06static2.vietstock.vn/data/hnx/2014/bctn/vn/nvb_baocaothuongnien_2014.pdf · năm 2014 hội sở...

31

Upload: others

Post on 30-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống
Page 2: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Tổng quan về NCB

Hoạt động ngân hàng

Kế hoạch kinh doanh 2015

Quản trị ngân hàng

Báo cáo tài chính

Hệ thống mạng lưới

04-19

20-31

32-33

34-37

38-53

54-56

Báo cáo thường niên

03

Page 3: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

TỔNG QUAN VỀ NCB

MỤC LỤC

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HĐQT

SỰ KIỆN NỔI BẬT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

06

07-10

11-13

14

15-16

17-19

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

04 05

Page 4: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

THÔNG ĐIỆPCHỦ TỊCH HĐQT

Kính thưa Quý vị,

Năm 2014 đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của Ngân hàng với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Nam Việt thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), chuyển trụ sở từ Tp.Hồ Chí Minh ra Hà Nội, cả ngân hàng nỗ lực tăng tốc kinh doanh, xử lý nợ dưới tiêu chuẩn và ổn định cơ cấu tổ chức. NCB đã triển khai hàng loạt hành động cụ thể để thực thi chiến lược mới như mở rộng và đẩy mạnh hệ thống bán lẻ với các sản phẩm chiến lược là cho vay nhà ở, ô tô và hộ tiểu thương; triển khai ngân hàng điện tử đồng bộ và hiện đại; chuyển đổi mạng lưới, tăng cường các kênh phân phối; đổi mới phong cách và chất lượng dịch vụ; tăng cường xử lý nợ xấu; tiếp tục xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; cải tiến quy trình kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro; thay đổi tổ chức, bổ sung nhân sự có chất lượng cao và tập trung công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; thay đổi tên gọi và nhận diện thương hiệu mới. Tất cả các nỗ lực đó đã mang lại những chuyển biến tích cực đến kết quả hoạt động của NCB. Năm 2014, ba mục tiêu lớn nhất mà NCB đạt được là huy động và cho vay tăng lần lượt 29,89% và 35,74% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 59 tỷ đồng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu giảm trên 58%. Tài sản và nguồn vốn luôn duy trì ở mức độ an toàn, NCB nghiêm túc chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ứng phó linh hoạt với tình hình kinh tế vĩ mô. Bằng khen về thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước trao tặng là sự ghi nhận và động viên những nỗ lực và thành công của NCB trong thời gian qua.

Năm 2015 với định hướng chiến lược “Chuẩn hóa đội ngũ - Nâng tầm dịch vụ”, NCB đặt mục tiêu đẩy mạnh lĩnh vực Ngân hàng Bán lẻ, tập trung vào cá nhân, hộ gia đình, cho vay tiểu thương và tiếp tục phấn đấu hướng tới một ngân hàng hiệu quả trong hoạt động, phát triển toàn diện, bền vững, an toàn và lợi nhuận tăng trưởng ổn định. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên NCB cam kết cùng nhau nỗ lực, đoàn kết một lòng vì mục tiêu chung. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị đối tác, Quý khách hàng, các cán bộ nhân viên và Quý vị cổ đông vì sự tin tưởng, gắn bó và ủng hộ dành cho Ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng hệ thống trong suốt giai đoạn vừa qua. Tôi tin rằng với sự hỗ trợ to lớn đó, Ngân hàng TMCP Quốc Dân sẽ thành công và vững bước trên con đường xây dựng một tổ chức vững mạnh, mang lại các giá trị to lớn cho khách hàng, cộng đồng, cho các cán bộ nhân viên và cổ đông. Trân trọng!

Vũ Hồng NamChủ tịch HĐQT

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

06 07

Page 5: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đa dạng hóa sản phẩm chiến lược

Đổi mới trong phong cách phục vụ

HĐQT đồng thuận quyết sách nỗ lực đổi mới

Kinh doanh khởi sắc

Kiện toàn mô hình tổ chức

04

05

01

03

02

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 được tổ chức thành công vào ngày 29/04/2014 đã đặt nền tảng cho các bước phát triển mới của NCB.

Đại hội đã thông qua nhiều quyết định và chiến lược quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Được sự chấp thuận của NHNN, Đại hội cũng nhất trí thông qua việc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (National Citizen Bank - NCB) và chuyển trụ sở chính từ Tp.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Ông Vũ Hồng Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT NCB.

Ngày 14/10/2014, NCB đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua mô hình tổ chức mới và bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2010-2015. Tại Đại hội, Bà Đặng Thị Xuân Hồng và Bà Trần Hải Anh đã được toàn thể cổ đông NCB nhất trí bầu là thành viên HĐQT NCB nhiệm kỳ 2010-2015.

Đến 31/12/2014, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của NCB đạt 59 tỷ đồng. Năm 2014, tổng tài sản NCB tăng 26,8%, tổng vốn huy động và

cho vay cũng tăng lần lượt 29,89% và 35,74% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt nợ xấu giảm 58,48% so với đầu năm, chiếm 2,52% so với tổng dư nợ. Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của Ngân hàng đạt hơn 36.867 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động và cho vay là 33.139 tỷ đồng và 19.141 tỷ đồng.

Như vậy, sau một thời gian tái cấu trúc, NCB đã có những thành công nhất định trong hoạt động cải tổ Ngân hàng nói chung cũng như những thành quả về chỉ tiêu tài chính nói riêng. Các thông tin tích cực này đã mang lại tinh thần làm việc hăng say cho toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng.

NCB hiện đang tập trung thực thi chiến lược phát triển lĩnh vực Ngân hàng Bán lẻ tập trung vào cá nhân, hộ gia đình với các sản phẩm chiến lược là

cho vay mua nhà và xe; mang đến các gói giải pháp tài chính trọn gói cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; và cung cấp tín dụng, dịch vụ cho doanh nghiệp lớn có chọn lọc. NCB chú trọng lấy khách hàng làm trung tâm, coi chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu để cải tiến hoạt động.

Các Trung tâm Bán lẻ được thành lập ở cả hai miền với cơ cấu tổ chức và cách thức làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, giản gọn giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng hiệu quả nhất.

Với trọng tâm hướng đến sự hài lòng khách hàng bao gồm khách hàng ngoài và khách hàng nội bộ, chất lượng và hiệu suất NCB nhắm đến sự

chuyên nghiệp trong chất lượng dịch vụ thể hiện qua 3 hoạt động: lập kế hoạch và thực thi việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tại quầy, sát cánh cùng các đơn vị chuyên môn trong việc xây dựng KPIs và là đầu mối triển khai Cam kết về dịch vụ - SLAs cho các khối/phòng/ban nằm trong khối hỗ trợ tại NCB.

Hiện NCB đang thực hiện các bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách hàng bên trong và bên ngoài NCB, với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ngang hàng với các ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Với nỗ lực thay đổi toàn diện, NCB đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tổ chức lại mô hình hoạt động từ Hội Sở

đến Chi nhánh theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn phù hợp với kinh tế Việt Nam: Điều chuyển nhân sự; Kiện toàn bộ máy bán hàng, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân và thu hồi nợ quá hạn. Bộ máy quản lý rủi ro được tổ chức lại, tập trung chuyên sâu theo hai lĩnh vực chính: rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng. Cơ chế quản trị điều hành và phê duyệt tín dụng cũng được xây dựng theo hướng phân cấp, ủy quyền với hạn mức cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro.

Sơ đồ tổ chức mới đã được điều chỉnh, ban hành với mô hình rõ ràng, mạch lạc với đầy đủ các khối, phòng ban. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều cán bộ quản lý đầy năng lực và kinh nghiệm từ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng khác hội tụ về NCB. Năm 2014, nhân sự của NCB lên đến 1.550 CBNV.

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

08 09

Page 6: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Chuyển đổi mạng lưới, tăng cường vị trí đắc địa

Văn hóa tiên phong đam mê sáng tạo

07

08

Nâng cao nền tảng công nghệ06

Ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiệu quả trong hoạt động là một chiến lược quan trọng đang được NCB tích cực triển khai. Đánh dấu đổi mới

này là hệ thống Core Banking (do NCB phối hợp với Công ty Cổ phần Phần mềm FPT thực hiện). Hệ thống giúp đơn giản hóa và kiểm soát chặt chẽ các thao tác tác nghiệp; Cải thiện việc quản trị các thông tin khách hàng và sản phẩm; Hỗ trợ thao tác vận hành sẽ dễ dàng, thuận tiện, an toàn và bảo mật hơn… Tất cả mọi dịch vụ, tiện ích đều hướng đến mục tiêu giúp khách hàng trải nghiệm một cách dễ dàng các dịch vụ của NCB.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống Core Banking mới, NCB sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ dịch vụ, hệ thống sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… từ đó hỗ trợ xây dựng Ngân hàng tiện lợi, chuyên nghiệp và hiện đại.

Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống các điểm giao dịch, chi nhánh của NCB đã được rà soát và

đang trong quá trình chuyển đổi để thuận tiện cho mô hình kinh doanh bán lẻ của NCB. Các điểm giao dịch được thiết kế đa năng và thân thiện với khách hàng. Một hình ảnh mới của NCB bắt đầu được hiện diện tại những vị trí , thu hút bậc nhất của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Năm 2015, NCB sẽ hoàn thiện việc tổ chức mạng lưới với việc cải tạo, nâng cấp hoặc di dời sau khi có đánh giá và khảo sát cụ thể, nhằm hoàn thiện mạng lưới để phục vụ khách hàng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống nền tảng, NCB đã xây dựng các giá trị cốt lõi: Thân thiện, Chuyên nghiệp, Sáng tạo, Hiệu quả, Liêm chính để truyền

thông và giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ nhân viên Ngân hàng nhằm xây dựng văn hóa tiên phong và phấn đấu hướng tới thành tích cao, đam mê sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu cái mới trong công việc.

Với mục tiêu xây dựng NCB thành ngôi nhà chung cho toàn thể cán bộ nhân viên, kết nối với gia đình riêng của họ; tạo dựng môi trường làm việc vui nhộn, trẻ trung, sáng tạo, thân thiết, chia sẻ, tận tâm trên toàn hàng; nhân viên được tôn trọng và là niềm tự hào của Ngân hàng, NCB thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, các chương trình xây dựng văn hóa nội bộ như khóa học Kỹ năng đàm phán, khóa học Nhà quản lý hiệu quả, Chương trình “Vượt vũ môn”, “Chinh phục Fansipan” để tạo động lực, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ trong Ngân hàng.

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

10 11

Page 7: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

Ông Vũ Hồng Nam được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2010-2015. Trước đó Ông Nam được HĐQT bổ

nhiệm làm Trưởng ban Tái cấu trúc của Ngân hàng TMCP Nam Việt từ tháng 05/2013.Ông Vũ Hồng Nam là Cử nhân khoa học ngành Vật lý tại Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp đại học, Ông tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu trong hơn 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000. Trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân Ông Nam từng làm

việc nhiều năm ở các vị trí quản lý cao cấp về tài chính, quản lý quỹ trong các tổ chức tài chính.

Bà Nguyễn Thị Mai được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010-2015. Bà Mai được HĐQT bổ nhiệm vị trí

Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính từ tháng 02/2013 đến nay.

Bà Nguyễn Thị Mai là Cử nhân Kế toán Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, Bà còn tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành và có các chứng chỉ về “Quản lý rủi ro Tài chính”, Chứng chỉ CFO...

Bà Nguyễn Thị Mai đã tham gia nhiều vị trí công tác như Thành viên HĐQT, Trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng các Công ty lớn.

Ông Mukesh Lalitshanker được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm ủy viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2010-2015.

Ông Mukesh Lalitshanker là Cử nhân Quản trị Tài chính. Ông đã có kinh nghiệm 24 năm làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Ông Mukesh Lalitshanker từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các định chế Tài chính Quốc tế lớn như Giám đốc điều hành Pacific Management, Giám đốc điều hành Avenue Capital Group; Giám đốc Beacon Advisory; Thành

viên điều hành cao cấp Deutsche Bank.

Bà Đặng Thị Xuân Hồng được Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm Ủy viên HĐQT.

Bà Đặng Thị Xuân Hồng là Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Arihant - Cộng hoà Ấn Độ.

Trước khi tham gia vào HĐQT NCB, Bà Đặng Thị Xuân Hồng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc một số doanh nghiệp và Ngân hàng.

Bà Trần Hải Anh được Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm thành viên HĐQT. Trước đó, ngày 21/02/2014, Bà Trần Hải Anh được chính thức bổ nhiệm

chức danh Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.Bà Trần Hải Anh có 24 năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức uy tín trong và ngoài nước trong đó có hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Bà Trần Hải Anh là Thạc sỹ Quản trị Doanh nghiệp Đại học Nantes - Cộng hòa Pháp. Bà Trần Hải Anh từng là thành viên HĐQT, Ban TGĐ của Ngân hàng TMCP Phương Nam và hiện là Thành viên HĐQT,

Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).

Ông Vũ Hồng Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bà Nguyễn Thị Mai - Thành viên Hội đồng Quản trị / Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị Tài Chính

Ông Mukesh Lalitshanker - Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập

Bà Đặng Thị Xuân Hồng - Thành viên Hội đồng Quản trị Bà Trần Hải Anh - Thành viên Hội đồng Quản trị / Tổng Giám đốc

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

12 13

Page 8: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

BAN KIỂM SOÁT BAN ĐIỀU HÀNH

Bà Dương Thị Lệ Hà được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2010-2015.

Bà Dương Thị Lệ Hà là Cử nhân Kinh tế Đối Ngoại, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội.Trước khi gia nhập NCB, Bà Dương Thị Lệ Hà từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác quan trọng tại các Ngân hàng TMCP như Phó Tổng giám đốc Phát triển mạng lưới khu vực

miền Bắc kiêm Giám đốc chi nhán Hà Nội Ngân hàng TMCP Phương Nam; Kiểm toán nội bộ phụ trách miền Bắc Ngân hàng TMCP Á Châu; Kiểm soát giao dịch – Ngân hàng TMCP Á

Châu Chi nhánh Hà Nội.

Bà Lê Thị Mỹ Hạnh được Đại hội đồng cổ đông năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu vào Ban Kiểm soát, đảm nhận chức vụ thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát.Bà Lê Thị Mỹ Hạnh là Thạc sỹ Tài chính Tiền tệ Ngân hàng, đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.Bà Lê Thị Mỹ Hạnh từng đảm nhiệm các vị trí công tác là Kế toán trưởng tại nhiều công ty.

Ông Lê Trọng Hiếu được Đại hội đồng cổ đông lần năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu vào Ban Kiểm soát đảm nhận chức vụ thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát.Ông Lê Trọng Hiếu là Thạc sỹ ngành Tài chính Ngân hàng, Đại học Khoa học ứng dụng NorthWestern, Thụy Sĩ.Ông Lê Trọng Hiếu từng đảm nhiệm vị trí công tác là Kế toán trưởng tại nhiều công ty.

Bà Dương Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Kiểm soát

Bà Lê Thị Mỹ Hạnh - Thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát

Ông Lê Trọng Hiếu - Thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát

Ông Vũ Mạnh Tiến có hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.Ông Vũ Mạnh Tiến tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Luật và Kinh tế tại trường Đại học Tours (Pháp) và Đại học Ngoại Thương, bằng Quản lý Kinh tế, Quản lý hành chính ở các trường IIAP, ENA, Paris, Pháp. Ông Vũ Mạnh Tiến từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Phó Tổng Giám đốc phụ trách Miền Bắc kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quốc Dân; Phó Tổng

Giám đốc phụ trách Nguồn vốn Ngân hàng Đại Á – khu vực Miền Bắc; Trưởng phòng Đầu tư nước ngoài, Trưởng phòng vãng lai thuộc Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam.Ông Vũ Mạnh Tiến gia nhập NCB từ tháng 11/2013 và hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng định chế.

Ông Vũ Mạnh Tiến - Phó Tổng Giám đốc thường trực / Giám đốc Khối Ngân hàng Định Chế

Bà Nguyễn Thị Mai được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010-2015. Bà Mai được HĐQT bổ nhiệm vị trí Phó

Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính từ tháng 02/2013 đến nay.

Ngày 21/02/2014, Bà Trần Hải Anh được chính thức bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB). Bà Trần Hải Anh được Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của Ngân

hàng TMCP Quốc Dân bầu làm thành viên HĐQT.

Bà Nguyễn Thị Mai - Ủy viên Hội đồng Quản trị / Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị Tài Chính

Bà Trần Hải Anh - Ủy viên Hội đồng Quản trị / Tổng Giám đốc

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

14 15

Page 9: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

BAN ĐIỀU HÀNH

Ông Nguyễn Chí Trung có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng.Ông Nguyễn Chí Trung là Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học Universite Paris Dauphine.Ông Nguyễn Chí Trung từng đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại nhiều Ngân hàng.Ông Nguyễn Chí Trung gia nhập NCB từ tháng 02/2013 và hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực miền Nam.

Ông Nguyễn Giang Nam gia nhập Ngân hàng TMCP Nam Việt (NCB) từ năm 2005 đến nay.Ông Nguyễn Giang Nam là Thạc sỹ Kinh tế của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh liên kết với Viện Khoa học Xã hội The Hague - Hà Lan. Ông cũng tham gia các khóa học khác về Công nghệ thông tin và Kinh tế.Trước khi gia nhập NCB, Ông Nguyễn Giang Nam từng đảm nhiệm các vị trí Trưởng phòng Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Phương Đông; Cán bộ phòng Kinh doanh

ngoại tệ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam TP.Hồ Chí Minh.Ông Nguyễn Giang Nam hiện giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn NCB.

Bà Đỗ Thị Thanh Hường có hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam.Bà Đỗ Thị Thanh Hường là Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng thuộc Học viện Tài chính. Trước khi gia nhập NCB, Bà Đỗ Thị Thanh Hường từng đảm nhiệm các vị trí Trưởng phòng Kế toán - Chi nhánh Hàng Trống Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội; Phó Phòng Kế toán

Hội sở chính Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Trưởng phòng Kế toán - Ngân quỹ thuộc Chi nhánh Hàng Trống - Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.

Bà Hường gia nhập NCB từ tháng 3/2014 công tác tại Khối Quản trị Tài chính và được bổ nhiệm chức danh Quyền Kế toán trưởng của NCB từ tháng 12/2014.

Ông Nguyễn Chí Trung - Phó Tổng Giám đốc / Giám đốc Sở Giao dịch

Ông Nguyễn Giang Nam - Phó Tổng Giám đốc / Chủ tịch Công đoàn NCB

Bà Đỗ Thị Thanh Hường - Quyền Kế toán Trưởng

Ông Đặng Quang Minh gia nhập Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) từ ngày 30/5/2013.Ông Đặng Quang Minh là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại học Irvinve liên kết Khoa QTKD thuộc ĐHQG Hà Nội.Ông Minh có 22 năm kinh nghiệm về kinh doanh và quản trị tài chính, đã từng đảm nhiệm các vị trí quản lý cao cấp như Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình; Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng TMCP An Bình.

Ông Đặng Quang Minh hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Dân, phụ trách kinh doanh Khu vực Miền Bắc, Miền Trung và phụ trách công tác Xử lý nợ.

Ông Đặng Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

16 17

Page 10: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

SƠ ĐỒ TỔ CHỨCGiai đoạn 2014 - 2015

MNB

Ủy ban Nhân sựỦy ban Quản lý rủi roỦy ban Công nghệHội đồng Ðầu tưHội đồng xử lý rủi ro

HÐ Tín dụngHÐ ALCOHÐ Lương, Thưởng, kỷ luậtBan Xử lý nợ HO

ÐẠI HỘI ÐỒNG CỔ ÐÔNG

HÐQT VP HÐQT BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỌBAN TGÐ

PHÒNG GIAO DỊCH

CHI NHÁNH

VP KHU VỰC

TRUNG TÂM CHIẾN LƯỢC

P. QLChiến lược

Khối NHBL

P. Phát triển SP và CS

P. Phát triển SP và CS

P. KD Vốn vàTiền tệ P. Kế toán P. Pháp chế

tuân thủ P. Tuyển dụng

P. Lương vàchế độ

P. Quản lýVận hành

P. Quản lýTD

P. Hành chính

P. QLCL

P. Mua sắm vàQLTS

P. QHLÐ

TT. Ðào tạo vàPhát triển NNL

P. Giám sátTD

P. QTRRP. Tài chínhKế hoạch

P. Ðầu tư

P. Quản lý vốn

Trung tâm KDMiền Bắc

Trung tâm KDMiền Nam

P. Phát triển SP và CS

P. Thẩm địnhtín dụng

P. Phát triểnKD

TT. KH SME

P. Thẩm địnhtín dụng

P. Bán hàng &phân phối S&D

P. Ngân hàngÐiện tử

TT. Bán lẻ

P. Thẩm địnhtín dụng

Kinh doanh Quản trị Hỗ trợ

Khối NH SME Khối NHDN Khối NHÐC Khối QTTài chính

Khối QTNNLKhối QTRR Khối Vận hành Khối Công nghệ

TT. Giải phápNgân hàngTT. Thanh toán

TT. Ngân hàngÐiện tử

TT. Hỗ trợVận hành

P. QLDự án

P. QLHiệu suất

P. PR P. Marketing P. Phát triểnMạng lưới

P. TÐTSMB

P. TÐTSMN

P. CSTSÐB

P. KSchất lượng

P. Qlý vàcơ cấu nợ

P. Xử lýnợ MB

P. Xử lýnợ MN

TRUNG TÂM PRMVP ÐẠI DIỆNTẠI HCM (*)

TRUNG TÂMTHẨM ÐỊNH TS

TRUNG TÂMXỬ LÝ NỢ

CÔNG TY AMC

* Xin phép NHNN thành lập

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

18 19

Page 11: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2014

Chỉ tiêu Thực hiện2013

Thực hiện2014

Kế hoạch 2014

So với kế hoạch So với 2013

+/- % +/- %

Tổng tài sản 29.073.651 36.837.069 33.469.236 3.367.833 110,06% 7.763.418 126,70%

Vốn chủ sở hữu 3.202.571 3.211.672 4.510.216 -1.298.544 71,21% 9.101 100,28%

Tổng huy động vốn, trong đó 25.512.673 33.139.153 28.253.797 4.885.356 117,29% 7.626.480 129,89%

- Tiền gửi của khách hàng 20.504.119 24.440.359 23.710.000 730.359 103,08% 3.936.240 119,20%

- Tiền gửi, vay của các TCTD khác 5.008.554 8.698.794 4.543.797 4.154.997 191,44% 3.690.240 173,68%

Tổng dư nợ tín dụng 14.100.586 19.140.657 23.020.495 -3.879.838 83,15% 5.040.071 135,74%

- Cho vay khách hàng 13.475.390 16.640.657 19.711.630 -3.070.973 84,42% 3.165.267 123,49%

- Cho vay các TCTD khác 625.196 2.500.000 3.308.865 -808.865 75,55% 1.874.804 399,87%

Tỷ lệ nợ xấu 6,07% 2,52% <3,00%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 48.405 59.148 96.324 -37.176 61,41% 10.743 122,19%

Trích lập DPRR, trích các khoản theo Đề án TCT 24.484 49.397 85.250 -35.853 57,94% 24.913 201,75%

Lợi Nhuận trước thuế 23.921 9.751 11.074

CAR 16,03% 10,83% >9%

ROE(*) 0,75% 0,30% 0,62%

2. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, kinh doanh nguồn vốn

Tăng trưởng huy động vốn

Diễn biến về lãi suất, tỷ giá và lạm phát của thị trường trong năm 2014 đã đặt ra không ít những thử thách cho hoạt động huy động vốn của các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống của NCB. Trước tình hình đó, bên cạnh công tác nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng như: nâng cao hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng,… nhằm mang lại sự hài lòng

cho khách hàng, các chương trình thúc đẩy bán hàng cũng được tiến hành thường xuyên, tạo động lực cho Cán bộ nhân viên phát triển kinh doanh.

Tính đến 31/12/2014, nguồn vốn huy động đạt 33.139.153 triệu đồng, tăng 7.626.480 triệu đồng so với năm 2013. Trong đó:

Nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 24.440 tỷ đồng, tăng 19,2%, tương đương 3.936 tỷ đồng

17.0

78.5

59

25.5

12.6

73

33.1

39.1

53

0

3.000.000

7.000.000

11.000.000

15.000.000

19.000.000

23.000.000

27.000.000

31.000.000

35.000.000

2012 2013 2014

17.1

74.1

91

Tăng trưởng Huy động

ĐVT: Triệu đồng

Đơn vị tính: Triệu đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

20 21

Page 12: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

chức tín dụng, tăng 35,74% tương đương 5.040 tỷ Đồng so với 2013.

Chất lượng tín dụng: NCB đã tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng theo mục tiêu đề ra, thường xuyên tiến hành rà soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, quyết liệt thu hồi và xử lý nợ… Do vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 6,07% năm 2013 xuống còn 2,52% năm 2014, đạt được kế hoạch đề ra của Ngân hàng và quy định của NHNN.

Cơ cấu dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu đối tượng khách hàng tổ chức kinh tế (chiếm 74%) và loại tiền VND (chiếm 96%).

Hoạt động kinh doanh nguồn vốn

Các hoạt động kinh doanh nguồn vốn trên Thị trường liên ngân hàng được NCB phát triển mạnh trong năm 2014 với doanh số và quy mô danh mục đầu tư tăng gấp 2 lần so với 2013. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh luôn phải đảm bảo mục tiêu an toàn thanh khoản, hiệu quả về lợi nhuận và nghiêm ngặt tuân thủ các quy định pháp luật.

Năm 2014, danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ tăng trưởng hơn 128% so với 2013, tương đương 3.764 tỷ đồng và kinh doanh giấy tờ có giá là một trong những hoạt động kinh doanh đóng góp lớn vào lợi nhuận và an toàn thanh khoản của NCB. Tiền gửi, cho vay các TCTD khác tăng hơn 34%. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng mạnh về doanh số.

Hình ảnh và uy tín của NCB trên thị trường liên ngân hàng được cải thiện đáng kể với việc hạn mức giao dịch với tất cả các định chế tài chính đã được mở lại và sự nỗ lực trở thành một thành viên tích cực của thị trường.

Năm 2015 kinh doanh nguồn vốn được tập trung phát triển đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trái phiếu với giá trị đầu tư tăng gấp 2-3 lần, nâng cao hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phát triển các sản phẩm nguồn vốn với các chi nhánh trên toàn hệ thống.

Các chỉ số thanh khoản và an toàn hoạt động

Năm 2014, NCB luôn duy trì thanh khoản ở mức hợp lý và đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động của NCB tính đến 31/12/2014 được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu 2014 Quy định hiện hành

Tỷ lệ khả năng chi trả 21,89% ≥ 15,00%Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10,83% ≥ 9,00%

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 29,47% ≤ 30,00%

Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần 21,29% ≤ 40,00%

3. Quản trị rủi ro đóng vai trò then chốt và song hành với hoạt động kinh doanh

Năm 2014, NCB áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ, tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Đây là mô hình được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị sử dụng và được một số các ngân hàng trong nước đang áp dụng. Mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong hoạt động của NCB đều được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu.

Cơ cấu, tổ chức của Hệ thống Quản trị rủi ro:

Năm 2014, cơ cấu, tổ chức của Hệ thống Quản trị rủi ro tại NCB đã được hình thành rõ nét với 03 cấp, và có đủ các nguồn lực thực hiện.

so với 2013, tỷ trọng huy động vốn tiền gửi khách hàng trên tổng huy động vốn đạt 73,8%. Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 8.699 tỷ đồng, tăng 3.690 tỷ đồng, tăng 73,68% so với 2013.

Cơ cấu huy động vốn chuyển dịch theo hướng gia tăng sự ổn định của nguồn vốn: Tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn/tổng huy động vốn đạt 27,13%, tăng 61% so với 2013. Huy động vốn tập trung chủ yếu là VND (94%) và khách hàng cá nhân (65%).

Hoạt động tín dụng

Tăng trưởng dư nợ tín dụng: Đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng của NCB đạt 19.141 tỷ đồng bao gồm 16.640 tỷ đồng cho vay khách hàng và 2.500 tỷ đồng cho vay Tổ

94,19%

5,81%

VND

Ngo i t

TCKT Cá nhân

TCTD

64,72%9,03%

26,25%

68,81%

27,13%

4,05%

Ngắn hạnKhông kỳ hạn

Trung - dài hạn

Cơ cấu Huy động vốn theo loại tiền

Cơ cấu Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Cơ cấu Huy động vốn theo thời hạn

Tăng trưởng Dư nợ tín dụng

Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo thời hạn

Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo loại tiền

Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng

13.2

11.8

51

14.1

00.5

86 19

.140

.657

3.000.000

5.000.000

7.000.000

9.000.000

11.000.000

13.000.000

15.000.000

17.000.000

19.000.000

2012 2013 2014

4,05%

VNDNgoại tệ

96,13%

3,87%

Cá nhân

TCTD

TCKT12,61%

74,32%

13,06%

Ngắn hạn

Trung dài hạn

59,42%

40.58%

1.645

3.688

4.956

6.656

-

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

2013 2014

Trái phiếu CPKinh doanh vốn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đơn vị tính: Triệu đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

22 23

Page 13: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Cấp 1: là các Đơn vị kinh doanh bao gồm Chi nhánh, Khối Ngân hàng Bán lẻ, Khối Ngân hàng Doanh nghiệp, Khối Định chế tài chính, các chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên tái thẩm định tín dụng, chuyên viên quản lý tín dụng… nhiệm vụ chính là đánh giá, xác định, báo cáo, ngăn ngừa và theo dõi các rủi ro phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của NCB, đảm bảo kinh doanh được hiệu quả và an toàn.

Cấp 2: là Khối Quản trị rủi ro, các khối nghiệp vụ: năm 2014 Khối Quản trị rủi ro đã dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ với các bộ phận: Quản trị rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động, Giám sát tín dụng, Pháp chế và Xử lý nợ. Đây là bộ phận độc lập đánh giá, kiểm soát hoạt động, tính hiệu quả của hệ thống cấp 1: quản trị rủi ro thông qua thiết lập khẩu vị rủi ro, chính sách tín dụng, xây dựng và đánh giá quy trình, quy chế (do các khối khác soạn thảo), nhận diện và cảnh báo các rủi ro phát sinh, đánh giá danh mục, thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa và trực tiếp… Các khối nghiệp vụ như Vận hành, Kế toán cũng được củng cố và triển khai các nghiệp vụ kiểm soát các mặt hoạt động của Ngân hàng.

Cấp 3: là Bộ phận Kiểm toán nội bộ - đây là bộ phận trực thuộc Ban Kiểm soát, không thuộc Ban Điều hành nên việc đánh giá cấp 1, 2 và kiểm soát các rủi ro phát sinh được độc lập và khách quan.

Về lĩnh vực:

Về Quản trị rủi ro tín dụng:

Xây dựng chính sách tín dụng năm 2015; Xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng theo từng sản phẩm; Theo dõi chặt chẽ khung quản trị rủi ro, báo cáo và khuyến nghị kịp thời;

Thực hiện giám sát phê duyệt và nhập liệu; Phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp, đúng quy định; Hoàn thành báo cáo Ngân hàng Nhà nước đúng thời hạn và Xây dựng các báo cáo quản trị: Báo cáo chất lượng danh mục tín dụng hàng tháng, báo cáo ALCO, báo cáo thu hồi nợ….

Về Quản trị rủi ro thanh khoản, thị trường:

Các công cụ kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường: Báo cáo khe hở thanh khoản, khe hở thanh khoản nhạy cảm với lãi suất, kỳ hạn hoàn vốn, trạng thái ngoại tệ, trạng thái danh mục đầu tư…

Hệ thống đo lường và phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường được thiết lập thông qua các hạn mức: Hạn mức trạng thái, MCO, Hạn mức VaR đối với từng danh mục kinh doanh, hạn mức dừng lỗ… đồng thời đưa ra các kịch bản khủng hoảng. Cụ thể, NCB sẽ tiến hành kiểm tra sức chịu đựng trước những biến động của tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, thanh khoản có tác động tới giá trị lợi nhuận và giá trị kinh tế của NCB trong các tình huống khủng hoảng.

Về Quản trị rủi ro hoạt động:

Năm 2014, NCB đã từng bước xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng an toàn hoạt động. Trong đó, trọng tâm là cải tiến, cơ cấu lại toàn bộ bộ máy tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, khoa học, hiệu quả, an toàn và đảm bảo sự rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng, tối đa hóa hiệu suất hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

NCB đã thực hiện quản trị rủi ro hoạt động ở hầu hết các mảng như: Nhân sự, Công nghệ, Quy trình, Quy chế…

4. Đáp ứng nhanh chóng và chính xác các yêu cầu thanh toán

Với sự tin tưởng của các ngân hàng bạn, mạng lưới ngân hàng đại lý của NCB trong năm 2014 tiếp tục được mở rộng. Tính đến 31/12/2014, NCB đã thiết lập được trên 140 ngân hàng đại lý, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác với một số ngân hàng nhằm tăng cường quan hệ ngân hàng đại lý.

NCB chuyển lệnh thanh toán trong nước đi và đến an toàn và hiệu quả, hạch toán nhanh, xử lý kịp thời điện phát sinh, hoàn thành việc mở cổng Citad tại Hà Nội, thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế: Tín dụng thư hàng xuất, hàng nhập, Nhờ thu, Chuyển tiền thanh toán XNK, Chuyển tiền cá nhân, Thanh toán đa tệ và Bảo lãnh thanh toán…

5. Xây dựng Hệ thống Công nghệ thông tin ổn định, vững chắc

Hiện đại hóa Hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ưu tiên hàng đầu của NCB nhằm tạo dựng hạ tầng công nghệ ổn định, vững chắc, hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh, điều hành và quản trị rủi ro của Ngân hàng, đồng thời là cơ sở nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới tiên tiến, tăng cường khả năng cạnh tranh và mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ và tiện ích tốt nhất.

Trong năm 2014, ngoài việc hoàn thiện một số sản phẩm dịch vụ điện tử: thiết kế lại website, nâng cấp Internet Banking, triển khai mới Mobile Banking, đầu tư mua sắm mở rộng mạng lưới ATM, NCB đã tập trung triển khai một số dự án lớn về hạ tầng nhằm nâng cao tính ổn định, an toàn của Hệ thống CNTT, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của NCB trong những năm tiếp theo:

Di dời Trung tâm dữ liệu của NCB, dự án sau triển khai đảm bảo được NCB có hạ tầng trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực hệ thống, giảm tối đa rủi ro hoạt động;

Triển khai ảo hóa và tăng cường năng lực lưu trữ: Thành công của dự án là ảo hóa đến 80% các ứng dụng của NCB và đáp ứng được việc vận hành an toàn trong 03 năm tiếp theo. Ngoài ra, đội ngũ vận hành của NCB cũng đã tự nghiên cứu ảo hóa phần hạ tầng của thẻ tiết kiệm chi phí trên 1 tỷ đồng;

Xây dựng trung tâm dữ liệu mới tại IDC Viettel Láng Hòa Lạc (Hà Nội) phục vụ triển khai Core Banking T24 và cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng mới của Ngân hàng. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trung tâm dữ liệu tại IDC Viettel Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò là

trung tâm dữ liệu dự phòng của Ngân hàng;

Cải thiện hạ tầng mạng của các Chi nhánh nhằm thay đổi công nghệ kết nối truyền dẫn và quy hoạch tập trung lại hệ thống kênh truyền của các Chi nhánh. Dự án này đã được hoàn thành vào tháng 11/2014, thành công dự án là việc tăng tốc độ kết nối của các đơn vị kinh doanh, giảm thiểu thời gian xử lý sự cố, góp phần nâng cao tốc độ giao dịch với khách hàng và giúp NCB có một hạ tầng quy chuẩn để tăng cường năng lực quản lý;

Dự án Core Banking T24: T24 là một trong những giải pháp ngân hàng lõi hàng đầu trên thế giới và đã được triển khai rất thành công cho rất nhiều ngân hàng quốc tế. Riêng tại Việt Nam, hơn 10 ngân hàng lớn đã sử dụng giải pháp phần mềm này. Việc đầu tư giai pháp Core Banking T24 sẽ giúp cho NCB nâng tầm dịch vụ, đáp ứng nhanh hơn và tốt hơn các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2015. Tính đến hết năm 2014, Dự án đã hoàn thành xong giai đoạn phân tích nghiệp vụ, trong giai đoạn này toàn bộ quy trình hiện tại của NCB được đội dự án T24 phân tích để hiểu rõ nhất các sản phẩm dịch vụ hiện tại của NCB, qua đó hệ thống hóa lại các sản phẩm dịch vụ hiện có và điều chỉnh hợp lý các sản phẩm dịch vụ của NCB khi thực hiện chuyển đổi sang giải pháp T24;

Ngoài ra, NCB đã hoàn thành nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống email nội bộ, quy hoạch lại hệ thống thẻ, xây dựng phương án phát hành thẻ quốc tế, xây dựng cổng kết nối với các hệ thống tài chính, chuẩn bị sẵn sàng cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo của NCB về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

6. Xây dựng hình ảnh Ngân hàng bán lẻ thân thiện hiệu quả

Năm 2014 là năm NCB đạt được nhiều thành công đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ theo định hướng chiến lược, đây là nền tảng quan trọng để NCB tiếp tục phát

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

24 25

Page 14: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

triển hoạt động kinh doanh bán lẻ trong những năm tới.

Sau khi hoàn tất việc xây dựng chiến lược 2014 - 2018, NCB bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh bán lẻ ngay trong năm 2014 với chiến lược đẩy mạnh vào các phân khúc khách hàng cụ thể cho giới trẻ, gia đình trẻ với các sản phẩm tín dụng thiết yếu... NCB tập trung vào nhóm khách hàng tốt thu nhập khá và ổn định với sản phẩm và dịch vụ cải tiến phù hợp, trong năm 2014 NCB đã có bước tăng trưởng mạnh cho sản phẩm chiến lược: cho vay xe ô tô, cho vay nhà, cho vay hộ kinh doanh và các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù từng khu vực. Về sản phẩm tiết kiệm, NCB đã phát triển mới và điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu từng phân khúc khách hàng: Tiết kiệm lũy tiến, Tiết kiệm Định kỳ sinh lời, Tiết kiệm điện tử, Tiết kiệm truyền thống…

Bên cạnh đó, NCB đã chú trọng đầu tư phát triển thẻ: thay đổi nhận diện thẻ theo chuẩn thương hiệu mới, mở rộng mạng lưới liên kết chi tiêu thẻ, chương trình tặng quà cho khách hàng mở thẻ NCB… Tính đến hết năm 2014, NCB đã phát hành được 81.029 thẻ ghi nợ và 4.927 thẻ tín dụng.

Trong năm 2014 dịch vụ E- Banking đã có những bước cải thiện mới đó là việc ra mắt sản phẩm Mobile Banking dành cho điện thoại di động và cải tiến các tính năng, giao diện trên Internet Banking để tiện sử dụng hơn cho khách hàng. Nhờ có các ứng dụng này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng đơn giản như gửi tiết kiệm, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn trên điện thoại thông minh.

NCB luôn chú trọng phát triển và mở rộng các kênh bán hàng nhằm tối ưu hóa mạng lưới bán hàng trên địa bàn hoạt động. Với các sản phẩm chiến lược như cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà và hộ kinh doanh, năm 2014 NCB đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược Trường Hải (Thaco) và các đại lý khác

trên toàn quốc (trên 130 đại lý ký liên kết). Đối với các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, NCB đã ký kết với trên 30 chủ đầu tư lớn trên toàn quốc như: Đại Quang Minh, Vingroup, Novaland, Sunland, GP invest, Mỹ Sơn Tower... hứa hẹn sẽ mang lại nguồn khách hàng chiến lược cho NCB.

Với việc chuyển đổi hệ thống sản phẩm, kênh bán hàng, đội ngũ bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, hình ảnh Ngân hàng bán lẻ thân thiện hiệu quả của NCB dần được định vị, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của hoạt động bán lẻ trong những năm tiếp theo.

7. Nhiều giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh hết sức gay gắt về lãi suất huy động giữa các Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của NCB vẫn có sự tăng trưởng tương đối khả quan. NCB đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động tín dụng cả về quy mô tín dụng, đối tượng khách hàng và số lượng khách hàng. Về chất lượng tín dụng, với định hướng phát triển bền vững, NCB chủ trương kết hợp tăng trưởng tín dụng thận trọng với kiểm soát rủi ro ở mức hợp lý.

Trong năm 2014, bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các sản phẩm đang triển khai, nhiều sản phẩm mới chuyên biệt đến từng phân khúc khách hàng theo ngành nghề, địa bàn được đẩy mạnh triển khai như: Gói sản phẩm cho đại lý kinh doanh xe ô tô, Cho vay đầu tư dự án bất động sản. Cho vay mua chuỗi liên kết bất động sản, Tài trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp. Các tiện ích như giao dịch qua Internet Banking,

Tỷ trọng các sản phẩm vay KHCN

Huy động KHCN qua các năm

Cơ cấu sản phẩm huy động KHCN theo kỳ hạn

40%

30%

20%

10%

2.413tỷ đồng

NhàXeHKDVay khác

15.250 16.077

21.442

-

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

2013 2012 2014

1 – 3 tháng6 - 9 tháng 12 tháng Từ 13 tháng trở lênKhông kỳ hạn

43%

14%

28%

14%

1%

21.442tỷ đồng

Một số chỉ tiêu hoạt động bán lẻ của NCB năm 2014:

Chỉ tiêu Thực hiện 2014 Thực hiện 2013 Tăng trưởng 2014 so với 2013

Huy động (ĐVT: tỷ đồng): 21.442 16.076 33%

Thẻ (ĐVT: thẻ): 85.956 72.964 18%

Credit 4.927 4.570 7%

Debit 81.029 68.394 18%

Số lượng Khách hàng (ĐVT: Khách hàng): 86.921 55.681 56%

Mobile Banking, SMS Banking cũng được nâng cao.

Năm 2014 NCB đã đưa ra nhiều giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn thông qua các chương trình như: Ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Ưu đãi cho doanh nghiệp SMEs, Cho vay mua ô tô lãi suất thấp…

Song song với công tác phát triển sản phẩm, để đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng chiến lược kinh doanh, các chính sách lãi suất, phí cũng được điều chỉnh linh hoạt và phù hợp.

8. Mạng lưới chuyên nghiệp và đồng bộ

Trong năm 2014, NCB đã thực hiện thành công chuyển trụ sở ra Hà Nội và duy trì mạng lưới hoạt động với 90 điểm giao dịch trên toàn quốc bao gồm: 1 SGD, 19 Chi nhánh, 68 PGD và 2 QTK được chia làm 5 khu vực là: Khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Khu vực Duyên hải, Khu vực Miền trung, Khu vực Tây Nam bộ, Khu vực Đông Nam bộ, Khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Cùng với đó NCB đang từng bước triển khai chuẩn hóa nội thất và ngoại thất theo mô hình Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu, đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu. Chuẩn hóa trang thiết bị nội ngoại thất hiện đại tại các điểm giao dịch của NCB đã góp phần khẳng định không gian giao dịch của một Ngân hàng Bán lẻ tiêu biểu, tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch. Thông qua hoạt động nâng cấp sửa chữa điểm giao dịch theo bộ nhận diện thương hiệu mới, thương hiệu NCB đang dần khẳng định vị thế với đông đảo khách hàng trên toàn quốc, góp phần phát triển thêm nhiều khách hàng mới và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

26 27

Page 15: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

9. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng

Năm 2014 là một dấu mốc quan trọng của NCB về công tác Quản lý chất lượng thông qua việc chính thức ra đời phòng Quản lý chuyên môn. NCB tăng cường đánh giá QSC nhằm tạo thói quen duy trì chất lượng dịch vụ tốt, bên cạnh đó tiếp cận, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ tạo bước đột phá được thể hiện rõ nét bằng con số cụ thể:

Trong năm 2014, NCB đã triển khai thành công chương trình Khảo sát khách hàng NCB, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu ghi nhận đóng góp từ phía khách hàng, tạo tiền đề cho các dự án nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng chuyên sâu. Song song với đó, Ngân hàng triển khai nhiều chương trình thi đua nội bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động phong trào tập thể, thay đổi chất lượng dịch vụ toàn diện ngay từ suy nghĩ của đội ngũ giao dịch trực tiếp với khách hàng, điển hình là chương trình “Nụ cười Giao dịch viên NCB”.

10. Xây dựng nguồn nhân sự chất lượng

Quy mô nhân sự

Tính đến hết 31/12/2014, NCB có tổng số 1.550 lao động, trong đó hơn 80% có trình độ Đại học và trên Đại học. Cơ cấu nhân sự trẻ, năng động và có trình độ cao đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của mạng lưới kinh doanh cũng như công tác quản lý của Ngân hàng. Lực lượng nhân sự dưới 30 tuổi chiếm đa số, trong đó có nhiều cán bộ quản lý trẻ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển trong tương lai của một ngân hàng trẻ, năng động, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

Chính sách nhân sự

Từ đầu năm 2013, NCB đã tiến hành quá trình tái cơ cấu, cắt giảm và sắp xếp bố trí lại vị trí công việc hơn 400 Cán bộ nhân viên. Thêm vào đó, hàng loạt các chính sách nhân sự được thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: Hoàn thiện Bản bản mô tả công việc của gần 40 vị trí chức danh trên toàn hệ thống, Ban hành các bộ chỉ tiêu KPIs, các Bản cam kết chất lượng dịch vụ (SLA)…

Công tác tuyển dụng

Năm 2014, NCB chú trọng hơn vào công tác tuyển dụng, nhằm tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên NCB đều có năng lực chuyên môn, được đào tạo bài bản thuộc các lĩnh vực như: ngân hàng, tài chính, kế toán, nhân sự, luật..., đảm bảo am hiểu về nghiệp vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc,

và đáp ứng nhu cầu đề án Tái cấu trúc. Chỉ tính riêng năm 2014, NCB tuyển dụng hơn 500 cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Hiện nay, NCB có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực và nhiệt huyết, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, tươi mới và hiệu quả. Bên cạnh đó, để dự phòng nguồn nhân lực trẻ có năng lực chuyên môn, NCB cũng xây dựng các chương trình sinh viên thực tập tiềm năng với đối tượng là sinh viên năm cuối của các trường đại học lớn trong cả nước như: Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,…

Chính sách đãi ngộ

Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Ngân hàng, nâng cao yếu tố cạnh tranh và thu hút nhân lực từ bên ngoài, tạo động lực gắn bó làm việc cho cán bộ nhân viên, NCB đã chú trọng xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ nhân viên theo cơ chế thị trường. Ngay khi tái cấu trúc hoạt động, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã rà soát, xây dựng quy chế tiền lương, xây dựng cơ chế lương kinh doanh cho các đơn vị kinh doanh để kích thích động lực làm việc của cán bộ nhân viên, các chế độ

T9 QSC chỉ đạt 72% (dưới chuẩn 80%)

T10 QSC đạt 87%

T11 QSC tăng lên

92%

T12 QSC chạm mốc

94%

chính sách khác… đảm bảo chế độ đãi ngộ công bằng, phù hợp vai trò, năng lực và thành tích của từng cán bộ nhân viên nhằm thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, tâm huyết phục vụ cho sự phát triển của Ngân hàng.

Ngoài ra, phúc lợi cho cán bộ nhân viên theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng như bảo hiểm; thăm quan, nghỉ mát, tiêu chuẩn vật chất kèm theo chức danh... luôn được duy trì đầy đủ hàng năm.

Lương bình quân tính đến thời điểm tháng 12/2014 là 13 triệu đồng/người, tăng 3 triệu đồng so với thời điểm tháng 12/2013. Rõ ràng, nhân sự NCB đã thực sự có sự thay đổi cả về lượng và về chất trong năm 2014, là một bước khởi đầu đầy khởi sắc giúp cho công cuộc tái cấu trúc toàn hệ thống đạt nhiều kết quả khả quan với hệ thống quản trị được chuẩn hóa bài bản hơn, đây chính là cơ sở để NCB có những quyết định về chính sách nhân sự phù hợp, hiệu quả trong thời gian tới.

Đánh giá nhân sự

Chính sách đánh giá nhân sự của NCB ngày một cải tiến nhằm phát hiện cán bộ nhân viên có năng lực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng, làm cơ sở xây dựng các chính sách quản trị nguồn nhân lực,

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

28 29

Page 16: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

quy hoạch cán bộ, ra các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuyên chuyển, điều động, điều chỉnh lương, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần làm việc, tinh thần cống hiến của cán bộ nhân viên đối với sự phát triển của Ngân hàng.

Hiện nay, NCB thực hiện việc đánh giá hiệu quả làm việc 6 tháng/1 lần, thực hiện giao chỉ tiêu KPIs theo từng tháng và trả lương theo mức độ hoàn thành công việc; Với cách thức này, NCB thanh lọc được đội ngũ, liên tục đẩy mạnh năng suất lao động và tăng cường các biện pháp thúc đẩy bán hàng cũng như đảm bảo việc quản trị rủi ro trong quản lý điều hành toàn hệ thống.

Công tác đào tạo

Năm 2014, hoạt động đào tạo của NCB được triển khai với mục tiêu: (1) Tạo ra “tiếng chuông” thức tỉnh mỗi cá nhân trong NCB; (2) Giúp tầm nhìn, mục tiêu, kế hoạch được kết nối và hòa hợp từ trên xuống dưới; (3)

Góp phần hình thành những cá nhân thành công, đội ngũ quản lý hiệu quả và những nhà lãnh đạo xuất sắc. Kết quả năm 2014, NCB đã tổ chức được 107 khóa đào tạo với 76 nội dung đào tạo và 4.697 lượt học viên tham gia, số giờ đào tạo trung bình/cán bộ nhân viên là 26,3 giờ. Ngoài ra, NCB đã đào tạo và phát triển được 72 giảng viên nội bộ.

11. Phát triển hình ảnh NCB chuyên nghiệp, ấn tượng

Năm 2014, NCB đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông sâu rộng ra bên ngoài công chúng và trong nội bộ với các định hướng truyền thông: Ngân hàng Bán lẻ hướng tới khách hàng, Ngân hàng Bán lẻ được ưa thích và lựa chọn tại Việt Nam của những thanh niên lập nghiệp, các gia đình trẻ gắn liền với các sản phẩm tín dụng thiết yếu và giải pháp tài chính trọn gói, sản phẩm chiến lược chủ lực…

Đặc biệt, cuối năm 2014, NCB tập trung thay đổi Nhận diện thương hiệu mới với mục tiêu gia tăng sức mạnh

thương hiệu và đặc biệt tạo ra sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Bộ Nhận diện Thương hiệu của NCB luôn được xem xét, cải tiến, theo chuẩn mực để nhằm tạo ra hình ảnh một NCB chuyên nghiệp, ấn tượng đối với khách hàng.

12. Hoạt động cộng đồng và các giải thưởng

Hoạt động cộng đồng

NCB xây dựng chương trình thường niên “Ngày vì Cộng đồng” và thành lập quỹ từ thiện mang tên “Vì Cộng đồng”, thường xuyên thực hiện các hoạt động tình nguyện, cứu trợ, về nguồn mang tính tổ chức và hiệu quả cao.

Một số hoạt động cộng đồng của NCB năm 2014:

- Tài trợ Chương trình Chuyến xe nhân ái Mùa Xuân

- Gây Quỹ từ thiện Chùa Vĩnh Nghiêm - dành tặng cho bà con khó khăn Điện Biên Mùa Giáp hạt

- Tài trợ tặng 500 báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho Đại biểu Quốc hội;

- Đi bộ vì nạn nhân chất độc da cam và nạn nhân khuyết tật;

- Tổ chức chương trình Vầng trăng cho bé tại chùa Kỳ Quang II - Gò Vấp (Tp. Hồ Chí Minh);

- Quyên góp ủng hộ Trường Sa;

- Tài trợ và tham gia giải cầu lông Ngân hàng Nhà nước;

- Phối hợp báo Tiền Phong tặng quà cho học sinh, cô giáo và cán bộ trường THCS Trung Hòa nhân ngày 20/11.

Giải thưởng

- Bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh về thành tích xuất sắc trong chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2014

- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành tích xuất sắc trong trong Chương trình hỗ trợ kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 2014;

- Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng năm 2014 cho Dịch vụ Tiết kiệm điện tử;

- Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu 2011;

- Giải thưởng Doanh nghiệp có sản phẩm Dịch vụ tốt nhất năm 2011;

- Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2011;

- Giải thưởng tỉ lệ đạt chuẩn STP (Straight - Throught - Processing) do Citi Bank trao tặng.

Tiến sỹThạc sỹÐại họcCao đẳng

Grand Total

Trung cấpPhổ thông

1% 3%

41%

2% 1% 3%

49%

Cơ cấu nhân sự theo trình độ

Cơ cấu nhân sự theo giới tính

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

Biến động nhân sự qua các năm

20-2526-30

31-3536-40

Ngoài 50

41-4546-50

15%

30%

32%

12%

7%

2% 2%

Nam

Nữ

44%

56%

-

200

400

800

1.000

1.200

1.400

1.600

1.800

2010

657802

9011.084

1.550

2011 2012 2013 2014

Đơn vị tính: lao động

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

30 31

Page 17: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

KẾ HOẠCH KINH DOANH 20151. Các chỉ tiêu tài chính 2015

Chỉ tiêu 2014 Kế hoạch2015

Tăng trưởng

(+/-) %

Tổng tài sản 36.837.069 45.052.672 8.215.603 122,30%

Vốn chủ sở hữu 3.211.672 3.327.466 115.795 103,61%

Tổng huy động vốn, trong đó 33.139.152 41.165.486 8.026.334 124,22%

Tiền gửi của khách hàng 24.440.359 32.035.000 7.594.641 131,07%

Tiền gửi, vay của các TCTD khác 8.698.794 9.130.486 431.692 104,96%

Tổng dư nợ tín dụng 19.140.657 24.089.019 4.948.363 125,85%

Cho vay khách hàng 16.640.657 22.089.019 5.448.363 132,74%

Cho vay các TCTD khác 2.500.000 2.000.000 -500.000 80,00%

Tỷ lệ nợ xấu 2,52% <3% -0,48%

LN thuần từ HĐKD 59.148 235.981 176.833 399%

Trích lập các khoản theo Đề án TCT 49.397 143.675 94.278 291%

Lợi nhuận trước thuế (sau trích lập các khoản)

9.751 92.306 82.555 947%

CAR 10,83% >9%

ROE(*) 0,30% 2,82% 940%

2. Định hướng mục tiêu kế hoạch 2015

Với sứ mệnh trở thành Ngân hàng Bán lẻ hiệu quả với các sản phẩm và dịch vụ tài chính được khách hàng yêu thích “Ngân hàng của bạn”, nhiệm vụ trọng tâm Ngân hàng năm 2015 được định hướng như sau:

Tăng cường năng lực bán, đào tạo/củng cố kỹ năng tư vấn/bán hàng, cải tiến và hoàn thiện các quy trình bán hàng;

Chuẩn hóa và gia tăng hiệu quả hoạt động mạng lưới/ kênh phân phối trên toàn hệ thống;

Đẩy mạnh mức độ nhận diện và thương hiệu của NCB, giúp thương hiệu NCB lan tỏa sâu, rộng tới khách hàng, thể hiện sự “Thân thiện – Chuyên nghiệp - Sáng tạo”;

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác quản trị rủi ro;

Tập trung xử lý nợ xấu, triệt để thu hồi các khoản nợ theo phân khúc, tổ chức tối ưu hóa bộ máy xử lý nợ;

Hoàn thiện bộ máy nhân sự, phát triển đội ngũ quản lý kế cận, tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực lao động, năng suất lao động.

ĐVT: Triệu đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

32 33

Page 18: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

1. Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của Ban Tổng Giám đốc

Hội đồng Quản trị giám sát Ban Tổng Giám đốc trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị, tuân thủ các quy định của pháp luật, của Điều lệ Ngân hàng.

Trong năm 2014, Hội đồng Quản trị NCB đã chỉ đạo Ban Tổng Giám đốc hoàn thành các kế hoạch kinh doanh, triển khai tái cơ cấu Ngân hàng một cách toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro tốt, sẵn sàng vượt qua giai đoạn khó khăn, hướng đến phát triển bền vững trong và sau giai đoạn tái cấu trúc. Hội đồng Quản trị đánh giá, Ban Tổng Giám đốc đã điều hành hoạt động ngân hàng với những kết quả đáng khích lệ trên các mặt hoạt động như sau:

Xây dựng chiến lược kinh doanh mới đến năm 2015; tập trung tín dụng vào các ngành, lĩnh vực thuộc 03 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất, chế biến, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đa dạng hóa sản phẩm chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thực hiện việc tăng trưởng tín dụng bền vững và phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn;

Triển khai các giải pháp củng cố, chấn chỉnh hoạt động: củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, kém hiệu quả. Chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại;

Tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu về mức dưới 3% so với tổng dư nợ. Tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi nợ, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý các tài sản đảm bảo; triển khai các chính sách, quy định mới về phân loại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. NCB đã tích cực bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam, Công ty Mua bán nợ của Nhà nước, Công ty Mua bán nợ của Ngân hàng thương mại…;

Nâng cao tính ổn định và bền vững khả năng chi trả của Ngân hàng, tăng tỷ trọng nguồn huy động có kỳ hạn dài; cải thiện sự cân đối, hợp lý về kỳ hạn và đồng tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu) so với huy động vốn thị trường;

Điều chỉnh và cơ cấu lại mạng lưới hoạt động trong

phạm vi cả nước, ưu tiên phát triển mạng lưới hoạt động tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả và hạn chế mở rộng mạng lưới ở khu vực đô thị;

Chuyển đổi hệ thống Core Banking; tiếp tục nâng cấp hệ thống thẻ, hệ thống e-Banking hiện tại.

Ban Tổng Giám đốc NCB trong năm 2014 đã tuân thủ đúng theo chức năng, nhiệm vụ, các quy định của Pháp luật và Điều lệ Ngân hàng. Ban Tổng Giám đốc đã có những giải pháp, đề xuất kịp thời lên Hội đồng Quản trị đồng thời điều hành linh hoạt và chỉ đạo sát sao toàn hệ thống để có thể hoàn thành các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn và ổn định. Trong bối cảnh Ngân hàng có nhiều việc phải giải quyết trong quá trình tái cấu trúc, Ban Tổng Giám đốc đã hoàn thành cơ bản các công việc được giao.

Như vậy, với nỗ lực của các thành viên Hội đồng Quản trị , Ban Tổng Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên, năm 2014 NCB đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước hoàn thành quá trình tái cấu trúc và hướng tới giai đoạn phát triển mới.

2. Kế hoạch, định hướng của Hội đồng Quản trị

Tầm nhìn

Giá trị cốt lõi: Thân thiện - Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hiệu quả - Liêm chính;

Sứ mệnh: Trở thành Ngân hàng Bán lẻ hiệu quả với các sản phẩm và dịch vụ tài chính được khách hàng yêu thích “Ngân hàng của Bạn”;

Mục tiêu chiến lược: NCB phấn đấu trở thành ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất, phục vụ nhanh nhất; đều đặn tăng tỷ lệ lợi nhuận trên từng nhân viên, trước hết là các nhân viên bán hàng; cùng với niềm đam mê để thành một ngân hàng thân thiết của mọi người dân Việt Nam.

Cam Kết và Trách Nhiệm

Với khách hàng

NCB cam kết phát triển bền vững nhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan.

NCB cam kết mang lại cho các khách hàng của mình những sản phẩm dịch vụ hòan hảo, tiện ích và đa dạng, là đối tác tin cậy và người bạn đồng hành của khách hàng – là “Ngân hàng của Bạn”.

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

34 35

Page 19: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Với nhà đầu tư

NCB cam kết không ngừng nỗ lực tối ưu hóa lợi nhuận cho các cổ đông trên cơ sở hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững, trở thành Ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả.

Với cán bộ nhân viên

NCB cam kết mang lại cho cán bộ nhân viên môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, học hỏi, cơ hội thăng tiến và các chính sách đãi ngộ hợp lý, là ngôi nhà chung thân thiết, gắn bó.

Với cộng đồng

NCB cam kết tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Chính phủ và các quy định khác có liên quan;

NCB cam kết thực hiện các trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động mang tính xã hội, các chương trình từ thiện nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ.

Với mục tiêu chiến lược trên, HĐQT NCB có những kế hoạch, định hướng như sau:

Nâng cao năng lực quản trị và điều hành trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình, quy chế phù hợp với điều kiện, quy mô của Ngân hàng cũng như xu thế phát triển chung;

Nâng cao công tác quản trị rủi ro: xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, đẩy mạnh công tác

kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ tới từng đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống;

Có chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn, thích ứng với những biến động của thị trường trong và ngoài nước;

Đa dạng hóa sản phẩm chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ. Mở rộng đối tượng khách hàng, chú trọng khách hàng mục tiêu, xây dựng gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, vùng, miền, khu vực;

Hoàn thiện nền tảng công nghệ: NCB sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ dịch vụ, hệ thống sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… từ đó hỗ trợ xây dựng hình ảnh Ngân hàng tiện lợi, chuyên nghiệp và hiện đại;

Đẩy mạnh công tác xử lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý các tài sản đảm bảo. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu về mức dưới 3% so với tổng dư nợ;

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự, đặc biệt chú trọng đào tạo về năng lực quản trị, điều hành đối với các cấp quản lý, hoàn thiện hệ thống e-learning để tăng cường công tác tự đào tạo nghiệp vụ, các chương trình xây dựng văn hóa nội bộ.

3. Về hoạt động của Ban Kiểm soát

Thông qua việc tham dự các phiên họp thường kỳ của HĐQT và các buổi họp giữa HĐQT và Ban Điều hành, Ban Kiểm soát giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật và Điều lệ Ngân hàng trong quản trị điều hành; thường xuyên soát xét các quy định, quy chế nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN và góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

Trong năm 2014, Ban Kiểm soát đã tổ chức 11 cuộc họp giữa 2 kỳ Đại hội. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Kiểm soát đã thực hiện hiệu quả công tác năm 2014, góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ban Kiểm soát đã phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong Ban Kiểm soát theo từng mảng nghiệp vụ, địa giới hành chính để thuận tiện trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các mặt hoạt động của NCB.

Về công tác giám sát thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ

Kiểm soát công tác ban hành nghị quyết của ĐHĐCĐ, của HĐQT được thực hiện phù hợp với quy định pháp luật, điều lệ của Ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ để đảm bảo rằng Hội đồng Quản trị/ Ban điều hành thực hiện đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Luật TCTD, Điều lệ NCB và các quy định có liên quan của pháp luật.

Về công tác thẩm định báo cáo tài chính của Ngân hàng

Ban Kiểm soát đã triển khai việc thẩm định và thống nhất với Báo cáo của Ban Điều hành NCB và ý kiến đánh giá của Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin Học (AISC) về kết quả báo cáo tài chính hợp nhất của NCB và các công ty con trong năm tài chính 2014.

Theo đó, Công ty Kiểm toán AISC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của NCB và các công ty con, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán các tổ chức Tín dụng Việt Nam và các quy định của NHNN Việt Nam có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.

Giám sát việc thực hiện các chỉnh sửa theo kiến nghị của thanh tra Ngân hàng

Nhà nước: Đến 31/12/2014, hầu hết các kiến nghị chỉnh sửa của thanh tra Ngân hàng Nhà nước đều đã được NCB nghiêm túc thực hiện, tỷ lệ chỉnh sửa đạt hơn 90%.

Giám sát tình hình thực hiện đề án tái cấu trúc: Năm 2014 là một năm tiếp tục khó khăn của ngành Ngân hàng nói chung và đặc biệt với NCB nói riêng. Với quyết tâm to lớn, Hội đồng Quản trị đã thường xuyên họp và chỉ đạo Ban Điều hành để đưa ra những chỉ đạo kịp thời giúp Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ trong đề án Tái Cấu trúc. Sau hơn 18 tháng chính thức triển khai các nội dung trong đề án Tái Cấu trúc, với những nỗ lực quyết liệt, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành đã đạt được kết quả nhất định, các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng đáng kể so với thời điểm chưa được Tái Cấu trúc, công tác quản trị đã góp phần nâng cao sự an toàn của Ngân hàng.

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

36 37

Page 20: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Báo cáo của Ban Tổng Giám Đốc

Báo cáo kiểm toán nội bộ

Báo cáo kiểm toán độc lập

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

40-42

43

44

45-48

49-50

51-53

MỤC LỤC

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁNNgày 31 tháng 12 năm 2014

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

38 39

Page 21: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (dưới đây gọi tắt là Ngân hàng) trình bày bản báo cáo này và các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của Ngân hàng năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014.

1. Thông tin chung về Ngân hàng

Thành lập:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân được đổi tên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt vào ngày 06 tháng 05 năm 2014. Trước đây Ngân hàng có tên gọi là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, là Ngân hàng Cổ phần được thành lập theo giấy phép số 00057/NH-GP ngày 18 tháng 9 năm 1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17 tháng 10 năm 1995 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp. Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1700169765 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội (đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050046 ngày 02 / 11/1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang), giấy đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 13 ngày 22 / 01/ 2015.

Ngân hàng nắm quyền kiểm soát toàn bộ Công ty con là Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng Quốc Dân, được thành lập theo Quyết định số 2406/QĐ-NHNN ngày 19/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304767745 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh (đăng ký lần đầu ngày 28/12/2006, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 31/12/2014) với mức vốn điều lệ là 50.000.000.000 đồng, hoạt động chủ yếu là tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng TMCP Quốc Dân và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất.

Thời gian hoạt động của ngân hàng là 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tiên.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, vốn điều lệ của Ngân hàng là: 3.010.215.520.000 đồng.

Hoạt động chính của Ngân Hàng:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;

Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng trong nước;

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn;

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;

Hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành;

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép.

Mã chứng khoán niêm yết: NVB

Trụ sở chính của Ngân hàng: số 28C-D, Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.

Năm tài chính kết thúc ngày 31 /12 / 2014

Cho đến thời điểm lập báo cáo này, Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 19 chi nhánh, 68 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm. Các chi nhánh được mở trên địa bàn miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngân hàng có 1 Công ty con.

2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của Ngân hàng được trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm.

3. Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng

Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng trong kỳ và đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này gồm có:

Chức vụ Ngày bổ nhiệm Ngày miễn nhiệm

Hội đồng Quản trị

Ông VŨ HỒNG NAM Chủ tịch 26/04/2013Ông NGUYỄN VĨNH THỌ Phó Chủ tịch 25/10/2010 29/04/2014Bà TRẦN HẢI ANH Thành viên thường trực 14/10/2014Bà NGUYỄN THỊ MAI Thành viên 26/04/2013Bà NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Thành viên 25/10/2010 29/04/2014Bà ĐẶNG THỊ XUÂN HỒNG Thành viên 14/10/2014Ông MUKESH LALITSHANKER SHARDA Thành viên độc lập 26/04/2013Ban Kiểm soát

Bà DƯƠNG THỊ LỆ HÀ Trưởng ban 26/04/2013Bà NGÔ THỊ PHƯƠNG THỦY Phó ban 25/10/2010 29/04/2014Bà LÊ THỊ MỸ HẠNH Thành viên 25/10/2010Ông LÊ TRỌNG HIẾU Thành viên 25/10/2010Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng

Bà TRẦN HẢI ANH Tổng Giám đốc 21/02/2014Ông ĐẶNG QUANG MINH Phó Tổng giám đốc 21/02/2014Ông NGUYỄN GIANG NAM Phó Tổng giám đốc 20/06/2006Ông NGUYỄN CAO HỮU TRÍ Phó Tổng giám đốc 06/05/2011Ông VÕ VĂN CƯỜNG Phó Tổng giám đốc 16/09/2013Ông VŨ MẠNH TIẾN Phó Tổng giám đốc 11/11/2013Ông BÙI QUỐC KHÁNH Phó Tổng giám đốc 18/12/2013Bà NGUYỄN THỊ MAI Phó Tổng giám đốc 06/02/2013Ông NGUYỄN CHÍ TRUNG Phó Tổng giám đốc 23/05/2013Ông HUỲNH VĨNH PHÁT Kế toán trưởng 10/09/2009 11/12/2014Bà ĐỖ THỊ THANH HƯỜNG Quyền kế toán trưởng 11/12/2014

4. Kiểm toán độc lập

Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin Học TP. Hồ Chí Minh (AISC) được chỉ định là Kiểm toán viên Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Ngân hàng.

5. Cam kết của Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính hợp nhất của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và các luồng lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014. Trong việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất này, Ban Tổng Giám đốc đã xem xét và tuân thủ các vấn đề sau đây:

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

40 41

Page 22: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

BÁO CÁO KIỂM TOÁN NỘI BỘHOẠT ĐỘNG CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Trong năm 2014, cùng với việc chuyển đổi thành công mô hình quản lý rủi ro từ chiều ngang sang chiều dọc, Ban Kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã từng bước được kiện toàn bộ máy, hoàn thiện cơ chế chính sách đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý, xử lý nghiệp vụ trong mô hình mới. Song song với việc kiện toàn ổn định tổ chức, nhân sự và tăng cường công tác đào tạo, bộ máy Kiểm toán nội bộ đang tiếp tục đổi mới toàn diện về phương pháp kiểm tra, hoàn thiện công cụ hỗ trợ giám sát góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động Kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, NCB tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát; chú trọng nâng cao công tác phân tích rủi ro và cảnh báo sớm… góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của Ngân hàng hiệu quả, an toàn, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Căn cứ kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2014 số 69B/KH-KTNB ngày 27/11/2013 đã được Trưởng Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc phê duyệt, đến thời điểm ngày 31/12/2014, Ban Kiểm toán nội bộ cùng với Ban Kiểm soát đã thực hiện kiểm toán tại chỗ tình hình hoạt động của 13/19 chi nhánh (bao gồm cả phòng giao dịch trực thuộc) và 5 đơn vị là khối, phòng, ban tại Hội sở; thực hiện kiểm tra việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước định kỳ hàng quý; kiểm quỹ và đánh giá an toàn kho quỹ, chấm điểm QSC đột xuất và định kỳ tại tất cả các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống; tham gia công tác kiểm kê tài sản cuối năm (bao gồm tiền mặt, vàng bạc và các giấy tờ có giá). Ngoài ra, Ban Kiểm toán nội bộ còn thực hiện các công việc kiểm toán theo yêu cầu ngoài kế hoạch kiểm toán năm của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm Soát và Ban Điều hành.

Bên cạnh các hoạt động kiểm toán trực tiếp tại chỗ, Ban Kiểm toán nội bộ còn thực hiện kiểm toán giám sát từ xa tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống thông qua các tiêu chí giám sát được bổ sung, cập nhật hàng năm.

Năm 2014 đã đánh dấu bước tiến mới của công tác kiểm toán nội bộ của NCB, ghi dấu ấn của Kiểm toán nội bộ đối với sự phát triển ổn định của Ngân hàng. NCB luôn nỗ lực không ngừng với mục tiêu đảm bảo mọi rủi ro trong hoạt động của NCB đều được nhận

diện, kiểm soát và có biện pháp giảm thiểu rủi ro kịp thời.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ & KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG QUỐC DÂN

Công ty Quản lý Nợ & Khai thác tài sản Ngân hàng Quốc Dân (AMC) có nhiệm vụ tiếp nhận quản lý các khoản nợ, mua bán nợ, thẩm định tài sản bảo đảm, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, xử lý nợ tồn đọng, thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền… Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số nhân sự của AMC đạt 181 nhân sự. Nhân sự gián tiếp chiếm 8%, chiếm tỷ trọng rất thấp so với các doanh nghiệp tương đương tuy nhiên vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết thúc năm tài chính 2014, hoạt động của AMC đã đạt được kết quả như sau:

TỔNG TÀI SẢN CÓ 57.920.224

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 105.280

CHI PHÍ THUẾ TNDN 22.365

LỢI NHUẬN SAU THUẾ TNDN 82.915

Mục tiêu năm 2015 là khai thác kinh doanh tài sản của NCB ủy thác; xử lý triệt để tài sản đảm bảo nợ vay của NCB thành các tài sản được đưa vào kinh doanh để thu hồi nợ; thu hồi nợ quá hạn, mua bán các khoản nợ trong hạn; cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp miễn giảm lãi, đầu tư thêm chuyển nợ thành vốn góp và thu phí tư vấn; quản lý dự án đầu tư, nâng cấp cải tạo các tài sản hữu dụng của NCB và kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý khai thác tài sản chuyên nghiệp.

AMC tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chính là quản lý các khoản nợ. Đồng thời mở rộng các hoạt động kinh doanh, bổ sung thêm các ngành ngề kinh doanh như dịch vụ hỗ trợ tổng hợp, vận tải, kho bãi, hoạt động của trụ sở văn phòng, xây dựng nhà cửa, tư vấn, môi giới bất động sản, định giá bất động sản, cho thuê xe, đồ dùng cá nhân và gia đình khác…

- Chọn lựa các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

- Thực hiện các xét đoán và các ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

- Các báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, trừ trường hợp không thể giả định rằng Ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động liên tục.

Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các sổ sách kế toán thích hợp đã được thiết lập và duy trì để thể hiện tình hình tài chính hợp nhất của Ngân hàng với độ chính xác hợp lý tại mọi thời điểm và làm cơ sở để soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất phù hợp với chế độ kế toán được nêu ở Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất. Ban Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ các tài sản của Ngân hàng và thực hiện các biện pháp hợp lý để phòng ngừa và phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác.

6. Xác nhận

Theo ý kiến của Ban Tổng Giám đốc, chúng tôi xác nhận rằng các Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12 / 2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm được soạn thảo đã thể hiện quan điểm trung thực và hợp lý về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Ngân hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống kế toán Việt Nam áp dụng cho các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

TP Hà Nội, ngày 31 /03 / 2015

Tổng Giám đốc

Trần Hải Anh

Đơn vị tính: Nghìn đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

42 43

Page 23: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Dân (“Ngân hàng”), được lập ngày 25/03/2015, từ trang 6 đến trang 50, bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.Trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Ngân hàng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Tổng Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Ngân hàng có còn sai sót trọng yếu hay không. Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính hợp nhất. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Ngân hàng liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Tổng Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính hợp nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Dân tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của Ngân hàng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Vấn đề khác

Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Dân cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán bởi kiểm toán viên và công ty kiểm toán khác. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính hợp nhất này tại ngày 31/ 03/ 2015.

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤTTại ngày 31/12 /2014Số:06.14.341/AISC-DN

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

A. TÀI SẢN

I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý V.01 220.398.025.055 177.721.241.239

II. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước V.02 840.907.145.366 1.080.116.284.019

III. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác V.03 6.656.016.655.436 4.956.952.362.625

1. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 4.160.705.624.186 4.336.445.498.041

2. Cho vay các TCTD khác 2.500.000.000.000 625.195.833.334

3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (4.688.968.750) (4.688.968.750)

IV. Chứng khoán kinh doanh - -

1. Chứng khoán kinh doanh - -

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - -

V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 3.407.125.092 3.354.992.208

VI. Cho vay khách hàng 16.445.271.447.449 13.266.269.639.456

1. Cho vay khách hàng V.04 16.640.656.545.729 13.475.390.082.499

2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng V.05 (195.385.098.280) (209.120.443.043)

VII. Chứng khoán đầu tư V.06 5.158.793.089.638 3.786.178.681.170

1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 3.687.996.835.756 1.644.975.377.772

2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 1.470.796.253.882 2.141.203.303.398

3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư - -

VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn V.07 966.182.944.565 972.542.944.565

1. Đầu tư vào công ty con - -

2. Vốn góp liên doanh - -

TP. Hồ Chí Minh, 31/03/2015

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

44 45

Page 24: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

Tại ngày 31/12/2014 Tại ngày 31/12/2014

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

3. Đầu tư vào công ty liên kết - -

4. Đầu tư dài hạn khác 970.855.000.000 977.215.000.000

5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (4.672.055.435) (4.672.055.435)

IX. Tài sản cố định 1.147.556.680.752 1.044.268.497.431

1. Tài sản cố định hữu hình V.08 219.087.515.726 211.080.292.394

a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 295.578.416.075 272.665.419.047

b. Hao mòn tài sản cố định hữu hình (76.490.900.349) (61.585.126.653)

2. Tài sản cố định thuê tài chính - -

a. Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính - -

b. Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính - -

3. Tài sản cố định vô hình V.09 928.469.165.026 833.188.205.037

a. Nguyên giá tài sản cố định vô hình 937.213.494.011 840.340.199.321

b. Hao mòn tài sản cố định vô hình (8.744.328.985) (7.151.994.284)

X. Bất động sản đầu tư - -

XI. Tài sản có khác V.10 5.398.535.759.454 3.786.951.429.923

1. Các khoản phải thu V.10.1, 2 1.086.773.922.350 901.166.404.190

2. Các khoản lãi, phí phải thu 3.432.160.711.292 2.231.536.690.184

3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại - -

4. Tài sản Có khác V.10.3 893.459.987.634 654.248.335.549

- Trong đó: Lợi thế thương mại

5. Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác (13.858.861.822) -

TỔNG TÀI SẢN CÓ 36.837.068.872.807 29.074.356.072.636

B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. Các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước - -

II. Tiền gửi và vay các TCTD khác V.11 8.698.793.901.245 5.008.553.588.509

1. Tiền gửi của các TCTD khác 4.364.872.401.245 4.000.944.388.509

2. Vay các TCTD khác 4.333.921.500.000 1.007.609.200.000

III. Tiền gửi của khách hàng V.12 24.440.358.566.485

18.376.936.452.995

IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - -

V. Vốn tài trợ, Ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro V.13 71.653.245.348 96.769.845.348

VI. Phát hành giấy tờ có giá V.14 - 2.127.182.931.198

VII. Các khoản nợ khác V.15 414.591.539.390 261.375.901.042

1. Các khoản lãi, phí phải trả 389.715.412.324 191.555.545.185

2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả - -

3. Các khoản phải trả và công nợ khác 24.876.127.066 68.601.992.649

4. Dự phòng rủi ro khác (DP cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng - 1.218.363.208

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 33.625.397.252.468 25.870.818.719.092

VIII. Vốn và các quỹ V.16 3.211.671.620.339 3.203.537.353.544

1. Vốn của TCTD 2.980.571.140.030 2.980.571.140.030

a. Vốn điều lệ 3.010.215.520.000 3.010.215.520.000

b. Vốn đầu tư XDCB - -

c. Thặng dư vốn cổ phần - -

d. Cổ phiếu quỹ (29.644.379.970) (29.644.379.970)

e. Cổ phiếu ưu đãi - -

g. Vốn khác - -

2. Quỹ của TCTD 142.133.430.192 123.342.300.530

3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - -

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014 CHỈ TIÊU Thuyết

minh 31/12/2014 01/01/2014

Đơn vị tính: đồngĐơn vị tính: đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

46 47

Page 25: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - -

5. Lợi nhuận chưa phân phối 88.967.050.117 99.623.912.984

Lợi nhuận / lỗ năm nay 8.134.266.795 18.454.083.665

Lợi nhuận / lỗ năm trước 80.832.783.323 81.169.829.319

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 36.837.068.872.807 29.074.356.072.636

Tại ngày 31/12/2014

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

I. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn VIII.30 1.118.333.489.794 566.989.760.525

1. Bảo lãnh vay vốn - -

2. Cam kết trong nghiệp vụ L/C 66.645.906.614 19.670.342.880

3. Bảo lãnh khác 1.051.687.583.180 547.319.417.645

II. Các cam kết đưa ra - -

1. Cam kết tài trợ cho khách hàng - -

2. Cam kết khác - -

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự VI.17 2.454.329.075.929 2.144.235.683.778

2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự VI.18 1.853.847.246.628 1.548.196.182.688

I. Thu nhập lãi thuần 600.481.829.301 596.039.501.090

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 16.126.211.400 16.428.185.903

4. Chi phí hoạt động dịch vụ 22.657.975.470 16.619.311.709

II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ VI.19 (6.531.764.070) (191.125.806)

III. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối VI.20 (766.968.029) 9.455.438.427

IV. Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh - -

V. Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư VI.21 72.780.217.110 293.237.554

5. Thu nhập từ hoạt động khác 1.297.362.685 96.151.323.979

6. Chi phí hoạt động khác 7.222.310.754 39.495.072.308

VI. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác VI.22 (5.924.948.069) 56.656.251.671

VII. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần VI.23 3.540.000.000 4.292.990.000

VIII. Chi phí hoạt động VI.24 604.430.687.530 618.141.177.228

IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 59.147.678.713 48.405.115.708

X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (10.251.910.918) 24.484.526.070

X.2 Các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc NH 59.648.986.712 -

XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 9.750.602.919 23.920.589.638

BÁO CÁO KẾT QUẢKINH DOANH HỢP NHẤTTại ngày 31/12 /2014

Đơn vị tính: đồng

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Đơn vị tính: đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

48 49

Page 26: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

7. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.616.336.124 5.466.505.973

8. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -

XII. Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp VI.25 1.616.336.124 5.466.505.973

XIII. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp 8.134.266.795 18.454.083.665

XIV. Lợi ích của cổ đông thiểu số - -

XV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu VI.16.2 27 62

Tại ngày 31/12/2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT (tiếp theo)

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤTTại ngày 31/12/2014

(Theo phương pháp trực tiếp)

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

01. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được 1.255.525.251.911 1.237.643.256.574

02. Chi phí lãi và các khoản thu nhập tương tự đã trả (1.655.937.219.182) (1.524.136.556.751)

03. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được (6.531.764.070) (191.125.806)

04. Chênh lệch số tiền thực thu/ thực chi từ hoạt động kinh doanh (ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán) 72.013.249.081 9.748.675.981

05. Thu nhập khác 2.453.568.999 57.176.395.756

06. Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý hoá, bù đắp bằng nguồn rủi ro 30.300.000 6.500.000

07. Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ (576.474.007.828) (603.371.995.311)

08. Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ (20.630.456) (114.991.961)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động (908.941.251.545) (823.239.841.518)

Những thay đổi về tài sản hoạt động

09. (Tăng)/Giảm các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác (2.500.000.000.000) -

10. (Tăng)/Giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán (1.372.614.408.468) (1.275.976.232.616)

11. (Tăng)/Giảm các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (52.132.884) (3.102.842.143)

12. (Tăng)/Giảm các khoản cho vay khách hàng (3.165.266.463.230) (589.734.689.004)

13. Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản (11.631.227.964) (32.228.702.210)

14. (Tăng)/Giảm khác về tài sản hoạt động (486.079.282.045) 811.447.432.158

Những thay đổi về công nợ hoạt động

15. Tăng/(Giảm) các khoản nợ chính phủ và NHNN - (732.185.695.526)

Đơn vị tính: đồng

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

50 51

Page 27: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

16. Tăng/(Giảm) các khoản tiền gửi và vay các TCTD 3.690.240.312.736 4.912.921.437.363

17. Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả Kho bạc Nhà nước) 6.063.422.113.490 6.104.070.053.585

18. Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ có giá (ngoại trừ GTCG được tính vào hoạt động tài chính) (2.127.182.931.198) (2.678.509.956.504)

19. Tăng/(Giảm) vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro (25.116.600.000) (195.638.701.789)

20. Tăng/(Giảm) các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - -

21. Tăng/(Giảm) khác về công nợ hoạt động (40.911.571.250) 37.201.280.135

22. Chi từ các quỹ của tổ chức tín dụng - -

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (884.133.442.358) 5.535.023.541.931

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

01. Mua sắm TSCĐ (123.242.119.667) (908.928.058.517)

02. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 7.500.000 1.200.000

03. Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ - -

04. Mua sắm bất động sản đầu tư - -

05. Tiền thu từ bán, thanh lý bất động sản đầu tư - -

06. Tiền chi ra do bán, thanh lý bất động sản đầu tư - -

07. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác - (273.700.000.000)

08. Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác 6.360.000.000 -

09. Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn 3.540.000.000 4.292.990.000

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (113.334.619.667) (1.178.333.868.517)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

01. Tăng vốn cổ phần từ góp vốn và/hoặc phát hành cổ phiếu - -

02. Tiền thu từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác - -

03. Tiền chi thanh toán giấy tờ có giá dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác - -

04. Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia - -

05. Tiền chi ra mua cổ phiếu quỹ - -

06. Tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ - -

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - -

IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (997.468.062.025) 4.356.689.673.414

V. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ 6.219.478.856.632 1.862.789.183.218

VI. Điều chỉnh của ảnh hưởng thay đổi tỷ giá - -

VII. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ VII.26 5.222.010.794.607 6.219.478.856.632

Tại ngày 31/12/2014 Tại ngày 31/12/2014

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT (tiếp theo) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT (tiếp theo)

Đơn vị tính: đồng Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2014 01/01/2014 CHỈ TIÊU Thuyết

minh 31/12/2014 01/01/2014

(Theo phương pháp trực tiếp)(Theo phương pháp trực tiếp)

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

52 53

Page 28: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH HÀ NỘI

• PGD số 1

157 Khâm Thiên, Phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

• PGD số 2

93 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

• PGD số 3

14 Hàng Cót, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

• PGD số 4

81 Giang Văn Minh, Phường Đội Cấn Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

• PGD số 5

Căn 105-205-305 nhà A49 Khu TTQĐ, Thái Thịnh,

Phương Thịnh Quang, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

• PGD số 6

41 Bát Đàn, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

• PGD số 8

101-201 chung cư 5 tầng, lô số A2-DN1, KĐT Nghĩa Đô-Dịch Vọng, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

• PGD số 9

80 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

• PGD số 10

Số 8, Lô 11A, Khu Trung Yên, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

• PGD số 11

07 Trần Phú, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

• PGD số 14

298 Trần Khát Chân, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

• PGD số 16

168 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP.Hà Nội

• PGD số 17

97 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội

• QTK số 1

198 Phố Xã Đàn, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

CHI NHÁNH BẮC NINH

• 18-20-22 Nguyễn Cao, Phường Tiền An, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

• PGD Tiền An

10 Nguyễn Đăng Đạo, Phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

CHI NHÁNH BẮC GIANG

• Lô 02 Nhà số 09, Nguyễn Thị Lưu, Phường Trần Phú, TP.Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

• 142 Hoàng Văn Thụ, Tổ 31, Phường Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

CHI NHÁNH HƯNG YÊN

• Ngã Tư Phố Bần, Thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

• PGD Phố Hiến

94 Điên Biên 1, Phường Lê Lợi, TP.Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

326 - 328 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Quận Lê Chân, TP.Hải Phòng

• PGD Hải An

52 Ngô Gia Tự, Phường Cát Bi, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

• PGD Trần Nguyên Hãn

278M Trần Nguyên Hãn, Phường Niệm Nghĩa, Quận Lê Châ TP.Hải Phòng

• PGD Hồng Bàng

155 Quang Trung, Phường Phan Bội Châu, Quận Hồng Bàng TP.Hải Phòng

• PGD Ngô Quyền

9F Trần Phú, Phường Lương Khánh Thiện, Quận Ngô Quyền TP.Hải Phòng

• PGD số 5

Tổ 41, Khu 3, Phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

• PGD Minh Khai

29 Minh Khai, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Lê Chân TP.Hải Phòng

• PGD số 9

458 Lý Bôn, Phường Đề Thám , TP Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

CHI NHÁNH HUẾ

• PGD Đông Ba

71 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hòa, TP.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

• PGD Tây Lộc

166 Nguyễn Trãi, Phường Tây Lộc, TP.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

HỘI SỞ CHÍNH / HÀ NỘI28 C-D Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

54 55

Page 29: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

• 41 Lê Duẩn, Quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

• PGD Trưng Nữ Vương

219 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Chau, TP.Đà Nẵng

• PGD Hùng Vương

6 Hùng Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

• PGD Nguyễn Văn Linh

46 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

• PGD Hòa Khánh

171 Nguyễn Lương Bằng, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

• PGD Đống Đa

233 Đống Đa, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

• PGD Ngô Quyền

559 Ngô Quyền, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

• 518 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

• PGD Dĩ An

33/22 – 34/22 Trần Hưng Đạo, KP.Bình Minh 2, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

• PGD Thuận An

C222, Khu phố Bình Đức 1, Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

SỞ GIAO DỊCH/ HỒ CHÍ MINH

• 81-85 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Nguyễn Văn Trỗi

287A Nguyễn Văn Trỗi, Phường10, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Ngô Gia Tự

490 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Tân Tạo

Lô 9A Đường C Khu Công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

• PGD 3 tháng 2

396-398 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Hậu Giang

05 - 5A Hậu Giang, Phường 2, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Phan Đăng Lưu

22A Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Cộng Hòa

18H Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Khánh Hội

175 Khánh Hội, Phường 3, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Lê Đại Hành

157A-157B Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Cách mạng tháng tám

820 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 5, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Trần Hưng Đạo

314 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Bình Phú

161-163 Bình Phú, Phường 11, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Võ Văn Tần

201 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Nguyễn Trãi

203 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Lê Văn Sỹ

258 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Tân Hương

179-179A Đường Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Hàng Xanh

246A Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Trường Chinh

458 – 460 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Quang Trung

100 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Phan Đình Phùng

2C Phan Đình Phùng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Phạm Ngọc Thạch

34 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Phú Lâm

8B Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Phú Mỹ Hưng

1165 Khu phố Mỹ Toàn 1, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Lạc Long Quân

246B – 248 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

• PGD Cầu Ông Lãnh

5-7 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

CHI NHÁNH VŨNG TÀU

• 153 Lê Hồng Phong, Phường 8, TP.Vũng Tàu

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

• Lô K33 Đường Võ Thị Sáu, Phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

• PGD Long Khánh

593 Hùng Vương, Khu phố 3, Phường Xuân Hòa, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai

CHI NHÁNH LONG AN

• 86 Hùng Vương, Phường 2, TP.Tân An, Tỉnh Long An

• PGD Đức Hòa

Lô 8, Đức Hòa Hạ, Khu Công nghiệp Tân Đức, Tỉnh Long An

CHI NHÁNH TIỀN GIANG

• 25 – 26 Ấp Bắc, Phường 04, TP.Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

• PGD Cai Lậy

15 Tỉnh lộ 868, Thị trấn Cai Lậy, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang

CHI NHÁNH CẦN THƠ

• 1/3F đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tỉnh Cần Thơ

• PGD Ninh Kiều

28 Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Tỉnh Cần Thơ

• PGD Đồng Tháp

41 - 43 đường Lý Thường Kiệt, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

• PGD Hậu Giang

099 Hùng Vương, Phường Ngã Bảy, Thị xã Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang

CHI NHÁNH KIÊN GIANG

• 56 Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

• PGD Rạch Sỏi

45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Vĩnh Lợi, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

• PGD Hòn Đất

Ấp Chòm Sao, Thị Trấn Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Tỉnh

Kiên Giang

• PGD Cổng Tam Quan

395 Nguyễn Trung Trực, Phường Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

• PGD Phú Quốc

100A Đường 30/4, Khu phố 1, TT.Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

• PGD Tân Hiệp

40 Tổ 3, Khóm A, Thị trấn Tân Hiệp, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang

CHI NHÁNH AN GIANG

• 312/5B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang

CHI NHÁNH VĨNH LONG

• Số 3D–3E Hưng Đạo Vương, Phường 1, TP.Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

• QTK Nguyễn Huệ

Số 132 Nguyễn Huệ, Phường 2, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

CHI NHÁNH BẠC LIÊU

• Số 43B Trần Huỳnh, Phường 7, TP.Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

CHI NHÁNH CÀ MAU

• 137F Nguyễn Tất Thành, Phường 8, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

NCB | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

56

Page 30: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống
Page 31: 06static2.vietstock.vn/data/HNX/2014/BCTN/VN/NVB_Baocaothuongnien_2014.pdf · Năm 2014 Hội sở chính của NCB đã chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Hệ thống