m tin trong tænh m ñaùng quan taâm trong tuaàn …ngành dệt may, da giày, hoá chất, cơ...

20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-04: Tin trong tỉnh Trang 05-06: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 07-08: Xuất nhập khẩu Trang 09-13: Sản xuất kinh doanh Trang 14-15: Tin thế giới Trang 16-20: Doanh nghiệp cần biết Muïc luïc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát m m m m m m SOÁ 7 T4-2013

Upload: others

Post on 07-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-04: Tin trong tỉnh Trang 05-06: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 07-08: Xuất nhập khẩuTrang 09-13: Sản xuất kinh doanh Trang 14-15: Tin thế giớiTrang 16-20: Doanh nghiệp cần biết

Muïc luïc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieát

m

m

m

m

m

m

SOÁ 7T4-2013

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHỘI NGHỊ Sơ kết

Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận năm 2012

Chiều ngày 05 tháng 3 năm 2013, tại Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đỗ Hữu Nghị đã chủ trì Hội nghị sơ kết Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận năm 2012. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương như: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh ngân hàng Chính sách-Xã hội; Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, phòng Kinh

tế thành phố và Ủy ban nhân dân các xã: An Hải, Vĩnh Hải, Thanh Hải, Cà Ná, Phước Chiến, Phước Thành, Lâm Sơn.

Tại Hội nghị, đã thông qua báo cáo kết quả hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh năm 2012 và phương hướng năm 2013; ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đỗ Hữu Nghị kết luận và chỉ đạo như sau:

Mặc dù năm 2012 nguồn kinh phí phân bổ để thực hiện Kế hoạch hỗ

trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù còn hạn chế, chủ yếu được thực hiện hỗ trợ lồng ghép từ nguồn vốn các chương trình, mục tiêu liên quan; một số nội dung được hỗ trợ phát triển làng nghề và xây dựng thương hiệu sản phẩm như: tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm; tham gia hội chợ, triển lãm; đào tạo nghề; thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã làng nghề; xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề;... công tác triển khai bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những kết

Đ/c Đỗ Hữu Nghị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhphát biểu chỉ đạo Hội nghị

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

Phòng QLCN

quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: Nguồn kinh phí phân bổ còn hạn chế, các nguồn vốn lồng ghép chưa nhiều nên chưa thực hiện được các nội dung theo kế hoạch đề ra. Đồng thời việc xây dựng kế hoạch và đề xuất phân bổ kinh phí hỗ trợ làng nghề của các địa phương còn chậm, chưa kịp thời. Trình độ dân trí và khả năng tiếp thu nghề của lao động tại các làng nghề còn hạn chế. Sản phẩm làng nghề chưa đa dạng, độ tinh xảo chưa cao; các hoa văn, họa tiết đơn điệu; giá bán sản phẩm chưa ổn định; sản phẩm chưa đáp ứng tiêu chí làm quà lưu niệm phục vụ du lịch nên sức cạnh tranh thấp, chậm phát triển thị trường tiêu thụ;... Một số sản phẩm làng nghề đặc thù đã được các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký nhãn hiệu nên việc thương lượng chuyển nhượng quyền sở hữu gặp khó khăn;

Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu, kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Tiếp tục tổ chức đánh giá những tồn tại, hạn chế và

rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai thực hiện trong năm 2012, để xây dựng kế hoạch thực hiện theo lộ trình phù hợp, mang tính khả thi, phấn đấu đạt hiệu quả. Ưu tiên phân bổ kinh phí khuyến công địa phương phù hợp điều kiện thực tế để thực hiện đầu tư có trọng tâm, đạt mục tiêu và đảm bảo hiệu quả; Nghiên cứu phát triển các sản phẩm làng nghề theo hướng đa dạng về mẫu mã, tạo những hoa văn, họa tiết đặc sắc, mang đậm nét đặc trưng cho các sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Chú trọng lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mục tiêu để hỗ trợ phát triển các làng nghề, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc thù. Tổ chức, giới thiệu các làng nghề trưng bày sản phẩm trong các lễ hội văn hóa Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút các nhà đầu tư hỗ trợ, phát triển làng nghề của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã làng nghề có điều kiện tiếp cận, vay vốn để phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản

phẩm làng nghề đặc thù của tỉnh.

Các Sở, ban ngành và đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt là việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù góp phần hoàn thành kế hoạch chung của tỉnh.

Thẩm định Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Chiều ngày 28/3/2013, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Đỗ Hữu Nghị - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; cùng tham dự có các thành viên Hội đồng thẩm định (theo Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) và đơn vị tư vấn lập quy hoạch (Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương).

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

Tại cuộc họp, các thành viên đã nghe đơn vị tư vấn báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo đó, phương hướng phát triển công nghiệp là tập trung đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, coi đây vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu phát triển để thu hút các dự án công nghiệp lớn như; chế biến nông - lâm - thủy sản; chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc xuất khẩu, công nghiệp năng lượng, hoá chất, công nghiệp cảng biển,…; phát triển công nghiệp với công nghệ thích hợp, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng,

nguyên liệu và thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp cần gắn với các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các ngành dệt may, da giày, hoá chất, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu cá; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm dần

Các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triểnngành Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

sự chênh lệch kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng công nghiệp trên địa bàn. Mục tiêu phát triển công nghiệp là phấn đấu đến năm 2020, Ninh Thuận cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, gắn với phát triển bền vững, đóng góp tích cực trong tổng giá trị công nghiệp vùng duyên hải miền Trung.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Đỗ Hữu Nghị - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao báo cáo quy hoạch công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, về dự thảo quy hoạch ngành Công nghiệp xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời đề nghị đơn vị tư vấn cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên dự họp, chỉnh sửa một số nội dung, bổ sung các thế mạnh, tiềm lực của tỉnh như: các tài nguyên, khoáng sản,...; rà soát lại những khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm đưa vào khu vực quy hoạch riêng; cập nhật, điều chỉnh các thông tin, số liệu sát với thực tế của địa phương.

Phòng QLCN

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

NHNN đưa 26.000 lượng vàng ra phiên đấu thầu đầu tiên

Chiều 27-3, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào 8h30 sáng nay (28-3), tại Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

Lượng vàng được đưa ra trong phiên đấu thầu này là 26.000 lượng, tương đương gần 1 tấn vàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 43,6 triệu đồng/lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10% tổng khối lượng đăng ký.

Bước giá đặt thầu sẽ là 10.000 đồng/lượng và bước khối lượng đặt thầu là 1 lô (tương ứng với 100 lượng vàng SJC). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá trong phạm vi giá sàn và giá trần. Mỗi đơn vị tham gia đấu thầu được đặt thầu tối thiểu là 5 lô và tối đa là 20 lô.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, tổng khối lượng vàng miếng được đưa ra đấu thầu lần này dựa trên cơ sở đo lường cung - cầu thị trường và chủ yếu sẽ là mức thăm dò, đánh giá thị trường và trên cơ sở đó sẽ

quyết định khối lượng cho những phiên tiếp theo.

Giá xăng thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi gần 1.000 đồng/lít

Ngày 24-3, các doanh nghiệp (DN) xăng dầu cho biết tuần qua giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore liên tục sụt giảm.

Giá xăng A92 xoay quanh mức 120 USD/thùng, giảm 12-14 USD/thùng so với một tháng trước. Theo đó, giá cơ sở của mặt hàng xăng dầu hiện chỉ còn chênh lệch so với giá bán lẻ chỉ 1.000 đồng/lít. Trong khi đó, hiện mức trích quỹ bình ổn lên tới 2.000 đồng/lít. Như vậy DN xăng dầu còn lãi gần 1.000 đồng/lít.

Do giá thế giới giảm, các DN xăng dầu đã tăng mức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Hiện theo tìm hiểu của PV, một số đầu mối đã trích hoa hồng lên tới 700 đồng/lít đối với xăng. Riêng với mặt hàng dầu, mức chiết khấu còn lên tới gần 1.000 đồng/lít. Trong khi trước đó, mức chiết khấu các đại lý được hưởng chủ yếu ở mức 200 đồng/lít đối với xăng.

Dừa khô, chanh và bưởi Năm Roi sốt giá

Hiện tại Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Gi-ang…, thương lái đang thu mua dừa khô với giá 72.000 - 80.000 đồng/chục 12 trái, cao gấp đôi so với trước tết.

Nhiều thương lái phản ánh các doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì khá tốt khả năng tiêu thụ dừa khô làm nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu. Dự báo, giá dừa khô sẽ còn tăng cao thời gian tới.

Chiều 23-3, thương lái ở Sóc Trăng, Vĩnh Long… thu mua bưởi Năm Roi loại 1 với giá từ 24.000 - 25.000 đồng/kg; bưởi loại 2 giá 18.000 - 20.000 đồng/kg… Đây là mức giá rất cao đảm bảo nhà vườn trúng đậm; tuy nhiên sản lượng bưởi hiện nay rất ít do vào vụ nghịch. Giá chanh cũng ở mức cao kỷ lục từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so thời điểm trước Tết Quý Tỵ 2013. Theo tính toán, năng suất chanh đạt bình quân 2 tấn/ha, trừ chi phí nhà vườn còn lời từ 130 - 150 triệu đồng/ha.

Thêm doanh nghiệp đề nghị tăng giá sữa

Thông tin từ nhiều đại lý sữa cho thấy, từ ngày

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

27/3, sữa Physiolac nhập 100% từ Pháp sẽ tăng 15% giá bán.

Cụ thể, sản phẩm dinh dưỡng 900g cho trẻ dưới sáu tháng tuổi tăng từ 412.000 đồng lên 474.000 đồng/hộp, sản phẩm 400g dành cho trẻ 1 - 3 tuổi tăng từ 199.000 đồng lên 240.000 đồng/hộp, loại 900g từ 186.000 đồng lên 225.000 đồng/hộp. Sữa bột nguyên kem Kanny 900g tăng từ 390.000 đồng lên 540.000 đồng/hộp…

Lý do mà nhà cung cấp đưa ra cho các đại lý là giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Đường rớt giá vẫn phải bán tháo

Do đường khó tiêu thụ và giá cả bị sụt giảm mạnh, nên sản xuất không có lãi. Hệ lụy kéo theo là giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân thấp.

Xí nghiệp đường Cà Mau cho biết: Mặc dù, 9.500 tấnđường của xí nghiệp đã được tiêu thụ hết tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng giá bán bị sụt giảm từ 14.000đồng/kg xuống còn 13.000đồng/kg. Đường “rớt giá” nhưng lượng tồn kho lớn nên xí nghiệp đành phải chấp nhận bán để có tiền trả nợ ngân hàng.

Xí nghiệp đường Cà Mau cũng đã tạm ngừng hoạt

động trong vài ngày qua, vì không đủ nguồn nguyên liệu. Vụ sản xuất 2012-2013, Xí nghiệp đề ra kế hoạch thu mua 120.000 tấn mía, thế nhưng sản lượng thu mua chỉ đạt 95%, kéo theo sản lượng đường không đạt chỉ tiêu 10.200 tấn.

Do đường khó tiêu thụ và giá cả bị sụt giảm mạnh, nên sản xuất không có lãi. Hệ lụy kéo theo là giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân thấp, khiến nhiều hộ nông dân ở Cà Mau không còn tha thiết với nghề trồng mía, một số hộ đã chuyển diện tích đất trồng mía sang trồng màu, cây ăn trái, nuôi cá để có thu nhập khá hơn.

Để có nguyên liệu sản xuất đường, nhà máy khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng mía bằng cách hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng mía, phân bón, cung cấp các loại giống mía chất lượng ; đồng thời ký kết hợp đồng thu mua 100% mía nguyên liệu của bà con nông dân.

Tuy nhiên, đúng như ông Vưu Văn Út, Giám đốc Xí nghiệp đường Cà Mau cho biết, việc ấn định giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân sẽ còn tùy thuộc vào giá cả thị trường. Nếu như Xí nghiệp làm ăn có được lãi thì giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân mới được cải thiện.

Vào mùa, giá muối giảm nhẹ

Hiện cả ba miền Bắc-Trung-Nam, bà con diêm dân đều đang bắt đầu bước vào vụ sản xuất muối mới với diện tích sản xuất muối cả nước đạt 14.228ha. Trong đó, diện tích muối thủ công đạt 10.834ha, diện tích muối công nghiệp đạt 3.394ha. Sản lượng muối tính đến 20-3 ước đạt 253.597 tấn (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó muối sản xuất thủ công ước đạt 202.663 tấn, muối sản xuất công nghiệp ước đạt 50.934 tấn.

Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất tại thời điểm 20-3 là khoảng 68.926 tấn, bằng 62% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: miền Bắc tồn 11.185 tấn; miền Trung tồn 16.701 tấn; ĐBSCL tồn 41.040 tấn. Giá muối trong cả nước có xu hướng giảm nhẹ, song vẫn giữ ở mức hợp lý có lợi cho diêm dân. Giá tại miền Bắc là 1.200 - 2.200 đồng/kg, tại Nam Trung bộ từ 800 - 1.900 đồng/kg và ĐBSCL là 800 - 1.100 đồng/kg (muối đen), 1.000 - 1.500 đồng/kg (muối trắng).

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Xuất khẩu hàng công nghiệp sẽ tăng

Ngày 22/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM tổ chức Diễn đàn Xuất khẩu 2013 - Đối thoại cùng tham tán thương mại. Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng, năm 2013 hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn ở khâu phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác.

Tuy nhiên, việc Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều đã và đang tung ra các gói kích cầu giúp nhu cầu gián tiếp tạo thuận lợi cho xuất khẩu của nước ta.

“Thời gian tới, các mặt hàng về công nghiệp và nhóm hàng hóa mới như điện tử, linh kiện, điện thoại di động, sản phẩm cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng”, ông Tuấn Anh nhận định.

Sản lượng hồ tiêu niên vụ 2013 có thể giảm khoảng 20%

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa có đợt khảo sát tại 6 tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc

Nông, Đắc Lắc và Gia Lai. Qua đó VPA đánh giá, năng suất vụ tiêu 2013 cả nước ước đạt 88.000 - 90.000 tấn, giảm khoảng 20% so với vụ 2012.

Theo đánh giá của VPA, năm 2013 diện tích trồng mới tại các vùng trồng tiêu tăng khá mạnh, nhất là các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, tháng 6/2012, đúng vào thời kỳ ép nước để tiêu phân hóa mầm hoa, thì gặp trận bão số 1, sau đó mưa lớn kéo dài ngày, nên cây tiêu phát lộc và lá, ít nụ hoa, dẫn đến giảm năng suất tiêu ở hầu hết các tỉnh. Cũng do lượng mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng, làm thối rễ tiêu, gây bệnh chết nhanh. Bệnh tiêu chết chậm vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Ngoài ra, ở các vùng trồng tiêu lâu năm, đa số những vườn tiêu đã khai thác trên 10 năm nên cây tiêu già cỗi, xuống cấp dẫn đến năng suất giảm dần.

Về tình hình thu hoạch, VPA cho biết đến nay các địa phương đã thu hoạch được khoảng 40-50% diện tích tiêu. Tại các tỉnh miền Đông Nam bộ thu hoạch rộ trước Tết Nguyên đán do người dân cần tiền tiêu Tết, khi đó tiêu lại có giá trên 120.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/

kg so với cùng kỳ năm 2012. Đồng thời do yếu tố tâm lý từ năm 2012, bán đầu vụ được giá, bán cuối vụ không hiệu quả, nên bà con thu đến đâu bán tới đó. Tại các tỉnh Tây Nguyên vào kỳ thu hoạch rộ từ sau Tết Nguyên đán, giá tiêu giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg, vì vậy những hộ sản xuất có diện tích lớn, có điều kiện trữ hàng thì chỉ bán cầm chừng.

Giá điều thô tăng mạnhNửa cuối tháng 3, điều

thô trong nước đang được các doanh nghiệp (DN) mua với giá trên 30.000 đồng/kg, tăng khoảng 7.000 đồng/kg.

Lãnh đạo nhiều DN dự báo, giá điều thô trong nước có thể đạt mốc 40.000 đồng/kg. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), giá điều tăng là do hạn hán. Các DN nhỏ trong nước đang mua vào dự trữ. Do giá điều tăng nên DN có kim ngạch xuất khẩu lớn đang đẩy mạnh nhập khẩu điều từ châu Phi với giá từ 850-950 USD/tấn, tương đương 18.000-20.000 đồng/kg.

Vinacas cho biết, với giá xuất khẩu như hiện nay (chưa đến 8 USD/kg) thì những DN mua điều trong nước để

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

xuất khẩu sẽ bị lỗ khoảng 330 USD/tấn, còn nếu nhập điều thô, DN sẽ lãi 180 USD/tấn. Năm nay, Việt Nam có thể mất mùa điều nhưng ở Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Brazil... năng suất điều tăng nên việc Việt Nam mất mùa sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung thế giới và giá điều thô không thể tăng nhiều hơn nữa.

Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu mua gạo tạm trữ

Theo ngành thương mại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đến ngày 20/3, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ 979.000 tấn gạo (tương đương 1,958 triệu tấn lúa), cơ bản hoàn thành chỉ tiêu mua gạo tạm trữ do Chính phủ đề ra. Các tỉnh đã chế biến xuất khẩu 815.555 tấn gạo các loại, trị giá 369 triệu USD.

Hiện nay, tiến độ mua gạo diễn ra chậm hẳn dẫn đến giá lúa trên thị trường giảm từ 100 – 150 đồng/kg, gạo nguyên liệu giảm từ 150 – 200 đồng/kg. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam , hiện giá lúa khô tại kho ở khu vực ĐBSCL (loại thường) dao động từ 5.150 – 5.250 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350 – 5.450 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm giá từ 6.750 – 6.850 đồng/kg (tùy từng địa phương), gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là

6.600 – 6.700 đồng/kg (tùy chất lượng và địa phương). Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì bán tại mạn tàu từ 7.950 – 8.050 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.550 – 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm từ 7.250 – 7.350 đ/kg, tùy chất lượng và địa phương.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá thành bình quân sản xuất mỗi kg lúa (vụ đông xuân) tại ĐBSCL là 3.616 đồng. Nếu bán lúa thường tại thời điểm này với giá thấp, nông dân thu lãi 29,7%, bán lúa dài thì thu lãi 32,4%. Vụ đông xuân năm 2012-2013, các tỉnh ĐBSCL gieo sạ 1.545.481 ha, vượt kế hoạch 14.584 ha. Hiện toàn vùng đã thu hoạch được gần 1 triệu ha, dự kiến đến giữa tháng 4 sẽ thu hoạch dứt điểm. Trên những trà lúa đã thu hoạch, năng suất bình quân 69,09 tạ/ ha. Trên diện tích còn lại năng suất ước cũng tương đương, sản lượng cả vụ ước đạt 10,677 triệu tấn.

ĐBSCL sản xuất vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 trong điều kiện thời tiết phức tạp, khô hạn và mặn xâm nhập cục bộ thời điểm cuối vụ. Tuy nhiên, nhờ tích cực thực hiện các biện pháp gieo sạ tập trung né rầy, đồng loạt, né hạn, né mặn, quản lý, phòng trừ dịch hại hữu hiệu; các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, ghi chép sổ

tay sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP”, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “cánh đồng bốn tốt” đã khuyến khích đông đảo nông dân và doanh nghiệp tham gia. Cơ cấu giống lúa được cải thiện dần theo hướng gia tăng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm phục vụ xuất khẩu với 13 nhóm giống lúa chủ lực, hàng chục nhóm giống bổ sung và 12 nhóm giống thích nghi với đặc điểm khắc nghiệt của thổ nhưỡng như nhiễm mặn, phèn. Nhờ đó, vụ lúa đông xuân đạt thắng lợi cả diện tích, năng suất và sản lượng.

Cho xuất khẩu đường số lượng lớn

Trước tình trạng lượng đường tồn kho đạt mức kỷ lục từ trước tới nay, Bộ Công Thương ngày 26.3 cho biết, lãnh đạo Bộ đã đồng ý cấp phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường với số lượng lớn bằng nhiều hình thức.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đến thời điểm này, lượng đường tồn kho đã lên tới khoảng 400.000 tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, chưa kể lượng đường nhập lậu vào thị trường nội địa trung bình hơn 1.000 tấn/ngày.

Tồn kho cao lại không được xuất khẩu nên nhiều nhà máy đường đã rơi vào tình trạng thua lỗ, khó khăn.

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Nông sản Việt lo mất thị phần

Trung Quốc mở rộng trồng nông sản khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt.

“Trung Quốc đang là nước nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản Việt Nam như rau quả, cà phê, gạo, điều, tiêu, cao su… Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây Trung Quốc đang có những chiến lược phát triển trồng nông sản với diện tích lớn. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ có nguy cơ mất dần thị phần xuất khẩu” - TS Võ Mai - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cảnh báo.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa),

cho biết với cà phê, Trung Quốc nằm trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với sản lượng mỗi năm đạt từ 20.000 tấn trở lên. Trong năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu hơn 30.000 tấn cà phê từ Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đang có chính sách phát triển loại cây này để vừa xuất khẩu vừa cung ứng nhu cầu nội địa. “Nếu Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê của Việt Nam thì Vân Nam là “thủ phủ” của cà phê Trung Quốc. Mỗi năm tỉnh này sản xuất trên 28.000 tấn, chiếm hơn 98% sản lượng cà phê Trung Quốc” - ông Nam cho hay.

Song song đó, các hiệp hội cũng cho hay Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư trồng cao su ở các tỉnh trong nước,

thậm chí còn là nhà đầu tư trồng cao su lớn nhất tại Lào. Gần như toàn bộ diện tích cây cao su tại bắc Lào đều thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng xong các trung tâm chế biến hạt điều với diện tích rất lớn tại Quảng Châu, mở rộng diện tích trồng hồ tiêu tại đảo Hải Nam, trồng nhiều rau quả nhiệt đới như cam, quýt, tỏi, ớt, thanh long tại các tỉnh tiếp giáp với Việt Nam.

Việt Nam đã xuất khẩu cà phê thô sang 78 quốc gia trong niên vụ 2011/2012, trong đó có 10 thị trường nhập khẩu đứng đầu chiếm gần 69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đức trở thành nước nhập khẩu cà phê thô lớn nhất của Việt Nam.

Lãi suất huy động và cho vay giảm tiếp

Từ 26-3, “trần” lãi suất huy động đối với các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm xuống 7,5%/năm; lãi suất cho vay đối với các lĩnh vự ưu tiên sẽ là 11%/năm thay vì 12%/năm.

Ngay sau khi giảm các lãi suất chủ chốt, Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư số 08 về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhanh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, kể từ ngày 26-3, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/

năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng tại Qũy tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm xuống 8%/năm từ mức 8,5%/năm.

Riêng với lãi suất tiền

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn được thả nổi, tức các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cụng-cầu.

NHNN cũng đã có thông tư số 09 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngnàh kinh tế.

Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này sẽ là 12%/năm thay vì 13%/năm như trước. Các mức lãi suất trên cũng áp dụng từ ngày 26.3

Đây là lần thứ 2 kể từ tháng 12-2012 đến nay lãi suất huy động và cho vay giảm. Trước đó, từ ngày 24-2-2012, lãi suất huy động VND ngắn hạn từ 1 đến dưới 12 tháng chỉ còn 8%/năm thay vì 9%/năm; lãi suất cho vay bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên giảm 1%, xuống 12%/năm.

NHNN cho biết, cơ quan này giảm tiếp lãi suất huy động và cho vay để tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết 01 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

NHNN cũng cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã tích cực triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng ngân hàng theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý theo đúng chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ.

Cùng với các giải pháp điều hành đồng bộ của Chính phủ và các bộ, ngành trong 3 tháng đầu năm 2013, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,19% so với tháng 2 và tăng 2,39% so với cuối năm 2012); thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định,

lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất-kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế.

Gazprom lập liên doanh nhiên liệu tại Việt Nam”

Theo Đài Tiếng nói Nước Nga, kênh truyền hình “Nước Nga 24” ngày 27/3 đưa tin lãnh đạo Tập đoàn khí đốt Gazprom, ông Viktor Zubkov cho biết tập đoàn dự định thành lập các xí nghiệp liên doanh về nhiên liệu động cơ khí đốt tại những quốc gia có đường ống dẫn khí “Dòng chảy phía Nam” chạy qua, ở Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Zubkov, các quốc gia này cũng như Gazprom đều quan tâm đến việc phát triển nhiên liệu động cơ sạch và giá thành rẻ hơn.

Ông Zubkov lưu ý rằng các dự án phát triển nhiên liệu động cơ khí đốt sẽ sử dụng cơ chế tài trợ dự án. Hàng chục tỷ rúp có thể sẽ được huy động với sự tham gia của Gazprom-bank vào dự án như một

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

đối tác của Gazprom trong thành phần công ty đã được tập đoàn thành lập để quảng bá loại nhiên liệu này trong khu vực.

Trước đó, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga, hai nước cũng đã ký nhiều thỏa thuận về năng lượng.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ mở đường cho một hợp đồng kéo dài 30 năm, theo đó, Nga bắt đầu chuyển khí đốt sang Trung Quốc theo “tuyến đường phương Đông” từ năm 2018, với mức cung cấp ban đầu là 38 tỷ m3, trước khi tăng lên 60 tỷ m3.

IEV xây nhà máy khí hóa từ trấu đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 22/3, Công ty TNHH Innovative Engi-neering Ventures (IEV) đã công bố kế hoạch tham gia vào ngành công nghiệp năng lượng tái sinh thông qua việc sản xuất năng lượng từ vật liệu hữu cơ tại Việt Nam.

Thông cáo báo chí do IEV công bố tại Singapore ngày 22/3 viết: “Công ty có kế hoạch xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất khí hóa từ trấu dưới dạng viên thỏi tại Đồng bằng sông

Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam.” Công ty hy vọng có thể đưa dây chuyền đầu tiên sản xuất khí hóa từ trấu dưới dạng viên thỏi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2014.

Hơn 30,8 tỷ USD đầu tư vào Vùng Duyên hải miền Trung

Tại hội nghị xúc tiến Vùng Duyên hải miền Trung tại TP Đà Nẵng, các địa phương đã ký kết nhiều bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác đầu tư với các DN.

Cụ thể, lãnh đạo các địa phương trong vùng đã ký kết giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng và 30 triệu USD; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa vùng với các nhà đầu tư với số vốn hơn 30,8 tỷ USD; ký kết cấp tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và các DN với số vốn gần 4.000 tỷ đồng và 34 triệu USD.

Xây nhà máy điện trị giá tới 2,3 tỷ USD ở Việt Nam

Đài RFA dẫn lời Công ty điện lực nhà nước Hàn Quốc (KEPCO) cho biết một tập đoàn quốc tế do KEPCO dẫn đầu đã ký thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ USD để xây một nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ thỏa thuận về xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy, tập đoàn này sẽ xây nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất 1,2 triệu kilowatt vào năm 2018 và vận hành nhà máy trong 25 năm, trước khi giao lại cho phía Việt Nam.

KEPCO và công ty Mu-rabeni của Nhật Bản, mỗi công ty sẽ chiếm 50% cổ phần trong nhà máy này.

Mặc dù trị giá dự án này là 2,3 tỷ USD nhưng người ta tin rằng nhà máy sẽ mang lại cho riêng công ty KEPCO 15 tỷ USD trong 25 năm hoạt động kể từ khi nhà máy hoàn tất vì Chính phủ Việt Nam đã đồng ý mua tất cả lượng điện do nhà máy sản xuất.

Hơn 15.000 doanh nghiệp giải thể trong quý I

Trong quý I/2013, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Tình hình doanh nghiệp trong quý I xấu hơn năm 2012, thậm chí là quý I xấu nhất trong nhiều năm nay”.

Cụ thể trong quý I/2013, tính đến ngày 15/3, có tới

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

15.200 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2013 chỉ tăng 4,9% so với quý I/2012 (cùng kỳ năm trước tăng 5,9%). Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây, cụ thể là 4,95% (2011 tăng 7,74%; 2012 tăng 5,8%).

Đặc biệt, tỷ lệ tồn kho nói chung của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang ở mức cao làm ảnh hưởng đến mối quan hệ an toàn giữa các khâu sản xuất - tiêu thụ và tồn kho của sản xuất công nghiệp. Điều này cũng thể hiện sự khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ giữa giá trị tồn kho so với giá trị sản xuất trong một tháng hiện luôn ở mức cao, từ 70-90%. Con số này vào thời điểm 1/3/2013 là 93,3% trong khi tỷ lệ an toàn thông thường khoảng 65%.

Tại thời điểm 1/3/2013, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,5% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức 19,9% tại thời điểm 1/2/2013.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm qua các tháng trong năm qua chủ yếu do các doanh nghiệp tự kháo gỡ khó khăn bằng cách tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ, lãi ít hoặc bán lỗ để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn để tái cơ cấu ngành hàng sản xuất có lợi hơn hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác.

40/234 DN thức ăn chăn nuôi đóng cửa

Trong số 194 DN còn lại, có rất nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng.

“Ngành chăn nuôi, thủy sản khủng hoảng thì ngành thức ăn chăn nuôi cũng chật vật, khó khăn không kém”.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cho biết tại hội nghị sơ kết công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2012, ngày 20-3 tại TP.HCM.

Ông Lịch cho hay cả nước có 234 DN thức ăn chăn nuôi thì đã có 40 DN không còn sản xuất, gần như phá sản. Trong số 194 DN còn lại, có rất nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng.

Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nên DN khá chật vật khi giá nguyên liệu tăng cao, trong khi đó sản phẩm

làm ra lại có giá thành cao hơn các nước trong khu vực. Theo ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Bình kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, giá thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang cao hơn giá tại Thái Lan, Indone-sia, Đài Loan… đến 20%, bởi láng giềng chủ động được nguồn nguyên liệu.

Ông Lê Bá Lịch cho biết hiệp hội đã kêu gọi DN sản xuất thức ăn giảm giá thành tới mức có thể và đảm bảo giữ chất lượng. Hiệp hội kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ DN giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, tạo điều kiện cho DN giảm giá thành thức ăn.

Bùn đỏ có thể dùng sản xuất gang, thép

Bùn đỏ trong khai thác bô xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới như Úc, Hungary...

Tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, từ bùn đỏ có thể sản xuất được sắt xốp, gang, thép, vật liệu ứng dụng trong xử lý môi trường, sản xuất vật liệu không nung...

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Theo đó, bùn đỏ trong khai thác bô xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới như Úc, Hungary... Tại dự án alumin Lâm Đồng, hàm lượng Fe2O3 trong bùn đỏ từ 46-53%. Đây được coi tương đương với quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn và có thể dùng để sản xuất gang, thép.

Từ năm 2012, đơn vị nghiên cứu đã thử nghiệm quy mô công nghiệp 1-10 tấn/mẻ. Kết quả, hiệu suất thu hồi sắt trung bình đạt trên 70%, xỉ lò có đủ tiêu chuẩn sản xuất clinker và vật liệu xây dựng không nung. Quá trình này còn tách được một lượng xút.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập suy giảm

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 3/2012 và 3 tháng đầu năm cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký đang tiếp tục giảm.

Cụ thể, trong quý 1/2013, cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng, giảm 6,8% về số lượng doanh nghiệp và 16,1% về vốn so với quý 1/2012.

Còn so với quý 4/2012, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4% và số vốn đăng ký giảm 26,7%.

Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước, “điều này cho thấy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất và kinh doanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.

Xét theo quy mô vốn đăng ký cho thấy, mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục giảm: cụ thể, mức vốn giảm 19% so với quý 4 năm 2012 (mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 là 5,05 tỷ đồng/doanh nghiệp, quý 1/2012 là 5,16 tỷ đồng/doanh nghiệp, quý 4/2012 là 6,24 tỷ đồng/doanh nghiệp).

Bình Dương: 3 tháng đầu năm thu hút 579 triệu USD vốn FDI

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 579 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (bao gồm 36 dự án đầu tư mới và 35 dự án điều chỉnh tăng vốn).

Trong đó, chỉ tính riêng Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VISIP) đã có

11 dự án với tổng số vốn 368 triệu USD. Cụ thể, có 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với vốn đăng ký 258 triệu USD và 8 dự án điều chỉnh tăng vốn trên 110 triệu USD.

Theo kế hoạch, năm 2013, Bình Dương phấn đấu thu hút hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác... Hiện tỉnh liên tục đón nhiều nhà đầu tư các nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có khá đông doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, giải trí, văn hóa, giáo dục...

Được biết, năm 2012, Bình dương đã thu hút gần 3 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 253% so với năm 2011, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Trong đó có 123 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký 1 tỷ 690 triệu USD và 130 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng 1 tỷ 149 triệu USD.

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Hàn Quốc tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm

Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố ngày 26/3, tăng trưởng kinh tế của nước này đã giảm xuống còn 2% trong năm 2012, do chi tiêu tiêu dùng và đầu tư của các công ty giảm trong khi nợ của các hộ gia đình khá cao và tốc độ hồi phục kinh tế chậm.

Đây là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp nhất của Hàn Quốc trong 3 năm qua, kể từ mức 0,3% năm 2009 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Năm 2011 tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 3,7%.

Số liệu của BOK cho thấy tiêu dùng cá nhân tăng 1,7% trong năm 2012, so với mức tăng 2,4% năm 2011. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2012 giảm 1,9% và đầu tư xây dựng giảm 2,2%. Xuất khẩu, chiếm 50% GDP của Hàn Quốc, tăng 4,2% trong năm 2012, sau khi tăng 9,1% trong năm 2011.

BOK dự kiến tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 ở mức 2,8%. Với lạm phát ở mức 1,4%, dưới mức dự kiến 2,5-3,5%, BOK dự tính giảm lãi suất vào cuối quý II

nếu kinh tế còn khó khăn.Chính phủ Hàn Quốc dự

kiến đưa ra gói kích thích trị giá 10.000 tỷ won (9 tỷ USD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nga - Trung ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Tại cuộc gặp Nga - Trung cấp Phó Thủ tướng hôm 22/3 tại Moscow nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Nga, các đại diện các bộ, ngành hai nước đã ký nhiều văn kiện hợp tác về phối hợp chế tạo các dàn khoan dầu cỡ lớn trên lãnh thổ Nga, đầu tư, bảo hiểm, khai thác than, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và tài chính, ngân hàng.

Lãnh đạo hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt song phương và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung và nhất trí phấn đấu nâng kim ngạch này lên mức 100 tỷ USD trước năm 2015 và 200 tỷ USD trước năm 2020.

Vụ bê bối thịt “ngựa giả bò” đã lan sang cả châu Á

Vụ bê bối thịt ngựa giả thịt bò đang gây chấn động

khắp châu Âu đã lan sang châu Á khi món lasagna nhập khẩu từ châu Âu bị cấm bán tại Hong Kong.

Cơ quan An toàn thực phẩm Hong Kong ngày 20.2 đã yêu cầu ParknShop, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất nơi đây, thu hồi món lasagna do “gã khổng lồ” thực phẩm đông lạnh Findus sản xuất, một trong những công ty hiện đang là trung tâm của vụ bê bối nói trên, vì rất có thể sản phẩm này có pha trộn với thịt ngựa vốn chưa được kiểm tra thuốc thú y.

Theo Cơ quan Kiểm tra nông nghiệp và thực phẩm Czech, các mẫu thực phẩm được lấy tại một chi nhánh của chuỗi siêu thị Tesco ở thành phố miền Tây Pilsen để đem đi xét nghiệm ADN và kết quả cho thấy các sản phẩm này phần lớn là thịt ngựa dán mác thịt bò.

Cơ quan chức năng Czech đã yêu cầu siêu thị ngay lập tức thu hồi những sản phẩm này đang được bày bán tại các chi nhánh trong cả nước.

Trong khi đó, Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) của Anh cùng ngày cũng cho biết nước này đang tiếp tục mở rộng kiểm tra các sản phẩm được chế biến từ thịt,

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

trong đó có các loại đồ ăn chế biến sẵn.

Vụ bê bối thịt ngựa giả thịt bò đã lan rộng ra nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Slove-nia và giờ đây là Czech.

Nhiều sản phẩm chế biến từ thịt ngựa được bày bán trong các siêu thị ở những nước này đã bị thu hồi.

Vụ bê bối đã thực sự làm chấn động toàn châu Âu trong suốt hơn một tuần qua, gây tâm lý hoang mang lo ngại về chất lượng thực phẩm đối với hầu hết người tiêu dùng tại khu vực.

Trong một nỗ lực lấy lại niềm tin của người tiêu dùng và cứu ngành công nghiệp chế biến thịt của châu lục này thoát nguy cơ bị “khai tử,” Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiến hành xét nghiệm ADN tất cả các sản phẩm thịt để xác định có thịt ngựa pha trộn hay không.

Thái Lan hạ giá bán gạo cho Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đã chấp nhận đề xuất mua 20 nghìn tấn gạo Hom Mali 100% từ Tổ chức Lưu trữ Công cộng (PWO) để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 1100 USD/tấn, giảm 25 – 35 USD/tấn so với giá thị trường.

Theo nguồn tin địa phương, gạo sẽ được đóng gói 5kg/túi và được bày bán

ở thị trường Trung Quốc.Chính phủ Thái Lan cũng

đã phê duyệt đề án xuất khoảng 50 nghìn tấn lúa gạo từ Kho dự trữ quốc gia. Theo Bộ trưởng bộ Thương Mại Thái Lan, khoảng 10 nghìn tấn gạo trắng 5% tấm sẽ được bán cho Tổ chức Marketing của Nông dân để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Khoảng 40 nghìn tấn lúa gạo cũ từ mùa vụ năm 2003 -2005 sẽ được bán ra làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Giá cả của các loại gạo này sẽ được công bố sau.

Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Cục Ngoại thương cho biết xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2013 đạt mức 1,04 triệu tấn, cao hơn Ấn Độ (960 nghìn tấn) và Việt Nam (750 nghìn tấn) trong cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 711 USD/tấn, tăng 3% so với mức giá xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái (688 USD/tấn).

Nhiều nước tiếp tục mua vàng

Trong bối cảnh tiền tệ còn nhiều rủi ro và cuộc khủng hoảng nợ kéo dài, đặc biệt ở châu Âu, nhiều nước sẽ tiếp tục mua vàng.

Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mông Cổ đã mua 1,5 tấn vàng trong tháng trước, đưa lượng nắm giữ lên 5,8 tấn – nhiều nhất kể từ năm 2008.

Kazakhstan trong khi đó mua 4,9 tấn, Azerbaijan mua 1 tấn và Ukraina mua 0,6 tấn.

Ngân hàng trung ương Nga đã mua thêm 7 tấn vàng trong tháng vừa qua lên 976,9 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ mua 5,7 tấn lên 375,7 tấn

Dự trữ vàng của Canada tuy nhiên giảm 0,1 tấn, của Cộng hòa Séc giảm 0,2 tấn và Mexico giảm 0,1 tấn.

Trong năm 2012, các NHTW trên thế giới đã mua tổng cộng 534,6 tấn vàng dự trữ - nhiều nhất kể từ năm 1964, ngay cả khi giá đạt mức bình quân cao kỷ lục là 1.669 USD/ounce.

Trong năm nay, vàng đã có 5 tháng giảm giá liên tiếp tính đến hết tháng 2 do nhà đầu tư bán vàng trong các quỹ ETF và dấu hiệu cho thấy kinh tếMỹ phục hồi cũng như khả năng Fed sẽ rút các chương trình kích thích kinh tế.So với mức cao kỷ lục thiết lập hồi tháng 9/2011 thì giá vàng hiện đang thấp hơn 17%.

Dẫu vậy, theo các chuyên gia, trong bối cảnh tiền tệ còn nhiều rủi ro và cuộc khủng hoảng nợ kéo dài, đặc biệt ở châu Âu, nhiều nước có thể vẫn tiếp tục tăng cường mua vàng. Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối ở các nước đang nổi còn khá thấp nên “room” để cho các nước này mua vàng là rất lớn.

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Quảng cáo trên báo chí chịu thuế suất 10%

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 25% xuống còn 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng).

Theo Bộ Tài chính, việc đề xuất giảm thuế suất như nêu trên căn cứ cơ sở thực tiễn, phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới và cũng là một bước thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020.

Bên cạnh việc điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông, trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá 04 năm thực hiện Luật và rà soát các quy định về ưu đãi thuế TNDN tại các văn bản pháp luật chuyên ngành, dự thảo Luật đã bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi (ngoài các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo Luật thuế TNDN hiện hành).

Cụ thể, bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 10%

trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư mới có quy mô đầu tư và phạm vi tác động rộng lớn đến kinh tế - xã hội đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ.

Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 10% đối với: Thu nhập từ thực hiện dự án nghiên cứu phát triển; dự án ứng dụng công nghệ cao; dự án ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua; Thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo) của cơ quan báo chí; Thu nhập từ hoạt động xuất bản của cơ quan xuất bản theo quy định của Luật xuất bản; Thu

nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: trồng, chăm sóc rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trên đất hoang hoá hoặc vùng nước chưa được khai thác; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.

Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 20% đối với:

Tổ chức tài chính vi mô; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: trồng cây dược liệu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; phát triển ngành nghề truyền thống;

Bổ sung và địa bàn ưu đãi thuế (miễn 2, giảm 4) đối với Khu công nghiệp, trừ KCN thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Tài chính cho rằng, việc bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với các lĩnh vực

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

như nêu trên sẽ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; việc bổ sung ưu đãi thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển các lĩnh vực này, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn, miền núi; việc bổ sung vào diện ưu đãi thuế ở mức cao đối với các lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghệ sinh học, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải, tiết kiệm năng lượng,... để hướng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...

Từ 1/4, giảm lệ phí trước bạ ô tô

Mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi là 10-15%, và từ lần thứ hai trở đi là 2%.

Ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định 23/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

Trước đây, đối với loại ô tô

chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ theo mức từ 10-20%.

Theo Nghị định mới, từ ngày ¼, ô tô chở dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn ch phù hợp với thực tế tại từng địa phương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% trên toàn quốc.

Cũng bắt đầu từ ngày 1/4, đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) đăng ký lần đầu ở những tỉnh, thành phố đang áp dụng mức thu cao hơn 10% nhưng không quá 15% thì áp dụng mức thu lệ phí trước bạ theo quy định hiện hành. Trường hợp mức thu cao hơn 15% thì áp dụng mức thu 15% cho đến khi HĐND tỉnh, thành đó ban hành mức thu mới theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định mới cũng quy định: Giá tính lệ phí trước bạ là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Bộ Tài chính quy định cụ thể, trình tự, thủ tục, nguyên tắc ban hành giá tính lệ phí trước bạ.

Nhiều chương trình cho vay ưu đãi

Nếu như ở thời điểm trước, doanh nghiệp (DN) khát vốn và ngân hàng cũng không dư dả để cho vay, thì thời gian gần đây, xu thế này lại đảo ngược, tức là ngân hàng thừa vốn, mà DN lại không mấy mặn mà. Để giải phóng nguồn vốn dồi dào như hiện nay, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình cho vay với lãi suất khá hấp dẫn…

Nhằm hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) đã triển khai chương trình ưu đãi lãi suất dành cho các DN vừa và nhỏ. Cụ thể, HDBank dành 1.500 tỷ đồng với lãi suất 11-12%/năm cho các DN có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ dự án SXKD và xuất nhập khẩu. Lãi suất ưu đãi được áp dụng cố định trong suốt kỳ hạn vay. Chương trình diễn ra từ nay đến hết tháng 4-2013. Còn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lại có chương trình ưu đãi lãi suất vay dành cho khách hàng vay hiện hữu của ACB có nhu cầu vay thêm. Theo đó, từ nay đến hết tháng 3, khi vay thêm tối thiểu 300 triệu đồng, khách hàng của ACB sẽ được hưởng mức lãi suất thấp, chỉ 10,99%/năm với các khoản vay cho mục đích SXKD. Chương

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

trình này được thiết kế dành cho khách hàng là hộ gia đình cá thể, giúp họ nhanh chóng có nguồn vốn giá rẻ để triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, những khoản vay tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà cũng được hưởng mức lãi suất từ 11,99%/năm. Đặc biệt, khi khách hàng giải ngân khoản vay mới sẽ đồng thời được giảm lãi suất của các khoản vay hiện tại xuống còn 14,99%/năm.

Không đứng ngoài cuộc, Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) dành 800 tỷ đồng cho vay ngắn hạn hộ kinh doanh, với lãi suất ưu đãi từ 13,5%/năm. Khách hàng là hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) tại Ocean-Bank có thể được vay 100% giá trị tài sản bảo đảm và tối đa 85% tổng số vốn kinh doanh cần bổ sung, với lãi suất 13,5%/năm trong 6 tháng đầu tiên kể từ ngày giải ngân. Tổng số tiền tối đa cho mỗi khoản vay 1 tỷ đồng/hộ kinh doanh. Với thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chỉ 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Ngoài việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hộ kinh doanh lãi suất ưu đãi, OceanBank cũng triển khai chương trình cho vay thu mua, tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2013, lãi suất 10%/năm. Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Tổng giám

đốc OceanBank cho biết, qua khảo sát của ngân hàng, các hộ kinh doanh thường xuyên có nhu cầu bổ sung vốn để mở rộng quy mô SXKD hoặc tích trữ hàng hóa trong những dịp cao điểm, có tính mùa vụ. Kênh vay vốn chủ yếu hiện nay của các hộ kinh doanh vẫn thông qua nguồn tín dụng đen với lãi suất rất cao và rủi ro lớn. Đó cũng là một trong những lý do khiến tín dụng đen vẫn còn tồn tại. Vì lý do này, OceanBank dành một nguồn tiền lớn hướng đến cho vay nhóm khách hàng là hộ kinh doanh với mục đích cung cấp cho khách hàng nguồn vốn ổn định, lãi suất thấp.

Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng chỉ ưu đãi lãi suất trong thời gian ngắn thì chưa đủ, DN cần được hỗ trợ trong thời gian dài hơn để ổn định hoạt động SXKD. Nếu ngân hàng chỉ ưu đãi trong vài tháng rồi sau đó “thả nổi” thì DN khó xoay xở được. Bài toán cho vay vốn dài hạn với cam kết lãi suất ổn định mới là điểm cộng đồng DN quan tâm.

Ngân hàng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND

Các tổ chức tín dụng (TCTD) không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND hoặc các hình thức bằng tiền khác cũng

như không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại TCTD khác.

Đây là nội dung quan trọng của văn bản số 1889 Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trên cơ sở các nội dung Thông tư 12/2012 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD, Thông tư 33/2011 quy định về việc cho vay của TCTD đối với khách hàng và chỉ thị 05/2012 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, giữ hộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài nội dụng trên, NHNN còn yêu cầu TCTD không được cho khách hàng vay vốn để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ. TCTD thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi dư nợ sang đồng Việt Nam; không được gia hạn các khoản vay trên nhằm khẩn trương tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012.

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

NHNN cũng yêu cầu các TCTD phải thực hiện đúng nguyên tắc về hoạt động quản lý tài sản, bảo quản giữ hộ (bao gồm giữ hộ vàng). Theo đó, khách hàng phải trả phí cho TCTD thực hiện dịch vụ giữ hộ; các mức phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng phải được niêm yết công khai.

TCTD phải đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất khi thực hiện nghiệp vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của NHNN. TCTD không được sử dụng vàng giữ hộ để cầm cố thế chấp, ký quỹ, bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại TCTD khác.

Thúc đẩy hợp tác, giao thương Việt Nam - Phần Lan

Ngày 25-3, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo “Cơ hội đầu tư, giao thương giữa Việt Nam và Phần Lan” nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng cường thâm nhập thị trường mỗi bên.

Theo VCCI, năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Phần Lan đã vượt 300 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm trước. Đây là một nỗ lực lớn của

cộng đồng DN hai nước, mặc dù vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI cho biết, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan gồm: cà phê, cao su, giầy dép các loại, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng xe đạp... Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan máy móc thiết bị, phương tiện thông tin truyền thông, nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu...Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất và nhập của hai bên có tính chất bù đắp, đáp ứng tốt yêu cầu của nhau nên hoàn toàn có tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Đại diện DN Phần Lan nhấn mạnh, Phần Lan đã làm chủ nhiều loại công nghệ thân thiện với môi trường để ứng phó với sự thay đổi của khí hậu hoặc những đe dọa tự nhiên. Đặc biệt, Phần Lan có thế mạnh về lâm nghiệp và hứa hẹn một tương lai hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực này, nhất là trong việc hỗ trợ bảo tồn rừng cũng như chuyển giao kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu khoa học; cũng như đề nghị hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là về nguồn năng lượng tái tạo kết hợp bảo vệ môi trường. Thời gian tới, DN nước bạn mong

muốn hợp tác đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xây dựng, khai thác mỏ, bốc xếp tại cảng biển, sản xuất vật liệu tại Việt Nam.

Sửa đổi ưu đãi thuế GTGT ở khu kinh tế cửa khẩu

Bộ Tài chính cho biết, sau một thời gian thực hiện chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với khu kinh tế cửa khẩu, đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi để rút tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá, dịch vụ như: điện thoại di động, thuốc lá, bia, rượu, nước giải khát, chất tẩy rửa, ô tô, xe máy, sữa, bột dinh dưỡng, dầu ăn, xăng dầu,…

Do vậy để thực hiện đúng chính sách về khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại các vùng kinh tế đặc thù, và hạn chế hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, trong dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh quy định về ưu đãi thuế giá trị gia tăng như sau:

Theo đó, Bộ đề xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và hàng hóa,

Soá 07 thaùng 04 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trung tâm TTCN&TM

dịch vụ từ khu phi thuế quan xuất ra nước ngoài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.

Còn đối với một số mặt hàng từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan nhưng không thực hiện thủ tục xuất khẩu và hải quan như: bia các loại; nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu; thuốc lá điếu các loại, xì gà; điện thoại di động, thẻ cào điện thoại di động; ô tô các loại; xe gắn máy các loại; xăng dầu thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, nộp các loại thuế đối với những mặt hàng này như bán hàng trong nội địa Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thực hiện mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng phải kiểm tra trước khi hoàn thuế như: mỳ, miến, cháo, phở ăn liền; bánh kẹo các loại; xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng; sữa các loại, bột dinh dưỡng, dầu ăn các loại và gaz sử dụng cho các loại thiết bị lạnh.

Bộ Tài chính còn đề nghị hàng hóa ngoài các mặt hàng nêu trên từ nội địa Việt Nam hoặc các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu và áp dụng thủ tục kiểm tra, hoàn các loại thuế theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về thuế hiện hành.

Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ Tài chính việc sửa đổi quy định chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa Việt Nam và các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu vào khu phi thuế quan sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh kịp thời danh mục những mặt hàng không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và những mặt hàng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế khi xuất khẩu từ nội địa vào khu phi thuế quan, hạn chế việc lợi dụng chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng để gian lận, trốn thuế.