mở đầu - sgtvt.danang.gov.vn · theo thống kê của sở gtvt, tính đến hết tháng...

20
Mở đầu: Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ATGT đã được phổ biến rộng rãi trên địa bàn thành phố; Tuy nhiên chưa được thường xuyên, liên tục; Công tác tuyên truyền có sự chuyển biến nhưng chưa mang lại hiệu quả cao; Chưa được phủ khắp và chưa thật sự đến được người dân, nhất là thanh thiếu niên. Thành phố Đà Nẵng, đang triển khai mạnh chương trình “Thành phố 3 có”. Trong đó “Có nếp sống văn hóa văn minh đô thị” là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì vậy đề tài Nâng cao công tác tuyên truyền an toàn giao thông trên địa bàn thành phố là một trong những vấn đề để xây dựng nếp sống Văn hóa giao thông, góp phần trong việc lập lại trật tự ATGT, kiềm chế và giảm thiểu TNGT trên địa bàn thành phố. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP I. THỰC TRẠNG: Thành phố Đà Nẵng là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung và Tây nguyên, Đà Nẵng đang trên đà phát triển với tốc độ cao về kinh tế, thương mại, du lịch, đầu tư, sản xuất... và công tác chỉnh trang đô thị diễn ra nhanh chóng. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1256,24 km 2 , chiếm 0,39% diện tích cả nước, trong đó diện tích trung tâm thành phố và vùng phụ cận chiếm 942,61km 2 , gồm 06 quận và 02 huyện, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng là đô thị loại 1 nằm trung độ của cnước, có đủ các loại hình giao thông đường sắt; đường thu; đường bvà đường hàng không. Diện tích tự nhiên là: 1.256 km2, gồm 6 quận, 2 huyện. Dân số của Thành phố tính đến tháng 4 năm 2009 là 887.069 người. Theo thống kê của SGTVT, tính đến hết tháng 12/2009, Thành phcó tổng cộng 525,889 km đường b(trong đó tuyến Quốc lộ 1A và 14B đi qua địa bàn Thành phố dài 69,126km).Mật độ đường bphân bkhông đều, trung tâm là 3km/km 2 , ngoại thành là 0,33km/km 2 (so với yêu cầu tối thiểu là 4,5- 5km/km 2 ). Mặt cắt ngang đường đa shẹp với nhiều nút giao cắt đồng mức. Tăng tốc độ phjats triển cơ sở hạ tầng rất nhanh, tuy nhiên chưa đáp ứng kịp với sự gia tăng phương tiện cơ giới đường bộ. Chính vì vậy mật độ các phương tiện lưu thông trên đường là rất đông, nht là gicao điểm. Mức độ gia tăng xe ôtô hàng năm là 13,45%, môtô là 8,75%. Tính đến ngày 28/02/2010, tổng sphương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng là 27.582 ôtô, 477.801 môtô, ngoài ra còn hàng chục ngàn xe thô sơ các loại và rất

Upload: others

Post on 24-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Mở đầu:

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

ATGT đã được phổ biến rộng rãi trên địa bàn thành phố; Tuy nhiên chưa được

thường xuyên, liên tục; Công tác tuyên truyền có sự chuyển biến nhưng chưa mang

lại hiệu quả cao; Chưa được phủ khắp và chưa thật sự đến được người dân, nhất là

thanh thiếu niên.

Thành phố Đà Nẵng, đang triển khai mạnh chương trình “Thành phố 3 có”.

Trong đó “Có nếp sống văn hóa văn minh đô thị” là một trong những vấn đề được

quan tâm nhất. Vì vậy đề tài Nâng cao công tác tuyên truyền an toàn giao thông

trên địa bàn thành phố là một trong những vấn đề để xây dựng nếp sống Văn hóa

giao thông, góp phần trong việc lập lại trật tự ATGT, kiềm chế và giảm thiểu

TNGT trên địa bàn thành phố.

CHƯƠNG I:

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP

I. THỰC TRẠNG:

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền

Trung và Tây nguyên, Đà Nẵng đang trên đà phát triển với tốc độ cao về kinh tế,

thương mại, du lịch, đầu tư, sản xuất... và công tác chỉnh trang đô thị diễn ra nhanh

chóng.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1256,24 km2, chiếm 0,39% diện

tích cả nước, trong đó diện tích trung tâm thành phố và vùng phụ cận chiếm

942,61km2, gồm 06 quận và 02 huyện, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía

Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp biển Đông.

Đà Nẵng là đô thị loại 1 nằm ở trung độ của cả nước, có đủ các loại hình giao

thông đường sắt; đường thuỷ; đường bộ và đường hàng không. Diện tích tự nhiên

là: 1.256 km2, gồm 6 quận, 2 huyện. Dân số của Thành phố tính đến tháng 4 năm

2009 là 887.069 người.

Theo thống kê của Sở GTVT, tính đến hết tháng 12/2009, Thành phố có tổng

cộng 525,889 km đường bộ(trong đó tuyến Quốc lộ 1A và 14B đi qua địa bàn

Thành phố dài 69,126km).Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là

3km/km2, ngoại thành là 0,33km/km

2 (so với yêu cầu tối thiểu là 4,5- 5km/km

2).

Mặt cắt ngang đường đa số hẹp với nhiều nút giao cắt đồng mức. Tăng tốc độ

phjats triển cơ sở hạ tầng rất nhanh, tuy nhiên chưa đáp ứng kịp với sự gia tăng

phương tiện cơ giới đường bộ. Chính vì vậy mật độ các phương tiện lưu thông trên

đường là rất đông, nhất là giờ cao điểm.

Mức độ gia tăng xe ôtô hàng năm là 13,45%, môtô là 8,75%. Tính đến ngày

28/02/2010, tổng số phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng là

27.582 ôtô, 477.801 môtô, ngoài ra còn hàng chục ngàn xe thô sơ các loại và rất

nhiều phương tiện giao thông của các địa phương qua lại, hoạt động trên địa bàn

Thành phố.

Quốc lộ 1A qua địa phận Đà Nẵng dài 36,2km (tính từ đỉnh đèo Hải Vân

(Km 904+800) đến Hoà Phước (Km 914 ) giáp với Quảng Nam) và Quốc lộ 14B

qua Đà Nẵng dài 33,5km (tính từ cảng Tiên Sa qua ngã tư Hoà Cầm và đến giáp

ranh với Quảng Nam).

Đà Nẵng có các đường ĐT 601 (từ An Ngãi Tây đến đèo Đê Bay dài

42,2Km) , ĐT 602 ( đoạn từ Âu Cơ đến khu du lịch Bà Nà dài 27,7km) , ĐT 604

(Từ Tuý Loan đến dốc Kiền dài: 24,7km) và ĐT 605 (từ cầu Đỏ đến Điện Hồng dài

5,4km)

II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TNGT:

1- Tình hình gia tăng phương tiện qua các năm:

Ôtô Môtô

Năm Xe đăng

ký mới

Tổng số xe

đang quản lý Tăng,

giảm

Xe đăng ký

mới

Tổng số xe

đang quản lý Tăng

giảm 2005 1.390 17.425 + 10,9% 26.451 315.384 +11,7%

2006 1.144 18.566 +6,5% 26.823 340.603 +8,0%

2007 2.834 22.034 +18,7% 40.716 381.319 +11,9%

2008 3.121 22.584 +2,5% 39.241 422.488 +10,8%

2009 4.137 27.119 +20% 41.603 465.858 +10,2%

8tháng

2010 2.128 29.199 +7,7% 29.734 499.304 +7,2%

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của phương tiện qua các năm:

0

100

200

300

400

500

600

2005 2006 2007 2008 2009 8tháng 2010

Ô tô

Mô tô

Nhận xét:

Số lượng xe máy tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây dẫn

đến hậu quả là số lượng người chết vì tai nạn giao thông cũng tăng nhanh. Do

lượng phương tiện tham gia giao thông cao, dẫn đến ùn tắc giao thông trở thành

một vấn đề nóng bỏng của xã hội. Kéo theo sự tăng trưởng nóng của các loại

phương tiện giao thông là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

2. Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ qua các năm:

Năm Số vụ Tăng,

giảm

Người chết Tăng,

giảm

Bị thương Tăng,

giảm

2005 157 -23,8% 133 -10,7% 166 -14,4% 2006 146 -7% 117 -12% 111 -33% 2007 205 +40,4% 168 +43,6% 181 +63% 2008 158 - 23% 115 -32% 120 -34% 2009 145 -8,2% 127 +10,4% 89 -25,8%

8 tháng 2010 133 +58,3% 89 +14% 117 +121%

Tính tổng số vụ, người chết và bị thương trên 10.000 phương tiện:

Năm Số vụ Người chết Bị thương Ghi chú

2005 4,72 4,00 4,99 Giảm

2006 4,06 3,26 3,09 Giảm

2007 5,08 4,17 4,49 Tăng

2008 3,55 2,58 2,70 Giảm

2009 2,94 2,58 1,81

8 tháng

2010 2,51 1,68 2,21

Nhận xét: Chúng ta phân tích TNGT trên 10.000 phương tiện để chứng minh

cho sự gia tăng phương tiện liên quan đến tình hình TNGT đường bộ, mỗi tương

quan đó thể hiện tính chất phức tạp của TNGT do phương tiện cơ giới đường bộ cá

nhân gây ra; Vì vậy, hạn chế phương tiện cá nhân, đồng thời xây dựng các mô hình

phương tiện cơ giới công cộng như xe buýt, tàu điện … là một trong những giải

pháp để kiềm chế và giảm thiểu TNGT đường bộ như hiện nay.

3. Phương tiện gây TNGT:

NĂM Lái xe ô tô Lái xe mô tô ĐK xe thô sơ Bộ hành

vụ chết bi th vụ chết bi th vụ chết bi th vụ chết bi th

2005 31 29 44 119 99 119 4 2 3 3 3 0

2006 23 21 12 117 91 97 3 2 2 3 3

2007 38 29 32 164 136 148 2 2 1

2008 36 28 27 119 86 91 3 1 2

2009 39 39 14 105 88 73

9th/2010 22 16 21 132 89 109 1 1 0

Tổng hợp qua các năm cho thấy:

Lái xe ô tô Lái xe mô tô ĐK xe thô sơ Bộ hành

vụ chết b th vụ chết b th vụ chết b th vụ chết b th

189 162 150 756 589 637 13 8 8 6 6 0

Biểu đồ thể hiện phương tiện gây TNGT nhiều nhất:

0

100

200

300

400

500

600

700

800

vụ chết b th vụ chết b th vụ chết b th vụ chết b th

Lái xe ô tô Lái xe mô tô ĐK xe thô sơ Bộ hành

Nhận xét: Cần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông, thay vào đó

là dịch vụ vận tải công cộng có sự quản lý của nhà nước một cách chặt chẽ, thì tình

hình TNGT sẽ chuyển biến tích cực. Bằng cách là khuyến khích sinh viên, công

nhân tại các khu công nghiệp và một số bộ phận nhân dân có nhu cầu đi lại cao sử

dụng xe buýt công cộng. Như vậy, điều kiện đặt ra là: Dịch vụ xe buýt công cộng

phải đạt chất lượng cao, phục vụ tốt, đúng hành trình và đúng giờ.

4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến TNGT:

Tính trên số vụ:

Nguyên nhân 2005 2006 2007 2008 2009

9th

2010 Tổng

Chạy quá tốc độ 36 17 34 28 42 20 177

Đi không đúng phần

đường 53 43 69 33 24 35 257

Tránh vượt sai quy định 39 41 51 10 19 17 177

Say rượu bia 4 5 5 4 3 11 32

Do bộ hành 3 10 7 7 9 15 51

Không chú ý quan sát 11 15 23 27 22 12 110

Nguyên nhân khác 7 14 13 9 11 10 64

Vi phạm thể lệ 1 4 1 6

Chưa rõ nguyên nhân 40 9 8 57

Chuyển hướng 11 11

Không nhường đường 15 15

Do đường trơn trượt 1 1

Do dừng đỗ 1 1

Quy trình thao tác lái xe 2 1 3

Không giấy phép lái xe 1 1

Thiết bị an toàn ko đảm

bảo 2 3 2 7

Nhận xét: Qua đồ thị cho thấy, nguyên nhân đi không đúng phần đường, chạy

quá tốc độ và không chú ý quan sát và tránh vượt sai quy định là các nguyên nhân

chính dẫn đến TNGT; với các nguyên nhân này đều vi phạm quy tắc giao thông,

Theo thống kê gần 80 % tai nạn giao thông đường bộ do môtô xe máy gây ra,

phần lớn nằm trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.

5. Phân tích tình hình TNGT trên từng địa bàn.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Quốc lộ 1A 42 44 39 30 32 25 212

Quốc lộ 14B 5 3 7 5 6 11 37

Nội thành 101 91 141 111 94 102 640

ĐT 4 1 7 0 7 5 24

Nông thôn 3 1 0 0 0 3 7

Khác 2 5 11 12 6 13 49

Đồ thị biểu hiện:

0

100

200

300

400

500

600

700

Quốc lộ

1A

Quốc lộ

14B

Nội thành ĐT Nông

thôn

Khác

Nhận xét: TNGT xảy ra trên đường nội thị của thành phố là cao nhất, do các

yếu tố cơ bản sau: Các tuyến đường được nâng cấp, mở rộng như Nguyễn Hữu

Thọ, Điện Biên Phủ, Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn, Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa,

Nguyễn Tất Thành … chính vì vậy, sự chủ quan của người điều khiển phương tiện

do chạy quá tốc độ, thiếu chú ý quan sát, tránh vượt sai quy định nên dễ dẫn đến

những vụ TNGT nghiên trọng; Ngoài ra, trên tuyến quốc lộ xảy ra TNGT thường

xảy là tuyến đường Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng… do đây

là tuyến đường có nhiều loại phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông, từ

các tuyến xe khách Bắc – Nam, các ô tô tải lưu thông ra vào các khu công nghiệp…

Chính vì vây, các tuyến đường này là nguy cơ chính dẫn đến TNGT nghiêm trọng.

6. TNGT trên từng địa phương:

Năm

Hai Châu Thanh Khê

Liên

Chiểu Sơn Trà

Ngũ H

Sơn Cẩm Lệ

Hòa

Vang

2005 21 40 29 16 18 2 31

2006 14 41 25 15 17 14 20

2007 45 42 30 18 25 20 25

2008 18 33 29 9 19 17 33

2009 17 25 27 13 22 12 30

9th/2010 25 31 26 18 14 13 32

140 212 166 89 115 78 171

Biểu đồ:

0

50

100

150

200

250

Hai Châu Thanh KhêLiên Chiểu Sơn Trà Ngũ H

Sơn

Cẩm Lệ Hòa Vang

Nhận xét: Ta thấy rằng địa bàn quận Thanh Khê, Hải Châu và Liên Chiểu có

số vụ TNGT xảy ra cáo nhất, đây là địa bàn trung tâm của thành phố, tập trung

nhiều cơ quan hành chính, trường học, khu thương mại… cho nên có nhiều đối

tượng tham gia giao thông cao như học sinh, sinh viên, người buôn bán, ngoài ra

việc họp chợ trái phép, lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông trở nên rất

phức tạp, hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra tại các cổng trường học;

Riêng trên địa bàn quận Liên Chiểu tập trung nhiều trường đại học, khu công

nghiệp… do vậy thường xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng.

7. Phân tích tỷ lệ giới tính vi phạm TTATGT và gây TNGT:

Nam giới: 86,7%

Nữ giới: 13,3%

nam

nữ

Qua phân tích 3 năm năm 2008 đến 2010, tình hình TNGT của giới tính Nam

– Nữ từ cho thấy, đối tượng gây TNGT dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là Nam giới

chiếm 86,7%, cho thấy tính cách của đối tượng này thường vi phạm pháp luật về

GTĐB nhiều nhất, các nguyên nhân chính vẫn là chạy quá tốc độ, say rượu bia,

điều khiển mô tô chở 3,4, tránh vượt sai quy định… Từ đây, công tác xử lý vi phạm

TTATGT cần tập trung vào đối tượng này, đồng thời công tác tuyên truyền cần lưu

ý tập hợp đối tượng này để phổ biến, giáo dục pháp luật.

8. Phân tích độ tuổi gây TNGT:

Độ tuổi 2006 2007 2008 2009 9th/2010 Tổng

Dưới 18 tuổi 5 5 5 15

Từ 18 - 25 tuổi 23 62 26 37 30 178

Từ 25 - 35 tuổi 61 64 62 29 40 256

Từ 35 - 45 tuổi 28 35 33 21 21 138

Trên 45 tuổi 10 20 24 27 29 110

0

50

100

150

200

250

300

Dưới 18 tuổi Từ 18 - 25 tuổi Từ 25 - 35 tuổi Từ 35 - 45 tuổi Trên 45 tuổi

Phân tích độ tuổi gây TNGT nhiều nhất:

Qua phân tích độ tuổi gây TNGT, cho thấy

- Độ tuổi dưới 18 chiếm 2,2%, vì đây là độ tuổi chưa có GPLX, đồng thời

đây là đối tượng tự ý sử dụng mô tô trái phép, vi phạm Luật GTĐB, đa số không

phải học sinh. Phần đông là thanh thiếu niên không có việc làm.

- Độ tuổi từ 18-25 tuổi, chiếm 25,5%, đây là đối tượng gây TNGT khá cao,

nguyên nhân do ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT kém, tính cách

nóng vội, đua đòi, hiếu thắng thường tập trung vào độ tuổi này.

- Độ tuổi từ 25 – 35 tuổi, chiếm 36,7%, đây là độ tuổi có tỷ lệ gây TNGT

chiếm cao nhất, nguyên nhân đây là đối tượng nằm trong tuổi lao động, tham gia

giao thông với tần suất cao, đây là độ tuổi lao động chính của gia đình; Ngoài ra

việc sử dụng rượu bia, chạy quá tốc độ là thường nằm trong đối tượng này. Đa sô là

người lao động tự do,

Từ đó, cho thấy việc xử lý vi phạm và công tác tuyên truyền ATGT nên tập

trung vào độ tuổi này.

9. Phân tích thời gian thường xảy ra TNGT:

+ Phân tích TNGT theo từng tháng:

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

vụ

chết

bi th

Nhận xét: Xét trên đồ thị cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, TNGT

xảy ra vào thời gian này khá cao, nguyên nhân đây là thời điểm của Tết Dương

lịch, và nằm vào thời gian Tết Nguyên đán. Người và phương tiện tham gia giao

thông với mật độ rất cao, tần suất xe hoạt động trên đường tăng, do luân chuyển

hàng hóa Tết, quay vòng xe để chở khách kịp thời gian đón Tết, ngoài ra các chợ,

trung tâm siêu thị hoạt động rất đông dẫn đến các đối tượng là mô tô, xe gắn máy

mua sắm tết … cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân vì sao tai nạn và va chạm giao

thông cao nhất, thêm vào đó, trước Tết và sau Tết tình trạng tất niên và đi chơi

Xuân là một trong những vấn đề làm tình hình TNGT diễn biến phức tạp.

Khoản thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm: là thời điểm xảy ra

TNGT nhiều nhất, chính vì vậy Chính phủ chọn Tháng 9 hàng năm là Tháng

ATGT, vì đây là tháng có nhiều đối tượng tham gia giao thông cao và đột viến như:

Học sinh và sinh viên bắt đầu nhập học, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, giữa nắng và

mưa, làm cho người tham gia giao thông một phần ảnh hưởng đến khả năng điều

khiển phương tiện cơ giới đường bộ kém.

+ Phân tích TNGT theo giờ trong ngày.

(Phân tích tình hình TNGT 11 tháng năm 2010 cho thấy)

TT Thời gian Vụ Chết Bị thương

1 0 – 6h 22 15 25

2 6h – 12h 33 24 21

3 12h – 18h 67 48 47

4 18h – 24h 73 48 64

0

10

20

30

40

50

60

70

80

0 – 6h 06h – 12h 12h – 18h 18 – 24h

Vụ

Chết

Bị thương

Phân tích: Qua biểu đồ cho thấy, 02 khoản thời gian xảy ra TNGT nhiều nhất

là từ 12h – 18h và 18h – 24h, chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Khoản thời gian từ 12h – 18h, đây là thời gian hoạt động cao nhất, giờ cao

điểm sau một ngày làm việc (từ 16h30 đến 18h), hiện tượng ùn tắc giao thông cũng

xảy ra vào thời điểm này, đồng thời do nóng vội về nhà sau một ngày làm việc,

thêm vào đó là thời điểm giữa ngày và đêm, hiện tượng lập lờ khi điều khiển

phương tiện cơ giới làm cho người điều khiển thường lúng túng và xử lý tình huống

kém, nên TNGT rất dễ xảy ra vào thời gian này.

- Khoản thời gian từ 18h – 24h, đây là thời gian mà các đối tượng thường sử

dụng nồng độ cồn cao nhất, thêm vào đó là các đối tượng thanh, thiếu niên tham

gia giao thông hoạt động trên đường rất cao, từ lạng lách đánh võng đến chạy quá

tốc độ thường xuyên xuất hiện trên các tuyến đường, do ít phương tiện tham gia

giao thông, nhất là các tuyến đường mới được nâng cấp mở rộng như Trường Sa –

Hoàng sa, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tất

Thành… Chính vì vậy, TNGT thường xảy ra bất kỳ lúc nào nếu có lạm dụng nồng

độ cồn và chạy quá tốc độ.

III. TÌNH HÌNH VI PHẠM VỀ TRẬT TỰ ATGT:

Năm Xử phạt Tạm giữ phương tiện

Tước GPLX Thành

tiền Ôtô Môtô

2005 40,882 50 4,733 363 8.55

2006 100,760 128 7,934 61 12.2

2007 95,924 119 4,886 105 15.079

2008 69,928 114 8,195 1,561 14.88

2009 70,824 116 10,322 1,453 17.8

11th/2010 66.619 43 5388 1257 19,4

Phân tích: Qua một khảo sát về ý kiến đánh giá của người dân, do Viện

Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng tiến hành, có thể thấy được phần

nào thái độ và nhận thức của người dân đối với vấn đề này, như sau.

Trước hết là về tác dụng của công tác tuyên truyền, hiệu quả lan tỏa là 64,2%

và các kênh thông tin truyền tải đến người dân nhiều nhất là các phương tiện thông

tin đại chúng.

Vấn đề an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đối với người sử dụng các

phương tiện giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm ATGT đường bộ thường

xuyên nhất là:

Đi quá tốc độ cho phép (38,2%),

Đi hàng ngang (38,2%),

Vượt đèn đỏ (36%)

Tham gia giao thông sau khi uống rượu bia quá mức cho phép (33,7%).

Độ tuổi thường vi phạm là từ 18 – 30 tuổi, chiếm 46%, dưới 18 tuổi chiếm

41,5%.

Đối với người đi bộ, những lỗi thường vi phạm là:

Đi bộ dưới lòng đường (65,2%),

Băng qua đường không đúng vạch quy định (66,2%),

Băng qua đường không đúng đèn giao thông (41,6%)

và các lỗi khác là 0,7%.

Nguyên nhân là do vỉa hè bị lấn chiếm (68,9%), thói quen của người đi bộ

(54,8%), không có vỉa hè (28,9%), không có biển báo (18,4%), không có vạch

trắng (20,3%), không hiểu luật (43,3%).

Về hành vi lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường, có 83,3% cho biết địa bàn cư trú

của mình có những hành vi lấn chiếm vỉa hè và sau khi bị xử lý những hành vi lấn

chiếm vỉa hè, lòng đường ấy vẫn tiếp tục tái diễn.

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT băng thông tin trực tiếp:

Nêu kết quả chỉ đạo và tổ chức công tác tuyên truyền của từng cơ quan, đơn vị,

chính quyền địa phương (để làm rõ hoạt động của chính quyền các cấp và các tổ

chức trong công tác tuyên truyền)

I. Kết quả thực hiện:

Phối hợp với Sở Tư pháp thành phố biên soạn tài liệu “Hỏi đáp pháp luật về

đảm bảo trật tự an toàn giao thông”,

Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tổ chức tuyên truyền trực quan

trên các tuyến đường phố, các khu dân cư

Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải in phát tờ rơi tuyên truyền đến các lái,

phụ xe, và nhân dân.

Phối hợp với Công ty Bảo Việt Đà Nẵng tổ chức tuyên truyền trực quan các

cụm panô tuyên truyền các quy định mới của Luật Giao thông đường bộ 2008.

Phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phát sóng tuyên truyền

việc đội mũ bảo hiểm của trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe máy điện;

Phối hợp với Sở Y tế thành phố tổ chức phát động chiến dịch truyền thông

nâng cao nhận thức pháp luật an toàn giao thông; cảnh báo về sử dụng rượu, bia.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố xây dựng nhiều chương trình giáo dục an

toàn giao thông theo các cấp học; Xây dựng cuộc vận động “Học sinh sinh viên

gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm Luật GTĐB”;

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố mở cuộc vận động “Toàn dân

tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, Thông tin, thông báo tài liệu tuyên

truyền và hướng dẫn cấp xuống từng tổ dân phố, thôn xóm để làm nội dung sinh

hoạt hằng quý trong nhân dân.

Thực hiện các Nghị quyết liên tịch giữa Ban ATGT TP và các hội đoàn thể:

Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố chỉ đạo

các cơ sở Hội và hội viên tham gia giữ gìn trật tự ATGT, xây dựng đoạn đường an

toàn, văn minh, xanh - sạch, đẹp.

Liên đoàn Lao động thành phố hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn các cấp

nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “CNVC-LĐ tham gia giữ gìn trật tự an toàn

giao thông”.

Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức các Hội thi “Thanh, thiếu niên với trật tự an

toàn giao thông đô thị”. Phát động cuộc vận động ‘thanh niên với Văn hóa giao

thông”, xây dựng chương trình “Vì cổng trường bình yên”,

Ban 50 - BCH Quân sự thành phố chỉ đạo và hướng dẫn đến các đơn vị trong

lực lượng vũ trang thành phố về các văn bản, chỉ thị quy định về pháp luật ATGT.

Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng xây dựng Chuyên mục An toàn giao

thông; Phát thông điệp về Quy tắc giao thông, Văn hóa Giao thông. Hướng dẫn dậy

lái xe trên truyền hình (mô tô)

Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố, Báo Bạn Đường, Chương trình Vì An

ninh Tổ quốc đã đưa nhiều tin bài, phóng sự, chuyên mục tuyên truyền về an toàn

giao thông và phổ biến Nghị định của Chính phủ;

Ban ATGT các quận, huyện đều có chương trình, phổ biến, tuyên truyền pháp

luật an toàn giao thông đến với từng khu dân cư, tổ dân phố,

Treo băng rôn, khẩu hiệu, panô tuyên truyền trên các trục đường... Làm các

pa nô trên các cổng trường học về các quy định của ATGT.

TÌNH HÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC ATGT:

1. Ý thức của người tham gia giao thông:

Hiện nay, ý thức của một số người tham gia giao thông còn rất thấp, đây là

nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình TNGT gia tăng, đặc biệt là giao thông

đường bộ; các lỗi của người tham gia giao thông đường bộ chiếm trên 85% số vụ

TNGT, mà chủ yếu của người đi mô tô, xe máy. Ngoài ra, một số người dân sống

dọc theo hai bên đường thường lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn

đường bộ; hoặc sang đường một cách tùy tiện.

2. Tình hình giáo dục ATGT trong trường học hiện nay:

Việc đưa giáo dục ATGT vào nhà trường đã được thực hiện từ nhiều năm nay

ở các cấp học từ mầm nôn đến đại học thông qua 2 phường thức:

Chương trình giảng dạy chính khóa

Chương trình hoạt động ngoài giờ.

Cụ thể như sau:

a) Cấp học mầm non:

Nội dung giáo dục được soạn thảo từ năm 1995, trong chương trình chính

khóa với các nội dung:

Giúp trẻ biết về phương tiện giao thông

Giúp cho trẻ hiểu về những người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện

giao thông.

Giúp cho trẻ một số điều cần biết khi đi trên các phương tiện giao thông

Giúp cho trẻ năm một số điều trong Luật GTĐB, cách đi bộ qua đường, nowi

chơi an toàn.

b) Cấp Tiểu học:

Tiến hành giảng dạy lồng ghép trong môn đạo đức

Đến nay, được sự hỗ trợ của quỹ phòng chống thương vong Châu Á và

UBATGTQG biên soạn lại sách giáo khoa, sách giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5. Đến

nay, bộ tài liệu này đã triển khai trong ngàng giáo dục.

c) Cấp trung học phổ thông.

Trước đây, đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu “Giáo dục pháp luật về

TTATGT”; đến năm 2001, tài liệu được chỉnh lý bổ sung với tên gọi mới “Giáo

dục trật tự an toàn giao thông”; Đồng thời biện soạn bộ tranh “Biển báo hiệu giao

thông dùng làm đồ dùng dạy học trong giờ học và hoạt động ngoài giờ lên lớp về

ATGT” .

d) Cấp đại học, cao đảng và trung học chuyên nghiệp:

Hằng năm, vào tuần “sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên” đầu năm học,

đầu khóa học, nội dung pháp luật về ATGT được nhà trường đưa vào những nội

dung bắt buộc đối với sinh viên đầu khóa, được đánh giá thông qua bài châm thu

hoạch.

Tổ chức các hoạt động đa dạng, như thi tìm hiểu, giao lưu, biểu diễn văn

nghệ với chủ đề ATGT, các hoạt động câu lạc bộ tuyên truyền ATGT trong cộng

đồng.

NHẬN XÉT:

Qua thời gian triển khai công tác tuyển truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về

trật tự an toàn giao thông vẫn còn một số vẫn đề chưa đạt hiệu quả sau:

Chưa có sự cân đối, đồng đều trong các thời điểm tuyên truyền, có thời điểm

tuyên truyền rầm rộ, có thời điểm thưa thớt, mang tính phong trào, thời vụ.

Kỹ năng và nghiệp vụ về công tác tuyên truyền còn hạn chế; chỉ tập trung cấp

thành phố (có Đội tuyên truyền của Phòng CSGT – CA thành phố), còn cấp quận,

huyện thì chưa có sự chuyên trách.

Chưa đánh giá được hiệu quả của công tác tuyên truyền, việc kiểm tra thực

hiện chưa có.

CHƯƠNG III:

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ATGT THỜI GIAN ĐẾN.

Chiến lược tuyên truyền qua các phương tiện trong tin đại chúng:

- Huy động các cơ quan thông tin, báo chí, tuyên truyền nêu cao vai trò trách

nhiệm tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật

TTATGT trong mọi tầng lớp nhân dân;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATGT tại cộng đồng, nhà trường và

người điều khiển phương tiện dưới nhiều hình thức khác nhau; Tất cả các cơ quan

nhà nước, đoàn thể chính quyền các cấp, các ngành tổ chức chính trị xã hội các cơ

quan thông tin đại chúng cùng tham gia;

- Tuyên truyền ATGT tại các khu dân cư, trên các tuyến đường bằng các

phương tiện như loa phóng thanh xã phường, các pa nô áp phích, các biểu ngữ,

phân phát tờ rơi; phát động các cuộc thi ATGT giữa các địa phương, phát huy vai

trò của cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị xã hội.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội

ngũ lái xe, trước mắt là lái xe khách.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật TTATGT

thông qua việc mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm, sự

đồng thuận của nhân dân với các giải pháp của Chính phủ, thành phố…

- Giáo dục cho cán bộ, CNVC và người lao động gương mẫu chấp hành pháp

luật TTATGT tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp.

- Ban hành quy định việc thông báo về cơ quan, trường học, phường xã, tổ dân

phố, cụm dân cư những cán bộ, công chức, viên chức học sinh vi phạm pháp luật

ATGT.

- Phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di

chứng do tai nạn giao thông gây ra.

I. Chiến lược giáo dục tuyên truyền hiểu biết về ATGT trong cộng đồng

xã hội:

Qua phân tích và đánh giá, thì hơn 85% số vụ TNGT là do lỗi của người lái

xe, đặc biệt là mô tô, xe máy. TNGT có liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội, cần

ưu tiên việc nâng cao hiểu biết của người dân về tác động của TNGT đối với cuộc

sống và môi trường xung quanh.

Giáo dục người tham gia giao thông về những yêu tố hình thành hành vi giao

thông an toàn, thay đổi quan niệm của họ là phương pháp tích cực cho việc tuyên

truyền hiểu biết về ATGT trong cộng đồng xã hội.

Chiến lược tuyên truyền ATGT là làm cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp

luật, pháp chế, cơ chế, chính sách mà Đảng, Nhà nước đã ban hành, nhận thức được

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT, làm cho

người dân thấy được quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt khi trực tiếp tham gia

giao thông để có hành vi ứng xử đùng đắn, kể cả khi có sự cố, tai nạn giao thông

xảy ra.

Tăng cường phổ biến nội dung pháp luật TTATGT của các tổ chức đặc biệt là

Thanh niên.

Đầu tư phát triển phong trào thi đua tìm hiểu về kiến thức pháp luật về

TTATGT.

II. Giáo dục an toàn giao thông trường học:

Tập trung việc giáo dục ATGT cho các đối tượng từ trẻ mẫu giáo đến sinh

viên đại học, nhằm dạy Luật Giao thông đường bộ cơ bản và hình thành thái độ tôn

trọng Luật, thực hiện hành vi giao thông thích hợp trên cơ sở phát triển tâm lý và

thể chất của đối tượng cũng như các yêu cầu. Thông qua đó, dạy những kỹ năng cơ

bản và kiến thức cần thiết cho việc sử dụng đường xá một cách an toàn trong đoeì

sống hàng ngày. Thông qua việc hoạt động giáo dục ATGT ở tất cả các cấp trường

học; hy vọng rằng sẽ hình thành được những thế hệ “Công dân tốt, chấp hành pháp

luật về giao thông”

Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung giáo dục ATGT trong trường

học, cung cấp các trang thiết bị hỗ gtrowj giảng dạy, nâng cao năng lực cán boojq

uản lý, giáo viên giảng dạy ATGT trong nhà trường, tăng thêm tiết học chính khóa

về pháp luật ATGT trong trường học, tăng các hoạt động ngoại khóa về TTATGT.

III. Phát triển văn hóa giao thông:

Xây dựng và phổ biến các quy tắc về hành vi văn minh đi lại cho người tham

gia giao thông.

Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT, xây dựng

nếp sống văn hóa cho tất cả mọi người trong xã hội khi tham gia giao thông.

Các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương phối hợp tuyên truyền, phổ

biến biểu hiện tốt của văn hóa giao thông, được thể hiện bằng cách xử sự đúng

pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người

tham gia giao thông.

Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa , đúng

pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm TTATGT như một chuân

mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của người tham gia giao

thông.

Thông qua việc nghiên cứu về TNGT để thay đổi hành vi, ngăn ngừa tai nạn,

lái xe an toàn và tham gia giao thông an toàn, trong tương quan với các vấn đề y tế

và an sinh xã hội.

Để có được hành vi văn minh đi lại đối với người tham gia giao thông cần

tổng hợp nhiều biện pháp về giáo dục, hạ tầng kỹ thuật và cưỡng chế, đi đôi với sự

khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

IV. Công tác tuyên truyền trong cộng đồng:

Đây là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề có tính chất

lâu dài và bền vững, một khi ý thức của người tham gia giao thông nâng cao thì

biện pháp xử lý vi phạm về TTATGT chỉ còn mang tính nhắc nhở. Chính vì vậy,

đẩy mạnh công tác tuyển truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT cần tập trung,

Để Luật GTĐB đi vào cuộc sống, trước hết phải làm cho mọi người phải hiểu và

tôn trọng pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi của mình; Qua đó, người tham gia

giao thông họ biết rằng, những hành vi nào không được làm, những hành vi nào

phải làm…

1. Tuyên truyền theo từng điểm: Áp dụng với khu vực đông dân cư trên các

trục quốc lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Các tụ

điểm phức tạp về trật tự An toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn

giao thông; các khu công nghiệp, trường học ....

2. Tuyên truyền theo đối tượng:

Vận động và cần tập trung các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, nhất là

nam giới. đậy là độ tuổi dễ vi phạm trật tự an toàn giao thông, thường gây tai nạn

giao thông. Nguyên nhân chính: Ở độ tuổi này, tâm lý dễ bị kích động, đua đòi,

thiếu làm chủ bản thân.

3. Hình thức và nội dung tuyên truyền:

a) Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: Đưa tin bài, phóng sự

phản ánh tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, hình ảnh tai nạn giao thông

và hình ảnh chấp hành tốt Luật giao thông.

Đưa những hình thức và biện pháp xử lý mạnh đối với các hành vi vi phạm

Luật Giao thông đường bộ đặc biệt là các hành vi như: Chạy quá tốc độ, tránh vượt

sai quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định .....

b) Tuyên truyền trực quan:

Sử dụng bằng pa nô, áp phích treo băng rôn trên các trục đường chính; Đưa

thông tin quy định xử phạt để người dân hiểu ví dụ như…

c) Tuyên truyền bằng tờ rơi:

In nội dung quy định tốc độ xe cơ giới tham gia giao thông

Nội dung là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và kèm theo hình

ảnh…

d) Tuyên truyền các nới công cộng nhà ga, bến xe…

Sử dụng âm thanh thông tin những quy định xử phạt vi phạm hành chính,

In những hành vi vi phạm Luật GTĐB, những quy định xử phạt theo Nghị

định…

e) Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyên về an toàn giao thông:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATGT phổ biến giáo dục pháp luật thông qua

việc mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm, sự đồng thuận

của các tầng lớp nhân dân với các giải pháp của Chính phủ.

f) Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông:

Đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ CNVC và người lao động

Đối với Đoàn viên Thanh niên:

4. Đối với ngành giáo dục:

Ngành giáo dục cần đặt môn học “Giáo dục Công dân” trong đó có giáo dục

về An toàn giao thông lên hàng đầu, xuyên suốt các cấp học phổ thông.

Riêng các đối tượng học sinh, sinh viên phải đưa Luật GTĐB vào chương

trình học chính quy, có kiểm tra học kỳ nghiêm túc.

5. Đối với ngành Y tế:

Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, nội dung giảng

dạy và tuyên truyền kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu TNGT tại hiện trường cho các

đối tượng phù hợp như: cán bộ Y tế, cảnh sát Giao thông, Thanh tra GTCC, Thanh

niên học sinh, sinh viên và toàn dân.

6. Đối với ngành Tư pháp, ngành Văn hoá và ngành Thông tin và các phương

tiện thông tin đại chúng, các hội đoàn thể:

Xây dựng, nội dung hình thức tuyên truyền về pháp luật An toàn giao thông

phong phú, đa dạng và hiệu quả; tránh hình thức;

Công tác tuyên truyền phải cụ thể, đến với từng người dân, từng gia đình, tổ

dân phố, khu dân cư... Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Công ty, Nhà máy phải

kiểm tra, nhắc nhở và tổ chức tuyên truyền pháp luật An toàn giao thông đến với

nhân viên của mình;

VI. Cụ thể hóa công tác tuyên truyền ATGT:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông do

người điều khiển mô tô, xe máy gây ra tại các địa phương, làm roc trách nhiệm của

các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và các trường học.

Giáo dục cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động gương mẫu chấp

hành pháp luật về TTATGT tại các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể và doanh

nghiệp.

Ban hành quy định thông báo về cơ quan, trường học, phương xã, tổ dân phố,

cụm dân cư những người vi phạm Luật GTĐB để kiểm điểm giáo dục.

Phổ biến tuyên truyền những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng

do tai nạn giao thông trong cộng đồng.

Tăng cường phổ biến nội dung pháp luật về TTATGT của các tổ chức Ggoanf

Thanh niên, Hội Thanh niên, nêu cao hơn nữa vai trò của Đoàn trong việc giáo dục

ATGT cho Thanh, thiếu niên.

2. Kiến nghị:

Thành lập Tổ tuyên truyền An toàn giao thông của ngành GTVT:

- Bao gồm các thành viên:

VP Thường trực Ban ATGT TP, Thanh tra Sở GTVT, Phòng QL Vận tải Công

nghiệp người lái, Phòng Quản lý GTĐT.

Nhiệm vụ của thành viên trong tổ tuyên truyền thực hiện như sau:

a) VP Ban ATGT TP: Cung cấp số liệu TNGT, các nguyên nhân trực tiếp gây

TNGT, các thông tiên liên quan đến các văn bản pháp luật ATGT, …

b) Phòng QL Vận tải CNNL: Phụ trách về mảng vận tải bao gồm: Nâng cao

đạo đức người lái xe. Về kỹ năng lái xe an toàn, các Nghị định của Chính phủ liên

quan đến vạn tải…

c) Phòng Quản lý Giao thông đô thị: Phụ trách về hành lang an toàn giao

thông đường bộ; về biển báo hiệu giao thông đường bộ;

d) Thanh tra Sở GTVT: Phụ trách tuyên truyền về xử phạt vi phạm hành chính

liên quan đường bộ, về lấn chiếm vỉa hè, long, lề đường, xe tải chở vật liệu rơi

vãi…

* Nội dung tuyên truyền bao gồm Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định

của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT, Chỉ thị của UBND thành

phố Đà Nẵng…

* Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền trực tiếp bằng cách dùng trang thiết

bị: Máy chiếu, máy quay phim, máy tính ...và các trang thiết bị khác để đưa thống

tin, nội dung và hình ảnh trực quan đến đối tượng được tuyên truyền.

* Đối tượng tuyên truyền:

Các doanh nghiệp vận tải, các đơn vị ta xi đóng trên địa bàn thành phố, trường

học… Các địa phương, hội đoàn thể.

CHƯƠNG IV.

KẾT LUẬN

Cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp

luật của chính quyền các cấp, đồng thời có các biện pháp tác động trực tiếp vào yếu

tố lợi ích vật chất của người dân, tổ chức và cộng đồng và đặc biệt là không thể

xem nhẹ việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong giám sát, kiểm

tra thực hiện nếp sống Văn hóa giao thông – Văn minh đô thị.