nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

255
i BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIT NAM TRƯỜNG ĐẠI HC NGÂN HÀNG TP. HCHÍ MINH HOÀNG THTHANH HNG TP. HChí Minh - 2013 NĂNG LC CNH TRANH CA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THÀNH PHHCHÍ MINH LUN ÁN TIN SĨ KINH T

Upload: rieng-mot-troi

Post on 23-Jun-2015

211 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. Hồ Chí Minh - 2013

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Page 2: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. Hồ Chí Minh - 2013

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Mận

Page 3: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học này là của mình, cụ thể:

- Tôi tên là: Hoàng Thị Thanh Hằng

- Sinh ngày: 05/03/1982

- Quê quán: Tây Ninh

- Hiện công tác tại: Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

- Là nghiên cứu sinh khoá 15 Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

- Đề tài: Năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh

- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Mận

Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, các nguồn trích dẫn trong Luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thị Thanh Hằng

Page 4: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

CTTC Cho thuê tài chính

ALC I Công ty cho thuê tài chính I

Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam

Agribank no.1 Leasing Company

ALC II Công ty cho thuê tài chính II

Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam

Agribank no.2 Leasing Company

ILC Công ty cho thuê tài chính Ngân

hàng Công thương Việt Nam

Industrial and Commercial Bank of Vietnam Leasing Company

VLC Công ty cho thuê tài chính Ngân

hàng Ngoại thương Việt Nam

VCB Leasing Company

BLC Công ty cho thuê tài chính Ngân

hàng Đầu tư và phát triển Việt

Nam

BIDV Leasing Company

ALC Công ty cho thuê tài chính Ngân

hàng Á châu

Asia Commercial Bank Leasing

Company

Chailease Công ty cho thuê tài chính quốc

tế Chailease

Chailease International Leasing

Company

VILC Công ty cho thuê tài chính quốc Vietnam International Leasing

Page 5: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

iii

tế Việt Nam Company

Kexim Công ty cho thuê tài chính

Kexim

Kexim Vietnam Leasing

Company

SLC Công ty cho thuê tài chính Ngân

hàng Sài gòn thương tín

Sacombank Leasing Company

Vinasin leasing Công ty cho thuê tài chính công

nghiệp tàu thủy

VINASHIN Finance Leasing

Company

ANZ-V/Trac Công ty cho thuê tài chính

ANZ-V/Trac

NZ/V-TRAC Leasing Company

TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DCSX Dây chuyền sản xuất

VILEA Hiệp hội cho thuê tài chính Vietnam Leasing Association

AFTA Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN

Asean Free Trade Area

EU Khối liên minh Châu Âu The European Union

MMTB Máy móc thiết bị

NLCT Năng lực cạnh tranh

NHTM Ngân hàng thương mại

Page 6: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

iv

NHNN Ngân hàng Nhà nước

TTTC Thị trường tài chính

TTCK Thị trường chứng khoán

TCTD Tổ chức tín dụng

WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế

The Organisation for Economic

Co-operation and Development

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

VAT Thuế giá trị gia tăng Value Added Tax

Page 7: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ..... 14

Sơ đồ 1.2: Mô hình kim cương của Michael Porter ................................................... 27

Biểu đồ 2.1: Số lượng các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam ............................ 58

Biểu đồ: 2.2: Dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM .................................................................................................................... 60

Biểu đồ 2.3: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính .......... 65

Biểu đồ 2.4: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành .......... 66

Biểu đồ 2.5: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực .............. 68

Biểu đồ 2.6: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố phát triển sản phẩm ....... 69

Biểu đồ 2.7: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố marketing ...................... 71

Biểu đồ 2.8: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ ......... 72

Biểu đồ 2.9: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố lãi suất ........................... 74

Biểu đồ 2.10: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố uy tín thương hiệu ....... 75

Biểu đồ 2.11: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố công nghệ .................... 76

Biểu đồ 2.12: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới .... 77

Biểu đồ 2.13: Trình độ lao động của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM đến 31/12/2012 .................................................................................................................. 86

Biểu đồ 2.14: Tình hình vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ..................................................................................................................................... 92

Bảng 1.1: Ma trận SWOT .......................................................................................... 26

Bảng 1.2: Mô tả ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty ........................................ 30

Bảng 1.3: Đánh giá các yếu tố bên trong của công ty ................................................ 33

Bảng 1.4: Thang đo nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công

Page 8: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

vi

ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 40

Bảng 1.5. Thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ................................. 45

Bảng 2.1: Các công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam ................... 57

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính ................ 59

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho thuê tài chính ở TP. HCM ........................................ 61

Bảng 2.4: Cơ cấu khách hàng của hoạt động cho thuê tài chính ............................... 62

Bảng 2.5: Loại tài sản cho thuê tại các công ty cho thuê tài chính ............................ 63

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính ............... 64

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành ................ 66

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực .................... 67

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển sản phẩm ............ 68

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố marketing .......................... 70

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ ............ 71

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố lãi suất ............................... 73

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố uy tín, thương hiệu ............ 74

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố công nghệ .......................... 75

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới .......... 77

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành cho thuê tài chính tại TP. HCM ................................................. 78

Bảng 2.17: Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành cho thuê tài chính tại TP. HCM ..................................................................................................... 79

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát năng lực phát triển sản phẩm của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ..................................................................................................... 81

Page 9: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

vii

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM .................................................................................................................... 82

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát năng lực quản trị của các công ty cho thuê tài chính tại TP.HCM ...................................................................................................................... 84

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát nguồn nhân lực của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ...........................................................................................................................85

Bảng 2.22: Kết quả khảo sát năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ..................................................................................................... 87

Bảng 2.23: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh về phí cho thuê của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ........................................................................................ 88

Bảng 2.24: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ..................................................................................................... 89

Bảng 2.25: Kết quả khảo sát năng lực marketing của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM .................................................................................................................... 90

Bảng 2.26: Kết quả khảo sát năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ................................................................................. 91

Bảng 2.27: Số lượng chi nhánh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM đến 31/12/2012 .................................................................................................................. 91

Bảng 2.28. Kết quả khảo sát năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ................................................................................................................... 92

Bảng 2.29: Nguồn vốn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM ........ 93

Bảng 2.30: Tỷ trọng vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính so với các ngân hàng thương mại ......................................................................................................... 94

Bảng 2.31: Ma trận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM .......................................................................................................................... 95

Bảng 2.32. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các

Page 10: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

viii

công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM .................................................................... 96

Bảng 2.33. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM .............................................. 99

Bảng 2.34. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM................................. 100

Page 11: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ix

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH ........................................................................................... 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH .......... 1

1.1.1. Công ty cho thuê tài chính ............................................................................... 1

1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính ..................................... 2

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH ...... 7

1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 7

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ..... 14

1.2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính .............................................................................................................. 21

1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH .................... 24

1.3.1. Ma trận SWOT ................................................................................................ 25

1.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter .......................................................... 26

1.3.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh ........................................................................... 29

1.3.4. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ ................................................................. 31

1.4. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 34

1.4.1. Khung phân tích ............................................................................................... 34

1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 34

1.4.3. Phương pháp xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành cho thuê tài chính ............................................................................. 36

Page 12: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

x

1.4.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................... 38

1.4.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................................... 43

1.4.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ................................. 46

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA .................. 47

1.5.1. Kinh ngiệm của một số quốc gia ..................................................................... 47

1.5.2. Bài học cho các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam ................................ 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 52

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................ 54

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................... 54

2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 54

2.1.2. Thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................... 58

2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................... 64

2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành cho thuê tài chính .............................................................................................................. 64

2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 80

Page 13: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xi

2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 94

2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. 96

2.3.1. Ảnh hưởng của của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 96

2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 98

2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính ............................................................................. 99

2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 101

2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 101

2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................. 103

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại ......................................................................................... 107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 110

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 112

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................... 112

3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho thuê tài chính ........................................................................................................................... 112

3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................................... 114

3.1.3. Dự báo sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính .................................... 116

Page 14: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xii

3.1.4. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 117

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................ 119

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính ............................................................................. 119

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................... 126

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và phương thức quản trị điều hành ................................... 129

3.2.4. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ ....................................... 132

3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ .................................................................................... 138

3.2.6. Phát triển thương hiệu ...................................................................................... 138

3.3. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 140

3.3.1 Đối với nhà nước ............................................................................................... 140

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................................... 143

3.3.3. Đối với Hiệp hội cho thuê tài chính ................................................................. 145

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 146

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 15: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xiii

MỞ ĐẦU

1.Tính thiết thực của đề tài:

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao năng

lực canh tranh quốc gia, ngành, công ty, thậm chí cả cá nhân. Đối với các công ty năng

lực cạnh tranh phải thể hiện được khả năng vượt trội của công ty so với đối thủ cạnh

tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng nhằm thu lợi ngày

càng cao hơn. Các công ty CTTC tại TP. HCM cũng không phải là ngoại lệ.

Trên thế giới, công ty CTTC được xếp vào nhóm định chế tài chính không nhận

tiền gửi. Đặc trưng của loại công ty này là huy động vốn bằng cách phát hành các tài

sản tài chính như: trái phiếu, cổ phiếu…, sau đó dùng nguồn vốn này để cho thuê. Trên

thị trường tín dụng Mỹ, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty CTTC với các

NHTM, hiệp hội tiết kiệm... diễn ra từ những thập niên 50 của thế kỷ 20 [44] .

Ở Việt Nam, công ty CTTC thuộc nhóm TCTD phi ngân hàng. Theo Luật các

TCTD sửa đổi năm 2010, TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một

hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận

tiền gửi cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản[38].

Ở Việt Nam đến tháng 12 năm 2012 có 12 công ty CTTC và đã có những đóng

góp tích cực trong việc cung cấp vốn cho các tổ chức trong nền kinh tế. Tuy nhiên,

hoạt động của các công ty CTTC trong thời gian qua bộc lộ nhiều tồn tại như năng lực

tài chính yếu, quản trị điều hành còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn [8].

Các nguyên nhân chính giải thích cho những vấn đề trên là do các công ty CTTC

chưa chú trọng định hướng kinh doanh, năng lực marketing, năng lực sáng tạo, năng lực

tổ chức dịch vụ. Tìm hiểu về mức độ tác động của những yếu tố này đến năng lực cạnh

Page 16: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xiv

tranh của các công ty CTTC ở Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng là điều bức

thiết, góp phần xây dựng bộ chỉ tiêu giúp cho công ty CTTC tự đánh giá và có giải pháp

phát triển phù hợp.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Luận án dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và xác định năng lực cạnh tranh

của các công ty CTTC tại TP. HCM theo các tiêu chí của ngành, đánh giá tổng hợp các

điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính

đóng trên địa bàn TP. HCM, từ đó đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào năng lực cạnh tranh của các công

ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM với thời gian nghiên cứu từ năm

2008 đến 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia, phương

pháp tư duy hệ thống và phương pháp thống kê mô tả.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong xây dựng thang đo năng lực cạnh

tranh, xác định năng lực cạnh tranh cuả các công ty CTTC, xác định mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Các dữ liệu

được xử lý trên phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định và tính toán giá trị trung

bình.

Page 17: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xv

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống;

phân tích tổng hợp và quy nạp trong đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các

công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM.

5. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án

Việc nghiên cứu về hoạt động CTTC ở Việt Nam cho tới hiện nay đã có một số

công trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng ở mức độ áp dụng loại hình này vào Việt Nam

và đẩy mạnh phát triển loại hình này. Sau đây là tổng lược các nghiên cứu trước đó.

Theo nghiên cứu của Hồ Diệu (1995), Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều

kiện nền kinh tế Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế, TP. HCM, đã nghiên cứu bản

chất của tín dụng thuê mua và tính tất yếu khách quan của việc vận dụng nghiệp vụ này

vào Việt Nam [1].

Theo nghiên cứu của Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt

động CTTC ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, TP. HCM. Theo nghiên cứu này tác giả đã

khái quát về lịch sử hình thành và phát triển loại hình CTTC ở trên thế giới và Việt

Nam, qua đó phân tích thực trạng hoạt động CTTC ở Việt Nam để tìm ra những

nguyên nhân của những thành công và thất bại trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để thúc

đẩy CTTC ở Việt Nam[6].

Theo nghiên cứu của Lê Thị Hồng (2008), Phát triển hoạt động CTTC tại công

ty CTTC II Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP.

HCM, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hoạt động CTTC ở một đơn vị cụ thể mà

chưa có cái nhìn tổng thể về hoạt động CTTC trên địa bàn TP. HCM[13]. Cùng với cách

tiếp cập chỉ nhìn ở một giác độ là hoạt động CTTC còn có nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Thị Diệu Hoà (2008), Phát triển hoạt động CTTC tại TP. HCM trong giai đoạn

hội nhập, TP. HCM[14].

Page 18: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xvi

Nhìn chung các nghiên cứu trước đây mới chỉ đề cập đến hoạt động CTTC mà

chưa có cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty CTTC. Đặc biệt trong xu thế phát

triển của các ĐCTC, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ĐCTC trong nước với

nước ngoài cũng như sự cạnh tranh giữa ĐCTC phi ngân hàng và NHTM. Do đó, việc

nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC là hướng tiếp cận mới hoàn toàn

thiết thực để trên cơ sở đó có chiến lược thích hợp cho việc hoạch định và nâng cao

năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC ở Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói

riêng.

6. Đóng góp của luận án:

Luận án đã hệ thống hoá khung lý luận về năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC, nhất là đã tổng hợp các phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các

công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM. Luận án cũng đã phác hoạ

bức tranh toàn cảnh hoạt động của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn

TP. HCM từ năm 2008 đến năm 2012 trên các khía cạnh quy mô vốn hoạt động, dư nợ,

chất lượng khoản tài trợ cho thuê,vv…

Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu đo lường năng lực cạnh tranh

của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM, góp phần trả lời các

câu hỏi sau:

Một là, các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM mạnh hay yếu?

Hai là, các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM mạnh, yếu ở

yếu tố nào?

Ba là, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực

cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM như thế nào?

Page 19: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xvii

Trên cơ sở trả lời các câu hỏi đó, luận án đã đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp

tập trung tác động vào 10 nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM.

Ngoài ra, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hiệp

hội CTTC để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP.

HCM. Luận án là tài liệu dùng cho nghiên cứu và là những gợi ý để các công ty CTTC

căn cứ vào tình hình cụ thể của mình có thể vận dụng để đưa ra chiến lược cạnh tranh

cho công ty mình.

7. Kết cấu luận án:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài

chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Page 20: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1.1. Công ty cho thuê tài chính

Công ty CTTC là một định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện việc tài trợ tín

dụng trung và dài hạn dưới hình thức máy móc, thiết bị và các động sản theo yêu cầu

của bên thuê[6].

Công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, huy động và các nguồn vốn khác để tài trợ cho thuê dưới dạng máy móc thiết bị và các động sản, cung ứng các dịch vụ về tài chính và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không nhận tiền gửi dưới một năm[8].

Ở Việt Nam, công ty CTTC chủ yếu do các NHTM thành lập nhằm hỗ trợ vốn cho các DNNVV muốn đổi mới công nghệ nhưng không có khả năng tiếp cận vốn của các NHTM[10].

Theo Nghị định số 95/2008/NĐ-CP, công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam; được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới 3 hình thức: công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty CTTC cổ phần.

Công ty CTTC liên doanh là công ty CTTC được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty CTTC liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Page 21: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

2

Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài là công ty CTTC được thành lập tại Việt

Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số TCTD nước ngoài và

được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngoài ra, công ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài muốn hoạt động

hợp pháp phải được tổ chức có thẩm quyền cho phép hoạt động CTTC tại Việt Nam;

có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp

Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các bên trong các công ty CTTC được thực

hiện theo các quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Vì thế,

một công ty được coi là công ty trực thuộc của công ty CTTC nếu đáp ứng một trong

các điều kiện: Có trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành

thuộc sở hữu của CTTC; việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị

và tổng giám đốc của công ty thuộc quyền quyết định của công ty CTTC[33].

1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

1.1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

Cũng giống như bất cứ các ĐCTC khác, công ty CTTC là một ĐCTC nên các

đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty CTTC chứa đựng những đặc điểm của các

sản phẩm, dịch vụ tài chính của các ĐCTC nói chung. Sản phẩm, dịch vụ tài chính là

một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa khác như tính vô

hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ[16].

+ Tính vô hình: Không giống như những sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể

nhìn thấy được, không nếm được, không nghe thấy được hay không ngửi thấy được

trước khi người ta mua chúng. Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, người mua sẽ

tìm kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chất lượng dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất

Page 22: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

3

lượng dịch vụ từ địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu, thông tin, biểu tượng và

giá cả mà họ thấy.

+ Tính không đồng nhất: Đặc tính này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ.

Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ,

nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng

phục vụ và địa điểm phục vụ… Đặc tính này của dịch vụ làm cho khó tiêu chuẩn hóa

chất lượng dịch vụ giống như là đối với sản phẩm chế tạo.

+ Tính không thể tách rời: Trong ngành dịch vụ, cung ứng thường được thực

hiện cùng một lúc với tiêu thụ. Do đó, nhà cung cấp khó che giấu lỗi hay những khiếm

khuyết của dịch vụ vì nó không có khoảng cách thời gian từ sản xuất tới tiêu thụ như

sản phẩm hữu hình.

+ Tính không lưu giữ: Dịch vụ không thể cất giữ, lưu kho rồi đem bán như hàng

hóa khác. Tính không lưu giữ của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu cầu ổn

định. Khi nhu cầu thay đổi, các công ty dịch vụ sẽ gặp khó khăn.

+ Không thể hoàn trả: Nếu khách hàng không hài lòng về dịch vụ cung ứng,

khách hàng có thể được hoàn tiền nhưng không thể hoàn trả dịch vụ.

+ Nhu cầu bất định: độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn rất nhiều so với sản

phẩm hữu hình.

+ Quan hệ cá nhân: Dịch vụ có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi quan hệ qua lại

giữa con người hơn sản phẩm hữu hình vì dịch vụ do con người thực hiện.

+ Tính cá nhân: Khách hàng thường đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân

của mình.

+ Tâm lý: Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách hàng.

Page 23: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

4

1.1.2.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

Trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty CTTC thực hiện các dịch vụ

sau:

+ Huy động vốn

Để có nguồn vốn hoạt động các công ty CTTC thực hiện việc huy động vốn từ

các nguồn sau:

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy

định của pháp luật;

- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên

một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được cơ

quan quản lý chấp thuận;

- Vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

- Nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN.

+ Cho thuê tài chính

Đây là nghiệp vụ chủ chốt của các công ty CTTC và nó xuyên suốt quá trình

hoạt động và phát triển của công ty.

Đối tượng cho thuê: Tất cả các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng tài sản thuê

cho mục đích hoạt động của mình, gồm:

- Cá nhân, hộ gia đình;

- Công ty;

- Các tổ chức khác thuộc đối tượng vay của các tổ chức tín dụng.

Page 24: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

5

Tài sản cho thuê bao gồm phương tiện vận chuyển; Máy móc, thiết bị thi công;

Dây chuyền sản xuất; Thiết bị gắn liền với bất động sản; Các động sản khác không bị

pháp luật cấm.

Điều kiện để được thuê tài chính là: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực

hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ phục vụ đời sống khả thi và hiệu quả; Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán

đầy đủ tiền thuê trong thời hạn đã cam kết; Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền

thuê tài chính; Tại thời điểm thuê tài chính, bên thuê không còn nợ xấu nội bảng tại bất

cứ TCTD nào, không còn nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn vốn dự phòng của bất kỳ

TCTD nào đang hạch toán ngoại bảng.

Giá trị tài sản cho thuê bao gồm giá mua và các chi phí có liên quan để hình

thành tài sản cho thuê.

+ Mua và cho thuê lại

Mua và cho thuê lại là việc công ty CTTC mua tài sản thuộc sở hữu của bên

thuê và cho thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp

tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.

Tài sản mua và cho thuê lại giống như tài sản cho thuê tài chính bao gồm:

- Phương tiện vận chuyển;

- Máy móc, thiết bị thi công;

- Dây chuyền sản xuất;

- Thiết bị gắn liền với bất động sản;

- Các động sản khác không bị pháp luật cấm.

Page 25: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

6

Giá mua tài sản cho thuê được xác định phù hợp với quy định của pháp luật về

mua bán tài sản.

+ Các dịch vụ khác

- Bán các khoản phải thu. Bán các khoản phải thu từ Hợp đồng CTTC là việc

công ty CTTC bán khoản phải thu (số tiền mà bên thuê còn phải trả cho công ty theo

Hợp đồng CTTC) cho bên mua là các nhà đầu tư, gồm: các tổ chức hoạt động tại Việt

Nam, cá nhân cư trú tại Việt Nam.

- Cho thuê vận hành. Là hình thức Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của công

ty CTTC trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho bên cho thuê khi kết

thúc thời hạn thuê tài sản.

- Hoạt động ngoại hối. Công ty CTTC thực hiện các hoạt động về ngoại hối theo

quy định của pháp luật, như mua bán ngoại tệ, huy động, cho thuê tài chính và cung

ứng các dịch vụ bằng đồng ngoại tệ.

- Cho vay vốn lưu động bên thuê. Công ty CTTC sẽ cho bên thuê tài sản vay

ngắn hạn bổ sung vốn lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê

tài chính.

- Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt

động cho thuê tài chính.

- Các nghiệp vụ khác như tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán trái

phiếu Chính phủ.

Page 26: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

7

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.2.1. Khái niệm

Năng lực được hiểu là khả năng đủ để làm một công việc nào đó; hay năng lực

là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó[11].

Theo Michael Porter thì năng lực được hiểu là khả năng làm tốt nhất một việc

nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một

phương thức nào đó. Nói cách khác, có thể diễn đạt năng lực là sở trường, là thế mạnh

của công ty. Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn

lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ở đây không thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp

của lực lượng nhân sự, mà phải hiểu là khả năng, kỹ năng của những nhân sự đó[19].

Nói cách khác, năng lực của một công ty là những khả năng mà công ty đó có

thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích

cho khách hàng; Khả năng đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước; Có thể vận dụng khả

năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực có thể là công

nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối,

thương hiệu mạnh. Năng lực tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty trong hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Năng lực cạnh tranh được xét trên các cấp độ quốc gia, công ty và sản phẩm.

Khi bàn về năng lực cạnh tranh của công ty thì có nhiều lý thuyết đề cập, sau đây là

một số quan điểm bàn về năng lực cạnh tranh của công ty.

1.2.1.1. Các lý thuyết cổ điển

- Adam Smith cho rằng, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa các quốc gia

là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia

Page 27: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

8

khác. Lợi thế cạnh tranh có được tính bằng thời gian hao phí lao động cần thiết để sản

xuất ra sản phẩm nào đó ngắn hơn so với các quốc gia khác.

- David Ricardo quan niệm rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt

đối vẫn có thể có lợi thế tương đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có

thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này. Lợi thế cạnh tranh tương đối được

tính bằng tỷ lệ (k) về tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B

ở hai quốc gia. Nếu một quốc gia X có k thấp hơn quốc gia Y thì quốc gia X có lợi thế

tương đối về sản xuất sản phẩm A và ngược lại, quốc gia Y sẽ có lợi thế tương đối về

sản xuất sản phẩm B. Do đó, hai quốc gia sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và trao

đổi cho nhau để cùng có lợi.

Trên thực tế, không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn nhau mà thị trường thế

giới có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới và lý luận của David Ricardo đã

bỏ qua chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, đây là cơ sở cho việc mua bán

trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Lý luận của David Ricardo được các nhà kinh

tế phát triển tiếp, làm nền tảng cho lý thuyết thương mại sau này. Theo quan điểm của

lý thuyết thương mại truyền thống, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả

và do đó, sự khác biệt về giá cả của hàng hoá, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo

lường năng lực cạnh tranh. Hạn chế của lý thuyết thương mại truyền thống là chưa chú

trọng đúng mức về cầu hàng hoá, dịch vụ, các yếu tố môi trường kinh doanh, sự khác

biệt về chất lượng sản phẩm.

1.2.1.2. Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter

Michael Porter đã viết hai cuốn sách nổi tiếng là: “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy, 1980) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Competitive Advantage of Nations, 1990). Hai tác phẩm này chứa đựng hầu hết những tư tưởng của ông về cạnh tranh thị trường. Ông cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục

Page 28: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

9

tiêu tăng trưởng và đa dạng hoá sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một công ty nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, đó là: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; vai trò của các công ty bán lẻ; và cuối cùng nhà cung cấp đầy quyền lực.

Để cạnh tranh thắng lợi với 5 áp lực trên, Michael Porter đề xuất 3 chiến lược: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.

Chiến lược chi phí thấp nhất, được áp dụng phổ biến vào những năm 1970 và hướng tới trả lời câu hỏi làm sao mức chi phí thấp nhất trong ngành. Phí tổn thấp sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận trên mức trung bình, dù trong ngành đó đã có sự hiện diện của các tác động cạnh tranh mạnh mẽ. Phân khúc thị trường mà công ty nhắm đến thường là những khách hàng “hết sức nhạy cảm về giá cả”.

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ là nhằm tạo ra các sản phẩm “có tính độc đáo duy nhất”, người tiêu dùng khó có thể có “lựa chọn thứ hai”. Khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ, nếu làm được, sẽ mang lợi nhuận trên mức trung bình về cho công ty, bởi chúng tạo nên một vị thế phòng vệ tốt, từ đó giúp công ty đối phó với 5 áp lực cạnh tranh của thị trường.

Chiến lược tập trung vào các phân khúc thị trường hẹp, thị trường nhỏ nhưng lại ít bị các công ty lớn để ý nên tránh được cạnh tranh, dễ làm ăn có lãi vì Michael Porter cho rằng việc chiếm được một thị phần lớn không đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cơ sở của chiến lược này là, do tập trung vào thị trường cụ thể, nên công ty có khả năng phục vụ mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn so với các công ty khác đang phải cạnh tranh trong phạm vi rộng lớn hơn, bao quát hơn.

Page 29: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

10

Theo Michael Porter, điểm tựa của một quốc gia, của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc các yếu tố đầu vào như nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố như: chất lượng nghiên cứu của các trường đại học, sự bãi bỏ các rào cản của thị trường lao động, khả năng vận hành tốt của thị trường chứng khoán quốc gia…

Mỗi quốc gia có một nhóm các yếu tố điều kiện cụ thể phù hợp cho phát triển những ngành công nghiệp tương ứng. Điều này cũng giải thích được sự tồn tại của các quốc gia được gọi là “quốc gia có nguồn lao động rẻ”, “quốc gia nông nghiệp” (những nước có tài nguyên đất đai dồi dào)... Các yếu tố này được thừa hưởng từ thiên nhiên nhưng cũng có thể được tạo ra (như các sáng kiến về chính trị, tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi về văn hoá xã hội).

Năng lực cạnh tranh của một ngành còn phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và những ngành có liên quan. Những ngành công nghiệp cung cấp đầu vào có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hoá các ngành ở những giai đoạn kế tiếp trong chuỗi giá trị. Bên cạnh những ngành cung cấp, những ngành công nghiệp hỗ trợ cũng rất quan trọng. Đây là những ngành công nghiệp có thể sử dụng phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung cho các ngành. Michael Porter cho rằng “năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của công ty, để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”[18].

Quan điểm của Michael Porter không phải được tất cả mọi người chấp nhận, mà đại diện tiêu biểu là: Scott Hoenig, Gary Hamel, John Naisbitt và Paul Krugman.

Page 30: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

11

1.2.1.3. Các quan điểm khác

+ Quan điểm của Scott Hoenig

Scott Hoenig (Đại học Fordham, New York) cho rằng, thật ra giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tập quán mua sắm, uy tín của thương hiệu, ảnh hưởng của quảng cáo… và nhiều yếu tố khác hơn là giá cả sẽ góp phần thúc đẩy người mua quyết định việc mua sắm một sản phẩm hay dịch vụ đặc thù nào đó. Hai công ty thuộc loại “đại gia” như IBM và Microsoft có cơ cấu chi phí thuộc loại cồng kềnh nhất thế giới, nhưng do doanh thu cao nên vẫn có lợi nhuận. Trong hai giải pháp chính tạo lợi nhuận, giáo sư Scott Hoenig nhấn mạnh, việc nâng cao doanh thu quan trọng hơn là việc giảm chi phí sản phẩm[2].

+ Quan điểm của Gary Hamel

Tác giả của cuốn “Cạnh tranh đón đầu tương lai” (Competting for the Future, 1995) cũng không hoàn toàn đồng ý với Michael Porter. Ông cho rằng, bản chất của sự cạnh tranh và thậm chí cả bản chất của khách hàng đã thay đổi. Ông nhấn mạnh rằng, cạnh tranh hiện nay là cuộc chiến giành những cơ hội xuất hiện trong tương lai. Không thể dùng sơ đồ “5 yếu tố cạnh tranh” của Michael Porter để phân tích và lên kế hoạch kinh doanh được. Khả năng nắm bắt các cơ hội trong tương lai chính là điều quyết định then chốt vì chúng ta không thể đón đầu tương lai bằng những công cụ của quá khứ.

+ Quan điểm của John Naisbitt

Với tác phẩm “Nghịch lý toàn cầu” (Global Paradox, 1995), ông cho rằng, khuynh hướng chính của kinh doanh toàn cầu trong thế kỷ 21 là liên minh chiến lược. Yếu tố cạnh tranh hoặc là mờ nhạt hoặc đã thay đổi ý nghĩa. Công ty viễn thông British Telecom (Anh) trả cho MCI (Mỹ) hơn 4 tỷ đô la để đổi lấy 20% cổ phần của công ty này hoặc trường hợp của U.S.West bỏ ra 2,5 tỷ USD để hùn với Time Warner trong ngành dịch vụ cáp viễn thông... Các liên minh chiến lược này cùng nhau căng thật rộng tấm lưới để hứng mọi cơ hội đến từ tương lai[2].

Page 31: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

12

+ Quan điểm của Paul Krugman

Với tư cách là tác giả của lý thuyết hiện đại về thương mại toàn cầu, ông đã có những lý luận phản biện Michael Porter. Ông đã chứng minh “lợi thế so sánh” không phải “năng lực cạnh tranh”. Thứ nhất, ông cho rằng nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng, ưu tiên nguồn lực cho những công trình chưa thật cần thiết, trong khi đáng lẽ ra phải dành nguồn lực đó cho những dự án quan trọng, cấp thiết hơn. Chẳng hạn ở Việt Nam, việc các tỉnh đua nhau quy hoạch khu công nghiệp, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư và sử dụng quỹ đất không hiệu quả là minh chứng cho luận thuyết của Paul Krugman. Thứ hai, quá lo lắng về sự cạnh tranh cũng có thể dẫn đến các chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế tăng lên của các hàng rào phi thuế quan, là biểu hiện khá rõ của luận thuyết Paul Krugman.

+ Quan điểm của trường phái “quản trị chiến lược”

Đây là trường phái chú trọng đến việc làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh. Các nguồn lực được quan tâm nhiều là: nhân lực, vốn, công nghệ, marketing. Các nguồn lực được đo lường và so sánh giữa các công ty để xác định lợi thế cạnh tranh. Trường phái này có các tác giả tiêu biểu như Fred David, Arthur A. Thompson, Jr & A.J. Strickland.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh hoạt động”

Trường phái này nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí,vv… Theo những chỉ tiêu này, công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản”

Đây là trường phái nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên

Page 32: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

13

cơ sở sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh theo quá trình”

Quan điểm của trường phái này là nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản trị chiến lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp. Theo Momaya, thì hướng nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất[43].

+ Quan điểm của của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Theo OECD, thì “năng lực cạnh tranh được đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh”[34].

1.2.1.4. Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài

chính

Qua nghiên cứu các quan điểm về năng lực cạnh tranh, chúng ta thấy rằng: Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn so với các các đối thủ về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lợi và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới thị trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận của công ty, cũng như bằng các công cụ marketing khác. Năng lực cạnh tranh cũng có được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sự sáng tạo sản phẩm, là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của công ty là một hàm số của các yếu tố như: các nguồn lực của công ty (vốn, con người, công nghệ…), sức mạnh thị trường của công ty, thái độ của công ty trước các đối thủ cạnh tranh và các đại lý, năng lực thích ứng của công ty, năng lực tạo ra thị trường mới và môi trường định chế được

Page 33: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

14

cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, như xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, các chính sách liên quan đến phát triển ngành, đến đầu tư vốn cho công ty…

Tóm lại, “Năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính là khả năng duy trì và nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm-dịch vụ, mở rộng mạng lưới, thu hút khách hàng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu tra nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc khai thác, sử dụng nội lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh thị phần và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường".

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Có nhiều yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, đối với

công ty CTTC, với những đặc điểm của mình, năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC về cơ bản được thể hiện qua các yếu tố như sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Nguồn: Theo đề xuất của Thompson – Strickland [9].

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

CTTC

Nguồn nhân lực

Quản trị điều hành

Sản phẩm

Tài chính

Mạng lưới

Thương hiệu

Chất lượng dịch vụ

Marketing

Lãi suất

Công nghệ

Page 34: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

15

1.2.2.1. Năng lực tài chính

Bên cạnh những yếu tố về con người, công ty cũng cần có một năng lực tài chính vững mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của mình. Năng lực về tài chính là cơ sở để công ty CTTC phát huy thế mạnh về con người, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị phần và nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động.

Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CTTC thông qua năng lực tài chính gồm có:

+ Quy mô nguồn vốn của công ty: đây là chỉ tiêu quan trọng để đo lường lợi thế kinh tế theo quy mô của công ty. Quy mô vốn lớn còn tạo khả năng cho công ty CTTC đa dạng hóa các loại hình đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

+ Khả năng sinh lời của công ty CTTC: thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đạt được, tốc độ tăng trưởng qua các năm và kết quả kinh doanh theo cơ cấu của các loại hình dịch vụ của công ty CTTC.

+ Chỉ tiêu an toàn trong hoạt động công ty CTTC: việc tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động tài chính có tính quyết định đến uy tín của công ty CTTC và khả năng thu hút khách hàng. Vì sản phẩm của của công ty CTTC là dịch vụ về tài chính, tiền tệ nên tính an toàn đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn công ty CTTC của khách hàng.

1.2.2.2. Năng lực quản trị, điều hành

Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào là vai trò của những người lãnh đạo công ty, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động của công ty.

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong hoạt động CTTC có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động công ty CTTC. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để công ty có một

Page 35: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

16

chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn.

Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một công ty CTTC người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà công ty xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của công ty.

Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của công ty CTTC là:

+ Chiến lược kinh doanh của công ty CTTC: bao gồm chiến lược marketing (xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ,...

+ Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị công ty hiệu quả.

+ Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.2.2.3. Năng lực nguồn nhân lực

Trong một công ty kinh doanh dịch vụ tài chính như công ty CTTC thì yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của công ty chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về công ty và sản phẩm dịch vụ của công ty, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với công ty CTTC. Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên của công ty CTTC, từ đó giúp công ty chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các công ty CTTC phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.

+ Về số lượng lao động:

Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các công ty CTTC nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng. Tuy nhiên,

Page 36: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

17

cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong công ty CTTC.

+ Về chất lượng lao động:

Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:

- Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong công ty có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.

- Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

Công ty CTTC cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tư vấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về công ty. Đây là những yếu tố then chốt giúp công ty CTTC cạnh tranh giành khách hàng.

- Các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc để thu hút và giữ chân người lao động có năng lực: thị trường tài chính càng phát triển thì cơ hội cho những chuyên viên tài chính càng nhiều. Vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong công ty CTTC, các công ty CTTC không chỉ cạnh tranh nhau về sản phẩm mà còn phải cạnh tranh nhau cả về “chất xám”, những người tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm của công ty CTTC đến với khách hàng. Các chính sách này thể hiện qua: cơ chế đào tạo, chế độ lương thưởng, các phúc lợi mà người lao động được hưởng, các cơ chế khuyến khích sự thăng tiến, các chính sách hỗ trợ nghiệp vụ cho người lao động,...

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với

Page 37: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

18

năng lực cạnh tranh của một công ty CTTC. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của công ty CTTC trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp công ty CTTC hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của các công ty CTTC.

1.2.2.4. Năng lực phát triển sản phẩm

Sản phẩm của công ty CTTC là yếu tố trực tiếp tác động đến quyết định lựa chọn công ty CTTC của khách hàng. Sản phẩm dịch vụ của công ty CTTC phải được xây dựng hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và dự báo được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Năng lực về sản phẩm của công ty CTTC được thể hiện qua việc:

+ Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm của công ty CTTC sẽ góp phần đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

+ Sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn của các sản phẩm của công ty CTTC sẽ đáp ứng kịp thời, thuận tiện để khách hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

+ Việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và thị trường công nghệ cũng như tính năng của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm công nghệ cho thuê.

1.2.2.5. Năng lực Marketing

Năng lực marketing của công ty trước hết là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạch định chiến lược marketing và triển khai các chương trình marketing hỗn hợp, là khả năng quảng bá và phát triển thương hiệu. Năng lực marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần, nâng cao vị thế của công ty. Khảo sát nhu cầu thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp, xây dựng chiến lược sản phẩm, định giá và phát triển hệ thống phân phối là những hoạt động sống còn của công ty. Trong điều kiện

Page 38: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

19

bùng nổ thông tin về hàng hoá sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu công ty là một vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó chính sách khuyến mãi, dịch vụ bán hàng và hậu mãi đóng vai trò quan trọng đến việc thu hút và xây dựng đội ngũ khách hàng truyền thống. Do đó, có thể nói, năng lực marketing là yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh.

1.2.2.6. Năng lực chất lượng dịch vụ

Như vậy, chất lượng dịch vụ có thể định nghĩa như là sự khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và dịch vụ nhận biết được. Nếu mong đợi của khách hàng lớn hơn sự thực hiện thì chất lượng nhận biết được kém thỏa mãn, khách hàng không hài lòng.

Các nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver khuyến cáo rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng (Thongmasak, 2001). Cronin và Taylor (1992) đưa ra kết quả nghiên cứu khuyến cáo là chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng có ý nghĩa đến khuynh hướng mua hàng.

1.2.2.7. Năng lực cạnh tranh lãi suất

Lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng vốn. Đối với công ty CTTC việc cạnh tranh lãi suất bao gồm cạnh tranh lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Lãi suất đầu vào được thể hiện thông qua lãi suất huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế, nếu công ty nào có lãi suất huy động cao thì dễ dàng cạnh tranh trong việc gia tăng nguồn vốn huy động. Lãi suất đầu ra thể hiện qua phí tài trợ mà khách hàng phải trả cho công ty CTTC khi sử dụng dịch vụ CTTC. Phí cho thuê thấp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để xây dựng được phí cho thuê thấp hơn các đối thủ thì nó phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như quy mô cung ứng sản phẩm, dịch vụ, sự am hiểu về thị trường công nghệ, sự liên kết với nhà cung cấp sản phẩm cho thuê,vv...

1.2.2.8. Năng lực uy tín, thương hiệu

Năng lực uy tín, thương hiệu của công ty CTTC là kết quả của một quá trình

Page 39: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

20

hoạt động kinh doanh và nó được tổng hợp bởi nhiều yếu tố tạo thành giá trị thương hiệu. Công ty có uy tín và giá thị trương hiệu cao sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Giá trị thương năng lực về uy tín của công ty CTTC: sản phẩm của công ty CTTC là dịch vụ về tài chính, tiền tệ nên uy tín của công ty CTTC rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng và phát triển sản phẩm. Công ty CTTC không chỉ có các đối tác là khách hàng trong nước mà còn giao dịch với khách hàng nước ngoài nên một công ty CTTC có uy tín, được các tổ chức tài chính quốc tế xếp hạng tín nhiệm cao chính là một phương thức quảng bá hữu hiệu cho công ty.

Giá trị thương hiệu của công ty CTTC: thương hiệu đang có dấu ấn ngày càng quan trọng trong tâm trí khách hàng, những người trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Với một thương hiệu mạnh, công ty CTTC có thể duy trì cũng như phát triển thị phần của mình một cách thuận lợi và vững chắc.

1.2.2.9. Năng lực công nghệ

Để việc phát triển sản phẩm dịch vụ và quản lý dữ liệu được thuận lợi, công ty CTTC cần áp dụng một hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ. Hệ thống công nghệ thông tin này thể hiện tính chuyên nghiệp, hiện đại của công ty CTTC. Công nghệ thông tin trong công ty CTTC càng hiện đại thì sản phẩm dịch vụ của công ty càng có khả năng phát huy được sự đa dạng, nhanh chóng, an toàn và giúp công ty CTTC tiết kiệm được thời gian, nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động và từ đó tăng tính cạnh tranh của công ty CTTC. Năng lực về công nghệ của công ty CTTC được thể hiện qua:

+ Khả năng nối kết dữ liệu và cung cấp dịch vụ liên thông trong toàn bộ hệ thống của công ty: yếu tố này giúp công ty CTTC tăng cường tính thuận tiện, nhanh chóng cho sản phẩm dịch vụ.

+ Khả năng lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu khách hàng của công ty CTTC: khả năng này giúp công ty CTTC thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về việc cập nhật các giao dịch và bảo mật thông tin, ngoài ra còn giúp ngân hàng lập các báo cáo về tình hình hoạt động của công ty một cách nhanh chóng kịp thời, làm cơ sở để công ty

Page 40: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

21

đưa ra các quyết định kinh doanh hoặc lập các chiến lược kinh doanh hợp lý.

1.2.2.10. Năng lực phát triển mạng lưới

Đây là yếu tố quan trọng để ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn. Khả năng của một công ty CTTC mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch đến những nơi được dự báo là có nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính sẽ tạo cho công ty CTTC đó thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị phần. Để thực hiện điều này, lãnh đạo công ty CTTC phải có tầm nhìn chiến lược, công ty CTTC phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mô này. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ thì việc đẩy mạnh việc giao dịch điện tử thông qua việc phát triển thương mại điện tử sẽ góp phần đẩy nhanh và đưa các sản phẩm dịch vụ của công ty đến mọi lúc mọi nơi.

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của công ty CTTC được cấu thành bởi 10 yếu tố cơ bản nêu trên, nhưng thực tế các yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên một thể thống nhất hệ thống các tiêu chí xuất phát từ bên trong của công ty CTTC, phù hợp với đặc điểm của từng công ty CTTC.

1.2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty

cho thuê tài chính

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter, có 3 yếu tố thuộc môi trường bên

ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, đó là: thị trường; luật pháp và

chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ.

1.2.3.1. Thị trường

Thị trường vừa là nơi công ty tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào. Thị trường

điều tiết hoạt động của công ty, thông qua cung cầu, giá cả, lợi nhuận… công ty căn cứ

vào thị trường để định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh. Sự ổn định

Page 41: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

22

của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức cạnh tranh của công ty. Để phát

hiện và tận dụng các cơ hội thị trường, công ty cần phải có hệ thống nghiên cứu

marketing mạnh. Cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc xây dựng và thực

thi pháp luật, tạo lập môi trường cạnh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận

thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh,… nhằm hạn chế những biến động thị

trường. Một thị trường cạnh tranh sẽ tạo sức ép đến quá trình đổi mới quản lý, cải tiến

sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm,… tạo

động lực cho công ty vươn lên. Một thị trường như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các

công ty có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

1.2.3.2. Luật pháp và chính sách

Luật pháp và chính sách là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của xã hội

và thị trường. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật,

các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ,

ngành nghề, địa bàn… Những chính sách quan trọng bao gồm chính sách về đầu tư, tài

chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường… Đó là các chính sách điều tiết đầu vào

và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của công ty. Đây là nhóm yếu tố rất

quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của công ty nói chung và năng lực cạnh tranh của

công ty nói riêng.

Luật pháp và chính sách có thể được đánh giá theo từng yếu tố hoặc bằng chỉ

tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đơn cử, theo khảo sát của Ngân hàng

thế giới và Công ty tài chính quốc tế, có 9 tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh, đó

là: thành lập công ty, cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà

đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, giải thể công ty[5].

Năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC chịu tác động của môi trường vĩ mô

Page 42: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

23

nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế của Nhà

nước, xu hướng phát triển của ngành tài chính trên thế giới, hệ thống luật pháp. Do đặc

thù kinh doanh, các công ty CTTC chịu chi phối bởi những văn bản riêng quy định

hoạt động của công ty CTTC như các quy định cụ thể về hoạt động CTTC, cho thuê

vận hành, thanh toán tiền thuê, hợp đồng cho thuê,vv….

Các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh của công ty CTTC bao

gồm: các yêu cầu về năng lực tài chính, năng lực quản trị của công ty CTTC, quy định

kiểm soát của Ngân hàng Trung ương đối với các định chế tài chính phi ngân hàng.

Các quy định về rào cản tham gia hoặc rời khỏi ngành như: điều kiện thành lập, mở chi

nhánh của các công ty CTTC, đặc biệt là các quy định về lộ trình mở cửa trong lĩnh

vực tài chính đối với các quốc gia tham gia các cam kết quốc tế.

1.2.3.3. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm

hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, giáo dục – đào tạo… Đây là

tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến chất

lượng và giá cả của sản phẩm. Có thể lấy trường hợp của các nước phát triển làm ví dụ

điển hình như Singapore, Nhật Bản, EU,… nhờ hạ tầng tốt, các công ty đã có điều kiện

tiết giảm chi phí bốc xếp vận chuyển. Hệ thống thông tin viễn thông phát triển giúp các

công ty tiếp cận nhanh chóng và đa chiều các thông tin kinh tế thương mại, tranh thủ

được cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Muốn có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện, chất

lượng tốt như thế, thì nhà nước với tư cách là người đại diện cho quyền lợi xã hội cần

quan tâm đầu tư đúng mức.

Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi công ty sẽ liên quan tới một chuỗi các

ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấp nguyên liệu đầu

Page 43: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

24

vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụng các dịch vụ với chi

chí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho công ty nâng cao năng lực cạnh

tranh, vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội để thực hiện mức độ chuyên môn hoá cao

hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty rất cần duy trì mối quan hệ

hợp tác lâu dài với các ngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh.

Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các định chế tài

chính phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ

cạnh tranh cũng gia tăng. Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài

chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm và thị

trường chứng khoán với ngành ngân hàng. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị

trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với các định chế tài chính như công ty

CTTC, nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành CTTC thông qua

việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các công ty CTTC đa dạng hóa các dịch vụ,

tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi. Ngoài ra, sự phát triển của

ngành CTTC còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như

sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo,

kiểm toán. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngành CTTC

nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo dựng thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn

nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính

vững mạnh.

1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Năng lực cạnh tranh của công ty không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công

nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị công ty… một cách riêng biệt mà cần đánh

giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường. Để đánh giá năng lực

cạnh tranh của một công ty, cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến những

Page 44: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

25

lĩnh vực hoạt động khác nhau cả bằng nhiều phương pháp. Các công ty hoạt động sản

xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh khác nhau. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của một công ty gồm: giá cả, chất lượng và mẫu mã; kênh phân phối, dịch vụ; năng lực

nghiên cứu và triển khai; thương hiệu; trình độ lao động; thị phần và tốc độ tăng

trưởng thị phần; năng lực tài chính; năng lực tổ chức và quản trị công ty. Để đánh giá

năng lực cạnh tranh của công ty, người ta thường sử dụng một số phương pháp cơ bản,

đó là: phương pháp ma trận SWOT; mô hình kim cương của Michael Porter, phương

pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh và phương pháp của Thompson - Strickland.

1.3.1. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước

lượng những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự

phối hợp giữa năng lực của công ty với tình hình môi trường. SWOT được viết tắt từ

4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và

Threatens (thách thức). Nếu phân tích kỹ lưỡng và chính xác, công ty có thể xác định

được chiến lược cạnh tranh qua việc phát huy hiệu quả năng lực bên trong của mình

và nắm bắt các cơ hội cũng như lường trước được những thách thức mà công ty có thể

đối mặt. Ma trận SWOT giúp công ty xây dựng 4 loại chiến lược cạnh tranh:

+ Các chiến lược phát huy điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội;

+ Các chiến lược tranh thủ cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu;

+ Các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ;

+ Các chiến lược cải thiện điểm yếu để tránh các mối đe dọa bên ngoài.

Page 45: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

26

Bảng 1.1: Ma trận SWOT Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W)

Các cơ hội (O) Nhóm chiến lược S – O

(Các chiến lược phát huy điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội )

Nhóm chiến lược W - O

(Các chiến lược tranh thủ cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu)

Các thách thức (T) Nhóm chiến lược S – T

(Các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ)

Nhóm chiến lược W – T

(Các chiến lược cải thiện điểm yếu để tránh các mối đe doạ bên ngoài)

Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược [4].

1.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter

Michael Porter đề xuất mô hình kim cương để phân tích năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Theo mô hình này, năng lực cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của các ngành trong quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty. Mô hình kim cương của Michael Porter đưa ra cách phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình này được trình bày trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990). Mô hình được diễn tả bằng khối tứ diện, 4 đỉnh là: công ty (với đặc trưng chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh); các yếu tố cung; các yếu tố cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Khối tứ diện chịu tác động của hai yếu tố “bên ngoài” là cơ hội và Chính phủ. Hình tứ diện cho thấy tiềm năng lợi nhuận của một ngành. Mô hình kim cương đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của công ty.

Page 46: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

27

Sơ đồ 1.2: Mô hình kim cương của Michael Porter

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Michael Porter [20].

Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của Michael Porter phát triển trong

mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành năng lực cạnh tranh

quốc tế của các công ty.

Một là, chiến lược, cơ cấu, đối thủ cạnh tranh của công ty: đây là điều kiện ảnh

hưởng đến việc thành lập các công ty, đến tổ chức và quản lý công ty. Ở đây các lĩnh

vực văn hoá đóng một vai trò quan trọng. Ở các quốc gia khác nhau, các yếu tố như cơ

cấu quản lý, đạo đức kinh doanh, các tác động qua lại giữa các công ty được hình thành

khác biệt nhau. Điều này sẽ cung cấp những lợi thế và bất lợi cho những ngành công

nghiệp riêng. Việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong một quốc gia có thể tạo cơ sở để

đạt được lợi thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Hai là, các yếu tố cung: hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố

Chiến lược

Chính phủ

Vốn cho Sản xuất Cơ hội

Ngành CN hỗ trợ

Nhu cầu

Page 47: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

28

sản xuất như lao động kỹ năng, kết cấu hạ tầng… chúng có liên quan đến cạnh tranh

cho những ngành riêng.

Ba là, các yếu tố cầu: các điều kiện của cầu tác động đến không gian, xu

hướng cải tiến và phát triển sản phẩm. Các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính: nhu

cầu và sở thích người tiêu dùng; phạm vi và tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó

truyền những sở thích từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài.

Bốn là, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: một ngành công nghiệp

thành công có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan.

Những ngành công nghiệp cung cấp có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho

việc đổi mới và quốc tế hoá các ngành ở những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá

trị. Bên cạnh những nhà cung cấp, những ngành công nghiệp hỗ trợ rất quan trọng. Đây

là những ngành công nghiệp có thể phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trị hoặc

chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung.

Mô hình này đã lý giải những lực lượng thúc đẩy sự đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên năng lực cạnh tranh quốc tế của các công ty. Sự sẵn có các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh là cần thiết cho các công ty để có thể tiếp cận; chiến lược của các công ty là cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực; các quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong công ty,… “cộng hưởng” thúc đẩy các công ty hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Vai trò của nhà nước là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thuận lợi cho các công ty trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh

Page 48: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

29

trên thương trường quốc tế.

Michael Porter cho rằng, một tổ chức có thể dựa vào điểm tựa quốc gia để hình

thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản về hạ

tầng, thương hiệu…, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Lý thuyết của Michael Porter đã được vận dụng trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Trong Hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam” (tháng 12/2008), Michael Porter đã chỉ ra rằng, rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã có vị trí cao trên thế giới như gạo, điều, cà phê, tiêu, thuỷ sản,… Nhiều ngành hàng khác của Việt Nam cũng đang vươn lên để chiếm lĩnh vị trí tốt trên thị trường thế giới, đặc biệt là ngành may mặc, giày da, đồ gỗ. Trong khi đó, không ít ngành lại đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của các hãng nước ngoài.

1.3.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh

Mô hình hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Mô hình này cho phép so sánh trực tiếp giữa công ty được nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh. Nội dung các bước triển khai như sau:

Bước 1: Xác định danh mục các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Danh mục này thay đổi theo ngành.

Ví dụ, trong ngành tài chính, yếu tố nguồn nhân lực, vốn, công nghệ chiếm tỷ trọng lớn, nên đó là yếu tố rất quan trọng, nhưng đối với ngành nông nghiệp yếu tố này không có tính quyết định.

Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố (Ti). Trọng số này thể hiện tầm quan trọng của từng yếu tố đối với ngành nghiên cứu.

Trọng số có thể nhận các giá trị từ 0,0 đến 1,0. Tổng điểm trọng số phải bằng 1.

Bước 3: Cho điểm từng yếu tố năng lực đối với từng công ty. Thường cho điểm từ 1 (yếu nhất) đến 5 (mạnh nhất).

Bước 4: Tính điểm của từng yếu tố đối với từng công ty. Bước 5: Tính tổng

Page 49: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

30

điểm của từng công ty.

Bước 6: So sánh điểm số của các công ty để định vị công ty về năng lực cạnh

tranh.

Bảng 1.2: Mô tả ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Công ty cạnh

tranh A Công ty cạnh

tranh B Công ty cạnh

tranh C Yếu tố Trọng

số Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm

1). Năng lực tài chính

T1 A1 T1*A1 B1 T1*B1 C1 T1*C1

2). Năng lực quản trị điều hành

T2 A2 T2*A2 B2 T2*B2 C2 T2*C2

3). Nguồn nhân lực

T3 A3 T3*A3 B3 T3*B3 C3 T3*C3

4). Năng lực sản phẩm

T4 A4 T4*A4 B4 T4*B4 C4 T4*C4

5). Năng lực Marketing

T5 A5 T5*A5 B5 T5*B5 C5 T5*C5

6). Chất lượng dịch vụ

T6 A6 T6*A6 B6 T6*B6 C6 T6*C6

7). Năng lực cạnh tranh lãi suất

T7 A7 T7*A7 B7 T7*B7 C7 T7*C7

8). Uy tín, thương hiệu

T8 A8 T8*A8 B8 T8*B8 C8 T8*C8

9). Năng lực công nghệ

T9 A9 T9*A9 B9 T9*B9 C9 T9*C9

10). Hệ thống mạng lưới

T10 A10 T10*A10 B10 T10*B10 C10 T10*C10

Tổng 1.00 ΣTi*Ai ΣTi*Bi ΣTi*Ci

Nguồn: Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh giá so sánh tổng

thể năng lực cạnh tranh của công ty [9].

Page 50: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

31

Để vận dụng mô hình hình ảnh cạnh tranh trong đánh giá năng lực cạnh tranh,

cần phải có các dữ liệu về các công ty đối thủ. Công việc này không đơn giản, đặc biệt

trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khi các đối thủ cạnh tranh của các

công ty CTTC không chỉ là các công ty CTTC mà cả các ĐCTC khác hoạt động ở Việt

Nam và ở các quốc gia khác, làm cho người nghiên cứu rất khó thu thập thông tin. Do

đó, phương pháp này ít hữu dụng trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC đóng trên địa bàn TP. HCM.

1.3.4. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ

Mô hình hình ảnh cạnh tranh không thể thực hiện được khi thiếu thông tin về

các đối thủ cạnh tranh. Để giải quyết trường hợp này, phương pháp sử dụng mô hình

đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland đã đề xuất phương pháp đánh

giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ.

Các bước cụ thể để xây dựng ma trận này như sau:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty

trong một ngành kinh doanh. Đây là các yếu tố bên trong của công ty, không bao hàm

các yếu tố môi trường bên ngoài. Các yếu tố quan trọng nhất có thể liệt kê như sau:

+ Năng lực tài chính;

+ Năng lực quản trị, điều hành;

+ Năng lực nguồn nhân lực;

+ Năng lực huy động vốn;

+ Năng lực phát triển sản phẩm;

Page 51: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

32

+ Năng lực Marketing;

+ Năng lực chất lượng dịch vụ;

+ Năng lực cho vay;

+ Năng lực cạnh tranh lãi suất;

+ Năng lực uy tín, thương hiệu;

+ Năng lực phục vụ;

+ Năng lực công nghệ;

+ Năng lực đáp ứng;

+ Năng lực phát triển mạng lưới.

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của các yếu tố đối với ngành bằng cách phân

loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất). Trọng số này cho thấy tầm

quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các công ty trong ngành.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện, từ yếu nhất (1 điểm) đến

mạnh nhất (5 điểm). Đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của công

ty so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu

tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận bằng

cách cộng điểm số các yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh của công ty.

Page 52: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

33

Tổng số điểm này phản ánh năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty.

Nếu tổng số điểm của toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì

công ty có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số

điểm trong ma trận T < (T* = 3,0) thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty thấp

hơn mức trung bình.

Bảng 1.3. Đánh giá các yếu tố bên trong của công ty

Mức độ quan trọng (Từ 0 đến 1)

Xếp hạng (Từ 1 đến 5)

Số điểm quan trọng

Các yếu tố bên trong

A B K= A*B 1). Năng lực tài chính

a1 b1 k1=a1*b1

2). Năng lực quản trị điều hành

a2 b2 k2=a2*b2

3). Năng lực nguồn nhân lực

a3 b3 k3=a3*b3

4). Năng lực phát triển sản phẩm

a4 b4 k4=a4*b4

5). Năng lực Marketing

a5 b5 k6=a5*b5

6). Năng lực chất lượng dịch

a6 b6 k6=a6*b6

7). Năng lực cạnh tranh phí cho thuê

a7 b7 k7=a7*b7

8). Năng lực uy tín, thương hiệu

a8 b8 k8=a8*b8

9). Năng lực công nghệ

a9 b9 k9=a9*b9

10). Năng lực phát triển mạng lưới

a10 b10 k10=a10*b10

Tổng T=ΣKi

Nguồn: Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh giá so sánh tổng

thể năng lực cạnh tranh của công ty [9].

Page 53: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

34

Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ công ty giúp các công ty đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Phương pháp này cho phép xác định yếu tố năng lực cạnh tranh nào cần được duy trì, cần được củng cố thêm và yếu tố cần phải xây dựng, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

1.4. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.4.1. Khung phân tích

Xuất phát từ vấn đề tồn tại của các công ty CTTC tại TP. HCM, với mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đã được xác định, tác giả xây dựng khung phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty, tiến hành đo lường các yếu tố bên trong và yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM.

Phương pháp chuyên gia được vận dụng để thu thập ý kiến về môi trường cạnh tranh, về những điểm mạnh và điểm yếu của công ty CTTC. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý để xây dựng ma trận các yếu tố bên trong, cho phép rút ra các kết luận về năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Đây là căn cứ rất quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CTTC.

1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Về mặt lý luận và thực tiễn có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty: (1) sử dụng ma trận SWOT, (2) sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter, (3) sử dụng mô hình hình ảnh cạnh tranh, và (4) sử dụng phương pháp của Thompson - Strickland.

Page 54: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

35

Phương pháp ma trận SWOT thích hợp cho những nghiên cứu xây dựng chiến

lược cạnh tranh. Nếu sử dụng SWOT trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh thì có một

số hạn chế trong việc đánh giá tổng quát về sức cạnh tranh của công ty (không cho

phép xác định năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty).

Mô hình kim cương của Michael Porter phân tích 4 yếu tố chính tạo ra năng

lực cạnh tranh là: nhu cầu thị trường, vốn, chiến lược công ty và ngành công nghiệp

hỗ trợ. Các yếu tố này được đặt trong sự tác động của Chính phủ và cơ hội thị trường.

Đây là phương pháp phù hợp khi phân tích năng lực cạnh tranh của một quốc gia hoặc

một địa phương. Tuy nhiên, khi sử dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty

thì phương pháp này có những hạn chế. Trước hết, phương pháp này bỏ sót việc phân

tích nhiều yếu tố bên trong của công ty như lao động, công nghệ, các mối quan hệ,

thương hiệu,… là những yếu tố rất quan trọng khi cần phân tích chi tiết về năng lực

cạnh tranh của công ty. Kế đến, nó cũng không xét một cách toàn diện yếu tố môi

trường cạnh tranh.

Mô hình hình ảnh cạnh tranh trong quản trị chiến lược có ưu điểm là chỉ rõ

tương quan giữa công ty nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh về từng khía cạnh. Nó

cũng cho biết năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty so với đối thủ. Tuy nhiên, nếu

áp dụng mô hình này thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẻ, phương pháp này bị giới hạn

về số lượng đối thủ có thể so sánh. Trong khi đó đối thủ của công ty CTTC không chỉ

là các công ty cùng ngành mà bao gồm tất cả các ĐCTC ở Việt Nam và thế giới. Do đó,

khó có thể đưa tất cả các đối thủ vào để so sánh và việc thu thập thông tin đầy đủ về

đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn. Vì vậy, gặp trường hợp thiếu thông tin về đối thủ thì

phương pháp này khó có thể sử dụng được.

Do đó, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM,

tác giả lựa chọn mô hình phân tích đánh giá các yếu tố bên trong của Thompson-

Page 55: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

36

Strickland, tức là sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của công ty. Mô hình

này này không đòi hỏi phải nắm rõ thông tin về đối thủ, mà chỉ cần có cái nhìn tổng

quan về tình hình cạnh tranh trên thị trường và hiểu rõ bản thân

công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Phương pháp Thompson-Strickland phù

hợp với điều kiện khi mà người nghiên cứu khó có thể thu thập được đầy đủ thông tin

về các đối thủ cạnh tranh của các công ty CTTC ở Việt Nam và quốc tế. Việc áp dụng

phương pháp này chưa phải là tối ưu, nhưng đây phương pháp tốt nhất trong 4 phương

pháp đã đề cập trên. Vận dụng phương pháp này, các bước triển khai đánh giá năng lực

cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM được trình bày sau đây:

Bước 1: Xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

đối với ngành CTTC

Bước 2 : Đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM

Bước 3: Xây dựng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC

tại TP. HCM

Kết luận, đánh giá về năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM

1.4.3. Phương pháp xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực

cạnh tranh của ngành cho thuê tài chính

Đây chính là bước 1 trong việc triển khai phương pháp do Thompson-

Strickland đề xuất.

1.4.3.1. Lựa chọn các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của ngành

cho thuê tài chính

Theo đề xuất của Thompson - Strickland, có nhiều yếu tố phản ánh năng lực

Page 56: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

37

cạnh tranh của một công ty. Đối với ngành tài chính ngân hàng nói chung và ngành

CTTC nói riêng cũng như căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tác giả đã tiến

hành nghiên cứu, kết hợp xin ý kiến chuyên gia ngành CTTC về sự phù hợp của các

yếu tố cấu thành cạnh tranh mà Thompson - Strickland đã đề xuất. Qua đó, có nhiều

yếu tố không quan trọng hoặc đã được phản ánh trong các yếu tố khác, đó là:

+ Năng lực huy động vốn và năng lực cho vay đã được phản ánh trong năng

lực tài chính.

+ Năng lực đáp ứng và năng lực phục vụ được phản ánh trong năng lực chất

lượng dịch vụ.

Do đó, tác giả loại bỏ các yếu tố đó mà tập trung vào 10 yếu tố sau đây:

+ Năng lực tài chính;

+ Năng lực quản trị, điều hành;

+ Năng lực nguồn nhân lực;

+ Năng lực sản phẩm;

+ Năng lực Marketing;

+ Năng lực chất lượng dịch vụ;

+ Năng lực cạnh tranh lãi suất;

+ Năng lực uy tín, thương hiệu;

+ Năng lực công nghệ;

Page 57: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

38

+ Năng lực phát triển mạng lưới.

1.4.3.2. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia

Một bảng câu hỏi được thiết lập để phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng của 10 yếu tố kể trên đối với ngành CTTC. Có 62 người tham gia phỏng vấn, là lãnh đạo các công ty CTTC, chuyên gia về ngành tài chính ngân hàng, các nhà kinh tế. Kích thước mẫu được xác định theo công thức: n ≥ m*5, với m là số mục hỏi, m = 10. Như vậy, số mẫu cần khảo sát là 50 mẫu, với 62 người được phỏng vấn, nên đảm bảo độ tin cậy. Kết quả được tổng hợp bằng phương pháp thống kê.

1.4.3.3. Phương pháp tính trọng số

Theo Fred. R. David[4], các trọng số phải thoả mãn 2 yêu cầu:

- Các trọng số Ti phải nhận giá trị trong khoảng từ 0,00 đến 1,00. Trọng số càng lớn thì yếu tố càng quan trọng;

- Tổng các trọng số Ti = 1,00.

Tổng điểm các chuyên gia cho từng yếu tố theo công thức : Ki = ∑kij, trong đó ki là số điểm mà chuyên gia thứ j đã cho yếu tố i.

Tính trọng số của từng biến số : Ti = Ki / ∑∑Kij (j = 1, 10)

1.4.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Đây chính là bước 2 trong việc triển khai phương pháp Thompson-Strickland.

1.4.4.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của công ty

+ Thiết kế thang đo

Căn cứ vào các lý thuyết về năng lực cạnh tranh để xác định các biến quan sát cần thiết. Dựa vào phương pháp Thompson - Strickland, tác giả đã chọn ra 58 biến

Page 58: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

39

quan sát để đo lường 10 yếu tố năng lực cạnh tranh (Phụ lục 5).

+ Kiểm định thang đo

Trên cơ sở các yếu tố năng lực cạnh tranh và các biến quan sát đo lường năng lực cạnh tranh, việc khảo sát được tiến hành. Kết quả khảo sát được nhập liệu và dùng hệ số Cronbach Alpha kiểm định thang đo. Kết quả kiểm định được trình bày trong Phụ lục 6. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo năng lực cạnh tranh theo từng nhóm yếu tố được trình bày tiếp theo đây.

- Kiểm định thang đo năng lực tài chính: hệ số Cronbach Alpha = 0.8585 chứng tỏ thang đo là tốt. Biến bị loại là TC1.

- Kiểm định thang đo năng lực quản trị, điều hành: theo kết quả kiểm định, hệ số Cronbach Alpha = 0.7443 chứng tỏ thang đo là tốt. Biến QT7 bị loại vì bỏ biến này thì hệ số Alpha tăng lên (thang đo tốt hơn). Biến QT3 cũng bị loại vì có tương quan biến tổng = 0.2981 < 0.3.

- Kiểm định thang đo nguồn nhân lực: Hệ số Cronbach Alpha = 0.7623 chứng tỏ thang đo có thể sử dụng được.

- Kiểm định thang đo năng lực phát triển sản phẩm: Theo kết quả kiểm định, hệ số Cronbach Alpha = 0.8337 chứng tỏ thang đo là tốt.

- Kiểm định thang đo năng lực marketing: hệ số Cronbach Alpha = 0.8741 chứng tỏ thang đo là tốt. Biến bị loại là MA8.

- Kiểm định thang đo năng lực chất lượng dịch vụ: hệ số Cronbach Alpha = 0.9068 chứng tỏ thang đo năng lực chất lượng dịch vụ là rất tốt. Biến bị loại là CL3.

- Kiểm định thang đo năng lực cạnh tranh lãi suất: hệ số Cronbach Alpha = 0.7849 chứng tỏ thang đo là tốt.

- Kiểm định thang đo năng lực uy tín, thương hiệu: hệ số Cronbach Alpha = 0.8710 chứng tỏ thang đo uy tín, thương hiệu là tốt.

Page 59: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

40

- Kiểm định thang đo năng lực công nghệ: hệ số Cronbach Alpha = 0.7886 chứng tỏ thang đo là tốt.

- Kiểm định thang đo năng lực phát triển mạng lưới: hệ số Cronbach Alpha = 0.7075 chứng tỏ thang đo là tốt. Một biến bị loại là ML2.

Sau khi dùng hệ số Cronbach Alpha kiểm định thang đo 10 nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh, kết quả cho thấy, tất cả các thang đo đều có thể sử dụng được, trong đó đa số là tốt. Có 6 biến quan sát bị loại, còn lại 52 biến. Như vậy, bộ thang đo năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM gồm 10 nhóm yếu tố, với 52 biến quan sát được trình bày trong Bảng 1.4.

Bảng 1.4: Thang đo nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm yếu tố Các mục đo lường

TC2: Công ty huy động vốn dễ dàng

TC3: Công ty có lợi nhuận hàng năm tăng lên

TC4: Công ty có tính thanh khoản tốt

TC5: Công ty có vòng quay vốn nhanh

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

TC6: Công ty có tình hình tài chính lành mạnh

QT1: Lãnh đạo công ty có năng lực tốt

QT2: Công ty có mô hình tổ chức phù hợp

QT4: Công ty bố trí lao động hợp lý

QT5: Công ty có chiến lược kinh doanh tốt

QT6: Công ty ra quyết định chính xác

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH

QT8: Công ty có chính sách nhân sự tốt

Page 60: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

41

QT9: Công ty có hệ thống kiểm soát hữu hiệu

NL1: Công ty có tính tuân thủ cao về đạo đức nghề nghiệp

NL2: Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng yêu cầu công việc

NL3: Lao động ở công ty được đào tạo có chuyên môn phù hợp

NL4: Lao động ở công ty có trình độ chuyên môn cao

NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC

NL5: Lao động ở công ty có khả năng sáng tạo

SP1: Công ty có nhiều hình thức cho thuê

SP2: Công ty có nhiều phương thức tính tiền thuê

SP3: Sản phẩm của công ty đa dạng

SP4: Công ty đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm

NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

SP5: Công ty có bộ phận nghiên cứu sản phẩm tốt

MA1: Công ty có đội ngũ marketing tốt

MA2: Công ty có hệ thống thông tin marketing tốt

MA3: Công ty hiểu rõ nhu cầu của khách hàng

MA4: Công ty luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh

MA5: Công ty xác định thị trường mục tiêu phù hợp

MA6: Công ty có chiến lược marketing tốt

MA7: Công ty khuyến mãi có hiệu quả

MA9: Công ty quảng cáo hiệu quả

NĂNG LỰC MARKETING

MA10: Công ty quan hệ công chúng tốt

CL1: Công ty có đội ngũ nhân viên cư xử tốt với khách hàng NĂNG LỰC CHẤT LƯỢNG

CL2: Công ty có thủ tục nhanh gọn

Page 61: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

42

DỊCH VỤ CL4: Công ty có chế độ chăm sóc khách hàng tốt

LS1: Công ty có lãi suất cho thuê thấp hơn đối thủ

LS2: Công ty có lãi suất huy động thấp

LS3: Công ty có lãi suất theo sát đối thủ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH LÃI SUẤT

LS4: Công ty có lãi suất phù hợp với thị trường

TH1: Công ty rất tin cậy

TH2: Rất dễ dàng nhận biết logo của công ty

TH3: Có thể nhận biết màu sắc đặc trưng của công ty

TH4: Công ty rất chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ

TH5: Công ty có đóng góp lớn trong nền kinh tế

TH6: Hình ảnh công ty rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng

NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG HIỆU

TH7: Thương hiệu công ty thân thiết với khách hàng

CN1: Công ty có công nghệ hiện đại

CN2: Công ty có quy trình nghiệp vụ tốt

CN3: Công ty có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong giao dịch

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

CN4: Công ty có không gian giao dịch hiện đại, tiện nghi

ML1: Công ty có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch

ML3: Công ty tập trung nhiều ở thành thị

NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI

ML4: Công ty có mặt khắp mọi nơi

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 5).

Page 62: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

43

1.4.4.2. Triển khai khảo sát

Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi, tác giả tiến hành việc khảo sát. Kích thước mẫu được xác định là 260, theo công thức: n ≥ m * 5 = 260, với m là tổng số biến quan sát, m = 52. Cuộc khảo sát được tổ chức từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và các cán bộ quản lý của công ty CTTC tại TP. HCM, bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, lãnh đạo phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng quan hệ khách hàng, chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, các nhà kinh tế, các chuyên gia. Việc phỏng vấn được triển khai theo quy trình: liên hệ điện thoại xin gặp, sau đó gửi bảng câu hỏi phỏng vấn và trao đổi mục đích phỏng vấn và giải đáp những vấn đề đối tượng phỏng vấn chưa rõ. Kết quả thu về với 328 phiếu hợp lệ.

1.4.4.3. Xử lý dữ liệu khảo sát

Dữ liệu từ khảo sát 328 phiếu điều tra hợp lệ đã được xử lý bằng phần mềm SPSS. Bộ dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phép thống kê để mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM. Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho năng lực cạnh tranh của yếu tố Ti được quy ước như sau:

+ Nếu Ti < 1.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là rất yếu

+ Nếu 1.5 ≤ Ti < 3.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là yếu

+ Nếu 3.0 ≤ Ti < 3.7 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là trung bình

+ Nếu 3.7 ≤ Ti < 4.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là khá

+ Nếu 4.5 ≤ Ti ≤ 5.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là mạnh

1.4.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

1.4.5.1. Thiết kế thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác định các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC cơ bản dựa vào khung lý thuyết của Michael Porter (2006)[18], bao gồm 3 nhóm yếu tố sau đây:

Page 63: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

44

+ Môi trường kinh doanh: gồm các yếu tố vĩ mô, các chính sách của nhà nước đối với ngành tài chính ngân hàng nói chung và ngành CTTC nói riêng.

+ Sự gia tăng của nhu cầu dịch vụ CTTC.

+ Nhóm yếu tố phát triển của TTTC và ngành phụ trợ bao gồm hệ thống tài chính, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.

Tổng hợp và cân nhắc các yếu tố trên, tác giả đề xuất bộ thang đo 3 nhóm yếu tố với 21 biến quan sát (Phụ lục 9).

1.4.5.2. Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở thang đo trên, tác giả thiết kế bảng câu hỏi với 21 mục. Sau khi dữ liệu được thu thập và nhập máy và chạy phần mềm SPSS, hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định thang đo. Kết quả kiểm định thang đo năng lực cạnh tranh theo từng nhóm yếu tố môi trường bên ngoài (Phụ lục 10).

+ Thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thị trường: Kiểm định cho hệ số Cronbach Alpha = 0.6059 chứng tỏ thang đo có thể sử dụng được.

+ Thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách: Kiểm định cho hệ số Cronbach Alpha = 0.6380 chứng tỏ thang đo có thể sử dụng được. Các biến quan sát bị loại là : PL1, PL7, PL9.

+ Thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ: Hệ số Cronbach Alpha = 0.7198 chứng tỏ thang đo có thể sử dụng tốt.

Sau khi dùng hệ số Cronbach Alpha kiểm định thang đo 3 nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, kết quả cho thấy, tất cả các thang đo đều có thể sử dụng được, trong đó đa số là tốt.

Page 64: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

45

Có 3 biến quan sát bị loại, thang đo còn lại 18 biến quan sát, được trình bày trong Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm yếu tố Các mục đo lường TT1 : Lãi suất huy động vốn cao ảnh hưởng đến CTTC

TT2 : Cầu cho thuê tài chính tăng

TT3 : Sự phát triển của TTTC tác động đến CTTC

TT4 : Sự gia tăng của các chi nhánh TCTD

CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG

TT5 : Lãi suất cho thuê giảm tác động đến CTTC

PL2: Tình trạng tham nhũng

PL3: Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ

PL4: Bất ổn của nền kinh tế

PL5: Quản lý hoạt động CTTC còn bất cập

PL6: Thủ tục hành chính còn rườm rà

CÁC YẾU TỐ LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH

PL8 : Tình trạng tham nhũng

HT1: Chi phí vận chuyển cao

HT2: Chi phí điện cao

HT3: Hệ thống đào tạo cho ngành CTTC còn hạn chế

HT4: Chi phí dịch vụ cao

HT5: Hệ thống giao thông kém

HT6: Hệ thống đường truyền thấp

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

HT7: Chi phí vận chuyển cao

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 11).

Page 65: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

46

1.4.5.3. Triển khai khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Trên cơ sở thang đo, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng và hoàn thiện (Phụ

lục 11). Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý tài chính

ngân hàng.

1.4.5.4. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát

Kết quả nghiên cứu được rà soát tính hợp lệ. Những mẫu hợp lệ được nhập liệu.

Dữ liệu được làm sạch và xử lý thống kê mô tả các biến bằng phần mềm SPSS. Giá trị

trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho mức độ ảnh hưởng của của yếu tố môi

trường Mi được quy ước như sau:

+ Nếu Mi < 1.5 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là rất yếu

+ Nếu 1.5 ≤ Mi < 3.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là yếu

+ Nếu 3.0 ≤ Mi < 3.7 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là trung bình

+ Nếu 3.7 ≤ Mi < 4.5 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là khá

+ Nếu 4.5 ≤ Mi ≤ 5.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là mạnh

1.4.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Để thu thập ý kiến chuyên gia, tác giả đã tổ chức một cuộc tọa đàm với các

chuyên gia (Phụ lục 13). Đối tượng chuyên gia được chọn là các giảng viên trường Đại

học Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế - tài chính, các nhà

quản lý tài chính ngân hàng, nhà quản lý công ty CTTC. Buổi thảo luận được tổ chức

tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2012. Đề cương thảo luận được gửi trước cho

Page 66: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

47

các chuyên gia, được thiết kế bám sát theo các yếu tố năng lực cạnh tranh. Cuộc hội

thảo được thu âm và biên tập theo mục đích nghiên cứu. Cách xử lý kết quả thảo luận

như sau:

+ Những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau: lấy ý kiến số đông (nếu số đông này

áp đảo). Trường hợp số đông không áp đảo, các giải pháp đề xuất sẽ được ghi nhận,

cân nhắc và nghiên cứu thêm.

+ Những đề xuất hoàn toàn mới được ghi nhận để cân nhắc và quyết định tiếp

thu nếu thấy có cơ sở khoa học.

Những ý kiến thu thập được sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu và đề

xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP. HCM.

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia

1.5.1.1. Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, các công ty CTTC được triển khai thực hiện từ đầu thập niên

80 nhờ có chính sách mở cửa, cải cách đầu tư mà sau 10 năm ngành CTTC ở Trung

Quốc phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như loại hình công ty CTTC rất đa dạng.

Trong 60 công ty CTTC thì có 25 liên doanh với nước ngoài. Các công ty tài chính đầu

tư, công ty tài chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động CTTC như là một

nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính. Doanh thu từ hoạt động CTTC

tăng đáng kể. Nếu năm 1981 là 13,2 triệu USD thì năm 1987 xấp xỉ 1 tỷ USD. Trong

nghiệp vụ CTTC, các công ty CTTC ở Trung Quốc thực hiện tài trợ toàn bộ giá trị của

tài sản thuê trong đó bên thuê được quyền chọn những tài sản cho thuê cho đến hết thời

Page 67: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

48

hạn hợp đồng và được trích khấu hao tài sản thuê. Hoạt động CTTC chịu sự chi phối

bởi kế hoạch và chính sách của Nhà nước. Để tránh việc đầu tư vào những máy móc

thiết bị lạc hậu, lỗi thời và không phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước,

Chính phủ quy định thiết bị cho thuê phải được đưa vào danh mục quản lý của Nhà

nước hoặc kế hoạch của địa phương và là đối tượng phải được sự chấp thuận của Nhà

nước hoặc các cơ quan quản lý. Tất cả các công ty CTTC phải tìm một nhà cung cấp

thích hợp, nắm được giá cả cung ứng thiết bị cũng như chất lượng, công nghệ và các

đặc tính kỹ thuật khác của các máy móc thiết bị đó. Thậm chí, công ty CTTC còn phối

hợp với bên cung ứng để huấn luyện cho bên thuê cách sử dụng và vận hành tài sản[13].

Với những quy định như trên, Chính phủ đã dẫn dắt và định hướng đối với hoạt

động CTTC như hạn chế các hoạt động mang tính chất tự phát của các công ty CTTC,

đồng thời hạn chế được việc mua bán tài sản, thiết bị CTTC không đúng so với giá trị

của thiết bị đó... Những vấn đề này nếu không được quy định chặt chẽ sẽ gây ảnh

hưởng tiêu cực đối với hoạt động CTTC nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính phủ

thực hiện cải tổ, sắp xếp lại toàn diện nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào

lĩnh vực tài chính dưới hình thức các công ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước

ngoài nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Mặt khác, bằng việc tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi và ban hành

chính sách khuyến khích sự phát triển của loại hình dịch vụ này thích hợp như: các

công ty CTTC được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và sau năm

thứ ba nếu có lợi nhuận mới phải nộp thuế, quy định thuế suất thuế lợi tức ưu đãi đối

với dịch vụ CTTC và một loạt các văn bản khác đã làm cho thị trường CTTC phát triển

mạnh mẽ và nhanh chóng. Hiệp hội CTTC được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích

của hoạt động CTTC, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác của các thành viên trong

hiệp hội. Thông qua hiệp hội, các thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác phát triển,

Page 68: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

49

học hỏi lẫn nhau và đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi chính phủ quan tâm giải

quyết.

1.5.1.2. Tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên tại Châu Á sử dụng công nghệ CTTC và cũng là quốc gia đầu tiên đưa tín dụng thuê mua vào Việt Nam mà được đánh giá là thành công. Công nghiệp CTTC được áp dụng vào đầu những năm 1970 cùng với sự khuyến khích và giám sát của Bộ tài chính. Trong tình hình kinh tế ở trạng thái nhu cầu đầu tư thiết bị vượt quá tiền vốn triền miên thì CTTC là công cụ để thúc đẩy đầu tư trong nước cho tăng trưởng kinh tế. Năm 1995, có 25 công ty CTTC hoạt động với quy mô thị trường là 18 tỷ USD, chiếm 30% so với toàn bộ thiết bị trong nước và đứng thứ 4 thế giới về số tiền CTTC. Điều chỉnh hoạt động CTTC tại Hàn Quốc bởi “Luật khuyến khích ngành cho thuê” được ban hành vào năm 1973 và được sửa đổi liên tục do thị trường CTTC được mở rộng và đến năm 1993 được đổi tên thành “Luật kinh doanh cho thuê”. Điều này thể hiện tính tự do hoá của thị trường tài chính Hàn Quốc và đến 1998 cùng với sự cơ cấu lại thị trường tài chính Luật kinh doanh cho thuê được thay thế bằng “Luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt”. Ngành CTTC đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế Hàn quốc trong việc cung cấp khoản tài trợ vốn thay thế. Trong quá trình phát triển kinh tế, CTTC đã đóng góp đáng kể cho đầu tư quốc gia vào thiết bị. Chẳng hạn năm 1996, quy mô thị trường CTTC đạt 16,9 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng đầu tư quốc gia vào thiết bị trong những năm 1990. Hỗ trợ một cách đáng kể cho các DNNVV đầu tư vào thiết bị với số tiền là 4,9 tỷ USD chiếm 52,7% tổng doanh số cho thuê trong năm 1993. Theo Luật khuyến khích cho thuê thì bên cho thuê được hướng dẫn duy trì mức tối thiểu 50% tổng cho thuê dành cho DNNVV. Cũng trong Luật khuyến khích cho thuê hướng dẫn các công ty CTTC phải duy trì mức tối thiểu 40% tổng cho thuê dành cho ngành sản xuất trong nước. Cũng trong năm 1993, tổng số cho thuê máy móc thiết bị, ngành sản xuất máy móc trong nước chiếm 59,1% với số tiền 5,4 tỷ USD[6]. Sở dĩ ngành CTTC phát triển nhanh tại Hàn Quốc do:

+ Vai trò chủ đạo của Chính phủ: trong việc có định hướng rõ ràng trong cơ cấu tài sản cho thuê, áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế tín dụng ngân hàng đối

Page 69: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

50

với các tập đoàn kinh tế lớn nên những quy định thông thoáng của CTTC giúp ngành này trở nên hấp dẫn.

+ Khuyến khích đầu tư bởi ưu đãi thuế: Chính phủ chủ động hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán khấu hao tài sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê.

+ Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê được bài bản, đưa thành luật. Có quy định rõ ràng việc xử lý kế toán nghiệp vụ kế toán CTTC.

+ Phát triển các DNNVV cùng với nền kinh tế phát triển như vũ bão kéo theo nhu cầu lớn về vốn cho việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất.

1.5.1.3. Tại Indonesia

Các công ty CTTC ra đời ở Indonesia vào năm 1974 trên cơ sở một pháp lệnh liên Bộ Tài Chính – Công Nghiệp – Thương Mại. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ năm 1974 đến năm 1988, trong thời gian này, hoạt động CTTC chưa thật sự phát triển. Chỉ đến khi Tổng thống ban hành pháp lệnh số 61/1188 và pháp lệnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì hoạt động CTTC có một bước phát triển đáng ghi nhận. Các pháp lệnh trên đã thay đổi một các đáng kể hoạt động của công ty CTTC, nó cho phép các công ty CTTC hoạt động rộng hơn. Theo pháp lệnh này, một công ty CTTC có thể cung cấp cả hợp đồng CTTC và hợp đồng cho thuê vận hành. Nếu công ty muốn mở rộng hoạt động tài chính khác thì có thể xin giấy phép của Bộ trưởng Bộ Tài chính để trở thành công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực sau: CTTC, cho thuê vận hành, đầu tư dài hạn, kinh doanh chứng khoán, mua nợ, thẻ tín dụng, tài trợ tiêu dùng. Hoạt động CTTC ở Indonesia đã đáp ứng một khối lượng lớn đầu tư máy móc thiết bị đáng kể cho nền kinh tế. Trị giá hợp đồng cho thuê năm 1998 là 4.061.600 triệu Rupi, tăng gấp 6,2 lần năm 1986. Số lượng các công ty tài chính cũng phát triển rất nhanh chóng từ 79 công ty năm 1986 đến 100 công ty năm 1990[14]. Thị trường CTTC phát triển được là do chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi như: Miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cả khi nhập cũng như khi bán tài sản, hệ thống tài chính và ngân hàng luôn cải cách có lợi

Page 70: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

51

cho công ty CTTC, điều kiện vay trung -dài hạn của ngân hàng ngặt nghèo hơn làm cho các DN khó có đủ điều kiện để được vay vốn ngân hàng và nếu có cho vay được thì thời hạn cho vay rất ngắn.

1.5.1.4. Tại Malaysia

Công ty CTTC độc lập ở Malaysia được thành lập năm 1974 và phát triển nhanh chóng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80. Tuy nhiên, đến năm 1985-1986, với những kinh nghiệm còn yếu và sự sửa đổi các biện pháp hành chính của chính phủ nhằm xóa bỏ những lổ hỗng về thuế và thắt chặt việc sử dụng thuật ngữ “Cho thuê” đã ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê. Và đến năm 1989-1990, nền kinh tế của Malaysia phục hồi, phần lớn các khu vực kinh tế được mở rộng, đặc biệt là khu vực công nghiệp, điều đó lại thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển. Ở Malaysia, công ty CTTC chủ yếu thực hiện các dịch vụ cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức CTTC và mua trả góp. Cho thuê trả góp có chiều hướng tăng lên: Năm 1989, CTTC chiếm 86%, cho thuê trả góp chiếm 14% trong tổng số hợp đồng cho thuê thì đến năm 1990, tỉ lệ này tương ứng là 79,3% và 20,7%[14]. Lý do tạo ra sự phát triển của cho thuê trả góp là do công ty CTTC không có đủ nguồn vốn dài hạn tương ứng với những khoản cho thuê dài hạn và bản thân khách hàng thích hình thức trả góp vì tính linh hoạt của nó, khi muốn chấm dứt hợp đồng cho thuê sớm, người thuê chỉ phải trả dư nợ cho người cho thuê mà không phải bồi thường một khoản thất thu nào về thuế, nếu hợp đồng cho thuê kết thúc, người thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản mà không cần mua lại tài sản đó với giá thị trường tại thời điểm chuyển quyền sở hữu.

1.5.2. Bài học cho các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một là, tạo môi trường thuận lợi cho các công ty CTTC phát triển bằng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động CTTC. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách vững chắc. Đặc biệt, hoạt động CTTC luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong từng giai đoạn để có chính sách hỗ trợ kịp thời và tháo gỡ khó khăn như chính sách ưu đãi về thuế, hoạt động xuất nhập khẩu.

Page 71: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

52

Hai là, tăng cường năng lực tài chính cho các công ty CTTC bằng việc tăng vốn tự có bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện liên doanh liên kết và hoạt động CTTC cần gắn bó chặt chẽ với nhà sản xuất và đặc biệt là các công ty CTTC cần lựa chọn cho mình một thị trường sản phẩm cụ thể, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thi công cơ giới.

Ba là, đẩy mạnh phát triển dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để nhằm thoả mãn những yêu cầu khác nhau của từng loại khách hàng.

Bốn là, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội CTTC, thông qua tổ chức hiệp hội này

giúp các công ty CTTC nắm bắt thông tin thị trường, liên kết trong hoạt động kinh

doanh, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là có tiếng nói chung nhằm phát huy tối đa sức

mạnh của mình cũng như giúp Chính phủ có những điều chỉnh chính sách kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và

đánh giá năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng duy trì và

nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thu hút và sử dụng có

hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc sử

dụng thực lực và lợi thế nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng

để thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải thiện vị trí so với các đối thủ cạnh tranh

trên thị trường. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay quan

điểm của Michael Porter là có ảnh hưởng lớn nhất. Những luận điểm nổi bật nhất của

ông là sử dụng mô hình kim cương để phân tích cạnh tranh. Về các yếu tố cấu thành

năng lực cạnh tranh của công ty có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó quan trọng nhất là

trình độ và năng lực quản lý; trình độ công nghệ; trình độ nguồn nhân lực; năng lực

tài chính; năng lực nghiên cứu và triển khai.

Page 72: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

53

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, trên thế giới hiện nay áp dụng

nhiều mô hình, trong đó phổ biến nhất là mô hình SWOT, mô hình của Michael Porter,

mô hình hình ảnh cạnh tranh và mô hình các yếu tố bên trong do Thompson -

Strickland đề xuất. Phương pháp của Thompson - Strickland được xem là phù hợp với

điều kiện nghiên cứu luận án này nên đã được lựa chọn để đo năng lực cạnh tranh của

các công ty CTTC tại TP. HCM. Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh, có hai

việc quan trọng là: (1) xác định các trọng số của các yếu tố năng lực cạnh tranh đối với

ngành CTTC và (2) đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

Đối tượng khảo sát là các doanh nhân và chuyên gia am hiểu vấn đề. Kích thước mẫu

xác định theo chuẩn của yêu cầu thống kê. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần

mềm SPSS. Từ kết quả khảo sát sẽ xây dựng được ma trận năng lực cạnh tranh, cho

phép kết luận về năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM.

Page 73: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

54

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của các công ty cho thuê tài chính tại

thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động CTTC ở Việt Nam ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu mở cửa

với bên ngoài, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Có thể khái

quát quá trình hình thành và phát triển hoạt động CTTC ở Việt Nam qua 3 giai đoạn.

Cụ thể:

Giai đoạn 1: Từ năm 1995 đến năm 1997

Hoạt động CTTC là hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi nhận

tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 với tên gọi

là hoạt động thuê mua tài chính. Đến năm 1995 nhằm thực hiện chiến lược phát triển

kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế

theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nền kinh tế đất nước, các kênh dẫn vốn cần đa dạng hoá đáp ứng yêu cầu phát

triển sản xuất từ một nền sản xuất nhỏ đi lên. Trước tình hình đó, Ngày 27 tháng 5 năm

1995 NHNN ban hành Quyết đinh số 149/QĐ-NH5 quy định về việc thể lệ tín dụng

thuê mua cho phép TCTD thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua bao gồm: các NHTM

quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính. Kể từ đó hoạt

động thuê mua đã bắt đầu được triển khai.

Page 74: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

55

Ngày 09/10/1995, Nghị định 64/CP của Chính phủ được ban hành kèm theo

quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt nam. Tiếp đó,

ngày 09/02/1996 NHNN ban hành Thông tư số 03/TT-NH5 về việc hướng dẫn Nghị

định 64/CP. Đây là những văn bản pháp quy, là căn cứ pháp lý để hoạt động CTTC đi

vào hoạt động. NHNN là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CTTC, chịu

trách nhiệm cấp hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, giám sát các

hoạt động CTTC.

Công ty CTTC đầu tiên được thành lập tại Việt nam là công ty CTTC quốc tế

Việt Nam vào tháng 10/1996. Đây là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt

Nam, Công ty tài chính quốc tế, Ngân hàng ngoại thương Pháp, Công ty cho thuê công

nghiệp Hàn Quốc và Ngân hàng tín dụng Nhật bản với vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đến

tháng 11/1996 công ty CTTC Việt Hàn ra đời với hình thức sở hữu là 100% vốn nước

ngoài, vốn điều lệ là 10 triệu USD do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cấp. Đến

tháng 7/1997, công ty CTTC Việt Nam được thành lập có vốn điều lệ 10 triệu USD với

sự liên doanh giữa Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng tài sản Nhật bản,

Công ty thuê mua Nhật bản và Ngân hàng phát triển Đông Nam Á. Trong giai đoạn

này, chưa thấy sự có mặt của các công ty CTTC 100% vốn Việt Nam.

Giai đoạn 2: Từ năm 1998 -2005

Ngày 12/12/1997 Luật NHNN số 01/1997/QH10 và Luật các TCTD số

02/1997/QH10 đã được Quốc Hội thông qua và có hịêu lực thi hành từ ngày

01/10/1998. Các công ty CTTC bị chi phối bởi 2 luật này. Ngày 02/05/2001, Chính

phủ đã ban hành nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các công ty

CTTC và ngày 19/05/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP “quy

định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP” và đến năm

2008 Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 95/2008/NĐ-CP “quy định việc sửa

Page 75: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

56

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP”. Đi đôi với việc ban hành

Nghị định điều chỉnh hoạt động CTTC, việc ra đời các công ty CTTC cũng đa dạng

hơn.

Nếu như trước đó hình thức sở hữu là liên doanh thì năm 1998 có 5 công ty

CTTC ra đời thuộc sở hữu nhà nước có vốn đìêu lệ như nhau là 55 tỷ đồng. Đó là công

ty CTTC Ngân hàng Công thương Việt nam, Công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt nam, Công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt nam, Công ty CTTC I và

Công ty CTTC II của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Tháng 12/1999, công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập. Đó là Công ty

CTTC ANZ-VTRACT với sự tham gia của Ngân hàng ANZ và Công ty VTRACT, có

vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đồng thời tháng 3/2001, công ty CTTC Việt Nam

(Vinalease) sáp nhập với công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Tháng

12/2004, công ty CTTC II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời với vốn

điều lệ là 150 tỷ đồng.

Giai đoạn 3: Từ năm 2006 đến 2012

Trong Hội nghị Tuyên truyền quảng bá hoạt động CTTC tại Việt Nam do

NHNN và Ngân hàng phát triển Châu Á tổ chức vào tháng 8/2004, nhiều vấn đề bất

cập đối với hoạt động CTTC đã được các công ty CTTC phán ánh như cần phải bổ

sung nội dung hoạt động của công ty CTTC, bổ sung các tiêu chí để nhận biết một giao

dịch CTTC, bổ sung quyền của công ty CTTC được thu hồi tài sản thuê ngay lập tức

mà không cần có phán quyết của toà án trong trường hợp bên thuê vi phạm Hợp

đồng,vv… Những vướng mắc đã được NHNN ghi để điều chỉnh. Tiếp đó là hàng loạt

các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động CTTC ra đời như: Nghị đinh số

65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005“quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định 16/2001/NĐ-CP”. Sau đó, hàng loạt các văn bản luật ra đời nhằm tạo hành

Page 76: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

57

lang pháp lý cho hoạt động CTTC (Phụ lục 14).

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, quy mô hoạt động của các công ty

CTTC cũng ngày càng mở rộng. Trong năm 2006, 2 công ty CTTC ra đời, trong đó có

1 công ty CTTC của NHTM cổ phần đó là công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài

gòn Thương tín có vốn điều lệ 100 tỷ và công ty TNHH CTTC quốc tế Chailease. Sau

gần 20 năm hoạt động, đến 31/12/2012, thị trường CTTC Việt Nam bao gồm các công

ty CTTC được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam

STT Tên Công ty

CTTC Ngày cấp giấy

phép Trụ sở chính

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1 VLC 25/5/1998 Hà Nội 500

2 ILC 20/3/1998 Hà Nội 800 3 ALC I 27/8/1998 Hà Nội 200 4 ANZ-V/TRAC 19/11/1999 Hà Nội 103

5 Vinashin Leasing 19/3/2008 Hà Nội 200

6 ALC II 27/8/1998 TP. HCM 350

7 VILC 24/4/1996 TP. HCM 150

8 Kexim 20/11/1996 TP HCM 13 (triệu USD)

9 BLC 27/10/1998 TP.HHCM 447

10 SBL 12/4/2006 TP. HCM 300

11 Chailease 09/10/2006 TP. HCM 10 (triệu USD)12 ALC 22/5/2007 TP. HCM 200

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM [36].

Page 77: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

58

Biểu đồ 2.1: Số lượng các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam

0 0

4

6 65 5 5 5 5 5 5

6 6 65 5

2 23 3 3 3 3 3

4 4

67 7 7 7 7 7

2 2

7

9 98 8 8

9 9

1112

13 13 1312 12

0

2

4

68

10

12

14

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Năm

Số c

ông

ty Hà nộiTp. HCMCả nước

Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM [36].

2.1.2. Thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ

Chí Minh

TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất và là địa bàn có mật độ tập trung doanh

nghiệp cao nhất của cả nước. Do đó, nhu cầu tài trợ vốn của các doanh nghiệp nói

chung và DNNVV nói riêng ở đây rất cao. TP. HCM là nơi xuất hiện những công ty

CTTC đầu tiên ở Việt Nam và nhanh chóng trở thành trung tâm CTTC lớn nhất cả

nước. Hiện tại doanh số CTTC và dư nợ hàng năm tại các công ty CTTC tại ở TP.

HCM chiếm khoảng 55% tổng doanh số và dư nợ CTTC của cả nước. Đến nay, tại TP.

HCM có 7 công ty CTTC hoạt động và đạt được những kết quả nhất định, thể hiện:

2.1.2.1. Thực trạng nguồn vốn hoạt động

Hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính, nguồn vốn của các công ty CTTC

gồm: vốn và các quỹ, vốn huy động và nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay chủ

Page 78: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

59

yếu là vay từ các TCTD khác. Tình hình nguồn vốn của các công ty CTTC trong giai

đoạn từ năm 2008 đến 2012 phản ánh qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn hoạt động 9.780 14.242 15.861 16.916 18.434

Tốc độ tăng trưởng (%) 33,46 45,62 11,37 6,65 8,97

Vốn và các quỹ

Trong đó: VĐL

1.565

1.281

3.015

1.294

5.253

1.557

6.751

1.879

8.922

2.119

Huy động vốn 3.246 5.567 4.982 3.312 3.147

Tốc độ tăng trưởng (%) 124,79 71,5 -10,51 -33,52 - 4,98

Vay TCTD khác 4.969 5.660 5.626 6.853 6.365

Tốc độ tăng trưởng (%) 9,38 13,91 -0,6 21,81 -7,12

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Hoạt động huy động vốn của các công ty CTTC trên địa bàn thành phố chủ yếu

nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức với kỳ hạn từ 01 năm trở lên và phát hành

giấy tờ có giá (có kỳ hạn trên 01 năm) để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh

tế. Huy động vốn của các công ty CTTC cũng có sự tăng trưởng trong năm 2008. Tuy

nhiên, những năm 2009 đến 2012 thì tình hình huy động của các công ty CTTC có xu

hứng giảm sút. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của các công ty CTTC rất

thấp và phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố môi trường.

Qua Bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn vay từ các TCTD khác của các công ty CTTC

chủ yếu vay từ Ngân hàng mẹ, đây là nguồn vốn quan trọng trong quá trình mở rộng

và tăng trưởng tín dụng của các công ty CTTC tại TP. HCM.

Page 79: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

60

Thực tế cho thấy nguồn vốn của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM có

tăng qua các năm nhưng xét về cơ cấu cho thấy sự tăng này không bền vững, chủ yếu

là tăng do vay từ các NHTM. Việc phát hành các chứng chỉ, giấy tờ có giá chưa được

các công ty chú trọng.

2.1.2.2. Thực trạng cho thuê tài chính

Qua Biểu đồ 2.2 cho thấy, dư nợ CTTC đã có sự tăng trưởng đáng kể qua các

năm và ngày tăng với tốc độ cao. Nếu năm 2008 dư nợ cho thuê là 10.440 tỷ đồng thì

năm 2009 là 11.683 tỷ đồng đồng tăng 11,91% và đến năm 2011 tăng lên 14.249 tỷ

đồng tăng 9,54% so với năm 2010 và trong năm 2012 dư nợ cho thuê có giảm xuống

còn 13.986 tỷ đồng tương ứng giảm 1,85%. Chính sự tăng trưởng của dư nợ cho thuê

đã chứng tỏ hoạt động CTTC đã xâm nhập ngày càng mạnh hơn vào thị trường TP.

HCM, san sẻ dần gánh nặng cho các NHTM trong việc tài trợ vốn trung và dài hạn cho

các doanh nghiệp.

Biểu đồ: 2.2: Dư nợ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM Đơn vị: Tỷ đồng

10.44011.683

13.00814.249 13.986

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

16.000

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Page 80: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

61

Tuy nhiên, dư nợ CTTC của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM còn rất

thấp so với tổng dư nợ của toàn hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM. Năm 2008 dư

nợ CTTC ở TP. HCM chỉ chiếm 2,55% trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM, năm

2009 là 2,09%, năm 2010 là 1,83% và năm 2011 là 1,87% và năm 2012 là 1,64%, điều

này cho thấy mức độ đóng góp của các công ty CTTC đối với nền kinh tế còn nhỏ bé

chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và lợi thế của CTTC mang lại.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng dư nợ của hệ thống 409.735 559.855 709.090 764.003 850.822

2 Dư nợ cho thuê tài chính 10.440 11.683 13.008 14.249 13.986

3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC (%) - 11,91 11,34 9,54 -1,85

4 Tỷ trọng dư nợ so với hệ thống (%) 2,55 2,09 1,83 1,87 1,64

5 Nợ xấu 553 4.323 5.984 6.412 6.434

6 Tỷ lệ nợ xấu (%) 5,3 37,0 46,0 45,0 46,0

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Bên cạnh sự gia tăng về quy mô dư nợ qua các năm thì điều đánh lo ngại nhất là

chất lượng của các khoản CTTC ngày càng giảm, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu tăng

cao, cụ thể ở các năm 2010 là 46%, 2011 là 45% và năm 2012 là 46%.

Page 81: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

62

Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về tình hình CTTC tại TP. HCM, ta sẽ phân

tích tỷ trọng dư nợ cho thuê phân theo khách hàng và danh mục tài sản thuê.

+ Xét về đối tượng khách hàng của các công ty CTTC chủ yếu là các DNNVV,

bởi đây cũng chính là đối tượng khách hàng chính mà các công ty CTTC nhắm tới.

Thực tế cho thấy từ năm 2008 đến 2012 dư nợ CTTC trên địa bàn TP. HCM luôn tập

trung ở nhóm đối tượng khách hàng này và chiếm tỷ trọng trung bình là 72,5% trong

tổng số dư nợ CTTC.

Bảng 2.4: Cơ cấu khách hàng của hoạt động cho thuê tài chính

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Dư nợ của DNNN 3.602 4.112 3.616 3.121 2.503

2 Dư nợ của DNNVV 6.838 7.571 9.392 11.128 11.483

3 Tỷ trọng dư nợ DNNN (%) 34,5 35,2 27,8 21,9 17,9

4 Tỷ trọng DNNVV (%) 65,5 64,8 72,2 78,1 82,1

5 Tổng dư nợ 10.440 11.683 13.008 14.249 13.986

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

+ Xét về cơ cấu tài sản thuê cho thấy, các tài sản cho thuê còn đơn điệu chủ yếu

tập trung vào các phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuỷ, các phương tiện khác chiếm tỷ

trọng rất ít trong tổng dư nợ.

Page 82: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

63

Bảng 2.5: Loại tài sản cho thuê tại các công ty cho thuê tài chính

Đơn vị: tỷ đồng Năm

Stt Chỉ tiêu 2008

2009

2010

2011

2012

Dư nợ

Tỷ trọng (%) Dư nợ

Tỷ trọng (%) Dư nợ

Tỷ trọng (%) Dư nợ

Tỷ trọng (%) Dư nợ

Tỷ trọng (%)

1 Ô tô 4.886 46,8 7.115 60,9 6.127 47,1 6.355 44,6 6.336 45,3

2 MMTB, DCSX 2.975 28,5 2.535 21,7 3.486 26,8 4.645 32,6 4.210 30,1

3 MMTB khác 1.451 13,9 1.122 9,6 2.537 19,5 2.038 14,3 2.685 19,2

4 Tàu thuyền 104 1,0 129 1,1 494 3,8 912 6,4 476 3,4

5 Tài sản khác 940 9,0 783 6,7 364 2,8 299 2,1 294 2,1

Tổng dư nợ 10.440 100 11.683 100 13.008 100 14.249 100 13.986 100

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

2.2.2.5. Đối với các hoạt động dịch vụ khác

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng thị phần các công ty CTTC

không những đẩy mạnh hoạt động CTTC mà còn thực hiện các hoạt động dịch vụ phi

tín dụng như tư vấn cho khách về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC;

Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động

CTTC và các dịch vụ khác có liên quan. Chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC

cũng được đánh giá cao. Với tiêu chí thực hiện nghiệp vụ CTTC một cách đơn giản và

nhanh gọn cho khách hàng, hầu hết từ quy trình, cách thức thực hiện cho đến các mẫu

biểu liên quan đều được các công ty CTTC thiết lập theo hướng mang lại thuận tiện và

dễ hiểu cho khách hàng. Các công ty CTTC hiện nay đều không giới hạn địa bàn hoạt

động mà trải rộng đến tất cả khách hàng có nhu cầu trong cả nước. Các dịch vụ tư vấn

về công nghệ, máy móc thiết bị đều được các công ty CTTC cung cấp miễn phí khi

Page 83: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

64

khách hàng có nhu cầu. Do đó, dịch vụ CTTC ngày càng được thị trường biết đến

nhiều hơn với những tiện ích thiết thực của nó.

2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ

TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với

ngành cho thuê tài chính

2.2.1.1. Tầm quan trọng của năng lực tài chính

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực tài chính đối với ngành CTTC tại

TP. HCM được trình bày tại Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 3.4828 3 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.6 cho thấy, năng lực tài chính là một yếu tố cạnh tranh

mạnh, yếu tố có tầm quan trọng đứng thứ 3 trong số các yếu tố cạnh tranh của ngành

CTTC tại TP. HCM với điểm số khá cao (3.4828 trên tổng số 5 điểm).

Năng lực tài chính được biểu hiện ở các khía cạnh: khả năng huy động vốn

dễ dàng, khả năng thanh toán tốt, doanh số và lợi nhuận cao, vòng quay vốn nhanh...

Khả năng tài chính của công ty CTTC là điều kiện giải quyết các vấn đề về đầu tư công

nghệ hiện đại, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trả lương và thu

Page 84: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

65

hút nhân tài, thực hiện các chương trình quảng cáo. Ngoài ra, năng lực tài chính còn là

yếu tố quan trọng để thu hút vốn liên doanh, liên kết với các đối tác. Tần suất điểm

đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính được trình bày tại Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

45,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.3 cho thấy, có 63,8% chuyên gia đánh giá năng lực tài chính có tác

động quan trọng và rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC. Tuy

nhiên, thực tế năng lực tài chính của các công ty CTTC ở Việt Nam và tại TP. HCM là

rất thấp.

2.2.1.2. Tầm quan trọng của năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị là một yếu tố cần tính đến trong cạnh tranh của các công ty

CTTC. Năng lực quản trị trước hết thể hiện ở năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch,

mục tiêu của các công ty. Việc hoạch định ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát

triển của từng công ty và thậm chí ảnh hưởng đến cả ngành CTTC. Năng lực quản trị

còn thể hiện ở khả năng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng thiết lập hệ

Page 85: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

66

thống tổ chức và xây dựng các quy chế vận hành, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân

lực phù hợp. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực quản trị đối với các

công ty CTTC có trụ sở đóng trên địa bàn TP. HCM được trình bày trong Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 3.1379 4 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy, năng lực quản trị, điều hành là một yếu tố

cạnh tranh mạnh, yếu tố có tầm quan trọng trong số các yếu tố cạnh tranh của ngành

CTTC tại TP. HCM với điểm số cao (3.1379 trên tổng số 5 điểm). Tần suất điểm đánh

giá tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành được trình bày tại Biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Page 86: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

67

Biểu đồ 2.4 cho thấy, phần đông các chuyên gia đánh giá cao vai trò của

quản trị điều hành trong hoạt động CTTC (điểm trung bình là 3.1379). Đa số chuyên

gia đồng ý quản trị điều hành là yếu tố quan trọng đối với ngành CTTC chiếm 58,1%,

trong đó có 25,8% ý kiến cho rằng, yếu tố này tác động rất mạnh đến năng lực cạnh

tranh của ngành CTTC. Theo chuyên gia, để đứng vững trong cạnh tranh thì nhân tố

quản trị điều hành đóng vai trò quyết định đối với thành bại của công ty. Tuy nhiên,

trong thực tế ngành CTTC chưa xây dựng được cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức phù

hợp. Hệ thống tổ chức còn chồng chéo, kém linh hoạt nên khả năng cạnh tranh yếu.

Năng lực quản trị còn thể hiện ở khả năng huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý cho

các mục tiêu của ngành tài chính ngân hàng. Năng lực quản trị thể hiện ở khả năng ra

quyết định nhanh chóng và chính xác.

2.2.1.3. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực đối

với ngành CTTC tại TP. HCM được trình bày tại Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực

N (mẫu khảo sát) Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 3.7759 4 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.8 cho thấy, yếu tố quan trọng nhất của năng lực cạnh

tranh đối với ngành CTTC là năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực. Khảo sát 62 chuyên

gia, yếu tố nguồn nhân lực nhận được điểm trung bình là 3.7759. Tần suất điểm đánh

giá tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực được trình bày tại Biểu đồ 2.5.

Page 87: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

68

Biểu đồ 2.5: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực

0

10

20

30

40

50

60

70

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.5 trên cho thấy, có 74,2% chuyên gia đồng ý rằng nguồn nhân lực là

yếu tố quan trọng và rất ít chuyên gia khoảng 4,8% không coi trọng yếu tố này. Tuy

nhiên, điều đáng quan ngại là nguồn nhân lực của các công ty CTTC tại TP. HCM

chưa cao cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.2.1.4. Tầm quan trọng của năng lực phát triển sản phẩm

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực phát triển sản phẩm

dịch vụ đối với ngành CTTC được phản ánh trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển sản phẩm

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.8621 3 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Page 88: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

69

Từ số liệu trong Bảng 2.9 cho thấy, các chuyên gia đánh giá năng lực phát triển

sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC

(điểm bình quân đạt 2.8621 trên 5 điểm). Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của

yếu tố năng lực phát triển sản phẩm được trình bày tại Biểu đồ 2.6.

Biểu đồ 2.6: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố phát triển sản phẩm

0,0

5,010,0

15,0

20,0

25,030,0

35,0

40,045,0

50,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.6 cho thấy, phần đông chuyên gia cho điểm quan trọng của yếu tố

năng lực phát triển sản phẩm ở mức trung bình thấp khoảng 71%, trong đó khoảng

25,8% đánh giá yếu tố này ít quan trọng, khoảng 29% ý kiến xem mức độ ảnh hưởng

của yếu tố này khá quan trọng. Không có ý kiến nào đánh giá yếu tố này là đặc biệt

quan trọng.

2.2.1.5. Tầm quan trọng của năng lực Marketing

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng marketing đối với ngành CTTC

được trình bày tại Bảng 2.10.

Page 89: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

70

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố marketing

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.3276 2 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.10 cho thấy, vai trò của năng lực Marketing đứng thứ 6

trong 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành CTTC tại TP. HCM điểm

bình quân 2.3276/5 điểm. Marketing giúp công ty CTTC phát hiện và làm thoả mãn

nhu cầu của khách hàng, giúp xác định được các thị trường mục tiêu, xây dựng giải

pháp khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh. Marketing còn giúp công ty lựa

chọn hợp lý kênh phân phối và quản trị kênh phân phối hiệu quả để đưa sản phẩm, dịch

vụ của công ty đến khách hàng một cách tốt nhất. Hoạt động marketing CTTC bao gồm

các hình thức quảng cáo giới thiệu dịch vụ sản phẩm, tổ chức hội thảo và tài trợ cho

các hoạt động xã hội. Ý kiến nhiều nhất của chuyên gia là đánh giá vai trò của năng lực

marketing ở mức trung bình (Mode = 3, như trong Bảng 2.10). Tần suất điểm đánh giá

tầm quan trọng của yếu tố marketing được trình bày tại Biểu đồ 2.7.

Biểu đồ 2.7 cho thấy, khoảng 59,7% ý kiến chuyên gia cho rằng marketing có

ảnh đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC trong đó có 40,3% ý kiến cho rằng mức

ảnh hưởng là trung bình và 19,4% đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này là tương đối

mạnh.

Page 90: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

71

Biểu đồ 2.7: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố marketing

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

45,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

2.2.1.6. Tầm quan trọng của năng lực đáp ứng chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ đó là sự thoả mãn của khách hàng về sử dụng dịch vụ của

công ty CTTC. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực đáp ứng chất

lượng dịch vụ của công ty CTTC tại TP. HCM được phản ánh trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.3621 2 2

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.11 cho thấy trong tương quan với 10 yếu tố khác, các

chuyên gia đánh giá chất lượng dịch vụ đứng vị trí thứ 5 với điểm trung bình là 2.3621.

Page 91: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

72

Đa số các ý kiến đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này ít quan trọng (Mode = 2). Với các

công ty CTTC tại TP. HCM, hiện nay năng lực này còn khá yếu, điều đó ảnh hưởng

lớn đến năng lực cạnh tranh. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng

lực chất lượng dịch vụ được trình bày tại Biểu đồ 2.8.

Biểu đồ 2.8: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.8 cho thấy, các chuyên gia đánh giá yếu tố chất lượng dịch vụ tác

động đến năng lực cạnh tranh đối với các công ty CTTC ở mức độ đồng ý chỉ chiếm

14,5% và cho rằng có tác động trung bình khoảng 51,6%. Nhìn chung, các chuyên gia

cho rằng sự tác động của yếu tố này ít hơn các yếu tố quản trị điều hành, tài chính.

2.2.1.7. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh lãi suất

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực cạnh tranh lãi suất đối với

ngành CTTC được trình bày trong Bảng 2.12.

Page 92: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

73

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố lãi suất

N (mẫu khảo sát)

Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.0862 2 2

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.12 cho thấy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá đến năng

lực cạnh tranh của ngành CTTC được các chuyên gia đánh giá thấp hơn so với các

yếu tố đã phân tích (thương hiệu, marketing, công nghệ, tài chính, nhân sự, chất

lượng dịch vụ). Điểm bình quân của yếu tố này là 2.0862. Điều đó có nghĩa là, mức độ

ảnh hưởng của yếu tố này đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC là rất ít. Sở dĩ

như vậy là do cuộc cạnh tranh lãi suất trong lĩnh vực tài chính tiền tệ không phải là

biện pháp hữu hảo, và nó được quy định bởi các luật chuyên ngành và trong dài hạn

yếu tố cạnh tranh về giá không được ưu tiên. Theo Michael Porter, cạnh tranh bằng

việc gia tăng giá trị cho khách hàng mới quan trọng. Tần suất điểm đánh giá tầm quan

trọng của yếu tố về giá được trình bày tại Biểu đồ 2.9.

Biểu đồ 2.9 cho thấy, có 51,6% ý kiến cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh và có tới 40,3% cho rằng chỉ có tác động ở mức trung bình. Có

thể nói, yếu tố lãi suất ảnh hưởng không lớn bằng các yếu tố khác đến năng lực

cạnh tranh của ngành CTTC.

Page 93: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

74

Biểu đồ 2.9: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố lãi suất

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

45,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

2.2.1.8. Tầm quan trọng của năng lực uy tín thương hiệu

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực uy tín, thương hiệu đối

với ngành CTTC được trình bày trong Bảng 2.13.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố uy tín, thương hiệu

N (mẫu khảo sát) Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.2286 2 2 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4)

Từ số liệu trong Bảng 2.13 cho thấy, các chuyên gia đánh giá năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty CTTC cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể cần xem xét. Yếu tố này được 2.2286/5 điểm. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố uy tín thương hiệu được trình bày tại Biểu đồ 2.10.

Page 94: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

75

Biểu đồ 2.10: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố uy tín thương hiệu

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.10 cho thấy, đa số các chuyên gia cho rằng yếu tố này tác động ở mức

trung bình đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC và chiếm tỷ lệ 69,4%

2.2.2.9. Tầm quan trọng của năng lực công nghệ

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực cạnh tranh về công nghệ

đối với ngành CTTC được trình bày trong Bảng 2.14.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố công nghệ

N (mẫu khảo sát) Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.1714 2 2 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.14 cho thấy, các chuyên gia cho điểm trung bình về vai

Page 95: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

76

trò năng lực cạnh tranh công nghệ là 2.2931, là mức độ ảnh hưởng yếu đến năng lực

cạnh tranh của ngành. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực

cạnh tranh về giá được trình bày tại Biểu đồ 2.11.

Biểu đồ 2.11: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố công nghệ

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.11 cho thấy, có tới 75,8% ý kiến chuyên gia cho rằng yếu tố công

nghệ tác động không quan trọng đến năng lực cạnh tranh đối với ngành CTTC.

2.2.1.10. Tầm quan trọng của năng lực phát triển mạng lưới

Các công ty CTTC có thực lực mạnh phải có khả năng phát triển mạng lưới,

phòng giao dịch để phục vụ mọi lúc mọi nơi cho nhu cầu của khách hàng. Kết quả

khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực phát triển mạng lưới được trình bày

trong bảng 2.15.

Page 96: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

77

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

N (mẫu khảo sát) Valid (giá trị hợp lệ)

Mean

(trung bình)

Median

(trung vị)

Mode

62 2.2931 2 2 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Từ số liệu trong Bảng 2.15 cho thấy, các chuyên gia cho điểm bình quân về

mức độ quan trọng đối với ngành CTTC là 2.2931. Tần suất điểm đánh giá tầm quan

trọng của yếu tố năng lực phát triển mạng lưới được trình bày tại Biểu đồ 2.12.

Biểu đồ 2.12: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

0,0

5,010,0

15,0

20,0

25,030,0

35,0

40,045,0

50,0

Rất không quan trọngKhông quan trọngBình thườngQuan trọngRất quan trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 4).

Biểu đồ 2.12 cho thấy, khoảng 45,2% ý kiến cho rằng yếu tố phát triển mạng

lưới có tác động ở mức trung bình đến năng lực cạnh tranh ngành CTTC.

2.2.1.11. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành

cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của 10 yếu tố

Page 97: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

78

cấu thành năng lực cạnh tranh ngành CTTC tại TP. HCM, tác giả tiến hành xử lý bộ dữ

liệu thu được bằng phương pháp thống kê. Kích thước mẫu n = 62, thang đo được sử

dụng gồm 5 bậc: vai trò ít quan trọng nhất nhận điểm 1, vai trò rất quan trọng nhận

điểm 5. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.16.

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực

cạnh tranh đối với ngành cho thuê tài chính tại TP. HCM

Yếu tố Tổng điểm Điểm trung bình

1. Năng lực nguồn nhân lực 234 3.7759

2. Năng lực tài chính 224 3.4828

3. Năng lực quản trị điều hành 216 3.1379

4. Năng lực phát triển sản phẩm 185 2.8621

5. Năng lực chất lượng dịch vụ 171 2.3621

6. Năng lực marketing 164 2.3276

7. Năng lực phát triển mạng lưới 163 2.2931

8. Năng lực uy tín, thương hiệu 150 2.2286

9. Năng lực công nghệ 149 2.1714

10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 136 2.0862

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

Với kết quả khảo sát trong Bảng 2.16, trọng số yếu tố được xác định theo công

thức:

Trọng số Ti = (Tổng điểm của yếu tố i / Tổng điểm của 10 yếu tố)

Kết quả tính toán các trọng số phản ánh vai trò của 10 yếu tố đối với năng

lực cạnh tranh của ngành CTTC tại TP. HCM như trong Bảng 2.17.

Page 98: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

79

Bảng 2.17. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành

cho thuê tài chính tại TP. HCM

Yếu tố Tổng điểm yếu tố Trọng số

1. Năng lực nguồn nhân lực 234 0.131

2. Năng lực tài chính 224 0.125

3. Năng lực quản trị điều hành 216 0.121

4. Năng lực phát triển sản phẩm 185 0.103

5. Năng lực chất lượng dịch vụ 171 0.095

6. Năng lực marketing 164 0.092

7. Năng lực phát triển mạng lưới 163 0.091

8. Năng lực uy tín, thương hiệu 150 0.084

9. Năng lực công nghệ 149 0.083

10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 136 0.076

Tổng 1792 1.000

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

Từ kết quả khảo sát trong bảng trên, có thể phân chia các yếu tố thành 2 nhóm:

nhóm các yếu tố có vai trò quan trọng nhất đối với năng lực cạnh tranh của ngành

CTTC và nhóm yếu tố còn lại.

+ Nhóm các yếu tố quan trọng nhất gồm 4 yếu tố là: năng lực cạnh tranh nguồn

nhân lực (trọng số là 0.131), năng lực tài chính (trọng số là 0.125), năng lực quản trị

điều hành (trọng số 0.121) và năng lực phát triển sản phẩm (trọng số 0.103).

+ Nhóm các yếu tố còn lại: có trọng số từ 0.095 đến 0.076, cụ thể là năng lực

chất lượng dịch vụ (trọng số 0.095), năng lực marketing (trọng số 0.092), năng lực phát

triển mạng lưới (trọng số 0.091), năng lực uy tín, thương hiệu (trọng số 0.084), năng

Page 99: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

80

lực công nghệ (trọng số 0.083) và cuối cùng là năng lực cạnh tranh phí cho thuê (trọng

số 0.076).

Các trọng số này sẽ được sử dụng để tính các thông số trong ma trận các yếu tố

nội bộ của công ty CTTC tại TP. HCM.

2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê

tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát 328 phiếu theo thang đo Likert 5 bậc về sức cạnh tranh của các

công ty CTTC tại TP. HCM. Trong đó, năng lực cạnh tranh rất yếu nhận 1 điểm, yếu là

2 điểm, trung bình là 3 điểm, mạnh là 4 điểm và rất mạnh là 5 điểm. Điểm bình quân

của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC được tính toán, xếp

hạng từ cao đến thấp như sau:

+ Năng lực phát triển sản phẩm;

+ Năng lực công nghệ.

+ Năng lực quản trị điều hành;

+ Năng lực nguồn nhân lực;

+ Năng lực uy tín thương hiệu;

+ Năng lực marketing;

+ Năng lực cạnh tranh lãi suất;

+ Năng lực chất lượng dịch vụ;

+ Năng lực phát triển mạng lưới;

Page 100: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

81

+ Năng lực tài chính.

Sau đây là kết quả khảo sát cụ thể của từng yếu tố kể trên đối với công ty CTTC

có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM.

2.2.2.1. Năng lực phát triển sản phẩm của các công ty cho thuê tài chính

Điểm số bình quân năng lực phát triển sản phẩm của các công ty CTTC tại TP.

HCM được các chuyên gia đánh giá là 2.81. So với chuẩn trung bình (3.0 ≤Ti <3.7)

thì năng lực này là cũng dưới mức trung bình.

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát năng lực phát triển sản phẩm của các công ty

cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Công ty có nhiều hình thức cho thuê 2.9340

2. Công ty có nhiều phương thức tính tiền thuê 2.8679

3. Sản phẩm, dịch vụ của công ty đa dạng 2.8679

4. Công ty đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm 2.7358

5. Công ty có bộ phận nghiên cứu sản phẩm 2.6698

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Các chỉ số của năng lực này chỉ ở mức dưới trung bình, đặc biệt là có chỉ số

ở mức xấp xỉ rất yếu (năng lực nghiên cứu sản phẩm chỉ đạt 2.6698/5 điểm tối đa).

Thực tế các công ty CTTC trong thời gian qua đã chú ý phát triển sản phẩm, cụ

thể đưa nhiều nghiệp vụ vào áp dụng như cho thuê vận hành, bán và tái thuê. Tuy

nhiên, điểm yếu của các công ty CTTC hiện nay là chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ

CTTC mà không triển khai các nghiệp vụ khác. Mặt khác, trong nghiệp vụ CTTC thì

Page 101: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

82

các sản phẩm cũng đơn điệu nhiều công ty trong thực tế không có phát sinh về hình

thức mua và cho thuê lại, hình thức cho thuê chỉ tập trung vào phương thức cho thê có

sự tham gia hai bên. Các phương thức cho thuê có sự tham gia ba bên, hợp vốn, giáp

lưng, và cho thuê theo thời vụ hầu như chưa triển khai và áp dụng. Ngoài ra, các

phương thức tính tiền thuê và phương pháp khấu hao cũng chưa đa dạng và chưa chú

trọng đến đặc tính của tài sản thuê để có phương thức tính tiền thuê phù hợp.

2.2.2.2. Năng lực công nghệ của các công ty cho thuê tài chính

Năng lực công nghệ của các công ty CTTC tại TP. HCM được các chuyên gia

đánh giá là yếu tố đứng thứ 2, với điểm số bình quân là 2.80. Tuy nhiên, năng lực này

cũng chỉ đạt dưới mức trung bình và nằm trong khung điểm yếu.

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của các công ty cho thuê

tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Công ty có công nghệ hiện đại 2.8679

2. Công ty có quy trình nghiệp vụ tốt 2.8679

3. Công ty có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong giao dịch 2.8050

4. Công ty có không gian giao dịch hiện đại, tiện nghi 2.6667

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Thực tế cho thấy các công ty CCTC đã chú trọng nâng cấp và đổi mới công

nghệ trong quản lý, thực hành nghiệp vụ và thực hành quy trình nghiệp vụ theo tiêu

chuẩn quy định. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều công ty CTTC trực thuộc

NHTM đã tận dụng công nghệ ngân hàng của ngân hàng mẹ trong việc xây dựng hệ

thống ngân hàng lõi để thực hành quản trị nhằm tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Page 102: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

83

Tuy nhiên, chính việc thực hiện đầu tư chưa đồng bộ, còn manh mún chưa tập trung

vào chiêu sâu. Đặc biệt nhiều lãnh đạo công ty chưa hiểu rõ công nghệ ngân hàng nên

việc đầu tư chưa đúng mức và hiệu quả chưa cao.Về hiện đại hoá công nghệ, điểm yếu

quan trọng nhất cần khắc phục không gian giao dịch chưa hiện đại, tiện nghi (điểm

trung bình là 2.6667), khả năng đáp ứng yêu cầu an toàn trong giao dịch chưa tốt

(trung bình 2.8050). Mặc dù các công ty CTTC đã ý thức được tầm quan trọng của

việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, nhưng do những hạn chế về vốn,

kinh nghiệm mà việc triển khai còn chưa đạt hiệu quả và mức độ hiện đại cũng còn

thua kém so với ĐCTC khác nhất là các ĐCTC nước ngoài.

2.2.2.3. Năng lực quản trị điều hành của các công ty cho thuê tài chính

Các chuyên gia đã cho điểm năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC

tại TP. HCM ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm. Xét theo chuẩn trung bình (3 điểm)

thì năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC tại TP. HCM chỉ đạt dưới mức

trung bình yếu. Qua khảo sát cho thấy rằng các tiêu chí của yếu tố năng lực quản trị

điều hành được đánh giá cao là lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực (điểm trung bình

3.2012). Trong những năm gần đây, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã ý thức được tầm

quan trọng của vấn đề này và đã tham gia các khoá học ngắn hạn (giám đốc điều hành,

giám đốc marketing, giám đốc kinh doanh…), các khoá đào tạo đại học, thạc sĩ trong

và ngoài nước. Nhờ vậy, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty đã

được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, việc tiếp cận các công nghệ mới (công nghệ tin học và

các công cụ hoạch định hiện đại) và nhân sự được tuyển dụng qua đào tạo có chất

lượng cũng đã nâng tầm năng lực hoạch định chiến lược trong các công ty CTTC tại

TP. HCM. Tuy nhiên, tình hình chung của các công ty CTTC tại TP. HCM hiện nay là

còn yếu về khả năng bố trí nguồn nhân lực, khả năng ra quyết định nhanh và hệ

thống kiểm soát chưa hữu hiệu. Biểu hiện của phân bổ nguồn lực kém là nhiều công ty

còn tài trợ dàn trải, mất cân đối, thiếu hiệu quả. Việc ra quyết định chưa kịp thời trước

Page 103: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

84

các biến động của lãi suất thị trường. Năng lực quản trị điều hành thực sự phải giúp

công ty CTTC không chỉ phát triển trong thời điểm tốt mà còn phải giúp công ty vượt

qua khó khăn trong những giai đoạn thử thách. Điều này đòi hỏi không phải chỉ năng

lực quản trị của một cá nhân trong ngân hàng mà cả sự phối hợp điều hành bộ máy hoạt

động của toàn công ty.

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát năng lực quản trị của các công ty cho thuê tài chính

tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Lãnh đạo công ty có năng lực 3.2012

2. Chiến lược kinh doanh tốt 2.6558

3. Bố trí nhân sự hợp lý 2.8992

4. Chính sách nhân sự tốt 2.7692

5. Mô hình tổ chức tốt 2.6668

6. Ra quyết định nhanh 2.7296

7. Hệ thống kiểm soát tốt 2.6630

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

2.2.2.4. Nguồn nhân lực của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả khảo sát trong bảng 2.21 cho thấy, nguồn nhân lực của các công ty

CTTC tại TP. HCM có sức cạnh tranh thấp. Điểm bình quân yếu tố nguồn nhân lực

được các chuyên gia đánh giá là 2.71 trên 5 điểm tối đa.

Page 104: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

85

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát nguồn nhân lực của các công ty cho thuê tài

chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Lao động được đào tạo chuyên môn phù hợp 2.8711

2. Nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc 2.8050

3. Lao động có trình độ chuyên môn cao 2.6761

4. Tính tuân thủ cao về đạo đức nghề nghiệp 2.6069

5. Lao động có khả năng sáng tạo cao 2.6069

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Trong 5 tiêu chí trên, lao động được đào tạo chuyên môn phù hợp (điểm

trung bình là 2.8711) được cho điểm cao nhất, nhưng vẫn dưới mức trung bình. Hạn

chế về nguồn nhân lực của các công ty CTTC là tính tuân thủ về đạo đức nghệ nghiệp

còn ở dưới mức trung bình. Lao động chủ yếu được điều động từ ngân hàng mẹ mà

chưa thực hiện tốt công tác tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng chưa hợp lý, hiện tượng

cục bộ địa phương, gửi gắm còn khá phổ biến. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực chưa có kế hoạch thường xuyên và lâu dài nên có nguy cơ cao về sự thiếu hụt cán

bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Riêng trình độ của đội ngũ nhân viên thì kém xa các đối

thủ cạnh tranh. Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 số lượng lao động làm việc ở 7 công ty

CTTC trên địa bàn TP.HCM là 470 người trong đó lao động có trình độ trên đại học là

22 người chiếm 5,96%, trình độ đại học là 196 người chiếm 41,7%, trình độ cao đẳng

là 135 người chiếm 28,72% và trình độ khác là 111 người chiếm 23,62%.

Page 105: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

86

Biểu đồ 2.13: Trình độ lao động của các công ty cho thuê tài chính tại TP.HCM đến 31/12/2012

5,96%

41,70%

28,72%

23,62%Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Khác

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Vấn đề nguồn nhân lực được các ĐCTC đặc biệt là các ĐCTC nước ngoài thực

hiện một cách triệt để. Toàn bộ các quy trình làm việc đều được chuẩn hóa với các quy

định cụ thể về thao tác thực hiện, thẩm quyền của từng cấp nhân viên trong giao dịch,

phương thức xử lý của một số trường hợp cụ thể thường gặp. Các quy trình này được

phổ biến đến mọi nhân viên trong công ty, trở thành văn hóa kinh doanh của công ty.

Do vậy, đội ngũ nhân viên của các ĐCTC nước ngoài được đánh giá là có tính chuyên

nghiệp cao và phục vụ khách hàng tốt. Trong khi đó, tại các công ty CTTC, vấn đề đào

tạo cho nhân viên một cách chuyên nghiệp chưa được xem trọng, hầu hết là nhân viên

tự học hỏi lẫn nhau. Nếu đến giao dịch tại một công ty CTTC tại TP. HCM, nhân viên

giao dịch hầu như chỉ biết nghiệp vụ của mình mà không có kiến thức về các nghiệp vụ

khác nên không có khả năng tư vấn cho khách hàng cũng như khơi gợi nhu cầu của

khách hàng. Về khả năng xử lý tính huống cũng vậy, nếu ngoài nhiệm vụ thông thường

của mình, nhân viên chỉ có trách nhiệm chuyển lên cấp trên để giải quyết. Một thực tế

hiện nay là hiện tượng chảy máu chất xám đang là vấn đề đau đầu của các công ty

CTTC trong thời gian gần đây. Khi các ĐCTC nhất là NHTM mở rộng quy mô, với

Page 106: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

87

chế độ tuyển dụng và thăng tiến tốt đã thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi nên làm cho việc

thu hút nguồn nhân lực của các công ty CTTC ngày càng khó khăn hơn.

2.2.2.5. Năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cho thuê tài chính

Theo kết quả khảo sát, điểm số bình quân năng lực uy tín, thương hiệu của các

công ty CTTC tại TP. HCM do chuyên gia đánh giá là 2.64, phản ánh năng lực cạnh

tranh của yếu tố này còn thấp. Các chỉ số cụ thể về năng lực này được phản ánh trong

Bảng 2.22.

Bảng 2.22: Kết quả khảo sát năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM Tiêu chí Điểm trung bình

1. Công ty rất tin cậy 2.7421

2. Rất dễ dàng nhận biết logo của công ty 2.7390

3. Có thể nhận biết màu sắc đặc trưng của công ty 2.6730

4. Công ty rất chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ 2.6667

5. Công ty có đóng góp lớn trong nền kinh tế 2.6069

6. Hình ảnh công ty rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng 2.5377

7. Thương hiệu công ty thân thiết với khách hàng 2.5568

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua các công ty CTTC cũng đã nỗ lực và

quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng

thương hiệu của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy, điểm

số bình quân năng lực cạnh tranh về thương hiệu của các công ty CTTC tại TP.

HCM là một điểm số rất thấp phản ánh sức cạnh tranh thương hiệu rất yếu. Hầu hết các

chỉ số trong bảng trên phản ánh thương hiệu của các công ty CTTC tại TP. HCM còn

yếu.

Page 107: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

88

Trong nỗ lực cạnh tranh của mình, các công ty CTTC vẫn thiếu hoặc chưa có

một sự tập trung thích đáng vào việc xây dựng lòng tin của khách hàng và làm thế nào

để nâng cao tính chuyên nghiệp, trong khi đây lại là những nhân tố quan trọng nhất.

Những quảng cáo và thông tin khuyến mãi của các công ty CTTC hiện nay vẫn chủ yếu

tập trung vào các lợi ích và tính năng tiện nghi của dịch vụ mà công ty có thể mang lại

cho khách hàng, việc làm thế nào để đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ

hoặc công ty đó rất ít được đề cập đến.

2.2.2.6. Năng lực cạnh tranh lãi suất của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố cạnh tranh lãi suất của các công ty CTTC tại

TP. HCM được đánh giá ở mức trung bình yếu (điểm bình quân là 2.56/5 điểm). Khảo

sát cho thấy trong các tiêu chí của năng lực cạnh tranh lãi suất, các công ty CTTC tại

TP. HCM mạnh nhất về lãi suất là lãi suất theo sát đối thủ (điểm trung bình 2.7871) và

lãi suất phù hợp với thị trường (điểm trung bình 2.7698). Tuy nhiên, một thực tế cho

thấy công ty CTTC tồn tại một số điểm yếu cố hữu như lãi suất huy động cao hơn so

với các NHTM nên lãi suất tài trợ cho thuê cao hơn lãi suất cho vay của các NHTM.

Bảng 2.23: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh về lãi suất của các công ty

cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Lãi suất thấp hơn đối thủ 2.3692

2. Lãi suất huy động thấp 2.3486

3. Lãi suất theo sát đối thủ 2.7871

4. Lãi suất phù hợp với thị trường 2.7698

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Page 108: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

89

2.2.2.7. Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả khảo sát trong Bảng 2.24 cho thấy, các chuyên gia đánh giá rất thấp

năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số

bình quân cho yếu tố này là 2.55.

Bảng 2.24: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh dịch vụ của các công ty

cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Có đội ngũ nhân viên cư xử tốt với khách hàng 2.6038

2. Có thủ tục nhanh gọn 2.5409

3. Có chế độ chăm sóc khách hàng tốt 2.5314

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Cả 3 tiêu chí được khảo sát đều cho thấy tình hình rất đáng quan ngại. Khả

năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chỉ được chuyên gia cho điểm trung bình 2.6038.

Khả năng tìm kiếm khách hàng rất yếu (điểm trung bình là 2.5314). Tình hình này

được lý giải bởi các nguyên nhân chính: nguồn nhân lực yếu, năng lực tài chính và

năng lực cạnh tranh thương hiệu không cao.

2.2.2.8. Năng lực marketing của các công ty cho thuê tài chính

Theo kết quả khảo sát, điểm số bình quân năng lực marketing của các công ty

CTTC tại TP. HCM do chuyên gia đánh giá là 2.34, phản ánh năng lực cạnh tranh của

yếu tố marketing là còn thấp. Các chỉ số về năng lực marketing được phản ánh trong

bảng 2.23. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty CTTC tại TP. HCM đã chú trọng

hoạt động nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung các công ty CTTC tại TP.

HCM chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động quảng bá nghiệp vụ CTTC và các hoạt

Page 109: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

90

động của công ty CTTC. Hoạt động marketing của công ty chưa chú trọng đến đội ngũ

làm công tác marketing, chưa có đầu tư đúng mức vì thiếu kinh phí. Hệ thống thông tin

marketing yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ tin học để tổ chức hệ thống thông tin.

Việc thu thập thông tin thị trường và tìm kiếm cơ hội chưa tốt. Đa phần các công ty

CTTC không có bộ phận chuyên trách thu thập thu thông tin khách hàng, hoặc nếu có

thì năng lực cũng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Bảng 2.25: Kết quả khảo sát năng lực marketing của các công ty cho thuê

tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Có đội ngũ marketing tốt 2.7390

2. Có hệ thống thông tin marketing tốt 2.6730

3. Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng 2.6698

4. Luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh 2.6667

5. Xác định thị trường mục tiêu phù hợp 2.6069

6. Có chiến lược marketing tốt 2.6069

7. Khuyến mãi có hiệu quả 2.6038

8. Quảng cáo hiệu quả 2.5409

9. Quan hệ công chúng tốt 2.2107

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

2.2.2.9. Năng lực phát triển mạng lưới của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả khảo sát trong Bảng 2.26 cho thấy, các chuyên gia đánh giá rất thấp

năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số

bình quân cho yếu tố này là 2.33.

Page 110: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

91

Bảng 2.26: Kết quả khảo sát năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của

các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình

1. Có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch 2.4057

2. Tập trung nhiều ở thành thị 2.3396

3. Có mặt khắp mọi nơi 2.2704

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Thực tế cho thấy các công ty CTTC rất yếu trong việc phát triển mạng lưới hoạt động của mình, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm. Trong chiến lược cạnh tranh để mở rộng thị phần thì việc phát triển kênh phân phối hết sức có ý nghĩa quan trọng tuy nhiên điều này thì các công ty CTTC chưa chú trọng đến. Nguyên nhân của vấn đề này là do năng lực tài chính còn rất yếu.

Bảng 2.27: Số lượng chi nhánh của các công ty cho thuê tài chính tại TP.HCM đến 31/12/2012

STT Tên Công ty Cho thuê tài chính

Trụ sở chính

Chi

nhánh 1 ALC II 1 7

2 VILC 1 0 3 Kexim 1 0 4 BLC 1 2 5 SLC 1 1 6 Chailease 1 1 7 ALC 1 1

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

2.2.2.10. Năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính

Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính của các công ty CTTC tại TP. HCM còn rất thấp so với đối thủ cạnh tranh, với điểm trung bình là 1.82 trên 5 điểm.

Page 111: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

92

Bảng 2.28: Kết quả khảo sát năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính

tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung bình 1. Khả năng thanh toán tốt 1.8742 2. Vòng quay vốn nhanh 1.8742 3. Hoạt động tài chính lành mạnh 1.8113 4. Lợi nhuận tăng hàng năm 1.8145 5. Huy động vốn dễ dàng 1.7421

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 8).

Thực tế cho thấy trong thời gian qua các công ty CTTC cũng đã tăng dần vốn

điều lệ để tăng năng lực tài chính tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn và mở rộng

các dịch vụ khác. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của các công ty CTTC so với các

ĐCTC khác thì còn rất nhỏ bé.

Biểu đồ 2.14: Tình hình vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Đơn vị: Tỷ đồng

1.281 1.2941.557

1.8792.119

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Page 112: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

93

Ngoài ra, năng lực tài chính còn yếu thể hiện qua việc nguồn vốn trong hoạt

động kinh doanh của công ty còn thấp. Dư nợ hoạt động cho thuê còn chiếm tỷ trọng

nhỏ trong hệ thống.

Bảng 2.29: Nguồn vốn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Nguồn vốn 9.780 14.242 15.861 16.916 18.434

1.1 Huy động vốn 3.246 5.567 4.982 3.312 3.147

1.2 Vay TCTD khác 4.969 5.660 5.626 6.853 6.365

1.3 Vốn tự có 1.565 3.015 5.253 6.751 8.922

2 Vốn huy động/Nguồn vốn (%) 33,19 39,09 31,41 19,58 17,07

3 Vay TCTD/Nguồn vốn (%) 50,81 39,74 35,47 40,51 34,53

4 Vốn tự có/Nguồn vốn (%) 16,00 21,17 33,12 39,91 48,40

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

Nguồn vốn hoạt động của công ty cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào

nguồn vay của các TCTD, nguồn vốn huy động rất thấp chỉ chiếm 17,07% trong tổng

nguồn vốn. Các hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Xét về mức tăng vốn điều lệ thì

mức tăng vốn điều lệ của các công ty CTTC so với hệ thống NHTM còn rất thấp, nên

sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ và phát triển các sản phẩm cũng như đầu

tư công nghệ.

Page 113: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

94

Bảng 2.30: Tỷ trọng vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính so với các ngân hàng thương mại

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Stt Tổ chức tín dụng 2008 2009 2010 2011 2012

1 CTTC 1.281 1.294 1.557 1.879 2.119

2 NHTMNN 39.680 45.899 67.512 77.448 77.448

3 NHTMCP 72.869 97.523 140.763 164.252 174.750

4 NHTM 112.549 143.422 208.275 241.700 252.198

5 Tỷ trọng CTTC/NHTMNN (%) 3,23 2,82 2,31 2,43 2,74

6 Tỷ trọng CTTC/NHTMCP (%) 1,76 1,33 1,11 1,14 1,21

7 Tỷ trọng CTTC/NHTM (%) 1,14 0,90 0,75 0,78 0,84

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM[37].

2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

tại thành phố Hồ Chí Minh

Để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM,

luận án sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson

Strickland đề xuất. Tích hợp những tính toán từ kết quả khảo sát, ma trận phản ánh

năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM được phản ánh qua bảng 2.31

cho thấy điểm yếu tố năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM ở mức

trung bình yếu (đạt điểm trung bình 2.5279 điểm).

Page 114: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

95

Bảng 2.31: Ma trận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

tại TP. HCM

Các yếu tố năng lực cạnh tranh (xếp theo

điểm số năng lực cạnh tranh)

Trọng số

NLCT

Điểm yếu

tố NLCT

Điểm số

NLCT

(1) (2) (3=4*2) (4)

1. Năng lực nguồn nhân lực 0.131 0.3550 2.71

2. Năng lực tài chính 0.125 0.2275 1.82

3. Năng lực quản trị điều hành 0.121 0.3376 2.79

4. Năng lực phát triển sản phẩm 0.103 0.2894 2.81

5. Năng lực chất lượng dịch vụ 0.095 0.2423 2.55

6. Năng lực marketing 0.092 0.2153 2.34

7. Năng lực phát triển mạng lưới 0.091 0.2120 2.33

8. Năng lực uy tín, thương hiệu 0.084 0.2218 2.64

9. Năng lực công nghệ 0.083 0.2324 2.80

10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 0.076 0.1946 2.56

Tổng 1.000 2.5279 -

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Cũng qua phân tích chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM

còn yếu, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh gần đạt mức trung bình. Yếu tố có

điểm số cao nhất là năng lực phát triển sản phẩm có mức điểm trung bình 2.81.

Thứ hai, các điểm đáng quan ngại, cần chú ý khắc phục là năng lực tài chính

(1.82), năng lực phát triển mạng lưới (2.33), năng lực chất lượng dịch vụ (2.55), năng

lực cạnh tranh uy tín, thương hiệu (2.56), năng lực marketing (2.59), nguồn nhân lực

Page 115: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

96

(2.71). Những yếu tố đặc biệt quan trọng như năng lực nguồn nhân lực và năng lực tài

chính (trọng số 0.131 và 0.125) thì điểm số năng lực cạnh tranh lại rất yếu. Có thể nói

hầu hết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC cần phải cải thiện

một cách triển để mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.

2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN

NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ

TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Ảnh hưởng của của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công

ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố thị trường có ảnh hưởng tương đối rõ nét

đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Kết quả khảo sát cụ thể

được trình bày trong Bảng 2.32.

Bảng 2.32: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh

tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm

trung bình

Hướng tác

động

1. Lãi suất huy động vốn cao ảnh hưởng đến CTTC 4.040 -

2. Cầu cho thuê tài chính tăng 3.826 +

3. Sự phát triển của TTTC tác động đến CTTC 3.346 +

4. Sự gia tăng của các chi nhánh TCTD 3.306 -

5. Lãi suất cho thuê giảm tác động đến CTTC 3.020 +

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 12).

Page 116: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

97

Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của công ty

CTTC tại TP. HCM phải kể đến là: huy động vốn cao sẻ ảnh hưởng đến hoạt động

CTTC (điểm trung bình 4,04/5). Khi lãi suất đầu vào cao thì chi phí cho thuê sẽ tăng

lên và lãi suất tài trợ cho thuê tăng dẫn tới ít khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC, hệ quả

là năng lực cạnh tranh của công ty suy suy giảm. Mặt khác, sự cạnh tranh thiếu lành

mạnh giữa các TCTD trong việc huy động vốn, sử dụng các hình thức để lách luật

thực hiện huy động vượt trần điều này cũng làm giảm đi khả năng huy động của

các công ty CTTC.

Yếu tố tác động mạnh thứ hai là: cầu CTTC tăng, ở Việt Nam thì theo đánh giá

của các chuyên gia thì trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt

là DNNVV rất thấp và khả năng tiếp cận vốn của NHTM là rất khó khăn nên nhu cầu

CTTC là rất lớn (các chuyên gia cho điểm trung bình là 3,826/5).

Yếu tố ảnh hưởng vừa phải đến năng lực cạnh tranh là sự phát triển của TTTC

sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các công ty CTTC. Bởi khi TTTC phát

triển thì các công ty CTTC có nhiều cơ hội để phát triển các nghiệp vụ và dễ dàng thực

hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu,vv… (các chuyên gia đánh

giá sự tác động của yếu tố này là 3.346/5).

Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là sự gia tăng của các TCTD. Sự

gia tăng của các TCTD, các chi nhánh của các NHTM được mở rộng và trải dài trên

tất cả địa phương làm giảm đi thị phần của các công ty CTTC. (điểm trung bình phản

ánh mức độ ảnh hưởng là 3,306).

Yếu tố lãi suất tài trợ cho thuê giảm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các

công ty CTTC. Với chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích các DNNVV

và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nên việc giám sát luật cho vay

Page 117: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

98

của các định chế tài chính sẽ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các công ty CTTC

(các chuyên gia đánh giá tác động của yếu tố này ở mức độ 3.020).

Hoạt động CTTC có mối liên hệ chặt chẽ với TTTC, sự phát triển của các

ĐCTC như bảo hiểm, thị trường chứng khoán sẽ là động lực cho sự phát triển của

ngành CTTC. TTCK Việt Nam được hình thành và phát triển khoảng 13 năm đã đóng

góp tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống tài chính nước nhà. Tuy nhiên, số lượng

hàng hoá trên thị trường còn đơn điệu. Nhìn chung, số lượng cổ phiếu niêm yết trên

TTCK Việt Nam còn ít về số lượng và chủng loại. Giá trị niêm yết chỉ tập trung là cổ

phiếu mà chưa có các công cụ tài chính phái sinh. Ngoài ra, các công ty niêm yết trên

TTCK cũng chưa đa dạng về ngành nghề và chưa đại diện cho nền kinh tế. Ngoài ra, sự

phát triển thiếu bền vững của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cũng phần nào ảnh

hưởng đến sự phát triển hoạt động của các công ty CTTC. Ngành bảo hiểm cũng có sự

tăng trưởng mạnh, doanh thu bảo hiểm tăng lên trên cả 2 lĩnh vực nhân thọ và phi nhân

thọ. Mối quan hệ giữa ngành CTTC và các ngành này ngày càng chặt chẽ. Hiện nay

các công ty bảo hiểm đứng ra liên kết góp vốn thành lập công ty CTTC, hoặc liên kết

thực hiện đầu tư,… Các công ty CTTC cũng tham gia vào TTCK dưới nhiều hình thức

như phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu,vv…. Tuy nhiên mức độ hỗ trợ lẫn nhau

giữa các ngành này là chưa cao và chưa dẫn đến giảm chi phí sản xuất, ví dụ như các

công ty chứng khoán không liên kết với các công ty CTTC trong việc phục vụ khách

hàng và chia sẻ thông tin, mà tự mình thiết lập hệ thống quản lý khách hàng riêng dẫn

đến gia tăng chi phí quản lý điều hành và cả thuê nhân sự.

2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh

của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố luật pháp và chính sách có ảnh hưởng khá

mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Trong 6 yếu tố được khảo sát

Page 118: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

99

thì 4 yếu tố ảnh hưởng rất rõ nét (điểm trung bình ≥ 3,69). Yếu tố có ảnh hưởng tích

cực nhất là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV (điểm bình quân được chuyên

gia đánh giá là 3,89 trên tổng số 5 điểm). Các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng xấu

đến hoạt động của công ty CTTC là tình trạng tham nhũng (điểm trung bình là 3,84),

những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ (điểm trung bình 3.78). Bên cạnh đó,

là những bất ổn của nền kinh tế như cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mô hình tăng trưởng

đang chú trọng chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu, đầu tư công còn dàn trải, chưa

hiệu quả cũng tác động xấu đến hoạt động của các công ty CTTC.

Bảng 2.33: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng

lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung

bình

Hướng tác

động

1. Chính sách khuyến khích phát triển DNNVV 3.89 +

2. Tình trạng tham nhũng 3.84 -

3. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ 3.78 -

4. Bất ổn của nền kinh tế 3.69 -

5. Quản lý hoạt động CTTC còn bất cập 3.35 -

6. Thủ tục hành chính còn rườm rà 3.10 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 12).

2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh

tranh của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ có ảnh

hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM. Trong 7 yếu

tố được khảo sát, các chuyên gia đánh giá 5 yếu tố ảnh hưởng mạnh (điểm trung bình

trên 3.70).

Page 119: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

100

Nổi bật là tác động xấu của chi phí vận chuyển cao (điểm trung bình 4.21). Với

hoạt động CTTC thì chi phí vận chuyển tăng sẽ cộng thêm chi phí để tính vào tổng giá

trị tiền tài trợ cho phương án yêu cầu CTTC nên sẽ giảm đi năng lực cạnh tranh (yếu tố

này được các chuyên gia đánh giá là 4.21/5). Một yếu tố môi trường khác không thuận

lợi là hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nhân lực cho ngành CTTC

nói riêng còn yếu (các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này ở mức quan

trọng (4/5 điểm tối đa). Hệ thống trường lớp chưa đáp ứng yêu cầu chuyên sâu về

nghiệp vụ cho thuê tài chính, đặc biệt là các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và giao tiếp

còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.34: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung

bình

Hướng tác

động

1. Chi phí vận chuyển cao 4.21 -

2. Chi phí điện cao 4.10 -

3. Hệ thống đào tạo còn bất cập 4.01 -

4. Chi phí dịch vụ cao 3.77 -

5. Hệ thống giao thông kém 3.76 -

6. Hệ thống đường truyền thấp 3.41 -

7. Hệ thống thanh toán kém 3.77 -

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 12).

Trong những năm qua, công nghệ tin học, viễn thông cũng từng bước phát triển

mạnh. Đây là những ngành đã đem lại lợi ích quan trọng cho ngành ngân hàng nói

chung và ngành CTTC nói riêng trong việc kết nối hệ thống mạng nội bộ và kết nối

toàn cầu. Việc kết nối mạng hệ thống toàn cầu đã cho phép các ĐCTC liên kết với

Page 120: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

101

nhau và chia sẻ tài nguyên, tiết kiệm chi phí qua đó nâng cao hiệu quả. Bên cạnh ngành

tin học, viễn thông, hệ thống giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò

quan trọng đối với ngành ngân hàng nói chung và ngành CTTC nói riêng. Để phục vụ

công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành CTTC, bên cạnh hệ thống các trường đại

học thuộc khối kinh tế và chuyên ngành tài chính ngân hàng còn có các học viện, trung

tâm chuyên đào tạo cho cán bộ ngân hàng như Đại học ngân hàng TP. HCM, Học viện

Ngân hàng và Trung tâm đào tạo ngân hàng. Sự hiện diện của ngày càng nhiều Trung

tâm đào tạo đối với đội ngũ cán bộ tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện cho sự đổi mới,

cải tiến trong nội dung đào tạo để phục vụ yêu cầu phát triển của ngành CTTC.

2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Qua đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối

với ngành CTTC, phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC tại TP. HCM và đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại

TP. HCM, tác giả tổng hợp những kết quả đạt được và những hạn chế trong năng lực

cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

2.4.1. Những kết quả đạt được

Có thể khẳng định rằng hoạt động của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM

đã tạo thành hệ thống tài chính hoàn chỉnh, hoạt động với các vai trò chức năng khác

nhau làm đa dạng và phong phú cung cấp vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền

kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

và phát triển nhanh. Điều này phản ánh trên các phương diện sau:

Page 121: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

102

2.4.1.1. Đối với thị trường tài chính và nền kinh tế

+ Hoạt động của các công ty CTTC góp phần thúc đẩy TTTC phát triển theo

hướng ngày càng hoàn thiện với nhiều dịch vụ cung ứng. Đồng thời tạo điều kiện cho

TTTC nói chung phát huy vai trò, chức năng vốn có của mình, nâng cao khả năng chu

chuyển vốn trong nền kinh tế; duy trì và phát triển vốn khả dụng của nền kinh tế. Đáp

ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn đã tạo

điều kiện mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh

tế. Trong quá trình đó hoạt động tín dụng của công ty CTTC, với hình thức CTTC rất

phù hợp với các DNNVV bởi khả năng và tính đặc thù của loại hình này, không cần tài

sản bảo đảm nợ vay đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy

sản xuất phát triển.

+ Hoạt động của các công ty CTTC, tạo ra khả năng khai thác hiệu quả mọi

nguồn vốn trong xã hội, thông qua hoạt động: phát hành chứng tiền gửi; kỳ phiếu, tín

phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Những nguồn vốn này được tập trung bởi các công

ty CTTC và tái đầu tư vào nền kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ngành

nghề, thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo đó thông qua hoạt động của các công ty CTTC,

đã tạo ra nguồn vốn với khả năng lưu chuyển vốn cao. Đặc biệt là nguồn vốn trung dài

hạn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

2.4.1.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp và dân cư

Có thể nói hoạt động của các công ty CTTC đã tạo ra nhiều hơn sự lựa chọn cho

khách hàng, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và tiếp cận vốn vay để phát triển các

hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp, nhờ hoạt động của các công ty CTTC, các doanh

nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Đặc biệt là các

Page 122: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

103

nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất; mở rộng hoạt

động sản xuất kinh doanh.

+ Hoạt động của công ty CTTC tạo điệu kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất

là DNNVV tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn rất nhiều so với vốn tín dụng ngân hàng.

CTTC có thể tài trợ cho doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn của NHTM. Khi

doanh nghiệp muốn đi vay NHTM một trong những điều kiện tín dụng phải có tài sản

thế chấp, nhưng sử dụng đi thuê tài chính thì không yêu cầu khách hàng phải có tài sản

thế chấp, tài sản thuê đứng tên sở hữu của công ty CTTC đồng thời là tài sản đảm bảo

khoản thuê. Trong điều kiện hiện nay xử lý vấn đề tài sản thế chấp là vấn đề rất phức

tạp, khó khăn do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng CTTC để tận dụng cơ hội kinh

doanh và trong cơ chế thị trường việc tận dụng được cơ hội kinh doanh là cực kỳ quan

trọng đối với doanh nghiệp.

2.4.2. Những hạn chế

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của

công ty CTTC đều ở mức độ dưới trung bình. Yếu tố có sức cạnh tranh lớn nhất của

các công ty CTTC tại TP. HCM là yếu tố năng lực phát triển sản phẩm (điểm bình

quân là 2.81/5 điểm) và yếu tố có năng lực cạnh tranh thấp nhất là năng lực tài chính

(điểm bình quân 1.82).

2.42.1. Năng lực tài chính yếu

Quy mô vốn và năng lực tài chính của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM

còn rất thấp. Chính năng lực tài chính của các công ty CTTC yếu làm cản trở lớn đến

quá trình mở rộng quy mô và gia tăng dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Thực tế cho thấy

nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các công ty CTTC chỉ dựa vào vốn điều lệ và nguồn

vốn vay từ các NHTM, nguồn vốn này chiếm từ 70% - 80% tổng nguồn vốn họat động.

Page 123: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

104

Các nguồn vốn khác từ việc phát hành các giấy tờ có giá, đồng tài trợ,vv…chưa được

chú trọng và khơi thông.

2.4.2.2. Năng lực phát triển mạng lưới còn nhiều hạn chế

Qua kết quả khảo sát cho thấy, năng lực phát triển mạng lưới là yếu tố yếu thứ

hai sau năng lực tài chính. Các công ty CTTC chưa nghiên cứu nhu cầu, địa bàn và

năng lực tài chính cũng như rào cản về chính sách pháp luật.

2.4.2.3. Năng lực marketing còn yếu

Nhìn chung các công ty CTTC tại TP. HCM chưa đầu tư đúng mức cho hoạt

động quảng bá, mở rộng thị trường, các công cụ thương mại điện tử và các trang mạng

chưa được khai thác hiệu quả.

2.4.2.4. Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế về địa điểm giao

dịch, thái độ phục vụ và khả năng đáp ứng,vv..

2.4.2.5. Năng lực cạnh tranh lãi suất thấp

Yếu tố cạnh tranh lãi suất đây cũng được coi là điểm yếu của các công ty CTTC.

Thực tế cho thấy rằng do năng lực tài chính thấp nên khả năng huy động bị hạn chế.

Ngoài ra, với các chi phí đầu vào như chi phí vận hành, bảo hiểm, lắp đặt, chạy thử

được tính vào tổng giá trị tiền tài trợ cho khoản thuê nên lãi suất tài trợ của các công ty

CTTC luôn cao hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Điều này làm giảm năng lực cạnh

tranh về lãi suất trên thị trường.

Page 124: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

105

2.4.2.6. Năng lực uy tín, thương hiệu còn nhiều hạn chế

Hoạt động xây dựng thương hiệu của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế. Kết

quả điều tra cho thấy, điểm số bình quân năng lực cạnh tranh về thương hiệu của các

công ty CTTC tại TP. HCM là 2.64 điểm. Đây là một điểm số rất thấp phản ánh sức

cạnh tranh thương hiệu rất yếu (đứng vị trí thứ 6 trong 10 yếu tố).

2.4.2.7. Năng lực nguồn nhân lực thấp

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh

của các công ty CTTC, song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Hoạt động CTTC

đòi hỏi phải có kiến thức về kinh tế tài chính và các lĩnh vực liên quan đến tài sản cho

thuê đòi hỏi nguồn nhân lực không những giỏi về kinh tế mà còn am tường về kỹ thuật.

Song thực tế nguồn nhân lực ở các công ty CTTC hiện nay thiếu một trong hai yếu tố

này, bởi đa phần họ được điều chuyển từ các NHTM chủ quản sang quản lý và công

tác tại công ty CTTC. Chính vì lý do đó mà nguồn nhân lực của các công ty CTTC

chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, của nền kinh tế.

2.4.2.8. Năng lực quản trị điều hành còn nhiều bất cập

Năng lực quản trị của các công ty CTTC ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm,

điều này cho thấy yếu tố này đang ở mức trung bình yếu, muốn đứng vững trong cạnh

tranh thì cần phải cải thiện nhiều.

2.4.2.9. Năng lực phát triển công nghệ còn hạn chế

Trình độ công nghệ của các công ty CTTC còn thấp. Chính trình độ và mức độ

ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC còn

thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ mà các công ty CTTC trong việc

cung cấp cho khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CTTC. Việc tính toán khấu hao, kỳ

Page 125: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

106

hạn nợ, xác định hao mòn vô hình là rất khó khăn.

2.4.2.10. Năng lực phát triển sản phẩm còn hạn chế

Mặc dù, năng lực phát triển sản phẩm của công ty CTTC được đánh giá ở mức

độ cao nhất, song việc cung ứng các sản phẩm của các công ty CTTC còn nhiều hạn

chế. Sự hạn chế này thể hiện ở việc các công ty CTTC chưa đa dạng hoá hình thức cho

thuê lẫn đối tượng cho thuê: hiện nay mới chỉ có doanh nghiệp, chủ yếu là các

DNNVV sử dụng hình thức này. Quá trình CTTC chủ yếu áp dụng hình thức CTTC có

sự tham gia của hai bên, còn các hình thức khác như giao dịch bán, tái thuê chưa được

sử dụng. Những hạn chế về lĩnh vực và nghiệp vụ hoạt động của các công ty CTTC

phần nào dẫn đến mức độ phân tán rủi ro của các công ty này rất thấp và dẫn đến rủi ro

cao. Trong khi đó, các NHTM đưa ra rất nhiều sản phẩm tiện ích đã thu hút rất nhiều

khách hàng giao dịch và gửi tiền vào ngân hàng. Chính điều này đã tác động rất lớn

đến hoạt động huy động vốn của các công ty CTTC. Tài sản cho thuê không đa dạng.

Thực tế cho thấy cơ cấu dư nợ theo loại hình tài sản thuê của các công ty CTTC trên

địa bàn TP. HCM hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tài sản thuê của các công ty chủ

yếu vẫn là các tài sản đơn lẻ, có tính hàng hóa cao, dễ chuyển nhượng trên thị trường,

tập trung vào các loại máy móc thiết bị ở một số ngành sản xuất, chế biến như: bao bì,

in ấn, nhựa, sắt thép…và các phương tiện giao thông vận tải như tàu thuyền, xà lan, ô

tô. Kết quả nghiên cứu của Quỹ hỗ trợ dự án Mekong cho thấy rằng, ở TP. HCM, nơi

có hoạt động CTTC phát triển nhất trong cả nước, tài sản thuê cũng chỉ tập trung vào

một nhóm nhỏ có tính chất phục vụ tức thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp, còn thị trường cho thuê với các máy móc, thiết bị hiện đại có giá trị lớn,

dây chuyền công nghệ gần như bỏ ngõ.

Page 126: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

107

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại

Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn

khổ pháp luật như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc khi thu hồi tài

sản CTTC chưa được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi vay từ NHTM, khấu

trừ thuế giá trị gia tăng khi khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc thu hồi tài sản, về

giới hạn cho thuê.

Thứ hai, đa phần các công ty CTTC ở Việt Nam trực thuộc các NHTM, nên

hoạt động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của

công ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn vốn hoạt

động của các công ty CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn điều chuyển từ

NHTM trực thuộc. Mặc dù, các công ty có chức năng huy động vốn nhưng so với sản

phẩm huy động vốn của NHTM thì sản phẩm huy động vốn của các công ty CTTC quá

đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số 1160/QĐ-NHNN, công ty CTTC không được huy

động vốn ngắn hạn và khách hàng không được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa

gửi vốn chưa đủ 12 tháng và việc dùng khoản tiền gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay

vốn tại các NHTM là không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có thói

quen gửi vốn vào các ĐCTC phi ngân hàng. Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC

chủ yếu là một số bạn hàng có hợp tác trong kinh doanh như đơn vị bảo hiểm, nhà

cung cấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với nhu cầu vốn kinh doanh. Do

đó, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối với khối các công ty

CTTC là rất thấp.

Thứ ba, do trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ

NHTM sang nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn

với tài sản nên tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành

lập dưới hình thức này không cao. Ở các nước các công ty CTTC được hình thành từ

Page 127: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

108

các nhà sản xuất công nghiệp, các tập đoàn công nghiệp - tài chính, CTTC mang tính

chuyên dùng, gắn với một loại hay một số loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như

công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô;

công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị

thi công xây dựng công trình. Ngoài ra, tính tuân thủ trong thực hiện quy trình ra quyết

định tài trợ còn chưa chặt chẽ dẫn tới rủi ro đạo đức.

Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao do vay của các NHTM.

Bởi lẽ để có vốn kinh doanh các công ty CTTC phải vay từ các NHTM và các chủ thể

khác để có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi

suất đầu vào của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký

quỹ cũng như phải chịu các khoản chi phí vận hành chạy thử và mua bảo hiểm cho tài

sản thuê. Chính điều đó làm cho lãi suất đi thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM.

Đây là một trong điểm yếu của các công ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn.

Thứ năm, công tác thẩm định ra quyết định cho thuê còn bất cập, như thông tin

số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định các dự án cho thuê nhất là dự án mới chưa đầy

đủ và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và tính

khả thi của dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên hệ với dự án

đầu tư tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây dựng được hệ

thống chỉ tiêu "chuẩn" cho từng loại dự án cho thuê theo từng lĩnh vực đầu tư giúp cho

việc so sánh, đánh giá khi tiến hành thẩm định. Qua khảo sát cho thấy việc tuân thủ

quy trình CTTC của một số công ty chưa được đảm bảo. Cụ thể nhiều tài sản thuê chưa

được mua bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một lần chứ không mua toàn bộ

thời hạn thuê thêm vào đó là sự quản lý theo dõi không sát sao, đến khi hết hạn bảo

hiểm không mua kịp thời đến khi rủi ro xảy ra không có nguồn để bù đắp. Ngoài ra,

các công ty CTTC thiếu chuyên môn trong quá trình kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ bên

thuê tài chính trong quá trình khai thác tài sản nên rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Page 128: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

109

Thứ sáu, đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn

chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về hoạt động

sản xuất kinh doanh phục vụ cho ba mục đích khác nhau. Để NHTM dễ dàng cấp tín

dụng, số liệu “đẹp hơn” thực tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện nộp ngân sách

nhà nước số liệu thường thấp hơn thực tế.

Thứ bảy, sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động CTTC còn hạn chế,

chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các

công ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược

phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả.

Thứ tám, do quy định của luật đã hạn chế các danh mục tài sản được phép

CTTC. Thông thường, các doanh nghiệp có dự án đầu tư hoặc doanh nghiệp mới thành

lập thường đầu tư cùng lúc hai hạng mục: mua sắm, xây dựng nhà xưởng và đầu tư

máy móc thiết bị. Tuy nhiên, theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP, các công ty CTTC chỉ

được phép cho thuê động sản, cho nên chỉ có thể tài trợ cho doanh nghiệp hạng mục

máy móc thiết bị. Như vậy, doanh nghiệp lại phải tìm đến NHTM để giải quyết nhu

cầu vốn cho cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp, làm cho

doanh nghiệp chỉ muốn giao dịch với ngân hàng, khiến cho công ty CTTC bị mất lợi

thế cạnh tranh. Vì vậy, việc mở rộng danh mục tài sản thuê sẽ tạo điều kiện phát triển

hoạt động CTTC, đồng thời giảm áp lực cho các NHTM trong việc tài trợ cho vay bất

động sản.

Thứ chín, hiệp hội CTTC chưa phát huy được vai trò như kỳ vọng. Ngày

15/12/2006, Hiệp hội CTTC Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. VILEA là tổ

chức xã hội – nghề nghiệp của các công ty CTTC, được thành lập tự nguyện, hoạt động

hợp pháp theo quy định của luật pháp, nhằm tập hợp, liên kết các hội viên và hỗ trợ

nhau có hiệu quả cao trong hoạt động CTTC và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác,

Page 129: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

110

tạo điều kiện cho các hội viên phát triển bình đẳng. Đồng thời, VILEA cũng là đơn vị

đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ

quan nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn cho ngành

CTTC tại Việt Nam. Sự ra đời của VILEA được xem là một trong những thành công

của nỗ lực đưa ngành CTTC của Việt Nam lên một bước tiến mới. Tuy nhiên, cho đến

thời điểm này,VILEA vẫn chưa có nhiều đóng góp cho ngành CTTC Việt Nam. Các

cuộc họp của VILEA trong nội bộ các thành viên là các công ty CTTC cũng chưa đưa

ra được một tiếng nói có trọng lượng trong việc đề xuất các giải pháp để phát triển

ngành lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hơn nữa, mặc dù ra đời đã khoảng 7

năm nhưng VILEA vẫn chưa có được một website riêng cho mình để phối hợp với các

công ty CTTC thực hiện quảng bá, marketing cho ngành CTTC. Vì vậy,VILEA cần

nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của mình trong việc đề xuất và thực hiện các giải

pháp phát triển thị trường CTTC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM

các công ty đã có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện hệ thống thị trường tài

chính. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các công ty CTTC chưa tương xứng với

tiềm năng, mà nguyên nhân chủ yếu chính là do năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.

Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh, tác giả đã áp dụng phương pháp của

Thompson - Strickland. Các công việc đã được triển khai là xác định các trọng số của

các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành CTTC và đo lường năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát đã được tiến hành và qua phân

tích cho thấy, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của các công ty CTTC tại TP. HCM còn

yếu (điểm trung bình là 2.5279 < 3). Những yếu tố đặc biệt quan trọng là tài chính,

nguồn nhân lực thì điểm số năng lực cạnh tranh lại rất yếu, làm ảnh hưởng mạnh mẽ

đến năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty CTTC. Các điểm đáng quan ngại khác là

Page 130: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

111

năng lực phát triển mạng lưới, năng lực chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực và năng

lực tài chính của công ty. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố môi trường bên

ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Đó là sự gia

tăng của các TCTD; chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Những yếu tố ảnh

hưởng rất xấu đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC, trước hết phải kể đến là lãi

suất huy động vốn cao, tình trạng tham nhũng, hạ tầng giao thông và hệ thống đào tạo

nguồn nhân lực bất cập,vv... Các kết quả nghiên cứu trong chương 2 chính là cơ sở

thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các

công ty CTTC.

Page 131: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

112

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG

TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho

thuê tài chính

Quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế có những tác động mạnh mẽ đến hoạt

động của hệ thống các ĐCTC Việt Nam. Một mặt quá trình này tạo ra sức ép buộc các

ĐCTC phải thay đổi để thích nghi với tầm cao mới và những quy định mới khi tham

gia các tổ chức kinh tế quốc tế; mặt khác quá trình này tạo ra những cơ hội mà các

ĐCTC muốn chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để nắm giữ.

3.1.1.1. Sức ép từ các cam kết quốc tế khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế

quốc tế

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ

150 của WTO sau 11 năm đàm phán và thương lượng. Trong các điều kiện để gia nhập

WTO thì lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng rất

được các nước đàm phán quan tâm. Việc gia nhập WTO của Việt Nam thể hiện quyết

tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam; những quy định về thực hiện thống

nhất các chuẩn mực quốc tế, sửa đổi quy định luật pháp về tài chính và đặc biệt là lộ

trình mở cửa trong lĩnh vực tài chính cho các tổ chức tài chính quốc tế tham gia vào thị

trường trong nước là những áp lực lớn buộc các công ty CTTC trong nước phải thay

đổi để hoàn thiện mình và nhất là để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Về những

cam kết cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng Việt nam đã cam kết mở cửa thị trường CTTC.

Page 132: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

113

Việt Nam cam kết cho phép thành lập các công ty tài chính, công ty CTTC có vốn đầu

tư nước ngoài ở Việt Nam với điều kiện như: Công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 10

tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin thành lập công ty tại Việt Nam;

Tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, việc thành lập công ty CTTC thành lập công ty CTTC liên doanh, công ty

CTTC 100% vốn nước ngoài thì phía nước ngoài phải là các NHTM nước ngoài, công

ty tài chính nước ngoài hoặc công ty CTTC nước ngoài. Nhìn chung, mức độ về cam

kết mở cửa và tự do hóa dịch vụ tài chính, ngân hàng của Việt Nam là cao. Do vậy, các

công ty CTTC Việt Nam đã phải có sự cải cách trước và tiếp tục tăng cường năng lực

cạnh tranh của mình trong thời gian tới để chuẩn bị cho sự cạnh tranh bình đẳng với

các ĐCTC nhất là các ĐCTC nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3.1.1.2. Sức ép từ phía cung

Việt Nam với nền kinh tế phát triển và mở cửa hơn đã và sẽ thu hút sự tham gia

của các ĐCTC nhiều hơn. Số lượng các ĐCTC nước ngoài vào Việt Nam trong thời

gian tới sẽ tăng lên, tạo nên mức độ cạnh tranh cao hơn về số lượng các ĐCTC. Không

chỉ vậy, đây là những đối thủ có tiềm lực mạnh cả về tài chính, công nghệ, kinh

nghiệm quản lý, lại càng ngày được mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt

Nam nên sức cạnh tranh từ các ngân hàng này rất lớn. Nhìn chung, các ĐCTC nước

ngoài có thể tiếp tục duy trì những hoạt động đối với thị trường khách hàng cao cấp

nhưng cũng có thể mở rộng sang các mảng khác để cạnh tranh với ĐCTC trong nước.

Với sự tham gia nhiều hơn của các ĐCTC nước ngoài, tất nhiên sự cạnh tranh khắc

nghiệt hơn sẽ xảy ra với ngành tài chính nhưng điều này sẽ mang lại kết quả là mỗi

ĐCTC phải hoạt động tốt hơn và như vậy, khách hàng và nền kinh tế sẽ được hưởng

lợi hơn. Việc mua lại và sáp nhập có thể xảy ra tạo quy mô của các ĐCTC lớn hơn và

năng lực cạnh tranh tăng thêm. Khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các ĐCTC

Việt Nam được dỡ bỏ, các ĐCTC nước ngoài sẽ tham gia vào các ĐCTC trong nước

Page 133: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

114

nhiều hơn, giúp các ĐCTC này học hỏi kinh nghiệm một cách nhanh nhất thông qua áp

dụng các nguyên tắc quản lý và quản trị rủi ro chuyên nghiệp, phát triển sản phẩm mới

và tăng thêm vốn để mở rộng quy mô. Sự tham gia của một ĐCTC quốc tế có tên tuổi

vào ĐCTC trong nước cũng giúp cho uy tín của ĐCTC đó trong mắt nhà đầu tư được

tăng lên. Tuy nhiên, chỉ có những ĐCTC thực sự có tiềm năng phát triển thì mới nhận

được sự đầu tư từ các ĐCTC nước ngoài.

3.1.1.3. Sức ép từ phía cầu

Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã tạo

nên nhu cầu đối với dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng, không chỉ về mặt số lượng

mà còn cả về mặt chất lượng. Trong khi đó, các ĐCTC nước ngoài chính là những

ĐCTC có thế mạnh trong việc phát triển các sản phẩm mới và cung ứng các dịch vụ

cao cấp. Điều này cũng tạo nên áp lực buộc các ĐCTC trong nước phải đổi mới để có

khả năng đáp ứng nhu cầu và giữ thị phần.

3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí

Minh

Cầu về vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một đòi hỏi bức

bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện nước ta gia nhập WTO càng tạo một

áp lực lớn hơn cho các đòi hỏi này. Chính vì vậy, có được nguồn tài trợ vốn trở thành

một điều kiện rất thiết yếu giúp các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc

thiết bị và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cả trên sân nhà và tiến

dần ra thế giới. Khi đó, nguồn tài trợ từ các công ty CTTC sẽ san sẻ bớt gánh nặng cho

hệ thống NHTM. Tuy nhiên, xét trên thị trường tài chính TP. HCM hiện nay, mức độ

xâm nhập của CTTC vào mục đích tài trợ cho đầu tư còn quá thấp. Và hậu quả tất yếu

là các NHTM đang phải gánh gần như toàn bộ sức ép về vốn cho nền kinh tế. Trong

Page 134: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

115

khi đó, nếu xem xét tại thị trường các quốc gia phát triển thì CTTC đã thực hiện tài trợ

đến 20% nhu cầu tín dụng, giảm áp lực đáng kể cho các NHTM.

Mặc dù hiện nay, trước tình hình khủng hoảng tài chính, các công ty CTTC

cũng gặp nhiều khó khăn như các ngân hàng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những khó

khăn tạm thời, theo quy luật của thị trường. Thực tế hoạt động của các công ty CTTC

trong thời gian qua đã cho thấy rằng phát triển thị trường CTTC là một hướng đi hoàn

toàn phù hợp với nhu cầu thị trường tài chính - tín dụng của nước ta và tiềm năng phát

triển hoạt động CTTC ở nước ta cũng như ở TPHCM là rất lớn, căn cứ vào những điều

kiện thuận lợi sau:

+ Sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư cùng với chính sách hỗ trợ của

Chính phủ là cơ sở quan trọng cho việc nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, cùng

với việc sắp xếp lại DNNN khiến cho nhu cầu đầu tư vào máy móc thiết bị của các

doanh nghiệp này là vô cùng lớn. Số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng,

theo thống kê tại TP. HCM hiện nay là 138.000 doanh nghiệp và dự kiến sẽ tăng lên

trong những năm tới. Trong khi đó, CTTC là một hình thức tài trợ đặc biệt phù hợp với

các DNVVN mới thành lập với thủ tục đơn giản và không cần tài sản đảm bảo nên rất

phù hợp với tình hình Việt Nam.

+ Tính đến hiện nay, đối tượng khách hàng chính và chiếm tỷ trọng lớn của thị

trường CTTC là các DNVVN, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc thực hiện khá

thành công chủ trương cổ phần hóa các DNNN trong 10 năm qua cũng bổ sung vào lực

lượng này một số lượng đáng kể các doanh nghiệp. Xét một cách toàn diện, phần lớn

các DNNN sau cổ phần hóa đều tăng được sức sản xuất, tăng lợi nhuận. Đây chính là

thị trường mở cho hoạt động CTTC khai thác và phát triển.

Page 135: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

116

+ Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt

Nam sẽ nhận nhiều áp lực cạnh tranh, đồng thời tốc độ phát triển khoa học công nghệ

sẽ buộc các doanh nghiệp phải liên tục đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

+ NHNN đang triển khai lộ trình mở cửa lĩnh vực CTTC theo như cam kết gia

nhập WTO, theo đó đến năm 2010 sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ này. Như vậy, các

công ty CTTC nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Từ đó, góp

phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho thị trường phát

triển.

+ Áp lực cạnh tranh khi lộ trình mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính đã đến gần

buộc các NHTM phải đa dạng hóa dịch vụ. Trở thành ngân hàng đa năng là mục tiêu

của các ngân hàng hiện nay. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm

dịch vụ, các ngân hàng còn tập trung mở rộng ngành nghề kinh doanh thông qua các

công ty trực thuộc, trong đó có công ty CTTC.

3.1.3. Dự báo sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính

Với nhu cầu của thị trường hoạt động CTTC trong thời gian tới sẽ phát triển

mạnh và thể hiện trên các khía cạnh sau:

+ Hoạt động CTTC sẽ trở thành loại hình tài trợ vốn phổ biến và có hiệu quả,

thay thế dần việc mua trả góp trong đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,

góp phần chống lại sự tụt hậu về công nghệ với tốc độ tăng trưởng 30-40%/năm,

chiếm 10 - 15%/tổng dư nợ tín dụng.

+ Mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC sẽ mở rộng khắp các tỉnh thành

cả nước, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thuê tài sản của khách hàng.

Page 136: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

117

+ Các công ty CTTC sẽ cung cấp thêm nhiều hình thức cho thuê phong phú hơn,

tài sản cho thuê cũng sẽ đa dạng hơn đồng thời cũng sẽ mở rộng đối tượng cho thuê,

đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc những ngành có triển vọng phát triển mạnh mẽ

nhưng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật hoặc khó tiếp cận với các nguồn vốn khác như: nuôi

trồng và chế biến nông lâm thủy hải sản, công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất…

+ Số lượng công ty tham gia vào thị trường thuê mua ngày càng tăng. Trước mắt

sẽ hình thành thêm nhiều công ty CTTC dưới dạng liên doanh hoặc cổ phần của các

NHTM và nhà cung cấp cũng như sự xâm nhập ngày càng nhiều của các công ty CTTC

100% vốn nước ngoài. Cùng với sự phát triển về số lượng của các công ty CTTC là sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty CTTC cũng như giữa công ty CTTC với

các NHTM.

Như vậy, rõ ràng CTTC là thị trường mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, do đó điều

cần làm là tìm ra những giải pháp thích hợp và hữu hiệu để biến những tiềm năng đó

thành hiệu quả thực tế.

3.1.4. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài

chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Để làm căn cứ xây dựng giải pháp, tác giả đề xuất một số quan điểm về nâng

cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP. HCM như sau:

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu

Cạnh trạnh là động lực cho mỗi công ty, mỗi quốc gia phấn đấu vươn lên, thông

qua đó tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm

và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, trên cơ sở đó công ty thu lợi nhuận

nhiều hơn, quốc gia giàu có hơn. Vì thế, công ty nào nào chủ trương né tránh cạnh

Page 137: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

118

tranh là không thể. Trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì ứng xử đúng của công

ty là phải tuân thủ luật chơi và đấu tranh chống sự cạnh tranh không lành mạnh. Vai trò

của các Chính phủ, WTO là duy trì trật tự cho sân chơi này.

Hai là, công ty đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh

tranh

Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, không phủ nhận vai trò quan trọng của

Nhà nước, song quyết định thuộc về bản thân các công ty. Nhà nước chỉ hỗ trợ công ty

trong việc tạo ra các điều kiện môi trường thuận lợi trong nước (luật pháp, chính sách,

đầu tư cơ sở hạ tầng…), hỗ trợ công ty khi quyền lợi bị xâm phạm trong hoạt động

thương mại quốc tế. Công ty phải chủ động, tự thân phát huy điểm mạnh, khắc phục

điểm yếu, tận dụng cơ hội, khắc phục nguy cơ để tăng năng lực cạnh tranh.

Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả của quá trình phát triển lâu

dài, liên tục của công ty

Đó là quá trình tích lũy về lượng để tạo nên sự biến đổi về chất, là tương tác

giữa các nhân tố nội tại trong công ty với nhau trong sự ảnh hưởng của các nhân tố môi

trường bên ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty không khác gì việc nâng

cao năng lực của con người, đó là phải kết hợp hài hoà nhiều yếu tố. Xác định như vậy

để tránh những tư tưởng nóng vội, giáo điều.

Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần phải chú trọng nhiều yếu tố nhằm tạo ra

sức mạnh tổng hợp để công ty có thể thắng thế trên thị trường. Tuy nhiên, cần chú

trọng vào những khâu then chốt, những yếu tố có tính quyết định đối với từng công ty.

Page 138: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

119

Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa vào đặc thù của từng công ty

Các công ty khác nhau có những đặc điểm, điều kiện, những điểm mạnh và

điểm yếu khác nhau. Do đó, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với từng công

ty không thể hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy, cũng tương tự như những công trình

khác, các kiến nghị của luận án là kiến nghị chung, khi vận dụng, công ty phải xem xét

điều kiện cụ thể của mình. Cùng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, những

công ty nào vận dụng sáng tạo, phù hợp hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngược lại, nếu

vận dụng không đúng có thể lợi bất cập hại.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY

CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính

Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính của các công ty CTTC rất thấp nhưng

trọng số ngành cao, nên cải thiện yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc

nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Để cải thiện năng lực này, điều quan

trọng nhất là phải tự mình nỗ lực, cấu lại nguồn vốn, trước hết, cần gia tăng khả năng

huy động vốn của các công ty CTTC.

3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động

Chủ động được nguồn vốn kinh doanh với giá rẻ sẽ tạo ưu thế quan trọng để

nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận cho chính các công ty CTTC.

+ Tăng vốn điều lệ

Nguồn vốn kinh doanh của các công ty CTTC bao gồm vốn tự có và vốn huy

động. Xét về vốn tự có, tính cả vốn điều lệ và vốn tự bổ sung qua các năm thì hiện tại

Page 139: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

120

quy mô của các công ty CTTC chỉ tương đương một ngân hàng cổ phần loại nhỏ, thậm

chí còn thấp hơn, do đó khả năng tài trợ cho một khách hàng bị hạn chế rất nhiều. Thực

tế từ năm 2000 đến 2012, tất cả các công ty CTTC đang hoạt động và có đóng góp cho

hệ thống tài chính nhưng các công ty lại rất ít chú trọng tăng vốn điều lệ trong khi cũng

cùng điều kiện như vậy, hệ thống các NHTM lại liên tục bổ sung vốn điều lệ. Cụ thể

các NHTM quốc doanh với mức tăng 15-18%/năm, còn các NHTM cổ phần có một số

trường hợp nổi bật như ACB tăng vốn từ 70 tỷ (1994) lên 2.630 tỷ đồng (2005),

Sacombank tăng từ 30 tỷ (1991) lên 4.449 tỷ đồng (2007)... Mặc dù hiện nay, tất cả các

công ty CTTC đều đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại Nghị

định 141/2006/NĐ-CPngày 22 tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên mức vốn điều lệ như thế

là quá thấp để có thể tài trợ cho các dự án lớn. Do đó, các công ty CTTC nên mạnh dạn

tăng thêm vốn tự có bằng cách phát hành các giấy tờ có giá.

+ Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn dài hạn

Bên cạnh nguồn vốn tự có và vốn đi vay thì đây là một nguồn vốn quan trọng

với chi phí thấp hơn đi vay, thời gian lại linh hoạt hơn và đây cũng là nguồn đầu vào

ổn định. Hiện nay hầu hết các công ty CTTC đều thực hiện nghiệp vụ huy động tiền

gửi này song lượng vốn huy động được trên thực tế còn rất hạn chế. Nguyên nhân

chính là do phần lớn khách hàng cho đến nay vẫn quen giao dịch với các ngân hàng.

Do đó, để thu hút được nguồn vốn này đòi hỏi các công ty CTTC phải đa dạng hoá các

phương thức huy động và kỳ hạn huy động.

+ Phát hành trái phiếu

Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường đã được nhiều doanh

nghiệp lựa chọn trong thời gian qua và đã chứng tỏ được những ưu điểm của nó. Với

việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp vừa có được nguồn vốn để

Page 140: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

121

hoạt động, vừa đảm bảo được việc sử dụng vốn theo đúng kế hoạch đã xây dựng của

mình. Tuy nhiên, thành công của việc phát hành trái phiếu phụ thuộc nhiều vào uy tín

của doanh nghiệp, vào tính hấp dẫn của trái phiếu (về lãi suất, về tính thanh khoản...)

Từ các đặc tính trên, có thể thấy các công ty CTTC đang rất thuận tiện để có thể

huy động vốn bằng phương thức này. Trước hết, thị trường chứng khoán Việt Nam đã

trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các công ty

CTTC là công ty thuộc khối Tài chính – Ngân hàng, một lĩnh vực đang rất được ưa

chuộng. Chính vì vậy, công ty CTTC nên tận dụng lợi thế này để phát triển nguồn vốn

hoạt động của mình.

Bên cạnh việc tận dụng lợi thế trên, các công ty CTTC nên bổ sung vào đó

những phương thức hiệu quả để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu như: chia lãi suất trái

phiếu thành hai phần, bao gồm phần lãi suất cơ bản được tính theo lãi suất huy động

tiền gởi dài hạn và phần lãi suất thả nổi được trả thêm tùy thuộc vào kết quả hoạt động

của công ty; hoặc một số ưu đãi về việc chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai...để

kích thích sự tham gia của những người đang sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao như hiện nay thì

TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật của thị trường tài chính. Việc phát

hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường hiện nay vì thế cũng gặp không ít khó khăn.

Việc này đòi hỏi các công ty CTTC phải có kế hoạch phát hành trái phiếu cụ thể với

những bước thực hiện rõ ràng trong ngắn hạn cũng như dài hạn thì biện pháp này mới

đem lại hiệu quả cao.

+ Tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính ở nước ngoài

Các nguồn vốn có tính chất hỗ trợ với lãi suất rất thấp từ các định chế tài chính

ở nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các TCTD đang rất

Page 141: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

122

đa dạng. Chính vì vậy, tận dụng được nguồn vốn này cũng là một cách thức để đa dạng

hóa các hình thức huy động vốn cho các TCTD nói chung và các công ty CTTC nói

riêng. Hiện nay, các TCTD đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn vốn theo các dự án như

Quỹ phát triển nông thôn quốc tế,vv…Chẳng hạn ngân hàng Á Châu đã phối hợp với

các tổ chức quốc tế nhằm có được nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho các DNVVN

như chương trình SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là chương

trình phối hợp giữa Ngân hàng Á Châu với cộng đồng Châu Âu, chương trình SMEFP

(Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa Ngân

hàng Á Châu với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản... Do đó, các công ty CTTC cần

có những phương thức để tiếp cận và khai thác các nguồn vốn này.

+ Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng

Liên doanh, liên kết với các TCTD nước ngoài là một phương thức mà các

Ngân hàng của Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt. Thông qua lien doanh, liên kết,

năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của TCTD được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra,

các Ngân hàng còn học hỏi được nhiều kỹ năng, nghiệp vụ cũng như chiến lược kinh

doanh của các tổ chức nước ngoài.

Tận dụng thời cơ trên, các công ty CTTC của Việt Nam cũng có thể tiếp thu

những kinh nghiệm này để lựa chọn cho mình một đối tác thích hợp. Để thực hiện điều

này, các công ty CTTC cần xây dựng một chiến lược cụ thể để có thể thành công trong

việc thương lượng những điều khoản có lợi cho cả đôi bên cũng như có được sự trợ

giúp về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc hợp tác liên doanh, liên kết với đối tác nước

ngoài. Có như vậy, việc đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động từ liên doanh, liên kết mới

đem lại hiệu quả tốt.

Page 142: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

123

+ Tận dụng nguồn vốn trả chậm trong thanh toán với nhà cung ứng

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay

gắt thì hình thức thanh toán trả chậm trong giao dịch kinh doanh ngày càng phổ biến.

Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, sự xuất hiện của các nhà cung ứng nước ngoài

cũng sẽ tăng lên. Và các nhà cung ứng này cũng tuân theo quy luật kinh doanh, với lợi

thế về chi phí vốn sản xuất thấp nên họ sẵn sàng cung ứng máy móc thiết bị theo hình

thức thanh toán trả chậm trên thị trường Việt Nam. Các nhà cung ứng này sẽ ưu tiên

hơn cho các công ty CTTC vì có sự đảm bảo hơn về tài chính so với việc mua bán trực

tiếp cho khách hàng sử dụng. Vì vậy, các công ty CTTC nên tận dụng lợi thế này, ký

kết điều khoản thỏa thuận thời hạn thanh toán chậm trả cho nhà cung ứng.

Tuy nhiên, thời hạn này dài hay ngắn là phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của

công ty CTTC với nhà cung cấp cũng như khả năng tài chính của nhà cung cấp. Và

trong khoảng thời gian đó, nguồn vốn phải thanh toán cho nhà cung cấp có thể được

công ty CTTC sử dụng một cách hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cho công ty CTTC.

Như vậy, nếu tận dụng được lợi thế này thì đây là cơ hội tăng nguồn vốn kinh doanh

cho công ty CTTC và giảm chi phí thuê cho bên đi thuê do chi phí sử dụng vốn của bên

cho thuê giảm. Để biện pháp này đạt hiệu quả, các công ty CTTC cần xây dựng chiến

lược tìm kiếm nhà cung cấp đồng thời xác định các loại máy móc thiết bị có nhu cầu

cung ứng cao trên thị trường và có khả năng đem lại lợi ích cho các bên.

+ Cổ phần hóa các công ty cho thuê tài chính

Hiện nay, đa số các công ty CTTC tại TPHCM đều là công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên, trong đó có 3 công ty trực thuộc NHTM quốc doanh và 2 công ty

trực thuộc NHTM cổ phần. Chính sự kém đa dạng trong loại hình công ty CTTC là một

trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động CTTC kém phát triển. Do đó, để nâng

Page 143: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

124

cao hiệu quả kinh doanh thì cần phải tái cơ cấu lại các công ty CTTC theo hướng cổ

phần hóa. Hơn nữa, việc cổ phần hóa các công ty CTTC cũng là xu thế tất yếu của thị

trường tài chính trong xu thế hội nhập nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư vào

công ty nhằm năng cao năng lực cạnh tranh cho chính bản thân các công ty CTTC, góp

phần thúc đẩy thị trường CTTC phát triển. Việc cổ phần hóa tuy mới mẻ đối với lĩnh

vực CTTC nhưng lại phù hợp với xu thế mở cửa thị trường tài chính và thông qua đó

công ty CTTC có tính độc lập hơn trong kinh doanh và không bị chi phối bởi ngân

hàng mẹ. Chính phủ và các ban ngành cần đưa ra các qui định và phương pháp phù hợp

để thực hiện việc cổ phần hóa các công ty trong lĩnh vực CTTC này.

3.2.1.2. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng không thể tránh khỏi rủi ro. Mặc dù tài

trợ qua hoạt động CTTC có độ rủi ro thấp hơn một số loại hình tài trợ khác nhưng do

tài trợ CTTC thường có thời gian dài với khoản vốn tài trợ không nhỏ thì vấn đề phòng

chống rủi ro trong kinh doanh của các công ty CTTC là rất cần thiết.

+ Phòng chống rủi ro về thiết bị

Mặc dù công ty CTTC vẫn là người sở hữu tài sản trong suốt thời gian cho thuê

nhưng người lựa chọn tài sản thuê lại là doanh nghiệp. Do vậy, để phòng tránh các rủi

ro về tài sản cho thuê trong trường hợp kết thúc hợp đồng thuê cũng như trong trường

hợp hợp đồng thuê bị phá vỡ, công ty CTTC cần phân tích để đánh giá tài sản dự kiến

cho thuê trên các khía cạnh: giá mua, loại tài sản, công nghệ, chất lượng tài sản, khả

năng vận hành, bảo dưỡng và các dịch vụ cần thiết...Tài sản dùng để cho thuê phải là

các tài sản phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp thuê, có tuổi thọ hoạt động cao, có

khả năng duy trì được giá trị và có thể bán lại một cách dễ dàng trên thị trường máy

móc thiết bị cũ.

Page 144: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

125

+ Công tác kiểm tra theo dõi hoạt động của tài sản thuê

Đây là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian trong trường hợp tài sản thuê

có tầm hoạt động rất rộng hoặc lắp đặt, vận hành rải rác… Đối với tài sản thuê, quyền

sở hữu pháp lý vẫn thuộc công ty CTTC nên công ty phải thường xuyên kiểm tra việc

sử dụng nó thế nào để kịp thời phát hiện những sai sót cũng như hiệu quả sử dụng của

nó nhằm chấn chỉnh kịp thời, phát huy cao nhất năng suất sử dụng của máy móc thiết

bị. Công tác kiểm tra này nên tổ chức sao cho thuận tiện không những đối với công ty

CTTC mà còn thuận lợi cho doanh nghiệp thuê trong việc sử dụng máy móc thiết bị

trong sản xuất kinh doanh. Những cuộc kiểm tra không báo trước thường có một kết

quả khả quan vì có thể tận mắt chứng kiến hoạt động của máy móc.

+ Xây dựng các mẫu hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý

Đối với các trường hợp cho thuê khác nhau cần có các quy định ràng buộc trách

nhiệm các bên tham gia phù hợp, đảm bảo quyền lợi của công ty, quyền lợi của khách

hàng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động của công ty.

3.2.1.3. Gia tăng năng lực cạnh tranh lãi suất

Trong chiến lược cạnh tranh thì yếu tố giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc

chiến lĩnh thị phần và thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực huy

động và cho vay thì vấn đề cạnh tranh về giá không phải là biện pháp khả dĩ. Do đó,

đối với công ty CTTC để thực hiện cạnh tranh lãi suất thì thực hiện tốt chính sách “xây

dựng mối quan hệ song phương với những đối tác chính”. Vì thông qua xây dựng mối

quan hệ song phương với các đối tác, công ty CTTC sẽ tận dụng được vốn và công

nghệ của các đối tác, cụ thể các công ty CCTC cần liên kết với các doanh nghiệp trong

việc bán hàng trả chậm, các nhà cung cấp còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc

giới thiệu, tiếp thị hoạt động CTTC đến với khách hàng. Trong điều kiện thông tin về

Page 145: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

126

hoạt động này còn hạn chế, việc doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ nào phần lớn là

do nhà cung cấp tư vấn. Như vậy, các công ty CTTC nên lựa chọn những nhà cung cấp

chiến lược và tạo dựng mối hợp tác chặt chẽ. Chẳng hạn, để phát triển dịch vụ CTTC

xe ôtô, công ty CTTC ký thỏa thuận hợp tác phát triển khách hàng để phục vụ CTTC

với các đại lý xe ô tô. Theo bản thoả thuận này, hai bên sẽ ưu tiên giới thiệu và phát

triển khách hàng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và cùng phát triển hoạt động

kinh doanh của mình. Các bên cũng sẽ cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc quảng bá

thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của nhau để thu hút và mở rộng khách hàng.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của bên cho thuê và bên thuê, mọi tài sản cho

thuê đều phải mua bảo hiểm. Do đó, công ty bảo hiểm cũng đóng vai trò nhất định

trong hoạt động CTTC. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với công ty bảo hiểm, các

công ty CTTC có thể đảm bảo khách hàng của mình sẽ có được sự hỗ trợ nhanh chóng,

đầy đủ khi có thiệt hại xảy ra với tài sản thuê. Khách hàng sẽ yên tâm sử dụng tài sản

thuê khi đã mua bảo hiểm. Chẳng hạn, công ty VILC ký hợp đồng hợp tác với công ty

Bảo Việt Sài Gòn, trong đó nếu khách hàng yêu cầu công ty tài trợ luôn cả phần bảo

hiểm thì tài sản thuê sẽ được mua bảo hiểm của công ty Bảo Việt Sài Gòn. Đồng thời,

là khách hàng lớn của Bảo Việt Sài Gòn nên VILC được dành cho những ưu đãi như hạ

phí bảo hiểm với cùng mức bồi thường như những khách hàng khác, ưu tiên hỗ trợ giải

quyết hồ sơ và tối đa hóa mức bồi thường bảo hiểm khi có sự cố xảy ra với những tài

sản đó.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố mang tính quyết định đến thành công hay thất

bại của một tổ chức. Do đó, không riêng gì các công ty CTTC, phát triển nguồn nhân

lực luôn là yếu tố bắt buộc phải thực hiện để tạo tiền đề cho hoạt động của một tổ chức.

Hoạt động CTTC gắn liền với tài sản là máy móc thiết bị phức tạp, tính năng kỹ thuật

Page 146: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

127

ngày càng đa dạng và hiện đại. Vì vậy, yêu cầu chung đặt ra đối với nhân viên công ty

là bên cạnh việc phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tài chính-ngân hàng đồng

thời phải có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật. Việc phát triển nguồn nhân lực trong giai

đoạn hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến vấn đề

giữ chân nhân sự. Vì vậy, các công ty CTTC cần chú trọng các công tác sau:

+ Xây dựng công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ các cấp trong các công ty CTTC

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy trình tuyển dụng để đảm bảo thu hút được

nhân tài. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Công ty CTTC xây dựng quy chế,

chính sách về tuyển dụng lao động. Công tác định biên là cơ sở cho tuyển dụng phù

hợp với điều kiện thực tế của công ty. Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực để chủ

động cho những chiến lược phát triển lâu dài. Việc hoạch định nhân lực xuất phát từ

mỗi bộ phận trong công ty với các yêu cầu cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ,

sức khoẻ, độ tuổi và các yêu cầu khác. Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên…

được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển

được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng. Nhân viên mới được thử việc trước

khi có quyết định tuyển dụng. Đồng thời, thông qua các chương trình nhận sinh viên

thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ cho hệ thống các trường kinh tế, luật, kỹ thuật giúp

công ty CTTC có nguồn tuyển dụng với chất lượng tốt.

+ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty, nhằm

mục tiêu nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ - công nhân

viên. Mục tiêu đầu tiên của công tác đào tạo là làm thay đổi triệt để thói ỷ lại, tư tưởng

bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Kế đến là triển khai chương trình định

hướng công việc và phát triển nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên mới tìm hiểu về

Page 147: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

128

doanh nghiệp và ý thức được vị trí, vai trò của mình. Tổ chức đào tạo trên quy mô toàn

doanh nghiệp và triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

và kỹ năng làm việc của nhân viên ở mỗi bộ phận. Thực tế là nguồn cán bộ nhân viên

trong công ty CTTC phần lớn được chuyển từ các NHTM hoặc sinh viên mới ra trường,

đều chưa được tiếp cận nghiệp vụ CTTC, kiến thức về CTTC còn hạn chế. Vì vậy,

công tác đào tạo và đào tạo lại cần được chú trọng. Công ty nên thường xuyên tiến

hành mở các lớp tập huấn về kiến thức thị trường, về nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ

CTTC và cử một số cán bộ chủ chốt đi đào tạo chuyên môn và quản trị ở nước ngoài

nhằm tiếp cận với công nghệ và phương pháp quản trị tài chính hiện đại.

+ Bố trí và sử dụng nhân sự hợp lý

Bố trí nhân sự tại công ty căn cứ vào khả năng và yêu cầu công việc, theo hướng

mạnh dạn giao việc và ủy quyền để nhân viên có thể độc lập tự chủ trong công việc.

Công ty cần có kế hoạch luân chuyển hợp lý nhân viên để phát huy tính sáng tạo và

kích thích tinh thần hăng hái. Xây dựng văn hoá công ty với những giá trị bình đẳng,

khuyến khích nhân viên hợp tác và thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ

chung. Các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng vị trí nhân sự được công bố công

khai. Công ty cần chú ý cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi

trường làm việc, tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

+ Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động. Đồng

thời thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhân viên. Khuyến khích, động viên

và có chương trình hỗ trợ nhân viên tự học, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tăng cường

tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty thông qua các buổi họp mặt, du lịch. Hoàn thiện

hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động. Do đặc thù của ngành tài chính ngân

Page 148: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

129

hàng có những yêu cầu về nghiệp vụ, đạo đức, nên việc xây dựng ý thức tổ chức kỷ

luật của cán bộ, viên chức cần được xem trọng. Cần có những quy định, chế tài giúp

cho công tác kiểm tra, giám sát, điều hành được thuận tiện.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và phương thức quản trị điều hành

3.2.3.1. Phát triển mạng lưới

Năng lực phát triển mạng lưới của các công ty CTTC còn thấp. Để cải thiện

trong thời gian tới, trước hết doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu thị trường, xác định

nhu cầu. Quan trọng hơn hết là nâng cao năng lực tài chính và nguồn nhân lực để có

thể vận hành hệ thống một cách có hiệu quả. Trước hết cần tiến hành liên kết với các

NHTM và thực hiện uỷ thác cho các NHTM bán các sản phẩm dịch vụ cho công ty

CTTC.

Trong kinh doanh, mở rộng mạng lưới hoạt động ra thị trường mục tiêu là chiến

lược cần thiết. Tuy nhiên hiện nay tại TPHCM chỉ có ALCII là có chi nhánh tại một số

tỉnh thành khiến nhiều thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ. Xác định được vấn đề trên, các

công ty CTTC thuộc các NHTM nên tận dụng mạng lưới hiện có của ngân hàng mẹ để

mở rộng mạng lưới hoạt động. Các công ty CTTC nên mở rộng hoạt động bằng các

hình thức như mở chi nhánh mới hoặc mở các tổ cho thuê (tùy thuộc vào quy mô và kế

hoạch tiếp cận thị trường của từng công ty CTTC) để khai thác tốt tiềm năng này, biến

nhu cầu của khách hàng thành sản phẩm của mình. Trước mắt, khi các công ty CTTC

thuộc ngân hàng chưa thể mở chi nhánh hoặc tổ cho thuê thì có thể ký hợp đồng ủy

thác với các chi nhánh ngân hàng ở các địa phương để các chi nhánh này giới thiệu

dịch vụ CTTC đến khách hàng, tìm kiếm và tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Ngoài ra, cần

phải đẩy mạnh phát triển các giao dịch điện tử thông qua việc phát triển thương mại

điện tử bằng việc xây dựng cổng giao dịch trực tuyến thông qua trang web của công ty.

Page 149: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

130

3.2.3.2. Gia tăng năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị, điều hành ảnh hưởng đến toàn bộ các năng lực khác của công

ty. Muốn cải thiện năng lực quản trị, thì trước hết là cải thiện năng lực của nhà lãnh

đạo. Giám đốc công ty cần tự mình nâng cao trình độ bản thân thông qua các khoá đào

tạo Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Giám đốc bán hàng,vv... Để nhanh chóng

nâng cao năng lực quản trị viên, công ty có thể thuê các nhà quản trị chuyên nghiệp có

đẳng cấp làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trong giải pháp gia tăng năng lực quản trị

có một nội dung quan trọng là nâng cao năng lực hoạch định chiến lược và khả năng ra

quyết định chính xác và nhanh chóng. Để cải thiện tình hình, công ty cần sử dụng

những công nghệ quản lý mới, đặc biệt là những phần mềm quản trị hiện đại, các công

cụ hoạch định hiện đại. Tin học hoá là cần thiết và cấp bách. Hình thành đội ngũ cán bộ

quản lý có trình độ chuyên môm cao trên cơ sở việc tuyển dụng tốt và đào tạo thường

xuyên. Xây dựng chiến lược phân bổ nguồn lực gắn với các mục tiêu chiến lược.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực marketing

Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc thiếu thông tin sẽ tạo ra một sự

chênh lệch về nhận thức, chênh lệch về giá cả hàng hóa dịch vụ và đánh mất cơ hội đầu

tư chính đáng cho dân chúng và các nhà đầu tư ở các khu vực khác nhau trên phạm vi

một quốc gia cũng như trên phạm vi thị trường thế giới. Như vậy, để cho dân chúng và

các nhà đầu tư biết và hiểu rõ được hoạt động của thị trường CTTC, để kênh dẫn vốn

này trở nên phổ biến đối với mọi người và các ngành liên quan, cần phải mở rộng và

tăng cường hơn nữa thông tin tuyên truyền, giới thiệu về nghiệp vụ CTTC như:

+ Giới thiệu rộng rãi hoạt động CTTC và những tiện ích của nó đối với toàn xã

hội trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tập san kinh tế-tài chính–

ngân hàng, các phóng sự truyền thanh, truyền hình. Kênh thông tin này dễ tiếp cận với

Page 150: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

131

đại đa số dân chúng và đặc biệt có hiệu quả đối với các khu vực, các tỉnh thành có kế

hoạch phát triển, đang thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước. Công ty cũng nên

chọn lựa vị trí thích hợp để làm trụ sở, có bảng hiệu rõ ràng để đảm bảo việc dễ thấy,

dễ tìm.

+ Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên

mạng cũng là một biện pháp hiệu quả do nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiếp cận với

thương mại điện tử. Vì vậy, các công ty CTTC nên đưa thông tin lên mạng thông qua

thiết lập một trang web với các thông tin cụ thể về thủ tục, qui trình nghiệp vụ, điều

kiện tài trợ và các ưu đãi nếu có…và đảm bảo thông tin luôn được cập nhật, hữu ích

cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hiện tại vẫn còn một số công ty CTTC chưa có

website riêng, các công ty có website thì thông tin cũng còn khá sơ sài. Do trong giai

đoạn đầu, chưa có khả năng tạo ra các tương tác trên trang web thì việc xây dựng trang

web chỉ có các thông tin mang tính giới thiệu có thể chấp nhận được. Tuy nhiên các

công ty CTTC cần xác định rằng trong tương lai nên thiết lập trang thông tin với các

tương tác để khách hàng có thể nộp hồ sơ thuê qua mạng, thanh toán qua mạng cũng

như thăm dò ý kiến khách hàng qua mạng…

+ Phối hợp với các trung tâm hay dự án hỗ trợ DNVVN, các Viện nghiên cứu,

trường đại học tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề chuyên sâu, trao đổi kinh

nghiệm, giới thiệu các vấn đề liên quan đến hình thức tài trợ vốn thông qua hoạt động

CTTC cho các chủ doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua các buổi tiếp xúc này, các công

ty CTTC có thể thăm dò ý kiến khách hàng, cập nhật nhu cầu thị trường, lắng nghe

những bức xúc của doanh nghiệp để cải thiện phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ,

cơ cấu lãi suất… để nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thị trường CTTC theo

hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay, SBL là

công ty CTTC thực hiện hoạt động này rất tốt. Tuy chỉ hoạt động khoảng 7 năm nhưng

Page 151: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

132

SBL đã thực hiện thành công các buổi hội thảo tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM,

Tiền Giang, đã tạo được một thị phần và danh tiếng khá ổn định.

+ Đổi mới phong cách phục vụ: Phải đổi mới phong cách phục vụ, các công ty

CTTC không thể ngồi chờ khách hàng đến mà ngược lại phải tích cực chủ động tìm

đến khách hàng. Nâng cao phong cách phục vụ thân thiết, niềm nở, cởi mở, tận tình

giúp đỡ. Chất lượng dịch vụ cũng là một yếu tố quảng cáo đạt hiểu quả rất cao, không

những có tác động giữ chân khách hàng cũ mà còn rất hiệu quả trong việc lôi kéo

khách hàng mới, nhất là trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

3.2.4. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ

3.2.4.1. Gia tăng năng lực sản phẩm

Tập trung tối đa nguồn lực để tiếp tục phát triển các sản phẩm phù hợp cho từng

đối tượng khách hàng. Để thực hiện được sách lược này, các công ty CTTC cần phát

triển dịch vụ mang tính tiện ích và hiện đại. Đối với mỗi công ty CTTC, việc đa dạng

hóa các sản phẩm, cần gắn liền với việc chuyên môn hóa các dịch vụ mà khách hàng

của mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải. Công ty CTTC phải xác định được sản

phẩm trọng tâm hóa của mình và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó. Các

công ty CTTC quy mô nhỏ thận trọng khi đầu tư cung cấp các sản phẩm dịch vụ phức

tạp. Hiện nay, công ty CTTC nhỏ nên nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho

khách hàng, giảm bớt chi phí, thủ tục. Việc phát triển các sản phẩm mới thực hiện

từng bước thận trọng. Còn các công ty CTTC lớn trong quá trình phát triển sản phẩm

mới và hiện đại hóa công nghệ nên chú ý đến khả năng tích hợp đồng bộ và hiệu quả

đầu tư.

Page 152: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

133

+ Đa dạng hóa các phương thức cho thuê tài chính

CTTC bao gồm nhiều phương thức thuê, nhưng hiện tại 90% các giao dịch thuê

tài sản là thuê tài chính thuần (CTTC hai bên và CTTC ba bên). Hình thức CTTC này

không mấy khác biệt so với hình thức tài trợ vốn trung dài hạn của ngân hàng hay các

quỹ đầu tư nên CTTC sẽ khó giành ưu thế so với ngân hàng. Do đó, các cơ quan chức

năng cần điều chỉnh những bất cập trong các quy định để các công ty CTTC có thể mở

rộng sang các hình thức cho thuê khác.

- Phương thức mua và cho thuê lại

Thực chất nghiệp vụ này nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn

về tài chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tái cấu trúc vốn và tăng nguồn vốn lưu

động. Thông thường là các tài sản nhập khẩu có giá trị cao, thuộc diện được miễn thuế

nhập khẩu. Do đó, để ngăn ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng

ưu đãi này để trốn thuế, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định những

tài sản này nếu bán lại ở thị trường Việt Nam thì phải được Bộ thương mại cho phép.

Với những thủ tục nhiêu khê để được Bộ thương mại cho phép đã khiến cho nhiều

doanh nghiệp nản lòng. Hơn nữa, việc bán lại tài sản cho các công ty CTTC sẽ làm

phát sinh thêm các khoản thuế VAT, thuế thu nhập từ việc bán tài sản khiến cho chi phí

của việc bán và tái thuê tăng lên, làm cho hình thức này trở nên kém hiệu quả. Do đó,

Chính phủ cần xem xét miễn thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cũng như miễn

giảm thuế thu nhập từ việc bán tài sản. Đồng thời cần có sự phối hợp liên bộ giữa Bộ

thương mại và NHNN để hình thức mua và cho thuê lại thực sự phát huy hiệu quả.

Riêng đối với các DNNN, do các tài sản đó thuộc sở hữu Nhà nước nên việc

quyết định bán, chuyển nhượng tài sản phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý. Vì

vậy để tạo cơ hội CTTC các DNNN, các ban ngành liên quan cần ban hành, sửa đổi qui

Page 153: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

134

chế quản lý, sử dụng tài sản trong các DNNN, cho phép doanh nghiệp được chủ động

thực hiện phương án sử dụng vào hình thức bán rồi thuê lại. Đồng thời, thủ tục mua

bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản ở các DNNN cần đơn giản hóa để không làm lỡ

cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng không để tình trạng lợi dụng việc mua sắm,

chuyển nhượng tài sản để tham ô và làm thất thoát tiền bạc của Nhà nước.

- Phương thức cho thuê vận hành

Để tạo thêm điều kiện phát triển hoạt động CTTC, tháng 06/2004, NHNN đã có

quyết định cho phép các công ty CTTC thực hiện hình thức cho thuê vận hành. Đây là

bước tháo gỡ rất hữu hiệu cho những bế tắc hiện tại của các công ty CTTC, giúp họ

mau chóng xử lý các tài sản thu hồi, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài mà không được phép sở hữu tài sản như các văn phòng đại

diện hoặc các đơn vị có thời gian hoạt động ngắn. Hình thức này thích hợp với các mặt

hàng như ô tô, thiết bị văn phòng hoặc vỏ container nhưng các chi phí phát sinh như

tiền thuê kho bãi chứa hàng và đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì lớn nên cũng hạn chế phần

nào hiệu quả. Vì vậy để phát triển hình thức này cần phát triển thị trường mua bán

máy móc thiết bị cũ. Việc phát triển thị trường mua bán máy móc thiết bị cũ ở nước ta

là cần thiết, giúp các công ty CTTC khi thu hồi tài sản do kết thúc hợp đồng hoặc

khách hàng vi phạm hợp đồng có thể bán lại trên thị trường này, nhanh chóng thu hồi

vốn và hạn chế được nhiều chi phí.

- Phương thức cho thuê giáp lưng

Phương thức này được thực hiện trong trường hợp bên đi thuê chưa đủ uy tín

đối với bên cho thuê, ví dụ công ty CTTC nước ngoài chỉ chấp nhận cho những công ty

lớn của Việt Nam thuê, thì thông qua sự đồng ý của bên cho thuê, bên đi thuê thứ nhất

(công ty lớn) đứng ra thuê tài sản rồi cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản đó. Phương

Page 154: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

135

thức này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư nước

ngoài thông qua việc thuê mua những trang thiết bị hiện đại của thế giới. Phương thức

này cũng có thể áp dụng trong trường hợp bên đi thuê thứ nhất chưa hết hợp đồng thuê

nhưng đã chấm dứt nhiệm vụ hoạt động của tài sản, có thể cho bên thuê thứ hai thuê lại

bằng một hợp đồng CTTC và như thế gánh nặng về chi phí thuê tài chính sẽ chuyển

cho bên thuê thứ hai. Tuy nhiên, phương thứ này vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Vì thế, NHNN cần tạo điều kiện cũng như có những văn bản hướng dẫn thực hiện

phương thưc này để các công ty CTTC có thể đa dạng dịch vụ, góp phần thúc đẩy hoạt

động CTTC phát triển.

+ Đa dạng hóa tài sản cho thuê

Theo qui định hiện hành, CTTC chỉ áp dụng đối với các loại động sản, còn bất

động sản như nhà xưởng, đất đai chưa được xếp vào loại tài sản CTTC. Điều này

không phù hợp với thông lệ quốc tế do trên thế giới phần lớn tài sản CTTC là bất động

sản, làm hạn chế hoạt động của các công ty CTTC.

Hiện nay, hầu hết các DNVVN mới thành lập, vốn kinh doanh còn nhỏ nên

không đủ điều kiện để có thể tạo lập bất động sản. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều

thuê mướn văn phòng, nhà xưởng để hoạt động. Tuy nhiên, việc này gây nhiều phiền

phức cho doanh nghiệp do giá thuê cao đặc biệt là các khu vực nội thành, thời hạn thuê

ngắn khiến doanh nghiệp không chủ động được trong sản xuất kinh doanh. Với xu thế

hiện nay, các chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách xây dựng các nhà xưởng,

văn phòng rồi bán hoặc cho thuê lại và hiện tượng cho thuê cao ốc văn phòng đang rất

thịnh hành. Nhưng các công ty chủ đầu tư cũng gặp khó khăn về vốn đầu tư xây dựng,

nhiều doanh nghiệp cũng không đủ tiền để có thể mua ngay bất động sản. Vì vậy, nếu

được phép giao dịch CTTC bất động sản thì sẽ giải quyết được những khó khăn trên,

đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Để thực hiện được vấn đề này, Chính

Page 155: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

136

phủ nên mở rộng tài sản cho thuê sang cả bất động sản và có hướng dẫn cụ thể về việc

chuyển nhượng và sở hữu bất động sản cho thuê.

+ Mở rộng đối tượng cho thuê tài chính

Theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP, đối tượng thuê là các tổ chức, cá nhân hoạt

động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.

Đây là bước cải cách đáng kể so với Nghị định 64/CP vì văn bản này chỉ cho phép

doanh nghiệp mới được thuê tài sản cho mục đích kinh doanh hợp pháp. Tuy NHNN

đã cho phép cá nhân được thuê tài chính nhưng vẫn còn hạn chế về đối tượng. Theo

Thông tư hướng dẫn số 08/2001/TT-NHNN lại hạn chế cá nhân vào diện phải đăng ký

kinh doanh và hộ gia đình. Như vậy, một bộ phận không nhỏ những người thật sự cần

vốn như các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xã viên hợp tác xã, các trang

trại…lại khó tiếp cận phương thức tài trợ này.

Bên cạnh đó, theo điều 23 và 26 Nghị định 16/2001/NĐ-CP qui định bên thuê

phải nộp báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh cho bên thuê. Điều này là chưa hợp lý và không khả thi khi đối tượng khách

hàng là các doanh nghiệp mới thành lập, là cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, cần có

những văn bản bổ sung, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về việc mở rộng đối

tượng cho thuê sang các cá nhân, hộ kinh tế gia đình, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công

nghiệp, các trang trại…và các đối tượng này chỉ cần cung cấp phương án, mục đích sử

dụng tài sản thuê và các hồ sơ pháp lý khác như chứng minh nhân dân, giấy chứng

nhận trang trại…

3.2.4.2. Nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ

Làm tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng được xem là những thứ hơn cả “nụ

cười” hay những “cử chỉ đẹp” đối với khách hàng. Khi khách hàng tiếp xúc và trao đổi

Page 156: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

137

với công ty, trong đầu họ thường hình thành những nhận thức về thương hiệu hơn hẳn

nhận thức thông qua quảng cáo từ các phương tiện truyền thông tiếp thị. Các công ty

CTTC, cần hiểu rõ sự thành công của công ty đó là sự gia tăng về chất lượng dịch vụ.

Để gia tăng chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC cần thực hiện tốt việc chăm sóc

khách hàng. Ngoài hoạt động CTTC, các công ty CTTC nên phát triển thêm các dịch

vụ tư vấn nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn và mang lại hiệu quả cao

hơn.

+ Tư vấn tài chính, đầu tư

Với những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, các công ty CTTC có thể tư vấn

cho khách hàng nên đầu tư vào loại sản phẩm nào, mức độ bao nhiêu…nhằm hạn chế

bớt những quyết định đầu tư sai lầm.

+ Tư vấn lựa chọn máy móc, thiết bị

Thị trường máy móc thiết bị hiện nay rất lớn với nhiều chủng loại, tính năng,

công suất, nguồn gốc...Khi có nhu cầu đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp lúng túng trong

việc chọn lựa thiết bị vì thiếu am hiểu về tính năng kỹ thuật, công dụng, hiệu quả của

loại máy cần đầu tư trong một thị trường máy móc rộng lớn. Trong khi đó, các công ty

CTTC lại có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành

nghề, nhiều nhà cung cấp, nhiều loại máy móc khác nhau nên sẽ hiểu rõ về thị trường

máy móc, ý kiến tư vấn của họ sẽ giúp khách hàng phần nào lựa chọn đúng loại máy

móc thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó, các công ty nên tận dụng những

kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình để thực hiện dịch vụ tư vấn, vừa đem lại

hiệu quả về mặt kinh tế, vừa hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê vì đã giúp khách

hàng tránh đầu tư vào những dự án có thể gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của họ.

Page 157: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

138

3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ

Một công ty CTTC hiện đại không thể không đầu tư công nghệ và coi trọng việc

ứng dụng các công nghệ hiện đại. Đó chính là yếu tố làm tăng thêm uy tín, thị phần để

thu hút đầu tư, làm tăng lợi nhuận cho công ty từ dịch vụ truyền thống sang hiện đại.

Các dịch vụ hiện đại mới là nhân tố chính giúp việc hoạt động hiệu quả. Tỉ lệ thu nhập

từ dịch vụ này ngày càng cao. Chính thông qua công nghệ mà các công ty tạo lên sự

gia tăng trong sản phẩm của mình, giảm được các chi phí trong giao dịch nhờ đó gia

tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, một công ty CTTC hiện đại không thể không đầu tư công

nghệ và coi trọng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại.

3.2.6. Phát triển thương hiệu

Có thể nói rằng, thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển

của các công ty CTTC, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự đổ vỡ hàng

loạt của các thương hiệu của các ĐCTC lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua đã rút ra

một bài học lớn cho các ĐCTC muốn trụ vững để có thể song hành cùng nền kinh tế

vượt qua điểm uốn của chu kỳ suy thoái là “các công ty CTTC hệ thống các TCTD

Việt Nam cần xây dựng thương hiệu của công ty mình phải có điểm khác biệt, độ nhận

diện cao, được quốc tế hóa và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc vừa

xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng” và đây cũng là định hướng quan trọng

trong việc xây dựng thương hiệu của ngành CTTC Việt Nam trong thời gian tới. Các

công ty CTTC cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ qua các

hình thức quảng cáo khuyến mãi mà phải thông qua chính chất lượng dịch vụ và phong

cách phục vụ của công ty để từ đó hình thành nên giá trị công ty trong tâm trí khách

hàng. Bài học kinh nghiệm từ thực tế của Trung Quốc cho thấy, sự thành công của các

ĐCTC để nâng cao sức cạnh tranh cần xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách

hàng. Để khẳng định uy tín của mình, các công ty cần phải thể hiện sự minh bạch, độ

Page 158: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

139

tin cậy và kịp thời của các số liệu hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các số liệu về vốn

huy động, nợ quá hạn và thu nhập,... Các thông tin này là rất cần thiết để xây dựng lòng

tin của khách hàng và nhà đầu tư đối với công ty. Để xây dựng uy tín thương hiệu cho

công ty CTTC cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu hiện

tại trên thị trường là nội dung tối cần thiết trước khi tiến hành bất kỳ một hành động

nào liên quan đến chiến lược phát triển thương hiệu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến

định hướng phát triển thương hiệu sau này và cũng giúp ích cho chiến lược phát triển

kinh doanh của công ty.

+ So sánh nhóm khách hàng của công ty với thị trường CTTC và khả năng cạnh

tranh của công ty để lựa chọn và phát triển thương hiệu một cách thích hợp nhất với

mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì mới có cơ

hội tồn tại. Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt, có nghĩa là phải tạo

ra sự khác biệt giữa thương hiệu của một công ty với các công ty khác có cùng đối

tượng khách hàng. Trong thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng chỉ

chọn thương hiệu có thể đem lại các giá trị khác với các công ty khác phù hợp với nhu

cầu của mình.

+ Phát triển và mở rộng năng lực vốn có của công ty để tạo lòng tin với khách

hàng và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ phát huy thế mạnh của mình. Chỉ những công

ty tạo dựng được niềm tin với khách hàng mới duy trì được sự gắn bó, lòng trung thành

của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Và chỉ có lòng trung thành của khách

hàng mới giúp công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

+ Xây dựng sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của

thương hiệu, thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu tượng

Page 159: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

140

thương hiệu, cấu trúc thương hiệu,... xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý

thương hiệu nội bộ, xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát

triển thương hiệu.

+ Ngoài ra, các công ty cần tiến hành định giá thương hiệu. Đây là công việc vô

cùng quan trọng để khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Công ty CTTC phải tạo cho khách hàng của mình một hình ảnh tốt về kinh

doanh, không chỉ qua các tiêu chí về lợi nhuận, qui mô hoạt động, số lượng khách hàng

tăng ổn định, các sản phẩm dịch vụ được được xã hội nhanh chóng chấp nhận, mà còn

phải:

- Gần gũi với khách hàng của mình, qua hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên,

phong cách giao tiếp.

- Tối đa hóa giá trị cá nhân của khách hàng, qua việc quản lý thông tin khách

hàng, thăm hỏi khách hàng nhân ngày sinh nhật hoặc ngày lễ lớn của dân tộc.

- Tạo ra những tiện ích sản phẩm dịch vụ tốt nhất, độc đáo nhất, sản phẩm của

ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng một giá trị nhất định.

- Giảm chi phí về tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý cho khách hàng khi

tham gia thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

3.3. KHUYẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với nhà nước

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

CTTC là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng,

Page 160: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

141

xuất nhập khẩu, thương mại, tài chính, giao thông vận tải…Sự thiếu thống nhất và

chưa đồng bộ giữa các qui định của văn bản pháp luật về các lĩnh vực này đang là trở

ngại lớn cho sự phát triển của hoạt động CTTC. Hiện nay, hoạt động CTTC ở Việt

Nam chỉ dựa trên Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 và một số Nghị định,

Thông tư hướng dẫn thực hiện, chưa được đưa vào luật như một số nước trên thế giới

nên mọi hoạt động đều chưa có nền tảng vững chắc. Những vướng mắc về hình thức,

đối tượng và tài sản cho thuê …đã xuất hiện và tồn tại từ khi loại hình tín dụng này ra

đời vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Do đó, sự hoàn thiện về

môi trường pháp lý là bước đi quan trọng trong tiến trình đưa hoạt động CTTC phát

triển đúng như tiềm năng của nó tại Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam

đang thực hiện lộ trình mở cửa ngành tài chính thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý

càng trở nên cấp thiết, giúp hạn chế rủi ro cho hoạt động CTTC, sớm đưa ngành CTTC

hòa nhập với khu vực và thế giới. Do đó, trước mắt cần hoàn thiện các văn bản pháp lý

hiện hành và tiến tới xây dựng luật CTTC tại Việt Nam. Nội dung của luật CTTC sẽ

khắc phục những khoảng trống pháp lý trong các văn bản điều chỉnh hoạt động CTTC

hiện nay đồng thời thể hiện sự nhất quán trong nội dung so với luật các TCTD.

3.3.1.2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Kinh nghiệm của các quốc gia có thị trường CTTC phát triển cho thấy trong giai

đoạn đầu, thị trường CTTC muốn phát triển cần phải có những chính sách hỗ trợ từ

phía Nhà nước cũng như sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách kinh tế vĩ

mô như tín dụng, thuế…để tạo đà cho sự phát triển.

+ Chính sách thuế

- Thuế VAT: Một vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến giá CTTC hiện nay là

việc khấu trừ thuế VAT của tài sản thuê tài chính đối với bên đi thuê. Đối với CTTC

Page 161: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

142

thì doanh nghiệp phải khấu trừ thuế VAT nhiều lần tương ứng với các đợt thanh toán

nợ gốc tiền thuê. Điều này xuất phát từ lý do công ty CTTC không phải là đối tượng

chịu thuế VAT, nên khoản thuế sẽ được hạch toán chính thức vào trong giá trị tài sản

cho khách hàng thuê và khấu trừ dần khi bên thuê thanh toán tiền nợ gốc. Qui định này

đã làm cho bên thuê phải gánh chịu thêm lãi phải trả trên số thuế VAT đó. Vô hình

chung, điều này đã tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh tín dụng giữa ngân

hàng và công ty CTTC. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận

nguồn tài trợ từ CTTC, đề nghị cho phép doanh nghiệp thuê tài sản được khấu trừ thuế

VAT ngay từ đầu giống như trường hợp doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mua sắm

tài sản. Số thuế được khấu trừ đó, bên thuê sẽ hoàn trả ngay cho công ty CTTC.

- Thuế xuất nhập khẩu: Cần có chính sách công bằng trong việc áp dụng ưu đãi

về thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho thuê nhằm mục đích sản xuất, gia công

hàng xuất khẩu cũng như đối với doanh nghiệp tự nhập khẩu máy móc thiết bị để sản

xuất, gia công hàng xuất khẩu. Trong trường hợp, nếu tài sản thuê được nhập khẩu sau

khi hết thời hạn thuê được tái xuất khẩu ra nước ngoài thì cũng được hưởng các qui chế

miễn thuế xuất khẩu đối với công ty CTTC. Việc xem xét ưu đãi thuế xuất nhập khẩu

nên căn cứ vào hoạt động của người thuê và mục đích sử dụng các thiết bị nhập khẩu

cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

+ Chính sách về vốn

Để thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển, trong giai đoạn đầu khi thị trường

CTTC còn nhiều khó khăn, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các công ty CTTC gia tăng

khả năng tài trợ thông qua việc chấp thuận cho các công ty này tăng vốn điều lệ;

khuyến khích các công ty liên kết, sáp nhập; đưa ra các qui định cụ thể về việc phát

hành giấy tờ có giá để nâng cao khả năng huy động vốn, tăng năng lực cạnh tranh, thúc

đẩy thị trường phát triển mạnh hơn.

Page 162: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

143

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Tạo chính sách ổn định cho các công ty cho thuê tài chính phát triển

NHNN cần điều hành các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, nghiệp vụ thị

trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn một cách thận trọng, linh hoạt, đạt

được mục tiêu kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty CTTC, góp phần tăng trưởng kinh tế.

+ Điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường,

tiến tới mở rộng biên độ tỷ giá phù hợp với mức độ mở cửa của thị trường tài chính và

năng lực kiểm soát của NHNN.

+ Điều hành lãi suất theo nguyên tắc thị trường. Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi

suất theo hướng tạo lập một mức lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ, nâng cao khả

năng điều tiết thị trường thông qua lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn.

Việc giữ ổn định lãi suất chính thức của NHNN nhằm tránh phát tín hiệu làm tăng lãi

suất thị trường trước sức ép tăng lãi suất thị trường quốc tế và lạm phát trong nước vẫn

ở mức cao, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng huy động và cho

vay đối với nền kinh tế.

+ Sửa đổi quy chế giao dịch hoán đổi lãi suất, tạo điều kiện cho các TCTD

phòng ngừa rủi ro lãi suất đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

+ Điều chỉnh nghiệp vụ thị trường mở mua bán giấy tờ có giá và công cụ tái cấp

vốn (chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá), dự trữ bắt buộc theo hướng đảm bảo vốn khả

dụng cho các ĐCTC.

Page 163: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

144

3.3.2.2. Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Công tác thanh tra, giám sát của NHNN phải đổi mới toàn diện để phù hợp với

thông lệ, chuẩn mực quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Việc đổi mới thanh tra ngân hàng phải tập trung vào một số nội dung chính sau:

+ Về khuôn khổ pháp lý, phải xây dựng luật giám sát an toàn hoạt động của các

TCTD và các văn bản pháp lý có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động

thanh tra, giám sát TCTD hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc của Ủy ban Basel, đảm

bảo để cơ quan giám sát an toàn hoạt động của TCTD có đủ quyền lực cần thiết trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các

quy định pháp luật trong hoạt động của các TCTD.

+ Về mô hình tổ chức, cơ quan thanh tra, giám sát các TCTD phải được xây

dựng mô hình tổ chức theo hướng điều hành tập trung, thống nhất và phù hợp với

chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát tài chính, ngân hàng hiệu quả; thành lập cơ

quan giám sát an toàn hoạt động của các ĐCTC, thực hiện đầy đủ các chức năng của

công tác thanh tra, giám sát các ĐCTC theo đúng quy định của ủy ban Basel.

+ Về phương pháp thanh tra, giám sát: đổi mới, hoàn thiện các công cụ thanh

tra giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Kết hợp

chặt chẽ giữa giám sát, thanh tra từ xa và thanh tra tại chỗ. Chuyển cơ chế thanh tra

trên cơ sở tuân thủ pháp luật sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, đánh giá những tồn tại yếu

kém về cơ chế tổ chức, cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng.

Xây dựng và vận hành đề án giám sát từ xa từ trung ương đến địa phương trên cơ sở

chuẩn mực kế toán mới, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo CAMELS nhằm đảm bảo

việc giám sát an toàn vi mô đối với từng tổ chức tín dụng cũng như giám sát an toàn vĩ

mô đối với toàn hệ thống TCTD.

Page 164: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

145

+ Về thực thi thanh tra, giám sát: NHNN cần nâng cao vai trò, chất lượng thanh

tra giám sát, nâng cao trình độ và đạo đức của nhân viên làm công tác thanh tra, hướng

mục tiêu thanh tra tới đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các công ty

CTTC. Công tác thanh tra tránh gây xáo trộn và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh thường nhật của các công ty CTTC, đây là vấn đề lâu nay các ĐCTC phản ánh

rất nhiều. NHNN cần có cơ chế giám sát chặt chẽ cán bộ thanh tra, phải có những đánh

giá cụ thể về chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, xử lý nghiêm những cán bộ

thanh tra gây phiền hà, sách nhiễu, có động cơ vụ lợi.

3.3.2.3. Minh bạch hoá thông tin

NHNN phải đưa ra các quy định về yêu cầu các công ty CTTC công bố tài chính

một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế. Việc

làm này nhằm giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các công ty CTTC và hỗ trợ việc cho

vay tới những khách hàng không truyền thống của công ty.

NHNN và Bộ Tài chính cần sớm xây dựng các cơ chế chính sách về minh bạch

hóa và công khai thông tin của các TCTD theo hướng tạo điều kiện cho các công ty

CTTC tham gia vào TTCK. Một mặt, TTCK là kênh tạo vốn quan trọng cho các công

ty CTTC tăng cường khả năng tài chính, mặt khác các công ty CTTC được niêm yết sẽ

phải hoạt động minh bạch và có hiệu quả hơn.

3.3.3. Đối với Hiệp hội cho thuê tài chính

Phát huy vai trò của Hiệp hội CTTC. Trong mỗi ngành nghề, việc thành lập hiệp

hội là rất cần thiết để bảo vệ lợi ích và tăng cường quan hệ hợp tác của các thành viên

trong hiệp hội. Thông qua hiệp hội, các thành viên hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi

lẫn nhau và tham gia thảo luận, trao đổi những vấn đề khó khăn trong thực tiễn hoạt

Page 165: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

146

động, đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi Chính phủ quan tâm giải quyết. Hiệp hội

còn là nơi quảng bá hình ảnh và sản phẩm của các công ty đến với khách hàng.

Trước khi VILEA ra đời, có rất nhiều kỳ vọng đã được đặt vào tổ chức này. Tuy

nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động (từ tháng 12/2006), VILEA chưa phát huy

được vai trò như mong muốn. Chính vì vậy, để góp phần đưa ngành CTTC Việt Nam

phát triển thì các công ty CTTC thành viên cần tham gia tích cực hơn nữa để đưa

những mục tiêu của VILEA trở thành hiện thực và trở thành cầu nối giữa các thành

viên trong VILEA cũng như giữa các thành viên với các cơ quan Nhà nước. Trước hết,

VILEA cần xây dựng cho mình một website riêng để các thành viên có thể trao đổi,

thảo luận trực tiếp đồng thời để quảng bá hình ảnh của ngành CTTC đến với khách

hàng. Bên cạnh đó, VILEA nên có một bộ phận chuyên trách để có thể là đầu mối tiếp

nhận giải đáp các thắc mắc của các tổ chức thành viên về những quy định, những thách

thức cũng như điều kiện thuận lợi mà doanh nghiệp ngành gặp phải, nâng cao vai trò

phản biện, đóng góp ý kiến cho các chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, VILEA cần

liên kết với hiệp hội ngành khác ở trong nước và các nước trên thế giới để chia sẻ công

nghệ, kỹ thuật đồng thời tìm những đối tác, những bạn hàng tin cậy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM, cùng với

những đánh giá về môi trường tác động đến công ty CTTC, luận án đã đề xuất các giải

pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP.

HCM. Những đề xuất trên chỉ mang tính chất định hướng, điều quan trọng là tự thân

các công ty CTTC phải đánh giá đúng thực lực về điểm mạnh – yếu của mình, nhìn

nhận chính xác các cơ hội - thách thức, định cho công ty mình một sách lược cạnh

tranh dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng khơi dậy các tiềm lực trong tương lai.

Trong các giải pháp, kiến nghị nêu trên thì yếu tố nguồn lực có ý nghĩa then chốt và

Page 166: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

147

đột phá. Điểm yếu nhất là ở nguồn lực bao gồm năng lực chuyên môn, tính chuyên

nghiệp, khả năng nắm bắt thị trường, khách hàng, sản phẩm, khả năng làm việc theo

nhóm, trung thành với văn hóa công sở,…Phải giải quyết các điểm yếu này một cách

hiệu quả thì các công ty CTTC mới nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với việc giải

quyết bài toán về nguồn lực thì các công ty CTTC phải thực hiện khẩn trương nâng cao

năng lực tài chính thông qua việc sáp nhập, tăng tính liên kết, tập trung và phát triển

chiều sâu là tăng cường chất lượng dịch vụ, phát triển công nghệ,.... Tuy nhiên, không

có bất kỳ một lý thuyết hay bất kỳ một mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu cho sự thành

công chắc chắn trong kinh doanh. Kiến thức kinh tế là hành trang chia đều cho tất cả

mọi người. Điều còn lại thuộc về bản lĩnh, năng lực, lòng dũng cảm và đôi khi là một

chút may mắn nữa của từng công ty CTTC và năng lực điều hành của quản trị cấp cao.

Page 167: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

148

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp bách

hiện nay, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty CTTC trong hội nhập

quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM đã

có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các công ty CTTC

tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của đất nước mà nguyên

nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC còn thấp so với các ĐCTC

khác trong nước và khu vực, thế giới. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các

công ty CTTC rất đa dạng. Luận án đã sử dụng phương pháp ma trận do Thompson -

Strickland đề xuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh

tranh của các công ty CTTC và đo lường một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Thang đo Likert 5 bậc được sử

dụng. Đối tượng khảo sát là các khách hàng, nhà quản lý và một số chuyên gia am hiểu

vấn đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công ty CTTC tại TP. HCM, có một số

điểm mạnh cần phát huy nhưng cũng rất nhiều điểm yếu cần khắc phục là: năng lực

phát triển mạng lưới, năng lực phát triển sản phẩm, sức cạnh tranh thương hiệu, năng

lực marketing và nguồn nhân lực. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố môi trường

bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là sự

phát triển nhanh về số lượng của các TCTD; chính sách khuyến khích phát triển

DNNVV. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC,

trước hết phải kể đến sự cạnh tranh về huy động vốn; cơ sở hạ tầng yếu kém; chất

lượng giáo dục đào tạo là những yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động

kinh doanh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển, các công ty

Page 168: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

149

CTTC tại TP. HCM cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh trên

thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, các công ty

CTTC cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn

đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Để

nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng tôi đề xuất 10 nhóm giải pháp và một số kiến nghị

nhằm giúp cho các công ty CTTC tại TP. HCM nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của

mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Luận án cũng chỉ ra rằng, trong môi trường

bên ngoài đang biến động hiện nay và những năm tới sẽ tác động mạnh tạo ra cơ hội –

thách thức đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Vì vậy các công ty CTTC tại

TP. HCM cần phân tích chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của mình để thông qua đó

tạo ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính công ty mình.

Hội nhập quốc tế là cơ hội và là thách thức cho các công ty CTTC phát triển.

Tuy nhiên, không ít thách thức đang đặt ra cho các công ty CTTC. Với chính sách hoàn

thiện hệ thống tài chính và các chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển là cơ

hội lớn cho các công ty CTTC. Các công ty CTTC cần nhanh chóng cải thiện năng lực

cạnh tranh của mình. Đó là công việc mà sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp giữ

vai trò quyết định. Nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn đấu lâu dài và liên

tục của doanh nghiệp, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân

tố. Trong quá trình này, giải pháp đối với từng doanh nghiệp không thể giống nhau.

Trong chương 3, tác giả đã đề xuất 10 giải pháp tác động vào 10 yếu tố cấu thành năng

lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Để thực hiện được thì cần thực hiện một cách

đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh của từng công ty.

Page 169: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

i

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Cho thuê tài chính kênh tài trợ vốn cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 7 và 8, tháng 1 năm 2012.

2). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Phát triển công ty cho thuê tài chính trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 13 và 14, năm 2012.

3). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài

chính ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 4, tháng 5 – 6/2012.

4). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Phát triển cho thuê tài chính ở một số nước

và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 5, tháng 7-8/2012.

5). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê

tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Cơ sở, Trường Đại học Ngân

hàng thành phố Hồ Chí Minh.

6). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê

tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 15,

tháng 4 năm 2013.

Page 170: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hồ Diệu (1995), Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều kiện nền kinh tế Việt

Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

2. Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo Lý thuyết Michael

Porter, NXB Tổng hợp, TP. HCM.

3. Nguyễn Văn Điệp (2005), Thực trạng hoạt động thuê mua tài chính và giải

pháp mở rộng sử dụng trong nghành giao thông vận tải, Tạp chí ngân hàng.

4. Fred. R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà

Nội.

5. Mai Hà (2010), Xếp hạng môi trường kinh doanh, Báo Thanh Niên, số ngày

5/11/2010.

6. Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài

chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

7. Đoàn Thanh Hà, (2009), Thực trạng, tiềm năng và giải pháp cho thuê tài

chính ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng.

8. Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê

tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH, Trường Đại học Ngân

hàng TP. HCM.

9. Phan Minh Hoạt (2007), Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh

giá so sánh tổng thể năng lực tranh của doanh nghiệp, Viện Khoa học Thống kê, Hà

Page 171: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

iii

Nội.

10. Ngô Hướng & Tô Kim Ngọc (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân

hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Ngô Hướng & Đoàn Thanh Hà (2013), Khả năng cung ứng vốn của các

ngân hàng thương mại cho phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,

NXB Kinh tế, TP. HCM

12. Hội đồng biên soạn từ điển quốc gia (2001), Từ điển thuật ngữ kinh tế học,

NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

13. Lê Thị Hồng (2008), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho

thuê tài chính II Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.

14. Nguyễn Thị Diệu Hoà (2008), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại

thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

Đại học Ngân hàng TP. HCM.

15. Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Bàn về rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro

trong tín dụng thuê mua, Tạp chí ngân hàng.

16. Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống kê,

Hà Nội

17. Nguyễn Đức Lệnh (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các

công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM, Tạp chí ngân hàng.

18. Micheal Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp TP. HCM.

Page 172: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

iv

19. Micheal Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. HCM.

20. Micheal Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. HCM.

21. Nguyễn Mộng Ngọc & Hoàng Trọng (2010), Sử dụng SPSS, NXB Thống kê,

TP. HCM

22. Tống Thiện Phước (2005), Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính

Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân

hàng.

23. Nguyễn Khắc Phục (2000), Tài sản thương hiệu, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Trần Tô Tử & Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê

mua, NXB Trẻ TP. HCM.

25. Nguyễn Văn Thanh (2003), Asian Development Outlook. Asian

Development Bank, Bangkok.

26. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Phát triển kinh tế.

27. Hoàng Ngọc Tiến (2003), Một số kinh nghiệm về hoạt động cho thuê tài

chính ở Nga, Tạp chí thị trường tài chính – tiền tệ.

28. Hoàng Ngọc Tiến (2004), Rủi ro trong hoat động cho thuê tàichính, Tạp chí

thị trường tài chính – tiền tệ.

29. Nguyễn Như Ý (2001), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà

Nội.

Page 173: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

v

30. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực số 6 về thuê tài sản, ban hành kèm theo

quyết dịnh số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

31. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 16

chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001,

quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và quyết định số 234/2003/QĐ-BTC

ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

32. Chính phủ (2001), Nghị định 16/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của

công ty cho thuê tài chính..

33. Chính phủ (2008), Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của

công ty cho thuê tài chính.

34. Diễn đàn OECD (2002), Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Sở Ngoại vụ TP.

HCM.

35. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2004), Hội nghị tuyên truyền, quảng bá

hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam.

36. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM (2008, 2009, 2010, 2011, 2012),

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM.

37. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM (2008, 2009, 2010, 2011, 2012),

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động các công ty cho thuê tài chính có hội sở chính

trên địa bàn TP. HCM.

38. Quốc hội, Luật số: 47/2010/QH12 (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

Page 174: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

vi

39. www.mof.gov.vn (2005), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt

Nam: Cần hoàn thiện khung pháp lý.

Tiếng nước ngoài

40. Derek R. Soper, Robert M. Munro (1993), The leasing handbook, McGraw -

Hill book company.

41. Jim Coobelt (1995), English for international Banking and finance,

Cambridge University Press.

42. IFC lessons of experience series (1996), Leasing in emerging markets, the

world bank washington.D.C.

43. Momaya (2004), Development of Competitive Strategy, Hindustan

Publishing

Co., New Delhi.

44. Peter S.Rose&James W.Kolari (2002), Financial Institutions, McGraw-Hill

45. Richard Grant and David Gent (1987), Asset Financial and Leasing

Handbook, Woobed Faulkner.

46. Shawn D. Halladay, Sudhir P. Amembal (1995), The handbook of equipment

leasing, Publishers press, Salt Lake City, Utah.

47. Xing Guoren, (1987), Introduction leasing in China, Market Revew.

48. World Bank (1991), Leasing in Asia

Page 175: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

vii

PHỤ LỤC 1

ĐỀ XUẤT THANG ĐO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANG CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

+ Năng lực tài chính;

+ Năng lực quản trị, điều hành;

+ Năng lực nguồn nhân lực;

+ Năng lực huy động vốn;

+ Năng lực phát triển sản phẩm;

+ Năng lực Marketing;

+ Năng lực chất lượng dịch vụ;

+ Năng lực cho vay;

+ Năng lực cạnh tranh lãi suất;

+ Năng lực uy tín, thương hiệu;

+ Năng lực phục vụ;

+ Năng lực công nghệ;

+ Năng lực đáp ứng;

+ Năng lực phát triển mạng lưới.

Page 176: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

viii

PHỤ LỤC 2

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO TRỌNG SỐ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. TC NL TAI CHINH 2. QT NL QUAN TRI DIEU HANH 3. NL NL NGUON NHAN LUC 4. HD NL HUY DONG VON 5. SP NL PHAT TRIEN SAN PHAM 6. MA NL MARKETING 7. CL NL CHAT LUONG DICH VU 8. CV NL CHO VAY 9. LS NL CANH TRANH LAI SUAT 10. TH NL UY TIN THUONG HIEU 11. PV NL PHUC VU 12. CN NL CONG NGHE 13. DU NL DAP UNG 14. ML NL PHAT TRIEN MANG LUOI

Mean Std Dev Cases 1. TC 2.9500 .8756 40.0 2. QT 2.4500 .9323 40.0 3. NL 2.2500 .7071 40.0 4. HD 2.4750 .9334 40.0 5. SP 2.4500 .6775 40.0 6. MA 3.5000 1.2609 40.0 7. CL 2.2000 .6869 40.0 8. CV 1.6750 .6558 40.0 9. LS 2.3500 .7355 40.0 10. TH 3.8000 .6869 40.0 11. PV 2.1250 .7228 40.0 12. CN 3.2500 .8697 40.0 13. DU 2.9500 1.0365 40.0 14. ML 2.3500 .6998 40.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 36.7750 42.8968 6.5496 14

Page 177: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ix

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted TC 33.8250 35.2250 .6644 .8051 QT 34.3250 33.8660 .7521 .7972 NL 34.5250 36.9737 .6306 .8104 HD 34.3000 40.7795 .1045 .8458 SP 34.3250 36.4301 .7346 .8052 MA 33.2750 33.5891 .5281 .8181 CL 34.5750 36.6609 .6930 .8073 CV 35.1000 44.5538 -.2384 .8552 LS 34.4250 36.4558 .6642 .8078 TH 32.9750 37.0506 .6427 .8102 PV 34.6500 40.7974 .1708 .8366 CN 33.5250 35.3327 .6584 .8056 DU 33.8250 38.4558 .2619 .8371 ML 34.4250 38.4045 .4615 .8203

Reliability coefficients N of Cases = 40.0 N of Tiems = 14 Alpha = .8306

Page 178: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

x

PHỤ LỤC 3

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kính thưa quý vị !

Mục tiêu của cuộc thăm dò này là tìm hiểu mức tầm quan trọng của các yếu tố khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của quý vị. Sau đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố năng lực của công ty cho thuê tài chính. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ quý vị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:

Rất không quan trọng

Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

1 2 3 4 5

CÁC VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BIẾT Ý KIẾN CỦA QUÝ VỊ

Stt Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Điểm số

1 Năng lực nguồn nhân lực 1 2 3 4 5

2 Năng lực quản trị, điều hành 1 2 3 4 5

3 Năng lực tài chính 1 2 3 4 5

4 Năng lực phát triển sản phẩm 1 2 3 4 5

5 Năng lực công nghệ 1 2 3 4 5

6 Năng lực marketing 1 2 3 4 5

7 Năng lực cạnh tranh lãi suất 1 2 3 4 5

8 Năng lưc chất lượng dịch vụ 1 2 3 4 5

9 Uy tín, thương hiệu 1 2 3 4 5

10 Năng lực phát triển mạng lưới 1 2 3 4 5

Chúng tôi chân thành cám ơn và kính chúc quý vị sức khoẻ và thành công!

Page 179: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xi

PHỤ LỤC 4 MÔ TẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Valid N Missing Mean Median Mode

Std. Deviatiom

NL TAI CHINH 62 0 3,4828 3,0000 3,00 ,84704

NL QUAN TRI, DIEU HANH 62 0 3,1379 4,0000 4,00 1,31445

NL NGUON NHAN LUC 62 0 3,7759 4,0000 4,00 0,67650

NL PT SAN PHAM 62 0 2,8621 3,0000 3,00 0,84704

NL MARKETING 62 0 2,3276 2,0000 3,00 0,90589

NL CHAT LUONG DICH VU 62 0 2,3621 2,0000 2,00 0,64068

NL CANH TRANH LAI SUAT 62 0 2,0862 2,0000 2,00 0,65260

NL UY TIN, THUONG HIEU 62 0 2,2286 2,0000 2,00 0,71477

NL CONG NGHE 62 0 2,1714 2,0000 2,00 0,70109

NL PHAT TRIEN MANG LUOI 62 0 2,2931 2,0000 2,00 0,62924

NANG LUC TAI CHINH Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 8 12,9 12,9 12,9 Khong quan trong 8 12,9 12,9 25,8 Binh thuong 6 9,7 9,7 35,5 Quan trong 26 41,9 41,9 77,4 Rat quan trong 14 22,6 22,6 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC QUAN TRI DIEU HANH Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 3 4,8 4,8 4,8 Khong quan trong 8 12,9 12,9 17,7 Binh thuong 15 24,2 24,2 41,9 Quan trong 20 32,3 32,3 74,2 Rat quan trong 16 25,8 25,8 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC NGUON NHAN LUC

Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Khong quan trong 3 4,8 4,8 4,8 Binh thuong 13 21,0 21,0 25,8 Quan trong 41 66,1 66,1 91,9 Rat quan trong 5 8,1 8,1 100,0 Total 62 100,0 100,0

Page 180: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xii

NANG LUC PHAT TRIEN SAN PHAM Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 3 4,8 4,8 4,8 Khong quan trong 13 21,0 21,0 25,8 Binh thuong 28 45,2 45,2 71,0 Quan trong 18 29,0 29,0 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC MARKETING Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 9 14,5 14,5 14,5 Khong quan trong 16 25,8 25,8 40,3 Binh thuong 25 40,3 40,3 80,6 Quan trong 12 19,4 19,4 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC CHAT LUONG DICH VU Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 3 4,8 4,8 4,8 Khong quan trong 18 29,0 29,0 33,9 Binh thuong 32 51,6 51,6 85,5 Quan trong 9 14,5 14,5 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC UY TIN THUONG HIEU Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 8 12,9 12,9 12,9 Khong quan trong 9 14,5 14,5 27,4 Binh thuong 43 69,4 69,4 96,8 Quan trong 2 3,2 3,2 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC LAI SUAT Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 9 14,5 14,5 14,5 Khong quan trong 23 37,1 37,1 51,6 Binh thuong 25 40,3 40,3 91,9 Quan trong 5 8,1 8,1 100,0 Total 62 100,0 100,0

NANG LUC CONG NGHE Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 6 9,7 9,7 9,7 Khong quan trong 41 66,1 66,1 75,8 Binh thuong 12 19,4 19,4 95,2 Quan trong 3 4,8 4,8 100,0 Total 62 100,0 100,0

Page 181: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xiii

NANG LUC MANG LUOI Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat khong quan trong 6 9,7 9,7 9,7 Khong quan trong 28 45,2 45,2 54,8 Binh thuong 25 40,3 40,3 95,2 Quan trong 3 4,8 4,8 100,0 Total 62 100,0 100,0

Page 182: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xiv

PHỤ LỤC 5 BẢNG CÂU HỎI LẦN I KHẢO SÁT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY

CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kính thưa quý vị!

Mục tiêu của cuộc thăm dò này là tìm hiểu mức độ các nhân tố năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính nơi anh chị công tác. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của quý vị.

Tên công ty cho thuê tài chính được đánh giá: ………………………………………….

- Tổng số nhân viên:…………………………………………………………………….. - Tổng vốn của công ty:………………………………………………………………….. - Các nghiệp vụ thực hiện:………………………………………………………………. - Tài sản cho thuê chủ yếu: ………………………………………………………………

Sau đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố năng lực của công ty cho thuê tài chính nơi anh chị công tác (gọi tắt là công ty). Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ quý vị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:

Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh 1 2 3 4 5

CÁC VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BIẾT Ý KIẾN I. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 1. Công ty đủ vốn hoạt động 1 2 3 4 5 2. Công ty huy động vốn dễ dàng 1 2 3 4 5 3. Công ty có lợi nhuận hàng năm tăng lên 1 2 3 4 5 4. Công ty có tính thanh khoản tốt 1 2 3 4 5 5. Công ty có vòng quay vốn nhanh 1 2 3 4 5 6. Công ty có tình hình tài chính lành mạnh 1 2 3 4 5 II. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH 7. Lãnh đạo công ty có năng lực tốt 1 2 3 4 5 8. Công ty có mô hình tổ chức phù hợp 1 2 3 4 5

Page 183: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xv

9. Công ty phân bổ nguồn lực hợp lý 1 2 3 4 5 10 Công ty bố trí lao động hợp lý 1 2 3 4 5 11. Công ty có chiến lược kinh doanh tốt 1 2 3 4 5 12. Công ty ra quyết định chính xác 1 2 3 4 5 13. Công ty ra quyết định nhanh chóng 1 2 3 4 5 14. Công ty có chính sách nhân sự tốt 1 2 3 4 5 15. Công ty có hệ thống kiểm soát hữu hiệu 1 2 3 4 5 III. NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC 16. Công ty có tính tuân thủ cao về đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5 17. Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng yêu cầu công việc 1 2 3 4 5 18. Lao động ở công ty được đào tạo có chuyên môn phù

hợp 1 2 3 4 5

19. Lao động ở công ty có trình độ chuyên môn cao 1 2 3 4 5 20. Lao động ở công ty có khả năng sáng tạo 1 2 3 4 5 IV. NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 21. Công ty có nhiều hình thức cho thuê 1 2 3 4 5 22. Công ty có nhiều phương thức tính tiền thuê 1 2 3 4 5 23. Sản phẩm, dịch vụ của công ty đa dạng 1 2 3 4 5 24. Công ty đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm 1 2 3 4 5 25. Công ty có bộ phận nghiên cứu sản phẩm tốt 1 2 3 4 5 V. NĂNG LỰC MARKETING 26. Công ty có đội ngũ marketing tốt 1 2 3 4 5 27. Công ty có hệ thống thông tin marketing tốt 1 2 3 4 5 28 Công ty hiểu rõ nhu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5 29. Công ty luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh 1 2 3 4 5 30. Công ty xác định thị trường mục tiêu phù hợp 1 2 3 4 5 31. Công ty có chiến lược marketing tốt 1 2 3 4 5 32. Công ty khuyến mãi có hiệu quả 1 2 3 4 5 33. Công ty có chương trình phát triển sản phẩm tốt 1 2 3 4 5 34. Công ty quảng cáo hiệu quả 1 2 3 4 5 35. Công ty quan hệ công chúng tốt 1 2 3 4 5 VI. NĂNG LỰC CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 36. Công ty có đội ngũ nhân viên cư xử tốt với khách hàng 1 2 3 4 5

Page 184: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xvi

37. Công ty có thủ tục nhanh gọn 1 2 3 4 5 38. Nhân viên công ty đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng 1 2 3 4 5 39. Công ty có chế độ chăm sóc khách hàng tốt 1 2 3 4 5 VII. NĂNG LỰC CẠNH TRANH LÃI SUẤT 1 2 3 4 5 40. Công ty có lãi suất cho thuê thấp hơn đối thủ 1 2 3 4 5 41. Công ty có lãi suất huy động thấp 1 2 3 4 5 42. Công ty có lãi suất theo sát đối thủ 1 2 3 4 5 43. Công ty có lãi suất phù hợp với thị trường 1 2 3 4 5

VIII. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG HIỆU 44. Công ty rất tin cậy 1 2 3 4 5 45. Rất dễ dàng nhận biết logo của công ty 1 2 3 4 5 46. Có thể nhận biết màu sắc đặc trưng của công ty 1 2 3 4 5 47. Công ty rất chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ 1 2 3 4 5 48. Công ty có đóng góp lớn trong nền kinh tế 1 2 3 4 5 49. Hình ảnh công ty rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng 1 2 3 4 5 50. Thương hiệu công ty thân thiết với khách hàng 1 2 3 4 5 IX. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 51. Công ty có công nghệ hiện đại 1 2 3 4 5 52. Công ty có quy trình nghiệp vụ tốt 1 2 3 4 5 53. Công ty có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong giao

dịch 1 2 3 4 5

54. Công ty có không gian giao dịch hiện đại, tiện nghi 1 2 3 4 5 X. NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI 55. Công ty có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch 1 2 3 4 5 56. Công ty mở nhiều đại lý ở các tổ chức tín dụng 1 2 3 4 5 57. Công ty tập trung nhiều ở thành thị 1 2 3 4 5 58. Công ty có mặt khắp mọi nơi 1 2 3 4 5

Chúng tôi chân thành cám ơn và kính chúc quý vị sức khoẻ và thành công!

Page 185: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xvii

PHỤ LỤC 6 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ

TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kiểm định thang đo năng lực tài chính Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. TC1 Du von hoat dong 2. TC2 Huy dong von de dang 3. TC3 Loi nhuan tang hang nam 4. TC4 Kha nang thanh toan tot 5. TC5 Vong quay von nhanh 6. TC6 Hoat dong tai chinh lanh manh

Mean Std Dev Cases 1. TC1 1.2667 .5833 30.0 2. TC2 1.7421 .8683 30.0

3. TC3 1.8145 .7611 30.0

4. TC4 1.8742 .7303 30.0

5. TC5 1.8742 .8996 30.0

6. TC6 1.8113 1.0635 30.0

N of Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 16.3333 14.5747 3.8177 6 RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted TC1 14.0667 12.2023 .4987 .8600 TC2 13.6000 10.4552 .5993 .8443 TC3 13.5333 10.1885 .7853 .8123 TC4 13.4667 11.1540 .5919 .8450 TC5 13.4667 10.0506 .6513 .8349 TC6 13.5333 8.3954 .8191 .8009

Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 6 Alpha = .8585

Page 186: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xviii

Kiểm định thang đo năng lực quản trị điều hành Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. QT1 Lanh dao nang luc 2. QT2 Mo hinh to chuc tot 3. QT3 Phan bo nguon nhan luc hop ly 4. QT4 Bo tri nhan su hop ly 5. QT5 Chien luoc kinh doanh tot 6. QT6 Ra quyet dinh nhanh 7. QT7 Quyet dinh chinh xac 8. QT8 Chinh sach nhan su tot 9. QT9 He thong kiem soat tot

Mean Std Dev Cases 1. QT1 3.2012 .8469 30.0

2. QT2 2.6668 .7849 30.0

3. QT3 3.0000 .5252 30.0

4. QT4 2.8992 .6915 30.0

5. QT5 2.6558 .7303 30.0

6. QT6 2.7296 .5833 30.0

7. QT7 3.0667 .7849 30.0

8. QT8 2.7692 .5833 30.0

9. QT9 2.6630 .7112 30.0

N of Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 27.0000 13.7931 3.7139 9 RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted QT1 23.8000 10.3724 .4956 .7345 QT2 23.9333 10.2713 .5776 .7193 QT3 24.0000 12.4138 .2981 .7611 QT4 23.9333 10.9609 .5141 .7315 QT5 23.8667 10.3264 .6250 .7124 QT6 24.2667 11.0989 .6057 .7225 QT7 23.9333 11.9264 .2307 .7781 QT8 23.9333 12.0644 .3427 .7561 QT9 24.3333 11.5402 .3616 .7549 Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 9 Alpha = .7443

Page 187: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xix

Kiểm định thang đo năng lực nguồn nhân lực Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. NL1 Tuan thu cao ve dao duc nghe nghiep 2. NL2 Nguon nhan luc dap ung yeu cau cong viec 3. NL3 Lao duoc dao tao co chuyen mon phu hop 4. NL4 Lao dong co trinh do tay nghe chuyen mon cao 5. NL5 Lao dong co kha nang sang tao

Mean Std Dev Cases 1. NL1 2.6069 .6215 30.0 2. NL2 2.8050 .5509 30.0

3. NL3 2.8711 .8193 30.0

4. NL4 2.6761 .7112 30.0

5. NL5 2.6069 .6215 30.0

N of Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 13.5333 5.7747 2.4031 5

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted NL1 10.9333 3.7885 .6614 .6764 NL2 10.7333 4.2023 .5619 .7148 NL3 10.6667 3.4023 .5628 .7135 NL4 10.8667 3.8437 .5111 .7273 NL5 10.9333 4.3402 .4048 .7599

Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 5 Alpha = .7623

Page 188: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xx

Kiểm định thang đo năng lực phát triển sản phẩm Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. SP1 Nhieu hinh thuc cho thue 2. SP2 Nhieu phuong thuc tinh tien 3. SP3 San pham da danh 4. SP4 Dau tu nhieu cho phat trien san pham 5. SP5 Co bo phan nghien cuu san pham

Mean Std Dev Cases 1. SP1 2.9340 .8683 30.0

2. SP2 2.8679 .7112 30.0

3. SP3 2.8679 .7303 30.0

4. SP4 2.7358 .5074 30.0

5. SP5 2.6698 .5833 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 23.2000 14.7862 3.8453 5

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted SP1 20.4667 10.7402 .5784 .8141 SP2 20.5333 11.7057 .5291 .8184 SP3 20.3333 10.7126 .7405 .7891 SP4 20.3333 12.3678 .6055 .8136 SP5 20.2667 12.2023 .5506 .8168 Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 5 Alpha = .8337

Page 189: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxi

Kiểm định thang đo năng lực marketing Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. MA1 Doi ngu marketing tot 2. MA2 He thong marketing tot 3. MA3 Hieu ro nhu cau khac hang 4. MA4 Theo sat dong thai doi thu 5. MA5 Xac dinh thi truong muc tieu phu hop 6. MA6 Chien luoc marketing tot 7. MA7 Khuyen mai hieu qua 8. MA8 Chuong trinh phát trien san pham tot 9. MA9 Quang cao hieu qua 10. MA10 Quan he cong chung tot

Mean Std Dev Cases 1. MA1 2.7390 .6288 30.0 2. MA2 2.6730 .7611 30.0 3. MA3 2.6698 .7240 30.0 4. MA4 2.6667 .6288 30.0 5. MA5 2.6069 .6215 30.0 6. MA6 2.6069 .8944 30.0 7. MA7 2.6038 .7112 30.0 8. MA8 2.5000 .5074 30.0 9. MA9 2.5409 .4795 30.0 10. MA10 2.2101 .6644 30.0

N of Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 10 RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted MA1 28.9333 29.9954 .4112 .8724 MA2 29.2667 28.7540 .4765 .8696 MA3 28.8667 29.0851 .4628 .8701 MA4 28.6000 29.2138 .5316 .8663 MA5 28.8667 28.1195 .7157 .8568 MA6 28.8667 25.3609 .7839 .8483 MA7 28.8000 27.6138 .6828 .8571 MA8 28.9333 31.7885 .2057 .8804 MA9 28.8000 30.2345 .5232 .8682

MA10 28.6667 27.8161 .7086 .8564 Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 10 Alpha = .8741

Page 190: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxii

Kiểm định thang đo năng lực chất lượng dịch vụ Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. CL1 Nhan vien cu xu tot voi khach hang 2. CL2 Thu tuc nhanh gon 3. CL3 Dap ung nhanh nhu cau cua khac hang 4. CL4 Che do cham soac khac hang tot

Mean Std Dev Cases 1. CL1 2.6038 .7240 30.0 2. CL2 2.5409 .5833 30.0 3. CL3 2.6000 .7240 30.0 4. CL4 2.5314 .6065 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 9.60000 5.4897 2.3430 4

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted CL1 7.2000 2.9241 .8245 .8679 CL2 7.3333 3.2644 .8944 .8493 CL3 7.0000 3.3103 .6283 .9417 CL4 7.2667 3.2368 08638 .8565

Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 4 Alpha = .9068

Page 191: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxiii

Kiểm định thang đo năng lực cạnh tranh lãi suất Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. LS1 Lai suat cho thue thap hon doi thu 2. LS2 Lai suat huy dong thap 3. LS3 Lai suat theo sat doi thu 4. LS4 Lai suat phu hop thi truong

Mean Std Dev Cases 1. LS1 2.3692 .6915 30.0 2. LS2 2.3486 .7303 30.0 3. LS3 2.7871 .7303 30.0 4. LS4 2.7698 .6288 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 10.2000 4.7172 2.1719 4

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted LS1 7.4667 2.8782 .5800 .7380 LS2 7.7333 2.4092 .7828 .6240 LS3 7.6667 2.8506 .5407 .7597 LS4 7.7333 3.2368 .4796 .7841

Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 4 Alpha = .7849

Page 192: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxiv

Kiểm định thang đo năng lực uy tín thương hiệu Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. TH1 Cong ty co do tin cay cao 2. TH2 De dang nhan biet logo 3. TH3 Co the nhan biet mau sac dac trung cua cong ty 4. TH4 Chuyen nghiep trong cung cap dich vu 5. TH5 Dong gop lon cho nen kinh te 6. TH6 Hinh anh cong ty an tuong 7. TH7 Thuong hieu than thieti

Mean Std Dev Cases 1. TH1 2.7421 .8841 30.0 2. TH2 2.7390 .6288 30.0 3. TH3 2.6730 .8683 30.0 4. TH4 2.6667 .7303 30.0 5. TH5 2.6069 .5833 30.0 6. TH6 2.5377 .6215 30.0 7. TH7 2.5568 .6065 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 18.4000 14.0414 3.7472 7

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted TH1 15.7333 9.9954 .5839 .8666 TH2 15.8667 10.8782 .6673 .8511 TH3 15.6667 9.0575 .8093 .8284 TH4 15.9333 10.1333 .7258 .8417 TH5 15.6667 11.5402 .5453 .8653 TH6 15.8000 10.9241 .6648 .8515 TH7 15.7333 11.2368 .5993 .8592

Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 7 Alpha = .8710

Page 193: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxv

Kiểm định thang đo năng lực công nghệ Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

1. CN1 Cong nghe hien dai 2. CN2 Quy trinh nghiep vu tot 3. CN3 Co so vat chat an toan trong giao dich 4. CN4 Khong gian giao dich hien dai

Mean Std Dev Cases

1. CN1 2.8679 .8023 30.0

2. CN2 2.8679 .6915 30.0

3. CN3 2.8050 .8469 30.0

4. CN4 2.6667 .5833 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 19.9333 11.2368 3.3521 4

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted CN1 17.2667 7.9264 .5903 .7462 CN2 17.0000 7.8621 .7470 .7172 CN3 17.1333 7.0161 .7809 .6999 CN4 17.0000 9.2414 .4667 .7713 Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 4 Alpha = .7886

Page 194: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxvi

Kiểm định thang đo năng lực phát triển mạng lưới Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. ML1 Co nhieu chi nhanh, phong giao dich 2. ML2 Mo nhieu dai ly 3. ML3 Tap trung o thanh thi 4. ML4 Co mat khap moi noi

Mean Std Dev Cases 1. ML1 2.4057 .5074 30.0 2. ML2 2.2000 .4068 30.0 3. ML3 2.3396 .7303 30.0 4. ML4 2.2704 .7240 30.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 9.8667 3.1540 1.7760 4

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA)

Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted ML1 7.3333 2.2989 .3884 .7020 ML2 7.6667 2.5747 .3169 .7339 ML3 7.3333 1.4713 .6488 .5344 ML4 7.2667 1.4437 .6818 .5064 Reliability coefficients N of Cases = 30.0 N of Tiems = 4 Alpha = .7075

Page 195: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxvii

PHỤ LỤC 7 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kính thưa quý vị! Mục tiêu của cuộc thăm dò này là tìm hiểu mức độ các nhân tố năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính nơi anh chị công tác. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của quý vị. Tên công ty cho thuê tài chính được đánh giá: …………………………………………. - Tổng số nhân viên:…………………………………………………………………….. - Tổng vốn của công ty:………………………………………………………………….. - Các nghiệp vụ thực hiện:………………………………………………………………. - Tài sản cho thuê chủ yếu: ……………………………………………………………… Sau đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố năng lực của công ty cho thuê tài chính nơi anh chị công tác (gọi tắt là công ty). Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ quý vị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:

Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh 1 2 3 4 5

CÁC VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BIẾT Ý KIẾN I. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 1. Công ty huy động vốn dễ dàng 1 2 3 4 5 2. Công ty có lợi nhuận hàng năm tăng lên 1 2 3 4 5 3. Công ty có tính thanh khoản tốt 1 2 3 4 5 4. Công ty có vòng quy vốn nhanh 1 2 3 4 5 5. Công ty có tình hình tài chính lành mạnh 1 2 3 4 5 II. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH 6. Lãnh đạo công ty có năng lực tốt 1 2 3 4 5 7. Công ty có mô hình tổ chức phù hợp 1 2 3 4 5 8 Công ty bố trí lao động hợp lý 1 2 3 4 5 9. Công ty có chiến lược kinh doanh tốt 1 2 3 4 5

10. Công ty ra quyết định chính xác 1 2 3 4 5 11. Công ty có cách sách nhân sự tốt 1 2 3 4 5 12. Công ty có hệ thống kiểm soát hữu hiệu 1 2 3 4 5 III. NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC 13. Công ty có tính tuân thủ cao về đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5 14. Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng yêu cầu công việc 1 2 3 4 5 15. Lao động ở công ty được đào tạo có chuyên môn phù hợp 1 2 3 4 5 16. Lao động ở công ty có trình độ chuyên môn cao 1 2 3 4 5 17. Lao động ở công ty có khả năng sáng tạo 1 2 3 4 5 IV. NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 18. Công ty có nhiều hình thức cho thuê 1 2 3 4 5 19. Công ty có nhiều phương thức tính tiền thuê 1 2 3 4 5

Page 196: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxviii

20. Sản phẩm, dịch vụ của công ty đa dạng 1 2 3 4 5 21. Công ty đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm 1 2 3 4 5 22. Công ty có bộ phận nghiên cứu sản phẩm tốt 1 2 3 4 5 V. NĂNG LỰC MARKETING 23. Công ty có đội ngũ marketing tốt 1 2 3 4 5 24. Công ty có hệ thống thông tin marketing tốt 1 2 3 4 5 25 Công ty hiểu rõ nhu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5 26. Công ty luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh 1 2 3 4 5 27. Công ty xác định thị trường mục tiêu phù hợp 1 2 3 4 5 28. Công ty có chiến lược marketing tốt 1 2 3 4 5 29. Công ty khuyến mãi có hiệu quả 1 2 3 4 5 30. Công ty quảng cáo hiệu quả 1 2 3 4 5 31. Công ty quan hệ công chúng tốt 1 2 3 4 5 VI. NĂNG LỰC CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 32. Công ty có đội ngũ nhân viên cư xử tốt với khách hàng 1 2 3 4 5 33. Công ty có thủ tục nhanh gọn 1 2 3 4 5 34. Công ty có chế độ chăm sóc khách hàng tốt 1 2 3 4 5 VII. NĂNG LỰC CẠNH TRANH LÃI SUẤT 1 2 3 4 5 35. Công ty có lãi suất cho thuê thấp hơn đối thủ 1 2 3 4 5 36. Công ty có lãi suất huy động thấp 1 2 3 4 5 37. Công ty có lãi suất theo sát đối thủ 1 2 3 4 5 38. Công ty có lãi suất phù hợp với thị trường 1 2 3 4 5

VIII. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG HIỆU 39. Công ty rất tin cậy 1 2 3 4 5 40. Rất dễ dàng nhận biết logo của công ty 1 2 3 4 5 41. Có thể nhận biết màu sắc đặc trưng của công ty 1 2 3 4 5 42. Công ty rất chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ 1 2 3 4 5 43. Công ty có đóng góp lớn trong nền kinh tế 1 2 3 4 5 44. Hình ảnh công ty rất ấn tượng trong tâm trí tôi 1 2 3 4 5 45. Thương hiệu công ty thân thiết với tôi 1 2 3 4 5 IX. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 46. Công ty có công nghệ hiện đại 1 2 3 4 5 47. Công ty có quy trình nghiệp vụ tốt 1 2 3 4 5 48. Công ty có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong giao dịch 1 2 3 4 5 49. Công ty có không gian giao dịch hiện đại, tiện nghi 1 2 3 4 5 X. NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI 50. Công ty có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch 1 2 3 4 5 51. Công ty tập trung nhiều ở thành thị 1 2 3 4 5 52. Công ty có mặt khắp mọi nơi 1 2 3 4 5

Chúng tôi chân thành cám ơn và kính chúc quý vị sức khoẻ và thành công!

Page 197: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxix

PHỤ LỤC 8 MÔ TẢ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Descriptive Statistics NANG LUC NGUON NHAN LUC

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Lao dong duoc dao tao chuyen mon phu hop 328 2.00 5.00 2.8711 0.0470 ,83896 Nguon nhan luc dap ung duoc yeu cau 328 2.00 5.00 2.8050 0.4005 ,72129 Lao dong co tring do chuyen mon cao 328 2.00 4.00 2.6761 0.0381 ,67976 Tinh tuan thu cao ve dao duc nghe nghiep 328 2.00 4.00 2.6069 0.0322 ,57409 Lao dong co kha nang sang tao 328 2.00 4.00 2.6069 0.0438 ,78152

Valid N (listwise) 328

Lao dong duoc dao tao chuyen phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 34 10.4 10.4 10.4 Yeu 86 26.2 26.2 36.6 Trung binh 130 39.6 39.6 76.2 Manh 76 23.2 23.2 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Nguon nhan luc dap ung duoc yeu cau Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 80 24.4 24.4 26.8 Trung binh 214 65.2 65.2 92.1 Manh 24 7.3 7.3 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 198: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxx

Lao dong co trinh do chuyen mon cao Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 148 45.1 45.1 47.6 Trung binh 126 38.4 38.4 86.0 Manh 44 13.4 13.4 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Tinh tuan thu cao ve dao duc nghe nghiep Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 24 7.3 7.3 7.3 Yeu 148 45.1 45.1 52.4 Trung binh 132 40.2 40.2 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Lao dong co kha nang sang tao cao Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 148 45.1 45.1 47.6 Trung binh 148 45.1 45.1 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC TAI CHINH

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std.Error

Kha nang thanh toan tot 328 2.00 5.00 1.8742 0.0470 ,83896 Vong quay von nhanh 328 2.00 5.00 1.8742 0.4005 ,72129 Hoat dong tai chinh lanh manh 328 2.00 4.00 1.8113 0.0381 ,67976 Loi nhuan tang hang nam 328 2.00 4.00 1.8145 0.0322 ,57409 Huy dong von de dang 328 2.00 4.00 1.7421 0.0438 ,78152

Valid N (listwise) 328

Page 199: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxi

Kha nang thanh toan tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 12 3.7 3.7 3.7 Yeu 124 37.8 37.8 41.5 Trung binh 128 39.0 39.0 80.5 Manh 62 18.9 18.9 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Vong quay von nhanh Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 28 8.5 8.5 8.5 Yeu 88 26.8 26.8 35.4 Trung binh 178 54.3 54.3 89.6 Manh 22 6.7 6.7 96.3 Rat manh 12 3.7 3.7 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Hoat dong tai chinh lanh manh Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 31 9.5 9.5 9.5 Yeu 139 42.4 42.4 51.8 Trung binh 86 26.2 26.2 78.0 Manh 54 16.5 16.5 94.5 Rat manh 18 5.5 5.5 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Loi nhuan tang hang nam Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 35 10.7 10.7 10.7 Yeu 156 47.6 47.6 58.2 Trung binh 85 25.9 25.9 84.1 Manh 44 13.4 13.4 97.6 Rat manh 8 2.4 2.4 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 200: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxii

Huy dong von de dang Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 32 9.8 9.8 9.8 Yeu 90 27.4 27.4 37.2 Trung binh 148 45.1 45.1 82.3 Manh 42 12.8 12.8 95.1 Rat manh 16 4.9 4.9 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC QUAN TRI DIEU HANH

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Lanh dao cong ty co nang luc 328 2.00 5.00 3.2012 0.0470 ,83896 Chien luoc kinh doanh tot 328 2.00 5.00 2.6558 0.4005 ,72129 Bo tri nhan su hop ly 328 2.00 4.00 2.8992 0.0381 ,67976 Chinh sach nhan su tot 328 2.00 4.00 2.7692 0.0322 ,57409 Mo hinh to chuc tot 328 2.00 4.00 2.6668 0.0438 ,78152 Ra quyet dinh nhanh 328 2.00 4.00 2.7296 0.0322 ,57482 He thong kiem soat tot 328 2.00 4.00 2.6630 0.0392 ,69925

Valid N (listwise) 328 Lanh dao cong ty co nang luc Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 64 19.5 19.5 22.0 Trung binh 150 45.7 45.7 67.7 Manh 84 25.6 25.6 93.3 Rat manh 22 6.7 6.7 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Chien luoc kinh doanh tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 5.5 5.5 5.5 Yeu 74 22.6 22.6 28.0 Trung binh 150 45.7 45.7 73.8 Manh 64 19.5 19.5 93.3 Rat manh 22 6.7 6.7 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 201: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxiii

Bo tri nhan su hop ly Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 5.5 5.5 5.5 Yeu 87 26.5 26.5 32.0 Trung binh 160 48.8 48.8 80.8 Manh 45 13.7 13.7 94.5 Rat manh 18 5.5 5.5 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Chinh sach nhan su tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 81 24.7 24.7 31.4 Trung binh 184 56.1 56.1 87.5 Manh 35 10.7 10.7 98.2 Rat manh 6 1.8 1.8 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Mo hinh to chuc tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 50 15.2 15.2 15.2 Yeu 98 29.9 29.9 45.1 Trung binh 128 39.0 39.0 84.1 Manh 36 11.0 11.0 95.1 Rat manh 16 4.9 4.9 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Ra quyet dinh nhanh Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 88 26.8 26.8 26.8 Yeu 96 29.3 29.3 56.1 Trung binh 92 28.0 28.0 84.1 Manh 38 11.6 11.6 95.7 Rat manh 14 4.3 4.3 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 202: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxiv

He thong kiem soat tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 5.5 5.5 5.5 Yeu 87 26.5 26.5 32.0 Trung binh 160 48.8 48.8 80.8 Manh 45 13.7 13.7 94.5 Rat manh 18 5.5 5.5 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC PHAT TRIEN SAN PHAM

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Cong ty co nhieu hinh thuc cho thue 328 2.00 5.00 2.9340 0.0470 ,83896 Cong ty co nhieu phuong thuc tinh tien thue 328 2.00 5.00 2.8679 0.4005 ,72129 San pham, dich vu cong ty da dang 328 2.00 4.00 2.8679 0.0381 ,67976 Cong ty dau tu nhieu cho phat trien san pham 328 2.00 4.00 2.7358 0.0322 ,57409 Cong ty co bo phan nghien cuu san pham 328 2.00 4.00 2.6698 0.0438 ,78152

Valid N (listwise) 328

Cong ty co nhieu hinh thuc cho thue Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 4 1.2 1.2 1.2 Yeu 88 26.8 26.8 28.0 Trung binh 162 49.4 49.4 77.4 Manh 72 22.0 22.0 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Cong ty co nhieu phuong thuc tinh tien thue Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 112 34.1 34.1 36.6 Trung binh 140 42.7 42.7 79.3 Manh 66 20.1 20.1 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 203: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxv

San pham, dich vu cong ty da dang Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 2.4 2.4 2.4 Yeu 76 23.2 23.2 25.6 Trung binh 218 66.5 66.5 92.1 Manh 24 7.3 7.3 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Cong ty dau tu nhieu cho phat trien san pham Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 164 50.0 50.0 54.3 Trung binh 126 38.4 38.4 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Cong ty co bo phan nghien cuu san pham Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 26 7.9 7.9 7.9 Yeu 92 28.0 28.0 36.0 Trung binh 186 56.7 56.7 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC CHAT LUONG DICH VU

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Co doi ngu nhan vien cu xu tot 328 2.00 5.00 2.6038 0.0470 ,83896 Co thu tuc nhanh gon 328 2.00 5.00 2.5409 0.4005 ,72129 Co che do cham sot khach hang tot 328 2.00 4.00 2.5314 0.0381 ,67976

Valid N (listwise) 328

Page 204: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxvi

Co doi ngu nhan vien cu xu tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 5.5 5.5 5.5 Yeu 144 43.9 43.9 49.4 Trung binh 146 44.5 44.5 93.9 Manh 16 4.9 4.9 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396 Co thu tuc nhanh gon Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 136 41.5 41.5 48.2 Trung binh 150 45.7 45.7 93.9 Manh 16 4.9 4.9 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396 Co che do cham sot khach hang tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 140 42.7 42.7 49.4 Trung binh 146 44.5 44.5 93.9 Manh 16 4.9 4.9 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC MARKETINH

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Co doi ngu marketing tot 328 2.00 5.00 2.7390 0.0470 ,83896 Co he thong thong tin marketing tot 328 2.00 5.00 2.6730 0.4005 ,72129 Hieu ro nhu cau khach hang 328 2.00 4.00 2.6698 0.0381 ,67976 Luon theo sat dong thai cua doi thu 328 2.00 4.00 2.6667 0.0322 ,57409 Xac dinh thi truong muc tieu phu hop 328 2.00 4.00 2.6069 0.0438 ,78152 Co chien luoc marketinh tot 328 2.00 4.00 2.6069 0.0322 ,57482 Khuyen mai co hieu qua 328 2.00 4.00 2.6038 0.0392 ,69925 Quang cao hieu qua 328 2.00 4.00 2.5409 0.04121 ,68241 Quan he cong chung tot 328 2.00 5.00 2.2107 0.03446 ,67245

Valid N (listwise) 328

Page 205: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxvii

Co doi ngu marketing tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 166 50.6 50.6 57.3 Trung binh 116 35.4 35.4 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Co he thong thong tin marketing tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 46 14.0 14.0 14.0 Yeu 192 58.5 58.5 72.6 Trung binh 66 20.1 20.1 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Hieu ro nhu cau khach hang Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 168 51.2 51.2 57.9 Trung binh 102 31.1 31.1 89.0 Manh 34 10.4 10.4 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Luon theo sat dong thai cua doi thu Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 80 24.4 24.4 31.1 Trung binh 188 57.3 57.3 88.4 Manh 36 11.0 11.0 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 206: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxviii

Xac dinh thi truong muc tieu phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 44 13.4 13.4 13.4 Yeu 144 43.9 43.9 57.3 Trung binh 118 36.0 36.0 93.3 Manh 22 6.7 6.7 100.0 Rat manh 0 0.0 0.0 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Co chien luoc marketinh tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 44 13.4 13.4 13.4 Yeu 144 43.9 43.9 57.3 Trung binh 116 35.4 35.4 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Khuyen mai co hieu qua Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 44 13.4 13.4 13.4 Yeu 146 44.5 44.5 57.9 Trung binh 114 34.8 34.8 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Quang cao hieu qua Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 44 13.4 13.4 13.4 Yeu 148 45.1 45.1 58.5 Trung binh 114 34.8 34.8 93.3 Manh 22 6.7 6.7 100.0 Rat manh 0 0.0 0.0 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 207: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xxxix

Quan he cong chung tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 44 13.4 13.4 13.4 Yeu 150 45.7 45.7 59.1 Trung binh 114 34.8 34.8 93.9 Manh 20 6.1 6.1 100.0 Rat manh 0 0.0 0.0 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC PHAT TRIEN MANG LUOI

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Co nhieu chi nhanh, phong giao dich 328 2.00 5.00 2.4057 0.0470 ,83896 Tap trung nhieu o thanh thi 328 2.00 5.00 2.3396 0.4005 ,72129 Co mat khap noi 328 2.00 4.00 2.2704 0.0381 ,67976

Valid N (listwise) 328

Co nhieu chi nhanh, phong giao dich Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 238 72.6 72.6 79.3 Trung binh 44 13.4 13.4 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Tap trung nhieu o thanh thi Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 226 68.9 68.9 75.6 Trung binh 56 17.1 17.1 92.7 Manh 22 6.7 6.7 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 208: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xl

Co mat khap noi Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 244 74.4 74.4 81.1 Trung binh 44 13.4 13.4 94.5 Manh 18 5.5 5.5 100.0 Rat manh 0 0.0 0.0 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC THUONG HIEU

N Mean

Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error

Statistic

Std. Error

Cong ty rat tin cay 328 2.00 5.00 2.7421 0.0470 ,83896 Rat de dang nhan biet logo 328 2.00 5.00 2.7390 0.4005 ,72129 Co the nhan biet mau sac dac trung 328 2.00 4.00 2.6730 0.0381 ,67976 Cong ty chuyen nghiep trong cung cap dich vu 328 2.00 4.00 2.6667 0.0322 ,57409 Cong ty dong gop lon cho nen kinh te 328 2.00 4.00 2.6069 0.0438 ,78152 Hinh anh cong ty an tuong 328 2.00 4.00 2.5377 0.0322 ,57482 Thuong hieu cong ty than thiet 328 2.00 4.00 2.5568 0.0392 ,69925

Valid N (listwise) 328

Cong ty rat tin cay Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 12 3.7 3.7 3.7 Yeu 148 45.1 45.1 48.8 Trung binh 124 37.8 37.8 86.6 Manh 22 6.7 6.7 93.3 Rat manh 22 6.7 6.7 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396 Rat de dang nhan biet logo Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 154 47.0 47.0 51.2 Trung binh 134 40.9 40.9 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 209: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xli

Co the nhan biet mau sac dac trung Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 152 46.3 46.3 50.6 Trung binh 136 41.5 41.5 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Cong ty chuyen nghiep trong cung cap dich vu Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 164 50.0 50.0 54.3 Trung binh 124 37.8 37.8 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Cong ty dong gop lon cho nen kinh te Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 0.0 0.0 0.0 Yeu 0.0 0.0 0.0 Trung binh 0.0 0.0 0.0 Manh 0.0 0.0 0.0 Rat manh 0.0 0.0 0.0 Total 0 0.0 0.0 Missing System 68 Total 68

Hinh anh cong ty an tuong Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 12 3.7 3.7 3.7 Yeu 168 51.2 51.2 54.9 Trung binh 122 37.2 37.2 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 210: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlii

Thuong hieu cong ty than thiet Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 162 49.4 49.4 53.7 Trung binh 126 38.4 38.4 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC CONG NGHE

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Cong nghe hien dai 328 2.00 5.00 2.8679 0.0453 ,83896 Quy trinh nghiep vu tot 328 2.00 5.00 2.8679 0.0453 ,83896 Co so vat chat dam bao an toan trong giao dich 328 2.00 5.00 2.8050 0.0469 ,83668 Co khong gian giao dich hien dai 328 1.00 5.00 2.6667 0.0442 ,87765

Valid N (listwise) 328

Cong nghe hien dai Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 46 14.0 14.0 14.0 Yeu 68 20.7 20.7 34.8 Trung binh 188 57.3 57.3 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Quy trinh nghiep vu tot Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 48 14.6 14.6 14.6 Yeu 68 20.7 20.7 35.4 Trung binh 186 56.7 56.7 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 211: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xliii

Co so vat chat dam bao an toan trong giao dich Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 128 39.0 39.0 45.7 Trung binh 84 25.6 25.6 71.3 Manh 88 26.8 26.8 98.2 Rat manh 6 1.8 1.8 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Co khong gian giao dich hien dai Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 46 14.0 14.0 14.0 Yeu 138 42.1 42.1 56.1 Trung binh 104 31.7 31.7 87.8 Manh 36 11.0 11.0 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Descriptive Statistics NANG LUC CANH TRANH LAI SUAT

N Mean Std. Deviation

Statistic Std. Error Minimum Maximum Statistic

Std. Error Statistic

Std. Error

Lai suat thap hon doi thu 328 2.00 5.00 2.3692 0.0470 ,83896 Lai suat huy dong thap 328 2.00 5.00 2.3486 0.4005 ,72129 Lai suat theo sat doi thu 328 2.00 4.00 2.7871 0.0381 ,67976 Lai suat phu hop voi thi truong 328 2.00 4.00 2.7698 0.0322 ,57409

Valid N (listwise) 328

Lai suat thap hon doi thu Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 4.3 4.3 4.3 Yeu 98 29.9 29.9 34.1 Trung binh 190 57.9 57.9 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 212: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xliv

Lai suat huy dong thap Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 118 36.0 36.0 42.7 Trung binh 168 51.2 51.2 93.9 Manh 18 5.5 5.5 99.4 Rat manh 2 0.6 0.6 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Lai suat theo sat doi thu Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 22 6.7 6.7 6.7 Yeu 68 20.7 20.7 27.4 Trung binh 212 64.6 64.6 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Lai suat phu hop voi thi truong Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 5.5 5.5 5.5 Yeu 66 20.1 20.1 25.6 Trung binh 218 66.5 66.5 92.1 Manh 22 6.7 6.7 98.8 Rat manh 4 1.2 1.2 100.0 Total 328 100.0 100.0 Missing System 68 Total 396

Page 213: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlv

PHỤ LỤC 9 ĐỀ XUẤT THANG ĐO CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

I. CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG

1. Lãi suất huy động vốn cao ảnh hưởng đến cho thuê tài chính

2. Cầu cho thuê tài chính tăng

3. Sự phát triển của thị trường tài chính tác động đến cho thuê tài chính

4. Sự gia tăng của các chi nhánh tổ chức tín dụng

5. Lãi suất cho thuê giảm tác động đến cho thuê tài chính

II. CÁC YẾU TỐ LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH

6. Sự ổn định chính trị - xã hội ảnh hưởng tốt đến hoạt động cho thuê tài chính

7. Tình trạng tham nhũng

8. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ

9. Bất ổn của nền kinh tế

10. Quản lý hoạt động cho thuê tài chính còn bất cập

11. Thủ tục hành chính còn rườm rà

12. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

13. Chi phí giao dịch cao

14. Sự thiếu năng động của chính quyền địa phương

III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

15. Chi phí vận chuyển cao

16. Chi phí điện cao

17. Hệ thống đào tạo cho ngành cho thuê tài chính còn hạn chế

18. Chi phí dịch vụ cao

19. Hệ thống giao thông kém

20. Hệ thống đường truyền thấp

21. Hệ thống thanh toán kém

Page 214: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlvi

PHỤ LỤC 10 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH Kiểm định thang đo các yếu tố thị trường ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. TT1 Lai suat huy dong von cao anh huong den hoat dong cttc 2. TT2 Cau cho thue tai chinh tang 3. TT3 Phat trien cua thi truong tai chinh 4. TT4 Si gia tang cua cac to chuc tin dung 5. TT5 Lai suat cho thue giam

Mean Std Dev Cases 1. TT1 4.0404 1.1130 42.0 2. TT2 3.8261 1.2262 42.0 3. TT3 3.3461 1.1169 42.0 4. TT4 3.3060 1.0170 42.0 5. TT5 3.0200 1.0581 42.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 28.7619 17.1127 4.1367 5

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted TT1 25.6905 12.6580 .4061 .5398 TT2 25.4048 12.1005 .4113 .5365 TT3 24.8810 12.3513 .5214 .5050 TT4 25.3810 12.9245 .4033 .5420 TT5 24.7619 13.9907 .3201 .5695

Reliability coefficients N of Cases = 42.0 N of Tiems = 5 Alpha = .6059

Page 215: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlvii

Kiểm định thang đo các yếu tố pháp luật và chính sách Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. PL1 Su on dinh chinh tri xa hoi 2. PL2 Tinh trang tham nhung 3. PL3 Han che trong dieu hanh chinh sach tien te 4. PL4 Bat on cua nen kinh te 5. PL5 Quan ly hoat dong cho thue tai chinh bat cap 6. PL6 Thu tuc hanh chinh ruom ra 7. PL7 Chinh sach khuyen khich phat trien dnnvv 8. PL8 Chi phi giao dich cao 9. PL9 Su thieu nang dong cua chinh quyen dia phuong

Mean Std Dev Cases 1. PL1 3.8293 .8032 42.0 2. PL2 3.6341 .9684 42.0 3. PL3 3.9024 .9951 42.0 4. PL4 3.3902 1.2223 42.0 5. PL5 3.1707 1.2430 42.0 6. PL6 3.7561 .8883 42.0 7. PL7 3.8293 .9722 42.0 8. PL8 3.7317 .8951 42.0 9. PL9 3.7805 .9877 42.0

N of Statistics for Mean Variance Std Dev Variables

SCALE 33.0244 21.0744 4.5907 9

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted PL1 29.1951 20.7610 -.0453 .6762 PL2 29.3902 17.6439 .3064 .6127 PL3 29.1220 15.6598 .5618 .5493 PL4 29.6341 14.2378 .5792 .5305 PL5 29.8537 16.2780 .3241 .6108 PL6 29.2683 16.7512 .4861 .5743 PL7 29.1951 17.7610 .2890 .6166 PL8 29.2927 19.0122 .1615 .6426 PL9 29.2439 18.8390 .1834 .6406

Reliability coefficients N of Cases = 42.0 N of Tiems = 9 Alpha = .6380

Page 216: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlviii

Kiểm định thang đo các yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ Reliability ****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) 1. HT1 Chi phi van chuyen cao 2. HT2 Chi phi dien cao 3. HT3 He thong dao tao con han che 4. HT4 Chi phi dich vu cao 5. HT5 He thong giao thong kem 6. HT6 He thong duong truyen thap 7. HT7 He thong thanh toan kem

Mean Std Dev Cases 1. HT1 3.7381 .9642 42.0 2. HT2 4.0952 .8500 42.0 3. HT3 3.9048 1.0314 42.0 4. HT4 3.9762 .9497 42.0 5. HT5 3.4048 .9386 42.0 6. HT6 3.7381 1.0833 42.0 7. HT7 4.1905 .7404 42.0

N of

Statistics for Mean Variance Std Dev Variables SCALE 27.0476 16.2416 4.0301 7

RELIABILITY ANALYSIS – SCALE (ALPHA) Item – total Statistics

Scale Mean If Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item – Total Correlation

Alpha If Item

Deleted HT1 23.3095 11.1458 .6471 .6304 HT2 22.9524 12.9245 .4246 .6895 HT3 23.1429 12.9059 .3065 .7205 HT4 23.0714 12.3118 .4543 .6816 HT5 23.6429 12.4791 .4345 .6865 HT6 23.3095 11.8287 .4347 .6880 HT7 22.8571 13.8328 .3378 .7079

Reliability coefficients N of Cases = 42.0 N of Tiems = 7 Alpha = .7198

Page 217: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

xlix

PHỤ LỤC 11 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI

CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kính thưa quý vị! Mục tiêu của cuộc thăm dò này là tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của quý vị.

Sau đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến côn gty cho thuê tài chính. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ quý vị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:

Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh 1 2 3 4 5

I. CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG 1. Lãi suất huy động vốn cao ảnh hưởng đến CTTC 1 2 3 4 5 2. Cầu cho thuê tài chính tăng 1 2 3 4 5 3. Sự phát triển của TTTC tác động đến CTTC 1 2 3 4 5 4. Sự gia tăng của các chi nhánh TCTD 1 2 3 4 5 5. Lãi suất cho thuê giảm tác động đến CTTC 1 2 3 4 5 II. CÁC YẾU TỐ LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH 6. Tình trạng tham nhũng 1 2 3 4 5 7. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ 1 2 3 4 5 8. Bất ổn của nền kinh tế 1 2 3 4 5 9. Quản lý hoạt động CTTC còn bất cập 1 2 3 4 5 10. Thủ tục hành chính còn rườm rà 1 2 3 4 5 11. Chính sách khuyến khích phát triển DNNVV 1 2 3 4 5 III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ 12. Chi phí vận chuyển cao 1 2 3 4 5 13. Chi phí điện cao 1 2 3 4 5 14. Hệ thống đào tạo cho ngành CTTC còn hạn chế 1 2 3 4 5 15. Chi phí dịch vụ cao 1 2 3 4 5 16. Hệ thống giao thông kém 1 2 3 4 5 17. Hệ thống đường truyền thấp 1 2 3 4 5 18. Hệ thống thanh toán kém 1 2 3 4 5 Chúng tôi chân thành cám ơn và kính chúc quý vị sức khoẻ và thành công!

Page 218: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

l

PHỤ LỤC 12 MÔ TẢ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Yếu tố thị trường

N

Valid Missing

Minimum Maximum Mean Median Mode Std. Deviation

Lai suat huy dong von cao anh huong den hoat dong cttc

106 0 1.00 5.00 4.0404 3.0000 3.00 .87749

Cau cho thue tai chinh tang

106 0 1.00 5.00 3.8261 4.0000 4.00 .91335

Phat trien cua thi truong tai chinh

106 0 1.00 5.00 3.3465 4.0000 4.00 .94561

Su gia tang cua cac to chuc tin dung

106 0 1.00 5.00 3.3060 4.0000 3.00 .96637

Lai suat cho thue giam 106 0 2.00 5.00 3.0201 4.0000 4.00 .98421

Lai suat huy dong von cao anh huong den hoat dong cttc Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 1 1.6 1.6 1.6 Yeu 9 8.5 8.5 10.1 Trung binh 21 19.8 19.8 29.9 Manh 44 41.5 41.5 71.4 Rat manh 31 29.2 29.2 100.7 Total 106 100.7 100.7

Cau cho thue tai chinh tang Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 2 1.9 1.9 1.9 Yeu 8 7.5 7.5 9.4 Trung binh 24 22.6 22.6 32.1 Manh 46 43.4 43.4 75.5 Rat manh 26 24.5 24.5 100.0 Total 106 100.0 100.0

Phat trien cua thi truong tai chinh Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 6 5.7 5.7 5.7 Yeu 15 14.2 14.2 19.8 Trung binh 41 38.7 38.7 58.5 Manh 27 25.5 25.5 84.0 Rat manh 17 16.0 16.0 100.0 Total 106 100.0 100.0

Page 219: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

li

Su gia tang cua cac to chuc tin dung Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 10 9.4 9.4 9.4 Yeu 12 11.3 11.3 20.8 Trung binh 28 26.4 26.4 47.2 Manh 40 37.7 37.7 84.9 Rat manh 16 15.1 15.1 100.0 Total 106 100.0 100.0

Lai suat cho thue giam Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 10 9.4 9.4 9.4 Yeu 12 11.3 11.3 20.8 Trung binh 38 35.8 35.8 56.6 Manh 34 32.1 32.1 88.7 Rat manh 12 11.3 11.3 100.0 Total 106 100.0 100.0

Yếu tố pháp luật và chính sách

N

Valid Missing

Minimum Maximum Mean Median Mode Std. Deviation

Tinh trang tham nhung 106 0 2.00 5.00 3.8470 4.0000 3.00 .91638

Han che trong dieu hanh chinh sach tien te

106 0 1.00 5.00 3.7820 4.0000 4.00 .93509

Bat on cua nen kinh te 106 0 2.00 5.00 3.6922 4.0000 4.00 .95674

Quan ly hoat dong cho thue tai chinh bat cap

106 0 1.00 5.00 3.3502 4.0000 4.00 .98206

Thu tuc hanh chinh ruom ra 106 0 1.00 5.00 3.1020 3.0000 4.00 .99401

Chinh sach khuyen khich phat trien dnnvv

106 0 1.00 5.00 3.8920 4.0000 4.00 .89337

Tinh trang tham nhung Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 5 4.7 4.7 4.7 Yeu 9 8.5 8.5 13.2 Trung binh 24 22.6 22.6 35.8 Manh 51 48.1 48.1 84.0 Rat manh 17 16.0 16.0 100.0 Total 106 100.0 100.0 Han che trong dieu hanh chinh sach tien te Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 2 1.9 1.9 1.9 Yeu 9 8.5 8.5 10.4 Trung binh 38 35.8 35.8 46.2 Manh 35 33.0 33.0 79.2 Rat manh 22 20.8 20.8 100.0 Total 106 100.0 100.0

Page 220: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

lii

Bat on cua nen kinh te Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 9 8.5 8.5 8.5 Yeu 7 6.6 6.6 15.1 Trung binh 32 30.2 30.2 45.3 Manh 40 37.7 37.7 83.0 Rat manh 18 17.0 17.0 100.0 Total 106 100.0 100.0

Quan ly hoat dong cho thue tai chinh bat cap Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 13.2 13.2 13.2 Yeu 7 6.6 6.6 19.8 Trung binh 32 30.2 30.2 50.0 Manh 37 34.9 34.9 84.9 Rat manh 16 15.1 15.1 100.0 Total 106 100.0 100.0

Thu tuc hanh chinh ruom ra Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 18 17.0 17.0 17.0 Yeu 13 12.3 12.3 29.2 Trung binh 35 33.0 33.0 62.3 Manh 30 28.3 28.3 90.6 Rat manh 10 9.4 9.4 100.0 Total 106 100.0 100.0 Chinh sach phat trien dnnvv Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 2 1.9 1.9 1.9 Yeu 14 13.2 13.2 15.1 Trung binh 24 22.6 22.6 37.7 Manh 35 33.0 33.0 70.8 Rat manh 31 29.2 29.2 100.0 Total 106 100.0 100.0

Yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

N

Valid Missing

Minimum Maximum Mean Median Mode Std. Deviation

Chi phi van chuyen cao 106 0 1.00 5.00 4.2112 3.0000 4.00 .89401

Chi phi dien cao 106 0 1.00 5.00 4.1024 3.0000 3.00 .91749

He thong dao tao con han che 106 0 1.00 5.00 4.0120 4.0000 4.00 .92335

Chi phi dich vu cao 106 0 1.00 5.00 3.7716 3.0000 3.00 .94749

He thong giao thong kem 106 0 2.00 5.00 3.7623 4.0000 3.00 .94899

He thong duong truyen thap 106 0 2.00 5.00 3.4125 4.0000 4.00 .95674

He thong thanh toan kem 106 0 1.00 5.00 3.7712 4.0000 4.00 .94786

Page 221: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

liii

Chi phi van chuyen cao Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 4 3.8 3.8 3.8 Yeu 13 12.3 12.3 16.0 Trung binh 28 26.4 26.4 42.5 Manh 34 32.1 32.1 74.5 Rat manh 27 25.5 25.5 100.0 Total 106 100.0 100.0

Chi phi dien cao Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 11 10.4 10.4 10.4 Yeu 26 24.5 24.5 34.9 Trung binh 38 35.8 35.8 70.8 Manh 23 21.7 21.7 92.5 Rat manh 8 7.5 7.5 100.0 Total 106 100.0 100.0

He thong dao tao con han che Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 4 3.8 3.8 3.8 Yeu 4 3.8 3.8 7.5 Trung binh 24 22.6 22.6 30.2 Manh 40 37.7 37.7 67.9 Rat manh 34 32.1 32.1 100.0 Total 106 100.0 100.0

Chi phi dich vu cao Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 7.5 7.5 7.5 Yeu 4 3.8 3.8 11.3 Trung binh 27 25.5 25.5 36.8 Manh 42 39.6 39.6 76.4 Rat manh 25 23.6 23.6 100.0 Total 106 100.0 100.0

He thong giao thong kem Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 14 13.2 13.2 13.2 Yeu 16 15.1 15.1 28.3 Trung binh 34 32.1 32.1 60.4 Manh 24 22.6 22.6 83.0 Rat manh 18 17.0 17.0 100.0 Total 106 100.0 100.0

Page 222: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

liv

He thong duong truyen thap Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 8 7.5 7.5 7.5 Yeu 14 13.2 13.2 20.8 Trung binh 34 32.1 32.1 52.8 Manh 32 30.2 30.2 83.0 Rat manh 18 17.0 17.0 100.0 Total 106 100.0 100.0

He thong thanh toan kem Frequency Percent Valid Percent Cumlative Percent Valid Rat yeu 6 5.7 5.7 5.7 Yeu 12 11.3 11.3 17.0 Trung binh 37 34.9 34.9 51.9 Manh 28 26.4 26.4 78.3 Rat manh 23 21.7 21.7 100.0 Total 106 100.0 100.0

Page 223: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

lv

PHỤ LỤC 13 NỘI DUNG THẢO LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kính thưa quý vị! Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM. Sau khí khảo sát, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều vấn đề còn tồn tại của các công ty cho thuê tài chính cần phải khắc phục. Song chúng tôi đang còn một số khó khăn chưa giải quyết được. Vì vậy, chúng tôi xin kính mong quý vị giúp cho những ý kiến để chúng tôi tìm ra những giải pháp tốt cho các công ty cho thuê tài chính. Nếu có thể được xin quý vị tham gia buổi toạ đàm cùng chúng tôi được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: 8 giờ thứ 7 ngày 20/10/2012. Địa điểm: Khoa QTKD, trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM, số 39 Hàm Nghi, quận 1, Tp. HCM Chúng tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào. NỘI DUNG XIN Ý KIẾN THẢO LUẬN 1. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên các khía cạnh sau: - Khả năng theo sát tình hình đối thủ cạnh tranh - Phát triển hệ thống phân phối rộng khắp - Nâng cao hiệu quả quan hệ công chúng - Xây dựng được chiến lược giá phù hợp - Xác định được thị trường mục tiêu tốt - Xây dựng được hệ thống thông tin marketing tốt 2. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh thương hiệu? 3. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực công nghệ? 4. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá? 5. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực quản trị, điều hành? 6. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực tài chính? 7. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để phát triển nguồn nhân lực trên các khía cạnh xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và đạo đức trong sáng? 8. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực phát triển sản phẩm? 9. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ? 10. Xin Anh/chị cho biết công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM cần làm gì để nâng cao năng lực phát triển mạng lưới, chi nhánh?

Page 224: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

lvi

PHỤ LỤC 14 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHO THUÊ TÀI CHÍNH

- Thông tư 03/2005/TT-NHNN (20/05/2005) hướng dẫn các công ty CTTC thực hiện việc cơ

cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC. - Thông tư số 06/2005/TT-NHNN (12/10/2005) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của

Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001).

- Thông tư số 09/2005/TT-NHNN (06/12/2005) hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng CTTC và việc quản lý nhà nước về đăng ký hợp đồng CTTC.

- Thông tư số 05/2006/TT-NHNN (25/07/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ uỷ thác CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005).

- Thông tư số 07/2006/TT-NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005).

- Thông tư số 08/2006/TT-NHNN (12/10/2006) hướng dẫn hoạt động CTTC hợp vốn của các công ty CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005).

- Thông tư số 09/2006/TT-NHNN (23/10/2006) hướng dẫn hoạt động bán khoản phải thu từ hợp đồng CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005).

- Thông tư số 02/2007/TT-NHNN (21/05/2007) sửa đổi khoản 5 Thông tư số 07/2006/TT-NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005). - Nghị định số 95/2008/NĐ-CP (25/08/2008) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC Bên cạnh các Nghị định, thông tư và Luật các TCTD còn có quyết định số 18/NHNN-CSTT về việc hướng dẫn giao dịch CTTC được thực hiện bằng ngoại tệ và một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật doanh nghiệp, Luật dân sự, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về quy chế bảo đảm tiền vay đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC phát triển cũng như dần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Page 225: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH HẰNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2013

Page 226: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. Hồ Chí Minh - 2013

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Mận

Page 227: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Mận

Phản biện 1:…………………………………………………………………..

Phản biện 2:…………………………………………………………………..

Phản biện 3:…………………………………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường

Vào hồi……….giờ……ngày……….tháng………năm 2013

Có thể tìm luận án tại: - Thư viện trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

- Thư viện Quốc gia

Page 228: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

1

MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài: Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao năng

lực canh tranh đối với mọi doanh nghiệp và các công ty CTTC tại TP. HCM cũng không phải là ngoại lệ. Tính đến 31/12/2012, tại TP. HCM có 7 công ty CTTC và đã có những đóng góp tích cực trong việc cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty CTTC trong thời gian qua bộc lộ nhiều tồn tại, năng lực cạnh tranh thấp và chưa tương xứng với vai trò của nó. Do đó, cần có một nghiên cứu toàn diện và xác đáng để đánh giá một cách đầy đủ về năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận án dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và xác định năng lực cạnh tranh

của các công ty CTTC tại TP. HCM theo các tiêu chí của ngành, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM, từ đó đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM với thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp tư

duy hệ thống và phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong xây dựng thang đo năng lực cạnh

tranh, xác định năng lực cạnh tranh cuả các công ty CTTC, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Các dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định và tính toán giá trị trung bình. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống; phân tích tổng hợp và quy nạp trong đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM.

5. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC ở Việt Nam nói

chung và ở TP. HCM nói riêng cho tới hiện nay tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào được thực hiện từ nước ngoài. Còn các nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam về lĩnh vực này phải kể đến các công trình nghiên cứu ở bậc tiến sĩ và thạc sĩ như công trình của tác giả Hồ Diệu (1995), Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, của tác giả Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động

Page 229: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

2

CTTC ở Việt Nam và của tác giả Lê Thị Hồng (2008), Phát triển hoạt động CTTC tại công ty CTTC II Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu đề cập trên mới chỉ đề cập đến việc áp dụng hoạt động CTTC, cũng như đề cập đến nghiệp vụ CTTC mà chưa có cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty CTTC. Đặc biệt trong xu thế phát triển của các ĐCTC, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ĐCTC trong nước với nước ngoài cũng như sự cạnh tranh giữa ĐCTC phi ngân hàng và NHTM. Do đó, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC là hướng tiếp cận mới và không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đó.

6. Đóng góp của luận án: Luận án đã hệ thống hoá khung lý luận về năng lực cạnh tranh của các công ty

CTTC, nhất là đã tổng hợp các phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM. Luận án cũng đã phác hoạ bức tranh toàn cảnh hoạt động của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM từ năm 2008 đến năm 2012 trên các khía cạnh quy mô vốn hoạt động, dư nợ, chất lượng khoản tài trợ cho thuê,vv…

Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM, góp phần trả lời các câu hỏi sau:

Một là, các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM mạnh hay yếu? Hai là, các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM mạnh, yếu ở

yếu tố nào? Ba là, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực

cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM như thế nào? Trên cơ sở trả lời các câu hỏi đó, luận án đã đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp

tập trung vào 10 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP. HCM. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hiệp hội CTTC để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP. HCM. Luận án là tài liệu dùng cho nghiên cứu và là những gợi ý để các công ty CTTC căn cứ vào tình hình cụ thể của mình có thể vận dụng một cách hiệu quả.

7. Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại

thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài

chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Page 230: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1.1. Công ty cho thuê tài chính

Công ty CTTC là một định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện việc tài trợ tín dụng trung và dài hạn dưới hình thức máy móc, thiết bị và các động sản theo yêu cầu của bên thuê.

Công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, huy động và các nguồn vốn khác để tài trợ cho thuê dưới dạng máy móc thiết bị và các động sản, cung ứng các dịch vụ về tài chính và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không nhận tiền gửi dưới một năm.

Theo Nghị định số 95/2008/NĐ-CP, công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam; được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới 3 hình thức: công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty CTTC cổ phần. 1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính 1.1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

Cũng giống như bất cứ các ĐCTC khác, công ty CTTC là một ĐCTC nên các đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty CTTC chứa đựng những đặc điểm của các sản phẩm, dịch vụ tài chính của các ĐCTC nói chung. Sản phẩm, dịch vụ tài chính là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ. 1.1.2.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

Trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty CTTC cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: Huy động vốn; Cho thuê tài chính; Mua và cho thuê lại; Các dịch vụ khác. 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.2.1. Khái niệm

Năng lực được hiểu là khả năng đủ để làm một công việc nào đó; hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó [12]. Năng lực cạnh tranh được xét trên các cấp độ quốc gia, công ty và sản phẩm. Khi bàn về năng lực cạnh tranh của công ty thì có nhiều lý thuyết đề cập, sau đây là một số quan điểm bàn về năng lực cạnh tranh của công ty. 1.2.1.1. Các lý thuyết cổ điển

Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này phải kể đến Adam Smith và David Ricardo.

Page 231: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

4

Theo Adam Smith nguồn gốc của quá trình thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác. Còn David Ricardo cho rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể có lợi thế tương đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này. 1.2.1.2. Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter

Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, đó là: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; vai trò của các công ty bán lẻ; và cuối cùng nhà cung cấp đầy quyền lực. 1.2.1.3. Các quan điểm khác

+ Quan điểm của Scott Hoenig Scott Hoenig cho rằng, việc nâng cao doanh thu quan trọng hơn là việc giảm chi

phí sản phẩm. + Quan điểm của Gary Hamel Ông cho rằng, bản chất của sự cạnh tranh và thậm chí cả bản chất của khách

hàng đã thay đổi. Ông nhấn mạnh rằng, cạnh tranh hiện nay là cuộc chiến giành những cơ hội xuất hiện trong tương lai. Khả năng nắm bắt các cơ hội trong tương lai chính là điều quyết định then chốt.

+ Quan điểm của John Naisbitt Ông cho rằng, khuynh hướng chính của kinh doanh toàn cầu trong thế kỷ 21 là

liên minh chiến lược. Các liên minh chiến lược này cùng nhau căng thật rộng tấm lưới để hứng mọi cơ hội đến từ tương lai.

+ Quan điểm của Paul Krugman Ông đã chứng minh “lợi thế so sánh” không phải “năng lực cạnh tranh”. Trước

hết, ông cho rằng nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng, ưu tiên nguồn lực cho những công trình chưa thật cần thiết, trong khi đáng lẽ ra phải dành nguồn lực đó cho những dự án quan trọng, cấp thiết hơn. Ở Việt Nam, việc các tỉnh đua nhau quy hoạch khu công nghiệp, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư và sử dụng quỹ đất không hiệu quả là minh chứng cho luận thuyết của Paul Krugman. Thứ hai, quá lo lắng về sự cạnh tranh cũng có thể dẫn đến các chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế tăng lên của các hàng rào phi thuế quan, là biểu hiện khá rõ của luận thuyết Paul Krugman.

+ Quan điểm của trường phái “quản trị chiến lược” Đây là trường phái chú trọng đến việc làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực

cạnh tranh. Các nguồn lực được quan tâm nhiều là: nhân lực, vốn, công nghệ,

Page 232: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

5

marketing. Các nguồn lực được đo lường và so sánh giữa các công ty để xác định lợi thế cạnh tranh. Trường phái này có các tác giả tiêu biểu như Fred David, Arthur A. Thompson, Jr & A.J. Strickland.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh hoạt động” Trường phái này nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu

cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí…

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản” Đây là trường phái nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên

cơ sở sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh theo quá trình” Quan điểm của trường phái này là nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá

trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản trị chiến lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…).

+ Quan điểm của của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Theo OECD, thì “năng lực cạnh tranh được đồng nghĩa với năng suất lao động,

là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh” [34]. 1.2.1.4. Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Từ các tiếp cận nêu trên, tác giả đề xuất khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính như sau: “Năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính là khả năng duy trì và nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm-dịch vụ, mở rộng mạng lưới, thu hút khách hàng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu tra nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc khai thác, sử dụng nội lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh thị phần và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường". 1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC được thể hiện qua Sơ đồ 1.1.

Page 233: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

6

Sơ đồ 1.1: Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính 1.2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter, có 3 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, đó là: thị trường; luật pháp và chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ. 1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, người ta thường sử dụng một số phương pháp cơ bản, đó là: phương pháp ma trận SWOT; mô hình kim cương của Michael Porter, phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh và phương pháp của Thompson - Strickland. 1.3.1. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phối hợp giữa năng lực của công ty với tình hình môi trường. SWOT được viết tắt từ 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threatens (thách thức). 1.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter

Mô hình được diễn tả bằng khối tứ diện, 4 đỉnh là: công ty; các yếu tố cung; các yếu tố cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Khối tứ diện chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của Michael Porter

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CTTC

Nguồn nhân lực

Quản trị điều hành

Sản phẩm

Tài chính

Mạng lưới

Thương hiệu

Chất lượng dịch vụ

Marketing

Lãi suất

Công nghệ

Page 234: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

7

phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc tế của các công ty. 1.3.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh

Mô hình hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Mô hình này cho phép so sánh trực tiếp giữa công ty được nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh. 1.3.4. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ

Mô hình hình đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson và Strickland đề xuất bao gồm các bước như: Lập danh mục các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty trong một ngành kinh doanh; Xác định tầm quan trọng của các yếu tố đối với ngành; Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện từ yếu nhất đến mạnh nhất; Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng; Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh của công ty. Nếu tổng số điểm của toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì công ty có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận T < (T* = 3,0) thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty thấp hơn mức trung bình. 1.4. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.4.1. Khung phân tích

Xuất phát từ vấn đề tồn tại của các công ty CTTC tại TP. HCM, với mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đã được xác định, tác giả xây dựng khung phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty, tiến hành đo lường các yếu tố bên trong và yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM. 1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Về mặt lý luận và thực tiễn có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Trong luận án này tác giả chọn mô hình phân tích đánh giá các yếu tố bên trong của Thompson-Strickland vì mô hình này này không đòi hỏi phải nắm rõ thông tin về đối thủ, mà chỉ cần có cái nhìn tổng quan về tình hình cạnh tranh trên thị trường và hiểu rõ bản thân công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu.

Page 235: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

8

1.4.3. Phương pháp xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành cho thuê tài chính 1.4.3.1. Lựa chọn các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của ngành cho thuê tài chính

Đối với ngành CTTC, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, kết hợp xin ý kiến chuyên gia cho thấy có 10 yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC tại TP. HCM là: Năng lực tài chính; Năng lực quản trị, điều hành; Năng lực nguồn nhân lực; Năng lực sản phẩm; Năng lực Marketing; Năng lực chất lượng dịch vụ; Năng lực cạnh tranh lãi suất; Năng lực uy tín, thương hiệu; Năng lực công nghệ; Năng lực phát triển mạng lưới. 1.4.3.2. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng của 10 yếu tố kể trên đối với ngành CTTC. Kết quả được tổng hợp bằng phương pháp thống kê. 1.4.3.3. Phương pháp tính trọng số

Trọng số từng yếu tố được tính theo công thứic: Ti = Ki / ∑∑Kij (j = 1, 10), trong đó ki là số điểm mà chuyên gia thứ j đã cho yếu tố i. 1.4.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh 1.4.4.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của công ty

Dựa vào phương pháp Thompson - Strickland, tác giả đã chọn ra 58 biến quan sát để đo lường 10 yếu tố năng lực cạnh tranh và dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm định thang đo. Kết quả cho thấy các thang đo đều sử dụng được. Có 6 biến quan sát bị loại, còn lại 52 biến. Như vậy, bộ thang đo năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM gồm 10 nhóm yếu tố, với 52 biến quan sát. 1.4.4.2. Triển khai khảo sát

Cuộc khảo sát được tổ chức từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và các cán bộ quản lý của công ty CTTC tại TP. HCM, các nhà kinh tế, các chuyên gia. Kết quả thu về với 328 phiếu hợp lệ. 1.4.4.3. Xử lý dữ liệu khảo sát

Dữ liệu từ khảo sát 328 phiếu điều tra hợp lệ đã được xử lý bằng phần mềm SPSS. Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho năng lực cạnh tranh của yếu tố Ti được xếp hạng. Nếu Ti < 1.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là rất yếu ; Nếu 1.5 ≤ Ti < 3.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là yếu; Nếu 3.0 ≤ Ti < 3.7 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là trung bình; Nếu 3.7 ≤ Ti < 4.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là khá; Nếu 4.5 ≤ Ti ≤ 5.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là mạnh.

Page 236: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

9

1.4.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh 1.4.5.1. Thiết kế thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác định các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC cơ bản dựa vào khung lý thuyết của Michael Porter (2006), bao gồm 3 nhóm yếu tố : Môi trường kinh doanh; Sự gia tăng của nhu cầu dịch vụ CTTC; Nhóm yếu tố phát triển của TTTC và ngành phụ trợ. Tổng hợp và cân nhắc các yếu tố trên, tác giả đề xuất bộ thang đo 3 nhóm yếu tố với 21 biến quan sát. 1.4.5.2. Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở thang đo trên, tác giả thiết kế bảng câu hỏi với 21 mục. Sau khi dữ liệu được thu thập và nhập máy và chạy phần mềm SPSS, hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định thang đo. Qua kiểm định, tất cả các thang đo đều đáp ứng yêu cầu. Có 3 biến bị loại, thang đo còn lại 18 biến quan sát. 1.4.5.3. Triển khai khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý tài chính ngân hàng. 1.4.5.4. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát

Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho mức độ ảnh hưởng của của yếu tố môi trường Mi được quy ước như sau: Nếu Mi < 1.5 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là rất yếu; Nếu 1.5 ≤ Mi < 3.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là yếu; Nếu 3.0 ≤ Mi < 3.7 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là trung bình; Nếu 3.7 ≤ Mi < 4.5 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là khá; Nếu 4.5 ≤ Mi ≤ 5.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là mạnh. 1.4.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Để thu thập ý kiến chuyên gia, tác giả đã tổ chức một cuộc tọa đàm với các chuyên gia là các giảng viên trường Đại học Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế - tài chính, các nhà quản lý tài chính ngân hàng, nhà quản lý công ty CTTC. Những ý kiến thu được là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM.

Page 237: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

10

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 1.5.1.1. Tại Trung Quốc Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy loại hình công ty CTTC rất đa dạng.

Chính phủ hỗ trợ hoạt động cho các công ty CCTC trên các khía cạnh thuế, chính sách vốn. Ngoài ra, các công ty CTTC liên kết với các nhà sản xuất máy móc thiết. Các công ty tài chính đầu tư, công ty tài chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động CTTC như là một nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính.

1.5.1.2. Tại Hàn Quốc Hoạt động CTTC ở Hàn Quốc phát triển là do có sự tham gia chỉ đạo củ Chính

phủ trong việc có định hướng rõ ràng trong cơ cấu tài sản cho thuê, có những quy định thông thoáng của CTTC giúp ngành này trở nên hấp dẫn. Chính phủ chủ động hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán khấu hao tài sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê được bài bản, đưa thành luật.

1.5.1.3. Tại Indonesia Thị trường CTTC phát triển được là do chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi

như: Miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cả khi nhập cũng như khi bán tài sản, hệ thống tài chính và ngân hàng luôn cải cách có lợi cho công ty CTTC.

1.5.2. Bài học cho các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Một là, hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động CTTC. Hai là, tăng cường năng lực tài chính cho các công ty CTTC bằng cách thu hút

đầu tư nước ngoài, thực hiện liên doanh liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhà sản xuất. Ba là, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm

thoả mãn những yêu cầu khác nhau của từng loại khách hàng. Bốn là, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội CTTC.

Page 238: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau gần 20 năm hoạt động thì số lượng công ty CTTC hoạt động tại Việt Nam thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Số lượng các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam

0 0

4

6 65 5 5 5 5 5 5

6 6 65 5

2 23 3 3 3 3 3

4 4

67 7 7 7 7 7

2 2

7

9 98 8 8

9 9

1112

13 13 1312 12

0

2

4

68

10

12

14

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Năm

Số c

ông

ty Hà nộiTp. HCMCả nước

Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM.

2.1.2. Thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Thực trạng nguồn vốn hoạt động

Nguồn vốn của các công ty CTTC gồm: vốn và các quỹ, vốn huy động và nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay chủ yếu là vay từ các TCTD khác. Thực trạng nguồn vốn của các công ty CTTC trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 phản ánh qua Bảng 2.2. Hoạt động huy động vốn của các công ty CTTC trên địa bàn thành phố chủ yếu nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức với kỳ hạn từ 01 năm trở lên và phát hành giấy tờ có giá (có kỳ hạn trên 01 năm) để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh tế.

Page 239: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

12

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn hoạt động 9.780 14.242 15.861 16.916 18.434Tốc độ tăng trưởng (%) 33,46 45,62 11,37 6,65 8,97Vốn và các quỹ Trong đó: VĐL

1.5651.281

3.0151.294

5.253 1.557

6.7511.879

8.9222.119

Huy động vốn 3.246 5.567 4.982 3.312 3.147Tốc độ tăng trưởng (%) 124,79 71,5 -10,51 -33,52 - 4,98Vay TCTD khác 4.969 5.660 5.626 6.853 6.365Tốc độ tăng trưởng (%) 9,38 13,91 -0,6 21,81 -7,12

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM. 2.1.2.2. Thực trạng cho thuê tài chính

Dư nợ CTTC đã có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm và ngày tăng với tốc độ cao. Nếu năm 2008 dư nợ cho thuê là 10.440 tỷ đồng thì năm 2009 là 11.683 tỷ đồng đồng tăng 11,91% và đến năm 2011 tăng lên 14.249 tỷ đồng tăng 9,54% so với năm 2010 và trong năm 2012 dư nợ cho thuê có giảm xuống còn 13.986 tỷ đồng tương ứng giảm 1,85%.

Biểu đồ: 2.2: Dư nợ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM Đơn vị: Tỷ đồng

10.44011.683

13.00814.249 13.986

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

16.000

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM. Tuy nhiên, dư nợ CTTC của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM còn rất

thấp so với tổng dư nợ của toàn hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM. Năm 2008 dư nợ CTTC ở TP. HCM chỉ chiếm 2,55% trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM, năm

Page 240: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

13

2009 là 2,09%, năm 2010 là 1,83% và năm 2011 là 1,87% và năm 2012 là 1,64%, điều này cho thấy mức độ đóng góp của các công ty CTTC đối với nền kinh tế còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và lợi thế của CTTC mang lại.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng dư nợ của hệ thống 409.735 559.855 709.090 764.003 850.822

2 Dư nợ cho thuê tài chính 10.440 11.683 13.008 14.249 13.986

3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC (%) - 11,91 11,34 9,54 -1,85

4 Tỷ trọng dư nợ so với hệ thống (%) 2,55 2,09 1,83 1,87 1,64

5 Nợ xấu 553 4.323 5.984 6.412 6.434

6 Tỷ lệ nợ xấu (%) 5,3 37,0 46,0 45,0 46,0Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM.

Bên cạnh sự gia tăng về quy mô dư nợ qua các năm thì điều đánh lo ngại nhất là chất lượng của các khoản CTTC ngày càng giảm, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu tăng cao, cụ thể ở các năm 2010 là 46%, 2011 là 45% và năm 2012 là 46%. 2.2.2.5. Đối với các hoạt động dịch vụ khác

Các công ty CTTC mà còn thực hiện các hoạt động dịch vụ phi tín dụng như tư vấn cho khách về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC; Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC và các dịch vụ khác có liên quan. 2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành cho thuê tài chính 2.2.1.1. Tầm quan trọng của năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một yếu tố cạnh tranh mạnh của ngành CTTC tại TP.HCM với điểm trung bình là 3.4828 trên tổng số 5 điểm. 2.2.1.2. Tầm quan trọng của năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị là một yếu tố cạnh tranh mạnh và có tầm quan trọng trong số các yếu tố cạnh tranh của ngành CTTC tại TP. HCM với điểm số là 3.1379 trên tổng số 5 điểm.

Page 241: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

14

2.2.1.3. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của năng lực cạnh tranh đối với

ngành CTTC với số điểm trung bình là 3.7759. 2.2.1.4. Tầm quan trọng của năng lực phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC với điểm bình quân đạt 2.8621. 2.2.1.5. Tầm quan trọng của năng lực Marketing

Yếu tố Marketing đứng thứ 6 trong 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành CTTC tại TP. HCM điểm bình quân 2.3276. 2.2.1.6. Tầm quan trọng của năng lực đáp ứng chất lượng dịch vụ

Yếu tố chất lượng dịch vụ có vị trí quan trọng và đứng vị trí thứ 5 với điểm trung bình là 2.3621. 2.2.1.7. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh lãi suất

Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC được các chuyên gia đánh giá thấp hơn so với các yếu tố thương hiệu, marketing, công nghệ, tài chính, nhân sự, chất lượng dịch vụ và đạt điểm bình quân là 2.0862. 2.2.1.8. Tầm quan trọng của năng lực uy tín thương hiệu

Yếu tố năng lực uy tín, thương hiệu đối với ngành CTTC cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể với số điểm đánh giá là 2.2286/5 điểm. 2.2.1.10. Tầm quan trọng của năng lực phát triển mạng lưới

Yếu tố phát triển mạng lưới được đánh giá mức độ quan trọng vối điểm điểm bình quân là 2.2931. 2.2.1.11. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành CTTC tại TP. HCM được thể hiện qua Bảng 2.3. Bảng 2.3. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành cho thuê

tài chính tại TP. HCM Yếu tố Tổng điểm yếu tố Trọng số

1. Năng lực nguồn nhân lực 234 0.131 2. Năng lực tài chính 224 0.125 3. Năng lực quản trị điều hành 216 0.121 4. Năng lực phát triển sản phẩm 185 0.103 5. Năng lực chất lượng dịch vụ 171 0.095 6. Năng lực marketing 164 0.092 7. Năng lực phát triển mạng lưới 163 0.091 8. Năng lực uy tín, thương hiệu 150 0.084 9. Năng lực công nghệ 149 0.083 10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 136 0.076 Tổng 1792 1.000 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

Page 242: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

15

2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Năng lực phát triển sản phẩm của các công ty cho thuê tài chính

Điểm số bình quân năng lực phát triển sản phẩm của các công ty CTTC tại TP. HCM được các chuyên gia đánh giá là 2.81. So với chuẩn trung bình (3.0 ≤Ti <3.7) thì năng lực này là dưới mức trung bình. 2.2.2.2. Năng lực công nghệ của các công ty cho thuê tài chính

Năng lực công nghệ của các công ty CTTC tại TP. HCM chỉ đạt dưới mức trung bình yếu với điểm số bình quân là 2.80. 2.2.2.3. Năng lực quản trị điều hành của các công ty cho thuê tài chính

Các chuyên gia đã cho điểm năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC tại TP. HCM ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm. Xét theo chuẩn trung bình (3 điểm) thì năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC tại TP. HCM chỉ đạt dưới mức trung bình yếu. 2.2.2.4. Nguồn nhân lực của các công ty cho thuê tài chính

Nguồn nhân lực của các công ty CTTC tại TP. HCM có sức cạnh tranh thấp. Điểm bình quân yếu tố nguồn nhân lực được các chuyên gia đánh giá là 2.71 trên 5 điểm tối đa. 2.2.2.5. Năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cho thuê tài chính

Yếu tố thương hiệu của các công ty CTTC tại TP. HCM do chuyên gia đánh giá là 2.64, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố này còn thấp. 2.2.2.6. Năng lực cạnh tranh lãi suất của các công ty cho thuê tài chính

Yếu tố cạnh tranh lãi suất của các công ty CTTC tại TP. HCM được đánh giá ở mức trung bình yếu (điểm bình quân là 2.56/5 điểm). 2.2.2.7. Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính

Các chuyên gia đánh giá rất thấp năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.55. 2.2.2.8. Năng lực marketing của các công ty cho thuê tài chính

Điểm số bình quân năng lực marketing của các công ty CTTC tại TP. HCM do chuyên gia đánh giá là 2.34, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố marketing là còn thấp. 2.2.2.9. Năng lực phát triển mạng lưới của các công ty cho thuê tài chính

Các chuyên gia đánh giá rất thấp năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.33.

Page 243: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

16

2.2.2.10. Năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính Năng lực tài chính của các công ty CTTC tại TP. HCM còn rất thấp so với đối

thủ cạnh tranh, với điểm trung bình là 1.82 trên 5 điểm. 2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Tích hợp những tính toán từ kết quả khảo sát, ma trận phản ánh năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM được phản ánh qua Bảng 2.4 cho thấy điểm yếu tố năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM ở mức trung bình yếu với điểm trung bình là 2.5279.

Bảng 2.4: Ma trận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Các yếu tố năng lực cạnh tranh (xếp theo điểm số năng lực cạnh tranh)

Trọng số NLCT

Điểm yếu tố NLCT

Điểm số NLCT

(1) (2) (3=4*2) (4) 1. Năng lực nguồn nhân lực 0.131 0.3550 2.712. Năng lực tài chính 0.125 0.2275 1.823. Năng lực quản trị điều hành 0.121 0.3376 2.794. Năng lực phát triển sản phẩm 0.103 0.2894 2.815. Năng lực chất lượng dịch vụ 0.095 0.2423 2.556. Năng lực marketing 0.092 0.2153 2.347. Năng lực phát triển mạng lưới 0.091 0.2120 2.338. Năng lực uy tín, thương hiệu 0.084 0.2218 2.649. Năng lực công nghệ 0.083 0.2324 2.8010. Năng lực cạnh tranh lãi suất 0.076 0.1946 2.56Tổng 1.000 2.5279 -

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả 2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Ảnh hưởng của của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Yếu tố thị trường có ảnh hưởng tương đối rõ nét đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất phải kể đến là: Huy động vốn cao sẻ ảnh hưởng đến hoạt động CTTC; Cầu CTTC tăng. 2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Yếu tố luật pháp và chính sách có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến năng lực cạnh

Page 244: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

17

tranh của các công ty CTTC. Trong 6 yếu tố được khảo sát thì yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV; Các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty CTTC là tình trạng tham nhũng; Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, là những bất ổn của nền kinh tế như cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mô hình tăng trưởng đang chú trọng chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu, đầu tư công còn dàn trải. 2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

Yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM. Trong 7 yếu tố được khảo sát, các chuyên gia đánh giá 5 yếu tố có ảnh hưởng mạnh. 2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.4.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM đã tạo thành hệ thống tài chính hoàn chỉnh, hoạt động với các vai trò chức năng khác nhau làm đa dạng và phong phú cung cấp vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh. 2.4.2. Những hạn chế

+ Năng lực tài chính yếu + Năng lực phát triển mạng lưới còn nhiều hạn chế + Năng lực marketing còn yếu + Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ + Năng lực cạnh tranh lãi suất thấp + Năng lực uy tín, thương hiệu còn nhiều hạn chế + Năng lực nguồn nhân lực thấp + Năng lực quản trị điều hành còn nhiều bất cập + Năng lực phát triển công nghệ còn hạn chế + Năng lực phát triển sản phẩm còn hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn

khổ pháp luật như vấn đề về thuế, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê. Thứ hai, đa phần các công ty CTTC ở Việt Nam trực thuộc các NHTM, nên hoạt

động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc.

Page 245: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

18

Thứ ba, do trình độ nhân viên chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, tính tuân thủ trong thực hiện quy trình ra quyết định tài trợ còn chưa chặt chẽ dẫn tới rủi ro đạo đức.

Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao do vay của các NHTM. Thứ năm, công tác thẩm định ra quyết định cho thuê còn bất cập. Thứ sáu, ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch

của khách hàng đi thuê. Thứ bảy, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi về lợi ích của CTTC. Thứ tám, hiệp hội CTTC chưa phát huy được vai trò như kỳ vọng.

Page 246: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

19

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG

TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho thuê tài chính

Quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống các ĐCTC Việt Nam. Một mặt quá trình này tạo ra sức ép buộc các ĐCTC phải thay đổi để thích nghi với tầm cao mới và những quy định mới khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế; mặt khác quá trình này tạo ra những cơ hội mà các ĐCTC muốn chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để nắm giữ. 3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Gia nhập WTO càng tạo một áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cả trên sân nhà và tiến dần ra thế giới. Đây chính là cơ hội để phát triển hoạt động CCTC. 3.1.3. Dự báo sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính

Với nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV cùng với việc hoàn thiện thể chế tài chính và các chính sách khuyến khích hoạt động này cho thấy trong tương lại thị trường CTTC sẽ rất phát triển. 3.1.4. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu Hai là, công ty đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả của quá trình phát triển lâu dài,

liên tục của công ty Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa vào đặc thù của từng công ty

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính

Để cải thiện năng lực này, điều quan trọng nhất là phải tự mình nỗ lực, cấu lại nguồn vốn, trước hết, cần gia tăng khả năng huy động vốn của các công ty CTTC.

Page 247: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

20

3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động + Tăng vốn điều lệ + Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn dài hạn + Phát hành trái phiếu + Tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính ở nước ngoài + Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng + Tận dụng nguồn vốn trả chậm trong thanh toán với nhà cung ứng + Cổ phần hóa các công ty cho thuê tài chính

3.2.1.2. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro + Phòng chống rủi ro về thiết bị + Công tác kiểm tra theo dõi hoạt động của tài sản thuê + Xây dựng các mẫu hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý

3.2.1.3. Gia tăng năng lực cạnh tranh lãi suất Công ty CTTC để thực hiện cạnh tranh lãi suất thì thực hiện tốt chính sách “xây

dựng mối quan hệ song phương với những đối tác chính”. Vì thông qua xây dựng mối quan hệ song phương với các đối tác, công ty CTTC sẽ tận dụng được vốn và công nghệ của các đối tác, cụ thể các công ty CCTC cần liên kết với các doanh nghiệp trong việc bán hàng trả chậm, các nhà cung cấp còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu, tiếp thị hoạt động CTTC đến với khách hàng. Trong điều kiện thông tin về hoạt động này còn hạn chế, việc doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ nào phần lớn là do nhà cung cấp tư vấn. Như vậy, các công ty CTTC nên lựa chọn những nhà cung cấp chiến lược và tạo dựng mối hợp tác chặt chẽ. 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hoạt động CTTC gắn liền với tài sản là máy móc thiết bị phức tạp, tính năng kỹ thuật ngày càng đa dạng và hiện đại. Do đó, yêu cầu chung đặt ra đối với nhân viên công ty là bên cạnh việc phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tài chính-ngân hàng đồng thời phải có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật. Việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến vấn đề giữ chân nhân sự. Vì vậy, các công ty CTTC cần chú trọng các công tác sau: Xây dựng công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ các cấp trong các công ty CTTC; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; Bố trí và sử dụng nhân sự hợp lý; Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp. 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và phương thức quản trị điều hành 3.2.3.1. Phát triển mạng lưới

Để cải thiện trong thời gian tới, trước hết doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu thị

Page 248: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

21

trường, xác định nhu cầu. Trước hết cần tiến hành liên kết với các NHTM và thực hiện uỷ thác cho các NHTM bán các sản phẩm dịch vụ cho công ty CTTC. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh phát triển các giao dịch điện tử thông qua việc phát triển thương mại điện tử bằng việc xây dựng cổng giao dịch trực tuyến thông qua trang web của công ty. 3.2.3.2. Gia tăng năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị, điều hành ảnh hưởng đến toàn bộ các năng lực khác của công ty. Muốn cải thiện năng lực quản trị, thì trước hết là cải thiện năng lực của nhà lãnh đạo. Trong giải pháp gia tăng năng lực quản trị có một nội dung quan trọng là nâng cao năng lực hoạch định chiến lược và khả năng ra quyết định chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển mạng lưới kinh doanh. 3.2.3.3. Nâng cao năng lực marketing

Để cho dân chúng và các nhà đầu tư biết và hiểu rõ được hoạt động của thị trường CTTC, để kênh dẫn vốn này trở nên phổ biến đối với mọi người và các ngành liên quan, cần phải mở rộng và tăng cường hơn nữa thông tin tuyên truyền, giới thiệu về nghiệp vụ CTTC như: Giới thiệu rộng rãi hoạt động CTTC và những tiện ích của nó đối với toàn xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tập san kinh tế-tài chính–ngân hàng, các phóng sự truyền thanh, truyền hình. Kênh thông tin này dễ tiếp cận với đại đa số dân chúng và đặc biệt có hiệu quả đối với các khu vực, các tỉnh thành có kế hoạch phát triển, đang thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước. Công ty cũng nên chọn lựa vị trí thích hợp để làm trụ sở, có bảng hiệu rõ ràng để đảm bảo việc dễ thấy, dễ tìm. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên mạng cũng là một biện pháp hiệu quả do nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiếp cận với thương mại điện tử. Vì vậy, các công ty CTTC nên đưa thông tin lên mạng thông qua thiết lập một trang web với các thông tin cụ thể về thủ tục, qui trình nghiệp vụ, điều kiện tài trợ và các ưu đãi nếu có…và đảm bảo thông tin luôn được cập nhật, hữu ích cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hiện tại vẫn còn một số công ty CTTC chưa có website riêng, các công ty có website thì thông tin cũng còn khá sơ sài. Do trong giai đoạn đầu, chưa có khả năng tạo ra các tương tác trên trang web thì việc xây dựng trang web chỉ có các thông tin mang tính giới thiệu có thể chấp nhận được. Tuy nhiên các công ty CTTC cần xác định rằng trong tương lai nên thiết lập trang thông tin với các tương tác để khách hàng có thể nộp hồ sơ thuê qua mạng, thanh toán qua mạng cũng như thăm dò ý kiến khách hàng qua mạng… 3.2.4. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ 3.2.4.1. Gia tăng năng lực phát triển sản phẩm

Tập trung tối đa nguồn lực để tiếp tục phát triển các sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Để thực hiện được sách lược này, các công ty CTTC cần phát triển dịch vụ mang tính tiện ích và hiện đại. Đối với mỗi công ty CTTC, việc đa dạng hóa các sản phẩm, cần gắn liền với việc chuyên môn hóa các dịch vụ mà khách hàng của

Page 249: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

22

mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải. Công ty CTTC phải xác định được sản phẩm trọng tâm hóa của mình và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó.

+ Đa dạng hóa các phương thức cho thuê tài chính CTTC bao gồm nhiều phương thức thuê, nhưng hiện tại 90% các giao dịch thuê

tài sản là thuê tài chính thuần. Do đó, các các công ty CTTC có thể mở rộng sang các hình thức cho thuê khác như: Phương thức mua và cho thuê lại; Phương thức cho thuê vận hành; Phương thức cho thuê giáp lưng.

+ Đa dạng hóa tài sản cho thuê Cần mở rộng tài sản cho thuê sang bất động sản mà không chỉ dừng lại ở tài sản

là động sản, đồng thời và có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng và sở hữu bất động sản cho thuê.

+ Mở rộng đối tượng cho thuê tài chính Cần có những hướng dẫn cụ thể về việc mở rộng đối tượng cho thuê sang các cá

nhân, hộ kinh tế gia đình, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trang trại… 3.2.4.2. Nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ

Để gia tăng chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC cần thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng. Cụ thể, công ty CTTC cần thực hiện các tốt các công việc như: Tư vấn tài chính, đầu tư; Tư vấn lựa chọn máy móc, thiết bị. 3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ

Một công ty CTTC hiện đại không thể không đầu tư công nghệ và coi trọng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại. Chính thông qua công nghệ mà các công ty tạo lên sự gia tăng trong sản phẩm của mình, giảm được các chi phí trong giao dịch nhờ đó gia tăng lợi nhuận. 3.2.6. Phát triển thương hiệu

Xây dựng sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của thương hiệu, thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu tượng thương hiệu, cấu trúc thương hiệu,... xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương hiệu nội bộ, xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát triển thương hiệu. Công ty CTTC phải tạo cho khách hàng của mình một hình ảnh tốt về kinh doanh, không chỉ qua các tiêu chí về lợi nhuận, qui mô hoạt động, số lượng khách hàng tăng ổn định, các sản phẩm dịch vụ được được xã hội nhanh chóng chấp nhận. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1 Đối với nhà nước 3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hiện nay, hoạt động CTTC ở Việt Nam chỉ dựa trên Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 và một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện, chưa được đưa

Page 250: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

23

vào luật như một số nước trên thế giới nên mọi hoạt động đều chưa có nền tảng vững chắc. Những vướng mắc về hình thức, đối tượng và tài sản cho thuê …đã xuất hiện và tồn tại từ khi loại hình tín dụng này ra đời vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Do đó, sự hoàn thiện về môi trường pháp lý là bước đi quan trọng trong tiến trình đưa hoạt động CTTC phát triển đúng như tiềm năng của nó tại Việt Nam. 3.3.1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Kinh nghiệm của các quốc gia có thị trường CTTC phát triển cho thấy trong giai đoạn đầu, thị trường CTTC muốn phát triển cần phải có những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như tín dụng, thuế…để tạo đà cho sự phát triển. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Tạo chính sách ổn định cho các công ty cho thuê tài chính phát triển

NHNN cần điều hành các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn một cách thận trọng, linh hoạt, đạt được mục tiêu kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty CTTC, góp phần tăng trưởng kinh tế. 3.3.2.2. Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Công tác thanh tra, giám sát của NHNN phải đổi mới toàn diện để phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn tới. 3.3.2.3. Minh bạch hoá thông tin

NHNN phải đưa ra các quy định về yêu cầu các công ty CTTC công bố tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế. Việc làm này nhằm giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các công ty CTTC và hỗ trợ việc cho vay tới những khách hàng không truyền thống của công ty. NHNN và Bộ Tài chính cần sớm xây dựng các cơ chế chính sách về minh bạch hóa và công khai thông tin của các TCTD theo hướng tạo điều kiện cho các công ty CTTC tham gia vào TTCK. Một mặt, TTCK là kênh tạo vốn quan trọng cho các công ty CTTC tăng cường khả năng tài chính, mặt khác các công ty CTTC được niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch và có hiệu quả hơn. 3.3.3. Đối với Hiệp hội cho thuê tài chính

VILEA cần xây dựng cho mình một website riêng để các thành viên có thể trao đổi, thảo luận trực tiếp đồng thời để quảng bá hình ảnh của ngành CTTC đến với khách hàng. Bên cạnh đó, VILEA nên có một bộ phận chuyên trách để có thể là đầu mối tiếp nhận giải đáp các thắc mắc của các tổ chức thành viên về những quy định, những thách thức cũng như điều kiện thuận lợi mà doanh nghiệp ngành gặp phải, nâng cao vai trò phản biện, đóng góp ý kiến cho các chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, VILEA cần liên kết với hiệp hội ngành khác ở trong nước và các nước trên thế giới để chia sẻ công nghệ, kỹ thuật đồng thời tìm những đối tác, những bạn hàng tin cậy.

Page 251: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

24

KẾT LUẬN Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp bách

hiện nay, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty CTTC trong hội nhập quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM đã có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của đất nước mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC còn thấp so với các ĐCTC khác trong nước và khu vực, thế giới. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC rất đa dạng. Luận án đã sử dụng phương pháp ma trận do Thompson - Strickland đề xuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC và đo lường một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng. Đối tượng khảo sát là các khách hàng, nhà quản lý và một số chuyên gia am hiểu vấn đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công ty CTTC tại TP. HCM, có một số điểm mạnh cần phát huy nhưng cũng rất nhiều điểm yếu cần khắc phục là: năng lực phát triển mạng lưới, năng lực phát triển sản phẩm, sức cạnh tranh thương hiệu, năng lực marketing và nguồn nhân lực. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là sự phát triển nhanh về số lượng của các TCTD; chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC, trước hết phải kể đến sự cạnh tranh về huy động vốn; cơ sở hạ tầng yếu kém; chất lượng giáo dục đào tạo là những yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển, các công ty CTTC tại TP. HCM cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, các công ty CTTC cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng tôi đề xuất 10 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm giúp cho các công ty CTTC tại TP. HCM nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Luận án cũng chỉ ra rằng, trong môi trường bên ngoài đang biến động hiện nay và những năm tới sẽ tác động mạnh tạo ra cơ hội – thách thức đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Vì vậy các công ty CTTC tại TP. HCM cần phân tích chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của mình để thông qua đó tạo ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính công ty mình.

Page 252: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã số: 62.34.02.01

Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thanh Hằng Khoá: 15

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Mận

Nếu như các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu từng mảng nghiệp vụ của công ty cho thuê tài chính và thực trạng hoạt động nói chung của các công ty này thì trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh đã tập trung vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những đóng góp mới như sau:

Những đóng góp mới về mặt lý luận

1. Luận án đã hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề cơ bản về công ty cho thuê tài chính và làm rõ hơn những đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính có nhiều đặc tính khác biệt với các loại hàng hoá thông thường khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ. Đây là điểm quan trọng để làm cơ sở đưa ra những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính.

2. Luận án đã hệ thống hoá lý luận năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính và bằng khảo sát thực nghiệm để xác định được các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính.

3. Luận án đã đúc kết được một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty cho thuê tài chính ở một số quốc gia trên thế giới qua đó rút ra bài

Page 253: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

2

học nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty cho thuê tài chính Việt Nam nói chung và các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Bằng phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu, luận án đã chỉ ra tầm ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Luận án đã có đánh giá đầy đủ về thực trạng hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên các khía cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động cho thuê tài chính và các hoạt động dịch vụ khác một cách xác đáng.

3. Thông qua khảo sát các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh và những số liệu thứ cấp, luận án đã làm rõ năng lực cao thấp của từng nhân tố và tổng hợp các phân tích cho kết luận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình yếu, mà nổi lên trong đó là những yếu tố như năng lực tài chính, quản trị điều hành, nhân lực,vv....

4. Bằng phương pháp tư duy hệ thống luận án đã đưa ra sáu giải pháp lớn tập trung vào từng nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh theo mức độ tác động từ yếu tố có năng lực cạnh tranh thấp nhất đến yếu tố có năng lực cạnh tranh cao nhất trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh

PGS. TS. Lê Thị Mận Hoàng Thị Thanh Hằng

Page 254: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

1

THE MINISTRY OF EDUCATION TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM

BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: The competitiveness of the financial leasing companies in Ho Chi Minh City

Research field: Banking and Finance Code: 62.34.02.01

Postgraduate student’s full name: Hoang Thi Thanh Hang Course: 15 th

Science Instructor: Associate Prof., Dr. Le Thi Man

If previous studies only focused on the operations of financial leasing companies and the general situation, in this research postgraduate student has concentrated researching the competitiveness of the financial leasing companies in Ho Chi Minh City and makes new contributions as follows:

New contributions in theory

1. The thesis systematically presents the basic theory of financial leasing companies and clarifies the product and service characteristics of the financial leasing company has different characteristics with other types of common goods such as invisibility, heterogeneity, the inseparable and can not be stored. It is important to provide a basis for proposing the factors affecting the competitiveness of financial leasing companies.

2. Thesis systematizes the theory of the competitive ability of financial leasing companies and by experimental survey to identify the factors constituting the competitiveness of financial leasing companies.

3. The thesis summed up some experience the competitiveness of financial leasing companies in several nations around the world to draw lessons for improving the competitiveness of financial leasing companies in Vietnam in general and the financial leasing companies in Ho Chi Minh city in particular.

Page 255: Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh

2

New recommendations drawn from research results

1. By a new approach in research, thesis points out the effects of each factor on the competitiveness of the financial leasing companies in Ho Chi Minh City.

2. The thesis has adequately assessed the situation of financial leasing companies in the area of Ho Chi Minh City on the operational aspects of capital raising, financial leasing and other services.

3. Through the survey of financial leasing companies in Ho Chi Minh City and the secondary data, the thesis clarifies the high or low capacity of every factor and sums up analyses to conclude the competitiveness of financial leasing companies in Ho Chi Minh city in the weak which factors such as the capacity of finance, administration, human resources, etc...

4. In logical approach, thesis puts forward six large solutions focused on each individual factor according to the impact level from the lowest competitiveness factor to the highest competitiveness factor of all those which make up the competitive ability of financial leasing companies in Ho Chi Minh city.

Science Instructor Postgraduate Student

Associate Prof., Dr. Le Thi Man Hoang Thi Thanh Hang