[nckh] thiết kế nghiên cứu khoa học

33
Thiết kế Nghiên cứu khoa học NGUYỄN HỮU NHẬT BAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CLB SINH VIÊN HỌC TẬP TÍCH CỰC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 1

Upload: clbsvhttcnckh

Post on 23-Jan-2018

10.645 views

Category:

Health & Medicine


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Thiết kế Nghiên cứu khoa học

NGUYỄN HỮU NHẬT

BAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CLB SINH VIÊN HỌC TẬP TÍCH CỰC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

1

Page 2: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Phân loại: 4 cách

Phân loại theo tính ứng dụng.

Phân loại theo phương pháp tiến hành nghiên cứu.

Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu.

Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu.

2

Page 3: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

1. Phân loại theo tính ứng

dụng

Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng

3

Page 4: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu cơ bản

(Basic research)

Đối tượng thường là

các dòng tế bào, nấm,

chuột...

Là những nghiên cứu

khởi đầu, sơ khởi.

Không tiến hành trên

bệnh nhân

4

Page 5: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

2. Phân loại theo phương

thức nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm

(empirical research)

Nghiên cứu lý thuyết

(theoritical research)

5

Page 6: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

3. Phân loại theo hình thức

thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu định lượng (quantitative

research) Lượng hóa sự biến thiên của đối

tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính (quanlitative research)

Mô tả sự vật hiện tượng, không quan tâm

đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu

và cũng không nhằm lượng hóa sự biến

thiên này.

6

Page 7: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

4. Phân loại theo mục tiêu

NC quan

sát

NC mô

tả

NC phân

tích

NC bệnh

chứng NC Thuần

tập

NC tương

quan

Thông tin

cá thể

Thông tin

quần thể

NC cắt

ngang

NC chùm

bệnh

Ca bệnh

hiếm

NC can

thiệp

NC lâm sàng

đối chứng

ngẫu nhiên

Mục tiêu

nghiên cứu

7

Page 8: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu tương quan

(correlational study)

Mô tả mối quan hệ của bệnh với một số

yếu tố mà ta quan tâm (tuổi, thời gian,

sự sử dụng dịch vụ y tế, ăn uống hay

các sản phẩm khác)

8

Page 9: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Ví dụ: Mối quan

hệ giữa việc ăn

muối và ung thư

dạ dày.

Nghiên cứu tương quan

(correlational study)

9

Page 10: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Case report and case series

Báo cáo ca lâm sàng: thường báo cáo

trường hợp bệnh nhân rất đặc biệt, rất

hiếm, khó chẩn đoán...

Có giá trị kinh nghiệm tốt, giá trị khoa học

không cao.

Nghiên cứu đợt bệnh: thu thập các báo

cáo bệnh của từng cá nhân xảy ra trong

một thời gian ngắn.

10

Page 11: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Phân biệt ba mô hình

nghiên cứu:

(theo thời gian tính)

NC thuần tập

tương lai và RCT

NC cắt

ngang

NC bệnh chứng

11

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Page 12: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu cắt ngang

(Cross-sectional study)

Ước tính tỉ lệ hiện hành của bệnh (prevalance) và các

yếu tố liên quan đến bệnh trong một quần thể hoặc xác

định các giá trị trung bình trong một quần thể.

Cung cấp cho chúng ta một “snapshot” - bức chụp

nhanh về vấn đề tại một thời điểm.

Ví dụ:

Số lượng hồng cầu bình thường trong máu ngoại vi:

Nam giới: 5,05 ± 0.38 T/l (x10^12 tế bào/lít)

Nữ giới: 4.66 ± 0.36 T/l (x10^12 tế bào/lít)

12

Page 13: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Ví dụ: Công trình nghiên cứu loãng xương ở thành phố Hồ Chí

Minh.

Mục tiêu: ước tính tỉ lệ hiện hành loãng xương ( osteoporosis) ở

cư dân trên 50 tuổi của thành phố.

Tiến hành:

Các nhà nghiên cứu lên danh sách các đối tượng từ một số

phường/quận và dùng máy tính để chọn ngẫu nhiên cá nhân

và gửi thư mời tham gia nghiên cứu.

Mỗi đối tượng loãng xương đều được đo mật độ xương bằng

máy DXA.

Dựa vào mật độ xương, các nhà nghiên cứu có thể ước tính

được tỉ lệ hiện hành loãng xương.

Nghiên cứu cắt ngang

(Cross-sectional study)

13

Page 14: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu phân tích:

Tìm mối liên hệ giữa một yếu tố nguy cơ và tình trạng

bệnh tật.

Chia ra 2 loại:

Nghiên cứu bệnh chứng

Nghiên cứu thuần tập

Không cho phép kết luận một mối quan hệ nhân quả.

14

Page 15: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu bệnh chứng

(case-control study)

Là mô hình nghiên cứu mang tính phân tích.

Xuất phát từ bệnh.

Thu thập dữ liệu ngược thời gian.

Là một mô hình nghiên cứu rất tốt cho các bệnh

hiếm.

15

Page 16: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Ví dụ: Để xác định thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây ung thư

phổi, hai nhà nghiên cứu Richard Doll và Bradford Hill tiến

hành một nghiên cứu bệnh chứng mang tính lịch sử như sau:

Bước 1: Chọn một nhóm bệnh ung thư phổi (case), các nhà

nghiên cứu chọn được 649 người.

Bước 2: Chọn nhóm chứng (controls) không bị ung thư phổi

(nhưng có một số bệnh khác), 649 người. Những người này

được chọn sao cho họ có những đặc điểm như tuổi, cân

nặng, giới tính... Giống như nhóm bệnh.

Bước 3: Các nhà nghiên cứu phỏng vấn mỗi bệnh nhân và

mỗi cá nhân trong nhóm chứng về thói quen và liều lượng hút

thuốc lá trong thời gian trước đây.

Nghiên cứu bệnh chứng

(case-control study)

16

Page 17: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu bệnh chứng

(case-control study)

Hút thuốc lá Nhóm bệnh Nhóm chứng

Hút thuốc lá 647 622

Không hút thuốc lá 2 27

Tổng số 649 649

Kết quả:

Bước 4: Đánh giá mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi.

Các nhà nghiên cứu tính:

Odds hút thuốc lá trong nhóm ung thư: 647/2 = 323.5

Odds hút thuốc lá trong nhóm chứng: 622/27 = 23.04

Tỉ số OR (odds ratio) OR = 323,5/23,04 = 14,0

=> Có thể diễn giải hút thuốc lá tăng odds mắc bệnh ung thư phổi

14 lần.

17

Page 18: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu thuần tập/đoàn

hệ (cohort study)

Có thể là nghiên cứu tương lai (prospective cohort)

hoặc hồi cứu (retrospective cohort)

Xuất phát từ phơi nhiễm yếu tố nguy cơ chứ không

phải từ bệnh.

18

Page 19: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu thuần tập tương

lai (prospective cohort)

19

Page 20: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Ví dụ: Đánh giá mối liên quan giữa loãng xương và

nguy cơ gãy xương.

Các nhà nghiên cứu dựa vào mật độ xương (đo lúc

ban đầu, baseline) phân thành 2 nhóm bệnh nhân:

nhóm loãng xương và không loãng xương.

Quan sát mỗi nhóm từ 1989 – 2004, có bao nhiêu

người bị gãy xương.

=> Ước tính tỉ lệ phát sinh bệnh (incidence).

Nghiên cứu thuần tập tương

lai (prospective cohort)

20

Page 21: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

21

1287 nữ

60+ tuổi

Loãng xương

345(27%)

Không loãng

xương 942 (73%)

Gãy xương

137 (40%)

Không gãy

208 (60%)

Gãy xương

191 (20%)

Không gãy

751 (80%)

1989 2014

Nghiên cứu thuần tập tương

lai (prospective cohort)

Page 22: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Tỉ lệ hiện hành loãng xương: 345/1287 = 27%

Nguy cơ gãy xương ở nhóm loãng xương là R1= 137/345 = 0.397

Nguy cơ gãy xương ở nhóm không loãng xương là R2 = 191/942 = 0,202

Tỉ số nguy cơ (risk ratio/ relative risk): RR = R1/R2 = 1,96

=> Nhóm loãng xương có nguy có gãy xương cao gần gấp 2 lần so với

nhóm không loãng xương.

Nghiên cứu thuần tập tương

lai (prospective cohort) Nhóm Gãy xương Không gãy

xương

Tổng số

Loãng xương 137 208 345

Không loãng xương 191 751 942

Tổng số 1287

22

Page 23: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu thuần tập hồi

cứu (retrospective cohort)

23

Page 24: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

24

Page 25: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu lâm sàng đối

chứng ngẫu nhiên (RCT)

Nghiên cứu RCT (randomized cotrolled trial) là mô

hình giống như nghiên cứu đoàn hệ nhưng chỉ khác là

có chia nhóm ngẫu nhiên lúc ban đầu và có can thiệp.

Phương pháp vàng, tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu

y học.

Cho phép phát biểu về một mối quan hệ nhân quả.

25

Page 26: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu lâm sàng đối

chứng ngẫu nhiên (RCT)

26

Page 27: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Ví dụ: Công trình nghiên cứu Women’s Health Initiatives.

Các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm hiệu quả của calci và vitamin D trong việc phòng trống gãy xương ở các phụ nữ sau thời kì mãn kinh.

Bước 1: chọn một quần thể gồm 36.282 phụ nữ sau mãn kinh (tuổi từ 50 đến 79), thu thập tất cả các dữ liệu lâm sàng liên quan.

Bước 2: Dùng máy tính để chia quần thể đó thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên.

Nhóm 1 (nhóm can thiệp) gồm 18.176 phụ nữ được điều trị bằng Calci và Vitamin D hàng ngày.

Nhóm 2 (nhóm chứng/placebo) gồm 18.106 phụ nữ cùng độ tuổi nhưng không được bổ sung Calci hay vitamin D.

Nghiên cứu lâm sàng đối

chứng ngẫu nhiên (RCT)

27

Page 28: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Bước 3: Theo dõi 2 nhóm can thiệp và đối chứng

trong thời gian 10 năm (tính trung bình là 7 năm vì

một số qua đời, một số mất liên lạc và một số không

muốn tiếp tục tham gia công trình nghiên cứu)

Bước 4: Sau khi hết thời hạn theo dõi, các nhà nghiên

cứu lên kế hoạch phân tích dữ liệu xem xét hiệu quả

của vitamin D và calci đến việc giảm nguy cơ gãy

xương.

Nghiên cứu lâm sàng đối

chứng ngẫu nhiên (RCT)

28

Page 29: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Kết quả:

Tỉ số nguy cơ: RR = R1/R2 = 0,96/1,10 = 0.87

Nghiên cứu lâm sàng đối

chứng ngẫu nhiên (RCT)

Nhóm can thiệp

(CaD)

Nhóm đối chứng

(placebo)

Số phụ nữ 18.176 18.106

Thời gian theo dõi 7 7

Số phụ nữ bị gãy xương

đùi

175 199

Tỉ lệ % bị gãy xương đùi 0,96 1,10

29

Page 30: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Phân tích tổng hợp (meta-

annalysis)

Hệ thống hóa các nghiên cứu RCT và tổng hợp

kết quả của các nghiên cứu khác.

Bước 1. Tìm công trình nghiên cứu

Bước 2. Rà soát tiêu chuẩn

Bước 3. Trích số liệu và phân tích thống kê

Bước 4. Diễn giải kết quả.

30

Page 31: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

NC quan

sát

NC mô

tả

NC phân

tích

NC bệnh

chứng NC Thuần

tập

NC tương

quan

Thông tin

cá thể

Thông tin

quần thể

NC cắt

ngang

NC chùm

bệnh

Ca bệnh

hiếm

NC can

thiệp

NC lâm sàng

đối chứng

ngẫu nhiên

Mục tiêu

nghiên cứu

31

Page 32: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Văn Tuấn. Y học thực chứng

(Evidence-based Medicine). Nhà xuất bản Y học

2015

32

Page 33: [NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học

Thank you!

33