mỘt sỐ qui ĐỊnh vỀ cẤu trÚc vÀ...

26
Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY MỘT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu trong lĩnh vực chuyên ngành để giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra. 1. MỤC ĐÍCH - Giúp cho sinh viên hệ thống kiến thức chuyên ngành đã học. - Giải quyết một phần những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sinh viên thực tập. - Là tài liệu khoa học có thể ứng dụng trong thực tiễn. - Bồi dưỡng cho sinh viên có tư duy sáng tạo và làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. 2. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG - Đề tài phải gắn với các môn chuyên ngành kinh tế (kế toán) và quản trị kinh doanh. - Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp đối với Khóa luận tối thiểu là 3 năm trong đó có năm mới nhất, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và Bộ môn quyết định. 3. QUY TRÌNH LÀM LUẬN VĂN 1 Chọn chủ đề nghiên cứu Lập đề cương Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCH

TRÌNH BÀY MỘT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆPKhóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm

đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu trong lĩnh vực

chuyên ngành để giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn các

hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra.

1. MỤC ĐÍCH

- Giúp cho sinh viên hệ thống kiến thức chuyên ngành đã học.

- Giải quyết một phần những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh

doanh tại cơ sở sinh viên thực tập.

- Là tài liệu khoa học có thể ứng dụng trong thực tiễn.

- Bồi dưỡng cho sinh viên có tư duy sáng tạo và làm quen với hoạt động nghiên cứu

khoa học.

2. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG

- Đề tài phải gắn với các môn chuyên ngành kinh tế (kế toán) và quản trị kinh doanh.

- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp đối với Khóa luận tối thiểu là 3 năm trong đó

có năm mới nhất, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và Bộ

môn quyết định.

3. QUY TRÌNH LÀM LUẬN VĂN

- Khi chọn chủ đề nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần trao đổi với

giảng viên hướng dẫn để tìm chủ đề phù hợp với khả năng của mình cũng như tình

hình và điều kiện thực tế của doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập.

- Sau khi xác định được chủ đề nghiên cứu, sinh viên sẽ lập đề cương và tiến hành thu

thập số liệu, tài liệu có liên quan đến chủ đề lựa chọn.

- Tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và tìm hiểu xem về mặt cơ sở lý luận chủ

đề lựa chọn đã được các nhà khoa học bàn luận như thế nào.

1

Chọn chủ đề nghiên cứu

Lập đề cương

Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết

Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

Đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Page 2: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

- Vận dụng lý thuyết, mô tả và phân tích hiện trạng tại doanh nghiệp.

- Trên cơ sở phân tích hiện trạng, đề xuất những giải pháp để cải thiện và giải quyết

những tồn tại của hiện trạng.

Chú ý : Ba phần: lý thuyết, phân tích hiện trạng và giải pháp cần có sự liên hệ và phù

hợp với nhau.

- Trong quá trình làm khóa luận, sinh viên sẽ thường xuyên liên hệ với giảng viên

hướng dẫn để nắm bắt đúng vấn đề cần nghiên cứu cũng như đảm bảo việc tự nghiên

cứu là không bị lệch hướng so với chủ đề đã lựa chọn; mặt khác giảng viên hướng dẫn

cũng giúp sinh viên nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn.

- Các phương pháp tổng hợp; so sánh; phân tích định tính; phân tích định lượng; thống

kê; xác suất; suy luận logic,… có thể được dùng để nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt

nghiệp.

4. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Nội dung khóa luận tốt nghiệp được cấu trúc thành 3 phần chính: Phần mở đầu,

Phần nội dung, Phần kết luận và  kiến nghị. Nội dung Khóa luận tốt nghiệp tối thiểu là

40 trang, tối đa là 80 trang, không kể biểu bảng, hình vẽ và phụ lục.

Phần 1: MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

- Cần trả lời được câu hỏi là tại sao phải thực hiện đề tài đã chọn cả về phương diện lý

thuyết và thực tiễn.

- Thông thường, đề tài phát hiện một vấn đề mới hay trái với quy luật thông thường để

nhằm giải thích nó và đưa ra một kết luận cụ thể có ích về mặt lý luận cũng như thực

tiễn.

- Cần phân biệt sự khác nhau giữa một đề tài nghiên cứu khoa học và một báo cáo hay

tường trình - chỉ mang tính tường thuật lại sự kiện, hiện tượng để đưa ra nhận xét, kết

luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu

    2.1. Mục tiêu chung

    2.2. Mục tiêu cụ thể (chia ra từng mục tiêu – Khoảng 3 mục tiêu là vừa) - Các mục

tiêu cụ thể phải logic để phục vụ mục tiêu tổng quát.

3. Phạm vi nghiên cứu

    3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)

2

Page 3: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

    3.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)

    3.3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài

nhằm đạt được mục tiêu tổng quát.

4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu (dành cho làm đề tài thu số liệu sơ cấp)

4.2. Phương pháp thu thập số liệu

4.3. Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)

5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phần 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu (từ 10 – 15 trang)

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CỦA ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tâp

- Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

- Chức năng và lĩnh vực hoạt động

- Tổ chức sản xuất – kinh doanh

- Tổ chức quản lý của đơn vị

- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị

- Chiến lược và phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai

- Các nội dung khác,… (tùy theo lĩnh vực của đề tài)

2.2. Phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu

- Trình bày dưới dạng mô tả các chỉ tiêu chính liên quan đến thực trạng

2.3. Đánh giá thực trạng, hiệu quả của đối tượng nghiên cứu

- Dựa vào các chỉ số, mô hình, ma trận,… để đánh giá những mặt mạnh, yếu của vấn

đề nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng/suy

thoái về tình hình kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Những phát hiện của đề tài

- Tổng hợp những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề tâm đắc,…

3.2. Một số giải pháp lựa chọn

3

Page 4: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

- Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực tế. Các giải pháp cần cụ thể, tránh các

giải pháp chung chung và không rõ ràng, hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì khóa luận đã làm được) hoặc

mở vấn đề (những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục để phát triển vấn đề).

2. Kiến nghị

- Kiến nghị để thực hiện giải pháp ở mục 3.2.

5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

- Đề tài phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Tùy theo từng hình

thức đề tài, đề tài được trình bày theo thứ tự như sau: Bìa chính, bìa phụ, lời cam đoan,

lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên, danh mục biểu bảng,

danh mục hình, danh sách các từ viết tắt, tóm tắt, mục lục, nội dung đề tài và cuối cùng

là tài liệu tham khảo, phụ lục.

     5.1. Khổ giấy và chừa lề

          Giấy có khổ A4 (21 x 29,7cm) phải trắng và chất lượng tốt. Nội dung chỉ in trên

một mặt giấy.

          Lề trái: 3,5cm; Lề phải, trên, dưới: 2cm

     5.2. Kiểu và cỡ chữ

          Đề tài phải được đánh máy vi tính và sử dụng font Times new roman, bộ mã

Unicode, cỡ chữ 13. Một số trường hợp có cỡ chữ khác 13 được quy định cụ thể.

     5.3. Khoảng cách dòng

          Bài viết có khoảng cách dòng là 1,5. Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm

hàng. Không để mục ở cuối trang mà không có ít nhất 2 dòng ở dưới đó. Trước và sau

mỗi bảng hoặc hình phải bỏ 1 hàng trống.

     5.4. Tên đề tài

          Tên đề tài ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ, xác định rõ nội dung, giới hạn và địa

bàn nghiên cứu.

          Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên

đề tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó.

          Tên đề tài phải được viết in hoa và trên một trang riêng gọi là trang bìa, tựa

được đặt giữa theo trái, phải, trên, dưới của khổ giấy. Cỡ chữ thông thường là 22, có

4

Page 5: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 -

24. Không quy định font chữ, nhưng tựa đề tài phải dễ đọc, không quá cầu kỳ.

     5.5. Chương, mục và đoạn

          * Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu một trang mới. Tựa chương đặt ở bên

dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm và số chương là số Á Rập

(1,2,...) đi ngay theo sau và được đặt giữa. Tựa chương phải viết hoa, in đậm, cỡ chữ

14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và được đặt giữa.

          * Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,

nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.

          - Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Á Rập

sát lề trái, chữ hoa, in đậm.

          - Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm,

chữ thường, in đậm.

          - Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm,

chữ thường, in đậm.

          * Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị, số hoặc theo mẫu tự thường, cách

lề 1cm, chữ thường, in nghiêng.

          Ví dụ:

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỂU CẦN

2.1 ....

     2.1.1 ....

          2.1.1.1 ....

          a) ....

     5.6. Đánh số trang

          Có hai hệ thống đánh số trang trong một đề tài. Những trang đầu được đánh số

La Mã nhỏ (i, ii, iii,...) được đặt ở giữa cuối trang và được tính từ bìa phụ, nhưng bìa

phụ không đánh số. Những trang đầu được xếp thứ tự như sau: bìa phụ, lời cam đoan,

lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét

của giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh sách các từ

viết tắt, tóm tắt

5

Page 6: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

          Phần bài viết được đánh số Á Rập. Trang 1 được tính từ trang đầu tiên của Phần

1 đến hết đề tài kể cả hình, bảng,... Trang được đánh số ở giữa, cuối trang.

     5.7. Hình

          Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ... phải được đặt theo ngay sau phần mà

nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình, được

đánh số Á Rập theo thứ tự. Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ thì mỗi phần được đánh

ký hiệu a, b, c,...

          Số thứ tự của hình và tựa hình được đặt ở phía dưới hình. Tuy tựa hình được viết

ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu mà không cần phải tham khảo bài viết. Nếu hình được

trích từ tài liệu thì tên tác giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo

sau tựa hình.

          Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào

chỗ đóng bìa.

          Thường thì hình được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có

thể trình bày chung với bài viết.

     5.8. Bảng

          Sinh viên phải có trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong bảng.

Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu

tiên. Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê.

          - Đánh số bảng: Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" sau đó là số Á

Rập theo thứ tự (hoặc sau đó là chương, số thứ tự Á Rập), được đặt giữa, chữ thường,

in đậm.

          - Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời

gian, không gian mà số liệu được biểu hiện trong bảng. Tựa bảng được đặt ngay sau số

bảng, chữ hoa, in đậm.

          - Đơn vị tính:

              + Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp

này đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng.

              + Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ

được đặt dưới chỉ tiêu của cột.

              + Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính

sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính.

6

Page 7: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

          - Cách ghi số liệu trong bảng:

          Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ. Số

liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng

(cột) tương ứng.

          Một số ký hiệu quy ước:

              + Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-”

              + Nếu số liệu còn thiếu, sau này sẽ bổ sung sau thì trong ô ghi dấu “...”

              + Ký hiệu gạch chéo “x” trong ô nào đó thì nói lên hiện tượng không có liên

quan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa.

          - Phần ghi chú ở cuối bảng: Được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ

11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:

          + Nguồn tài liệu: Nêu rõ thời gian, không gian.

          + Các chỉ tiêu cần giải thích.

          Thường thì bảng được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu bảng ngắn có

thể trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường

hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp

không cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựa của các cột.

          Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào

chỗ đóng bìa.

          Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tựa cột mức

độ 1 viết hoa, in đậm. Tựa cột mức độ 2, 3 viết chữ thường, in đậm. Tự cột có thể viết

tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng.

     5.9. Viết tắt

          Nguyên tắc chung, trong đề tài hạn chế tối đa viết tắt. Nhưng trong một số

trường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lập lại nhiều lần trong đề tài thì có thể

viết tắt.

          - Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng, thì phải được viết

nguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Chữ viết tắt lấy

các ký tự đầu tiên của các từ, bỏ giới từ, viết hoa.

          - Không được viết tắt ở đầu câu.

     5.10. Trích dẫn và chỉ dẫn trong bài viết

7

Page 8: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

          Dấu ngoặc vuông [ ] dùng để chỉ dẫn từ Mục lục tài liệu tham khảo. Nếu trích

dẫn nguyên văn thì dùng ngoặc kép kèm theo: "......" [4, tr.17], có nghĩa là nguyên văn

đó được trích từ mục lục tài liệu tham khảo thứ 4, trang 17. Nếu dẫn ý hoặc mượn biểu

bảng thì chỉ cần chỉ dẫn tài liệu [3, tr.30].

          Dấu ngoặc đơn () dùng đề chỉ dẫn trong nội dung đề tài. Ví dụ: (xem trang 15),

có nghĩa đọc giả cần xem trang 15 sẽ rõ hơn.

          Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo, thì tất cả tài liệu được đề cập đến trong bài

viết phải có trong danh sách và được sắp xếp thứ tự theo mẫu tự họ tên tác giả theo

thông lệ từng nước (Tác giả nước ngoài xếp thứ tự theo họ, tác giả trong nước xếp theo

tên). Tài liệu tham khảo được xếp theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung,

Nhật,…). Cách viết một tài liệu tham khảo theo thứ tự sau:

          * Tài liệu tham khảo là sách, luận án, khóa luận, báo cáo phải ghi đầy đủ thông

tin sau:

          - Tên tác giả: Viết chữ thường. Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác

giả đầu tiên để xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy

          - Năm xuất bản: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm.

          - Tên sách, luận án, khóa luận, báo cáo: Viết chữ thường, in nghiêng, đó là dấu

phẩy.

          - Nhà xuất bản: Viết chữ thường, đó là dấu phẩy.

          - Nơi xuất bản: Viết chữ thường, đó là dấu chấm

          * Tài liệu tham khảo là các bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách… thì phải

ghi đủ thông tin sau:

          - Tên tác giả: Viết chữ thường. Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác

giả đầu tiên để xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy.

          - Năm xuất bản: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm.

          - Tên tài liệu: Viết chữ thường, đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, sau đó là

dấu phẩy.

          - Tên tạp chí hoặc tên sách: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy.

          - Tập: Sau đó không có dấu cách.

          - Số: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy.

          - Các số trang: Gạch giữa hai chữ số và chấm kết thúc.

     5.11. Bố cục khóa luận và biểu mẫu

8

Page 9: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

          * Bố cục khóa luận:

          - Bìa chính của đề tài: Làm bằng giấy cứng không có hoa văn, không thơm. Khi

đóng cuốn phía ngoài có giấy nhựa trong để bảo vệ. Màu sắc của bìa được quy định

như sau:

              + Khóa luận tốt nghiệp: Màu vàng

          - Bìa phụ: Được bố cục như bìa chính nhưng được in trên giấy trắng thông

thường.

          - Lời cảm tạ

          - Lời cam đoan

          - Nhận xét của cơ quan thực tập

          - Nhận xét của giáo viên

          - Danh mục biểu bảng (nếu có)

          - Danh mục hình (nếu có)

          - Danh sách các từ viết tắt

- Tóm tắt

          - Mục lục: Chỉ liệt kê đến mục cấp 2

          - Nội dung đề tài

          - Tài liệu tham khảo

          - Phụ lục

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ MẪU:

9

Page 10: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ

BỘ MÔN KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VỮNG MẠNH CỦA CÁC

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU Ở

AN GIANG VÀ TIỀN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

----------------------------- --------------------------------

Mssv: -----------------------

Lớp: ----------- Khóa: ----

Trà vinh – 2011

10

Page 11: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật

và ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi

cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện

khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của

cô/thầy------------------------------ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp.

Do thời gian thực hiện khóa luận ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận

tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý

báu của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn.

Ngày …… tháng ………. năm 2010….

Sinh viên thực hiện

----------------------------------

11

Page 12: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên

cứu khoa học nào.

Ngày …… tháng …… năm 201…

Sinh viên thực hiện

--------------------------------------

12

Page 13: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày … tháng … năm 201…

Thủ trưởng đơn vị

13

Page 14: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người hướng dẫn: -----------------------------

Học vị: ------------------------------------------------------

Chuyên ngành: --------------------------------------------

Cơ quan công tác: ----------------------------------------

Tên học viên: ----------------------------------------------

Mã số sinh viên: ------------------------------------------

Chuyên ngành: --------------------------------------------

Tên đề tài: -------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG NHẬN XÉT1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:....................................................................................................................................................................................................................................................................2. Về hình thức:....................................................................................................................................................................................................................................................................3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................................................................................................................................................................................4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của khóa luận....................................................................................................................................................................................................................................................................5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)....................................................................................................................................................................................................................................................................6. Các nhận xét khác....................................................................................................................................................................................................................................................................7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)....................................................................................................................................................................................................................................................................

Trà vinh,, ngày…… tháng …… năm 2011. NGƯỜI NHẬN XÉT

14

Page 15: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 3.1: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA QUA CÁC NĂM (2005-

2008)----------------------------------------------------------------------------------------19

Bảng 3.2: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY HÀNG NĂM 2005-2008-----------------21

Bảng 3.3: DIỆN TÍCH CÂY LÂU NĂM QUA CÁC NĂM (2005-2008)----------22

Bảng 3.4: DIỆN TÍCH LÚA QUA CÁC NĂM (2005-2008)-------------------------25

Bảng 3.5: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG BẮP 2005-2008------------------------------26

Bảng 3.6: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG MÍA 2005-2008------------------------------27

Bảng 3.7: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY LÂU NĂM 2005-2008-------------------28

Bảng 3.8: QUY MÔ LIÊN KẾT TRONG 2 NĂM (2007-2008)-------------------34

Bảng 3.9: TRÌNH ĐỘ, CHUYÊN MÔN CỦA QUẢN LÝ HTX 2005 – 2007- -36

Bảng 3.10: PHÂN LOẠI HỢP TÁC XÃ----------------------------------------------38

15

Page 16: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1. BẢN DỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG----------------------------16

Hình 3.2. BẢN DỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG-------------------------22

Hình 3.3: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ QUA CÁC NĂM (2003-2009)----------29

Hình 3.4: SỐ LƯỢNG XÃ VIÊN QUA CÁC NĂM (2005-2009)----------------30

Hình 3.5: DIỆN TÍCH PHỤC VỤ CỦA HTX 2005-2009-------------------------31

Hình 3.6: QUY MÔ DIỆN TÍCH HTX QUA CÁC NĂM (2005-2009)----------31

Hình 3.7: QUY MÔ DỊCH VỤ CỦA HTX QUA CÁC NĂM (2005-2009)-----32

Hình 3.8: QUY MÔ VỐN GÓP CỦA HTX QUA CÁC NĂM (2005-2009)----33

16

Page 17: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTX: Hợp tác xã

HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp

UBND: Ủy ban Nhân dân

17

Page 18: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vững

mạnh của các hợp tác xã nông nghiệp, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà hợp

tác xã phải đối mặt; đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn trước

mắt và nâng cao khả năng phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang và

Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp tác xã hoạt động đạt hiệu quả chưa

cao mặc dù đa số các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh có lãi. Nguyên nhân chủ yếu là

do bộ máy quản lý hợp tác xã yếu kém về mặt trình độ học vấn lẫn chuyên môn, khó

khăn trong liên kết đầu vào và tiêu thụ đầu ra; đặc biệt là khó khăn về sử dụng vốn

hoạt động. Bên cạnh đó, dịch vụ của hợp tác xã chưa thoả mãn và đáp ứng đầy đủ nhu

cầu của xã viên và nông hộ.

18

Page 19: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ-------------------------------------------------------------------------------------i

LỜI CAM ĐOAN------------------------------------------------------------------------------- ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP------------------------------------------------iii

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC-------------------------------iv

DANH MỤC BIỂU BẢNG---------------------------------------------------------------------v

DANH MỤC HÌNH---------------------------------------------------------------------------vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT-----------------------------------------------------------------viii

TÓM TẮT------------------------------------------------------------------------------------------------ix

MỤC LỤC-------------------------------------------------------------------------------------------------x

Phần 1: MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------------------1

1. Đặt vấn đề nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------1

1. Mục tiêu nghiên cứu--------------------------------------------------------------------------2

19

Page 20: MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCHnguyenvanvuantvu.yolasite.com/resources/Hướng_dẫn... · Web view- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp

Quy định về cấu trúc và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Giang (2008). Niên giám thống kê tỉnh An Giang, Cục Thống kê tỉnh An

Giang, An Giang.

2. An, P.T. (2007). Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản và

bài học rút ra cho Việt Nam, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

3. Hải, L.T.Đ (2007). Nghiên cứu marketing, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

4. Hùng, Đ.V. (2009). Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2008

và kế hoạch sản xuất năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang,

An Giang.

5. Huyên, L.Q. (2004). Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt

Nam, nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Minh, T.C. (2009). Báo cáo tình hình thực hiện luật hợp tác xã năm 2003, Sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, Tiền Giang.

7. Nam, M.V (2008). Giáo trình kinh tế lượng, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin,

Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Năng, H.T (2008). Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn tình An Giang đến

năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, An Giang.

20