mã hs là gì?€-gÌ-.pdf1. tổ chức hải quan thế giới (wco): •tổ chức hải quan...

22
Mã HS là gì? HS Code – Harmonized Commodity Description and Coding System (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) HS Code là gì? “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO. 1

Upload: others

Post on 05-Dec-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

Mã HS là gì?

• HS Code – Harmonized Commodity Description and Coding System

• (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa)

• HS Code là gì? “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

1

Page 2: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.

• Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu. 2

Page 3: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.

3

Page 4: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO):• Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World

Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ), là một tổ chức liên chính phủ độc lập với mục tiêu thúc đẩy hoạt động quản lý hải quan một cách hiệu quả. Đến nay, WCO có 179 quốc gia thành viên.

4

Page 5: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• Là một tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề hải quan, WCO có nhiệm vụ duy trì hệ thống mã hàng hóa hài hòa quốc tế; quản lý các phương diện kỹ thuật của WTO liên quan đến Định giá hải quan và Quy tắc xuất xứ; định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ trong các vấn đề hải quan.

5

Page 6: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

2. Phân loại HS Code:

• a) Hệ thống hài hòa (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System):

• Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa thường được gọi tắt là “Hệ thống Hài hòa” hoặc “Hệ thống HS”, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của WCO.

6

Page 7: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

b) Các khái niệm liên quan:

• Danh pháp: Hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học hay một lĩnh vực nghệ thuật.

• Thuế quan: Các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu được đặt ra bởi chính phủ các nước.

• Biểu thuế Hải quan: Là một danh mục được đặt ra theo luật lệ của các nước nhằm mục đích thu thuế nhập khẩu.

• Phân loại: Việc sắp xếp các hàng hóa vào từng nhóm riêng biệt.

7

Page 8: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

c) Mục đích của HS Code:

• HS Code được xây dựng với mục đích trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hóa, là công cụ không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế; xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng hóa; kiểm soát cửa khẩu: kiểm soát hạn ngạch, các hạn chế, giám sát hàng hóa bị kiểm soát…; phục vụ công tác thống kê.

8

Page 9: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN LOẠI HS CODE:

• Đối với Chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

• Đối với Doanh nghiệp, HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA. 9

Page 10: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

III. CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC

• Để tra mã HS code, chúng ta áp dụng 6 quy tắc tra mã HS, đi lần lượt từ quy tắc 1 đến quy tắc 6, khi không thể áp dụng quy tắc trước chúng ta mới sử dụng quy tắc sau. Nội dung 6 quy tắc tra mã HS code như sau:

10

Page 11: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• 1. Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh

• 2. QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

• Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện• Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các

nguyên liệu hoặc các chất

11

Page 12: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• Quy tắc 3a: Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

• Quy tắc 3b: Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.

• Quy tắc 3c• Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ

được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

12

3. QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Page 13: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

• 4. QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

• So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

• Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

13

Page 14: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì

• Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự.

• Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

• Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

14

Page 15: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì

• Quy tắc 5b: Bao bì• Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì

thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton...). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

• VD: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga. 15

Page 16: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

• Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

• Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

16

Page 17: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

XÁC ĐỊNH MÃ HS

• Khoản 1 Điều 26 Luật HQ số 54/2014/QH13 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa”.

17

Page 18: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ HS

• Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính Phủ;

• Theo thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/06/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC,Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hồ sơ xác định trước mã số gồm:

• Hồ sơ xác định trước mã số:• a) Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK

Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;• b) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.• Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung

cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính.

18

Page 19: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

BẮT BUỘC PHẢI KHAI MÃ HS TRÊN VẬN ĐƠN

• Khai báo mã HS:• Mã số HS phải khai báo riêng tại tiêu chí “Mã hàng/

HS code” của Bản khai hàng hóa và vận đơn gom hàng, mã số HS gồm dãy các chữ số liền mạch, không ít hơn 4 chữ số, không gồm ký tự đặc biệt. Người khai hải quan không khai chung mã số HS với thông tin tên hàng, mô tả hàng hóa tại tiêu chí “Tên hàng, mô tả hàng hóa”.

• Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu là phế liệu, mã số HS là tiêu chí bắt buộc phải khai và tương ứng với tên phế liệu theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 6889.

19

Page 20: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

BẮT BUỘC PHẢI KHAI MÃ HS TRÊN GiẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

• Mã số HS phải khai báo riêng tại ô số 7 trên TRÊN GiẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

20

Page 21: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VPHC KHI DN ÁP SAI MÃ SỐ HS CODE HÀNG HÓA XNK.

• NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2013/NĐ-CP NGÀY 15/10/2013 & NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2016/NĐ-CP NGÀY 26/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 1 KHOẢN 2:

• KHÔNG XỬ PHẠT DN ÁP SAI MÃ SỐ HS CODE NẾU:

- NGƯỜI KHAI HẢI QUAN TỰ PHÁT HIỆN VÀ KHAI BÁO BỔ SUNG TRONG THỜI HẠN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HẢI QUAN.- KHAI BÁO SAI MÃ SỐ HS LẦN ĐẦU.

21

Page 22: Mã HS là gì?€-GÌ-.pdf1. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): •Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ

QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VPHC KHI DN ÁP SAI MÃ SỐ HS CODE HÀNG HÓA XNK.

• XỬ PHẠT DN XNK ÁP SAI MÃ SỐ HS CODE NẾU:

- TỪ LẦN 2 TRỞ ĐI, TÙY THEO HÀNH VI VI PHẠM SẼ BỊ PHẠT TỪ 10% ĐẾN 20% SỐ TIỀN KHAI THIẾU THUẾ & CÓ THỂ HỒ SƠ SẼ ĐƯỢC CHUYỂN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN & CÔNG AN XEM XÉT

NẾU CÓ HÀNH VI TRỐN THUẾ.

22