m mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 22.pdf · lễ trao giải cho 10 sản phẩm công...

20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-06 : Tin trong tỉnh Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 10-12 : Xuất nhập khẩu Trang 13-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 22 T11-2017

Upload: others

Post on 11-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-06 : Tin trong tỉnh

Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 10-12 : Xuất nhập khẩu

Trang 13-15 : Sản xuất kinh doanh

Trang 16-17 : Tin thế giới

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 22

T11-2017

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHTRAO GIẢI SẢN PHẨM

CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU CẤP TỈNH NĂM 2017

Ngày 16/10 tại Quảng trường 16/4, Sở Công Thương cơ quan thường trực Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 cho 10 sản phẩm của doanh nghiệp, cở sở công nghiệp nông thôn tỉnh Ninh Thuận năm 2017.

Lễ trao giải cho 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 nằm trong chương trình Lễ khai mạc Hội chợ thương mại Ninh Thuận 2017. Nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tại buổi Lễ Trao giải, Ông Võ Viết Hiếu - Thư ký Hội đồng bình chọn đã đọc Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 và Ông Phạm

Đăng Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng bình chọn đã trao cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm đạt giải Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 kèm biểu tượng và tặng phẩm trị giá 3.000.000 đồng/sản phẩm. Bao gồm 2 nhóm sản phẩm sau:

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có 02 sản phẩm, gồm: Đũa sắn “cẩn ốc” (gỗ) của Công ty TNHH mỹ nghệ Hương Quê; Trang trí mặt bàn (thổ cẩm) của HTX DV SX-KD dệt thổ cẩm

Mỹ Nghiệp. Nhóm sản phẩm chế

biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm có 8 sản phẩm, gồm: (1) Trà măng tây Linh Đan của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận; (2) Yến lọ đường phèn của Công ty TNHH Yến sào Ninh Thuận; (3) Mứt nho của Cơ sở chế biến thực phẩm Viết Nghi; (4) Nước mắm cá cơm truyền thống Xứ Phan loại thượng hạng của Hộ Kinh doanh Xứ Phan; (5) Mật nho của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại – Dịch vụ Hưng Phát Tài; (6) Rượu Brandy Ba Mọi của DNTN

Ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc Sở Công Thương trao Giấy chứng nhận và Cúp lưu niệm cho 10 sản phẩm

đạt giả SPCNNTTB cấp tỉnh năm 2017

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

Sản xuất Thương mại & Dịch vụ Ba Mọi; (7) Dinner Wine Thiên Thảo của Cơ sở sản xuất và kinh doanh Thiên Thảo; (8) Nước mắm cá cơm truyền thống Quang Minh 45 Cà Ná loại thượng hạng của Hộ Kinh doanh Quang Minh.

Các sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có giá trị tính từ ngày được cấp đến hết ngày 31

tháng 12 năm 2019. Trong thời hạn của Giấy chứng nhận, cơ sở công nghiệp nông thôn được hưởng các quyền lợi: in hoặc dán nhãn Logo của Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm được công nhận; được ưu tiên xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương để phát triển sản phẩm theo quy định; được tư vấn, tiếp cận các chính

sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư khác của Nhà nước cho đầu tư phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo quy định; được đăng thông tin giới thiệu về sản phẩn trên các phương tiện truyền thông như: Bản tin Công Thương địa phương, Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và các phương tiện truyền thông khác của tỉnh, thành phố theo quy định./.

Phòng QLCN

Tình hình hoạt động sản xuất-kinh doanh thương mại tháng 10 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Trong tháng 10, hoạt động công nghiệp và thương mại nội địa của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2016; riêng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khó khăn về nguyên liệu, giá tăng cao nên tăng trưởng âm so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2017 ước tăng 9,7% so cùng kỳ. Cụ thể: công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,7%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện,… tăng 19,8%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng

5,2% so cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,09% so cùng kỳ.

Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên có xu hướng tăng chậm; một số sản phẩm công nghiệp tiếp tục ổn định sản xuất và tăng khá so cùng kỳ

như gạch không nung tăng 1,8 lần so với cùng kỳ; gel nha đam tăng 21,3%; điện thương phẩm tăng 20,3%; điện sản xuất tăng 20,2%; xi măng tăng 19,2%; gạch nung tăng 19,2%; phân hữu cơ vi sinh tăng 17,7%, muối chế biến tăng 14,6%, nhân hạt điều tăng 14%, khăn bông tăng 8,3%, nước uống được tăng

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

5,9%. Riêng muối biển trong tháng 10 tiếp tục khai thác do nhu cầu tiêu thụ và giá bán muối đang ở mức cao, ước đạt 6.477 tấn. Đối với công nghiệp sản xuất, phân phối điện trong tháng đã có 01 Nhà máy (điện gió Đầm Nại) bắt đầu đưa vào hoạt động, vận hành thương mại.

Một số sản phẩm trong tháng giảm so cùng kỳ làm ảnh hưởng tốc độ tăng của ngành như: đá xây dựng ước đạt 76.299.2 m3, giảm 16,5% so cùng kỳ do nhu cầu công trình giao thông, xây dựng hạn chế; tôm đông lạnh ước đạt 550 tấn, giảm 0,9% do chất lượng nguồn nguyên liệu đạt thấp, thiếu nguyên liệu phải nhập khẩu; bột rau câu do nguyên liệu trong nước kém hiệu quả, giá nguyên liệu nhập ngoại cao (nên không hoạt động), đồng thời tiếp tục hiệu chỉnh, sản xuất thử dây chuyền thạch rau câu và nước rau câu; tinh bột mỳ đã đi vào hoạt động ngày 10/10/2017, nhưng do đầu vụ nguồn mỳ thu hoạch ít nên chỉ hoạt động khoảng 50% công suất, dự kiến sản lượng sản xuất đạt 700 tấn, giảm 1,7% so cùng kỳ.

Đối với hoạt động thương mại trong tháng 10/2017 tình hình tổng mức bán ra của tất cả các thành phần kinh tế đều có

xu hướng tăng, cụ thể đối với các nhóm, mặt hàng: lương thực, thực phẩm; xăng dầu; vật phẩm văn hóa, giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí, bất động sản… Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định, nhiều chương trình khuyến mại kích cầu nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam, hoạt động tổ chức lễ cưới tăng,… đã góp phần làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tháng 10/2017 tăng lên, ước đạt 1.420,6 tỷ đồng, tăng 1,29% so với tháng trước và tăng 13,70% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thương nghiệp đạt 1.121,7 tỷ đồng, tăng 13,84%; Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành đạt 190,6 tỷ đồng, tăng 13,73%; Dịch vụ đạt 108,2 tỷ đồng, tăng 12,31% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế 10 tháng 2017 ước đạt 13.732,8 tỷ đồng,

tăng 13,77% so cùng kỳ năm 2016, đạt trên 76,3% kế hoạch năm.

Riêng về hoạt động xuất khẩu trong tháng do còn có khó khăn về nguyên liệu (kể cả trong nước, nhập khẩu) cùng với nhu cầu không ổn định tại các thị trường nhập khẩu chủ lực như Mỹ, Nhật, Hà Lan đã tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp nhân điều, thủy sản (tôm) của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung xuất khẩu của tỉnh đang có xu hướng phục hồi, khắc phục dần sự giảm sút so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2017 ước đạt 6,62 triệu USD, giảm gần 7% so cùng kỳ 2016, trong đó: thủy sản ước đạt 3,8 triệu USD, giảm 29%; nhân điều ước đạt 2,5 triệu USD, tăng 62,15%; sản phẩm mây tre ước đạt 0,020 triệu USD, duy trì ổn định, không tăng, không giảm; hàng dệt và

Dự án Nhà máy Điện gió Đầm Nại đã hoàn thành đưa vàovận hàng thương mại.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

may mặc (khăn bông) ước đạt 0,3 triệu USD, tăng hơn 116% so cùng kỳ 2016. Lũy kế 10 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 56,8 triệu USD, giảm 18,5% so cùng kỳ 2016.

Công tác quản lý thị trường được triển khai thường xuyên, tập trung vào các ngành hàng trọng điểm như: Bia, nước giải khát, chăn ga, gối, nệm, đồ gỗ nội thất, LPG,… và kiểm tra việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng giả,… nhất là mặt hàng thuốc lá, súng kiếm nhựa, pháo nổ, đồ chơi trẻ em mang tính kích động bạo lực,… trên tuyến quốc

lộ 1A, quốc lộ 27. Kết quả: Đã tiến hành kiểm tra xử lý 79 vụ; trong đó, vi phạm bị xử lý 8 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 68,25 triệu đồng (Phạt VPHC).

Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực Công Thương đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tổ chức thực hiện; nổi bật công tác tham mưu về lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh như hoàn thiện Quy hoạch Điện mặt trời, đôn đốc dự án điện mặt trời Đầm Nại hoàn thành và vận hành thương mại, kiến nghị hệ thống hạ tầng kỹ thuật truyền tải, đấu nối các nhà

máy điện mặt trời vào hệ thống lưới điện quốc gia,... Ngoài ra, triển khai hỗ trợ ứng dụng máy móc cho 04 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tích cực tham gia kêu gọi hỗ trợ kinh phí cho xã Thanh Hải để đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017; tập trung triển khai thực hiện dự án thí điểm Chợ an toàn thực phẩm (Chợ Cà Ná);... Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường triển khai thường xuyên, hàng hóa lưu thông trên thị trường được thông suốt, nguồn cung dồi dào, đảm bảo cân đối cung cầu.

Phòng KHTCTH

Công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận năm 2017

Công tác Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 là hoạt động nằm trong Chương trình khuyến công địa phương năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giao Sở Công Thương triển khai tổ chức thực hiện. Mục đích bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng

trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.

Triển khai thực hiện Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB); Thực hiện Kế hoạch số 2002/KH-UBND ngày 29/5/2017 về tổ chức bình chọn SPCNNTTB tỉnh Ninh Thuận năm 2017; Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Hội đồng

bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ngày 11/10/2017, tại Hội trường Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại, Ban giám khảo bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017 đã tiến hành chấm điểm bình chọn SPCNNTTB theo quy định đối với 24 sản phẩm của 03 huyện và 01 thành phố đăng ký tham gia bình chọn SPCNNTTB cấp tỉnh năm 2017. Sau khi đối chiếu với quy định tại Khoản 1, Điều 17, Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương Quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

thôn tiêu biểu, Ban giám khảo thống nhất kết quả bình chọn 10/24 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017, bao gồm các sản phẩm:

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có 02 sản phẩm, gồm: Đũa sắn “cẩn ốc” (gỗ) của Công ty TNHH mỹ nghệ Hương Quê; Trang trí mặt bàn (thổ cẩm) của HTX DV SX-KD dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.

Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm có 8 sản phẩm, gồm: (1) Trà măng tây Linh Đan của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận; (2) Yến lọ đường phèn của Công ty TNHH Yến sào Ninh Thuận; (3) Mứt nho của Cơ sở chế biến thực phẩm Viết Nghi; (4) Nước mắm cá cơm truyền thống Xứ Phan loại thượng hạng của Hộ Kinh doanh Xứ Phan; (5) Mật nho của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại – Dịch vụ Hưng Phát Tài; (6) Rượu Brandy Ba Mọi của DNTN Sản xuất Thương mại & Dịch vụ Ba Mọi; (7) Dinner Wine Thiên Thảo của Cơ sở sản xuất và kinh doanh Thiên Thảo; (8) Nước mắm cá cơm truyền thống Quang Minh 45 Cà Ná loại thượng hạng của Hộ Kinh doanh Quang Minh.

Căn cứ kết quả bình chọn các sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017, Hội đồng thống nhất lập Hồ

sơ và gởi 06 sản phẩm đăng ký bình chọn cấp khu vực, bao gồm các sản phẩm: (1) Trà măng tây Linh Đan của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận; (2) Yến lọ đường phèn của Công ty TNHH Yến sào Ninh Thuận; (3) Mứt nho của Cơ sở chế biến thực phẩm Viết Nghi; (4) Rượu Brandy Ba Mọi của

DNTN Sản xuất Thương mại & Dịch vụ Ba Mọi; (5) Dinner Wine Thiên Thảo của Cơ sở sản xuất và kinh doanh Thiên Thảo; (6) Nước mắm cá cơm truyền thống Quang Minh 45 Cà Ná loại thượng hạng của Hộ Kinh doanh Quang Minh.

Phòng QLCN

Những sản phẩm đạt giải SPCNNTTB cấp tỉnh năm 2017

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá lúa ĐBSCL tăng mạnhTheo Hiệp hội Lương thực

Việt Nam (VFA), trong tuần qua, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã tăng mạnh.

Cụ thể, đến 12/10, giá lúa khô loại thường ở tại kho là 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa khô hạt dài 5.900 - 6.000 đồng/kg. So với 1 tuần trước đó, giá lúa khô loại thường tăng 300 đồng/kg, lúa hạt dài tăng 500 đồng/kg.

Giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL cũng đang tăng lên. Vào ngày 12/10, giá các loại gạo nguyên liệu đều tăng 200 đồng/kg so với đầu tháng 10. Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện ở mức khoảng 7.35 - 7.450 đồng/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 - 7.300 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm xuất khẩu thì tăng nhẹ hơn, từ 50 - 100 đồng/kg. Gạo 5% tấm không bao bì tại mạn tàu hiện khoảng 8.500 - 8.600 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.250 - 8.350 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm cũng tăng nhẹ trong tuần qua, với mức tăng khoảng 5 USD/tấn, và hiện ở mức 390 - 395 USD/tấn. Giá lúa gạo tăng chủ yếu do nguồn cung thấp khi vụ hè

thu đã cơ bản kết thúc. Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 1,6 triệu ha lúa hè thu trên tổng diện tích xuống giống là 1,64 triệu ha, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha.

Theo VFA, trong tháng 9, các doanh nghiệp xuất khẩu được 514.398 tấn gạo, trị giá FOB 223,663 triệu USD, trị giá CIF 228,884 triệu USD. Như vậy trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đã đạt 4,388 triệu tấn, trị giá FOB 1,889 tỷ USD, trị giá CIF 1,933 tỷ USD.

Giá nhãn tại đồng bằng sông Cửu Long tăng ở mức cao

Nông dân trồng giống nhãn Idor tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất phấn khởi do giá nhãn hiện tăng hơn 10.000 đồng/kg so tháng trước, ở mức 32.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Tiền Giang có nhiều diện tích trồng nhãn Idor, nông dân rất phần khởi do giá nhãn tăng mấy ngày vừa qua, cụ thể nhãn loại 1 được tiểu thương đến tận vườn thu mua với giá 31.000-32.000 đồng/kg, nhãn loại 2 có giá khoảng 29.000-30.000 đồng/kg.

Theo thương lái mua nhãn tại Cần Thơ, giá nhãn tăng mấy ngày qua là do đầu ra xuất khẩu Idor tăng mạnh. Thông thường, vào thời điểm tháng 7 trở đi, giá nhãn Idor có chiều hướng tăng cao. Dự báo, từ nay đến tháng 11, giá nhãn sẽ tiếp tục giữ mức ổn dịnh.

Theo nhiều nông dân trồng nhãn Idor, với giá bán hiện nay, nông dân có thể đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/công. Idor là giống nhãn cho năng suất khá tốt, chất lượng trái ngon và hầu như không bị nhiễm bệnh chổi rồng (còn gọi bệnh đầu lân) như giống nhãn tiêu da bò. Do vậy, nhiều nông dân tại TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đã chặt bỏ nhãn tiêu da bò để chuyển sang trồng nhãn Idor, nhất là khi giá nhãn tiêu da bò hiện ở mức rất thấp, chỉ khoảng 7.000-8.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng trái mùa tăng mạnh

Hiện nay, giá sầu riêng trái mùa tại vùng chuyên canh tỉnh Tiền Giang đang tăng mạnh, nông dân lãi cao.

Chị Nguyễn Thị Lê Hằng có 0,5 ha đất trồng sầu riêng ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy cho biết, mặc dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

kỳ thu hoạch nhưng thương lái đã đặt mua với giá 85.000 đồng/kg, tăng gần gấp ba so với tháng trước. Đợt sầu riêng trái mùa (nghịch vụ) này, gia đình chị ước thu hoạch được khoảng 5 tấn quả, thu gần nửa tỷ đồng.

Tương tự, anh Ba San, chủ vườn sầu riêng ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy dự kiến thu hoạch khoảng 3 tấn quả. Do trái không đẹp lắm nên thương lái đặt mua giá 80.000 đồng/kg. Dự kiến, gia đình anh Ba San thu gần 300 triệu đồng.

Tỉnh Tiền Giang có vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000 ha, tập trung tại các huyện phía nam Quốc lộ 1 như Cai Lậy, thị xã Cai Lậy… đang cho hiệu quả kinh tế rất cao. Thời điểm từ tháng 10 trở đi là thời điểm sầu riêng Tiền Giang vào nghịch vụ.

Với việc xử lý cho trái nghịch vụ, mỗi héc ta sầu riêng đạt năng suất trên 20 tấn quả. Nếu trúng thời điểm được giá như hiện nay, nông dân bán thu khoảng 1,6 tỷ đồng/ha, trừ chi phí còn lãi không dưới 1 tỷ đồng/ha. Nhờ lãi cao bởi trúng mùa, được giá, bà con vùng chuyên canh rất phấn khởi.

Giá các loại nông sản biến động trái chiều

Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng giảm. Hồ tiêu đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Trong khi giá cà phê, hạt điều tăng mạnh do lo

ngại về sản lượng sụt giảm vì thời tiết bất lợi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 9 vừa qua, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng giảm. Hồ tiêu đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá cà phê, hạt điều tăng mạnh do thị trường lo ngại về sản lượng sụt giảm bởi điều kiện thời tiết bất lợi.

Do lượng hàng tồn kho lớn, đầu ra eo hẹp và lúa Thu Đông sớm bắt đầu thu hoạch nên giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm từ 400 - 800 đồng/kg.

Khác với những lần trước, việc trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines lần này dường như không có tác động nào đến thị trường lúa gạo trong nước.

Cụ thể, lúa IR50404 tại An Giang giảm từ 4.800 đồng/kg xuống còn 4.400 đồng/kg; lúa IR50404 tại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đồng/kg xuống còn 4.300 đồng/kg.

Lúa tươi tại Bạc Liêu giảm từ khoảng 4.800 – 5.000 đồng/kg xuống còn 4.200 – 4.300 đồng/kg. Các loại lúa chất lượng cao như OM 2514, OM 1490 giảm từ 5.000 đồng/kg xuống còn 4.700 – 4.800 đồng/kg.

Tương tự như thị trường gạo, giá hạt tiêu tiếp tục giảm so với tháng trước, đánh dấu tháng giảm thứ

ba liên tiếp. Tính trung bình, giá thu mua tiêu đen xô tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai ở mức 149.500 đến 152.900 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 đồng/kg so với trung bình tháng trước.

Giá tiêu trong nước suy yếu cùng trong bối cảnh ảm đạm của thị trường thế giới, đồng thời bị ảnh hưởng bởi thông tin dự báo sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm tới ở mức cao.

Trái ngược với thị trường lúa gạo, hạt tiêu, thị trường cà phê, điều, cao su trong nước tiếp tục có diễn biến tăng mạnh. So với cuối tháng 8/2016, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 3.000 – 3.100 đồng/kg lên 41.300 – 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê tăng mạnh do thị trường lo ngại về sản lượng cà phê của Brazil và Việt Nam sẽ sụt giảm do điều kiện thời tiết bất lợi. Mặc dù giá cà phê nội địa tăng nhưng vẫn không thúc đẩy được lượng bán ra khi những người bán găm hàng, hy vọng giá tiếp tục tăng.

So với thời điểm cuối năm ngoái, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 8.300 – 8.400 đồng/kg. Dự báo, giao dịch cà phê Việt Nam sẽ chậm lại cho tới khi vụ thu hoạch thực sự bắt đầu.

Về cao su, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước,

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng tích cực, với mức tăng từ 1.400 – 1.500 đồng/kg. Trái lại, giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước lại giảm 500 đồng/kg, từ 7.520 đồng/kg xuống chỉ còn 7.040 đồng/kg đối với mủ tạp 32 độ.

Tuy giá cao su thành phẩm tại một số địa phương vẫn tăng, song mức giá hiện nay thấp hơn so với cách đây 3 tháng.

Tăng mạnh nhất vẫn là hạt điều và hiện đang đạt mức đỉnh cao. Giá thu mua hạt điều khô tại Đồng Nai là 49.000 - 50.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với đầu năm.

Tại Bình Phước, giá thu mua hạt điều khô đạt 49.500 đồng/kg, tăng 3.500 đồng/kg. Ðây là mức cao nhất từ nhiều năm trở lại đây do nguồn cung nội địa khan hiếm trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Theo chuyên gia phân tích thị trường Lê Văn Liền, sự tăng giá do điều mất mùa năm 2016 khiến cung giảm. Ngành điều thế giới đối mặt với tình trạng cầu vượt cung, cùng với rủi ro mất mùa khiến giá điều có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây.

Với lượng tiêu thụ đứng thứ hai (sau hạnh nhân) và tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 6% (cao hơn hạt hạnh nhân) ngành hạt điều hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.

Giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng qua, thị trường cá tra trong nước nhìn chung có sự khởi sắc về giá theo hướng có lợi cho người nuôi.

Sức tiêu thụ ở một số thị trường chính duy trì ổn định cũng giúp việc tiêu thụ nguyên liệu khả quan.

Giá nguyên liệu tăng vào thời điểm hiện nay này là do thị trường xuất khẩu đang hút hàng để đáp ứng nhu cầu cuối năm, trong khi nguồn cung hạn chế đẩy giá tăng cao.

Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9/2017 tăng khá mạnh do nguồn cung yếu, hiện dao động ở mức 25.000 - 27.000 đồng/kg tùy theo chất lượng cá và phương thức thanh toán.

Đối với cá tra nguyên liệu size lớn, trọng lượng trên 1 kg/con hiện cũng có giá 24.500 - 25.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 2.500 đồng/kg so với tháng trước. Trong khi đó, giá cá tra giống có xu hướng tăng giá do khan hàng và nhu cầu thả nuôi tăng cao.

Hiện nay, các ao nuôi cá tra đang tích cực thu hoạch phục vụ nhu cầu của các nhà máy chế biến dịp cuối năm. Giá cá tra thương phẩm vẫn ổn định ở mức 24.000

– 26.500 đồng/kg, tăng từ 19% - 23% so với cùng thời điểm năm 2016.

Tính đến thời điểm này, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 5.140 ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch 9 tháng tăng trưởng khá, đạt 998.000 tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra lớn vẫn phát triển nuôi mạnh là Đồng Tháp với sản lượng 390.000 tấn, tăng 18,7% so với cùng kỳ, Cần Thơ với sản lượng đạt 134.000 tấn, tăng 13,5%.

Giá tôm nguyên liệu tăngTại Bạc Liêu, giá tôm sú

và tôm thẻ chân trắng tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2016.

Tôm sú loại 20 con/kg từ 260.000 - 270.000 đồng/kg, loại 30 con/kg từ 210.000 - 220.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 170.000 - 180.000 đồng/kg.

Riêng tôm thẻ chân trắng loại 35 - 40 con/kg từ 140.000 - 150.000 đồng/kg, loại 80 - 100 con/kg từ 100.000 - 110.000 đồng/kg…

Giá tôm tăng do thị trường xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong khi nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm, sản lượng tôm nuôi đạt thấp.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản giảm trong tháng 9

Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng XK thủy sản của Na Uy đã tăng 3% về khối lượng, đạt 1,8 triệu tấn và 6% về giá trị, đạt mức 69 tỷ NOK (tương đương 8.646 triệu USD).

Tuy nhiên, trong tháng 9/2017, XK thủy sản giảm 18% về khối lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 189.000 tấn trị giá 8 tỷ NOK (tương đương 1.002 triệu USD).

Giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy - Asbjørn W. Rørtveit - cho biết, trong khi khối lượng XK cá hồi salmon trong tháng 9/2017 không đổi so với cùng kỳ năm trước, khối lượng XK cá trích và cá thu giảm đáng kể, nguyên nhân là do biến động theo mùa.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng khối lượng XK cá hồi salmon đạt 711.000 tấn trị giá khoảng 48 tỷ NOK, tương đương với năm ngoái về khối lượng nhưng giá trị tăng 10%.

XK các sản phẩm cá hồi salmon trong tháng 9/2017 đạt 97.300 tấn trị giá 3.800 triệu NOK, giảm 2% về khối lượng với giá trị tương đương năm ngoái. Giá trung bình đối với cá hồi salmon tươi nguyên con trong tháng 9

là 55,47 NOK/kg, tăng 1,12 NOK so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay, Ba Lan và Pháp là những nước NK cá hồi salmon nhiều nhất từ Na Uy.

Trong 9 tháng đầu năm nay, XK cá hồi trout đạt 26.000 tấn với giá trị 2 tỷ NOK, giảm 53% về khối lượng và 33% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 9/2017, XK cá hồi trout đạt 3.800 tấn trị giá 257 triệu NOK, giảm 41% về khối lượng và 30% về giá trị. Tính đến nay, Ba Lan và Đức là những nhà NK cá hồi trout lớn nhất của Na Uy.

Trong 9 tháng đầu năm nay, XK cá tuyết cod tươi, bao gồm cả sản phẩm philê, tăng 8% về khối lượng với 60.000 tấn, và 10% về giá trị với 2.000 triệu NOK. XK trong tháng 9/2017 cũng cho thấy mức tăng trưởng 3% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị.

Trong kỳ, XK cá tuyết cod đông lạnh, bao gồm sản phẩm philê, đạt 59.000 tấn, bằng với mức năm ngoái, trong khi giá trị tăng thêm 5%. XK trong tháng 9/2017 giảm 14% về khối lượng và 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm, XK cá clipfish tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị

so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, XK trong tháng 9/2017 giảm 9% về cả khối lượng và giá trị.

Tổng khối lượng XK cá ướp muối trong kỳ đạt 24.000 tấn trị giá 1 tỷ NOK, giảm 6% về khối lượng trong khi giá trị XK ở mức tương đương với năm ngoái. Trong tháng 9/2017, khối lượng XK mặt hàng này giảm 17% về khối lượng và 10% về giá trị.

XK cá trích của Na Uy giảm 15% về lượng và 8% về giá trị trong 9 tháng đầu năm nay. Trong tháng 9/2017, khối lượng XK mặt hàng này giảm 42% và giá trị XK giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, XK cá thu của Na Uy đạt 135.000 tấn trị giá 1,7 tỷ NOK, giảm 10% về khối lượng và 7% về giá trị. Trong tháng 9/2017, XK mặt hàng này giảm 30% về khối lượng và 39% về giá trị.

Trong 9 tháng đầu năm, XK thủy sản có vỏ giảm 5% về khối lượng và 11% về giá trị. XK trong tháng 9/2017 giảm 56% về khối lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, tổng XK cua huỳnh đế đỏ đạt 1.400 tấn trị giá 385 triệu NOK, giảm 17% về khối lượng và 5% về giá trị.

[1 NOK = 0,12531 USD]

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU tiếp tục tăng

Liên tục từ đầu năm tới nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 8/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đạt 73,4 triệu USD, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm trước.

EU vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong giai đoạn này, chiếm 18,3% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Italy, Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối EU. XK sang 3 thị trường này hiện đều tăng trưởng tốt.

Nguồn cung tăng nhờ sản lượng khai thác và lượng NK tăng cùng với sự linh hoạt của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường, bên cạnh đó nhu cầu NK mực, bạch tuộc phục vụ các lễ hội cuối năm của EU tăng giúp kích thích đà tăng trưởng XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU trong 8 tháng đầu năm nay.

Italy là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU; chiếm 56,6% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU. XK sang thị trường này 8 tháng đầu năm nay đạt 41,6 triệu USD; tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam trong

khối EU. XK sang thị trường này tính tới tháng 8/2017 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất 230% với 6,6 triệu USD. XK sang Tây Ban Nha đạt 5,5 triệu USD; tăng 55% so với 8 tháng đầu năm 2016.

Theo thống kê từ Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 6 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc vào Italy đạt 54,7 triệu USD; giảm 88% so với cùng kỳ năm ngoái. Tây Ban Nha, Pháp, Thái Lan là 3 nguồn cung lớn nhất cho Italy,Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 9. NK mực, bạch tuộc từ các nguồn cung này trong 6 tháng đầu năm nay đều giảm.

Hiện Pháp chỉ tăng NK các sản phẩm bạch tuộc tươi, ướp lạnh và chế biến, còn các sản phẩm khác như bạch tuộc đông lạnh, mực các loại giảm. Trong đó, mực chế biến mã HS16 chiếm tỷ trọng lớn nhất 64% tổng khối lượng NK, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến mực nang đông lạnh, khô, ướp muối.. mã HS030749 chiếm tỷ trọng 26%, giảm 69% so với cùng kỳ; các sản phẩm bạch tuộc chỉ chiếm tỷ trọng 0,1%, giảm 62% so với cùng kỳ.

Tây Ban Nha, Italy, Peru, Đức và Việt Nam là 5 nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2017. Năm nay, NK mực, bạch tuộc của Pháp giảm là do nguồn cung từ Tây Ban Nha thấp. Với tỷ trọng chiếm hơn 79% tổng khối lượng NK mực,

bạch tuộc của Pháp trong 6 tháng đầu năm nay, sự sụt giảm 38% nguồn cung từ Tây Ban Nha đã làm giảm NK của Pháp. Trong khi đó, mặc dù đã tăng cường NK từ các nước như Italy, Peru, Đức, Việt Nam hay Malaysia nhưng Pháp vẫn không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm nguồn cung từ Tây Ban Nha.

Bảy tháng đầu năm 2017, NK mực, bạch tuộc vào EU đạt 204,9 triệu USD; giảm 86,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tây Ban Nha là nguồn cung lớn nhất cho EU, Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 5 cho EU.

Dự kiến XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu cá tra liên tục gặp khó tại thị trường lớn

Tháng 8/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc cao gấp hơn 2 lần sang thị trường Mỹ. Với giá trị XK này, Trung Quốc– Hồng Kông lại vươn lên trở thành thị trường XK cá tra lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay với giá trị đạt 247,4 triệu USD, chiếm 21,3% tổng giá trị, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tám tháng đầu năm 2017, giá trị XK cá tra sang một số thị trường lớn tiềm năng như: Brazil tăng 63,9%; Mexico tăng 26,4%; Colombia tăng 2,5% và Ảrập Xêút tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trái ngược, giá trị XK sang Mỹ giảm 6%; sang EU

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2016.Như vậy, cho tới nay, XK cá tra sang thị trường EU vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn.

Giá trị XK sang 4 thị trường đơn lẻ là: Hà Lan giảm 3,6%; Anh giảm 4,9%; Đức giảm19,8% và Bỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khảnăng lớn từ nay tới cuối năm, XK cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm. Cho đến nay, chương trình thanh tra cá da trơn và thuế chống bán phá giá với sản phẩm cá tra phile đông lạnh tại Mỹ là “hàng rào” ngăn cản DN XK cá tra Việt Nam.

Mới đây, ngày 13/9/2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) của đợt xem xét hành chính lần thứ 13(POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam giai đoạn từ 01/8/2015 đến 31/7/2016.

Theo đó, trong quyết định sơ bộ của POR13, Bộ thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12. Trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện CBPG thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các qui định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ.

Theo các DN cá tra, đây là một quyết định phi lý gây khó khăn đối với hoạt động XK. Sự sụtgiảm giá trị tại Mỹ và EU khó có thể bù đắp bằng các thị trường NK khác. Năm 2017, cá tra Việt Nam khó có thể đạt mức tăng trưởng dương.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 9/2017Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đầu tháng 9 tăng đối với loại gạo chất lượng thấp 15%

tấm và 25% tấm, nhờ vào dự báo nhu cầu cao tại nước nhập khẩu, đặc biệt là Philippines.Chào giá cho các gạo chất lượng cao 5% tấm và 10% tấm gần như không đổi do nhu cầu

xuất khẩu thấp. Giá lúa tại Việt Nam hiện chỉ ở mức 5,100 - 5,200 VNĐ một kg, giảm khoảng 100 VNĐ so với tuần trước đó, do thu hoạch mùa vụ thứ 2 và 3 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra.

Tỉ giá ngày 15/9/2017 vào khoảng 1 USD = 22,690 VNĐ. CHÀO GIÁ GẠO TUẦN 8-15/9/2017FOB, USD/Tấn

Chào giá (USD/tấn) Chào giá trung bìnhLoại gạo #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 Tuần này Tuần trước

5% 385 380 380 380 380 380 385 381.43 380.7110% 380 375 375 375 375 375 375 375.71 374.2915% 370 365 365 365 365 365 370 366.43 361.4325% 360 360 360 355 360 360 360 359.29 355

CHÀO GIÁ GẠO TUẦN TỪ 2-8/9/2017FOB, USD/tấn

Chào giá (USD/tấn) Chào giá trung bìnhLoại gạo #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 Tuần này Tuần trước

5% 380 380 380 380 380 380 385 380.71 380.7110% 375 375 375 375 375 375 370 374.29 375.7115% 360 360 360 360 360 365 365 361.43 37025% 355 355 355 355 355 355 355 355 365

Trung tâm TTCN&TM

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Nguồn cung thấp đẩy giá gạo tăng cao

Xuất hiện điểm sáng từ thị trường Philippines và Bangladesh với nhu cầu mua mạnh trong những tháng qua.

Hiện nay, mặc dù nhu cầu gạo từ một số thị trường đang ở mức thấp, nhưng do xuất hiện điểm sáng từ thị trường Philip-pines và Bangladesh với nhu cầu mua mạnh trong những tháng qua, và dự báo mua thêm với số lượng lớn vào những tháng cuối năm, trong khi nguồn cung trong nước hạn hẹp đã đẩy giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng thêm 5 USD/tấn so với tuần trước, lên mức 395 USD/tấn...

Tuần qua, gạo 5% tấm được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chào giá 390 – 395 USD/tấn, (giá FOB tại Tp.HCM), tăng so với 385 – 390 USD/tấn tuần trước đó.

Vụ Thu Đông 2017 được mùa, được giá

Sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu, nguồn cung lúa gạo trong nước đã xuống mức thấp nhất, trong khi vụ Thu Đông 2017 mới thu

hoạch khoảng 35% đó là lý do đẩy giá lúa gạo tăng lên.

Theo ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An, hiện nhu cầu mua gạo của các nước nhập khẩu là tương đối tốt ở cả 3 khu vực châu Á, châu Phi lẫn châu u, trong khi từ nay đến cuối năm nguồn cung trong nước khá hạn hẹp khiến giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng. Hiện giá lúa IR 50404 tươi tại ruộng khoảng 5.000đ/kg, lúa Nhật giá 6.800 – 7.000đ/kg.

“Tuần qua giá gạo xuất khẩu tăng 5 USD/tấn nhưng tăng như vậy là chậm và chưa tương xứng so với tăng giá gạo nội địa, đối với thị trường trong nước khi hút hàng một chút là giá lúa gạo bật lên ngay,” ông Bình nhận định.

Vụ Thu Đông năm nay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt khoảng 630 ngàn ha, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, diện tích lúa đã thu hoạch chiếm khoảng 35% diện tích xuống giống, năng suất toàn vụ ước đạt 51,9 tạ/hạ, tăng 1,2 tạ/ha so cùng kỳ năm trước. Theo

bà con với năng suất và giá hiện nay thì vụ Thu Đông 2017 coi như được mùa, được giá.

Ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K cho biết, đúng như dự báo, giá lúa vụ Thu Đông vừa qua đến vụ Đông Xuân 2017-2018 sẽ ổn định ở mức cao, vì nguồn cung trong nước rất hạn chế. Vụ Đông Xuân tới có khả năng sẽ xuống giống trễ hơn vụ Đông Xuân trước do lũ lớn và thời tiết mưa bão phức tạp, làm nước lũ rút chậm nên nông dân sẽ chừa lúa ăn nhiều hơn, cộng với lượng lúa để giống nên lượng lúa Thu Đông còn dư thừa để bán không nhiều nên nguồn cung lại càng hạn hẹp hơn.

Philippines sắp mở thầu nhập khẩu gạo

Song, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là tình hình mua gạo của các nước nhập khẩu lớn. Theo nguồn tin từ Phillippines, có khả năng vào tháng 11/2017, Cơ quan Lương thực Philippines (NFA) sẽ mở thầu nhập

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

khẩu khoảng 250.000 tấn, nhưng cũng có thông tin cho hay có khả năng Chính phủ Philippines sẽ nâng khối lượng thầu lần này lên 500.000 tấn, và điều kiện mở thầu rộng rãi hơn trước, thay vì trước đây lượng gạo thấp nhất cho 1 gói thầu là 25.000 tấn/gói, sắp tới có thể xuống còn 10.000 tấn/gói, nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia và mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn có lợi cho Philippines.

Dự đoán là vậy, tuy nhiên đến nay vẫn chờ thông tin nhập khẩu gạo chính thức từ NFA, mặc dù họ đã cho tư nhân nhập khẩu gạo theo chương trình MAV.

“Lô thầu gạo vừa rồi Philippines đạt 2 thắng lợi lớn, một là mua được gạo giá thấp (thấp gần 50 USD/tấn so với giá sàn); hai là hầu hết các doanh nghiệp sau khi trúng thầu đều giao hàng đầy đủ, nên lần này NFA dự kiến mở gói thầu nhỏ hơn. Như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia và tính cạnh tranh sẽ cao hơn, giá mua cũng sẽ tốt hơn”, ông Phong nhấn mạnh.

Trong năm 2017 và gối đầu đến tháng 3/2018, Chính phủ Philippines dự kiến nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo, và sẽ nhập khẩu gạo theo 2 hình thức MAV và giao NFA mở thầu. MAV là chương trình nhập khẩu gạo theo cam kết của Chính phủ

Philippines với WTO (cuối năm 2017 MAV sẽ chấm dứt), và hạn ngạch năm nay là 870.000 tấn gạo, khối lượng gạo này được mua từ các nước, trong đó Việt Nam và Thái Lan...

Từ tháng 8/2017, Philippines đã triển khai chương trình nhập khẩu gạo này, còn nhập khẩu gạo theo hình thức mở thầu đến nay Philippines chỉ mới nhập khẩu 250.000 tấn, cộng với 870.000 tấn MAV, như vậy từ nay đến tháng 3/2018, Philippines sẽ phải mua thêm ít nhất là 380.000 tấn gạo mới đủ lượng gạo tiêu dùng trong năm 2017.

Vẫn theo ông Phong, thị trường Indonesia đến nay vẫn chưa cho thấy dấu hiệu nhập khẩu gạo; thị trường Bangladesh chủ yếu mua gạo đồ nhưng Việt Nam không có gạo đồ để bán, do hầu hết các nhà máy gạo đồ đã ngừng sản xuất, còn gạo trắng thì họ mua với khối lượng khá thấp. Có thông tin cho hay, Bangladesh đã ký hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo đồ của Thái Lan và Ấn Độ. Do vậy, nhu cầu mua gạo thật sự chỉ đang đến từ Philippines, nhưng nếu Philippines mua gạo với khối lượng lớn thì Việt Nam cũng không có gạo để bán vì hiện nay lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp là không đáng kể.

Úc: Xuất khẩu thuỷ sản dự kiến tăng gấp đôi trong 10 năm

Chính phủ Úc cho biết, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước này có thể tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ, đạt 2 tỷ AUD (1,65 tỷ USD).

Theo Anne Ruston, trợ lý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước, mức tăng này là một phần kế hoạch trong Chiến lược Nuôi trồng Thuỷ sản Quốc gia của Úc, được công bố tại Hội nghị Hải quan 2017 tại Sydney gần đây.

Theo bà, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Úc có uy tín trong việc sản xuất thuỷ hải sản chất lượng cao và bền vững. Chiến lược này cũng xác định các lĩnh vực ưu tiên đối với Chính phủ, ban ngành để đánh giá về chất lượng nuôi trồng thuỷ sản trong tương lại với mục tiêu tăng gấp đôi giá trị ngành vào năm 2017.

Xuất khẩu rau quả tiếp tục thuận lợi

Việt Nam thu được 294 triệu USD từ xuất khẩu rau quả trong tháng 9, tăng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm lên 2.6 tỷ USD, tăng 44.2% so với cùng kì năm trước.

Thị trường lớn nhất cho xuất khẩu rau quả gồm: Trung Quốc, Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 1739 triệu USD, chiếm trên 70.7% tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam; 8 tháng đầu năm 2017 đạt trên 1787 triệu USD, chiếm 71.7% cao hơn tỷ trọng của năm 2016. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức 2.6 tỷ USD trong cả năm 2017.

Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam tiêu gần 1.2 triệu USD nhập khẩu rau quả, tăng 78.2%, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là táo và cam, khoai tây, cải bắp, rau diếp.

Trong thời gian qua, xuất khẩu trái cây có rất nhiều tín hiệu khả quan, mới đây nhất những lô hàng đầu tiên của thanh long được bán tại Úc đã tạo động lực cho các nhà xuất khẩu đẩy mạnh sang các thị trường lớn. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và được chấp nhận tại nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là các thị trường như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc...Đẩy mạnh quảng bá cần đi kèm với kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm.

Với thị trường Hàn Quốc, nước có diện tích chỉ bằng 1/3 Việt Nam nhưng dân số là khoảng 55 triệu người, nên

Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định tự do thương mại và có nhiều ưu đãi dành cho mặt hàng nông sản, nên đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng cho Việt Nam. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, Việt Nam cần xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng tương đương tiêu chuẩn của nước này cũng như với Mỹ, Nhật. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu nhưng cần chú trọng vào bao bì đóng gói để hấp dẫn khách hàng, người Hàn Quốc chú ý nhiều tới hình thức, vẻ bề ngoài của sản phẩm.

Mỹ tụt xuống vị trí thứ 4 về NK tôm Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay

Giá trị XK tôm sang Mỹ đạt gần 416 triệu USD; giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2016.

XK tôm Việt Nam sang Mỹ nửa đầu năm nay có chiều hướng đi xuống do tác động việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống bán phá giá trong quyết định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 11 (POR11), đồng USD sụt giá do tác động từ các chính sách mới liên quan tới bảo hộ sản xuất trong nước của Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ

(đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Mỹ) cũng phần nào làm giảm XK tôm Việt Nam sang Mỹ.

Sản lượng tôm chân trắng Ấn Độ đang tăng nhờ phát triển hiệu quả các dự án nuôi tôm chân trắng. Hơn nữa, Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã công bố kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh NK từ Ấn Độ. Thuế đối với tôm nước ấm đông lạnh NK từ Ấn Độ ở mức 0,84% trong đợt xem xét hành chính từ 1/2/2015 đến 31/1/2016, giảm so với mức trước đó. Thông tin này giúp tăng khả năng cạnh tranh của tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ và giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam.

XK tôm sang Mỹ đã có xu hướng tăng từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay cộng với nhu cầu NK cuối năm nhích lên nên dự báo XK tôm sang thị trường này những tháng cuối năm sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng khiêm tốn.

Với nhu cầu tăng trưởng tốt từ các thị trường châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…) và EU, DN nâng cao năng suất chế biến, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tinh chế; XK tôm Việt Nam năm 2017 dự kiến đạt khoảng 3,4 tỷ; tăng khoảng 6% so với năm 2016.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Thị trường lúa gạo thế giới: Giá tăng ở VN do cung thấp, Philippines trở thành tâm điểm mới

Nguồn cung thấp đẩy giá gạo Việt Nam tăng trong tuần này trong bối cảnh hy vọng Philippines sắp tiến hành mua gạo, trong khi Bangladesh vẫn đang là điểm sáng trên thị trường nhập khẩu với nhu cầu mua mạnh trong những tháng gần đây, mặc dù nhu cầu từ những thị trường khác ở mức thấp.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm được báo giá 390 – 395 USD/tấn, FOB Sài Gòn, tăng so với 385 – 390 USD/tấn một tuần trước đây.

“Nguồn cung thấp sau khi vụ thu hoạch Hè Thu đã kết thúc, là một trong những lý do đẩy giá tăng lên. Một số doanh nghiệp trữ lúa gạo lại do dự đoán giá sẽ còn tăng nữa”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP HCM cho biết. Thương nhân này lạc quan cho rằng: “Philippines sẽ nhập khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan và một số nước khác theo chương trình MAV (Khối lượng nhập khẩu tối thiểu) năm 2017. Tôi dự đoán họ sẽ mua khoảng 290.000 tấn gạo Việt Nam, tương tự như khối lượng của năm ngoái”.

Tuy nhiên, một thương gia khác cho biết chưa có hợp đồng nào được ký kết.

Philippines tháng 8 vừa

qua đã triển khai chương trình nhập khẩu theo MAV 2017, mục tiêu nhập khẩu của các doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam, Pakista và Ấn Độ.

Đến cuối tháng 9, các nhà nhập khẩu Philippines đã mua trên 2,2 triệu tấn, chủ yếu từ Thái lan và Việt Nam, theo số liệu của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA).

Trong khi đó, Bangladesh đã ký hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo đồ của Thái Lan và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đã thông qua việc mua 100.000 tấn gạo Myanmar.

Tại Ấn Độ, gạo 5% tấm đồ giá giảm 2 USD/tấn xuống 400 – 403 USD/tấn do dự báo nguồn cung sắp tăng lên từ cuối tháng này khi thu hoạch vụ mới.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá giảm xuống 380 – 388 USD/tấn, FOB Bangkok, từ mức 385 – 390 USD/tấn một tuần trước đây.

“Ngoại trừ Bangladesh, không có khách hàng khác hỏi mua gạo. Chúng tôi hy vọng Bangladesh sẽ hỏi mua thêm nữa vào cuối năm nay”, một thương gia ở Bangkok cho biết.

Giá gạo Thái Lan chắc chắn sẽ vẫn ổn định, mặc dù bị ảnh hưởng chút ít bởi đợt lũ lụt gần đây.

Giá lúa mì của Nga tăng khi nông dân tiếp tục bán trở lại

Các nhà phân tích cho biết ngày 4/10, giá xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng vào tuần trước vì một số nông dân vẫn tiếp tục bán trở lại đảm bảo giá cao hơn do đồng rúp tăng mạnh và nhu cầu tăng từ các nhà nhập khẩu.

Công ty Tư vấn Nông nghiệp IKAR cho biết, giá lúa mì Biển Đen của Nga với hàm lượng protein 12,5% và lượng giao tháng 10 là 191 USD/tấn FOB vào cuối tuần trước, tăng 2 USD so với tuần trước.

SovEcon, một công ty tư vấn khác tại Mátxcơva cho biết, giá lúa mì tăng 4,50 USD lên 194 USD/tấn, trong khi giá lúa mạch tăng 2 USD lên 187 USD/tấn.

Giá lúa mì kỳ hạn ở Chicago chạm mức thấp 1 tuần vào thứ Hai (4/10) do áp lực từ dự đoán sản lượng cao ở Mỹ sau khi ổn định mức chung tuần trước.

Tính đến ngày 27/9, Nga đã xuất khẩu 11,7 triệu tấn ngũ cốc kể từ khi bắt đầu niên vụ 2017-2018 ngày 1/7, tăng 24% so với năm trước. Xuất khẩu lúa mì tăng 16% đạt 9,0 triệu tấn.

Tính đến ngày 28/9, nông dân Nga đã thu hoạch được 123,4 triệu tấn ngũ cốc, trước khi sấy và làm sạch, từ 86% tổng diện tích.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Các nhà phân tích cho biết các nhà sản xuất ngũ cốc chính của Nga và Ukraine có thể sẽ giữ cho diện tích gieo ngũ cốc mùa đông ổn định vào mùa thu này, dự kiến sẽ thu hoạch sản lượng lớn khác vụ mùa năm 2018.

Theo SovEcon, tốc độ gieo trồng ngũ cốc vụ đông vụ mùa năm tới đã đạt tốc độ kỷ lục. Dự kiến tổng diện tích gieo trồng đạt 18,1 triệu ha so với 17,5 triệu ha do Bộ Nông nghiệp dự kiến.

SovEcon cho biết thêm, tuy nhiên trong những tuần tới lượng mưa cần thiết một phần của Nga ở châu Âu trong những tuần sắp tới do đất khô ở một số khu vực.

Theo SovEcon, giá nội địa đối với lúa mì loại ba đã tăng 25 rúp lên 8.150 rúp (141 USD)/tấn phần của Nga ở châu Âu trên cơ sở xuất kho. Giá lúa mì loại bốn tăng 100 rúp lên 7.350 rúp/tấn. Nguồn cung xuất kho không bao gồm chi phí giao hàng.

SovEcon cho biết, giá hạt hướng dương của Nga giảm 525 rúp xuống còn 17.400 rúp/tấn, trong khi giá dầu hướng dương giảm 250 rúp xuống 43.825 rúp và giá dầu xuất khẩu giảm 10 USD còn 755 USD/tấn.

Chỉ số giá đường trắng của IKAR của miền Nam nước Nga tăng 7 USD lên 445 USD/tấn ngày 29/9.

(1 USD = 57,6415 rúp)

Ecuador: Xuất khẩu tôm sang EU ổn định

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Ecuador và

EU có hiệu lực, XK hàng hóa của Ecuador sang EU tăng lên 1,890 tỷ USD; tăng từ 1,6 tỷ USD trong năm 2016.

Trong giai đoạn này, giá trị XK tôm Ecuador sang EU tăng 0,2%; cá ngừ hộp tăng 60%, hoa tăng 17% và chuối tăng 14%.

Khối lượng XK tôm của Ecuador đạt mức cao kỷ lục về trong nửa đầu năm 2017. Khối lượng XK tăng chủ yếu nhờ nhu cầu từ Trung Quốc tăng.

Đầu năm nay, đặc biệt trong nửa đầu năm, NK tôm vào EU từ các nguồn cung khác được lợi bởi FTA giữa Ecuador và EU.

Mỗi năm, EU NK khoảng 40.000 tấn tôm chân trắng với thuế suất 0% theo hệ thống hạn ngạch thuế quan độc lập.

Nhờ FTA với Ecuador, các nguồn cung khác sẽ có thêm cơ hội để bổ sung đủ các hạn ngạch thuế 0%.

Một công ty NK lớn của Tây Ban Nha cho biết “Tôm Ecuador sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn trong năm nay và chúng tôi sẽ giảm được thuế ít nhất 3,6%. Tuy nhiên vẫn có một khối lượng miễn thuế vào EU với tôm chân trắng NK để hấp chín; trong trường hợp này, đến khi nào hạn ngạch được bổ sung đủ thì không có sự khác biệt khi so sánh Ecuador với các nguồn khác với những năm trước.

Khối lượng NK với thuế 0% dự kiến sẽ được bổ sung đủ đến tháng 10 tới.

Sản lượng tôm Ecuador dự kiến tăng 7-9% trong năm 2017. Năm 2016, Ecuador XK 799,8 triệu pao (362.808 tấn), tăng 11% so với năm 2015.

Ecuador là nguồn cung tôm chính cho EU. Đầu năm nay, Ecuador bắt đầu quảng bá tôm ở các siêu thị của Pháp, đây được coi là một phần của chiến dịch quảng bá sản phẩm mới của Ecuador.

Giá cá tra tại Mỹ ở mức trên 2 USD/pao

Giá cá tra NK vào Mỹ tăng trong thời gian gần đây, phần lớn liên quan đến chi phí thanh tra tại biên giới theo mức thanh tra 100% do Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) yêu cầu.

Ngoài ra, các nhà NK cho biết thiếu hụt nguyên liệu thô cũng là một nguyên nhân lớn đẩy giá tăng cao.

Đây có lẽ là mức cao nhất kể từ năm 2006 và 2007. Và các nhà sản xuất có xu hướng chuyển sang các sản phẩm cá thịt trắng thay thế khác.

Bob Noster, Quản lý bán hàng quốc gia của công ty Seattle Shrimp & Seafood Co., cho biết giá các sản phẩm thay thế cũng có xu hướng tăng do nhu cầu cao tại thị trường Trung Quốc sau triển lãm Vietfish.

Mức giá đối với các sản phẩm cấp đông dự kiến tăng lên 2 USD/pao trong thời gian tới.

Hiện tại khó xác định được nhu cầu cá tra tại Mỹ, do các hoạt động thu mua và XK bị điều chỉnh từ chương trình thanh tra của USDA.

Kể từ tháng 8/2017, sản lượng cá tra XK sang Mỹ giảm đáng kể do sự kiểm tra nghiêm ngặt của FSIS.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Tìm giải pháp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu sang Mỹ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Trước đó, Báo điện tử Vietnamplus của Thông tấn xã Việt Nam ngày 16/9/2017 có phản ánh: Trong tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7/2017 (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng 8/2016 (40,8% triệu USD).

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Mỹ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu từ ngày 2/8/2017 đã xuất hiện một số khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát tình hình và có giải pháp ứng phó kịp thời; khẩn trương xử lý các kiến nghị của VASEP theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2017.

Đôi nét về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nigeria những năm gần đây

Nigeria có dân số đông trên 186 triệu người, với diện tích gấp 3 lần Việt Nam (923,77 nghìn km2),song sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, nên tạo nhiều cơ hội xuất khẩu cho nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam.

Trong năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Nigeria đạt 303,84 triệu USD, tăng 23,82% so với năm 2015 (245,39 triệu USD). Trong đó, Việt Nam xuất khẩu qua Nigeria đạt 71,18 triệu USD, với các mặt hàng chính là: tàu và thuyền các loại, điện thoại di động và linh kiện, hàng dệt may, thuốc lá và nguyên liệu, sản phẩm nhựa, hóa chất, máy móc và phụ tùng, dao cạo râu, máy vi tính và thiết bị điện tử.

Mặc dù cán cân thương mại nghiêng về phía Nigeria, nhưng Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu chiếm chiếm 94,75%, trong đó, nhập khẩu hạt điều nguyên liệu chiếm tỷ lệ 74,64%, nhập khẩu gỗ nguyên liệu chiếm 19,44%, để giải quyết việc làm cho

lao động trong nước, góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân và hàng đồ gỗ của Việt Nam.

Hiện, hai nước cũng đang đang thúc đẩy việc ký kết thương mại Việt Nam- Nigeria vào năm 2021, sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển mở rộng thương mại cho hai nước.

Các nhà xuất khẩu tìm thị trường mới cho cá tra Việt Nam

Nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đang tìm kiếm thị trường mới cho cá tra sau khi phải đối mặt với mức thuế cao từ Mỹ, nước nhập khẩu lớn nhất với cá tra Việt Nam.

Mỹ đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao đối với các nhà xuất khẩu cá tra từ năm 2014. Đầu năm nay, Mỹ cũng áp đặt một quy định mới, theo đó các nhà xuất khẩu nước ngoài buộc phải chứng minh hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của họ tương đương với các quy định tại Mỹ, tạo ra rào cản không nhỏ đối với các công ty Việt Nam.

Mặc dù, giá tại thị trường Mỹ cao và ổn định nhưng những rào cản đang thúc đẩy các công ty Việt Nam tìm kiếm thị trường mới như Mexico, Canada và Trung Quốc...

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trong 14 công ty xuất khẩu sang Mỹ, số lượng lớn chỉ có 3 công ty và các công ty này đều đã áp dụng những biện pháp kiểm soát chất lượng rất khắt khe, nên sự ảnh hưởng tới toàn ngành cá tra không quá lớn. Mặc dù vậy, đối với kế hoạch dài hơi, các doanh nghiệp buộc phải phát triển thương hiệu và cải thiện hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới và mở rộng thị trường.

Theo đánh giá của các công ty xuất khẩu cá tra, hiện nay, ngoài Mỹ một số thị trường Nam Á, Trung Đông, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc...cũng là những thị trường nhiều tiềm năng:

Ví dụ, thị trường Ấn Độ là thị trường đông dân, có tiềm năng chấp nhận sản phẩm cá tra, tuy nhiên mức thuế nhập khẩu rất cao (70-80%) nên các nhà nhập khẩu chưa nhập khẩu nhiều, nếu trong tương lai Việt Nam và Ấn Độ có những thỏa thuận hợp tác kinh tế, thì việc xuất khẩu thị trường này sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Với thị trường Nhật Bản, mặc dù thị trường này ít ăn cá nước ngọt nhưng với sản phẩm cá tra nướng ướp teriyaki, một kỹ thuật nấu nướng của người Nhật, thì dần dần sản phẩm đã được thị trường chấp nhận.

Sản phẩm cá tra Việt nam có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường nhưng trên tất cả, các công ty cần kiểm soát tốt chất lượng và ngành cần có sản phẩm cấp

quốc gia. Sản phẩm đó nên là philê cá tra vì sản phẩm này hiện chiếm 80% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Các cơ quan liên quan cũng cần hỗ trợ phát triển dòng sản phẩm này với logo và nhãn hiệu riêng

Cần đổi mới sản phẩm cá tra xuất sang Pháp

8 tháng đầu năm 2017, XK cá tra sang thị trường Pháp đạt 4,23 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, 5 năm liên tiếp trở lại đây, XK cá tra sang thị trường này giảm từ 6,7 - 30%.

Từ năm 2007 – 2016, giá trị XK cá tra đạt đỉnh vào năm 2011 với 19,23 triệu USD. Sau đó, kể từ năm 2012 tới nay, giá trị XK sang thị trường này giảm dần. Cho đến nay, các DN cá tra Việt Nam vẫn chưa “chinh phục” được thị trường Pháp.

Trước hết, tại các bữa cơm gia đình của Pháp, 4 sản phẩm thủy sản được ưa chuộng nhất (đặc biệt là trẻ nhỏ) là: Cá ngừ, cá hồi, cá Cod và Vẹm. Còn tại các nhà hàng: Cá hồi, sò điệp, cá bơn sole Biển Bắc và cá Cod rất “thịnh hành” tại thị trường Pháp. Hầu hết sản phẩm tươi sống và đông lạnh được tiêu thụ với khối lượng lớn. Cho đến nay, thị trường Pháp vẫn giữ thị hiếu tiêu dùng sản phẩm khai thác từ biển; sản lượng thủy sản nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Từ năm 2013 tới nay,

nhập khẩu cá và thủy sản chính của Pháp vẫn chủ yếu là tôm đông lạnh và tôm sú, cá ngừ, cá ngừ vằn và bo-nito, cá hồi tươi và ướp lạnh Atlantic và cá hồi Danube ướp lạnh không ướp lạnh/ướp lạnh, philê tươi/ướp lạnh của Bregmacerotidae và các loại cá khác. Mặc dù, giá NK các sản phẩm cá biển cao hơn từ 1,5 - 4 lần cá tra nhưng người tiêu dùng vẫn giữ thói quen lựa chọn các sản phẩm hải sản.

Trong cơ cấu NK cá thị trắng 5 tháng đầu năm 2017, cá Cod tươi, ướp lạnh và phile đông lạnh (HS 030452-71) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 24-46% tổng giá trị cá thị trắng NK; tiếp đó là sản phẩm cá Alaska pollock phile đông lạnh (HS 030475) chiếm từ 23-35%. Sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn từ 0,75 – 1,65% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Pháp.

Nhìn vào thói quen tiêu dùng và sở thích cá tươi sống dạng tươi khai thác tự nhiên có thể thấy cá tra Việt Nam khó có thể “chen chân” vào thị trường này. Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ chế biến (dạng prepared) lại đang giành trên 90% thị hiếu của các gia đình Pháp. Đây có thể là gợi ý hay cho các DN chế biến XK cá tra Việt Nam vốn vẫn đang tìm tòi sản phẩm thay thế sản phẩm phile đông lạnh XK truyền thống.

Soá 22 thaùng 11 naêm 2017

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 01/GP-XBBT, ngày cấp 24\11\2016 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

EU trở thành thị trường tôm lớn nhất của Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu tôm sang EU đạt 483,6 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016.

Với sự tăng trưởng này, EU đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, thay thế cho vị trí của Nhật Bản trước đó.

Theo VASEP, tính đến tháng 8/2017, xuất khẩu tôm vào 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU là Anh, Hà Lan và Bỉ đều tăng trưởng ở mức 2 con số, lần lượt 46,5%; 47,8% và 34,1%. Sự tăng trưởng tích cực này là do người tiêu dùng EU hiện đang ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi; đồng thời các đối tác tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu cho các lễ hội cuối năm.

Hiện nay, trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh chủ yếu với tôm Ấn Độ và Ecuador. Trong khi Ấn Độ có xu hướng giảm xuất khẩu tôm cho EU, thì Ecuador và Việt Nam ngày càng tăng cường xuất khẩu tôm vào thị trường này.

Đặc biệt, FTA giữa Ec-uador và EU có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, cũng giúp nước này được hưởng ưu đãi thuế quan 0% so với mức thuế 3,6% trước đó, làm tăng khả năng cạnh tranh của tôm chân trắng Ecuador so với các nhà cung cấp khác.

Để xuất khẩu tốt tôm Việt Nam sang thị trường EU, VASEP cho rằng, các doanh nghiệp cần xác định thuế suất ưu đãi và các quy tắc xuất xứ từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), dự kiến có hiệu lực trong năm 2018. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần bảo đảm tuân thủ mọi yêu cầu về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của EU

cũng như nên thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, đóng gói, ghi nhãn…

Để đón đầu cơ hội và khai thác được nhiều lợi ích từ EVFTA, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới, sáng tạo, tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao năng lực để đối phó với thách thức.

Mặt khác, người tiêu dùng EU sẽ ngày càng tăng mua các sản phẩm thủy sản sản xuất bền vững trong cả các kênh bán lẻ lẫn kênh dịch vụ ẩm thực. Do vậy, doanh nghiệp nên chú trọng vấn đề dán nhãn và kiểm định chất lượng để phát triển thị trường này.

Hiện EU đang chiếm khoảng trên 30% tổng giá trị nhập khẩu tôm của toàn thế giới, dao động từ 6-8 tỷ USD/năm. Trong 10 năm gần đây (2007-2016), nhập khẩu tôm vào EU tăng từ 5,6 tỷ USD lên 6,7 tỷ USD vào năm 2016.