nam vang phung van trang toan tap

41
Tác giả Phùng văn Tráng Trưởng Ban Liên Lạc Cựu Sinh Viên Khóa Một (1970-1974) Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, Saigon, VN Đang về hưu tại Saigon, VN

Upload: hoa-bien

Post on 26-May-2015

96 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nam vang phung van trang toan tap

Tác giả Phùng văn Tráng

Trưởng Ban Liên Lạc Cựu Sinh Viên Khóa Một (1970-1974)

Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, Saigon, VN

Đang về hưu tại Saigon, VN

Page 2: Nam vang phung van trang toan tap

PHÙNG VĂN TRÁNG

DU LỊCH CAMBODIA

2013

Page 3: Nam vang phung van trang toan tap

Cambodia tên do người Anh gọi hay mình còn quen gọi là Căm Bốt (theo âm Cambodge do Pháp gọi) hay Cao Mên (do người Việt xưa gọi- người Kampuchea rất ghét tên gọi này, xin đừng dùng! hay là người Khmer, đọc là Khơ Me) hoặc bây giờ là Kăm Pu Chia (Kampuchea) là nước láng giềng của VN.

Từ VN, có nhiều đường bộ sang KPC: có thể đi từ Mộc Bài (Trảng Bàng) sang Bavet (Mỏ Vẹt), khoảng hơn 200 km, minibus chạy khoảng 4 tiếng là đến thủ đô Phnom Penh (Nam Vang) của KPC, cũng có thể đi từ Tịnh Biên (An Giang) sang hoặc từ Hà Tiên (Rạch Giá) sang.

Đi từ Mộc Bài, đường khá tốt, xe chạy bon bon, đối với người VN thì không cần entry visa nhưng đối với Việt Kiều thì tùy theo quốc tịch. Điều quan trọng là đừng quên xin re-entry visa nếu còn quay lại VN. Đã có một cặp vợ chồng Việt Kiều quên điều này nên đã "giam" đoàn mất hơn 1 tiếng đồng hồ để xin lại entry visa vào VN.

Page 4: Nam vang phung van trang toan tap

Đất nước Kampuchea

Theo thông tin người viết có đươc, Kampuchea có diện tích nhỏ hơn VN, dân số cũng ít hơn, khoảng 16 triệu người, chủ yếu sống nhờ nông nghiệp (đồn điền cao su, lúa gạo, nhưng vì chưa có hệ thống dẫn thủy nhập điền nên chỉ có một mùa/ năm so với VN, 3 mùa/năm), ngư nghiêp (chủ yếu ở Biển Hồ) và một ít kỹ nghệ: chỉ có một nhà máy xi măng, hai nhà máy đường, không có nhà máy dệt nào. Xe hơi, chủ yếu là nhập xe đã qua sử dụng (second-hand) nên giá rất rẻ. Nhờ giá rẻ nên dân trung lưu ở Phnom Penh đều có thể mua xe để đi làm việc, kinh doanh và đi chơi.

Hiện nay, KPC là một Vương Quốc.

Thủ đô Phnom Penh của Kampuchea

Phnom Penh nhỏ hơn SG, bắt đầu có nạn kẹt xe. Phnom Penh là viết tắt của Núi Chùa Tháp (Phnom – tiếng Khmer có nghĩa là Núi, Penh = đúng là tên gọi của một người đàn bà góa chồng tên là Penh đã cất một ngôi chùa nhỏ ở trên ngọn đồi, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phnom Penh thời xưa. Ngôi chùa nổi tiếng này tên là Wat Phnom (Wat = tiếng khmer là Chùa, hay là Chùa Tháp, theo danh xưng ngày xưa của người Việt).

Page 5: Nam vang phung van trang toan tap

Thành phố nhỏ, đẹp nhưng chỉ trong khoảng trung tâm thành phố, trong bán kính khoảng 3 km. Ngoài khu vực này, thất rõ sự nghèo nàn, nhà cửa nhếch nhác. Người KPC phần lớn theo đạo Phật, ảnh hưởng từ Ấn Độ và có một sắc thái đặc biệt.

Người KPC hiền lành, chất phác, tất nhiên khi họ không nổi giận! Họ rất kính trọng Quốc Vương đã qua đời, Ông Hoàng Sihanouk vì trong thời gian Ông trị vì, đất nước Kampuchea có một thời gian dài yên ổn, thịnh vượng, có lẽ nhờ sự khôn khéo khi lèo lái đất nước giữa những thế lực quốc tế lớn chăng?Sihanouk cũng là một Ông Vua có nhiều tính văn nghệ: quay phim, ca hát ...Hiện nay, ở Phnom Penh vẫn có một tượng đài Sihanouk, nằm ở một vị trí đẹp và trang trọng, nhìn về hướng sông Tonle Sap, trước (hay sau?) tượng đài kỷ niệm rắn thần Naga. Trước thời Pol Pot, tháp này được gọi là tượng đài Độc Lập (xây vào khoảng năm 1960-62 thời của vua Sihanouk),ngay trước mặt khách sạn và cũng là sòng bài nổi tiếng của PP: Naga World.

Page 6: Nam vang phung van trang toan tap

Tượng đài kỷ niệm vua Sihanook

Page 7: Nam vang phung van trang toan tap

Tượng đài rắn thần Naga ở Nam Vang

Page 8: Nam vang phung van trang toan tap

Bên ngoài chợ trung tâm ở Nam Vang

Page 9: Nam vang phung van trang toan tap

Bên trong chợ Nam Vang, khu bán nữ trang

Page 10: Nam vang phung van trang toan tap

Sông Tonlé Sap chảy qua TP Phnom Penh có chiều rộng rất lớn, lớn hơn sông SàiGòn và bờ sông thoáng đãng, rất đẹp để có thể đi dạo chơi. Có lẽ thoáng đãng và đẹp vì Hoàng Cung nhìn ra sông.

Hiện nay, Phnom Penh là một TP du lịch nên ăn uống rất đa dạng, Âu Á có đủ, dọc theo bờ sông là các nhà hàng, tiệm kem, tiệm café cho người ngoại quốc có thể ngồi ăn uống, ngắm cảnh. Ngạc nhiên là lại có chen lẫn một vài cửa hàng bán quan tài (áo quan)!. Đặc biệt là giá cả rất phải chăng, buffet tối ở Naga World chỉ có 15 USD, với nhiều thức ăn, kể cả sea food và tráng miệng. Giá này bao kèm các thức uống như nước sinh tố, xay tại chỗ. Ở những nơi khác, giá rẻ hơn, chỉ khoảng 10-12 USD, ít thức ăn hơn nhưng cũng rất ngon và sạch sẽ!

Chắc bạn có nghe nói đến mắm Bò Hóc (Prahoc) của người KPC? Mắm Bò Hóc là một loại mắm làm từ cá tươi nhưng để cho sình lên rối mới làm mắm! Nghe thì ghê nhưng ăn rất ngon. tất nhiên, đối với khách du lịch, mắm được chế biến và nấu chín, ăn không ngon bằng mắm sống nhưng an toàn hơn và vẫn còn rất ngon!

Page 11: Nam vang phung van trang toan tap

Có một điểm đặc biệt và rất ngạc nhiên là ở Phnom Penh, bạn không thể nào tìm thấy hủ tíu Nam Vang giống như Hủ tíu Nam Vang mình vẫn ăn ở Sài gòn, chắc đây là sản phẩm của nguời Hoa trước đây đã ở Phnom Penh chế biến ra cho dân VN ăn chăng?!

Hoàng Cung

Đẹp và trang nghiêm, được giữ gìn tốt và phản ánh lịch sử của Vua Chúa Kampuchea. Một chuyện vui nhỏ: các cung nữ có bảy màu áo khác nhau để mặc mỗi ngày trong tuần, do đó, chỉ cần nhìn màu áo là có thể biết hôm nay là ngày thứ mấy, không cần nhìn lịch. Tiếc là hình này, vì chụp vội do có quá nhiều người đến thăm và chụp hình nên bị mờ, không rõ !

Page 12: Nam vang phung van trang toan tap

Hoàng Cung

Page 13: Nam vang phung van trang toan tap

Một phần của tổng cảnh Hoàng Cung

Page 14: Nam vang phung van trang toan tap

Bảy màu áo của cung nử

Page 15: Nam vang phung van trang toan tap

Seam Reap

Seam Reap là một tỉnh nằm ở phía bắc Kampuchea, cách Phnom Penh khoảng 300 km, gần Biển Hồ.

Ý nghĩa của địa danh Seam Reap là "Người Xiêm La thua trận và nằm mọp" (theo bạn NT Tùng cho biết) là do tỉnh này trước đây thuộc Kampuchea, sau bị mất vào tay người Xiêm (Thái Lan) và cuối cùng, khi lấy lại được, người Kampuchea mới đặt tên tỉnh là Seam Reap.

Chính ở đây là Thủ đô của Vương quốc Angkor (Kampuchea cũ), cho đến khoảng thế kỷ thứ 15, do đó có các di tích lịch sử nổi danh thế giới, nằm trong danh sách các kỳ quan và di sản thế giới, là đền thờ Angkor Wat và Cung điện Angkor Thom.

Seam Reap hiện nay là một thành phố du lich nổi tiếng của Kampuchea, do đó, đồ ăn thức uống rất đa dạng, với các bars, night clubs và chợ đêm để khách du lịch ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm.Cũng cần phải nói đến việc chi tiêu ở Kampuchea: đồng tiền của Kampuchea là đồng Riel, 1 USD đổi được khoảng 4 000 riels, tuy nhiên, mua bán trực tiếp với người Kampuchea bằng USD hoặc bằng tiền VN (1 riel bằng khoảng 5 đồng VN) đều được!

Page 16: Nam vang phung van trang toan tap

Đi mini bus từ Phnom Penh đến Seam Reap mất khoảng 6 giờ, khởi hành được khoảng 1 tiếng đồng hồ thì đến một trạm dừng chân có tên là chợ côn trùng, do có bán nhiều côn trùng sống cũng như được chế biến sẵn để ăn (!). Các loại côn trùng bày bán ở đây gồm có chấu chấu (cào cào), dế cơm, cà cuống, nhện, ... tuy nhiên, có vẻ không được vệ sinh lắm nên du khách ít ai dám ăn thử!

Cũng trên đường đi đến Seam Reap, khoảng 2/3 đường, đoàn có được xem một cây cầu bằng đá ong, được xây cách đây 1 000 năm, vẫn ở trong tình trạng còn khá tốt. Cầu dài khoảng 200 m, có bề ngang khoảng 12 m nhưng không biết bây giờ có cho xe hơi chạy qua không, mặc dù vẫn còn chắc chắn

Page 17: Nam vang phung van trang toan tap

Côn trùng các loại chế biến sẵn

Page 18: Nam vang phung van trang toan tap

Mặt cầu bày bán ở chợ "côn trùng"

Page 19: Nam vang phung van trang toan tap

Cầu cổ một ngàn năm tuổi bằng đá ong

Page 20: Nam vang phung van trang toan tap

Tại đây, có bán bánh bò bằng đường thốt nốt để khách du lịch nếm thử, nhưng không đặc sắc lắm!

Sau khi nghỉ giải lao, đoàn lại lên xe để đi tiếp và đến Seam Reap khoảng 18 giờ chiều.

Sau khi ăn tối, những ai đã đặt mua vé (vì không bao gồm trong giá tour) lại lên xe để đi xem buổi biểu diễn kể về lịch sử Khmer khi lập quốc. Nhà hát ở Seam Reap có sân khấu khá đẹp, hoành tráng, hệ thống âm thanh surround khá tốt với hệ thống ánh sáng laser, dù chương trình (nghe nói do đạo diễn Trương Nghệ Mưu soạn) không hay bằng nhà hát ở PhuKet (Thái Lan) nhưng vẫn còn tốt hơn các nhà hát ở Việt Nam. Kể cũng mắc cở và buồn cho Việt Nam, không soạn nổi một chương trình để kể lại (cho dù một phần) lịch sử VN cho du khách và dân trong nước xem, để họ tiêu tiền và giải trí ban đêm!

Page 21: Nam vang phung van trang toan tap

Một cảnh trong buổi diễn ở nhà hát tại Seam Reap

Page 22: Nam vang phung van trang toan tap

Angkor Wat & Angkor Thom

Ngày hôm sau, sau khi dùng điểm tâm, đoàn bắt đầu đi đến Angkor Wat, chỉ là một ngôi đền, nhưng rất lớn, với nhiều tháp, cách Seam Reap không xa.

Để đi thăm các di tích này, các bạn phải mua vé vào cổng, trên vé có hình của bạn, chụp lúc mua vé, để đề phòng ăn gian! Có thể mua loại vé một ngày hoặc loại đi thăm nhiều ngày. Thật ra, để có thể đi thăm cho tường tận, nên mua loại vé nhiều ngày vì đi trong ngày chỉ có thể "cưỡi ngựa xem hoa" mà thôi! Mặt tiền của đền nhìn về hướng Tây, nên chụp hình buổi sáng hơi khó.

Angkor Wat rộng lớn, với nhiều tháp cao (không rõ mục đích xây các tháp này là để làm gì) tượng và những phù điêu (bas reliefs) khắc rất đẹp và công phu, kể cả ở trên đỉnh tháp và mái đền. Làm sao, ngày xưa, người ta có thể khắc ở một độ cao như vậy? Có bao nhiêu tai nạn lao động đã xảy ra trong quá trình xây, khắc hay lúc đó, nggười ta đã có biết đến các trang bị an toàn như hiện nay? Quả là công phu!

"Cưỡi ngựa xem hoa" ở Angkor Wat khoảng 1 g 30, đoàn lại lên xe, lúc này là đi microbus (vì đường nhỏ, chỉ cho xe du lịch và microbus chạy mà thôi) để sang thăm Angkor Thom.

Page 23: Nam vang phung van trang toan tap

Cổng vào Angkor Thom đông nghẹt du khách đi thăm, chụp hình kỷ niệm nên thấy có vẻ chật hẹp, không thoáng như ở Angkor Wat nhưng bên trong rất rộng. Ở đây cũng có rất nhiều phù điêu, kể lại các chiến công của Khmer chống Xiêm La và đặc biệt là có những pho tượng bốn mặt lớn, được đặt tên là tượng có "nụ cười bí hiểm" (giống như La Joconde chăng?)

Hướng dẫn viên dẫn đoàn đi xem các phù điêu và khi đến phù điêu các vũ nữ Bayon (?) ngực trần, đoàn đuợc đố một câu: "Cô nào trong mấy cô này đã từng sinh đẻ?" Cả đoàn đứng lại ngắm nghía, người thì nhìn và cho là ngực cô nào xệ hơn tức là cô đó đã có con nhưng câu giải đáp đúng là ...bụng cô nào có nếp nhăn tức là cô đó đã qua sinh đẻ ! Điều này cho thấy nét khắc tinh tế sống động của các "điêu khắc gia (hay thợ điêu khắc?)" Khmer xưa.

Angkor Wat và Angkor Thom cùng với một ngôi đền nữa là đền Ta Prohm, đã được chọn để làm bối cảnh quay phim "Tomb Raider" do Angelina Jolie đóng, cách đây khoảng 20 năm.

Page 24: Nam vang phung van trang toan tap

Angkor Wat toàn cảnh

Page 25: Nam vang phung van trang toan tap

Cổng vào Angkor Thom

Page 26: Nam vang phung van trang toan tap

Quang cảnh bên trong Angkor Thom. Cảnh này có trong phim Tom Raider, lúc Angelina Jolie chèo thuyền

Page 27: Nam vang phung van trang toan tap

Vũ nữ ngực trần. Đố các bạn cô nào trong 4 cô này đã có con?

Page 28: Nam vang phung van trang toan tap

Tháp ở Angkor Wat . Thang rất dốc nhưng vẫn thu hút khách du lịch leo lên!

Page 29: Nam vang phung van trang toan tap

Mặt tiền đền Ta Prohm cũng được chon cảnh trong phim "Tomb Raider"

Page 30: Nam vang phung van trang toan tap

Rời Angkor Thom, chúng tôi đi tiếp để sang thăm đền Ta Prohm. Cũng cùng dạng kiến trúc như hai di tích trước, nhưng điểm đặc biệt của Ta Prohm là các cây cổ thụ có rễ nổi trên mặt đất, được hướng dẫn viên cho biết tên gọi là cây "Chung Thủy" (?). Hình như Việt Nam mình không có các loại cây này thì phải ?

Các rễ cây mọc nổi cùng với khung cảnh đổ nát của di tích làm nhiều tay chụp hình chuyên nghiệp cũng như tài tử bị mê hoặc nên bấm máy lia lịa! Kể cũng đúng vì đạo diễn của phim "Tomb Raider" còn phải sử dụng cảnh quan của ngôi đền này trong nhiều scenes của phim!

Page 31: Nam vang phung van trang toan tap

Tựơng "Nụ cười bí hiểm"

Page 32: Nam vang phung van trang toan tap

Cây cổ thụ với rễ nổi

Page 33: Nam vang phung van trang toan tap

Một cây cổ thụ với rễ nổi khác

Page 34: Nam vang phung van trang toan tap

Sau khi thăm xong 3 di tích thì đã đến trưa, đoàn lại quay về Seam Reap để ăn trưa và nghỉ ngơi. Ngồi trên xe, nhìn lại các tấm ảnh vừa chụp, mới thán phục dân tộc Khmer vì các di tích lịch sử này đều đã được xây dựng cách nay trên 500 năm, cho thấy sự phát triển của nền văn minh Khmer xưa!. Do đó, có lẽ cách gọi xách mé "Cao Man (Cao Miên)" của Ông Bà ta ngày xưa là không chính xác, phải không các bạn?

Hiện nay, các di tích này cũng đã có nhiều nơi bị hư hỏng, sụp đổ do thời gian và do chiến tranh, đang được cố gắng phục chế bởi các tổ chức LHQ với sự góp phần của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, ....

Sau khi ăn trưa xong, những ai muốn đi Biển Hồ (phải trả tiền xe riêng vì không bao gồm trong tours) lại lên xe để đi đến Biển Hồ cho biết. Nhìn trên bản đồ, Biển Hồ là một nhánh "cụt" của sông Mekong, hình dạng như một cái túi lớn, nằm hoàn toàn trên đất Kampuchea, kéo dài từ hướng động nam sang tây bắc.

Ngày xưa, khi học địa lý, một ông thầy dạy môn này cho biết là nhờ có Biển Hồ ở "Cam Bốt" điều hoà bớt lượng nước sông Mekong trong mùa mưa nên đồng bằng sông Cửu Long đỡ bị ngập lụt trong mùa mưa, đồng thời không bị cạn nước, ngập mặn trong mùa khô. Tuy nhiên, điều này có thể không còn đúng trong tương lại gần khi có nhiều đập thủy điện của Trung Hoa và Lào đang được xây, lúc đó, đồng bằng sông Cửu Long của VN sẽ bị ảnh hưởng nhiều!

Page 35: Nam vang phung van trang toan tap

Lý do thứ nhì để đi thăm Biển Hồ là nghe nói có một cộng đồng người Việt sinh sống ở đây, trên bè, mưu sinh bằng nghề đánh cá trên Biển Hồ nhưng rất nghèo.

Sau khoảng 20' đi xe, đoàn đến bến ghe để đi Biển Hồ. Điều làm người viết bài này ngạc nhiên là ở bến ghe có bán café ngon, café espresso, rất sạch sẽ nhưng giá lại rẻ! Một ly café đá ngon xua tan cơn buồn ngủ trưa để tiếp tục đi chơi!Vừa ra khỏi bến độ 5' là đã có một hai chiếc ghe đuôi tôm của ngừơi Việt mình cặp sát theo để xin tiền nhưng ít ai dám cho dù rất thương vì sợ gây náo loạn: các ghe khác có thể bắt chước cặp theo.

Đi trên ghe độ chừng 15' là đã đến "cửa biển". Tại đây, cộng đồng người Việt sinh sống, mua bán, học hành ..., gần như tất cả mọi hoạt động đều ở trên bè. Có một trường tiểu học trên bè do Việt Nam giùp, nghe nói cử cả thầy cô giáo sang dạy để con em Việt Kiều đừng quên tiếng mẹ đẻ. Hướng dẫn viên cho biết phần lớn người Việt sinh sống ở đây đều là dân miền Tây sang, không co giấy tờ gì nhưng vì hai quốc gia ở cạnh nhau nên chính quyền Kampuchea cũng ... làm lơ luôn!

Quả thật là Biển Hồ rộng mênh mông dù chỉ được đi một quãng không xa, nhìn không thấy bờ bên kia đâu hết và đúng là khả năng điều hoà nước sông Mekong của Biển Hồ là chính xác vì diện tích Biển Hồ tăng trên gấp 3 lần trong mùa mưa so với mùa khô và mực nước có thể lên cao hơn 2m so với mùa khô.

Page 36: Nam vang phung van trang toan tap

Dân chung quanh Biển Hồ sinh sống bằng nghề đánh cá, bắt thủy sản, do đó, Seam Reap còn là một tỉnh cung cấp thủy sản tươi và khô nổi tiếng của Kampuchea. Hướng dẫn viên cứ quảng cáo khô cá tra Biển Hồ là từ cá tự nhiên, ngon hơn khô cá tra của VN là từ cá tra nuôi...!

Sau khi ngừng lại trên một bè để giải khát và chụp hình, đoàn lại lên ghe để quay về Seam Reap nghỉ ngơi và sau đó đi chợ đêm.

Page 37: Nam vang phung van trang toan tap

Trường Tiểu học Việt Nam trên Biển Hồ

Page 38: Nam vang phung van trang toan tap

Nhà bè của người Việt trên Biển Hồ

Page 39: Nam vang phung van trang toan tap

Biển Hồ mênh mông

Page 40: Nam vang phung van trang toan tap

Chợ đêm ở Seam Reap là nơi khách du lịch có thể ăn uống, massage, cho cá rỉa chân, được cho là rỉa lớp da chết ở chân (nhưng được khuyên là không nên vì nước không được vệ sinh thường xuyên, do đó, là môi trường gây bệnh ngoài da hoặc ...hơn nữa, nếu chân bạn có vết thương hoặc bị trầy xước sẵn...). Khách du lịch có thể mua một số hàng kỷ niệm với giá cả hợp lý nhưng phải biết trả giá, thường là phải trả xuống còn nửa giá! Tuy nhiên, trả giá cũng là một cách giao tiếp khá vui và lý thú vì bao giờ người bán cũng tươi cười với khách du lịch (vì hầu như lúc nào họ cũng ...thắng!).

Có thể mua về làm qua cho người thân với khô cá, khô rắn hoặc lạp xưởng heo, bò. lạp xưởng bò của Kampuchea. Lạp xưởng bò của Kampuchea khá đặc biệt, không có ở VN, ngoại trừ hình như chỉ có ở Sóc Trăng, là nơi có cộng động người Việt gốc Kampuchea sinh sống khá đông.

Sáng hôm sau, tất cả dậy sớm, ăn sáng, sau đó lên xe để quay trở về VN và mất khoảng 11 tiếng ngồi trên xe để đi thẳng từ Seam Reap về Sàigòn, gần 600 km.

Đi du lịch Kampuchea, thăm Nam Vang và Seam Reap cùng các di tích Angkor Wat và Angkor Thom là một chuyến du lịch lý thú để tìm hiểu đất nước, đời sống và con người của một quốc gia láng giềng cạnh nước ta. Nếu có thể được, nên đi vào khoảng cuối năm vì thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn là trong khoảng giữa năm.

Page 41: Nam vang phung van trang toan tap