mƯu sinh thoÁt hiỂmbatkhuat.net/document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu...

15
MƯU SINH THOÁT HIỂM NGUYỄN THỪA BÌNH Lâu gần nửa đời người ở quân trường hồi đó, bài học mưu sinh thoát hiểm đã dạy người chiến binh phải biết đường tìm sống trong tử sinh mong manh vì đói khát, địch thù, thú dữ, bẫy giăng, rừng thiêng nước độc…Chinh chiến đã tàn, người chiến binh thua trận bị cầm tù bỏ đói có chết chẳng ai màng. Họ phải tự tìm lối thoát vì bản năng sinh tồn của một con người có suy nghĩ mà cũng vì phải sống cho một lý tưởng thiêng liêng chưa từ bỏ. Danh từ mưu sinh thoát hiểm của một người tù mang danh “học tập cải tạo” trong chế độ bạo ngược Cộng Sản Việt Nam được gom trọn mấy chữ đầy nhẹ hều là “cải thiện linh tinh”. Chữ cải của mấy anh, mấy chị “đốt đuốt soi rừng” có người tìm không ra một chữ học hành nên lạ đời, tréo ngoe. Ai đời, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa biết gì kinh tế mà làm cuộc cải tạo công thương nghiệp cho công thương nghiệp đang phát triển của Miền Nam Việt Nam tàn tạ, tan tành theo mây khói một sớm một chiều! Ủy Ban Quân Quản bắt “Ngụy Quân, Ngụy Quyền” Sài Gòn đi cải tạo là tẩy não để tuân phục, nhưng năm năm, mười năm, mười lăm năm hay lâu hơn nữa ai cải tạo được ai mà thù hận thì càng chất ngất!? Trong tù ở Trại An Dưỡng Biên Hòa, những miếng ván lượm mót ghép lại trên bốn bánh xe là bốn khúc gỗ cao su mới cưa ra thì gọi là xe cải tiến. Nhìn lại cải cách ruộng đất ở Bắc giữa các năm 1953 đến năm 1956 chết vài chục ngàn người và đi tù vài trăm ngàn người mà ruộng đồng xơ xác, nông dân nghèo tận mạng! Tôi đọc những truyện sách kể về đời những “Ngụy Quân, Ngụy Quyền” Sài Sòn đi tù Việt Cộng bị đối xử phi nhân, vô đạo như thế nào nhưng ít được nghe kể nhiều về nỗi “đoạn trường” mưu sinh thoát hiểm đầy nỗi xót xa, thê thảm biết chừng nào của họ. Mưu sinh thoát hiểm ở đây xin được hiểu theo nghĩa là người ta đói không chịu nổi phải đi tìm một thứ gì đó ăn vào bao tử để nuôi sự sống mỏi mòn không biết ngày nào chết.

Upload: others

Post on 11-Apr-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

MƯU SINH THOÁT HIỂM NGUYỄN THỪA BÌNH

Lâu gần nửa đời người ở quân trường hồi đó, bài học mưu sinh thoát

hiểm đã dạy người chiến binh phải biết đường tìm sống trong tử sinh mong manh vì

đói khát, địch thù, thú dữ, bẫy giăng, rừng thiêng nước độc…Chinh chiến đã tàn,

người chiến binh thua trận bị cầm tù bỏ đói có chết chẳng ai màng. Họ phải tự tìm lối

thoát vì bản năng sinh tồn của một con người có suy nghĩ mà cũng vì phải sống cho

một lý tưởng thiêng liêng chưa từ bỏ.

Danh từ mưu sinh thoát hiểm của một

người tù mang danh “học tập cải tạo”

trong chế độ bạo ngược Cộng Sản Việt

Nam được gom trọn mấy chữ đầy nhẹ

hều là “cải thiện linh tinh”. Chữ cải của

mấy anh, mấy chị “đốt đuốt soi rừng”

có người tìm không ra một chữ học

hành nên lạ đời, tréo ngoe. Ai đời, Việt

Nam Dân Chủ Cộng Hòa biết gì kinh tế

mà làm cuộc cải tạo công thương

nghiệp cho công thương nghiệp đang

phát triển của Miền Nam Việt Nam tàn

tạ, tan tành theo mây khói một sớm

một chiều! Ủy Ban Quân Quản bắt

“Ngụy Quân, Ngụy Quyền” Sài Gòn đi

cải tạo là tẩy não để tuân phục, nhưng năm năm, mười năm, mười lăm năm hay lâu

hơn nữa ai cải tạo được ai mà thù hận thì càng chất ngất!? Trong tù ở Trại An Dưỡng

Biên Hòa, những miếng ván lượm mót ghép lại trên bốn bánh xe là bốn khúc gỗ cao

su mới cưa ra thì gọi là xe cải tiến. Nhìn lại cải cách ruộng đất ở Bắc giữa các năm

1953 đến năm 1956 chết vài chục ngàn người và đi tù vài trăm ngàn người mà ruộng

đồng xơ xác, nông dân nghèo tận mạng! Tôi đọc những truyện sách kể về đời những

“Ngụy Quân, Ngụy Quyền” Sài Sòn đi tù Việt Cộng bị đối xử phi nhân, vô đạo như thế

nào nhưng ít được nghe kể nhiều về nỗi “đoạn trường” mưu sinh thoát hiểm đầy nỗi

xót xa, thê thảm biết chừng nào của họ. Mưu sinh thoát hiểm ở đây xin được hiểu

theo nghĩa là người ta đói không chịu nổi phải đi tìm một thứ gì đó ăn vào bao tử để

nuôi sự sống mỏi mòn không biết ngày nào chết.

Page 2: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Tôi từ Trại Tù Tân Hiệp Biên Hòa đến Trại Tù An Dưỡng cũng trong

Biên Hòa vào một đêm tối trời cuối tháng 7 năm 1975. Ở đây gồm những nhà vòm

tiền chế mái lợp tôle của Quân Ðội Hoa Kỳ nằm ngoài vòng đai Phi Trường Biên Hòa,

có khu ướp xác chết lính Mỹ. Gọi là Trại Tù An Dưỡng Biên Hòa nghe nói là vì nơi đây

đã chăm sóc sức khỏe, “an dưỡng” những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa được Bắc

Việt trao trả năm 1973 trước khi họ trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Mới một tháng

xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng ngày mà

thân xác đã thấy mỏi mòn từng thớ thịt. Bữa ăn ít xỉn như cách hành hạ cho ăn đó để

sống mà chết đói dần dần, ai cũng thấy mình đi những bước đi nhẹ tênh, thất thểu.

Những bao Gạo Trường Sơn dấu kín trong rừng lâu nhiều năm đã bị mục, nát, mọt,

mối… cho tù ăn, làm ai ai cũng bị phù thũng đi muốn không nổi. Các anh bạn có sức

vóc lực sĩ là Thanh, Hy, Lượng, Dũng

thường xách “cuối” và cuốc đi bắt

chuột. Một hôm nhóm “Tứ Hùng” nầy

xông khói, đào xới… bắt được ba con

chuột cống nhum to lớn. Một bữa cơm

thịnh soạn, các anh ăn ngon lành

trước mắt thèm thuồng cũng có mà

ngao ngán cũng có của nhiều người

bạn tù ôm cái bụng lỏng le đi tới đi lui.

Vào tù dẫu chưa được bao lâu, nhưng

ai ai cũng đói meo và nghĩ rằng “cái gì

nhúc nhích” đều ăn được để có “calorie” mà sống và cho khỏi cồn cào ruột gan. Suy

nghĩ nầy không phải chỉ những người vu vơ y khoa như chúng tôi đâu có học y dược

ngày nào mà ngay những người anh em bạn tù của tôi là những Bác Sĩ Quân Y, Bác Sĩ

Cảnh Sát Quốc Gia, Bác Sĩ Bộ Y Tế hay Bác Sĩ dân sự... Tôi nhớ anh Phạm Ngọc Jean,

anh của thằng bạn học tôi Phạm Ngọc Phi nói “con gì ăn cũng được, nhớ bỏ ruột gan

và nấu chín”. Anh Jean , Ðại Úy Quân Y nay không còn vì vượt biên đường biển đã ra

người thiên cổ từ lâu! Việc anh em hiếm hoi bắt được mấy con chuột là may, là

mừng! Còn hơn bác Nhờ một đêm ngồi rình chuột nơi hố rác tối om om đã không

đánh được một con nhắt nào mà còn một chút nữa bị hai người bạn trẻ sớn sác đái

lên đầu.

Một sáng đi loanh quanh ngoài đám cỏ tìm hà thủ ô đào, tôi bắt được

một con thỏ rừng bị lọt dưới một hố nhỏ. Người ta nói sướng như “chó táp nhằm

ruồi” và khoái như “buồn ngủ gặp chiếu manh”, nhưng chắc không vui mừng như tôi

lúc bấy giờ. Cầm thiệt chắc hai chân sau và thiệt chặt hai tai dài của nó còn sợ bị sẫy,

tôi ôm cứng con thỏ vào bụng đi nhanh về “láng”. Những người bạn xúm lại coi có vẻ

ao ước, có người tiếc mà rằng: “ tao ra ngoải hoài, không gặp”. Anh Hy làm thịt con

thỏ hồi đó, bây giờ có ăn có mặc nghĩ lại, mình con người sao dã man quá vậy cà! Ảnh

Những con chuột cống nhum

Page 3: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

lột da, kéo tới đâu con thỏ la hét tới đó và máu me chảy ròng ròng. Và “hóng nắng để

cho da thịt nó săng cứng lại”, Hy nói như vậy. Con thỏ, trời ơi đau đớn biết chừng nào,

có ai lúc hồi đó xót xa!? Nhưng “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, lúc bấy giờ ai ai

cũng đói xác đói xơ có ai tội với nghiệp một con vật như con thỏ rừng vô phước đó

đâu? Dù thịt được nấu với một cục đường tán vuông, một muỗng nhỏ chút xíu muối,

vài trái ớt tươi, nước…nấu món gì nhỉ mà mấy anh em ăn ai cũng khen “tuyệt”. Ở đây,

những ngày quanh quẩn dưới khu rừng nhỏ phía Nam của Phi Trường Biên Hòa đào

ao nuôi cá, tôi bắt đầu biết rau tàu bay anh em chỉ cho và bảo “ăn không sao đâu”. “Ăn

không sao đâu” mà độn cho no bụng thì “tao đâu có ngán”. Mấy đứa bạn tôi tù ở đây,

đứa nào lại không hái rau tàu bay làm

món rau sống, món rau luộc, món canh

với nước muối, ngay cả món kho với

vài con nhái bầu? Rau tàu bay, một loại

thảo mộc nơi vùng hoang địa nầy ăn

cũng không đến nỗi nào. Mùi thơm

thơm theo tôi, nhưng có người chê là

khó chịu. Nghe anh em bảo với nhau

rằng “ăn nhiều sẽ bị mất máu và sốt

rét”. Mấy tên Mặt Trận Giải Phóng

Miền Nam trẻ con mang “đôi dép râu

dẫm nát đời trai trẻ” và đội “nón tai

bèo che khuất nẻo tương lai” cũng xía

vô mấy lời “thời chống Mỹ cứu nước, trong rừng chúng tôi cũng sống nhờ những rau

tàu bay nầy”. Dĩ nhiên ngoài rau tàu bay ra, anh em mưu sinh thoát hiểm còn tìm tòi

ra những loại rau rừng khác nữa. Một loại dây leo mà tôi biết từ hồi nhỏ là cây chùm

bao. Hồi đó, chúng tôi mấy đứa nhỏ cầm nạn thun đi bắn chim thường tìm trái chín

vàng của nó mà ăn. Bây giờ, bạn bè tôi đây hái đọt non luôc ăn và bứt cả dây, lá về

phơi khô làm thuốc uống. Cây chùm bao có người gọi là cây lạc tiên, là cây nhãn lồng.

“Chim quyên ăn trái nhãn lổng. Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi” có dính dáng

gì không cây chùm bao? Những loại cây cỏ anh em bứt ăn có thứ tôi biết được mà

cũng có thứ lần đầu tiên mới nghe tên. Cây bùm bụp mà chúng tôi hồi nhỏ ở Phan

Thiết thường gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù thường ăn những trái chín màu đỏ

hay màu đen treo tòn teng trên cành bên bờ ruộng hay trong vườn tược, nhưng chưa

bao giờ đụng tới thân và lá của nó. Có mấy anh em tỏ ra hiểu biết về Ðông Y nói là nó

tốt cho lợi tiểu, tiêu đàm và đau nhức. Cây me đất “chua như me” mảnh khảnh có lá

hình ba trái tim xanh xanh chụm lại, có nhiều bông vàng năm cánh, mọc quanh bờ

mương bấy giờ mới biết và chưa từng ăn. Cây rau trai lá thuông dài, có lông tơ, cọng

Rau tàu bay

Page 4: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

mềm nhiều nước và bông màu tím tím nhạt tôi biết được từ thời ở nhà quê vùng

Hàm Thuận, Bình Thuận. Tôi thường nghe ba má tôi nói, nó giải nhiệt được, kháng

viêm được. Nghe thì nghe vậy nhưng chưa bao giờ ăn thử, nói gì ăn thiệt. Chưa nói

những loại như rau dền không có gai mọc hoang từng đám nơi nầy, nơi kia ven rừng,

ven ao nước ngay chỗ hằng ngày chúng tôi “lao động là vinh quang”. Những loại rau

sam có cọng mềm màu đỏ, lá màu

xanh và bông màu vàng, ăn hơi chua

chua, nhớt nhớt cũng không thiếu

mọc quanh con suối chúng tôi tắm

mỗi chiều. Nhà tôi hồi đó ở thôn quê

thường ăn hoăc rau dền hoặc rau sam

nầy bằng cách luôc chín chấm với

nước mắm ruốc bình dân, không phải

Mắm Ruốc Bà Giáo Thảo trộn với một

chút đường và nhiều ớt thật cay. Cây

rau dừa nước có lá xanh xanh đậm

mọc so le, hơi giống rau sam có điều

nhiều rễ hơn và nổi lềnh bềnh trên

mặt nước, ăn có vị nhạt nhạt ngọt.

Người Miền Nam Sông Nước ai lại

không biết, không quen, không một

lần ăn ngọn rau dừa nước dân dã

nầy? Một loại cây mà hồi nhỏ chúng

tôi thường hái trái còn xanh hay đã chín đỏ chia phe quăng nhau là cây bát bát. Cây

bát bát hồi đó chúng tôi có thấy ai ăn lá và trái của nó bao giờ. Bây giờ vào đây đất

trời tù đầy, tôi mới thấy anh em tranh nhau hái lá và trái mà ăn ngon lành còn nói nó

là vị thuốc nầy vị thuốc nọ nữa. Nói gì những thứ như rau má, lá khoai lang, đọt khoai

mì… chạy đâu cho khỏi hai con mắt tìm tòi, lục lọi ăn thêm vào cái bụng lúc nào cũng

cảm thấy không có thứ gì ở trỏng. Việc đi hái những rau trời cải đất đối với người tù

đâu được tự do, thường bị những cai tù là kẻ thắng cuộc cấm cản, bảo rằng như vậy

là “cải thiện linh tinh” không được phép, có khi còn lên đạn hăm he đòi bắn bỏ; chưa

nói bị cỏ may đan đầy áo quần châm vào người chịu không nỗi hay bị xước bởi

những cây gai rừng, nhiều nhứt vẫn là những cây mắc cỡ đau biết chừng nào!? Ông

bà mình nói đúng “muốn ăn thì lăn vô bếp” hay “khi đói đầu gối phải bò, cái chân hay

chạy, cái giò hay đi” là vậy.

Sắp sửa ngày 2 tháng 9 thì anh bạn Nhạc Sĩ Minh Kỳ với anh Lê tôi quên

họ của ảnh là gì bị quăng lựu đạn chết với ông anh bạn cùng quê của tôi cụt một giò.

Những người tù từ Ka Tum chuyển về cứ nghe mìn nổ và cứ nghe bị chết, bị thương

hoài! Thời gian đã mấy tháng qua trong tù, đói thì đã quá đói và áo quần cứ rách chỗ

Hầm bao cát

Hầm bao cát

Page 5: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

nầy lại rách chỗ kia nát tươm! May ở đây là vòng đai an ninh của Phi Trường Biên

Hòa ngày xưa còn để lại nhiều “tàn dư của Mỹ Ngụy” mà anh em moi móc ra nhiều

hầm hố chôn đầy bao cát còn mới. Có bao cát, những người tù khổ hạnh “sáng tạo”,

“cải tiến” ra những cái áo đủ kiểu, những cái quần đủ mốt, nếu không, lấy gì đâu mà

che thân? Rồi còn phải làm ra những

cái khăn lau mồ hôi, lau mặt những

ngày lao động dưới trời nắng nóng

như thiu như đốt da thịt. Và đây đã

gần Tết Nguyên Ðáng Bính Thìn 1976,

anh em phải làm ra những cái mền

đắp Mùa Ðông năm đó sao lạnh dữ. Và

nơi nầy vùng đất hoang dã anh em

còn phải làm ra những cái mùng

chống những con muỗi rừng đói ăn,

hút máu một cách tham lam táo tợn.

Và còn phải nghĩ tới mà làm ra những

tấm chắn hay những mái che trời mưa trời nắng và gió bụi thốc từng cơn từng cơn

làm thân còm cõi người tù chịu không thấu.

Năm sau, những người tù chúng tôi ở đây được chuyển ra Xã Việt Hồng

thâm sơn cùng cốc bên kia Sông Hồng trùng trùng núi rừng đèo heo chướng khí của

Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái. Chúng tôi tất cả đồng cấp Ðại Úy bị lùa vào hai dẫy nhà

dài tranh nứa ọp ẹp mới cất thô sơ nói là Trại 6 của Liên Trại 1 thuộc Ðoàn 776.

Trong Nam dù gì thì dù cũng quen phong thổ, trời đất và nhất là con người. Ở đây, tất

cả sao lạ hoắc lạ huơ. Ðàn bà nào cũng chỉ cái quần dài màu đen phơn phớt đỏ vì cũ,

cái áo cụt màu nâu sồng sờn vai rách gấu và trên đầu cứ vải cuốn tròn mấy lọn tóc

như con rắn gọi nhau là khăn mỏ quạ. Ðàn ông nào cũng chỉ một bộ đồ tây màu olive

bạc thếch vải Kaki Nam Ðịnh may vụng về, chân đi trần và đầu đội nón cối bung viền,

rách vải. Tứ bề trông nghèo đói, rách nát, xơ xác…Ðói người ngoài đời xã hội làm sao

no người trong tù “học tập cải tạo” và có trách gì đất đai, sông suối có gì, còn gì mà

“cải thiện linh tinh”? Mới được thả đi chặt nứa ngày đầu, một anh to con lớn xác đã

vác về một buồng chuối rừng nhiều nải, trái no tròn đầy đặn, ai thấy cũng thèm

thuồng. Ảnh treo lên chờ chín. Anh em theo dõi chờ xem. Nhưng mấy ngày, chuối

rừng là chuối rừng không ăn được, ảnh là Ðại Úy Tuyên Úy Phật Giáo của Thủy Quân

Lục Chiến phải mất công “đem quăng đi cho rồi”. Anh bạn Huỳnh Ngọc Thuận của tôi

từ Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, từ Trường Bộ Binh Thủ Ðức cũng ra đây, một hôm cây

dừa bên hông “láng” của tôi được một cán bộ trại bảo “phải đào gốc bỏ đi”, Thuận đã

cuốc, bới và lấy được một củ hủ to bằng vành tròn miệng “cái chén tàu”. Bửa, chẻ

thân cây dừa ra, Thuận cười hì hì và la to “có một con đuông to tổ bố”. Con đuông,

Thuận vừa bốc ra vừa nói “nó chính là con của con kiến dương, ăn đã ngon lại còn

Cây chuối rừng

Page 6: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

béo còn bổ nữa các bạn ạ”. Tôi cũng như Thiện nhìn thấy anh ta hí hững cũng vui lây,

nhưng dòm con đuông hình thù như một con sâu to lớn lại sợ thì nói gì ăn uống,

huống gì chỉ có một con chớ mấy mà ba miệng ăn thì còn gì cho Thuận “ùm một miếng

ngon lành”. Thuận, người Bình Ðiền Chợ Ðệm nhà trồng nhiều dừa, việc rành tàu hủ

dừa và đuông dừa là nghề của chàng nhà quê, chúng tôi người thành thị Phan Thiết

thì xin chịu thua những cái gì nơi đồng áng, miệt vườn…Ở đây, chúng tôi không có gì,

thôi thì cứ bẻ một, hai đọt non tre,

giang, nứa…những thứ có ai ăn bao

giờ đâu, rồi xắt dọc xắt ngang kho với

nước mắm tôi cắc ca cắc củm bưng từ

Biên Hòa ra. Nước mắm nầy chúng tôi

cứ gọi là nước mắm cho có tên tuổi

một chút, thực ra là hỗn hợp của

mang cá ngừ, ruột cá ngừ, máu cá ngừ

nhà bếp quăng đi, tôi lượm lại trộn

trong muối, đậy kín lâu cũng cả hai

tháng rồi. Loại nước mắm nầy chỉ có

trong tù “học tập cải tạo” của tôi mà

thôi, ăn mặn là cái chắc nhưng cũng có

chút mùi nước mắm thum thũm. Chắc

dân ở đây quá cơ cực nên cái gì ăn

được trời đất ban cho người trần gian

thì tìm rát con mắt may ra còn sót lại

mà thấy. Ðã mấy tháng ở đây rồi, có cái gì để “mưu sinh thoát hiểm”, để “cải thiện linh

tinh”? Hương đồng cỏ nội, trời ơi? Rau tàu bay, rau dền, rau sam, rau dừa, rau má,

dây bát bát, dây chùm bao, lá me đất, rau chua lẻ, rau trai…không thấy đâu. Những

con chim, con cá, con rắn, con ếch, con cóc, con nhái, con cua đồng, con ốc bu, con ốc

leng,…không tìm ra bóng dáng! “Chó táp nhầm ruồi”, một hôm Thuận chụp đâu được

một con ễnh ương mén đem về mà Thiện bảo là con ếch, nhưng một cán bộ già tên

Tuấn nhìn thấy, nói là con chẫu chuộc. “Chẫu chuộc”, cái tên lạ lùng tôi mới nghe lần

đầu. Lửa đang cháy, Thuận bỏ con ễnh ương vào nướng. Lấy ra, móc ruột bỏ, phủi tro

bụi, thổi phì phà cho nguội một chút rồi bỏ cả con ễnh ương chín đen vào miệng “ùm

một miếng ngon lành” và cười hả hê! Trong “mưu sinh thoát hiểm” ở đây, ngoài “cải

thiện linh tinh” anh em bạn tù còn giao tiếp bí mật với dân làng để mua bán, đổi chác

mà bọn cai tù là Quân Ðội Nhân Dân của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam thời bấy giờ thêm mắm thêm muối cho ra mấy chữ “quan hệ linh tinh” mà cấm

đoán những người tù khổ sai biệt xứ. Dân Xã Việt Cường nầy nghe nói thời Cải Cách

Ruộng Ðất, Nhân Văn Giai Phẩm…bị tống khứ lên đây mà đong đưa ngày tháng đói

nghèo đến bây giờ. Họ thiếu ăn lại thiếu mặc nên thèm thuồng biết chừng nào “quần

xi”, “áo lon” của người tù Miền Nam đem ra. “Quần xi”, “áo lon” là thứ quần áo anh em

Con ễnh ương

Page 7: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Người Miền Nam mặc thường ngày từ Vĩ Tuyến 17 trở vào, có gì đâu lạ. Một cái quần

tây dài với một cái áo chemise dài tay đổi một con gà mái luộc, xôi nấu hai, ba cân gạo

nếp với muối vừng và một bidon rượu. Ðói, cái mạng còn đổi được huống gì áo với

quần, anh em ai không đổi!? Thỉnh thoảng bạn bè tôi mất cả chai lẫn chì vì đang lén

lút bày gà ra, bày xôi ra, bày rượu ra chuẩn bị hưởng thụ thì bị mấy “bộ đội” là thứ

cháu ngoan lưu manh của Bác Hồ quỷ quái nhào vô chụp ăn. Chạy thoát là may nói gì

kiện cáo ai! Chỉ tội mấy anh tù đói mất quần áo, mất cái ăn thì không gì buồn hơn!?

Mấy tháng sau, chúng tôi “chuyển trại” tới Trại 9 nằm cạnh bên Dốc Bá Thở, dưới Cây

Ða, đường vào Trại 12 và các Trại 13,

Trại 14 phía bên trong. Bây giờ, đã có

khoai mì, khoai lang của trại trồng và

của hợp tác xã. Ðói quá, anh em liều

“mưu sinh thoát hiểm” là lén ăn cắp

từng phen mà luộc ăn, mà nướng ăn,

mà cũng có thể ăn sống cho êm cái

bụng cồn cào có chịu nổi đâu. Chia

từng bộ phận “cảnh giác”, “quan sát”,

“nhiên liệu”, “hành động”, “báo

động”,… nhưng cứ bị “bể ổ” hoài bởi

mấy thằng nhóc bộ đội, mấy xã viên

hợp tác xã, có khi còn một chút nữa là bị bắt tại trận là toi mạng sống. Toi mạng sống

ở đây là, nếu bị bắt sẽ bị “đấu tố” mà bị đánh cho tới chết một cách dã man như cầm

thú. Nghĩ cho cùng, con người có khi không hơn một con vật. Tôi có một lần làm gan

tham gia với bảy, tám anh em trên đồi “sắn” nằm sát Trại 9, “phi vụ” trót lọt, chúng

tôi được một bữa ăn phủ phê. Ðêm đó, tôi với anh bạn Hùng, Ðại Úy An Ninh Quân

Ðội bị “say sắn”, đau bụng quá trời. Hai đứa phải đi đại tiện mỗi đứa một đống to như

của mấy con voi ngay trong “láng” anh em đang ngủ làm họ phải thức suốt đêm tránh

sao không cằn nhằn cẳng nhẳng! Một buổi sáng, có ba, bốn anh em cũng tù với nhau

vừa đi vừa la ơi ơí. Tôi nhìn thấy người đi trước hai tay cầm hai chân một con vật

giống như một con chuột đã bị đánh chết, nhưng lớn gấp ba bốn lần con chuột cống

nhum trong Nam. Mấy đứa nhỏ “quân đội nhân dân” của Bác và Ðảng nói là con cúi.

“Con cúi” thì biết là con cúi vậy thôi, ai biết “con cúi” là con gì? Tới gần, tôi xem “con

cúi” như thế nào, thì thấy nó có khác về kích thước, nhưng giống giống như con bọ,

con chuột, con heo con. Hèn gì ở đây, trên những đồi hoang còn để lại nhiều hố hầm

người ta đào bắt “con cúi”. Gì gì, mấy anh em bắt được “con cúi” nặng cũng có ba, bốn

ký lô trưa đó cùng nhau đã có một bữa có thịt ăn với mấy khúc khoai mì là “sắn” của

trại phát cho!

Năm 1977, một số tù ở đây bị chuyển lên một nơi còn “thâm sơn cùng

cốc” hơn Huyện Trấn Yên của Tỉnh Yên Bái nữa. Chúng tôi tới Xã Dương Quỳ, Huyện

Con cúi

Page 8: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai một chiều Hè, mưa rừng xối xả không thấy đất trời mà không

có được một mái lều, một nóc nhà để đụt, anh em ai nấy ướt như chuột lội nước. Tôi

không còn nhớ một vài anh bạn nào

đó ngay ngày hôm sau đã vác về mỗi

người một mụt măng “đấy là măng

vầu”, theo Người Tày ở đây nói cho

biết, đắng quá không ăn được dù có

tiếc cũng đành phải bỏ đi. Vầu, một

loại tre, nứa nhưng rất cao, rất to và

dầy ruột hơn cho nên măng của nó có

những mụt to như cái bắp vế của một

người đàn ông mập mạp. Văn Bàn,

Trấn Yên, Lào Cai hay Yên Bái cũng là

đất của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam thì giống nhau là “có

gì đâu mà cải thiện”. Trại tôi đang bị

giam giữ chắc là Phân Trại 4 nằm kế

Trụ Sở Xã Văn Bàn có cây cầu treo bắc

qua bên kia Làng Người Mán ở lưng

chừng núi và phía dưới cầu nước

chảy là con Suối Nậm Chăn? Ở đây,

mình đã đói khổ, đã nhức nhối nỗi

đau buồn phiền biết chừng nào mà cứ

phải nghe thánh thót đâu đó tiếng con

chim rõ ràng ràng như tiếng người

kêu la “bắt cô trói cột”, “bắt cô trói cột”. Cứ như vậy, người tù thì “hết khoai tới bột”,

“hết bột tới bo bo” mà nhìn trời hiu quạnh với núi rừng đìu hiu trùng trùng! Cái đói

của người tù “học tập cải tạo” là cái đói triền miên ngày sáu khắc, đêm năm canh. Tìm

cái ăn là tìm bất cứ “con gì nhúc nhích” và cây trái gì hoang dã rừng rú…để nhét vào

cái bao tử réo gọi từng tích tắc kim đồng hồ rằng “chắc chết đói quá” và thân xác tàn

tạ như bóng ma trơi vất vưởng chờ ngày về với ông bà ông vải! May cho tôi một lần

chặt nứa, bắt gặp được một cây Vả Rừng có vài trái chín đỏ tươm mật ngọt. Tôi hái và

ăn một trái ngay tại chỗ, còn lại hai, ba trái dấu kín mang về trại. Vả chín ngon ngọt

biết chừng nào, có điều ăn cỡ hai trái là bỏ bữa ăn luôn một ngày, chắc vì chất đường

trái cây fructose của nó chăng? Ông bạn Ðại Úy Tiên của tôi cũng ăn trái cây rừng

nhưng không phải trái vả rừng to như miệng cái chén mà là trái vải rừng nhỏ như

ngón chưn người ta. Còn một chút nữa là ảnh đã về âm ty địa phủ mà ngàn năm vĩnh

biệt trần gian.

Những mụt măng vầu

Page 9: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Vài tháng sau không biết vì lẻ gì, chúng tôi lại một lần nữa lên Cổng Trời

trên Rặng Hoàng Liên Sơn về lại Liên Trại 1 ở Xã Việt Hồng của Huyện Trấn Yên, Tỉnh

Yên Bái của năm ngoái 1976 mới ra

Bắc. Chúng tôi ở Trại 13 gần Hang

Dơi, bên kia là Trại 14 thường gọi là

Trại Hạ Sĩ Quan nhốt những Xã

Trưởng, Hạ Sĩ Quan Quân Ðội, Hạ Sĩ

Quan Cảnh Sát…Chính sách của cái gọi

là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đến giờ

phút nầy vẫn chưa cho “thăm nuôi”

nên cái đói đã vắt khô sự sống mõi

mòn của người tù “học tập cải tạo”

cùng kiệt đến mức nào! Ăn thì tới lui

cũng mấy củ khoai lang, mấy khúc

sắn, một cục bột mì, một chén bo bo, thỉnh thoảng lưng nửa chén cơm gạo rẻ tiền với

vài cọng rau nấu canh nước muối và hai, ba con vịt hay gà bệnh ốm tong teo cho cả

trại gần một ngàn người ăn. Ăn lúc nào cũng như chưa ăn. Cái bụng bao giờ cũng

trống trơn. Thần thánh cũng phải kêu la đói, cũng có thể chết bất cứ lúc nào, nói gì

“ngụy quân, ngụy quyền” chưa bao giờ trải qua cảnh đời “xuống chó” bi thảm cùng

khốn đến như vậy! Một hôm đi chặt cây nhỏ về ủ làm “phân xanh”, vào rừng tôi gặp

anh bạn Huỳnh Văn Thiện đang lom khom trong rẫy dong riềng đi ra với dáng vẻ vui

tươi, hăng hái. Thiện nói: “tao ăn một bửa ăn dong riềng no nê. No nê cho nên tao vo,

tao vọc, tao vung tứ tung như một tiềm thức trổi dậy xúc xiểm tao hành động một

cách ác cảm vu vơ có ý thức sai khiến”.

Cuối năm 1977, chúng tôi bị còng tay hai người lại một lên xe molotova

chở lên Trại Trung Ương Số 1 Lào Cai ở Phố Lu trong Huyện Bảo Thắng nằm phía Bắc

của Yên Bái và giáp ranh với Tàu. Từ đây, chúng tôi không còn “đi diện rộng” như ở

những “láng trại” do bộ đội “quản lý” nữa mà sự giam giữ nghiêm ngặt hơn do cái gọi

là Công An Nhân Dân “bò vàng” làm cai tù đảm nhiệm toàn bộ. Nơi đây, anh em giang

hồ tứ chiếng đời tù bốn phương gặp nhau. Họ tù từ những Trại Cần Thơ, Long Giao,

An Dưỡng, từ Cốc đến Thác Bà, từ Nghĩa Lộ qua Việt Hồng…gặp nhau đây biết kẻ còn

người mất rồi lại tiếp tục “lao động là vinh quang”, “học tập tốt, lao động tốt sớm

đoàn tụ với gia đình” mà cái chết đã cận kề giũa mòn, trù ẻo sự sống hắt hiu. Ở đây

chẳng có vết chân người lai vãng ngoài cô liêu mây rừng gió núi vi vu với người tù

“học tập cải tạo”. Ði một vòng xa ngàn dặm từ Việt Cường, Trấn Yên, Yên Bái đến

Dương Quỳ, Văn Bàn, Lào Cai rồi Phố Lu, Bảo Thắng, Lào Cai, anh em tù thì thầm “sinh

Nam tử Bắc” là cái chắc. Cũng như những trại đã đi qua, ở đây “có gì đâu” mà “cải

thiện linh tinh”, “có gì đâu” mà mưu sinh thoát hiểm!? Một màu trời âm u, xám xịt!

Mùa “thu hoạch” bắp đầu tiên ở đây, anh em bảo nhau “ăn bắp sống vừa ngon lại vừa

Rẫy dong riềng Rẫy dong riềng

Page 10: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

bổ”, thật ra chỉ là bất đắc dĩ. Ai cũng ăn thử và ăn thiệt no một bao tử đói thức ăn bên

trong. Ðã ăn cành hông anh em còn khuyến khích nhau dấu đem về buồng. Chắc đói,

ăn cái gì không chết là ăn hết và ăn ngon vô cùng. “Ăn bắp sống vừa ngon lại vừa bổ”

thật, ngày mai ngủ dậy khỏe re, có ai

bị gì đâu? Tết Mậu Ngọ năm 1978 ở

đây, trại phát cho mỗi tù “học tập cải

tạo” một gói Thuốc Lá Ðiện Biên. Có

người để lại phì phà với Xuân, nhưng

đa số nhứt định “quan hệ linh tinh”

với tù hình sự bên kia hàng rào “đổi

chác” lấy cái bánh chưng tết hay vài

lon gạo hay vài “bò lạc” để sống bớt cơ

cầu. Tôi mau chưn lấy được cái bánh

chưng còn nóng hổi. Bạn bè tôi người

thì có vài “bò lạc” là vài lon sữa bò đậu

phụng; người thì có một bọc gạo chừng một, hai ký lô. “Phi vụ” mần ăn với mấy tay tổ

gian manh hình sự, thật thà dễ bị trắng tay tay trắng là thường. Mấy anh bạn tôi, có

anh nhận gạo là một bịch sạn, cát, vữa của thợ hồ; có anh nhận bịch đậu phụng toàn

là vỏ trộn trạo với gạch, đá vụn; có anh bị “bò vàng” bắt tại trận đang “quan hệ” thì

mất hết đã đành còn bị “giũa” nặng lời và bị “ăn tiêu chuẩn 13 kí lô gam” trong một

tháng trời. Tôi trong Ðội Gạch chuyên đạp đất, đóng gạch, nấu gạch…với các ông bạn

Ðại Úy Chánh 101, Cảnh An Ninh Quân Ðội, Nhả Phòng 2, Thuận Cảnh Sát Dã Chiến,

Ðiển Quân Pháp, vân..vân… rủ nhau ăn từ ngày nầy qua ngày kia, ăn hết rể lớn tới rể

nhỏ của một cây rừng không biết tên là gì cho tới một ngày nó ngã đổ xuống giòng

suối trôi đi. Mùa Ðông rừng núi Vùng Việt Bắc lạnh thấu xương tủy, chúng tôi đốt lửa

ngồi cho ấm, ông bạn Ðiển với ông bạn Sơn nướng hai con trùn đất ăn. Có gì con trùn

đất ngoài cái miệng của hai ông dính toàn tro than đen thui với bùn đất dơ dấy! Ðói,

con gì, cái gì người ta cũng có thể ăn!

Cuối tháng 12 năm 1978 chúng lại “chuyển trại”, đưa chúng tôi về K5,

Trại Tân Lập Vĩnh Phú. Hai tháng sau, ngày 27 tháng 2 năm 1979, bọn Tàu đánh 6

tỉnh Miền Bắc nói là “dạy Việt Nam một bài học”. Năm đó Mùng Một Tết Kỷ Mùi nhằm

ngày 28 tháng 1 năm 1979 trời không Xuân chút nào mà lạnh quá lạnh làm trâu, bò,

dê, ngựa chết nhiều và tù “học tập cải tạo” cũng chết không thua gì vì đói rét, vì bệnh

hoạn và vì nỗi đau moi ruột moi gan! Một buổi sáng mưa dầm gió Bấc, “Chánh 101” là

người bạn tù thân thiết với tôi bắt đâu được một con cóc vàng rất to, bảo “thịt cóc ăn

bổ lắm mầy, ăn mát lắm mầy”. Tôi ừ hữ! Chánh lột da, móc bỏ ruột gan, con cóc trắng

phêu thịt như con ếch. Vậy là lần đầu tiên trong đời, tôi ăn lưng lưng một chén nhỏ

nhỏ cháo cóc, cảm thấy ngon chi lạ. Mấy hôm sau, anh Lê Văn Rự là một Nghị Viên Hội

Ðồng Tỉnh cũng chộp được một con cóc tía cái nhỏ hơn. Ảnh chỉ bỏ mỗi cái túi mật,

Con trùn đất

Page 11: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

còn hết thẩy da, gan, trứng, phèo phổi…nướng hết mà ăn, cũng chẳng chết thằng Tây

nào. Một đêm gần sáng có nhiều tiếng cải lộn cách chỗ tôi nằm khoảng bốn, năm

người. Thì ra, anh Khánh chỉ tay qua phía anh Dũng nói “nó ăn cắp đồ ăn của tôi”.

Anh Dũng đưa hai tay ra phân trần

“trời ơi, mình đói thấy mẹ, nửa đêm

ổng cứ nhai nhai, nuốt nuốt làm sao

mình chịu nỗi”. Anh em chê ông

Khánh “ăn kín kín chút cha” và trách

ông Dũng “đói ráng chịu ông nội”. Con

người cũng là một động vật có bản

năng sinh tồn nên việc mưu sinh là

tất nhiên nhưng có suy nghĩ trước khi

hành động. “Ðoạn trường ai có qua

cầu mới hay” thì sự trách móc, chê

bai cũng xin châm chước cho. Ai đời

tháng nầy qua tháng kia cái bụng lúc

nào thấy cũng trống trơn như không có một thứ gì ở trỏng thì sự liêm sỉ có người

cũng khó giữ. Thức ăn phân phát cho tù “học tập cải tạo” họa chăng chỉ đủ cho sống

để chờ chết đói. Sự chi li “cân, đong, đo, đếm” đối với anh em là mẫu số chung cho sự

công bằng không ai phiền hà ai. Người ta làm ra những cái cân tiểu ly sơ sài để “cân”

đồ ăn cho không ai bị thiệt hơn ai. Người ta làm ra một hột tào cáo, có người cãi là

hột xí ngầu, có người nói là hột xúc xắc để “đổ” ra “nhứt, nhì, tam, tứ, ngũ, lục” đố ai

làm sao cho mình thủ lợi được. Người ta làm ra những cái “thẻ xin xăm” lắc tới lắc lui

ra một con số cho công bằng không ai nhiều hơn ai mà cũng không ai ai ít hơn ai.

Người ta “xin số” từ ai đó cho không để tự mình chọn cho mình phần to nhất, nhiều

nhất, ngon nhất”…Tại K5 Tân Lập Vĩnh Phú trước những tháng giữa năm 1979 được

thân nhân trong Nam ra “thăm nuôi”, những người tù “học tập cải tạo” đã sức cùng

lực kiệt thèm ăn từng cục kẹo, miếng đường, muỗng bột, củ khoai, khúc sắn, con ếch,

con nhái, con rắn, con rít, con chuột, con cào cào, con châu chấu…bất cứ cái gì, vật gì,

con gì ăn được! Một hôm “thu hoạch” khoai lang, dĩ nhiên chẳng thằng tù nào lại

chẳng vừa phủi bụi cát lại chẳng vừa kín đáo cắn rào rào những củ khoai lang sống

còn nóng đất mới đào lên. Tôi và vài người bạn đào gặp những con sùng đất to bằng

ngón tay cái, anh em bảo nhau: “ăn không chết đâu mà sợ”, còn “béo, bổ lắm đó”. Nghe

lời, ngắt bỏ khúc đuôi đen đen, chùi sạch sẻ đất đai, tôi nhắm mắt bỏ vào miệng nhai

mau mau mà “ực” một cái xuống cuống họng. Ớn thiệt! Ðằng kia Lắm, Dũng, Keng,

Hưng cũng đang nhai sống ngon lành mấy con châu chấu, cào cào vừa mới chộp được.

Tháng 12 năm 1980, chúng tôi bị lùa vào Thanh Phong rồi Thanh Lâm

thuộc Huyện Như Xuân của Tỉnh Thanh Hóa. Thời gian ngắn ở Thanh Phong, Ðại Úy

Anh, Trưởng Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia đơn thương độc mã, một mình mở màn “phi vụ”

Những con sùng đất

Page 12: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

mưu sinh thoát hiểm đầu tiên ở đây. Ảnh đi xa quá xa vùng đất mới lạ để tìm rẫy

khoai lang mà đào, tộn cho đầy “túi ba gang”, nhưng về thì không biết đường đâu mà

mò. Quẫn trí, ảnh quỳ mọp xuống đất

vừa dáo dác vừa van vái “Lạy Bà Chúa

Rừng chỉ đường cho con về. Con thề

không dám làm một lần nữa”. Và

“linh thiêng thật mậy, con đường

trước mắt chớ đâu”, Anh nửa buồn

nửa vui kể lại. “Con thề không dám

làm một lần nữa”, ảnh đã không giữ

lời thề với Bà Chúa Rừng mà cứ phi

vụ nầy tới phi vụ khác. Rồi tôi đi,

không biết ảnh ở lại có bị “bắn rơi”

lần nào không? Bọn Việt Cộng cố ý

“chỉ định cư trú” tù “học tập cải tạo” chúng tôi tại Thanh Lâm để trở thành những

“công nhân tù” cho hết một đời “ngụy quân ngụy quyền”? Ở đây, rừng gỗ lim, núi đá

vôi, dã thú, hoang vu, cô liêu, mịt mù sương khói hờm sẳn, chờ chôn người tù sa cơ

lạc bước. Tù “học tập cải tạo” đi đâu gần như có những công việc như nhau là chặt

cây, phá rừng, trồng ngô, sắn, khoai lang, rau cải, làm rẫy, trồng lúa nương, làm gạch,

đập đá, xây dựng nhà cửa… nặng nề, khốn khổ hơn trâu. Và ăn thì đâu đâu cũng ít có

cơm mà ăn, thường quanh đi quẩn lại chỉ khoai mì, khoai lang, “sắn dui”, “bo bo”,

bột… cũng không bao giờ lưng được cái bụng. May, bây giờ một số anh em có vợ con,

cha mẹ, thân nhân “thăm nuôi” cũng kha khá miếng ăn nên không đến nỗi tàn tạ chờ

chết như trước nữa. Những anh em “con bà sơ” thì đói meo vẫn đói meo nhìn anh em

được “thăm nuôi” mà thèm khát, mà buồn tủi thân phận bơ vơ lạc loài. Một hôm tôi

bẫy được một con chim mỏ nhác lớn gần bằng con gà ri. Mừng quá, chúng tôi những

Ðặng Vân Anh, Bùi Hữu Bằng, Trần Nhật Sô, Lê Mậu Minh và tôi “chấm mút”với nhau

một hai miếng thịt chim trong tù với hai khúc sắn gần một gang tay mà hả hê nụ cười.

Xã Thanh Lâm từ Xã Bãi Trành trên Ðường Mòn Hồ Chí Minh đi vào là vùng rừng sâu

núi thẩm tứ bề không thấy ánh sáng tương lai đường về. Ai ai cũng bảo nhau chắc

mình bỏ xác nơi đây rồi mà bi quan lời than thở “cũng đành nhắm mắt đưa chân, thử

xem con Tạo xoay vần đến đâu”? Một vài con rít rừng to lớn màu vàng long lánh,

chưn cẳng râu ria tùm lum thấy mà sợ, nhưng không, “đó là con ngô công, bách túc

trùng, thiên long, bách cước… là thuốc quý “tức phong chỉ kinh”, “thông lạc chỉ thống”

đó mấy ngài” một anh bạn làm thầy thuốc Bắc nói. “Là thuốc quý” hay không là thuốc

quý, đã năm, sáu năm tù rồi, anh em đố ai mà bỏ con rít to lớn quá như vậy bao giờ?

Gặp nó là cứ đập, cứ bỏ vào lửa, cứ bỏ vô miệng nhóp nhép ngon lành. Một hôm đang

cuốc đất lên luống khoai lang, một con “ếch bà” vô phước nhảy vào vòng tử địa của

những người tù đói khát. Một tiếng hô “ếch bà” thì đồng loạt năm người rồi mười

người và có đến cả hai chục người nhảy vào chụp. Con ếch bị xé mủn xé mụn ra và

Con chim mỏ nhác Chim Mỏ nhác

Page 13: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

người chụp ếch, có kẻ chảy máu tay, có kẻ u cái đầu, nặng nhứt có người vẹo chưn đi

không được cả tháng trời, than trời thở đất “ếch ơi là ếch”. Một hôm dọn kho gạo nhà

tù Trại Thanh Lâm, chúng tôi nhiều người mà bây giờ chỉ nhớ có một mình Thiện

chắc giống tên họ với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện? Nhiều con chuột cha, chuột mẹ,

chuột con ăn gạo nhà kho mập thù lù bị mấy anh tù “học tập cải tạo” vây bắt gần hết.

Thiện người miệt dưới Cà Mau, việc bắt chuột là “nghề của chàng” nên anh ta “chốp”

được nhiều, tôi chỉ vài con. Vài con, tôi giao cho Thiện làm thịt và nấu nướng thiệt là

ngon. Chúng tôi sáu người ba con chuột nướng chia nhau mỗi người một nửa con.

Lần đầu tiên trong đời, tôi ăn thịt chuột cũng như thịt cóc, thịt ễnh ương, thịt sùng

đất, thịt rít…và các loại rau rừng hoang dã.

Hè năm 1982 chúng tôi rời Thanh Lâm tưởng chừng chôn xác nơi đây

mà xuôi Nam theo xe lửa “Tàu Thống Nhất 3” về Gia Ray rồi molotova vào Z.30C Hàm

Tân, gần Căn Cứ 6 ngày xưa thời Việt

Nam Cộng Hòa. Ðây cách quê tôi

Phan Thiết độ chừng vài chục cây số.

Ngày xưa con đường Quốc Lộ 1, khu

nầy rừng lá là ổ phục kích, đào

đường, đắp mô, gài mìn của mấy tên

du kích Việt Cộng. Ở đây trong Nam,

anh em được thân nhân “thăm nuôi”

nhiều hơn, đều đặn hơn nên ai nấy

nhìn có vẻ “phương phi” một chút.

Nếu không có gia đình nuôi sống từ

lâu thì những người tù đã “ra đi” từ

những năm 1979, 1980, đâu còn phải “ăn báo cô” đến bấy giờ! Ở đây có nhiều thứ

“cải thiện linh tinh” hơn ngoài Bắc đâu có gì. Núi Mây Tào ở đây nhiều rắn, cá, chim,

chuột, lươn, ếch,…nhưng có một loại đặc sản chỉ có nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình

Thuận và Bình Tuy là con dong. Dong dễ bắt, dễ làm thịt và ăn ngon. Nhưng thật tình,

tôi chưa bao giờ ăn thịt con dong nầy một lần, ngay trong thời gian ở tù hai năm nơi

đây, có lẻ lúc đó đã được bà vợ sắp cưới của tôi “thăm nuôi” đều đặn mỗi hai tháng

một lần. Nếu không thì mấy con dong nầy chạy đâu cho khỏi tay tôi lột da, chặt đầu,

moi ruột gan mà nướng ăn ngon lành. Một hôm anh em đang làm cỏ ruộng lúa nương

bìa rừng, một con nưa dài gần hai thước trườn qua. Ai nấy sợ hãi! Tên Thiếu Úy Công

An Nhân Dân là Tuấn làm “Cán Bộ Giáo Dục” của Ðội Trồng Trọt thậm thò thậm thụt

rút súng lục ra bắn mấy phát, nưa cứ từ từ bò, trườn như thường. Tôi lấy cây cuốc,

búa một “cuốc” xuống, con nưa bị thương nặng, giãy giụa. Vài anh bạn dùng những

thanh cây to tiếp theo “phạng” mạnh vào đầu, vào mình làm con nưa không còn con

đường sống. Chiều phải mất hai người cột vào cây khiêng về. Mấy anh em nấu cháo

mỗi người được một tô với một khúc thịt thân con nưa bằng một phần tư gang tay.

Con nưa

Page 14: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Ngày xưa nghe ba má tôi nói ăn thịt con nưa có bảy lỗ mũi sẽ chết, nên tôi đã ngần

ngừ, chờ anh em ăn sao đã rồi tôi mới ăn. Một số anh em ở đây làm bẫy bắt thỏ rừng,

chim quành quạch, bìm bịp, cu, sáo,

cưởng, le le, vịt trời…thỉnh thoảng

cũng bắt được con nầy, con kia.

Cũng như những con dong, những

con chuột đồng hay ngay cả những

con rắn nhiều loại anh em bắt được

vì đã có gia vị nên nướng, xào,

chiêng hay cả nấu canh, nấu

cháo…thấy cũng ngon vô cùng.

Thỉnh thoảng tôi cũng bắt được

những con rắn mối to trong những đống rơm rạ, hốc cây, bụi chuối hay một, hai con

cắc kè da sần sùi màu xanh đỏ trong bọng cây, khe đá…nướng ăn, thịt vừa thơm lại

vừa dai như thịt “gà đi bộ”. Tôi cố bắt cho được hai loại con nầy vì nghe nói thịt của

chúng trị được bệnh hen suyễn của tôi. Rắn ở đây cũng nhiều, anh em bắt được nay

thứ nầy mai thứ khác: rắn lục, rắn chàm quạp, rắn nước, rắn bông súng, rắn ri cá, rắn

hổ hành, rắn hổ đất, rắn lục, rắn roi, rắn rồng, rắn mai gầm… đều lột da bằm nấu cháo

hay để nguyên con nướng hoặc cắt khúc chiêng, xào, kho, nấu canh…không chừa thứ

nào, chưa nói lấy cái mật xanh đắng nghét nuốt sống với chút nước nóng “là thuốc đại

bổ đó nghen”, anh em thường cười cười nói nói với nhau như vậy và thêm rằng “rắn,

thức ăn cao cấp”, thì có bao giờ bỏ lỡ cơ hội mà khen chê rắn nầy rắn kia ngon dỡ,

độc hiền! Tháng 4 năm 1984 chúng tôi đưọc lệnh thả ra, nhưng phải ở lại trại đến

nửa tháng trời để “trả nợ cô hồn, quỷ thần”. Vài anh em rủ nhau xuống suối câu cá,

bắt tôm hay vào rừng tìm tổ ong, bẫy chim. Tôi khoái “cải thiện linh tinh” nên cũng

xuống bờ suối mò bắt hến. “Hến ở đây vỏ đen rất to, thịt nhiều, ngon ngọt”, chúng tôi

làm món bông so đũa xào tép mỡ với mấy con hến mới bắt được, ăn lạ miệng thấy

cũng ngon ngon. Cây so đũa ở K.2 của Z30C Hàm Tân tôi đang ở, từ thời nào trước khi

tôi về, người ta đã trồng chung quanh trại rất nhiều, tới mùa bông nở màu trắng

phếu mà mỗi sáng, thấy lấp lánh những giọt sương mai và thoang thoảng hương

thơm dìu dịu trong đêm trường tịch mịch núi rừng.

Vậy là sáu năm tù ngoài Bắc và gần ba năm tù trong Nam, tính ra mất hết

tám năm, chín tháng, hai mươi bảy ngày cộng thêm năm tiếng đồng hồ tập trung “học

tập cải tạo”, tôi may mắn sống sót được trở về gặp cha mẹ già còn sống đợi con với ba

đứa con dại bây giờ mới biết ba là ai; được từ giả núi rừng âm u trùng trùng lầm lũi

mà đi, không còn tháng ngày chênh vênh nơi đất khách quê người đói khát, lạnh lẽo,

sầu đau! Nhưng còn sống với Việt Cộng ngày nào trong tù hay ngoài tù có khác nhau

cảnh khổ nhưng giống nhau cái oan nghiệt, cảnh bần cùng, đời khốn nạn. Từ sau ngày

30 tháng 4 năm 1975, đánh chiếm Miền Nam Việt Nam bắt người dân gọi là Ngày Giải

Con cắc kè

Page 15: MƯU SINH THOÁT HIỂMbatkhuat.net/Document/muusinh-thoathiem.pdf · 2013-01-24 · xa nhà chịu đựng những sỉ nhục, “lao đông là vinh quang” và đói ăn từng

Phóng, bọn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã

làm băng hoại truyền thống gia đình và xã hội tốt đẹp của dân tộc. Họ đã gieo rắc tai

ương kinh hoàng lên đầu lên cổ đồng bào. Họ đã làm cho lảnh thổ tan hoang đất cũng

mất, biển cũng mất, đảo cũng mất và thụt lùi tiến bộ hằng nhiều chục năm. Họ bám

trụ giai cấp lãnh đạo để hút máu, hút mủ của người dân đến tận cùng xương tủy. Họ

gieo máu lửa hận thù vào lòng người anh em đồng tộc Con Rồng Cháu Tiên với nhau.

Họ mang giòng máu loài quỷ sứ, yêu tinh dưới Âm Ty, Ðịa Ngục u u minh minh lên

trần gian Nước Việt Nam của chúng ta mà gây bể dâu khốn cùng! Mượn lời Bình Ngô

Ðại Cáo của Ðại Thần Nguyễn Trãi mà nói lên nỗi thống thiết: “Bọn gian tà bán nước

cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn

lửa hung tàn. Vùi con đỏ dưới hầm

tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn

kế. Gây thù oán trải mấy mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”. Tội

vạ đó hiển nhiên: “Ðộc ác thay, Trúc

Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn

thay, Nước Ðông Hải không rửa sạch

mùi. Lòng người đều căm giận. Trời

đất chẳng dung tha”. Trời đất bao la;

thiên địa đổi dời; vạn vật chuyển

dịch “cùng tắc biến, biến tắc thông” thì thói phi nhân, nghịch thiên lý của hết thảy bọn

người mang quái thai kỳ quái, tanh tưởi Chủ Nghĩa Xã Hội hay Chủ Nghĩa Cộng Sản

không tưởng sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn trong Xã Hội Loài Người. Bây giờ ngồi đây tính

đi tính lại, chỉ còn hơn hai tuần lễ nữa là thêm một cái Tết sống tha huơng! Ngoài trời

tuyết đang rơi, rơi nhiều hơn và trong lòng không khỏi ngậm ngùi nỗi buồn mơ hồ,

mang mang, chơi vơi… ./.

Kansas City, 22/ 1/ 2013

( 11/12/ Nhâm Thìn )

Những mụt măng vầu

Tuyết rơi ngoài trời