nam phuc am hoa gia dinh 2014 -...

117
NĂM PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH 1 “… Trong năm 2014 này, chúng ta cùng nhau Phúc Âm hóa đời sống bản thân, gia đình; đồng thời thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng, hầu chiếu tỏa và thông truyền ánh sáng đức tin Kitô giáo cho mọi người. Việc canh tân Hội Thánh được bắt đầu từ bản thân và gia đình” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 5).

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NĂM PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

1

“… Trong năm 2014 này, chúng ta cùng nhau Phúc Âm hóa đời sống bản thân, gia đình; đồng thời thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng, hầu chiếu tỏa và thông truyền ánh sáng đức tin Kitô giáo cho mọi người. Việc canh tân Hội Thánh được bắt đầu từ bản thân và gia đình”

(Thư Chung HĐGMVN 2013, số 5).

2

Bài 1GIỚI THIỆU

TÔNG HUẤN FAMILIARIS CONSORTIO

Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau Hội Nghị thường niên năm 2013 đã viết: “Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”.

Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.

Và các ngài viết tiếp: “Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng” (số 6).

Những ý tưởng này tìm thấy trong Tông Huấn Familiaris Consortio về những bổn phận của gia đình Kitô

3

hữu trong thế giới ngày nay, đặc biệt trong phần nhấn mạnh đến bổn phận của gia đình tham dự vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Thật vậy, gia đình luôn liên kết một cách mật thiết với Giáo Hội, vì gia đình được xây dựng như một Giáo Hội thu nhỏ, hay theo lối diễn tả của Công Đồng Vaticanô II, như: “Giáo Hội tại gia” (x. LG 11; AA 11). Điều đó có nghĩa là gia đình Kitô hữu cho dù bất xứng nhưng tự mình có thể bày tỏ và diễn tả được mầu nhiệm về Giáo Hội trong sứ mạng cứu rỗi của mình. Một đàng gia đình được kết hiệp một cách mật thiết vào trong mầu nhiệm Giáo Hội, và đàng khác cũng góp phần vào sự tăng trưởng của Giáo Hội.

Giáo Hội trong tư cách là Mẹ sinh ra, giáo dục và xây dựng gia đình Kitô hữu nhờ công trình cứu rỗi đã lãnh nhận từ Đức Kitô. Căn cứ trên Lời Chúa, Giáo hội dạy cho gia đình biết căn tính đích thực của mình, nghĩa là bản chất nguyên thủy của gia đình, và mời gọi gia đình phải sống bản chất nguyên thủy đó đúng theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Bằng ân sủng của Đức Kitô qua việc cử hành các bí tích, Giáo Hội làm cho gia đình Kitô hữu trở nên phong phú và kiên cường hơn; bằng việc công bố và cổ võ luật bác ái, Giáo Hội thúc đẩy và hướng dẫn gia đình biết phục vụ cho tình yêu.

Nhờ vậy, gia đình được kết hiệp vào trong mầu nhiệm Giáo Hội và tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội.

Như thế, gia đình Kitô hữu có bổn phận riêng biệt và nguyên thủy ngay trong lòng Giáo Hội, là sẵn sàng phục vụ cộng đoàn giáo hội không phải theo mỗi cá thể, nhưng theo tính cách cộng đoàn: vợ chồng cùng nhau phục vụ trong tư cách là đôi bạn, cha mẹ và con cái như là gia đình. Bằng cách thế riêng biệt ấy gia đình tham dự vào hoạt động cứu rỗi của Giáo Hội, xây dựng Nước Chúa

4

trong lịch sử. Nhờ tình yêu như là nguyên lý, gia đình biểu lộ và thực hiện việc tham dự của mình vào sứ mạng tiên tri, tư tế và vương đế của Đức Kitô (x. FC 50).

Sứ mạng tiên tri của gia đình Kitô hữu là tiếp nhận và rao truyền Lời Chúa, trở nên cộng đoàn tin và loan báo Tin Mừng. Gia đình bước theo một hành trình đức tin bắt đầu bằng việc chuẩn bị hôn nhân, đi đến giai đoạn quan trọng bằng cử hành bí tích và tiếp tục trong cả cuộc sống. Trong cách thế ấy, vợ chồng “khám phá và thán phục phẩm giá của hôn nhân và gia đình mà Thiên Chúa đã nâng cao, bằng cách lấy đó làm dấu chỉ và môi trường của giao ước yêu thương giữa Thiên Chúa và con người, giữa Đức Kitô và Giáo Hội là Hiền Thê của Ngài” (FC 51).

Hơn nữa, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, vợ chồng khám phá ra những đòi hỏi cụ thể về việc tham dự vào tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội, trong từng hoàn cảnh mà họ đang sống. Gia đình vừa là cộng đoàn đức tin vừa là cộng đoàn loan báo Tin Mừng. Theo mức độ đón nhận Tin Mừng và trưởng thành trong đức tin, họ trở nên người loan báo Tin Mừng ngay trong nội bộ của mình và cho các gia đình khác. Sứ mạng ấy đã được trao ban cùng bí tích Rửa Tội. Nhưng trong bí tích Hôn Phối, gia đình lãnh nhận một ơn sủng đặc biệt và một sức mạnh mới mà Tông Huấn Familiaris Consortio nhắc nhở: “Ngày nay, gia đình đặc biệt được mời gọi làm chứng cho giao ước phục sinh của Đức Kitô nhờ việc luôn tỏa sáng niềm vui chan hòa tình yêu và niềm trông cậy vững bền” (FC 52).

Ngay trong nội bộ của mình, gia đình sống sứ vụ loan báo Tin Mừng trong việc giáo dục Kitô giáo cho con cái. Bằng cách thế đơn sơ và cụ thể, cha mẹ hãy trở nên nhân chứng đầu tiên cho con cái, giúp mỗi người con chu

5

toàn sứ mạng của mình theo ơn gọi đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. Cha mẹ phải theo sát con cái trong suốt đời của chúng, kể cả trong tuổi thanh niên là tuổi mà con cái hay lơ là trong việc giữ đạo (x. FC 53).

Đối với bên ngoài, gia đình hãy sống bổn phận loan truyền Tin Mừng và trở nên thừa sai thực sự, vì gia đình được mời gọi “trở nên một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Đức Kitô cũng như của tình yêu mà Ngài dành cho ‘những kẻ ở xa’, cho gia đình chưa tin và cả cho những gia đình Kitô hữu không còn sống phù hợp với đức tin đã lãnh nhận” (FC 54).

Nhờ đâm rễ sâu và được nuôi dưỡng bằng bí tích Hôn Phối, gia đình Kitô hữu luôn được Đức Kitô đánh động và mời gọi đối thoại với Ngài qua đời sống bí tích và việc cầu nguyện: đó chính là sứ mạng tư tế của gia đình (x. FC 55).

Nguồn mạch đặc biệt và phương thế độc đáo cho việc thánh hóa vợ chồng và gia đình Kitô hữu chính là bí tích Hôn Phối. Bí tích này kết hợp tình yêu nhân loại vào trong mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô và thánh hóa tình yêu ấy. Trong cách thế ấy, ơn sủng của Đức Kitô không chấm dứt với việc cử hành bí tích, nhưng vẫn luôn tiếp tục đồng hành với đôi vợ chồng suốt cả cuộc sống. Ơn sủng bí tích thánh hóa vợ chồng để họ chu toàn những bổn phận và sống đúng với phẩm giá bậc sống của họ. Trong khi chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình nhờ sức mạnh của bí tích, họ đạt được chính sự thánh hóa của họ. “Chính trong cuộc sống ấy mà ơn sủng được phát sinh và đòi hỏi phải có một linh đạo hôn nhân và gia đình đích thực và sâu xa” (FC 56). Linh đạo này được gợi hứng từ những biến cố quan trọng trong lịch sử cứu độ: trong công cuộc Tạo Dựng, vợ chồng tìm thấy lại ý định nguyên thủy

6

của Thiên Chúa về hôn nhân đã bị tội lỗi làm lu mờ; trong Giao Ước cũ của Thiên Chúa với dân Ngài, họ nhận ra tình yêu trung thành; trong Thập giá họ chiêm ngắm tình yêu hiến thân của Đức Kitô cho Giáo Hội (x. FC 56).

Và rồi đời sống bí tích của gia đình được sáng tỏ hơn trong bí tích Thánh Thể và Hòa Giải: “Phép Thánh Thể chính là nguồn mạch của hôn nhân Kitô giáo. Quả thế, hy lễ Thánh Thể diễn lại giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội, vì giao ước ấy đã được ký kết bằng máu của Ngài trên thập giá” (FC 57). Trong Hy tế Thánh Thể vợ chồng tìm thấy động lực và sức mạnh để sống giao ước hôn nhân của mình. Phép Thánh Thể là nguyên do và nguồn mạch của đức ái vợ chồng, dấu chỉ của một tấm bánh duy nhất thực hiện sự hiệp thông thực sự giữa các phần tử của cộng đoàn gia đình và truyền cho họ phải ở lại trong sự hiệp thông ấy.

Một bước quan trọng khác trong tiến trình nên thánh của vợ chồng là sự hoán cải và cử hành Bí tích Thống Hối. Sự hối cải và tha thứ cho nhau ngay trong gia đình tìm thấy ý nghĩa trong bí tích Hòa Giải. Ân sủng của bí tích này cho phép tất cả mọi phần tử của gia đình gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ, và thông ban cho giao ước hôn nhân và sự hiệp thông gia đình được hoàn hảo hơn (x. FC 58).

Chức vụ tư tế của gia đình không chỉ dừng lại trong việc cử hành các bí tích, nhưng hằng tiếp tục trong đời sống cầu nguyện gia đình bằng những đặc điểm riêng của mình: cầu nguyện chung giữa vợ chồng với nhau, hoặc cha mẹ cùng con cái. Lời cầu nguyện ấy có một nội dung đặc biệt, bởi vì liên quan đến chính đời sống gia đình. Những hoàn cảnh khác nhau, hạnh phúc hay đau khổ, hy vọng hay buồn chán, sinh nhật hay những ngày kỷ niệm

7

khác trong gia đình đều có thể là cơ hội để cùng nhau cảm tạ tri ân, để xin ơn trợ giúp, tha thứ hay ca tụng Chúa (x. FC 59).

Chính cha mẹ có bổn phận và sứ mạng giáo dục con cái trong việc cầu nguyện, dẫn dắt chúng biết thân thưa với Chúa với những lời đơn sơ và chân thành của chúng (x. FC 60). Việc cầu nguyện gia đình có thể có nhiều hình thức khác nhau: có thể theo chu kỳ phụng vụ của Giáo Hội; có thể theo cách thế riêng phù hợp với truyền thống khác nhau: đọc Lời Chúa, tôn kính Đức Mẹ, lần chuỗi mân côi, đọc kinh trước và sau các bữa ăn (x. FC 61).

Cầu nguyện là phần quan trọng làm cho đời sống Kitô hữu trở nên mạnh mẽ hơn để lãnh nhận và chu toàn những trách nhiệm riêng biệt của mình. Việc trung thành và sốt sắng trong đời sống cầu nguyện phát sinh lòng mong ước tham dự vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới: “Sự phong nhiêu của gia đình Kitô hữu trong thừa tác vụ đặc biệt nhằm phát triển nhân bản, và qua đó, hẳn đã góp phần vào việc biến đổi thế giới" (FC 62).

Sau hết, gia đình có một sứ vụ vương đế: sống giới luật mới về tình yêu trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời. Gia đình Kitô hữu được Thần Trí của Đức Kitô hướng dẫn để đề nghị luật Tin Mừng về tình yêu trong tâm hồn của mỗi người. Gia đình cũng được ân huệ của Chúa Thánh Thần thúc đẩy và được mời gọi sống phục vụ tình yêu đối với Thiên Chúa và anh chị em (x. FC 63). Hình thức đầu tiên về đức ái mà gia đình sống trong cộng đoàn Giáo Hội và xã hội là sự đón tiếp, lòng kính trọng, phục vụ mỗi người, được nhìn nhận trong nhân phẩm của nó và của con

8

cái Thiên Chúa. Khi phục vụ cho đức ái, gia đình thi hành được sự thăng tiến thực sự về nhân bản (x. FC 64).

“Tương lai của nhân loại sẽ đến ngang qua gia đình!” (FC 86). Với những lời lẽ đơn sơ nhưng đầy xác tín này trong đoạn kết của Tông Huấn, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ ý thức sâu xa của Giáo Hội về tầm quan trọng của Gia Đình đối với tương lai của thế giới. Đây cũng là một ý thức mà trong suốt dòng lịch sử, Giáo Hội không bao giờ quên. Tuy nhiên, ngày nay ý thức ấy càng trở nên rõ ràng và mãnh liệt hơn, bởi vì định chế gia đình ngày càng gặp nhiều nguy hiểm và chịu tổn thương nặng nề trong tiến trình biến đổi của xã hội và văn hóa; nhưng đồng thời những biến đổi này cũng hối thúc gia đình khám phá ra những giá trị, những đòi hỏi và những trách nhiệm của mình. Đó cũng là lý do mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam quyết định đặt việc Phúc Âm Hóa Gia Đình là việc làm đầu tiên trong chương trình ba năm Tân Phúc Âm Hóa.

Và để thực hiện mục tiêu của Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình, chúng ta được mời gọi xây dựng gia đình theo bốn chủ điểm cầu nguyện, yêu thương chung thủy, bảo vệ sự sống và truyền giáo.

*****

9

CHỦ ĐỀ 1GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN

Bài 2GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH TẠI GIA

1. Lời Chúa

“Anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người” (1 Pr 2,9).

2. Giải thích

Gia đình là Hội Thánh tại gia:Nhờ bí tích Rửa Tội, gia đình tín hữu là những

ngọn đuốc đức tin sống động và chiếu sáng: Cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói thông truyền đức tin cho con cái; cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên của con cái.

Nhờ bí tích Rửa Tội, gia đình là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng: Gia đình là trường học đầu tiên của đời sống Kitô giáo và là trường phát triển nhân cách làm người và làm Kitô hữu.

Gia đình tham dự vào cuộc sống của Hội Thánh:Bí tích Rửa Tội giúp gia đình Kitô hữu sống mầu

nhiệm hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, đó là sống

10

tình yêu thương hiệp nhất trong gia đình. Cha mẹ và con cái là kết quả của tình yêu của cha mẹ hợp thành cộng đoàn yêu thương phản chiếu mầu nhiệm hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Khi loan báo Lời Chúa, Hội Thánh cho biết gia đình là gì và phải trở nên thế nào theo ý định của Thiên Chúa. Khi cử hành bí tích, Hội Thánh làm phong phú và củng cố gia đình Kitô hữu với ơn của Chúa Kitô để thánh hoá gia đình mà tôn vinh Chúa Cha. Khi mời gọi gia đình sống đức ái, Hội Thánh giúp gia đình phục vụ tình yêu để bắt chước và sống tình yêu hiến mình và hy sinh mà Chúa Giêsu đã dành cho toàn thể nhân loại.

Đến lượt mình, gia đình Kitô hữu cũng hoà nhập vào trong mầu nhiệm Hội Thánh để sống Lời Chúa hầu nhận ra bản tính đích thực của gia đình Kitô hữu, để được thánh hoá nhờ siêng năng lãnh nhận các bí tích và sống tình yêu của Đức Kitô trong đời sống gia đình. Như thế, không những gia đình Kitô hữu trở thành một cộng đoàn cứu rỗi, mà còn được mời gọi truyền đạt cho anh chị em khác chính tình yêu của Đức Kitô.

Gia đình tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh:Sứ mạng ngôn sứ: Qua bí tích Rửa Tội, mỗi Kitô

hữu và mỗi gia đình Kitô hữu được tham dự vào sứ mạng ngôn sứ của Chúa Kitô. Qua sứ mạng này, gia đình Kitô hữu siêng năng đọc, đón nhận và suy đi ngẫm lại Lời Chúa như Đức Maria để nhận ra cái mới mẻ kỳ diệu trong đời sống hôn nhân và gia đình mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho họ. Tuy nhiên, để làm được điều nầy, gia đình Kitô hữu phải có đức tin mới có thể khám phá và thán phục phẩm giá của hôn nhân và gia đình mà Thiên Chúa đã nâng lên hàng bí tích. Hành trình đức tin nầy phải được thể hiện ngay từ lúc lãnh nhận bí tích Rửa Tội,

11

nhưng đặc biệt trong việc chuẩn bị hôn nhân cũng như trong suốt cuộc đời hôn nhân và gia đình. Tùy mức độ đón nhận Tin Mừng và trưởng thành trong đức tin, gia đình Kitô hữu trở nên cộng đoàn loan báo Tin Mừng. Sứ mạng này bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và nhận được nơi bí tích Hôn Phối một sức đẩy mới để có thể truyền đạt đức tin, thánh hoá và biến đổi gia đình mình và xã hội theo ý định của Thiên Chúa.

Sứ mạng tư tế: Qua bí tích Rửa Tội, mỗi Kitô hữu và mỗi gia đình Kitô hữu được tham dự vào chức năng tư tế của Chúa Kitô. Nhờ chức tư tế cộng đồng nầy, mỗi Kitô hữu và mỗi gia đình Kitô hữu có quyền và bổn phận thi hành việc phụng thờ Kitô giáo. Đó là thi hành giới răn thứ nhất. Vì thế, gia đình Kitô hữu cố gắng chu toàn ơn gọi và vai trò tư tế của mình không những bằng việc tham dự vào các cử hành Thánh Thể và các bí tích hoặc bằng việc hiến dâng chính mình cho vinh quang Thiên Chúa, nhưng còn bằng đời sống cầu nguyện, tức là đối thoại bằng kinh nguyện với Chúa Cha nhờ Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Kinh nguyện chính là sức đẩy thúc giục các gia đình Kitô hữu phượng thờ và làm chứng cho Thiên Chúa trong cuộc sống xã hội. Qua kinh nguyện thường ngày, gia đình Kitô hữu dâng lên Thiên Chúa là Cha mọi biến cố vui buồn, thành công thất bại như là một hy tế đầy tình phó thác vào Thiên Chúa là Đấng luôn chăm sóc và yêu thương con người.

Sứ mạng vương đế: Qua bí tích Rửa Tội, mỗi Kitô hữu và mỗi gia đình Kitô hữu được tham dự vào sứ mạng vương đế của Chúa Kitô, “Đấng đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Yêu thương và phục vụ là những điểm son của Hội Thánh theo gương

12

Chúa Kitô. Vì vậy, gia đình Kitô hữu sống sứ mạng vương đế bằng việc sống yêu thương và phục vụ giữa các thành viên trong gia đình bằng lối sống hòa nhã, tôn trọng, nhường nhịn, chấp nhận và đón nhận nhau, loại trừ tinh thần thế tục đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến mọi sinh hoạt của gia đình Kitô hữu. Khi các gia đình ý thức và sống chức năng vương đế như thế, gia đình Kitô hữu không khép kín nữa, nhưng mở ra cho các gia đình chung quanh qua việc sống yêu thương và phục vụ trong tương quan với họ. Với nỗ lực sống sứ mạng vương đế nầy, gia đình Kitô hữu sẽ là men, là muối, là ánh sáng cho trần gian hầu mang lại niềm hy vọng cho con người ngày nay.

3. Ghi nhớ

Nhờ bí tích Rửa Tội, mỗi Kitô hữu và mỗi gia đình Kitô hữu được trở nên con Chúa và thành phần của Hội Thánh. Nhờ đó, gia đình xác tín và sống hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi và trở thành Hội Thánh tại gia. Vì là Hội Thánh tại gia, gia đình Kitô hữu tham dự vào cuộc sống của Hội Thánh qua việc đón nhận và thông truyền ơn cứu rỗi cũng như tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh qua sứ mạng ngôn sư, tư tế và vương đế.

4. Quyết tâm

Xây dựng gia đình, Hội thánh tại gia, qua ba sứ mạng ngôn sứ, tư tế và vương đế, chính là xây dựng Hội Thánh.

13

Bài 3LINH ĐẠO HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

1. Lời Chúa

“Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1 Tx 4,3).

2. Giải thích

Nhờ ân sủng của bí tích Hôn Phối, gia đình được mời gọi sống ơn gọi hôn nhân và gia đình để xây dựng một gia đình hạnh phúc và nên thánh trong cuộc sống.

Mọi kitô hữu được mời gọi nên thánh:Nhờ bí tích Rửa Tội, người Kitô hữu đã chết đối

với tội lỗi để sống một cuộc sống mới: đó là cuộc sống làm con cái Chúa Cha trong Chúa Giêsu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bởi vậy, mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, và có lời Kinh Thánh chép: hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (1 Pr 1,15-16). Công Đồng Vatican II nhắc nhở: “Tất cả các Kitô hữu, bất kể thuộc bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và sự trọn lành của Đức Ái” (GH 40).

Linh đạo Hôn nhân và Gia đình:Linh đạo là con đường nên thánh dành cho mỗi bậc

sống. Vậy ơn gọi nên thánh của đời sống gia đình “được nêu rõ bởi việc cử hành bí tích Hôn Phối và được phô diễn cách cụ thể riêng của cuộc sống hôn nhân và gia

14

đình (x. GH 41). Chính trong cuộc sống ấy mà ân sủng được phát sinh và nhận ra những đòi hỏi phải có một linh đạo hôn nhân và gia đình thật đích thực và sâu xa; linh đạo nầy được gợi hứng từ các chủ đề: sáng tạo, giao ước, thập giá, phục sinh và dấu chỉ bí tích” (Familiaris Consortio, 56c).

Tình yêu sáng tạo: Qua bí tích Hôn Phối, đôi bạn được mời gọi cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa bằng việc sẵn sàng đón nhận con cái và giáo dục chúng nên người và nên người Kitô hữu. Mỗi lần trao cho nhau những hành vi âu yếm, mở ngỏ cho sự sống, đôi bạn ý thức mình đang cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa và nên thánh trong chính nếp sống đó. Trong việc giáo dục, cha mẹ ý thức mình là những người cộng tác của Thiên Chúa, nhờ đó không ngã lòng buông xuôi trước những đứa con bướng bỉnh, ngược lại, biết cậy trông vào ơn Chúa để luôn nhẫn nại, kiên trì và yêu thương.

Tình yêu Giao ước: Cụm từ “Giao Ước” trong Kinh Thánh nói lên sáng kiến tình yêu Thiên Chúa muốn kết giao với con người; và trong giao ước nầy, Thiên Chúa luôn mãi trung thành dù con người bội phản, bất trung. Cũng thế, khi cử hành bí tích Hôn Phối, đôi bạn ký kết giao ước với nhau qua lời thề hứa sẽ yêu thương và chung thuỷ với nhau suốt đời. Như thế, ân sủng bí tích Hôn Phối giúp đôi vợ chồng nên thánh trong việc sống lời cam kết ấy mỗi ngày một trọn vẹn hơn. Khi nỗ lực sống giao ước nầy, vợ chồng phản ánh tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và tình yêu của Đức Kitô với Hội Thánh.

Tình yêu Thập giá: Chúa Giêsu đã dùng cái chết trên thập giá để minh chứng Tình Yêu của Thiên Chúa và mang lại hạnh phúc cho nhân loại mà Ngài yêu mến. Trong đời sống hôn nhân và gia đình, đôi bạn được mời

15

gọi nhìn lên thập giá Đức Kitô để học yêu thương, hy sinh, đón nhận nhau và tha thứ cho nhau, vì trong đời sống hôn nhân có rất nhiều thập giá: những khuyết điểm và tính xấu của nhau, những va chạm xung khắc, những thất bại rủi ro. “Đời sống kitô hữu mà không qua thập giá thì không thể đạt tới sự phục sinh. Như thế phải hiểu rằng không thể loại bỏ sự hy sinh trong đời sống gia đình, nhưng trái lại phải sẵn sàng đón nhận nó để tình yêu vợ chồng thêm sâu lắng và trở thành nguồn vui thân mật” (Familiaris Consortio, 34e). Đó là con đường nên thánh của đôi bạn trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Tình yêu Phục sinh: Trong đời sống hôn nhân và gia đình, mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh mời gọi đôi bạn luôn canh tân tình yêu của mình, không để những ích kỷ, ghen tương len lỏi vào tình yêu ấy. Phương thế để canh tân tình yêu: siêng năng đọc Lời Chúa, cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, học biết những kiến thức mới trong sách vở, báo chí để nuôi dưỡng tình yêu ấy.

Tình yêu Bí tích: “Cũng như tất cả mọi bí tích đều có mục đích thánh hoá con người, xây dựng Thân Thể Đức Kitô và thờ phượng Thiên Chúa, bí tích Hôn phối tự nó cũng là một hành vi phụng vụ để tôn vinh Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và trong Hội Thánh. Khi cử hành bí tích ấy, đôi bạn Kitô hữu bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với Thiên Chúa vì ân huệ cao cả Ngài đã ban cho, để trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, họ có thể sống lại chính tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người và tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh là hiền thê của Ngài. Do bí tích Hôn phối, đôi bạn nhận được sự thánh thiện và hằng ngày có nghĩa vụ phải sống sự thánh thiện đã nhận được. Cũng do bí tích ấy, họ nhận được ơn và có nghĩa vụ luân lý phải biến đổi toàn thể đời sống mình thành một hy

16

lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Như thế, giáo dân cung hiến cho Thiên Chúa chính thế giới này, nhờ biết phụng thờ Ngài khắp nơi bằng đời sống thánh thiện của mình” (Familiaris Consortio, 56 d-e).

Noi gương Thánh Gia:Con đường nên thánh trong yêu thương và chu toàn

bổn phận gia đình chính là con đường nên thánh mà Thánh Gia đã trải qua. Khi nhìn gương Thánh Gia, gia đình Kitô hữu được mời gọi phát triển lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria: “Khi được diễn tả bằng các tương quan chân thành với Đức Trinh Nữ và bằng việc noi theo đời sống thiêng liêng của Mẹ, lòng tôn sùng Đức Maria đích thực là một phương thế đặc biệt để nuôi dưỡng sự hiệp thông tình yêu trong gia đình và để phát triển linh đạo hôn nhân và gia đình. Mẹ của Đức Kitô và Hội Thánh, một cách đặc biệt cũng là Mẹ của các gia đình Kitô hữu là những Hội Thánh tại gia” (Familiaris Consortio, 61c).

3. Ghi nhớ

Gia đình Kitô hữu là môi trường nên thánh của mọi thành viên trong gia đình. Nơi đây, bậc làm cha mẹ nên thánh nhờ xây dựng đời mình trên tình yêu mà họ đã thề hứa yêu thương nhau trọn đời qua bí tích Hôn phối. Tình yêu được thể hiện qua Sáng tạo, Giao ước, Thập giá, Phục sinh và dấu hiệu Bí tích. Đó là linh đạo hôn nhân và gia đình của mọi gia đình Kitô hữu.

4. Quyết tâm

17

Gia đình Kitô hữu quyết tâm sống trọn vẹn Bí Tích Hôn Phối, được diễn tả qua tình yêu Sáng tạo, Giao ước, Thập giá, Phục sinh và dấu hiệu Bí tích.

Bài 4CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH

1. Lời Chúa

“Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhan danh Thầy, thì có thầy ở đó, giữa họ” (Mt 18,19-20).

2. Giải thích

Kinh nguyện gia đình:

Đối với đôi bạn và gia đình, chức tư tế do bí tích Rửa Tội đem lại cho các tín hữu và được họ sống trong hôn-nhân-bí-tích trở thành một ơn gọi và một sứ mạng tư tế, nhờ đó cuộc sống hằng ngày của họ trở thành hy lễ thuộc linh đẹp lòng Thiên Chúa qua sự trung gian của Đức Kitô (x. 1 Pr 2,5): đó là điều phát xuất không những do việc tham dự cử hành Thánh Thể và các bí tích khác, do việc hiến dâng chính mình cho vinh quang Thiên Chúa, nhưng còn do đời sống cầu nguyện, tức là đối thoại bằng kinh nguyện với Chúa Cha nhờ Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần.

Kinh nguyện gia đình có đặc tính của nó: vợ chồng cùng nhau cầu nguyện, cha mẹ và con cái cùng nhau cầu

18

nguyện. Sự hiệp thông trong cầu nguyện vừa là hoa quả, vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông mà các bí tích Rửa Tội và Hôn Phối đem lại.

Kinh nguyện gia đình có nội dung độc đáo liên hệ đến chính cuộc sống gia đình: vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, tất cả đều là những dấu hiệu và sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong lịch sử gia đình; và những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời.

Những nhà giáo dục đức tin:Trên căn bản phẩm giá và sứ mạng của họ, cha mẹ

Kitô hữu có bổn phận đặc biệt phải giáo dục con cái biết cầu nguyện, phải đưa chúng tới những khám phá đầu tiên về mầu nhiệm Thiên Chúa và đối thoại cá nhân với Ngài.

Chứng tích sống động của cha mẹ là yếu tố căn bản và không thể thay thế được trong việc giáo dục cầu nguyện: chỉ khi nào cha mẹ cùng cầu nguyện với con cái, chu toàn chức vụ tư tế vương giả của họ, họ mới vào sâu được trong lòng con cái và để lại những dấu vết mà các biến cố đời sống sẽ không thể xóa nhòa được.

Kinh nguyện phụng vụ và kinh nguyện riêng:Kinh nguyện trong Hội Thánh tại gia đóng vai trò

như một bước dẫn nhập tự nhiên cho con cái bước vào kinh nguyện phụng vụ của toàn thể Hội Thánh, vừa chuẩn bị cho chúng đi vào kinh nguyện phụng vụ, lại vừa mở rộng vòng kinh nguyện này đến các lãnh vực của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Vì thế, mọi thành viên trong gia đình Kitô hữu đều tham dự vào bí tích Thánh Thể,

19

nhất là ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, cũng như tham dự vào các bí tích khai tâm Kitô giáo cho trẻ em.

Để việc phụng tự cử hành tại nhà thờ được chuẩn bị và kéo dài ngay tại nhà mình, gia đình Kitô hữu cần đến việc cầu nguyện riêng. Việc cầu nguyện này mang nhiều hình thức khác nhau, nói lên sự phong phú phi thường của kinh nguyện. Ngoài kinh nguyện ban sáng và ban tối, các gia đình cũng được kêu mời tha thiết nên đọc và suy niệm Lời Chúa, tôn sùng và tận hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria với những hình thức khác nhau, cầu nguyện trước và sau khi ăn và thực hành các việc đạo đức bình dân.

Việc lần chuỗi Mân Côi là một trong những thực hành đạo đức: Chuỗi hạt kính Đức Trinh Nữ Maria phải được coi như một trong những “kinh nguyện chung” tuyệt hảo và hữu hiệu nhất mà Hội Thánh mời gọi mọi người trong gia đình Kitô hữu đọc với nhau. Nếu buổi sum họp trong gia đình trở thành một buổi cầu nguyện, thì gia đình sẽ năng lần chuỗi Mân Côi như một hình thức được quý chuộng diễn tả việc cầu nguyện ấy. Nhờ đó, lòng tôn sùng Đức Maria đích thực chính là một phương thế đặc biệt để nuôi dưỡng sự hiệp thông tình yêu thương trong gia đình và để phát triển linh đạo hôn nhân và gia đình.

Kinh nguyện và đời sống:Kinh nguyện là một phần thiết yếu làm nên đời

sống Kitô hữu. Khi được vun xới một cách toàn diện và như một thực tại trung tâm, có thể nói rằng kinh nguyện nằm trong “nhân tính” của mỗi Kitô hữu.

Kinh nguyện không là một sự trốn chạy trách nhiệm thường ngày, nhưng là sức đẩy đang đẩy thật mạnh gia đình Kitô hữu đến chỗ nhận các trách nhiệm làm tế bào đầu tiên và căn bản của xã hội nhân loại và chu toàn

20

đầy đủ các trách nhiệm ấy. Như thế, việc tham dự vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới sẽ biến chuyển theo tỷ lệ của sự cầu nguyện trung thành và sâu đậm mà nhờ đó gia đình Kitô hữu được kết hợp với Đức Kitô.

Bằng sự kết hợp đích thực với Đức Kitô, một sự kết hợp được nuôi dưỡng bằng phụng vụ, bằng việc dâng hiến chính mình và bằng kinh nguyện, gia đình Kitô hữu hăng say phục vụ sự thăng tiến nhân bản và qua đó góp phần vào việc biến đổi thế giới.

3. Ghi nhớ

Việc cầu nguyện chung trong gia đình chuẩn bị và kéo dài việc cầu nguyện trong Phụng Vụ. Cha mẹ phải ý thức và trở thành những nhà giáo dục đầu tiên về đức tin cho con cái, bằng việc cùng con cái đọc kinh chung trong gia đình. Nhờ việc siêng năng đọc kinh trong gia đình, các gia đình Kitô hữu sẽ sớm nhận ra rằng kinh nguyện là một phần thiết yếu làm nên đời sống Kitô hữu và giúp biển đổi thế giới này.

4. Quyết tâm

Gia đình Kitô hữu quyết tâm đọc kinh tối sáng như là một hành vi đức tin, cộng tác vào sứ mạng của Hội Thánh để biến đổi thế giới.

21

Bài 5GIA ĐÌNH VÀ THÁNH LỄ

1. Lời Chúa

“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ” (Cv 2,42.46).

2. Giải thích

Thánh lễ thiết lập và củng cố sự hiệp thông:Thánh lễ thiết lập, củng cố và đổi mới sự hiệp

thông của chúng ta với Thiên Chúa và với mọi người mọi vật, đồng thời cử hành thánh lễ bày tỏ sự hiệp thông đó cách công khai và cụ thể như là một hành vi thờ phượng cao cả nhất của Hội Thánh nhằm tôn vinh Thiên Chúa và mưu cầu ơn thánh hóa cho con người.

Thánh lễ là nơi chốn của sự hiệp thông và là trường dạy yêu mến tha nhân:

Khi chúng ta đến tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn, chúng ta có cơ hội thấy mình không cô độc, vì chính nơi Thánh Thể, chúng ta được hiệp thông với Chúa Kitô và trong Ngài chúng ta hiệp thông với nhau. Vì thế, cử hành thánh lễ trở nên một nguồn mạch thúc đẩy tình

22

huynh đệ và bác ái tràn ngập tất cả mọi lãnh vực của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Thánh lễ hiện thực tinh thần hiệp thông cộng đoàn:Hiệu quả bên trong của việc cùng nhau cử hành

thánh lễ chính là thánh lễ đặt chúng ta vào trong mầu nhiệm tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu Kitô. Và vì thế, thánh lễ vừa là dấu chỉ của sự hiệp thông vừa kêu gọi chúng ta trở thành dấu chỉ của sự hòa giải và hiệp thông trong một thế giới ly tán. Thánh lễ chiếu sáng mọi khía cạnh của cuộc sống, tiêu hủy những đối nghịch và khơi dậy niềm tin tưởng và lòng yêu mến. Tất cả những điều đó xây dựng trên nền tảng của việc cùng nhau chia sẻ và tham dự vào Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, như lời thánh Phaolô dạy: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,16-17).

Thánh lễ diễn tả tình thương tha thứ của Chúa và thách đố chúng ta bày tỏ sự tha thứ đó cho người khác:

Sự hiệp thông được xây dựng và phát triển trên tinh thần tha thứ và hòa giải. Trong khi tình trạng không nhà không cửa, không cơm no áo ấm chưa chắc đã là vấn đề tồi tệ nhất, thì những bất đồng, những căng thẳng trong tương quan giữa người với người, những hiểu lầm oan trái có thể làm con người phải than khóc, thậm chí làm gia đình ly tán, bạn bè chia tay. Con người luôn luôn có nhu cầu tha thứ và hoà giải. Thế nhưng, không dễ dàng để thực hiện bước thứ nhất trong tiến trình hòa giải và tha thứ, đó là khiêm nhường chấp nhận yếu đuối và lầm lỗi của mình, để có thể thực hiện bước thứ hai là xin người khác tha thứ. Tha thứ và hòa giải là vấn đề tuyệt đối cần thiết cho việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, một cộng đồng bình an và vững mạnh. Cử hành thánh lễ là cơ hội đặc biệt để

23

chúng ta tiếp nhận được sự tha thứ của Chúa. Và với sự nâng đỡ của ân sủng mà chúng ta đón nhận được trong thánh lễ, chúng ta sẽ có sức mạnh để thực thi con đường tha thứ và làm hoà với nhau.

Thánh lễ mời gọi và thách đố một đời sống yêu thương và phục vụ theo gương Chúa Kitô:

Thánh lễ bày tỏ một cách tinh ròng nhất hành động tự hiến của Chúa Giêsu vì ơn cứu độ của chúng ta. Khi cử hành mầu nhiệm tình yêu tự hiến này trong mỗi thánh lễ, chúng ta được mời gọi làm cho mầu nhiệm tình yêu ấy sinh hoa kết trái trong đời sống của chúng ta, nghĩa là việc tham dự thánh lễ phải khơi dậy trong chúng ta tình yêu và lòng can đảm dấn thân, khả năng phục vụ và tự hiến cho nhau, trước hết trong tương quan gia đình, và mở rộng ra trong tương quan cộng đồng.

3. Ghi nhớ

Thánh lễ là nguồn sức sống nuôi dưỡng và củng cố tình yêu trong đời sống hôn nhân và gia đình, vì thánh lễ mời gọi vợ chồng nói riêng, và mọi thành viên trong gia đình nói chung, sống tinh thần hiệp nhất và chia sẻ cho nhau tất cả. Năng đến với bí tích Thánh Thể, mọi thành viên gia đình sẽ được Chúa Giêsu biến đổi để trở nên tấm bánh tình yêu bẻ ra trao tặng cho nhau: tấm bánh của sự sống, của niềm vui, của tha thứ và của tâm đầu ý hợp.

4. Quyết tâm

Ý thức giá trị cao cả của thánh lễ, mọi thành viên các gia đình công giáo quyết tâm thường xuyên tham dự

24

thánh lễ một cách tích cực và dọn mình rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ.

Bài 6GIA ĐÌNH VÀ CÁC NGÀY LỄ CỦA GIA ĐÌNH

1. Lời Chúa

“Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).

2. Giải thích

Bảy bí tích bảo đảm cho chúng ta sự đồng hành của Chúa trong mọi vui buồn của cuộc sống:

“Các bí tích của Luật Mới được thiết lập bởi Đức Kitô; có bảy bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối. Bảy bí tích này liên quan đến tất cả các giai đoạn và thời điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu: chúng làm cho đời sống đức tin của các Kitô hữu được sinh ra và lớn lên, được chữa lành và được trao sứ vụ. Về điều này, có một sự tương tự nào đó giữa những giai đoạn của đời sống tự nhiên và những giai đoạn của đời sống thiêng liêng” (GLGHCG 1210). Như vậy, các bí tích trở thành yếu tố quan trọng hiện diện và chi phối mọi sinh hoạt của gia đình công giáo, đánh dấu những biến cố vui buồn của gia đình, góp phần xác lập những ngày lễ riêng của mỗi gia đình. Bấy nhiêu điều đó là bảo chứng cho chúng ta về sự hiện diện chúc lành của Thiên Chúa trong

25

đời sống của chúng ta và chiếu sáng cuộc hành trình mỗi ngày của chúng ta.

Những ngày lễ của gia đình là dịp để vun đắp tình yêu thương:

Những ngày lễ riêng của gia đình - ví dụ: ngày lễ bổn mạng của một thành viên trong gia đình; kỷ niệm ngày thành hôn; kỷ niệm chịu chức, khấn dòng; những ngày lễ giỗ, v.v. là dịp đặc biệt để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau trong tình yêu thương hiệp nhất, vun xới thêm tình gia đình. Vào những dịp lễ như thế, sự quy tụ của gia đình Công giáo không chỉ là để tổ chức tiệc tùng ăn mừng, bày tỏ lòng quý mến qua lời chúc mừng, nhưng cần phải trở nên những dịp ưu tiên cho thực hành sống linh đạo gia đình cầu nguyện và hiệp thông. Nhiều gia đình Công giáo giữ được truyền thống tốt đẹp là cùng nhau tham dự thánh lễ hay cùng nhau đọc kinh cầu nguyện trong các ngày lễ mừng đặc biệt của gia đình. Những truyền thống tốt đẹp như thế nêu bật được trọng tâm của các cuộc lễ mừng: đó là chính Thiên Chúa, nguồn mạch của mọi phúc lành và niềm vui của gia đình. Chính trong ý nghĩa ấy mà chúng ta thấy bật lên lời thánh Phaolô nhắc nhở các gia đình công giáo hướng tất cả mọi tổ chức các ngày lễ trong gia đình về tâm tình cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa: “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).

Các sinh hoạt chung của gia đình trong các ngày lễ riêng của gia đình góp phần làm cho đời sống gia đình trở thành một trường học vĩ đại của tình yêu:

Khi gia đình cùng quy tụ để tổ chức các ngày lễ mừng của gia đình, đó là lúc mỗi thành viên gia đình không còn chỉ tập trung vào mình, vào những dự án và nhu cầu của riêng mình, nhưng học biết quan tâm đến

26

nhau, biết sắp xếp lại những ưu tiên của mình để đáp ứng nhu cầu của vợ, chồng, cha mẹ, con cái. Các bữa ăn chung trong những ngày lễ có thể tạo cơ hội thảo luận về các sự kiện của gia đình. Những điều tốt đẹp được trao đổi và chia sẻ tại bữa ăn chung. Và điều đó được xem như một biểu hiện cụ thể về những điều tốt đẹp mà gia đình đang hướng đến.

3. Ghi nhớ

Đối với gia đình Công giáo, ánh sáng của tinh thần cầu nguyện phải chiếu sáng tất cả mọi biến cố vui buồn của gia đình. Nhờ đó, đời sống gia đình sẽ trở thành trường học của tình yêu. Những ngày lễ của gia đình là dịp để mọi người quây quần bên nhau trong tình yêu thương hiệp nhất, vun xới thêm tình nghĩa và duy trì những nét đẹp truyền thống của gia đình mình. Vì thế, vào những dịp lễ của gia đình, nên tổ chức những bữa ăn để tạo thêm bầu khí yêu thương, nhưng trên hết hãy bày tỏ tâm tình cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa, như lời thánh Phaolô dạy: “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).

4. Quyết tâm

Vào các dịp lễ của gia đình hay của một thành viên của gia đình, gia đình cùng nhau tham dự thánh lễ tạ ơn và giờ kinh chung trong gia đình, để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn và cầu xin phúc lành; đồng thời tổ chức bữa ăn chung trong gia đình, dù là rất đơn sơ, để toàn thể gia đình cùng hiệp thông với nhau trong niềm vui.

27

*****

CHỦ ĐỀ 2GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG CHUNG THỦY

Bài 7GIÁO LUẬT VỀ BÍ TÍCH HÔN PHỐI

1. Lời Chúa

“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9).

2. Giải thích

Hôn nhân là một Bí tích cao trọng Thiên Chúa thiết lập để thánh hoá đời sống gia đình (x. GL, 1055 §2). Tuy nhiên, Thiên Chúa đặt các Bí tích dưới quyền cử hành và trao ban của Hội Thánh, nên Hội Thánh có quyền đặt định các lề luật để bảo vệ hạnh phúc và duy trì sự thánh thiện của đời sống hôn nhân và gia đình.

Những luật lệ của Hội Thánh bao gồm những luật có tính cách tích cực, nghĩa là làm cho việc hôn nhân trở nên công khai và hoàn chỉnh, gọi là mô thức hôn nhân; hoặc những luật có tính cách tiêu cực, nghĩa là có ý gạt bỏ khỏi hôn nhân những vướng mắc làm cho Bí tích hôn nhân bất thành sự, bất hợp pháp – gọi là các ngăn trở hôn phối.

Như vậy, khi đưa ra những điều luật vốn chỉ ràng buộc đối với người Công giáo (GL 11; 1059; 1075 §2),

28

Hội Thánh nhắm mục đích giúp con cái mình xây dựng một cuộc sống hôn nhân “thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến và càng ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của bí tích hôn nhân và sự thánh hóa lẫn nhau; và nhờ đó, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa” (GS 48).

Vì lý do này, Hội Thánh đòi buộc các tín hữu của mình phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh. Có nhiều lý do để giải thích quy định này: - Bởi vì Hôn nhân mang tính bí tích là một hành vi phụng vụ, nên cần được cử hành trong phụng vụ của Hội Thánh. - Hôn nhân đưa người ta vào một bậc sống trong Hội Thánh, mang lại những quyền lợi và nghĩa vụ trong Hội Thánh giữa đôi phối ngẫu và đối với con cái.- Hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên cần thiết phải có sự chắc chắn về hôn nhân (bắt buộc phải có các nhân chứng).- Tính chất công khai của sự ưng thuận và bảo vệ sự ưng thuận đó sau khi nó đã được thực hiện, và trợ giúp người ta chung thủy với lời ưng thuận đó (x. GLGHCG 1631).

Như thế, để giao ước hôn nhân có được những nền tảng nhân bản và Kitô giáo một cách vững chắc và lâu bền, việc chuẩn bị hôn nhân là điều hết sức quan trọng.

Giáo luật điều 1063 khuyên các mục tử hãy dùng việc giảng thuyết hoặc huấn giáo thích hợp chuẩn bị cho mọi thành viên thuộc mọi lứa tuổi trong cộng đoàn do mình phụ trách, hiểu biết về ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo, vai trò của vợ và chồng cũng như của bậc làm cha làm mẹ theo tinh thần Kitô giáo. Đặc biệt, các mục tử cần phải chuẩn bị chu đáo cho những ai sắp kết hôn biết sẵn

29

sàng hướng đến sự thánh thiện cũng như những bổn phận của bậc sống mới mà họ sẽ đảm nhận.

Ngoài ra, gương sáng và sự giáo dục do cha mẹ và gia đình luôn là con đường đặc biệt cho việc chuẩn bị này. Cộng đoàn Kitô hữu cũng cần biết trợ giúp các Kitô hữu để bậc hôn nhân được bảo tồn trong tinh thần Kitô giáo và tiến tới trong sự hoàn thiện.

Tóm lại, Giáo luật nhắm giúp cho mọi Kitô hữu xây dựng một cuộc sống hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, thánh thiện, thể hiện ơn gọi hôn nhân và gia đình theo như ý Thiên Chúa mong muốn. Để bí tích Hôn phối thành sự, cần những điều kiện sau đây:- Phải là một người nam và một người nữ, đã Rửa tội (x. GLGHCG, 1625).- Hai người có tự do để kết hôn; tự do ở đây có nghĩa là: + Không bị ép buộc. + Không bị ngăn trở bởi luật tự nhiên hoặc luật Hội Thánh (x. GL 11; 1059; 1075§2)- Phải bày tỏ sự ưng thuận kết hôn của mình.- Cử hành theo thể thức của Hội Thánh (x. GLGHCG, 1625).

3. Ghi nhớ

Giáo luật của Hội Thánh nhằm bảo vệ hạnh phúc và sự thánh thiện của đời sống hôn nhân và gia đình như ý Thiên Chúa muốn. Vì thế, Hội Thánh đòi buộc các tín hữu của mình phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh.

4. Quyết tâm

30

Gia đình công giáo luôn nghe theo lời giáo huấn của Hội thánh, vâng phục những hướng dẫn của các mục tử, để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc như Chúa mong muốn.

Bài 8SỰ PHÂN LY VỢ CHỒNG

 1. Lời Chúa:

“Còn những ai đã kết hôn, thì tôi truyền, thật ra không phải tôi, mà là Chúa, là vợ không được bỏ chồng, và giả như đã bỏ chồng thì phải ở độc thân, hay phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cr 7,10-11).

2. Giải thích

Trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu nói với những người Biệt Phái như sau: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). Như thế, Hội Thánh không có quyền cho phép ly dị các cuộc hôn nhân đã trọn vẹn của các tín hữu. Hôn nhân trọn vẹn tức là:

- Hôn nhân đã thành sự.- Là bí tích.- Đã ăn ở với nhau.Vì thế, giữa hai người đã chịu bí tích Rửa tội, “hôn

nhân đã ký kết và hoàn hợp thì không thể bị tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực nhân loại nào, bất cứ vì lý do gì, ngoại trừ cái chết” (GLGHCG, 2383; x. GL 1141).

31

Hội thánh luôn mong muốn rằng: “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước giữa những người đã lãnh nhận Bí tích rửa tội lên hàng Bí tích.” (GL 1055,1). Tuy nhiên vẫn có những hoàn cảnh thực tế chẳng hạn như:

Do ngoại tình (x. GL 1152); do gây nguy hiểm trầm trọng về tinh thần hay thể xác cho bên kia hoặc cho con cái (x. GL 1153 §1); hay nếu bằng cách nào khác làm cho đời sống chung trở nên quá cơ cực, không thể chịu đựng nổi (GL 1153 §1) khiến đôi phối ngẫu không thể tiếp tục sống chung được nữa.

Trong những trường hợp ấy, Hội Thánh chấp nhận sự ly thân và chấm dứt việc sống chung của đôi phối ngẫu. Hiển nhiên việc ly thân chỉ có thể sử dụng như giải pháp cuối cùng sau khi đã dùng đủ mọi cố gắng để tránh sự đổ vỡ mà không ích lợi gì.

Tuy sống cảnh ly thân, họ vẫn là chồng, là vợ của nhau trước mặt Thiên Chúa; họ không được tự do để ký kết một hôn ước mới.

Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, giải pháp tốt nhất, nếu có thể, là hòa giải với nhau. Cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi trợ giúp những người đó sống đời Kitô hữu trong hoàn cảnh của họ, luôn chung thủy với dây hôn phối vẫn bất khả phân ly của họ (x. GLGHCG 1649; Tông huấn về Gia Đình, 83 ; GL 1151-1155).

Ngoài ra, những người ly dị trước tòa án dân sự, tức là những người đã lãnh bí tích hôn phối mà phá đổ hôn phối ấy, được hiểu là rơi vào tình trạng mắc tội trọng. Tội ấy tuy trầm trọng nhưng trên nguyên tắc, vẫn có thể xưng

32

thú, và được xá giải. Vì thế, ngay cả sau khi ly dị trước tòa án dân sự, cả hai người vẫn có thể xưng tội và rước lễ.

Tuy nhiên, phải minh định rằng, người tín hữu ly dị trước tòa án dân sự, chỉ có thể lãnh các bí tích nếu họ sống đời độc thân. Ngược lại, nếu sau khi ly dị trước tòa án dân sự, họ lại ăn ở hay kết hôn phần đời với một người khác thì sẽ không được xưng tội và rước lễ. Bởi vì, trong trường hợp đó, họ sống trong tình trạng đi ngược lại luật Thiên Chúa, tội lỗi thường trực. Và dĩ nhiên, khi lựa chọn sống trong tình trạng tỗi lỗi thường trực thì không thể lãnh nhận Bí tích Thống hối được. Sự giao hòa qua Bí tích Thống hối chỉ có thể được ban cho những ai thống hối vì mình đã vi phạm dấu chỉ của giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và tự buộc mình sống tiết dục trọn vẹn (x. GLGHCG 1650)

3. Ghi nhớ

Trong một số trường hợp đặc biệt, Hội Thánh có thể cho ly thân. Ly thân là khi vợ chồng vì lý do nghiêm trọng không thể chung sống với nhau. Dù sống tình trạng ly thân, họ vẫn là vợ chồng của nhau trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, họ không được phép tái hôn.

Hội Thánh không chấp nhận việc ly dị. Nếu sau đó lại ăn ở hoặc tái hôn theo luật đời, thì không được xưng tội, rước lễ.

4. Quyết tâm

Vợ chồng công giáo luôn sống yêu thương, cầu nguyện cho nhau, chân thành tha thứ và nhẫn nại chấp nhận nhau trong những khác biệt, nhất là những lúc đau

33

ốm, hoạn nạn, khó khăn ...

Bài 9SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NAM VÀ NỮ

1. Lời Chúa

“Anh em hãy hết lòng khiêm tốn, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái, hãy lo bảo vệ sự hợp nhất do Thần Khí mang lại, lấy bình an hòa thuận làm dây ràng buộc” (Ep 4,2-3).

2. Giải thích

Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ (x. St. 1,2-7); người nam và người nữ có sự khác biệt nhau về giới tính, tâm tình, cách cảm nhận cũng như hành động. Theo Giáo lý Hội Thánh, giới tính ảnh hưởng trên toàn bộ con người. Nói cách tổng quát, nó liên quan đến các năng lực thực hiện những mối quan hệ hiệp thông với người khác (x. GLGHCG, 2332). Do đó, người nam và người nữ phải nhận ra và chấp nhận giới tính của mình hầu bổ sung cho nhau về thể xác, tinh thần và tâm linh (luân lý, tôn giáo) để hướng tới những lợi ích của hôn nhân, bởi vì “sự hòa hợp đôi vợ chồng và của xã hội tùy thuộc một phần vào việc hai bên nam nữ bổ túc, đáp ứng và nâng đỡ nhau” (GLGHCG, 2333).

34

Vậy, đôi vợ chồng cần biết giới tính là gì và có ảnh hưởng như thế nào.

Giới tính là tất cả những đặc điểm để phân biệt người nam và người nữ (vóc dáng bên ngoài, tâm tính, cách nhận thức và hành động). Giới tính ảnh hưởng trên toàn bộ con người, đặc biệt đối với đời sống tình cảm, khả năng yêu thương và truyền sinh.

Sự phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ, trên bình diện tâm - sinh - lý, được diễn tả qua Năm quy luật:- Ưu tiên: Nam: Ưu tiên thể xác, sắc đẹp…

Nữ: Ưu tiên tình cảm.- Phân cách: Nam: Quan tâm tới nhiều lĩnh vực (cho vợ,

công việc, lý tưởng, giải trí…). Nữ: Quan tâm lớn nhất là gia đình (chồng,

con cái).- Chi tiết: Nam: Quan tâm đến điều cốt yếu, tổng thể.

Nữ: Bận tâm đến chi tiết, đôi khi vụn vặt.- Bất đồng: Nam: Phản ứng nhanh nhưng mau dứt.

Nữ: Phản ứng chậm nhưng kéo dài.- Thính giác: Nam: Không thích nói nhiều.

Nữ: Thích nghe và dễ tin.

3. Ghi nhớ

Để tạo được sự hòa hợp trọn vẹn và vững bền trong đời sống hôn nhân và gia đình, hai vợ chồng cần hiểu biết và chấp nhận cách vui vẻ những sự khác biệt của nhau để cảm thông và nâng đỡ nhau, thấy rõ khuyết điểm của nhau để khắc phục và biết khám phá ra những ưu điểm của nhau mà phát huy. Từ đó, dễ chia sẻ và nương tựa vào nhau trong sự kính trọng và yêu thương chân thành.

35

4. Quyết tâm

Quan tâm nuôi dưỡng tình yêu, trước tiên bằng ý thức giới tính là ân huệ Chúa ban để biết làm chủ và sử dụng đúng theo ý Chúa muốn, tiếp đến là biến đổi chính mình và luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau. .

Bài 10TRIỂN NỞ TRONG TÌNH YÊU

1. Lời Chúa

“Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7).

2. Giải thích

Tertullianô (160 - 220) diễn tả như sau: “Đẹp biết bao… hôn nhân diễn ra giữa hai người Kitô hữu, hai người có chung một hy vọng, một ước mơ, một hướng đi để cùng tiến bước, một tôn giáo để cùng thực hành…” (Tertullianô, Trao tặng hiền thê).

Thật vậy, qua nghi lễ hôn phối, hôn nhân trở thành Bí Tích, mà Bí Tích là con đường thích hợp và cần thiết dẫn tới Thiên Chúa; và trong ý định nhiệm mầu thẳm sâu, Thiên Chúa (như) đã kêu gọi người nam, người nữ nói lên lời ưng thuận với sự cam kết từ thuở đời đời trong Đức Kitô (x. Ep 1,4): “Anh nhận em làm vợ của anh, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh”. Lời ưng thuận cam kết đó đã mở ra cánh cửa cho cuộc sống hôn

36

nhân và gia đình. Thiên Chúa như muốn mời gọi hai người làm sống lại cuộc giao ước và trao đổi tình yêu thánh thiện giữa Người với Dân riêng của Người. Thiên Chúa đã dự định cho hai người đưa nhau đi vào trong sự hiệp nhất yêu thương quảng đại của Đức Kitô (x. Kinh tiền tụng nghi lễ Hôn phối).

Trong ngày lễ Hôn phối, khi thực hiện lời hứa ưng thuận, họ đã thể hiện cho nhau một hành động tích cực, khác với lời nói xã giao lịch sự, cũng chẳng phải là những ước mơ trôi nổi trong tâm trí, nhưng là một lời hứa long trọng với ý thức rằng Hôn nhân Kitô giáo là cách vợ chồng tận hiến cuộc đời cho nhau mọi ngày suốt đời mình. Họ thề hứa chung sống với nhau theo khuôn khổ hôn nhân gia đình Kitô, có nghĩa là tôn vinh các mục đích tối thượng của cuộc sống hôn nhân: đó là sinh sản và dưỡng dục con cái, liên kết trong yêu thương và tìm gặp Chúa qua ân sủng Người ban trong Bí Tích hôn nhân.

Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi ơn gọi và bậc sống trong Hội Thánh (x. Ga 15,16). Mọi ơn gọi và bậc sống hướng đến mục đích là mang lại nhiều hoa trái hầu làm vinh danh Chúa Cha; và hoa trái Chúa muốn tìm kiếm ở nơi con người là tình yêu, với giới răn: “Anh em hãy yêu thương nhau” (x. Ga 15,12).

Vậy, qua Bí tích Hôn phối, Đức Kitô phối hợp người nam, người nữ nên vợ chồng để thực hiện giới răn yêu thương. Ngài muốn đôi vợ chồng sống lời mời gọi ấy giữa lòng Hội Thánh và làm sáng tỏ đời sống Hội Thánh trong mối liên hệ mật thiết, hiệp nhất giữa Đức Kitô và Hội Thánh là hiền thê của Ngài (x. 1 Cr 6,13). Do đó, khi đôi nam nữ tỏ bày sự ưng thuận qua lời cam kết trao ban cuộc sống cho nhau, thì đó là một quyết tâm vừa trao trọn cuộc đời cho nhau, vừa sẵn sàng hy sinh, phục vụ lẫn

37

nhau. Và chính lúc ấy, nền tảng đời sống tâm linh của đôi nam nữ thay đổi trước tôn nhan Thiên Chúa. Hai người trở nên một, gắn bó với nhau bền lâu, vì điều gì “Thiên Chúa phối hợp loài người không được phân ly” (Mt 19,3-6).

Nghi thức trao nhẫn cho nhau tiếp diễn sau lời ưng thuận nói lên dấu chứng về sự trung thành của lời cam kết. Hình tròn của chiếc nhẫn biểu hiện tình yêu tròn đầy bắt nguồn từ Thiên Chúa là Tình Yêu viên mãn. Khi trao cho nhau chiếc nhẫn, họ nói lên ý của Thiên Chúa là Người muốn nâng đôi vợ chồng lên để họ tham dự vào tình yêu bất tận của Người với nỗ lực chăm sóc, vun xới cho tình yêu mỗi ngày thêm triển nở trong tình yêu Chúa.

3. Ghi nhớ

Muốn tình yêu lứa đôi được triển nở mỗi ngày, vợ chồng hãy sống trung thành với lời cam kết, làm cho tình nghĩa phu thê mỗi ngày thêm đậm đà, gia đình hạnh phúc được tròn đầy bằng cách:

- Tôn trọng lẫn nhau trong lời nói và cách cư xử.- Hy sinh cho nhau vì hạnh phúc gia đình, quan tâm

và chăm sóc lẫn nhau cách tế nhị.- Biết đối thoại với nhau trong các việc chung của

gia đình, tránh những bất đồng, bất công.- Dành cho nhau thời gian để tâm sự và chia sẻ.- Nói cho nhau nghe những lời êm ái, dịu dàng.- Làm tròn bổn phận làm vợ, làm chồng.- Cầu nguyện với nhau và cho nhau, đồng thời tạo

bầu không khí yêu thương và thánh thiện.

4. Quyết tâm

38

Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất. Tin tưởng vào Chúa và ơn Ngài ban qua bí tích Hôn phối, để trao cho nhau lòng yêu thương chan hòa như thánh Phaolô dạy: “Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7).

Bài 11GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT HÒA

ĐỂ TÌNH YÊU TRIỂN NỞ

1. Lời Chúa

“Chúa Giêsu giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Ngài là Maria đính hôn với thánh Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,18-19).

2. Giải thích

Hôn nhân là một trong bảy bí tích, là một mầu nhiệm cao cả thuộc về đức tin Kitô giáo. Mầu nhiệm mô tả trong hôn nhân là một giao ước tình yêu. Giao ước tình yêu đó được thiết lập trên nền tảng và mẫu gương tình yêu mãi mãi vững bền của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chính khi bước theo khuôn mẫu ấy, vợ chồng sẽ yêu thương nhau và tìm được sức mạnh để giảm thiểu các bất hòa, vươn lên khỏi các xung đột do bất đồng gây ra.

Hôn nhân là môi trường thuận tiện để vợ chồng bày tỏ tình yêu, trao đổi cuộc sống. Đó là lúc họ làm cho tình yêu của Thiên Chúa trở nên hữu hình trước mặt người đời trong chính cuộc sống của họ.

39

Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân và gia đình có lúc tươi sáng như trời quang mây tạnh, thì cũng có lúc phải lao đao như giữa bảo táp mưa sa. Điều quan trọng là cả hai đồng tâm hiệp lực vượt qua những mối bất hòa không tên có thể làm cho tình yêu bị xói mòn và có thể đưa đến những đổ vỡ tai hại không lường trước được.

Nếu xác tín có ân sủng bí tích trợ giúp trong những nỗ lực kiến tạo, xây đắp đời sống hôn nhân gia đình Kitô giáo bền vững, chắc chắn vợ chồng sẽ vượt qua những bế tắc, những thử thách trong đời sống hôn nhân gia đình. Các thử thách ấy sẽ là cơ hội giúp vợ chồng hiểu nhau hơn và tình yêu ngày mỗi triển nở. Muốn được vậy, vợ chồng cần phải:

a. Tìm ra những nguyên nhân gây nên xung đột:- Do sự khác biệt về phương diện tổng quát (vóc dáng, thể trạng) phương diện tâm – sinh – lý.- Do sự khác biệt về cách nhận thức, quan điểm, sở thích, quan niệm về bậc thang giá trị.- Do sự khác biệt về nền giáo dục đã lãnh nhận.- Do những trục trặc trong chuyện chăn gối.- Do bất đồng chính kiến trong một số lĩnh vực.- Do không tin, không yêu và không giữ lề luật Chúa.- Do không sống đúng theo lương tâm, lương tâm lệch lạc về phương diện luân lý.- Do thiếu sự trưởng thành về nhân cách.- Do điều kiện kinh tế chi phối.

b. Biện pháp ngăn ngừa: - Trước khi kết hôn, cần tìm hiểu nhau kỹ lưỡng, tránh những ảo tưởng về nhau; chớ nên buôn bán tình yêu.- Cần học hỏi, trang bị những kiến thức nuôi dưỡng tình yêu, bàn hỏi với những người khôn ngoan kinh nghiệm.- Sửa đổi những thói hư tật xấu.

40

3. Ghi nhớ

Khi xảy ra xung đột:- Tự chủ : tránh nóng nảy, phản ứng vội vàng…- Có thiện chí muốn giải quyết, tránh thái độ cố chấp.- Đối thoại với nhau, tìm hiểu quan điểm người khác.- Chấp nhận khuyết điểm của mình và can đảm sửa lỗi.- Cố gắng làm lành và hàn gắn.- Cầu nguyện để biết cách giải quyết theo ý Chúa muốn.

4. Quyết tâm

Đón nhận nhau với sự tôn trọng và lòng bao dung quảng đại tha thứ.

Siêng năng lãnh nhận các Bí Tích, vì các Bí Tích giúp thánh hóa, canh tân đời sống gia đình và giúp chu toàn bổn phận hôn nhân gia đình.

*****

41

CHỦ ĐỀ 3GIA ĐÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG

Bài 12ƠN GỌI HÔN NHÂN

TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

1. Lời Chúa

“Thiên Chúa tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Ngài tạo thành họ có nam có nữ (St 1, 28). Thiên Chúa phán: “Đàn ông ở một mình không tốt, Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó”. Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Ngài lấy một xương sườn của ông và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: “Bây giờ xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra”. Vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân thể” (St 2,7.18.21-24).

2. Giải thích

42

Tình yêu là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con người:

Qua mầu nhiệm Ba Ngôi, Thiên Chúa tự mạc khải là Thiên Chúa Tình Yêu (x. 1 Ga 4,8.16). Vì yêu, Thiên Chúa đã tác tạo con người giống hình ảnh mình và mời gọi con người sống yêu thương. Thế nên, khi yêu thương, con người thể hiện đúng bản chất của mình là hình ảnh Thiên Chúa, được dựng nên để sống yêu thương và hiệp thông với nhau. Tình yêu là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con người (x. GLGHCG, 1604). Tình yêu là nền móng xây dựng các mối tương quan làm nên ý nghĩa và hạnh phúc đích thực của con người. Hôn nhân và gia đình là trường dạy yêu thương cơ bản và không thể thay thế của con người.

Ơn gọi của bậc sống Hôn Nhân:Khi tạo dựng con người có nam có nữ, Thiên Chúa

muốn họ sống cho nhau, bổ túc cho nhau và hiệp thông với nhau trong tình yêu. Và duy chỉ trong hôn nhân, Thiên Chúa kết hợp hai người nam nữ “thành một xương một thịt” để có thể lưu truyền sự sống qua muôn thế hệ. Khi lưu truyền sự sống cho dòng dõi mình với tư cách là vợ chồng và cha mẹ, người nam và người nữ cộng tác một cách độc đáo vào công trình của Đấng Sáng Tạo (x. GLGHCG, 371-372).

Như vậy, chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, qua việc tạo thành loài người có nam có nữ và kết hợp họ thành một xương một thịt với lệnh truyền “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6), Thiên Chúa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng (x. GS 48,1). Vì thế, hôn nhân không phải là một định chế thuần túy nhân loại. Đằng sau những khác

43

biệt đến từ các nền văn hóa, các tôn giáo hay các cơ cấu xã hội hoặc những biến đổi qua các thời đại, chúng ta vẫn nhận ra những yếu tố thường tồn làm nên sự cao quý của hôn nhân và gia đình, như tình yêu vợ chồng chung thủy, tình phụ tử mẫu tử cao dày của bậc làm cha mẹ hay lòng hiếu thảo của con cái (x. GLGHCG, 1603).

Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh đầy thách đố của hôn nhân và gia đình hôm nay, người Kitô hữu cần phải nhận ra Ơn Gọi của bậc sống Hôn Nhân để có thể sống chung thủy và giúp nhau chu toàn sứ mạng Chúa trao phó.

3. Ghi nhớ

Hôn nhân không phải là một định chế thuần túy nhân loại. Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng (x. GS 48,1) mà mọi thành viên trong gia đình phải tuân giữ để bảo đảm hạnh phúc đích thực của gia đình.

4. Quyết tâm

Noi gương Thánh Gia Thất, luôn tìm kiếm và thực thi Thánh Ý Chúa trong mọi biến cố của gia đình để trung thành bảo vệ sự sống trong đời sống hôn nhân.

44

Bài 13SỐNG THỜI KỲ ĐÍNH HÔN

1. Lời Chúa

“Đây là ý muốn của Thiên Chúa, là anh em nên thánh: anh em phải xa lánh hẳn tà dâm! Mỗi người trong anh em phải biết làm chủ bản thân mình, trong sự thánh thiện và danh dự. Đừng buông theo dục tình đam mê, như dân ngoại không biết Thiên Chúa” (1 Tx 4, 3-5).

2. Giải thích

Lễ đính hôn: Lễ đính hôn là một truyền thống văn hóa của nhiều

dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, thường có lễ dạm, rồi đến lễ đính hôn hay lễ hỏi, và sau cùng là lễ thành hôn hay lễ cưới. Lễ đính hôn nhằm công khai hóa tình yêu của đôi bạn trai gái với họ hàng đôi bên và cho phép họ chính thức gặp gỡ tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân. Với lễ đính hôn, hai bên gia đình lãnh trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tình yêu đôi lứa của con cái cũng như cùng cộng tác với Giáo Hội giúp cho đôi bạn chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân và lãnh nhận hữu hiệu bí tích Hôn Phối.

Sống thời kỳ đính hôn:

45

Công việc càng hệ trọng càng cần có thời gian chuẩn bị. Thời gian đính hôn là thời gian chuẩn bị cần thiết để giúp đôi bạn được thực sự tự do, trưởng thành và chín chắn trong quyết định chọn sống đời hôn nhân trăm năm hạnh phúc.

Việc chuẩn bị sống đời hôn nhân đòi hỏi một sự cộng tác hài hòa và tích cực của đôi bạn nam nữ, của gia đình hai bên và của Giáo Hội. Thật vậy, công cuộc chuẩn bị mà Giáo Hội muốn thực hiện cho đôi bạn nam nữ sắp thành hôn không chỉ là tổ chức một Khóa Giáo Lý Chuẩn Bị Hôn Nhân, mà là một chương trình Giáo Lý mang tính toàn diện và nền tảng, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy: “Phải biết giáo dục thanh thiếu niên hợp thời và hợp cách về phẩm giá, phận sự và hành vi thể hiện tình yêu vợ chồng, nhất là trong chính khung cảnh gia đình; nhờ đó, một khi đã được rèn luyện để giữ đức khiết tịnh, đến tuổi thích hợp, họ có thể tiến tới hôn nhân sau khi đã sống đúng đắn giai đoạn đính hôn” (GLGHCG 1632; x. MV 49,3).

Có thể nói rằng thời gian đính hôn là giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, tối thiểu, cần thiết, như điều kiện cần và đủ để giúp đôi bạn hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích của bậc sống hôn nhân và gia đình cũng như đáp ứng các điều kiện và các thủ tục cần thiết cho việc cử hành bí tích Hôn Phối thành sự. Ngoài ra, việc chính thức được công khai tìm hiểu nhau trong thời gian đính hôn sẽ giúp đôi bạn biết rõ hơn về bản thân và gia cảnh của nhau, có cơ hội “thực tập đời làm dâu, làm rể” để thể hiện trách nhiệm đối với nhau và đối với gia đình đôi bên nhằm chứng thực tình yêu của họ không chỉ là tình cảm chóng qua.

Do đó, thời gian đính hôn dài hay ngắn là tùy theo mức độ trưởng thành và hiểu biết của đôi bạn về hôn nhân

46

và gia đình. Nói chung, không nên vội vàng, hấp tấp, nhưng cũng không nên kéo dài quá lâu.

3. Ghi nhớ

Sống trong xã hội vội vã và nhiều lo toan hôm nay, các bạn trẻ nam nữ cần ý thức rằng sống đời hôn nhân không phải là chuyện đùa chơi, nhưng là một quyết định hết sức quan trọng của đời người, nên phải có thời kỳ đính hôn như một thời gian chuẩn bị cần thiết để tìm hiểu về nhau, về gia cảnh của nhau, về Bí Tích Hôn Phối, về bậc sống Hôn nhân và Gia đình.

4. Quyết tâm

Trong thời gian đính hôn, đôi bạn hãy quyết tâm dành thời gian để cầu nguyện với nhau và cho nhau, tìm hiểu nhau và gia cảnh của nhau, tích cực giúp nhau học hỏi Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình, chứng thực cho nhau về một tình yêu chín chắn, trưởng thành, chân thật, trong sạch và chung thủy để nuôi lớn ý thức trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ sự sống trong đời sống hôn nhân.

47

Bài 14TÍNH DỤC VÀ HÔN NHÂN

1. Lời Chúa

“Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ.  Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện; rồi hai người lại ăn ở với nhau, kẻo vì hai người không tiết dục nỗi mà Satan lợi dụng cám dỗ” (1 Cr 7,4-5).

2. Giải thích

Sự thật về sứ mạng truyền sinh: Khoa học ngày nay đã chứng thực Sự Thật Mạc

Khải về Sứ Mạng Truyền Sinh: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất” (St 2,28): Việc Tế Bào Mầm – sau này sẽ trở thành tinh trùng hay trứng bằng tiến trình giảm phân - được hình thành rất sớm khi phôi mới chỉ 3 tuần tuổi cho thấy rõ tầm quan trọng của Tính dục trong việc lưu truyền nòi giống. Ngoài ra, việc tế bào hợp tử khởi đầu sự sống đã quyết định phái tính của mỗi người - hoặc là nam (nếu tinh trùng có 22 nhiễm sắc thể + Y và

48

trứng có 22 nhiễm sắc thể + X) hoặc là nữ (nếu tinh trùng có 22 nhiễm sắc thể + X và trứng có 22 nhiễm sắc thể + X) - chứng thực con người sinh ra là nam hay là nữ. Như vậy, phái tính thuộc bình diện hiện hữu chứ không phải chiếm hữu: phái tính chung phần làm nên toàn bộ cấu trúc một con người, chứ không phải là một yếu tố phụ tùy tạm bợ. Phái tính làm nên vị thế tâm sinh lý và siêu hình mà mỗi người cần thể hiện để được cứu rỗi.

Vai trò của tính dục trong tình yêu vợ chồng:Các hành vi tính dục giúp tình yêu vợ chồng mở ngỏ

cho công cuộc lưu truyền nòi giống cũng như diễn tả sự phong phú của Thiên Chúa và góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu: “Chính Đấng Tạo Hóa đã muốn rằng trong nhiệm vụ truyền sinh đôi vợ chồng cảm thấy một sự vui thú và thỏa mãn nơi thân xác và tinh thần. Vì vậy, vợ chồng chẳng làm điều gì xấu khi tìm kiếm và tận hưởng sự khoái lạc đó. Họ đón nhận những gì Đấng Tạo Hóa đã ban cho” (ĐGH Piô XII, Bài giảng ngày 29.10.1951).

Các nguyên tắc luân lý tính dục:“Tuy nhiên, họ phải biết giữ tiết độ” (ĐGH Piô

XII, Bài giảng ngày 29.10.1951). Thật vậy, mầu nhiệm thập giá của Đức Giêsu Kitô không cho phép chúng ta ảo tưởng về thân phận yếu đuối và tội lỗi của con người, đặc biệt về những gì liên quan đến lãnh vực tính dục là một trong Ba Kẻ Thù lớn: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Tất cả mọi người Kitô hữu đều phải học hỏi kỹ lưỡng các Giới răn thứ Năm “cấm giết người”, thứ Sáu “cấm làm sự dâm dục” và Thứ Chín “cấm muốn vợ chồng người” để tránh các tội chống lại sự sống cũng như xúc phạm đến đức khiết tịnh và phẩm giá hôn nhân.

3. Ghi nhớ

49

Cần ghi nhớ hai nguyên tắc chính yếu:1. Trong khuôn khổ hôn nhân tự nhiên và hôn nhân

Công giáo, các hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng đều cao quý và chính đáng (x. MV 49,2; GLGHCG 2362).

2. Luân lý Công giáo dạy “tôn trọng” chứ không “tôn thờ” thân xác (x. Thánh Phaolô: “Chúa của họ là cái bụng”). Do đó, các hành vi tính dục cần được thực hiện phù hợp với luật lệ của Thiên Chúa và đời sống hôn nhân Công giáo phải là đời sống trong sạch và tiết độ (x. GLGHCG 2395 và 2337).

4. Quyết tâm

Bảo vệ sự sống bằng nỗ lực sống theo lời khuyên của Thánh Phaolô: “Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã lãnh nhận nơi Thiên Chúa, và anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em” (1 Cr 6,19-20).

50

Bài 15TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

 1. Lời Chúa

Bấy giờ, Tôbia nói:“Giờ đây, lạy Chúa, Chúa biết không phải vì dục tình mà tôi cưới em này làm vợ, song chỉ vì muốn có con cái nối dòng, để danh Chúa được chúc tụng muôn đời”. Sara cũng nguyện rằng:“Lạy Chúa, xin thương xót chúng tôi, xin thương xót chúng tôi, xin cho hai chúng tôi được an khang trường thọ” (Tb 8,7).

2. Giải thích

Tình yêu vợ chồng mở ngỏ cho sự sống con người:Chính việc mở ngỏ cho sự sống con người để lưu

truyền sự sống cho nhân loại làm nên đặc tính riêng và sự khác biệt độc đáo của của tình yêu vợ chồng so với các dạng tình yêu khác như tình bạn, tình phụ tử, mẫu tử, tình huynh đệ… Chính đặc tính riêng này cho phép vợ chồng được phép kết hợp “nên một xương một thịt” và hướng đến việc kết hợp nên một toàn diện, quyết liệt, trọn vẹn: “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình và cả hai nên một thân thể” (St 2,24; Mt 19,5; Mc 10,8). 

51

Khi lấy nhau thành vợ chồng, đôi bạn nam nữ thành một xương một thịt và một tâm hồn, cùng chia sẻ một vận mệnh, một cuộc sống và cùng chung một trách nhiệm. Sự kết hợp đó sâu xa đến nỗi chỉ cái chết mới có thể chia lìa. Chính vì vậy, tình yêu hôn nhân đòi hỏi sự đơn nhất – một vợ một chồng - và bất khả phân ly – chung thủy đến chết - (x. GLGHCG 1943-1645).

Lưu truyền sự sống vừa là một ân huệ, vừa là một sứ mạng cao cả:

Thật vậy, truyền sinh vừa là một ân huệ, vừa là một sứ mạng thuộc bản chất của hôn nhân. Vì thế, mọi hành vi ân ái phải mở ngỏ cho việc truyền sinh có trách nhiệm. Đây là điều chính Thiên Chúa đã muốn và con người không được phá bỏ. Vì được mời gọi thông truyền sự sống, đôi vợ chồng tham dự vào quyền năng sáng tạo và tình phụ tử của Thiên Chúa (x. Ep 3,14; Mt 23,9). Khi thi hành bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái trong tinh thần trách nhiệm của một con người và một Kitô hữu, đôi vợ chồng cần nhận biết họ đang được diễm phúc cộng tác với Thiên Chúa Tình Yêu trong công trình tác tạo sự sống cao cả của con người và có sứ mạng diễn đạt Tình Yêu của Ngài. Như vậy, tính dục không chỉ là hành vi sinh lý, mà còn liên can đến những điều thâm sâu nhất của nhân vị: sự trao hiến trọn vẹn toàn thể con người dẫn đôi bạn đến sự kết hợp mật thiết với nhau thành một trái tim, một tâm hồn, một cuộc sống. Nhờ sự kết hợp nên một và sự trao hiến trọn vẹn suốt đời của vợ chồng, họ vừa tôn vinh Thiên Chúa Tình Yêu, vừa nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng vừa lưu truyền sự sống cho sự trường tồn của nhân loại.

3. Ghi nhớ

52

Tình yêu hôn nhân đòi hỏi vợ chồng phải dứt khoát chọn sống kết hợp nên một toàn diện với nhau suốt đời, bởi vì do giao ước hôn nhân, họ không còn là hai, nhưng đã trở thành một thân thể duy nhất. Nhờ chung thủy yêu thương, vợ chồng trở thành chứng nhân cho tình yêu trung tín của Thiên Chúa và có khả năng chu toàn sứ mạng sinh dưỡng dục con cái nên người (x. GLGHCG 1646-1648).

4. Quyết tâm

Bảo vệ sự sống bằng cách lắng nghe và thực thi lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắn nhủ: “Ngày nay, làm chứng về giá trị cao quý của sự bất khả phân ly trong hôn nhân và của lòng chung thủy giữa hai vợ chồng là một trong những bổn phận quan trọng và cấp bách nhất của các đôi bạn Kitô hữu” (FC 20).

53

Bài 16SINH CON CÓ TRÁCH NHIỆM

1. Lời Chúa

“Hiền thê bạn trong cửa trong nhà, khác nào cây nho đầy hoa trái; và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn. Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người” (Tv 128,3-4).

2. Giải thích

Trách nhiệm sinh con: Sinh ra làm người, dù bán khai hay văn minh, ai

cũng dễ dàng nhận ra rằng lớn lên lấy vợ lấy chồng là lẽ đương nhiên và việc sinh con đẻ cái vừa là nguồn hoan lạc vừa là trách nhiệm cao cả vì nó gắn liền với sứ mạng sinh, dưỡng, dục và lưu truyền nòi giống. Đối với người Kitô hữu, sinh con còn là diễm phúc được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng loài người (x. MV 50,2; GLGHCG 2367).

Sinh sản có trách nhiệm:Việc sinh con cần “phải được kế hoạch hóa” với

tinh thần trách nhiệm chứ không thể “buông thả” theo phương châm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, vì nó liên quan

54

mật thiết đến lợi ích của chính vợ chồng, của con cái, của xã hội và Giáo Hội. Trên thực tế, sống trong xã hội hôm nay, trách nhiệm sinh con đang chịu áp lực về nhiều mặt: áp lực truyền thống luân lý đạo đức, áp lực kinh tế, áp lực giáo dục con cái, áp lực của xu hướng hưởng thụ, áp lực của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình… Vì thế, một mặt Giáo Hội kêu gọi và đào tạo người Kitô hữu biết tôn trọng tiếng nói lương tâm để họ có khả năng lãnh nhận trách nhiệm sinh con và can đảm tuân giữ luật Chúa và luật của Giáo Hội, mặt khác, Giáo Hội kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị xã hội biết tôn trọng lương tâm của các đôi vợ chồng, vì lương tâm là chuẩn mực giúp họ quyết định về số con của mình (x. SSCN 10).

Những thách đố mới trong sinh sản có trách nhiệm:Những bước phát triển vượt bậc của khoa học kỹ

thuật trong lãnh vực y sinh học đang giúp con người ngày càng am hiểu hơn và có khả năng can thiệp nhiều hơn vào tiến trình hình thành sự sống con người. Trong trách nhiệm sinh con, người Kitô hữu hôm nay đang đối mặt với nhiều thách đố mới như vấn đề ngừa thai nhân tạo, vấn đề phá thai, vấn đề thụ tinh nhân tạo trong chữa trị hiếm muộn. Vì mục đích bảo vệ nhân phẩm và sự sống con người từ trong trứng nước, Giáo Hội nghiêm cấm người Kitô hữu phá thai cố ý, triệt sản hay thụ tinh nhân tạo cũng như không được phép dùng các phương pháp ngừa thai nhân tạo ngược với Luật tự nhiên, mà chỉ cho phép ngừa thai tự nhiên theo phương pháp Ogino-Knauss dựa trên chu kỳ kinh nguyệt và phương pháp Billings dựa trên việc quan sát chất nhờn giúp xác định ngày trứng rụng để biết những ngày nào có thể thụ thai hay không thể thụ thai: “Khi cần hòa hợp tình yêu vợ chồng với việc sinh sản con cái có trách nhiệm, phải ý thức rằng giá trị luân lý của

55

hành động không chỉ lệ thuộc vào ý muốn thành thực và việc cân nhắc các lý do, nhưng phải được thẩm định theo những tiêu chuẩn khách quan suy diễn từ bản tính nhân vị và của hành động nơi nhân vị: những tiêu chuẩn ấy tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn của sự trao hiến và sinh sản con cái trong khung cảnh tình yêu đích thực. Đó là điều không thể thực hiện được, nếu không thực tâm vun trồng đức khiết tịnh trong bậc vợ chồng” (x. MV 51,3).

3. Ghi nhớ

Việc sinh con cần phải có trách nhiệm vì liên quan mật thiết đến lợi ích của chính vợ chồng, của con cái, của xã hội và Giáo Hội.

4. Quyết tâm

Nỗ lực tìm hiểu và thực thi phương pháp tiết dục định kỳ trong sinh sản có trách nhiệm nhằm bảo vệ sự sống con người đúng với Luật Chúa và Luật của Giáo Hội.

*****

56

CHỦ ĐỀ 4GIA ĐÌNH TRUYỀN GIÁO

Bài 17HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO

1. Lời Chúa

“Nếu anh em nào có vợ ngoại mà người đó thuận ở với mình, thì chớ rẫy vợ. Và người vợ nào có chồng ngoại mà người đó thuận ở với mình, thì đừng bỏ chồng. Vì chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo” (1 Cr 7,12-14).

2. Giải thích

Trong xã hội Việt Nam vốn có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau, nhất là khi Công giáo chỉ là thiểu số, các cuộc hôn nhân giữa người Công giáo với người ngoài Công giáo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những ưu tư đặc biệt của Giáo Hội Công giáo đối với đời sống hôn nhân và gia đình của con cái mình, vì những cuộc hôn nhân này thường gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin.

Giáo luật về hôn nhân khác đạo:

57

Giáo Hội Công giáo có quyền ban phép chuẩn cho người Công giáo được kết hôn với người không Công giáo. Điều kiện để được Giáo Hội cho phép chuẩn dành cho hôn nhân khác đạo, đó là:

1. Hai đương sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính của hôn nhân theo Giáo lý Công giáo.

2. Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công giáo.

3. Bên không Công giáo tôn trọng tôn giáo của bên Công giáo.

Lý do Hội Thánh bận tâm và dè dặt đối với hôn nhân khác đạo:

Thái độ của Hội Thánh là một sự “nhượng bộ” vì không thể tránh được, chứ không hề khuyến khích. Đây là thái độ cần thiết trong tư cách làm cha làm mẹ trước hạnh phúc của con cái mình.

Hội Thánh biết rằng, bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, trước những chọn lựa các vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái.

Vợ chồng không cùng chung niềm tin, tất nhiên có nhiều khác biệt giữa họ. Những khác biệt nầy dễ dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc, hoặc sẽ đưa đến những thiệt hại cho bên Công giáo. Nếu cùng một niềm tin tôn giáo, họ sẽ có được một nền tảng chung và vững chắc, giúp vượt qua những khó khăn và thử thách. Lúc ấy, người bạn đời cũng là người bạn đạo, cả hai cùng có đủ ơn Chúa để thống nhất một chí hướng, đó là xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc trong yêu thương và hiệp nhất.

Những thái độ sống:

58

Đối với nhau: Phía Công giáo hãy can đảm đón nhận điều Thiên Chúa và Hội Thánh mong ước: làm chứng cho Tin Mừng. Bên Công giáo đừng quên rằng mình phải chịu trách nhiệm về đức tin của bạn mình, bằng cách biết dịu dàng thể hiện trọn vẹn Đức Tin của mình, và qua cuộc sống tốt lành của mình, làm cho người bạn đường của mình hiểu biết thêm về Thiên Chúa, đồng thời tha thiết cầu nguyện cho bạn mình mỗi ngày. Cũng nên trân trọng trao vào tay bạn mình một quyển Thánh Kinh, hay quyển Kinh nguyện Gia đình.

Với gia đình hai bên: Sự khác biệt tôn giáo không chỉ tạo khoảng cách giữa hai người mà còn tạo khoảng cách với gia đình của bạn đời mình, vì thế phía người Công giáo cần gia tăng lòng cậy trông vào Chúa, sống chân thành, và khi có dịp, đừng ngại chia sẻ niềm tin cho những người mình yêu mến. Về việc tôn kính tổ tiên, cả hai cần hiểu kỹ quan điểm của Hội Thánh Công giáo và chu toàn phận vụ mình trong gia tộc cách tận tụy.

Với giáo xứ: Cần vượt thắng tâm trạng xa cách với giáo xứ bằng việc thắt chặt tình thân với một nhóm gia đình trong giáo xứ. Sự gắn bó ấy sẽ là yếu tố quan trọng nâng đỡ và đồng hành với mình trong cuộc sống.

Kỳ vọng của Mẹ Hội Thánh:Hôn nhân khác đạo bao giờ cũng có nhiều khó

khăn, nhưng Hội Thánh luôn tin tưởng vào ơn Chúa, cầu nguyện và ước mong rằng “chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo” (1 Cr 7,14).

3. Ghi nhớ

59

Tôn giáo có một vai trò rất quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình, vì niềm tin tôn giáo ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách xử sự và việc giáo dục con cái. Trong một số các trường hợp cụ thể, Hội Thánh ban phép chuẩn khác đạo để tín hữu Công giáo kết hôn với người ngoài Công giáo, với những điều kiện sau đây:

- Hai người phải hiểu biết và chấp nhận những mục đích và đặc tính của hôn nhân.

- Bên Công giáo phải cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.

- Bên không Công giáo phải tôn trọng tôn giáo của bên Công giáo.

4. Quyết tâm

Ý thức đời sống hôn nhân khác đạo có nhiều thử thách và khó khăn, mọi người cần cầu nguyện, thăm viếng, nâng đỡ, và động viên, nhất là phía gia đình cha mẹ Công giáo. Nhờ đó giúp gia đình nhỏ này vượt qua được những khác biệt để họ có thể trở thành không những là bạn đời, mà còn là người bạn đạo của nhau.

60

Bài 18CÁC THỦ TỤC VÀ NGHI LỄ HÔN PHỐI

1. Lời Chúa

“Ta hãy vui mừng hoan hỉ, hãy tôn vinh Chúa! Vì này đã đến rồi, tiệc cưới Chiên Con, và hiền thê của Ngài đã trang điểm sẵn sàng. Và nàng được mặc trúc bâu rạng ngời tinh sạch” (Kh 19,7-8).

2. Giải thích

Tự bản chất, hôn nhân mang tính xã hội, vì nối kết đôi bạn trước mặt gia đình, bạn bè, cũng như trước mặt toàn thể xã hội. Chính vì thế, xã hội nào cũng có những quy định về cưới hỏi, tạo nên những phong tục, tập quán riêng.

Đối với Kitô giáo, hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh và đã được Đức Kitô nâng lên hàng bí tích. Bởi vậy, Hội Thánh cũng có những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ước hôn nhân, đồng thời giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ân sủng do bí tích Hôn phối mang lại.

61

Là Kitô hữu Việt Nam, khi tổ chức hôn lễ, chúng ta cần diễn tả đức tin theo văn hoá truyền thống của mình.

Các thủ tục và nghi lễ dân sự: - Đăng ký kết hôn: tại Ủy ban Nhân dân, nơi đang

cư trú (xã, phường) của một trong hai bên kết hôn.- Tổ chức đăng ký kết hôn: Khi tổ chức đăng ý kết

hôn phải có mặt hai bên nam nữ. Hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn trước mặt vị đại diện chính quyền, sau đó sẽ nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Các nghi lễ theo truyền thống Việt Nam:Thuở trước, nghi lễ cưới hỏi của người Việt Nam

khá phức tạp vì ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, ngày nay, các thủ tục và lễ nghi đã được đơn giản hơn, chủ yếu tập trung vào trong 3 lễ sau: dạm hỏi; đính hôn và lễ cưới.

- Dạm hỏi: Đây là nghi thức đầu tiên, sau khi đôi trai gái đã quên biết nhau và được cha mẹ hai bên đồng ý. Nghi lễ này thường được tổ chức trong phạm vi gia đình hai bên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nơi đã bỏ lễ này, chỉ còn giữ lễ đính hôn và lễ cưới.

- Lễ đính hôn: Sau thời gian tìm hiểu, bên nhà trai mang lễ vật đến nhà gái chính thức xin cầu hôn. Lễ nầy cũng được gọi là lễ hỏi.

- Lễ cưới (bên nhà trai thì lễ Thành Hôn, bên nhà gái thì Lễ Vu Quy).

Các thủ tục và nghi lễ Công giáo:Các thủ tục của Hội Thánh có mục đích bảo đảm

việc cử hành Bí tích Hôn phối được thành sự. - Chuẩn bị:+ Hai gia đình cùng với người đại diện khu vực,

xóm đạo đến trình cha quản xứ bên nữ nhằm xác minh là tín hữu công giáo và trong tình trạng độc thân.

62

+ Ôn tập giáo lý hôn nhân cũng như cách sống đức tin trong đời sống hôn nhân và gia đình. Việc chuẩn bị này là điều rất quan trọng để lời cam kết của hai anh chị trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng như hôn ước của họ có được nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, vững chắc và lâu dài.

+ Rao hôn phối: việc rao hôn phối tại mỗi xứ (bên nam và bên nữ) nhằm để cho mọi người trong cộng đoàn biết, thêm lời cầu nguyện và cộng tác với linh mục quản xứ xem xét các ngăn trở nếu có, đồng thời để ấn định lễ cưới.

- Cử hành Bí tích Hôn phối:+ Địa điểm: tại nhà thờ giáo xứ của bên nữ hoặc

bên nam. Nếu cử hành tại một nhà thờ khác hay một nhà nguyện, cần có phép của cha xứ.

+ Nhân chứng: cần có 2 người làm chứng.+ Vị chứng hôn: thông thường cha xứ là người

chứng hôn. Ngài cũng có thể ủy quyền cho các linh mục khác hay phó tế chứng hôn. Nơi nào không có linh mục, Đức Giám mục địa phận có thể ủy quyền chứng hôn cho một giáo dân xứng hợp.

+ Ghi sổ: sau khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi tân hôn, vị chứng hôn và hai người làm chứng ký tên vào Sổ Hôn phối. Sau đó ghi việc kết hôn vào Sổ Rửa tội của đôi tân hôn.

3. Ghi nhớ

Khi quyết định tiến tới hôn nhân, đôi bạn cần trình cha xứ để làm được chỉ dẫn làm tốt các công việc chuẩn bị cho việc cử hành bí tích hôn phối, cụ thể là các việc này: - Một là làm tờ khai hôn phối. - Hai là được hướng dẫn về giáo lý hôn nhân.

63

- Ba là rao hôn phối. - Bốn là quyết định ngày cử hành hôn lễ.

Đối với các tín hữu công giáo, Hội Thánh buộc các tín hữu cử hành hôn phối theo nghi thức của Hội Thánh. Và đây là bốn lý do: - Bí tích Hôn phối là hành vi phụng vu. - Hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh. - Cần phải có sự chắc chắn về sự kết hôn (nên buộc phải có người làm chứng). - Việc công khai bày tỏ sự ưng thuận sẽ giúp hai vợ chồng sống chung thuỷ với nhau.

4. Quyết tâm

Ngày nay cái nhìn về hôn nhân và gia đình thay đổi mạnh mẽ theo hướng tiêu cực hơn là tích cực, nhất là nơi người trẻ, với não trạng không muốn bị ràng buộc với các luật lệ, phong tục tập quán... Vì thế, những người có trách nhiệm trong Giáo Hội, đặc biệt các linh mục quản xứ và cha mẹ cần phải nắm vững kiến thức và ý nghĩa của các nghi lễ theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như của Giáo Hội, nhằm truyền đạt cho con cái ngay từ độ tuổi thiếu niên, qua các giờ giáo lý tại giáo xứ và tại gia đình.

Nên sử dụng các Nghi thức Đính hôn, Vu quy và Thành hôn theo các mẫu mà Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin đã đề nghị trong sách Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình, nhằm nêu bật tinh thần Kitô giáo trong các nghi lễ này, nhất là khi có thân nhân là những người ngoài Công giáo.

64

Bài 19ĐẠO HIẾU

 1. Lời Chúa

“Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình, thì nó đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn là người không tin” (1 Tm 5,8).

2. Giải thích

Truyền thống gia đình Việt Nam xem trọng đạo hiếu và tình gia tộc. Bước vào cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng không phải chỉ bước vào cuộc sống riêng tư đóng kín, chỉ riêng hai người với nhau, mà còn mở ra với cha mẹ đôi bên, cũng như với anh chị em bà con họ hàng.

Kinh Thánh xem hiếu thảo là điều răn quan trọng hàng đầu trong tương quan giữa người với người (x. Ep 6,1-2). “Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa” (GLGHCG, 2197). Chúa Giêsu khi đến trần gian đã nêu gương hiếu thảo: cuộc sống ở trần gian của

65

Ngài chỉ có 33 năm, nhưng Ngài đã dành 30 năm sống hiếu thảo, vâng lời trong gia đình Nadarét (x. Lc 2,51-52).

Ngày 20 tháng 10 năm 1964, Tòa Thánh đã chấp thuận đề nghị của các Giám Mục Việt Nam xin áp dụng Huấn thị Plane Compertum Est (8/12/1939), về việc tôn kính tổ tiên, cho Giáo Hội tại Việt Nam, với một vài hướng dẫn cụ thể tóm lược như sau:

- Giáo Hội Công giáo luôn tuân theo tiêu chuẩn Phúc Âm. Theo đó, Giáo Hội không hủy bỏ hay dập tắt những giá trị thiện hảo, liêm chính, chân thành của các dân tộc... Giáo Hội đã từng góp phần thanh luyện, hoặc bổ túc để đi đến chỗ thiện hảo. Trải qua các thế kỷ, Giáo Hội đã thánh hóa những phong tục cũng như những truyền thông chân chính của các dân tộc.

- Đối với các tôn giáo khác, Giáo Hội Công giáo cũng chủ trương một lập trường rõ rệt, đó là không tham dự cách chủ động và tích cực vào các nghi lễ của các tôn giáo khác, hoặc coi tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào, hoặc lãnh đạm để mặc ai muốn hay không muốn tìm xem Thiên Chúa có mặc khải một đạo không sai lầm trong đó Thiên Chúa được nhận biết, kính mến và phụng thờ. Tuy nhiên, Giáo Hội luôn tôn trọng nhìn nhận những giá trị tinh thần và luân lý của các tôn giáo khác.

- Đối với việc tôn kính tổ tiên và các anh hùng dân tộc, Huấn thị Plane Compertum Est nhận định rằng trước đây những cử chỉ bày tỏ lòng tôn kính với các bậc tổ tiên được coi là một hành vi tôn giáo, vì thế mà bị cấm đoán. Nay nhận thấy chỉ là những phương cách biểu lộ lòng tôn kính đối với các bậc tiền nhân; về các nghi lễ có tính thế tục, lịch sự và xã giao, Giáo Hội chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho các nghi thức đó được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi

66

nước, mỗi xứ và tùy trường hợp. Vì thế, Huấn thị xác định được thi hành và tham dự cách chủ động.

- Tuy nhiên, vì nhiệm vụ bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin Công giáo, Giáo Hội không thể chấp nhận cho các Kitô hữu có những hành vi, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý của Giáo Hội Công giáo. Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công giáo, như các lễ nghi biểu lộ sự phục tùng và lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào như thể đối với Thiên Chúa, hoặc những việc dị đoan rõ rệt, hoặc nghi lễ cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự... thì các Kitô hữu không được thi hành và tham dự. Trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động.

- Trong trường hợp những nghi thức tế tự này không rõ thế tục hay tôn giáo, thì phải dựa trên nguyên tắc: nếu những hành vi này, theo dư luận dân chúng địa phương không coi như sự tuyên xưng tín ngưỡng của một tôn giáo (ngoài Kitô giáo), mà chỉ biểu lộ một tâm tình tự nhiên, thì được coi như không trái với đức tin Công giáo, nên được tham dự; còn trường hợp nếu chưa hết nghi nan, thì theo hướng dẫn của lương tâm ngay lành và xử sự cách khôn khéo. Sự tham dự chỉ được có tính cách thụ động.

3. Ghi nhớ

Con cái phải hiếu thảo đối với cha mẹ, vì cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người. Ngoài ra, đây còn là điều răn Chúa đã truyền dạy. Trong việc tôn kính tổ tiên ông bà, chúng ta phải theo giáo huấn của Hội Thánh để thể hiện niềm tin Kitô cách chân thực, kiên vững, đồng thời cũng là chứng nhân cho niềm tin Kitô của mình.

67

4. Quyết tâm

Để trả lời và nêu gương trong việc giữ đạo hiếu, tín hữu Công giáo học hỏi để nắm vững và thực hành giáo huấn của Chúa, nhất là giới luật thứ tư “thảo kính cha mẹ” trong tinh thần của Chúa và theo hướng dẫn của Hội Thánh, nhất là sống triệt để giới luật yêu thương đối với các bậc sinh thành dưỡng dục.

Bài 20GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

1. Lời Chúa

“Sự sáng của các con cũng phải chiếu giải ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời” (Mt 5,16).

2. Giải thích

Giữa gia đình và xã hội có một mối tương quan rất mật thiết và gia đình thường được xem là lối diễn tả đầu tiên và căn bản nhất về bản chất xã hội của con người. Và cái nhìn đó không bao giờ thay đổi ngay cả trong xã hội hôm nay có nhiều đổi thay. Bởi vậy, gia đình là xã hội nhân loại đầu tiên và là nền tảng của xã hội.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định trong Tông huấn Familiaris Consortio rằng “tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đình” ( FC 86). Ngoài ra, Tông huấn nhắc nhở rằng mối tương quan của gia đình đối với xã hội không chỉ thuần túy là một dữ kiện, nhưng còn có nền

68

tảng ngay trong bí tích Hôn Phối làm cho vợ chồng Kitô hữu biết sống ơn gọi của mình trong những thực tại trần thế và hướng những thực tại ấy theo Nước Chúa. “Người giáo dân sống giữa trần gian, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là nơi Thiên Chúa mời gọi họ. Nhờ sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hoá thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình” (LG 31).

Gia đình là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội: “Gia đình là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Đời sống gia đình chuẩn bị cho đời sống xã hội” (GLGHCG, 2207).

Giáo Hội và xã hội phục vụ gia đình:Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Ngày nay đời

sống gia đình đang gặp phải nhiều bóng tối: nề nếp gia phong suy giảm; khuynh hướng hưởng thụ ích kỷ gia tăng dẫn đến lối sống buông thả, từ đó làm gia tăng những vụ ly dị, phá thai, thiếu ý thức về phẩm giá sự sống. Vì thế, mọi người hữu trách và thiện chí đều phải quan tâm bảo vệ, củng cố và thăng tiến các giá trị đời sống gia đình.

Trên bình diện giáo xứ và giáo phận, trong thư mục vụ năm 2002, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đề nghị:

- Các Giáo phận nên có Văn phòng Mục vụ về Hôn nhân và Gia đình.

- Các Giáo xứ nên tổ chức các lớp học hỏi về hôn nhân và gia đình.

- Ban Mục vụ giáo xứ có bộ phận chuyên trách về gia đình với sự cộng tác của các Hội đoàn, quan tâm đến các gia đình trong khu xóm, đặc biệt các gia đình nghèo khổ, bất thuận và các gia đình di dân, để kịp thời giúp đỡ.

69

- Các ngày lễ và ngày kỷ niệm của gia đình, những buổi giao lưu giữa các gia đình sẽ rất ích lợi nếu được chuẩn bị chu đáo với tinh thần cầu nguyện và học hỏi.

Gia đình góp phần xây dựng và phát triển Giáo Hội và xã hội, một cách cụ thể bằng việc:

- Tham gia vào các việc chung, các công tác xã hội. “Đối với người tín hữu, xao lãng bổn phận trần thế là xao lãng bổn phận đối với tha nhân, và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe dọa” (GS 43).

- Giáo dục con cái nên người. Gia đình là chiếc nôi, là trường học đầu tiên, nơi con cái lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần, nơi con cái không chỉ được dạy dỗ bằng lời nói mà còn bằng gương sáng. Bởi vậy, gia đình còn được gọi là trường đào tạo nhân đức.

- Góp phần xây dựng một nền văn minh tình thương. Đó là một xã hội công bằng và yêu thương. “Hội Thánh mong muốn người Công giáo đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đoàn nơi họ đang sống... qua đức tin và đức ái của mình, bằng đời sống lương thiện như ánh sáng trần gian, tìm cách cộng tác với mọi người, đối thoại với họ, để phổ biến những gì là chân thật, công bằng” (TĐ 14).

3. Ghi nhớ

Gia đình là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội. Vì vậy, xã hội cần quan tâm đến việc bảo vệ, củng cố và thăng tiến các giá trị đời sống gia đình; đáp lại, gia đình có bổn phận góp phần xây dựng xã hội bằng cách tuân giữ luật pháp quốc gia, cộng tác trong những công việc chung

70

để phát triển đất nước, giáo dục con cái trở nên người hữu ích và góp phần xây dựng nền văn minh tình thương.

4. Quyết tâm

Tích cực tham gia các công việc chung của giáo xứ, và khuyến khích con cái tham gia các hội đoàn, đoàn thể Công giáo tiến hành. Làm gương sáng và chứng nhân cho anh chị em lương dân chung quanh, cụ thể qua thực hành cầu nguyện, thăm viếng các gia đình lương dân thân quen.

Phụ lụcĐỀ NGHỊ MỘT MẪU KINH BAN TỐI

Gia đình cùng quy tụ đọc kinh tối, đó là một truyền thống đạo đức đáng quý và nên duy trì. Các gia đình có thể thực hành việc đọc kinh tối theo mẫu kinh nguyện như đã quen làm, hoặc có thể sử dụng mẫu kinh dưới đây, gồm những kinh quen thuộc được trích từ Sách Nhựt Khóa của Giáo phận Huế.

1. Dấu Thánh Giá (dấu đơn)Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

2. Kinh Đức Chúa Thánh ThầnChúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng

liêng sáng láng vô cùng.Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy

lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

(Thưa): Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

71

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

3. Kinh Sấp mình

Lạy Chúa, con sấp mình xuống trước mặt Chúa. Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ hãy đoái xem sự nghèo ngặt con và nhậm lời con nguyện.

Lạy Chúa xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa. 

4. Kinh Vì dấu (dấu kép) Lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh Giá, xin chữa

chúng con cho khỏi kẻ thù, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

5. Kinh TinLạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời

là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen. 

6. Kinh Cậy

72

Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phước đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

7. Kinh Kính mếnLạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức

trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.

8. Kinh Ăn năn tộiLạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô

cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự.

Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

9. Kinh Hãy nhớLạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân

từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương và nhậm lời con cùng. Amen.

73

10. Kinh Phú dângLạy Chúa con, con xin phú dâng linh hồn và xác

con ở tay Chúa con. Chúa đã phù hộ con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Chớ gì sống chết con được giữ một lòng kính mến Chúa luôn. Amen.

11. Đọc Lời Chúa (có thể chọn các bài đọc theo ngày, theo tuần hoặc theo nhu cầu và ước nguyện của gia đình).

12. Kinh Dâng Gia đìnhLạy Chúa là Cha chúng con, chúng con tin thật

Chúa là Đấng dựng nên mọi sự, và hằng chăm sóc mọi loài. Xin Chúa nhậm lời gia đình chúng con cầu nguyện. Chúa đã muốn cho chúng con làm thành một gia đình Công giáo, một cộng đoàn yêu thương, để làm bằng chứng tình thương của Chúa đối với mọi gia đình. Xin Chúa cho mọi người trong gia đình chúng con sốt sắng thờ phượng kính mến Chúa, và hết lòng hòa thuận thương yêu nhau. Xin Chúa cho chúng con nhiệt thành sống đức tin, hôm sớm cầu nguyện chung với nhau, làm cho gia đình trở thành một đền thờ sống động của Chúa, siêng năng tham dự phụng vụ của Hội Thánh, chuyên cần học hỏi lời Chúa và đem ra thực hành. Trong khi mỗi người chúng con ra sức làm việc, cũng như lúc gia đình được vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với mọi gia đình xung quanh, xin Chúa cho chúng con biết thật tình yêu mến, sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh thần, nhất là chia sẻ Tin mừng tình thương của Chúa.

74

Lạy Chúa, chúng con xin dâng gia đình chúng con cho Chúa. Chúng con nguyện xin luôn sống theo gương Thánh Gia thất mỗi ngày. Xin Chúa chúc lành cho mọi người trong gia đình chúng con, có mặt cũng như vắng mặt, còn sống hay đã qua đời, hầu bây giờ chúng con trở nên ánh sáng tình thương của Chúa, và ngày sau được phước sum họp với Chúa muôn đời.  Amen.

13. Kinh Trông cậyChúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời,

xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng,

- Hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

14. Các Câu Lạy- Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, thương xót chúng con.- Lạy Trái Tim cực thanh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria, cầu cho chúng con.- Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, cầu cho chúng con.- Lạy Đức Mẹ La Vang, cầu cho chúng con- Lạy Các Thánh Tử đạo Việt Nam, cầu cho chúng con.

15. Kinh Vì dấu (dấu kép)Lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh Giá, xin chữa

chúng con cho khỏi kẻ thù, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

75

MỤC LỤC

Bài 1 Giới thiệu Tông huấn Familiaris Consortio .................3CHỦ ĐỀ 1 GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN...............................10Bài 2 Gia đình là Hội Thánh tại gia .....................................10Bài 3 Linh đạo Hôn nhân và Gia đình .................................14Bài 4 Cầu nguyện trong gia đình .........................................18Bài 5 Gia đình và Thánh lễ ..................................................22Bài 6 Gia đình và các ngày lễ của gia đình ..........................25CHỦ ĐỀ 2 GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG CHUNG THỦY ...28Bài 7 Giáo luật về Bí tích Hôn phối .....................................28Bài 8 Sự phân ly vợ chồng ...................................................31Bài 9 Sự khác biệt giữa nam và nữ ......................................34Bài 10 Triển nở trong tình yêu .............................................36Bài 11 Giải quyết những bất hòa để tình yêu triển nở .........39CHỦ ĐỀ 3 GIA ĐÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG ........................42Bài 12 Ơn gọi hôn nhân trong chương trình của TC ...........42Bài 13 Sống thời kỳ đình hôn ..............................................45Bài 14 Tính dục và Hôn nhân ..............................................48Bài 15 Tình yêu vợ chồng ....................................................51Bài 16 Sinh con có trách nhiệm ...........................................54CHỦ ĐỀ 4 GIA ĐÌNH TRUYỀN GIÁO .............................57Bài 17 Hôn nhân khác tôn giáo ............................................57

76

Bài 18 Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối ...............................61Bài 19 Đạo hiếu ...................................................................65Bài 20 Gia đình và Xã hội ...................................................68Phụ lục ĐỀ NGHỊ MỘT MẪU KINH BAN TỐI ................71

77