi rộng lớn vốn thuộc các gia đình giàu có ở Kyoto. Sự gia tăng này về đất đai là rất cần cho các nhà quân phiệt, bởi vì cuộc vật lộn giữa các dòng họ đã tạo ra một tầng lớp đông đảo các chiến sĩ, những người này không muốn hoặc không thích hợp với công việc canh tác áp trại của họ. Họ chủ yếu là những người phi sản xuất nhưng lại sinh sôi rất đông và trong một thế kỷ từ 1185, số lượng của họ đã tăng lên đến mức không còn đủ đất để ban phát cho họ nữa. Một tình huống kinh tế đã xảy ra khi một số đông các chư hầu của Shogun lâm vào cảnh khốn quẫn đến mức họ rất có thể tự nhủ rằng “Nếu chúng ta nổi loạn, tình cảnh của chúng ta cũng chẳng thể tệ hại hơn được, và có lẽ còn khá hơn lên”. Đó là một tình thế nguy hiểm cho bất cứ xã hội nào, và nhất là ở đây lại càng nguy hiểm vì phần lớn những người bất mãn là những người chỉthích thú có mỗi cái nghề đánh nhau. Các cố vấn của nhiếp chính thấy rõ nguy cơ đó và họ đã hào phóng chia các thái áp tịch thu được cho những người đi theo mình mà họ muốn xoa dịu hoặc khen thưởng. Trước cuộc nổi dậy 1221, chính quyền Kamakura đã tự kiềm chế không đặt các quản lý của mình lên các thái áp thuộc triều đình trong một nửa số tỉnh hoặc ít nhất thì cũng tránh thu thuế quân lương ở những nơi đó. Người ta nói rằng có tới trên 3000 thái ấp như vậy, cho nên chúng cung cấp thứ của trời cho phong phú cho đám tùy tùng đói khát của Shogun. Đất không phải hoàn toàn chuyển giao cho họ, nhưng họ được bổ nhiệm làm quản lý (gito) và lương bổng của họ là hậu hơn trước nhiều. Tầng lớp quản lý mới cứ 11 mẫu đất họ trông nom, được nhận một mẫu và được phép thu thuế trên 10 mẫu kia. Hoàng đế tán thành chế độ này, tất nhiên là do ép buộc, trong một sắc chỉ năm 1223. Từ đó trở đi, tuy chính quyền Kamakura đối sử rộng rãi với hoàng đế và một số nhà quý tộc, tổng số của cải và sức mạnh của giới quý tộc ở triều đình và ngay cả của hoàng gia nữa, đã giảm sút rất nhiều và các nhà độc tài quân sự bấy giờ đã có ở những nơi trước đây chịu ảnh hưởng của Kyoto, những chư hầu khó có thể không trung thành với những ông chúa đã đặt họ vào những địa vị béo bở như

Page 19: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thế. Một câu chuyện trong một cuốn sách lịch sửloại cổ nhất kể về cuộc nổi dậy năm 1221 cho thấy rõ giá trị của chức quản lý. Vị hoàng đế ẩn tu (Toba II) trong một cuộc hành hương tới đền Kumano tình cờ gặp một Samurai tên là Nishina đi cùng với hai con trai, đứa 14, đứa 15 tuổi. Hoàng đế thích vẻ mặt khôi ngô của hai đứa trẻ và lấy chúng vào phục vụ cho mình. Người cha, do biết ổn, cùng đến triều đình và khi chuyện này tới tại phủ Shogun, họ liền tịch thu hai thái ấp của Nishina vì như thế là một sự xúc phạm do một chư hầu của họ đã tự tiện giao dịch với triều đình mà không được họ cho phép. Trong khi đó, một sủng phi của vị hoàng đế ẩn tu, một vũ nữ tên là Kamegiku, đã từng được hoàng đế tặng hai thái ấp ở Settsu, than phiền rằng viên quản lý do Kamakura bổ nhiệm đánh lừa cô ta. Hoàng đế bèn gửi một thông điệp ra lệnh cho nhiếp chính phải lập tức trả các thái ấp cho Nishina và bãi nhiệm viên quản lý phạm lỗi. Như thường lệ mỗi khi cần thông báo trịnh trọng cho triều đình, nhiếp chính đã xuất hiện ở Kyoto với một ngàn kỵ sĩ và trả lời rằng một hoàng đế trước đây đã phong cho Yoritomo làm Tổng Quản lý toàn Nhật Bản, Yoritomo đã trao chức quản lý cho những người đã giúp ông đè bẹp kẻ thù của ngai vàng và các chức vụ đó, vốn là những phần thưởng cho những người có công nên không thể tước bởđược của họ. Câu chuyện này minh họa những khả năng của một quản lý, đồng thời cho thấy Minamoto (ảnh hình 36) chăm lo cho các chư hầu của ông ta như thế nào. Người viết đã tiếp tục kể rằng hoàng đế tức giận vì câu trả lời của viên nhiếp chính, nên từ đó đã mưu đồ lật đổ chế độ Shogun. Hoàng đế có thể thành công được nếu như những người phò tá ông có tài năng và ta có thể nói thêm rằng nếu như họ cũng trung thực như những người đang điều hành bộ máy ở Kamakura. Nhưng cuộc sống ở Kyoto không phải là cuộc sống đưa những người có tài tổ chức lên đỉnh cao, trong khi đó, ở miền đông Nhật Bản, những lãnh tụ được rèn luyện trong gian khổ, khó khăn, cái đó khuyến khích một sự sáng suốt thiết thực, còn về kiến thức sách vở mà họ cần thì họ có thể dựa vào những học giả lấy từ chính thủ đô tới. Bản thân các Shogun lúc này còn kém quan trọng hơn cả các hoàng đế ở Kyoto. Khi việc kế nghiệp Minamoto thất bại, một đứa bé dòng họFujiwara đã được đưa từ thủ đô tới và được phong làm Shogun. Từ đó (1226), trong hon 100 năm, chức vụ Shogun nằm trong tay những bù nhìn, quyền chỉ huy tối cao tất cả lực lượng quân sự trong vương quốc và quyền lãnh đạo dòng họ Minamoto về danh nghĩa là nằm trong tay một quý tộc chẳng phải là quân nhân cũng chẳng phải là người của họ Minamoto mà lại là một người của dòng họ Fujiwara và sau này là một hoàng thân dòng dõi hoàng tộc. Sự kỳ quái đó không dừng ở đấy vì thực quyền của chức vụ Shogun là do các nhiếp chính của gia đình Hojo kế tiếp nhau nắm và sử dụng, và họ thuộc dòng dõi Taira, chứ không phải dòng dõi Minamoto. Nhưng ta cần nhớ rằng dưới con mắt người Nhật tình huống này không phải là kỳ quặc như đối với con mắt chúng ta, bởi vì theo phong tục của họ, việc nhận làm con nuôi tạo ra một mối quan hộ gia đình khác về tính chất, nhưng không khác về mức độ mạnh mẽ, chặt chẽ so với quan hệ ruột thịt.

Tuy về lý thuyết là những người tiếm quyền, các nhiếp chính Hojo trong thực tiễn và theo chuẩn mực thời đại của họ, là những nhà cai trị hết sức thành thạo. Người đầu tiên trong số họ, Tokimasa, đã bị chính con gái ông là Masa-Ko, người có tính cách mạnh mẽ và con trai ông là Yoshitoki, buộc phải từ chức và Yoshitoki đã kế vị ông làm nhiếp chính, một chức vụ đã đượcchín người của gia đình này kế tiếp nhau nắm giữ cho đến năm 1333. Chỉ cần mô tả sự thống trị của họ một cách chung

Page 20: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

chung, không cần đi vào từng cá nhân cũng đủ, nhưng có điều đáng nêu lên là gia đình này hình như được trời phú cho một tài năng nổi bật và có thể truyền cho nhau được, và Masa-Ko đã thừa kế trọn vẹn phần của mình. Khi người con trai thứ hai của bà chết, bà đi tu, nhưng điều đó không hề ngăn cản bà tham gia chính quyền và người ta biết bà từ thời ấy như là Ama Shogun (Tướng quân nữ tu). Bà chết năm 1225 ở tuổi ngoài 70 sau một cuộc đời hoạt động rất tích cực. Cuộc đời của bà là một thí dụ cao cả về sự vươn lên đỉnh cao của một phụ nữ, nhưng hoàn toàn không phải không có những phụ nữ khác như thế ở buổi đầu của chế độ phong kiến Nhật Bản. Thời đó, cả trong các giới lịch sự trang nhã của thủ đô lẫn trong xã hội quân nhân nghiêm khắc hơn, ảnh hưởng của phụ nữ rất mạnh và không có gì chứng tở địa vị phụ nữ là hoàn toàn lộ thuộc như về sau này ta thấy.

Điều chủ yếu khiến các nhiếp chính Hojo được ca ngợi là việc thi hành công lý nghiêm túc và nói chung trung thực, theo truyền thống của Yoritomo. Năm 1232, Hội đồng Quốc gia ở Kamakura thông qua một bộ luật được gọi theo tên của thời kỳ nó được soạn thảo, là Josei Shi Kimoku hoặc công thức Joei. Đó là công trình của nhiếp chính Yasutoki và học giả Miyoshi. Nó không phải là một bộ luật có hệ thống, như bộ luật của Taiho, cũng không dựa trên một nền luật học toàn diện nào. Đúng ra nó là một bản tập hợp những châm ngôn và quy tắc đãhướng dẫn các quan tòa và các nhà cai trị, cụ thể hóa kết quả của kinh nghiệm hoạt động của chế độ phong kiến trong một nửa thế kỷ. Về mặt này nó là điển hình cho các phương pháp của Kamakura: thiết thực, trực tiếp, dựa trên hoàn cảnh thực tế và không vướng víu gì với lý thuyết. Yasutoki viết cho các quan chức của ông ta ở Kyoto, nói về bản công thức đó như sau: “Nó không theo sát bất cứ nguyên bản nào… nhưng đã được vạch ra đúng như các nguyên tắc đòi hởi”. Quả thật nó có vay mượn một cái gì đó của các bộ luật trước, nhưng nó đề cập đến một địa hạt có phần khác, bởi vì ý đồ chủ yếu của nó là điều hòa công việc và hành vi của tầng lớp quân nhân. Nó gồm có những lời phát biểu ngắn gọn và những đặc điểm chủ yếu của quy tắc đạo đức, như lòng trung thành và lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, và vừa là một cuốn sổ tay về luân lý vừa là một bản tóm tắt luật pháp. Không hề có mưu toan nhằm áp dụng nó bên ngoài các lãnh địa phong kiến. Các chủ đát không phải chư hầu của Kamakura, các viên chức dân sự và các tu viện lớn vẫn lệ thuộc vào bộ luật Taiho trong chừng mực bộ luật này có tác dụng và vào các đạo luật, chỉ dụ và sắc lệnh đã được bổ sung thêm vào bộ luật đó, chằng chịt như rừng rậm; nếu không như vậy thì họ thi hành những luật theo tục lệ của họ trên địa phận của họ. Nhưng vì bộ luật Taiho dựa trên những hoàn cảnh đã biến mất từ lâu, cho nên bộ luật phong kiến thích hợp với các nhu cầu của họ nhiều hơn, và do đó nó dần dần mở rộng sang một số địa phận công và tư, không phải theosự đề nghị của Bakufu, mà là vì những cái lợi thực tế của nó. Do đó, chẳng bao lâu, một bộ luật về thực chất vốn là luật nội bộ của gia đình Minamoto đã trở thành luật phổ thông của Nhật Bản, nhất là trong các vấn đề lĩnh canh và các quyền hạn này sinh từ việc lĩnh canh những vấn đề, trong một nền kinh tế nông nghiệp, là rất cơbản. Việc công thức Joei có một ảnh hưởng rộng rãi như thế sau này, là một điều đáng chú ý so với sự khởi đầu khiêm tốn của nó. Khi phổ biến nó cho các chư hầu của mình, Yasutoki viết: “Ta e rằng ngườiở thủ đô sẽ cưới những đạo luật này vì đã được những kẻ man di dốt nát tập hợp lại”.

Page 21: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Bộ luật này, với những khoản bổ sung về sau, tất nhiên có chiều hướng nhằm làm lợi cho quyền lợi của các thủ lĩnh phong kiến hơn là cho các tá điền và viên chức nhở. Nhưng những người soạn thảo nó, và điều này còn quan trọng hơn, những người thực thi nó, nhận thấy rằng một bộ luật khe khắt đem áp dụng một cách vô tư thẳng thắn sẽ đem lại cho họ những kết quả tốt hơn là một bộ luật hiền lành người ta có thể né tránh và lạm dụng. Tuy bị đánh thuế nặng nề, ít ra người nông dân cũng biết được rằng mình được bảo vệ chống lại những sự sách nhiều không được phép và họ được quyền bán tài sản và di cư nếu họ muốn. Đó là những quyền trước kia họ không có và sau này họ bị mất đi dưới một chế độ kém sáng suốt. Không thể nói địa vị của họ là sung sướng vì chế độ nông nô vẫn chưa bị hủy bở về mặt thể chế hay về mặt hoàn cảnh thực tế. Nhưng các nhà cai trị của Kamakura đã có ưu điểm là đã nhận ra nông dân là cơ sở của nền kinh tế quốc gia và tầm quan trọng của sự công bằng trong sự giao dịch với nông dân cũng như với những tầng lớp khác cao hơn trong bậc thang xã hội. Có thể viết nhiều về đề tài này, nhưng ở đây chúng tôi chỉ có thể nêu ra một điểm là ở nước Nhật Bản phong kiến, khái niệm công bằng có vẻ đã không phát triển như một khái niệm trừu tượng, bao gồm quyền của một người thưa kiện và bổn phận của một quan tòa, mà nó nhằm vào một cái gì đó thiết thực nhưng không phải là áp đặt, một cái gì do kẻ thống trị ban cho như một ân huệ. Quan điểm này thấm nhuần tất cả các chính quyền phong kiến về sau, đến mức sau này chúng ta còn thấy có những bộ luật chẳng những không được ban bố rộng rãi mà lại còn phần nào bị giữ lại như những bí mật quốc gia.

Cộng với việc hoàn chỉnh các phương pháp tư pháp, chính quyền Kamakura còn rất chú ý đến chính quyền địa phương, để thi hành trong các lãnh địa của nó những chính sách đã được quyết định ở trung ương. Các cảnh sát và quản lý được các quan chức thanh tra giám sát chặt chẽ và bất cứ vụ sai phạm nào được phát hiện đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Biên giới được canh phòng cẩn mật, cũng như các quyền hạn về thủy lợi và các vụ thu hoạch và đã có một cố gắng thành thật để điều chỉnh chế độ đánh thuế theo các sản lượng khác nhau. Đây là một sự quan tâm hết sức quan trọng, đặc biệt vì thu hoạch lúa biến động rất lớn tùy theo mưa, nắng. Vì lý do đó, việc trồng lúa luôn luôn vừa là nhược điểm vừa là điểm mạnh của nền kinh tế nông nghiệp Nhật Bản. Lúa là lương thực chủ yếu và lúa là vụ thu hoạch chính vì các thứ ngũ cốc khác được trồng trọt với số lượng tương đối nhở. Do cho đến thời kỳ gần đây, không có được số lượng lương thực như thịt, sữa và trứng đủ để bổ sung cho gạo khi mùa màng thất bát nên nạn đói thương xảy ra. Nguy cơ này đã được nhận thức rõ ngay từ thời kỳ Nara, khi nhiều phen các nhà chức trách cố gắng thúc đẩy nông dân trồng trọt để làm dự trữ những thứ ngũ cốc có chịu được các điều kiện bất lợi cho lúa. Nhưng họ đã không thành công vì họ không thi hành được các lệnh của họ, và người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ vẫn luôn luôn ưa chuộng trồng lúa nước, nó đem lại một thu hoạch phong phú hơn vào những mùa bình thường và một chế độ ăn được ưa thích hơn. Trong hoàn cảnh như thế, với những mảnh ruộng nhở, được đắp bò và tưới nước cẩn thận, các vấn đề ranh giới và thủy lợi là có tầm quan trọng sống còn đối với người làm ruộng và có thể gây ra cho họ những xúc động sâu sắc nhất. Do đó, tầng lớp quân nhân đã tở ra có đầu óc sáng suốt khác thường đối với thời ấy khi họ đặt ra chính sách là bảo vệ nông dân chống lại sự áp bức của các tư nhân. Về mặt này, họ hơn hẳn những người cai trị trước kia

Page 22: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

là những người công nhiên có tính cách gia trưởng và hơn hẳn những phong kiến chuyên chế sau này chỉ nhằm vào hiệu quả.

Một đặc điểm nổi bật nữa của chế độ Kamakura là tính giản dị, thậm chí khác khổ của nó. Sự xa hoa tinh vi nhưng ẻo lả, những sự đối địch xã hội, xu hướng tiêu sai lãng phí vào nhà ở, y phục và tiệc tùng đã làm cho hết gia đình kiêu kỳ này đến gia đình kiêu kỳ khác ở Kyoto phá sản và chính một phần vì lý do đó mà Yoritomo và những người kế vị ông đã xa lánh kinh đô văn hóa và kiểm soát chặt chẽ các chư hầu của họ về các vấn đề phẩm tước và chức vụ trong triều đình. Xã hội lịch sử của thủ đô có một sức mê hoặc thu hút các binh sĩ thường mà giới quý tộc khinh bỉ gọi là “bọn mãn di miền đông”. Chắc chắn là Yoritomo hiểu ra người của mình và sổ tác hại của sự tôn kính sâu sắc với các chức tước, tình cảm tôn ti trận tự mà người Nhật có vẻ cùng chia xẻ với người Anh. Chắc chắn rằng khi cuộc sống giản dị ở Kamakura bị các chuẩn mực xã hội độc hại của Kyoto xâm nhập, sức mạnh của chế độ nhiếp chính bắt đầu tàn. Trong khoảng thời gian một thế hệ, nó đã giữ được sự tự do buổi đầu của nó không bị ô nhiễm, và tiếp tục tồn tại, không tao nhã, lịch sự, nhưng nghiêm túc và cần cù.

Tuy thường có những sự thay đổi về chi tiết trong tổ chức của nó, nhưng những thay đổi đó không phải là vì nghiêng ngả mà chính là vì thái độ kiên định mong muốn tìm ra giải pháp đúng cho các vấn đề khi chúng nảy sinh. Các thủ lĩnh của Kamakura có đặc điểm là họ không đi theo một lý thuyết nào mà sử dụng phương pháp mò mẫm. Họ thường phát triển một cơ quan và để cho một Cơ quan khác suy tàn, nhưng nguyên tắc chỉ đạo của họ là liên tục và họ luôn luôn nhằm vào thành công tập thể chứ không nhằm thành tựu riêng cá nhân. Do đó, Hội đồng Quốc gia mà chủ tọa là nhiếp chính đãđược sự đoàn kết ở một mức độ đáng chú ý. Các cuộc Bản bạc của nó về các vấn đề quan trọng là bí mật và các sắc lệnh của nó đều được thông báo như là đã nhất trí. Trách nhiệm là tập thể và cái đó có hai điều lợi. Nó làm nản lòng các phe phái và mưu mộ bên trong và bên ngoài phòng họp và nó ngăn chặn cá nhân các thành viên rêu rao công lao cá nhân trong khi lại che chở họ chống lại ác ý củanhững phe cánh bị thiệt thời vì những quyết định của Hội đồng. Tóm lại, các thành viên của Hội đồng có thể yên tâm hành động không e sợ hoặc không thiên vị. Thí nghiệm đáng chú ý này trong cách cai trị bằng úy ban lẽ ra có thé đem lại những kết quả có giá trị nếu như nó đã không bị phá vỡ vì những nguyên nhân bên ngoài. Các Shogun bù nhìn kế tiếp các con của Yoritomo không được quyền thực thi quyền lực hành chính, nhưng vẫn giữ nghi vệ rất trọng thể và có một số tùy tùng đông đảo gồm các nhà quý tộc Kyoto với cung cách và thích thú kiểu kinh đô. Lúc này hình thành một xã hội cung đình, khuyến khích các tư tưởng và trò giải trí không phù hợp với việc bảo tồn những đức tính nghiêm khác của quân nhân, cơ sở thành công của chế độ nhiếp chính. Hình như một xã hội khắc khổ và thanh đạm như các nhà luân lý tán thưởng, luôn luôn mang trong lòng nó những mầm mống gây ra sự suy sụp của chính nó. Chính cái việc cám ngặt nghèo các cung cách và ứng xử đó, đã có nghĩa là nó sẽ lâm nguy khi có thay đổi. Nhưng một nền văn hóa bất biến không phải là một nền văn hóa sóng và thay đổi tự thân nó đã là hấp dẫn và đáng mong muốn. Xét cho cùng, đối với phần lớn mọi người, sự thởa mãn về ăn, mặc, hội họa, thơ ca và ngay cả sự đối địch về mặt xã hội, chúng ta phải thừa nhận là hoan khoái dễ chịu hơn là kỷ luật nghiêm ngặt, đều đều tẻ nhạt và

Page 23: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cuộc sống đơn sơ. Và nhiều chiến sĩ tỉnh lẻ dưới quyền thống trị nghiêm khắc của Kamakura đã phát hiện ra điều đó. Bản thân Nhiếp chính Tokiyori nổi tiếng về các thói quen giản dị của ông. Một câu chuyện phổ biến khi sinh thời của ông kể lại rằng, để khoản đãi một vị khách vào một đêm nọ, ông ta đã không tìm thấy gì hết trong cái chạn rỗng của mình ngoài một ít nước chấm ở đáy bát và một ít rượu. Có nhiều chuyện như thế, trong đó những nhân vật cao sang được thể hiện như những kiểu mẫu về sự tần tiện. Nhưng đối với họ, cuộc đời được thởa mãn bằng việc thực thi quyền lực, còn người chiến sĩ bình thường thì chẳng có gì để khuây khởa, bận rộn, vì lúc này không còn được cái thích thú kích động của chiến trận. Cho nên những người trẻ tuổi hơn tìm kiếm chức vụ trong cung đình của Shogun và có chiều hướng trễ nải công viộc rèn luyện quân sự để đi theo những tài nghệ lịch sự hơn, như âm nhạc, khiêu vũ và làm thơ. Các sử gia kinh viện, cả Nhật Bản lẫn châu Âu, quen thói than phiền sự sút giảm của những chuẩn bị giản dị đó, nhưng phong trào này không hoàn toàn là có tính chất thụt lùi. Nền vẫn hóa của xã hội phong kiến là chật hẹp và nó được mở rộng bằng sự quan tâm đến văn chương, nghệ thuật, thậm chí bằng cả những cung cách xã hội phong nhã mà các quý tộc Kyoto trau dồi, khuyến khích, thì cũng là điều tốt.

Mức sống tiếp tục được nâng cao trong tầng lớp quý tộc nhởở miền đông, trong khi các nhà cai trị Kamakura làm hết sức mình để ngăn chặn cái mà họ cho là một trào lưu xa hoa đang dâng lên, bằng các luật lộ hạn chế chi tiêu các loại. Đó là một hiện tượng thỉnh thoảng lại diễn ra trong suốt lịch sử Nhật Bản. Một nhóm hay một tầng lớp nào đó lên nắm quyền binh và yêu cầu của họ về hàng hóa tăng lên, cũng như số lượng của chính họ cũng tăng lên, vì tình hình kinh tế của họ là thuận lợi cho sự gia tăng. Nhưng trong khi sự tiêu dùng của họ tăng thì sản xuất lại không tăng hoặc không tăng với tỷ lệ thích hợp vì nó bị hạn chế bởi một nhân tố hầu như bất biến, đó là diện tích ruộng lúa có thể có được. Do đó khi các nhà cai trị cố gắng giảm bớt tiêu dùng bằng những biện pháp không tự nhiên, nhưng các biện pháp này lại không có hiệu quả, thì vấn đề nảy sinh tiếp theo đó là một cuộc vật lộn giữa những người tiêu dùng, cuộc vật lộn này ở thời phong kiến mang hình thức nội chiến và phân phối lại quyền lực. Trong nửa cuối của thế kỷ XIII, đó là chiều hướng của tình hình đang diễn ra, nhưng nó đã bị gián đoạn bởi những vụ rối loạn đã âm ỉ từ lâu bên trong và cả bên ngoài biên giới Nhật Bản. Tình hình trong nước là xấu, mặc dầu những công lao của chính quyền Hojo có nhiều. Đã có một trận động đất tàn phá quân Kamakura năm 1257. Năm 1259, một nạn đói nghiêm trọng xảy ra và bệnh dịch hoành hành ghê gớm đến nỗi, theo lời đồn, thì phố xá Kyoto đầy chật xác chết và những người đang ngác ngoài, trong khi đó ở nông thôn các viên quản lý được lệnh miễn thuế và cứu giúp những người đau ốm, khốn khó đang sống bằng cở và rễ cây. Năm sau bệnh dịch vẫn hoành hành và Bakufu, lúng túng không tìm ra được biện pháp thiết thực, ra lệnh cho các viên cảnh sát tổ chức cầu nguyện và tụng kinh ở các đền chùa ở tất cả các tỉnh. Tình trạng thiếu những người khởe mạnh hình như nghiêm trọng đến mức ngườĩ ta đã phải thả cả những kẻ đang bị giam giữ vì tội giết người. Ngay tại kinh đô, tình hình càng tệ hại thêm vì những cuộc xung đột dữ dội đã nổ ra giữa các tuviện lớn và các nhà sư chiến đấu hăm dọa toàn bộ dân chúng, kể từ hoàng đế trở xuống. Điều này không phải là mới mẻ hay hiếm hoi gì, bởi vì tu viện Entyakuji ngay từ năm 969 đã từng đe dọa dùng vũ lực với triều đình và trong thế kỷ XIII, các lực lượng vũ trang của nó đã xông vào thành phố tới hơn 20

Page 24: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lần. Đã xảy ra những cuộc xung đột rất nghiêm trọng năm 1235 và 1236, rồi năm 1256, 1257 và 1264. Những nhà cầm quyền ở Kamakura thương giữ thái độ Bảng quan, nhưng đôi khi họ buộc phải can thiệp. Chẳng hạn năm 1259, khi một cuộc xung đột giữa các nhà sư và hoàng đế đe dọa trở nên nghiêm trọng, nhiều chiến binh, có đến mấy trăm, của Bakufu đã vào kinh đô. Một cuộc đánh nhau có nguy cơ xảy ra, nhưng rồi các sự thay đổi ý kiến, rút lui và đóng chặt cổng tu viên của họ lại. Nhưng binh sĩ Bakufu còn phải canh gác, rất cẩn mật để đề phòng những cuộc đột kích và những vụ đốt nhà. Do đó, ta có thể nhận định được tình thế gần rơi vào trạng thái vô chính phủ đến thế nàoở thủ đô và ở các tỉnh nơi có những ngôi chùa lớn. Thời ấy, như chúng ta biết được, đã có những lời lẽ đả kích viết nguệch ngoạc lên tường hoàng cung, chẳng hạn như “Năm mối, điềm gở”, “Ở nông thôn, tai họa”, “Ở thủ đô, lính tráng”, “Trong chính quyền, bất công”, “Trong cung vua, thiên vị”, “Ở các tỉnh, nạn đói”, “Trong lòng sông, những bộ hài cốt”, “Trong các đền, cháy bùng bùng”, v.v…

Nếu chúng ta rời công việc quốc nội quay sang công việc giao dịch với nước ngoài ở thời kỳ này, chúng ta thấy một loạt hoàn cảnh không ổn định và nguy hiểm. Từ thời Sugawara Michizane (894), đã không có trao đổi phái bộ chính thức giữa triều đình Nhật Bản và triều đình Trung Quốc, tuy rằng do Trung Quốc vẫn là cái nguồn của văn hóa, các tàu buôn vẫn chở sư và học giả Nhật Bản tối những trung tâm kiến thức của Trung Quốc. Thời đó, người Trung Quốc vượt xa người Nhật trong các lĩnh vực đóng tàu và hàng hải, và giao thương giữa hai nước hình như phần lớn nằm trong tay các chủ tàu Trung Quốc. Nhưng tàu thuyền Nhật Bản quả có vượt biển, tuy không phải lúc nào cũng với tính cách các thương thuyền. Chẳng hạn, chúng ta nghe nói đến sự phản đối của vua Korai về những hành động cướp phá của họ trên bờ biển Triều Tiên, năm 1263, (Koraihoặc Koryo là một quốc gia bao gồm, sau khi nhà Đường đổ, toàn bộ bán đảo bây giờđược gọi là Triều Tiên). Ông ta than phiền rằng, tuy hai nước đã thởa thuận rằng mỗi năm chỉ có hai thuyền Nhật Bản được tới thăm Triều Tiên; đã có nhiều thuyền hơn con số đó tới và đã cướp phá thị trấn, làng mạc trên bờ biển. Điều đáng chú ý là, tuy người Nhật rất dễ tức giận trong quan hệ của họ với các triều đình nước ngoài và dễ tự ái trước những ngôn ngữ mà họ cho là thiếu lễ độ, chính quyền Kamakura vẫn thừa nhận là người của họ cỗ lỗi. Những cuộc cướp phá là những cuộc đột kích riêng tư của các chư hầu của họ ở miền tây Nhật Bản, những người này đã bị khiển trách và được lệnh phải nộp trả những gì đã cướp được, chủ yếu là thóc lúa và da thú. Loại sự việc này thinh thoảng lại diễn ra trong suốt một thế kỷ hoặc hơn thế và luôn luôn có một nguy cơ chiến tranh nào đó giữa Nhật Bản và Triều Tiên, sở dĩ tránh được chủ yếu là vì Bakufu quá bận rộn với những vấn đề trong nước và quá lúng túng về mặt tài chính, không dám liều tiến hành một cuộc viễn chinh ở hải ngoại. Và lúc này còn có một lý do rất mạnh mẽ nữa về phía Nhật Bản chóng lại việc gây sự với Triều Tiên, vì năm 1263, Khubilai (Hốt -Tát Liệt) Đại Hãn của người Mông Cổ, đã trở thành Hoàng đế toàn Trung Quốc và chúa tể của nhiều quốc gia xung quanh. Những “vương quốc ở xung quanh đó”, như Gibbon mô tả, “đã bị khuất phục phải cống hiến và phục tùng ở những mức độ khác nhau, bằng nỗ lực hoặc sự khủng bố của vũ khí”. Triều Tiên trở thành chư hầu ngoan ngoãn của người Mông Cổ và vua Triều Tiên được Khubilai gả một con gái làm vợ. Sau đó, vẫn theo lời Gibbon, “tham vọng vô bờ bến của Khubilai mong muốn chinh phục Nhật Bản, hạm đội của ông ta hai lần bị đánh đắm và sinh

Page 25: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

mạng của 100.000 quân Mông Cổ và Trung Quốc đã bị hy sinh trong cuộc chinh phạt vô hiệu quả.” Câu chuyện về những cuộc xâm lăng này, tuy có phần nào không rõ, là đầy hứng thú kích động, nhưng chúng ta phải bằng lòng ở đây với một sự tóm tắt ngắn gọn nhất về các sự kiện. Năm 1268, Khubilai phái một sứ thần sang Nhật Bản, mang theo một bức thư của “Hoàng đế Đại Mông” gửi “Vua Nhật Bản”. Thư được trao cho đại điện của Bakufu tại Kyushu rồi từ đó được hỏa tốc đưa về Kamakura. Thư nêu lên rằng Nhật Bản cần mở công cuộc giao dịch hữu hảo với Trung Quốc, và cuối cùng chỉ ra rằng ở đâu quan hộ không hài hòa, chiến tranh nhất định sẽ xảy ra. Sự đe dọa này được nối tiếp bằng những thư hăm dọa khác trong năm năm liền. Kyoto hoảng sợ, nhưng Kamakura, tuy hiểu rõ sự nguy hiểm, từ chối không trả lời các sứ giả của Khubilai và đuổi họ về. Cuối cùng, tháng 11 năm 1274, sau hơn một năm chuẩn bị, một đạo quân Mông Cổ dong buồm rời Triều Tiên, trên những chiếc thuyên Triều Tiên do các thủy thủ Triều Tiên điều khiển. Các học giả có thẩm quyền của Nhật Bản có ý kiến khác nhau về quy mô của hạm đội này và sốngười nó chở, nhưng con số có thể đúng là 450 chiếc thuyền và 15.000 quân Mông Cổ, ngoài 15.000 thủy thủ Triều Tiên và những ngườiphục vụ khác. Họ đánh chiếm không khó khăn những hòn đảo Tsushima và Iki, quân Nhật ít ỏi đồn trú trên các hòn đảo này đã chống cự dũng cảm đến người cuối cùng. Dân chúng bị đối xử hết sức tàn ác. Sau đó các thuyền dong buồm đi Kyushu, quân lính đổ bộ lên nhiều điểm trên bờ vịnh Hakozaki. Lúc đầu người Nhật đã phạm sai làm khinh thị kẻ địch. Họ rất coi thường người Triều Tiên, thường là con mồi dễ dàng cho những lưỡi gươm sắc của họ. Nhưng người Mông Cổ hung dữ và thiện chiến, thủ lĩnh của họ dày dạn kinh nghiệm sử dụng những đạo quân lớn, và họ không những được vũ trang những cây cung rất khỏe bắn chết ngườiở xa 240 “ya” (mỗi ya = 0.91 m), mà còn có cả những máy bắn những viêp đạn nặng. Còn người Nhật thì ở vào thế bất lợi, vì họ quen chiến đấu trong đội hình lòng lẻo, tản mạn, hoặc chẳng có đội hình gì cả. Hơn nữa, họ đã sửng sốt trước những hỏa khí của người Trung Quốc, hình như là một thứ máy móc nào đó phóng đi những viên đạn cháy. Tuy nhiên về mặt dũng cảm thuần túy, họ không thua kém bất cử quân đội nào trên thế giới và khi đánh sáp lá cà thì đối phương phải là tài giỏi, nhanh nhẹn lắm mới chống lại được những thanh gươm ghê ghơm của họ. Những người đầu tiên gặp người Mông Cổ là những thủ lĩnh địa phương, chủ đất hoặc quản lý đất ở Kyushu. Họ biết có những đạo quân lớn đang từ Kamakura và miền tây Nhật Bản tới, tất cả mọi người có thể đã được tập hợp. Nhưng họ đã không đợi. Họ đã lập tức tấn công. Họ đã bị thương vong nặng nề, nhưng vẫn chiến đấu cho đến khi trời tối, rồi rút vào các công sự bằng đất của họ để chờ viện binh. Nhưng họ đã không phải cần đến viện binh vì trước khi trời tối hẳn, quân xâm lược là đã quyết định trở lại thuyền của chúng. Có thể chúng có ý hôm sau lại tiến công, nhưng một cơn bão đang âm ỉ và chúng đã bị thiệt hại nặng, cho nên chúng cảm thấy ở trên thuyền an toàn hơn. Đêm đó, một trận bão lớn nổ ra và đến tảng sáng thì toàn bộ hạm đội đã bị thểi dạt đi hoặc cố chạy ra biển để tránh bão. Trong cuộc bỏ chạy này, quân Mông Cổ đã mất nhiều chiếc thuyền và khi trở lại Triều Tiên, chúng thấy cuộc viễn chinh đã làm chúng mất hơn 13.500 người. Trong khi đó chính ỷ quyền Kamakura đã ra lệnh cho tất cả các cảnh sát của tất cả các khu miền tây phải tập hợp quân sĩ chống xâm lăng. Thư của họ gửi cho viên cảnh sát cha truyền con nói ở Bungo, trung tâm Kyushu, viết như sau:

“Gửi Đức ông Otomo Hyogo no Kami Nyudo

Page 26: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Quân Mông Cổ đã tiến đánh Iki và Tsushima và một trận chiến đấu sẽ diễn ra. Do đó, cần phái một đạo quân tối. Ngoài ra, ngài cần phải tuyên bố cho tất cả các địa chủ của chín tỉnh, ngay dù cho họ không phải là người nhà của Shogun, rằng ai phục vụ tốt trong chiến trận sẽ được thưởng tùy theo công trạng. 11 Bunyei tháng 11, ngày mồng một (Ngày 30 tháng 11:1274 Dương lịch).

Theo lệnh (của Shogun)(Đóng dấu) Đức ông Musashi (tức là Hojo Yoshimasa)(Đóng dấu) Đức ông Sadami (tức là Hojo Tokimune).”Ngay trước khi thư này được viết, quân Mông Cổ đã rút qua eo biển Triều Tiên

nhưng Bakufu biết khá rõ tham vọng của Khubilai nên đoán rằng Khubilai sẽ còn tiến công nữa. Quả thật, vài tháng sau, Khubilai phái sứ giả tới đòi người cầm quyền của Nhật Bản phải tới triều đình mới của ông ta ở Bắc Kinh để bày tỏ sự thần phục. Không gì có thể làm người Nhật điên giận hơn là lời lẽ hỗn xược đó và sậu thành viên bất hạnh của phái đoàn đó, đã được hộ tống tới Kamakura không ghé qua thủ đô, đã bị chặt đầu và bêu ra trước công chúng trong một cử chỉ thách thức. Tuy điều này không hoàn toàn chắc chắn, nhưng hình như Bakufu còn có lúc suy tính đến một cuộc chinh phạt ở hải ngoại để “trừng trị bọn cướp nước ngoài”. Họra lệnh cho các sĩ quan của họ ở các tỉnh ven biển miền tây Nhật Bản phải tập hợp thủy thủ và người cầm lái để chuẩn bị một cuộc tiến công vào một “ngoại bang” vào mùa xuân sang năm (1276) và phải sẵn sàng phái họ tới Hakata khi có lệnh. Có lẽ kế hoạch của họ là ngăn ngừa một cuộc xâm lăng bằng những cuộc đột kích vào các cảng của Triều Tiên, ngay khi nào họ được tin Vua Korai lập ra một hạm đội, VI họ biết Khubilai sẽ phải dựa vào vua Korai về việc vận chuyển. Trong thực tế, chiến thuyền của Nhật Bản, theo hồ sơ của Korai, quả có tiến công các bờ biển của Korai năm 1280 và có thể cảnăm 1276 nữa, nhưng điều này thì chúng ta không biết chắc. Trong khi đó Bakufu đẩy mạnh các biện pháp phòng thủ. Họ ra lệnh cho các chủ đất ở Kyushu xây dựng một bức tường thành bằng đá trên bờ vịnh Hakozaki. Công việc phải hoàn tất trong sáu tháng, mỗi thủlĩnh cứ có một tan (khọảng 1/3 mẫu Anh) đất thì phải làm một “inch” tường. Thực tế, đã phải mất năm năm. Trong thời gian đó,Khubilaỉ còn phải bận rộn hoàn thành việc lật đổ nhà Tống bằng một chiến dịch ở miền nam Trung Hoa. Mãi đến 1280 ông ta mới lại có thể chú ý đến Nhật Bản được ông ta cữ một phái đoàn nữa, mời hoặc đúng hơn là ra lệnh cho Nhật Bản phải đặt quan hệ với đế chế Mông Cổ, nói cách khác,là phải thần phục ông ta như một quốc gia chư hầu. Bakufu sai chặt đầu các sứ giả, và đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị. Họ biết khá rõ công việc trên lục địa vì những thuyền buôn vẫn tiếp tục qua lại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và tăng lữ cũng qua lại luôn vì những công việc có tính chất nghiên cứu. Về vấn đề này, Khubilai đã bộc lộ rõ ý đồ, vì bức thư cuối cùng của ông ta là một tối hậu thư.

Nói chung các chư hầu phong kiến đã mau chóng đáp ứng lời kêu gọi của Bakufu. Nhiều viên quản lý và những “người nhà” khác trước đó đã tự động đưa ra những sự đóng góp. Người ta kể lại rằng một người trong sốhọ đã buồn bực vì không tham dự được vào cuộc tiến công đầu tiên đến mức ông ta đã thề sẽ vượt biên tự mình đi tìm quân Mông Cổ nếu chúng không đến nữa trong vòng 10 năm. Những người khác đưa ra những đề nghị tỉnh táo hơn nhưng không kém phần hăng hái,

Page 27: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

bằng những lời thề viết ra giấy gửi cho các chúa tể của họ. Năm 1276, các thủ lĩnh lớn của Kyushu (Shoni, Otomo và Shimadzu) được lệnh phải báo cho các ngườicủa phe cánh họ nộp danh sách những người và vật liệu họ có thể cung cấp được. Hiện còn lại một số những tài liệu đó, và những đoạn trích từ các tài liệu đó cho thấy không khí của thời ấy hơn cả một bản liệt kê công phu các, sự kiện. Chẳng hạn:

“Izeri Yajiro fujiwara Hideshige, một chư hầu ở tỉnh Higo, đã đi tu (tên tôn giáo là Saiko), kính cẩn trình bày như sau:

Đất, người, ngựa, cung tên và vũ khí. (Tiếp theo là một bản kê khai tỉ mỉ đất đai ở các shoencụ thể, cho thấy quyền hạn và nghĩa vụ của ông ta, để lại cho ông ta một cán cân thanh toán thừa khoảng 40 mẫu không công nổ gì cả). Saiko, 85 tuổi, không đi được. Nagahide, con trai ông ta, 65 tuổi. Có cung tên và vũ khí. Tsunchide, con trai, 38 tuổi. Có cung tên, vũ khí, áo giáp, một con ngựa. Matsujiro, họ hàng, 19 tuổi. Có cung tên, vũ khí và hai người đi theo.

Takahide, cháu trai, 40 tuổi. Có cung tên, vũ khí, áo giáp, một ngựa và một người đi theo.

Những người này được đặt dưới quyền sai khiến của Đức ông và sẽ phục vụ trung thành. Được kính cẩn trình bày như trên.

Tháng 4 năm 1276 Saiko (Đóng dấu)”Thư này cho ta thấy bức tranh của hộ gia đình một chiến sĩ thuộc tầng lớp

trung bình đã rời khỏi cuộc đời hoạt động và sống cùng vớigia đình ba thế hệ bằng thu nhập của khoảng bốn mươi mẫu ruộng lúa. Thí dụ sau đây còn cho thấy một hộ gia đình khiêm nhường hơn:

Mệnh lệnh viết ngày 25 tháng 3 (1276) tới hôm qua và đã được kính cẩn đọc kỹ.

Lệnh đòi danh sách người, ngựa, vũ khí, v.v… cho một cuộc chinh phạt trừng trị một ngoại bang. Danh sách đó như sau:

Con trai tôi Saburo Mitsushige và con rể tôi Kubojiro sẽ cấp tốc tới trình diện, đi bất kể ngày đêm. Chúng đang đợi lệnh. Sợ hãi và trân trọng viết,

Nữ tu sĩ Shina, Quản lýKitayama Mura”.

Tài liệu này (vô tình minh họa việc một phụ nữ giữ chức vụ quản lý) mang một màu sác có đôi chút lãng mạn, khiến người ta có thể nghi ngờ tính chất có thực của nó nhưng hiển nhiên là trong những năm tiếp theo cuộc xâm lăng thứ nhất của Mông Cổ, một tinh thần hăng hái dũng cảm đã truyền đi khắp nơi, nhất là trong nam giới ở Kyushu là những người đã chịu đựng mũi nhọn của các cuộc tiến công đó và nói chung, trong suốt lịch sử Nhật Bản, đã nổi bật lên vì những đức tính vũ dũng và lối sống khắc khổ. Tuy nhiên không phải tất cả các chư hầu của Bakufu đều cho thấy lòng yêu nước hăng hái như thế và cần phải thừa nhận rằng ngay trong số những người chiến đấu tích cực nhất, cũng có một số tỏ ra ham muốn được ban thưởng một cách khó coi. Khi Bakufu xem xét hồ sơ cuộc xâm lăng lần thứ nhất, họ

Page 28: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phát hiện ra ràng một số những chiến sĩ quan trọng có đi ra mặt trận nhưng đã không tham gia chiến đấu, còn một số khác thì ở lại nhà viện cớ họ đang bảo vệ quận huyện của họ. Việc khen thưởng và khiển trách cho đúng đắn và công bằng tỏ ra hết sức khó khăn và sự chậm trễ đã làm một số những chư hầu độc lập tức giận và họ đã tối Kamakura để đích thân đòi thỏa mãn những yêu sách của họ. Các sử gia Nhật Bản thường khẳng định rằng các cuộc xâm lăng của Mông Cổ, vì đã gây ra một ý thức về đất nước lâm nguy, nên đã tạo ra một tinh thần đoàn kết thống nhất dân tộc. Nói chung, điều đó có thể đúng, nhưng khó có thể khẳng định được rằng, khái niệm về dân tộc, theo ý nghĩa hiện đại của nó, là điều đã nảy sinh trong đầu óc một dân tộc sống trên đảo và không có quan hệ chính trị gì với các quốc gia lân cận.

Tuy nhiên, tầng lớp quân dân, trong phạm vi khả năng hiểu biết của họ, đã cho thấy một tinh thần đúng đắn và khi nguy hiểm đã đến gần, họ lao vào chiến đấu với một tinh thần dũng cảm hăng hái. Họ không quên những lợi ích của bản thân nhưng hành vi của họ tỏ ra hơn hẳn tính ích kỷ táo tợn của những bộ phận khác trong dân chúng. Như chúng ta đã thấy, giới tăng lữ tỏ ra ngỗ ngược quá sức tưởng tượng và suốt thập kỷ mà sự đe dọa của người Mông Cổ là nghiêm trọng nhất, các tu viện lớn hầu như không lúc nào ngừng tranh chấp đánh nhau. Tin quân Mông Cổ bại trận vừa mới đến Kyoto trong tháng 11/1274 thì tu viện Kofukuji ở Nara đã can thiệp vào một vụ tranh chấp đất đai giữa hai đền Shinto, và phái một lực lượng vũ trang đến thị uy ở thủ đô. Họ ở lại đó hơn một tháng và làm triều đình khiếp sợ đến mức hoàng đế không dám xuất hiện trước công chúng và hội hè lễ lạc thường lệ nhân dịp Năm Mới đã bị bãi bỏ. Cuối cùng người ta đã phải đấm mõm cho các nhà sư này để họ rút đi, nhưng vừa dẹp được vụ đó thì những vụ rối ren khác lại nổ ra. Có một cuộc xung đột dữ dội giữa tu viện Enryakuji ở Hieizan và triều đình về việc kế vị người đứng đầu giáo phái Tendai năm 1276. Bakufu phải can thiệp, sau khi vụ này kéo dài tới hai năm. Năm 1278, tu viện Enryakuji, viện có một tu viện khác cướp đoạt các đặc quyền của mình, đã gây ra một cuộc náo loạn ở Kyoto, nhưng cuối cùng đã bị binh sĩ của Bakufu dập tắt. Năm 1279, có cuộc xung đột giữa các giáo sĩ Shinto ở Iwashimidzu và các giáo sĩ Shinto ở Hiyoshi. Nếu tăng lữ tỏ ra ngang ngược thì người trần tục cũng chẳng phải là tốt lành gì, tuy các cuộc tranh chấp của họ mang tính chất đó dữ dội hơn. Có một chi của dòng họ Fujiwara mà các thành viên đều nổi tiếng cả, mỗi người trong thế hộ của mình, như là những nhà thể lớn. Sadaze tham gia biên soạn một bộ tuyển tập mới về Thời cổ đại và hiện đại. Con trai ông là Tameie cũng là một nhà thể lớn thời ấy. Ông có bốn con trai, tất cả đều là nhà thể. Một người trong số họ là Tamenji, được hoàng đế chỉ định làm một tập thơ, được hoàn thành vào năm 1279. Ông này dành cho mình chức vụquản, lý một thái ấp vốn thuộc quyền sở hữu của người em cùng cha khác mẹ khi ấy còn vị thành niên. Mẹ chú bé này cũng là một nhà thơ. Bà rất căm giận hành vi kiêu ngạo của Tamenji, cả trong thơ ca cung như về vấn đề tài sản và bà đã đi đến Kamakura để kiện trước tòa án ở đó. Cuộc hành trình của bà đã được mô tả trong một cuốn nhật ký đi đường ngắn (Izayoi Nikki) gồm cả một số bài thơ ngăn còn lưu truyền đến ngày nay. Vụ kiện kéo dài mãi đến 1313, mới có quyết định cuối cùng cho con trai của Tamenji được kiện. Trong khi đó thì các đối thủ chính đã chết ở Kamakura. Thơ ca là một vấn đề nghiêm chinh trong cuộc sống ở Kyoto đến mức hận thù do cuộc tranh chấp này gây ra đã đầu độc cả giới văn chương và từ đó đã hình thành hai trường phái thơ, đối lập nhau gay gắt.

Page 29: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Khoảng cuối năm 1280, Bakufuđược tin quân Mông Cổ sẽ tiện công vào mùa xuân sang năm. Nhiếp chính (Tokimune) thông qua các cảnh sát của ông ban bố một bản hiệu triệu kêu gọi các chư hầu của mình chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng. Ông hứa sẽ khen thưởng những ai thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc và lâu dài những kẻ có hành vi bất trung. Một đoạn trong văn kiện này đặc biệt đáng chú ý:

“Ta đã được biết rằng nhiều cảnh sát và chư hầu, hoặc vì những cuộc tranh chấp nảy sinh ra từ chức vụ của họ hoăc vì bất mãn với các phán quyết của tòa án, những năm gần đây đã bất hòa với nhau. Nuôi dưỡng những oán hận riêng tư mà lợi là sự an nguy của quốc gia là hành vi hết sức phản nghịch. Tất cả các chiến sĩ, từ người nhà (của Shogun) trò xuống, hãy tuân theo lệnh của các cảnh sát”.

Những mệnh lệnh tương tự cũng được hoàng đế ban bố, theo đề nghị của nhiếp chính, cho các chủ đất không phải là chư hầu của Bakufu, gồm cả các viên chức của các thái ấp thuộc sở hữu của các đền chùa lớn. Thu nhập từ các lãnh địa ở một số tỉnh miền Tây nộp cho nhà vua, được trao cho các đạo quân sử dụng. Cuối cùng, triều đình đã nhận thức được sự nguy hiểm nghiêm trọng đến mức nào. Họ đã không dừng lại ở những sự đóng góp vật chất cho chiến dịch sắp tởi. Hoàng đế đã đi đền cầu khấn sự giúp đỡ của tất cả các quyền lực vô hình. Ông ta ra lệnh tụng kinh và làm lễ ở các đền chùa trong cả nước. Làm lễ liên tục suốt ngày đêm. Tất cả các hoàng thân quốc thích, các nhà quý tộc phải thức để cầu kinh, các tu viện của các giáo phải lớn, các tu viện trưởng và các tăng lữ liên tục lụng các bản kinh tôn kính nhất và tụng niệm thần chú gọi là Darani, trong khi các đền thời Hachiman - vị thần chiến tranh - đông nghịt các tín đồ thuộc đủ mọi loại tầng lớp và tín ngưỡng. Hoàng đế tự tay viết các bức thư gửi tới lăng mộ của tổ tiên mình. Vị hoàng đế đã thoái vị cũng làm như vậy và cũng phát thệ sẽ tụng niệm 300.000 cuộn số của một bản kinh nào đó. Các nhà quý tộc và các triều thần trong đám tùy tùng của ông ta, mỗi người được chia một ngàn bản, các bản này lại được chia cho họ hàng, bạn bè của họ và những người này làm công việc tụng niệm. Những sứ giả đặc biệt được phái tới các đền ở Ise và tới đền thờ các vị thần lớn khác của đạo Shinto, những cuộc hành hương của Hoàng đế được tổ chức tối những nơi thiêng liêng để cầu xin chiến thắng. Nhiếp chính Tokimune, tuy bận rộn chuẩn bị chiến sự, cũng không quên cầu nguyện và người ta nói ông đã chép lại những bản kinh bằng chính máu của mình.

Cuộc tiến công nổ ra vào tháng 6-1281. Hai đạo quân hùng hậu dong buồm chạy sang Nhật Bản, một đạo khoảng 50.000 quân Mông Cổ và Triều Tiên xuất phát từ Triều Tiên, một dạo khoảng 100.000 quân Trung Quốc xuất phát từ Hoa Nam. Hạm đội Triều Tiên đổ quân lên Kyushu vào ngày 23 tháng 6. Hạm đội phía nam đến sau, lần lượt từng binh đoàn một. Họ đổ bộ những lực lượng mạnh lên các điểm gần Vịnh Hakata. Chúng ta không biết chính xác cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào, nhưng biết chắc rằng bức tường thành đã tỏ ra một công sự phòng thủ hữu hiệu, rằng trên bờ quân Nhật đã chiến đấu anh dũng và dưới nước các thuyền nhỏ của họ đã gây thiệthại nặng nề cho các chiến thuyền cồng kềnh kém linh hoạt của Mông Cổ. Liệu nếu không được hỗ trợ họ có thể giành được thắng lợi cuối cùng không, điều đó chúng ta không thể nói được. Có thể là được vì nếu có thời gian, họ sẽ áp đảo quân Mông Cổ bằng số đông và chác chắn họ sẽ đánh bại đước quân Trung Quốc vốn miễn cưỡng chiến đấu. Cuộc giao tranh hình như kéo dài hơn 50 ngày, kể

Page 30: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

từ ngày có cuộc đổ bộ đầu tiên. Thế rồi một Cơn bão lớn nổi lên, kéo dài hai ngày. Sức bão mạnh đến mức nhổ bật cả những cây to. Một số chiến thuyền của Mông Cổ bị gió thểi bạt, hỗn loạn và đáy vào những lạch hẹp. Ở đó, nhiều thuyền đã đâm vào nhau và đám, quân trên thuyên trở thành miếng mòi ngon cho quân Nhật. Một tài liệu nói rằng trong tổng số 4.000 thuyền chỉ có 200 thuyền trốn thoát và trong đạo quân xâm lăng 150.000 người chỉ có không đến một phần năm sống sót. Có lẽ đó là những số phóng đại, nhưng có thể hầu như chắc chắn là đạo quân xuất phát từ Triều Tiên, phần lớn là quân Mông Cổ, đã mất gần một nửa quân số và những thiệt hại của hạm đội phía nam còn nặng nềhơn.

Truyện kể lại các sự kiện diễn ra ngay sau cuộc bại trận của người Mông Cổ làm nổi bật những nhân vật của ba tầng lớp chính của dân chúng, cụ thể là giới quí tộc Kyoto, các chiến binh và tăng lữ, vì ở đây chúng ta có thể loại trừ nông dân, tuy họ mạnh nhất về số lượng nhưng họ chỉ bảo gì làm nấy mà thôi. Bakufu ra chỉ thị cho tất cả các chư hầu ở Kuyshu là họ phải sửa sang lại các công sự phòng thủ và tiếp tục sẵn sàng chiến đấu không đước lơ là trễ nải. Họ không được phép rời các khu vực của mình. Sự đe dọa của một cuộc xâm lăng nữa kéo dài trong 20 năm, và cho mãi đến năm 1300, khi Kubilai chết, người Mông Cổ mới tỏ ra là đã từ bỏ ý định chinh phục Nhật Bản. Mối lo lắng thường xuyên đó là một sự lúng túng lớn cho Bakufu, vì nó phải đối phó với nhiều vấn đề khó khăn trong quan hệ với triều đình đang có nhiều mưu mô, với giáo hội chiến đấu và cả với chính các chư hầu đói khát của nó nữa. Đám tăng lữ đã ngừng các cuộc xung đột và chuyên vào cầu nguyện cho chiến thắng trong thời gian chiến sự chẳng bao lâu lại gây ra náo loạn. Họ đánh nhau vì những vấn đề sở hữu đất đai, và đe dọa bản thân các thành viêncủa hoàng tộc trong những cố gắng của họ nhằm giành giật quyền lợi vật chất hoặc ảnh hưởng. Phe triều đình thì bị giằng xé giữa sự sợ hãi trước thái độ hung hãng của họ và hy vọng mong họ thành công trong việc quay rối phe quân sự. Hơn nữa, giáo hội đã dành được sự tôn trọng lớn sau cuộc bại trận của Mông Cổ và tất cả các tầng lớp, kể cả chính các quân sĩ, đều cho chiến thắng của quân đội Nhật Bản là nhờ có. sự giúp đỡ của thần thánh ban cho, như họ tin tưởng, để đáp lại sự cầu nguyện của các tăng lữ. Giới tăng 10 đã nhanh chóng lợi dụng tình cảm này và đòi bởi họ có quyền đượcthưởng nhiều hơn là các quân sĩ thường.

Sau 1281, các nhà cầm quyền quân sự ở vào một cái thế thăng bằng bấp bênh. Một mặt, tài chính của họ đã sa sát vì nỗ lực chiến tranh, mặt khác ngày càng có nhiều yêu sách đối với họ. Trong thế kỷ đã qua kể từkhi nó được thiết lập, chính quyền Kamakura đã sống sót được qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác vì sau một cuộc nội chiến, nó luôn luôn có khả năng tặng thưởng cho những người ủng hộ nó bằng tài sản chiến được của kẻ thù. Nhưng cuộc chiến tranh với Mông Cổ, chẳng những không làm cho tài sản gia tăng, mà còn làm cho cả nước nghèo đi. Ở Kyushu đã có những thiệt hại rất lớn vềngười và của, và phải chi phí rất tốn kém để nuôi quân, sự giảm sút trong sản xuất còn nghiêm trọng hơn nữa vì, theo lời một Bản ghi chép đương thời. “Trong những năm vừa qua, do có những cuộc tiến cổng của Mông Cổ, cảở miền đông lẫn miền tây, trong khi vũ nghiệp đã không bị lu mờ thì nông nghiệp hầu như đã bị nồng dấn và chủ đất bỏ rơi”. Với những tài nguyên đã giảm sút như thế, Bakufu bị thúc giục phải thỏa mãn những yêu cầu của các chư hầu tự cho mình có quyền được thanh toán về những công việc

Page 31: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phục vụ chiến tranh hoặc đen bù cho những chi phí họ đã phải bỏ tiền túi ra. Kết quả hầu như không thể tránh khỏi là chính quyền Kamakura bị nhiều người căm ghét hơn là ưa thích, vì bất kể họ cho một người này cái gì họ đều phải lấy của người khác và cả hai đều không bằng lòng. Không như các vị chúa tể đầu tiên của dòng họ Minamoto, họ không thể dựa được vào lòng trung thành với thị tộc, vì các nhiếp chính Hojo không phải là thành viên của nhà Minamoto và tuy họ làđại diện của shogun, trên danh nghĩa, họ cũng; không đứng cao hơn các chư hầu lớn khác trong tôn ti trật tự phong kiến. Họ cố gắng gác lại vấn đề thưởng công hoặc chuyển gánh nặng và sự chê trách về việc quyết định cho các viên chức cao cấp ở các tỉnh, nhưng họ chỉ làm cho sự bất mãn lan rộng và mạnh mẽ thêm. Họ bị nhiều ông chúa có thế lực phản đối hoặc oán hận thật sự, và làm xói mòn lòng trung thành của những chiến binh thấp kém hơn đã bị thiệt hại trong chiến tranh. Đoạn trích dẫn dưới đây từ một bản kiến nghị năm 1296, tức là 15 năm sau cuộc xâm lăng, sẽ cho thấy tình cảm nào là phổ biến khi ấy:

“Kuroo Fujiwara Sukekado, Người nhà, ở tỉnh Hizen kính cẩn đệ trình. Trong cuộc tiến công của quân Mông Cổ, tôi, tên trên đây, ở Chigasaki, đã nhảy lên chiến thuyền địch và tuy bị thương, đã bắt được một tù binh. Sau đó, trong cuộc tiến công vào Takashima, tôi bắt được hai tù binh. Những việc đó đã được báo cáo đầy đủ với tòa thẩm tra và các nhân chứng đã được xét hỏi. Tuy nhiên, mặc dầu có kiến nghị khen thưởng, tôi đã bị bỏ ra ngoài danh sách công lao, và nỗi buồn của tôi thật vô hạn. Tại sao lại như thế? Có những người chi là đúng xem cũng đề ra yêu sách và đã được khen thưởng. Việc tôi bị thương đã được chứng minh với các nhà chức trách, vậy tại sao tôi bị bỏ quên không được khen thưởng? Tôi nghe nói rằng tất cả những ngườiở các vị trí phòng thủ và làm nhiệm vụ canh gác đã đước khen thưởng rồi. Tại sao tôi bị thương lại phải chờ đợi xuống mãi bao nhiêu năm tháng và chẳng được gì đền bù cho sự phục vụ trung thành của tôi?…”

Từ mọi phía, khó khăn dồn dập đổ xuống các nhiếp chính Hojo. Sự sụp đổ của họ đã tới gần. Bộ máy ở Kamakura, nhờ các đức tính của những người đã lập ra, nó, vẫn còn đã chạy thêm 25 năm nữa, nhưng số phận của nó đã được quyết định vào lúc cuộc xâm lăng của Mông Cổ. Các nhà quý tộc ở Kyoto bắt đầu âm mưu chống lại Kamakura và họ tìm thấy đồng minh trong các thủ lĩnh phong kiến bất mãn. Vào cuối thế kỷ XIII, chế độ nhiếp chính đã mất gần hết nhữnh tính năng đã từng bảo vệ nó cho đến giờ. Sự giản dị thanh đạm xưa kia đã biến mất và không còn sự liêm khiết nữa. Các tòa án của Kamakura không còn phán xét nhanh chóng và thiết thực nữa mà đang chao đảo, thối nát. Không còn nghi ngờ gì nữa sự thay đổi này một phần vì ảnh hưởng không lành mạnh của Kyoto, nhưng nguyên nhân đích thực và cuối cùng nằm trong sự yếu kém của các nhà độc tài quân sự về kinh tế. Họ không đủ giàu có để đáp ứng các yêu cầu của các chư hầu và do cố gắng ngăn chặn những người này họ đã buộc phải đi đến chỗ dùng những thủ đoạn tuyệt vọng. Trong những mưu kế đó có cái lệ nguy hiểm ở các tòa án là hoãn giải quyết các yêu sách mà họ biết là không thể thoa mãn được hoặc đưa ra những phán xét không dứt khoát về những cuộc tranh chấp đệ trình lên họ xử. Đó là những sai lầm chỉ đẩy các bên tranh chấp đi đến chỗ dùng vũ lực hoặc gian lận và do đó dẫn đến tình trạng kỷ luật phong kiến ngày càng lỏng lẻo. Có lẽ sự việc minh họa rõ nhất cho sự bất lực của Bakufu trước sức ép kinh tế không thể tránh khỏi là các luật lệ họ đưa ra ở thời

Page 32: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

kỳ này. Nhiều chư hầu mắc vào những khó khăn về tài chính, hoặc là do chi phí trong phục dịch chiến tranh chống quân Mông Cổ hoặc là đơn giản vì cố theo kịp với mức sống ngày một tăng. Họ đã bán hoặc cầm cố đất đai của họ và không thể nộp được thuế cho Bakufu. Do đó Bakufu ban bố một đạo Luật miễn xá, không những cấm bán hoặc cầm cố đất đai của các chư hầu mà còn khước từ thừa nhận các vụ kiện đòi trả tiền góc hoặc lãi của những vụ mua bán trước đây thuộc loại này. Tất nhiên kết quả là gây mâu thuẫn với tầng lớp chủ nộ, tầng lớp này, do bản chất của nó, bao gồm những địa chủ phong kiến giàu có, và là tình cảnh những người mắc nợ càng tệ hại thêm bởi vì hoàn toàn có thể dễ dàng né tránh được một đạo luật như thế. Luật này và những luật khác trong thời kỳ đó đã bị hủy bởi hầu như ngay sau khi ban hành, nhưng bản thân sự việc là có nhiều ý nghĩa và miễn cho chúng tôi khỏi phải mô tả thêm dài dòng tình thế tuyệt vọng của các nhiếp chính Hojo.

Trong khi đó tại Kyoto, tục lệ thoái vị đã được tới mức trong năm 1300 có tới năm cựu hoàng đế còn sống, tất cả đều ở mức độ, nhiều hay ít, thực thi quyền lực vốn thuộc về vị hoang đế đang trị vì, và đều hy vọng thấy thành viên của gia đình bản thân mình sẽ kế vị ông ta. Để có thể hình dung ra những sự đối địch nhau quanh ngai vàng, những phe cánh nào mọc ra. Năm 1330, các cuộc tranh chấp đã thu hẹp vào cuộc xung đột giữa hai chi, một chi dưới và một chi trên. Hoàng đế Daigo II, của chi dưới, muốn lật đổ Bakufu và Bakufu ủng hộ ứng cử viên của chi trên. Năm 1333 Daigo II tìm được sự ủng hộ của nhũng lực lượng vũ trang không những ở miền trung và miền tây Nhật Bản mà cả ở miền bắc và miền đông nữa, và ngay cả trong đám chư hầu trực tiếp của Kamakura. Mùa hè 1333, Kamakura bị đánh chiếm và thiêu hủy, nhiếp chính Takotoki và hơn hai trăm đồng tộc và những người tùy tùng trung thành đã tự sát chứ không chịu đầu hàng. Lúc này chế độ nhiếp chính đã chấm dứt và một lần nữa Kyoto lại là địa điểm của chính quyền. Hoàng đế Daigo II lên ngôi, vây quanh là các thượng thư của ông, lấy ra từ tầng lớp quý tộc trong triều. Nhưng ở phía sau, nắm giữ những chức vụ bỏ ngoài có vẻ không quan trọng, là một số những chiến binh phong kiến đã ủng hộ ông. Trong số họ có một người tên là Ashikaga Takauji, một chư hầu mạnh của Minamoto. Tuy được Kamakura phái đi đánh Daigo II, ông này đã chạy sang phía Hoàng đế. Thực quyền nằm trong tay ông ta và vài ông chúa phong kiến khác. Nhưng phe triều đình không nhận thấy hoặc không muốn nhận thấy sự thật đó và trong vài năm họ ra sức làm sống lại những thể chế của thời tiền phong kiến, khi các hoàng đế trị vì thông qua các đại thượng thư và các quan chức ở các tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề thật sự ở Nhật Bản không còn là sự xung đột giữa chính quyền quan liêu và chế độ phong kiến nữa mà là xung đột giữa các quyền lợi phong kiến đối địch nhau, và trong hơn 50 năm sau khi chính quyền Kamakura sụp đổ, đất nước bị xâu xé bởi sự đối địch giữa lãnh chúa lớn, thường là dưới dạng những cuộc chiến tranh để quyết định việc kế vị ngôi hoàng đế. Trong những cuộc vật lộn đó, gia đình Ashikaga thường chiếm ưu thế, tuy cũng nhiều phen thất bại, và mãi đến 1392, với việc tranh chấp kế vị được giải quyết, họ mới cảm thấy vững chắc ở địa vị Shogun. Chương 16: TÔN GIÁO, NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HỌC1. Phật giáo

Có lẽ nét nổi bật nhất của Phật giáo ở thời kỳ Kamakura là nó phát triển thành một tôn giáo bình dân. Chúng tôi đã nói qua các nguyên nhân của sự thay đổi

Page 33: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

này. Những nguyên nhân dó nàm trong sự suy tàn của một xã hội quý tộc đã khuyến khích Phật giáo như một sự thờ phụng thẩm mỹ trong thái độ kiêu căng và sự thối nát của giới tăng lữ đượchưởng nhiều lợi lộc, sự nổi lên của một tầng lớp quân nhân và nói chung, thời buổi rối loạn, khi chết chóc và nghèo khó hoành hành và học thuyết xoa dịu lòng người được mọi người hoan nghênh. Thời gian trôi đi, không nghi ngờ gì nữa, một phần kiến thức của các tầng lớp quý tộc đã lọt xuống dân chúng và hình như việc dần dần áp dụng một chữ viết đơn giản bằng tiếng mẹ đẻ đã đóng góp nhiều vào sự phổ biến trong dân chúng những lời dạy dỗ dễ hiểu như của Genshin và Ryomin. Đa số các nhà truyền giáo lớn của thế kỷ XII và XIII viết những Bản luận thuyết bác học bằng chữ Trung Quốc nhưng cũng viết cả những cuốn phổ thông bằng tiếng Nhật Bản, sử dụng lối viết “kana pha trộn”. Chẳng hạn, Shinran biện minh cho việc dùng chữ viết này trong một cuốn sách của ông như sau: “Dân ta không hiểu ý nghĩa của các chữ viết và đầu óc hết sức chậm chạp. Do đó, để làm cho họ hiểu được dễ dàng mỗi điều tôi đã viết đi viết lại nhiều lần. Những người có học thức sẽ cho thế là kỳ quặc và chắc chắn sẽ chê cười tôi. Nhưng tôi mặc những lời lăng nhục của họ, vì tôi viết với ý nghĩ duy nhất là làm cho những người ngu đần hiểu điều tôi muốn nói”.

Phật giáo trở nên phổ hiến thì nó có xu hướng mang tính dân tộc, mang màu sắc Nhật Bản. Sự vận động này có thể thấy rõ khi ta nghiên cứu cuộc đời của những ông thầy vĩ đại của thời kỳ Kamakura, mõi người theo cách của họ đã diễn đạt tình cảm phản ứng phổ biến đối với Phật giáo chính thống của dòng họ Fujiwara. Phản ứng này mang ba hình thức khác nhau: sự phục hồi các giáo phái cổ của Nara, nhất là Kegon và Ritsu; sự ra đời của những giáo phái phản kháng quan trọng mới, Jodo, Shin và Nichiren, tách ra khỏi các giáo phái Heian và sự nổi lên của giáo phái Zen khi sự giao dịch với Trung Quốc trở nên mật thiết hơn dưới thời nhà Tống.

Sự phục hồi các giáo phái Nara, tuy có ý nghĩa quan trọng lớn, hầu như đã không thành công trong việc đưa chúng lại dòng chính của sự phát triển tôn giáo và do đó cần cho qua không nói đến, trừ một điều là tu viện Todaiji bị thiêu trụi năm 1190, đã được xây cất lại năm 1190 dưới sự bảo trợ của Yorilomo, với tiền quyên góp của khắp nơi trong nước. Giáo phái đầu tiên được hình thành trong số các giáo phái mới là “Đất Thanh Khiết” (Jodo). Giáo lý của nó được truyền bá một thời gian trước kia, nhưng chính Homen Shonin (1133-1212) trử danh, chủ yếu dựa vào “Những yếu tố can thiết của sự Cứu Rỗi linh hồn” của Genshin, đã có công xây dựng chúng thành một tổng thể chặt chẽ. Niềm tin của ông la được biểu hiện bằng những lời ông viết ra khi lâm chung, là như sau:”Phương pháp cứu rỗi linh hồn mà tôi đã dậy không phải là một thử tham thiền nhập định như nhiều học giả ở Trung Quốc và Nhật Bản thực hành trong quá khứ, cũng không phải lặp đi lặp lại tên Phật bởi những ngườiđã nghiên cứu và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Đó chỉ đơn giản là việc nhắc di nhắc lại tôn chỉ của Phật mà không được hoài nghi lòng từ bi của Người, nhờ đó ta có thể được đầu thai ở Miền Cực Lạc”. Vậy là ông tin ở hiệu quả tuyệt đối của nembutsu, chứ không phải hiệu quả tương đối mà các trường phái khác gán cho nó. Vì vậy, sự cứu rỗi linh hồn là mở ngỏ cho những con người bình thường vì đức tin là yếu tố cần thiết duy nhất và học thức hoặc làm việc thiện hầu như sẽ gây ra cản trở ở chừng mực chúng đưa conngười ta sa vào lòng kiêu ngạo và phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân chứ không phải vào lòng thương cảm của Amida.

Page 34: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Honen cho rằng Amida đã chọn nembutsu (niệm Phật) làm con đường cứu rỗi vì nó có thể được thực hành ở bất cứ đâu, bất cử lúc nào, với mọi tầng lớp dân chúng. Những giáo lý như vậy là vừa không chính thống lại vừa được dân chúng ưa chuộng và do đó, ông đã quyết định cần phải lập ra một giáo phái mới: Jodo. Có thể xem như giáo phái này bắt đầu có từ năm 1175. Ảnh hưởng của nó tăng lên từng ngày và người cải đạo đi theo nó ngày càng đông “như mây trên trời”. Họ bao gồm cả nam lẫn nữ ở mọi tầng lớp. Honen đã giành được sự tin cậy của nhiều hoàng đế và người ta nói rằng Go-Shirakawa ẩn tu đã niệm Phật (nembutsu) nhiêu triệu lần và đã chết mà miệng vẫn nói lên công thức hiệu nghiệm đó. Trong số những người phàm tục đi theo Honen có nhiều nhà quý tộc kể cả nhiếp chính Kanezane, và nhiều tăng lữ, cả cấp cao lẫn cấp thấp, nhất là của các giáo phái Tendai và Shingon, đã cải đạo đi theo ông. Tiểu sử có thẩm quyền viết về Honen có nhiều máu chuyện cho thấy ảnh hưởng của ông đã lan rộng ra nhiều vùng xa xôi của Nhật Bản và có những thư từ trao đổi về những điểm giáo lý giữa ông và những thành viên của tầng lớp quân nhân ở Kamakura và ở những nổi khác. Nổi tiếng nhất trong đám quân nhân này là Kumagar no Jiro Naozane, người theo truyền thuyết, đã cạo đầu vì hối hận do ông ta đã giết một đứa trẻ trong chiến trận. Tiếc thay đó chỉ là tiểu thuyết! Những tài liệu chân thực cho thấy động cơ của ông ta là nỗi đau buồn thua một vụ kiện! Tuy nhiên, điều đó vẫn có ý nghĩa. Nó cho thấy ảnh hưởng của Honen là như thế nào: một quân nhân cao cấp đã cải đạo để đi theo đức tin của ông. Nói chung, giới quân nhân đang ở vào thời thịnh vượng và không cần đến sự an ủi của tôn giáo, nhưng cuộc sống ở Kamakura vào lúc đầu là khắc khổ, ảm đạm và khơng phải tất cả các chiến sĩ của Yoritomo đều có cốt cách ngoan cường như ông chủ của họ. Hình như chắc chắn là một số samurai chán đời, bị cám dỗ hỏi những lời giáo huấn của Honen, đãvội vã đi lên miền Cực lạc bằng cách tự sát, tuy trong giáo lý của ông không có cái gì biện minh cho một hành động như thế. Về sự phổ biến rộng rãi các học thuyết của ông trong dân thường chúng ta có lời nói của ông khi lâm chung đã được ghi lại: “Ở bất cứ nơi đâu, dù đó chỉ là một túp lều tranh của người đánh cá”.

Sự phát triển của một giáo phái tự do không phụ thuộc vào tu sĩ cũng không phụ thuộc vào các nghi lễ hay đền chùa, chắc chắn đã gây ra sự thù địch của các giáo phái lâu đời hơn, khi ấy bo bo bám lấy các đặc quyền của họ khiến họ đã sử dụng vũ lực với nhau hoặc chống lại triều đình chỉ vì những cái cỡ nhỏ nhặt nhất. Họ kiến nghị đòi cấm nembutsu và tuy Honen đã chặn được sự công kích của họ trong một thời gian với sự giúp đỡ của những bạn bè ở địa vị cao, cuối cùng ông đã không chống nổi sự phỉ báng của các kẻ thù và, điều này cũng nguy hiểm hầu như không kém, nhiệt tình quá đáng của những người theo ông. Đó là trường họp đầu tiên về sự hận thù và ngược đãi vì tôn giáo ở Nhật Bản và cần chú ý rằng nó không phải do những kẻ ngu tín về học thuyết gây ra mà lại là do những nhà sư thối nát và phóng đãng gây ra. Đúng là trong các đối thủ của Honen có một số tu sĩ có học thức tin rằng những giáo huấn của ông có tính chất phá vỡ đạo đức, nhưng nói chung, công bằng mà nói thì cuộc tiến công chống lại ông là một cuộc đấu tranh vì đặc quyền đặc lợi chứ không phải vì chân lý. Hoàng đế (Toba II) đứng về phía chống lại Honen. Nhiều môn đồ của ông, những người hăng hái nhất, đã bị chặt đầu, những người khác bị lưu đày và bản thân ông cũng bị đi đày đầu năm 1207. Cuối năm đó ông được xá tội, nhưng mãi đến 1211 mới được phép vào kinh đô. Tại đây ông đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng lúc này ông đã già và ốm yếu, và tháng

Page 35: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

giêng năm sau, ông qua đời. Ông nằm trên giường đang hấp hối thì các môn đồ của ông mang đến một pho tượng Amida tới và theo tục lệ của những người theo giáo phái Amida, họ buộc đầu một sợi dây màu vào Bản tay tượng, và đề nghị người sắp chết nắm lấy đầu dây kia để Phật sẽ kéo ông đi theo vào cõi Cực lạc. Nhưng Honen từ chối, nói rằng ông không cần, vì ông đã có thể trông thấy trên trời một đoàn Phật đang đổi ông giữa cành huy hoàng của “Đất Lành”.

Cái chết của Honen chỉ làm cho đức tin của dân chúng vào giáo huấn của ông mạnh thêm và càng kích động thêm sự giận dữ của giới tăng lữ ở Nara và Kyoto. Triều đình đã thật sự ra lệnh cấm theo sự nài nỉ của họ nhiều lần, đã có thêm nhiều sự ngược đãi và ngôi mộ của vị thánh nhân đã bị mạo phạm. Thái độ thù địch đó đã kéo dài một thế hệ nhưng sức sống của những giáo lý Jodo quá lớn không thể chỉ bằng vũ lực mà dập tắt được, và theo chân Honen có những nhà truyền đạo kiên cường bất khuất, mà thủ lĩnh là Shinran (1173-1262). Sinh thời Honen, Shinran đã truyền bá giáo lý nembutsu khi bị đi đầy ở miền bắc Nhật Bản, nhưng bây giờ ông đã trở về hoạt động ở các tỉnh miền đông. Về một ý nghĩ nào đó, thật ra Jodo không tồn tại như một giáo phái, một phần vì những sự ngược đãi nó đã phải chịu đựng, một phần vì sự phát triển của những phong trào tôn giáo cạnh tranh với nó và cuối cùng có thể nói là vì nó mang tính chất “ký sinh” và có thể thực hành được cùng với các học thuyết khác. Đặc điểm cuối cùng này thực tế là một nguồn sức mạnh, vì nó có thu hút được những người đi theo nó mà không tách rời họ khỏi các giáo phái khác, mãi cho đến đầu thế kỷ XVII, nó mới được tổ chức thành một tổ chức độc lập. Lúc đầu nó chỉ có ít chùa và tài sản, do đó không phải là một giáo phái mạnh về mặt thiết chế. Có lẽ chính vì lý do đó mà nó có sức tồn tại rất lớn với tính cách một tín ngưỡng, kết quả là giáo phái Jodo đã có thế lực cho đến ngày nay, và nghe nói có trên 16 triệu tín đồ. Trong số này, hai triệu là tín đồ riêng của Jodo, số còn lại là những người của các giáo phái đã bắt nguồn từ Jodo, ít lâu sau khi Honen chết, do những phong trào phân biệt mà ra.

Quan trọng nhất trong các giáo phái đó là Jodo Shiushu (“Giáo phái chân chính Jodo”) do Shinran lập ra. Ông đã sửa đổi các học thuyết của Honen theo một cách hết sức thú vị và hữu hiệu, đáng được chú ý với tính cách là biểu hiện một thái độ trưng của Nhật Bản đối với các vấn đề tôn giáo. Ông đẩy thuyết nembutsu tới mức logich cùng cực của nó, lập luận rằng chỉ cần một lần thành khẩn niệm tụng Amida là đủ để được cứu rỗi và tất cả những sự nhắc đi nhắc lại công thức đó chỉ là ca ngợi mà thôi, nên làm nhưng không cần thiết. Một khi đã chắc chắn được lên Cực lạc rồi thì chẳng có lý do gì để một người phải chuyên tâm vào việc tu hành hoặc bận rộn đầu óc mình với những giáo lý khó hiểu. Anh ta không nên thờ các Phật khác ngoài như Amida. Tốt hơn cả là nên sống một cuộc đời bình thường, như một họ hàng và thành viên của xã hội, tuân theo những nguyên tắc ứng xử tốt thông thường của trần thế. Bản thân Shinran nêu gương cho tín đồ của ông vì ông không phải là sư cũng chẳng phải là người thế tục, mà là con người đã được gọi từ thời kỳ Heian là shami (sramanera), một con người sống một cuộc đời tu hành nhưng không theo toàn bộ giáo điều. Ông có sáu con với một người phụ nữ (đồn là con giá của nhiếp chính Kanezane) có tên là Nữ tu Eshin, thực tế là vợ ông ta. Từ thời ông trở đi, không những các tu sĩ của giáo phái Shin được phép lấy vợ, mà sống độc thân còn thật sự bị khuyên can là không nên và chức trách trụ trì ở các chùa Shin thường là

Page 36: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cha truyền con nối. Ông cho rằng các tu sĩ không phải là những người chỉ cố gắng tìm sự tận thiện một mình mà phải là những ông thầy mà y phục phục hoặc cách sống không cần phải khác biệt với những người khác. Thậm chí ông còn đi xa tới đến mức không tán thành phân biệt thầy và trò, mà coi tất cả các tính đồ tin vào nembutsu là những thành viên bình đẳng của một hội ái hữu. Những từ được dùng để mô tả các nhóm đó cho thấy rằng các giáo phái Jodo thoạt đầu là những loại giáo đàon ni và rõ ràng là một nguyên nhân quan trọng khiến họ được ưa thích rộng rãi là họ hoan ngênh những người cải đạo của những tầng lớp bên dưới. Bản thân Shinran, trong một cuốn sách của ông nói rằng ông mong ước “được giống như người nông dân thô kệch nhất của đồng ruộng” Ta sẽ thấy rằng về mặt hành vi mà nói đã rút tôn giáo xuống tới mức đơn giản nhất, nhưng không nên cho rằng ông hoặc Honen chỉ có những ý niệm sơ đẳng về triết lý tôn giáo. Cả hai đều là những nhà thần học rất uyên bác và tinh tế. Họ có thể diễn đạt ý kiến của mình bằng ngôn ngữ dễ hiểu cho những người dốt nát, nhưng các truớc tácbác học hơn của họ rất đồ sộ và rất khó hiểu nếu không có khá nhiềukiến thức đặc biệt.

Còn có nhiều chi nhánh khác của giáo phái Jodo, có tầm quan trọng khác nhau, nhưng có thể mô tả chung tất cả là đều dựa vào việc tụng niệm Amida, trái ngược với giáo phái phổ biến lớn khác của thời ấy là giáo phái Hokke hay giáo phái Liên Hoa, Người sáng lập ra giáo phái này là Nichiren (1222-1282), một trong những nhân vật lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Cuộc đời và sự nghiệp của ông cho thấy, ởmộtcường độ lớn hơn, những đặc điểm của Phật giáo thời kỳ Kamakura đã bắt đầu xuất hiện trong các giáo phái Amida, vì giáo huấn của ông là một sự phản đối chóng lại những hình thức tin tưởng đã được xác lập, nó có tính cách bình dân trong sự kêu gọi của nó và mang tính chất dân tộc mạnh mẽ trong các mục đích của nó. Có thể nói Nichiren đã hoàn tất quá trình lâu dài đồng hóa Phật giáo biến nó thành của Nhật Bản. Như tất cả các ông thầy vĩ đại của thời ấy, trước hết ông đã học các học thuyết Tendai. Nhưng học thuyết này quá bao quát không thích hợp với những con người có tính cách hăng hái và quyết đoán và chẳng bao lâu ông bất mãn, khoảng 30 tuổi, ông bắt đầu lớn tiếng phản đối chủ nghĩa thần bí Shingon, như các giáo hội thực hành trên núi Koya, phản đối thuyết Amida như đã được các tín đồ của nembutsu thực hành, phản đối kỷ luật tu viện (ritsu) của các giáo phái Nara và phản đối trương phái Zen (Phật giáo Tham Thiền) mới nổi lên. Ta thấy là sự tố cáo của ông bao trùm tất cả và điều quan trọng cần chú ý là lý do chủ yếu ông nêu ra để công kích các hình thức tôn giáo khác là chúng phá hoại sức sống của dân tộc và làm mục ruỗng quốc gia.

Ông là một nhà cải cách cả về tôn giáo lẫn chính trị, xuất phát từ một ý thức dân tộc mạnh mẽ như ta có thể thấy qua nhan đề bản luận văn lớn của ông: Rissho Ankohu Ron, (Luận thuyết vệ việc xác lập đạo đức và an ninh của đất nước). Trong các trước tác của ông, ông luôn luôn dùng những câu như: “sự thịnh vượng của quốc gia”, và trong một khảo luận nhan đề là “Người mở mắt”, ông nói: “Ta nhất định sẽ làm trụ cột của Nhật Bản. Ta sẽ là con mắt của Nhật Bản. Ta sẽ là chiến thuyền lớn của Nhật Bản”. Đây là một điều mới mẻ vì tuy giới tăng lữ Phật giáo thường ảnh hưởng đến quyền lực trần thế, trước kia chưa hề có ông thầy nào lại gắn liền như vậy hạnh phúc tính thần của dân tộc với vận mệnh tràn thế của quốc gia. Nhưng bản chất Nichiren nhiều tham vọng và sôi nổi, chẳng những không sợ mà thế còn

Page 37: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thích thú xung đột với chính quyền. Cuộc đờiông là một tấm gương về tinh thần cải cách chiến đấu, chư không phải về sự nhu mì, thánh thiện, ông đã phá bỏ truyền thống khoan dung về tôn giáo ở Nhật Bản, vì cho đến khi ấy, những sự khác biệt giữa các giáo phái không gây ra hoặc ít gây ra những sự đối địch. Nhưng Nichiren coi tất cả các học thuyết khác đều là tà giáo và đáng nguyền rủa, và nóng lòng muốn chúng bị tiêu diệt. Đồng thời ông còn là một ông thầy có tính chất xây dựng, và một người học thức uyên bác. Sau khi đã học tập một thời gian lâu dài, ông quyết định rằng kinh Liên Hoa là kinh duy nhất chứa đựng chân lý vĩnh cửu và là con đường cứu rỗi duy nhất. Do đó ông rao giảng phải quay trở lại sự trong buổi đầu của Phật giáo Terdai như đã được trưởng lão Dengyo trình bày. Nhưng do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng phổ biến thời đó là những ngày suy đồi cuối cùng đã đến, ông lập luận rằng người ta cần có một phương pháp đơn giản nào đó để giành lấy chân lý và tuy ông đã đi đến kết luận của mình theo một con đường triết học khó khăn, những giáo huấn bình dân của ông đã quy những yếu tố cần thiết của tôn giáo vào việc đơn giản nói lên tên của kinh sách được sùng kính, theo công thức Nairn Myolio-Renge-Kyo (“Kinh lậy kinh Liên Hoa của Luật Lành”).

Do đó, trong thực tiễn, hình như không có gì mấy để phân biệt tín đồ của Honen, được cứu rỗi bằng cách tụng niệm Amida, với tín đồ của Nichiren, được cứu rỗi bằng cách tụng niệm Liên Hoa. Nhưng mỗi người xuát phát từ một kiểu tín ngưỡng khác nhau, một bên là bi quan và thụ động, một bên là hăng hái và thách thức. Giáo phái Liên Hoa luôn luôn mang tính chất của người sáng lập ra nó; sự nghiệp của ông này, do đó có một ý nghĩa quan trọng hơn là tính cách một tiểu sử. Khi ông đã quyết định dứt khoát về chân lý, ông bắt tay vào việc tích cực truyền bá. Viên quản lý địa phương nổi giận về những lời lẽ hung hăng của ông, đã đuổi ông ra khỏi làng quê. Ông đến ở Kamakura, truyền đạo cho các đám đông ngoài đường phố, trên các quảng trường, mạnh bạo công kích các giáo phái Amida và chê trách những người cầm quyền ở Nhật Bản. Đó là năm 1260, khi hoàn cảnh trong cảnước rõ ràng là chứng thực cho một thái độ bi quan sâu sắc. Năm 1257, có một trận động đất lớn, và khoảng một năm sau là bão, lụt, đói và dịch. Chính quyền Hojo cho thấy có những dấu hiệu sắp sụp đổ, tầng lớp quân nhân thì ngang bướng khó bảo, tu sĩ của các giáo phái huyền bí lợi dụng sự hoảng loạn của dân chúng. Nichiren quy tội về tất cả các tai họa đó cho các tôn giáo mục nát thời ấy, và tiên đoán rằng, nếu quốc gia không quay về chân lý và những người cầm quyền không trừ bỏ những giáo huấn giả dối thì những tai họa mới sẽ bất ngờ đổ xuống đầu họ, đặc biệt là sẽ có một cuộc xâm lăng của nước ngoài. Tuyên bố đáng chú ý đó, có lẽ dựa trên một khả năng hiểu biết tiên tri nào đó, chỉ làm cho Bakufu khó chịu và ông đã đệ trình một bản kiến nghị cứng rắn. ông bị đi đầy và mãi đến 1263 mới trở lại Kamakura. Ông lại truyền giáo, còn hung hãng hơn trước, luôn luôn bị đe dọa, nhưng luôn luôn có nhiều ngườitin theo. Địa hạt hoạt động của ông là miền đông Nhật Bản, pháo đài của chế độ phong kiến và giáo lý chiến đấu của ông đã thu phục được nhiều tín đồ trong các samurai và các ông chủ của họ. Ông không dè sẻn những lời tố cáo kịch liệt, và thật là thứ vị đọc những lời thóa mạ không hạn chế như thế trong một ngôn ngữ nói chung vốn là kính cẩn một cách cầu kỳ. Ông gọi Kobo Daishi là “tên nói dối lớn nhất Nhật Bản”, các học giả của phái Shingon là những “Kẻ phản bội”, Zen là “học thuyết của ma quỷ”, các thành viên của giáo phái Ritsu là “đồ kẻ cướp” và nembutsu là “một lề thói của địa ngục”. Sau khi nghe tin các sử già Mông Cổ đã bị

Page 38: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

xử tử, ông viết cho một người bạn, nói rằng: “Thật hết sức đáng tiếc là người ta đã chặt đầu những người Mông Cổ vô tội mà lại không dụng chạm đi đến đám tu sĩ của Nembutsu; Shingon, Zen và Ritsu vốn là những kẻ thù của Nhật Bản”.

Qua thư từ của ông, hình như tuy thiên hướng tự nhiên của ông là thách thức quyền lực, ông tỏ ra rất dịu dàng trong quan hệ với những kẻ yếu hèn. Người ta đã giữ được những bức thư vui vẻ, đôn hậu của ông viết cho các thành viên các giáo đoàn của ông, cả nam lẫn nữ, vì không như giáo phái khác ông cũng như Honen và Shinran, coi phụ nữ cũng có khả năng cuối cùng trở thành Phật, mặc dù chắc chắn ông cho rằng trước hết họ phải tái sinh ở cõi cực lạc thành nam giới đã. Nhưng theo lời chính ông tự thú nhận, ông là “con người ương ngạnh nhất Nhật Bản” và những con người như thế nhất định là bị ngược đãi. Khi phái bộ của Khubilai Khan tới Nhật Bản năm 1268, Nichiren lại lên tiếng phản đối chính quyền và các giáo chức lớn, nhưng các quan chức cao cấp hiếm khi thích thú nhũng lòi chỉ trích, cho dù chúng có Cổ sở đúng đắn và chẳng bao lâu ông bị xử về tội phản quốc và sau khi thoát khỏi tội tử hình một cách may mắn kỳ diệu, một lần nữa ông lại bị đi đầy. Lòng tự tin ở bản thân và ở sứ mệnh ông vẫn không lay chuyển. Sự thật là trong thời gian bị đi đày ông đã đạt tối niềm tin tưởng vững chắc là bản thân ông đã thực hiện một lời tiên tri của Phật và ông là sứ giả có nhiệm vụ bộc lộ chân lý trong những ngày cuối cùng của Phật. Thậm chí ông còn tự xem mình như công cụ đã được lựa chọn để thành lập một Giáo hội toàn thế giới có Tòa Thánh đặt ở Nhật Bản.

Trong khi Nichiren bị đi đày, những người bạn có thế lực của ông hoạt động ở Kamakura, vì trong chính quyền có những người khâm phục tính cách của ông và cũng có những người khác mê tín, sợ rằng ngược đãi một con người thánh thiện như thế có thể sẽ chuốc lấy sự giận dữ của Chư Phật đổ lên đầu họ. Mùa xuân 1274, người ta biết được rằng quân Mông Cổ có ý định tiến công Nhật Bản và việc này xác nhận lời tiên đoán của ông khiến họ càng kính trọng ông nhiều hơn, đến mức họ đã cho triệu ông về Kamakura, ở đó, họ hỏi ý kiến ông, và ông đáp lại rằng cách bảo toàn duy nhất tránh được thảm họa là toàn quốc phải đi theo tôn giáo của ông, còn tất cả các tôn giáo khác đều phải bãi bỏ, những người đứng đầu phải bị trừng trị. Các nhà cầm quyền đề nghị thỏa hiệp nhưng ông nhất định không chấp nhận. Giới quân nhân quyết định dựa vào gươm của họ, vào những lời niệm thần chú của các giáo phái thần bí và Nichiren rời Kamakura hẳn, không bao giờ trở lại đó nữa và rút vào núi ở ẩn. Việc đó có vẻ như một hành động thoái bộ kỳ lạ đối với một cuộc đời chiến đấu như thế, nhưng ông đã bị thúc đẩy bởi một niềm tin thần bí mạnh mẽ vào số mệnh của mình, ông sống đến mùa đông 1282, và trước khi ông chết, quân Mông Cổ đã hai lần tiến đánh Nhật Bản. Chúng đã bị đánh lui, nhưng ông không vui mừng trước thắng lợi cũng không chán nản vì lời tiên đoán thảm họa của ông đã không đúng. Tuy ông là con người thần bí, ông vẫn có quan điểm hiện thực đối với các sự kiện và ông thấy rằng sự bại trận của quân Mông Cổ là do may rủi, và sự tan rã của xã hội mà ông đã tiên đoán chỉ là chậm lại thôi chứ không hề bị ngăn chặn bởi sự thất bại của hạm đội dịch. Giới quân nhân rêu rao rằng chiến thắng là do tài năng của họ, các tu sĩ Shingon thì cho rằng là nhờ họ đã cầu nguyện, nhưng Nichiren viết thư vài tháng, sau cho một người bạn là quân nhân, nói rằng: “Hãy hỏi họ xem họ đã lấy được đầu vua Mông Cổ chưa?” Tình hình chứng tỏ ông đã chán đoán đúng căn bệnh của thờiđại, tuy ông có thể đã sai trong cách chữa trị. Những tệ nạn mà

Page 39: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

ông đã lớn tiếng lên án, ngày càng phát triển và lan rộng, chính quyền sụp đổ và Nhật Bản không có được hòa bình thực sự trong nhiều thế kỷ. Giáo phái Nichiren đã tồn tại bất chấp nhiều sự đàn áp và ngày càng phát triển, luôn luôn có thái độ khẳng định và hăng hái truyền đạo. Ngày nay nó có tới ba triệu tín đồ. Họ say mê đánh trống và cầu kinh liên miên, người ta nói rằng làm như thế họ lâm vào trạng thái đê mê ngây ngất, gần giống như các người của Đội quân cứu tế ở châu Âu. Cho đến thời gian gần đây, ít ra các tu sĩ dòng Nichiren cũng rêu rao họ có phép chữa được những người bị ma quỷ ám - quả là một bước phát triển mỉa mai nếu ta nhớ lại sự căm ghét của người sáng lập ra giáo phái này đối với trò phù thủy, yêu thuật của các giáo phái huyền bí.

Đối với độc giả đọc qua sự tường thuật trên đây về sự phát triển các tín ngưỡng và cuộc đời các vị thánh, có lẽ đã nảy ra nhiều sự so sánh với những nước khác. Có thể độc giả sẽ thừa nhận, với một sự bâng khuâng nào đó, tất cả những gì đã tô điểm hay bôi nhọ các ký sự của Phương Tây chúng ta về các vị thánh, những người tử vì đạo, những kẻ quá khích và những kẻ ngu tín, những ảo ảnh siêu phàm và sự làm ô uế chân lý. Nhưng có lẽ độc giả sẽ kết luận rằng người Nhật, với tính cách một dân tộc, trong các vấn đề tín ngưỡng, đã tỏ ra khoan dung, gần như thơơ trung lập, một điều rất hiếm thấy ở châu Âu. Và có một khía cạnh trong đó lịch sử tôn giáo của Nhật Bản có lẽlà độc nhất vô nhị, tức là sự phát triển của giáo phái Zen (Thiền); (1). Ảnh hưởng của trường phái này đối với Nhật Bản tinh vi và lan tràn đến mức nó đã trở thành tinh túy của nền văn hóa tốt đẹp nhất của Nhật Bản. Làn theo những sự lan tỏa của nó trong tư duy và tình cảm, trong nghệ thuật, văn học và ứng xử, sẽ phải viết đầy đủ, cặn kẽ chướng khó nhất và hấp dẫn nhất trong lịch sử tinh thần của Nhật Bản. Ở dây chúng tôi chỉ dám phác qua vài nét không có gì là quyết định.

Từ Zen, bắt nguồn, thông qua chữ Trung Quốc, từ chữ Phạn dhyana có nghĩa là suy tưởng, và trường phái Zen khác với các giáo phái khác ở chỗ nó cho rằng sự giác ngộ chỉ có thể có được bằng nhận thức trực giác. Nó không dựa trên hiệu quả của một công thức thiêng liêng nào đó hay quyền lực của một đấng cứu thế từ bi, mà là dựa trên cố gắng của cá nhân đó nắm được ý nghĩa của vũ trụ. Theo lô gích mà nói Phật giáo Zen có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng con đường truyền đạt lịch sử thì không rõ ràng. Có thể nó vay mượn nhiều của tư duy Phật giáo buổi ban đầu, trong chừng mực tư tưởng trung tâm của nó là kinh nghiệm tinh thần được gọi là giác ngộ (sambodhi),nhưng ngay cái được coi là lịch sử của nó cũng chỉ bắt đầu với việc một nhà sư Ấn Độ tên là Bodhidharma tới Trung Quốc năm 520 sau Công nguyên và là sự ghi chép quá trình phát triển của một học thuyết Ấn Độ dưới ảnh hưởng của tư duy Trung Quốc. Rõ ràng đây là một biểu hiện của thói quen tinh thần của người Trung Quốc đã có một biểu hiện nữa, không khác mấy trong chủ nghĩa thần bí của Lão Tử, và dù cho nguồn gốc của nó là gì đi nữa thì vẫn phải xem nó như một sản phẩm riêng biệt của Viễn Đông. Nhật Bản biết đếncác học thuyết Zen trong thời kỳ Nara và tư tưởng cho rằng một số chân lý tôn giáo không thể giải thích được bằng lời mà chỉ có thể nắm hiểu được bằng trực giác, là phổ biến trong phần lớn các giáo phái, nhất là những giáo phái có khuynh hướng thần bí như. Ten-dai và Shingon. Nhưng với tính cách một trường phái riêng biệt, Zen đã xuất hiện ởthời kỳ

Page 40: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Kamakura và nó đặc biệt phát triển trong tầng lớp chiến sĩ. Có thể nói được rằng nó đã bắt đầu với việc nhà sư Eisai thành lập giáo phái Rinzai, ít lâu sau năm 1200.

Thoạt nhìn, ta thấy lạ lùng là xã hội cương cường ở Kamakura lại đi bảo trợ cho một giáo phái thườngđược mô tả là thiên về suy ngẫm. Nhưng Zen còn có những tính chất khác ngoài suy ngẫm. Các nguyên lý của nó vào thời buổi đầu ở Trung Quốc, được tóm tắt trong những dòng sau đây:

Một sự truyền đạt đặc biệt bên ngoài các sách kinh

Không phụ thuộc vào chữ viết,

Trực tiếp hưóng vào linh hồn con người

Nhìn thấy bản chất của ta và đạt tới trình độ Phật

Có thể thấy rằng ngay trên địa hạt đơn giản, thực tế, Zen có nhiều cái hấp dẫn một quân nhân, nhất là người quân nhân có tính cách tự dựa vào sức mình, Zen không phụ thuộc vào sách kinh, nó không có triết lý cầu kỳ, thật ra nó gần như là phản triết lý ở chỗ nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức chân lý diễn ra nhờ một ảo ảnh nhởở sự tự xem xét nội tâm, chứ không phải do học lời lẽ của những người khác. Đối với những chiến sĩ phong kiến thuộc loại khác khổ nhất, sự kêu gọi tình cảm của các giáo phái “Cực lạc”, chắc chắn là đáng ghét, và hẳn là họ sốt ruột khó chịu đối với các thuyết siêu hình, tế nhị, tỉ mỉ của các trường phái khác. Về vấn đề này, phần lớn trong số họ không có đủ học thức để hiểu nổi các thuật ngữ khó của các thuyết đó. Nhưng sự giác ngộ đột ngột gọi là satori mà người theo đạo Zen nhắm tới, là một kinh nghiệm riêng tư của cá nhân. Ông thầy về Zen không đọc kinh nào cả không làm lễ, không thờ tượng thờ tranh và truyền đạt kiến thức cho trò không phải bằng những bài thuyết pháp dài dòng mà bằng những chỉ dẫn và những lời gợi ý. Người trò phải tự xem xét bản thân mình, làm chủ bản thân mình và tìm thấy chỗ của mình trong thế giới tinh thần bằng nỗ lực của bản thân, Zen không thể truyền đạt được đến mức nó không có kinh sách và văn bản trước kia của nó tuy đồ sộ, chủ yếu chỉ bao gồm những mẩu chuyện về tiểu sử các vị sư phụ và tập hợp những vấn đề thử thách, kiểm tra. Các ông thầy dạy obscurum per obscurins, sử dụng những châm ngôn nghịch lý, hoặc đấm đá hoặc thét la inh ỏi, nhằm làm cho trò choáng váng mà thình lình nhận thức ra.

Đương nhiên một hệ thống không có tín điều, không có lý thuyết như thế, có thể thích hợp với đủ các loại người khác nhau. Các đối thủ của Zen không phải lúc nào cũng không có cơ sở khi họ nói rằng đó là một thuyết thần bí kiêu căng và giả mạo. Do nói chung nó phản đối nghi thức và ước lệ, nên nó dễ khuyến khích sự lập dị ngông cuồng trong các tín đồ của nó và ở những trường hợp cưc đoan, một thứ bịp bợm nào đó. Không phải là hoài nghi không đúng nếu ta cho rằng một số vị sư phụ của Zen, khi véo mũi tín đồ để tìm ra chân lý hoặc đối xử một cách khinh bỉ với một nhà cầm quyền đang tìm hiểu có thể nói là để“phô trương với quần chúng”, và lý lẽ cho rằng cái không thể diễn đạt được rõ ràng có thể là không đáng diễn đạt ra làm gì có thể là đúng. Lúc đầu, Zen đã bị các giáo phái Tendai, Shingon và Nara chống đối kịch liệt, và đó là lý do chính khi Eisai chuyển tới Kamakura, nơi mà các quyền lợi tôn giáo lâu đời không mạnh. Chí ít thì cũng đã có một, hai trường hợp các

Page 41: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phe phái đối địch tiến công và đốt trụi các tu viện Zen. Cái đặc biệt làm cho các giáo phái lâu đời hơn khó chịu là Zen cho rằng có thể “truyền thụ đặc biệt bên ngoài các sách kinh”. Có tài liệu ghi lại cho thấy một bài công kích kịch liệt, của một vị đại thần trong triều viết năm 1295, nói rằng các tín đồ Zen phụ thuộc vào lời nói của các ông thầy của họ, “nhưng dù cho các ông thầy này tuyệt vời đến đâu đi nữa, làm sao họ có thể cho rằng họ hơn được những lời của Shaka?” Ông ta viết tiếp, còn về cái gọi là suy ngẫm của họ, họ chỉ có “ngồi ngủ gà ngủ gật trên ghế, nghĩ những ý nghĩ sa đọa, dâm ô”. Từ ngày đó, ngườita thườngnêu ra rằng các vị sư phụ Zen chỉ là bịp bợm và chắc chắn rằng việc họ thản nhiên tự cho mình là siêu việt dễ gây ra tức giận. Nhưng sẽ là ngốc ngếch nếu ta cho rằng một giáo phái được thực hành siêng năng như thế và có những tác động sâu xa như thế đối với đời sống tinh thần của hai dân tộc lớn chỉ là trò hề lừa gạt thôi. Dễ hơn và duy lý hơn là nên kết luận rằng trong những hình thái chân chính của nó, nó cho thấy phản ứng đặc trưng của đầu óc thực tế của người Nhật và người Trung Quốc đối với triết lý bay bổng huyền ảo của Ấn Độ. Chính nhờ Zen mà Phật giáo có thể thỏa hiệp được với tư duy dân tộc Trung Quốc, như đã được thể hiện trong Khơng giáo và Đạo giáo, và chủ yếu vì Zen dành chỗ cho một hệ thống quy tắc đạo đức xã hội đơn giản và thiết thực, còn trong Phật giáo Ấn Độ, các tư tưởng về đạo đức hàng ngày có xu hướng bị làm khó hiểu đi trong một đám mây siêu hình rực rỡ. Rõ ràng yếu tố đạo đức trong Zen đã giúp cho nó giành được sự ưa chuộng của các Samurai. Điều đáng chú ý là, trong các trường phái Trung Quốc khác nhau, chính các trường phái miền Nam, đặc biệt trường phái được gọi là Sotô, đã có thành tựu lớn nhất ở các tỉnh của Nhật Bản. Trường phái này dạy rằng giác ngộ là đột ngột, chứ không phải dần dần, nó nhấn mạnh đến kỷ luật tự giác nghiêm ngặt và xem xét nội tâm. Những giáo huấn đó rất hợp với tâm tính và lý tưởng của người chiến sĩ phong kiến. Xét cho cùng, họ là những con người thực tế và bộc trực. Họ không khuyên bảo những điều trừu tượng vì họ yêu cầu người ta phải tự xử lý bản thân, phải “nhìn vào bản chất của chính mình”. Họ trau giòi sự bình tĩnh và tự tin ở sức mình, và tu viện Zen sơ sài, nơi các sự quét dọn, nấu nướng, cái vườn sơ sài nổi họ quét dọn, đào đắp là hợp với các chuẩn mực thanh đạm ở buổi đầu của Kamakura.

Vì giác ngộ là một kinh nghiêm thần bí của cá nhân cho nên nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu “bản chất của nó là chuyện vô ích. Nhưng có thể nói được rằng nó dẫn đến một niềm tin là vũ trụ thấm nhuần một tinh thần duy nhất. Cái cảm giác nội tại đó, cái cảm giác về sự thống nhất cá nhân với toàn thể thiên nhiên thấm đượm tư duydân tộc và thể hiện trong nghệ thuật. Luôn luôn nhạy cảm với cái đẹp, người Nhật tìm thấy ở Zen một nhân sinh quan không những chứng minh mà còn đem lại sự trong sáng và sức mạnh cho sự thưởng thức của họ. Có thể nói được rằng Zen đã đem lại cho họ sự soi sáng về thẩm mỹ cũng như về tinh thần.2. Nghệ thuật và văn học

Trong một xã hội do các chiến sĩ phong kiến thống trị, các nghệ thuật có thể đã rơi vào những thời buổi khó khăn, nếu như, theo ý kiến một vài tác giả, đã có một sự phân chia rõ ràng giữa tầng lớp quý tộc suy đồi ở Kyoto và các chuẩn mực phong kiến giản dị ở Kamakura. Trong thực tế, những phạm trù thuận tiện đó không có. Nền văn minh Fujiwara vừa qua, về một số mặt, đã tới một giai đoạn suy đồi khô cằn và rõ ràng là sự xuất hiện của các dòng họ chiến đấu đã làm cho giới tao nhã ở

Page 42: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

kinh đô thối chí nản lòng nhưng lại đem lại niềm tin ở một tầng lớp cương nghị hơn họ, nếu không phải là lịch sự hơn. Nhưng ảnh hưởng của Kyoto là mạnh và dai dẳng. Thủ đô trong nhiều thế kỷ vẫn là nguồn của văn hóa, cái nôi thật sự của những thành tựu thẩm mỹ, vì về lâu về dài, sự hùng dũng cương cường căng thẳng mãi rồi cũng phải đầu hàng. Văn hóa của thời kỳ Kamakura, trừ các khía cạnh đặc thù phong kiến của nó, không phải là văn hóa của Kamakura, trừ các khía cạnh đặc thù phong kiến của nó, không phải là văn hóa của Kamakura mà là nối tiếp văn hóa Heian theo gót quyền lực phong kiến. Sau những năm đấu tranh đầu tiên những người mới lên cầm quyền lo lắng trau giồi các nghệ thuật thời bình. Yoritomo và các nhiếp chính Hojo rất quan tâm đến chính quyền và tôn giáo. Họ tổn trọng kiến thức ngay dù bản thân họ không thích thú gì. Như ta đã thấy, nhiều học giả Heian giỏi nhất đã đến phục vụ Kamakura và Kamakura đã trở thành một trung tâm của những hoạt động tôn giáo quan trọng đã khởi đầu hết thảy ở thủ đô phía tây. Có hai ảnh hưởng hoạt động: phản ứng của người quân nhân chống lại tính ẻo lả ủy mị của đời sống thành thị và lòng thèm muốn sự dễ chịu, lịch sự của cuộc sống đó. Như vậy ta có thể nhận thấy hai trào lưu trong lối sống. Lúc đầu chúng đối chọi nhau, rồi dần dần hòa nhập vào nhaucác chiến sĩ Kamakura ngày càng theo các thời thượngcủa Kyoto và các nhà quý tộc cũng bắt đầu chú ý đến các tiêu chuẩn của quân nhân.

Những khuynh hướng khác nhau đó được phơi bày rõ trong kiến trúc. Những chuẩn mực giản dị của Bakufu đã tác động đến việc xây cất và trang trí, nhưng có thể dễ dàng chỉ ra rằng đời sống ở Kamakura không phải là đơn điệu khắc khổ và tằn tiện như người ta thường nghĩ. Kiến trúc đền chùa vẫn vậy không có thay đổi gì nhiều kể từ thời kỳ Heian, trừ một ngoại lộ đáng chú ý là sự đưa vào Nhật Bản một phong cách gọi là Kara-yo, từ Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của Phật giáo Zen. Các tu viện Zen của thời kỳ này thường được xây cất đơn giản và không có trang trí gì, nhưng vẻ giản dị của nó là dựa trên những nguyên tắc thẩm mỹchứ không phải dựa trên sự tằn tiện đơn thuần. Người ta đã ghi lại rằng nhiếp chính Tokimune đã phái kiến trúc sư sang Trung Quốc để học tập kiểu mẫu đúng và hình như các tòa nhà thường là rộng rãi, nền móng xây cao. Ngay Yoritomo, con người nghiêm khắc, sau cuộc chinh phạt nhà Fujiwara ở miền bắc Nhật Bản, có ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp lộng lẫy của những tu viện như Chusonji ở Hiraidzumi, đã đích thân quan tâm đến việc trang trí bích họa và chạm trổ cho các đền chùa do ông lập ra ởKamakura. Ông đã chi những món tiền lớn vào việc trùng tu các đền chùa trong khắp nước và đóng góp rộng rãi vào việc sửa sang cung điện của hoàng đế. Chính do sự khuyến khích của ông mà những tu viện lớn bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh, như Todaiji ở Nara, đã được xây dựng lại, và nói chung kiến trúc tôn giáo đã được lợi với sự nổi lên của chế độ phong kiến. Còn về nhà ở, thì đã xuất hiện một kiểu mẫu mới, gọi là buke-dzukuri (“phong cách quân sự”), trong đó đảm bảo về mặt phòng thủ có một bức tường vây quanh, cổng vững chắc và chỗ ở cho lính gác. Bốn trong một khu vực có hàng rào là nơi ở cho một số đông tùy tùng, khiến cho toàn bộ cơ ngơi rất rộng rãi. Dần dà những nhà ở đó, về mặt phong cách, gần giống với kiểu Kyoto gọi là shinden-dzukiri và trở nên sang trọng hơn nhưng khuynh hướng cầu kỳ đã bị chặn lại bởi tính giản dị của thẩm mỹ Zen.

Trong điêu khắc, cảm xúc khỏe khoắn của Kamakura đã át sự mệtmỏi của cuối thời kỳ Fujiwara, và một thời kỳ mối bắt đầu. Có những nghệ từ Trung Hoathời

Page 43: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Tống tới và có lẽ việc trùng tu các đền chùa Nara đã đem lại một sự kích thích mới, khi các nhà điêu khắc thuộc dòng Jocho (những người Kyoto) có thể nghiên cứu các kiệt tác của Tempyo. Unkei, thuộc thế hệ thứ năm của Jocho, được biết là đã phục hồi một số đền chùa đó và ông là nhà điêu khắc lớn nhất của thời kỳ ấy, xứng đáng được xếp ngang hàng với những tiền bối lớn nhất của ông. Tuy vẫn có một vài phong cách tạo hình tiếp tục truyền thống cuối thời kỳ Fujiwara, và với những mầu sắc đậm khảm kim loại, đã đưa các chi tiết trang trí đạt mức phi lý, nhưng điêu khắc đẹp nhất của Kamakura nổi bật về sức mạnh sống động của nó. Nó hết sức khỏe và hơn nữa lại giản dị, dựa vào việc sử dụng gỗ mộc, không dựa vào màu sắc hay các hình thức trang trí khác. Một số tác phẩm đẹp nhất là tượng chân dung mang tính hiện thực rất sinh động và khác rất xa những con người cao siêu, lý tưởng của điêu khắc Asuka và Tempyo. Dưới Bản tay của Unkei, chúng là những hình tượng rất con người, dù là thánh hay là trưởng lão. Tượng đồng lớn Amida, được gọi là “Kamakura Daibutsu” (1252), cần được nêu lên ở đây. Các du khách rất khâm phục tác phẩm này, nhưng với tính cách một tác phẩm nghệ thuật, nó không xứng đáng với những lời ca ngợi cao nhất. Tuy khối lượng đồ sộ của nó và dáng vẻ hơi ngả về phía trước gây ấn tượng mạnh mẽ, về mặt điêu khắc mà nói, sự thực hiện là yếu.

Trong hội họa, thờikỳ Kamakura cho thấy có thêm tiến bộ về hướng chủ nghĩa hiện thực mà nhiều trường phái phát triển ở cuối thời kỳ Fujiwara đã đi theo. Khuynh hướng này thể hiện trong cả nghệ thuật tôn giáo lẫn nghệ thuật trần tục. Đúng là có nhiều tranh Phật giáo Kamakura, theo kiểu tranh thờ thông lệ, chịu ảnh hưởng của các giáo phái Amida ôn hòa, thể hiện khá khéo léo tuy không có tinh thần, nhữngvị thần vị thánh hiền hậu và chẳng có gì đặc sắc. Nhưng có những bức tranh khác, đẹp hơn, không nhất thiết là vẽ về các đề tài tôn giáo nhưng vẽ với một ý đồ tôn giáo. Nổi bật nhất trong các tranh này là tranh “Thác Nachi”, tác phẩm của một nhà sư ở thế kỷ XIII. Đó là là một bức tranhphong cảnh đẹp nhất trên thế giới và nó minh họa rất giởi mối liên hệ giữa tình cảm tôn giáo và tình yêu thiên nhiên. Thác nước lớn, Không ngừng nhịp nhàng độ xuống, hình như tượng trưng cho hoặc nói cho đúng hơn biểu hiện một chân lý vũ trụ nào đó và bức tranh được người hành hương cúng bái như thể bản thân nó chính là một vị thần vậy. bức tranh cũng có vẻ như được treo ở một ngôi chùa để mọi người thờ phụng và cầu khấn, cho đến ngày nay người sở hữu nó khi đem ra cho một vị quan khách xem sẽ lấy ngón tay lần theo các dòng thác đổ miệng niệm một đoạn kinh Phật phù hợp với dòng nước đổ từ bờ vách đá cao xuống những bụi cây và tảng đá bên dưới. Nhiều bức tranh phong cảnh khác của thời kỳ đó và thời kỳ theo không chỉ nhằm đem lại một niềm vui thú xúc giác về phong cảnh mà còn nhằm mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của một biểu hiện cái tinh thần duy nhất lan tỏa vũ trụ. Người ta có thể dễ dàng đánh giá quá đáng tầm quan trọng của yếu tố thần bí này trong nghệ thuật phương Đông, nhưng không nghi ngờ gì nữa một quan niệm xem thế giới hữu hình như một biểu hiện của của những thực tại tinh thần tối hậu đã thúc đẩy các nghệ sĩ lớn tìm tòi bản chất của các hình thể họ nhận thức thấy, hơn là cố công ra sức theo đuổi một sự trung thành tẻ nhạt về địa hình địa vật.

Thời kỳ Kamakura đặc biệt đáng được chú ý về số lượng rất lớn và đa dạng của các emakimono (tranh cuộn) của nó. Vài trăm bức tranh đó hiện vẫn còn được lưu lại. Chúng đề cập đến nhiều loại đề tài và tổng hợp lại cho chúng ta thấy một sự

Page 44: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thể hiện sinh động về cuộc sống thời Trung cổ. Một số ghi chép lịch sử của các đền chùa nổi tiếng hoặc cuộc đời của các vị thánh nhân như Honen. Một số minh họa những tiểu thuyết chiến trận như Heiji Monogatari và có những cảnh chiến đấu thu nhỏ rất đặc sắc. Một số mô tả những cảnh trong các chuyện hư cấu dân gian và là những công trình nghiên cứu thú vị về phong tục và y phục. Những bức khác là những sách kinh được minh họa phong phú lại có những bức khác là loại giáo huấn về tôn giáo trình bày bằng đồ hoặc những chủ đề Phật giáo như thuyết nhân quả trong quá khứ và hiện tại. Có những tranh đáng chú ý nhưng không hẳn là đẹp trong số những bức tranh thuộc loại cuối cùng trên đây là một nhóm tranh cuộn về sáu giai đoạn của cuộc đời phải đi qua: các tầng địa ngục nóng và lạnh, thế giới, của các ma đói, thế giới của các ông vua giả, v.v… cho đến các cõi Cực lạc. Các tranh này rõ ràng phản ánh luận thuyết của Enhin trong nghê thuật và chứng tỏ một niềm tin phổ biến vào sự trừng phạt nơi hỏa ngục. Nhưng không nên cho rằng đó là một niềm tin được duy trì nghiêm túc và bền bỉ vì chẳng bao lâu địa ngục đã trở thành đề tài cho những câu chuyện chế giễu đùa cợt và những câu cách ngôn vui trong dân gian. Ngay trong các tranh cuộn đó cũng có thể phát hiện ra một thứ hài hước tàn nhẫn nào đó, và các ngọn lửa vĩnh cửu cháy bùng bùng nhảy nhót theo những kiểu cách thú vị.

Vào khoảng nửa cuối thời kỳ Kamakura hầu như tất cả đền chùa quan trọng đều có một tranh cuộn ghi lại nguồn gốc siêu phàm của nó hoặc cuộc đời của các vị tổ sư. Các emakimono này do các chủ đề của chúng nên đã có một tính chất thiêng liêng đặc biệt và được giữ bí mật và một số được thờ như hiện thân (shintai) của vị thần đó.

Tranh chân dung rất thịnh hành. Những bức tranh gọi là nise-e (“chân dung”) có nhiều hình thức: Một số là tranh cuộn, cho thấy những vị triều thần, một số khác chỉ là một tờ giấy trên vẽ chân dung, thật hoặc tưởng tượng, của một nhà thơ nổi tiếng nào đó, với một câu thể của ông ta. Đó là những thí dụ về cái mối liên quan họ hàng giữa hội họa và nghệ thuật viết chữ mà chúng tôi đã nói tới. Cũng thường thấy người ta đặt cho một nghệ sĩ cung đình vẽ tranh ngựa hoặc bò kéo xe được vợ góa của hoàng đế ưa thích, theo chúng tôi biết, đã được treo trong nhà thờ chính của ngôi chùa riêng của gia đình bà ta. Hiện còn lại một bức chân dung rất đẹp vẽ Yoritomo (cao khoảng bốn “bộ” = khoảng 1,2m), được gán cho một nghệ sĩ đương thời của ông. Có thể đó là một tác phẩm ởthời kỳ sau, nhưng rõ ràng là truyền thống những chân dung quy mô lớn đã được xác lập vững chắc ở thế kỷ XIII. 

Tiến bộ trong nghệ thuật ứng dụng vẫn tiếp tục, và còn được kích thích bởi những cuộc nổi dậy xã hội thời ấy. Chiến tranh xúc tiến việc luyện kim, vì các quân nhân cần gươm và áo giáp tốt. Tôn giáo xúc tiến nghề chạm khắc và sơn mài vì các người mộ đạo và những người tuyệt vọng cảm thấy phải làm hài lòng thần thánh bằng những món lẻ sang trọng. Có thể nối là triết học đã thúc đẩy nghề gốm vì uống trà đã trở thành thời thượng trong các tín đồ Zen như là một cách giúp cho họ thức để suy ngẫm. Eisai biến nó thành một thứ nghi thức, từ đó sau này xuất hiện “trà đạo”. Một người tên là Toshiro đã đi Trung Quốc để học nghề gốm hồi đầu thế kỷ XIII và khi trở về đã lập ra một lò gốm ở Seto, làm ra những bình trà, chén trà, lư hướng và những đồ dùng đại loại như thế, được tráng men trang trí. Ông có thể

Page 45: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

được xem như là người cha đẻ của nghệ thuật này ở Nhật Bản và từ hiện đại để chi đồ gốm sứ là seta-mono, đồ dùng chế tạo ở Seto.

Mặc dù quan niệm sống khắc khổ của họ, nhiều thành viên của tầng lớp quân nhân, mới nổi lên như những chủ đất giàu có, đòi hỏi những sự xa hoa, và nói chung thời kỳ Kamakura cho thấy một hoạt động nghệ thuật đáng chú ý mà nếu nghiên cứu hỏi hột các đặc điểm chính trị của nó thì sẽ không thấy được. Tuy nhiên, không thể nói là văn học cùng tiến bước với nghệ thuật. Một số tác giả kinh viện có xu hướng coi thế kỷ XIII như một thời kỳ khô cằn, nhưng chỉ cần lướt qua các tác phẩm của những nhà cải cách tôn giáo hàng đầu cũng cho thấy ý kiến đó có lẽ là không có có sở. Chẳng hạn, tuy Honen và Nichiren cả hai đều viết hay và mạnh mẽ, thư từ và những tiểu luận bút chiến của họ thường không được coi là cổ điển. Nhưng có thể là đối với khẩu vị hiện đại, chúng hơn hẳn những truyện viết về chiến tranh có phần nào bi lụy và huênh hoang mà rất có thể là các tác giả đã mô phỏng ngôn ngữ của các giáo sĩ lớn đó. Nhưng đúng là học thức trần thế đang ở vào thoái trào vì các trường học ở Kyoto bị ảnh hưởng nhiều của tình trạng ngân khố nhà vua nghèo và ở miền đông Nhật Bản chỉ có hai trung tâm học tập, trường Ashikaga và Thư viện Kamazawa, trường do gia đình Ashikaga lập ra vào khoảng năm 1190 và thư viện do các nhiếp chính Hojo lập ra khoảng năm 1270.

Nói chung giới quân nhân không có học thức và ít người trong số họ có thể viết được chữ Trung Quốc một cách đúng đắn hoặc - điều này có lẽ đòi hỏi tài năng nhiều hơn nếu không phải là kiến thức - viết được chữ Nhật giỏi, thông thạo. Vậy mà họ phụ thuộc rất nhiều vào việc viết ra các luật lệ và các quy định và việc ghi chép các công việc giao dịch về đất đai. Một nét đặc biệt của các thể chế phong kiến đầu tiên ở Nhật Bản là chúng dựa trên vô số tài liệu, như là các hiến chương, các lời thề nguyên, sổ sách và biên bản của vác vụ xử án. Để đáp ứng nhu cầu này đã diễn ra một sự thỏa hiệp đặc biệt về ngôn ngữ, trong đó một lối nói thông thường của người Nhật có phần nào hội hoa mỹ một chút được cài trang bằng y phục Trung Quốc. Cái đó có thể làm phiền lòng các học giả cổ điển của các thế hệ trước, vì nó giống như tiếng La tinh giả cầy vậy, nhưng nói chung nó khá gọn và dễ hiểu và hình như khá có ích với thời gian, nó trở thành hình thức thông thường cho các công văn, ký sự và các đạo luật. Đó là việc kết họp những cái không thể dung hòa nhưng vì cần thiết mà nó đã xuất hiện, và từ đó, theo thời gian, và sau những bước thăng trầm kỳ lạ, đã nảy sinh ra chữ viết cuối thế kỷ XIX. Việc phổ biến Phật giáo như một tín ngưỡng dân gian đã đưa vào ngôn ngữ nói, một số lớn những từ tôn giáo bây giờ đã trở thành những câu nói quen thuộc. Nó cũng ảnh hưởng đến tính chất của văn học dân gian và tình cảm dân gian bằng cách mô tả các sự kiện theo các quan niệm Phật giáo, và những từ, những câu đã đi vào ngữ vựng qua con đường này đã để lại dấu ấn lên ngôn ngữ hằng ngày. Chẳng hạn, từ en, có nghĩa là mối quan hệ, được dùng để trở quan hệ karma, vậy bây giờđược dùng để trở cái mà đề ra chúng ta gọi là số phận hay vận mênh.

Những tiểu thuyết lớn về chiến tranh như Hogen Monogatari, Heike Monogatari (đã nói đến ở chương trên) và Gempei Sesuiki, thuộc vềthời kỳ này và về cơ bản đều là cùng một phong cách lưu loát và hoa mỹ hơn phong cách của các tác phẩm lịch sử nghiêm túc, chẳng hạn Ima Kagarni, cuốn này, mặc dầu cái tên của nó có nghĩa

Page 46: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

là Tấm gương soi thời đại, không lấy gì làm sáng sủa và phản ánh được nhiều. Heike Monogatari được viết bằng thể văn xuôi và theo người ta nói, nhằm đểđược ngâm lên với tiếng đàn đệm theo. Và chủ đề và về ngôn ngữ, nó là nguồn cảm hứng của nhiều bài dân ca và cả một số vở kịch trữ tình ở những thế kỷ sau. Tất cả các tiểu thuyết đó đều có sức xúc động một thính giả Nhật Bản đến rơi nước mắt hoặc hăng hái lên với tinh thần thượng võ, và do đó, chúng ta cần phải kết luận rằng sự nổi tiếng của chúng là có một cơ sở vững chắc, tuy nó là khó hiểu đối với một người nước ngoài mà dòng máu được kích động bởi những tiến kêu gọi của những tổ tiên khác. Hình như thời ấy chỉ chiến tranh là gây được cảm hứng cho những sự bay bổng bền bỉ trong văn chương. Văn chương của thời kỳ đó, ngoài thơ ra, phần lớn là một thứ trước tác gọi là zuihitsu, “tùy bút”, là những suy nghĩ tản mạn, thường là về các chủ đề tôn giáo.Nổi tiếng nhất trong số đó là cuốn sổ tay Hojoki, của một ngườiởẩn tại nông thôn, cách thủ đô không xa. Đó là một trước tác nhẹ nhàng và có lẽ hầu như không xứng đáng với sự chú ý mà các nhà phê bình và dịch thuật đã dành cho nó, nhưng đó là một mẫu tốt về cách sử dụng khéo léo ngôn ngữ viết của thời điểm đó. Tác giả nổi tiếng của nó, Kamo Chomei, là một người có học thức có khiếu thơ ca, đã mất đi tài sản nhỏ và những hy vọng của mình trong tình cảnh rối ren ở cuối thế kỷ XII ông không phải là một người theo chủ nghĩa khổ hạnh thật sự, mà là con người khát vọng, đã khôn ngoan vượt lên thất bại của mình bằng cách sống thầm lặng ở nông thôn và tự an ủi về cảnh nghèo của mình bằng những suy nghĩ Phật giáo thích hợp về sự phù du và kiếp sau.

Ở giai đoạn đầu của thời kỳ Kamakura, thơ ca Nhật Bản vẫn rộ nở dưới sự bảo trợ của triều đình. Một số nhà thơ của thời ấy vẫn còn nổi tiếng ở Nhật Bản hiện nay. Đã có những tuyển tập quan trọng, gồm Shin Kokinshu (Tập thơ mới cổ và hiện đại) và Hyakunin Isshu tuyển chọn của một trăm nhà thơ bậc thầy trứ danh mới người một bài. Trong những thời đại kế tiếp, tập thơ này hoặc một tập thơ tương tự, được đặt vào tay tất cả những người trẻ tuổi, đặc biệt là các cô gái, vì một sự hiểu biết về thơ dân tộc được coi như một phần trọng yếu trong giáo dục của họ. Có một lối chơi bài truyền thống trong đó người ta phải khớp các bài thơ với tên tác giả. Nhưng tuy thơ được sáng tạo rất nhiều, phần lớn thơ cuối thời kỳ Kamakura không có gì đặc sắc, chỉ là sự biến tấu khéo léo về những chủ đề cũ rích theo những hình thức đã được quy định bởi thủ lĩnh của những trường phái mô phạm rởm hay sinh sự cãi nhau. Nó đã trở thành một trò tiêu khiển chứ không phải một nghệ thuật nữa. Chắc chắn rằng đó là một điều đáng buồn, nhưng làm thế dù cho là dở nhất đi nữa, vẫn là một nhược điểm đáng yêu và có lẽ nó đã giúp cho tinh thần của thơ ca tiếp tục sống.

Văn học thời Kamakura đáng chú ý chủ yếu ở chỗ nó cho thấy sự hình thành một ngôn ngữ viết thật sự dân tộc, có pha trộn những yếu tố của nước ngoài và của bản địa. Ngôn ngữ của Genji Monogatari, trong chừng mực ta có thể nhận xét được, không khác mấy cách nói đương thời, tất nhiên trừ có đièu là nó đã dược cách điệu hóa và được sử dụng một cách hết sức thành thạo. Nhưng ngay từ đầu thời kỳ phong kiến, đã có sự khác nhau giữa văn xuôi và lời nói thông tục, rõ rệt đến mức, ở những trường hợp cực đoan, những tài liệu viết theo một kiểu Hán - Nhật nào đó, khi đọc to lên, thật khó mà hiểu nổi.

Tóm tắt các sự kiện chính trị trong thời kỳ Kamakura:

Page 47: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Sau Công nguyên: 1185 Dưới Yoritomo, gia đình Minamoto nắm quyền tối thượng ở Nhật Bản1192 Yoritomo được phong là Seii-Tai-Shogun.1199 Yoritomo chết.1205 Chế độ Nhiếp chính Hojo bắt đầu1226 Một Shogun bù nhìn dòng Fujiwara được dựng lên ở Kamakura.1232 Bộ luật có tên là Joei Shikimoku được ban bố. 1274 - 1281 Các cuộc xâm lăng của Mông Cổ.1332 Xung đột tranh giành quyền kế vị hoàng đế, giữa các triều Nam và Bắc.1333 Chế độ nhiếp chính Hojo chấm dứt và Kamakura bị tàn phá.1336 Ashikaga Takauji lập Hoàng đế Komyo ở kyoto và Hoàng đế Daigo II thiết lập triều đình miền nam ở Yoshino.1338 Ashikaga Takauji được bổ nhiệm làm Shogun. Nội chiến tiếp diễn.

Phần 5: MUROMACHIChương 17: CÁC TƯỚNG QUÂN ASHIKAGA

1336, Komyo được Ashikaga Takauji lập làm hoàng đế ở Kyoto, còn Hoàng đế Go-Daigo chạy về Yoshino ở miền nam và lập ra một triều đình đối lập. Thời kỳ từ 1336 đến 1392, sau khi cuộc tranh chấp vềvấn đề kế vị đã kết thúc, được các nhà sử học Nhật Bản gọi là Namboku-cho, tức là thời kỳ Nam Bắc Triều. Thời kỳ từ 1392 đến 1573 được gọi là thời kỳ Muromachi, theo tên một khu ở Kyoto, nơi xưng hùng của các tướng quân Ashikaga.

Chúng ta sẽ lướt nhanh qua lịch sử chính trị của thời kỳ đầu, tức là khúc dạo đầu tuyệt vọng cho nền cai trị không dễ dàng của các tướng quân Ashikaga - một thời kỳ mà ta không thể đi sâu vào chi tiết được vì quá phức tạp bởi chiến tranh và bởi các âm mưu. Nhìn bên ngoài, đó là một cuộc tranh chấp giữa các triều đình đối địch, nhưng thực chất đó là giai đoạn phân chia lại những đặc quyền phong kiến dưới hình thức đất đai và người. Trong hơn sáu chục năm trời đất nước bị tàn phá bởi những cuộc đấu tranh giữa các lãnh chúa phong kiến, mỗi người theo một lý tưởng; và ngoại trừ một vài tấm gương khá rõ nét về tinh thần hiệp sĩ, còn thì người ta luôn luôn ra sức thỏa mãn những tham vọng cá nhân và lòng khao khát đối với lãnh thể. Những người tôn thờ thứ tín ngưỡng mà người ta gọi là võ sĩ đạo khó có thể biện hộ được cho những sự vi phạm lòng tin mà các tài liệu phong kiến thuộc thế kỷ XIV thường nêu lên rất rõ. Hệ thống đạo đức phong kiến tuy không tan rã hoàn toàn, nhưng ý thức trung thành chỉ hạn chế trong khuôn khổ hẹp của gia đình hoặc trong một nhóm nhỏ tương tự. Vì lợi ích của đơn vị mình, một võ sĩ rất có thể sẵn sàng hy sinh một lòng trung thành rộng hơn. Sự thật là kỷ cương phong kiến, và nó không thể đứng vững nổi trước sự thách thức của tình trạng vô chính phủ. Họ Ashikaga lúc đó đang tìm cách giành quyềnbá chủ, nhưng vì không đủ khả năng kiểm soát chặt chẽ đám “gia nhân” của mình, như các tướng quân Minamoto đã

Page 48: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

làm, nên đành phải thương lượng với các lãnh chúa phong kiến hùng mạnh để tranh thủ sự ủng hộ của những người này. Không có tòa án phong kiến công bằng nào đó các bên bị thiệt thòi có thể cầu cứu, còn quyền lực của triều đình thì không những chỉ yếu mà còn bị hai phái giành giật. Kết quả là mỗi đốc quân, mỗi viên quản lý, mỗi chủ thái ấp đều tìm cách - tùy theo quyền lực của mình - giành quyền tự trị trong phạm vi đất đai của mình và sáp nhập vào đó đất đai của những người láng giềng không có khả năng kháng cự. Tuy nhiều tước hiệu và chức vụ cổ vẫn tồn tại, nhưng tính chất của chúng đã thay đổi, hoặc chúng chỉ còn là những từ trống rỗng. Shiki - cái chế độ phức tạp về việc phân chia quyền lực và thu nhập giữa các lãnh chúa phong kiến, các quản lý và các đốc biện hàng tỉnh - đã bắt đầu tan vỡ và được sát nhập vào một hình thức mới. Nó bị “thay thế bởi một quan hệ mới công khai dựa trên chế độ chư hầu mọi điền trang đều trở thành thái ấp do các lãnh chúa trên cao nắm giữ và bị các vương hầu ở dưới chia cắt… Sau khi các nhà đứng đầu dân sự và tôn giáo hầu như đã biến hết, và sau khi quyền lực của các tướng quânđã bị quên lãng, thì những đại danh (su-gô) xưa kia, nay trở thành những chúa tể, và dưới họ là các chư hầu và tiểu chư hầu chiếm giữ các thái áp theo thứ tự tháp đàn của một trật tự phong kiến tập trung. Nói cách khác, cái tàn dư của chế độ thống trị tập trung mà chính quyền Kamakuru trước đó, ở một mức độ giảm dần, đã áp đặt lối trên các điền chủ phong kiến, thì giờ đây đang dần dần được xóa bỏ, và quyền lực ở Nhật Bản được chia xẻ giữa một số những lãnh chúa lớn, những người mà đối với họ quyền hành của các tướng quân Ashikaga chỉ còn là một cái bóng mờ nhạt. Triều đình thì cũng bị giảm uy tín, mất mát nhiều về của cải và gần như kiệt sức. Đám quý tộc ở Kyoto trước đây còn có kiếm được ít nhiều từ các điền trang ở tỉnh của mình, nhưng nay thường nghèo túng vì các đại diện của họ đã chiếm đoạt hết mọi quyền của họ tại điền trang. Nếu có đi kiện tại tòa của các tướng quân thì cũng vô ích, vì các tướng quân không thể ép buộc và lại càng không thể cưỡng bức đám thủ hạ của họ.

Tướng quân thứ nhất, Takauji, suốt đời chinh chiến hết Bắc lại Nam. Yoshiakira, tướng quân thứ hại thì luôn luôn mâu thuẫn với chư hầu, khiến một số hàng phục phái miền Nam. Lịch sử dòng họ Yamana minh họa rất rõ nét những đặc điểm của thời kỳ đó chiến tranh liên miên, thay thầy đổi chủ, sự bất lực của chính quyền trung ương, và sự lớn mạnh của các lãnh chúa lớn. Họ Yamana thuộc dòng dõi Minamoto và là chỉ trên của họ Ashikaga. Trước kia họ này chỉ là những chư hầu tương đối có thanh thế của họ Kamakura ở các tỉnh Hoki và Inaba và sau khi các nhiếp chính của Hogio sụp đổ, họ chiến đấu cho phía Ashikaga. Nhưng vì cảm thấy không được trọng thưởng đúng mức, họ thương lượng với Nam Triều và chuẩn bị tiến công Kyoto. Năm 1353, thủ đô rơi vào tay một đạo quân của phương Nam, và Tướng quân bỏ chạy, mang theo Hoàng đế Bắc Triều. Nhưng rồi họ Ashikaga bổ sung được lực lượng và chiếm lại thủ đô. Họ Yamana, vì bất mãn với sự đối xử của Nam Triều, bèn rút ra khỏi cuộc chiến. Nhưng một số phái khác lại nhảy vào, và năm 1355 thì họ Ashikaga một lần nữa lại bị đánh bật khỏi thủ đô, trong một thời gian ngắn. Vào lúc này thì Nam Triều đã bắt đầu suy yếu, còn quyền lực của đám chư hầu lớn thì mỗi ngày một tăng. Trong khi họ Ashikaga phải chiến đấu thì họ Yamana, mà bề ngoài thì vẫn đứng về phía phái miền Nam, lại củng cố địa vị của mình. Khi đã đủ mạnh, họ Yamana giao hảo với Tướng quân Yoshiakira. Để ve vuốt họ Yamana, Yoshiakira phong chức đại danh cho người cầm đầu dòng họ này ởnăm, sáu tỉnh, nơi mà dòng họ này đang làm bá chủ. Hồi đó, là một đại danh thì cũng gần

Page 49: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

như là một chúa tể độc lập. Taiheiki, một cuốn biên niên sử về thời kỳ đó, nói về các đại danh như sau: “Giờ đây, mọi vấn đề, dù to hay nhỏ, đều do đại danh quyết định. Đại danh quyết định só phận của tỉnh mình. Đại danh coi các đại diện và chư hầu như đám tôi tớ, và cương đoạt điền trang của các đền thờ và tu viện để làm nguồn cung cấp binh lương”. Đến năm 1390 người của dòng họ Yamana đã nắm quyền ở mười một tỉnh, tức một phần sáu số tỉnh ở Nhật Bản. Năm 1392, sau khi đã làm giấy nguyện trung thành với họ Ashikara, họ Yamana nổi dậy chống Ashikaga và dẫn một đạo quân lớn tiến công Kyoto. Cuối cùng, họ Yamana bị đánh bại và bị tước hết quyền, trừ ở hai tỉnh (Hoki và Inaba) nơi mà họ được phong chức đại danh trước tiên. Như sau này sẽ thấy, họ Yamana đánh nhau liên miên, từ 1330 đến 1392. Trong thời kỳ đó, họ này thay thầy đổi chủ đến hai lần và từ một địa vị bình thường đã trở nên rất hùng mạnh bằng cách tước đoạt đất đai và quyền của các họ khác, kể cả các điền trang của hoàng tộc. Lịch sử của họ này có tính chất tiêu biểu, được lặp lại bởi hết đại tộc này đến đại tộc khác ở khắp Nhật Bản, có lẽ chi trừ, tám tỉnh miền đông dưới quyền của một người thuộc họ Ashikaga tại Kamakura, và tại đó các tướng quân còn duy trì được một hạt nhân đáng kể về sức mạnh.

Tuy nhiên, giữa những cuộc chiến tranh liên miên trong suốt thời kỳ của các vương triều đối lập vẫn có những giai đoạn hưu chiến, và do đó chúng đã làm nảy sinh, thậm chí còn thúc đẩy, một quá trình phát triển văn hóa rõ nét và thú vị. Khi trung tâm quyền lực quân sự còn đặt ở Kamakura, thì chỉ có một sự tiếp xúc không hoàn chỉnh giữa xã hội phong kiến mang tính chất tỉnh lẻ và xã hội dân sự mang tính chất đô thị. Nhưng khi họ Ashikaga rồi đến Kyoto và các tỉnh quê hương của họnày trở thành vũ đài chính của các sự kiện, thì hai xã hội này có khuynh hướng đồng nhất với nhau trên nhiều mặt. Có thể coi thế kỷ XIV như thời đại họp nhất của hai yếu tố. Nói cho đúng hơn, đó là một sự thoa hiệp, vì hai yếu tố này, xét về nhiều mặt, không thể dung hòa lẫn nhau. Trong quá trình gay go và đôi khi dữ dội này, tầng lớp quân sự có vẻ như làm chủ, vì phần lớn những thành quả vật chấtđều thuộc về họ, Nhưng về thực chất thì họ bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa cổ kính hơn của triều đình Heian. Sau sự sụp đổ của Kamakura, Kyoto đông đặc những lính tráng từ khắp Nhật Bản kéo tới để đòi phần thưởng cho việc đã góp phần lật đổ kẻ thù của vương triều. Các tòa án cũng đông nghịt những người khiếu nại, đến nỗi một bài thơ châm biếm nổi tiếng viết năm 1335 đã nói rằng cảnh thường thấy ở Kyoto là “những người khiếu nại từ nông thôn” đổ tới mang theo “hàng thúng đơn từ”. Nhưng luật pháp thì có nhiều mà công lý thì lại ít. Nạn hối lộ và bạo lực tràn lan. Cũng như bài thơ trên đã nói, đó là một“thế giới dâm loạn và rối ren” trong đó “bọn hãnh tiến bát chước những kẻ hơn chúng”. Ở đó còn có cả những chiến lợi phẩm thông thường của chiến tranh, những vị “quan tắt” (niwaka daimyo), những chiến binh không tiền phải cầm cố cả mũ giáp của mình, sự chạy đua hối hả theo các thú vui, và những cảnh kẻ ăn không hết người làm chẳng ra.

Các võ sĩ gặp vận may thì vừa coi khinh đám quý tộc vừa thèm khát dòng dõi cao sang của những người này trước đây người ta đã cố tình cách ly đám chư hầucủa Yoritomo khỏi giới quý tộc, nhưng giờ đây nhiều họ phong kiến lớn từ miền đông và miền tây Nhật Bản đã thiết lập cơ ngơi ở Kyoto, ở Muromachi thì có lâu đài của tướng quân và gần đó là những dinh thự của họ Hosokawa, họ Shiba, họ Yamana và của các thủ lĩnh khác, tại đó họ chè chén ăn chơi sau mỗi chiến dịch.

Page 50: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Cũng vì thế mà cuốn Taiheikingay sau khi vừa đề cập tới một trận trong năm 1348 của Ko Moronao, một trong những người ủng hộ đắc lực nhất của họ Ashikaga, bèn quay sang mô tả lối sống xa hoa của những cung điện và những vườn hoa của ông này, cũng như thái độ táo tợn của ông ta đối với những quý bà nào đã lọt vào cặp mắt đa tình của ông ta. Ngay cả đức vua tôn nghiêm đến thế mà cũng không thoát khởi sự hung hãng của đám võ sĩ miền đông. Một đám thủ hạ của một người tên là Sasaki, trong lúc đang nghênh ngang ngoài phố, đã vặt cành những cây gỗ thích trong vườn cấm của hoàng đế. Đám người này bị quở trách, và một cuộc cãi nhau đã nổ ra. Hôm sau, Sasaki cho người đến đốt cung điện. Thế là cả Kyoto nhốn nháo, và tướng quân buộc phải trừng phạt Sasaki. Sasaki bị đuổi khỏi Kyoto, nhưng vẫn vênh váo. Hắn dẫn theo một đoàn tùy tùng nhộn nhịp, tên nào cũng cưỡi ngựa, ăn mặc đởm dáng và tay còn xách một lồng chim họa mi. Trên đường đi, thầy tớthường dừng chân để tiệc tùng và mua vui với bọn vũ nữ. Thái độ đó, như cuốn Taiheikivạch rõ, là để biểu thị sự miệt thị đối với đám quý tộc và thầy tu đánh đổ.

Cuộc tranh chấp kế vị đến năm 1392 đã lắng xuống, và đất nước đến lúc này cũng đi vào một thế cân bằng chưa chắc chắn. Hoặc vì các lãnh chúa phong kiến đã một mới, hoặc vì họ đã thỏa mãn, nên chính quyền Ashikaga đã có thể hoạt động một cách tương đối có hiệu lực. Tuy nhiên, chính quyền đó không có khả năng áp dụng một thứ kỷ luật nghiêm khắc đối với các chư hầu, như bộ phận cầm quyền do Hojo thành lập ra đã áp dụng, và trong một số năm sau đó, cả nước còn nổ ra những cuộc nổi dậy không kéo dài. Nhưng nhìn chung, hoa bình đã kéo dài trong ba thế hệ, và tiếp đó là sự tan rã của xã hội mà đỉnh cao là xung đột vũ trang và một tình trạng rối loạn dẫn đến sự cáo chung của thời kỳ Muromachi. Điểm qua những sự kiện trong thời kỳ này ta thấy có nhiều tướng quân Ashikaga kế tiếp nhau lập nghiệp ở Kyoto. Họ sống một cuộc đời sáng trong và thừa mứa, trong đó nghệ thuật được phát triển, còn việc nước bị sao nhãng. Cuối cùng, cũng như các quốc vương và các nhiếp chính của thời kỳ Heian, họ bị thay thế bởi những người thô kệch hơn nhưng dũng mãnh hơn. Ngay sáu những năm đầu tiên của Muromachi, các tướng quân Ashikaga, giống như các tướng quân Mimanoto trước đó, chỉ còn là những người cầm quyền trên danh nghĩa, còn các chư hầu lớn của họ mới thực sự nắm quyền trong nước. Tướng quân thứ ba, Yoshomitsu, đã đi đến mức tận cùng của thói chưng diện giàu sổi, một đặc điểm trong thái độ của giai cấp quân nhân khi họ trở thành chủ nhân của Kyoto. Những nhà độc tài họ Kamakura trước đó đã thỏa mãn với những chức vụ tương đối khiêm tốn trong triều, nhưng Yoshimitsu thì giành lấy những chức cao nhất mà một thần dân có thể với tới, và còn đòi được hưởng những danh vọng gần ngang với danh vọng đế vương. Khi Yoshimitsu thoái vị vào năm 1395, ông ta còn tiếp tục ngồi ở Điện Vàng để cai trị, giống như một hoàng đế ẩn tu vậy. Các võ sĩ phong kiến, mỗi người một cách, cũng học theo gương này, và một trong một số ít nguồn thu nhập của giới quý tộc trong triều là khoản hoa hồng mà họ nhận được khi giúp đám quân nhân xin những chức danh dự trong triều. Nhưng đám quý lộc mới, hay nói cho đúng hơn là đám trưởng giả mới này, mặc dù rất thích chức tước, không chiu thỏa mãn với cái thứ sang trong kham khổ vốn, là tất cả những gì mà đám triều thần kiểu cũ có được. Thật ra thì về sáu họ cũng chịu ảnh hưởng của nền mỹ học Kyoto truyền thống và phải đầu hàng trước một nền văn hóa có góc rõ sâu xa hơn nền văn hóa của chính họ. Nhưng vào buổi ban đầu của thời kỳ Muromachi, họ coi hầu hết các lý tưởng và trò tiêu khiển của người Kyoto chính

Page 51: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cống như là một cái gì ẻo lả, và thích những thú vui mạnh hơn. Một lãnh chúa chưa lớn đã nói về lễ đăng quang như sau: “Đây là một trò vô bổ, không phù hợp với thời đại”. Nói chung, ông này và những người cùng loại rất thích cái mới và trong thế đi lên của mình, có khuynh hướng phá đổ các thần tượng cũ. Đó là một lý do khiến họ lại hướng sang Trung Quốc và khiến họ hoan nghênh tất cả những gì là hiện đại, chẳng hạn như tranh của các nghệ sĩ Tống ma lúc đổ đang thịnh hành, hoặc những diễn biến mới hệt trong Thiền tông của đạo Phật.

Người Nhật Bản thuộc mọi giai cấp và ở mọi thời đại hình như đều thích cái mới lạ, từ thời Nara khi họ nồng nhiệt tiếp thu những kiểu cách của nhà Đường, đến thời kỳ Heian khi lời khen cao nhất là ima meku,tức là “có về hiện đại”. Vì thế cũng rất tự nhiên là trongthời kỳ Muromachi, khi hầu hết các thể chế và tiêu chuẩn đang bị thách thức, thì tính chuộng mới đã trở thành một sự cuồng dại. Còn một lý do rất rõ nữa để Nhật Bản hướng về Trung Quốc vào thời kỳ ấy, Yoshimitsu và thủ hạ của ông ta rất thích xây dựng và trang trí, và họ rất cần tiền. Buôn bán với Trung Quốc là một nguồn thu nhập béo bở. Đã từ lâu, việc buôn bán đó đã được tiến hành một cách chập chừng, và ngay từ thời Taira thì hải cảng ở Hyogo (gần cảng Kobe ngày nay) đã được sửa sang để thu hút tàu buôn Trung Quốc.

Nhưng đến lúc này thì việc buôn bán được chính thức đẩy mạnh. Sau khi nhà Nguyên Mông sụp đổ, chế độ tướng quân cũ phái viên sang triều đình nhà Minh để thu xếp việc buôn bán giữa hai nước và cam kết sẽ đàn áp những người Nhật sống lang thang trên biển - tức là đám cướp biển hoặc “thương nhân tự do” mà hồi đó là một tai họa cho toàn dài bờ biển của Đông Á. Người Trung Hoa cũng không có, vẻ gì là đặc biệt quan tâm tới việc trao đổi với Nhật Bản. Nhưng vì quá bối rối trước đám cướp biển này nên họ đồng ý án định một số chuyến đi cho mỗi năm mặc dù, với thái độ cao ngạo truyền thống của mình, họ coi những chuyến hàng của Nhật Bản như là một thứ đò cống của một nước chư hầu. Tướng quân Yoshimitsu không để cho lòng tự ái dân tộc can thiệp vào việc kinh doanh, ông chấp nhận điều kiện của Trung Quốc, nhưng trong thực tế thì không tôn trọng quy định về số chuyến tàu. Một nét kỳ cục của việc buôn bán này là các tu sĩ Thiền tông nắm hết mọi việc trong tay, từ việc quản lý các cơ sở kinh doanh đến việc gửi và nhận hàng, mặc dù các tướng quân và các lãnh chúa lớn chiếm một phần lớn số tiền thu được và thậm chí còn kiếm được thêm nhiều hơn nữa bằng cách đánh thuế hải quan và thuế bến tàu. Dưới quyền của họ Ashikaga, Thiền tông thực sự là một quốc giáo, và các thầy tu sĩ Thiền tông là cố vấn của các tướng quân cả về những vấn đề không thuộc về tinh thần. Người ta biết rằng họ là người thảo ra những bức thư bằng tiếng Trung Quốc để gửi cho nhà Minh và đã giám sát quan hộ trao đổi thương mại với Trung Quốc.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa thương mại và tôn giáo này có thể đã chuẩn bị tư tưởng cho người Nhật khi các tu sĩ và thương nhân từ Phương Tây đến nước họ khoảng một thế kỷ sau đó (1). Nhưng các tu sĩ giống Chúa cứu thế chỉ là những người mở đường, còn các tu sĩ Nhật lại tham gia vào công cuộc kinhdoanh. Những chuyến đi của các tàu Nhật thường mang danh nghĩacủa một đền thờ nào đó và đền thờ này hướng một phần số tiền kiếm được. Chuyến đầu tiên “là của một chiếc tàu có tên là Tenryujibune (1342), vì nó phải mang của cải về để xây dựng một ngôi đền cũng có tên như thế mà tướng quân Takauji rất quan tâm đến. Tục lệ này sau đó cử phát triển mãi, và đến năm 1451 thì có cả một đoàn mười chiếc tàu như thế. Một số

Page 52: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

mang tên các đền chùa, như Tenryuji, Shofukuji va Hose-dera. Một số khác mang tên các lãnh chúa phong kiến, như Ouchi và Qtomo là những người mà bây giờ đã trở thành những nhà buôn có tiếng. Hàng từ Nhật Bản gửi đi thường có đồng, xuyn-phuya, quạt đồ sơn mài và một sốlớn kiếm, kích và các thứ vũ khí khác mà người Nhật làm gởi không ai bằng. Đáng chú ý là tặng vật cho nhà Minh do các lãnh chúa quan trọng gi, như Tamana và Hosokawa theo tên của họ và được họ đáp lại bằng những tặng phẩm ít nhất thì cũng ngang giá. Những hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc gồm tiền, đồng, sắt, hàng dệt và hàng thêu, tranh, sách và thuốc. Nhưng nói chung thì người Nhật thường lấy tiền mặt. Phương tiện chuyển đổi chính dưới thời Ashikaga là một loại tiền đồng Trung Quốc và đến năm 1432 thì người Trung Quốc than phiền là đã mất quá nhiều tiền và đòi giảm bớt số tàu buôn Nhật sang Trung Quốc. Sử sách cho biết rằng những tàu buôn Nhật sang Trung Quốc thuộc loại có trọng tải chừng 1000 koku. Cũng có những tàu lớn, nhưng thường hoạt động ở ven bờ vì khó điều khiển ở ngoài biển khơi. Mỗi tàu thường có khoảng 100 thủy thủ vì còn chở thêm cả hành khách nữa. Hành khách nói chung là thương nhân, bao gồm cả tu sĩ và dân thường, và họ thuê bao chỗ ở trên tàu. Việc buôn bán này rất lãi vì hình hàng nhật bán ở Trung Quốc thường đắt gấp bốn, năm hoặc đôi khi tới mười lần giá ở ở thị trường nội địa.

Công cuộc kinh doanh béo bở này đã thúc đẩy mạnh sự phát triển của một số hải cảng mà lúc đó đã trở nên quan trọng đối với nền nội thương. Tình trạng chiến tranh liên miên trong thế kỷ XVIII đã khiến các viên chỉ huy phải cải tiến các phương tiện vận chuyển vì họ thường phải duy chuyển các đơn vị lớn và nhiều đồ tiếp tế từ nơi này sang nơi khác. Vào buổi đầu thời kỳ Kamakura, các chủ tàu lớn trên dất liền ở phía tây và trên đảo Kyushu tuy không hẳn là những người ưa chuộng hòa bình nhưng thông thường cũng không dính líu với các chiến dịch trên qui mô quốc gia. Về sau, quân của họ thường chiến đâu ở xa, còn bản thân họ thì thường đi lại dễ dàng giữa các thái ấp và Kyoto. Kết quả là một số tỉnh lỵ tương đối quan trọng đã mọc lên, và những tỉnh lỵ nào có vị trí thuận tiện nhất đã trở thành những thành phố sầm uất. Vì thế, thành phố Sakai (hải cảng Osaka ngày nay) mà lúc đầu chi là một trung tâm sản xuất muối và một điền trang của nhà vua đã trở thành cửa ngõ của Kyoto dưới thời Nam Bắc Triều và là tỉnh nhà của các võ sĩ từ phái tậy đến hoặc từ Shikoku lại. Cuối cùng nó trở thành một điểm chiến lược quan trọng và đồng thời là một trung tâm quân nhu. Vị trí của nó đã thúc đẩy sự phát trién của một giai cấp nhà thầu quân đội và tài chủ, và nó trở nên rất thịnh vượng khi nó cạnh tranh với Hyogo để trở thành một cảng xuất phát cho tàu buôn viễn dương. Cùng với tiến trình của thời kỳ Ashikaga, Sakai ngày càng thêm thịnh vượng trong khi sự nghiệp của các tướng quân ngày càng suy sụp, và cho đến năm 1543 thì ta thấy có tình trạng là viên đại diện (Bakufu) phải vay tiền của đám thương nhân Sakai và phải dùng những khoản thuế thu được từ các điền trang của Ashikaga làm thế chấp. Thành phố này được hưởng nhiều đặc quyền, và về một vài mặt nào đó, nó giống như một thành phố tự do ở châu Âu trung cổ. Ở một mức độ nào đó, dân thành Sakai được tự quản và phần nào cũng được hưởng quyền tự trị về pháp lý. Và vì phần lớn số họ là những ronin, tức là những võ sĩ vô chủ, nên họ biết cách tự vệ.

Cùng thời gian đó, một số hải cảng khác cũng trở nên quan trọng, như cảng Yamaguchi ở Suwo, Onomichi ở Higo, và Hakata ở Kyushu. Phần lớn những nơi này

Page 53: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

được như thế là nhờ có vị trí ở ngay các lãnh địa thuộc những người có thế lực, và những người này rất quan tâm tới việc phát triển các hải cảng đó. Sakai nằm trong lãnh địa của đền Simiyoshi, còn cảng Hyogo thì lúc đầu là một bộ phận của shoen Kofukuji thuộc họ Fujiwara, và sau rơi vào tay của tu viện Kofukuji của Nara, mà tu viện này thì khoảng năm 1470 trở đi đã có được một nguồn thu nhập lớn nhỏ độc quyền về thuế hải quan.

Tình hình chiến tranh tràn lan trong thế kỷ XIV không những không cản trở mà còn thúc đẩy nền nội thương. Các nhà chỉ huy phong kiến cần đồ tiếp tế cho quân của mình và, nếu có thể được, cho cả lãnh địa của mình. Tất cả những điều đó đã thúc đẩy việc buôn bán và chuyên chở hàng hóa. Và vì thời kỳ đó không an toàn, các thương nhân thường phải hợp tác với nhau để tìm cách tự bảo vệ. Từ đó đã nảy sinh ra các phường hội và các tổ chức tương tự, dựa trên cơ sở những tập hợp lâu đời hơn nhưng với hình thức hoàn hảo hơn. Những tổ chức này thường tự đặt mình dưới sự bảo trợ của một nhân vật hoặc một cơ quan có thế lực nào đó, và tất nhiên phải trả tiền cho sự bảo vệ đó. Những tổ chức này có tên là có nghĩa là “chỗ ngồi”. Có lẽ từ này chỉ cái “hố”nghĩa là chỗ ngồi dành cho họ ở những chợ thuộc các đền chùa. Quan hệ giữa các tổ chức này các tổ chức tín ngưỡng là rất chặt chẽ và lâu đời. Thương nhân thường gắn bó với một tu viện nào đó, với tính chất là người cung cấp hàng hóa cho tu viện đó. Về thực chất, đó chỉ là tấm bình phong che giấu các hoạt động khác, đặc biệt là việc cho vay lấy lãi, vì các thương nhân thấy uy tín của nhà chùa rất có ích khi cần thúc con nợ phải trả nợ. Cho vay lãi là một nét đặc biệt của đầu thời kỳ Muromachi, khi rất nhiều quý tộc trong triều đã mất chức và đất đai qua các cuộc nội chiến. Nhưng những người kinh doanh các ngành hợp pháp hơn cũng vẫn có khuynh hướng tập họp thành những nhóm độc quyền dưới sự che chở của một người nào đó. Vì thế ở Kyoto những người buôn quần áo vải bông đều là dân trong vùng đền Gion, còn những người nấu rượu thì thuộc về đền Kitano.Người ta dựa vào các đền này khi cần khiếu nại với tòa án hoặc với viên đại diện mỗi khi đặc quyền của mình bị xâm phạm. Tu viện Tendai trên núi Hiei là quan thầy của những chủ kho, còn tu viện Iwashimidzu Hachiman thì bào trợ đám buôn dầu. Một số lần các tu sĩ có vũ trang đã xông vào kinh đô các họ lớn để hỗ trợ cho khách hang của họ. Một số ngành nghề khác lại được các họ lớn bảo trợ. Dân làm giấy ở Kyoto dựa vào họ Dojo. Thợ dát vàng lá dựa và họ Konoe. Thậm chí bọn con hát cũng lập một phường do họ Kuga rất danh giá bảo trợ. Có đủ mọi thứ phương hội trong khắp đất nướcvà tại kinh đô, và hình như đã có một sự liên lạc nào đó giữa các phường cùng ngành nhưng khác địa phương. Đúng là các za ở Nhật Bản và các hansa ở châu Âu đã phát triển song song, và người ta đã nối quan hệ giữa các za như một thứ liên minh có tính chất hansa. Nếu nghiên cứu kỹ chắc người ta cũng sẽ phát hiện ra cả những sự khác biệt cũng như những nét tương đồng, nhưng rõ ràng là tầng lớp thương nhân đô thị có đặc quyền đã phát triển dưới chế độ phong kiến tập trung thời kỳ của Ashikaga. Giai cấp này đã trở thành một yếu tố hùng mạnh trong nhà nước, nhưng bộ máy quan liêu phong kiến tập trung - bộ máy này bắt đầu trị vì ở Nhật Bản khoảng từ năm 1600 - không cho phép có những tổ chức tự trị đối địch. Vì thế các phường hội buôn bán cũng như các tập đoàn tu sĩ dần dần bị tước hết các quyền tự do. Đặc quyền của những tổ chức thương nhân và thợ thủ công đó, tuy là một giai đoạn cần thiết cho sự phát triển của thương mại trong thời kỳ hỗn độn, lại gây ra nhiều sự lạm dụng khác nhau. Những quan thầy thì đòi những khoản

Page 54: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thù lao cắt cổ, còn những người thuộc các phường hội thì bán hàng với giá cao để bù lại. Một trở ngại cho lưu thông là hệ thống - nói cho đúng hơn là việc đề ra vô tội vạ - đủ mọi loại thuế hải quan và thuế quá cảnh. Bakufu, các đại danh, các viên đại diện và các nhà cầm đầu dân sự, quân sự và tôn giáo thi nhau thiết lập các hàng rào và do đó có được một nguồn thu nhập thông qua thuế đánh vào hành khách và hàng hóa quá cảnh. Trong những tài liệu lưu trữ tại tu viện Kotokuji có một tờ trình về chi phí cho việc vận chuyển hai chiếc lọng đến một nhà thờở Mino, cách tu viện chưa đầy 100 dặm. Công vận chuyển là 1466 mon, trong khi thuế quá cảnh đánh ở đây ít nhất là 28 trạm khác nhau đã lên tới 1496 mon. Chi phí tổng cộng (tính theo giá gạo) là vào khoảng 30 pound, trong đó quá nửa là thuế. Về cuốithời Muromachi các thương nhân có thể, hoặc bằng thương lượng hoặc bằng vũ lực, chống cự được với những sự áp đặt đó, nhưng không có khả năng xóa bỏ hoàn toàn chế độ thuế quá cảnh. Thương nhân nói chung dù có sức bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng nông dân không phải lúc nào cũng làm thế được. Nông dân không có điều kiện cưỡng lại những đòi hỏi của các vị quan và các chủ đất tư nhân. Tuy nhiên, hơn một lần dưới thời Muromachi, cái giai cấp khổ nhục lâu đời này đã nổi dậy do tình trạng khốn quẫn do công nợ gây ra và do lòng căm thù đối với người giàu. Những cuộc nổi dậy này của nông dân thường nổ ra sau một trận đói hoặc một trận dịch, và mục tiêu tiến công thường là một cầm đồ, và chủ xưởng rượu, vì chủkho thường là chủ cầm đỡ, và chủ xưởng rượu thường giàu có một cách đáng ghét và thường trữ rất nhiều hàng hóa được ưa thích. Cuộc nổi dậy trên quy mô lớn đầu tiên nổ ra năm 1428, và sau đó luôn luôn có những chuyện như thế xảy ra. Những cuộc nổi dậy này thường bị các đại danh đàn áp bằng vũ lực, nhưng hơn một lần giới quân sự đã bị áp đảo. Các hàng rào chắn đường bị phá nát, các tu viện và các thương nhân bị cướp mất của cải. Năm 1502, viên đại diện ở Iwasa và toàn bộ gia đình bị tàn sát bởi những nông dân nổi giận. Đôi khi, dưới sức ép của các tu viện lớn - các tu viện thường sở bị thiêu cháy – Bakufu phải chịu nhún và tuyên bố xóa nợ cho tất cả. Cái đó gọi là tokusei, nhưng nó khác hoàn toàn với những đạo luật của cái gọi là “chính quyền đức hạnh” dưới quyền nhiếp chính của Hojo. Những đạo luật đó nhằm bảo vệ tài sản của các chư hầu của tướng quân, còn việc làm của Bakufu là một sự nhân nhượng trước suy nghĩ của nhân dân và xuất phát từ sợ hãi. Dưới thời tướng quân Yoshimasa có ít nhất là đạo luật tokusei, đó là chưa kể đến những tokusei do các lãnh chúa địa phương ban hành. Việc các nhà độc tài quân sự phải đầu hàng trước những cuộc biểu tình của lớp nông dân đối khổ chứng tỏ sự suy yếu của chính quyền trung ương và tình trạng rối loạn trong bộ máy chính quyền địa phương. Như nhiều bằng chứng khác đã khẳng định, nó chứng tỏ rằng những người gây rối bao gồm một số võ sĩ đạo nửa tính nửa nông dân. Những người này sẵn sàng tham gia bất kỳ một hình thức xung đột hoặc nổi dậy nào. Vào lúc này, những võ sĩ như thế hình thành nên một giai cấp đông đảo, và một số sứ quân đã lợi dụng giai cấp này bằng cách tuyển dụng người của nó.

Những cuộc nổi dậy này tiêu biểu cho thời kỳ này đó ở là sự thần phục bây giờ hầu như không còn nữa, vì thói quen khuất phục trước quyền lực cũng như không còn nữa, vì thói quen khuất phục trước quyền lực cũng đã chấm dứt. Điều đó được thấy rõ ở mọi cấp của xã hội, kể cả ở cấp thấp nhất. Hệ thống dòng họ sụp đổ và bị thay thế bởi hệ thống gia tộc và trung thành đối với người cầm đầu gia tộc. Vì lòng trung thành đó, người ta thậm chí có thể có thù địch đố với những người cùng

Page 55: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

đòng họ. Có cảm giác chung là trật tự xã hội đang ta rã và có một cuộc chạy đua ồ ạt vì quyền lực. Trong những cuốn sách của thời đó ta thường đọc thấy những câu như “ngày nay kẻ thấp hèn trừng trị người cao sang”, hoặc “Vua yếu nhưng chư hầu mạnh” hoặc “giữa chủ và tớ không có sự trung thành và vua không kiểm soát được thần dân”. Tất nhiên đó là lời than phiền muôn thuở của chủ nghĩa bào thủ và có thể không đáng được coi trọng. Nhưng rõ ràng thời kỳ Ashikaga là thời kỳ thay đổi giai cấp một cách dữ dội. Một nhà sư trụ trì tại Kofukuji khi được tin là một anh lính chơn đang tìm cách xin được giữ chức đại danh ở Idzumi, đã than “Ngya cả một tên hạ đẳng cũng mơ đến chuyện cai trị một tỉnh”.

Đoạn trên đây, tuy không được mạch lạc cho lắm, cho ta phần nào thấy được sự rối loạn của thời kỳ Muromachi. Đó là một thời kỳ lên men chứ không phải là một thời kỳ mục rữa, vì trong suốt thếkỷ XIV và XV, những thể chế mới đã nảy sinh ra từ cái cũ và đang tiến tới một nền phong kiến già dặn hơn nền phong kiến thời Kamakura. Một trong những nét quan trọng nhất của thời kỳ này, mà dấu vết của nó có thể tìm thấy trong xã hội Nhật Bản hiện đại, là tầm quan trọng của gia đình, với tính cách là một đơn vị của xã hội, ngày mộttang. Hệ thống shiki xưa kia, mà theo đó thì quyền lợi có thể chia sẻ và lưu truyền được, nay đã sụp đổ, vì vào lúc không ổn định, người ta nhất thiết phải củng cố sức mạnh của gia đình và phải giao phó vận mệnh của gia đình vào tay thành viên mạnh nhất và có khả năng nhất. Chừng nào Bakufu còn bảo vệ được chư hầu của mình khỏi bị xâm lược thì một ngườicha chẳng có lý do gì để mà không chia của cải của mình cho con cái; vì ông ta tin vào sự gắn bó của những người cùng máu mủ và vào quyền lực của vị chúa tể. Nhưng gặp lúc có tình trạng về quân và chiến tranh thì người cha đó không thể để gia tài rơi vào tay con gái chẳng hạn, vì con gái thì không thể chiến đấu để bảo vệ gia tài đó được. Người cha đó cũng không thể để cho một phần của cải thuộc quyền sở hữu của ông ta lọt vào tay một gia đình khác. Cũng vì thế nảy sinh cái đặc quyền của nam giới và tục con trai thừa kế, và cũng bắt dầu từ thời kỳ đó có tình trạng lệ thuộc của phụ nữ, khác hẳn với địa vị cao của họ dưới chế độ Fujikawa và ở những giai đoạn trước của chế độ phong kiến. Từ “con trai thừa kế” chưa diễn tả hết hết ý nghĩa của chế độ thừa kế ở Nhật Bản thời đó, vì người thừa kế không nhất thiết phải là con trai trưởng, mà là người con trai nào có nhiều triễnvọng nhất. Và nếu không có người con trai nào đáng tin cậy và có thể làm chỗ dựa cho cả gia đình, người đứng đầu gia tộc sẽ nuôi một người thích hợp - thường là một người trong họ - để làm người thừa kế sau này. Không phải là đã không có những người con nuôi bằng tuổi, thậm chí con già hơn bố nuôi của mình, và đôi khi gia tài và quyền đứng đầu được chuyển giao ngay khi người cha còn sống, nếu như người cha cảm thấy đã quá già và không còn hoạt động được nữa. Đoạn trích dưới đây từ một tuyển tập những giai thoại về tôn giáo (được viết vào khoảng năm 1300) sẽ cho thấy suy nghĩởthời đó về vấn đề này:

“Ở tỉnh Tango có một người tuy chỉ là một chủ đất nhỏ (shomyo) nhưng cũng không đến nỗi túng bấn. Khi chết ông để lại một chúc thư mà sau khi tang lễ đã xong người ta mới được phép đọc. Khi mở chúc thư, đám con trai và con gái đông đảo của ông ta được biết rằng ông ta đã để lại phần lớn cho con trai trưởng, một phần nhỏ hơn cho con thứ, và cứ tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người con cả nói: “Vì cố chủ đã phân chia như thế, chúng ta không thể phản đối gì được…

Page 56: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Nhưng nếu dinh cơ này bị chia thành nhiều phần nhỏ như thế và nếu mỗi chúng ta được chứng nhận (bởi Bakufu) về phần của mình thì khi nhận phản rồi ta sẽ gặp khó khăn. Mỗi người chúng ta sẽ bị bó hẹp về hoàn cảnh và không thể mở mặt với đời được. Vì thế, tốt hơn là một người trong chúng ta sẽ đứng ra gánh vác lấy gia đình. Những người còn lại sẽ xây một tu viện kín ở nơi nào thích hợp, sẽ đi tu và suốt đời cầu nguyện. Như thế ta sẽ đảm bảo được bằng yên ở đời này và đời sau. Anh tuy là con trưởng nhưng tự biết mình không tài cán gì. Vậy anh mong các em chọn lấy một người trong số mình để kế nghiệp”.

Chuyện kể tiếp rằng cuối cùng người con thứ năm được chọn làm người thừa kế, và số còn lại chọn một cuộc đời gần như là đi tu. Họ thay mặt người đứng đầu gia tộc mà canh tác đất đai. Câu chuyện thú vị này có thể không có thật, nhưng nó chứng tỏ rõ ràng lý tưởng củathời kỳ đó là việc duy trì gia tộc, bảo vệ tài sản gia tộc và tăng cường uy thế của gia tộc. Và gia tộc ở đây không phải là cả họ hàng mà là một gia đình nhỏ. Nói cách khác thì dòng họ đã trở nên quá cồng kềnh và đã chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn. Đó là diễn biến tự nhiên tiếp theo sau sự phát triển và chuyển động trong nhân dân. Nó xảy ra đồng thờivới một sự đa dạng về quyền lợi mà một cơ cấu xã hội phức tạp hơn đã mang lại. Những điều kiện nảy sinh trong thời kỳ Ashikaga chỉ đẩy mạnh và nhấn mạnh một quá trình đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước mà những cải cách quan liêu trong năm 645 đã làm chậm lại. Những thay đổi đó vừa là một nguyên nhân vừa là một hậu quả của việc chia cắt Nhật Bản thành một số những lãnh thể tự quản mà người dân trong mỗi lãnh thể không còn gắn bó với nhau chủ yếu bằng quan hệ huyết thống mà bằng những quyền lợi chung và cả bởi sự gần gũi về không gian. Đứng đầu mỗi nhóm là một võ sĩ, thường là viên đại danh của một tỉnh. Gắn bó vớingười này để được che chở là những họ yếu hơn và có đất đai nằm trong vùng lãnh thể do người đó cai quản, nhưng không nhất thiết phải có quan hệ với người đó hoặc với nhau. Công việc của vị chúa tể đó là tăng cường quyền lực của mình để chống lại các chúa tể khác, bằng cách duy trì sức mạnh của mỗi họ trong phạm vi lãnh thể của mình và ngăn không cho sức mạnh đó được dùng vào bất kỳ mục đích nào không có lợi cho mình. Công việc của các võ sĩ ở cấp dưới là đảm bảo sự phồn vinh và tồn vong của gia đình mình. Vì thế một mặt ta thấy có sự can thiệp của mỗi chúa tể vào công việc gia đình của các chư hầu. Mặt khác ta cũng thấy có sự hy sinh của cá nhân trước lợi ích của gia đình. Một chư hầu cần phải được phép của chúa tể của mình trước khi chỉ định người thừa kế để đứng đầu gia đình và trước khi chia tài sản. Luật lệ của một số lãnh chúa phong kiến lớn bao gồm một số quy định rất chặt chẽ đối với chư hầu về vấn đề này và về các vấn đề tương tự. Người ta tìm mọi cách tránh không để cho đất đai và quyền lợi, thông qua việc nhận con nuôi và hôn nhân, bị rơi vào tay chư hầu của một lãnh chúa khác. Người ta đặc biệt chú ý tới việc cưới xin không chỉ của các hiệp sĩ và con trai con gái của họ, màcủa cả những nông dân và thợ thủ công tầng lớp trên, vì lãnh chúa của họ không muốn để đất đai và sự phục vụ của những người này rơi vào tay một lãnh chúa khác. Các thành viên trong gia đình thậm chí phải dựa vào người đứng đầu để có được cái ăn và phải vâng lời người đó, dù đó là cha, là anh của mình, hoặc dù chỉ là một người xa lạ được nhận làm con nuôi.

Sự phát triển của gia đình với tính chất một đơn vị kinh tế và xã hội đãảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt ở Nhật Bản, tới mức mà bộ luật dân sự hiện hành còn

Page 57: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

mang nhiều tàn dư của những quan niệm thời trung cổ về gia đình và quyền thừa kế. Hiến pháp mới của xã hội cho rằng nhiệm vụ chính của mỗi người là trước hết phải quan tâm đến quyền lợi của gia đình chứ không phải đền quyền lợi bản thân. Hiến pháp đó coi sự vâng lời, lòng kiên nhẫn và tinh thần hy sinh là những đức tính quan trọng nhất. Nó khuyến khích thói quen tôn trọng người có tuổi và nhà cầm quyền, lễ độ trong cách ăn nói và ứng xử. Nó khuyến khích người có tước danh không làm hoen ố tước danh đó. Tất nhiên, những lý tưởng đó không phải là cái gì mới mẻ, vì chúng nảy sinh tự nhiên từ những niềm tin và phong tục cổ xưa. Nhưng chế độ phong kiến luôn tìm cách lọc ra và nhấn mạnh những quan điểm đạo đức nào có thể giúp nó tồn tại, và bỏ qua, thậm chí còn ngăn chặn, mọi quan điểm khác. Luật pháp phong kiến tuy nghiêm khác nhưng hẹp hòi, và vì nó nhằm duy trì một đơn vị kinh tế nên cơ sở của nó có tính chất duy vật chứ không có tính chất duy mỹ. Qua những tiếng hô xung trận và những bài diễn văn hùng hồn của các võ sĩ ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm dai dẳng: Tài sản! Tài sản! Tâm tính của các lãnh tụ của giai cấp phong kiến là tham lam và bảo thủ. Vì tham lam nên nó dễ dàng đồng lõa với những sự vi phạm đối với thân thể và tài sản của những người khác nhóm,và vìbảo thủ nên nó vun đắp một tư tưởng đẳng cấp nhưng lại không khuyến khích tính chủ động. Vìlợi ích của gia đình là quan trọng hơn hết, nên hành động của mỗi thành viên bị kìm hãm, và để đi đến một quyết định dù nhỏ nhặt nhất thì người ta cũng phải Bản bạc rất lâu. Một áp lực tàn nhẫn của xã hội bóp nghẹt tính độc lập của tư tưởng và hành vi, đã biến con trai thứ thành đầy tớ, biến phụ nữ thành vật sở hữu. Chỉ nhờ có sự kích thích của chiến tranh - mà chiến tranh lại cần khả năng phán đoán nhanh và những hành động táo bạo - mà chế độ này mới tránh khỏi tan rã.

Mà chiến tranh thì diễn ra liên miên sau một giai đoạn hòa bình bấp bênh kéo dài từ thời kỳ của Yoshimitsu đến mãi giữa chừng thế kỷ XV, và ngay cả trong giai đoạn đó thì cũng có những sự thù hằn và xung đột ở nơi này hoặc nơi khác. Nhiều họ lớn đã nổi lên rồi xụp đổ trong cuộc vật lộn hoặc với người ngang hàng, hoặc với chư hầu của mình. Những cuộc tranh chấp đó cứ lan rộng mãi, và cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh kế vị giữa hai họ Ashikaga đối lập, giống như chính họ Ashikaga trước đây đã chia đất nước thành hai phe để chiến đấu cho hai vương triều đối lập. Đến năm 1467 thì nổ ra một cuộc nội chiến lớn (gọi theo tên của thời kỳ đó là Chiến tranh Onin). Cuộc nội chiến này tập trung chủ yếu ở kinh đô hoặc ở gần đó. Nó kéo dài đến năm 1477 rồi chuyển về các tỉnh và tiếp tục ở đó cho đến cuối thế kỷ XV. Trong thời kỳ đó nhiều họ phong kiến kỳ cựu đã thua trận hoặc nếu còn tiếp tục được thì quyền lợi cũng đã giảm nhiều. Họ Yamana mà trong chiến tranh Onin đã cùng chư hầu huy động được đến mười vạn quân thì bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Địch thủ của họ Yamana là họ Hosokawa cũng ở cảnh tương tự. Các họ Shoni và Kikuchi đã từng có địa vị lớn ở Kyushu sau cuộc xâm lăng của Mông Cổ thì hầu như đã biến mất, cũng như trường hợp của họ Shiba mà trước đây là trọ thủ của tướng quân ở Kamakura đồng thời là người cai quản sáu tỉnh phía bắc và thống lĩnh của những chư hầu lớn ở miền trung Nhật Bản. Không lạ gì nữa vềsau thi sĩ Basho, khi đi thăm nơi đã diễn ra một trận đánh nổi tiếng đã viết:

Giấc mộng vàng người chiến binh ôm ấp,

Giờ đây là những đám cỏúa khô!

Page 58: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Bước thăng trầm của các họ phong kiến thường khiến đám võ sĩ đạo (samurai) trở thành tay không, và do đó đã đẻ ra một số quân nhân không có ruộng đất. Ai muốn phục vụ một chúa khác thì sẽ dễ dàng tìm được việc tốt. Những người còn lại thì lưu lạc đến các thành phố hoặc nhập vào đám quâncủa các tu viện. Một số người khác còn thụt sâu hơn nữa. Họ trở thành những ashigura, tức là những bộ binh hạng nhẹ, và từ những người như thế đã hình thành một đẳng cấp mới của những người làm nghề võ, một thứ lính đánh thuê có thân phận thấp hơn đám samurai. Trong những sách viết ởthời kỳ Kamakura người ta đã nói đến đám ashigura này rồi, nhưng phải đến nửa sau của thời kỳ Muromachi thì ashigura mới trở thành hiện tượng quan trọng. Phần lớn số này hình như là những nông dân hoặc nông nô đã bỏ trốn khỏi các trang trại công nợ chồng chất hoặc tan hoang vì chiến tranh. Theo luật lộ của một số họ phong kiến thì đám ashigura này chỉ đứng sát trên đám nông dân mà thôi, và họ cũng phải mang y phục của nông dân. Đó là một đám người bất trị. Họ tham gia mọi cuộc nổi dậy của quần chúng để hôi của, và trong chiến tranh thì họ cướp cả của bạn và của thù. Sự lớn mạnh của đám ashigura có ý nghĩa ở chỗ diễn ra đồng thời với một sự thay đổi triệt để trong tính chất của những chiến dịch kiểu phong kiến. Trong thời kỳ Yoritomo, khi ra trận thì một chủ đất nhỏ phải cưỡi ngựa riêng của mình, theo sau là một hoặc hai tùy tùng. Nhưng đến lúc này thì các cuộc chiến đấu không còn được quyết định bởi những cuộc giao tranh bằng kỵ binh hoặc bằng những cuộc đánh giáp lá cà trên quy mô nhỏ nữa, mà bằng việc vận động những đội quân lớn, cả kỵ binh và bộ binh. Cùng với những thay đổi khác, sự thay đổi trên đã góp phàn xóa bỏ sự khác biệt, mà đến lúc này cũng đã bắt đầu mờ nhạt, giữa những người“tự do” và những người“hạ tiện”, và đã góp phần xác lập hai thành phần chính trong xã hội, đó là những quân nhân và những nông dân. Dưới họ là thọ thủ công, và thấp nhất là thương nhân. Nhưng nói chung thì những sự phân chia như thế vẫn chưa rõ nét trong những cuộc chiến tranh của thời kỳ đó, và trong suốt một thời gian nào dó, người ta có thể dễ dàng chuyển từ giai tầng này sang giai tầng khác.

Trong suốt thời kỳ đó, cả Hoàng tộc và họ Ashikaga của tướng quân đều không bị tiến công, không phải vì người ta sợ họ, mà vì họ bất lực. Sự khác biệt giữa hai họ này là ở chỗ các hoàng đế thì nghèo túng còn các tướng quân thì đều có một cuộc sống xa hoa. Có thể nói Hoàng tộc đã gặp lúc bỉ nhất vào năm 1500, khi mà vì ngân khố hết nhẵn tiền nên thi hài của Hoàng đế (Go-Tsuchimikađa) bị bỏ mặc trong suốt sáu tuần mà vẫn chưa được mai táng. Cũng vì lý do đó mà lễ đăng quang cho người kế vị hoàng đế mãi đến hai mươi năm sau mới tổ chức được. Họ Ashikaga thì có nhiều thái ấp giàu có, nhưng các tướng quân của họ này tiêu pha phung phí và thường thiếu tiền vì, trừ một vài ngoại lệ, họ chỉ thích ăn chơi hơn là lo đến bổn phận của mình là những người cầm quyền. Thời đại của họ là thời đại của việc trao quyền trở nên quá phức tạp so với chính mức độ ở Nhật Bản. Đến lúc này thì không có chuyện các hoàng đế đi ở ẩn hoặc thoái vị và thoái ngôi nữa. Trong khi đó các tướng quân những người mà tước hiệu là Kwam paku - tức là đại diện của hoàng đế, thì lại thực hiện chức năng độc tài quân sự của mình thông qua các đại danh (shugo) và những đại danh này thực sự có quyền tự trị. Trong nhiều trường hợp, các đại danh này không đóng dinh ở lãnh thể của họ, mà trao quyền cai trị cho những phó đại danh, và những phó đại danh này, thông qua chư hầu của họ, thường trở nên mạnh hơn các đại danh. Họ Ashikaga tiếp tục giữ chức tướng quân cho đến năm

Page 59: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

1597, khi người thứ mười lăm và cũng là người cuối cùng chết trong lưu đày. Người này đã thoái vị từ năm 1573. Trước đó, một số người trong dòng họ này cũng lâm vào tình cảhh như thế.Chương 18: TÔN GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT

Nhìn bề ngoài thì sự phát triển chưa từng thấy của nghệ thuật ở Nhật Bản trong một thời kỳ tan hoang và rối loạn như thế đúng là một nghịch lý. Nhưng lý do thì rất đơn giản. Trước hết thì người Nhật, do bản năng hoặc bởi truyền thống, luôn luôn khao khát về vẻ đẹp của màu sắc và hình khối, một thị hiếu mà ngay cả tai họa lớn cũng không dập tắt nổi, điều kiện xã hội lại khuyến khích chứ không cản trở việc sáng tạo ra những vật phẩm đẹp, vì đó là biếu tượng của thành công, là cách khoe khoang cần thiết để thỏa mãn lòng kiêu ngạo của những người mới có quyền hành và mới có của. Lý do cuối cùng, và có lẽ cũng là lý do quan trọng nhất, là tôn giáo đã đủ mạnh để che chở cho các nghệ sĩ và văn sĩ. Vì thế, các tu sĩ và dân thường nào biết tránh khỏi các cuộc binh đao thì có thể chuyên tâm vào hội họa hoặc văn học tại các tu viện, nơi tương đối an toàn, hoặc cũng có thể gắn bó với một lãnh chúa lớn nào đó muốn làm Mạnh Thường Quân đối với học thuật. Như ta đã thấy, đám trưởng giả phong kiến rất sợ người ta lẫn mình với đám dân ngu dốt ở nông thôn. Những bậc quyền quý ở Kyoto từ lâu đã khinh bỉ họ. Nay, là chủ nhân của kinh đô, họ muốn tỏ ra cũng chẳng kém gì ai. Trong sách Genipei-Seisuiki có một đoạn khá hay kể lại rằng khi xuất hiện tại triều đình, Yoshitsune bị đám triều thần coi là “còn thua xa cái đám rác rưởi của họ Taira”, mặc dù ông này có nước da trắng trẻo và dáng điệu duyên dáng và rất thoải mái trong bầu không khí của kinh đô. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi hoàn toàn, và đám binh sĩ là người đi đầu về thời trang. Sau khi đại danh của Hoki là Nawa đã tháp tùng hoàng đế vào kinh đô năm 1333, phong cách của ông la được mọi người bắt chước và được gọi là “phong cách Hold”. Giai cấp quân nhân lúc này không còn thỏa mãn với sự vẻ vang của trận mạc nữa. Cho nên, từ tướng quân trở xuống, người ta bắt đầu thưởng thức các lợi ích của văn hóa theo cách hiểu riêng của người ta. Và như thế người ta đã thúc đẩy các nền nghệ thuật của thời bình.

Nhưng thật ra chính các tu sĩ, cùng với các nghệ sĩ do chế độ cũ nuôi dưỡng, đã cầm đuốc đi đầu. Vì thế, trong khi nói về nền văn hóa này, trước hết ta nên đề cập tới những cơ sở tôn giáo mà nhờ đó mới có nền văn hóa mới. Không nghi ngờ gì nữa, đứng đầu trong các cơ sở tôn giáo đó là Phật giáo Thiền tông. Dưới thời Kamakura, Phật giáo Thiền tông được giới quân nhân rất hâm mộ. Khi giới quân nhân giành được quyền chủ đạo hoàn toàn thì tôn giáo này bị lợi dụng. Tiếp đó, dưới sự bảo trợ của các tướng quân và các lãnh chúa lớn, nó phát triển đến mức có thể gọi được là một đạo chính thức nếu chưa phải là quốc đạo.

Nói như thế không có nghĩa là người ta đã từ bỏ các học thuyết khác để chạy theo cái kỷ luật đối với bản thân của Thiền tông đâu. Phải thừa nhận rằng những điều luật của giới samurai đã nêu ra cho họ những lý tưởng cao tuy hạn chế, nhưng khi nghiên cứu về thời kỳ Ashikaga với những tư liệu khá đầy đủ của nó, ta tìm thấy rất ít dấu vết - ngoại trừ trong những sự tích anh hùng - của cái tinh thần khắc kỳ, cái sự nghiêm khắc ghê gớm mà nhiều nhà văn thích gán cho các võ sĩ phong kiến. Những người này thường là một sự kết hợp giữa tính kiên cường và lòng da cảm, giữa sức mạnh của tinh thần và tính cả tin, theo mức độ thường thấy ở các quân

Page 60: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

nhân chuyên nghiệp. Và phần lớn những người này không có khả năng hiểu được những điều cơ bản về hành chính dân sự. Đây là một nét rất tiêu biểu của giới quân nhân. Vì thế họ bị giới tu sĩ khôn ngoan và thông thái nắm rất chặt. Khía cạnh đó của cách ửng xử phong kiến đượcthể hiện khá thú vị qua quan hệ giữa Ashikaga Takauji và tôn giáo. Sư phụ chính của Ashikaga Takauji là nhà sư Muso Kokushi. Ông này sống từ năm 1275 đến năm 1351 và là một nhân vật nổi tiếng trong thời Muromachi. Tuy Eisai có thể được coi như vị tổ của Phật giáo Thiền tông Nhật, nhưng trong lời dạy của ông có pha trộn những yếu tố trong lời dạy của tông Shingon.Còn chính học thuyết Thiền nguyên chất thì đã được các tu sĩ Trung Hoa mang từ quê hương của nó sang Nhật Bản, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 1214 đến 1280. Học thuyết đó được truyền cho hai nhà tiên tri nổi tiếng của Nhật, và đã là hai người đầu tiên được nhận danh hiệu quốc sư. Một người là Daito và người kia là Muso. Rõ ràng là với nhân cách và học vấn của mình, Muso đã có ảnh hưởng lớnđối với nhiều lãnh chúa tiếng tăm, trong đó có Ashikaga Takauji và anh là Tadayoshi. Chính Muso đã thuyết phục những người này xây dựng ở mỗi tỉnh một ngôi đền và một ngôi chùa, theo kiểu các tu viện tỉnh (kokubunji) ởthời Nara. Các đền đó được gọi là Ankoku-jicó nghĩa là “hòaquốc”, và động cơ của Takauji trong việc xây cất các công trình này phần nào có tính chất chính trị. Ông ta muốn ở mỗi tỉnh đều có biểu hiện về sự Bảnh trướng của ảnh hưởng của ông trên toàn Nhật Bản. Đồng thời ông ta cũng muốn tạo ra một tâm lý tốt thông qua những việc thiện này - tức là ông ta muốn an ủi linh hồn những người đã chết trong các chiến dịch của ông ta, bạn cũng như thù. Ngày nay, những người mở lò sát sinh ở các thành phố lớn cũng có động cơ tương tự khi họ lập đàn cầu cho nhữngcon vật mà vì nghề nghiệp họ đã phải giết. Rõ ràng là Muso đã tác động được vào tình cảm của Takauji, vì ông này hình như đã thành thật hối lỗi. Ngày nay còn khá nhiều tài liệu, trong đó có một số do chính tay Takauji viết, chứng tỏ rằng ông ta rất muốn được cứu rỗi. Có lời thề của Takauji trước Kwannonở đềnKiyomidzu, trong đó ông ta xin được tha tội và tỏ ý muốn ở ẩn để mong cho được tốt lành hơn ở đời sau. Còn một lời thề nữa, đọc tại đền Gion, trong đó Takauji nói rằng ông tuy theo Thiền đạo nhưng còn rất u mê, và ông cầu xin được sống thêm một số năm nữa để đạt đến giác ngộ. Takauji cảm thấy hoặc ông nói rằng ông cảm thấy, có tội lớn vì việc đã phế truất Hoàng đế Go-Daigo, và ông làm một số việc thiện để an ủi linh hồn cổ vương cũng như linh hồn của những người tử trận. Đó là mục đích của việc xây đền Tenryuji và của việc dịch toàn bộ kinh Phật mà người ta nói rằng đã được bắt đầu trong tháng giêng và kết thúc trong tháng ba, năm 1354. Hàng trăm nhà sư từ các đền thuộc cấp phái khác nhau đã tham gia nhiệm vụ này và cuối mỗi quyển kinh lại có một đề từ in gỗ do Takauji ký. Những chuyện kể trên minh họa cho lòng mộ đạo mạnh mẽ của họ Ashikaga và những người tương tự. Khó có thể nói rằng họ đã nắm được Thiền đạo vì họ cứ khư khư bám vào văn bản. Tuy nhiên, theo người ta nói, thì chính Muso Kokushi có kể về Takauji rằng ngay cả khi đã uống say sưa rồi thì ông ta cũng cứ than phiền rất lâu rồi mới đi ngủ. Đúng là các Thiền sư, nếu không phải là học thuyết Thiền, đã ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng của những người này.

Quyền lực ngày càng tăng của Thiền đạo được chứng tỏ bởi những cuộc đấu tranh của các tu viện Tendai nhằm duy trì quyền bá chủ trước đây của mình. Các tu viện này ở vào một vị trí khó khăn vì Thiền đạo, vừa là giáo phái được giới quân sự ưa chuộng, lại được cả triều đình cùng theo, chắc là dưới sức ép của các Thiền sư

Page 61: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thông qua các tướng quân. Một bằng chứng khá kỳ lạ ủng hộ cho giả định đó là việc Muso được nhận danh hiệu quốc sư bảy lần từ bảy hoàng đế, ba lần khi còn sống, bốn lần sau khi chết. Các phái Thiền đã mất hết tính giản dị ban đầu và cũng không còn thỏa mãn với những việc án tu sơ sài nữa. Bây giờ họ có những tòạ nhà lớnở cả Kamakura và Kyoto. Ở Kamakura có năm tu viện và mười điện, đứng đầu là đền Kenchoji được xây dựng dưới thời Hojo. Ở Tokyo cũng có một số như thế, đứng đầu là đền Tenryuji. Đứng đầu tất cả là Nanzenji, tức là Nam Thiền Viện, trung tâm của phái Rinzai mà hiện nay là phái nổi nhất, trừ ở các tỉnh miền bắc và miền tây, nơi mà phái Soto được chuộng hơn. Các Thiền sư là khách quen ở trong cung và ở dinh thự của các nhà quý tộc quân sự và dân sự. Tại đó họ được hoan nghênh và kiến thức và sự khôn ngoan của họ và đôi khi, về tài làm thơ ứng khẩu, một trò giải trí phổ biến thời đó. Nói chung, ít có nơi nào mà ởđó họ không phát huy được ảnh hưởng. Vì thế nên rất lạ là trong những cuộc tranh cãi với các tu viện Tendai, họ không phải lúc nào cũng thắng. Năm 1344 nổ ra một cuộc tranh cãi đặc biệt gay gắt. Lúc đó có ý kiến cho rằng hoàng đế nên tham gia vào việc khánh thành tu viện Tenryuji vừa xây dựng xong. Sự việc thế nào thì không rõ, nhưng điều chắc chắn là sự phản đối của Tendai mạnh đến mức mà buổi lễ phải ra mà không có sự hiện diện của hoàng đế. Hôm sau, hoàng đế bí mật dự một buổi lễ khác để khỏi làm phật lòng các nhà sư Hiei. Các giáo phái nhiếc móc nhau, và trong cuộc này các nhà sư Hiei, do rất thành thạo, đã thắng các Thiền sư một cách dễ dàng. Người ta hội họp rất đông ở các tu viện Hiei và ra nghị quyết lên án triều đình đã bắt tay với bọn tà giáo. Những văn kiện đó đầy những câu như “quỷ dữ đội lốt thầy tu”, “quan điểm sai trái”, “hành động quỳ quái”, “kẻ thù của quốc gia” vân vân… Lòng căm phẫn lên cao tới mức mà Bakufu, dù vẫn hoàn toàn ủng hộ Thiền tông, đành phải thỏa hiệp. Năm 1368 lại nổ ra một cuộc tranh cãi kịch liệt nữa. Lần này thì Bakufu đứng về phía Thiền tông, và các nhà sư Tendai đe dọa sẽ mang đạo huy của họ đến kinh đô. Đấy là lối đe dọa mà các nhà sư Tendai thường dùng đến, và nói chung họ thường thành công, vì chẳng ai dám chọc tức các vị thần mà sự có mặt của họ được tượng trưng bởi các đạo huy này. Lần này, lúc đầu các nhà sư Tendai đã không dọa được giới quân sự, và đã buộc lòng phải làm như đã đe. Họ đổ vào kinh đô cùng vởi những cỗ xe thồ của họ, nhưng đến cung điện thì họ thấy đầy lính gác, dưới quyền của Hosokawa, Yamana, Akamatsu và các thủ lĩnh khác. Tuy nhiên, Bakufu không muốn dùng vũ lực, vì hoàng đế đã nhân nhượng tới mức phát vãng nhà sư Sosen, bạn của Yoshimitsu và là người có chức vụ quan trọng trong Thiền tông. Phấn khởi trước thắng lợi này các tu viện tiếp tục đe dọa. Nhưng đến lúc này thì Bakufu không giữ được kiên nhẫn nữa. Khi các nhà sư vũ trang lại tiến vào kinh đô, họ bị quân lính tiến công khi đang trên đường tới hoàng cung. Sau khi bị mất một, hai người, các nhà sư bỏ cả xe thồ mà chạy. Mặc dù thế họ vẫn chưa thua hẳn. Họ giành được vài điểm thắng đối với Nam Thiền Viên phàn vì hình như Bakufu không quan tâm nhiều lắm đến những cuộc tranh cãi này và do đó cũng không cần biết triều đình có bị bối rối hay không. Lý do khác, rất rõ ràng, là các thủ lĩnh quân sự còn rất non nớt về các chiến thuật đấu khẩu so với các phái tôn giáo. Tu viện lớn Eniyakuji từ lâu đời đã rất có uy tín và được coi như người bảo vệ không chỉ riêng của thành phố thủ đô, mà còn của cả quốc gia nữa. Các nhà sư trụ trì ở đây đã biết cách phát huy tới mức tối đa những ưu điểm đó trong quan hộ với các thủ lĩnh quân sự cả tin này. Cũng cần nhớ rằng các nhà sư rất giàu có và rất đông. Đã có lúc trên núi Hiei có tới ba ngàn

Page 62: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

đồn đài, chủng viện các loại, và toàn bộ những công trình này họp thành tu viện Enryakuji.

Nhưng đó hầu như là những dấu hiệu yếu ớt cuối cùng về thái độ hung hãng của các tu viện Tendai, mặc dù các tu viện này sẽ còn tiếp tục khủng bố Kyoto bất kỳ khi nào có thểđược. Tình hình cứ diễn ra như thế cho đến thế kỷ XVI. Đến lúc đó, phái Tendai bị ngụp trong một cuộc nội chiến. Các đền đài bị thiêu hủy, các nhà sư bị hành hình. Ngược lại Thiền tông tăng cường quyền lực bằng những biện pháp hòa bình. Ta đã thấy Thiền tông gần gũi như thế nào với giới ngoại giao và giới thương mại. Chính một Thiền sư đã tập họp được một sưu tập các tài liệu ngoại giao gọi là “Kho báu về các nước láng giềng thân thuộc”, và chính tại một Thiền viện tên là Myoshinji mà người ta đã hoàn thiện một phướng pháp kế toán mới và chế độ đầu tư có hệ thống bằng quỹ của nhà chùa. Trong những biểu hiện tốt nhất của nó, Thiền tông hình như đã khuyến khích một thứ trí tuệ thực tế, và do đó rõ ràng đã tạo điều kiện cho các giảng viên của mình nắm đước giới quân nhân, những người thích tìm được những câu trả lời đơn giản cho các câu hỏi nát óc. Điều có ý nghĩa về vị trí của Thiền tông là đạo này nắm dược những học viện quan trọng nhất ở vào một thời đại mà học thuật tuy được tôn trọng nhưng vẫn chưa ở thế đi lên. Trường đại học Ashikaga nổi tiếng đã trở nên quan trọng trong thời kỳ Muromachi, dưới sự bảo trợ của họ Uesugi và dưới quyền của các nhà sư Thiền tông, đặc biệt từ sau năm 1400. Trong một phần lớn của thế kỷ rối ren tiếp theo, trường này là trung tâm lớn nhất và hầu như là duy nhất, tại đó văn học cổ điển Trung Quốc được dạy. Trường này chuyên nghiên cứu triết học. Nó đã được cáchọc giả Trung Quốc đến thăm và, tại một phòng, có giữ một bức tranh về Lão Tử. Đến năm 1550, viện có ba ngàn sinh viên, phần lớn từ các miền xa xôi ở Nhật Bản đến học. Năm tu viện ở Kyoto thì lúc đầu chuyên về các môn học không nghiêm túc lắm, như thi ca Trung Quốc. Về sau, các tu viện này nghiên cứu lịch sử. Tóm lại, ít có lĩnh vực nào trong đời sống mà các nhà sư Thiền tông không xâm nhập, và ảnh hưởng của họ ngày càng lớnhơn vì họ được sủng ái và có quan điểm thực dụng. Ngoài ra, lối sống gần đời thường mà tín điều của họ cho phép đã tạo điều kiện cho các vẫn nghệ sĩ tham gia vào hội của họ. Danh giá của Thiền tông còn tăng lên ở chỗ là ở vào thời buổi của các chức sắc đầy tham vọng và của các giáo phái thi nhau vơ vét thì đạo này lại dành tâm sức vào việc mở mang dân trí. Nếu căn cứ vào những vở hài kịch của thời đó thì nhiều nhà tu hành ở nông thôn thuộc loại dốt nát và ít biết chữ, nhưng số những trường hợp của nhà chùa mà người ta gọi là terakoya thì ngày một tăng trongthời kỳ Muromachi, và những trường nàythường do các Thiền tăng chịu trách nhiệm. Họ dạy đọc và viết cho thanh niên (hình như cho đến tuổi hai mươi). Họ cũng dạy những bài đạo đức đơn giản, và sách giáo khoa mà họ dùng còn được sử dụng đến gần đây, nổi tiếng nhất có lẽ là quyển Teikinorai, tức là “Tài liệu hàm thụ về giảng dạy tại nhà”.

Ta phải lướt nhanh qua lịch sử của các tổ chức tôn giáo lớn khác.Sự tan rã của chính quyền tập trung và tình trạng không ổn định của xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của các giáo phái phổ thông. Các giáo phái này có ảnh hưởng mạnh nhất vào thời kỳ hỗn độn tiếp theo cuộc nội chiến Onin. Cách ứng xử của giáo phái này cho thấy dấu vết của một xu thế dân chủ ngày càng tăng mà, nếu ở vào những điều kiện thuận lợi hơn, chắc đã có thể thay đổi toàn bộ cơ cấu xã hội. Nhưng xu thế này lại nảy sinh từ một tình trạng rối ren, và cuối cùng đã bị đè bẹp bằng vũ lực. Những

Page 63: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

người theo Nichiren chẳng bao lâụ sau đã gặp lôi thôi trong cái thời đại có nhiều chuyện tranh cãi đó, mà điều này thì cũng dễ hiểu vì những người này có tiếng là hay gây gổ. Nichiren đã truyền cho các đệ tử phải truyền bá phái Liên Hoa ở miền tây Nhật Bản, và trong một thời gian họ đã thành công ởKyoto. Một trong các lãnh tụ của họ là Nissei thậm chí còn được Takauji dời đến kinh đô, còn các lãnh tụ khác được bảo trở của các họ lớn, như họ Hosokawa. Nhưng đến năm 1440, một trong những người kế tục sự “nghiệp của Nichiren là Njsshin bắt đầu quở trách tướng quân bằng những lời lẽ gay gắt mà Nichiren vẫn quen dùng. Thế là Nisshin bị bỏ ngục và bị tra tấn một cách tàn bạo. Tuy nhiên ở các tỉnh thì số người theo giáo phái Liên Hoa đã tăng nhiều. Họ thành lập nhiều trung tâm tại đó họ sống thành các cộng đồng tự quản. Những cộng đồng này đủ sức chống lại những cuộc tiến công của các giáo phái đối địch, và nói chung phái Liên Hoa có ảnh hưởng rất mạnh trong đám dân nghèo. Nisshin phải mất nhiều tháng để đi từ một cứ điểm Nichiren ở Bizen đến Kyoto. Lý do, theo ông nói, là nhân dân ở dọc đường mộ đạo tới mức họ không muốn để ông đi qua. Đa số những tín đồ này là những người thấp hèn, những nông dân, những người buôn bán, và những võ sĩ đạo cấp thấp. Nhưng đáng chú ý là nghệ sĩ Kano Molonobu có tên tuổi như thế nhưng cũng theo giáo phái Liên Hoa.

Học thuyết “Đất trong sạch” (Jodo) tiếp tục này nở dưới thời của các thủ lĩnh đạo Shin. Những người này đi theo con đường của Shiran, người sáng lập đạo. Nổi tiếng nhất trong số các thủ lĩnh này là Rennyo (1415 - 1499). Rennyo đã đưa đạo lên đến đỉnh cao, và Hongwanji - đền thờ của “Lời Nguyện đầu tiên”ở Kyoto - đã phát triển đến cao độ. Nhưng một điều không tránh khỏi là Rennyo đã gây ra sự hiểm thù của các nhà sư Tendai trụ trì trên núi Hiei. Năm 1465 các nhà sư Tendai tiến công Hongwanji và thiêu trụi đền này. Rennyo phải khó khăn lắm mới thoát chết và chạy về các tỉnh ở miền Đông và miền Bắc. Ở những vùng đó, những lời giáo huấn của Rennyo hình như đã lan mạnh như một đám cháy rừng, vì đến năm 1473 người ta thấy ông này tụ lại ở một nơi gọi là Yoshizaki ở Echizen, mà ông ta cố tình chọn vì có những ưu điểm của một cứ điểm phòng ngự. Tại đây cũng như ở các nơi được phòng thủ khác, tín đồ của Rennyo mà theo lời của chính ông ta, gồm những người buôn bán, người hầu, thợ săn và ngư dân) thành lập những cộng đồng tự trị. Những cộng đồng này bảo vệ quyền độc lập của mình bằng cả những biện pháp tiến công và phòng thủ. Họ đánh nhau với các giáo phái đối địch và chống lại cả quyền hành của các lãnh chúa địa phương. Họ được người ta đặt cho cái tên là Ikko, có nghĩa là“Nhất trí” vì họ một mực tin vào nembutsu và vào lòng hi xả của Quan Thế Âm và những cuộc nổi dậy và tiến công thường xuyên của họ trong suốt thế kỷ XVI được gọi là Ikko Ikki mà ta có thể dịch là “Những cuộc nổi dậy cuồng tín”. Cuộc tiến công quan trọng đầu tiên nổ ra năm 1487 khi họ bao vây và đánh bại Togashi, lãnh chúa phong kiến ở tỉnh Kaga. Từ đó trở đi họ hàng cứ ở nhiều nơi trên đất Nhật Bản, thậm chí còn lấn vào đất đai và quyền lực của các lãnh chúa lớn, và mãi đến thế kỷ sau họ cuối cùng mới bị thua.

Trong nhiều trường hợp các thủ lĩnh phòng kiến đã phải liên minh với các tổ chức tôn giáo đó, hoặc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, hoặc để lợi dụng tôn giáo này chống lại tôn giáo khác. Năm 1532, họ Hosokawa liên minh với phái Nichiren và tiến công cứ điểm Ikko của họ Yamashina. Năm sau, họ lại tiến công đền Hongwanji của Ishiyama (Osaka). Nhưng vì đền Hongwanji có địa điểm phòng ngự

Page 64: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

tốt nên dân đạo Ikko đứng vững được. Mặt khác các tín đồ của Nichiren về sau bị người ta khinh ghét ở khắp mọi nơi, nên họ bị đánh bật khỏi Kyoto thông qua những âm mưu cửa các phái đối địch. Sự kiện dẫn đến kết quả này tiêu biểu cho tác phong Nichiren, vì tác phong này bắt nguồn từ cách ứng xử của một thành viên của phái Hokke (Niehiren), người mà trong một bài giảng đã thóa mạ một tu sĩ Tendai. Đó là năm 1535. Cuộc tranh cãi này lan rộng, và đến năm 1537 Bakufu liên minh với tất cả các giáo phái khác, đặc biệt với phái Ikko, để đàn áp những người theo pháiNichiren. Ngay sau đó, một trận đánh nhau lớn đã diễn ra ở Kyoto, và kết thúc bằng việc phá hủy toàn bộ số hai mươi mốt đền thờ của Hokke trong thành phố, và việc sát hại nhiều tín đồ Hokke. Những người này, trong lúc chiến đấu, đã hô câu Namu-myolio-renge-Kyo.

Cả hai phía hình như đều không biết sợ chết là gì, vì họ đều tin rằng họ sẽ tái sinh trên thiên đường. Các phái của Nichiren về sau không bao giờ còn chiếm lại được địa vị quan trọng xưa kia của mình nữa, mà như thế chắc vì thối hay cãi cọ đã không làm cho các thành viên đoàn kết đượcvới nhau. Mặt khác, họ sức mạnh của tư tưởng trung thành ở Nhật Bản mà các phái “Đất trong sạch”, đặc biệt các ngành bắt nguồn từ Shinran, đã gắn bó với nhau bằng một sự tôn sùng chung đối với người sáng lập. Trong các cộng đồng của họ, sự kính trọng đối với cá nhân hoặc vong linh của các giáo trường là một mắt xích chặt chẽ. Họ tồn tại được không chỉ vì bản chất tín ngưỡng của họ, mà còn vì đã phù hợp với cơ cấu của chủ nghĩa phong kiến. Ngày nay, các giáo phái Hongwanji lớn, bắt nguồn từ những tập hợp sơ khai do Shinran sáng lâp vẫn là những phái đông đảo nhất và giàu có nhất ở Nhật Bản

Cũng cần nói đôi điều về vận mệnh của Thần đạo (Shinto) trong thời kỳ này. Với tính chất là một tôn giáo có thế chế, Thần đạo bị Phật giáo lấn át, nhưng nó vẫn tồn tại và trong một số mặt, còn phát triển được. Đó là vì nó có khả năng thỏa hiệp với những tín điều của Phật giáo, đặc biệt dưới hình thức “lưỡng diện” (Ryobu) của nó. Sức sống của nó còn mãnh liệt hơn chứ không như một số những người phê phán nó thường mô tả. Những người này còn nói rằng nhờ có những động cơ chính trị rõ rệt nên Thần đạo mới hồi phục được ở thể kỷ XIX. Ngay trong cả những ngày đen tối nhất tín ngưỡng cổ kính này vẫn được duy trì ở các đền lớn ở Ise và Idzumo, và tục thờ thiên nhiên, cơ sở của Thần đạo, cũng không tan rã hoàn toàn vì nhờ có gốc rễ sâu xa. Triều đình sao lãng trong việc tế lễ theo Thần đạo, trước vì quá ham mê đạo Phật, và sau vì nghèo túng. Nhưng nhiều đền Thần đạo, nhờ mang một màu sắcphật giáo rất rõ nét, đã duy trìđược ảnh hưởng của chúng trong suốt thời giáo rất rõ nét, đã duy trì được ảnh hưởng của chúng trong suốt thời trung cổ. Những tên gọi như Hiyosho, Kumano, Kasuga và Kitano được nhắc đến luôn trong lịch sự, và ta biết rằng các vị thần bản xứ được coi như có một phần công lao trong việc đánh bại quân Mông Cổ. Trong thế kỷ XIV và XV, Thần học được phục hồi phần nào về mặt triết học, mà nguyên nhân hình như là sự suy thoái của Hoàng tộc. Kitabatake Chikafusa một người ủng hộ Nam triều, đã viết (khoảng năm 1340) một cuốn lịch sử Nhật Bản và một số tác phẩm khác dựa trên nền thần học dân tộc về sau, Ichijo Kanera, một nhà quý tộc, một quan trong triều và cũng là học giả nổi tiếng nhất thời đó đã dựa trên những ý nghĩa được ghi trên biểu chương của nhà vua mà viết (khoảng năm 1470) một luận văn dung hòa các nguyên tác cổ bản của Thần đạo, Khơng giáo và Phật giáo cũng vào khỏang thời gian đó, Urabe, một họ lâu đời của

Page 65: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

những thầy bói ở trong triều, đã thành lập một môn phái mới của Thần đạo, gọi là Yiuitsu,có nghĩa là “Độc nhất”. Bề ngoài, môn phái này có vẻ chính thống, nhưng thật ra nó rất hổ lốn. Rõ ràng là tính chiết trung biểu hiện trong các phong trào này đã giúp Thần đạo đứng vững. Nhưng cũnng phải nói thêm rằng các tổ thần tuy lúc nào đó có bị người ta lơ là, nhưng không bao giờ bị quên hẳn. Tên của họ xuất hiện luôn luôn trong sử và truyện. Các võ sĩ cần họ ban cho thắng lợi, và biết bao nhiêu truyện cổ đã làm cho họ được nhớ đến mãi mãi. Một điều cũng đáng lạ nữa là chính những sự rối loạn của thời kỳ đó đã góp phần duy trì tục thờ Nữ thần Mặt Trời. Sự khốn khó của gia tộc họ cầm quyền làm đau lòng giới quý tộc lâu đòi ở triều đình và khiến họ phải lên tiếng than vãn cho sự suy vi của dòng họ đó và quay về với quá khứ chứ không hướng tới tương lai. Những người như Ichijo Kanara bắt đầu nghiên cứu cổ sử đặc biệt là đoạn về Nihon shoki trong đó người ta mô tả thời đại của các thần linh vá sự ra đời của các hoàng đế từ nguồn gốc đó. Do dó một luồng tư tưởng ngược chiều đã ra đời, và tuy không có ảnh hưởnglớn, nó ít nhất cũng góp phần duy trì tính liên tục của cái truyền thống về dòng dõi của thần. Đáng lạ hơn nữa là sự lúng quẫn của triều đình lại góp phần đẩy mạnh tục thờ Nữ thần Mặt Trời. Các đền thờlớnở Ise chủyếu là những đền thờ gia đình của các hoàng đế, dành riêng cho các vị này đến cúng lễ và được bảo quản bằng tiền của họ. Nhưng khi triều đình hết tiền thì các tăng ni ở đó phải đi tìm nguồn trợ giúp khác, và họ vay mượn của Phật giáo cái hệ thống gồm các hội tôn giáo (gọi là Ko) mà thông qua đó tín đồ ở các địa phương gắn bó với đền thờ Nữ thần Mặt Trời và đóng góp vào việc tu sửa đền. Người ta khuyến khích và tạo điều kiện cho hội viên hành hương đến Ise. Cuối cùng là tục thờ Nữ thần Mặt Trời mất tính chất đặc quyền và trở thành phổ biến, tới mức mà trong những thế kỷ liếp theo hầu hết người Nhật đều nghĩ rằng trong đời ít nhất cũng phải một lần đến viếng cái đền của Nữ Thần Mặt Trời và Nữ thần Lương Thực. Một nguồn thu nhập khác cho các tu sĩ ở Ise là bán lịch. Lịch trước đây chỉ dành cho triều đình. Nay được viết bằng một thứ chữ đơn giản cho dân dùng.

Bây giờ, chuyển từcác trào lưu tôn giáo sang các trào lưu văn học và nghệ thuật, tốt nhất ta nên đặt vấn đề là có thể xác định được một số thời kỳ văn hóa khá nổi tiếng. Trước hết là thời kỳ của các triều đình đối địch, kéo dài đến tận năm 1392. Tiếp đó là thời kỳ của tướng quânYoshimitsu thứ ba và những người tiếp theo, đến tận người thứ bảy, Yoshikatsu (1442). Những người cầm quyền này sống rất sang trọng trong Lầu Vàng của mình. Cuối cùng là thời kỳ củatướng quân Yoshimasa mà người ta gọi là thời kỳ Higashiyama (Đồi Đông), vì chính tại nơi này mà Yoshimasa đã xây dựng Lầu Bạc của ông ta. Cũng tại đền đó nền mỹ học Muromachi đã phát triển tới đỉnh cao để rồi tàn dần khi thế kỷ XV sắp chấm dứt và đất nước một lần nữa lại lâm vào một cuộc nội chiến tai hại. Ta không có điều kiện để nghiên cứu đặc điểm của từng thời kỳ đó, nhưng điều quan trọng là cần phải hiểu rằng giai đoạn ngắn ngủi chừng bảy chục năm (từ khoảng năm 1395, khi Yoshimitsu thoái vị và bỏ đến Lầu Vàng của mình, đến chiến tranh Onin cuộc chiến tranh này nổ ra năm 1467 và đã khiến cho Kyoto bị thiêu hủy) là một giai đoạn văn hóa quan trọng nhất, độc đáo nhất và năng động nhất. Hình như nghệ thuật thấy cần phải tranh thủ triệt để khoảng hưu hoãn giữa hai cuộc xung đột khốc liệt này. Thật thế, qua một số mật của nó, giai đoạn này thể hiện cái tính chất hối hả, hoang phí điển hình của một xã hội có cơ bị huỷ diệt.

Page 66: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Như ở trên đã thấy, chính giáo hội Phật giáo đã giúp cho nghệ thuật tồn tại trong những năm rối ren. Nhưng cũng phải nói thêm rằng tôn giáo chỉ là người nuôi dưỡng chứ không phải mẹ đẻ của nghệ thuật. Kiến trúc, hội họa và văn học đều hướng về đời thường.Trào lưu này có lẽ thể hiện rõ nét nhất trong trào lưu gọi là nền văn họccủa năm tu viện tức là những cơ sở Thiền đạo mà ta đã đề cập đến. Hoạt động của nhóm này bắt nguồn từ những học giả Trung Hoa nhập quốc tịch Nhật trong thế kỷ XIII nhưng vị tổ người Nhật thật sự là một Thiền sư tên là Sesson Yubai. Ông này đã học ở Trung Quốc trong suốt hai mươi năm, và trở về nước năm 1329, nên có thể được coi như năm thành lập của trường phái quan trọng này. Khi còn ở nước ngoài, Yubai sống hoàn toàn như một người Trung Hoa và đã được hoàng đế Trung Hoa trao cho quyền cai quản một tu viện lớn. Các nhà văn Trung Hoa cũng rất ca ngợi thơ của Yubai.Họ nói rằng thơ của ông còn hay hơn thơ của các nhà thơ bản địa. Điều này làm cho các tác phẩm của trường phái này rất có ý nghĩa. Nhiều người đã kế tục sự nghiệp Yubai, và cũng nhiều người bắt chước phong cách Yubai, trong đó có Zekkai và Gido, hai người nổi tiếng nhất và cũng là môn đệ của Muso Kukoshi. Zekka và Gido rất thành công và được giới văn học rất trọng vọng. Những bài diễn thuyết của Gido đã thu hút rất nhiều người đến tu viện của ông. Zekkai cũng sống một thơi gian dài ở Trung Quốc và cũng được rất kính nểở đó với tư cách một nhà thơ. Những người này hầu như chỉ chú trọng tới văn học thuần túy của Trung Hoa, đặc biệt là thơ. Tham vọng của họ là sáng tác ra những bài thơ khiến người ta có thể lầm tưởng thơ Trung Hoa. Ta có thể gạt ra ngoài những lời tán dương của những người bạn Trung Hoa của nhóm này, nhưng nếu tin vào những nhà phê bình có thẩm quyền thì nhóm này viết tiếng Trung Hoa còn hay hơn những nhà quý tộc ở thời kỳ Fujiwara. VÀ tuy những bậc hầy chủ yếu chủ yếu của trường phái này là các nhà sư những người này dạy học cho các khách giàu có ở Kyoto – các chuyên gia Nhật ngày nay nói rằng thơ của trường phái này “Không hề có hơi sư” mà là thơ đời thường thuộc loại hay nhất. VÀo thời kỳ đó, ở đâu người ta cũng ham chuộng những khuôn mẫu của Trung Quốc. Các lãnh chúa phong kiến lớn thích hang Trung Quốc. Yoshimitsu thích mặc đồ Trung Quốc và thích ngồi kiệu Trung Quốc.

Sự sính đồ Trung Quốc như thế là một đặc điểm của giới tri thức ở Muromachi. Tất nhiên, nó được tán thưởng vì có sự giao lưu thường xuyên với Trung Quốc, vì người ta biết thưởng thức thành quả của sự phục hưng đời Tống trong nghệ thuật và văn học, và vì sự lệ thuộc của các nhà sư Thiền đạo và những lãnh tụ Trung Hoa của họ. Nhưng đó chỉ là một thử thời thượng không bền vững, kết quả của một tình trạng bất ổn định và của thói thích cái lạ. Các học giả uyên bác và tài năng đã theo Zekkai và Gido mà tu theo Thiền đạo,nhưng thị hiếu về thơ Trung Hoa giảm dần ở Nhật Bản cùng với sự suy thoái của thi ca ở Trung Quốc dưới thời Minh. Đến khoảng năm 1400 trường phái Năm tu viện bắt đầu chuyển sang nghiên cứu triết học và lịch sử. DẪn đầu của trường phái này là các vị sư đã giúp tướng quân viết những thông điệp gửi triều Minh. Cũng có những người viết nên những tác phẩm thần học cao siêu. Nhiều người khác, mà có lẽ đây là những người quan trọng nhất, đã nhóm lại nghiện cứu học thuyết của Khơng Tử mà trước đó đã bị sao nhãng do sự suy sụp của các trường phái có ở Kyoto. Trong nhóm cuối cùng này có một nhân vật nổi bật. D9ó là một thiền sư tên là Keian. VỊ này, sau khi từ Trung Quốc trở về nước vào năm 1473 đã sống ở miền tây Nhật Bản. Vào thời kỳ đó, các họ lớn như Shimadzu, Ouchi, Kikuchi thường có thói quen mời các học giả ở Kyoto và Kamakura

Page 67: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

đến điền trang của mình. Các học giả này thường sẵn sàng nhận lời, vì kinh đô thì điêu tàn và miền trung Nhật Bản thì không an toàn. Vì thế ở các tỉnh đã hình thành một nòng cốt văn hóa, và nồng cốt này đã góp phần phổ biến kiến thức, như các tu viện tỉnh (kokubunji) đã từng làm trước đây. Nhưng bây giờ học thuật không còn phụ thuộc vào tôn giáo nữa. Keian, tuy là một nhà sư, đã diễn thuyết ở Satsuma về triết học Trung Hoa đời Tống. Chính Keian đã truyền bá vào Nhật Bản, và đã cho in bảng tiền của những người đỡ đầu mình, những lời bình của Chu Hy về đại học và những tác phẩm kinh điển khác. Đó là những luận chứng mới về triết học đạo đức Trung Hoa mà sau này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nhật Bản trong thế kỷ XVII. Một cống hiến khác của trường phái Ngũ viện cho học thuật là việc nhóm này thúc đẩy việc nghiên cứu sử học. Những tập sử chính thức trước đây hầu như chỉ là những biên niên sử về các triều đại. Các biên niên sử thời trung cổ thì lại lãng mạn hơn là chính xác. Nhưng một tác phẩm mang tên Gukvansho, do viện trưởng Tendai là Jichin viết khoảng năm 1221 (bằng tiếng Kana), tức là cố gắng đầu tiên nhằm quan sát và giải thích chứ không chỉ ghi lại quá khứ.

Từ đó về sau các học giả Nhật, mà nhiều người là Thiền sư, đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử theo một quan điểm triết học, để ghi lại sự kiện mà không thêu dệt thêm tình tiết. Tác phẩm Kitabakata Chikafusa được viết ra để hỗ trợ cho những yêu sách của triều đình và vì thế rất có dụng ý. Tuy nhiên, nó tiêu biểu cho thời kỳ đó vì nó thể hiện một cố gắng nhằm giải thích sự kiện theo các nguyên tác chung. Có một loại sách quan trọng thuộc về thời kỳ này, gọi là sho-mochl, có nghĩa là “trích đoạn”. Những sách này, thường là tácphẩm của các Thiền sư, bao gồm những ghi chép và bình luận về một loạt vấn đề; từ học triết học Khơng Tử đến lịch và văn học bản địa. Một số hình như đãđược định dùng làm bài nói, và được viết bằng tiếng kana theo phong cách bình dân, và do đó rất quan trọng đối với các nhà ngữ văn.

Cách xử lý mởi này đối với lịchsử biểu hiện một thế giới quan mới đối với một thời đại đang đổi thay. Nó báo hiệu sự cáo chung của thời kỳ trung cổ, vì người ta chỉ nhận thức được cái hay của cái cũ khi cái cũ đang biến đi dưới sức ép của cái mới. Đối với các triều thần thời Heian, Nhật Bản không có quá khứ mà chỉ có một thời ấu thể man rợ. Họ chỉ quan tâm đến hiện tại, và nếu lịch sử có được chút ít ý nghĩa nào đối với họ thì đó chì là những ghi chép về Trung Quốc cổ đại, những học thuyết bất biến, những tiền lệ có định. Đốivới giới tu sĩ Phật giáo, đó là lời nói và hành động của các thánh, còn đối với các võ sĩ phong kiến thời Kamakura thì đó là những truyền thuyết về sự xung đột giữa các dòng họ. Nhưng dưới thời Muromachi, người Nhật hình như đã có được mộtý thức về quá khứ. Ta có thể thấy dấu vết của một tâm lý hoài cổ mà rõ ràng đã được tăng cường bởi ý thức cho rằng những thể chế cũ đang lung lay cần phải duy trì ký ức về những thể chế đó. Ngay cả phép giao tế phức tạp của triều đình Heian thì đối với những người mới ngôi lên giai cấp phong kiến nó cũng hình như có cái về quyến rũ của những thứ đồ cổ. Và những người ngoại nhập mà vào đầu thế kỷ XIV đã áp đặt những tiêu chuẩn hãnh tiến của họ lên kinh đô, thì đến thời kỳ Higashiyama đã bắt đầu học cách ứng xử của đám quý tộc nghèo. Yoshimitsu thì được Thủ tướng Nijo dạy về những tiền lệ trong triều, còn các sĩ quan của Yoshimasa thì bây giờ không còn đọc những chuyện đánh nhau trong “Tấm gương Phương Đông” nữa mà đi nghe một nhà thơ của Fujiwara diễn thuyết về Genji Monogatari.

Page 68: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Đối với những người bị mất mát - những quý tộc và quan chức trong triều và những thành viên khác của xã hội cũ. Ở Kyoto - thì sự ra đi của cái trật tự cũ không chi đơn thuần là một điều đáng tiếc về tình cảm, cho nên, trong những bài viết của mình, họ đé lộ một sự bi quan sâu sắc. Tiêu biểu cho bọn người này là Konko (1283 - 1350), một quan chức hạng trung trong triều, sống trong thời kỳ quá độ từ văn hóa quý tộc sang văn hóa phong kiến. Tác phẩm của ông, Tsiire-dsure-gusa (Nhàn Thảo), bao gồm những ghi chép linh tinh mà ông viết tại một viện kín, nơi ông ẩn náu để tránh khỏi những nguy hiểm và khó khăn ở Kyoto. Tập này ghi những suy tư về cái sống, cái chết, về đạo đức và tôn giáo. Xen lẫn vào đó là những mẫu chuyện, những hồi ức và những ghi chép vềthời kỳ đã qua. Tác phẩm cho thấy một con người bất mãn bị mắc kẹt giữa hai giai đoạn của xã hội. Xuyên suốt tác phẩm là một tâm trạng u uất và một thái độ phản đối trước lối sống mới. Tác giả viết: “Trong mọi việc, người ta đều nuối tiếc hướng về quá khứ. Các lối mới đang trở nên ngày càng tệ hại… Còn về văn phong thì dù một mẩu giấy vụn thời xưa cũng còn hay hơn nhiều”. Một số đoạn cho ta thoáng thấy tính hình thức phức tạp và tính mẫn cảm đối với cái đẹp của một thế giới tác giả từng quen biết mà nay đã tàn lụi. Tác giả viết rất linh hoạt và với một vẻ thú vị về những vấn đề tế nhị trong phép xã giao và chỉ bằng vài câu, có thể gợi lại những cảnh tượng, những âm thanh, những hướng sắc trước đây đã làm ông xao xuyến. Người huấn luyện chim ưng của nhà vua nói về cách thức tặng một con trĩ cho một người quý phái ra sao:

“Phải dùng những cành mận có búp hoặc đã trụi hết hoa. Mỗi cành phải dài bảy tấc, chặt đều nhau, và con chim buộc ở giữa. Cần phải dùng hai cành, một cành để chim đặt chân vào, cành kia để buộc chim. Chim phải buộc ở hai chỗ, bằng dây leo còn nguyên vỏ. Đầu dây cắt ngắn cho vừa với lông đuôi và được cuốn cong như sừng bò. Đến buổi sáng có tuyết đầu tiên trong năm, người đưa tin mang chim trên vai và trịnh trọng tiến vào cửa cổng chính, đi theo đường lát đá ở đầu hồi để tránh dẫm lên tuyết”.

Đoạn văn cứ tiếp tục như thế, với những chi tiết nhỏ nhất. Thói quen gò cách ứng xử theo các tiền lệ như thế đã rất mạnh, và các võ sĩ phong kiến lúc đầu có thể không kiên nhẫn được, nhưng cuối cùng họ cũng bị nhiễm, và các luật lộ cũ cứ tiếp tục chi phối những hành động đơn giản. Những quan niệm dai dẳng về thị hiếu và sự phải phép này là một vấn đề rất hay để nghiên cứu, vì chúng đã thâm nhập mọi mặt của sinh hoạt Nhật và ảnh hưởng sâu sắc đến cả ngôn ngữ và tư duy. Ảnh hưởng của những quan niệm đó đối với mỹ học thì Nhật là sâu sắc. Nhưng giá trị của chúng đối với cách ứng xử thì còn phải Bản luận nhiều, vì chúng đã kìm hãm những gì là bộc phát. Tuy nhiên, nhờ có chúng mà người ta cũng tránh được những chuyện hớ hênh quá đáng.

Vì thế tác phẩm của Kenko có giá trị như một tấm gương phản chiếu tình cảm bản địa được hình thành nên bởi những quy ước tuy tinh tế nhưng hẹp hòi, và những quy ước này hướng dẫn cho kẻ yếu nhưng không nhất thiết kìm hãm được kẻ mạnh. Những cảnh tượng khiến Kenko vui thích và ý nghĩ khiến ông buồn rầu cũng chính là những cái đã làm xúc động nhiều thế hệ đồng bào của ông. Tuy nhiên, vì là một nhà văn, Kenko không phải là một đại diện của thời đạiông mà chỉ là một ngườicủa thời đại trước tình có còn sống sót. Nền văn học tiêu biểu của thời kỳ Muromachi thoát ly với truyền thống của Genji Monogotari - bông hoa của một nền văn hóa mà số phận

Page 69: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

buộc sẽ phải tàn úa. Văn học Muromachi là một biểu tự nhiên của sự thay đổi tâm tính xã hội. Trong mọi hình thức của nền văn hóa này thì tiêu biểu nhất - nhưng không phải là hay nhất – là renga hoặc thơ ghép nối. Renga là một hiện tượng xã hội hơn là một hiện 5Ỉ tượng văn học. Bình thường thì một bài thơ Nhật có ba mươi mốt từ chia làm hai nửa. Một trò tiêu khiển phổ biến dưới thời Fujiwara là một nhà thơ nào đó sẽ xướng một nửa câu, còn một nhà thơ khác sẽ làm tiếp nữa còn lại. Thói quen đó cứ lan truyền mãi, và đến thờiMuromachi thì không trở thành một trò chơi phổ biến, mà còn là một sự đam mê, thậm chi một công việc nghiêm túc, với nhiều luật lộ rắc rối và một hệ thống chấm điểm phức tạp được biểu hiện qua rất nhiều bài viết về quy tắc và những bài bình. Cũng từ đó đã nảy sinh ra một tầng lớp giáo viên chuyên nghiệp và những giám khảo (tensha người cho điểm). Những người này rất cần cho các cuộc hội họp, và một nhà văn châm biếm đã viết về họ như sau: “ở đâu cũngthấy một mở lộn xộn giữa Kyoto và Kamakura, những đám láo nháo của những nhà thể giả danh và những người tự nhận là giám khảo”. Những nhật ký và những văn bản khác của thời đó cho thấy rằng hầu hết mọi tầng lớp xã hội đều tham gia những cuộc thi này. Ngày nay vẫn còn những văn bản ghi những sưu tập về những phần xướng của các hoàng đế và của các nhà quý tộc đủ mọi loại. Những phần họa hay được đến mức màngười ta phải mua lại các nhà thơ chuyênnghiệp, và đám quân nhân manh những câu họa đó đến cùng ở đền chùa để cầu may trước khi ra trận còn phụ nữ thì cúng để cầu sinh ở Nhật Bản dưới những hình thức đồi bại nhất.

Người ta cũng bắt đầu thích những trò giải trí dân dã nhờ đó Nhật Bản đã có một đóng góp rất độc đáo vào nghệ thuật qua cái gọi là kịch trữ tình, hoặc là No, mà nguồn gốc xa xưa là một kiểu múa theo nhip trống và các nhạc cụ khác. Cái đó gọi là sangaku, có nghĩa là “rải rác” hoặc nhạc bất thường, khác với những cuộc biểu diễn long trọng mang tính chất nghi lễ. Vào dịp lễ Đại Bồ Tát năm 752, có nhiều loại nhảy múa và âm nhạc mà người ta bảo là của Trung Quốc và Triều Tiên và ta cũng biết rằng những cuộc biểu diễn như thế thường có trong các lễ hội tôn giáo lớn dưới cái thời Nara và Heian. Có thể sangakit đã được nhập từ Trung Quốc, nhưng những văn bản và những bức họa cổ cho thấy rằng môn này còn bao gồm những trò đùa, nhào lộn và thậm chí cả tung hứng nữa. Và vì thế có thể giả định rằng về sau sangaku còn kết hộp cả dân vũ bản địa nữa.Có một thời yếu tố hài trội hẳn lên, như có thể thấy qua việc biến từ ngữ sangaka thành samgakii, có nghĩa là “nhạc khí”. Sangaka và những điệu múa câm khác đã trở nên rất phổ biến, và một số, như hay “nhạc đồng quê”, hình như đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ trongthời kỳ Kamakura. Lúc đầu những điệu múa này chỉ là trò lấy điệu bộ, với trang phục của nhĩmg nhân vật truyền thuyết. Dần dần, chúng mang tính chất kịch. Người ta không biết rõ chi tiết của sự phát triển quá độ này. Nhưng ta biết rằng nếu như trong những năm từ 1100 đến 1150, các vũ công thường diễn quỷ, rồng hoặc các nhân vật thần thánh như Bishamon, thì đến đầu thời kỳ Muromachi, thường có những buổi diễn gọi là no, tức là những màn chen giữa, hoặc là những biến khác của dengaku và sangaku. Từ no có nghĩa là khả năng hồi đó được dùng để chỉ một trò hoàn chỉnh, khéo léo tức là một cái gì đã được các nhà chuyên môn soạn ra và đuộc tập tành hẳn hoi. Rõ rang, không ít thì nhiều nó khác với những lời nói và động tác cương.

Page 70: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Trong cuốn Taiheiki có một đoạn nổi tiếng tả lại một buổi trình diễn dengaku-no ngoài trời vào mùa hè năm 1349 với hàng ngàn người xem. Buổi biểu diễn đó nhằm mục đích quyên tiền cho việc xây dựng một chiếc cầu và đã diễn ra trên lòng một con sông cạn. Dự buổi biểu diễn độ có không chỉ rất đông đám dân hèn, mà còn có các á quan chức dân sự và quân sự, từ tướng quân (Takauji) và nhiếp chính vương trở xuống, và tu sĩ đủ mọi cấp. Hình thức của buổi biểu diễn đó, như thương thấy ởthời kỳ này, là một cuộc tranh tài giữa hai đoàn diễn viên. Khung cảnh được mô tả tỉ mỉ và có vẻ như rất huy hoàng. Sân khấu được phủ vài xanh và đỏ tía và được trang trí bằng da hổ và da báo. Hương tràm sực nức không gian. Những tấm thảm treo bằng kim tuyến pháp phối trong gió như những ngọn lửa. Khi nhạc êm dịu cử lên, lòng người hân hoan. Tiếp đó hai đoàn diễn viên tràn lên sân khấu, những chàng trai trẻ xinh xắn bước ra từ phòng xanh phía đông, tất cả múa theo nhịp sáo và đàn. Bọn con trai mặc áo lụa màu sáng, các tu sĩ theo phấn và tô son nhẹ, rang nhuộm đen, mặc áo sang trọng nhuộm và dệt rất khéo. Người ta trình diễn một vở mới, một samgkii về truyền thuyết của đền Sanno. Bọn con trai, từ tám đến chín tuổi và mang mặt nạ khi, nhảy múa khắp sân khấu, vừa nhảy vừa lộn vòng hoặc trèo leo trên các lan can. Không khí thật hào hứng. Khán giả đứng dậy rồi dậm chân và gào thết mạnh đến nỗi một góc sân khấu bị lún. Lợi dụng lúc hỗn độn, kẻ cắp xô vào lấy của người chết và người hấp hối. Người ta rút kiếm ra và buổi vui kết thúc bằng một cuộc huyết chiến.

Căn cứ vào đoạn này và những tài liệu khác thì thấy rõ ràng thời kỳ đó đã có nhiều trưởng đoàn cạnh tranh với nhau, mỗi đoàn do những người đã nổi tiếng cầm đầu, và tên tuổi của những người này còn ghi lại đến ngày nay. Nó đã tiến một bước dài trên con đường trở thành một ngành sân khấu, trong đó người ta sử dụng cả nhạc, múa và lời để giải trình một chủ đề hoặc kể lại một câu chuyện. Tuy nhiên, phải chờ đến khi một số thiên tài xuất hiện thì nó mới được hoàn thiện, phải kể đến Kwanami (1333 -1384) và con trai là Zearni (1363 -1444). Hai người này dựa vào tính phổ thông của các trò biểu diễn thuộc loại đã nói ở đoạn trên, và chính Zeami kể lại rằng cha, ông bao giờ cũng tôn trọng những bậc thầy của các phong cách vũ, như Itchu, một diễn viên dengakucó tên tuổi. Kwamani là một thầy tu Thần đạo (negi) ở bậc không cao lắm và trụ trì ở đền Kasuga ởđền Kasuga ở nara. Kwanami được tướng quân rất sủng ái, vì tướng quân là mộtngười yêu nghệ thuật, và chắc ông đã bị quyến rũ bởi diễn xuất của Kwanami. Nhưng tướng quân cũng rất mê bọn con trai trẻ tuổi xinh xắn, và có đủ mọi lý do để nói rằng ông ta đã mê vẻ đẹp của Zeami mà lúc đó đang ở vào tuổi mười một mười hai. Nhờ sự bảo hộ của những người có quyền thế và do quần chúng rất ham xem biểu diẽn, các diễn viên sangaku, mà trước đây chỉ sống nhờ vào các đền chùa và bị coi rẻ chẳng hơn gì những người hạ đẳng, đột nhiên trội lên trong xã hội, và những người có khả năng nhất trong số họ bắt đần chen vai thích cánh với những bậc cao sang. Kwanami hình như cũng không phải là người học rộng, nhưng rõ ràng ông là một nghệ sĩ. Và ông ta và con rõ ràng đãlợi dụng được mối quan hệ thân mật của họ với những người có học của một giai cấp cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những người này, hai cha con họ đã bày ra một trò sân khấu kiểu mới. Thành tựu của họ là việc đã kết hợp hài hòa những gì đã sẵn có trong thơ, nhạc và múa.Trong những yếu tố này mang nhiều tính chất truyền thống quá đến nỗi gần trở nên tầm thường. Nhưng qua tay Kvanami, một diễn viên với một ý thức rất cao về các giá trị của kịch, và Seami,

Page 71: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

một đạo diễn tài ba, các yếu tố trên đã được kết hợp lại thành một hình thức hoàn chỉnh của cái đẹp.

Kịch bản thì không có gì đặc sắc lắm, mà chỉ là một tập hợp những câu thơ ít nhiều quen thuộc được đan quyện với nhau thành những đoạn tường thuật hoặc trữ tình. Người ta thường nói rằng hồn thể Nhật Bản thường không đủ sức bay bổng quá lâu, và xét theo một quan điểm chung thì điều này hình như đúng. Tuy nhiên, trong văn học Nhật Bản đã có những dấu hiệu cho thây một nỗ lực nhầm thoát khỏi những hạn chế của những khổ thơ ngắn. Sau tập Manyoshu, rõ ràng đã không còn ai làm những bài thơ trần thuật dài nữa. Nhưng những truyện tình như Heike về thực chất là những bài thơ có tính chất sử thi để ngâm theo nhạc, và có khả năng là những “sách” của kịch nói, trong đó người ta dựa vào các tác phẩm trên để khai thác rất nhiều về cốt truyện và ngôn ngữ, chính là một sự đáp ứng cho lòng mong mới có được một thứ thể dài hơi hơn. Thậm chí tính phổ biến của thứ thể ghép nổi ởthời đó cũng có thể được coi như biểu hiện của sự không thỏa mãn đối với loại thơ khổ ngắn. Những khúc ca ngâm của Phật giáo (gọi là wasan) viết bằng một thứ tiếng Nhật thông thường đã được các phái A Di Đà rất ưa chuộng. Một số bài đó có khổ khá dài.

Về âm nhạc no mà do trống và sáo tạo ra, ta chỉ có thể nhận xét một cách xác đáng rằng nét quan trọng nhất của nó là nhịp điệu trong quan hệ phức tạp của nó với lời hát và đặc biệt với động tác của diễn viên. Múa mới là nét chủ đạo trong các vở kịch loại này, còn các yếu tố khác chỉ là phụ. Những ai quen thuộc với loại kịch phổ biến hơn, kịch Kabuki, sẽ thấy rằng cả ở trong Kabuki thì cao trào không phải là việc đọc một câu mà là một hoạt tượng. Hành động của vở kịch cứ tiếp tục cho đến khi nó tiến đến một cao trào. Các diễn viên sẽ xếp một hoạt cảnh phức tạp, và do đó tạo ra một sự xúc động, không phải bằng lời nói mà bằng tư thế. Quá mức, kịchno còn biểu hiện nguồn gốc của nó rõ hơn nữa, vì nó được công thức hóa ở một giai đoạn rất sớm. Còn Kabuki thì vì ra đời muộn hơn nên tự do hơn và nảy nở mạnh hơn và phổ thông hơn.

Giữa các tác giả Nhật cũng như các tác giả ngoại quốc có một sự bất đồng lớn về giá trị nghệ thuật của no. Tuy nhiên, không ai phủ nhận được tầm quan trọng của nó trong lịch sử văn hóa. Tuy là mộtsự kết hợp của các yếu tố truyền thống - cả đạo và đời - để tạo ra một thể loại sân khấu có mạch lạc. No rõ ràng là sản phẩm của Kwanami và trường phái của ông ta. Về ý nghĩa này, no là độc đáo và độc nhất. Nó không vay mượn gì của Trung Quốc, trừ việc nó lợidụng được tính phổ biến của các vở kịch diễn duới thời Nguyên hoặc đầu thời Minh. Còn nếu nó có vay mượn gì ởthơ và truyền thuyết của Trung Quốc, thì nguồn gốc của những cái đó không bao giờ thấy ởvăn học đươngthờiở Trung Quốc thuộc triều Minh, mà ở những tuyển tập vốn đã quen thuộc với người Nhật qua nhiều thế kỷ và đã trở thành một bộ phận của di sản văn học quốc gia của họ. Đôi khi có người cho rằng các vở kịch này được du nhập bởi các Thiền sư vì họ đã được xem tại các nhà hát ở Trung Quốc, nhưng không hề thấy một dấu vết nào về ảnh hưởng trực tiếp của Thiền đạo đối với ngôn ngữ cũng như tình cảm trong các vở no. Ngược lại, các vở kịch này lại dùng rất nhiều thuật ngữ của phái A Di Đà đang thịnh hành thời đó và còn duy trì một yếu tố Thần đạo quan trọng, có lẽ thông qua quan hệtrước đây với các đền thờlớn. Còn ảnh hưởng gián tiếp của Thiền đạo thì có. Đạo diễn và diễn viên phục vụ chủ yếu một

Page 72: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thứ khán giả mà tiêu chuẩn mỹ học của họ chính là tiêu chuẩn của Thiền đạo, và dù ta muốn nói gì về nội dụng văn học thì nói, nhưng cấu trúc của kịch phương pháp trình diễn và không khí tạo ra phải hoàn toàn phù hợp với sở thích của Thiền đạo. Người ta rất tránh những gì là sáo nhàm, những gì đã quá rõ ràng, những gì đuợc nhấn mạnh. Tác động mạnh nhất là tác động có được qua gợi ý và qua một sự tiết độ. Về mặt này, no tương ứng với nền hội họathời đó, một nền hội họa chi phối bởi những nguyên tắc của Thiền đạo. Trong các tác phẩm của mình, Zeami nhấn mạnh rằng hiện thực (mono-mane, tức là bắt chước sự vật) phải là mục tiêu chính của diễn viên. Nhưng rõ ràng là Zeami không muốn nói đến những hình thức bắt chước thô thiển, mà muốn nói đến những biểu hiện tinh tế của sự thật. Các diễn viên no ngày nay gọi bất kỳ một động tác nào giống thật, như khóc chẳng hạn, là keren, tức là bịp bợm.Tinh thần đó, cả về chi tiết và tổng thể, đã tạo cho các vở kịch này một ý nghĩa đặc biệt. Những vở kịch này là bằng chứng hùng hồn về giá trị mỹ học của hình thức. Chúng cho thấy những chất liệu không có giá trị cũng có thể được nhào nặn lại để thành cái đẹp.

Những quy ước nghiêm ngặt, những phương thức tu viện, những cố gắng nhằm tránh những gì là thái quá tất cả những cái đó đã tránh cho người ta không vượt khỏi khiếu thẩm mỹ tinh tế. Nhưng xét theo một khía cạnh khác thì đó là biểu hiện của một tư tưởng chính thống nhút nhát, và nếu chúng có tăng thêm tính tinh tế thì chúng cũng giảm nhẹ tính chất của sự vật. Có lẽ chính vì thế mà những người phương Tây nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản đôi khi có cảm giác là mình gặp phải một cái gì hơi thiếu sức sống, và nếu không vì sợ mắc tiếng tà giáo về mỹ học, chắc sẽ muốn thấy một sự phung phí sức lực bốc đồng hơn, một sự sung mãn mạnh mẽ hơn dù có thiếu trật tự. Nhưng dù có lúc nào thấy sốt ruột trước một nền mỹ học có cân nhắc và hơi thẹn thò khiến cho người ta rất sợ đi quá trớn, thì các nhà nghiên cứu này cũng phải biết ơn về những bức thủy mặc tuyệt vời của thời kỳ này. Ta có thể coi sự tiết độ kiểu cách trong những lễ uống trà và lễ đốt hương trầm, cũng như cách bày hoa công thức là những ức chế khắt khe, nhưng ta sẽ để mặc cho mình bị chinh phục bởi sự giản dị của Sesshu và trường phái của ông ta.

Về lịch sử, các danh họa này dựa vào những danh họa TrungHoa tiên phong ở đời Tống. Đầu tiên (không kể một số họa sĩ Phật giáo vô danh cũng vẽ đen trắng) phải kể đến Mokuan và Kao, hai vị sư Nhật chịu ảnh hưởng cửa họa sĩ vĩ đại Trung Hoa Mu Ch’i (hoặc Mu-hoi, tiếng Nhật là Mokkei) mà cho đến gần đây người ta vẫn tưởng là người Trung Hoa. Mokuan sáng tác và chết ở Trung Quốc dưới nhà Nguyên. Bước vào thế kỷ XV ta gặp hai họa sĩ khác - Mincho mà còn gọi là Cho Densu (chết năm 1431), và Resai (chết năm 1435). Phần lớn tác phẩm của họ nói về tôn giáo, nhưng họ cũng để lại một di sản vối những bức thủy mặc theo tinh thần Thiềnđạo. Tên tuổi của họ không thể sánh được với tên tuổi những họa sĩ đương thời và tiếp theo trẻ hơn, như Josetsu (vào khoảng 1410), Shubun (1414-1465) và Sesshu (1420-1506). Về tác phẩm của Josetsu thì ngày nay chỉ còn lại một bức biết đích xác là do ông vẽ cho Yoshimitsu. Ởthời kỳ của ông, Josetsu rất được kính trọng, và bút danh của ông (có nghĩa là “hình như không có tài”) bắt nguồn từ một câu nói của học giả Zekkai. Khi bình về một bức tranh của Josetsu, Zekkai đã nói: “Tài là ở chỗ hình như không có tài”. Còn Setshu thì nói rằng ông học vẽ ở Shubun, mà Shubun lại là môn đệ của Josetsu. Có nhiều tranh mà người ta nói là của Shubun, nhưng ít bức có thể

Page 73: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

khẳng định được là chính do ông vẽ. Tuy nhiên, trong những sách của Ngũ viện có rất nhiều lời khen về tranh của ông, và cũng qua đó ta được biết thêm rằng Shubun là một người giản dị, hơi tàng tàng, tính tình khiêm tốn và đôn hậu, rằng bề ngoài của ông chỉ là sự đánh lừa về tài năng của ông, vì ông toàn diện đến mức đáng ngạc nhiên - một nhà điêu khắc tài ba và một thầy phù thủy với ngọn bút lông. Đáng chú ý là ông đã thăm Triều Tiên vào năm 1423, và đã là họa sĩ chính thức của tướng quân và được trợ cấp của tướng quân. Tuy có những họa sĩ khác với tên tuổi lớnhơn, nhưng Shubun mới chính là trưởng lão, và một số người còn cho rằng ông là họa sĩ tối cao của trường phái này. Danh tiếng của Shubun lớn đến mức mà chỉ vài năm sau khi ông mất, tranh của ông đã được treo ở nhà của tướng quân - một danh dự mà cho đến bây giờ vẫn chỉ dành cho các danh họa Trung Hoa. Trong số những môn đồ có tài của ông có thể kể đến những người nổi tiếng nhất sau đây: Jasoku (từ 1452 đến sau 1483), Keishoki (Bí thư Kei) (từ 1478 đến sau 1523), Noami (1397-1476), Geiami (1431-1485) và Soamin (1472-1523). Ba “Amis” - cha, con - cháu - là ba nhân vật quan trọng trong lịch sử mỹ học Nhật - Noami là một nhà sư một ngườiđượctướng quân Yoshimasa yêu quý. Khi thoái vị vào năm 1474, Yoshimasa đến Lầu Bạc ở trên núi Hiyashiama để sống một cuộc đời hào hoa lịch sự. Tại đây, Yoshimasa và giới của ông ta thường lãm tranh và gốm Tống và những thứ đồ dùng quý cần cho trà đạo. Họ cũng Bản luận về giá trị của các kiểu chữ khác nhau, hoặc vừa ngắm ánh trăng trên vườn cảnh vừa làm thơ. Trong tất cả những thú tiêu khiển đó, Noami luôn luôn đóng vai trọng tài về khiếu thẩm mỹ. Noami không chi hiểu biết về giới có quyền lực cao, nhờ đã từng quen với việc trông coi ngân sách của chủ, mà còn rất giỏi về những nghệ thuật cao siêu của trà đạo, của việc thử hương trầm, nối thơ và làm vườn tạo cảnh. Ông cũng là một họa sĩ có tài theo phong cách của thầy mình là Shubun của Mu Ch’i, người mà ông rất mến mộ. Đến nay người ta không biết chắc có còn giữ được tranh nào của Noami không, nhưng ảnh huởng mỹ học của ông thật là sâu rộng. Noami đã đặt ra những tiêu chuẩn phê bình mà sau này đượcGeiami và Soami hoàn thiện và duy trì. Noami đã tạo ra một bầu không khí tinh khiết về thẩm mỹ cao mà trong đó chỉ có những nghệ sĩ tuyệt vời như Sesshu mới tồn tại được.

Các tác phẩm của Sesshu có thể được coi như một tuyên ngôn đầy đủ và rõ rệt về những nguyên tắc thẩm mỹ của Thiền đạo cũng như thế giới quan của đạo này. Nhưng ngược lại sẽ không đúng nếu cho rằng hội họa thời Ashikaga đã bắt nguồn từ học thuyết Thiền, hoặc cho rằng chất lượng của nó nhờ vào một sự phát hiện hiếm hoi và độc quyền về một bí mật mỹ học nào đó. Khi thảo luận về nghệ thuật và phong cách của một nước ngoài, ta phải tránh nhấn mạnh đến sự kỳ dị ngẫu nhiên mà quên mất sự đồng nhất chủ yếu giữa những cái đó với nghệ thuật và phong cách của chúng ta. Những tư tưởng siêu hình đương thời, hoặc thậm chí những phong tục địa phương, có thể đưa hoạt động của một nghệ sĩ theo hướng này mà không phải là hướng khác, nhưng hạnh phúc và sự siêu thoát của nghệ thuật là ở chỗ nó không bị triết học trói buộc. Nghệ sĩ được thôi thúc không phải bởi một học thuyết mà bởi lòng ao ước được sáng tác, và những ai đó có ý kiến cho rằng nghệ thuật Phương Đông luôn luôn là xa lạ không thể hiểu được thì đúng là những người đó đã xuyên tạc sự thật. Trong cuốn sách này, mọi ý kiến về các trường phái, ảnh hưởng và khuynh hướng đều chỉ nên hiểu như những chi tiết của một khung cảnh lịch sử. Thí dụ, sẽ dễ dàng hơn và thú vị hơn nếu ta Bản rộng ra về yếu tố tinh thần

Page 74: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trong nghệ thuật thờikỳ Muromachi và quên đi những cái như cái khía cạnh nhất thời và gần như hoàn toàn có tính chất kỹ thuật của sự phát triển của nền nghệ thuật này. Sự đơn giản tế nhị của phong cách và hình tượng Thiền rõ ràng là phù hợp với tâm trạng của người nghệ sĩ khi quan sát thiên nhiên. Nhưng nó cũng nhờ nhiều vào dụng cụ và chất liệu của người nghệ sĩ là bút lông, mực và giấy bút mực, tức là những thứ thích hợp một cách kỳ lạ với những nét táo bạo và những sắc độ đậm nhạt khác nhau. Mà những dụng cụ và chất liệu này được người nghệ sĩ sử dụng rất thành thạo vì quen với việc viết tay. Cũng thế, sự nệ cổ có tính chất tuyến tính của điêu khắc Asuka, không phải là kết quả của một thứ chủ nghĩa duy lý tưởng đơn giản. Nó là kết quả của việc chuyển sang đồng cái kỹ thuật đá của những hình mẫu.

Dù thế nào chăng nữa, trường phái nghệ thuật thời kỳHigashiyama vẫn là một hiện tượng quan trọng trong lịch sử văn hóa, một hiện tượng rất lớn so với tầm cỡ thật của nó. Cái xã hội nhỏ bé gồm những nhà quý tộc, những nhà sư và những nghệ sĩ này - đáng tiếc là ta không biết cặn kẽ hơn về những chi tiết trong đời sống của họđã không chỉ bảo tồn mà còn phát triển nghệ thuật, giữa lúc mà các thứ khác đang sụp đổ quanh họ. Đối với cái tinh tế và những nhận thức tế nhị mang tính chất ngẫu nhiên và phiến diện của giới hào hoa thời Hewn, ho đã đóng thêm một quan niệm hợp lý vàphổ quát hơn về cái đẹp, và nếu đầu họ ở trên mâythì chân họ vẫn bám chặt lấy đát. Họ tin rằng toàn bộ thiên nhiên đều thấm nhuần một tinh thần. Và mục đích của người thực hiện đạo Thiền là tẩy bỏ khỏi tâm trí mọi ý nghĩ ích kỷ để đạt tới một sự đồng nhất giữa bản thân và vũ trụ một cách thư thái và trực giác. Cần phải luôn luôn nghi ngờ những khái niệm mơ hồvà có tính chất tiên nghiệm như thế, và rõ ràng làkhái niệm như thế có thể làm chỗ ẩn náu cho nhiều cái lập dị và không thành thực. Nhưng chắc lòng tin đó là một cảm hứng chân thực và đã chi phối chủ đề và cách xử lý trong một phần lớn của nền hội họa Phương Đông.

Cái ý tưởng gắn bó với thiên nhiên như thế được diễn tả rất nhiềutrong văn học phương Tây, nhưng ở đây nó thiên về thuyết con người làm trung tâm. Khi còn trẻ Wordsworth đã thấy choáng váng trước cái đẹp, và khi trưởng thành hơn, ông đã nghe thấy cái “âm nhạc lặng lẽ, buồn thảm của loài người”. Nhưng các nghệ sĩ và các nhà thơ Thiền đạo - mà khó có thể nói thơ của họ tận cùng ở đâu và họa của họ bắt đầu ở chỗ nào - lại cảm thấy không có sự đối lập nào giữa con người và thiên nhiên, và họ nhận thức được một sự đồng nhất chứ không phải chỉ một sự gần gũi điều làm họ quan tâm không phải là sự vận động náo nhiệt trên bề mặt cuộc sống, mà (như giáo sư Anezaki đã nói) là sự yên tĩnh vĩnh hằng nhìn thấy qua và đằng sau những thay đổi. Vì thế, Soami, một con người tinh té đã rất tán thưởng một nhà phê bình khi người này nhận xét như sau về tác phẩm của một họa sĩ Trung Hoa: “Bức tranh này thật bình lặng”. Những bức phong cảnh của Sesshu, mặc dù nét bút của ông rất mạnh mẽ, đều có cái chất yên bình đáng yêu và quý giá này. Hình như họa sĩ đã nắm được chính rất cốt lõi và tinh túycủa cái đẹp rời đã biến nó thành những lời lẽ cực kỳ giản dị. Khen như thế thật là hết lời đối với vài nét vẽ và vài vết mực đậm nhạt trên một tờ giấy nhỏ. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của trường phái này trong lịch sử nghệ thuật, và có thể là chẳng bao lâu nữa tên tuổi của Sesshu và những người tầm cơ như ông sẽ được biết đến nhiều hơn so với tên tuổi của một số nhân vật hơi có vẻ cường điệu hiện đang tiêu biểu cho Nhật Bản

Page 75: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

ở Phương Tây. Một tình yêu thần bí đối với thiên nhiên từ lâu đã có trong thơ của Nhật. Mà về sau người ta mới họa hoằn thấy nó ở Phương Tây. Khi Blake nhìn thấy “thế giới trong một hạt cát và thiên đường trong một bông hoa” thì đó là lúc ông đang cảm thấy cái điều mà các nhà thơ Trung Hoa và Nhật Bản đã diễn tả từ nhiều thế kỷ trước và cũng là cái điều mà người ta thông thường đạt tới trong Thiền đạo. Cũng thế, khi các danh họa thủy mặc Trung Hoa và Nhật Bản gọi nên hình dáng, vẻ mịn màng, ánh sáng và khoảng cách bằng một kỹ thuật rất tiết kiệm và chính xác thì họ đã đoán trước được một chủ nghĩa lý tưởngấn tượng mà mãi sau này mới xuất hiện trong hội họa châu Âu

Người ta sẽ hỏi rằng trong những đóng góp của Phương Đông vào nghệ thuật thì phần của Nhật Bản là bao nhiêu. Đây là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng có thể nói được rằng nếu cảm hứng của nghệ thuật Nhật Bản có nguồn gốc xa xôi nào đó là Trung Quốc thì cảm hứng đó đã được bản địa hóa hoàn toàn. Chính Sesshu sau một chuyến đi thăm Trung Quốc (1467-1469), nói rằng ông đã nhìn thấy những ngọn núi nổi tiếng và những con sông lớn và đã đi khắpbốn trăm tỉnh để tìm thầy, nhưng ông cứ đi mãi mà chẳng được gì vì ông thấy không ai có thể sánh kịp Shubun và Josetsu. Sesshu có lẽ đã đứng một mình, trên cả thời gian và không gian. Nhưng từ Shubun đã nảy sinh ra một trường phái đặc biệt Nhật Bản.

Hội họa thời kỳ Ashikaga cũng cho thấy một sự phát triển như vẫntừng thấy xưa nay trong nghệ thuật ở Nhật Bản qua suốt lịch sử của nó. Một mốt mới nào đó sẽ được du nhập và sẽ được tuân theo triệt để cho tới khi nó sẽ nhận được một dấu ấn của tâm tính bản địa và từ đó sẽ nảy sinh ra một trường phái mà sản phẩm của nó có chất lượng đặc biệt Nhật Bản uy tíncủa các danh họa thủy mặc Trung Hoa thời Tống vàthời Nguyên lúc đầu là không gì có thể lung lay được. Lối (dùng màu cẩn thận và những nét họa thanh tú của các nghệ sĩ Fujiwara và của các họa sĩ vẽ tranh cuốn ở Kamakura trở nên lỗi thời trước trình độ bậc thầy củả học sĩ thủy mặc, một phần có thể vì họ chịu ảnh hưởng của những tư tuởng Thiền và Lão (cả hai loại tư tưởng này đều tán thưởng những hình thức biểu hiện đơn giản), nhưng chắc chắn một phần lớn vì không một nghệ sĩ hăng hái nào lại có thể cưỡng được cái ý muốn thăm dò cái khả năng đầy hấp dẫn của kỹ thuật mới này mà nhờ nó người ta có thể đạt được những ấn tượng tinh tế bằng cách nắm vững cách sử dụng các chất liệu đơn giản. Ở khắp nơi trên thế giới, nghệ sĩ là một loại người sống bằng bản năng, vì thường hành động trước rồi mới triết lý sau. Các nhà nghiên cứu lịch sử này thuật lại thường đảo ngược quy trình này, và tất nhiên nếu cho rằng “ảnh hưởng” của Thiền đạo đã làm nảy sinh các trào lưu trong nghệ thuật Nhật Bản thời đó thì thật là một việc dễ dàng tới mức thú vị. Nhưng muốn có một sự giải thích hợp lý hơn về sự lu mờ của các trường phái ở Yamoto thì phải nói rằng những nghệ sĩ lớn nhất và hăng hái nhất đã bị thu hút bởi phương pháp mới, trong khi các phong cách cũ nằm trong tay những nghệ sĩ kém tài và máy móc. Người ta có khuynh hướng coi mọi suiboku (“nước và mực” đây là cái tên của Nhật cho những bức tranh đen trắng vẽ bằng mực loãng và những nét đậm) như “những bức ký họa đơn giản bằng mực và một vài nét táo bạo”. Mà thật thế, nếu chỉ căn cứ vào kích thước, thì đa số những bức họa Ashikaga trứ danh nhất chẳng có gì là cầu kỳ cả. Nhưng một tác phẩm có như một trong những bức tranh phong cảnh của Sesshu thì đúng là một cố gắng đáng kể về bố cục chặt chẽ. Nó không phải là một mở những ký họa mà cả nhịp điệu và kiến

Page 76: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trúc riêng của nó và có thể so sánh được với một bản giao hưởng với nhiều mô típ đan quyện vào nhau. Chính từ những bức tranh đó, chứ không phải từ những bức tranh Thiền nho nhỏ về những truyện ngụ ngôn và được vẽ với phương pháp gọi là haboku(“vẩy mực”), mà một trường phái mang nết Nhật Bản đã nảy sinh ra. Trường phái này gọi là Kano, theo tên của những người sáng lập - Kano Masanobu và con trai là Monotobu. Những họa sĩ này đã mang thêm sức sống cho trường phái Tosa bằng cách áp dụng vào những đề tài và phong cách truyền thống những nguyên tắc suiboku mà họ đã cải biên cho thích hợp.

Ở Nhật Bản, người ta luôn coi trọng việc thừa kế nghề nghiệp, không chỉ riêng trong những thương nhân và thợ thủ công, mà còn trong cả các giáo sĩ, nhà thơ, nhà sử hoc, bác sĩ, luât sư và thậm chí các triết gia. Và nếu không tìm được người kế vị thích hợp trong gia đình; người ta sẽ nhận con nuôi. Vì thế có một điều thú vị là sự liên kết giữa hai trường phái này, nếu có thể nói được như thế, đã được phê chuẩn bởi cuộc hôn nhân của Kano Motonobu với con gái của Tọsa Mitsunobo (1434-1525) mà lúc đó là người tiêu biểu cho phong cách cũ. Chỉ một mình họ Tosa thuộc các trường phái cũ là còn đứng vững. Những họa sĩ khác được đào tạo theo các phong cách khác, như Mincho (thuộc trường phái Takuma), đã đi theo phương pháp Trung Hoa. Nhưng họ Tosa, ngoài việc có được một địa vị chính thức, còn may mắn là đã sản sinh ra được một số nghệ sĩ, tài năng, phần lớn là những họa sĩ vẽ tranh cuốn mà đề tài được lấy từ lịch sử dân tộc, hoặc có tính chất tôn giáo hoặc là chuyện trần thế, mà rất khó xử lý theo một phong cách biểu cảm. Ngoài ra, Mitsunobo còn là một họa sĩ vẽ màu và vẽ kiểu giỏi. Ông cũng còn vẽ đen trắng nữa vì thế, trường phái Tosa đến với cuộc liên minh này không phải chỉ có tay không. Thật thế, trường phái này từ lâu vẫn tồn tại độc lập trong khi phong cách Trung Hoa thuần túy, dù có để lại dấu ấn trên tất cả các trường phái hội họa về sau này, đã dần dần không còn được yêu chuộng nữa vì xã hội Higashiyama bị tiêu mòn vì chiến tranh và tình trạng vô quân. Nhưng trường phái do họ Kano sáng lập mới giữ được địa vị độc tôn ở Nhật Bản qua nhiều thế kỷ. Masanobu và đặc biệt là Monotobu, đều là những họa sĩ đen trắng có tài. Họ nghiên cứu các danh họa Trung Hoa rất sâu. Nhưng phong cách đó họ tạo ra có một tính chất bản địa không thể nhầm lẫn được.

Bây giờ ta sẽ diểm qua các ngành nghệ thuật khác, và như thế sẽ kết thúc việc nghiên cứu nền nghệ thuật dưới thời các tướng quân Ashikaga. Kiến trúc đã biểu hiện tính chất của nó một cách rất thú vị. Trong số những di tích hiếm hoi còn sót lại của thời kỳ này có Kinkaku hoặc còn gọi là Lầu Vàng. Đó là công trình quan trọng nhất, xếp ngang hàng với Tu viện Horyuji và Cung Phượng Hoàng (Byodo- in) với tính chất là một di tích lịch sử. Nó đứng cheo leo trên một chiếc hồ trong một khu vườn mà lúc đầu còn có một biệt thư ở nông thôn của một nhà quý tộc ở Kyoto dưới thời Kamakura. Nó đặc trưng cho nền văn hóa Muromachi vì là sản phẩm của một nền mỹ học chín chắn. Lầu này được thiết kế và bố trí hài hòa với khu vườn tạo cảnh, và khu vườn này cũng là sản phẩm của một thứ kỹ sảo rất tự giác, và cũng có thể nói là rất hiểu biết. Thật thế, ngôi lầu và khu vườn kết hợp với nhau để tạo nên một thể thống nhất trong tâm trí những người đã thiết kế chúng, và hình dáng của ngôi lầu không quan trọng hơn việc bổ trí các tảng đá và cây cối, những thứ chọn lọc vô cùng cẩn thận chọn lọc vô cùng cẩn thận và được đặt cho những tên bí hiểm và tượng trưng theo kiểu nhà Minh. Nghiên cứu chi tiết ngôi lầu và cảnh quan xung

Page 77: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

quanh ta sẽ thấy sáng ra về: nhiều điểm trong quan điểm mỹ học đương thời. Nhưng ở đây ta chỉ giới hạn trong những nét chính thôi. Trong số ba tầng lầu thì tầng thấp nhất - trong đó có những phòng khách - là một ví dụ về một loại kiến trúc nhà ở gọi là shinden-dzukuri. Tầng giữa mang một phong cách pha trộn, với trần có trang trí. Có thể Yoshimitsu đã dùng tầng này cho các buổi hòa nhạc và bình thể cùng những thứ tiêu khiển khác. Tầng trên cùng có phong cách Thiền và chỉ gồm có một phòng dùng làm nổi cầu nguyện. Trước đây chắc ở đó có treo ảnh thờ. Phía trong của phòng được phủ kín bằng vàng lá, và chính cách trang trí này đã mang lại tên gọi cho ngôi lầu. Đối với những khách du lịch không hiểu biết thì Làu Vàng làm họ thất vọng. Nó không đồ sộ về kích thước và cũng không sang trọng về mặt trang trí. Tuy thế nó vẫn là một thành công lớn cả về mặt kỹ thuật và về mặt nghệ thuật. Theo các chuyên gia thì giá trị kỹ thuật của nó là ở chỗ nó pha trộn nhiều phong cách và nó nhẹ nhàng về cấu trúc - một điều mà để có được trong thời kỳ đó người ta chắc đã phải có một sự hy sinh táo tợn về những tiêu chuẩn an toàn. Còn về vẻ đẹp, nó dựa vào một sự hài hòa và tinh tế của một tỷ lệ chuẩn xác tới mức mà chính cái vừa đúng đó không để lại một ấn tượng nào trong những người quan sát vô tâm.

Kinkaku và Oinkaku, tức là Lầu Bạc mà Yoshimasa xây dựng sau đó năm mươi năm là những biểu hiện về mặt kiến trúc của cái tính đơn giản tinh tế mà ta đã thấy trong hội họa và trong các hình thức sân khấu thời đó. Cái đẹp không được phép phổ ra và nhấn mạnh. Nó phải khiêm tốn ẩn sâu bề ngoài của sự vật để hiện ra qua cái khiếu thẩm mỹ sành sỏi những người biết thưởng thức. Trong việc thưởng thức cũng như trong việc sáng tác đều có những điều bí hiểm.

Khó có thể nói những nguyện tác thẩm mỹ đó bắt nguồn từ đâu. Chúng không phải là biểu hiện của một sự sùng bái nhất thời, mà tương ứng với một thói quen lâu đời. Ngay trong buổi đầu của thơ Nhật đã có những dấu hiệu về điều này, đặc biệt trong lời nói đầu của tập Kokinslnu ở đây đã xuất hiện từ mà sau này các nghệ sĩ như Seami hay dùng để chi cái chết đặc biệt của cái đẹp mà họ hướng tới trong các tác phẩm của mình. Những nguyên tác mỹ học của thời Heian, nhất là khi nào chúng thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo, đã phụ thuộc rất nhiều vào nhiều dấu hiệu của sự ám chỉ và ám thị. Ởthời kỳ Kamakura, Thiền đạođã mang lại sự trong sáng và sức mạnh cho cái tính tinh tế hơi qúa trớn của nền văn hóa Heian. Vào đầu thời kỳ Muromachi, tư tưởng Thiền còn lan tràn mạnh hơn nữa, và ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc đã thấm vào các ngành nghệ thuật. Về sau, các yếu tố đó bị đồng hóa và kết hợp thành cái khiếu thẩm mỹ Nhật rất tiêu biểu mà hình như không ở đâu có cái tương tự. Cái khiếu thẩm mỹ đó dù dưới hình thức mỏng manh thế nào, cũng vẫn tồn tại dai dẳng trong mọi tầng lớp, mặc dù phải thừa nhận rằng nóđã phải đấu tranh quyết liệt với sức ép của nền văn minh máy móc.

Trên đây tất nhiên chi là những ý kiến tóm lược về một sự tiến hóa mỹ học, và cần phải được minh xác ở từng điểm một. Nhưng hình như đúng là từ thời Higashiyama trở đi, một hệ thống những tiêu chuẩn độc nhất vô nhị và rõ ràng mang tính chất Nhật Bản đã hình thành. MỌi ảnh hưởng đạo đức và tinh thần không phảlà của Thiền đạo đều lu mờ. Nghệ thuật và văn học đã ly khai với những truyền thống tôn giáo và đang mày mò tìm những hình thức biểu hiện mới. Có lẽ Jung là điều tự nhiên mà trong những thời kỳ loạn lạc do người ta đã tìm sự ẩn náu trong cái giàn di có mục đích và trong sự yên ổn của trà đạo. Đây là một vấn đề mà các tác

Page 78: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

giảNhật và nước ngoài đã đề cập đến rất nhiều, và ý kiến của họ hoặc phiến diện, hoặc quá trớn, hoặc hoàn toàn ngô nghê. Có những người nhiệt thành tới mức muốn làm cho người ta tin rằng cái trà sư nắm được chìa khóa về mọi vấn đề thầm mỹ và hành vi và điều này là phi lý, vì bất kỳ người nào nghiên cứu lịch sử của hiện tượng kỳ lạ này đều không thể không thấy được rằng nó là một sự sùng bái mà cóthể dễ dàng tới mức nguy hiểm rơi vào những hình thức trống rỗng và độc đoán, hoặc theo một chiều hướng khác, có thể rơi vào sự giản dị giả vờ. Nhưng tư tưởng của hiên tượng đó thì đáng khâm phục và dấu vết của nó có thể tìm thấy ở khắp nơi trên đất Nhật Bản, nên không nhà nghiên cứu nào lại có thể bỏ qua lịch sử của nó. Một trà lễ nói chung là một cuộc tập hợp của những người bạn cùng có chung những quan niệm về thẩm mỹ. Nó diễn ra theo những nghi thức có sẵn và trong một khung cảnh yên tĩnh. Trong một căn phòng trống trơn, trừ một vài đồ vật đẹp, người ta pha và uống trà theo những luật lộ chặt chẽ, và người uống Bản luận nghiêm túc về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật nào đó, có thể là một trong những thứ họ đang dùng, một cái bát mà men của nó bắt được ánh sáng rực rỡ, một bức tranh mà bề ngoài trông rất thường đang treo trên tường, một bài thơ hay một kiểu cấm hoa. Những cuộc gặp gỡ như thế, nhất là ởthời kỳ đầu, dưới ảnh hưởng của những nguyên tắc về lối sống và tiết độ của Thiền đạo, giúp người ta trốn khỏi những bức thúc của đời thường đểthưởng thức cái đẹp một cách thanh thản. Cái vẻ hơi có nghi lễ của trà đạo khuyến khích sự duyên dáng trong thái độ và tính nghiêm túc trong thẩm mỹ. Nhưngchẳng bao lâu tập tục này mất đi cái tính đơn giản của nó, và ít nhất thì những người giàu có đã chạy theo một khuynh hướng xa hoa và cầu kỳ. Dưới thời Yoshimasa, tướng quân của họ Ashikaga, trà đạo là một thú tiêu khiển tốn kém của giới quý tộc. Thiền sư Juko, mà người ta coi là người sáng lập ra nghi lễ này dưới hình thức được quy định của nó, đã đề ra những quy tắc mà nét chủ yếu là tiết độ và giản dị. Ông là một người sành điệu với một trí phán đoán không ai bì kịp. Nhưng chính ông đã cùng với Noami và những nhà chuyên môn khác đã giúp Yoshima sưu tầm những đồ gốm và tranh rất đắt tiền để họ vừa thưởng thức vừa uống trà trong phòng trà của Yoshimasa tại Lầu Bạc.

Lầu Bạc (Ginkaku) là một kiến trúc tầm thường không xứng với tên của nó. Tuy nhiên, nó là một cái mốc trong lịch sử văn hóa. Đó là một kiến trúc gồm ba tầng, không duyên dáng và cầu kỳ bằng Lầu Vàng, và về kỹ thuật cũng kém hơn. Nó giản dị tới mức gần như tẻ nhạt, nhưng chính vì thế nó biểu hiện cái óc thẩm mỹ của những người cùng giới với Yoshimasa. Về mật kiến trúc, giá trị chính của nó là một sự thỏa hiệp giữa phong cách tôn giáo và phong cách dân tộc, và là ở một lối thiết kế mói về nhà ở (gọi là shoin-dzukuzi) mà các nhà chuyên môn coi như tiền thân chính thức của nhà ở tại Nhật Bản ngày nay Phong cách đó cũng được áp dụng cho một tòa nhà ở bên cạnh (tòa Tugodo)mà Yoshimasa dùng làm nổi cầu nguyện. Nógồm một căn phòng nhỏ, nguyên mẫu của thứ “phòng trà” cổ điển loại bốn “chiếu” rưỡi (khoảng chín “phít” vuông). Rõ ràng là trà đạo đã có ảnh hưởng quan trọng đối với cách bố trí nhà cửa ở Nhật Bản trong những thời kỳ sau. Ví dụ cái hốc tường quen thuộc mà khỏi thủy là nơi đặt Bản thờ thì nay, do thói quen của các tu sĩ Thiền đạo và các trà sư, trở thành chỗ để treo một bức tranh hoặc bày một lọ hoa.

Lầu Bạc nằm trên một ngọn đồi gọi là Higashiyama, và hầu hết những đồ vật quý được thu nhập ở đó đến nay vẫn còn và được gọi là “đồ Higashiyama”. Hồi đó,

Page 79: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

những đồ vật này được coi giữ rất cẩn thận. Mỗi khi có rối ren, chúng được đưa đi cất giấu ngay, và mỗi khi chuyển sở hữu, người ta đều làm giấy long trọng cam kết và lai lịch của chúng. Vật nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là một bình trà nhỏ (cao chừng bốn “in-so”) mà người ta quen gọi là bình Koga do vị trưởng lão của Thiền đạo là Dogen mang từ Trung Quốc về Nhật Bản năm 1227. Bình trà này lúc đầu là của họ Koga. Qua nhiều cuộc thăng trầm nó chuyển qua tay các tướng quân, các lãnh chúa phong kiến lớn và nhiều thị dân giàu có. Hiện nay nó nằm trong tay một nhà sưu tầm nổi tiếng và được coi là một vật vô giá. Juko cũng là người đã mua nhiều đồ vật nổi tiếng khác, trong đó có một chiếc bình nhỏ mà qua hình dáng của nó được gọi là “Quả cà Tsukumo”. Chiếc bình này đã được Yoshimitsu đánh giá rất cao. Nó bị hư hại nặng trong cuộc vây hãm thành Osaka năm 1615. Sau đó nóđược sửa lại và truyền hết người này đến người khác, và cuối cùng được nhập vào sưu tập của một thương gia cự phú hiện nay. Một đồ vật khác, cũng do Juki mua, đã từng nằm trong sưu tập của một nhà giàu tên là Nara (Matsuya Genzaburo). Ông này nổi tiếng vì là chủ nhân của một tam bào một cái khay, một bức tranh và một chiếc bình trà tí hon. Chiếc bình trà chính là cái bình mà Juko đã mua. Về sau, nó thuộc quyền sở hữu của các quận công Satsuma thuộc họ Shimadzu. Năm 1928, nó được bán với giá mười ba ngàn bảng Anh.

Thế là cái sự thanh đạm và giản dị gần như quê mùa mà các trà sĩ dậy cho học trò đã mai một. Nhưng ta cũng chẳng nên than phiền nếu như các lý tưởng trên đã không đạt được. Họ Ashikaga vốn được các sử gia coi như những ông quan tới và ích ký, những người chẳng có ích gì cho quốc gia. Tuy nhiên, nếu so sánh họ với những nhân vật đáng trọng hơn trong lịch sử dân tộc thì hình như họ cũng có công với hậu thế, chẳng kém gì phần lớn các quân nhân và chính khách vĩ đại khác. Các chính sách phong kiến đã để lại nhiều dấu vết hơn so với các cuộc trận mạc phong kiến. Và Yoshimitsu và Yoshimasa, qua tính thích hưởng lạc đáng trách của họ, đã vô tình để lai một di sản rất qúy báu họ hăng hái thúc đẩy ngoại thương, vì mục đích ích kỷ của mình, nên bây giờ Nhật Bản mới có được nhiều kho báu về nghệ thuật Trung Quốc đến như thế, trong đó có tranh và gốm thời Tống, Nguyên,thời Minh. Chính nhờ sự bảo trợcủa họ mà mỹ nghệ vẫn còn phát triển được trên một ốc đảo của sự/thẩm mỹ và sự thống thái trong khi xung quanh là cả một sa mạc của chiến tranh. Hầu hết cácngành mỹ nghệ ứng dụng, đặc biệt là nghề gốm, đã nhờ rất nhiều vào việc thực hành trà đạo mà những người theo đuổi đều là những khách hàng khó tính của các ngành này. Vì dù nền văn hóa riêng của họ Ashikaga có nhanh chóng tàn lụi thì nó cũng đă có dù thời gian để mang lại hình dáng và nổi dung cho mốt truyền thống mỹ học mà tuyđã bị thay đổi nhiều nhưng về thực chất vẫn tồn tại.

Những sự kiện chính trị chủ yếu trong thời kỳ Ashikaga.C.N.1338 Ashikaga Takauji trở thành tướng quân và đóng ở Kyoto. Nội chiến vẫn

tiếp tục đến năm 1392.1358 Ashikaga Yoshiakia kế tục sau khi Takauji qua đời.1367 Ashikaga Yoshimitsu kế tục. 

Page 80: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

1392 Cuộc tranh chấp về quyền kế vị chấm dứt. Go-Komatsu lên ngôi hoàng đế.

1395 Yoshimitsu thoái vị nhưng vẫn ngồi ở Lầu Vàng mà chỉ huy (chết năm 1408). Yoshimochi lênlàm tướng quân.

1400 Chiến tranh phong kiến nổ ra ở nhiều nơi.Những rối ren về kinh tế vẫn tiếp tục dưới hình thức dịch bệnh và đói kém.1467 Nội chiến Onin dưới thời Yoshimasa(1449-1474), tướng quân thứ tám của họ Ashikaga. Phân chia quyền lực

phong kiến.1477 Chiến tranh Onin kết thúc, nhưng chiến sự vẫn tiếp tục ở hầu hết các

tỉnh. Các tướng quân Ashikaga trở nên bất lực, còn Hoàng gia thì hết tiền. Chính quyền trung ương sụp đổ và hầu hết các tình rơi vào tình trạng vô chính phủ.

1500 Toàn thể Nhật Bản có chiến tranh.

Phần 6: THỜI KỲ SENGOKU Chương 19: ĐẤT NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH

1. Khung cảnh chính trịThời kỳ từ cuối thế kỷ XV tới cuối thế kỷ XVI được các nhà sử học Nhật Bản

gọi là Sengoki Jidai, tứclà thời kỳ đất nước có chiến tranh. Thật ra, trong suốt thế kỷ XV, chiến tranh vẫn diễn ra ở nơi này hoặc nơi khác. Nhưng từ khi nổ ra cuộc chiến tranh Onin (1467), thì chiến sự lan nhanh, và chỉ trong vài năm thì khộng tỉnh nào còn thoát được sự đối địch vũ trang của các chúa lãnh thể và các nhà cầm đầu tôn giáo. Một lần nữa, cũng như ở vào cuối thời kỳ Kamakura, đất nước lại rơi vào một cuộc đấu tranh nhằm chia lại quyền lực phong kiến. Nhưng lần này, cuộc đấu tranh có tính chất quyết định.

Dưới thời của những tướng quân Ashikaga đầu tiên, do có sự suy yếu của nhà cầm quyền dân sự và quân sự ở trung ương, một số họ có nhiều quyền lực đã cắt cứ những lãnh địa rộng lớn và hầu như toàn quyền cai trị ở đó. Đến cuối thế kỷ XV ở Nhật Bản đã nảy sinh một cái mà ta có thể gọi là chế độ phong kiến cụt ngọn. Tôn ti trật tự ở địa phương thì hoàn chỉnh, còn tôn ti trật tự quốc gia thì không có ngọn vì cả hoàng đế và tướng quân đều không có khả năng bắt các lãnh chúa địa phương tuân phục. Các lãnh chúa này tuy có thề nguyện trung thành với nhà vua và thậm chí cả vớitướng quân, nhưng thật ra họ là những ông hoàng tự trị. Họ có đất riêng, chư hầu riêng, quân đội riêng và luật pháp riêng. Ta đã từng thấy quyền lực của một số họ lớn, như họ Yamana. Họ này nổi lên vào đầu thời kỳ Muromachi, rồi sau đó suy sụp. Có thể kể đến nhiều họ khác mà tên tuổi vang như sóng cồn trong các sử biên niên - như họ Takeda, họ Uesugi, họ Ouchi, họ Amako, họ Data và họ Imagawa. Tất cả những người cầm quyền này đều thèm khát đất đai và đều có nhiều tham vọng. Họ luôn tìm cách mở rộng lãnh địa của mình bằng cách đánh lẫn nhau hoặc liên minh với nhau, và nếu có được chút hòa bình nào thì nó phải tùy thuộc vào một cán

Page 81: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cân lực lượng rất mong manh. Tình hình như thế rõ ràng không thể tồn tại lâu được, mà còn phải tiếp tục đấu tranh để đưa hệ thống phong kiến tới độ trưởng thành, thộng qua sự ra đời của một tập đoàn mà hoặc một mình hoặc kết hợp với một tập đoàn khác, sẽ trở nên mạnh hơn tất cả. Cuộc đấu tranh này có quy mô rất rộng và kéo dài rất lâu đến nỗi nếu muốn nói chi tiết về nó thì cần phải viết ra nhiều quyển sách. Nhưng có thể tóm qua những nét chính của nó bằng vài lời ngắn gọn. Trước Chiến tranh Onin (1467) ở Nhật Bản có khoảng 260 họ phong kiến (daimyo). Đến năm 1600, chỉ còn lại khoảng một chục họ. Số khác đã biến mất hoặc chẳng còn giữ vai trò gì đáng kế nữa. Một số nhỏ, họ khác thì đã nổi lên. Lúc đầu, đám này chẳng có gì mấy – chỉ là những chư hầu, tiểu chư hầu, hoặc thậm chí chẳng có tên tuổi gì hết. Những họ sóng sót được phần lớn đều có thểở cực tây hoặc cực đông bắc của Nhật Bản. Tại đó họ không bị nhà cầm quyền trung ương với tới. Đó là những họ như Shimadzu ở Satsume, Nambu ở Mutsu, Uesugi ở Edhigo hoặc về sau ở Dewa. Ngoài những họ đó còn có giai cấp quý tộc mới nổi lên qua một trăm năm chiến tranh, và sẽ không quá đáng nếu nói rằng, về mặt thành phần của những giai cấp chủ đạo, Nhật Bản đến năm 1600 đã được cấu tạo lại hoàn toàn. Một nhà nghiên cứu có thẩm quyền thậm chí còn nói rằng người Nhật nào hiện nay muốn tìm hiểu nền vãn minh của nước mình dưới ánh sáng của lịch sử dân tộc thì chỉ cần bắt đầu từ chiến tranh Onin, vì tất cả những gì trước đó có thể được coi như thuộc về lịch sử của một nước khác. Đây là một quan điểm cực đoan, nhưng nó cho thấy những thay đổi về chính trị và xã hội này ra trong thời kỳ khốn đốn nó đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào. Chỉ cần một ví dụ cũng đủ để minh họa cho những biến đổi dữ dội của thời kỳ đó. Họ Ouchi đã ở thế kỷ XIIđã nổi lênở tỉnh Suwo thì dưới thời Ashikaga đã trở nên cực kỳ hùng mạnh. Nó giữ một vai trò lớn trong cuộc tranh chấp giữa các triều đình và trong các vấn đề chính trị quan trọng thời đó. Sức mạnh quân sự của họ lớn đến mức mà các chúa tể láng giềng không dám tiến công họ, và họ cai quản những lãnh địa rộng lớn bao gồm đến sáu tỉnh. Trên lãnh thểcủa họ có thành phố lâu đài Yamaguchi với một hải cảng quan trọng mà, như ta đã thấy, các học giả và những quý tộc trong triều đã đổ xô đến đó để sinh cơ lập nghiệp sau khi kinh đô trở nên hoang tàn. Và đầu thế kỷ XVI Yamaguchi là một trung tâm phồn thịnh của văn hóa và thậm chí của cả sự thanh lịch. Năm 1551, Thánh Francis Xavier đãở mấy tháng trong lãnh địa của Ouchi. Ông mô tả Ouchi như là một ông vua, một lãnh chúa hùng mạnh nhất Nhật Bản. Thế nhưng không đầy một thập kỷ sau, gia đình Ouchi hầu như đã tuyệt vọng và bị thay thế bởi họ Mori. Họ Mori thuộc dòng dõi Oe Hiromoto, nhà luật học đã từng làm cố vấn cho chính quyền Yoritomo ở Kamakura. Cho đến năm 1550, họ còn là chư hầu nhỏ của họ Ouchi, và chỉ có khoảng một ngàn tùy tùng gì đó. Nhưng đến trước năm 1600 họ đã nắm quyền ở lãnh địa của tất cả các chủ cũ của mình và còn sát nhập các lãnh địa của đối thủ lớn là họ Amako. Như vậy họ là bá chủ trong mười ba tỉnh, và cho đến cuộc phục hưng 1868, là một trong năm họ hùng mạnh nhất ở Nhật Bản.

Một quá trình tương tự cũng đã diễn ra khắp Nhật Bản. Trong nửa đầu thế kỷ XVI, nó là một quá trình hủy diệt. Các liên minh cũ tan vỡ và các đơn vị của chúng nếu không bị tiêu diệt thì cũng được bố trì lại. Tiếp đó, sau khi các phần tử yếu hơn đã bị loại khỏi cuộc chiến, và một cuộc thống nhất bắt đầu. Trong nửa sau của thế kỷ khoảng từ năm 1560, cuộc xung đột thu gọn lại thành sự tranh giành giữa năm sáu tập đoàn. Đến khoảng năm 1600, cuộc tranh giành này kết thúc bằng bá quyền

Page 82: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

của một tập đoàn. Theo một ý nghĩa nào đó thì một sự tiến triển theo hướng trật tự và thống nhất là kết quả tất yếu của tình trạng rối loạn đã diễn ra từ sau chiến tranh Onin. Người Nhật là một dân tộc rát mạnh mẽ và tỉnh táo, nên họ không thể chấp nhận tình trạng vô chính phủ liên miên. Hơn nữa, nước Nhật lại quá bé nhỏ đểcó thể chứa được hai chủ nhân. Thật thế, như ta sẽ thấy ngay sau đây, chiến tranh và tình trạng hỗn loạn về chính trị, tuy đã gây ra tàn phá và sự xuống cấp, nhưng không mang lại sự tan rã về thể chế. Tuy vậy, dù sự khôi phục của một chính quyền trung ươngổn định có thể là một kết quả của các lực lượng tự nhiên, nhưng những lực lượng này lại hoạt dộng thông qua những con người vĩ đại mà tài năng của họ là thứ mà thời đại đang cần. Đứng đầu trong những người này là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu. Khi ta nghiên cứu thành tích của ba người này, tiểu sử của họ có thể được coi như một thử tóm lược về lịch sử Nhật Bản của thời kỳ phục hưng mà đỉnh cao của nó là quyền bá chủ bất khả kháng của ngôi tướng quân của dòng họ Tokugawa sau 1615.

Oda Nobunaga (1534 - 1582) là con trai của một thủ lĩnh phong kiến có nguồn gốc không rõ rệt ở tỉnh Owari. Đầu thế kỷ XVI, vị thủ lĩnh này đã tạo một vị trí cho minh bằng cách tước đoạt tài sản của các chủ đát lân cận, và đã xây dựng một gia tài và một lực lượng quân sự đáng kể. Trên cơ sở này và bằng sự dũng cảm và mưu lược của mình, Nobunaga đã đánh bại được một vài địch thủ hùng mạnh và đã nâng mình lên đến một vị trí mà từ đó có thể chiếm được chức tướng quân, hoặc ít nhất cũng là phó tướng quân - một thứ mà các lãnh chúa lớn đều ao ước. Người ta có thể cho rằng một chiến binh đủ giỏi giang để có được chức vụ này thì nhất định cũng đã phải ở vào một địa vị như thế nào đó rồi, và chức tướng quân chẳng qua cũng chỉ là một thứ đồ trang sức mà thôi. Thật ra, chức tướng quân mang lại rất nhiều danh giá, và về danh nghĩa thì ít nhất người mang chức đó cũng là người chỉ huy quân đội của toàn đế chế. Vì thế, bắt kỳ một lãnh chúa nào chống lại tướng quân cũng sẽ bị coi là người phản nghịch. Điều này, dù không làm nản lòng những đối thủ táo bạo nhất, cũng sẽ khiến họ phải tính toán kỹ trước khi tiến công người đại diện của hoàng đế. Người nào có được chức tướng quân sẽ có ưu thế so với một người khác mà bình thường có thể là một địch thủ đáng gờm. Vì thế, trong khi củng cố vị trí của mình ở các tỉnh Owari, Mikawa và Mino bằng cách đánh nhau, và tạo ổn định ở phía sau và hai bên sườn bằng những liên minh thông qua hôn nhân và các quan hệ khác với các láng giềng, Nobunaga tìm cách thu hút sự chú ý của hoàng đế lúc đó là Ogimachi. Trong hoàn cảnh khó khăn của mình, hoàng đế nhớ lại rằng cha của Nobunaga đã từng phò tá cái triều đình túng quẫn này ở triều đại trước. Năm 1562 và 1567, hoàng đế bí mật cầu cứu Nobunaga. Cũng trong thời gian đó, mặc dù có một sốthất bại, Nobunaga đã mở rộng thêm ảnh hưởng và đã tiến đến gần sát Kyoto. Tướng quân của họ Ashakagi hồi đó là Yoshiteru đã tự sát trong lâu đài của mình trong khi lâu đài đang bốc cháy do một cuộc tiến công của các lãnh chúa phiến loạn. Yoshiaki, em của Yoshiteru và cũng là ngườiđược coi như sẽ thế vị ở chức tướng quân, lúc đó đang bị nạn ở nơi khác. Nobunaga, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tiến vào Kyoto, chiếm giữ kinh đô và lập Yoshiaki làm tướng quân. Chẳng bao lâu, Nobunaga thực tế đã nắm được quyền củatướng quân, và họ Ashikaga không điều khiển tình hình được nữa. Tuy thế Nobunaga vẫn chưa đánh bại được hết các đối thủ của mình. Bắc, nam, đông, tây, đâu đâu cũng có những lãnh chúa đối địch, và mỗi người này đều chẳng thua kém gì Nobunaga về mặt quân sự. Nhưng

Page 83: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Nobunaga có cái lợi thế rõ rệt tuy chưa thật vững chắc là chiếm được một vị trí trung tâm và đồng thời lại có một chức vụ trong triều đình. Ngoài ra Nobtmaga cũng rất may mắn trong việc chọn người cộng sự: và Hideyoshi, một tướng tâm phúc, và Tokugawa Ieyasu, một đồng minh, đều là những người tài. Hideyoshi là con của một ashigam của họ Oda. Ông gia nhập quân đội của Nobunaga khi còn là lính, và chẳng bao lâu sau đã lên hết cấp này đến cấp khác. Ieyasu là một tiểu chư hầu của họ Imagawa. Khi chúa của mình bị thất bại bởi tay Nobunaga, Ieyasu sang hàng phía Oda, gả con trai của mình cho con gái Nobunaga và tiếp tục làm tùy tướng của Nobunaga trong tất cả các chiến dịch.

Nhiệm vụ của ba người này là chinh phục hoặc tranh thủ được những địch thủ mạnh nhất. Ở đây, ta không thể kể ra những chiến tích của họ nhưng cũng có thể nói rằng đến năm 1573 họ đã đánh bại các lãnh chúa Echizen và Omi mà trước đó đã đe dọa phía sau và hai bên sườn của họ cũng như đã từng cai trị các tỉnh nhà. Nhưng vị trí của họ vẫn còn bấp bênh, và họ nhờ vào sự may mắn của Nobunaga nhiều hơn là dựa vào tài cán của ông ta, vì hai kẻ thù nguy hiểm nhất và cũng tài giỏi nhất của ông ta đã chết vào lúc còn đang độ. Đó là Takeda Shingen ở Kai, chết năm 1573, ở tuổi 53, và Uesugi Kenshin ở Echigo, chết năm 1578, ở tuổi 49. Một điều đáng chú ý là tuy còn nhiều địch thủ mạnh khác cần phải đánh bại, Nobunaga bây giờ tập trung mọi cố gắng để đánh gục nhà thờ Phật giáo. Không chỉ riêng các tu sĩ ở Hiezan, những người vốn có tính chiến đấu cao, mà cả các tu viện khác cũng đều về bè với các đối thủ của Nobunaga và đã thỉnh thoảng gây nhiều khó khăn cho ông ta. Có một số ý kiến cho rằng vào khoảng cuối thế kỷ XV. Phật giáo gần như đã chiếm được cả đế chế Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa có đủ cơ sở cho một sự đánh giá cao như thế về lực lượng của Phật giáo. Phật giáo cũng dễ bị chia rẽ như các chiến binh phong kiến dễ bị phân chia thành phe phái vậy, và không một tu viện nào đủ mạnh để có thể một mình đương đầu với một lãnh chúa hơn bậc trung một chút. Một số tu viện có vị trí phòng thủ cực tốt nhưng lại không được tổ chức thích hợp với những chiến dịch ở xa. Và dù Phật giáo có giành được quyền bá chủ về quân sự chăng nữa thì các lãnh chúa phong kiến cũng chưa dễ gì sẽ chịu thần phục nó, vì ngay đối vớitướng quân, họ cũng chỉ miễn cưỡng thần phục mà thôi. Ở Nhật Bản ít có chuyện đàn áp về mặt tư tưởng, và toàn bộ lịch sử trung cổ của nước này cho thấy rằng các lãnh tụ phong kiến không bao giờ để cho các tổ chức tôn giáo can thiệp vào những vấn đế chính trị lớn. Về vấn đề tín ngưỡng, người Nhật khoan dung và ngay thẳng tới mức kỳ cục, và chắc chắn là những nhà tu hành có tài đã gián tiếp gây được ảnh hưởnglớn đối với họ. Nhưng chỉ cần nghiên cứu tiểu sử các nhà tu hành có đầu óc chính trị như Nichiren thì la thấy ngay được rằng những người đó sẽ bị đàn áp ngay một khi hoạt động của họ mâu thuẫn với quyền lợi phong kiến. Chắc chắn là viên đại danh rất muốn tránh xa các tu viện ở Hiezan, phần lớn do một sự sợ hãi có tính chất dị đoan. Nhưng những cuộc tiêu cống cửa các nhã sư vào Kyoto chì có tầm quan trọng cục bộ mà thôi, còn khi nào mà các nhà tu hành tham gia vào cuộc xung độ giành quyền bá chủ phong kiến, thì các thế lực quân sự đang lên sẽ đối xử thô bạo đối với Phật giáo và sẽ đè bẹp nó như một lực lượng chính trị. Năm 1571, Nobunaga phái một lực lượng đi đánh một số tu viện bướng binh ở Settsu mà trước đó khoảng một năm gì đó đã gây khó khăn cho ông ta. Còn đối với Hiezan thì mặc dù một số người đi theo ông ta ngại không dám áp dụng những biện pháp cực đoan chống lại một nơi thiêng liêng như thế, Nobunaga đã cho bao vây và đốt trụi

Page 84: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

toàn bộ ba ngàn tòa nhà ở đó. Đám tu sĩ thì không chết vì lửa cũng chết vì kiếm. Nobunaga tịch thu hết đất đai của tu viện và cho xây một lâu đài ở dưới chân núi để ngăn không cho tu viện này hồi phục. Đó là một thí dụ về những biện pháp triệt để của Nobunaga, và trong suốt cuộc đời của mình, ông ta luôn luôn giữ một thái độ thù địch với mọi môn phái lớn của Phật giáo, trừ một ngoại lệ là ông khá thân với một số Thiền sư. Ví dụ, năm 1581, Nobunaga phóng hỏa đốt trụi một đềnở Idzumi vì đền này không chịu cho nhà cầm quyền đo đất của mình. Cùng năm đó Nobunaga dọa sẽ triệt hạ Shingon, một tu viện lớn ở Koyasan, vì đã chứa chấp một số địch thủ của ông. Những đối thủ bướng bỉnh nhất của Nobunaga là các phái Monto hoặc còn gọi là Ikko mà trước đây đã thiết lập vị trí rất vững chắc tại tu viện Ishiyama Hongwanji ở tỉnh Osaka và đã thách thức nhà cầm quyền qua nhiều cuộc nổi dậy trong thế kỷ XV. Trong thế kỷ XVI, những người trung thành với Ikko đã gây nhiều trở ngại cho Nohunaga trong việc chinh phục kẻ thù của ông và thường liên kết với những kẻ đó. Cuối cùng, Nobunaga cũng thắng được những người Ikko mặc dù họchống cự quyết liệt. Họ rất mạnh ở Mikawa, và trong mấy năm liền, sau 1560, đã giáng cho Ieyasu nhiều đòn đau trước khi Ieyasu đánh bại họ với sự giúp đỡ của các giáo phái đối địch. Ở ngay trong tỉnh của mình là Owari, Nobunaga bị thua người Ikko vào năm 1571. Năm sau, Nobunaga ba lần tiến công nhưng đều không tháng lợi. Cuối cùng, chỉ do một mưu kế đáng ghét mà người ta thường áp dụng thời đó, Nobunaga mới đánh bại được kẻ thù. Ông nhử người Ikko ra khởi cứ điểm của họ, với cớ giảng hòa, rồi phục kích và tàn sát cả bọn. Tiếp đó, năm 1572, Nobunaga tiến vào các tình Kaga và Echizen và tiêu diệt các liên minh mà người Ikko đã duy trì gần một trăm năm, từ khi họ chiến thắng lãnh chúa phong kiến Togashi. Nhưng đến cả lúc đó Nobunaga vẫn chưa làm chủ được cái giáo phái ngoan cố này, vì họ cố thủ ở tu viện Hongwanji ở Ishiyama mà lúc đó đã trở thành cân cứ chính của họ sau khi tu viện Hongwanji ở Kyoto bị các nhà sư ở Hiezan phá tan vào năm 1465. Lúc đầu Nobunaga định tiêu diệt căn cứ này. Đó là năm 1573, các tướng lĩnh của ông lần lượt chịu bó tay, và Nobunaga không thể nào hoàn toàn thành công, mặc dù trong hơn mười năm ông đã dùng mọi thủ đoạn, kể cả bằng cách tiến công và bằng mưu mẹo. Thậm chí đã có lần Nobunaga dùng tới sáu vạn quân để bao vây nơi này. Cuối cùng, người ta đi đến một sự nhân nhướng, và tu viện Hongwanji được chuyển đến một địa điểm khác.

Có thể có ý kiến cho rằng vì giáo phái Ikko đã có thể chống lại một áp lực quân sự mạnh như thế nên không thể nói được rằng hồi đó Phật giáo không có ý định tiếm quyền. Nhưng cần phải nhớ rằng thắng lợi quân sự của các tu viện lớn chủ yếu nhờ vào việc các tu viện này liên kết với các lãnh chúa phong kiến, và các lãnh chúa này, tuy hoan nghênh mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài để tranh chấp với nhau, sẽ sẵn sàng quay lại chống đồng minh của mình một khi đồng minh đó đã giúp họ thực hiện xong ý đồ. Tu viện Hongwanji tồn tại được vì có thế phòng thủ vững chắc. Nhưng nó cũng nhờ vào sự ủng hộ của những đối thủ lớn của Nobunaga, trong đó có họ Mori ở phía tây và họ Takada ở phía đông. Hơn nữa, đến giữa thế kỷ XVI, Ikko hầu như không còn là một giáo phái nữa. Các viện trưởng và các tu sĩ chẳng còn giữ luật lệ gì nữa. Họ không ăn chay, họ lấy vợ, họ tham gia vào mọi việc như ngườithường, và do họ tiếp thu tính cách của những chủ đất phong kiến như thế nên có thể tham gia vào những cuộc tranh chấp phong kiến. Chắc chắn là một tu sĩ lớn, như

Page 85: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Kosa(Kennyo) chẳng hạn, đã từng có tham vọng nắm quyền ở đời thường, nhưng thực tế họ chẳng bao giờ đạt được ước muốn này.

Sau khi đã ngăn chặn nếu chưa phải là đập tan sự đề kháng của tôn giáo, Nobunaga và các tùy tướng của ông làm nốt công việc còn lại là chinh phục các thủ lĩnh lớnở miền trung và miền tây. Lúc này Nobunaga đặt tổng hành dinh tại pháo đài Adzuchi ở tỉnh Omi. Đây là một pháo đài kiên cố. Nó được xây dựng trong khoảng từ 1576 đến 1579, và là pháo dài đầu tiên thuộc kiểu đó ở Nhật Bản. Với pháo đài đó, Nobunaga có thể dễ dàng từ bỏ căn cứ của mình ở gần kinh đô.

Giống như mọi công trình kiến trúc khác ở Nhật Bản cho đến lúc đó, pháo đài này được xây dựng bằng gỗ, nhưng nó đặt trên một nền đá đồ sộ, cao hơn bảy mươi“phít”. So với các công trình phòng thủ trước đây, nó là một tiến bộ lớn về mặt vững chắc, và có lẽ chịu ảnh hưởng của các hình mẫu của Phương Tây, vì đến lúc đó thì ở Nhật Bản người ta biết đến hỏa khí đã đượchơn một thế hệ, và từ khi người Bồ Đào Nha lần đầu tiên đến nước này vào năm 1542, người ta đã ít nhiều có được một số kiến thức về các phương pháp chiến tranh của châu Âu. Nghiên cứu về Nobunaga mà không kể đến quan hệ giữa ông ta với những người xa lạ này - những nhà truyền giáo thuộc dòng Chúa Cứu thế, người đã đóng một vai trò quan trọng ở Nhật Bản thời đó - thi sĩ không đầy đủ. Nhưng trước hết ta hãy nói tiếp về những chiến tích của Nobunaga. Chiến dịch chống họ Mori được chủ yếu giao phó cho Hideyoshi Năm 1577, Hideyoshi xuất phát từ Adzuchi cùng với một lực lượng lớn nhưng tinh nhuệ. Trong năm năm tiếp theo, Hideyoshi liên tiếp đánh bật họ Mori khỏi bảy tỉnh miền trung, và đang áp đảo được Mori thì Nobunaga bị giết bởi tay một viên tưởng bất mãn. Khi chết, Nobunaga đang làm chủ quá nửa số tỉnh ở Nhật Bản. Đó là những tỉnh có vị trí trung tâm quanh Kyoto và cũng là những tỉnh có tầm quan trọng chiến lược lớn nhất. Vị trí của Nobunaga tuy mạnh nhưng không phải bất khả xâm phạm. Còn phải đánh nhau nhiều hơn nữa và vận động ngoại giao nhiều hơn nữa Nhật Bản mới lại thống nhất.

Trong một thời gian, Hideyoshi gặp nguy, ở cả về phía thù và về phía đồng minh. Hideyoshi và leyasu bất đồng với nhau, nhưng sau một loạt những cuộc vận động, hai người lại hòa hợp và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ mà Nobunaga đã bắt đầu. Năm 1584, Hideyoshi được phong làm nhiếp chính (Kwampaku) mặc dù có thể ông thích chức tướng quânhơn. Triều đình lúc đó tuy bất lực và không có tiền, nhưng vẫn là nguồn của những danh vọng được người ta thèm muốn nhất. Điều đó được chứng tỏở việc mới cách đó một năm, Hideyoshi đã rất biết ổn khi được hoàng đế xếp vào hàng thứ tư, tức là hàng thông thường dành cho các quan nhỏ. Nhưng bây giờ Hideyoshi bắt đầu gạt bỏ những trở ngại trên con đường tiến tới địa vị thống soái về quân sự ở Nhật Bản. Ông đè bẹp tu viện Shingon trên núi Negoro ở Kii, nơi mà các nhà sư đều được trang bị bằng súng hỏa mai. Hideyoshi cũng đe dọa Koyasan nhưng sau lại tha. Ông liên minh với một số lãnh chúa lớnở miền bắc rồi ra tay tiêu diệt Shimadzu, một họ lớnở Kyushu. Vì họ Shimadzu quá nổi tiếng và quá mạnh (họ này bắt nguồn từ một đại diện ở điền trang của một gia đình quý tộc trong triều ở thế kỷ XII), và vì đường đi quá dài và quá hiểm trở, nên Hideyoshi đã phải kêu gọi tất cả các tỉnh của mình giúp ông tập hợp được hai mươi nhăm vạn quân và một số lương thực đủ dùng cho một năm. Đầu tiên Hideyoshi đưa ra những điều kiện rất rộng rãi đối với Shimadzu nhưng đều bị từ chối. Hideyoshi bèn triển

Page 86: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

khai đội quân đông đảo của mình, và buộc các thủ lĩnh Shimadzu phải quy phục. Hideyoshi bắt con tin và chia Kyushu cho các đầu lĩnh địa phương và các chư hầu của ông. Tuy nhiên ông cũng đối xử rộng rãi đối vối các thủ lĩnh Shimadzu. Ông trả lại cho họ một phần lớn đất đai, coi đó là những lãnh địa mới. Đó là năm 1587.

Công việc còn lại là hàng phục hai thủ lĩnh hùng mạnh mà đến nay vẫn chưa quy phục hoàng đế - nói cho đúng hơn là chưa quy phụcnhiếp chính đại thần. Đó là Date ở các căn cứ tại Mulsu và Dewa, và Hijo ở ldzu, Sagami và các vùng lân cận. Họ sau không thuộc họ Hijo đã từng làm nhiếp chính trước đây, mặc dù từ xa xưa đã có chung một tổ. Họ Hijo này bắt đầu nổi lên từ khoảng năm 1500. Theo thói quen, Hidcyoshi bắt đầu bằng những cử chỉ thân thiện với Hijo. Nhưng khi bị khước từ, ông quyết ra tay đánh họ này đến nơi đến chốn. Ba đạo quân (với tổng số là hai mươi vạn), xuất phát từ Kyoto và tiến theo nhiều đường về căn cứ của Hijo ở Odawara. Chiến lũy này vững chắc và được bảo vệ rất cẩn mật. Vì thế Hideyoshi buộc phải hạ trại để chuẩn bị cho một cuộc bao vây dài ngày. Ở tu viện Kodaiji tại Kyoto còn giữ một bức thư do Hidcyoshi gửi cho về trong thời gian đó. Bức thư có đoạn viết như sau:

“Bây giờ ta đã nắm được quân địch như nắm chim trong lồng, và không còn nguy hiểm gì nữa. Nàng hãy yên tâm. Ta nhớ ấu công (tức con trai nhỏ của ông, tên là Tsurumatsu). Nhưng vì tương lai và vì ta muốn đất nước có hòa bình nên ta phải nén lòng thương nhớ. Nàng chớ lo lắng gì. Ta vẫn lo giữ sức khỏe và thậm chí còn mang theo cả dao đốt các vết thương nữa. Vì thế, không có gì đáng ngại. Ta đã ra lệnh cho tất cả các đại danh và bảo họ cho mang vợ của mình đến. Như ta đã tuyên bố, đây là một cuộc bao vây dài ngày. Vì thế ta muốn cho vời Yodo (Yodo-gimi là nàng hầu và là mẹ của Tsurumatsu). Ta muốn nàng báo cho Yodo hay và thu xếp cho Yodo lên đường. Nàng hãy bảo cho Yodo biết rằng ngoài nàng ra thì Yodo là người làm ta vui lòng nhất… Ta rất mừng vì được thư của nàng. Quán ta đã tiến cách Odawara chừng vài ba trăm thước và đã đào quanh đó hai đường hào. Ta sẽ không để cho một tên nào chạy thoát. Toàn bộ quân của tám tỉnh miền đông đều nằm ở trong đó, và nếu ta nhổ được Odawara thì sẽ không còn gì ngăn trở nổi ta tiến về Dewa và Mulsu. Điều đó có nghĩa là một phần ba nước Nhật Bản. Ta tuy già nhưng phải nghĩ đến tương lai và phải làm những điều gì tốt nhất cho đất nước. Vì thế bây giờ ta quyết định phải có những hành động vẻ vang. Sẵn lương thảo, vàng bạc, ta sẵn sàng mở một cuộc bao vây dài ngày trở về trong chiến thắng và lưu danh thêm cho đời sau. Ta muốn nàng hiểu rõ điều đó và báo cho mọi người cùng hiểu” (17-4-1590).

Odawara thất thủ vào tháng bảy. Nghe tin đó Date xin quy phục Hideyoshi. Sau hơn một thế kỷ, lần đầu tiên Nhật Bản lại có hòa bình. Nhưng chẳng bao lâu sau, Hideyoshi lại muốn đánh nhau. Sau một hoặc hai năm gì đấy, ông phục hồi một kế hoạch mà hình như ông đã đề ra trong chiến dịch chống Mori năm 1577. Đó là việc chinh phục Trung Quốc (1).

Có nhiều điều chưa được rõ ràng về động cơ của Hideyoshi. Chắc chắn là tham vọng đã đóng một vai trò chủ đạo. Hơn nữa, vì các đội quân phong kiến thường dễ tập hợp hơn là giải tán, nên có thể Hideyoshi thấy cần phải dùng cái lực lượng chiến đấu to lớn mà ông đã xây dựng vào một công cuộc mới nào đó để tránh

Page 87: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cho các lãnh hầu khỏi lại tranh chấp với nhau. Ngoài ra cũng cần nhớ rằng từ thời các tướng quân của họ Ashikaga người Nhật đã thích phiêu lưu trên mặt biển mà không phải luôn luôn vì những động cơ hòa bình. Những tên cướp biển mà trong các thế kỷ XV và XVI đã khủng bố các tỉnh duyên hải của Trung Quốc và Triều Tiên và đã buộc nhà Minh phải bố phòng toàn bộ ven biển, không phải là những tên cướp thông thường mà được tổ chức hẳn hoi dưới sự chỉ huy của nhiều thủ lĩnh phong kiến có lãnh địa nằm ở ven biển miền tây của Nhật Bản. Đặc biệt, họ Ouchi thường bố trí và đôi khi còn chỉ huy các cuộc tập kích quy một vào Trung Quốc và Triều Tiên. Những báo cáo của Trung Quốc về các cuộc tiến công trong khoảng năm 1550 nói rằng mỗi lần thường có khoảng mười hoặc hai mươi đến ba trăm người. Đám người này đổ bộ và cướp hết thành phố này đến thành phố khác. Thời đó, cướp biển là một nghề đáng trọng, thích hợp cho con trai một nhà quý tộc. Nghề buôn bán hợp pháp cũng được người ta hăng hái theo đuổi. Hideyoshi cho phép một số tàu hàng năm được đi An Nam và Cambôđia, và như ta đã thấy, các lãnh chúa lớn rất muốn mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Họ sẵn sàng làm nhiều việc để giành được một thứ độc quyền nào đó. Thậm chí có thể nói được rằng sau khi đất đai của các họ phong kiến đã tương đối ổn định do có quyền bá chủ của Hideyoshi thì cuộc tranh giành về đất đai đã biến thành cuộc tranh giành về của cải dưới những hình thức khác, và các họ phong kiến đương nhiên hướng ra nước ngoài để tìm các nguồn thu nhập mới. Dù sao chăng nữa thì Hideyoshi cũng không gặp khó khăn gì trong việc tập hợp một đạo quân lớn cho cuộc viễn chinh ở Trung Quốc. Hideyoshi đòi vua Triều Tiên phải để cho quân của ông đi qua lãnh thể Triều Tiên, nhưng vua Triều Tiên không chấp thuận vì hoàng đế Trung Hoa là tôn chủ của mình. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng ở một căn cứ trên đảo Kyushu, một lực lượng chừng gần hai mươi vạn ngườiđược chở qua eo biển Tsushima năm 1592. Lực lượng này mở đường lên phía Bắc, một đơn vị tiến đến Bình Nhưỡng (thủ đô cũ của Rakuno), một đơn vị khác đến tận biên giới đông bắc trên sông Tumen. Đó thật là một thành tích đáng kể, và người Trung Hoa bắt đầu thấy lo. Với một thái độ khinh bị tiêu biểu cho mọi quan hệ của họ vớingườinước ngoài, họ đưa một lực lượng chỉ gồm năm ngàn người ra đương đầu với đạo quân xâm lược Nhật. Đội quân Trung Hoa bị tiêu diệt ngay. Tuy nhiên, đến lúc này người Nhật biết mình ở vào thế bí. Họ bỏ chạy trước một đạo quân lớnhơn rất nhiều mà lúc này Trung Quốc đã tung ra để chống lại họ. Đúng một năm sau ngày đổ bộ, quân Nhật bắt đầu rút khỏi Triều Tiên, chỉ để lại một bộ phận giữ miền duyên hải phía nam. Năm 1593, các phái viên của Trung Quốc đến Nhật Bản đề hòa đàm, nhưng phải đến 1596 hai bên mới ký kết được một hòa ước. Khi phái đoàn Trung Hoa đến lâu đài Osaka, họ đưa ra một phong thư của vua Minh. Thư này phong Hideyoshi làm Nhật vương. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong thư là một thứ ngôn ngữ kẻ cả. Hideyoshi đã nổi giận. Ông đuổi các sứ thần đi ngay mà không trả lời gì cả. Nhưng ngay sau đó hình như Hideyoshi đã chuyển cơn thịnh nộ của mình lên đầu người Triều Tiên. Năm 1597 ông lại phái một đạo quân khác sang Triều Tiên. Đạo quân này vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của cảngười Trung Hoa và người Triều Tiên, và gặp nhiều khó khăn về quân nhu. Cuối năm 1598, quân Nhật thắng được vài trận và tiêu diệt được hàng ngàn quân Trung Hoa và Triều Tiôn. Tuy nhiên, cả hai bên đã đều chán đánh nhau, và khi đã bắt đầu đàm phán thì được tin về cái chết của Hideyoshi (tháng 9 năm 1598). Ngay sau đó, đội quân xâm lược rút lui. Từ đấy cho đến thời kỳ cận đại, Nhật Bản đã từ bỏ mọi ý đồ xâm lược nước ngoài. Mà

Page 88: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

như thế cũng đúng thôi, vì cuộc phiêu lưu này đã kéo dài suốt sáu năm và đã làm Nhật Bản thiệt rất nhiều vềngười và của.

Ngay sau khi Hideyoshi qua đời đã xảy ra, như có thể đoán trước được, một cuộc tranh cãi gay gắt về việc ai sẽ kế tục ông. Lịch sử chính trị trong mấy năm sau đó khá phức tạp và không rõ rệt, nhưng cuối cùng nó cũng thể hiện thành một cuộc thử sức giữa một bên là Tokugawa Ieyasu cùng các đồng minh, và một bên là một nhóm các lãnh chúa ngoan cố. Địch thủ của Ieyasu bao gồm những họ có thế lực lớn như Mori, Shimadzu và Uesugi. Những họ này tuy bị Hideyoshi đánh bại nhưng chưa bao giờ gục hẳn. Một trận thử sức quyết định đã diễn ra tại trận Sekigahera hồi tháng 10 năm 1600. Ieyasu thắng và lập tức tiến hành phân chia lãnh địa nhằm tránh cho mình khỏi những âm mưu phản loạn khác. Trong quá trình này Ieyasu cũng vấp phải một vài sự phản đối quyết liệt. Phải đến năm 1615, sau khi đã tiêu diệt, qua trận bao vây Osaka, một phái vẫn còn ủng hộ những đòi hỏi của gia đình Hideyoshi, Ieyasu mới giành được cho họ Tolugawa quyền bá chủ kéo dài hai trăm năm mươi nămở Nhật Bản.

2. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phương TâyTrên đây là những sự kiện chính trị chủ yếu trong thế kỷ nội chiến. Bây giờ ta

có thể quay lại với một số khía cạnh của quá trình phát triển xã hội và thể chế. Sự nghiệp của Nobunaga chủ yếu là phá hoại tức là dọn cho cho một lâu đài mà Hideyoshi sẽ bắt đầu và Ieyasu sẽ hoàn thành. Khi Nobunaga còn sống, một số trào lưu đã bắt đầu mà sẽ có ảnh hưởnglớn đến lịch sử sau này. Năm 1542, không rõ ngày tháng nào, ba người Bồ Đào Nha đang đi trên một chiếc thuyền buồm Trung Hoa để tới Limpo thì bị bão đánh tạt vào Tagenashima, một hòn đào nhỏ ngoài khơi Osumi mà lúc đó thuộc lãnh địa của họ Shimadzu. Họ được tiếp đón nồng nhiệt, và những khẩu súng hỏa mai mà họ mang theo đã làm cho mọi người rất thích thú. Người Nhật chưa bao giờ được thấy một thứ hỏa khí nào. Thế là họ tìm cách bắt chước ngay. Từ đó đến suốt nhiều thế kỷ sau, tên của súng hỏa mai ở Nhật Bản là Tanegshima”. Tin về những người lạ mặt cũng như về súng và các đồ vật kỳ lạ khác của họ đã lan nhanh chóng sang các lãnh địa ở quanh đó. Trong khi đó người Bồ Đào Nha định cư ở dọc bờ biển Trung Quốc và ở tận Mã Lai, sau khi nghe tin về việc phát hiện ra Nhật Bản, lập tức tổ chức những đoàn buôn bán với thị trường mới này. Chỉ trong hai hoặc ba năm chắc chắn là trước năm 1549 - không chỉ có một số tàu Bồ Đào Nha đã đến thăm các cảng ở Kyushu, mà thương nhân Bồ Đào Nha còn đến tận Kyoto mà họ mô tả như một thành phốvới chín vạn sáu ngàn ngôi nhà. Đây là một bằng chứng nữa về nhận định cho rằng, mặc dù kinh đô đã trở nên điêu tàn do chiên tranh Onin, dân số lúc đó vẫn còn trên nửa triệu, và như vậy là còn lớnhơn dân số bất kỳ một thành phố châu Âu nào vào thời đó.

Trong vòng vài năm, tiếp theo những thương nhân là các tu sĩ dòng Chúa Cứu thế ở các đoàn truyền giáo tại Macao và Goa. Các thương nhân đều là người Bồ Đào Nha, còn các tu sĩ đều thuộc dòng Chúa Cứu thế. Đó là vì Bồ Đào Nha đã được Giáo hoàng ban cho độc quyền về các hoạt động tinh thần và thương mại ở Phương Đông, và dòng Chúa Cứu thế, được thành lập năm 1540, đã lập những chủng viện đầu tiên của mình trên lãnh thổ Bồ Đào Nha. Hai sự việc này sẽ có nhiều hậu quả quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa Nhật Bản với Phương Tây, vì những cuộc tiếp xúc đầu tiên với các thương nhân châu Âu đã cho nước này thấy sự cạnh tranh

Page 89: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thương mại quốc tế trong một giai đoạn của xâm lược vũ trang, và sự hiểu biết đầu tiên của nước này về Cơ Đốc giáo là thông qua dòng tu hiếu chiến nhất và cực đoan nhất của giáo hội này.

Năm 1549, Francis Xavier và hai lu sĩ Tây Ban Nha khác thuộc dòng Chúa Cứu thế đổ bộ lên Kagoshima. Tại đó họ bắt đầu truyền đạo với sự thỏa thuận hoàn toàn của người cầm đầu ở Satsuma. Điều này nói rất nhiều về tính khoan dung của người Nhật, vì một người xa lạ truyền giảng một học thuyết xa lạ không những không bị cấm đoán mà lại còn được cổ vũ bởi mọi người. Thậm chí cả một số tu sĩ Phật giáo cũng kính cẩn nghe những điều thuyết trình về tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo. Chẳng bao lâu sau Xavier đã rửa tội cho một trăm năm mươi con chiên mới. Tuy nhiên, các con chiên này chắc cũng chi hiểu biết lo mới về tôn giáo mới của họ, vì tiếng Nhật là một thử tiếng rất khó, và Cơ Đốc giáo cũng chẳng phải là điều để giải thích (2). Có thể vì những người mới theo đạo không hiểu biết rõ về những đòi hỏi của đạo mới, nên các tu sĩ Chúa Cứu thế mới đạt được tiến bộ nhanh chóng như thế trong những năm đầu của họ ít nhất thìmột trong những tài liệu cổ cũng ghi lại rằng các tu sĩ đó đang truyền bá luật của Phật. Nghi lễ của họ không khác mấy với nghi lễ của Phật giáo, và những lời giảng của họ thể giống như một hình thức mới nào đó của phái A Di Đà, hoặc như hình thức thờ một nữ thần từ bi giống như Quan Âm Bồ Tát vậy. Nhưng có nhiều lý do khác xác đáng hơn về những thành công đầu tiên của Cơ Đốc giáo ở Nhật Bản sớm nhất và theo ý kiến một vài người, quan trọng nhất là việc các lãnh chúa lớn muốn kiếm lợi qua ngoại thương. Ta đã thấy đông cổ này quan trọng như thế nào, và qua các tài liệu cổ, cả của Nhật Bản và Bồ Đào Nha, ta biết rõ rằng một số lãnh chúa ở Kyushu đã tạo những điều kiện đặc biệt cho các nhà truyền giáo vì sau khi thấy các tu sĩ được các thương nhân rất kính trọng, họ hy vọng sẽ thu hút được các thương thuyền vào các hải cảng trong lãnh địa của mình. Chỉ vài năm sau khi Xavier đến Nhật Bản, các lãnh chúa đua nhau ra lệnh cho dân chúng phải kính trọng các tu sĩ Chúa Cứu thế, hoặc phải theo Cơ đốc giáo hàng loạt. Đặc biệt, các lãnh chúa có hải cảng ở Kyushu, như Kagoshima, Hirado, Omura,và Funai, đã tranh nhau bảo trợ cho các thương nhân ngoại quốc, thậm chí còn đi xa hon nữa là đàn áp Phật tử. Có lần thấy không có tầu vào cảng, họ xua đuổi các nhà truyền giáo và bắt dân chúng quay về với đạo cũ. Họ làm thế nhiều khi cũng có lý, vì các tu sĩ Chúa Cứu thể không hiểu tâm lý người khác, và lòng sùng đạo của họ rất dễ dàng biến thành một lâm lý thiền cận có tính chất hung hãn mặc dù họ đã thể hiện một thái độ dũng cảm tuyệt vời khiến giới quân sự phải kính nể. Năm 1550 chính Xavier đã nhận được lệnh phải rời Satsuma mà lúc đó là quê hương của Phật giáo, vì thái độ không khoan nhượng của ông cuối lòng đã làm mất lòng giới tu sĩ Phật giáo. Tại Yamaguchi, thủ phủ lãnh địa của họ Ouchi, Xavier lại mắc sai lầm là tuyên bố rằng tất cả những người chết mà khi sống chưa theo Cơ đốc giáo thì sẽ bị thiêu trong lửa luyện tội mãi mãi. Đối với một dân tộc xưa nay không hề nghiêm túc tin vào hỏa ngục và vốn rất trọng vọng vong linh tổ tiên thì đó là một thuyết đáng ghét. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi những lời rao truyền của Xavier đã gây ra một sự phẫn nộ ở một thành phố có nhiều nhà sư thông tuệ và cũng không lạ gì nếu như Cơ Đốc giáo đã bị cấm ở các lãnh địa của họ Ouchi.

Nhưng Xavier và các tín hữu của ông đã học được một bài học quý báu trong thời gian lưu lại ở các lãnh địa miền tây. Họ phát hiện ra rằng ở Nhật Bản mà được

Page 90: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lòng các vương hầu thì muốn gì cũng được. Vì thế, họ đến Kyoto với ý định xin sự che chở của hoàng đế.

Nhưng kinh đô đang rối ren vì chiến tranh, nên họ không gặp được ai trong giới cầm quyền. Năm 1552 Xavier rời Nhật Bản, và trong mấy năm sau, các tu sĩ dòng Chúa Cứu thế không đạt được mấy kết quả. Nếu có tranh thủ thêm được một số con đạo mới ở nơi này thì họ lại gây chuyện hằn thù ở nơi khác. Những con đạo tự nguyện phần lớn là đám dân hạ lưu mà họ thường chạy chữa thuốc thang cho. Một báo cáo truyền giáo năm 1576 thừa nhận rằng không một người có địa vị nào lại dám tiếp nhận sách cấm truyền. Báo cáo đó cũng cho biết rằng tại một lãnh địa trong suốt hai chục năm chỉ có một nhà quý tộc chịu theo đạo” và đó là người được các nhà truyền giáo chữa cho khỏi bệnh giang mai. Nhưng sau đó các tu sĩ Chúa Cứu thế lại gặp may. Họ đã rửa tội được cho một số lãnh chúa, và các lãnh chúa này lại buộc dân của mình cũng phải theo. Hầu hết những người mới theo đạo này đều ở miền tây Nhật Bản. Những người này, hoặc vì cuồng tín hoặc vì muốn buôn bán, đã không ngần ngại đàn áp các tín đồ Phật giáo. Tiếp đó, các tu sĩ Chúa Cứu thế cũng thành công ở gần Kyoto. Một trong số họ, Vilela, đã đến núi Hiei năm 1559, theo lời mời của viện trưởng ở đây, một người theo phái Tendai nhưng rất muốn tìm hiểu về đạo mới. Ở kinh đô, vấn đềthương mại không nổi lên ngay, và các tu sĩ dòng Chúa Cứu thế được người ta xét theo tính cách cá nhân và theo giá trị của cái tôn giáo mà họ truyền giảng. Sau thời gian khởi đầu khá khó khăn với sự phản đối của các tu viện ở Hiei - nơi người ta rất ghét các tôn giáo - một nhóm nhỏ các tu sĩ Chúa Cơ Đốc, khoảng trên dưới mươi người - đã bắt đầu hoạt động khá tốt trong các tầng lớp thượng lưu và mặc dù bị căm ghét trong một số giới khác, đã ngoi dần lên được tới một địa vị khiến người khác phải kính nểở những nơi cao sang. Họ được tướng quân tiếp và cải đạo được cho một số lãnh chúa nhỏ. Những lãnh chúa này trở thành những con chiên rất sùng đạo, và quan hệ thân tộc của họ đã trở nên rất có giá trị đối với các nhà truyền giáo. Nhiều lần trong những năm họ sống ở Kyoto và các tỉnh, giữa thời buổi luôn luôn xảy ra chuyện giết chóc và khi mạng người rất rẻ, họ đã được cứu khỏi nguy bởi những người bạn trung thành mà không phải tất cả đều là dân Cơ Đốc giáo. Cuối cùng, năm 1568, họ được Nobunaga tiếp. Lúc đó, Nobunaga đã gần như ở đỉnh cao của quyền lực. Ông tiếp các tu sĩ Cơ Đốc giáo rất ân cần. Những người trước đây vẫn nghĩ rằng Nobunaga là một chúa tể không khoan nhượng và thô cục nay phải ngạc nhiên. Từ đó đến lúc chết, Nobunaga đánh bạn với các nhà truyền giáo, và đám người này trở nên phát đạt nhò những ân huệ của ông. Việc hoàng đế vì tôn trọng các tu sĩ Tendai mà ngăn cấm Cơ Đốc giáo cũng chẳng có nghĩa lý gì. Nobunaga là người cầm quyền có thế lực nhất ở Nhật Bản, và các nhà truyền giáo có thể gặp ông một cách dễ dàng. Đôi khi họ cùng ăn với ông, và thậm chí còn tiếp ông không có tùy tùng tại các chủng viện dành cho con cái các nhà quý tộc. Không gì có thể hay hơn lịch sử của những người nước ngoài này (căn cứ vào thư từ của chính các nhà truyền giáo và vào các nguồn tài liệu Nhật) về quãng đời họ sống tại một triều đình nước ngoài, tại đó họ làm thân được với một nhà chuyên chế hùng mạnh và dược theo dõi chặt chẽ, thậm chí được tham gia trực tiếp, vào những sựkiện sôi nổi.

Tuy nhiên, thành tích của họ không lớn lắm về mặt số lượng. Báo cáo của họ gửi về Roma năm 1582 cho biết tổng số dân cải đạo ở Nhật Bản là mươi lăm vạn mà

Page 91: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phần lớn là ngườiở các lãnh địa tại Kyushu, nơi mà các lãnh chúa đã bắt dân của mình phải theo đạo hàng loạt.

Người ta đãBản tán nhiều về động cơ của Nobunaga và các thủ lĩnh quân sự lớn khác khi họ dung túng và thậm chí khuyến khích các giáo sĩ nước ngoài. Mỗi nhà sử học đều có khuynh hướng chọn một lý do này và bỏ qua những lý do khác. Ta đã đề cập đến động cơ kinh tế, và rõ ràng là nếu không có những khuyến khích về thương mại từ phía đồng bào của mình, các nhà truyền giáo Chúa Cứu thế chưa chắc đã chịu đi đến những nơi xa xôi như thế. Nhưng điều đó chưa đủ để giải thích tại sao Nobunaga lại tỏ ra không những là rộng lượng mà còn rất lịch sự và thân mật nữa. Tuy nhiên, nếu ta xét đến vị trí của Nobunaga thì sẽ hiểu rõ tình cảm của ông ta. Trước hết Nobunaga là một nhà chuyên chế. Ông không thể xuồng xã với chư hầu, nhưng rất có thể hoan nghênh quan hệ với những người có tính cách mạnh mẽ và có học vấn cao mà không có điều gì phải sợ cả. Có nhiều bằng chứng cho thấy Nobunaga khâm phục sự dũng cảm của các nhà truyền giáo. Những người này có thể không khoan nhượng tới mức tàn ác, nhưng họ tuân theo luật lệ một cách nghiêm túc. Họ có dòng dõi cao sang, có học vấn cao và thậm chí hơi kiêu ngạo. Những đức tính đó được người ta rất kính trọng ở Nhật Bản phong kiến. Vì những lý do đó, và có thể vì trong tính cách Nhật Bản có cái gì dó phù hợp với tính cách là tỉnh, nên ngoài các tu sĩ Chúa Cứu thế ra thì khó có người châu Âu nào thời đó lại có thể gây ấn tượng tốt như thế đối với người Nhật. Có một lý do chắc chắn để Nobunaga thích người Cơ Đốc giáo. Đó là vì ông ghét người theo đạo Phật. Trong suốt thời gian có quan hệ với các tu sĩ Chúa Cứu thế,mải miết đàn áp các giáo phái phiến loạn, ông triệt phá Hiei năm 1571, rồi tiếp đó tiến đánh các lực lượng Ikko ở Osaka.

Mặc dù Nobunaga và các tu sĩ Chúa Cứu thế đều ghét các nhà sư, và mặc dù Phật giáo hồi đó cũng đã có những dấu hiệu suy đồi, điều đó không có nghĩa là Nobunaga tích cực tuyên truyền cho Cơ Đốc giáo với tính chất là một tín ngưỡng. Thỉnh thoảng Nobunaga cũng nghe giảng đạo, và với tư cách là một người cầm quyền, ông tán thành bất kỳ tôn giáo nào khuyên đượcngười ta biết cư xử tốt và biết vâng lời. Nhưng ông thích các nhà truyền giáo bởi vì họ có ích và biết điều đối với ông, và ông quan tâm nhiều đến học vấn của họ hơn giáo điều của họ. Nobunaga thích đàm luận với họ về các vấn đề của Phương Tây, và tất nhiên ông hài lòng về những tặng phẩm Phương Tây của họ. Chiếc mũ sắt của ông mà ngày nay người ta còn giữ được trang trí ở phía trướcbảng một loại vải điều Bồ Đào Nha hoặc Hà Lan gì dó. Nói chung, mặc dù đã tìm thấy ở Nhật Bản cả thánh và những người tử vì đạo, Cơ Đốc giáo đã để lại rất ít dấu vết trong sinh hoạt dân tộc, và tất nhiên ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng và tình cảm của người Nhật cũng không bền vững bằng ảnh hưởng của triết học Chu Hy. Người Nhật nhanh chóng tranh thủ được một số lợi ích vật chất của văn hóa Phương Tây. Có lẽ sẽ đúng nếu nói rằng khoai tây và thuốc lá - những của quý do người châu Âu mang đến - được tán thưởng nhiều hơn các học thuyết của người châu Âu. Những thử như đồng hồ, quả địa cầu, bản đồ và nhạc cụ hình như đã gọi khá nhiều sự tò mò, và một số học giả muốn tìm hiểu các khái niệm của Phương Tây và khoa học tự nhiên, nhưng khó có thể nói được rằng người Nhật cũng sẵn sàng tiếp thu tư duy châu Âu như họ đã sẵn sàng tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách ồ ạt trong thế kỷ VII. Hình như họ không thích cái thứ triết học có

Page 92: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lính suy đoán mà theo nhận xét của một nhà quan sát châu Âu (Kacmpfer) hồi cuối thế kỷ XVII, họ coi như một trò tiêu khiển chỉ thích hợp với những nhà tu hành lười biếng. Ngược lại người Nhật lại rất coi trọng cái mà Kaempler gọi là “phân luân lý” của triết học này. Thành tựu lớn nhất của tư tưởng Phương Tây, tặng phẩm có giá trị mà châu Âu thời đó hình như đã giành riêng cho người Nhật thì lại làm cho người Nhật bị bất ngờ hoặc không được họ sẵn sàng tiếp nhận, vì theo lời của Kaempfer, người Nhật “không biết gì về toán học, đặc biệt không hiểu gì về những phần sâu hơn và có tính chất suy đoán của môn này”(3). Đôi khi người ta nói rằng việc du nhập các hỏa khí đã cách mạng hóa nghệ thuật chiến tranh của Nhật, đã góp phần hình thành một loại bộ binh kiểu Ashigara, đã thay đổi chiến lược và thúc đẩy việc xây dựng những pháo đài đồ sộ có lỗ châu mai, cửa ra vào và cầu bục sát. Nhưng không như ở Phương Tây, súng hỏa mai và đại bác không ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội, vì chúng ta không thúc đẩy sự tan rã của chủ nghĩa phong kiến. Những chiến binh chuyên nghiệp - Những võ sĩ dạo mà vũ khí là thanh gươm - vẫn giữ một vị trí cao, trong khi ở châu Àu, các hiệp sĩ cưỡi ngựa đã bị thay thếbằng bộ binh mà lúc đầu được trang bị bằng nỏ rồi sau bằng súng

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Nhật Bản từ cuối thế kỷ XVI là tránh không để xảy ra những thay đổi trong các thể chế đã được họ thiết lập. Vì thế, hoặc tự giác, hoặc không tự giác, họ chống lại bất kỳ sự đổi mới nào có thể làm đảo lộn những cơ cấu sẵn có. Cuối cùng họ đã áp dụng những biện pháp cực đoan, tức là đóng cửa hoàn toàn những ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhưng điều đó chỉ xảy ra sau khi họ đã có đầy đủ những kinh nghiệm xấu về người Châu Âu, về giới tu hành cũng như dân thường.

Khi kế vị Nobunaga, Hideyoshi không thay đổi gì trong thái độ với các tu sĩ Chúa Cứu thế. Trong vài năm ông rất thân thiện với họ. Triển vọng của các nhà truyền giáo rất tốt. Năm 1587, Hideyoshi đột nhiên ra lệnh đuổi hết các nhà truyền giáo khỏi Nhật Bản. Tất nhiên ông cũng giải thích thêm rằng các thương nhân Bồ Đào Nha có thể vẫn tiếp tục được buôn bán. Lý do chính của sự thay đổi thái độ này rõ ràng có tính chất chính trị. Trước đó người cầm đầu dòng Chúa Cứu thế, nhờ ơn huệ của Hideyoshi đã tranh thủ cải đạo cho nhiều người trong giới thượng lưu, trong đó có những chư hầu và những tướng lĩnh có khả năng nhất của Hideyoshi. Hình như điều đó đã khiến Hideyoshi lo rằng nhà thờ Cơ Đốc giáo có thể là một mối dây liên kết để chư hầu hợp sức chống lại ông. Tuy nhiên, Hideyoshi không áp dụng những biện pháp chặt chẽ để thực hiện lệnh của mình. Ông làm ngơ trước việc một số cha đạo vẫn có mặt ở Nhật Bản. Những người này tìm cách tiếp tục công việc của mình một cách không lộ liễu, và họ thành công tới mức mà ta không thể không nghi được rằng, như thường xảy ra ở Nhật Bản, người ta thấy muốn hợp thời thì phải bắt chước thói quen của người nước ngoài, kể cả tôn giáo của họ. Tất nhiên cũng phải nói rằng một số dân đạo mới rõ ràng là những người chân thành tới mức cuồng tín, và họ bám giữ lấy tôn giáo mới bất chấp mọi gian nguy. Ta được biết rằng nhiều người ngoại đạo, kể cả Hideyoshi, cũng tìm mua và đeo tràng hạt và thánh giá. Và mặc y phục nước ngoài và câu kinh bằng tiếng la tinh là hợp thời. Trong suốt mười năm sau khi ra chỉ thị, Hideyoshi vẫn không tìm cách thi hành. Trong khi đó các tu sĩ Chúa Cứu thế vẫn hoạt động một cách âm thầm. Nhưng cùng với thời gian, Hideyoshi thấy rõ rằng Cơ Đốc giáo là một mối nguy hiểm về chính trị. Các tu sĩ

Page 93: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

dòng Francisco và thương nhân người Tây Ban Nha đến Nhật Bản và họ xúi giục chống người Bồ Đào Nha. Cuối cùng, các cuộc tranh cãi giữa các đoàn truyền giáo và những lời khoe khoang của viên hoa tiêu trên một chiếc tàu buồm Tây Ban Nha đã khiến Hideyoshi tin rằng các nhà truyền giáo nước ngoài chỉ là người mở đường cho xâm lăng chính trị. Đến lúc này, Hideyoshi đã hiểu quá rõ về phương thức hoạt động của đám tu sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với tư cách là những người giúp việc đàn áp nổ ra năm 1597. Sáu tu sĩ Francisco, ba tu sĩ Chúa Cứu thế và mười bẩy con chiên Nhật bị xử tử. Một số tu sĩ Chúa Cứu thế trung thành vẫn ở lại Nhật Bản, phần lớn là phải lẩn trốn và một số có sự đồng ý ngầm của Hideyoshi. Nói chung, lệnh của Hideyoshi được thi hành nghiêm khắc nhưng không dữ dội, và thái độ của Hideyoshi là một thái độ sáng suốt và khoan dung, khác với sự tàn bạo ở châu Âu mà vào thời kỳ đó là khung cảnh của Tòa án dị giáo, của vụ thảm sát Thánh Bartholomew, của việc Alva truy bức người Hà Lan, và của nạn buôn nô lộ tàn ác. Nếu Hideyoshi có hít phải chút hương nào của tất cả những bông hoa đó của thời Phục hưng mà chắc là ông có hít phải, vì đến lúc đó người Nhật đã đi được đến Ấn Độ và Rôma và đã báo vềnước những điều họ được biết về văn minh châu Âu thì người ta cũng không thể trách sao ông ta lại kết luận rằng các thế chế ở nước ông ôn hòa hơn.

Có nhiều nguyên nhân và thái độ ôn hòa của Hideyoshi sau vụ những người tử vì đạo năm 1539. Có thể vì Hodeyoshi không muốn câu thúc một số lãnh chúa ở miền tây, những người có thái độ tốt với các tu sĩ Chúa Cứu thế. Đối với Cơ Đốc giáo với tính chất là một tôn giáo, Hideyoshi không hề mang lòng đố kỵ. Sau cơn mưa thịnh nộ ban đầu, rất có thể Hideyoshi sẽ hài lòng các nhà truyền giáo cứ lặng lẽ tiếp tục công việc thiêng liêng của họ. Hideyoshi tin chắc rằng khi nào cần ông vẫn có thể tóm được họ. Cũng như người Anh, người Nhật có cái thói quen tiện lợi tuy không lô gich là hay làm ngơ trước những sự vi phạm pháp luật nếu như chúng không trắng trợn quá. Hơn nữa, Hideyoshi cũng lo rằng nếu đuổi các tu sĩ Bồ Đào Nha, ông sẽ mất luôn cả đám thương nhân của nước này, mà từ thờiAshikaga, ngoại thương đã có tầm quan trọng lớn lao đối vớingười Nhật. Ta không nên cho rằng việc buôn bán đó chỉ liên quan đến các sản phẩm của châu Âu. Ngược lại, vào thời kỳ này, phần lớn hàng hóa đều có nguồn gốc châu Á. Mặt hàng quan trọng nhất là tơ tằm, thứ tơ tằm có chất lượng cao hơn nhiều so với thứ tơ tằm sản xuất ở Nhật Bản, nơi mà các ngành công nghệđã bị tổn hại nhiều do các cuộc nội chiến. Đối với một người Nhật Bản giàu có thì hàng dệt, sách, tranh, gốm Trung Hoa, thuốc, gia vị, kẹo và nước hoa từ Trung Quốc và Tây Âu là những thứ xa xỉ phẩm không thể thiếu được. Cũng vào thơi kỳ đó người ta nhập rất nhiều vàng để đổi lấy đồng và bạc. Trước khi thực hiện kế hoạch tiến công Trung Quốc, Hideyoshi đã tìm cách ký kết một hiệp ước thương mại với nước này, nhưng việc thương lượng không thành công, và người Bồ Đào Nha lợi dụng được tình hình này vì họ không chỉ là người chuyên chở mà còn là người môi giới trong việc buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Có lẽ chỉ riêng điều đó cũng đủ khiến Hideyoshi chần chừ thi hành lệnh của mình. Nếu như tìm được người thay thế cho Bồ Đào Nha có lẽ ông đã đuổi hết các cha đạo. Nhưng sau năm 1597, Hideyoshi bận với những việc khác. Năm 1598, ông qua đời, và do đó các đoàn truyền giáo ở Nhật Bản lại được thảnh thơi.

Page 94: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Khi thay thế Hideyoshi, Ieyasu lúc đầu cũng có thái độ khoan dung như thế và cũng vì những lý do tương tự. Chính sách của ông là khuyến khích sự phát triển của đội tàu buôn và không để cho nền ngoại thương của Nhật Bản được suy giảm. Thông qua một tu sĩ Francisco người Tây Ban Nha, Ieyasu liên hệ với nhà cầm quyền Tây Ban Nha ở Philipin và hứa mở rộng các hải cảng miền đông Nhật Bản cho tàu Tây Ban Nha. Đồng thời Ieyasu nói rõ rằng ông sẽkhông thi hành các lệnh cấm Cơ Đốc giáo. Điều đáng chú ý là Ieyasu đề nghị tự do buôn bán cho cả hai bên, và đề nghị người ta gửi chuyên gia đóng tàu đến Nhật Bản. Rõ ràng là đến lúc đó Ieyasu không hề có ý định loại trừ người nước ngoài, và thậm chí còn muốn đồng bào của ông tham gia vào việc buôn bán vớinước ngoài. Nhưng chẳng bao lâu sau, Ieyasu thấy rằng người Tây Ban Nha tuy sẵn sàng gửi các nhà truyền giáo tới Nhật Bản nhưng lại thờơ với việc buôn bán với miền đông Nhật Bản. Ông bắt đầu nghi ngờ. Trong khi kiểm soát chặt chẽ những người Cơ Đốc giáo ở thủ đô mới của ông là Yedo, Ieyasu tìm kiếm các nguồn buôn bán khác. Đó là năm 1605. Trước đó vài năm, người Hà Lan đã bắt đầu thách thức độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha ởPhương Đông và đã phái tàu buôn đến Nhật Bản. Một trong những tàu này đã tách khỏi đoàn và đến hải cảng Bungo năm 1600, mang theo viên trung tá hoa tiêu của cả phân hạm, một người Anh tôn là Will Adams. Adams được Ieyasu tin cẩn và trở thành cố vấn của ông này về các vấn đề liên quan tới thương mại và hàng hải. Nên nhớ rằng Ieyasu rất thích bản đồ và quan tâm đến “một số vấn đề toán học” mà Adams có thể giải thích được. Ông cũng nghiên cứu một số vấn đề về người Hà Lan và người Anh, và Adams thông báo cho ông về thái độ của các quốc gia Thanh giáo đối với giáo hội Roma. Tất nhiên, Ieyasu nhận thấy rằng vẫn có thể buôn bán mà không cần đến các tu sĩ nước ngoài, rằng nên làm như thế thì hơn. Ông tiếp tục đối xử rộng lượng, thậm chí thoải mái, với các nhà truyền giáo, nhưng sự nghi kỵ của ông mỗi ngày một tăng, và đến năm 1612, ông quyết định ra tay.

Nghiên cứu kỹ các sự việc tư các tài liệu của cả Cơ Đốc giáo và Nhật Bản ta thấy rõ rằng với tư cách là người cầm quyền ở Nhật Bản Ieyasu không thể có quyết định khác được. Ông đã thấy các tu sĩ Chúa Cứu thế tìm cách đẩy người Tây Ban Nha, và đã thấy người Tây Ban Nha đòi loại người Hà Lan. Ông đã nghe về những vụ tranh cãi gay gắt giữa các dòng Francisco và Dominico. Nhiều lần, thái độ và ngôn ngữ của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã khiến ông lo rằng họ muốn thấy chính quyền của ông bị lật đổ, và thậm chí còn có mưu đồ xấu đối với chủ quyền của Nhật Bản. Chắc người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không dám nghĩ rằng họ có thể chinh phục được Nhật Bản bằng vũ lực; nhưng chắc chắn các nhà truyền giáo đã hy vọng rằng chính quyền hiện hành có thể bị lật đổ và thay thế bởi một phái thân với Cơ Đốc giáo. Một sự kiện như thế không phải là không thể có được, nếu căn cứ vào thắng lợi của các tu sĩ Chúa Cứu thế đối với giai cấp thống trị, và cả Hideyoshi và Ieyasu đều cảm thấy một nguy cơ thật sự. Và sau khi phát hiện ra một quan chức dưới quyền mình có hành vi phạm pháp vì lợi ích của một lãnh địa Cơ Đốc giáo, sau khi được báo cáo về một hạm đội Tây Ban Nha có căn cứ ở Manila, và sau khi được các điệp viên từ châu Âu trởvề báo cáo về một số tham vọng của các nhà vua Cơ Đốc giáo cũng như về sự kiêu căng của giáo hội Roma, Ieyasu thấy cần phải hành động không chậm trể. Đến lúc này, ông không còn lo lắng sợ mất việc buôn bán với nước ngoài nữa, vì ông biết chắc các thương nhân Hà Lan và Anh đều muốn đến thăm các hải cảng của ông, và tuy chưa chính thức buôn bán với Trung Quốc, tàu

Page 95: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

buồm của Nhật Bản gần đây đã đi rất xa và mang về nhiều sản phẩm của Trung Quốc từ các trạm trung chuyên ở nam Việt Nam (Cochin-China) và những nơi khác!

Tuy nhiên, đến tận lúc này Ieyasu vẫn chưa áp dụng những biện pháp quyết liệt chống người Cơ đốc giáo. Trong những năm 1606, 1607 và 1611 đã có một số vụ cấm đoán chiếu lệ. Năm 1612 và 1613, Ieyasu tiếp tục ra lệnh cấm đạo. Nhưng lệnh này không được thi hành một cách quyết liệt mà chỉ có tính chất cảnh cáo. Đầu tiên, Ieyasu giáng đòn rất nhẹ. Tại một vài lãnh địa Cơ Đốc giáo, giáo dân bị cầm tù, tra tấn hoặc giết. Tại các lãnh địa khác những lãnh chúa hoặc những người dưới quyền của họ, hoặc vì thiện cảm với giáo dân hoặc vì lòng nhân đạo thông thường, chỉ giả vờ thực thi lệnh của Ieyasu. Đáng chú ý là trước năm 1612, không một giáo dân ngoại quốc hoặc giáo dân Nhật nào bị hành hung ở kinh đô và ở các lãnh địa trực tiếp tại Tokugawa. Thậm chí sau đó Ieyasu vẫn không tước quyền tự do tín ngưỡng của những người thuộc các giai cấp thấp, mặc dù ông đã triệt phá một số nhà thờ và đã áp dụng những biện pháp kiên quyết đối vớidân đạo mới trong giới quân sự, đặc biệt đối với những người ở cấp cao. Cần phải hiểu rằng đó là thái độ của những người cầm quyền ở Nhật Bản trong suốt nhiều thế kỷ. Họ không can thiệp vào tôn giáo chừng nào tôn giáo không can thiệp vào công việc cai trị của họ.

Tùy theo quan điểm khác nhau, người ta có thể nói đây là một chính sách không phân biệt hay dở hoặc một chính sách khoan dung. Nhưng phải thừa nhận rằng nó cực kỳ khôn ngoan. Người Nhật rất hiếu khách, và nói chung họ rất tôn trọng và dễđãi đối với các nhà truyền giáo, mặc dù những người nàythường là những vị khách khó tính và hay gây chuyện. Các tu sĩ Chúa Cứu thế và các nhà truyền giáo khác đã không bị Ieyasu ngược đãi khi họ cố ở lại, mặc dầu làm như thế là họ bất chấp lệnh của ông, và cũng rõ ràng là Ieyasu không muốn làm đổ máu ngườinước ngoài. Có thể là Ieyasu sợ sự trả thù của Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, nhưng sự thật là cuộc hành hình nhà truyền giáo ngoại quốc đầu tiên diễn ra năm 1617, khi Ieyasu đã qua đời. Tất nhiên con chiên bản xứ gặp nhiều khó khăn. Thống kê về những người Tử đạo (của Delplace) trong năm 1612-1613 có nói đến một số án biệt xứ, một số vụ triệt hạ nhà thờ và không đày năm mươi vụ hành hình ở khắp Nhật Bản. Đầu năm 1614, Ieyasu ra một lệnh mới, và việc đàn áp được đẩy mạnh ở một số quận, ở Nagasaki và gần đó, việc đàn áp diễn ra rất tàn khốc, đến nỗi khi các võ sĩ đạo trên đảo Kyushu đước mời đến giúp sức thì họ giả vờ bận. Nói chung người ta có thiện cảm với những người theo Cơ Đốc giáo, và lệnh của Ieyasu chỉđược thực hiện nửa vời cả ở kinh đô và ở lãnh địa của hầu hết các lãnh chúa lớn. Từ cuối 1615 Ieyasu mãi đấu tranh với một phái mà người cầm đầu là Helcyore, con của Hideyoshi. Phái này cố thủ trong pháo đài Osaka. Vì thế cả giới tu hành và đám dân đạo mới đều tạm được yên ổn. Icyasu chết hồi tháng sáu năm 1616, sau khi đã thiết lập sự thống trị của họ Tokugawa. Người kế tục ông là con trai ông, Hidetada. Đến lúc này, mâu thuẫn lớn giữa các thể chế bản địa và nền văn minh ngoại lai đã nảy sinh. Mâu thuẫn này phổ biến và gay gắt đến mức trở thành một cuộc đàn áp mà theo lời một nhà quan sát Nhật Bản thì “không thua kém, thậm chí còn vượt xa” bất kỳ một cuộc khủng bố nào đã từng diễn ra ởPhương Tây.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 19

Page 96: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

(1) Mưu đồ của Hiđeyoshi đối với Trung Quốc. Rất có thể Hideyoshi thừa kế ý kiến của Nobunaga về việc chinh phục Trung Quốc, và chính Nobunaga cũng đã bàn chuyện này với các tu sĩ Chúa cứu thế. Trong một bức thư gửi Tổng chỉ huy dòng Chúa cứu thế năm 1582, Frois nói rằng Nobunaga “quyết định sau khi hàng phục được họ Mori và làm chủ được toàn bộ ba mươi sáu tỉnh của Nhật Bản, ông sẽ chuẩn bị một hạm đội lớn để chinh phục Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự.”

(2) Lúc đầu, các nhà truyền giáo gặp những khó khăn rất lớn về ngôn ngữ. Hình như trong các bài giảng đầu tiên, Thánh Francis Xavier đã kêu gọi người Nhật tôn thờ Đại Nhật Như Lai, vì ông tưởng Đại Nhật Như Lai là từ tiếng Nhật chỉ vị thần tối cao. Việc dịch từ “Chúa Trời” cũng là một khó khăn lớn, vì cả tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc đều không có từ nào diễn tà chính xác cái khái niệm nhất thần đó của Cơ Đốc giáo. Các nhà truyền giáo ở Trung Quốc đã tranh cãi rất nhiều về từ “Chúa” (Deus) cho đến khi Giáo hoàng Clement XI phải có ý kiến trong một thư luân lưu năm 1715. Nhưng lập luận của Giáo hoàng không được Hoàng đế Khang Hy tán thành, ông vua này đã ghi vào lềbản dịch sang tiếng Trung Quốc như sau: “Sau khi đọc luật này, Trẫm chỉ cóthể nói được rằng ngoại nhân là những người có đầu óc nhỏ mọn”.

Ta nên luôn luôn nhớ đến vấn đề ngôn ngữ này trong khi nghiên cứu về sự phát triển của cái triết học và tôn giáo ngoại lai ở Nhật Bản.

(3) Toán học ở Nhật Bản. Người Trung Hoa đã có nhiều thành tựu xuất sắc về toán học trong các thế kỷ XII và XIII, nhưng sau đó hình như họ không tiến thêm được bước nào nữa, vì từ năm 1600 trở đi họ không thể nào sánh được với các nhà thiên văn học thuộc dòng Chúa cứu thế hoạt động ở Trung Quốc. Người Nhật, nhờ có sự gợi ý của người Hà Lan, đã lập ra được một phương pháp tính vi phân khá độc đáo, và nói chung hình như họ khá giỏi trong việc dụng một tri thức hạn hẹp. Tuy nhiên, hình như Kaempfer đã có lý khi ông nhận định rằng người Nhật lạc hậu về mặt lý thuyết.Chương 20: ADZUCHI VÀ MOMOYAMA1. Các thể chế phong kiến mới

Sau khi nghiên cứu những kết quả của tác động đầu tiên mà văn minh Phương Tây gây ra đối với các thể chế Nhật, chúng ta sẽ quay lại nghiên cứu sự phát triển của các thể chế đó trong hơn một thế kỷ chiến tranh kết thúc bằng việc chiếm được pháo đài Osaka (1615).

Ta đã thấy rằng cuộc chiến tranh tàn khốc nhất đó không thể chận đứng tiến bộ văn hóa mặc dù có thể đã làm chậm quá trình này. Thật thế, phải thừa nhận người ta đã đúng khi nhận định rằng tính kích thích của những cuộc xung đột, sự cạnh tranh giữa các thủ lĩnh đối địch và có lẽ hơn tất cả, việc xóa bỏ ranh giới giữa các giai cấp, đã mang lại cho thời đại đó tính năng động và về đa dạng mà khi hòa bình trở lại thì không còn nữa.

Sự suy sụp tiệm tiến của chính quyền Ashikaga nói lên sự thất bại về luật pháp của chính quyền này. Nhưng thật ra thì trong bao nhiêu thế kỷ qua, các họ phong kiến lớn vẫn chỉ theo luật riêng của họ thôi, chứ có quan tâm gì đến mệnh lệnh của chính quyền trung ương. Để duy trì được sức mạnh của mình, họ buộc phải

Page 97: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thẳng tay cai trị các lãnh địa riêng. Vì thế, trong chiến tranh luật pháp đã phát triển chứ không tan rã. Mỗi họ lớn đều soạn ra hoặc bổ sung luật trong nhà, và có thể nói được rằng trong thế kỷ XVI có nhiều luật, và luật lệ được tăng cường mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Trong số những đạo luật cổ nhất được áp dụng thời đó phải kể đến luật của họ Ouchi mà người ta gọi là “Lời cảnh cáo của họ Ouchi”. Đến nay còn lại khoảng 50 điều khoản, điều khoản sớm nhất có từ năm 1440, điều khoản muộn nhất được đề ra từ năm 1450. Hoàn chỉnh nhất là bộ luật của họ Date. Nó có tên là “ĐóngRác” - không phải vì nó linh tinh mà vì nội dung của nó rất phong phú. Luật này có 171 điều khoản, phần lớn được soạn thảo rất cẩn thận bởi người thứ mười ba của dòng họ Date. Người này cai quản một bộ phận lớn của miền Bắc Nhật Bản vào khoảng 1550. Năm 1613, con của ông ta cử một phái bộ đến gặp Giáo hoàng. Luật Date có những qui định rất chi tiết cho nhiều vấn đề, ví dụ như cho vay và cầm cố. Ngược lại một số bộ luật khác chỉthể hiện những nguyên tắc đạo đức và những chính kiến có tính chất truyền thống của gia đình. Ví dụ, bộ luật của họ Satomi có phần đề từ nói rõ rằng đây là những qui tắc về thái độ cư xử đề ra bởi các vị tộc trưởngở bốn đời trước. Những qui tắc đó thỉnh thoảng lại được bổ sung bằng những chỉ thị viết tay trao cho người trong gia đình và những gia nhân chủ chốt. Các Luật khác lại chủ yếu đề cập tới nghĩa vụ của chư hầu, như “Huấn thị”, (Okite) do họ Mori soạn thảo năm 1572 dưới hình thức một lời thề mà các chư hầu phải theo.

Tất cả những đạo luật đó nhằm đáp ứng những nhu cầu cá nhân và địa phương của các lãnh chúa. Vì thế, chúng rất đa dạng. Nhưng về tinh thần, chúng khá thống nhất, vì tất cả đều dựa trện cùng một quan niệm về xã hội, nghĩa là quan điểm của một lãnh chúa địaphương trong việc bảo vệ lãnh địa của mình. Vì thế, các bộ luật này chỉ nói về nghĩa vụ mà không quan tâm đến quyền lợi. Những bộ luật sớm nhất, như “Lời cảnh cáo của họ Ouchi” và “Đống Rác” của họ Date lấy mẫu theo các luật phong kiến của thế kỷ XIII, như bộ “Công thức” của họ Joci và các điều bổ xung.

Nói chung các lãnh chúa có khuynh hướng bắt chước các tướng quân. Trên lãnh địa của họ, họ lặp lại y nguyên cái hệ thống ngôi thứ bao gồm các nhiếp chính quan, cố vấn,“gia nhân” và quản lý. Sự phù phiếm này làm cho chế độ luật pháp phong kiến thêm thống nhất. Một nét chung khác của các bộ luật là tính chất đàn áp của chúng. Người la thực hiện nguyên tắc trách nhiệm chung tới mức cực đoan bằng cách trừng phạt không chỉ một người mà cả gia đình, hàng xóm của người đó, và thậm chí cả một làng hay một quận. Mục đích của tất cả các bộ luật đó là duy trì kỷ cương theo quan niệm của người làm luật, và người xét xử không hề quan tâm tới công lý trừu tượng. Vì thế ngay từ năm 1445 đã có những lệnh như: “Mọi việc cãi cọ và tranh chấp đều bị cấm triệt để. Nếu trái lệnh, cả hai bên sẽ bị xử tử mà không cần xét trái phải”. Biện pháp đơn giản này, cũng như nhiều hành động độc đoán khác, rõ ràng là tàn tích của chế độ quân luật và dựa trên quan niệm cho rằng bất đồng nội bộ là nguồn gốc của suy yếu. Trong thời chiến, khi không bị ràng buộc bởi dư luận của giới dân sự, giới quân sự chỉ muốn có những giải pháp nhanh chóng chứ không cần những giải pháp đúng đắn. Hình phạt vô cùng dã man, khác với tính chất nhân đạo tương đối của hệ thống luật pháp trong thời kỳ Heian. Từ cuối thời kỳ Muromachi ta thường nghe nói về những phương pháp giết người và tra tấn mà chỉ nghe tên cũng đủ rùng mình, như treo lộn ngược trên giá thập ác, cưa chân tay

Page 98: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

bằng cưa tre, xuyên người bằng chông, thui, luộc và tùng xèo. Tuy nhiên, những tiết mục này hình như cũng không thiếu ở Phương Tây. Nói chung, người ta áp dụng những hình phạt này cho các tầng lớp dưới. Các võ sĩ từ một cấp nào đó trở lên sẽ được chặt đầu theo nghi thức hoặc được phép tự sát. Một điều chắc chắn là người ta thích chọn việc tự sát không phải vì coi thường cái chết mà vì muốn tránh một cái gì đau đớn hơn và nhục nhã hơn. Cần nhớ rằng tu sĩ thì không bị xử tử nhưng bị “bêu” hoặc bị đày tới những vùng khắc nghiệt để nếu có chết thì những quan tòa sẽ không bị trách là đã phạm luật cấm sát sinh của nhà Phật.

Các lãnh chúa rất nghiêm khắc đối với dân của họ. Họ có thái độ thù địch đối với những người lạ từ các lãnh địa khác tới. Một số đạo luật nghiêm cấm mọi liên lạc với những ngườiở các lãnh địa khác và trong trường hợp người lạ được phép vào một lãnh địa nào đó, họ sẽ bị theo dõi rất chặt chẽ. Nói chung, các lãnh chúa luôn theo dõi mọi hoạt độngcủa dân và bắt dân phải theo ý mình trong mọi việc riêng. Nếu không được phép của họ dân không được cưới xin, nhận con nuôi, thuêngười làm hoặc đi đây đi đó. Một chế độ xây dựng trên lòng nghi kỵ và có tính chất can thiệp như thế rõ ràng là quá quắt đối với những người hiểu biết, và rõ ràng nó phần nào đã gây ra nhiềuhành động phản loạn làm hoen ố lịch sử chế độ phong kiến ởthời kỳ cuối. Để tăng cường luật pháp của mình, giai cấp thống trị tiếp tục nuôi dưỡng một số tình cảm đạo đức nào có thể giúp họ giành được sự phục vụ trung thành và bền bỉ. Giai cấp quý tộc phong kiến mới đã nổi lên nhờ việc họ bất chấp mọi luật lệ về lòng trung thành và biết ơn - cả những luật lệ thành văn và bất thành văn. Bây giờ họ lại ra sức giáo dục những người phụ thuộc về hiếu nghĩa và lòng cao thượng mà họ trước đây thường không có.

Suốt đời, Nobunaga và Hideyoshi đã quá bận với chiến tranh và mưu mô nên ít có thời gian để nghĩ đến những luật lệ có tính chất xây dựng. Nobunaga chỉ để lại ít lời giáo huấn mà một lãnh chúa thường dùng đối với chư hầu. Hideyoshi tuy có những ý niệm cụ thể hơn về vấn đề cầm quyền, lại thường hành động tùy tiện chứ ít theo một tiền lệ nào. Phần lớn những quyết định của ông được viết thành sắc lệnh đóng dấu son. Những sắc lệnh này được viết bảng một thứ ngôn ngữ giản dị và được thi hành rất nghiêm ngặt nếu ông muốn. Chúng có giá trị hơn những luật truyền thống của các tướng quân, và nói chung được Ieyasu tôn trọng. Chúng cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với luật pháp thời Tokugawa. Để hiểu rõ hơn về bản chất của chúng, ta có thể kể vài thí dụ sau:

(1581). Định mức thuế điền thể và định tỷ lệ chia hoa lợi giữa nông dân và người quản lý.

(1586). Ở Nagasaki, nếu xảy ra tranh cãi giữa người nước ngoài và người Nhật, và nếu người này làm người kia bị thương, các quan chức sẽ điều tra. Nếu cả hai bên cùng có lỗi thì người Nhật sẽ bị trừng phạt.

(1587). Ban hành một loạt mười chín điều quy dịnh về vận tải đường biển. Đây hình như là theo gợi ý của các thương nhân ở Sakai. Đây là đạo luật chính thức thứ hai về hàng hải ở Nhật Bản. Nó bao gồm những điều khoản về thuê tàu, vận đơn, tiền bồi thường giữ tàu quá hạn hợp đồng, và trách nhiệm về tổn thất và hư hại. Không biết rõ bộ luật thứ nhất ra đời vào năm nào, nhưng hình như nó có từ cuối thời kỳ Kamakura.

Page 99: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Những chỉ thị cấm đạo cũng mang hình thức của những sắc lệnh đóng dấu son. Ngoài ý nghĩa bi thảm của những văn kiện này ra, có lẽ thành tựu quan trọng nhất của Hideyoshi về mặt lập pháp là ba sắc lệnh ngắn đề ra những qui định cơ bản cho các thể chế phong kiến mà mãi đến thế kỷ XIX vẫn còn tồn tại sắc lệnh thứ nhất được ban hành năm 1585 và năm sau được nhắc lại. Nó qui định rằng bất cứ ai đang phục vụ, từ nông dân đến các võ sĩ, và ai thuê mướn những kẻ trốn chui như thế cũng sẽ bị trừng phạt, ở đây ta thấy những dấu hiệu báo trước về chính sách của Hideyoshi, Ieyasu và những người tiếp theo, mà chính sách này có thể tóm gọn vào một ý rằng sau khi đã đưa xã hội phong kiến đến một mức độ trật tự và ổn định nào đó, những người này quyết không để cho xã hội đó bị tan rã, bằng cách định hình cho nó về mặt tổ chức và không cho phép được có một sự thay đổi nào. Điều thiết yếu đầu tiên là không cho một ai được thoát khỏi thân phận tự nhiên của mình.

Sắc lệnh trên cấm các võ sĩ không được bỏ chúa này để phục vụ chúa khác. Đó là biểu hiện pháp lý của cái nguyên tác phong kiến qui định rằng người ta phải trung thành với một chủ, cũng như phụ nữ phải trung thành với một chồng, khi sống cũng như khi đã chết. Một sắc lệnh sau đó còn đi xa hơn nữa, với mục đích quy định một sự phân chia triệt để giữa các giai cấp. Sắc lệnh đó ra đời năm 1586. Nó qui định rằng võ sĩ không được trở thành thị dân, nông dân không được bỏ đất đi làm thuê, và chủ đất không được che chở cho những kẻ đi lang thang hoặc những người không canh tác. Ta đã biết rằng từ thời kỳ Muromachi trở đi có một sự hòa nhập thậm chí một sự đảo lộn giữa các giai cấp. Hideyoshi, người ra sắc lệnh này, có thể sẽ không nổi được lên nếu như sắc lệnh của ông được thi hành khi ông còn nhỏ, vì khi còn nhỏ, ông là một trong những người thấp hèn nhất. Nhưng bây giờ, khi đã thu phục được cả đế chế và đã tổ chức đế chế đó, ông muốn nhân danh sự ổn định để quay về với cái trật tự cứng nhắc về các giai cấp, như nhiều người khác cũng muốn thế những người mà trước đây đã kiếm lợi nhờ sự tan rã của cái trật tự đó trong thời kỳ chiến tranh. Quan điểm bào thủ thiển cận nhưng không phải là không tự nhiên đó tiếp tục phát triển trong thế kỷ tiếp theo và lànguyên nhân của tình trạng hầu như sơ cứng trong suốt thời kỳ Yedo của hầu hết toàn bộ xã hội, trừ một vài tầng lớp ở đô thị. Một sắc lệnh khác cũng đang chú ý vì nó cho ta thấy rõ những tư tưởng đương thờivề kinh tế xã hội. Năm 1587, Hideyoshi tuyên bố rằng mọi nông dân phải trao nộp vũ khí. Biện pháp này được gọi là “Cuộc săn kiếm”. Nó có hai mục đích. Nó không chỉ nhằm loại trừ mọi nguồn gốc của hiểm họa mà còn nhằm nhấn mạnh sự phân biệt về đẳng cấp giai quân nhân và nông dân. Kiếm được coi như một dấu hiệu chỉ cấp bậc cao. Cũng nên nhớ rằng sắc lệnh này do đó đã chính thức kết thúc một giai đoạn của chế độ phong kiến trong đó người lính, khi hòa bình, sẽ canh tác mảnh đất riêng của mình. Thật ra, giai đoạn đó đã qua từ lâu, và đãđược thay thế bằng một trật tự mà trong đó giai cấp võ sĩ hoặc những quân nhân chuyên nghiệp đã nhường chỗ cho những người nông dân mà do tự nguyên hoặc bắt buộc sẽ tham gia chiến đấu khi có chiến tranh. Những nông dân vũ trang đó đã trỏ thành một mối nguy cho các lãnh chúa trong các cuộc nổi loạn có tính chất tôn giáo hoặc vì vấn đề ruộng đất, như những cuộc nổi dậy của giáo phái Ikko trong thời kỳ Muromachi, và các lãnh chúa khác đã thấy cần phải tước vũ khí của nông dân trước khi Hideyoshi cho làm việc đó trên qui mô cả nước. Về ngôn ngữ, sắc lệnh của Hideyoshi rất khôn khéo. Nó tuyên bố rằng toàn bộ số vũ khí thu được sẽ đem nung để làm đinh dùng xây dựng một cung lớn để chứa tượng Đại Bồ Tát mà Hideyoshi định dựng ở Kyoto.

Page 100: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Hideyoshi còn nói rằng một khi trút được khỏi những vũ khí nguy hiểm đó và biết chủng được dùng vào một việc tôn nghiêm, nông dân sẽ thấy an toàn, không chỉ ở đời này mà còn ở đời sau nữa.

Trong khi đối phó như thếvới dân thường Hideyoshi ngay cả khi ôm rất nguy kịch, vẫn tiếp lục duy trì chế dộ cân bằng về quyền lực phong kiến mà ông đã tạo dựng nên ông cấm mọi quan hệ hôn nhân cũng như quan hệ khác giữa các chư hầu nếu không được ông tán thành. Hideyoshi ban hành một số luật hạn chế việc chi tiêu, nhằm chỉnh đốn lối sống của các đại danh. Ông cũng buộc các võ quan lớn phải thề sẽ không thay đổi luật gia đình của ông. Bằng những biện pháp này cũng như nhiều biện pháp khác, Hideyoshi mở đầu cho một chính sách luật pháp mà những người kế tục ông sẽ phát triển thêm, nhằm chống lại mọi thay đổi. Nhưng ông quên rằng đối với các thể chế thì kẻ thù tai hại nhất là sự rữa nát chứ không phải là những cuộc cải cách.

2. Khung cảnh văn hóaLâu đài của Nobunaga tại Adzuchi trên bờ hồ Biwa có thể coi như một biểu

hiện của thời đại ông. Nó mới mẻ, đồ sộ và được trang trí lộng lẫy bằng vàng. Có lẽ nó là công trình đầu tiên được xây dựng thẹo quan niệm của châu Âu về các công trình phòng thủ. Ngay lập tức, nó bỏ xa các công trình chiến đấu phong kiến trước đó, mà phần lớnchỉ là các trại lính được bao quanh bởi công sự đất, hào và tường chông. Chỉ trong vài năm, những công trình tương tự đã được dựng lên ở hầu khắp các lãnh địa. Lớn nhất là lâu dài Osaka, do Hideyoshi xây năm 1583-1585. Đây là một công trình khổng lồ gom những khối đá grantlớn, bao quanh bằng những con hào sâu có vách thẳng đứng. Về qui mô và độ bền nó hơn hẳn mọi công trình khác ở Nhật Bản, mặc dù Cung Đại Bồ Tát ở Nara có lẽ vẫn còn là công trình bằng gỗ một mái lớn nhất thế giới. Lâu đài Adzuchi khởi công năm 1576 và hoàn tất năm 1579, không có qui mô như thế, nhưng vào thời đó cũng là một công trình lớn và tốn kém tới mức mà tất cả các tỉnh dưới quyền của Nobunaga đều buộc phải đóng góp. Lâu đài Adzuchi được bảo vệ chắc chắn, nhưng không có trang bị gì đặc biệt để chống lại pháo lớn. Hồi đó, hỏa khí đã được dùng rộng rãi ở Nhật Bản. Tuy vậy, số lượng của chúng không lớn, và cách sử dụng cũng chưa có hiệu quả cao. Vì thế chỉ cần hào và tường là cũng đủ để chống lại hỏa lực rồi. Còn về đại bác thì hầu như chưa có. Adzuchi được xây dựng không chỉ như một pháo đài kiên cố mà còn như một dinh thự sang trọng. Một số vật liệu và đồ trang trí bên trong được lấy từ cung điện ở Kyoto của tướng quân Ashikaga đã bị bãi miễn. Tường, trần, và cột ở trong tất cả các căn phòng dành cho sinh hoạt đều được dát vàng. Các tranh trang trí cho những nơi này đều do các họa sĩ lớn vẽ, như Kano Eitoku chẳng hạn. Đây không phải là lần đầu tiên mà một lãnh chúa phong kiến xuất thân từ một nguồn gốc tầm thường thích phô trương lố lăng và đốc tiền của mới kiếm được vào việc xây cất cơ ngơi và vào những điều tiêu khiển. Tuy nhiên những người thành đạt khác đến lúc đó sớm muộn cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn ở Kyoto. Những tiêu chuẩn này cũng khá cao khi nào người ta có đủ tiêu chuẩn để tiêu xài, nhưng cũng không đến mức phung phí vô độ nhờ có một nếp sống sang trọng nhưng tiết độ. Các tướng quân họ Ashikaga, như ta đã biết, có một nếp sống hoàn toàn trái ngược với khái niệm giàu sang và thừa mứa, đến nỗi người Nhật phải gọi là lối sống khắc khổ. Ta cũng có thể hiểu rõ hơn khái niệm này bằng cách so sánh một quả ngọt với một quả hơi chua.

Page 101: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Từ thời Nobunaga trở đi, phần lớn là vì kinh đô đã trở nên điêu tàn và vì những người của xã hội cũ nay đang lưu lạc khắp nơi hay đang sống một cuộc đời cần kiệm và kín đáo, cái ảnh hưởng cũ có tính chất cung đình bị lu mờ và những tiêu chuẩn mới đang có khuynh hướng thay thế cho những qui định nghiệt ngã của đạo đức Thiền giáo. Đó là sự khởi đầu của một thời kỳ vàng son chói lọi. Màu sắc trở lại với hội họa và nghệ thuật chuyển theo hướng của những cái tương tự với nghệ thuật rococo và baroque tiêu biểu cho một thời kỳ mang tên cung điện của Hideyoshi – thời kỳ Momoyama.

Người ta thường nói rằng Phương đông không hề thay đổi nhưng ít tìm được trong lịch sử Nhật Bản những điều có thể khẳng định được quan điểm đáng hoài nghi đó. Không ở đâu mà người ta lại tiếp nhận những khái niệm mới một cách hăm hở thậm chí liều lĩnh như thế. Đúng là ta có thể tìm thấy trong lịch sử của giới cầm quyền một sự tôn trọng sâu sắc đối với các thể chế cũ. Cũng đúng là các nhà cầm quyền hết đời này sang đời khác đã luôn cố gắng giữ cho trật tự xã hội khỏi thay đổi. Và rõ ràng là họ làm như thế phần vì họ quá rõ đồng bào của họ một dân tộc mà chính do sự cô lập về địa lý nên rất dễ bị cái mới quyến rũ. Ta thấy rằng ngay buổi đầu lịch sử, Nhật Bản đã hứng hết ảnh hưởng này đến ảnh hưởng khác của nước ngoài và với tiến bộ của hàng hải đã lập thêm nhiều quan hệ với các nền văn hóa xa xôi. Những người lang thang trên biển thời Ashikaga bắt đầu tổ chức những chuyến đi xa, và đến năm 1600 thì chẳng còn mấy nơi ởPhương Đông mà du khách Nhật chưa tới thăm. Một thập kỷ sau đó, rất đông người Nhật (hoặc là hải tặc hoặc là lính đánh thuê) đã buôn bán hoặc chiến đấu ở Philippin, Mã Lai, Xiêm La và Đông Dương. Huân tước Edward Michelborne, trong một chuyến săn lùng năm 1604, đã bị thua nặng trong một trận thủy chiến với hải khấu Nhật ở ngoài khơi Xingapore, khi hoa tiêu chính của ông - nhà thám hiểm Bắc Cực Davis - bị hạ bởi một lưõi kiếm Nhật. Những con người mạo hiểm này phần lớn thuộc loại liều lĩnh. Họ chẳng thiết trởvề với gia đình, nhưng nếu có ai đó trong bọn họ trở về thì sẽ mang đủ loại những đồ vật kỳ lạ và những câu chuyện còn lạ kỳ hơn nữa mà không phải bao giờ cũng hay ho cho Phương Tây. Những chuyến hàng của họ, cũng như những chuyến hàng của người Bồ Đào Nha đã gây ra một số thay đổi ở Nhật Bản. Chúng ta đã nói rằng học thuyết Cơ Đốc giáo, mặc dù với kết quả ban đầu rất mạnh mẽ của nó, cuối cùng cũng chẳng để lại mấy dấu vết trong sinh hoạt Nhật. Ta sẽ trở lại với vấn đề này, nhưng không thể nghi ngờ gì về ảnh hưởng của một số du nhập vật chất ởthời đó.

Ta đã kể đến súng, thuốc lá và khoai tây. Những thứ ngoại hóa khác lúc đầu chỉ là những xa xỉ phẩmthời thưọng, nhưng chẳng bao lâu sau đã trở thành những nhu yếu phẩm. Đó là dưa hấu, là bí ngô từ Cambôđia (vẫn còn gọi là kabocha) là hương nén từPhúc Kiến, là màn ngủ. Có một hồi, giới giàu sang đua nhau mặc đồ Bồ Đào Nha, giống như các triều thần trước đó đã mê mặc đồ Trung Hoa. Những bức tranh còn lưu đến ngày nay cho thấy những dân ăn chơi đi dạo với những chiếc áo chẽn và quần thụng, ngoài khoác áo choàng và đầu đội mũ chởm cao. Theo một nhà văn phạm Nhật, ta cung được biết rằng thời đó người ta có thói hay nói pha những câu bằng tiếng Bồ Đào Nha, một thói mà ông rất ghét. Trong ngôn ngữ hiện đại vẫn có những tiếng vang của thời kỳ đó, qua những từ gốc Bồ Đào Nha như Kappa,'Áo choàng; pan, bánh; Karuta, chơi bài; casteria (Castille), một thứ bánh

Page 102: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

xốp; biidoro (vitro), kính; Iurasoko, bình nước; jubaii (gibao), áo sơ mi; (velludo), nhung; và một số từ tôn giáo.

Trong số những ngành khoa học được du nhập vào Nhật Bản từ những thời kỳ xa xôi đó, ngoài tri thức vềhỏa khí, có thể kể đến nghề in việc Hideyoshi triệt hạ các nhà thờ Cơ Đốc giáo ở Kyoto năm 1588 đã đảy các nhà truyền giáo đến Kyushu, tại đó họ thiết lập một trường học và một xưởng in, trên đảo Amakusa. Các tác phẩm nước ngoài được dịch sang tiếng Nhật thông thường và in theo mẫu tự la tinh. Ngoài các sách tôn giáo, một trong những tác phẩm có sớm nhất là “Esopo no Fabulas”, tức là Truyện ngụ ngôn của Aesop, do dân đạo mới Nhật dịch, mộtngười hủi mà trước kia là một Thiền sư. Sách này được in năm 1593. Tất nhiên, ấn loát không phải là một nghề mớiở Nhật Bản. Phương pháp in bằng bản khắc gỗ đãđược biết đến từ thế kỷ VIII, nếu không phải sớm hơn, và đến thế kỷ X đã có sách in. Phương pháp in chữ nổi (Bảng kim loại) được người Triều Tiên áp dụng trước, ngay từ sau năm 1400, vàtri thức về những phương pháp này được du nhập vào Nhật Bản qua đường Triều Tiên chứ không qua châu Âu (1). Tuy nhiên người Nhật Bản không thích phương pháp này, và chẳng bao lâu sau họ quay lại với phương pháp bảng gỗ.

Nhìn chung, ảnh hưởng của châu Âu đối với Nhật Bản về mặt tri thức trong thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII không thể nói được là sâu nặng và bền lâu. Căn cứ vào lịch sử của những thời kỳ sau đó, ta thấy rằng những dấu in sâu sắc là của các ngành khoa học ứng dụng, như thiên văn, bản đồ, đóng tàu, khai khoáng, luyện kim. Và hình như cho đến gần đây Phương Đông vẫn thích các phương tiện cơ học của chúngta trong khi vẫn lạnh nhạt với triết học của chúng ta. Những thay đổi diễn ra ở Nhật Bản thời Trung Cổ vừa là kết quả của sự phát triển nội tại vừa là kết quả của những kích thích từ bên ngoài. Đầu tiên, khi đọc về những cuộc chiến tranh liên miên từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, ta tường đất nước này chỉ còn lại những cánh đồng hoang tàn và những thành phố đổ nát. Nhưng nhìn kỹ thì hình như của cải và sức sản xuất lại ngày một tăng chứ không giảm. Đến nay có lẽ vẫn chưa có đủ cứ liệu để ủng hộ hoàn toàn cho quan điểm này, nhưng hầu hết những sự việc đã được biết đều chỉ theo hướng này, và trong các tài liệu cũng có rất ít dấu vết về một sự tàn hoại thường trực. Trước hết, Kyoto, và một vài thành phố khác chẳng có gì nhiều để tàn phá. Phần lớn các thị trấn khác chẳng có gì nhiều để tàn phá. Phần lớn các thị trán và làng mạc chi bao gồm một số công trình mỏng mảnh bằng gỗ, dễ đốt trụi nhưng cũng dễ cất lại. Đồng lúa không phải là địa bàn thích hợp cho việc đánh nhau, và nói chung rất được kính nể. Mặt khác, vì Nhật Bản không phải là xứ chăn nuôi nên không có chuyện gia súc bị tổn thất và những cuộc tàn phá của quân địch. Các tu viện, một trong những nơi giữ gìn các của báu ởđịa phương. Nói chung đều thoát nạn. Tổn thất trong nông nghiệp thì hình như được gây ra chủ yếu bởi việc việc phải cung cấp người và nông sản cho quân đội của các phái chống nhau. Những tổn thất đó tuy khá nặng nề nhưng có thể được bù lại trong vòng vài năm. Hơn nữa, trừ một vài trận quan trọng, chiến sự hình như cũng không khốc liệt cho lắm nếu căn cứ vào số liệu về các cuộc giao tranh mà đến nay vẫn còn giữ được đầy đủ. Ngoài ra, từ thời kỳ Ashikaga trở đi, một số nguyên nhân đã cùng tác động để tăng thêm nguồn của cải. Với sự phát triển của cuộc đấu tranh vì quyền lực và thậm chí vì sự sinh tồn, mỗi lãnh chúa đều phải khai thác và phát triển mọi nguồn tài lực của mình. Do đó ta thấy họ cạnh tranh với nhau về ngoại thương, trong việc bảo hộ

Page 103: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

nông dân, và trong việc khuyến khích các ngành công nghiệp địa phương, như khai khoáng chẳng hạn. Trong khi đó, giao thông trên đất liền và trên biển ngày càng được cải thiện, và thương mại ngày càng phát triển ở những trung tâm đặc biệt thuận lợi, như ở Sakai và sau ở Osaka. Ngay cả sự phá phách của quân đội đôi khi cũng gián tiếp góp phần thúc đẩy thương mại, vì người ta phải mua hàng từ Trung Quốc để đối phó với sự thiếu hụt ở trong nước do nhiều người phải bỏ sản xuất, như ta đã thấy trong thí dụ về việc sản xuất tơ tằm.

Nhìn chung, nếu loại trừ cuộc chiến tranh Onin đặc biệt tàn hoại kéo dài chừng một thế hệ sau năm 1467, ta không nên coi thời kỳ chiến tranh trung cổ ở Nhật Bản như một thời kỳ đen tối. Dù có những sự xáo trộn nào đó, nó vẫn là thời kỳ của một nền văn hóa ngày càng mở rộng và của một năng suất ngày càng cao. Có lẽ một trong những tác động tốt của đấu tranh phong kiến là sự giàn trải đều khắp về của cải, ảnh hưởng và học thuật mà trước đó chỉ tập trung ở kinh đô và những vùng phụ cận, và cũng chính nhờ sự phân tán đó nên hầu như không có nguy cơ về một sự hủy diệt hoàn toàn.

Đến thời kỳ Hideyoshi, Nhật Bản đã đạt được một sự thịnh vượng hầu như chưa từng cótrước đây. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nền tảng của nước này đã vững vàng. Thật thế, lịch sử thời kỳ sau đã cho thấy hết nhược điểm này đến nhược điểm khác trong cơ cấu kinh tế. Nhưng dù sao vẻ bề ngoài thì cái gọi là thời kỳ Momoyama vẫn là thời kỳ nở rộ của nghệ thuật hòa bình. Mọi công trình do Hideyoshi tiến hành đều được dự liệu theo một quy mô vĩ đại. Ông ra lệnh tiến hành điều tra đất đai trên toàn lãnh thổ. Ông xây dựng lâu đài Osaka năm 1583, và cung Đại Bồ Tát ở Kyoto năm 1586, cung Jurakudai năm 1587, và lâu đài Momoyama năm 1594. Giống như mọi chiến dịch và mọi ý đồ của Hideyoshi, các ông trình đều đồ sộ, và các nhà văn thời đó đã không đủ lời đổ ca ngợi sự sangtrọng của ông. Lâu đài Osaka, về mặt kiến trúc, không thể so sánh được với các nhà thờ trung cổ ở châu Âu. Nhưng về quy mô, về công sức bỏ ra để vận chuyển và lắp ráp những khối gỗ và đá to lớn, nó có thể so sánh với bất kỳ công trình xây dựng nào của Phương Tây, nhất là về tốc độ xây dựng. Còn vềvề đẹp thì không so sánh được, vì không thể có được một công trình tương tự ở Phương Tây để xét về mặt trang trí mà chủ yếu dựa vào những bức trạm trổ tinh vi trên gỗ tô nhiều màu và vào việc dùng sơn và vàng lá rất hào phóng trên các vách ngăn và các bình phong lớn tiêu biểu cho các đền đài và cung điện của thời kỳ này. Có lẽ bình phong và bích họa là những vật tiêu biểu nhất cho tư tưởng nghệ thuật thời kỳ Momoyama. Ngày nay không còn lại nhiều về những công trình ban đầu, nhưng căn cứ vào một số bộ phận còn lưu giữ được, bao gồm một số tranh, ta có thể có được một khái niệm nào đó về sự huy hoàng chung của tất cả. Hồi đó có rất nhiều họa sĩ vẽ bình phong nổi tiếng, trong đó có Eitoku (1543 - 1590) và Sanraku (1557 - 1635) thuộc trường phái Kano. Họ sáng tác trên quy mô lớn. Họ phủ kín những tấm phông lớn bằng lụa hoặc bằng giấy với những bố cục có tính chất trang trí. Trên tường, thường giát vàng sáng chói, là những con hổ mắt xanh đang lần mò quanh những khóm tre, hoặc những con shishi nhiều màu sắc (shiskhi là những con vật huyền thoại giống như sư tử nhưng hiền lành và có lông quăn tít) nô đùa giữa lùm mẫu đơn trên nền vàng. Có những phong cảnh tuyệt vời - những rừng tùng rậm rạp và những rừng mai nở hoa, những con chim sặc sỡ đậu trên những mỏm đá hình thù kỳ dịhoặc bơi lội trên những lớpsóng xanh thẫm.

Page 104: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Có những luống, những lớp, những vườn đầy hoa lá rực rỡ những con rồng có râu uốn khúc qua những đám mây sáng rực, những bầy ngỗng trời sải cánh qua mặt trăng, những cảnh ở triều đình Trung Quốc với những nhân vật cổ xưa. Nói chung, những màu sắc, những chi tiết, những ý đồ rõ rệt nhằm làm ngợp mắt ta bằngvẻ huy hoàng đó, có cái gì gần như thông tục. Nhưng nói chung cái vẻ thông tục ấy thường bị xóa nhoà bởi một nét vẽ mạnh bạo, một họa tiết thông minh. Tính chất bậc thầy của những bức họa này chỉ có thể cảm nhận đước đầy đủ nếu ta so chúng vởi những bức họa cùng trường phái nhưng non kém hơn. Ấn tượng thông thường là ấn tượng về quy mô và sự phong phú, khác xa với cái vẻ giản dị trầm mạc của những bức thủy mạc thời Ashikaga. Những điều gì mà các nghệ sĩ thời Ashikaga chỉ gọi ra thì các nghệsĩ thời Momoyama lại nói thẳng ra và nhấn mạnh. Những bức khắc gỗ cũng chi tiết như thế. Có một chiếc cổng của thời Momoyama với tên gọi là “Một ngày bằng cả cuộc đời”, vì đúng là phải mất cả một ngày mới xem hết được những chi tiết của nó. Về các đồ dùng trong lâu đài Osaka, ta biết rằng tất cả đều là những thứ vô cùng đắt tiền, và chúng có nhiều đến mức vô lý. Hideyoshi thích phô những thứ đó với khách khứa. Một trong những người này ghi lại rằng trần nhà và cột nhà đều được phủ bằng vàng, rằng ấm, bát, chén trà, tủ thuốc và hầu hết mọi thứ dùng để đựng khác đều bằng vàng rồng, kể cả ổ khóa, then cửa, bản đồ và các vật trang trí trên giá ngăn, tủ, cửa ra vào và cửa sổ. Một tác giả khác (1589), khi tảvề công việc điều tra điền thể và việc định lại thuế đất dưới thời Hideyoshi, nói rằng đó chính là nguồn gốc của những của cải mà ông này có được. Tác giả kết luận: “Còn về việc sử dụng những của cải ấy thì phải nói rằng ngay các nhà vệ sinh của ông ta cũng được trang trí bằng vàng, bạc và những bức tranh màu rất đẹp. Tất cả những thứ quý giá đó được dùng phí như bùn đất. Than ôi! Than ôi!”.

Hideyoshi rất biết sử dụng lòng hào phóng. Ông có lộ mở những cuộc chiêu đãi rất lớn nhằm phô trương của cải và quyền lực của mình. Có đầy đủ lý do để cho rằng ngoài tính thích phô trương, một điểm yếu của ông, Hideyoshi chủ tâm khuyến khích của chư hầu ganh đua với nhau trong việc hưởng lạc, với hy vọng là như thể các chư hầu sẽ suy yếu về tài chính và sẽ ít nguy hiểm hơn cho bản thân ông. Trà hội Kitano là một sự minh họa đầy đủ tính phô phang của Hideyoshi và cho sự xuống cấp về mỹ dục so với những tiêu chuẩncao của thời kỳ Muromachi. Vào tháng 10 năm 1587, Hideyoshi công bố ở Kyoto, Osaka và các thành phố khác rằng ông sẽ tổ chức một trà hội vào tháng sau. Ông mời mọi người đến dự, từ những chư hầu giàu nhất tới những nông dân hèn hạ nhất. Mỗi người chỉ cần mang theo một chiếc ấm, một chiếc chén và một chiếc chiếu để ngồi. Trà hội kéo dài gần mười ngày. Có biểu diễn kịch, nhạc và múa. Cũng như các nhà sưu tầm lớn khác đồng thời với ông, Hideyoshi cho trưng bày những kho báu về đồ mỹ thuật của ông. Hình như Hideyoshi rất thích có những cuộc tụ họp đông người, vì ta cũng được nghe thấy về những hội thưởng hoa và những dịp vui tướng tự trên quy mô tất lớn. Một trong những dịp đó được tổ chức một cách tốn kém đến mức Hideyoshi đã cho trùng tu và mở rộng một ngôi đền cổ (đền Sambo-in) để lấy chỗ tiếp khách. Cũng nhờ đó mà ngày nay ở ngoại ô Kyoiaxon còn lại một cụm dinh thự rất đẹp nằm trong những khu vườn rất quyến rũ. Một lần khác Hideyoshi mở một bữa tiệc tại đó người ta trao cho khách những chiếc khay dát đầy vàng và bạc. Một số người nhận được tới hàng ngàn thỏi vàng lớn. Sự xa xỉ đó đúng là kết quả của tính thích huênh hoang ở Hideyoshi, nhưng hình như nó cũng phù hợp với tinh thần của thời đại. Đó là thời kỳ

Page 105: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

rất khoáng đạt của Nhật Bản. Nó ít cho thấy cái nhỏ mọn, cái thiếu quy mô, cái thiếu táo bạo mà người ta đôi khi coi như một nhược điểm trong tính chất của dân tộc Nhật Bản. Theo dõi sự phát triển của trà đạo từ thờinhững tướng quân đầu tiên của họ Ashikaga, ta sẽ thấy được nhiều điều bổ ích. Dưới thời đó, trà đạo là một nghi lễ của giới quý tộc. Nó tuy tốn kém nhưng vẫn mang tính chất của một nền mỹ học có kiềm chế. Dưới thời Nobunaga và Hideyoshi, nó trở thành một phương tiện để khoe khoang, gần như một trò bắt chước. Các đại danh giàu có điên cuồng đua nhau sắm bình trà, ấm trà và những đồ dùng khác liên quan tới trà đạo. Giá lên vùn vụt, và người ta bỏ ra những khoản tiền lớn để mua những thứ đẹp và phải hiếm. Trước khi tự sát, Matsunaga Danjo, một đại danh dưới quyền Nobunaga đã đập vụn một chiếc ấm quý để nó khỏi rơi vào tay một nhà sưu tầm khác. Takigawa Kadzuntasa, một trong những võ quan có khả năng nhất của Nobunaga, được phái đến đóng ở một tỉnh quan trọng nhưng xa xôi ông viết thư cho một người bạn ở kinh đô, nói: “Tôi đã vô tình rơi xuống địa ngục”. Ông giải thích rằng ông đang ở vào một tâm trạng tuyệt vọng vì ông phải xa một xã hội có văn hóa và không có bạn chí cốt sành trà đạo đểbàn chuyện nghệ thuật. Những người thành công thời đó, dù thành tựu có khiêm tốn đến đâu thì cũng rất vô độ trong sinh hoạt. Tuy nhiên, sự xa rời với những tiêu chuẩn nghiêm khác củathời kỳ Muromachi như thế cũng chỉ có tính chất nhất thời, và giữa lúc các lãnh chúa phong kiến sang trọng mặc sức phô trương thì những luật lệ nghiêm khắc hơn cũng đang được hình thành. Và đáng chú ý là các nhà giàu đó sẽ nhanh chóng tuân thủ những luật lệ mới này. Một trong những nhân vật quan trọng nhất ởthời Momoyama là Sen Rikyu, một chuyên gia bày hoa, một trà sư, một trọng tài về các vấn đề nghệ thuật. Quan hệ giữa Sen Rikyu và Hideyoshi cùng triều đình của ông cũng tương tự như quan hệ giữa Seami và tướng quân Yoshimitsu. Dưới ảnh hưởng của Sen Rikyu, người ta khuyến khích những phong cách khắc khổ trong nghẹ thuật, kể cả trong nghệ thuật đồ gốm, vì cần phải có ấm, chén trà và những đồ dùng khác với chất lượng đặc biệt để phù hơp với những đòi hỏi cao của trà đạo. Đó là thời kỳ của những thợ đò gốm nổi tiếng, như Shonzui, Choyu và Rokubei - những nghệ sĩ có tài nghệ cao trong việc tạo dáng và khống chế màu sác của men. Tác phẩm của họ phải thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, mà những người này sẽ rùng mình trước bất kỳ một cái gì cóvề hơi hoa hòe hoa sỏi. Cũng vì thế mà những sản phẩm này đều có một vẻ đẹp hơi u tối nếu không nói là giả tạo. Nhưng cũng có những thợ gốm khác mà sản phẩm hấp dẫn nhiều người hơn. Trong cuộc viễn chinh sang Triều Tiên, người Nhật bàng hoàng trước những hàng sành sứ tuyệt diệu của nước này, và một số chi huy dưới quyền Hideyoshi đã mang về Nhật Bản những nghệ nhân Triều Tiên và đắp lò gốm trong lãnh địa của mình. Chính là từ buổi ban đầu đó mà ta có được những đồ gốm lừng danh như Saisuma, Nabcshima, Yaisushiro, Imari và v.n… ; những loại gốm này, không như các bộ đồ trà theo khuôn phép chặt chẽ, có cả một chuỗi kỳ diệu về hình dáng, màu sắc và hoa văn hình tượng. Tuy nhìn chung người ta thừa nhận rằng chúng hiếm khi đạt được tính siêu phàm như các kiệt tác Trung Quốc. Nên nhớ rằng phần lớn thợ gốm Nhật phải đương đầu với những khó khăn về kỹ thuật, chủ yếu là nguồn nguyên liệu, mà người Trung Quốc không vấp phải. Tuy nhiên chỉ có mỗi nhược điểm không đủ giải thích sự thể kỳ lạ làngười Nhật, luôn luôn đua với nghệ thuật Trung Quốc, lại bị bỏ rơi sau Trung Quốc sang thế kỷ về phát triể n gốm, chí ít là cho đến tận thời Hideyoshi. Trước thời đó, đồ dùng bằng sơn mài và bằng đất nung trơn thường đã đủ dùng cho nhu cầu gia đình và tôn giáo; song sau thời này, do đã giải

Page 106: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

quyết được nhiều điều kiện, như vận tải an toàn hơn và trên hết là sự phát triển của các cộng đồng đô thị thịnh vượng, nên có một nhu cầu gia tăng về đồ sứ thanh và đẹp. Có lẽ bước tiến chậm chạp đó trong nghề gốm phải được coi như là một điều báo trước cho những năm tháng hòa bình trong đó những thứ mỏng manh và đẹp đẽ có thể sẽ thoát khởi được sự phá hoại.

Bảng các sự kiện chính trị chính trong thời“SENGOKU”Sau công nguyên.1534 Oda Nobunaga ra đời (mất 1582).1542 Người Bồ Đào Nha phát hiện Nhật Bản.Súng ống được du nhập.1549 Thánh Francis Xavier đến Nhật Bản.1568 Nobttnaga là Shogun trên thực tế.1571 Nobunaga phá hủy các tu viện Hieizan và nhìn chung là gây chiến với

nhà chùa Phật giáo.1576 Lâu đài mới ở Adzuchi.1577 Chiến dịch chống các tiểu phong kiến ở miền tây NhậtBản (Mori và

Shimadzu) do Hideyoshi cầm đầu, thay mặt Nobunaga.1582 Hideyoshi kế nghiệp quyền binh của Nobunaga.1589 Cuộc tàn sát Công giáo đầu tiên.1590 Hidcyoshi áp phục những đối thủ còn lại bằng cuộc bao vây thắng

lợiOdawara. Yedo đượcthành lập.  1592 Hideyoshi phái một đạo quân sang đánh Triều Tiên, song không thành

công và phải rút lui.1597 Cuộc chinh phục Triều Tiên lần thứ hai, bị tan vỡ năm 1598.1598 Hideyoshi từ trần. Ieyasu kế nghiệp.1600 Ieyasu thắng trận Sekiyahara.1603 Ieyasu được cử làm Shogun.1615 Phong tỏa Osaka. Ieyasu chiến thắng, nay trở thành người lãnh đạo tối

cao ở Nhật Bản.

Phần 7: YEDOChương 21: CHẾ ĐỘ TOGUKAWA

1. Chính sách bài ngoại(1)Chúng ta đã thấy trong suốt chiều dài lịch sử các nhà cầm quyền phong kiến

Nhật Bản đã ra sức như thế nào để ngăn chặn các quá trình thay đổi bằng cách ban

Page 107: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

hành luật pháp vĩnh viễn và nuôi dưỡng một nếp đạo đức mà họ nghĩ là để cố định được một nền trật tự trong đó họ là tối thượng. Ieyasu và những người kế tục theo đuổi triệt để chính sách đãđược ấn định trước này; song ngay từ đầu đã thấy rõ dấu hiệu thất bại và lịch sửthời Tokugawa có thể coi như một bài học về nỗi bất lực trong mưu toan chống lại các lực lượng có thế lực mạnh không lường được.

Theo lời khuyên của Hideyoshi, Ieyasu đã xây dựng Yedo thành bản doanh quân sự của mình, và cùng với thời gian nổi dậy nổi lên thành một đồn binh lớn nhất và thành phố lớn nhất ở Nhật Bản Ieyasu đến đóng tại Yedo năm 1590, song phải mãi sau trận chiến Segikahara ông mới quyết định chọn nơi này làm kinh đô của mình.

Yedo, tuy thời bấy giờ chỉ là một lãng nhỏ trên đầm lầy, cũng đã có một thành tích đáng kính nể ở vùng phụ cận các di chỉ thời đá mới tập trung còn dày đặc hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất Nhật. Do nằm ở đầu mũi vịnh, địa hình khó tiếp cận từ phía sau tới nên Yedo đã có một giá trị chiến lược đối với một quân nhân muốn thống soái các tỉnh miền đông; và chính một chiến tướngthời Ashikaga, một người tên là Ota Dokwan, đã nhận thức được điều này và năm 1456 đã xây dựng tại đó một tòa thành.

Đây là một quyết định quan trọng. Có nghĩa là từ nay ông cắt ràng buộc với Kyoto và trị vì Nhật Bản từ trung tâm quyền lực quân sự của mình. Trước đó từ lâu, Yorilomo đã cố tình đóng cách xa Kyoto ra, và sự tan rã, của chế độ Shogun trong những thế kỷ tiếp sau có thể giải thích được một phần là do những người kế vị ông không giữ mình được trước sức cám dỗ của cuộc sống cung đình và những hiểm họa của các mưu đồ trong chốn hoàng cung. Ieyasu quyết tránh lỗi lầm của các bậc tiền nhân. Kamakura vốn đã từng là bản doanh của quyền lực phong kiến khi chế độ phong kiến còn non yếu và ở Kyoto vẫn có một chính quyền dân sự thực thi quyền thế của mình, dù ràng yếu ớt. Song chính sách của Ieyasu là làm sao biến Yedo không chỉ thành một kinh đô quân sự và hành chính, mà cả về kinh tế và tất nhiên là trung tâm văn hóa của Nhật Bản. Nhiều dải đất rộng lớn được cho khẩn hoang, nhiều khu vực được ban cấp để dựng dinh trang cho các chúa phong kiến nhỏ, rồi kho lương được lập ra để cung cấp cho thương nhân, tiểu chủ bấy giờ đã kéo nhau từ Kyoto và Osaka tới do sức thu hút của nơi thủ đô mới được tạo dựng. Một tòa lâu đài đồ sộ được xây dựng lên, còn nguy nga hơn cả tòa thành vĩ đại ở Osaka. Để trợ sức vào các việc này Ieyasu kêu gọi sự đóng góp của các vị nam tước dưới quyền, và cũng qua đó với các khoản thuế cống tương tự ông ra hạn chế được nguồn thu nhập của các vị kia, và tất nhiên là họ không dám chống đối. Quan tâm hàng đầu của ông là đảm bảo sao cho không có một chúa phong kiến nhỏ nào có thể đủ giàu và mạnh để tranh chấp lại được ông, và đề phòng chống mọi âm mưu liên kết có thể làm lung lay vị trí của ông. Để đạt mục đích này, ông đã có những bước đi rất quyết định, đáng được mô tả, bởi vì những quyết định, đó làm nền tảng thực sự không chỉ cho chính sách phong kiến của nhà Tokugawa, mà còn cho nhiều thể chế đặc trưng nhất của thời kỳ Yedo.

Ít lâu sau trận chiến Sekigahara (năm 1601), Ieyasu buộc các tiểu chúa phong kiến phải ký lời tuyên thệ trung thành, họ phải thề tuân hành mọi mệnh lệnh từ Yedo và không được bảo vệ hoặc che chở cho kẻ thù của chế độ Shogun. Đây là

Page 108: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

một tài liệu quan trọng nhất; Bản tuyên thệ được ký chứng tỏ Ieyasu đã làm chủ hoàn toànđược chư hầu của ông, bởi vì trong các chuẩn mực trung chính phong kiến trước kia tuy có nhiều khiếm khuyết sầu thảm song người chiến sĩ Nhật Bản đúng theo nguyên tác bao giờ cũng phải giữ đúng lời chữ cam kết của mình. Kết quả là, khi Ieyasu hàng phục được các kẻ thù còn lại của mình qua cuộc bao vây Osaka (1615), ông đã ở một vị trí mạnh hơn bất kỳ mọi Shogun trước, và ông đã tiến hành củng cố nó bằng mọi cách trong tầm quyền lực của mình. Tuy Ieyasu đã qua đời năm 1616, song chính sách của ông vẫn được những người kế tục tiếp nối, đó là vị Shogun Tokugawa đệ nhị, Hidetada (1616-1622) và vị Shogun Tokugawa đệ tam, lemitsu (1622-1651). Ta có thể mô tả các sắc lệnh của các vị này mà không cần đặc biệt nhắc đến tên một người nào cả, bởi vì những lệnh dụ ấy là tác phẩm của bộ máy Bakufu, thể hiện không chỉ tình cảm của cá nhân các nhà cầm quyền mà cà quan niệm phong kiến thịnh hành của xã hội. Ở đây tưởng cũng thích hợp để vạch ra rằng, trong khi vào thời đó các thể chế phong kiến ở châu Âu đã sụp đổ và được thay thế bằng chính quyền quân chủ tập quyền, thì ở Nhật Bản chế độ phong kiến mới chỉ đạt đến độ trưởng thành, và tuy chính quyền đã được tập trung và chuyên chế hơn chưa từng có trước đây song nó lại được thực thi bởi một thủ lĩnh phong kiến tối cao và một nền quân chủ đang ở tình trạng khiếm khuyết.

Một trong những bước đầu tiên chế độ Shogun thực hiện là vạch ra các quy định về chức năng và cách ửng xử của hoàng đế và triều đình. Ieyasu tỏ ra khá rộng rãi với hoàng tộc, cho họ, những khoản thu nhập thỏa đáng, tuy nhiên mọi daimyo (lãnh chúa) trừ những người thấp hèn nhất đều giàu hơn quốc chủ và đình thần, hơn nữa những vị vua quan này lại phải nhận thu nhập bằng hiện vật chứ không được phép sở hữu đất đai. Không còn một chức năng hành chính nào giành lại cho ngôi báu cả. Các quan lại Bakufu quyền thế ở ngay trong cung để giám sát và thực ra là chỉ huy Hoàng đế; đặc quyền duy nhất còn lại của hoàng đế là cử Shogun và vài quan lại nhà nước khác. Những quan chức này là thuần tuý hình thức và văn phòng ngự tiền, tuy hãy còn khoác cái về đường bộ thời xưa, song cũng chỉ hoàn toàn là nghi thức.

Để đề phòng các chư hầu không chịu thuần phục, các Shogun Tokugawa đã thực thi những biện pháp rất thận trọng. Đối với các nam tước họ có sự phân biệt đối xử giữa những người đã từng sát cánh chiến đấu từ thời nhà Tokugawa hãy còn là những tiểu lãnh chúa nhỏ nhoi ở địa phươngvới những người chỉ chịu thần phục họ sau trận Sekigahara. Loại thứ nhất được coi là chư hầu kế nghiệp (fuđai), loại thứ hai là lãnh chúa bên ngoài (tozama).Các lãnh chúabên ngoài về mặt cá nhân là giàu nhất và trông có vẻ cao chức nhất trong số các chư hầu. Cho đến khi chế độ Shogun cảm thấy được xác lập vững vàng, họ đều được Shogun đối xử trang trọng coi gần như ngang hàng, mà quả thật họ đáng phải được như vậy, bởi vì bản thân Shogun về gốc gác là vô nghĩa so với người đứng dầu các tộc họ lãnh chúa như Maella,- Shimadzu và Date. Song tất cả mọi việc gì có thể làm để giảm thiểu sức tấn công của họ đều được thực thi. Họ buộc phải đóng góp nặng nề, như ta đã thấy, vào các công trình công cộng to lớn, và để họkhông gây được rắc rối trong lãnh địa của họ, một chế độ con tin được phát triển, rồi cuối cùng thành một hình thức gọi là “luân phiên tham gia” (sankinkotai, tham cần giao đại) ở triều Shogun, theo chế độ đó mỗi lãnh chúa quan trọng buộc phải về sống ở Yedo nhiều tháng trong một năm, rồi

Page 109: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

khi trở lại lãnh địa mình phải đểvề và gia đình ở lại Yedo. Các chư hầu kế nghiệp, tuy không giàu tài sản bằng các tozama lớn, nhưng được giao đất đai ở những điểm có tầm chiến lược quan trọng, khống chế được các con lộ và các thành phố chính, hoặc ở những nơi có quan hệvới lãnh địa của các chúa có thể là thù địch với Shogun để họ có thể đe dọa được phía sườn hoặc mặt lưng các lãnh chúa này một khi họ liều lĩnh tiến công vào Yedo. Chế độ Bakufu hạn chế chặt chẽ việc xây dựng ngay và những sửa sang nhỏ nhặt các lâu đài phong kiến. Trong khi ở châu Âu các thành phố lớn như Vonido hoặc các thành phố Hans có khuynh hướng duy trì hoặc tăng cường lợi quyền đặc biệt của họ, thì ở Nhật Bản lúc đó, quá trình diễn biến lại đảo ngược và các trung tâm buôn bán như Osaka, Sakai và Nagasaki, cùng với những nơi khác có làm quan trọng đặc biệt về mặt chính trị, như Yamada ở Ise, quêhương thờ phụng tổ tiên hoàng triều, lại được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của quan chức Bakufu. Rào chắn được duy trì trên các lộ giao thông chính để kiểm tra người qua lại và nhà nước cố tình kìm hãm việc xây cầu, nếu không sẽ làm thuận lợi giao thông trên các tuyến đường chính dẫn đến Yedo. Rồi họ còn mở rộng chính sách làm yếu kẻ địch tiềm năng đến mức can thiệp vào tôn giáo, như buộc phái Phật giáo Hồng Ấn Tự phải chia thành hai nhánh để xẻ đôi mối nguy hiểm mà cứ xét theo điều ghi chép trước đây của phái này, lý đáng họ không phải một cách vô lý vì cái phái tông truyền có uy thế này của tăng đoàn Thượng Nhân vốn gồm những người hiền lành dốc lòng tin vào đức từ bi của A Di Đà.

Bằng những hành động đó và những mưu chước tương tự, các Shogun Tokugawa dự định đảm bảo nền thống trị kế nghiệp dài lâu của họ; song họ lại thận trọng khi cần tăng cường những thứ mà ta có thể gọi là các mặt vật chất của tính ưu thế của họ, bằng cách mà trong thuật ngữ hiện đại có thểđược mô tả là tuyên truyền văn hóa, cả bề rộng lẫn bề sâu. Tuy rằng sau khi Osaka bị sụp đổ vào năm 1615, hòa bình hầu như không bị phá vỡ, song tâm trạng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản trong mấy thế hệ tiếp vẫn là hiếu chiến, họ tiến hành cách cai trị trên thực tế là dựa trên Cơ sở chiến tranh, luật pháp thịnh hành thời bấy giờ thực chất là quân pháp. Chế độ Bakufu, đúng theo tên gọi, chủ yếu là một chế độ chuyên chính quân sự, tầng lớp quân sự là tối cao, còn mọi tầng lớp khác, là nông dân hoặc thợ thủ công hoặc thương nhân hoặc người lao động chân tay, tất cả đều phải phục dịch cho lợi ích của chế độ. Đó là nghĩa vụ và kỷ luật đối với họ. Mọi điều đòi hỏi ở họ là phục tùng, song đối với tầng lớp kiếm sĩ (samurai) chủ đạo thì Bakufu nghĩ là cần có một bộ luật đặc biệt vàmột đạo đức đặc biệt. Tất nhiên những thứ này vốn đã từng có trong truyền thống mà ta đã thấy hình thành từ từ trong cuộc đấu tranh của các dòng họ vào thế kỷ XI, rồi bị suy thoái vì khuynh hướng vô chính phủ trong thời nội chiến dài, song luôn tồn tại dai dẳng ở một mức độ nào đó và dần dần phục hồi được sức mạnh vì trật tự được khồi phục lại trong xã hội. Công việc của chế độ Shogun là tạo cho truyền thống đó một hình hài và một quyền lực rõ rệt; và họ đã sớm ban hành bộ luật rất chi tiết về những điểm nói về bổn phận và hạnh kiểm của kiếm sĩ. Lát nữa ta sẽ xem xét một số chi tiết cách ban hành luật của họ, song ở đây chỉ cần nói là chế độ Bakufu trong nhiều trường hợp đã ban hành các quy tắc về thế ứng xử của các thành viên trong tầng lớp quân sự, từ lãnh chúa xuống đến chiến binh (ashigoru). Đó thực chất là sự mở rộng bộ gia luật của các lãnh chúa Tokugawa ở Mikawa, do đó giống về tính chất với các quy tắc mà chúng tôi đã mô tả khi bản đến việc lập pháp phong kiến dưới thời Nobunaga và Hideyoshi. Song dưới thời

Page 110: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Tokugawa các quy tắc này không chỉ là chi tiết và rõ ràng hơn, mà còn hữu hiệu khắp trên đất nước Nhật Bản và có thể mô tả các quy tắc đó như là Hiến pháp Nhật Bản dưới thời Tokugawa. Hiến pháp này, cũng đáng nhắc lại một lần nữa, được chế dộ Shogun coi như không thay đổi về cơ bản. Điều này được mỗi Shogun lên kế nghiệp khẳng định lại trong một nghi lễ long trọng có mọi chư hầu tham dự và tuy có trường hợp đôi khi buộc họ phải thay đổi hiến pháp đó về chi tiết, song họ không bao giờ chấp nhận hoặc ngay chỉ nhìn thấy một lệch lạc nào đối với các nguyên, tắc chủ yếu, và họ trừng phạt không thương tiếc mọi vi phạm quyền điều hành của hiến pháp đó.

Chỉ có dưới ánh sáng của tính quyết đoán của chế độ Shogun mong giữ gìn cho chế độ phong kiến mà họ cai quản không biến đổi, ta mới có thể hiểu được nhiều hành động dường như phi lý của những người kế nghiệp Ieyasu. Hành động đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà nghiên cứu, và là một hành động dính líu đến những hậu quả khủng khiếp trong bước phát triển sau này của Nhật Bản, là việc thúc ép thực hiện đến tận cùng các sắc lệnh chống Thiên Chúa giáo và chính sách cấm dạo triệt để bao trùm lên sắc lệnh đó.

Lúc Ieyasu qua đời (1616), việc khủng bố đã lơ lửng ở một điểm mà, tuy người theo đạo ở một số vùng đã chịu cảnh tử vì đạo ác độc song trong dân chúng vẫn không có tình trạng thù địch đối với Thiên Chúa giáo thậm chí trên một vài vùng cao lại còn có mối thiện cảm tích cực đối với đạo Thiên Chúa. Luật pháp cũng có thể dễ dàng trở thành một từ chết và giáo dân cũng có thể được phép hưởng tự do tín ngưõng như các giáo phái khác. Bakufu nay đã phòng thủ khá vững chắc để đối phó với các phong trào chính trị đối nghịch và ít quan tâm đến tôn giáo nào nhân dân theo, chừng nào mà dân chúng tỏ ra dễ bảo. Ngoài ra, một khi ưu thế của nhà Tokugawa được xác lập, họ thực thi một chính sách là không can thiệp vào công việc quản trị nội bộ ở bất kỳ mọi thái ấp nào ngoài lãnh địa trực tiếp của họ. Một lãnh chúa (diamyo) có quyềntư pháp đối với dân của ông ta, ông ta có thể áp bức họ hoặc yêu mến họ, tùy thích, miễn là hành vi ứng xử của ông ta xem ra không gây hiểm họa cho chính sách lớn của chế độ Shogun, là duy trì ổn định và trật tự. Song Hidetada, vị Shogun đệ nhị, nghĩ là ông đã phát hiện ra chính mối hiểm họa đó ở nổi hiện diện, nếu không phải là của người Công giáo thì cũng là người châu Âu trong lãnh địa ông. Lúc bấy giờ người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Hà Lan và người Anh đều đang cạnh tranh nhau để có được ưu đãi thương mại, nhóm này dèm pha nhóm kia và tố cáo lên nhân viên của Shogun rằng các quốc gia châu Âu đang nuôi dưỡng âm mưu xâm lược các đất Phương Đông, điều này quả là có thật. Người Tây Ban Nha đã có được Philippin, người Bồ Đào Nha có Macao, người Hà Lan có Đài Loan, người Anh có một chỗ đứng chân ở Malaixia, và không phải tất cả mọi thủy thủ của họ đều có quan niệm rất chặt chẽ về quyền tài sản trên đất và trên biển. Thương nhân Cocks, người Anh, mô tả trong một bức thư của ông là năm 1616 ở Yedo ông đã “đồng ý hòa với người Tây Ban Nha” như thế nào, Bảng cách gợi ý vớingười Tây Ban Nha nên tin vào cuộc nổi dậy của một số lãnh chúa công giáo mà chuẩn mực đạo đức sẽ hội tụ được hết thảy mọi người Nhật theo nhà thờ CƠ Đốc La Mã, rồi chiếm lấy một vài đồn binh và giữ cho được đến khi lực lượng tăng cường từ bên ngoài đến. Người Tây Ban Nha, ông ta vạch rõ, có sẵn trong tay tàu chiến với

Page 111: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

binh lính và của cải để đạt mục tiêu này cho nên họ không cần “tiền cũng không cần người để hoàn thành mưu kế này”.

Rõ ràng lời phát biểu đó đã củng cố thêm mối nghi ngờ đã có sẵn trong tâm trí Hidetada vì ý đồ kia chưa kịp thực hiện thì một sắc lệnh chống đạo đã được ban bố. Sắc lệnh bắt tù đày hết thảy mọi giáo sĩ không trừ ai, và cấm ngặt người Nhật không được kết giao với Thiên Chúa giáo theo bất cứ mọi con đường nào, nếu không tuân sẽ tị tội tử hình. Lúc đó có một đột hoãn binh ngắn để lo liệu lễ mai táng Ieyasu, rồi dến năm 1617 cuộc khủng bố lại bắt đầu tiếp tục ngày càng nghiệt ngã, vì các quan chức phụ trách thúc ép thực hiện sắc lệnh thấy rằng, các biện pháp hình luật bình thường không ngăn cấm được hoàn toàn các giáo sĩ thuyết giáo hoặc các con chiên bám vào lòng tin. Những cuộc tra tấn liệt giường và tử vì đạo tàn khốc đã được ghi chép lại nghe quá kinh sử. Để có thể nhắc lại ở đây, chỉ cần nói rằng, nếu điều ghi chép kia là chứng tích cho vực thẳm điên rồ mà nhân loại có thể ngập chìm vào dưới danh nghĩa luật pháp và trật tự thì đó cũng là bằng chứng buồn thảm song rực sáng cho lòng dũng cảm anh hùng mà con người sẽ vươn lên để bảo vệ một lý tưởng. Hẳn là không có lời chúc tụng nào đẹp đẽ đối vối lòng dũng cảm của các tu sĩ dòng Ogutstin, dòng Đôminich, dòng Phranxit và dòng Tên hơn là đức kiên cường của các tín đồ dòng tu kia, họ hầu hết là người nông dân không được đến trường nhưng đã đối diện với những tàn khóc ma quái và cái chết với một lòng can đảm cũng to lớn và bình thản như mọi kiếm sĩ đã được học tập rèn luyện kiên gan bền chí từ thuở bé. Đàn ông, đàn bà, hàng nghìn người họ đi đến máy tra tấn, đến cột hòa thiêu, đến cây thánh giá và đến hố chôn, thường cất lên lời ca nguyện cầu và khuyến khích bạn bè đừng bao giờ thối chí. Cuộc khủng bố kéo dài hàng năm với mức độc ác không hề giảm, cho đến cuối cùng phải bắt đầu nói đến con số người Thiên Chúa giáo. Thật có ý nghĩa là, ngay trong giai đoạn khủng khiếp này các quan chức có thẩm quyền cũng không muốn buộc tội tử hình lên đầu các nhà truyền giáo ngoại quốc. Họ bị đày đi khắp nơi, hoặc ném vào nhà tù, và chỉ khi họ tỏ ra hoàn toàn kiên gan không chịukhuất phục thì biện pháp cực đoan nhất mới được áp dụng. Tuy nhiên, đến 1622, Shogun có một vài lý do để nghi ngờ sự tồng phạm của Nhà thờ Cơ Đốc La Mã trong âm mưu của người Tây Ban Nha xâm lược Nhật Bản, và từ đấy Shogun đối xử với các giáo sĩ thô bạo hơn và lại ban hành sắc lệnh chống Thiên Chúa giáo. Cho nên việc khủng bố, đã chừng nào giảm xuống, nay lại sống dậy và từ miền tây Nhật Bản mở rộng ra đến ngay lãnh địa Tokugawa. Năm 1624 Shogun ra lệnh đày tất cả mọingười Tây Ban Nha trong vương quốc, cả giáo sĩ lẫn dân thế tục, và ra sắc lệnh không cho người công giáo Nhật Bản nào đi ra hải ngoại. Tuy vậy các nhà truyền giáo vẫn tiếp tục đến và chuốc lấy cảnh tử vì đạo, quy giáo được cho nhiều người trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ khi lên bò đến lúc bị xử tội. Về số lượng người theo đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản thời bấy giờ, có sự không nhất trí, mà các nhà viết lịch sử Nhà thờ cũng không hoàn toàn tin tưởng được, song dường như có khả năng là vào lúc đông đảo nhất có đến 300.000 người. Có bao nhiêu người trong số đó đã tử vì đạo, thật là khó nói, ví có một số lớn đã đi theo Thiên Chúa giáo mà không có lòng tin sâu sắc, mà chỉ là theo lệnh của lãnh chúa của họ, và có khả năng là những người đi theo đạo như vậy đã sớm được xá tội do bỏ đạo.

Tuy nhiên có thể không nghi ngờ rằng một số đông đảo người Nhật gắn bó với lòng tin của mình một cách kiên trì khiến cho những nhà quan sát thời sau đấm lúng

Page 112: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

túng, có lẽ do cách mộ đạo vô tư của đám quần chúng vào một ngày nghỉ nào đó họ đã làm lạc mà giả định rằng đãy không phải là lòng sùng đạo vững chắc mà chỉ là vẻ phù phiếm ngoại đạo. Tuy nhiên tính u sầu không phải là một chất liệu cân thiết của lòng tin; chúng ta đã thấy trong tư liệu Phật giáo ở Nhật Bản, có nhiều bận chẳng hạn là binh lính lẫn nông dân đều vui vẻ đón một cái chết dữ dằn với lòng tin là họ sẽ được vào cõi Tây Thiên của A Di Dà, hoặc đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ pho kinh Pháp Hoa. Những con người đó không sợ chết. Có thể là cuộc đời không êm dịu đối với họ, do tâm trạng có chiều bi quan, hoặc do cả nghèo khó và thất vọng; song sự thế còn lưu lại là họ đã chịu đau khổ và tuẫn tiết cho lòng tin của mình.

Đôi khi thật khó gỡ nhân tố tinh thần ra khỏi nhân tố kinh tế trong một số phong trào tôn giáo ở Nhật Bản. Cho nên khó mà nói được rằng các cuộc nổi dậy cuồng tín (Ikko) ở thế kỷ XV có thể giải thích đến mức nào bằng sự bất ổn về ruộng đất, và cũng đúng như vậy đối với cái được gọi là cuộc phản loạn Thiên Chúa giáo ở Shimabara nổ ra năm 1637 và là trong số những nguyên nhân trực tiếp khiến Nhật Bản ngừng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Từ khoảng năm 1626 sức mãnh liệt của khủng bố xế tàn dần. Thiên Chúa giáo dường như hoặc đã bị tiêu trừ hoặc đã rút vào bí mật. Song ở một số quận nằm xa sự soát xét chặt chẽ của chính quyền, các tín đồ vẫn kín đáo hành đạo, họ phải làm những trò lâm ly thểng thiết để tránh bị phát hiện. Họ thờ phụng những pho tượng Đức Mẹ Đồng trinh nhỏ xíu làm giống như, chẳng hạn Quan Âm và cất kín trong trang thờ Phật hoặc trên bục thờ Thần đạo trong nhà; hoặc nữa họ cất kín trong góc bếp tối tăm một số đồ dùng có khắc thánh tượng. Những nơi mà lòng tin Thiên Chúa giáo âm ỉ lâu dài nhất thông thường là nổi đạo Thiên Chúa đầu tiên được du nhập vào, và đứng đầu trong số đó là những vùng kế cận Nagasaki. Ở vùng ngoại vi cuộc khủng bố trở nên ác liệt nhất. Vào cuối năm 1637 có cuộc nổi dậy của dân chúng sống trên đảo Amakusa và bán đảo Shỉmabara và thu hút giáo dân ở các quận lân cận. Rất có thể là theo như một số nhà biên niên sử khẳng định, họ đã bị lâm vào cảnhtuyệt vọng do áp bức của các chúa phong kiến, vì cùng chung số phậnvới nông dân nhiều nơi trên đất Nhật họ đã bị sưu thuế nặng nề đẩy tới mức không còn chịu đựng được nữa; song dường như điều làm cho họ can đảm nổi dậy lại là lòng tin Thiên Chúa giáo của họ, vì họ biết rằng trong mọi tình huống chết chóc hay khổải là phần dành cho họ và họ tin vào niềm an lạc mai sau. Vào đầu năm 1638, hàng ngàn người, đàn ông, đàn bà, trẻ em đã hợp sức và chiếm giữ một lâu đài phong kiến đã sụp đổ trên mũi đất cheo leo ở Shimabara. Người lãnh đạo là năm kiếm sĩ (samurai), những con người bất -mãn đã từng chiến đấu dưới trướng các tướng lĩnh Thiên Chúa giáo trong các chiến dịch phong kiến, song nay không còn chủ nữa; và nhiều người nổi dậy cũng vậy họ không phải là những nông dân bình thường mà là những cựu chiến binh mà vận may của nội chiến đã bỏ rơi, không còn tí triển vọng nào. Họ đã cầm cự hơn hai tháng trời chống lại các lực lượng to lớn được phái đến để tiêu diệt họ. Lá cờ của họ ghi những dòng chữ như JESUS, MARIA, THÁNH IAGO VÀ LOU VADO SEIA O SACTISSIMO SACRAMENTO, chỉ đổ xuống khi lương thực và đạn dược của họ cạn. Hầu hết bọn họ đều bị đem xử trảm. Sau vụ tàn sát đó, Thiên Chúa giáo rõ ràng bị tuyệt diệtở Nhật Bản, mặc dù vẫn còn sống sót bí mật ở trong vài cộng đồng thôn dã, để rồi lại vươn ra ánh sáng vào giữa thế kỷ XIX.

Page 113: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Có thể có phần chắc chắn là, những cuộc nổi dậy như vậy cũng như nhQng cuộc khác, đã gây nên nỗi kinh hoàng và tạo ra sức thúc đẩy cuối cùng cho phong trào bài ngoại đang dần dần lan mạnh trong các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Trong ý nghĩ họ, lòng tin Thiên Chúa giáo nay là gán liền với ngoại xâm, và họ quyết tâm tránh cả hai hiểm họa bằng cách cắt đứt mọi tiếp xúc với Phương Tây. Cần lưu ý là họ đã đi đến kết luận đó rất từ từ. Trong cách đối xử với người ngoại quốc, cả tu sĩ lẫn thương nhân, từ buổi ban đầu họ đã tở ra rộng rãi rất đáng ca ngợi. Sự thể không có thù nghịch về chủng tộc và dân tộc như thế có thể giải thích một phần bằng mối lo toan thu thập lợi ích vật chất của họ; song chắc chắn là cũng nảy sinh từ một tập tục hữu nghị cố hữu đối vớingười ngoài, và một nghĩa vụ hiếu khách mạnh mẽ. Rốt cuộc điều đã dẫn họ tới chỗ xa rời các chuẩn mực cao đạo đó chính là lòng sợ hãi, cái nguồn bi đát của mọi ácnghiệp. Họ đã trục xuất người Tây Ban Nha năm 1624, và năm 1638 đến lượt người Bồ Đào Nha (phần lớn hình như vì người Bồ Đào Nha bị tình nghi là tòng phạm trong cuộc nổi dậy ở Shimabara). Một khi mà phong trào bài ngoại bắt đầu ráo riết, khi mà người ta nghĩ là an toàn của vương quốc bị lâm nguy thì cách đối xử vởi người ngoại quốc trở nên gay gắt. Một vài phái viên Bồ Đào Nha đến Nhật năm 1640 đổ ép mở lại quan hộ buôn bán đã bị chém đầu gọn, nghĩa là cũng chịu cùng số phận như các sứ thần Mông Cổ bất hạnh năm 1280 và cũng vì một lý do tưỡng tự, nhất là để làm sáng tỏ rằng quyết định của người Nhật là không có được lay chuyển. Phải nói thêm là, ngay khi áp dụng những biện pháp gay gắt nhất chống người ngoại quốc, các quan chức Nhật Bản vẫn biểu lộ một ý thức mạnh mẽ về tính nghiêm chỉnh và nhã nhặn. Cho nên đối với những tu sĩ đã bị kết án, cho đến khi sự bất chấp luật pháp ngoan cường của họ dẫn chính quyền đến chỗ cực đoan họ mới bị đem xử một cách hầu như có thể nói là trọng thị, theo nghi thức dành cho bậc cao cấp người Nhật. Nhiều ghi chú về sắc lệnh bài ngoại được ban bố; cả con người lẫn tài sản người thụ hình được xử lý cẩn thận tỉ mỉ. Người Anh và người Hà Lan không nằm trong phạm vi các sắc lệnh này, song thương quán của người Anh, do quản lý tồi, đã bị đóng cửa năm 1623, cho nên đến 1640 không còn người ngoại quốc ở Nhật trừ một số người Hoa được phép và một nhóm người Hà Lan, họ bị khoanh lại, hầu như là bị cầm tù, trong một khu cư trú nhởở Nagasaki. Ở đây hàng năm có một vài tàu buôn cập bến, song bị giới hạn ngặt nghèo và theo dõi chặt chẽ. Tình trạng hàng ngoại và tư tưởng ngoại lai vào nhỏ giọt như vậy là nếp thông thương duy nhất của Nhật Bản đối với thế giới bên ngoài trong hơn hai trăm năm đến, vì vào năm 1637 Bakufu ra sắc lệnh cấm không cho thần dân Nhật Bản nào được xuất ngoại hoặc, nếu đã đi ra thì không được trở về. Trong mọi trường hợp mưu toan vi phạm tội, án sẽ là tử hình, và để đảm bảo thực thi đầy đủ hiệu lực đạo luật này, Bakufu ra lệnh cấm đóng mọi loại thuyền có sức chứa lớnhơn 500 kokii(1 = 3,3m) nghĩa là mọi loại thuyền đủ tầm cỡ đi ra hải ngoại.

Với những sắc luật đó người Nhật đã chọn con đường từ chối mọi thử quà mà bấy giờPhương Tây đem mới. Không phải là không bổ ích nếu nghiên cứu xem họ đã mất gì qua quyết định này, bởi vì nền văn hóa của họ sẽ trở nên đễ hiểu hơn nếu ta nhớ lại văn hóa đó thiếu những yếu tố gì. Nhìn vào tình hình châu Âu vào thế kỷ XVI, khi người Bồ Đào Nha đến đầu tiên, một nhà phê bình vô tư khó mà đoán trước được người Nhật thời bấy giờ có học được Phương Tây tí gì về đạo đức thực hành không cho riêng mình hoặc cho công cộng. Quy tắc đạo đức và lý thuyết về chính quyền của họ đã có một bề dày rộng lớn và đã đứng vững được trước thử thách của thời

Page 114: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

gian. Tôn giáo của họ, họ có thể biện bác một cách hợp lý, không bị Thiên Chúa giáo vượt trội về mức cao thâm của quan niệm cũng như tính thoải mái trong tín điều; và nếu như có thể đọc kỹ sách viết của một số cha cố Thiên Chúa giáo họ, một dân tộc thờ cúng tổ tiên sẽ phải rùng mình kinh hoàng trước những bức tranh mô tả thiên đường, trong đó một trong các lạc thú đầu bảng của kẻ được Chúa chọn là háo hức trước cảnh hấp hối của kẻ bị đọa đầy. Trong nghệ thuật họ là người thừa kế một truyền thống huy hoàng, và trong việc trau dồi thẩm mỹ họ đã đạt đến những sự tuyệt diệu mà người dương đại châu Âu khó mà mơ tưởng đến. Ngay cả trong cách tàn sát, vốn rất có thể là điều khoa trương tự hào của châu Âu thời bấy giờ, họ chẳng cần mấy học, như có thể xét đoán qua báo cáo của Michelborne năm 1605: “Người Nhật Bản không được phép cặp bến với vũ khí vào bất kỳ nơi nào trên đất Ấn Độ, vì họ là một dân tộc cực đoan và liều lĩnh đến mức gây khiếp sợ ở khắp mọi nơi họ đặt chân đến”. Trong tình thế đó có thể nghĩ rằng châu Âu không có gì để dạy Nhật Bản cả trừ những biến tấu trên chủ đề bất công. Song một quan điểm như vậy hẳn là rất sai lầm và rất phiến diện, vì không đếm xỉa đến mọi chiến thắng lớn lao của trái tim và khối óc, đã vươn cao tuyệt đỉnh trong huyhoàng thời Phục Hưng. Ta có thể bỏ qua vấn đề rối rắm của tôn giáo đi mà chỉ lưu ý rằng tinh túy của lời dạyThiên Chúa giáo, là chủ thuyết về tình thương và khiêm nhường, dường như không làm rung sợi dây cảm ứng trong tâm hồn người Nhật, hoặc giả có lẽ lời dạy đó đã được trình bày cho họ thiếu hoàn hảo. Háo hức như tâm hồn họ thế kia, song nhìn chung họ không muốn hoặc không sẵn sàng tiếp nhận kho báu trí tuệ của châu Âu. Vào năm 1660, khi nhiều giáo sĩ truyền giáo ra vào Nhật Bản thì nền Phục Hưng đã lan tỏa rộng trên khắp châu Âu. Châu Âu được kích động mạnh phần lớn do sự hiểu biết tăng lên và vàng thu được qua những chuyến đi như của người Bồ Đào Nha sang Phương Đông. Những chân trời rộng lớnnhư vậy đang mở ra cho Nhật Bản, và họ đang chuẩn bị thu nhận của cải để thay đổi tận gốc nền kinh tế của mình thì lại chính họ, họ đã tự ý nhắm mắt quay lưng trước mọi triển vọng đó. Đó là thời mà Leonardo de Vinci đặt nền móng cho phương pháp thực nghiệm và trên cơ sở đó cho phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại; là thời mà Copernicus dạy về một lý thuyết mới về vũ trụ; Harvey soi sáng họ tuần hoàn; và Gilbert khởi đầu nghiên cứu về điện. Nhưng bởi vì các phát kiến này không hợp khẩu vị với Tòa án Dị giáo, là tòa án đã thiêu Bruno trên dàn hỏa và cầm tù Galilêo, nên có khả năng là người Nhật đã không thu nhận được một kiến thức ít ỏi nào về các phát kiến kia qua các nhà truyền giáo. Đúng là cái vũ trụ luận đã đầy con người ra khỏi trung tâm cụa vũ trụ không mấy khuấy động được những tu sĩ và học giả vốn quen thuộc với tư tương Phật giáo; song dường như chắc chắn là ở Nhật Bản cho đến thời ban bố các sác lệnh bài ngoại, không thấy có dấu vết của một kiến thức nào về các phong trào đang biến đổi cuộc sống tri thức của châu Âu thời bấy giờ. Người Nhật chào đón, như ta đã nhận thấy, một số phát minh trong khoa học ứng dụng, đặc biệt những gì liên quan đến chiến tranh, như đóng tàu và hàng hải; song về tinh thần và phương pháp nghiên cứu khoa học đã sản sinh ra những phát minh kia thì họ chỉ có khái niệm rất mơ hồ. Do đó sau năm 1640 khi họ cắt đứt với cái nguồn học hỏi thì điều không đáng kinh ngạc là tâm hồn họ lại quay về với chính họ và không phát triển được tý gì trừ việc mải miết trau chuốt nền văn hóa của riêng mình, một nền văn hóa suy cho cùng là đặc sắc và độc đáo đến mức tư thản nở hầu như đã cung cấp được một câu trả lời cho điều nhận định chung là người Nhật với tư cách được. Mà có thể giải thích hoàn toàn đơn giản trên những cơ sở khác. Trong những nguyên

Page 115: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

nhân đưa đến thời PhụcHưng ở châu Âu thì ở Nhật Bản chỉ xuất hiện có ít nguyên nhân xa và hầu như không thấy có nguyên nhân gần nào. Văn hóa của các nước châu Âu trung cổ không phải vay mượn, như văn hóa Nhật Bản đã từng vay mượn của Trung Quốc, mà kế thừa trực tiếp từ thế giới cổ đại, và sự phát triển trí thức của Tây Âu là liên tục trừ một số thời kỳ ngưng nghỉ do chiến tranh và dịch bệnh. Bước chuyển từ chủ nghĩa Kinh viện sang chủ nghĩa Nhân văn được diễn biến dễ dàng trước hết là do sự truyền bá rộng rãi một phương tiện chung để nói và viết, đó là tiếng la tinh. Khó mà đánh giá hết tầm quan trọng của nhân tố này trong sự nghiệp truyền đạt trí tuệ của con người đến khắp miền tây châu Âu, ví bằng không có nó con người có lẽ vẫn cứ phải sống yên ắng trong những xó xỉnh hẻo lánh như xưa kia. Cứ tính theo thuần túy số học thì vận hội để tiến bộ sẽ được tăng tiến nếu càng có nhiều tâm trí quan tâm đến cùng các vấn đề, và điều thuận lợi này sẽ được tăng cường qua sự tác động lẫn nhau và thi đua giữa các tộc người. Rất nhiều loại chất liệu thật lạ lùng đã tạo nên sức hiểu biết của Phương Tây, nào là từ Hy Lạp, La Mã, Biđanglin, Hêbrơ (Do Thái), Aráp đến các yếu tố của tất cả các loại hình dân tộc ở châu Âu hiện đại. Khi xem xét những tên tuổi vĩ đại trong lịch sử trí thức châu Ầu, ta sẽ thấy kinh ngạc về nguồn gốc đa dạng của họ. Avicenna là người Bokhara; Averroes, người Cordova; Copernicus, người Ba Lan; Tycho Brahe, người Đan Mạch; Galileo, người Ý; Newton, người Anh; và Descartes, người Pháp làm việc ở Hà Lan và mất ở Thụy Điển. Vị trí của người Nhật thì ngược hẳn lại, nằm ở một nơi mà họ chỉ nhận được nguồn cảm hứng trực tiếp từ nền văn hóa hầu như tĩnh và đơn nhất của Trung Hoa. Ngay cả tôn giáo và nghệthuật mà họ tiếp nhận được từ những nơi khác ở châu Á cũng chỉ đến tay họ khi họ tiếp thụ dấu ấn Trung Hoa.

Đó không phải là những nguyên nhân duy nhất kìm hãm sự phát triển văn hóa của Nhật Bản. Có lẽ điều cản trở nghiêm trọng nhất là sự hạn chế họ tự áp đặt lên việc mở rộng kinh tế của họ. Một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự Phục Hưng là của cải tiến vào các nước châu Âu do ngoại thương phát triển; bởi vì phát minh theo nghĩa rộng nhất là con đẻ không phải của sự cần thiết mà là của thư nhàn và giàu có. Người Nhật ý thức tò mò được điều này từ thời Ashikaga khi họ háo hức phiêu lưu ra biển cả; và thật là một sự kiện nổi bật là từ đấy, mặc dù có những lộn xộn trong nước, bắt đầu một thời kỳ hoạt động văn hóa lớn lao. Mọi hoạt động đó bị ngưng lại, hoặc bị thu vào các kênh mòn cũ, khi Nhật Bản rơi vào tình trạng cô lập. Vấn đề của họ lúc này khơng phải là làm thế nào để có được và sử dụng được của cải và trí tuệ từ ngoài vào, mà là làm thế nào để bảo quản và tăng cường nguồn lợi của bản thân họ. Chính làm cho vấn đề này thêm phức tạp do bước chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế thương nghiệp, mà ta cần phải tìm ra chìa khóa để hiểu lịch sử thời Tokugawa.

2. Hành chính và pháp luậtTrước khi tiến hành khảo sát các biến đổi kinh tế trong thời đại Yedo và tác

động của những biến đổi đó lên các thể chế xã hội ta cần hoàn chỉnh bức tranh về các thể chế đó như chúng đã tồn tại trong thế kỷ XVII. Ta đã thấy lần lượt Nobunaga, rồi Hideyoshi và Ieyasu đã tiến hành như thé nào để củng cố vững chắc hệ thống tôn ti hành chính xã hội của họ. Nổ lực của những người kế nghiệp, kể từ giữa thế kỷ XVII dồn vào hoàn thiện tổ chức của hệ thống đó. Chính đặc biệt trong thời kỳ Shogun đệ tam, Iemitsu (1622 - 1651), là các thểchế phong kiến đạt đến cực

Page 116: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

điểm. Ta không cần phải đi vào chi tiết rối rắm của bộ máy chính quyền, mà chỉ cần một số hiểu biết về các nguyên tắc chung nếu như ta muốn hiểu bộ máy đó đã vận hành như thế nào và tại sao cuối cùng nó lại tan vỡ.

Chính quyền trung ương dưới thời Tokugawa khởi đầu, và tiếp tục trong mấy thập kỷ sau, như thể là sự mở rộng trong thời bình cái quyền chỉ huy tối cao ởthời chiến. Nó không dựa vào một lý thuyết nào về nhà nước cả, tỉ như: hệ thống mà nó đã từng tiếp nhận từ Trung Quốc năm 645. Nó sử dụng những cách bố trí sẵn có, và về thực chất cũng chỉ là một kiểu áp dụng lên toàn quốc những phương pháp mà một nam tước phong kiến đã dùng trong lãnh địa riêng của mình để kiểm soát chư hầu và thần dân và để duy trì lực lượng vũ trang của mình. Có thể thấy rõ ngay cả trong chức tước các võ quan cao cấp của Shogun, tất cả đều có một phong vị gia đình, như thể là nhà Tokugawa, nói theo cách một nhà văn thờibấy giờ, quản lý công việc của họ “theo kiểu của một trưởng thôn”. Có một kiểu Hội đồng nhà nước gồm từ bốn đến năm Huynh trưởng (toshiyori) do một trong các vị đó chủ tọa, gọi là Đại trưởng huynh (Odoshiyori). Những vị này lo các vấn đềlớncủa chính sách, bao gồm các quan hệ của Bakufu với Hoàng triều, và việc kiểm soát của Bakufu đối với các lãnh chúa (daimyo). Dưới họ có bốn đến sáu Tráng huynh (Wakadoshiyori), giữ nhiều chức trách song phần việc chính là giám sát các chư hầu trực tiếp của Shogun ở hàng thấp hơn daimyo, đó là các hatamolo hoặc kiếm sĩ cầm cờ và các go-kenin hoặc là gia nhân, bao gồm đại đa số samurai không có trang ấp vào phục vụ cho nhà Tokugawa, xuống đến ngườiở hạng thấp nhất. Gắn với ban huynh trưởng là các quan chức gọi là metsuma chức năng thường hay bị hiểu làm. Họ vẫn được mô tả như là “do thám” song chức danh của họ có thể dịch là “giám thị” thì đúng hơn. Chức năng của những người này lúc khởi thủy là có tính chất quân sự. Trong thời chiến, các huynh trưởng lập một kiểu Ban Tham mưu, và các metsuke hoạt động như là võ quan tình báo. Do thám đóng một vai trò lớn trong chiến tranh phong kiến, và các binh thư, cả của Trung Quốc lẫn Nhật Bản, vốn được binh sĩ ngiên cứu rộng rãi, lưu ý nhiều đến vấnđề này và khuyến dụng những phương pháp mờ ám nhất để lấy được lòng tin của kẻ địch và thăm dò sự vụ của địch. Trong thời bình, nhiệm vụ metsuke quy tụ vào việc giám sát các chư hầu, cả lớn lẫn bé. Họ phải thông báo đầy đủ cho chính quyền trung ương hành vi của các nam tước và của dân chúng để cho trung ương chuẩn bị đối phó với mọi phong trào phản nghịch; và từ khi mà chính quyền lấy đàn áp chứ không lấy đồng tâm làm chỗ dựa thi tất nhiên hệ thống này sẽ phát triển thành một mạng lưới do thám với tất cả bộ máy mật vụ, phòng mật, chỉ điểm, nhân viên khiến khích đặc trưng cho một chế độ chuyên chế bất an.

Phụ tá cho Hội đồng Huynh trưởng là vô số các quan chức hành chính, hành pháp và tư pháp gọi là bugyo, một thuật ngữ co dãn có thể dịch ra là “ủy viên”, song cũng là một cách gọi chung các quan chức khác nhau như thượng thư, bộ trương ngoại giao, các quan cai trị và quan coi việc tư pháp ởđịa phương và tinh thành. Có các chức vị kanjo-bugyo (khám định ủy viên) coi việc tài chính của Bakufu, madu-bugyo là các quan tòa và dương cục cảnh sát ở thành phố lớn; jisha-bugyo coi việc đền chùa và giải quyết tranh chấp giữa họ; rồi nhân viên hải quan và quan chức các cấp, tất cả đều mang danh hiệu bugyo. Bộ máy hành chính thời Tokugawa, đặc biệt trong giai đoạn đầu, không hề có tính hợp lý và hệ thống gì cả.

Page 117: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Nó mọc lên theo cách đó phần nào ngẫu nhiên để đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn, và trông cũng tựa như thành phố cổ Yedo vậy, một mê cung đường sá thất thường, tương phản với sơ đồ cân xứng của cố đô. Chức năng của các nhân viên không được xác định rõ. Hơn nữa nó có nhược điểm nghiêm trọng là bày đặt ra quá làm việc khiến cho khó phát huy được sáng kiến, vì các công sở bên trên thì cứ được nhân đôi lên hoặc chức năng của những tổ chức đó lại không phải do các cá nhân thực hiện mà tai do các Hội đồng, bởi vì người ta nghĩ là cần phải đề phòng tình trạng độc quyền quyền lực ở một người. Về sau, việc vận hành bộ máy đó tại bị vướng bởi một hệ thống luân phiên, các huynh trưởng và ủy viên tối cao luân phiên nhau đảm nhiệm trong từng tháng, do đó họ có thể làm rối mù lên hoặc làm trì trệ lại. Sai lầm này dẫn đến tình trạng thực quyền rơi vào tay những người đứng ở hậu trường, như các thị thần, các lẻ quan, thậm chí cà các thái giám. Nhìn toàn bộ lại, khi nghiên cứu hoạt động của chế độ Togukawa, ta cứ cảm thấy như bị dẫn dắt vào một không khí ngờ vực đa nghi. Cần phải nói thêm rằng, vì nguyên tắc chủ đạo của toàn bộ bộ máy hành chính thời Togukawa là bảo toàn quyền lực và của cải nhà Togukawa và các nhà liên kết, nên các công sở bên trên chỉ biệt lộ mới giao cho các dòng họ lãnh chúa bên ngoài (tozanta), nhưng lại có xu hướng trở thành cha truyền con nối đối với các dòng họ chư hầu trực tiếp, trong lúc đó sự phân biệt đẳng cấp cứng phắc đã hạn chế một cách đáng buồn tài năng có thể đàm nhiệm các chức vụ. Trong điều kiện đó chính quyền, tuy theo lý thuyết là sáng suốt, thì trên thực tế cũng không thể tránh khỏi thiên vị và lo là lợi ích của dân tộc nói chung.

Chính quyền địa phương trên đại thể theo mẫu hình chính quyền trung ương. Bên trong thái ấp riêng của mình, các nam tước đượchưởng rất đầy đủ quyền tự trị. Các quan chức Bakufu chỉ đóng ở một số thành phố lớn hoặc trong lãnh địa trực tiếp của Togukawa, vốn phần lớn nằm ở miền đông Nhật Bản và trên những điểm có tầm chiến lược quan trọng ở nơi khác. Song phủ Shogun, tuy không can thiệp, vẫn quan sát chặt chẽ thái độ của các chư hầu, và một trong những nhiệm vụ chính của các giám thị (metsuke) và các viên thanh tra lưu động của giám thị là báo cáo về các sự vụ ở các thái ấp. Vì lẽ đó và vì những lý do tương tự nên có khuynh hướng chung trong các daimyo là đồng hóa các phương pháp hành chính và tư pháp của họvới những phương pháp của chính quyền trung ương, và pháp chế mà các Shogun miệt mài xây dựng chẳng mấy chóc bắt dầu thay thế gia luật của các thái ấp mà cũng không va chạm với tình cảm và tập tục địa phương. Một phần bởi vì chế độ Shogun cũng chỉ là bản sao ở tỷ lệ lớn của một chính quyền chư hâu, và một phần bởi vì các lãnh chúa nhỏ thường thích bắt chước lãnh chúa lớn; ngay trong một thái ấp nhỏ vị nam tước cũng có Hội đồng Huynh trưởng và các nhân viên khác mang những danh hiệu kểu phục dịch ông ta. Do đó pháp chế dần dần lên đến chỗ thống nhất trên khắp Nhật Bản, đặc biệt như trước đây Bakafu đã ra sắc lệnh là “luật pháp như thể luật Yedo” phải được tuân thủ “mọi điều và ở mọi tỉnh mọi nơi”. Chỉ có những đại tộc như Shimadzu và Maeda mới đủ mạnh để chống lại xu hướng đó, và ngay họ, như lệ thường, cũng sử dụng tính tự trị của mình một cách kín đáo, để không tỏ ra công khai chống đối chính sách của Bakufu cũng tương tự như vậy, tuy lúc đầu các chức trách Yedo không can thiệp vào cách sắp xếp nội bộ của những cổ quan tự quản như các giáo phái, các phường buôn và cả các cộng đồng xã thôn, song về sau họ gạt bỏ hết mọi quyền tài phán riêng, hoặc ít ra là cũng khoanh nó lại trong những giới hạn nhỏ hẹp. Do đó những đường nét phác họa sau đây về hệ thống lập

Page 118: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

pháp và tư pháp thời Tokugawa có thể đem áp dụng chung cho toàn thể Nhật Bản được, và chỉ tăng thêm chi tiết theo thời gian tiến triển của thế kỷ XVII.

Trên những nét chính, pháp luật là có tính răn đe và đàn áp, bởi vì từ gốc gác và ở buổi phát triển ban đầu, luật pháp không là cái gì khác hơn là sự biểu thị ý chí của một thủ lĩnh chủ đạo trong tình hình chiến tranh. Tuy vậy, khi trật tự được xác lập và tính ưu thế của ông ta được bảo đảm thì luật pháp trở nên bớt nghiêm ngặt hơn trên nhiều mặt, vềbản chất nó là luật quân sự được tiếp tục trong thời bình. Gỉa định cơ bản của luật pháp này là rút từ bộ Săn Kiếm (Sword Hunt) của Hideyoshi, trong đó việc phản chia đẳng cấp được ấn định cứng nhắc và do đẳng cấp quân sự cầm đầu, và từ bộ luật Vũ gia (Buke-Haito, Vũ Gia pháp độ) do Ieyasu ban hành năm 1615 ngay sau khi Osaka sụp đổ. Đây là một tài liệu, tựa như tập công lý thức và Gia pháp thời trước, không hơn gì một thứ sưu tập có hệ thống, các huấn thị và lệnh cấm riêng biệt như thể là một nhóm cách ngôn, viết bằng một thứ ngôn ngữ có phân mơ hồ, được bổ trợ bằng những trích đoạn uyên bác từ kinh điểnTrung Hoa và Nhật Bản. Hai trong mươi ba điều khoản đầu đặt nguyên tắc cho cách ứng xử của đẳng cấp quân sự, họ phải nghiêm chỉnh dóc sức cả vào văn học lẫn võ học và phải giữ mình không được đe dọa. Ba điều khoản tiếp theo (3, 4, 5) nói về việc duy trì trật tự trong lãnh địa phong kiến và mối quan hệ giữa lãnh địa này với lãnh địa kia. Ba điều tiếp theo (6, 7, 8) hướng về chống sự liên kết giữa các daimyo, hoặc những hành động có thể làm phương hại đến phủ Shogun. Một hình thức liên kết hay được thực hiện ở Nhật Bản để phục vụ lý do chính trị, tất nhiên là kết hôn, và điều 8 ghi: “Không được kết hôn vì tư lợi”. Sau đó là lời giải thích, được bổ trợ bằng các đoạn trích từ Kinh Dịch và Kinh Thi, rằng Hôn nhân phải dựa trên sự hòa hợp âm, dương, do đó không được tiến hành nhẹ dạ. Ba điều tiếp theo (9, 10, 11) quy định người tùy tùng, trang phục, xe cộ v.v… riêng cho mỗi đẳng cấp. Điều cuối bắt buộc samurai phải giữ thanh đạm và khuyên daimyo tránh sự thiên vị và sử dụng thuộc hạ tùy theo công trạng. Hai lời hô hào này đã từng được những người cầm quyền nhắc đi nhắc lại từ thời xa xưa, và âm hưởng đến nay vẫn còn vang vang. Dường như những nhà dương quyền luôn luôn ít lo âu bởi vì họ biết rằng dân của họ có thói tiêu xài rộng rãi và thích làm điều lành cho họ hàng và bạn bè.

Ta sẽ thấy ngay tức khắc những điều đó không phải là những đạo luật, như ta vẫn hiểu. Đó chi là những lời tuyên bố bằng văn bản các nguyên tắc làm nền tảng cho lệ, nó không thay thế lệ mà chỉ bổ sung lệ. Từ giữa thời kỳ Tokugawa có ban hành bộ luật và lệ bằng văn bản cực kỳ phong phú, nhưng phần lớn là dưới hình thức bình giải hoặc biên soạn lại các bộ luật trước, và tuy càng ngày nó càng trở nên hộ thống hóa song vẫn hoàn toàn khác về tính chất với luật hiện đại. Có lẽ có thể nói một cách đúng đắn là một quan tòa người Anh thì phải xác định ý đồ của đạo luật theo văn bản, còn một quan tòa người Nhật thì chỉ nói lên ý đồ của đạo luật thôi, còn sau đó thì thực thi luật đó theo ý muốn riêng của mìmh. Điều tương phản này, tuy có phần cường điệu khi nói như vậy, có thể dùng để giải thích một trong những lời tuyên bố đẹp đẽ song không xác đáng thường hay được đưa ra để nói về các thiết chế của Nhật Bản. Người ta vẫn hay nói là chính quyền Yedo thi hành chính sách ngu dân đến mức mà giấu giếm ngay cả các đạo luật không cho dân chúng biết, cho nên họ không bao giờ biết là mình có phạm tội hay không. Cũng có chút ít sự thật trong lời tuyên bố đó, song không phải là nhiều. Theo đúng chủ thuyết đạo

Page 119: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Không thì dám bình dân được hỏi tại sao; và chắc là không có nhà lãnh đạo Nhật Bản nào đi chệch ra khỏi con đường đó mà giải thích lệnh chỉ của họ cho đám thân dân hạ tiện. Cho nên cái gọi là Bộ Luật Trăm Khoản (O-sadame-yaki Hyakkajo) có ghi như sau: “Những điều khoản này đã được đệ trình lớn Shogun và đã được duyệt. Không ai được xem ngoài các quan tòa (bugyo)”. Song điều này không có nghĩa là toàn bộ luật đều giữ mật. Mỗi điều bao gồm một khoản cấm và hình phạt. Những điều cấm đều được công bố cho dân chúng Bảng truyền đạt miệng và bảng yết thị. Chỉ có những khoản nhằm hướng dân cho quan tòa mới giữ kín, chẳng hạn các khoản nói về phạm vi tự do được phép của quan tòa khi công bố hình phạt; và tất nhiên hình phạt, vì là lệ cho nên mọi người đều được biết. Rõ ràng là những thứ này theo thời gian ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và vào cuối thời Tokugawa những ấn phẩm về bộ luật đó được bán ở các hiệu sách, bọc bìa vàng như các bộ tiểu thuyết đương thời.

Nhìn chung các nhà lãnh đạo Tokugaavva không coi việc biên soạn và thực hiện một bộ luật chặt chẽ riêng biệt, dân sự hoặc hình sự, là chức năng của họ. Họ lại còn phản đối về nguyên tắc việc làm luật chi tiết dựa trên lý thuyết luật học. Dường như họ ưa hành sự theo lối thực nghiệm, nghĩa là ban hành luật để đối phó với tình huống khi có tình huống xảy ra chứ không tiên liệu trước tình huống để ban luật. Yếu tố hợp lý hóa trong việc lập pháp của họ có lẽ phải tìm trong một số nguyên tắc đạo đức mà họ tuân thủ hoặc thực thi. Chủ đạo trong số nguyên tắc này, như chúng tôi đã lưu ý khi mô tả các điều kiện trong suốt thời phong kiến, là nguyên tác trung thành, cái mối ràng buộc nghĩa vụ giữa thầy và tớ. Nguyên ủy loại trung thành này là một đức độ phong kiến, một mối quan hệ hầu như hoàn toàn quân sự; song dưới thời Yedo, trong những năm tháng hòa bình, nó trở thành lý tưởng chung của mọi đẳng cấp, và được coi như hòn đá thử cách ứng xử không chỉ giữa lãnh chúa và chư hầu, mà cả giữa chủ trại và người lao dộng, giữa thường gia và nhân viên, giữa thợ thủ công và người học việc, và cả giữa kẻ gá bạc và chân tay. Có một lần, một số nông dân bị Bakufu toan chuyển từ thái ấp này sang thái ấp kia đã biểu tình mang theo có ghi dòng chữ “Ngay cả nông dân cũng không hầu hai chúa”, một cách áp dụng hài hước niềm kiêu hãnh đã từng một thời dẫn dắt các samurai theo chủ đến chết. Song mối quan hệ giữa chủ và tớ nay chặt chẽ hơn nhiều, cụ thể hơn nhiều và ít lý tưởng hơn nhiều so với mối ràng buộc gắn kết giữa thủ lĩnh phong kiến kiểu cũ và với chư hầu hoặc thuộc hạ. Những người này, khi có lệnh động binh, phải rời bỏ ruộng đồng để vội vã ra chiến trận với giáp trụ vá víu, cái mộc thô thiển và một con ngựa gầy dơ xương. Nhưng người samurai Toktigawa, sống trong một đồn binh thị trấn, là một người lính chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ và nhận tiền công hoặc trợ cấp đều đặn trả giá cho cuộc đời anh ta sẵn sàng hy sinh cho chủ. Người ta nghi là phải đưa thêm vào cái hợp đồng đó một tính chất đạo đức, và vậy là các nhà cầm quyền nước Nhật - khi đã tìm được - mà phải được - những con em trong dân luôn luôn sẵn sàng quan niệm vấn đề theo một góc độ đạo đức, bèn ra sức nhồi nhét cái chủ thuyết trung thành phục vụ vào đầu óc họ. Các vị cầm quyền đã thành công đến mức mà luật pháp rồi văn học và nghệ thuật, ấy là chưa nói đến các mối quan hệ xã hội và gia đình, đều bị quan niệm phong kiến đó chi phối. Có thể nói một cách đúng đắn là họ đã đưa được cái nghĩa vụ phục vụ lên đỉnh điểm của thang đạo đức, đến nỗi lòng hiểu để của con cái đối với cha mẹ một thời là

Page 120: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

tuyệt đỉnh của đạo đức nay biến thành chỉ còn là một dạng của lòng trung thành đối với chủ hoặc người ban ân.

Từ khi các chức trách Tokugawa xác định quan điểm cho rằng cách ứng xử của một công dân phải dựa không phải trên quy tắc luật pháp mà là trên quy tắc đạo đức, thì pháp luật mà họ công bố thường thường dưới hình thức các bảng (satsu hoặc fuda) khuyến cáo đính vào những cột cao ở nơi dễ nhìn thấy trong khắp các thành thị và thôn làng. Một trong những bảng loại này nổi tiếng nhất gọi là bảng Thân huynh (Ovako-byodai-fuda) hỏi vì nó khuyên rằng mọi thành viên trong gia đình hãy giữ gìn mối quan hệ hòa hợp. Rồi tiếp theo là nói đến kẻ tôi tớ phải trung thành, chủ phải công minh; mọi người phải tiết kiệm và cần cù và phải giữ đúng địa vị trong cuộc sống; và nói chung tư cách đạo đức phải tốt đẹp. Những loại bảng như vậy rất phổ biến, đặc biệt là vào năm 1700, khi chính quyền thuần túy phong kiến áp chế trước kia bắt đầu tự biến đổi thành một bộ máy quan liêu ít nhiều khoan dung. Song cho đến lúc đó luật pháp áp dụng đối với các tội đặc biệt vẫn có tính chất gay gắt và với ý độ hoàn toàn để ngăn chặn. Cả trong ngôn từ dân gian lẫn trong các luận thuyết pháp luật đương thời tính chất đó được công khai thừa nhận là nhằm gây khiếp sợ trong lòng công dân. Không phải chi có chém đầu rồi ban đầu và thân thể trước công chúng, mà còn moi gan phanh thây, đâm bằng giáo và nhiều hình thức hành hạ khác cho đến chết. Có phạm nhân bị chôn đến tận thân, và mọi người dự cuộc hành hình đều được phép dùng cưa tre xẻo thịt phạm nhân trước khi phạm nhân bị giết. Thân thể phạm nhân thường được giao cho samurai để họ thử gươm. Hỏa thiêu dành cho những người phạm tội đốt phá gây hỏa hoạn, một kiểu hình phạt đúng với tội. Phạm nhân trong thời kỳ tra xét bị tra tấn đều, và tù nhân phải chịu cực hình ác độc. Và những điều kinh khủng khác thuộc loại này bạn đọc có thể xem các bài của cố tác giả J.C.Hall về luật pháp phong kiến ở Nhật, song đồng thời bạn cũng nên tìm đọc thêm một số báo cáo về phương pháp hình sự ở Anh vào thế kỷ XVII, và muộn hơn nữa.

Đặc trưng của cả dân luật và hình luật thời Tokugawa là cả hai đều tuân thủ cách phân biệt đẳng cấp của chế độ này. Samurai và người dân thường bị trừng phạt vì những tội khác nhau và cũng theo cách khác nhau. Trong thời đầu Yedo dứt khoát là “những người ở lớp hạ tiện như thị dân và nông dân nếu phạm tội nặng vì nói năng xúc phạm hoặc ứng xử thô bạo thì có thể, đúng ra là phải, chịu tội chém”. Điều luật này, gọi theo dân gian là kirisutegomen hoặc là “được phép chém bỏ” (mà không gây ồn ào về sau), được biện giải ngày càng chặt chẽ hơn cùng với thời gian, song ở đây nó cho thấy rõ các quan lại cai trị phong kiến đã quan niệm về địa vị người lính trong nhà nước như thế nào. Về phần hôn nhân và thừa kế có hai đạo luật, một cho samurai và một cho dân thường. Cũng một tội ác đó nếu một samurai phạm phải thì được mô tả là một sự “quá khích”, mà một người bình dân phạm thì là một “tội ác”. Một bộ sưu tập luật chính thức thời Tokugawa có viết: “Mọi tội phạm đều được trừng phạt theo địa vị xã hội”, và nếu theo khảo sát các hình phải được đem thi hành dưới thời Tokugawa ta sẽ thấy các nguyên tắc đó được tuân thủ. Một samurai thường bị phạt nhẹ về một tội nào đó mà nếu trong trường hợp nông dân thì anh ta có thể chịu đến án tử hình, mặt khác samurai có thể bị kết án tự vấn hoặc lưu đày vì một hành vi nào đó mà người dân bình thường nếu phạm phải thì chỉ bị

Page 121: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phạt nhẹ thôi. Luật pháp ứng dụng cái lý thuyết xã hội cho rằng nông dân và thị dân tồn tại vì lợi ích của đẳng cấp quân sự.

3. Điều kiện kinh tếTừ hình ảnh vừa phác họa ở trên ta sẽ thấy rõ là khi mà các Shogun

Tokugawa quyết định duy trì vĩnh hằng tổ chức quân sự của đất nước trong thời bình, thì họ đã tự dựng lên một vấn đề kinh tế có tầm quan trọng to lớn. Họ phải đảm bảo duy trì một đẳng cấp đặc quyền đặc lợi rất đồ sộ, không những là phi sản xuất mà còn phải cung cấp cho họ nào là vũ khí, nhà ở, lương thực, quần áo ở mức thích hợp với chức vị cao của họ. Vì họ đã chọn con đường tự cắt đứt mọi nguồn cung cấp từ bên ngoài vào bằng các sắc lệnh bài ngoại, nên họ phải phụ thuộc vào sản phẩm trên chính lãnh địa của họ; thêm nữa họ phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, bởi vì hòa bình được vặn hỏi đã đem lại không chỉ sự tăng dân số mà cả sự nâng cao mức sống. Do đó họ phải đương đầu với hai khó khăn là cung cấp và phân phối. Những khó khăn này chủ yếu là hai mặt của một vấn đề và trong phạm vi của chúng ta, ta chỉ cần xem xét cùng một thể.

Tình hình nguy hiểm chưa trở thành đe dọa cho đến khi thế kỷ XVIII. Các vị nam tước và thuộc hạ thành đạt sau chiến tranh đã an cư lạc nghiệp để hưởng thụ đất đai và các đặc quyền đặc lợi, và dường như không có lý do gì để người nông dân lại không tiếp tục khúm núm cấy tròng để cho gia chủ họ hưởng thụ và kẻ thương nhân lại không kính cẩn dâng lên các loại hàng hóa. Một thời quả thật đã có một vẻ phồn vinh đáng kể, lúc đầu là thật và về sau chỉ là bề ngoài. Mở đầu thế kỷ thu nhập của Nhật Bản ước tính đến 28 triệu koku (hay 140 triệu giạ) (giạ = 36 lít, để đong thóc, N.D) thóc. Tài sản được đo bằng thóc bởi vì đó là phương tiện trao đổi quan trọng nhất mà lại là lương thực chính nữa. Vì lý do đó, và cũng vì ý thức sở hữu đất đai là luôn luôn yếu ở Nhật Bản, nên thu nhập không chỉ của chủ đất mà của tất cả mọi đẳng cấp đều được xác định bằng số thóc chuẩn. Trong số 28 triệu koku nói trên thì 8 triệu thuộc về Shogun, số còn lại (trừ khoảng 40.000 koku cấp cho hoàng triều) thuộc về 270 daimyo phân chia nhau đất nước. Một daimyo trên thực tế là một chư hầu được ban cấp hoặc được phân định một lô ruộng định mức trên 10,000 koku. Trong số họ có những Lãnh chúa bên ngoài (tozama) có quyền lực, chẳng hạn như Maeda, thu nhập hàng năm đến hơn 1 triệu koku, sát theo sau là Shimadzu, Date và nhiều vị khác, còn thu nhập bình quân hàng năm của chư hầu kế nghiệp (fudai) số lượng khoảng 150 người, thì chỉ vào khoảng 10,000 koku mỗi người. Tất cả mọi nam tước này, từ Shogun trở xuống, quản lý một cơ ngơi đồ sộ và phải hỗ trợ vô số thuộc hạ đủ các cấp, từ các Huynh trưởng trong Hội đồng đến người chiến binh thấp nhất. Cho nên một Samurai đứng đầu trong lãnh địa một nam tước quan trọng thường thu nhập đến 10,000 koku, còn ngay cả ashigaru (chiến binh) thông thường cũng được cấp khẩu phần có thể sống ngang mức với một nông dân khá giả. Bên dưới daimyo là các chư hầu khác của Shogun. Có chừng 5.000 halamoto, hoặc là Kỳ Thị (Kiếm sĩ cầm cò), họ thu nhập không đến 10,000 koku, và khoảng 15,000 go-kenin, hoặc gia nhân, họ chỉ nhận được 100 koku hoặc khoảng ấy. Ta sẽ thấy rằng tầng lớp được gọi một cách lịch sự là nhàn hạ hoặc sống bằng lợi tức là cực kỳ đông đảo, và gây ra một dòng hút lớn của cải của đất nước. Phương tiện sinh sống của họ hầu như chỉ rút từ sức lao động của người nông dân. Tất cả đất đai trong một lãnh địa chủ được chức sắc của lãnh chúa giám thị cẩn thận, hoa lợi được ước tính

Page 122: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

phù hợp với địa thế, chất đất, số người cày, và trong một số trường hợp thu hoạch được tính theo một khoảnh ruộng trắc nghiệm. Lãnh chúa lấy phần thóc của mình, theo một tỷ lệ tập tục, nhìn chung là “Shi-ko-roku-min” hoặc là “bốn chúa sáu dân”, song đôi khi lại có cả hai phần cho chúa, một cho dân. Trong việc giám thị, xác định và chia phần thường có rộng chở cho lạm quyền, và trong nhiều thái ấp sự áp bức của các chức sắc tham nhũng và quá mẫn cán đã thúc giục nông dân nổi lên chống đối. Số phận của họ quá thảm hại vào những thời buổi tốt nhất. Qua các tiểu thuyết, kịch và tranh thời Yedo ta ắt phải tưởng tượng là cuộc sống thôn quê ở Nhật Bản thời đó thấm đậm duyên sắc thôn đã bình dị. Xem một bức tranh về các cộng đồng thôn đã, thấy những nông dân vui vẻ, người khỏe mạnh vừa cấy lúa vừa hát dân ca, rồi mặc quần áo đẹp xúm đông xúm đỏ nơi đền chùa vào ngày lễ, hoặc giữa kỳ gieo hạt và ngày gặt hăm hở bước đi hành hương đến những đền thờ nơi xa. Không nghi ngờ gì là họ có những thú vui bình dị của họ, và ta không thể chấp nhận không chút do dự những lời trình bày trong các cuốn luận thuyết kinh tế mà tác giả đã đưa ra một trường họp để chứng minh. Toàn bộ các bằng chứng xem ra quá vững chắc khó mà phủ nhận được. Ở tiền cảnh thái độ của tầng lớp thống trị đối với người sản xuất thì không thể nhầm lẫn được. Họ khua môi lý luận rằng nông nghiệp là nền tảng của nhà nước. Người nông dân xếp bên dưới samurai và bên trên thọ thủ công và thương nhân. Trong văn học thời Togukawa ta thường bắt gặp những cách ngôn như “Một nông dân bằng hai samurai và ba người hành khất bằng bốn thương nhân”. Song đó chỉ là những vết (tích của lý thuyết cổ xưa, trên thực tế người nông dân được coi và được đối xử như một cái máy đổ sản xuất thóc gạo cho samurai ăn. Các chính khách nghĩ cao đạo về nông nghiệp, chứ không phải là về người làm nông nghiệp. Các sắc lệnh thời kỳ đầu của Togukawa Hôn quan đến nông nghiệp thường mở đầu câu “Vì nông dân là người ngu đần” hoặc “Vì nông dân là người không có ý thức hoặc không có nghi xa”. Người ta tin rằng cách cai trị thích hợp là phải cho người nông dân “chỉ có vừa đủ để duy trì cuộc sống thôi và không thêm gì hơn”, đó là châm ngôn mà một nhà văn chính trị đương thời gắn cho Ieyasu. Hơn nữa, các nhà cầm quyền lại thường xuyên can thiệp vào đời sống riêng tư của nông dân. Một tuyên cáo nổi danh năm 1649 ra lệnh cho nông dân phải dậy sớm thức khuya, không ăn cơm mà phải bằng lòng với một chế độ ăn thô thiển hơn, không uống trà hút thuốc, và nếu các bà vợ mà hơi đồng bóng, thích đi chùa hay lang thang trên núi đồi thì phải ly dị ngay tức khắc. Nếu đó là tình trạng của đám đông dân chúng trong thời kỳ bình thường, thì trong mùa bão tố, hạn hán, dịch bệnh ắt là dễ hình dung nổi khổ sở của họ. Và bản tuyên cáo lại ca ngợi tính cách người nông dân với tư cách là một giai cấp rằng, họ đã vượt qua hàng thế kỷ thử thách như vậy, lòng vẫn hòa nhã, nhẹ nhàng, lịch sự và không hề ti tiện như nông dân trên thế giới. Cần phải nói thêm là có một số thái ấp trong đó người cai trị tỏ ra khá giác ngộ để nghiên cứu lợi ích của người nông dân, và có thái ấp khác trong đó các samurai vẫn giữ nếp bình dị xưa và không làm cao không thèm cuốc đất.

Song trên đại thể quả là đúng đắn khi nói rằng nông dân đã bị các thành viên trong dòng samurai áp bức nặng nề, và đến lượt các samurai, họ lại bị tầng lớp thương nhân đang lên bóc lột. Rồi vì các daimyo và samurai mưu toan chuyên gánh nặng nợ nần lên vai đã nặng trĩu của người nông dân, nên nền kinh tế nông nghiệp sụp đổ và được thay thế bằng một nền kinh tế buôn bán mà Nhật Bản không có khả năng đàm đương nếu không kêu gọi thế giới bên ngoài. Lịch sử Nhật Bản trong hơn

Page 123: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

hai trăm năm được thâu tóm lại trong đoạn trình bày ngắn gọn đó, mà bây giờ ta có thể mở rộng ra chút ít.

Cuộc điều tra dân số có thể coi là chính xác đầu tiên của Nhật Bản là vào năm 1726. Nó không được hoàn hảo, do vừa thiếu vừa trùng lặp, song cũng khá chính xác để ta có thể ước tính dân số với một mức độ chắc chắn phải chăng là từ 28 đến 30 triệu vào nửa đầu thứ hai thời kỳ Tokugawa. Những tư liệu về sau cho thấy dân số hầu như chững lại ở mức đó giữa 1725 và 1850. Chúng ta không biết sự di động dân cư vào nửa đầu thời kỳ, song bằng vào các dữ kiện rời rạc còn lại thì có thể đưa ra một giả định tiên nghiệm là thời kỳ giữa 1600 và 1725 dân số có tăng lên vừa phải. Trong những năm đó có được hòa bình, có thư dãn, có phát triển liên tục về công nghệ và thương mại, thông thường hàng hóa phần nào tự do hơn, tất cả mọi thứ đó đã tạo thuận lợi để nâng mức sống lên và do đó tỷ lệ sinh đẻ vượt cao hơn tử vong. Song những động thái đó không thể diễn tiến ra ngoài mỗi giới hạn nào đó, vì rất nhiều lý do. Trước hết cấu tạo dân cư phải trải qua một sự biến đổi quan trọng sau năm 1615. Yedo, kinh đô của Shogun, và các thị thành của khoảng hai trăm đến ba trăm daimyo nay đã trở thành gia cư của các nam tước, của những chư hầu quan trọng và của đại đa số lính tráng của họ. Hậu quả là ngay cả những thái ấp bé nhỏ nhất cũng phải hỗ trợ cho một đám đông người phi sản xuất, bao gồm không chỉ bản thân samurai mà cả thuộc hạ riêng và gia nhân của họ, mà điều cần lưu ý là, những người này đã rút lui khỏi nghề nông. Để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng này một lớp người buôn bán, làm nghề thủ công và người lao động mọc lên và đạt đến tầm vóc quan trọng ở những thành phố lớn. Osaka, Sakai, Nagasaki và một số nơi khác đã tùng có một lịch sử với tư cách là những trung tâm thương mại, và tất nhiên là thịnh vượng lên trong một thời đại hòa bình và dưới quyền tư pháp trực tiếp của Shogun đã phát triển thành những thành phố hầu như chỉ chuyên về công nghiệp và thương mại. Song chính Yedo mới phát triển một cách đáng kinh ngạc nhất. Trước năm 1660 chi là một làng nghèo xơ xác, dưới chính quyền Tokugawa, Yedo đã trở thành không chỉ là trung tâm của chính phủ với các công sở và nhà cửa của tất cả quan chức Bakufu, mà còn cả nhà cửa của các daimyo bị buộc phải ở lại đây phần lớn thời gian trong năm để trợ giúp Phủ Shogun. Những daimyo này, với hàng nghìn lính tráng và gia nhân, đổ về Yedo và trong một thời gian rất ngắn dinh thự đồn binh của họ đã làm cho Yedo trở thành một thành phố náo nhiệt. Không có số liệu chính xác trong tay, song ta cũng biết được rằng vào năm 1723 dân số Yedo là hơn 500.000, không kể đẳng cấp samurai là những người không ghi vào đăng bộ. Đến năm 1800, dân số có lẽ đã vượt quá 1.000.000. Chỉ để nuôi sống số lượng người không là như vậy đòi hỏi phải có phương tiện giao thông ở một mức quan trọng. Tuy Phủ Shogun vẫn bám chặt lấy chính sách ngăn chặn cải tiến giao thông ở những lời dặn vào Yedo, song trên các xa lộ vẫn nườm nượp những đoàn thuộc hạ của các daintyo đi lại từ các thái ấp đến, những chức sắc hoặc phái viên đi đến Osaka, Kyoto hoặc các nơi khác dưới quyền kiểm soát của Bakufu, và cả từng đoàn hỗn tạp các lái buôn, người bán rong kẻ hành hương, các nhạc công và các loại du khách khác. Rải rác dọc những con lộ chính đó mọc lên Cổ man nào là thị trấn, bao gồm chủ yếu quầy tạp hóa, nhà trọ, quán ăn, những cơ sở kinh doanh lịch sự để đáp ứng nhu cầu của du khách; đó là quang cảnh của một cuộc sống sôi động nhiều màu sắc mà sau này Hokusai và Hiroshige đã ghi lại trên một loạt bức tranh màu như bức liên hoàn quen thuộc Ba mươi ba tầng Tôkaiđô. Về vận tải đường thủy

Page 124: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cũng có bước phát triển nhanh chóng, bằng các tàu duyên hải chở hàng từ các nơi khác đến Yedo và đã đem lại tài sản kếch sù cho các hội đoàn chủ tàu, họ thực sự đã khống chế được Yedo vì Yedo hầu như phải phụ thuộc hoàn toàn vào họ để được cung cấp lương thực đều đặn.

Có thể thấy dễ dàng là mọi nhân tố đó đã liên kết nhau để gia tăng không chỉ số lượng thị dân, mà cả tài sản và ảnh hưởng của họ. Và do giao thông được cải thiện, cuộc sống thành thị trở nên phức hợp, nên nhiều loại thị dân mới ra đời, gồm các loại thương nhân; chủ tiệm, thợ thủ công, để phục vụ nhu cầu nay đã trở nên đa dạng của người tiêu thụ. Song còn quan trọng hơn cả là số lượng và loại hình các lớp thị dân này là sự thay đổi dần dần phương pháp làm ăn của họ, đó là điều không thể tránh khỏi. Cuộc sống thành thị và vận tải đường dài không thích hợp với lối đổi chác hoặc thanh toán bằng hiện vật như trước đây. Họ đòi hỏi một thứ phương tiện trao đổi ít cồng kềnh hơn, hệ quả là chẳng bao lâu tiền lệ bắt đầu thay thế hàng hóa trong giao dịch kinh doanh. Từ thế kỷ VII đã từng có tiền bạc và tiền vàng, song lưu thông rất hạn chế và cho đến thế kỷ XV, XVI tiền lệ cũng chỉ mới đạt được mức phổ quát vừa phải. Việc sử dụng tiền tệ sau đó được kích thích mạnh do ngoại thương phát triển, bởi vì thứ mà các thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Anh và Hà Lan mong muốn nhất ở Nhật Bản là kim loại quý, vàng và bạc. Cả Hideyoshi lẫn Ieyasu, và nhiều daimyo khác đều đúc tiền vàng và tiền bạc và thúc đẩy khai thác mỏ, cho nên vào khoảng năm 1600, Nhật Bản đã được cung cấp khá đủ tiền kim loại - vàng, bạc và đồng - mặc dù việc sử dụng hãy còn hạn chế và giá trị tiền không chắc chắn. Từ đó, vì những lý do mà chúng tôi đã đưa ra, “vì tiền kim loại thẩm thấu vào đời sống kinh tế của người dân, thóc lúa mất chức năng làm phương tiện trao đổi, cho đến cuối thế kỷ XVII thì nó hoàn toàn bị coi nhẹ” (Takizawa).

Ở đây tưởng cũng không cần thiết đi vào chi tiết tác động của sự thẩm thấu của kinh tế tiền tệ lên các thiết chế xã hội và chính trị ở Nhật Bản, song có thể nói không chút do dự là nó gây ra một cuộc thay đổi tiệm tiến nhưng không cưỡng lại được và đạt đến cao điểm bằng cách đánh đổ chính quyền phong kiến và nối lại việc giao tiếp với các nước ngoài sau hơn hát trăm năm cô lập. Điều khiển mở cửa không phải là một lệnh trát từ bên ngoài đưa đến mà là một sự bùng nổ từ bên trong.Ở đây chúng ta chỉ cần quan tâm đến những kết quả trực tiếp hơn của các lực lượng kinh tế mới. Một trong những hệ quả đầu tiên của các lực lượng này là tài sản của đám thị dân tăng lên do thu hút được tài sản của samurai và cả của nông dân lấy của tầng lớp bị áp bức này tất cả cái gì có thể lấy được. Các daimyo và tùy tùng tiêu xài tiền vào các đồ xa xỉ do những nghệ nhân sản xuất và thương nhân đem bán, cho nên người ta bảo là vào khoảng năm 1700, hầu hết vàng bạc đều chuyển vào tay thị dân. Rồi lớp người tiêu xài đó bắt đầu mua chịu. Chẳng mấy chốc họ nợ đầm nợ đìa tầng lớp thương nhân và buộc phải cầm cố hoặc bán non thóc thuế của họ. Một học giả có tiếng đương thời khẳng định là vào khoảng năm 1700 số nợ của riêng daimyo có thể đã lên đến gấp một trăm lần tổng số tiền trên đất nước. Tuy đã đến không can phải giả định điều ước tính này là còn quá hơn một phỏng đoán táo bạo, song điều có thể không còn gì nghi ngờ là nợ nần đã tràn lan mênh mông. Lộng quyền và tai họa tiếp theo nhau dày đặc và nhanh chóng. Lái buôn bắt đầu lao vào làm môi giới mua gạo, rồi đầu cơ, cho nên đôi khi giá gạo bị họ hạ thấp xuống, làm

Page 125: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cho nông dân khốn quẫn, nam tước khó khăn bởi vì cả hai lớp người này đều hưởng thu nhập án định bằng đơn vị thóc gạo chứ không phải bằng tiền; có khi họ lại nâng giá gạo lên, làm cho giá các thứ hàng khác cũng lên theo, khiến cho người sống bằng tiền lương phải lâm vào cảnh khốn cùng. Chính phủ muốn ra tay vá víu tình hình bằng cách đúc lại tiền, điều này báo hiệu nạn làm tiền giả, hoặc kiểm soát thị trường thóc gạo bằng sắc lênh, điều này lại càng là phù phiếm. Sự thật là không có ai hiểu nổi cái hiện tượng mới, chính khách cũng vậy mà nhân dân cũng thế (3). Biểu đồ dao động của giá gạo sau đây xem còn hùng biện hơn các pho sách về lịch sử kinh tế. Đường biểu diễn thất thường cho thấy tất cả mọi dao động đã bị cuốn mất hút vào trong môi trường kỳ lạ này như thế nào.

Chỉ có một loạt thành viên của một đẳng cấp, chứ không phải tất cả mọi thành viên, là thu lợi trong tình hình này. Đó là các thương nhân, đặc biệt là kẻ làm môi giới và kẻ cho vay tiền, bất kẻ là thương nhân (cltonin) hay thị dân, trên lý thuyết họ có thể bị bất kỳ một samurai nào giết chết mà không bị tội vì chỉ cần nói năng vô lễ thôi. Địa vị xã hội của họ vẫn ở dưới thấp, song họ nắm được hầu bao và họ đang đi lên. Vào năm 1700 họ đã trở thành một trong những nhân tố mạnh nhất và dám làm nhất trong nhà nước, còn đẳng cấp quân sự dần dần mất ảnh hưởng. Sự phân rã về kinh tế và xã hội sẽ diễn ra muộn hơn về sau và cần có xung lực tăng cường thêm; nhưng chúng tôi xin dành việc mô tả các phong trào đó vào chương cuối cùng, và xin thử khảo sát khung cảnh văn hóa vào buổi mở màn của thế kỷ XVIII.Chương 22: GENROKU Genroku là tên thời đại của một thời kỳ rất ngắn ngủi, từ năm 1688 đến năm 1703, song nó cũng có nghĩa là một giai đoạn văn hóa được minh định và đã đạt đến đỉnh điểm vào bước ngoặt của thế kỷ, Lúc bấy giờ những biến đổi về kinh tế vừa mô tả trên đã đưa người bình dân lên một địa vị thực sự quan trọng, mà đẳng cấp quân sự không còn được hưởng thụ nữa. Các samurai hãy còn phẩm cách của họ, đó là ý thức về vị trí cao trong xã hội; song người bình dân lại có phần lớn tiền bạc và phần lớn trò vui thú. Người bình dân ở đây cần phải hiểu không phải là nông dân, mà là chomin (thường nhân) hoặc dân thành thị, bởi vì thương nhân cũng lợi dụng bóc lột đám nông dân y như thể binh lính đã từng làm. Sự khác biệt trong thái độ chính thức đối với nông dân và thị dân được bộc lộ rất rõ rệt khi so sánh các sắc lệnh có tính chất áp bức đối với nông dân với các lời công bố nhẹ nhàng qua đó Bakufu muốn dẫn dắt người làm thương nghiệp theo con đường đạm bạc. Chẳng hạn như. “Thị dân và gia nhân không nên mặc đồ lụa”, “Thị dân không nên mặc áo choàng vải dài”, “Thị dân không nên sống ngông cuồng”, “Thị dân không nên mở những cuộc chiêu đãi hoang toàng”. Song đó chính là điều mà thị dân đang muốn làm, và tất cả các sắc lệnh của Shogun đều không ngăn cản được họ hưởng thụ các lạc thú mà tiền bạc của họ có thể tạo ra. Lúc này lúc nọ, một thương nhân hoặc một người cho vay nặng lãi nào đó quá khoe khoang đã khiến Bakufu phải gai mắt mà tịch thu tài sản của họ, và cũng đã có lúc các quan chức của Shogun thực thi ráo riết bộ luật hạn chế của Shogun Bảng cách bát bỏ những chủ tiệm ăn mặc sang trọng. Nhưng các thói xa hoa đã bắt rễ quá sâu khó mà ngăn cần được, và thị dân, khi mà trưng diện ra bên ngoài bị cấm đoán, lại tiêu xài tiền bạc vào những thứ lộng lẫy kín đáo hơn song càng đắt tiền hơn. Chẳng hạn như một chàng trai trẻ ở thành thị có

Page 126: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

thể mặc một chiếc áo trông xoàng xĩnh, nhưng lớp vải lót lại là thứ vải sang trọng; hoặc cô em gái của anh ta có thể ăn mặc trông như một nữ tỳ nhưng quần lót của cô ta lại may bằng thứ lụa rực rỡ nhất và đắt tiền nhất. Trong trang phục Nhật Bản hiện đại cũng còn dấu vét của kiểu khiêm tốn bị thúc ép đó, mà cũng cần phải nói thêm là điều này phù hợp với truyền thống kiềm chế cổ xưa.

Tuy nhiên, kiềm chế chắc chắn không phải là đặc điểm của xã hội Genroku trong những khu phố Yedo và Osaka kia, những nổi đó không chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực quân sự nghiêm ngặt. Vào thời kỳ này, cũng như ở mọi thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản, ta nhận thấy có một tình cảm nghiêm khắc, đạm bạc đang đấu tranh, mà thông thường là vô hiệu quả, chống lại một dòng phù phiếm, phung phí. Cũng không thé nói tầng lớp cầm quyền đều nhất loạt là những mẫu hình của sự bình dị. Vì dù họ có phản đối về đạo đức mấy chăng nữa, thì cũng chính họ là người đã tiêu xài vàng bạc một cách cuồng nhiệt, chính họ là người đã đặt lối cho thị dân vui vẻ đi theo. Chính là tiền bạc mà họ đã lưu thông sau đó đã được chi phí cho quần áo và các thú tiêu khiển của thị dân và tạo ra một tầng lớp quý tộc mới ở Nhật Bản. Quả thật không gì xa sự thật hơn là giả định ràng nghệ thuật dân gian thời Genroku và những thời kỳ kế tiếp là tầng lớp thô tục và thô học. Trong các nhà sưu tập người châu Âu đã nổi lên một sự phản ứng tự nhiên khi so sánh với thịnh thời của tranh màu và sứ hoa Nhật Bản trước kia, có người còn nghiêng về phía lên án những vật phẩm thời này, coi đó chi là những rác rưởi, không đáng để cho một người sành sỏi lưu tâm. Song quan điểm cao ngạo đó chắc chắn là sai lầm. Từ các pho tượng thời Tempyo đến các bức họa thời Ashikaga, nghệ thuật Nhật Bản hầu hết đều có “phong vị Trung Hoa”. Hương thơm thì không nhất thiết là khó chịu, mà sự thật thì cũng sẽ phai nhạt đi theo thời gian, tuy nhiên nghệ thuật tạo hình, và cả nghệ thuật nói chung, ít khi thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa, chủ yếu, bởi vì nó nằm trong tay của một đẳng cấp hạn hẹp có cơ sở học vấn từ Trung Hoa. Song trong vào khoảng thời đại Genroku, sự thôi thúc nghệ thuật được phát tán rộng rãi hơn, ít bị kiềm hãm vì ước lệ, lại còn có thể sinh động hơn so với nhiều thế hệ trước và chắc chắn là biểu thị một tinh thần bản địa trung thực nhất. Hơn nữa, những vị bảo trợ nghệ thuật là những người khá giả và tinh tế chứ không phải là những kẻ có thể làm hài lòng với một mẫu quần áo kém cỏi, một hình dáng vụng về của bình trà, một biéu ngữ sân khấu cẩu thả, hoặc một vở kịch diễn tồi. Yodoka, nhà thương nghiệp lúa gạo lớn của thời đại sống ở Osaka, mà tài sản đã làm phiền lòng Shogun và đã bị tịch biên, có năm mươi cặp bình phong bằng vàng, ba trăm sáu mươi tấm thảm, vô số trân châu, dinh thự, kho thóc, kho hàng khắp nơi và đồ vật bằng vàng tính đến hàng trăm nghìn chiếc. Tất nhiên giàu có như ông ta là cá biệt, song cũng có nhiều người khác đuổi sát sau ông, và mức sống chung của các thương nhân và nghệ nhân lành nghề là cực kỳ cao; còn đối với loại lao động rẻ mạt không cần kỹ xảo và để phục dịch trong nhà thì họ tha hồ rút tiả từ đám nông dân vốn chỉ có lo âu, ấy là chính phủ nghĩ như thế, làm sao thoát được cảnh chật vật của cuộc sống nông thôn, hưởng được lạc thú của thành phố và có được bữa cơm đều đặn, một điều thật là nghịch lý vì ở quê họ trồng ra lúa làm ra gạo nhưng không được ăn.

Không cần phải nói chi tiết thêm về chủ đề này. Có thể đoán chắc rằng vào năm 1700 dân thành thị đã đạt đến một giai đoạn sung túc và văn hóa cao; và tuy các samurai vẫn có thể coi thương nhân (chonin) là thuộc đám tiện dân, nghề

Page 127: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

nghiệp bất hảo, thẩm mỹ thấp hèn, song chính bản thân chonin lại có những chính kiến rất rõ ràng và chật chẽ về một quyển sách tốt, một vở kịch hay, một bức tranh đẹp và, điều không thể quên được một cách ứng xử cũng đẹp. Cũng vào khoảng năm 1700, thì họ đã có thời gian để xác lập được một truyện thống hầu như đáng kính nể, bởi vì Osaka và Sakai đến nay đã có một lịch sử lâu dài với tư cách là những trung tâm thương mại đã khá trưởng thành ngoài vòng cương tỏa của quân sự, do đó có khả năng phát triển nên văn hóa riêng của mình; còn Kyoto, tuy là sân khấu của nhiều cuộc đấu tranh và là miếng mồi hằng xuyên của các phe phái quân sự, vẫn luôn luôn giữ chút ít tàn tích, dù đã phai nhạt, của uy tín dân sự thuở xưa, và dân chúng ở đây có một về trang nhã lịch sự của người thủ đô xa ảnh từ hoàng cung. Do đó văn hóa Yedo sớm, đứng về phía thị dân mà nói, đã được cấy vào miền tây nước Nhật, và không phải hoàn toàn là một sự trưởng thành bản địa. Tuy nhiên, nó đã sớm phát triển một tính cách đặc biệt, sản phẩm của môi trường địa lý và xã hội ở đây, vì Yedo khác với Osaka về khí hậu và vùng phụ cận và, sau đợt đi thực đầu tiên của các thương nhân từ các thành thị miền tây tới, nó lại được cư ngụ bởi một nhóm hỗn tạp những người kinh doanh từ khắp nơi trên đất Nhật kéo về, trong số đó có một thành phần mạnh gồm những người cứng cỏi hay sinh sự từ các tỉnh miền đông tới. Cho nên vào thời Genroku đã có một sự khác biệt rõ rệt về tính khí giữa các thành thị miền tây và Yedo. Người Osaka và đặc biệt là người Kyoto thanh nhã hơn, lịch sự hơn và có lẽ là gốc gác hơn, còn người Yedo thì nghiêng về thô ráp, nhanh nhẹn, thích cãi lẽ hơn, cho nên từ họ mà về sau có kiểu người Yedokho tiêu biểu, một kiểu người Thành thị (Cockney) sắc sảo, hay chỉ trích, thích nói bóng và táo tợn. Những nét khác biệt này dường như không quan trọng - và tất nhiên cũng chỉ là những so sánh khái quát - song qua đó để thấy người thị dân trên này đã bắt đầu phát triển một tính cách giai cấp và một ý thức giai cấp manh mẽ khiến họ tương phản, gần như là tương phản, với đẳng cấp quân sự. Quân nhân vẫn đeo gươm, thị dân bề ngoài vẫn tỏ lòng tôn kính họ, song từ cuối thế kỷ XVII quyền lợi các giai cấp va chạm nhau, xung đột thường xuyên xảy ra, và được điều hòa bằng bước suy thoái dần dần về quyền lực kinh tế của các samurai và bằng sự pha trộn hai yếu tố đó để kết thúc thành một sự hỗn hợp hoàn toàn vào thế kỷ XIX. Tuy vậy trong thời Genroku, các samurai vẫn bám một cách tuyệt vọng vào đặc quyền đặc lợi của mình và ra sức bảo vệ truyền thống riêng của mình, còn các chonin bị rằng buộc bởi một quy phạm đạo đức và xã hội ít chặt chẽ hơn và không có thanh thế gì để giữ gìn, thì có đủ khả năng để phát huy tính tự dộng và kinh nghiệm. Vì vậy, lúc bấy giờ ta thấy có hai nền văn hóa riêng biệt; văn hóa cũ là sự kéo dài có thể nói là các chuẩn mưc cổ điển văn hóa mới có tính chất đại chúng và không bị kiềm chế.

Văn hóa của thị dân chủ yếu là văn hóa của một lớp tu sản thịnh đạt dốc vào việc vui chơi. Nghệ thuật của họ tập trung quanh cái mà ngôn ngữ thôg dụng đương thời gọi là ukiyo hay là “phù thế”. Đây là thế giới của các lạc thú nhất thời, của rạp hát và khách sạn, của đồ vật và nhà hẹn hò, với đám người thường trực gồm nào là diên viên, vũ nữ, ca sĩ, thầy tướng thầy số, anh hề, điếm quý phái, gái tắm và nhà thầu lưu dộng, nhập hội cùng với họ là những cậu con trác táng của các thương nhân giàu có, những samurai, phóng đãng và những chẳng hư đốn mới vào nghề. Chính chủ yếu là cuộc sống ở các xóm vui chơi, và cứ ở đó đã được miêu tả trong các tiểu thuyết và tranh họa bình dân đương thời, các sách phác họa và tranh phù thế (ukiyo-soshi, ukiyo-e), còn kịch nghệ và mọi nghệ thuật phụ thuộc vào sân khấu

Page 128: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

đều phát triển hòa hợp với thị hiếu của cái xã hội sống động này. Có thể thấy dễ dàng một nếp sống vô trách nhiệm, một sự buông thả vào lạc thú là xung khắc với loại samurai nghiêm khắc và nói chung là khó chịu với từng lớp cầm quyền, nhất là khi họ biết được rằng những thú vui của đám thị dân là được trả bằng tiền bóp nặn được của họ. Do đó họ ra sức ngăn chặn làn sóng xa hoa đang dâng lên trong đám bình dân bằng những sắc lệnh chỉ thị như chúng tôi vừa nói trên; và họ nghiêng về hướng tự bọc mình trong phẩm cách cao quý của riêng họ và tiếp tục con đường truyền thống của mình, như thể là các trò giải trí của đám thô lậu kia là không đáng để cho họ quan tâm. Cuối cùng là họ đã thất bại và đành nhường bước, cho các lực lượng kinh tế và xã hội mạnh mẽ đứng ngoài vòng cương tỏa của họ, song cũng nhờ tính bảo thủ của họ mà ta con thấy sống sót một số nghệ thuật. truyền thống của họ dưới một dạng chừng nào đã bị hóa thạch, quả đúng thế - và những yếu tố rất quan trọng trong quy phạm đạo đức của họ. Cũng đáng lưu tâm đến những thứ đó trước khi bước sang nghiên cứu các phong trào bình dân đã tập hợp được lực lượng vào thời Genroku.

Chỉ riêng trong nghệ thuật thôi thì không có gì nhiều để ghi nhận. Những hình thức cổ vẫn tiếp tục, có phần không có sức sống, trong xây dựng, hội họa thi xa và chỉ có trên phương diện đạo đức nền văn hóa của samurai mới biểu lộ một vài đấu hiệu sức sống.

Cũng kỳ lạ là sự phát triển của thành phố lớn như Yedo lại không kích thích được kiến trúc trong lúc đó chắc chắn là không có gì ở thời đầu hoặc thời cuối Tokugawa đáng được ca ngợi nhiều. Những cung điện và lâu đài quan trọng nhất là những bản sao tầm thường của loại hình Monoyama, còn về điện thờ và đền miếu thì kiểu gogen-dzukuri được ưa chuộng đây là một phong cách hay ho gì mà hình mẫu có thể thấy ở các công trình Zenkoji (Thiên Hành tự) ở Nagano. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của thời đại Yedo là những lăng tẩm lớn ở các Shogun ở Nikko. Về mặt kỹ thuật, đó là những hình dáng kém chất lượng của gogen-dzukuri và tuy màu sắc có rực rỡ và chi tiết tuyệt diệu, song trong những tầm thường và kém về quan niệm thẩm mĩ sở dĩ chúng thoát ra được cảnh thô lậu là nó được xây dựng trang trọng giữa những gốc cây khổng lồ trong cảnh rộng rãi hùng tráng. Có thể sự suy thoái về kiến trúc về nhà cửa là do Yedo trưởng thành quá nhanh và nạn hỏa hoạn hằng xuyên đã để lại những vùng đất rộng rãi hoang vu. Dân số Yedo nghe nó là đã tăng từ 150.000 năm 1624 lên 350.000 năm 1693 và 500.000 năm 1700. Năm 1657 thành phố hầu như bị hủy hoại hoàn toàn do hỏa hoạn rồi đến năm sau lại một nạn cháy lớn nữa. Cuối cùng thành phố đã được xây dựng lại theo một quy hoạch đều đặn hơn trước, song được quan tâm nhiều đến tiện ngi hơn là vẻ đẹp.

Điêu khắc tôn giáo đã bị đổ vỡ trong những ngày đen tối, ngoài mấy pho tượng loại hai ra không có gì đáng lưu ý trừ một số chạm khắc gỗ trang trí có thể đoán chắc rằng những tác phẩm này đã đến kỹ năng tuyệt xảo hầu như không tưởng tưởng được. Những chi tiết rối rắm chỉ tạo ra một vẻ nhắng nhít không hợp vơi nơi chốn linh thiêng mà trông có vẻ ăn nhập hơn với các con búp bê và các đồ trang sức nhỏ của “phù thế” cho nên chính là trong không khí thế tục, loại điêu khắc ngày nay mới phát đạt được. Hội họa thuộc các trường phái cũ cũng đi theo con đường như kiến trúc và điêu khắc nghĩa là nặng về lăp lại các chủ đề và xử lý của các họa sĩ đã từng thịnh đạt thời Monoyama. Nhưng may mắn là hội họa đã thoát được tình

Page 129: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trạng tan rã nhờ có những nghệ sĩ như Honanu Kwoetsu (mất năm 1637) “Tawaraya” Sôtatsu (mất 1643) và Tosa Mitsubki (1617-1691), là những họa sĩ vẽ chim và hoa vô song; còn Sanraku (mất 1635) ở trường phái Kano thì quay về với các hình tượng trông giống truyền thống Yamato-e, một loại hội họa cổ, hơn là của bản thân ông. Tưởng không cần phải kéo dài thêm danh mục này nữa, song cũng nên lưu ý rằng, mặc dù Sanraku và về sau một đệ tử khác của Kano, Hanabusa Itcho (mất 1724), có lẽ chặt chẽ mà nói là những người lãnh đạo sự phục hồi trường phái Yamato và lưu được cái vẻ duyên dáng cổ điển, thì cũng chính là xuất phát từ những ước lệ cổ để tiếp cận với tính hiện thực sống đồng thời sự của hội họa phù thế mà tranh của họ được tận dưỡng. Cũng theo con đường để mà tác phẩm của những bậc thầy về hoa văn như Ogata Kworin (mất 1716), ông cũng là nghệ sĩ sơn mài lớn, đã tươi mát lên nhờ những làn gió nhẹ từ thế giới Phù sinh.

Có lẽ điểm ẩn náu và dinh lũy cuối cùng của thẩm mỹ Samurai là No. Trước dây No đã từng được Ieyasu bảo trợ. Ông mời các đoàn No từ bốn trường phái đứng đầu đến trình diễn trong phủ của ông ở Kyoto, và từ đấy trình diên No đã trở thành một phần thường lệ trong nghi lễ Bakufu vào những dịp trọng đại, như tiệc đầu năm hoặc tiếp đón sứ thần Triều Tiên. Một số Shogun về sau đã đầy mê say của mình lên đến cực điểm. Bản thân họ cũng tham gia vào vở diễn, và ban chức samurai cho những diễn viên họ hâm mộ, những người này lại còn được lui tới các chốn thăm cung trong lâu đài. Ngya sau năm 1700 một học giả Khổng giáo lớn, Arai Hakuseki, vốn là nhà đạo đức học chính thống của phủ chủ Shogun, khuyên tôn chủ của mình (qua ba tập kiến nghị, trong đó một tập gồm đến 50 quyển) ràng No là mối nguy hại cho nhà nước, và Shogun phải miễn cưỡng thay No, ở bữa tiệc hoàng cung năm 1711, bằng một số âm nhạc cổ mà Hakuseki cho là có tác dụng giáo dục hơn. Từ đấy trở đi No dường như mất uy tín chính thống và chỉ còn sống được trong những giới bảo thủ, một phần vì nó truyền đạt một kiểu cách phân biệt coi No là thứ giải trí của giới thượng lưu, một phần do sức hấp dẫn thẩm mỹ chân xác của nó. Tuy về mặt lịch sử No là một trò tiêu khiển của giới quý tộc chứ không phải của bình dân, song kịch bản và kỹ thuật diễn xuất nay trở thành quen thuộc trong hết các giới mà không đòi hỏi giáo dục gì nên một số đông người cho tài tử trong đám bình dân hứng thú học các bài hát điệu múa của No, và từ đó mà tạo ra được những ông thầy chuyên nghiệp có trợ cấp đảm bảo tiếp nối được truyền thống mà nếu không như thế sẽ có thể bị lụi tàn đi. Bằng cách này No đã tồn tại như là một hình thức nghệ thuật riêng biệt nhưng cũng tác động quan trọng đến sự phát triển của kịch nghệ bình dân. Còn như đối với trà đạo, vốn cũng phát triển mạnh trong vùng có không khí thẩm mỹ như No, thì không thể nói được là nó đã thịnh đạt. Trà đạo đã mất đi cái phẩm chất thanh khiết và trang nhã bao giờ cũng rất rõ rệt, và có xu hướng suy thoái thành mọi nghi thức trống rỗng, quá ư rối rắm và tinh tế đối với người bình dân vốn thích loại giải trí mạnh khỏe hơn.

Một số phận tưởng tự dường như đã giáng xuống hầu hết những đặc quyền văn hóa của tầng lớp thống trị trước kia. Những thứ này rơi vào chủ nghĩa hình thức và chỉ giữ được sức sóng chừng nào mà chúng được chấn hưng do tiếp xúc với sinh hoạt của người bình dân. Thể ca cổ điền bị chết đi, ngay cả thể thơ renga hoặc thể liên hoàn thời thượng một thời đã bị thay thế bằng những thể thức so le hơn khiến Tsurayuki mà có nghĩ đến cũng phải rùng mình. Còn về Phật giáo thì dường như đã

Page 130: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

tan biến khỏi sân khấu lịch sử trong thời Yedo, và không thấy có dấu hiệu gì về hoạt động văn học tôn giáo cả, hoặc quả thật cũng không có một đóng góp văn hóa nào của Nhà thờ cả, Nobunaga và Hideyoshi đã bẻ gãy quyền lực của Nhà thờ, Ieyasu, với quyền lập pháp của mình, đã vô hiệu hóa nó; và từ đây ta không nghe nói đến một vị giám mục nào đáng kính hoặc một nhà cải cách tôn giáo lớn nào. Sự sụp đổ đột ngột này của Phật giáo thật là cực kỳ khó hiểu. Đây không phải là một vấn đề mà ta có thể thâm nhập ngay, mà chỉ nhận xét rằng, mặc dù một số quan niệm Phật giáo đến nay đã ấn sâu vào ý thức dan tộc và một số diêu điều giới răn Phật giáo đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống hàng ngày, song đạo Phật với tư cách là một thiết chế dường như không thích hợp với tính khí thời bấy giờ. Trong văn học đương thời có nhiều quy chiếu coi thường đạo Phật, từ đó có thể thấy rõ là lớp tăng già bị đám người bình dân ghét và người có học khinh khi.

Tuy Phật giáo, một thời đã là vú em của sự uyên bác ở Nhật Bản, nay đã khuất mờ, song mặt khác lại cở sự phục hồi manh việc nghiên cứu Trung Hoa, đặc biệt trong lĩnh vực triết học, vốn ở Viễn Đông thông thường có nghĩa là lĩnh vực triết học, vốn ở Viễn Đông thông thường có nghĩa là lĩnh vực của đạo lý về chính trị và xã hội. Vì hòa bình đã tiếp nối hàng thế kỷ chiến tranh, nên các nhà lãnh đạo tư tưởng ở Nhật Bản quay sang quan tâm đến các vấn đề về chính quyền, ra sức phát hiện những nguyên tắc ứng xử đúng đắn cho người cầm quyền cũng như thần dân. Phần lớn họ đều quá tiêm nhiễm ý thức hệ phong kiến đến đỗi không tiếp cận được thật gần gũi giải pháp cho những vấn đề trọng đại như thế kia; song họ đã làm hết sức mình để đề xướng một chủ thuyết về đạo đức học chặt chẽ và chính xác ngõ hầu chinh phục được tư tưởng những thành viên đáng gờm trong đẳng cấp quân sự đồng thời gây được tác động to lớn lên chuẩn mực ứng xử của mọi đẳng cấp xã hội. Những dòng triết học này đã ảnh hưởng sâu đậm các xu hướng chính trị về sau, do đó phải được bình luận ngay; song lúc này ta chỉ cần nói đến những nét có liên quan tới phong lục thời Genroku, một thời kỳ được lấy làm đại diện cho nền văn hóa Yedo sớm. Các phong trào trí thực đang bàn đến có thể được mô tả một cách thỏa đáng như sự quay về với Khổng giáo. Chúng bao gồm nhiều yếu tố mà Khổng Tử hẳn cũng không nhận ra, và có sự khác biệt lớn lao về quan điểm ấy là chưa nói đến sự đối lập gay gắt, giữa các vị giáo đồ ở những trường phái khác nhau; song họ đều cùng trình bày chung một khái niệm về đạo lý công cộng và cá nhân dựa trên nghĩa vụ phải trung thành và phụng sự. Họ khác nhau khi định nghĩa đức hạnh, song thống nhất với nhau khi tuyên bố rằng mối quan tâm chính của con người không phải là hạnh phúc của riêng cá nhân mà là hạnh phúc của nhóm người mà anh ta là thành viên. Ta không cần phải đòi hỏi là Khổng giáo có thể xóa bỏ được tính nhu nhược của con người không, và dễ thấy là, vì bỏ ngỏ không xác định cái gì là lợi ích thật sự của cộng đồng, nó chỉ nặng nề thúc đẩy sự đồng tình trong cái trật tự hiện có song nó cũng đã xác lập được một chuẩn mực ứng xử nề nếp, không vị kỷ. Về điểm này đã có một sự chấp nhận có tính truyền thống và chủ thuyết của các triết gia đã được chấp thuận trong cuộc sống chung. Những chủ thuyết này đã được đem tụ tập trong đám samurai, được viện dẫn trong các sắc lệnh, và được lý giải được bằng những ngôn ngữ đơn giản cho dân chúng. Cho nên ta thấy vào cuối thế kỷ XVIII một sự truyền bá rộng rãi pho Shingaku hoặc Tâm học, gồm những điều hướng dẫn dễ theo về đạo lý, dựa trên triết học Vương. Dương Minh, song cũng sử dụng giáo lý đạo Phật và đạo Lão và trên hết là nhấn mạnh đến đức hạnh phục tùng và

Page 131: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

hiếu đễ. Có mở các trường Shingaku ở Yedo và Kyoto, và những buổi luận giải công cộng trên đường phố. Trước đó Kaibara Ekken, một nhà Khổng học đáng kính (1630 -1714) tuy chủ yếu là thuyết giảng cho đẳng cấp samurai, cũng đã viết bằng ngôn ngữ đơn giản một số lượng lớn những bài luận thuyết phổ cập về giáo dục, về đạo đức thực hành và được truyền đọc rộng rãi. Và ngay các tác phẩm của Chikamatsu nhà soạn kịch lớn (1653 – 1724) và đôi khi tác phẩm của Saikaku, tiểu thuyết gia (chết 1693), vốn được ca tụng trong các xóm vui chơi, cũng thắm đượm tình cảm Khổng giáo. Do đó nhìn lại toàn bộ, có thể nói rằng đạo đức học của các “ở hiền triết Trung Hoa, được người Nhật hệ thống hóa lại và thay đổi cho phù hợp với xã hội riêng của mình, đã bắt đầu thẩm thấu vào mọi tầng lớp ở Nhật Bản vào buổi mở đầu thế kỷ XVIII. Giới cầm quyền để tự nổi bật ra khỏi đám dân chúng, dựng cho mình một lý tưởng trông lạnh lùng hơn của nông dân và tiểu chủ; song thế ứng xử của người bình dân, nếu có bị chi phối chút nào chăng; thì bị chi phối nhiều bởi những khái niệm phải trái.

Cuộc sống của dân thành thị, đặc biệt trong thời kỳ Genroku, nếu không xét theo lề thói châu Âu thì ít nhất theo chuẩn mực châu Âu, xem ra là cực kỳ phóng túng; tuy vậy cần phải nhớ rằng số lượng họ là ít so với hàng triệu nông dân cần cù, và ta biết được là qua sách và tranh mô tả chủ yếu những thú vui ngông cuồng rất mực của họ. Hơn nữa đạo lý của họ không dựa trên xúc cảm tôn giáo, cũng không bị chi phối bởi lòng sợ hãi thần thánh trừng phạt. Trong lịch sử tư tưởng Nhật Bản ý thức cá nhân về tới lỗi chỉ đóng vai trò nhỏ nhoi thôi, còn trong con người Phương Tây ý thức đó đã sinh ra những phức hợp đạo đức và dẫn dắt con người đến những cực đoan không ngừng tìm tòi và tuyệt vọng. Người Nhật ít chú ý đến những ý tưởng trừu tượng về cái Thiện cái Ác, nhưng họ luôn luôn quan tâm đến những vấn đề ứng xử như bổn phận của con người đối với bản thân song không nhiều như đối với xã hội mà họ là thành viên. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy phần lớn các nhà đạo đức học có uy tín ở thời kỳ này, nhất là Yamaga Soko và Oggu (Butsu) Sorai đã giữ những quan điểm độc đoán mà Hobbes đã nói đến trong cuốn Lenthan của ông. Nhìn chung các triết gia Trung Hoa và Nhật Bản theo xu hướng tin rằng tính khí con người là thiên bẩm tốt. Họ đồng ý rằng con người cần phải được dẫn dắt và họ đánh giá cao sự đúng mực, nhưng chỉ bài xích trong phần lớn trường hợp những hành vi dẫn tới hậu quả xấu trực tiếp cho xã hội.

Cần phải nhớ kỹ cách đánh giá này khi nghiên cứu cuộc sống của Thế giới Phù sinh ở Yedo vì đây là sự tình đáng thương không thể dấu giếm - nhân vật chính ở đây là điểm thượng lưu và diễn viên còn trong số kép phụ là cả đoàn bất hảo những ma cô, chủ nhà chứa hay lui tới những xóm phòng đang trụy lạc này. Từ những ngay đầu của Yedo đã có ở một vùng ngoại ô thành phố gọi là Yoshiwara (Đồng Lau Sậy), một nơi hoan lạc để cho mọi người tụ tập đến xem kịch và nhảy múa; và ở đây gái điếm đã ra sức hành nghề cho đến khi bị Bakufu cấm. Đến năm 1617, một nhà kinh doanh người thành phố được giấy phép của chính quyền, dựng lại cơ sở này và đã lôi kéo được rất đông dân trong thành phố ra xóm đó. Tên xóm, bằng kiểu thay đổi chữ tượng hình, chuyển thành có nghĩa là Đông Vui; song chẳng mấy chốc lại trở nên vắng tanh vì có sự cạnh tranh của lớp gái tắm lúc đó trở nên thời thượng. Các nhà tắm trở thành những nơi đông người lui tới vui thú. Khách đến ăn mặc Bảnh bao, cả thị dân lẫn samurai dòng dưới, được các cô gái tắm son phấn

Page 132: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lòe loẹt tiếp đãi. Một trong những nhà nổi tiếng loại này nằm ở ngay trước dinh thự một vị đại daimyo, và kiểu phô trương công khai nghề mãi dâm trái phép đó đã khiến Bakufu phải cấm nạn gái tắm vào năm 1650. Sau những vụ hỏa hoạn lớn năm 1657 - 1658, Yoshiwara (Đồng Lau Sậy) dời về một quận khác, ở đây gái tắm và những loại khác lại tụ tập đến. Vào thời Genroku cơ sở này cưc kỳ phát đạt. nghe nói có đến hai nghìn điếm thượng lưu. Nơi đây được gọi là Fujajo hoặc là Bất Dạ Thành (Thành phố không có tên) và được giữ hầu như kín đáo, bởi vì nó chứa chấp cùng với loại gái kia cả một đám đông đảo người phục vụ cho họ, gái nhảy, đào hát, anh hề và các người làm trò tiêu khiển khác, cùng với một tập hợp đa dạng nhất những người buôn bán để cung cấp cho nhu cầu của họ. Ở đây không chỉ dân trẻ trong thành phố năng lui tới, mà cả samurai trá hình và cả viên chức cao của Shogun hoặc chư hầu của ông ta, còn các thương nhân giàu có thì nổi tiếng là mở những trò giải trí đắt tiền kỳ diệu bên trong tường thành. Vậy là ở đó mọc lên một thị tứ riêng biệt, với tập tục riêng, chuẩn mực ứng xử riêng và cả ngôn ngữ cũng riêng; Trong cái thế giới phóng túng và mất trật tự này, mọi thứ đều được quy định cao. Có một nghi thức chính thức giữa gia chủ và khách. Có hệ thống tôn ti chật chẽ giữa các điếm thượng lưu, cấp bậc và cách gọi họ được tuân thủ trang trọng. Họ được đối xử với những hình thức đầy về tôn trọng, có nữ tỳ ăn mặc sang trọng theo hầu, có nghi thức tinh tế vây quanh. Thỉnh thoảng họ xuất hành ra nơi công cộng qua những đường phố trong khu Bát Dạ, trong đám rước long trọng theo nghi thức, trước con mất háo hức của hàng nghìn người từ khắp nơi trong thành phố đến xem. Mọi việc dường như đã được xúc tiến để làm cho các khách quen cảm thấy rằng họ đang lưu lại một thời gian giữa những người có tình cảm kín đáo và tế nhị. Tất nhiên đó là một nghề chủ yếu là hèn hạ, song dường như nó đã được khoác lên một sức quyến rủ và cả mốt chút ít trang nhã nữa. Có thê là do sự phụ thuộc của phụ nữ nên mặt xã hội trong cuộc sống gia đình kém phát triển trừ ở những dạng chính thống; và thi dân lại bị cấm không được làm các chức sự công cộng. Cho nên có lẽ không phải tự nhiên khi thấy họ tụ tập đến những nơi có ánh sáng có màu sắc có xã hội phụ nữa, trong cảnh xa hoa lộng lẫy. Bất luận thế nào, các khu lạc thú đó là một nét đáng chú ý trong cuộc sống đô thị, không chỉ ở Yedo, mà cả ở Kyoto, nơi có khu Shimahara nổi tiếng, ở Osaka, nơi tự kiêu với khu Shin-machi, và ở nhiều thành phố nhỏ khác, như thể là những trạm còn quan trọng hơn trên con lộ chính. Nhiều trong số các khu đó đã được lập nên sớm hơn nhiều, song chính là ở Gentoku mà, dẫn theo một tác phẩm thế kỷ XVIII, “vẻ lộng lẫy huy hoàng ban ngày trông tựa Thiên đường; ban đêm tựa Cung điện Long Vương”. Sự thịnh vượng của các khu này đã khuyến khích mọi nghề của người mua vui, như đàn nhạc, múa hát, ấy là chưa nói đến nghề tung hứng, làm hề, còn cuộc sống muôn màu muôn vẻ ở các nơi đó đã cuốn hút những nghệ sĩ có tâm hồn Bôhêmiêng. Khu lạc thú cung cấp cho người họa sĩ những mẫu hình hấp dẫn nhất, trong động thái của đám đông, trong sắc màu của trang phục, trong hình dáng của những phụ nữ sống bảng sắc đẹp của mình; nhà viết tích viết truyện có thể tìm thấy ở đây mọi kiểu bi kịch và hài kịch mong muốn; và do tên của các điểm thượng lưu của kẻ phóng đãng hạng sang, của các khách quen hay được nhắc đến trong các câu chuyện tầm phào trong thành phố, nên sách và tranh mô tả các mối tình hoặc những cuộc phiêu lưu của họ bán được rất chạy.

Sân khấu cũng cuốn hút nhiều khách quen tương tự, ngoại trừ đám khán giả mà trong đó một phần là vợ và con gái của thị dân. Nếu có thể xét qua số lượng

Page 133: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

kịch bản viết trong và ngay sau thời kỳ Genroku thì thấy sân khấu thời này đã đạt đến tính đại chúng đáng kinh ngạc. Buổi khởi đầu của kabaki hoặc kịch nghệ dân gian thì mờ mịt. Bước phát triển buổi đầu được thực hiện ở Kyoto và Osaka, gồm những cuộc trình diễn hát múa ngoài trời theo một chủ đề ít nhiều có mạch lạc. Những màn hài gọi là Kyogen hoặc “cuồng ngôn” thì thường có, và kainiki dường như đã từng có quan hệ xa xôi với No, cũng là hậu duệ của sanigaku như No, song lại tách khỏi quy tắc nghiêm nhặt của sarugaku và phát triển hiện thực hơn, quen thuộc hơn trong sức lôi cuốn để thỏa mãn thị hiếu của cử tọa muốn có cái gì trực chỉ và sống động. Bước trưởng thành của kabuki gắn bó chặt chẽ với sự phái triển của một hình thức sử thi có vần điệu gọi là joruri theo một vở cổ mô tả cuộc đời một công chúa huyền thoại cùng tên ở thời Muromachi đã từng có joruri, là những truyện cổ hát lên theo nhịp điệu, đó là những sử thi quân sự cổ như chuyên Heike Monogatari. Rồi cùng với một loại nhạc cụ mới đàn tam huyền) đưa vào, những joruri này lại có thêm tính cách âm nhạc hơn, và chẳng máy chốc đã trở nên rất thời thượng. Về sau tính đại chúng của joruri được bảo đảm thêm bằng những chi tiết trong trò rối. Những người điều khiển rối đã đạt trình độ kỹ xảo đến mức họ có khả năng - và ngày nay vẫn thế - tạo ra mốt ảo ảnh kịch tính thật kinh ngạc. Dưới con mắt khán giả hiện đại những hình người nhỏ bé kia, do người khoác áo đai đen đội mũ trùm đen điều khiển, đi khệnh khạng rồi vênh váo lên quả thật trông tựa như những trò chơi trong tay số mệnh. Dàn nhạc và giọng hát đệm, tuy đôi khi có hành hạ đôi tay của người Phương Tây về phương diện âm nhạc, nghe thật sôi nổi và có ý nghĩa. Vì vậy dễ hiểu là tại sao trò rồi lại có thành công lớn như vậy và tại sao joruri trở thành quan trọng với tư cách là phụ trợ cho trò rối. Sân khấu rối thịnh đạt được một phần cũng nhờ tư cách lãng tử của diễn viên nam và nữ. Theo sắc lệnh, diễn viên nữ không được phép hành nghề còn diễn viên nam thì đã nhiều lần bị rắc rối với nhà chức trách vì các thói hư của mình, cho nên những con rối bằng gỗ là một cách đầu tư an toàn hơn đến các nhà quản đốc sân khấu, ở thời Genroku cả rối lẫn joruri đều đã đạt đến tính đại chúng ghê gớm ở Yedo cũng như ở Kyoto và Osaka. Nhiều tiến bộ đã diễn ra trong lĩnh vực kỹ thuật; con rối có thể đảo mát, dưới lông mày và dứ dứ ngón tay; các nhạc sĩ ra sức cải tiến bài ca và nhạc đệm; còn các văn nhân thì đốc sức vào viết kịch bản cho sân khấu rối. Trong các sân khấu thời bấy giờ nổi tiếng nhất là sân khấu ở Dotonbori, Osaka. Chính Chikamatsu Monzaemon, nhà soạn kịch lớn nhất của Nhật Bản đã làm việc cho sân khấu này hơn ba mươi năm ông đặc biệt viết cho một ca sĩ joruri tên là Takemoto Gidayu, người biểu diễn nổi tiếng nhất đương thời và đã lưu danh trong một phong cách hát ngày nay vẫn gọi là phong cách Gidayu và vẫn được áp dụng. 

Không lời mô tả nào về xã hội Genroku được đầy đủ nếu không kể ít nhiều về sân khấu thời đó vốn đã phản ánh được cái xã hội này. Điều cần lưu tâm trước tiên là vở diễn. Một sự tình thật đáng chú ý là những vở hay nhất và nổi tiếng nhất đều được viết cho trò diễn rối và tình hình này giải thích cho một số đặc điểm trong cấu trúc và kịch bản. Chẳng hạn trong các vở này phần tự sự chiếm một tỷ lệ lớn, điều này là cần thiết để bổ khuyết cho động tác của con rối và lại càng được nhấn mạnh do người diễn phải câm lặng và điều khiển rối có tính chất máy móc. Vì nhiều kịch bản viết cho sân khấu rối được đem dùng trên sân khấu thường nên kỹ thuật diên xuất ở Nhật bộc lộ dấu vết biểu diễn rối. Cần phải luôn luôn nhớ đến tình hình này khi nghiên cứu sân khấu Nhật Bản và cần phải tính đến tình hình đó khi xét đoán giá

Page 134: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trị văn học của kịch bản. Các nhà nghiên cứu, châu Âu thường thất vọng khi đọc những kịch bản mà người Nhật chiêm ngưỡng, có lẽ bởi vì họ đi tìm những điều mà hẳn họ có thể mong được thấy ở văn học châu Âu. Những thứ đó họ không tìm được ở đây. Song các kịch bản của Chikamatsu quả là có giá trị lớn. Chúng đầy rẫy loại tình huống mà khán giả mến mộ và biểu hiện chất liệu một cách khéo léo do tầm hiểu biết rộng lớn của tác giả, có lúc biểu lộ một tài hùng biện cuồn cuộn như thác đổ ông là một nhà soạn kịch viết nhiều nhất và uyên bác nhất, như có thể thấy qua những tiêu đề kịch bản rút ra ngẫu nhiên từ tập tác phẩm của ông: Kokusenya Kassen, cuộc phiêu lưu của Coxinga một tướng cướp; Ikadamơ Shinju,cuộc tình của Osaga một điếm thượng lưu, với Kaheiji, con một lái buôn đồ sứ, và kết thúc ở cảnh hai người tự vẫn; Nihon Furisode-hajime, một vở ly kỳ kể lại huyền thoại Thời đại Thiên Thần và nguồn gốc của thơ ca nhảy múa, rồi kết thúc bằng một điệu múa của thần Susanova áp phục rồng; Tai-shoku-kwan, những tình tiết trong cuộc sống cung đình thời Fujiwara, trong đó có hình tượng quan nhiếp chính; và vở nổi tiếng, hoặc là Kho báu của những gia nhân trung thành, lấy cuộc trả thù của bốn mươi bảy Ronin, một sự kiện đương thời làm đề tài. Ngôn ngữ và cấu trúc các vở kịch này cho thấy rõ tác giả chịu ảnh hưởng của kịch bản No. Tập sách kịch Chikamatsu có chứa nhiều đoạn mà nếu tách riêng ra có thể coi là những đoạn trích từ kịch bản No và người đạo diễn đã dùng thuật ngữ của No, song sự giống nhau chỉ là bên ngoài thôi và ngay khi kịch bản kabuki khia thác các đề tài cổ điển thì ngôn từ cũng đầy hoa mỹ và dài dòng khiến Seami cũng không châm chước được. Trong kabuki mọi hiệu quả phải được thể hiện bằng cách nhấn mạnh. Không được có tính biểu tượng khó hiểu, không có cái mặt nạ bất động trơ trơ, không có một tác nào gợn sóng, mà chỉ có đỏ tuôn rơi, diễn viên hùng hồn, cau mặt, làm điệu bộ đầy vẻ kiên nghị đáng ngưỡng mộ. Khán giả Yedo đặc biệt đòi hỏi ồn ào, động tác và rộn ràng, cho nên diễn viên được hoan nghênh nhất thời Genroku là Ichikawa Danjuro nổi tiếng với lối aragoto hoặc “diễn xuất thô bạo”. Ấy là vì một phần do Yedo vốn là kinh đô quân sự, có một thị hiếu về kịch lịch sử với nhiều động tác, đấu kiếm và ngôn ngữ khoa trương, còn Kyoto và Osaka thì ưa thích tình cảm của mình dấy lên và ưu ái những diễn viên kiểu như Sakata Tojuro một bậc thầy về nuregoto hoặc diễn xuất ướt át. Song không nên nghĩ rằng ở những nơi đó người đến hát chịu đựng được với lối biểu diễn lang thang lưu động. Chuẩn mực biểu diễn đã nhanh chóng được nâng cao. Khán giả trở nên khó tính và diễn viên đã phát triển một kỹ thuật cực kỳ tinh tế mà chỉ có tập lâu dài và vất vả mới làm chủ được. Cho nên khi Bakufu cấm phụ nữ diễn trên sân khấu thì vai phụ nữ phải do đàn ông sắm cho người ta phải tự chuẩn bị cho mình rất nghiêm ngặt, cũng sống đời tư như phụ nữ, học tập cách ăn nói, đi đứng như phụ nữ, mặc quần áo như phụ nữ cho nên khi xuất hiện trên sân khấu động tác nữ tính của họ rất thanh thoát. Ý thức nghệ thuật của họ đã phát triển cao và trong những giới hạn do qui tắc riêng của họ có qui định, họ đã đạt đến mức tinh tế được khổ luyện song thoải mái, hiếm thấy ở châu Âu có lẽ chỉ có một ít vũ nữ ba lê và những diễn viên khép mình vào những kỷ luật nghiêm khắc từ thời thơ ấu mới sánh kịp. Quả thật sân khấu dân gian ở Nhật cho thấy một cách rõ ràng là một qui tắc dường như phi lý về nghệ thuật, nếu được điều hành giỏi giang, không cản trở việc diễn xuất thì diễn xuất thì hỗ trợ được như thế nào cho nghệ thuật bằng cách đặt qui tắc đúng vào vị trí như thể là một cách khung không chút sai lệch.

Page 135: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Chúng tôi đã lưu ý đến kịch nghệ khá dài vì tầm quan trọng của nó trong lịch sử thẩm mỹ, song nó còn tầm quan trọng khác hơn với tư cách là một hiện tượng xã hội không thể bỏ qua được. Một số joruri đi vào đề tài tình dục và xử lý rất phóng túng, vì lý do đó đôi khi chúng bị cấm đoán. Song các kịch của Chikamatsu đều có tính giáo dục cao. Đức hạnh bao giờ cũng chiến thắng, hoặc chẳng may mà cốt truyện không cho phép một lối thoát vui vẻ thì lúc đó qui tắc đạo đức hoặc xã hội sẽ được chứng minh bằng cuộc tự vẫn của người phạm tội. Các nguyên tắc chặt chẽ nhất của đạo lý Khổng giáo đương thời được khắc sâu xuyên suốt – trong kịch lịch sử là qui tắc nay gọi là Bushido (Võ sĩ đạo) trong kịch bản gia đình là nghĩa vụ trung hiếu. Thực ra có thể nói là sự khủng hoảng tiêu biểu trong bi kịch luôn luôn dấy lên xung đột của một cảm xúc tự nhiên hoặc là tình bạn bè, tình yêu hoặc dục vọng với yêu sách của xã hội. Cho nên hầu hết các kịch bản đều đề cập tới hoặc là sự va chạm giữ lòng trung phong kiến với tình cảm gia đình, hoặc là việc trốn đi theo trai với cuộc tự vẫn kép. Loại đầu là chủ đề được dân thành thị yêu thích bởi vì nó đưa họ nhập vào giới thượng lưu xã hội, tạo dịp cho quần áo rực rỡ và kiêu cách huênh hoang được phô trương loại thứ hai là bởi vì nó tiếp cận cuộc sống thường ngày của riêng họ. Một anh thợ thủ công trẻ đẹp trai, tuy hôn nhân đã được thu xếp, lại nặng lòng yêu thương một cô gái Yoshiwara kiều diễm do một thương nhân giàu bảo trợ. Để có tiền trả cho cuộc hoan lạc của mình, hoặc để mua được cô ta ra khởi cảnh tôi đòi, anh ta bèn biển thủ tiền của chủ, và sợ bị phát hiện, rồi đi đến quyết định là anh ta không thể dung hòa được ninjo (nhân tình), với giri (đạo lý). Vì vậy hai người tình thuận chết cùng nhau. Anh ta “vung dao lên đâm nàng, miệng hét lên Nam Mô A Di Đà Phật”. Nàng ngã vật ra rên rỉ, chàng ngoáy con dao cho đến khi tay chân nàng quằn quại. Một nhất đâm nữa, và nàng đang hấp hối. Chàng lại ngoáy và ngoáy dao nữa. Mắt nàng mờ đục, nàng đang hắt hoi thở cuối cùng, và đi vào cõi Âm” (Ikudama Shinju).

Cần lưu ý là ở đây không có vấn đề gì về tôn giáo. Động cơ chủ đạo là thuộc về đạo đức xã hội. Trong vở kịch vừa dẫn, chàng trai bất hạnh sau khi kết liễu cuộc đời người yêu, rút dao ra lau sạch trước khi dâm vào thân mình. Đoạn anh ta nhớ lại lưõi dao này là do bố mẹ đã để lại cho anh làm vật lưu niệm. Dùng nó đâm vào mình là một sự xúc phạm tày đình đối với lòng hiếu với cha mẹ, vì vậy anh lấy dây thắt lưng của cô gái và treo cổ mình. Tuy anh hành động như vậy là dưới sự thúc đẩy của nguyên tắc đạo Khổng, song quyết tâm của anh được củng cố bằng một tình cảm có tính Phật giáo sâu sắc: anh tin là anh và cô gái đã làm một điều sai gì đó trong kiếp trước, cho nên bây giờ hai người phải chịu khổ ải; song trong kiếp sau hai người sẽ là vợ chồng. Đó là thuyết in-gwa (nhân quả), của đạo Phật; trong dạng bình dân, phi triết học, thuyết này được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản, và đã đi sâu vào tình cảm chung.

Thường những chuyện như vậy, chẳng hạn như Umegawa hoặc là Cấp tốc xuống Địa ngục, chỉ là cách diễn đạt lý tưởng hóa những tình tiết đương thời, những chuyện thời sự, hoặc những chuyện tầm phào phổ biến. Ngược lại chúng lại tác động mạnh mẽ lên tâm hồn mẫn cảm của công chúng đến mức số lượng tự vẫn, biển thủ, bỏ nhà đi theo trai đã tăng lớn đến mức báo động, đến đỗi Shogun Yoshimune, một người kỷ luật sắt đá lo sợ cho đạo đức của samurai của ông, phải ra lệnh cấm (1739) một số phong cách joruri bốc lửa nhất. Song điều không có gì nghi

Page 136: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

ngờ là những thử cấm đoán đó lại chính là thứ thị hiếu bình dân đòi hỏi, và cũng như vậy kabuki, tuy về lý thuyết là bổn dưới tầm quan tâm của samurai, chẳng mấy chốc bắt đầu thu hút thành viên ở mọi tầng lớp . Tuy vậy một số học giả đạo Khổng quan trọng cũng tán thưởng một số vở của Chikamatsu, mà họ nghĩ là có một giá trị giáo dục. Nhưng điều mà đám dân chúng ưa thích không phải là các bài học đạo đức của vở kịch, mà là tính kích thích của nó. Ảnh hưởng của sân khấu đối với đời sống ở Nhật Bản vào thế kỷ XVIII là hiển nhiên về tất cả mọi phương diện. Không những tình tiết và ngôn ngữ của vở diễn ảnh hưởng đến phong thái và ngôn từ đương thời, mà cả quần áo và cách ứng xử của các diễn viên, được theo dõi rất chăm chú, quy định kiểu mốt thời bấy giờ. Loại vải, kiểu tóc, kiểu áo khoác, kiểu mũ của các diễn viên được hâm mộ hoặc của điếm thượng lưu rất được dân chúng ưa thích và tên tuổi họ gắn với những thứ đó vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Những mẫu vải duyên dáng kẻ sọc hoặc kẻ ô vuông táo bạo, ngày nay vẫn còn được gọi là mẫu genroku, chính là phục hồi từ những trang phục lòe loẹt trên sân khấu hoặc ở xóm hoan lạc thời bấy giờ, còn tất cả thế giói đều biết rằng những bậc thầy đầu tiên của tranh in màu đã tìm thấy hình mẫu trên sân khấu hoặc ở Yoshiwara. Những nghệ sĩ này và tác phẩm của họ đều quá quen thuộc nên không cần miêu thuật ở đây. Ta chỉ cần nhắc lại rằng chính trong thời Genroku mà phong cách họa đặc trưng ukiyoe đã tiến hóa, của những họa sĩ danh tiếng như kiểu Hishigawa Moronobu (1645-1715). Có thể nói là họ đã cầm đầu một cuộc nổi dậy dân gian chống lại các trường phái cổ lỗi thời, đặc biệt những trường phái khuôn theo Trung Hoa. Trước tên ký bao giờ họ cũng ghi dòng chữ “Họa sĩ Nhật Bản” (Yaniato Eshi); mục tiêu của họ là miêu tả không phải là những canh vật Trung Hoa tưởng tượng, mà là cuộc sống đang diễn ra trưởc mắt họ. Kết quả là họ vẽ phần lớn là các diễn viên các phụ nữ thanh mảnh hoặc những người lừng danh năng lui tới thế giới vui chơi. Một trong những chiến thắng rõ rệt của nghệ thuật Yedo là lòng ưu ái mô tả trang phục. Đấy không phải là một phát hiện mới, vì các nghệ sĩ Fujiwara đã từng thích thú với đường nét và màu sắc của các loại áo dài chốn cung đình. Sau đó, vào thời Muromachi, khi người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản, thì họa sĩ, thợ sơn mài và thợ gốm đã nắm bắt được giá trị hình tượng trên cách ăn mặc lạ lùng của họ, và đã tạo ra những mẫu họa thú vị bằng cách cường điệu độ dài tay chân của họ lên, cả cái phùng phình của chiếc quần dài lửng túm ống. Rồi cái mũ khoằm vênh váo của họ. Bây giờ ở Genroku không chỉ là tranh hoa về trang phục, mà chính là trang phục đã trở thành một trong các ngành mỹ thuật thu hút mọi tiềm năng để phục vụ. Tất nhiên chính là ở những nơi phóng đãng nhiều người năng lui tới như lầu xanh và Yoshiwara mà các họa sĩ Ukiyo đã tìm thấy được những hình mẫu hấp dẫn nhất. Thị hiếu của họ, hoặc là tâm trạng yêu đời thời bấy giờ, đã có tác động ít nhiều lên các trường phái ước lệ, và những trường phái này cũng đã sản sinh ra những nghệ sĩ như Hanabusa Itchor người mà chúng tôi đã miêu thuật là một họa sĩ được đào tạo theo phong cách Kano song đã quay sang phong cách Yamato. Ông giữ lại cách nhìn trào phúng cổ của tranh Yamato, song lại lao vào các đề tài thời sự, sử dụng một bút pháp tế nhị, trung thực đầu ốc châm biếm mài sắc hơn. Những cảnh đường phố trong tranh của ông, với những chàng mới vào nghề rộn ràng, những người mù gội đầu thuê, những ca sĩ lượn lờ, và cả những chiếc đò ngáng lên hàng trăm loại hành khách, thật là những tranh kém thú vị cho bất cứ một bài, sách viết nào mô tả thời kỳ này. Quả là đặc trưng cho phong trào mới trong nghệ thuật mà ông lại là một người tâm đắc với nhữrng cuộc hoang toàng xả láng thời đó. Phần lớn thời gian ông la cà ở Yoshiwara

Page 137: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

bầu bạn với những đám lừng danh vung tiền qua cửa sổ và một số daimyo phóng đãng và đồng thời ông ta là một thi sĩ có biệt tài ông có thể được coi như là biểu tượng của sự pha trộn giữa các đẳng cấp và của sự hình thành một tầng lớp trung gian chi phối bởi ảnh hưởng từ bên trên xuống và từ bên dưới lên. Chính tầng lớp này đa thúc đẩy xã hội trong suốt những thế kỷ sau. Nó sản sinh ra một tầng lớp tư sản có văn hóa, bảo trợ cho nghệ thuật. Nó là những thứ nghệ thuật bình dân, đôi khi thô lậu chút ít, song nó phục vụ cho thú vui của công chúng, nhiều người hoạt động trong các ngành nghệ thuật đó đã thành đạt và trở nên lỗi lạc. Nghệ sĩ in tranh màu không phải đơn thuần là những thể thủ công dốt nát, mà là nhũng người có ít nhiều giáo dục, hơn nữa họ còn có lợi là kế nghiệp được một nền văn minh thẩm mỹ cổ xưa. Tác phẩm của họ, những tấm tranh hoặc biển quảng cáo, bán trên đường phố Yedo với giá vài đồng tiền một bức, đã mở ra những triển vọng mới về cách xử lý hình tượng cho de Goncourt và Whistler, song đối với một nghệ sĩ Nhật Bản thì đó là một phương thức biểu hiện hoàn toàn tự nhiên, dựa trên các nguyên tắc đã phát hiện hàng thế kỷ trước cần có một bước chuyển nhẹ nhàng để đáp ứng tâm trạng thời đại họ sống.

Tâm trạng này là sống động, hài hưởc và có phần không kiên nhẫn được trước các thói quen và sự kiềm chế cũ. Điều này được nêu lên trong văn học cũng như trong hội họa. Những văn nhân tiêu biểu thời bấy giờ là Basho nhà thể và Saikaku nhà viết tiểu thuyết. Basho đã phát triển thể haikai và hokku, những câu thơ trao phúng ngắn không cần phải tuân thủ quy tắc chặt chẽ nào của thi ca cổ điển. Những loại thể này thì bất kỳ ai có trí óc bản địa lanh lợi, một vốn từ vựng bình thường đều có thể dễ dàng sáng tác, những vấn đề rất mực quen thuộc. Trong tay người bình thường, thể thơ này có thể tạo ra một trò chơi vui vẻ ở phòng trà, song dưới chiếc đũa thần của một bậc thầy như Basho, haikai và hokku biến thành những giọt nhỏ tinh chất của thơ ca. Bản thân Bashojhich lấy thiên nhiên làm đề tài, còn một số trong đám đệ tử của ông thì tìm chất liệu trong thế giởi Phù sinh và sáng tác những khổ thơ hài hước bén nhọn về thời tục ở đó. Những khổ thơ này không bao giờ dịu dàng về ngôn ngữ hoặc vấn đề nêu ra, nhưng cũng chính vì thế mà chúng là san phẩm của thời đại này. Saikaku nhà tiểu thuyết cũng có khi thuyết về đạo đức, ông đã viết những tác phẩm có tính giáo dục như Giri Manotagari, truyện kể về Phong thái đức hạnh, và Niju Fuko, Hai mươi mẫu bất hiếu. Song ông sở trường về loại tiểu thuyết miêu tả sự sa đọa của lớp thương nhân và chu vốn tỉnh của những người sống buông thả và chính vì những tiểu thuyết này mà ông được nhắc nhở mãi. Ông là một nhà văn điêu luyện nhưng không có học và sử dụng tài tình phương tiện cua mình, nhưng ông lại có nhiều người học theo, mà cái vốn duy nhất của họ là lời lẽ trơn tru, và họ đã thành đạt trội bật. Thói kiểu cách ngày đã chưa được phát hiện. Các nhà xuất bản và nhà in phát lớn vì bán các sách và tranh thuộc loại dâm thư, còn người mua vui thì chỉ chờ làm dậy hướng vì trò diễn bằng du thứ gia vị. Một người kể chuyện rong ở góc đường càng được hoan nghênh khi anh ta đánh nhịp câu chuyện của anh ta bằng một dương vật to bằng gỗ, và đến những đoạn yêu đương trên sân khấu thì cả lời lẽ lẫn cử chỉ đều cực kỳ phóng túng. Bakufu, như thường lệ lo sợ cho đạo đức của samurai của mình, lại ra sức cấm đoán các chuyện lạm dụng đó. Họ tịch thu các tranh in dâm dật, được gọi một cách kiểu cách là Tranh Xuân, và vào năm 1723 họ thu hàng nghìn loai sách dâm thư, tuy ràng trong nhiều trường hợp không phát hiện được nhà xuất bản hoặc nhà in. Song nỗ lực của

Page 138: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

họ cũng không thành công lắm và nỗi lo âu của họ có lẽ cũng hời hợt thôi. Quả thật là các samurai và ngay cả daimyo cũng đang lao vào những cuộc giải trí thô lậu, như đến nhà hát, hát những bài hát dân gian. Vợ họ, những người lớp cũ lại còn quen thuộc têntuổi các diễn viên dân gian hơn là dùng kim chỉ. Ngay trong tiền sảnh oai nghiêm của hoàng cung cũng còn có thể nghe những điệp khúc của nhạc trữ tình mới ra lò, khiến các quý tộc đại thần phải hoảng sợ, một vị trong nhật ký của mình (1718) đã than thở như sau: “… Đức ông hát những bài hát gọi là mgebushi. Đó là những điệu dâm loạn. Thật là cực kỳ không đúng đắn khi một vị dòng dõi đức Nữ thần Mặt Trời cao cả lại đi làm những việc như thế đó… mà ngay một anh chủ tiệm đứng đắn cũng không làm”. Mọi thứ đó quả là rất buồn và nhu nhược đối với những tình nhân của mốt thời lich sử đã qua, song sự tình là, sau nhiồu thế kỷ con người bình thường đã có thể tìm một số lạc thú. Kinh nghiệm đến trong đầu họ và họ bật ra thành những hành vi thái quá. Tuy vậy điều mà các nhà cầm quyền làm tưởng là suy đồi thì chỉ là đem lại sự vui tươi. Đó là một hiện tượng hiếm trong lịch sử Nhật Bản, và đã là một hiện tượng mà các nhà cầm quyền thiếu tin tưởng cho nên họ quyết phá hủy mọi chuyện vui thú dựa trên bản năng đã nổi lên bề mặt ở Genroku, như share, đùa giỡn, sai cảm thụ cái “chie” hoặc trang nhã, hoặc những phẩm chất đáng yêu khác nhưng không hợp với kỷ luật phong kiến. Chính là sự xung đột giữa tính độc đoán với những thứ đó những phát triển có tính lật đổ khác đã làm nên lịch sử chính trị thời Yedo muộn.Chương 23: SỰ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

1. Những trào lưu tri thứcMột điều kỳ lạ là giai cấp lãnh đạo trong mọi thời kỳ ở mọi nước, trong khi tỏ

ra quan tâm sâu sắc tới giá trị tinh thần của nhần dân mình và ra sức đẩy mạnh những đức tính như cần cử điều độ và thuần phục thì lại ít khi nhận thức được sự cần thiết của kinh tế. Nhật Bản trong thế kỷ XVII ở trong tình trạng này, những người nắm quyền lãnh đạo cố gắng giải quyết một vấn đề kinh tế bằng các biện pháp đạo đức. Họ đã thấy sự phát triển của một giai cấp thị dân giàu có đã không chỉ thu hút của giới quân sự mà còn phá hủy những tập tục phong kiến như họ có thể biết được, và do vậy đã làm tổn hại tới những nền tảng của nhà nước. Các nhà lãnh đạo đã đối phó với vấn đề này bằng cái mà chúng ta có thể gọi là phương pháp Khổng giáo. Họ cấm đoán, hoặc cố gắng cấm đoán những tập tục mới dường như theo họ là có hại. Họ dùng những sắc luật hạn chế chi tiêu chống lại sự hoang phí dưới mọi hình thức, không chịu tin rằng sự xa hoa của một thời đại chính là điều cần thiết cho thời đại tiếp theo. Cái gọi là Hiến pháp Tokugawa - Bộ Luật của Vũ gia (Buke Hatto) và những đạo luật tương tự được ban hành năm 1615 và được mỗi Shogun (tướng quân) mới khẳng định lại - thực tế là một đạo luật hạn chế chi tiêu toàn diện. Nó được củng cố bằng nhiều biện pháp tiết kiệm được đưa ra dưới thời Shogun thứ 8 là Yơshimune (1716-1745). Dưới thời lcnari, Shogun thứ 11 (1786-1837), Thủ tương Matsudaiva Sadanobu, một chính khách có về có lương tâm và nhân đức, đã ban hành hàng loạt sắc luật hạn chế đáng ngạc nhiên, nhằm cấm đoán phần lớn mọi hình thức chi tiêu của hầu hết mọi loài người. Thí dụ ông ta ra lệnh những người có thu nhập dưới 10.000 koku không được mua thêm đồ mới; và bắt phụ nữ phải tự chải đầu, ông ta muốn thấy thợ làm đầu chuyên nghiệp trở thành thợ giặt. Theo tinh thần của những đạo luật này, ông ta phát giải thưởng cho sự trong trắng, lòng trung hiếu và các đức tính khác.

Page 139: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Thực sự là những đạo luật như vậy thường được đưa ra do một tình hình nguy cấp nào đó. Sắc luật Sadanobu được ban hành với hy vọng khác phục hiệu quả cả các vụ thiên tai, lụt lội, đói kém và hỏa hoạn đã làm đất nước trở nên tiêu điều trong thời kỳ 1783-1786 và chúng có thể được lý giải như là những biện pháp khẩn cấp tương đương với việc thu thuế. Tuy nhiên chúng cho ta thấy tư tưởng của chính quyền được lan tỏa rộng rãi như thế nào thông qua các ý tưởng của chính phủ bằng các mệnh lệnh; và có một điều gì đó đáng khâm phục, cho dù cũng đáng cảm động, trong sự tin tưởng vào điều hợp lý mang tính con người này. Các nhà lãnh đạo phong kiến đã không sử dụng tôn giáo như công cụ của một chính khách. Do vậy họ buộc phải dùng tới các đạo luật và đạo đức thế tục và chính vì lý do này mà chúng ta có thể thấy, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVIII, một chính sách tuyên truyền đạo đức được cân nhắc kỹ lưỡng. Kết quả rõ ràng nhất của nó có thể thấy ở việc hình thành giáo phái gọi là Bushido hay là con đường của người võ sĩ. Đó là một chủ đề khó, có thể dẫn tới sự tranh luận không có kết quả, và nó càng trở nên phức tạp do mối quan hệ với các trường phái triết học Trung Quốc mâu thuẫn với nhau; nhưng không một bản ghi chép về văn hóa thời kỳ Yedo nào là hoàn chỉnh nếu không nói tới hiện tượng này, và do vậy chúng ta phải cố gắng mô tả những nét căn bản của nó.

Điểm đầu tiên đáng lưu ý về Bushido là tên gọi này khá mới. Bản thân từ này đã được sử dụng trong thế kỷ XVIII, nhưng dường như nó không được phổ biến rộng rãi và không có ý nghĩa cụ thể cho mãi tới thời gian gần đây. Còn tín ngưỡng và sự sùng bái mà nó bảo vệ chắc chắn đã thay đổi từ thời này sang thời khác và không thể bàn tới như một nhóm tư tưởng tĩnh tại. Buổi khởi đầu của nó đã có từ rất lâu, từ những ý thức về trách nhiệm của người lính được truyền thụ cho thành viên của Đại vũ gia trong thời kỳ Fujiwara, hay thậm chí từ những truyền thống của Otome, đội cận vệ hoàng gia trước kia. Từ thời đó trở đi, tư tưởng của đẳng cấp quân sự đã hình thành như một bộ phận ít nhiều gắn liền với việc giảng dạy đạo đức hấp thụ những nhân tố mới và loại bỏ các nhân tố cũ bởi vì sự tiến bộ của các sự kiện đã bộc lộ những điều không cần thiết và không có lợi. Nhiều nhân tố đã góp phần vào sự phát triển của nó, đó là sự cần thiết có những người trung thành trong thời kỳ đầy đổ máu và phản bội, những ý niệm về đạo đức của Trung Quốc tác động lên tư tưởng tôn ti vốn có; một tư tưởng thẩm mỹ học nào đó; tinh thần tư giác giới luật của Phật giáo Thiền; và nói chung là những đòi hỏi của một xã hội mà an ninh của nó phụ thuộc vào quan hệ gia đình và xã hội có tổ chức. Sự sùng bái này tồn tại trong suốt thời kỳ Trung cổ như một hệ lý tưởng điều khiển cách ửng xử của giai cấp võ sĩ cao quý chứ không phải như một học thuyết được xác lập một cách chính xác: Mặc dù nó đã đóng góp cho nền văn hóa Nhật Bản một số đặc điểm đáng được khâm phục nhất nhưng khó có cơ sở để cho rằng, như một số nhà văn hay ca ngợi từng làm, là nó đã dược ứng dụng rộng rãi ở một mức độ hoàn thiện còn hơn cả những lời dạy trong cuộc thuyết pháp trên núi được tuân theo một cách chặt chẽ ở châu Âu. Mang một tính cao quý, dù có không ổn định bởi đã bắt rễ vào ý thức giai cấp, nó đã hơn một lần bị tuyên bố từ bỏ trên một phạm vi lớn như có thể thấy trong lịch sử thời kỳ Ashikaga, và trong thế kỷ XVII, khi nó được hộ thống hóa, được thuyết giảng; được tranh luận và mổ xẻ kỹ lưỡng thì nó bắt đầu mất đi sức sống, chuyển thành sự tự ý thức và có xu hướng thoái hóa thành những hình thức vụn vặt.

Page 140: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Có thể chúng ta phải coi Bộ Gia Luật phong kiến như là văn bản công thức hóa đầu tiên các nguyên tắc của Bushido nhưng nói đại khái thì có the nói đó là công cụ của chính sách được hệ thống hóa, kể từ khi thiết lập phủ Shogun Tokugawa đến nay, còn bộ Buke Halte thì có thể coi như là căn cứ hợp quy tắc của họ. Từ đầu thế kỷ XVII, các tính chất của nó bắt đầu thay đổi. Chẳng bao lâu nó đã không còn như dưới thời Kamakura nữa, nghĩa là một thứ tình cảm phát triển từ quan hệ thân thiết giữa chúa và chư hầu dựa trên sự phục vụ cá nhân trực tiếp ở trên chiến trường. Bây giờ nó đã có một cơ sở triết học chắc chắn và phụ thuộc vào những quan niệm trừu tượng về lòng trung thành. Thậm chí còn có thể cho rằng sự phát triển của Bushido hệ thống hóa đã được đẩy mạnh bởi sự sa sút của những đạo đức quân sự không bị gò bó thời xưa. Rõ ràng là việc Hideyoshi và Ieyasa có thể tranh thủ được nhiều người thân cận của kẻ thù đã chứng tỏ sự giảm sút của lòng trung thành; và những cuộc đình chiến thường xuyên trong chiến dịch Triều Tiên cho. thấy rằng cái chết không còn là con đường dẫn tói tháng lợi. Hon nữa, cách ứng xử của các võ sĩ trong vài thập kỷ sau khi Tướng phủ Tokugawa được thành lập khiến các nhà chức trách phải có sự quan tâm sâu sắc. Tính ngang tàng của họ không phù hợp với thời kỳ hòa bình và thậm chí những người đã khoe khoang về sự coi thường cái chết cũng chỉ còn là một mối gây rắc rối với những cuộc trả thù máu, cãi cọ ầm ĩ và những cuộc đấu kiếm tay đôi vì danh dự kỳ quái của họ, đó là chưa nói tới những cuộc tiến công tàn sát những người dân không được vũ trang. Họ phần lớn là những ronin, tức những Samurai vô chủ mà nghề nghiệp của họ bây giờ đã không còn nữa, và không còn là những hiệp sĩ giang hồ lãng mạn nữa, họ thường chỉ còn là một đẳng cấp thất nghiệp không may mắn gây ra những phiền nhiễu dưới cái vỏ của một tín ngưỡng đã cũ cho tới khoảng năm 1650 họ vẫn gây ra những điều cực kỳ rắc rối và một đôi lần đã lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống lại Bakufu. Họ đã bị đàn áp, nhưng chính quyền cũng bắt đầu nhận thấy rằng sẽ là không thận trọng nếu cứ khuyến khích tư tướng quân sự trong thời bình mà không làm nó dịu di bằng sự quan tâm đến các lề thói dân sự. Thực tế là có một số học giả và nhà đạo đức lớn (như Ogyu Sorai và Sato Naokata) đã tiến công vào đạo đức phong kiến cũ, cho rằng nó mâu thuẫn với một chính phủ tốt và sẽ bị phá vỡ và thay thế bởi đạo đức thuần khiết của Khổng giáo. Tướng phủ, do phụ thuộc vào lực lượng vũ trang như trước kia, nên không thể làm được những điều như vậy; nhưng từ giữa thể kỷ XVII, chính sách của họ (thậm chí còn tính đến một phong trào phục hồi nào đó dưới thời Yoshimune, khoảng năm 1720) đã không còn theo chủ nghĩa quân sự nữa và mặc dù bộ khung phong kiến vẫn còn đó, nó đã mang tính quan liêu hành chính tiến bộ hơn. Sự biến đổi này có thể thấy rõ nhất trong sự kiện trả thù máu nổi tiếng của 47 Ronin. Câu chuyện này bây giờ đã trở nên nhàm chán, và chúng ta có thể bỏ qua khía cạnh bi kịch đã được ghi chép rộng rãi của nó; nhưng nó có một ý nghĩa chính trị và xã hội khá thú vị. Vào khoảng năm 1700, Asano, một lãnh chúa phong kiến (daimyo) hạng nhỏ, trong khi diễn tập nghi thức của một buổi lễ nhà nước tại điện Shogun ở Yedo, đã bị làm nhục bởi thầy giáo của ông ta là Kira, một quan chức cao cấp của Bakufu mà theo lời đồn là đã không nhận được những lễ vật đầy đủ từ viên quản lý của Asano. Asano đã rút kiếm và đánh bị thương Kira. Tuốt kiếm ra ở trong cung điện, hoàn toàn chưa nói tới việc tiến công một sỹ quan của Shogun đã là một tội nghiêm trọng, Asano đã buộc phải tự tử và trang ấp của ông ta bị tịch thu. Ở đây, chúng ta thấy một thí dụ tuyệt vời cho sự nghiêm khắc của Tokugawa đối với chư hầu của mình. Asano đã phải tuân lệnh, 47 thuộc hạ chính của ông ta, bây giờ

Page 141: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trở thành những ronin, đã thề trả thù cho chủ mình. Họ phân tán ra để tránh cho sự theo dõi bởi họ biết rằng Kira sẽ cảnh giác đề phòng; và phải sau hai năm đầy kiên nhẫn và khó khăn, khi mà sự cảnh giác của ông ta đã lơi lỏng thì họ mới tìm được cơ hội: Họ dùng vũ lực xông vào lâu đài của Kira trong một buổi sáng dày tuyết rơi vào tháng 2 năm 1703 và giết chết ông ta. Sau đó họ đã tự nộp mình cho luật pháp, hoàn toàn cho rằng mình sẽ bị chết bởi vì họ đã phạm một tội ác to lớn khi hoàn thành mục tiêu của mình trong chính ngay lãnh địa của vị lãnh chúa tối cao. Bakufu không công khai cấm đoán sự trả thù máu đã từ lâu được chấp nhận một cách chắc chắn; nhưng họ phải sự trả thù cá nhân, đặc biệt là nếu điều đó lại xảy ra ngay trước mắt họ, như là một sự lăng mạ đặc quyền tư pháp của họ và do vậy họ khó có thể bỏ qua tội này, hơn nữa tội đó có thể coi như là một sự chống đối lại việc áp dụng luật pháp của họ đối với trường họp Asano. Đồng thời, họ cũng không thể không tán đồng hành động của các ronin vì nó hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc Khổng giáo mà họ đã xác nhận. Một người thuộc hạ không thể “đội trời chung” với kẻ đã giết hại chủ mình và Kira, do hành động xúc phạm của mình chính là kẻ đã giết chết Asano. Do đó đã có một cuộc tranh luận kéo dài về cách đối xử thích đáng đối với những người báo thù. Các nhà cầm quyền cao cấp, kể cả bản thân Shogun cho rằng những người kia phải được tha thứ và cảm tình của quần chúng là dành cho họ. Một số người thực sự theo Khổng giáo cũng có cùng quan điểm như vậy; nhưng các học giả khác lại cực lực đòi những ronin đó phải chết. Đứng đầu trong số này là Sate Maokata và Ogyu Sorai mà chúng ta vừa nhắc tới như là những người chống đối lại Bushido truyền thống. Họ tin vào lòng trung thành nhưng họ lại theo một lô gich nghiêm khắc rằng những nguyên tắc của Khổng giáo phải được tuân thủ dưới ánh sáng của luật pháp chứ không phải là các cá nhân có thể diễn giải theo của mình. Cả Asano và những người thuộc hạ của ông ta đã vi phạm luật pháp của Bakufu và việc họ phải chết là thích đáng. Sau một năm trì hoãn, các ronin đã bị buộc phải tự tử. Họ đã thực hiện điều đó và gần như đã trở thành các vị thần của dân tộc trong thời kỳ đó và mãi mãi. Cho tới ngày nay, vở kịch Chushin-Gura nổi tiếng của Chikamalsu đã thu hút rất đông người tới rạp hát. Làm cho các khán giả phải bị kích động và nhỏ lệ, vì đã phát triển chủ đề hy sinh. Một bi kịch thực tráng lệ, với 47 người anh hùng, nó phải tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của người dân ở Yedo.

Nhưng trong đời sống thực tế không có sự nhất trí thực sự như với những nguyên tắc của Bushido. Có một sự xung khắc giữa tình cảm và lý thuyết và hơn thế nữa, đã có những sự chia rẽ trong các nhà lý thuyết. Oishi Yoshio, người lãnh đạo của 47 là đệ tử của Yamaga Soko và từng ngồi dưới chân Ito Jinsai, cả hai đều là triết gia nổi tiếng của trường phái triết học “cổ” (Kogoku-ha), dù mang cái tên đó, đây vẫn là một trường phái chống đối; và thực tế là Bushido trong thế kỷ XVIII đã không còn như trước kia, là một bộ luật theo tục lệ đã phát triển trong những người lính dưới sức ép của chiến tranh, mà là một hệ thống đạo đức thực hành phát triển từ sự bất đồng giữa các triết gia và đang trong quá trình thích ứng với nhu cầu của một xã hội hòa bình. Gọi đó là con đường của các võ sĩ nghĩa là đã đưa ra một ấn tướng sai về phạm vi của nó. Đây là một bộ luật đã đặt ra những lý tưởng cao quý trước tất cả mọi công dân tốt, và nó đã có được một cái tên nghe có tính chất quân sự là bởi vì nó có nguồn gốc từ giai cấp lãnh đạo mà phần lớn là gốc võ sĩ và tất nhiên họ muốn coi đó là một dấu ấn về giai cấp của mình, mặc dù trên thực tế đó

Page 142: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

không phải là độc quyền của họ. Nhưng nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ làm mọi người tin rằng không phải là một giáo lý khoa trương nào đó hoặc hành vi đẫm máu của các chiến binh đã làm nảy sinh suy nghĩ và cách ứng xử tốt đẹp nhất ở Nhật Bản, mà là do những lời dạy của các triết gia cao thâm và trực tính. Do vậy một sự hiểu biết về các trào lưu triết học chính trong giai đoạn này sẽ là cần thiết để hiểu được sự tiến triển của các sự kiện trong thế kỷ XVIII và sau đó.

Chương đầu tiên của “Hiến pháp” Tokugawa đã quy định các chư hầu và thuộc hạ của họ phải hết mình vì việc học tập và rèn luyện quân sự. Đây dường như là một chính sách hợp lý vì mục đích của các nhà lãnh đạo Nhật Bản là bảo vệ trật tự đang tồn tại vẫn phụ thuộc vào sự thống trị của một giai cấp quân sự và đồng thời cũng để bảo vệ nền hòa bình vốn phụ thuộc vào sự khuyến khích các mục tiêu dân sự. Bakufu đã lao vào một thử nghiệm thú vị nhưng đầy nguy hiểm, vì để thành công, họ phải giữ một sự cân bằng chính xác giữa tinh thần hăng hái về quân sự và nhiệt tình văn hóa. Có thể các vấn đề đó về cơ bản không phải là không thể hòa hợp được với nhau; nhưng trên thực tế Bakufu đã khá rụt rè trong việc ủng hộ một tư tưởng quá ưa thích chiến tranh vì có thể một ngày nào đó nó sẽ phản lại chính họ và dần dần họ đã ngả về phía hòa bình. Từ thời Ieyasu họ đã khuyến khích học tập, và mặc dù chống lại những tư tưởng mới và đã cố gắng duy trì sự hiểu biết của mọi người trong một phạm vi đã được xác nhận, họ đã vô tình nuôi dưỡng một tình thân tìm tòi và chính tinh thần đó cuối cùng sẽ đem lại sự sụp đổ của chính mình.

Việc học tập mà các nhà lãnh đạo chính thức bảo trợ và cho phát triển chủ yếu là Trung Quốc học. Họ sử dụng các học giả của Khổng giáo làm cố vấn, những người này đã giúp họ thảo ra các bộ luật và xác lập những nguyên tắc đạo đức làm cơ sở cho chế độ hành chính của họ. Phần lớn nhờ vào công sức của các học giả này và sự ủng hộ mà Bakufu đã giành cho họ mà Nhật Bản đã có được một nền hòa bình trong hơn 200 năm; và cũng nhờ sự nghiên cứu và tranh luận của họ mà đã có nhiều phát triển chính trị với đỉnh cao là sự sụp đổ của chế độ phong kiến. Do vậy, cần phảỉ hoàn chỉnh bản kê khai các phong trào trí thức trong thời Tolugawa bằng một đoạn ngắn về các triết gia hàng đầu.

Triết học chính thức của Nhật Bản trong giai đoạn đầu của thời kỳ Tokugawa là triết học Chu Hy (1130 - 1200), một nhân vật đứng đầu thời phục hưng triết học quan trọng diễn ra ở Trung Quốc vào thời Tống. Kinh sách của trường phái này là lời bình giảng của Chu Hy về tác phẩm của các hiền triết Trung Quốc, nhan đè tiếng Nhật là shisho Shinchu, hay là Bình giảng mới về Tứ thư. Cần nhớ rằng lời dạy của Chu Hy trong thời Muromachi đã được nghiên cứu bởi một số ít những sư tăng có học của Năm Tu viện, nhưng mãi tới cuối thế kỷ XVI thì triết học này, mới được biết tới một cách rộng rãi nhờ vào cố gắng của một học giả tên là Fujiwara Seigwa (1561 - 1619), và một điều thú vị là ông ta là một thầy tăng theo đạo Phật. Dưới chế độ Tokugawa, triết học Chu Hy đã được công nhận là trường phái tư tưởng chính thức và Hayashi Razan, người tiêu biểu nhất của nó đã được chọn làm cố vấn chính phủ. Người ta nói rằng, từ thời ông ta, các học giả theo đạo Khổng bắt đầu để tóc dài. Vấn đề lịch sử thú vị này có một ý nghĩa lớn. Từ trước tới nay, việc học tập đều gắn với nhà chùa và các học giả đều cắt tóc như các thầy tăng nhưng bảy giờ việc nghiên cứu Khổng giáo sẽ chẳng phải chỉ là một trò giải trí của các thầy tăng có kiến thức nữa. Triết học Khổng tử đã có một địa vị chính thức và có thể coi là nó đã

Page 143: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

được vị trí của một tôn giáo có uy tín. Dưới hình thức này hay hình thức khác đạo Khổng đã thay thế đạo Phật giành được sự ngưỡng mộ của lớp người học rộng và đạo Phật dường như đã phải đầu hàng không có đấu tranh gì. Việc trì giới Phật giáo không hoàn toàn mất đi nhưng những ngươi theo đạo Khổng một cách nghiệm chỉnh thì đều chống đối gay gắt đạo Phật cũng như đạo Cơ Đốc và họ đi theo một lễ nghi Khổng giáo chặt chễ bao gồm sự kính trọng ở một đền thờ Khổng tử. Những đền thờ như vậy được xây dựng nhờ chi phí của nhà nước và bản thân các Shogun cũng tới đó để cúng lễ. Nói một cách khác là chính quyền đã rất chịu khó khích khích việc nghiên cứu Khổng giáo. Một học viện đã được thành lập năm 1633 và năm 1690 thì trở thành trường mang tên Shohei – ko (đặt theo nơi sinh của Khổng tử) trường đại học Tổng hợp của Yedo. Giữ chức hiệu trưởng của trường này thường là một thành viên trong gia đình Hayashi và do đó có thể nói là những người đó trở thành những triết gia cha truyền con nối của các Tướng phủ và là những cố vấn nhà nước về đạo đức va giáo dục. Họ đều là những môn đồ kiên định của hệ thống Chu Hy. Chúng ta sẽ thấy rằng các thế hệ khác cũng được nghiên cứu ở Nhật Bản nhưng chính triết học Chu Hy đã được chấp nhận rộng rãi nhất và được hưởng quyền bảo trợ của nhà nước. Nó là một trường phái chính thống, mà mặc những xu hướng chống đối cực kỳ mạnh mẽ, nó vẫn có ảnh hưởng lớn nhất trong suốt tế kỷ XVIII và cả thế kỷ XIX. Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng không một học thuyết nào đã có một tác động mạnh mẽ như vậy tới tư tưởng và cách ứng xử của lớp người có tri thức ở Nhật Bản. Tất nhiên Phật giáo là một phương tiện truyền bá văn hóa quan trọng từ hàng ngàn năm và để lại một dấu ấn sâu đậm trong tình cảm quần chúng, nhưng khi người ta xem xét truyền thống của nó đáng tôn kính như thế nào và đức tin của nó rộng như thế nào thì họ lại ngạc nhiên thấy rằng những dấu ấn tác động trực tiếp của nở lại ít thấy tới mức nào trong nền văn hóa thời kỳ Yedo đối với đạo Cơ Đốc cũng vậy, mặc cho đã có một thời thịnh vượng nó đã bị mất đi, và trong giới lãnh đạo chỉ còn sót lại như một ký ức cay đắng về một đức tin độc hại.

Mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao một hệ thống triết học đơn giản, được vay mượn từ một nước láng giềng, lại có thể giành được ảnh hưởng tới như vậy trong tư tưởng của người Nhật như giáo huấn của Chu Hy đã làm được. Lời giải thích không phải tìm kiếm đâu xa. Người Nhật thường quan tâm nhiều tới đạo đức thực tiễn hơn là tới sự xét đoán trừu tượng. Điều này đủ giải thích rõ ràng cho bất kỳ ai nghiên cứu về lịch sử tri thức của họ và được chấp nhận rộng rãi bởi chính các nhà triết học Nhật Bản, những người đã cảm thấy rằng (theo từ ngữ của một học giả hiện đại nổi tiếng, tiến sĩ T. Inouye);. “Trong đạo đức Phương Tây, nguyên tắc bao trùm là sự tìm tòi về tri thức chứ không phải việc trau dồi đạo đức”. Triết học Chu Hy không phải không có một vũ trụ luận thú vị. Nhìn chung trên thực tế có thể nói các triết gia thời Tống đã làm biến đổi đạo đức Khổng giáo cũ qua việc đưa những lời dạy không được hệ thống của các Hiến nhân vào khuôn khổ siêu hình của chính mình; và xa hơn nữa, trong việc tạo dựng bản thề luận của mình, họ đã tùy thích sử dụng các tư tưởng của đạo Phật và đạo Lão mặc dù việc quy kết như vậy sẽ làm họ cực kỳ tức giận. Nhưng người Nhật lại chú mục tới chính những học thuyết đạo đức của Chu Hy. Chúng ta không cần phải đi sâu vào triết học của ông ta. Chỉ cần chỉ ra rằng ông ta đã giảng về tầm quan trọng của việc tự học. Ông ta cho rằng con người về bẩm sinh đã có xu hưởng theo cách ứng xử đúng đắn, cũng như mọi vật trong thiên nhiên đều được làm sống động bởi một nguyên lý thiện, nhưng ông ta cần phải nghiên cứu

Page 144: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

những quy luật của vũ trụ để hiểu được đạo đức. Bằng phương pháp quy nạp từ những quy luật đó, ông ta khám phá ra rằng các mối quan hệ của hiện tượng thiên nhiên đều có bảng sao của mình trong quan hệ giữa các cá nhân trong đó đặc biệt quan trọng là quan hệt giữa vua và thần dân, giữa cha và con, chồng và vợ. Thực tế mọi người sẽ thấy rằng Chu Hy không chỉ có giới thiệu những đức tính được người Nhật luôn luôn tôn trọng này; nhưng nói chung đạo đức Khổng giáo cũ cho tới nay chỉ được áp dụng một cách giáo điều. Bấy giờ nó đã được hợp lý hóa vượt xa cả mơ ước của những người theo Khổng giáo và tạo ra một kiểu pháp luật siêu hình. Hệ thống đạo đức Chu Hy do vậy dường như đặc biệt thích hợp với nhu cầu của các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Điểm cốt lõi của nó là lòng trung thành, và mặc dù nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc học tập, nó vẫn đánh giá rất cao tính chất chính thống, về bản chất là khiêm tốn, thực tiễn và thận trọng. Định nghĩa của nó về cái xấu là “sự lộn xộn” hoặc “sự hỗn loạn” có thể dễ dàng được coi là làm đảo lộn trật tự cũ.

Chính phủ Tokugawa do vậy đã tạo mọi sự khuyến khích có thể được cho môn đồ của Chu Hy, và họ ủng hộ những thầy giáo như Hayashi Razan, người đã kiên quyết nhất, trong việc từ bỏ mọi tín ngưỡng khác, không chỉ Phật giáo và Cơ Đốc giáo mà cả bất kỳ hình thức biến cải nào của Khổng giáo chính thống như những người thuyết trình chính thức đã nêu rõ. Nói một cách khác là Bakufu, trong khi có một mong muốn đáng khen ngợi nhằm phát triển học tập thì lại cố gắng đàn áp tinh thần tự do tìm tòi. Đầu tiên họ đã có một số biện pháp thành công và trong phần lên thế kỷ XVII và XVIII trường phái Chu Hy chiếm vị trí tốt cao ở Nhật Bản, sản sinh ra hàng loạt những nhà đạo đức có học vấn cao; và mặc dù sau đó nó gặp phải những trào lưu tư tưởng đối lập và đã bị suy yếu trong một thời gian ngắn, nó vẫn không mất đi sức sống cho mãi tới khi, cùng với các triết học cũ khác chịu tác động của tư tưởng Phương Tây vào những năm 1850. Có thể thấy rõ nhất ảnh hưởng tư tưởng của nó qua việc điểm lại sự nghiệp của những nhân vật lãnh đạo tiêu biểu. Tiếp sau Hayashi Razan là Kinoshita Junan (1621 - 1698) với ba học trò nổi tiếng là Amamori Hoshu (1611 - 1708), Muro Kyoso (1658 - 1734) và Arai Hakuseki (1656 - 1726). Amamori chủ yếu được biết tới như một nhân vật tiêu biểu cho nguyên tắc hỗn hợp rất phổ biến trong lịch sử Nhật Bản theo đó Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo được coi như những biểu hiện khác nhau của một đức tin là ba ngành của tam giáo đồng nguyên. Trong phạm vi này ông ta là một người dị giáo, vì không một nhà Khổng học nghiêm chỉnh nào lại có thể nào nghiêm chỉnh như vậy, nhưng quan điểm cua ông ta có thể là một cái nêm cắm sâu góp phần làm rạn nứt trường phái truyền thống.

Arai Hakuseki là nhân vật đáng chú ý hơn trong lịch sử đất nước. Ông ta có thể được coi như một thí dụ tuyệt vời cho sự xuất hiện đặc biệt này trong lịch sử Phương Đông, một con người triết gia - chính khách. Trong mấy năm làm việc, ông hoàn toàn được Shogun tin tưởng và đã cố gắng áp dụng những nguyên tắc của triết học Khổng giáo vào các vấn đề hành chính, ông giữ quan điểm cổ điển cho rằng chính quyền có thể được điều khiển bằng âm nhạc và lễ nghi. Nó bị đánh giá rất thấp và dường như là một lý thuyết không tưởng; nhưng cho dù đã tin tưởng mù quáng và có lẽ là phản động, Hakuscki vẫn là một con người nghiêm túc và có đầu óc thực tế. Ống biết rằng được ảnh hưởng tinh tế của nghệ thuật và cho rằng phong tục được thiết lập dễ dàng hơn đạo đức. Người Trung Quốc đã từ lâu phát hiện ra giá

Page 145: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trị xã hội và chính trị của nghi lễ và sự lịch thiệp, và ông ta cho rằng chính việc không chú ý tới các phong tục đã đem lại mọi thứ đáng trách của thời kỳ Genroku, đó là sự phù phiếm, hoang phí, thích những trò phóng đãng và không tôn trọng những chuẩn mực cũ. Chính vì vậy mà ông đã đòi Shogun phải thay âm nhạc cũ bằng những buổi biểu diễn No và ông đã đi Kyoto để đặc biệt nghiên cứu và nghi lễ cung đình. Ông đã rất chú ý tới tất cả các kiểu nghi lễ trong cung điện Shogun và đã thảo ra những quy tắc quy định loại quần áo được mặc trong những dịp ra chính thức hoặc vào riêng tư. Ông không chỉ quan tâm tới những vấn đề đó, mà còn cố vấn cho Shogun trong những vấn đề tài chính và buôn bán, tham gia vào cải cách tiền tệ, kiên quyết đấu tranh chống lại tệ tham nhũng và lãng phí tiền công. Nhưng ông đã thực hiện những nguyên tắc về chính phủ của mình theo hướng đơn thuần dân sự tới mức đã có một sự phản ứng quân phiệt khi vị Shogun thứ 8 là Yoshimune (1716) lên nắm quyền, vị Shogun mới đã lãnh đạo một phong trào “Trò lại Ieyasu” cố gắng làm sống lại cách tổ chức xã hội theo kiểu quân sự phong kiến; khuyến khích tập luyện quân sự, trước nỗi kinh hoàng của nhiều samurai lúc bấy giờ đã quen thói thoải mái, nhưng thật là nghịch lý lại nới lỏng những cấm đoán về việc học tập Phương Tây. Chính sách của Yoshimune khá là khó hiểu bởi lẽ dường như nó được tạo thành bởi những nhân tố đối lập với nhau. Nhưng ông ta có vẻ như là một người có tài năng lớn và có tư tưởng độc đáo. Một số biện pháp của ông đã cho thấy rằng khi thừa nhận những tập quán tốt đẹp cũ, ông ta không hề là phản động mà lại là tiến bộ và tự do, theo chuẩn mực thời bấy giờ. Ông ta tôn trọng khổng giáo chính thống, nhưng không tự tước bỏ những kiến thức từ các nguồn khác. Do vậy ông đã khuyến khích sự uyên bác của mọi người, với những kết quả mà chắc chắn ông ta không thể dự tính dược. Ông ta đã dành sự bảo trợ công bằng cho những nhà Khổng học thuộc các trường phái khác nhau, do vậy đã tạo nên những trào lưu triết học mà theo dòng thời gian đã nhận chìm Bakufu; và thái độ của ông ta đối với việc học tập Phương Tây đã làm sống lại mối quan tâm nghiên cứu đã bị mất đi dưới chính sách bài ngoại, nhưng lúc này lại là một trong những công cụ chính yếu để thủ tiêu chính sách đó.

Cố vấn chính cho Shogun mới về các vấn đề hành chính cũng như triết học là ngài Muro Kyuso nổi tiếng, người đã thay thế vị trí của Arai Hakuseki. Chức vụ hiệu trưởng trường học của nhà nuớc (Shoheiko) vẫn giành riêng cho gia đình Hayashi và triết học Chu Hy vẫn là môn học chính thống. Nhưng những ảnh hưởng đang diễn ra có chiều hướng phá hủy quyền uy của môn học này. Tuy vẫn thuộc về trường phái Chu Hy, song Kyuso đã tạo cho những học thuyết của trường phái này một sắc thái rất riêng biệt. Trong tay ông ta, chúng nó nên khác biệt với những giáo lý lạnh lùng của các bậc tiền bối, những người giữ quan điểm khá khắt khe về đạo đức, và chúng đã tạo ra được một hơi ấm và một niềm thích thú tức thời khiến cho những người có tư tưởng trung bình hoan nghênh đón nhận, trong khái niệm thì ông là triệt để chính thống, và là kẻ thù hung tợn của tính biệt phái, nhưng trong khi ông tỏ ra nghiêm khắc về những điểm thuộc về bổn phận và lòng trung thành coi đó là cơ sở của tín ngưỡng quân sự, thì ông khắc với phần lớn những người giải thích tín ngưỡng này ở cách thuyết giảng lòng trắc ẩn và tính khiêm nhường, vốn là không mấy rõ ràng trong đạo lý gọi là Bushido. Có lẽ ông đã tách ra khỏi tính chính thống ở ý nghĩa này, tuy rằng ông không muốn thừa nhận chuyện đó. Hơn nữa, một số người cao tuổi đương thời đã tách ra khỏi những chủ thuyết rất chặt chẽ của Trung Quốc.

Page 146: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Kaibara Ekkai mà chúng tôi đã nhắc đến như là một học giả quan tâm đến giáo dục, đã thuyết giảng triết học bằng ngôn ngữ đơn giản, ông viết rất nhiều về hạnh phúc, mà ông đồng nhất với đức hạnh và tuyệt nhiên ông không phải là người biện hộ kiên định cho cách tu lập kiểu Trung Quốc. Yamazaki Anzai (1618 - 1682), tuy là môn đồ của Chu Hy, đã tiến nhiều bước xa hơn trong thái độ bất đồng với các thể chế Trung Quốc. Những năm cuối đời, ông chịu ảnh hưởng của những nhà nghiên cứu tôn giáo bản địa và của biên niên sử vạch dòng dõi các hoàng đế lên đến các thánh thần, và ông đã phát triển một kiểu thỏa hiệp kỳ lạ giữa thuyết Chu Hy và các nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa. Những nhà Khổng học triệt để thời đó phải kinh ngạc, một người trong họ (Hatteri) đã nói: “Đây là một kiểu Chu Hy ngồ ngộ”. Song Anzai đã khởi xướng một phong trào mà về sau sẽ có một ảnh hưởng sâu đậm lên quan niệm chính trị, nếu không phải là triết học, ở Nhật Bản. Chính là ông và môn đồ của ông, đã tạo ra một sức thúc đẩy cho trường phái chống Trung Quốc; bằng cách khôi phục nền văn hóa cổ của Nhật Bản và đào sâu vào các biên niên sử cổ Nhật Bản, trường phái này đã đem lại một sức sống mới cho phái Thần đạo do Hoàng trừu ch, nếu không phải là chủ đạo. Vậy là họ đã làm sáng tỏ sự thế là Shogun phải là kể thoán nghịch, cũng chi là một ngưòrđậì biểu của ngai vàng, và như vậy họ đã cung cấp cho kẻ thù của Bakufu thứ vũ khí chính trị mà rốt cuộc sẽ kết liễu cuộc đời Bukufu.

Tưởng cũng cần mô tả sức phản ứng chống Khổng giáo thuần khiết này dài dài một tí, bởi vì quả là quan trọng khi ta nhận thấy nó khởi đầu từ rất sớm sau khi chế độ Tokugawa được thiết lập. Một khi mà uy tín của Phật giáo phai mờ đi, thì Thần đạo có thể bắt đầu ngẩng đầu lên; và một khi mà con người bắt đầu nghi ngờ những điều lý giải về đức hạnh của các triết gia chính thống của phủ Shogun, thì người ta cũng ngờ vực không hiểu trung với vua có vượt hơn trung với chúa phong kiến không. Quả là lý thú khi quan sát thấy ngay cả một học giả Khổng giáo cũng có thể bị ý thức dân tộc của mình đẩy đến những cực đoan nào. Nghe nói là Anzai đã phải gào thét lên là nếu Khổng Tử hoặc Mạnh Tử mà có đến can thiệp vào Nhật Bản thì ông ta và đệ tử cũng sẽ phải mặc giáp trụ vào, chụp lấy gươm và hủy diệt kẻ thù!

Có những đối thủ hùng mạnh, khác của trường phái Chu Hy, quan trọng nhất trong số này là môn đồ của nhà triết học Trung quốc Vương Dương Minh, ở Nhật gọi là O-Yomei (1472 - 1529). Có thể mô tả ngắn gọn ông ta là một nhà duy tâm mà giáo huấn là đối nghịch với Chu Hy ở chỗ ông chủ trương tự biết mình là kiểu học vấn cao nhất, và tự học là bổn phận cao nhất của con người. Các giáo đồ trường phái Chu Hy nhấn mạnh sự cần thiết của hiểu biết coi đó là bước chuẩn bị cho chính nghiệp (right conduct). Trường phái Dương Vương Minh, tuy không phản đối học vấn, nhưng tin vào quy tắc của ý thức và dành cho việc tự xem xét nội tâm tầm quan trọng to lớn nhất. Lúc đầu họ không có được nhiều tiến triển, vì bị các quan chức chau mày, song về sau họ có nhiều người thụ giáo, kể cả một số người xuất sắc nhất và những nhân vật cao quý nhất thời bấy giờ. Quả là lý thú nếu ta nghiên cứu lý do thành công của họ. Dường như cũng khó rõ ràng nếu ta nhìn lại để tìm một mới tướng đồng với tình hình Phật giáo Thiền ở Nhât. Cũng như Thiền, triết học Vương Dương Minh bác bở quyền uy của kinh sách, mà khuyên thực hành phép đạo đức chủ qua, và nhất mạnh vào sự nhận thức chân lý bằng trực giác và phải đạt được điều này bằng tự học và tự chủ. Những chủ thuyết như vậy, vì thoát ra khỏi

Page 147: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

chủ nghĩa truyền thống và tính mô phạm, luôn luôn hấp dẫn đối với loại người Nhật khí lực nhất trầm tĩnh nhất ở giới thượng lưu, và có lẽ bởi vì đã nhận thức được tò mò về điều này nên Bakufu chống đối trường phái Vương Dương Minh, vì độc lập tư tưởng không phải là một đức tính mà Bakufu có thể an toàn khuyến khích được. Những đệ tử Nhật Bản lừng danh nhất của trường phái Vương Dương Minh là những con người kiên nghi, có tinh thần cải cách, và đáng chú ý là danh sách đệ tử bao gồm cả những học giả của những nhà lãnh đạo phong trào cách mạng Oshio, người đã cầm đầu quân chúng đói ăn tấn công Osaka vào năm 1837, và Yoshida Shôin, người đã đập vỡ các sắc lệnh bài ngoại năm 1859. Chúng ta không thể dừng để nghiên cứu sự nghiệp của những vị này, song phải kể đến tên Makae Toju (1608 - 1648), người thành lập trường phái Vương Dương Minh ở Nhật và do đó đã gieo hạt giống phản đối quyền uy của Khổng giáo chính thống giáo huấn của ông, như được truyền lại đến nay, đã bị sửa đổi và thêm thắt. Cũng giống như quan điểm của Yamazaki Anzai, giáo huấn của Nakao Toju được kết hợp với Thần đạo, hoặc gắn với các nguyên tắc chính quyền, thông thường theo một cách không thuận lợi cho quyền lợi của Tokugawa. Quả thật điều đáng lưu ý nhất là triết học Khổng giáo trong suốt thời Yodo, và trong tay các học gỉa Nhật Bản có xu hướng tự đồng nhất với các phong trào phục hồi Thần đạo và nền quân chủ. Có lẽ đây là điều được mong muốn, bởi vì người Nhật, trong suốt lịch sử của mình, tỏ ra luôn luôn quan tâm đến chính trị hơn là triết học; tuy vậy đây cũng là điều đáng để ta lưu ý. Fujiwara, nhà luận giải lớn đầu tiên về Chu Hy có nói: “Thần đạo và đạo Khổng là cùng một chân lý dưới những tên khác nhau”. Hyashi Razan nói: “Thần đạo là Trung Quân mà Trung Quân là Khổng giáo” (1), và vì các học giả khắp nước Nhật vẫn tiếp tục tìm tòi trong lịch sử và văn học đất nước mình, nên vấn đề trở nên hiển nhiên là các Shogun nhà Togukawa, với hành động thoán đoạt quyền bính Hoàng đế, đã xúc phạm đến mọi quy tắc kia. Cho nên có thể nói một cách thẳng thắn rằng do toan tính xảy dưng cố sở cai trị của mình trên đạo đức Khổng giáo,Bakufu đã góp phần vào sự sụp đổ của chính mình. Ngay cái gọi là Trường phái Triết học cổ (Kogakuba) tuy cũng tuyên bố là làm sống lại các chủ thuyết thời cổ và đi ngược lên đến Khổng Tử và Mạnh Tử, nhưng đã đưa những lý giải hoàn toàn mới vào lời lẻ các nhà hiền triết kia. Tất cả các nhà lãnh đạo buổi đầu của trường phái này đều chống lại tính chính thống của trường phái Chu Hy. Yamaga Sokô (1622 - 1685) là một sinh viên khoa học quân sự, và được coi là một trong những người sáng lập Bushido (Võ Sĩ Đạo). Nhưng anh bị đuổi vì tính ngoan cường, về sống trong thái ấp của Asano và như ta đã thấy, xúi giục 47 Ito Jinsai (1627 - 1705) ở Kyoto là một người lãnh đạo việc phục hồi nền văn học cổ Nhật Bản, và là người phản bác Chu Hy có, hệ thống đầu tiên. Ogyu Sorai (1666 - 1728) là một nhà tư tưởng độc đáo và có uy thế, tin tưởng vào chế độ chuyên chế và phục vụ trung thành Bakufu, song với tư cách là nhà triết học ông cũng là không chính thống, và ảnh hưởng của ông đã góp phần làm suy yếu trường phái chính thống.

Tuy rằng những nhà triết học này bất đồng với nhau rất dữ dội, và đã dùng ngôn ngữ rất buông thả, song trên đại thể họ nhát trí với nhau chấp thuận các thể chế xã hội hiện có. Họ không đồng tình về những điểm trong lý thuyết chính trị, song hình như không ai trong họ, có lẽ trừ một số đệ tử cực đoan của Vương Dương Minh, chống sự phận chia đẳng cấp hiện có và những quan niệm thịnh thời về nghĩa vụ xã hội. Song có khả năng là ở đây họ có thể tìm được một lối thoát xứng đáng

Page 148: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

cho nhiệt tình cải cách của họ. Một trong những nét rõ rệt nhất của đạo lý thời bấy giờ chính là đạo đức đẳng cấp, hay nói chính xác hơn là đạo đức nhóm người. Các nhà chức trách thích thương thuyết với các nhóm người, và do đó làm nhụt tinh thần trách nhiệm cá nhân. Hệ thống các ban hội đồng, và các sở cặp đôi đặc trưng cho hành chính cấp cao được sao lại y nguyên khắp các cấp, xuống đến các kumi nhỏ hoặc là nhóm năm nông dân tạo thành đơn vị của tổ chức nông thôn, kiểu sắp xếp này, tuy có thúc đẩy nghĩa vụ tương hỗ trong mỗi nhóm, song lại có xu hướng phát triển, nếu không phải là tính thù địch giữa các nhóm thì chí ít cũng là sự sao lãng bổn phận của cá nhân này đối vởi cá nhân kia và đối với xã hội nói chung. Ta sẽ thấy rõ là một quan niệm về đạo đức hạn chế như vậy hẳn đã thúc đẩy được kỷ luật nhưng lại có hại cho tính thống nhất rộng lớn hơn và tuy chúng ta không cần phải đi sâu vào điểm này song nó có thể giúp cho bạn đọc, nếu bạn đọc nhớ kỹ điều đó, hiểu được một số mặt rối rắm của văn hóa Nhật Bản dưới chế độ phong kiến. Mẫu mực đặc trưng nhất về thực hành đạo lý đương thời có lẽ phải tìm trong lớp người thương mại. Một số nghĩa vụ được quy định giữa chủ và tớ, giữa thầy và thợ, dường như đã được tuân thủ hết sức nghiêm nhặt, và tính hữu ái được đảm bảo bằng lòng trung thành thực sự đối với nhau trong hội buôn. Song chuẩn mực đạo đức hội đoàn cao như vậy lại được cân bằng bởi sự hờ hững nhẫn tâm đối với quyền lợi của những người bên ngoài nhóm, đôi khi chẳng khác gì là cách ứng sử chống xã hội một cách thô tục. Có lẽ vì một số lý do kiểu như vậy nên khi Nhật Bản mở cửa cho ngoại thương, và được tổ chức trên một cơ sở thương nghiệp mới, thì không phải là những thành viên có lớp người thương nghiệp có trở thành lãnh đạo của tổ chức kinh doanh mới về tài chính và công nghiệp. Quan điểm của họ quá hạn hẹp, ho đã phát tài dưới sự bảo hộ, và chỉ trừ vài trường hợp còn thì họ lại rơi vào kiểu chạy hàng xách, trong khi đó những samurai có nhiều hoài bão ở lớp dưới và lớp giữa lại trở thành chủ nhà băng, thương nhân và nhà sản xuất. Chuẩn mực của họ cũng vậy, là chuẩn mực đẳng cấp, song họ có một chân trời rộng mở hơn.

Chủ nghĩa cá nhân không phải là toàn bộ tính khôn ngoan và không ai phủ nhận là, mặc dù có nhược điểm, lòng tin biểu hiện trong Bushido là có giá trị to lớn nhất đối với Nhật Bản trong các giai đoạn chuyển tiếp đầy thử thách. Cuộc sống đạo đức mà Võ Sĩ đạo đã thúc đẩy lên là phù hợp với khuôn khổ xã hội thời phong kiến, nhưng vì thể chế phong kiến đã tan rã dưới sức căng kinh tế nên các nguyên tác hỗ trợ nó cũng bị đặt thành vấn đề nghi ngờ. Một sự thách đố xảy ra từ bên trong, vì những tư tưởng triết học và tình cảm chính trị mới đã được chấp nhận. Một thách đố khác từ bên ngoài đến, khi Yoshimune làm Shogun (1716 – 17451) lại mở cửa cho học vấn Phương Tây vào. Từ hồi có sắc lệnh bài ngoài kênh duy nhất để thông tin với Phương Tây là khu cư trú nhỏ của người Hà Lan ở Nagasaki, và người Nhật có thể học được ngoài chỉ là thông qua thương nhân, chủ tàu và, trong vài trường hợp hiếm hoi, từ một số người có học vấn như Kaempfer, tùy viên ở sứ quán Hà Lan thường trực tại Yedo năm 1690, hoặc từ một bác sĩ phẫu thuật thuộc công ty Đông Ấn của Hà Lan. Nay Shogun cho phép nhập sách ngoại (trừ những sách quan hệ tới Thiên Chúa giáo), người Nhật, rất tự nhiên hết chú mục vào những ngành khoa học Phương Tây mà dường như có ích lợi tức thời, như y học và thiên văn học. Về khoa phẫu thuật đã có được một số hiểu biết có tính chất kinh nghiệm từ các khách Bồ Đào Nha và Hà Lan từ hơn một thế kỷ trước, song để có tiến bộ hơn họ phải có khả năng đọc được sách tiếng Hà Lan. Đầu tiên họ vấp phải những khó khăn

Page 149: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

đau đầu nhất, vì ngay cả những thông dịch viên chính thức cho xí nghiệp ở Deshima cũng chỉ biết một vài câu thông thường, mà họ ghi lại bằng chữ kana và học thuộc lòng, còn các học giả ở Yedo thì sau nhiều năm mới vất vả thu thập được từ những người này bảng chữ cái và một vốn từ vựng nhỏ nhoi gồm những từ như Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, Người, Cọp, Rồng và Tre. Ngay cả thành tựu còm cõi như vậy mà những học giả không được phép cũng đã bị Bakufu chau mày không bằng lòng, và có nhà văn viết một truyện ngắn gọi là Chuyện người Tóc Đỏ (1765) đã bị quở trách vì để minh họa những phong tục ngoại quốc tác giả đã in vần chữ cái lên. Dần dần, do kỳ công của lòng kiên nhẫn hầu như không tin được, những từ điển được soạn ra và những công trình về giải phẫu sinh lý, địa lý, và các ngành khoa học khác được biên dịch dần. Một cuốn từ điển chép tay Hà Lan - Nhật Bản được. Aoki Bunzo một nhà Khổng học chính thống, soạn cho Chính phủ vào năm 1745. Một cuốn sách hình vẽ giải phẫu sinh lý kèm bản văn giải thích được một bác sĩ tên là Sugita Gempaku, sau những năm tháng miệt mài, biên dịch ra năm 1774, và vào đầu thế kỷ XIX ở Nhât Bản đã có mốt hiểu biết rõ ràng về một số khoa học Phương Tây và cần phải nói thêm, chinh trị Phương Tây.

Có nhiều nguyên nhân đã góp phần thổi bùng nhiệt tình với những môn học mới này. Thời kỳ giữa thế kỷ XVIII ở Yedo trong chừng mực nào là một thời kỳ thịnh vượng. Chính sách kinh tế của Yoshimune làm lợi chí ít cho một số đẳng cấp, và sau đó đã diễn ra một trong những thời kỳ ngông cuồng khi dân chúng đi tìm những thú vui mới và những cách tiêu xài tiền mới. Điều này đã tạo ra một sức kích thích cho việc nhập cảng những thứ kỳ lạ từ châu Âu vào, và có một nhu cầu to lớn và đồ thủy tinh, đồng hồ, đồ len dạ và nhung the, cũng như những thứ khác như kính viễn vọng, đèn chiếu, chai lọ đen, ống đo nhiệt, phong vũ biểu, và v.v… Mọi thứ đó thời thượng vào một thời mà chúng ta bắt đầu chiêm ngưỡng các chén chè Trung Quốc và cái thông thái bí hiểm của Phương Đông đã kích mối quan tâm của những người có đầu óc sâu sắc và dẫn đến những tìm tòi xa hơn. Về sau, khi có những thời kỳ xấu, như sau trận đói lớn năm 1783 - 1787, nhiều người đâm ra trăn trở, và có một số nảy ý thức lờ mờ là mọi thứ đều không tốt với những thiết chế trong đất nước. Tiêu biểu cho lớp người này, đã bị mệt mỏi với nền văn minh cổ của mình và đầy háo hức học hỏi Phương Tây, là Hiraga Gennai (1732- 1779), người đã bán tất cả tài sản của mình để mua một cuốn sách Hà Lan về lịch sử tự nhiên, đã nghiên cứu sâu về y thực vật học, đã lập một công ty thương mại, đã xây dựng máy điên, đã đốt loại vải chịu lửa bằng cách sử dụng amiăng, và giữa những kỳ nghiên cứu tìm tòi đã tung ra những vở kịch và bản phác thảo joruri cực kỳ đại chúng để làm phương tiện sinh nhai.

Sau 1790 nhiều toan tính của tàu chiến Nga và Mỹ mong mở quan hệ với Nhật Bản, và ngay từ đầu 1787 một số người yêu nước đã đâm ra hoảng hốt vì tình trạng không phòng bị của đất nước, còn số khác thì tuyên bố là Nhật Bản còn có nhiều điều cần phải học và tốt hơn hết là nên kết thúc tình trạng biệt lập. Một số học giả, trong đó Sugita Gempaku người đã dịch bộ Giải phẫu sinh lý lại muốn nhập cảng tri thức nước ngoài vào, đoạn đóng cửa đất nước lại để có thể tiêu hóa được tri thức đó trong một vương quốc hòa bình; nhưng Sugita cũng nhận xét đầy khinh miệt là đám Samurai tân thời đã trở thành nhu nhược thảm hại nên không thể tin cậy họ đánh đuổi được quân xâm lược. Có lẽ khôn ngoan nhất là những người như

Page 150: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Honda Rimer (Toshiaki) người đã thấy được sự yếu kém của tình hình kinh tế Nhật Bản, và đã viết (khoảng 1798) rằng nền văn hóa Nhật Bản đang bị bế tắc. Giải pháp duy nhất cho các khó khăn của đất nước, ông ta nói, là để cho các tàu bè Nhật rẽ sóng ra biển khơi và là giàu bằng ngoại thương. Lại còn có đề xuất rằng, vì một loạt kỳ được mùa tiếp theo sau vụ đói sau 1790, nên việc xuất khẩu gạo hẳn là làm lợi cho Samurai.

Không phải chỉ có những lợi ích thực tế mới được tiên liệu là cuộc tiếp xúc với Phương Tây, vì đã có một ít người cảm thấy rằng Trung Quốc không phải là quê hướng duy nhất của trí tuệ. Không thể nói rằng lúc bấy giờ Nhật Bản quay sang Phương Tây để tìm những loại trí thức siêu phàm hơn. Triết học Khổng giáo loại này hoặc loại kia vẫn là tối thượng, và có lẽ điều bất hạnh là, khi rốt cuộc người Nhật có thời gian để suy xét những nỗ lực cao cả của tâm hồn Phương Tây, những suy luận ảm đạm của Herbert spencer hoặc tính thuyết giáo của những người như Benjamin Franklin và Samuel Smiles dường như lại là tốt nhất để chống đỡ những day dứt trí thức của mình. Trong nghệ thuật, người Nhật có nhiều điều để dạy cũng như để học, và trước đây không lâu tranh in màu, đồ sơn mài và đồ sành sứ của họ đã bắt đầu gây cho chúng ta một niềm thích thú có phần nào kinh ngạc. Những bí ẩn về thẩm mỹ của họ, về đẹp của tranh tượng cổ của họ còn phải đợi vài thế hệ nữa mới được hiểu ra. Nhưng trong lúc đó nghệ sĩ Nhật lại quay sang nghiên cứu các phương pháp Phương Tây. Những trường phái của riêng họ đã khá thịnh đạt, vì đã có những tên tuổi lớn vào thời Yedo muộn: Ito Jakuchu (1713 - 1800), Tani Buncho (1765 - 1842), Maruyama Okyo (1733 - 1795), và nhiều bậc thầy nổi tiếng của ukiyoe và của trường phái hoạt kê hoặc kỳ dị được biết dưới cái tên Bunjingwe (Tranh Văn nhân) (2) vì vậy lẽ tự nhiên là người Nhật quan tâm đến những vấn đề kỹ thuật hơn là về lý thuyết thẩm mỹ, và họ học tập cẩn thận các nguyên tắc về phép viễn cận hoặc phép dùng mẫu tương phản. Những thứ đó hoàn toàn không mới đối với họ, vì đã có những bức tranh Nhật họa các vua châu Âu trên lưng ngựa trông giống như những bản sao của thảm đột, và có niên đại từ đầu thế kỷ XVII và có một họa sĩ tên là Ymada Uemon, người đã tham gia vào cuộc khởi loạn shimabera năm 1637, nổi tiếng với những bức tranh theo phong cách ngoại lai. Song các sắc lệnh chống Cơ Đốc giáo đã làm cho con người thận trọng khi tỏ ra quan tâm đến nghệ thuật Phương Tây, trong đó động cơ tôn giáo rất phổ biến, và cho đến tận thời Shiba Kokan (1737 - 1818) việc nghiên cứu mới được nối tiếp. Ông vẽ ra một số lượng lớn những bức tranh có phần tới cả tranh sơn dầu lẫn màu nước, rồi được phân phát rộng rãi, và làm cho ông nổi tiếng nhiều lúc bấy giờ. Song ông ta còn xứng đáng được biết vì mối quan tâm toàn diện, không thể thỏa mãn được về các chuyện Phương Tây, nào là địa lý, lịch sử, ghép cây, chạm khắc, rồi bất cứ thứ gì trong mọi ngành khoa học tự nhiên có thể học được, và đặc biệt là những thú có mọi yếu tố ngoạn mục mạnh, đòi hỏi phải sử dụng những quả cầu và công cụ hấp dẫn khác. Trong tính tò mò không ngớt của người Nhật, ông và Hiraga Gennai bạn ông chỉ là những mẫu chút ít không bình thường của một loại người nay đã rất đông, loại người muốn có một cái gì mới, họ không biết đích xác là cái gì, song chắc chắn là không có cái gì do văn hóa Phương Đông đem lại cho họ.

Mọi lực lượng trí thức mà chúng tôi cố gắng miêu tả đó sự suy thoái của Khổng giáo chính thống, sự phục hồi lịch sử, văn học về tôn giáo dân tộc, phong

Page 151: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

trào tôi trung và sự thâm nhập vững chắc của tư tưởng Phương Tây - đã liên kết với những khuynh hướng kinh tế mạnh mẽ để phá vỡ chính sách bài ngoại, và đến 1868 khôi phục lại quyền lực tối cao của hoàng triều. (3)

2. Các phong trào kinh tếChính quyền Tokugawa, vừa kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà triết học vừa ra

sức giải quyết nhiều khó khăn của mình coi đó như thể là những vấn đề chủ yếu thuộc về đạo đức, và phần lớn nỗ lực của họ là nhằm duy trì sự phân chia đẳng cấp hiện tồn không thay đổi. Song trên thực tế họ lại phải đương đầu với những điều kiện kinh tế không thể chữa chạy bằng những đường lối như vậy được. Về cơ bản vấn đề cần giải quyết của họ là vấn đề kinh tế, vấn đề cung cấp lương thực muôn thuở và không bao giờ họ giải quyết được vấn đề này chừng nào mà họ không chịu thay đổi các thiết chế xã hội do họ chủ quản. Trong những năm lừ 1600 đến 1725 dân số Nhật tăng lên, nông nghiệp nhìn toàn bộ có phát triển, công nghiệp thì có những bước tiến vừa phải, và phương pháp phân phối có được cải tiến; cho nên đất nước có khả năng cung cấp cho sức tăng chung của mức sống. Song sự tiến bộ tiếp đó bị chững lại vì vấp nhiều trở ngại. Chúng tôi đã kể ra những khó khăn quan trọng nhất, khi vạch lên kết quả đầu tiên của giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế thương nghiệp. Việc lấy tiền thay thế thóc gạo làm phương tiện trao đổi, vừa làm cho quyền lực của samurai suy giảm khiến Bakufu phải lo âu lại vừa gây ra một hệ quả còn nghiêm trọng hơn ở chỗ là nó làm giảm sức sản xuất của nông dân chỉ một việc chuyển sự giàu sang từ mốt đẳng cấp phi sản xuất này sang đẳng cấp phi sản xuất kia, từ quân nhân sang thương nhân, rõ ràng đã gây ra một sự xáo trộn trật tự xã hội không vui vẻ gì; song điều này có thể điều chỉnh được không quá khó khăn, đặc biệt vì nhiều Chonin đã phục vụ cho cộng đồng bằng việc chuyên chở hàng hóa, đầu tư vốn và sản xuất những mặt hàng thiết yếu. Tuy vậy, những nỗi chịu đựng của nông dân, cảnh nghèo khó và chuyện rắc rối trong sử dụng ruộng đất, nói gọn lại là vấn đề ruộng đất, đã lay động nền tảng của nhà nước.

Vấn đề ruộng đất ở Nhật Bản dưới chế độ Tokugawa, tuy có phức tạp trong chi tiết, sóng có thể nói không mấy chính xác như sau: Cuộc sống của nông dân, đã cùng khổ vào những thời buổi dễ dàng nhất, lại càng hầu như không sóng nổi do giá thóc gạo cứ lên xuống thất thường và do mức sống của mọi đẳng cấp cứ được nâng lên trừ mức sống của họ. Vì nhân viên thu thuế đã không để lại cho họ một tí dư thừa nào, nên ngay cả khi được mùa họ cũng chi được lợi chút ít, còn mất mùa thì họ bị đẩy đến bờ vực chết đói. Những bất hạnh đó ảnh hưởng nhiều mặt lên giai cấp nông dân, và hầu như bao giờ cũng gia tăng thiệt thời cho họ. Một số trở thành còn họ của máy người làm ruộng phát đạt hơn chút ít hoặc của dân cho vay nặng lãi ở thành phố và đối với một nông dân mà mang công mắc nợ có nghĩa là bước lên con đường dốc xuôi xuống sụp đổ. Có người đã phải dời đi sống ở huyện khác, mong lập lại cuộc đời. Có người phải bỏ trốn và trở thành kẻ lang thang. Có người tìm đường ra thành thị tìm việc làm như đi ở hay làm công nhật. Còn ai ở lại thì cảm thấy mình không đủ sức làm ruộng của mình và không thể nuôi sống gia đình mình. Trong lúc đó các daimyo và thuộc hạ, bị thương nhân và chủ nợ thúc ép, lại xoáy thêm chiếc đinh ốc lên đám nông dân đã bị khốn cùng, cho nên (dẫn theo một tác phẩm viết trước 1750) người nông dân bị các quan chức và viên thu thuế đối xử “như thế là một người đảnh xe đối xử với con bò hoặc con ngựa khi anh ta chất một gánh nặng

Page 152: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lên lưng con vật, và quật nó không thương tiếc, rồi lại càng giận dữ khi nó vấp ngã, và càng đánh đập càng chửi rủa tàn bạo hơn bao giờ”. Nông dân thường được ví như hạt giống, như hạt vừng, được ép ra để lấy dầu, “càng ép mạnh thì càng chiết được nhiều dầu”. Bằng chứng về nỗi khốn cùng của nông dân kiểu như vậy có thể thấy khắp trong văn học thời Tokugawa; tất niên vì tình trạng của nông nghiệp quá ư tuyệt vọng nên các nhà quan sát vô tâm nhất cũng không thể không lưu tâm được. Cũng không thể nói là các nhà cầm quyền cử nhắm mắt trước những tình trạng xấu đó. Họ ra sức chữa chạy, cố tìm hiểu trong phạm vi hiểu biết của họ. Quả thật đây là một trong những nét nổi bật nhất mà hoạt động trí tuệ thời bấy giờ khiến các học giả hàng đầu phải tự bản thân mình quan tâm đến các vấn đề kinh tế và văn chương uyên bác thời đó gồm phần lớn các luận thuyết về nông nghiệp, tiền tệ và những vấn đề tương tự. Arai Hakuseki viết về cải cách tiền tệ, Dazai Shun viết một luận thuyết về kinh tế chính trị học và nhiều nhà triết học nổi tiếng khác ở thế kỷ XVIII, mà chúng tôi chỉ cần kể ra một số như Ogyu, Muro Kyuso và Kumazawa Banzan, đã viết những tiểu luận hoặc kỷ yếu quan trọng về những đề tài tương tự. Điều đáng lưu ý là ít nhất cho đến nửa đầu thế kỷ XIX ngay cả những trí tuệ sâu sắc nhất trong họ cũng như lệ thường không nắm được chân lý là tài sản của nước Nhật không thỏa đáng về số lượng cũng như để phân phối cho nhu cầu của xã hội. Có người nhìn thấy vấn đề đó một cách mù mờ, song phần lớn họ chỉ có đưa ra những lời giải thuần túy đạo đức cho phương trình kinh khủng cung và cầu. Nông dân thì phải lao động cật lực và kính trọng nhân nhân, thương nhân thì phải thật thà và bằng lòng với những mối lợi nho nhỏ, và samurai thì không được hoang toàng.

Trong lúc đó sự giảm sút dân số nông nghiệp, có thể coi như đã bắt dầu từ 1725, tăng thêm phản ứng lên tình cảnh của nông dân và tô đậm thêm cảnh khốn quẫn nghiêm trọng của họ và còn tăng thêm tốc độ cho các phong trào vốn có xu hướng làm giảm việc cung cấp lương thực hoặc gây ra những dao động tai họa về giá cả. Ở đây không thể miêu thuật đầy đủ những phong trào đó, song có thể có được một số ý nghĩ về chúng qua những đoạn rời rạc nói về cảnh tượng khốn quẫn nông nghiệp sau đây. Cần phải nói trước rằng không phải tất cả nông dân đều bị bần cùng hóa. Có một vài người phát đạt lên, thường do chiếm ruộng của người khác và buộc những người khác đó làm việc như thể nô lệ, vì vậy mà một nhà văn viết về các vấn đề xã hội (khoảng 1800) đã có thể nói: “Cứ một người giàu lên thì có hai mươi hoặc ba mươi người rơi vào cảnh nghèo khó”. Tình trạng bần cùng hóa như vậy khiến cho người nông dân không nuôi nổi con cái và họ đành phải phá thai hoặc giết con cái. Có dấu vết của việc này trước thời Tolugawa. Rồi dường như chúng chỉ xuất hiện thắng hoặc, và đi theo các thiên tai như đói và dịch hạch; nhưng vào giữa thế kỷ XIX những hành động đó lại thịnh hành trên khắp đất Nhật và đạt đến những tầm cao báo động khiến một sắc lệnh nhà nước phải được ban bố năm 1767 để cấm tiệt tất nhiên những loại sắc lệnh như thế không có hiệu quả. Nạn giết trẻ em được coi như một biện pháp hoàn toàn thích hợp và được gọi là makibi là từ ngữ dùng khi tỉa một luống rau bằng cách nhổ bật gốc. Ngược lại, để có nguồn nhân lực trẻ em làm việc trên đồng ruộng mà không phải tốn phí nuôi chúng từ bé, nghe nói là các tá điền thường mua trẻ em bị bọn “mẹ mìn” bất cóc ở các thành thị lớn.

Trong khi nạn giết trẻ em và phá thai đã làm cho số lượng dân nông nghiệp giảm xuống, thì cũng có nạn chảy máu nhân công nông nghiệp hàng xuyên nữa do

Page 153: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

nông dân đổ xô về thành thị. Cuộc sống thành thị cung cấp một nơi ẩn náu tránh khỏi cuộc đấu tranh bất tận về ruộng đất, đối với thanh niên đó là một viễn cảnh thoải mái những lạc thú và trò kích thích, đối với bố mẹ anh ta là một nỗi với nhẹ sự áp bức, vì với tư cách là chonin họ không bị đánh thuế và nhận công xã bằng tiền để có thể chỉ dùng tùy theo ý muốn. Ngay từ đầu 1712 tình hình giảm sút dân cư nông thôn đã bắt đầu gây ra mối lo ngại và chính quyền Tokugawa ra sắc lệnh là tất cả nông dân phải quay trở về làng mạc bản quán. Những sắc lệnh loại đó được nhắc đi nhắc lại từng thời kỳ cho đến tận cuối 1843 thì biện pháp cưỡng bức phải đem áp dụng để buộc những người đi thực phải từ Yedo trở về tỉnh huyện của họ. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản được người trên khỏi các trang trại bởi vì mọi thứ hình phạt khó có thể tệ hơn cuộc sống họ phái đẹp đẳng ở nông thôn. Không có cách gì biết được chính xác những cuộc di động dân cư trong thời kỳ này, song có thể giả định được rằng số lượng nhân công nông nghiệp hầu như không biến động ngay cả nếu nó không thực sự bị suy giảm. Nói chung, xem ra là có gia tăng ở vùng có ruộng đang cày cấy, nhờ có việc khai hoang ở một số nổi trên đất Nhật và phương pháp cày cấy có xu hướng cải biến, cũng chỉ để đáp ứng đòi hỏi hạch sách của chúa đất. Song phần lớn điều thuận lợi đó đã bị các lề thói bất công xóa sạch. Ở miền bắc và đông Nhật Bản cả những dãi đất rộng lớn bị nông dân bỏ hóa vì đất không sản sinh đủ để thỏa mãn việc thu thuế. Ngược lại, có những trang trại tốt đất đai rất màu mỡ khiến các quan chức hạ giá những trại đó xuống để rồi định mức thuế cao một cách vô lối, dẫn đến kết quả kỳ dị là chủ đất phải đem ruộng cho nông dân nghèo, và trong một số trường họp lại còn phải biếu thêm một khoản tiền để thúc giục nông dân nhận món quà đó. Ở đây ta không cần đi sâu vào vấn đề người sử dụng đất, song đáng lưu ý tả cảnh nghèo khổ của nông dân đã buộc họ trong nhiều trường hợp phải bán ruộng hoặc cầm có cho chủ nợ và như vậy là nảy sinh ra hai lớp người mới, một lớp gồm những người có ruộng mà không canh tác và một lớp gồm những người canh tác ruộng không phải của mình. Điều này gây ra những đau khổ mới cho người làm ruộng và một mối xung đột quyền lợi giữa người nông dân sử dụng đất và người chủ đất (khác với chúa phong kiến). Điều bất thường kỳ lạ nhất đã xảy ra, chẳng hạn như khi một chủ đất máng mở tá điền (người sử dụng ruộng) của mình là sản xuất quá nhiều thóc lúa, vì mức thuế tăng lên theo tỷ lệ thu hoạch, thì tá điền lại phản đối là nếu thu hoạch không cao thì không có dư thừa cho anh ta đủ sống. Những cuộc tranh chấp về sử dụng đất kéo dài suốt thế kỷ XVIII và XIX và ở nhiều nổi trên đất Nhật hãy còn tái phát trong những năm rất gần đây.

Dường như nông dân bị lòng tham của con người áp bức hãy còn chưa đủ, nên Tạo Hóa lại ra tay bổ sung thêm cho đầy đủ câu chuyện khốn cùng của họ. Bệnh dịch hạch xảy ra hằng xuyên, còn nạn đói thì hoành hành từ 1772 đến 1773 rồi lại từ 1783 đến 1787. Cuộc sống bị cướp đi trong các vụ chết đói thực sự và việc suy giảm sức đề kháng của lớp người kém ăn uống đã giảm dân số hơn 1 triệu người vào những năm từ 1780 đến 1786. Có thể hình dung được những người nông dân đó, không còn tí tinh thần nào, đã nổi loạn chống những khổ đau của mình theo những con đường đã mở ra cho họ. Vì lẽ đó, ta thấy trong nửa sau của chế độ Tokugawa, thường xuyên có những cuộc khởi loạn về ruộng đất. Có khi là những cuộc biểu tình mạnh mẽ của những tá điền nhở bị dồn đến hành động tuyệt vọng do o ép của chủ nợ song thường là những cuộc xông lên mù quáng, giận dữ chống lại các nhà chức trách và thường kết thúc bằng cái chết thảm khốc của người cầm đầu.

Page 154: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Những cuộc tranh chấp gay gắt về sử dụng đất được ghi chép sớm sau năm 1700. Trong những vụ đó, tuy nhìn toàn bộ chủ đất thường ở địa vị mạnh, song cũng thường đưa đến một sự thỏa hiệp bởi vì rốt cuộc rồi tá điền có thể và thỉnh thoảng họ thực hiện bỏ đi một cách đơn giản khỏi trang trại. Nghiêm trọng hơn là những cuộc nổi loạn dữ dội của nông dân, ngày càng tăng thêm tính chất chính trị cùng với thời gian. Ngay từ thời Kamakura trước kia đã từng có những cuộc nổi dậy vì ruộng đất (được gọi là tsuchi-ikki), chúng tôi đã kể ra một số khi quy chiếu tới các sắc lệnh của chính quyền đức độ (Tokusei) ở thế kỷ XIV, XV. Đó không phải lúc nào cũng là những cuộc nổi dậy thuần túy về ruộng đất, vì có lúc chúng lại hóa phức tạp vì lòng sùng đạo, như trong cuộc Ikko Ikki hoặc là cuộc khởi loạn cuồng tín, có lúc lại do lòng hận thù giai cấp khuấy động lên, như khi nông dân họp thành đoàn hét lên “Đả đảo Samurai” để kháng cự những cuộc cướp phá tài sản của các phe phái quân sự. Trong thời Tokugawa động co lúc đầu chỉ thuần túy là kinh tế, rồi hành động của nông dân biến từ một thỉnh cầu khiêm tốn sang một cuộc biểu tình vũ trang. Trường hợp cổ điển là trường hợp của Sakura Sogoro, một nông dân nghèo thay mặt cho 300 đồng bọn bị chúa đất họ áp bức trình một bản thỉnh cầu lên cho chính Shogun vào năm 1651. Vì nam tước có tới bị Bakufu trừng phạt vì cai trị tới, nhưng Sogoro và vợ bị đóng đinh vào thâp ác sau khi nhìn thấy con cái bị chật đầu. Từ khoảng 1750 trở đi các cuộc nổi dậy của nông dân càng trở nên thường hằng hơn. Có khi đó chỉ là những cuộc biểu tình hòa bình, có khi là những cuộc khỏi loạn giận dữ của hàng nghìn quần chúng vũ trang. Nhìn chung những người lãnh đạo đều bị tử hình bởi vì những kiểu liên kết như vậy là bất hợp pháp, song yêu cầu của họ phần lớn được chấp thuận; và điều có ý nghĩa là càng gần tới năm 1800 thì người nổi loạn càng táo bạo hơn và Samurai càng ít thiên về kháng cự.

Chỉ là một thái độ sòng phẳng khi ta thêm vào bản miêu thuật các vụ nổi loạn về ruộng đất này một sự thể là không phải mọi nam tước phong kiến đều tàn bạo và cũng không phải mọi viên chức thu thuế đều tham nhũng. Mặc dù có những chuyện kinh khủng như chúng tôi vừa mô tả, song cũng có những lãnh địa, nhất là của các “Chúa Bên ngoài”, trong đó nông dân được đối đãi từ tế, được phép có một biện pháp tự quân thật sự, và được đảm bảo chống cho vay nặng lãi và chống thải đuổi. Một số daimyo giác ngộ đã trợ cấp cho nông dân để họ có thể nuôi dưỡng con cái và mặt khác lại cải thiện điều kiện sống trong làng xóm, còn trong một số trang áp khác hãy còn lại một lớp nông dân tự túc khá giả, đi duệ của lớp chiến binh thời trung cổ tự cày lấy ruộng của mình giữa hai đốt chiến dịch. Nhờ phần lớn vào thế kết hợp giữa phụ quyền và quyền tự trị mà người nông dân Nhật (dẫn lời của một chức trách mà học vấn và trí xét đoán không cần phải bàn cãi nữa) “xuất lộ từ thời phong kiến ra, ít hoặc không tích cực quan tâm tới việc điều hành những công chuyện lớn của đất nước và cũng ít hoặc không được đào luyện trong những việc đó, song có một phẩm chất cần cù vững vàng, một trình độ kỷ luật tuyệt vời, và một quyền sở hữu ruộng đất được đảm bảo song nhỏ nhoi”.

Bây giờ nếu từ nông thôn đi trở lại thành thị ta sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Những nét bề ngoài của cuộc sống đô thị mà chúng tôi đã gắng phác họa trong khi miêu thuật nền văn hóa Genroku, và chắc hẳn cả niềm vui sống và tính hoang toàng của thời đó đã chỉ định một xã hội phồn vinh trang đó tiền đến cũng dễ như tiền đi. Song sự phồn thịnh của thương nhân là xây dựng trên bất hạnh của các

Page 155: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

lớp người khác. Của cải mà daimyo bớp nặn của nông dân lại chạy sang Samurai, song chẳng mấy chốc lại từ giã hầu bao của Samurai. Vào những năm mở đầu của thế kỷ XVIII đẳng cấp quân sự cảm thấy đau nhói giữa hai gọng kìm, nghèo khó và quyền lực của thị dân. Nguyên nhân trực tiếp suy thoái của họ là sự tan vỡ của nền kinh tế thóc gạo. Thu nhập của daimyo và lương của thuộc hạ là ấn định theo thóc. Song phần lớn bọn họ lại sống ở thành thị, ít nhất là một thời gian dài trong năm. Ở đó họ cần tiền để chỉ dùng hàng ngày; hơn nữa nhu cầu hàng ngày lại cứ mở rộng vì mức sống ở thành thị nâng lên do lối sống xa hoa của daimyo và thói quen thịnh đạt của lớp tư sản. Họ chỉ có thể chuyển đổi thóc gạo ra tiền với tỷ suất do thương nhân ấn định, và ít nhiều họ luôn cảm thấy họ là người bị thiệt. Hoặc là giá gạo hạ, hoặc tiền giảm giá, trong mọi trường hợp họ đều không thèm đi sâu tìm hiểu những vấn đề hạ tiện về tiền nong, bởi vì mọi thư ngửi mùi mặc cả đều không xứng với phẩm cách của họ. Nhiều nam tước quyền thế đều nằm trong tay kẻ cho vay tiền và một nhà văn đã viết: “Nỗi giận dữ của những thương nhân giàu có ở Osaka có thể gây khiếp hãi trong lòng cái daintyo”. Dần sâu vào nợ nần, các daimyo còn xoay sở cách làm tiền và tiết kiệm tiền. Một vài công nghệ được khuyến khích trong trang ấp họ, như xe sổi và sản xuất những đặc biệt, và dần dà nhiều thành viên trong dáng cấp quân sự nhận rõ ra rằng muốn thoát, khỏi móng vuốt của thương nhân thì chi có cách là theo gương thương nhân. Song cấp bậc càng cao, họ càng ít chịu bước xuống khỏi bục và dù sao cũng có những giới hạn tự nhiên cho sự mở rộng công nghiệp như thế kia. Phần lớn các chúa phong kiến đã khởi sự những phương pháp kém khoa học để làm với nhẹ tình cảnh khốn quẫn của họ. Họ vay tiền của Samurai, bằng phương thức đơn giản là giảm tiền lương của đám này. Về danh nghĩa một tỷ lệ nào đó, từ một phần mười đến sáu phần mười khoản gạo cấp hàng năm, được giữ lại để trả sau, vào một thời gian không xác định; song trên thực tế đó là một món vay bắt buộc, không có lãi suất, vô thời hạn. Vậy là không ngạc nhiên gì khi thấy đẳng cấp samurai lại rơi vào tình trạng nghèo khó còn nghiêm trọng hơn trước và lòng trung thành của họ cũng chùng xuống. Tình cảnh khốn quẫn gia tăng lại dần dà ăn mòn lý tưởng và gậm nhấm lòng kiêu hãnh của họ. Ngay từ giữa năm 1700 ta đã thấy những khiếm khuyết đáng buồn trong phẩm cách quân sự. Họ thôi dùng gia nhân cha truyền con nối, vón là những người mang giáo cho họ hoặc dắt ngựa cho họ trong thời chiến và thuê người thành thị vào hầu hạ, thường đòi hỏi những người này phải trả một khoản tiền. Vậy là họ bắt đầu phá hủy mối quan hệ cổ lâu đời giữa chủ và tớ, vốn dựa trên lòng trung thành chứ không phải trên đồng tiền. Nhũng người nghèo nhất trong bọn họ còn sử dụng cả thủ đoạn giết trẻ em khi họ nhận thấy gia đình họ phình ra quá đông. Có khi có người lại phế bỏ người truyền kế đương nhiên của mình, để nhận con của một người bình dân giàu có làm con nuôi nếu người con để thuyết phục được bố của cậu trả tiền khá hào phóng cho đặc ân kia. Điều này cực kỳ có ý nghĩa đối với những biến đổi xã hội đang âm ỉ, bởi vì nó có nghĩa là đẳng cấp Samurai không còn tự hào, ngoại trừ mọi thứ tình cảm khác, với dòng máu thanh khiết của họ với phẩm giá của tên tuổi tổ tiên họ. Việc làm đó dần dần trở thành thường hằng, và vào cuối chế độ Tokugawa mốt người bình dân mà mua cấp bậc samurai là một chuyện quá thông thường. Những việc mua bán như vậy đã được ghi lại ngay từ đầu 1710, khi các sắc lệnh được ban bố kêu gọi hãy dè chừng lòng ưu ái đồng tiền và tình trạng tan rã “tính trung thực trong đẳng cấp quân sự. Song những biện pháp đó cũng không dựng lại được tình trạng kinh tế của samurai và văn chương đương thời chứa đựng nhiều đoạn cho thấy rằng thường tính

Page 156: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

liêm khiết suy giảm cùng với tài sản và sự sụp đổ vấp đôi đó đã đẩy họ một cách chậm rãi nhưng chắc chắn xuống thấp trong lòng ngưỡng mộ của đám bình dân. Họ không dùng gươm để đâm chém được người bình dân vì những xúc phạm tưởng tượng. Có khi gươm của họ, giáp trụ của họ và cả bộ áo lễ phục của họ cũng bị đem đi cầm, và phân lớn họ không dám tỏ ra giận dữ trước những lăng nhục của chủ nợ. Tình thế của họ có thể được diễn đạt, xin cho phép chúng tôi dùng một trò chơi chữ nho nhỏ, bằng cách nói rằng họ không còn chém bỏ được các thương nhân bởi vì họ buộc phải chém bỏ những chi phí của mình. Tình cảnh khốn quẫn với tư cách là cá nhân đã là khá nghiêm trọng, song sự suy giảm uy tín của họ với tư cách là một đẳng cấp gây cho chính phủ những ngờ vực trầm trọng. Nhiều phương thuốc được đem ra thử ngõ hầu đem lại lợi ích cho daimyo và samurai. Những nỗ lực không thành công của Bakufu nhằm điều hòa giá gạo đã được nhắc đến rồi, cũng như những biện pháp tiền tệ tai hại của Bakufu. Tất nhiên họ lại thử áp dụng chính sách cũ của chính phủ bằng cách thúc giục và lại từng lúc từng lúc, từ thế kỷ XVII đến XIX ban hành các sắc lệnh về tiết kiệm, song quả thật là vô dụng khi buộc những người không có lấy đồng xu dính túi phải tiết kiệm. Họ ra sức ấn định tỷ lệ lãi suất, song không có hiệu quả thực tế và lại sử dụng biện pháp cực đoan là quỵt nợ, đó là triệu chứng chắc chắn của một trật tự xã hội đang biến đổi. Ngay từ đầu năm 1716 một số nghĩa vụ trước kia samurai phải gánh nay tuyên bố là không giá trị. Năm 1730 thị dân cấm không được tụ tập bên ngoài nhà samurai để thu nợ. Năm 1789 một sắc lệnh lừng danh ban bố là mọi khoản nợ mà trước năm 1785 các hatamolo và những thuộc hạ khác trực thuộc Shogun phải gánh chịu thì nay đều bãi bỏ, và mọi khoản nợ vay vào năm 1785 và sau đó thi phải trả dần từng kỳ song mới kỳ khoản lại quá nhỏ nên các chủ nợ phải chịu mất phần lời vốn.

Tất cả những nguyên nhân đó đã góp phần đưa đến một tình trạng hỗn hợp các đẳng cấp, hoặc chí ít đưa đến một vẻ nhòe nhoẹt vào cách phân biệt đẳng cấp mà chế độ phong kiến đã dựa vào. Chủ trại, như ta đã thấy, trở thành dân thành thị. Dân thành thị mau trang trại. Người dân và một số chủ trại nhập vào hàng ngũ samurai bằng chế độ con nuôi hoặc bằng mua bán và không có gì là bất thường đối với samurai khi phải từ bỏ các đặc quyền xã hội của họ và trở thành chonin, nhìn chung là để có lợi về tài chính. Vào khoảng năm 1850, nếu không phải là sớm hơn, đã có một múc tiền đều đều cho người bình dân muốn nhập vào một gia đình samurai và như vậy là nhiều người thuộc dòng dõi thấp kém đã lên được địa vị samurai, kể cả (theo lời một nhà văn năm 1816): “Con trai của đám bình dân hạ tiện; họ hàng kể cho vay nặng lãi; con của nguời mù; tội phạm trốn từ thành thị bản thể đến Yedo; người bị daimyo hoặc chủ đuổi; tăng lữ bị rút phép thông công; con của sư tăng phá giới và cả người trong đẳng cấp cùng khổ”. Song các tân samurai không phải tất cả đều ô danh như trong đoạn vừa trích dẫn và thường thường chính những người bình dân có tham vọng nhất và đáng giá nhất, để đặt bước chân đầu tiên vào sự nghiệp, hay mua địa vị làm samurai cấp dưới. Một số trong bọn họ đã vươn lên những vị trí quan trọng vào cuối chế độ Shogun, trở thành những quan chức đáng tin tưởng, đặc biệt ở những chức vị có liên quan tới các vấn đề tài chính hoặc hành chính đô thị. Quả thật có thể nói rằng tổ chức ở nước Nhật vào thời kỳ và sau kỳ Khôi Phục năm 1868 phần lớn là công trình của các samurai cấp thấp. Hoàng tử Ito, một người nổi tiếng nhất trong số này, là con của một chủ trại đáng kính đã mua địa vị samurai từ một thuộc hạ của họ Mori ở miền tây Nhật Bản.

Page 157: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Tình trạng hỗn hợp đẳng cấp ngày càng tăng, cùng với sự phân bố tài sản và quyền lực, tuy đã đưa dân thành thị lên một vị trí mới có tầm quan trọng trong xã hội, song tất nhiên là không vận hành có lợi cho mọi cư dân trong thành phố. Cách tổ chức buôn bán của chonin được quy định hầu như cũng chặt chẽ và tỉ mỉ như thể hệ thống tôn ti phong kiến, còn hiến chương và đặc quyền phường hội của họ thì được bảo vệ sít sao khiến tự do cạnh tranh hầu như không diễn ra được. Do đó kết quả là họ thường thường nắm được cả cộng đồng trong tay, mặc sức nâng giá hàng đối với người tiêu thụ, hạ lương đối với người làm công. Cách kiểm soát tài chính của họ thế nào mà rốt cuộc tình trạng không ổn định của giá trị tiền tệ đem lợi lại cho họ và làm nghèo hầu hết mọi đẳng cấp khác. Những kẻ cho vay nặng lãi, đại lý kinh doanh thóc gạo và đặc biệt những người bán buôn lớn trở nên béo mềm và tuy phủ Shogun ra sức hạn giảm sức phì nộn của họ bằng những loại thuế gọi là goyokin hoặc là “tiền chi dùng cho chính quyền” thì thông thường rồi tiền đó lại về túi họ dưới một dạng khác. Chỉ có thị dân trốn, chủ tiệm nhỏ hoặc người làm công, nhật là phải chịu đựng, mà họ là lớp đông đảo trong dân thành phố. Những toan tính của nhà nước nhằm ổn định giá gạo ở mức cao vì lợi ích của samurai đã ngày này qua ngày khác đẩy dân chúng đến bên bờ vực chết đói. Thế rồi Bakufu lại hốt hoảng lên và cấm tích trữ gạo hoặc ra sức ấn định giá gạo ở mức thấp. Mọi việc can thiệp đó của Bakufu chỉ làm cho vấn đề thêm tồi tệ, và các cuộc nổi loạn vì lương thực, thuộc loại gọi là uchikowashi, hoặc là “đập phá”, diễn ra liên tiếp. Người dấy loạn dập phá các cửa tiệm và nhà người giàu, cướp lương thực và phá hủy các dinh thự công sở. Những cuộc nổi dậy như vậy xảy ra suốt thế kỷ XVIII và cả vào thế kỷ XIX, song nghiêm trọng nhất là cuộc nổi dậy năm 1787. Bấy giờ vừa kết thúc một đợt đói dài. Giá gạo, 61 momme năm 1785, lên đến 101 năm 1786 và 187 năm 1787. Cướp phá không chỉ diễn ra ở Yedo, mà khắp cả đất nước, từ Kyusha ở miền tây đến Mutsu ở đông bắc. Năm 1837 có một cuộc nổi dậy đáng buồn do Oshio, một học giả và O-Yomei một nhà triết học hàng đầu lãnh đạo; O-Yomei đã bán sách của ông để giúp những người đói nghèo. Quân khởi loạn tấn công Osaka, và toan đốt cháy thành phố, song họ bị quân chính phủ đánh bại và Oshio tự vẫn. Thật là hài hước khi bình luận về vị trí của samurai dưới chế độ Tokugawa là trong phần lớn các trường hợp hiếm hoi khi họ được gọi cầm vũ khí là để khứ một ai đó trong đám người nghèo đang chết đói. Mà rõ ràng là bản thân họ cũng là nạn nhân của hoàn cảnh; song không có lời ca ngọi nào có thể rửa sạch được vết nhơ tầy đình của chế độ phong kiến, như thể là vụ tàn sát Sogoro, điển hình cho sự đàn áp không thương tiếc kẻ nghèo yếu do một đẳng cấp, mà quyền cai trị là đặt trên nền tảng bạo lực, ra tay. Đã đến lúc đẳng cấp đó phải kết thúc.

Đó là những hiện trạng kinh tế mà chính quyền phong kiến phải đối mặt trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX và chắc chắn là họ cảm thấy lo âu lúng túng. Những đối thủ mạnh nhất của phủ Shogun là các đại tozama hay là chúa bên ngoài, như Satsuma, Choshu (Mori), Tosa và Hizen; họ luôn luôn đứng ngoài cuộc của Tokugawa. Họ cai quản thái ấp của họ theo kiểu riêng, không liên quan gì tới phần lớn nỗi lúng túng về tài chính đã làm yếu chế độ Shogun; họ khuyến khích công nghệ và thương mại trong lãnh địa của họ mà không rơi vào móng vuốt của kẻ cho vay nặng lãi, và có lẽ quan trọng hơn cả, họ đã duy trì được trong dân chúng những đức hạnh phong kiến về kỷ luật và đạm bạc. Bakufu ngay ở những giai đoạn sáng ngời nhắt, cũng luôn luôn cai trị theo quyền lợi của nhà Tokugawa và các thủ túc.

Page 158: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

Kết quả là trong chính sách của Tokugawa, hoặc trong cách thực thi chính sách, ít có điều gì có thể đòi hỏi được trung thành của các đại nam tước kia hoặc của các samurai bất mãn không chỉ lá những người vô chí các thuộc hạ của Shogun và những chư hầu cha truyền con nối của Shogun mà số lượng cứ thường xuyên phình to lên do túng quẫn và lòng trung thành của họ lại bị phá vỡ dưới sức căng của cách cai trị tồi. Đất nước đầy rẫy những linh hồn bất an, chán chường với hoàn, cảnh của mình và khao khát hoạt động. Có những quý tộc muốn được độc lập và hoạt động ngoại thương để tăng cường nguồn lợi của lãnh địa mình có những samurai muốn có cơ hội để thi thố tài năng, hoặc với tư cách là chiến binh hoặc là quan chức, có những thương nhân muốn phá thế độc quyền là phường hội; có học giả muốn hiểu biết từ những nguồn mới có người nông dân và thị dân khiêm nhường chỉ muốn được bớt chút ít thuế và bạo cường. Tất cả các lực lượng, trừ lực lượng bảo thủ, đang ghen chúc ở bên trong cánh cửa đóng kín; cho nên khi có lời kêu gọi từ bên ngoài dội vào là họ mở tung cửa ra và tất cả những năng lượng bị cầm tù kia được giải phóng

Các sự kiện chính trị chính trong thời YedoSau công nguyên1615 Ieyasu ban hành “Bộ luật Vũ Gia” (Buke Hatto) 1616 Ieyasu mất Hidetada, Shogun thứ hai1617 Trở lại tàn sát Công giáo1622 Iemitsu, Shogun thứ ba (mất 1651)1624 Trục xuất người Tây Ban Nha1637 – 1638 Cuộc khởi loạn Shimabara. Cấm người Nhật xuất dương.1639 Trục xuất người Bồ Đào Nha1640 Những người châu Âu khác bị loại trù. Phái viên Bồ Đào Nha từ Macao

đến bị chém đầu.1641 Người Hà Lan bị dồn từ Hirado đến và khoanh vùng ở Deshima1651 Ietsuna, Shogun thứ tư1657 Cháy lớn ở Yedo1660 Mở đầu trường sử học Mito, dưới thời Tokugawa Mitsukuni. Họ thúc đẩy

nghiên cứu văn học và tôn giáo dân tộc vậy là dựng lên một phong trào phục hồi về sau hướng về phá hủy chế độ Shogun và khôi phục quyền tối thượng chính đáng cho hoàng triều.

1673 Người Anh ra sức nối lại quan hệ thương mại1680 Tsunayoshi, Shogun thứ năm. Chính quyền tham nhũng, phong tục bị

buông thả “thời đại Genroku” 1688 – 1703

Page 159: LƯỢC SỬ VĂN HÓA NHẬT BẢN TẬP 2 - saomaidata.orgsaomaidata.org/.../769.LuocSuVanHoaNhatBanTap2.docx  · Web viewlƯỢc sỬ vĂn hÓa nhẬt bẢn tẬp 2. mỤc lỤc

1709 Inobu, Shogun thứ 6. Nhà Khổng học Arai Hakuseki làm cố vấn của chế độ Tsunayoshi. Thử cải cách tài chính.

1713 Ietsugu, shogun thứ bảy1715 Hoàn thành bộ “Đại Nhật Bản sử (Dai-Nihonshi”) do Mitsukuni khởi

sướng.1716 Yoshimune, Shogun thứ tám. Khởi sự củng cố chính quyền. Nới lỏng các

sắc lệnh chống học tập Phương Tây.1745 Ieshige, Shogun thứ chín.1760 Ieharu, Shogun thứ mười.1786 Icnari, Shogun thứ mười một. Đói khát dịch bệnh nghiêm trọng.1783-1787 Nổi loạn vì gạo. Matsudaira Sadanobu, thủ tướng, khởi sự cải cách

kinh tế và xã hội. Tình cảm chống chế độ Shogun tăng dần, do phần lớn nghiên cứu lịch sử văn học, tôn giáo cổ của các học giả như Kamo Mabuchi (1697-1769) và Motoori (1730-1801), những người đã xuất bản tập Cổ Sử ký (Kojiki) có lời bình giải đầy đủ, từ đó kêu gọi chú ý đến những yêu cầu của hoàng triều. Phong trào phục hồi Thần đạo.

1791-1792 Tàu Mỹ và Nga viếng thăm Nhật Bản nhưng bị đuổi ra. Ban bố lại chiếu chỉ chống hàng hải ngoại quốc.

1797 - Tàu Mỹ (Eliza) cặp bến Nagasaki được đối xử như tàu Hà Lan và được phép buôn bán. Nới lỏng chút ít các sắc lệnh để đón năm mới, đoạn lại thít chặt.

1837 Tàu Mỹ (Morisson) bị đuổi ra khỏi vịnh Yedo1838 Ieyoshi, Shogun thứ mười hai. Đói. Lúng túng của chế độ Shogun về tài

chính.1846 Tàu chiến Mỹ ở Uraga mời Nhật Bản phê chuẩn ngoại thương. Bị từ chối.1853 Iesada, Shogun thứ mười baChỉ huy đội tàu Mỹ (Perry) nhắc lại lời mời và tuyên bố sẽ trở lại năm sau lấy

trả lời.1854 Perry trở lại và hiệp ước được ký giữa Nhật và Mỹ, tiếp theo ít lâu sau là

hòa ước với các cường quốc khác.Sơ đồ nước Nhật với những địa danh chủ yếu có nói đến trong sách.1858 Iemochi, Shogun thứ mười bốn.1866 Yoshinobu (Keiki), Shogun thứ mười lăm. 1867 - 1868 Shogun thoái vị. Xung đột vũ trang giữa đảng của phủ Shogun

với các tôi trung. Chế độ phong kiến bị bãi bỏ - Phục hồi quân chủ.