mục l -...

42

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây
Page 2: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

1

Mục lục răng miệng

1.Giải phẫu sinh lý răng miệng …………………………………………………...2

2. Bệnh sâu răng và dự phòng……………………………...…………………….9

3. Bệnh lý tủy và vùng quanh chóp……………………...……………………….16

4. Bệnh nha chu và dự phòng…………….………………………………………24

5. Chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường………………………………..……….30

6. Viêm mô tế bào vùng hàm mặt…………………………………………………35

7. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...40

Page 3: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

2

Giải phẫu sinh lý răng miệng

Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Mô tả được số lượng, hình thể giải phẫu, cấu tạo và chức năng của răng 2. Trình bày được tuổi mọc, tuổi thay, cách đọc và viết các ký hiệu của răng 3. So sánh sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn 4. Trình bày giải phẫu các thành phần khác trong hốc miệng

Nội dung

1. Số lượng răng

Răng sữa Có 20 chiếc răng sữa gồm: 4 răng cửa sữa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh,

4 răng cối sữa thứ nhất, 4 răng cối sữa thứ hai Răng vĩnh viễn Có 32 chiếc răng vĩnh viễn gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng

nanh, 4 răng cối nhỏ thứ nhất, 4 răng cối nhỏ thứ hai, 4 răng cối lớn thứ nhất, 4 răng cối lớn thứ hai, 4 răng khôn

2.Hình thể giải phẫu của răng

Thân răng: là phần nhìn thấy trên cung hàm

Cổ răng: nằm giữa thân và chân răng, có nướu ôm khít vào

Chân răng: Nằm trong xương hàm

Tận cùng chân răng là lỗ chóp răng, là nơi thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết đi vào nuôi sống và tạo cảm giác cho răng

3.Cấu tạo tổ chức học của răng

3.1. Men răng

-Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn

- Nằm ở ngoài cùng bao phủ toàn bộ thân răng

Page 4: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

3

- Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể

- Có độ dày không đều (mặt nhai: 2-2,5mm; cổ và rảnh: 1mm)

- Cấu tạo bởi các trụ men hình lăng trụ

- Thành phần của men răng gồm 96% là chất vô cơ, 4% là chất hữu cơ và nước

3.2. Ngà răng

-Nằm trong lớp men, vàng nhạt, không trong và bóng như men răng

- Có ở thân, cổ và chân răng, bao bọc quanh buồng tủy

-Thành phần của ngà răng gồm 70% chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước

3.3.Tủy răng

- Nằm trong hốc ở giữa răng, gồm các mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết có nhiệm vụ nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng

- Tủy răng có hình thể tương ứng với hình thể ngoài của răng gồm: tủy buồng ở thân trăng, tủy ống ở chân răng

HÌNH CẤU TẠO MÔ HỌC RĂNG VÀ MÔ NHA CHU

Page 5: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

4

4.Cấu tạo mô nha chu (mô quanh răng)

- Nướu: gồm nướu tự do ôm quanh cổ răng và nướu dính bám sát vào xương hàm

- Xương ổ răng: là một dạng đặc biệt của xương, được hình thành trong quá trình hình thành chân răng

-Cement gốc răng: còn gọi là men chân răng

- Dây chằng nha chu: là những sợi nối giữa xương ổ răng và cement gốc răng, giúp cho răng có độ đàn hồi nhất định trong xương ổ răng

5.Chức năng của răng và nướu

5.1.Chức năng của răng

Ăn nhai

+ Nhóm răng cửa : Cắn thức ăn

+ Răng nanh: xé thức ăn

+ Nhóm răng cối: Nhai nghiền thức ăn

Phát âm

Thẩm mỹ

Riêng bộ răng sữa, ngoài những chức năng trên, bộ răng sữa còn có chức năng sau:

+ Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm

+ Giữ vị trí và hướng dẫn khớp cắn đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau này

5.2. Chức năng của mô nha chu

+ Nâng đỡ và bảo vệ trong cung răng

+ Mô nha chu tổn thương, răng không được giữ vững

6.Cách gọi tên răng

6.1. Cách gọi tên cung hàm: chia hàm bằng hai đường thẳng vuông góc với nhau được 4 cung được qui ước như sau

Page 6: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

5

Nếu là răng vĩnh viễn thì: cung hàm trên bên phải là cung 1, cung hàm trên bên trái là cung 2, cung hàm dưới bên trái là cung 3, cung hàm cung hàm dưới bên phải là cung 4

Nếu là răng sữa: cung hàm trên bên phải là cung 5, cung hàm trên bên trái là cung 6,cung hàm dưới bên trái là cung 7, cung hàm dưới bên phải là cung 8

6.2.Cách gọi tên răng

Cách gọi tên răng được qui ước như sau: răng cửa là răng số 1; răng cửa bên là răng số 2; răng nanh là răng số 3; răng cối nhỏ thứ nhất là răng số 4; răng cối nhỏ thứ hai là răng số 5; răng cối lớn nhất là răng số 6; răng cối lớn thứ hai là răng số 7; răng khôn là răng số 8

(cung 1) (cung 2)

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

(cung 4) (cung 3)

6.3. Cách gọi tên răng trên cung hàm: theo qui ước thì gọi tên thứ tự cung hàm trước thứ tự răng sau

Ví dụ: răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên phải được gọi là răng 16

7. Tuổi mọc và thay răng

Tuổi mọc răng sữa

Tên răng mọc Tháng mọc

2 răng cửa giữa hàm dưới Tháng thứ 4- 6

2 răng cửa giữa hàm trên Tháng thứ 6- 8

2 răng cửa bên hàm dưới Tháng thứ 8-10

2 răng cửa bên hàm trên Tháng thứ 10- 12

4 răng cối sữa thứ nhất Tháng thứ 14-18

Page 7: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

6

4 răng nanh sữa Tháng thứ 18-22

4 răng cối sữa thứ hai Tháng thứ 22-26

Thời gian mọc răng sữa có thể sai số: n ± 6 (n: số tháng)

Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Tên răng mọc Tuổi mọc

2 răng cửa giữa hàm dưới 6 tuổi

4 răng cối lớn thứ nhất 6 tuổi

2 răng cửa giữa hàm trên 7 tuổi

4 răng cửa bên 8 tuổi

4 răng cối nhỏ thứ nhất 9 tuổi

4 răng nanh 10 tuổi

4 trăng cối nhỏ thứ hai 11 tuổi

4 răng cối lớn thứ hai 12 tuổi

4 răng khôn 18- 25 tuổi

Thời gian thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể sai số: n ± 1 (n= số năm)

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự mọc răng vĩnh viễn:

+ Di truyền

+ Bệnh lý: còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết

+ Nhổ răng sữa sớm

+ Điều kiện kinh tế xã hội

8. Giải phẫu sinh lý hốc miệng

8.1.Giải phẫu sinh lý nướu

Page 8: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

7

Nướu là tổ chức bao phủ mặt ngoài của xương hàm, nướu lành mạnh màu hồng nhạt, phía trên ôm khít lấy cổ răng mà tạo với cổ răng một khe hẹp gây ứ đọng thức ăn

8.2.Giải phẫu sinh lý lưỡi

Lưỡi là một tổ chức cơ vân bám vào xương móng và một khung sụn. Lưỡi có 2 mặt, mặt trên có các gai thần kinh có chức năng vị giác, xúc giác; mặt dưới được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng, nhẵn và trong suốt

Lưỡi có 3 chức năng:

+ Nói

+ Xúc giác, vị giác, cảm giác

+ Nhai và nuốt

8.3.Niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng là lớp niêm mạc mỏng bao bọc toàn bộ hóc miệng gồm có: Niêm mạc mạc môi, niêm mạc lưỡi, niêm mạc má, niêm mạc vòm miệng và nướu. Niêm mạc miệng có màu hồng nhạt được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú

8.4.Các tuyến nước bọt

Có 3 đôi tuyến nước bọt chính và rất nhiều tuyến nước bọt phụ:

+ Đôi tuyến nước bọt mang tai là đôi tuyến nước bọt lớn nhất, lỗ đổ ở niêm mạc má ngang mức với mặt ngoài răng số 6,7 hàm trên

+ Đôi tuyến nước bọt dưới hàm: có lỗ đổ nước bọt ở hai bên của phanh lưỡi

+ Đôi tuyến nước bọt dưới lưỡi là đôi tuyến nước bọt nhỏ nhất, lỗ đổ ở ngang mức mặt trong của các răng cửa giữa hàm dưới

+ Các tuyến nước bọt phụ nằm rải rác ở xung quanh niêm mạc miệng

8.5. Môi

Page 9: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

8

Môi là tổ chức da cơ mạc, bao gồm: cơ vòng môi, da môi, làn môi đỏ, niêm mạc môi. Làn môi đỏ là tổ chức biệt hóa của da và nướu

HÌNH CÁC TUYẾN NƯỚC BỌT CHÍNH

Page 10: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

9

Bệnh sâu răng và dự phòng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Phân tích 4 nguyên nhân chính gây sâu răng 2. Trình bày được diễn biến của quá trình sâu răng 3. Hướng điều trị bệnh sâu răng 4. Trình bày được các biện pháp dự phòng sâu răng

Nội dung

1.Đại cương

Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Nó không phải là một bệnh riêng của con người mà còn là của nhiều loài vật, không những các thầy thuốc chuyên khoa mà cả các thầy thuốc chung đều phải biết, vì sâu răng

- Là một bệnh rất phổ biến

- Là nguyên nhân của các cơn đau đôi khi rất dữ dội, có khi bị chẩn đoán nhầm nên càng tai hại, vì nếu biết ngay lúc đầu thì có thể dễ dàng điều trị nhanh chóng và triệt để

- Có thể đưa ra các biến chứng nguy hiểm dẫn tới tử vong

- Có những mối liên quan qua lại giữa sâu răng và trạng thái chung của cơ thể, cũng như bệnh sâu răng và điều kiện ăn uống sinh hoạt

- Là một bệnh cần được điều trị có hiệu quả và tìm cách đề phòng một cách tích cực

2.Định nghĩa

Sâu răng là bệnh kết hợp nhiều yếu tố, làm mất đi sự cân bằng giữa quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa mô răng, trong đó có sự hiện diện của vi khuẩn

3. Nguyên nhân gây sâu răng

Page 11: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

10

Cần tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo sang thương sâu. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn (mảng bám), chất đường và thời gian (Keyes, 1969)

3.1. Răng

Điều hiển nhiên là phải có sự hiện diện của răng trong môi trường miệng, sau đó một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng ở mỗi cá thể như:

-Vị trí của răng trên cung hàm

+ Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng

+ Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa

- Đặc điểm hình thái học

+ Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm

+ Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn

+ Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng

-Thành phần cấu tạo của răng: răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu

CẤU TẠO RĂNG

Page 12: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

11

3.2. Vi khuẩn

Đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, có rất nhiều chủng loại vi khuẩn trong môi trường miệng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn này đều gây sâu răng

Các loại vi khuẩn đặc thù gây bệnh sẽ làm lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất khoáng ở các mô cứng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu xảy ra, nhóm này gồm:

+ streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng bám, dính trên bề mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc 2 yếu tố chất đường, thời gian thì sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để khởi phát sang thương sâu răng

+ Lactobacillus acidophilus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất nhanh trong môi trường, thường xuất hiện ở giai đoạn sâu răng đang hoạt động mạnh

3.3. Chế độ ăn

Thực phẩm là những thức ăn cần thiết mà cơ chế hấp thu vào để sống và hoạt động, Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không

-Carbohydrat

Các chất bột, đường gọi là thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose, đây là chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển hóa thành acid và chính sự sinh acid này làm mất khoáng men. Điều quan trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do số lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol, sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm.

-Protid

Page 13: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

12

Các loại protid nguyên thủy ít gây sâu răng, ngược lại những loại protid được chế biến làm tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó

- Lipid

Các chất béo không gây sâu răng

Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn

Chế độ ăn đầy đủ, đúng bữa, không ăn vặt sẽ giảm được sâu răng

3.4.Thời gian

Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hóa của vi khuẩn, tuy nhiên sâu răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc vào thời gian đường và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng, thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men.

Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ nhờ các thành phần khác nhau trong nước bọt, tốc độ tiết

3.5. Vai trò nước bọt

Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1.500cc, khi ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbohydrate ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong giờ nghỉ)

Ngoài ra tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt càng quánh thì sâu răng càng cao

Nước bọt giữ vai trò:

- Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện tượng trái ngược nhau: sự tạo acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt

- Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất lysozyme, lactoperosidase, lactofferrin chứa trong nước bọt

Page 14: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

13

- Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động của môi, má và lưỡi v.v…, làm chậm quá trình hình thành mảng bám

- Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phophase trong nước bọt có thể tích tụ ở men răng trong giai đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ tăng lên nếu có sự hiện diện của fluor

4. Quá trình diễn tiến của sâu răng

4.1. Sâu men (S1)

- Triệu chứng cơ năng: ê buốt thoáng qua hoặc không cảm thấy gì nên giai đoạn này dễ bỏ qua

- Triệu chứng thực thể: trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng: trắng đục như nước vo gạo, vàng nâu, khám bằng thám châm bị mắc tại điểm đổi mầu

4.2.Sâu ngà

4.2.1.Sâu ngà nông (S2)

- Triệu chứng cơ năng: ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt nhưng khi hết kích thích thì hết ê buốt ngay

- Triệu chứng thực thể: có lỗ sâu màu vàng nâu đen, đáy có nhiều ngà mủn, độ sâu của lỗ sâu < 2mm. Nếu đáy cứng là lỗ sâu ổn định (phát triển rất chậm), nếu đáy mềm là lỗ sâu đang tiến triển (phát triển nhanh)

4.2.2.Sâu ngà sâu (S3)

- Triệu chứng cơ năng: ê buốt, khó chịu khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt nhưng khi hết kích thích thì ê buốt vẫn kéo dài 30 giây đến 1 phút

- Triệu chứng thực thể: lỗ sâu có nhiều ngà mủn, khi thăm khám lỗ sâu thấy ê buốt, độ sâu của lỗ từ 2-4mm

4.3. Viêm tủy

Lỗ sâu tổn thương đến tủy: thường đau nhức dữ dội, nhất là về đêm, diễn tiến tiếp theo sẽ gây hoại tử tủy

Page 15: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

14

Hình ảnh sâu răng

Sâu men sâu ngà viêm tủy bệnh lý vùng chóp

5. Hướng điều trị

- Giai đoạn sâu men và sâu ngà nông: trám vĩnh viễn bằng các vật liệu như composit, GIC, amalgam…

- Giai đoạn sâu ngà sâu cần trám tạm theo dõi bằng Eugenat trong vòng 7-10 ngày, nếu không còn các triệu chứng thì mới tiến hành trám vĩnh viễn

- Giai đoạn bệnh lý tủy: điều trị nội nha sau đó mới trám vĩnh viễn

6. Các biện pháp dự phòng sâu răng

Page 16: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

15

Các biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu dựa trên cơ sở làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sâu răng

- Biện pháp loại trừ mảng bám răng, bao gồm các biện pháp: chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng

- Tăng cường sức đề kháng của răng

Sử dụng Fluor: Fluor có tác dụng tăng cường khả năng tái khoáng hóa mô răng giúp tăng cường sức đề kháng của răng và giảm tiềm năng gây sâu răng của mảng bám (giảm thành lập acid trong mảng bám)

+ Fluor dùng toàn thân: sử dụng viên Fluor, Fluor hóa nước, sữa, muối ăn

+ Fluor dùng tại chỗ: súc miệng với dung dịch Fluor 0,2%, kem đánh răng có Fluor , gel Fluor …

+ Chế độ ăn hợp lý:

o Nên giảm số lần và số đường tiêu thụ o Tăng cường sử dụng thực phẫm tinh bột khô, trái cây tươi và rau quả o Uống nhiều nước

+ Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần: lợi ích của việc khám răng định kỳ y, Bác sĩ sẽ:

o Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách, biết sử dụng chỉ nha khoa…

o Giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, rối loạn khớp thái dương hàm giai đoạn đầu, các tổn thương tiền ung thư…

o Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị

Page 17: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

16

Bệnh lý tủy và vùng quanh chóp Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Trình bày được nguyên nhân bệnh lý tủy và vùng quanh chóp

2. Phân loại bệnh lý tủy vùng quanh chóp

3. Mô tả triệu chứng, cách xử trí bệnh nhân viêm tủy, viêm quanh chóp răng

Nội dung

1.Giải phẫu sinh lý tủy răng

- Tủy răng là tổ chức liên kết mạch máu nằm trong một cái hốc ở chính giữa răng

gọi là hốc tủy răng. Hình dạng của tủy tương tự hình thể ngoài của răng , gồm có

tủy buồng và tủy chân, tủy buồng thông với tủy chân và thông với tổ chức liên kết

ở quanh chóp răng qua lỗ Apex

- Tủy răng nằm trong buồng cứng và là mạch máu tận cùng khi vào răng qua một

hay nhiều lỗ hẹp vùng chóp, cho nên khi có rối loạn máu khó lưu thông, dinh

dưỡng tủy răng bị ảnh hưởng

- Dây thần kinh cảm giác (nhánh của dây thần kinh số V) dễ bị ép ở trong buồng

kín nên khi viêm tủy gây đau nhiều, mặt khác dây V dễ tạo phản xạ, nên khi đau ở

răng dễ lan đi các nơi khác ở xung quanh

2. Nguyên nhân và sinh bệnh

2.1. Nguyên nhân bệnh lý tủy

* Do vi khuẩn

- Là quá trình tiến triển của bệnh sâu răng

- Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu

Page 18: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

17

* Do yếu tố vật lý

- Chấn thương răng

- Nhiệt độ cao

* Do yếu tố hóa học

- Nitrat bạc, clorofoc, chì, thủy ngân…

* Do yếu tố cơ học

- Tạo xoang thủng vào buồng tủy

- Chấn thương khớp cắn

- Nghiến răng…

2.2. Nguyên nhân bệnh lý vùng quanh chóp

Diễn biến tiếp theo của bệnh lý tủy là bệnh lý vùng quanh chóp , do đó

những nguyên nhân gây bệnh lý tủy cũng là nguyên nhân của bệnh vùng quanh

chóp, ngoài ra còn thêm những nguyên nhân sau

*Do vi khuẩn

- Theo mô tủy hoại tử đi xuống vùng quanh chóp

- Trong bệnh viêm nha chu, vi khuẩn theo đường dây chằng nha chu đi đến vùng quanh chóp

* Do yếu tố cơ học

- Chấn thương răng

- Chấn thương khớp cắn

* Do điều trị: trong quá trình điều trị dụng cụ đi xuống quá chóp răng, hoặc bơm

thuốc sát khuẩn không kiểm soát qua vùng chóp

2.3. Bệnh sinh

Page 19: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

18

Theo Seltzer, bệnh sinh của vêm tủy được giải thích như sau

Kích thích tủy răng Không có phản ứng hay ít phản ứng

Viêm tủy

Cấp tính mạn tính

Phục hồi Hoại tử Bệnh lý vùng quanh chóp

Tủy hoại tử Tủy viêm

Hình ảnh bệnh sinh của viêm tủy

3.Phân loại

3.1.Phân loại bệnh lý tủy

Page 20: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

19

Viêm tủy

Viêm tủy Viêm tủy Tủy hoại tử

Có hồi phục Có hồi phục T3

(T1) (T2)

3.2. Phân loại bệnh lý vùng quanh chóp

Bệnh lý vùng quanh chóp

viêm quanh chóp viêm quanh chóp Abcess cấp tính mạn tính quanh chóp

4. Triệu chứng và hướng xử trí

4.1.Bệnh lý tủy

4.1.1. Viêm tủy có hồi phục (T1).

* Triệu chứng

Triệu chứng cơ năng: người bệnh ê buốt răng liên tục, khi có kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt thì có đau thoáng qua

Triệu chứng thực thể: khám thấy lỗ sâu giống như ở sâu ngà sâu, có nhiều ngà mủn nhưng chưa có điểm hở tủy, thử tủy còn đáp ứng

* Xử trí

Page 21: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

20

- Mục đích là loại bỏ các kích thích tạo điều kiện cho lớp ngà bị ảnh hưởng vẫn được hồi phục

- Chăm sóc: rửa sạch lỗ sâu bằng nước muối sinh lý ấm. Dặn người bệnh không ăn nhai vào vùng răng bị bệnh, đặc biệt tránh các thức ăn gây kích thích cho răng

- Điều trị bảo tồn

+ Tạo xoang, rửa sạch, sát khuẩn

+ Theo dõi 1-2 tuần bằng thuốc trám tạm Eugenate

+ Nếu còn đau điều trị tủy

+ Nếu hết các triệu chứng trám vĩnh viễn

4.1.2. Viêm tủy cấp (T2)

* Triệu chứng

Triệu chứng cơ năng: Đau tự nhiên thành từng cơn, đau nhiều khi vận động

mạnh và thường đau về đêm. Mỗi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến hàng giờ, hết

đau đột ngột. Đau tăng khi có kích thích nhất là kích thích lạnh và hết kích thích

đau vẫn còn kéo dài vài phút. Đau dữ dội tại chỗ răng đau, nhưng có khi khuếch

tán nửa mặt dưới hoặc nửa mặt đầu

Triệu chứng thực thể: Thấy răng có vết rạn nứt hay có lỗ sâu đã hở tủy

(thường lỗ sâu khoảng 3 - 4mm), có trường hợp không có tổn thương ở răng do

viêm tủy ngược dòng từ vùng chóp lên, gõ răng rất đau, thử tủy (+) tính

* Xử trí

- Chăm sóc: giảm đau cho bệnh nhân bằng cách nạo sạch ngà mủn, rửa sạch lỗ

sâu bằng nước muối sinh lý ấm, bôi và chấm thuốc tê tại chỗ như: lidocain,

xylocain… và tránh ăn nhai vào vùng răng miệng và tránh ăn các chất kích

thích như: chua, lạnh, ngọt…

Page 22: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

21

- Điều trị qua các bước

+ Lấy tủy răng bằng 2 cách: gây tê lấy tủy sống hoặc đặt thuốc diệt tủy

(trường hợp chống chỉ định gây tê)

+ Tạo hình và làm sạch ống tủy

+ Trám bít ống tủy khi răng hết đau và hết phản ứng

+ Trám kết thúc vĩnh viễn sau khi bít ống tủy

4.1.3. Tủy hoại tử (T3)

*Triệu chứng

-Triệu chứng cơ năng: thường người bệnh không triệu chứng, nhưng đã có tiền sử đau trước đó

-Triệu chứng thực thể

+ Răng đổi màu xám đục ánh qua lớp men răng

+ Khám thấy răng sâu, nứt hoặc gãy và thường lỗ sâu > 5mm.

+ Nướu xung quanh răng bình thường

+ Gõ răng không đau

+ Thử tủy (-) tính, thăm khám vào răng không đau

* Xử trí

- Rửa sạch xoang sâu

- Lấy sạch tủy hoại tử

- Trám bít ống tủy khi răng hết đau và hết phản ứng

- Trám kết thúc vĩnh viễn sau khi bít ống tủy

4.2. Bệnh lý vùng quanh chóp

4.2.1. Viêm quanh chóp cấp

* Triệu chứng

Page 23: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

22

- Toàn thân: mệt mỏi, sốt, có thể có hạch ở vùng dưới hàm

- Cơ năng: đau tự nhiên liên tục, khi chạm vào răng đối diện hoặc khi có

kích thích đau tăng lên. Bệnh nhân có cảm giác răng trồi cao

- Thực thể: răng lung lay, gõ rất đau, lợi xung quanh thấy hình ảnh tiêu

xương vùng quanh chóp giới hạn không rõ

* Xử trí

- Mở tủy (tùy trường hợp có / không gây tê)

- Tạo đường vào buồng tủy, tìm đủ các ống tủy

- Tạo thuôn, dũa các ống tủy

- Bơm rửa bằng dung dịch NaCl

- Đặt thuốc sát khuẩn

- Tái khám sau 3 7 ngày

- Nếu hết triệu chứng trám bít các ống tủy

- Trám vĩnh viễn

4.2.2. Abcess quanh chóp

* Triệu chứng

- Triệu chứng cơ năng: giống viêm quanh chóp cấp

- Triệu chứng thực thể, khám lâm sàng

Ngoài mặt: sưng , nóng vùng má tương ứng

Trong miệng:

+ Sưng tấy, tụ mủ vùng chóp răng tương ứng

+ Răng lung lay (+)

+ Gõ dọc, đau (+++)

- Cận lâm sàng: Thấu quang quanh chóp hình giọt nước

* Xử trí

- Rạch abcess

Page 24: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

23

- Toa thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề

- Mở trống buồng tủy, giảm áp

- Điều trị tủy vào lần hẹn sau

4.2.3. Viêm quanh chóp mạn

* Triệu chứng

- Triệu chứng cơ năng: miệng hôi không đau

- Triệu chứng thực thể: răng đổi màu xám đục, thử tủy (-) tính, có thể có lỗ dò mủ

ở vùng nướu tương ứng với răng bị bệnh, Chụp X Quang thấy có vùng sáng vùng

quanh chóp giới hạn rõ

* Xử trí

- Điều trị tủy như thông thường

- Khi lỗ dò đóng kín, bít tủy và trám vĩnh viễn

Page 25: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

24

Bệnh nha chu và dự phòng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm nha chu

2. Trình bày mối liên quan giữa một số bệnh toàn thân và bệnh nha chu 3. Hướng dẫn được người bệnh cách phòng bệnh nha chu

Nội dung

1.Đại cương

Bệnh nha chu là bệnh rất thường gặp, đứng hàng thứ hai sau bệnh sâu răng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh răng hàm mặt. Theo một số nghiên cứu cho thấy bệnh liên quan đến mô nha chu chiếm 80% dân số tuổi từ 18 trở lên. Nếu mất răng nhiều thì ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hóa, tới sự phát âm và thẩm mỹ. Vì vậy chúng ta phải nắm rõ cấu tạo giải phẫu sinh lý vùng quanh răng và các biểu hiện bệnh lý của nó

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức quanh răng , bao gồm:

-Viêm nướu: viêm chỉ liên quan phần nướu, chưa ảnh hưởng đến các mô lân cận.

-Viêm nha chu: viêm lan rộng, ngoài phần nướu, bệnh còn phá hủy xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng

Nếu như tuổi thanh niên và trưởng thành bị mất răng do sâu thì tuổi từ 35 trở lên mất răng chủ yếu do nha chu

2.Thành phần mô nha chu

-Nướu

- Xương ổ răng

- Dây chằng nha chu

- Cement gốc răng

3. Nguyên nhân

Page 26: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

25

3.1. Nguyên nhân tại chỗ

- Do vi khuẩn mảng bám răng và vôi răng (hay gặp nhất)

- Bất thường của hàm răng: răng mọc lệch lạc dễ dẫn đến sự hình thành mảng bám, khớp cắn sai làm quá tải lực trên răng dẫn đến tiêu xương ổ răng nhanh

- Mất răng không được điều trị làm răng giả sẽ làm cho các răng bên cạnh đổ vào vùng răng mất, dẫn tới cả hàm răng lệch lạc nên dễ gây lắng đọng thức ăn và gây viêm

- Bất thường về nướu: polyp nướu, thắng môi bám cao dẫn tới sự co kéo cơ học khi ăn nhai, nói làm cho nướu bong ra gây tích tụ vi khuẩn vào vùng quanh răng

- Do mọc răng đặc biệt là răng khôn mọc lệch, mọc kẹt nên dễ gây lắng đọng thức ăn gây viêm

- Do dư chất trám vùng kẽ hoặc cổ răng gây kích thích nướu và tạo nơi chứa mảng bám vi khuẩn gây viêm

3.2. Nguyên nhân toàn thân

- Bệnh toàn thân: bệnh về máu, tiểu đường, động kinh, tâm thần, suy dinh dưỡng

- Rối loạn nội tiết: dậy thì thai nghén, cho con bú…

- Thiếu vitamin B, C…

- Đáp ứng miễn dịch: ở mỗi cá thể thì sự mẫn cảm và sự đáp ứng với các yếu tố gây bệnh khác nhau, đó chính là phản ứng miễn dịch của cơ thể hay là sức đề kháng của cơ thể là tác nhân nội tại quan trọng nhất trong những yếu tố ảnh hưởng toàn thân

4. Triệu chứng

4.1. Viêm nướu

- Triệu chứng cơ năng: bệnh âm ỉ kéo dài, chảy máu khi chảy răng, miệng hôi

- Triệu chứng thực thể: gai nướu và nướu viền viêm đỏ, có thể loét hoặc phì đại, mảng bám và vôi răng quanh cổ răng

Page 27: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

26

Thời kỳ này nếu điều trị tại chỗ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì kết quả rất tốt

4.2. Viêm nha chu

Khi có sự mất cân bằng giữa khả năng đề kháng của cơ thể với độc tố của vi khuẩn hiện diện trong mảng bám răng dẫn đến sự phá hủy các mô nâng đỡ răng gây bệnh nha chu

- Triệu chứng cơ năng: hơi thở hôi, chảy máu nướu, răng lung lay

- Triệu chứng thực thể

+ Vôi răng trên và dưới nướu

+ Xuất hiện túi nướu >3mm Hình viêm nha chu

+ Nướu sưng, đau, dễ chảy máu

+ Ấn vào nướu có mủ chảy ra

+ Răng lung lay

-Cận lâm sàng: hình ảnh tiêu xương ổ răng ngang/dọc trên phim Xquang.

Vôi răng,viêm nướu

5. Mối liên quan giữa bệnh toàn thân và bệnh nha chu

5.1. Bệnh tiểu đường

Page 28: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

27

Hiện nay trên thế giới có hơn 170 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và giảm khả năng hồi phục vết thương, khiến những bệnh khác thêm trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong

Nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3-4 lần so với những người bình thường

Liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh tiểu đường: nếu thấy nướu chảy máu khi đánh răng, nướu đỏ, sưng, hơi thở có mùi, miệng khô, nhiễm trùng miệng, sâu răng nhanh.. thì nên đi kiểm tra đường huyết. Những nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát được sự nhiễm trùng răng miệng sẽ giúp kiểm soát đường máu

5.2. Bệnh tim mạch

Có sự liên quan mật thiết giữa vi khuẩn tìm thấy trong bệnh nha chu và các vi khuẩn được tìm thấy trong huyết mạch ở người bị bệnh tim

Những người thường xuyên mắc các bệnh về răng miệng có nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch vành gấp 2,8 lần những người ít bị các bệnh răng miệng

5.3. Đẻ non

Phụ nữ mang thai bị các bệnh liên quan đến răng miệng, có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần, do đó phụ nữ mang thai cần:

- Quan tâm đặc biệt đến việc chăm sóc răng miệng

- Kiểm tra răng miệng định kỳ trong quá trình mang thai để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ đẻ non

6. Tiến triển và biến chứng

6.1. Tiến triển

Viêm nha chu nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ ổn định và phục hồi được chức năng ăn nhai

6.2. Biến chứng

-Túi mủ phát triển thành abcess quanh răng, có thể khu trú ở quanh 1 răng hoặc nhiều răng, đây là biến chứng thường gặp nhất

Page 29: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

28

- Viêm tủy ngược dòng: vi khuẩn từ túi nha chu lan tới chóp răng vào tủy răng

- Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương tủy: ít gặp

7. Hướng điều trị

Muốn điều trị bệnh nha chu đạt kết quả tốt cần giải thích cho bệnh nhân hiểu để họ hợp tác với thầy thuốc

7.1. Viêm nướu

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: chải răng đúng, dùng chỉ nha khoa

- Lấy sạch vôi răng, mảng bám

- Súc miệng bằng nước muối pha loãng, dung dịch sát khuẩn…

7.2. Viêm nha chu

- Loại trừ các kích thích tại chỗ

- Nẹp răng lung lay (nếu có)

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: chải răng, dùng chỉ nha khoa…

- Toa thuốc kháng sinh, giảm đau, vitamin…

- Lấy sạch vôi răng, mảng bám trên và dưới nướu

- Phẫu thuật chuyên khoa: xử lý mặt gốc răng, bơm rửa bằng dung dịch sát khuẩn (betadine)

- Tái khám định kỳ

8. Phòng bệnh

- Trong thời gian thai nghén và trẻ nhỏ: người mẹ cần ăn đủ chất để thai nhi phát

triển tốt. Trẻ sơ sinh cần được nuôi dưỡng đầy đủ bằng sữa mẹ, có đủ canxi để

mầm răng phát triển và mọc thuận lợi. Phòng cho trẻ các bệnh đường mũi họng để

khỏi thở bằng miệng tránh ảnh hưởng tới cung răng. Trẻ học cấp I. cấp II cần được

Page 30: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

29

hướng dẫn cách chải răng và giữ vệ sinh răng miệng, được chữa các răng sâu và

nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc

- Tuổi dậy thì và thanh niên: sự thay đổi về nội tiết và sự phát triển nhanh về thể

chất nên rất dễ gây viêm nướu, do vậy cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và điều

trị tích cực bệnh viêm nướu nếu có. Nên khám định kỳ 6 tháng/lần

- Tuổi trưởng thành: Giữ vệ sinh răng miệng tốt và xoa nắn nướu hàng ngày, dùng

bàn chải phù hợp và chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Ngoài ra điều trị triệt

để các bệnh răng miệng để giữ cho hàm răng luôn khỏe đẹp

Page 31: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

30

Chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Trình bày được chỉ định và chống chỉ định nhổ răng 2. Thực hiện được và đúng quy trình chăm sóc 3. Trình bày được cách theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi nhổ

răng 4. Trình bày được những tai biến có thể xảy ra khi nhổ răng và cách xử trí

1.Chỉ định:

- Răng sữa đến thời kỳ thay, răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm gây cản trở sự mọc của răng vĩnh viễn (trước khi nhổ phải chụp phim kiểm tra coi có mầm răng vĩnh viễn hay không)

-Răng sâu vỡ lớn không thể phục hồi hay tái tạo được.

- Răng bệnh lý: viêm quanh chóp, viêm quanh răng, đã điều trị nhiều lần nhưng không hết.

- Răng dư

-Chỉ định của chuyên khoa khác: phục hình răng, chỉnh hình răng.

-Răng gây ra các bệnh lý hàm mặt: nang xương hàm, viêm mô tế bào vùng hàm mặt,…

-Răng nha chu mất chức năng ăn nhai.

-Răng khôn ngầm hoặc mọc lệch gây biến chứng.

-Răng xoay cản trở chức năng ăn nhai.

2. Chống chỉ định

- Bệnh thần kinh và tâm thần (nếu cần thiết phải có ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa).

- Có thai (nếu cần có ý kiến Bác sĩ sản khoa)

Page 32: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

31

- Có kinh nguyệt (vì dễ chảy máu ổ răng)

- Bệnh về máu: bệnh ưa chảy máu…

- Đang có bệnh nhiễm trùng toàn thân, sức đề kháng kém

3. Quy trình kỹ thuật

3.1. Cán bộ chuyên khoa: y, Bác sĩ răng hàm mặt

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân

- Thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản

- Thời gian máu chảy, máu đông, tế bào máu ngoại vi.

- Chụp X- quang răng

-Nếu cần thiết phải hội chẩn và phối hợp với các chuyên khoa khác

3.3. Chuẩn bị dụng cụ

* Chuẩn bị dụng cụ

- Nạy và kềm thích hợp

- Dụng cụ gây tê: thuốc tê + ống chích sắt + kim

- Bông gạc vô khuẩn

-Bộ tiểu phẫu: dao mổ, cán dao, cây bóc tách, nạo ổ răng, kềm bấm xương, kẹp kim, kéo, kẹp cong, kẹp phẫu tích, mũi khoan xương.

* Chuẩn bị thuốc

- Thuốc tê, loại có adrenaline và không có adrenaline (với người có bệnh huyết áp)

- Dung dịch sát khuẩn

- Nước oxy già: 5 thể tích, cồn I ốt: 4%

- Thuốc cầm máu, spongel.

3.4. Chuẩn bị hồ sơ

Page 33: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

32

Theo quy định chung

3.5. Kỹ thuật tiến hành

- Sát trùng tại chỗ bằng povidine.

- Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng.

- Dùng nạy tách nướu và len vào vùng dây chằng nha chu.

- Lung lay răng và nhổ răng bằng nạy, kềm theo kỹ thuật.

4. Theo dõi và cách chăm sóc bệnh nhân nhổ răng

4.1. Khi làm thủ thuật

- Theo dõi trạng thái toàn thân bệnh nhân, nếu thấy có dấu hiệu sốc do người bệnh quá sợ ảnh hưởng đến hệ giao cảm hoặc do dị ứng thuốc tê, sang chấn thương gây đau mất máu.

- Xử lý: chống sốc theo phác đồ sốc phản vệ

4.2. Sau khi làm thủ thuật

-Chảy máu: Giữ người bệnh lại 15’ 30’ kiểm tra lại, dùng gạc vô khuẩn bảo bệnh nhân cắn chặt ổ răng từ 30 phút đến 1 giờ nhằm tạo sức ép, bảo vệ cục máu đông

- Tránh nhai mạnh ổ răng sau khi nhổ

- Nếu có sưng nề: chườm lạnh, dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nâng cao thể trạng và an thần

5. Tai biến và xử lý

5.1. Khi làm thủ thuật

- Gãy chân răng: Cố gắng lấy hết bằng nạy hoặc phẫu thuật mở xương

- Gãy rìa xương ổ răng: tách nốt mảnh xương gãy và làm nhẵn bờ xương bén nhọn.

- Lung lay răng bên cạnh: nếu lung lay ít không nhai bên tổn thương, theo dõi. Nếu lung lay nhiều buộc cố định nút số 8 vào răng bên cạnh

Page 34: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

33

- Thông xoang hàm: tùy thuộc kích thước lỗ thông có thể để nguyên theo dõi hoặc phẫu thuật bít kín lỗ thông.

- Đẩy chân răng vào xoang hàm: nếu mảnh chân răng nhỏ, bệnh nhân chưa có bệnh lý xoang hàm và chân răng viêm nhiễm trước đó để nguyên theo dõi hoặc phẫu thuật lấy chân răng và tạo hình bịt kín lỗ thủng

-Tổn thương phần mềm quanh răng: khâu phục hồi

- Sai khớp hàm: nắn lại khớp

5.2. Sau khi làm phẫu thuật

- Chảy máu: phải xác định rõ nguyên nhân, nếu tại chỗ ổ răng thì bơm rửa thật sạch ổ răng, cần gắn gạc chặt. Nếu chảy máu ở niêm mạc thì khâu 1 2 mũi catgut. Nếu chảy máu tái phát nhiều lần kéo dài 2-3 ngày thì nạo sạch cục máu đông, dùng spongel nhét chặt ổ răng, phối hợp điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn

- Viêm ổ răng: rửa sạch ổ răng bằng oxy già đặt gạc có tẩm kháng sinh chống viêm ổ răng

6. Lời dặn bệnh nhân sau khi nhổ răng

- Cắn chặt gòn trong thời gian 30 phút

- Nuốt nước miếng không khạc nhổ, không súc miệng mạnh, không hút thuốc lá, không lấy lưỡi hay những vật khác khều đụng vị trí vừa nhổ răng

- không súc miệng với nước muối, không ăn thức ăn nóng, không nhai phía hàm mới nhổ răng, ít nhất là trong vòng 24 giờ đầu

- Có thể còn chảy máu 1 ít sau nhổ răng

- Đối với bệnh nhân tiểu phẫu răng khôn, có thể có hiện tượng sưng ngoài mặt sau khi nhổ, dặn bệnh nhân chườm đá ngoài mặt trong ngày đầu tiên, mỗi lần chườm 15 phút, ngày 3 lần. Những ngày sau chườm nóng ngoài mặt ngày 3 lần mỗi lần 15 phút.

-Nếu có khâu, tái khám cắt chỉ sau 7 ngày

- Giữ vệ sinh môi trường miệng sạch sẽ

Page 35: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

34

- Uống thuốc ngay sau khi nhả gòn theo toa của bác sĩ

-Tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Page 36: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

35

Viêm mô tế bào vùng hàm mặt Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

Mục tiêu

1. Phân tích các nguyên nhân gây viêm mô tế bào vùng hàm mặt 2. Mô tả triệu chứng của các giai đoạn viêm mô tế bào vùng hàm mặt 3. Trình bày cách xử trí một số viêm tế bào thường gặp ở vùng hàm mặt

Nội dung

1. Nguyên nhân

1.1. Nguyên nhân do răng

- Biến chứng của sâu răng: sâu răng không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy và gây tủy hoại tử. Môi trường tủy hoại tử là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ưa khí và kỵ khí phát triển nguồn nhiễm trùng này sẽ lan qua chóp răng gây viêm xương hàm và viêm nhiễm phần mềm

- Biến chứng mọc răng: trong thời kỳ mọc răng có sự xáo trộn của xương hàm và tiêu chân răng sữa, chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn do đó có nhiều khe kẻ để vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Đặc biệt khi mọc răng khôn nhất là răng khôn hàm dưới, do đặc điểm là răng mọc phía sau cùng của xương hàm và là răng mọc chậm nhất (18-25 tuổi) do đó răng này dễ bị mọc lệch, lợi trùm hoặc ngầm trong xương hàm nên dễ gây nhiễm trùng

1.2. Nguyên nhân không do răng

- Viêm quanh răng: vi khuẩn từ túi nướu quanh răng sẽ lan qua xương ổ răng để gây viêm nhiễm phần mềm

- Nhiễm khuẩn sau nhổ răng hoặc sau chấn thương vùng hàm mặt

- Các viêm nhiễm khác như: viêm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm viêm nhiễm hạch vùng hàm mặt, abcess amidan…

2. Triệu chứng lâm sàng

2.1. Viêm tụ

Page 37: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

36

* Giai đoạn viêm thanh dịch

- Cơ năng: đau nhức tại chỗ kèm sốt toàn thân, mức độ sốt phụ thuộc vào cơ địa người bệnh và tình trạng bệnh

- Thực thể: phản ứng hạch lân cận, vùng viêm sưng, nóng, đỏ, đau, thường tương ứng với răng nguyên nhân trong tình trạng răng bị viêm quanh chóp…

* Giai đoạn abcess:

- Cơ năng: bệnh nhân thấy đỡ đau nhức, sốt giảm dần nhưng mệt mỏi nhiều

- Thực thể: há miệng hạn chế do đau, sưng nề đã khu trú lại, da niêm vùng abcess căng bóng tím hoặc đỏ…

2.1.2. Viêm mạn tính

Thường gặp ở má, mang tai, thái dương, nguyên nhân do viêm cấp không điều trị kháng sinh đủ liều hoặc do nhiễm vi khuẩn có độc tố yếu…

- Cơ năng: không sốt, tại chỗ chỉ thấy đau ít hoặc không đau

- Thực thể: da vùng viêm có thể bình thường hoặc nhăn nheo, thâm nhiễm cứng dưới da có thể có đường dò chảy dịch, thăm dò qua lỗ dò không thấy chạm xương

2.2. Viêm tấy

Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn răng khôn hàm dưới. Bệnh dễ phát triển trên người bệnh có sức đề kháng kém, bệnh tiến triển nhanh, thay đổi từng giờ, dễ dẫn đến tử vong do khó thở cấp tính, nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hoặc nhiễm khuẩn trung thất

- Toàn thân

Những ngày đầu triệu chứng toàn thân rất nặng: rét run, sốt cao 39- 400C, mạch nhanh, mê sảng, khó thở, nôn, tiêu chảy, khối sưng tùy vị trí của vùng viêm bệnh nhân có thể chết sau ngày thứ 2 hoặc thứ 3 vì nhiễm độc toàn thân

-Tại chỗ:

+ Viêm tấy lan tỏa nữa mặt (Phlegmon):

Page 38: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

37

o Ngoài miệng: sưng to thành khối nửa mặt, mi mắt sưng nề che kín nhãn cầu, da sưng, căng bóng, ấn chắc…

o Trong miệng: khít hàm dữ dội, niêm mạc nề mang dấu răng, nước bọt quánh, miệng rất hôi…

+ Viêm lan tỏa sàn miệng (Ludwig)

o Ngoài miệng: sưng to vùng dưới hàm, dưới cằm, lan lên má/lan xuống cổ, ngực, da sưng căng nề, tím loang lổ, sờ cứng như gỗ, có dấu hiệu lạo xạo dưới da do hoại thư tổ chức… o Trong miệng: miệng nửa há, chảy nước bọt mùi thối, lưỡi bị đẩy lên cao, tụt ra sau khó thở, khó nhai, khó nuốt, khó nói niêm mạc miệng màu đỏ tím có phủ màng giả trắng, sờ vùng sàn miệng thấy cứng như gỗ

3. Hướng xử trí

3.1. Toàn thân

Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề

Sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp. Nếu làm kháng sinh đồ thì sử dụng kháng sinh phù hợp, dùng kháng sinh kịp thời và đủ liều lượng là rất quan trọng để dập tắc quá trình viêm ngăn ngừa các biến chứng

Nâng cao thể trạng

3.2. Giải quyết nguyên nhân

Chích rạch và dẫn lưu

Chích rạch khi hình thành ổ abcess với nguyên tắc: rạch ổ chỗ thấp, rạch đủ rộng và phải đảm bảo thẩm mỹ. Nếu bệnh nhân chưa được dùng kháng sinh hoặc không rõ thì phải cho bệnh nhân dùng kháng sinh liều cao trước khi chích rạch 2 giờ

Dẫn lưu bằng ống cao su với mục tiêu thoát mủ dễ dàng và qua đường dẫn lưu, bơm rửa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch betadine, để 48-72 giờ thì thay dẫn lưu, hết mủ thì bỏ dẫn lưu

Trong giai đoạn viêm mãn thì nạo và bơm rửa đường dò

Page 39: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

38

4. Một số trường hợp lâm sàng hay gặp

4.1. Abcess vùng má

- Người bệnh mệt mỏi, sốt cao, hạch dưới hàm (+)

- Khám ngoài miệng: sưng nóng, đỏ, đau vùng má làm rãnh tự nhiên bị xóa, sau đó viêm khu trú tạo mủ tạo ổ abcess, lúc này bệnh nhân giảm đau.

- Trong miệng: niêm mạc má tương ứng răng nguyên nhân phồng đỏ, răng nguyên nhân là nhóm răng cối nhỏ, răng cối lớn hàm trên…

4.2. Abcess vùng cơ cắn

- Sốt cao, mệt mỏi, ăn uống khó

- Ngoài miệng: sưng, nóng, đỏ, đau vùng cơ cắn, sưng lan tới mang tai, má hoặc dưới hàm…

- Trong miệng: khít hàm dữ dội, niêm mạc bờ trước cành cao xương hàm dưới nề, sung huyết, răng nguyên nhân là răng khôn hàm dưới…

4.3. Abcess vùng mang tai

* Nguyên nhân: viêm mủ tuyến mang tai, viêm hạch trong tuyến, nhiễm khuẩn từ vùng lân cận đến như gãy lồi cầu hoặc cành trên xương hàm dưới …

* Lâm sàng

- Toàn thân: Sốt, đau nhiều, chảy nước bọt nhiều, nói và ăn nhai đau.

-Tại chỗ: giai đoạn đầu vùng mang tai sưng nề ít, da nề đỏ, thâm nhiễm, đau khi há miệng, có thể há miệng hạn chế. Giai đoạn sau vùng mang tai sưng nhanh, da căng, thâm nhiễm đỏ, khít hàm, toàn thân có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Trong miệng, niêm mạc xung huyết đỏ

4.4. Abcess vùng dưới hàm

* Nguyên nhân: Thường do nhiễm khuẩn răng hàm đặc biệt là răng khôn hàm dưới, gãy xương hàm dưới, sỏi tuyến nước bọt, viêm tuyến hàm dưới, viêm hạch và viêm quanh hạch

Page 40: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

39

* Lâm sàng:

- Toàn thân: sốt, đau nhiều, chảy nước bọt nhiều, nói và ăn nhai đau

- Tại chỗ

+ Khám ngoài miệng: sưng to vùng dưới hàm và lan sang vùng má, vùng cạnh cổ. Sưng nề thành một khối với xương hàm, mật độ chắc sau mềm lún hoặc chuyển sóng. Da mầu đỏ, căng và bóng

+ Khám trong miệng: há miệng hạn chế, niêm mạc sàn miệng nề đỏ, sờ thấy mềm lún hoặc chuyển sóng, ấn rất đau, có thể thấy răng nguyên nhân

Page 41: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

40

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2007), Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại: Tai mũi họng, mắt, răng

hàm mặt. Sách đào tạo cao đẳng điều dưỡng, Nhà xuất bản y học

2. Trường đại học Y Dược TP. HCM (2007), phẫu thuật răng miệng. Nhà xuất

bản Y học

3. Trường đại học Y Dược TP. HCM (2003), chuyên đề bệnh răng hàm mặt.

Nhà xuất bản Y học

4. Trường đại học Y Dược TP. HCM (2003), bệnh học miệng. Nhà xuất bản Y

học

5. Quy trình chăm sóc người bệnh tập 1,2 – Bộ y tế

Page 42: Mục l - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/rang-ham-mat/file_goc_785680.pdf · 2 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây

41