mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

14
Học phần Tâm lý học chẩn đoán - Nhóm 2 MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ 2 NHÂN TỐ

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 12-Apr-2017

381 views

Category:

Education


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Học phần Tâm lý học chẩn đoán - Nhóm 2

MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ 2

NHÂN TỐ

Page 2: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

MÔ HÌNH TRÍ TUỆ CỦA C.SPEARMAN

Charles Edward Spearman (1863-1945) là nhà tâm lý học người Anh. Ông là học trò của Wundt và là cha đẻ của lý thuyết trắc nghiệm cổ điển.

Page 3: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Qua các kết quả từ các bài trắc nghiệm tâm lý, ông nhận thấy có hai yếu tố trong số điểm đạt được của các nghiệm thể. Yếu tố thứ nhất làm cho các kết quả luôn giống nhau trong mọi bài kiểm tra của các nghiệm thể, trong khi yếu tố còn lại tạo nên sự khác biệt.

Năm 1904 Spearman đã nhận định rằng trí tuệ con người không phải là một khối duy nhất mà là một cấu trúc có các thành phần khác nhau, theo thứ bậc.

Page 4: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Từ đó ông nhận ra rằng có một yếu tố chung trong trí thông minh giữa các cá nhân như tính linh hoạt, sự mềm dẻo thần kinh…có khả năng tạo ra các năng lực tâm lý đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiều trắc nghiệm, ông gọi đó là nhân tố G (General).Nhân tố trí thông minh chung hình thành nên một nền tảng mà từ đó tất cả các khả năng tâm lý khác được phát triển.

Bên cạnh đó, cá nhân còn phải có những hiểu biết và năng khiếu riêng gọi là nhân tố S (Special).

Page 5: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Các yếu tố cơ bản tạo nên nhân tố đặc biệt (S) là:+ Mechanical: Thuộc về cơ học

+ Verbal: Thuộc về ngôn ngữ + Numeriacal: Thuộc về số học + Spatial: Thuộc về không gian.Các yếu tố này có phần giao nhau hợp thành nhân tố chung (G)

Mô hình trí tuệ của Spearman

Page 6: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Nhân tố G giữ vai trò chủ đạo, là sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ thần kinh trung ương. Nhân tố S mang tính riêng biệt của mỗi người.

Ông cho rằng, nhân tố trí tuệ chung G quan trọng hơn bất kỳ một nhân tố trí tuệ riêng nào.

Phát hiện của tác giả đã mở ra một hướng nghiên cứu trí tuệ , đó là phương pháp phân tích nhân tố.

Page 7: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Như vậy, theo Spearman mỗi cá nhân có một năng lực trí tuệ tổng quát, định hướng chung cho các hoạt động của họ và các khả năng riêng, đảm bảo cho sự thành công các hoạt động riêng.

Page 8: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Đóng góp: Mở ra hướng mới trong nghiên cứu trí tuệ, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo các trắc nghiệm đo lường tâm lý. Đề xuất lý thuyết nhân tố trong trí tuệ con người và phát hiện ra nhân tố chung (G) trong mối tương quan giữa các bài kiểm tra tâm lý. Spearman còn là nhà tiên phong của phương pháp thống kê “Phân tích nhân tố”.

Hạn chế: Cấu trúc 2 nhân tố của ông đề xuất chưa cụ thể và còn trừu tượng, nên có giá trị thực tiễn chưa cao trong các nghiên cứu trí tuệ về sau.

Page 9: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

MÔ HÌNH TRÍ TUỆ CỦA N.A.MENCHINXCAIA

Menchinskaya Natalia Alexandrovna (1905-1984): nhà tâm lý học người Nga, giáo sư, tác giả của phương pháp sư phạm. Menchinskaya là chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học phát triển và giáo dục.

Page 10: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Theo Menchinxcaia và cộng sự (Canbanova –Menle): Trí tuệ gồm 2 thành phần:

TRÍ TUỆTri thức về đối tượng (cái được phản ánh)

Các thủ thuật trí tuệ (phương thức phản

ánh)

Page 11: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Tri thức về đối tượng phản ánh được coi là nguyên liệu, là phương tiện của hoạt động trí tuệ. Tri thức ở đây được thể hiện ở một số lượng khái niệm khoa học, cách kết hợp và độ bền vững kết cấu của nó.

Thủ thuật trí tuệ thực chất là một hệ thống các thao tác, được hình thành một cách đặc biệt để giải quyết nhiệm vụ theo một kiểu nhất định.

Page 12: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Đóng góp: mô hình của Menchinskaya và cộng sự có giá trị thực tiễn nhất định. Đã chỉ ra nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho trẻ em không chỉ tăng số lượng tri giác hoặc chỉ nhằm vào các thủ thuật trí tuệ, mà phải quan tâm phát triển cả hai thành phần đó.

Page 13: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

Hạn chế: Cũng giống như mô hình của Spearmen thì cấu trúc 2 nhân tố của Menchinskaya còn quá trừu tượng, mới chỉ quan tâm đến các thao tác trí óc. còn nhiều thao tác khác vẫn chưa được đề cập.

Page 14: Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố

-Kết thúc-Xin cám ơn quý thầy cô và các bạn đã theo dõi