mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · trong khuôn khổ...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 9 TRẦN QUỐC TOẢN: Về hệ giá trị con người, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị xã hội 25 HỒ SĨ QUÝ: Mấy suy nghĩ về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 58 (192) - 2018

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

Mục lục

SỰ KIỆN

3 NGUYỄN XUÂN THẮNG:

Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

9 TRẦN QUỐC TOẢN:

Về hệ giá trị con người, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị xã hội

25 HỒ SĨ QUÝ:

Mấy suy nghĩ về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 58 (192) - 2018

Page 2: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

38 NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG:

Thực trạng biến đổi và định hướng xây dựng giá trị quan hạt nhânxã hội chủ nghĩa Trung Quốc

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55 Một số kinh nghiệm cầm quyền, quản lý nhà nước ở Hàn Quốc hiện nay

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

67 Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Lý luận Trung ương

70 Xuất bản Niên giám khoa học năm 2017 của Hội đồng Lý luận Trung ương

71 Quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 58 (192) - 2018

Page 3: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

3SỐ 58 (192) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

Tôi rất vui mừng được thamdự Hội thảo khoa học “Chủnghĩa Mác thế kỷ 21 và

Tương lai chủ nghĩa xã hội thế giới”tổ chức hôm nay - nhân kỷ niệm 200năm ngày sinh của C. Mác.

Hội thảo là dịp để những ngườimác-xít chúng ta bày tỏ tình cảm triân đối với Ông - nhà tư tưởng vĩ đạicủa những người cộng sản và nhânloại tiến bộ. Hội thảo cũng là dịp để

chúng ta chia sẻ kinh nghiệm nghiêncứu lý luận và vận dụng thực tiễn, từđó nhận thức sâu sắc hơn để khẳngđịnh những giá trị bền vững tronghọc thuyết Mác, vững vàng trên nềntảng tư tưởng mà chúng ta đã lựachọn và vững tin vào con đường đi lênchủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI.

Chủ nghĩa Mác ra đời vào nhữngnăm 40 của thế kỷ XIX, nếu tính từkhi tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng

GIÁ TRỊ VỮNG BỀN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC TRONG THẾ KỶ XXI VÀ CON ĐƯỜNG

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018đến ngày 30/5/2018, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng,Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội thảokhoa học “Chủ nghĩa Mác thế kỷ 21 và Tương lai chủ nghĩa xã hội thế giới” doTrung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức nhân dịp kỷ niệm 200 nămngày sinh C. Mác tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Chúng tôi xintrân trọng giới thiệu Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại phiênkhai mạc Hội thảo nói trên.

Page 4: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 58 (192) - 2018

Cộng sản được xuất bản năm 1848thì chủ nghĩa Mác đã có trên 170năm phát triển. C.Mác đã để lại chonhững người cộng sản trên toàn thếgiới một kho tàng tri thức lý luậnđồ sộ và phong phú trên nhiều lĩnhvực nhưng điển hình nhất là: triếthọc duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử; kinh tế chính trị học mác-xít và chủ nghĩa xã hội khoa học1.Trải qua nhiều thăng trầm của lịchsử nhân loại và chịu sự công kích,chống phá từ nhiều kẻ thù tư tưởngkhác nhau, chủ nghĩa Mác vẫn tồntại, đứng vững và luôn được bổ

sung, phát triển bởi những ngườimác-xít chân chính.

Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử, C.Mác đã thực hiện một cuộccách mạng trong lịch sử triết học.Lần đầu tiên trong lịch sử, các quyluật phát triển của xã hội loàingười được chủ nghĩa Mác giải thíchmột cách khoa học, khách quan, xuấtphát từ các quy luật của nền sản xuấtvật chất. Vượt lên khỏi tư duy củachủ nghĩa “duy vật tầm thường” vàchủ nghĩa “duy kinh tế”, C.Mác đãsáng tạo ra một học thuyết khoa học

Page 5: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

biện chứng phát triển. Triết học Mácgắn lý luận với hoạt động thực tiễncủa con người bởi nó luôn quanniệm: vấn đề không chỉ là giải thíchthế giới mà quan trọng hơn là cải tạothế giới bằng hoạt động thực tiễn,phục vụ con người.

Khi phân tích phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã tìmra bí mật ẩn dấu đằng sau các quanhệ hàng hóa là quan hệ giữa conngười và con người. Ông đã pháthiện ra quy luật giá trị thặng dư,đồng thời chỉ ra mâu thuẫn cơ bảncủa phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa là mâu thuẫn giữa tính xã hộihóa ngày càng cao của lực lượng sảnxuất với tính tư nhân tư bản chủnghĩa của việc chiếm hữu tư liệu sảnxuất. Chủ nghĩa tư bản càng pháttriển, mâu thuẫn này càng bộc lộdưới nhiều hình thức khác nhau.Bằng chứng là, ngày nay các quốc giatư bản giàu có vẫn đứng trước rủi rokhủng hoảng kinh tế và tình trạngbất bình đẳng xã hội gia tăng. Mâuthuẫn giữa các nước tư bản chủnghĩa phát triển nhất vẫn khó điềuhoà trong bối cảnh toàn cầu hóa vàtự do hóa thương mại. Chính trị

cường quyền của các cường quốc tưbản đang dẫn đến nguy cơ xung độtvà khủng bố ở nhiều nơi. Hệ thốngquản trị toàn cầu do các nước nàythiết lập đang không thể xử lý nhữngthách thức lớn của nhân loại như ônhiễm môi trường và biến đổi khíhậu. Điều này càng chứng tỏ, lý luậncủa chủ nghĩa Mác về xã hội tư bảnchủ nghĩa vẫn đúng và lý tưởng caođẹp của chủ nghĩa xã hội vẫn giữnguyên giá trị thực tiễn.

Học thuyết của C.Mác là vũ khí lýluận và tư tưởng sắc bén trong cuộcđấu tranh chống áp bức, bóc lột. Vớihọc thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đãchỉ ra cách thức mà nhà tư bản bóclột người công nhân và nhân dân laođộng. Giai cấp công nhân là giai cấpduy nhất có khả năng liên minh,đoàn kết với các giai tầng khác đểthực hiện sứ mệnh lịch sử lật đổ sựthống trị của giai cấp tư sản, xâydựng một chế độ xã hội không cònngười bóc lột người. Muốn vậy, trướchết giai cấp công nhân phải tự mìnhđứng lên giải phóng chính mình. Vớilập luận đó ở thời đại của ông, C.Mácđã tạo ra một cuộc cách mạng tronglịch sử tư tưởng chủ nghĩa xã hội,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 58 (192) - 2018

Page 6: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 58 (192) - 2018

làm cho chủ nghĩa xã hội từ khôngtưởng trở thành thực sự khoa học.

C.Mác là một thiên tài nhưng ôngvẫn bị quy định bởi chính nhữngđiều kiện lịch sử của thời đại mình.Chúng ta không thể đòi hỏi C.Mácsuy nghĩ thay cho các thế hệ saunhững vấn đề chưa đặt ra trong thờiđại của ông. Ph.Ăngghen đã từngkhẳng định: “Lý luận của chúng tôilà lý luận của sự phát triển, chứkhông phải là một giáo điều màngười ta phải học thuộc lòng và lặplại một cách máy móc”2. Do vậy,những người mác-xít phải biết tổngkết thực tiễn thời đại mình để vậndụng sáng tạo, bổ sung và phát triểnlý luận của chủ nghĩa Mác phù hợptừng điều kiện cụ thể của mỗi quốcgia, dân tộc.

Xuất phát từ thực tiễn cụ thể củathời đại mình, nhất là bối cảnh nướcNga trong giai đoạn chủ nghĩa tưbản tự do cạnh tranh chuyển sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa,V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển lýluận của C.Mác và hình thành nênchủ nghĩa Mác - Lênin. Thắng lợicủa Cách mạng xã hội chủ nghĩaTháng mười Nga đã mở đầu cho sự

chuyển biến chủ nghĩa xã hội từ họcthuyết trở thành hiện thực, từ hiệnthực của một nước trở thành hiệnthực của một hệ thống thế giới vớinhững thành tựu phát triển to lớntrong thế kỷ XX. Sự sụp đổ của môhình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vàĐông Âu không phải là sự sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội nói chung, lạicàng không phải là sự sụp đổ củachủ nghĩa Mác - Lênin. Đó chỉ là sựsụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hộigiáo điều, xa dân, xa rời nhữngnguyên tắc căn bản của chủ nghĩaMác-Lênin. Bởi thế, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã nhận định “Chủ nghĩaxã hội trên thế giới, từ những bài họcthành công và thất bại cũng như từkhát vọng và sự thức tỉnh của các dântộc, có điều kiện và khả năng tạo rabước phát triển mới”3. Sự phát triểncủa các mô hình chủ nghĩa xã hội ởTrung Quốc, Việt Nam và một sốquốc gia khác đang trên con đườngđổi mới, với gần 1,5 tỷ người - chiếmgần 20 phần trăm dân số thế giới, làminh chứng không thể bác bỏ chogiá trị thực tiễn của học thuyết Mácvà sức sống mãnh liệt của chủ nghĩaxã hội trong thời đại mới.

Page 7: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sảnViệt Nam đã có những vận dụng hếtsức sáng tạo và bổ sung nhiều luậnđiểm mới cho chủ nghĩa Mác phùhợp với thực tiễn Việt Nam. Chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh trở thành nền tảng tưtưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,là kim chỉ nam cho cách mạng ViệtNam kiên định mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa. Những thành tựuto lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 30năm Đổi mới của Việt Nam, một lầnnữa, khẳng định sự vận dụng sángtạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênintrong công cuộc xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội mang bản sắc ViệtNam, của Việt Nam và do người ViệtNam thực hiện, với khát vọng đưaViệt Nam trở thành một nước côngnghiệp hiện đại, thịnh vượng vào giữathế kỷ XXI.

Hội thảo của chúng ta càng có ýnghĩa khi được tổ chức tại ThâmQuyến - một trong những phòng thínghiệm đầu tiên về sự vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác trong quá trìnhcải cách, mở cửa và xây dựng chủ

nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.Động lực phát triển thần kỳ củaThâm Quyến 40 năm qua bắt nguồntừ khát vọng đột phá cùng với nỗ lựctìm tòi và mạnh dạn áp dụng nhữngmô hình mới, vừa mang đặc sắcTrung Quốc, vừa phù hợp với xu thếkhách quan chung của nhân loại.Với tinh thần “Trung Quốc hóa chủnghĩa Mác”, chúng tôi tin tưởngrằng, Đảng Cộng sản Trung Quốcdo đồng chí Tập Cận Bình làm hạtnhân lãnh đạo đang làm cho chủnghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốcthời đại mới đơm hoa kết trái trênđất nước Trung Hoa.

C.Mác đã rời xa chúng ta nhưng tưtưởng của ông vẫn còn sống mãicùng nhân loại, bởi bản chất khoahọc, cách mạng, phát triển và nhânvăn của những di sản tư tưởng, lýluận của Mác vẫn hoàn toàn đúngđắn. Nhiều giá trị của chủ nghĩa Mácmang sức sống trường tồn vẫn tiếptục tỏa sáng như phương pháp biệnchứng duy vật, quan niệm duy vật vềlịch sử, học thuyết hình thái kinh tế- xã hội, chủ nghĩa nhân văn vì conngười, học thuyết về chủ nghĩa xãhội, v.v..

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 58 (192) - 2018

Page 8: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 58 (192) - 2018

Thực tiễn cho thấy, cùng với sựphát triển của lực lượng sản xuấthiện đại, nhất là cách mạng khoa học- công nghệ, thế giới đang hội tụ vềnhững giá trị chung phù hợp với bảnchất nhân văn cao đẹp của chủ nghĩaxã hội, như: đảm bảo phát triển baotrùm và bền vững, không để một aibị tụt lại phía sau; phát triển toàndiện con người... Bởi vậy, học thuyếtMác vẫn là luận cứ khoa học đầy sứcthuyết phục, luôn thôi thúc chúng taxây dựng khát vọng và tầm nhìn pháttriển hướng tới một xã hội nhân văn,vì con người, lấy con người làm trungtâm, do con người và giải phóng conngười như một giá trị cốt lõi, phổ quátnhất của nhân loại4.

Với tinh thần khoa học và kháchquan, chúng ta cần học tập bản lĩnhcủa những bậc tiền bối trong việc phát

triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác, trong xây dựng khát vọng vàtầm nhìn phát triển cho chủ nghĩa xãhội thế kỷ XXI và cho mỗi quốc giađang xây dựng chủ nghĩa xã hội.Chúng ta có sứ mệnh tiếp tục lan tỏahọc thuyết Mác trên tinh thần củamột học thuyết khoa học, cách mạngvà phát triển; học thuyết cải tạo vàthay đổi thế giới; học thuyết giảiphóng con người; theo đó, tư duy vàđịnh hình đường lối phát triển củachúng ta thích ứng với sự thay đổi, phùhợp với bối cảnh và điều kiện mới.

Với tinh thần đó, tôi tin tưởngrằng, hội thảo của chúng ta sẽ nhậnđược nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắccủa các vị đại biểu và các nhà khoahọc. Xin chúc các quý vị đại biểu vàtoàn thể các đồng chí mạnh khoẻ,hạnh phúc và thành công! n

1, 4 Phát biểu đề dẫn do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng trình bày tại Hội thảo khoa họcquốc tế “Di sản tư tưởng của Các Mác và ý nghĩa thời đại”, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 4/5/2018. 2 C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.796.3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.14.

Page 9: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

1. Mối quan hệ giữa hệ giá trị conngười, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trịxã hội

Hiện nay đang còncó những nhận thứckhác nhau về mốiquan hệ giữa hệ giá trịcon người với hệ giá trịvăn hóa và hệ giá trị xãhội. Có ý kiến chorằng, ba loại hệ giá trịnày mang cùng mộtbản chất, chỉ là xét theocác giác độ tiếp cậnkhác nhau, chủ thểkhác nhau; lại cónhững ý kiến cho rằng, đây là nhữngphạm trù khác nhau (tuy có liên

quan đến nhau). Ở đây xin nêu lênmối quan hệ giữa ba hệ giá trị này

theo cách tiếp cận conngười là chủ thể trungtâm của văn hóa và xãhội. Từ bản chất và đặctrưng của giá trị conngười mà hình thànhgiá trị văn hóa và giá trịxã hội (giá trị văn hóađược xét ở đây theonghĩa rộng như quanniệm của Hồ Chí Minh,chứ không theo nghĩahẹp thuộc lĩnh vực tinhthần). Và giá trị văn hóa,

giá trị xã hội cũng là những phươngdiện biểu hiện (thể hiện) giá trị con

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

9SỐ 58 (192) - 2018

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

VỀ HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI

lPGS, TS Trần Quốc ToảnHội đồng Lý luận Trung ương

Từ bản chất và đặctrưng của giá trị conngười mà hình thànhgiá trị văn hóa và giátrị xã hội. Và giá trịvăn hóa, giá trị xã hộicũng là nhữngphương diện biểuhiện giá trị con ngườiở những lát cắt khác,bình diện khác.

Page 10: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

người ở những lát cắt khác, bình diệnkhác mà thôi. Trên thế giới, ở tất cảcác nước, chính giá trị con người (vàgiá trị công dân) là nền tảng gốc rễcơ bản đề hình thành giá trị văn hóavà giá trị xã hội. Nhưng điều nàykhông có nghĩa là giá trị văn hóa vàgiá trị xã hội được quy định đơn nhấtvà một chiều từ hệ giá trị con người.Khi nói đến hệ giá trị con ngườithường nói đến những giá trị mangbản chất con người - bản chất côngdân (quyền con người - quyền côngdân) của một xã hội cụ thể. Còn khinói đến hệ giá trị văn hóa thường nóiđến các giá trị mà con người sáng tạora (cả về đời sống vật chất và tinhthần) trong nền sản xuất xã hội - đờisống xã hội, đương nhiên các giá trịvăn hóa phải phản ánh các bản chấtcơ bản của giá trị con người vềphương diện văn hóa trong tất cả cáclĩnh vực của xã hội. Còn các giá trị xãhội lại thể hiện các giá trị con ngườitrong sự liên kết thành một xã hội cótổ chức, một chế độ xã hội cụ thể,một nhà nước cụ thể, với những chếđịnh quan phương (và phi quanphương) mà mỗi cá nhân, chủ thểriêng biệt phải tôn trọng và tuân

theo. Như vậy, chính hệ giá trị conngười là hạt nhân cốt lõi của hệ giátrị văn hóa và hệ giá trị xã hội.Nhưng khi hệ giá trị văn hóa và đặcbiệt là hệ giá trị xã hội được địnhhình, sẽ có một vai trò chi phối quantrọng (có thể mang tính quyết định)đối với sự thay đổi và phát triển hệgiá trị con người. Nói một cách hìnhảnh, có thể mô tả mối quan hệ giữahệ giá trị con người với hệ giá trị vănhóa và hệ giá trị xã hội như ba vòngtròn đồng tâm, mà vòng trong cùnglà hệ giá trị con người, tiếp theo vòngthứ hai là hệ giá trị văn hóa, còn vòngthứ ba ngoài cùng là hệ giá trị xã hội.Sẽ là siêu hình và không đúng bảnchất khi nhìn nhận tách biệt máymóc giữa các hệ giá trị này trong sựphát triển của xã hội. Như vây, trongmối quan hệ biện chứng mang tínhbản chất đó, trên thực tế, ở tầm quốcgia (dân tộc) sẽ là các giá trị tổng hợpchứa đựng cả giá trị con người, giá trịvăn hóa, giá trị xã hôi đặc trưng củamột quốc gia (dân tộc) trong một giaiđoạn phát triển nào đó. Đối với nướcta, có thể gọi đó là hệ giá trị Việt Namđặc trưng của thời kỳ công nghiệp,hiện đại hóa.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

10 SỐ 58 (192) - 2018

Page 11: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

11SỐ 58 (192) - 2018

2. Cấu trúc của hệ giá trị con người,giá trị văn hóa, giá trị xã hội

Xét một cách tổng quát, trong mỗigiai đoạn phát triển, hệ giá trị conngười - giá trị văn hóa - giá trị xã hộiđược cấu trúc bởi ba cấu phần chủyếu: những giá trị truyền thống đượclưu giữ lại từ quá khứ; những giá trịhiện tại do điều kiện khách quan quyđịnh; và những giá trị định hướngcho sự phát triển trong giai đoạn mới(mà hiện thời chưa đóng vai trò chủđạo chi phối sự phát triển). Ở đâycần lưu ý rằng, cả ba cấu phần đótheo quan điểm phát triển, đều cóthể chứa đựng những giá trị tích cựchoặc những giá trị tiêu cực, điềuchỉnh hành vi của con người và tất cảcác chủ thể trong xã hội. Các giá trịđó đều có chức năng chung là tácđộng tới sự phát triển của xã hội; tuynhiên, mỗi cấu phần giá trị đó lại cónhững định hướng vận động khácnhau. Trong các giá trị truyền thống,những giá trị tích cực là những giá trịcòn mạng lại động lực phát triển,mang lại lợi ích (vật chất và tinhthần) cho đa số các chủ thể trong xãhội. Các giá trị này có thể và cần phảithay đổi nội dung và hình thức thể

hiện cho phù hợp với yêu cầu và điềukiện hiện tồn (ví dụ như giá trị tínhcộng đồng làng xã). Còn có nhữnggiá trị truyền thống tiêu cực tồn tạinhư những “tàn dư” trong nhậnthức, quan niệm, lối sống, dù có thểđã mất đi cơ sở kinh tế, xã hội kháchquan để tồn tại. Các giá trị hiện tại lànhững giá trị hình thành chủ yếu dođiều kiện khách quan hiện tại quyđịnh, các giá trị này cũng có thể cónhững giá trị tích cực, cũng có thể cónhững giá trị tiêu cực, phản ánh thựctế khách quan bản chất đa dạng củasự phát triển hiện tại, đóng vai tròchủ đạo chi phối sự phát triển thựctại của xã hội. Những giá trị địnhhướng cho sự phát triển trong giaiđoạn mới là những giá trị mới hìnhthành nhằm đáp ứng với những đòihỏi (điều kiện) phát triển của giaiđoạn mới, mà hiện thời chưa đóngvai trò chủ đạo định hướng sự pháttriển. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằngnhững giá trị mới được hình thànhkhông phải tất cả đều là những giá trịtích cực, nhất là trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế sâu rộng hiện nay, có khôngít các giá trị được coi là tích cực đối

Page 12: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

12 SỐ 58 (192) - 2018

với nước khác, nhưng khi “du nhập”vào Việt Nam lại mang tác động tiêucực. Sự phân định ba loại này chỉmang tính tương đối, vì bản thân cácgiá trị có sự vận động,phát triển, chuyển hóalẫn nhau do các điềukiện khách quan cũngnhư nhân tố chủ quantác động, và sự pháttriển của xã hội nhưthế nào là sự tác độngtổng hợp của cả ba loạigiá trị đó.

Trong quá trìnhhình thành, biến đổi vàphát triển hệ giá trị conngười - giá trị văn hóa- giá trị xã hội, có mộtvấn đề mang tính quyluật là khi đã được hình thành các giátrị đó tồn tại độc lập tương đối vớiđiều kiện phát triển kinh tế - xã hộihiện tồn. Và sự vận động, thay đổicủa các giá trị này trong các điều kiệnbình thường thường có “độ trễ” nhấtđịnh so với sự thay đổi điều kiện vàtrình độ phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, trong điều kiện thay đổiđột biến, mang tính bước ngoặt về

thể chế phát triển, và trong điều kiệnhội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay,sẽ xuất hiện (hoặc yêu cầu phải có)các giá trị mới “vượt trước” so với

điều kiện và trình độphát triển kinh tế - xãhội hiện tại của mộtquốc gia. Các giá trị nàycó thể tác động tích cựcđối với sự phát triển,cũng có thể có tác độngtiêu cực. Sự đấu tranh,xung đột, chuyển hóa vềgiá trị tất yếu nảy sinhgiữa các giá trị truyềnthống, các giá trị hiệntại và các giá trị mới,giữa các giá trị quốc giavới các giá trị quốc tế,ngoại lai. Đây chính là

vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khiphải chủ động xây dựng và phát triểncác giá trị con người - giá trị văn hóa- giá trị xã hội đáp ứng với đòi hỏicủa công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (vốn đang cần phải xây dựng,hiện chưa là cơ sở đầy đủ và vữngchắc ở nước ta) trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường và hội hậpquốc tế. Các giá trị “chiến thắng” và

Trong quá trình hìnhthành, biến đổi vàphát triển hệ giá trịcon người - giá trịvăn hóa - giá trị xãhội, có một vấn đềmang tính quy luật làkhi đã được hìnhthành các giá trị đótồn tại độc lập tươngđối với điều kiệnphát triển kinh tế - xãhội hiện tồn.

Page 13: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13SỐ 58 (192) - 2018

phát triển sẽ là các giá trị có cơ sở kinhtế - xã hội làm nền tảng, có cơ sở pháplý để vận động, phát triển và có cơ sởđạo đức để tồn tại. 3. Hình thức thể hiện của các giá trịcon người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội

Các giá trị con người, giá trị vănhóa, giá trị xã hội thường được kháiquát dưới dạng trừu tượng (ví dụnhư giá trị yêu nước...), nhưng trongđời sống hiện thực các giá trị thườngđược hiện thực hóa dưới các phạmtrù khác nhau. Có thể nêu lên kháiquát các phạm trù chủ yếu sau:

Phạm trù đạo đức (đạo đức hóa),Phạm trù phong tục - tập quán

(phong tục - tập quán hóa),Phạm trù tâm linh (tâm linh hóa)Phạm trù pháp luật (pháp luật hóa,

ví dụ như các quyền con người,quyền công dân được chế định trongHiến Pháp 2013...),

Phạm trù thiết chế (được thiết chếhóa bằng các thiết chế xã hội).

Phạm trù lợi ích (lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần)...

Trong mỗi phạm trù cụ thể đó, cácgiá trị lại được cụ thể hóa thành cáctiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực khác

nhau để điều tiết họat động của conngười và mọi chủ thể, tổ chức trongxã hội. Các phạm trù trên thường cóquan hệ mật thiết với nhau, ảnhhưởng lẫn nhau, nhưng không phảikhi nào cũng thống nhất với nhaukhi biểu hiện bản chất của một giá trịcụ thể nào đó. Chẳng hạn, tính cộngđồng “lá lành đùm lá rách” là một giátrị tốt đẹp, nhưng khi thể hiện thànhsự “tốt bụng”, xuê xoa, bỏ qua, baoche cho những hành vi sai, làm việckhông hiệu quả trong một cộng đồngthì nó không còn mang giá trị tíchcực nữa.

Trong các phạm trù hiện thực hóacác giá trị nêu trên, có ba phạm trùgiá trị cơ bản nhất, đó là: giá trị lợi ích,giá trị đạo đức, và giá trị pháp lý. Giátrị lợi ích (vật chất và tinh thần) đóngvai trò động lực trung tâm của sựphát triển của con người, mọi chủthể trong xã hội và cả quốc gia. Giátrị đạo đức đóng vai trò điều tiếthành vi của con người, cộng đồng vàxã hội theo những chuẩn mực đạođức chung của xã hội, của mỗi chủthể trong xã hội. Giá trị pháp lý đóngvai trò điều chỉnh cả giá trị đạo đức,giá trị lợi ích và các giá trị khác theo

Page 14: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

14 SỐ 58 (192) - 2018

chuẩn mực pháp lý, là “ranh giới”pháp lý để tạo sự đồng thuận trongxã hội khi thực hiện tất cả các giá trịkhác trong cuộc sống. Giá trị pháp lýthể hiện rõ giá trị nào được phép tồntại, được khuyến khích phát triển, giátrị nào không được phép tồn tại,không được khuyếnkhích phát triển; thểhiện rõ phạm vi vàmức độ (giới hạn) tồntại và phát triển của cácgiá trị trong xã hội. Giátrị pháp lý đóng vai tròđặc biệt quan trọngtrong việc tạo khungpháp lý để thúc đẩyhình thành các giá trịmới, như giá trị conngười - giá trị văn hóa- giá trị xã hội trong giađoạn đẩy mạnh côngnghiệp hóa, xã hội hóađất nước.

Cần thấy rằng, cả giátrị lợi ích, giá trị đạođức, giá trị pháp lý (và các giá trịkhác) đều sẽ có sự thay đổi trong quátrình phát triển. Ở những nước có sựthay đổi thể chế phát triển mang tính

bước ngoặt, có sự phát triển rút ngắn,thì giá trị pháp lý đóng vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển các giá trị mới(vốn đang hình thành, thậm chí chưacó) đáp ứng với yêu cầu của sự pháttriển nhanh và bền vững, đồng thời

hạn chế sự lan tỏa, tácđộng, phát triển củanhững giá trị tiêu cựchiện tồn. Điều này có vẻnhư “ngược” với quyluật thông thường, làtrong điều kiện pháttriển bình thường vàtuần tự thì các giá trịđạo đức, giá trị phongtục tập quán được hìnhthành trước, rồi đến giátrị chung của xã hội, khiđó mới được “hợpthức” bằng các giá trịpháp lý. Còn trong điềukiện phát triển rút ngắn,đột biến thì trongkhông ít trường hợp, vai

trò của giá trị pháp lý lại vượt trước(ví dụ để đẩy nhanh việc hình thànhcác giá trị con người - giá trị văn hóa- giá trị xã hội trong điều kiện đẩy

Ở những nước có sựthay đổi thể chế pháttriển mang tính bướcngoặt, có sự pháttriển rút ngắn, thì giátrị pháp lý đóng vaitrò đặc biệt quantrọng trong việc hìnhthành và phát triểncác giá trị mới đápứng với yêu cầu củasự phát triển nhanhvà bền vững, đồngthời hạn chế sự lantỏa, tác động, pháttriển của những giátrị tiêu cực hiện tồn.

Page 15: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóatheo phương thức rút ngắn). Điềunày đặt ra vai trò đặc biệt, mang tínhquyết định của đảng cầm quyền vànhà nước trong việc nhận thức vàtuyên ngôn về những giá trị pháttriển, chế định khung pháp lý để thúcđẩy hình thành và phát triển các giátrị mới tạo động lực cho sự phát triển(phù hợp và đáp ứng với yêu cầuphát triển tới mức nào). Điều nàyđược thể hiện rất rõ trong vai trò củaNhà nước kiến tạo phát triển ởnhững nước như Nhật Bản, HànQuốc, Singapore và Đài Loan... đãchế định các khung pháp lý mạnh đểtạo cơ sở hình thành các giá trị phùhợp với lối sống của xã hội côngnghiệp (ví dụ như các nước đã chếđịnh các hình thức mạnh để kiểmsoát quyền lực, phòng chống thamnhũng; Singapore đã chế định hìnhphạt “đánh bằng roi” đối với bất kỳ ainhổ bẩn kẹo cao su ra đường và nơicông cộng...).4. Về sự hình thành và phát triển hệgiá trị con người, giá trị văn hóa, giátrị xã hội đáp ứng với yêu cầu của sựnghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nướcVề phương diện nhận thức và cách

tiếp cận, ở đây không phải chỉ đề cậpđến sự hình thành và phát triển hệgiá trị con người, giá trị văn hóa, giátrị xã hội chung của nước ta trongquá trình phát triển, mà là sự chủđộng xây dựng và phát triển hệ giá trịcon người, giá trị văn hóa, giá trị xãhội đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệpđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, có nghĩa là xây dựngcác hệ giá trị đó mang “tính vượttrước” để không chỉ đáp ứng, mà cònlà động lực quan trọng góp phầnthúc đẩy mạnh và có hiệu quả quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Nhưng “tính vượt trước”không thể duy ý trí, yêu cầu đặt ra làhệ giá trị này một mặt phải phát huyđược các giá trị truyền thống tích cựcthông qua việc đổi mới nội dungthích ứng với đòi hỏi của sự pháttriển, đồng thời phát huy cao nhấtcác giá trị tích cực hiện tại (đangđóng vai trò chủ đạo); mặt khác phảichứa đựng những giá trị tiên tiến sẽphải xây dựng để làm nền móng (chủđạo) cho quá trình công nghiệp hóa,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15SỐ 58 (192) - 2018

Page 16: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 SỐ 58 (192) - 2018

hiện đại hóa đất nước. Xét một cách khái quát, có thể

phân ra làm hai quá trình hìnhthành và phát triển các giá trị conngười, giá trị văn hóa, giá trị xã hội:i) Quá trình thụ động, đó là từ nềntảng phát triển nền sản xuất xã hội -đời sống xã hội, từng bước hìnhthành các giá trị con người - giá trịvăn hóa - giá trị xã hội tương thích;ii) Quá trình chủ động, đó là quátrình các chủ thể có ý thức chủ độngxây dựng các giá trị con người, giátrị văn hóa, giá trị xã hội đáp ứng vớinhững yêu cầu phát triển cụ thể (cóthể mang tính vượt trước). Các quátrình chủ động thường được thểhiện ở quá trình giáo dục trong cácmôi trường gia đình, nhà trường,các thiết chế xã hội, và trong xã hộinói chung; được thể hiện ở các giátrị được chế định trong hệ thống luậtpháp. Trên thực tế, hai quá trình đóluôn có quan hệ mật thiết với nhau,tương tác với nhau (có thể đồngchiều với nhau, có thể ngược chiềunhau, mâu thuẫn với nhau, nghĩa làcó sự mâu thuẫn giữa mong muốnchủ quan và sự phát triển kháchquan) để tạo nên thực trạng hiện

thực về các giá trị con người - giá trịvăn hóa - giá trị xã hội. Ví dụ kháđiển hình là trong thể chế phát triểncũ, với mô hình HTX tập thể hóa(không còn sở hữu ruộng đất và tưliệu sản xuất của hộ nông dân, hộnông dân không còn là đơn vị kinhtế tự chủ), chúng ta mong muốn xâydựng được các giá trị con người, giátrị văn hóa, giá trị xã hội theo tinhthần làm chủ tập thể. Nhưng thực tếđã thất bại, HTX tập thể hóa biếnthành “cha chung không ai khóc”,ruộng đất và tư liệu sản xuất trởthành vô chủ, tinh thần làm chủ tậpthể biến mất và co lại ở giá trị pháttriển cô đúc trên phần đất 5%; đấtnước rơi vào khùng hoảng kinh tế -xã hội nghiêm trọng. Chúng ta phảiphá bỏ mô hình HTX tập thể hóa,xác lập lại vai trò đơn vị kinh tế tựchủ của hộ nông dân, và trao chonông dân quyền làm chủ ruộng đất.Trên thực tế là chúng ta đã xác lập lạinền tảng kinh tế - xã hội để hìnhthành hệ giá trị con người, giá trịvăn hóa, giá trị xã hội ở nông thônphù hợp với bản chất của sự pháttriển khách quan. Đây là bài họcxương máu đề chúng ta có nhận

Page 17: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 58 (192) - 2018

thức đúng, tiếp cận đúng, địnhhướng đúng khi xây dựng và pháttriển hệ giá trị con người - giá trị vănhóa - giá trị xã hội đáp ứng với yêucầu phát triển kinh tế thị trường, sựnghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa,hiện đại hóa, pháttriển nhanh và bềnvững đất nước.

Như vậy, khi địnhhình hệ giá trị hệ giátrị con người, giá trịvăn hóa, giá trị xã hộitrong giai đoạn mới,thì cần đặt trọng tâmvào các giá trị để thúc đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa, hiện hóa. Ởđây có vai trò của những giá trịtruyền thống (được đổi mới về nộidung, tiêu chí, hình thức thể hiện đểđáp ứng với yêu cầu của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.Chắng hạn như giá trị cộng đồngtruyền thống được đổi mới pháttriển lên thành giá trị liên kết); có vaitrò của những giá trị hiện tại do điềukiện khách quan quy định; và vai tròcủa những giá trị định hướng cho sựphát triển trong giai đoạn mới (mà

hiện thời mới đang hình thành chưađóng vai trò chủ đạo chi phối sự pháttriển).

Vì công nghiệp hóa và hiện đạihóa là một quá trình lâu dài, cho nên,

một cách khách quan,đặt ra vấn đề xây dựng hệgiá trị tổng quát về giá trịcon người, giá trị văn hóa,giá trị xã hội đáp ứng yêucầu cho cả quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Đồng thời, rấtquan trọng là phải cụ thểhóa được hệ giá trị tổngquát đó trong từng giai

đoạn cụ thể, nhất là trong giai đoạnhiện nay và sắp tới. Giữa hệ giá trịtổng quát và hệ giá trị cụ thể trongtừng giai đoạn có sự thống nhất nhauvề bản chất, nội dung cơ bản; nhưngsẽ có thể khác nhau về cấu trúc nộidung cụ thể, thứ tự ưu tiên... do điềukiện khách quan của từng giai đoạnđặt ra.

Để đáp ứng yêu cầu của cả quátrình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong bối cảnhquốc tế hiện nay, có thể nêu lênnhững yêu cầu cơ bản về xây dựng

Khi định hình hệ giátrị hệ giá trị conngười, giá trị văn hóa,giá trị xã hội tronggiai đoạn mới, thì cầnđặt trọng tâm vào cácgiá trị để thúc đẩymạnh quá trình côngnghiệp hóa, hiện hóa.

Page 18: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 58 (192) - 2018

hệ giá trị con người, giá trị văn hóa,giá trị xã hội như sau: i) các giá trịthúc đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa; ii) các giá trị thúc đẩyxây dựng xã hội công nghiệp - xã hộithông tin, tiên tiến, dân chủ, vănminh; iii) các giá trị thúc đẩy quátrình hội nhập quốc tế hiệu quả (baogồm cả hội nhập, hợp tác, cạnhtranh, đẩu tranh); xây dựng giá trịViệt Nam trên trường quốc tế. Sẽ cóhai cách tiếp cận cần được tích hợpvới nhau là: xác định rõ những giá trịcần có để đáp ứng ba yêu cầu trên;đồng thời làm rõ những giá trị đangcản trở quá trình thực hiện ba yêucầu trên. Tích hợp lại, chúng ta sẽ cóhệ giá trị tổng quát về giá trị conngười, giá trị văn hóa, giá trị xã hộiđáp ứng yêu cầu cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ởđây xin không đi vào “thiết kế” hệ giátrị này, mà từ ba yêu cầu trên, xin gợiý một số giá trị cơ bản cần xây dựngđể thúc đẩy quá trình công nghiêphóa, hiện đại hóa đất nước. Xin nêumột số giá trị sau: i) giá trị sáng tạo(tri thức khoa học - công nghệ kếtnối với các giá trị quyền con người,quyền công dân, tự chủ, trách nhiệm

xã hội, tự do sáng tạo...). Có thể coiđây là giá trị trung tâm của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhấtlà hiện nay quá trình công nghiệphóa không thể theo phương thức vàmô hình cổ điển như trước; ii) giá trịliên kết - chia sẻ. Sự phát triển trongmỗi quốc gia cũng như trên toàn thếgiới hiện nay, nhất là quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, không thểlà thành quả và sự nỗ lực của mỗichủ thể, mỗi quốc gia đơn lẻ, táchbiệt như trước. Giá trị liên kết - chiasẻ thể hiện cả về lợi ích, trách nhiệm,rủi ro... Các chuỗi liên kết trong mỗiquốc gia cũng như trên thế giới, cáchiệp định đa phương, song phương,các khối nước, các tổ chức quốc tế,quá trình toàn cầu hóa... đã nói lênđiều này; iii) giá trị pháp quyền. Đốivới Việt Nam đây là một giá trị thenchốt, bởi vì nước ta đi vào xây dựngxã hội mới từ một nước phong kiếnnửa thuộc địa, nông nghiệp là chủyếu; lại trải qua hàng chục nămchiến tranh, hàng chục năm trongthể chế kế hoạch hóa hành chínhquan liêu bao cấp nặng nề... Thực tếcho thấy chuyển từ môt xã hội thầndân sang xã hội công dân thật không

Page 19: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

dễ dàng và nhanh chóng (trải quabao nhiêu năm, cho đến Hiến pháp2013 mới chế định tương đối đầy đủvà rõ ràng quyền con người vàquyền công dân, nhưng để hiện thựchóa trong cuộc sống đâu có phảimột sớm một chiều). Mặc dù đã cónhiều tiến bộ, nhưng sự bất cập củahệ thống pháp luật cũng như thiếukỷ cương trong thực thi pháp luậtđang là một trở ngại lớn đối với sựphát triển sáng tạo, nhanh và bềnvững; iv) Giá trị về lòng tự hào - tựtôn dân tộc - đồng thuận dân tộc.Thực tiễn trên thế giới cho thấy,không có quốc gia nào có thể pháttriển mạnh và bền vững nếu thiếu(hoặc yếu) giá trị này. Vì đây là giátrị kết nối ý chí và khát vọng của mọichủ thể trong xã hội thành giá trị củadân tộc, kết nối các giá trị truyềnthống của dân tộc với các giá trị củathời đại, đưa dân tộc vượt quanhững khó khăn, thách thức đểvươn lên. Ở những nước có quátrình phát triển rút ngắn thành côngnhư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore... đã cho thấy rõ điều này.Đặc biệt đối với Nhật Bản, thươnghiệu “Made in Japan” không còn chỉ

là thương hiệu của sản phẩm hànghóa, mà đã trở thành giá trị dân tộc,trong đó chứa đựng và kết nối giá trịcon người, giá trị văn hóa, giá trị xãhội, giá trị gia đình, giá trị doanhnghiệp, giá trị cộng đồng, giá trị củathể chế nhà nước. Mỗi con người,mỗi chủ thể trong xã hội và cả nhànước đều có trách nhiệm bảo vệ.Việt Nam, với truyền thống lịch sử,đã xây dựng được giá trị dân tộc vềchống giặc ngoại xâm và bảo vệ chủquyền đất nước, được thế giới thừanhận. Còn trong xây dựng và pháttriển đất nước, mặc dù đạt nhiềuthành quả lớn, nhưng có thể nói,chúng ta chưa thực sự thành côngtrong kết nối xây dựng giá trị dântộc, nhất là quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hộivăn minh, hiện đại. Đây là vấn đềlớn đặt ra trong việc xây dựng hệ giátrị phát triển của Việt Nam tronggiai đoạn mới.

Điều rất quan trọng là phải cụ thểhóa được hệ giá trị tổng quát (sau khixây dựng được) theo yêu cầu củacông cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa cho giai đoạn hiện nay. Ngoàimột số giá trị nêu trên, có thể kể đến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 58 (192) - 2018

Page 20: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 58 (192) - 2018

các giá trị quan trọng sau: kiên quyếtchống tham nhũng và tiêu cực xã hội;tôn trọng và bảo vệ quyền tài sảnchính đáng; lối sống công nghiệp, vănminh, hiện đại; coi trọng hiệu quả;dân chủ, công khai, minh bạch; trungthực, dũng cảm bảo vệ công lý, lẽ phải;công bằng và bình đẳng xã hội... Đóđều là những giá trị quan trọng tronggiai đoạn hiện nay.

Để các giá trị trên được hiện thựchóa trong đời sống xã hội, thì rấtquan trọng là các giá trị đó phải đượccụ thể hóa phù hợp đối với từng chủthể theo vai trò, chức năng, nhiệm vụcủa mỗi chủ thể trong xã hội: cá nhân(trong tư cách con người và côngdân), gia đình, doanh nghiệp, cáccộng đồng dân cư, nhà trường, tổchức xã hội, hệ thống của Đảng, hệthống nhà nước... Hệ giá trị của mỗichu thể sẽ đóng vai trò điều tiết hoạtđộng của các chủ thể đó trong xãhội. Ở đây xin nhấn mạnh hệ giá trịcủa Đảng và hệ giá trị của Nhà nước.Với tư cách là đảng cầm quyền, lãnhđạo nhà nước và xã hội, thì vềnguyên tắc hệ giá trị của Đảng vàNhà nước phải là sự kết tinh và tiêubiểu cao của các giá trị phát triển xã

hội. Tuy nhiên, do chức năng xã hộicủa Đảng khác với chức năng củaNhà nước, cho nên dù cùng về bảnchất, nhưng hệ giá trị của Đảng cónhững nội dung khác so với hệ giátrị của Nhà nước. Xuất phát từ vaitrò, chức năng của đảng cầm quyền,có thể nêu lên các giá trị chủ yếu củaĐảng như sau: Trí tuệ - bản lĩnh tiềnphong; đức hy sinh vì lợi ích của dântộc, của nhân dân; lãnh đạo khoa học- dân chủ - gắn bó với dân; đạo đức -văn minh... Đối với Nhà nước, cánbộ công chức hầu hết đều là đảngviên, cho nên, một mặt phải thể hiệnđược các giá trị của Đảng trong mỗivị trí công tác của mình, đồng thờiphải thể hiện được những giá trị đặctrưng của Nhà nước pháp quyền“của dân, do dân, vì dân” (trong cảlập pháp, hành pháp và tư pháp).Xuất phát từ vai trò, chức năng củaNhà nước, từ yêu cầu và điều kiệnhiện nay để xây dựng hệ giá trị cầnthiết của hệ thống cơ quan nhànước. Đây là việc cần được nghiêncứu kỹ. Ở đây xin nêu tư tưởng chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ vềđịnh hướng xây dựng Chính phủkiến tạo: “Kỷ cương - Liêm chính -

Page 21: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 58 (192) - 2018

Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả”, cóthể coi đây là một phương án thểhiện hệ giá trị cần xây dựng củaChính phủ - nền hành chính, hànhpháp nước ta hiện nay. Đó cũng lànhững giá trị đặt ra cầnxây dựng và thực hànhđối với đội ngũ cán bộ,công chức hiện nay. Cóthể thấy rằng nội dung 5giá trị nêu trên, cũngnhư thứ tự xắp xếp cácgiá trị đó đã phản ánhkhá sát đúng yêu cầu xâydựng nhà nước tronggiai đoạn hiện nay. 5. Vấn đề hình thành thểchế - thiết chế thúc đẩyphát triển và hiện thựchóa hệ giá trị con người,giá trị văn hóa, giá trị xãhội đáp ứng với yêu cầucủa sự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

Xây dựng được hệ giá trị con người,giá trị văn hóa, giá trị xã hội đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đãlà một kết quả quan trọng. Tuy nhiên,

hệ giá trị đó vẫn sẽ chỉ dừng ở nhậnthức lý luận, ở phổ biến tuyên truyền,nếu không xây dựng được đồng bộthể chế - thiết chế để hiện thực hóacác giá trị đó trong xã hội. Để hiện

thực hóa quá trìnhnày, cần thực hiện cácnhiệm vụ chủ yếu sau:

(1) Trên cơ sở hệgiá trị con người, giátrị văn hóa, giá trị xãhội định hướngchung, cần phải cụ thểhóa thành hệ giá trịcủa từng chủ thể đápứng với yêu cầu pháttriển hiện nay vàtrong giai đoạn tới.Từ đó xây dựng vàhoàn thiện các tiêuchí, các tiêu chuẩn,chuẩn mực giá trị đốivới từng chủ thểtrong cuộc sống và

lao động của mọi người, mọi chủ thểtrong xã hội, trở thành thước đo giátrị sống trong xã hội.

(2) Hoàn thiện đồng bộ thể chế,thiết chế (bao gồm cả các thể chế,thiết chế chính thức và phi chính

Xây dựng được hệ giátrị con người, giá trịvăn hóa, giá trị xã hộiđáp ứng yêu cầu củasự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước đã làmột kết quả quantrọng. Tuy nhiên, hệgiá trị đó vẫn sẽ chỉdừng ở nhận thức lýluận, ở phổ biến tuyêntruyền, nếu không xâydựng được đồng bộthể chế - thiết chế đểhiện thực hóa các giátrị đó trong xã hội.

Page 22: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 58 (192) - 2018

thức) để làm giá đỡ cho sự hìnhthành và phát triển các giá trị tíchcực, tạo động lực đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Hoàn thiện đồng bộ thể chế, thiếtchế là giải pháp mang tính nền tảngvì sẽ tạo nên cơ sở pháp lý để các giátrị con người - giá trị văn hóa - giátrị xã hội được hiện thực hóa trongcuộc sống, được bảo vệ và tôn vinh,trở thành những giá trị chung màmọi người và mọi chủ thể phải tôntrọng và thực hiện; Đồng thời cũnglà cơ sở pháp lý để chống lại các giátrị tiêu cực, các thói hư, tật xấu.Trong hoàn thiện đồng bộ thể chế,thiết chế cần tập trung vào nhữnglĩnh vực cơ bản sau:

- Hoàn thiện đồng bộ thể chế, môhình, cơ chế, chính sách phát triểnkinh tế thị trường, công nghiệp hóatheo hướng hiện đại, minh bạch,văn minh, cạnh tranh lành mạnh,hiệu quả... làm cơ sở để hình thànhvà khẳng định các giá trị con người,giá trị văn hóa, giá trị xã hội củamột xã hội công nghiệp tiến tiếnvăn minh.

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống luậtpháp theo tinh thần và các nguyên tắc

của nhà nước pháp quyền: thượngtôn pháp luật, dân chủ và phápquyền, bảo vệ và phát huy cao quyềncon người, quyền công dân, quyềnlàm chủ của nhân dân trong mọi lĩnhvực của đời sống xã hội. Đây sẽ là cơsở rất quan trọng để hiện thực hóa vàphát triển những giá trị con người,giá trị văn hóa, giá trị xã hội trở thànhđộng lực phát triển đất nước nhanhvà bền vững trong giai đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế. Đó cũng là cơ sở để xâydựng và phát triển môi trường sống,môi trường văn hóa - xã hội lànhmạnh, trong đó mỗi con người đềuđược tôn trọng và có điều kiện pháttriển toàn diện mang lại lợi ích chomình và cho xã hội.

- Cần nhận thức rõ và chế định tấtcả các tổ chức trong hệ thống chínhtrị và trong toàn xã hội phải là nhữngthiết chế văn hóa - xã hội gắn liền vớinhững yêu cầu và tiêu chí về giá trịcon người, giá trị công dân, giá trịcông chức - công vụ... Cần đặc biệtcoi trọng xây dựng thể chế - thiết chếđối với các chủ thể: gia đình, nhàtrường, các tổ chức và đơn vị tronghệ thống chính trị, xã hôi, doanh

Page 23: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 58 (192) - 2018

nghiệp, các cộng đồng dân cư. Sự hình thành và phát triển bền

vững các giá trị tốt đẹp, tích cực phảibắt đầu trước hết từ gia đình và nhàtrường, ngay từ tuổi mẫu giáo. Giáodục giá trị con người, giá trị văn hóa,giá trị xã hội phải trở thành nội dungchính trong nhà trường; phải trởthành một nhiệm vụ quan trọngtrong đào tạo và sử dụng nhân lực.Do đó, phải đổi mới căn bản nộidung, chương trình và phương thứcgiáo dục, tuyên truyền về phát triểncon người, phát triển văn hóa, lốisống, có chiều sâu, có sức thuyếtphục, gắn với đời sống hiện thực,khắc phục tình trạng lý thuyết hóa -lý tưởng hóa, xa rời cuộc sống.

- Khuyến khích xây dựng và pháttriển các thể chế - thiết chế phi chínhthức lành mạnh, tích cực, như:hương ước, dòng tộc, cộng đồng dâncư, các giá trị tích cực và lành mạnhcủa tôn giáo...

- Sử dụng có hiệu quả công cụ quantrọng là hệ thống truyền thông, thôngtin điện tử trong tuyên truyền, đấutranh, giáo dục, phát triển giá trị conngười - giá trị văn hóa - giá trị xã hội.

(3) Cần rất coi trọng xây dựng các

thể chế - thiết chế để liên kết các giátrị tích cực. Một trong những hạnchế (bất cập) hiện nay là thiếu sự liênkết - kết nối các giá trị tích cực giữacác chủ thể trong xã hội để hìnhthành các giá trị quốc gia - dân tộc,tạo động lực cho đất nước phát triểnnhanh và bền vững. Ngược lại, hiệnnay, trong không ít trường hợp còncản trở, làm suy yếu, triệt tiêu lẫnnhau (ví dụ tình trạng “bẻ kèo”, phávỡ hợp đồng giữa các hộ nông dânvà các doanh nghiệp xảy ra khá phổbiến trong sản xuất nông nghiệp...);mặt khác lại hình thành các liên kếtgiá trị “ma quỷ”, phi đạo đức trongxã hội (như tình trạng tham nhũng,lợi ích nhóm nghiêm trọng; sản xuấthàng hóa giả, thuốc giả, độc hại... cógiấy chứng nhận và đóng dấu củacác cơ quan công quyền liên quan).Cần phải xây dựng các thể chế - thiếtchế để liên kết được các giá trị tíchcực, kết hợp hài hòa, hiệu quả cácgiá trị của các chủ thể trong xã hội(giá trị cá nhân với giá trị gia đình,với giá trị từng tổ chức, với giá trị xãhội, quốc gia - dân tộc, với giá trịnhân loại - quốc tế) theo chiềungang và chiều dọc thành những giá

Page 24: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

trị chung, tạo nên sự đồng thuận xãhội cao, làm nên biểu tượng và sứcmạnh lớn lao của đất nước trongquá trình phát triển. Cốt lõi xuyênsuốt cơ chế liên kết các giá trị này làlợi ích (tinh thần và vật chất, phẩmgiá con người và vị thế quốc gia -dân tộc...). Các giá trị này được tíchhợp lại với nhau thành một hệ thốngvà khi hiện thực hóa tạo được độnglực phát triển đáp ứng các yêu cầucủa thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế, đồngthời cho phép khắc phục các tật xấutrầm trọng hiện nay.

(4) Đảng và Nhà nước phải trởthành nhân tố then chốt - quyết địnhtrong việc hình thành và phát triển hệgiá trị con người, giá trị văn hóa, giátrị xã hội, làm động lực nội sinh mạnhmẽ cho việc thực hiện quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,phát triển nhanh và bền vững đấtnước. Ở đây có hai vấn đề lớn:

- Đảng và Nhà nước (và từng tổchức, từng thành viên) phải xây dựngđược hệ giá trị của chính mình, tiêubiểu cho những giá trị của dân tộc vàgiá trị tốt đẹp của nhân loại; phải xâydựng được thể chế và thiết chế để hiện

thực hóa các giá trị đó trong thực tiễnlãnh đạo và quán lý phát triển đấtnước. Tạo lập niềm tin của nhân dânvà của xã hội vào tấm gương sự lãnhđạo - quản lý của mình.

- Đảng và Nhà nước phải đổi mới- tăng cường sự lãnh đạo và quản lýđối với sự nghiệp xây dựng và pháttriển giá trị con người, giá trị vănhóa, giá trị xã hội Việt Nam tronggiai đoạn mới, thông qua hoàn thiệnđồng bộ thể chế, cơ chế, chính sáchvà phương thức lãnh đạo, quản lý.

Sự nghiệp xây dựng và phát triểngiá trị con người, giá trị văn hóa, giátrị xã hội mang tính tổng hợp rấtcao, là sự nghiệp rất cấp thiết nhưnglại mang tính lâu dài, thường xuyên;không thể là công việc chuyên tráchriêng của một bộ ngành nào, dù BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch đượctrao là bộ quản lý Nhà nước về vănhóa. Đây là sự nghiệp của cả dân tộc,của mọi chủ thể, của mỗi con người,của cả hệ thống chính trị dưới sựlãnh đạo của Đảng và quản lý củaNhà nước. Điều này đòi hỏi tất cảcác cấp ủy đảng, các bộ ngành, cáccấp chính quyền phải vào cuộc, coiđây là một nội dung quan trọng,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 58 (192) - 2018

Page 25: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 58 (192) - 2018

I. Hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị conngười - vấn đề phương pháp luận

Nói đến hệ giá trị văn hóa ViệtNam, lâu nay mọingười đều hiểu đócũng chính là hệ giá trịcon người Việt Nam.Những phẩm chất đặctrưng của văn hóa ViệtNam mà Nghị quyếtTrung ương 5 khóaVIII đã khái quát, vềsau được nhắc lạitrong nhiều văn kiệnquan trọng khác vàđược coi là những giátrị cốt lõi hoặc cơ bản,tuy gọi là giá trị vănhóa Việt Nam nhưngai cũng hiểu đó chính là giá trị conngười Việt Nam; hay về cơ bản trùngvới hệ giá trị con người Việt Nam.

Gần như không ai nghĩ rằng đókhông phải là các giá trị con ngườiViệt Nam.

Nhưng gần đây, có tácgiả lại quan niệm hệ giátrị con người khác với hệgiá trị văn hóa. Theochúng tôi, sự phân biệtnày chỉ có ý nghĩa trongchừng mực nhất định.Vì chỉ ở những phạm viđủ hẹp, trong khuônkhổ các hoạt động vănhóa, các hiện tượng vănhóa, thì giá trị văn hóamới không phản ánhtrực tiếp, không nhấtthiết phải thể hiện giá trịcon người. Trong những

trường hợp như vậy, nói đến giá trị,người ta thuần túy chỉ muốn bàn đếngiá trị của một hiện tượng văn hóa.

MẤY SUY NGHĨ VỀHỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, HỆ GIÁ TRỊ CON

NGƯỜI VIỆT NAMl GS, TS Hồ Sĩ Quý

Viện Thông tin Khoa học Xã hội

Nói đến hệ giá trị vănhóa Việt Nam, lâunay mọi người đềuhiểu đó cũng chính làhệ giá trị con ngườiViệt Nam. Nhữngphẩm chất đặc trưngcủa văn hóa ViệtNam mà Nghị quyếtTrung ương 5 khóaVIII đã khái quát, vềsau được nhắc lạitrong nhiều văn kiệnquan trọng khác.

Page 26: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 58 (192) - 2018

Chẳng hạn, giá trị một vở kịch, mộttác phẩm kiến trúc, một bức tranh...hay rộng hơn, một lễ hội, một khu ditích, một quần thể danh lam thắngcảnh... hay rộng hơn nữa, các giá trịcủa văn hóa thời Trần, thời Nguyễn...Tuy nhiên, khi các giá trị văn hóađược xem xét trong phạm vi càngrộng, được khái quát càng cao ởnhững phẩm chất chung, thì đốitượng càng gần với giá trị con người.

Ở phạm vi rộng nhất, hệ giá trị vănhóa - hệ giá trị của nền văn hóa ViệtNam, của toàn bộ văn hóa Việt Nam,thì giá trị được nói đến không đồngnhất với giá trị của những hiện tượngvăn hóa cụ thể nữa, mà là giá trị củavăn hóa Việt Nam của con ngườiViệt Nam. Tức là, xuyên qua giá trịcủa những hiện tượng cụ thể, đượcbiểu hiện bằng giá trị của các hiệntượng cụ thể, giá trị của Văn hóa ViệtNam, của con người Việt Nam là đốitượng bàn luận, là cái được chú ýxem xét, khám phá.

Vấn đề giá trị thực chất là vấn đềcon người. Nói đến giá trị tức làngười ta muốn nói tới giá trị người.Bởi vì, chẳng có giá trị nào lại khôngthuộc về con người, không phải là

giá trị người. Chỉ có con người mớinhìn mình và nhìn thế giới qua lăngkính giá trị. Hay hoặc dở, xấu hayđẹp, thiện hay ác, cao cả hay thấphèn, vĩ đại hay tầm thường, thậm chíđắt hay rẻ... đó là những khuônthước chỉ con người mới dùng đểxem xét thế giới. Vì thế giá trị đạođức hay giá trị văn hóa, giá trị truyềnthống hay giá trị hiện đại, giá trị xãhội hay giá trị cá nhân, giá trị dântộc hay giá trị giai cấp... tất cả đều làgiá trị người.

Trong khuôn khổ của những bànluận về hệ giá trị Việt Nam, theochúng tôi, không nên và không cầnthiết phải phân biệt hệ giá trị văn hóaViệt Nam với hệ giá trị con ngườiViệt Nam.2. Hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiệnnay: những chuyển biến tích cực

So với vài thập niên trước đây, vănhóa Việt Nam hiện nay, ở tất cả cácdạng hoạt động và với tất cả các loạihình của nó, đều có những thay đổi,theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực.

Kể từ khi tham gia Thập kỷ quốc tếvề văn hóa trong phát triển (1986-1997), đặc biệt kể từ khi thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII

Page 27: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 58 (192) - 2018

(năm 1998) về văn hóa, văn hóa ViệtNam đã có những bước phát triểnđạt tới chất lượng và diện mạo khácnhiều so với trước đó.

Vượt ra khỏi khuôn khổ thế giớiquan và phương pháp luận về vănhóa giai đoạn trước kia, ngày nay,văn hóa không còn bịxem là sản phẩm thụđộng của đời sốngkinh tế, của cơ sở hạtầng, mà đã trở thànhnhân tố bên trong, làcái quy định hành vi vàhoạt động của conngười, thậm chí quyđịnh cả diện mạo sựphát triển, cả ở phạmvi quản lý, điều hànhchính sách của Đảngvà Chính phủ và cả ởphạm vi hoạt độngthường ngày của mỗicon người. Quan điểm mới này vềvăn hóa đem lại cho con người và cáctổ chức xã hội khả năng can thiệp,giải quyết các vấn đề xã hội bằngnguyên nhân văn hóa, điều mà trướckia chưa được quan tâm. Chức năngđiều tiết của văn hóa cũng được thực

hiện một cách thầm lặng và đôi khinằm ngoài sự tính toán.

Quan điểm đổi mới của Đảng, Nhànước và toàn thể xã hội về văn hóa,coi văn hóa là nền tảng tinh thần củađời sống xã hội, là mục tiêu và là độnglực của sự phát triển, mặc dù trên bề

mặt xã hội có vẻ sáomòn, không mấy thựcchất, nhưng thực tế thìkhác. Bằng lối đi riêngcủa văn hóa, quan điểmđó đã xoay chuyển nhậnthức, tạo nền cho vănhóa khởi sắc, kích thíchsự hồi sinh của phần lớnnhững giá trị truyềnthống trước đó còn bịbỏ quên, thậm chí bị kỳthị, làm cho văn hóaViệt Nam trở lại với diệnmạo bình thường củanó, nối được với quá

khứ và rồi nhờ hội nhập mà bắt nhịpngày càng sâu vào văn hóa thế giới,đóng góp được cho kho tàng văn hóachung của cộng đồng thế giới. Sauhơn 30 năm, văn hóa truyền thốngđược tôn trọng và phục hồi rất cănbản, các giá trị văn hóa vật thể và phi

Vượt ra khỏi khuônkhổ thế giới quan vàphương pháp luận vềvăn hóa giai đoạntrước kia, ngày nay,văn hóa không còn bịxem là sản phẩm thụđộng của đời sốngkinh tế, của cơ sở hạtầng, mà đã trởthành nhân tố bêntrong, là cái quy địnhhành vi và hoạt độngcủa con người.

Page 28: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

vật thể được xác định và đánh giátheo chuẩn quốc tế, nhiều di sản vănhóa vật thể, phi vật thể, di sản thiênnhiên và di sản ký ức thế giới đượccộng đồng quốc tế ghi nhận; các hoạtđộng văn hóa được hiện đại hóa; giaolưu và tiếp biến văn hóa đặc biệt mởrộng; văn hóa công quyền, văn hóaứng xử, văn hóa hội nhập... gần gũihơn với khu vực và thế giới. Đời sốngvăn hóa của nhiều tầng lớp dân cư códấu hiệu được nâng cao cả về trìnhđộ và chất lượng.

Nghĩa là, có đủ sơ sở để nói rằng,hệ giá trị văn hóa Việt Nam sau mấychục năm phát triển theo xu thế đổimới đã xác lập được các khuôn mẫuvăn hóa mới1, thực sự hội nhập tươngđối sâu vào văn hóa nhân loại theocác chuẩn mực phổ biến của cộngđồng thế giới. Tình trạng dị biệt -không giống ai bớt dần.

Ở khá nhiều loại hình thuộc hoạtđộng văn hóa, hệ giá trị văn hóa ViệtNam đã không còn lạc lõng, thu hẹpkhoảng cách lạc hậu, thậm chí cónhững hoạt động như văn hóa biểudiễn - tổ chức các sự kiện, văn hóaShowbiz, văn hóa thời trang, văn hóahội thảo, văn hóa du lịch,... Việt Nam

đã không còn thua kém bao nhiêu sovới các nền văn hóa có kinh nghiệm.

Với những lĩnh vực thuộc đời sốngvăn hóa như văn hóa tiêu dùng, vănhóa kinh doanh, văn hóa xuất bản,văn hóa khách sạn,... mặc dù ViệtNam vẫn chịu khá nhiều phê phánhay phàn nàn, nhưng mặt bằngchung đã có những tiến bộ khá xa sovới trước. Một số hoạt động cụ thểcòn tỏ ra nhanh nhạy không thuakém các hiện tượng tương đương ởcác nền kinh tế phát triển.

Về văn hóa ẩm thực, văn hóakhách sạn, văn hóa sử dụng IT... ngàynay Việt Nam đã tạo được ấn tượngtích cực trên trường quốc tế.

Về văn hóa chính trường, văn hóacông quyền, văn hóa đối ngoại(ngoại giao), văn hóa công an, vănhóa quân sự, văn hóa học đường... hệgiá trị văn hóa Việt Nam cũng đã cókhông ít điểm sáng, với những chuẩnmực gần với thế giới, dù những lĩnhvực này hiện vẫn bị chê trách nhiềucả từ phía bên trong và bên ngoài.

Không chỉ ở những hiện tượng bềngoài thuộc hoạt động văn hóa, màcả ở tầng sâu hơn, trong các nội dungthuộc phẩm chất nhân văn của phát

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 58 (192) - 2018

Page 29: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 58 (192) - 2018

triển, với các chiều cạnh thuộc vềcon người, về cộng đồng và về dântộc, văn hóa Việt Nam cũng cónhững bước phát triển mà trước kiakhó có thể đạt được.

Bằng cách thức độc đáo của “sứcmạnh mềm”, văn hóa đã ngày cànglàm sâu sắc hơn ý thức dân tộc -quốc gia, làm rõ thêm lịch sử dân tộc,khẳng định giá trị thiêng liêng củađộc lập và chủ quyền quốc gia. Trêncơ sở “Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh”(lời Joseph S.Nye đánh giá về ViệtNam2), văn hóa đã thực sự uốn nắnquan điểm cực đoan của một số chủthể, làm xích lại gần nhau nhữngquan niệm trước vốn xa nhau. Cácgiá trị và bản sắc văn hóa, gồm cảbản sắc văn hóa các địa phương, cáctộc người, được nghiên cứu ngàycàng sâu và khơi dậy được ý nghĩanhân văn khách quan của sự tồn tạicủa cộng đồng các dân tộc Việt Namtrong quốc gia độc lập, thống nhất.Các thành tựu văn minh của nhânloại từng có mặt tại Việt Nam đãđược đánh giá ngày càng hợp lý, và lànhân tố được kế thừa của văn hóangười Việt. Nhận thức của xã hội,đặc biệt của các cơ quan có trách

nhiệm về tăng trưởng kinh tế gắnliền với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, đượcnhận thức và được triển khai ngàycàng thực tế và có hiệu quả. Khôngphải ngẫu nhiên, Việt Nam đã hoànthành hầu hết các mục tiêu Thiênniên kỷ, đã thực hiện một cách ấntượng chỉ tiêu giảm nghèo, đã thựchiện thành công nhiều chính sách ansinh xã hội. Thu nhập của người dânở khắp mọi miền tuy còn nhiều vấnđề nhưng không ngừng được cảithiện. Khoa học, giáo dục mặc dùcòn rất nhiều hạn chế, nhưng đã cónhững bước phát triển tương đối rõtheo hướng hội nhập. Người ViệtNam vẫn được đánh giá là năngđộng, thông minh. Học sinh ViệtNam, theo kết quả khảo sát quốc tế(PISA), vẫn được coi là có thứ hạngtrong nhận thức về toán, ngôn ngữvà khoa học3.

Nhìn nhận những điểm mạnh củavăn hóa Việt Nam hơn 30 năm qua,Đại hội XII của Đảng đã đánh giá:“Văn hóa thực sự trở thành nền tảngtinh thần vững chắc của xã hội, là sứcmạnh nội sinh quan trọng đảm bảosự phát triển bền vững và bảo vệ

Page 30: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 58 (192) - 2018

vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”4.

Trong dịp tuần lễ cấp cao APEC,nhiều chính khách đã không tiếc lờikhen ngợi Việt Nam, coi Việt Namđã thực sự trở thành một trongnhững “Điều kỳ diệu lớn” (The GreatMiracles) của thế giới; “Ngày nay,Việt Nam là một trong những nềnkinh tế phát triển nhanh nhất tráiđất” (One of the Fastest-growingEconomies on Earth)5.

Tuy nhiên cùng với sự tiến bộkhông thể phủ nhận ấy, văn hóa ViệtNam với bộ mặt thường ngày của nótrong đời sống xã hội, lại tỏ ra là chưađủ bản lĩnh để đề kháng trước nhữngtác động tiêu cực từ bên trong và bênngoài. Sự tử tế và tính nhân văn củavăn hóa, đôi lúc lại không đủ mạnhđể tự vệ và tấn công lại cái thiếu vănhóa và vô văn hóa. Ngược lại, chínhnó trong không ít trường hợp lại bịtha hóa vì những tác động của cáixấu và cái ác.

Tác động đến văn hóa hiện nay, làmột loạt những vấn nạn lớn vàkhông kém phần nghiêm trọng vềkinh tế - chính trị - xã hội, dù ai đó

muốn lãng quên cũng không thể.Như nhiều tài liệu chính thức vàkhông chính thức đã phản ánh,chẳng hạn, nền kinh tế ngày càng lệthuộc nặng nề vào nguồn vốn FDI vàvào kinh tế Trung Quốc; tỷ lệ nợcông sắp chạm trần; sự chuyển đổimô hình phát triển vẫn rất lúng túngvà chậm trễ; tình trạng tham nhũngvà làm ngơ trước tham nhũng mớichỉ có dấu hiệu dừng lại; hiểm họacủa tình trạng môi trường “gần chết”khó lường; khai thác tài nguyên vẫnkhó kiểm soát; khủng hoảng giáodục chưa có lối thoát; hoạt động y tếđã xuống cấp ở chính quan hệ giữathày thuốc với con bệnh; tình trạngcán bộ công quyền lãnh cảm với dânvà với các bên đối tác chưa bớt; biểnĐông và chủ quyền lãnh thổ bị trựctiếp đe dọa, v.v.. 3. Hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiệnnay: những hiện tượng có vấn đề

Như đã nhận định ở phần mở đầu,trong bối cảnh cuộc đấu tranh chốngtham nhũng, chống tha hóa đạo đứcnhư hiện nay, nhất là từ khi các vụđại án được khởi tố trước pháp luật,không ít hiện tượng xã hội ngoài sứctưởng tượng đã bị phơi bày. Từ

Page 31: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 58 (192) - 2018

người dân thường đến các đại biểuQuốc hội đều cảm thấy bức xúc.

(1) Hiện tượng xuống cấp về đạođức, tha hóa con người

Vấn đề xây dựng con người từ lâuđã được quan tâm cả ở tầm vĩ mô vàvi mô. Tuy vậy từ lý thuyết “conngười mới” những năm 60-80, thế kỷXX đến lý thuyết “phát triển conngười” ngày nay đều có những lỗhổng không nhỏ khi vô tình xem nhẹnhững điều kiện thực tế khách quancủa sự hình thành và phát triển nhâncách, phát triển con người.

Vấn đề là ở chỗ, các cơ chế xâydựng con người, hình thành nhâncách con người thường không mấyphụ thuộc vào quan điểm hay thái độcủa các chủ thể. Những chuẩn mựcđịnh hướng xây dựng con ngườitưởng như tuyệt vời, nhưng trongthực tế vẫn có thể làm nảy sinhnhững con người không như ýmuốn, thậm chí méo mó, hư hỏng,nhất là trong điều kiện kinh tế thịtrường thời toàn cầu hóa, trong điềukiện thể chế chính trị, thể chế kinh tếở Việt Nam lại chưa có nhiều yếu tốcủa thể chế dung hợp (Inclusive In-stituttions6).

Từ cuối 2016, thực trạng suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống của cán bộ, đảng viên với 27biểu hiện tiêu cực rất cụ thể, đã đượcđề cập chi tiết và phê phán gay gắttrong Nghị quyết Trung ương 4 khóaXII của Đảng7.

Chúng tôi cho rằng, hiện tượngxuống cấp về đạo đức, suy thoái về tưtưởng, tha hóa con người hay nóicách khác, những biểu hiện tiêu cựccủa hệ giá trị con người Việt Nam, cólẽ không cần thiết phải nói thêm saukhi đã có Nghị quyết Trung ương 4khóa XII.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương4, gần đây với việc ban hành Quyđịnh số 102-QĐ/TW của Bộ Chínhtrị, văn bản số 04-HD/UBKTTWcủa Ủy ban Kiểm tra Trung ương vềxử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, kểcả đảng viên đã qua đời, đặc biệt vớithái độ kiên quyết của Tổng bí thưmà xã hội có thể cảm nhận được,công cuộc chống tham nhũng,chống bòn rút của cải quốc gia,chống phá nát xã hội, nếu có thểđược nói như vậy... với các vụ ánđược khởi tố, đã làm cho đã làm chobầu không khí xã hội chuyển biến

Page 32: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 58 (192) - 2018

tích cực, niềm tin đang được hồiphục trở lại. Người dân đã tin rằngxử lý tham nhũng, sẽ không cònvùng cấm như trước đây, người viphạm pháp luật, trước sau cũng phảitrả giá...

Cần thiết phải nói rằng, với côngcuộc chống tham nhũng, làm sạch xãhội, thái độ kiên quyết của Đảng đốivới đảng viên vi phạm đã bắt đầu làmcho quan niệm về quan trường vàbổng lộc thay đổi. Hy vọng làm quanđể trục lợi (kiểu Kleptocracy), cái gìcũng mua được bằng tiền, đã bắt đầulung lay. Theo chúng tôi, về lâu dài,đây là điều có ý nghĩa rất to lớn vàbền vững.

(2) Hiện tượng lệch lạc về giá trị -giả dối được coi là bình thường

Trong một tham luận tại hội thảovề văn hóa Việt Nam, cuối năm2017, chúng tôi đã đề xuất và chứngminh cho nhận định rằng, vấn đềlớn nhất của văn hóa Việt Nam hiệnnay - là lệch lạc về giá trị, giả dối đượccoi là bình thường. Theo chúng tôi,nếu văn hóa trước hết là tổng hòacác giá trị người, thì rõ ràng, vấn đềlớn nhất của văn hóa Việt Nam hiệnnay đúng là vấn đề lệch giá trị.

Chúng tôi một lần nữa khẳng địnhý kiến này và xin nói thêm vài điềucó liên quan.

Khó mà phủ nhận được, lâu nay,đâu đâu trong đời sống xã hội ngườita cũng bắt gặp cái giả dối. Giả dối đãphổ biến đến mức đã được coi làbình thường, làm nản lòng sự trungthực, tử tế. Bằng giả, danh hiệu giả,kiến thức giả, chất lượng sản phẩmgiả, thuốc chữa bệnh giả, tuổi tác giả,số liệu thống kê giả, thanh toán vớichứng từ giả, biểu quyết giả, đạo đứcgiả,... gần như có mặt khắp nơi vàkhông còn là điều xấu hổ nữa. Rấttiếc là xã hội lại thừa nhận bằng cáchlàm ngơ coi như không thấy.

Ở không ít công trình, dự án,...mục đích ghi trong văn bản thực tếchỉ là giả, vì đó chẳng qua chỉ làphương tiện, là công cụ cho bòn rút,tham nhũng. Làm bất cứ việc gì cũngnghĩ đến lách luật, hay xà xẻo. Sẽkhông còn động cơ hành động nếucông việc được tiến hành một cáchngay thẳng, không có lợi ích gì có thểxà xẻo được. Mọi đề án quốc kế dânsinh đều có nguy cơ đổ vỡ nếu ở đótham nhũng hay mục đích vụ lợikhông thực hiện được...

Page 33: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 58 (192) - 2018

Vấn đề tất nhiên là do suy thoáiphẩm chất làm người. Tuy vậy, nhìnxa hơn, vấn đề còn là ở chỗ, thể chếkinh tế, cơ chế xã hội từ quá lâu đãsinh ra tình trạng với hầu hết cáccông việc, lao động đều không đượctrả thù lao tương xứng, đặc biệt ởkhu vực nhà nước. Gần như ở khắpnơi, trong mọi dạng lao động, nếulàm thật, trách nhiệm thật, hưởngthù lao thật... thì chắc chắn là thiệtthòi hoặc không được thụ hưởngxứng đáng với công sức bỏ ra. Cơchế này thuộc về thể chế bóc lột (Ex-tractive Institutions). Xã hội mấychục năm nay đã tự tìm đường đicho mình bằng cách tồi tệ nhất - làgiả dối.

(3) Hiện tượng suy giảm niềm tinTừ lâu, hiện tượng suy giảm niềm

tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo củaĐảng, vào bộ máy công quyền... đãđược báo chí và dư luận xã hội lêntiếng báo động. Nguy cơ trực tiếp đedoạ sự tồn vong của Đảng và chế độđã nhiều lần được chính Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng cảnh báo.

Tháng 5/2016 trong bài phát biểuchỉ đạo công tác của Ban Dân vậnTW, Tổng Bí thư nhận định, hiện

tượng “những người có chức cóquyền, có những biểu hiện sa sútphẩm chất, sống xa dân, vô tráchnhiệm với dân. Nhiều cán bộ lãnhđạo các cấp, các ngành giữ tácphong quan liêu, gia trưởng, độcđoán, thậm chí trù dập, ức hiếpquần chúng”, “đã làm tổn thươngthanh danh, uy tín của Đảng, làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đốivới Đảng”8. Nghị quyết Hội nghịTrung ương 4 khóa XII chỉ rõ,“những hạn chế, khuyết điểm củacán bộ đảng viên (mà Nghị quyếtHội nghị Trung ương 4 đã chỉ ra)“đã làm giảm sút vai trò lãnh đạocủa Đảng; làm tổn thương tình cảmvà suy giảm niềm tin của nhân dânđối với Đảng, là một nguy cơ trựctiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng vàchế độ”9.

Thực ra, tình trạng suy giảm niềmtin, đổ vỡ niềm tin do đã được xã hộinói quá nhiều từ hàng chục năm naynên giờ gần như đã hết nóng. Niềmtin tỷ lệ nghịch với giả dối. Niềm tinthiếu vắng thì giả dối tăng lên. Màthường là tăng lên nhiều lần lớnhơn. Văn hóa ở nơi mà con ngườingày càng ít tin nhau là thứ văn hóa

Page 34: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 58 (192) - 2018

đi theo chiều giả dối, lừa gạt lẫnnhau - nói chính xác hơn - đó là vôvăn hóa.

Các nhà khoa học thường tìmnguyên nhân của khủng hoảng niềmtin trước hết ở sự vận hành của thểchế, ở bộ máy công quyền, ở đội ngũquan chức, ở hệ thống luật pháp.Điều đó dĩ nhiên là hợp lý. Nhưngnhìn từ phía giá trị, nguyên nhân cơbản làm cho niềm tin trong đời sốngtinh thần xã hội Việt Nam mai mộtrồi mất dần, theo chúng tôi là, đãquá lâu rồi ở nước ta lẽ phải ít đượctôn trọng, thậm chí bị chà đạp.

Chủ yếu là vô tình, nhưng sự thậtlà thể chế đã tiếp tay, luật pháp luôntạo kẽ hở, bộ máy công quyềnthường quan liêu, chính sách lạikhông sâu sát, đội ngũ cán bộ thìkhông ít người tham lam, vụ lợi...trong việc cư xử với lẽ phải - nên đãcoi thường lẽ phải, quay lưng lại vớilẽ phải, đôi khi chà đạp lên lẽ phải...làm cho niềm tin rơi vào tình trạngnhư hiện nay. Lẽ phải trong không íttrường hợp bị đối xử như là thứ vônghĩa. Mới rất gần đây, có những vụviệc rất bức xúc nhưng người cótrách nhiệm vẫn ráo hoảnh trả lời

công luận rằng “đúng quy trình” - Lẽphải trong những trường hợp nhưvậy hoàn toàn bị xem thường. Niềmtin dù ở dạng nào thì cũng khó có cơsở để tiếp tục tồn tại.

Ở ta lẽ phải bị xem thường đếnmức luật pháp cũng có thể “muađược”. Oan sai đôi khi phải cần đếnnhững người có trách nhiệm rất caocủa đất nước can thiệp mới được giảiquyết. Mới đây, khi các vụ đại ánđược khởi tố trước pháp luật, phầnlớn người dân không khỏi ngạcnhiên khi biết rằng, trong số nhữngtội phạm nghiêm trọng lại có cảnhững người đã từng là tướng côngan, tá quân đội, và cán bộ cấp rất caocủa Đảng, Nhà nước... Niềm tinđược đảm bảo bằng cái gì nếu biếtrằng những quan chức đầy đạo mạoxung quanh lại chính là tội phạmthao túng trật tự xã hội...

Ấy là chưa kể đến những nhức nhốiở các lĩnh vực khác, vừa là nhân vừa làquả của hiện tượng mất niềm tin.Chẳng hạn, giáo viên hành hạ họcsinh, học trò đâm thủng bụng thàygiáo; phụ huynh bắt cô giáo quì, đạpcả cô giáo đang mang thai; người nhàbệnh nhân đánh bác sỹ, đâm thầy

Page 35: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

thuốc; quan chức chăm chăm bảo vệkẻ xấu; kẻ thất đức hay vô học lạingông nghênh vì “ăn theo” quyền lực...

Không nên ngụy biện rằng nhữnghiện tượng này chỉ là cá biệt. Nếu hệthống không xập xệ, cơ chế, thể chếkhông có vấn đề nghiêm trọng... thìnhững hiện tượng như vậy khôngthể nảy sinh được. Những hiệntượng này nếu vẫn tiếp tục tồn tại, dùchỉ là cá biệt, hay thậm chí duy nhấtđi nữa thì niềm tin từ dân chúng vẫncòn chưa thể phục hồi được. Niềmtin, như lời của Thủ tướng NguyễnXuân Phúc phát biểu tại Quốc hộingày 2/5/2018 “là nguồn lực rất lớnđể xây dựng đất nước”10.4. Kết luận

Văn hóa Việt Nam hôm nay làmột thực tế mang trong nó không ítmâu thuẫn.

Từ một quốc gia nghèo đói, chậmphát triển trở thành một nước cóthu nhập trung bình, với quy mônền kinh tế đứng thứ 40 trên thếgiới và dự trữ ngoại hối năm 2017đạt 64 tỷ USD11, thật đáng suyngẫm, chính sự phát triển ấy lạicũng là điều kiện để nhiều thói hưtật xấu của người Việt và một số yếu

kém trong quản lý vĩ mô có cơ hộigây tác hại cho xã hội. Điều đó để lạidấu ấn trong văn hóa.

Hiện thời, văn hóa Việt Namđang ẩn chứa một số vấn đề thực sựcản trở sự phát triển. Con người thahóa, đạo đức xuống cấp, niềm tinsuy giảm, giáo dục yếu kém, y tếkém nhân văn, chính sách văn hóabất cập, lễ hội ít văn hóa... là nhữngvấn đề nóng của bản thân văn hóaViệt Nam.

Hệ giá trị con người và văn hóaViệt Nam trong khi đạt tới nhiềuchuẩn mực gần với thế giới, cókhông ít điểm sáng được thế giới cangợi, thì cũng lại chịu nhiều chêtrách từ bên trong, cả từ phía ngườidân và cả từ phía các đại biểu Quốchội, về sự xuống cấp của văn hóa, đặcbiệt văn hóa làm người, văn hóatrong quan hệ giữa người với người.

Trong khi hệ giá trị văn hóa ViệtNam sau hơn 30 năm phát triển đãxác lập được các khuôn mẫu văn hóamới, thực sự hội nhập tương đối sâuvào văn hóa thế giới theo các chuẩnmực phổ biến của cộng đồng thếgiới, nhiều hoạt động không thuakém các nước có nền văn hóa hùng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 58 (192) - 2018

Page 36: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 58 (192) - 2018

mạnh, tình trạng không giống ai bớtdần, thì ngay trong hệ giá trị văn hóaViệt Nam lại xảy ra hiện tượng lệchlạc về giá trị. Hiện thời, vị trí củadanh và thực, của lao động và sựgiàu có, của địa vị vàtài năng, của tiền bạcvà tình người, củathói phô trương vàđức khiêm tốn, củasự vô cảm và lòng vịtha... trong bảng giátrị cộng đồng khálệch lạc. Theo chúngtôi, vấn đề lớn nhấtcủa văn hóa ViệtNam hiện thời là lệchlạc về giá trị. Hệ giátrị của người Việt đãvô tình bị xếp sai mộtsố vị trí thành ngụygiá trị. Thói vụ lợi và thực dụng quasự kích thích của mặt trái kinh tế thịtrường đã làm cho không ít ngườitưởng rằng tiền bạc và hoạn lộ là giátrị đỉnh cao của đời sống. Giả dối đãtương đối phổ biến trong nhiều lĩnhvực của đời sống xã hội. Thậm chígiả dối đôi lúc đã lấn át sự tử tế vàchân thật.

Sự phát triển của đất nước đòi hỏimỗi cá nhân và các tổ chức xã hộiphải thật sự nghiêm khắc với nhữngthói hư tật xấu này để hệ giá trị trởlại với các chân giá trị. Xã hội muốn

phát triển, ngụy giá trịkhông thể chiếm chỗ củachân giá trị, giả dốikhông thể lấn át sự tử tếvà chân thật.

Những mâu thuẫnvừa nêu không phải dochúng tôi nghĩ ra mà lànhững mâu thuẫn đangtồn tại thực trong thựctế. Về mức độ gay gắtcủa vấn đề thì chúng tôinghĩ rằng không khítrong diễn đàn Quốchội những ngày qua khibàn tới những vấn đề

này còn gay gắt hơn. Tuy vậy, nếunhìn lại lịch sử thì có thể thấy rằng,văn hóa Việt Nam xưa nay đều đilên thông qua mâu thuẫn. Điều nàycho phép hy vọng, với một cơ thểđang phát triển tương đối mạnhnhư Việt Nam, những bức xúc, gaycấn đó chẳng những sẽ không cảntrở được, mà chẳng qua chỉ là cơ

Sự phát triển của đấtnước đòi hỏi mỗi cánhân và các tổ chứcxã hội phải thật sựnghiêm khắc vớinhững thói hư tật xấunày để hệ giá trị trởlại với các chân giátrị. Xã hội muốn pháttriển, ngụy giá trịkhông thể chiếm chỗcủa chân giá trị, giảdối không thể lấn átsự tử tế và chân thật.

Page 37: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 58 (192) - 2018

hội để văn hóa Việt Nam giải quyếttriệt để các mâu thuẫn có thể có, để

rồi đạt tới những giá trị cao hơn, tốtđẹp hơn n

1Trong nghiên cứu văn hóa, một số nhà nghiên cứu được giao nhiệm vụ hoặc tự đặt cho mìnhnhiệm vụ xác định chuẩn mực mới của văn hóa Việt Nam hay của con người Việt Nam. Thựctế cho thấy dù kết quả hợp lý đến mấy, công việc này cũng rất khó được thừa nhận. GS TrầnNgọc Thêm trong công trình xuất bản 2016 đã xác định “Hệ giá trị cốt lõi toàn diện” của vănhóa Việt Nam gồm 35 giá trị. Trong đó “Hệ giá trị cốt lõi trọng điểm” gồm 10 giá trị: “Dân chủvà Pháp quyền, Yêu nước và Nhân ái, Trung thực và Bản lĩnh, Trách nhiệm và Hợp tác, &Khoa học và Sáng tạo”, xem: Trần Ngọc Thêm (2016): Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống tớihiện tại và con đường đi tới tương lai, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, tr.464-471.2 Xem: Nye, Joseph S. (2010): Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh là điểm tựa của Việt Nam.http://tuanvietnam.vietnamnet.vn3 Kết quả đánh giá học sinh quốc tế theo chuẩn PISA mới nhất (2015, được OECDcông bố ngày 6/12/2016), Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước về Khoa học, thứ 22 vềToán và 32 về Ngôn ngữ. Lần đầu tiên tham gia PISA 2012, Việt Nam đứng thứ 8 vềKhoa học, thứ 17 về Toán và thứ 19 về Ngôn ngữ, xem: Thanh Tâm (2016): GS Mỹthắc mắc “Việt Nam nghèo sao học sinh xếp hạng PISA cao, https://vnexpress.net4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.126.5 Xem: Remarks by President Trump at APEC CEO Summit. Da Nang. Nov., 10, 2017.https://www.whitehouse.gov, Remarks by President Trump and President Quang ofVietnam at State Banquet. Hanoi, Nov., 11, 2017. https://www.whitehouse.gov6 Xem: Acemoglu D. và Robinson A.J. (2013): Tại sao các quốc gia thất bại: nguồn gốc của quyềnlực, thịnh vượng và nghèo đói, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh, Lời tựa cho bản dịch tiếng Việt.7, 9 Xem: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - khóa XII, https://thuvienphapluat.vn8 Xem: Xuân Hoa (2016): Tổng bí thư: “Dân giảm lòng tin với Đảng vì nhiều cán bộthoái hóa”. https://vnexpress.net10 Xem: Nguyễn Hưng (2018). Tài liệu đd.

Page 38: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 58 (192) - 2018

Sự trỗi dậy ngày càng mạnh lênvề kinh tế, quân sự, quá trìnhhội nhập sâu

rộng, cùng sự pháttriển như vũ bão củakhoa học - công nghệđã và đang khiến chohệ giá trị đương đạiTrung Quốc có nhữngbiến đổi sâu sắc, phứctạp. Để đáp ứng nhucầu nhận thức ngàycàng đa dạng của đôngđảo quần chúng nhândân, ngăn chặn vàchống lại sự xâm nhậpcủa các yếu tố văn hóaphương Tây có khảnăng xói mòn các giátrị, bản sắc văn hóa dân tộc, từngbước giành thế chủ động trong cuộc

cạnh tranh vị thế dẫn đầu về văn hóavới các cường quốc lớn, đặc biệt là

Mỹ, Đảng Cộng sảnTrung Quốc đã xácđịnh cần phải xây dựnghệ giá trị quan hạt nhânXHCN đặc sắc TrungQuốc làm nền tảngđịnh hướng đời sốngtinh thần người dân,đồng thời, ở một tầmnhìn xa hơn, việc xâydựng hệ giá trị này còngóp phần giúp TrungQuốc tiến nhanh hơntrên con đường hiệnthực hóa “giấc mộngTrung Hoa” thông quaviệc dẫn dắt, lãnh đạo

thế giới bằng hệ giá trị xã hội chủnghĩa đặc sắc Trung Hoa. Trên thực

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG GIÁ TRỊ QUAN HẠT NHÂN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRUNG QUỐCl PGS, TS nGuyễn THị THu PHươnGViện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Đảng Cộng sản TrungQuốc đã xác định cầnphải xây dựng hệ giá trịquan hạt nhân XHCNđặc sắc Trung Quốc làmnền tảng định hướngđời sống tinh thầnngười dân, đồng thời, ởmột tầm nhìn xa hơn,việc xây dựng hệ giá trịnày còn góp phần giúpTrung Quốc tiến nhanhhơn trên con đườnghiện thực hóa “giấcmộng Trung Hoa”.

Page 39: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 58 (192) - 2018

tế, mục tiêu xây dựng hệ giá trịXHCN đặc sắc Trung Quốc đanggặp nhiều thách thức trong quá trìnhxác lập và triển khai do chịu nhiềutác động sâu sắc của qua trình vậnđộng, tương tác giữa các nhân tốtruyền thống và hiện đại, chính thứcvà phi chính thức dưới những áp lựckhác nhau từ bên trong và bên ngoài.Để làm rõ hơn vấn đề này, bài viết sẽtập trung vào phân tích các nhân tốtác động, thực trạng biến đổi và địnhhướng xây dựng hệ giá trị quan hạtnhân XHCN của Trung Quốc. 1. Các nhân tố tác động

(1) Các nhân tố bên ngoàiNhững thay đổi của bối cảnh quốc

tế trước năm 1978, đặc biệt là sự tanrã của Liên Xô (năm 1989) và một sốnước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âuvào các thập niên cuối của thế kỷ XXlà một bài học nhức nhối buộc TrungQuốc phải nhận thức đúng tầm quantrọng của vấn đề xây dựng hệ giá trịmang tính định hướng trong đờisống xã hội. Mặt khác, sự vươn lêncủa Nhật Bản, Hàn Quốc và cácphân tích về nguyên nhân thànhcông của các con rồng châu Á có mộtphần đóng góp không nhỏ từ các giá

trị Đông Á, xét về một khía cạnh nàođó là khó có thể chấp nhận đối vớiTrung Quốc - quốc gia vốn có mộtquá khứ lâu dài với niềm tự hào nhưlà một trung tâm chủ đạo của nềnvăn minh và hệ giá trị Đông Á.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa,sự bùng nổ của truyền thông, đặcbiệt là truyền thông mới như điệnthoại, Internet đã làm biến đổi thếgiới, khiến cho quá trình toàn cầuhóa diễn ra nhanh chóng hơn. Điềuđó mang lại nhiều lợi ích cho TrungQuốc, nhất là khi quốc gia này gianhập WTO, song cũng phát sinhnhiều vấn đề khiến Trung Quốckhông thể nắm bắt, kiểm soát vàthích ứng được nhất là trong lĩnh vựcvăn hóa.

Mặt khác, mở cửa và hội nhậpquốc tế, đã tạo nhiều điều kiện thuậnlợi cho các sản phẩm văn hóa củaphương Tây và làn sóng văn hóa HànQuốc lan tỏa vào mọi ngõ ngáchtrong đời sống văn hóa xã hội TrungQuốc. Sự lan tỏa này đã ít nhiều xóimòn một số giá trị văn hóa truyềnthống và thay đổi hành vi của một bộphận không nhỏ người dân TrungQuốc. Như vậy là, các nhân tố bên

Page 40: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 58 (192) - 2018

ngoài đến từ những thay đổi khôngngừng trên mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội, văn hóa trong xuthế hội nhập và phát triển như vũbão của cuộc cách mạng kỹ thuật sốtrên phạm vi toàn cầu đã và đangthúc đẩy Trung Quốc đi đến lựachọn buộc phải tạo nên “hình thái ýthức, hệ giá trị có sức lôi cuốn, hấpdẫn, thuyết phục các quốc gia khác”1

nhằm góp phần đưa Trung Quốc trởthành cường quốc văn hóa xã hộichủ nghĩa và là trung tâm văn hóathế giới mới của nhân loại.

(2) Các nhân tố bên trongSau bốn mươi năm tiến hành cải

cách mở cửa, vị thế quốc tế TrungQuốc ngày càng được nâng cao, môhình xã hội đang có những bướcchuyển đổi mạnh mẽ. Những chuyểnđổi mạnh mẽ đó đã và đang khiếncho giá trị đương đại Trung Quốc cónhững biến đổi phức tạp dưới sức tácđộng đa chiều của các nhân tố truyềnthống - hiện đại, chính thức - phichính thức.

Quá trình chuyển đổi từ truyềnthống sang hiện đại

“Mỗi một thời đại đều có tinhthần của thời đại đó, mỗi một thời

đại đều có quan niệm giá trị của thờiđại đó”2 là nhận định của Tập CậnBình về sự cần thiết của việc thựchiện giá trị quan hạt nhân XHCNTrung Quốc trong thời đại mới.Nhưng giá trị quan hạt nhân củaTrung Quốc không phải là sự đứtđoạn với dòng chảy lịch sử. Đối vớidân tộc Trung Hoa, lịch sử hàngngàn năm cùng nền văn hóa rực rỡđã góp phần tạo nên những giá trịtruyền thống, trong đó lấy các quanniệm giá trị của đạo Nho làm hạtnhân. Hơn hai nghìn năm tồn tại củachế độ phong kiến đã khiến cho cácgiá trị “nhân” “lễ” của Nho gia kếthợp với tư tưởng “Thiên nhân hợpnhất”, “đạo pháp tự nhiên” của Đạovà triết lý “Từ bi vi hoài” (lòng trắcẩn), “phổ độ chúng sinh” của Phậtgiáo dần dần trở thành hệ giá trịquan truyền thống của Trung Quốc.Những quan niệm truyền thống nàyđã trở thành giá trị cốt lõi (khoandung, hòa hợp, nhân ái) trong đờisống tinh thần của người dân TrungQuốc và có sức lan tỏa đến các quốcgia thuộc khu vưc văn hóa đồng văn.Tuy nhiên, xét về bản chất, ở nhữnggóc độ nhất định các quan niệm giá

Page 41: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

trị truyền thống của Trung Quốcdưới sự tác động của thể chế phongkiến tập quyền đặc biệt là lễ giáo“tam cương ngũ thường” đã trởthành những khuôn khổ cứng nhắckhống chế tư tưởng của con người,quy phạm hành vi của con người, từđó chỉnh đốn kỷ cương xã hội, bảovệ sự thống trị của đẳng cấp.

Từ thời cận đại đến nay, quanniệm giá trị truyền thống của ngườidân Trung Quốc đã gặp những tháchthức và cơ hội to lớn do những quanniệm giá trị cận đại phương Tây đemlại. Đứng trước nguy cơ sinh tồn củadân tộc Trung Hoa, phái duy tân củagiai cấp địa chủ như Lâm Tắc Từ,Ngụy Nguyên, phái cải lương của giaicấp tư sản như Khang Hữu Vi,Lương Khải Siêu, phái cách mạngcủa giai cấp tư sản như Tôn TrungSơn, Hoàng Hưng... đều có sự gặp gỡvề quan điểm cần tiếp nhận nhữngtinh hoa bên ngoài để phát triển đấtnước. Trong quá trình học tập kỹthuật tiên tiến, thể chế chính trị,quan niệm giá trị của phương Tây,một số quan niệm giá trị tư tưởngthâm căn cố đế trong xã hội phongkiến đang dần dần thay đổi trong đời

sống xã hội Trung Quốc và các quanniệm giá trị tư tưởng mới dần dầnđược tiếp nhận. Trong quá trìnhTrung Quốc phá vỡ các khuôn khổràng buộc của xã hội phong kiến, bắtđầu hành trình hiện đại hóa, nhữnggiới hạn của giáo lý “tam cương ngũthường” từng bước bị loại trừ; tưtưởng tư lợi, cá nhân hẹp hòi và bóclột giai cấp của CNTB từng bước bịphê phán và quan niệm giá trịXHCN từng bước trở thành hệ giá trịđương đại của Trung Quốc.

Quá trình chuyển đổi từ đóng cửasang mở cửa

Nhìn lại lịch sử phát triển củaTrung Quốc trước năm 1978, chúngta có thể hiểu rõ hơn lý do khiến chocác giá trị Trung Quốc có sự biến đổimạnh mẽ khi xã hội chuyển từ tìnhtrạng trì trệ, tình trạng khép kín lạchậu sang mở cửa toàn diện với thếgiới trên mọi lĩnh vực, trong đó cóvăn hóa.

Trước cải cách mở cửa, thể chếchính trị Trung Quốc có tính chấttập quyền cao độ với nhiều khuyếttật. Bộ máy nhà nước quan liêu, hệthống tổ chức cồng kềnh, công tácđảng và chính quyền chồng chéo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 58 (192) - 2018

Page 42: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

cùng với việc áp dụng mô hình thểchế kinh tế kế hoạch tập trung cao độvà đóng cửa đất nước đã khiến chohệ thống quan liêu cồng kềnh và chiphí của nó ngày một phình to. Cácchính sách được chế định, hoặc banhành thiếu tính khoa học, ổn định,liên tục, thậm chí mắc nhiều sailầm... dẫn đến hậu quả nguồn lựcphân bổ vào những lĩnh vực khácnhau không hiệu quả, quyền dân chủcủa người dân thiếu sự đảm bảobằng chế độ và pháp luật, nền kinhtế lạc hậu hàng trăm năm so với cácnước phát triển ở phương Tây, việcxã hội hóa hoạt động sản xuất cácsản phẩm văn hóa bị xem nhẹ, đờisống người dân thiếu thốn, các vấnđề xã hội nảy sinh và sự phát triểnvăn hóa bị trói buộc, sức sản xuất vănhóa bị kìm hãm... Đặc biệt, quyền lựctập trung cao độ và cơ chế kế hoạchhóa đã ngăn cách quyền sáng tạo vàkinh doanh các sản phẩm văn hóacủa các cá nhân, các tổ chức. Điềunày ở tầng bậc sâu xa nhất đã tạo nênnhững tác động tiêu cực về đạo đức,giá trị, thái độ sống và cách ứng xửcủa con người trong đời sống vănhóa, xã hội. Do vậy, mở cửa đất nước

trên mọi lĩnh vực đã đem đến nhữngthay đổi toàn diện và tạo nên nhữngbiến đổi mạnh mẽ trong đời sốngtinh thần của người dân TrungQuốc. Việc mở cửa đã khiến TrungQuốc nhanh chóng bước vào quátrình toàn cầu hóa. Trong bối cảnhmới này, nhân tố hình thái ý thức haykinh tế sẽ không còn là nguyên nhâncăn bản chủ yếu làm nảy sinh xungđột mà sự khác biệt, đa dạng về vănhóa đang trở thành nhân tố chủ gâychia rẽ và xung đột lớn nhất trongđời sống xã hội.3 Do đó, những tácđộng của quá trình toàn cầu hóa,những chuyển đổi lớn lao của đờisống trong nước đang từng bướcthúc đẩy quá trình “xung đột quanniệm giá trị”, “dung hòa quan niệmgiá trị và “va chạm quan niệm giá trị”diễn ra ngày càng phức tạp và khókiểm soát ở Trung Quốc.

Cùng với việc cải cách mở cửa củaTrung Quốc, các loại tư tưởng vănhóa, quan niệm giá trị của các nướctrên thế giới sẽ ồ ạt kéo vào, ảnhhưởng sâu rộng đến đời sống tinhthần của người dân Trung Quốc.Một mặt, tác động của quá trình cảicách mở cửa sẽ góp phần đưa các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 58 (192) - 2018

Page 43: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

quan niệm giá trị truyền thốngTrung Quốc có cơ hội hội nhập sâuhơn vào quá trình toàn cầu hóa. Mặtkhác, sự giao lưu, tác động lẫn nhauvề quan niệm giá trị giữa các nướccũng thúc đẩy mạnh hơn tiến trìnhtiếp thu, học tập quan niệm giá trịphương Tây của người Trung Quốc.Văn hóa tư tưởng, quan niệm giá trịcủa xã hội TBCN cũng thông quagiao lưu văn hóa giáo dục mà đượctruyền bá vào Trung Quốc và tốc độđược đẩy mạnh. Điều này đã tạo nênnhững đợt sóng xung đột tư tưởngvăn hóa trong đời sống văn hóa xãhội. Trong đó, quan niệm giá trị vănhóa phương Tây có ảnh hưởng lớnnhất đối với thế giới tinh thần củathế hệ thanh niên Trung Quốc. Bêncạnh việc tiếp nhận những giá trịmang tính phổ quát của phương Tây,không ít thanh thiếu niên theo đuổivà sùng bái chủ nghĩa kim tiền, chủnghĩa hưởng lạc và tác phong tự dotùy tiện. Những tác động trái chiềuđó đã làm biến đổi các giá trị truyềnthống, đồng thời cũng khiến cho thếgiới tinh thần của người Trung Quốcphải đối mặt với những mối đe dọatiềm tàng.

Quá trình chuyển đổi từ đơn nhấtđến đa nguyên

Trong xã hội truyền thống TrungQuốc, quan niệm giá trị phong kiếnlà giá trị chủ lưu trong đời sống tinhthần xã hội Trung Quốc. Những biếnđộng lớn lao của lịch sử Trung Quốcthời cận đại đã tạo điều kiện choquan niệm giá trị phương Tây dunhập vào Trung Quốc, đồng thờicũng tạo nên sự va chạm giữa các giátrị Đông - Tây, từ đó thúc đẩy sự rađời của những quan niệm giá trịmới. Sự du nhập của giá trị quanphương Tây khiến cho xu hướng giátrị của xã hội truyền thống có sựphân hóa. Trong đó, sự xung đột tưtưởng của phái bảo thủ (giai cấp địachủ) với tư phái cải lương (giai cấp tưsản) và với tư tưởng của giai cấp vôsản ở những mức độ khác nhau tạonên cục diện chia rẽ sâu sắc của hệthống tư tưởng khác nhau. Songnhìn chung, nội dung và hình thứccủa đời sống tinh thần xã hội lấy vănhóa tư tưởng nho giáo làm chủ đạovẫn tương đối đơn nhất.

Sau khi nước CHND Trung Hoara đời (1949), tuy nước Trung Quốcmới đã có những tiến bộ quan trọng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 58 (192) - 2018

Page 44: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

trên phương diện phát triển kinh tếxã hội, song dưới thể chế kinh tế kếhoạch tập trung cao độ, đời sống tinhthần của người dân vẫn tương đốigiản đơn. Sau cải cách mở cửa, TrungQuốc đã đạt được nhiều thành tựuto lớn, nhưng cũng đem lại sự đanguyên hóa đa dạng hóa cho giá trịvăn hóa tư tưởng. Một mặt, văn hóatư tưởng, quan niệm giá trị đa dạngphong phú trong sự hình thành pháttriển của các nước du nhập vàoTrung Quốc làm phong phú thêmđời sống tinh thần của người dân;mặt khác, dưới sự xung đột của quanniệm giá trị văn hóa đa nguyên, đặcbiệt là sự thâm nhập sâu của trào lưutư tưởng xã hội phương Tây, địa vịchỉ đạo nhất nguyên hóa của chủnghĩa Mác cũng chịu sự tấn côngmạnh mẽ của giá trị quan ngoại lai.Những “giá trị phổ quát” của phươngTây như tự do, dân chủ, nhân quyềnđã trở thành tư tưởng chi phối, dẫndắt quan niệm hạt nhân của đời sốngtinh thần của người dân TrungQuốc. Đồng thời, trào lưu tư tưởngnhư sùng bái đồng tiền, chủ nghĩahưởng lạc, chủ nghĩa hậu hiện đại,nho học mới, chủ nghĩa lịch sử hư vô

v.v... bắt đầu thâm nhập sâu vào mọingõ ngách trong đời sống tinh thầnxã hội. Quan niệm giá trị từng bướcchuyển từ đơn nhất hướng tới đanguyên và tạo nên tính phức tạp đanguyên trong đời sống tinh thần củangười dân Trung Quốc.

Những biến đổi trong đời sốngtinh thần

Toàn cầu hóa, thị trường hóa,internet hóa đã mở rộng không gian,thời gian và thúc đẩy mạnh mẽ quátrình giao lưu văn hóa của TrungQuốc với thế giới. Quá trình chuyểnđổi lịch sử từ truyền thống đến hiệnđại, từ đóng cửa đến mở cửa, từ đơnnhất đến đa nguyên đã và đang khiếncho những biến đổi về giá trị ở TrungQuốc ngày càng diễn ra phức tạp,phản ánh sự thay đổi sâu sắc của kếtcấu xã hội, và ở mức độ nhất địnhcũng tạo nên cục diện hỗn loạntrong đời sống tinh thần của ngườidân Trung Quốc. Những biến đổitrong đời sống tinh thần của ngườidân Trung Quốc được thể hiện ở cácbình diện sau:

Sự dao động và thiếu hụt của tínngưỡng xã hội. Trong bối cảnh hiệnnay, thiếu hụt tín ngưỡng xã hội đã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 58 (192) - 2018

Page 45: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 58 (192) - 2018

trở thành một vấn đề lớn không thểxem nhẹ trong đời sống tinh thầncủa người dân Trung Quốc. Cụ thể,sự dao động và thiếu hụt tín ngưỡngxã hội của người dân Trung Quốcchủ yếu thể hiện ở ba tình huống:Một là, sự dao động và thiếu hụt đốivới niềm tin vào chủ nghĩa Mác.Theo một số điều tra, từ khi cải cáchmở cửa đến nay, nhóm người tínngưỡng chủ nghĩa Mác có giảm đi sovới trước kia. Hai là, sự dao động vàthiếu hụt đối với niềm tin chính trị.Một số người cố ý tách rời sinh hoạtchính trị, dẫn đến việc bản thânkhông có tri thức chính trị, giá trịquan chính trị và tín ngưỡng chínhtrị một cách hệ thống.Ba là, tính tìmkiếm lợi ích mạnh mẽ. Một số ngườituy tham gia vào đời sống chính trịxã hội, song không có xu hướngphân biệt rõ ràng các quan niệm giátrị tư tưởng xã hội như tôn giáo, tràolưu tư tưởng xã hội, giá trị quan chủlưu, tín ngưỡng không rõ ràng, songkhi có liên quan đến quyền lợi củabản thân lại thể hiện tính tìm kiếmlợi ích mạnh mẽ.

Suy giảm lòng tin và suy thoái đạođức xã hội. Đạo đức xã hội của

người Trung Quốc hiện nay đã gặpkhó khăn rõ rệt, chủ yếu biểu hiện ởnăm phương diện sau: Thứ nhất,thiết hụt sự trung thực. Chữ tín vốnlà một giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Trung Hoa, nhưng, hiệnnay những giới hạn cuối cùng củalòng trung thực đang bị phá vỡ bởithói bội tín, lừa gạt, tệ nạn buôn bánhàng giả, hàng kém chất lượng, trốnthuế, thuốc giả, thực phẩm bẩn, viphạm bản quyền, quay cóp, gian lậntrong thi cử. Thứ hai, hiện tượng vôcảm. Hiện tượng thấy chết khôngcứu, giúp người muốn báo ơn, giả vờđụng xe v.v... diễn ra rất nhiều tạiTrung Quốc. Thứ ba, suy thoái đạođức quan chức với các biểu hiệnlãnh đạo không phân biệt đúng sai,mê tín, khoa trương lãng phí, khôngtuân thủ kỷ luật, không có chí tiếnthủ; nhận hối lộ, dùng quyền mưulợi riêng; tham ô hủ bại, phá hủynghiêm trọng hình tượng của Đảngvà Nhà nước. Thứ tư, thiếu tráchnhiệm xã hội. Một số người giàu lênsau cải cách mở cửa thiếu tinh thầntrách nhiệm xã hội, hoang phí, khoekhoang sự giàu có nhưng lại khôngbỏ một đồng làm từ thiện, trở thành

Page 46: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

đối tượng “người giàu bị ghét” củaquần chúng nhân dân. Thứ năm,không tuân thủ đạo đức công cộng.Một số người có những lời nói hànhvi vi phạm đạo đức xã hội ở nhữngnơi công cộng như khu danh lam,sân bay, bến tàu, tàuđiện ngầm v.v..., khi bịngăn cản còn cố tìnhkhông hợp tác, gâyảnh hưởng xấu tớicộng đồng.

Sự mất định hướngtrong việc theo đuổi giátrị. Theo đuổi giá trịphản ánh cách nhìncăn bản của con ngườiđối với các quan hệ giátrị, là chỉ ý thức giá trịcăn bản trong hành vi,tư tưởng của conngười. Theo đuổi giátrị có vai trò chủ đạođối với việc hình thànhhành vi, tư tưởng củacon người. Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay, khi đời sốngxã hội Trung Quốc đang có nhữngbiến đổi, xung đột lớn lao giữa cácgiá trị truyền thống, giá trị ngoại lai

và những giá trị mới đang hìnhthành khiến cho việc theo đuổi cácgiá trị của không ít người rơi vàotrạng thái bối rối và lạc lối nhất làmột số bộ phận thanh thiếu niênTrung Quốc.

2. Thực trạng biến đổi vàquá trình xác định hệ giátrị quan hạt nhân XHCNcủa Trung Quốc

Những phân tích ởtrên về các nhân tố tácđộng đã cho thấy mộtthực tế, hiện nay, nhữngxung đột cũ - mới giátrị đang trở thành mộtvấn đề thường trựctrong đời sống xã hộiTrung Quốc và quốcgia này không phảingoại lệ. Trong một xãhội phát triển bìnhthường thì việc chuyểndịch các giá trị văn hóacó thể không quá gaygắt, nhưng trong một

xã hội đang chuyển đổi từ một xãhội truyền thống khép kín, sang mộtxã hội hiện đại mở cửa với tốc độchóng mặt như Trung Quốc thì

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 58 (192) - 2018

Trong một xã hội pháttriển bình thường thìviệc chuyển dịch cácgiá trị văn hóa có thểkhông quá gay gắt,nhưng trong một xãhội đang chuyển đổitừ một xã hội truyềnthống khép kín, sangmột xã hội hiện đạimở cửa với tốc độchóng mặt như TrungQuốc thì những vấnđề của sự chuyển đổivăn hóa, lối sống, giátrị được thể hiện kháphức tạp và ở cácchiều kích khác nhau.

Page 47: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 58 (192) - 2018

những vấn đề của sự chuyển đổi vănhóa, lối sống, giá trị được thể hiệnkhá phức tạp và ở các chiều kíchkhác nhau. Việc nhìn lại lịch sửTrung Quốc ở trên đã cho thấy, đấtnước này đã trải qua nhiều lầnchuyển đổi. Thời cận đại, xã hộiphong kiến truyền thống của TrungQuốc từng bước tan rã và thay đổimột cách chậm chạp để tiếp nhậnmột xã hội hiện đại kiểu phương Tâyđương thời ở những mức độ khácnhau. Dù mô hình xã hội phươngTây bị đưa vào một cách cưỡng épbởi chủ nghĩa thực dân, nhưngtrong lòng xã hội Trung Quốc cómột sự thay đổi tạo nên mô hình xãhội nửa thực dân nửa phong kiến.Sau khi nước CHND Trung Hoa rađời, đời sống xã hội Trung Quốc tiếptục có sự biến đổi, đặc biệt là sau cảicách mở cửa. Trước yêu cầu hộinhập, toàn cầu hóa, khiến cho cáckhông gian công cộng, các tiêu chíxã hội có sự biến đổi trước nhữngthách thức về nhu cầu đòi hỏi các giátrị cá thể cần phải được khẳng định.Nhu cầu thể hiện bản ngã trở thànhmột yêu cầu tất yếu dưới nhiều dạngthức khác nhau và ở tất cả các giai

tầng xã hội, nhất là khi cuộc cáchmạng công nghệ 4.0 đang đòi hỏicon người thay đổi liên tục để thíchnghi với tình hình mới. Nhữngchuyển đổi xã hội đã kéo theonhững chuyển đổi lối sống, chuyểnđổi văn hóa và tạo nên những biếnđổi về giá trị. Sự biến đổi này là quyluật tất yếu vì cuộc sống không baogiờ đặt ra cái gì mà lịch sử không thểgiải quyết được cả. Trước nhữngthay đổi mạnh mẽ đó, các giá trịquan truyền thống dường như đangmai một dần trong khi giá trị quanphương Tây lại có ảnh hưởng và sựxâm nhập tương đối sâu rộng trongđời sống xã hội, đặc biệt là giới trẻ.Trong quá trình biến đổi đó, cókhông ít quan điểm của giới nghiêncứu cho rằng cần xác lập “thuyết xâydựng lại triệt để” văn hóa truyềnthống, để cắt đứt và xóa bỏ văn hóaTrung Quốc, triệt để phản đốitruyền thống mới có thể xây dựngvăn hóa mới4. Song song với việctriệt tiêu văn hóa truyền thống,nhiều quan điểm cực đoan cũng chorằng cần “Tây hóa toàn bộ”, vì giá trịquan truyền thống Trung Quốc tróibuộc cá tính của con người, cản trở

Page 48: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 58 (192) - 2018

sự phát triển của xã hội Trung Quốc.Thực tế trên đã khiến cho việc xâydựng giá trị quan trong quá trìnhchuyển đổi mô hình từ truyền thốngsang hiện đại của xã hội Trung Quốcđương đại tương đối trì trệ. Giá trịquan truyền thống đã bị xóa bỏ ởmột mức độ nhất định, trong khi đógiá trị quan Trung Quốc đương đạilại chưa thành hình. Do đó, sự thiếuhụt về giá trị quan Trung Quốcđương đại dẫn đến sự mất phươnghướng ở mức độ nhất định về đờisống tinh thần của người dân.

Trước những thay đổi rất lớn dotác động của chuyển dịch xã hội, việcđịnh vị các giá trị quan hạt nhân củaTrung Quốc không phải là công việcdễ dàng. Trung Quốc đã gặp nhiềulúng túng ngay từ khâu đầu tiêntrong việc định vị hệ giá trị quan mớicủa dân tộc hiện nay là gì. Việc nhìnlại tiến trình xác lập giá trị quan hạtnhân Trung Quốc sẽ cho thấy rõ hơnthực tế này.

Từ đầu thế kỷ XXI, việc xây dựnggiá trị quan của Trung Quốc đã bắtđầu được chú trọng đặc biệt. Năm2001, Trung Quốc ban hành văn bản“Cương yếu xây dựng đạo đức công

dân”, lấy 20 chữ “ái quốc thủ pháp,minh lễ thành tín, đoàn kết hữu thiện,cần kiệm tự cường, kính nghề phụnghiến” (yêu nước tuân thủ luật pháp,giữ gìn lễ nghĩa thành thật, đoàn kếtthân thiện, cần kiệm tự cường, yêunghề cống hiến) làm nội dung chủyếu trong xây dựng đạo đức côngdân. Báo cáo Hội nghị Trung ương 6khóa XVI tháng 10 năm 2006 đã đưara mệnh đề “xây dựng hệ thống giátrị hạt nhân xã hội chủ nghĩa, đồngthời nêu rõ nội dung của hệ thốnghạt nhân XHCN là “tư tưởng chỉ đạocủa chủ nghĩa Mác, lý tưởng chungcủa XHCN đặc sắc Trung Quốc, tinhthần dân tộc lấy chủ nghĩa yêu nướclàm hạt nhân và tinh thần thời đại lấycải cách sáng tạo làm hạt nhân, quanđiểm vinh nhục XHCN cấu thành hệthống giá trị hạt nhân XHCN”. Quanđiểm này đã được đưa vào Báo cáoĐại hội XVII (2007) của ĐCS TrungQuốc (Hộp 1).

Nếu thể chế chính trị phương Tâyhiện đại đã định hình nên những giátrị được phần đông cộng đồng thếgiới đón nhận như “tự do”, “dân chủ”,“dân quyền”, thì dường như địnhhướng xây dựng hệ giá trị quan của

Page 49: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

Trung Quốc trong giai đoạn này gặprất nhiều lúng túng trong việc tạo nênsự ngưng tụ của một hệ giá trị mớithể hiện rõ bản sắc đương đại và cósức thuyết phục đối với cộng đồngthế giới. Bởi lẽ, hệ giá trị cơ bản màĐCS Trung Quốc đề xuất qua các kìđại hội được tổng kết trong hộp trên,xét từ nhiều phương diện mới dừnglại ở lời tuyên bố của ĐCS TrungQuốc chưa đủ điều kiện trở thành hệgiá trị hoàn thiện và mang tính bềnvững trong đời sống xã hội nước này.Sự thiếu vắng một hệ giá trị mangtính bền vững và thuyết phục mớichính là nguyên nhân cốt lõi khiến

cho Trung Quốc khó có khả năng lênngang hàng với quyền lực của Mỹ.Thừa nhận hạn chế này, các nhàchiến lược Trung Quốc, đã miêu tảtình trạng xây dựng giá trị quan nhưmột liên kết chính trong sức mạnhtổng hợp của họ là yếu. Theo họ, sựthiếu thuyết phục của hệ thống giá trịhạt nhân đã khiến cho sự chuyển đổicấu trúc giữa sức mạnh cứng và mềmthiếu tương xứng, sức mạnh mềm trởthành liên kết yếu trong việc hoạchđịnh chiến lược của Trung Quốc. Từnhững phân tích trên, chúng tôi chorằng, điểm yếu nhất trong cấu trúctổng thể sức mạnh tổng hợp Trung

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 58 (192) - 2018

Hộp 1: Hệ thống giá trị theo báo cáo của ĐCS TQ tại Đại hội 17

lMột là, lấy tư tưởng chỉ đạo chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam cơ bản đểthành lập Đảng Cộng sản, thành lập đất nước, là linh hồn của ý thức hệXHCN.

lHai là, lấy lý tưởng chung XHCN đặc sắc Trung Quốc là con đường tấtyếu để thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, là động lực mạnhmẽ để nhân dân các dân tộc Trung Quốc phấn đấu đoàn kết.

l Ba là, lấy tinh thần dân tộc, lấy chủ nghĩa yêu nước làm hạt nhân vàtinh thần thời đại, lấy cải cách sáng tạo làm hạt nhân.

lBốn là, lấy “tám điều vinh, tám điều nhục” làm nội dung chủ yếu củaquan niệm xây dựng con người CNXH trong điều kiện kinh tế thị trường.

Page 50: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

Quốc chính là sự thiếu hụt hệ thốnggiá trị chính trị mang tính thuyết phụcvà bền vững về “mô hình TrungQuốc”. Khắc phụcnhững hạn chế trên,Báo cáo Đại hội XVIIInăm 2012 đề ra “ba đềxướng”, đó là “đề xướnggiàu mạnh, dân chủ,văn minh, hài hòa; đềxướng tự do, bình đẳng,công bằng, pháp trị; đềxướng yêu nước, kínhnghề, thành thật, thânthiện, tích cực bồidưỡng giá trị quan hạtnhân XHCN”.

Nội dung mà “ba đềxướng” này thể hiện làkhái quát mới nhất giátrị quan hạt nhân XHCN, đại diệncho sự biểu đạt tương đối cố định giátrị quan của Trung Quốc hiện nay.

Việc nghiên cứu các văn bản củaTrung Quốc như văn bản “Ý kiến vềviệc bồi dưỡng và thực hiện giá trị

quan hạt nhân XHCN”đã nêu rõ giá trị quanhạt nhân XHCN củanước này là “kết nối vớisự phát triển củaCNXH đặc sắc TrungQuốc, kế thừa thànhquả ưu tú của văn minhnhân loại và truyềnthống ưu tú của TrungHoa”. Văn bản này đã đềcập tới nguồn gốc củagiá trị Trung Quốc: Mộtlà, chủ yếu đến từ thựctiễn xây dựng CNXHđặc sắc Trung Quốc,đương nhiên cũng bao

gồm giá trị quan hình thành trongthời kỳ cách mạng XHCN; hai là, cónguồn gốc từ truyền thống ưu tú của

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 58 (192) - 2018

Báo cáo Đại hộiXVIII năm 2012 đềra “ba đề xướng”, đólà “đề xướng giàumạnh, dân chủ, vănminh, hài hòa; đềxướng tự do, bìnhđẳng, công bằng, pháptrị; đề xướng yêunước, kính nghề,thành thật, thânthiện, tích cực bồidưỡng giá trị quanhạt nhân XHCN”.

Hộp 2: Nội dung 3 đề xướng giá trị quan hạt nhân XHCN

lĐề xướng giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa;lĐề xướng tự do, bình đẳng, công bằng, pháp trị; lĐề xướng yêu nước, kính nghề, thành thật, thân thiện

Page 51: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

dân tộc Trung Hoa; ba là, tiếp thutinh hoa văn minh của các nướckhác, trong đó có các nước tiên tiếnphương Tây. Giá trị quan TrungQuốc theo quan điểm trên rõ ràngkhông nằm ngoài ba nguồn gốc đãnêu và chắc chắn cũng không phải làmột sự pha trộn đơn thuần từ nhữngnguồn cội đó. Câu hỏi đặt ra là từviệc xác định ba nguồn gốc trênTrung Quốc làm thế nào để xây dựngđược giá trị hạt nhân của Trung

Quốc đương đại, từ đó làm nổi bật sựkhác biệt của giá trị Trung Quốc vớihệ thống giá trị của phương Tây?

Trong “ba đề xướng” có nêu “giàumạnh, văn minh, dân chủ, hài hòa” là04 giá trị đại diện cho nhà nướcthuộc tầng diện chính trị của TrungQuốc. Trong khi,“tự do, bình đẳng,công bằng, pháp trị” đại diện cho tầngdiện xã hội, chịu ảnh hưởng của giátrị phương Tây; “yêu nước, kính nghề,thành thật, thân thiện” đại diện cho

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 58 (192) - 2018

Chính trị Xã hội Cá nhân

1. Giàu mạnh2. Dân chủ3. Văn minh4. Hài hòa

5. Tự do6. Bình đẳng7. Công bằng8. Pháp trị

9. Yêu nước10. Kính nghề11. Thành thật12. Thân thiện

Bảng 1. 12 giá trị quan hạt nhân XHCN của Trung Quốc

Hộp 3: Định hướng hệ giá trị theo báo cáo của Đảng Cộng sảnTrung Quốc tại Đại hội XIX

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ý thức hệ, sáng tạo lýluận của Đảng được thúc đẩy toàn diện; vai trò chỉ đạo của Chủ nghĩa Máctrên lĩnh vực ý thức hệ được thể hiện rõ nét; chủ nghĩa xã hội đặc sắc TrungQuốc và Giấc mơ Trung Quốc đi sâu vào lòng người; giá trị quan cốt lõi xãhội chủ nghĩa và văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa đượcnhân lên rộng rãi; các hoạt động xây dựng văn minh tinh thần của quầnchúng được triển khai thiết thực.

Page 52: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

cá nhân, thể hiện giá trị truyềnthống. Nếu như nhìn nhận “giá trịTrung Quốc” từ góc độ quá khứ,hiện tại và tương lai, giá trị quanđược xác định trong giai đoạn hiệnnay phản ánh những nỗ lực tìm tòiđối với việc xây dựng “giá trị TrungQuốc” của Đảng Cộng sản TrungQuốc. Những nỗ lực này là kết quảtất yếu của quá trình hiện đại hóađang diễn ra ở Trung Quốc. Trongquá trình này, Trung Quốc hy vọng,các giá trị sẽ không ngừng biếnchuyển để trở thành cách biểu đạthợp lý hơn, có tính đại diện hơn vàđi vào lòng người hơn, từ đó mọingười sẽ tự nguyện bảo vệ nó hơn.

Để làm được điều này, một tháchthức lớn đối với Trung Quốc là làmthế nào để trả lời và giải quyết đượcmột số vấn đề hạt nhân của giá trịquan Trung Quốc là gì? Trong banguồn gốc của “giá trị Trung Quốc”Đảng Cộng sản xác định, chủ nghĩaxã hội là chủ yếu. Điều này, cónguyên nhân lịch sử là chủ nghĩaMác ở Trung Quốc chủ yếu thiên vềcách mạng và xây dựng, ít liên quantới lĩnh vực giá trị văn hóa, đạo đức.Cùng với sự thúc đẩy của quá trình

Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác,thực tiễn xây dựng hiện đại hóa vàcải cách mở cửa của Trung Quốc,dần dần đã làm phong phú nội dunggiá trị và văn hóa CNXH TrungQuốc. Đồng thời, những nội dungnày cũng không thể tránh khỏi sựtrùng lặp với giá trị đạo đức truyềnthống của Trung Quốc và với giá trịvăn hóa phương Tây ngoại lai. Giá trịXHCN được xây dựng trên cơ sởcách mạng chính trị và lý luận chínhtrị, kế thừa tính đơn nhất của nguyêntắc chính trị cứng nhắc và hình tháiý thức. Cùng với sự hình thành củathế lực kinh tế chính trị Trung Quốc,giá trị hạt nhân của Trung Quốc nênthích hợp với sức ảnh hưởng củaTrung Quốc hiện nay, đồng thời cóthể phản ánh kinh nghiệm trưởngthành của Trung Quốc. Đây khôngchỉ là nhận thức chung của ngườidân Trung Quốc, mà còn là sự côngnhận chung của thế giới. Điểm quantrọng nhất là, giá trị quan phươngTây sở dĩ hiện nay là giá trị quan cóưu thế trên toàn thế giới là bởi dướihệ giá trị quan này, công cuộc hiệnđại hóa của các nước phương Tây đãgiành được những thành tựu. Cũng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 58 (192) - 2018

Page 53: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

53SỐ 58 (192) - 2018

như vậy, giá trị Trung Quốc hiện nayđã nổi lên và ngày càng thu hút sựquan tâm, nguyên nhân quan trọngnhất bởi công cuộc hiện đại hóa củaTrung Quốc đã giành được nhữngthành tựu chỉ đứng sau hiện đại hóacủa phương Tây. Do đó, giá trị TrungQuốc muốn có địa vị ngang bằng vớigiá trị phương Tây, quan trọng nhấtchính là hiện đại hóa của TrungQuốc phải thành công. Nội hàm củagiá trị Trung Quốc như thế nào,quan trọng nhất không phải là sự kếthừa hay quan hệ tác động giữa banguồn gốc nêu trên, mà là thực tiễnhiện đại hóa của Trung Quốc, là tiếntrình hiện đại hóa XHCN đặc sắcTrung Quốc dưới sự dẫn dắt của lýluận Đặng Tiểu Bình và thành côngcủa nó. Đây là điểm then chốt quantrọng nhất của “giá trị Trung Quốc”mà giới hoạch định Trung Quốc xácđịnh họ cần nắm bắt. Nói cách khác,nơi hình thành thực sự của nội hàmgiá trị Trung Quốc không phải là lịchsử trước đây hay văn minh bênngoài, mà là thực tiễn ngày nay củaTrung Quốc, là tổng kết kinh nghiệmvà thể nghiệm giá trị đã qua trên conđường xây dựng mô hình Trung

Quốc. Theo đó, những tiêu chí giá trịquan trọng bao hàm trong “ba đềxướng” đều đến từ thực tiễn của môhình Trung Quốc, là vô cùng chínhxác. Tuy nhiên, trong khi quy nạp,người Trung Quốc có thể cố ý bỏ đimột số khái niệm mang tính tiêubiểu, điều này đã dẫn đến các tranhluận trái chiều. Một số nhà nghiêncứu cho rằng, khái niệm gì khôngquan trọng, quan trọng là ngườiTrung Quốc phải nhận thức đượcrằng, giá trị Trung Quốc đương đạichỉ có thể thể hiện dưới góc độđương đại của việc thực hiện hiện đạihóa Trung Quốc, nội hàm của nóphải được quy định bởi những giá trịmà mọi người dân Trung Quốc coitrọng và tự hào trong quá trình hiệnđại hóa đất nước và dân tộc.3. Thay lời kết luận

Việc tìm hiểu các nhân tố tác động,sự biến đổi về giá trị đương đại vàđịnh hướng xác định hệ giá trị hạtnhân XHCN của Trung Quốc tronggiai đoạn hiện nay đã bước đầu giúpchúng tôi rút ra một số gợi mở sau:

l Trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhậpquốc tế, Trung Quốc không nhất

Page 54: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

54 SỐ 58 (192) - 2018

thiết phải phá bỏ các giá trị cũ hoặc“cứng nhắc rập khuôn” các giá trịmới, trong tương quan với các giá trịngoại sinh, giá trị truyền thống cóthể hóa thân thành sức mạnh mới -hài hòa, yêu nước, thành thật và thânthiện... là những giá trị không baogiờ cũ.

l Các giá trị được xây dựngthường có 3 nguồn gốc: từ giá trịtruyền thống, từ hệ tư tưởng màquốc gia theo đuổi và từ phương Tây.

lXác lập hệ giá trị hạt nhân là mộtquá trình lâu dài và các giá trị hạtnhân được phân theo ba nhóm quốcgia, xã hội, cá nhân được diễn đạt dễhiểu, dễ nhớ, bám sát thực tiễn, yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

hội nhập quốc tế và các giá trị mớithường được bổ sung tiếp nhận từcác giá trị văn minh hiện đại cónguồn gốc phương Tây.

Những gợi mở về xây dựng hệ giátrị hạt nhân XHCN của Trung Quốc- một quốc gia nhiều điểm tươngđồng với Việt Nam về lịch sử, vănhóa, tư tưởng và thể chế là rất cầnthiết, có ý nghĩa cả về phương diệnlý luận và thực tiễn. Tuy nhiên,những bài học trên không phải làcông thức giáo điều có thể rậpkhuôn máy móc mà phải có sự tiếpnhận một cách sáng tạo trên cơ sởnhững điều kiện lịch sử, văn hóa,kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể củaViệt Nam n

1 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Báo cáo hiện đại hóa 2009, http://www.cas.cn2 Tập Cận Bình: “Thanh niên nên tự giác thực hiện giá trị quan hạt nhân XHCN”,Nhân dân nhật báo, ngày 05-5-2014.3 Xem thêm Samuel P.H The Clash of Civilizations? Foreign Affairs Summer 1993.4 Trương Đại Niên, Phương Khắc Lập: “Khái luận văn hóa Trung Quốc”, Nxb Đại họcSư phạm Bắc Kinh, năm 2008, tr.353.

Page 55: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 58 (192) - 2018

Vừa qua, Ban Chủ nhiệm Đềtài KX.04.30/16-20 doPGS.TS Nguyễn Văn Thạo,

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, Chủ nhiệm Đề tàiKX.04.30/16-20 làm Trưởng đoàn, đikhảo sát, tìm hiểu về kinh nghiệmlãnh đạo của đảng cầm quyền, quảnlý của nhà nước ở Hàn Quốc.

Đoàn đã tọa đàm, trao đổi vớiLãnh đạo Viện Nghiên cứu chínhsách kinh tế đối ngoại; toạ đàm vớibà Pác Ưu Châng, Chủ tịch Ủy banChống tham nhũng và quyền côngdân; làm việc với ông Li Chun SấcTổng Thư ký, các ông Phó Tổng Thưký, lãnh đạo Ban Đối ngoại, vănphòng Đảng Dân chủ Đồng hành(đảng cầm quyền tại Hàn Quốc hiệnnay); tọa đàm với các chuyên gia của

Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại họcSoogang; làm việc với ông Kim HácYong, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữunghị Hàn - Việt, Chủ nhiệm Ủy banQuốc phòng Quốc hội, thành viênĐảng Hàn Quốc tự do (đảng đối lậptại Hàn Quốc hiện nay); trao đổi vớiông Nguyễn Vũ Tú, Đại sứ và một sốcán bộ sứ quán Việt Nam tại HànQuốc. Dưới đây là một số kết quả rútra từ đợt khảo sát.1. Về phương thức lãnh đạo của mộtsố chính đảng ở Hàn Quốc

(1) Phương thức lãnh đạo của cácchính đảng đối với nhà nước ở HànQuốc được thực hiện ở 2 nội dungcơ bản: (1) Đưa người của Đảng ratranh cử Tổng thống để trở thànhĐảng cầm quyền lãnh đạo đất nước;(2) đưa người của Đảng tranh cử vào

MộT số kINH NGHIỆM CầM quyỀN, quảN lý NHÀ NƯỚC

Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

Page 56: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 58 (192) - 2018

Quốc hội để tham gia vào quyền lậppháp của Quốc hội.

Do tổ chức nhà nước của HànQuốc theo quy định của Hiến pháplà chế độ “Tổng thống chế”, nênchính đảng có người được bầu làmTổng thống sẽ là đảng cầm quyền(khác với chế độ nghị viện, đảng cầmquyền là đảng có số ghế nhiều nhấttại Quốc hội). Vai trò của Đảng cầmquyền là hỗ trợ Tổng thống điều hànhquốc gia và dự thảo luật, chính sáchtrình Quốc hội thông qua. Chứcnăng quan trọng nhất của đảng cầmquyền tại Hàn Quốc, tại cấp trungương là hỗ trợ công việc cho Tổngthống và Chính phủ bằng cách giúpQuốc hội thông qua các chính sách,hoặc dự luật do Tổng thống và Chínhphủ đệ trình, hoặc nghị sỹ của đảngtrực tiếp trình các dự luật hỗ trợthuận lợi cho Tổng thống và Chínhphủ, hoặc phủ quyết, tác động khôngthông qua các dự luật, chính sách màđảng đối lập đệ trình gây bất lợi choTổng thống và Chính phủ; tại cấp địaphương, nhiệm vụ của các tổ chức vàđảng viên của đảng là vận động ngườidân ủng hộ các chính sách, biện phápcủa Tổng thống và Chính phủ.

Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhànước thông qua các thành viên củaĐảng là lãnh đạo chủ chốt trong cơquan Nhà nước (Tổng thống, Thủtướng, thành viên nội các...). Khichính đảng trở thành đảng cầmquyền, có người của đảng trở thànhTổng thống sẽ dễ dàng bố trí ngườicủa Đảng cầm quyền vào các vị trílãnh đạo chủ chốt trong cơ quanNhà nước Hàn Quốc, bởi vì Tổngthống có quyền giới thiệu Thủ tướngđể Quốc hội thông qua; Thủ tướngcó quyền lựa chọn nội các và cácthành viên của Chính phủ. Thôngqua Tổng thống, Thủ tướng và cácthành viên nội các, các quan điểm,đường lối, chính sách của Đảngthắng cử (đảng cầm quyền) được thểchế hóa và hiện thực hóa thànhchính sách của Nhà nước.

Đối với chính đảng không thắngcử trong bầu cử tổng thống, tham giavào các công việc của Nhà nướcthông qua các nghị sỹ của Đảngtrong Quốc hội. Các nghị sỹ Quốchội là người bảo vệ, đưa ra các quanđiểm, chính sách của Đảng mà mìnhlà thành viên; phản biện, bỏ phiếuchống đối với chính sách, nhân sự

Page 57: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 58 (192) - 2018

của các đảng đối lập khi lấy ý kiếnbiểu quyết trong Quốc hội...

Ở Hàn Quốc, khác với một sốnước khác, Hiến pháp ngăn cấmNhà nước dùng ngân sách hỗ trợ chocác đảng chính trị dưới mọi hìnhthức; Nhà nước không cấp kinh phícho đảng theo số lượng đảng viêncủa đảng là đại biểu quốc hội. Ngaycả với đảng cầm quyền, chỉ nhữngcán bộ của đảng có vị trí trong bộmáy nhà nước mới hưởng lương từngân sách nhà nước, còn lãnh đạođảng cầm quyền nhưng không có vịtrí trong bộ máy nhà nước cũngkhông hưởng lương từ ngân sách.Việc lựa chọn người của đảng ra ứngcử tổng thống, thủ tướng, các bộtrưởng, thứ trưởng là do tổ chứctrung ương của Đảng quyết định.

(2) Đối với nội bộ Đảng, phươngthức lãnh đạo của một số chính đảngở Hàn Quốc đều có những điểm rấtđáng chú ý:

Một là, hầu hết các chính đảng ởHàn Quốc đều coi trọng các cơ quannghiên cứu, các chuyên gia, nhàkhoa học trong việc tư vấn, góp ýđường lối, chính sách của đảng. Cácchuyên gia giỏi thường xuyên được

hỏi và tham vấn ý kiến về đường lối,chính sách phát triển. Những chuyêngia giỏi thường là các nhà nghiêncứu, nhà khoa học có uy tín, các lãnhđạo có nhiều kinh nghiệm, giám đốcđiều hành những tập đoàn, doanhnghiệp lớn... Tổng thống Hàn Quốcgần như thường xuyên gặp gỡ cácquan chức, chuyên gia, học giả hàngđầu để cùng trao đổi về các mục tiêuvà kế hoạch phát triển quốc gia.

Hai là, coi trọng tín nhiệm, uy tínđội ngũ cán bộ lãnh đạo của đảng,đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốtở cả trung ương và địa phương. Tínnhiệm, uy tín của đội ngũ lãnh đạođảng được đánh giá dựa vào kết quảđiều tra, khảo sát, lấy phiếu tínnhiệm trong Đại hội đảng toàn quốc,kết quả bầu cử của các đảng viên chủchốt (đối với Đảng Dân chủ đồnghành) hoặc đảng viên trách nhiệm(đối với Đảng Hàn Quốc Tự do), kếtquả điều tra trong đảng viên thôngthường. Các cán bộ chủ chốt phụtrách lĩnh vực nào thì người được lấyphiếu tín nhiệm thuộc lĩnh vực đó.Trong nhiệm kì hoạt động, nếu cánbộ lãnh đạo của đảng hoạt độngkhông hiệu quả hoặc có sai sót dẫn

Page 58: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 58 (192) - 2018

tới mức không còn được đảng viênvà nhân dân ủng hộ, tỷ lệ tín nhiệmđảng thấp... thì bản thân các cán bộlãnh đạo đảng có trách nhiệm tựnguyện từ chức. Nếu không từ chứcthì những người không ủng hộ trongđảng sẽ xin ra khỏi đảng và nếukhông có thay đổi thì sẽ dẫn tới sựsụp đổ của đảng đó.

Ba là, các chính đảng ở Hàn Quốcđều chú trọng công tác phát triểnđảng viên, đặc biệt là việc thu hútthanh niên, trí thức trẻ vào đảng. Mộtsố chính đảng nhận thức vai trò, vị tríquan trọng của thanh niên, trí thứctrẻ trong xã hội Hàn Quốc hiện đạivà đều có biện pháp, giải pháp thu hútđối tượng này gia nhập đảng. Cácchính đảng đều tăng cường công táctuyên truyền, vận động kêu gọi thanhniên, trí thức trẻ gia nhập đảng. Mộtsố đảng thành lập ủy ban thanh niêntrong đảng để chịu trách nhiệm pháttriển đảng viên là thanh niên.2. Về tổ chức các cơ quan nhà nước vàchính sách kinh tế xã hội theo chủtrương của Đảng cầm quyền ở HànQuốc hiện nay

(1) Về tổ chức các cơ quan nhà nướcHàn Quốc hiện nay theo chế độ

cộng hòa, tam quyền phân lập,trong đó:

- Quốc hội là cơ quan lập pháp duynhất, theo chế độ một viện gồm 300ghế, trong đó 253 ghế được bầu từcác cử tri, 47 ghế được lựa chọn theotỷ lệ đại diện bởi các đảng. Quốc hộigồm 16 Ủy ban Thường vụ, 2 Ủy banđặc biệt (Ngân sách và Kế toán; Đạođức). Nghị sỹ Quốc hội được bầutheo nguyên tắc phổ thông đầuphiếu, nhiệm kỳ 04 năm.

- Cơ quan hành pháp gồm cóTổng thống, Thủ tướng, các bộ, cơquan trực thuộc và các chính quyềntự trị. Tổng thống do dân bầu trựctiếp, nhiệm kỳ 5 năm và không đượctái cử. Tổng thống là người đứng đầuNhà nước, nắm quyền điều hành đấtnước và là Tổng Tư lệnh các lựclượng vũ trang Hàn Quốc.Thủtướng là người đứng thứ 2 trong cơquan hành pháp, được chỉ định bởiTổng thống và có sự chấp thuận củaQuốc hội. Thủ tướng điều phối vàkiểm soát việc thực thi các chínhsách, đưa ra các đề xuất, tham mưucho Tổng thống và bãi nhiệm cácthành viên của Chính phủ. Hộiđồng Nhà nước (Chính phủ) gồm

Page 59: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 58 (192) - 2018

Chủ tịch Hội đồng là Tổng thống,Phó Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướngChính phủ và 15 – 30 bộ trưởng làỦy viên Hội đồng. Hội đồng Nhànước có nhiệm vụ thảo luận cácchính sách và bộ luật, điều hành cáccông việc của bộ máy hành pháp.Thành viên Chính phủ do Thủtướng chỉ định. Thủtướng và các bộ trưởngphải được Quốc hộichuẩn y. Các bộ củaChính phủ Hàn Quốchiện nay gồm: BộChiến lược và Tàichính; Bộ Giáo dục;Bộ Khoa học, Côngnghệ thông tin và Kếhoạch tương lai; BộNgoại giao; Bộ Thốngnhất; Bộ Tư pháp; BộQuốc phòng; Bộ Nộivụ; Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch; BộNông nghiệp, Thựcphẩm và Nông thôn;Bộ Thương mại, Công nghiệp vàNăng lượng; Bộ Y tế và Phúc lợi; BộMôi trường; Bộ Việc làm và Laođộng; Bộ Bình đẳng giới và Gia đình;

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và giaothông; Bộ Đại dương và Thủy sản.

- Hệ thống tư pháp của Hàn Quốcmang tính độc lập. Chánh án Tòa ánnhân dân do Tổng thống đề cử vàQuốc hội thông qua. Hệ thống Tòaán Hàn Quốc gồm ba cấp: Toà án Tốicao, ba toà Thượng thẩm và các Toà

án quận ở các thành phốlớn. Toà án Tối cao xemxét các kháng cáo đốivới quyết định của cáctoà Thượng thẩm.Quyết định của Toà ánTối cao là cuối cùng.

(2) Về chính sách kinhtế - xã hội ở Hàn Quốchiện nay

Trên lĩnh vực kinh tế,nét chính trong việc đổimới nội dung, chínhsách của đảng cầmquyền và Chính phủHàn Quốc hiện nay làthực hiện đường lối,chính sách “tăng trưởng

kinh tế lấy thu nhập làm chủ đạo vàđặt trọng tâm vào con người”, trongđó nội dung chính là tạo việc làm,nâng cao chất lượng việc làm, tăng

Trên lĩnh vực kinh tế,nét chính trong việcđổi mới nội dung,chính sách của đảngcầm quyền và Chínhphủ Hàn Quốc hiệnnay là thực hiệnđường lối, chính sách“tăng trưởng kinh tếlấy thu nhập làm chủđạo và đặt trọng tâmvào con người”, trongđó nội dung chính làtạo việc làm, nâng caochất lượng việc làm,tăng thu nhập.

Page 60: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 58 (192) - 2018

thu nhập. Để tạo việc làm, Hàn Quốcthực hiện các chính sách hỗ trợ tăngviệc làm trong khu vực công, hỗ trợtạo việc làm mới trong khu vực tưnhân, như hỗ trợ các doanh nghiệpvừa và nhỏ tuyển dụng nhân viênmới, áp dụng chế độ trợ cấp xúc tiếntìm việc làm cho thanh niên, nữ giới,mở rộng chế độ bắt buộc tuyển dụngthanh niên ở các cơ quan nhà nướctừ mức 3% lên mức 5%, hỗ trợ chongười lao động đang đi tìm việc... Đểcải thiện chất lượng việc làm, Chínhphủ Hàn Quốc đẩy mạnh việc ngănchặn hành vi lạm dụng lao động ngắn

hạn, tạo môi trường làm việc côngbằng, không phân biệt đối xử. Việctuyển dụng sẽ được đặt trên nguyêntắc là ký hợp đồng chính thức, nếumuốn ký hợp đồng ngắn hạn, doanhnghiệp phải nêu lý do chính đáng.

Trong nội dung, chính sách pháttriển kinh tế, Hàn Quốc xác địnhnguồn lực, động lực, ngành sản xuấtchính, chủ yếu cho phát triển kinh tếthời gian tới là những ngành côngnghiệp công nghệ mới 4.0 gắn vớiđổi mới sáng tạo, coi đây là nhữngngành động lực chính cho tăngtrưởng kinh tế.

Page 61: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 58 (192) - 2018

Để phát triển khoa học và côngnghệ, Chính phủ Hàn Quốc nâng caovị thế và quyền hạn của Cơ quan đổimới khoa học và công nghệ (STI),tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứuvà phát triển1; thành lập Ủy ban cáchmạng công nghiệp lần thứ tư trựcthuộc Tổng thống để lập kế hoạch chocác ngành công nghiệp trong tươnglai, đáp ứng yêu cầu tình hình mới củaHàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốccũng xây dựng, triển khai các đề ánphát triển khoa học và công nghệ, đónđầu cách mạng công nghiệp 4.0 như“Kế hoạch hành động cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0”; “Kế hoạchxúc tiến động lực tăng trưởng sángtạo” gồm 13 lĩnh vực được xác định làđộng lực tăng trưởng của Hàn Quốc:Dữ liệu lớn, viễn thông thế hệ mới, trítuệ nhân tạo, xe tự hành, máy baymini không người lái, chăm sóc sứckhỏe theo yêu cầu, thành phố thôngminh, thực tế ảo, thực tế ảo tăngcường, robot thông minh, chíp bándẫn thông minh, vật liệu tiên tiến,thuốc mới và năng lượng mới. Điểmđáng lưu ý trong chính sách cáchmạng công nghiệp 4.0 của Hàn Quốclà nước này xác định đón đầu cách

mạng công nghiệp 4.0 phải là sự pháttriển tổng hợp, liên ngành của các lĩnhvực công nghiệp, khoa học và côngnghệ, nghiên cứu và phát triển vàthông tin truyền thông. Hàn Quốccũng định hướng phát triển các lĩnhvực khoa học và công nghệ theo cácnhóm: nhóm thương mại hóa sớm,nhóm công nghệ nguồn, nhóm doNhà nước trực tiếp đầu tư, nhóm doNhà nước hợp tác với doanh nghiệp,nhà nghiên cứu...

Để phát triển những ngành côngnghiệp công nghệ mới 4.0, mang lạigiá trị gia tăng cao, Hàn Quốc thựchiện chính sách hỗ trợ cho các dự ántrên lĩnh vực công nghệ mới; giảmnhẹ gánh nặng khi khởi nghiệp đổimới sáng tạo thất bại như xóa bỏ quyđịnh về bảo lãnh liên đới; có chínhsách ưu đãi các nhà nghiên cứu, giáoviên đại học khởi nghiệp đổi mớisáng tạo; đầu tư phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao... Một nộidung đáng chú ý trong đổi mới nộidung chính sách kinh tế của HànQuốc là chuyển trọng tâm, trụ cộtphát triển từ các tập đoàn, doanhnghiệp lớn sang các doanh nghiệpnhỏ và vừa, các hộ gia đình và các

Page 62: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 58 (192) - 2018

công ty mới thành lập, các doanhnghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là khởinghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm thúcđẩy thu nhập của các cá nhân, hộ giađình thuộc tầng lớp lao động, tầnglớp trung lưu. Chính phủ Hàn Quốchiện nay cũng tăng kiểm soát giới tàiphiệt, các tập đoàn, kinh tế lớn, ngănchặn các hành vi thao túng quyềnlực, thao túng nền kinh tế của cácchủ thể này. Đồng thời, cũng tăngquyền hạn cho các cổ đông nhỏ,nâng cao tính độc lập của Hội đồngquản trị nhằm đẩy mạnh giám sát vàsiết chặt giới tài phiệt, các tập đoànkinh tế lớn.

Để tăng thu nhập cho người laođộng, tầng lớp trung lưu, Hàn Quốcthành lập Ủy ban dịch vụ tài chính(FSC) để giúp gia tăng tài sản cho đốitượng này, đồng thời đưa ra nhiềubiện pháp hỗ trợ người lao động,tầng lớp trung lưu giảm gánh nặngkinh tế như giảm chi phí đi lại bằngphương tiện công cộng; giảm chi phívận chuyển, truyền thông; xây dựngnhiều siêu thị loại nhỏ và mở rộngwifi miễn phí khu vực công cộng.

Đối với ngân sách nhà nước,Chính phủ Hàn Quốc thực hiện cơ

cấu lại, tăng thu ngân sách nhà nướcđể đảm bảo nguồn kinh phí chochính sách kinh tế mới thông qua cácgiải pháp:

- Quản lý chặt chẽ và nâng caohiệu quả chi tiêu ngân sách. Tăngcường công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí.

- Cơ cấu lại ngân sách và chi tiêuquốc gia theo hướng giảm chi tiêuquốc gia cho đầu tư phát triển hạtầng kinh tế - xã hội như giao thông,xây dựng...

- Tăng thuế thu nhập doanhnghiệp và thuế thu nhập cá nhân đốivới cá nhân, doanh nghiệp có thunhập cao.

Đối với chính sách xã hội, mộtđiểm mới đáng lưu ý trong nội dung,chính sách phát triển xã hội là Chínhphủ Hàn Quốc đưa ra nhiều chínhsách, biện pháp để đối phó tình trạnggià hóa dân số trong xã hội HànQuốc, tập trung vào việc khuyếnkhích các gia đình sinh thêm con,tăng phúc lợi xã hội cho trẻ em vàngười về hưu. Chính phủ Hàn Quốcđưa ra sáng kiến phúc lợi năm 2018trị giá 178 nghìn tỷ won, tập trungvào: Hỗ trợ các gia đình nuôi con (hỗ

Page 63: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

trợ nuôi con 100.000 won/tháng chotrẻ từ 0 đến 5 tuổi); hỗ trợ nhà ở chocác gia đình mới cưới; tăng thu nhập,nâng lương cho người cao tuổi...

Trong lĩnh vực chính trị, Hàn Quốcthực hiện việc mở rộng dân chủ vàquyền chính trị cho người dân, đẩymạnh việc chống tham nhũng. HànQuốc đẩy mạnh việc minh bạch hóacác công việc của Nhà nước, cởi mởvà giao tiếp tốt hơn với người dân,tăng cường và thực hiện tốt việc lấyý kiến tham vấn của người dân đốivới chính sách của Nhà nước, nớilỏng các quy tắc cho các cuộc trưngcầu dân ý, giảm tuổi cử tri từ 19 tuổixuống 18 tuổi, bảo đảm cho côngchức và giáo viên được quyền hoạtđộng chính trị.

Trên cơ sở định hướng tăngcường dân chủ trong lĩnh vực chínhtrị, Chính phủ Hàn Quốc mở rộngvà tăng sự độc lập của Ủy ban Nhânquyền Quốc gia trong các vấn đềnhân sự và ngân sách. Để phòng,chống tham nhũng, Chính phủHàn Quốc thành lập các nhóm đặcnhiệm chống tiêu cực ở từng bộ,ngành, thành lập Ủy ban thanhliêm quốc gia.

Chính sách về quốc phòng, an ninhcủa Chính phủ Hàn Quốc hiện nayđược tập trung vào việc phi hạt nhânhóa bán đảo Triều Tiên thông quađối thoại và tăng cường trao đổi liênTriều. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũngtăng cường củng cố quốc phòng, anninh nhằm đảm bảo an ninh, antoàn cho đất nước, như tăng ngânsách quốc phòng, tăng mức lươngcủa binh lính nhập ngũ, đẩy nhanhtiến độ triển khai hệ thống phòngthủ tên lửa KAMD và hệ thống tênlửa Kill Chain đang bị đình trệ (nângđầu tư, phát triển hệ thống tên lửaKill Chain từ 2,1 nghìn tỷ won lên2,3 nghìn tỷ won).

Một định hướng lớn trong chínhsách an ninh của Hàn Quốc là đẩymạnh các biện pháp bảo đảm anninh, an toàn cho người dân, giảmthiểu ô nhiễm môi trường sốngnhư ô nhiễm không khí, ô nhiễmbụi mịn...

Về đối ngoại, Chính phủ HànQuốc hiện nay thực hiện chính sáchtăng cường hợp tác quốc tế, chốngbảo hộ mậu dịch; điều chỉnh chínhsách đối ngoại theo hướng tiếp tụccoi trọng quan hệ đồng minh với Mỹ,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 58 (192) - 2018

Page 64: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 58 (192) - 2018

tăng cường quan hệ với các nước lớnnhư Trung Quốc, EU.... Tổng thốngMoon Jae In cũng công bố “chínhsách phương Nam mới” nhằm tăngcường giao lưu, hợp tác với ASEAN,tạo dựng một cộng đồng hòa bình,đặt trọng tâm vào con người và ủnghộ sự thịnh vượng chung; “chínhsách phương Bắc mới” nhằm tăngcường hợp tác kinh tế với vùng ViễnĐông của Nga, ba tỉnh Đông BắcTrung Quốc, Trung Á và Mông Cổ.3. Một số nhận xét

- Hàn Quốc đã có bước phát triển“thần kỳ”, từ một nước nghèo, lạc hậubị chiến tranh tàn phá sau 30 năm đãvươn lên trở thành nước phát triển;hiện nay, Hàn Quốc đứng thứ 11 thếgiới về GDP (năm 2017 đạt 1529 tỷUSD), thu nhập bình quân đầungười đạt 29.730 USD, trình độ khoahọc và công nghệ thuộc nhóm đứngđầu thế giới. Hàn Quốc luôn xácđịnh khoa học và công nghệ lànguồn lực quan trọng nhất để pháttriển nhanh, nâng cao hiệu quả, sứccạnh tranh của kinh tế đất nước, dođó, có nhiều chính sách hỗ trợ,khuyến khích để phát triển khoa họccông nghệ. Ngày nay, Hàn Quốc đã

vượt qua giai đoạn nhập khẩu côngnghệ, ứng dụng công nghệ được sángtạo từ bên ngoài, trở thành một trongnhững nước hàng đầu thế giới vềsáng tạo công nghệ, xuất khẩu côngnghệ trên nền tảng phát triển mạnhmẽ, đạt tới trình độ cao, tiên tiến củanghiên cứu khoa học (cả nghiên cứucơ bản và nghiên cứu ứng dụng, pháttriển công nghệ); đi đầu trong việcsáng tạo và ứng dụng nhiều côngnghệ mới của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 vào các ngành kinh tế, cácsản phẩm chủ lực của mình.

- Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đếnmở rộng dân chủ và các quyền chínhtrị khác của người dân, lắng nghe ýkiến của người dân, các tầng lớp xãhội, các chuyên gia, các nhà khoa họcđể điều chỉnh chính sách; xây dựngbộ máy nhà nước liêm chính, trongsạch, giữ gìn hình ảnh, uy tín củaquan chức chính phủ, của đảng cầmquyền; xác định phòng, chống thamnhũng là chương trình trọng điểmquốc gia. Biện pháp phòng, chốngtham nhũng của Chính phủ HànQuốc đa dang phong phú bao gồmcác nội dung: Hoàn thiện pháp luật,chính sách về phòng, chống tham

Page 65: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 58 (192) - 2018

nhũng; thường xuyên đánh giá mứcđộ liêm chính của các cơ quan nhànước qua điều tra, khảo sát; hoànthiện bộ quy tắc ứng xử của côngchức, quy tắc, hướng dẫn xử lýnhững hành vi xung đột lợi ích (bộquy tắc hành động của tổ chức); đẩymạnh khai báo, trình báo về thamnhũng; hoàn thiện cơ chế phối hợpgiữa các cơ quan phòng, chống thamnhũng; tăng cường bảo vệ cá nhânkhai báo về tham nhũng; xây dựngvăn hóa chống tham nhũng, đẩymạnh giáo dục liêm chính cho côngchức; tăng cường hình phạt đối vớihành vi tham nhũng; khuyến khíchngười dân tham gia vào phòng,chống tham nhũng,...4. Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam

- Các chính đảng ở Hàn Quốc rấtcoi trọng giữ gìn hình ảnh, uy tín củađảng, lòng tin của dân, do đó đòi hỏicác đảng viên, đặc biệt là đội ngũlãnh đạo Đảng phải thường xuyêngiữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống,uy tín và đây là yếu tố quyết định đểthắng cử trở thành đảng cầm quyền.Trong trường hợp lãnh đạo của đảngvi phạm khuyết điểm, mất uy tín thì

phải từ chức để giữ gìn hình ảnh, uytín của Đảng. Trong một số trườnghợp khi lãnh đạo đảng mất uy tínnghiêm trọng (như trường hợp cựutổng thống Park Geun-hye), thậmchí đảng phải đổi tên để đảm bảo uytín, hình ảnh.

Các chính đảng ở Hàn Quốc rấtchú trọng các ý kiến tư vấn, góp ý củacác cơ quan nghiên cứu, đội ngũchuyên gia, đội ngũ các nhà khoahọc vào các đường lối, chính sáchcủa đảng, coi đây là kênh thông tinquan trọng để hoàn thiện đường lối,chính sách của đảng. Việc tư vấn,góp ý được thực hiện thông qua đặthàng đối với các vấn đề cụ thể hoặcthông qua các báo cáo thường xuyêncủa các tổ chức, cá nhân này.

Các chính đảng ở Hàn Quốc rất coitrọng sự đoàn kết trong đảng. Việcđoàn kết được thể hiện trong việc cácđảng viên ủng hộ ứng viên bầu tổngthống của đảng trong các cuộc bầucử; ở việc đảng cầm quyền đoàn kếtxung quanh Tổng thống để hỗ trợTổng thổng. Việc quy định đảng cầmquyền là đảng có người thắng cửtrong bầu cử Tổng thống là cơ sở tạora sự thống nhất, ủng hộ của đảng

Page 66: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 58 (192) - 2018

cầm quyền đối với Tổng thống trongđiều hành, quản lý nhà nước.

- Hàn Quốc rất coi trọng việc xâydựng Chính phủ liêm chính, trongsạch, thường xuyên phòng, chốngtham nhũng. Một kinh nghiệm đángtham khảo trong chính sách phòng,chống tham nhũng của Hàn Quốc làviệc thường xuyên đánh giá mức độliêm chính của các cơ quan nhà nướcthông qua điều tra, khảo sát và xâydựng, hoàn thiện hệ thống giáo dụcliêm chính trong các cơ quan nhànước. Mức độ liêm chính của các cơquan nhà nước là tiêu chí để đánh giámức độ hoàn thành nhiệm vụ củangười đứng đầu tổ chức. Giáo dụcliêm chính được coi là công việc bắtbuộc, thường xuyên đối với cán bộcông chức. Việc giáo dục được thựchiện thông qua các khóa đào tạo tậptrung thường xuyên và các khóa đàotạo online...

Chính phủ Hàn Quốc nhạy bén,linh hoạt điều chỉnh, hoàn thiện tổchức bộ máy, nhiệm vụ trọng tâm

của Chính phủ. Những cơ quan,đơn vị chịu trách nhiệm triển khaithực hiện các nhiệm vụ quan trọng,ưu tiên hàng đầu đều được nângcấp, tăng quyền hạn như Bộ Khoahọc và sáng tạo tương lại được đổitên thành Bộ Khoa học và Côngnghệ và thông tin truyền thông,hoàn thiện tổ chức, tăng đầu tư choCơ quan đổi mới khoa học và côngnghệ, thành lập Ủy ban cách mạngcông nghiệp lần thứ tư trực thuộcTổng thống nhằm đẩy mạnh pháttriển khoa học và công nghệ, đónđầu cách mạng công nghiệp 4.0;thành lập Bộ Doanh nghiệp liêndoanh vừa và nhỏ để hỗ trợ, pháttriển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp khởi nghiệp...Ngoàira, Chính phủ Hàn Quốc chủ độngđưa ra các biện pháp, giải pháp đểhạn chế những tác động tiêu cựccủa già hóa dân số, thông qua biệnpháp như tuyên truyền, giáo dục; hỗtrợ các gia đình trẻ; tăng phúc lợi xãhội cho trẻ em... n

1 Dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae In hiện nay, SDI quản lý gần 20 nghìntỷ won (gần 18 tỷ USD) ngân sách quốc gia cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Page 67: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 58 (192) - 2018

Thực hiện Chương trình làmviệc toàn nhiệm kỳ, ngày 31-5-2018, tại Làng Văn hóa -

Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hộiđồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ2016-2021 đã tiến hành Kỳ họp thứ6. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bíthư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội

đồng Lý luận Trung ương, Giám đốcHọc viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh chủ trì kỳ họp.

Kỳ họp thứ 6 đã thảo luận, góp ýkiến vào Dự thảo Kế hoạch tổng kếtmột số vấn đề lý luận - thực tiễn qua30 năm thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ

kỳ Họp THứ 6 HỘI ĐồNG Lý LUậN TRUNG ƯơNG

NHIỆM Kỳ 2016-2021

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồngLý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhchủ trì kỳ họp _ Nguồn: TTXVN

Page 68: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

lên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là 10năm thực hiện Cương lĩnh 2011.

Các thành viên Hội đồng đã tậptrung thảo luận làm rõ mục đíchtổng kết một số vấn đề lý luận - thựctiễn 30 năm thực hiện Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là 10năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,phát triển năm 2011), để góp phầnlàm sáng tỏ những vấn đề lý luận -thực tiễn quan trọng bổ sung, pháttriển qua các nhiệm kỳ Đại hộiĐảng, trọng tâm là chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam; tiếp tục hoàn thiệnđường lối đổi mới của Đảng, chuẩnbị các văn kiện Đại hội lần thứ XIIIcủa Đảng.

Về yêu cầu và nguyên tắc, tổng kếtlàm rõ sự phát triển lý luận củaĐảng Cộng sản Việt Nam qua 30năm thực hiện Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, trọng tâm là 10năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,phát triển năm 2011), gắn với các kỳĐại hội Đảng.

Với nguyên tắc vững vàng, trênnền tảng tư tưởng của Đảng là chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh để phát triển, bổ sung,làm rõ lý luận về mô hình chủ nghĩaxã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam trong điềukiện mới.

Tổng kết trên cơ sở thực tiễn, xuấtphát từ thực tiễn và bám sát thựctiễn, đặc biệt thông qua việc nghiêncứu những mô hình hay, những cáchlàm mới, sáng tạo; từ đó hoàn thiện,bổ sung, phát triển những vấn đề lýluận đặt ra qua 30 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;đề xuất, kiến nghị các giải pháp độtphá, khả thi tiếp tục hoàn thiện chủtrương, đường lối của Đảng.

Đồng thời, tổng kết cần làm rõnhững quan điểm lý luận cơ bản củacông cuộc đổi mới, sự vận dụng vàphát triển, bài học rút ra qua 30 nămthực hiện Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội. Đặc biệt, tổng kết đánhgiá được mô hình phát triển của đấtnước trong giai đoạn vừa qua, làmcăn cứ để xây dựng lý luận về môhình phát triển Việt Nam trong giaiđoạn mới, vừa có tính đặc thù của

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 58 (192) - 2018

Page 69: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

Việt Nam vừa phù hợp với xu hướngchung của thế giới.

Từ việc tổng kết, xây dựng đượckhát vọng và tầm nhìn phát triểnViệt Nam đến giữa thế kỷ XXI, thểhiện rõ những bước phát triển lớncủa đất nước trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội; làm rõ được độnglực phát triển mới của đất nướctrong giai đoạn tới - giai đoạn đẩymạnh phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế, nhất là những độnglực phát triển trên nền tảng đổimới, sáng tạo.

Cùng ngày, Hội thảo khoa học đãdiễn ra với chủ đề: “Hệ giá trị vănhóa và hệ giá trị chuẩn mực conngười Việt Nam thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế” do Hội đồng Lý luận Trung ương,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.04.19/16-20 phối hợp tổ chức.

Hội thảo đã tập trung nghiên cứu,thảo luận sâu về 4 nội dung chínhsau: Cơ sở lý luận và phương phápluận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa,hệ giá trị chuẩn mực con người ViệtNam thời kì đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế; Các quan điểm, nguyên tắc,phương pháp xác định hệ giá trị vănhóa, hệ giá trị chuẩn mực con ngườiViệt Nam thời kỳ CNH, HĐH vàHNQT; Thực trạng biến đổi hệ giátrị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mựccon người Việt Nam hiện nay và dựbáo xu hướng biến đổi của các hệgiá trị đó trong bối cảnh đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế; Các giải pháp,kiến nghị, định hướng chính sáchnhằm xây dựng hệ giá trị văn hóa,hệ giá trị chuẩn mực con người ViệtNam thời kì công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế.

Sau một ngày làm việc nghiêmtúc, với không khí dân chủ, cởi mở,thẳng thắn, Kỳ họp thứ 6 Hội đồngLý luận Trung ương đã hoàn thànhchương trình đề ra. Phát biểu kếtluận kỳ họp, đồng chí Nguyễn XuânThắng đề nghị Thường trực Hộiđồng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc ýkiến của các đồng chí tại Hộitrường, các ý kiến chưa có điều kiệnphát biểu, nhưng đã sửa chữa, bổsung trực tiếp vào văn bản để hoànthiện lại văn bản n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 58 (192) - 2018

Page 70: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 58 (192) - 2018

Thực hiện chức năng, nhiệmvụ được giao, hằng năm,Hội đồng Lý luận Trung

ương biên soạn nhiều công trìnhkhoa học có giá trị về lý luận chínhtrị trên các lĩnh vực chính trị, kinhtế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anninh và đối ngoại.

Nhằm xây dựng kho tư liệu trithức khoa học, góp phần năng caochất lượng nghiên cứu khoa học lýluận chính trị; phổ biến rộng rãicác kết quả nghiên cứu khoa họcvề lý luận chính trị, làm cơ sở choviệc nghiên cứu khoa học, hoạchđịnh, hoàn thiện, phát triển vàtriển khai thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, phục vụvụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉđạo của Đảng, Hội đồng Lý luậnTrung ương phối hợp với Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia Sự thậtxuất bản thường niên bộ sách Niên

giám khoa học với 4 tập (Tập I -Những vấn đề về chính trị; Tập II- Những vấn đề kinh tế; Tập III -Những vấn đề về văn hóa, xã hộivà con người; Tập IV - Những vấnđề về quốc phòng, an ninh đốingoại). Tháng 6 năm 2018, bộNiên giám khoa học đầu tiên củaHội đồng, Niên giám khoa họcnăm 2017 đã ra mắt bạn đọc.

Nội dung bộ sách bao gồm cácbáo cáo tư vấn, báo cáo chuyên đềphục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cácđảng bạn; kết quả các kỳ họp; cáckết quả nghiên cứu khoa học lýluận chính trị tiêu biểu của Hộiđồng Lý luận Trung ương; các kếtquả chắt lọc, tổng thuật từ các côngtrình, đề tài, đề án nghiên cứu khoahọc lý luận chính trị có giá trị, doHội đồng trực tiếp chủ trì (Chươngtrình KX.04/16-20) hoặc do các cơ

XUẤT bảN NIÊN GIÁM KHOA HọC NĂM 2017

CỦA HỘI ĐồNG Lý LUậN TRUNG ƯơNG

Page 71: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 58 (192) - 2018

quan, địa phương khác có tráchnhiệm hoặc được yêu cầu gửi đếnHội đồng; các kết quả nghiên cứu,các chuyên đề đấu tranh phê pháncác quan điểm sai trái, bảo vệ chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, bảo vệ Cương lĩnh, Hiếnpháp, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước; các báo cáo trình BộChính trị, Ban Bí thư và các kết quảnghiên cứu từ các cuộc hội thảo,trao đổi lý luận với các đảng cộngsản và đảng cầm quyền trên thếgiới; các kết quả nghiên cứu, hoạtđộng khảo sát tổng kết thực tiễncủa các tiểu ban chuyên môn củaHội đồng n

QUY ĐỊNH CỦA bỘ CHíNH TRỊ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ THẩM QUYỀN

CỦA ỦY bAN KIểM TRA TRONG CôNG TÁCpHòNG, CHỐNG THAM NHũNG

Ngày 10-5-2018, Bộ Chínhtrị đã ban hành Quy địnhsố 01-QĐi/TW về trách

nhiệm và thẩm quyền của Ủy banKiểm tra trong công tác phòng, chốngtham nhũng.

Quy định gồm 4 chương, 8 điềuquy định trách nhiệm và thẩmquyền của Ủy ban Kiểm tra từ cấphuyện và tương đương trở lên trongcông tác phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra phảichủ động thực hiện công tác phòng,

chống tham nhũng trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền theoquy định của Điều lệ Đảng; Coitrọng công tác phòng ngừa, khi pháthiện đảng viên có hành vi thamnhũng phải kiểm tra, xem xét và xửlý nghiêm minh, chính xác, kịp thời;Đảng viên ở bất cứ cương vị công tácnào, có dấu hiệu tham nhũng đềuphải được xem xét làm rõ và xử lýnghiêm theo quy định của Đảng vàpháp luật của Nhà nước, không có“vùng cấm”; Xử lý nghiêm tổ chức

Page 72: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoidonglyluan 21-6 ok.pdf · Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/5/2018 đến ngày

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 58 (192) - 2018

đảng, đảng viên có hành vi dungtúng, bao che tham nhũng hoặc cảntrở, can thiệp trái quy định vào việcxử lý các vụ việc tham nhũng.

Để phòng ngừa tham nhũng, Ủyban Kiểm tra có trách nhiệm giámsát việc triển khai và kê khai, côngkhai tài sản theo quy định. Giám sátđảng viên trong việc thực hiện tráchnhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức,lối sống; đảng viên có dư luận bấtminh về tài sản và sinh hoạt, trongthực hiện chức trách, nhiệm vụđược giao; giám sát đảng viên cótrách nhiệm trực tiếp đấu tranhphòng, chống tham nhũng.

Cơ quan kiểm tra có trách nhiệmtiếp nhận và xử lý đơn, thư phảnánh, tố cáo về tham nhũng theothẩm quyền phục vụ cho việc pháthiện tham nhũng; thu thập thôngtin có liên quan đến tham nhũng từcác tổ chức đảng, cơ quan, đơn vịquản lý cán bộ, đảng viên và thôngqua tự phê bình, phê bình trong tổchức đảng.

Liên quan đến việc kiểm tra khicó dấu hiệu vi phạm và giải quyết tốcáo về tham nhũng, Quy định nêurõ: Ủy ban Kiểm tra “có quyền yêu

cầu đảng viên không được xuấtcảnh; khi cần thiết đề nghị các cơquan có thẩm quyền tạm hoãn xuấtcảnh theo quy định của pháp luậtđối với đảng viên có dấu hiệu thamnhũng và có biểu hiện bỏ trốn”.

Ủy ban Kiểm tra có thẩm quyềnyêu cầu đảng viên giữ nguyên hiệntrạng tài sản; khi cần thiết, đề nghịcơ quan có thẩm quyền áp dụngbiện pháp kê biên tài sản, phong tỏatài khoản và các biện pháp khác theoquy định của pháp luật đối với đảngviên có dấu hiệu tham nhũng và cóbiểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.

Ủy ban Kiểm tra cũng có tráchnhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật vềhành chính, bố trí lại công tác đối vớiđảng viên có hành vi tham nhũngchưa đến mức xử lý hình sự; xử lýhoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệmngười đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơnvị trong việc để xảy ra tham nhũnghoặc bao che tham nhũng...

Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứcnghiên cứu, quán triệt, triển khaithực hiện Quy định này đến tổ chứcđảng và đảng viên n