moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông thaønh thaät trang...

20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 1 Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang troïng taëng : . . . . . . . . . . . . . . . Vôùi hy voïng . . . . . . . . . . Seõ tìm laïi ñöôïc moät vaøi hình aûnh thaân thöông treân böôùc ñöôøng vieãn xöù

Upload: others

Post on 26-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 1

Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông

Thaønh thaät trang troïng taëng :

. . . . . . . . . . . . . . .

Vôùi hy voïng . . . . . . . . . . Seõ tìm laïi ñöôïc moät vaøi hình aûnh thaân thöông treân böôùc ñöôøng vieãn xöù

Page 2: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 2

Hoäi AÙi Höõu Traø Vinh

kính Chuùc Ñoàng Höông vaø Thaân Höõu

Moät Naêm Môùi An Khang, Thònh Vöôïng

Page 3: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 3

Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2008-2012

Ban Điều Hành

Hội Trưởng. : Ông Văn Tường. Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ

: Ông Nguyễn Văn Thành, : Ông Từ Phinh One

Phó Hội Trưởng Nội Vụ : Ông Nguyễn Văn Vui,

: Ông Thạch Bông Tổng Thư Ký : Ô. Võ Trung Tín. Phó Tổng Thư Ký : Ô. Nguyễn Văn Nhựt Thủ Quỷ : Ô. Võ Văn Diệu. Trưởng Ban Liên Lạc : Ô. Ngô Thiết Hùng Trưởng Ban Xã Hội : Ô. Hà Phi Hùng Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi T. Hải Đường. Trưởng Ban Thể Thao : Ô. Nguyễn Cao Thượng. Trưởng Ban Tài Chánh : Ô Trương Bạc Xuổl. Trưởng Ban Giáo dục : Ô. Nguyễn Văn Vui Trưởng Ban Y-Tế : Ô. Kiều Trương,

: Ô. Nguyễn Bửu Việt. Trưởng Ban Trật Tự : Ô. Hà Kim Danh Hỏa đầu Vụ : Ô. Thạch Tạo. Trưởng Ban Văn Nghệ : Ô. Tạ Thành Tiến

: Ô. Trần Sinh Trưởng Ban Báo Chí : Ông Võ Trung Tín Web Master : Ông Ngô Đế

Ban Cố Vấn :

Các Cụ Trần Xiều, Kiên Chệch, Hàng Công Thành,

Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Ánh Nhựt,Võ Thành Liêm, Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang.

Các Anh Trần Hửu Quang, Huỳnh Kim Tiến,Trịnh Hảo Tâm, Chị Trần Thị Phụng

Ban Sáng Lập : Cụ Trần Xiều,

Các Anh Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín.

Trụ Sở: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-895-7080

Trang Web: aihuutravinh.com, Email: [email protected] hoặc [email protected]

Đại Diện Các Nơi :

Phần Lan : Ông TRẦN MINH CẢNH Hòa Lan : Chị THÁI KIM NGUYỆT Australia : Ông TRẦN ANH KIỆT Norway : Ông PHẠM QUANG TRỨ Germany : Ông HÀ PHƯỚC THẢO Canada : Ông HUỲNH CÔNG ÂN San Diego : Ông TRẦN TRỌNG LÀNH Los Angeles : Ông NGÔ VĂN THÀNH Florida : Ông TRƯƠNG DƯỜNG Indoo : Ông HỒ VĂN PHONG Texas : Ông KIM HỮU PHƯƠNG Michigan : Chị LÊ THỊ DUNG Kansas : Ông HỒ VĂN MỪNG Georgia : Ông ĐOÀN LÝ ĐÁNG

: Ông LÊ NGỌC ĐIỆP, Oregan : Ông LÝ TUẤN HIỀN Ohio : Ông HUỲNH NGỌC CÔN Connecticut : Ông HUỲNH THÀNH BÁ. Missouri : Ông HỒ VĂN ẨN Newyork : Ông TIÊU NHƠN LẠC. Utah : Ông NGUYỄN VĂN XUÂN CẢNH.

Page 4: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2009

XUÂN KYÛ SÖÛU – 2009 THÀNH THẬT TRI ÂN Quý Học Giả, Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh

SOÁ 9 - Xuân KYÛ SÖÛU - 2009 Quý Đọc Giả viết thư, điện thoại góp ý kiến và khuyến khích chúng tôi,

Quý Mạnh Thường Quân, Doanh Gia, Thân Chủ , đã và đang ủng hộ Đặc San Trà Vinh

Nhờ sự yểm trợ quý báu của tất cả quý vị trên, chúng tôi mới có đủ phươngtiện và giử vững tinh thần

để hình thành các quyển Đặc San nầy

Xuânsau:

không

về em

sẽ dà

đầu.

đăng

đườn

hay tò

Đặc san Trà-Vinh số 9 được phát hành tại California trong dịp mừng

KỸ SỬU do Hôi Ái Hữu Trà-Vinh chủ trương với các tiêu chuẩn như

* Đặc san Trà-Vinh chỉ lưu hành trong Hội Ái Hửu Trà-Vinh và bán ra ngoài. * Các tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài viết của mình.

* Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không gởi trả lại bản thảo.

* Các bài gới đăng xin dùng Font Unicode hoặc VNI mà thôi và gởi ail : [email protected] hoặc [email protected] * Mỗi tác giả sẽ được chọn đăng hai bài trong mỗi số báo. ngoài ra

nh cho các số tới. * Tòa soạn sẽ dành ưu tiên cho quý đồng hương mới đến với Hội lần

* Những bài gởỉ cho Đặc San Trà-Vinh xin đừng gởi các nơi khác trước. * Tòa soạn dành quyền từ chối những bài vở ngoài chủ trương và

g lối của Hội cũng như văn hoá nước nhà. * Nếu muốn trích đăng một đoạn hay toàn bài xin liên lạc với tác giả a soạn và xin đề trích từ Đặc San Trà- Vinh

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 4

Page 5: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 5

Ñaëc San Traø Vinh Naêm Kyõ Söõu 2009

TT Đề tựa Tác Giả Trang

1 Cung Chúc Tân Xuân BBC 2 2 Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Trà Vinh 2008 - 2012 Hội AHTV 3 3 Điều lệ của Đặc San Ai Hữu Trà Vinh Hội AHTV 4 4 Mục lục BBC 5 5 Lá Thư Đầu Năm Cụ Cố Vấn & Hội Trưởng 7 6 Sớ Táo Quân Văn Tường 8 7 Con Trâu Băc Úc Tiền Lạc Quan 10 8 Nhà Thờ Mặc Bắc Vĩnh Trường 18 9 Chuyên Quê Góp Nhặt - Rau Càng Cua Hai Quẹo 25

10 Chuyên Quê Góp Nhặt - Lúa mùa Anh Bắp 27 11 Chuyên Quê Góp Nhặt - Chiếc đòn gánh và đôi giống quê hương Tâm Hoài 32 12 Trà Vinh - Tân Xuân hội ngộ Thành Tâm 34 13 Hẹn Về (Thơ - địa danh Trà Vinh ) Chiêu Anh 38 14 Câu Chuyện dòng sông - Bao Giờ Chiêu Anh 39 15 Quê cũ ( Thơ ) Phạm Chinh Đông 39 16 Cha đi học Tám Lọ 40 17 Tuổi Chiều ( Thơ ) Lâm Thanh 42 18 Xuân và Tấm lòng ( Thơ ) Ngô Văn Thành 42 19 Vương Quốc Phù Nam Vĩnh Trường 43 20 Bến Cũ ( Thơ ) Trần Thế Phong 47 21 Leveluk SD - IONIZED WATER for a healthier lifestyle Leveluk SD 48 22 Trung Quốc đã thức dậy rồi - Thế giới có run sợ chưa ? BS Nguyễn Lưu Viên 50 23 Tìm lại ngày xưa (Thơ ) Trần Thế Phong 54 24 Giai thoại văn chương và điển tích : Nụ Tầm Xuân Vĩnh Thuận 55 25 Ta là biển ( Thơ ) Lâm Thanh 59 26 Sinh Hoạt Đồng Hương Đôn Châu Nguyễn Văn Nhựt 60 27 Hình ảnh Trà Vinh những ngày tháng cũ Cụ Nguyễn Minh Cần 61 28 Vòng thân ái bao la Lâm Thành Hổ 60 29 Từ hải đảo về (Thơ ) Huỳnh Tâm Hoài 65 30 Những người bạn của tôi Ph cho Ph 66 31 Trang Vui Cười Tiếu Ngạo Trà Vinh 66 32 Trà Vinh – Sinh Hoạt Hè 2008 Thành Tâm 70 33 Từ hồ Louise đến đồng băng Columbia Minh Tâm 74 34 Trang Bếp Nhà Ta Nấu - Cơm Chiên Dương Châu Ông Xã Năm 77 35 Hai nguồn tư tưởng Nguyễn Trung Thứ 78 36 Những Hình ảnh ngày xuân 2008 Hội AHTV 84 37 Khóc bạn Lâm Thành Hổ Đồng hương Trà Vinh 86 38 Viết cho người quá cố Chiêu Anh 87 39 Giới thiệu Cỏi Quê Cỏi Nhớ của Lâm Thanh Nguyễn Văn Chấn 89 40 Hành Trình ( Thơ ) Lâm Thanh 93 41 Nhớ Về Anh ( Nhạc ) Phạm Chinh Đông 94 42 Đu Đủ - trái ngon và bổ ích Trần Anh Kiệt 95 43 Tết Thanh Minh L.T. 99 44 Vịnh Trăng Già - Hối tiếc ai ( Thơ) Nguyệt Lão Trà Vinh 101 45 Một nhà mô phạm đạo đức : Cụ Vương Hảo Thuận Nguyễn Minh Cần 102

Page 6: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 6

Cảm Tạ : Ban Báo Chí chân thành cảm tạ sự ủng hộ và đóng góp bài vở phong phú cho đặc san Trà-Vinh năm 2009 của quý đồng hương. Nếu có điều chi sai sót vì không phải nhà nghề xin vui lòng bỏ qua và nhân xuân về kính chúc quí đồng hương một năm mới được tràn đầy hạnh phúc An Khang và Thịnh Vượng

Ban Biên Tập

Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-895-7080 Trang Web: aihuutravinh.com, Email: [email protected] hoặc [email protected]

46 Vẫn như mỗi lần Cahache 104 47 Làng quê trong ký ức Huệ Tường 105 48 Tết Xa nhà ( Thơ ) Huỳnh Tâm Hoài 107 49 Thư chúc tết Cô giáo Dương Chiêu Anh 108 50 Con Trâu Cui Võ Vĩnh Kim 110 51 Tết Xa ( Thơ ) Nguyễn Minh Cần 117 52 Những ngày xưa thân ái - Tuổi Bonus Văn Tường 118 53 Trang Thơ : Tra Vinh và Tôi Kimhong 120 54 Trang Thơ : Con chim nhỏ và cội mai già; Mãn cuộc quay về Huỳnh Văn Luận 121 55 Mùa Xuân trên đồi trà Phạm Phong Dinh 122 56 Mộng Chiều Xuân ( Thơ xướng họa ) Chu Tiểu Trà 128 57 Nghèo đói Việt Nam nhìn qua những con số Lâm Văn Bé 129 58 Nhớ về Đà Lạt Mộng Mơ ( Thơ ) Nguyễn Minh Cần 139 59 Thư Đồng Hương BBC 140 60 Lá Thu Bắc Úc Tiền Vĩnh Lạc 143 61 Nắng (Thơ) Luân Tâm 144 62 Câu đối xuân Trần Sinh 146 63 Quê Tôi Nguyễn Văn Nhựt 147 64 Tản mạn về nhà văn Sơn Nam HtH 151 65 Tết Nhớ Quê - Lời trần tình cho em Dương Quân 155 66 Thành ngữ và Ca Dao về Con Trâu Tiền Lạc Quan 157 67 Về xã An Trường Tường Lam 160 68 Qua cầu Gió Xuân ( Thơ ) Luân Tâm 164 69 Món nợ Văn Hóa Bình Dân Huỳnh Văn Lang 165 70 Món quà cho cô bé ngày xưa Trần Hữu Sơn 171 71 Hình ảnh chiếc tàu Cữu Long 199 Luương Tuấn Anh 174 72 Con Bồ Xụ Lucky Nguyên 175 73 Ta đợi em từ 30 năm ( Thơ ) Tructhanhan 177 74 Thời Gian Nguyễn Văn Nhựt 178 75 Đồng hương Trà Vinh quy tiên trong năm 2008 Ban Xã Hội/Hội AHTV 183 76 Tường Trình Tài Chánh Thủ Qủy 184 77 Tìm hiểu về Khủng hoảng tài chánh hiện nay Nguyễn Gia Tiến 186 78 Danh Sách Đồng Hương Trà Vinh năm 2009 Tổng Thư Ký 188 79 Trang Quang Cáo BBC 195 80 Ban Biên Tập 2009 BBC 200

Page 7: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 7

THÖ ÑAÀU NAÊM

Kính thưa QUÍ ĐỒNG HƯƠNG TRÀ VINH,

Lại một mùa Xuân nữa đến với chúng ta trên đất khách quê người. Cứ mỗi đầu Xuân mà Qúi

Đồng Hương còn nhận Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh thì điều nầy chứng tỏ rằng Hội còn hoạt động và trên đà phát triển. Sự phát triển nầy do chính Qúi Đồng Hương hợp tác về tinh thần cũng như vật chất: niên liễm và ủng hộ để làm chi phí xuất bản Đặc San .

Đặc San Trà Vinh đã liên tục ra 9 số, cứ mỗi số là một kinh nghiệm quí giá, và là một sự khởi sắc về trình bày, bài vở càng ngày càng phong phú chẳng những do các đồng hương ở các Tiểu bang trong nước Mỹ mà còn từ các nước khác như Pháp, Đức, Hoà Lan, Úc và Canada...Người viết gồm các thành phần trong xã hội, bên cạnh những ngòi bút chuyên nghiệp còn có những cây viết tập sự, nhưng không ngần ngại vì tất cả đều quan niệm rằng viết cho vui, người Trà Vinh viết cho người Trà Vinh đọc, cùng chung một tụ điểm là Trà Vinh mà khai triển những kỷ niệm để cùng nhau nghĩ về Trà Vinh.

Ban Biên Tập vô cùng hân hoan đón nhận tất cả bài viết dưới mọi hình thức, và hoàn toàn tôn trọng nội dung của mỗi bài viết . Do đó Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm cho một bài viết nào, và chúng tôi cũng dành quyền không đăng các bài viết ngoài phạm vi chủ trương của Hôi .

Hội Ái Hữu Trà Vinh có một mục tiêu rất rõ ràng như tên gọi Ái Hữu của nó. Hội ra đời chỉ muốn bắt nhịp cầu để cho các Đồng Hương Hải Ngoại Trà Vinh nối tiếp tình tự quê hương trong cuộc sống hải ngoại, xa gia đình, xa quê hương Việt Nam nói chung, xa Trà Vinh nói riêng, mà phương tiện nối nhịp là Quyển Đặc San vậy. Nhịp cầu nầy cũng đã nối liên lạc được một số bạn bè sau bao năm thất lạc. Nhịp cầu của Hôi Ái Hữu Trà Vinh cũng đã nối lại một số thân nhân sống khắp nơi trong nước Mỹ cũng như trên thế giới qua trang Danh Sách Đồng Hương Trà Vinh có đầy đủ số điện thoại ở phần sau của mỗi quyển đặc san.

Trong suốt chín năm liền Hội đã tập trung hơn sáu trăm tên họ đồng hương Trà Vinh. Hy vọng rằng danh sách nầy sẽ tăng nhiều nữa để các Đông Hương Trà Vinh liên lạc nhau dễ dàng hơn.

Năm nay là Năm Sửu, sẽ là một năm chăm chỉ làm việc mà phần Hưng Thịnh sẽ đến với Mọi Gia Đình Đồng Hương Trà Vinh. Cũng nhân dịp đầu năm, Ban Cố Vấn và Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Trà Vinh kính chúc qúi Đồng Hương: An Khang- Thịnh Vượng. Cố Vấn : Trần Xiều Hội Trưởng : Văn Tường

Page 8: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 8

Sôù Taùo Quaân Báo cáo của Táo Trà Vinh

Hằng năm vào tháng 12;Táo lo sữa sọan viết bài: Gom góp các sự tình trong ngoài, buồn vui, hỷ , nộ, ái, ố, ai, lạc cụ ...của Hội nhà, trước là tấu trình với Ngọc Hòang, sau cũng là dịp báo cáo với quốc dân đồng...hương đặng rõ:

Mậu Tý sắp qua Kỷ Sửu gần kề Áo mão chỉnh tề Táo vội nhanh chân Chạy ra phi cảng Tới gate i – và Đúng ngày hai ba Xong xuôi thủ tục Bay thẳng tới Trời... Muôn tâu Thánh Thượng Thần Táo Trà Vinh Ăn mặc lình xình Xin Ngài xá tội Bởi lẽ tháng qua Bọn gian đột nhập Văn phòng của Hội Phá rào cại cửa Lục cắp tiền tươi Giấy tờ tung tóe Quăng như đống rác Thần xếp mấy tuần Cũng chẳng chưa xong Hồn xiêu phách lạc Mặt mày ngơ ngác Bởi nghĩ văn minh Của xứ Hoa Kỳ Sao có thổ phỉ Chuyện nghe khó tin Nhưng mà có thật

Thiên hạ bàn rằng Kinh tế khắp nơi Đang hồi suy thoái Thất nghiệp dài dài Đói quá làm bậy Có vậy mà thôi... Thánh Thượng anh minh Ban ơn phước lành Cho Tổng Thống mới Thứ bốn mươi tư Tên tục Ba Ma Chữ Ô đàng trước Cứu nguy đất nước Đời sống dân tình Cho được khá hơn Vấn đề quá lớn Thần xin trở lại Chuyện nhỏ của Hội Xuân năm Mậu Tý Mười Bẩy Tháng Hai Nhằm ngày thập nhất Tại King Habor Nhà hàng Sea Food Phó Vui tổ chức (Nguyễn Văn Vui) Tiệc Xuân hội ngộ Trên hai trăm người Quần áo đẹp tươi Sắc màu đủ cả Từ trẻ đến già Vui vẻ đàng hòang Get line xếp hàng Ghi danh vào cửa Thủ tục vừa xong Buổi lễ bắt đầu Đòan lân ba màu Của Kỳ Viên Tự Sắc xanh, vàng , đỏ Đồng thanh xuất hiện Tiếng trống tiếng chiên Vang dội hội trường Sau phần nghi thức Là lễ niệm hương Trước bàn thờ Tổ

Mọi người nghiêm trang Lần lượt thắp nhang Khói hương nghi ngút Hoa hồng hoa cúc Ngào ngạt ngát hương Năm Mới, Chúc Mừng Cống hỷ phát tài. Tàu, Việt, Khmer Chúc 3 ngôn ngữ Việt ngữ Táo Thần Hoa ngữ Thầy Sinh Hùynh Trung Miên ngữ Đồng hương thích thú Nhứt là chương trình Chúc thọ lão niên Lì xì trẻ nít Thêm phần văn nghệ Cũng rất hấp dẫn Và món ăn ngon Đọc đặc san nhà Tìm về kỷ niệm Của thuở ấu thời Nhớ về nguồn cội Xứ sở Trà Vinh....

Muôn tâu Thánh Thượng Đó là Mùa Xuân Bây giờ đến Hè Thần xin kể tiếp: Mùa Hè vừa qua Ngoại vụ Phó Thành (Nguyễn Văn Thành) Trưởng Ban tổ chức Quy tụ đông đúc

Tính hơn bốn trăm Picnic hằng năm Nhằm tạo cơ hội Đồng hương gặp gỡ Tâm sự hàn huyên Trước là ăn uống Sau là thi đua Các môn thể tháo Hạng nhứt nhảy bao Là cậu Minh Bùi Hạng nhì Tú Phạm Hạng ba Yến Bùi Còn giải thiếu nhi Các cháu bé tí Uyên Nguyễn đọat nhứt Vũ cầu thách thức Chơi cho vui thôi Không cần tính giải Tha hồ chạy nhảy Bóng rổ, bóng tròn Còn như bộ môn Đấu trí đấu tài Chiếu tướng vỗ tay Mạch Danh vô địch Tuổi trẻ tài cao Hạ nhiều lão tướng Đố vui có thưởng Địa danh Trà Vinh Thật là sinh động Thi nầy hơi khó Phải biết chữ Việt Mới giải được đề Cháu Kevin và Lynn Con Anh Chị Đáng Đã thắng môn nầy Còn về bóng bàn Vô địch Cao Thượng Hạng nhì Tạ Tiến Hạng ba Bửu Hùng Tay ngọc bếp vàng Thật là vui nhộn Bởi món Cà Ri gà Của Đỗ Thu Hà Được rất nhiều phiếu

Page 9: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 9

Kể như là Nhứt Còn nhì Xôi Mặn Của Bà Hai Gấm Hạng ba Anh Duật Với Bánh Bột Lộc Món ăn miền ngòai Nhưng vẫn khoái khẩu!!! Nhân ngày hôm nầy Hai mươi cháu bé Của Hội Trà Vinh Được xướng danh lên Để lãnh phần thưởng Vì giỏi trong trường Đạt được bằng khen Thầy Việt, Thầy Mỹ Chút nữa Thần quên Bà con ở xa Trong cơ hội nầy Về chơi đông lắm Đua nhau chụp hình Để làm kỷ..nghệ Bây giờ Thần kể Đến tin vui buồn Trong năm con chuột Tin vui kể trước Tin buồn tính sau Vào ngày 29 tháng 9 Đồng hương Nghĩa Hiệp Làm lễ thành hôn Cho con trai thứ Là Peter Bùi Sánh duyên cùng cháu Catherine Cindy Lê, Bùi hai Họ Đẹp duyên cầm sắt Kết chặt tình thâm Đến ngày 27 Của tháng 10 Tây Anh Trần Anh Kiệt Tận bên trời Úc Làm lễ vu quy Cho cháu Xuân Trang Kết tình phu phụ Với Cậu Hữu Trung Con nhà danh giá Nổi tiếng số một Vào ngày 21 08 tháng June Cháu Nicole Ngô Vâng lệnh song đường Làm Lễ vu quy Yên bề gia thất. Mà cũng ngày nầy

Sinh nhựt của Ba ( Ngô Đế) Và cũng ngày nầy(21) Một tháng về trước( May) Ngô Đế lành bệnh Xuất viện về nhà Sau khi thay thận Kết quả thành công Số may của Đế Là số hai một Còn một tin nữa Tốt nghiệp ra trường Cháu Hùynh Đỗ Quyên Con Hùynh Kim Tiến Cháu ngọai Trần Xiều Ra trường Bác sĩ Đến tin đòan tụ Gia đình Hội Phó Là cụ Thạch Bông Ngày 21 tháng 12 Cháu, con và rể Mỹ Hạnh, Cao Nguyên Sang Mỹ sum hiệp Vui vẻ cả nhà Giờ xin chuyển tiếp Qua mục buồn thương Thân phụ Venessa Trương (Tạ Thị Cẩm Vân) Là Cụ Thành Long (Tạ Thành Long) Trước ngày Giáng Sinh (Ngày 17/12/2007) Tuân lệnh Bề trên Về hầu chân Chúa Thọ đà tám chín (89 tuổi) Đến tin thật buồn Là Cụ Bà Muôn (Nguyễn Thị Muôn) Hiền thê Anh Hải (Trần Văn Hải) Mất tại Michigan Tháng 5 mười chín (2008) Hưởng thọ bảy chín ( 79 tuổi ) Tại Rosemead Cụ ông Ngô Văn Thân phụ Anh Thành ( Ngô Văn Thành) Cũng lìa nhân thế Vào tiết tháng ba(13/3/2008) Thọ đà tám tám (88 tuổi)

Cũng trong tháng ba (22/3/2008) Phêrô Ngô Công Ba Đột ngột ngã bệnh Ra đi thình lình Tuổi tròn bảy mốt (71 tuổi) Thân xác đưa về Quê hương nước Việt Rồi ba tháng sau Vào ngày mười một (11/6/2008) Thân mẫu Anh Việt ( Nguyễn Bửu Việt) Hiền thê Ba Cứng (Nguyễn Văn Cung) Là cụ Bà Nhàn (Trần Thị Nhàn) Quy tiên cực lạc Ở trần chín hai (Thọ 92 tuổi) Cũng trong tháng nầy Vào ngày hai mốt (21/6/2008) Nhạc mẫu Anh Thì (Hùynh Văn Thì) Bà Châu Thị Vĩnh Được lịnh quy tiên Thọ đà chín chục ( 90 tuổi) Bước sang tháng bảy (25/7/2008) Lại được tin buồn Ở Rosemead Cụ Châu Tích Hành Về chầu Phật Tổ Thọ đặng bảy lăm ( Thọ 75 tuổi) Rồi ba tháng sau Vào ngày thứ sáu (3/10/2008) Lúc mười bốn lăm (10 giờ 45) Hội nhận được tin Hai Quẹo quẹo rồi Đồng hương sửng sốt Người thăm kẻ hỏi Suốt cả tháng trời Bao nhiêu người tiếc Một bậc tài hoa Sao ra đi sớm Tên tuổi trong Hội Như là Lâm Thanh

Như là Thành Hổ ( Lâm Thành Hổ) Rải rác đó đây Trong tờ báo Hội Nhớ mãi khó quên Ngàn năm lưu dấu.... Giờ đây..giờ đây Thần xin dập đầu Kính mong Thánh Thượng Gia ơn ban phước Hội viên Trà Vinh Sang năm Kỷ Sửu Mạnh khỏe luôn luôn Người người trăm tuổi Thọ như Bác Cứng ( Nguyễn Văn Cung hiên trên 98 tuổi) Hay cũng Bác Hai (Cố vấn Trần Xiều hiện trên 89 ) Người nào đang bệnh Thì hết bệnh ngay Người nào mạnh khỏe Thì được trẻ ra... Trước thềm năm mới Thần chúc Thánh Thượng Ngôi báu vẹn tòan Muôn năm ! Vạn tuế Vạn vạn, vạn tuế. Thần Táo Trà Vinh Tạm xin cáo biệt.

Bên thềm Kỷ Sửu 2009 Ban Báo Chí

Page 10: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Con Traâu Baéc UÙc Tiền Lạc Quan

Thông thường hàng năm, hễ đến con giáp nào thì người ta lại viết về con thú biểu trưng cho con giáp đó. Vậy năm nay, năm Kỷ Sửu 2009 tức là năm con trâu, tôi cũng xin viết về con trâu ở Bắc Úc hầu quý đồng hương xem chơi. Có lẽ chúng ta chẳng xa lạ gì với con trâu, đã từng thấy tận mắt và cũng ít nhiều biết về con trâu ở quê nhà. Ấy vậy mà có một số người Úc, từ nhỏ tới lớn chỉ được thấy con trâu trong hình hoặc trong phim ảnh chớ chưa từng được thấy tận mắt con trâu bao giờ. Họ đã bay hàng ngàn cây số, chi tiêu hàng ngàn đô-la để đi đến tận miền Bắc Úc xa xôi nóng bức này để được nhìn tận mắt coi con trâu nó ra làm sao ! CCnhnhcochra

trngtrKxađàcánăDthbêqu dunh

phải như vậy. Theo nhiều tài liệu thì người da trắng (Người Anh - British) đã du nhập con trâu vào Úc, mục đích chính là để cung cấp thịt cho những vùng định cư xa xôi hẻo lánh ở miền Bắc Úc. Té ra là dân Tây Phương đã biết ăn thịt trâu từ lâu nên đã phải đem con trâu theo khi mới đặt chân lên lục địa Úc Châu. Sau này người thổ dân (Aborigines, người Việt ta gọi là “Úc Đen”) miền Bắc Úc mới bắt đầu biết ăn thịt trâu, sau người da trắng. Nói đến việc ăn thịt trâu, tôi nhớ đến một chuyện vui về chơi chữ. Nếu trong một câu mà thay đổi vị trí dấu phảy (,) tức thay đổi vị trí ngắt câu, thì câu đó có thể có ý nghĩa trái ngược.

Những con trâu trong các sở thú gần Darwin -Crocodylus Park và Territory Wildlife Park

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 10

Hai sở thú gần Darwin có nuôi trâu là rocodylus Park và Territory Wildlife Park. rocodylus Park chủ yếu nuôi cá sấu để lấy thịt và da, ưng cũng có beo, cọp, sư tử, khỉ, trâu, đà điểu, cùng iều loài chim thú khác để thu hút du khách. Mấy n trâu nuôi trong các sở thú, ngoài cỏ rơm còn được o ăn dưa hấu, táo (apple), xà lách cùng nhiều loại u cải và trái cây khác.

Hình bóng quê nhà trên đất khách Có thể nói hình bóng quê nhà là hình ảnh đàn

âu trên những đồng ruộng bao la mà tôi đã từng ắm nhìn từ thuở nhỏ trong những dịp về Trà Vinh

ên những chuyến xe đò về miền Tây, Lục tỉnh ... hông ngờ trên đất khách, ở vùng cực Bắc Úc Châu xôi, tôi đã thấy lại hình bóng quê nhà qua những n trâu trên những cánh đồng khô cằn hoặc những nh rừng ngập nước của Bắc Úc đầy lau sậy và cỏ ng. Ra ngoại ô thành phố Palmerston (cách thủ phủ arwin khoảng 30Km - 18.6miles về phía Nam) là có ể nhìn thấy những đàn trâu trên cánh đồng xa xa hai n đường, những con trâu khoan thai nhơi cỏ hoặc ậy bùn ...

Khi mới qua đây tôi tưởng là con trâu đã được nhập vào Úc do người Hoa đi tìm vàng trong ững thế kỷ trước, dùng để cày ruộng. Nhưng không

Ở một hợp tác xã nông nghiệp nọ, nhân dịp Tết bà con muốn ngã một con trâu để làm tiệc tất niên. Bèn làm đơn xin phép “đồng chí chủ tịch”. “Đồng chí chủ tịch” nhà ta không cho, bèn phê bên lề tờ đơn rằng : “Trâu cày không được cho mổ thịt !” (Không có dấu phảy). Đến bữa tất niên thì mọi người liên hoan thịt trâu, nhậu nhẹt tưng bừng. Dĩ nhiên “đồng chí chủ tịch” nhà ta cũng có phần xôi thịt, nhưng nghĩ lại là đã không cho phép làm thịt trâu vì là trâu dùng để cày ruộng chớ đâu phải để nhậu ! Bèn “dũa thê thảm” rằng : “Ai cho các anh làm thịt trâu để nhậu ? Đã bảo là ‘Trâu cày, không được cho mổ thịt !’ (vị trí ngắt câu sau chữ ‘Trâu cày’), sao lại dám cả gan cãi lệnh trên ?” Trí tuệ của “nhân dân ta” trong hợp tác xã cũng không kém gì. Có người đã thêm một dấu phảy (,) vào lời phê, bèn lấy tờ đơn ra để chứng minh : “Đồng chí chủ tịch có cho phép rồi, chúng em mới dám mổ trâu ạ ! Rõ ràng là đồng chí chủ tịch đã phán rằng :‘Trâu cày không được, cho mổ thịt !’ ” Tội nghiệp, chỉ có thêm

Đàn trâu : Hình bóng quê nhà trên đất khách

Page 11: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

một dấu phảy (,) ở một vị trí ngắt câu khác thì mạng con trâu đi đứt ! Nói đến chơi chữ, tôi lại nghĩ đến nói lái, một lối chơi chữ đặc biệt trong tiếng Việt. Có một trường hợp nói lái dùng tiếng Hán Việt diễn nghĩa ra tiếng Nôm có liên quan đến con trâu và con bò, xin chép lại ở đây cho vui : Để tả tướng một “người đẹp” có hai hàm răng “Tu Nguyệt” và đôi chân “Thảo Bình”. Diễn nghĩa nôm na như sau : “Tu” là “râu”, “Nguyệt” là “trăng”, “râu trăng” là “răng trâu”. “Thảo” là “cỏ”, “Bình” là “bằng”, “cỏ bằng” là “cẳng bò”. Vậy, hàm răng “Tu Nguyệt” là hàm “răng trâu”, còn đôi chân “Thảo Bình” là đôi chân giống như “cẳng bò” ! Nãy giờ nói lạc đề lảng quẻ sang chuyện chơi chữ, vậy xin trở lại chuyện con trâu ở Bắc Úc. Như đã nói, con trâu đã được người Anh du nhập từ Nam Dương (Indonesia) vào Úc từ khoảng năm 1825. Đầu tiên là vào vùng Melville Island, cực Bắc nước Úc (Top End), sau đó là vùng Port Wellington (1828) và vùng định cư Victoria ở Cobourg Peninsula vào khoảng từ năm 1836 đến 1849. Vào khoảng giữa thập niên 1900 thì những vùng định cư của người Anh bị bỏ hoang (Tôi chưa có dịp tìm hiểu xem tại sao?), do đó những con trâu trở thành trâu hoang dã. Từ đó, những đàn trâu hoang bắt đầu phát triển và chiếm cứ những vùng đầm lầy ngập nước và những vùng có nguồn nước ngọt của vùng cực Bắc nước Úc. Những vùng này có lượng mưa hàng năm rất dồi dào, khoảng từ 1000mm đến 1500mm (39-59 inches) và có nhiều lau sậy, lúa hoang và những loài thực vật thủy sinh khác. ÚcbđtậtuABưđs

Nhiều bưu thiếp bày bán ở bưu điện hay các tiệm bán đồ lưu niệm có hình con trâu và hình con cá sấu. Những vật lưu niệm cũng bao gồm các con sấu bằng nhựa, những hình con trâu và sừng trâu, v.v... Du khách cũng thích mua những sticker có hình con trâu, con cá sấu hoặc những hình ảnh tiêu biểu của miền Bắc Úc để dán vào xe chơi. Nhiều thương hiệu hay công ty lấy biểu tượng (logo) là hình một cái đầu trâu hay một cặp sừng trâu, như Hãng Bảo Hiểm Automobile Association of the Northern Territory Inc. (AANT), Lees Building Contractor, N.T. Springs Works, Territory Stock Feed, The Buff Club, Adelaide River Inn, Bark Hut Inn, Humpty Doo Hotel, v.v...

Trên nóc nhà nghỉ và quán rượu Humpty Doo Hotel có sơn hình một cặp sừng trâu lớn. Một car yard bán xe cũ ở Darwin có dựng trong sân nơi chưng bày xe hơi một tượng con trâu thật lớn, màu hồng để tạo

Biểu tượng con trâu trong các thương hiệu ở Bắc Úc

Con trâu và con cá sấu : biểu tượng của miềnBắc Úc

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ

Nếu như con kangaroo là biểu tượng của nước c, thì có thể nói con trâu và con cá sấu là biểu tượng ủa miền Bắc Úc. Hầu như tất cả các sông rạch, các ãi biển và các khu rừng nước mặn ven biển ở Bắc Úc ều đặc lềnh cá sấu. Còn những đàn trâu hoang thì chỉ p trung ở vùng cực Bắc nước Úc, phía trên Nam vĩ yến 16 (gọi là “Top End” hay “N.T. Outback ustralia”). Trong tất cả các loài thú hoang dã ăn cỏ ở ắc Úc thì con trâu chiếm đa số. Năm 1985, người ta ớc lượng trung bình có khoảng 340.000 con trâu ược phân bố trên một diện tích 220,000Km2 (85,000 q. miles).

sự chú ý của khách qua đường.

Hình cặp sừng trâu trên nóc Humpty Doo

Sữu 2009 11

Page 12: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 12

Nhiều trạm chờ xe bus có vẽ phong cảnh hoặc một số

loài chim thú tiêu biểu của Bắc Úc, trong số đó có cảnh một đàn trâu trên cánh đồng ngập nước, bên bờ một dòng sông ... Thành phố Darwin còn có hai con đường mang tên “Trâu” là đường “Buffalo Court”, gần trung tâm thành phố và đường “Buffalo Creek Road” ở phía Đông Bắc ngoại ô Darwin. Đường “Buffalo Creek Road” này dẫn đến một nơi gọi là “Buffalo Creek”, nơi một nhánh sông nhỏ đổ ra biển. Địa danh này mang tên “Trâu” mà không có một con trâu nào, chỉ có toàn là cá sấu thôi ! Vào những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ, dân Úc thường thích đem tàu xuống

đây câu cá và đặt bẫy bắt cua, họ không có ngán cá sấu chút nào ! Xem lại thì bên Mỹ cũng có nhiều địa danh mang tên “Trâu” ở nhiều tiểu bang, như thành phố Buffalo ở New York, Viện Đại Học Buffalo (University at Buffalo, The State University of New York), ... Nhưng có lẽ từ ngữ “Buffalo” này chẳng có liên quan gì đến con trâu nước (Water buffalo) của ta, có lẽ là có liên quan đến con “Bison”, một loại bò ở Mỹ cũng được gọi là “Buffalo” ? Nói đến những địa danh ở Mỹ có tên “Buffalo”, tôi tìm thấy trong tiếng Mỹ có một câu dùng toàn từ ngữ “Buffalo”, xin chép ở đây chơi. Câu này có tất cả 8 từ, được các nhà ngôn ngữ học xem là hoàn toàn đúng văn phạm (xin chú ý những từ “Buffalo” viết hoa trong câu chỉ địa danh hay tên các thành phố Buffalo ở Mỹ) : “Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo.” Câu này được Giáo Sư William J. Rapaport thuộc University at Buffalo đưa ra năm 1972. Để cho rõ nghĩa hơn, có thể viết lại câu này như sau : “THE buffalo FROM Buffalo WHO ARE buffaloed BY buffalo FROM Buffalo ALSO buffalo THE buffalo FROM Buffalo.” Xin tạm dic̣h là : “Những con trâu (hay bò bison) ở thành phố Buffalo, mà đã bị hăm dọa bởi những con trâu (hay bò bison) ở thành phố Buffalo, lại hăm dọa những con trâu (hay bò bison) ở thành phố Buffalo.” Động từ “buffalo” (có gạch dưới trong câu trên) trong tiếng lóng có nghĩa là “bully”, “intimidate” : hăm dọa, dọa nạt ... Quý vị có máy computer, xin xem website sau để tìm hiểu thêm chơi về câu chơi chữ bằng tiếng Mỹ trên : http://en.wikipedia.org/wiki/Buffalo_buffalo_Buffalo_buffalo_buffalo_buffalo_Buffalo_buffalo Con trâu “tài tử điện ảnh” Bắc Úc

Địa danh mang tên “Trâu” - “Buffalo Creek” ở Darwin, Bắc Úc. Đến đó không có một con trâu nào, chỉ có cá sấu thôi !

Một trạm chờ xe bus có vẽ cảnh một đàn trâu

Tượng con trâu màu hồng trong một car yard bán xe cũ tại Darwin

Những con đường mang tên ... “Trâu” ở Darwin

Page 13: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 13

Nãy giờ lại nói lạc đề qua con trâu (hay con bò) ở bên Mỹ. Vậy xin trở lại chuyện con trâu ở Bắc Úc. Khi nói đến miền Bắc Úc, cũng nên nhắc đến con trâu Charlie the Buffalo nổi tiếng là “tài tử điện ảnh”, là một “ngưu vật !” đã xuất hiện trong 2 bộ phim Crocodile Dundee 1 và 2, được quay tại Bắc Úc và New York năm 1986. Con trâu “tài tử điện ảnh” này còn có tên là Nick, sanh năm 1970 tại Bắc Úc. Charlie cân nặng đến 1 tấn (1000Kg - 2200pounds), có cặp sừng rất lớn, bề ngang của cặp sừng đến 2,25m (7ft.6in.). Sau khi “về hưu”, Charlie the Buffalo “dưỡng già” ở một trang trại thuộc vùng Adelaide River, Bắc Úc, cách Darwin khoảng 100Km (62miles) về phía Nam. Du khách khi ghé qua vùng này thường đến thăm Charlie. Trẻ em cũng rất thích ngồi trên lưng Charlie để chụp hình. Charlie the Buffalo đã qua đời ngày 24 tháng 10 năm 2000. Xác của Charlie được ướp và nhồi bông. Phương pháp bảo quản này gọi là “Taxidermy”- thật ra không phải là ướp xác và nhồi bông - bộ da của con thú, sau khi đã tẩm các chất bảo quản, được độn bằng chất mốp xốp (Polystyrene foam), thường có màu trắng, cùng loại với các loại mốp dùng để độn trong các thùng máy móc, đồ dùng điện tử như tivi, máy hát, v.v... Nghe nói chi phí ướp xác con trâu Charlie the Buffalo lên đến khoảng 15.000 Úc kim. Charlie the Buffalo hiện đang được trưng bày cùng với một số đồ lưu niệm tại một quày bán rượu (Bar) trong khu vực Adelaide River Inn. Khi đến Bắc Úc, du khách thường ghé qua đây để viếng thăm Charlie the Buffalo và mua một vài đồ lưu niệm của vùng Adelaide River, trong đó có những bưu thiếp, những áo T-shirt, hoặc những cái nón có in hình con trâu Charlie. Con trâu “tài tử điện ảnh” Charlie the Buffalo cũng đã được nhắc đến trong nhiều website quảng cáo du lịch, cũng như những website của nhiều du khách khắp nơi đã từng ghé qua vùng Adelaide River.

Có lẽ nhờ con trâu “tài tử điện ảnh” này mà vùng Adelaide River, Bắc Úc được coi như là “Quê hương của loài trâu” (“Adelaide River - Home of the Buffalo”). Đây là nói về một con trâu nổi tiếng nhờ đóng phim, khi chết mới được ướp xác. Còn hầu hết các con trâu “vô danh tiểu tốt” đều bị xuất cảng hoặc bị làm thịt, chỉ có một số ít đầu lâu xương sọ hoặc một ít bào thai trâu được lưu giữ ở các Viện Đại Học, các Viện nghiên cứu ... để được “hy sinh cho khoa học”. Xin in theo đây hình đầu lâu xương sọ và bào thai trâu dùng trong việc giảng dạy Động Vật Học để quý vị xem chơi.

Charlie the Buffalo (1970 - 2000)

Con trâu “tài tử điện ảnh” trong bộ phim Crocodile Dundee - Adelaide River Inn, Bắc Úc

Hình con trâu Charlie the Buffalo

trên những đồ lưu niệm ở Adelaide River Inn

Bào thai trâu (88 và 66 ngày tuổi) được bảo quản trong hóa chất gồm 100% Glycerol + Thymol, dùng để giảng dạy Động Vật Học

Đầu lâu, xương sọ trâu dùng trong việc

giảng dạy Động Vật Học

Page 14: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 14

Sinh hoạt của những đàn trâu hoang ở Bắc Úc. Trâu hoang miền Bắc Úc sống theo từng đàn. Những đàn trâu từ 50 đến 250 con có thể nhập lại thành một đàn lên đến hơn 500 con. Trong điều kiện thuận lợi, những đàn trâu có thể chiếm cứ cùng một vùng đất rộng từ 200 đến 1000 mẫu tây trong nhiều năm. Khi xưa ở quê nhà, tôi chỉ biết rằng các con trâu được nuôi để cày ruộng chớ không để ý gì đến sự sinh hoạt của chúng khi ở trong đàn, nhất là những đàn trâu hoang. Trước tiên, xin giới thiệu về khí hậu của vùng cực Bắc nước Úc (Top End), vì khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh hoạt của những đàn trâu hoang. Miền Bắc Úc có hai mùa mưa nắng. Mùa mưa, khoảng từ tháng Mười đến tháng Ba, mùa nắng hay mùa khô, khoảng từ tháng Tư đến tháng Chín. Vào mùa mưa, khi nước và thực phẩm dồi dào, cây cỏ xanh tươi thì những đàn trâu nghỉ đêm trong những khu rừng thưa (đa số gồm các loại cây khuynh diệp), đến khi gần sáng thì chúng di chuyển đến những vùng thấp có nhiều cây cỏ để “ăn sáng” cho đến gần trưa thì chúng lội xuống những vũng nước, trước là để uống nước, sau là để tắm và “quậy bùn”. Vào khoảng xế chiều thì chúng đi ăn lần nữa rồi trở về chỗ ngủ lúc trời vừa chập tối. Vào mùa nắng hay mùa khô thì những đàn trâu chỉ tập trung ở những vùng đầm lầy có nước còn đọng lại. Có những lúc mùa khô kéo dài hơn tám tháng thì chúng đi ăn luôn cả ban đêm và suốt cả ngày chúng ngâm mình và quậy bùn trong những vũng nước, một là để cho mát mẻ, vì trong mùa khô có khi trời nóng đến 39oC (102oF), hai là để tránh bị muỗi mòng chích. Vào mùa khô thì dân số những đàn trâu có thể giảm nhiều, vì một số lượng lớn có thể bị chết vì thời gian khô hạn kéo dài. (Mấy con trâu hoang này sướng thiệt ! Cả ngày chỉ nhởn nhơ chơi, khỏi phải “đi cày” như mình !) Trâu hoang miền Bắc Úc lại sống theo từng đàn trâu nái và trâu đực riêng biệt. Đàn trâu nái chỉ bao gồm toàn những “bà”, những “cô” trâu và các con nghé, con của các “bà”, các “cô”. Đàn trâu nái được lãnh đạo bởi một “bà” trâu lớn tuổi nhất. Khi đàn trâu nái đi ăn cỏ ngoài những cánh đồng trống thì những con nghé được ở lại những cánh rừng có bóng mát và có một “chị” trâu ở lại để “giữ trẻ”. Vào những mùa khô thì những đàn trâu nái này chiếm lĩnh những cánh đồng cao ráo nhưng có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cây cỏ xanh tươi và có những rừng cây cao che bóng mát. Còn các “ông” trâu thì sống theo từng đàn rời rạc hơn, bị đẩy ra những vùng tuy có nước nhưng chỉ có đa số là cỏ khô và không có những bóng cây che mát. (Cho thấy thiên nhiên cũng đối xử bất công đối với giống đực !)

Vào mùa mưa tức mùa sinh sản thì các “anh chàng” trâu mới được đến những vùng có những đàn trâu nái sinh sống để “bắt cặp” với các “bà” và các “cô” trâu. Cũng vào mùa này thì các “cậu” trâu đã trưởng thành (khoảng từ 2 đến 3 năm tuổi) sẽ bị tách rời khỏi đàn trâu nái và không còn liên hệ mật thiết với các “bà” trâu mẹ của chúng nữa. Thời gian sinh sản của trâu kéo dài khoảng 8 đến 10 tháng, cao điểm nhất là vào tháng Ba. Một “ông” trâu có thể “bắt cặp” với nhiều “bà” hay “cô” trâu trong đàn. Thời gian thụ thai của trâu khoảng 312 đến 334 ngày. Tuổi thọ trung bình của trâu hoang khoảng 20 năm. Trong thời gian 20 năm này, một “bà” trâu có thể đẻ được tới 12 con nghé. Trâu hoang, một trong những loài thú được coi như là có hại cho môi trường thiên nhiên Trâu hoang cũng như heo rừng và một số loài động vật ăn cỏ khác như lạc đà, ngựa hoang, bò, ... đã được du nhập vào Úc bị coi là những loài thú đã góp phần rất lớn trong sự hủy hoại sinh cảnh thực vật và môi trường thiên nhiên của miền Bắc Úc. Trâu là loài động vật ăn cỏ nhai lại, chúng ăn bất cứ các loại cây cỏ gặp phải, từ cỏ dại, những loài thực vật thủy sinh cho tới những lá cây rừng. Vào mùa khô, chúng có thể ăn luôn cả các loại dứa dại (Pandanus), thân cứng, lá đầy gai, cao đến 2-3m (6-9ft.) và các loại cây rừng khác của miền Bắc Úc. Chúng lại có thói quen cạ thân mình to tướng vào những thân cây để gãi ngứa ! và như vậy làm hư hại những cây này. Với thân hình to lớn, nặng từ 450Kg đến 1200Kg (990-2,600 pounds) và thói quen quậy bùn, trâu cũng góp phần phá hoại đất đai. Chúng làm cho mặt đất dẻ lại, cây cỏ không thể mọc được. Ở những vùng đầm lầy ngập nước, đàn trâu hoang di chuyển theo những lối đi gọi là “swim channels”. Vì sự di chuyển này mà những đàn trâu đã làm hủy hoại sinh cảnh thực vật thiên nhiên, làm đất đai bị xói mòn và tạo ra nhiều kênh nước trong những vùng đầm lầy. Những kênh nước này đã tạo điều kiện cho nước mặn từ biển tràn vào vùng đồng bằng, làm tiêu hủy những vùng rừng tràm (Paperbark forests) và những loài thực vật có tự nhiên của vùng. Trong một cuộc khảo cứu về những đàn trâu hoang và bò rừng ở vùng Arafura Swamp thuộc Arnhem Land, cách Darwin khoảng 550Km (342miles) về phía Đông, người ta ước lượng nước mặn đã xâm nhập vùng này với vận tốc khoảng 200m (0.13miles) mỗi năm. Những đàn trâu hoang còn góp phần phát tán hột cây dại Mimosa pigra, vì hột cây này có nhiều lông có móc bám vào lông thú. Hột cây này có thể có sẵn trong đất bùn bám vào lông những con trâu. Hột cây này lại nổi trên mặt nước nên có thể được phát tán khắp nơi rất nhanh. Mimosa

Page 15: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 15

pigra là một loại cây cùng giống với cây mắc cở, các lá cây xếp lại khi bị chạm đến. Cây này mọc thành bụi rậm dày đặc, có thể cao đến 6m (18ft.), thân cây và các cành cây đều có gai bén nhọn, gai ở thân cây có thể dài từ 5mm đến 10mm (0.2-0.4in.). Ở miền Bắc Úc, người ta rất sợ loại cây dại này vì rất khó tiêu diệt chúng. Trâu lại còn là một loài thú có thể gây nhiều bệnh truyền nhiễm cho các trang trại nuôi bò và các loại gia súc khác, và cũng có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người. Hai loại bệnh truyền nhiễm chính ở trâu bò là bệnh lao (Tuberculosis) và bệnh Brucellosis. Có năm tỷ lệ các con trâu bị nhiễm bệnh lao trong những đàn trâu hoang lên đến 25,5%. Từ năm 1985 đến 1995 chính phủ cho phát động chiến dịch bài trừ bệnh lao và bệnh Brucellosis ở những đàn trâu hoang miền Bắc Úc (Chiến dịch BTEC: Brucellosis and Tuberculosis Eradication Campaign). Phương cách tiêu diệt những đàn trâu hoang bị dịch bệnh là bắn từ trên trực thăng. Trong chiến dịch này hàng ngàn con trâu hoang đã bị tiêu diệt, chủ yếu là những đàn trâu ở những vùng đồng bằng ngập nước thuộc châu thổ hai dòng sông Adelaide River và Mary River và vùng đầm lầy phía Tây vùng đất Arnhem Land (Đông Bắc Darwin). Chiến dịch BTEC đã làm giảm dân số đàn trâu hoang rất đáng kể, nhất là ở những vùng thuộc Arnhem Land. Năm 1997 người ta ước lượng có khoảng 20,000 đến 30,000 con trâu trong những đàn trâu hoang không bị nhiễm bệnh lao. Thịt trâu, sữa trâu và những sản phẩm từ con trâu ở Úc Từ lâu người ta đã săn bắn trâu hoang để giết thịt và lấy da. Từ năm 1939 về sau, muốn săn bắn trâu hoang cần phải có giấy phép. Trong thập niên 1960, phương pháp “sản xuất” thịt trâu chủ yếu là săn bắn trâu hoang và chuyên chở đến những lò thịt để chế biến và cung cấp cho người tiêu thụ. Lúc đó chỉ có 3 lò thịt sản xuất thịt trâu để xuất cảng. Trong năm 1980-1981, miền Bắc Úc đã thu nhập khoảng 7 triệu Úc kim từ việc xuất cảng thịt trâu hoang. Công nghiệp sản xuất da trâu bắt đầu từ thập niên 1880, nhưng đã ngưng hoạt động năm 1956 khi người ta đã chế tạo được những vật liệu tổng hợp nhân tạo để thay thế da, hơn nữa cũng vì giá thành sản xuất da trâu tại các nước Đông Nam Á thấp hơn tại Úc. Hiện nay việc khai thác đàn trâu hoang và các loại thú rừng khác được giao cho người thổ dân (Aborigines, người Úc đen) quản lý, hầu tạo công ăn việc làm cho họ. Người ta cũng đã thuần hóa một số đàn trâu hoang để lập nhiều trang trại nuôi trâu. Từ cuối thập

niên 1980 cho đến nay, số lượng trâu được thuần hóa khoảng 15.000 đến 20.000 con. Hiện nay, những trang trại nuôi trâu và công nghiệp sản xuất thịt và những sản phẩm từ con trâu không chỉ giới hạn ở miền Bắc Úc mà đã phát triển sang nhiều tiểu bang khác của Úc. Có thể kể một số trang trại lớn như Adelaide River Farm và Beatrice Hill Farm gần Darwin - Bắc Úc, trang trại Kitty Crawford Estate thuộc tiểu bang New South Wales, trang trại Lake Hume Buffalo ở Albury-Wodonga thuộc tiểu bang Victoria, Australian Buffalo Diary Company ở vùng Millaa Millaa, tiểu bang Queensland, ... Trâu được chăn nuôi có nhiều loại : 1- Loại được nuôi để lấy thịt và những sản phẩm khác. Nói chung thịt trâu có tỷ lệ nạc cao hơn thịt bò, nhưng thịt trâu dai hơn. Bắc Úc có thương hiệu “Northern Territory Tenderbuff” được ưa chuộng trên thị trường thế giới. 2- Loại trâu nuôi để lấy sữa. Nói chung, sữa trâu có thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa bò. Nhưng hàm lượng Cholesterol trong sữa trâu thấp hơn, thành phần chất đạm (Protein) và các chất khoáng chủ yếu (Important Minerals) như Calcium, sắt, chất lân (Phosphorus), ... trong sữa trâu cũng nhiều hơn so với sữa bò. Theo một bản phân chất thành phần dinh dưỡng có trong sữa các loại gia súc thì có lẽ sữa trâu tốt hơn sữa bò !

Thành phần Sữa trâu

Sữa bò Sữa dê Sữa

trừu

Nước 81,1 % 87,8 % 88,9 % 83,0 %

Chất đạm (Protein) 4,5 % 3,2 % 3,1 % 5,4 %

Chất béo 8,0 % 3,9 % 3,5 % 6,0 % Chất xơ Carbohydrate 4,9 % 4,8 % 4,4 % 5,1 %

Đường Lactose 4,9 % 4,8 % 4,4 % 5,1 %

Cholesterol 0,008% 0,014% 0,010% 0,011% Calcium (Trong 100g hay 3.5oz. sữa)

195 iu 120 iu 100 iu 170 iu

Page 16: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 16

(www.northwalesbuffalo.co.uk/milk_analysis.htm) (Theo bài viết “Domestic water buffalo” http://en.wikipedia.org/wiki/Domestic_buffalo)

Sữa trâu có hàm lượng nước thấp hơn và thành phần chất béo cao hơn sữa bò. Hơn nữa, kích thước những hạt chất béo trong sữa trâu nhỏ hơn kích thước những hạt chất béo trong sữa bò, nên sữa trâu rất thích hợp cho việc chế biến những sản phẩm từ sữa, như sữa bột, bơ, yaourt (yoghurt), phó mát (Cheese), ... Sữa trâu sản xuất tại vùng Cains thuộc tiểu bang Queensland có thành phần chất béo cao từ 7,5% đến 8%, có khi đến 9,8%, nên được xem là tốt nhất cho việc chế biến loại phó mát “Mozzarella cheese” nổi tiếng đặc biệt theo truyền thống của Ý. Từ ngữ “mozzarella” do động từ “mozzare”, trong tiếng Ý có nghĩa là “cắt”, một công đoạn trong quá trình chế biến phó mát từ sữa. Từ ngữ này được bắt đầu dùng từ thế kỷ thứ 16 (năm 1570) trong một cuốn sách dạy nấu ăn của Bartolomeo Scappi ở Ý. Có nhiều loại Mozzarella cheese, trong đó loại phó mát được chế biến từ sữa trâu có tên là “Mozzarella di bufala”, tiếng Ý nghĩa là loại Mozzarella cheese chế biến từ sữa trâu nước (Water buffalo). Có lẽ loại Mozzarella cheese này được bán tại hầu hết các siêu thị trên toàn thế giới ? Ngoài ra còn có loại phó mát “Ricotta cheese” cũng được chế biến từ sữa trâu. Vừa rồi loại Ricotta cheese được chế biến từ sữa trâu lấy từ Bắc Úc đã đoạt được cả hai giải quán quân về kỹ nghệ sản xuất phó mát tại Tân Tây Lan (New Zealand) : “Champion Fresh Unripened Cheese Award” và “Champion New Cheese Award”. 3- Loại trâu nuôi thuần chủng để nhân giống. Có hai giống chính là giống “Pure Swamp” hay “Swamp Buffalo” và giống “Pure River” hay “Riverine”, ngoài ra còn có nhiều giống trâu được lai giống khác. Giống “Swamp Buffalo” hay còn gọi là “Indian Buffalo” hay “Water Buffalo” tức giống trâu từ Châu Á quen thuộc với chúng ta, có cặp sừng cong ngược về phía sau, được du nhập vào Úc trong những

thế kỷ trước (Xem hình con trâu trong các sở thú gần Darwin). Còn giống “Riverine” có cặp sừng mọc ngang và cong lên trên (Xem hình con trâu Charlie the Bufallo). Giống trâu Riverine được nhập cảng từ Mỹ vào Úc vào năm 1990 - 1994 để lai giống với giống trâu hoang hiện có ở Bắc Úc. Giống Riverine thuần chủng cũng đã được nhập cảng từ Ý và Bulgaria vào tiểu bang Victoria để sản suất sữa và những sản phẩm từ sữa trâu như loại phó mát Mozzarella cheese. Đã có nhiều nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo, di truyền học và lai giống, tạo ra những giống trâu ưu thế. Thế hệ trâu lai giống giữa “Pure Swamp” và “Riverine” có tỷ lệ tăng trưởng gấp đôi và cho sản lượng sữa gấp ba lần. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thực hiện tại miền Bắc Úc được xem là có tỷ lệ thành công cao nhất : 41,7%, nếu được thực hiện trong thời gian tháng Tư trong năm. Ở Bắc Úc có hội đồng “Northern Territory Buffalo Industry Council Inc.” (NT BIC), đại diện cho các trang trại nuôi trâu và các nhà sản xuất những sản phẩm từ con trâu ở miền Bắc Úc. Hội đồng này có mục đích giúp hội viên tìm thị trường tiêu thụ thịt trâu và những sản phẩm từ con trâu. Toàn nước Úc thì có hội đồng “Australian Buffalo Industry Council” (ABIC), có trang mạng cung cấp những tin tức cập nhật về công nghiệp chăn nuôi trâu. Đại biểu của ABIC đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về con trâu và những sản phẩm từ con trâu, thí dụ như hội nghị quốc tế lần thứ 8 về con trâu (8th World Buffalo Congress) tại Caserta, Ý Đại Lợi tháng 10/2007 vừa qua. Tại hội nghị này, người ta báo cáo và thảo luận về nhiều đề tài có liên quan đến công nghiệp chăn nuôi trâu như dinh dưỡng, di truyền, lai giống, kỹ thuật sinh học, kiểm soát môi trường, phòng chống dịch bệnh, sản xuất thịt trâu, sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa trâu, v.v... Các đại biểu của ABIC đã báo cáo về quy trình chế biến những sản phẩm có chất lượng cao từ sữa trâu, đặc biệt là quy trình chế biến loại phó mát Mozzarella cheese. Miền Bắc Úc đã xuất cảng con trâu (con trâu sống) và những sản phẩm từ con trâu sang các nước Á Châu, trong đó có Nam Dương, Brunei, Mã Lai, v.v... Trong năm 2007, tổng cộng có 3905 con trâu được xuất cảng từ Darwin. Riêng tháng 7/2008 vừa qua đã có 584 con trâu được xuất cảng sang Nam Dương, nâng số trâu xuất cảng sang nước này là 2,218 con, trong tổng số 2,418 con được xuất cảng sang các nước Á Châu, tính từ đầu năm 2008. Do vậy, Nam Dương được xem là thị trường tiêu thụ trâu mạnh nhất của Bắc Úc. Hiện nay, miền Bắc Úc không có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trâu của thị trường thế giới. Theo một bản tin trong Buffalo News số tháng 8/2008

Phó mát Mozzarella cheese chế biến từ sữa trâu

Page 17: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 17

của ABIC thì trong sáu tháng qua, số quốc gia có nhu cầu nhập cảng trâu từ Bắc Úc đang tiếp tục gia tăng, trong đó có Argentina, Nam Phi, Nhật, Thái Lan. Gần đây Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập cảng trâu sữa tơ từ Bắc Úc. Công nghiệp chăn nuôi trâu ở Bắc Úc đang phát triển mạnh, hầu hết là để xuất cảng. Tại Darwin thịt trâu và những thức ăn chế biến từ thịt trâu và sữa trâu đều có bán tại các siêu thị, nhà hàng, quán ăn cùng những loại thịt rừng khác như cá sấu, lạc đà, kangaroo, ... đặc biệt của miền Bắc Úc. Một số tài liệu tham khảo chính - The Australian Buffalo Industry Council “Buffalo News” Vol.7No. 4 - March2008, Vol.8No.1 - May2008, Vol.8 No.2 - August2008 http://buffaloaustralia.org/media/buffnews0803.pdf http://buffaloaustralia.org/media/buffnews0805.pdf http://buffaloaustralia.org/media/buffnews0808.pdf - Department of the Environment and Heritage (2004) “The feral water buffalo (Bubalus bubalis) - Invasive species fact sheet” http://www.environment.gov.au/biodiversity/invasive/publications/buffalo/index.html http://www.nt.gov.au/nreta/wildlife/animals/exotic/buffalo.html - Freeland, W.J. and Boulton, W.J. (1990)“Feral Water Buffalo (Bubalus bubalis) in the Major Floodplains of the ‘Top End’, Northern Territory, Australia : Population Growth and the Brucellosis and Tuberculosis Eradication Campaign”. Australian Wildlife Research 17, 411-420 - Lemcke, Barry (1997)“Water Buffalo” - The New Rural Industries - A handbook for Farmers and Investors. Rural Industries Research & Development Corporation http://www.rirdc.gov.au/pub/handbook/waterbuff.html http://www.rirdc.gov.au/programs/buffalo.html - Rural Industries Research & Development Corporation “Buffalo Produce Research Program” http://www.buffaloaustralia.org/pages/nt.html http://www.buffaloaustralia.org/media - Strahan, Ronald Ed. (1983). “Complete Book of Australian Mammals”. Angus & Robertson Publishers

- Wikipedia (2008) “Domestic water buffalo” http://en.wikipedia.org/wiki/Domestic_buffalo http://www.abc.net.au/creaturefeatures/facts/buffalo.htm

Tiền Lạc Quan Cổ Tích Loài Vật

Trí Khôn Loài Người

Ngày xưa, người ta khi dắt trâu ra ruộng thường lấy giây buộc vào sừng trâu mà kéo đi. Một hôm, có con chim đậu ở bụi cây, thấy người nông dân dẫn trâu đi như vậy, bèn hỏi: "Sao ông không thọc lỗ ở mũi trâu mà dắt đi?". Người kia bèn buộc con trâu vào gốc cây, đâm thủng mũi trâu, xỏ dây dắt đi. Sau đó có nhiều người bắt chước theo. Một hôm, sau buổi cày, trong lúc người chủ nghĩ ngơi đi uống nước, con trâu đang ăn cỏ, thì có một con cọp đến hỏi trâu rằng: "Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một thằng người bé nhỏ xỏ mũi kéo, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vể!" Trâu trả lời cọp: "Tuy người bé nhỏ, nhưng nó có trí khôn to lớn". Vừa lúc ấy, người đi cày trở lại. Cọp bèn chận hỏi: "Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn đâu, cho ta xem với". Người đi cầy đáp: "Trí khôn tôi để ở nhà". Cọp bảo: "Hãy về nhà lấy trí khôn cho ta xem". Người nông dân trả lời: "Ðược chứ, nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt, thì ông cọp ăn mất trâu của tôi đi. Vậy, cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem?" Cọp bằng lòng. Người đi cầy bèn lấy giây thừng, cột cọp thật kỹ vào gốc cây. Rồi ông lấy một chiếc gậy to đánh vào đầu cọp nói rằng: "Trí khôn của tao đây này". Trâu thấy vậy, cười ngã nghiêng, dập hàm vào đất, gãy cả hàm răng trên. Do đó, loài trâu sau này không còn hàm răng trên nữa, vì đã cười cọp. Còn loài cọp thì bị vằn vện, lông có những vết sọc đen trên mình là dấu tích bị loài người đánh.

Tiếu ngạo Trà Vinh sưu tầm

Đoàn xe Road Train đặc trưng của miền Bắc Úc chuyên dùng để vận chuyển trâu bò xuất cảng

Page 18: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 18

Nhà Thờ Mặc Bắc

Nhà Thờ Mặc Bắc (hình bìa ĐSTV) Vĩnh Trường

1- Vị trí Thị Trấn Mặc Băc. Thị trấn Mặc Bắc là một địa danh tọa lạc gần

Vàm Sông Hậu, nơi Vàm Rạch Cần Chong quận Tiểu Cần, về phía Tây Nam của Tỉnh Trà Vinh khoảng 34 km trên Quốc lộ 60 ( trước 1975 là TL34). Mặc Bắc còn được gọi là Cầu Quan. Vì năm 1925, nhà cầm quyền bảo hộ Pháp muốn mở rộng hệ thống giao thông nối tuyến đường từ Trà-Vinh sang Sóc Trăng, nên cho xây một cây cầu bắt qua Rạch Cần Chong gọi là Cầu Quan để cho chiếc tàu La Cigogne cập bến đưa khách qua Sông Hậu nối liền Mặc Bắc và Đại Ngãi. Từ đó người ta thường gọi Mặc Bắc là Cầu Quan.

Theo những đồng hương lớn tuổi như các Cụ Kiên Chệch, Trần Xiều…thì Mặc Bắc là phiên âm từ tiếng Khmer “Mọott Batt”. Mọott có nghỉa là Cửa khẩu, Vàm sông, hay bến nước. Batt là chiếc đò, chiếc phà. Như vậy Mặc Bắc là bến phà, bến bắc. Thị Trấn Mặc Bắc có diện tích 5.41 hecta, (tương đương với 54140 m2) với khoảng 25,000 dân mà phân nửa là theo đạo Thiên Chúa. Đây có thể nói họ đạo Mặc Bắc là họ đạo Thiên Chúa tiên khởi và lâu đời nhất tại Tỉnh Trà Vinh.

2- Đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam. Đạo Thiên Chúa đã có mặt tại VN trên dưới

400 năm qua. Vào thế kỷ 16, Thiên chúa giáo truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau là Pháp. Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính không đối dầu của tôn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Căn cứ theo tài liệu “Khâm Ðịnh Việt Sử” đã ghi nhận: "Năm Nguyên Hòa nguyên niên, tức đời vua Lê Trang Tôn, năm 1533 đã có người Tây tên là Inekhu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường và làng

Quần Anh thuộc huyện Nam Trực và ở làng Trà Lũ huyện Giao Thủy". Sau đó năm 1550 có Linh Mục Gaspar de S. Cruz từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Ðông. Vào thời gian 1580-1586 hai Linh Mục Luis de Fonseca (Bồ Đào Nha) và Grégoire de la Motte (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền đạo tại Quảng Nam, đời Chúa Nguyễn Hoàng (1525–1613 ).

Rồi đến lượt các Linh Mục Dòng Tên, từ năm 1549 theo Giám mục Phan-xi-cô Xa-viê truyền đạo tại Nhật Bổn, bị Hoàng Ðế Daifusama tống xuất khỏi đất Phù Tang năm 1614 vì liên hệ đến âm mưu lật đố vương triều Nhật Bổn. Ngày 15/1/1615 hai Linh Mục Buzomi và Diego Carvalho cùng ba thày giúp việc tới Ðà Nẵng. Sau đó ngày 15/1/1627 Linh Mục Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ) đã cập bến Cửa Bạng (Thanh Hóa) tiếp tay cho các bạn đồng nghiệp phát triển sự nghiệp truyền đạo trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh. Sau đó, nhận thấy sự truyền đạo không đạt kết quả mong muốn, các vị Linh Mục và Chính quyền Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri (Les Missions Etrangeres de Paris) được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác. Đến cuối thế kỷ 18 Giáo hội Thiên Chúa Việt Nam đã có ba địa phận Đàng trong, Đàng ngoài và Tây Đàng Ngoài với khoảng 3 vạn giáo dân và 70 linh mục Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lúc đầu sự truyền giáo được nhà Nguyễn tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sau đó thấy những hoạt động của các giáo sĩ thừa sai là nguyên cớ để thực dân Pháp mượn lý do bảo vệ việc truyền giáo mà xâm lăng Việt Nam, nên nhà Nguyễn đã cấm đạo nhất là từ khi Pháp bộc lộ rõ ý đồ thôn tính Việt Nam bằng cách đưa tàu chiến đến tấn công vào cửa khẩu Đà Nẳng vào năm 1847. Việc cấm đạo nầy đã đẩy các tín đồ Thiên Chúa Giáo về phía đối lập với Triều Đình. 3- Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam.

Kể từ Thế kỷ 15, vào cuối thời Lê, các vua sinh tật ham mê tửu sắc, xa xỉ thái quá, khiến dân nước khổ sở, giặc giã nổi lên khắp nơị, quan triều thì giành nhau quyền lợi. Tướng Mạc Đăng Dung dẹp yên loạn ở triều rồi giết vua Lê Cung Hoàng (1527), soán đoạt ngôi vuạ lập nên nhà Mạc.

Page 19: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 19

Đến năm 1540, Mạc Đăng Dung hàng phục Tàu và nhận chức Đô Thống Sứ của nhà Minh. Đa số các quan triều không phục, người thì ẩn tránh, người thì nổi lên chống lại.

Con một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim nổi lên, lập con cháu nhà Lê lên làm vua để chống nhà Mạc. Nguyễn Kim đánh chiếm được từ Thanh Hoá vào nam, chia đôi đất nước với nhà Mạc thời đại nầy sử gọi là Nam Bắc Triều.

Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm thế quyền.Trịnh Kiểm sợ con cái Nguyễn Kim không chịu bèn giết em vợ là Nguyễn Uông và bắt Nguyễn Hoàng vào trấn ở đất Thuận Hoá (1558). Trịnh Kiểm mất, Trịnh Tùng lên thay năm 1592. Trịnh Tùng đem quân đánh nhà Mạc ở Bắc, giết được Mạc Mậu Hợp, chiếm kinh thành, diệt xong nhà Mạc, hoàn thành việc trung hưng nhà Lê.

Trong thời Lê Trung Hưng thì từ năm1627 tới 1672 là giai đoạn Nam Bắc phân tranh giữa họ Trịnh và Nguyễn, kéo dài 45 năm, vua Lê chỉ có hư vị, Trịnh Tùng xưng chúa, rồi cha truyền con nối, nắm hết quyền hành ở miền Bắc, gọi là Đàng Ngoàị, Nguyễn Hoàng xưng chúa ở miền Nam, lập thành một khu vực tự trị, gọi là Đàng Trong. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều muốn tiêu diệt nhau để nắm trọn quyền hành, nên sinh thù nghịch và gây việc chiến tranh.

Bến phà Mặc Bắc

Năm 1627, chúa Trịnh lấy cớ chúa Nguyễn

không chịu nộp thuế cho vua Lê nên sai quân vào đánh miền Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh Nam Bắc.

Trong vòng 45 năm Trịnh, Nguyễn đánh nhau 7 lần không phân thắng bại nên hai bên phải giảng hoà, cắt nước làm đôi, lấy sông Gianh làm ranh giới hai miền Bắc, Nam.

Trong thời kỳ nầy, rối loạn chính trị hổn quan hổn quân nên dân chúng vô cùng khổ sở tìm cách lẩn trốn tìm những nơi an bình để sinh sống do đó phong trào di dân vào miền Nam khởi sự bộc phát. Tất cả các vùng có thể khai thác nông nghiệp đều đã có dấu vết

di dân người Việt: châu thổ sông Đồng Nai, sông Mê Kông và cho tới sông Mê Nam của Thái Lan cũng đã có các làng người Việt ở Tonlé Sap và thậm chí ở Ayuthia, kinh đô Xiêm xưa.

Từng bước một từ 1623 đến cuối thế kỷ 17, chủ quyền Việt Nam lần lược được khẳng định trên nền đất từng thuộc ảnh hưởng của Vương Quốc Chân Lạp. Đây có thể nói là một sự hợp thức hóa quá trình định cư tự phát của người Việt đã diễn ra như vừa nêu ở trên. Thêm vào đó triều đình Chân Lạp vì sự đe dọa liên tục của Xiêm La nên luôn chủ động giao hảo tốt với Chúa Nguyễn. Năm 1620 chẳng hạn, quốc vương Prey Chey Chetha II xin cầu thân và kết hôn cùng công chúa nhà Nguyễn là Công chúa Ngọc Vạn.Vua Chân Lạp tặng Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613-1634) đất Đồng Nai để làm quà cưới. Sau đó, năm 1623 Chúa Sải thiết lập trên đất Sài Gòn ( tức Prei Nokor ) này một trạm thu thuế nhập thị và thương chính.

Cho đến năm 1737 thời Chúa Ninh Vương Nguyển Phúc Thụ (1725-1738) toàn cỏi phía Nam của sông Hậu từ mủi Cà Mau mở rộng đến Châu Đốc đều thuộc về chúa Nguyển. Tuy vậy, còn một giải đất giửa hai Sông Tiền và sông Hậu gọi là Tầm Phong Long, (trong đó có tỉnh Trà Vinh bây giờ) còn nhiều người Khmer sinh sống vẫn còn thuộc chủ quyền của Chân Lạp.

Năm 1757, Vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên mất, Chú là Nặc Nhuận ( Neac Ang Nhuan) lên thay, có ý kiêng nể triều đình Chúa Nguyễn nên dâng đất Trà Vang và Ba Thắc ( Sóc Trăng ) để cầu phong. Chúa cho lập Phủ Trà Vinh và Phủ Mân Thít ở Trà Vang. Lỵ sở của Phủ Trà Vinh được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là Vĩnh Bảo,Vĩnh Trường,Xuân Thạnh xả Hòa Thuận, đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của Chúa ).

Đến năm 1759, Quốc Vương Chân Lạp là Nặc Tôn nhờ Chúa Nguyển đem quân sang trợ giúp để giử yên bờ cỏi, và cũng để nhờ bảo-hộ khỏi bị Xiêm La dòm ngó, Nặc Tôn cắt phần đất Tầm Phong Long còn lại (gồm 3 Tỉnh : Châu-Đốc, Sa-Đéc và Vỉnh Long) nhượng cho Chúa Nguyển và cũng được sát nhập vào Long Hồ Dinh. Đến năm nầy, cuộc Nam tiến của Dân Việt coi như hoàn tất về mặt chính trị. Toàn cánh đồng phì nhiêu mênh mông bát ngát, một vựa lúa to lớn của Việt Nam đều thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyển.

Trong khi đó, Thiên Chúa Giáo đã có mặt tại Việt Nam và cũng theo dòng người di dân mà Nam tiến. Do đó nhiều xóm đạo được bắt đầu thành lập ở khắp mọi nơi. Ngày 9/7/1659: Giáo Hoàng Alexandre VII đã bổ nhiệm linh mục Francois Pallu làm Giám Mục Tiên Khởi giáo phận đầu tiên tại Đàng Trong.

Page 20: Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang …aihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_001.pdf · 2018-02-09 · * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 20

Năm 1844 Giáo Hoàng Grégoire XVI chia giáo phận Ðàng Trong thành hai giáo phận mới và Giáo Phận Nam Ðàng Trong (Sàigòn): trao cho tân Giám Mục D. Lefebre Ngãi. Đến năm 1938 Giáo Phận Vĩnh Long gồm các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh được tách rời khỏi giáo phận Sàigòn do Linh mục Phêrô Martino Ngô Ðình Thục quản nhiệm. Ông Ngô Đình Thục được tấn phong Giám mục vào ngày 4/5/1938 tại Huế.

4- Nhà Thờ Mặc Bắc Theo Tuần Báo Nam Kỳ Địa Phận từ số 438

đến 444 phát hành tại Sài Gòn ngày 28 tháng 6 đến ngày 9 tháng 8 năm 1917 thì dưới triều đại Tây Sơn từ trước năm 1776 có một số giáo dân đạo Thiên Chúa theo làn sóng di dân đến lập nghiệp tại Mặc Bắc và đến năm 1777 đã có số giáo dân là 30 người dưới sự trông coi của một giáo sĩ người Bình Định tên là Giacôbê Phương, người đã lo lắng trong công việc lập họ đạo lúc ban sơ.

Ban đầu thì tại họ đạo không có nhà thờ nên cha Giacôbê phải làm lể trong nhà bổn đạo, thường là trong nhà mấy chức việc. Về sau do thấy việc đạo đặng yên ổn nên bổn đạo cất một nhà thờ tại Giồng Giữa bằng cột cây lợp lá.

Sau giáo sĩ Giacôbê Phương thì có nhiều vị giáo sĩ kế tiếp được giáo hội thuyên chuyển đến trông coi họ đạo Mặc Bắc, tiếp tục công việc truyền giáo, xây dựng cơ sở và ngày càng phát triển họ đạo Mặc Bắc lớn mạnh như ngày hôm nay..

Năm 1782 Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ đem quân tiến chiếm Gia Định, Giám mục Bá Đa Lộc đã di tản các chủng sinh từ Rạch Giá về nương náo tại Mặc Bắc.

5- Giám Mục Bá Đa Lộc và Chiến tranh Xiêm Việt :

Giám mục Bá Đa Lộc còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (1741-1799), là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc khôi phục sự nghiệp từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Tên "Bá Đa Lộc" là vì tên tiếng Pháp của ông là Pierre, tương tự với Petrus trong tiếng Latin, Pedro trong tiếng Bồ Đào Nha, và "Bá Đa Lộc" là do phiên âm từ "Pedro".

Năm 1765 giáo sĩ Bá Đa Lộc đã thành lập tại Hòn Đất tỉnh Rạch Giá một chủng viện nhỏ với khoảng 40 giáo dân Việt, Xiêm và Hoa sống trong mấy ngôi nhà bằng tre.

Năm 1767, quân Miến Điện tiến chiếm Xiêm La bắt được vua Xiêm là Phong vương (Boromoraja V) và con là Chiêu Đốc, thiêu hủy thành Ayutthaya,

nhưng sau đó phải rút về vì Miến Điện bị Trung Hoa tấn công. Hai người con của Phong vương là Chiêu Xỉ Khang chạy thoát sang Cao Miên và Chiêu Thúy sang Hà Tiên lánh nạn, ông Bá Đa Lộc cho vị hoàng tử Xiêm nầy trú ẩn trong chủng viện.

Một tướng Xiêm là Trình Quốc Anh (PhaJa Taksin), người Hoa gốc Triều Châu, là Phi nhã (xã trưởng) đất Mang Tát thuộc Xiêm La, khởi binh chống lại quân Miến Điện rồi tự xưng vương năm 1768. Trình Quốc Anh tổ chức lại lực lượng, chiêu mộ rất nhiều hải tặc gốc Hoa đang hoạt động trong Vịnh Thái Lan để tăng cường lực lượng. Trình Quốc Anh muốn triệt hạ uy lực của gia đình Mạc Thiên Tứ tại Hà Tiên vì đó là một đe dọa và là địch thủ lợi hại cho uy quyền của ông trong vịnh Thái Lan.

Nhà thờ Mặc Bắc mới được trùng tu năm 2007

Năm 1769, một đám hải tặc đa số là người

Cao Miên, dưới sự chỉ huy của tên Trần Liên người Triều Châu đổ bộ lên cướp phá Hòn Đất, đốt phá nhà thờ, sát hại người Việt ở Cảng Khẩu và Hòn Đất rồi kết hợp với hai gia nhân phản trắc của Mạc Thiên Tứ (Mạc Sung và Mạc Khoán) tiến đánh Hà Tiên. Hai gia nhân làm phản và một số lớn cướp biển bị Mạc Thiên Tứ giết chết, Trần Liên thoát được chạy sang Xiêm La tị nạn. Lợi dụng cơ hội này Mạc Thiên Tứ chuẩn bị đưa hoàng tử Chiêu Thúy về Xiêm La đoạt lại ngôi