giới thiệu chuyến đi nghiên cứu thực tế tại thái lan»…n công bình, khoa quản...

9
GIỚI THIỆU CHUYẾN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG THÁI LAN TS. Bảo Trung và ThS.Nguyễn Công Bình Trường Cán bộ Quản lý Nông ngiệp và PTNT II (CMARD- II) Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường và điều ở Việt Nam”. Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II đã cử hai cán bộ: TS. Bảo Trung và ThS. Nguyễn Công Bình, khoa Quản trị doanh nghiệp, đi nghiên cứu thực tế tại Thái Lan từ ngày 24/4/2011 đến ngày 30/4/2011. Đoàn công tác được PGS.TS. Jitti Mongkolnchaiarunya bố trí, sắp xếp lịch làm việc tại Thái Lan. PGS.TS. Jitti Mongkolnchaiarunya là Giám đốc Viện Chính sách Phúc lợi cho nông dân, An ninh lương thực và Phát triển cộng đồng (PIFE), một cơ quan trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Thái Lan. PGS.TS. Jitti đồng thời kiêm nhiệm vị trí Trưởng khoa Quản lý xã hội (Falcuty of Social administration) của Đại học Thammasat, Thái Lan. Sau đây đoàn công tác xin giới thiệu sơ lược tổ chức, cá nhân và một số hình ảnh làm việc của đoàn trong thời gian đi nghiên cứu thực tế tại Thái Lan. 1. Văn phòng Hội đồng Đường và Mía Thái Lan (Office of Cane and Sugar Board – OCSB), 75/6 Narai Building, Rama VI Road, Rajthewee, Bangkok 10400. Văn phòng Hội đồng Đường và Mía (OCSB) là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan. OCSB được thành lập theo Đạo Luật về Đường và Mía của Thái Lan ban hành năm 1984. Cơ quan này chịu trách nhiệm hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển ngành đường và mía; giám sát sản xuất và tiêu thụ mía và đường phù hợp với quy định của pháp luật; điều phối các hoạt động hợp tác kỹ thuật trong và ngoài nước; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường và mía. Hình 1: TS. Bảo Trung đứng trước Văn phòng Hội đồng Đường và Mía thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan

Upload: doantuyen

Post on 21-Apr-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

GIỚI THIỆU CHUYẾN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG THÁI LAN

TS. Bảo Trung và ThS.Nguyễn Công Bình

Trường Cán bộ Quản lý Nông ngiệp và PTNT II (CMARD- II)

Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ

chế, chính sách liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường và điều ở Việt Nam”. Trường Cán bộ

quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II đã cử hai cán bộ: TS. Bảo Trung và ThS.

Nguyễn Công Bình, khoa Quản trị doanh nghiệp, đi nghiên cứu thực tế tại Thái Lan từ ngày

24/4/2011 đến ngày 30/4/2011. Đoàn công tác được PGS.TS. Jitti Mongkolnchaiarunya bố trí,

sắp xếp lịch làm việc tại Thái Lan. PGS.TS. Jitti Mongkolnchaiarunya là Giám đốc Viện Chính

sách Phúc lợi cho nông dân, An ninh lương thực và Phát triển cộng đồng (PIFE), một cơ quan

trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Thái Lan. PGS.TS. Jitti đồng thời kiêm nhiệm vị trí Trưởng

khoa Quản lý xã hội (Falcuty of Social administration) của Đại học Thammasat, Thái Lan.

Sau đây đoàn công tác xin giới thiệu sơ lược tổ chức, cá nhân và một số hình ảnh làm

việc của đoàn trong thời gian đi nghiên cứu thực tế tại Thái Lan.

1. Văn phòng Hội đồng Đường và Mía Thái Lan (Office of Cane and Sugar Board –

OCSB), 75/6 Narai Building, Rama VI Road, Rajthewee, Bangkok 10400.

Văn phòng Hội đồng Đường và Mía (OCSB) là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp

Thái Lan. OCSB được thành lập theo Đạo Luật về Đường và Mía của Thái Lan ban hành năm

1984. Cơ quan này chịu trách nhiệm hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển ngành

đường và mía; giám sát sản xuất và tiêu thụ mía và đường phù hợp với quy định của pháp luật;

điều phối các hoạt động hợp tác kỹ thuật trong và ngoài nước; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển

để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường và mía.

Hình 1: TS. Bảo Trung đứng trước Văn phòng Hội đồng Đường và Mía thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan

2. Hội hỗ trợ nông dân trồng mía tỉnh Suphanburi (Suphanburi Sugarcane farmer

suppotive Association), 199 Tumbon Sam Chuk, huyện Sam Chuk, tỉnh Suphan Buri,

72130.

Hội hỗ trợ nông dân trồng mía ở tỉnh Suphanburi (Sugarcane farmer supportive

Association, Suphanburi). Hội có 3.200 hội viên là nông dân trồng mía ở tỉnh Suphanburi. Hội

là tổ chức do nông dân thành lập có nhiệm vụ làm cầu nối liên kết nông dân với Công ty đường

Suphanburi.

Hình 2: ThS. Nguyễn Công Bình đang làm việc với Lãnh đạo của Hội hỗ trợ nông dân trồng mía tỉnh Suphanburi

3. Hội những người trồng mía vùng 7 (Sugarcane plantation – Assosiation of 7th Part),

9/8 M. 4, Sang Chu To Road, Tambon ThaMai, huyện Tha Maka, tỉnh Kanchanaburi

71120.

Hội những người trồng mía vùng 7 là một hội do nông dân thành lập có quy mô lớn

nhất Thái Lan. Hiện nay, hội có 90.000 hội viên là nông dân trồng mía trải dài trên phạm vi 5

tỉnh là Nakhon Pathom, Kanchanaburi, Ratchaburi, Uthai Thani và Suphanburi. Nhiệm vụ

chính của hội là đại diện cho nông dân kiểm tra, giám sát giá cả, chất lượng, trọng lượng mía

cây. Về cơ cấu tổ chức, Hội có Ủy ban điều hành gồm 100 thành viên. Ủy ban này bầu ra một

chủ tịch và 6 phó chủ tịch. Hội có 24 chi nhánh, mỗi chi nhánh có 30 thành viên đại diện cho

nông dân, cứ bình quân 100 nông dân cử một người đại diện. Do vậy, Hội có một ủy ban đại

diện cho nông dân gồm 720 thành viên.

Hình 3: Biểu tượng của Hội những người trồng mía vùng 7

Hình 4: Đoàn công tác làm việc với Giám đốc điều hành Văn phòng Hội những người trồng mía vùng 7

4. Nhà máy đường Suphan Buri thuộc Công ty Công nghiệp Đường Suphan buri, huyện

Sam Chuk, tỉnh Suphanburi.

Đây là nhà máy đường do Bộ Công nghiệp xây dựng năm 1957 và là nhà máy đường

đầu tiên sản xuất đường tinh luyện vào năm 1972. Công suất của nhà máy 4,228 tấn mía

cây/ngày. Năm 1998, Bộ Công nghiệp bán nhà máy đường cho tư nhân và hiện nay Nhà máy

đường thuộc Công ty Công nghiệp Đường Suphanburi.

Hình 5: Khu tiếp nhận mía của Nhà máy đường Suphanburi

5. Công ty Đường miền Đông (Eastern Sugar Co., Ltd.), Kiatnakin Building 2nd Floor, 78

Soi Captain Bush, new road, Bangrak, Bangkok 10500.

Công ty Đường miền Đông là một công ty gia đình đã có bề dày hoạt động trong lĩnh

vực chế biến đường. Ngoài ra, công ty còn có nhiều hoạt động khác ngoài đường như chế biến

Ethanol, sản xuất điện, ngân hàng,… Công ty có một nhà máy đường với công suất 21.000 tấn

mía cây/ngày nằm ở tỉnh Sakaeo, miền Đông Thái Lan, giáp với Campuchia. Hiện công ty có 7

chi nhánh nguyên liệu mía ở tỉnh Sakaeo với 120 nhân viên làm việc trực tiếp hàng ngày với

nông dân. Công ty không mua mía qua các tổ chức đại diện cho nông dân trồng mía.

Hình 5: Đoàn công tác đến làm việc tại Văn phòng Công ty Đường miền Đông (Eastern Sugar Co., Ltd) (Cô

Korakoch Sakulpojworachai, phiên dịch viên cho đoàn đang chỉ tay vào tên Công ty)

6. Tham quan cánh đồng mía của nông dân tỉnh Suphanburi

Sau khi thảo luận với lãnh đạo Hội hỗ trợ nông dân trồng mía tỉnh Suphanburi, Đoàn đã được

đi tham quan các trang trại trồng mía của nông dân trong tỉnh Suphanburi.

Hình 7: Đoàn công tác đi thăm cánh đồng mía tỉnh Suphanburi của nông dân

7. Đoàn làm việc với ông Santipap Srisukaporn, tỉnh Nakhon Pathom

Để tìm hiểu thêm về nông dân trong mía ở Thái Lan, đoàn công tác đã đến làm việc với

ông Santipap Srisukaporn ở tỉnh Nakhon Pathom. Ông Santipap Srisukaporn là thế hệ thứ 3

trong gia đình có truyền thống trồng mía lâu đời. Hiện nay, ông đang sở hữu một trang trại mía

160 ha ở tỉnh Rachaburi và Nakhon Pathom. Ngoài ra, ông cũng là nhà kinh doanh thiết bị sản

xuất nông nghiệp. Ngoài việc trực tiếp trồng mía và cung cấp cho nhà máy chế biến đường, gia

đình ông còn làm trung gian cho các nông dân sản xuất nhỏ để thu gom mía bán cho nhà máy

đường.

Hình 8: Văn phòng và cửa hàng thiết bị sản xuất nông nghiệp của ông Santipap Srisukaporn ở tỉnh Nakhon Pathom

Hình 9: Cánh đồng mía của ông Santipap Srisukaporn ở tỉnh Nakhon Pathom

8. Tham quan hệ thống thủy lợi tỉnh Nakhon Pathom

Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế tại Thái Lan, đoàn cũng có cơ hội tham quan hệ

thống tưới tiêu và cung cấp nước sạch ở tỉnh Nakhon Pathom.

Hình 10: Kênh tưới cấp 1 của hệ thống thủy lợi tỉnh Nakhon Pathom

9. Tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đường và Mía, Kamphaeng Saen

campus, tỉnh Nakhon Pathom 73140.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đường và Mía là một đơn vị trực thuộc Đại học

Kasetsart. Đây là một đại học chuyên ngành nông nghiệp có quy mô lớn nhất Thái Lan, chỉ

riêng khuôn viên trường ở huyện Kamphaeng, tỉnh Nakhon Pathom đã chiếm diện tích 1.280

ha.

Hình 11: Trung tâm nghiên cứu và phát triển đường và mía thuộc Đại học Kasetsart, Thái Lan

10. Đoàn làm việc với HTX Donjaedee, huyện Donjaedee, tỉnh Suphanburi

Hợp tác xã (HTX) Donjadee được thành lập năm 1975, đến nay HTX có gần 4000 xã

viên. Xã viên của HTX là những nông dân sản xuất lúa. Bình quân mỗi xã viên có diện tích đất

lúa 3,2 ha. Để tham gia vào HTX ngoài việc phải trực tiếp sản xuất lúa, xã viên còn phải đóng

cổ phần bằng tiền. Mỗi cổ phần có mệnh giá 10 THB. HTX có sân phơi, nhà kho và nhà máy

chế biến lúa gạo. Toàn bộ sản phẩm của nông dân sau khi thu hoạch đều được chở đến HTX để

phơi, chế biến, đóng gói và bán ra thị trường. 3 năm một lần đại hội xã viên bầu Hội đồng quản

trị HTX có 50 thành viên. Hoạt động hàng ngày của HTX do Giám đốc điều hành đảm nhận.

Giám đốc điều hành HTX không phải là thành viên Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị

thuê điều hành HTX.

Hình 12: Đoàn công tác chụp hình chung với Giám đốc điều hành HTX Donjaedee

Hình 13: Sân phơi, nhà kho và nhà máy xay xát chế biến gạo của HTX Donjaedee

11. Đoàn làm việc với Cán bộ Cục khuyến nông (Department of Agricultural Extension)

của Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan

Để tìm hiểu thêm các chính sách hỗ trợ nông dân, đoàn công tác đến làm việc với một

cán bộ Cục khuyến nông (Department of Agricultural Extension), cơ quan trực thuộc Bộ Nông

nghiệp và hợp tác xã Thái Lan. Đoàn đã nghe cán bộ khuyến nông giới thiệu về hệ thống

khuyến nông từ Trung ương đến địa phương của Thái Lan và những chính sách liên quan đến

hỗ trợ cho nông dân.

Hình 14: Đoàn chụp hình chung với Cán bộ Khuyến nông thuộc Cục Khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan