một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · web viewcác hòa giải viên sử...

100
Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở LỜI GIỚI THIỆU Hoà giải là một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Để góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải ở cơ sở, phục vụ tốt cho việc tổ chức Hội thi Hoà giải viên giỏi thành phố Tam Kỳ lần thứ 4, được sự chỉ đạo của UBND, HĐPHCTPBGDPL thành phố, Phòng Tư pháp thành phố biên soạn tập tài liệu này để cung cấp kịp thời cho các địa phương thực hiện tập huấn nghiệp vụ và tổ chức cuộc thi hoà giải viên giỏi thành công. Tập tài liệu bao gồm các phần sau: Chuyên đ 1 – Nhng qui đnh ca php lut v công tc hoà giải và mt s k năng cơ bản ca ha giải viên. Chuyên đ 2- Nhng qui đnh ca php lut đt đai liên quan đn công tc ha giải cơ s Chuyên đ 3- Mt s qui đnh ca php lut v hôn nhân gia đnh, bnh đng gii, phng chng bo lc gia đnh và tha k Xin trân trọng giới thiệu và rất mong muốn nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của quý vị. Biên soạn: Nguyễn Hồng Lai Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố Email: [email protected] Phải trái phân minh, ngha tnh trn vn 1

Upload: vancong

Post on 26-May-2018

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

LỜI GIỚI THIỆU

Hoà giải là một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Để góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải ở cơ sở, phục vụ tốt cho việc tổ chức Hội thi Hoà giải viên giỏi thành phố Tam Kỳ lần thứ 4, được sự chỉ đạo của UBND, HĐPHCTPBGDPL thành phố, Phòng Tư pháp thành phố biên soạn tập tài liệu này để cung cấp kịp thời cho các địa phương thực hiện tập huấn nghiệp vụ và tổ chức cuộc thi hoà giải viên giỏi thành công.

Tập tài liệu bao gồm các phần sau: Chuyên đê 1 – Nhưng qui đinh cua phap luât vê công tac hoà giải và

môt sô ky năng cơ bản cua hoa giải viên.Chuyên đê 2- Nhưng qui đinh cua phap luât đât đai liên quan đên công

tac hoa giải cơ sơChuyên đê 3- Môt sô qui đinh cua phap luât vê hôn nhân gia đinh,

binh đăng giơi, phong chông bao lưc gia đinh và thưa kê

Xin trân trọng giới thiệu và rất mong muốn nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của quý vị.

Biên soạn: Nguyễn Hồng Lai Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố

Email: [email protected]

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 1

Page 2: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

CHUYÊN ĐỀ 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ VA MÔT

SÔ KY NĂNG CƠ BẢN CUA HÒA GIẢI VIÊN CƠ SỞ

I. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ:2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở: 2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở: Hoà giải ở cơ sở là quá trình Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo

đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở.

2.22.2. Đặc điểm hòa giải:. Đặc điểm hòa giải:+ Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên

theo quy định của pháp luật;+ Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba

làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng;

+ Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp;

+ Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta.

2.3. Căn cứ tiến hành hòa giải: 2.3. Căn cứ tiến hành hòa giải: + Hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ

hoà giải nhưng có uy tín thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình;+ Thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải,

theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác;+ Thực hiện việc hoà giải theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh

chấp;

2.4. Nguyên tắc hoạt động hòa giải: + Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp+ Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhânluật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;dân;

+ Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 2

Page 3: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng;

+ Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải;

2.5. 2.5. Các việc được hòa giải:Các việc được hòa giải:+ Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng,

láng giềng;+ Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự;+ Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia

đình;+ Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật

chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh nhau gây thương tích nhẹ.

2.6. Một số loại vụ việc không được hòa giải:2.6. Một số loại vụ việc không được hòa giải:+ Các tội phạm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà

ngýời bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định. Viện kiểm sát, Toà án không tiếp tục tiến hành tố tụng;

+ Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính;+ Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật

không đýợc hoà giải, bao gồm: Kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại đến tài sản nhà nýớc; tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về hợp đồng lao động.

2.7. Người tiến hành hòa giải:2.7. Người tiến hành hòa giải:+ Việc hoà giải có thể do một hoặc một số Hoà giải viên tiến hành. + Trong trường hợp cần thiết, Hoà giải viên có thể mời người ngoài Tổ

hoà giải cùng tham gia hoà giải. + Người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm

của một hoặc các bên, người cao tuổi, người có kiến thức pháp luật, có uy tín, biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

2.8. Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải:2.8. Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải:+ Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian và địa điểm mà các đương

sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của Hoà giải viên.

+ Thời gian và địa điểm thực hiện việc hoà giải được lựa chọn một cách mềm dẻo, linh hoạt, có thể tại nhà riêng của một bên tranh chấp hoặc nhà của

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 3

Page 4: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Hoà giải viên, tại trụ sở UBND, câu lạc bộ, kể cả nơi diễn ra các hoạt độg sản xuất, v.v... nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của các bên.

+ Nếu Hoà giải viên là người chứng kiến tranh chấp và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay thì việc hoà giải có thể được tiến hành ngay tại thời điểm và nơi xảy ra tranh chấp.

2.9. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác2.9. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau:nhau:

+ Tổ hoà giải ở các cụm dân cư phân công hoà giải viên thực hiện hoà giải. Các hoà giải viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình hoà giải.

+ Các Hoà giải viên thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải. 2.2.10. Trinh tự hòa giải:10. Trinh tự hòa giải:

* Trươc khi hoà giải + Lựa chọn người tiến hành hoà giải;+ Lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hoà giải: được diễn ra nhiều lần

trong suốt quá trình thực hiện hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên tranh chấp;

* Trong khi hoà giải: + Hoà giải viên cần thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hoà giải, chú

ý đề cao điều hay, lẽ phải;+ Tìm hiểu tâm lý, tính cách của từng đối tượng, tính chất vụ việc để áp

dụng phương pháp hoà giải phù hợp, tránh vội vàng, nôn nóng hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên;

+ Gặp gỡ từng bên hoặc các bên, tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành trên cơ sở “tình làng nghĩa xóm”, không áp đặt ý chí của Hoà giải viên đối với các bên.

+ Tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, lắng nghe ý kiến của các bên và người có liên quan, Hoà giải viên phân tích, chỉ ra những hành vi phù hợp pháp luật, hành vi sai trái của mỗi bên và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái;

+ Hoà giải viên cần kiên trì giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp, dẹp bỏ mâu thuẫn và hướng dẫn họ ứng xử phù hợp với pháp luật;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 4

Page 5: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Trong quá trình hoà giải, các Hoà giải viên phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải hoặc có ảnh hưởng đến các bên tranh chấp;

+ Hoà giải viên chỉ hoà giải bằng miệng, dùng lời lẽ thuyết phục các bên, giúp họ đạt được thoả thuận, không đòi hỏi các bên làm đơn kiện, không lập biên bản. Trường hợp được các bên đồng ý thì lập biên bản.

BIÊN BẢN HÒA GIẢIBIÊN BẢN HÒA GIẢIBiên bản hòa giải gồm có các nội dung sau đây:

- Địa điểm, thời gian tiến hành hòa giải;- Thành phần tham gia hòa giải;- Họ tên, hòa giải viên; - Họ tên các bên tranh chấp;- Nội dung hòa giải: - Tóm tắt nội dung và diễn biến tranh chấp;- Ý kiến, quan điểm của các bên;- Ý kiến, quan điểm của Hòa giải viên;- Các ý kiến thỏa thuận của các bên;- Các bên và Hòa giải viên ký tên vào biên bản.

* Sau khi hoà giải:+ Hòa giải viên cần tiếp tục quan tâm động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện

và thuyết phục các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận, trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, xoá bỏ mặc cảm và bỏ qua những thiếu sót của nhau;

+ Trường hợp hòa giải không thành thì Hoà giải viên giải thích, hướng dẫn các bên tranh chấp xử sự phù hợp với pháp luật, làm thủ tục cần thiết đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

+ Hoà giải viên phải ghi chép nội dung tranh chấp và nội dung hoà giải vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại.

II. Những vấn đề chung của công tác hòa giải cơ sở1.1 Hoa giải ơ cơ sơ là gi?Hòa giải là một phương pháp giải quyết các tranh chấp hay mâu thuẩn.

Phương pháp này giúp các bên liên quan đạt được một thỏa thuận chung nhằm giải quyết mâu thuẩn hay tranh chấp của họ. Hòa giải là hoàn toàn miễn phí và bảo mật. Một hay một số hòa giải viên sẽ giúp các bên liên quan thảo luận và hiểu các vấn đề của vụ tranh chấp hay mâu thuẩn nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong công tác hòa giải cơ sở, các thành viên có uy tín trong cộng đồng được đào tạo để trở thành các hòa giải viên. Các hòa giải viên cấp cơ sở:

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 5

Page 6: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

- Là người độc lập, không thiên vị, những người sẽ lắng nghe ý kiến của cả hai bên tranh chấp và giúp các bên đạt được sự hiểu biết chung

- Sẽ không nghiêng về phía bên nào hoặc đóng vai trò như những thẩm phán;

- Sẽ tập trung vào những mối quan hệ hòa hợp trong tương lai và những giải pháp bền vững phù hợp với luật và các tiêu chuẩn xã hội

1.2. Ai cần đên hoa giải?Tất cả mọi người trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận hòa giải cơ sở.

Các tranh chấp và mâu thuẩn thuộc phạm vi giải quyết của hòa giải cơ sở bao gồm:

- Các mâu thuẩn giữa các cá nhân trong cùng một gia đình hoặc láng giềng nảy sinh do những khác biệt về lối sống (điều này có vẻ rất chung chung), tài sản hay lối đi chung, và các va chạm phát sinh trong cuộc sống gần gũi hằng ngày.

- Các tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, thừa kế, quyền sở hữu đất đai, sở hữu tài sản và các trách nhiệm dân sự.

- Các mâu thuẩn về mối quan hệ hôn nhân và gia đình như nuôi dưỡng con cái, nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, cha mẹ và con cái, hòa giải hôn nhân giữa vợ và chồng, các vấn đề sau ly hôn liên quan trực tiếp đến trợ cấp tài chính và thăm nom con cái.

- Các vi phạm pháp luật ở mức độ nhẹ, không đủ nghiêm trọng để giải quyết bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự như đánh nhau gây thương tích nhẹ hoặc va chạm xe cộ gây thương tích nhẹ, phá hoại công trình công cộng mức độ nhẹ và trộm cắp vặt.

Các trường hợp không được tiến hành hòa giải cơ sở bao gồm: Tội phạm hình sự, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi xử lý vi phạm hành chính, kết hôn trái pháp luật, các vi phạm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, tranh chấp về lao động, các vi phạm dân sự khi một bên không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc bị ép buộc ký hợp đồng hoặc tham gia giao dịch trái với luật và các quy định của pháp luật. Những trường hợp này cần được giải quyết bởi các cơ quan, tổ chức pháp lý hay hành chính thích hợp.

1.3. Tai sao cần đên hoa giải ơ cơ sơ?Khi bạn chọn sử dụng hòa giải cơ sở, bạn, cùng với bên tranh chấp còn lại

hoặc các bên tranh chấp trong vụ tranh chấp hoặc mâu thuẩn, sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực của riêng mình với sự giúp đỡ của các hòa giải viên. Đây là đặc điểm khác biệt nhất giữa việc hòa giải và việc sử dụng các quá trình giải quyết chính thức khác, mà trong quá trình giải quyết chính thức này, người đứng ra giải quyết sẽ yêu cầu bạn phải làm những việc nhất định để giải quyết vấn đề của bạn. Bên cạnh đó, hòa giải có những lợi ích như:

- Tham gia hòa giải, bạn sẽ không mất một chút chi phí nào hoặc bên tranh chấp mâu thuẩn còn lại của bạn cũng không phải trả một chi phí nào.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 6

Page 7: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

- Hòa giải có thể được sắp xếp và diễn ra nhanh chóng, vấn đề được giải quyết kịp thời do đó tranh chấp hay mâu thuẩn của bạn sẽ không bị kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

- Hòa giải mang tính bảo mật và đảm bảo sự riêng tư của bạn. Hòa giải mang tính bảo mật trong một số trường hợp như bạo lực gia đình hoặc các tranh chấp không thuộc lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực dân sự khác.

- Hòa giải tập trung đến các vấn đề trong tương lai chứ không phải là tập trung vào những gì đã diễn ra trong quá khứ, điều này giúp khôi phục lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp.

- Hòa giải cơ sở có thể giúp mọi người hiểu về luật và các qui định của luật áp dụng trong các quan hệ hằng ngày cũng như trong những trường hợp đặc biệt.

1.4. Điêu gi trong đợi ơ hoa giải cơ sơ?Một hoặc một số hòa giải viên sẽ gặp riêng bạn và các bên liên quan còn

lại trong vụ tranh chấp hay mâu thuẩn, thường là ở nhà bạn. Các hòa giải viên sẽ chú ý lắng nghe khi bạn trình bày về các vấn đề của bạn. Họ sẽ thu thập các chứng cứ từ bạn, nếu có, và hỏi bạn liệu còn có những người khác mà họ cần hỏi thông tin để giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề của bạn không. Lúc này, họ cũng sẽ giải thích cho bạn về hòa giải cơ sở là gì và hòa giải cơ sở có thể giúp bạn thế nào.

Nếu bạn và bên tranh chấp còn lại chấp thuận, các hòa giải viên sẽ sắp xếp một địa điểm trung gian và an toàn để các bên có thể gặp gỡ nhau. Họ sẽ bố trí buổi gặp mặt vào ngày giờ thuận tiện cho cả hai bên tranh chấp.

Tại buổi gặp mặt, các hòa giải viên sẽ đảm bảo rằng các bên liên quan đến vụ tranh chấp hay mâu thuẩn có cơ hội để giải thích về các vấn đề của họ, các vấn đề đó đang có những tác động như thế nào đến họ và họ mong muốn điều gì được thực hiện trong tương lai. Các hòa giải viên sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến chứng cứ, luật và các điều khoản luật áp dụng trong vụ tranh chấp. Các hòa giải viên cũng sẽ được khuyến khích các bên tranh chấp hay mâu thuẩn. Sau đó, các hòa giải viên sẽ giúp các bên đưa ra một thỏa thuận nhằm cải thiện các mâu thuẩn của các bên.

1.5. Bằng cach nào có thể bắt đầu tham gia hoa giải ơ cơ sơ?Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu bạn có

tranh chấp hay mâu thuẩn và nhận thấy rằng tranh chấp của bạn phù hợp với hòa giải, bạn có thể:

- Đề cập chuyện này với một trong những hòa giải viên tại địa phương của bạn để đề nghị được giúp đỡ một cách trực tiếp.

- Hỏi trưởng thôn, xóm nơi bạn đang ở để trưởng thôn, xóm của bạn giúp bạn liên hệ với tổ hòa giải.

- Nộp thư khiếu nại cho Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban Tư pháp để Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban Tư pháp chuyển thư khiếu nại của bạn cho tổ hòa giải tại địa phương của bạn.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 7

Page 8: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Trong nhiều trường hợp, thông tin về một vụ tranh chấp hay mâu thuẩn cá nhân có thể lan rộng và nhiều người biết đến, khi đó một thành viên của tổ hòa giải có thể tiếp cận với các bên tranh chấp để xem xét khả năng liệu có thể tiến hành hòa giải hay không.

1.6. Điêu gi sẽ xảy ra nêu tranh châp không được giải quyêt được bằng hoa giải ơ cơ sơ?

Tham gia vào quá trình hòa giải cơ sở không có nghĩa là bạn không thể tìm kiếm những lời khuyên hay tư vấn của các tổ chức khác hoặc tiến hành giải quyết vụ việc theo các quy trình pháp luật liên quan. Nếu bạn không thể giải quyết tranh chấp của mình bằng hòa giải cơ sở, bạn có thể đề nghị trợ giúp từ Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc hoặc các tổ chức thành viên của Ủy ban mặt trận tổ quốc hay cán bộ tư pháp tại địa phương của bạn hoặc các Tòa án

1.7. Con ai có thể giúp tôi giải quyêt tranh châp hay mâu thuẩn cua minh?

Có nhiều tổ chức và cá nhân ở địa phương của bạn có thể tư vấn về các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề tranh chấp hay mâu thuẩn của mình và đưa ra các giải pháp lựa chọn khả thi. Các tổ chức này bao gồm:

- Hội liên hiệp phụ nữ- tư vấn về các vấn đề liên quan đến ly thân và ly hôn, mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình

- Hội nông dân- tư vấn các vấn đề liên quan đến các tranh chấp về đất đai.

III. KY NĂNG HÒA GIẢIIII. KY NĂNG HÒA GIẢI3. 1 Khái niệm kỹ năng hòa giải:3. 1 Khái niệm kỹ năng hòa giải:Kỹ năng hoà giải là khả năng của Hoà giải viên vận dụng kiến thức

pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục, cảm hoá các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, nhằm xoá bỏ bất đồng và đạt được thoả thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. 3.2. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trinh bày:3.2. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trinh bày:

A. Kỹ năng giao tiếp+ Giao tiếp là quá trình bày tỏ ý định, cảm xúc, trao đổi thông tin với

người khác.+ Giao tiếp có thể bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ, hành vi (không lời);

Tiếp đối tượng, nghe đối tượng trình bày, đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ việc, tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết tranh chấp…;

* Chức năng giao tiếp* Chức năng giao tiếp+ Trò chuyện để nắm bắt thông tin;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 8

Page 9: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Cung cấp cho đối tượng những thông tin chính xác để xóa bỏ những quan điểm lệch lạc, thay đổi niềm tin không đúng đắn;

+ Hỗ trợ chia sẻ về mặt tâm lý, cảm thông với đối tượng;+ Giúp đối tượng xác định, đưa ra những quyết định cụ thể, lựa chọn

cách giải quyết phù hợp;+ Trang bị cho đối tượng kiến thức, cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp.

* Thái độ của hòa giải viên khi tiếp đối tượng: * Thái độ của hòa giải viên khi tiếp đối tượng: + Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác;+ Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, ỷ

thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ…;+ Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;+ Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không

nên phân biệt, đối xử…);+ Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;+ Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của

đối tượng).

* Kỹ năng nghe đối tượng trình bày:* Kỹ năng nghe đối tượng trình bày:+ Dùng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ thể hiện sự chú ý lắng nghe đối

tượng nói;Tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.

+ Không phản ứng trước những lời tức giận của các bên, tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội.

+ Kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ.

+ Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp nhận được,

+ Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

2. Các kỹ năng giao tiếp dành cho các hòa giải viên:Giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết cho việc quản lý và giải quyết các

xung đột. Các bên tranh chấp cần luôn phải cảm thấy rằng mọi người lắng nghe và hiểu vấn đề của họ nhằm mục đích hướng đến việc bỏ qua những gì

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 9

Page 10: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

xảy ra trong quá khứ và tập trung vào giải quyết các vấn đề trong tương lai. Một nhiệm vụ chính cho HGV là nhằm giúp các bên giao tiếp với nhau làm sao để các bên tranh chấp hiểu được nhau. Những gì được nói ra và cách thức nói như thế nào đều cần phải được lắng nghe và quan tâm. Tương tự như vậy, một vấn đề không kém phần quan trọng là các HGV cần hiểu nhu cầu và quyền lợi thực sự của các bên. Các hòa giải viên không nên giả định rằng họ đã hiểu vấn đề, mà thay vào đó họ cần lắng nghe cẩn thận và đặt ra các câu hỏi dò để làm rõ được thông tin và quyền lợi.

Tại sao giao tiếp lại thất bại?Suy nghĩ và ý kiến của người nói chỉ có họ hiểu được, do đó người

nghe phải đoán xem người nói đang có ý nghĩ gì. Cách hiểu của người nghe cũng là cách hiểu của cá nhân người nghe, điều này có nghĩa là không bên nào biết được mình có thể sai.

Ngôn ngữ thường khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau đối với mọi người, đặc biệt nếu họ đến từ những nền văn hóa, các nhóm cộng đồng khác nhau.

Mọi người thường nói về các vấn đề bề nổi trong khi các vấn đề ẩn chứa bên trong thường được quan tâm hơn.

Thảo luận cái gì quan trọng nhất với chúng ta là một điều khó khăn. Do vậy, chúng ta thường đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề nhỏ mà không đề cập đến những băn khoăn thực sự ẩn chứa bên trong.

Người nói có thể không nhận biết được cảm xúc của họ, nhiều người được dạy cách kiềm xúc cảm xúc (con trai không khóc, con gái không giận)

Người nghe bị sao nhãng bởi các suy nghĩ và sự kiện xung quanh họ. Họ nghe thông qua các ý niệm có được từ kinh nghiệm và định kiến, các kinh nghiệm và định kiến này có thể bóp méo vấn đề đã được nói. Chúng ta thường nghe vấn đề chúng ta mong muốn người khác nói.

Rào cản cho việc giao tiếp hiệu quảNhững vấn đề sau miêu ta một số trở ngại tiềm tàng về giao tiếp trong

các tình huống xung đột. Đôi khi, chúng có thể không phải là những rào cản nhưng khi đã là rào cản, chúng làm hỏng các giao tiếp, hạn chế việc chia sẻ thông tin và làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực.

- Sự chỉ trích- Tập trung vào các khía cạnh tiêu cực của xung đột gây ra các cảm giác tội lỗi và làm giảm sự tự tin của bản thân. “ Anh rất ích kỷ khi ra quyết định mà không nghĩ đến gia đình của mình:.

- Sự chẩn đoán- Thăm dò các nội dung ẩn giấu hoặc coi như là hiểu động cơ của mọi người gây ra sự giận dữ và hủy hoại lòng tin của chính mình. “ Tôi có cảm tưởng rằng anh đang không kiểm soát được hành động của bản thân vì anh cảm thấy bị bỏ rơi khi họ không mời gia đình anh đến dự buổi tiệc sinh nhật”.

- Sự phê phán- Xác lập một vị trí dựa trên quyền lực xã hội, đạo đức hoặc tôn giáo đe dọa sự tự nhận thức. “ Một công dân có ý thức chấp hành

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 10

Page 11: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

pháp luật thì người công dân đó cần luôn quan tâm đến khu vường của mình và không để cây cỏ mọc linh tinh trong vườn nhà”.

-Lý lẽ hợp lý- Tập trung vào các yếu tố xung đột có thật và đinh đoạt và sử dụng lý lẽ để giải thích một người đã sai như thế nào là bỏ qua khía cạnh cảm xúc của xung đột.” Bạn hẳn đã sai lầm – theo luật, bạn chả có gì lo lắng gì về điều đó cả”.

-Làm yên lòng- Cố gắng che giấu mọi thứ và khăng khăng khẳng định vấn đề không quá tồi tệ với mọi người là từ chối từ cảm xúc mà người đó đang trải qua. “ Đừng lo lắng về nó- bạn có năng lực và tôi đảm bảo bạn đã làm tốt công việc của mình”.

-Khuyên nhủ- Nói với một người nào đó rằng người đó nên giải quyết vấn đề như thế nào trước khi bạn hiểu một cách đầy đủ về vấn đề đó là một rào cản mà rào cản đó có nghĩa là bạn không tin về kiến thức và kinh nghiệm của người đó. “ Tôi nghĩ bạn nên từ chối lời đề nghị của cô ta bởi vì bạn có quyền có những đề nghị tốt hơn”.

Thay vào đó, bạn nên làm gi?Hai yếu tố giao tiếp hiệu quả đối với HGV là lắng nghe và đặt câu hỏi.

Tất nhiên HGV không chỉ có lắng nghe và đặt câu hỏi, nhưng cả hai việc lắng nghe hiệu quả và đặt câu hỏi là những yếu tố cần thiết để hiểu quan điểm của các bên về các vấn đề và động lực và quyền lợi tiềm ẩn của họ. Hiểu các bên và tranh chấp của họ là bước đầu tiên của công tác hòa giải.

3. Kỹ năng lắng nghe:Việc lắng nghe cần đòi hỏi:- Sự tham gia- Chào đón và khuyến khích các bên chia sẻ thông tin

qua hỗ trợ không lời như duy trì tư thế chào mừng, ngả người về phía trước, biểu lộ sắc mặt bình thường.

- Diễn đạt lại hoặc tóm lược- không đánh giá phần trình bày của các bên, nói rõ trong lời nói của chính mình việc bạn đã hiểu người nói như thế nào.

- Nhận biết cảm xúc- không đánh giá phản ứng của các bên về sự tranh chấp, chấp nhận yếu tố cảm xúc.

Lắng nghe hiệu quả- Chứng tỏ sự quan tâm của bạn- Giúp các bên cảm thấy hiểu nhau- Khuyến khích các bên suy nghĩ về lời nói của họ- Xây dựng lòng tin của các bên với bạnLàm thế nào để lắng nghe hiệu quả- Duy trì sự vô tư và không nghiêng về một phía- Không đồng tình và cũng không phản đối lời các bên chia sẻ- Tập trung vào vấn đề đang nói và diễn đạt lại theo cách của riêng bạn- Đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để hiểu anh hoặc chị ấy

đang nói gì và cảm giác của anh hoặc chị ấy thế nào

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 11

Page 12: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

- Không ngắt lời, kết thúc câu, đưa ra lời khuyên hay gợi ý trong khi bạn đang lắng nghe.

Những điều cần tránh khi lắng nghe:Những điều cần tránh khi lắng nghe:- Nghe và phán xét: Chỉ trích, đặt ra những giả định, chỉnh lý, lên lớp

về mặt đạo lý, chất vấn, tranh luận với đối týợng trong khi họ đang trình bày,…;

- Không nên có điệu bộ, cử chỉ (như lắc đầu, cau có mặt mày, nheo mắt…), lời nói tỏ thái độ phủ định hay khó chịu khi đối týợng trình bày dài dòng, không logic, khó hiểu hoặc đặt ra nhiều câu hỏi không có liên quan đến vụ việc,…;

- Không nên buồn bực hay cáu giận khi các bên có cử chỉ hoặc lời nói làm mình không hài lòng bởi đó là những bức xúc của họ.

4. Kỹ năng đặt câu hỏi:Các hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh

nghiệm, học hiểu về nhận thức và khai thác các vấn đề và lợi ích. Rất dễ để đặt câu hỏi hoặc quá rộng và không tập trung, hoặc quá hẹp và hạn chế. Như vậy, câu trả lời sẽ mơ hồ và không cam kết.

Thăm dò là một kỹ năng được sử dụng nhằm khuyến khích các bên bộc lộ rõ thêm vấn đề họ đã nói- thêm chi tiết hoặc làm sáng tỏ thêm. Đặt câu hỏi thăm dò “tại sao” có thể giúp phát hiện động cơ và lợi ích bên trong của các bên

Các câu hỏi thăm được bỏ ngỏ, có nghĩa rằng chúng không thể được trả lời là “ có hoặc không”. Thường bắt đầu với cái gì? ở đâu? Thế nào? Khi nào? Ai và tại sao?. Chúng sẽ giúp các Hòa giải viên hiểu nhiều hơn và thường cung cấp thông tin mới, mà các bên thường không tự đưa ra. Học cách đặt câu hỏi hiệu quả cần có sự suy nghĩ và cần được thực hành cách hỏi kỹ lưỡng. Kỹ năng này sẽ tăng chất lượng thông tin mà bạn nhận được.

Các ví dụ cho các câu hỏi thăm dò:- Nó có ích theo cách nào?- Bạn có thể nói thêm gì với tôi về tình huống đó?- Bạn giải quyết tình huống thế nào?- Bạn cảm thấy thế nào về hành động của cô ta?- Bạn có thể làm gì để cân nhắc sự lựa chọn này?- Bạn có băn khoăn gì về đề nghị này?- Bạn hy vọng thu được gì từ tình huống này?Một phương pháp hữu hiệu để nghĩ về các câu hỏi thăm dò là dựa trên

những mục đích của câu hỏi. Nói chung, những câu hỏi này là nhằm mở rộng

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 12

Page 13: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

thông tin về tranh chấp và kinh nghiệm của các bên. Đó là những câu hỏi tò mò mà với những câu hỏi này người đặt câu hỏi không biết câu trả lời là gì.

Các câu hỏi thăm dò rất có ích trong giai đoạn đầu của hòa giải hay trong giai đoạn trước khi hòa giải. Khi bạn thu thập số lượng thông tin đáng kể, bạn bắt đầu sử dụng các loại câu hỏi khác.

Các ví dụ cho các câu hỏi:- Làm sáng tỏ- “Bạn có ý gì khi bạn nói anh ta ban ơn cho bạn”- Giải thích- “ Điều gì làm bạn nghĩ anh ta không trả lại xe cho bạn?- Dựa trên lợi ích- Bạn lo lắng điều gì sẽ xảy ra nếu hành rào này

không được sửa chữa?”- Thách thức- Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày hôm nay hai người trong số

các bạn không thể giải quyết vấn đề này?”- Kết quả- Bạn nghĩ thế nào khi họ sẽ phản ứng lại gợi ý của bạn?- Tim hiểu thực tế- “Bạn cần có nhiều tiền trong bao lâu?- Tim hiểu ý kiến: Bạn nghĩ gì về đề xuất mới của họ?Giải quyết vấn đề: Bạn đã cố gắng giải quyết vấn đề chưa và cái gì

đang cản trở bạn giải quyết vấn đề?Vận dụng trí não để giải quyết vấn đề/động não- Từng người trong các

bạn có thể nghĩ cách gì để cải thiện tình huống?Hòa giải viên phải phát triển kỹ năng nghe và đặt câu hỏi tốt để hiểu sự

tranh chấp từ kinh nghiệm của các bên có liên quan. Sau khi thu được sự hiểu biết tốt về vấn đề và tác động của chúng, hòa giải viên sẽ chuyển tới đặt câu hỏi cụ thể hơn nhằm thu được các loại thông tin khác nhau, như đã nêu trong ví dụ trên, cũng như đạt được các kiến thức và kinh nghiệm của chính anh chị vào vụ tranh chấp.

3.3. Kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ: 3.3. Kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ: + Đưa ra lời khuyên chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa, thuyết phục

được đối tượng thì Hoà giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp.

+ Trong trường hợp cần thiết, Hoà giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được;

3.4. Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo:3.4. Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo:+ Để khẳng định với các bên tranh chấp rằng Hoà giải viên đang thực

hiện hoà giải theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan, duy ý chí của mình;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 13

Page 14: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Hoà giải viên kiểm tra tính chính xác những tư duy và khẳng định chính thức những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn, không phải bao giờ Hoà giải viên cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy định pháp luật khác nhau.

+ Trong trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó, Hoà giải viên chưa nên đưa ra lời khuyên ngay mà hẹn đối tượng vào một dịp khác để khẳng định lại tính hợp pháp của văn bản pháp luật cần áp dụng.

+ Trường hợp vụ việc hoà giải có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà Hoà giải viên chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp khác am hiểu sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa ra lời tư vấn.

3.5. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc:3.5. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc:+ Sau khi đã nghe cả hai bên trình bày, xem xét các giấy tờ, tài liệu các

bên cung cấp, nếu thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp thì cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những lời khuyên phiến diện, chủ quan;

+ Hoà giải viên phải thực sự khách quan, vô tư khi xem xét, xác minh vụ việc nhất là khi tiếp xúc với những người có lợi ích liên quan trong vụ việc tranh chấp hoặc thân quen với một bên tranh chấp;

+ Việc xem, xác minh nên lập thành biên bản để làm căn cứ giải thích, thuyết phục các bên tự nguyện hoà giải.

3.6. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự giải quyết3.6. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự giải quyết tranh chấp: tranh chấp:

+ Giải thích, thuyết phục, cảm hoá và hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp được Hoà giải viên thực hiện trong suốt quá trình hoà giải, từ lần gặp gỡ đầu tiên với từng đối tượng hoặc gặp gỡ cả hai bên;

+ Hoà giải viên phải đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương án,… để tháo gỡ những vướng mắc của các bên;

+ Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào các quan hệ xã hội có liên quan đến vụ việc tranh chấp, hành vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm;

+ Phân tích những hành vi phù hợp với pháp luật và hành vi trái pháp luật của mỗi bên, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa chọn và quyết định.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 14

Page 15: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

3.7. Nguyên tắc đưa ra lời khuyên, phương án giải quýet vụ việc: 3.7. Nguyên tắc đưa ra lời khuyên, phương án giải quýet vụ việc: + Pháp chế: phương án, lời khuyên phải phù hợp với pháp luật và đạo đức

xã hội;

+ Cụ thể: Nội dung tư vấn, lời khuyên hay phương án giải quyết phải cụ thể, dễ hiểu;

+ Khả thi: Phương án giải quyết phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh của các bên tranh chấp có thể vận dụng và thực hiện được;

+ Kịp thời: Thực hiện hòa giải, đưa ra lời khuyên phải kịp thời ngăn chặn “cái nảy thành cái ung”, “bé xé ra to”, khiếu kiện kéo dài, tốn kém.

3.8. Một số điểm cần lưu ý khi hòa giải: 3.8. Một số điểm cần lưu ý khi hòa giải: 1/ Cần hiểu rõ tâm lý và cach ứng xử cua cac bên tranh châp:

+ Các bên tranh chấp mang nặng suy nghĩ chủ quan luôn cho rằng mình đúng còn bên kia luôn sai, khi gặp gỡ họ thường nói xấu nhau, đỗ lỗi cho nhau;

+ Các bên biết mình sai, nhưng vẫn cố tình bảo vệ cái sai của mình, muốn Hòa giải viên đứng về phía họ, bảo vệ cái sai của họ;

+ Hoà giải viên phải thực hiện đúng nguyên tắc hoà giải, vì lợi ích của cả hai bên, không được giúp các bên thực hiện những hành vi trái pháp luật;

2/ Quan hệ vơi cac bên tranh châp:

+ Hoà giải viên phải coi các bên hoà giải như người thân của mình, phải xây dựng được quan hệ tốt với họ trên cơ sở chân thực, hợp tác, bền vững;

+ Hoà giải viên phải tạo ra được sự tin tưởng của các bên vào Tổ hoà giải và Hoà giải viên, bởi Hoà giải viên đang giúp đỡ họ giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn, bất đồng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Hoà giải viên phải thực sự kiên nhẫn lắng nghe các bên tranh chấp trình bày về yêu cầu của họ và không được tỏ ra bi quan hoặc lạc quan thái quá sau khi biết được những thông tin đầu tiên của họ;

+ Hoà giải viên phải giữ liên hệ thường xuyên với các bên tranh chấp, giúp đỡ họ tự nguyện thực hiện thoả thuận và tạo niềm tin của đối tượng đối với Tổ hoà giải và Hoà giải viên.

3.9. Một số hành vi Hòa giải viên không được thực hiện: 3.9. Một số hành vi Hòa giải viên không được thực hiện: + Thực hiện hoà giải không phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội;

+ Xúi giục đương sự khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ;

+ Hoà giải xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

+ Lợi dụng danh nghĩa Hoà giải viên để trục lợi hoặc hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

+ Tiết lộ thông tin về đời tư của các bên tranh chấp mà Hoà giải viên biết được trong quá trình thực hiện hoà giải, trừ trường hợp các bên đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 15

Page 16: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Chuyên đề: GIỚI THIỆU MÔT SÔ NÔI DUNG LUẬT ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN ĐẾN

CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ-----------

I. LUẬT ĐẤT ĐAI 2003:Tại phiên họp khóa XI, kỳ họp thứ 4 (từ ngày 21/10/2003 – 26/11/2003)

Quốc hội Nước CHXHCNVN đã thông qua luật đất đai năm 2003 và được Chủ tịch Nước công bố ngày 10/12/2003 theo lệnh số: 23/2003/L-CTN. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004.

Luật đất đai năm 2003 có 7 chương, 146 điều1. Chương I: những quy định chung – Gồm 15 điều (từ điều 1 đến điều

15) Quy định về Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, áp dụng pháp luật, giải thích từ ngữ…

Lưu ý:Điều 5 : Sở hữu đất đaiKhoản 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.Khoản 2 : Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: (T13)Điều 7. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất

đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân: Giám sát và quản lý sử dụng đất.

Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng

đất.2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định

của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 11. Nguyên tắc sử dụng đấtViệc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến

lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 16

Page 17: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 15. Những hành vi bị nghiêm cấm Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử

dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; huỷ hoại đất; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghia vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất. (Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐ-CP NGÀY 11/11/2009 của Chính phủ)

2. Chương II: Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai – Gồm 8 mục – 50 điều (từ điều 16 đến điều 65) .

Lưu ý:Điều 31 . Căn cứ để giao đất , cho thuê đất , chuyển mục

đích sử dụng đất (quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất) Trang 36Điều 33. Giao đất không thu tiền sử dụng đất (T 36 – 38)Điều 34. Giao đất có thu tiền sử dụng đất (T 38)Điều 36. Chuyển mục đích sử dụng đất Điều 37. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất 1…Tỉnh; 2…Huyện, Thành phố thuộc Tỉnh3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông

nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.

Điều 38. Các trường hợp thu hồi đất (12 trường hợp) Trang 43 - 45Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Điều 43. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường

1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 17

Page 18: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

c) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng

quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

đ) Đất thuê của Nhà nước;e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất quy định tại Điều 50 của Luật này;g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị

trấn. 2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi

thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;

c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật này.

3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc khoản 2 Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.

4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.

Điều 49. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá

nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.3. Chương III: Chế độ sử dụng các loại đất – Gồm 4 mục –

39 điều ( từ điều 66 đến điều 104).Lưu ý:Điều 83. Đất ở tại nông thôn

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 18

Page 19: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Điều 84. Đất ở tại đô thị1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công

trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

Điều 87. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao4. Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất – Gồm 4 mục

– 17 điều (từ điều 105 đến điều 121) Lưu ý:

Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất

nông nghiệp;4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất

nông nghiệp;5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử

dụng đất hợp pháp của mình;6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng

đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,

thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;b) Đất không có tranh chấp;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 19

Page 20: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này.

Điều 107. Nghia vụ chung của người sử dụng đấtNgười sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về

sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến

lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng

đất;7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời

hạn sử dụng đất.(Nếu không thực hiện nghia vụ của người sử dụng đất theo điều này

thi cũng sẽ bị xử lý vphc theo quy định tại nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ)

5. Chương V: Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai – Gồm 10 điều (Từ điều 122 đến điều 131)

Lưu ý:Điều 123. Trinh tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho người đang sử dụng đất 6. Chương VI: Thanh t ra , giải quyết t ranh chấp, khiếu nại ,

tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đa i . Lưu ý:Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 20

Page 21: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaiTranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị

trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: (T 163)

Điều 140. Xử lý đối với người vi phạm pháp luật về đất đai Người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không

đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà để đất bị lấn, chiếm, thất thoát thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát.

Điều 143. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 21

Page 22: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

7. Chương VII: Điều khoản thi hành – Gồm 2 điềuĐiều 145. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.Điều 146. Hướng dẫn thi hành do chính phủ hướng dẫn chi tiết.Chính phủ ban hành rất nhiều siêu nghị định để hướng dẫn thi hành luật

đất đai như: 181, 182, 197, 198, 84, 69, 105…Nói chung, luật đất đai năm 2003 đã hoàn thiện 1 cách chi tiết, rõ ràng

hơn các luật đất đai trước đó: 1988, 1993, 1998, 2001; Quy định cụ thể trách nhiệm với các cơ quan quản lý nhà nước, các hộ gia đình, các nhân, kể cả tổ chức; phù hợp với thực tiễn… Tuy nhiên trong quá trình triển khai thi hành, áp dụng thực tế từng địa phương, Luật vẫn còn một số điều khoản chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất, dễ gây lúng túng và hiểu nhiều cách khác nhau như:

- Xác định hạn mức đất đô thị…; Hạn mức giao đất rừng, cây lâu năm…- Thời hiệu và số lần giải quyết khiếu nại giữa luật đât đai và luật KN,

TC…- Vấn đề về nghĩa vụ tài chính khi được cấp gcn qsd đất và qsh tài sảnII. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Về thi hành Luật Đất

đai

Chương XII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 159. Hoà giải tranh chấp đất đai1. Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu

không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai.

2. Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

3. Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 22

Page 23: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 160. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Điều 161. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 23

Page 24: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:

a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản,

buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn; d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn

biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; đ) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. 3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích

đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.

4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

5. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.

Điều 162. Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại

1. Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho

phép chuyển mục đích sử dụng đất;b) Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; c) Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; d) Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. 2. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của

cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 163. Trinh tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của Uy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Uy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Uy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân huyện,

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 24

Page 25: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong khi giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

4. Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại.

Điều 164. Trinh tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 25

Page 26: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân.

4. Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại.

Điều 165. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai không thuộc trường hợp quy định tại Điều 162 của Nghị định này

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai không thuộc trường hợp quy định tại Điều 162 của Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 26

Page 27: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Chuyên đề:MÔT SÔ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VA GIA

ĐINH, BINH ĐĂNG GIỚI, PHÒNG CHÔNG BẠO LƯC GIA ĐINH VA THƯA KẾ

I. LINH VƯC HÔN NHÂN VA GIA ĐINH§iÒu 2. Nh÷ng nguyªn t¾c c¬ b¶n cña chÕ ®é h«n

nh©n vµ gia ®×nh 1. H«n nh©n tù nguyÖn, tiÕn bé, mét vî mét chång,vî

chång b×nh ®¼ng.2. H«n nh©n gi÷a c«ng d©n ViÖt Nam thuéc c¸c d©n

téc, c¸c t«n gi¸o, gi÷a ngêi theo t«n gi¸o víi ngêi kh«ng theo t«n gi¸o, gi÷a c«ng d©n ViÖt Nam víi ngêi níc ngoµi ®îc t«n träng vµ ®îc ph¸p luËt b¶o vÖ.

3. Vî chång cã nghÜa vô thùc hiÖn chÝnh s¸ch d©n sè vµ kÕ ho¹ch hãa gia ®×nh.

4. Cha mÑ cã nghÜa vô nu«i d¹y con thµnh c«ng d©n cã Ých cho x· héi; con cã nghÜa vô kÝnh träng, ch¨m sãc, nu«i d-ìng cha mÑ; ch¸u cã nghÜa vô kÝnh träng, ch¨m sãc, phông d-ìng «ng bµ; c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh cã nghÜa vô quan t©m, ch¨m sãc, gióp ®ì nhau.

5. Nhµ níc vµ x· héi kh«ng thõa nhËn sù ph©n biÖt ®èi xö gi÷a c¸c con, gi÷a con trai vµ con g¸i, con ®Î vµ con nu«i, con trong gi¸ thó vµ con ngoµi gi¸ thó.

6. Nhµ níc, x· héi vµ gia ®×nh cã tr¸ch nhiÖm b¶o vÖ phô n÷, trÎ em, gióp ®ì c¸c bµ mÑ thùc hiÖn tèt chøc n¨ng cao quý cña ngêi mÑ.

§iÒu 4. B¶o vÖ chÕ ®é h«n nh©n vµ gia ®×nh1. Quan hÖ h«n nh©n vµ gia ®×nh thùc hiÖn theo quy

®Þnh cña LuËt nµy ®îc t«n träng vµ ®îc ph¸p luËt b¶o vÖ.2. CÊm t¶o h«n, cìng Ðp kÕt h«n, c¶n trë h«n nh©n tù

nguyÖn, tiÕn bé; cÊm kÕt h«n gi¶ t¹o, lõa dèi ®Ó kÕt h«n, ly h«n; cÊm cìng Ðp ly h«n, ly h«n gi¶ t¹o; cÊm yªu s¸ch cña c¶i trong viÖc cíi hái.

CÊm ngêi ®ang cã vî, cã chång mµ kÕt h«n hoÆc chung sèng nh vî chång víi ngêi kh¸c hoÆc ngêi cha cã vî, cha cã chång mµ kÕt h«n hoÆc chung sèng nh vî chång víi ngêi ®ang cã chång, cã vî.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 27

Page 28: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

CÊm ngîc ®·i, hµnh h¹ «ng, bµ, cha, mÑ, vî, chång, con, ch¸u, anh, chÞ, em vµ c¸c thµnh viªn kh¸c trong gia ®×nh.

3. Mäi hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt vÒ h«n nh©n vµ gia ®×nh ph¶i ®îc xö lý kÞp thêi, nghiªm minh, ®óng ph¸p luËt.

C¬ quan, tæ chøc, c¸ nh©n cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n, c¬ quan kh¸c cã thÈm quyÒn cã biÖn ph¸p kÞp thêi ng¨n chÆn vµ xö lý nghiªm minh ®èi víi ngêi cã hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt vÒ h«n nh©n vµ gia ®×nh.

§iÒu 8. Gi¶i thÝch tõ ng÷Trong LuËt nµy, c¸c tõ ng÷ díi ®©y ®îc hiÓu nh sau:1. ChÕ ®é h«n nh©n vµ gia ®×nh lµ toµn bé nh÷ng quy

®Þnh cña ph¸p luËt vÒ kÕt h«n, ly h«n, nghÜa vô vµ quyÒn gi÷a vî vµ chång, gi÷a cha mÑ vµ con, gi÷a c¸c thµnh viªn kh¸c trong gia ®×nh, cÊp dìng, x¸c ®Þnh cha, mÑ, con, con nu«i, gi¸m hé, quan hÖ h«n nh©n vµ gia ®×nh cã yÕu tè níc ngoµi vµ nh÷ng vÊn ®Ò kh¸c liªn quan ®Õn h«n nh©n vµ gia ®×nh;

2. KÕt h«n lµ viÖc nam vµ n÷ x¸c lËp quan hÖ vî chång theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ®iÒu kiÖn kÕt h«n vµ ®¨ng ký kÕt h«n;

3. KÕt h«n tr¸i ph¸p luËt lµ viÖc x¸c lËp quan hÖ vî chång cã ®¨ng ký kÕt h«n nhng vi ph¹m ®iÒu kiÖn kÕt h«n do ph¸p luËt quy ®Þnh;

4. T¶o h«n lµ viÖc lÊy vî, lÊy chång khi mét bªn hoÆc c¶ hai bªn cha ®ñ tuæi kÕt h«n theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

5. Cìng Ðp kÕt h«n lµ hµnh vi buéc ngêi kh¸c ph¶i kÕt h«n tr¸i víi nguyÖn väng cña hä;

6. H«n nh©n lµ quan hÖ gi÷a vî vµ chång sau khi ®· kÕt h«n;

7. Thêi kú h«n nh©n lµ kho¶ng thêi gian tån t¹i quan hÖ vî chång, tÝnh tõ ngµy ®¨ng ký kÕt h«n ®Õn ngµy chÊm døt h«n nh©n;

8. Ly h«n lµ chÊm døt quan hÖ h«n nh©n do Tßa ¸n c«ng nhËn hoÆc quyÕt ®Þnh theo yªu cÇu cña vî hoÆc cña chång hoÆc c¶ hai vî chång;

9. Cìng Ðp ly h«n lµ hµnh vi buéc ngêi kh¸c ph¶i ly h«n tr¸i víi nguyÖn väng cña hä;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 28

Page 29: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

10. Gia ®×nh lµ tËp hîp nh÷ng ngêi g¾n bã víi nhau do h«n nh©n, quan hÖ huyÕt thèng hoÆc do quan hÖ nu«i dìng, lµm ph¸t sinh c¸c nghÜa vô vµ quyÒn gi÷a hä víi nhau theo quy ®Þnh cña LuËt nµy;

11. CÊp dìng lµ viÖc mét ngêi cã nghÜa vô ®ãng gãp tiÒn hoÆc tµi s¶n kh¸c ®Ó ®¸p øng nhu cÇu thiÕt yÕu cña ngêi kh«ng sèng chung víi m×nh mµ cã quan hÖ h«n nh©n, huyÕt thèng hoÆc nu«i dìng trong trêng hîp ngêi ®ã lµ ngêi cha thµnh niªn, lµ ngêi ®· thµnh niªn mµ kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh, lµ ngêi gÆp khã kh¨n, tóng thiÕu theo quy ®Þnh cña LuËt nµy;

12. Nh÷ng ngêi cïng dßng m¸u vÒ trùc hÖ lµ cha, mÑ ®èi víi con; «ng, bµ ®èi víi ch¸u néi vµ ch¸u ngo¹i;

13. Nh÷ng ngêi cã hä trong ph¹m vi ba ®êi lµ nh÷ng ngêi cïng mét gèc sinh ra: cha mÑ lµ ®êi thø nhÊt; anh chÞ em cïng cha mÑ, cïng cha kh¸c mÑ, cïng mÑ kh¸c cha lµ ®êi thø hai; anh chÞ em con chó con b¸c, con c« con cËu, con d× lµ ®êi thø ba;

14. Quan hÖ h«n nh©n vµ gia ®×nh cã yÕu tè níc ngoµi lµ quan hÖ h«n nh©n vµ gia ®×nh:

a) Gi÷a c«ng d©n ViÖt Nam vµ ngêi níc ngoµi;b) Gi÷a ngêi níc ngoµi víi nhau thêng tró t¹i ViÖt Nam;c) Gi÷a c«ng d©n ViÖt Nam víi nhau mµ c¨n cø ®Ó x¸c

lËp, thay ®æi, chÊm døt quan hÖ ®ã theo ph¸p luËt níc ngoµi hoÆc tµi s¶n liªn quan ®Õn quan hÖ ®ã ë níc ngoµi.

§iÒu 9. §iÒu kiÖn kÕt h«nNam n÷ kÕt h«n víi nhau ph¶i tu©n theo c¸c ®iÒu kiÖn

sau ®©y:1. Nam tõ hai m¬i tuæi trë lªn, n÷ tõ mêi t¸m tuæi trë

lªn;2. ViÖc kÕt h«n do nam vµ n÷ tù nguyÖn quyÕt ®Þnh,

kh«ng bªn nµo ®îc Ðp buéc, lõa dèi bªn nµo; kh«ng ai ®îc c-ìng Ðp hoÆc c¶n trë;

3. ViÖc kÕt h«n kh«ng thuéc mét trong c¸c trêng hîp cÊm kÕt h«n quy ®Þnh t¹i §iÒu 10 cña LuËt nµy.

§iÒu 10. Nh÷ng trêng hîp cÊm kÕt h«n ViÖc kÕt h«n bÞ cÊm trong nh÷ng trêng hîp sau ®©y:

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 29

Page 30: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Ngêi ®ang cã vî hoÆc cã chång;2. Ngêi mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù;3. Gi÷a nh÷ng ngêi cïng dßng m¸u vÒ trùc hÖ; gi÷a

nh÷ng ngêi cã hä trong ph¹m vi ba ®êi;4. Gi÷a cha, mÑ nu«i víi con nu«i; gi÷a ngêi ®· tõng lµ

cha, mÑ nu«i víi con nu«i, bè chång víi con d©u, mÑ vî víi con rÓ, bè dîng víi con riªng cña vî, mÑ kÕ víi con riªng cña chång;

5. Gi÷a nh÷ng ngêi cïng giíi tÝnh.§iÒu 11. §¨ng ký kÕt h«n1. ViÖc kÕt h«n ph¶i ®îc ®¨ng ký vµ do c¬ quan nhµ níc

cã thÈm quyÒn (sau ®©y gäi lµ c¬ quan ®¨ng ký kÕt h«n) thùc hiÖn theo nghi thøc quy ®Þnh t¹i §iÒu 14 cña LuËt nµy.

Mäi nghi thøc kÕt h«n kh«ng theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 14 cña LuËt nµy ®Òu kh«ng cã gi¸ trÞ ph¸p lý.

Nam, n÷ kh«ng ®¨ng ký kÕt h«n mµ chung sèng víi nhau nh vî chång th× kh«ng ®îc ph¸p luËt c«ng nhËn lµ vî chång.

Vî chång ®· ly h«n muèn kÕt h«n l¹i víi nhau còng ph¶i ®¨ng ký kÕt h«n.

2. ChÝnh phñ quy ®Þnh viÖc ®¨ng ký kÕt h«n ë vïng s©u, vïng xa.

§iÒu 15. Ngêi cã quyÒn yªu cÇu hñy viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt

1. Bªn bÞ cìng Ðp, bÞ lõa dèi kÕt h«n theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n hñy viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt do viÖc kÕt h«n vi ph¹m quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 9 cña LuËt nµy.

2. ViÖn kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n hñy viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt do vi ph¹m quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 9 vµ §iÒu 10 cña LuËt nµy.

3. C¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc sau ®©y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n hñy viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt do vi ph¹m quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 9 vµ §iÒu 10 cña LuËt nµy:

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 30

Page 31: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

a) Vî, chång, cha, mÑ, con cña c¸c bªn kÕt h«n;b) ñy ban b¶o vÖ vµ ch¨m sãc trÎ em;c) Héi liªn hiÖp phô n÷.4. C¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc kh¸c cã quyÒn ®Ò nghÞ

ViÖn kiÓm s¸t xem xÐt, yªu cÇu Tßa ¸n hñy viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt.

§iÒu 17. HËu qu¶ ph¸p lý cña viÖc hñy kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt

1. Khi viÖc kÕt h«n tr¸i ph¸p luËt bÞ hñy th× hai bªn nam, n÷ ph¶i chÊm døt quan hÖ nh vî chång.

2. QuyÒn lîi cña con ®îc gi¶i quyÕt nh trêng hîp cha mÑ ly h«n.

3. Tµi s¶n ®îc gi¶i quyÕt theo nguyªn t¾c tµi s¶n riªng cña ai th× vÉn thuéc quyÒn së h÷u cña ngêi ®ã; tµi s¶n chung ®îc chia theo tháa thuËn cña c¸c bªn; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt, cã tÝnh ®Õn c«ng søc ®ãng gãp cña mçi bªn; u tiªn b¶o vÖ quyÒn lîi chÝnh ®¸ng cña phô n÷ vµ con.

§iÒu 18. T×nh nghÜa vî chångVî chång chung thñy, th¬ng yªu, quý träng, ch¨m sãc,

gióp ®ì nhau, cïng nhau x©y dùng gia ®×nh no Êm, b×nh ®¼ng, tiÕn bé, h¹nh phóc, bÒn v÷ng.

§iÒu 19. B×nh ®¼ng vÒ nghÜa vô vµ quyÒn gi÷a vî, chång

Vî, chång b×nh ®¼ng víi nhau, cã nghÜa vô vµ quyÒn ngang nhau vÒ mäi mÆt trong gia ®×nh.

§iÒu 20. Lùa chän n¬i c tró cña vî, chångN¬i c tró cña vî, chång do vî chång lùa chän, kh«ng bÞ

rµng buéc bëi phong tôc, tËp qu¸n, ®Þa giíi hµnh chÝnh.§iÒu 21. T«n träng danh dù, nh©n phÈm, uy tÝn

cña vî, chång1. Vî, chång t«n träng vµ gi÷ g×n danh dù, nh©n phÈm,

uy tÝn cho nhau.2. CÊm vî, chång cã hµnh vi ngîc ®·i, hµnh h¹, xóc ph¹m

®Õn danh dù, nh©n phÈm, uy tÝn cña nhau.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 31

Page 32: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

§iÒu 22. T«n träng quyÒn tù do tÝn ngìng, t«n gi¸o cña vî, chång

Vî, chång t«n träng quyÒn tù do tÝn ngìng, t«n gi¸o cña nhau; kh«ng ®îc cìng Ðp, c¶n trë nhau theo hoÆc kh«ng theo mét t«n gi¸o nµo.

§iÒu 23. Gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn cho nhau ph¸t triÓn vÒ mäi mÆt

Vî, chång cïng bµn b¹c, gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn cho nhau chän nghÒ nghiÖp; häc tËp, n©ng cao tr×nh ®é v¨n hãa, chuyªn m«n, nghiÖp vô; tham gia ho¹t ®éng chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n hãa, x· héi theo nguyÖn väng vµ kh¶ n¨ng cña mçi ng-êi.

§iÒu 24. §¹i diÖn cho nhau gi÷a vî, chång1. Vî chång cã thÓ ñy quyÒn cho nhau x¸c lËp, thùc hiÖn

vµ chÊm døt c¸c giao dÞch mµ theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt ph¶i cã sù ®ång ý cña c¶ vî chång; viÖc ñy quyÒn ph¶i ®îc lËp thµnh v¨n b¶n.

2. Vî, chång ®¹i diÖn cho nhau khi mét bªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù mµ bªn kia cã ®ñ ®iÒu kiÖn lµm ngêi gi¸m hé hoÆc khi mét bªn bÞ h¹n chÕ n¨ng lùc hµnh vi d©n sù mµ bªn kia ®îc Tßa ¸n chØ ®Þnh lµm ngêi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cho ngêi ®ã.

§iÒu 25. Tr¸ch nhiÖm liªn ®íi cña vî, chång ®èi víi giao dÞch do mét bªn thùc hiÖn

Vî hoÆc chång ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm liªn ®íi ®èi víi giao dÞch d©n sù hîp ph¸p do mét trong hai ngêi thùc hiÖn nh»m ®¸p øng nhu cÇu sinh ho¹t thiÕt yÕu cña gia ®×nh.

§iÒu 26. Quan hÖ h«n nh©n khi mét bªn bÞ tuyªn bè lµ ®· chÕt mµ trë vÒ

Khi Tßa ¸n ra quyÕt ®Þnh hñy bá tuyªn bè mét ngêi lµ ®· chÕt theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 93 cña Bé luËt d©n sù mµ vî hoÆc chång cña ngêi ®ã cha kÕt h«n víi ngêi kh¸c th× quan hÖ h«n nh©n ®¬ng nhiªn ®îc kh«i phôc; trong trêng hîp vî hoÆc chång cña ngêi ®ã ®· kÕt h«n víi ngêi kh¸c th× quan hÖ h«n nh©n ®îc x¸c lËp sau cã hiÖu lùc ph¸p luËt.

§iÒu 27. Tµi s¶n chung cña vî chång1. Tµi s¶n chung cña vî chång gåm tµi s¶n do vî, chång

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 32

Page 33: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

t¹o ra, thu nhËp do lao ®éng, ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh vµ nh÷ng thu nhËp hîp ph¸p kh¸c cña vî chång trong thêi kú h«n nh©n; tµi s¶n mµ vî chång ®îc thõa kÕ chung hoÆc ®îc tÆng cho chung vµ nh÷ng tµi s¶n kh¸c mµ vî chång tháa thuËn lµ tµi s¶n chung.

QuyÒn sö dông ®Êt mµ vî chång cã ®îc sau khi kÕt h«n lµ tµi s¶n chung cña vî chång. QuyÒn sö dông ®Êt mµ vî hoÆc chång cã ®îc tríc khi kÕt h«n, ®îc thõa kÕ riªng chØ lµ tµi s¶n chung khi vî chång cã tháa thuËn.

Tµi s¶n chung cña vî chång thuéc së h÷u chung hîp nhÊt.2. Trong trêng hîp tµi s¶n thuéc së h÷u chung cña vî

chång mµ ph¸p luËt quy ®Þnh ph¶i ®¨ng ký quyÒn së h÷u th× trong giÊy chøng nhËn quyÒn së h÷u ph¶i ghi tªn cña c¶ vî chång.

3. Trong trêng hîp kh«ng cã chøng cø chøng minh tµi s¶n mµ vî, chång ®ang cã tranh chÊp lµ tµi s¶n riªng cña mçi bªn th× tµi s¶n ®ã lµ tµi s¶n chung.

§iÒu 28. ChiÕm h÷u, sö dông, ®Þnh ®o¹t tµi s¶n chung

1. Vî, chång cã quyÒn vµ nghÜa vô ngang nhau trong viÖc chiÕm h÷u, sö dông, ®Þnh ®o¹t tµi s¶n chung.

2. Tµi s¶n chung cña vî chång ®îc chi dïng ®Ó b¶o ®¶m nhu cÇu cña gia ®×nh, thùc hiÖn c¸c nghÜa vô chung cña vî chång.

3. ViÖc x¸c lËp, thùc hiÖn vµ chÊm døt giao dÞch d©n sù liªn quan ®Õn tµi s¶n chung cã gi¸ trÞ lín hoÆc lµ nguån sèng duy nhÊt cña gia ®×nh, viÖc dïng tµi s¶n chung ®Ó ®Çu t kinh doanh ph¶i ®îc vî chång bµn b¹c, tháa thuËn, trõ tµi s¶n chung ®· ®îc chia ®Ó ®Çu t kinh doanh riªng theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 29 cña LuËt nµy.

§iÒu 29. Chia tµi s¶n chung trong thêi kú h«n nh©n1. Khi h«n nh©n tån t¹i, trong trêng hîp vî chång ®Çu t

kinh doanh riªng, thùc hiÖn nghÜa vô d©n sù riªng hoÆc cã lý do chÝnh ®¸ng kh¸c th× vî chång cã thÓ tháa thuËn chia tµi s¶n chung; viÖc chia tµi s¶n chung ph¶i lËp thµnh v¨n b¶n; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

2. ViÖc chia tµi s¶n chung cña vî chång nh»m trèn tr¸nh

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 33

Page 34: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

thùc hiÖn nghÜa vô vÒ tµi s¶n kh«ng ®îc ph¸p luËt c«ng nhËn.

§iÒu 30. HËu qu¶ chia tµi s¶n chung cña vî chångTrong trêng hîp chia tµi s¶n chung cña vî chång th× hoa

lîi, lîi tøc ph¸t sinh tõ tµi s¶n ®· ®îc chia thuéc së h÷u riªng cña mçi ngêi; phÇn tµi s¶n cßn l¹i kh«ng chia vÉn thuéc së h÷u chung cña vî chång.

§iÒu 31. QuyÒn thõa kÕ tµi s¶n gi÷a vî chång 1. Vî, chång cã quyÒn thõa kÕ tµi s¶n cña nhau theo quy

®Þnh cña ph¸p luËt vÒ thõa kÕ. 2. Khi vî hoÆc chång chÕt hoÆc bÞ Tßa ¸n tuyªn bè lµ ®·

chÕt th× bªn cßn sèng qu¶n lý tµi s¶n chung cña vî chång, trõ trêng hîp trong di chóc cã chØ ®Þnh ngêi kh¸c qu¶n lý di s¶n hoÆc nh÷ng ngêi thõa kÕ tháa thuËn cö ngêi kh¸c qu¶n lý di s¶n.

3. Trong trêng hîp yªu cÇu chia di s¶n thõa kÕ mµ viÖc chia di s¶n ¶nh hëng nghiªm träng ®Õn ®êi sèng cña bªn vî hoÆc chång cßn sèng vµ gia ®×nh th× bªn cßn sèng cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh phÇn di s¶n mµ nh÷ng ngêi thõa kÕ ®îc hëng nhng cha cho chia di s¶n trong mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh; nÕu hÕt thêi h¹n do Tßa ¸n x¸c ®Þnh hoÆc bªn cßn sèng ®· kÕt h«n víi ngêi kh¸c th× nh÷ng ngêi thõa kÕ kh¸c cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n cho chia di s¶n thõa kÕ.

§iÒu 32. Tµi s¶n riªng cña vî, chång1. Vî, chång cã quyÒn cã tµi s¶n riªng.Tµi s¶n riªng cña vî, chång gåm tµi s¶n mµ mçi ngêi cã

tríc khi kÕt h«n; tµi s¶n ®îc thõa kÕ riªng, ®îc tÆng cho riªng trong thêi kú h«n nh©n; tµi s¶n ®îc chia riªng cho vî, chång theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 29 vµ §iÒu 30 cña LuËt nµy; ®å dïng, t trang c¸ nh©n.

2. Vî, chång cã quyÒn nhËp hoÆc kh«ng nhËp tµi s¶n riªng vµo khèi tµi s¶n chung.

§iÒu 33. ChiÕm h÷u, sö dông, ®Þnh ®o¹t tµi s¶n riªng

1. Vî, chång cã quyÒn chiÕm h÷u, sö dông, ®Þnh ®o¹t tµi s¶n riªng cña m×nh, trõ trêng hîp quy ®Þnh t¹i kho¶n 5 §iÒu nµy.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 34

Page 35: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Vî, chång tù qu¶n lý tµi s¶n riªng; trong trêng hîp vî hoÆc chång kh«ng thÓ tù m×nh qu¶n lý tµi s¶n riªng vµ còng kh«ng ñy quyÒn cho ngêi kh¸c qu¶n lý th× bªn kia cã quyÒn qu¶n lý tµi s¶n ®ã.

3. NghÜa vô riªng vÒ tµi s¶n cña mçi ngêi ®îc thanh to¸n tõ tµi s¶n riªng cña ngêi ®ã.

4. Tµi s¶n riªng cña vî, chång còng ®îc sö dông vµo c¸c nhu cÇu thiÕt yÕu cña gia ®×nh trong trêng hîp tµi s¶n chung kh«ng ®ñ ®Ó ®¸p øng.

5. Trong trêng hîp tµi s¶n riªng cña vî hoÆc chång ®· ®-îc ®a vµo sö dông chung mµ hoa lîi, lîi tøc tõ tµi s¶n riªng ®ã lµ nguån sèng duy nhÊt cña gia ®×nh th× viÖc ®Þnh ®o¹t tµi s¶n riªng ®ã ph¶i ®îc sù tháa thuËn cña c¶ vî chång.

§iÒu 50. NghÜa vô cÊp dìng1. NghÜa vô cÊp dìng ®îc thùc hiÖn gi÷a cha, mÑ vµ

con, gi÷a anh chÞ em víi nhau, gi÷a «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i vµ ch¸u, gi÷a vî vµ chång theo quy ®Þnh cña LuËt nµy.

NghÜa vô cÊp dìng kh«ng thÓ thay thÕ b»ng nghÜa vô kh¸c vµ kh«ng thÓ chuyÓn giao cho ngêi kh¸c.

2. Trong trêng hîp ngêi cã nghÜa vô nu«i dìng mµ trèn tr¸nh nghÜa vô ®ã th× buéc ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô cÊp d-ìng ®îc quy ®Þnh t¹i LuËt nµy.

§iÒu 51. Mét ngêi cÊp dìng cho nhiÒu ngêiTrong trêng hîp mét ngêi cÊp dìng cho nhiÒu ngêi th×

ngêi cÊp dìng vµ nh÷ng ngêi ®îc cÊp dìng tháa thuËn víi nhau vÒ ph¬ng thøc vµ møc cÊp dìng phï hîp víi thu nhËp, kh¶ n¨ng thùc tÕ cña ngêi cã nghÜa vô cÊp dìng vµ nhu cÇu thiÕt yÕu cña nh÷ng ngêi ®îc cÊp dìng; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

§iÒu 52. NhiÒu ngêi cïng cÊp dìng cho mét ngêi hoÆc cho nhiÒu ngêi

Trong trêng hîp nhiÒu ngêi cïng cã nghÜa vô cÊp dìng cho mét ngêi hoÆc cho nhiÒu ngêi th× nh÷ng ngêi nµy tháa thuËn víi nhau vÒ ph¬ng thøc vµ møc ®ãng gãp phï hîp víi thu nhËp, kh¶ n¨ng thùc tÕ cña mçi ngêi vµ nhu cÇu thiÕt yÕu cña ngêi ®îc cÊp dìng; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 35

Page 36: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

§iÒu 53. Møc cÊp dìng1. Møc cÊp dìng do ngêi cã nghÜa vô cÊp dìng vµ ngêi ®-

îc cÊp dìng hoÆc ngêi gi¸m hé cña ngêi ®ã tháa thuËn c¨n cø vµo thu nhËp, kh¶ n¨ng thùc tÕ cña ngêi cã nghÜa vô cÊp d-ìng vµ nhu cÇu thiÕt yÕu cña ngêi ®îc cÊp dìng; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

2. Khi cã lý do chÝnh ®¸ng, møc cÊp dìng cã thÓ thay ®æi. ViÖc thay ®æi møc cÊp dìng do c¸c bªn tháa thuËn; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

§iÒu 54. Ph¬ng thøc thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìngViÖc cÊp dìng cã thÓ ®îc thùc hiÖn ®Þnh kú hµng th¸ng,

hµng quý, nöa n¨m, hµng n¨m hoÆc mét lÇn. C¸c bªn cã thÓ tháa thuËn thay ®æi ph¬ng thøc cÊp d-

ìng, t¹m ngõng cÊp dìng trong trêng hîp ngêi cã nghÜa vô cÊp dìng l©m vµo t×nh tr¹ng khã kh¨n vÒ kinh tÕ mµ kh«ng cã kh¶ n¨ng thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìng; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

§iÒu 55. Ngêi cã quyÒn yªu cÇu thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìng

1. Ngêi ®îc cÊp dìng hoÆc ngêi gi¸m hé cña ngêi ®ã theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n buéc ngêi kh«ng tù nguyÖn thùc hiÖn nghÜa vô cÊp d-ìng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô ®ã.

2. ViÖn kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n buéc ngêi kh«ng tù nguyÖn thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô ®ã.

3. C¬ quan, tæ chøc sau ®©y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n buéc ngêi kh«ng tù nguyÖn thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô ®ã:

a) ñy ban b¶o vÖ vµ ch¨m sãc trÎ em;b) Héi liªn hiÖp phô n÷.4. C¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc kh¸c cã quyÒn ®Ò nghÞ

ViÖn kiÓm s¸t xem xÐt, yªu cÇu Tßa ¸n buéc ngêi kh«ng tù nguyÖn thùc hiÖn nghÜa vô cÊp dìng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô ®ã.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 36

Page 37: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

§iÒu 56. NghÜa vô cÊp dìng cña cha, mÑ ®èi víi con khi ly h«n

Khi ly h«n, cha hoÆc mÑ kh«ng trùc tiÕp nu«i con cha thµnh niªn hoÆc con ®· thµnh niªn bÞ tµn tËt, mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù, kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh cã nghÜa vô cÊp dìng nu«i con.

Møc cÊp dìng cho con do cha, mÑ tháa thuËn; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

§iÒu 57. NghÜa vô cÊp dìng cña con ®èi víi cha mÑCon ®· thµnh niªn kh«ng sèng chung víi cha mÑ cã

nghÜa vô cÊp dìng cho cha mÑ kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh.

§iÒu 58. NghÜa vô cÊp dìng gi÷a anh, chÞ, em1. Trong trêng hîp kh«ng cßn cha mÑ hoÆc cha mÑ

kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó cÊp dìng cho con th× anh, chÞ ®· thµnh niªn kh«ng sèng chung víi em cã nghÜa vô cÊp dìng cho em cha thµnh niªn kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh hoÆc em ®· thµnh niªn kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh.

2. Em ®· thµnh niªn kh«ng sèng chung víi anh, chÞ cã nghÜa vô cÊp dìng cho anh, chÞ kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh.

§iÒu 59. NghÜa vô cÊp dìng gi÷a «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i vµ ch¸u

1. ¤ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i kh«ng sèng chung víi ch¸u cã nghÜa vô cÊp dìng cho ch¸u trong trêng hîp ch¸u cha thµnh niªn hoÆc ch¸u ®· thµnh niªn kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng, kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh vµ kh«ng cã ngêi cÊp dìng theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 58 cña LuËt nµy.

2. Ch¸u ®· thµnh niªn kh«ng sèng chung víi «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i cã nghÜa vô cÊp dìng cho «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i trong trêng hîp «ng bµ kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng, kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh vµ kh«ng cã ngêi kh¸c cÊp dìng theo quy ®Þnh cña LuËt nµy.

§iÒu 60. NghÜa vô cÊp dìng gi÷a vî vµ chång khi ly h«n

Khi ly h«n, nÕu bªn khã kh¨n, tóng thiÕu cã yªu cÇu cÊp

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 37

Page 38: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

dìng mµ cã lý do chÝnh ®¸ng th× bªn kia cã nghÜa vô cÊp d-ìng theo kh¶ n¨ng cña m×nh.

§iÒu 61. ChÊm døt nghÜa vô cÊp dìngNghÜa vô cÊp dìng chÊm døt trong c¸c trêng hîp sau

®©y:1. Ngêi ®îc cÊp dìng ®· thµnh niªn vµ cã kh¶ n¨ng lao

®éng;2. Ngêi ®îc cÊp dìng cã thu nhËp hoÆc tµi s¶n ®Ó tù

nu«i m×nh;3. Ngêi ®îc cÊp dìng ®îc nhËn lµm con nu«i;4. Ngêi cÊp dìng ®· trùc tiÕp nu«i dìng ngêi ®îc cÊp d-

ìng;5. Ngêi cÊp dìng hoÆc ngêi ®îc cÊp dìng chÕt;6. Bªn ®îc cÊp dìng sau khi ly h«n ®· kÕt h«n víi ngêi

kh¸c;7. C¸c trêng hîp kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.§iÒu 63. X¸c ®Þnh cha, mÑ1. Con sinh ra trong thêi kú h«n nh©n hoÆc do ngêi vî cã

thai trong thêi kú ®ã lµ con chung cña vî chång.Con sinh ra tríc ngµy ®¨ng ký kÕt h«n vµ ®îc cha mÑ

thõa nhËn còng lµ con chung cña vî chång.2. Trong trêng hîp cha, mÑ kh«ng thõa nhËn con th×

ph¶i cã chøng cø vµ ph¶i ®îc Tßa ¸n x¸c ®Þnh.ViÖc x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con ®îc sinh ra theo ph¬ng

ph¸p khoa häc do ChÝnh phñ quy ®Þnh.§iÒu 64. X¸c ®Þnh conNgêi kh«ng ®îc nhËn lµ cha, mÑ cña mét ngêi cã thÓ yªu

cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh ngêi ®ã lµ con m×nh.Ngêi ®îc nhËn lµ cha, mÑ cña mét ngêi cã thÓ yªu cÇu

Tßa ¸n x¸c ®Þnh ngêi ®ã kh«ng ph¶i lµ con m×nh.§iÒu 65. QuyÒn nhËn cha, mÑ1. Con cã quyÒn xin nhËn cha, mÑ cña m×nh, kÓ c¶

trong trêng hîp cha, mÑ ®· chÕt.2. Con ®· thµnh niªn xin nhËn cha, kh«ng ®ßi hái ph¶i

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 38

Page 39: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

cã sù ®ång ý cña mÑ; xin nhËn mÑ, kh«ng ®ßi hái ph¶i cã sù ®ång ý cña cha.

§iÒu 66. Ngêi cã quyÒn yªu cÇu x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc x¸c ®Þnh con cho cha, mÑ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù

1. MÑ, cha hoÆc ngêi gi¸m hé theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc x¸c ®Þnh con cho cha, mÑ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù.

2. ViÖn kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc x¸c ®Þnh con cho cha, mÑ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù.

3. C¬ quan, tæ chøc sau ®©y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù cã quyÒn tù m×nh yªu cÇu Tßa ¸n hoÆc ®Ò nghÞ ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc x¸c ®Þnh con cho cha, mÑ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù:

a) ñy ban b¶o vÖ vµ ch¨m sãc trÎ em;b) Héi liªn hiÖp phô n÷.4. C¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc kh¸c cã quyÒn ®Ò nghÞ

ViÖn kiÓm s¸t xem xÐt, yªu cÇu Tßa ¸n x¸c ®Þnh cha, mÑ cho con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc x¸c ®Þnh con cho cha, mÑ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù.

§iÒu 79. ¸p dông ph¸p luËt vÒ gi¸m hé trong quan hÖ gia ®×nh

Khi trong gia ®×nh cã ngêi cÇn ®îc gi¸m hé th× viÖc gi¸m hé ®îc thùc hiÖn theo c¸c quy ®Þnh vÒ gi¸m hé cña Bé luËt d©n sù vµ LuËt nµy.

§iÒu 80. Cha mÑ gi¸m hé cho conTrong trêng hîp cha mÑ cïng gi¸m hé cho con ®· thµnh

niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù th× hä ®Òu ph¶i thùc hiÖn

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 39

Page 40: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

quyÒn vµ nghÜa vô cña ngêi gi¸m hé. Cha, mÑ tháa thuËn víi nhau vÒ viÖc ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cho con trong c¸c giao dÞch d©n sù v× lîi Ých cña con.

§iÒu 81. Cha mÑ cö ngêi gi¸m hé cho con Trong trêng hîp cha mÑ cßn sèng nhng kh«ng cã ®iÒu

kiÖn trùc tiÕp tr«ng nom, nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc con cha thµnh niªn, con ®· thµnh niªn mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù th× cha mÑ cã thÓ cö ngêi kh¸c gi¸m hé cho con; cha mÑ vµ ngêi gi¸m hé tháa thuËn vÒ viÖc ngêi gi¸m hé thùc hiÖn mét phÇn hoÆc toµn bé viÖc gi¸m hé.

§iÒu 82. Con riªng gi¸m hé cho bè dîng, mÑ kÕTrong trêng hîp bè dîng, mÑ kÕ kh«ng cã ngêi gi¸m hé

theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 72 cña Bé luËt d©n sù th× con riªng ®ang sèng chung víi bè dîng, mÑ kÕ lµm ngêi gi¸m hé, nÕu cã ®ñ ®iÒu kiÖn lµm ngêi gi¸m hé.

§iÒu 83. Gi¸m hé gi÷a anh, chÞ, em 1. Trong trêng hîp anh, chÞ, em ruét cÇn ®îc gi¸m hé

th× anh, chÞ, em ®· thµnh niªn cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù tháa thuËn cö mét ngêi trong sè hä cã ®ñ ®iÒu kiÖn lµm ng-êi gi¸m hé.

2. Khi quyÕt ®Þnh c¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn nh©n th©n, tµi s¶n cña em cha thµnh niªn th× anh, chÞ lµ ngêi gi¸m hé cña em ph¶i tham kh¶o ý kiÕn cña nh÷ng ngêi th©n thÝch vµ ý kiÕn cña em, nÕu em tõ ®ñ chÝn tuæi trë lªn.

§iÒu 84. Gi¸m hé gi÷a «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i vµ ch¸u

1. Trong trêng hîp ch¸u cÇn ®îc gi¸m hé mµ «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i cã ®ñ ®iÒu kiÖn lµm ngêi gi¸m hé th× nh÷ng ngêi nµy tháa thuËn cö mét bªn lµm ngêi gi¸m hé.

2. Ch¸u cã ®ñ ®iÒu kiÖn lµm ngêi gi¸m hé th× ph¶i gi¸m hé cho «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i, nÕu «ng bµ kh«ng cã con phông dìng.

§iÒu 85. QuyÒn yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt viÖc ly h«n

1. Vî, chång hoÆc c¶ hai ngêi cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt viÖc ly h«n.

2. Trong trêng hîp vî cã thai hoÆc ®ang nu«i con díi mêi

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 40

Page 41: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

hai th¸ng tuæi th× chång kh«ng cã quyÒn yªu cÇu xin ly h«n.§iÒu 86. KhuyÕn khÝch hßa gi¶i ë c¬ sëNhµ níc vµ x· héi khuyÕn khÝch viÖc hßa gi¶i ë c¬ së khi

vî, chång cã yªu cÇu ly h«n. ViÖc hßa gi¶i ®îc thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ hßa gi¶i ë c¬ së.

§iÒu 87. Thô lý ®¬n yªu cÇu ly h«nTßa ¸n thô lý ®¬n yªu cÇu ly h«n theo quy ®Þnh cña

ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù. Trong trêng hîp kh«ng ®¨ng ký kÕt h«n mµ cã yªu cÇu

ly h«n th× Tßa ¸n thô lý vµ tuyªn bè kh«ng c«ng nhËn quan hÖ vî chång theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 11 cña LuËt nµy; nÕu cã yªu cÇu vÒ con vµ tµi s¶n th× gi¶i quyÕt theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 vµ kho¶n 3 §iÒu 17 cña LuËt nµy.

§iÒu 88. Hßa gi¶i t¹i Tßa ¸nSau khi ®· thô lý ®¬n yªu cÇu ly h«n, Tßa ¸n tiÕn hµnh

hßa gi¶i theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tè tông d©n sù.§iÒu 89. C¨n cø cho ly h«n1. Tßa ¸n xem xÐt yªu cÇu ly h«n, nÕu xÐt thÊy t×nh

tr¹ng trÇm träng, ®êi sèng chung kh«ng thÓ kÐo dµi, môc ®Ých cña h«n nh©n kh«ng ®¹t ®îc th× Tßa ¸n quyÕt ®Þnh cho ly h«n.

2. Trong trêng hîp vî hoÆc chång cña ngêi bÞ Tßa ¸n tuyªn bè mÊt tÝch xin ly h«n th× Tßa ¸n gi¶i quyÕt cho ly h«n.

§iÒu 90. ThuËn t×nh ly h«nTrong trêng hîp vî chång cïng yªu cÇu ly h«n mµ hßa gi¶i

t¹i Tßa ¸n kh«ng thµnh, nÕu xÐt thÊy hai bªn thËt sù tù nguyÖn ly h«n vµ ®· tháa thuËn vÒ viÖc chia tµi s¶n, viÖc tr«ng nom, nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc con th× Tßa ¸n c«ng nhËn thuËn t×nh ly h«n vµ sù tháa thuËn vÒ tµi s¶n vµ con trªn c¬ së b¶o ®¶m quyÒn lîi chÝnh ®¸ng cña vî vµ con; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc hoÆc tuy cã tháa thuËn nhng kh«ng b¶o ®¶m quyÒn lîi chÝnh ®¸ng cña vî vµ con th× Tßa ¸n quyÕt ®Þnh.

§iÒu 91. Ly h«n theo yªu cÇu cña mét bªnKhi mét bªn vî hoÆc chång yªu cÇu ly h«n mµ hßa gi¶i t¹i

Tßa ¸n kh«ng thµnh th× Tßa ¸n xem xÐt, gi¶i quyÕt viÖc ly

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 41

Page 42: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

h«n.§iÒu 92. ViÖc tr«ng nom, ch¨m sãc, gi¸o dôc, nu«i d-

ìng con sau khi ly h«n1. Sau khi ly h«n, vî, chång vÉn cã nghÜa vô tr«ng nom,

ch¨m sãc, gi¸o dôc, nu«i dìng con cha thµnh niªn hoÆc ®· thµnh niªn bÞ tµn tËt, mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù, kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh.

Ngêi kh«ng trùc tiÕp nu«i con cã nghÜa vô cÊp dìng nu«i con.

2. Vî, chång tháa thuËn vÒ ngêi trùc tiÕp nu«i con, quyÒn vµ nghÜa vô cña mçi bªn sau khi ly h«n ®èi víi con; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× Tßa ¸n quyÕt ®Þnh giao con cho mét bªn trùc tiÕp nu«i c¨n cø vµo quyÒn lîi vÒ mäi mÆt cña con; nÕu con tõ ®ñ chÝn tuæi trë lªn th× ph¶i xem xÐt nguyÖn väng cña con.

VÒ nguyªn t¾c, con díi ba tuæi ®îc giao cho mÑ trùc tiÕp nu«i, nÕu c¸c bªn kh«ng cã tháa thuËn kh¸c.

§iÒu 93. Thay ®æi ngêi trùc tiÕp nu«i con sau khi ly h«n

V× lîi Ých cña con, theo yªu cÇu cña mét hoÆc c¶ hai bªn, Tßa ¸n cã thÓ quyÕt ®Þnh thay ®æi ngêi trùc tiÕp nu«i con.

ViÖc thay ®æi ngêi trùc tiÕp nu«i con sau khi ly h«n ®îc thùc hiÖn trong trêng hîp ngêi trùc tiÕp nu«i con kh«ng b¶o ®¶m quyÒn lîi vÒ mäi mÆt cña con vµ ph¶i tÝnh ®Õn nguyÖn väng cña con, nÕu con tõ ®ñ chÝn tuæi trë lªn.

§iÒu 94. QuyÒn th¨m nom con sau khi ly h«nSau khi ly h«n, ngêi kh«ng trùc tiÕp nu«i con cã quyÒn

th¨m nom con; kh«ng ai ®îc c¶n trë ngêi ®ã thùc hiÖn quyÒn nµy.

Trong trêng hîp ngêi kh«ng trùc tiÕp nu«i con l¹m dông viÖc th¨m nom ®Ó c¶n trë hoÆc g©y ¶nh hëng xÊu ®Õn viÖc tr«ng nom, ch¨m sãc, gi¸o dôc, nu«i dìng con th× ngêi trùc tiÕp nu«i con cã quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n h¹n chÕ quyÒn th¨m nom con cña ngêi ®ã.

§iÒu 95. Nguyªn t¾c chia tµi s¶n khi ly h«n1. ViÖc chia tµi s¶n khi ly h«n do c¸c bªn tháa thuËn;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 42

Page 43: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt. Tµi s¶n riªng cña bªn nµo th× thuéc quyÒn së h÷u cña bªn ®ã.

2. ViÖc chia tµi s¶n chung ®îc gi¶i quyÕt theo c¸c nguyªn t¾c sau ®©y:

a) Tµi s¶n chung cña vî chång vÒ nguyªn t¾c ®îc chia ®«i, nhng cã xem xÐt hoµn c¶nh cña mçi bªn, t×nh tr¹ng tµi s¶n, c«ng søc ®ãng gãp cña mçi bªn vµo viÖc t¹o lËp, duy tr×, ph¸t triÓn tµi s¶n nµy. Lao ®éng cña vî, chång trong gia ®×nh ®îc coi nh lao ®éng cã thu nhËp;

b) B¶o vÖ quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p cña vî, con cha thµnh niªn hoÆc ®· thµnh niªn bÞ tµn tËt, mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù, kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng vµ kh«ng cã tµi s¶n ®Ó tù nu«i m×nh;

c) B¶o vÖ lîi Ých chÝnh ®¸ng cña mçi bªn trong s¶n xuÊt, kinh doanh vµ nghÒ nghiÖp ®Ó c¸c bªn cã ®iÒu kiÖn tiÕp tôc lao ®éng t¹o thu nhËp;

d) Tµi s¶n chung cña vî chång ®îc chia b»ng hiÖn vËt hoÆc theo gi¸ trÞ; bªn nµo nhËn phÇn tµi s¶n b»ng hiÖn vËt cã gi¸ trÞ lín h¬n phÇn m×nh ®îc hëng th× ph¶i thanh to¸n cho bªn kia phÇn gi¸ trÞ chªnh lÖch.

3. ViÖc thanh to¸n nghÜa vô chung vÒ tµi s¶n cña vî, chång do vî, chång tháa thuËn; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

§iÒu 96. Chia tµi s¶n trong trêng hîp vî chång sèng chung víi gia ®×nh mµ ly h«n

1. Trong trêng hîp vî, chång sèng chung víi gia ®×nh mµ ly h«n, nÕu tµi s¶n cña vî chång trong khèi tµi s¶n chung cña gia ®×nh kh«ng x¸c ®Þnh ®îc th× vî hoÆc chång ®îc chia mét phÇn trong khèi tµi s¶n chung cña gia ®×nh c¨n cø vµo c«ng søc ®ãng gãp cña vî chång vµo viÖc t¹o lËp, duy tr× ph¸t triÓn khèi tµi s¶n chung còng nh vµo ®êi sèng chung cña gia ®×nh. ViÖc chia mét phÇn trong khèi tµi s¶n chung do vî chång tháa thuËn víi gia ®×nh; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt.

2. Trong trêng hîp vî chång sèng chung víi gia ®×nh mµ tµi s¶n cña vî chång trong khèi tµi s¶n chung cña gia ®×nh cã thÓ x¸c ®Þnh ®îc theo phÇn th× khi ly h«n, phÇn tµi s¶n cña vî chång ®îc trÝch ra tõ khèi tµi s¶n chung ®ã ®Ó chia.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 43

Page 44: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

§iÒu 97. Chia quyÒn sö dông ®Êt cña vî, chång khi ly h«n

1. QuyÒn sö dông ®Êt riªng cña bªn nµo th× khi ly h«n vÉn thuéc vÒ bªn ®ã.

2. ViÖc chia quyÒn sö dông ®Êt chung cña vî chång khi ly h«n ®îc thùc hiÖn nh sau:

a) §èi víi ®Êt n«ng nghiÖp trång c©y hµng n¨m, nu«i trång thñy s¶n, nÕu c¶ hai bªn ®Òu cã nhu cÇu vµ cã ®iÒu kiÖn trùc tiÕp sö dông ®Êt th× ®îc chia theo tháa thuËn cña hai bªn; nÕu kh«ng tháa thuËn ®îc th× yªu cÇu Tßa ¸n gi¶i quyÕt theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 95 cña LuËt nµy.

Trong trêng hîp chØ mét bªn cã nhu cÇu vµ cã ®iÒu kiÖn trùc tiÕp sö dông ®Êt th× bªn ®ã ®îc tiÕp tôc sö dông nhng ph¶i thanh to¸n cho bªn kia phÇn gi¸ trÞ quyÒn sö dông ®Êt mµ hä ®îc hëng;

b) Trong trêng hîp vî chång cã quyÒn sö dông ®Êt n«ng nghiÖp trång c©y hµng n¨m, nu«i trång thñy s¶n chung víi hé gia ®×nh th× khi ly h«n phÇn quyÒn sö dông ®Êt cña vî chång ®îc t¸ch ra vµ chia theo quy ®Þnh t¹i ®iÓm a kho¶n nµy;

c) §èi víi ®Êt n«ng nghiÖp trång c©y l©u n¨m, ®Êt l©m nghiÖp ®Ó trång rõng, ®Êt ë th× ®îc chia theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 95 cña LuËt nµy;

d) ViÖc chia quyÒn sö dông ®èi víi c¸c lo¹i ®Êt kh¸c ®îc thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ®Êt ®ai vµ ph¸p luËt d©n sù.

3. Trong trêng hîp vî, chång sèng chung víi gia ®×nh mµ kh«ng cã quyÒn sö dông ®Êt chung víi hé gia ®×nh th× khi ly h«n quyÒn lîi cña bªn kh«ng cã quyÒn sö dông ®Êt vµ kh«ng tiÕp tôc sèng chung víi gia ®×nh ®îc gi¶i quyÕt theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 96 cña LuËt nµy.

§iÒu 98. Chia nhµ ë thuéc së h÷u chung cña vî chång

Trong trêng hîp nhµ ë thuéc së h÷u chung cña vî chång cã thÓ chia ®Ó sö dông th× khi ly h«n ®îc chia theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 95 cña LuËt nµy; nÕu kh«ng thÓ chia ®îc th× bªn ®îc tiÕp tôc sö dông nhµ ë ph¶i thanh to¸n cho bªn kia phÇn gi¸ trÞ mµ hä ®îc hëng.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 44

Page 45: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

§iÒu 99. Gi¶i quyÕt quyÒn lîi cña vî, chång khi ly h«n trong trêng hîp nhµ ë thuéc së h÷u riªng cña mét bªn

Trong trêng hîp nhµ ë thuéc së h÷u riªng cña mét bªn ®· ®îc ®a vµo sö dông chung th× khi ly h«n, nhµ ë ®ã vÉn thuéc së h÷u riªng cña chñ së h÷u nhµ, nhng ph¶i thanh to¸n cho bªn kia mét phÇn gi¸ trÞ nhµ, c¨n cø vµo c«ng søc b¶o d-ìng, n©ng cÊp, c¶i t¹o, söa ch÷a nhµ.

II. THƯA KẾĐiều 631. Quyền thừa kế của cá nhânĐiều 631. Quyền thừa kế của cá nhânC¸ nh©n cã quyÒn lËp di chóc ®Ó ®Þnh ®o¹t tµi s¶n cña

m×nh; ®Ó l¹i tµi s¶n cña m×nh cho ngêi thõa kÕ theo ph¸p luËt; hëng di s¶n theo di chóc hoÆc theo ph¸p luËt.

Điều 632. Quyền binh đăng về thừa kế của cá nhânĐiều 632. Quyền binh đăng về thừa kế của cá nhânMäi c¸ nh©n ®Òu b×nh ®¼ng vÒ quyÒn ®Ó l¹i tµi s¶n

cña m×nh cho ngêi kh¸c vµ quyÒn hëng di s¶n theo di chóc hoÆc theo ph¸p luËt.

Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thêi ®iÓm më thõa kÕ lµ thêi ®iÓm ngêi cã tµi s¶n

chÕt. Trong trêng hîp Toµ ¸n tuyªn bè mét ngêi lµ ®· chÕt th× thêi ®iÓm më thõa kÕ lµ ngµy ®îc x¸c ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 81 cña Bé luËt nµy.

2. §Þa ®iÓm më thõa kÕ lµ n¬i c tró cuèi cïng cña ngêi ®Ó l¹i di s¶n; nÕu kh«ng x¸c ®Þnh ®îc n¬i c tró cuèi cïng th× ®Þa ®iÓm më thõa kÕ lµ n¬i cã toµn bé hoÆc phÇn lín di s¶n.

Điều 634. Điều 634. Di sảnDi sản Di s¶n bao gåm tµi s¶n riªng cña ngêi chÕt, phÇn tµi s¶n

cña ngêi chÕt trong tµi s¶n chung víi ngêi kh¸c. Điều 635. Điều 635. Người thừa kếNgười thừa kếNgêi thõa kÕ lµ c¸ nh©n ph¶i lµ ngêi cßn sèng vµo thêi

®iÓm më thõa kÕ hoÆc sinh ra vµ cßn sèng sau thêi ®iÓm më thõa kÕ nhng ®· thµnh thai tríc khi ngêi ®Ó l¹i di s¶n chÕt. Trong trêng hîp ngêi thõa kÕ theo di chóc lµ c¬ quan, tæ chøc th× ph¶i lµ c¬ quan, tæ chøc tån t¹i vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ.

Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền và nghia vụ của người thừa kếKÓ tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ, nh÷ng ngêi thõa kÕ cã c¸c

quyÒn, nghÜa vô tµi s¶n do ngêi chÕt ®Ó l¹i.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 45

Page 46: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Điều 637. Thực hiện nghia vụ tài sản do người chết để lạiĐiều 637. Thực hiện nghia vụ tài sản do người chết để lại1. Nh÷ng ngêi hëng thõa kÕ cã tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn

nghÜa vô tµi s¶n trong ph¹m vi di s¶n do ngêi chÕt ®Ó l¹i, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.

2. Trong trêng hîp di s¶n cha ®îc chia th× nghÜa vô tµi s¶n do ngêi chÕt ®Ó l¹i ®îc ngêi qu¶n lý di s¶n thùc hiÖn theo tho¶ thuËn cña nh÷ng ngêi thõa kÕ.

3. Trong trêng hîp di s¶n ®· ®îc chia th× mçi ngêi thõa kÕ thùc hiÖn nghÜa vô tµi s¶n do ngêi chÕt ®Ó l¹i t¬ng øng nhng kh«ng vît qu¸ phÇn tµi s¶n mµ m×nh ®· nhËn, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.

4. Trong trêng hîp Nhµ níc, c¬ quan, tæ chøc hëng di s¶n theo di chóc th× còng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô tµi s¶n do ng-êi chÕt ®Ó l¹i nh ngêi thõa kÕ lµ c¸ nh©n.

Điều 638. Người quản lý di sảnĐiều 638. Người quản lý di sản1. Ngêi qu¶n lý di s¶n lµ ngêi ®îc chØ ®Þnh trong di chóc

hoÆc do nh÷ng ngêi thõa kÕ tho¶ thuËn cö ra.2. Trong trêng hîp di chóc kh«ng chØ ®Þnh ngêi qu¶n lý

di s¶n vµ nh÷ng ngêi thõa kÕ cha cö ®îc ngêi qu¶n lý di s¶n th× ngêi ®ang chiÕm h÷u, sö dông, qu¶n lý di s¶n tiÕp tôc qu¶n lý di s¶n ®ã cho ®Õn khi nh÷ng ngêi thõa kÕ cö ®îc ngêi qu¶n lý di s¶n.

3. Trong trêng hîp cha x¸c ®Þnh ®îc ngêi thõa kÕ vµ di s¶n cha cã ngêi qu¶n lý th× di s¶n do c¬ quan nhµ níc cã thÈm quyÒn qu¶n lý.

Điều 63Điều 6399. . Nghia vụ của người quản lý di sảnNghia vụ của người quản lý di sản1. Ngêi qu¶n lý di s¶n quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 vµ kho¶n 3

§iÒu 638 cña Bé luËt nµy cã c¸c nghÜa vô sau ®©y:a) LËp danh môc di s¶n; thu håi tµi s¶n thuéc di s¶n cña

ngêi chÕt mµ ngêi kh¸c ®ang chiÕm h÷u, trõ trêng hîp ph¸p luËt cã quy ®Þnh kh¸c;

b) B¶o qu¶n di s¶n; kh«ng ®îc b¸n, trao ®æi, tÆng cho, cÇm cè, thÕ chÊp vµ ®Þnh ®o¹t tµi s¶n b»ng c¸c h×nh thøc kh¸c, nÕu kh«ng ®îc nh÷ng ngêi thõa kÕ ®ång ý b»ng v¨n b¶n;

c) Th«ng b¸o vÒ di s¶n cho nh÷ng ngêi thõa kÕ;d) Båi thêng thiÖt h¹i, nÕu vi ph¹m nghÜa vô cña m×nh

mµ g©y thiÖt h¹i;®) Giao l¹i di s¶n theo yªu cÇu cña ngêi thõa kÕ.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 46

Page 47: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Ngêi ®ang chiÕm h÷u, sö dông, qu¶n lý di s¶n quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 638 cña Bé luËt nµy cã c¸c nghÜa vô sau ®©y:

a) B¶o qu¶n di s¶n; kh«ng ®îc b¸n, trao ®æi, tÆng cho, cÇm cè, thÕ chÊp vµ ®Þnh ®o¹t tµi s¶n b»ng c¸c h×nh thøc kh¸c;

b) Th«ng b¸o vÒ di s¶n cho nh÷ng ngêi thõa kÕ;c) Båi thêng thiÖt h¹i, nÕu vi ph¹m nghÜa vô cña m×nh

mµ g©y thiÖt h¹i;d) Giao l¹i di s¶n theo tho¶ thuËn trong hîp ®ång víi ngêi

®Ó l¹i di s¶n hoÆc theo yªu cÇu cña ngêi thõa kÕ.Điều 6Điều 64040. . Quyền của người quản lý di sản Quyền của người quản lý di sản1. Ngêi qu¶n lý di s¶n quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 vµ kho¶n 3

§iÒu 638 cña Bé luËt nµy cã c¸c quyÒn sau ®©y:a) §¹i diÖn cho nh÷ng ngêi thõa kÕ trong quan hÖ víi ngêi

thø ba liªn quan ®Õn di s¶n thõa kÕ;b) §îc hëng thï lao theo tho¶ thuËn víi nh÷ng ngêi thõa kÕ.2. Ngêi ®ang chiÕm h÷u, sö dông, qu¶n lý di s¶n quy

®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 638 cña Bé luËt nµy cã c¸c quyÒn sau ®©y:

a) §îc tiÕp tôc sö dông di s¶n theo tho¶ thuËn trong hîp ®ång víi ngêi ®Ó l¹i di s¶n hoÆc ®îc sù ®ång ý cña nh÷ng ngêi thõa kÕ;

b) §îc hëng thï lao theo tho¶ thuËn víi nh÷ng ngêi thõa kÕ.Điều 6Điều 64141. . Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của

nhau mà chết cung thời điểmnhau mà chết cung thời điểmTrong trêng hîp nh÷ng ngêi cã quyÒn thõa kÕ di s¶n cña

nhau ®Òu chÕt cïng thêi ®iÓm hoÆc ®îc coi lµ chÕt cïng thêi ®iÓm do kh«ng thÓ x¸c ®Þnh ®îc ngêi nµo chÕt tríc (sau ®©y gäi lµ chÕt cïng thêi ®iÓm) th× hä kh«ng ®îc thõa kÕ di s¶n cña nhau vµ di s¶n cña mçi ngêi do ngêi thõa kÕ cña ngêi ®ã hëng, trõ trêng hîp thõa kÕ thÕ vÞ theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 677 cña Bé luËt nµy.

Điều 6Điều 64242. . Từ chối nhận di sản Từ chối nhận di sản 1. Ngêi thõa kÕ cã quyÒn tõ chèi nhËn di s¶n, trõ trêng

hîp viÖc tõ chèi nh»m trèn tr¸nh viÖc thùc hiÖn nghÜa vô tµi s¶n cña m×nh ®èi víi ngêi kh¸c.

2. ViÖc tõ chèi nhËn di s¶n ph¶i ®îc lËp thµnh v¨n b¶n;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 47

Page 48: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

ngêi tõ chèi ph¶i b¸o cho nh÷ng ngêi thõa kÕ kh¸c, ngêi ®îc giao nhiÖm vô ph©n chia di s¶n, c¬ quan c«ng chøng hoÆc Uû ban nh©n d©n x·, phêng, thÞ trÊn n¬i cã ®Þa ®iÓm më thõa kÕ vÒ viÖc tõ chèi nhËn di s¶n.

3. Thêi h¹n tõ chèi nhËn di s¶n lµ s¸u th¸ng, kÓ tõ ngµy më thõa kÕ. Sau s¸u th¸ng kÓ tõ ngµy më thõa kÕ nÕu kh«ng cã tõ chèi nhËn di s¶n th× ®îc coi lµ ®ång ý nhËn thõa kÕ.

Điều 6Điều 64343. . Người không được quyền hưởng di sản Người không được quyền hưởng di sản 1. Nh÷ng ngêi sau ®©y kh«ng ®îc quyÒn hëng di s¶n:a) Ngêi bÞ kÕt ¸n vÒ hµnh vi cè ý x©m ph¹m tÝnh m¹ng,

søc khoÎ hoÆc vÒ hµnh vi ngîc ®·i nghiªm träng, hµnh h¹ ngêi ®Ó l¹i di s¶n, x©m ph¹m nghiªm träng danh dù, nh©n phÈm cña ngêi ®ã;

b) Ngêi vi ph¹m nghiªm träng nghÜa vô nu«i dìng ngêi ®Ó l¹i di s¶n;

c) Ngêi bÞ kÕt ¸n vÒ hµnh vi cè ý x©m ph¹m tÝnh m¹ng ngêi thõa kÕ kh¸c nh»m hëng mét phÇn hoÆc toµn bé phÇn di s¶n mµ ngêi thõa kÕ ®ã cã quyÒn hëng;

d) Ngêi cã hµnh vi lõa dèi, cìng Ðp hoÆc ng¨n c¶n ngêi ®Ó l¹i di s¶n trong viÖc lËp di chóc; gi¶ m¹o di chóc, söa ch÷a di chóc, huû di chóc nh»m hëng mét phÇn hoÆc toµn bé di s¶n tr¸i víi ý chÝ cña ngêi ®Ó l¹i di s¶n.

2. Nh÷ng ngêi quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy vÉn ®îc h-ëng di s¶n, nÕu ngêi ®Ó l¹i di s¶n ®· biÕt hµnh vi cña nh÷ng ngêi ®ã, nhng vÉn cho hä hëng di s¶n theo di chóc.

Điều 6Điều 64444. . Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc nhà nước Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc nhà nước Trong trêng hîp kh«ng cã ngêi thõa kÕ theo di chóc, theo

ph¸p luËt hoÆc cã nhng kh«ng ®îc quyÒn hëng di s¶n, tõ chèi nhËn di s¶n th× tµi s¶n cßn l¹i sau khi ®· thùc hiÖn nghÜa vô vÒ tµi s¶n mµ kh«ng cã ngêi nhËn thõa kÕ thuéc Nhµ níc.

Điều 6Điều 64545. . Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Thêi hiÖu khëi kiÖn ®Ó ngêi thõa kÕ yªu cÇu chia di s¶n,

x¸c nhËn quyÒn thõa kÕ cña m×nh hoÆc b¸c bá quyÒn thõa kÕ cña ngêi kh¸c lµ mêi n¨m, kÓ tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ.

Thêi hiÖu khëi kiÖn ®Ó yªu cÇu ngêi thõa kÕ thùc hiÖn nghÜa vô vÒ tµi s¶n cña ngêi chÕt ®Ó l¹i lµ ba n¨m, kÓ tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ.

Điều 6Điều 64646. . Di chúc Di chúc Di chóc lµ sù thÓ hiÖn ý chÝ cña c¸ nh©n nh»m chuyÓn

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 48

Page 49: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

tµi s¶n cña m×nh cho ngêi kh¸c sau khi chÕt.Điều 6Điều 64747. . Người lập di chúc Người lập di chúc1. Ngêi ®· thµnh niªn cã quyÒn lËp di chóc, trõ trêng hîp

ngêi ®ã bÞ bÖnh t©m thÇn hoÆc m¾c bÖnh kh¸c mµ kh«ng thÓ nhËn thøc vµ lµm chñ ®îc hµnh vi cña m×nh.

2. Ngêi tõ ®ñ mêi l¨m tuæi ®Õn cha ®ñ mêi t¸m tuæi cã thÓ lËp di chóc, nÕu ®îc cha, mÑ hoÆc ngêi gi¸m hé ®ång ý.

Điều 6Điều 64848. . Quyền của người lập di chúc Quyền của người lập di chúc Ngêi lËp di chóc cã c¸c quyÒn sau ®©y:1. ChØ ®Þnh ngêi thõa kÕ; truÊt quyÒn hëng di s¶n cña

ngêi thõa kÕ;2. Ph©n ®Þnh phÇn di s¶n cho tõng ngêi thõa kÕ;3. Dµnh mét phÇn tµi s¶n trong khèi di s¶n ®Ó di tÆng,

thê cóng;4. Giao nghÜa vô cho ngêi thõa kÕ;5. ChØ ®Þnh ngêi gi÷ di chóc, ngêi qu¶n lý di s¶n, ngêi

ph©n chia di s¶n.Điều 6Điều 64949. . Hinh thức của di chúc Hinh thức của di chúcDi chóc ph¶i ®îc lËp thµnh v¨n b¶n; nÕu kh«ng thÓ lËp ®-

îc di chóc b»ng v¨n b¶n th× cã thÓ di chóc miÖng.Ngêi thuéc d©n téc thiÓu sè cã quyÒn lËp di chóc b»ng

ch÷ viÕt hoÆc tiÕng nãi cña d©n téc m×nh.Điều 6Điều 65050. . Di chúc băng văn bản Di chúc băng văn bản Di chóc b»ng v¨n b¶n bao gåm:1. Di chóc b»ng v¨n b¶n kh«ng cã ngêi lµm chøng;2. Di chóc b»ng v¨n b¶n cã ngêi lµm chøng;3. Di chóc b»ng v¨n b¶n cã c«ng chøng;4. Di chóc b»ng v¨n b¶n cã chøng thùc.Điều 6Điều 65151. . Di chúc miệng Di chúc miệng 1. Trong trêng hîp tÝnh m¹ng mét ngêi bÞ c¸i chÕt ®e däa

do bÖnh tËt hoÆc c¸c nguyªn nh©n kh¸c mµ kh«ng thÓ lËp di chóc b»ng v¨n b¶n th× cã thÓ di chóc miÖng.

2. Sau ba th¸ng, kÓ tõ thêi ®iÓm di chóc miÖng mµ ngêi di chóc cßn sèng, minh mÉn, s¸ng suèt th× di chóc miÖng mÆc nhiªn bÞ huû bá.

Điều 6Điều 652. Di chúc hợp pháp 52. Di chúc hợp pháp 1. Di chóc ®îc coi lµ hîp ph¸p ph¶i cã ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 49

Page 50: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

sau ®©y:a) Ngêi lËp di chóc minh mÉn, s¸ng suèt trong khi lËp di

chóc; kh«ng bÞ lõa dèi, ®e do¹ hoÆc cìng Ðp;b) Néi dung di chóc kh«ng tr¸i ph¸p luËt, ®¹o ®øc x· héi;

h×nh thøc di chóc kh«ng tr¸i quy ®Þnh cña ph¸p luËt.2. Di chóc cña ngêi tõ ®ñ mêi l¨m tuæi ®Õn cha ®ñ mêi

t¸m tuæi ph¶i ®îc lËp thµnh v¨n b¶n vµ ph¶i ®îc cha, mÑ hoÆc ngêi gi¸m hé ®ång ý.

3. Di chóc cña ngêi bÞ h¹n chÕ vÒ thÓ chÊt hoÆc cña ngêi kh«ng biÕt ch÷ ph¶i ®îc ngêi lµm chøng lËp thµnh v¨n b¶n vµ cã c«ng chøng hoÆc chøng thùc.

4. Di chóc b»ng v¨n b¶n kh«ng cã c«ng chøng, chøng thùc chØ ®îc coi lµ hîp ph¸p, nÕu cã ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn ®îc quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy.

5. Di chóc miÖng ®îc coi lµ hîp ph¸p, nÕu ngêi di chóc miÖng thÓ hiÖn ý chÝ cuèi cïng cña m×nh tríc mÆt Ýt nhÊt hai ngêi lµm chøng vµ ngay sau ®ã nh÷ng ngêi lµm chøng ghi chÐp l¹i, cïng ký tªn hoÆc ®iÓm chØ. Trong thêi h¹n n¨m ngµy, kÓ tõ ngµy ngêi di chóc miÖng thÓ hiÖn ý chÝ cuèi cïng th× di chóc ph¶i ®îc c«ng chøng hoÆc chøng thùc.

Điều 6Điều 653. Nội dung của di chúc băng văn bản53. Nội dung của di chúc băng văn bản1. Di chóc ph¶i ghi râ:a) Ngµy, th¸ng, n¨m lËp di chóc;b) Hä, tªn vµ n¬i c tró cña ngêi lËp di chóc;c) Hä, tªn ngêi, c¬ quan, tæ chøc ®îc hëng di s¶n hoÆc

x¸c ®Þnh râ c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó c¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc ®îc hëng di s¶n;

d) Di s¶n ®Ó l¹i vµ n¬i cã di s¶n;®) ViÖc chØ ®Þnh ngêi thùc hiÖn nghÜa vô vµ néi dung

cña nghÜa vô.2. Di chóc kh«ng ®îc viÕt t¾t hoÆc viÕt b»ng ký hiÖu;

nÕu di chóc gåm nhiÒu trang th× mçi trang ph¶i ®îc ®¸nh sè thø tù vµ cã ch÷ ký hoÆc ®iÓm chØ cña ngêi lËp di chóc.

Điều 6Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc54. Người làm chứng cho việc lập di chúcMäi ngêi ®Òu cã thÓ lµm chøng cho viÖc lËp di chóc, trõ

nh÷ng ngêi sau ®©y:1. Ngêi thõa kÕ theo di chóc hoÆc theo ph¸p luËt cña ngêi

lËp di chóc;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 50

Page 51: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Ngêi cã quyÒn, nghÜa vô tµi s¶n liªn quan tíi néi dung di chóc;

3. Ngêi cha ®ñ mêi t¸m tuæi, ngêi kh«ng cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù.

Điều 6Điều 655. Di chúc băng văn bản không có người làm chứng55. Di chúc băng văn bản không có người làm chứngNgêi lËp di chóc ph¶i tù tay viÕt vµ ký vµo b¶n di chóc.ViÖc lËp di chóc b»ng v¨n b¶n kh«ng cã ngêi lµm chøng

ph¶i tu©n theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 653 cña Bé luËt nµy.Điều 6Điều 656. Di chúc băng văn bản có người làm chứng56. Di chúc băng văn bản có người làm chứngTrong trêng hîp ngêi lËp di chóc kh«ng thÓ tù m×nh viÕt

b¶n di chóc th× cã thÓ nhê ngêi kh¸c viÕt, nhng ph¶i cã Ýt nhÊt lµ hai ngêi lµm chøng. Ngêi lËp di chóc ph¶i ký hoÆc ®iÓm chØ vµo b¶n di chóc tríc mÆt nh÷ng ngêi lµm chøng; nh÷ng ngêi lµm chøng x¸c nhËn ch÷ ký, ®iÓm chØ cña ngêi lËp di chóc vµ ký vµo b¶n di chóc.

ViÖc lËp di chóc ph¶i tu©n theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 653 vµ §iÒu 654 cña Bé luËt nµy.

Điều 6Điều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực 57. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực Ngêi lËp di chóc cã thÓ yªu cÇu c«ng chøng hoÆc chøng

thùc b¶n di chóc.Điều 6Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban 58. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban

nhân dân xã, phường, thị trấnnhân dân xã, phường, thị trấnViÖc lËp di chóc t¹i c¬ quan c«ng chøng hoÆc Uû ban

nh©n d©n x·, phêng, thÞ trÊn ph¶i tu©n theo thñ tôc sau ®©y:

1. Ngêi lËp di chóc tuyªn bè néi dung cña di chóc tríc c«ng chøng viªn hoÆc ngêi cã thÈm quyÒn chøng thùc cña Uû ban nh©n d©n x·, phêng, thÞ trÊn. C«ng chøng viªn hoÆc ngêi cã thÈm quyÒn chøng thùc ph¶i ghi chÐp l¹i néi dung mµ ngêi lËp di chóc ®· tuyªn bè. Ngêi lËp di chóc ký hoÆc ®iÓm chØ vµo b¶n di chóc sau khi x¸c nhËn b¶n di chóc ®· ®îc ghi chÐp chÝnh x¸c vµ thÓ hiÖn ®óng ý chÝ cña m×nh. C«ng chøng viªn hoÆc ngêi cã thÈm quyÒn chøng thùc cña Uû ban nh©n d©n x·, phêng, thÞ trÊn ký vµo b¶n di chóc;

2. Trong trêng hîp ngêi lËp di chóc kh«ng ®äc ®îc hoÆc kh«ng nghe ®îc b¶n di chóc, kh«ng ký hoÆc kh«ng ®iÓm chØ ®îc th× ph¶i nhê ngêi lµm chøng vµ ngêi nµy ph¶i ký x¸c nhËn tríc mÆt c«ng chøng viªn hoÆc ngêi cã thÈm quyÒn chøng thùc cña Uû ban nh©n d©n x·, phêng, thÞ trÊn. C«ng chøng viªn, ngêi cã thÈm quyÒn chøng thùc cña Uû ban nh©n

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 51

Page 52: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

d©n x·, phêng, thÞ trÊn chøng nhËn b¶n di chóc tríc mÆt ngêi lËp di chóc vµ ngêi lµm chøng.

Điều 6Điều 659. Người không được công chứng, chứng thực di chúc59. Người không được công chứng, chứng thực di chúcC«ng chøng viªn, ngêi cã thÈm quyÒn cña Uû ban nh©n

d©n x·, phêng, thÞ trÊn kh«ng ®îc c«ng chøng, chøng thùc ®èi víi di chóc, nÕu hä lµ:

1. Ngêi thõa kÕ theo di chóc hoÆc theo ph¸p luËt cña ngêi lËp di chóc;

2. Ngêi cã cha, mÑ, vî hoÆc chång, con lµ ngêi thõa kÕ theo di chóc hoÆc theo ph¸p luËt;

3. Ngêi cã quyÒn, nghÜa vô vÒ tµi s¶n liªn quan tíi néi dung di chóc.

Điều 6Điều 660. Di chúc băng văn bản có giá trị như di chúc được công60. Di chúc băng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thựcchứng, chứng thực

Di chóc b»ng v¨n b¶n cã gi¸ trÞ nh di chóc ®îc c«ng chøng hoÆc chøng thùc bao gåm:

1. Di chóc cña qu©n nh©n t¹i ngò cã x¸c nhËn cña thñ tr-ëng ®¬n vÞ tõ cÊp ®¹i ®éi trë lªn, nÕu qu©n nh©n kh«ng thÓ yªu cÇu c«ng chøng hoÆc chøng thùc;

2. Di chóc cña ngêi ®ang ®i trªn tµu biÓn, m¸y bay cã x¸c nhËn cña ngêi chØ huy ph¬ng tiÖn ®ã;

3. Di chóc cña ngêi ®ang ®iÒu trÞ t¹i bÖnh viÖn, c¬ së ch÷a bÖnh, ®iÒu dìng kh¸c cã x¸c nhËn cña ngêi phô tr¸ch bÖnh viÖn, c¬ së ®ã;

4. Di chóc cña ngêi ®ang lµm c«ng viÖc kh¶o s¸t, th¨m dß, nghiªn cøu ë vïng rõng nói, h¶i ®¶o cã x¸c nhËn cña ngêi phô tr¸ch ®¬n vÞ;

5. Di chóc cña c«ng d©n ViÖt Nam ®ang ë níc ngoµi cã chøng nhËn cña c¬ quan l·nh sù, ®¹i diÖn ngo¹i giao ViÖt Nam ë níc ®ã;

6. Di chóc cña ngêi ®ang bÞ t¹m giam, ®ang chÊp hµnh h×nh ph¹t tï, ngêi ®ang chÊp hµnh biÖn ph¸p xö lý hµnh chÝnh t¹i c¬ së gi¸o dôc, c¬ së ch÷a bÖnh cã x¸c nhËn cña ngêi phô tr¸ch c¬ së ®ã.

Điều 6Điều 661. Di chúc do công chứng viên lập tại chô ở 61. Di chúc do công chứng viên lập tại chô ở 1. Ngêi lËp di chóc cã thÓ yªu cÇu c«ng chøng viªn tíi chç

ë cña m×nh ®Ó lËp di chóc.2. Thñ tôc lËp di chóc t¹i chç ë ®îc tiÕn hµnh nh thñ tôc

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 52

Page 53: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

lËp di chóc t¹i c¬ quan c«ng chøng theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 658 cña Bé luËt nµy.

Điều 6Điều 662. Sửa đôi, bô sung, thay thế, hủy bỏ di chúc62. Sửa đôi, bô sung, thay thế, hủy bỏ di chúc1. Ngêi lËp di chóc cã thÓ söa ®æi, bæ sung, thay thÕ,

huû bá di chóc vµo bÊt cø lóc nµo.2. Trong trêng hîp ngêi lËp di chóc bæ sung di chóc th× di

chóc ®· lËp vµ phÇn bæ sung cã hiÖu lùc ph¸p luËt nh nhau; nÕu mét phÇn cña di chóc ®· lËp vµ phÇn bæ sung m©u thuÉn nhau th× chØ phÇn bæ sung cã hiÖu lùc ph¸p luËt.

3. Trong trêng hîp ngêi lËp di chóc thay thÕ di chóc b»ng di chóc míi th× di chóc tríc bÞ huû bá.

Điều 6Điều 663. Di chúc chung của vợ chồng63. Di chúc chung của vợ chồngVî, chång cã thÓ lËp di chóc chung ®Ó ®Þnh ®o¹t tµi s¶n

chung. Điều 6Điều 664. Sửa đôi, bô sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ,64. Sửa đôi, bô sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ,

chồngchồng1. Vî, chång cã thÓ söa ®æi, bæ sung, thay thÕ, huû bá di

chóc chung bÊt cø lóc nµo.2. Khi vî hoÆc chång muèn söa ®æi, bæ sung, thay thÕ,

huû bá di chóc chung th× ph¶i ®îc sù ®ång ý cña ngêi kia; nÕu mét ngêi ®· chÕt th× ngêi kia chØ cã thÓ söa ®æi, bæ sung di chóc liªn quan ®Õn phÇn tµi s¶n cña m×nh.

Điều 6Điều 665. Gửi giữ di chúc 65. Gửi giữ di chúc 1. Ngêi lËp di chóc cã thÓ yªu cÇu c¬ quan c«ng chøng lu

gi÷ hoÆc göi ngêi kh¸c gi÷ b¶n di chóc.2. Trong trêng hîp c¬ quan c«ng chøng lu gi÷ b¶n di chóc

th× ph¶i b¶o qu¶n, gi÷ g×n theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ c«ng chøng.

3. C¸ nh©n gi÷ b¶n di chóc cã c¸c nghÜa vô sau ®©y:a) Gi÷ bÝ mËt néi dung di chóc;b) Gi÷ g×n, b¶o qu¶n b¶n di chóc; nÕu b¶n di chóc bÞ

thÊt l¹c, h h¹i th× ph¶i b¸o ngay cho ngêi lËp di chóc;c) Giao l¹i b¶n di chóc cho ngêi thõa kÕ hoÆc ngêi cã

thÈm quyÒn c«ng bè di chóc, khi ngêi lËp di chóc chÕt. ViÖc giao l¹i b¶n di chóc ph¶i ®îc lËp thµnh v¨n b¶n, cã ch÷ ký cña ngêi giao, ngêi nhËn vµ tríc sù cã mÆt cña hai ngêi lµm chøng.

Điều 6Điều 666. Di chúc bị thất lạc, hư hại66. Di chúc bị thất lạc, hư hại

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 53

Page 54: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. KÓ tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ, nÕu b¶n di chóc bÞ thÊt l¹c hoÆc bÞ h h¹i ®Õn møc kh«ng thÓ hiÖn ®îc ®Çy ®ñ ý chÝ cña ngêi lËp di chóc vµ còng kh«ng cã b»ng chøng nµo chøng minh ®îc ý nguyÖn ®Ých thùc cña ngêi lËp di chóc th× coi nh kh«ng cã di chóc vµ ¸p dông c¸c quy ®Þnh vÒ thõa kÕ theo ph¸p luËt.

2. Trong trêng hîp di s¶n cha chia mµ t×m thÊy di chóc th× di s¶n ®îc chia theo di chóc.

Điều 6Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc67. Hiệu lực pháp luật của di chúc1. Di chóc cã hiÖu lùc ph¸p luËt tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ.2. Di chóc kh«ng cã hiÖu lùc ph¸p luËt toµn bé hoÆc mét

phÇn trong c¸c trêng hîp sau ®©y:a) Ngêi thõa kÕ theo di chóc chÕt tríc hoÆc chÕt cïng thêi

®iÓm víi ngêi lËp di chóc;b) C¬ quan, tæ chøc ®îc chØ ®Þnh lµ ngêi thõa kÕ kh«ng

cßn vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ.Trong trêng hîp cã nhiÒu ngêi thõa kÕ theo di chóc mµ cã

ngêi chÕt tríc hoÆc chÕt cïng thêi ®iÓm víi ngêi lËp di chóc, mét trong nhiÒu c¬ quan, tæ chøc ®îc chØ ®Þnh hëng thõa kÕ theo di chóc kh«ng cßn vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ th× chØ phÇn di chóc cã liªn quan ®Õn c¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc nµy kh«ng cã hiÖu lùc ph¸p luËt.

3. Di chóc kh«ng cã hiÖu lùc ph¸p luËt, nÕu di s¶n ®Ó l¹i cho ngêi thõa kÕ kh«ng cßn vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ; nÕu di s¶n ®Ó l¹i cho ngêi thõa kÕ chØ cßn mét phÇn th× phÇn di chóc vÒ phÇn di s¶n cßn l¹i vÉn cã hiÖu lùc.

4. Khi di chóc cã phÇn kh«ng hîp ph¸p mµ kh«ng ¶nh hëng ®Õn hiÖu lùc cña c¸c phÇn cßn l¹i th× chØ phÇn ®ã kh«ng cã hiÖu lùc ph¸p luËt.

5. Khi mét ngêi ®Ó l¹i nhiÒu b¶n di chóc ®èi víi mét tµi s¶n th× chØ b¶n di chóc sau cïng cã hiÖu lùc ph¸p luËt.

Điều 6Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng 68. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng Di chóc chung cña vî, chång cã hiÖu lùc tõ thêi ®iÓm ngêi

sau cïng chÕt hoÆc t¹i thêi ®iÓm vî, chång cïng chÕt.Điều 6Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 69. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Nh÷ng ngêi sau ®©y vÉn ®îc hëng phÇn di s¶n b»ng hai phÇn ba suÊt cña mét ngêi thõa kÕ theo ph¸p luËt, nÕu di s¶n ®îc chia theo ph¸p luËt, trong trêng hîp hä kh«ng ®îc ngêi lËp di chóc cho hëng di s¶n hoÆc chØ cho hëng phÇn di s¶n Ýt

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 54

Page 55: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

h¬n hai phÇn ba suÊt ®ã, trõ khi hä lµ nh÷ng ngêi tõ chèi nhËn di s¶n theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 642 hoÆc hä lµ nh÷ng ng-êi kh«ng cã quyÒn hëng di s¶n theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 643 cña Bé luËt nµy:

1. Con cha thµnh niªn, cha, mÑ, vî, chång;2. Con ®· thµnh niªn mµ kh«ng cã kh¶ n¨ng lao ®éng.Điều 6Điều 670. Di sản dung vào việc thờ cúng70. Di sản dung vào việc thờ cúng1. Trong trêng hîp ngêi lËp di chóc cã ®Ó l¹i mét phÇn di

s¶n dïng vµo viÖc thê cóng th× phÇn di s¶n ®ã kh«ng ®îc chia thõa kÕ vµ ®îc giao cho mét ngêi ®· ®îc chØ ®Þnh trong di chóc qu¶n lý ®Ó thùc hiÖn viÖc thê cóng; nÕu ngêi ®îc chØ ®Þnh kh«ng thùc hiÖn ®óng di chóc hoÆc kh«ng theo tho¶ thuËn cña nh÷ng ngêi thõa kÕ th× nh÷ng ngêi thõa kÕ cã quyÒn giao phÇn di s¶n dïng vµo viÖc thê cóng cho ngêi kh¸c qu¶n lý ®Ó thê cóng.

Trong trêng hîp ngêi ®Ó l¹i di s¶n kh«ng chØ ®Þnh ngêi qu¶n lý di s¶n thê cóng th× nh÷ng ngêi thõa kÕ cö mét ngêi qu¶n lý di s¶n thê cóng.

Trong trêng hîp tÊt c¶ nh÷ng ngêi thõa kÕ theo di chóc ®Òu ®· chÕt th× phÇn di s¶n dïng ®Ó thê cóng thuéc vÒ ng-êi ®ang qu¶n lý hîp ph¸p di s¶n ®ã trong sè nh÷ng ngêi thuéc diÖn thõa kÕ theo ph¸p luËt.

2. Trong trêng hîp toµn bé di s¶n cña ngêi chÕt kh«ng ®ñ ®Ó thanh to¸n nghÜa vô tµi s¶n cña ngêi ®ã th× kh«ng ®îc dµnh mét phÇn di s¶n dïng vµo viÖc thê cóng.

Điều 6Điều 671. Di tặng71. Di tặng1. Di tÆng lµ viÖc ngêi lËp di chóc dµnh mét phÇn di s¶n

®Ó tÆng cho ngêi kh¸c. ViÖc di tÆng ph¶i ®îc ghi râ trong di chóc.

2. Ngêi ®îc di tÆng kh«ng ph¶i thùc hiÖn nghÜa vô tµi s¶n ®èi víi phÇn ®îc di tÆng, trõ trêng hîp toµn bé di s¶n kh«ng ®ñ ®Ó thanh to¸n nghÜa vô tµi s¶n cña ngêi lËp di chóc th× phÇn di tÆng còng ®îc dïng ®Ó thùc hiÖn phÇn nghÜa vô cßn l¹i cña ngêi nµy.

Điều 6Điều 672. Công bố di chúc 72. Công bố di chúc 1. Trong trêng hîp di chóc b»ng v¨n b¶n ®îc lu gi÷ t¹i c¬

quan c«ng chøng th× c«ng chøng viªn lµ ngêi c«ng bè di chóc.2. Trong trêng hîp ngêi ®Ó l¹i di chóc chØ ®Þnh ngêi c«ng

bè di chóc th× ngêi nµy cã nghÜa vô c«ng bè di chóc; nÕu ng-

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 55

Page 56: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

êi ®Ó l¹i di chóc kh«ng chØ ®Þnh hoÆc cã chØ ®Þnh nhng ngêi ®îc chØ ®Þnh tõ chèi c«ng bè di chóc th× nh÷ng ngêi thõa kÕ cßn l¹i tho¶ thuËn cö ngêi c«ng bè di chóc.

3. Sau thêi ®iÓm më thõa kÕ, ngêi c«ng bè di chóc ph¶i sao göi di chóc tíi tÊt c¶ nh÷ng ngêi cã liªn quan ®Õn néi dung di chóc.

4. Ngêi nhËn ®îc b¶n sao di chóc cã quyÒn yªu cÇu ®èi chiÕu víi b¶n gèc cña di chóc.

5. Trong trêng hîp di chóc ®îc lËp b»ng tiÕng níc ngoµi th× b¶n di chóc ®ã ph¶i ®îc dÞch ra tiÕng ViÖt vµ ph¶i cã c«ng chøng.

Điều 6Điều 674. Thừa kế theo pháp luật74. Thừa kế theo pháp luậtThõa kÕ theo ph¸p luËt lµ thõa kÕ theo hµng thõa kÕ,

®iÒu kiÖn vµ tr×nh tù thõa kÕ do ph¸p luËt quy ®Þnh.Điều 6Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật75. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật1. Thõa kÕ theo ph¸p luËt ®îc ¸p dông trong nh÷ng trêng

hîp sau ®©y:a) Kh«ng cã di chóc;b) Di chóc kh«ng hîp ph¸p;c) Nh÷ng ngêi thõa kÕ theo di chóc ®Òu chÕt tríc hoÆc

chÕt cïng thêi ®iÓm víi ngêi lËp di chóc; c¬ quan, tæ chøc ®-îc hëng thõa kÕ theo di chóc kh«ng cßn vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ;

d) Nh÷ng ngêi ®îc chØ ®Þnh lµm ngêi thõa kÕ theo di chóc mµ kh«ng cã quyÒn hëng di s¶n hoÆc tõ chèi quyÒn nhËn di s¶n.

2. Thõa kÕ theo ph¸p luËt còng ®îc ¸p dông ®èi víi c¸c phÇn di s¶n sau ®©y:

a) PhÇn di s¶n kh«ng ®îc ®Þnh ®o¹t trong di chóc;b) PhÇn di s¶n cã liªn quan ®Õn phÇn cña di chóc kh«ng

cã hiÖu lùc ph¸p luËt;c) PhÇn di s¶n cã liªn quan ®Õn ngêi ®îc thõa kÕ theo di

chóc nhng hä kh«ng cã quyÒn hëng di s¶n, tõ chèi quyÒn nhËn di s¶n, chÕt tríc hoÆc chÕt cïng thêi ®iÓm víi ngêi lËp di chóc; liªn quan ®Õn c¬ quan, tæ chøc ®îc hëng di s¶n theo di chóc, nhng kh«ng cßn vµo thêi ®iÓm më thõa kÕ.

Điều 6Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 76. Người thừa kế theo pháp luật 1. Nh÷ng ngêi thõa kÕ theo ph¸p luËt ®îc quy ®Þnh theo

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 56

Page 57: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

thø tù sau ®©y:a) Hµng thõa kÕ thø nhÊt gåm: vî, chång, cha ®Î, mÑ ®Î,

cha nu«i, mÑ nu«i, con ®Î, con nu«i cña ngêi chÕt;b) Hµng thõa kÕ thø hai gåm: «ng néi, bµ néi, «ng ngo¹i,

bµ ngo¹i, anh ruét, chÞ ruét, em ruét cña ngêi chÕt; ch¸u ruét cña ngêi chÕt mµ ngêi chÕt lµ «ng néi, bµ néi, «ng ngo¹i, bµ ngo¹i;

c) Hµng thõa kÕ thø ba gåm: cô néi, cô ngo¹i cña ngêi chÕt; b¸c ruét, chó ruét, cËu ruét, c« ruét, d× ruét cña ngêi chÕt; ch¸u ruét cña ngêi chÕt mµ ngêi chÕt lµ b¸c ruét, chó ruét, cËu ruét, c« ruét, d× ruét, ch¾t ruét cña ngêi chÕt mµ ngêi chÕt lµ cô néi, cô ngo¹i.

2. Nh÷ng ngêi thõa kÕ cïng hµng ®îc hëng phÇn di s¶n b»ng nhau.

3. Nh÷ng ngêi ë hµng thõa kÕ sau chØ ®îc hëng thõa kÕ, nÕu kh«ng cßn ai ë hµng thõa kÕ tríc do ®· chÕt, kh«ng cã quyÒn hëng di s¶n, bÞ truÊt quyÒn hëng di s¶n hoÆc tõ chèi nhËn di s¶n.

Điều 6Điều 677. Thừa kế thế vị 77. Thừa kế thế vị Trong trêng hîp con cña ngêi ®Ó l¹i di s¶n chÕt tríc hoÆc

cïng mét thêi ®iÓm víi ngêi ®Ó l¹i di s¶n th× ch¸u ®îc hëng phÇn di s¶n mµ cha hoÆc mÑ cña ch¸u ®îc hëng nÕu cßn sèng; nÕu ch¸u còng chÕt tríc hoÆc cïng mét thêi ®iÓm víi ngêi ®Ó l¹i di s¶n th× ch¾t ®îc hëng phÇn di s¶n mµ cha hoÆc mÑ cña ch¾t ®îc hëng nÕu cßn sèng.

Điều 6Điều 678. 78. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, me nuôi và cha Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, me nuôi và cha đe, me đeđe, me đe

Con nu«i vµ cha nu«i, mÑ nu«i ®îc thõa kÕ di s¶n cña nhau vµ cßn ®îc thõa kÕ di s¶n theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 676 vµ §iÒu 677 cña Bé luËt nµy.

Điều 6Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, me kế79. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, me kếCon riªng vµ bè dîng, mÑ kÕ nÕu cã quan hÖ ch¨m sãc,

nu«i dìng nhau nh cha con, mÑ con th× ®îc thõa kÕ di s¶n cña nhau vµ cßn ®îc thõa kÕ di s¶n theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 676 vµ §iÒu 677 cña Bé luËt nµy.

Điều 6Điều 680. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản80. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khácchung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

1. Trong trêng hîp vî, chång ®· chia tµi s¶n chung khi h«n nh©n cßn tån t¹i mµ sau ®ã mét ngêi chÕt th× ngêi cßn sèng

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 57

Page 58: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

vÉn ®îc thõa kÕ di s¶n.2. Trong trêng hîp vî, chång xin ly h«n mµ cha ®îc hoÆc

®· ®îc Toµ ¸n cho ly h«n b»ng b¶n ¸n hoÆc quyÕt ®Þnh cha cã hiÖu lùc ph¸p luËt, nÕu mét ngêi chÕt th× ngêi cßn sèng vÉn ®îc thõa kÕ di s¶n.

3. Ngêi ®ang lµ vî hoÆc chång cña mét ngêi t¹i thêi ®iÓm ngêi ®ã chÕt th× dï sau ®ã ®· kÕt h«n víi ngêi kh¸c vÉn ®îc thõa kÕ di s¶n.

Điều 6Điều 681. Hop mặt những người thừa kế81. Hop mặt những người thừa kế1. Sau khi cã th«ng b¸o vÒ viÖc më thõa kÕ hoÆc di chóc

®îc c«ng bè, nh÷ng ngêi thõa kÕ cã thÓ häp mÆt ®Ó tho¶ thuËn nh÷ng viÖc sau ®©y:

a) Cö ngêi qu¶n lý di s¶n, ngêi ph©n chia di s¶n, x¸c ®Þnh quyÒn, nghÜa vô cña nh÷ng ngêi nµy, nÕu ngêi ®Ó l¹i di s¶n kh«ng chØ ®Þnh trong di chóc;

b) C¸ch thøc ph©n chia di s¶n.2. Mäi tho¶ thuËn cña nh÷ng ngêi thõa kÕ ph¶i ®îc lËp

thµnh v¨n b¶n.Điều 6Điều 682. Người phân chia di sản82. Người phân chia di sản1. Ngêi ph©n chia di s¶n cã thÓ ®ång thêi lµ ngêi qu¶n lý

di s¶n ®îc chØ ®Þnh trong di chóc hoÆc ®îc nh÷ng ngêi thõa kÕ tho¶ thuËn cö ra.

2. Ngêi ph©n chia di s¶n ph¶i chia di s¶n theo ®óng di chóc hoÆc ®óng tho¶ thuËn cña nh÷ng ngêi thõa kÕ theo ph¸p luËt.

3. Ngêi ph©n chia di s¶n ®îc hëng thï lao, nÕu ngêi ®Ó l¹i di s¶n cho phÐp trong di chóc hoÆc nh÷ng ngêi thõa kÕ cã tho¶ thuËn.

Điều 6Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán83. Thứ tự ưu tiên thanh toánC¸c nghÜa vô tµi s¶n vµ c¸c kho¶n chi phÝ liªn quan ®Õn

thõa kÕ ®îc thanh to¸n theo thø tù sau ®©y:1. Chi phÝ hîp lý theo tËp qu¸n cho viÖc mai t¸ng;2. TiÒn cÊp dìng cßn thiÕu;3. TiÒn trî cÊp cho ngêi sèng n¬ng nhê;4. TiÒn c«ng lao ®éng;5. TiÒn båi thêng thiÖt h¹i;6. ThuÕ vµ c¸c kho¶n nî kh¸c ®èi víi Nhµ níc;

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 58

Page 59: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

7. TiÒn ph¹t;8. C¸c kho¶n nî kh¸c ®èi víi c¸ nh©n, ph¸p nh©n hoÆc

chñ thÓ kh¸c;9. Chi phÝ cho viÖc b¶o qu¶n di s¶n;10. C¸c chi phÝ kh¸c.

Điều 6Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc84. Phân chia di sản theo di chúc1. ViÖc ph©n chia di s¶n ®îc thùc hiÖn theo ý chÝ cña ngêi

®Ó l¹i di chóc; nÕu di chóc kh«ng x¸c ®Þnh râ phÇn cña tõng ngêi thõa kÕ th× di s¶n ®îc chia ®Òu cho nh÷ng ngêi ®îc chØ ®Þnh trong di chóc, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.

2. Trong trêng hîp di chóc x¸c ®Þnh ph©n chia di s¶n theo hiÖn vËt th× ngêi thõa kÕ ®îc nhËn hiÖn vËt kÌm theo hoa lîi, lîi tøc thu ®îc tõ hiÖn vËt ®ã hoÆc ph¶i chÞu phÇn gi¸ trÞ cña hiÖn vËt bÞ gi¶m sót tÝnh ®Õn thêi ®iÓm ph©n chia di s¶n; nÕu hiÖn vËt bÞ tiªu huû do lçi cña ngêi kh¸c th× ngêi thõa kÕ cã quyÒn yªu cÇu båi thêng thiÖt h¹i.

3. Trong trêng hîp di chóc chØ x¸c ®Þnh ph©n chia di s¶n theo tû lÖ ®èi víi tæng gi¸ trÞ khèi di s¶n th× tû lÖ nµy ®îc tÝnh trªn gi¸ trÞ khèi di s¶n ®ang cßn vµo thêi ®iÓm ph©n chia di s¶n.

Điều 6Điều 685. Phân chia di sản theo pháp luật85. Phân chia di sản theo pháp luật1. Khi ph©n chia di s¶n nÕu cã ngêi thõa kÕ cïng hµng ®·

thµnh thai nhng cha sinh ra th× ph¶i dµnh l¹i mét phÇn di s¶n b»ng phÇn mµ ngêi thõa kÕ kh¸c ®îc hëng, ®Ó nÕu ngêi thõa kÕ ®ã cßn sèng khi sinh ra, ®îc hëng; nÕu chÕt tríc khi sinh ra th× nh÷ng ngêi thõa kÕ kh¸c ®îc hëng.

2. Nh÷ng ngêi thõa kÕ cã quyÒn yªu cÇu ph©n chia di s¶n b»ng hiÖn vËt; nÕu kh«ng thÓ chia ®Òu b»ng hiÖn vËt th× nh÷ng ngêi thõa kÕ cã thÓ tho¶ thuËn vÒ viÖc ®Þnh gi¸ hiÖn vËt vµ tho¶ thuËn vÒ ngêi nhËn hiÖn vËt; nÕu kh«ng tho¶ thuËn ®îc th× hiÖn vËt ®îc b¸n ®Ó chia.

Điều 6Điều 686. Hạn chế phân chia di sản 86. Hạn chế phân chia di sản Trong trêng hîp theo ý chÝ cña ngêi lËp di chóc hoÆc theo

tho¶ thuËn cña tÊt c¶ nh÷ng ngêi thõa kÕ, di s¶n chØ ®îc ph©n chia sau mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh th× chØ khi ®· hÕt thêi h¹n ®ã di s¶n míi ®îc ®em chia.

Trong trêng hîp yªu cÇu chia di s¶n thõa kÕ mµ viÖc chia di s¶n ¶nh hëng nghiªm träng ®Õn ®êi sèng cña bªn vî hoÆc chång cßn sèng vµ gia ®×nh th× bªn cßn sèng cã quyÒn yªu cÇu Toµ ¸n x¸c ®Þnh phÇn di s¶n mµ nh÷ng ngêi thõa kÕ ®îc hëng nhng cha cho chia di s¶n trong mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh, nhng kh«ng qu¸ ba

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 59

Page 60: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

n¨m, kÓ tõ thêi ®iÓm më thõa kÕ; nÕu hÕt thêi h¹n do Toµ ¸n x¸c ®Þnh hoÆc bªn cßn sèng ®· kÕt h«n víi ngêi kh¸c th× nh÷ng ngêi thõa kÕ kh¸c cã quyÒn yªu cÇu Toµ ¸n cho chia di s¶n thõa kÕ.

Điều 6Điều 687. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có87. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kếngười thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

1. Trong trêng hîp ®· ph©n chia di s¶n mµ xuÊt hiÖn ngêi thõa kÕ míi th× kh«ng thùc hiÖn viÖc ph©n chia l¹i di s¶n b»ng hiÖn vËt, nhng nh÷ng ngêi thõa kÕ ®· nhËn di s¶n ph¶i thanh to¸n cho ngêi thõa kÕ míi mét kho¶n tiÒn t¬ng øng víi phÇn di s¶n cña ngêi ®ã t¹i thêi ®iÓm chia thõa kÕ theo tû lÖ t¬ng øng víi phÇn di s¶n ®· nhËn, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.

2. Trong trêng hîp ®· ph©n chia di s¶n mµ cã ngêi thõa kÕ bÞ b¸c bá quyÒn thõa kÕ th× ngêi ®ã ph¶i tr¶ l¹i di s¶n hoÆc thanh to¸n mét kho¶n tiÒn t¬ng ®¬ng víi gi¸ trÞ di s¶n ®îc hëng t¹i thêi ®iÓm chia thõa kÕ cho nh÷ng ngêi thõa kÕ, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.

III. LINH VƯC BINH ĐĂNG GIỚIĐiều 5. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối

quan hệ xã hội.2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo

điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 60

Page 61: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về binh đăng giới1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia

đình.2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử

về giới.4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối

xử về giới. 5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi

pháp luật. 6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia

đình, cá nhân.

Điều 11. Binh đăng giới trong linh vực chính trị1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt

động xã hội.2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước,

quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử

đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 61

Page 62: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Điều 12. Binh đăng giới trong linh vực kinh tế

1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Binh đăng giới trong linh vực lao động

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Điều 14. Binh đăng giới trong linh vực giáo dục và đào tạo

1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 62

Page 63: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Binh đăng giới trong linh vực khoa hoc và công nghệ

1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

Điều 16. Binh đăng giới trong linh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

Điều 17. Binh đăng giới trong linh vực y tế

1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Điều 18. Binh đăng giới trong gia đinh

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 63

Page 64: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

IV. LINH VƯC PHÒNG, CHÔNG BẠO LƯC GIA ĐINHĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh 2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại

hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đinh1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến

sức khoẻ, tính mạng;b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu

quả nghiêm trọng;d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa

ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư

hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đinh

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 64

Page 65: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 4. Nghia vụ của người có hành vi bạo lực gia đinh1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành

vi bạo lực.2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo

lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và

theo quy định của pháp luật.Điều 5. Quyền và nghia vụ của nạn nhân bạo lực gia đinh1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe,

tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn

chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông

tin khác theo quy định của Luật này;đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan

đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đinh

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 65

Page 66: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành

vi bạo lực gia đình.3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động

bạo lực gia đình.4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình,

người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc

thực hiện hoạt động trái pháp luật.7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của

pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực

gia đinh 1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng

giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.3. Tác hại của bạo lực gia đình.4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia

đình.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 66

Page 67: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.

6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành

viên gia đinh1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.4. Khách quan, công minh, có lý, có tình. 5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. 6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm

lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính. Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đinh, dòng ho tiến

hànhGia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh

chấp giữa các thành viên gia đình.Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành

viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tô chức tiến hành

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 67

Page 68: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tô chức hòa giải ở cơ sở tiến hành

1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Điều 17. Góp ý, phê binh trong cộng đồng dân cư1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người

từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đinh1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan

công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 68

Page 69: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.

Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 69

Page 70: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này.

Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo

lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 70

Page 71: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 22. Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc 1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân

dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành

vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;

b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.

3. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 71

Page 72: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

TINH HUÔNG THẢO LUẬN----------

1. Đơn vị An Phú

Ngày 05/5/2013 tổ hòa giải Khối phố Phú Phong nhận được đơn yêu cầu hòa giải của ông Nguyễn Văn Lê với nội dung được tóm lược như sau:

Năm 1990 ông Lê có trồng hàng cây xà cừ dọc bờ rào nhà ông Xuân đang ở. Hiện nay có cây đã to. Vào ngày 02/5/2013 ông Nguyễn Văn Xuân bên cạnh nhà ông đã bán 01 cây to cho ông Nguyễn Văn Danh với giá 4 triệu đồng và ông Danh đã đón ngã cây. Ông Lê phát hiện được và yêu cầu để cây lại không cho chuyển cây đi. Ông Lê đã đến nhà để nói với ông Xuân cây này là của tôi sao anh bán thì ông Xuân nói là cây này do vợ chồng ông Xuân trồng.

Trong đơn ông Lê có khai là nguyên đám đất này là do ông khai hoang. Đến năm 1992 ông thấy vợ chồng ông Xuân không có đất ở nên cho vợ chồng ông xuân làm nhà ở. Hiện nay thửa đất đó chưa được cấp giấy cho ai.

Ông Lê yêu cầu tổ hòa giải giải quyết để ông Xuân để cây đó cho ông chở về và quản lý các cây còn lại trên hàng rào, nếu không ông yêu cầu ông Xuân phải trả lại đất đó cho ông.

Các hòa giải viên thảo luận để đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý.

2. Đơn vị An Xuân

Cháu hay con?

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 72

Page 73: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Trước khi đi tập kết ra Bắc năm 1954, ông Nguyễn Xuân đã có vợ là bà Dương Thị và 01 con.

Năm 1961, do chiến tranh ác liệt không liên lạc được với vợ mình nên ông đã lấy vợ khác và có thêm 04 người con. Tháng 12 năm 1972, bà H. vợ ông đã chết trong một đợt Mỹ dùng máy bay B. 52 ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên (Hà Nội).

Sau chiến tranh, ông đưa các con về quê hương miền Nam sinh sống; và ở đây ông đã gặp, tái hợp với bà Thị bên cạnh đứa con gái lúc này đã lớn cùng với một người cháu trai gọi vợ cũ của ông bằng Dì ruột.

Năm 1982, ông Nguyễn Xuân có đơn xin cho Nguyễn Văn – người cháu trai của vợ ông được nhập khẩu vào hộ do ông làm chủ hộ; đơn này được ông Võ Học, Phó trưởng Công an huyện Tam Kỳ lúc đó xác thực (các con riêng ông Nguyễn Xuân hiện vẫn còn giữ giấy này).

Năm 1995 ông Nguyễn Xuân chết, vào năm 2004 ông Văn xin thay đổi chủ hộ và Sổ hộ khẩu; không rõ thế nào mà khi cấp lại sổ, Công an Tam Kỳ lại ghi mối quan hệ giữa bà Dương Thị với ông Nguyễn Văn là mẹ - con, thay vì là cháu như sổ hộ khẩu cũ. Năm 2006, bà Dương Thị chết.

Đầu năm nay, khi tiến hành chỉnh trang, khớp nối Khu dân cư Nam nhà máy nước thuộc Khối phố 4, phường An Xuân; nhà đất của vợ chồng ông Xuân – bà Thị nằm trong diện GPMB – BTTH. Ngoài những người là con chung của ông Xuân với bà Thị và con riêng của ông Xuân; ông Nguyễn Văn cũng đã có đơn đòi quyền thừa kế ngôi nhà trên, vì ông cho rằng, theo sổ hộ khẩu thì ông là con riêng của bà Dương Thị và là một trong những đồng thừa kế của vợ chồng ông bà Nguyễn Xuân - Dương Thị.

Hỏi: Theo anh chị; ông Nguyễn Văn có phải là một trong những người đồng thừa kế của ông Nguyễn Xuân và bà Dương Thị không ?

Anh chị hòa giải việc này ra sao?

3. Đơn vị Tam Phú

Vườn nhà ông Chức có bờ chung với ông Thịnh, tại góc vườn có bụi tre lâu đời, tre được xác định là của ông Thịnh. Ở giữa bui tre có một cây lộc vừng tuổi thọ khoản 70 - 100 năm. Từ trước đến nay ông Thịnh vẫn khai thác tre bình thường. Nay cây lộc vừng có giá, ông Chức tranh chấp với ông Thịnh.

Anh (chị) giải quyết tình huống tranh chấp này như thế nào?

4. Đơn vị Trường Xuân

Tranh chấp lối đi chung

Từ trước đến giờ bà con nhân dân trong khối phố có chủ trương cải tạo 2 cánh đồng Vườn Than và Vườn Bình. Trên cơ sở đó nhờ tuyến đường đất rộng 2,5m từ sông Ba Kỳ đến cánh đồng Ba Son (tuyến đường giáp ranh thửa đất ông Phạm An) để đi lại sản xuất dễ dàng. Nhưng đến ngày 10/8 năm 2012 ông Phạm A tự ý

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 73

Page 74: Một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở: · Web viewCác hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh nghiệm, học hiểu

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

rào đường không cho bà con đi lại sản xuất. Bà con nhân dân trong khối phố rất bất bình về chuyện rào đường của ông A.

Tổ hòa giải anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?

5. Đơn vị TÂN THẠNHÔng Ban có một đám ruộng có diện tích 598m2 nhận khoán từ HTX Tân

Thạnh (cũ). Đến năm 1994 ông Ninh đến thuê đất để làm lò gạch thủ công và đã được HTX giao cho tổ sản xuất quản lý và được sự đồng ý của ông Ban, tổ sản xuất cho ông Ninh thuê . Sau thời gian ông Ninh không làm gạch nữa nhưng vẫn không giao đất lại cho ông Ban. ông An đã chết năm 2007 vợ của ông là bà Cúc cùng với anh ruột của ông Ninh là ông An cho rằng diện tích đất này là của vợ chồng ông Ninh và bà Cúc. Sự việc này, UBND phường Tân Thạnh đã họp hòa giải và cho rằng diện tích 598 m2 hiện nay UBND phường Tân Thạnh quản lý theo hồ sơ 60. Ông Ban hiện nay tiếp tục khiếu nại cho rằng diện tích đất 598m2 là của ông chứ không phải của UBND phường Tân Thạnh quản lý.

* TINH HUÔNG THƯA KẾ: Bà A có chồng là B, 1 con trai duy nhất là C. Bà A có 2 người em là E

và F. Con trai duy nhất của bà có 3 người con là G, H, I. Năm 1995 ông B chết. Năm 2000 ông C chết. Năm 2007 bà A chết. Bà A có tài sản là 5 tỷ VNĐ (tài sản này là của riêng bà A). Bà A chết không để lại di chúc và xảy ra tranh chấp giữa 2 người em với 3 người cháu của bà về di sản mà bà A để lại.

Trong trường hợp này giải quyết chia thừa kế như thế nào ?

Phải trái phân minh, nghia tinh tron ven 74