ñêm gi ữa ban ngày - wordpress.com · nh ưng mang tính ñại di ện cho m ột th ời k...

732
2 Vũ Thư Hiên ñêm gia ban ngày

Upload: others

Post on 17-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 2

    Vũ Thư Hiên

    ñêm

    giữa

    ban

    ngày

  • 3

    Tôi tặng cuốn sách này cho:

    Những người con của ñất Việt

    ñã cống hiến ñời mình cho một nước Việt Nam

    ñộc lập, tự do và dân chủ.

    Hương hồn cha tôi,

    và những người cộng sản

    ñã chết bởi tay các ñồng chí của họ.

    Mẹ tôi,

    người dạy tôi sống không cúi ñầu.

    Vợ tôi,

    người cùng chia sẻ

    vô vàn khốn khó trong những năm tháng ñen tối của ñời tôi.

    Các bạn tù của tôi,

    cộng sản cũng như không cộng sản.

    Các thế hệ sau tôi,

    hy vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi ñã sống,

    dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.

  • 4

    Tự bạch

    Ba mươi năm ñã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một

    vụ án lớn, cho ñến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu ñối với nhiều người.

    Trong nhân dân, vụ án này có tên nôm na là vụ “Xét lại chống

    ðảng”. Tên chính thức của nó ít ai ñược biết, kể cả các ñảng viên cộng sản,

    là “Vụ án tổ chức chống ðảng, chống Nhà nước ta, ñi theo chủ nghĩa xét lại

    hiện ñại và làm tình báo cho nước ngoài”1. ðây là tấn bi kịch lớn nhất trong

    hàng ngũ những người cộng sản ở Việt Nam, từ nhà cách mạng lão thành

    suốt ñời ñấu tranh cho ñộc lập dân tộc, cho tới ñứa trẻ vừa lọt lòng mẹ trong

    nền ñộc lập ñã giành ñược2.

    Trong vụ án này ðảng3 cầm quyền bất chấp luật pháp do chính mình

    ñặt ra ñã xuống tay hạ ngục, giam cầm và lưu ñày nhiều năm không xét xử

    những người có quan ñiểm chính trị bất ñồng. Nằm trong phạm vi trấn áp

    của vụ án do Ban tổ chức Trung ương ðảng khởi xướng còn phải kể rất

    nhiều cán bộ, ñảng viên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với những

    người bị bắt. Ngoài ra, một số dân thường cũng bị ðảng nhân tiện chụp cho

    1 Mãi tới năm 1995 tôi mới ñược biết tên gọi chính thức của vụ án nhờ bức thư của ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ bảo vệ ðảng vào thời kỳ ñó, ñề ngày 3.2.1995, gửi Bộ Chính trị ðảng cộng sản Việt Nam. Trong bức thư này ông Thành yêu cầu giải oan cho hơn 30 ñồng chí bị bắt và bị xử lý. Tính riêng số người bị bắt không thôi ñã vượt quá con số do ông Thành ñưa ra. Có lẽ trong bức thư này ông Thành chỉ nói tới những người là ñảng viên. 2 “Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng ñất và Chỉnh ñốn tổ chức (1956), thì ñây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử ðảng ta, xét về qui mô, tính chất. Và có thể nói không ngoa, ñây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX” (trích thư của ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ trong thời gian xảy ra vụ án, gửi cho Ban chấp hành Trung ương ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, ñề ngày 18.7.1995, về vụ “nhóm xét lại chống ðảng”). 3 Trong các tài liệu chính thức ở Việt Nam, từ “ñảng” ñược viết hoa ñể chỉ “ðảng cộng sản Việt Nam” với ý nghĩa tôn sùng. Trong cuốn sách này nó cũng ñược viết hoa như vậy cho tiện, cho vắn tắt, chứ không hàm nghĩa ñó.

  • 5

    cái mũ “xét lại hiện ñại” ñể “xử lý” . Tất tật bị nhét chung vào một rọ, bị

    ðảng trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau, với mức ñộ khác nhau.

    Bị bắt năm 1967, những người tù không có án, còn gọi là tù “xử lý

    nội bộ” , tới năm 1973 mới lần lượt ñược thả.

    Chưa hết, sau sáu năm giam cầm, họ còn phải chịu những năm lưu

    ñày biệt xứ và quản thúc tại gia.

    Tưởng chừng vụ án ñến ñây là kết thúc, nhưng không phải.

    Người cuối cùng trong số tù nhân ñược ðảng ban cho ân sủng “xử lý

    nội bộ” mãi tới tận tháng Chín năm 1976 mới ñược ra khỏi cổng nhà tù.

    Người tù ấy là kẻ viết những dòng này.

    ðáng ngạc nhiên là sau nhiều năm “im lặng ñáng sợ”, nói theo cách

    của nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, những ban lãnh ñạo ðảng kế tiếp

    nhau tính từ thời tổng bí thư Lê Duẩn trở ñi, vẫn khăng khăng khẳng ñịnh

    ñảng của họ ñúng trong cách xử lý vụ án, rằng những kẻ vi phạm luật pháp

    (của ðảng và chỉ của ðảng mà thôi) xứng ñáng chịu những án hình lẽ ra

    phải nặng hơn những án hình mà ðảng nhân từ ñã ban cho.

    Trong chín năm tù, tôi chỉ làm ñược một việc có ích cho bản thân và

    cho những người mà tôi thương yêu là giã từ ñược ảo ảnh về chủ nghĩa cộng

    sản ñược tô vẽ như là thiên ñường dưới thế.

    Sự nhìn lại ñời mình cũng như sự quan sát số phận của ñồng bào

    trong những nhà tù tôi ñi qua ñã mang lại cho tôi cái nhìn tỉnh táo không

    riêng ñối với những hành ñộng phi nhân của những vua chúa mới, mà cả

    một thể chế xã hội trong ñó con người dù muốn dù không ñều ñánh mất

    mình.

    Cuốn sách mà bạn ñang cầm trong tay là một phần những quan sát

    của tôi, một phần những suy nghĩ của tôi về cái xã hội khó hiểu mà số mệnh

    ñã an bài cho tôi sống trong lòng nó.

    Xã hội này là khó hiểu, bởi vì căn cứ những gì tôi biết, nó khởi sinh

    từ những ý muốn rất tốt ñẹp, bắt ñầu bởi những con người lương thiện.

    Cũng căn cứ những gì tôi biết, tôi dám ñoan chắc rằng trước kia, khi mới

    nhập vào dòng chảy không bao giờ ngưng của cuộc cách mạng giải phóng

    dân tộc, họ không hề ấp ủ những mưu ñồ xấu xa.

  • 6

    Trong sự biến dạng của những người cộng sản, trong sự tha hóa của

    họ, cái gì là tác nhân - chủ thuyết mà họ theo ñã nhào nặn con người họ

    thành ra như thế hay chính họ tự biến ñổi ñể trở lại nguyên hình, cho ñúng

    với bản thể do trời ñất tạo ra, hay là cả hai cái ñồng thời, tôi không rõ.

    Cuốn sách này chỉ là một chút ánh sáng soi rọi vào một vụ án cụ thể

    nhưng mang tính ñại diện cho một thời kỳ cai trị của ðảng cộng sản, một

    mảnh gương con phản ảnh một số mặt ít người biết ñến của xã hội miền Bắc

    Việt Nam.

    Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, mọi hồi ức ñều mang tính chủ

    quan. Nhưng, cũng lại với tư cách hồi ức, nó vẫn là bằng chứng ñáng ñược

    chú ý, cho dù chỉ là bằng chứng từ một phía. Tôi cố gắng, trong chừng mực

    có thể, ñưa ra bằng chứng của tôi về vụ án nói trên, và về cái xã hội trong ñó

    nó ñã xảy ra, bằng ngòi bút công bằng.

    Trong cuốn sách này chỉ có sự thật theo cách mà tôi hiểu. Hình thức

    văn học mà tác giả sử dụng trong cuốn sách chỉ vừa ñủ cho bức tranh sự

    kiện không thành quá tẻ nhạt. Văn học ñích thực không có chỗ nơi ñây.

    Vì mục ñích cuốn sách giới hạn trong một vụ án, cho nên nó không

    thể là cuốn sách nói về chế ñộ lao tù ở Việt Nam. ðể nói về nhà tù Việt

    Nam cần một cuốn sách khác. Mà ñó là một ñề tài ñáng ñược chú ý, chí ít

    cũng là một sự quan tâm không thể thiếu ñối với số phận ñồng loại trong

    một nửa thế kỷ.

    Quá khứ sẽ chẳng có ích cho ai bởi sự hồi tưởng ñơn thuần. Quá khứ

    chỉ có ích khi con người lấy nó làm cái ñể mà suy ngẫm, rút ra trong lòng

    những sự kiện của nó bài học cho tương lai.

    Cuốn sách này không phải là lời lên án một xã hội nay mai sẽ trôi

    vào quá khứ.

    Tôi không dám ñặt cho mình mục ñích buộc tội. Chỉ vì lịch sử

    thường có sự lặp lại, cho nên tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo.

    Tôi cũng không thể ñóng vai người buộc tội, không nên yêu cầu tôi

    ñóng vai ñó, bởi trong cái xã hội ñược miêu tả tôi không ñơn thuần là nạn

    nhân. Về mặt nào ñó, trong chừng mực nào ñó, tôi còn là thủ phạm.

  • 7

    Tôi viết vì tôi không thể nói lên tiếng nói của mình. Tôi quan niệm

    kẻ không dám nói “không” trước tội ác là kẻ ñồng lõa với tội ác.

    Và sau hết, theo cách biểu ñạt của nhà văn Nga Prishvine, tôi chỉ là

    “một cái lá trong hàng triệu cái lá của cây ñời, và nói về một cái lá thì cũng

    là nói về những cái lá khác”. Số phận tôi ñược nói ñến trong cuốn sách này

    cũng là số phận của nhiều người cùng thế hệ.

    Xin hãy coi cuốn sách này là lời sám hối trước ñồng bào của cha tôi

    nay ñã không còn. Nó ñược thực hiện theo lời trăn trối của Người.

    Cuốn sách này là một vòng hoa muộn, một nén hương thêm ñặt lên

    mồ những nạn nhân xấu số của một thời kỳ ñen tối, những con người bất

    hạnh ñã không chờ ñược ñến ngày cuộc ñời lập lại sẽ công bằng cho họ.

    Tác giả

    1

    Lễ mừng Thiên chúa Giáng Sinh năm 1967 tại Hà Nội chẳng hứa

    hẹn một sự náo nhiệt thường có. Quá nửa số dân ñã sơ tán khỏi thành phố.

    Người ở lại phần nhiều là cán bộ nhân viên các cơ quan Trung ương và ñịa

    phương, dân quân tự vệ, cộng với một số dân thường vì lý do này hay lý do

    khác không thể ñi ñược. Phố xá mất ñi vẻ sầm uất. Nhiều nhà ñóng im ỉm.

    Bên trên mái ñá ñen các công thự cũ thời thuộc ñịa, trên các nóc nhà cao

    tầng mới xây, tua tủa nòng ñại liên trung liên ngóc lên trời xanh nhiệt ñới.

    Vỉa hè lỗ chỗ hầm trú ẩn cá nhân làm bằng ống cống.

    Chiến tranh thực sự chưa dạo bước trên ba mươi sáu phố phường,

    nhưng bóng ñen của nó ñã trùm lên mái ngói âm dương thanh bình của kinh

    thành Thăng Long cổ kính.

    Trong phố vắng những người ở lại, phần lớn thuộc lớp tuổi trẻ, quần

    áo gọn gàng, dáng tất bật, cắm cúi ñi sát tường, khẩu AK trên vai. Phóng

  • 8

    viên AFP ở Hà Nội nhận xét: “Hà Nội bình thản và nhanh chóng hòa nhập

    với nếp sống thời chiến, dù cho ở bên kia Thái Bình Dương Lầu Năm góc

    chưa vội vã tuyên bố chiến tranh với nước Việt Nam cộng sản”.

    Hà Nội sẵn sàng ñể chống trả.

    Người Hà Nội làm việc, ăn ngủ, yêu ñương, sinh con ñẻ cái trong

    bầu không khí căng thẳng chốc chốc lại vỡ ra bởi tiếng nổ của mọi cỡ súng

    lớn nhỏ rộ lên từng ñợt mỗi khi máy bay Mỹ bay ngang; trong tiếng cô phát

    thanh viên quen thuộc vang vang trên các phố vắng “ðồng bào chú ý! ðồng

    bào chú ý! Máy bay ñịch cách Hà Nội ba mươi cây số! Máy bay ñịch cách

    Hà Nội hai mươi cây số! Máy bay ñịch cách Hà Nội mười lăm cây số!”;

    dưới những vệt khói trắng mỏng manh của tên lửa ñất ñối không SAM-1,

    SAM-24... vun vút kẻ chỉ lên trời xanh nhiệt ñới.

    Cuộc xung ñột vũ trang tại miền Nam với một bên là quân du kích

    do Hà Nội tổ chức và yểm trợ, và một bên là chính quyền Sài Gòn ñược Mỹ

    ủng hộ về mọi mặt, bắt ñầu bằng những trận ñánh lẻ tẻ từ ñầu thập niên 60

    ñã mau chóng lớn lên thành nội chiến, hiểu theo nghĩa những người sống và

    chết trên chiến trường ñều là người Vi ệt.

    Sự có mặt ngày càng ñông ñảo của các lực lượng vũ trang Mỹ nhằm

    bảo vệ chính quyền Việt Nam Cộng hoà ñã biến cuộc nội chiến thành chiến

    tranh Việt-Mỹ, về thực chất là cuộc ñối ñầu giữa hai phe cộng sản và tư bản

    thế giới. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh toàn cầu, cuộc chiến tranh nóng ở

    Việt Nam còn kéo thêm một số quốc gia vào lò lửa của nó, hứa hẹn một sự

    dai dẳng không biết khi nào mới kết thúc.

    Trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam cuộc giao tranh ñộc ñáo và dữ dội

    chưa từng có giữa bầu trời và mặt ñất, bắt ñầu từ năm 1965, là sự phát triển

    tất yếu của cuộc chiến tranh cục bộ nọ. Bằng những trận không tập ồ ạt, rất

    ác liệt, không ngưng nghỉ, tổng thống thứ 36 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ

    quyết tâm bắt Hà Nội phải quỳ gối trước sức mạnh của vũ khí5.

    4 Những tên lửa do Liên Xô sản xuất. 5 L.B. Johnson (1908-1973) cho rằng Mỹ có thể chiến thắng trong một thời gian ngắn. Bắt ñầu mở rộng cuộc chiến tranh còn giới hạn trong phạm vi miền Nam Việt Nam bằng cách ném bom miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 1965. Hậu quả của nhận ñịnh này là ông Johnson tạo ra những khó khăn cho chính mình trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ, ñể rồi vì cuộc chiến ở Việt Nam mà ông phải rút khỏi chính trường vào tháng 3.1968.

  • 9

    ðêm trước, người Hà Nội thở phào nhẹ nhõm nghe giữa lao xao

    sóng ñiện ñài gần ñài xa tin các bên tham chiến trên bán ñảo ðông Dương

    ñã thỏa thuận ñược với nhau một ngày ngừng bắn nhân kỷ niệm Chúa

    Kirixitô ra ñời. Lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh 1967 ñến với Hà Nội như

    một ngày hòa bình bất ngờ, một ngày không bình thường trong cuộc chiến,

    không phải nhờ ơn người mà nhờ ơn Chúa.

    Thành phố yên tĩnh như thể chưa bao giờ nó yên tĩnh như thế.

    Từ sáng sớm không có còi báo ñộng. Chỉ có tiếng loa oang oang

    nhắc nhở mọi người cảnh giác trước hành ñộng bất trắc của kẻ thù. Quanh

    hồ Hoàn Kiếm nhân dân ñi lại nhộn nhịp hơn ngày thường. Nhân ñợt ngưng

    chiến ngắn ngủi, những người sơ tán gần thành phố hối hả ñạp xe về nhà.

    Họ tranh thủ khoảng thời gian yên tĩnh ngắn ngủi ñể ñi khám bệnh, ñi mua

    bán, thăm hỏi người thân, ñến chơi với bè bạn, ăn với nhau một bữa cơm,

    uống với nhau một tuần trà, ñể rồi sớm hôm sau lại tất tả lên ñường. Bên

    miệng hầm tập thể vắng bóng những bà mẹ nhỏ bé bế con nép dưới những

    khẩu hiệu nhiều cỡ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ðỘC LẬP TỰ DO” của

    chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Nước hồ phẳng lặng. Tháp Rùa hiện lên không rõ nét trong sương

    mù lãng ñãng. Gió bấc thổi nhẹ. Trời se lạnh. Hà Nội vào ñông muộn hơn

    mọi năm.

    Tôi ñang thong thả ñạp xe từ Hàng Trống qua Hàng Bài thì bỗng

    nghe tiếng người gọi tên mình. Mải suy nghĩ tôi không nghe thấy ngay, ñến

    khi nghe thấy thì ñã ñạp quá mất một quãng.

    Người gọi tôi dừng xe, khua tay loạn xạ ñể tôi nhận ra anh ta. Thấp

    béo, ñầu sùm sụp cát-két dạ trên cái mặt tròn, trong bộ ñồ bảo hộ lao ñộng

    nhàu nhã, anh ta hớn hở khi thấy tôi quay mặt về phía mình. Ai thế nhỉ?

    ðành phải tạt vào vỉa hè, dừng xe trước một cửa hàng ñóng im ỉm

    trong những cánh gỗ nham nhở, trước kia là hiệu chuyên doanh ñồ sơn mài.

    - Gớm, tìm anh gần chết! - anh chàng phanh xe lại ngay trước mặt

    tôi, cười tít, người chúi về phía trước, hai mắt chỉ còn là hai ñường chỉ -

    Anh về ngay cơ quan, thủ trưởng ñang ñợi anh. Nhanh lên, ñể kịp tiếp

    khách! Em qua nhà, chị nói anh vừa ñi, em phóng theo, nhưng không kịp...

  • 10

    Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, cơ quan cấp trên của báo

    ảnh “Việt Nam”, thỉnh thoảng lấy tôi qua làm việc. Công việc tôi ñược uỷ

    ban giao là giúp thủ trưởng tiếp khách. Người ta dùng tôi vào việc này

    chẳng qua ñể ñỡ tốn, bớt ñược một phiên dịch. Khách ñến phần nhiều từ

    Liên Xô hoặc các nước ðông Âu, ñều biết nói tiếng Nga, là thứ tiếng tôi

    thông thạo. Tôi lại có thể kiêm hướng dẫn viên du lịch ñưa họ ñi thăm các

    danh lam thắng cảnh ở thủ ñô hoặc các ñịa phương, lại có thể giới thiệu cho

    họ ñôi nét về lịch sử Việt Nam. Công việc kể ra cũng dễ chịu, nếu như

    khách ñều là những nghệ sĩ hoặc những nhà hoạt ñộng văn hóa. Nhưng ñôi

    khi rơi vào số khách nọ lại là những cán bộ chính trị ñược cử sang lãnh ñạo

    văn nghệ. Trong trường hợp ñó công việc trở nên rất khó chịu. Những chính

    trị gia chuyên dùng cho sân khấu chỉ ưa những cuộc họp liên miên với

    những diễn văn ñược chế sẵn lê thê ñến phát ngán về tình hữu nghị không gì

    lay chuyển nổi giữa hai dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Marx-Lenin bách chiến

    bách thắng, làm tôi mệt nhoài. Còn nói chung, trong ñại ña số trường hợp,

    công việc mà tôi ñược làm là thú vị. Những người khách phương xa (nhiều

    người sau này trở thành bạn tôi), phần lớn lịch sự và phong nhã, ñã mang lại

    cho tôi những giờ phút vui vẻ và hơi hướng xứ lạ, là cái bao giờ cũng làm

    cho cuộc sống hàng ngày ñơn ñiệu bớt tẻ nhạt.

    ðiều làm tôi ngạc nhiên là khoảng nửa năm nay Uỷ ban ñã không

    còn dùng tôi vào việc tiếp khách nữa, không hiểu sao nay lại cho người gọi

    tôi ñến?

    Chuyện ñó có nguyên nhân của nó.

    Kể từ năm 1964, khi cuộc ñối ñầu Trung-Xô trở thành ñặc biệt căng

    thẳng thì bầu không khí chính trị ở Việt Nam cũng nóng theo. Ở khắp nơi,

    những người cộng sản cốt cán, với vẻ mặt nghiêm trọng, la lối về nguy cơ

    của chủ nghĩa xét lại hiện ñại và sự cần thiết phải vận dụng toàn lực chống

    lại nó. Cái nguy cơ ở quá xa dạ dày chẳng làm cho những người dân ñói

    bụng lo sợ, do ñó ngoài những lời hưởng ứng không thể ñừng, thiên hạ bình

    chân như vại. Chỉ có giới trí thức vốn không ưa Trung Quốc trong tinh thần

    căm ghét truyền thống với ông hàng xóm dữ tợn với xu hướng bành trướng

    và bá quyền không giấu giếm còn tỏ thái ñộ khó chịu ra mặt với thái ñộ thân

  • 11

    Trung Quốc của ñảng cầm quyền. ðảng cầm quyền tất nhiên không cho

    phép một sự bướng bỉnh như thế ñược tồn tại trên ñất ñai mà ðảng toàn

    quyền cai trị. Từ ngày có cuộc “ñấu tranh giữa hai ñường lối” bất cứ cán bộ

    nào ngang ngược phát biểu những quan ñiểm khác với ðảng về bất cứ vấn

    ñề gì, không cứ về ñường lối ñối nội hay ñối ngoại của ðảng, ñều bị coi là

    phần tử xét lại, chí ít thì cũng là phần tử hữu khuynh không ñáng tin cậy.

    Tôi bị liệt vào số ñó.

    - Anh hôm nay không bận gì ñấy chứ?

    Một câu hỏi ñể mà hỏi. Vớ vẩn. Ủy ban ñã cho gọi thì tôi nhất ñịnh

    phải ñi rồi, có thoái thác cũng chẳng ñược.

    - Anh về trước ñi! - tôi càu nhàu - Tôi qua nhà một lát, thay quần áo

    cái ñã.

    Tôi ñã có chương trình cho hôm nay. Tôi không thích nó bị phá vỡ.

    Tôi ñã tính ñưa vợ con ñi chơi. ðược ñi chơi trong một ngày hiếm hoi

    không có báo ñộng thật là tuyệt. Chúng tôi sẽ ñến thăm một người bạn cũ

    lâu không gặp. Có thể chúng tôi sẽ ăn cơm ở ñó. Vợ tôi muốn cho các con ñi

    cùng, nhân thể mua sắm mấy thứ lặt vặt.

    Tôi ngán ngẩm nhìn thằng cha phá quấy. Chán quá, ủy ban không

    báo trước ñể tôi có thể sắp xếp công việc của mình. Mà tay này ở ñâu ra

    nhỉ? Có lẽ ở phòng bảo vệ. Ngoài bộ phận ñó ra, có ai ñi làm chủ nhật?

    - Dào, chẳng sao ñâu. - y nhe hàm răng cải mả, cười không ra tiếng -

    ðang ñánh nhau, mặc thế nào chả ñược. Thế này tươm chán rồi. Khách lại

    ñang ñợi.

    Trên người tôi có cái áo bông xanh, cái quần ka-ki, cả hai ñều mới,

    nhưng nhàu nát. ðã lâu chúng tôi quên hẳn là quần áo. Không ai trách ai vận

    ñồ không có nếp. Thời chiến quần áo giặt sạch quá, phẳng phiu quá, nếp là

    rõ quá, còn bị phê phán là sang trọng rởm. Nó là cái gì nếu không phải tàn

    dư của nếp sống tư sản?

    Tôi còn lưỡng lự, thì anh chàng nọ ñã trườn về phía tôi.

    - Anh về làm gì?! - y nắm chặt ghi-ñông xe tôi - Xe ñến rồi kìa!

    Một chiếc com-măng-ca Liên Xô phanh két bên cạnh tôi. Cửa xe

    bung ra. Hai thanh niên ñen nhẻm phóng xuống. Không nói không rằng

  • 12

    chúng lôi tuột tôi lên xe. Tôi nhìn anh chàng vừa gọi tôi. Bộ mặt nhăn nhở

    biến mất, thay vào ñó là ñôi mắt cá ươn và tiếng cười gằn:

    - Lên xe ngay! Biết ñiều ñừng chống cự!

    Giờ tôi mới nhận ra hắn: thằng cha này thường lẽo ñẽo theo tôi mấy

    ngày gần ñây. Vận ñồ bộ ñội, cái xà-cột lủng lẳng bên hông, y lấp ló như

    một con chuột trong ñám ñông.

    Cũng trong thoáng ấy tôi nhìn thấy hơn một chục xe ñạp tản ra từ

    chỗ chiếc com-măng-ca vừa ñỗ. ðó cũng là những tên tham gia vụ bắt cóc,

    nhưng sự việc diễn ra gọn gàng, chúng chưa phải ñộng thủ. Mọi tình huống

    ñã ñược lường trước, ñược sắp xếp trước, y như một trường ñoạn trong

    phim gangster.

    Không một người qua ñường nào biết ở nơi này vừa xảy ra chuyện

    gì. Những chiếc xe ñạp vẫn vun vút phóng qua. Trong tiệm ñồng hồ, sau tủ

    kính, tôi nhìn thấy Sinh cắm cúi làm việc. Anh là người quen của tôi. Nếu

    anh ngẩng lên, hẳn anh sẽ nhìn thấy tôi bị lôi lên xe. Nhưng anh không

    ngẩng lên. Hình ảnh ghi lại trong trí nhớ của tôi vào mấy giây cuối cùng là

    một người ñàn bà bồng con vượt qua mũi xe. ðứa bé ngủ say trong tấm ni-

    lông cứng quèo, má hồng lên trong gió bấc.

    Theo cái cách kỳ cục như thế, tôi trở thành kẻ tham gia cái gọi là

    “cuộc ñấu tranh giữa hai ñường lối” trong phong trào cộng sản quốc tế.

    “Thế là cái việc phải ñến ñã ñến!”, tôi tự nhủ, ngả người trên tựa ghế

    xe, lòng bình thản.

    Không hiểu sao, vào ñúng cái khoảnh khắc gay cấn nhất, tệ hại nhất

    trong ñời mình, tôi không nhớ ñến cái gì khác mà lại nhớ tới một câu nói nổi

    tiếng của Nguyễn Tuân6 “Nước ta là một pháp trường trắng. Không có ñầu

    rơi, không có ñầu rơi, không có máu chảy, mà có người chết”.

    Bác Nguyễn ơi, bác sai mất rồi. Pháp trường Việt Nam, kể từ năm

    1945, không hề trắng. ðã có ñầu rơi, ñã có máu chảy. Và có nhiều người

    chết. Bằng nhiều kiểu chết khác nhau. Trong ñó cái cảnh không có ñầu rơi,

    không có máu chảy là nhiều, nên mới có sự ngộ nhận ấy.

    6 Nguyễn Tuân (1910-1987), nhà văn nổi tiếng với những tiểu thuyết Tàn ðèn Dầu Lạc, Vang Bóng Một Thời, Tóc Chị Hoài, Chiếc Lư ðồng Mắt Cua, Quê Hương, Chùa ðàn, ðường Vui...

  • 13

    Bây giờ tôi mới hiểu Nguyễn Tuân thốt lên câu ñó trong hoàn cảnh

    nào. Trong một phút phân thân, nhà văn già bỗng bàng hoàng nhìn thấy

    trước mắt mình một quần thể nhân sinh kỳ lạ không hiểu sao lại kết thành

    hàng ngũ ñể sống trong nghi kỵ và thù hằn, trong cuộc chiến không lúc nào

    ngưng nghỉ. Một cuộc chiến âm thầm, không tiếng súng, với những xác chết

    không thương tích, hoặc sống vật vờ, với bộ não vô dụng, như những

    zombi7

    Giờ ñây, trong cuộc chiến mà Nguyễn Tuân nói tới, tôi ñã trở thành

    con mồi của nó. Tôi ñang ñược ñưa ñi ñâu ñây? Tới pháp trường nào?

    ðó là chủ nhật 24 tháng 12 năm 1967.

    Tôi nhớ từng chi tiết của ngày hôm ñó. Trong hồi tưởng, tôi thấy rõ

    mồn một, như trước mắt tôi mọi chuyện ñược diễn ra một lần nữa. Thời gian

    ñang trôi ñột ngột dừng lại. Như một cadre-stop trong cuốn phim ñang

    chiếu. Nó là ngày bước ngoặt, ngày cắt ñôi, ngày ranh giới của ñời người.

    Về sau tôi mới biết cảm giác ñó chẳng phải của riêng tôi - bất cứ ai từng bị

    bắt cũng nhớ từng chi tiết vụn vặt nhất của cái ngày ñáng nguyền rủa ñó.

    Tôi ra khỏi nhà lúc chín giớ sáng và mất tăm từ ñó. Cả nhà tôi bổ ñi

    tìm, nhưng không thấy tôi ở bất cứ ñâu, ở nhà họ hàng cũng như ở nhà bè

    bạn. Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, vẫn biền biệt. Thẻ nhà báo, giấy

    chứng minh nhân dân tôi thường mang theo người ñược tìm thấy trong ngăn

    kéo bàn viết. Như vậy, nếu chẳng may xảy ra tai nạn giao thông người ta

    cũng chẳng biết nạn nhân là ai.

    Vợ tôi ñạp xe khắp Hà Nội, ñập cửa bè bạn báo tin dữ. Bạn bè tôi

    nháo nhác. Họ lao tới các bệnh viện, các trạm cấp cứu, xục tìm trong những

    nhà xác tanh tưởi với những xác chết ñủ mọi dạng, trong mọi tư thế. Thời

    chiến, trong nhà xác la liệt cả ñống thi thể vô thừa nhận, nhưng không ở ñâu

    có xác tôi.

    Mẹ tôi bình tĩnh hơn mọi người. Bà im lặng, suy nghĩ. Không khí

    hoảng hốt trong gia ñình không lây ñược sang bà.

    Ngay từ ñêm không thấy tôi trở về nhà, mẹ tôi ñã ñoán tôi bị bắt.

    7 Zombi, chỉ những xác hết ñược các thầy pháp châu Phi làm cho sống lại, nhưng không có trí khôn, không nhớ gì về cuộc sống trước kia, chỉ biết thực hiện các mệnh lệnh của chủ, bị sử dụng như những con vật trong các công việc ñồng áng.

  • 14

    Hai tháng trước, ñêm 18 tháng 10 năm 1967, cha tôi ñang nằm ñọc

    báo thì một toán công an hùng hổ xông vào nhà dựng ông dậy, ñọc lệnh bắt

    khẩn cấp và lệnh khám nhà. Một nhóm ñẩy ông lên xe chở ñi, nhóm còn lại

    chia nhau ra lục lọi các phòng cho tới gần sáng, lấy ñi nhiều giấy tờ, sách

    báo và ảnh chụp.

    ðêm cha tôi bị bắt, cũng là sinh nhật tôi, tôi ñang ở Nam ðịnh.

    Thành phố thợ dệt chìm trong bóng tối. ðèn ñường tắt ngấm. Tôi lang thang

    trong các phố hiu quạnh, dưới ánh sáng nhợt nhạt của trăng rằm lọt qua kẽ

    lá. Cuộc leo thang của không lực Mỹ ñã vượt quá Nam ðịnh lên phía Bắc.

    Thành phố chịu bom hàng ngày. Nhà máy sợi sập từng mảng, khu dân cư

    Hàng Thao bị san bằng. Dưới chân tôi là gạch vỡ nhà ñổ lẫn với ñủ mọi thứ

    tạp nham của ñời thường bị thuốc nổ và mảnh bom phá nát - những cái bát

    vỡ, manh chiếu cháy dở, những trang vở học trò phất phơ trong gió thoảng,

    con búp bê cụt ñầu lăn lóc bên cạnh cái xe nôi tơi tả...

    Trong những ngày ñó tôi không nghĩ tới cuộc chiến tranh nào ngoài

    cuộc chiến tranh với nước Mỹ. Thế nhưng một cuộc chiến tranh khác, hoàn

    toàn không ngờ tới, ñã xảy ra.

    Vụ bắt bớ những người có quan ñiểm8 bất ñồng với ðảng cầm quyền

    trong cái gọi là “cuộc ñấu tranh giữa hai ñường lối” bắt ñầu từ tháng 7 năm

    1967. Nạn nhân ñầu tiên của nó là viện trưởng Viện Triết học Hoàng Minh

    Chính, phó tổng biên tập tờ Hà Nội Mới Phạm Viết và vài người khác9.

    Như một cơn gió ñen, tin Ban tổ chức Trung ương ðảng phát hiện

    kịp thời và bóp chết từ trong trứng một âm mưu phản loạn lan nhanh trong

    thành phố.

    ðến lượt cha tôi và thiếu tướng ðặng Kim Giang10 cũng bị bắt thì dư

    luận ồn hẳn lên. Chỗ nào người ta cũng thì thào bàn tán về sự kiện này.

    8 Vào thời gian ñược nói tới trong cuốn này khi nói tắt “quan ñiểm” là hàm nghĩa quan ñiểm ñối với hai ñường lối “giáo ñiều” và “xét lại” trong phong trào cộng sản quốc tế. 9 Hoàng Minh Chính (sinh năm 1920, quê Nam ðịnh, tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, nguyên Tổng thư ký ðảng dân chủ Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, viện trưởng Viện Triết Học) ñược coi như người ñứng ñầu trong cái gọi là “nhóm xét lại chống ðảng”. Phạm Viết (1929-1971), nguyên sĩ quan quân ñội nhân dân Việt Nam, thương binh, nhà báo, phó tổng biên tập tờ Hà Nội Mới. 10 Cùng bị bắt với cha tôi và tướng ðặng Kim Giang trong ñợt này có Trần Minh Việt (Lê Quang Dụ) - phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội; Phạm Kỳ Vân - phó tổng biên tập tạp chí Học Tập; Nguyễn Kiến Giang - biên tập viên tạp

  • 15

    Những người cộng sản thuộc thế hệ già ngán ngẩm: “Thôi thôi, lại như cái

    ñận Cải cách ruộng ñất rồi, nào có khác gì ñâu. Mấy ông lãnh ñạo nhà ta

    nhìn ñâu cũng thấy phản ñộng, bắt bớ lung tung, sau ñó thì lại xin lỗi, lại

    sửa sai, rõ chán chuyện! Mạng cán bộ thời nay ñúng là không bằng mạng

    ngoé”. Số cán bộ cấp thấp hơn to nhỏ với nhau: ñây rõ ràng là một cuộc sát

    phạt lẫn nhau, chứ các ñồng chí lão thành cách mạng thế kia sao có thể là

    phản ñộng ñược? ðằng sau vụ bắt bớ này chắc chắn là một âm mưu gì ñó,

    nhưng chắc chắn chỉ vì cái ghế, vì hưởng thụ thôi; bây giờ các ông kễnh11

    chỉ nghĩ tới cái ñó, tới cái ghế, tới tiêu chuẩn ñược hưởng, chứ có chuyện

    xét ñi xét lại gì ñâu?

    Những người trước nay không ưa chế ñộ thì mở cờ trong bụng:

    “Chúng bắt ñầu thịt nhau rồi! ðã bảo cộng sản là thế mà, chúng nó không

    sống yên ñược một ngày không có máu. Chỉ tội nghiệp cho mấy người hiền

    lành không cùng cánh với chúng, tuy họ cũng là cộng sản”.

    Ngày hôm sau, không thấy tôi trở về, mẹ tôi tức tốc ñạp xe tới Hỏa

    Lò. Trước một bà mẹ hung dữ vì vừa mất chồng nay lại mất con, các cán bộ

    công an chối ñây ñẩy rằng ở chỗ họ không có ai tên là như thế. Viên giám

    thị Hỏa Lò lật ñật mang cả sổ tù ra tra trước mặt mẹ tôi cho bà thấy: bác

    ñừng nghĩ quẩn, nếu anh ấy ở ñây thì phải có tên trong sổ, anh ấy phải làm

    gì phạm pháp thì mới bị bắt chứ. Không, không có tên anh ấy ở ñây ñâu, tôi

    tra hết rồi, xem kỹ lắm rồi, hay là bác sang bên Bộ mà hỏi12.

    Tại phòng tiếp khách Bộ Nội vụ ở 16 Trần Bình Trọng, một sĩ quan

    mặc áo dạ13 không ñeo quân hàm tiếp mẹ tôi. Anh ta làm bộ ngạc nhiên:

    - Chết chết, sao bác lại nghĩ thế! Bắt người phải có lệnh bắt chứ, kể

    cả trong trường hợp bắt khẩn cấp bộ phận trực ở Bộ cũng phải ñược biết.

    Không phải ñâu, bác ạ, làm gì có chuyện bắt cóc thời bây giờ. Bác ñợi cho

    một chút, tôi kiểm tra ngay lập tức xem có chuyện gì xảy ra với anh Hiên

    mà các quận ñược biết không.

    chí Học Tập; ðinh Chân - biên tập viên báo Quân ðội Nhân Dân; Nguyễn Văn Thẩm - bí thư của thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm... 11 Ông lớn, quan chức lớn. 12 Giám thị trại Hỏa Lò không tìm thấy tên tôi là phải. Sau chừng hai tháng ở Hỏa Lò tôi mới biết tên tôi ñã bị thay ñổi. Cán bộ quản giáo chỉ biết tôi dưới một tên khác. 13 Áo dạ, theo qui ñịnh trong Quân ñội Nhân dân Việt Nam, ñược dành riêng cho cấp tá trở lên.

  • 16

    Trước mặt mẹ tôi anh ta gọi ñiện hỏi các khu công an Hà Nội.

    Không ở ñâu có tin về tôi. Tiễn mẹ tôi, viên sĩ quan còn ân cần dặn bà khi

    nào tôi về nhà thì xin báo ngay cho Bộ Nội vụ biết.

    “Phải công nhận hắn ta ñóng kịch cũng khéo. - mẹ tôi kể lại - Nhưng

    khéo thì khéo, không qua ñược mặt mẹ. Miệng hắn leo lẻo, nhưng mặt mày

    thì lại nhớn nhác, tay chân quýnh quáng. Bụng bảo dạ: nếu bọn này có tập

    quán giống bên công giáo chắc hắn sẽ kêu tên Marx mà thề quá”.

    Như bao lần gia ñình tôi gặp bão táp mẹ tôi chứng tỏ bà là cây cột

    cái vững chắc gánh toàn bộ sức nặng của ngôi nhà trên vai, quyết không cho

    nó sụp ñổ. Bà lau nước mắt, chu ñáo lo toan trăm thứ việc có tên và không

    tên cho con cái như thể không có chuyện gì xảy ra.

    Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ ñến thần tượng của bà rất

    nhiều.

    ðêm ñêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà ñã tin ông

    Hồ Chí Minh. Bà ñã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người

    anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18x24 ông Hồ Chí

    Minh tặng bà với dòng chữ “Thân ái tặng thím Huỳnh” trước ngày ông lên

    ñường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 ñược bà gìn giữ như của gia

    bảo. Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều lần chạy giặc càn mất hết ñồ

    ñạc nhưng tấm ảnh vẫn còn ñó. Nó chỉ bị thu khi công an khám nhà.

    Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê

    Duẩn14 và Lê ðức Thọ15 vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc

    ông không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ ñể xảy ra

    chuyện nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ

    không còn trực tiếp ñiều khiển công việc ñất nước.

    14 Lê Duẩn (1908 - 1986) người Quảng Trị, ñảng viên ñảng cộng sản từ những năm 1930, bị tù hai lần (1931-1936, 1940-1945), từng làm Bí thư Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1956 làm bí thư Trung ương ðảng, bí thư thứ nhất (1960-1976), rồi tổng bí thư ðảng (1976-1986). 15 Lê ðức Thọ (1911-1990) tham gia cách mạng vào ñầu thập niên 1930, tù Sơn La (1939-1944). Tháng 8.1955 Lê ðức Thọ ñược một hội nghị Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Trong thời gian ñược nói tới trong cuốn này là Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên thường trực Ban bí thư, trưởng Ban tổ chức Trung ương ðảng. ðược Trung ương ðảng cử vào Nam năm 1946 với tư cách ủy viên Ban thường vụ Trung ương ðảng, cấp bậc ðảng này nhiều phần là do Trường Chinh chỉ ñịnh.

  • 17

    Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng ñể khởi lên vụ án lớn như thế này, Lê

    Duẩn và Lê ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông Hồ không thể

    không biết. Vụ bắt bớ chỉ ñược tiến hành một khi có sự ñồng ý của chủ tịch

    nước.

    Bà nhận xét: không phải vô cớ mà trong khi khám nhà, công an quan

    tâm ñặc biệt những tấm ảnh cha tôi chụp chung với ông Hồ, những tư liệu

    liên quan tới ông Hồ… Tất cả ñều bị mang ñi. Cha tôi bắt ñầu giữ những tư

    liệu về cách mạng, ñặc biệt về ông Hồ Chí Minh, kể từ khi ông nhận sự

    phân công của Trung ương ðảng làm bí thư cho chủ tịch nước. Vào những

    năm ñầu cách mạng chưa có cơ quan chuyên trách lo bảo quản những tư liệu

    lịch sử, cha tôi cho rằng ông có trách nhiệm lưu trữ những gì trong tầm tay

    của ông, không ñể chúng bị mất. Cha tôi giữ ñược khá nhiều ảnh - từ những

    bức chụp ông Hồ tại chiến khu Tân Trào với ñội liên quân Việt Mỹ, những

    ngày ông Hồ vừa từ chiến khu về Hà Nội, Lễ Tuyên bố ðộc Lập tại vườn

    hoa Ba ðình, chuyến chủ tịch nước sang Pháp năm 1946, nhiều nhất là ảnh

    trong An toàn khu của chính phủ kháng chiến.

    Những ảnh khác cha tôi chụp chung với các nhân vật lãnh ñạo như

    Trường Chinh, Phạm Văn ðồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh…

    cũng bị thu hết. Mấy bức ảnh chân dung họa sĩ Pablo Picasso, nhà văn Ilya

    Ehrenburg16 với lời ñề tặng cha tôi tại Paris năm 1946, chẳng liên quan gì

    tới vụ án, bọn chúng cũng thu tuốt. Tuy nhiên, ñây là chuyện dễ hiểu - vào

    thời kỳ này nhân viên công an thường ñược chọn lựa trong nông dân ít học.

    Họ chẳng biết Picasso hoặc Ehrenburg là ai. Dưới mắt họ, ảnh những thằng

    Tây mũi lõ tìm ñược trong nhà một kẻ thù của cách mạng, tất yếu gợi nên sự

    nghi ngờ - hẳn ñây phải là ảnh của bọn phản ñộng quốc tế.

    Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời

    khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho

    ông Hồ Chí Minh.

    16 Pablo Picasso (1881-1973), danh họa của thế kỷ XX, gốc Tây Ban Nha, Ilya Erenburg (1891- 1967), nhà văn, nhà báo Liên Xô.

  • 18

    Bà cũng không nghĩ tới chuyện cầu cứu Trường Chinh17. Từ khi mất

    chức tổng bí thư vì những sai lầm trong cải cách ruộng ñất, Trường Chinh

    lầm lũi ở ẩn trong sự ñường bệ còn lại, tránh can thiệp vào công việc của Lê

    Duẩn và Lê ðức Thọ. Vả lại, cho dù trong khi còn ñương chức, Trường

    Chinh sau khi cách mạng thành công không hề giống Trường Chinh trước

    tổng khởi nghĩa. Nếu như trong thời kỳ bí mật, Trường Chinh chu ñáo với

    anh em bao nhiêu thì bây giờ ông ta lạnh nhạt với ñồng chí bấy nhiêu. Hệt

    như ñã xảy ra một cuộc ñánh tráo vậy.

    Tôi kể chuyện này làm thí dụ. Ông Trần ðình Long, người bạn và

    ñồng chí gần gũi của Trường Chinh bị Quốc dân ñảng thủ tiêu năm 1946, ñể

    lại vợ và ba ñứa con. Hòa bình lập lại, bà Long từ vùng tản cư Phát Diệm

    trở về Hà Nội. Năm lần bẩy lượt bà tìm ñến Trường Chinh, nhưng vật nài

    ñến mấy cũng không ñược Trường Chinh tiếp18. Người kể cho tôi nghe câu

    chuyện ñáng xấu hổ này là ông tài xế ðoàn Xuân Sơ, từng là cơ sở cách

    mạng. Khi ông Sơ chất vấn ông Bùi Lâm19 chuyện xử sự của Trường Chinh

    thì Bùi Lâm giải thích: “Con mẹ Long làm như có mình chồng nó hy sinh

    cho cách mạng. Hy sinh cho cách mạng có hàng ñống, nó làm mình làm

    mẩy, nằng nặc ñòi cách mạng phải lo cho các con thằng Long, rõ ngu! Anh

    Thận20 không tiếp nó là phải”. Nóng mắt, ông tài xế ðoàn Xuân Sơ tống ông

    quan tòa Bùi Lâm ra khỏi cửa: “Vợ ñồng chí gặp khó khăn thì tìm ñến ñồng

    chí chứ còn tìm ai? Biết chúng mày là giống ăn cháo ñá bát, chắc vợ thằng

    Long ñã chẳng thèm gặp. Cút ngay khỏi nhà tao! ðồ ñểu! Cả lũ chúng mày

    ñểu! Cút!” Người vợ và ba ñứa con của người cộng sản Trần ðình Long bị

    các ñồng chí chối bỏ lếch thếch dắt nhau xuống Hải Phòng nhập vào dòng

    17 Trường Chinh (1907 - 1988) nguyên quán xã Hành Thiện, phủ Xuân Trường, Nam ðịnh, hoạt ñộng cách mạng từ năm 1927, ñảng viên ðảng cộng sản ðông Dương từ 1930, quyền tổng bí thư ðảng một thời gian trước Cách mạng Tháng Tám, ủy viên Bộ Chính trị và Tổng bí thư ðảng Lao ñộng Việt Nam từ năm 1951-1956. 18 Trần ðình Long (1905-1946), ñảng viên ðảng cộng sản ðông Dương từ 1930, ñược ñào tạo tại trường ðại học ðông phương Moskva. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Long ñược ðảng dự kiến giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng chức này rồi ñược nhường lại cho ông Nguyễn Tường Tam ñể thể hiện sự ñoàn kết rộng rãi trong thành phần chính phủ cách mạng lâm thời. Ông bị người của Quốc dân ñảng ñột nhập vào nhà riêng của ông bà ở phố Chợ ðồng Xuân bắt mang ñi thủ tiêu, không rõ xác chôn ở ñâu. 19 Một nhà cách mạng lâu năm, xuất thân công nhân, ñảng viên ðảng cộng sản Pháp, sau năm 1954 làm phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 20 Bí danh của Trường Chinh.

  • 19

    người di cư vào Nam. Hai con trai ông Long sau năm 1975 vượt tiếp sang

    Úc. Chỉ còn lại một người con gái là chị Phong lấy chồng ở lại Sài Gòn.

    Nhân tiện cũng xin nói rằng ông Bùi Lâm này, hồi hoạt ñộng bí mật ñã ở

    nhà tôi, là ñồng chí rất thân thiết của ông Long và cha tôi. Với gia ñình tôi,

    ông là người trong nhà, nhưng khi cha tôi bị bắt, ông cũng không hề lai

    vãng một lần.

    ðó là tình ñồng chí trong những người cộng sản khi ñã giành ñược

    chính quyền, ñã phân chia ngôi thứ.

    Những người vẫn còn ñến với gia ñình tôi trong những ngày sóng

    gió ñều vì tình bạn, chứ không phải vì tình ñồng chí, cho dù họ có là cộng

    sản.

    Bà cũng không nghĩ tới Phạm Văn ðồng21. Ông quen cha mẹ tôi từ

    những năm 40 khi còn thanh niên, ñang tán tỉnh người vợ tương lai ở hàng

    kem Zephyr bên Hồ Hoàn Kiếm. Mẹ tôi biết, có tới gặp ông cũng vô ích.

    Phạm Văn ðồng, theo bà nhận xét, là người không xấu, nhưng ba phải,

    vụng về và vô tích sự. Ông lúng túng trước bất cứ một việc cụ thể nào, dù

    chỉ ñể ñóng một cái ñinh giúp hàng xóm, như các bạn ông thường giễu cợt.

    Dư luận ca ngợi ông liêm khiết, ông ñứng ñắn, nhưng những ai quen biết

    ông ñều hiểu ông không làm nổi trò gì trong những việc lẽ ra ông phải làm.

    Những người từng là bạn ông khi gặp rắc rối với chính quyền buộc lòng

    phải cầu cứu ông còn thất vọng hơn. Họ tìm ñến ông vì chẳng gì ông cũng là

    một trong những nhà lãnh ñạo quốc gia, ông mà nói cho một câu thì cũng

    ñỡ. Của ñáng tội, ông cũng không ñến nỗi quá tệ, ông không nhẫn tâm xua

    ñuổi họ, thậm chí ông trong khi tiếp họ ông còn biết an ủi họ vài câu, ông

    hứa hẹn với họ ñiều này ñiều khác, nhưng rồi ông chẳng làm gì hết. Có khi

    những gì người ta nhờ, ông cũng nhớ, cũng áy náy, có vẻ ông cũng muốn

    giúp họ lắm, nhưng ñể tránh tiếng ông lại ñi nhờ người khác, rồi ra cái sự

    nhờ lại ấy có ñược việc hay không ông không biết ñến nữa. Ông ñã nói hộ

    rồi mà, có phải ông không nói ñâu, khốn nỗi việc khó giải quyết, các ñồng

    21 Phạm Văn ðồng (sinh 1906 tại Quảng Ngãi) hoạt ñộng cách mạng từ cuối thập niên 20. Năm 1929 bị thực dân Pháp bắt giam 7 năm. ðược bầu vào Bộ chính trị ðảng lao ñộng Việt Nam từ 1951, làm bộ trưởng Bộ ngoại giao rồi thủ tướng chính phủ từ năm 1954 tới năm 1987 (kiêm nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 1954 - 1961).

  • 20

    chí có trách nhiệm ñã từ chối không chịu giúp có nghĩa là không giúp ñược.

    Ông không muốn mất lòng một ai, nhất là mất lòng cấp trên.

    Quả nhiên ñúng. Một ñồng chí cũ thương mẹ tôi ñến nói với Phạm

    Văn ðồng chuyện cha tôi bị bắt. Ông nghe rồi thở dài nói: “Việc tập thể

    quyết ñịnh, tôi làm gì ñược!”

    Mẹ tôi chỉ còn biết tìm người bạn thân thiết nhất của cha tôi trong

    thời kỳ hoạt ñộng bí mật là ông Nguyễn Lương Bằng22. Những ngày ấy ông

    ñi vắng, lần nào người ta cũng nói thế. Rất có thể ông vẫn ở nhà, nhưng ông

    tránh mặt.

    Từ Nam ðịnh trở về, nhìn cảnh nhà tan hoang, tôi hỏi mẹ chuyện

    xảy ra thì bà cười cay ñắng, mắt ướt nhòe:

    - Chúng nó ñến, con có tưởng tượng ñược không, còn tệ hơn cả mật

    thám Pháp nữa kia. Tay bố to, còng không vừa, chúng nó cố ních khóa vào

    ñến bật máu ra mà chúng nó vẫn cố khóa bằng ñược. ðến khi biết không

    khóa nổi, chúng nó lấy thừng trói giật cánh khuỷu rồi ñiệu bố ra xe bịt bùng

    chở ñi. Lúc chúng nó khám nhà, mẹ quẳng cái khung kính có giấy chứng

    nhận Huân chương Kháng chiến hạng nhất của bố vào mặt chúng nó: “Các

    người khám kỹ cái này ñi, xem ở mặt trái nó có gì? Chúng nó xử sự, hừm,

    ñúng như cụ Nguyễn Du tả: “Người nách thước, kẻ tay ñao. ðầu trâu mặt

    ngựa ào ào như sôi... ”

    Trong lòng bà, ông Hồ Chí Minh chết vào ñêm cha tôi bị bắt.

    - Lòng người khôn lường, con ạ! Mới biết không thiếu gì kẻ quên

    ñạo làm người khi ngồi vào ghế vương giả.

    Bàng hoàng trước sự việc bất ngờ, bà không sao tin ñược rằng nó

    xảy ra, không sao tin ñược rằng chính quyền ñược xây dựng nên bởi cuộc

    cách mạng mà vợ chồng bà hiến dâng cả ñời mình lại có thể nhẫn tâm với

    vợ chồng bà ñến thế.

    Khi tôi mất tích, có nhiều người cho rằng tôi trốn. Riêng mẹ tôi

    không tin. Là mẹ, bà hiểu con bà. Hơn bất cứ ai, bà tin tôi vô tội. Không

    22 Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979), hoạt ñộng cách mạng trước 1930, ñảng viên ðảng cộng sản ðông Dương từ 1930, từ 1945 là ủy viên Trung ương ðảng, ñại sứ Việt Nam tại Liên Xô 1952 - 1957. Năm 1969 làm phó chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • 21

    những tin tôi vô tội, bà tin tôi ñủ dũng khí ñể ñương ñầu với bọn tiếm quyền

    cách mạng. Chạy trốn, theo quan niệm của mẹ tôi, không phải là hành ñộng

    của người quân tử. Bà muốn thấy chồng con mình ñàng hoàng bảo vệ chính

    nghĩa trước công luận.

    Bà buồn rượi khi nghe những ñồng chí cũ ñến thăm bà, phân tích

    tình hình ñất nước, rồi kết luận rằng sẽ chẳng bao giờ có một phiên tòa mà

    bà muốn có ñâu.

    Khoảng một tuần trước khi tôi bị bắt, anh Nguyễn Trọng Luật, vụ

    trưởng Vụ bảo tồn và bảo tàng Bộ Văn hóa, nhắn tôi tìm cách cắt ñuôi23 ñến

    gặp anh tại nhà riêng ở ngõ Chân Cầm. Trong số các vụ trưởng của Bộ, tôi

    quí anh Luật hơn cả.

    Bề ngoài giản dị, thậm chí hơi thô kệch, thoạt trông ai cũng nghĩ anh

    là một nông dân nòng cốt ñược ðảng bồi dưỡng lên làm lãnh ñạo. Nhưng

    chỉ nói chuyện với anh một lần là người ta biết bên trong vẻ chân quê làm

    cho họ lầm, anh Luật là người l ịch lãm, hiểu nhiều biết rộng.

    Tôi quyết ñịnh ñến gặp anh. Tôi muốn nghe ở anh một lời khuyên.

    Anh dặn tôi coi chừng bị mật thám theo. “Cắt ñuôi” là một việc chẳng khó

    gì ñối với người trong một gia ñình có nhiều năm hoạt ñộng bí mật. Thời

    Pháp thuộc, cha mẹ tôi ñã dạy tôi ñủ mọi cách ñánh lạc hướng mật thám.

    Ông bà thường sai tôi mang mật thư ñến nơi này nơi khác trong thành phố.

    Tôi là trẻ con, mật thám không ñể ý.

    Anh Luật có hồi cùng hoạt ñộng với cha tôi tại vùng ven sông Hồng.

    ðối với cha tôi anh kính trọng, coi như người anh tinh thần. Vì tình cảm với

    cha tôi mà anh quý tôi.

    Gặp tôi, anh vồ lấy, hối hả:

    - Tình hình gay lắm, chú phải trốn ngay lập tức, ñừng ñể bị bắt! Tôi

    nghĩ mình sẽ làm thế này...

    Theo kế hoạch của anh Luật, tôi sẽ chọn ngày giờ thuận lợi rồi báo

    cho anh biết. Tốt nhất, tôi báo qua bác sĩ Phan Thanh Hoài, em nuôi anh,

    cũng là bạn thân của tôi. Tôi sẽ tới Chùa Thầy, nơi sơ tán của Vụ bảo tồn và

    bảo tàng Bộ Văn hóa. Từ ñây anh Luật sẽ dùng xe cơ quan ñưa tôi về Hưng

    23 ðánh lạc hướng những tên theo dõi.

  • 22

    Yên, nơi trước Cách mạng Tháng Tám có thời kỳ anh làm bí thư tỉnh ủy.

    Con trai một cơ sở cách mạng nay là trưởng công an một huyện là em kết

    nghĩa của anh ñã nhận bảo vệ tôi. Anh này sẽ lo việc thay tên ñổi họ cho tôi

    rồi ñưa tôi tới một vùng hẻo lánh. Tôi sẽ nương náu ở ñó chờ cho tình hình

    sáng sủa sẽ trở về.

    Tôi im lặng.

    - Chú nghe anh ñi, anh nghĩ kỹ lắm rồi, phải trốn thôi. - anh ra sức

    thuyết phục tôi - Thử nghĩ mà xem, nếu trong Cải cách ruộng ñất tất tật

    những người bị xử trí24 oan ñều trốn thoát cả thì sai lầm của ðảng ñâu ñến

    nỗi trầm trọng ñến thế, tổn thất về nhân mạng ñâu có cao ñến thế. ðảng làm

    sao hiểu ñược ta bằng chính ta? Biết mình vô tội, bị ðảng ngờ oan mà vẫn

    xuôi tay mặc cho ðảng bắt, mặc cho ðảng giết, không phải là tuân thủ kỷ

    luật cách mạng ñâu, không phải là trung thành với ðảng ñâu, mà là làm hại

    ðảng ñấy, chú hiểu không? Tôi hiểu lần này ðảng lại ñang sa vào sai lầm

    nên tôi mới khuyên chú trốn.

    Thấy tôi vẫn không hưởng ứng, anh bần thần một lát rồi tiếp:

    - Tùy chú thôi, nghe anh thì nghe, không nghe thì thôi, nhưng chú

    phải nhớ: tuy hiện nay ðảng bị thằng Duẩn, thằng Thọ lũng ñoạn, nhưng

    trước sau ðảng vẫn là ðảng của ta, chẳng chóng thì chầy ðảng sẽ thanh lọc

    bọn chúng.

    Tôi muốn cười mà không dám cười. Ngẫm ra cách lập luận của anh

    có cái lý của nó, cái lý chỉ tồn tại ñược trong lòng người ñảng viên trung

    thành, lúc nào cũng lo lắng cho sức chiến ñấu và uy tín của ðảng.

    Bằng nhiều dẫn chứng rút ra từ những huyền thoại về vị lãnh tụ anh

    minh, anh Luật khẳng ñịnh chuyện này ông Hồ không biết, hoặc giả ông bị

    désorienté25 bởi Lê ðức Thọ mà ñã ñồng ý cho Thọ bắt các ñồng chí trung

    kiên, chứ ông quyết không phải là người xấu.

    - Lê Duẩn là thằng nhiều tham vọng, ñiều này những ai từng gần hắn

    ñều biết, nhưng anh nghĩ: tự hắn, hắn không muốn gây gổ trong lúc này. Gạt

    ra bên ngoài các thứ chủ nghĩa, xét cho cùng chỉ là cái cớ, thì vụ này Thọ

    khởi xướng là chắc, không phải Duẩn. Nhưng Thọ muốn thì Duẩn cũng 24 Xử trí là một từ có nghĩa rất rộng, từ bị bắt cho tới xử tử, bắn, giết, thủ tiêu. 25 Lừa, làm cho hiểu sai (tiếng Pháp).

  • 23

    không ngăn, mọi việc Thọ làm từ trước tới nay ñều vì lợi ích của cả hai.

    Thằng này làm việc ñó ñể làm gì, nhằm mục ñích gì? Anh ngờ bên trong vụ

    này có ñiều uẩn khúc, liên quan tới thời kỳ Thọ ở Sơn La26...

    Tối hôm ñó tôi chỉ ngồi nghe anh nói, không tranh luận. ðầu tôi

    trống rỗng. Tôi mệt mỏi. Trong anh vẫn có một niềm tin mỏng manh ở

    ðảng. Trong tôi, niềm tin ấy không còn.

    Nghe tôi kể lại cuộc gặp gỡ với anh Nguyễn Trọng Luật, mẹ tôi hỏi:

    - Ý con thế nào?

    - Con cho rằng ñi trốn là cho người ta cái cớ ñể nói mình có tội,

    mình sợ nên phải trốn tránh...

    - Còn con? - mẹ tôi hỏi vợ tôi.

    - Con cũng nghĩ không nên trốn. - vợ tôi nói - Mình làm gì mà phải

    trốn?

    - ðúng vậy. Cây ngay không sợ chết ñứng.

    Tôi mỉm cười. Mẹ tôi quen miệng nói thế, chứ ai chả biết chính cây

    ngay mới chết ñứng, chỉ có dây leo là không bao giờ chết ñứng ñược mà

    thôi.

    Hồi ấy tôi còn ngu ngốc lắm. Thế hệ cha tôi, rồi thế hệ tôi mang

    trong mình khái niệm ðảng của những ngày cách mạng còn trứng nước:

    ðảng là tổ chức của những chiến hữu cùng chung một mục ñích thiêng

    liêng, cao cả. Không hiếm những thí dụ về tình ñồng chí ñùm bọc thương

    yêu nhau, thậm chí hy sinh tính mạng ñể bảo vệ nhau trong những ngày xa

    xưa ấy. Một khái niệm, tiếc thay, ñã lỗi thời.

    Sống trong một gia ñình mà cha mẹ ñều hoạt ñộng cách mạng, tôi

    nhập vào dòng chảy của công cuộc chiến ñấu giải phóng dân tộc, cũng là

    dòng chảy của thời ñại tôi, một cách tự nhiên, như muốn sống thì phải thở

    khí trời. Cũng tự nhiên như vậy, tôi ñi theo những người dẫn ñầu cuộc cách

    mạng như con vật trong ñàn ñi theo con ñầu ñàn của nó.

    Tôi không có ñầu óc tỉnh táo ñối với những lãnh tụ cách mạng, do

    còn non nớt, mà cũng có thể do lười biếng. Tôi chỉ bắt ñầu ngờ vực ñức hiền

    26 Trong cách suy luận của mình anh Nguyễn Trọng Luật có lý: trong vụ trấn áp “nhóm xét lại chống ðảng”, trong số những người tù cách mạng cũ ở các nhà lao của Pháp chỉ có những người tù ở Sơn La cùng với Lê ðức Thọ là bị bắt mà thôi.

  • 24

    minh ñược quảng cáo bằng mọi cách của họ vào thời gian cuộc Giảm tô

    giảm tức ñược phát ñộng ở khu 4 kháng chiến, năm 1953.

    Mùa hè năm ấy ñêm ñêm chúng tôi nằm thao thức nghe trong mịt

    mùng những thôn xóm tối tăm tiếng loa âm u hờ gọi nông dân vùng lên

    ñánh ñổ “kẻ thù giai cấp”. Từ sáng sớm tinh mơ, hàng ñoàn người rầm rập

    trên các nẻo ñường làng còn tối ñất, khản tiếng hô vang những khẩu hiệu có

    mùi máu. Dân chúng ùn ùn ñổ về những sân ñình, những bãi rộng, nơi sẽ

    diễn ra những cuộc ñấu tố “bọn ñịa chủ cường hào gian ác”.

    ðiều làm tôi sửng sốt là những cán bộ kháng chiến trong chính

    quyền xã bị thẳng cánh gạt ra ngoài lề cuộc ñấu tranh. Mà tôi biết rõ họ lắm.

    Mới hôm trước còn là những người lãnh ñạo ñầy uy tín ở ñịa phương, bất

    thình lình họ không còn ñược tin cậy nữa, thậm chí bị nghi ngờ, bị tước bỏ

    mọi quyền hành. Tại sao lại như thế? Tôi hỏi một cán bộ trong ñội giảm tô

    giảm tức và ñược anh ta giải thích: ðảng bảo phải tích cực ñề cao cảnh giác

    trước các loại kẻ thù giai cấp. Chúng biết chúng yếu, chúng không thể ra

    mặt chống phá cách mạng, nên ñã tìm ñủ mọi cách chui vào trong các tổ

    chức của ta, nắm giữ các vị trí lãnh ñạo. Hiện nay không thể biết trong các

    cơ quan ðảng và chính quyền ai là ñịch, ai là ta, nếu không kiên quyết gạt

    những người cũ ra thì nông dân ñược ðảng phát ñộng vẫn bị kẻ thù giấu mặt

    khống chế, họ sẽ không dám vùng lên giành lấy ñịa vị lãnh ñạo. ðảng dạy:

    ta chỉ có thể tin những nông dân bần cùng, bị ñịa chủ bóc lột ñến xương tủy,

    chỉ có họ mới là chỗ dựa vững chắc và lâu dài của ðảng.

    Cứ như thể sự nghèo khổ, tự bản thân nó, là một phẩm chất cách

    mạng.

    ðấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt. Người dân cày dung dị

    hôm trước, ñược ðảng phóng tay phát ñộng, vụt trở thành hung tợn, mặt

    bừng bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ ñồng loại. Tôi kinh hoàng nhìn

    cảnh tượng không hiểu nổi: nườm nượp lướt qua mắt tôi từng bày ñàn người

    bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở ñi dưới lá cờ ñỏ sao vàng không phải ñể

    chiến ñấu với quân xâm lược mà với chính ñồng bào mình.

    Tại xã Ngô Xá, làng Ngò, Thanh Hóa, nơi có dinh cơ gia ñình cụ cử

    Nguyễn Thượng Hiền, người ta trói chặt hai tay rồi dong mẹ một người bạn

  • 25

    tôi ñi khắp làng chỉ vì bà trót dại nói ñiều gì ñó mất lập trường hoặc không

    vừa lòng cán bộ giảm tô giảm tức. Tôi biết rõ bà là ai. Khi chiến tranh vừa

    bùng nổ bà là hội trưởng hay hội phó Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình. Mất

    ñất, bà mang con cái chạy vào Thanh Hóa theo chính phủ kháng chiến, làm

    nghề hàng xáo, buôn thúng bán mẹt. Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới

    thì thấy mấy anh du kích quen ñang xềnh xệch kéo bà ñi. Hai tay bị trói giơ

    lên trời, bà xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết: “Ới cụ Hồ ơi, Cụ

    trông xuống mà xem người ta ñối xử với con dân Cụ thế này ñây!”

    Ở một xã khác, một người ñàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo,

    bên dưới là một ñống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản ñộng, ngoan cố lắm,

    những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người ñàn bà quằn quại mãi, tới

    khi ngất ñi rồi mới ñược người ta hạ xuống.

    Cha một người bạn khác của tôi, ông chỉ là một cán bộ quèn trong

    ngành giáo dục, nhưng hoạt ñộng cách mạng từ trước năm 1945. Khi cuộc

    Giảm tô giảm tức bắt ñầu, ông bị bắt vì tội là ñảng viên Quốc dân ñảng. Ông

    thắt cổ tự tử, ñể lại bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, Cụ Hồ ơi. Tôi

    trung thành với Cụ, với ðảng. Tôi không phản bội. Hồ Chí Minh muôn

    năm!”

    Trong một ngôi ñình tôi thấy người ta lấy gai bưởi cắm vào ñầu

    ngón tay một cô gái. Có trời biết cô ta bị tội gì, có thể cô ta chỉ có một tội

    duy nhất là con ñịa chủ, cứ mỗi câu hỏi những kẻ tra tấn lại nhấn những cái

    gai sâu thêm một chút làm cho cô gái rú lên vì ñau, quằn quại trong dây trói.

    Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng dây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên

    ñường như một con chó. Lũ trẻ làng rùng rùng chạy theo sau. Chúng vỗ tay,

    chúng reo hò, chúng cười ngặt nghẽo. Tôi nhìn chúng, rùng mình - những

    ñứa trẻ này chắc chắn sẽ lớn lên với trái tim không phải của giống người.

    Rồi ñây, với tâm hồn chai sạn, làm sao chúng có thể sống chung với những

    anh em khác màu da và tiếng nói trong một thế giới ñại ñồng mà chủ nghĩa

    cộng sản hứa hẹn?

    Tôi cảm thấy trong mình cục cựa một cảm giác bất bình, ñiềm báo

    trước sự thức tỉnh.

  • 26

    Niềm tin ở ðảng ăn sâu trong lòng mỗi người ñến nỗi vừa buông

    miệng khuyên tôi trốn, lúc chia tay anh Luật lại vớt vát: “Nói thì nói vậy

    thôi, chứ anh không thể nào tin ñược ðảng lại có thể nhẫn tâm bắt một lúc

    cả hai cha con một gia ñình cách mạng như gia ñình chú. Mình không nên

    nghĩ quá ra như thế!”.

    Mẹ tôi không muốn tôi trốn, nhưng tôi không trốn thì bà lo. Tôi mà

    cũng bị bắt thì trong nhà không còn người ñàn ông nào. Hai em trai tôi ñều

    còn nhỏ. Lại ñang có chiến tranh. Bà cảm thấy những gì xảy ra với người

    khác nay ñang xảy ra với mình.

    Mẹ tôi nhớ ñến bà bạn có chồng bị mất tích trong những ngày Cách

    mạng Tháng Tám. Người ñàn bà khốn khổ lang thang ñi ñến hết ñền này

    phủ nọ cầu xin Trời Phật cho chồng bà trở về với bà. Bà gần như mất trí.

    Khi còn trẻ, ông Nguyễn Thế Vinh, chồng bà, gia nhập Thanh niên

    Cách mạng ðồng chí hội27.

    Bị lộ, ông chạy sang Pháp, gia nhập ðảng cộng sản Pháp. Từ Pháp

    ông sang Nga. Tốt nghiệp trường ðại học phương ðông28, ông hăm hở trở

    về Tổ quốc tiếp tục cuộc chiến ñấu. Vừa bước xuống cảng Hải Phòng ông sa

    vào tay mật thám. Xa nước quá lâu, ông trở về không quen biết ai, chưa kịp

    liên lạc với ai trong các tổ chức cách mạng. Mật thám tra tấn ông, ông chẳng

    có gì ñể khai. Tra mãi không ñược gì, chính quyền thuộc ñịa thả ông, thậm

    chí ñể cột chân ông lại, còn chiếu cố cho ông ñược tòng sự tại Phủ Thống

    sứ. Trong chuyện này tất nhiên không thể thiếu sự chạy chọt của bà vợ con

    nhà khá giả. Làm việc trong phủ Thống sứ, ông Vinh vẫn không ngừng tìm

    mọi cách liên lạc với những người cộng sản. Nhưng không ai dám giao thiệp

    với ông, kể cả cha tôi. Với ông, cha tôi ñóng vai người ñã nhụt chí, nay trở

    về với vợ con làm ăn chân chỉ. Người Pháp ñến lúc ñó ñã hoàn toàn không

    còn nghi ngờ gì ông, ông là một công chức mẫn cán. 27 Một tổ chức yêu nước có xu hướng cộng sản, thành lập vào tháng 6 năm 1926. Năm 1929, trong một ñại hội của Thanh niên Cách mạng ðồng chí hội tại Hồng Kông, hai hội viên là Ngô Sĩ Quyết và Quốc Anh ñã bỏ về thành lập ðông Dương Cộng sản Liên ñoàn ở Trung Kỳ, sau ñó An nam Cộng sản ðảng cũng ñược thành lập ở Nam Kỳ. Những nhóm cộng sản này có thái ñộ kình ñịch nhau. Trước tình hình này Quốc tế Cộng sản (Comintern) gửi một bức thư kêu gọi những người cộng sản nhanh chóng thống nhất với nhau trong một tổ chức cộng sản trên toàn cõi ðông Dương. 28 Trường do Quốc tế cộng sản (Comintern) mở tại Moskva sau Cách mạng Tháng Mười Nga ñể ñào tạo cán bộ cách mạng vô sản.

  • 27

    Nhưng ñó chỉ là bề ngoài. Lòng yêu nước trong lòng ông không bao

    giờ tắt. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông hăng hái xuống ñường tham gia

    cướp chính quyền. Thế rồi trong những ngày sôi nổi ấy, như một hòn ñá rơi

    xuống nước, ông biệt tích.

    Không ai biết ông biến ñi ñâu nếu như một hôm ông Trường Chinh

    không nói với mẹ tôi: “Chị Huỳnh ạ, chị liệu cách an ủi chị Vinh kẻo chị ấy

    cứ xem bói, xin quẻ mãi, tội nghiệp! Nói riêng ñể chị biết: ta “thịt” anh ấy

    rồi!”

    Mẹ tôi lạnh toát người: “Sao các anh nhẫn tâm thế, tàn ác thế? - bà

    kêu lên - Anh thừa biết anh Vinh tuy không kiên ñịnh cách mạng thật,

    nhưng anh ấy có phản bội xưng khai gì ñâu, có gây hại gì cho ñoàn thể29 ñâu

    mà các anh nỡ giết anh ấy?”

    Trường Chinh lúng túng phân trần rằng ông không hề chủ trương

    giết ông Vinh, người ta giết rồi ông mới biết. Lúc ñó ông có muốn can thiệp

    thì cũng ñã muộn.

    Về cái chết của ông Vinh, mẹ tôi không buộc tội Trường Chinh. Bà

    hiểu rằng trong cuộc cách mạng những việc tương tự có thể xảy ra, bởi

    những người kém hiểu biết nhưng lại quá hăng hái. Riêng tội ñể cấp dưới

    lộng hành, coi thường sinh mạng con người thì bà không bao giờ tha thứ

    cho Trường Chinh.

    Thủ tiêu ñối thủ và những người tình nghi phản bội là chuyện

    thường tình trong Cách mạng Tháng Tám.

    Nhà văn Lan Khai30 bị bỏ rọ trôi sông ở khúc Ghềnh Quýt trên sông

    Lô chỉ vì ông từng làm thư ký cho một hãng buôn Nhật là một thí dụ ñiển

    hình. Cha tôi quen Lan Khai từ những ngày ông ở Tuyên Quang. Kể cho tôi

    nghe cái chết của Lan Khai, ông tỏ ra rất ñau lòng.

    Bà ngoại tôi thường gặp các ñồng chí của cha mẹ tôi tại nhà tôi khi

    bà tôi ñến chơi với các cháu. Không hiểu vì lẽ gì một số người trong bọn họ

    không gây ñược cảm tình nơi bà. Bà ngoại nói thẳng cho mẹ tôi biết bà

    không thích họ. ðến nỗi mẹ tôi giận bà vì sự không thích ấy. Hóa ra bà

    ngoại tôi có lý khi nhận xét người này người kia trong bọn họ không phải là 29 Một cách gọi ðảng cộng sản trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, dùng trong nội bộ ðảng. 30 Nhà văn nổi tiếng với những chuyện ñường rừng trước Cách mạng.

  • 28

    những người tử tế. Bằng sự mẫn cảm của phụ nữ, bà thấy trước ñược cách

    sống không nhân nghĩa, không có trước có sau, không có tình người, như

    cách ta thường nói bây giờ, của những người về sau trở thành những nhà

    lãnh ñạo cách mạng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt31.

    Trường Chinh ñã không làm một hành ñộng nhỏ nào ñể cứu cha tôi -

    người bạn, người ñồng chí gần gũi của ông ta trong thời kỳ bí mật. Ông ta

    cũng không ñến thăm mẹ tôi lấy một lần trong những năm cha con tôi ở tù.

    Cha tôi ñược thả rồi ông cũng không ñến. Một số người biết tình bạn của hai

    ông cho rằng Trường Chinh không ñến vì sợ Lê Duẩn và Lê ðức Thọ,

    nhưng tôi cho rằng trong thái ñộ này Trường Chinh trung thực với con

    người ông ta - ông ta không bao giờ coi trọng tình bạn với bất cứ ai. Và ñể

    bảo ñảm an toàn cho bản thân trong giai ñoạn ñó, Trường Chinh ñã sắm vai

    mác-xít chân chính ñể lên án cha tôi và các ñồng chí khác, coi họ như những

    phần tử chống ðảng. Trong sự ñồng nhất cá nhân mình với ðảng từ khi trở

    thành người lãnh ñạo, Trường Chinh là người trước sau như một.

    Hoàng Quốc Việt còn tệ hơn - ông ta trở thành một trong những

    nhân vật tích cực trong Ban chuyên án của vụ trấn phản32.Mà chính vì cứu

    hai ông, cha tôi ñã bị chính quyền thuộc ñịa bắt sau khi ñưa họ ñi trốn vào

    năm 1939.

    Người như vậy, theo quan niệm của người Vi ệt Nam bình thường,

    không thể ñược coi là tử tế.

    Vợ tôi kể sau khi tôi mất tích, ñêm ñêm mẹ tôi ngồi lặng hàng giờ,

    mái tóc bạc xổ xuống vai. Bà như hóa ñá. Linh tính người mẹ báo cho bà

    biết tôi ñã gặp tai họa. Phân tích mọi dữ kiện bà tin chắc tôi ñã bị bắt một

    cách ám muội.

    31 Tên thật là Hạ Bá Cang, một nhà cách mạng rất có tiếng trong ðảng trước Cách mạng Tháng Tám, không kém gì Trường Chinh. Sau này tên tuổi Hoàng Quốc Việt ngày một lu mờ. chỉ là chủ tịch Tổng công ñoàn trong một thời gian dài. 32 Nói tắt: trấn áp phản cách mạng.

  • 29

    - Trong những ngày ấy mẹ lo nhất con bị thủ tiêu. Chúng nó có thể

    làm chuyện ñó lắm.

    Bà nghẹn ngào nói, ôm chặt ñứa con trai ñầu lòng.

    Cuối cùng, rồi nó cũng ñã vượt qua ñược cái chết ñể trở về với bà,

    chín năm sau ñó.

    2 Vừa lôi thốc tôi lên xe, tên ngồi bên phải lập tức bẻ quặt tay tôi ra

    sau lưng. Bàn tay y cứng như thép. Một nòng súng lục thúc mạnh vào sườn

    tôi bên trái. Tôi nhăn mặt vì ñau.

    Trong ñợt này, cùng với tôi, còn có những ai bị bắt? ðó là ý nghĩ

    ñầu tiên ñến với tôi, không hiểu sao lúc ấy lại dửng dưng với số phận mình

    ñến thế.

    Người lái xe quặt mạnh vô-lăng. Chiếc xe lạng sang một bên, xoay

    nửa vòng rồi lao về phía Tràng Thi.

    Tôi vẫn cầm bông hồng Nam Dương, quà tặng của một người bạn

    vong niên, trong bàn tay trái còn ñược thả lỏng.

    Nghe tin nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu ốm nặng, anh mắc chứng lao

    phổi ñã nhiều năm, sáng hôm ấy tôi ñến thăm anh. Như vậy, Trần Văn Lưu

    là người cuối cùng và duy nhất gặp tôi hôm ñó. Không thấy tôi trở về vợ tôi

    sẽ lên hỏi anh Lưu và gia ñình sẽ ñoán ñược tôi mất tích vào lúc nào. Nhưng

    tìm ở nhà anh không thấy, mọi người có thể cho rằng sau khi ở nhà anh Lưu

    ra tôi còn ñi chơi nơi nào khác, sẽ nháo nhào ñi tìm khắp nơi ñể rồi cuối

    cùng mới hiểu tôi mất tích.

    Chao ôi, mẹ tôi, vợ tôi sẽ hốt hoảng lắm ñây. Tại sao bọn khốn nạn

    không bắt tôi ở nhà, như thế có ñàng hoàng hơn không? Trong tay chúng nó

    có cả bộ máy ñàn áp khổng lồ, chúng giở trò bắt cóc làm gì? ðể thủ tiêu

    chăng? Có lẽ không phải. Nếu muốn thủ tiêu tôi thì bắt cóc giữa Hà Nội là

  • 30

    quá dở. Việc ñó làm ở một nơi ñèo heo hút gió nào khác tốt hơn nhiều. Mà

    tôi thì lại thường công tác xa nhà.

    Hay cha tôi làm sao?

    - Không cần phải nắm chặt như thế. - tôi cục cựa cánh tay bị bẻ quặt.

    Có vẻ câu nói của tôi có tác dụng - những ngón tay của tên anh chị

    dao búa ngồi bên phải tôi lỏng ra ñược một chút.

    Tôi ñưa bông hồng lên ngắm nghía. Nó nhỏ hơn hẳn hoa hồng ta

    thường gặp, chỉ nhỉnh hơn bông nhài một chút, nhưng thật là ñẹp. Cánh của

    nó trắng lên một màu trắng tinh khôi, mịn màng, cho ta cảm giác cánh hoa

    hơi xốp. Cách phân bố các cánh rất hài hòa với ñường cong mĩ miều của

    ñài. Anh Lưu khoe anh cậy cục mãi mới xin ñược cành hồng Nam Dương

    này. Anh giâm nó trong một bồn nhỏ, nâng niu chăm bẵm mấy tháng trời.

    Cành hồng con lớn lên chậm chạp thành một cây hồng mảnh mai và trổ

    bông ñầu tiên. Từ bông hoa bé bỏng trên tay tôi bay lên một mùi thơm dịu

    dàng.

    Lướt nhanh về phía sau là những ngôi nhà ñóng kín. Phố Tràng Thi

    trong buổi sáng hôm ấy vắng tanh vắng ngắt. Hè phố ngập lá vàng không

    người quét dọn. Tôi chú mục nhìn những người thưa thớt ñạp xe ngược

    chiều, nhưng không gặp một ai quen.

    Bị kẹp chặt cứng giữa hai tên công an, trước mặt tôi chỉ có một

    khoảng trống hẹp. Tôi buồn rầu ghi vào trí nhớ như thể lần cuối ñược nhìn

    thấy những cảnh ñang lướt qua. Mọi cái ñều quen thuộc, quen thuộc tới mức

    không còn ñể ý tới chúng. Kia, những con ñường trải sỏi vàng dưới bóng

    râm những hàng ñại thụ quanh Thư viện Quốc gia. Còn ñây là ngôi nhà quét

    vôi hồng nằm trong khu vườn rộng ñầy cỏ mần trầu một thời tôi ñã ở sau

    ngày tiếp quản Hà Nội. Lướt nhanh bên phải là Cửa hàng mô-tô xe ñạp

    thường xuyên ñóng cửa im ỉm. Ở ñây tôi mua chiếc xe ñạp ñầu tiên cho vợ.

    Tôi nhớ tới kỷ niệm liên quan tới cửa hàng này. Chả là vợ tôi thích chiếc

    Mercier bằng ñuy-ra, còn tôi thì ngang bướng nhất ñịnh chọn chiếc Thống

    nhất nội hóa. “Ta phải ủng hộ hàng nội hóa, em ạ. Nếu ta mà cũng không

    chịu ủng hộ hàng nội thì nền sản xuất nước mình sẽ ra sao?” tôi nói với vợ

    bằng giọng gia trưởng. Chiếc Thống nhất ñược chọn bởi lập trường chứ

  • 31

    không bởi kiến thức hỏng lên hỏng xuống, năm ngày ba tật. Nhìn tôi dắt xe

    ñi sửa vợ tôi tủm tỉm cười, nhưng không trách tôi một lời. Kia nữa, hiệu cắt

    tóc quen thuộc của tôi. Qua tấm kính lớn tôi thấy bác phó cạo già hay

    chuyện ñang lúi húi tỉa tót mái ñầu muối tiêu của ông khách ñứng tuổi, chắc

    cũng loại khách quen như tôi...

    Chiếc com-măng-ca rẽ vào ñường Phủ Doãn, quặt sang Lý Thường

    Kiệt, chạy thêm một quãng ngắn rồi lại rẽ trái.

    ðến ñây thì tôi hiểu mình ñược ñưa ñi ñâu. Trước mặt tôi sừng sững

    bức tường ñá Hỏa Lò.

    Cái nhà ngục nổi tiếng khắp nước này ñược thực dân Pháp xây dựng

    trong những năm cuối thế kỷ thứ XIX 33, ñồng thời với Nhà Dây Thép (nay

    là Bưu ðiện Trung Tâm) và nhà thương ðồn Thủy (nay là Bệnh Viện Quân

    Y 108) cầm giữ bên trong những bức tường ñá của nó nhiều thế hệ cách

    mạng Việt Nam, từ những nhà ái quốc Cần Vương, Văn Thân, ðông Kinh

    Nghĩa Thục, cho tới những ñảng viên Việt Nam Quốc dân ñảng thời anh

    hùng Nguyễn Thái Học, và tất nhiên, những ñảng viên cộng sản. Trong gia

    ñình tôi, Hỏa Lò ñược nhắc tới luôn do sự có mặt thường xuyên trong ñó

    của các bạn cha tôi và của chính ông, hết người này ñến người khác.

    Mặc dầu nổi tiếng là thế, Hỏa Lò không phải là nhà ngục kiên cố

    nhất Việt Nam. Bằng chứng là tại ñây ñã xảy ra nhiều cuộc vượt ngục, lớn

    nhất là cuộc vượt ngục ñông ñảo của những người cộng sản vào ñêm trước

    của Cách mạng Tháng Tám.

    Tên chính thức của Hỏa Lò là Maison Centrale (Nhà lao Trung

    ương), nhưng cái tên ñó chỉ tồn tại trong các văn bản hành chính thuộc ñịa.

    Với dân chúng nó mãi mãi là Hỏa Lò, cái phố tí hin từ thời “Thứ nhất kinh

    kỳ, thứ nhì phố Hiến”, nơi phường gốm sản xuất một mặt hàng duy nhất là

    hỏa lò, thứ bếp dùng than tàu (than hoa) mà ngày nay họa hoằn ta mới gặp.

    Phần lớn người Hà Nội không biết gốc tích dung tục của Hỏa Lò, nghĩ rằng

    nó là tên gọi tượng trưng cho sự khủng khiếp bên trong cái nhà tù nổi tiếng.

    33 Từ năm 1880, người Pháp bắt ñầu xây dựng lại Hà Nội theo quy hoạch mới. Hỏa Lò ñược khai trương vào năm 1886. lúc ñầu nó ñược ñặt tên là Prison Centrale, sau ñổi thành Maison Centrale.

  • 32

    Tên gọi của nó gợi lên liên tưởng gớm ghiếc về hỏa ngục Thiên chúa giáo

    hừng hực lửa vạc dầu và nhung nhúc quỷ sứ.

    Hai cánh cửa sắt ñuợc mở ra với một tiếng rít lanh lảnh, kéo dài.

    Chiếc com-măng-ca rồ máy chui tọt vào trong cái miệng kim loại há hốc

    của nó.

    Hai tên cô hồn nhảy xuống, hất hàm:

    - Xuống!

    Tôi xuống. Trước mặt tôi là một cái sân mênh mông, vắng ngắt.

    - ðợi ñây!

    ðó là tên ngồi bên trái tôi nói. Mặt nhâng nháo, y nhét súng vào cạp

    quần rồi kéo vạt áo sơ-mi phủ lên. Cử chỉ của y làm tôi nhớ tới ñiệu bộ của

    những tên côn ñồ nhâng nháo trong những bộ phim ñấm ñá rẻ tiền của

    phương Tây. ðồ vật hóa ra có khả năng làm cho con người trở thành giống

    nhau. Tôi dám chắc cái tên du côn trong biên chế nhà nước kia chưa hề

    ñược xem dù chỉ một phim thuộc loại ñó.

    Chiếc com-măng-ca ñược lái ñi. Hai tên cô hồn biến mất, ñể lại sau

    chúng mùi thuốc lá rẻ tiền. Tôi không biết chúng ñi lúc nào.

    Có lẽ ñây là góc im ắng nhất thành phố. Trong vòm cổng Hỏa Lò,

    hai chàng trai trong quân phục công an nhân dân vũ trang mải mê ñánh bóng

    bàn, chẳng thèm nhìn tôi lấy một lần. Ngoài tiếng lách tách của bóng nhựa

    ñập xuống mặt gỗ trong cả một vùng tĩnh lặng không còn tiếng ñộng nào

    khác. Tưởng chừng cái nhà tù lừng danh một thuở nay ñã trở thành Viện bảo

    tàng tội ác của chế ñộ thực dân.

    Không thấy bị canh chừng, tôi lững thững thả bộ trong cái sân rộng

    và sạch bong, với những bồn hoa nho nhỏ ñặt trước những khối nhà dài.

    Tôi có cảm thấy sợ hãi không khi bị ñưa tới nhà ngục nổi tiếng này?

    Trong phút ñó, không hiểu vì sao, chính tôi cũng ngạc nhiên, lẽ ra

    phải run sợ thì tôi không thấy một chút xao xuyến nào. Mới hay lòng mình

    chai sạn quá rồi, tâm hồn mình lạnh lẽo quá rồi, lại do mình ñã biết chắc cái

    sự khốn kiếp này nhất ñịnh sẽ xảy ra, chẳng cách nào tránh ñược, chỉ có

    sớm hay muộn mà thôi, nay nó xảy ra rồi, coi như số phận mình ñã an bài,

    khỏi cần lo nghĩ nữa.

  • 33

    Từ vài tháng nay, tôi biết mình bị theo dõi chặt. Vừa bước chân khỏi

    nhà ñã thấy một lũ công an mật bám theo. Phát hiện chúng chẳng có gì khó.

    Chỉ cần rẽ ngoặt nhiều lần trong mạng nhện phố xá là ñã nhận ra những kẻ

    bám sát mình không rời.

    Tôi thường ñi cùng Thu Hòa, em gái tôi. Thu Hòa ñặc biệt sáng ý,

    chỉ cần ñảo mắt nhìn qua em tôi ñã biết xe nào ñang theo xe mình. Nhà tôi ở

    góc ñường Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh, trạm quan sát của mật thám ñặt

    trên tầng thứ ba trường phổ thông trung học ở góc ñường ñối diện, hơi

    chếch về tay trái.. Từ trên gác ấy, những tên “cá chìm” làm nhiệm vụ cảnh

    giới liên lạc bằng ñiện thoại với ñám trinh sát chực sẵn trong một ngôi nhà

    nằm trên ñường Lý Thường Kiệt. Hoà còn ghi ñược cả số xe bọn chúng. Có

    vẻ, bọn mật thám thấy việc theo dõi như thế này chỉ là trò hề, một sự doạ nạt

    lấy lệ, chứ