mÔ hÌnh tỔ chỨc vÀ hoẠt ĐỘng cỦa hỘi ĐỒng hiẾn … fileban biÊn tẬp dỰ...

188
BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____________________ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo) HÀ NỘI, 2013

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

BAN BIÊN TẬP

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

_____________________

MÔ HÌNH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo)

HÀ NỘI, 2013

Page 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Page 3: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CHỦ BIÊN

- GS.TS. Phan Trung Lý, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ

nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến

pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

- Ths. Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của Quốc hội,

Phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

- TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên

Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

NHÓM TÁC GIẢ

1. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Chương III (cùng TS. Đặng Minh Tuấn))

2. TS. Vũ Công Giao (Chương I)

3. TS. Đặng Minh Tuấn (Chương II - Các nước Pháp (cùng TS. Võ Trí

Hảo), Campuchia, Angiêri, Tuynidi, Chương III (cùng GS.TS. Nguyễn Đăng

Dung) và Phụ lục - Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các

nước liên quan)

4. NCS. Bùi Ngọc Sơn (Chương II - Các nước Môritani, Xênêgan và Phụ

lục – Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan)

5. TS. Võ Trí Hảo (Chương II - Các nước Pháp (cùng TS. Đặng Minh

Tuấn), Cadắcxtan (cùng TS. Lê Hưng Long), Libăng, Ethiopia và Phụ lục –

Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan)

6. NCS. Trần Kiên (Chương II - Các nước Chad, Marốc và Phụ lục -

Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan)

7. TS. Lê Hưng Long (Chương II – Các nước Cadắcxtan (cùng TS Võ

Trí Hảo), Libăng và Phụ lục - Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp

luât các nước liên quan)

8. Nguyễn Thu Trang (Phụ lục - Dịch Luật về Hội đồng Hiến pháp của

Cadắcxtan)

Page 4: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

BIÊN TẬP

- Nguyễn Văn Phúc

Phó trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

- Hoàng Minh Hiếu

Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội

- Nguyễn Đức Lam

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội

- Dương Thuỳ Dung

Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội

- Đặng Minh Tuấn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

THAM GIA BÌNH LUẬN:

- GS.TSKH Đào Trí Úc

Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia

Hà Nội

- GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

Trưởng khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội

Page 5: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

LỜI NÓI ĐẦU

Hiến pháp là văn bản chính trị-pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của đất

nước, phản ánh ý chí của toàn dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống

chính trị và trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Việc bảo đảm tính tối

cao của Hiến pháp, bảo đảm để tất cả các chủ thể trong xã hội tôn trọng và

nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp luôn là vấn đề được các

quốc gia trên thế giới quan tâm.

Ở Việt Nam, vấn đề tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối cao

của Hiến pháp cũng đã được đề cập trong quá trình xây dựng và thực thi các bản

Hiến pháp. Trong thời gian gần đây, cùng với việc thực hiện mục tiêu xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng cơ chế bảo vệ

Hiến pháp đã được đặt ra trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

của Đảng, theo đó cần nghiên cứu “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám

sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan

công quyền” và “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp

trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”1. Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI của Đảng tiếp tục yêu cầu “xây dựng từng bước hoàn thiện cơ chế,

kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định

của các cơ quan công quyền”2.

Thực hiện chủ trương này của Đảng, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

năm 1992 một mặt đề nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện

hành, tăng cường vai trò của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng

dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà

nước trong việc giám sát, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, đồng thời đã tiến

hành nghiên cứu, đề xuất quy định về thiết chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách

theo mô hình Hội đồng Hiến pháp. Đây là một trong những mô hình cơ quan

bảo hiến được một số nước trên thế giới áp dụng và được cho là phù hợp với

nguyên tắc và mô hình tổng thể tổ chức bộ máy Nhà nước ở nước ta. Nhằm cung

1 Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X của Đảng, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010), trang

333 - 396.

2 Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tòan toàn quốc lần

thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011), trang

247.

Page 6: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

cấp thêm thông tin tham khảo, phục vụ cho quá trình sửa đổi Hiến pháp năm

1992, tiếp theo việc cho xuất bản và phát hành cuốn “Một số vấn đề cơ bản của

Hiến pháp các nước trên thế giới”, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

tổ chức biên soạn cuốn sách chuyên khảo về Hội đồng Hiến pháp của một số

nước.

Mục đích chủ yếu của cuốn sách là giới thiệu về cơ cấu tổ chức, thẩm

quyền, cách thức và thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp, từ đó có thể

rút ra những kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng thiết chế bảo

vệ Hiến pháp ở nước ta.

Ban biên tập xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí

lãnh đạo, các nhà quản lý, các chuyên gia đã dành thời gian đọc và góp ý để

hoàn thiện cuốn sách; cảm ơn các giáo sư, giảng viên của Khoa Luật, Đại học

quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội đã tham gia nghiên cứu, biên soạn, bình

luận về nội dung của cuốn sách; các cán bộ, chuyên viên thuộc Văn phòng Quốc

hội đã dành nhiều thời gian để hỗ trợ về công tác hành chính và biên tập.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc biên soạn không tránh khỏi sai

sót, hạn chế, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kính mong tiếp

tục nhận được các đóng góp ý kiến để nội dung của cuốn sách tiếp tục được

hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

GS.TS. PHAN TRUNG LÝ

Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội

Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Page 7: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

i

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP .......................... 1

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ QUAN BẢO

VỆ HIẾN PHÁP.................................................................................................................................. 1

1.1. Khái niệm bảo vệ Hiến pháp ........................................................... 1

1.2. Quá trình hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp ............................... 2

II. CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP ............................................... 6

2.1. Khái quát .......................................................................................... 6

2.2. Nghị viện ........................................................................................ 10

2.3. Hội đồng Hiến pháp ....................................................................... 11

2.4. Tòa án Hiến pháp ........................................................................... 12

2.5. Tòa án thường ................................................................................ 14

CHƯƠNG II MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN

PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................... 16

I. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HÒA PHÁP ....................................................... 16

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 16

1.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 20

1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 20

2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 23

2.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 29

II. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CAMPUCHIA ............................................................... 32

2.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 32

2.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 33

2.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục .............................................. 33

2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 36

2.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 43

III. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CADẮCXTAN ............................................................. 44

3.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 44

3.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 44

3.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 45

3.4. Thẩm quyền ................................................................................... 46

3.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 48

IV. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP ANGIÊRI ...................................................................... 51

4.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 51

4.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 52

4.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục hoạt động ............................. 52

Page 8: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

ii

4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 56

4.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 58

V. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MÔRITANI ................................................................... 59

5.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 59

5.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 61

5.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 61

5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 62

5.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 64

VI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ CHAD ................................................... 67

6.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 67

6.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 69

6.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 70

6.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 72

6.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 75

VII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP TUYNIDI .................................................................... 77

7.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 77

7.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 77

7.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 78

7.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 80

7.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 84

VIII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP XÊNÊGAN ................................................................ 86

8.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 86

8.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................... 87

8.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 88

8.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 88

8.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 90

IX. HỘI ĐỒNG ĐIỀU TRA HIẾN PHÁP ETHIOPIA ............................................. 92

9.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 92

9.2. Khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền .......................... 94

9.3. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 97

X. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MARỐC ........................................................................ 100

10.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 100

10.2. Khuôn khổ pháp lý ..................................................................... 102

10.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 103

10.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ................................................................. 104

10.5. Thực tiễn hoạt động ................................................................... 106

Page 9: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

iii

XI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP LIBĂNG ...................................................................... 109

11.1. Quá trình hình thành, phát triển ................................................. 109

11.2. Khuôn khổ pháp lý ..................................................................... 111

11.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 111

11.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ................................................................. 113

11.5. Thực tiễn hoạt động ................................................................... 114

CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 116

I. Cơ sở hình thành Hội đồng Hiến pháp .................................................................... 116

II. Khuôn khổ pháp lý của Hội đồng Hiến pháp ....................................................... 120

III. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiến pháp ............................................................. 120

IV. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp ............................................. 122

V. Thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp...................................................... 123

VI. Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam ................................................ 125

PHỤ LỤC: Tuyển chọn quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt

động của Hội đồng Hiến pháp ở một số nước ......................................................................... 129

1. Cộng hoà Pháp .............................................................................................................. 129

2. Campuchia ..................................................................................................................... 134

3. Cadắcxtan ...................................................................................................................... 136

4. Angiêri ............................................................................................................................ 160

5. Môritani .......................................................................................................................... 163

6. Chad ................................................................................................................................ 165

7. Tuynidi ............................................................................................................................ 167

8. Xênêgan .......................................................................................................................... 170

9. Ethiopia .......................................................................................................................... 172

10. Marốc ............................................................................................................................ 174

11. Libăng ........................................................................................................................... 175

Page 10: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

iv

CÁC MINH HOẠ

Các bảng

Bảng 1: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến trên toàn thế giới ........................ 6

Bảng 2: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Âu .................... 6

Bảng 3: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Phi .................... 7

Bảng 4: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung Đông ............... 7

Bảng 5: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Á và Châu Đại

dương .................................................................................................................... 7

Bảng 6: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Bắc Mỹ ...................... 8

Bảng 7: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung và Nam Mỹ .... 8

Bảng 8: Bảng phân tích so sánh thẩm quyền của hai mô hình ........................ 104

Bảng 9: Bảng thống kê các thành viên Hội đồng Hiến pháp được bầu từ Nghị

viện năm 2008 .................................................................................................. 112

Các hình:

Hình 1: Quy định về cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp các nước trên thế giới (từ

1803 đến sau năm 2000) ....................................................................................... 5

Hình 2: Các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp Campuchia .......... 36

Hình 3: Quyền đề nghị lên Hội đồng Hiến pháp ở Campuchia......................... 39

Hình 4: Thẩm quyền và thủ tục giải quyết của Hội đồng Hiến pháp

Campuchia .......................................................................................................... 42

Hình 5: Quy trình kiểm hiến trước .................................................................... 83

Các hộp

Hộp 1: Vụ Marbury kiện Madison....................................................................... 3

Page 11: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

1

CHƯƠNG I:

CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ

QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP

1.1. Khái niệm bảo vệ Hiến pháp

Bảo vệ Hiến pháp (hay “bảo hiến”) có ý nghĩa cốt lõi là kiểm tra tính hợp

hiến của các đạo luật do Nghị viện (hay Quốc Hội) ban hành, cụ thể là đánh giá

xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến

pháp hay không1. Theo nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm tra tính hợp

hiến trong hành vi của tất cả các thiết chế quyền lực được Hiến pháp quy định,

chứ không chỉ giới hạn ở việc làm luật của Nghị viện.

Cơ chế bảo hiến là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức việc bảo vệ

Hiến pháp của một quốc gia, được thể hiện cụ thể thông qua các mô hình cơ

quan bảo hiến. Cơ chế bảo hiến của các nước không hoàn toàn giống nhau, tuy

chúng thường tuân thủ những đặc điểm chung của các mô hình cơ quan bảo vệ

Hiến pháp phổ biến (nêu ở Mục II dưới đây).

Ở nhiều quốc gia, bảo hiến đồng nghĩa với kiểm hiến của tòa án (judicial

review), là thẩm quyền của các tòa án xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các

đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp2. Quan

niệm này xuất phát từ thực tế là phần lớn quốc gia trên thế giới trao cho các tòa

án (Tòa án thường hoặc Tòa án Hiến pháp) nhiệm vụ bảo hiến. Mặc dù vậy, cần

thấy rằng tài phán Hiến pháp (bảo vệ Hiến pháp bằng tòa án) chỉ là một trong

các mô hình bảo hiến.

1 Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế

giới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) tr.120.

2 Xem: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/307542/judicial-review, http://legal-

dictionary.thefreedictionary.com/judicial+review

Page 12: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

2

1.2. Quá trình hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp

Cũng như bất kỳ văn bản pháp luật nào khác của các quốc gia, Hiến pháp

cũng đứng trước nguy cơ bị vi phạm. Điều này làm phát sinh nhu cầu cần có

một cơ chế bảo hiến.

Trong thực tế, chính các cơ quan nắm giữ quyền lực công (Nghị viện,

Chính phủ, Tòa án..) là những chủ thể chính của các hành vi vi hiến. Do Hiến

pháp là bản khế ước do nhân dân lập ra để tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà

nước và ràng buộc chính quyền nên mọi hành vi vi hiến đều phải bị xử lý để bảo

đảm ý chí, chủ quyền của nhân dân được tôn trọng và thực hiện. Trong bối cảnh

đó, ở các xã hội có Hiến pháp nhân dân, luôn đòi hỏi thành lập các thiết chế bảo

hiến. Nhu cầu về bảo hiến trước hết và chủ yếu xuất phát từ xã hội, từ nhân dân.

Nói cách khác, bảo hiến là yêu cầu chung ở mọi quốc gia chứ không phải là cơ

chế dành riêng cho các nước áp dụng mô hình chính trị đa đảng hay một đảng.

Lịch sử bảo hiến được một học giả chia thành các giai đoạn như sau:1

+Trước Chiến tranh thế giới thứ I

Những yếu tố ban đầu của bảo hiến được cho là xuất hiện vào thời cổ Hy

Lạp, khi pháp luật nước này phân biệt giữa một nomos (văn bản pháp luật có

hiệu lực tối cao như Hiến pháp) và một psephisma (văn bản pháp luật có hiệu

lực thấp hơn). Một psephisma, bất kể nội dung quy định về vấn đề gì, cũng

không được trái với nomos, nếu trái sẽ bị coi là vô hiệu.

Một số khía cạnh của bảo hiến sau đó được áp dụng trong hệ thống pháp

luật của Đức từ năm1180 (về sau được đề cập trong Hiến pháp Weimar 1919).

Ngoài ra, các hình thức sơ khai của bảo hiến cũng xuất hiện ở một số nước Châu

Âu khác như ở Pháp (từ giữa thế kỷ XIII), Bồ Đào Nha (từ thế kỷ XVII), Na Uy,

Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Romania (thế kỷ XIX). Mặc dù không có Hiến pháp

thành văn, nước Anh cũng được coi là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển

của thể chế bảo hiến, vì từ thời Trung cổ, người Anh đã khởi xướng ra thủ tục

impeachment (luận tội để bãi miễn quan chức nhà nước), đồng thời từ năm 1610

đã đề xướng nguyên tắc về tính tối thượng (supremacy) của luật (bao gồm các

quy phạm luật Hiến pháp) và quyền của tòa án được xem xét tính hợp pháp các

hoạt động của Chính phủ - những điều mà sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến

việc thiết lập cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ.

1Xem: Arne Mavčič, Historical Steps in the Development of Systems of Constitutional Review and Particularities

of Their Basic Models, tại http://www.concourts.net/introen.php.

Page 13: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

3

Ở Hoa Kỳ, vào cuối thế kỷ 18, tòa án đã ra một phán quyết tuyên bố các

luật của đế chế Anh không có hiệu lực trên lãnh thổ các bang Bắc Mỹ. Tuy

nhiên, phải đến năm 1803, trong vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison, quyền

bảo hiến của tòa án mới được xác lập chính thức và tạo ra mô hình bảo hiến kiểu

Hoa Kỳ do các tòa án thường thực hiện.

Hộp 1: Vụ Marbury kiện Madison1

Bối cảnh vụ kiện: Vào đầu năm 1801, những ngày chót trước khi hết nhiệm kỳ, Tổng

thống John Adams đã bổ nhiệm 16 thẩm phán liên bang và 42 thẩm phán hòa bình ở tòa án

hạt (Justice of the peace). Để nhậm chức chính thức, các quyết định bổ nhiệm phải được Thư

ký Nhà nước (Secretary of State) gửi đến những người được bổ nhiệm. Tuy nhiên, vì thời gian

quá gấp, một số thẩm phán do John Adams cất nhắc đã không kịp nhận quyết định bổ nhiệm

trước khi Tổng thống mới là Thomas Jefferson lên nắm quyền. Ngay sau khi nhậm chức,

Thomas Jefferson ra lệnh ngừng cấp quyết định bổ nhiệm đối với các trường hợp chưa nhận

quyết định, trong đó có Marbury. Căn cứ vào quy định của Luật về tòa án năm 1789, Marbury

kiện James Madison, tân Thư ký Nhà nước, lên Tòa án tối cao Liên bang, yêu cầu Tòa ra lệnh

(writ) buộc Madison phải ra quyết định bổ nhiệm Marbury.

Phán quyết của Tòa án tối cao: Tòa tuyên Marbury có quyền được nhận quyết định

bổ nhiệm, vì việc bổ nhiệm diễn ra đúng luật. Sự chậm trễ trong việc gửi các quyết định bổ

nhiệm đã vi phạm quyền luật định của Marbury. Tuy nhiên, Tòa lại từ chối đơn của Marbury

yêu cầu Tòa ra lệnh buộc Madison phải gửi quyết định bổ nhiệm. Tòa cho rằng mình không

có thẩm quyền như vậy. Quy định của Luật năm 1789 trao cho Tòa án thẩm quyền đó là trái

với Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ, do đó không có hiệu lực.

Ý nghĩa của phán quyết đối với bảo hiến: Trong lập luận cho phán quyết của Tòa án

tối cao về vụ việc trên, Chánh án John Marshall đã nhấn mạnh: “Thẩm quyền và bổn phận của

nhánh tư pháp là xác định luật nào được áp dụng. Toà án có quyền áp dụng luật đối với từng

trường hợp cụ thể nên cần thiết phải có thẩm quyền dẫn giải và giải thích luật được áp dụng.

Nếu có hai đạo luật xung đột nhau, Toà án phải quyết định việc áp dụng của từng đạo luật”.

Trong trường hợp luật trái với Hiến pháp, và được áp dụng trong một vụ việc, tòa án phải coi

Hiến pháp cao hơn bất kỳ đạo luật nào của lập pháp; Hiến pháp, chứ không phải các đạo luật,

có hiệu lực đối với vụ việc như vậy. Như vậy, Tòa án tối cao Hoa Kỳ bằng phát quyết trong

vụ kiện nói trên đã tạo ra tiền lệ mở đầu cho mô hình tài phán hiến pháp bằng tòa án thường

sau đó được nhiều nước tiếp nhận và áp dụng. Theo đó, tòa án có thể tuyên về sự vi hiến của

một đạo luật do nghị viện ban hành, từ chối không áp dụng nó trong vụ việc được đưa ra

trước tòa.

+ Giữa Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II

1 Nguồn tham khảo: Marbury v. Madison – Case Brief Summary, tại http://www.lawnix.com/cases/marbury-madison.html,

Marbury V. Madison, Sự đấu tranh lý tưởng của ngành Tư pháp, tại http://www.trenews.net/Article.aspx?Id=6022

Page 14: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

4

Giai đoạn này được gọi là “thời kỳ của nước Áo” (the Austrian Period).

Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của hai nhà luật học Hans Kelsen và Adolf Merkl,

Hiến pháp năm 1920 của Áo đã xác lập nền tảng của Tòa án Hiến pháp nước

này, với độc quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình Tòa án

Hiến pháp chịu trách nhiệm về bảo hiến sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia

khác, đặc biệt là ở Châu Âu, trở thành một trong các mô hình bảo hiến chính

hiện nay trên thế giới.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ chế bảo hiến tiếp tục được thiết lập ở

nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời kỳ này, ngoài tòa án (tòa án thường và

Tòa án Hiến pháp), ở một số nước, Hiến pháp còn giao quyền bảo hiến cho một

số cơ quan khác, như Hội đồng Hiến pháp, các tòa đặc biệt thuộc Tòa án tối cao,

hoặc cho bản thân Nghị viện.

Như vậy, kể từ vụ Marbury kiện Madison năm 1803 mà dẫn đến việc xác

lập quyền bảo hiến của hệ thống tòa án ở Hoa Kỳ, cơ chế bảo hiến đã không

ngừng phát triển trên thế giới.

Trong thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai,

một loạt quốc gia Châu Âu đã thiết lập cơ quan bảo hiến (hầu hết theo mô hình

Tòa án Hiến pháp kiểu Áo, bao gồm Áo (1920), Czechoslovakia (1920),

Liechtenstein (1925), Hy Lạp (1927), Ai Cập (1941), Tây Ban Nha (1931),

Ireland (1937)1…

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có thêm nhiều quốc gia cả ở Châu Âu và

ở các khu vực khác thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp theo mô hình Châu Âu,

Hoa Kỳ hoặc hỗn hợp như Braxin (1946), Nhật Bản (1947), Miến Điện (1947),

Ý (1948), Thái Lan (1949), CHLB Đức (1949), Ấn Độ (1949), Pháp (1958),

Luxembourg (1950), Syria (1950), Uruguay (1952)2…

Thập kỷ 1960-1970 đánh dấu bằng việc xây dựng hoặc cải tổ lớn thiết chế

bảo hiến ở một số quốc gia Nam Âu (do kết quả của sự sụp đổ của nhiều chế độ

độc tài) và một số khu vực khác của châu lục này, bao gồm tại Síp (1960), Thổ

Nhĩ Kỳ (1961), An-giê-ri (1963), Nam Tư cũ (1963), Slovenia và một số nước

1 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn.

2 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn.

Page 15: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

5

cộng hoà khác thuộc Nam Tư cũ (1963), Hy Lạp (1968), Tây Ban Nha (1978),

Bồ Đào Nha (1976), Áo, CHLB Đức, Thuỵ Điển, Pháp, Bỉ1…

Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô-Đông Âu vào cuối thập kỷ

1980 đầu thập kỷ 1990 đã dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia dân chủ mới

(new democracy countries). Hầu hết các quốc gia này đã nhanh chóng thành lập

cơ quan bảo hiến, đồng thời với việc chuyển đổi từ phương thức tổ chức quyền

lực tập quyền sang tam quyền phân lập.

Xét chung, kể từ khi chính thức hình thành vào đầu thế kỷ 19 đến nay, cơ

chế bảo hiến đã phát triển liên tục trên thế giới, dưới nhiều dạng thức khác nhau

dựa trên hai mô hình cơ bản (mô hình Châu Âu và Hoa Kỳ), trong đó những

thập kỷ cuối của thế kỷ 20 có tốc độ phát triển nhanh nhất (xem hình dưới đây):

Hình 1: Quy định về cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp các nước trên

thế giới (từ 1803 đến sau năm 2000)2

Theo biểu đồ trên, tính đến sau năm 2000, hơn 80% Hiến pháp của các

quốc gia trên thế giới đã quy định về vấn đề bảo hiến dưới những dạng thức

khác nhau.

Trong các hình thức bảo hiến, Tòa án Hiến pháp thuộc về những định chế

chiếm ưu thế nhất. Được xác lập lần đầu tiên ở Áo vào năm 1920 trên cơ sở lý

thuyết của Hans Kelsen, Tòa án Hiến pháp đã sớm trở thành mô hình bảo hiến

1 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn.

2 Nguồn: Tom Ginsburg, Why do countries adopt constitutional review, tại

http://www.utexas.edu/law/colloquium/papers-public/2012-2013/09-24-

12_Why%20Do%20Countries%20Adopt%20Constitutional%20Reviews.pdf, truy cập ngày 5/3/2013.

Page 16: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

6

chủ yếu ở Châu Âu1 và là một “hiện tượng” ở các nền dân chủ mới vào cuối thế

kỷ 20. Một loạt quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi dân chủ ở Đông Âu,

Châu Phi và Châu Á đã chọn mô hình bảo hiến này2. Theo một khảo sát vào

năm 2003, Tòa án Hiến pháp chiếm 75% mô hình bảo hiến ở các nước dân chủ

mới3. Như thể hiện trong mục II dưới đây, cùng với mô hình tòa án thường, mô

hình Tòa án Hiến pháp chiếm ưu thế vượt trội so với mô hình Hội đồng Hiến

pháp.

II. CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP

2.1. Khái quát

Dựa trên các tiêu chí về tổ chức, thầm quyền và thủ tục, Arne Mavčič4

chia các thiết chế bảo hiến hiện hành trên thế giới thành các mô hình và thống kê

sự phân bố của các mô hình đó trên thế giới như sau:

Bảng 1: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến trên toàn thế giới

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 3.91%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 2.79%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 29.61%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 2.79%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 11.17%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 5.04%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 29.05%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.56%

9. Mô hình khác 12.29%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 2.79%

Bảng 2: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Âu

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 2.38%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 61.90%

1 Như trên, pp 52-53.

2 Jiunn-Rong Yeh & Wen-Chen Chang, “The Changing Landscape of Modern Constitutionalism: Transitional

Perspective” 4 (1) National Taiwan University Law Review (2009) 153

3 Nguồn: Tom Ginsburg, Judicial Review in New Democracies: Constitutional Courts in Asian Cases (New York:

Cambridge University Press, 2003), pp 7-8.

4 Arne Mavčič, Historical Steps in the Development of Systems of Constitutional Review and Particularities of

Their Basic Models, tại http://www.concourts.net/introen.php, truy cập ngày 7/1/2013.

Page 17: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

7

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 4.76%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 9.52%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 5.03%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 11.90%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00%

9. Mô hình khác 2.38%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 4.76%

Bảng 3: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Phi

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 11.54%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 3.85%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 23.08%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 17.31%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 1.92%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 23.08%

8. Khối thịnh vượng chung mới 1.92%

9. Mô hình khác 11.54%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 5.77%

Bảng 4: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung Đông

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 10.00%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 30.00%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 10.00%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 0.00%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 20.00%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00%

9. Mô hình khác 30.00%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00%

Bảng 5: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Á và

Châu Đại dương

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 4.55%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 22.73%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 2.27%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 4.55%

Page 18: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

8

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 40.91%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00%

9. Mô hình khác 25.00%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00%

Bảng 6: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Bắc Mỹ

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 0.00%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 0.00%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 100%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00%

9. Mô hình khác 0.00%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 0.00%

Bảng 7: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung và

Nam Mỹ

STT Mô hình Tỷ lệ

1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00%

2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00%

3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 6.90%

4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 13.79%

5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 17.24%

6. Toà án kiểu hỗn hợp 13.79%

7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 44.83%

8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00%

9. Mô hình khác 3.45%

10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00%

Chú thích về các hình thức cơ quan bảo hiến trên thế giới:

STT Mô hình Tính chất

1. Hội đồng

Hiến pháp

kiểu Pháp

Dựa theo mô hình Hội đồng Hiến pháp của Pháp năm

1958 với đặc điểm cơ bản là chủ yếu thực hiện chức

năng kiểm hiến trước (kiểm tra các dự luật) mà không

có quyền kiểm sau (kiểm tra các đạo luật có hiệu lực),

mặc dù Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm soát rất mạnh

mẽ các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, từ

năm 2008, sau khi sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng Hiến

pháp của Pháp đã được trao quyền kiểm hiến các đạo

luật có hiệu lực.

Page 19: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

9

2. Hội đồng

Hiến pháp

kiểu Châu

Âu

Là mô hình thiết lập Hội đồng Hiến pháp, nhưng chịu

ảnh hưởng ít nhiều các đặc tính của mô hình bảo hiến

Châu Âu (Tòa án Hiến pháp), như thiết lập một cơ

quan bảo hiến độc lập; có quyền kiểm hiến các đạo luật

có hiệu lực; bảo hiến trừu tượng; vụ việc hiến pháp do

những người có thẩm quyền hoặc cơ quan công quyền

đề xuất.

3. Toà án Hiến

pháp kiểu

Châu Âu

Là mô hình do Kelsen đề xuất năm 1920, được áp dụng

phổ biến ở Châu Âu với những đặc điểm như: bảo hiến

“tập trung” và theo quy trình bảo hiến đặc biệt của

Tòa án Hiến pháp; bảo hiến “trừu tượng”, tức là không

xuất phát từ một vụ việc cụ thể, mà được đề xuất bởi

những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

quyền kiểm tra sau (một số được trao quyền kiểm hiến

trước); quyết định có giá trị bắt buộc (xem thêm Mục

2.2 dưới đây).

4. Toà án Hiến

pháp kiểu

hỗn hợp

Tòa án Hiến pháp kết hợp một số đặc điểm của mô hình

Hoa Kỳ, theo đó Tòa án Hiến pháp không chỉ thực hiện

bảo hiến “trừu tượng”, mà còn “cụ thể”, tức là vụ việc

hiến pháp được khởi xướng bởi các cá nhân có các

quyền bị vị phạm trong một vụ việc cụ thể (trong hoặc

ngoài tòa án). Như vậy, các cá nhân trực tiếp hoặc gián

tiếp thông qua các thẩm phán có quyền đề nghị Tòa án

Hiến pháp xem xét bảo vệ quyền hiến định của họ

5. Toà án Tối

cao kiểu

Châu Âu

Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có quyền kiểm tra

các đạo luật - đặc điểm bảo hiến “tập trung” theo mô

hình Châu Âu (xem thêm Mục 2.4 dưới đây).

6. Toà án kiểu

hỗn hợp

Tòa án tư pháp vừa có quyền kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật áp dụng cho vụ việc đang giải quyết tại

tòa, đồng thời có quyền đề xuất Tòa án Hiến pháp xem

xét vấn đề đó. Tòa án Hiến pháp là cơ quan cao nhất có

quyền phán quyết về tính hợp hiến của một đạo luật.

7. Toà án kiểu

Hoa Kỳ

Là hình thức bảo hiến phi tập trung và cụ thể (xem

thêm Mục 2.4 ở dưới)

8. Khối thịnh

vượng

chung mới

Tòa án tối cao thực hiện quyền kiểm hiến trước (kiểm

tra các dự luật) và chức năng tư vấn (tư vấn cơ quan

lập pháp xem xét sửa đổi các dự luật trái hiến pháp).

Tòa án tối cao cũng có thể kiểm hiến sau, tuy nhiên các

quyết định của Tòa án chỉ có giá trị tham khảo.

9. Mô hình

khác

Việc kiểm hiến được thực hiện theo các mô hình khác,

chẳng hạn việc kiểm hiến bởi Nghị viện vẫn còn tồn tại

ở một số nước (xem thêm Mục 2.5 ở dưới).

Page 20: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

10

Từ các bảng trên, có thể thấy, nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, hai mô

hình bảo hiến được áp dụng nhiều nhất là mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu

Âu (chiếm 29,61%) và mô hình tòa án kiểu Hoa Kỳ (chiếm 29,05%). Tiếp theo

đó là các mô hình Tòa án Tối cao kiểu Châu Âu (chiếm 11,7%).

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nếu xét theo khu vực, có sự phân hoá rất

lớn về việc áp dụng mỗi mô hình. Ở đây, trong khi các mô hình Tòa án Hiến

pháp kiểu Châu Âu và mô hình Toà án kiểu Hoa Kỳ chiếm vị trí áp đảo tại “quê

hương” của chúng (Châu Âu và Bắc Mỹ) thì lại phải cạnh tranh quyết liệt ở các

khu vực khác của thế giới. Trong đó, hai bên có phần tương đương nhau ở Châu

Phi, và trong khi mô hình Tòa án Hiến pháp Châu Âu chiếm ưu thế ở Trung

Đông thì mô hình tòa án thường kiểu Hoa Kỳ tỏ ra được ưa chuộng hơn tại các

khu vực Châu Á, Châu Đại dương và Trung, Nam Mỹ. Đại đa số các nước

XHCN cũ như các nước từng là thành viên của Liên Xô, Đông Âu, Trung Âu

đều áp dụng mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu Âu. Trong khi đó, ở vùng

Châu Á- Thái Bình Dương gần Việt Nam, có những nước áp dụng mô hình bảo

hiến bằng tòa án thường như Nhật Bản, Philipines, Malaysia, Singapore; có

nước thành lập Tòa án Hiến pháp như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái

Lan; trong khi đó Campuchia và Timor Leste có Hội đồng Hiến pháp; còn Trung

Quốc và Lào được coi là các nước có bảo hiến bằng cơ quan lập pháp.

Mặc dù rất đa dạng, bốn mô hình cơ bản được áp dụng ở những mức độ

khác nhau trên thế giới, bao gồm Tòa án Hiến pháp, Toà án thường, Hội đồng

Hiến pháp và Nghị viện.

2.2. Nghị viện1

Theo mô hình này, chỉ có Nghị viện (hay Quốc hội) mới có quyền kiểm

tra các văn bản pháp luật do mình thông qua. Như vậy, Nghị viện có chức năng

kép, vừa có thẩm quyền ban hành luật, vừa kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật

do mình ban hành. Điều này bị các học giả trên thế giới phê phán là không đảm

bảo tính độc lập, khách quan. Thêm vào đó, do Nghị viện là cơ quan đại biểu,

mang tính chất chính trị nên thường không có trình tự, thủ tục phù hợp như các

thiết chế bảo hiến chuyên trách để tiến hành xem xét, phán quyết về tính hợp

hiến của một văn bản pháp luật.

1 Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới,

(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) tr. 263.

Page 21: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

11

Thực tế trên thế giới đã chứng minh là Nghị viện thường không thực hiện

chức năng bảo vệ Hiến pháp một cách hiệu quả. Chính vì vậy, bảo hiến bằng

Nghị viện (hay cơ quan lập pháp kiêm bảo hiến) hiện chỉ còn được một số ít

quốc gia trên thế giới áp dụng. Nghị viện của Pháp, Thái Lan đã từng được giao

chức năng bảo vệ Hiến pháp, nhưng sau đó Hiến pháp của hai quốc gia này đã

thiết lập cơ quan bảo hiến độc lập (Hội đồng Hiến pháp ở Pháp, Toà án Hiến

pháp ở Thái Lan)1.

2.3. Hội đồng Hiến pháp2

Hội đồng Hiến pháp cũng là một mô hình bảo hiến tập trung nhưng mang

nhiều yếu tố chính trị hơn là một cơ quan chuyên môn tài phán Hiến pháp như

Tòa án Hiến pháp. Cụ thể, trong Hội đồng Hiến pháp của một số quốc gia, các

Tổng thống nghỉ hưu thường được coi là thành viên đương nhiên. Với các thành

viên khác, tiêu chí tuyển chọn cũng không bắt buộc phải có chuyên môn về pháp

luật. Thêm vào đó, quy trình giải quyết vụ việc của các Hội đồng Hiến pháp

thường thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng, không mang tính công khai.

Hội đồng Hiến pháp, khi ra đời đầu tiên ở Pháp, chỉ có chức năng kiểm

hiến trước, tức là kiểm tra tính hợp hiến của các dự án luật trước khi công bố.

Mặc dù vậy, gần đây một số quốc gia áp dụng mô hình này, kể cả Pháp, đã trao

cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm hiến sau (kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu

lực).

Như đã đề cập, Hội đồng Hiến pháp không mang tính phổ biến như các

mô hình Tòa án Hiến pháp và Tòa án thường. Theo Bảng 1 ở trên, có khoảng

7,9% số nước có thiết chế bảo hiến độc lập theo mô hình Hội đồng Hiến pháp

(tính cả hai dạng kiểu Pháp và kiểu Châu Âu)3. Hầu hết các quốc gia đang áp

dụng mô hình Hội đồng Hiến pháp là các nước Châu Phi, chỉ có một vài nước ở

Trung Đông và Châu Á. Ở Châu Âu – nơi phát xuất của mô hình này - hiện chỉ

còn nước Pháp đang áp dụng.

1. Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các

nước trên thế giới, (NXB Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 260.

2. Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới,

(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 261.

3. Theo Bảng 1, tổng số nước có mô hình Hội đồng Hiến pháp là 6,7% trên tổng số các nước trên thế

giới. Tuy nhiên, tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập chiếm 84.92% tổng số các nước trên thế giới. Vì

vậy, tỷ lệ các nước có mô hình bảo hiến độc lập trên tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập là 7,9%.

Page 22: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

12

Kết hợp từ hai nguồn tài liệu, có thể xác lập danh sách các quốc gia hiện

có Hội đồng Hiến pháp như sau: Angiêri; Bờ Biển Ngà; Cadắcxtan; Campuchia;

Chad; Comoros; Dibuti; Ethiopia; Iran; Libăng; Marốc; Môdămbích; Môritani;

Pháp; Xênêgan; Timor Leste; Tuynidi1.

Do giới hạn của cuốn sách và của nguồn tài liệu tham khảo nên trong

Chương II dưới đây, nhóm tác giả chỉ khảo sát cụ thể Hội đồng Hiến pháp của

11 nước trong danh sách trên.

2.4. Tòa án Hiến pháp2

Tòa án Hiến pháp thuộc mô hình bảo hiến tập trung (có nghĩa là quyền

bảo vệ Hiến pháp ở quốc gia chỉ được giao cho một cơ quan)3. Ở các quốc gia

theo mô hình Tòa án Hiến pháp, các tòa án thường (tòa tư pháp), kể cả tòa tối

cao, đều không có quyền bảo hiến, và thông thường Tòa án Hiến pháp có vị thế

độc lập với hệ thống tòa án tư pháp (đồng thời độc lập với các cơ quan lập pháp

và hành pháp). Thành viên của các Tòa án Hiến pháp là các thẩm phán có năng

lực chuyên môn và uy tín cao.

Tòa án Hiến pháp cũng thuộc mô hình bảo hiến trừu tượng (có nghĩa là

việc xem xét các hành vi vi hiến không cần xuất phát từ một vụ tranh chấp cụ

thể nào). Ở các quốc gia theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp thường được trao

quyền tự động phán quyết xem một đạo luật hay quyết định của các cơ quan lập

pháp, hành pháp, tư pháp có vi phạm Hiến pháp hay không, bất kể có hay không

có vụ việc được trình lên. Quyền này áp dụng cả với các dự luật trước khi công

bố (kiểm hiến trước) và đang có hiệu lực (kiểm hiến sau). Tuy nhiên, khác với

mô hình bảo hiến bằng tòa án thường, nơi mà các bên của vụ việc có quyền đề

nghị kiểm tra tính hợp hiến, theo mô hình Tòa án Hiến pháp, chỉ có các cơ quan

hoặc người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước (ví dụ, các nhà lãnh đạo hành

pháp, nghị sỹ hoặc các cơ quan chính quyền địa phương…) mới có quyền đưa

vụ việc kiểm hiến lên Tòa án Hiến pháp.

1 Nguồn:Arne Mavčič, The Constitutional Review, tại

http://www.concourts.net/tab/tab1.php?lng=en&stat=1&prt=0&srt=6 và Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên

thế giới, sđd, tr.449. Ghi chú về mô hình (kiểu Pháp hoặc kiểu Châu Âu) theo Arne Mavčič (không bao gồm những quốc gia

Tuynidi, Sri Lanka, Ethiopia, Chad). 2 Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới,

(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 262.

3 Ngoài tòa án Hiến pháp, còn một số mô hình bảo hiến tập trung khác, ví dụ như mô hình tòa án tối cao đóng vai

trò là cơ quan bảo hiến, hay mô hình Hội đồng Hiến pháp.

Page 23: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

13

Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp ở nhiều nước trong thời gian gần đây đã kết

hợp giữa bảo hiến trừu tượng với bảo hiến cụ thể. Các tòa án thường trong khi

giải quyết một vụ việc cụ, theo đề nghị của các bên trong vụ việc hoặc tự mình

đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật áp dụng cho

vụ việc đó. Mô hình này hiện giờ được áp dụng ở nhiều nước như Đức, Áo, Ý,

Tây Ban Nha, Bỉ và Hàn Quốc. Các tòa án tư pháp ở Ý thường xuyên sử dụng

quyền này. Như vậy, thông qua phương thức bảo hiến cụ thể, các cá nhân có thể

bảo vệ các quyền tự do hiến định bị xâm phạm bởi các đạo luật (Đức, Áo, Bỉ),

hoặc các hành vi hành chính hoặc tư pháp (Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc). Ở

Hàn Quốc, các cá nhận không những có quyền đề nghị Tòa án Hiến pháp bảo vệ

các quyền cơ bản một cách gián tiếp thông qua các tòa án, mà còn có quyền đề

nghị trực tiếp tới Tòa án Hiến pháp nếu không được tòa án hoặc các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền giải quyết.

Tòa án Hiến pháp của các quốc gia thường có thẩm quyền rộng, bao gồm:

Kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật và các đạo luật đã có hiệu

lực (thẩm quyền cơ bản và quan trọng nhất);

Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực; giữa

trung ương và địa phương;

Bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của các cơ quan

nhà nước;

Kiểm tra tính hợp hiến của các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân…

Ở các nước theo mô hình này, phán quyết của Tòa án Hiến pháp có tính

chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc với mọi đối tượng.

Với những ưu điểm của một thiết chế bảo hiến tập trung và sức mạnh của

các phán quyết tư pháp, Tòa án Hiến pháp tỏ ra là một trong những thiết chế bảo

hiến hiệu quả nhất. Chính vì vậy nó được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Trong thực tế, số lượng các vụ việc mà một Tòa án Hiến pháp xử lý trong

một năm tùy thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia. Ví dụ, số phán quyết mà Tòa

án Hiến pháp đã đưa ra trong năm 2012 ở Cộng hòa Séc, Hungary và Ý chỉ là 3,1

trong khi ở LB Nga là 272. Đặc biệt, theo số liệu thống kê thực tế từ ngày

1 Nguồn: trang web của tòa án hiến pháp các nước Cộng hòa Séc, Hungary, Ý, tại

http://www.concourt.cz/view/726, http://www.mkab.hu/case-law/translations,

http://www.cortecostituzionale.it/ActionPagina_1172.do, truy cập ngày 15/4/2013.

2 Nguồn: trang web của tòa án hiến pháp LB Nga, tại http://www.ksrf.ru/en/Decision/Judgments/Pages/2012.aspx,

truy cập ngày 15/4/2013.

Page 24: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

14

7/9/1951 đến ngày 31/12/2007, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã thụ lý

169.502 vụ việc, trong số đó có tới 163.374 vụ việc (chiếm tới 96,37%) là các

khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân1; riêng trong năm 2012, số phán quyết của

Toà án Hiến pháp ở CHLB Đức là 10 phán quyết2.

2.5. Tòa án thường3

Mô hình này được chia thành hai nhánh chính: Bảo hiến bằng Tòa án tối

cao và bằng tòa án có thẩm quyền chung.

Tòa án tối cao cũng là mô hình bảo hiến tập trung vì chỉ có Tòa án này

mới được trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp. Thông thường ở các quốc gia theo

mô hình này, Tòa án tối cao sẽ thành lập ra một bộ phận riêng, thậm chí là một

tòa riêng, để xem xét, xử lý các vụ việc vi hiến.

Quyền bảo hiến cũng có thể được giao cho các Tòa án thường có thẩm

quyền chung (mô hình Hoa Kỳ). Trong trường hợp này, khi giải quyết các vụ

việc cụ thể, mọi tòa án tư pháp thông thường đều có quyền xem xét tính hợp

hiến của một quy định hay một vấn đề liên quan, do đó, mô hình bảo hiến này

được gọi là mô hình bảo hiến phi tập trung. Nếu có kháng cáo, Tòa án tối cao là

cơ quan xét xử cao nhất và cuối cùng các vụ việc về Hiến pháp và các phán

quyết của Tòa án tối cao sẽ trở thành án lệ cho các vụ việc tương tự.Việc xét xử

các vụ việc Hiến pháp cũng theo quy trình tố tụng như với các vụ việc hành

chính, hình sự, dân sự. Trong một vụ việc được giải quyết (hành chính, hình sự,

dân sự…) tại tòa, các bên có quyền đề nghị kiểm tra tính hợp hiến của một đạo

luật áp dụng để giải quyết vụ việc đó. Khi được đề nghị như vậy, thẩm phán

phải tạm đình chỉ vụ việc đang giải quyết để chuyển sang vụ việc kiểm hiến. Vì

vậy, đây vừa mang tính chất là kiểm hiến sau và bảo hiến cụ thể (việc kiểm hiến

được thực hiện thông qua một vụ việc cụ thể đang được giải quyết tại tòa án).

Khi đã xác định một đạo luật là vi hiến, tòa án sẽ không áp dụng đạo luật

đó để giải quyết vụ việc; tuy nhiên, tòa không có thẩm quyền tuyên bố hủy bỏ

đạo luật vi hiến, vì đó là thẩm quyền riêng có của Nghị viện. Trong hệ thống

1. Số liệu thống kê thực tế của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức về giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiến pháp liên

bang Đức từ ngày 7/9/1951 đến ngày 31/12/2007 công bố tại website chính thức của Tòa án hiến pháp liên bang Đức tại địa

chỉ:http://www.bundesverfassungsgericht.de/organisation/gb2007/A-I-1.html truy cập ngày 3/4/2012.

2 Nguồn: trang web của Tòa án Hiến pháp CHLB Đức, tại http://www.bverfg.de/en/index.html, truy cập ngày

15/4/2013.

3. Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới,

(NXB CTQG – Sự Thật, Hà Nội., 2012), tr. 263.

Page 25: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

15

thông luật, việc tòa án không áp dụng một đạo luật sẽ trở thành án lệ nên cho dù

đạo luật vẫn còn giá trị về hình thức (chưa bị hủy bỏ) thì nó cũng không còn giá

trị trên thực tế vì không được các tòa án áp dụng nữa.

Một khía cạnh khác đó là, phán quyết kiểm hiến của tòa án chỉ có giá trị

đối với các bên tham gia vụ việc mà không có giá trị với các chủ thể khác. Điều

đó có thể dẫn đến sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật nếu không có

truyền thống án lệ. Nói cách khác, truyền thống án lệ có vai trò cực kỳ quan

trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong trường

hợp quyền bảo hiến được giao cho các tòa án thường. Thêm vào đó, mô hình

này đòi hỏi quốc gia phải có cơ chế đào tạo và tuyển dụng thẩm phán tiên tiến

để có thể bảo đảm rằng đội ngũ thẩm phán có năng lực chuyên môn giỏi, đủ khả

năng xử lý các vụ việc kiểm hiến thường rất phức tạp.

Page 26: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

16

CHƯƠNG II

MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

I. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HÒA PHÁP

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Truyền thống Nghị viện: Rào cản hình thành cơ chế tài phán Hiến

pháp

Xuất phát từ truyền thống về tính tối cao của Nghị viện, Pháp đã thiếu

vắng cơ chế kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật trong một thời gian rất dài.

Các học giả thời kỳ này cho rằng việc cho phép kiểm hiến các đạo luật làm mất

đi quyền lực vốn có của Nghị viện – cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân.

Nghị viện không thể chấp nhận các đạo luật do họ làm ra bị kiểm tra bởi các

thẩm phán1.

Mãi cho đến năm 1799, người ta mới bắt đầu bàn về việc kiểm tra tính

hợp hiến của các đạo luật nhằm cân bằng quyền lực giữa lập pháp và hành pháp.

Trong thời gian này, Hiến pháp trao cho Thượng viện quyền kiểm hiến các đạo

luật. Theo Hiến pháp năm 1799, một trong hai viện đã được trao thẩm quyền

kiểm hiến. Cụ thể, Thượng viện có thể hủy bỏ tất cả các đạo luật do Hạ viện đệ

trình vì sự bất hợp hiến của các đạo luật đó. Thượng viện cũng có kiểm tra tính

hợp hiến các đạo luật theo đề nghị của Tòa án hoặc Chính phủ. Trên thực tế,

những quy định Hiến pháp này chỉ có giá trị trên giấy tờ. Thượng viện chưa bao

giờ xem xét một vụ việc kiểm hiến nào, và cũng chưa có một chủ thể nào từng

đệ trình Thượng viện xem xét vấn đề bảo hiến. Tương tự, theo Hiến pháp năm

1852, Thượng viện có chức năng tuyên bố sự bất hợp hiến của các đạo luật đã

được Hạ viện thông qua. Thượng viện cũng có quyền đình chỉ các đạo luật bất

hợp hiến do Chính phủ hoặc các công dân đệ trình. Ngoài ra, Thượng viện còn

có quyền giải thích Hiến pháp. Về cơ bản, Thượng viện theo Hiến pháp năm

1852 có những thẩm quyền giống với Hiến pháp năm 1799, tuy nhiên nó cũng

không có vai trò tích cực nào trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật.

1 Barthelemy Jacques, Duez Paul, Traite de droit constitutionnel, Paris, Pantheon-Assas Paris II, 2004, tr. 221.

Page 27: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

17

Trong nền Cộng hòa thứ III, Hiến pháp không có quy định nào về tài phán

Hiến pháp. Tuy vậy, nhiều người đã nêu ra sự cần thiết phải có một thiết chế tài

phán Hiến pháp để bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật. Nhiều ý kiến đề xuất

mô hình tài phán Hiến pháp của Mỹ, song các thẩm phán lúc bấy giờ lại từ chối

kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật. Tòa án tối cao cho rằng các thẩm phán

không thể vi phạm nguyên tắc phân quyền và tòa án không có thẩm quyền kiểm

tra một đạo luật có nguồn gốc từ quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.

Trong khi đó, Hội đồng Nhà nước (Tòa án hành chính tối cao) đã từ chối xem

xét tính hợp hiến của một điều khoản trong một đạo luật năm 1934 khi cho rằng

vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước. Sự từ chối của các

tòa án phản ánh quan điểm về sự tôn trọng các đạo luật – ý chí chung của nhân

dân và truyền thống đề cao tính tối cao của Nghị viện – cơ quan do nhân dân

trực tiếp bầu ra.

Mặc dù các thẩm phán kiên quyết từ chối chức năng kiểm hiến, nhiều

người đã đệ trình các dự luật đề xuất thiết lập tài phán Hiến pháp. Nhiều lần, từ

năm 1903 đến 1925, các nghị sĩ như Charles Benoist đã đề nghị sửa đổi Hiến

pháp năm 1875 (trong nền Cộng hòa thứ III) để mở đường cho việc chấp nhận

mô hình tài phán Hiến pháp của Mỹ. Theo quan điểm của họ, để bảo đảm các

quyền và tự do của công dân và chống lại khả năng “sai lầm của đa số trong

Nghị viện”, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1798 phải được đưa vào

Hiến pháp và Tòa án tối cao có quyền kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật

khi có đề nghị trong một vụ việc xét xử cụ thể1. Tuy nhiên, những đề xuất này

thậm chí không được thảo luận bởi Nghị viện. Thực tế đó thể hiện quan điểm

chống đối rõ ràng của các thành viên Nghị viện.

Trong thời gian này, một số học giả cũng như chính trị gia cũng đề nghị

thành lập một Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền kiểm hiến các đạo luật trên cơ

sở đệ trình của các tòa án tư pháp. Theo họ, một Tòa án Hiến pháp-một tòa án

đặc biệt sẽcó khả năng đảm bảo tính hợp hiến của các đạo luật, và do đó có thể

bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

Trước tình trạng vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, các nhà lập

hiến đã thảo luận một cách nghiêm túc về việc xây dựng một cơ chế tài phán

Hiến pháp. Theo Hiến pháp năm 1946, một Ủy ban Hiến pháp được thành lập.

Ủy ban Hiến pháp do Tổng thống đứng đầu, bao gồm Chủ tịch của Thượng viện

1 Barthelemy Jacques, Duez Paul, tài liệu đã dẫn.

Page 28: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

18

và Hạ viện cùng 7 thành viên do Hạ viện bầu hàng năm từ những người không

phải là nghị sĩ, đại diện tỷ lệ các đảng phái và 3 thành viên được bầu tương tự

bởi Thượng viện. Ủy ban Hiến pháp có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các dự

luật do Hạ viện thông qua nhưng chưa được công bố theo đề nghị chung của

Tổng thống và Chủ tịch Thượng viện. Trước khi xem xét tính hợp hiến, Ủy ban

Hiến pháp phải đề xuất một sự đồng thuận của hai viện, và nếu không đạt được

sự đồng thuận đó, Ủy ban chuyển dự luật cho Hạ viện xem xét lại. Nếu Ủy ban

Hiến pháp tuyên bố dự luật vi hiến, dự luật đó sẽ không được công bố trước khi

Hiến pháp được sửa đổi cho phù hợp.

Những quy định Hiến pháp trên không có giá trị thực tế để kiểm soát các

đạo luật, bởi vì trong trường hợp mâu thuẫn giữa luật và Hiến pháp, luật không

phải sửa đổi mà thay vào đó là Hiến pháp, do Hạ viện có quyền sửa đổi Hiến

pháp theo một quy trình lập pháp thông thường. Hơn nữa, Ủy ban Hiến pháp

không có quyền hủy bỏ dự luật, mà chỉ có quyền chuyển dự luật đó trở lại cho

Nghị viện xem xét lại.

1.1.2. Sự ra đời của Hội đồng Hiến pháp

Vào đầu năm 1958, Pháp kiều sống ở thuộc địa Angiêri của Pháp bất mãn

với chính sách chiến tranh của mẫu quốc và lo lắng cho số phận của họ, nên đã

nổi loạn chống lại Chính phủ Pháp. Chính phủ của Pfilmlin mặc dầu được sự

ủng hộ của Nghị viện nhưng không có khả năng chấm dứt cuộc nổi loạn và

tuyên bố từ chức. Thời kỳ này, nước Pháp cũng chứng kiến sự bất ổn của hệ

thống chính trị khi chỉ trong một thời gian chưa tròn 10 năm sau chiến tranh thế

giới thứ II, nước này đã phải thay đến gần mười Chính phủ. Dân chúng chán

ngán với các cuộc cãi cọ triền miền giữa các đảng phái, mặt khác cục diện thất

bại trong chiến tranh Angiêri đang đến gần, thúc đẩy Tổng thống của nền Cộng

hòa đệ tứ kêu gọi tướng De Gaulle1 đứng ra thành lập một Chính phủ hoàn toàn

mới.Tướng De Gaulle tiếp nhận lời đề nghị bằng việc soạn thảo ra một bản Hiến

pháp mới. Ngày 28 tháng 9 năm 1958 bản Hiến pháp do De Gaulle soạn thảo

được nhân dân nồng nhiệt tiếp nhận thông qua cuộc trưng cầu ý dân với 80% số

phiếu ủng hộ. Bản Hiến pháp này thiết lập nên một nền Cộng hòa mới – nền

Cộng hòa Đệ ngũ gắn liền với tên tuổi của Tướng De Gaulle.

Lo lắng trước sự lộng quyền của Nghị viện và sự hỗn độn của hệ thống

chính trị quá nhiều đảng của nền cộng hòa đệ tứ đã để lại dấu ấn trong Hiến

1. Sau này là Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Đệ ngũ của nước Pháp.

Page 29: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

19

pháp năm 1958 của nước Pháp, tướng De Gaulle đã có hai phát kiến khắc phục

hiện tượng này, đồng thời cũng nhằm mục đích tăng quyền cho mình với tư cách

là vị Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Đệ ngũ:

- Tăng quyền cho Tổng thống Pháp, có nhiệm kỳ độc lập với Nghị viện và

không bị Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm.

- Thành lập Hội đồng Hiến pháp để kiểm soát các nhà lập pháp trong

khuôn khổ Hiến pháp.

Mặc dù vậy, sự đời của Hội đồng Hiến pháp không được ủng hộ trong

giới luật gia cũng như các tầng lớp chính trị. Khi đó, rất nhiều người chỉ trích về

một thiết chế bảo hiến “dị thường”, có nhiều đặc điểm của một cơ quan chính trị

hơn là một cơ quan tài phán hiến pháp thông thường, cụ thể là:

- Trong số các thành viên của Hội đồng Hiến pháp, các Tổng thống nghỉ

hưu là thành viên đương nhiên;

- Tiêu chí tuyển chọn các thành viên Hội đồng Hiến pháp không bắt buộc

phải có chuyên môn về pháp luật;

- Quy trình giải quyết tại Hội đồng Hiến pháp không công khai và thiếu

đặc trưng của thủ tục tố tụng;

- Hội đồng Hiến pháp chỉ kiểm tra các dự án luật trước khi công bố.

Mặc dù vậy, sự ra đời của Hội đồng Hiến pháp đánh dấu một bước quan

trọng trong lịch sử bảo hiến của nước Pháp.

1.1.3. Sự phát triển của Hội đồng Hiến pháp

Trong quá trình hoạt động, Hội đồng Hiến pháp dần dần tiến hóa theo

chiều hướng tích cực. Năm 1971, Hội đồng Hiến pháp công nhận Tuyên ngôn

nhân quyền và dân quyền năm 1789 và Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 là

những phần không thể tách rời của Hiến pháp năm 1958. Quyết định này cho

phép Hội đồng Hiến pháp có thể bảo vệ các quyền và tự do của con người được

quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền cũng như trong Lời nói

đầu. Tiếp theo, sửa đổi Hiến pháp năm 1974 cho phép 60 đại biểu Hạ viện hoặc

60 đại biểu Thượng viện có quyền đệ trình việc kiểm hiến lên Hội đồng Hiến

pháp. Cải cách Hiến pháp quan trọng này mở đường cho các đại biểu thiểu số

trong Nghị viện có khả năng yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét các vấn đề

Hiến pháp.

Trước năm 2008, Hội đồng Hiến pháp là mô hình bảo hiến hạn chế, bởi

nó chỉ được thực hiện quyền kiểm hiến các dự luật trước khi Tổng thống công

Page 30: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

20

bố, chứ không có quyền kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật đã có hiệu lực. Do

đó, Hội đồng Hiến pháp cũng không thể bảo vệ các quyền con người, quyền

công dân khi bị một đạo luật trái Hiến pháp xâm phạm. Tuy vậy, với sửa đổi

Hiến pháp năm 2008, Hội đồng Hiến pháp được trao quyền kiểm hiến sau đối

với các đạo luật xuất phát từ một vụ việc cụ thể của tòa án thông qua đề nghị

của Hội đồng Nhà nước (Tòa án hành chính tối cao) và Tòa án tối cao. Đây có

thể nói là cải cách Hiến pháp quan trọng nhất về Hội đồng Hiến pháp, bởi vì Hội

đồng Hiến pháp được chuyển dịch từ một thiết chế mang nhiều yếu tố chính trị-

hạn chế sang một thiết chế tài phán Hiến pháp. Hay nói cách khác, nước Pháp

cuối cùng cũng phải tiến tới tài phán Hiến pháp thực thụ, mặc dầu còn một vài

hạn chế để có thể được coi là tài phán Hiến pháp đầy đủ.

1.2. Khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp năm 1958 quy định về Hội đồng Hiến pháp tại một chương

riêng (Chương V-Hội đồng Hiến pháp), bao gồm 8 điều, từ Điều 56 đến Điều

63. Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp còn được quy định tại các điều liên quan đến

Tổng thống (Điều 7, Điều 16); hoạt động lập pháp (các Điều 37, 41, 46) và Điều

ước quốc tế (Điều 54). Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật về Hội

đồng Hiến pháp được ban hành ngày 7/10/1958 quy định chi tiết về tổ chức và

hoạt động của Hội đồng Hiến pháp, được sửa đổi 4 lần vào các năm 1959, 1974,

1995 và 2008. Luật này bao gồm 56 điều, chia thành 3 phần chính: Tổchức Hội

đồng Hiến pháp; Hoạt động của Hội đồng Hiến pháp; Kiểm tra các văn bản luật.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp cũng ban hành các quy chế hoạt động của Hội

đồng, bao gồm Quy chế nghĩa vụ các thành viên của Hội đồng; Tổ chức Bộ phận

giúp việc Hội đồng; Nguyên tắc nội bộ về dữ liệu của Hội đồng.

1.3. Cơ cấu tổ chức

- Thành viên đương nhiên của Hội đồng Hiến pháp: Một đặc thù gây

tranh cãi

Hội đồng Hiến pháp bao gồm 9 thành viên được bổ nhiệm và các thành

viên đương nhiên. Các Tổng thống là những thành viên đương nhiên suốt đời

của Hội đồng Hiến pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Hiến pháp. Theo

đó, Tổng thống Pháp khi hết nhiệm kỳ thì đương nhiên trở thành thành viên suốt

đời của Hội đồng, trừ khi ông ta làm đơn từ chối. Điều này dẫn đến khả năng

tổng số lượng thành viên của Hội đồng không cố định, do số thành viên được bổ

nhiệm thì cố định, nhưng số thành viên kế thừa thì phụ thuộc vào ý chí hay khả

năng (sức khỏe, tuổi tác) của các nguyên Tổng thống.

Page 31: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

21

Đặc điểm kế thừa chức vụ mang đậm tính chất phong kiến này hình thành

do bối cảnh văn hóa và chính trị của nước Pháp tại thời điểm ra đời Hiến pháp

năm 1958. Có người phân tích từ góc độ tinh thần hào hiệp của tướng De Gaulle

thì Khoản 2 Điều 56 của Hiến pháp 1958 là sự bày tỏ lòng biết ơn của ông đối

với hai người Tổng thống tiền bối của nền Cộng hòa đệ tứ là René Coty và

Vincent Auriol, những người đã tìm cách chuyển giao quyền lực một cách hòa

bình cho ông, và làm cho việc xây dựng nền cộng hòa đệ ngũ được nhẹ nhàng

hơn1. Xét bối cảnh chính trị đương thời và sự khôn ngoan của tướng De Gaulle

thì điều khoản này giúp ông có thể sử dụng các vị Tổng thống tiền bối, những

người mà ảnh hưởng chính trị vẫn còn rất lớn trong lúc quyền lực chính trị của

ông chưa vững vàng2.

Cũng có người phân tích từ lợi ích của Tổng thống khi về hưu, thì điều

khoản này bảo đảm một vị trí về hưu danh giá sau khi Tổng thống mãn nhiệm. Ở

vị trí này, cựu Tổng thống vẫn dễ dàng tham dự vào chính trường, bởi ông ta có

quyền bỏ phiếu hoàn toàn bình đẳng với các thành viên do bổ nhiệm và có thể

giữ chức Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp3.

-Thẩm quyền và quy trình bổ nhiệm

Chín thành viên của Hội đồng Hiến pháp được chia đều bổ nhiệm bởi 3

chủ thể, bao gồm Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Quốc hội (Hạ

viện) với nhiệm kỳ 9 năm. Cứ 3 năm một lần, một thành viên được bổ nhiệm lại

bởi mỗi chủ thể. Để bảo đảm sự tiếp nối Hội đồng, trong nhiệm kỳ đầu tiên, mỗi

chủ thể bổ nhiệm một thành viên với nhiệm kỳ 9 năm, một thành viên với nhiệm

kỳ 6 năm và một thành viên với nhiệm kỳ 3 năm. Từ năm 1962 (sau 3 năm đầu

tiên), các thành viên mới được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 9 năm.

- Điều kiện bổ nhiệm

1 Philipp Mels, Bundesverfassungsgericht und Conseil de Constitution: ein Vergleich der

Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland und Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Euphorie für die Krönung des

Rechtsstaats und der Furcht vor einem „gouvernement de judges“, Verlag Franz Vahlen München, 2003, trang 130.

2 Avril/Gicquel, Le Conseil constitutionnel, trang 83; Rousseau, Droit du contentieux constitutionnel, trang 38;

Rousillon, Le Conseil constitutionnel, trang 10, theo Philipp Mels, Bundesverfassungsgericht und Conseil de Constitution:

ein Vergleich der Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland und Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Euphorie für

die Krönung des Rechtsstaats und der Furcht vor einem „gouvernement de judges“, Verlag Franz Vahlen München, 2003,

trang 133.

3 Philipp Mels, Bundesverfassungsgericht und Conseil de Constitution: ein Vergleich der

Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland und Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Euphorie für die Krönung des

Rechtsstaats und der Furcht vor einem „gouvernement de judges“, Verlag Franz Vahlen München, 2003, trang 132.

Page 32: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

22

Khác với những yêu cầu về bằng cấp hoặc nghề nghiệp đối với các Tòa án

Hiến pháp ở nhiều nước, Hiến pháp Pháp không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào

như tuổi tác, kinh nghiệm, đào tạo chuyên môn, cũng như bằng cấp để được bổ

nhiệm vào Hội đồng Hiến pháp. Trên thực tế, các ứng viên thành viên Hội đồng

Hiến pháp thường là những thành phần có quan điểm và lợi ích chính trị gần gũi

với người bổ nhiệm1. Mặc dù không đòi hỏi điều kiện về bằng cấp hay kinh

nghiệp pháp luật, phần lớn các thành viên đều có bằng cấp về luật hoặc liên

quan đến pháp luật; ngày càng có nhiều các thẩm phán; thông thường có kinh

nghiệm chính trị, tham gia và hiểu rõ các vấn đề chính trị-pháp lý.

- Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm trong số các thành

viên được bổ nhiệm và thành viên đương nhiên. Trên thực tế, Chủ tịch Hội đồng

Hiến pháp luôn là thành viên được bổ nhiệm.

- Quản lý hành chính của Hội đồng Hiến pháp

Hội đồng Hiến pháp có tính tự chủ tương đối trên 3 phương diện:

Tự chủ ban hành quy chế nội bộ: Mặc dù Hiến pháp và Luật về Hội đồng

Hiến pháp đặt ra một quy tắc cơ bản về hoạt động của Hội đồng, cơ quan này

vẫn có khả năng tự chủ trong việc ban hành các quy chế nội bộ.

Tự chủ về quản lý hành chính nội bộ: Hội đồng Hiến pháp có bộ máy

hành chính đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng.

Tự chủ tài chính: Sự tự chủ về tài chính thể hiện qua quy định cho phép

Hội đồng Hiến pháp được tự quyết định ngân sách, và quyết định này được Nghị

viện thông mà không bất kỳ sửa đổi hay thảo luận nào.

- Vị trí thành viên của Hội đồng Hiến pháp

Các quy định về thành viên của Hội đồng Hiến pháp đều nhằm củng cố

tính độc lập của họ trong hoạt động.

Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng là 9 năm, không bổ nhiệm lại.

1Về mặt luật pháp, hoàn tòan không có gì cản trở khi Tổng thống Pháp bổ nhiệm bất kỳ người thành niên nào vào

Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên trên thực tế, để giữ uy tín riêng của mình, cũng như uy tín của đảng phái mà ông ta thuộc về,

thì Tổng thống pháp, cũng như Chủ tịch thượng viện, Chủ tịch hạ viện thường lựa chọn những người có uy tín khoa học, có

cùng quan điểm chính trị để bổ nhiệm vào Hội đồng Hiến pháp. Trong số này các nhà luật học chiếm tỷ lệ khá cao.

Page 33: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

23

Tất cả các thành viên Hội đồng Hiến pháp không được kiêm nhiệm các

chức danh của Chính phủ, Nghị viện, Hội đồng kinh tế - xã hội, lãnh đạo đảng

phái hoặc của các nhóm chính trị và các thành viên cơ quan dân cử.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp không được thực hiện các công việc trên

cương vị một vị trí công quyền có liên quan đến các vấn đề mà Hội đồng đang

xem xét. Ngoài ra, các thành viên Hội đồng còn có các nghĩa vụ hoàn thành tốt

và trung thành các chức năng của mình, bảo đảm sự công tâm trong việc tôn

trọng Hiến pháp, giữ kín các thảo luận và phiếu của Hội đồng, không thực hiện

hoạt động tư vấn về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng…

2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Hội đồng Hiến pháp thực hiện quyền kiểm hiến theo 2 nhóm chính: Kiểm

tra tính hợp hiến các quy phạm pháp luật; Kiểm soát hoạt động của các thể chế.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp còn thực hiện một số quyền hạn đặc biệt hoặc

mang tính chất tư vấn khác.

2.4.1. Kiểm tra hợp hiến các quy phạm pháp luật

a) Phân định lập pháp và lập quy

Điều 41 Hiến pháp quy định:

“Nếu trong quá trình xây dựng và ban hành luật, một quy định hoặc sửa

đổi không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoặc trái với các quy định về lập

pháp uỷ quyền tại Điều 38, Chính phủ hoặc Chủ tịch Viện liên quan có thể phản

đối sự không phù hợp đó.

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Chính phủ và Chủ tịch Viện

liên quan, Hội đồng Hiến pháp, theo đề nghị của một trong hai Viện, sẽ quyết

định trong thời hạn 8 ngày”.

Theo quy định này, trong suốt quá trình lập pháp, Chính phủ có quyền

phản đối việc làm luật của hai Viện nếu Chính phủ cho rằng việc làm luật đó

không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoặc trái với các quy định về ủy quyền

lập pháp. Chủ tịch Hạ viện hoặc Thượng viện sẽ quyết định chấp nhận hoặc

không chấp nhận sự phản đối của Chính phủ. Nếu chấp nhận thì quy định hoặc

sửa đổi luật bị hủy bỏ; còn nếu không chấp nhận, Chủ tịch Hạ viện hoặc Thượng

viện có thể đệ trình Hội đồng Hiến pháp xem xét trong thời hạn 8 ngày.

Trên thực tế, có tổng cộng 11 lần tranh chấp giữa Chính phủ và Chủ tịch

Viện liên quan về vấn đề này được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp theo đề nghị

Page 34: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

24

của Chủ tịch Hạ viện (6 lần) và Chủ tịch Thượng viện (5 lần). Từ năm 1979 đến

nay, không một đề xuất nào được đưa lên Hội đồng Hiến pháp.

Điều 37 của Hiến pháp quy định:

“Các vấn đề khác không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật sẽ thuộc

phạm vi điều chỉnh của các quy định lập quy.

Đối với các văn bản được ban hành dưới hình thức lập pháp điều chỉnh

các vấn đề này, thì có thể bị sửa đổi bởi các sắc lệnh sau khi có ý kiến thuận của

Tòa án hành chính tối cao. Đối với các văn bản dạng này mà được ban hành

sau khi Hiến pháp này có hiệu lực, thì chỉ có thể bị sửa đổi bởi sắc lệnh khi có

quyết định của Hội đồng Hiến pháp xác nhận các văn bản đó có tính chất là văn

bản dưới luật theo quy định tại khoản trên”.

Theo quy định tại Điều này, các văn bản lập pháp được ban hành trước

khi Hiến pháp năm 1958 quy định các vấn đề thuộc quyền lập quy thì có thể bị

sửa đổi bởi các sắc lệnh; còn các văn bản lập pháp được ban hành sau khi Hiến

pháp năm 1958 có hiệu lực chỉ có thể bị sửa đổi bởi sắc lệnh khi Hội đồng Hiến

pháp xác nhận rằng văn bản đó có tính chất là văn bản lập quy.

b) Kiểm tra các luật tổ chức và luật thường

Đối với việc kiểm tra tính hợp hiến của luật, Hội đồng Hiến pháp có thể

kiểm hiến trước cũng như sau khi đạo luật có hiệu lực.

- Kiểm hiến các đạo luật trước khi công bố

Điều 61 của Hiến pháp quy định:

“Các luật về tổ chức, trước khi được công bố, và các quy tắc của Hạ viện

và Thượng viện, trước khi được áp dụng, phải trình lên Hội đồng Hiến pháp để

xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó.

Cùng như vậy, các luật khác, trước khi được công bố, cũng có thể được

trình lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến khi có yêu cầu của Tổng

thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 Hạ nghị sỹ

hoặc 60 Thượng nghị sỹ.

Trong các trường hợp quy định tại hai khoản nêu trên, Hội đồng Hiến

pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong

trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút lại

còn 8 ngày.

Page 35: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

25

Cũng trong những trường hợp trên, việc xem xét tính hợp hiến của Hội

đồng Hiến pháp sẽ tạm đình chỉ thời hạn ban hành các văn bản đó”.

Vai trò cơ bản và truyền thống của Hội đồng Hiến pháp Pháp là kiểm hiến

các dự án luật trước khi công bố (kiểm hiến trước). Có hai trường hợp khác

nhau: Thứ nhất, các luật về tổ chức trước khi được công bố bắt buộc phải

chuyển sang cho Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến; Thứ hai, các dự

luật thông thường trước khi công bố có thể được xem xét bởi Hội đồng khi có đề

nghị của một trong các chủ thể, bao gồm Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ

viện, Chủ tịch Thượng viện và 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ.

Các đạo luật chỉ được ban hành sau khi có tuyên bố của Hội đồng Hiến

pháp về tính phù hợp với Hiến pháp của các đạo luật đó.

- Kiếm hiến sau khi đạo luật có hiệu lực

Điều 61-1 của Hiến pháp quy định:

“Trong quá trình tố tụng, nếu có các khiếu nại cho rằng các đạo luật đã

vi phạm các quyền và tự do được Hiến pháp bảo đảm thì vụ việc có thể được

Tòa án Hành chính Tối cao hoặc Tòa án tối cao đệ trình lên Hội đồng Hiến

pháp và Hội đồng Hiến pháp phải ra phán quyết trong thời hạn luật định.

Các điều kiện để áp dụng điều khoản này sẽ được một đạo luật tổ chức

quy định”.

Theo quy định cải cách này của Hiến pháp, các bên trong một vụ việc giải

quyết tại tòa án có thể đặt vấn đề đối với tòa án đó về sự bất hợp hiến của một

đạo luật nào đó đang áp dung cho vụ việc đó. Các tòa án này nếu xét thấy có vấn

đề bất hợp hiến sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Hành chính tối cao hoặc Tòa án tối

cao để các Tòa này xem xét đệ trình Hội đồng Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp

có quyền ra phán quyết về tính hợp hiến của đạo luật.

Điều 61-1 được bổ sung trong sửa đổi Hiến pháp năm 2008 lần đầu tiên

cho phép Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực mà

xâm phạm các quyền và tự do hiến định trong một vụ việc cụ thể. Đây là một

cuộc cách mạng cải cách Hội đồng Hiến pháp, thể hiện ở những đặc điểm sau

đây:

- Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã có

hiệu lực (kiểm hiến sau).

- Vụ việc Hiến pháp xuất phát từ một trường hợp cụ thể đang được giải

quyết tại tòa án (tài phán Hiến pháp cụ thể).

Page 36: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

26

- Vụ việc Hiến pháp dựa theo yêu cầu của các cá nhân và nhằm bảo vệ

các quyền tự do khi bị đạo luật xâm phạm.

Mặc dù vậy, quy định trên vẫn có những hạn chế so với mô hình Tòa án

Hiến pháp khi chỉ trao quyền cho Tòa án hành chính tối cao và Tòa án tối cao có

quyền đệ trình vụ việc Hiến pháp lên Hội đồng Hiến pháp, bởi vì ở nhiều nước

theo mô hình Tòa án Hiến pháp hiện nay, các cá nhân hoặc các tòa án tư pháp

giải quyết vụ việc có quyền đề nghị trực tiếp Tòa án Hiến pháp xem xét sự bất

hợp hiến của một đạo luật. Có quan điểm cho rằng các nhà lập hiến của Pháp đã

lo lắng về sự quá tải của Hội đồng Hiến pháp với số nhân lực hạn chế (Hiện nay,

Hội đồng Hiến pháp có tổng số nhân sự là 64 người, kể cả 9 thành viên Hội

đồng Hiến pháp, các luật gia, nhân viên…), nên đã sử dụng “bộ lọc” ở Tòa án

hành chính tối cao (Hội đồng Nhà nước) và Tòa án tối cao. Các Tòa án này chỉ

chuyển vụ việc lên Hội đồng Hiến pháp nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện:

- Quy định được xem xét phải đang áp dụng cho vụ việc;

- Quy định này chưa bao giờ được tuyên bố phù hợp với Hiến pháp;

- Vấn đề phải tính chất nghiêm trọng1.

Phán quyết của Hội đồng Hiến pháp có giá trị áp dụng bắt buộc với các cơ

quan nhà nước và cá nhân. Nếu Hội đồng Hiến pháp phán quyết một đạo luật bất

hợp hiến, đạo luật đó sẽ phải được bãi bỏ trong một thời hạn do Hội đồng đặt ra.

Trong khoảng thời gian cho đến thời điểm bãi bỏ, đạo luật cũng không thể được

áp dụng. Hội đồng Hiến pháp cũng có quyền quyết định hiệu lực hồi tố đối với

các phán quyết của mình2.

c) Kiểm hiến các cam kết quốc tế

Hội đồng Hiến pháp có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các cam kết

quốc tế của Cộng hòa Pháp. Trên cơ sở đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ

tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện hoặc của 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60

Thượng nghị sỹ, khi Hội đồng Hiến pháp tuyên bố một cam kết quốc tế có điều

khoản trái với Hiến pháp, thì cam kết quốc tế đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê

duyệt sau khi đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp (Điều 54).

1 Olivier Dutheillet de Lamothe, nguyên thành viên Hội đồng Hiến pháp của Pháp, L’experience francaise du

controle de constitutionnalite (1958-2013), Bài trình bày tại Học Viện Hành Chính Quốc gia, ngày 8/5/2013.

2 Olivier Dutheillet de Lamothe, nguyên thành viên Hội đồng Hiến pháp của Pháp, L’experience francaise du

controle de constitutionnalite (1958-2013), Bài trình bày tại Học Viện Hành Chính Quốc gia, ngày 8/5/2013.

Page 37: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

27

2.4.2. Kiểm tra hoạt động của các thể chế

a) Kiểm tra các cuộc bầu cử

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra bầu cử Tổng thống cũng như bầu cử Nghị

viện.

Đối với cuộc bầu cử Tổng thống, Hội đồng Hiến pháp bảo đảm cho cuộc

bầu cử được tiến hành hợp lệ và xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết

quả bầu cử (Điều 58). Trong cuộc bầu cử Nghị viện, khi có khiếu nại, Hội đồng

Hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp pháp của cuộc bầu cử Hạ viện và

Thượng viện (Điều 59).

b) Kiểm tra việc tổ chức trưng cầu ý dân

Hội đồng Hiến pháp bảo đảm cho các hoạt động trưng cầu ý dân được tiến

hành hợp pháp và tuyên bố kết quả trưng cầu ý dân (Điều 60).

Trong lĩnh vực kiểm tra các cuộc bầu cử cũng như trưng cầu ý dân, Hội

đồng Hiến pháp thực hiện cả quyền tài phán và tư vấn. Hội đồng có thẩm quyền

quyết định về tính hợp pháp của các hoạt động này. Ngoài ra, Chính phủ xin ý

kiến tư vấn của Hội đồng về các văn bản liên quan đến việc tổ chức bỏ phiếu

trong các cuộc bầu cử Tổng thống và trưng cầu ý dân1.

c) Kiểm tra tiêu chuẩn nghị sỹ

Hội đồng Hiến pháp sẽ kiểm tra sự không kiêm nhiệm của các nghị sỹ

theo quy định của Hiến pháp. Ngoài ra, Hội đồng còn có quyền kiểm tra các tiêu

chuẩn của các nghị sỹ đang trong nhiệm kỳ. Nếu Hội đồng ra quyết định tuyên

bố một nghị sỹ kiêm nhiệm hoặc không đủ tiêu chuẩn khi ứng cử thì nghị sỹ đó

sẽ bị bãi nhiệm.

d) Kiểm tra quy chế Nghị viện

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến các quy chế Nghị viện theo

quy định tại khoản 1 Điều 61 của Hiến pháp: “Các luật về tổ chức, trước khi

được công bố, và các quy tắc của Hạ viện và Thượng viện, trước khi được áp

dụng, phải trình lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn

bản đó”. Chủ tịch Hạ viện hoặc Thượng viện có nghĩa vụ trình việc ban hành

hoặc sửa đổi các quy tắc (quy chế) của các viện đó để Hội đồng Hiến pháp xem

xét.

1Ngoài quyền tư vấn trong lĩnh vực này, Hội đồng Hiến pháp còn được Tổng thống xin ý kiến tư vấn khi ban hành

các biện pháp đặc biệt, tình trạng khẩn cấp.

Page 38: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

28

2.4.3. Một số quyền hạn đặc biệt hoặc mang tính chất tư vấn

Hội đồng Hiến pháp có một số quyền hạn đặc biệt như vấn đề khuyết, tình

trạng bất khả kháng của Tổng thống, ứng viên Tổng thống:

“Trong trường hợp Tổng thống khuyết vì bất cứ lý do gì hoặc không thể

thực hiện được chức năng của mình, thì các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng

thống, trừ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các điều 11 và 12 dưới

đây, sẽ tạm thời do Chủ tịch Thượng viện thực hiện; nếu Chủ tịch thượng viện

cũng không thể thực hiện được, thì các nhiệm vụ, quyền hạn đó sẽ do Chính phủ

thực hiện. Việc xác nhận tình trạng Tổng thống không thể thực hiện được chức

năng, nhiệm vụ của mình thuộc thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp quyết định

theo đa số tuyệt đối và trên cơ sở có đề nghị của Chính phủ.

Trong trường hợp khuyết Tổng thống hoặc trong trường hợp có quyết định

xác nhận của Hội đồng Hiến pháp về việc Tổng thống vĩnh viễn không thể thực

hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, thì việc bỏ phiếu để bầu Tổng thống

mới phải được tổ chức, trừ trường hợp bất khả kháng theo sự xác nhận của Hội

đồng Hiến pháp, trong thời hạn sớm nhất là 20 ngày, chậm nhất là 35 ngày kể

từ ngày bắt đầu khuyết Tổng thống hoặc kể từ ngày có quyết định xác nhận của

Hội đồng Hiến pháp về việc Tổng thống vĩnh viễn không thể thực hiện được

chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trong trường hợp có ứng cử viên đã tuyên bố công khai ra tranh cử Tổng

thống trong thời hạn dưới 30 ngày trước ngày hết hạn giới thiệu ứng cử viên mà

lại chết hoặc rơi vào tình trạng không thể tham gia tranh cử được nữa trong

khoảng thời gian 7 ngày trước ngày hết hạn giới thiệu ứng cử viên, Hội đồng

Hiến pháp có quyền quyết định hoãn cuộc bầu cử.

Hội đồng Hiến pháp cũng quyết định hoãn cuộc bầu cử trong trường hợp

trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu thứ nhất mà có ứng cử viên chết hoặc không thể

tham gia tranh cử được nữa” (Điều 7 Hiến pháp).

Trong các tính trạng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, Tổng thống thực

hiện quyền tư vấn:

“Khi có sự đe doạ nghiêm trọng và trực tiếp đến sự tồn tại của các thiết

chế của nền Cộng hoà, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ hay đến việc thực hiện

các cam kết quốc tế của nước Cộng hoà Pháp và có sự đứt quãng trong hoạt

động bình thường của các cơ quan hiến định của Nhà nước, Tổng thống có

quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục, sau khi tham khảo ý kiến

chính thức của Thủ tướng, Chủ tịch của hai Viện và Chủ tịch Hội đồng Hiến

Pháp.

Page 39: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

29

Tổng thống ra thông điệp thông báo với Quốc dân về việc áp dụng các biện

pháp đó.

Các biện pháp được áp dụng đều phải nhằm mục đích đảm bảo cho các cơ

quan hiến định của Nhà nước có được trong thời hạn sớm nhất các phương tiện

cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hội đồng Hiến pháp được

tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến các cơ quan hiến định của Nhà

nước.

Trong những trường hợp này, Nghị viện sẽ đương nhiên tiến hành phiên

họp.

Hạ viện không thể bị giải tán trong thời gian Tổng thống thực hiện các

quyền hạn đặc biệt.

Ba mươi ngày sau khi Tổng thống thực hiện các quyền hạn đặc biệt, Hội

đồng Hiến pháp có thể kết thúc việc xem xét theo đề nghị của Chủ tịch Hạ viện,

Chủ tịch thượng viện, sáu mươi hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ, nếu hội đủ các

điều kiện nêu tại đoạn 1 Điều này. Hội đồng Hiến pháp tiến hành thông báo

công khai ý kiến trong những thời hạn ngắn nhất. Trong những điều kiện tương

tự, kết thúc sáu mươi ngày kể từ khi Tổng thống thực hiện các quyền đặc biệt và

ngoài thời hạn này, Hội đồng Hiến pháp tiến hành đầy đủ việc xem xét và công

bố về vấn đề này”. (Điều 16).

2.5. Thực tiễn hoạt động

Khi mới ra đời dưới thời Tổng thống Charles De Gaulles (1958-1970), các

hoạt động Hội đồng Hiến pháp Pháp phản ánh nhiều tính chính trị của cơ quan

này khi Hội đồng Hiến pháp được cho là một phương tiện của hành pháp để

chống lại Nghị viện. Hầu như tất cả các đề xuất lên Hội đồng Hiến pháp đều

xuất phát từ Thủ tướng nhằm chống lại các dự luật của Nghị viện, và khi đó Hội

đồng Hiến pháp đã đình chỉ một phần tất cả các dự luật được xem xét. Trong

một lần duy nhất, Chủ tịch Thượng Viện, Gaston Monnerville, đã đề nghị Hội

đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của cuộc trưng cầu dân ý quyết định bầu

cử trực tiếp Tổng thống năm 1962 do Tổng thống Charles de Gaulle khởi xướng.

Tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp đã ra phán quyết “không có thẩm quyền” để

đình chỉ ý chí trực tiếp của người dân Pháp1.

1 Alec Stone, The Birth of Judicial Politics in France: The Constitutional Council in Comparative

Perspective, Oxford University Press, ISBN 0-19-507034-8, chapter III.

Page 40: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

30

Năm 1971, Hội đồng Hiến pháp lần đầu tiên ra phán quyết bất hợp hiến

của một số quy định của một dự luật xuất phát từ sự vi phạm các quyền và tự do

của con người, mà không phải từ các lý do mang tính kỹ thuật1.

Bên cạnh yếu tố chính trị, Hội đồng Hiến pháp với thẩm quyền hạn chế

hầu như không thể kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật đã có hiệu lực, do đó đã

gặp trở ngại trong việc bảo vệ Hiến pháp cũng như bảo vệ các quyền tự do hiến

định bị xâm phạm. Hội đồng Hiến pháp ban hành nhiều quyết định trên tất cả

nội dung thuộc thẩm quyền, nhưng chủ yếu mang tính tư vấn, khuyến nghị.

Tuy nhiên, Hiến pháp Pháp đã có những cải cách quan trọng về Hội đồng

Hiến pháp, góp phần thúc đẩy vai trò của cơ quan này trong việc bảo vệ Hiến

pháp và các quyền tự do cá nhân. Đầu tiên, phải kể đến tầm quan trọng của

những cải cách Hiến pháp trong các năm 1971 và 1974. Sau cải cách hiến pháp

năm 1974 cho phép 60 đại biểu Hạ viện hoặc Thượng viện có thể thực hiện một

đề xuất lên Hội đồng Hiến pháp, các đảng đối lập đã rất tích cực trong việc đề

nghị xem xét các đạo luật gây tranh cãi2.

Tiếp theo, sửa đổi đặc biệt quan trọng vào năm 2008 (bắt đầu có hiệu lực

từ ngày 1/3/2010) đã chuyển đổi Hội đồng Hiến pháp trở thành cơ quan tài phán

có khả năng kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã có hiệu lực, bảo vệ các

quyền tự do hiến định bị xâm phạm. Số lượng các vụ việc Hội đồng Hiến pháp

thụ lý từ sau các cải cách Hiến pháp này tăng rất lớn so với trước. Chỉ trong

khoảng thời gian 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010, Hội đồng Hiến pháp

đã ban hành số quyết định liên quan đến việc kiểm tra tính hợp hiến của các luật

thường tương đương với tổng số quyết định được ban hành trong khoảng thời

gian 17 năm, từ 1958 đến 19743. Trong khoảng thời gian 3 năm đầu kể từ khi

sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực, các tòa án tư pháp đã chuyển 1520 vụ việc lên

cho các Tòa án hành chính tối cao (Hội đồng Nhà nước) và Tòa án tối cao, trong

khi hai cơ quan này đã quyết định chuyển 314 vụ (Hội đồng Nhà nước chuyển

137 vụ; Tòa án tối cao chuyển 177 vụ) và không chuyển 1206 vụ khác (Hội

đồng Nhà nước không chuyển 412 vụ; Tòa án Tối cao không chuyển 794 vụ).

1 Jérôme Favre, La décision du Conseil constitutionnel du 16 juillet 1971. L’invention d’un nouveau

pouvoir juridictionnel., Revue d'étude politique des assistants parlementaires, nr 2; M. Letourneur, R. Drago,

The Rule of Law as Understood in France, The American Journal of Comparative Law, Vol. 7, No. 2 (Spring,

1958), pp. 147–177.

2 Tony Prosser, Constitutions and Political Economy: The Privatisation of Public Enterprises in France

and Great Britain, The Modern Law Review, Vol. 53, No. 3 (May 1990), pp. 304–320.

3 Xem số liệu của Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Pháp, http://www.conseil-constitutionnel.fr.

Page 41: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

31

Tỷ lệ chuyển lên Hội đồng Hiến pháp là khoảng 20%. Hội đồng Hiến pháp ban

hành 255 phán quyết. Thời hạn phán quyết trung bình khoảng 2 tháng1.

Hội đồng Hiến pháp tuyên bố 67,5% các quy định được chuyển đến Hội

đồng để xem xét là phù hợp với Hiến pháp (53,8% phù hợp toàn bộ và 13,7%

một phần), 26,4% các quy định không phù hợp với Hiến pháp (16,5% không

phù hợp toàn bộ và 10% không phù hợp từng phần). Đối với các đạo luật, Hội

đồng Hiến pháp đã tuyên bố bất hợp hiến một phần đạo luật thường: 13 quyết

định năm 2009; 7 quyết định năm 2010; 7 quyết định năm 2011; 4 quyết định

năm 2012. Hội đồng Hiến pháp cũng đã tuyên bố bất hợp hiến toàn bộ đạo luật

thường: 1 quyết định năm 2010; 1 quyết định năm 2011 và 2 quyết định năm

2012.2

Không chỉ tăng đột biến về số lượng, chất lượng các quyết định của Hội

đồng Hiến pháp cũng được tăng cường hơn nhiều so với trước. Như một cựu

thành viên Hội đồng Hiến pháp cho biết, trong 9 tháng năm 2010, Hội đồng đã

ra nhiều quyết định quan trọng để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người

dân hơn toàn bộ 9 năm ông làm việc ở Hội đồng cộng lại. Ví dụ, quyết định của

Hội đồng Hiến pháp bác quy định chỉ cho phép người bị giam giữ bởi cảnh sát

trong thời gian 24 hoặc 48 giờ sau thời điểm bắt đầu thời hạn giam giữ có quyền

nói chuyện với luật sư của mình; hoặc quyết định ủng hộ việc tăng lương hưu

cho các cựu chiến binh người Pháp có nguồn gốc từ Bắc Phi3.

1 Olivier Dutheillet de Lamothe, nguyên thành viên Hội đồng Hiến pháp của Pháp, L’experience

francaise du controle de constitutionnalite (1958-2013), Bài trình bày tại Học Viện Hành Chính Quốc gia, ngày

8/5/2013.

2 Xem số liệu của Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Pháp, http://www.conseil-constitutionnel.fr.

3 Olivier Dutheillet de Lamothe, nguyên thành viên Hội đồng Hiến pháp của Pháp, L’experience

francaise du controle de constitutionnalite (1958-2013), Bài trình bày tại Học Viện Hành Chính Quốc gia, ngày

8/5/2013.

Page 42: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

32

II. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CAMPUCHIA

2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bảo hiến là một thiết chế ra đời muộn ở Campuchia. Hiến pháp năm 1947

(được sửa đổi, bổ sung nhiều lần) không có điều khoản nào về bảo hiến, mà chỉ

có các quy định về quyền giải thích Hiến pháp của Quốc hội.

Hiến pháp năm 1972 lần đầu tiên quy định thiết lập Tòa án Hiến pháp,

độc lập với hệ thống tư pháp thường, có chức năng bảo hiến theo mô hình Châu

Âu. Tuy vậy, sự xuất hiện của chế độ Khơ-me Đỏ vào năm 1975 đã dẫn đến

cuộc tàn sát và phá hủy các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền cho đến tận cuối

năm 1978. Sau khi giành tự do vào năm 1979, chính thể đại nghị được khôi

phục. Hiến pháp năm 1981 của Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã trao quyền

giải thích luật cho Hội đồng Nhà nước – Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hiến pháp

năm 1989 tiếp tục trao cho Ủy ban thường trực của Quốc hội thực hiện chức

năng giải thích luật. Tuy nhiên, các Hiến pháp này đều không nhắc đến giải

thích Hiến pháp và bảo hiến.

Năm 1993, một bản Hiến pháp mới được ban hành bởi Quốc hội lập hiến

do nhân dân bầu ra dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Chương XII của Hiến

pháp quy định về Hội đồng Hiến pháp theo mô hình của Pháp nhưng có nhiều

điểm khác biệt1, đặc biệt ở quy định về quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo

luật đã có hiệu lực và tổ chức tham vấn công chúng về các vụ việc về bầu cử. Từ

đó đến nay, Hiến pháp 1993 được sửa đổi 5 lần, nhưng không có lần nào sửa đổi

quy định về Hội đồng Hiến pháp.

Hội đồng Hiến pháp được quy định theo Hiến pháp 1993 nhằm bảo vệ

Hiến pháp, giải thích Hiến pháp, luật và kiểm tra, quyết định các tranh chấp về

bầu cử Quốc hội và Thượng viện. Mặc dù được quy định từ năm 1993, Hội đồng

Hiến pháp chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 15/6/1998, bởi cho tới tháng

1 Cho đến trước cải cách Hiến pháp năm 2008, Hội đồng Hiến pháp của Pháp chỉ có quyền kiểm tra các dự án luật

trước khi công bố.

Page 43: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

33

12/1997, Hội đồng thẩm phán tối cao – một trong các chủ thể lựa chọn ba thành

viên Hội đồng Hiến pháp, mới họp để bầu ra các thành viên Hội đồng Hiến

pháp.

Khác với các Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp không được xếp vào

hệ thống các cơ quan tư pháp mà được coi là một thiết chế hiến định độc lập.

Các thành viên của Hội đồng Hiến pháp không nhất thiết phải có bằng luật (có

thể có bằng cấp về hành chính, ngoại giao hoặc kinh tế) hoặc phải có kinh

nghiệm trong ngành tư pháp (chỉ cần có kinh nghiệm nghề nghiệp nói chung

như làm việc trong Chính phủ, Quốc hội, các đảng chính trị, công đoàn…).

2.2. Khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp năm 1993 quy định về Hội đồng Hiến pháp tại một chương

riêng (Chương XII - Về Hội đồng Hiến pháp, bao gồm 9 điều từ Điều 136 đến

Điều 144). Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức và hoạt động

của Hội đồng Hiến pháp được ban hành ngày 8/3/1998, quy định chi tiết về tổ

chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp. Luật này đã được sửa đổi một lần

vào ngày 31/1/2007 (sau đây gọi tắt là Luật HĐHP). Luật bao gồm 41 điều, chia

thành 5 chương: Chương I-Tổ chức của Hội đồng Hiến pháp; Chương II-Chức

năng của Hội đồng Hiến pháp; Chương III-Các hình phạt; Chương IV-Các điều

khoản chuyển tiếp và Chương V-Các điều khoản cuối cùng.

2.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục

2.3.1. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng Hiến pháp gồm có 9 thành viên đều do Quốc vương bổ nhiệm,

trong đó 3 thành viên do Quốc vương trực tiếp lựa chọn, 3 thành viên do Hội

đồng thẩm phán tối cao bầu và 3 thành viên do Quốc hội (Hạ viện) bầu. Chủ tịch

Hội đồng Hiến pháp được Hội đồng bầu trong số các thành viên của Hội đồng

theo quy chế đa số, có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại.

Cơ chế lựa chọn các thành viên Hội đồng Hiến pháp cân bằng ba nhánh

quyền lực nhà nước khác nhau nhằm bảo đảm tính độc lập, trung lập của Hội

đồng với bất kỳ nhánh quyền lực nào.

Trong số các cơ quan có quyền lựa chọn các thành viên Hội đồng Hiến

pháp, Quốc vương có quyền tự quyết 3 thành viên, đồng thời có quyền bổ nhiệm

các thành viên còn lại theo sự lựa chọn của các cơ quan khác. Quy định này cho

thấy vai trò đáng kể của Quốc vương trong việc thành lập Hội đồng Hiến pháp

Page 44: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

34

cũng như phản ánh vị trí quan trọng của Quốc vương trong chính thể quân chủ

lập hiến ở Campuchia.

Để trở thành thành viên của Hội đồng Hiến pháp, các ứng viên phải có đủ

các tiêu chuẩn sau:

- Là người Khơ-me theo khai sinh;

- Ít nhất 45 tuổi;

- Ít nhất có 15 năm kinh nghiệm nghề nghiệp;

- Có bằng đại học trở lên trong các lĩnh vực pháp luật, hành chính, ngoại

giao hoặc kinh tế.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp có nhiệm kỳ 9 năm. Cứ ba năm sẽ có 3

thành viên Hội đồng được bổ nhiệm lại. Trong nhiệm kỳ đầu, có ba loại thành

viên được bổ nhiệm 3 năm, 6 năm và 9 năm. Mỗi chủ thể, bao gồm Quốc vương,

Hội đồng thẩm phán tối cao và Hạ viện, lựa chọn một thành viên có nhiệm kỳ 3

năm, một thành viên có nhiệm 6 năm, một thành viên có nhiệm kỳ 9 năm.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp không được kiêm nhiệm vị trí khác, bao

gồm thành viên Chính phủ, thành viên Thượng viện, thành viên Hạ viện, Chủ

tịch hoặc Phó Chủ tịch một đảng phái, Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch một tổ chức

công đoàn, thẩm phán. Các thành viên Hội đồng Hiến pháp không được thực

hiện các chức năng hoặc công việc nào khác trong nhiệm kỳ.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp không phải chịu trách nhiệm dân sự và

hình sự về các quyết định khi thực thi các chức năng với tư cách là thành viên

của Hội đồng.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp có vị trí và quyền lợi tương đương với Chủ

tịch Hạ viện. Các thành viên của Hội đồng Hiến pháp có vị trí và quyền lợi

tương đương với Phó Chủ tịch Hạ viện.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp có thể bị Hội đồng Hiến pháp quyết định

bãi nhiệm với số phiếu 2/3 tổng số các thành viên Hội đồng. Hình thức quyết

định của Hội đồng Hiến pháp không công khai, được thông qua sau khi nghe

thành viên bị bỏ phiếu trình bày. Hội đồng Hiến pháp có thể bãi nhiệm bất cứ

thành viên nào của Hội đồng khi hoạt động của họ không phù hợp với chức năng

thành viên hoặc không tham dự ba cuộc họp liên tiếp của Hội đồng mà không có

thông báo trước, hoặc không thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thành viên do

không có khả năng thể chất hoặc tinh thần.

Page 45: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

35

Khi nghỉ hưu, các thành viên Hội đồng Hiến pháp có lương hưu hàng

tháng như một đại biểu Hạ viện.

Hội đồng Hiến pháp được quản lý về hành chính bởi Văn phòng Hội

đồng. Văn phòng Hội đồng do Tổng thư ký đứng đầu, với sự trợ giúp của một

Phó tổng thư ký. Tổng thư ký và Phó tổng thư ký hoạt động theo sự hướng dẫn

của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, có thể được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp ủy

quyền ký các công văn hoặc quyết định hành chính.

2.3.2. Quy trình, thủ tục

Cuộc họp của Hội đồng Hiến pháp chỉ có giá trị khi có ít nhất 5 thành

viên tham dự theo sự triệu tập của Chủ tịch, hoặc trong trường hợp Chủ tịch

vắng mặt, theo sự triệu tập của thành viên nhiều tuổi nhất. Thành viên nhiều tuổi

nhất cũng sẽ triệu tập và điều hành phiên họp để bầu ra Chủ tịch Hội đồng Hiến

pháp.

Các Quy tắc về Thủ tục do các thành viên Hội đồng đặt ra với số phiếu đa

số. Thành viên Hội đồng được phân chia thành 3 nhóm do 3 chủ thể khác nhau

lựa chọn. Chủ tịch Hội đồng sẽ bổ nhiệm một thành viên của nhóm bất kỳ để

báo cáo về một vụ việc.

Nhóm có liên quan của Hội đồng Hiến pháp sẽ thảo luận và đánh giá quan

điểm do thành viên báo cáo đệ trình. Sau khi thảo luận, thành viên báo cáo sẽ

trình báo cáo của mình, kể cả trong trường hợp có ý kiến trái chiều, lên cuộc họp

trù bị của Hội đồng do Chủ tịch ấn định.

Cuộc họp trù bị là cuộc họp chuẩn bị cho phiên toàn thể, trong đó mỗi

thành viên sẽ trình bày các quan điểm, ý kiến của mình. Trong cuộc họp này,

Hội đồng Hiến pháp không ra quyết định mà chỉ lắng nghe các quan điểm, ý

kiến để chuẩn bị cho cuộc họp của phiên toàn thể. Trong cuộc họp này, có thể có

nhiều ý kiến, quan điểm đồng thuận hoặc trái ngược về vấn đề được xem xét.

Cuộc họp toàn thể là công việc thuộc giai đoạn cuối, trong đó Hội đồng

Hiến pháp ra quyết định với số phiếu đa số tuyệt đối của toàn thể các thành viên

Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng Hiến pháp có thể công khai trong một số

trường hợp được quy định trong luật bầu cử.

Tất cả các thảo luận trong cuộc họp sẽ được ghi âm bởi một nhóm thư ký

do Tổng thư ký hoặc Phó tổng thư ký chỉ đạo.

Page 46: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

36

Cuộc thảo luận và bỏ phiếu của Hội đồng Hiến pháp không công khai.

Các thành viên Hội đồng không được trình bày các quan điểm của mình ra bên

ngoài cuộc họp.

Hội đồng Hiến pháp ban hành quyết định với đa số phiếu của các thành

viên Hội đồng (5 phiếu) ngoại trừ trường hợp quyết định thông qua các Quy tắc

về Thủ tục và bãi nhiệm thành viên phải có 2/3 phiếu của tổng số các thành viên

Hội đồng (6 phiếu).

Việc đối chất chỉ được sử dụng trong thủ tục điều trần công khai (the

public hearings). Khi tham gia vụ việc tại Hội đồng, các thành viên và những

người có liên quan có thể trình bày miệng hoặc văn bản để tranh luận/bảo vệ

quan điểm tại Hội đồng.

2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Hội đồng Hiến pháp bảo vệ Hiến pháp theo ba nhóm nhiệm vụ, quyền hạn

được Hiến pháp quy định tại Điều 136 (I): Kiểm tra tính hợp hiến các dự luật,

đạo luật đã có hiệu lực; kiểm tra tính hợp hiến của các hành vi hành chính; Phán

quyết về các tranh chấp bầu cử.

Hình 2: Các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp

Campuchia

2.4.1. Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật

Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật trước

và sau khi đạo luật có hiệu lực. Đối với các luật tổ chức và các quy tắc về thủ

Page 47: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

37

tục của Thượng viện và Hạ viện bắt buộc phải được Hội đồng Hiến pháp kiểm

tra trước khi công bố. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền

tuyên vô hiệu các đạo luật của Hạ viện trái với Hiến pháp. Các quyết định của

Hội đồng Hiến pháp có giá trị cuối cùng, không được khiếu nại và bắt buộc với

tất cả các cơ quan nhà nước.

a) Quy trình kiểm tra

Để thực hiện quyền kiểm hiến các đạo luật, nhiều chủ thể được trao quyền

đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến các đạo luật khi họ cho rằng

đạo luật đó không phù hợp với Hiến pháp. Theo quy định tại các Điều 140 (I),

141 (I,1) của Hiến pháp và các Điều 17, 18 (I) và 19 của Luật HĐHP, các chủ

thể sau đây được quyền khởi xướng vụ việc hiến pháp lên Hội đồng Hiến pháp:

Quốc vương; Thủ tướng; Chủ tịch Hạ viện; 1/10 số thành viên Hạ viện; Chủ tịch

Thượng viện; ¼ (trong trường hợp kiểm soát các đạo luật đã có hiệu lực là 1/10)

số thành viên Thượng viện; tất cả các tòa án thông qua Tòa án Tối cao).

Mặc dù chỉ các chủ thể đại diện công quyền mới có quyền đề nghị Hội

đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, Hiến pháp Campuchia

cũng cho phép các công dân có thể gián tiếp đề nghị Hội đồng Hiến pháp thông

qua hai con đường:

- Thông qua các đại diện của họ tại Thượng viện và Hạ viện

Qua các kiến nghị của cử tri về sự vi hiến của một đạo luật nào đó, các đại

biểu Hạ viện sẽ khiếu kiện vụ việc Hiến pháp lên Hội đồng Hiến pháp (Điều 141

Hiến pháp). Ví dụ, Điều 38 Luật các đảng chính trị cho phép các cơ quan có

thẩm quyền hoặc các tòa án có thể quy định một hình phạt. Một công dân đã

từng đề nghị lên Chủ tịch Hạ viện - Hoàng tử Norodom Ranariddh - trình Hội

đồng Hiến pháp giải thích Điều 38 xem ai có quyền đặt ra một hình phạt. Hoàng

tử Norodom Ranariddh đã thay mặt công dân này làm một đơn đề nghị trình Hội

đồng Hiến pháp xem xét. Hội đồng Hiến pháp đã giải thích Điều 38 theo hướng

chỉ có các tòa án có thể đặt ra hình phạt đối với các đảng phái, bởi vì Điều 128

(II) và Điều 129 (II) của Hiến pháp quy định rẳng chỉ có các tòa án mới có

quyền này1.

- Thông qua các tòa án

1 Quyết định số 049/003/2002 của Hội đồng Hiến pháp ngày 5/8/2002.

Page 48: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

38

Các cá nhân cũng có thể đề nghị các tòa án trình Hội đồng Hiến pháp xem

xét tính hợp hiến của các đạo luật trong một vụ việc giải quyết tại tòa án (Điều

150 (II) Hiến pháp; Điều 19 Luật HĐHP). Để có thể yêu cầu kiểm tra tính hợp

hiến một đạo luật đang có hiệu lực trong một vụ việc cụ thể tại tòa án, công dân

phải khiếu nại rằng đạo luật đó xâm phạm trực tiếp đến các quyền cá nhân của

mình. Trong trường hợp này, công dân khiếu nại vụ việc lên Hội đồng Hiến

pháp thông qua Tòa án Tối cao. Các nguyên tắc trên được quy định tại Điều 19

Luật HĐHP:

“Bất cứ ai liên quan đến một vụ việc giải quyết tại tòa án đều có quyền đề

nghị tòa án đó xem xét sự bất hợp hiến của bất kỳ quy định nào của một đạo luật

hoặc bất kỳ quyết định nào của một cơ quan nhà nước mà người đó cho rằng đã

xâm phạm các quyền và tự do cơ bản của mình. Nếu Tòa án cho rằng đề nghị

trên có đủ cơ sở, Tòa án sẽ chuyển vụ việc lên Tòa án Tối cao trong thời hạn 10

ngày. Tòa án Tối cao sẽ xem xét vụ việc và đề nghị Hội đồng Hiến pháp trong

thời gian 15 ngày, ngoại trừ khi Tòa án Tối cao cho rằng đề nghị trên không có

đủ cơ sở”.

Cách thức khởi kiện vụ án hiến pháp mà theo đó một trong các bên trong

vụ việc có quyền đề nghị các tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật đang

áp dụng cho vụ việc đó có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Mặc dù thiết lập Hội đồng

Hiến pháp theo mô hình Châu Âu, trong đó đề xuất vụ việc hiến pháp thuộc

thẩm quyền của cơ quan công quyền trung ương không xuất phát từ một vụ việc

cụ thể (tài phán hiến pháp trừu tượng), Hiến pháp Campuchia đã cấy ghép đặc

điểm của mô hình Hoa Kỳ, trong đó các bên đương sự trong vụ việc tư pháp đề

nghị tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật (tài phán hiến pháp cụ thể).

Sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mô hình là xu thế chung của các mô

hình tài phán nhằm tiếp thu chọn lọc các kinh nghiệm tích cực khác biệt. Ở đa số

các nước có Tòa án Hiến pháp hiện nay, các tòa án thường đều được tiếp nhận

các khiếu kiện hiến pháp của các bên trong vụ việc để trình lên Tòa án Hiến

pháp xem xét. Quy định này cho phép khả năng bảo vệ hiệu quả hơn các quyền

và tự do hiến định của người dân.

Tuy nhiên, các tòa án Campuchia không được quyền trực tiếp đề nghị lên

Hội đồng Hiến pháp, mà phải thông qua Tòa án tối cao. Hình thức trung gian

này cho phép tạo ra một kênh lọc tại Tòa án tối cao trước khi trình lên cơ quan

bảo hiến, do đó tránh được tình trạng quá tải tại Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên,

quy định này cũng hạn chế khá lớn các khiếu kiện của người dân cho thể tiếp

cận được Hội đồng Hiến pháp.

Page 49: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

39

Ở Pháp, cải cách Hiến pháp năm 2008 về Hội đồng Hiến pháp lần đầu tiên

có quy định tương tự như Hiến pháp Campuchia. Điều rất thú vị ở đây là Hội

đồng Hiến pháp Campuchia (1993) được xây dựng theo mô hình Hội đồng Hiến

pháp Pháp (1958), nhưng có những cải cách tích cực so với mô hình gốc. Ở

chiều ngược lại, Hội đồng Hiến pháp Pháp giờ đây lại phải học hỏi mô hình Hội

đồng Hiến pháp Campuchia. Điều đó cho thấy việc chuyển đổi Hội đồng Hiến

pháp từ một cơ quan chính trị sang mô hình tài phán hiến pháp là một xu thế

chung trong sự phát triển của vấn đề bảo hiến.

Hình 3: Quyền đề nghị lên Hội đồng Hiến pháp ở Campuchia1

Hội đồng Hiến pháp phải ra quyết định trong thời hạn 30 ngày (8 ngày

trong trường hợp khẩn cấp) kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (Điều 140 (II,3)

Hiến pháp; Điều 22 (I) Luật HĐHP). Ít nhất phải có 7 thẩm phán của Hội đồng

để xem xét và kết luận về vụ việc (Điều 14 (II) Luật HĐHP).

Khi xem xét kiểm hiến một đạo luật, Hội đồng Hiến pháp họp kín, nhưng

có thể mời các chuyên gia đóng góp làm rõ vụ việc (Điều 21 (I) Luật HĐHP). Ý

kiến của các chuyên gia pháp luật là nguồn tham khảo quan trọng để Hội đồng

đưa ra các phán quyết. Ví dụ, sau cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2003,

Quốc vương đã đề nghị Hội đồng Hiến pháp cho ý kiến về việc Quốc vương có

phải triệu tập phiên họp đầu tiên của Hạ viện (theo Điều 82 (I) Hiến pháp) hay

1.The Khmer Institute of Democracy, The Constitutional Council, www.khmerrough.com.

HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP

Nhà

Vua

Thủ

tướng

Các công dân có thể nêu vấn đề kiểm hiến thông qua

các đại diện của họ tại Thượng Viện và Hạ Viện

hoặc thông qua các tòa án

Chủ

tịch

Hạ

Viện

110

thành

viên Hạ

Viện

Chủ

tịch

Thượng

Viện

1/4 các thành

viên Thượng

Viện (đối với

các đạo luật

đã có hiệu lực

là 1/10)

Tất cả

các tòa

án thông

qua

TATC

Page 50: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

40

không. Hội đồng Hiến pháp đã tham khảo ý kiến của một luật sư, người đã cho

rằng Quốc vương không có quyền xin ý kiến tư vấn của Hội đồng Hiến pháp,

mà chỉ có thể đề nghị kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật. Tuy nhiên, Hội

đồng Hiến pháp sau đó đã quyết định rằng: Quốc vương có quyền đề nghị Hội

đồng Hiến pháp giải thích Hiến pháp; Quốc vương phải triệu tập phiên họp đầu

tiên của Hạ viện bởi sự hiện diện của Quốc vương là rất quan trọng đối với đất

nước, phù hợp với vị trí của cơ quan cao nhất, và trong quá khứ, vị trí nguyên

thủ của Quốc vương luôn thể hiện rõ ở kỳ họp thứ nhất của Hạ viện.

Với đa số các thành viên (Điều 22 (III) Luật HĐHP), Hội đồng Hiến pháp

ra quyết định bằng hình thức văn bản (Điều 22 (III) Luật HĐHP) chứa đựng các

lập luận (Điều 22 (I) và (V) Luật HĐHP). Quyết định của Hội đồng Hiến pháp

là quyết định cuối cùng (Điều 142 (II) Hiến pháp) và có giá trị bắt buộc với tất

cả các cơ quan nhà nước (Điều 23 Luật HĐHP). Để bảo đảm sự minh bạch, các

quyết định của Hội đồng Hiến pháp phải được đăng Công báo và Chủ tịch Hạ

viện phải thông báo cho tất cả các nhà lập pháp, Thủ tướng phải thông báo cho

các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án tối cao phải thông báo cho tất cả các

tòa án.

b) Nội dung và hệ quả pháp lý của các quyết định của Hội đồng Hiến

pháp

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các dự thảo luật, các luật

đang có hiệu lực, các quy tắc nội bộ của Hạ viện và Thượng viện.

Hội đồng Hiến pháp ra phán quyết về các vấn đề liên quan đến Hiến pháp

– đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý tối cao. Do vậy, các quyết định của Hội

đồng Hiến pháp có ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống pháp luật.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp có những hệ quả pháp lý khác

nhau:

- Các quyết định giải thích những quy định Hiến pháp sẽ dẫn đến hệ quả

là các đạo luật liên quan phải được Hạ viện sửa đổi cho phù hợp (Điều 151 (II)

Hiến pháp);

- Các quyết định tuyên bố bất hợp hiến sẽ dẫn đến hệ quả là các đạo luật

bị tuyên bố bất hợp hiến sẽ không thể được công bố hoặc thực thi (Điều 124

Hiến pháp). Ví dụ, Điều 3 của Dự thảo Luật về Bạo lực gia đình quy định những

hành động phù hợp với “truyền thống Khơ-me tốt đẹp” không thể được coi là

bạo lực gia đình. Tuy nhiên, người ta cho rằng rất khó để xác định thế nào là

“truyền thống Khơ-me tốt đẹp”, vì mỗi người có các quan niệm khác nhau.

Page 51: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

41

Trong vụ việc này, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố điều khoản đó là vi hiến. Hội

đồng cũng đề xuất thêm cách quy định điều khoản này một cách hợp hiến. Hạ

viện sẽ phải sửa điều khoản này trước khi đạo luật được công bố.

2.4.2. Kiểm tra tính hợp hiến của các hành vi hành chính

Hội đồng Hiến pháp không những có quyền kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật của Hạ viện, mà còn có quyền kiểm tra tính hợp hiến các hành vi

hành chính.

Quy trình kiểm tra tính hợp hiến của các hành vi hành chính được thực

hiện thông qua quy trình tư pháp tại tòa án. Trong một vụ việc giải quyết tại tòa

án, các bên trong vụ việc phải khiếu nại rằng hành vi hành chính đó xâm phạm

trực tiếp đến các quyền cá nhân của mình (Điều 19 Luật HĐHP).

Nếu Hội đồng Hiến pháp tuyên bố sự bất hợp hiến của một hành vi hành

chính, Tòa án tối cao (cơ quan đã đệ trình vụ việc lên Hội đồng Hiến pháp) phải

tuyên bố vô hiệu hành vi hành chính đó (Điều 150 II Hiến pháp).

2.4.3. Phán quyết về các tranh chấp bầu cử

Bên cạnh chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các quy phạm pháp luật,

Hội đồng Hiến pháp còn kiểm tra các hoạt động của Ủy ban bầu cử quốc gia để

bảo đảm sự tự do và công bằng của các cuộc bầu cử quốc gia (Điều 136 (II)

Hiến pháp).

Theo quy định tại Điều 26 Luật HĐHP:

“Hội đồng Hiến pháp xem xét và quyết định về:

1) Những yêu cầu của các đảng chính trị hoặc các ứng cử viên chống lại

các quyết định bác bỏ khiếu nại về việc ứng cử hoặc danh sách ứng cử viên của

Ủy ban Bầu cử Quốc gia.

2) Những yêu cầu của các cá nhân chống lại các quyết định bác bỏ bỏ yêu

cầu đăng ký bầu cử của Ủy ban Bầu cử Quốc gia.

3) Những yêu cầu của các cá nhân hoặc đại diện của họ chống lại các

quyết định của Uỷ ban Bầu cử Quốc gia mà đã bác bỏ các khiếu nại liên quan

đến các tên bị bỏ sót, việc đăng ký hoặc lưu giữ các cử tri trong danh sách bầu

cử không phù hợp với các điều kiện được quy định trong Luật Bầu cử.

4) Những yêu cầu của các đảng chính trị chống lại sự bác bỏ quyền đăng

ký của các đảng chính trị đó.”

Page 52: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

42

Theo Điều 27 Luật HĐHP, Hội đồng Hiến pháp xem xét và quyết định về:

1) Những yêu cầu trực tiếp chống lại các kết quả bầu cử mà các cá nhân hoặc

đảng chính trị đang tranh cử không đồng tình…; 2) Những yêu cầu của các cá

nhân hoặc các đảng chính trị chống lại các quyết định bác bỏ khiếu nại về kết

quả bầu cử của Ủy ban Bầu cử Quốc gia.

Hội đồng bầu cử sẽ tiến hành các cuộc tranh luận công khai để tiến hành

điều tra về các tranh chấp bầu cử. Hội đồng có thể ra các quyết định sau:

- Đồng tình hoặc phản đối các quyết định của Ủy ban Bầu cử Quốc gia;

- Tuyên bố vô hiệu một cuộc bầu cử;

- Tuyên bố rằng một ứng cử viên được bầu một cách hợp pháp hoặc bất

hợp pháp.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp phải được thể hiện dưới hình

thức văn bản và chứa đựng các lập luận. Các quyết định này có hiệu lực chung

thẩm (Điều 34 (IV) Hiến pháp), ngay lập tức và được đăng trên Công báo.

Hình 4: Thẩm quyền và thủ tục giải quyết của Hội đồng Hiến pháp

Campuchia

(6)

Chú thích:

-Quyền của công dân đề nghị kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã

công bố (1) thông qua các cơ quan công quyền (2).

- Quyền của công dân đề nghị kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã

công bố hoặc các hành vi hành chính qua các tòa án liên quan (3) để chuyển lên

Tòa án tối cao (4) đệ trình Hội đồng Hiến pháp (5).

(4)

(1) (3)

(2) (5)

Tòa án liên quan

HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP

- Chủ tịch Thượng Viện

- Chủ tịch Hạ Viện

- 1/4 thành viên Thượng Viện

- 1/0 thành viên Hạ Viện

Tòa án Tối cao

Công dân Công dân hoặc đại diện của nguyên đơn

phản đối quyết định của UBBC quyết định

của Ủy ban Bầu cử Quốc gia

(6)

Page 53: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

43

- Quyền của công dân khiếu kiện các quyết định của Ủy ban Bầu cử Quốc

gia trực tiếp lên Hội đồng Hiến pháp (6).

2.5. Thực tiễn hoạt động

Từ năm 1998 đến năm 2010, Hội đồng Hiến pháp Campuchia đã thụ lý và

giải quyết 177 vụ việc, trong đó có 46 vụ tranh chấp về bầu cử, 52 vụ việc về

kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật và các hành vi hành chính, 48 phán quyết

về sự trái thẩm quyền hoặc hình thức pháp lý, 21 vụ việc về giải thích Hiến pháp

và luật, 10 vụ tư vấn hoặc yêu cầu1.

Các tài liệu nghiên cứu về thực tiễn chưa cho thấy rõ vai trò của các chủ

thể công quyền (lập pháp và hành pháp) trong việc đề xuất Hội đồng Hiến pháp

xem xét các vấn đề Hiến pháp. Tòa án là một thiết chế được mong đợi sẽ đóng

vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và tự do hiến định của công dân

trước các vi phạm Hiến pháp của lập pháp và hành pháp, tuy nhiên, Tòa án tối

cao chưa bao giờ đề xuất vụ việc nào lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính

hợp hiến của các đạo luật hoặc hành vi hành chính.

1Constitutional Council of Cambodia, www.ccc.gov.kh.

Page 54: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

44

III. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CADẮCXTAN

3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cadắcxtan là một trong những nước cộng hòa cuối cùng của Liên Xô

được tách ra độc lập vào tháng 12 năm 19911. Tuy nhiên, đến ngày 30 tháng 8

năm 1995 – gần bốn năm sau khi giành được độc lập, Hiến pháp của Cadắcxtan

mới được thông qua. Sự thay đổi hệ thống chính trị là một dấu mốc quan trọng,

mở ra một kỷ nguyên mới khi Cadắcxtan trở thành một quốc gia độc lập có chủ

quyền và một nền cộng hòa tự do về mặt kinh tế. Bởi sự thay đổi quan trọng

này, ngày 30 tháng 8 – ngày Hiến pháp - trở thành ngày quốc lễ của Cadắcxtan.

Hội đồng Hiến pháp là thiết chế lần đầu tiên được lập ra ở Cadắcxtan theo

Chương VI của Hiến pháp 1995. Thiết chế Hội đồng Hiến pháp ghi nhận sự tập

trung quyền lực vào tay Tổng thống và mang những đặc điểm sau:

Không xây dựng cơ chế phán quyết hiến pháp đầy đủ;

Tổng thống sau khi về hưu đương nhiên có quyền trở thành thành

viên của Hội đồng Hiến pháp;

Tổng thống có vai trò rất lớn trong việc bổ nhiệm các thành viên

Hội đồng Hiến pháp.

Tổng thống có quyền phủ quyết tương đối đối với các nghị quyết

của Hội đồng Hiến pháp;

Hội đồng Hiến pháp mang nhiều màu sắc của cơ quan chính trị hơn

là một cơ quan chuyên môn có vị thế độc lập khách quan.

3.2. Khuôn khổ pháp lý2

Hội đồng Hiến pháp được quy định tại:

Chương VI Hiến pháp Cadắcxtan 1995;

Luật Hội đồng Hiến pháp 1995 (gồm 6 chương, 47 điều);

Nội quy của Hội đồng Hiến pháp, được ban hành theo Nghị quyết

số 1/2002 ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Hội đồng.

1http://aglobalworld.com/holidays-around-the-world/Cadắcxtan-celebrates-constitution-day/

2The speech of the Chairman of the Constitutional Council of the Republic Cadắcxtan Igor Rogov on 2nd Congress

of the World Conference on Constitutional Justice “Separation of Powers and Independence of Constitutional Courts and

Equivalent Bodies”, Rio de Janeiro, 16-18 January 2011

Page 55: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

45

3.3. Cơ cấu tổ chức

Nguyên tắc tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng được ghi nhận trong

Hiến pháp Cộng hòa Cadắcxtan. Theo Điều 3 của Hiến pháp, quyền lực nhà

nước ở Cộng hòa Cadắcxtan là thống nhất và được thực thi trên cơ sở Hiến pháp

và luật phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước được phân chia thanh ba

nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiềm chế, đối trọng giữa chúng

trong quá trình tương tác.1

Trong hệ thống tam quyền phân lập, Hội đồng Hiến pháp đóng một vị trí

rất đặc biệt. Mô hình phòng hiến của Pháp đã được lựa chọn làm cơ sở cho sự

phát triển của Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan, bởi vậy nó có nhiều khác biệt,

bên cạnh những những đặc điểm cơ bản của mô hình nguyên mẫu.

Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan bao gồm bảy thành viên. Chủ tịch và hai

thành viên của Hội đồng Hiến pháp được bổ nhiệm bởi Tổng thống; hai thành

viên do Thượng viện bổ nhiệm, hai thành viên còn lại do Mazhilis (Hạ viện) bổ

nhiệm. Hội đồng là cơ quan nhà nước độc lập.

Để hỗ trợ cho hoạt động của Hội đồng Hiến pháp, bộ phận quản trị được

thành lập, gọi là Văn phòng Hội đồng Hiến pháp2. Văn phòng có trách nhiệm

tiến hành các điều tra, tổ chức các buổi điều trần và các công việc phụ trợ khác

nhằm hỗ trợ hoạt động của Hội đồng Hiến pháp. Những những chức năng cụ thể

của Văn phòng là:

a) Cung cấp phân tích pháp luật và các thỏa thuận quốc tế là đối tượng

khiếu nại hiến pháp;

b) Tổ chức chuẩn bị cho các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp;

c) Cung cấp các phân tích thông tin và phát hành các tài liệu công bố;

d) Tổ chức, phối hợp, kiểm soát và quản lý tài liệu;

đ) Tương tác với truyền thông của Cộng hòa Cadắcxtan;

e) Giám sát các vấn đề tài chính, kỹ thuật và ngân sách dịch vụ xã hội

(social services budgets) của Hội đồng Hiến pháp;

1The speech of the Chairman of the Constitutional Council of the Republic Cadắcxtan Igor Rogov on 2nd Congress

of the World Conference on Constitutional Justice “Separation of Powers and Independence of Constitutional Courts and

Equivalent Bodies”, Rio de Janeiro, 16-18 January 2011

2http://www.constcouncil.kz/eng/norpb/polobap/

Page 56: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

46

g) Duy trì mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tòa án hiến pháp

trên thế giới và các cơ quan tương tự trên thế giới;

h) Sắp xếp lịch trình, thời biểu;

Văn phòng Hội đồng Hiến pháp bao gồm các bộ phận sau:

a) Phòng hợp tác quốc tế

b) Phòng pháp luật

c) Phòng thông tin và phân tích

d) Phòng tài vụ hành chính

đ) Phòng tổng hợp

3.4. Thẩm quyền

Thủ tục kiểm tra tính hợp hiến trước của Hội đồng Hiến pháp chỉ được

khởi xướng trên cơ sở đề nghị của những chủ thể sau: Tổng thống, Thủ tướng,

Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, từ một phần năm tổng số các nghị sĩ

của cả hai viện của Nghị viện, các tòa án.

Hội đồng Hiến pháp bảo đảm sự tương thích của luật với hiến pháp của

quốc gia bằng kiểm hiến trước và sau.Quyết định (nghị quyết) của Hội đồng

Hiến pháp đóng vai trò cung cấp sự giải thích đúng đắn các nguyên tắc, quy

phạm của Hiến pháp nhằm bảo đảm sự phát triển liên tục và ổn định của Nhà

nước.

Hội đồng Hiến pháp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo

đảm tính hợp hiến của các quan hệ pháp luật, mà còn trở thành “chuyên gia”

trong việc tập trung vào sự phát triển của lập pháp hiện hành và thực tiễn thực

thi pháp luật. Theo Điều 72 của Hiến pháp, Hội đồng có thẩm quyền quyết định

những vấn đề sau:

- Về sự đúng đắn trong việc tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống, nghị sĩ

và của cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc trong trường hợp có tranh chấp1;

- Xem xét tính hợp hiến của dự luật đã được Nghị viện thông qua trước

khi Tổng thống ký; xem xét tính hợp hiến của các quyết định của Nghị viện và

các viện của Nghị viện.

1Decide on the correctness of conducting the elections of the President of the Republic, deputies of Parliament, and

conducting an all-nation referendum in case of dispute.

Page 57: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

47

- Xem xét tính hợp hiến của các điều ước quốc tế trước khi phê chuẩn;

- Giải thích chính thức Hiến pháp;

- Đưa ra kết luận trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều 47 Hiến pháp.

Ngoài ra Hội đồng còn có quyền giải quyết các kháng cáo của các tòa án

trong các trường hợp được quy định tại Điều 78 Hiến pháp. Điều 78 quy định

như sau:

“Tòa án không có quyền áp dụng luật (của Nghị viện) và bất kỳ văn bản

quy phạm pháp luật nào nếu nó xâm phạm quyền và tự do của cá nhân, công

dân đã được xác lập trong hiến pháp. Nếu bất kỳ một tòa án nào khi áp dụng

một luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào đó thấy rằng văn bản đó xâm

phạm quyền và tự do của cá nhân, công dân thì tòa án sẽ tạm dừng thủ tục tố

tụng và đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp yêu cầu tuyên bố văn bản đó vi hiến1”.

Quyền lực của Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan được thực thi theo các

nguyên tắc độc lập, khách quan, kiên định, tập thể và chỉ tuân theo Hiến pháp.

Nghị quyết, quyết định của Hội đồng Hiến pháp sẽ có hiệu lực ràng buộc

vào ngày nó được thông qua trên toàn lãnh thổ Cadắcxtan, có tính chất chung

thẩm, không thể bị khiếu nại hay kháng cáo.

Trong phạm vi hạn chế bởi địa vị hiến định của mình, bằng chức năng

giải thích hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp trở thành người mở lối thoát lập pháp

của quốc gia và gián tiếp thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật.

Đặc điểm tập quyền, lấy Tổng thống làm trung tâm thể hiện rõ nhất ở việc

theo Hiến pháp Cadắcxtan. Không có ai ngoài Tổng thống có quyền phản đối

quyết định của Hội đồng Hiến pháp. Hay nói cách khác, Tổng thống có quyền

phủ quyết đối với quyết định của Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên đây là quyền

phủ quyết tương đối, chứ không phải là phủ quyết tuyệt đối. Sự phản đối của

Tổng thống không có nghĩa là hủy bỏ quyết định tương ứng của Hội đồng Hiến

pháp mà chỉ là một dịp để yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét lại lần nữa vấn

đề tương ứng. Hội đồng Hiến pháp có thể vượt qua sự phản đối này nếu khi xem

xét lại vấn đề và đạt được sự nhất trí từ hai phần ba tổng số thành viên của Hội

đồng. Nếu khi xem xét lại vấn đề và khi biểu quyết không đạt được sự nhất trí từ

hai phần ba tổng số thành viên của mình thì nghị quyết hay quyết định của Hội

1Đây là hoạt động kiểm hiến sau.

Page 58: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

48

đồng coi như chưa được thông qua, hay nói cách khác sẽ không còn giá trị pháp

lý.

Cùng với các cơ quan nhà nước khác, Hội đồng Hiến pháp đã thúc đẩy

các sự phát triển của xã hội, vượt qua các xung đột pháp lý, giảm xung đột xã

hội, tập trung vào phát triển các giá trị hiến pháp.

Bên cạnh những chức năng, thẩm quyền nêu trên, Hội đồng Hiến pháp

còn có một chức năng mang lại nhiều ảnh hưởng chính trị, đó là chuẩn bị thông

điệp hàng năm về tình trạng hợp hiến của quốc gia. Trong văn bản này, Hội

đồng sẽ phân tích tình hình lập pháp hiện tại và thực tiễn áp dụng pháp luật của

quốc gia dưới góc nhìn hiến pháp, tập trung chỉ ra những tồn đọng, thiếu sót

trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Theo Hiến pháp, thông điệp này được phát đi tại phiên họp liên viện, bởi

vậy đầu tiên thông điệp hướng tới tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp của

Nghị viện. Thông điệp cũng đồng thời hướng tới hoạt động của Tổng thống. Vì

không coi hoạt động của Hội đồng Hiến pháp là hoạt động mang tính chất tư

pháp1 nên thông điệp của Hội đồng Hiến pháp mang tính định hướng tương lai

cho hoạt động của nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp.

Bên cạnh thông điệp nêu trên, theo Luật về Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa

Cadắcxtan, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, theo yêu cầu của Tổng thống, sẽ trình

bày thông tin về thực trạng tính hợp hiến của quốc gia.

3.5. Thực tiễn hoạt động

3.5.1. Tổng quan

Về tổng quan, theo phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa

Cadắcxtan2, Hội đồng đã có vai trò to lớn trong quá trình phát triển của

Cadắcxtan, thông qua việc loại bỏ những mâu thuẫn phát sinh không thể tránh

khỏi trong các sản phẩm lập pháp, áp dụng các điều ước quốc tế và làm rõ ràng

những nội dung lập pháp, góp phần vào sự chuyển mình của hệ thống pháp luật

Cadắcxtan từ một hệ thống pháp luật đơn giản thời xã hội chủ nghĩa phát triển

thành một hệ thống pháp luật năng động hiện đại và hiệu quả. Trong quá trình

chuyển đổi hệ thống pháp luật này, thông qua việc hiện thực hóa việc giám sát

1Nhưng cũng không nói rõ là hành pháp hay lập pháp.

2The speech of the Chairman of the Constitutional Council of the Republic Cadắcxtan Igor Rogov on 2nd Congress

of the World Conference on Constitutional Justice “Separation of Powers and Independence of Constitutional Courts and

Equivalent Bodies”, Rio de Janeiro, 16-18 January 2011

Page 59: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

49

hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp đã trở thành người “gìn giữ” các giá trị hiến

pháp, làm nền tảng cho sự phát triển lợi ích quốc gia.

Mặc dầu xây dựng dựa trên hình mẫu của Hội đồng Hiến pháp Pháp,

nhưng, Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan đã có hai cải tiến căn bản, làm cho cơ

quan này trở nên thực quyền hơn:

Hội đồng Hiến pháp nguyên mẫu của Pháp vào năm 1958 chỉ có

chức năng phòng hiến, khuyến nghị mà không có chức năng kiểm

hiến sau, trong khi đó Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan, ngoài chức

năng phòng hiến đối với dự luật của Nghị viện, thì có chức năng tài

phán hiến pháp đối với các văn bản quy phạm đã có hiệu lực.1

Hội đồng Hiến pháp nguyên mẫu của Pháp vào năm 1958 không có

chức năng tài phán hiến pháp cụ thể (phải đến cải cách năm 2008

mới có chức năng này), thì ngay từ khi thành lập (năm 1995), Hội

đồng Hiến pháp Cadắcxtan đã có quyền tài phán hiến pháp cụ thể

theo sự đệ trình của các tòa án theo Điều 78 Hiến pháp. Theo đó,

nếu bất kỳ một tòa án nào khi áp dụng một luật hay văn bản quy

phạm pháp luật nào đó thấy rằng văn bản đó xâm phạm quyền và tự

do của cá nhân, công dân thì tòa án sẽ tạm dừng thủ tục tố tụng và

đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp yêu cầu tuyên bố văn bản đó vi

hiến.

3.5.2. Số lượng, nhóm vụ việc đã giải quyết

Chính nhờ hai thay đổi nêu trên nên số lượng vụ việc hiến pháp được

mang ra trước Hội đồng Hiến pháp nhiều lên. Trong 18 năm tồn tại đầu tiên, số

lượng vụ việc mà Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan giải quyết nhiều hơn hẳn so

với số lượng án giải quyết trong 18 năm đầu tại Hội đồng Hiến pháp của Pháp.

Cụ thể, từ 1995 đến 2013, Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan đã giải quyết2:

- 4 khiếu kiện yêu cầu xem xét tính hợp hiến của dự luật trước khi Tổng

thống ký công bố;

- 14 lần giải thích hiến pháp;

- 01 lần xem xét vụ án Hiến pháp theo đệ trình của tòa án (tài phán hiến

pháp cụ thể);

1 Giống thẩm quyền của tòa án hành chính một số quốc gia.

2 http://www.constcouncil.kz/eng/resheniya/

Page 60: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

50

- 01 lần chuyển thông điệp về tình trạng tuân thủ hiến pháp của quốc gia

trước phiên họp liên viện.

3.5.3. Khả năng độc lập chính trị

Trong mối quan hệ với người có quyền lực nhất Cadắcxtan – người cầm

quyền suốt gần 30 năm qua – Tổng thống Nursultan Nazarbayev, Hội đồng Hiến

pháp cũng thể hiện thái độ độc lập.

Đã có ba lần Tổng thống Nursultan Nazarbayev phản đối nghị quyết của

Hội đồng Hiến pháp, nhưng chỉ có một lần duy nhất Hội đồng không hội đủ sự

nhất trí từ hai phần ba tổng số phiếu để vượt qua sự phủ quyết tương đối của

Tổng thống. Gần đây nhất, vào ngày 31 tháng giêng năm 20111, Hội đồng Hiến

pháp đã tuyên bố tính bất hợp hiến của Nghị quyết của Quốc hội về việc hủy bỏ

bầu cử ở Cadắcxtan trong 10 năm để trao quyền làm Tổng thống suốt đời cho

Nursultan Nazarbayev2.

1 http://www.constcouncil.kz/eng/resheniya/?cid=10&rid=581

2http://www.rferl.org/content/kazakh_constitutional_council_rejects_referendum_to_extend_nazarbaev_rule/22923

61.html

Page 61: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

51

IV. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP ANGIÊRI

4.1. Quá trình hình thành và phát triển

Angiêri có lịch sử bảo hiến gắn liền với lịch sử Hiến pháp: một quá trình

không liên tục, bắt đầu đánh dấu bởi sự tồn tại ngắn ngủi, sau đó là một khoảng

thời gian dài thiếu vắng, rồi bất ngờ xuất hiện trở lại. Có thể chia lịch sử phát

triển bảo hiến của Angiêri thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Bản Hiến pháp đầu tiên của Angiêri được ban hành năm

1963 sau khi quốc gia này tuyên bố độc lập đã quy định thành lập Hội đồng

Hiến pháp tại Điều 63 và Điều 64, theo đó Hội đồng Hiến pháp có quyền “phán

quyết về tính hợp hiến của các đạo luật và sắc lệnh”. Tuy nhiên, Hội đồng Hiến

pháp đã không thể thực hiện được nhiệm vụ bảo hiến do những diễn biến chính

trị diễn ra ngay sau đó chỉ một tháng, khiến cho Hiến pháp không được tôn trọng

sau khi được công bố.

Giai đoạn 2: Hiến pháp tháng 10/1976 không quy định về bảo hiến, mặc

dù Điều 186 nêu rằng “sự kiểm soát chính trị trao cho các cơ quan lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước phải được thực thi phù hợp với Hiến chương quốc gia và với

các quy định của Hiến pháp”.

Giai đoạn 3: Ý tưởng về thành lập thiết chế bảo hiến là chủ đề nổi bật

trong các thảo luận chính trị. Vào tháng 12/1983, cuộc họp lần thứ 5 của Đảng

Mặt trận Tự do quốc gia (FLN) đã kêu gọi thành lập một cơ quan tối cao đặt

dưới quyền Tổng thống, với vai trò kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật nhằm

bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và để nâng cao tính chính đáng của các đạo

luật cũng như thúc đẩy nền dân chủ ở quốc gia.

Hội đồng Hiến pháp đã được tái lập trong lần sửa đổi cơ bản Hiến pháp

ngày 23/2/1989, cùng với việc thiết lập chế độ đa nguyên chính trị, các quyền và

tự do và nguyên tắc phân quyền. Theo quy định của Hiến pháp mới, một Hội

đồng Hiến pháp được thành lập với những quyền hạn quan trọng hơn so với

Hiến pháp năm 1963, bao gồm quyền kiểm tra sự tuân thủ các công ước quốc tế,

các đạo luật và quy tắc; kiểm tra tính hợp pháp của các cuộc bầu cử quốc gia và

các quyền tư vấn trong một số trường hợp đặc biệt. Việc tái lập Hội đồng Hiến

pháp là một bước quan trọng trong lịch sử bảo hiến và quá trình xây dựng nhà

nước pháp quyền ở Angiêri.

Page 62: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

52

Sửa đổi Hiến pháp ngày 28/11/1996 tiếp tục có những cải cách quan trọng

liên quan đến Hội đồng Hiến pháp, cụ thể như mở rộng thẩm quyền của Hội

đồng đến việc kiểm hiến bắt buộc các luật tổ chức trước khi công bố. Những cải

cách Hiến pháp tích cực đó biểu hiện sự phát triển bước đầu của chế độ bảo hiến

ở Angiêri.

4.2. Khuôn khổ pháp lý

Hội đồng Hiến pháp Angiêri hiện nay được thành lập theo quy định của

Hiến pháp 1989, trong đó đoạn 1 Điều 153 tuyên bố: “Một Hội đồng Hiến pháp

được thành lập, được giao phó kiểm tra sự tôn trọng Hiến pháp”. Hiến pháp

không có một chương riêng về Hội đồng Hiến pháp mà quy định thiết chế này

trong Phần 3 Chương 1 (Kiểm soát) cùng với các thiết chế có vai trò kiểm soát

quyền lực khác là Nghị viện và Kiểm toán Nhà nước. Chương này gồm 7 điều,

từ Điều 163 đến Điều 169.

Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định, các luật tổ chức có liên quan được

ban hành, cụ thể như Luật tổ chức chế độ bầu cử. Tuy nhiên, Angiêri không có

một đạo luật chuyên biệt về Hội đồng Hiến pháp. Thay vào đó, Tổng thống ban

hành một số sắc lệnh quy định về tổ chức của cơ quan này, còn bản thân Hội

đồng Hiến pháp thì ban hành nhiều quy tắc hoạt động của cơ quan mình.

4.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục hoạt động

4.3.1. Cơ cấu tổ chức

- Thành viên

Theo quy định tại Điều 164 của Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp gồm 9

thành viên, trong đó 3 thành viên được Tổng thống bổ nhiệm, 2 thành viên được

Quốc hội (Hạ viện) bầu, 2 thành viên được Hội đồng Quốc gia (Thượng viện)

bầu, một thành viên được Tòa án tối cao bầu và một thành viên do Hội đồng

Nhà nước (Tòa hành chính tối cao) bầu. Một trong số ba thành viên do Tổng

thống bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp.

Sự phân bổ các thành viên Hội đồng Hiến pháp cho các cơ quan khác

nhau cho phép bảo đảm tính độc lập của Hội đồng với các nhánh quyền lực nhà

nước khác. Xét tương quan, việc nhánh lập pháp có quyền bổ nhiệm số lượng

lớn hơn (4 thành viên) so với nhánh hành pháp (3 thành viên) và nhánh tư pháp

(2 thành viên) có thể dẫn đến sự phụ thuộc của Hội đồng Hiến pháp vào cơ quan

lập pháp và các đảng phái chính trị, đặc biệt trong trường hợp Tổng thống thuộc

đảng đa số trong Nghị viện.

Page 63: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

53

Hiến pháp Angiêri không quy định bất kỳ tiêu chuẩn nào về tuổi tác, bằng

cấp, hay kinh nghiệm đối với các ứng cử viên Hội đồng Hiến pháp, ngoại trừ

thành viên đại diện ngành tư pháp bắt buộc phải là thẩm phán của Tòa án tối cao

hoặc Tòa hành chính tối cao. Quy định này phản ánh quan điểm cho rằng Hội

đồng Hiến pháp có nhiều đặc điểm của một cơ quan chính trị hơn một cơ quan

tài phán tư pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa phần các thành viên Hội đồng

Hiến pháp là đại diện của các ngành lập pháp, hành pháp và là các giáo sư luật,

những người làm thực tiễn pháp luật hoặc có bằng cấp pháp luật.

- Nhiệm kỳ

Cũng theo quy định tại Điều 164 Hiến pháp, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng với nhiệm kỳ duy nhất sáu

năm. Các thành viên khác của Hội đồng Hiến pháp cũng được bầu hoặc bổ

nhiệm với nhiệm kỳ duy nhất 6 năm, trong đó một nửa được bầu lại 3 năm một

lần. Sự nối tiếp các thành viên như vậy cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động

và sự độc lập của Hội đồng Hiến pháp.

Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng Hiến pháp cũng có thể kết thúc

nếu họ bị chết, từ chức hoặc gặp phải một trở ngại kéo dài dẫn đến không thực

hiện được nhiệm vụ. Trong bất kỳ trường hợp nào như vậy, Hội đồng sẽ quyết

định việc kết thúc nhiệm kỳ của thành viên liên quan, sau khi thông báo cho các

cơ quan hiến định liên quan (tùy thuộc vào thành viên do bổ nhiệm hoặc bầu).

- Nghĩa vụ

Những nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng Hiến pháp được quy định

trong Các nguyên tắc về quy trình hoạt động của Hội đồng Hiến pháp, ban hành

vào ngày 7/8/1989, theo đó Điều 46 ấn định rằng “các thành viên Hội đồng

Hiến pháp giữ một thái độ trung lập và sẽ không chấp nhận bất kỳ một vị trí

công quyền nào”.

Để bảo đảm tính trung lập và độc lập của Hội đồng Hiến pháp, các nhà

lập hiến đã đặt ra quy tắc chặt chẽ về sự không kiêm nhiệm. Theo quy định tại

đoạn 2 Điều 164 Hiến pháp, “khi được bầu hoặc bổ nhiệm, các thành viên Hội

đồng Hiến pháp phải từ bỏ bất kỳ công việc, chức năng, trách nhiệm hoặc nhiệm

vụ nào khác”. Điều đó có nghĩa là các thành viên Hội đồng Hiến pháp không

được kiêm nhiệm hoạt động Nghị viện, Chính phủ hay bất kỳ các hoạt động

công hoặc tư nào khác. Các thành viên Hội đồng Hiến pháp cũng không được

tham gia các đảng phái, tuy nhiên, họ có thể tham gia các hoạt động văn hóa

Page 64: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

54

hoặc khoa học nếu như các hoạt động này không ảnh hưởng đến sự độc lập hoặc

trung lập của họ.

Hội đồng Hiến pháp hoàn toàn độc lập trong việc thực thi các hình thức

kỷ luật với các thành viên của mình. Điều này nhằm bảo đảm tính độc lập của

Hội đồng Hiến pháp trong các phán quyết. Bất cứ các vi phạm nghĩa vụ của một

thành viên đều dẫn đến các hình thức kỷ luật do Hội đồng quyết định.

- Quản lý hành chính

Hội đồng Hiến pháp có tính tự chủ tương đối trong việc ban hành quy chế

nội bộ nhằm bảo đảm tính độc lập của cơ quan này.

Hội đồng Hiến pháp cũng có quyền tự chủ trong quản lý bộ máy hành

chính, bao gồm một Văn phòng Hội đồng, đứng đầu bởi một Tổng thư ký, do

các giám đốc nghiên cứu và một bộ phận hành chính trợ giúp. Văn phòng Hội

đồng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị và tổ chức các hoạt

động của Hội đồng. Văn phòng Hội đồng có hai phòng: phòng tài liệu và phòng

nhân sự và kỹ thuật. Các vị trí quan trọng của Văn phòng do Chủ tịch Hội đồng

quyết định.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp cũng có quyền tự chủ về tài chính. Ngân

sách của Hội đồng nhập vào ngân sách chung của Nhà nước, không phải đưa ra

thảo luận trước Quốc hội, nhưng việc thực thi ngân sách phải đặt dưới sự kiểm

tra của các cơ quan Nhà nước khác (Cơ quan kiểm toán, Tổng Thanh tra Tài

chính) và những khoản chi tiêu cụ thể phải chịu sự giám sát của Kiểm tra viên

tài chính thuộc Bộ tài chính.

4.3.2. Quy trình, thủ tục

Theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp quy

định các quy tắc cho hoạt động của Hội đồng, bao gồm việc kiểm tra tính hợp

hiến của các đạo luật và kiểm tra tính hợp pháp của các cuộc bầu cử quốc gia.

Trong cả hai trường hợp, các phán quyết của Hội đồng đều được thực

hiện dưới hình thức văn bản và theo thủ tục kín. Để ra một phán quyết, ít nhất

phải có sự tham gia của năm thành viên Hội đồng. Phán quyết được thông qua

với đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp ngang phiếu, Chủ tịch hoặc chủ

tọa phiên họp sẽ quyết định.

- Về quyền kiểm tra tính hợp hiến

Theo Điều 166 Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp sẽ xem xét các vụ việc

theo “đề nghị của Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện”.

Page 65: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

55

Điều này có nghĩa là Hội đồng chỉ có thể kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản

pháp luật khi có đề nghị của một trong ba chủ thể kể trên. Nói cách khác, Hội

đồng không thể tự mình khởi động một vụ việc kiểm hiến. Quyền đề nghị Hội

đồng Hiến pháp thực hiện kiểm hiến chỉ là đặc quyền của ba thiết chế quyền lực

đã nêu.

Các luật tổ chức và các quy tắc thủ tục của cả Thượng viện và Hạ viện

đều phải đượcđệ trình lên Hội đồng Hiến pháp để kiểm tra tính hợp hiến trước

khi ban hành. Đối với các luật tổ chức, Tổng thống phải đệ trình Hội đồng Hiến

pháp xem xét tính hợp hiến của dự thảo luật sau khi được Nghị viện thông qua.

Các luật chỉ có giá trị thực thi khi Hội đồngđã cho ý kiến về tính hợp hiến của

chúng.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp cũng phán quyết về tính hợp hiến của các

đạo luật thường, các điều ước quốc tế và các quy tắc lập quy nếu được đệ trình.

Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm hiến trước và sau khi văn bản pháp luật có hiệu

lực.

Trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật đã có hiệu

lực, Điều 169 Hiến pháp quy định: “Khi Hội đồng Hiến pháp cho rằng một quy

định lập pháp hoặc lập quy trái với Hiến pháp, các quy định này sẽ mất hiệu lực

kể từ ngày ban hành quyết định của Hội đồng”. Các ý kiến và quyết định của

Hội đồng Hiến pháp có giá trị bắt buộc ngay đối với tất cả các cơ quan công

quyền.

Các chủ thể có thẩm quyền phải đề nghị Hội đồng Hiến pháp thực hiện

một vụ kiểm hiến bằng hình thức văn bản. Văn phòng Hội đồng sẽ tiếp nhận

đơn. Sau khi nhận đơn, Hội đồng Hiến pháp sẽ tiến hành giai đoạn điều tra, bắt

đầu bằng việc Chủ tịch Hội đồng bổ nhiệm một trong số thành viên phụ trách vụ

việc. Người được giao phụ trách vụ việc phải nghiên cứu hồ sơ, đề xuất ý kiến

hoặc quyết định và đệ trình một bản sao hồ sơ cùng với một bản báo cáo cho các

thành viên Hội đồng. Người được giao vụ việc có thể thu thập thông tin và các

tài liệu liên quan đến hồ sơ và nhờ tư vấn của các chuyên gia nếu cần thiết.

Tiếp theo giai đoạn điều tra, Chủ tịch Hội đồng sẽ ấn định ngày tiến hành

phiên họp toàn thể và triệu tập các thành viên. Hội đồng sẽ họp kín và thông qua

quyết định bằng biểu quyết theo đa số.

Các ý kiến và quyết định của Hội đồng Hiến pháp được viết bằng ngôn

ngữ quốc gia trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Hội đồng thông qua ý kiến hoặc

quyết định. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng hoặc Chủ tọa phiên họp ký và Tổng

Page 66: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

56

Thư ký lưu hồ sơ, các ý kiến và quyết định của Hội đồng được thông báo đến

Tổng thống và chủ thể đã đệ trình vụ việc lên Hội đồng. Các ý kiến và quyết

định cuối cùng được gửi cho Văn phòng Chính phủ để đăng công báo.

- Kiểm tra tính hợp pháp của cáccuộc trưng cầu ý dân và bầu cử quốc

gia

Trong cuộc trưng cầu ý dân, Hội đồng Hiến pháp xem xét đơn kháng cáo

và tuyên bố kết quả cuối cùng. Bất kỳ cử tri nào cũng có quyền đề nghị xem xét

tính hợp phápcủa các hoạt động bỏ phiếu. Các biên bản bỏ phiếu được niêm

phong và gửi cho Hội đồng xem xét và công bố kết quả cuối cùng chậm nhất 10

ngày sau khi nhận được biên bản.

Đối với bầu cử Tổng thống, Hội đồng Hiến pháp tham gia ở ba mức độ:

- Thông qua danh sách các ứng cử viên Tổng thống;

- Phán quyết về khiếu nại của các ứng cử viên hoặc những người đại diện

cho họ và tuyên bố kết quả của bầu cử;

- Kiểm tra tài khoản tranh cử của các ửng cử viên.

Hội đồng Hiến pháp cũng kiểm tra các cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng

viện.

4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp được quy định trong

Hiến pháp và được cụ thể hóa bởi Quy chế thủ tục hoạt động của Hội đồng và

một số văn bản pháp luật khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng được chia thành các nhóm cơ bản sau:

4.4.1. Các nhiệm vụ, quyền hạn trong điều kiện bình thường

- Kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật

Theo quy định tại Điều 165 Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp phán quyết

về tính hợp hiến của các công ước quốc tế, các đạo luật và các quy tắc lập quy,

các luật tổ chức và các quy tắc về thủ tục của Thượng viện và Hạ viện.

Sự kiểm hiến đối với các văn bản pháp luật có thể là lựa chọn hoặc bắt

buộc: Hội đồng Hiến pháp chỉ xem xét kiểm hiến các văn bản pháp luật khi có

đề nghị của Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện hoặc Chủ tịch Hạ viện. Các luật

tổ chức và các quy tắc thủ tục bắt buộc phải đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp để

Page 67: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

57

kiểm tra tính hợp hiến trước khi công bố và thực hiện. Hội đồng có thể kiểm

hiến trước và sau khi các văn bản pháp luật có hiệu lực.

- Kiểm tra các cuộc trưng cầu ý dân và bầu cử quốc gia

Theo quy định của đoạn 2 Điều 163 Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp“…

kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động trưng cầu ý dân, các cuộc bầu cử Tổng

thống và bầu cử quốc gia và tuyên bố kết quả của các hoạt động này”. Những

đặc quyền này được quy định chi tiết trong Luật tổ chức bầu cử.

Kiểm tra tính hợp pháp của các cuộc bầu cử bao gồm từ việc kiểm tra các

kháng cáo được quy định trong luật bầu cử cho tới kiểm tra tài chính tranh cử.

4.4.2. Các nhiệm vụ, quyền hạn trong điều kiện đặc biệt

Các nhà lập hiến trao cho Hội đồng Hiến pháp và Chủ tịch Hội đồng

quyền tư vấn trong một số trường hợp đặc biệt.

Theo quy định tại các Điều 93 và Điều 97 của Hiến pháp, Tổng thống sẽ

tham vấn ý kiến của Hội đồng Hiến pháp trước khi công bố tình trạng khẩn cấp

hoặc trước khi ký kết thỏa thuận đình chiến và hiệp ước hòa bình. Hội đồng

Hiến pháp cũng cho ý kiến trong trường hợp sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại

Điều 176 của Hiến pháp và trong giai đoạn khuyết Tổng thống vì lý do chết

hoặc từ chức theo quy định tại Điều 91.

Hội đồng Hiến pháp can thiệp vào quy trình bầu cử Tổng thống, theo đó

Hội đồng kéo dài thời hạn bầu cử Tổng thống lên tới 60 ngày khi một trong hai

ứng cử viên chết, rút lui hoặc bị cản trở trong vòng bầu cử thứ 2 vì bất kỳ một lý

do nào theo quy định tại Điều 89. Hội đồng cũng có thể kéo dài nhiệm kỳ của

Nghị viện trong trường hợp đặc biệt theo đề nghị của Tổng thống.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp có vai trò “giám sát” trong ba trường hợp

đặc biệt sau đây:

- Trong trường hợp Tổng thống gặp trở ngại vì lý do sức khỏe nghiêm

trọng và kéo dài: Trong tình huống này, Hội đồng Hiến pháp họp để xem xét

vấn đề và đề nghị Nghị viện tuyên bố tình trạng của Tổng thống;

- Hội đồng Hiến pháp họp để xem xét sự khuyết Tổng thống trong trường

hợp Tổng thống từ chức hoặc chết;

- Trong trường hợp Tổng thống từ chức hoặc chết cùng với việc khuyết

Chủ tịch Thượng viện vì bất kỳ lý do nào, Hội đồng Hiến pháp họp để xem xét

sự khuyết của Tổng thống và Chủ tịch Thượng viện.

Page 68: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

58

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp cũng có một số thẩm quyền đặc biệt như

được Tổng thống tham vấn về tình trạng khẩn cấp; thực hiện các chức năng của

người đứng đầu Nhà nước trong tình trạng đồng thời khuyết Tổng thống và Chủ

tịch Thượng viện.

4.5. Thực tiễn hoạt động

Trong những năm đầu, Hội đồng Hiến pháp chỉ ban hành một số lượng

hạn chế các quyết định và ý kiến trong lĩnh vực kiểm tra tính hợp hiến của các

văn bản pháp luật (tổng cộng 14 ý kiến và 5 quyết định trong khoảng thời gian

10 năm kể từ khi thành lập, từ 1989 đến 1999). Mặc dù có sự tích cực hơn từ cải

cách Hiến pháp năm 1996, Hội đồng Hiến pháp vẫn không phát huy đáng kể vai

trò kiểm hiến trong lĩnh vực này1.

Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ quy định của Hiến pháp

trong việc hạn chế các chủ thể có quyền đề nghị Hội đồng Hiến pháp. Ngoài các

chủ thể ít ỏi bao gồm Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện,

không một cơ quan công quyền nào khác hoặc công dân được quyền đề nghị Hội

đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật cũng như một số văn bản

pháp luật khác. Hội đồng Hiến pháp chưa bao giờ được đề nghị xem xét các đạo

luật phê chuẩn các điều ước quốc tế và các quy phạm lập quy.

Trong việc kiểm soát các cuộc bầu cử, Hội đồng Hiến pháp chủ yếu ban

hành các quyết định kiểm tra tài chính tranh cử của các ứng cử viên trong bầu cử

Tổng thống. So với lĩnh vực kiểm hiến các đạo luật, Hội đồng Hiến pháp thể

hiện vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các tranh chấp bầu cử.

Mặc dù vẫn còn đóng vai trò hạn chế, Hội đồng Hiến pháp Angiêri ngày

càng nỗ lực trong việc khẳng định vị thế của cơ quan bảo vệ Hiến pháp. Cùng

những cải cách Hiến pháp, các hoạt động của Hội đồng Hiến pháp có thể mở ra

những triển vọng mới trong thời gian tới.

1Theo số liệu của Hội đồng Hiến pháp Angiêri.

Page 69: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

59

V. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MÔRITANI

5.1. Quá trình hình thành và phát triển

Môritani là một nước cộng hòa Hồi giáo ở Tây Phi, trước đây là một

thuộc địa của Pháp. Pháp chiếm đóng lãnh thổ của Môritani từ cuối thế kỷ 19.

Nước này giành được độc lập từ Pháp vào ngày 28 tháng 11 năm 1960.1

Trên phương diện Hiến pháp, theo một nghiên cứu của hai học giả Sherif

Ayoub và Anton P. Jongeneel ở Trường Luật Columbia (Hoa Kỳ),2 diễn tiến

Hiến pháp của Môritani trải qua bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu với việc ban hành bản Hiến pháp năm 1961

sau khi Môritani độc lập khỏi Pháp. Bản Hiến pháp này dựa theo Hiến pháp của

Pháp, là luật tối cao điều chỉnh các thể chế và các quy trình chính trị ở Môritani.

Tuy nhiên, bản chất không chính đáng của bản Hiến pháp này cùng với việc nó

không có hiệu quả trong việc thúc đẩy và bảo vệ các chuẩn mực của chủ nghĩa

1Thông tin chung về Môritani, xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Môritani.

2Sherif Ayoub & Anton P. Jongeneel, Failures and Prospects: Four Eras of Constitutionalism in Môritani, Public

Law & Legal Theory Research Paper Series (New York: Columbia Law School, 2006).

Page 70: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

60

hợp hiến tự do đã làm cho giai đoạn thứ nhất sớm kết thúc chỉ sau một vài năm

bản Hiến pháp này được ban hành.

Trong gian đoạn thứ hai, Hiến pháp 1961 bị bỏ qua năm 1965, cùng với

việc thể chế hóa chế độ một đảng, và sau đó bị chính thức xóa bỏ bởi một ủy ban

quân sự thiết lập quyền lực bằng một cuộc đảo chính năm năm 1978. Sau đó,

Môritani rơi vào 13 năm mất ổn định dưới sự cai trị của chính quyền quân sự

với những bế tắc chính trị, đảo chính, và xung đột vũ trang.

Do những áp lực bên trong và bên ngoài, Môritani đã ban hành Hiến pháp

mới- Hiến pháp hiện hành –vào ngày 12 tháng 7 năm 1991, mở ra thời kỳ thứ ba

trong quá trình phát triển Hiến pháp ở quốc gia này. Về những áp lực bên trong,

người Môritani càng ngày càng mong muốn kết thúc chế độ chính quyền quân

sự và tiến hành nền dân chủ thực sự. Về những áp lực bên ngoài, sự kết thúc của

Chiến tranh lạnh và làn sóng dân chủ diễn ra toàn cầu làm cho giới cầm quyền

Môritani phải tiến hành các quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, những sai lầm của

Hiến pháp 1961 lại được lặp lại trong Hiến pháp 1991. Về phương diện tính

chính đáng, giống như Hiến pháp 1961, Hiến pháp 1991 của Môritani gần như

sao chép nguyên văn Hiến pháp của Pháp. Hơn nữa, quy trình lập hiến khá giới

hạn: tham gia vào quá trình soạn thảo Hiến pháp chỉ gồm có các nhà lãnh đạo

chóp bu và một số rất ít các học giả luật Hiến pháp. Hệ quả là người dân

Môritani bị buộc phải tôn vinh một bản Hiến pháp theo phong cách phương Tây

mà bản thân họ không được tham gia vào quá trình soạn thảo ra nó.

Hiệu lực của Hiến pháp 1991 không được bảo đảm do sự thất bại của ba

trụ cột của chính quyền hợp hiến tự do và dân chủ ở Môritani: ngành lập pháp,

ngành hành pháp, và ngành tư pháp. Điều này đến lượt nó lại làm phá vỡ môi

trường an ninh chính trị ở Môritani. Sự không chính đáng và không có hiệu lực

của các quy tắc Hiến pháp dẫn đến những sự kiện chính trị quan trọng của

Môritani từ năm 1991 đến cuộc đảo chính tháng 8 năm 2005.

Ngày 3 tháng 8 năm 2005, một nhóm quân sự do đại tá Ely Ould

Mohamed Vall đứng đầu tuyên bố đã lật đổ Tổng thống Maaouiya Ould Sidi

Ahmed Taya trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Nhóm này sau đó tổ chức

một Hội đồng được gọi là Hội đồng Quân sự vì Công lý và Dân chủ để quản lý

các công việc của nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi không quá hai năm, và

sau đó sẽ tổ chức một chế độ dân chủ hợp hiến thực sự ở Môritani. Cuộc đảo

chính tháng 8 năm 2005 mở ra giai đoạn thứ tư trong diễn tiến Hiến pháp ở

Môritani- một giai đoạn được đánh dấu bởi sự chính đáng và hiệu lực của bản

Hiến pháp- một điều kiện cho sự theo đuổi dân chủ thực sự của người Môritani.

Page 71: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

61

Hội đồng Quân sự vì Công lý và Dân chủ đã có những bước đi tích cực trong

việc thúc đẩy dân chủ ở Môritani. Các cuộc bầu cử Tổng thống và cơ quan lập

pháp được tổ chức giữa năm 2007 dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng.

Các thể chế ủng hộ quá trình dân chủ cũng được củng cố.1

Hội đồng Hiến pháp của Môritani được hình thành trong một bối cảnh

như trên. Hội đồng được quy định trong bản Hiến pháp năm 1991- Hiến pháp

hiện hành của Môritani, được sửa đổi một lần sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 25

tháng 6 năm 2006.2

5.2. Khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp 1991 của Môritani có một chương riêng (Chương 6) gồm 8

điều quy định về Hội đồng Hiến pháp. Những nguyên tắc sau đây được khẳng

định trong Hiến pháp này là nền tảng cho sự tồn tại của Hội đồng Hiến pháp:

Chủ quyền nhân dân: “Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực. Chủ

quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện chủ quyền

thông qua cơ quan đại diện được bầu cử và thông qua trưng cầu ý

dân. Không một bộ phận nào của nhân dân và không cá nhân nào

có thể tự tuyên bố thực thi chủ quyền.” (Điều 2)

Pháp quyền: Pháp luật là biểu hiện tối cao của ý chí nhân dân. Tất

cả mọi người phải tuân thủ pháp luật (Điều 4).

Nhân quyền: Nhà nước sẽ bảo đảm cho tất cả công dân các quyền

tự do cá nhân và tự do công cộng. (Điều 10).

Phân quyền: Hiến pháp xác lập một chế độ chính quyền với cấu

trúc ba bộ phận truyền thống gồm: cơ quan hành pháp (chương 2),

cơ quan lập pháp (chương 3), và cơ quan tư pháp (chương 7).

5.3. Cơ cấu tổ chức

Xét về mặt cấu trúc, Hội đồng Hiến pháp là một cơ quan độc lập trong hệ

thống nhà nước Môritani. Nó không nằm trong một trong ba nhánh truyền thống

của chính quyền và được Hiến pháp xác định trong một chương riêng.

Về thành phần, Hội đồng Hiến pháp gồm có 6 thành viên với nhiệm kỳ 9

năm và không được bổ nhiệm lại. 1/3 thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ

1Sherif Ayoub & Anton P. Jongeneel, 3-4.

2http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution_of_Môritani.

Page 72: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

62

được chọn 3 năm một lần. 3 thành viên sẽ do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm,

hai thành viên do Chủ tịch Quốc hội (Hạ viện) bổ nhiệm, và một thành viên do

Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Họ không được là lãnh đạo của bất cứ đảng

phái nào. Họ có quyền miễn trừ Nghị viện. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do

Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm trong số các thành viên do Tổng thống chọn lựa.

Trong trường hợp ngang phiếu, phiếu của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp có tính

quyết định (Điều 81).

Hiến pháp cũng quy định thành viên của Hội đồng Hiến pháp không được

đồng thời là thành viên của Chính phủ hay Nghị viện. Mọi sự bất khả kiêm

nhiệm khác do một đạo luật tổ chức quy định (Điều 82).

Nhận xét về cấu trúc của Hội đồng Hiến pháp, hai học giả Sherif Ayoub

và Anton P. Jongeneel cho rằng Hội đồng Hiến pháp đã được xây dựng theo một

cách thức khiến cho nó không thể kiểm soát các nhánh quyền lực còn lại. Hội

đồng Hiến pháp được coi là một thể chế bảo hiến không có năng lực, do nó được

thiết kế phụ thuộc vào Tổng thống và đảng của ông ta. Điều này tiêu biểu ở việc

một nửa thành viên của Hội đồng Hiến pháp (3 người) do Tổng thống bổ nhiệm

và trong số đó một người sẽ làm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp- người có lá

phiếu quyết định trong các phán quyết của Hội đồng Hiến pháp. So với Hội

đồng Hiến pháp của Pháp, nơi có 9 thành viên và chỉ có 3 người do Tổng thống

bổ nhiệm, sự sắp xếp thể chế nhân sự của Hội đồng Hiến pháp Môritani được

cho là kém hiệu quả. Hơn nữa, vì ở Môritani Tổng thống rất có ảnh hưởng đối

với Thượng viện nên hai thành viên Hội đồng Hiến pháp do Thượng viện lựa

chọn cũng không độc lập với Tổng thống giống như các thành viên do Tổng

thống bổ nhiệm. Do vậy, Sherif Ayoub và Anton P. Jongeneel kết luận rằng Hội

đồng Hiến pháp chỉ là một sự mở rộng của quyền hành pháp.1

5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Hội đồng Hiến pháp có các loại thẩm quyền sau đây:

Thứ nhất, thẩm quyền liên quan đến tranh chấp bầu cử.

Hội đồng Hiến pháp có quyền đánh giá về tính hợp pháp của việc bầu cử

Tổng thống nước Cộng hòa. Nó có quyền xem xét lại và tuyên bố về kết quả bầu

cử (Điều 83). Hội đồng Hiến pháp cũng có quyền phán quyết về tính hợp pháp

1Sherif Ayoub & Anton P. Jongeneel, 20.

Page 73: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

63

trong việc bầu cử đại biểu Hạ viện và Thượng việntrong trường hợp có tranh

chấp (Điều 84).

Thứ hai, thẩm quyền liên quan đến trưng cầu ý dân.

Hội đồng Hiến pháp có quyền đánh giá về tính hợp pháp của cuộc trưng

cầu ý dân và tuyên bố kết quả.

Thứ ba, thẩm quyền kiểm hiến trước.

Cụ thể thẩm quyền này được quy định trong Hiến pháp như sau:

(1) Các luật tổ chức trước khi được công bố, các quy chế của hai Viện

trước khi được đem thi hành phải được đệ trình lên Hội đồng Hiến

pháp để xác định xem chúng có phù hợp với Hiến pháp hay không.

(2) Với mục đích tương tự, các đạo luật thông thường trước khi được

công bố phải được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp bởi Tổng thống

nước Cộng hòa, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện, hoặc bởi

1/3 số thành viên của Quốc hội, hoặc bởi 1/3 số thành viên của

Thượng viện .

(3) Trong hai trường hợp nói trên, Hội đồng Hiến pháp sẽ ra phán

quyết trong vòng một tháng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Tổng

thống, nếu khẩn cấp, thời gian này có thể giảm xuống 8 ngày.

(4) Trong những trường hợp nói trên, việc đệ trình luật lên Hội đồng

Hiến pháp sẽ tạm hoãn việc ban hành chúng. (Điều 86).

Có thể nhận thấy rằng Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền bản chất của cơ

quan bảo hiến là kiểm tra tính hợp hiến của luật, và một số quyền phụ thuộc

khác như quyết định về tranh chấp bầu cử và trưng cầu ý dân. Nhưng so với các

định chế bảo hiến khác (ví dụ Hội đồng Hiến pháp của Pháp hiện nay), Hội đồng

Hiến pháp của Môritani có hai giới hạn. Thứ nhất là giới hạn về thẩm quyền

kiểm tra sau. Hội đồng này không có quyền xem xét tính hợp hiến của một đạo

luật đã được ban hành. Thứ hai là khả năng tiếp cận công lý Hiến pháp. Theo

Hiến pháp, chỉ có cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp được tiến cận với Hội

đồng Hiến pháp. Các tòa án và công dân không được quyền đặt vấn đề về tính

hợp hiến của luật trước Hội đồng Hiến pháp.

Hiệu lực của phán quyết

Một quy phạm được tuyên bố là bất hợp hiến sẽ không được ban hành

hoặc không được đem thi hành. Quyết định của Hội đồng Hiến pháp được bảo

Page 74: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

64

vệ bởi nguyên tắc hậu quả định án (res judicata).1 Có nghĩa là phán quyết của

Hội đồng Hiến pháp không thể bị kháng cáo. Nó phải được tuân thủ bởi tất cả

các cơ quan công quyền và bởi tất cả các cơ quan hành chính, tư pháp. (Điều

87). Như vậy, có thể thấy phán quyết của Hội đồng Hiến pháp có tính chất ràng

buộc, không phải là tính chất tư vấn.

5.5. Thực tiễn hoạt động

Để tìm hiểu về thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp Môritani, có

thể xem hai vụ việc sau đây liên quan đến hai loại thẩm quyền: phán quyết về

tranh chấp bầu cử và kiểm hiến tính các đạo luật.

Vụ việc thứ nhất: Quyết định về kết quả bầu cử

Bầu cử Tổng thống được tổ chức ở Môritani vào ngày 18 tháng 7 năm

2009. Mohammed Ould Abdel Aziz, người đã lãnh đạo cuộc đảo chính, tuyên bố

thắng cử với đa số 52.58%. Ngay sau khi kết quả được công bố, Ahmed Ould

Daddah, lãnh đạo của lực lượng đối lập có tên là “Tập hợp Lực lượng Dân chủ”

(nhận được tỉ lệ phiếu bầu là 13.66%) đã phản đối kết quả bầu cử mà ông ta cho

rằng nó được sắp xếp sẵn.2

Vụ việc được đưa lên Hội đồng Hiến pháp và Hội đồng đã tuyên bố kết

quả bầu cử là hợp hiến, đồng nghĩa với việc xác nhận Mohammed Ould Abdel

Aziz chính thức là Tổng thống của Môritani. Chủ tịch Hội đồng Hiến

phápAbdellahi Ould Ely Salem cho rằng Hội đồng xác nhận tính hợp hiến của

kết quả bầu cử vì quan sát viên của các ứng cử viên đã ký vào biên bản kiểm

phiếu do đơn vị bỏ phiếu nộp lên. Ông ta cũng nói rằng các cố vấn pháp luật của

Hội đồng - Ủy ban bầu cử Độc lập và Bộ nội vụ - đã kết luận cuộc bầu cử là hợp

hiến. Quyết định của Hội đồng là không thể bị kháng cáo, mặc dù phe đối lập

mong muốn Hội đồng Hiến pháp phủ nhận kết quả bầu cử.3

Vụ việc thứ hai: quyết định về tính hợp hiến của luật.

Ngày 4/3/2010, Hội đồng Hiến pháp Môritani đưa ra phán quyết phản đối

10 điều trong đạo luật chống khủng bố do Nghị viện thông qua vào tháng 1 năm

1Nguyên tắc hậu quả định án (tiếng Latinh, Res judicata) có nghĩa là một phán quyết có hiệu lực chung cuộc và

không thể kháng cáo

2Elections in Môritanin: Repercussions and Consequences,

http://www.khilafah.com/index.php/analysis/africa/7300-elections-in-Môritani-repercussions-and-consequences

3Môritani's Constitutional Council Upholds Win for Aziz, http://www.voanews.com/content/a-13-2009-07-23-

voa62-68819752/413378.html.

Page 75: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

65

đó. 10 điều luật này bị Hội đồng Hiến pháp yêu cầu hủy bỏ vì bất hợp hiến, do

chúng cho phép nghe trộm điện thoại, xem trộm thư, khám nhà, đột nhập tư gia

bất cứ lúc nào. Một số điều luật khác còn cho phép tống giam trẻ vị thành niên,

mở rộng thời hạn tạm giam đến 4 năm và ngăn cản yêu cầu được hầu tòa.

Trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Moulaye Ould Mohamed Laghdaf

tuyên bố rằng Chính phủ tôn trọng quan điểm của Hội đồng Hiến pháp. Thủ

tướng nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị một đạo luật tốt để đối phó với những thách

thức của chủ nghĩa khủng bố. Đạo luật đã được Quốc hội và Thượng viện thông

qua. Tuy nhiên Hội đồng Hiến pháp đã đưa ra quan điểm và chúng tôi tôn

trọng.” Dưới đây là một số nhận định về quyết định của Hội đồng Hiến pháp.

Beddahi Ould Sbahi, người đã đặt vấn đề xem xét tính hợp hiến của đạo

luật chống khủng bố trước Hội đồng Hiến pháp và được 22 trong số 95 đại biểu

ủng hộ, nói quyết định của Hội đồng là “dựa trên một cơ sở hợp pháp và phản

ánh nhu cầu chung của dân chúng.”

Saleh Ould Dehmach, một nhà tư vấn truyền thông, nói: “Đây không phải

là lần đầu tiên Hội đồng Hiến pháp đưa ra một quyết định gây nhiều tranh luận”.

Phê bình cách mà Sbahi ủng hộ quyết định của Hội đồng Hiến pháp, Ould

Dehmach cho rằng: “Đó là một quyết định được phóng đại, không được xem xét

một cách kỹ lưỡng. Đó là vì nó không xem xét bối cảnh và mục đích trong cách

nhìn của cơ quan lập pháp.”

Sidi Mohamed Ould Maham, một nhà lập pháp, cho rằng phái đa số trong

Nghị viên tôn trọng phán quyết của Hội đồng Hiến pháp vì phán quyết được đưa

ra bởi một cơ quan hiến định, nhưng ông ta nhận định bản thân phán quyết của

Hội đồng Hiến pháp chỉ hợp hiến về hình thức, còn về nội dung lại không phù

hợp với Hiến pháp. Viện dẫn điều 10 của Hiến pháp quy định rằng “tự do có thể

bị giới hạn theo luật”, ông ta cho rằng đạo luật chống khủng bố xác lập các giới

hạn lên một số tự do, nhưng đó là những giới hạn theo luật, không phải theo sắc

lệnh hay quyết định.

Trên một phương diện khác, nhà phân tích chính trị Lemrabet Ould

Ibrahim cho rằng mặc dù quyết định của Hội đồng Hiến pháp trái với xu hướng

của đa số cầm quyền, nhưng nó phản ánh sự độc lập về mặt thể chế- một điều có

ý nghĩa củng cố dân chủ: “Chúng ta không thể nói về dân chủ nếu không có

những thể chế hiến định độc lập theo đuổi lợi ích chung của nhà nước và công

Page 76: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

66

dân...Hội đồng Hiến pháp đã cho thấy rằng nó không còn là một trò chơi trong

tay của quyền hành pháp và tư pháp.”1

Đánh giá

Thứ nhất, Hội đồng Hiến pháp của Môritani mô phỏng theo Hội đồng

Hiến pháp của Pháp trước đây. Điều này hàm ý về sự ảnh hưởng của chế độ

thuộc địa đến quá trình phát triển Hiến pháp quốc gia nói chung và thể chế bảo

hiến nói riêng. Rõ ràng, trong việc xây dựng các thể chế Hiến pháp, người ta

không thể coi nhẹ những ảnh hưởng của chế độ thuộc địa. Các thuộc địa sau khi

giành được độc lập khỏi mẫu quốc lại dựa trên truyền thống Hiến pháp của mẫu

quốc để xây dựng các thể chế Hiến pháp độc lập.

Thứ hai, trên phương diện thể chế, Hội đồng Hiến pháp của Môritani

được xây dựng như một cơ quan bảo hiến độc lập của quốc gia nhưng có những

yếu tố làm cho nó có thể bị kiểm soát bởi các quyền hành pháp và lập pháp, đặc

biệt là quyền hành pháp. Lưu ý rằng, trong Hiến pháp của Môritani, quyền hành

pháp (chương 2) được quy định trước quyền lập pháp (chương 3). Điều này

phần nào phản ánh tư duy trọng thị quyền hành pháp ở quốc gia này. Sự phụ

thuộc của Hội đồng Hiến pháp vào Tổng thống, như đã trình bầy, thể hiện ở

nhân sự của nó do Tổng thống kiểm soát. Ngành tư pháp và dân chúng không có

khả năng, về mặt thể chế, tiếp cận với Hội đồng Hiến pháp.

Thứ ba, tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp của Môritani được xây dựng trong

một bối cảnh chính trị không ổn định (đảo chính, đấu tranh vũ trang). Bối cảnh

chính trị, cùng với những ảnh hưởng của chế độ thuộc địa, đã giới hạn khả năng

xây dựng một thể chế bảo hiến mạnh mẽ hơn và cũng giới hạn thực tiễn hoạt

động của nó.

Thứ tư, mặc dù vậy, những phát triển gần đây, đặc biệt là vụ việc Hội

đồng Hiến pháp từ chối đạo luật chống khủng bố, cho thấy Hội đồng này đang

dần dần có vai trò tích cực. Quyết định của nó được Chính phủ tôn trọng mặc dù

Chính phủ coi đạo luật được đệ trình là một đạo luật tốt. Nhìn chung, một thể

chế bảo hiến không thể cường tráng ngay khi nó được hình thành. Nó phải được

xây dựng tùy vào bối cảnh của quốc gia và sẽ phát triển dần dần trong thực tiễn

cùng với quá trình dân chủ hóa mà bản thân nó sẽ có đóng góp vào.

1Thông tin và các nhận xét xung quanh quyết định của Hội đồng Hiến pháp được dẫn lại từ: Môritanin

Constitutional Council Rejects Parts of Anti-terrorism Law,

http://www.magharebia.com/cocoon/awi/xhtml1/en_GB/features/awi/features/2010/03/09/feature-01 (truy cập lần

cuối, ngày 4/3/2013).

Page 77: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

67

VI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ CHAD

6.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cộng hòa Chad là một quốc gia nằm ở vùng Trung Phi vốn là một thuộc

địa của Pháp. Ngày 28 tháng 11 năm 1958, Chad trở thành một nước Cộng hòa

thuộc khối Liên hiệp Pháp - một Liên hiệp được thành lập theo Hiến pháp Đệ

ngũ cộng hòa năm 1958 của Cộng hòa Pháp. Ngày 11 tháng 08 năm 1960, Cộng

hòa Chad chính thức trở thành một quốc gia độc lập với Tổng thống đầu tiên là

ông Francois Tombalbaye.1Kể từ khi tuyên bố độc lập, Cộng hòa Chad đã trải

qua một thời gian dài nội chiến và bất ổn chính trị, bắt nguồn bởi các cuộc xung

đột sắc tộc, tôn giáo và đặc biệt là do các chính quyền độc tài tạo ra. Năm 1990,

tướng Idriss Deby thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ nhà độc tài Hissen

Habre và lên làm tổng thống. Năm 1993, Deby bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đối

với các đảng phái chính trị đối lập và bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Năm 1996, một bản Hiến pháp được ban hành, làm nền tảng tổ chức và vận

hành bộ máy nhà nước. Bản Hiến pháp này thường được coi là bản Hiến pháp

dân chủ đầu tiên của Cộng hòa Chad. Kể từ năm 1996, bốn cuộc bầu cử Tổng

thống và ba cuộc bầu cử Nghị viện đã được tiến hành. Tuy nhiên, tiến trình dân

chủ hóa ở Cộng hòa Chad cũng gặp nhiều khó khăn và chưa tạo ra các kết quả

mong muốn. Xung đột sắc tộc vẫn tiếp diễn, nội chiến giữa các phe phái đang

tiếp tục và bất ổn chính trị ngày càng gia tăng.2

Đối diện với một lịch sử chính trị phức tạp, lịch sử lập hiến của Cộng hòa

Chad cũng trải qua nhiều thăng trầm. Kể từ khi trở thành một quốc gia cộng hòa

thuộc khối Liên hiệp Pháp cho đến năm 1990, Chad đã có đến 8 bản Hiến pháp.

Bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành ngày 31 tháng 03 năm 1959, theo mô

hình của bản Hiến pháp 1958 của Pháp với một số khác biệt nhỏ. Bản Hiến pháp

này nhanh chóng bị thay thế bởi một bản Hiến pháp mới của Cộng hòa Chad độc

lập có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 1960. Kể từ đó cho đến năm 1996,

1Nadjita F.Ngarhodjim, An introduction to the legal system and legal research in Chad, tại

http://www.nyulawglobal.org/Globalex/Chad1.htm 2Paul – Simon Handy, Chad: Democratisation challenges and limits of international intervention (2008) tại

http://www.realinstitutoelcano.org/wps/portal/rielcano_eng/Content?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/elcano/elcano_in/zonas

_in/sub-saharan+africa/ari59-2008 lên mạng ngày 05/03/2013

Page 78: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

68

một loạt bản Hiến pháp đã được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hay thay thế

các bản Hiến pháp cũ. Một đặc trưng của các bản Hiến pháp trong thời kì này là

thường được thay thế sau khi một nhà độc tài cũ đã bị lật đổ và một lực lượng

mới lên cầm quyền. Do đó, Hiến pháp thường được ban hành nhằm hợp thức

hóa chính quyền mới và nhiều khi là để xác lập vị trí độc tài cho một cá nhân

hay một chính quyền bạo lực.

Năm 1996, một bản Hiến pháp cho thời kì quá độ, dân chủ được ban

hành. Hiến pháp này được sửa đổi vào năm 2005 và hiện vẫn là bản Hiến pháp

có hiệu lực ở Chad. Hiến pháp 1996 được xem là bản Hiến pháp dân chủ đầu

tiên ở Cộng hòa Chad. Hiến pháp 1996 gồm 16 chương, 227 Điều. Bản Hiến

pháp 1996 thiết lập một chính thể cộng hòa dựa trên các nền tảng dân chủ, pháp

quyền và công lý.1Các quyền và nghĩa vụ căn bản của nhân dân được minh thị

ghi nhận vào trong Hiến pháp. Bên cạnh đó, nguyên tắc phân quyền, kiềm chế

và đối trọng cũng được thể hiện một cách rõ ràng với quyền lực nhà nước được

phân chia cho ba cơ quan độc lập với nhau là quyền hành pháp bao gồm Tổng

thống và nội các đứng đầu bởi Thủ tướng. Quyền lập pháp do Quốc hội một viện

thực thi và quyền tư pháp do tòa án đảm nhiệm. Tòa án còn được xác định là

người bảo vệ các quyền tự do căn bản của nhân dân. Ngoài ra, còn có các thiết

chế hiến định khác là: Hội đồng Hiến pháp; Hội đồng Kinh tế, Văn hóa và Xã

hội; Tòa án công lý Cấp cao (the High Court of Justice); Hội đồng tư pháp cấp

cao (the High Council of Judiciary) và Hội đồng truyền thông cấp cao (the High

Council of Communication). Việc sửa đổi Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân,

các sửa đổi có tính chất kĩ thuật có thể được thông qua bởi đa số 2 phần 3 đại

biểu Quốc hội.2

Hiến pháp 1996 được sửa đổi vào năm 2005.3 Theo đó, giới hạn nhiệm kỳ

Tổng thống bị bãi bỏ. Tổng thống có thể ra ứng cử và được bầu giữ chức vụ bao

nhiêu lần cũng được. Thượng viện bị bãi bỏ và thay thế bằng Hội đồng kinh tế,

văn hóa và xã hội, biến Quốc hội lưỡng viện thành Quốc hội một viện. Hai thay

đổi này, đặc biệt là việc bãi bỏ quy định hạn chế nhiệm kỳ Tổng thống đã gặp

phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đảng phái chính trị đối lập.4 Sự sửa đổi năm

1 Điều 1 Hiến pháp Cộng hòa Chad (1996, sửa đổi 2005)

2 Điêu 224 Hiến pháp Cộng hòa Chad (1996, sửa đổi 2005)

3 Tòan văn Hiến pháp Cộng hòa Chad năm 1996 sửa đổi bổ sung 2005 có thể đọc tại

http://www.cefod.org/legitchad/web/texte/519#h8 lên mạng ngày 05/03/2013 4 Neldjingaye Kameldy, The Chadian Constitution of 1996: A Commentary, trang 3

Page 79: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

69

2005 dường như phản ánh một truyền thống lạm quyền và tập quyền của các

lãnh đạo nhà nước ở Cộng hòa Chad và cũng là một nguyên nhân của tình trạng

nội chiến, xung đột sắc tộc cũng như bất ổn chính trị lâu dài ở nước này.

Một trong những đặc điểm của Hiến pháp Cộng hòa Chad là chịu nhiều

ảnh hưởng của Hiến pháp Pháp. Tuy nhiên, thiết chế Hội đồng Hiến pháp đặc

trưng của Cộng hòa Pháp lại không hề được du nhập trong bản Hiến pháp độc

lập đầu tiên của Chad cũng như trong các bản Hiến pháp tiếp theo.1 Phải đợi đến

năm 1996 thì thiết chế Hội đồng Hiến pháp mới lần được quy định chính thức

trong Hiến pháp Chad tại Chương VII. Nhưng cũng phải đợi đến năm 2000 thì

Hội đồng Hiến pháp mới chính thức đi vào hoạt động, sau khi Tổng thống ký

sắc luật bổ nhiệm và các thành viên Hội đồng tuyên thệ nhậm chức. Kể từ khi đi

vào hoạt động, Hội đồng Hiến pháp của Chad đã gặp nhiều chỉ trích về mức độ

độc lập của nó với các cơ quan nhà nước khác, nhất là với Tổng thống, đặc biệt

là sau khi Hiến pháp 1996 được sửa đổi nhằm tăng thời gian cầm quyền của

Tổng thống, bãi bỏ thiết chế Thượng viện, dẫn đến việc phải sửa đổi một số quy

định liên quan đến Hội đồng Hiến pháp. Một số quyết định của Hội đồng về kết

quả bầu cử Tổng thống cũng bị chỉ trích mạnh mẽ, đặt ra nhiều câu hỏi về tính

khoa học và hiệu quả của mô hình Hội đồng Hiến pháp này.

6.2. Khuôn khổ pháp lý

Các quy định về Hội đồng Hiến pháp được quy định tại Chương 7, từ

Điều 160 cho đến Điều 171 của Hiến pháp 1996 sửa đổi bổ sung năm 2005 của

Cộng hòa Chad.2 Hiến pháp Chad quy định một cách rõ ràng ngay tại Điều 160

rằng: “Nay thiết lập một Hội đồng Hiến pháp”.3 Các quy định sau đó tại Chương

7 xác lập khuôn khổ pháp lý tối cao cho Hội đồng Hiến pháp từ thành phần,

nhiệm kì, cách thức bổ nhiệm cho đến thẩm quyền cũng như các vấn đề khác

liên quan. Như trên đã chỉ ra, Hiến pháp 1996 là bản Hiến pháp đầu tiên quy

định về thiết chế Hội đồng Hiến pháp. Dưới Hiến pháp, Quốc hội cũng đã ban

hành nhiều văn bản pháp luật chi tiết hóa một số vấn đề có liên quan đến thiết

chế này. Điều 171 của Hiến pháp minh thị trao cho Quốc hội quyền ban hành

luật chi tiết hóa các vấn đề về tổ chức, hoạt động và điều kiện bổ nhiệm thành

viên Hội đồng Hiến pháp. Ngoài ra, kể từ khi đi vào hoạt động, Hội đồng Hiến

1 Neldjingaye Kameldy, The Chadian Constitution of 1996: A Commentary, trang 1

2 Bản dịch các quy định có liên quan đến Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Chad được cung cấp ở cuối chương.

3 Điều 164 Hiến pháp Cộng hòa Chad

Page 80: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

70

pháp cũng đã tự ban hành một số văn bản quy định về quy chế hoạt động, thủ

tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng. Một số văn bản tiêu biểu phải kể đến:

Luật số 019/PR/98 ngày 20 tháng 07 năm 1998 của Quốc hội quy

định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp.

Luật số 006/PR/2005 ngày 27 tháng 04 năm 2005 sửa đổi Điều 7

của Luật số 019/PR/98 ngày 20 tháng 07 năm 1998;

Luật số 24/PR/2006 ngày 21 tháng 06 năm 2006 sửa đổi Luật số

19/PR/98 và 006/PR/2005;

Luật số 06/PR/2009 ngày 05 tháng 02 năm 2009 sửa đổi Luật số

24/PR/2006 và Luật số 19/PR/98.1

Quyết định số 003/PCC/99 của Hội đồng Hiến pháp Quy định về

quy chế hoạt động của Hội đồng.2

Tuy có một hệ thống khá đầy đủ các quy định từ cấp cao nhất là Hiến

pháp cho đến Luật của Quốc hội và Quyết định của chính Hội đồng thiết lập

khuôn khổ pháp lý căn bản cho hoạt động và chức năng của Hội đồng Hiến

pháp, song phải đợi đến tháng 10 năm 2000 Hội đồng Hiến pháp của Chad mới

bắt đầu hoạt động. Điều này là do phải đến ngày 28 tháng 04 năm 1999 thì 9

thành viên của Hội đồng mới làm lễ tuyên thệ nhậm chức với sự chứng kiến của

Tổng thống Deby.

6.3. Cơ cấu tổ chức

Có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiến pháp khi so

sánh giữa các quy định trong Hiến pháp 1996 và Hiến pháp sửa đổi 2005. Hiến

pháp 1996 quy định thành phần Hội đồng Hiến pháp gồm 9 người, trong đó có 3

thẩm phán và 6 luật gia cao cấp. Quy định này cho thấy những nhà lập hiến của

Cộng hòa Chad đã học được nhiều bài học từ sự thất bại của các quốc gia chịu

ảnh hưởng của mô hình Hội đồng Hiến pháp khác khi đặt ra quy định yêu cầu

các thành viên của Hội đồng Hiến pháp phải là thẩm phán hoặc các luật gia cao

cấp. Điều này ít nhất đã góp phần tăng tính chuyên nghiệp, chất lượng cũng như

tính độc lập cho Hội đồng. Nhờ vậy, những phán quyết của Hội đồng về các vấn

đề thuộc thẩm quyền cũng có tính thuyết phục và hợp lý hơn.

1 International Commission of Jurists, Chad – Attacks on Justice, 11th ed , trang 70

2Các văn bản này có thể tiếp cận bằng tiếng Pháp tại trang web

http://www.accpuf.org/index.php?option=com_content&task=view&id=208&Itemid=307 hoặc

http://www.cefod.org/legitchad/web/ lên mạng ngày 05/03/2013

Page 81: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

71

Quan trọng hơn, Hiến pháp 1996 cũng thiết lập một cơ chế cân bằng và

đối trọng trong việc bổ nhiệm các thành viên Hội đồng. Theo đó, Tổng thống,

Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện mỗi người có quyền bổ nhiệm 1 thẩm

phán và 2 luật gia làm thành viên của Hội đồng. Nhưng Hiến pháp 2005 đã sửa

đổi quy định này. Cùng với việc bãi bỏ thiết chế Thượng viện, theo quy định tại

Điều 161 Hiến pháp 2005, số lượng thành viên Hội đồng Hiến pháp vẫn giữ

nguyên là 9, với 3 thẩm phán và 6 luật gia cao cấp, tuy nhiên, Tổng thống nay có

quyền bổ nhiệm 2 thẩm phán và 3 luật gia, trong khi Chủ tịch Quốc hội chỉ có

quyền bổ nhiệm 1 thẩm phán và 3 luật gia.1 Điều này đã dấy lên lo ngại rằng quy

định mới tạo ra một cơ chế thiếu cân bằng khi Tổng thống có thể bổ nhiệm

nhiều người ủng hộ mình vào Hội đồng Hiến pháp và vì vậy Hội đồng sẽ mất đi

tính độc lập và khách quan khi phán xét các tranh chấp có liên quan đến Tổng

thống.

Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng Hiến pháp là 9 năm, không được

gia hạn. Các thành viên Hội đồng không thể bị bãi miễn khỏi chức vụ trong bất

kỳ trường hợp nào trừ khi bị kết tội, từ chức hay mất khả năng đảm nhiệm chức

vụ một cách lâu dài.2 Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng cũng không thể là thành

viên của Chính phủ, nắm giữ bất cứ một chức vụ bầu cử nào khác, hay là công

chức nhà nước cũng như thành viên của các tổ chức vì lợi nhuận.3 Hai quy định

này, kết hợp với yêu cầu về chuyên môn nêu trên được hy vọng sẽ bảo đảm và

tăng cường tính độc lập của các thành viên Hội đồng Hiến pháp - một vị trí sẽ

thường xuyên chịu áp lực chính trị, pháp luật khi đưa ra phán quyết do tính chất

phức tạp của vấn đề Hội đồng phải xử lý, đó là các tranh chấp về thẩm quyền

giữa các nhánh quyền lực khác nhau, về kết quả bầu cử Tổng thống, hay về tính

hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành hoặc các điều ước quốc tế mà

Chad định tham gia.

Hội đồng Hiến pháp có một Chủ tịch được bầu bởi các thành viên của Hội

đồng cho một nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại.4

Hiến pháp Chad có một quy định riêng về lời tuyên thệ mà các thành viên

Hội đồng Hiến pháp phải đọc khi được bổ nhiệm: “Tôi xin tuyên thệ sẽ thực thi

1 Điều 161 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

2 Điều 161 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

3 Điều 163 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

4 Điều 164 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

Page 82: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

72

một cách tận tâm các trách nhiệm của mình trong sự tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ

trung lập và đúng thẩm quyền, bảo đảm sự tôn trọng đối với Hiến pháp và luôn

hành xử một cách trung thành và liêm khiết trong việc thực thi nhiệm vụ.”1 Quy

định đặc biệt này phản ánh các nguyên tắc căn bản của Hội đồng Hiến pháp:

Trung lập; Có năng lực; Liêm chính và Trung thành với Hiến pháp chứ không

phải trung thành với bất kỳ lực lượng chính trị nào.

6.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Để hiểu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp trong Hiến

pháp của Cộng hòa Chad, trước tiên cần làm rõ về vị trí của thiết chế này trong

bộ máy chính quyền của Chad, cụ thể là Hội đồng Hiến pháp là một thiết chế

độc lập bên ngoài các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hay là một phần

của nhánh quyền lực tư pháp?

Hiến pháp Cộng hòa Chad minh thị quy định nguyên tắc tam quyền phân

lập giữa ba nhánh quyền lực hành pháp, tư pháp và lập pháp. Đồng thời cũng

xác định rõ ràng các cơ quan thực thi các quyền này.2 Điều 144 quy định tòa án

là các cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Hiến pháp Chad cũng thiết lập thiết chế

Hội đồng Tư pháp cấp cao (High Council of Judiciary) chịu trách nhiệm quản trị

và bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh đó Hiến pháp lại

thiết lập ba thiết chế hiến định đặc biệt là Tòa án Công lý Cấp cao (High Court

of Justice) có thẩm quyền xét xử tội trạng của Tổng thống và các nhân viên

chính quyền cao cấp khác3; Hội đồng Hiến pháp (Constitutional Council) có

trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp với thẩm quyền tài phán tính hợp hiến của các

đạo luật và điều ước quốc tế; hành vi của chính quyền; xung đột thẩm quyền

giữa các cơ quan quyền lực nhà nước và cuối cùng là phân xử các tranh chấp về

bầu cử Tổng thống.4Thiết chế hiến định cuối cùng là Hội đồng Truyền thông

Cấp cao (High Council of Communication).5Câu hỏi đặt ra là các cơ quan này,

đặc biệt là Hội đồng Hiến pháp có thuộc về nhánh quyền lực tư pháp hay là một

thiết chế hiến định độc lập với thẩm quyền riêng?

1 Điều 165 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

2 Điều 7 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

3 Xem Chương VIII Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

4 Xem Chương VII Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

5 Xem Chương X Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

Page 83: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

73

Một số học giả khi phân tích Hiến pháp của Cộng hòa Chad có xếp Hội

đồng Hiến pháp vào mục cơ quan tư pháp.1 Việc này có lẽ bắt nguồn từ sự suy

luận rằng quyền lực nhà nước được minh thị phân tách thành ba quyền là lập

pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời, Hội đồng Hiến pháp lại thực hiện quyền

tài phán, đối tượng của thẩm quyền tài phán của Hội đồng rất đặc biệt. Hơn nữa,

chương về Hội đồng Hiến pháp lại được xếp ngày sau chương về Tòa án. Do đó,

các học giả nêu trên đã xếp Hội đồng Hiến pháp vào mục phân tích về tòa án.

Tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Chad, cả về lý thuyết lẫn thực

tiễn là một thiết chế hiến định độc lập với cả ba nhánh quyền lực nhà nước thông

thường là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong một quyết định được đưa ra

vào năm 2001, Hội đồng đã lập luận rõ: “Hiến pháp 1996 thừa nhận rằng chỉ có

Tòa án tối cao; Tòa Phúc thẩm và các Tòa tòa sơ thẩm (Tribunals and Justices of

the Peace) quy định tại Điều 148 là có thẩm quyền xét xử; do đó, bất kì bất kì cơ

quan tài phán nào mà không được đề cập đến trong quy định kể trên thì không

phải là một phần của cơ quan tư pháp.”2

Bằng chính quyết định của mình, Hội đồng Hiến pháp đã xác định rõ vị trí

của nó là một thiết chế hiến định độc lập, bên ngoài ba nhánh quyền lực nhà

nước thông thường là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhiệm vụ của Hội đồng

này là bảo vệ Hiến pháp thông qua tài phán Hiến pháp. Thẩm quyền bảo hiến

của Hội đồng bắt nguồn trực tiếp từ nhân dân.

Điều 162 Hiến pháp Chad quy định cụ thể về thẩm quyền và đối tượng tài

phán của Hội đồng Hiến pháp. Theo đó, Hội đồng Hiến pháp có các thẩm quyền

sau:

Thứ nhất, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố về tính hợp hiến của các đạo luật

của quốc gia và các điều ước quốc tế trước và sau khi được ban hành hay kí kết.3

Nếu Hội đồng Hiến pháp xác định một điều ước quốc tế là trái với một điều

khoản nào đó của Hiến pháp Chad thì điều khoản đó cần phải được sửa đổi trước

khi điều ước được kí kết, gia nhập hay thông qua. Đối với các đạo luật, khi có

yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hay ít nhất một phần

mười đại biểu Quốc hội, Hội đồng Hiến pháp sẽ ra phán quyết về tính hợp hiến

1 Ví dụ như Nadjita F.Ngarhodjim, An introduction to the legal system and legal research in Chad, tại

http://www.nyulawglobal.org/Globalex/Chad1.htm lên mạng ngày 05/03/2013 2Hội đồng Hiến pháp, Quyết định số 002/PCC/SG/01 ngày 06 tháng 04 năm 2001. Trích từ Neldjingaye Kameldy,

The Chadian Constitution of 1996: A Commentary, trang 15

3 Điều 162 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

Page 84: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

74

của một dự án luật trước khi được ban hành.1 Đối với một đạo luật đã được ban

hành, Hội đồng Hiến pháp có 15 ngày để quyết định về tính hợp hiến của đạo

luật đó. Thời gian này có thể được rút ngắn xuống còn 8 ngày theo yêu cầu của

Chính phủ.2 Về nguyên tắc, công dân không thể trực tiếp nêu vấn đề về tính hợp

hiến của một đạo luật đối với Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp Chad

đã thiết lập một cơ chế gián tiếp. Theo đó, trong một vụ kiện trước tòa án

thường, các đương sự của vụ việc có thể khiếu nại tính vi hiến của một đạo luật

đang được xem xét áp dụng. Trong trường hợp này, tòa án phải tạm thời hoãn

xử lý vụ việc và chuyển vấn đề về tình hợp hiến của đạo luật ra cho Hội đồng

Hiến pháp xem xét trong vòng 45 ngày.3 Bất kỳ đạo luật nào đã bị tuyên bố là vi

hiến thì đều không thể được ban hành hay thực thi.4

Thứ hai, Hội đồng Hiến pháp bảo đảm tính hợp pháp của các cuộc trưng

cầu ý dân và tuyên bố kết quả trưng cầu ý dân. Quan trọng hơn, Hội đồng Hiến

pháp phân xử các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến bầu cử Tổng thống cũng

như Quốc hội.

Cuối cùng, Hội đồng Hiến pháp phân xử tranh chấp giữa các cơ quan

quyền lực nhà nước cũng như bảo đảm cho sự hoạt động hợp pháp của các cơ

quan công quyền.5

Quyết định của Hội đồng Hiến pháp là quyết định chung thẩm và không

thể bị kháng án. Nó có giá trị bắt buộc đối với mọi cơ quan chính quyền cũng

như các tòa quân sự, dân sự cũng như hành chính.6

Như vậy, có thể thấy Hội đồng Hiến pháp Chad có một thẩm quyền khá

rộng. Không chỉ dừng lại ở việc phán xét về tính hợp hiến của các đạo luật của

chính quyền mà còn phân xử khi có xung đột giữa các thiết chế quyền lực nhà

nước. Hội đồng còn chịu trách nhiệm phân xử các tranh chấp về bầu cử và trưng

cầu ý dân, những vấn đề vốn có sự nhạy cảm về mặt chính trị. Trao thẩm quyền

này cho Hội đồng Hiến pháp có thể phù hợp khi Hội đồng bao gồm các thành

viên là các thẩm phán chuyên nghiệp, có năng lực và uy tín, cũng như Hội đồng

1 Điều 166 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

2 Điều 168 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

3 Điều 167 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

4 Điều 169 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

5 Điều 162 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

6Điêu 170 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

Page 85: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

75

là một thiết chế hoàn toàn độc lập khỏi các cơ quan khác. Tuy vậy, thực tế thì

Hội đồng lại chịu ảnh hưởng mạnh bởi Tổng thống.

6.5. Thực tiễn hoạt động

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa

Chad đã đưa ra một số quyết định phản ánh cả các ưu và nhược điểm của mô

hình này, đặc biệt là tính độc lập của Hội đồng. Như trên đã chỉ ra, theo Hiến

pháp sửa đổi 2005, Tổng thống Cộng hòa Chad hiện nay có thẩm quyền bổ

nhiệm 2 thẩm phán và 3 luật gia cao cấp làm thành viên Hội đồng.1 Một trong

những quyết định điển hình là Quyết định số 002/PCC/SG/01 ngày 06 tháng 04

năm 2001 của Hội đồng Hiến pháp. Quyết định này liên quan đến đơn kiện của

một nhóm các nạn nhân của cựu Tổng thống độc tài Hissene Habre, người đã cai

trị Cộng hòa Chad cho đến năm 1990 thì bị lật đổ bởi tướng Deby, người sau đó

lên làm tổng thống. Sau khi bị lật đổ Habre đã sống lưu vong ở Xênêgan. Nhiều

nạn nhân của Habre đã đâm đơn kiện ra tòa án Xênêgan yêu cầu chính quyền

Xênêgan phải truy tố hoặc dẫn độ Habre và các quan chức thuộc chính quyền cũ

của ông này về Chad để bị truy tố.

Hội đồng Hiến pháp đã quyết định rằng: Thứ nhất, Sắc lệnh số

004/PR/MJ/93 vào năm 1993 là vi hiến; Thứ hai, tòa án thường của Chad có

thẩm quyền xét xử các thành viên của chính quyền cũ của Habre; và Thứ ba, các

tòa án được liệt kê tại Điều 148 của Hiến pháp và được bổ sung bởi Luật số

004/PR/98 năm 1998 là các cơ quan tư pháp duy nhất tại Chad.2

Như vậy, có thể thấy trong vụ này Hội đồng Hiến pháp đã vận dụng thẩm

quyền tài phán tính hợp hiến của các đạo luật và thẩm quyền giải quyết các xung

đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước để đưa ra quyết định phù hợp với

Hiến pháp. Sau đó, dưới sức ép của Chad và cộng đồng quốc tế, Xênêgan đã

phải mở phiên tòa quốc tế để xét xử Habre.

Tuy nhiên, sự độc lập của mô hình Hội đồng Hiến pháp chỉ thực sự bị thử

thách khi Hội đồng phải ra các phán quyết liên quan đến Tổng thống Deby và

đảng chính trị của ông. Trong vài năm trở lại đây, Hội đồng Hiến pháp Chad đã

đưa ra hai phán quyết gây tranh cãi liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống và

1 Điều 161 Hiến pháp Cộng hòa Chad 1996 sửa đổi bổ sung 2005

2 Tòan văn Quyết định có thể xem tại

http://www.asser.nl/upload/documents/DomCLIC/Docs/NLP/Chad/Habr%C3%A9_Conseil_Constit_6-4-2001.pdf và

Neldjingaye Kameldy, The Chadian Constitution of 1996: A Commentary, trang 15 lên mạng ngày 05/03/2013

Page 86: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

76

Nghị viện. Trong cùng một năm 2011, Hội đồng đã lần lượt tuyên bố kết quả

bầu cử Tổng thống và tiếp sau là Nghị viện, theo đó, Tổng thống Deby tái đắc

cử lần thứ 4 và đảng của ông cũng giành thắng lợi chiếm đa số ghế tại Nghị viện

là chính xác, cho dù các cuộc bầu cử này đều bị các đảng đối lập cáo buộc là

gian lận.1

Phán quyết của Hội đồng Hiến pháp cho thấy Hội đồng ít nhiều chịu sự

ảnh hưởng của Tổng thống và các lực lượng chính trị và không hoàn toàn độc

lập trong khi thực hiện thẩm quyền của mình. Sự không độc lập này đã dẫn đến

thiếu công bằng trong khi phán xét, làm cho kết quả không bảo đảm công lý. Hệ

quả là bất ổn chính trị ngày càng thêm trầm trọng trong khi đáng lẽ ra Hội đồng

cần phải là người bảo đảm cho sự ổn định chính trị bằng cách thượng tôn Hiến

pháp.

1Xem Chad Constitutional Council Confirms Ruling Party Victory tại http://www.thenewage.co.za/13187-1020-53-

Chad_constitutional_council_confirms_ruling_party_victory lên mạng ngày 05/03/2013 và Chad Constitutional Council

Confirms Deby Poll Win tại http://www.rnw.nl/africa/bulletin/chad-constitutional-council-confirms-deby-poll-win lên mạng

ngày 05/03/2013

Page 87: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

77

VII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP TUYNIDI

7.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tuynidi là một quốc gia thuộc vùng Bắc Phi, trước đây là một thuộc địa

của Cộng hoà Pháp. Tunidi giành được độc lập từ Pháp vào năm 1956. Trong

quá trình soạn thảo Hiến pháp đầu tiên năm 1959, các nhà lập hiến Tuynidi đã

không nhắc đến cơ chế bảo hiến. Do vậy, Hiến pháp đầu tiên của Tuynidi không

có quy định nào về bảo hiến. Có thể các nhà lập hiến lúc bấy giờ cho rằng các

thiết chế đại diện cho chủ quyền nhân dân mới được thành lập không thể nào vi

phạm các quy định Hiến pháp.

Tuy nhiên, sau một thập niên kể từ khi bản Hiến pháp đầu tiên ra đời,

người ta bắt đầu thảo luận về sự cần thiết phải thành lập cơ chế bảo hiến để bảo

vệ tính tối cao của Hiến pháp cũng như các quyền cơ bản của công dân. Trên

thực tế, xuất phát từ những đòi hỏi chính trị và pháp lý, các tranh luận đã bàn về

khả năng trao cho các tòa án thường thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến của các

đạo luật.

Vào ngày 16/12/1987, lần đầu tiên một thiết chế mới ra đời, Hội đồng

Hiến pháp, được thành lập bởi một chỉ thị của Tổng thống, thực hiện chức năng

tư vấn (trong lĩnh vực kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật). Vài năm sau,

chính xác vào ngày 6/11/1995, Hiến pháp sửa đổi lần đầu tiên hiến định Hội

đồng Hiến pháp tại Chương IX. Năm 1998, một sửa đổi Hiến pháp đã bổ sung

quyền kiểm hiến bắt buộc bởi Hội đồng Hiến pháp.

Sự phát triển bảo hiến tiếp tục được ghi nhận với sửa đổi Hiến pháp ngày

1/6/2002, mở rộng các quyền cơ bản trong Hiến pháp. Các quy định mới về sửa

đổi Hiến pháp lần này cũng mở rộng thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp và

tăng cường sự độc lập của thiết chế hiến định này.

7.2. Khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp hiện hành của Tuynidi1 quy định về Hội đồng Hiến pháp tại

một chương riêng (Chương IX-Hội đồng Hiến pháp, bao gồm 4 điều từ Điều 72

đến Điều 75). Ngoài ra, một số điều khác của Hiến pháp cũng có các quy định

1. Hiện nay, sau cách mạng Mùa xuân Ả-rập năm 2012, Hiến pháp mới của Tunidi đang được soạn thảo

và dự kiến sẽ được thông qua trong năm 2013.

Page 88: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

78

liên quan đến Hội đồng Hiến pháp. Trên cơ sở của Hiến pháp, Luật về Hội đồng

Hiến pháp được ban hành ngày 12/7/2004. Luật này gồm 40 điều, chia thành 4

chương: Chương I-Các quy định chung; Chương II-Tổ chức của Hội đồng Hiến

pháp; Chương III-Kiểm tra tính hợp hiến và hoạt động của các cơ quan nhà

nước; Chương IV-Kiểm tra các cuộc bầu cử.

7.3. Cơ cấu tổ chức

Theo quy định tại khoản 5 Điều 75 của Hiến pháp Tuynidi, Hội đồng

Hiến pháp gồm chín thành viên, trong đó bốn thành viên được Tổng thống bổ

nhiệm và hai thành viên do Chủ tịch Hạ viện lựa chọn, có nhiệm kỳ ba năm, có

thể được bổ nhiệm lại hai lần, và ba thành viên được bổ nhiệm đương nhiên:

Chánh Tòa Phá án, Chánh Tòa Hành chính tối cao và Chánh Tòa kiểm toán.

Theo quy định trên, sáu thành viên Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống và

Hạ viện lựa chọn có nhiệm kỳ 3 năm, có thể được bổ nhiệm lại hai lần, trong khi

ba thành viên còn lại được bổ nhiệm đương nhiên. Cách thức lựa chọn này rất

đặc biệt ở các điểm sau:

Thứ nhất, thành viên Hội đồng Hiến pháp chia thành hai loại: thành viên

được lựa chọn và thành viên đương nhiên. Phương pháp này có phần giống với

cách quy định của Hiến pháp Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, thành viên đương

nhiên của Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Pháp không phải là những người đứng

đầu đương nhiệm của ngành tòa án, mà là các Tổng thống nghỉ hưu. Nếu như

việc thừa nhận các Tổng thống là các thành viên đương nhiên ở Pháp bị chỉ trích

dữ dội về tính chất chính trị của nó, thì việc bổ nhiệm các thành viên đương

nhiên là những người đứng đầu đương nhiệm của ngành tòa án ở Tuynidi dường

như có phần ưu điểm hơn, bởi vì các thẩm phán có vị trí độc lập và phù hợp với

công việc của Hội đồng Hiến pháp. Tuy vậy, Hiến pháp Tuynidi cho phép 3

thành viên đương nhiên của Hội đồng Hiến pháp kiêm các chức vụ đứng đầu các

tòa án trung ương. Quy định này có thể ảnh hưởng đến vị trí độc lập của Hội

đồng so với ngành tư pháp.

Thứ hai, Hiến pháp không quy định về tiêu chuẩn lựa chọn vào Hội đồng

Hiến pháp, mà trao quyền cho Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện toàn quyền lựa

chọn các thành viên Hội đồng. Giống ở một số nước có Hội đồng Hiến pháp như

Pháp, việc không đặt ra tiêu chuẩn thành viên ở Tuynidi phản ánh tính chính trị

của Hội đồng Hiến pháp, một đặc điểm khác căn bản so với mô hình Tòa án

Hiến pháp mà trong đó các thẩm phán Hiến pháp được lựa chọn từ các ứng cử

Page 89: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

79

viên có đủ các điều kiện khắt khe về bằng cấp, kinh nghiệm chuyên môn trong

lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Trong trường hợp khuyết thành viên, Tổng thống sẽ bổ nhiệm thành viên

mới với nhiệm kỳ 3 năm. Tổng thống bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

trong số các thành viên do Tổng thống bổ nhiệm. Các thành viên Hội đồng Hiến

pháp phải tuyên thệ trước khi nhậm chức.

Để nâng cao tính độc lập của các thành viên Hội đồng Hiến pháp, khoản 6

Điều 75 Hiến pháp quy định: “Các thành viên Hội đồng Hiến pháp không thể

thực hiện các chức năng của Chính phủ hoặc Nghị viện. Các thành viên Hội

đồng Hiến pháp cũng không thể đảm đương các chức năng của một cơ quan

chính trị, công đoàn hoặc tiến hành các hoạt động có thể ảnh hưởng đến sự

trung lập và độc lập của họ. Luật đặt ra các trường hợp không kiêm nhiệm khác,

nếu có. Luật đặt ra các bảo đảm cần thiết cho các thành viên Hội đồng Hiến

pháp để họ thực thi các hoạt động, cũng như đặt ra quy chế hoạt động và thủ tục

của Hội đồng Hiến pháp”.

Phù hợp với quy định trên của Hiến pháp, Luật về Hội đồng Hiến pháp

ngày 12/7/2004 đã cụ thể hóa và bổ sung các trường hợp không kiêm nhiệm

khác áp dụng đối với các thành viên Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên, Luật này

cũng quy định: các thành viên Hội đồng Hiến pháp được bổ nhiệm từ các công

chức hoặc cơ quan công quyền có thể tiếp tục thực hiện các chức năng trước đó

của họ với điều kiện được sự cho phép đặc biệt và sự kiêm nhiệm đó không ảnh

hưởng đến sự độc lập của họ (Điều 10); các thành viên Hội đồng phải thông báo

ngay lập tức cho Chủ tịch Hội đồng các hoạt động ngoài Hội đồng (Điều 11);

các thành viên Hội đồng phải dừng tất cả các hoạt động có thể ảnh hưởng đến sự

độc lập, công bằng trong việc thực thi các chức năng thành viên Hội đồng (Điều

12); nghiêm cấm các thành viên Hội đồng trong thời gian đương nhiệm tham gia

bất kỳ một vị trí chính trị nào hoặc tư vấn về các vấn đề liên quan hoặc ảnh

hưởng đến việc thực hiện thẩm quyền của Hội đồng; nghiêm cấm ghi chức danh

thành viên Hội đồng trong bất kỳ văn bản nào không có liên quan đến hoạt động

của Hội đồng (Điều 12).

Như vậy, cũng như quy định của nhiều nước, quy tắc không kiêm nhiệm

của các thành viên Hội đồng Hiến pháp được đặt ra nhằm bảo đảm tính độc lập

của các thành viên Hội đồng trong các hoạt động của họ. Tuy vậy, Luật về Hội

đồng Hiến pháp của Tuynidi lại có những quy định mở, cho phép các thành viên

Hội đồng có thể kiêm nhiệm một số hoạt động, với điều kiện không làm ảnh

hưởng đến các nhiệm vụ của thành viên Hội đồng. Quy định này có tính rủi ro

Page 90: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

80

cao, vì nó đã mở đường cho sự thiếu độc lập của các thành viên Hội đồng. Khác

với Tuynidi, hầu hết Hiến pháp các nước đều quy định chặt chẽ và khắt khe về

sự không kiêm nhiệm của các thành viên Hội đồng Hiến pháp hoặc Tòa án Hiến

pháp nhằm bảo đảm tính độc lập cao của thành viên cũng như thiết chế bảo hiến.

Không kể các quy định liên quan đến các thành viên đương nhiên, các

thành viên Hội đồng Hiến pháp không thể bị truy tố, bắt giam hoặc xét xử khi

thực thi các nhiệm vụ của Hội đồng. Khi phạm tội, các thành viên Hội đồng

Hiến pháp có thể bị truy tố.

Hội đồng Hiến pháp sẽ quyết định bãi nhiệm thành viên Hội đồng trong

các trường hợp vi phạm nguyên tắc kiêm nhiệm, không thực hiện đúng các

nghĩa vụ thành viên, mất các quyền chính trị-dân sự… Sự vắng mặt của thành

viên Hội đồng trong ba phiên họp liên tiếp không có lý do chính đáng được coi

như tự từ chức.

7.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Hội đồng Hiến pháp Tuynidi được Hiến pháp trao quyền kiểm tra trước

các dự luật, các quy chế Nghị viện, điều ước quốc tế, giải quyết các tranh chấp

bầu cử và giám sát việc trưng cầu ý dân.

- Kiểm tra trước các dự luật, các quy chế Nghị viện và điều ước quốc tế

Quyền kiểm tra trước các dự luật có nghĩa là xem xét tính hợp hiến của

các dự luật trước khi chúng được công bố. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra các dự

luật theo đề nghị của Tổng thống. Các luật tổ chức cũng như luật thường đều

thuộc đối tượng kiểm tra của Hội đồng. Các sửa đổi luật sau khi được cơ quan

lập pháp thông qua trước khi công bố cũng phải được kiểm tra bởi Hội đồng

theo đề nghị của Tổng thống.

Việc trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm tra trước các dự luật trước

khi công bố nhằm phòng ngừa sự ra đời của các đạo luật vi hiến. Các ý kiến về

kiểm tra tính hợp hiến các dự luật có giá trị bắt buộc, được đăng trên Công báo.

Theo quy định của Hiến pháp Tuynidi, có hai loại kiểm tra của Hội đồng

Hiến pháp: Kiểm tra sự phù hợp (le contrôle de conformité) và kiểm tra sự

tương hợp (le contrôle de compatibilité). Tuy nhiên, hai khái niệm này không

được làm rõ trong Hiến pháp và Luật về Hội đồng Hiến pháp. Trong khoa học

luật Hiến pháp ở Tuynidi, hai loại kiểm tra này được hiểu như sau:

Kiểm tra sự phù hợp có nghĩa là dựa vào văn bản Hiến pháp, các nguyên

tắc hiến định và quy tắc hiến định để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp

Page 91: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

81

của các dự luật. Nếu một quy phạm luật không phù hợp với Hiến pháp thì phải

chỉ rõ quy phạm đó không phù hợp với một quy định Hiến pháp, một nội dung

Hiến pháp cụ thể.

Kiểm tra sự tương hợp có nghĩa là dựa vào các nền tảng của Hiến pháp,

hay nói cách khác dựa vào các nguyên tắc và giá trị Hiến pháp được thừa nhận

để kiểm tra sự tương hợp hay không tương hợp của các dự luật.

Để bảo đảm các dự luật quan trọng phải được kiểm tra bởi Hội đồng Hiến

pháp, Hiến pháp Tuynidi quy định rằng Tổng thống có nghĩa vụ phải đệ trình

Hội đồng xem xét tính hợp hiến của “các dự luật tổ chức, các dự luật được quy

định tại Điều 47 của Hiến pháp, cũng như các dự luật về phương thức áp dụng

Hiến pháp, quốc tịch, tình trạng cá nhân, nghĩa vụ, xác định các tội phạm, vi

phạm và hình phạt áp dụng, các quy trình tư pháp, ân xá, cũng như các nguyên

tắc cơ bản về tài sản và các quyền, giáo dục, sức khỏe cộng đồng, quyền làm

việc và an ninh xã hội” (Điều 72 Hiến pháp). Theo quy định này, phạm vi xem

xét bắt buộc của Hội đồng Hiến pháp Tuynidi khá rộng, không chỉ giới hạn ở

các luật tổ chức, mà cả các luật về quyền cơ bản. Tất cả các dự luật về các quyền

cá nhân cơ bản phải được xem xét bởi Hội đồng Hiến pháp. Thông thường, Hội

đồng Hiến pháp các nước chỉ kiểm tra bắt buộc các dự luật về tổ chức.

Ngoài ra, Hiến pháp Tuynidi quy định Tổng thống bắt buộc phải đệ trình

Hội đồng Hiến pháp xem xét các điều ước quốc tế (Đoạn 2 Điều 72).

Hội đồng Hiến pháp cũng kiểm tra tính hợp hiến của các quy chế nội bộ

của Hạ viện và Thượng viện trước khi áp dụng: “Quy chế nội bộ của Hạ viện và

quy chế nội bộ của Thượng viện được đệ trình Hội đồng Hiến pháp trước khi áp

dụng để kiểm tra sự phù hợp hoặc sự tương hợp của các quy chế này với Hiến

pháp” (Đoạn 3 Điều 74 Hiến pháp). Trong trường hợp này, Chủ tịch của các

Viện liên quan sẽ đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp.

Hiến pháp Tuynidi chỉ quy định về hình thức kiểm tra trước (bảo hiến

trước) các dự luật, quy chế nội bộ Nghị viện và điều ước quốc tế trước khi công

bố hoặc áp dụng. Quyền kiểm hiến sau- kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực -

không được trao cho Hội đồng Hiến pháp. Đây là một hạn chế rất lớn, bởi vì các

đạo luật có hiệu lực không thể bị kiểm soát bởi Hội đồng Hiến pháp. Hình thức

bảo hiến trước không thể bảo đảm rằng các đạo luật được công bố có hiệu lực sẽ

luôn phù hợp với Hiến pháp. Hơn nữa, sự vi hiến của các đạo luật này ảnh

hưởng trực tiếp đến các quyền và tự do của công dân.

Page 92: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

82

Hội đồng Hiến pháp với nhiệm vụ cơ bản là bảo hiến trước các dự luật là

mô hình hạn chế, chịu sự ảnh hưởng lớn của Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm

1958. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ những hạn chế này, sửa đổi Hiến pháp Cộng

hòa Pháp năm 2008 đã cho phép Hội đồng có thể kiểm tra tính hợp hiến các đạo

luật đã có hiệu lực.

Quy trình kiểm tra trước các dự luật cũng như các quy tắc khác được khởi

xướng bởi yêu cầu của Tổng thống. Theo quy định của Hiến pháp, duy nhất

Tổng thống được trao quyền đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét các vấn đề

này. Tổng thống thực hiện khâu cuối cùng – quyền công bố để làm cho các quy

tắc có giá trị áp dụng - do vậy được trao quyền (hoặc có nghĩa vụ) đề nghị Hội

đồng Hiến pháp. Sự trao quyền duy nhất cho Tổng thống làm cản trở các chủ thể

khác tham gia vào quy trình làm luật được đề nghị Hội đồng Hiến pháp kiểm tra

tính hợp hiến của các dự luật.

Khi tiếp nhận vụ việc, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp sẽ bổ nhiệm một báo

cáo viên trong số các thành viên Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm nghiên

cứu vụ việc đó.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1351, Hội đồng Hiến pháp phải

đưa ra ý kiến trong thời hạn tối đa một tháng kể từ ngày nhận được đề nghị.

Trong trường hợp khẩn cấp, thời hạn này được rút gọn xuống 10 ngày. Trong

trường hợp đặc biệt, thời hạn một tháng có thể kéo dài thêm hai tuần.

Hội đồng Hiến pháp sẽ họp để xem xét vụ việc. Hội đồng sẽ lắng nghe

báo cáo viên, sau đó thảo luận, tiếp theo yêu cầu báo cáo viên chuẩn bị dự thảo ý

kiến của Hội đồng theo những định hướng của Hội đồng, và cuối cùng đưa ra ý

kiến theo đa số các thành viên. Hội đồng Hiến pháp có thể triệu tập bất cứ ai nếu

thấy cần thiết.

Theo Hiến phápTuynidi, Hội đồng Hiến pháp đưa ra các ý kiến (“Avis”

trong tiếng Pháp) trong lĩnh vực kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật và các

quy phạm khác trước khi được công bố hoặc áp dụng. “Ý kiến” có nghĩa tương

đương với “quyết định”, vì ý kiến có giá bắt buộc chứ không phải để tham khảo.

Các ý kiến của Hội đồng Hiến pháp có giá trị bắt buộc với tất cả các cơ quan

công quyền (Điều 75 Hiến pháp).Theo đó, Tổng thống sẽ phải hoãn công bố các

1 Tổng thống có thể phản đối sự không phù hợp của tất cả các đạo luật hoặc sửa đổi luật xâm phạm đến lĩnh vực lập

quy. Tổng thống đưa vấn đề này lên Hội đồng Hiến pháp ra phán quyết trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được

đề nghị.

Page 93: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

83

luật đã được Nghị viện thông qua dựa trên ý kiến của Hội đồng Hiến pháp (Điều

52 Hiến pháp); Tổng thống cũng không được chuyển các dự luật mình đệ trình

cho các cơ quan lập pháp hoặc đưa ra trưng cầu ý dân nếu Hội đồng Hiến pháp

cho rằng dự luật đó trái Hiến pháp.

Các ý kiến của Hội đồng được chuyển đến các cơ quan nhà nước liên

quan và được đăng Công báo.

- Giải quyết các tranh chấp bầu cử và kiểm soát trưng cầu ý dân

Với sửa đổi Hiến pháp năm 2002, Hội đồng Hiến pháp có thêm vai trò

giải quyết tranh chấp bầu cử và kiểm soát trưng cầu ý dân: “Hội đồng Hiến

pháp phán quyết về những tranh chấp liên quan đến bầu cử các thành viên Hạ

viện và Thượng viện. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt

động trưng cầu ý dân và tuyên bố kết quả của các hoạt động này. Luật bầu cử

đặt ra các thủ tục về vấn đề này” (Khoản 4 Điều 72).

Hội đồng Hiến pháp tiếp nhận các khiếu nại về việc ứng cử Tổng thống,

Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ theo quy trình và thời hạn quy định trong Luật

bầu cử. Hội đồng Hiến pháp xem xét kín các khiếu nại về ứng cử viên và ra

phán quyết về giá trị của các ứng cử viên theo phương thức đa số.

Hội đồng Hiến pháp cũng kiểm tra các hoạt động trưng cầu ý dân theo các

quy định của Luật bầu cử. Hội đồng Hiến pháp họp kín và ra phán quyết về kết

quả trưng cầu ý dân theo phương thức đa số.

Các khiếu nại về bầu cử và trưng cầu ý dânphải được thể hiện dưới hình

thức văn bản, do người có đủ năng lực đệ trình, và được chuyển cho Văn phòng

Hội đồng để trình ngay lên Chủ tịch Hội đồng.

Hình 5: Quy trình kiểm hiến trước

Page 94: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

84

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp sẽ cử một hoặc nhiều báo cáo viên trong số

các thành viên Hội đồng Hiến pháp để xem xét các khiếu nại. Báo cáo viên có

thể lắng nghe bất kỳ ai và có thể đề nghị cung cấp thông tin trong quá trình xem

xét khiếu nại.

Hội đồng Hiến pháp họp kín để ra quyết định về các khiếu nại theo đa số

thành viên và tuyên bố kết quả bầu cử.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp trong lĩnh vực bầu cử có giá trị

chung thẩm và không thể bị khiếu nại (Đoạn 4 Điều 75 Hiến pháp).

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp còn có một số quyền khác như quyền xác

nhận trường hợp khuyết Tổng thống theo quy định tại Điều 57 của Hiến pháp:

“Trong trường hợp khuyết Tổng thống do từ trần, từ chức hoặc trở ngại

tuyệt đối, Hội đồng Hiến pháp sẽ ngay lập tức họp và xác nhận trường hợp

khuyết của Tổng thống với số phiếu đa số các thành viên. Hội đồng sẽ ra tuyên

bố về vấn đề này để gửi cho Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch

Hạ viện ngay lập tức được trao quyền thực hiện các chức năng nguyên thủ quốc

gia trong một khoảng thời gian ít nhất 45 ngày cho đến nhiều nhất 60 ngày. Nếu

sự kiện này xảy ra đồng thời với việc giải tán Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ

tạm thời được trao quyền thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia trong

khoảng thời gian tương tự”.

7.5. Thực tiễn hoạt động

Cho đến năm 1998, Hội đồng Hiến pháp phụ thuộc rất nhiều vào Tổng

thống, bởi vì Hội đồng Hiến pháp chỉ hoàn toàn là một thiết chế tư vấn dưới

Tổng thống. Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp chỉ thực hiện chức năng tư vấn. Sự

thiếu độc lập và thẩm quyền hạn chế đã làm cho Hội đồng Hiến pháp không thể

hiện vai trò đáng kể nào trong việc bảo hiến1.

Với sửa đổi Hiến pháp năm 1998, trong đó chuyển đổi Hội đồng Hiến

pháp từ một cơ quan tư vấn sang một cơ quan tài phán (có quyền ban hành các

quyết định có giá trị bắt buộc), Hội đồng Hiến pháp thực hiện các nhiệm một

một cách thực chất và độc lập hơn. Hội đồng đã xem xét nhiều vấn đề, nội dung

khác nhau liên quan đến kiểm tra các dự luật, qua đó đóng góp vào việc bảo đảm

sự phù hợp và tương hợp của các dự luật với các quy định của Hiến pháp.

1 En Achour (Rafâa), « Vicissitudes du contrôle de constitutionnalité des lois (en Tunisie) », A.I.J.C.,

vol. IV, 1988, p.538.

Page 95: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

85

Tuy nhiên, cũng như Hội đồng Hiến pháp một số nước, sự giới hạn thẩm

quyền của Hội đồng Hiến pháp trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các đạo

luật sau khi được công bố và có hiệu lực đã ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò thực

tế của Hội đồng trong nhiệm vụ bảo hiến và bảo vệ các quyền và tự do của công

dân.

Hội đồng Hiến pháp chỉ thực hiện quyền giải quyết các tranh chấp bầu cử,

trưng cầu ý dân kể từ sửa đổi Hiến pháp năm 2002. Tuy nhiên, Hội đồng không

đóng vai trò nổi bật trong lĩnh vực này.

Trong một diễn biến mới vào ngày 15/1/2011, Hội đồng Hiến pháp đã ra

thông báo quyết định xác nhận sự khuyết Tổng thống theo quy định tại Điều 57

của Hiến pháp sau khi Tổng thống Ben Ali từ chức. Sự ra đi của Tổng thống

Ben Ali xuất phát từ tình trạng khủng hoảng xã hội không có tiền lệ trong lịch sử

Tuynidi, với phong trào phản đổi Tổng thống dâng cao, và hệ quả là Tổng thống

đã phải từ chức.

Page 96: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

86

VIII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP XÊNÊGAN

8.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cộng hòa Xênêgan là một nước ở Tây Phi, trước đây là thuộc địa của

Pháp. Xênêgan giành độc lập từ Pháp vào năm 1960. Hệ thống Hiến pháp của

Xênêgan hiện nay về cơ bản mô phỏng theo mô hình chính thể lưỡng tính được

xác định trong Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ 5 của Pháp năm 1958. Lịch sử

Hiến pháp của Xênêgan trải qua một quá trình phát triển phức tạp với nhiều lần

cải cách Hiến pháp.

Trong gian đoạn phi thuộc địa hóa, Xênêgan có Hiến pháp 1959 và sửa

đổi Hiến pháp năm 1960. Hiến pháp 1959 là luật cơ bản của nhà nước liên bang

giữa Xênêgan và Liên minh Mali. Sửa đổi Hiến pháp 1960 tái lập lại Hiến pháp

độc lập của Xênêgan, thiết lập một hệ thống chính quyền theo mô hình Nghị

viện với chế độ hành pháp lưỡng đầu gồm Tổng thống và Thủ tướng.

Sau độc lập, Xênêgan có Hiến pháp mới vào năm 1962. Bối cảnh Hiến

pháp sau độc lập được đặc trưng bởi sự đối kháng chính trị giữa hai cực của

ngành hành pháp: Tổng thống và Thủ tướng. Sự mâu thuẫn này dẫn đến cuộc

đảo chính không thành công của Thủ tướng vào năm tháng 12 năm 1962. Để

giải quyết mâu thuẫn, Hiến pháp mới đã thay thế mô hình Nghị viện bằng mô

hình Tổng thống chế với quyền lực hành pháp được tăng cường. Hiến pháp vẫn

được giữ lại về cơ bản nhưng có nhiều sửa đổi sau đó. Năm 1966, Liên minh

Cấp tiến của Senghor tuyên bố là đảng duy nhất trong nước và Xênêgan trở

thành một nhà nước độc đảng. Đến năm 1978, một hệ thống đa đảng (3 đảng)

được tái lập.

Sau chiến tranh lạnh, làn sóng dân chủ hóa ảnh hướng đến Châu Phi và

dẫn đến những cải cách Hiến pháp quan trọng của Xênêgan. Tháng 3 năm 1991,

Quốc hội thông qua một số sửa đổi Hiến pháp. Sửa đổi Hiến pháp tái lập vị trí

của Thủ tướng như một phương tiện cân bằng quyền lực của Tổng thống. Các

đảng đối lập cũng được phép tham gia vào Chính phủ. Liên quan đến nhánh tư

pháp, sửa đổi Hiến pháp xác định ba cơ quan mới là: Hội đồng Hiến pháp, Hội

đồng Nhà nước, và Tòa án thượng thẩm. Như vậy, Hội đồng Hiến pháp được

xác lập ở Xênêgan theo sửa đổi Hiến pháp năm 1991 như một cơ quan thuộc

nhánh tư pháp.

Page 97: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

87

Sau những diễn biến chính trị, Xênêgan tiến tục cải cách Hiến pháp, dẫn

đến việc ban hành Hiến pháp mới – Hiến pháp hiện hành, sau một cuộc trưng

cầu ý dân vào tháng 7 năm 20011.

8.2. Khuôn khổ pháp lý

Hội đồng Hiến pháp của Xênêgan được thành lập theo Hiến pháp 2001.

Cần xem xét đặc tính của trật tự Hiến phápXênêgan làm nền tảng cho việc xây

dựng và vận hành của Hội đồng Hiến pháp. Xênêgan theo mô hình chính quyền

đại diện, tự do, đa nguyên. Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc pháp quyền và

phân quyền giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xênêgan là một

Nhà nước đơn nhất phi tập trung với các cộng đồng địa phương có cơ quan hành

chính và tài chính độc lập. Hiến pháp Xênêgan tuyên bố và bảo vệ các quyền

con người. Một hệ thống tư pháp độc lập phán xét về các vi phạm Hiến pháp.

Nhân vật trung tâm của Nhà nước Xênêgan là Tổng thống - người đứng đầu Nhà

nước - được dân bầu trực tiếp theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, và phổ thông.

Xênêgan có một hệ thống đa đảng, cam kết bảo vệ tự do tôn giáo, có sự tách biệt

giữa Nhà nước và tôn giáo, thực thi chế độ kinh tế thị trường có sự can thiệp của

Chính phủ, và có lực lượng an ninh của Chính phủ dân sự.2

Hội đồng Hiến pháp được quy định trong Chương 8 (Quyền tư pháp) của

Hiến pháp Xênêgan. Điều 88 của Chương này quy định: “Quyền tư pháp là

quyền độc lập khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nó được thực hiện bởi

Hội đồng Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án kiểm toán, các tòa án, và các tòa án

đặc biệt.” Như vậy, Hội đồng Hiến pháp có ba đặc tính. Thứ nhất, nó là một cơ

quan độc lập của quốc gia, không thuộc ngành lập pháp và ngành hành pháp.

Thứ hai, nó là một cơ quan tư pháp. Thứ ba, mặc dù vậy, Hội đồng Hiến pháp

không phải là một bộ phận của hệ thống tòa án thường. Nó độc lập với các tòa

án thường (tòa án tối cao, các tòa án khác, các tòa án đặc biệt), và cùng với các

tòa án này và các cơ quan khác như Hội đồng Nhà nước, Kiểm toán Nhà

nước...cùng thực thi quyền tư pháp.

1 Thông tin về diễn tiến Hiến pháp ở Xênêgan được tham khảo từ: Constitutional history of Senegal,

http://www.constitutionnet.org/country/constitutional-history-Senegal

2 Demba Sy, “ Senegal” in Encyclopedia of World Constitutions, Volume III ed., Gerhard Robbers (New York:

Facts on File, 2007), 797.

Page 98: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

88

Những điểm trên cho thấy Hội đồng Hiến pháp của Xênêgan giống với

Tòa án Hiến pháp hơn là Hội đồng Hiến pháp của Pháp, do nó là một cơ quan

độc lập của nhà nước, thực hiện quyền tư pháp.1

8.3. Cơ cấu tổ chức

Về thành phần, Hội đồng Hiến pháp gồm 5 thành viên, có một Chủ tịch,

một Phó Chủ tịch và 3 thẩm phán. Nhiệm kỳ của họ là 6 năm. Cứ mỗi 2 năm,

Chủ tịch và hai thành viên khác của Hội đồng sẽ được thay thế, theo thứ tự dựa

trên ngày hết hạn nhiệm kỳ của họ. Thành viên của Hội đồng Hiến pháp do

Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm. Điều kiện để được bổ nhiệm làm thành viên

của Hội đồng Hiến pháp do một đạo luật tổ chức quy định. Các thành viên Hội

đồng Hiến pháp có thể được tái nhiệm. Chức vụ của thành viên Hội đồng Hiến

pháp chỉ có thể bị kết thúc trước thời hạn vì lý do mất khả năng thể chất và trong

điều kiện do một đạo luật tổ chức quy định. (Điều 89). Để bảo vệ các thành viên

Hội đồng Hiến pháp, Điều 93 quy định thêm: “Trừ trường hợp phạm tội quả

tang, các thành viên của Hội đồng Hiến pháp chỉ có thể bị bắt, truy tố, xét xử về

tội phạm hình sự với sự đồng ý của Hội đồng.”

Như vậy, có thể thấy rằng thành viên của Hội đồng Hiến pháp Xênêgan

không được bổ nhiệm theo một quy trình dân chủ. Việc để cho Tổng thống hoàn

toàn lựa chọn các thành viên Hội đồng Hiến pháp và đặt cơ quan dân chủ đứng

ngoài quy trình này có thể giới hạn sự độc lập và tính chính đáng của Hội đồng

Hiến pháp.

8.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo Điều 92 của Hiến pháp Xênêgan, Hội đồng Hiến pháp có quyền:

quyết định về tính hợp hiến của luật, của quy chế nội bộ của Nghị viện, và của

các điều ước quốc tế, tranh chấp về thẩm quyền giữa cơ quan lập pháp và hành

pháp. Như vậy, Hội đồng Hiến pháp Xênêgan có các loại thẩm quyền sau:

Thứ nhất, quyền kiểm tra tính hợp hiến của luật. Điều 74 trong Chương

VI - Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, cho thấy vai trò kiểm hiến của

Hội đồng Hiến pháp có tính chất kiểm tra trước. Điều này quy định như sau:

“Hội đồng Hiến pháp có thể họp để xem xét tính hợp hiến của luật khi có

đề nghị của:

1 Chính vì vậy, một số tài liệu tiếng Anh dịch Hội đồng Hiến pháp của Xênêgan là Tòa án Hiến pháp

(Constitutional Court).

Page 99: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

89

1) Tổng thống Cộng hòa, trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được

thông qua và chuyển đến cho Tổng thống.

2) Một số lượng hạ nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành viên

của Hạ viện, trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được thông qua.

3) Một số lượng thượng nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành

viên của Thượng viện, trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được

thông qua.”

Như vậy, một đạo luật đã được Nghị viện thông qua, được chuyển cho

Tổng thống công bố, và nếu Tổng thống cho rằng đạo luật bất hợp hiến, Hội

đồng Hiến pháp sẽ họp để phán quyết. Trong một trường hợp khác, một số

lượng nhất định nghị sĩ của hai viện cũng có quyền yêu cầu Hội đồng Hiến pháp

xem xét lại tính hợp hiến của đạo luật đã được thông qua nhưng chưa công bố.

Đây rõ ràng là một sự mô phỏng theo truyền thống bảo hiến của Pháp. Quy định

trên cũng cho thấy, chỉ các định chế chính trị (Tổng thống, một số lượng nhà lập

pháp), được quyền tiếp cận công lý Hiến pháp. Hiến pháp không cho thấy các

tòa án tư pháp thường và công dân có quyền đặt vấn đề tính hợp hiến của luật

trước Hội đồng Hiến pháp.

Thứ hai, quyền kiểm tra tính hợp hiến của các điều ước quốc tế. Về loại

thẩm quyền này, Hiến pháp Xênêgan quy định tại Điều 97: “Nếu Hội đồng Hiến

pháp tuyên bố một điều ước quốc tế chứa đựng điều khoản mâu thuẫn với Hiến

pháp, việc phê chuẩn hay thông qua điều ước quốc tế đó chỉ có thể được thực

hiện sau khi sửa đổi Hiến pháp.”

Thứ ba, quyền giải quyết tranh chấp về quyền lực giữa các định chế chính

trị (lập pháp và hành pháp). Nếu trong quy trình lập pháp, một dự án luật hoặc

một đề nghị sửa đổi luật không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật, Thủ tướng và

các thành viên khác của Chính phủ có thể phản đối tiếp nhận chúng. Trong

trường hợp có bất đồng, Hội đồng Hiến pháp, theo yêu cầu của Tổng thống

Cộng hòa, của Quốc hội (tức Hạ viện), của Thượng viện, hoặc của Thủ tướng, sẽ

đưa ra quyết định trong vòng 8 ngày (Điều 83).

Ngoài ra, một điều khác của Hiến pháp liên quan đến cơ quan hành pháp

cũng đề cập đến thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp. Theo Điều 52 của Hiến

pháp, “Quốc hội không thể bị giải tán trong thời kỳ thực thi quyền lực đặc biệt.

Khi những quyền này được thực hiện sau khi giải tán, ngày bầu cử được xác

định trong sắc lệnh tuyên bố giải tán không thể bị hoãn, ngoại trừ trường hợp bất

khả kháng do Hội đồng Hiến pháp xác định.” Điều khoản này cho phép Hội

đồng Hiến pháp tham gia vào quá trình giải quyết các khủng hoảng chính trị.

Page 100: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

90

Hậu quả của phán quyết

Theo Điều 75 của Hiến pháp, trong trường hợp đạo luật được xem xét về

tính hợp hiến của nó trước khi công bố, thời gian công bố sẽ bị hoãn lại cho đến

khi có kết quả của phiên thảo luận lần thứ hai của Quốc hội về đạo luật hoặc có

quyết định của Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đạo luật phù hợp với Hiến pháp.

Điều 92 của Hiến pháp khẳng định: “Phán quyết của Hội đồng Hiến pháp

không thể bị kháng cáo. Nó có hiệu lực đối với tất cả các công quyền và tất cả

các nhà chức trách hành chính và tư pháp.” Quy phạm này cho thấy Hội đồng

Hiến pháp Xênêgan không phải là một cơ quan tư vấn của các định chế chính trị.

Phán quyết của nó có tính chất ràng buộc pháp lý đối với tất cả các định chế

quyền lực công cộng.

8.5. Thực tiễn hoạt động

Để tìm hiểu về thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp Xênêgan, có

thể xem xét một số vụ án sau đây:

Vụ án thứ nhất:Tính bất hợp hiến của đạo luật về bình đẳng.

Ngày 30 tháng 4 năm 2007, Hội đồng Hiến pháp Xênêgan đã tuyên bố

một đạo luật về bình đẳng do Nghị viện thông qua là bất hợp hiến vì luật này

xâm phạm nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân, cũng như xâm phạm tuyên

bố chung về quyền con người và quyền công dân- một cấu phần của Hiến pháp.

Đạo luật này do Nghị viện Xênêgan thông qua vào tháng 3, quy định rằng phải

có tỷ lệ bình đẳng giữa nam và nữ trong danh sách bầu cử.1 Hội đồng đã xem xét

kiến nghị về tính hợp hiến của các nghị sĩ đối lập thuộc Đảng Xã hội Xênêgan,

Liên minh lực lượng cấp tiến, Phong trào dân chủ của Đảng công nhân. Những

thành viên của Hội đồng Hiến phápủng hộ quan điểm đối lập cho rằng Hiến

pháp chỉ công nhận công dân nói chung được hưởng đầy đủ các quyền chứ

không phân biệt các loại công dân khác nhau. Kiến nghị của các nghị sĩ đối lập

cho rằng đạo luật không thể được áp dụng cho cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào

ngày 3 tháng 6 (2007), bởi vì thời hạn ban hành nó cần phải được hoãn lại cho

đến khi có quyết định của Hội đồng Hiến pháp.2

Vụ án thứ hai: Tính hợp hiến của việc ứng cử Tổng thống lần 3.

1 Andreas Mehler, Henning Melber, Klaas Van Walraven, ed., Africa Yearbook 4 (Brill: Hotei Publishing, 2007),

168-169.

2 Seneganese constitutional council rejects law on equality,

http://english.peopledaily.com.cn/200705/01/eng20070501_371169.html.

Page 101: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

91

Ngày 27 tháng 1 năm 2012, Hội đồng Hiến pháp Xênêgan thông qua

quyết định về tính hợp hiến của việc Tổng thống đương nhiệm Abdoulaye Wade

ứng cử tổng thống lần thứ ba mặc dù Hiến pháp giới hạn một người không được

làm tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Wade được xem là biểu tượng dân chủ ở

Xênêgan vào tháng 3 năm 2000 khi ông ta được bầu làm tổng thống, kết thúc 40

năm dưới sự cai trị của Đảng Xã hội. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Wade nỗ lực xúc

tiến dân chủ bằng việc xây dựng Hiến pháp mới - Hiến pháp 2001 hiện hành của

Xênêgan. Chính bản Hiến pháp này đặt ra giới hạn Tổng thống không được giữ

chức quá hai nhiệm kỳ. Nhưng hy vọng vào Wade dần dần được thay thế bởi nỗi

sợ hãi về một chế độ độc đoán, đặc biệt sau khi ông ta tái đắc cử lần thứ 2 vào

năm 2007, khi các lãnh đạo của phe đối lập cáo buộc ông ta đã gian lận trong

bầu cử.1 Một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp quyền

thuộc Đại học Standford bình luận: “Ông Wade dường như lập lại những hành

động phi dân chủ của người tiền nhiệm, đó là lạm dụng các thể chế lập pháp và

tư pháp và giới hạn các tự do căn bản…Wade kiểm soát ngành tư pháp và Hội

đồng Nhà nước, quyết định về nghề nghiệp của các thẩm phán và bổ nhiệm các

thành viên của Hội đồng Hiến pháp. Hầu hết quyết định của các cơ quan này đều

ủng hộ ông ta, đặc biệt là quyết định của Hội đồng Hiến pháp cho phép ông ta

tranh cử lần thứ ba. Hội đồng đã chấp nhận lập luận của ông ta rằng giới hạn

nhiệm kỳ không áp dụng đối với ông ta vì Hiến pháp mới chưa có hiệu lực khi

ông ta được bầu làm Tổng thống lần đầu tiên vào năm 2000.”2 Sau quyết định

của Hội đồng Hiến pháp, các nhóm đối lập đã tập hợp và kêu gọi chống lại

quyết định đó.3

Sơ bộ có thể thấy bối cảnh chính trị ảnh hướng lớn đến hoạt động của Hội

đồng Hiến pháp ở Xênêgan. Trong vụ án liên quan đến kiếm tra tính hợp hiến

của luật, Hội đồng Hiến pháp Xênêgan đã tỏ ra là người bảo vệ quyền bình

đẳng. Nhưng trong vụ án về bầu cử, người ta có thể thấy Hội đồng Hiến pháp

nằm dưới sự kiểm soát của quyền lực chính trị. Ngay từ việc thiết kế thể chế, các

nhà lập hiến Xênêgan có vẻ đã muốn đặt Hội đồng Hiến pháp dưới sự kiểm soát

của quyền lực chính trị khi trao cho Tổng thống toàn quyền bổ nhiệm các thành

viên của Hội đồng này.

1 Landry Signé, Strangling Democracy in Senegal, The New York Times,

http://www.nytimes.com/2012/02/25/opinion/strangling-democracy-in-Senegal.html. 2 Như trên.

3 Như trên.

Page 102: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

92

IX. HỘI ĐỒNG ĐIỀU TRA HIẾN PHÁP ETHIOPIA

9.1. Quá trình hình thành và phát triển1

Ethiopia là một quốc gia thuộc vùng Sừng Châu Phi. Trước khi Hiến pháp

đầu tiên – Hiến pháp 1931 – được ban hành, Ethiopia không có một Hiến pháp

thành văn điều chỉnh các vấn đề như cơ chế bảo hiến hay kiềm chế đối trọng.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước phong kiến Ethiopia ban hành năm 1931

mô phỏng theo Hiến pháp Meiji 1789 của Nhật Bản.

Trước khi có bản hiến pháp đầu tiên này, mối quan hệ quyền lực trong

triều đình hoặc quan hệ giữa chính quyền với nhà thờ, vai trò của nhà thờ trong

quản trị đất nước đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh, tuy không được gọi

là hiến pháp. Truyền thống lâu đời trên 3.000 năm2 của Ethiopia thường dẫn

chiếu tới cổ luật của nước này có tên gọi là Fitha Ngest – văn bản được các luật

gia coi là một sự phát triển rất quan trọng trong truyền thống pháp luật ở

Ethiopia. Văn kiện pháp lý này điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền, nhà

thờ và giới quý tộc. Để duy trì trật tự quyền lực thì mối quan hệ chính yếu là

mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, nó đóng vai trò chi phối toàn

bộ hệ thống quản trị quốc gia.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sau đó, các học giả có sự đồng thuận rộng rãi khi

cho rằng sự giao lưu với phương Tây và ảnh hưởng của các học giả người

Ethiopia được đào tạo ở Châu Âu cũng như mối quan hệ ngoại giao ngày càng

chặt chẽ với Châu Âu trong thời gian trị vì của hoàng đế Haile Selassie là những

nhân tố chính khiến người Ethiopia từ bỏ văn kiện truyền thống Fitha Ngest để

tiến tới việc ban hành bản hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử của mình –

Hiến pháp 1931. Song đây là bản hiến pháp do triều đình chủ động đưa ra nên

không có gì ngạc nhiên khi nó tập trung quyền lực cho Hoàng đế, và bởi vậy

chưa đặt ra vấn đề bảo hiến.

Sau đó, đất nước Ethiopia bị Italia chiếm đóng trong 5 năm (1936 –

1941). Khi giành được độc lập, nhân dân Ethiopia ý thức rõ hơn về nhu cầu hiện

đại hóa hệ thống pháp luật quốc gia. Do hệ quả của sự kiện lịch sử này và các

yếu tố nội sinh khác, một bản sửa đổi bổ sung hiến pháp được thông qua vào

1 Getahun Kassa (2007), Mechanisms Of Constitutional Control:A Preliminary Observation Of The Ethiopian

System, Afrika Focus, Vol. 20, Nr. 1-2, 2007, pp. 75-104.

2 http://www.forumfed.org/libdocs/FedCountries/FC-Ethiopia.pdf

Page 103: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

93

năm 1955. Bản sửa đổi bổ sung này đã quy định sự thay đổi trong hệ thống tổ

chức quản trị chính quyền, hướng tới sự hạn chế quyền lực của hoàng đế và tạo

không gian mở rộng việc công nhận các quyền và tự do của công dân. Sau đó,

Hiến pháp Ethiopia đã trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung căn bản vào các năm

1986, 1991 và 1995.

So với các bản hiến pháp trước, Hiến pháp 1995 (Hiến pháp hiện hành)

của Ethiopia đã trao thẩm quyền quyết định tính hợp hiến cho Viện thứ hai của

Quốc hội. Hiến pháp 1995 đặc biệt lưu tâm đến việc bảo vệ các quyền cơ bản và

tự do được thừa nhận rộng rãi theo đúng các công ước quốc tế, nên cần phải có

một cơ chế phù hợp để bảo đảm tính hợp hiến của hành vi công quyền. Bởi vậy,

các học giả và chính trị gia Ethiopia đã tranh luận rất nhiều về cơ chế bảo đảm

sự tuân thủ Hiến pháp và cân nhắc việc trao chức năng giải thích Hiến pháp cho

cơ quan nào: cho tư pháp hay cho một cơ quan khác ngoài tư pháp.

Khi phân tích bối cảnh của Ethiopia, các học giả đã cố gắng đi tìm một

mô hình đặc biệt và cho rằng cần trao quyền giải thích hiến pháp cho Viện liên

bang (tương tự Thượng viện ở các nước khác). Việc trao quyền giải thích Hiến

pháp cho Viện liên bang có nghĩa là các tiểu bang được trao nhiều cơ hội hơn

trong việc bảo vệ quyền lợi của mình trước nguy cơ lạm quyền của chính quyền

liên bang. Sở dĩ như vậy vì Viện liên bang có mối liên hệ chặt chẽ hơn với các

tiểu bang so với Hạ viện. Viện liên bang (sau đây gọi là Thượng viện) có chức

năng bảo vệ lợi ích của các tiểu bang.

Với đặc thù cấu trúc liên bang và các quan điểm nói trên, Điều 62 Hiến

pháp (Liên bang) 1995 và Tuyên bố 251/2001 đã trao quyền giải thích hiến pháp

cho Thượng viện, theo đó Thượng viện có quyền giải thích hiến pháp và quyết

định về tính hợp hiến của hành vi lập pháp và các hành vi công quyền khác.

Điều 84 Hiến pháp 1995 và Tuyên bố 250/2001 đã trao cho Hội đồng điều tra

hiến pháp quyền điều tra các tranh chấp hiến pháp và đệ trình các kiến nghị lên

Thượng viện.

Tương tự, mỗi bang của Liên bang Ethiopia có Hiến pháp riêng của mình

và các bang này cũng trao quyền giải thích Hiến pháp tiểu bang cho Hội đồng

dân tộc hay Ủy ban giải thích hiến pháp (ở các bang Afar, Tigray, Amhara,

Oromyia, Harari, Benishangul-Gumuz, Gambella). Để hỗ trợ cho các cơ quan

này, một Hội đồng điều tra hiến pháp (của tiểu bang) được thành lập.

Page 104: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

94

Như vậy, về tổng thể, việc bảo đảm tuân thủ hiến pháp ở Ethiopia được

thiết kế theo hai tầng nấc: liên bang và tiểu bang. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập

trung làm rõ vấn đề ở tầm liên bang.

9.2. Khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền

9.2.1. Thượng viện (Viện liên bang)

Với sửa đổi Hiến pháp năm 1995, Ethiopia chuyển từ nhà nước đơn nhất

sang hình thức cấu trúc liên bang và kéo theo sự thay đổi tổ chức Nghị viện từ

hệ thống một viện sang hệ thống hai viện.

Khác với Hạ viện được bầu trực tiếp, Thượng viện có thể bầu trực tiếp

hay gián tiếp tùy theo mỗi bang1.

Thượng viện đại diện cho các dân tộc, sắc tộc và cho nhân dân; mỗi sắc

tộc có ít nhất một Thượng nghị sĩ và nếu sắc tộc đó có nhiều người thì cứ mỗi

một triệu người sẽ có thêm một ghế Thượng nghị sĩ.

Điều 62 Hiến pháp 1995 trao cho Thượng viện quyền tự mình quyết định

giải thích hiến pháp. Việc giải thích Hiến pháp sẽ xuất phát từ yêu cầu của các

dân tộc, sắc tộc và của nhân dân. Trợ giúp cho chức năng này của Thượng viện

là Hội đồng điều tra hiến pháp.

Với sự trao quyền rất rõ ràng như vậy của Hiến pháp, Thượng viện có

quyền tối cao trong vấn đề giải thích hiến pháp, các tòa án Ethiopia bị gạt ra

ngoài lề trong vấn đề này2. Tuy nhiên điều đó không cản trở tòa án áp dụng Hiến

pháp trong công việc hàng ngày để thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm của mình3.

Ngoài Hiến pháp, Tuyên bố 251/2001 của Nghị viện liên bang được ban

hành nhằm củng cố quyền lực của Thượng viện, trong đó đã nỗ lực làm rõ các

chức năng của Thượng viện đối với vấn đề điều chỉnh Hiến pháp. Nhằm mục

đích hoàn thành chức năng này, Thượng viện được trao quyền tổ chức Hội đồng

điều tra hiến pháp và thông qua thủ tục tố tụng tại Hội đồng điều tra hiến

pháp.Thượng viện là cơ quan quyết định cuối cùng về giải thích hiến pháp trên

cơ sở kiến nghị đệ trình lên của Hội đồng điều tra hiến pháp; giải quyết khiếu

1 Luật pháp tiểu bang có thể quy định để cho dân cư bầu trực tiếp Thượng nghị sĩ đại diện cho bang mình, hoặc quy

định cơ quan lập pháp tiểu bang bầu ra Thượng nghị sĩ liên bang.

2 Như vậy từ giải thích hiến pháp ở đây của Thượng viện được hiểu là giải thích trừu tượng, làm rõ nghĩa theo kiểu

giải thích từ ngữ; còn áp dụng hiến pháp của tòa án là giải thích gắn liền ngữ cảnh.

3 Getahun Kassa (2007), Mechanisms Of Constitutional Control:A Preliminary Observation Of The Ethiopian

System, Afrika Focus, Vol. 20, Nr. 1-2, 2007, pp. 75-104.

Page 105: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

95

nại của những bên liên quan không thỏa mãn, nếu vụ việc của họ bị Hội đồng

điều tra hiến pháp từ chối xem xét với lý do vụ việc của họ không cần giải thích

hiến pháp.

Thượng viện có nghĩa vụ ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày

nhận được bản đệ trình kiến nghị của Hội đồng điều tra hiến pháp.

9.2.2. Hội đồng điều tra hiến pháp

Một điểm khá đặc biệt trong cơ chế bảo đảm tuân thủ hiến pháp ở

Ethiopia chính là thể hiện sự kết hợp giữa cách tiếp cận chuyên nghiệp và cách

tiếp cận chính trị để giải quyết nhiệm vụ bảo đảm tuân thủ hiến pháp1. Đó chính

là sự kết hợp giữa Thượng viện là một cơ quan mang tính chính trị và Hội đồng

điều tra hiến pháp là một cơ quan mang tính chuyên môn.

Hiến pháp sửa đổi được thông qua năm 1995, nhưng phải đến 1996 thì

Hội đồng điều tra hiến pháp mới được thành lập. Nói là cơ quan chuyên môn

nhưng điểm khác biệt giữa Hội đồng điều tra hiến pháp với các cơ quan tài phán

hiến pháp chuyên nghiệp trên thế giới ở chỗ: thành viên của Hội đồng điều tra

hiến pháp, ngoài thẩm phán, còn có các loại thành viên khác.

Hội đồng điều tra hiến pháp gồm 11 thành viên. Thành phần của Hội đồng

điều tra hiến pháp gồm ba nhóm, từ ba nguồn khác nhau:

Sáu thành viên là những chuyên gia về pháp luật có năng lực

chuyên môn cao và đạo đức tốt được Tổng thống bổ nhiệm trên cơ

sở đề nghị của Hạ viện;

Ba thành viên do Thượng viện chọn ra trong số các Thượng nghị sĩ;

Hai ghế còn lại dành cho những người kiêm nhiệm tự động, đó là

Chánh án và Phó chánh án Tòa án tối cao Liên bang. Hai thành viên

này là hai thành viên mặc nhiên, tự động có quyền tham gia Hội

đồng điều tra hiến pháp mà không cần ai bầu cử hay bổ nhiệm. Hai

thành viên này sẽ giữ chức vụ tương ứng Chủ tịch và Phó chủ tịch

Hội đồng điều tra hiến pháp.

Nhiệm kỳ của của các thành viên phụ thuộc họ tham gia Hội đồng điều tra

hiến pháp như thế nào:

1 Mô hình và cách tiếp cận này cũng tìm thấy ở hiến pháp các bang.

Page 106: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

96

Đối với các thành viên kiêm nhiệm tự động thì tư cách thành viên

của họ gắn liền với tư cách và nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh

án Tòa án tối cao.

Sáu thành viên do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hạ viện

sẽ có nhiệm kỳ tương đương độ dài nhiệm kỳ của Tổng thống –

nghĩa là nhiệm kỳ 6 năm. Họ có thể được tái cử.

Nhiệm kỳ của các thành viên do Thượng viện chọn sẽ tương ứng

với nhiệm kỳ Thượng nghị sĩ của mình.

Tuyên bố 251/2000 đưa ra một số hướng dẫn về việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ

và miễn nhiệm tư cách thành viên của Hội đồng điều tra hiến pháp. Tuy nhiên,

vẫn còn một số điểm không rõ ràng trong Tuyên bố này. Ví dụ, Tuyên bố nói

rằng cơ quan nào có quyền bổ nhiệm thì sẽ có quyền miễn nhiệm thành viên

tương ứng khi có lý do thích hợp và sự miễn nhiệm này phải được sự chấp thuận

của đa số thành viên Thượng viện. Nhưng Tuyên bố không nói thế nào là “lý do

thích hợp“. Điều không rõ ràng này khiến cho nhiệm kỳ của thành viên Hội

đồng điều tra hiến pháp không được bảo đảm (ngoại trừ hai thành viên kiêm

nhiệm tự động), do đó làm ảnh hưởng tới sự độc lập của các thành viên của Hội

đồng.

Điểm đặc biệt thứ hai của cơ chế bảo đảm tuân thủ hiến pháp của Ethiopia

nằm ở điều kiện trở thành thành viên Hội đồng điều tra hiến pháp. Ba thành viên

do Thượng viện chọn trên tổng số 11 thành viên không đòi hỏi có trình độ luật

học. Việc có các thành viên không hiểu biết chuyên sâu về pháp luật tham gia

Hội đồng điều tra hiến pháp làm cho cơ quan này mang tính chính trị hơn là một

cơ quan chuyên môn.

Thẩm quyền của Hội đồng điều tra hiến pháp cũng rất hạn chế. Nó có

nhiệm vụ điều tra các tranh chấp hiến pháp và đệ trình lên Thượng viện nếu thấy

việc giải thích hiến pháp là cần thiết.

Hội đồng điều tra hiến pháp có thể nhận vụ việc từ Thượng viện, cơ quan

lập pháp tiểu bang, từ các cơ quan hành pháp, từ bất kỳ tòa án nào và từ các bên

có lợi ích liên quan để xem xét. Hội đồng họp theo quý nhưng có thể triệu tập

các phiên họp bất thường.

Mặc dầu kết luận của Hội đồng điều tra hiến pháp không có hiệu lực ràng

buộc về mặt pháp lý, bởi nó cần được sự chấp thuận của Thượng viện, nhưng

thực tế nó có ảnh hưởng quan trọng tới việc bảo vệ các quyền cơ bản của công

dân và phát triển dân chủ ở Ethiopia.

Page 107: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

97

Để thực thi quyền lực hiến định này, Hội đồng điều tra hiến pháp có

quyền thông qua thủ tục tố tụng của mình; nhưng những thủ tục tố tụng này phải

được sự chấp thuận của Thượng viện. Một phần vì các điều khoản hiến pháp,

một phần vì Tuyên bố 251/2001 (về Hội đồng điều tra hiến pháp) trải qua quá

trình điều chỉnh và sau một thập kỷ thủ tục tố tụng đã cho phép các bên đương

sự có thể mang các vụ việc ra trước Hội đồng điều tra hiến pháp và tới Thượng

viện trên cơ sở kháng cáo.

9.3. Thực tiễn hoạt động1

Hội đồng điều tra hiến pháp, cùng với Thượng viện, trong hơn một thập

kỷ qua đã giải quyết không nhiều vụ việc hiến pháp, nhưng các quyết định đưa

ra đều có tác động lớn.

Phần lớn các vụ việc được chuyển tới Hội đồng điều tra hiến pháp nhưng

dừng lại ở ngay giai đoạn đầu tiên vì có nhiều lý do cho thấy vụ việc không

xứng tầm một vụ điều tra hiến pháp. Nhưng vẫn có một số ít vụ quan trọng được

nghe bởi Hội đồng điều tra hiến pháp và sau đó được đệ trình lên Thượng viện

để ra phán quyết cuối cùng.

Nếu phân tích theo loại vụ việc, cho thấy hầu hết các vụ việc là do công

dân kháng cáo lên Hội đồng điều tra hiến pháp và chỉ có khoảng 5 vụ việc trực

tiếp yêu cầu kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật thông qua bởi Hạ viện và

các cơ quan lập pháp tiểu bang. Các vụ việc còn lại đòi yêu cầu kiểm tra tính

hợp hiến của các quyết định, hành vi của các cơ quan hành pháp của cả liên

bang và tiểu bang hoặc các phán quyết của tòa án.

Số lượng các vụ việc kháng cáo phán quyết của tòa án nhiều cho thấy các

đương sự trong các vụ kháng cáo xem Hội đồng điều tra hiến pháp như một diễn

đàn hay một tầng nấc kháng cáo tiếp theo nhằm chống lại các phán quyết của

các phiên tòa phá án hay phiên tòa phúc thẩm. Nói cách khác, công chúng chưa

nhận thức đúng về chức năng của Hội đồng điều tra hiến pháp cũng như của

Thượng viện trong vấn đề này.

Những vụ án sau đây được các học giả coi như là những cột mốc quan

trọng chứng tỏ Hội đồng điều tra hiến pháp và Thượng viện đã hoạt động như

một cơ quan giải thích hiến pháp.

1 Getahun Kassa (2007), Mechanisms Of Constitutional Control:A Preliminary Observation Of The Ethiopian

System, Afrika Focus, Vol. 20, Nr. 1-2, 2007, pp. 75-104.

Page 108: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

98

Vụ án quyền bầu cử

Vụ án này khởi xướng bởi một nhóm người từ Bambasi và Assosa

Woreda của tiểu bang Benishangul-Gumuz. Họ yêu cầu kiểm tra tính hợp hiến

của quyết định do Ủy ban bầu cử ban hành cấm họ tranh cử với lý do họ không

biết ngôn ngữ ở hạt bầu cử, đồng thời cáo buộc Điều 38 Tuyên bố 111/95 là vi

hiến.

Nhóm người này cho rằng quyết định nói trên và Điều 38 của Tuyên bố

111/95 mâu thuẫn với Điều 38 Hiến pháp bảo đảm quyền bầu cử và được bầu.

Vụ việc được Hội đồng điều tra hiến pháp xem xét. Năm trên tổng số 7

thành viên có mặt cho rằng kháng cáo của đương sự là có căn cứ và sau đó đệ

trình lên Thượng viện vào ngày 07 tháng 6 năm 2000. Thượng viện đã tuyên bố

quyết định nói trên và Điều 38 Tuyên bố 111/95 là vi hiến.

Tuy nhiên, nhóm thành viên thiểu số (của Hội đồng điều tra hiến pháp)

cho rằng Điều 38 của Tuyên bố 111/95 không phải chỉ nhằm vào việc loại trừ

những người không biết ngôn ngữ địa phương ra khỏi danh sách ứng cử, mà nó

được ban hành bởi quan ngại rằng ứng cử viên cần phải hiểu ngôn ngữ của cử

tri.

Nhóm thành viên thiểu số tiếp tục tranh luận rằng ngôn ngữ là một khía

cạnh quan trọng của các quyền, chẳng hạn như quyền tự quản, và nó là sự thể

hiện và ghi nhận bản sắc của các dân tộc, sắc tộc. Điều 38 Tuyên bố 111/95

không cấm tham gia tranh cử với lý do anh ta thuộc về một cộng đồng ngôn ngữ

nào đó, mà chỉ là yêu cầu anh ta (ứng cử viên) phải biết ngôn ngữ của nhóm cử

tri mà anh ta đang có dự định đại diện cho họ.

Nhóm thành viên thiểu số cũng cho rằng bầu cử không phải là một quyền

không có giới hạn; mà thay vào đó nó có thể bị giới hạn bởi luật pháp. Bởi vậy,

quyết định cấm tranh cử nêu trên không phải là phân biệt đối xử và không vi

hiến.

Vụ án Silte

Hai nguyên đơn trong vụ án hiến pháp này đại diện cho cộng đồng khởi

kiện vụ án, nhưng sau đó vụ án được theo đuổi bởi một Hạ nghị sĩ Đảng Dân

chủ Thống nhất Silte, nên vụ án được đặt tên theo tên Đảng này.

Nguyên đơn cho rằng những người thuộc cộng đồng của họ bị coi là

người Gurage trái với ý muốn của họ và bị từ chối quyền tự quyết của cộng

đồng trong một thời gian dài, bởi vậy họ yêu cầu Thượng viện bảo đảm cho họ

Page 109: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

99

thực thi quyền hiến định. Họ nhấn mạnh rằng cộng đồng người Silte không phải

là người Gurage mà là cộng đồng người với ngôn ngữ riêng, lãnh thổ riêng, lịch

sử riêng, do đó, việc coi người Silte là người Gurage là xâm phạm quyền tự

quyết của họ.

Hội đồng điều tra hiến pháp đã tiếp nhận vụ việc, điều tra, ra khuyến nghị

và đệ trình lên Thượng viện. Tuy nhiên, Hội đồng cho rằng, nguyên tắc cạn kiệt1

các phương thức khiếu kiện của địa phương cần được khai thác. Tuy vấn đề

nguyên đơn nêu xứng tầm một vụ việc hiến pháp, nhưng nó cần được xem xét

trước bởi các cơ chế địa phương và đề nghị đương sự có thể sau đó mang vụ

việc trở lại Thượng viện nếu cho rằng quyết định của các cơ quan địa phương là

trái với Hiến pháp liên bang. Đồng thời Hội đồng cũng gợi ý Hội đồng điều tra

hiến pháp của tiểu bang cần theo dõi quá trình giải quyết vụ việc tại địa phương

và việc giải quyết phải có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng người khởi kiện.

Điểm mới trong vụ án này là lần đầu tiên nêu lên nguyên tắc cạn kiệt

trong các vụ việc hiến pháp.

Vụ án Kedija Beshir

Vụ án này được đệ trình bởi Hiệp hội nữ luật sư Ethiopia nhân danh

Kedija Beshir.

Đơn khởi kiện liên quan đến phán quyết thừa kế tuyên bởi một tòa án (tôn

giáo) ở Naiba dựa vào luật Sharia (luật tôn giáo). Và tranh luận chủ yếu xảy ra

xung quanh việc các tòa án thường đã đồng thuận một cách hệ thống với phán

quyết của tòa án tôn giáo.

Trước khi vụ án được chuyển tới Hội đồng điều tra hiến pháp đã trải qua

giai đoạn kháng cáo ở Tòa án Sharia tối cao (tòa án tôn giáo) và cuối cùng là thủ

tục phá án của Tòa án tối cao Liên bang (của tòa án thường). Tất cả các cấp xét

xử đều tái khẳng định nội dung của phán quyết của tòa án Naiba. Nhưng đương

sự (bà Kedija Beshir và được đại diện bởi Hiệp hội nữ luật sư Ethiopia) và ba

đồng khởi kiện cùng nhau phản đối phán quyết của tòa án Naiba và bày tỏ rằng

họ không muốn tòa án tôn giáo xét xử vụ việc của họ.

Các cấp tòa án tiếp theo đều dựa vào luật Sharia (luật tôn giáo) để giải

quyết vụ việc và từ chối yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, Hiệp hội nữ luật sư

Ethiopia cho rằng việc trải qua tất cả các cấp tòa án đều có quan điểm giống

1 Nguyên tắc cạn kiệt (Erschöpfung) đòi hỏi các con đường, phương thức khiếu kiện hợp pháp khác đã sử dụng hết,

không còn nguồn nào khác, mới được phép đưa vụ việc ra Hội đồng điều tra hiến pháp.

Page 110: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

100

quan điểm của tòa án tôn giáo Naiba dẫn tới hình thành nên một quan niệm

chung, thái độ của Nhà nước (chứ không riêng gì các tổ chức tôn giáo) đối với

phụ nữ không đúng đắn và đi ngược lại quyền lợi của phụ nữ đã được ghi nhận

trong hiến pháp. Bởi vậy, việc tất cả các cấp tòa án của nhà nước đồng thanh với

tòa tôn giáo như trên là vi hiến.

Nhận được vụ án, Hội đồng điều tra hiến pháp cho rằng vụ án xứng tầm

một vụ việc hiến pháp và đệ trình lên Thượng viện với các quan điểm sau:

Việc tất cả các cấp tòa án của Nhà nước lặp lại phán quyết của tòa án tôn

giáo Naiba là trái với Điều 34 Khoản 5 Hiến pháp 1995 – Điều khoản này thừa

nhận quyền của các bên tranh chấp được giải quyết tranh chấp của họ tại các

định chế tôn giáo hoặc tập quán. Theo quy định này, các tranh chấp liên quan

vấn đề gia đình, nhân thân chỉ có thể giải quyết tại các định chế tôn giáo, tập

quán với sự đồng thuận của các bên tranh chấp.

Quyền tài phán của các định chế tôn giáo, tập quán không phải là quyền

tài phán bắt buộc đối với các bên tranh chấp; hay nói cách khác các định chế này

không đương nhiên có thẩm quyền. Họ chỉ có thẩm quyền nếu các đương sự

đồng thuận lựa chọn họ. Bởi vậy, tòa án tôn giáo Naiba không có thẩm quyền

trong vụ án này, vì bị bà Kedija Beshir từ chối mang vụ việc ra tòa tôn giáo. Hay

nói cách khác, phán quyết của tòa án Naiba là vi hiến.

Thượng viện đã tán thành quan điểm của Hội đồng điều tra hiến pháp và

tuyên bố nguyên đơn thắng kiện.

X. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MARỐC

10.1. Quá trình hình thành và phát triển

Marốc (Vương quốc Morocco) là một quốc gia nằm ở vùng Bắc Phi.

Marốc vốn là thuộc địa dưới chế độ bảo hộ (Protectorate) của cả Pháp và Tây

Ban Nha cho đến năm 1956, khi nước này lần lượt tuyên bố độc lập khỏi Pháp

ngày 2 tháng 3 năm 1956 và Tây Ban Nha ngày 7 tháng 4 năm 1956. Kể từ

đó,Marốc trở thành một quốc gia độc lập theo chế độ quân chủ lập hiến. Tuy

nhiên, Quốc vương trị vì Marốc có khá nhiều quyền lực được trao theo Hiến

pháp, khiến cho mô hình quân chủ lập hiến cũng không thật sự rõ nét. Hiến pháp

sửa đổi năm 2011 đã có nhiều cải cách giảm bớt quyền hạn của Quốc vương và

tăng thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước khác để dân chủ hóa hơn nữa Vương

Page 111: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

101

quốc, hiện thực hóa mô hình quân chủ lập hiến và xây dựng ổn định chính trị tại

Marốc.1

Ngay từ khi còn là một quốc gia dưới sự bảo hộ của Pháp và Tây Ban

Nha, Marốc đã có các dự án nhằm xây dựng hiến pháp cho quốc gia. Năm 1908,

một dự thảo Hiến pháp đã được giới thiệu tại Marốc. Điều thú vị là dự thảo này

được đăng tải trên tờ báo “Lissan Al Maghreb” và không rõ tác giả là ai. Nhưng

dự thảo đã thu hút được sự chú ý của người dân Marốc và phản ánh một ý thức

mới về dân chủ, lập hiến, pháp quyền và quyền con người ở Marốc. Dự thảo này

không bao giờ được chấp nhận và ban hành.

Bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành tại Marốc vào năm 1962, sau khi

Marốc tuyên bố độc lập. Để ban hành bản Hiến pháp này, Quốc vương Marốc

khi đó là Hassan II đã thành lập một Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm dự

thảo Hiến pháp. Hiến pháp sau đó được đưa ra trưng cầu ý dân vào ngày 7 tháng

12 năm 1962 và chính thức được ban hành vào ngày 14 tháng 12 năm 1962.

Hiến pháp 1962 chính thức lựa chọn chế độ Quân chủ lập hiến áp dụng cho

Vương quốc Marốc.

Kể từ đó, Marốc cũng đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung hay ban bố các bản

Hiến pháp mới. Trong đó phải kể đến các bản Hiến pháp được ban hành vào

năm 1970, 1972, 1992. Năm 1996 một bản Hiến pháp mới được ban hành. Điểm

nổi bật của bản Hiến pháp mới là thiết lập một Quốc hội lưỡng viện. Năm 2011

Hiến pháp 1996 được sửa đổi bổ sung với nhiều cải cách liên quan đến cả Quốc

vương, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và tài phán hiến pháp.2

Marốc có một lịch sử phát triển liên quan đến bảo hiến, hay tài phán hiến

pháp và các mô hình áp dụng thẩm quyền này. Ngay trong dự thảo 1908, vấn đề

tài phán hiến pháp đã được đặt ra, phản ánh nhận thức của tác giả dự thảo về tầm

quan trọng của thiết chế này từ rất sớm. Năm 1962, vấn đề tài phán hiến pháp

chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp bằng cách thiết lập một Tòa Hiến

pháp (Constitutional Bench) trong lòng Tòa án Tối cao (Supreme Court). Mô

hình này đã hai lần được cải cách trong một thời gian ngắn bằng mô hình Hội

đồng Hiến pháp lâm thời trong giai đoạn từ ngày 11 đến 20 tháng 06 năm 1963

và từ ngày 9 tháng 10 năm 1970 đến 20 tháng 10 năm 1977. Trong các giai đoạn

1 Xem thêm thông tin về Vương quốc Marocco tại http://en.wikipedia.org/wiki/Morocco lên mạng ngày 05/03/2013

2 Xem thêm về Hiến pháp Maroc tại http://fr.wikipedia.org/wiki/Constitution_du_Maroc Hiến pháp Maroc (tiếng

Pháp) http://www.sgg.gov.ma/BO/bulletin/FR/2011/BO_5964-Bis_Fr.pdf lên mạng ngày 05/03/2013 (tiếng Anh)

http://www.ancl-radc.org.za/sites/default/files/morocco_eng.pdf lên mạng ngày 05/03/2013

Page 112: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

102

này, Tòa Hiến pháp và Hội đồng Hiến pháp đã ban hành khoảng 820 phán quyết

liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật căn bản và các quy định về thủ tục

do Quốc hội ban hành, cũng như về những tranh chấp trong bầu cử.

Mô hình Tòa Hiến pháp phụ thuộc này được cải cách và thay thế bằng mô

hình Hội đồng Hiến pháp độc lập trong Hiến pháp 1992. Đặc trưng cơ bản của

thiết chế Hội đồng Hiến pháp năm 1992 là độc lập so với tòa án cũng như các

thiết chế khác. Mô hình này tiếp tục được duy trì trong Hiến pháp năm 1996.

Tuy nhiên, lần sửa đổi Hiến pháp năm 2011 đã thay thế mô hình này bằng việc

thiết lập Tòa án Hiến pháp độc lập (Constitutional Court), được quy định tại

chương VIII.1

10.2. Khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp 1996 quy định về Hội đồng Hiến pháp tại Chương VI, bao gồm

4 điều từ Điều 78 đến Điều 81. Hiến pháp sửa đổi 2011 quy định về Tòa án Hiến

pháp tại Chương VIII, gồm có 6 điều từ Điều 129 đến Điều 134.2 Hiến pháp

2011 xác lập các quy định căn bản về thành phần, số lượng, thẩm quyền của Tòa

án Hiến pháp.

Ngoài ra, Hiến pháp 2011, tương tự như Hiến pháp 1996 cũng minh thị

quy định tại Điều 131 trao cho Quốc hội quyền ban hành các đạo luật căn bản

quy định về hoạt động, chức năng và thủ tục của Tòa án Hiến pháp cũng như

tiêu chuẩn thành viên của Tòa án.3

Điều 133 Hiến pháp năm 2011 thiết lập một quy định mới so với Hiến

pháp năm 1996. Theo Điều 133, Quốc hội cũng có quyền ban hành luật căn bản

quy định về điều kiện và cách thức cho phép Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp

hiến của một đạo luật đã được ban hành và đang có hiệu lực, nhưng bị đương sự

trong một vụ kiện đang được tòa án thường thụ lý cáo buộc là vi phạm các

quyền căn bản của nhân dân theo Hiến pháp.4

Theo sự ủy nhiệm của Hiến pháp, Quốc hội Marốc đã ban hành nhiều đạo

luật căn bản quy định về hoạt động, thẩm quyền, thủ tục cũng như tiêu chuẩn

1 Xem thêm Marocco, Constitutional Council tại

http://www.codices.coe.int/NXT/gateway.dll/CODICES/descriptions/eng/afr/marlên mạng ngày 05/03/2013 2Xem Hiến pháp Maroc 1996, Chương VI và Hiến pháp Maroc 2011, Chương VIII

3 Điều 131 Hiến pháp Maroc 2011

4 Điều 133 Hiến pháp Maroc 2011

Page 113: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

103

thành viên của Hội đồng Hiến pháp (theo Hiến pháp năm 1996) cũng như Tòa

án Hiến pháp (theo Hiến pháp năm 2011).1

10.3. Cơ cấu tổ chức

Theo Hiến pháp năm 1996, Hội đồng Hiến pháp bao gồm 12 thành viên,

trong đó 6 người được bổ nhiệm bởi Quốc vương, 3 người được bổ nhiệm bởi

Chủ tịch Hạ viện (House of Representatives), 3 người được bổ nhiệm bởi Chủ

tịch Thượng viện (House of Counsellors).2 Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do

Quốc vương bổ nhiệm trong số 6 thành viên được lựa chọn bởi Quốc vương.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng là 9 năm và không được gia hạn.

Theo quy định của Luật, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiến pháp theo

Hiến pháp năm 1996 gồm có Chủ tịch Hội đồng và các cơ quan giúp việc. Cơ

quan giúp việc bao gồm:

-Văn phòng Hội đồng hay Tổng thư ký (Le Secrétaire Général) chịu trách

nhiệm điều hành chung công việc hành chính của Hội đồng.

-Phòng lưu trữ (Le Service du Greffe) có nhiệm vụ tập hợp, bảo quản và

lưu trữ các tài liệu, quyết định và các giấy tờ khác của Hội đồng, đồng thời là cơ

quan điều phối các giấy tờ về bầu cử cũng như dịch vụ tống đạt quyết định, giấy

tờ.

-Phòng giáo dục và đối ngoại (Le Service des Etudes et des Relations

Extérieures) chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại, nghiên cứu của Hội đồng.

-Phòng thông tin và tài liệu (Le Service de la Documentation et de

l’Informatique) chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tài liệu, thư viện cho Hội

đồng và những người bên ngoài nghiên cứu về Hội đồng. Nó còn quản trị một

website riêng của Hội đồng.

-Phòng tổ chức và tài chính (Le Service Administratif et Financier) quản

lý ngân sách và nhân sự cho Hội đồng.

-Cuối cùng là Phòng Kế toán (Le Service Comptable).3

1Một phần các đạo luật này đã được dịch ra tiếng Pháp và đăng tải tại Website http://www.conseil-

constitutionnel.ma/sommaire_fr.phplên mạng ngày 05/03/2013

2 Điều 79 Hiến pháp Maroc 1996

3 http://www.conseil-constitutionnel.ma/FR/Etablissement.php?P=SystemeAdministratif&R=Etablissement

Page 114: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

104

Hiến pháp năm 2011 thiết lập một Tòa án Hiến pháp với 12 thành viên, 6

trong số đó được bổ nhiệm bởi Quốc vương. Trong số 6 người này, có một

người do Tổng thư ký Hội đồng Ulemas (Hội đồng giáo sỹ hồi giáo tối cao) đề

nghị, 6 thành viên còn lại do Hạ viện và Thượng viện (3 thành viên mỗi Viện)

bầu lên bằng phương thức bỏ phiếu kín, do mỗi Viện giới thiệu. Cuộc bỏ phiếu

phải có ít nhất 2/3 đại biểu tham dự.1 Chánh án Tòa án Hiến pháp do Quốc

vương bổ nhiệm trong số 12 thành viên của Tòa chứ không phải chỉ nằm trong

số thành viên do Quốc vương chỉ định như Hiến pháp năm 1996.

Hiến pháp năm 2011 cũng quy định rõ ràng về tiêu chuẩn bổ nhiệm thành

viên Tòa án Hiến pháp. Thành viên Tòa Hiến pháp phải là người có kiến thức

chuyên sâu trong lĩnh vực tư pháp và có năng lực chuyên môn về tư pháp, học

thuật hay hành chính. Họ cũng phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm. Phải trung

thực và trung lập.2

Hiến pháp 2011 trao cho Quốc hội quyền ban hành các đạo luật căn bản

về hoạt động, chức năng cũng như thủ tục của Tòa án Hiến pháp. Ngoài ra, Hiến

pháp 2011 còn quy định rõ, các thành viên của Tòa án Hiến pháp không được

đồng thời nắm giữa các chức vụ khác.3 Quy định mới này nhằm tăng thêm tính

độc lập cho Tòa án Hiến pháp trong mối quan hệ với Quốc vương và các cơ

quan nhà nước khác.

10.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Có một số sự khác biệt về quyền hạn giữa Hội đồng Hiến pháp theo Hiến

pháp năm 1996 và Tòa án Hiến pháp theo Hiến pháp năm 2011. Bảng sau sẽ

phân tích so sánh thẩm quyền của hai mô hình.

Bảng 8: Bảng phân tích so sánh thẩm quyền của hai mô hình

Thẩm quyền Hội đồng Hiến pháp Tòa án Hiến pháp

Kiểm tra tính hợp

hiến

Kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật căn bản và các

quy định về thủ tục của

Quốc hội hay các đạo luật

thường khác trước khi

Kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật căn bản và các

quy định về thủ tục của Quốc

hội hay các đạo luật thường

khác trước khi được ban hành

1 Điều 130 Hiến pháp Maroc 2011

2 Điều 130 Hiến pháp Maroc 2011

3 Điều 131 Hiến pháp Maroc 2011

Page 115: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

105

được ban hành (Điều 81).

Để yêu cầu sửa đổi luật

thường, cần có ¼ số đại

biểu của một trong hai

việnnhất trí.

(Điều 132). Số lượng đại biểu

cần thiết để yêu cầu sửa đổi

luật thường là ít nhất 1/5 cho

Hạ viện và ¼ cho Thượng

viện.

Giám sát tính hợp

hiến của các đạo

luật liên quan đến

việc phân chia

thẩm quyền giữa

lập pháp và tư

pháp.

Phán quyết về tính hợp

hiến của một đạo luật do

Quốc hội ban hành nhưng

bị Chính phủ phản đối cho

là vi hiến.

Phán quyết về tính hợp hiến

của một đạo luật do Quốc hội

ban hành nhưng bị Chính phủ

phản đối là vấn đề đó không

thuộc thẩm quyền của Quốc

hội.

Kiểm tra tính hợp

thức của các cuộc

bầu cử Nghị viện

và trưng cầu ý

dân.

Điều 180 Điều 132

Kiểm tra tính hợp

hiến của một đạo

luật bị khiếu nại

trước tòa là vi

hiến.

Không quy định Điều 133

Các thẩm quyền

khác

- Quyết định về tư cách

thành viên của đại biểu Hạ

viện, Thượng viện trước và

sau bầu cử, khi có xung đột

vị trí, chết hoặc từ chức.

- Xác định tư cách thành

viên của chính Hội đồng

Hiến pháp.

- Phán quyết trong trường

hợp có xung đột giữa

Chính phủ và Hạ viện hoặc

Thượng viện theo yêu cầu

Tương tự như Hội đồng Hiến

pháp.

Ra phán quyết theo đa số

(không bao gồm thành viên

không được bầu lại) trong

trường hợp một trong hai viện

không kịp thời bầu thành viên

của Tòa án Hiến pháp.

Page 116: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

106

của Thủ tướng hoặc của

Chủ tịch các viện.1

Hiệu lực của phán

quyết

Phán quyết không thể bị

kháng cáo, có giá trị bắt

buộc với mọi cơ quan công

quyền, các thiết chế tòa án

và hành chính (Điều 81).

Các điều khoản hoặc đạo

luật bị tuyên vi hiến không

được ban hành hay áp

dụng.ban hành hoặc áp

dụng.

Tương tự như Hội đồng Hiến

pháp (Điều 134)

Như vậy, có thể thấy Tòa án Hiến pháp theo Hiến pháp năm 2011 có thẩm

quyền rộng hơn ít nhiều so với Hội đồng Hiến pháp năm 1996. Một thẩm quyền

mới bổ sung là quyền xác định tính chất vi hiến của một đạo luật đã được ban

hành và đang được áp dụng nhưng bị khiếu nại là vi phạm các quyền tự do dân

chủ của công dân. Trong trường hợp này tòa án thường đang thụ lý xử lý vụ án

có quyền đệ trình khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp để ra phán quyết.

10.5. Thực tiễn hoạt động

Tài phán hiến pháp của Marốc có một lịch sử lâu dài và phong phú. Điều

này không chỉ được thể hiện qua các mô hình đã từng được áp dụng mà còn qua

cả số lượng phán quyết đã ban hành.

Trong thời gian từ năm 1962 cho đến năm 1992, khi tồn tại mô hình Tòa

Hiến pháp trực thuộc Tòa án Tối cao cũng như hai giai đoạn ngắn áp dụng mô

hình Hội đồng Hiến pháp, đã có khoảng 820 phán quyết được ban hành liên

quan đến tính hợp hiến của các đạo luật cũng như tính hợp thức của các cuộc

bầu cử quốc hội.

Kể từ năm 1992 cho đến năm 2009, Hội đồng Hiến pháp đã ban hành

khoảng 800 phán quyết về nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sau :

Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật căn bản : 2

Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật thường : 10

1 Marocco, Constitutional Council tại

http://www.codices.coe.int/NXT/gateway.dll/CODICES/descriptions/eng/afr/mar lên mạng ngày 05/03/2013

Page 117: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

107

Kiểm tra tính hợp hiến của các quy định về thủ tục của các Viện

của Quốc hội : 12

Sửa đổi các văn bản do cơ quan lập pháp ban hành : 45

Kiểm tra tính hợp thức của các cuộc trưng cầu ý dân: 2

Phán quyết về các xung đột trong bầu cử: 627

Áp dụng các quy định về tư cách pháp lý của các đại biểu Quốc

hội: 53

Xác định tư cách thành viên của Hội đồng Hiến pháp: 2

Xác định tư cách thành viên của các đại biểu Quốc hội: 9

Xác định thẩm quyền: 3

Vấn đề khác: 4.1

Một ví dụ về thẩm quyền xác định tính hợp hiến của văn bản luật là khi

Hội đồng Hiến pháp bác bỏ khiếu nại của các đảng đối lập về một số biện pháp

được quy định trong Dự thảo Luật Tài chính năm 2002. Trong vụ việc này, các

đảng đối lập khiếu nại việc Luật cho phép chia sẻ khoản tiền thu được từ chương

trình tư nhân hóa giữa Quỹ của Quốc vương và Chính phủ bằng một sắc lệnh

(decree) không những trái với Hiến pháp mà còn là xâm phạm thẩm quyền của

Quốc hội. Vụ việc này cũng chỉ ra cho thấy trong tư duy của các nghị sĩ ở

Marốc, Hội đồng Hiến pháp không phải thật sự là một cơ quan tư pháp mà là đại

diện cho tài phán chính trị.2

Trong một vụ việc khác, Hội đồng Hiến pháp đã tuyên quy định cho phép

biệt phái các công chức nhà nước sang làm việc tại các đảng chính trị và công

đoàn là vi phạm Điều 7 của Hiến pháp. Hội đồng cũng đồng thời sửa đổi các

điều khoản bị coi là vi hiến trong đạo luật có liên quan.3

Những ví dụ trên cho thấy Hội đồng Hiến pháp Marốc đã vận dụng

thường xuyên thẩm quyền của mình do Hiến pháp trao cho để phán quyết về

tính hợp hiến của các đạo luật. Một mảng lớn khác cũng thường xuyên được

xem xét là tranh chấp trong các cuộc bầu cử, 627 trường hợp trong khoảng 15

năm.

1Marocco, Constitutional Council tại

http://www.codices.coe.int/NXT/gateway.dll/CODICES/descriptions/eng/afr/mar lên mạng ngày 05/03/2013

2Xem Morocco’s constitutional council rejects appeal tại http://www.panapress.com/Morocco-s-constitutional-

council-rejects-appeal--13-452113-17-lang1-index.html lên mạng ngày 05/03/2013

3Moroccco: Constitutional Council clampdown on secondments tại

http://ansamed.biz/en/marocco/news/ME.XEF73093.html lên mạng ngày 05/03/2013

Page 118: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

108

Tuy nhiên, cũng như nhiều vấn đề khác trong Hiến pháp, một trong các

khuyết điểm lớn của mô hình Hội đồng Hiến pháp và sau này là Tòa án Hiến

pháp là sự phụ thuộc lớn của Hội đồng vào Quốc vương. Quốc vương có quyền

bổ nhiệm đến 6 thành viên của Hội đồng. Cho dù Hiến pháp năm 2011 đã có sự

thay đổi nhỏ nhưng Chánh án Tòa Hiến pháp vẫn do Quốc vương bổ nhiệm

trong số các thành viên của Tòa án. Vẫn biết vai trò của nền quân chủ và Quốc

vương là rất lớn trong đời sống chính trị và Hiến pháp Marốc, nhưng sự can dự

quá lớn của Quốc vương vào Hội đồng Hiến pháp bị xem là đi ngược lại chính

định hướng cải cách do Quốc vương Mohamed VI nêu ra.1

1 Abdellah Tourabi, Constitutional Reform in Morocco: Reform in times of revolution (2011) Arab Reform

Initative

Page 119: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

109

XI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP LIBĂNG

11.1. Quá trình hình thành, phát triển

Libăng là một quốc gia thuộc vùng Trung Đông, trước khi giành được độc

lập vào năm 1943, Libăng là lãnh thổ uỷ trị của Pháp từ sau đại chiến thế giới

lần thứ nhất. Hiện nay, Libăng là một nước cộng hòa dân chủ nghị viện, trong

đó cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bao gồm các đại diện theo tỷ lệ từ

những cộng đồng tôn giáo khác nhau trong đất nước.

Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ vào năm 1943, Hiệp ước quốc gia

(National Pact) - một hiệp ước hiện thực hóa những thỏa thuận bất thành văn

trước đó - đã được ký kết và được xem như là một trong những nền tảng chính

trị cơ bản để hình thành nên đất nước Libăng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, cuộc

nội chiến kéo dài hơn 15 năm từ giữa thập niên 1970 đã ngăn cản việc thực hiện

các quyền chính trị. Sau khi nội chiến kết thúc, nhân dân Libăng cùng chung tay

xây dựng một nhà nước cộng hòa dân chủ với nền tảng là sự phân chia quyền

lực giữa Nghị viện, Chính phủ và Tổng thống.

Trong mô hình Nhà nước Libăng, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện với

128 nghị sĩ đại diện cho 10 sắc tộc và 2 tôn giáo chính ở Libăng là Kito giáo và

Hồi giáo. Trước 1990, số ghế trong Nghị viện được phân chia theo tỷ lệ 60%

cho người Kito giáo và 40% cho người Hồi giáo. Sau đó, tỷ lệ này được chia

đều cho cả 2 tôn giáo. Bộ máy Chính phủ Libăng cũng được phân bổ theo cách

thức tương tự. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, 3 vị trí quyền lực nhất của

Libăng được phân bổ theo thứ tự: Tổng thống là người Kito giáo, Chủ tịch Nghị

viện là người Hồi giáo và Thủ tướng là người Hồi giáo.

Nghị viện Libăng được bầu theo cơ chế phổ thông đầu phiếu (ứng cử viên

phải từ 21 tuổi trở lên). Nguyên tắc bầu cử là “người thắng cuộc được tất

cả”(winner-take-all) đối với các nhóm sắc tộc. Do các sắc tộc sinh sống tại nhiều

địa phương khác nhau, điều này nghĩa là nếu một ứng cử viên chiến thắng ở một

nhóm sắc tộc cũng đồng nghĩa với chiến thắng ở các địa phương mà sắc tộc đó

chiếm đa số. Hiện nay đang có một nỗ lực thay đổi từ cách thức trên sang hình

thức đại diện theo tỷ lệ.

Hiện tại ở Libăng, hầu hết các Nghị sĩ không đại diện cho các đảng phái

chính trị như được biết ở các quốc gia khác, và hiếm khi họ hình thành các liên

minh chính trị giữa các đảng phái. Khối chính trường Libăng dựa trên xung đột

lợi ích địa phương, sắc tộc hơn là quyền lực chính trị. Các dự luật hoặc những

Page 120: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

110

cuộc bầu cử vì vậy luôn gây ra nhiều tranh cãi. Từ trước giai đoạn nội chiến,

những khiếu nại liên quan đến tính hợp hiến của một đạo luật hay kết quả của

những cuộc bầu cử luôn được giải quyết bởi chính Nghị viện. Việc thiếu vắng

một cơ chế độc lập giải quyết những vấn đề trên đã đặt ra nhiều thách thức đối

với việc bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong các phán quyết. Thực trạng

này, tuy sau đó đã được giải quyết trên lý thuyết với sự ra đời của Luật về Hội

đồng Hiến pháp, vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.

Theo tinh thần của Hiến pháp đầu tiên năm 1926 và Hiến pháp hiện hành

năm 1990, Nghị viện Libăng gồm các thành viên được phân chia đều theo hai

tôn giáo chính là Kito giáo và Hồi giáo. Các cuộc bầu cử Nghị viện được tiến

hành bốn năm một lần. Vì tính chất đa sắc tộc, những mâu thuẫn trong nội bộ

Nghị viện luôn xảy ra và đã dẫn đến cuộc nội chiến từ năm 1975 đến 1990, đe

dọa sự bền vững của đất nước. Vào năm 1989, Thỏa ước Ta’if, hay còn gọi là

Thỏa ước hòa giải dân tộc (National Reconciliation Accord) đã được các bên ký

kết, chính thức chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài, đồng thời quy định nhiều vấn

đề liên quan đến Nghị viện, Chính phủ và cơ chế bảo hiến. Theo đó, Nghị viện

sau khi được thành lập thông qua hình thức bầu cử toàn dân sẽ tiếp tục bầu ra

Tổng thống. Tổng thống Libăng có nhiệm kỳ sáu năm và chỉ được đảm nhận

một nhiệm kỳ duy nhất. Trong nhiệm kỳ của mình, dựa trên đề nghị của Tổng

thống, Nghị viện Libăng bầu ra Hội đồng Hiến pháp (the Constitutional

Council). Hội đồng Hiến pháp Libăng, với nền tảng pháp lý là Điều 19 Hiến

pháp và Luật về Hội đồng Hiến pháp có nhiệm vụ bảo đảm sự minh bạch trong

các cuộc bầu cử và sự hợp hiến đối với các đạo luật.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hội đồng Hiến pháp Libăng đã chính thức

trải qua 4 nhiệm kỳ. Trong khoảng thời gian đầu, Hội đồng không thể hiện được

nhiều vai trò đối với hoạt động của Nghị viện do không có cơ sở pháp lý đầy đủ

(không có cơ chế hoạt động rõ ràng). Căn cứ pháp lý lúc bấy giờ là những tinh

thần bảo hiến được tìm thấy rải rác trong nội dung của Thỏa ước Ta’if với

những quy định đơn giản và trừu tượng như “kết quả các cuộc bầu cử có thể bị

khiếu nại và một cơ chế chuyên biệt thuộc Nghị viện sẽ giải quyết”. Đến năm

1993, Luật về Hội đồng Hiến pháp đã được Nghị viện Libăng thông qua, quy

định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng. Đến năm 2008, Luật này đã được

sửa đổi, bổ sung làm cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và vận hành của Hội đồng.

Page 121: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

111

11.2. Khuôn khổ pháp lý

Hội đồng Hiến pháp Libănglần đầu tiên được thành lập dựa trên cơ sở

Điều 19 Hiến pháp Libăng năm 1990. Những khiếu nại liên quan đến bảo hiến

trước năm 1990 được giải quyết bởi cả Nghị viện và Tòa án tối cao. Căn cứ

pháp lý cho cơ chế này chính là Điều 13 Hiến pháp cũ (Hiến pháp 1926) quy

định thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện đối với tư cách Nghị sĩ được giải

quyết bởi Nghị viện; Điều 9 (Hiến pháp 1926) quy định thẩm quyền tuyên một

đạo luật là vi hiến thuộc về Tòa án tối cao Libăng. Hai điều này sau đó đã bị bãi

bỏ trong lần chỉnh sửa Hiến pháp 1990.

Luật về Hội đồng Hiến pháp được thông qua vào tháng 7 năm 1993, được

Nghị viện Libăng chỉnh sửa vào tháng 12 năm 2008. Theo Luật này, Hội đồng

Hiến pháp, một cơ chế tài phán độc lập dưới sự bảo hộ của Hiến pháp, có thẩm

quyền giới hạn trong việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và giải quyết

các khiếu nại liên quan đến kết quả bầu cử Tổng thống hoặc Nghị viện, bao gồm

cả khiếu nại đối với cuộc bầu cử Chủ tịch Nghị viện.

Ngoài ra, theo Hiến pháp Libăngnăm 1990, Hội đồng Hiến pháp là một cơ

quan được thành lập với mục tiêu giám sát và bảo đảm tính hợp hiến của các văn

bản luật. Đồng thời, Hội đồng này cũng có nhiệm vụ giải quyết những mâu

thuẫn phát sinh từ các cuộc bầu cử Nghị viện. Tổng thống, Chủ tịch Nghị viện

và các thành viên đứng đầu những cơ quan khác trong bộ máy nhà nước trung

ương có quyền tham khảo ý kiến của Hội đồng về một đạo luật bị cho là vi hiến.

Lãnh tụ tinh thần của các cộng đồng tôn giáo có quyền tham khảo ý kiến của

Hội đồng về việc ban hành, công nhận và thực thi các quy định có liên quan đến

tự do cá nhân, tự do tính ngưỡng, thực hành tôn giáo.

11.3. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng Hiến pháp Libăng gồm 10 thành viên, 5 người được chỉ định

bởi Nghị viện, 5 người được bổ nhiệm bởi Hội đồng Bộ trưởng (Council of

Ministers). Mặc dù về nguyên tắc là bảo đảm sự cân đối giữa các thành viên từ

Nghị viện và Hội đồng Bộ trưởng, song trên thực tế luôn phải có sự cân bằng

giữa các thành viên theo Hồi giáo và Kito giáo. Các thành viên của Hội đồng

Hiến pháp phải có độ tuổi trong khoảng từ 50 đến 70. Ngoài ra, các thành viên

còn cần có ít nhất 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý với vai trò là thẩm

phán, luật sư hoặc luật gia. Hội đồng Hiến pháp có nhiệm kỳ 6 năm. Bên cạnh

đó, theo Điều 4 Luật về Hội đồng Hiến pháp 1993(được sửa đổi bổ sung năm

2008), nhiệm kỳ của một nửa số thành viên Hội đồng chấm dứt sau thời điểm

Page 122: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

112

công bố Luật này. Những người này sẽ được lựa chọn thông qua hình thức rút

thăm.

Các thành viên được chỉ định bởi Hội đồng Bộ trưởng:

Các thành viên từ Hội đồng Bộ trưởng được lựa chọn theo cách thức đơn

giản. Trong số các thành viên là Bộ trưởng và Thứ trưởng, Hội đồng Bộ trưởng

sẽ tiến hành bỏ phiếu biểu quyết bầu 5 người vào Hội đồng Hiến pháp. Những

thành viên Hội đồng Bộ trưởng được bầu không thể kiêm nhiệm.

Các thành viên được chỉ định bởi Nghị viện:

Năm thành viên còn lại của Hội đồng Hiến pháp được lựa chọn từ Nghị

viện thông qua chế độ bầu cử. Các thành viên này được bầu thông qua 2 vòng. Ở

vòng thứ nhất, từ 16 ứng cử viên đã được lựa chọn, các Nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ

phiếu chọn ra 2 người có số phiếu cao nhất (trên 2/3 trong tổng số 128 thành

viên Nghị viện). Ở vòng thứ 2, các Nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ phiếu chọn ra 3 thành

viên còn lại (tỷ lệ trên ½ thành viên Nghị viện).

Bảng 9: Bảng thống kê các thành viên Hội đồng Hiến pháp được bầu

từ Nghị viện năm 2008

Ứng cử viên Bầu vòng 1 Bầu vòng 2

Ahmad El Dinn 97,4%

Tarek Ziyadeh 95,8%

Zghaloul Attied 62,7%

Antoine Kheir 59,2%

Raymond Eid 63,1%

Michel Bou Arraj 42,1%

Salah Moukhaiber 43,8%

Các ứng viên còn lại đều có số phiếu dưới 30%

Chỉ định Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp:

Luật về Hội đồng Hiến pháp quy định, nghị quyết đầu tiên của các thành

viên Hội đồng sau khi tuyên thệ nhậm chức là bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch

Hội đồng Hiến pháp. Chủ tịch Hội đồng sẽ mang hàm Bộ trưởng. Ngoài ra,

mười thành viên Hội đồng còn tiến hành bầu các chức danh Tổng thư ký Hội

đồng và Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Hiến pháp. Văn phòng Hội đồng sẽ

đảm nhận những công việc liên quan đến vấn đề tổ chức hành chính và thụ lý

các vụ việc.

Page 123: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

113

11.4. Nhiệm vụ, quyền hạn

Hội đồng Hiến pháp Libăng có chức năng chính là giám sát và giải quyết

các vụ việc phát sinh từ các cuộc bầu cử Nghị viện. Hội đồng làm việc theo cơ

chế tập thể và biểu quyết thông qua các vấn đề theo đa số. Vì vậy, Luật về Hội

đồng Hiến pháp yêu cầu phải có tối thiểu 8 thành viên thường trực trong các

phiên làm việc (Điều 11). Đối với các phán quyết liên quan đến kết quả bầu cử

Nghị viện, cần có tối thiểu 7 thành viên Hội đồng biểu quyết thông qua (Điều

12). Các thành viên Hội đồng có thể đưa ra những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên,

cuối cùng, một phán quyết phải được thông qua và phán quyết này không thể thu

hồi hay không thể bị phúc thẩm.

Khiếu nại kết quả bầu cử:

Theo Điều 24 đến Điều 32 Luật về Hội đồng Hiến pháp, kết quả bầu cử

tại một địa phương chỉ có thể được khiếu nại bởi ứng viên thua cuộc tại địa

phương đó. Khiếu nại phải được chuyển đến Văn phòng Hội đồng trong thời hạn

30 ngày kể từ ngày kết quả bầu cử chính thức được thông báo. Khiếu nại phải

nêu rõ nguyên nhân và cung cấp đầy đủ chứng cứ vì sao kết quả chính thức cần

phải bị hủy bỏ và tiến hành bầu cử lại. Vụ việc khiếu nại cũng sẽ được thông

báo cho Chủ tịch Nghị viện và Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải có trách

nhiệm cung cấp cho Hội đồng Hiến pháp những tài liệu, chứng cứ có liên quan

đến việc khiếu kiện.

Việc phát sinh vụ việc khiếu nại không trì hoãn việc công bố kết quả bầu

cử chính thức. Trước khi có kết luận chính thức từ Hội đồng Hiến pháp, ứng

viên thắng cử vẫn thực hiện nhiệm vụ và công việc của một nghị sĩ. Tùy thuộc

vào tính chất phức tạp của vụ việc, thời hạn để Hội đồng Hiến pháp ra Nghị

quyết về khiếu nại là 3 tháng, trong một số trường hợp đặc biệt, Hội đồng có thể

gia hạn một lần nhưng tổng thời hạn không quá 6 tháng.

Trong trường hợp Hội đồng ra nghị quyết công nhận nội dung khiếu nại,

sẽ có 2 hướng xử lý. Một là, kết quả bầu cử của ứng viên bị khiếu nại sẽ bị hủy

bỏ, lập tức đình chỉ tư cách Nghị sĩ của ứng viên đó, tiến hành chỉnh sửa kết quả

bao gồm việc bổ nhiệm ứng viên mới. Hai là, kết quả bầu cử bị hủy bỏ và một

cuộc bầu cử lại sẽ được tiến hành theo Luật về Bầu cử Nghị viện.

Bảo hiến:

Theo Luật về Hội đồng Hiến pháp, tính hợp hiến của một đạo luật sẽ được

kiểm tra bởi Hội đồng Hiến pháp dựa trên yêu cầu của bất kỳ thành viên nào

trong Nghị viện. Ngoài ra, Tòa án tối cao Libăng cũng có quyền yêu cầu Hội

Page 124: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

114

đồng xem xét tính vi hiến của một đạo luật. Yêu cầu này phải được chuyển đến

Văn phòng Hội đồng chậm nhất là 6 tháng sau ngày công bố chính thức đạo luật.

Hội đồng Hiến pháp sẽ được triệu tập để xem xét vụ việc trong thời hạn 9 tháng

kế từ thời điểm được triệu tập. Trong quá trình xem xét vụ việc, Hội đồng Hiến

pháp có quyền triệu tập và chất vấn Chủ tịch Nghị viện, Thủ tướng, Tổng thống

và các Nghị sĩ.

11.5. Thực tiễn hoạt động

Theo quy định tại Điều 19 Hiến pháp Libăng, Hội đồng Hiến pháp có

chức năng giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và giải quyết những

xung đột phát sinh từ các cuộc bầu cử Nghị viện và Tổng thống. Tuy có một quá

trình hình thành và phát triển gần 20 năm, Hội đồng Hiến pháp Libăng không có

nhiều đóng góp cho hoạt động bảo hiến và giám sát bầu cử tại quốc gia này.

Quyết định đầu tiên của Hội đồng Hiến pháp được ban hành vào năm 1995.

Năm 1996, sau một loại tranh cãi, Hội đồng ra Nghị quyết tuyên bố Luật về bầu

cử Nghị viện Libăng là vi hiến, đồng thời tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử trước

đó, tiến hành bầu cử lại. Chính vì phải tiến hành bầu cử lại nên đến tháng 4 năm

1997, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp lúc bấy giờ phải từ nhiệm do không đạt đủ

số phiếu để được bầu vào Nghị viện và như vậy, không thỏa mãn điều kiện trở

thành Chủ tịch Hội đồng (Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp trước hết phải là thành

viên của Nghị viện).

Mặc dù đã có những căn cứ pháp lý rõ ràng cho các chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn, Hội đồng Hiến pháp Libăng vẫn chưa thể phát huy tối đa hiệu

quả. Vì là một cơ chế giải quyết tranh chấp với số thành viên là một số chẵn,

những phán quyết của Hội đồng trước khi được thông qua luôn phải đối mặt với

nhiều trở ngại. Quá trình biểu quyết của Hội đồng thường kéo dài do không đạt

được tỷ lệ đa số. Ngoài ra, vì là một tập hợp của hai thế lực tôn giáo, tính trung

thực của Hội đồng luôn bị đặt nghi vấn. Một lý giải cho năng lực yếu kém của

Hội đồng Hiến pháp là pháp luật Libăng chưa quy định một cơ chế hỗ trợ tư

pháp đối với các phán quyết, từ đó dẫn đến tình trạng phán quyết chỉ mang tính

tham khảo. Năm 1995, Hội đồng Hiến pháp ra quyết định tuyên bố đạo luật hạn

chế quyền sở hữu của các sắc tộc là vi hiến, nhưng mãi đến năm 2004 đạo luật

này mới được sửa đổi.

Ngoài ra, do tính chất phức tạp của hệ thống tư pháp Libăng cùng với việc

Nhà nước này ban hành thêm những đạo luật về bầu cử, Hội đồng Hiến pháp đã

mất dần chức năng giám sát bầu cử. Bên cạnh đó, sự mở rộng và lạm quyền của

Page 125: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

115

các tòa án quân sự đã làm cho hệ thống tư pháp Libăng càng thêm phân

mảnh.Hội đồng Hiến pháp dần mất đi thực quyền và các phán quyết của Hội

đồng không còn mang giá trị chung thẩm.

Page 126: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

116

CHƯƠNG III

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Cơ sở hình thành Hội đồng Hiến pháp

Cũng như các cơ quan bảo hiến khác, Hội đồng Hiến pháp ra đời với vai

trò bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Thay vì trao quyền bảo hiến cho Tòa án

Hiến pháp hoặc các tòa án thường, một số quốc gia đã trao quyền bảo hiến cho

Hội đồng Hiến pháp. Sự ra đời Hội đồng Hiến pháp (có nguồn gốc từ nước

Pháp), gắn với những điều kiện chính trị-xã hội và mô hình tổng thể tổ chức Nhà

nước cụ thể của từng quốc gia.

a) Thiết lập cơ quan bảo hiến đặc biệt, tách khỏi hệ thống các cơ quan tư

pháp thông thường

Hội đồng Hiến pháp được xếp vào mô hình bảo hiến tập trung. Các quốc

gia đã lựa chọn thiết lập một cơ quan bảo hiến độc lập trong đó có Hội đồng

Hiến pháp để thực hiện chức năng bảo hiến thay vì trao chức năng này cho các

tòa án thường theo mô hình Mỹ với những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, việc trao cho các tòa án thường quyền kiểm tra tính hợp hiến

các đạo luật không phù hợp với truyền thống “Nghị viện tối cao” ở Châu Âu lúc

bấy giờ.

Vào năm 1920, khi tài phán hiến pháp được thiết lập tại nước Áo thì mô

hình phi tập trung của Hoa Kỳ được cân nhắc, nhưng mô hình này không được

tiếp nhận tại nước Áo, cũng như toàn Châu Âu sau này. Đó là bởi ở Châu Âu lục

địa thế kỷ 19, ảnh hưởng của nguyên tắc “Nghị viện là tối cao” còn rất mạnh, vì

vậy rất khó thuyết phục các chính trị gia đương thời chấp nhận việc các tòa án

có thể xem xét lại và tuyên bố một đạo luật là vi hiến. Để tránh xung đột với

nguyên tắc “Nghị viện là tối cao”, Hans Kelsen, học giả người Áo đã tìm ra cách

giải thích mới về tài phán hiến pháp. Ông cho rằng: tài phán hiến pháp không

phải là tư pháp mà là lập pháp phủ định (một phần của lập pháp). Ông đã viết

như sau:

“Việc bãi bỏ một đạo luật có đặc điểm quy phạm như việc ban hành một

đạo luật. Việc bãi bỏ một đạo luật tương đương với việc ban hành một đạo

luật nhưng chỉ thêm dấu trừ (dấu phủ định) ở đằng trước. Bởi vậy, việc hủy

một đạo luật cũng là thực hiện chức năng lập pháp và một tòa án hủy một

đạo luật cũng là một cơ quan thuộc quyền lực lập pháp. Do vậy, chúng ta có

Page 127: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

117

thể tưởng tượng việc hủy bỏ một đạo luật thông qua tòa án tương đương

một cuộc “giải phẫu” quyền lực lập pháp và trao quyền lực lập pháp cho hai

cơ quan”1.

Mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung của Hoa Kỳ cho phép bất kỳ một

tòa án nào cũng có thể từ chối áp dụng một đạo luật của Quốc hội với lý do vi

hiến là điều không thể chấp nhận được theo suy nghĩ của người Châu Âu lúc bấy

giờ. Cho đến tận ngày nay, mô hình đó vẫn không thể áp dụng phổ biến ở Châu

Âu còn vì hai lý do khác nữa.

Thứ hai, Châu Âu lục địa không có truyền thống án lệ mạnh như Hoa Kỳ.

Ở nước Mỹ với mô hình bảo hiến phi tập trung, các tuyên bố của tòa án

chỉ dừng lại ở việc không áp dụng đạo luật của lập pháp trong từng trường hợp

cụ thể, mà không tuyên bố một cách trực tiếp sự mất hiệu lực pháp lý của đạo

luật đó. Nhưng với truyền thống án lệ, phán quyết của tòa án cấp cao luôn có

hiệu lực ràng buộc đối với các vụ án tương tự, nên đạo luật của cơ quan lập pháp

tự nhiên mất hiệu lực thi hành. Nguyên tắc đó là xa lạ đối với truyền thống của

các nước có hệ thống luật dân sự (Châu Âu lục địa), nơi mà mà các thẩm phán

được quyền đưa ra các quyết định độc lập, nên rất có khả năng dẫn đến trường

hợp ngay với cùng một đạo luật, thẩm phán này cho là hợp hiến, nhưng thẩm

phán khác lại cho là không. Nói cách khác, các cơ quan tư pháp của hệ thống

luật dân sự rất dễ có những ý kiến khác nhau về tính hợp hiến của một đạo luật.

Sự mâu thuẫn giữa các thẩm phán, giữa các cơ quan tư pháp và sự không thể dự

đoán của pháp luật là một điều trái ngước với nguyên lý của trật tự pháp quyền.

Thực tế mô hình bảo hiến phi tập trung đã từng được áp dụng ở Châu Âu ở một

số nước như ở Đức, Ý nhưng không mấy thành công trước khi hai nước này

thành lập Tòa án hiến pháp2.

Thứ ba, kinh nghiệm và kỹ năng của các thẩm phán Châu Âu (cho đến tận

ngày nay) vẫn có sự khác biệt với các đồng nghiệp Hoa Kỳ. Ở Châu Âu các

thẩm phán tương lai thông thường đi theo lộ trình: học đại học, sau đó làm thư

ký tòa án trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán. Bởi vậy, Hans Kelsen cho

rằng các thẩm phán thông thường ở Châu Âu không có đủ kinh nghiệm, kỹ năng

cần thiết để có thể trở thành “thẩm phán hiến pháp”(thẩm phán làm việc tại một

tòa án có quyền tài phán hiến pháp).

1. Vgl. Hans Kelsen (1928), im Wesen und Entwicklung der Staatsgerichtsbarkeit - Überprüfung von

Verwaltungsakten durch die ordentlichen Gerichte, tr. 54

2 Xem: Mauro Cappeletly , Judical Review in the Contemporary World, p.59

Page 128: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

118

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tất cả các thẩm phán, không phân biệt ở cấp nào,

đều có kinh nghiệm khá dày dặn mà thẩm phán Châu Âu lục địa không có được,

bởi lẽ để trở thành sinh viên luật học ở Châu Âu ứng viên chỉ cần tốt nghiệp phổ

thông, trong khi đó ở Hoa Kỳ thì bắt buộc sinh viên phải có bằng cử nhân hoặc

kỹ sư về một lĩnh vực khác. Điều này có nghĩa là sinh viên luật học ở Hoa Kỳ đã

am hiểu sâu một ngành, lĩnh vực cụ thể của cuộc sống ngay từ lúc bước vào

giảng đường luật học. Ngoài ra, nếu như các thẩm phán ở Châu Âu lục địa

thường được bổ nhiệm trong số các thư ký tòa án, thì ngược lại, các thẩm phán ở

Hoa Kỳ chủ yếu được lựa chọn từ các luật sư danh tiếng và có đạo đức tốt. So

với các thư ký tòa án, kinh nghiệm và kỹ năng của các luật sư này có thể sánh

như bậc thầy1. Trong cuốn sách Hệ thống và sự phát triển của tài phán hiến

pháp, Hans Kelsen viết2:

“Trong bất kỳ trường hợp nào, dù là nhằm bảo đảm tính hợp pháp cũng như

bảo đảm tính hợp hiến thì không nên trao quyền xem xét và hủy bỏ hành vi

bất hợp pháp, bất hợp hiến cho chính cơ quan đã có hành vi (ban hành ra)

hành vi bất hợp pháp, bất hợp hiến đó”.3

Hans Kelsen viết tiếp4:

“Chỉ có thể cầu đến một cơ quan độc lập với cơ quan lập pháp, cũng như

độc lập với bất kỳ cơ quan nhà nước khác thì mới có thể hủy các hành vi vi

hiến của các nhà lập pháp. Đó chính là định chế của một Tòa án hiến

pháp”5.

Bên cạnh những cơ sở chung thành lập một mô hình bảo hiến tập trung,

những hoàn cảnh, điều kiện đặc thù khác ở một số quốc gia đã dẫn đến sự ra đời

của Hội đồng Hiến pháp, thay vì thành lập Tòa án Hiến pháp. Những hoàn cảnh,

điều kiện đặc thù đó bao gồm:

b) Sự ra đời và ảnh hưởng mô hình Hội đồng Hiến pháp của Pháp

1 Vgl. Georg Vanberg. 2005 , S. 79

2 Nguyên văn tiếng Đức: „In keinem anderen Falle von Rechtmäßigkeitsgarantie wie gerade in dem der

Verfassungsgarantie liegt es so nahe, die Vernichtung des rechtswidrigen Aktes dem Organ selbst zu überlassen, das den

rechtswidrigen Akt gesetzt hat.“

3 Vgl. Hans Kelsen (1928), S. 53

4 Nguyên văn tiếng Đức: “Nur ein vom Gesetzgeber verschiedenes, von diesem und daher auch von jeder anderen

staatlichen Autorität unabhängiges Organ muß berufen werden, die verfassungswidrigen Akte des Gesetzgebers zu

vernichten. Das ist die Institution eines Verfassungsgerichtes“

5 Vgl. Hans Kelsen (1928), S. 53

Page 129: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

119

Mô hình Hội đồng Hiến pháp ra đời ở Pháp theo quy định của bản Hiến

pháp 1958. Xuất phát từ truyền thống “Nghị viện tối cao”, người Pháp không

chấp nhận việc các tòa án thường hoặc một Tòa án đặc biệt có thể kiểm tra các

đạo luật của Nghị viện. Những rào cản đó khiến cho nước Pháp chỉ có thể thành

lập một Hội đồng Hiến pháp - một cơ quan có nhiều đặc điểm chính trị với thẩm

quyền hạn chế (chỉ thực hiện chức năng tiền kiểm hiến cho đến cải cách vào

năm 2008).

Dưới sự ảnh hưởng truyền thống pháp luật của Pháp, một số quốc gia như

Angiêri, Campuchia, Môritani, Chad, Tuynidi, Xênêgan, Marốc… đã lựa chọn

mô hình Hội đồng Hiến pháp. Không thuộc nhóm các nước đó, Ethiopia cũng

thiết lập Hội đồng Hiến pháp với những đặc điểm khác biệt.

Khác với mô hình Tòa án Hiến pháp hay mô hình tòa án tư pháp, mô hình

Hội đồng Hiến pháp của Pháp không được nhân rộng ở các nước khác trên thế

giới xuất phát từ những hạn chế căn bản của mô hình này: Một cơ quan có nhiều

đặc điểm chính trị và thẩm quyền bảo hiến hạn chế.

c) Hội đồng Hiến pháp: Sự lựa chọn chính trị an toàn

Các quốc gia thiết lập Hội đồng Hiến pháp đều là những quốc gia có

truyền thống bảo hiến muộn so với các quốc gia khác. Trong khi bảo hiến ra đời

xuất phát từ nhu cầu cần thiết phải bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp – một

nguyên tắc căn bản của Nhà nước pháp quyền.

Khi xã hội phát triển cùng với sự chuyển đổi dân chủ và pháp quyền,

người ta bắt đầu nhận thấy sự cần thiết của cơ quan bảo hiến trong việc kiểm tra

tính hợp hiến của các cơ quan công quyền để bảo đảm các quyền và tự do của

nhân dân. Tuy nhiên, sự chuyển đổi chính trị chưa tạo ra đầy đủ các điều kiện để

ra đời một Tòa án Hiến pháp, mà chỉ là một Hội đồng Hiến pháp.

Hội đồng Hiến pháp là sự lựa chọn chính trị an toàn của các nhà lãnh đạo,

bởi Hội đồng Hiến pháp của các quốc gia nói trên thường mang nhiều đặc điểm

của một cơ quan chính trị bên cạnh một số đặc điểm của cơ quan tài phán hiến

pháp. Đây vừa là diễn đàn hòa giải, thỏa hiệp giữa các lực lượng, thế lực chính

trị của quốc gia, vừa là cơ quan có ít nhiều quyền phán quyết các vi phạm, tranh

chấp hiến pháp. Thành lập Hội đồng Hiến pháp giúp các quốc gia một mặt vẫn

có một cơ quan bảo hiến có quyền phán quyết các vi phạm hiến pháp, mặt khác

không vượt quá khả năng “kiểm soát” của các nhà lãnh đạo.

Song, mang nhiều đặc điểm của một cơ quan chính trị là hạn chế chính

của Hội đồng Hiến pháp, vì nó khiến cho cơ quan này khó đưa ra phán quyến

Page 130: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

120

dứt điểm cuối cùng về một vụ việc vi hiến như một thiết chế tài phán tư pháp.

Theo xu hướng chung, Hiến pháp các nước đã và đang có những cải cách

chuyển đổi Hội đồng Hiến pháp từ một cơ quan có nhiều đặc điểm chính trị sang

một cơ quan tài phán hiến pháp. Những nỗ lực với những thành công bước đầu

phản ánh xu thế tất yếu của việc thành lập cơ quan tài phán Hiến pháp.

II. Khuôn khổ pháp lý của Hội đồng Hiến pháp

Khi lựa chọn mô hình Hội đồng Hiến pháp, Hiến pháp các nước thường

có những quy định riêng, thậm chí một chương riêng về cơ quan hiến định này.

Các quy định trong Hiến pháp các nước thường đề cập đến cơ cấu tổ chức, quy

trình hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu lực của các phán quyết của Hội

đồng Hiến pháp. Ngoài các quy định riêng, Hiến pháp một số nước còn có

những quy định tại các chương khác có liên quan đến Hội đồng Hiến pháp.

Trên cơ sở Hiến pháp, một số nước còn ban hành Luật về Hội đồng Hiến

pháp nhằm quy định cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của cơ quan này. Bên

cạnh đó, một số luậtcó liên quan (như luật bầu cử, luật trưng cầu ý dân…) cũng

được sửa đổi phù hợp với các quy định của Hiến pháp về Hội đồng Hiến pháp.

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp ở các nước thường được trao quyền chủ

động trong việc ban hành các quy tắc (quy chế) hoạt động của mình phù hợp với

Hiến pháp và Luật. Cách thức trao quyền này bảo đảm nâng cao tính tự chủ và

độc lập của Hội đồng.

III. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiến pháp

Tuy cùng có tư cách là một thiết chế độc lập với các nhánh lập pháp, hành

pháp và tư pháp, việc tổ chức Hội đồng Hiến pháp không hoàn toàn giống nhau

ở các quốc gia. Ở giác độ chung nhất, Hiến pháp nhiều nước quy định các thành

viên Hội đồng Hiến pháp được lựa chọn bởi các cơ quan lập pháp, hành pháp và

tư pháp. Cách thức thành lập Hội đồng Hiến pháp như vậy nhằm tránh sự lệ

thuộc của Hội đồng vào bất cứ nhánh quyền lực nào, qua đó nâng cao tính độc

lập của Hội đồng. Ví dụ, theo quy định tại Điều 164 Hiến pháp Angiêri, Hội

đồng Hiến pháp nước này gồm 9 thành viên, trong đó có 3 thành viên do Tổng

thống chỉ định, 2 thành viên do Quốc hội (Hạ viện) bầu, 2 thành viên do Hội

đồng Quốc gia (Thượng viện) bầu, một thành viên do Tòa án tối cao bầu và một

Page 131: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

121

thành viên do Hội đồng Nhà nước bầu1. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp được bổ

nhiệm với một nhiệm kỳ duy nhất kéo dài 6 năm. Các thành viên khác của Hội

đồng cũng có nhiệm kỳ kéo dài 6 năm và không được bầu hoặc bổ nhiệm lại. Dù

có một vài điểm khác biệt, Hội đồng Hiến pháp các nước khác cũng được thành

lập theo phương thức tương tự.

Bên cạnh những thành viên được bầu hoặc được bổ nhiệm, ở một số ít

Hội đồng Hiến pháp còn có những thành viên đương nhiên. Đó là vị trí của các

nguyên thủ quốc gia đã về hưu. Ví dụ, ở Pháp và Cadắcxtan, các Tổng thống

nghỉ hưu là thành viên đương nhiên của Hội đồng Hiến pháp. Quy định về các

thành viên đương nhiên của Hội đồng Hiến pháp thể hiện tính chính trị trong

cách thức thành lập và là nguyên nhân của sự thiếu độc lập của Hội đồng, do đó

bị chỉ trích rất nhiều bởi các học giả hiến pháp.

Trong tiêu chí tuyển chọn các thành viên Hội đồng Hiến pháp của các

quốc gia thường không bắt buộc phải có chuyên môn về pháp luật. Đây cũng là

một đặc điểm nữa thể hiện đặc điểm chính trị của Hội đồng Hiến pháp so với

các mô hình tài phán Hiến pháp bằng tòa án. Theo nhận thức chung, Hội đồng

Hiến pháp không phải là một cơ quan tư pháp (kiểu như Tòa án Hiến pháp), nên

không cần thiết phải bao gồm tất cả thành viên là các thẩm phán có chuyên môn.

Thêm vào đó, quy trình giải quyết vụ việc tại Hội đồng Hiến pháp của các quốc

gia thường không công khai và mang ít đặc trưng của thủ tục tố tụng tư pháp.

Trong thực tế, đa số thành viên Hội đồng Hiến pháp ở các quốc gia được

lựa chọn từ những người có chuyên môn (bằng cấp hoặc kinh nghiệm) về chính

trị, hành chính hoặc pháp luật. Trong số đó, các thẩm phán tư pháp cũng có thể

được lựa chọn để trở thành thành viên Hội đồng Hiến pháp.

Để đảm bảo sự độc lập của Hội đồng Hiến pháp, các thành viên Hội đồng

thường không được kiêm nhiệm các chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Trong

trường hợp kiêm nhiệm, Hiến pháp quy định rõ việc kiêm nhiệm không được

ảnh hưởng đến vị trí độc lập trong các hoạt động của Hội đồng.

Mặc dù Hội đồng Hiến pháp các nước được coi là một thiết chế hiến định

độc lập, Hiến pháp các nước thường có ít quy định liên quan đến quy trình bổ

nhiệm, tiêu chuẩn, tư cách thành viên, phương thức hoạt động để bảo đảm tính

độc lập của thiết chế hiến định này. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn

1 Hội đồng Nhà nước Angiêri là cơ quan kiểm soát các hoạt động của các cơ quan hành chính (Khoản 2, Điều 152,

Hiến pháp Angiêri).

Page 132: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

122

của Hội đồng Hiến pháp so với các mô hình bảo hiến tư pháp (Tòa án Hiến pháp

hoặc các tòa án thường).

Gần đây, Hiến pháp một số nước đã dần có những cải cách nhằm nâng

cao thẩm quyền và tính độc lập của Hội đồng Hiến pháp với các nhánh quyền

lực khác.

IV. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp

Mặc dù có một số điểm khác biệt, hiện nay Hội đồng Hiến pháp các nước

thường được trao những thẩm quyền rộng rãi trong việc kiểm tra tính hợp hiến

của các đạo luật, giải thích Hiến pháp, giám sát các cuộc bầu cử và trưng cầu ý

dân.

- Về quyền kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật

Hầu hết các Hội đồng Hiến pháp như ở Pháp, Marốc, Libăng, Angiêri,

Chad, Campuchia, Cadắcxtan, đều có quyền kiểm tra trước (tiền kiểm hiến) và

kiểm tra sau (hậu kiểm hiến) các đạo luật. Một số ít nước như Môritani, Tuynidi

chỉ trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm hiến các dự luật (tiền kiểm hiến).

Một số cơ quan hoặc chức danh lãnh đạo cao cấp của Nhà nước thường

được trao quyền đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của một đạo

luật. Ở một số nước như Pháp, Marốc, Chad.., Hiến pháp trao cho các bên trong

một vụ án tư pháp có quyền đề nghị tòa án trình Hội đồng Hiến pháp kiểm tra

các đạo luật áp dụng cho vụ việc đang giải quyết. Những quy định này có ý

nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo cơ hội cho công dân có khả năng tiếp

cận Hội đồng Hiến pháp.

- Về quyền giám sát các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân

Đại đa số Hội đồng Hiến pháp các nước đều được trao quyền giải quyết

tranh chấp trong các cuộc bầu cử (kể cả bầu cử Tổng thống và bầu cử Nghị viện)

và trưng cầu ý dân. Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp các nước cũng thường được

trao quyền công bố kết quả của các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.

- Về quyền kiểm tra các điều ước quốc tế

Một số nước trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm tra tính hợp hiến

của các điều ước quốc tế trước khi phê chuẩn.

- Về quyền giải thích Hiến pháp

Page 133: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

123

Quyền giải thích Hiến pháp được coi là một quyền gắn liền với chức năng

của Hội đồng Hiến pháp. Cho dù có được quy định rõ trong Hiến pháp hay

không, Hội đồng Hiến pháp các nước đều có quyền giải thích Hiến pháp.

- Một số nhiệm vụ và quyền hạn khác

Ngoài những thẩm quyền phổ biến trên, Hội đồng Hiến pháp của

Cadắcxtan còn có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các hành vi và văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước. Sự mở rộng này rất đặc

biệt so với Hội đồng Hiến pháp các nước, cho phép Hội đồng Hiến pháp

Cadắcxtan có khả năng kiểm soát không những quyền lập pháp mà cả quyền

hành pháp.

Bên cạnh quyền kiểm hiến các dự luật, kiểm tra các cuộc bầu cử, trưng

cầu ý dân, Hội đồng Hiến pháp Xênêgan còn được trao thẩm quyền giải quyết

tranh chấp quyền lực giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp.

Trong số các quốc gia, Ethiopia có Hội đồng Hiến pháp với thẩm quyền

hạn chế nhất. Hội đồng Hiến pháp Ethiopia chỉ thực hiện nhiệm vụ điều tra các

tranh chấp hiến pháp và đệ trình Thượng viện lời giải thích Hiến pháp nếu cần

thiết.

Giống như các Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp của các nước ngày

càng được trao những thẩm quyền rộng rãi hơn. Việc tăng cường quyền lực cho

Hội đồng Hiến pháp cho thấy xu hướng xích lại gần nhau giữa hai mô hình Hội

đồng Hiến pháp và Tòa án Hiến pháp.

V. Thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp

Mặc dù có cùng tên gọi, hoạt động của Hội đồng Hiến pháp ở các quốc

gia có những điểm khác nhau. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về cơ cấu tổ

chức, thẩm quyền, quy trình hoạt động của cơ quan này cũng như bối cảnh, điều

kiện chính trị đặc thù ở mỗi quốc gia.

Hội đồng Hiến pháp ở một số nước, cụ thể như ở Angiêri, Môritani, Chad,

Tuynidi, Xênêgan, Libăng... vẫn còn đóng vai trò hạn chế trong việc kiểm tra

tính hợp hiến các đạo luật của Nghị viện, và cả trong các lĩnh vực khác như

giám sát các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân hay giải quyết các tranh chấp quyền

lực.

Những hạn chế trên có thể được lý giải từ các phương diện cơ bản sau

đây:

Page 134: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

124

Thứ nhất, Hội đồng Hiến pháp thiếu tính độc lập với các cơ quan nhà

nước khác, xuất phát từ những hạn chế về tổ chức của cơ quan này. Vấn đề tính

độc lập của Hội đồng Hiến pháp càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ quan này

được thành lập và hoạt động ở các nước có bối cảnh chính trị thiếu dân chủ,

không ổn định, hoặc đang trong xung đột vũ trang. Các cơ quan nhà nước, đặc

biệt là nhánh hành pháp, ở các quốc gia luôn tìm mọi cách để can thiệp vào tổ

chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp.

Thứ hai, phần lớn Hiến pháp các nước chỉ trao cho một số chủ thể quyền

lực được đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét các vụ việc (bảo hiến trừu

tượng). Quy trình làm việc của Hội đồng Hiến pháp không công khai và thiếu

tranh tụng. Một số Hội đồng Hiến pháp chỉ có quyền kiểm hiến trước các dự án

luật mà không có quyền kiểm hiến sau, làm cho phạm vi hoạt động của Hội

đồng Hiến pháp bị hạn chế trong thực tiễn.

Trong xu hướng nâng cao vai trò của Hội đồng Hiến pháp, nhiều quốc gia

đã có những nỗ lực nhằm nâng cao tính độc lập, mở rộng thẩm quyền và làm

cho Hội đồng Hiến pháp trở nên gần dân hơn. Cải cách Hiến pháp của Pháp về

Hội đồng Hiến pháp năm 2008 là một bước tiến quan trọng trong lịch sử bảo

hiến của quốc gia này, theo đó lần đầu tiên cho phép các công dân có khả năng

khiếu nại về sự vi hiến của các đạo luật đang áp dụng trong một vụ việc giải

quyết tại tòa án tư pháp. Cải cách này có ý nghĩa kép: Một mặt cho phép Hội

đồng Hiến pháp không chỉ có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các dự án luật

trước khi công bố và có hiệu lực (kiểm hiến trước hay bảo hiến trước), mà còn

kiểm hiến cả các đạo luật đã có hiệu lực (kiểm hiến sau hay bảo hiến sau); mặt

khác cho phép công dân trong một vụ việc cụ thể tại tòa án có quyền đề nghị

chuyển vụ việc lên Hội đồng Hiến pháp để bảo vệ các quyền hiến định của họ

(bảo hiến cụ thể).

Trong số các quốc gia có Hội đồng Hiến pháp, Cadắcxtan gần đây có

những thành quả quan trọng trong việc hiện thực hóa vai trò của Hội đồng Hiến

pháp. Mặc dầu xây dựng dựa trên hình mẫu của Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa

Pháp, nhưng Hiến pháp Cadắcxtan đã có hai cải tiến căn bản cho phép Hội đồng

Hiến pháp thực hiện chức năng bảo hiến sau và cụ thể (trước cải cách Hiến pháp

của Pháp về vấn đề này năm 2008). Hơn thế, Hội đồng Hiến pháp nước này còn

có quyền tài phán Hiến pháp đối với các văn bản quy phạm dưới luật.

Hội đồng Hiến pháp Marốc cũng đã vận dụng thường xuyên thẩm quyền

của mình do Hiến pháp trao cho để phán quyết về tính hợp hiến của các đạo luật.

Page 135: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

125

Một mảng lớn khác cũng thường xuyên được xem xét là tranh chấp trong các

cuộc bầu cử, với 627 trường hợp trong khoảng 15 năm.

VI. Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam

Từ những phân tích ở phần trên, có thể thấy con đường thiết lập các thiết

chế bảo vệ hiến pháp thường rất khó khăn, phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào

điều kiện chính trị, pháp lý, xã hội của mỗi quốc gia.

Các bản Hiến pháp 1946,1959,1980 và 1992 của Việt Nam đều không quy

định về việc thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà giao nhiệm vụ giám sát

tuân thủ Hiến pháp cho Nghị viện/Quốc hội. Bản Hiến pháp năm 1967 ở miền

Nam cũng không quy định thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách nhưng giao

thẩm quyền này cho Tối cao pháp viện đồng thời đảm nhiệm (Điều 81). Duy

nhất bản Hiến pháp năm 1956 ở miền Nam quy định thành lập cơ quan bảo hiến

chuyên trách, lấy tên là Viện bảo hiến (Thiên thứ 8 với 4 điều từ Điều 85 đến

Điều 88).

Như vậy, có thể nói là Việt Nam chưa có truyền thống sử dụng thiết chế

chuyên trách bảo vệ hiến pháp. Bối cảnh đó, cộng với việc không theo hệ thống

thông luật (án lệ) khiến cho việc sử dụng Tòa án tối cao hoặc các Tòa án có

thẩm quyền chung như ở các nước để thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp sẽ

gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc xây dựng thiết chế bảo hiến kiểu Tòa án

Hiến pháp theo mô hình Châu Âu có lẽ không phù hợp với điều kiện của nước ta

hiện nay. Do đó, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là có tính khả thi hơn. Vấn

đề là nên quy định về Hội đồng Hiến pháp như thế nào trong Hiến pháp để phù

hợp với thể chế chính trị và mô hình tổng thể tổ chức Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam đang tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố lấy ý kiến nhân dân

đã lựa chọn mô hình Hội đồng Hiến pháp khi đưa vào một quy định mới về cơ

quan bảo hiến chuyên trách này tại Điều 120 như sau:

“1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch,

các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm

pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình

khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ

Page 136: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

126

Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm

sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình

hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm

tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước

khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số

lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định”.

Việc hiến định cơ quan bảo hiến chuyên trách thể hiện một bước tiến quan

trọng không chỉ về tư duy lập hiến mà còn về tư duy pháp quyền ở Việt Nam.

Nó mở ra một khả năng mới, bổ sung một cơ chế mới trong việc bảo vệ hiệu quả

tính tối cao của Hiến pháp, khắc phục hạn chế, bất cập của mô hình Quốc hội

giám sát sự tuân thủ Hiến pháp hiện nay ở nước ta. Lựa chọn mô hình Hội đồng

Hiến pháp mà bỏ qua các mô hình bảo hiến khác cũng cho thấy các nhà lập hiến

Việt Nam đã có sự cân nhắc, lực chọn rất cẩn trọng về mặt chính trị và pháp lý.

Ngoài ra, sự lựa chọn này cũng cho thấy các nhà lập hiến Việt Nam có xu hướng

đánh giá sự tương hợp nhất định của truyền thống pháp luật Việt Nam với pháp

luật Châu Âu lục địa hay còn gọi là hệ thống dân luật (civil law), cái nôi của mô

hình bảo hiến độc lập tách khỏi hệ thống tòa án thường (Tòa án tối cao và các

Tòa án thẩm quyền chung).

Như đã phân tích ở phần trên, Hội đồng Hiến pháp không phải là mô hình

phổ biến trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 7,9% số nước có thiết chế bảo hiến

độc lập theo mô hình Hội đồng Hiến pháp (xem Bảng 1)1. Tuy nhiên, việc chọn

lựa một mô hình bảo hiến phải căn cứ vào nhiều yếu tố, không nhất thiết là cần

chọn mô hình phổ biến nhất. Mặt khác, cũng cần thấy rằng các mô hình phổ biến

hơn phải chứng tỏ được tính ưu việt hơn, do đó mới được nhiều quốc gia lựa

chọn. Ở đây, chúng tôi cho rằng mô hình Tòa án Hiến pháp về lâu dài tỏ ra thích

hợp hơn mô hình Hội đồng Hiến pháp.Vì thế, nếu chọn mô hình Hội đồng Hiến

pháp thì cũng chỉ nên coi là một bước quá độ và cần thiết lập Hội đồng Hiến

pháp với những chức năng, thẩm quyền bắt kịp với xu hướng cải cách cơ quan

này đang diễn ra trên thế giới, cũng như phù hợp với những định hướng, yêu cầu

xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

1. Theo Bảng 1, tổng số nước có mô hình Hội đồng Hiến pháp là 6,7% trên tổng số các nước trên thế

giới. Tuy nhiên, tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập chiếm 84.92% tổng số các nước trên thế giới. Vì

vậy, tỷ lệ các nước có mô hình bảo hiến độc lập trên tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập là 7,9%.

Page 137: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

127

Khi ra đời ở Pháp với truyền thống “Nghị viện tối cao”, Hội đồng Hiến

pháp chỉ được trao quyền kiểm tra các dự án luật trước khi công bố và thực hiện

một số quyền tư vấn khác. Rõ ràng, quan niệm về tính tối cao của Nghị việc

từng là rào cản lớn cho sự thiết lập một cơ quan có khả năng tài phán về tính

hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện.

Để thiết lập Hội đồng Hiến pháp thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp,

vấn đề được đặt ra ngay tại những nước theo truyền thống Nghị viện là sự kiểm

hiến này có đi ngược lại với nguyên tắc “Nghị viện tối cao” hay không? Câu trả

lời bắt đầu bằng sự thay đổi cách nhìn nhận về Hiến pháp và Nghị viện. Hiến

pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất, là bản khế ước xã hội, phản ánh chủ

quyền nhân dân. Tất cả các hành vi xâm phạm Hiến pháp của các cơ quan Nhà

nước, kể cả Nghị viện cũng là trái với chủ quyền tối cao của nhân dân. Do đó,

việc kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật của Nghị viện không phải là phủ nhận ý

chí nhân dân, mà trái lại, là bảo vệ ý chí chung đó. Với cách quan niệm này, mặc

dù có vị trí tối cao, các đạo luật của Nghị viện vẫn phải đặt dưới Hiến pháp, và

cần phải có cơ chế để bảo đảm nguyên tắc đó.

Do vậy, ở Pháp cũng như một số nước khác hiện nay, mặc dù nguyên tắc

“Nghị viện tối cao” vẫn còn ít nhiều được thừa nhận , Hội đồng Hiến pháp hoặc

Tòa án Hiến pháp đã được trao quyền kiểm hiến các đạo luật của Nghị viện.

Tương tự, ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng

các văn bản của Quốc hội cũng phải phù hợp với Hiến pháp, và trên thực tế vẫn

có khả năng các văn bản của Quốc hội trái với nội dung và tinh thần của Hiến

pháp. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để thành lập một Hội đồng Hiến

pháp có chức năng kiểm tra và phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản của

Quốc hội.

Theo quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố

lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Hiến pháp không phải là một cơ quan tài phán

hiến pháp độc lập, mà dường như là một cơ quan có nhiều đặc điểm chính trị, do

Quốc hội thành lập để giúp Quốc hội thực hiện chức năng bảo hiến, không có

quyền phán quyết mà chỉ có quyền kiến nghị Quốc hội và yêu cầu các cơ quan

nhà nước khác xem xét khi phát hiện các vi phạm Hiến pháp.

Theo kinh nghiệm và lý thuyết bảo hiến ở các quốc gia đã phân tích ở

trên, Hội đồng Hiến pháp với tư cách là một cơ quan có nhiều đặc điểm chính trị

sẽ có vai trò hạn chế trong việc bảo vệ Hiến pháp. Bị lệ thuộc về tổ chức vào

Quốc hội, Hội đồng Hiến pháp khó có thể kiểm hiến các văn bản do Quốc hội

Page 138: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

128

ban hành. Những thẩm quyền hạn chế của Hội đồng Hiến pháp cũng khiến cơ

quan này khó có thể thực hiện được đầy đủ chức năng của cơ quan bảo hiến.

Nói tóm lại, nếu Hiến pháp quy định việc thành lập Hội đồng Hiến pháp,

rất cần nâng cao tính độc lập, mở rộng thẩm quyền và tạo điều kiện cho người

dân tiếp cận với cơ quan này theo xu hướng phát triển chung của các Hội đồng

Hiến pháp trên thế giới hiện nay, cụ thể như sau:

- Về tổ chức, Hội đồng Hiến pháp cần được thành lập từ các nhánh quyền

lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.Các thành viên phải là những người có

chuyên môn (bằng cấp và kinh nghiệm) về chính trị, hành chính hoặc pháp luật.

- Về thẩm quyền, Hội đồng Hiến pháp không những có quyền kiểm hiến

trước, mà cần được trao quyền phán quyết về tính hợp hiến hay bất hợp hiến của

các đạo luật đã có hiệu lực; các văn bản quy phạm pháp luật khác, các hành vi

hành chính của các cơ quan hành pháp. Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp còn cần

được trao các thẩm quyền khác như giám sát các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân,

việc ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế.

- Về quyền tiếp cận, Hiến pháp cần trao cho người dân được quyền khiếu

nại với Hội đồng Hiến pháp thông qua các tòa án tư pháp và qua các đại biểu

Quốc hội; hoặc khi đã sử dụng hết các biện pháp pháp lý sẵn có nhưng không

bảo vệ được các quyền hiến định.

Ngoài ra, việc chỉ dành một điều duy nhất trong Hiến pháp cho thiết chế

quan trọng này như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng là vấn đề cần

xem xét thêm. Như đã phân tích, hầu hết các Hiến pháp quy định về cơ quan này

trong một chương riêng, gồm nhiều điều, hoặc nếu không quy định thành một

chương riêng thì cũng đề cập trong nhiều điều. Các quy định của Hiến pháp

thường đề cập các nội dung cơ bản không thể thiếu về Hội đồng Hiến pháp như

cơ cấu tổ chức; thẩm quyền, quy trình, thủ tục, các phán quyết và hiệu lực của

phán quyết của cơ quan này. Trong khi đó, Điều 120 của Dự thảo, như đã nêu ở

trên, mới chỉ đề cập đến thẩm quyền thành lập và chức năng mà chưa, hoặc mới

đề cập rất sơ sài các yếu tố như cơ cấu tổ chức; số lượng, nhiệm kỳ, thủ tục, điều

kiện bầu các thành viên; giá trị pháp lý của kết quả điều tra, phương thức làm

việc… của Hội đồng Hiến pháp. Việc để những vấn đề quan trọng này cho luật

định tiềm ẩn những nguy cơ thiết chế này sẽ trở lên rất hình thức và thiếu ổn

định, đơn giản là do luật dễ thay đổi hơn nhiều so với Hiến pháp.

Page 139: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

129

PHỤ LỤC: Tuyển chọn quy định của Hiến pháp và pháp luật về

tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp ở một số nước

1. Cộng hoà Pháp

1.1. Hiến pháp1

Điều 7

Tổng thống được bầu theo đa số tuyệt đối tổng số phiếu bầu. Nếu sau

vòng bỏ phiếu thứ nhất không đạt được đa số tuyệt đối thì vào ngày thứ 14 sau

đó sẽ tiến hành bỏ phiếu vòng hai. Chỉ hai ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất

trong vòng một mới được đề cử tham dự vòng hai.

Quá trình bầu Tổng thống phải được bắt đầu theo sự triệu tập của Chính

phủ.

Việc bầu cử Tổng thống mới phải được tổ chức chậm nhất là 20 ngày,

sớm nhất là 35 ngày trước ngày hết nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm.

Trong trường hợp chức danh Tổng thống bị khuyết vì bất cứ lý do gì,

hoặc Tổng thống không thể thực hiện được chức năng của mình thì các nhiệm

vụ, quyền hạn của Tổng thống, trừ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại

các Điều 11 và 12 dưới đây sẽ tạm thời do Chủ tịch Thượng viện thực hiện; nếu

Chủ tịch Thượng viện cũng không thể thực hiện được, thì các nhiệm vụ, quyền

hạn đó sẽ do Chính phủ thực hiện. Hội đồng Hiến pháp tuyênvề tình trạng Tổng

thống không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo đa số tuyệt

đối và trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Trong trường hợp khuyết chức danh Tổng thống hoặc trong trường hợp có

quyết định xác nhận của Hội đồng Hiến pháp về việc Tổng thống vĩnh viễn

không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, thì việc bỏ phiếu để

bầu Tổng thống mới phải được tổ chức, trừ trường hợp bất khả kháng theo sự

xác nhận của Hội đồng Hiến pháp, trong thời hạn sớm nhất là 20 ngày, chậm

nhất là 35 ngày kể từ ngày bắt đầu khuyết chức danh Tổng thống hoặc kể từ

1. Được ban hành năm 1958 và sửa đổi, bổ sung các năm 1962, 1992, 1995, 1997, 2000, 2003, 2005,

2007, 2008.

Page 140: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

130

ngày có quyết định xác nhận của Hội đồng Hiến pháp về việc Tổng thống vĩnh

viễn không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trong trường hợp có ứng cử viên đã tuyên bố công khai ra tranh cử Tổng

thống trong thời hạn dưới 30 ngày trước ngày hết hạn giới thiệu ứng cử viên mà

bị chết hoặc rơi vào tình trạng không thể tham gia tranh cử được nữa trong

khoảng thời gian 7 ngày trước ngày hết hạn giới thiệu ứng cử viên, Hội đồng

Hiến pháp có quyền quyết định hoãn cuộc bầu cử.

Hội đồng Hiến pháp cũng quyết định hoãn cuộc bầu cử trong trường hợp

trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu thứ nhất mà có ứng cử viên chết hoặc không thể

tham gia tranh cử được nữa.

Trong trường hợp một trong hai ứng cử viên có ưu thế nhất trong vòng

đầu chết hoặc rơi vào tình trạng không thể tiếp tục tranh cử mà chưa bị rút khỏi

cuộc bầu cử thì Hội đồng Hiến pháp có quyền quyết định tổ chức lại một lần nữa

toàn bộ cuộc bầu cử. Hội đồng Hiến pháp cũng có quyền quyết định như vậy

trong trường hợp một trong hai ứng cử viên còn lại tranh cử vòng bỏ phiếu thứ

hai chết hoặc rơi vào tình trạng không thể tiếp tục tranh cử.

Trong mọi trường hợp, Hội đồng Hiến pháp tham gia giải quyết các vấn

đề về bầu cử Tổng thống theo các điều kiện quy định tại đoạn 2, Điều 61 dưới

đây hoặc theo các điều kiện quy định trong đạo luật về tổ chức nêu tại Điều 6

trên đây.

Hội đồng Hiến pháp có quyền kéo dài thêm các thời hạn quy định tại đoạn

3 và đoạn 5 Điều này, nhưng việc bỏ phiếu phải được tiến hành chậm nhất là 35

ngày kể từ ngày có quyết định của Hội đồng. Nếu việc áp dụng các quy định tại

khoản này làm hoãn cuộc bầu cử cho đến sau ngày hết nhiệm kỳ của Tổng thống

đương nhiệm, thì Tổng thống đương nhiệm sẽ tiếp tục thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của mình cho đến ngày bầu được người kế nhiệm.

Các quy định tại Điều 49, 50 và 89 của Hiến pháp này không được áp

dụng cho thời gian khuyết Tổng thống cũng như cho thời gian từ khi có quyết

định xác nhận việc Tổng thống vĩnh viễn không thể thực hiện được chức năng,

nhiệm vụ đến khi bầu được người kế nhiệm.

Điều 16

Khi có sự đe doạ nghiêm trọng và trực tiếp đến sự tồn tại của các thiết chế

của nền Cộng hoà, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ hay đến việc thực hiện các

cam kết quốc tế của nước Cộng hoà Pháp và có sự đứt quãng trong hoạt động

Page 141: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

131

bình thường của các cơ quan hiến định của Nhà nước, Tổng thống có quyền áp

dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục, sau khi tham khảo ý kiến chính thức

của Thủ tướng, Chủ tịch của hai Viện và Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp.

Tổng thống ra thông điệp thông báo với quốc dân về việc áp dụng các

biện pháp đó.

Các biện pháp được áp dụng đều phải nhằm mục đích đảm bảo cho các cơ

quan hiến định của Nhà nước có được trong thời hạn sớm nhất các phương tiện

cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hội đồng Hiến pháp được

tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến các cơ quan hiến định của Nhà

nước.

Trong những trường hợp này, Nghị viện sẽ đương nhiên tiến hành phiên

họp.

Hạ viện không thể bị giải tán trong thời gian Tổng thống thực hiện các

quyền hạn đặc biệt.

Ba mươi ngày sau khi Tổng thống thực hiện các quyền hạn đặc biệt, Hội

đồng Hiến pháp có thể kết thúc việc xem xét theo đề nghị của Chủ tịch Hạ viện,

Chủ tịch Thượng viện, sáu mươi hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ, nếu hội đủ các

điều kiện nêu tại đoạn 1 Điều này. Hội đồng Hiến pháp tiến hành thông báo

công khai ý kiến trong những thời hạn ngắn nhất. Trong những điều kiện tương

tự, kết thúc sáu mươi ngày kể từ khi Tổng thống thực hiện các quyền đặc biệt và

ngoài thời hạn này, Hội đồng Hiến pháp tiến hành đầy đủ việc xem xét và công

bố về vấn đề này.

Điều 37

Các vấn đề khác không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật sẽ thuộc

phạm vi điều chỉnh của các quy định lập quy.

Đối với các văn bản được ban hành dưới hình thức lập pháp điều chỉnh

các vấn đề này, thì có thể bị sửa đổi bởi các sắc lệnh sau khi có ý kiến thuận của

Tòa án hành chính tối cao. Đối với các văn bản dạng này mà được ban hành sau

khi Hiến pháp này có hiệu lực, thì chỉ có thể bị sửa đổi bởi sắc lệnh khi có quyết

định của Hội đồng Hiến pháp xác nhận các văn bản đó có tính chất là văn bản

dưới luật.

Điều 41

Nếu trong quá trình xây dựng và ban hành luật, một quy định hoặc sửa đổi

không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoặc trái với các quy định về lập pháp

Page 142: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

132

uỷ quyền tại Điều 38, Chính phủ hoặc Chủ tịch Viện liên quan có thể phản đối

sự không phù hợp đó.

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Chính phủ và Chủ tịch Viện

liên quan, Hội đồng Hiến pháp, theo đề nghị của một trong hai Viện, sẽ quyết

định trong thời hạn 8 ngày.

Điều 46

Việc biểu quyết thông qua và sửa đổi, bổ sung các đạo luật có tính chất là

luật về tổ chức theo quy định của Hiến pháp được thực hiện theo những quy

định sau đây.

Viện đầu tiên nhận được dự án luật chỉ được tiến hành thảo luận và biểu

quyết sau khi hết thời hạn được quy định tại đoạn thứ 3 của Điều 42. Trong

trường hợp quy trình rút gọn được áp dụng theo các điều kiện được quy định tại

Điều 45, các dự án luật chỉ được tiến hành thảo luận tại Viện đầu tiên nhận được

dự án luật sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự án được đệ trình.

Thủ tục quy định tại Điều 45 cũng được áp dụng. Tuy nhiên, nếu giữa hai

Viện không đạt được thoả thuận thì văn bản chỉ được Hạ viện thông qua lần cuối

nếu đạt được đa số tuyệt đối tổng số thành viên của Hạ viện nhất trí thông qua.

Các đạo luật về tổ chức liên quan đến Thượng viện phải được cả hai Viện

thống nhất thông qua.

Các đạo luật về tổ chức chỉ được ban hành sau khi có tuyên bố của Hội

đồng Hiến pháp về tính phù hợp với Hiến pháp của các đạo luật đó.

Điều 54

Trên cơ sở có đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện hoặc

Chủ tịch Thượng viện hoặc của 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ, Hội

đồng Hiến pháp tuyên bố một cam kết quốc tế có điều khoản trái với Hiến pháp,

thì cam kết quốc tế đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê duyệt sau khi đã tiến hành

sửa đổi Hiến pháp.

Chương VII. Hội đồng Hiến pháp

Điều 56

Hội đồng Hiến pháp bao gồm chín thành viên có nhiệm kỳ chín năm và

không được tái nhiệm. Ba năm một lần, 1/3 số thành viên của Hội đồng Hiến

pháp được thay đổi. Ba thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, ba thành viên do

Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm.

Page 143: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

133

Việc bổ nhiệm này được tiến hành theo thủ tục được quy định tại đoạn cuối của

Điều 13. Thủ tục bổ nhiệm do chủ tịch mỗi viện thực hiện chỉ phải tham vấn các

ủy ban thường trực có liên quan trong nội bộ Viện tương ứng.

Bên cạnh chín thành viên nêu trên, các Tổng thống mãn nhiệm đương

nhiên là thành viên suốt đời của Hội đồng Hiến pháp.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm. Trong trường hợp

số phiếu của các thành viên ngang nhau, phiếu của Chủ tịch có giá trị quyết

định.

Điều 57

Thành viên của Hội đồng Hiến pháp không được đồng thời kiêm nhiệm

chức danh Bộ trưởng hoặc thành viên của hai viện trong Nghị viện. Các trường

hợp không kiêm nhiệm khác được quy định trong một đạo luật về tổ chức.

Điều 58

Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành

hợp lệ.

Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả

bầu cử.

Điều 59

Hội đồng Hiến pháp kết luận về tính hợp lệ của việc bầu cử các Hạ nghị

sỹ và Thượng nghị sỹ trong các trường hợp có khiếu nại.

Điều 60

Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý dân được tiến

hành hợp lệ theo quy định tại Điều 11 và 89 của Chương XV và tuyên bố kết

quả trưng cầu dân ý.

Điều 61

Các luật về tổ chức, trước khi được công bố, các dự luật do các nghị sỹ

trình, trước khi đưa ra trưng cầu ý dân theo Điều 11, và Nội quy của Hạ viện và

Thượng viện, trước khi được áp dụng, phải trình lên Hội đồng Hiến pháp để Hội

đồng kết luậnvề tính hợp hiến của các văn bản đó.

Tương tự, các luật của Nghị viện, trước khi được công bố, cũng có thể

được trình lên Hội đồng Hiến pháp để Hội đồng kết luận về tính hợp hiến khi có

yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện

hoặc 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ.

Page 144: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

134

Trong các trường hợp quy định tại hai đoạn nêu trên, Hội đồng Hiến pháp

phải ra quyết định trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn

cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút lại còn 8 ngày.

Cũng trong những trường hợp trên, việc xem xét tính hợp hiến của Hội

đồng Hiến pháp sẽ lùi thời gian ban hành các văn bản đó.

Điều 61-1

Trong quá trình tố tụng đang diễn ra tại tòa án, nếu có các khiếu nại cho

rằng các đạo luật đã vi phạm các quyền và tự do được Hiến pháp bảo đảm thì vụ

việc có thể được Hội đồng Nhà nước hoặc Tòa án Thượng thẩm đệ trình lên Hội

đồng Hiến pháp và Hội đồng Hiến pháp phải ra kết luận trong thời hạn luật định.

Các điều kiện để áp dụng điều khoản này sẽ được một đạo luật tổ chức

quy định.

Điều 62

Quy định bị tuyên bố là không hợp hiến theo quy định của Điều 61 thì

không được ban hành hoặc áp dụng.

Quy định bị tuyên bố là không hợp hiến theo quy định của Điều 61-1 phải

bị hủy bỏ kể từ ngày công bố quyết định của Hội đồng Hiến pháp hoặc kể từ

ngày được xác định trong quyết định của Hội đồng. Hội đồng Hiến pháp phải

xác định các điều kiện và giới hạn để có thể khiếu nại về hậu quả của các quy

định của luật.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp không bị kháng cáo. Các quyết

định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan công quyền, tất

cả các cơ quan hành chính và tất cả các tòa án.

Điều 63

Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Hiến pháp, thủ tục và thời hạn giải quyết tại Hội đồng Hiến pháp.

2. Campuchia

2.1. Hiến pháp1

Chương XII - Về Hội đồng Hiến pháp

1. Được ban hành năm 1993.

Page 145: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

135

Điều 136.

Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền đảm bảo sự tôn trọng Hiến pháp, giải

thích Hiến pháp, các Luật đã được Quốc hội (Hạ viện) thông qua và Thượng

viện xem xét lại.

Hội đồng Hiến pháp có quyền xem xét và quyết định các tranh chấp liên

quan đến các cuộc bầu cử thành viên Quốc hội và thành viên Thượng viện.

Điều 137.

Hội đồng Hiến pháp bao gồm chín thành viên có nhiệm kỳ giới hạn là

chín năm. Một phần ba tổng số thành viên Hội đồng Hiến pháp được thay thế ba

năm một lần. Ba thành viên được Quốc vương bổ nhiệm, ba thành viên được

Quốc hội bầu và ba thành viên còn lại được Hội đồng Thẩm phán Tối cao bầu.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do các thành viên Hội đồng Hiến pháp bầu

ra. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, tiếng nói của Chủ tịch Hội đồng

Hiến pháp có giá trị ưu tiên.

Điều 138.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp được lựa chọn trong số những nhân vật

có vị trí cao, có bằng đại học luật, hành chính, ngoại giao hoặc kinh tế và có

kinh nghiệm nghề nghiệp dày dạn.

Điều 139.

Các chức năng của thành viên Hội đồng Hiến pháp không được trùng với

các chức năng của thượng nghị sỹ, thành viên Quốc hội, thành viên Chính phủ

Hoàng gia, thẩm phán, công chức, Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch một đảng chính

trị hoặc Chủ tịch, phó Chủ tịch một công đoàn.

Điều 140.

Quốc vương, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hoặc một phần mười các đại

biểu Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện hoặc một phần tư tổng số thượng nghị sỹ

có thể đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét các đạo luật đã được Quốc hội

thông qua trước khi đạo luật được công bố.

Nội quy của Quốc hội, Nội quy của Thượng viện và các luật tổ chức phải

được chuyển tới Hội đồng Hiến pháp xem xét trước khi công bố. Hội đồng Hiến

pháp sẽ công bố chậm nhất trong thời hạn 30 ngày về sự phù hợp hay không phù

hợp với Hiến pháp của các luật, Nội quy của Quốc hội và của Thượng viện.

Điều 141.

Page 146: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

136

Sau khi một đạo luật được công bố, Quốc vương, Chủ tịch Thượng viện,

Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, một phần tư các thượng nghị sỹ, một phần mười

các đại biểu Quốc hội, hoặc các tòa án có thể đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem

xét tính hợp hiến của đạo luật đó.

Bất cứ công dân nào đều có quyền nêu vấn đề về tính vi hiến của các đạo

luật thông qua sự trung gian của các đại biểu Quốc hội hoặc Chủ tịch Quốc hội

hoặc các thượng nghị sỹ hoặc Chủ tịch Thượng viện theo quy định của đoạn đã

nêu ở trên.

Điều 142.

Một quy định của bất kỳ điều khoản nào bị Hội đồng Hiến pháp tuyên bố

không phù hợp với Hiến pháp thì không thể được công bố hoặc thực thi.

Quyết định của Hội đồng Hiến pháp là quyết định cuối cùng, không được

khiếu nại.

Điều 143.

Quốc vương tham vấn Hội đồng Hiến pháp về bất kỳ đề xuất nào nhằm

mục đích sửa đổi Hiến pháp.

Điều 144

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp được quy định bởi một

luật tổ chức.

Chương XV- Về hiệu lực, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp

Hiến pháp hiện hành là luật tối cao của Vương Quốc Campuchia.

Tất cả các luật và quyết định của tất cả các cơ quan nhà nước phải phù

hợp tuyệt đối với Hiến pháp.

3. Cadắcxtan

3.1. Hiến pháp1

Chương VI: Hội đồng Hiến pháp

Điều 71.

1. Được ban hành năm 1996.

Page 147: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

137

1. Hội đồng Hiến pháp nước Cộng hòa Cadắcxtan bao gồm bảy thành

viên với nhiệm kỳ sáu năm. Cựu Tổng thống của Cộng hòa Cadắcxtan có quyền

trở thành thành viên suốt đời của Hội đồng Hiến pháp.

2. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp sẽ được bổ nhiệm bởi Tổng thống. Khi

Hội đồng Hiến pháp bỏ phiếu với số phiếu ngang nhau về cùng một vấn đề thì lá

phiếu của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp sẽ đóng vai trò quyết định.

3. Hai thành viên của Hội đồng Hiến pháp được bổ nhiệm bởi Tổng

thống, hai thành viên được bổ nhiệm bởi Thượng viện, hai thành viên được bổ

nhiệm bởi Majilis (Hạ viện). Một nửa số thành viên của Hội đồng Hiến pháp

được bổ nhiệm mới sau ba năm một lần.

4. Tất cả các thành viên của Hội đồng Hiến pháp không được kiêm nhiệm

là đại biểu, giữ các chức vụ được trả công, trừ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu

khoa học hoặc các hoạt động sáng tạo khác, không được tham gia các hoạt động

của doanh nghiệp, tham gia cơ quan điều hành hoặt giám sát của các tổ chức

thương mại.

5. Tất cả các thành viên của Hội đồng Hiến pháp trong lúc đương nhiệm

sẽ không bị bắt giữ, tạm giam hay phải chịu các biện pháp trừng phạt hành chính

áp dụng bởi tòa án hoặc truy tố về một tội hình sự mà không có sự đồng ý của

Nghị viện, trừ trường hợp bị bắt phạm tội quả tang hoặc phạm một tội hình sự

nghiêm trọng.

6. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp sẽ được điều chỉnh bởi

một đạo luật hiến pháp.

Điều 72.

1. Theo yêu cầu của Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện

hoặc của ít nhất một phần năm tổng số các nghị sĩ (của cả hai viện), Thủ tướng,

Hội đồng Hiến pháp sẽ quyết định:

1) Về sự đúng đắn của các cuộc bầu cử Tổng thống, nghị sĩ và các cuộc

trưng cầu ý dân trên toàn quốc, trong trường hợp có tranh chấp;

2) Xem xét tính hợp hiến của dự luật đã được Nghị viện thông qua trước

khi Tổng thống ký;

2-1) xem xét tính hợp hiến của các quyết định của Nghị viện và các viện

của nó.

3) Xem xét tính hợp hiến của các điều ước quốc tế trước khi phê chuẩn;

Page 148: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

138

4) Giải thích chính thức Hiến pháp;

5) Đưa ra kết luận trong các trường hợp được quy định tại Đoạn 1 và

Đoạn 2 Điều 47 Hiến pháp.

2. Hội đồng Hiến pháp sẽ xem xét kiến nghị của các tòa án trong các

trường hợp được quy định tại Điều 78 Hiến pháp.

Điều 73.

1. Việc tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, đăng ký nghị sĩ trúng cử của

Nghị viện hoặc kết quả trưng cầu ý dân trên toàn quốc sẽ bị tạm dừng chờ phán

xét của Hội đồng Hiến pháp khi có yêu cầu, khiếu nại tới Hội đồng Hiến pháp

về những vấn đề liên quan được đề cập tại điểm a, khoản 1 Điều 72 Hiến pháp.

2. Việc ký công bố luật và phê chuẩn điều ước quốc tế sẽ bị tạm dừng

trong trường hợp có yêu cầu gửi tới Hội đồng Hiến pháp theo điểm b và điểm c

Khoản 1 Điều 72 Hiến pháp.

3. Hội đồng Hiến pháp sẽ thông qua một nghị quyết trong vòng một tháng

kể từ ngày có yêu cầu. Thời hạn này có thể được rút ngắn 10 ngày theo đề nghị

của Tổng thống, nếu vấn đề khẩn cấp.

4. Tổng thống có thể phản đối toàn bộ hoặc từng phần các nghị quyết của

Hội đồng Hiến pháp. Những phản đối này có thể bị phủ quyết bởi sự nhất trí từ

hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng Hiến pháp. Nếu phản đối của Tổng

thống không bị phủ quyết thì nghị quyết của Hội đồng Hiến pháp coi như chưa

được thông qua.

Điều 74.

1. Luật và các điều ước quốc tế bị cho là không phù hợp với Hiến pháp

nước Cộng hòa Cadắcxtan sẽ không thể được ký công bố, phê chuẩn và có hiệu

lực áp dụng.

2. Luật và các văn bản quy phạm pháp luật bị tuyên bố là vi hiến vì đã

xâm phạm các quyền, tự do cá nhân và của công dân được bảo vệ bởi Hiến pháp

thì sẽ bị hủy bỏ và không có hiệu lực.

3. Nghị quyết của Hội đồng Hiến pháp sẽ có hiệu lực ràng buộc vào ngày

được thông qua trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Cadắcxtan, có tính chất chung

thẩm và không thể bị khiếu nại, kháng cáo.

...

Chương VII: Tòa án và công lý

Page 149: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

139

...

Điều 78.

Tòa án không có quyền áp dụng luật (của Nghị viện) và bất kỳ văn bản

quy phạm pháp luật nào nếu nó xâm phạm quyền và tự do của cá nhân công dân

đã được xác lập trong hiến pháp. Nếu bất kỳ một tòa án nào khi áp dụng một

luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào mà thấy rằng văn bản đó xâm phạm

quyền và tự do của cá nhân, công dân thì tòa án sẽ tạm dừng thủ tục tố tụng và

đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp yêu cầu tuyên bố văn bản đó vi hiến.

...

3.2. Luật về Hội đồng Hiến pháp1

ChươngI.

Quy định chung

Điều 1. Vị trí pháp lý của Hội đồng Hiến pháp

Hội đồng Hiến pháp, với tư cách là một cơ quan nhà nước bảo đảm hiệu

lực tối cao của Hiến pháp nước Cộng hòa Cadắcxtan trên toàn bộ lãnh thổ của

nước Cộng hòa:

1) Khi thực hiện các quyền hạn của mình, Hội đồng tự chủ và độc lập với

các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các nhà chức trách và công dân, chỉ tuân thủ

Hiến pháp nước Cộng hoà và không bị chi phối bởi các động cơ chính trị hay bất

kỳ động cơ nào khác;

2) Thực hiện các quyền hạn của mình theo Hiến pháp của nước Cộng hòa

và theo Luật này, tránh xem xét và kiểm tra bất kỳ vấn đề nào khác trong bất kỳ

trường hợp nào khác khi chúng thuộc thẩm quyền của Toà án hoặc của cơ quan

nhà nước khác.

Điều 2. Thành viên của Hội đồng Hiến pháp

Hội đồng Hiến pháp có bảy (7) thành viên, bao gồm cả Chủ tịch Hội

đồng. Các cựu Tổng thống của nước Cộng hòa là thành viên suốt đời của Hội

đồng Hiến pháp.

Điều 3. Thủ tục thành lập Hội đồng Hiến pháp

1. Có hiệu lực từ 29/12/1995

Page 150: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

140

1. Tổng thống nước Cộng hòa bổ nhiệm và miễn nhiệm Chủ tịch Hội

đồng Hiến pháp.

2. Hai (2) thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được bổ nhiệm bởi Tổng

thống nước Cộng hòa; hai (2) thành viên khác được bổ nhiệm bởi Thượng viện

theo sự giới thiệu của Chủ tịch Thượng viện và hai (2) thành viên còn lại bởi Hạ

viện theo giới thiệu của Chủ tịch Hạ viên. Ba năm một lần, một nửa số thành

viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được thay thế.

Điều 4. Yêu cầu đối với ứng cử viên vào Hội đồng Hiến pháp

1. Mọi công dân của nước Cộng hòa Cadắcxtan từ ba mươi (30) tuổi trở

lên, đang cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hoà, có bằng đại học luật, có kinh

nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý không ít hơn năm (5) năm, đều có thể

được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Hiến pháp.

2. Các yêu cầu của khoản 1 Điều này không áp dụng đối với cựu Tổng

thống nước Cộng hòa.

Điều 5. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng Hiến pháp

1. Một nhiệm kỳ của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp

là sáu năm.

2. Trong trường hợp thoái nhiệm, miễn nhiệm, hoặc hết nhiệm kỳ, Chủ

tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được thay thế theo các thủ tục

được quy định trong Hiến pháp và Luật này.

3. Vị trí Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được bổ

nhiệm trong vòng một (1) tháng kể từ ngày người tiền nhiệm thoái nhiệm, miễn

nhiệm, hoặc hết nhiệm kỳ.

4. Trong trường hợp Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng Hiến pháp hết

nhiệm kỳ trong giai đoạn họ tham gia xem xét các vấn đề được xử lý bởi Hội

đồng Hiến pháp, quyền hạn của họ sẽ được gia hạn cho đến khi quyết định xem

xét cuối cùng của vấn đề đó được đưa ra.

Điều 6. Tuyên thệ của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Hiến pháp

Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp sau khi bổ nhiệm,

trong một buổi lễ tại phiên họp chung của hai viện của Nghị viện, sẽ được Tổng

thống nước Cộng hòa dẫn lời tuyên thệ như sau: Tôi xin thề sẽ tận tâm thực hiện

nhiệm vụ của Chủ tịch (thành viên) của Hội đồng Hiến pháp của nước Cộng hòa

Cadắcxtan, sẽ làm việc một cách công minh, chỉ quy thuận theo Hiến pháp của

Page 151: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

141

nước Cộng hòa và không quy thuận theo ai khác hay điều gì khác ngoài Hiến

pháp.

Điều 7. Các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp

1. Phiên họp của Hội đồng Hiến pháp chỉ có giá trị nếu không ít hơn hai

phần ba (2/3) số thành viên của Hội đồng Hiến pháp có mặt.

2. Các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp sẽ được triệu tập khi cần thiết

bởi Chủ tịch Hội đồng, nếu Chủ tịch vắng mặt thì bởi một thành viên của Hội

đồng được Chủ tịch ủy quyền thay thế làm nhiệm vụ này.

Điều 8. Tố tụng hiến pháp

Việc thảo luận và thông qua các quyết định về các vấn đề trong thẩm

quyền của Hội đồng Hiến pháp sẽ được thực hiện phù hợp với các thủ tục tố

tụng Hiến pháp được quy định theo Hiến pháp và theo Luật này.

Điều 9. Pháp luật liên quan đến Hội đồng Hiến pháp

1. Vị thế pháp lý, thẩm quyền, tổ chức và thủ tục hoạt động của Hội đồng

Hiến pháp sẽ được xác định bởi Hiến pháp của nước Cộng hòa và Luật này.

2. Đối với các vấn đề về tổ chức và thủ tục hoạt động của Hội đồng Hiến

pháp không được quy định trong Hiến pháp và theo Luật này, Hội đồng Hiến

pháp sẽ thông qua Quy chế của Hội đồng.

Chương II.

Vị thế của Chủ tịch và thành viên của Hội đồng Hiến pháp nước Cộng hòa

Điều 10. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp với tính

cách là quan chức nhà nước

1. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp là quan chức nhà

nước, với vị thế được xác định bởi Hiến pháp và Luật này, và bởi các văn bản

quy phạm pháp luật liên quan đến công vụ nhà nước đối với các nội dung không

được quy định trong Hiến pháp và Luật này.

2. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp không được là nghị

sỹ, không làm bất kỳ công việc có trả lương nào khác, ngoại trừ việc giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, hoặc các hoạt động sáng tạo; không được hoạt động kinh

doanh, tham gia vào cơ quan quản lý hoặc giám sát của một tổ chức thương mại.

Điều 11. Sự độc lập của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồngHiến

pháp

Page 152: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

142

1. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp khi thực hiện

nhiệm vụ của mình được độc lập và chỉ phải tuân thủ Hiến pháp của nước Cộng

hòa Cadắcxtan và theo Luật này. Không hành động nào khác có tính bắt buộc

đối với họ. Bất kỳ sự can thiệp nào với các hoạt động của họ hoặc gây áp lực

hay ảnh hưởng nào khác vào hoạt động của họ, dưới bất kỳ hình thức nào khác,

đều bị cấm và sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp không có trách

nhiệm giải thích về hoạt động của mình khi thực thi công việc theo thủ tục tố

tụng hiến pháp. Không ai có quyền yêu cầu họ báo cáo về việc thực hiện nhiệm

vụ của mình.

3. Không ai có quyền yêu cầu, và Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Hiến pháp không có quyền, ngoại trừ tại các phiên họp của Hội đồng Hiến

pháp, bày tỏ ý kiến hoặc tư vấn về các vấn đề thuộc đối tượng xem xét của Hội

đồng Hiến pháp trước khi thông qua quyết định cuối cùng.

4. Trong thời gian đương nhiệm, các thành viên của Hội đồng Hiến pháp

không thể bị thay thế. Quyền hạn của họ không thể bị chấm dứt hoặc đình chỉ,

trừ các trường hợp theo quy định của Luật này.

5. Chủ tịch hoặc thành viên của Hội đồng Hiến pháp có nghĩa vụ tự rút lui

không tham gia giải quyết một vấn đề mà cần được thông qua bởi Hội đồng

Hiến pháp, nếu do các mối quan hệ hoặc lợi ích cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp

của họ có thể gây ra những nghi ngờ về tính khách quan của quyết định đưa ra

bởi Hội đồng.

6. Thành viên của Hội đồng Hiến pháp không có quyền bào chữa hoặc

quyền đại diện, trừ trường hợp đại diện hợp pháp tại tòa án hoặc các cơ quan tài

phán khác, và không có quyền bảo trợ cho bất kỳ người nào trong việc thực hiện

các quyền hoặc từ chối các nghĩa vụ của họ.

Điều 12. Quyền bất khả xâm phạm của các thành viên Hội đồng Hiến

pháp

1. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp, trong thời gian

đương chức, không thể bị bắt giữ, không bị áp dụng các biện pháp xử lý hành

chính theo thủ tục tư pháp, không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không có

sự đồng ý của Quốc hội, trừ các trường hợp họ bị bắt phạm tội quả tang hoặc

phạm các tội nghiêm trọng.

Page 153: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

143

2. Vụ án hình sự buộc tội Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng Hiến pháp

chỉ có thể được khởi tố bởi người đứng đầu các cơ quan điều tra của quốc

gia/nhà nước. Trưởng cơ quan công tố của nước Cộng hòa giám sát việc tuân thủ

pháp luật trong quá trình điều tra và phải trình Nghị viện đề xuất về việc có

đồng ý hay không việc truy cứu trách nhiệm hình sự Chủ tịch hoặc thành viên

của Hội đồng Hiến pháp. Việc xét xử vụ án hình sự đối với Chủ tịch hoặc một

thành viên của Hội đồng Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Tòa án tối cao của

nước Cộng hòa.

3. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp không phải chịu xử

lý kỷ luật.

4. Không ai được tước quyền của thành viên Hội đồng Hiến pháp tham

gia các phiên họp của Hội đồng, trừ khi quyền đó bị đình chỉ theo quy định của

Luật này.

Điều 13. Bình đẳng về quyền của Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Hiến pháp

Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp có quyền ngang nhau

trong việc xem xét các vấn đề được xử lý bởi Hội đồng Hiến pháp và trong việc

thông qua các quyết định, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật

này.

Điều 14. Đình chỉ quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên của Hội

đồng Hiến pháp

1. Quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên của Hội đồng Hiến pháp có

thể bị đình chỉ bởi người bổ nhiệm họ theo kiến nghị của Hội đồng Hiến pháp,

trong các trường hợp:

1) không tham gia các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp mà không có lý

do chính đáng không ít hơn ba lần liên tiếp;

2) do tình trạng sức khỏe nên không có khả năng để thực hiện nhiệm vụ

của mình trong một thời gian dài;

3) được công nhận là mất tích theo quyết định của Toà án có hiệu lực

pháp luật.

2. Quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên của Hội đồng Hiến pháp cũng

có thể bị đình chỉ trong trường hợp họ bị bắt giữ phù hợp với các thủ tục luật

định, khi họ phải chịu trách về hành chính hoặc hình sự, khi họ bị tòa án áp dụng

Page 154: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

144

các biện pháp có tính chất y tế bắt buộc, bị công nhận là không có khả năng,

hoặc trong trường hợp họ bị hạn chế về năng lực.

3. Quyết định đình chỉ các quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên Hội

đồng Hiến pháp được thông qua không muộn hơn một tháng sau ngày xác định

các căn cứ để đình chỉ quyền lực của họ.

4. Quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ bị

đình chỉ cho đến khi không còn các căn cứ cho việc đó.

Điều 15. Chấm dứt quyền hạn của Chủ tịch hoặc một thành viên của

Hội đồng Hiến pháp

1. Quyền hạn:

1) của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp chỉ bị chấm dứt bởi Tổng thống nước

Cộng hoà;

2) của thành viên Hội đồng Hiến pháp có thể bị chấm dứt bởi chủ thể đã

bổ nhiệm thành viên đó là Tổng thống, Thượng viện, Hạ viện (Majilis) của nước

Cộng hòa.

2. Quyền hạn của Chủ tịch hoặc thành viên của Hội đồng Hiến pháp có

thể bị chấm dứt do:

1) Đồng ý với đề nghị xin từ chức của người đó;

2) Phán quyết buộc tội người đó đưa ra bởi Tòa án Tối cao có hiệu lực

pháp luật;

3) Người đó được công nhận là không có năng lực hành vi theo một quyết

định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

4) Người đó được công nhận là đã chết theo một quyết định của tòa án đã

có hiệu lực pháp luật;

5) Cái chết của người đó;

6) Người đó không tuân thủ các quy định theo khoản 2 Điều 10 Luật này;

7) Người đó vi phạm lời thề, hành động không phù hợp với Hiến pháp của

nước Cộng hòa và Luật này, có hành động xấu xa không phù hợp với địa vị cao

quý của mình;

8) Việc bổ nhiệm người đó vi phạm các yêu cầu theo quy định trong Hiến

pháp và Luật này;

9) Người đó hết nhiệm kỳ được quy định theo Hiến pháp;

Page 155: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

145

10) Người đó đã bị loại trừ theo Luật Hiến pháp của nước Cộng hòa

Cadắcxtan (Luật số 41-IV, ngày 17/06/2008).

11) Người đó tham gia một đảng chính trị hoặc bất kỳ hiệp hội công cộng

nào khác mà theo đuổi các mục tiêu chính trị.

Điều 16. Bảo đảm cho các hoạt động của Chủ tịch và các thành viên

của Hội đồng Hiến pháp

1. Tiền lương của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ

được Tổng thống nước Cộng hòa quyết định phù hợp với các thủ tục thành lập

nêu tại điểm 9 Điều 44 Hiến pháp nước Cộng hòa.

2. Nhà ở, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác, cũng như các dịch vụ y

tế, điều dưỡng và điều trị ở khu nghỉ mát của Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Hiến pháp phải được thực hiện phù hợp với các thủ tục quy định bởi Tổng

thống nước Cộng hòa.

Chương III.

Thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp nước Cộng hòa

và của các thành viên Hội đồng

Điều 17. Thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp

1. Hội đồng Hiến pháp, theo quy định tại tiểu mục (1), khoản 1 Điều 72

của Hiến pháp quyết định về sự đúng đắn trong trường hợp có tranh cãi liên

quan đến những vấn đề sau đây:

1) bầu cử Tổng thống;

2) bầu cử nghị sỹ hai viện;

3) trưng cầu ý dân toàn quốc.

2. Hội đồng Hiến pháp, phù hợp với các tiểu mục (2, 2-1, 3) khoản 1 Điều

72 của Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của:

1) Các dự thảo luật được nghị viện thông qua, trước khi trình Tổng thống

ký ban hành;

2) Các nghị quyết được thông qua bởi nghị viện và hai Viện của nghị

viện;

3) Các điều ước quốc tế của nước Cộng hòa trước khi chúng được phê

chuẩn.

Page 156: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

146

3. Hội đồng Hiến pháp, phù hợp với các tiểu mục (4) và (5) khoản 1 Điều

72 của Hiến pháp có các thẩm quyền sau đây:

1) Giải thích chính thức các quy định của Hiến pháp;

2) Cho đến khi nghị viện thông qua một quyết định thích hợp về từ chức

của Tổng thống nước Cộng hòa, Hội đồng xem xét quyết định cuối cùng về việc

từ chức có phù hợp với thủ tục quy định trong Hiến pháp hay không.

4. Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền, phù hợp với những điều sau đây:

1) Khoản 2 Điều 2 của Hiến pháp, xem xét yêu cầu của Tòa án về việc

đánh giá các hành vi vi hiến mà Tòa án, theo quy định tại Điều 78 của Hiến

pháp, tin rằng luật hoặc bất kỳ hành vi pháp lý nào đang có hiệu lực, đã vi phạm

các quyền và tự do của các cá nhân và công dân mà được quy định bởi Hiến

pháp;

2) Điểm (6) Điều 53 của Hiến pháp, trên cơ sở kết quả tổng kết việc thực

hành các thủ tục tố tụng hiến pháp, hàng năm phải gửi cho nghị viện một báo

cáo về tình trạng hợp hiến của các đạo luật của Cộng hòa.

Điều 18. Những quyền hạn khác của Hội đồng Hiến pháp

Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền:

1) trong phạm vi chức năng của mình, có quyền yêu cầu cung cấp và nhận

tài liệu, tư liệu và bất kỳ thông tin nào khác từ tất cả các cơ quan nhà nước, các

tổ chức, và huy động, phù hợp với các thủ tục đã được thiết lập, các chuyên gia

để thực hiện những đánh giá chuyên môn và tư vấn khoa học;

2) kiến nghị đình chỉ quyền hạn của Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Hiến pháp và thực hiện bất kỳ quyền hạn khác được thiết lập theo Luật

này.

Điều 19. Quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

1. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp có trách nhiệm:

1) Lãnh đạo việc chuẩn bị và xem xét các vấn đề mà Hội đồng Hiến pháp

đã chấp nhận xử lý;

2) Triệu tập các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp, trình các đề mục

được chấp nhận xử lý để xem xét ở các phiên họp và chủ trì các phiên họp của

Hội đồng Hiến pháp;

3) Giao nhiệm vụ cho các thành viên và tổ chức công việc của các thành

viên của Hội đồng Hiến pháp và bộ máy của nó;

Page 157: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

147

4) Xác định các biện pháp để đảm bảo tổ chức phiên họp;

5) Phát biểu tại một phiên họp chung của hai viện nghị viện thay mặt Hội

đồng Hiến pháp thông báo về tình trạng hợp hiến của pháp luật nước Cộng hòa

Cadắcxtan;

6) Cung cấp thông tin về tình trạng hợp hiến của pháp luật tại Cộng hòa

theo yêu cầu của Tổng thống.

7) Ký quyết định và biên bản cuộc họp của Hội đồng Hiến pháp;

8) Trình Hội đồng Hiến pháp phê duyệt Quy chế của Hội đồng;

9) Phê duyệt quy định liên quan đến bộ máy, cơ cấu và nhân sự của Hội

đồng Hiến pháp phù hợp với ngân sách được cấp;

10) Bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân viên văn phòng của Hội đồng Hiến

pháp;

11) Thực hiện bất kỳ quyền hạn nào khác theo quy định của Luật này và

các quy định khác về Hội đồng Hiến pháp.

2. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp thực thi thẩm quyền của mình thông qua

các sắc lệnh và chỉ thị.

Chương IV.

Tố tụng Hiến pháp

Điều 20. Người tham gia tố tụng Hiến pháp

1. Những chủ thể tham gia tố tụng hiến pháp là những cá nhân và cơ quan

khởi xướng tố tụng hiến pháp bao gồm:

1) Tổng thống nước Cộng hòa;

2) Chủ tịch Thượng viện;

3) Chủ tịch Hạ viện;

4) Một nhóm không ít hơn 1/5 tổng số thành viên nghị viện;

5)Thủ tướng Chính phủ;

6) Các tòa án của nước Cộng hòa;

7) Các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước có văn bản bị xem

xét tính hợp hiến.

Page 158: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

148

2. Nếu cần thiết, những người tham gia tố tụng hiến pháp có thể có đại

diện tại Hội đồng Hiến pháp và quyền hạn của họ phải được quy định phù hợp

với các thủ tục trong pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng Hiến pháp

1. Những người tham gia tố tụng hiến pháp trong phạm vi thẩm quyền của

họ được hưởng quyền bình đẳng về mặt thủ tục.

2. Những người tham gia tố tụng hiến pháp có các quyền sau đây:

1) Được tiếp cận nội dung các tài liệu tố tụng, mượn văn bản và sao chép;

2) trình chứng cứ, tham gia phân tích các chứng cứ, chứng minh các luận

điểm làm cơ sở trình bày và phản đối;

3) nêu các lập luận và suy nghĩ của mình về tất cả các vấn đề nảy sinh

trong quá trình tố tụng hiến pháp với Hội đồng Hiến pháp;

4) nêu kiến nghị và bày tỏ ý kiến của mình về kiến nghị đã nêu ra;

5) giải thích bằng lời và bằng văn bản với Hội đồng Hiến pháp.

3. Người tham gia tố tụng hiến pháp:

1) Nếu đó là người đề nghị khởi xướng tố tụng hiến pháp, thì có quyền để

thay đổi cơ sở khiếu nại, tăng hoặc giảm mức độ của nó hoặc rút lại đơn khiếu

nại trước khi diễn ra phiên họp của Hội đồng Hiến pháp đưa ra quyết định cuối

cùng.

2) liên quan đến văn bản đang được xem xét, có quyền thừa nhận toàn bộ

hoặc một phần những yêu sách khởi kiện hoặc phản đối chúng.

4. Người tham gia tố tụng Hiến pháp có nghĩa vụ như sau:

1) tận tâm thực hiện các quyền của họ. Việc cung cấp cho Hội đồng Hiến

pháp những thông tin cố ý sai lệch hoặc việc không cung cấp các tài liệu theo

yêu cầu của Hội đồng Hiến pháp hoặc những tài liệu và các thông tin khác sẽ bị

coi là không tôn trọng Hội đồng và sẽ kéo theo những trách nhiệm pháp lý theo

quy định của pháp luật;

2) tôn trọng Hiến pháp của nước Cộng hòa, Hội đồng Hiến pháp và những

yêu cầu, thủ tục được thông qua bởi Hội đồng;

3) tuân thủ mệnh lệnh của Chủ tọa về trật tự, thủ tục tại các phiên xét xử.

Page 159: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

149

Điều 22. Hình thức và nội dung khiếu nại gửi đến Hội đồng Hiến

pháp

1. Khiếu nại gửi đến Hội đồng Hiến pháp phải bằng văn bản.

2. Những thông tin sau đây phải được nêu rõ trong đơn khiếu nại:

1) tên của Hội đồng Hiến pháp;

2) tên, địa điểm, địa chỉ và các thông tin liên quan khác về người khiếu

nại;

3) tên, địa chỉ và các thông tin khác liên quan đến người đại diện của

người khiếu nại và quyền hạn của họ trừ khi đại diện được thực hiện theo chức

trách;

4) tên, địa điểm và địa chỉ của cơ quan nhà nước, của quan chức ký hoặc

ban hành các văn bản liên quan đến việc tiến hành bầu cử Tổng thống, các thành

viên Nghị viện và việc trưng cầu ý dân của nước cộng hòa trong trường hợp đơn

khiếu nại nêu vấn đề về tính đúng đắn của các sự kiện đó;

5) tên, ngày, tháng thông qua của các luật trong trường hợp đơn khiếu nại

đặt ra vấn đề về sự phù hợp với Hiến pháp của một đạo luật đã được Nghị viện

thông qua;

5-1) tên, ngày, tháng thông qua các nghị quyết của Nghị viện và các viện

của Nghị viện trong trường hợp đơn khiếu nại đặt ra vấn đề tính phù hợp của các

quyết định của Nghị viện với Hiến pháp của nước Cộng hòa;

6) tên, ngày tháng và nơi ký kết điều ước quốc tế bởi nước Cộng hòa,

quan chức đã ký điều ước thay mặt nước Cộng hoà hoặc các cơ quan nhà nước

của nước Cộng hòa trong trường hợp đơn khiếu nại yêu cầu xem xét tính hợp

hiến của điều ước quốc tế đó.

7) các quy định của Hiến pháp của nước Cộng hòa nếu khiếu nại yêu cầu

giải thích chính thức các quy định đó;

8) tên, địa điểm và địa chỉ của cơ quan nhà nước, quan chức ký hoặc ban

hành văn bản, tên, số và ngày thông qua, các nguồn văn bản và các chi tiết khác

của luật hoặc bất kỳ văn bản pháp luật nào khác nếu tòa án cho rằng luật hoặc

văn bản đó vi hiến và tòa án tin tưởng rằng luật hoặc văn bản đó vi phạm các

quyền và tự do của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp;

9) tên và thành phần của Ủy ban do Nghị viện thành lập theo quy định tại

khoản 1 Điều 47 của Hiến pháp và kết luận của của Ủy ban đó; tên, ngày, tháng

Page 160: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

150

thông qua và nội dung của các văn bản liên quan đến việc xem xét của Nghị

viện về việc bãi miễn Tổng thống nước Cộng hoà trước thời hạn.

10) thông tin về số lượng đại biểu khởi xướng yêu cầu luận tội Tổng

thống đương nhiệm; thông tin về kết quả biểu quyết tại các viện của Nghị viện;

thông tin về kết quả điều tra luận tội đối với Tổng thống; thông tin về kết luận

của Toà án tối cao về tính phù hợp của lời buộc tội; tên, ngày, tháng thông qua,

nội dung các hành vi liên quan đến việc xem xét của Nghị viện về vấn đề liên

quan đến việc luận tội Tổng thống đương nhiệm của nước Cộng hòa;

11) bản chất của khiếu nại;

12) các dữ kiện, hoàn cảnh và chứng cứ khác làm cơ sở cho đơn khiếu nại

và khẳng định tính chất phù hợp của nó;

13) các quy định của Hiến pháp của nước Cộng hòa và của Luật này trao

quyền khiếu nại lên Hội đồng Hiến pháp;

14) danh sách các tài liệu kèm theo.

3. Đơn khiếu nại phải có chữ ký của cá nhân liên quan; trong trường hợp

tòa án chuyển kiến nghị lên Hội đồng Hiến pháp, phải có chữ ký của Chánh án

của tòa án đó.

4. Những tài liệu sau đây cần được kèm theo đơn khiếu nại:

1) bản sao văn bản mà đơn đề cập đến;

2) tài liệu về các quyền hạn của người đại diện, trừ các trường hợp khi

người đại diện theo chức trách;

3) 10 bản copy của đơn khiếu nại và các tài liệu kèm theo.

5. Các tài liệu mà không phải là các ngôn ngữ thủ tục tố tụng hiến pháp

phải có bản dịch sang tiếng Kazakh hoặc tiếng Nga.

Điều 23. Hệ quả của việc kiến nghị lên Hội đồng Hiến pháp

Trong trường hợp có đơn khiếu nại gửi lên Hội đồng Hiến pháp thì các

việc sau đây sẽ bị tạm đình chỉ:

1) việc nhậm chức của Tổng thống, việc đăng ký các thành viên nghị viện

đắc cử, hoặc kết quả trưng cầu ý dân của nước Cộng hòa theo quy định tại tiểu

mục (1) khoản 1 Điều 72 của Hiến pháp.

2) việc ký ban hành, phê chuẩn các đạo luật hoặc điều ước quốc tế có liên

quan theo quy định tại các tiểu mục (2) và (3) khoản 1 Điều 72 của Hiến pháp.

Page 161: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

151

3) các thủ tục tố tụng theo quy định tại Điều 78 của Hiến pháp.

Điều 24. Thời hạn xem xét khiếu nại của Hội đồng Hiến pháp

Hội đồng Hiến pháp xem xét đơn khiếu nại đã được chấp nhận và thông

qua quyết định cuối cùng trong vòng một tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng thống nước Cộng hòa, thời hạn này có thể

được giảm xuống đến mười ngày nếu vấn đề cấp bách.

Điều 25. Chấp thuận hoặc từ chối chấp nhận đơn khiếu nại

Đơn khiếu nại nhận được phải được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp trình

lên để Hội đồng xem xét tại phiên họp phải được tiến hành trong thời hạn ba

ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Hội đồng Hiến pháp sau khi xem xét một

đơn khiếu nại có thể từ chối chấp nhận và trả lại nếu:

1) đơn không phù hợp với hình thức và nội dung được quy định bởi Luật

này, hoặc đơn được trình lên bởi các đối tượng không phù hợp;

2) các vấn đề nêu trong đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội

đồng;

3) vấn đề trong đơn phù hợp với Hiến pháp nhưng đã được xem xét bởi

Hội đồng Hiến pháp và Hội đồng đã đưa ra một quyết định hợp lệ;

4) vấn đề nêu trong đơn không được giải quyết theo Hiến pháp;

5) văn bản vi hiến đã được bãi bỏ hoặc đã hết hiệu lực.

Điều 26. Thủ tục chuẩn bị tư liệu để xem xét một đơn khiếu nại đã

được chấp nhận xử lý tại phiên họp của Hội đồng Hiến pháp

1. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, bằng chỉ thị của mình, phân công thành

viên Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị tư liệu cho phiên họp của Hội đồng. Nếu

có các vấn đề phức tạp đặc biệt trong đơn khiếu nại hoặc do ý nghĩa đặc biệt

khẩn cấp của nó, việc chuẩn bị tài liệu có thể được giao cho một số thành viên

của Hội đồng.

2. Khi một số đơn khiếu nại liên quan với nhau được trình lên Hội đồng

Hiến pháp, Hội đồng có thể quyết định xem xét chung một lần các đơn đó. Nếu

trong số các đơn khiếu nại một vài đơn thuộc thẩm quyền của Hội đồng Hiến

pháp và những đơn khác thuộc thẩm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước

khác thì chỉ có những đơn thuộc thẩm quyền của Hội đồng mới được xem xét.

3. Đối với một đơn khiếu nại đã được chấp nhận xem xét, thành viên của

Hội đồng Hiến pháp được giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị tư liệu để xem

Page 162: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

152

xét tại phiên họp của Hội đồng trong thời hạn mà Chủ tịch Hội đồng quy định,

và phải:

1) xác định những người tham gia tố tụng hiến pháp, giải thích cho họ về

quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;

2) yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan đến đối tượng của đơn cũng như

các thông tin khác;

3) khi cần thiết, có thể mời các nhà chức trách, nhà khoa học, nhà hoạt

động thực tiễn với tư cách là các chuyên gia thẩm định, nghiên cứu và đánh giá;

4) gửi bản sao các tài liệu cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là hai

ngày trước khi bắt đầu phiên họp đã quy định;

5) chuẩn bị dự thảo quyết định của Hội đồng;

6) thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào khác được yêu cầu để xem xét khiếu nại

một cách thích hợp.

4. Sau khi hoàn thành công việc chuẩn bị, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

bằng chỉ thị của mình, phải xác định ngày tiến hành phiên họp của Hội đồng

xem xét bản chất của các vấn đề nêu trong đơn khiếu nại.

Điều 27. Thủ tục tổ chức các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp liên

quan tới việc xem xét các đơn khiếu nại đã được chấp nhận xử lý

1. Việc xem xét các đơn khiếu nại bởi Hội đồng Hiến pháp phải được

thực hiện tại phiên họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng.

2. Trong phiên họp, Chủ tịch có trách nhiệm:

1) Kiểm tra sự có mặt của các thành viên của Hội đồng đủ số lượng cần

thiết để tổ chức phiên họp và đảm bảo yêu cầu về biên bản;

2) công bố bắt đầu phiên họp của Hội đồng;

3) đọc các đề mục vấn đề cần được xem xét;

4) đề nghị thành viên Hội đồng được giao trách nhiệm báo cáo về sự có

mặt của những người được triệu tập dự phiên họp, các chuyên gia và lý do nếu

vắng mặt;

5) giải thích cho những người tham gia tố tụng hiến pháp quyền và nghĩa

vụ của họ;

6) hỏi những người tham dự phiên họp về các yêu sách của họ để Hội

đồng xem xét quyết định;

Page 163: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

153

7) tuyên bố về việc bắt đầu xem xét các vấn đề phải xem xét.

3. Việc xem xét về từng vấn đề được bắt đầu với bài phát biểu của thành

viên Hội đồng - phúc trình viên về vụ việc, trong đó trình bày bản chất của vấn

đề, các nguyên nhân và lý do để xem xét, các nội dung của những tư liệu hiện

có. Các thành viên của Hội đồng có quyền đặt các câu hỏi cụ thể đối với phúc

trình viên.

4. Đối tượng có đơn khiếu nại cũng như đại diện của các cơ quan nhà

nước và quan chức (hay đại diện của họ) mà các văn bản và hành vi của họ đang

được xem xét về tính hợp hiến có thể yêu cầu được tham gia và có thể được cho

phép tham dự phiên họp của Hội đồng. Nếu cần thiết, Hội đồng có thể nghe phát

biểu của những người tham gia tố tụng hiến pháp, các chuyên gia và những

người được mời khác.

5. Nếu một vấn đề đã được làm sáng tỏ, Chủ tịch Hội đồng tuyên bố họp

riêng các thành viên Hội đồng để ra quyết định cuối cùng. Trong cuộc họp đó,

những người không phải là thành viên của Hội đồng sẽ không được phép tham

dự. Các thành viên Hội đồng không được phép tự ý tiết lộ nội dung các quyết

định đã được bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp. Trong cuộc họp, các thành viên

của Hội đồng có thể tự do nêu quan điểm riêng về các vấn đề và đề nghị các

thành viên khác làm rõ quan điểm của họ.

Điều 28. Biên bản các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp

1. Phiên họp của Hội đồng Hiến pháp phải được ghi biên bản và nếu cần

thì có thể được ghi âm.

2. Biên bản các phiên họp của Hội đồng phải được lưu giữ bằng ngôn ngữ

tiến hành thủ tục tố tụng hiến pháp.

3. Các thủ tục tiến hành các cuộc họp trong các phiên họp của Hội đồng,

các yêu cầu đối với nội dung của nó cũng như các vấn đề khác liên quan đến

việc lập biên bản các phiên họp của Hội đồng Hiến pháp được xác định bởi Chủ

tịch Hội đồng.

Điều 29. Ngôn ngữ tiến hành tố tụng hiến pháp

1. Thủ tục tố tụng hiến pháp và các quyết định được thông qua bởi Hội

đồng Hiến pháp phải được thể hiện bằng tiếng Kazakh hoặc tiếng Nga.

2. Đối với những người tham gia tố tụng hiến pháp không có khả năng

hiểu ngôn ngữ sử dụng cho thủ tục tố tụng hiến pháp, Hội đồng có trách nhiệm

cung cấp phiên dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ của họ hoặc ngôn ngữ mà họ biết.

Page 164: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

154

Điều 30. Chấm dứt thủ tục tố tụng hiến pháp

1. Thủ tục tố tụng hiến pháp có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng phải

trước khi thông qua quyết định cuối cùng, và được thực hiện trong các trường

hợp sau đây:

1) Chủ thể khiếu nại rút đơn;

2) Văn bản bị khiếu nại là vi hiến đã bị bãi bỏ hoặc mất hiệu lực;

3) Khiếu nại được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp không thuộc thẩm

quyền giải quyết của Hội đồng.

2. Quyết định của Hội đồng chấm dứt các thủ tục tố tụng giải quyết khiếu

nại đang xem xét sẽ tước đi khả năng của chủ thể nêu khiếu nại một lần nữa với

Hội đồng về vấn đề đã xem xét.

Chương V:

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp

Điều 31. Các loại quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Quyết định của Hội đồng hiến pháp là bất kỳ văn bản nào được thông

qua tại phiên họp của Hội đồng.

2. Các quyết định của Hội đồng bao gồm các quyết định cuối cùng của

Hội đồng để thực hiện các thẩm quyền hiến định của Hội đồng và các quyết định

để thực hiện các thẩm quyền khác của Hội đồng Hiến pháp.

Điều 32. Hình thức quyết định của Hội đồng Hiến pháp

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp sẽ được thực hiện dưới các hình

thức sau đây:

1) Nghị quyết, bao gồm cả nghị quyết có quy phạm pháp luật tạo thành

một phần cấu thành của pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa Cadắcxtan;

2) kết luận;

3) thông điệp.

Điều 33. Thông qua quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Hội đồng Hiến pháp quyết định theo tập thể.

2. Hội đồng Hiến pháp quyết định theo đa số phiếu của tổng số thành viên

bằng biểu quyết công khai, còn theo cách bỏ phiếu kín nếu có yêu cầu của ít

nhất một thành viên.

Page 165: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

155

3. Trong trường hợp xảy ra số phiếu bằng nhau khi thông qua quyết định

của các thành viên thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng sẽ là phiếu quyết định và

Chủ tịch trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ là người bỏ phiếu cuối cùng. Khi

Chủ tịch Hội đồng được thay bằng thành viên khác của Hội đồng theo sự ủy

quyền của Chủ tịch thì quy tắc này không được áp dụng. Trong trường hợp đó,

một cuộc bỏ phiếu khác sẽ được tiến hành với sự tham gia của Chủ tịch hoặc

một thành viên của Hội đồng mà vắng mặt ở cuộc bỏ phiếu đầu tiên.

4. Trong phiên họp của Hội đồng, không ai trong số các thành viên dự

họp có quyền tránh hoặc không tham gia biểu quyết.

5. Quyết định được thông qua bởi Hội đồng Hiến pháp trước hết cần được

chứng thực bằng các chữ ký của các thành viên đã tham gia biểu quyết, sau đó

phải được Chủ tịch Hội đồng ký.

Điều 34. Ý kiến khác của thành viên Hội đồng Hiến pháp

Thành viên của Hội đồng Hiến pháp mà không đồng ý với quyết định cuối

cùng của Hội đồng có quyền thể hiện ý kiến của mình bằng văn bản.

Điều 35. Các quyết định bổ sung của Hội đồng Hiến pháp

1. Hội đồng Hiến pháp ra quyết định bổ sung trong các trường hợp sau:

1) vấn đề được nêu ra về việc giải thích một quyết định của Hội đồng

Hiến pháp. Trong trường hợp này, quyết định bổ sung được thông qua theo đơn

kiến nghị của những người tham gia tố tụng hiến pháp hoặc các cơ quan nhà

nước và quan chức có nghĩa vụ thi hành quyết định cuối cùng của Hội đồng;

2) để sửa chữa sai sót có tính câu chữ trong quyết định của Hội đồng.

Trong trường hợp này, quyết định bổ sung được chấp nhận bởi Hội đồng theo

sáng kiến riêng.

2. Các quyết định bổ sung không được mâu thuẫn với nội dung thực tế,

bản chất và mục đích của quyết định của Hội đồng.

3. Quyết định bổ sung được thông qua bởi Hội đồng trong một cuộc họp

mà các thủ tục được xác định bởi Quy chế của Hội đồng.

Điều 36. Xem xét lại quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Quyết định của Hội đồng Hiến pháp có thể được xem xét lại bởi Hội

đồng theo sáng kiến của Tổng thống nước Cộng hòa hoặc theo sáng kiến của

chính Hội đồng, trong trường hợp:

1) quy định của hiến pháp làm cơ sở cho quyết định đã thay đổi;

Page 166: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

156

2) phát hiện những hoàn cảnh mới đáng kể về đối tượng khiếu nại.

2. Vì lợi ích của việc bảo vệ các quyền và tự do của con người và của

công dân, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn của nhà nước, có thể

xem xét lại quyết định của Hội đồng Hiến pháp theo sáng kiến của Tổng thống

nước Cộng hòa.

3. Hội đồng Hiến pháp ra nghị quyết để bãi bỏ quyết định của mình.

4. Trong trường hợp xem xét lại quyết định cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng

bằng chỉ thị của mình xác định ngày và thủ tục để tổ chức một phiên họp mới về

vấn đề này.

Điều 37. Nội dung của quyết định cuối cùng của Hội đồng Hiến pháp

Những nội dung sau đây phải được thể hiện trong quyết định cuối cùng

của Hội đồng Hiến pháp:

1) tên, ngày và nơi quyết định đã được thông qua;

2) các thành viên của Hội đồng Hiến pháp đã thông qua quyết định;

3) các chủ thể khiếu nại và người đại diện của họ;

4) Đối tượng khiếu nại;

5) quy định của Hiến pháp và Luật này xác định quyền của Hội đồng Hiến

pháp được xem xét khiếu nại;

6) các dữ kiện do Hội đồng thiết lập;

7) tên của văn bản được xem xét tính hợp hiến và nguồn của nó;

8) quyết định của quan chức mà được xem xét tính hợp hiến;

9) hạt bầu cử, quận, các đơn vị hành chính - lãnh thổ bị khiếu nại về tính

đúng đắn của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử thành viên nghị viện hoặc

trưng cầu ý dân của nước Cộng hòa tại đó ;

10) nội dung của các điều khoản của Hiến pháp mà được yêu cầu giải

thích chính thức;

11) thủ tục tố tụng được quy định theo các khoản 1, 2 Điều 47 của Hiến

pháp mà việc tuân thủ các quy định này được yêu cầu xem xét;

12) các lập luận ủng hộ quyết định mà Hội đồng Hiến pháp đưa ra;

13) các quy định của Hiến pháp mà Hội đồng đã viện dẫn;

14) cấu trúc của quyết định;

Page 167: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

157

15) các thủ tục và thời gian cho việc thực hiện và công bố quyết định;

16) Tính chung thẩm của quyết định.

Điều 38. Hiệu lực pháp lý của quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Một quyết định cuối cùng của Hội đồng Hiến pháp sẽ có hiệu lực kể từ

ngày nó được thông qua trên toàn bộ lãnh thổ của nước Cộng hòa, có tính chung

thẩm và không thể bị kháng nghị. Trình tự để bất kỳ quyết định nào khác có hiệu

lực được xác định bởi Hội đồng.

2. Tổng thống có thể nộp đơn phản đối toàn bộ hoặc một phần các quyết

định cuối cùng của Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên:

1) đơn phản đối phải nộp không muộn hơn trong một tháng kể từ ngày

Tổng thống nhận được quyết định;

2) đơn sẽ bị phủ quyết nếu 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng Hiến pháp

phản đối.

3. Trong trường hợp không đủ 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết phủ

quyết đơn phản đối của Tổng thống nước Cộng hòa sẽ thị quyết định của Hội

đồng Hiến pháp bị coi là không được thông qua và việc xem xét vụ việc phải

được chấm dứt.

Điều 39. Những hậu quả của việc thông qua các quyết định cuối cùng

của Hội đồng Hiến pháp

1. Các đạo luật và các điều ước quốc tế bị coi là không phù hợp với Hiến

pháp của nước Cộng hòa sẽ không được ký ban hành hoặc không được phê

chuẩn và không đưa vào thực hiện. Việc thừa nhận một đạo luật phù hợp với

Hiến pháp sẽ khôi phục quá trình ký ban hành đạo luật đó. Việc thừa nhận một

điều ước phù hợp với Hiến pháp sẽ khôi phục quá trình phê chuẩn điều ước đó.

2. Luật và các văn bản pháp luật bị coi là vi hiến, bao gồm việc hạn chế

các quyền và tự do của cá nhân và công dân đã được hiến định, sẽ mất hiệu lực

pháp lý và không được áp dụng. Quyết định của các tòa án và các cơ quan thực

thi pháp luật khác được thực hiện dựa trên các luật và văn bản pháp luật bị coi là

vi hiến sẽ không được thi hành.

3. Các cuộc bầu cử Tổng thống nước Cộng hòa, nếu bị Hội đồng cho là

không phù hợp với Hiến pháp, thì theo quyết định của Ủy ban Bầu cử Trung

ương tại các hạt bầu cử liên quan (các đơn vị hành chính - lãnh thổ) sẽ được coi

là không hợp lệ. Việc công nhận cuộc bầu cử Tổng thống là phù hợp với Hiến

pháp sẽ dẫn đến việc đăng ký Tổng thống mới.

Page 168: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

158

4. Cuộc bầu cử đại biểu của Thượng viện và Hạ viện (Majilis), nếu bị Hội

đồng cho là không phù hợp với Hiến pháp, thì theo quyết định của Ủy ban Bầu

cử Trung ương tại các hạt bầu cử liên quan, sẽ được coi không hợp lệ. Việc công

nhận cuộc bầu cử đại biểu Thượng viện và Hạ viện là phù hợp với Hiến pháp sẽ

dẫn đến việc đăng ký các đại biểu đã trúng cử.

5. Kết quả trưng cầu ý dân của nước Cộng hòa, nếu bị Hội đồng cho là

không phù hợp với Hiến pháp, thì theo quyết định của Ủy ban bầu cử trung

ương tại các hạt có liên quan có quyền biểu quyết (đơn vị hành chính - lãnh thổ)

sẽ được coi không hợp lệ. Việc công nhận cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức

phù hợp với Hiến pháp sẽ dẫn đến việc tiếp tục tổng hợp kết quả của cuộc trưng

cầu dân ý.

6. Kết luận của Hội đồng về việc không tuân thủ các thủ tục hiến định

trước khi thông qua một quyết đinh của Nghị viện theo quy định tại các khoản 1

và 2 Điều 47 của Hiến pháp mà liên quan tới các vấn đề như miễn nhiệm trước

thời hạn, quyết định luận tội Tổng thống sẽ dẫn đến việc Nghị viện chấm dứt

xem xét các vấn đề này. Nếu Hội đồng kết luận về sự phù hợp với các thủ tục

hiến pháp trong các vấn đề trên sẽ dẫn đến việc tiếp tục xem xét việc miễn

nhiệm hoặc luận tội Tổng thống.

Điều 40. Thực hiện quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Hội đồng Hiến pháp có thể xác định trình tự và thời hạn thực hiện các

quyết định do mình thông qua.

Trong trường hợp quyết định của Hội đồng đòi hỏi phải tăng chi tiêu nhà

nước hoặc giảm các khoản thu nhà nước, Hội đồng xác định thời hạn thực hiện

các quyết định do Hội đồng thông qua theo thỏa thuận với Chính phủ.

2. Các cơ quan nhà nước và những quan chức liên quan trong thời hạn do

Hội đồng Hiến pháp thiết lập phải thông báo cho Hội đồng về các biện pháp đã

được áp dụng để thực hiện các quyết định của Hội đồng.

3. Các khuyến nghị và đề nghị về hoàn thiện pháp luật nêu trong các

quyết định của Hội đồng Hiến pháp phải được các cơ quan nhà nước và quan

chức có thẩm quyền xem xét và phải thông báo với Hội đồng về quyết định đã

được thong qua.

Điều 41. Gửi và công bố quyết định của Hội đồng Hiến pháp

1. Quyết định cuối cùng của Hội đồng Hiến pháp sẽ được:

Page 169: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

159

1) gửi trong vòng hai ngày sau khi được thông qua tới các chủ thể có đơn

khiếu nại hoặc người đại diện của họ, và trong mọi trường hợp đều gửi đến Tổng

thống, hai Viên của Nghị viện, Chánh án Tòa án tối cao, Tổng Công tố viên, Bộ

trưởng Bộ Tư pháp của nước Cộng hòa Cadắcxtan.

2) phải được công bố bằng tiếng Cadắc và tiếng Nga trên các phương tiện

thông tin đại chúng chính thức của quốc gia.

2. Các quyết định khác nếu cần sẽ được công bố và gửi đến các cơ quan

nhà nước, quan chức có liên quan đến vụ việc theo các thủ tục do Quy chế của

Hội đồng Hiến pháp quy định.

Chương VI.

Các quy định cuối cùng và tạm thời

Điều 42. Tài chính cho hoạt động của Hội đồng Hiến pháp

Nguồn tài chính cho các hoạt động của Hội đồng Hiến pháp được lấy từ

ngân sách của nước Cộng hòa.

Điều 43. Bộ máy của Hội đồng Hiến pháp

Công tác thông tin - tham khảo, tài liệu khoa học, tư vấn và các tư liệu

khác do bộ máy của Hội đồng Hiến pháp đảm trách mà hoạt động được quy định

bởi pháp luật hiện hành, Quy chế của Hội đồng và Quy định liên quan đến bộ

máy của Hội đồng.

Điều 44. Biểu tượng và con dấu của Hội đồng Hiến pháp

1. Quốc kỳ của nước Cộng hòa Cadắcxtan phải được treo ở trụ sở của Hội

đồng.

2. Trong phòng họp của Hội đồng có treo biểu tượng, quốc kỳ và hiến

pháp của nước Cộng hòa Cadắcxtan.

3. Trong phòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng có treo quốc kỳ của nước

Cộng hòa Cadắcxtan.

4. Hội đồng có con dấu mang biểu tượng của nước Cộng hòa Cadắcxtan

và tên của Hội đồng.

Điều 45. Giấy tờ chứng minh của Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Hiến pháp

Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được cấp giấy tờ

chứng minh theo mẫu, có chữ ký của Tổng thống nước Cộng hòa.

Page 170: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

160

Điều 46. Thủ tục thiết lập và nhiệm kỳ của Hội đồng Hiến pháp khóa

đầu

Các thủ tục cho việc thiết lập và nhiệm kỳ của Hội đồng Hiến pháp khóa

đầu tiên được xác định theo Điều 47 của Hiến pháp nước Cộng hòa.

Điều 47. Thủ tục có hiệu lực và việc thực hiện Luật này

Luật này sẽ:

1) có hiệu lực từ thời điểm nó được công bố;

2) được áp dụng đối với các tranh chấp và các quan hệ pháp luật nảy sinh

sau khi nó có hiệu lực.

Tổng thống nước Cộng hòa Cadắcxtan

N. Nazarbaev

4. Angiêri

4.1. Hiến pháp1

Phần ba:

Kiểm soát và các thiết chế tư vấn

Chương I:

Kiểm soát

---

Điều 163

Một Hội đồng Hiến pháp được thành lập để kiểm tra sự tôn trọng Hiến

pháp. Hội đồng Hiến pháp cũng kiểm tra hình thức phù hợp của các hoạt động

trưng cầu dân ý, bầu cử Tổng thống và các cuộc bầu cử quốc gia. Hội đồng Hiến

pháp công bố kết quả của các hoạt động này.

Điều 164

Hội đồng Hiến pháp gồm chín (09) thành viên: ba (03) thành viên được

Tổng thống bổ nhiệm, hai (02) thành viên được Quốc hội (Hạ viện) bầu, hai (02)

thành viên được Hội đồng Quốc gia (Thượng viện ) bầu, một (01) thành viên

được Tòa án tối cao bầu và một (01) thành viên do Hội đồng Nhà nước (Tòa

hành chính tối cao) bầu.

1. Ban hành năm 1996 và được sửa đổi, bổ sung năm 2008.

Page 171: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

161

Khi được bầu hoặc bổ nhiệm, các thành viên Hội đồng Hiến pháp phải từ

bỏ bất kỳ công việc, chức năng, trách nhiệm hoặc nhiệm vụ nào khác.

Tổng thống bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp với một nhiệm kỳ duy

nhất sáu năm.

Các thành viên khác của Hội đồng Hiến pháp thực hiện một nhiệm kỳ duy

nhất 6 năm và được bầu lại một nửa 3 năm một lần.

Điều 165

Ngoài những thẩm quyền được ghi nhận bởi các quy định khác của Hiến

pháp, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố về tính hợp hiến của các điều ước, đạo luật

và quy tắc lập quy bằng ý kiến nếu các văn bản này chưa có hiệu lực hoặc bằng

quyết định nếu đã có hiệu lực.

Hội đồng Hiến pháp, theo đề nghị của Tổng thống, cho ý kiến bắt buộc về

tính hợp hiến các luật tổ chức sau khi Nghị viện thông qua.

Hội đồng Hiến pháp cũng tuyên bố tính hợp hiến của các quy tắc thủ tục

của một trong hai Viện của Nghị viện theo các quy định của đoạn trên.

Điều 166

Hội đồng Hiến pháp được triệu tập bởi Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện

hoặc Chủ tịch Thượng viện.

Điều 167

Hội đồng Hiến pháp họp kín. Ý kiến hoặc quyết định của Hội đồng được

đưa ra trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Hội đồng nhận được đề nghị.

Hội đồng Hiến pháp xác định các quy tắc hoạt động của Hội đồng.

Điều 168

Khi Hội đồng Hiến pháp cho rằng một điều ước, một thỏa thuận hoặc một

hiệp ước không hợp hiến, sự phê chuẩn không thể được thực hiện.

Điều 169

Khi Hội đồng Hiến pháp cho rằng một quy định lập pháp hoặc lập quy

không hợp hiến, quy định này mất hiệu lực kể từ ngày quyết định được thông

qua bởi Hội đồng.

1.2. Quy chế đặt ra các quy tắc về hoạt động của Hội đồng Hiến pháp

Page 172: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

162

(Do Hội đồng Hiến pháp thông qua ngày 28/6/2000, sửa đổi ngày

14/6/2009)

Quy chế bao gồm 6 phần chính:

Phần I: Các quy tắc về hoạt động của Hội đồng Hiến pháp liên quan đến

kiểm soát sự phù hợp và tính hợp hiến.

Chương I: Kiểm soát sự phù hợp với Hiến pháp của các đạo luật tổ chức

và các quy tắc nội bộ của hai Viện của Nghị viện.

Chương II: Kiểm soát tính hợp hiến của các điều ước, luật và quy định lập

quy.

Chương III: Các thủ tục.

Phần II: Kiểm soát tính hợp pháp của các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý.

Chương I: Kiểm soát bầu cử Tổng thống.

Chương II: Kiểm soát bầu cử các thành viên Nghị viện.

Chương III: Kiểm soát các hoạt động trưng cầu dân ý.

Chương IV: Kiểm soát các quy định chung.

Phần III: Quyền ban hành các ý kiến và quyết định của Hội đồng Hiến

pháp.

Phần IV: Các trường hợp đặc biệt về tư vấn của Hội đồng Hiến pháp.

Phần V: Các quy tắc liên quan đến thành viên Hội đồng Hiến pháp.

Phần VI: Các hoạt động của Hội đồng Hiến pháp và các quan hệ đối

ngoại.

1.3. Các sắc lệnh của Tổng thống quy định tổ chức của Hội đồng Hiến pháp

- Sắc lệnh Tổng thống số 89-143 ngày 7/8/1989 liên quan đến các quy tắc

về tổ chức của Hội đồng Hiến pháp và vị trí của một số thành viên của Hội đồng

Hiến pháp.

- Sắc lệnh Tổng thống số 01-102 bis 27 Moharram 1422 ngày

21/3/2001sửa đổi Sắc lệnh Tổng thống số 89-143 ngày 7/8/1989 liên quan đến

các quy tắc về tổ chức của Hội đồng Hiến pháp và vị trí của một số thành viên

của Hội đồng Hiến pháp.

- Sắc lệnh Tổng thống số 02-157 3 Rabie El Aouel 1423 ngày 16/5/2002

sửa đổi Sắc lệnh Tổng thống số 89-143 ngày 7/8/1989 liên quan đến các quy tắc

Page 173: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

163

về tổ chức của Hội đồng Hiến pháp và vị trí của một số thành viên của Hội đồng

Hiến pháp.

- Sắc lệnh Tổng thống số 02-158 3 Rabie El Aouel 1423 ngày 16/5/2002

bổ sung Sắc lệnh Tổng thống số 90-225 ngày 25/7/1990 quy định về danh mục

các chức năng tối cao của Nhà nước với tư cách là Nguyên thủ quốc gia.

- Sắc lệnh Tổng thống số 04-105 15 Safar 1425 ngày 5/3/2004 bổ sung

Sắc lệnh Tổng thống số 89-143 ngày 7/8/1989 liên quan đến các quy tắc về tổ

chức của Hội đồng Hiến pháp và vị trí của một số thành viên của Hội đồng Hiến

pháp.

5. Môritani

5.1. Hiến pháp1

Chương 6 - Hội đồng Hiến pháp

Điều 81 (Thành phần)

(1) Hội đồng Hiến pháp gồm có 6 thành viên với nhiệm kỳ 9 năm và

không được bổ nhiệm lại. 1/3 thành viên của Hội đồng Hiến pháp sẽ được bổ

nhiệm mới 3 năm một lần. 3 thành viên sẽ do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm,

hai thành viên do Chủ tịch Quốc hội (Hại viện) bổ nhiệm, và một thành viên do

Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm.

(2) Thành viên Hội đồng Hiến pháp phải ít nhất là 35 tuổi.

(3) Thành viên Hội đồng Hiến pháp không được là lãnh đạo của bất cứ

đảng phái chính trị nào. Họ được hưởng quyền miễn trừ như nghị sỹ.

(3) Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm

trong số các thành viên do Tổng thống lựa chọn. Trong trường hợp ngang phiếu,

phiếu của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp có tính quyết định.

Điều 82 (Không kiêm nhiệm)

Thành viên của Hội đồng Hiến pháp không được đồng thời là thành viên

của Chính phủ hay Nghị viện. Mọi trường hợp không kiêm nhiệm khác do một

đạo luật tổ chức quy định.

Điều 83 (Chức năng)

1. Được ban hành năm 1991.

Page 174: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

164

(1) Hội đồng Hiến pháp đánh giá về tính hợp pháp của việc bầu cử Tổng

thống nước Cộng hòa.

(2) Hội đồng xem xét khiếu nại về bầu cử và công bố kết quả bầu cử.

Điều 84 (Phán quyết về bầu cử)

Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng Hiến pháp phán quyết về tính

hợp pháp trong việc bầu cử Hạ nghị sỹ và Thượng nghị sỹ.

Điều 85 (Đánh giá trưng cầu ý dân)

Hội đồng Hiến pháp đánh giá về tính hợp pháp của cuộc trưng cầu ý dân

và công bố kết quả.

Điều 86 (Kiểm hiến trước)

(1) Các luật tổ chức trước khi được công bố, các nội quy của Thượng viện

và Hạ viện trước khi được áp dụng phải được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp

để xác định xem chúng có phù hợp với Hiến pháp hay không.

(2) Với mục đích tương tự, luật trước khi được công bố có thể được đệ

trình lên Hội đồng Hiến pháp bởi Tổng thống Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viên, Chủ

tịch Thượng viện, hoặc bởi 1/3 số thành viên của Hạ viện, hoặc bởi 1/3 số thành

viên của Thượng viện.

(3) Trong các trường hợp được đề cập ở hai khổ nói trên, Hội đồng Hiến

pháp sẽ ra phán quyết trong vòng một tháng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Tổng

thống, nếu khẩn cấp, thời gian này có thể giảm xuống còn một tuần.

(4) Trong những trường hợp nói trên, việc đệ trình luật lên Hội đồng Hiến

pháp sẽ tạm hoãn việc ban hành chúng.

Điều 87 (Phán quyết chung thẩm, có tính bắt buộc thi hành)

(1) Một quy phạm được tuyên bố là bất hợp hiến sẽ không được ban hành

hoặc không được đem thi hành.

(2) Quyết định của Hội đồng Hiến pháp được bảo vệ bởi nguyên tắc hậu

quả định án (res judicata).

(3) Quyết định của Hội đồng Hiến pháp không thể bị kháng cáo. Nó phải

được tuân thủ bởi tất cả các cơ quan công quyền và bởi tất cả các cơ quan hành

chính, tư pháp.

Điều 88 (Luật tổ chức)

Page 175: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

165

Một đạo luật tổ chức sẽ quy định về tổ chức, hoạt động của Hội đồng

Hiến pháp, các thủ tục cần tuân theo, trong đó có giới hạn về thời gian đối với

việc đệ đơn lên Hội đồng.

6. Chad

6.1. Hiến pháp1

Chương VII. Hội đồng Hiến pháp

Điều 159.

Nay thiết lập một Hội đồng Hiến pháp.

Điều 160.

Hội đồng Hiến pháp có 9 thành viên, gồm (3) thẩm phán và (6) luật gia

cao cấp, được chỉ định như sau:

Hai thẩm phán và 3 luật gia cao cấp do Tổng thống chỉ định.

Một thẩm phán và 3 luật gia cao cấp do Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm.

Nhiệm kì của thành viên Hội đồng Hiến pháp là 9 năm và không được gia

hạn.

Cứ sau 3 năm một lần, một phần ba số thành viên Hội đồng Hiến pháp sẽ

được bổ nhiệm mới.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp không thể bị bãi miễn khỏi chức vụ trong

nhiệm kì của họ, trừ trường hợp bị kết tội, từ chức hoặc mất năng lực đảm nhiệm

chức vụ lâu dài.

Thành viên của Hội đồng Hiến pháp phải là những người có chuyên môn,

có đạo đức tốt và trung thực.

Điều 161.

Hội đồng Hiến pháp phán quyết về tính hợp hiến của các đạo luật, điều

ước quốc tế.

Hội đồng tuyên bố kết quả bầu cử Tổng thống và cơ quan lập pháp.

Hội đồng xem xét tính hợp pháp và tuyên bố kết quả các cuộc trưng cầu

dân ý.

1. Được ban hành năm 1996 và sửa đổi, bổ sung năm 2005.

Page 176: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

166

Hội đồng phải quyết định về tính hợp hiến của các đạo luật tổ chức trước

khi nó được ban hành và các quy định về thủ tục của Quốc hội trước khi nó

được áp dụng.

Hội đồng xác nhận lời tuyên thệ của Tổng thống mới đắc cử.

Hội đồng là cơ quan điều hòa các chức năng của các thiết chế nhà nước và

hoạt động của các cơ quan công quyền.

Hội đồng giải quyết các tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước.

Điều 162.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp không đồng thời là thành viên của chính

phủ, hay người đảm nhiệm bất cứ chức danh do bầu cử nào, hay là công chức

hoặc đảm nhận các công việc vì lợi nhuận khác.

Điều 163.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do các thành viên của Hội đồng bầu ra với

nhiệm kì 3 năm và có thể được bầu lại.

Điều 164.

Trước khi nhậm chức, các thành viên của Hội đồng phải tuyên thệ như

sau: “Tôi xin tuyên thệ sẽ thực thi một cách tận tâm các trách nhiệm của mình

trong sự tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ trung lập và đúng thẩm quyền, đảm bảo sự

tôn trọng đối với Hiến pháp và luôn hành xử một cách trung thành và liêm khiết

trong việc thực thi nhiệm vụ.”

Điều 165.

Theo yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hoặc ít nhất

là 1/10 số đại biểu Quốc hội, Hội đồng Hiến pháp phải phán quyết về tính hợp

hiến của một đạo luật trước khi nó được ban hành.

Điều 166.

Bất kì công dân nào cũng có thể nêu ra tính vi hiến của một đạo luật tại

tòa án đang xét xử vụ việc có liên quan.

Trong trường hợp này, tòa án phải tạm hoãn xét xử vụ việc và chuyển vấn

đề về tính hợp hiến của đạo luật cho Hội đồng Hiến pháp xem xét trong thời hạn

tối đa 45 ngày.

Điều 167

Hội đồng Hiến pháp xem xét và kết luận về văn bản trong vòng 15 ngày.

Page 177: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

167

Trong một số trường hợp cấp thiết, theo đề nghị của Chính phủ, thời hạn

nói trên rút xuống còn 8 ngày. Trong trường hợp đó, việc xem xét của Hội đồng

Hiến pháp sẽ tạm hoãn thời gian công bố văn bản.

Điều 168.

Một đạo luật không thể được ban hành hay áp dụng nếu một trong các

điều khoản của nó bị tuyên bố là vi hiến.

Điều 169.

Quyết định của Hội đồng không thể bị kháng cáo.

Quyết định của Hội đồng có giá trị bắt buộc với mọi cơ quan công quyền

cũng như các tòa án thường, tòa án hành chính hay tòa án quân sự.

Điều 170.

Các thẩm quyền, tổ chức, hoạt động của Hội đồng Hiến phápcũng như

quyền miễn trừ của các thành viên Hội đồng do một đạo luật tổ chức quy định.

7. Tuynidi

7.1. Hiến pháp1

Điều 35

Những vấn đề không thuộc lĩnh vực được quy định bởi luật thuộc quyền

lập quy. Các văn bản về các vấn đề này có thể được sửa đổi bởi sắc lệnh theo ý

kiến của Hội đồng Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002).

Tổng thống có thể phản đối sự không phù hợp của tất cả các đạo luật hoặc

sửa đổi luật xâm phạm đến lĩnh vực lập quy. Tổng thống đưa vấn đề này lên Hội

đồng Hiến pháp ra phán quyết trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận

được đề nghị (Sửa đổi ngày 27/10/1997)

Điều 40

Bất kỳ công dân nào có duy nhất quốc tịch Tuynidi, theo đạo Hồi, có bố,

mẹ, ông bà nội và ngoại có quốc tịch Tuynidi liên tục, đều có thể ứng cử Tổng

thống (Sửa đổi ngày 26/7/1988).

Ngoài ra, vào ngày ứng cử Tổng thống, ứng cử viên phải ít nhất 40 tuổi và

nhiều nhất là 75 tuổi và đang được hưởngtất cả các quyền dân sự và chính trị.

1. Được ban hành năm 1959 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1995, 1998, 2002.

Page 178: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

168

Ứng cử viên được giới thiệu bởi số lượng nhất định các thành viên Hạ

viện và các chủ tịch tỉnh phù hợp với các hình thức và điều kiện do Bộ luật bầu

cử quy định.

Các hồ sơ ứng cử được vào sổ trong một bộ hồ sơ đặc biệt do Hội đồng

Hiến pháp quản lý.

Hội đồng Hiến pháp kết luận về tính hợp pháp của các hồ sơ ứng cử,

tuyên bố kết quả các cuộc bầu cử và xem xét các khiếu nại lên Hội đồng Hiến

pháp về vấn đề này theo các quy định của Bộ luật bầu cử (Sửa đổi ngày

1/6/2002).

Điều 57

Trong trường hợp khuyết chức danh Tổng thống do từ trần, từ chức hoặc

mất năng lực hoàn toàn, Hội đồng Hiến pháp sẽ ngay lập tức họp và xác nhận

việc khuyết chức danh Tổng thống bằng đa số tuyệt đối của các thành viên. Hội

đồng Hiến pháp sẽ ra tuyên bố về vấn đề này để gửi cho Chủ tịch Thượng viện

và Chủ tịch Hạ viện, và Chủ tịch Hạ viện ngay lập tức được trao quyền thực

hiện các chức năng của Tổng thống lâm thời trong khoảng thời gian từ 45 ngày

đến 60 ngày. Nếu việc khuyết chức danh Tổng thống xảy ra đồng thời với giải

tán Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ tạm thời được trao quyền thực hiện chức

năng Tổng thống trong khoảng thời gian tương tự.

Chương IX. Hội đồng Hiến pháp

Điều 72

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến pháp của các dự luật theo đệ

trình của Tổng thống. Việc đề nghị Hội đồng Hiến pháp kiểm hiến là bắt buộc

đối với các dự luật tổ chức, các dự luật được quy định tại Điều 47 của Hiến

pháp, cũng như các dự luật về phương thức áp dụng Hiến pháp, quốc tịch, vị thế

pháp lý cá nhân, các nghĩa vụ, xác định các tội phạm, vi phạm và các hình phạt

áp dụng, các thủ tục tố tụng tại tòa án, ân xá, cũng như các nguyên tắc cơ bản về

tài sản và các quyền, giáo dục, y tế công cộng, luật lao động và an sinh xã hội.

Tương tự, Tổng thống bắt buộc phải đệ trình Hội đồng Hiến pháp xem xét

các điều ước quy định tại Điều 2 của Hiến pháp.

Tổng thống cũng có thể đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét bất kỳ vấn

đề nào liên quan đến tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước (Sửa đổi

ngày 6/11/1995).

Page 179: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

169

Hội đồng Hiến pháp phán quyết về các khiếu nại liên quan đến bầu cử các

thành viên Hạ viện và Thượng viện. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp

của các cuộc trưng cầu ý dânvà tuyên bố kết quả trưng cầu ý dân. Luật bầu cử sẽ

quy định các thủ tục về vấn đề này (Sửa đổi ngày 1/6/2002).

Điều 73

Các dự luật của Tổng thống được đệ trình Hội đồng Hiến pháp trước khi

chuyển sang Hạ viện hoặc đưa ra trưng cầu ý dân.

Trong thời hạn công bố và đăng tải theo quy định của Điều 52 của Hiến

pháp, Tổng thống đệ trình Hội đồng Hiến pháp các sửa đổi liên quan đến nội

dung các dự luật đã được thông qua bởi Hạ viện và trước đó đã được đệ trình

Hội đồng Hiến pháp theo quy định của Điều này.Tổng thống thông báo điều này

cho Chủ tịch Hạ viện.

Trong trường hợp này, thời hạn nói trên được lùi lại cho đến khi Tổng

thống nhận được ý kiến của Hội đồng Hiến pháp;thời gian tạm hoãn không được

quá một tháng (Sửa đổi ngày 6/11/1995).

Điều 74

Trong trường hợp việc đệ trình Hội đồng là bắt buộc theo quy định của

Điều 72, sau khi đã được thông qua,Tổng thống đệ trình Hội đồng Hiến pháp

các dự luật do các hạ nghị sỹ đề xuất trong khoảng thời gian công bố và đăng tải

theo quy định của Điều 52. Tổng thống thông báo điều này cho Chủ tịch Hạ

viện.

Trong trong trường hợp này, các quy định của đoạn ba Điều 73 được áp

dụng (Sửa đổi ngày 6/11/1995).

Nội quy của Hạ viện và Nội quy Thượng viện phải được đệ trình Hội

đồng Hiến pháp trước khi áp dụng để kiểm tra sự phù hợp hoặc sự tương hợp

của các quy chế này với Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002).

Điều 75

Ý kiến của Hội đồng Hiến pháp phải nêu lý do. Ý kiến của Hội đồng Hiến

pháp có giá trị bắt buộc đối với tất cả các cơ quan công quyền trừ các vấn đề

được quy định tại đoạn ba của Điều 72 Hiến pháp này.

Tổng thống chuyển cho Hạ viện và Thượng viện các dự luật đã được Hội

đồng Hiến pháp kiểm tra theo quy định của đoạn thứ nhất của Điều 73 Hiến

pháp, kèm theo văn bản có ý kiến của Hội đồng Hiến pháp.

Page 180: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

170

Tổng thống chuyển cho Hạ viện văn bản có ý kiến của Hội đồng Hiến

pháp trong các trường hợp quy định tại đoạn hai Điều 73 và đoạn thứ nhất Điều

74 Hiến pháp.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp về các vấn đề liên quan đến bầu

cử có giá trị chung thẩm và không thể bị khiếu nại.

Hội đồng Hiến pháp gồm chín thành viên có quyền hạn không phụ thuộc

tuổi tác, trong đó bốn thành viên bao gồm Chủ tịchđược Tổng thống bổ nhiệm,

và hai thành viên do Chủ tịch Hạ viện lựa chọn, có nhiệm kỳ ba năm có thể

được bổ nhiệm lại hai lần, và ba thành viên được bổ nhiệm đương nhiên: Chánh

Tòa phá án, Chánh tòa Hành chính tối cao và Chánh tòa kiểm toán.

Các thành viên Hội đồng Hiến pháp không thể thực hiện các chức năng

của Chính phủ hoặc Nghị viện. Các thành viên Hội đồng Hiến pháp cũng không

được đảm nhiệm các chức năng trong một cơ quan chính trị, công đoàn hoặc

tiến hành các hoạt động có thể ảnh hưởng đến sự trung lập và độc lập của họ.

Luật quy định ra các trường hợp không kiêm nhiệm khác nếu có.

Luật đặt ra những bảo đảm cần thiết cho các thành viên Hội đồng Hiến

pháp để họ thực thi các hoạt động, cũng như đặt ra quy chế hoạt động và thủ tục

của Hội đồng Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002).

8. Xênêgan

8.1. Hiến pháp1

Điều 74.

Hội đồng Hiến pháp có thể họp để xem xét tính hợp hiến của luật khi có

đề nghị của:

Tổng thống Cộng hòa, trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được thông

qua và chuyển đến cho Tổng thống.

Một số lượng hạ nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành viên của Hạ

viện, trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được thông qua.

Một số lượng thượng nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành viên của

Thượng viện trong vòng sáu ngày sau khi đạo luật được thông qua.

Điều 75.

1. Được ban hành năm 2001.

Page 181: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

171

Trong trường hợp đạo luật được xem xét về tính hợp hiến của nó trước

khi công bố, thời gian công bố sẽ bị hoãn lại cho đến khi có kết quả của phiên

thảo luận lần thứ hai của Quốc hội về đạo luật hoặc có quyết định của Hội đồng

Hiến pháp tuyên bố đạo luật phù hợp với Hiến pháp.

Điều 83.

Nếu trong quy trình lập pháp, một dự án luật hoặc một đề nghị sửa đổi

luật không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật, Thủ tướng và các thành viên khác

của Chính phủ có thể phản đối tiếp nhận chúng. Trong trường hợp có bất đồng,

Hội đồng Hiến pháp, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa, hoặc của Quốc

hội, hoặc của Thượng viện, hoặc của Thủ tướng, sẽ đưa ra quyết định trong vòng

8 ngày.

Điều 88.

Quyền tư pháp là quyền độc lập khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp.

Nó được thực hiện bởi Hội đồng Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án kiểm toán,

các tòa án thường và các tòa án đặc biệt.

Điều 89.

Hội đồng Hiến pháp gồm 5 thành viên, có một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch

và 3 thẩm phán, có nhiệm kỳ 6 năm. Cứ mỗi 2 năm, Chủ tịch và hai thành viên

khác của Hội đồng sẽ được thay thế theo thứ tự dựa trên ngày hết hạn nhiệm kỳ

của họ. Thành viên của Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm.

Điều kiện để được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Hiến pháp do một đạo

luật tổ chức quy định. Các thành viên Hội đồng Hiến pháp có thể được tái

nhiệm. Chức vụ thành viên Hội đồng Hiến pháp chỉ có thể bị kết thúc trước thời

hạn vì lý do mất khả năng thể chế và trong điều kiện do một đạo luật tổ chức

quy định.

Điều 92.

Hội đồng Hiến pháp sẽ quyết định về tính hợp hiến của luật, của quy chế

nội bộ của Nghị viện và của các điều ước quốc tế, tranh chấp về thẩm quyền

giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, và những ngoại lệ về tính chất bất hợp hiến

được nêu ra ở Tòa án tối cao.

Phán quyết của Hội đồng Hiến pháp không thể bị kháng cáo. Nó có hiệu

lực đối với tất cả các cơ quan công quyền và các nhà chức trách hành chính và

tư pháp.

Điều 93.

Page 182: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

172

Trừ trường hợp phạm tội quả tang, các thành viên của Hội đồng Hiến

pháp chỉ có thể bị bắt, truy tố, xét xử về tội phạm hình sự với sự đồng ý của Hội

đồng và với điều kiện tương tự như điều kiện của các thành viên của Tòa án tối

cao và Tòa kiểm toán.

Điều 97.

Nếu Hội đồng Hiến pháp tuyên bố một điều ước quốc tế chứa đựng điều

khoản mâu thuẫn với Hiến pháp, việc phê chuẩn hay thông qua điều ước quốc tế

đó chỉ có thể được thực hiện sau khi sửa đổi Hiến pháp.

9. Ethiopia

9.1. Hiến pháp1

Chương VI: Các viện liên bang

Phần 2: Thượng viện (Viện liên bang)

Điều 62: Quyền lực và chức năng của Thượng viện

(1) Thượng viện có thẩm quyền giải thích hiến pháp.

(2) Thượng viện tổ chức Hội đồng điều tra hiến pháp.

(3) Theo quy định của Hiến pháp, Thượng viện sẽ quyết định các vấn

đềliên quan đến các quyền tự quyết, bao gồm quyền ly khai của các dân tộc, sắc

tộc nhân dân.

(4) Thượng viện sẽ thúc đẩy sự bình đẳng của các dân tộcở Ethiopia đã

được long trọng ghi nhận trong hiến pháp và thúc đẩy sự thống nhất dựa trên sự

đồng thuận tương hỗ.

(5) Thượng viện sẽ thực thi các quyền lực và chức năng hiện đang được

trao cho Thượng việnvà Hạ viện.

(6) Thượng viện sẽ nỗ lực tìm giải pháp đối với những tranh chấp hoặc

hiểu lầm có thể phát sinh giữa các tiểu bang.

(7) Thượng viện sẽ quyết định phân chia các nguồn thu xuất phát từ

những nguồn thuế chung giữa Liên bang và tiểu bang và những trợ cấp mà chính

quyền liên bang có thể cung cấp cho các tiểu bang.

1Bản hiến pháp này được sửa đổi vào tháng 12 năm 1994 và có hiệu lực vào tháng 8 năm 1995, nên có tác giả gọi

là Hiến pháp 1995, có tác giả lại lấy ngày thông qua bản hiến pháp và gọi là Hiến pháp 1994.

Page 183: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

173

(8) Thượng viện xác định các vấn đề dân sự cần phải có các luật do Hạ

viện ban hành.

(9) Thượng viện chấp thuận sự can thiệp của Liên bang vào bất kỳ tiểu

bang nào khi có vi phạm hiến pháp này đe dọa trật tự hiến pháp.

(10) Thượng viện sẽ thiết lập các ủy ban lâm thời và thường trực.

(11) Thượng viện sẽ bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch Thượng viện và thông

qua các quy chế hành chính, nội quy (của Thượng viện).

Chương IX: Cấu trúc và quyền lực của các tòa án1

Điều 82: Cấu trúc của Hội đồng điều tra hiến pháp

(1) Hiến pháp này lập ra Hội đồng điều tra hiến pháp.

(2) Hội đồng điều tra hiến pháp gồm 11 thành viên, bao gồm:

(a) Chánh án Tòa án tối cao sẽ làm Chủ tịch Hội đồng điều tra hiến pháp;

(b) Phó chánh án Tòa án tối cao sẽ làm Phó chủ tịch Hội đồng điều tra

hiến pháp;

(c) Sáu chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt do

Tổng thống liên bang bổ nhiệm theo đề xuất của Hạ viện;

(d) Ba thành viên do Thượng viện lựa chọn trong số các thượng nghị sĩ

của mình.

(3) Hội đồng điều tra hiến pháp sẽ thành lập cơ cấu tổ chức của mình để

bảo đảm có thể thực thi kịp thời các nhiệm vụ của mình.

Điều 83: Giải thích hiến pháp

(1) Tất cả tranh chấp hiến pháp sẽ được quyết định bởi Thượng viện;

(2) Thượng viện sẽ quyết định trong vòng ba mươi ngày sau khi Hội đồng

điều tra hiến pháp đệ trình bất kỳ tranh chấp hiến pháp nào lên Thượng viện.

Điều 84: Quyền lực và chức năng của Hội đồng điều tra hiến pháp

1Hội đồng điều tra hiến pháp do Thượng viện lập ra, hỗ trợ cho chức năng giải thích hiến pháp của Thượng viện,

nhưng các điều khoản quy định về Hội đồng điều tra hiến pháp lại được đặt trong Chương IX: cấu trúc và quyền lực của các

tòa án, thay cho đặt trong Chương VI: Các viện liên bang. Hiện nay Ethiopia đang sửa đổi Hiến pháp, và theo dự thảo sửa

đổi, Hội đồng điều tra hiến pháp được đôi thành Tòa án Hiến pháp giúp Thượng viện giải thích Hiến pháp.

Page 184: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

174

(1) Hội đồng điều tra hiến pháp có thẩm quyền xem xét các tranh chấp về

các vấn đề hiến pháp. Trong trường hợp thấy cần thiết phải giải thích Hiến pháp,

Hội đồng đệ trình các đề xuất của mình lên Thượng viện.

(2) Hội đồng điều tra hiến pháp, sau khi kiểm tra các yêu cầu (khiếu kiện

hiến pháp) được chuyển tới Hội đồng bởi tòa án hoặc một bên tranh chấp liên

quan đến việc luật pháp của liên bang hoặc tiểu bang mâu thuẫn với hiến pháp

này, sẽ đệ trình kết quả kiểm tra của mình cho Thượng viện ra quyết định cuối

cùng.

(3) Khi vấn đề giải thích hiến pháp phát sinh tại các tòa án khác, Hội đồng

điều tra hiến pháp sẽ đi theo thủ tục sau đây:

(a) Nếu cho rằng không có lý do phải giải thích hiến pháp thì Hội đồng trả

lại vụ việc tới tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu bên tranh chấp không thỏa

mãn với quyết định của Hội đồngcó thể kháng cáo lên Thượng viện.

(b) Nếu cho rằng cần phải giải thích Hiến pháp, Hội đồng đệ trình ý kiến

của mình lên Thượng viện quyết định chung thẩm.

(4) Hội đồng điều tra hiến pháp sẽ dự thảo thủ tục hoạt động của mình, đệ

trình dự thảo để Thượng viện phê chuẩn và thực thi theo thủ tục đã được phê

chuẩn.

10. Marốc

10.1. Hiến pháp1

Chương VI. Hội đồng Hiến pháp

Điều 78

Nay thiết lập một Hội đồng Hiến pháp

Điều 79

Hội đồng Hiến pháp có 6 thành viên do Quốc vương bổ nhiệm với nhiệm

kì 9 năm. Sau khi đã tham vấn các nhóm trong Quốc hội, 6 thành viên khác sẽ

được bổ nhiệm với một nhiệm kì tương tự, một nửa do Chủ tịch Hạ viện bổ

nhiệm, một nửa do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Một phần ba số thành viên

của mỗi nhóm sẽ được bổ nhiệm mới mỗi ba năm. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

1. Được ban hành năm 1996.

Page 185: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

175

do Quốc vương bổ nhiệm trong số các thành viên được lựa chọn bởi Quốc

vương.

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Hiến pháp không được tái bổ nhiệm.

Điều 80.

Một đạo luật tổ chức sẽ quy định về tổ chức, hoạt động của Hội đồng

Hiến pháp cũng như thủ tục mà Hội đồng áp dụng, đặc biệt là thủ tục liên quan

đến thời hạn giải quyết các tranh chấp được đệ trình đến Hội đồng. Tương tự,

Luật này cũng sẽ quy định về các chức năng có thể bị xem là xung đột với chức

năng của thành viên Hội đồng, điều kiện cho hai lần bổ nhiệm mới đầu tiên sau

mỗi ba năm, cũng như thủ tục thay thế các thành viên không còn làm việc do từ

chức hoặc do chết.

Điều 81.

Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền theo quy định của các điều khoản

trong Hiến pháp hoặc do luật tổ chức quy định. Ngoài ra, Hội đồng cũng quyết

định về giá trị các cuộc bầu cử các thành viên Nghị viện hoặc trưng cầu dân ý.

Các luật tổ chức – trước khi được ban hành và các quy định về thủ tục của mỗi

Viện – trước khi được áp dụng phải được đệ trình đến Hội đồng Hiến pháp để

xem xét tính hợp hiến. Cùng với mục đích nêu trên, các đạo luật thường trước

khi được ban hành cũng có thể được đệ trình đến Hội đồng theo yêu cầu của

Quốc vương, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, hoặc ¼ tổng

số đại biểu của một trong hai viện. Hội đồng Hiến pháp có một tháng để ra phán

quyết về các trường hợp đặc biệt được nêu trong hai đoạn trên. Tuy nhiên, trong

trường hợp khẩn cấp, thời hạn này có thể được giảm xuống còn 8 ngày theo yêu

cầu của chính phủ. Liên quan đến các trường hợp này, khi một dự luật được đệ

trình đến Hội đồng xem xét thì thời hạn ban hành luật theo quy định cũng tạm

hoãn. Không có bất kì điều khoản vi hiến nào có thể được ban hành hay áp

dụng. Quyết định của Hội đồng Hiến pháp cũng không thể bị kháng án. Các

quyết định của Hội đồng có giá trị bắt buộc với mọi cơ quan công quyền, các cơ

quan hành chính và tư pháp.

11. Libăng

11.1. Hiến pháp1

1. Được ban hành năm 1989.

Page 186: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

176

Điều 19.

Một Hội đồng Hiến pháp được thành lập nhằm kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật và phân xử những xung đột phát sinh trong quá trình bầu cử Nghị

viện và bầu cử Tổng thống. Tổng thống, Chủ tịch Nghị viện, Thủ tướng cùng

với các thành viên trong Chính phủ có quyền tham khảo ý kiến của Hội đồng

Hiến pháp trong những vấn đề liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật.

Những lãnh tụ tinh thần hoặc những người đứng đầu các cộng đồng tôn giáo có

quyền tham khảo ý kiến của Hội đồng đối với các vấn đề liên quan đến các

quyền tự do công dân, tự do tính ngưỡng và giáo dục tôn giáo. Nguyên tắc và

hình thức hoạt động của Hội đồng Hiến pháp sẽ được quy định bởi một đạo luật

riêng biệt.

9.2. Luật về Hội đồng Hiến pháp của Libăng

Điều 2.

Hội đồng Hiến pháp gồm 10 thành viên.

Nghị viện sẽ cử 5 thành viên dựa trên kết quả bầu chọn theo đa số. Trong

các cuộc bầu chọn thành viên hội đồng, nếu có kết quả hòa, ứng viên lớn tuổi

hơn sẽ chiến thắng. Chính phủ cử 5 thành viên còn lại theo cơ chế bầu với tỷ lệ

hơn hai phần ba số phiếu bầu.

Điều 3.

Thành viên Hội đồng Hiến pháp được lựa chọn theo những tiêu chí sau:

- Từ những thẩm phán có kinh nghiệm xét xử trong các lĩnh vực tư pháp,

hành chính, tài chính tối thiểu là 25 năm, hoặc từ những giảng viên, giáo sư

chuyên ngành luật có kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu 25 năm.

- Là công dân Libăng với thời hạn trên 10 năm, yêu nước và các quyền

công dân, không có tiền án, tiền sự.

- Có độ tuổi từ 50 đến 70.

Điều 4.

Từ thời điểm Luật này có hiệu lực, một phần hai số lượng thành viên Hội

đồng sẽ hết nhiệm kỳ sau 3 năm. Họ được lựa chọn ngẫu nhiên. Năm thành viên

mới được bổ nhiệm sẽ có nhiệm kỳ 6 năm và được bầu theo những quy định của

Luật này.

Trong trường hợp vị trí của một thành viên bị bỏ trống do từ chức, khuyết

tật, chết hoặc lý do khác, Hội đồng có trách nhiệm công bố chính thức vị trí bị

Page 187: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

177

bỏ trống để tiến hành bầu chọn thay thế. Việc bầu chọn thay thế được thực hiện

trong vòng một tháng kể từ ngày thông báo. Thành viên mới sẽ tiếp tục nhiệm

kỳ còn bỏ trống. Thành viên mới sẽ được miễn trừ đối với quy định “thay mới

một nửa số lượng thành viên” nếu thời hạn nhiệm kỳ còn lại ít hơn 2 năm. Hơn

nữa, sự vắng mặt khỏi vị trí thành viên Hội đồng từ 3 năm trở lên bị xem như là

một sự từ chức chính thức.

Điều 7.

Không thành viên Hội đồng Hiến pháp nào được kiêm nhiệm các chức vụ

trong Chính phủ, Nghị viện hoặc bất kỳ một tổ chức công hay dân sự khác.

Điều 8.

Trong nhiệm kỳ của mình, thành viên Hội đồng Hiến pháp không được

tiếp tục làm việc trong cả khối công cộng và tư nhân, tuy nhiên, vai trò giảng

dạy hoặc tham gia các hội nghị quốc tế vẫn được bảo lưu. Bất kỳ thành viên nào

vi phạm cũng đương nhiên bị xem như đã tự nguyện từ bỏ tư cách thành viên và

Hội đồng Hiến pháp có quyền tuyên bố sự từ bỏ đó bằng một quyết định được

đưa ra dựa trên cơ sở biểu quyết đa số. Trong trường hợp này, việc bầu một

thành viên mới sẽ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 4.

Nếu thành viên Hội đồng Hiến pháp là một luật sư hoạt động trong một

công ty luật, tư cách thành viên công ty luật sẽ bị đình chỉ ngay lập tức và chỉ

được khôi phục lại sau khi người này chính thức rời khỏi Hội đồng Hiến pháp.

Điều 12.

Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp được thông qua theo nguyên tắc

đa số với ít nhất 7 thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu biểu quyết. Tỷ lệ này

được áp dụng đối với những vụ việc liên quan đến việc phê chuẩn tính hợp hiến

của một đạo luật và giải quyết các tranh chấp cũng như những khiếu nại phát

sinh từ những cuộc bầu cử Nghị viện.

Quyết định sẽ được Chủ tịch Hội đồng và các thành viên có mặt cùng ký

tên thông qua. Những ý kiến phản đối sẽ được các thành viên ghi chú và bên

dưới trước khi ký tên. Những ý kiến bất đồng, vì thế, sẽ được xem như là một

phần không thể tách rời của Quyết định và sẽ được công bố, lưu hành.

Điều 18.

Hội đồng Hiến pháp phê chuẩn tính hợp hiến của đạo luật và những văn

bản quy phạm pháp luật khác. Trong mọi trường hợp, không có một cơ chế tư

pháp nào ngoài Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền phê chuẩn thông qua các

Page 188: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN … fileBAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

178

khiếu nại trực tiếp hoặc những cáo buộc gián tiếp đối với những trường hợp phát

hiện sự vi hiến.

Điều 22.

Trong phán quyết của mình, Hội đồng Hiến pháp sẽ tuyên bố một đạo luật

là vi hiến một phần, vi hiến toàn bộ hoặc xung đột với Hiến pháp hiện hành.

Nếu phán quyết của Hội đồng tuyên bố một phần của đạo luật trái với

Hiến pháp, phần vi hiến đó sẽ được xác định một thời hạn nhất định để trở nên

vô hiệu. Phần vô hiệu sẽ bị xem như là không tồn tại và không ai có thể sử dụng

nó như là một sự giới hạn đối với các quyết định của Hội đồng.

Điều 23.

Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền quyết định tư cách của Chủ tịch nước,

Chủ tịch Nghị viện qua kết quả bầu cử.

Điều 24.

Hội đồng Hiến pháp sẽ quyết định tính hợp lệ và tư cách Nghị sĩ của các

ứng cử viên Nghị viện dựa trên khiếu nại của ứng viên thua cuộc. Các khiếu nại

phải được tiến hành tại địa phương bầu cử trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ

ngày kết quả bầu cử chính thức được công bố.