ĐẢng bỘ thÀnh phỐ hỒ chÍ minh lÃnh ĐẠo cÔng tÁc …hcma.vn/uploads/2018/4/8/la _...

214
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ KIM NINH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM NINH

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM NINH

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN

2. TS. HỒ XUÂN QUANG

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Trần Thị Kim Ninh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Những công trình liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Những vấn đề các công trình khoa học đã đề cập và những vấn đề đặt

ra luận án cần tập trung giải quyết 23

Chương 2: CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI

SẢN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ

NĂM 1998 ĐẾN 2005 26

2.1. Những yếu tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di

sản văn hóa 26

2.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa những năm 1998 - 2005 54

Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN

VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014 79

3.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa 79

3.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa 89

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 117

4.1. Nhận xét 117

4.2. Một số hạn chế 134

4.3. Một số kinh nghiệm 140

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 171

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DSVH : Di sản văn hóa

UBND : Ủy ban Nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số lượt khách đến tham quan các bảo tàng 74

Bảng 2.2: Số cuộc trưng bày triển lãm 74

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc. Di sản văn hóa (DSVH) là minh chứng về lịch

sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, giúp cho thế hệ sau hiểu sâu sắc

cội nguồn của dân tộc và truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước,

góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Vì vậy, việc giữ

gìn, bảo tồn DSVH là trách nhiệm của cộng đồng, thể hiện lòng tri ân tiền nhân,

đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng là nguồn lực vô cùng quý báu, góp

phần xây dựng và phát triển đất nước.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH đã có truyền thống lâu đời

và nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Ngay sau Cách mạng

Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập

khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ba tháng sau (ngày 23/11/1945),

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL, ấn định nhiệm vụ cho Đông

phương Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt

Nam. Sắc lệnh nêu rõ: “Việc bảo tồn cổ tịch là việc rất cần thiết trong công cuộc

kiến thiết nước Việt Nam” [174].

Trong giai đoạn hiện nay, nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của

việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân

hết sức quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc, coi

đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành văn hóa mà

còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

Di sản văn hóa dân tộc được Đảng xác định là “tài sản vô giá, gắn kết cộng

đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới

và giao lưu văn hóa” [44, tr.63]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (năm

2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH dân

tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa:

2

Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng,

kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị

văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các

dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài

hóa việc bảo vệ, phát huy các giá trị DSVH với các hoạt động phát

triển kinh tế du lịch [46, tr.91].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng khẳng định: Phát triển

sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH truyền thống,

cách mạng. Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân

thật, sâu sắc lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái

đúng, cái đẹp, đồng thời, lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm

túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy các giá trị

DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc.

Giống như các địa phương khác trên cả nước, tại Thành phố Hồ Chí Minh,

vấn đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH cũng được Thành ủy,

Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Là một thành phố trẻ, năng động mới qua 300 tuổi, nhưng thực tế tuổi

đời của vùng đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh lên đến 3000 năm.

Biết bao giá trị DSVH đã được kết tinh và thăng hoa từ hàng nghìn năm

đến hàng trăm năm trước còn ẩn chứa trong lòng và hiện diện trên

mảnh đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh [67, tr.6].

Trong quá trình hình thành và phát triển, bên cạnh việc lưu giữ những giá

trị văn hóa cội nguồn, Thành phố đã sớm tiếp nhận và thích ứng nhanh với văn

hóa của mọi miền đất nước để hình thành nên những nét văn hóa đặc thù của

người Việt ở mảnh đất phương Nam. Hiện nay, cùng với tốc độ đô thị hóa và xu

thế giao lưu hội nhập quốc tế, trên lĩnh vực văn hóa nhiều vấn đề đặt ra cho

Thành phố những câu hỏi lớn: Làm thế nào để “xây dựng nền văn hóa tiên tiến

song vẫn giữ được bản sắc dân tộc? Làm thế nào để tiếp thu có chọn lọc tinh hoa

3

văn hóa nhân loại trước xu thế toàn cầu hóa?... Làm thế nào để giữ gìn, bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH của dân tộc?... Đó chính là định hướng, đồng thời cũng

là trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của DSVH đối với sự phát triển nền văn hóa

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Thành phố

lãnh đạo các cấp, các ngành bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, phục vụ sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy các

giá trị DSVH còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, tổng kết công tác lãnh đạo,

khái quát những thành tựu, chỉ ra hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh

nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn.

Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá từ năm

1998 đến năm 2014" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản

Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố. Bước đầu đúc kết một

số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương và thực tiễn chỉ đạo

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh từ năm 1998 đến năm 2014.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

4

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH gồm nhiều nội dung, luận

án chỉ tập trung nghiên cứu: công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử

(DTLS) văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể và phi vật

thể, công tác bảo tồn, bảo tàng.

- Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2014. Năm 1998, Hội nghị lần thứ

năm (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết Về xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2014,

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ra Nghị quyết

Về xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước. Đây cũng là giai đoạn thực hiện Chương trình hành động

số 19 của Đảng bộ Thành phố về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

- Về không gian: Nghiên cứu công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhiệm vụ của luận án

- Phân tích các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ

Chí Minh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của Thành phố.

- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

và chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH.

- Phân tích, làm rõ chủ trương và quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến

năm 2014.

- Nêu ra những nhận xét về những thành tựu, hạn chế; bước đầu đúc kết

một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cở sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp

luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

5

điểm của Đảng về văn hóa nói chung và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic nhằm dựng lại bức

tranh chân thực về quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Bên cạnh đó là các phương pháp: phương pháp phân tích, tổng hợp các số

liệu, tài liệu, kết quả điều tra xã hội học để làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố

Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn

thành phố từ năm 1998 đến năm 2014. Trên cơ sở đó, khái quát hóa, tổng hợp hóa

nhằm đưa ra các nhận định khách quan, khoa học về những thành tựu, hạn chế và

tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn.

Phương pháp thống kê: thống kê, phân tích số liệu từ các Báo cáo của các

cơ quan chức năng (UBND Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố Hồ Chí

Minh, Sở Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh...).

Ngoài ra, luận án kết hợp sử dụng phương pháp điền dã để nghiên cứu và

trình bày luận án.

5.3. Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu được sử dụng gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính

phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương; văn kiện của Đảng bộ, chính quyền Thành

phố về văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH; các báo cáo của

Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Du lịch), Viện

Nghiên cứu phát triển Thành phố và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan

đến đề tài luận án.

6. Đóng góp mới của luận án

6.1. Đóng góp về mặt lý luận

- Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH (1998 - 2014); từ đó, rút ra những nhận xét, kinh

6

nghiệm qua thực tiễn lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của

Đảng bộ Thành phố.

- Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trên lĩnh

vực văn hóa, đặc biệt là công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ, phục vụ công tác

tham mưu của các đơn vị chức năng trong việc đề xuất chủ trương, chính sách,

xây dựng kế hoạch, chương trình đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, nhằm giải

quyết hài hòa các mối quan hệ: bảo tồn và phát triển; phát triển kinh tế gắn với

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, tạo động lực cho sự phát triển bền vững

của Thành phố.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy lịch sử địa phương.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã

công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

gồm 4 chương, 9 tiết.

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về văn hóa, di sản văn hóa

Ở góc độ lý luận chung về văn hóa, các tác giả nước ngoài có một số

công trình khảo luận về văn hóa như: Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin do

Acnônđốp A.I [2].

Ở phương Tây, có công trình tiêu biểu như: Thập kỷ thế giới phát triển văn

hóa của Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa

Thông tin và Thể thao ấn hành [195]; Sự va chạm của các nền văn minh của

Samuel Huntingtong [124]; Cuốn sách Nghiên cứu văn hóa - Lý thuyết và thực

hành của Chris Barker [25].

Tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam của Trường Chinh [23].

Cuốn sách đề cập đến lập trường văn hóa mác xít; về ưu, nhược điểm của nền văn

hóa Việt Nam; về mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội; đồng thời, làm sáng tỏ nội

dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam và khẳng định vai trò to lớn của văn hóa

trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước.

50 năm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, Kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn

kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bảo tồn di sản văn hóa

dân tộc (23/11/1945 - 23/11/1995) của Lưu Trần Tiêu và các cộng sự [176]. Cuốn

sách là tập hợp những tham luận, báo cáo trình bày trong Hội thảo khoa học thực

tiễn nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh bảo tồn

DSVH dân tộc (23/11/1945 - 23/11/1995).

Phạm Minh Hạc, Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

kết hợp với tinh hoa nhân loại [65]. Cuốn sách đã nêu ra một số khái niệm cơ bản

về văn hóa, văn minh; đánh giá vai trò của văn hóa, văn minh và tác phong công

nghiệp; khẳng định vai trò của văn hóa trong việc giáo dục con người Việt Nam;

8

đồng thời, nêu rõ sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và

vai trò của văn hóa trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình".

Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc của Hoàng

Vinh [200]. Trên cơ sở những quan niệm DSVH của quốc tế và Việt Nam, tác giả

đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng vào việc

nghiên cứu DSVH ở nước ta.

Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa do Nguyễn Thanh Bình

[18]. Cuốn sách gồm các văn bản quy định chung về lễ nghi, lễ hội, hội diễn nghệ

thuật, xây dựng nếp sống mới. Quy định về nghệ thuật dân gian, điện ảnh dân tộc,

quy định về hương ước, quy ước, làng bản, thôn, ấp, bảo vệ văn hóa các dân tộc

thiểu số. Quy định về bản quyền tác giả.

Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc của Phạm Mai Hùng [81].

Cuốn sách phân tích vai trò của hệ thống các bảo tàng Việt Nam trong việc bảo

tồn DSVH dân tộc; công tác bảo tồn các DSVH dân tộc; công tác bảo tồn của di

tích lịch sử - văn hóa cũng như các tác phẩm và hiện vật lịch sử Việt Nam; đề

xuất một số giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo tồn bảo tàng.

Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống một số

dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam của Hoàng Lương [97]. Tác giả phân tích khái niệm

chung về luật tục; vai trò của luật tục với việc bảo tồn các quan hệ xã hội và phát

huy các giá trị văn hóa, văn hóa tinh thần, bảo đảm đời sống tinh thần của một số

dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam.

Một con đường tiếp cận di sản văn hóa của Lưu Trần Tiêu, Nguyễn Quốc

Hùng và Nguyễn Hữu Toàn [178]. Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết

của các cán bộ chuyên môn trong Cục DSVH, Bộ Văn hóa - Thông tin, bàn về vấn

đề bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH Việt Nam; xác lập cơ sở khoa học, phổ

biến các quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của ngành và vấn đề

xây dựng cơ sở lý luận cho ngành khoa học mới - ngành bảo tàng học.

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Cục Di sản văn hóa [29]. Cuốn sách

giới thiệu một số văn bản pháp quy về bảo vệ DSVH phi vật thể. Bên cạnh đó là

9

những vấn đề lý luận về bảo vệ DSVH phi vật thể và những kinh nghiệm của

Việt Nam và quốc tế trong bảo vệ DSVH phi vật thể.

Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam - Những hiện vật truyền thống và

đương đại của Cục Di sản văn hóa [30]. Cuốn sách giới thiệu tập sách ảnh về

DSVH các dân tộc Việt Nam, những hiện vật truyền thống và đương đại.

Năm 2007, với tư cách một nhà nghiên cứu lâu năm về DSVH, Nguyễn Chí

Bền viết bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay

[14]. Bài báo đi sâu về nghiên cứu, phân tích cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể

giai đoạn hiện nay.

Ngô Phương Thảo với bài viết Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn

[165]. Bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Tác giả cho rằng:

Mỗi ngày, di sản văn hóa càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ

những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách

nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hóa đã tồn tại với thời gian càng lan

tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những

chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể [165].

Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam của Dương Văn Sáu

[125]. Giáo trình đề cập đến những vấn đề chung về DSVH, hệ thống di tích lịch

sử - văn hóa Việt Nam; những đặc điểm chung liên quan, ảnh hưởng đến hệ thống

di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam trong hoạt động du lịch; những loại hình di tích

khảo cổ, loại hình di tích lịch sử, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, loại hình

danh lam thắng cảnh...

Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển của Nguyễn Đình Thanh [151]. Cuốn

sách tập hợp những bài nghiên cứu giới thiệu về hoạt động bảo tồn và phát huy giá

trị văn hóa ở Việt Nam; mối quan hệ giữa DSVH và du lịch; một số kinh nghiệm

bảo tồn DSVH của một số quốc gia trên thế giới.

Công trình khoa học: Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập do Ngô Đức Thịnh [169]. Cuốn

10

sách đã phân tích những giá trị tiêu biểu mang đặc sắc riêng có của văn hóa truyền

thống Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu

biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa (CNH, HĐH) đổi mới và hội nhập quốc tế.

Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch (dành cho sinh viên

đại học và cao đẳng các trường văn hóa - nghệ thuật) của Lê Hồng Lý [99]. Giáo

trình cung cấp những kiến thức cơ bản về một số vấn đề liên quan đến văn hóa,

DSVH, du lịch, du lịch văn hóa và những sản phẩm du lịch văn hóa. Nội dung,

nguyên tắc, quy trình tổ chức quản lý các DSVH nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch.

Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển, chuyên đề kiến trúc của Nguyễn Đình

Thanh [152]. Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu về di sản kiến trúc, hoạt động

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản này. Tiếp cận một số kinh

nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của một số quốc gia trên thế giới.

Quản lý di sản văn hóa, Giáo trình dùng cho sinh viên cao đẳng và đại học

ngành quản lý văn hóa của Nguyễn Kim Loan [93]. Giáo trình trình bày một số

vấn đề liên quan đến lý luận DSVH; vai trò của DSVH trong phát triển xã hội;

giới thiệu một cách hệ thống về quản lý nhà nước về DSVH, các kỹ năng nghiệp

vụ quản lý DSVH, kỹ năng khai thác các giá trị của DSVH dân tộc...

Di sản văn hóa Việt Nam - bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn của

Nguyễn Thịnh [170]. Cuốn sách trình bày đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phương

pháp nghiên cứu DSVH và các khái niệm về bảo tồn phát huy giá trị, chức năng,

phân loại, quản lí, tư liệu hóa... DSVH.

Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt

Nam của Phạm Duy Đức [55]. Giáo trình phân tích khái niệm về văn hóa học,

những vấn đề về nhận thức quan điểm, đường lối văn hóa của Đảng và lý giải

những vấn đề thực tiễn đang nảy sinh trong đời sống văn hóa dân tộc.

Công trình Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh [3]. Trên cơ sở

quan điểm: “Ta muốn trở nên một nước cường thịnh, vừa về vật chất, vừa về tinh

thần thì phải giữ văn hóa cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng), mà lấy văn hóa mới

làm dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh tuý của văn hóa phương Đông với

11

những điều sở trường về khoa học và kỹ thuật của văn hóa phương Tây”, tác phẩm

này là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh.

Với quan niệm “văn hóa là sinh hoạt”, tác giả đã bao quát các lĩnh vực:

kinh tế, chính trị, xã hội và trí thức; do đó, tác giả đã tóm tắt, phác họa và minh

định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân

tộc, một văn hóa. Hơn thế, ông còn chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt

Nam giai đoạn Âu hóa, với sự rạn vỡ hoặc biến đổi của những giá trị cũ và sự

lên ngôi của những giá trị mới. Tác phẩm được Nhà xuất bản Thế giới tái bản

năm 2014.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam của Trương Quốc Bình

[17]. Cuốn sách tuyển tập và giới thiệu các bài viết của tác giả về bảo vệ và phát

huy các giá trị DSVH Việt Nam: bảo vệ và phát huy giá trị các DSVH vật thể và

phi vật thể; những kiến giải về vai trò của các bộ sưu tập hiện vật trong quá trình

chuẩn bị xây dựng và tổ chức hoạt động của các bảo tàng ở Việt Nam; sắc thái văn

hóa của các địa phương trong phát triển và du lịch cùng những kỷ niệm về những

con người và địa danh mà tác giả đã từng tiếp xúc và đi qua.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam của Nguyễn Kim Loan [94].

Cuốn sách đã làm rõ những nội dung: (1) Khái quát những vấn đề lý luận về

DSVH, như khái niệm, đặc trưng, tiêu chí phân loại DSVH; phân tích, đánh giá

vai trò của DSVH trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; (2) Khảo sát và mô

tả khái quát, đánh giá hệ thống DSVH dân tộc Việt Nam để thấy rõ những giá trị

nổi bật của nó; (3) Phân tích những quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà

nước Việt Nam về DSVH; (4) Mô tả những kỹ năng nghiệp vụ cụ thể trong quản

lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH.

Phát triển văn hóa - sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế do Phùng Hữu Phú [118]. Đây là công trình nghiên

cứu của tập thể các nhà khoa học, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những

cơ sở lịch sử, lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của văn hóa là sức mạnh

nội sinh quan trọng của dân tộc trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước;

12

đánh giá và nhận thức lại thành tựu và những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình

xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, CNH,

HĐH (từ năm 1996 đến năm 2015); đề xuất hoàn thiện quan điểm chỉ đạo, mục

tiêu, nhiệm vụ, những giải pháp có tầm chiến lược và tính đột phá trong việc xây

dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt là từ khi Luật Di sản văn hóa được Quốc

Hội thông qua năm 2001 và Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, một số DSVH

vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Theo đó, Cục Bảo

tồn, bảo tàng được đổi thành Cục Di sản văn hóa, nhiều công trình nghiên cứu

được đăng tải trên các tạp chí, như: Tạp chí Di sản văn hóa (Cục Di sản văn hóa),

Tạp chí Thế giới di sản (Hội Di sản văn hóa), Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa của

Viện Nghiên cứu Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thông tin).

Những công trình nghiên cứu chung về văn hóa, DSVH đã đi sâu nghiên

cứu về lý luận văn hóa, DSVH, những đặc điểm của các loại hình di sản và vấn

đề quản lý di sản trong xu thế mới; nhấn mạnh đến tính thời đại và nhu cầu của

con người trong việc khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững các DSVH. Mặt

khác, các công trình này cũng kết hợp việc nghiên cứu di sản cùng với các môn

khoa học khác, như: Lịch sử, Nghiên cứu văn hóa, Giải trí và Du lịch, Nghệ

thuật và Địa lý… Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chưa đi sâu nghiên

cứu về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa trên phạm vi cả nước

Tìm hiểu di sản văn hoá dân gian Hà Nội của Trần Quốc Vượng, Nguyễn

Vinh Phúc và Lê Văn Lan [203]. Cuốn sách bao gồm tổng luận về các nghề thủ

công mỹ nghệ, làng nghề, phố nghề, dòng họ văn hiến, món ăn cổ truyền, lễ hội

dân gian, văn hóa dân gian kẻ chợ của Hà Nội.

35 năm gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam của

Nông Quốc Chấn, Tô Văn Đeng và Nông Viết Toại [22]. Cuốn sách khái quát

13

những nét cơ bản về lịch sử ngành bảo tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, đúc rút

một vài kinh nghiệm về công tác bảo tàng (sưu tầm, triển lãm, trưng bày, tuyên

truyền, giáo dục khoa học...).

Một số vấn đề di sản văn hóa của Hải Phòng của Nguyễn Ngọc Thao, Lê

Thế Loan và Ngô Đăng Lợi [164]. Cuốn sách đã đề cập đến một số di chỉ khảo cổ

học tiêu biểu cho quá trình lịch sử diễn ra ở Hải Phòng; Một số di sản: đình, đền,

chùa, miếu, nhà thờ... nơi có lưu giữ và thờ phụng những danh tướng, những nhà

văn hóa có công với đất nước.

Đô thị cổ Hội An của Phạm Quang Vinh, Trần Hùng và Nguyễn Luận

[202]. Cuốn sách giới thiệu về vị trí địa lý, lịch sử, dân cư, các công trình kiến

trúc, bản sắc văn hóa, các di sản quí giá của vùng phố cổ Hội An.

Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam Thăng Long Hà Nội do Lưu Minh Trị

[180]. Cuốn sách đã giới thiệu các DSVH tiêu biểu của Thăng Long Hà Nội, như:

múa rối, cải lương, kiến trúc... và các DTLS, danh lam thắng cảnh của các tỉnh,

thành phố.

Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm Văn hóa lễ hội truyền thống các dân tộc Việt

Nam [86]. Cuốn sách giúp người đọc nắm bắt một cách hệ thống, toàn diện những

nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian

của các dân tộc Việt Nam. Qua đó, làm rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời

sống tinh thần của cộng đồng, từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái

hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bước đầu tìm hiểu di sản Hán Nôm ở Bình Dương của Đỗ Khắc Điệp [53].

Cuốn sách trình bày lịch sử phát triển Hán - Nôm, hiện trạng, thể loại và đặc điểm

của văn tự Hán - Nôm, một di sản văn hóa ở Bình Dương; đồng thời khẳng định

giá trị của văn tự Hán - Nôm đối với đời sống văn hóa - xã hội xưa và nay.

Cuốn sách “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long -

Hà Nội” của Nguyễn Chí Bền, thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước

KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử -

14

văn hoá, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô” [15], là cơ sở lý luận và thực tiễn

để các nhà khoa học có những khuyến nghị về giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy

giá trị những di sản văn hoá vật thể của Thăng Long - Hà Nội. Công trình đã làm

rõ cơ sở lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH. Bên cạnh đó, cuốn sách chỉ ra kinh nghiệm thực tiễn trong việc

bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu

những quan điểm mới về quản lý di sản của một số nước trên thế giới để vận dụng

vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thể của Thăng

Long - Hà Nội.

Công trình đã đưa ra được giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội

từ góc tiếp cận DSVH, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể trong thời kỳ công

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời, chỉ ra những

nguy cơ, thách thức của việc bảo tồn DSVH trong bối cảnh đô thị hóa ở Thủ đô;

vai trò của chủ thể văn hóa trong công cuộc bảo tồn DSVH Thăng Long - Hà Nội.

Các tác giả đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của các DSVH vật

thể tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc khuyến nghị

của UNESCO về bảo vệ DSVH và thiên nhiên; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm

của các nước trên thế giới và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng và Nhà nước

vào sự nghiệp bảo tồn DSVH vật thể tiêu biểu của Thăng Long- Hà Nội.

Bộ sách “Văn hiến Thăng long” của Vũ Khiêu [89] là công trình đồ sộ

nghiên cứu về văn hiến Thăng long - Hà Nội. Các tác giả cho rằng, đây là những

đặc trưng của văn hoá và con người Thăng Long - Hà Nội, là sự hội tụ, chắt lọc và

nâng cao tinh hoa trí tuệ và tâm hồn của cả nước, sự tiếp biến thành tựu tinh thần

của nhân loại qua giao lưu văn hóa.

Công trình cũng phân tích chỉ rõ, Văn hiến Thăng Long không chỉ là sản

phẩm riêng của những con người sinh sống trên mảnh đất này, mà còn là sự tiếp

nối truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha trải qua hàng nghìn năm lịch

sử, thể hiện từ lối tư duy đến cung cách sinh hoạt hàng ngày, từ sự nhạy bén tiếp

15

thu một cách chọn lọc tinh vi các tinh hoa văn hóa dân tộc; từ đó, những phẩm

chất con người Việt Nam yêu nước, tinh thần vị tha, khí phách kiên cường, bất

khuất đã kết tinh lại và nổi bật lên ở Thăng Long - Hà Nội, khiến Hà Nội trở thành

đỉnh cao của văn hiến dân tộc và từ đó tỏa sáng ra trong toàn quốc trong quá khứ,

hiện tại và tương lai.

Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái của Nguyễn Hữu Thái [150].

Cuốn sách khái quát những nét cơ bản về người Thái, một số hình thức DSVH phi

vật thể trong vòng quay đời người, trong tín ngưỡng cổ truyền của người Thái.

Tiểu vùng văn hóa duyên hải Nam Trung bộ của Hà Nguyễn [111]. Cuốn

sách nằm trong bộ sách “Không gian Văn hóa Việt Nam” gồm 20 tập, được biên

soạn dựa trên những kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận và công bố của ngành

văn hóa học Việt Nam từ góc nhìn địa, văn hóa. Tập sách giới thiệu về tiểu vùng

văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ trong tổng thể văn hóa Việt Nam, được biên

soạn theo thể loại khoa học thường thức. Nội dung bao gồm các kiến thức cơ bản

về lịch sử, văn hóa đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, biên soạn và xuất bản

cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản văn hóa thế

giới” [182], được biên soạn trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hoá thế giới, đệ

trình Ủy ban di sản thế giới năm 2009. Cuốn sách cung cấp, giới thiệu tư liệu có

hệ thống, mang tính phổ cập về di sản quý giá của Hà Nội, của đất nước và của

nhân loại: Khu di tích khảo cổ học và trục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang tính đại diện và

tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong 13 thế

kỷ liên tục từ thời Đại La qua thời Thăng Long đến Hà Nội hiện nay. Đây là nơi

ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý

nghĩa toàn cầu - không chỉ thể hiện ở các di tích di vật hiện hữu được phát lộ mà

còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá,

được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong

16

hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn phát huy các giá trị di sản - tài sản vô giá

của cha ông để lại sẽ được bảo vệ, gìn giữ cho muôn đời con cháu mai sau.

Những công trình khoa học trên đã khảo cứu dưới các góc độ khác nhau

những DSVH vật thể và phi vật thể của các vùng miền và ở nhiều tỉnh, thành phố

trên cả nước. Qua đó, giúp người đọc nhận diện và đánh giá toàn diện về bề dày

và vốn quý của DSVH của dân tộc; đồng thời, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ

và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của DSVH trong tình hình mới.

Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chưa đề cập đến vai trò của các

Đảng bộ địa phương trong việc lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Công trình Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh của Ban Liên lạc đồng hương

thành phố Sài Gòn [6]. Cuốn sách đã khái quát về lịch sử hình thành của vùng đất

và những năm tháng Thành phố trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ. Qua đó, làm nổi bật truyền thống đấu tranh kiên cường,

dũng cảm, quyết liệt và sáng tạo của đồng bào, chiến sĩ Sài Gòn trong cuộc đấu

tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Trần Văn Giàu,

Trần Bạch Đằng [59]. Bộ sách gồm 4 tập:

Tập I, gồm các bài nghiên cứu về lịch sử như tiểu sử, sơ sử, địa lý lịch sử,

lược sử chống Pháp và chống Mỹ ở Sài gòn;

Tập II, gồm các tiểu luận về văn học, như văn học dân gian, văn học Hán

Nôm, văn học chữ Quốc ngữ trên đất Sài Gòn thế kỷ XVII, XVIII, XIX; thơ văn

yêu nước 30 năm cách mạng và kháng chiến (1945 - 1975);

Tập III, gồm các tiểu luận về nghệ thuật trên địa bàn thành phố, như hát

bội, cải lương, kịch nói, điêu khắc, hội họa, kiến trúc, âm nhạc…;

Tập IV, các bài nghiên cứu về đạo lý và ứng xử của người dânThành phố,

về giao lưu văn hóa ở Thành phố; tín ngưỡng, tôn giáo, lễ nghi phong tục…

17

Cuốn sách Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát lịch sử

truyền thống cách mạng của người dân Thành phố, đóng góp nhiều tư liệu mới có

giá trị, góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người dân Thành phố

Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, làm rõ tinh thần sáng tạo về văn

hóa vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố, củng cố niềm tin cho các tầng

lớp nhân dân, phát huy truyền thống "đi trước, về sau", xây dựng Thành phố ngày

càng giàu đẹp.

Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển [127]. Dựa vào cuốn Ký ức lục

khảo Sài Gòn và vùng phụ cận của học giả Trương Vĩnh Ký viết năm 1885 (tức

sau 25 năm Sài Gòn bị thực dân Pháp chiếm đóng), Vương Hồng Sển đã viết tiếp,

nhắc lại những biến đổi từ thủa đó cho đến ngày Sài Gòn trở về với dân Việt.

Cuốn sách giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử hình thành, phát triển của Sài Gòn

- Thành phố Hồ Chí Minh.

Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ của Tô

Ngọc Thanh, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Chí Bền [153]. Cuốn sách gồm 30 báo

cáo tại Hội thảo “Về giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam

Bộ”, nhằm khẳng định nền tảng văn hóa dân gian ở vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn

DSVH ở các vùng, sưu tầm, gìn giữ văn hóa truyền thống...

Kỷ yếu Hội thảo khoa học 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh do

Trung Tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng

Khoa học xã hội và Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh [183]. Hội

thảo đã làm rõ nhận thức về những giá trị truyền thống văn hóa và con người vùng

đất Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh với những giá trị truyền thống

của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Từ đó, khẳng

định vai trò của văn hóa, các giá trị của DSVH trong nhiệm vụ “đi trước và về

đích trước” của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của Bảo tàng Cách mạng

Thành phố Hồ Chí Minh [11]. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát vị trí và đặc điểm

lịch sử - văn hóa, từng di tích tiêu biểu của Thành phố nhằm giúp bạn đọc hiểu

18

thêm về quá trình đấu tranh và xây dựng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300

năm, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Công trình khoa học Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX - những

vấn đề lịch sử, văn hóa do Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm[109]. Cuốn sách đã

khái quát những chặng đường lịch sử và bản lĩnh văn hóa của Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ và giao thoa giữa văn hóa Đông Tây - Nam

Bắc...Đồng thời, cuốn sách đưa ra những nhận định, đánh giá về những vấn đề

lịch sử - văn hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX và định hướng

cho sự phát triển trong tương lai.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh của Đặng Văn Bài, Trương Quốc Bình và Nguyễn Quốc Hùng [5].

Cuốn sách tập hợp các bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý hoạt

động văn hóa về bảo vệ và phát huy DSVH phi vật thể ở Việt Nam; tạo điều kiện

và khuyến khích việc sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Thành phố Hồ Chí

Minh; đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện Luật Di sản văn hóa (2001).

Từ điển địa danh Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa

[73]. Cuốn sách gồm 9 phần với khoảng 4.700 địa danh được đưa vào từ điển.

Đây là những địa danh đã xuất hiện từ thế kỷ XVII trên địa bàn Sài Gòn - Gia

Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh nay, kể cả những địa danh đã bị mai một do

thăng trầm của lịch sử. Cuốn sách do TS Lê Trung Hoa và Nguyễn Đình Tư biên

soạn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam khảo đính, nên độ chính xác

rất đáng tin cậy.

Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa của Phan Xuân Biên [16]. Tác

giả đề cập đến đặc điểm lịch sử - văn hóa của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

và những vấn đề lý luận có tính quy luật về quá trình phát triển văn hóa Thành

phố. Những vấn đề nêu ra trong cuốn sách đã gợi mở cho việc nghiên cứu đặc

điểm của DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Quang Ninh, Stephane Dovert, Sài Gòn - Ba thế kỷ phát triển và xây

dựng [116]. Cuốn sách gồm bốn phần chính: Những thông tin và số liệu của Sài

19

Gòn từ nguyên thủy đến 1859; kiến trúc và quy hoạch đô thị Pháp tại Sài Gòn; Sài

Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 và điểm lại những thay đổi trong

kiến trúc từ năm 1945; nhận xét của nhà văn Sơn Nam - nhà Nam Bộ học về

những di sản của Sài Gòn theo dấu thời gian.

Tập sách tập trung giới thiệu những hình ảnh và thông tin về 63 địa điểm

nổi tiếng, công trình kiến trúc quan trọng của thành phố, như: Chùa Phước Hải,

chùa Phước Kiến, đền Hồi giáo, đền Chandaransay của người Khmer, nhà thờ

Ðức Bà, nhà thờ Huyện Sĩ, nhà thờ Tân Ðịnh... giúp người đọc có cái nhìn đầy

đủ hơn về cảnh quan kiến trúc của Thành phố, đặc biệt là kiến trúc xưa. Công

trình đã phản ánh sinh động lịch sử hình thành và phát triển Sài Gòn - Thành phố

Hồ Chí Minh, thể hiện qua nhiều địa danh, nhân vật và nét văn hóa nổi bật, mà

theo tác giả, “tất cả những gì nơi này tạo nên cá tính của thành phố và con người.

Chúng góp phần làm nên Sài Gòn - một thành phố cá biệt, với hương vị có một

không hai”.

Nam Bộ đất và người (tập 3), Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí

Minh [77]. Đây là một ấn phẩm tập hợp các bài viết của các nhà nghiên sứu hoạt

động lâu năm trên mảnh đất Nam Bộ cũng như ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh. Cuốn sách phản ánh sâu sắc những vấn đề văn hóa Nam Bộ đương đại;

vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở

Thành phố Hồ Chí Minh; sự hòa hợp, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân

tộc trong quá trình khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long; các giải pháp bảo

tồn, phát huy, phát triển các DSVH trong quá trình CNH, HĐH; yếu tố văn hóa

Việt trong nhà thờ công giáo của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh; sinh hoạt

văn hóa tại di tích đền thờ Bác Hồ; trống đồng Đông Sơn ở Nam Bộ Việt Nam.

Di tích lịch sử - văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Hữu Mý,

Nguyễn Văn Đường [103]. Cuốn sách gồm 100 câu hỏi về DTLS - văn hóa của

Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 4 phần: Di tích lịch sử (di tích lưu niệm,

sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ;

danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, cuốn sách còn nêu rõ những giá trị nghệ thuật, đặc

điểm và các phương pháp bảo tồn các DSVH.

20

Khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Xuân Diệm, Nguyễn Thị

Hậu và Nguyễn Thị Hoài Hương [31]. Cuốn sách đã giới thiệu một cách hệ thống

những tri thức cụ thể, thiết thực có quan hệ với các loại hình DSVH vật thể cổ xưa

đã được phát hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Từ đó, giúp

người đọc có cái nhìn tổng quan về cách tiếp cận, giữ gìn, phát huy giá trị của kho

tàng văn hóa DSVH vật thể muôn hình, nhiều vẻ mà cư dân Thành phố đã tạo

dựng được.

Đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử văn

hóa, do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh [198]. Với mục đích

cung cấp thêm những cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định phương

hướng phát triển Thành phố trong giai đoạn tiếp theo, Viện Nghiên cứu Xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Người Đô thị tổ chức cuộc hội thảo

khoa học mang tên “Đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn

Lịch sử - Văn hóa” nhằm bàn thảo về những quan điểm, đặc điểm, đặc trưng, tiêu

chí của quá trình đô thị hóa; quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh qua các

giai đoạn lịch sử; các xu hướng, dòng chảy, qui luật vận động, phát triển của quá

trình đô thị hóa; dấu ấn văn hóa, đặc điểm, phong cách kiến trúc; văn hóa đô thị

truyền thống và công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; hiện trạng, xu

hướng đô thị hóa; dân cư và lối sống đô thị; kinh nghiệm, bài học đúc kết qua thực

tiễn quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và một

số nước trong khu vực và thế giới... Từ kết quả của cuộc hội thảo, Viện Nghiên

cứu Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển chọn một số tham luận để in thành

cuốn sách: Đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn Lịch sử

Văn hóa. Cuốn sách được chia làm sáu phần: Đô thị hóa: những vấn đề chung; Đô

thị hóa: những vấn đề lịch sử; Đô thị hóa: những vấn đề văn hóa; Đô thị hóa: hiện

trạng và xu hướng; Đô thị hóa: cư dân và lối sống đô thị; Đô thị hóa: kinh nghiệm

và bài học. Sự sắp xếp trên chỉ mang tính tương đối, vì các vấn đề khoa học được

đề cập đều liên quan, đan xen với nhau và ngay trong một bài viết cũng không hẳn

đề cập đến một vấn đề duy nhất. Cuốn sách là sự gợi mở trong việc nghiên cứu,

21

hoạch định phương hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn

hiện nay.

Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh do Võ Thanh Bằng [13].

Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học của tập thể nhiều tác giả dựa vào

công tác khảo sát, điều tra xã hội học để phân tích chuyên sâu thực trạng, vai trò,

những tồn tại… của hoạt động tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

do Tôn Nữ Quỳnh Trân [179]. Cuốn sách đã khẳng định những giá trị văn hóa của

Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đã được định hình và phát triển; được kiểm

chứng trong suốt chiều dài hơn 300 năm lịch sử khai phá và xây dựng Thành phố.

Những giá trị cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể đã làm nên một bản sắc Sài

Gòn xưa và nay. Đây cũng chính là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển

của Thành phố giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Thành Rum với cuốn sách Hành trình di sản văn hóa Thành phố

Hồ Chí Minh [123]. Cuốn sách giới thiệu khái quát các di tích được xếp hạng trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, cuốn sách khẳng định: Nhận thức

của Thành ủy và các cơ quan quản lý văn hóa Thành phố về hoạt động bảo tồn

DSVH đã có sự phát triển. Điều đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá khách

quan về quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá

trị DSVH tại địa phương.

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, hành trình 100 năm (1911 - 2011) của

nhiều tác giả [114]. Cuốn sách là một khảo cứu gồm 4 phần với 10 mục nhỏ, phản

ánh tương đối đầy đủ những sự kiện tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh trong 100 năm. Cuốn sách cũng góp thêm một cái nhìn tương đối có hệ

thống về những nét son từ truyền thống đến hiện đại của Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh.

Hội thảo Bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa, nghệ thuật Thành phố

Hồ Chí Minh với quá trình hội nhập quốc tế hiện nay do Ban Tuyên giáo Thành

ủy phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố [10].

22

Đây là tập hợp những tham luận của các nhà khoa học đã tập trung mổ xẻ thực

trạng đời sống văn hóa, văn nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đề xuất

nhiều giải pháp, kiến nghị đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc gắn với quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Đình chùa lăng miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố

Hồ Chí Minh do Hồ Sơn Diệp, Nguyễn Văn Hiệp [33]. Cuốn sách đã đánh giá

thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể trong

quá trình xây dựng nền văn hóa mới.

Tập sách Đất Gia Định - Bến Nghé Xưa và Người Sài Gòn của Sơn Nam

[106]. Tập sách giới thiệu đến bạn đọc một cái nhìn khá toàn diện về vùng đất

Nam Bộ - với một tên gọi thân thuộc: Gia Định. Dù là Gia Định phủ, Gia Định

trấn hay Gia Định thành, tên gọi vùng đất (đất Gia Định) cũng gồm cả Nam Bộ,

với trung tâm hành chính, quân sự quan trọng là Bến Nghé - Sài Gòn. Từ đất Gia

Định xưa, dẫn dắt người đọc tìm hiểu sâu hơn về Bến Nghé - Sài Gòn, vùng lãnh

thổ cơ bản đã định hình trong thế kỷ thứ XIX với ba đơn vị hành chính: Sài Gòn -

Chợ Lớn và Gia Định. Phần lớn vùng đất Bến Nghé - Sài Gòn xưa, nay thuộc

Thành phố Hồ Chí Minh. Từ không gian rộng (Đất Gia Định xưa) đến không gian

hẹp (Bến Nghé xưa), bạn đọc sẽ có dịp làm quen với người Sài Gòn - những chủ

nhân cũ và mới của vùng đất đã từ lâu trở thành một phần không thể tách rời của

Tổ quốc Việt Nam.

Sài Gòn Đất và người của Nguyễn Thanh Lợi [95]. Với Sài Gòn đất và

người, một lần nữa nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi lại đề cập đến những vấn

đề về văn hóa, lịch sử của Nam Bộ nói chung. Trong cuốn sách, tác giả đã dày

công tra cứu từ nhiều nguồn tư liệu thành văn, ghi chép điền dã để làm sáng tỏ

một số vấn đề liên quan đến Sài Gòn. Từ đó, Tác giả chỉ rõ: “Không cổ kính như

Hà Nội, trầm mặc như Huế, Sài Gòn mang trong mình cái tính năng động của một

thành phố trẻ ở đất phương Nam. Trải qua hơn 300 năm lịch sử, Sài Gòn đã để lại

trong nó nhiều dấu ấn văn hóa, đó là những địa danh, di tích, nhân vật, chợ, phố xá

cùng những nét tín ngưỡng, ẩm thực, tính cách… vừa dung dị mà cũng rất đời

23

thường. Những nét hiện đại song hành cùng với các “cổ tích”, làm nên một “hồn

cốt” Sài Gòn. Một Sài Gòn bao dung, rộng mở với những lớp cư dân đến đây từ

mọi miền qua những dòng chảy lịch sử khác nhau. Họ không còn phân biệt dân

chính gốc hay ngụ cư, tất cả chung tay xây đắp nên một “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Khảo cổ học đô thị và việc bảo tồn di sản văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh của Nguyễn Thị Hậu. Công trình giới thiệu tổng quan vùng đất Sài Gòn

từ khi hình thành và phát triển qua các thời kỳ, kinh nghiệm bảo tồn di sản trên thế

giới và giải quyết vấn đề cơ bản cơ bản của thực tiễn đang đặt ra: Bảo tồn di sản

văn hóa đô thị trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hồ

Chí Minh.

Những công trình nghiên cứu về văn hóa và DSVH Thành phố Hồ Chí

Minh đã đề cập tương đối toàn diện diện mạo văn hóa và DSVH của vùng đất Sài

Gòn (xưa) - Thành phố Hồ Chí Minh (nay). Với nhiều cách tiếp cận khác nhau:

lịch sử, văn hóa học, chính trị học…những công trình khoa học trên đã làm nổi bật

những giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp cũng như các DSVH vật thể và phi vật

thể trên địa bàn Thành phố; phân tích sâu sắc thực trạng công tác bảo tồn và phát

huy các DSVH; đề ra phương hướng nhiệm vụ và giải pháp, khuyến nghị nhằm

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các DSVH của Thành phố

Hồ Chí Minh vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc - xứng đáng là nơi hội tụ và lan

tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam trên mảnh đất phương Nam.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐỀ CẬP VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

1.2.1. Những nội dung các công trình khoa học đã giải quyết

Những kết quả nghiên cứu trên đây trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến

DSVH và thực trạng công tác bảo tồn phát huy các giá trị DSVH ở nhiều góc độ

lý luận và thực tiễn khác nhau; đồng thời, gợi mở, cung cấp thông tin tham khảo

phong phú, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên

cứu đề tài của luận án. Nội dung các công trình khoa học liên quan đề cập đến

vấn đề:

24

Thứ nhất, lý luận chung về văn hóa, DSVH và bảo tồn, phát huy các giá trị

DSVH dân tộc.

Thứ hai, làm rõ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như:

tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường của dân tộc; những phong tục tập quán tốt

đẹp; tinh thần nhân văn, nhân đạo và tâm lý bao dung, độ lượng của các thế hệ

người Việt Nam; những danh lam, thắng cảnh của các vùng miền trên cả nước;

những DSVH vật thể, phi vật thể của dân tộc…

Thứ ba, thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn và

phát huy các giá trị các DSVH nói riêng trên phạm vi cả nước cũng như ở các

vùng, miền và các tỉnh, thành riêng biệt.

Thứ tư, nêu bật những truyền thống văn hóa và khối lượng DSVH đồ sộ

của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh; kết quả công tác bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH vật thể và phi vật thể trên địa bàn Thành phố.

Thứ năm, từ thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên

bình diện cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng,

các tác giả đã đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong thời gian tới.

Những kết quả mà các công trình khoa học liên quan đã đề cập là tài liệu

tham khảo quý để nghiên cứu sinh có thể kế thừa về nội dung và phương pháp

trong quá trình viết luận án.

1.2.2. Những nội dung luận án tập trung giải quyết

Kết quả nghiên cứu của các nhóm công trình khoa học trên đã gợi mở những

vấn đề mới để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

luận án. Mặc dù vậy, các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án là những nghiên cứu chuyên biệt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách hệ thống và quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình khoa học trên chủ yếu nghiên

cứu về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dưới góc độ văn hóa học, chưa

nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

25

Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm

2014. Vì vậy, luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Một là, phân tích các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai là, làm sáng tỏ quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và chủ

trương của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014.

Ba là, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ

đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể trên địa

bàn Thành phố.

Bốn là, đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về sự lãnh đạo của

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị

DSVH (bao gồm cả những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những

thành tựu, hạn chế).

Năm là, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng

bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH từ năm 1998 đến năm 2014.

26

Chương 2

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỪ NĂM 1998 ĐẾN 2005

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT

HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

2.1.1. Một số khái niệm về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá

trị di sản văn hóa

Khái niệm về DSVH và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, xuất

hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Trên thực tế, có nhiều quan điểm

khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về những khái niệm này. Ngay

cả tổ chức UESSCO cũng đã đưa ra nhiều khái niệm cơ bản về DSVH, những vấn

đề xoay quanh DSVH như: quy định, tiêu chuẩn để xác định một di vật có phải là

DSVH không… Tuy nhiên, xét trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài, tác giả

xin được đưa ra những khái niệm liên quan tới đề tài.

* Di sản: Theo nghĩa Hán Việt di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại;

sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: di sản

là cái của thời trước để lại [117, tr.2]. Như vậy, DSVH được hiểu là “chỉ chung

cho các tài sản văn hoá như văn học dân gian, các công trình kiến trúc, các tác

phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học… mà các thế hệ trước để lại cho thế hệ

sau” [78, tr.667].

Khái niệm di sản là một khái niệm có sự thay đổi theo thời gian và

không gian.

- Di sản văn hóa: Di sản văn hoá là những gì thế hệ trước truyền lại cho thế

hệ sau. Tuy nhiên, thực tế, không phải bất cứ tài sản gì do thế hệ trước để lại cho

thế hệ sau cũng được xem như di sản. Vì trong số các phong tục, tín ngưỡng, bên

cạnh những phong tục, tín ngưỡng được xem là di sản quý báu do tiền nhân để lại

vẫn còn nhiều phong tục, tín ngưỡng bị xem là hủ tục lạc hậu.

Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại: Di sản

“văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể

27

“sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới

dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu

sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật

thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Di

sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian,

trong sự tác động của con người thời đại sau. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những Di

sản văn hóa vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục

nguyên lại như cũ.

Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của

văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và

thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử

của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao

tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của

“văn hóa phi vật thể”.

Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt

Nam được Quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp thứ 9 (29/0/2001) xác định:

DSVH là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được

lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [120, tr.12].

Trong phần mở đầu của Luật Di sản văn hóa nêu rõ: "Di sản văn hóa Việt

Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của

di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

của nhân dân ta" [120, tr.2]. DSVH tồn tại dưới hai dạng: DSVH vật thể và DSVH

phi vật thể.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Tại chương 1 - điều 4 của Luật Di sản văn hóa

định nghĩa:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn

hóa khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền

bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ,

lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ

thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống,

nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống, tri thức về y,

28

dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống

dân tộc và những tri thức dân gian khác [120, tr.2].

- Luật Di sản văn hóa định nghĩa DSVH vật thể: "là sản phẩm vật chất có

giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, bao gồm DTLS văn hóa, danh lam thắng cảnh, di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [120, tr.2].

* Khái niệm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

- Khái niệm bảo tồn DSVH: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “bảo tồn là giữ

lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác

dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật,

hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để

bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này,

không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối

tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”; khẳng định giá trị đích thực và khả

năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối

tượng được bảo tồn.

* Nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt động thực tiễn, ta thường bắt gặp ba

từ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn. Bảo quản mang nghĩa sử dụng những biện pháp

kỹ thuật để gìn giữ, chăm sóc đối tượng được nguyên vẹn, tồn tại lâu dài. Bảo vệ

chứa đựng nội dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nói cách

khác là giữ không để cho bị xâm phạm. Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt

động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, nói

cách khác là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và kìm hãm sự xuống cấp

của kết cấu đó. Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử

hình thành, ý nghĩa của DSVH nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho

DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn

tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.

Công tác bảo tồn DSVH có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt

động: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo - làm lại,

qui hoạch bảo tồn.

29

Phát huy được hiểu là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa

tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ

đơn giản đến phức tạp. Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản

phẩm một cách có hiệu quả.

Giá trị là chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự vật, có khả năng thỏa

mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Hệ thống di sản văn hóa chứa đựng

các mặt giá trị tiêu biểu sau: (1) Giá trị lịch sử, gắn với những sự kiện hay ký ức lịch

sử quan trọng, những nhân vật lịch sử và huyền thoại, những anh hùng văn hóa có

tầm ảnh hưởng lớn, có công lao với quá trình hình thành và phát triển của đất nước.

(2) Giá trị văn hóa, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hóa của

cộng đồng, qua đó biểu hiện nét độc đáo về văn hóa. (3) Giá trị khoa học, gắn với

những tri thức về tự nhiên và vũ trụ, những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm sống

được tích lũy trong quá trình hoạt động của con người. (4) Giá trị kinh tế, là phương

tiện giao lưu văn hóa, đồng thời là một sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, góp phần

thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí

chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, góp phần giáo dục truyền

thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn

bè năm châu. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau,

điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người.

Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm

tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó.

Bảo tồn và phát huy DSVH luôn gắn kết chặt chẽ, biện chứng. Đó là hai

lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối, ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữ gìn

tài sản văn hóa. Bảo tồn DSVH thành công thì mới phát huy được các giá trị của

di sản. Phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản tốt nhất, lưu giữ những giá trị đó

trong ý thức cộng đồng xã hội.

Bảo tồn và phát huy DSVH cần dựa trên những nguyên tắc: tiến hành điều

tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóa, những kỹ năng, tri thức

do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuật hay chế tác sản

phẩm bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình.

30

Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể cũng có nghĩa là bảo vệ người

kế thừa DSVH - những nghệ nhân dân gian. Để bảo vệ những báu vật nhân văn

sống, ngoài việc thừa nhận tài năng, nhà nước và cộng đồng cần tôn vinh, động

viên, khuyến khích kịp thời và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần

để họ có thể phát huy mọi khả năng trong việc bảo tồn các DSVH. Và quan trọng

hơn là để họ có ý thức trao truyền những giá trị kết tinh trong DSVH của dân tộc

cho thế hệ tương lai.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn

hóa Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của khu vực Nam Bộ, tiếp

giáp với nhiều vùng kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Phía Tây Bắc giáp với

tỉnh Tây Ninh; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình

Dương; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây và Tây Nam

giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; phía Nam giáp biển Đông. Thành phố Hồ

Chí Minh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cận kề mật thiết với ba

vùng kinh tế - xã hội là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng

sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường giao lưu quốc tế từ

Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây; là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á lục

địa (bao gồm các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar) và Đông Nam Á

hải đảo (Singgapo, Philippines, Indonesia, Malayssia, Brunei, Đông Timor); là

“cửa ngõ phía Nam của Tổ quốc” - một đầu mối giao thông quan trọng trong

vùng và toàn quốc. Nằm trên điểm hội tụ các trục giao thông đường thủy, nối

liền Đông và Tây Nam Bộ, lại là cảng biển gắn với Trung Bộ và xa hơn là Bắc

Bộ, các nước Bắc và Nam Á, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nhờ địa thế đó

mà nhanh chóng mở rộng quy mô. Với đặc điểm này, vị trí địa lí của Thành

phố Hồ Chí Minh có tính chất mở chứ không khép kín, đã tác động rất lớn đến

quá trình phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội của thành phố. Do đó, Thành

phố không chỉ là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thương kinh tế, văn hóa, xã

hội với nhiều vùng, miền trong cả nước, mà còn là nơi giao lưu các nền văn hóa

của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tính phong phú, đa dạng và

31

tính chất mở của điều kiện địa lí là một trong những điều kiện góp phần để

Thành phố Hồ Chí Minh hình thành một nền văn hóa đa dạng, phong phú,

mang tính mở, linh hoạt và lan tỏa cao.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có

diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với tổng diện tích khoảng 2.095 km2, chiếm

0,76% diện tích cả nước. Nơi đây có sự đa dạng về tự nhiên, tạo điều kiện thuận

lợi để con người cư trú, sinh sống. Yếu tố này làm cho sự phát triển kinh tế và văn

hóa - xã hội diễn ra trên một không gian rộng, vừa đa dạng, vừa phức tạp

Với vị trí địa lí ở ngã ba sông, nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác

nhau, cũng là nơi hội tụ của dòng văn hóa truyền thống và hiện đại, Thành phố

Hồ Chí Minh đã hình thành bản sắc riêng của mình trong sự trưởng thành và

phát triển.

Là điểm giao thoa và hội tụ giữa các luồng văn hóa, Sài Gòn - Thành phố

Hồ Chí Minh còn là nơi sản sinh ra những lễ hội vừa mang nét đẹp của truyền

thống dân tộc, vừa mang đậm dấu ấn sự phát triển của một thành phố hiện đại như

Đường hoa, Đường sách... Những điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tác động không

nhỏ đến đời sống sinh hoạt nhiều mặt, làm cho văn hóa của người dân nơi đây đa

dạng, phong phú. Đặc điểm về địa lí - tự nhiên đó đã tác động và tạo ra tính đa

dạng trong văn hóa cũng như tính đa dạng về nội dung, hình thức biểu đạt và sinh

hoạt tinh thần.

2.1.2.2. Đặc điểm dân cư

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nhiều dân tộc cùng nhau định cư

xây dựng cuộc sống và giao lưu văn hóa. Trước khi khu vực Sài Gòn, Đồng Nai

bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư, thì người Khmer, người Chăm đã

sinh sống rải rác ở đây [26]. Trong Gia Định thành thông chí đã ghi nhận: Năm

1658, chúa Nguyễn sai tướng vào bình định Nặc Chân, “khi ấy địa cầu trấn Gia

Định là hai xứ Mô Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán

của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Miên, để khai khẩn ruộng đất” [56, tr.76].

Đồng hành trên con đường Nam tiến là những người dân vùng Trung Bộ, hành

trang mang theo là văn hóa biển miền Trung với tinh thần năng động, với những

con người "lên non xuống biển", cần cù, nhẫn nại, dám mạo hiểm, dám nghĩ, dám

32

làm... Đó là những tố chất tích cực giúp cộng đồng người Việt đủ sức đương đầu

với mọi khó khăn, hiểm nguy của vùng đất mới.

"Khoảng cuối thế kỷ XVI, đã xuất hiện những người Việt đầu tiên từ ven

biển tới khai phá vùng đất này" [107]. Từ khoảng đầu thế kỷ XVII, những cư dân

Việt đến định cư tại đây ngày một đông, dần hình thành những khu dân cư với

những làng xóm, ruộng vườn đông đúc. Những lưu dân Việt này vốn là sản phẩm

của nền văn minh lúa nước lâu đời, do đó, hành trang mà họ mang theo chính là

kinh nghiệm sản xuất lúa nước và nhiều ngành nghề thủ công, thương nghiệp, tổ

chức cuộc sống; ý chí và nghị lực phi thường; kĩ thuật chinh phục và khai thác các

vùng đất trũng. Đó cũng là điểm xuất phát, là lí do khiến cho sau một quá trình di

dân, thì vùng đất Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được khai phá,

dần trở nên đông đúc, trù phú.

Trên nguyên tắc “người dân đi trước, nhà nước theo sau”, bộ phận cư dân

chủ yếu là người Việt đã đến vùng đất phủ Gia Định xưa để khai phá đất hoang,

dựng nhà, lập ruộng…Khi công cuộc khai khẩn của lưu dân người Việt và một số

tộc người bản địa đã đi vào ổn định, năm 1698, chúa Nguyễn “sai Thống suất

Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ

Đồng Xoài làm huyện Phúc Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức

Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm chủ),

dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay) [122, tr.111]. Đánh dấu Sài Gòn -

Gia Định được hình thành với cương vị là một đơn vị hành chính thuộc quyền

quản lí của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ đó, Gia Định (nay là Thành phố Hồ

Chí Minh) chính thức thuộc về phần lãnh thổ và chịu sự quản lý hành chính của

Việt Nam và ngày càng phát triển thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội quan trọng của khu vực Nam Bộ.

Trong quá trình mở cõi về phương Nam, lưu dân người Việt đã tìm đến

vùng đất xa xôi, là Nam Bộ ngày nay, để khai phá, làm ăn. Hành trang họ mang

theo là tình cảm quê hương và những tín ngưỡng truyền thống của quê nhà.

"Những ngôi chùa đã dần mọc lên trên vùng đất mới, do chính những lưu dân khai

phá lập nên giống như những ngôi chùa làng trên quê hương cũ ở Trung Bộ và

33

Bắc Bộ, dành cho các bậc tu hành trụ trì để sớm chiều nguyện cầu sự bình an trên

vùng đất mới" [92, tr.36].

Để kết nối con người trong cộng đồng với nhau, cư dân người Việt đã lập

ra đình làng. Đây là nơi dân làng hội họp, vui chơi, tế lễ, tạo sự gắn bó cộng đồng

dân tộc. Tóm lại, họ lập đình, chùa, miếu, võ để thờ Phật, Thành hoàng và các vị

thần đã che chở, phù hộ trong cuộc mưu sinh ở vùng đất mới, “vừa lạ lẫm, xa vời,

lại vừa thu hút, vẫy gọi” [168, tr.305].

Có thể nói, tất cả hệ thống đình, chùa, lăng, miếu tọa lạc ở khắp nơi trên

vùng đất Nam Bộ đã phản ánh sự có mặt của người Việt tụ tập về đây sinh sống;

đồng thời, phản ánh tinh thần "uống nước nhớ nguồn" của lưu dân đi mở đất.

Cũng qua hệ thống đình, chùa, lăng, miếu trên đất Gia Định - Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh, có thể thấy được dòng chảy văn hóa tín ngưỡng của những

người đi mở đất phương Nam có những nét tiếp nối văn hóa dân gian của Bắc

Bộ và Trung Bộ.

Sự xuất hiện của cư dân Việt và sự xác lập về mặt pháp lý của nhà Nguyễn

đối với vùng đất Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh như trên có ý nghĩa lịch sử

và văn hóa to lớn. Nó không chỉ có ý nghĩa là một cuộc Nam tiến để mở rộng bờ

cõi đất nước, đưa miền đất ấy thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam;

biến vùng đất mênh mông, hoang vắng thành trung tâm mới về kinh tế, văn hóa,

mà còn là sự mở rộng và phát triển văn hóa Việt Nam, tạo nên những nét đặc sắc,

đa dạng trong thống nhất của văn hóa dân tộc tại khu vực này.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tính đa tộc trong cộng đồng cư

dân, với sự đa dạng về tộc người và vùng miền, đây là một trong những đặc điểm

rất nổi bật, được thể hiện suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của vùng

đất Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm này ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển, diện mạo của DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố

đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc

nhiều dân tộc khác nhau...Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh, Sài Gòn chịu ảnh

hưởng bởi nền văn hóa Âu Mỹ. Cho đến giai đoạn hiện nay, những hoạt động kinh

tế, du lịch tiếp tục tác động đến thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.

34

Tư liệu khảo cứu về lược sử Thành phố cho thấy, những nhóm người đầu

tiên đến miền đất này vào khoảng đầu thế kỷ XV. Những cư dân từ phía Bắc di

chuyển vào ở khu vực Đồng Nai - Bến Nghé - Cửu Long là những người đã đến

bằng thuyền và đường bộ từ các nơi, như: Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Ngoài ra, còn

có những nhóm người vừa là lính, vừa là quan, những người lao động người Hoa,

do chống triều Mãn Thanh, hoặc bị truy nã, hoặc đời sống cùng cực… chạy sang

xin cư ngụ. Trong đó, có những nhóm người được Chúa Nguyễn cho định cư ở

vùng Biên Hòa, Mỹ Tho.

Cùng với người Việt, người Hoa, trong quá trình khai phá vùng đất này

còn có một bộ phận người dân tộc thiểu số bản địa ở Nam Bộ, như Khmer,

S'tiêng, Mạ, Chăm, Châu ro… Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các dân tộc

này còn thấp nên dấu ấn để lại trong sự phát triển của Gia Định - Sài Gòn -

Thành phố Hồ Chí Minh không đậm nét. Có thể khẳng định, Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh mang tính đa dạng văn hóa, đa chủng tộc. Ở Sài Gòn, khác với

bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, có thể nhìn thấy, bên cạnh đình chùa

Việt là chùa miếu, hội quán của người Hoa, người Khmer; thánh đường Thiên

Chúa giáo bên cạnh chùa Chà, đền Hồi giáo, đền Chăm… và các lối sống và sinh

hoạt văn hóa đan xen lẫn nhau.

Tiếp theo các giai đoạn, thời kỳ lịch sử sau đó, vùng đất Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh luôn sôi động với nhiều sự kiện lịch sử nóng bỏng của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, xây

dựng, bảo vệ đất nước. Những lớp cư dân liên tục nối tiếp nhau đổ về, nhiều trào

lưu văn hóa “đông - tây” tràn vào, hội nhập, suốt từ thời kỳ cận đại đến nay, sự

giao thoa, tiếp biến văn hóa ấy làm cho hệ thống DSVH Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh thêm đông hơn về số lượng, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về kiến

trúc và trang trí mỹ thuật.

Hiện nay, khi Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm

kinh tế - xã hội ở phía Nam, thì hàng năm vẫn còn nhiều lao động từ khắp các

tỉnh, thành cả nước về tìm kiếm cơ hội làm ăn, lao động, sản xuất; hàng vạn học

sinh, sinh viên của cả nước về Thành phố học tập; đông đảo kiều bào về nước

35

tham quan hoặc định cư, làm ăn. Như vậy, theo xu hướng chung của sự vận động,

dân cư ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tăng theo thời gian và có sự hội tụ

phong phú của cư dân từ tất cả các vùng miền trong cả nước.

Bên cạnh cơ cấu vùng, miền, dân cư Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh còn

có đặc điểm là địa phương nhiều thành phần dân tộc nhất cả nước. Dân tộc Kinh

chiếm khoảng 89%, còn lại các dân tộc khác, như: người Hoa (10%); người Khmer

(0,15%); người Chăm (0,07%); người Tày, Nùng, Mường, Gia Rai, Êđê, Cơ Ho,

H'mông, Dao, Ba Na… Cơ cấu thành phần dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh là

cao hơn nhiều so với các tỉnh, thành khác thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ở Tây Ninh có 27 thành phần dân tộc, ở Bình Dương là 28, Bà Rịa - Vũng Tàu là

35, Bình Phước là 41, Đồng Nai 43 và Thành phố Hồ Chí Minh là l46 [9, tr.43].

Ngoài đặc điểm vùng, miền, đa dân tộc, yếu tố dân cư tại Gia Định - Sài

Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từng là thủ phủ của thực dân, đế quốc khi đến xâm

lược. Khi người Pháp xâm lược Việt Nam, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc

địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành đô thị

quan trọng nhất Việt Nam. Năm 1860, khi cảng Sài Gòn chính thức mở cửa thì tàu

bè các nước ra vào buôn bán, thương vụ mỗi ngày một tăng, nhất là tàu buôn từ

châu Âu tới. Thời Mỹ - Diệm, Sài Gòn tiếp tục là Thủ đô của Việt Nam Cộng hòa,

yếu tố dân cư tại đây có thêm sự hiện diện của rất nhiều quan chức, lính Mỹ xâm

lược, các nhà tư bản Mỹ và châu Âu đến đầu tư và làm ăn. Sau ngày miền Nam

được giải phóng (năm 1975), đặc biệt là thời kì đổi mới, CNH, HĐH đất nước và

hội nhập quốc tế (năm 1986 đến nay), Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thu hút rất

nhiều người nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh, sinh sống, học tập và tham quan

du lịch. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dần hình thành những khu người

nước ngoài sinh sống ở một số quận, như: quận 1, quận 2, quận Tân Bình… Ngoài

ra, khách vãng lai, gồm cả người trong nước và nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí

Minh ước tính mỗi ngày khoảng hơn một triệu người.

Với đặc trưng văn hóa đô thị gắn với nếp sống thị dân, văn hóa Thành phố

Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính hội tụ và tính lan tỏa. Hội tụ là sự đa dạng về văn

hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân của những vùng, miền khác

nhau về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh “an cư lập nghiệp”. Hiện nay, Thành

36

phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn của cả nước, có thành phần cư dân đa dạng, có

nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, hiện có 51 dân tộc thiểu số với 437.532

người, chiếm 6,1% dân số thành phố [154].

Sự bổ sung về thành phần tộc người diễn ra trong quá trình đô thị hóa ngày

một phát triển làm cho cấu trúc và sự phân bố cư trú tộc người có nhiều biến đổi

và những hình thái cộng cư mang nhiều nét mới. Trong số các thành phần tộc

người cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bốn tộc người: Việt,

Hoa, Chăm, Khmer vẫn duy trì được những khu vực cư trú tộc người (có tính

cộng đồng) của mình; số còn lại thường là những nhóm gia đình, gia đình hoặc

những thành viên có tính cá nhân. Hiện trạng phân bổ cư trú tộc người tại Thành

phố Hồ Chí Minh cho thấy, người Việt phân bố cư trú rộng khắp các địa bàn trên

toàn thành phố. Người Hoa phân bố cư trú trên địa bàn các quận: 1,5, 6, 8, 10, Tân

Bình. Người Chăm phân bố cư trú thành 16 khu vực thuộc địa bàn các quận: 8, 11,

4, 3, 5, 6, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức. Người Khmer phân bố cư trú rải

rác trên địa bàn các quận 3, 5, 6, Tân Bình và huyện Bình Chánh, trong đó, tập

trung tương đối đông đúc tại miếu Candaransi (thuộc quận 3) và miếu Bodhi Vong

(thuộc quận Tân Bình). Số còn lại phân bố cư trú tản mạn trên khắp các quận,

huyện trên địa bàn Thành phố. Những địa bàn có quá trình đô thị hoá diễn ra

mạnh hơn trong những năm gần đây là những địa bàn có cấu trúc tộc người phức

tạp hơn, như quận 11, quận Tân Bình… [26].

Sự biến đổi về dân số, cấu trúc cả dân cư đa tộc, phân bố cư trú tộc người

diễn ra đồng thời với quá trình phát triển đô thị hoá, trong bối cảnh có nhiều biến

động lịch sử, có nhiều giao lưu kinh tế và giao lưu chính trị… đã tác động đến mối

quan hệ của quá trình giao lưu văn hóa tộc người ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh trong thế kỉ XX, làm cho các mối quan hệ ấy thêm phong phú, đa dạng và

phức tạp. Sự vận động, phát triển của các quan hệ tiếp xúc, trao đổi, đấu tranh, bảo

vệ… trong quá trình giao lưu văn hoá, diễn ra dưới nhiều hình thái và mang nhiều

màu sắc, phản ánh tính năng nhằm thích nghi và không ngừng thúc đẩy chính quá

trình giao lưu đó để giải quyết nhu cầu giữ gìn bản sắc và tiếp thu - hội nhập.

Đặc điểm dân cư như trên đã ảnh hưởng lớn đến sự vận động, phát triển của

đời sống văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hội tụ một cách đa dạng

37

của dân cư, tất yếu dẫn đến một bức tranh văn hóa “đa sắc màu”, là cơ sở dẫn đến

sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các vùng, miền trong nước, như Bắc Bộ, Trung

Bộ, Tây Nguyên, văn hóa sông nước Nam Bộ; các nền văn hóa thế giới, như văn

hóa Trung Hoa, Ấn Độ, văn hóa châu Âu, châu Mỹ…Có thể nói, sự hội tụ dân cư

và văn hóa ở Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra ở diện rộng và

rất đa dạng. Đây là yếu tố góp phần hình thành nên tính mở, tính tiên phong và

năng động, sáng tạo trong việc tiếp nhận cái mới, thể nghiệm cái mới trên nhiều

lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nghiên cứu lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh cho phép phác

thảo được chân dung của Sài Gòn - thành phố ngã ba đường, vùng đất mang

nhiều nét văn hóa đa chủng tộc, với lịch sử hình thành được đánh dấu bằng các

đợt nhập cư từ nhiều địa phương trong cả nước, thậm chí từ các nước khác

trong khu vực, góp phần hình thành nên một cộng đồng đa dạng. Chính vì vậy,

một trong những đặc trưng của văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là

sự đa dạng, tính linh hoạt, năng động. Bản thân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh là một thể thống nhất, nhưng là một sự kết hợp nhiều thành tố nhỏ hơn,

không một nơi nào ở trên đất nước Việt Nam có cái thuộc tính quan trọng:

thuộc tính mở, cấu tạo theo dạng “môđum”, có thể linh hoạt dung nạp các yếu

tố, "biến chúng thành mình mà vẫn không ràng buộc ai đánh mất mình". Chính

đặc điểm này là điều kiện thúc đẩy sự hội nhập để cùng phát triển của Thành

phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế

Xuất phát từ vị trí, điều kiện tự nhiên và phong phú nên sự phát triển kinh

tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành và phát

triển sớm. Địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, rộng lớn, khí hậu ôn hòa rất

thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước ở diện tích lớn với

năng suất cao tại khu vực Nam Bộ và khu vực Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh. Sông, rạch nhiều, dòng chảy hiền hòa rất thích hợp cho giao thông

đường thủy, thông thương buôn bán trao đổi hàng hóa. Vị trí địa lí đắc địa, nằm ở

38

nơi giao lưu quốc tế từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây; là tâm điểm của khu vực

Đông Nam Á nên thúc đẩy thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển,

không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra thế giới.

Sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp xây dựng Sài Gòn thành một

trung tâm kinh tế lớn của xứ Nam Kỳ. Cùng với sự quy hoạch và xây dựng Sài

Gòn thành một thành phố kiểu phương Tây, thực dân Pháp còn đẩy mạnh việc xây

dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy để phục vụ khai thác kinh tế thuộc địa. Quá trình này

khiến cho kinh tế Sài Gòn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nền hàng hóa tư bản

phương Tây. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn thành lập phòng thương mại, đặt trụ

sở tại Sài Gòn để điều hành thương mại tại Nam Kỳ nhằm biến Nam Kỳ thành thị

trường tiêu thụ hàng hóa của các nhà máy ở chính quốc.

Giai đoạn 1954 - 1975, dưới chế độ cai trị của Mỹ và chính quyền thuộc

địa, Sài Gòn tiếp tục là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa tại miền Nam, nhất

là lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Từ năm 1954 đến năm 1975, Mỹ đổ vào

miền Nam 23,6 tỷ đô la, trong đó viện trợ kinh tế là 7,6 tỷ [83, tr.175]. Dưới tác

động của viện trợ Mỹ, kinh tế Sài Gòn phát triển khá nhanh theo hướng kinh tế

hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Nhiều nhà máy được xây dựng có thể sản xuất nhiều

mặt hàng cho thị trường trong nước. Một số ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu

chiến tranh phát triển rất nhanh, làm thay đổi hẳn lĩnh vực kinh tế công nghiệp

miền Nam. Phần lớn các ngành công nghiệp có nhà máy đặt tại Sài Gòn, “70%

trong tổng số 12.000 cơ sở công nghiệp của toàn miền Nam tập trung tại vùng Sài

Gòn - Gia Định - Biên Hòa” [113, tr.118].

Xuất phát từ điều kiện địa lý - tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi, do

đó, hội nhập kinh tế quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sâu rộng, quy mô

lớn và tốc độ cao, với nhiều hình thức liên kết với các tổ chức kinh tế ở các nước

trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế và văn hóa có mối liên hệ biện chứng với

nhau, nên những đặc điểm kinh tế như trên, tất yếu ảnh hưởng đến sự hình thành

và biến đổi đời sống văn hóa của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế Sài

Gòn phát triển trong mối giao lưu kinh tế đa chiều, vì thế, văn hóa cũng rất đa

39

dạng, tiếp xúc được với nhiều cái mới, tạo nên tính tiên phong trong biến đổi đời

sống văn hóa - xã hội.

2.1.2.4. Đặc điểm chính trị - xã hội và truyền thống lịch sử

Một là, ảnh hưởng của chế độ phong kiến đối với các di sản văn hóa ở

Thành phố Hồ Chí Minh không đậm nét như các vùng, miền khác trong cả nước

Do đặc điểm lịch sử, nhất là quá trình khai phá vùng đất Sài Gòn - Gia

Định - Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra muộn, trong khi chế độ phong kiến Việt

Nam đang bước vào giai đoạn thoái trào, do đó, ảnh hưởng của chế độ phong kiến

đối với vùng đất này không đậm nét như những trung tâm kinh tế - văn hóa khác,

nhất là so với Hoa Lư, Thăng Long - Hà Nội hay Phú Xuân - Huế.

Vùng đất Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, sau quá

trình khai phá, ít nhiều có sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến, xã hội cũng có sự

phân hóa giai cấp, nhưng quan hệ giai cấp chưa đủ khốc liệt như những vùng,

miền khác của cả nước. Quá trình khai phá vùng đất mới cũng dẫn đến sự xuất

hiện của giới điền chủ, song họ chưa hoàn thành quá trình tập trung ruộng đất,

chưa thực sự có sự cấu kết với quan lại chúa Nguyễn để hình thành giai cấp địa

chủ. Nông dân ở Gia Định bị bóc lột, nhưng chưa đủ độ gay gắt để hình thành các

phong trào đấu tranh chống lại giới điền chủ.

Thời chúa Nguyễn, sinh hoạt văn hóa của vùng đất phía Nam không được

chú ý. Từ khi khai hoang lập ấp, Sài Gòn gồm đa số là lưu dân, nông dân nghèo

khổ, “đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ, đủ đạo đức làm dân, làm người mà

không thuộc kinh truyện” [60, tr.246]. Vì vậy, ảnh hưởng của nho giáo đối với

vùng đất này là không đậm nét.

Hai là, các di sản văn hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác

động bởi quá trình xâm lược và chính sách nô dịch của chủ nghĩa thực dân cũ và

mới trong thế kỷ XIX

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, người Pháp gấp rút

quy hoạch Sài Gòn thành một đô thị lớn nhằm phục vụ cho mục đích khai thác

thuộc địa. Trong suốt thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam, Sài Gòn trở thành

trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Vì thế, “Sài Gòn thay đổi mau

chóng thành “Hòn ngọc Viễn Đông”, cũng mau chóng trở thành vòi bạch tuộc của

40

thực dân Pháp vơ vét tài nguyên, sản vật của Việt Nam. Và cũng sớm trở thành

một trung tâm bị bóc lột, đầu độc và sa đọa…” [113, tr.68].

Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh còn chịu sự tác động rất lớn

bởi chính sách “đồng hóa” văn hóa của thực dân Pháp. Cùng với chính sách “chia

để trị” thì chính sách “đồng hóa" văn hóa núp dưới hình thức “khai hóa văn minh”

là một chính sách hết sức cơ bản và thâm độc của thực dân Pháp.

Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp

đã cho xây dựng những công trình, như: Dinh Xã Tây - UBND Thành phố Hồ Chí

Minh; Nhà thờ; chợ Bến Thành… tạo ra một khu đô thị mới, ảnh hưởng bởi kiến

trúc phương Tây... Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” không

phải vì nhiều tòa nhà cao tầng, hay những lâu đài tráng lệ, mà vì bố cục hài hòa,

cảnh quan mang tính nghệ thuật cao. Trong di sản kiến trúc đô thị ở Thành phố Hồ

Chí Minh, in đậm dấu ấn kiến trúc đô thị theo phong cách phương Tây hiện đại.

Sài Gòn rõ ràng mang dấu ấn Pháp, nhưng “Sài Gòn chưa bao giờ là nước Pháp.

Nếu nó mang dấu ấn của các nhà kiến trúc Pháp thì ngược lại, chính các nhà kiến

trúc cũng mang nặng dấu ấn của Sài Gòn” [116, tr.4].

Trong ý tưởng quy hoạch ban đầu, các kiến trúc sư Pháp đã nhiệt đới hóa,

bản địa hóa được kiến trúc Pháp để tạo ra những kiến trúc mang phong cách Pháp

- Việt. Kiến trúc Pháp ở Sài Gòn đã trở thành một quỹ di sản kiến trúc mang ý

nghĩa lịch sử, kết hợp hài hòa các thành phần kiến trúc và cảnh quan đô thị truyền

thống, tạo nên nét hấp dẫn riêng cho nơi đây. Nét đặc trưng giao thoa đó tập trung

chủ yếu vào các công thị, hành chính, như: Tòa nhà UBND Thành phố, Tòa án,

Nhà hát lớn, Ngân hàng.

Sau giải phóng, người dân Thành phố vẫn lưu giữ những nét đẹp này của

văn hóa phương Tây để tạo nên nét riêng của mình trong đời sống đô thị nhộn

nhịp. Hiện nay, để lưu giữ được “cái hồn Sài Gòn”, trong quá trình bảo tồn cần

giữ lại không gian sống mang bản sắc Sài Gòn, thể hiện chiều sâu ký ức về văn

hóa, như: “Sài Gòn ký ức” giới hạn bởi các con phố bao quang tòa nhà UBND và

Bưu điện Thành phố; “Sài Gòn sông nước” với đường Tôn Đức Thắng, Bến Bạch

Đằng, quảng trường Mê Linh; “Sài Gòn kẻ chợ” với khu Công viên 23/9 kết hợp

với không gian chợ Bến Thành. Giữ được phần “hồn cốt”, bản sắc riêng có của

41

một đô thị thương cảng ngã ba sông sẽ là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 1954 - 1975, Sài Gòn tiếp tục chịu sự cai trị của chế độ Mỹ -

ngụy, là thủ phủ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Sự thống trị của đế quốc Mỹ và

chính quyền tay sai tại miền Nam và Sài Gòn kéo dài hơn 20 năm. Trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm là trung

tâm đô thị ở miền Nam, một địa bàn chiến lược quan trọng, là điểm quyết chiến

chiến lược. Đứng trước thử thách nguy hiểm này, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh tiếp tục trở thành nơi đối đầu giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và sự

tàn bạo của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trở

thành trung tâm của phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, từ đấu tranh

chính trị đến đấu tranh vũ trang, nhằm chống lại sự thống trị của đế quốc Mỹ.

Những phong trào yêu nước ấy đã làm cho Sài Gòn trở thành “biểu tượng văn

hóa” tiêu biểu của dân tộc với những danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”, “đất thép

Củ Chi”…trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ

XX. Lịch sử đấu tranh oai hùng của Đảng bộ và nhân dân đã tạo nên những

DSVH gắn với lịch sử phát triển của Thành phố hơn 300 năm: Địa đạo Củ Chi, 18

thôn Vườn Trầu, Bến Nhà Rồng, Khám lớn Chí Hòa…

Địa đạo Củ Chi là minh chứng “sống” cho ý chí kiên cường, trí thông minh

và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Ngày nay, địa đạo Củ Chi trở thành

điểm đến của du khách trong và ngoài nước, là địa danh nổi tiếng được thế giới

nhắc đến.

Không mang dáng vẻ kỳ vĩ của những kỳ quan tồn tại hàng bao thế kỷ

như Kim Tự Tháp, vườn treo Babylon, Angkor Wat… nhưng địa đạo

Củ Chi là một công trình ngầm vĩ đại với trên 200km tỏa rộng như

mạng nhện dưới lòng đất. Trong chiến tranh, hàng ngàn người con đã hi

sinh, hàng vạn ngôi nhà bị đốt phá, san phẳng, nhưng vượt lên trên tất

cả những mất mát đó, Củ Chi vẫn hiên ngang đứng vững, góp phần hết

sức quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh của dân

tộc. Nơi đây quả là một kỳ quan mang tầm vóc chiến tranh độc đáo,

vừa mang chiều sân thăm thẳm của lòng căm thù và ý chí kiên cường,

42

bất khuất, vừa có ý nghĩa như biểu tượng rực rỡ của Chủ nghĩa anh

hùng dân tộc Việt Nam [21].

Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức

của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa -

Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử -

Văn hóa quốc gia. Đến với Củ Chi là đến với sự bình dị, sự bình dị ấy lấp lánh

trong những trang lịch sử, nơi này đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân

dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỉ XX.

Bến Nhà Rồng trở thành địa chỉ thiêng liêng, nơi người thanh niên yêu

nước Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, mang lại

độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày nay, bến Nhà Rồng đã có nhiều thay đổi theo thời

gian. Sài Gòn năm xưa nay là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở

thành trung tâm kinh tế lớn của đất nước, năng động và không ngừng phát triển.

Với giá trị lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, bến Nhà Rồng đã trở thành biểu tượng của Thành phố và là niềm tự hào của

nhân dân cả nước.

Ba là, các giá trị DSVH Thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của sự định

hướng bởi đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đường

lối văn hóa

Trong hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Sài

Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là chiến trường tấn công địch trên tất cả các mặt

trận, là trung tâm đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang... Trong đó, phong trào

đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi

nổi, như: phong trào văn hóa, văn nghệ của học sinh, sinh viên thành phố với

phong trào Hát sử ca, Kháng chiến ca, Hát cho đồng bào tôi nghe. Khi đất nước

được hòa bình, thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội

(CNXH), đường lối của Đảng về văn hóa tiếp tục được quan tâm, coi trọng và

phát triển.

Trên vùng đất nổi tiếng của Địa đạo Củ Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay

giữa lòng “Tam giác sắt” một thời rền vang bom đạn, Đảng bộ và nhân dân Thành

43

phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược.

Đền xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu,

hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến

chống quân xâm lược Pháp và Mỹ. Là một công trình dành riêng cho Thành phố

Hồ Chí Minh, cho những thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào. Được sự đồng ý

của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - nơi

tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng

đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ đã được xây dựng liên hoàn với Khu di tích địa đạo, tạo thành một

quần thể tham quan thống nhất.

Đến tháng 6 năm 2016, toàn thành phố đã có 167 di tích có quyết định xếp

hạng, trong đó: 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 55 di tích quốc gia (02

- khảo cổ học, 30 - kiến trúc nghệ thuật, 23 - lịch sử); 110 di tích cấp thành phố

(65 - kiến trúc nghệ thuật, 45 - lịch sử) [147].

Di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trong chỉnh thể DSVH Việt Nam

là hiện thân của văn hóa Sài Gòn trong quá khứ, phản ánh quá trình đấu tranh sinh

tồn của cộng đồng cư dân người Việt trên mảnh đất phương Nam từ xa xưa.

Từ những đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc

điểm dân cư đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của nhiều loại hình DSVH, là

nguồn lực cho kinh tế du lịch phát triển. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những hạn chế

cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, cụ thể: hệ thống DSVH chủ

yếu được phân bố tập trung ở khu vực trung tâm Thành phố, nơi đang diễn ra các

hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội với mức độ ngày càng nhanh, phong phú, đa

dạng. Vì vậy, yếu tố “bảo tồn” và “phát triển” cùng tồn tại trong quá trình đô thị

hóa, hiện đại hóa Thành phố. Điều đó đòi hỏi trong quá trình phát triển, các cơ

quan chức năng cần có chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, nhằm

hạn chế sự phá hủy DSVH, bảo tồn và giữ gìn cho thế hệ sau những DSVH của

tiền nhân.

Tuy nhiên, hệ thống DSVH của Thành phố dù có giá trị lớn đến đâu, vẫn là

giá trị ảo, nó chỉ thực sự có giá trị khi có ích cho con người. Vì vậy, bên cạnh sự

44

quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng, cần phải làm cho cộng đồng cảm

nhận được giá trị văn hóa truyền thống thực sự có ích cho họ thì họ sẽ tự nguyện

bảo vệ và phát huy.

2.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của

Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa

Bước vào thời kỳ đổi mới, do nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của văn

hóa trong đó có DSVH đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà

nước đã có nhiều quyết sách, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý DSVH.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng xác định: Tiếp tục

trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử và sửa chữa các công trình văn hóa. Xây dựng

nếp sống văn minh, lành mạnh. Đấu tranh có hiệu quả chống văn hóa đồi trụy, mê

tín dị đoan, đồi phong bại tục, chống các loại tuyên truyền phản động.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương này, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam (sửa đổi) năm 1992 chủ trương: Nhà nước và xã hội cần bảo tồn, phát triển

các di sản văn hoá dân tộc, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di

tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng chỉ rõ:

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… Kế thừa và

phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các DSVH, nghệ

thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh

lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở

rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản

sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập

quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc… Khai thác và phát triển mọi sắc

thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta…

[43, tr.111].

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII

(7/1998), lần đầu tiên Đảng đưa ra nghị quyết riêng về Xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương

5, khóa VIII đã thể hiện sự phát triển về nhận thức và tư duy lý luận về văn hóa

của Đảng.

45

Đề cập đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, Nghị quyết

khẳng định:

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi

của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn

hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa

truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả

văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể [44, tr.63].

Ngày 12-8-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 38-

CT/TW “Về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII”. Tiếp đó, ngày 17-9-1998, Chính phủ ban hành

“Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Chương trình đề cập đến Đề án

bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc. Nội dung cơ bản của Đề án gồm:

Một là, xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH vật thể,

phi vật thể, bao gồm các DSVH dân gian truyền thống, chú trọng các DSVH quốc

gia, DSVH đã được UNESCO công nhận, di sản cách mạng tiêu biểu và di sản

cảnh quan thiên nhiên môi trường.

Hai là, tiến hành tổng điều tra DSVH, từng bước quy hoạch có phương

thức bảo tồn và biện pháp quản lý.

Ba là, có chương trình phiên dịch, giới thiệu kịp thời kho tàng văn hóa

Hán - Nôm.

Bốn là, tiếp tục triển khai chương trình về văn hóa với 4 mục tiêu: chống

xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử; phát triển điện ảnh Việt Nam; phát triển

văn hóa, thông tin cơ sở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; điều tra, sưu tầm, nghiên

cứu và phát huy vốn văn hóa dân tộc (văn hóa phi vật thể) [24].

Đây là những định hướng lớn trong hoạt động bảo tồn, bảo tàng trên quy

mô cả nước.

Kế thừa và phát triển quan điểm của các Đại hội trước đây, Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX (2001) tiếp tục nhấn mạnh:

46

Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học,

nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc;

tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho

tàng văn hóa cổ truyền… chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn

hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di

tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng [45, tr.208].

Ngày 29/6/2001, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa X nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam thông qua Luật Di sản văn hóa, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Với

các điều khoản cụ thể, rõ ràng, phạm vi điều chỉnh của bộ luật bao gồm cả văn hóa

vật thể và phi vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyền

thống của người Việt và các tộc người thiểu số; bảo tồn các làng nghề truyền

thống, các tri thức về y, nghệ sỹ bậc thầy trong các ngành nghề truyền thống; về

quản lý bảo vệ và phát huy giá trị các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc

xây dựng các bộ sưu tập và tổ chức các bảo tàng; việc mở hệ thống các cửa hàng

mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và sưu tập tư nhân; thống nhất việc sử dụng các

nguồn thu và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp ngân sách cho hoạt

động bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH…

Luật Di sản văn hóa được ban hành nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị

DSVH, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường

hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia

bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH. Luật Di sản văn hóa là một bước tiến, thể

hiện sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân về tài sản văn hóa quốc gia, là cơ sở

pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH ở Việt Nam.

Trên cơ sở những định hướng về việc xây dựng và phát triển văn hóa của

Đảng, ngày 31-7-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu

quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010. Một trong những mục tiêu quan trọng

của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010 là nhằm

ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự hủy hoại văn hóa phi vật thể. Bảo

47

tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi vật thể để trở

thành những sản phẩm văn hóa có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống

văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn xã hội nói chung và nhu cầu

phát triển du lịch nói riêng. Tiếp đó, ngày 06/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. Chiến lược xác định phạm vi

văn hóa bao gồm 05 lĩnh vực chủ yếu, trong đó có lĩnh vực DSVH và xác định

mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020 trên lĩnh vực DSVH là:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt

đẹp của văn hoá dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc

độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng

cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, tập trung xây

dựng những giá trị văn hoá mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động

trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới,

làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời

đại [171, tr.16].

“Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là nhiệm vụ then chốt của

Chiến lược phát triển văn hoá” [171, tr.18]. Như vậy, Chiến lược phát triển văn

hóa của Chính phủ đã khẳng định rất rõ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị

của di tích lịch sử - văn hóa và việc gắn kết bảo tồn với phát huy các giá trị DSVH

với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) nhấn mạnh, công tác bảo

tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhằm:

... Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và sở

hữu trí tuệ về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể và phi vật

thể của dân tộc... Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn

nghệ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa với phát triển du lịch và

hoạt động thông tin đối ngoại [47, tr.224].

Ngày 5-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1211/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn

48

2012 - 2015. Đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, mục tiêu

cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2015 là: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo

tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích được công nhận di tích cấp quốc gia

và di tích đặc biệt quan trọng; hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 1.200

đến 1.500 di tích quốc gia. Hoàn thành tổng kiểm kê giá trị văn hóa phi vật thể

trên cả nước và xây dựng bản đồ phân bố giá trị văn hóa phi vật thể; tiến hành 500

dự án sưu tầm bảo tồn lưu giữ văn hóa phi vật thể [27].

Những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đã chỉ ra phương

hướng cơ bản trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc trong

thời kỳ mới. Đồng thời, góp phần định hướng cho các Đảng bộ các tỉnh, thành phố

trên cả nước thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp

với điều kiện thực tế của địa phương mình.

Như vậy, có thể thấy, quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Theo quan điểm của Đảng, DSVH là kết

tinh những giá trị của bản sắc dân tộc, là "hồn cốt" của dân tộc. Do vậy, bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH góp phần phát huy năng lực nội sinh của dân tộc, tạo

động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thứ hai, DSVH là kho tàng văn hóa phong phú của dân tộc, bao gồm các di

tích lịch sử - văn hóa; các DSVH vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc

Việt Nam; những kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan của đất nước; các phong tục

tập quán của đồng bào các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tất cả những DSVH

đó tạo nên một nền văn hóa đa sắc, giầu giá trị cổ truyền và mang đậm bản sắc

dân tộc. Nếu biết khơi dậy và phát huy kho tàng DSVH đó sẽ tạo động lực thúc

đẩy kinh tế nói chung, đặc biệt là kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là nhiệm vụ của các cấp ủy

Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân. Trong đó,

ngành văn hóa những người hoạt động văn hóa có vai trò quan trọng. Bên cạnh

đó, cần sự chung tay, góp sức của các tập thể, cá nhân và mọi người dân.

49

2.1.4. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Thành

phố Hồ Chí Minh trước năm 1998

Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ mới- thời kỳ

hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước xây dựng CNXH. Trong thời kỳ mới, Đảng

chủ trương tiếp tục đẩy mạnh ba cuộc cách mạng, trong đó có cách mạng về tư

tưởng - văn hóa. Đường lối văn hóa trong thời kỳ cả nước xây dựng CNXH (1975

- 1986) là xây dựng nền văn hóa XHCN, mang đậm bản sắc dân tộc.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử và DSVH, ngày 31-3-

1984, Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử,

văn hóa và danh lam thắng cảnh. Tiếp đó, ngày 32-12-1985, Hội đồng Bộ trưởng

ban hành Nghị định quy định việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích

lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch

sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà

nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc bảo vệ DSVH. Trong đó

qui định: Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước đối với DSVH, thông

qua việc kiểm kê, đăng ký, công nhận chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử - văn

hóa trên địa bàn cả nước, UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước DSVH theo

qui định của Hội đồng Bộ trưởng. Ngành văn hóa từ Trung ương (Bộ Văn hóa)

đến cơ quan văn hóa ở các địa phương có trách nhiệm cùng UBND các cấp thực

hiện việc bảo vệ DSVH. Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

xác định nhà nước bảo hộ DSVH thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân và được

hướng dẫn, giúp đỡ trong việc bảo quản, sử dụng. Khi chuyển quyền sở hữu di

tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân, người chủ phải báo trước

cho UBND xã, phường, thị trấn biết và UBND xã, phường, thị trấn phải báo kịp

thời với Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh, thành phố. Đồng thời, nghiêm cấm việc

làm hư hại, tiêu hủy, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử, văn hóa, nghiêm cấm việc

mua bán trao đổi trái phép di tích lịch sử - văn hóa. Cấm mang di tích lịch - văn

hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch hội đồng Bộ

trưởng cho phép.

Những văn bản pháp luật nói trên còn qui định tất cả những di tích lịch sử -

văn hóa không kể thuộc sở hữu của ai đều phải được đăng ký, kiểm kê, công nhận

50

để đặt dưới quyền quản lý thống nhất của nhà nước. Để bảo vệ tốt di tích lịch sử -

văn hóa, các văn bản Pháp lệnh và Nghị định còn qui định việc khen thưởng tập

thể hoặc cá nhân có công phát hiện, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử -

văn hóa và xử phạt những người nào vi phạm những điều qui định trong pháp lệnh

bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng

cảnh là văn bản pháp luật cao nhất được vận dụng để bảo vệ DSVH cho đến trước

khi có Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa

X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-6-2001.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm của các tỉnh phía Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thành phố là

nơi diễn ra các cuộc đấu tranh, chiến đấu ác liệt với kẻ thù. Vì vậy, nơi đây có

nhiều địa chỉ đỏ nhất và khá nhiều di tích lịch sử - cách mạng, DSVH.

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của các di tích lịch sử - cách mạng và

DSVH nên ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán triệt đường lối

văn hóa của Đảng, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương

đẩy mạnh tẩy trừ những tàn tích của nền văn hóa thực dân; đồng thời, chỉ đạo các

cơ quan chức năng tiến hành công việc điều tra, sưu tầm tư liệu lịch sử về các di

tích này.

Từ năm 1976, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Văn hóa - Thông tin

Thành phố (nay là Sở Văn hóa - Thể thao) đã tiến hành khảo sát các di tích, điều

tra điền dã các sự kiện lịch sử để xây dựng bia tưởng niệm và bia căm thù tại một

số di tích của các quận, huyện như: cầu Bến Nọc (phường Tăng Nhơn Phú A,

Quận 9), nơi bọn thực dân Pháp đã bắn và vứt xác những người yêu nước bị chúng

giam giữ tại bót Giây Thép; Ngã Ba Giồng (ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện

Hóc Môn), nơi thực dân Pháp sát hại các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng

Lưu và nhiều chiến sĩ cách mạng tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ; cầu Thị

Nghè, nơi vào ngày 23-9-1945 quân và dân Thị Nghè cùng nhân dân thành phố vũ

trang bằng vũ khí thô sơ đã lập ra mặt trận Thị Nghè ngăn chặn quân Pháp trở lại

xâm lược; cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), nơi Nguyễn Văn Trỗi đặt

bom định ám sát tên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara nhân chuyến sang

51

thăm Việt Nam năm 1964, trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về dinh Độc

Lập…Các tấm bia này ghi vắn tắt sự kiện hay nhân vật gắn với di tích để mọi

người biết, đồng thời cũng có tác dụng nhắc nhở về việc bảo vệ di tích, ngăn ngừa

các hành vi xâm hại như đập phá hay lấn chiếm di tích.

Cùng với việc điều tra, sưu tầm tư liệu lịch sử về các di tích, các cơ quan

chức năng của Thành Phố đã triển khai việc lập hồ sơ để công nhận, xếp hạng các

di tích. Việc xếp hạng di tích, một mặt, khẳng định giá trị của di tích, mặt khác,

đặt ra trách nhiệm cho chính quyền và người dân Thành phố phải giữ gìn danh

hiệu đã được công nhận bằng việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

Tuy nhiên, trong giai đoạn (1975 - 1986), Thành phố Hồ Chí Minh nói

riêng và cả nước nói chung, phải đối mặt với những khó khăn, thử thách từ công

cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Mặt khác, do nhiều nguyên

nhân khách quan và chủ quan nên giai đoạn này, công tác bảo tồn DSVH, đặc biệt

là công tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, hầu như chỉ do Sở Văn hóa -

Thông tin phụ trách. Thêm vào đó, do tình hình khó khăn của nền kinh tế cũng

như những yếu kém về công tác quản lý Nhà nước nên một số di tích đã bị xuống

cấp; đồng thời, ý thức bảo tồn DSVH chưa cao đã làm hư hại một số công trình có

giá trị.

Bước vào thời kỳ đổi mới, sự thay đổi cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế

thị trường định hướng XHCN đã tạo những thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của

cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh sự phát triển

năng động của mô hình kinh tế thị trường, một số DTLS, văn hóa đã bị xuống

cấp, nhiều công trình tiêu biểu như các biệt thự cổ, công sở có kiến trúc đẹp,

thậm trí cả các ô phố - dãy phố đã bị phá bỏ hoặc đang đứng trước nguy cơ bị

thay đổi. Xét về mặt “Bảo tồn di sản văn hóa”, một số chuyên gia đã nhận xét:

đây là thời kỳ mà các thách thức đặt ra cho công tác bảo tồn DSVH nhiều so với

các giai đoạn trước đây.

Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của văn hóa nói chung, các giá trị của

DSVH nói riêng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI

(1996) nhận định: “Di tích lịch sử văn hóa bước đầu được chú ý tôn tạo” [36,

tr.30]. Trong phương hướng nhiệm vụ 5 năm (1996 - 2000), Đại hội nhấn mạnh:

52

“xây dựng quần thể công trình lịch sử - văn hóa dân tộc tại Thủ Đức theo dự án

tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận… Xây dựng thành phố theo

đúng quy hoạch, chú trọng mỹ thuật kiến trúc mang bản sắc dân tộc và sắc thái

riêng của Thành phố” [36, tr.96].

Trong giai đoạn đầu đổi mới, Thành phố đã ý thức được phải giữ gìn “diện

mạo, cốt cách” để trong quá trình phát triển, bên cạnh việc giữ gìn giá trị truyền

thống, đi đôi với việc tạo ra những giá trị hiện đại riêng cho một trung tâm kinh tế

- văn hóa của vùng Nam Bộ.

Năm 1994, Phòng Di tích của Bảo tàng Cách mạng Thành phố tiến hành

điều tra di tích trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, công việc cũng chỉ dừng lại ở

mức độ ghi tên và địa chỉ của các công trình địa điểm có dấu hiệu là di tích, trong

đó tập trung chủ yếu là các đình, miếu, chùa. Trừ di tích “Dinh Độc Lập”, “Tòa

Đại sứ Mỹ” được đặt cách xếp hạng năm 1986 và Địa đạo Củ Chi được xếp hạng

năm 1979, đến năm 1998, toàn thành phố có 47 di tích được xếp hạng di tích cấp

quốc gia, 8 di tích cấp thành phố [11, tr.45].

Bên cạnh đó, lĩnh vực tham mưu quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh đã được các cơ quan thuộc hệ thống ngành văn hóa từ

phòng, ban của Sở Văn hóa - Thông tin, đến phòng Văn hóa - Thông tin các quận,

huyện chú ý. Từ năm 1986 đến năm 1998, đã một số văn bản tham mưu, đề xuất

giải quyết những vụ việc liên quan như việc làm xâm hại, lấn chiếm di tích. Các di

tích bị xâm hại hoặc bị lấn chiếm đều bắt nguồn từ nguyên nhân: Do một số người

mới đầu xin ở tạm tại di tích với lý do để bảo vệ, hoặc do không có chỗ ở, xin ở

tạm và được các Ban Quản trị, Ban Trị sự tại các di tích giải quyết, nhưng sau đó

cho họ ở luôn (hiện tượng này phổ biến ở những di tích kiến trúc nghệ thuật: đình,

chùa, hội quán). Để giải quyết tình trạng xâm hại di tích này, nhiều nơi, Ban Quản

trị và Ban Trị sự đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết chỗ

ở và hỗ trợ kinh phí di dời, như: Hội quán Ôn Lăng, Hội quán Hà Chương.

Công tác trùng tu, sửa chữa, bảo quản di tích cũng được sự quan tâm của

Nhà nước cũng như của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đầu tư kinh phí

để tu bổ, bảo quản di tích thông qua công tác điều tra nắm thực trạng các di tích để

có kế hoạch tu bổ hàng năm. Công tác tu bổ, bảo quản di tích nhằm bảo vệ nguyên

53

trạng và sự bền vững để bảo tồn lâu dài di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh được

thực hiện trên cơ sở ưu tiên DTLS, kết hợp với sự vận động xã hội hóa. Một số di

tích đã được trùng tu, tu bổ với tinh thần xã hội hóa cao đạt kết quả tốt. Như di

tích tiêu biểu là: “Hội quán Tuệ Thành”, đã được Ban Trị sự đầu tư gần 10 tỷ

đồng; “Hội quán Ôn Lăng”, “Tịnh xá Ngọc Phương”… đã được Ban Quản trị, Trị

sự dùng nguồn quỹ do bá tánh đóng góp hàng tỷ đồng để tu bổ, trùng tu di tích.

Nhìn chung, từ năm 1986 đến 1998, khi Pháp lệnh Bảo vệ DTLS - văn hóa

và danh lam thắng cảnh được ban hành, hoạt động bảo vệ DTLS trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh đã được đẩy mạnh và từng bước đem lại hiệu quả tích

cực trong hoạt động bảo tồn DSVH.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo tồn DSVH trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh hơn 10 năm đầu đổi mới còn một số hạn chế:

Một là, một số trường hợp di tích bị xâm hại do lịch sử để lại vẫn chưa

được giải quyết dứt điểm, tình trạng di tích bị xuống cấp vẫn chưa được trùng tu,

tu bổ và sửa chữa kịp thời hoặc tình trạng sửa chữa, tu bổ làm biến dạng yếu tố

gốc và tính nguyên trạng đã làm cho một số di tích bị giảm giá trị v.v.. Tình trạng

mua bán di vật cổ vật trái phép vẫn còn diễn ra. Phương tiện bảo quản hiện vật của

một số bảo tàng vẫn chưa được trang bị hiện đại, đồng bộ. Lực lượng trực tiếp

hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ DSVH còn thiếu, trình độ còn yếu so với nhu cầu

đặt ra, đặc biệt là ở cơ sở và cấp quận, huyện và ở một số bảo tàng.

Hai là, trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và xu hướng phát

triển phá vỡ quy hoạch đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ diễn biến phức tạp

đến hoạt động bảo vệ di sản trên địa bàn thành phố, cụ thể như:

- Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và các

địa phương cũng như các cơ quan chức năng về vị trí, vai trò của việc bảo tồn và

phát huy các giá trị DTLS và DSVH đối với sự phát triển bền vững của Thành phố

chưa đúng mức, do vậy, chưa có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, dẫn đến

tình trạng nhiều DTLS và DSVH chưa được tôn tạo, bảo tồn và trùng tu đúng

mức. Vì thế, chưa phát huy được những giá trị của di sản đối với sự phát triển kinh

tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

54

- Vấn đề giải quyết xâm hại di tích chưa được giải quyết triệt để do chưa có

giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, việc phát triển đô thị, nếu không được nghiên

cứu, qui hoạch hợp lý, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan, dẫn

đến tình trạng phá vỡ cảnh quan, thậm chí dẫn đến sự xâm hại di tích một cách vô

ý thức.

- Việc mua bán di vật, cổ vật diễn ra phổ biến, trong khi đó, việc triển khai

đăng ký di vật, cổ vật nhằm giúp cho việc quản lý, bảo tồn DSVH chưa được triển

khai thực hiện, dẫn đến chảy máu cổ vật, ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH.

2.2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO

TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA NHỮNG NĂM 1998 - 2005

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ văn hóa 3 miền Nam - Trung - Bắc

và giao lưu quốc tế: Văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa Âu Mỹ thể

hiện qua các phong tục, tập quán, văn hóa, trang phục, ẩm thực, âm nhạc… Thành

phố là tiêu biểu cho sự đa dạng văn hóa, vừa giữ được bản sắc riêng, vừa thể hiện

sự hòa đồng giao lưu văn hóa.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những trung tâm “hội tụ” và

chứa đựng nhiều DSVH dân tộc. Lịch sử phát triển của Thành phố là lịch sử đấu

tranh kiên cường trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước và anh dũng

chống ngoại xâm, như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã nhận xét:

Lịch sử phát triển của Thành phố đã chứng minh rằng nhân dân

thành phố đã giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của

dân tộc như: yêu nước, thương nòi, đoàn kết thống nhất, kiên cường

trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân nghĩa; biết

hội nhập văn hóa để phát triển… Bản sắc văn hóa dân tộc ở Thành

phố như một sức sống tiềm năng, bình thường thì như tia lửa nhỏ,

khi có dịp thì bùng lên sáng chói, tiêu diệt bạo tàn, phát huy cao độ

tinh thần dân tộc [113, tr.18].

55

Trong suốt quá trình phát triển, vùng đất này luôn có sự giao lưu, tiếp biến,

hội tụ và lan tỏa văn hóa với nhiều nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn

Thành phố còn lưu giữ được những di tích và hiện vật của các nền văn hóa cổ

như: văn hóa Óc Eo, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai và văn hóa cận đại của

người Việt, người Hoa, người Khmer và người Chăm.

Cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo, tại Thành phố Hồ Chí Minh còn

lưu giữ hệ thống các DTLS - văn hóa, thể hiện tinh thần dân tộc qua các thời kỳ

lịch sử: Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Chứng tích chiến tranh,

Địa đạo Củ Chi, đền thờ Bến Dược, Bưu điện Thành phố, tòa nhà UBND Thành

phố, Dinh Thống Nhất, Thảo Cầm Viên, chợ Bến Thành…

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống, Thành phố Hồ

Chí Minh còn chú ý tạo ra bản sắc riêng, phù hợp với một trung tâm văn hóa năng

động, sáng tạo. Thành phố Hồ Chí Minh còn là thành phố đi tiên phong trong cả

nước trong các hoạt động văn hóa đọc. Đường sách vào mỗi dịp Tết cũng là một

trong những hoạt động làm nên sinh khí văn hóa của Thành phố bên cạnh không

gian rộn ràng và rực rỡ của đường hoa. Mục đích của Lễ hội nhằm tuyên truyền,

giáo dục về lịch sử, cội nguồn, văn hóa, tâm hồn và nhân cách con người Việt

Nam; hướng đến xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, cân

đối, hài hòa giữa những thành quả kinh tế với tiến bộ văn hóa xã hội bằng sức

mạnh truyền thống yêu nước, bản lĩnh trí tuệ Việt Nam và sức mạnh đoàn kết

Quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố.

Thành phố cũng là nơi hội tụ của văn hóa vùng sông nước Nam Bộ. Những

năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, âm nhạc tài tử ở Nam Bộ phát triển mạnh ở

cả miền Đông và miền Tây, ở Sài Gòn, phát triển sôi nổi vào cuối thập niên thứ

hai của thế kỷ XX. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào có thể

khẳng định loại hình nghệ thuật này đến từ đâu mà chỉ biết rằng, loại hình này

được hình thành từ nền nhạc lễ cung đình của người Việt phương Nam biến thành

“điệu tâm hồn” của những người tha phương mở cõi, mà người ta thường gọi là

nhạc tài tử Nam Bộ.

Có thể khẳng định rằng, DSVH dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh đã và

đang được bảo tồn và phát huy các giá trị. Đây là cơ sở tiếp thêm sức mạnh cho

56

các thế hệ hôm nay bước tiếp vào thời kỳ phát triển mới của đất nước nói chung,

của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của văn hóa nói chung, các giá trị của

DSVH nói riêng, Thành phố đã có ý thức cần phải giữ gìn "diện mạo, cốt cách" để

trong quá trình phát triển, bên cạnh việc giữ gìn giá trị truyền thống, đi đôi với

việc tạo ra những giá trị hiện đại riêng cho Thành phố - một trung tâm kinh tế -

văn hóa của vùng Nam Bộ.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa

VIII “Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc” có ý nghĩa chiến lược, đã xác định những quan điểm, phương hướng, nhiệm

vụ, giải pháp và xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm

Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII).

Phân tích những thành tựu đạt được, Chương trình hành động của Thành

ủy khẳng định:

Cùng với việc bảo tồn, nâng cấp các công trình kiến trúc văn hóa vốn

có trước đây, Thành phố đã xây dựng thêm một số trung tâm hoạt động

vui chơi giải trí như: Công viên Lê Văn Tám, Hoàng Văn Thụ, Nhà hát

Hòa Bình, Kỳ Hòa, Đầm Sen, Suối Tiên, Nhà văn hóa các quận,

huyện…Hệ thống các nhà văn hóa của đoàn thể Lao Động, Thanh

Niên, Phụ Nữ, Thiếu nhi và các Câu lạc bộ luôn luôn duy trì được sự

nhịp độ hoạt động sôi nổi... [155, tr.3].

Đề cập đến hạn chế trong phát triển văn hóa, Chương trình chỉ rõ:

Về giáo dục phát huy lòng yêu nước, Đảng bộ chưa xây dựng đúng

mức ý thức bảo vệ nền kinh tế độc lập và văn hóa đậm đà bản sắc dân

tộc… Trong giao lưu văn hóa chưa chú ý đề cao văn hóa truyền thống

Việt Nam (trong tranh phục, ăn uống, trong văn học nghệ thuật, trong

ứng xử…), còn để văn hóa phẩm nước ngoài xâm nhập tràn lan, thiếu

chọn lọc kỹ [155, tr.4].

57

Trên cơ sở phân tích sâu sắc những thành tựu và hạn chế trong xây dựng và

phát triển văn hóa, Thành ủy xác định mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức và tạo

được sự chuyển biến có ý nghĩa trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trò

của văn hóa; phát động sâu rộng trong hệ thống chính trị và trong xã hội phong

trào hành động mạnh mẽ, bền bỉ thực hiện Nghị quyết Trung ương năm (khóa

VIII), làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội, vào

từng người, từng gia đình, từng tập thể, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ

giữa người với người.

Thành ủy xác định chiến lược phát triển văn hóa ở Thành phố trong những

năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là: Gắn chặt chiến lược xây dựng, phát triển

văn hóa với chiến lược xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội…Xây dựng môi

trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để xứng

đáng là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, bảo đảm cho công cuộc xây dựng,

bảo vệ và phát triển Thành phố với bước đi vững chắc, phù hợp với lợi ích thiết

thân và hạnh phúc của từng gia đình, từng con người gắn với cộng đồng xã hội.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã

xác định 5 chương trình cụ thể, trong đó có Chương trình bảo tồn và phát triển

các giá trị DSVH. Mục tiêu, nhiệm vụ được Thành ủy xác định là: Công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH phải chú ý đến đặc thù của cấu trúc cộng đồng

cư dân thành phố là sự gắn kết của cư dân nhiều địa phương trong nước, của nhiều

dân tộc với nếp sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, tín ngưỡng ảnh hưởng lẫn

nhau. Trong đó, đặc biệt chú trọng những vấn đề sau:

(1) Nghiên cứu truyền thống văn hóa tốt đẹp của quá trình hình thành và

phát triển Thành phố nối tiếp với chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc

để tiếp tục phát huy trong giai đoạn phát triển mới, gắn liền với bối cảnh mới

trong khu vực và thế giới.

(2) Có kế hoạch giao lưu văn hóa, giới thiệu văn hóa của dân tộc với

nước ngoài và tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, tinh hoa của văn hóa cổ

kim, Đông Tây; đồng thời, ngăn ngừa sự xâm nhập của các luồng tư tưởng, các

sản phẩm văn hóa và giới thiệu văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch với

người Việt Nam và nước ngoài…

58

(3) Tạo điều kiện cho việc xây dựng phát triển văn hóa trong người Hoa,

Khmer, Chăm, các dân tộc khác và trong các tôn giáo, nhằm phát huy ý thức trách

nhiệm cùng tham gia xây dựng phát triển Thành phố [155, tr.8].

Cùng với việc xác định rõ chương trình cụ thể cho phát triển văn hóa, Đảng

bộ Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng các công trình văn

hóa phù hợp với đặc điểm của một trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng đất Nam

Bộ. Đó là: Xúc tiến xây dựng Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc Thành phố,

phấn đấu khởi công xây dựng khu tưởng niệm Vua Hùng vào dịp giỗ tổ Hùng

Vương năm 2000. Bên cạnh đó, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố Hồ Chí

Minh đã có những nỗ lực nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, nhiệt tình cách

mạng, khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc thông qua việc tổ chức

các lễ hội: Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Sài Gòn 300 năm, du lịch Đất Phương

Nam, Giao thừa chào đón Thiên niên kỷ - năm 2000, Hương sắc miền Nam… Các

lễ hội đã thu hút một lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và đạt

được nhiều kết quả tích cực. Những thành công đó cho thấy tiềm năng văn hóa Sài

Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn.

Ngày 28-10-1998, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch

số 30-KH/TU Triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 và Chương trình

hành động của Thành ủy. Kế hoạch xác định, xây dựng các đề án nhằm cụ thể hóa

một số nội dung chương trình hành động của Thành ủy như: Chương trình nâng

cao kiến thức lãnh đạo và quản lý về văn hóa; Chương trình bảo tồn và phát triển

các DSVH… [156].

Để triển khai Chương trình hành động của Thành ủy, thực hiện Nghị quyết

Trung ương bốn (khóa VIII), Ban Thường vụ Thành ủy đề ra Kế hoạch số 37-

KH/TU Thực hiện chương trình nâng cao kiến thức lãnh đạo và quản lý về văn

hóa cho cán bộ lãnh đạo các cấp của Thành phố nhằm giúp người học có kiến

thức cơ bản về nội dung, bản chất và quy luật phát triển của văn hóa. Qua đó, góp

phần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ đối với các hoạt động văn

hóa nói chung, hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH nói riêng.

Là trung tâm của khu vực phía Nam và cả nước, đóng vai trò, vị trí quan

trọng trong khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chịu sự tác động

59

sâu sắc bởi bối cảnh chung của đất nước và quốc tế. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ

và nhân dân Thành phố luôn phát huy ưu thế để phát triển; đó là những giá trị văn

hóa của dân tộc, là “truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức tự hào về cội nguồn

và lòng yêu nước được giữ gìn, phát huy” [37, tr.17]. Để phát huy ưu điểm đó,

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành

phố 5 năm tiếp theo (2001 - 2005) là: “Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH, tổ chức nghiên cứu sâu những đặc trưng văn hóa truyền thống của

Thành phố…” [37, tr.51].

Bên cạnh việc xác định những nhiệm vụ về phát triển kinh tế, Đại hội đại

biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII (năm 2000) nhấn mạnh, cần

tập trung triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả 12 chương trình (và công trình)

trọng điểm. Trong đó, Chương trình trọng điểm thứ 12 có nội dung: Xây dựng

Khu tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên lịch sử văn hóa dân tộc [37,

tr.58]. Đây được coi là công trình tiêu biểu của khu vực phía Nam và là nơi tôn

vinh các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (2005) đánh giá:

“những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được chú ý phát huy… Công trình Khu

tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên lịch sử văn hóa các dân tộc đã hoàn

thành những hạng mục chính” [38, tr.24]. Trên lĩnh vực văn hóa, Đại hội xác định

phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm (2006 - 2010) là: “phát triển văn hóa của

Thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố” [38, tr.58].

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, bên cạnh những đột phá sáng

tạo về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh luôn xác định văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự

phát triển bền vững của Thành phố.

Những chủ trương của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là những định hướng để các cấp, các ngành,

các địa phương trên địa bàn Thành phố thực hiện hiệu quả hơn công tác này, góp

phần xây dựng Thành phố ngày càng giàu bản sắc, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

60

2.2.2. Quá trình chỉ đạo bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa

2.2.2.1. Công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa

Quán triệt Chương trình hành động của Thành ủy, ngày 17-2-1999, UBND

Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Chương trình hành động bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình xác định rõ

phương hướng mục tiêu: Thực hiện Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) và

Chương trình hành động của Thành ủy, phương hướng mục tiêu bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH trên toàn Thành phố là tiến hành tổng điều tra DSVH, xây

dựng các phương án bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể, phi vật thể bao

gồm các DSVH dân gian truyền thống, chú trọng các DSVH quốc gia, DSVH tinh

thần tiêu biểu, độc đáo ở địa phương. Để thực hiện được phương hướng mục tiêu

trên, Chương trình tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, tạo phong trào đưa mọi người đến với DSVH và đưa DSVH đến

với mọi người, thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn DSVH Việt Nam tại Thành

phố Hồ Chí Minh như: Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về cấu trúc bảo

tồn di tích, tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp lệnh bảo vệ và sử dụng DTLS,

văn hóa, danh lam thắng cảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong

nhà trường, Đoàn Thanh niên, phụ nữ… các ban quý tế, tôn giáo… nâng cao trách

nhiệm gìn giữ bảo vệ, tôn tạo di tích trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời, phát

huy tác dụng di tích, DSVH trong giáo dục truyền thống. Có những công trình

nghiên cứu công phu giới thiệu các di tích để mọi người đến với di tích, hiểu và

trân trọng những gì di tích chứa đựng và lưu giữ cho đời sau.

Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại DSVH, cụ thể:

- Di sản văn hóa về lưu niệm sự kiện lịch sử: là các di vật, lời truyền khẩu

về lịch sử gắn với sự kiện lịch sử trọng đại hoặc những dấu mốc tiêu biểu trong

một giai đoạn lịch sử.

- Di sản văn hóa về lưu niệm danh nhân: là di tích, di vật, lời truyền khẩu

liên quan đến sự nghiệp và cuộc đời hoạt động của các vị anh hùng dân tộc, những

nhà hoạt động xuất sắc của Thành phố.

61

- Di sản văn hóa về mỹ thuật, kiến trúc, nghề thủ công: rất phong phú, đa

dạng của Thành phố.

- Di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố.

- Cảnh đẹp Thành phố, bao gồm các khu vực bảo tồn cảnh quan về môi

trường, môi sinh.

Thứ ba, trên cơ sở hệ thống tiêu chí phân loại di tích, tiến hành kiểm kê

khảosát sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ thể hiện đặc trưng của di sản.

Thứ tư, lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và khai thác di sản, trong tôn tạo

bảo tồn di tích vận dụng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ năm, xây dựng quy chế bảo tồn DSVH.

Trên cơ sở Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc, ngày 17/5/1996,

UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT về việc bảo tồn

cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nêu rõ “tạm xác định 108

đối tượng đã được Chương trình nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đưa vào

danh mục và sớm soạn thảo quy chế (tạm thời) để thực thi công tác này trên địa

bàn Thành phổ Hồ Chí Minh”. Mặc dù chưa được pháp lý hóa, song Thông báo số

46/TB-UB-QLĐT của UBND Thành phố vẫn là văn bản chính để các cơ quan

quản lý nhà nước tham khảo trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc.

* Công tác bảo tồn các di tích lịch sử

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố về đẩy mạnh công tác bảo

tồn DSVH, năm 1998, Ban Quản lý DTLS văn hóa và Danh lam thắng cảnh

Thành phố thuộc Sở Văn hóa và Thông tin được thành lập theo Quyết định số

3154/QĐ-UB ngày 16-6-1998 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và chính thức

hoạt động từ tháng 3-1999 đến tháng 5-2006.

Tháng 11-1998, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Văn hóa -

Thông tin tiến hành khảo sát thực tế tình trạng di tích nhằm đề xuất biện pháp

giải quyết.

Xuất phát từ tình hình thực tế tại Thành phố, đồng thời, thực hiện chỉ đạo

của Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Bảo tồn - Bảo tàng và chỉ đạo trực tiếp của Sở

Văn hóa - Thông tin Thành phố, Ban Quản lý DTLS văn hóa và danh lam thắng

cảnh Thành phố đã lập kế hoạch Tổng điều tra di tích. Công tác này được tiến

62

hành trong 4 năm (1999 - 2002), nhằm tạo cơ sở cho việc phân loại, quy hoạch di

tích, giúp cho việc quản lý, bao gồm: phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy tác

dụng của di tích, tiến tới quy hoạch di tích trên địa bàn Thành phố. Đối tượng điều

tra là tất cả các di tích cách mạng; di tích tín ngưỡng dân gian là hệ thống các

đình, chùa. Kết quả điều tra bước đầu có ý nghĩa quan trọng là nắm được những

vấn đề cơ bản liên quan đến di tích như: nội dung, hiện trạng, tình hình bảo vệ,

việc sử dụng và phát huy tác dụng của di tích đó; qua đó, đánh giá được giá trị của

di tích. Đợt tổng điều tra này đã điều tra được 733 di tích, trong đó có 239 di tích

cách mạng, 493 di tích tín ngưỡng dân gian, 01 di tích khảo cổ [132, tr.3].

Kết quả điều tra di tích đã giúp cho việc phân loại di tích, trên cơ sở đó,

nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp quản lý, bao gồm: Những di tích có thể lập hồ

sơ đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia (79 di tích); đề xuất UBND Thành phố

ra văn bản “Quyết định đăng ký di tích” (241 di tích); phân loại di tích do quận,

huyện trực tiếp quản lý, bảo vệ (359 di tích). Đặc biệt, đối với di tích cách mạng,

qua đợt điều tra này, Thành phố đã xác định được giá trị của di tích nhằm phục vụ

cho việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ sau [132, tr.4].

Đợt Tổng kiểm kê di tích năm 1999 - 2002 là cơ sở để Thành phố tiếp tục hoàn

chỉnh và tiến tới quy hoạch di tích trên địa bàn Thành phố các giai đoạn tiếp theo.

Kết quả kiểm kê di tích cho thấy, các công trình, địa điểm được xếp hạng di

tích do nhiều cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hoặc do tư nhân sở hữu, trực tiếp

quản lý; công trình kiến trúc nghệ thuật (đình, chùa, miếu) còn có các tổ chức như

Ban Quản trị, Ban Trị sự tham gia quản lý. Thực trạng đó khiến cho việc bảo vệ,

sửa chữa cũng như khai thác, phát huy giá trị DTLS văn hóa ở Thành phố Hồ Chí

Minh khó được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ.

Tuy nhiên, sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành (năm 2001), Sở Văn

hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ với các Phòng Văn

hóa - Thông tin các quận, huyện giải quyết những vấn đề liên quan về quản lý nhà

nước đối với DSVH, loại hình di tích, như: Văn bản số 228/CV-SVHTT ngày

04/02/2004 về việc chấp hành các quy định trong bảo quản, tu bổ và phục hồi di

tích - lịch sử văn hóa; Văn bản số 516/CV-SVHTT ngày 12/3/2004 về việc bảo

63

tồn công trình kiến trúc; Văn bản số 2466/CV-SVHTT ngày 13/10/2004 về việc

đề nghị UBND thành phố xem xét xếp hạng di tích.

Ngay sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành, hoạt động bảo tồn DSVH

đã có sự khởi sắc:

Việc xếp hạng di tích đã được thực hiện chặt chẽ, khoa học hơn, quy trình

xếp hạng và hồ sơ di tích được thực hiện theo hai bước, lập hồ sơ trích ngang để

có sự thỏa thuận bước đầu trước khi lập hồ sơ khoa học và pháp lý, nhằm giảm

bớt sự lãng phí và tránh phiền hà trong việc lập hồ sơ. Việc xác định giá trị di tích

và các khu vực bảo vệ di tích được làm kỹ hơn, số lượng di tích được xếp hạng

cấp thành phố tăng lên, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Việc đầu tư tu bổ di tích được thực hiện bằng ngân sách nhà nước. Bên

cạnh đó, còn có sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; do

đó, nhiều DSVH (chủ yếu là cơ sở tín ngưỡng - tôn giáo) được hồi sinh, nhiều

hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống được phục hồi và tổ chức tại di tích, góp

phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Năm 2004, Ban Quản lý dự án của Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ

Chí Minh đã kết hợp với các phòng, ban chức năng lập kế hoạch phối hợp và xin

chủ trương của UBND Thành phố về việc tu bổ, bảo quản, phục hồi một số di tích,

như di tích Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin thẩm

định và cho ý kiến; di tích Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội

Nhân dân Việt Nam cạnh Phân ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến tại Sài

Gòn (1955-1958) đã được UBND Thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo việc

phục hồi di tích và Ban Quản lý Dự án Sở tiến hành khảo sát thiết kế để lập dự án

tôn tạo, tu bổ; di tích Lăng Lê Văn Duyệt, di tích chùa Phụng Sơn trong quá trình

lập dự án riêng; Lăng Võ Tánh cũng đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án.

Để phục vụ công tác quy hoạch di tích và quản lý di tích trên địa bàn Thành

phố, Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh Thành phố đã lập bản đồ di tích,

trong đó có chấm điểm các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành

phố; đồng thời, có bảng chú thích các công trình, địa điểm dự kiến lập hồ sơ xếp

hạng di tích quốc gia và cấp thành phố dựa trên kết quả của công tác điều tra di

64

tích đã được Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh phối hợp với Phòng Văn

hóa - Thông tin các quận, huyện thực hiện.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản qui

phạm pháp luật đã được thực hiện ở một số nơi. Cụ thể là: Huyện Củ Chi chủ

động tổ chức lớp học Luật Di sản văn hóa cho các đối tượng là cán bộ các xã. Ban

Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh thành phố thuộc Sở Văn hóa - Thông tin

đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin quận 5 mở lớp tập huấn về Luật Di

sản văn hóa và những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và phát huy tác dụng di

tích. Quận Bình Thạnh tổ chức mở lớp tập huấn Luật Di sản văn hóa cho toàn thể

Ban Quản trị, nhân viên làm việc tại Lăng Lê Văn Duyệt tham dự.

Trong giai đoạn (2000 - 2005), sau đợt tổng điều tra di tích năm 1999 -

2002, Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh Thành phố đã phối hợp với các

quận, huyện hoàn thành hồ sơ 4 di tích cấp quốc gia. Đến năm 2004, Bộ Văn hóa -

Thông tin ban hành Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2004 Về

việc xếp hạng 04 di tích quốc gia: “Khu căn cứ rừng Sác” huyện Cần Giờ; “Địa

đạo Bến Đình” huyện Củ Chi; “Đình Xuân Hiệp” quận Thủ Đức và “Lăng Trương

Tấn Bửu” quận Phú Nhuận. Bên cạnh đó, Ban Quản lý di tích và danh lam thắng

cảnh Thành phố tiếp tục hoàn tất công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích với các di

tích cấp thành phố đủ điều kiện.

Công tác bảo quản, tu bổ di tích cũng được các ngành chức năng của Thành

phố đặc biệt quan tâm. Hoạt động này còn nhận được sự quan tâm của các đơn vị,

tổ chức đang trực tiếp quản lý di tích, nhất là đối với di tích kiến trúc nghệ thuật.

Trong đó, có di tích đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho công việc tu bổ. Bên cạnh

ngân sách nhà nước cấp cho việc tu bổ, chống xuống cấp di tích thì việc xã hội

hóa công tác bảo tồn di tích được thực hiện khá tốt. Tiêu biểu là: Ban Quản trị ở

một số di tích (chủ yếu là cơ sở tín ngưỡng tôn giáo) đã chủ động thực hiện việc tu

bổ, bảo tồn. Hội quán Ôn Lăng đã chi 1,2 tỷ đồng để di dời các hộ dân lấn chiếm

ao cá và đã tiến hành chỉnh trang lại toàn bộ khu vực ao cá. Hội quán Nghĩa An,

Hội quán Lệ Châu tích cực hỗ trợ di dời các hộ dân ra khỏi di tích, với số tiền ước

tính hàng trăm triệu đồng. Di tích Lăng Lê Văn Duyệt đã chủ động trong việc

chống xuống cấp di tích trong khi chờ đợi dự án tu bổ được phê duyệt [133, tr.6].

65

Tháng 2-2005, trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 54 di tích quốc

gia (trong đó, DTLS là 26; di tích kiến trúc nghệ thuật: 26; 02 di tích khảo cổ); có

13 di tích cấp Thành phố [133].

Nhờ bảo tồn được nhiều giá trị nguyên gốc của di tích nên trong những

năm 2000 - 2005, Thành phố đã thu hút được một số lượng lớn du khách trong

nước và quốc tế đến tham quan. Để có cơ sở vững chắc cho việc bảo tồn và phát

huy các giá trị DTLS, văn hóa trên địa bàn Thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin

Thành phố phối hợp với các cấp chính quyền các quận, huyện xác định định

hướng chiến lược cho các năm tiếp theo là: Quán triệt Quyết định số

1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin

phê duyệt về việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - văn hóa

và danh lam thắng cảnh đến năm 2020. Trong Quyết định đó có một số quan điểm

và giải pháp quan trọng là “bảo tồn phải gắn với việc phát huy những giá trị văn

hóa vật thể và phi vật thể của di tích, ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các

DTLS, di tích cách mạng và kháng chiến. Các di tích khác đầu tư bằng nguồn vốn

ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác” [133, tr.5]. Bên cạnh đó, Thành phố

chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 90/CP của

Chính phủ. Kế hoạch bảo tu, tu bổ DTLS cũng được thực hiện theo phương châm

xã hội hóa và nhận được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.

* Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị

Với vị trí địa lý thuận lợi về phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa nên đô

thị hóa là một quá trình tất yếu, góp phần tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh

tế - xã hội cho Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa và chỉnh trang đô

thị diễn ra như một tất yếu, khách quan. Do vậy, để việc bảo tồn DSVH không

bị ảnh hưởng của quá trình chỉnh trang đô thị, đòi hỏi các ngành chức năng

phải quan tâm sâu sát; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên

quan nhằm kịp thời đề ra giải pháp phù hợp để bảo tồn hệ thống DSVH trên địa

bàn Thành phố.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, chính quyền Thành phố đã sớm cân nhắc

giữa phát triển, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và bảo tồn giá trị DSVH.

Kết quả thực hiện đường lối đổi mới đã tạo ra những thay đổi bộ mặt kinh tế - xã

66

hội của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ những năm

1990, mở cửa kinh tế đã và đang tác động mạnh đến quá trình phát triển đô thị ở

Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tốc độ đô thị hóa nhanh,

đến lượt nó đặt ra những vấn đề cần quan tâm đối với việc cân bằng, hài hòa giữa

phát triển kinh tế và bảo tồn giá trị DSVH đô thị. Ngay ở trung tâm Thành phố Hồ

Chí Minh, sức ép tăng trưởng dẫn đến hiện tượng xây dựng dồn nén nhiều công

trình cao tầng, tạo nên những tác động lớn đối với hệ thống DSVH, danh lam

thắng cảnh của Thành phố. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Thành

phố Hồ Chí Minh khiến cho các di sản kiến trúc bị xâm hại, làm cho vấn đề bảo

tồn gặp nhiều khó khăn; đồng thời, áp lực về kinh tế làm cho các khu vực có di

sản trở thành một món hàng bất động sản hơn là di sản của đô thị. Vì vậy, việc tìm

kiếm giải pháp phù hợp để duy trì, bảo tồn các giá trị DSVH trong bối cảnh phát

triển trở thành yêu cầu mang tính cấp bách của Thành phố.

Đáp ứng yêu cầu đó, nhân dịp kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển,

Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm triển khai Chương trình Nghiên cứu bảo tồn

cảnh quan kiến trúc đô thị. Chương trình do TS. KTS Lê Quang Ninh làm chủ

nhiệm và Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố là cơ quan chủ trì.

Đây là chương trình nghiên cứu có quy mô lớn nhất về bảo tồn cảnh quan kiến

trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình kéo dài 5 năm (1993 - 1997), trong

khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Lyon (Pháp) và Thành phố Hồ Chí Minh, với

mục tiêu nghiên cứu gồm: đánh giá, phân loại, hệ thống các cảnh quan kiến trúc

tiêu biểu của Thành phố. Chương trình đề xuất cách phân loại, xếp hạng theo các

tiêu chí; qua đó, đã phân hệ thống bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị Thành phố

Hồ Chí Minh gồm 04 loại hình: (1) Mảng cảnh quan đô thị tiêu biểu, (2) Tuyến

cảnh quan tiêu biểu, (3) Cụm cảnh quan tiêu biểu, (4) Điểm cảnh quan kiến trúc.

Chương trình nghiên cứu đã đề xuất danh mục 108 đối tượng bảo tồn cảnh quan

kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố. Từ nghiên cứu này, ngày 17-5-1999,

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT Về

việc bảo tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Thông báo nêu rõ “tạm

xác định 108 đối tượng đã được Chương trình nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến

67

trúc đưa vào danh mục và sớm soạn thảo quy chế (tạm thời) để thực thi công tác

này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” [187].

Danh sách 108 công trình bảo tồn là danh sách đầu tiên đề cập đến việc bảo

tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để danh sách này

có hiệu lực thi hành thì Thành phố cần ban hành quy chế nhằm pháp lý hóa các

công trình cần bảo tồn. Tuy nhiên, sau Thông báo số 46, Thành phố vẫn chưa ban

hành quy chế cụ thể nào. Theo Lê Quang Ninh, chủ nhiệm Chương trình, năm

2013, chỉ còn khoảng 70% trong danh mục 108 công trình đã được đề xuất [148].

Hiện tượng trên đã và đang phản ánh nguy cơ về sự “bào mòn ký ức lịch sử” trong

quá trình phát triển của Thành phố.

Trong bối cảnh của sự phát triển, các di sản của Thành phố Hồ Chí Minh

đang chịu nhiều thách thức của quá trình hội nhập kinh tế và đô thị hóa. Vấn đề đặt

ra là, làm thế nào để Thành phố vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn được DSVH?

Nhận thức được vấn đề này, Thành phố đã nghiên cứu thực hiện Đồ án quy hoạch

chung Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 [196]. Tính chất đô thị vẫn là trung tâm

đa chức năng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo

dục và là đầu mối giao thông của toàn miền Nam, cả nước và khu vực.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh năm

1998 [197]. Tính chất đô thị của Thành phố là trung tâm đa chức năng, đóng vai

trò ngày càng quan trọng, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thể hiện ngày

càng rõ qua định hướng phát triển kinh tế - xã hội và Trung ương giao cho Thành

phố Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn 1998 - 2005, Đồ án năm 1998 đã xác định 14 nội dung chủ

yếu trong quy hoạch Thành phố. Đặc biệt, Đồ án đã lưu ý và đặt vấn đề bảo tồn

DSVH. Trong đó, nội dung thứ 5 là: “Chỉnh trang đô thị khu vực nội thành là khu

vực giới hạn phát triển, chủ yếu cải tạo chỉnh trang kết hợp với việc giữ gìn, bảo

vệ các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị” [197]; Nội dung thứ 6 là

“phát triển khu đô thị mới cần được xây dựng theo hướng hiện đại, kết hợp giữ gìn

di tích, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao [197].

68

Như vậy, Đồ án năm 1998 đã xác định đúng định hướng, chú trọng vào thế

mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh, như: (1) khẳng định vai trò quan trọng, vị trí

hàng đầu của Thành phố trong mối quan hệ vùng; (2) hài hòa giữa phát triển

không gian đô thị mới có cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội bền vững với bảo tồn, chỉnh trang khu lõi trung tâm của Thành phố.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH bước đầu được Thành phố

quan tâm. Các cơ quan quản lý di tích đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, sưu

tập, phân loại, công nhận các loại hình di tích. Các cơ quan chức năng và các địa

phương bước đầu đã đầu tư để bảo quản, sửa chữa, nâng cấp, phát huy hiệu quả

hoạt động của các DTLS, văn hóa, truyền thống.

Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích giai đoạn 1998 - 2005 còn

nhiều bất cập:

- Một số quận, huyện chưa thật sự quan tâm công tác này, nhiều quận,

huyện thiếu cán bộ chuyên môn hoặc thiếu tính chủ động nên không tiến hành

được công tác nghiên cứu bước đầu để phối hợp với Ban Quản lý di tích và danh

lam thắng cảnh Thành phố thực hiện việc hoàn thành lý lịch khoa học về di tích

cũng như hồ sơ xếp hạng di tích.

- Đối với DTLS, việc lập được một lý lịch khoa học cho di tích gặp rất

nhiều khó khăn do chủ sở hữu thuộc nhiều thành phần, khó có sự thống nhất trong

nội bộ và phải đầu tư nhiều thời gian. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,

một số các khu di tích, khu tưởng niệm được đầu tư tôn tạo nhưng còn chắp vá;

tình trạng lấn chiếm, xâm hại các khu di tích thường xuyên xảy ra nhưng chưa

được xử lý triệt để.

- Hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc đô thị ở khu vực trung tâm Thành phố

chỉ dừng lại ở công đoạn lập danh mục các công trình cần được bảo tồn. Các bước

nghiên cứu và thực hiện tiếp theo của quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH chưa được khởi động một cách có hệ thống. Trong bối cảnh này, việc triển

khai các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành

phố trở thành nhu cầu cấp bách [115].

69

Tóm lại, giai đoạn 1998 - 2005, công tác bảo tồn DSVH trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở công việc điều tra, kiểm kê, xếp hạng di tích. Tuy

nhiên, kết quả bước đầu trong việc bảo tồn các DSVH là cơ sở để các ngành chức

năng của Thành phố tiếp tục điều chỉnh và tiến tới xây dựng kế hoạch dài hạn cho

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn tiếp theo.

2.2.2.2. Công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa

Phát huy các giá trị DSVH qua hệ thống bảo tàng

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và

văn hóa lớn nhất cả nước, cũng là một trong hai địa phương (Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh) có số lượng bảo tàng nhiều nhất trong cả nước, với sự đa dạng

về loại hình bảo tàng là một ưu thế lớn trong việc tuyên truyền các giá trị của

DSVH đến với người dân. Các bảo tàng tổng hợp, khảo cứu giúp cho công chúng

tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh gắn liền với lịch sử - văn hóa đất nước và con người Việt Nam.

Trong những năm 1998 - 2005, các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã

phát huy công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày, kiểm kê bảo quản tài

liệu hiện vật. Đặc biệt, để đưa các giá trị di sản đến với công chúng, các bảo tàng

luôn quan tâm đổi mới nội dung và hình thức trưng bày sinh động, hấp dẫn. Nội

dung trưng bày thường gắn với công tác giáo dục, tổ chức cho các em học sinh,

sinh viên tham quan, học tập tại bảo tàng.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là bảo tàng đầu tiên xây dựng các chương

trình dành cho công chúng từ năm 2000 và cũng là bảo tàng đầu tiên áp dụng mô

hình trải nghiệm mới cho công chúng. Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng

năm, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã thể nghiệm chương trình "Ông bà cháu

cùng đến bảo tàng" để trải nghiệm về những gì đã đi qua trong chiến tranh, về

những câu chuyện gắn bó với từng hiện vật nơi đây. Với hình ảnh trực quan,

những câu chuyện sinh động của chính ông bà đã giúp thế hệ con cháu học hỏi

nhiều điều quý báu từ chính những câu chuyện của ông bà.

70

Bằng những tư liệu, hình ảnh, hiện vật hiện có tại kho cơ sở Bảo tàng

Chứng tích chiến tranh đã trưng bày phục vụ khách với nhiều chuyên đề khác

nhau, mỗi chuyên đề tạo sự liên kết nhằm nêu bật nội dung truyền thống anh

hùng dân tộc. Không thể hiện rõ nét, chi tiết bản anh hùng ca đất nước như các

bảo tàng cách mạng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã phần nào thể hiện được

truyền thống anh hùng của lịch sử để lại. Nội dung trưng bày là một trong những

hoạt động mang tính chất bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, mặc dù hình thức

thể hiện trưng bày chưa được đầu tư triệt để, giải pháp chưa ứng dụng được các

hình thức trực quan sinh động để tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng

nhưng với mọi khả năng có được, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cố gắng đưa

“Truyền thống anh hùng của đất nước” đến với khách tham quan thông qua các

buổi giao lưu, đối thoại nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm

của công chúng đối với loại hình DSVH này. “Truyền thống anh hùng của dân

tộc Việt Nam” là DSVH phi vật thể được lưu giữ trong trí nhớ của người chiến sĩ

cách mạng, là nguồn tài sản vô hình, nó rất khó được định lượng, nhưng là kho

tàng quý báu của dân tộc Việt Nam. Nếu chúng ta không giữ gìn, kho tàng ấy sẽ

ngày càng bị mai một và đến thời gian nào đó, các nhân chứng lịch sử mất đi,

các câu chuyện kể về những truyền thống cách mạng sẽ bị chìm vào quên lãng.

Việc bảo tồn DSVH phi vật thể đã được Nhà nước Việt Nam dành riêng chương

III với 11 điều trong Luật Di sản văn hóa đã nói lên được tầm quan trọng của

việc giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH thuộc loại hình này. Trong những năm

1998-2005, bên cạnh sưu tầm lưu trữ những thước phim tư liệu quý, Bảo tàng

Chứng tích chiến tranh đã phỏng vấn các nhân chứng chiến tranh và đặc biệt là

tổ chức giao lưu các nhân chứng với khách tham quan. Những câu chuyện kể,

những buổi trò chuyện, những cuộc giao lưu đã đưa “lịch sử” đến với mọi người.

Không văn bản, không chữ nghĩa, không sử sách, mà bằng giọng nói chân tình,

chứng kiến thực tế, các nhân chứng chiến tranh đã đưa công chúng trở về quá

khứ một cách tự nhiên, cuốn hút và đầy thiện cảm. Người nghe không thể tránh

được xúc động khi chính người kể là người đã tham gia vào các trận chiến chống

kẻ thù và chính họ chứng kiến cảnh đồng đội mình ngã xuống vì Tổ quốc.

71

Đó là những câu chuyện mang tính lịch sử và chân thật rất dễ đi vào lòng

người, những buổi giao lưu với sinh viên đã giúp cho các em tự hào về dân tộc và

có những nghĩa cử rất cao đẹp là sẵn sàng chăm sóc các cô chú bệnh tật khi biết

được hoàn cảnh cô chú khó khăn. Những buổi trò chuyện giữa cựu chiến binh

Việt Nam và cựu chiến binh các nước tham chiến đã làm cho đối phương rất khâm

phục và họ tỏ ra hối hận khi đã tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa này.

Trong một thế giới phát triển mạnh và đầy biến động nhiều giá trị mới được

sinh ra song song với sự mất đi của một số giá trị truyền thống. Bảo tàng Chứng

tích chiến tranh mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống anh hùng dân

tộc thông qua những câu chuyện của chính nhân chứng lịch sử kể lại. Tùy theo đối

tượng khách yêu cầu mà Bảo tàng chọn nội dung phù hợp, ví dụ sinh viên Trường

Đại học Văn hóa thường sẽ giao lưu với các văn công thời chiến, học sinh giao

lưu với nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, bộ đội giao lưu với các cô chú cựu tù

chính trị,… Trong quá trình tổ chức, đơn vị cũng đã quay phim, chụp ảnh, ghi

chép và lập “ngân hàng dữ liệu” để gìn giữ cho mai sau.

Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã có những hình thức và phương pháp đạt hiệu

quả và mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc xã hội hóa là việc bảo tàng

vận động, mời gọi nhiều thành phần của xã hội, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức

hội đoàn, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các cá nhân tham gia vào công

tác tuyên truyền, giới thiệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng với những hình thức

phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của công chúng ở thành

phố. Đây là phương pháp để Bảo tàng Tôn Đức Thắng thực hiện “đưa Bảo tàng

đến với công chúng”, “Bảo tàng đến với công nhân”, “Bảo tàng với học đường”.

Trong công tác phát huy các giá trị truyền thống, Bảo tàng phối hợp với

Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm về “Thân thế và sự nghiệp

Chủ tịch Tôn Đức Thắng” nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên

Việt Nam và Ngày Truyền thống Thanh niên công nhân Thành phố 15/10; phối

hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Hội thi “Chủ tịch Tôn Đức Thắng

- Một nhân cách lớn” trong cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học

sinh, sinh viên, các lực lượng vũ trang và cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm ngày thành

72

lập Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(20/8/1888 - 20/8/2003). Hội thi này thu hút trên 100.000 bài tham gia dự thi. Có

thể nói, hội thi đã tạo một phong trào học tập, tìm hiểu về Chủ tịch Tôn Đức

Thắng; đồng thời, là đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, viên chức và công nhân

lao động tại khắp các công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố.

Với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu sưu tầm, trưng bày giới thiệu về

lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh; phát huy

các giá trị DSVH thông qua tài liệu hiện vật, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

đã xây dựng định hướng phát triển từng giai đoạn với những chương trình, giải

pháp cụ thể như xây dựng các nội dung trưng bày chuyên đề mang tính chuyên

sâu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan, gắn với nhiệm vụ

chính trị của Ngành và của Thành phố như: “Đảng Cộng sản Việt Nam - 70 năm

xây dựng và trưởng thành”, “70 năm Công đoàn Việt Nam”, “Thành phố Hồ Chí

Minh năng động - sáng tạo”, “54 năm Ngành Văn hóa -Thông tin”, “Âm vang

Điện Biên”, “Kỷ vật của những người đi B”, “Việt Nam qua các kỳ SEA

Games”, “Thành phố Hồ Chí Minh đô thị hóa”, “Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí

thư đầu tiên của Đảng”, “50 năm Đề cương cách mạng miền Nam”, “1000 năm

Gốm Việt”, “Mỹ thuật cổ trong DSVH Nam Bộ”, “45 năm Xuân Mậu Thân -

Hồi ức từ những hiện vật bảo tàng”…

Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động chuyên môn, dịch vụ bổ trợ nhằm

làm đa dạng và phong phú thêm hoạt động của Bảo tàng, phát huy tiềm năng trí

tuệ và vật chất của mạng lưới cộng tác viên, các đồng chí lão thành cách mạng,

các nhà khoa học, sưu tập tư nhân như phối hợp tổ chức trưng bày nhiều chuyên

đề đạt hiệu quả cao: “Gốm Sài Gòn và các vùng phụ cận”, “Tượng thờ dân gian

Nam Bộ”, “Văn hóa dân gian Nam Bộ”, “Tiền Việt Nam”, “Nét văn hóa Tây

Nguyên”, “Sài Gòn xưa”, “Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội”…

Các cuộc trưng bày này đã bổ sung các sưu tập hiện vật có giá trị cho Bảo tàng.

Bên cạnh đó, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức các hoạt động giao

lưu sinh hoạt chuyên đề và trình diễn nghệ thuật dân tộc, như: Vấn đề bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH phi vật thể, về nhạc khí dân tộc Việt Nam, tính ước lệ

73

trong nghệ thuật hát bội, Đờn ca tài tử và sân khấu cải lương, các điệu hò, lý Nam

Bộ; giao lưu kỷ niệm 50 năm Đường Trường Sơn huyền thoại, giao lưu kỷ niệm

60 năm ngày Truyền thống học sinh - sinh viên 9/1… Nhiều cuộc hội thảo, tọa

đàm được tổ chức về các đề tài: Nam Bộ kháng chiến, Nhà trí thức cách mạng

Nguyễn An Ninh, Sĩ phu yêu nước Phan Châu Trinh, về Cách mạng Tháng Mười

Nga, về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Sơn - Một thời nhớ mãi, 30/4

- Nhớ mùa Xuân lịch sử, Khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô

thị hóa... Bên cạnh đó, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh còn hỗ trợ, giúp các đơn

vị và cá nhân trong việc xây dựng nhà truyền thống như Nhà truyền thống Liên

đoàn Lao động Thành phố, Nhà truyền thống Bộ Tư lệnh Thành phố, Nhà trưng

bày Nguyễn An Ninh, Nhà truyền thống Học viện Chính trị khu vực II, Bảo tàng

Văn hóa - Lịch sử (thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố),

kiểm kê phân loại trên 30.000 ảnh tư liệu của Giáo sư Trần Văn Khê…

Để phát huy hiệu quả của nội dung trưng bày, Bảo tàng luôn gắn với công

tác giáo dục, tổ chức cho học sinh tham quan, triển khai chương trình “Học lịch sử

tại Bảo tàng”, tổ chức cho học sinh - sinh viên giao lưu với nhân chứng lịch sử;

tập huấn cho giáo viên về công tác bảo tàng và giới thiệu các ngành nghề thủ công

truyền thống; phối hợp tổ chức câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”... Đẩy mạnh và đi vào

chiều sâu các hoạt động giáo dục bằng cách tổ chức các hoạt động tuyên truyền

gắn kết với sự kiện lịch sử, các cuộc trưng bày mới. Đặc biệt là việc triển khai

thực hiện kế hoạch liên tịch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,

v.v… nhằm tạo một môi trường giáo dục trong bảo tàng.

Năm 2004, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đưa vào hoạt động

phòng khám phá với mục đích tạo ra những trưng bày nhỏ và những hoạt động

dành cho các em học sinh, phù hợp với lứa tuổi và khả năng, giúp các em dễ hiểu

và dễ nhận biết kiến thức về cuộc sống. Chương trình phòng khám phá của Bảo

tàng Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên được thay đổi, bổ sung những nội

dung mới, nhưng theo chủ đề cụ thể, như: Nhạc cụ Việt Nam, ngành nghề truyền

thống, tự thiết lập các địa danh tỉnh, thành trên bản đồ đất nước Việt Nam hoặc

Thành phố Hồ Chí Minh.

74

Bảng 2.1: Số lượt khách đến tham quan các bảo tàng

ĐVT: lượt người

Đơn vị 1998 2000 2005

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 34,565 143,418 241,250

Bảo tàng Mỹ Thuật 58,450 62,460 86,900

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh 340.988 335,162 398,076

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh 197,275 220,417 377,895

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 101,427 374,000

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 115,000 133,329 146,298

Bảo tàng Tôn Đức Thắng 225,082 98,874 59,947

Nguồn: [160]

Bảng 2.2: Số cuộc trưng bày triển lãm

Đơn vị 1998 2000 2005

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 4 14 14

Bảo tàng Mỹ Thuật 5 7 2

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh 10 12 13

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh 5 11 12

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 5 7

Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 9 8 6

Bảo tàng Tôn Đức Thắng 2 2 3

Nguồn: [160]

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, yêu cầu cảm thụ khi đến với bảo tàng của

công chúng ngày càng gia tăng, họ muốn được trải nghiệm, giao tiếp, vì thế, các

bảo tàng trên địa bàn Thành phố thường xuyên đổi mới theo hướng năng động, tổ

chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục với những chương trình phù hợp cho

từng đối tượng. Bên cạnh việc tham quan bảo tàng để cảm nhận, du khách còn

được trực tiếp ngắm nhìn những hiện vật được lưu giữ và được tìm hiểu một cách

tường tận. Việc tiếp cận với các hiện vật gốc, những tài liệu gốc và nhân vật lịch

sử đã tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng và xã hội, giữa công

chúng với bảo tàng.

75

Do DSVH có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách con người Việt

Nam hiện đại, các bảo tàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua nhiều

hình thức để DSVH của dân tộc Việt Nam đến được với công chúng trong và

ngoài nước, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt Nam.

Phát huy các giá trị DSVH qua du lịch

Là thành phố nằm ở trung tâm Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng

lưới giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy; là một trong những cầu nối

giữa Việt Nam và quốc tế. Thành phố còn là nơi tập trung của nhiều thành phần

tộc người cư trú, với sự đa dạng của văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối

sống. Hơn nữa, ở vùng đất này, do lịch sử phát triển, còn chứa đựng nhiều tiềm

năng du lịch. Đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như: DTLS địa đạo Củ Chi,

Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, cảng Nhà Rồng, Nhà thờ Đức

Bà, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Thành phố, Bưu điện và các trung

tâm giải trí, như công viên văn hóa Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên. Bên cạnh đó,

Thành phố còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên như các khu du lịch sinh thái, về

đặc điểm sinh thái, văn hóa Thành phố chứa đựng trong nó văn hóa đô thị và văn

hóa nông thôn, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển.Thành phố là điểm giao nhau

giữa văn hóa Đông Nam Bộ bán bình nguyên và văn hóa Tây Nam Bộ sông nước.

Đây là lợi thế cho phát triển du lịch của Thành phố.

Với tiềm năng du lịch phong phú, từ năm 1998 đến năm 2005, ngành du

lịch Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2002, trên cơ sở đề xuất của

Sở Du lịch Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định

thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Vì vậy, năm 2003, do ảnh hưởng của dịch

SARS, lượng khách đến Thành phố giảm, nhưng với tinh thần sáng tạo, dám nghĩ,

dám làm, Thành phố đã có những đột phá nhằm phát triển du lịch. Năm 2004, Sở

Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thành phố phối hợp với khu du lịch Văn hóa Suối

Tiên nâng tầm Hội Trái cây truyền thống Suối Tiên thành sự kiện văn hóa, du lịch

của Thành phố với tên gọi Lễ hội Trái cây Nam Bộ. Cũng trong năm 2004, Thành

phố chính thức nâng "hồn" đường hoa Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng văn hóa

Tết Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thành phố tổ chức thường

niên Ngày hội Du lịch (kế thừa từ sự kiện Liên hoan du lịch Đất Phương Nam giai

76

đoạn 1999-2003). Những hoạt động này như điểm nhấn thúc đẩy ngành du lịch

Thành phố phát triển, mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch đến

với Thành phố.

Vì vậy, mặc dù trong từng giai đoạn khác nhau, tình hình khác nhau và trên

thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị, ảnh hưởng không nhỏ đến kết

quả thực hiện các chỉ tiêu của ngành du lịch. Tuy nhiên, doanh thu ngành du lịch

Thành phố vẫn đạt trung bình từ 8-11% trong GDP của Thành phố và 40-45%

doanh thu toàn ngành du lịch cả nước. Trong nhiều năm, lượng khách quốc tế đến

Thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm tỉ lệ trên 50% khách quốc tế đến Việt Nam

[193]. Theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng du

khách đến Thành phố tăng dần qua các năm: năm 2001 có 1.226.400 lượt người;

năm 2002 có 1.433.000 lượt; năm 2003 là 1.302.000; năm 2004 tăng 1.580.000;

năm 2005 là 2.350.000 lượt [193].

Năm 2000 là năm đầu tiên của Chương trình hành động quốc gia về du lịch,

khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh là 1.100.000 lượt, thì đến năm 2005

đạt 2.000.000 lượt [193]. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả

trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế, với tỉ lệ 20-30%/năm. Với lượng

khách đông như vậy, nên Thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò là trung tâm

du lịch của cả nước, ngành du lịch Thành phố đã và đang góp phần thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố, bảo tồn và phát huy được các giá trị

DSVH, tài nguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, giai đoạn 1998 - 2005, lượng khách đến Thành phố kết hợp du

lịch và tham gia sự kiện, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc đang hiện diện ở hệ thống DSVH của Thành phố Hồ Chí

Minh. Đây chính là vấn đề mà du lịch Thành phố cần hướng tới, chứ không đơn

thuần là tăng số lượng khách mỗi năm, sản phẩm du lịch của Thành phố tuy phong

phú, nhưng chưa có sản phẩm đặc trưng. Nguồn tài nguyên để phát triển du lịch đa

dạng, phong phú nhưng ngành du lịch Thành phố chưa phát triển mạnh, bởi chưa

dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này. Để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, Thành

phố cần đầu tư khai thác và khai thác để bảo tồn các giá trị DSVH, tạo ra sản

phẩm cho du lịch. Đồng thời, ngành du lịch Thành phố cần thay đổi cách làm du

77

lịch và có đột phá. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả cần được xem xét

và thực hiện. Nghĩa là, phát triển du lịch cần phải liên kết với các ngành khác để

cùng phát triển, chẳng hạn như, làm du lịch gắn với làng nghề truyền thống, gắn

với du lịch sinh thái... để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, mô hình du lịch hấp

dẫn nhằm thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng cần

được chú trọng, nhất là đối với các tầng lớp nhân dân để người dân thấy được vai

trò của mình trong việc tham gia phát triển du lịch, nhằm phát triển kinh tế - xã

hội và nâng cao đời sống của chính họ.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm 1998-2005, nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH đối với việc xây dựng nền văn hóa

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước đã chú trọng giữ gìn và phát

huy các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể. Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng và

các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về văn hóa luôn nhấn

mạnh đến vấn đề này. Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa, Chính phủ xây

dựng Đề án về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Sự quan tâm của Đảng, Nhà

nước đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH đã góp phần định

hướng cho các địa phương trong cả nước thực hiện hiệu quả công tác này phù hợp

với tình hình thực tiễn tại địa phương mình.

Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, vì hơn 300 năm

trước, Bến Nghé - Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Bắc, Trung

đến lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng

hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trở thành

một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa

Pháp, Mỹ. Vì vậy, nơi đây là địa điểm giao thoa giữa các nền văn hóa; mảnh đất

này chứa đựng nhiều DSVH mang đậm dấu ấn phát triển của vùng đất trẻ. Đó là

những công trình kiến trúc cổ như Bến Nhà Rồng, đến Quốc Tố, Dinh Xã Tây

(Trụ sở UBND Thành phố), Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ

(chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên); hệ thống các nhà thờ

78

cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…); các di tích lịch sử - cách

mạng gắn với những chiến công hiển hách của cách mạng Việt Nam, như: Địa đạo

Củ Chi, Dinh Độc lập.

Nhận thức rõ tiềm năng, thế mạnh và nguồn di sản quý báu của Thành phố;

đồng thời, quán triệt Nghị quyết Trung ương năm Khóa VIII của Đảng, Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định những chủ trương, chương trình

đúng đắn về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với tình hình thực tế

của của Thành phố, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo chính quyền các cấp, Sở Văn hóa

- Thông tin và ngành Văn hóa, cũng như các địa phương xây dựng các chương

trình, kế hoạch hoạt động góp phần làm cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị

DSVH. Công tác bảo tồn các DSVH đã góp phần giữ gìn báu vật DSVH đặc sắc

của Thành phố, hệ thống DTLS - cách mạng, các DSVH vật thể và phi vật thể

từng bước được quy hoạch, sưu tầm, xây dựng kế hoạch trùng tu, bảo tồn. Hệ

thống DSVH từng bước được phát huy nhằm giáo dục truyền thống cho cán bộ,

đảng viên và nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH mới đạt kết quả

bước đầu, chưa khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của các giá trị DSVH,

phục vụ sự phát triển bền vững của Thành phố.

79

Chương 3

QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO

CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO

TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

3.1.1. Những nhân tố mới tác động đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá

trị các di sản văn hóa

Tình hình thế giới: Những năm 2006-2010, tình hình thế giới diễn biến hết

sức phức tạp. Hòa bình và hợp tác là xu thế chung của tất cả các quốc gia, dân tộc.

Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tranh thủ vốn,

kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài để phát triển kinh tế song cũng chứa đựng

nguy cơ phụ thuộc vào các nước phát triển. Đó là những yếu tố tiềm ẩn gây mất

ổn định, đe dọa sự phát triển bền vững.

Toàn cầu hóa tạo điều kiện mở rộng không gian giao lưu văn, góp phần bổ

sung các giá trị văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Thông qua quá trình này mà

văn hóa của mỗi dân tộc - quốc gia có dịp khuyếch trương các giá trị văn hóa của

dân tộc mình; đồng thời, tiếp nhận những giá trị mới từ các nền văn hóa khác. Quá

trình đó cũng khiến cho sự đa dạng văn hóa tại mỗi quốc gia - dân tộc ngày càng

phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của văn hóa toàn nhân loại. Quá trình

giao lưu, hợp tác văn hóa cũng là quá trình thử thách bản lĩnh văn hóa của mỗi

quốc gia - dân tộc, là quá trình bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn

hóa dân tộc. Bản chất tốt đẹp của giao lưu văn hóa là sự đối thoại bình đẳng và

rộng mở. Chính sự đối thoại cởi mở và bình đẳng là nguồn lực tạo ra sự phong

phú và tính độc đáo của mỗi nền văn hóa. Thông qua hoạt động giao lưu, hợp tác

văn hóa, con người Việt Nam đã tạo được những dấu ấn sâu sắc với bạn bè quốc

tế. Thế giới biết đến khí phách, tinh thần quật khởi đấu tranh bảo vệ độc lập dân

tộc của dân tộc Việt Nam; tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động; bản tính hiền

hòa, trọng nghĩa tình; văn hóa - nghệ thuật truyền thống và ẩm thực Việt Nam.

80

Tuy nhiên, toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi, là quá trình khó tránh khỏi sự

xung đột văn hóa. Toàn cầu hóa về kinh tế dẫn đến sự xâm lấn về thông tin, hình

thành thế giới phẳng, không biên giới về văn hóa. Trước sự du nhập văn hóa mang

tính toàn cầu, nhiều giá trị tốt đẹp trong nếp sống, phong tục tập quán, lễ nghi của

dân tộc bị mai một; sự lai căng trong ngôn ngữ, giao tiếp, kiểu mẫu thời trang và

nếp sinh hoạt lại trở thành thời thượng. Những điều đó đang tạo ra sự đồng nhất các

hệ thống giá trị và đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của văn hóa dân tộc. Nguy

cơ nhất thể hóa về văn hóa ngày càng hiện hữu đối với các quốc gia - dân tộc.

Ở trong nước: những thành tựu đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết

Đại hội Đảng lần thứ IX và sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đã tạo cơ hội

để nước ta phát triển kinh tế với nhịp độ nhanh và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên,

đất nước cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều

nước trong khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đề ra

phương hướng tổng quát 5 năm 2006-2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công

cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước.

Trên lĩnh vực văn hóa, Đại hội chủ trương: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và

nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn

chặt và đồng bộ hơn với kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội" [46, tr.106].

Đại hội xác định những định hướng phát triển văn hóa đến năm 2010, trong

đó, một trong những định hướng quan trọng là: Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn,

tôn tạo các DTLS cách mạng và kháng chiến; các DSVH vật thể và phi vật thể;

các giá trị văn hóa - nghệ thuật, văn nghệ dân gian, tiếng nói, chữ viết, thuần

phong mỹ tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước tình trạng bản sắc

dân tộc đang "mờ dần", thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH và giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề

cấp thiết cùng với việc chống lại các trào lưu tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái

81

với những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam và những giá trị cao quý của loài người. Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của sự

nghiệp văn hóa là xây dựng con người Việt Nam hội tụ và kết tinh những giá trị

truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Đó là những chuẩn mực văn hóa mới,

đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là đẩy mạnh chấn hưng nền văn hóa dân tộc trên cơ

sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với không ngừng tiếp biến

văn hóa toàn nhân loại. Trong đó, yếu tố nội sinh về văn hóa phải giữ vai trò

quyết định. Bởi lẽ, nội lực của dân tộc càng mạnh thì càng có nhiều cơ hội và khả

năng tiếp nhận, chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại, đồng thời có đủ bản lĩnh,

trình độ để "đồng hóa" các yếu tố ngoại sinh trở thành chất xúc tác cho sự phát

triển hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn

hóa, DSVH và bản sắc dân tộc đóng vai trò quyết định như là "bộ lọc" để chiết

xuất muôn vàn vòng sáng đa sắc văn hóa toàn nhân loại. Thông qua hội nhập và

giao lưu văn hóa sẽ góp phần làm phong phú, hiện đại, làm đậm đà và bền vững

thêm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Tình hình Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,

du lịch lớn của đất nước. Với vị thế như vậy, Thành phố cần tăng tốc phát triển và

chủ động hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới nhằm phấn đấu đến năm 2010, đạt

mục tiêu: Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; phát huy dân chủ và sức mạnh

của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt

qua thách thức, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân

dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày

càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ,

khoa học - công nghệ của khu vực Đông - Nam Á; góp phần quan trọng vào sự

nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Là một thành phố trẻ, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh luôn có sự năng

động trong quá trình phát triển và ẩn sâu trong lòng Thành phố lại chứa đựng

82

nhiều giá trị văn hóa nhân văn, chiều sâu lịch sử được kết tinh từ sự giao lưu của

nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng văn hóa dân tộc. Vì vậy, Thành phố có

thế mạnh về du lịch đô thị, văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái

(như khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ) và du lịch MICE (là loại

hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen

thưởng của công ty dành cho nhân viên, đối tác, khách hàng).

Trong những năm 2002 - 2012, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ

Chính trị khóa X Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2010, trong bối cảnh vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn, thách

thức, với tinh thần “vì cả nước, cùng cả nước”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân

Thành phố đã quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện sáng tạo các nghị quyết, chủ

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực văn hóa nói chung, bảo tồn DSVH có

sự chuyển biến tích cực.

Bên cạnh các công trình văn hóa được bảo tồn và xây dựng thì chất lượng

công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được nâng lên cùng với việc phát triển

các khu đô thị mới, chỉnh trang các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Khắp nơi trong Thành phố, các dự án, công trình tiếp tục được xây dựng và đưa

vào sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, góp phần không chỉ

cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến trúc đô

thị mới. Song song với việc tập trung phát triển đô thị, Thành phố cũng tập trung

nghiên cứu bảo tồn các DSVH, lịch sử, kiến trúc trên địa bàn thành phố, như thành

lập Ban Chỉ đạo bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị nhằm bảo tồn và phát huy

giá trị hệ thống các công trình kiến trúc và cảnh quan đô thị cần bảo vệ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, do áp lực phát triển kinh tế và đô thi hóa nên

việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển đang là một bài toán khó đối với

Đảng bộ, chính quyền Thành phố. Là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa; là đô thị

trẻ đầy năng động, sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phải giải quyết mâu

thuẫn giữa đô thị hóa, hiện đại hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH. Trong

quá trình phát triển, do không kiểm soát tốt nên đã xảy ra tình trạng rất nhiều

83

công trình có giá trị văn hóa, lịch sử biến mất. Ví dụ: Công viên Chi Lăng

được xây dựng năm 1890 bị thay đổi tính chất là công viên công cộng vào

năm 2010; Cây cầu sắt bắc qua kênh Thị Nghè trong Thảo Cầm Viên xây

dựng năm 1927 bị dỡ bỏ năm 1990. Trong qua trình xây dựng đại lộ Đông -

Tây, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt thì hàng loạt dãy nhà cổ mang phong cách

kiến trúc Nam Trung Hoa cũng bị phá bỏ hoàn toàn, không còn dấu tích, gần

đây nhất là trường hợp di tích Ba Son, thương xá Tax. Điều đó cho thấy, công

tác bảo tồn DSVH trong quá trình cải tạo nâng cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh

còn nhiều bất cập.

Là một trong những địa phương diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ với

những con đường được mở rộng, những ngôi nhà cao tầng mới mọc lên, dân số

gia tăng..., nếu Thành phố không có chính sách quy hoạch tốt sẽ ảnh hưởng đến

cảnh quan, môi trường, hệ thống DSVH. Trong cơn lốc đô thị hóa, nhiều công

trình kiến trúc lịch sử bị mất đi, thay cho những tòa cao ốc hiện đại. Từ đó đặt ra

vấn đề: làm thế nào để tạo sự hài hòa giữa tư duy hiện đại và quá khứ hoài niệm?

làm thế nào để chuyển tải một quá khứ đô thị vào thành phố hiện đại và hướng

đến tương lai? bảo tồn và phát triển là hai vấn đề có mối quan hệ hết sức mật

thiết. Vì vậy, để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, giàu bản sắc thì đòi

hỏi trong quá trình phát triển đô thị, Chính quyền Thành phố cần quan tâm đến

công tác bảo tồn DSVH.

Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng côn trùng, mối mọt cũng là

những nhân tố thường xuyên tác động mạnh đến công tác bảo tồn DSVH của

Thành phố. Nếu không có những biện pháp cụ thể để bảo tồn thì nhiều DSVH, đặc

biệt là DSVH vật thể, hệ thống di tích của Thành phố sẽ bị biến dạnh, thậm chí bị

xóa sổ.

Kinh tế và dân số gia tăng nhưng hạ tầng cơ sở không theo kịp đã khiến

môi trường sống ở Thành phố Hồ Chí Minh bị xuống cấp; việc bảo tồn DSVH

ngày càng trở nên bất cập. Trong quá trình phát triển kinh tế, những giá trị DSVH

thường bị khai thác quá mức, thậm chí làm sai lệch, biến dạng các giá trị đó, ví dụ

rõ nhất là lễ hội. Những lễ hội truyền thống được khai thác để phát triển du lịch,

84

dẫn đến tình trạng thương mại hóa, nguyên bản dân gian của lễ và nhất là phần hội

bị cải biến, mê tín dị đoan phát triển, gây ô nhiễm môi trường văn hóa và môi

trường sinh thái.

Công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố còn nhiều bất cập.

Do thiếu quy định phân cấp, nên các ban quản lý di tích mang tính chất liên

ngành được thành lập hoạt động chưa ổn định, chưa thực sự đạt hiệu quả trong

quản lý, điều hành các công việc tại di tích.

Việc quản lý và khai thác di tích chưa thực hiện đồng bộ, dẫn đến tình trạng

công trình di tích bị xuống cấp không kịp thời được bảo quản, tu bổ; còn trông

chờ, ỷ lại vào kế hoạch tu bổ di tích của Thành phố và kinh phí đầu tư tu bổ từ

nguồn ngân sách Nhà nước. Do thiếu quy định về phân cấp bảo quản, tu bổ di tích

nên các địa phương chưa thật sự chủ động áp dụng các quy định về phân cấp đầu

tư của quận, huyện để giải quyết các trường hợp cấp bách như tu sửa khẩn cấp di

tích nhằm tránh khả năng sập đổ, bảo quản, tu bổ di tích ở quy mô nhỏ.

Từ thực tiễn nêu trên, cần thiết phải thực hiện phân cấp quản lý di tích, với

mục tiêu là đưa ra được các quy định về giao quản lý di tích cho cơ sở, quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp cơ sở trong quản lý và phối hợp quản

lý di tích trên địa bàn Thành phố; phát huy sự chủ động của các cấp cơ sở, của

cộng đồng trong bảo tồn, tôn tạo di tích; kịp thời đề ra những giải pháp phù hợp

trong hoạt động quản lý di tích theo đúng quy định pháp luật về DSVH và các quy

định pháp luật có liên quan.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, do áp lực của

quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa nên việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và

phát triển đang là bài toán khó cho các nhà quản lý đô thị.

Trên quan điểm toàn diện nhìn nhận về DSVH, cần phải nhận thức rõ:

DSVH ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ của riêng cộng đồng cư

dân Thành phố hay của miền Nam, mà di sản này cần được coi là của cả nước. Vì

vậy, các cấp chính quyền Thành phố cần có chính sách và thực thi chính sách

quản lý đô thị và quản lý văn hóa đô thị cho phù hợp, khoa học để giữ gìn được

“hồn đô thị” trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa.

85

3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (năm 2005)

diễn ra vào lúc toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân Thành phố đã tổ chức kỷ niệm

30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đón nhận danh hiệu

“Thành phố Anh hùng”.

Đại hội đã đánh giá khái quát 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới tại

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả đạt được sau 20 năm đổi mới không chỉ khôi

phục và phát triển kinh tế, chính trị mà còn giữ vững sự ổn định, góp phần quan

trọng vào giữ vững ổn định chung của đất nước. Trên cơ sở đó, Đại hội chủ

trương: “Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa” để “xây dựng Thành phố Hồ

Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại… góp phần quan trọng trong sự nghiệp

đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [38, tr.48-49].

Đề cập đến những thành tựu phát triển văn hóa, Đại hội Đảng bộ Thành phồ Hồ

Chí Minh lần thứ VIII khẳng định: Đời sống văn hóa của nhân dân Thành phố

từng bước được nâng lên. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

như lòng nhân ái, nghĩa tình, giúp đỡ người nghèo, năng động, sáng tạo được chú

ý phát huy… Công trình Khu tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên lịch sử

văn hóa các dân tộc đã hoàn thành những hạng mục chính [38, tr.24]. Đặc biệt,

Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện tốt nhiều phong trào xã hội - từ thiện:

xóa đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

đem lại nụ cười cho trẻ thơ; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Đó là

những kết quả thiết thực, “có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội rộng lớn và

có sức lan tỏa, thể hiện sinh động bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa” [38, tr.16-17].

Đại hội xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa những năm

(2006 - 2010) là:

Phát triển văn hóa của Thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần manh

nét đặc trưng của nhân dân Thành phố… Tập trung đầu tư cho những

công trình văn hóa tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong đời sống văn

hóa của Thành phố và các tỉnh phía Nam [38, tr.58-59].

86

Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã đề

ra các giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đề

ra giải pháp về văn hóa:

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa nhằm tạo lập môi trường văn

hóa lành mạnh từ gia đình, thôn ấp, khu phố, phường - xã. Đầu tư thích

đáng và coi trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa

để qua đó giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước, tự

hào và tự tôn dân tộc [38, tr.84].

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (2010) diễn

ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước vừa có những thuận lợi và cơ hội, vừa

phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen. Đặc biệt, sự tác động tiêu

cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2007

đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả nước nói chung và Thành phố nói

riêng. Trước những thách thức đó, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí

Minh chủ trương tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh sự

nghiệp đổi mới.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được trên lĩnh vực văn hóa những năm

2005 - 2010, Đại hội khẳng định: "Đời sống văn hóa của nhân dân Thành phố

được nâng lên một bước, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

của con người Thành phố tiếp tục được khơi dậy, phát huy; các thiết chế, công

trình văn hóa được đầu tư, nâng cấp" [35, tr.141].

Phát huy những thành quả đó, Đại hội xác định nhiệm vụ về văn hóa trong

những năm 2010 - 2015 là:

Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân

Thành phố;… đầu tư xây dựng Nhà hát giao hưởng - nhạc vũ kịch, Bảo

tàng Thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế, công

trình văn hóa… [39, tr.55].

Đại hội tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2010 - 2015

và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 là:

87

Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và sức mạnh

đại đoàn kế toàn dân tộc;…đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng

bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo,

khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á [39, tr.44].

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 Về

nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2013, đề ra phương hướng,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa cho Thành phố, trong đó, chỉ rõ: Tập trung

đầu tư những công trình văn hóa trọng điểm, mang tính biểu trưng, thực hiện tốt

việc bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH dân tộc.

Bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH luôn đồng hành trong sự phát triển

của Thành phố. Để phát huy các giá trị DSVH, các cơ quan chức năng của

Thành phố đã xác định rõ thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh là du lịch

cùng với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, như: Các khu

DTLS; hệ thống bảo tàng, như: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch

sử; các công trình kiến trúc có niên đại 100 năm về trước: Bưu điện Thành phố

Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến

Thành. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các Chùa kiến

trúc Việt - Hoa như Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu.

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch

đặc sản và độc đáo cao.

Xác định rõ tiềm năng to lớn của các DSVH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh luôn quan tâm gắn phát triển du lịch với việc khai thác các giá trị văn hóa

đặc sắc, đặc biệt là hệ thống DTLS - văn hóa. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ

X (2015) nhấn mạnh chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa:

Xây dựng môi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện… Bảo

tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các

giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của Nhân dân thành phố; tập trung xây

dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu, mang tầm vóc khu vực, tương

xứng với lịch sử, vai trò, vị trí của một đô thị đặc biệt [40, tr.136-137].

88

Nhận thức của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công

tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được nâng lên một bước. Thể hiện rõ

trong chủ trương của các kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố. Nếu như, Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX xác định 6 chương trình đột phá, nhưng chưa

có chương trình liên quan đến văn hóa, đến Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh lần thứ X, Thành ủy xác định 7 chương trình đột phá, trong đó, bổ sung

chương trình thứ bảy:

Chỉnh trang và phát triển đô thị. Mục đích của chương trình này nhằm

tổ chức lại cuộc sống của dân cư, cải thiện điều kiện sống của nhân dân,

tạo môi trường sống tốt hơn, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh

quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị đặc biệt

nhưng vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua hệ thống DSVH

[40, tr.166-167].

Khi xác định nhiệm vụ để phát triển du lịch, khai thác lợi thế tài nguyên du

lịch, phát triển du lịch xanh, bền vững gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hóa đặc trưng của thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, Ban Thường

vụ Thành ủy yêu cầu: Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn, đồng bộ,

đặc sắc, hấp dẫn, giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh với các quốc gia

trong khu vực và thế giới, hướng đến các thị trường mục tiêu, tiềm năng; đẩy

mạnh các loại hình du lịch có thế mạnh của Thành phố như du lịch ẩm thực,

chương trình homestay để du khách tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống của

thành phố… [162].

Như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế và sự

giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp

thời hoạch định chủ trương về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với

tình hình thực tế của Thành phố và xu thế phát triển của thời đại. Chủ trương đó

được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn các DSVH nói

riêng có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát

triển toàn diện, bền vững, hướng đến những giá trị nhân văn, dân chủ, văn minh.

89

Đây là chủ trương phù hợp với quan điểm của Đảng: Văn hóa là mục tiêu và là

động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thứ hai, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh như: các DTLS, các di sản kiến trúc, các lễ hội truyền

thống gắn với phát triển du lịch, nhằm quảng bá văn hóa, giá trị văn hóa, truyền

thống tốt đẹp của nhân dân Thành phố đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc

tế, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của các tua, các tuyến du lịch, thúc đẩy sự

phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế thành phố nói chung; đồng thời,

phát huy tiềm năng DSVH, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối

với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Trên cơ sở đó, khắc phục tình

trạng xâm lấn di tích, phá hoại các DSVH trên địa bàn Thành phố. Qua đó, nâng

cao ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của mỗi người dân

Thành phố.

3.2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO

TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

3.2.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa

3.2.1.1. Công tác điều tra và xếp hạng di tích

Nhằm tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt và mang lại những hiệu quả thiết

thực, năm 2006, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh

Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch

sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã

thực hiện Đề án “Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2020” với nội dung:

- Đối với di tích đã được xếp hạng, khảo sát, nghiên cứu tình hình quản lý,

sử dụng, phát huy giá trị di tích; tình trạng di tích bị xuống cấp, tình trạng di tích

bị xâm hại, lấn chiếm nhằm đề xuất hướng giải quyết và phân kỳ việc thực hiện.

- Đối với công trình, địa điểm có dấu hiệu di tích, khảo sát, nghiên cứu từng

công trình, địa điểm, nếu xét thấy có đủ tiêu chí sẽ lập danh mục kiểm kê di tích.

90

- Mục tiêu của Đề án là: Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và

đang được xếp hạng. Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong

việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là

thế hệ trẻ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án, UBND Thành phố Hồ Chí Minh

ra Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 về thực hiện kiểm

kê DTLS - văn hóa trên địa bàn Thành phố, ban hành kèm theo danh mục kiểm kê

di tích 168 công trình, địa điểm. UBND Thành phố giao cho Sở Văn hóa - Thể

thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở ngành chức năng liên

quan và UBND các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, khảo sát, nhận diện, xác định

giá trị, lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với các công trình, địa điểm đủ tiêu chí xếp

hạng DTLS, văn hóa; báo cáo Hội đồng xét duyệt công nhận DTLS - văn hóa và

danh lam thắng cảnh thành phố xem xét, trình Chủ tịch UBND Thành phố ban

hành quyết định công nhận di tích cấp thành phố, hoặc đề xuất Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch xét duyệt công nhận nếu đủ tiêu chuẩn di tích cấp quốc gia.

Tiếp đó, đầu năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập, trình

Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa đến 2020, tầm nhìn 2025, trong đó, có các

DTLS cách mạng. Việc lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích

nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các

chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương.

Đối với, di sản văn hóa phi vật thể, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là

nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ các

miền Trung, miền Bắc và những di dân người Hoa vào định cư. Sau đó, Sài Gòn

trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận ảnh hưởng của văn

hóa phương Tây qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Sự giao thoa ấy là tác

nhân khiến văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh (từ văn hóa vật thể như kiến trúc,

đến phong tục tập quán, lễ hội…) thành một phức thể - đa văn hóa [139].

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội,

quá trình đô thị hóa..., những DSVH (đặc biệt là DSVH phi vật thể) đang có nguy

91

cơ biến dạng, mai một. Một số lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống do tác

động của hoạt động kinh tế, bị biến đổi hoặc hoạt động cầm chừng.

Trước tình hình đó, nhằm tổng kiểm kê DSVH phi vật thể trên địa bàn

Thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với

Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án “Tổng điều tra DSVH

phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là dự án thuộc chương trình mục

tiêu Quốc gia những năm (2007-2009). Mục đích của dự án là tổng kiểm kê số

lượng các DSVH phi vật thể đang tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá,

phân loại từng hình thái văn hóa phi vật thể còn tồn tại ở địa phương như lễ hội cổ

truyền, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian, làng nghề,

nghệ nhân… Trên cơ sở kết quả đạt được, dự án sẽ đề cập đến những nguyên nhân

dẫn đến thực trạng về các DSVH, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát

huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy hoạch và bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Quá trình bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra vấn đề: Bảo tồn

và phát triển. Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo

của cả nước và trong xu thế hội nhập quốc tế thì quá trình phát triển, đô thị hóa đặt

ra vấn đề là làm thế nào để bảo tồn được giá trị di sản dân tộc được hình thành hơn

300 năm với xu hướng phát triển thành phố văn minh, hiện đại? Ngay từ thời kỳ

đầu đổi mới, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đã nhận thức được vấn đề này

và trong quá trình đổi mới thì đây là thách thức đặt ra cần giải quyết.

Tuy nhiên, do trình độ quản lý đô thị chưa tốt, nhận thức chưa đầy đủ về

các giá trị DSVH thời thuộc địa; đồng thời, quá trình đô thị hóa nhanh, ào ạt đã

dẫn đến nhiều giá trị của kiến trúc cổ đô thị vốn có dần mất đi, cảnh quan tự nhiên

bị thay thế bởi các công trình dân sinh, phần nhiều là mang tính “tự phát”.

Trước thực trạng biến đổi nhanh của hệ thống cảnh kiến trúc cổ và yêu cầu

cần nhanh chóng xây dựng những quy định cho công tác bảo tồn cảnh quan kiến

trúc, năm 2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Viện Nghiên cứu phát

triển Thành phố lập danh mục các công trình kiến trúc cần bảo tồn. UBND Thành

phố cũng chủ trương ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động bảo tồn

92

cảnh quan kiến trúc trên địa bàn và quy định về tách thửa các biệt thự cũ để tránh

có thêm nhiều công trình bị mai một.

Ngày 21/8/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3691/QĐ-

UBND thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình hành động bảo

tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm

vụ xây dựng đề án, chương trình tổng thể, kế hoạch hành động, mục tiêu nhằm cụ

thể hóa những nội dung, yêu cầu trong công tác bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô

thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chỉ đạo, điều hành việc xây

dựng các quy định chung về bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị; xác định các khu

vực cần bảo tồn, chỉ đạo điều hành việc nghiên cứu xây dựng quy chế bảo tồn cho

một số khu vực trọng điểm, trước mắt tập trung tại các quận 1, quận 3, quận 5.

Tiếp đó, ngày 12-7-2011, UBND Thành phố ban hành Quyết định số

50/2011/QĐ-UBND về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định được áp dụng đối với các tổ chức, cá

nhân liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định cũng xác định rõ các khu vực có ý nghĩa

quan trọng của Thành phố, trong đó có các khu DTLS - văn hóa; khu vực bảo tồn

có trong danh mục bảo tồn hoặc khu vực có giá trị về di sản kiến trúc được cơ

quan có thẩm quyền công nhận.

Quyết định nêu rõ: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, có vị trí

giao lưu giữa các nền văn hóa… thể hiện rõ nét hội nhập và phát triển. Trong xu

thế đó, để giữ được “hồn đô thị”, Thành phố cần có kế hoạch tổng thể và chi tiết

về bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị để trong sự phát triển hướng đến tính hiện

đại nhưng vẫn lưu giữ trong đó giá trị của truyền thống, lưu giữ những di tích

đánh dấu bước đi mang tính lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình

phát triển.

Để có cái nhìn tổng thể về cảnh quan đô thị trong quá trình phát triển và

giao lưu, theo yêu cầu của Sở Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh,

năm 2010, Trung tâm dự báo nghiên cứu đô thị Pháp đã thực hiện chương trình

“Bảo tồn di sản kiến trúc và chiến lược quản lý di sản trong khu trung tâm lịch

93

sử của Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đúc

kết hiện trạng di sản và các vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản; đề xuất năm

chiến lược trọng điểm để nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản đô thị, gồm: quy

hoạch chung, quy hoạch khu vực di sản, lập và quản lý dự án, triển khai thực

hiện, xây dựng DSVH… Trên cơ sở kết quả Chương trình nghiên cứu này,

UBND Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban chỉ đạo chương trình bảo tồn di

sản giai đoạn 2013 - 2014.

Ngày 25/9/2013, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết

định số 2751/QĐ-UBND về Chương trình hành động “Bảo tồn cảnh quan kiến

trúc đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm xác định các nội dung,

tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể để các sở - ngành, quận, huyện tổ chức, thực hiện.

Chương trình xác định chín nhóm nội dung cần được triển khai thực hiện, trong

đó, nội dung cơ bản gồm: xác định danh mục các công trình kiến trúc nghệ thuật,

quần thể kiến trúc và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị; xác định các đối

tượng kiến trúc cảnh quan đô thị cần được bảo tồn; xây dựng các quy định chung

trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị; xây dựng quy chế bảo tồn cảnh

quan kiến trúc đô thị đối với các đối tượng khu vực, công trình; nghiên cứu cơ chế

chính sách hỗ trợ trong công tác bảo tồn…Tất cả nội dung trong chương trình

hành động này đang được các cơ quan, đơn vị có liên quan khởi động thực hiện.

Ngày 28-8-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số

29/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành

phố Hồ Chí Minh. Việc ban hành Quy chế nhằm quản lý về thực hiện theo đồ án

quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo

vệ cảnh quan đô thị trên phạm vi toàn thành phố; kiểm soát việc xây dựng mới, cải

tạo chỉnh trang đô thị; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc

của các cấp chính quyền thành phố. Quy chế là cơ sở để cơ quan quản lý kiến trúc,

quy hoạch, xây dựng xây làm căn cứ quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng,

cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm

căn cứ để xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy

hoạch, thiết kế đô thị được duyệt.

94

Tiếp đó, ngày 20-3-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số

1340/2014/QĐ-UBND quy định quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều

chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Quy

định xác định rõ đối với mạng lưới văn hóa: Xây dựng Thành phố thành một trung

tâm văn hóa lớn của cả nước và khu vực. Kế thừa văn hóa truyền thống và giao

lưu quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát

triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và

các giá trị văn hóa tinh thần mang nét đặc trưng của người Việt và của nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với

du lịch, xây dựng Thành phố thành một trung tâm du lịch nhiều loại hình của cả

nước và khu vực.

Những nghiên cứu và dự án trên nhằm mục tiêu: Bảo tồn di sản gắn với

việc phát huy giá trị di sản qua du lịch văn hóa, đưa cộng đồng tham gia và trực

tiếp được lợi từ việc bảo tồn di sản thông qua việc nâng cao kiến thức và sự hiểu

biết cho người dân.Xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho cư dân là một yếu tố

quan trọng làm cho người dân có ý thức bảo tồn DSVH, đồng thời với việc đào

tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa đô thị có tri thức và kỹ năng.

Như vậy, có thể thấy, trong những năm 2005 - 2014, hoạt động bảo tồn di

sản ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả bước đầu. Mặc dù đã có nhiều

cố gắng, song, các cơ quan chức năng mới dừng lại ở việc lập danh mục các

công trình cần được nghiên cứu bảo tồn; tập hợp những mô tả sơ bộ về hình thức

kiến trúc và tình trạng kỹ thuật của công trình cùng với những kiến nghị triển

khai công tác bảo tồn. Các bước nghiên cứu và thực hiện tiếp theo của quá trình

bảo tồn vẫn chưa được khởi động một cách hệ thống. Trọng tâm của công tác

bảo tồn chỉ giới hạn ở quy mô di tích, chưa chỉ rõ giá trị của đối tượng ở quy mô

di sản đô thị. Thành phố chưa xác định và lập được kế hoạch mang tính chiến

lược để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tổng hợp - đa ngành -

đồng bộ về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm hiện thực hóa công tác

bảo tồn di sản đô thị.

95

3.2.1.2. Công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo các di tích

Di tích khảo cổ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của

Đảng, nhiều chương trình nghiên cứu khảo cổ học được triển khai ở Thành phố

Hồ Chí Minh, đem lại nhiều phát hiện mới, cung cấp và bổ sung thêm nhiều tư

liệu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan

và chủ quan, khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt nhiệm

vụ của mình.

Phát huy những kết quả đạt được ở giai đoạn trước năm 2006, Chương

trình “Điều tra khảo sát khảo cổ học phục vụ nhu cầu quy hoạch, xây dựng và

phát triển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2006 - 2020)” do

TS Nguyễn Thị Hậu chủ trì được thực hiện. Cuối năm 2012, hoạt động khảo cổ

học Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu trở lại với việc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí

Minh phối kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội

vùng Nam Bộ) tiến hành nghiên cứu, khai quật di tích Bến Đò. Kết quả của đợt

khai quật đã cung cấp và bổ sung nhiều nguồn tư liệu mới về giai đoạn tiền, sơ sử

ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung; đồng thời, đem

lại những nhận thức mới về quá trình hình thành và phát triển của chùa Hội Sơn -

DTLS văn hóa cấp quốc gia, một trong những ngôi chùa cổ xưa và lưu giữ nhiều

hiện vật giá trị về Phật giáo.

Năm 2013 và đầu năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập

Dự án Quy hoạch khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh trình UBND Thành phố.

Trong Dự án có nhiều loại hình di tích khảo cổ học được quy hoạch nghiên cứu,

khai quật và bảo tồn, đặc biệt, đã có những di tích thuộc loại hình DSVH đô thị

như hệ thống cảng cổ...

Từ các kết quả nghiên cứu, nhiều công trình chuyên khảo về khảo cổ học

ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được công bố như: “Tiền sơ sử Thành phố Hồ Chí

Minh”, “Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí

Minh”, “Cổ vật tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh”, “365 bước chân dạo quanh

bảo tàng lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh”, “Cổ vật thời Tây Sơn”;

bên cạnh đó là nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các bài thông báo,

96

các tham luận tại các hội thảo khoa học và nhiều diễn đàn trên các phương tiện

thông tin đại chúng… góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, đặc biệt

là lịch sử vùng đất phía Nam của Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc bảo tồn di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh vẫn còn một số hạn chế: Kể từ sau các hoạt động khảo cổ học năm 2000,

khảo cổ học Thành phố có rất ít hoạt động, mặc dù tiềm năng khảo cổ học của

Thành phố là rất lớn. Trước tốc độ đô thị hóa ở Thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhiều

di tích khảo cổ học đã bị xuống cấp, mai một và có nguy cơ xóa sổ, nhất là những

khu vực ngoại thành như Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 9,

Quận 2 và ngay cả ở các quận trung tâm của Thành phố… Đặc biệt, Thành phố

Hồ Chí Minh có 2 di tích Khảo cổ học đã được công nhận là di tích cấp quốc gia

là Giồng Cá Vồ và Khu lò gốm cổ Hưng Lợi. Tuy nhiên, do thiếu quan tâm, chăm

sóc, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích nên cả hai di tích quan trọng này đều

đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, chưa phát huy được những giá trị

lịch sử, văn hóa. Điều hệ trọng hơn là, nếu không có sự quan tâm, đầu tư kịp thời

thì cả hai di tích sẽ có nguy cơ biến mất.

Việc điều tra cơ bản các di tích khảo cổ học không được tiến hành nên

việc quy hoạch tổng thể các di tích khảo cổ và các chương trình nghiên cứu hầu

như không được triển khai. Thực tế đó cho thấy, công tác khảo cổ học ở Thành

phố Hồ Chí Minh đã qua rồi một giai đoạn “dần dần hình thành một trung tâm

nghiên cứu khảo cổ và nghệ thuật cổ Việt Nam, đặc biệt là vùng đất phía Nam

của đất nước… ” [149, tr.1]. Nguyên nhân của tình trạng đó là do thiếu lực lượng

cán bộ nghiên cứu. Thực tế cho thấy, đa số cán bộ làm công tác khảo cổ học dày

dạn kinh nghiệm trước đây đều nhận nhiệm vụ mới ở cơ quan khác. Mặt khác,

các hoạt động khảo cổ không được triển khai thường xuyên do chưa có sự đầu

tư, quan tâm đúng mức và nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn hẹp. Thậm chí, có

quan niệm còn cho rằng, việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử, nghệ thuật là

nhiệm vụ của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học…, còn đội ngũ cán bộ

làm công tác khảo cổ học trong một số bảo tàng chỉ là nơi áp dụng những thành

tựu nghiên cứu đó vào hoạt động nghiệp vụ của mình.

97

Do thiếu những chương trình nghiên cứu và hoạt động khảo cổ học không

được triển khai thường xuyên nên việc tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm của

toàn dân trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH thông qua các

cuộc khai quật khảo cổ học chưa đạt được hiệu quả.

Công tác nghiên cứu khảo cổ học không chỉ để tìm ra hệ thống di tích, di vật

dưới lòng đất, mà còn để nghiên cứu bảo tồn các di tích trên mặt đất, chủ yếu là các

di tích khảo cổ học thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, đô thị, cảng thị… Vì vậy,

việc quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng di tích lịch sử - văn hóa không thể không

có sự tham gia nghiên cứu dưới góc độ khảo cổ học Đô thị. Để hạn chế sự phá hủy

di tích, nhằm bảo tồn và gìn giữ lại cho thế hệ sau những DSVH của tiền nhân, cần

thiết phải có một đề án bảo tồn và phát huy, trong đó chương trình khảo sát điều tra

Quy hoạch khảo cổ học và triển khai hoạt động khai quật các di tích khảo cổ là

bước đi ban đầu cần thiết, nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo và quản lý thành phố và

các quận, huyện có được những cơ sở khoa học để hoạch định, đề ra chủ trương chỉ

đạo và triển khai thực hiện các kế hoạch bảo tồn và phát giá trị lịch sử văn hoá hệ

thống các di tích, di chỉ khảo cổ học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Để công việc trên đi vào thực hiện và đạt kết quả, ngành khảo cổ học rất

cần các cấp lãnh đạo của thành phố, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao Thành phố Hồ

Chí Minh quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa để cho tập thể các cơ quan và

cán bộ làm công tác khảo cổ hoạt động theo đúng tính chất và chức năng của

mình. Tạo điều kiện định hướng hoạt động, xây dựng các kế hoạch, đề tài nghiên

cứu, cung cấp kinh phí hoạt động và cơ chế hoạt động để công tác khảo cổ ở

Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động một cách hiệu quả, góp phần vào việc bảo tồn,

phát triển và phát huy các giá trị văn hóa.

Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng: bên cạnh việc nghiên cứu,

điều tra, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích cấp quốc gia và Di tích cấp

Thành phố, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích,

việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND Thành phố quan tâm.

98

Trong những năm 2005 - 2014, bên cạnh nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa,

Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Thành phố đã quan tâm đến

việc đầu tư tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích lịch sử - cách mạng. Từ

năm 2007 đến 2011, trong số 119 tỷ đồng đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo cũng như

chống xuống cấp các loại hình di tích ở Thành phố, có 112 tỷ dành cho các di tích

lịch sử - cách mạng. Trong đó: Đầu tư cho di tích Ngã Ba Giồng ở huyện Hóc

Môn 63,8 tỷ đồng, di tích Bến Dược ở huyện Củ Chi 17 tỷ đồng, khu di tích Dân

công hỏa tuyến Vĩnh Lộc A ở huyện Bình Chánh 8,46 tỷ đồng, di tích Trụ sở Phái

đoàn liên lạc của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam cạnh Phân ban

quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến Sài Gòn (1955-1958); các di tích ở quận

Phú Nhuận 6,4 tỷ đồng, địa đạo Phú Thọ Hòa ở quận Tân Bình 2,5 tỷ đồng, di tích

nhà số 5, Châu Văn Liêm, quận 5 (nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất

Thành ở, trước khi ra đi tìm đường cứu nước) 1 tỷ đồng… [145, tr.5].

Chủ trương của chính quyền Thành phố là trong những năm 2011 - 2015, tập

trung đầu tư, tu bổ và tôn tạo một số di tích lịch sử - cách mạng, như: Cơ sở in ấn

của Hội ủng hộ Vệ Quốc đoàn ở Quận 10, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng; Căn cứ

rừng Sác ở huyện Cần Giờ 14 tỷ đồng… [146, tr.6]. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt

cho việc bảo vệ di tích, từ năm 2004 đến năm 2014, Thành phố đã miễn thuế sử

dụng đất đối với các di tích đã được xếp hạng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã

tham mưu cho lãnh đạo Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện có di tích hoán

đổi nhà khác cho các chủ sở hữu là tư nhân. Cụ thể là: UBND Quận 10 hoán đổi

cho chủ sở hữu căn nhà là di tích hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống

Mỹ, di tích Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ Quốc đoàn; UBND Quận 3 hoán đổi căn

nhà trên đường Điện Biên Phủ để thu hồi căn nhà là di tích Ban Tuyên huấn Xứ ủy

Nam Kỳ - di tích là cơ sở giấu vũ khí của biệt động Sài Gòn đánh Dinh Độc Lập

trong Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Việc hoán đổi như vậy đã

tạo thuận lợi cho công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích và phục vụ việc tham

quan của du khách.

99

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên

địa bàn Thành phố, ngày 11-12-2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định số 5487/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di

tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm Bảo tồn di

tích), trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước đây, việc bảo tồn và phát

huy giá trị di tích do Ban Quản lý di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

Thành phố thực hiện. Theo Quyết định, Trung tâm Bảo tồn di tích có chức năng:

Nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; sưu

tầm, phát hiện, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ di tích trên địa bàn Thành phố để đề

xuất xếp hạng di tích và công nhận DSVH; tổ chức thăm dò, khai quật di tích khảo

cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ chính của Trung tâm là: Nghiên cứu, sưu tầm, phát hiện, kiểm

kê, phân loại các công trình các công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa để

làm cơ sở đề xuất xếp hạng di tích; làm chủ đầu tư các công trình tu bổ, tôn tạo,

phục hồi và phát huy giá trị di tích thuộc nguồn vốn Nhà nước khi được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền giao; đề xuất để Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch đề nghị UBND Thành phố xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nghiên cứu đề

xuất các giải pháp bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh và thực hiện các giải pháp khi được cấp thẩm quyền phê duyệt,… Với

chức năng và nhiệm vụ như trên, Trung tâm Bảo tồn di tích đóng vai trò quan

trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - cách mạng trên

địa bàn Thành phố.

Được sự quan tâm của UBND Thành phố, UBND huyện Củ Chi đã ban

hành Quyết định số 8434/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ QHCT1/500 Khu

truyền thống Cách mạng Sài Gòn - Gia Định tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.

Theo quy hoạch, nơi đây sẽ là khu công viên văn hóa với cảnh quan thiên nhiên

của vùng đất thép Củ Chi, là không gian hồi tưởng đến lịch sử mở cõi và tái hiện

hình ảnh của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; đồng thời, là không

gian tri ân và tưởng niệm những người đã khuất trong 2 cuộc kháng chiến.

100

Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về làm việc tại các di

tích, kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân Thành phố, khóa VII ban hành Nghị quyết

số 01/2011/NQ-HĐND (ngày 28 tháng 4 năm 2011) Về chế độ hỗ trợ hoạt động

cho các di tích và trợ cấp thường xuyên cho cán bộ viên chức bảo tàng, thư viện.

Mức chi áp dụng chung cho mỗi di tích lịch sử - văn hóa đã có quyết định xếp

hạng (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước), hàng tháng là 02 lần

lương tối thiểu. Chế độ trợ cấp khuyến khích người có trình độ đại học công tác tại

phường - xã, thị trấn nhằm ổn định đội ngũ và thu hút đối với các viên chức, người

lao động có trình độ chuyên môn cao. Cụ thể:

- Đối với người có trình độ tiến sĩ: 2.000.000 đồng/người/háng.

- Đối với người có trình độ thạc sĩ: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Đối với người có trình độ đại học chính quy: 750.000 đồng/người/tháng.

- Đối với người có trình độ đại học các hệ còn lại: 500.000 đồng/người/tháng.

Sự quan tâm đầu tư của chính quyền Thành phố đã phần nào giảm bớt khó

khăn cho đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di tích; đồng thời, thu hút

những người có chuyên môn, nghiệp vụ về làm việc ở lĩnh vực này, nhất là ở các

đơn vị cơ sở.

Đối với việc trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa: Trong những năm 2005-

2009, trên địa bàn Thành phố có 09 di tích được tiến hành tu bổ, tôn tạo từ nguồn

vốn xã hội hóa, với tổng mức đầu tư là 47,0897 tỷ đồng (trong đó, có 01 di tích

chuẩn bị khởi công tu bổ trong năm 2009 (Hội quán Nghĩa An - quận 5) [160,

tr.9]. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích cũng đã chủ động

thực hiện công tác bảo quản, chống mối mọt cho các công trình kiến trúc gỗ.

Ngoài việc đầu tư tu bổ di tích, các tổ chức trực tiếp quản lý di tích trên địa

bàn Quận 5 còn vận động, hỗ trợ di dời 07 hộ dân cư ngụ tại di tích (Hội quán

Nghĩa An: 01 hộ, Hội quán Hà Chương: 2 hộ, Hội quán Lệ Châu: 01 hộ, Hội quán

Ôn Lăng: 03 hộ), với tổng chi phí là 1,8 tỷ đồng [160, tr.12].

Ủy ban Nhân dân một số quận - huyện ra Quyết định công nhận Ban Quý

tế, Ban Quản trị các di tích là đình, miếu - thuộc hình thức sở hữu cộng đồng, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc xác định quyền và trách nhiệm của tổ chức trực tiếp

101

quản lý di tích, cũng như thuận lợi cho việc vận động nhân dân đóng góp chăm

sóc, tu bổ di tích. Điển hình cho công tác này là các quận, huyện: Quận 5, Quận

10, Quận Phú Nhuận, huyện Bình Chánh.

Từ năm 2006 đến năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh đã tham mưu thiết thực đến việc trùng tu, tôn tạo: Bố trí kinh phí

cho việc chống xuống cấp nhiều di tích đạt 150 tỷ đồng. Trong đó, có 20 di tích

lịch sử được đầu tư tu bổ, chỉnh lý trưng bày bổ sung tại di tích. Riêng nguồn vận

động xã hội hóa trong tu bổ di tích (2002 - 2014) đạt hơn 62 tỷ đồng, với 14 di

tích được đầu tư tu bổ, chủ yếu là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo [145, tr.6].

Năm 2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư tu bổ, tôn tạo Lăng Tả

quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh), với tổng mức đầu tư là 13,7 tỷ đồng, thời

gian thực hiện (từ tháng 3/2008 đến tháng 01/2009); tôn tạo chùa Phụng Sơn

(quận 11) với mức đầu tư 85 tỷ đồng [137]. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được Bộ

Văn hóa, Thể thao và du lịch thẩm định. Đây là công trình đặc thù, UBND Thành

phố đã có chủ trương tách riêng dự án đền bù, giải phóng mặt bằng, giao UBND

Quận 11 chỉ đạo cơ quan, đơn vị chức năng của quận thực hiện.

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa trong tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện

khá tốt. Di tích Hội quán Tuệ Thành, di tích Hội quán Ôn Lăng, di tích Miếu Nhị

Phủ, di tích Hội quán Nghĩa An... đã quyên góp được số kinh phí đầu tư hàng chục

tỷ đồng. Một số di tích khác đã thực hiện tu sửa cấp thiết như: đình Chí Hòa, đình

Khánh Hội, đình Phú Xuân…

Thực tiễn bảo tồn, tôn tạo các di tích ở Thành phố cho thấy, nhiều di tích là

đình, chùa thường do Ban Quí tế, Ban Trị sự quản lý trực tiếp, thực hiện bảo quản,

chăm sóc tốt các di vật, cổ vật hoành phi, khám thờ, tượng thờ... Sau khi được

trùng tu, các di tích, như: Lăng Lê Văn Duyệt; Đình Phú Nhuận; Điện Ngọc

Hoàng; Hội quán Ôn Lăng; Hội Quán Tuệ Thành; Miếu Nhị Phủ… đã thu hút

đông đảo khách thập phương tham quan, chiêm bái. Một số di tích đã thực hiện

được vai trò tiếp đón, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, góp phần

giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho các đối tượng tham quan. Nhiều

di tích đã được Ban Quản trị, Ban Trị sự thực hiện tốt Chỉ thị số 27 của Chính phủ

trong việc tổ chức các lễ hội, như: không tổ chức cúng lễ gây mê tín, thắp nhang

102

không hợp lý gây ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố vẫn

còn không ít cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đã sử dụng khuôn viên không đúng mục

đích, như: cho thuê mặt bằng hoặc đưa tượng mới vào không phù hợp với di tích,

ảnh hưởng đến giá trị di tích.

Mặc dù còn hạn chế, song, số lượng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tại

Thành phố Hồ Chí Minh khá ổn định. Các cơ sở ngày càng được sửa chữa, nâng

cấp khang trang hơn nhờ vào kinh phí hỗ trợ của cộng đồng và các nguồn tài trợ

trong và ngoài nước.

Cùng với việc chú trọng bảo tồn các DSVH, Đảng bộ, chính quyền Thành

phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm hại di

tích, như lấn chiếm đất đai di tích, sử dụng sai chức năng, tùy tiện sửa chữa hoặc

xây dựng các công trình mới trong di tích,…

Với chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

trong lĩnh vực quản lý nhà nước về DSVH, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn

đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về DSVH, Phòng Quản lý DSVH

đã thường xuyên kiểm tra việc thi hành những quy định pháp luật về quản lý và

bảo vệ di tích. Phòng cũng thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các đơn vị có liên

quan, các địa phương để giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan đến

công tác quản lý di tích, góp phần đưa hệ thống di tích trên địa bàn Thành phố vào

phục vụ khách tham quan.

Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc phát

hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại di tích, Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà

nước về DSVH cho các đối tượng: Cán bộ, công chức Phòng Văn hóa và Thông tin

quận, huyện phụ trách công tác quản lý về DSVH; cán bộ, viên chức Trung tâm

Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận, huyện làm công tác nghiệp

vụ về DSVH. Ngoài ra, Sở cũng mở các lớp tập huấn cho đối tượng là cán bộ các

cơ quan ban ngành liên quan đến công tác bảo vệ DSVH như: Công an Thành phố,

Công an quận/huyện; Chi cục quản lý thị trường Thành phố, các Đội quản lý thị

trường; Cục thuế Thành phố, Chi cục thuế quận/huyện; Hội viên các hội, chi hội có

hoạt động liên quan đến sưu tầm cổ vật (Hội DSVH Thành phố, Hội Cổ vật Thành

103

phố); tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích đã xếp hạng trên địa bàn Thành phố.

Trung tâm Thông tin triển lãm Thành phố cũng đã phối hợp với một số địa phương

mở lớp tập huấn công tác tuyên truyền cổ động về bảo tồn các DSVH. Đối tượng

học là cán bộ thị trấn/xã, ấp của các huyện (Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ).

Với các hoạt động nêu trên, nhiều di tích lịch sử - cách mạng đã được trùng

tu, tôn tạo nhằm chống xuống cấp và kéo dài tuổi thọ, những hành vi xâm hại di

tích được phát hiện và xử lý. Vì vậy, phần lớn các di tích trên địa bàn Thành phố

đã được bảo tồn hiệu quả.

3.2.2. Công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa

3.2.2.1. Phát huy các giá trị di sản văn hóa qua hệ thống bảo tàng

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số những địa phương có nhiều bảo

tàng nhất trong cả nước. Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí

Minh có 13 bảo tàng, trong đó, tiêu biểu là 7 bảo tàng công lập trực thuộc Sở Văn

hóa và Thể thao quản lý, gồm: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo

tàng Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo

tàng Chứng tích chiến tranh; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; Bảo tàng Tôn Đức Thắng;

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 47 và 48 Luật Di sản văn hóa xác định: "Bảo tàng là thiết chế văn hóa

có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu DSVH, bằng

chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người nhằm

phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quam và hưởng thụ văn hóa của công

chúng". Như vậy, để thực hiện tốt các chức năng này, một trong những nhiệm vụ

quan trọng của bảo tàng là tổ chức phát huy các giá trị DSVH phục vụ xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, các nhu cầu hưởng thụ về đời sống vật chất và

tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, đòi hỏi các bảo tàng phải quan

tâm, tự đổi mới để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Xuất phát từ những nhu cầu

của cuộc sống, các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến mục tiêu

trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa, giáo dục, vui chơi, giải trí thường xuyên của

du khách trong và ngoài nước.Thông qua công tác giáo dục, các bảo tàng phát huy

các giá trị DSVH, góp phần hình thành lối sống lành mạnh...

104

Với nhiều hình thức giáo dục phong phú, các bảo tàng trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều loại hình chương trình phục vụ đa dạng đối

tượng du khách trong nước và nước ngoài. Cụ thể:

Bảo tàng và học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, phát huy các giá trị DSVH

trong các bảo tàng, từ năm 2008, Sở Giáo dục - đào tạo Thành phố, Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch và Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện

phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhằm khuyến khích học

sinh, sinh viên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử dân tộc. Chương trình không chỉ mang

lại những trải nghiệm thú vị cho học sinh, sinh viên mà còn giúp họ có được giờ

học ngoại khóa bổ ích.

Tiếp đó, năm 2011, Sở Giáo dục - đào tạo Thành phố, Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch và Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp xuất bản

cuốn sách "Hành trình di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh" (Nguyễn Thành

Rum chủ biên), nhằm giới thiệu các DTLS - văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Cuốn sách là nguồn tư liệu quý, giúp nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử -

văn hóa Thành phố, đặc biệt là học sinh, sinh viên có điều kiện thuận lợi khi tìm

hiểu về lịch sử - văn hóa của Thành phố, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ bản sắc,

tinh hoa và phát huy truyền thống của các bậc tiền nhân, phát huy các giá trị của

DSVH; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn",

"ăn quả nhớ người trồng cây".

Năm 2013, thực hiện Công văn liên bộ của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng DSVH trong dạy học ở các trường

phổ thông nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị DSVH;

rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập;

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng tài năng

của học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai sâu

rộng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nhờ vậy, hàng năm, số học sinh học tập,

tham quan các bảo tàng không ngừng tăng lên.

105

Đưa bảo tàng đến với công chúng

Với tư cách là một thiết chế văn hóa, các bảo tàng trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai chức năng quan trọng là: nghiên cứu khoa

học và giáo dục khoa học. Để thực tốt hai chức năng trên, các bảo tàng tập trung

thực hiện các nhiệm vụ như: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản các DSVH

nhằm phục vụ các lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, bảo quản và giữ gìn tốt các

DSVH là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ, quan trọng hơn là phải làm thế nào

để mọi người hiểu được giá trị của các DSVH. Do vậy, công tác trưng bày, giáo

dục là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của mỗi bảo tàng. Có

thể ví công tác trưng bày giống như chiếc cầu nối giữa bảo tàng với công chúng,

là hình thức cơ bản để đưa DSVH đến với công chúng. Nếu không có hoạt động

trưng bày, tuyên truyền, DSVH sẽ không phát huy được giá trị đích thực của nó

trong đời sống xã hội. Vì vậy, trong hoạt động bảo tàng, công tác trưng bày có ý

nghĩa vô cùng quan trọng - đó chính là hình thức, biện pháp để phát huy các giá

trị của DSVH.

Ngoài các trưng bày thường xuyên và theo chuyên đề tại bảo tàng, các bảo

tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh rất chú trọng việc thực hiện các cuộc trưng bày

lưu động để đưa thông tin đến với công chúng. Đặc biệt, các bảo tàng còn đưa các

chuyên đề trưng bày, triển lãm lưu động đến các khu công nghiệp, các khu chế

xuất, thậm chí là các địa phương khác trong cả nước. Cụ thể như: Bảo tàng Lịch

sử Thành phố Hồ Chí Minh đưa trưng bày "Lịch sử Việt Nam qua các tư liệu và

hình ảnh" tại Khu công nghiệp Tân Tạo, tỉnh Bến Tre; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

với bộ triển lãm "Những bông hoa bất tử" tại Công ty Vietronic Bình Hòa tại tỉnh

Long An; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh có bộ triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ

nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh", giao lưu "Tình yêu trong chiến tranh

qua bài bản đờn ca tài tử", biểu diễn nghệ thuật nhạc gõ dân tộc với chủ đề "Xuân

thanh bình"; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với các

bộ triển lãm "Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh",

"Bác Hồ với thiếu nhi", "Một số hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt

Nam". Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với bộ triển lãm lưu động chuyên đề

106

"Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo của Việt Nam" đã được đem đi triển lãm ở các

địa phương trong cả nước, đặc biệt là các trường học, nhằm mục đích tuyên truyền

về lòng yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh để bảo

vệ chủ quyền biển, đảo...

Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ dân lao động nhập cư rất đông, trong đó

không ít người lao động có trình độ dân trí thấp. Vì vậy, các bảo tàng ở Thành phố

Hồ Chí Minh đã chú trọng đưa các hoạt động triển lãm lưu động đến với họ, góp

phần động viên tinh thần, giáo dục và chia sẻ về những giá trị trong cuộc sống, tạo

động lực cho họ phấn đấu vươn lên.

Kết quả hoạt động của các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy,

năm 2014, đã tổ chức được 150 cuộc trưng bày, triển lãm lưu động tại các địa

phương trên cả nước; trong đó, có 50 cuộc trưng bày, triển lãm ở các trường học

(chiếm 35%) tổng số các cuộc trưng bày. Các cuộc triển lãm lưu động đã nhận

được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đối tượng tham gia, góp phần tích cực phát

huy các giá trị di sản và nâng cao đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

Các chương trình dành cho công chúng

Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ công chúng, phát huy các giá trị DSVH,

các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn đa dạng hóa các hoạt động, xây dựng

nhiều chương trình bổ ích, hấp dẫn để đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng.

Từ năm 2005, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã thực hiện hiệu quả việc

xây dựng "Phòng khám phá" để phục vụ công chúng tham quan. Đây là hoạt động

giáo dục mang tính sáng tạo, hấp dẫn, được đông đảo khách tham quan thích thú,

góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của các bảo tàng. Tiếp đó, từ năm 2009, Bảo

tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức chương trình "Những người bạn của bảo tàng"

nhằm bồi dưỡng kiến thức lịch sử, truyền thống dân tộc và nét đẹp văn hóa của

phụ nữ Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung.

Bắt đầu từ năm 2011, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi

"Tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh",

nhằm tạo điều kiện cho du khách, đặc biệt là học sinh, đoàn viên thanh niên tìm

107

hiểu về lịch sử Thành phố, góp phần gắn kết giữa trường học và địa phương. Năm

2014, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng

"Không gian khám phá", tạo môi trường hoạt động mang tính học tập bằng những

trò chơi, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Qua "Không gian khám phá"

làm cho lịch sử trở nên sống động, truyền tải được quá khứ vào các hoạt động cụ

thể; đồng thời khơi dậy sự tò mò và chủ động khai thác tư liệu của du khách.

Bên cạnh đó, hàng năm, các bảo tàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

đều tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề nhằm giới thiệu các

giá trị DSVH đến với công chúng. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thường xuyên tổ

chức các hoạt động giao lưu nhân chứng lịch sử, giao lưu với các bà Mẹ Việt Nam

anh hùng, tổ chức thi viết cảm nhận về Mẹ Việt Nam anh hùng Thành phố Hồ Chí

Minh... Tất cả những hoạt động đó nhằm giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ

trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt

Nam cho các thế hệ mai sau.

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt

truyền thống về văn hóa, lịch sử dân tộc, như: "Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối

nước", "Văn hóa ẩm thực Nam Bộ"... Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề,

bảo tàng gửi thông điệp đến công chúng về những giá trị văn hóa truyền thống tốt

đẹp của dân tộc và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay cần giữ gìn và phát huy

những giá trị tốt đẹp đó.

Trong những năm 2005 - 2014, các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh có

sự chuyển biến đáng kể trong công tác tuyên truyền, trưng bày, triển lãm... nhằm

tạo dấu ấn và nét hấp dẫn khách tham quan. Các chương trình của hệ thống bảo

tàng công lập Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện tính giáo dục cao, thiết thực,

nhằm kết nối mối liên hệ giữa con người và hiện vật, giúp cho các câu chuyện gắn

với hiện vật trở nên sống động hơn. Những chương trình ấy đã tạo được tình cảm

giao lưu hai chiều của công chúng đối với bảo tàng và mối quan hệ ngày càng sâu

rộng giữa các bảo tàng với công chúng. Các cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề

của các bảo tàng thu hút sự tham gia đông đảo của các cá nhân, các nhà sưu tập tư

108

nhân ở các địa phương trong cả nước và du khách nước ngoài tham gia. Số lượng

khách tham quan ngày càng tăng theo từng năm cho thấy công chúng đã có sự

quan tâm đến hoạt động của bảo tàng. Năm 2010, các bảo tàng ở Thành phố Hồ

Chí Minh được khách tham quan bình chọn là điểm tham quan thú vị, hấp dẫn của

Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh còn được

trang Web TripAdvisor bình chọn là 1 trong 5 điểm tham quan hấp dẫn nhất châu

Á do khách tham quan bình chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,

hoạt động của các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế. Số lượng

hiện vật còn nghèo nàn; hình thức trưng bày hiện vật chưa phong phú, đa số chưa

đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của quần chúng. Thực trạng

đó, đòi hỏi các bảo tàng phải nâng cấp, đổi mới, đa dạng sản phẩm, cần có định

hướng, mục tiêu để nâng cao vai trò, vị trí nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày

càng cao của công chúng.

Thông qua các hoạt động trên cho thấy, các bảo tàng đã tích cực, chủ động

làm tốt vai trò giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH của dân tộc. Tuy nhiên, trước

nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng của du khách, đòi hỏi các bảo tàng

ở Thành phố Hồ Chí Minh phải luôn chủ động làm mới các hoạt động của bảo

tàng với nhiều hình thức giáo dục phong phú, tạo sức hấp dẫn với du khách; qua

đó, góp phần nâng cao vai trò bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

3.2.2.2. Phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Hiện nay, trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam đều phát triển

kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, du lịch đóng vai trò là động lực thúc đẩy

kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, DSVH là nhân tố quan trọng trong chiến lược

phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế bền vững nói chung. Với vai trò là

đô thị đầu tàu của cả nước về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là

đầu tàu trong lĩnh vực khai thác du lịch của Việt Nam. Năm 2015, Thành phố đón

hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế (chiếm gần 50% tổng lượng khách quốc tế đến

Việt Nam) và 19,3 triệu lượt khách nội địa (gần gấp đôi tổng số dân địa phương),

đem lại nguồn thu 94,600 tỷ đồng. Nhằm thu hút khách quốc tế và trong nước đến

với Thành phố, trong số các loại hình du lịch thì du lịch di sản, hay nói cách khác,

109

DSVH được xem như một yếu tố chiến lược trong phát triển du lịch. Di sản đóng

vai trò cốt lõi, tạo nên giá trị của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Đây

cũng chính là nền tảng để phát triển du lịch đường thủy và du lịch MICE.

Tuy nhiên, trong thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn bị du khách đánh

giá là các sản phẩm du lịch nghèo nàn, không có điểm tham quan mới và không

có dấu ấn đặc trưng. Hầu hết là những điểm tham quan quen thuộc như: Dinh

Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố. Những công trình DSVH và

tín ngưỡng dân gian như: đình, đền, chùa, miếu hầu như không tìm được nguồn

kinh phí để bảo tồn, vì ngân sách Thành phố không thể bảo đảm được đầy đủ

cho tất cả các di tích, khiến cho ngành du lịch khó xây dựng được những sản

phẩm mới. Thực trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Thành phố Hồ Chí Minh được

đánh giá là địa phương có hàng trăm di sản, nhưng lại không thể tìm ra những

sản phẩm du lịch mới, mang dấu ấn của Thành phố. Một trong những khó khăn

trong khai thác di sản ở Thành phố Hồ Chí Minh là các di sản, di tích không thể

hiện được nội dung giá trị để giới thiệu với du khách. Bên cạnh đó, sự phát triển

đô thị không đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng của

chính các điểm di tích nên khó thu hút khách du lịch. Những điểm hạn chế này

dẫn đến tình trạng công tác quản lý, bảo tồn di sản chưa thực sự gắn kết với việc

khai thác phục vụ du lịch và phát huy các giá trị của DSVH. Nói cách khác,

ngành du lịch Thành phố chưa thực sự có mối liên kết trong hoạt động bảo tồn

DSVH với các ngành chức năng. Hay nói cách khác, hoàn toàn đứng ngoài các

hoạt động bảo tồn. Du lịch chỉ đơn thuần là đơn vị hưởng lợi nhờ khai thác các

giá trị DSVH, nhưng ở thế bị động.

Tuy vậy, không thể phủ nhận, Thành phố Hồ Chí Minh là tâm điểm của

khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường

thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là cửa ngõ quốc tế.

Thành phố hiện có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và hệ thống điểm đến đa

dạng, phong phú.

Với tiềm năng du lịch phong phú, trong những năm 2011-2015, ngành du

lịch Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực:

110

Lượng khách quốc tế đến Thành phố luôn chiếm tỉ lệ trên 50% lượng

khách quốc tế đến Việt Nam. Cụ thể:

Giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,7%/năm;

Giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 9,2%/năm;

Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 8,23%/năm [194].

Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy,

UBND Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những trung

tâm du lịch hàng đầu của cả nước. “Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới

(UNWTO) thì Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực

ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới, trong đó Thành phố Hồ

Chí Minh là lựa chọn ưu tiên hàng đầu" [128].

Nhằm khai thác hiệu quả và phát huy các giá trị DSVH phục vụ phát triển

du lịch, giai đoạn 2005 - 2014, ngành du lịch Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp

tích cực. Trong đó, điểm đáng chú ý là, Thành phố từng bước tạo ra sự thay đổi

tích cực về đời sống tinh thần của người dân Thành phố: Các di tích là nơi người

dân lựa chọn là địa điểm đến cho những dịp lễ, Tết…

Du lịch văn hóa - lịch sử được ngành du lịch Thành phố nhận thức là thế

mạnh của điểm đến trong hoạt động du lịch. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế của

năm 2009, để nâng cao hình ảnh điểm đến, ngành du lịch Thành phố đã chủ động

xây dựng Chương trình Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị, nhằm giới thiệu

đến du khách những giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo của thành phố. Đây là sản

phẩm du lịch đầu tiên xuất hiện trong cả nước. Điểm nhấn của công tác quảng bá

xúc tiến du lịch là tổ chức các sự kiện mang tính định kỳ tại Thành phố Hồ Chí

Minh nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh điểm đến của Thành phố.

Có thể nói, với nhiều biện pháp tích cực, trong những năm 2005 - 2014,

Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được một chuỗi sự kiện du lịch. Trên cơ sở

thành quả bước đầu của các Lễ hội Văn hóa du lịch Liên hoan Gặp gỡ Đất Phương

Nam (năm 1999); hàng năm, Thành phố tổ chức Lễ đón khách đầu năm mới

dương lịch nhằm tạo ấn tượng tốt về một điểm đến thân thiện và mến khách. Bên

cạnh đó, từ năm 2004, Thành phố còn tổ chức Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ

111

nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí

của cư dân thành phố và khách du lịch đến thành phố vào dịp Tết cổ truyền; đồng

thời, tổ chức Lễ hội Trái cây Nam Bộ nhằm tôn vinh và quảng bá giá trị trái cây

Việt Nam gắn với thu hút khách du lịch. Ngoài ra, Thành phố còn tổ chức nhiều

hoạt động, như: Lễ hội Áo dài; Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam; Lễ hội

Nghinh Ông Cần Giờ...

Những hoạt động văn hóa đó góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến

Thành phố tăng bình quân 15%/năm. Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh

tăng từ 1.100 nghìn lượt năm 2000 lên 2.350 nghìn lượt năm 2006 và đạt 3,1 triệu

lượt khách vào năm 2010, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Doanh thu du lịch Thành phố tăng bình quân 26%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ

đồng, đến năm 2010 đạt 44.918 tỷ đồng, chiếm 47% tổng doanh thu du lịch cả

nước và đóng góp 10 % GDP của Thành phố. Trong những năm 2009 - 2010, mặc

dù chịu tác động suy thoái toàn cầu, khách du lịch nội địa vẫn tăng bình từ 20 đến

30%/ năm [192].

Để phát triển du lịch theo hướng bền vững, năm 2008, UBND Thành phố

Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND về Chương trình

phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những

năm tiếp theo, bao gồm 06 chương trình. Mục tiêu của Chương trình khẳng

định: “Phát triển du lịch gắn với liền với phát triển thương mại và gìn giữ bản

sắc văn hóa dân tộc, làm cho “Du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn” để

đóng góp cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và phát

triển bền vững” [189, tr.1].

Chương trình 1: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Du lịch xác định: Hoàn thành giai đoạn 1 Công viên Văn hóa Lịch sử dân tộc,

quận 9 theo hướng công viên chuyên đề về lịch sử văn hóa 54 dân tộc. Tích cực

triển khai dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên tại quận 9.

Chương trình 2: Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhằm tăng

cường củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch, xác định: tiếp tục

nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút khách du lịch cao như:

112

Khu DTLS Địa đạo Củ Chi, Hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến

tranh, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí

Minh; các công trình kiến có niên đại 100 năm về trước như: Bưu điện Thành phố,

Nhà thờ Đức Bà. Hệ thống chùa: Chùa Giác Lâm, Lăng Ông - Bà Chiểu, Chùa

Vĩnh Nghiêm, Chùa bà Thiên Hậu…

Chương trình 3: Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, nội dung chương

trình nhấn mạnh: Tăng cường nội dung và hình thức hoạt động quảng bá phát triển

du lịch thông qua việc xác định rõ những lễ hội du lịch trên địa bàn Thành phố,

như: Lễ hội Tết Nguyên đán với hoạt động đường hoa, đường sách; Lễ hội Nghinh

Ông Cần Giờ, Lễ hội trái cây nhiệt đới, Lễ hội 30/4…

Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện Nghiên

cứu Phát triển Thành phố và Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du

lịch tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo đề cương Quy hoạch phát triển du lịch Thành

phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2025. Nhằm hoàn tất việc

tổ chức xây dựng 04 đề tài khoa học cấp Sở gắn với ứng dụng vào công tác

chuyên môn của ngành, trong năm 2010 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã

nghiệm thu các đề tài: “Khai thác và phát huy giá trị DSVH trong xây dựng sản

phẩm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh”, “Thực trạng và một số giải pháp phát

triển du lịch hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh”, “Điều tra nghiên cứu thị

trường khách du lịch Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là hướng đi

đúng nhằm phát huy chất xám, khả năng nghiên cứu của đội ngũ cán bộ công

chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia xây dựng và phát triển

ngành du lịch Thành phố.

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và cơ quan

chức năng, vị trí của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ thế giới đã có

bước chuyển tích cực: Xếp hạng 18 trong các thành phố có tốc độ phát triển du

lịch nhanh nhất trên thế giới giai đoạn 2009-2016 (theo điều tra khảo sát của

Mastercard). Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Top 23 điểm đến tốt nhất trên

thế giới về ẩm thực đường phố (theo CNN).

113

Để phát triển du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều hành

động quan trọng mang tính chiến lược, định hướng cụ thể, như “Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn

đến 2025” với những định hướng quan trọng về phát triển du lịch:

Một là, du lịch nhân văn với sản phẩm chính là các DTLS - văn hóa là một

bộ phận quan trọng trong phát triển chiến lược của Thành phố.

Hai là, phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ

giữa khai thác các giá trị DSVH và phát triển thương mại - dịch vụ, nhằm tạo

chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường

quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả

với du lịch của các nước trong khu vực.

Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khai thác, tận dụng lợi thế của

Thành phố về các loại hình du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị và

du lịch văn hóa - lịch sử, phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Đến lượt nó, du

lịch trở thành một kênh quan trọng để quảng bá hình ảnh của Thành phố và thu

hút các nhà đầu tư đến với Thành phố. Bên cạnh đó, Thành phố còn tích cực, chủ

động tham gia các sự kiện văn hóa để quảng bá du lịch, hình ảnh của Thành phố

và thu hút khách du lịch đến với Thành phố, như “Liên hoan ẩm thực, món ngon

các nước”, “Lễ hội bánh kẹo” lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố vào đầu

năm 2013, Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại Anh và Hội chợ du lịch CITM.

Du lịch được xem là ngành "công nghiệp không khói", không chỉ đem lại

nguồn lợi về kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước, con

người Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đến với bạn bè

thế giới. Với những thế mạnh vượt trội so với các thành phố khác trong cả nước

và trong khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh - nơi từng được mệnh danh là "Hòn

ngọc Viễn Đông", có nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch với đa dạng các loại

hình du lịch, trong đó du lịch gắn với DSVH là loại hình du lịch hấp dẫn du

khách. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng

bá đầu tư, thương mại để giới thiệu hình ảnh Thành phố với các nước trên thế

114

giới, nhằm thu hút khách du lịch đến với Thành phố. Đặc biệt là, cần chú trọng

phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH;

giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường...; bảo đảm hài hòa tương tác giữa khai

thác, phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn để vừa

làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát

triển kinh tế của Thành phố.

Tiểu kết chương 3

Trước những tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và tình hình

trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH từ năm 2006 đến

năm 2014 phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức như các giá trị truyền

thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần; những tư tưởng, tính cách,

lối sống, cách ứng xử tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài

của dân tộc, các lễ nghi, phong tục, tập quán tốt đẹp dần bị mai một, không

được quan tâm,chú trọng, thay vào đó là sự lai căng, biến chất; tiếp thu văn

hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần

phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít các DSVH xuống cấp; bị thương mại

hóa, lễ hội bị đưa ra khỏi không gian, thời gian thiêng để phục vụ nhu cầu du

lịch, hình ảnh của một số lễ hội đã bị hiểu sai…Để lãnh đạo hiệu quả công tác

bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã vận

dụng sáng tạo các Nghị quyết, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH vào điều kiện thực tế địa phương.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (năm

2005) và Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (năm

2010) đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây

dựng đời sống văn hóa, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp

115

của dân tộc; khởi xướng và thực hiện tốt nhiều phong trào nổi bật như xóa đói

giảm nghèo; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; phụng dưỡng bà mẹ Việt

Nam anh hùng. Đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa của thành phố

theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

và các giá trị tinh thần mang đặc trưng của nhân dân Thành phố. Để đáp ứng

trước những yêu cầu trong tình hình mới trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,

HĐH và hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chủ trương cấp thiết như: coi trọng việc

xây dựng và phát triển văn hóa nói chung và bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH của Thành phố nói riêng; đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của các cấp,

các ngành, địa phương.

Quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn

và phát huy các giá trị DSVH thông qua việc thực thiện công tác điều tra và

xếp hạng các di tích trên địa bàn Thành phố, thực hiện khảo sát, nghiên cứu

từng công trình, địa điểm của các DTLS; thực hiện quy hoạch và bảo tồn

cảnh quanh kiến trúc đô thị. Đối với DSVH phi vật thể, tiến hành đánh giá,

phân loại từng hình thái văn hóa phi vật thể còn tồn tại ở địa phương như lễ

hội cổ truyền, làng nghề, nghệ thuật dân gian…Công tác trùng tu, bảo tồn và

tôn tạo các DTLS - cách mạng, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu; chú

trọng phát huy các giá trị DSVH qua hệ thống bảo tàng và gắn với phát triển

du lịch.

Sự quan tâm lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh cũng đạt được những kết quả tích cực,

như nâng cao sự hiểu biết và nhận thức cho người dân thành phố, xây dựng

nếp sống văn minh đô thị, nâng cao ý thức bảo tồn DSVH, đồng thời với việc

đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa. Thành phố còn chú trọng việc đẩy

mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát hiện, kiểm tra, phân loại, sưu tầm, khai

quật các di vật đem lại nhiều tư liệu quý, góp phần làm sáng tỏ các nền văn

116

hóa cổ, thúc đẩy giao lưu văn hóa ở Việt Nam và khu vực. Đồng thời, kịp thời

phát hiện, xử lý các hành vi xâm hại di tích, sử dụng sai chức năng, tùy tiện

sửa chữa. Khai thác hiệu quả và phát huy các giá trị DSVH phục vụ phát triển

ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá hình ảnh điểm

đến của Thành phố đến bạn bè thế giới.

Trong tình hình hiện nay, nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng và khả

năng linh hoạt của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong việc vận dụng các

nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho từng DSVH

cụ thể. Mục tiêu đặt ra là phải gắn DSVH với đời sống đương đại, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong quá

trình hội nhập quốc tế.

117

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. NHẬN XÉT

4.1.1. Thành tựu

Một là, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ vị trí, tầm quan

trọng của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH đối với sự phát triển bền

vững của Thành phố

Là vùng đất nằm ở vị trí trung tâm phía Nam của đất nước, với quá trình

hàng nghìn năm mở đất, đấu tranh, xây dựng và vượt qua bao khó khăn, gian khổ,

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã viết nên những trang sử hào hùng, góp phần

tô thắm lịch sử của dân tộc.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế lớn về kinh

tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... của đất nước, có sức hút

và sức lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tránh nguy cơ bị

“hòa tan” trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh xác định, một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của

Thành phố là xây dựng, phát triển văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy các

giá trị DSVH nói riêng. Các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh đều nhấn mạnh “xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, nếp sống

thị dân… làm cho văn hóa thẩm thấu vào trong từng gia đình, từng con người…”

[36, tr.24]. Để văn hóa thẩm thấu vào từng gia đình, từng con người, Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác bảo tồn DSVH dân tộc và

sáng tạo những giá trị văn hóa hiện đại, phù hợp với đặc điểm và con người

Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực tiễn tiến hành sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước đã chứng tỏ:

Trong quá trình phát triển, nếu không giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân

tộc, chắc chắn sẽ bị "xâm lăng" bởi các nền văn hóa lớn, dẫn đến làm chệch hướng

nền tảng và động lực xây dựng, phát triển đất nước. Nói cách khác, mỗi một quốc

gia - dân tộc chỉ có thể phát triển bền vững bằng chính nguồn nội lực của mình,

118

trong đó, nguồn lực về văn hóa, về những giá trị DSVH đóng vai trò quan trọng,

tạo nên sự khác biệt trong sự phát triển hài hòa, bền vững.

Do đặc điểm lịch sử và vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí

Minh đã có nhiều cộng đồng cư dân đến an cư lạc nghiệp trong suốt diễn trình lịch

sử hình thành và phát triển. Quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh, xây dựng và

phát triển Thành phố, các cộng đồng cư dân ở đây đã tạo ra những dấu ấn về lịch

sử và sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng, kết thành những DSVH đặc sắc.

Những giá trị DSVH ấy cần phải được trân trọng, bảo tồn và phát huy tác dụng

trong công cuộc đổi mới đất nước và Thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, của công tác bảo tồn

và phát huy các giá trị DSVH, ngay sau khi Nghị quyết Trung ương năm (khóa

VIII) của Đảng được ban hành, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua

Chương trình hành động số 19-CTHĐ/TU ngày 24-10-1998.

Chương trình hành động của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn

mạnh đến sự phát triển hài hòa, bền vững trên cơ sở giải quyết thỏa đáng mối quan

hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng. Đó là

vấn đề mang tính tất yếu khách quan, đặc biệt là đối với Thành phố Hồ Chí Minh -

thành phố có vị trí giao thoa giữa các nền văn hóa. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc

về vị trí, tầm quan trọng của DSVH, Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh

đã xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc.

Đó là: Chương trình nâng cao kiến thức lãnh đạo và quản lý về văn hóa; Chương

trình bảo tồn và phát triển các DSVH; Chương trình nghiên cứu bảo tồn cảnh

quan kiến trúc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh…

Chương trình hành động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH tại Thành

phố Hồ Chí Minh của UBND Thành phố xác định rõ phương hướng, mục tiêu:

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên toàn Thành phố là tiến hành tổng điều

tra DSVH, xây dựng các phương án bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể,

phi vật thể, bao gồm: các DSVH dân gian truyền thống, chú trọng các DSVH quốc

gia, DSVH tinh thần tiêu biểu, độc đáo ở địa phương.

119

Những nhận thức đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí

Minh là cơ sở để Đảng bộ Thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa - Thông tin và các quận,

huyện trong toàn Thành phố triển khai công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Hai là, trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào

điều kiện thực tế của địa phương

Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) đánh dấu sự phát triển trong

đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam; là định hướng quan trọng trong

việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII và Nghị quyết Đại hội

đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần VI, VII, VIII về mục tiêu phát triển

văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các

giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố, các cấp, các địa

phương và ngành văn hóa đã tập trung chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII, Hội nghị lần thứ 11 Ban

Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, khóa VI (tháng 10-1998) tập trung

kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ. Trước hết là sự lãnh đạo của Thành ủy trên

mặt trận văn hóa. Hội nghị nhất trí thông qua Chương trình hành động với mục

tiêu chung là: Tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng

viên và quần chúng nhân dân, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò

của văn hóa; phát động trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và trong xã hội

phong trào hành động mạnh mẽ và bền bỉ thực hiện Nghị quyết Trung ương năm

(khóa VIII); xác định chiến lược phát triển văn hóa lâu dài của Thành phố theo

hướng gắn chặt chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị xác định

nhiệm vụ trong tâm cấp bách đến năm 2000 là: Tạo sự chuyển biến tích cực trên

các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; đồng thời, góp phần thúc

120

đẩy và hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát

huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc…, góp phần định hướng

công chúng và xã hội trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa mang

đậm bản sắc dân tộc trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) và Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa VI; đồng thời, căn cứ

vào thực trạng lãnh đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực văn hóa, Thành ủy đề ra

Chương trình hành động (ngày 24-10-1998), xây dựng kế hoạch nghiên cứu,

quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung

ương năm, khóa VIII trong toàn Đảng bộ và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng

lớp nhân dân.

Quán triệt chương trình hành động của Thành ủy, nhằm phát huy các giá trị

văn hóa, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương: Xúc tiến xây dựng Công

viên lịch sử - văn hóa dân tộc, phấn đấu khởi công xây dựng khu tưởng niệm Vua

Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 2000. Đây là công trình tiêu biểu của khu

vực phía Nam, là nơi ghi lại và tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa của

dân tộc Việt Nam ở vùng đất phương Nam.

Bên cạnh đó, ngành văn hóa Thành phố đã có những nỗ lực hoạt động

nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, nhiệt tình cách mạng, khôi phục truyền thống

văn hoá tốt đẹp của dân tộc thông qua việc tổ chức những lễ hội: Đường hoa,

Đường sách; Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Lễ hội Sài Gòn 300 năm, lễ hội

du lịch Đất Phương Nam, Giao thừa chào đón Thiên niên kỷ - năm 2000, Hương

sắc miền Nam… thu hút một lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố có vai trò quyết định đến thành công

trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS, văn hóa. Đây là cơ sở quan trọng

để biến nhận thức thành hành động, đưa chủ trương, nhiệm vụ này vào kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân

về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa và DSVH từng bước được nâng

121

lên. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng đã quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII về văn hóa

với nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp và hiệu quả.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, căn cứ

Chương trình hành động số 19-CTHĐ/TU của Thành ủy, Sở Văn hóa - Thông tin

đã xây dựng Chương trình hành động, xác định 7 nhiệm vụ, trong đó, nhiệm vụ

thứ 4 là: Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc; chống

xuống cấp và tôn tạo các DTLS; điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát triển vốn

văn hóa dân gian (văn hóa phi vật thể) [129].

Mục tiêu của Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc

là: “Tiến hành tổng điều tra di sản văn hóa, xây dựng các phương án bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bao gồm các di sản văn hóa dân

gian truyền thống, chú trọng các di sản văn hóa quốc gia, di sản văn hóa tinh thần

tiêu biểu, độc đáo ở địa phương”. Đề án xác định rõ một số định hướng, nhiệm vụ

cụ thể trong việc bảo tồn DSVH dân tộc.

Văn hóa vật thể

- Di tích: Tiến hành tổng điều tra về số lượng và loại hình di tích, lập quy

hoạch di tích. Trên cơ sở đó, có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho việc trùng tu, tôn

tạo, bảo vệ di tích theo hướng xã hội hóa, phát huy nguồn nhân - tài - vật lực trong

nhân dân, của các ngành kinh tế đặc biệt là ngành Du lịch để bảo tồn và đưa giá trị

văn hóa của di tích đến với nhân dân. Những di tích không phát huy được tác

dụng, kiến nghị chuyển thành dạng bia - bảng ghi dấu sự kiện - lưu niệm, đặc biệt

là những di tích đang tồn tại trong nhà dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc khảo sát -

nghiên cứu lập hồ sơ khoa học cho việc công nhận DTLS - văn hóa; kiểm kê, đánh

giá phân loại các di vật gắn với di tích để giao trách nhiệm quản lý cụ thể.

- Hoạt động bảo tàng: Tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống

bảo tàng trên địa bàn Thành phố, không phân biệt cấp chủ quản. Củng cố hệ thống

bảo tàng hiện có. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của

từng bảo tàng có những đặc trưng riêng, tránh sự trùng lặp. Đầu tư kinh phí thỏa

đáng cho việc cải tạo hoặc mở rộng mặt bằng; nâng cấp, đổi mới trưng bày; bổ

122

sung các thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho các hoạt động của bảo tàng; tăng

cường tổ chức sưu tầm (hoặc mua) thêm các sưu tập DSVH vật thể. Đầu tư cơ sở

vật chất, hiện đại hóa công tác trưng bày, nâng cao tính khoa học trong công tác

nghiên cứu sưu tầm, các hoạt động bảo tàng nhằm thu hút ngày càng nhiều du

khách tham quan đến với bảo tàng, đồng thời tăng cường đưa bảo tàng đến với

công chúng, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng thêm một số bảo tàng mới mang tính khu vực: Bảo tàng nghệ

thuật dân tộc, Bảo tàng nghề thủ công… Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại

đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo tàng về mọi mặt (chuyên môn nghiệp

vụ, ngoại ngữ, công tác quản lý…) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp

bảo tàng trong tương lai. Tạo điều kiện cho các bảo tàng thực hiện và ngày càng

mở rộng việc giao lưu với bảo tàng cùng loại hình ở các trên thế giới, nhất là khu

vực châu Á nhằm học hỏi kinh nghiệm, tuyên truyền, giới thiệu lịch sử văn hóa

của Việt Nam thông qua các hoạt động bảo tàng và tranh thủ sự ủng hộ của ngành

bảo tàng học cũng như đồng nghiệp bảo tàng ở các nước.

- Ngành nghề truyền thống: Nhà nước cần có chính sách bảo trợ đặc biệt

để các ngành truyền thống mang tính thủ công có thể tồn tại được trong cơ chế thị

trường gồm: nghề đan (mây - tre - lá), nghề sơn mài, thêu, làm bánh tráng. Có

chính sách khuyến khích đối với nghề gốm, nghề chạm khắc gỗ, nghề kim hoàn

truyền thống. Nhà nước cần có quy định về việc sử dụng tay nghề bậc cao, nghệ

nhân nghề thủ công mỹ nghệ nhằm phát huy tài năng và khuyến khích việc truyền

nghề. Các trường đào tạo nghề của Nhà nước cần mở các lớp dạy nghề truyền

thống với các chính sách khuyến khích thanh niên học các nghề truyền thống.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể

- Lễ hội: Định hướng tổ chức lễ hội ở Thành phố Hồ Chí Minh là chú ý

đến những yếu tố tích cực cần được bảo lưu của các lễ hội truyền thống, cần thiết

cải biến những yếu tố rườm rà lạc hậu, mê tín dị đoan. Cùng với quá trình cải biến

và đưa thêm các yếu tố mới vào các lễ hội truyền thống cần làm cho lễ hội truyền

thống có nét phù hợp với đời sống xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ được chiều sâu

của bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với lễ hội mới, khai thác những nghi lễ truyền

123

thống đã được định hình chứ không nên đưa vào yếu tố lai căng không phù hợp

với nếp sống, nếp nghĩ của truyền thống người Việt. Trong hoạt động tổ chức lễ

hội, chú ý đến phần vui chơi giải trí hiện đại, lành mạnh để tạo sự cộng cảm, giao

lưu cho dân cư đô thị. Hệ thống hóa lại toàn bộ hoạt động lễ hội trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh và phân loại từng lễ hội để có phương án quản lý thích

hợp. Tiến hành các chương trình trọng điểm ở cấp thành phố nhằm điều tra, sưu

tầm, nghiên cứu đánh giá, phân loại tất cả các thiết chế văn hóa hiện có. Từ đó,

quy hoạch và có kế hoạch phát huy vốn DSVH phi vật thể (trong đó có lễ hội)

hiện đang có nguy cơ bị lai tạp hoặc mất dần đi do không thích nghi được với đời

sống hiện đại.

Triển khai thực hiện Đề án, trong ba năm (2007 - 2009), Sở Văn hóa -

Thông tin Thành phố đã phối hợp với trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh thực hiện công tác tổng điều tra DSVH phi vật thể (theo Chương trình mục

tiêu quốc gia về văn hóa) với sự hỗ trợ về chuyên môn của Cục Di sản văn hóa,

Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Công tác tổng điều tra kết thúc vào năm

2009 đã bước đầu đưa ra những dự báo, đề xuất đối với công tác bảo tồn và phát

huy giá trị DSVH phi vật thể của Thành phố như: Tiến hành điều tra sâu đối với

các phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu và có nguy cơ bị mai một; đề xuất chế độ

ưu đãi đối với các nghệ nhân; ứng dụng hệ thống thông tin địa lý về DSVH phi vật

thể của Thành phố; bồi dưỡng kiến thức về quản lý DSVH phi vật thể cho công

chức, viên chức làm công tác quản lý;...

Sự nỗ lực của ngành văn hóa và các cấp, các ngành, các địa phương trên

toàn Thành phố đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,

những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người thành phố được khơi

dậy, phát huy. Các thiết chế, công trình văn hóa được tăng cường đầu tư, nâng

cấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên một bước. Thành phố đã

tổ chức nhiều chương trình, loại hình hoạt động văn hóa, giải trí lành mạnh và các

dịp Lễ hội lớn và sự kiện trọng đại hàng năm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,

được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng.

124

Ba là, sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên

sự chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Thành phố Hồ Chí

Minh từ năm 1986 đến trước khi có Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn

thi hành được ban hành và vận dụng từ cuối năm 2002, việc bảo tồn di sản của

Thành phố nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu dựa vào Pháp lệnh Bảo vệ di

tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh và các văn bản hướng dẫn thi hành

Pháp lệnh. Đó là Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn

hóa - Thông tin. Từ khi có Luật Di sản văn hóa (năm 2002), công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả

tích cực.

Hoạt động bảo tồn các DSVH từng bước đi vào nề nếp

Công tác kiểm kê di tích thông qua điều tra, phân loại giúp cho việc thống

kê tổng thể di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là công tác qui

hoạch, bảo vệ di tích nhằm từng bước lập hồ sơ khoa học tuỳ theo giá trị của mỗi

di tích để đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng. Bởi vì, chỉ khi nào di

tích được xếp hạng thì di tích ấy mới có đủ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho

việc bảo vệ. Bước sang năm 1998, việc kiểm kê di tích chỉ dừng lại ở mức độ ghi

tên và địa chỉ của các công trình, địa điểm có dấu hiệu là di tích, trong đó tập trung

chủ yếu là các đình, miếu, chùa.

Năm 1999, Ban Quản lý DTLS văn hóa và danh lam thắng cảnh Thành

phố chính thức đi vào hoạt động. Ban đã phối hợp với phòng Văn hóa và Trung

tâm Văn hóa các quận, huyện tiến hành công tác tổng điều tra di tích trên toàn

thành phố, công tác này được tiến hành liền trong bốn năm (từ 1999 - 2002).

Đến năm 2014, các công trình, địa điểm có dấu hiệu là di tích cơ bản đã được

điều tra, được Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh Thành phố phân loại

bước đầu, trong đó, có việc phân loại về loại hình di tích; đồng thời, phân loại

các di tích có đủ tiêu chí xếp hạng di tích cấp quốc gia, di tích cấp thành phố.

Các di tích đã được dự kiến có đủ tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng di tích đã được

125

Ban Quản lý di tích thông báo cho các quận, huyện có di tích đã được đưa vào

danh sách dự kiến (qui hoạch) để các quận, huyện có cơ sở trong việc bảo vệ

trong khi chờ đợi các bước lập hồ sơ xếp hạng cho từng di tích.

Để DSVH dạng hình DTLS, văn hóa có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở

pháp lý, yêu cầu đặt ra là di tích phải được xếp hạng. Công tác này đã được các

cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa - Thông tin hết sức quan tâm và

tích cực đẩy mạnh.

Theo thống kê ban đầu, trên toàn Thành phố có 2 di tích được đặt cách

xếp hạng năm 1986 là: “Dinh Độc Lập”, “Tòa Đại sứ Mỹ” cùng với Địa đạo Củ

Chi được xếp hạng năm 1979, đến tháng 6-2016, toàn Thành phố có 167 di tích

đã được quyết định xếp hạng: 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 55 di

tích quốc gia (02 - khảo cổ học, 30 - kiến trúc nghệ thuật, 23 - lịch sử); 110 di

tích cấp thành phố (65 - kiến trúc nghệ thuật, 45 - lịch sử) [147].

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, công tác

tham mưu quản lý nhà nước nhằm bảo vệ di tích và công tác trùng tu sửa chữa,

bảo quản di tích có một ý nghĩa hết sức quan trọng:

Lĩnh vực tham mưu quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh đã được các cơ quan thuộc hệ thống ngành văn hóa từ phòng, ban

của Sở Văn hóa - Thông tin, đến phòng Văn hóa - Thông tin các quận, huyện

quan tâm. Đến năm 2014, đã có hàng nghìn văn bản tham mưu đề xuất giải quyết

những vụ việc liên quan như việc làm xâm hại, lấn chiếm di tích. Trong thực tế,

còn nhiều di tích bị xâm hại hoặc bị lấn chiếm. Để giải quyết tình trạng xâm hại

di tích, tại nhiều nơi, Ban Quản trị và Ban Trị sự đã tích cực phối hợp với chính

quyền địa phương giải quyết chỗ ở và hỗ trợ kinh phí di dời, như: Hội quán Ôn

Lăng, Hội quán Hà Chương...

Công tác trùng tu, sửa chữa, bảo quản di tích luôn nhận được sự quan

tâm của Nhà nước cũng như của các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan về kinh

phí để tu bổ, bảo quản di tích thông qua công tác điều tra, nắm thực trạng các di

tích để có kế hoạch tu bổ hàng năm. Công tác tu bổ, bảo quản di tích nhằm bảo

vệ nguyên trạng và sự bền vững để bảo tồn lâu dài di tích tại Thành phố Hồ Chí

126

Minh được thực hiện trên cơ sở ưu tiên các DTLS và kết hợp sự vận động xã hội

hóa. Một số di tích đã được trùng tu, tu bổ với tinh thần xã hội hóa cao đạt kết

quả tốt. Tiêu biểu là di tích “Hội quán Tuệ Thành”, đã được Ban Trị sự đầu tư

gần 10 tỷ đồng, “Hội quán Ôn Lăng”, “Tịnh xá Ngọc Phương”… được đầu tư

hàng tỷ đồng. Những di tích này đã được Ban Quản trị, Ban Trị sự dùng nguồn

quỹ do bá tánh đóng góp hàng tỷ đồng để tu bổ, trùng tu di tích.

Từ năm 1998, khi Pháp lệnh Bảo vệ DTLS - văn hóa và danh lam thắng

cảnh, đặc biệt là Luật Di sản văn hóa được ban hành (2002), hoạt động bảo tồn

DTLS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được đẩy mạnh và từng bước

mang lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, sự ra đời của Luật Di sản văn hóa nhằm đáp ứng với sự đổi mới

chung của đất nước trong cơ chế nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách

thức. Bên cạnh đó, Điều 28 và điều 29, chương V của Nghị định 92/2002/NĐ-CP

ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Di sản văn hóa đề cập đến việc mua bán di vật cổ vật, bảo vật quốc gia

tại các di tích. Thực thi vấn đề này sẽ gây khó khăn trong việc bảo vệ các DSVH

vật thể. Nhằm bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại các di tích, Ban Quản

lý Di tích và Danh lam thắng cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với

Phòng Văn hóa - Thông tin tại các quận, huyện tiến hành kiểm kê. Đến năm 2014,

cổ vật tại các di tích đã được xếp hạng, cơ bản đã được kiểm kê. Để làm căn cứ

cho việc bảo vệ và qui trách nhiệm vụ thể, việc kiểm kê đã được thực hiện tương

đối kỹ với việc chụp ảnh, đo kích thước, miêu tả, định niên đại cho từng hiện vật.

Sau đó, sẽ làm thành 03 bộ để giao cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý di

tích 01 bộ, Phòng Văn hóa - Thông tin quận huyện 01 bộ, Ban Quản lý Di tích và

Danh lam thắng cảnh 01 bộ để nắm và có cơ sở để kiểm tra giúp cho việc bảo vệ

các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được chặt chẽ.

Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình phát triển với

việc chỉnh trang đô thị và đô thị hóa mạnh mẽ, nếu không có những giải pháp

đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan trong việc qui

hoạch phát triển sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bảo vệ cảnh quan, tính

nguyên trạng của di tích cũng như giá trị của DTLS - văn hóa nói chung.

127

Nhằm giải quyết tình trạng di tích bị xâm hại và có kế hoạch tốt hơn trong

việc chống xuống cấp di tích, Ban Quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh thuộc

Sở Văn hóa và Thông tin đã và đang tiến hành xây dựng Đề án chống xuống cấp

và di tích bị xâm hại để Sở Văn hóa và Thông tin trình UBND Thành phố chỉ

đạo việc giải quyết.

Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong lĩnh vực bảo tàng

có bước chuyển biến tích cực

Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với các lĩnh vực khác về văn hóa, hoạt

động sưu tầm, bảo quản và trưng bày hiện vật, dưới góc độ văn hóa vật thể có

giá trị lịch sử - văn hóa của các bảo tàng trong cả nước nói chung, ở Thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng từng bước đổi mới, góp phần bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH dân tộc.

Để thực hiện tốt chức năng là nơi lưu giữ, bảo quản và xử lý các hiện vật

của bảo tàng, các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây

dựng và cải tạo kho hiện vật bảo đảm sự kiên cố để bảo vệ an toàn hiện vật.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các bảo tàng đã có điều kiện đầu tư kinh phí,

trang thiết bị để bảo quản hiện vật một cách an toàn. Nhiều thiết bị hiện đại được

thiết kế, lắp đặt để bảo vệ an toàn hiện vật, chống mất cắp hiện vật. Vấn đề ánh

sáng, độ ẩm cũng được xử lý để hiện vật giảm sự hư hại do sự biến đổi của thời

tiết. Các kỹ thuật xử lý, bảo quản hiện vật cũng được áp dụng không để hiện vật

bị hư hại do thiếu kiến thức khoa học và nghiệp vụ.

Công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật về bảo tàng cũng là hoạt động mang

tính tích cực và chủ động trong việc bảo vệ các DSVH vật thể và là một chức

năng và nhiệm vụ quan trọng của các bảo tàng. Vì nhiều hiện vật nếu không

được phát hiện sớm để đưa về bảo tàng xử lý và bảo quản sẽ bị hủy hoại. Hoạt

động sưu tầm hiện vật của các bảo tàng tại Thành phố từ năm 1998 đến nay

thường xuyên được quan tâm thực hiện và được định hướng khá cụ thể. Ngoài

việc tổ chức các cuộc khai quật khảo cổ, việc sưu tầm trong nhân dân cũng được

đẩy mạnh, nhất là những hiện vật có giá trị lịch sử. Không ít các hiện vật có giá

trị lịch sử - văn hóa được coi là vô giá đã được nhân dân - bao gồm tổ chức, cá

128

nhân hiến tặng cho bảo tàng với mục đích nhằm bảo tồn lâu dài và phát huy tốt

nhất những giá trị và ý nghĩa của những di sản này.

Nhằm tạo sự phong phú, đa dạng các DSVH cho bảo tàng, góp phần bảo

quản các di vật, cổ vật lâu dài, thông qua các giải pháp nghiệp vụ bảo quản của

bảo tàng, nhiều bảo tàng đã tích cực, chủ động tìm mua các hiện vật khi có điều

kiện. Những năm gần đây, nhiều bảo tàng của Thành phố đã chủ động và tích

cực xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt

nhằm mua những DSVH có giá trị, không để cho những di sản quý giá bị tuồn ra

nước ngoài hoặc vào tay kẻ xấu.

Thông qua các hình thức khác nhau như sưu tầm, tiếp nhận các hiện vật

do các ngành chức năng như hải quan, công an, bộ đội biên phòng… thu được do

kẻ mua bán, vận chuyển trái phép bàn giao các bảo tàng, các hiện vật do các bảo

tàng mua hoặc do tổ chức cá nhân hiến tặng, hầu hết các bảo tàng đã có những

sưu tập và số lượng hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều hiện vật có giá

trị là bảo vật quốc gia đã được các bảo tàng gìn giữ, bảo quản tốt, bảo vệ an toàn.

Đến năm 2010, hầu hết các bảo tàng của Thành phố đang giữ gìn và bảo

quản các di vật cổ vật là các DSVH vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa với số

lượng đơn vị hiện vật hàng chục nghìn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ: Bảo

tàng Thành phố Hồ Chí Minh đang bảo quản và trưng bày 44,591 hiện vật; Bảo

tàng Mỹ Thuật khoảng 20,714 hiện vật; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh có

khoảng 14,842 hiện vật; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh

khoảng 38,707 hiện vật; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khoảng 32,958 hiện vật; Bảo

tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 18,724 hiện vật;

Bảo tàng Tôn Đức Thắng có 13,508 hiện vật [160].

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi Luật Di sản văn hóa được thực thi, Nghị

định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Di sản văn hóa và các văn bản qui phạm pháp luật khác được ban hành nhằm

thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, trong đó có bảo tàng tư nhân, hình thành thị

trường mua bán di vật, cổ vật v.v… Trước tình hình đó, nếu Nhà nước không có

sự đầu tư thích đáng, các bảo tàng không đủ năng động thì nhiều DSVH sẽ khó có

129

điều kiện được bảo vệ hay bảo quản, giữ gìn tại hệ thống bảo tàng nhà nước, thậm

chí có những di sản sẽ được trao đổi, mua bán ra nước ngoài.

Hoạt động bảo tồn các DSVH vật thể đạt được kết quả tích cực

Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thông tin, tại Thành phố Hồ Chí Minh có

260 ngôi đình, 933 ngôi chùa, 53 ngôi đền, 7 lăng mộ, 458 ngôi miếu và 27 cơ sở

tín ngưỡng dân gian người Hoa [7] cùng nhiều nhà thờ ki tô giáo, cơ sở tín ngưỡng

tôn giáo khác rải rác khắp các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính sách “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Nhà nước tạo điều kiện củng

cố niềm tin tôn giáo của cư dân, riêng số lượng tu viện của Phật giáo đã có sự

biến động tăng, giảm qua thời gian. Đến năm 2014, số lượng các cơ sở tín

ngưỡng tôn giáo khá ổn định, các cơ sở ngày càng được sửa chữa, nâng cấp

khang trang hơn nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ của cộng đồng và các nguồn tài trợ

trong và ngoài nước

Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với từng cộng đồng cư dân đặc

thù. Người Việt với tín ngưỡng thờ nhân thần (đền thờ các anh hùng, nhân vật

lịch sử,…) đình làng, chùa Phật giáo Bắc tông; người Hoa với các miếu thờ,

chùa Phật giáo và các hội quán; người Khmer gắn với hai cộng đồng chính cư

dân sống quanh khu vực chùa Chandarangsay (Quận 3) và chùa Bodhivamsa

Pothivong (quận Tân Bình); người Chăm gắn liền với các thánh đường Hồi giáo

(quận Phú Nhuận, Quận 1). Riêng các tín đồ Công giáo, họ luôn gắn bó, sinh

sống gần khu vực các nhà thờ thành từng cụm cư dân theo họ đạo (Quận 3, quận

Tân Bình, quận Thủ Đức…). Chính yếu tố lịch sử hình thành cộng đồng và sinh

hoạt tín ngưỡng tôn giáo này qua thời gian đã tạo nên sự gắn kết, bản sắc văn

hóa trong cư dân đô thị Thành phố Hồ Chí Minh mà khó tìm thấy ở những địa

phương khác.

Với tốc độ phát triển nhanh của Thành phố, dù các khu vực cư dân có

nhiều biến động về quy hoạch kiến trúc đô thị nhưng các cơ sở tôn giáo nhìn

chung ít có sự biến động, xâm hại.

Hoạt động bảo tồn các DSVH phi vật thể được quan tâm

Về lĩnh vực hoạt động lễ hội dân gian truyền thống: Lễ hội người Việt ở

Nam Bộ nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như một dòng chảy liên

130

tục, nhiều màu sắc, là biểu hiện sinh động của nền văn hóa dân gian Việt Nam:

Từ những lễ hội về các danh nhân lịch sử, các anh hùng có công dựng nước đến

lễ hội truyền thống tưởng nhớ các anh hùng cách mạng thời đại ngày nay. Những

ngày lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đống Đa Quang Trung, lễ húy kỵ Đức

Thánh Trần Hưng Đạo, lễ hội Hai Bà Trưng… trên địa bàn Thành phố không chỉ

là những hoạt động kỷ niệm mà còn là những ngày hội gắn liền với sinh hoạt của

nhân dân có màu sắc tín ngưỡng dân gia mang ý nghĩa tôn thờ, tưởng nhớ những

bậc thánh nhân có công với đất nước.

Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch quyết định đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể thuộc loại hình Lễ hội

truyền thống (theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 09 - 9 - 2013). Đây

là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ nói riêng và cư dân

Nam Bộ nói chung, diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Nghinh Ông

là một trong những lễ hội thờ cúng cá Ông hay còn gọi là lễ hội cầu ngư lớn nhất

Nam bộ thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn cá Ông và cầu an cho

nghề đi biển của ngư dân huyện đảo Cần Giờ. Hàng năm, Lễ hội được tổ chức

nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp trong

hoạt động sản xuất ngư nghiệp của cư dân địa phương. Ước tính, huyện Cần Giờ

đón khoảng 15.000 - 20.000 du khách đến tham gia lễ hội mỗi năm.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ) có nét tương

đồng với một số nghi thức lễ chính của các lễ hội cầu ngư và lễ hội Nghinh Ông

khác trong khu vực, nhưng lại có nét khác biệt ở một số nghi lễ diễn ra trong

ngày hội cộng với nhiều huyền thoại, chuyện kể dân gian về lịch sử hình thành

và phát triển của vùng đất rừng ngập mặn Cần Giờ, đã tạo nên một lễ hội mang

màu sắc riêng biệt của cư dân địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tốc độ đô thị

hóa nhanh. Điều đó dẫn đến việc cần thiết xác định lối sống đô thị trong toàn

bộ hoạt động văn hóa, trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi của người

dân đô thị. Nắm bắt được xu thế chung đó, ngành văn hóa Thành phố từng

bước nghiên cứu thể nghiệm, điều chỉnh các hoạt động lễ hội theo hướng: các

sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống được điều chỉnh sao cho phù hợp với

131

thời kỳ mới. Các lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống được điều chỉnh để vừa bảo

đảm nội dung chính trị, vừa mang màu sắc lễ hội văn hóa dân gian dân tộc (Lễ

hội kỷ niệm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23-11, Lễ hội kỷ niệm Ngày Toàn quốc

kháng chiến). Đặc biệt, một số sự kiện lễ hội đã được định hình và gây ấn

tượng sâu đậm trong lòng người dân, trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng của

Thành phố như Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội Hoa Xuân Tao Đàn, Lễ hội áo

dài, Lễ hội trái cây...

Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa lành mạnh

của người dân, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các

doanh nghiệp, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tổ chức

nhiều sự kiện lễ hội, sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc, độc đáo nhằm tôn vinh

thành quả lao động của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, thể hiện sự quan tâm,

chăm lo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đối với đời sống

văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân thành phố.

Có thể nói, hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Thành phố

Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến năm 2014 đã đạt được kết quả tích cực, hoạt động

bảo tồn DSVH đi vào chiều sâu. Công tác bảo tồn di tích và hiện vật bảo tàng

được quản lý và thực hiện tốt.

4.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trên lĩnh vực bảo tồn

và phát huy các giá trị DSVH những năm 1998 - 2004 đạt được những kết quả

quan trọng như trên là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất

nước và hội nhập quốc tế, nhằm xây dựng và phát triển đất nước bền vững,

Đảng xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là

nhiệm vụ then chốt cùng với phát văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Với

chủ trương đó, cùng với việc quan tâm hoạch định đường lối phát triển kinh tế,

Đảng và Nhà nước đã từng bước hoàn thiện đường lối văn hóa nhằm chấn hưng

văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới. Trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm xây dựng hành

lang pháp lý cho hoạt động này. Tiêu biểu là Pháp lệnh Bảo vệ di tích lịch sử,

132

văn hóa và danh lam thắng cảnh; Luật Di sản văn hóa và các văn bản qui

phạm pháp luật khác. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà

nước với việc với sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc.

Những văn bản pháp quy của Nhà nước là cơ sở pháp lý để các địa phương

trong cả nước đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù

hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Thứ hai, do sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố

đối với công tác này. Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước,

Chính phủ về vai trò, vị trí của DSVH trong sự phát triển của văn hóa nói riêng,

sự phát triển của đất nước nói chung; đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tiễn

của địa phương, Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã kịp thời hoạch định chủ

trương về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với điều kiện cụ thể của

Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố vừa truyền thống, vừa hiện đại và có

độ mở lớn trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, thực hiện mục tiêu quốc gia về văn

hóa, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã xác định, bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH là một trong những chương trình trọng tâm trong chiến lược phát

triển văn hóa của Thành phố. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật

thể và phi vật thể; bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị..., triển khai chương trình

mục tiêu quốc gia về văn hóa, Đảng bộ Thành phố đã kịp thời đề ra những chủ

trương phù hợp cho các cấp, ngành văn hóa và các địa phương trên địa bàn

Thành phố triển khai, thực hiện.

Thứ ba, được sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành liên quan và

sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Từ những định hướng của Đảng bộ, chính

quyền Thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở

Văn hóa - Thể thao) xây dựng chương trình, kế hoạch và các đề án về tôn tạo và

giữ gìn các DTLS - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường…

Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện xây dựng

quy hoạch, kế hoạch bảo tồn các DSVH; đồng thời, tập trung khai thác các thế

mạnh, tiềm năng của DSVH để phát triển du lịch nhằm đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành

trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí

133

Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch, thu hút khách du lịch

quốc tế, số đơn vị nữ hành và dịch vụ lưu trú.

Bên cạnh đó, để tranh thủ các nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động bảo

tồn các DTLS, các DSVH vật thể và phi vật thể (nhà thờ, lăng tẩm, chùa chiền),

ngành văn hóa đã vận động sự đóng góp về kinh phí và nhân công của các doanh

nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân. Trong những năm

1998 - 2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn xã hội hóa phục vụ công

tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Thứ tư, chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nên đã góp

phần nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, tu bổ DSVH và phát huy mạnh mẽ

các giá trị của các di sản. Là địa phương có khối lượng đồ sộ các di sản vật thể

và phi vật thể, với những nét đặc trưng riêng là gắn liền với quá trình người Việt

hành hương đi mở đất cũng như cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, Thành

phố Hồ Chí Minh chú trọng đầu tư khai thác các thế mạnh về tài nguyên nhân

văn để phát triển du lịch. Bên cạnh hệ thống DTLS - văn hóa - danh thắng và các

DSVH vật thể, phi vật thể, Thành phố Hồ Chí Minh còn có những tài nguyên du

lịch nhân văn khá phong phú và có giá trị phục vụ du lịch cao như lễ hội, làng

nghề truyền thống, ẩm thực... Đó là những điều kiện tốt để đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, bước đột phá trong phát triển kinh tế của Thành phố

Trong những năm 1998 - 2014, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo

của chính quyền Thành phố và sự phối hợp của các cấp, các ngành liên quan,

công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền

nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích của người dân được tiến hành như: Kết hợp

với các trường học tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia học tập ngoại khóa

với nhiều chủ đề khác nhau qua từng năm; xã hội hóa công tác bảo vệ di tích với

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; đưa vấn đề bảo vệ và phát huy

các giá trị di tích vào tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị, khối phố và làng văn

hóa, nếp sống văn hóa ở các địa phương; cam kết bảo vệ môi trường di tích đối

với các đơn vị kinh doanh khai thác DTLS phục vụ du lịch.

Công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên có sự chuyển biến

tốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà

134

trường. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thành đoàn chỉ đạo đẩy mạnh

công tác giáo dục truyền thống trong các trường phổ thông và trong đoàn viên,

thanh niên. Các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố đã phối hợp tổ chức các

cuộc thi sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân như: Tìm hiểu 300 năm Sài Gòn -

Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên truyền ca khúc cách mạng, kể chuyện về tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với: Đài Tiếng

nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố;

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh; Báo Sài Gòn Giải phóng; Tạp chí du

lịch... triển khai công tác tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh, văn hóa, con

người Thành phố đến bạn bè trong và ngoài nước.Thông qua việc tuyên truyền,

quảng bá các DTLS, văn hóa, danh thắng, các lễ hội truyền thống của Thành phố

Hồ Chí Minh đã phát huy được tiềm năng, vị thế của một Thành phố năng động,

giàu bản sắc đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Nhìn chung, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng, góp phần vào việc giáo dục

truyền thống lịch sử, văn hóa cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân,

nhất là thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu tốt hơn về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của

nhân dân; đồng thời, DSVH là tài nguyên quan trọng trong việc phát triển du lịch

củaThành phố, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ

4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình Đảng bộ Thành phố

Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vẫn còn

một số hạn chế, khuyết điểm.

Một là, trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ Thành phố

Hồ Chí Minh tuy đã đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong chiến lược

phát triển chung của Thành phố, song công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ

nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH;

trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây

135

dựng; trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và

quốc tế, văn hóa và chính trị. Từ những hạn chế về nhận thức và lý luận chung

về văn hóa nên truớc khi có Luật Di sản văn hóa (2002), Đảng bộ Thành phố

chưa xây dựng được chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Mặc dù có khung pháp lý là hệ thống các bộ luật liên quan đến công tác

bảo tồn cảnh quan kiến trúc như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Di

sản... nhưng việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thành phố còn

chậm trễ trong việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý cảnh quan kiến trúc,

dẫn đến sự “biến mất”, thay đổi cảnh quan kiến trúc nhanh chóng. Các cấp chính

quyền, các ngành chức năng vẫn còn phải giải quyết từng trường hợp cụ thể do

chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh như các trường hợp: Ụ tàu Ba Son, Trường

Lê Quý Đôn, Cụm Nhà khách Chính phủ số 1 Lý Thái Tổ...

Hai là, bên cạnh sự chậm trễ trên phương diện lý luận, trong chỉ đạo thực

tiễn, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu các biện pháp cần

thiết trên cả hai lĩnh vực "xây" và "chống" trên lĩnh vực văn hóa và bảo tồn các

giá trị DSVH. Cơ chế lãnh đạo, quản lý văn hóa chậm đổi mới và chưa theo kịp

thực tiễn sinh động của cuộc sống. Vì thế, mặc dù Đảng bộ Thành phố Hồ Chí

Minh đã đề ra Chương trình hành động về văn hóa, song chưa tạo ra sự chuyển

biến lớn trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân. Từ

năm 1998 đến năm 2010, Đảng bộ Thành phố chưa có nghị quyết chuyên đề về

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Ba là, cơ chế,chính sách về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

còn thiếu, chưa đồng bộ. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng di

tích lớn. Tuy nhiên, trong tổng số các di tích được xếp hạng cũng như chưa được

xếp hạng, chỉ có một số rất ít được UBND Thành phố giao cho các địa phương

quản lý, sử dụng di tích, số còn lại chưa được phân cấp quản lý, khai thác. Việc

phân cấp trách nhiệm tổ chức quản lý di tích chưa thống nhất, còn chồng chéo.

Ví dụ như, có nhiều di tích Sở Văn hóa - Thông tin và UBND các quận, huyện

đồng quản lý; có di tích thì UBND các quận, huyện trực tiếp quản lý... Đây là

nguyên nhân dẫn đến tình trạng: Nhiều di tích bị xâm hại lấn chiếm; các di vật,

cổ vật tại đền chùa bị mất cắp; việc tổ chức bảo tồn và khai thác các di tích do

136

cấp quận, huyện, phường, xã quản lý có vi phạm, song Sở Văn hóa - Thông tin

không nắm được; nguồn thu di tích không được quản lý chặt chẽ để tái đầu tư

cho di tích; việc bảo tồn các di tích không có nguồn thu được đẩy trách nhiệm

cho cấp trên; tình trạng tu bổ một cách chồng chéo, tràn lan hoặc vượt quá thẩm

quyền cho phép.

Việc phân cấp quản lý di tích chưa rõ ràng. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh, có 19 di tích được UBND Thành phố hoặc UBND quận, huyện quyết định

thành lập, công nhận Ban quản lý di tích, trong đó có 02 ban quản lý hoạt động

theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập (Ban Quản lý Khu DTLS Địa đạo Củ Chi

trực thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố, Ban Quản lý Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba

Giồng trực thuộc UBND huyện Hóc Môn). Các ban quản lý di tích khác có hoạt

động mang tính liên ngành, với đại diện của các cơ quan, đơn vị ở quận/huyện,

phường/xã; các di tích còn lại do tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc các cơ quan,

đơn vị được giao quản lý công trình trực tiếp quản lý, cá biệt có 02 di tích khảo cổ

học (Lò gốm Hưng Lợi - Quận 8, Giồng Cá Vồ - huyện Cần Giờ) vẫn chưa được

quyết định giao cho tổ chức, cơ quan nào trực tiếp quản lý.

Hầu hết các ban quản lý di tích trên địa bàn Thành phố chủ yếu được

thành lập, công nhận để quản lý trực tiếp di tích, đồng thời là cơ sở tín ngưỡng

và cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một ban quản lý phụ trách

nhiều di tích, như Ban Quản lý Khu DTLS Địa đạo Củ Chi (trực tiếp quản lý 04

di tích: Địa đạo Bến Dược, Địa đạo Bến Đình, 87A Trần Kế Xương quận Phú

Nhuận và Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ - bàn giao 2015); Ban Quản lý di tích liên

ngành của Quận 11 quản lý 02 di tích chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn. Ban

Quản lý DTLS, văn hóa huyện Củ Chi quản lý các di tích trên địa bàn huyện.

Từ thực trạng đó, việc phân cấp quản lý cho các địa phương, đơn vị trực

tiếp khai thác, sử dụng di tích là một giải pháp cấp thiết nhằm bảo vệ, phát huy

di tích một cách hiệu quả.

Bốn là, việc lập hồ sơ di tích còn nhiều khó khăn, như: di tích thuộc sở

hữu tư nhân và di tích thuộc sở hữu của các tổ chức tôn giáo, không đồng ý xếp

hạng; di tích vướng về dự án, đất đai, tranh chấp, khoanh vùng bảo vệ; di tích

không có người quản lý, không phát huy giá trị. Bên cạnh đó, ý thức của cộng

137

đồng trong việc bảo tồn di tích chưa cao. Một số di tích của người Hoa đã thay

tên đổi chủ, những nhà cổ của người Hoa được giao bán cho người Việt hay các

hộ gia đình trông coi. Các hộ gia đình này thường là không đủ khả năng để giữ

gìn một di tích vì thiếu cả kiến thức chuyên môn lẫn điều kiện kinh tế. Hiện

tượng “bỏ rơi”, không quan tâm nhiều đến di tích như các nhà cổ, các miếu:

miếu Quan Thánh - Quận Phú Nhuận, miếu Phú Nghĩa - quận 5. Cùng với đó là

những biểu hiện không lành mạnh trong việc thực thành tín ngưỡng trong một số

miếu như tục mê tín, xin xăm, bói quẻ, cầu đảo... cũng đã tạo nên những ảnh

hưởng không tốt đến di tích, đến hoạt động văn hóa du lịch. Công tác bảo quản

cổ vật trong các di tích còn nhiều hạn chế.

Năm là, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chưa ban hành

được cơ chế, chính sách phát huy nội lực của nhân dân, chưa tạo được phong

trào quần chúng mạnh mẽ tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

cũng như bảo vệ và giữ gìn văn hóa dân tộc; chưa coi trọng bồi dưỡng, giáo

dục và phát huy khả năng của tuổi trẻ tham gia xây dựng và phát triển văn

hóa. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác văn

hóa nói chung, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH nói riêng còn

nhiều bất hợp lý. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa từ phường, xã, quận,

huyện đến Thành phố còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa ngang

tầm với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong tình hình đời sống kinh tế - xã hội

ngày càng phát triển, nhu cầu phát triển văn hóa và hưởng thụ văn hóa của

nhân dân ngày càng cao.

Sáu là, chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý bảo tồn, tôn

tạo di tích, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về

khoa học bảo tàng, cán bộ tổ chức khai thác di tích còn nhiều bất cập. Bộ máy

chỉ đạo và quản lý văn hóa còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội ngũ cán bộ làm

công tác văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH vừa thiếu vừa

yếu. Một bộ phận cán bộ chỉ đạo hoạt động này vừa thiếu tri thức, vừa thiếu

hiểu biết pháp luật, vừa hữu khuynh, buông lỏng. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

của các hội sáng tạo chuyên ngành chưa hoàn thiện và chưa theo kịp yêu cầu

của sự nghiệp đổi mới.

138

Bên cạnh đó, còn thiếu chính sách sử dụng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ

giỏi trong quản lý và khai thác các di tích, DSVH. Vì vậy, trong quá trình tổ

chức các hoạt động bảo tồn, tôn tạo đã làm cho nhiều di tích mất đi các giá trị

nguyên gốc, phá vỡ cảnh quan môi trường. Cán bộ phục vụ tại di tích chưa thực

sự am hiểu tường tận về truyền thống của dân tộc cũng như địa phương làm ảnh

hưởng đến việc truyền tải những giá trị văn hoá của Thành phố, giảm sức hấp

dẫn và thu hút đến khách du lịch.

4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa và nhiệm vụ xây dựng,

phát triển nền văn hóa theo tinh thần và nội dung của Nghị quyết Trung ương

năm, khóa VIII trong các cấp ủy và cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, chưa sâu sắc

và chưa đồng đều. Tư duy lãnh đạo, phát triển văn hóa chưa theo kịp những biến

đổi nhanh chóng, phức tạp, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là những chuyển

động và tác động của mặt trái kinh tế thị trường đối với chiến lược xây dựng con

người, phát triển văn hóa, giáo dục, văn học - nghệ thuật. Công tác lãnh đạo, chỉ

đạo về xây dựng, phát triển văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH còn

bộc lộ một số bất cập, lúng túng; phương thức lãnh đạo chậm đổi mới; coi trọng

kinh tế hơn văn hóa; việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên

và nhân dân về tầm quan trọng của văn hóa và trách nhiệm xây dựng, phát triển

văn hóa, bảo tồn DSVH chưa thường xuyên, liên tục. Một số quy định trên lĩnh

vực văn hóa được áp dụng chung cho cả nước, Thành phố chưa chủ động cụ thể

hóa cho sát hợp với điều kiện đô thị đặc biệt nên gặp khó khăn trong áp dụng,

thực hiện.

Một số tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa thực sự trở thành tấm

gương cho quần chúng noi theo; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm suy giảm lòng tin của nhân

dân, tác động xấu đến xây dựng con người, xây dựng đời sống văn hóa.

Thứ hai, quản lý nhà nước về văn hóa có lúc, có nơi còn thiếu chủ động,

thậm chí buông lỏng; công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác văn

hóa, bảo tồn DSVH còn bất cập, hụt hẫng. Thành phố chưa có chiến lược đào

139

tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ văn hóa và tài năng sáng

tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Thứ ba, nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước

chưa được triển khai tích cực. Bên cạnh đó, trong khi tập trung vào nhiệm vụ

phát triển kinh tế, chưa đặt đúng vị trí của văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy

các giá trị DSVH; chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng đạo đức và lối

sống, thiếu các biện pháp cần thiết về “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hóa.

Thứ tư, nhiều yếu tố khách quan tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn

và phát huy các giá trị DSVH. Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng

nhanh, trong khi công tác quy hoạch quản lý đô thị và bảo tồn DSVH chưa được

quan tâm thỏa đáng, dẫn đến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị và các di tích,

DSVH vật thể, phi vật thể bị xâm hại.

Những hạn chế của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh

đạo văn hóa đã ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển bền vững của Thành phố.

Văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối cũng như thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm

của từng con người. Sự nghiệp bảo vệ và phát huy các DSVH - tài sản vô giá của

cha ông để lại chưa được các cấp, các ngành ý thức đúng mức nên một phần bị tàn

phá bởi thiên tai, phần khác bị xuống cấp do sự vô trách nhiệm của các thế hệ hậu

sinh. Những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực văn hóa phần nào làm giảm thành tựu

chung của công cuộc đổi mới. Vấn đề đặt ra là, để phát triển Thành phố bền vững

thì bên cạnh việc phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt phải

đẩy mạnh phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.

Vì vậy, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí

Minh cần xây dựng Nghị quyết chuyên về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH để làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

Một là, bảo tồn văn hóa là vấn đề rất quan trọng, nhưng không phát huy,

đổi mới văn hóa truyền thống sẽ không có phát triển. Vấn đề là Nghị quyết cần

chỉ đạo rõ phương pháp biện chứng: cần vừa bảo tồn vừa loại bỏ, vừa cải cách,

vừa phát huy, phát triển văn hóa.

140

Hai là, bảo tồn làm nền tảng nhưng quan trọng hơn là phát triển văn hóa

trên cơ sở kết hợp nội và ngoại lực để tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại và làm

giàu văn hóa dân tộc. Nhưng loại bỏ, bảo tồn hay phát huy và phát triển phải

xuất phát từ yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội và con người trong tiến trình

phát triển và hội nhập. Văn hóa nói chung hay các DSVH nói riêng nếu tách khỏi

quan niệm phát triển là sai lầm. Dù DSVH đều chứa đựng giá trị riêng của nó,

nhưng các giá trị đều có tính lịch sử. Vì vậy, bảo tồn, phát huy và phát triển là

quy luật khách quan. Cần phát triển, tạo nên các giá trị mới, hình thức mới chứ

không chỉ phát huy những giá trị cũ; tiếp theo là phải đa dạng hóa về văn hóa.

4.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Từ thực tiễn công tác công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến 2014, có thể rút ra một số kinh

nghiệm chủ yếu sau:

Một là, nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời hoạch định chủ trương và xây

dựng những chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Sự thành công của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phụ

thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định, DSVH là tài sản vô giá của dân tộc,

tài sản tinh thần quý báu của nhân dân, là cội nguồn và động lực của sự phát

triển đất nước. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và

phát huy giá trị các DSVH, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng

luôn quan tâm đến vấn đề này.

Cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Thành phố Hồ Chí Minh kịp

thời hoạch định những chủ trương và xây dựng chương trình, kế hoạch và giải

pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố. Đó là:

Chương trình hành động của Thành ủy và những văn bản của UBND, Sở Văn

hóa và Thể thao, Sở Du lịch về những quy định về bảo tồn các DSVH, đầu tư

nhiều nguồn lực cho công tác này. Để các chủ trương, chính sách đi vào đời sống

thực tiễn, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hướng

141

dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH; đồng

thời, giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn DSVH cho các tầng lớp nhân dân.

Từng bước đổi hoạt động bảo tồn DSVH trên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức,

thiết chế văn hóa, tăng cường vai trò lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các

cấp ủy Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các di tích văn hóa, phát

hiện kịp thời các di tích mới có giá trị cần bảo vệ và các hoạt động sai phạm; từ

đó, có biện pháp xử lý phù hợp. Từng bước xã hội hóa các hoạt động về bảo tồn

DSVH; ban hành nhiều quy định tại các lễ hội, nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo;

khoanh vùng bảo vệ, quy hoạch đô thị gắn với việc bảo tồn DSVH; phát triển du

lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của DSVH…Coi trọng việc cụ thể, thể chế

hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống; đồng thời, quan tâm chỉ đạo,

tổ chức kiểm tra đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đối với từng nội dung

cụ thể.

Hai là, có chính sách đầu tư thích hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ

giữa phát triển bền vững và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH

Hiện nay, ở Việt Nam khái niệm “Phát triển bền vững” khá phổ biến, nhất

là khi đề cập đến quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa ở các thành phố lớn như Hà

Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Khái niệm này từ lâu được thế giới sử dụng cho

nhiều loại hình bền vững khác nhau trong đời sống xã hội, nhưng hiện nay

thường được sử dụng cho sự bền vững của môi trường và tài nguyên tự nhiên,

rộng hơn là sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội và văn hóa.

Trong lĩnh vực bảo tồn DSVH, khái niệm “phát triển bền vững” được đặt

ra như là một nhu cầu khách quan, nhằm giải quyết mâu thuẫn tất yếu giữa công

tác bảo tồn di tích và phát triển đô thị. Trên cơ sở khái niệm chung về phát triển

bền vững thì đô thị phát triển bền vững phải dựa trên nguyên tắc: Kinh tế đô thị -

môi trường đô thị và văn hoá xã hội đô thị. Trong thời kỳ đổi mới, Thành phố

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đề ra những mục tiêu xây dựng và hướng đến mô

hình: thành phố sống tốt, thành phố đáng sống, thành phố văn minh, hiện đại,

nghĩa tình… Những mục tiêu này đều dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá nhiều

lĩnh vực, trong đó có tiêu chí bảo tồn DSVH. “Bộ tiêu chí Thành phố Hồ Chí

Minh xã hội chủ nghĩa văn minh hiện đại” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành

142

phố xây dựng năm 2010 có nhóm tiêu chí về Môi trường văn hóa xã hội gồm 4

yếu tố, bao gồm những nội dung: Bảo tồn các di tích di sản lịch sử, văn hóa đặc

thù; bảo vệ tốt các di tích khảo cổ học, DTLS - văn hóa, lịch sử cách mạng, các

khu phố cổ, di tích kiến trúc, nghệ thuật; bảo vệ môi trường và không gian tự

nhiên của đô thị như cây xanh, kênh rạch; thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa

trong công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH vật thể, phi

vật thể của Thành phố; tổ chức tốt các sinh hoạt văn hóa hiện đại, lễ hội truyền

thống, tín ngưỡng; xây dựng hệ thống bảo tàng hiện đại, đa dạng về loại hình và

nội dung: lịch sử, văn hóa, dân tộc, tự nhiên, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật…

của nhà nước và tư nhân. Vấn đề cấp thiết trong quy hoạch phát triển đô thị là

cùng một lúc phải quan tâm đến việc duy trì, tái tạo, bảo vệ và phát huy cả hai

loại tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa [66, tr.131].

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều DTLS và các di tích lại

phong phú về loại hình, từ di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích

danh thắng, di tích cách mạng. Đó là lợi thế, đồng thời cũng là bài toán đặt ra

nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH một cách có hiệu quả hệ thống di

tích và DSVH với việc phát triển đô thị. Nhằm giải quyết mâu thuẫn đó, trong

quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển Thành phố, Đảng bộ và chính quyền

Thành phố Hồ Chí Minh từng bước đưa chiến lược bảo vệ di sản đô thị vào

chiến lược văn hóa nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nói chung,

hướng tới xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững.

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của các tầng

lớp nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

Để văn hóa thực sự là nguồn nội lực quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự phối hợp của cả hệ thống

chính trị. Trong quá trình lãnh đạo bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, Thành

ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định chủ trương phù hợp với điều

kiện thực tiễn địa phương, UBND Thành phố cần xây dựng các chương trình, kế

hoạch; đồng thời từng bước hoàn thiện các văn bản pháp qui về quản lý các hoạt

động liên quan đến văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy các giá trị DTLS, văn

hóa và DSVH nói riêng. Trong đó, các cấp ủy đảng đóng vai trò lãnh đạo, chính

143

quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận và các đoàn thể vận động thuyết phục quần

chúng chung tay, góp sức. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH đạt hiệu quả cao.

Bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là sự nghiệp của toàn dân, muốn

hoạt động này có hiệu quả cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống

chính trị. Không được khoán trắng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH là công việc của ngành Văn hóa. Có như vậy thì mọi chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH

mới được triển khai thực hiện hiệu quả. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, các cơ quan, tổ chức chính trị -xã

hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...)

một mặt tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động cụ thể; mặt khác tuyên

truyền, vận động quần chúng nhân dân tự giác, tích cực tham gia vào các phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thực hiện phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm kêu gọi, động viên mọi tầng lớp nhân

dân và các tổ chức xã hội đóng góp tài chính, sức lực và sự sáng tạo cho hoạt

động bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH.

Bên cạnh đó, để công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH thực sự là

công việc của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp

phải nhận thức sâu sắc đúng đắn để chỉ đạo sâu sát, kịp thời; xác định đúng nội

dung trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH, định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đề ra phương hướng, giải pháp

cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn và các công việc cụ thể; kịp thời khen thưởng,

động viên các tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo tồn DSVH; chú trọng xây

dựng, phổ biến những mô hình, điển hình tiên tiến. Mặt khác, kiên quyết xử lý

nghiêm các tổ chức, cá nhân xâm phạm đến DTLS văn hóa.

Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH và hoạt động văn hóa nói chung

Muốn thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di tích, phát huy

tối đa các giá trị DSVH, cần chú trọng công tác tuyên truyền đến các tầng lớp

144

nhân dân, vì bảo tồn di tích gắn với cuộc sống thường nhật của người dân. Do

chủ sở hữu các công trình là người dân, vì vậy bảo tồn các công trình này cần

tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó,

Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã chú ý giải quyết hài hòa giữa lợi ích của

di tích và quyền lợi của người dân. Việc bảo tồn, giữ gìn công trình kiến trúc có

giá trị nhưng phải bảo đảm tốt nhu cầu sống và phát triển kinh tế, xã hội của

người dân. Khi những di tích đó là nguồn tài nguyên mang lại lợi nhuận thì

người dân (chủ sở hữu) sẽ có ý thức, trách nhiệm cao trong việc bảo tồn DSVH.

Thực tiễn đã chứng minh, không ai có thể giữ gìn DSVH tốt hơn, hiệu quả hơn

chính chủ nhân của các loại hình di sản. DSVH không thể đứng ngoài sinh hoạt

của cộng đồng dân cư. Vì vậy, các di tích, DSVH phải được người dân thừa nhận

ngay trong chính đời sống của cộng đồng.

Đối với các di tích tôn giáo, gắn bảo tồn với hoạt động tín ngưỡng. Một

thực tế dễ thấy là khi các hoạt động tín ngưỡng càng được thực hành một cách

lành mạnh thì giá trị của di sản càng được trân trọng. Giáo dục cộng đồng hiểu

được những giá trị lịch sử của di tích cũng là một vấn đề cần thiết bên cạnh việc

phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho cộng đồng. Chỉ có như thế thì cộng đồng mới

hiểu rõ và tích cực tham gia bảo vệ di tích.

Với vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giao lưu giữa các dòng chảy văn hóa,

DSVH của Thành phố là nguồn tài nguyên của ngành du lịch. Để DSVH có thể

đóng góp tích cực vào quá trình phát triển du lịch, thì ngành du lịch của thành

phố phải bảo tồn được DSVH của một đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh cần xây

dựng chiến lược bảo tồn DSVH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài

hạn, hướng đến mục tiêu bảo tồn những DSVH quý giá cho những thế hệ sau.Vì

vậy, bảo tồn di tích cần gắn với hoạt động du lịch. Vai trò quan trọng của du lịch

là quảng bá giá trị những DSVH, qua đó, giới thiệu về lịch sử - con người của

một quốc gia đến với thế giới, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa. Du lịch là một

phương thức để đưa di sản đến với công chúng, vì vậy, bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH để phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

145

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để tạo thành những

sản phẩm du lịch mới là cần thiết, nhằm tăng giá trị cho các di sản, đa dạng hóa

các loại hình du lịch và có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng. Phát triển du lịch

là một trong những giải pháp trụ cột nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH,

hướng tới sự phát triển bền vững. Quan điểm chủ đạo này đã được đề ra trong

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

"Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa của dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ văn hóa môi trường; bảo đảm an

ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội" [173]. Quán triệt quan điểm phát triển

này, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tập trung triển khai các chương trình,

kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời tạo động lực và nguồn lực

cho bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH nhận được nhiều

sự quan tâm hơn từ các ngành, các cấp. Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH không chỉ góp phần gìn giữ kho tàng văn hóa tiềm

tàng của dân tộc mà còn có tác dụng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương, góp phần giáo dục truyền thống, ý thức cội nguồn của giới trẻ, thu

hút sự quan tâm ngày càng nhiều của giới nghiên cứu cũng như khách du lịch

trong và ngoài nước.

Thực tế cho thấy, để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH cần phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Chỉ khi người dân

sở tại thực sự tham gia công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, DSVH thì

công việc đó mới đạt kết quả. Bởi họ chính là chủ thể của những sáng tạo văn

hóa và hiểu rõ những giá trị văn hóa đó hơn ai hết. Vì thế, cần giúp họ nắm vững

quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, giải quyết những khó khăn,

có hệ thống giải pháp cụ thể… với DSVH, để họ trở thành lực lượng vừa trực

tiếp tham gia bảo vệ, phát huy giá trị, vừa trực tiếp được hưởng thụ thành quả

của các hoạt động đó. Làm tốt công tác xã hội hóa thì các DSVH của dân tộc

mới có được sự phát triển, trở thành động lực của sự phát triển bền vững.

146

Năm là, gắn công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Thành phố

Hồ Chí Minh với công tác quản lý đô thị, quản lý văn hóa đô thị. Thành phố Hồ

Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có vai trò là đầu tàu không chỉ

trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà có trách nhiệm đóng góp đến 77%

nguồn thu của Thành phố cho ngân sách nhà nước; bên cạnh đó, Thành phố còn

luôn chịu ảnh hưởng của thị trường bất động sản. Những ảnh hưởng này tác

động rất tiêu cực đến DSVH của Thành phố Hồ Chí Minh, như: cảnh quan và

kiến trúc đô thị bị cuốn theo quá trình đô thị hóa, tình trạng bị xâm lấn “đất

vàng” ở khu trung tâm Thành phố để chạy theo lợi ích kinh tế, dễ làm mất bản

sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm sâu sắc và cần thiết có nghị quyết chuyên

đề riêng về bảo tồn DSVH đô thị, quản lý văn hóa nhằm giữ lại giá trị truyền

thống, lịch sử, văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của Thành phố.

Chính sách quản lý đô thị cần có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ của các sở:

Văn hóa, Thể thao, Xây dựng, Quy hoạch, kiến trúc và Du lịch để có bài toán

hợp lý giải quyết vấn đề bảo tồn, xây dựng và phát triển kinh tế. Các cấp chính

quyền Thành phố cần có hiểu biết sâu rộng về giá trị DSVH đô thị, có chính sách

quản lý đô thị, quản lý văn hóa đô thị cho phù hợp, khoa học; từ đó coi trọng

đúng mức công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Đặc biệt khi chính quyền Thành phố hoạch định chính sách quản lý đô thị

cần quan tâm đến tiếng nói của cộng đồng, bao gồm người dân, người có chuyên

môn, các nhà khoa học… để có những đóng góp xác đáng cho việc hoạch định

chính sách quản lí văn hóa đô thị, nhằm đưa cộng đồng tham gia vào việc quản lí

DSVH. Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lí DSVH là bảo tồn lâu dài

các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc

phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, trong đó có phát triển cộng đồng cư dân

nơi có di sản, đặc biệt là góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, đây cũng

là một trong những mũi nhọn kinh tế của Thành phố.

147

Tiểu kết chương 4

Sau 14 năm (1998 - 2014) thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khóa

VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc” cùng với những thành tựu trong lãnh đạo xây dựng và phát triển

kinh tế, xã hội, Thành phố đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Thành tựu nổi bật nhất là Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH đối với sự phát triển bền vững của Thành

phố.Từ sự đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của DSVH đối với sự phát triển

của Thành phố; đồng thời, trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng

sáng tạo vào điều kiện thực tế của địa phương. Sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo

tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Đó là: nắm vững

và vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của

Nhà nước, kịp thời hoạch định chủ trương và xây dựng những chương trình, kế

hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Có chính sách đầu tư thích

hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa phát triển bền vững và bảo tồn,

phát huy các giá trị DSVH. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị,

của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH và hoạt

động văn hóa nói chung. Gắn bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Thành phố

Hồ Chí Minh với công tác quản lý đô thị, quản lý văn hóa đô thị.

Những thành tựu và kinh nghiệm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

trong những năm 1998 đến 2014 lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ

Chí Minh trong quá trình CNH, HĐH.

148

KẾT LUẬN

1. Việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn

và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa và

tính cấp thiết cao. Bởi vì, mặc dù có khá nhiều các nhà khoa học đã có nhiều công

trình nghiên cứu về DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chưa có công trình

nào nghiên cứu trực tiếp quá trình “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo và

phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014”. Đóng góp và

điểm mới của luận án chính là ở chỗ trình bày, phân tích một cách có hệ thống

các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong

việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của Thành phố.

- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

và chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH.

- Phân tích, làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm

1998 đến năm 2014.

- Nêu ra những nhận xét về những thành tựu, hạn chế; bước đầu đúc kết

một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014.

2. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của

cả nước, là đô thị trẻ đầy năng động, sáng tạo và đang vươn lên mạnh mẽ trong

quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền

vững. Song song với quá trình đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang chịu nhiều

thách thức và cần giải quyết được mâu thuẫn: Làm thế nào để Thành phố vừa hiện

đại, vừa bảo tồn được nhiều DSVH truyền thống?

Có thể nói, từ sau ngày được giải phóng đến nay, đặc biệt là từ năm 1998,

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy

các giá trị DSVH, hàng loạt DTLS, văn hóa được quy hoạch, bảo vệ; công tác quy

149

hoạch đô thị đã chú ý đến nội dung bảo tồn DSVH trong quá trình phát triển

Thành phố văn minh, hiện đại. Những thành tựu nêu trên đã khẳng định tính đúng

đắn trong chủ trương, chính sách phát triển văn hóa của các cấp bộ Đảng, chính

quyền và cách thức bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH trong quá trình xây dựng

nền văn hóa mới của cơ quan chức năng và người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, công tác bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, đó là: tình

trạng xâm lấn đất đai, cảnh quan di sản; áp lực toàn cầu hóa cả về địa - kinh tế lẫn

áp lực của “nghệ thuật kiến trúc hiện đại” dễ làm biến mất bản sắc văn hóa của

mỗi đô thị; sự biến tướng của các lễ hội...Việc quy hoạch và phát triển không gian

xung quanh các khu vực di sản vật thể của Thành phố cũng trở thành một thách

thức lớn với chính quyền. Những bất cập trên chính là thách thức lớn đặt ra cho

toàn xã hội, cho các cấp chính quyền và đặt ra cho các cơ quan chức năng cần giải

quyết mâu thuẫn đô thị hóa, hiện đại hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị

DSVH trong quá trình xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt,

văn minh, nghĩa tình, hiện đại.

3. Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội

ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay; song do nhiều nguyên nhân khách

quan và chủ quan khách nhau, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH

còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc rút ra nhận xét, kinh nghiệm và phân tích rõ

nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này giai đoạn

tiếp theo.

Thực tiễn 14 năm (1998 - 2014) lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các

giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Đảng bộ Thành phố đã để

lại những kinh nghiệm quý báu: nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm,

chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời hoạch định chủ

trương và xây dựng những chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế

của địa phương; có chính sách đầu tư thích hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng

150

bộ giữa phát triển bền vững và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH; đẩy mạnh xã

hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH và hoạt động văn hóa nói

chung; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân

dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.

Hệ thống các DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa phong phú về số

lượng, lại đa dạng về loại hình. Mỗi DSVH chứa đựng trong mình những câu

chuyện huyền thoại và giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là nguồn tài nguyên cho phát

triển kinh tế của Thành phố, là niềm tự hòa của người dân Thành phố về truyền

thống lịch sử - văn hóa. Do đó, việc gìn giữ, tôn tạo và phát huy các giá trị DSVH

là việc làm mang đậm tính nhân văn sâu sắc, là biểu hiện của sự đền ơn đáp nghĩa,

thế hiện truyền thống “yêu nước - nhớ nguồn”.

Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị hiện đại, văn minh, nhưng

vẫn lưu giữ trong nó quá khứ hào hùng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân Thành phố, hướng tới xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn

minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí

Minh - Thành phố Anh hùng./.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Danh Tiên, Trần Thị Kim Ninh (2015), "Đảng lãnh đạo thực hiện

chính sách văn hóa - xã hội (1961-1965)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (4),

tr.70-74.

2.Trần Thị Kim Ninh (2015), Văn hóa là động lực của sự nghiệp đổi mới, NXB

Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.483-490.

3. Nguyễn Thị Hoài Hương, Trần Thị Kim Ninh (2017), "Công tác bảo tồn di

sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay", Tạp chí Khoa học

chính trị, (4), tr.60-66.

4. Trần Thị Kim Ninh (2017), "Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công

tác bảo tồn văn hóa đô thị (1998 - 2015)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (8),

tr.90-94.

5. Trần Thị Kim Ninh, Trần Thị Thúy Vân (2017), Giá trị của tư tưởng Đời sống

mới trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.623-tr.633.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Văn An (2012), Nghề truyền thống ở Hội An, NXB Văn hóa - Thông tin,

Hà Nội.

2. Acnônđốp A.I (Chủ biên) (1976), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, NXB

Mátxcơva.

3. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Thế giới, Hà Nội

4. Nguyễn Thị Kim Anh (2013), Di sản kiến trúc đô thị Sài Gòn thời cận đại,

Nam Bộ đất và người, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Đặng Văn Bài, Trương Quốc Bình và Nguyễn Quốc Hùng (2002), Bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ban Liên lạc đồng hương thành phố Sài Gòn (1976), Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Sài Gòn giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa và danh làm thắng cảnh (2001), Di tích

lịch sử văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Một số cơ sở tín ngưỡng dân

gian, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Thành phố Hồ Chí

Minh hai mươi năm (1975 - 1995), NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Những tư

liệu cần biết về 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

10. Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận, phê

bình văn học, nghệ thuật (2014), Kỷ yếu Hội thảo Bản sắc dân tộc trong

đời sống văn hóa, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình hội

nhập quốc tế hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh.

153

11. Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Di tích lịch sử - văn

hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí

Minh (1998), Khảo cổ học tiền sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh, NXB

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Võ Thanh Bằng (chủ biên) (2008), Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Chí Bền (2007), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện

nay", Báo Văn hóa.

15. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

16. Phan Xuân Biên (2004), Miền Đông Nam Bộ, con người và văn hóa, NXB

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trương Quốc Bình (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt

Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

18. Nguyễn Thanh Bình (2002), Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn

hóa, NXB Lao động, Hà Nội.

19. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 về Phương

hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020,

Hà Nội.

20. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể,

Hà Nội.

21. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2016), "Địa đạo Củ Chi - Điểm hẹn tìm

về lịch sử", tại trang http://Cinet.vn, [truy cập ngày 22-5-2017].

22. Nông Quốc Chấn, Tô Văn Đeng và Nông Viết Toại (1995), 35 năm giữ gìn

và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

23. Trường Chinh (1975), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, NXB Sự thật,

Hà Nội.

154

24. Chính phủ (1998), Chương trình hành động số 1109/CP-VX thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII)

về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc", ngày 17/9/1998, Hà Nội.

25. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa - Lý thuyết và thực hành, NXB

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

26. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Giao lưu văn hoá

tộc người ở đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh", tại trang

http://tphcm.chinhphu.vn, [truy cập ngày 27/10/2017].

27. Cổng thông tin điện tử (2017), "Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu

quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015", tại trang http://chinhphu.vn,

[truy cập ngày 22-12-2017].

28. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Một con đường tiếp cận

di sản văn hoá, tập 3, Hà Nội.

29. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1, NXB

Thế giới, Hà Nội.

30. Cục Di sản văn hóa (2007), Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam - Những

hiện vật truyền thống và đương đại, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

31. Lê Xuân Diệm, Nguyễn Thị Hậu và Nguyễn Thị Hoài Hương (2007), Khảo

cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố

Hồ Chí Minh.

32. Hồ Sơn Diệp (1999), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành

và phát triển, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

phố Hồ Chí Minh.

33. Hồ Sơn Diệp, Nguyễn Văn Hiệp (Đồng chủ biên) (2014), Đình chùa lăng

miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố Hồ Chí

Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Thành Duy (1996), Văn hóa trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

155

35. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Thành tựu của Đảng bộ Thành

phố Hồ Chí Minh, từ đại hội đến đại hội, Nxb Tổng hợp Thành phồ Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, lưu hành nội bộ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, lưu hành nội bộ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lưu hành nội bộ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, lưu hành nội bộ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, lưu hành nội bộ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về văn

hóa, văn nghệ (từ 1943 đến 1968), NXB Sự thật, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Bạch Đằng (1998), Văn hóa động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyên

đề "Văn hóa và phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh", NXB Thành phố

Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

49. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam kỳ lục tỉnh, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

51. Nguyễn Quang Điển, Lê Hồng Liêm và Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

52. Đoàn Thị Hồng Điệp (2014), “Con đường lập nghiệp của cha ông để có Sài

Gòn - Gia Định” (2014), tại trang https://nslide.com, [truy cập ngày

22/5/2017].

53. Đỗ Khắc Điệp (Biên soạn và dịch) (2007), Bước đầu tìm hiểu di sản Hán

nôm ở Bình Dương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Phạm Văn Đồng (1995), Xây dựng nền văn hóa, văn nghệ mang tầm vóc dân

tộc ta, thời đại ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2013), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối

văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị - Hành chính,

Hà Nội.

56. Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định thành thông chí, Phủ Quốc khanh Đặc

trách văn hóa, tr.76

57. Diêm Thị Đường (1998), Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá

truyền thống Việt Nam, Viện Văn hóa, NXB Văn hóa - Thông tin,

Hà Nội.

58. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (1987),

Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, NXB Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

157

59. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1987), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

60. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

62. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

63. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

64. Nguyễn Hồng Hà (2004), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh

toàn cầu hóa", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (6), tr.14-18.

65. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân

tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

66. Nguyễn Thị Hậu (2010), Xây dựng môi trường văn hóa đô thị Thành phố

Hồ Chí Minh theo hướng văn minh hiện đại, Đề tài nghiên cứu khoa

học, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

67. Nguyễn Thị Hậu, Đề tài NAFOSTED (2016), Khảo cổ học đô thị và việc

bảo tồn di sản văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

68. Lý Tùng Hiếu (2012), Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ, NXB

Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

69. Lý Tùng Hiếu (2013), "Tiểu vùng văn hóa Sài Gòn: Trái tim của vùng đất

Phương Nam", Tạp chí Khoa học văn hóa và Du lịch, (10).

158

70. Lê Như Hoa (1998), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam - một hướng tiếp cận, NXB

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

71. Lê Như Hoa (2000), Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

72. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội.

73. Lê Trung Hoa (Chủ biên) (2003), Từ điển địa danh Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

74. Nguyễn Trọng Hòa (2011), "Thực trạng công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc

đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Sài Gòn đầu tư và

xây dựng, (6).

75. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa

(2004), Văn hóa và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

76. Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Địa chí văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, tập IV: Tư tưởng và tín ngưỡng, NXB Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

77. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Nam Bộ đất và

người, tập 3, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

78. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ

điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển Bách

khoa Việt Nam xuất bản, Hà Nội.

79. Peter Howard (2010), Di sản: quản lý, diễn giải và bản sắc, Bản dịch của

Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

80. Phạm Mai Hùng, Lê Thúy Hoàn (1998), "Thử nêu giải pháp góp phần bảo

vệ, sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử - văn hóa trong bối cảnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (5).

159

81. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, NXB

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

82. Đoàn Thanh Hương, Lê Trung Khá (1997), Công tác khảo cổ Thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

83. Đoàn Thanh Hương, Hồ Hữu Nhật (Chủ biên) (1998), Lược sử 300 năm Sài

Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (1968-1998), NXB Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

84. Đinh Gia Khánh (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xa hội hiện đại,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

85. Nguyễn Khắc Khánh (1996), "Giữ gìn bản sắc dân tộc - một vấn đề của xã

hội", Tạp chí Cộng sản, (8).

86. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam,

NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

87. Phạm Văn Khánh (1998), "Một số suy nghĩ về phương thức lãnh đạo của

Đảng trên lĩnh vực văn hóa", Tạp chí Lịch sử Đảng, (8).

88. Vũ Khiêu (1998), "Nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu văn hóa ngày nay",

Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (2).

89. Vũ Khiêu (Chủ biên) (2011), Văn hiến Thăng long, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

90. Trương Khởi, Vũ Đoan (2013), "Vẻ đẹp Sài Gòn xưa và nay", tại trang

http://vietnamnet.vn, [truy cập ngày 22-12-2016].

91. Phan Huy Lê (1996), "Truyền thống và hiện tại - suy nghĩ và đề xuất", Tạp

chí Cộng sản, (8).

92. Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến 1975, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

93. Nguyễn Kim Loan (Chủ biên) (2012), Quản lý di sản văn hóa, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

94. Nguyễn Kim Loan (Chủ biên) (2014), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

95. Nguyễn Thanh Lợi (2015), Sài Gòn đất và người, NXB Tổng hợp Thành phố

Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

160

96. Huỳnh Lứa (Chủ biên) (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

97. Hoàng Lương (2004), Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

truyền thống một số dân tộc Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.

98. Phương Lựu (1984), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

99. Lê Hồng Lý (2010), Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch,

Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng các trường văn hóa -

nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

100. Lê Hồng Lý (2010), Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

101. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, NXB Văn

hóa, Hà Nội.

102. Hồ Chí Minh (1997), Về công tác văn hóa văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội.

103. Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Đường (Chủ biên) (2007), Di tích lịch sử - văn

hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ

Chí Minh.

104. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người văn hoá Việt Nam,

NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

105. Sơn Nam (1992), Đình miếu và lễ hội dân gian, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

106. Sơn Nam (2014), Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và Người Sài Gòn, NXB

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

107. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (2012), "Các bình diện của văn hóa" tại trang

http://www.vanhoahoc.edu.vn, [truy cập ngày 22-10-2017].

108. Quang Nghị, Lê Doãn Hợp và Đặng Văn Bài (2006), Một con đường tiếp cận

di sản văn hóa. NXB Thế giới, Hà Nội.

109. Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (Đồng chủ biên) (2000), Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử, văn hóa, NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

110. Thích Bảo Nghiêm (2003), Hà Nội danh lam cổ tự, NXB Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

161

111. Hà Nguyễn (2013), Tiểu vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ, NXB

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

112. Nhiều tác giả (1997), Thành phố Hồ Chí Minh 20 năm (1975 - 1995) (1997),

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

113. Nhiều tác giả (1998), Góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa 300 năm Sài Gòn -

Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

114. Nhiều tác giả (2012), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, hành trình 100 năm

(1911- 2011), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

Chí Minh.

115. Lê Quang Ninh (1993), Chương trình nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến

trúc đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học xã hội và

Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

116. Lê Quang Ninh, Stephane Dovert (2004), Sài Gòn - ba thế kỷ phát triển và

xây dựng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

117. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

118. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (2016), Phát triển văn hóa - sức mạnh nội sinh

của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

119. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Di sản văn

hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

120. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Di sản văn

hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

121. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Di sản văn

hóa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

122. Quốc sử quán triều Nguyễn (2001), Đại Nam thực lục tiền biên, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

123. Nguyễn Thành Rum (2011), Hành trình di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

124. Samuel Huntingtong (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao

động, Hà Nội.

162

125. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam,

Giáo trình dành cho sinh viên đại và cao đẳng ngành Du lịch, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

126. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (Chủ biên) (2001), Cộng đồng làng xã Việt

Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

127. Vương Hồng Sển (1994), Sài Gòn năm xưa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

128. Sở Du lịch (2015), Báo cáo số 1232 /DL-VP ngày 10-12-2015 về tình hình

phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2011-2015 và phương hướng

trọng tâm thời gian tới, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh

129. Sở Du lịch (2015), Báo cáo số 1067/ BC-SDL, ngày 20-12-2015 về tình hình

phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng,

một số nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn tới, lưu tại Văn phòng Ủy ban

Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

130. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Chương trình hành

động của Đảng ủy - Ban Giám đốc sở Văn hóa - Thông tin thực hiện

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 06-11-1998, lưu

tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

131. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2000), "25 năm bảo tồn và

phát huy tác dụng di sản văn hóa vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh", Kỷ yếu Hội thảo, Thành phố Hồ Chí Minh.

132. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý di tích và

danh lam thắng cảnh (2003), Báo cáo tổng kết công tác tổng điều tra di

tích (1999 - 2002) ngày 17/01/2003, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân

dân Thành phố Hồ Chí Minh.

133. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo công tác bảo

vệ và phát huy tác dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2004 và phương hướng hoạt động năm 2005, ngày 9-

12-2005, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

163

134. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo các hoạt

động văn hóa - thông tin Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 -

2005, số 1427/BC-SVHTT, ngày 25-2-2006, lưu tại Văn phòng Ủy ban

Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

135. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo tổng kết

hoạt động năm 2006, số 1553/BC-SVHTT, ngày 21-11-2006, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

136. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tổng kết

hoạt động năm 2007, số 1650/BC-SVHTT, ngày 02-12-2007, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

137. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo tổng kết

hoạt động năm 2008, số 1878/BC-SVHTT, ngày 19-12-2008, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

138. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo tổng kết

hoạt động năm 2009, số 1819/BC-SVHTT, ngày 20-10-2009, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

139. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo

khoa học: Tổng điều tra văn hóa phi vật thể ở Thành phố Hồ Chí Minh

(giai đoạn 1), Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

phố Hồ Chí Minh.

140. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo

tóm tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, số 1945/BC-SVHTTDL,

ngày 15-11-2010, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ

Chí Minh.

141. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo

hoạt động năm 2010, số 1989/BC-SVHTTDL, ngày 15-11-2010, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

164

142. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo

hoạt động năm 2011, số 1896/BC-SVHTTDL, ngày 05-12-2011, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

143. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo

hoạt động năm 2012, số 2051/BC-SVHTTDL, ngày 25-10-2012, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

144. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo

cáo hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch năm 2013 và phương

hướng năm 2014, số 2172/BC-SVHTTDL, ngày 25-12-2013, lưu tại

Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

145. Sở Văn hóa, Thể thao (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động văn hóa thể thao

năm 2014 và phương hướng năm 2015, số 1091/BC-SVHTT, ngày 20-1-

2015, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

146. Sở Văn hóa, Thể thao (2015), Báo cáo kế hoạch hoạt động văn hóa thể thao

năm 2015 và phương hướng năm 2016, số 1520/BC-SVHTT, ngày 15-

12-2015, Thành phố Hồ Chí Minh.

147. Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (2015), "Danh sách các di

tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh đến tháng 6-2016", tại trang http://svhtt.hochiminhcity.gov.vn,

[truy cập ngày 22-2-2017].

148. Trung Sơn (2013), "Thành phố Hồ Chí Minh lập danh mục bảo tồn kiến trúc

đô thị", tại trang http://vnexpress.net, [truy cập ngày 22-5-2017].

149. Hà Văn Tấn (1994), "Lời đề dẫn", Tạp chí Khảo cổ học, (1), tr.1.

150. Nguyễn Hữu Thái (2012), Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái, NXB

Lao động, Hà Nội.

151. Nguyễn Đình Thanh (Chủ biên) (2008), Di sản văn hóa bảo tồn và phát

triển, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

152. Nguyễn Đình Thanh (Chủ biên) (2011), Di sản văn hóa bảo tồn và phát

triển, chuyên đề kiến trúc, NXB Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

165

153. Tô Ngọc Thanh, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Chí Bền (1997), Giữ gìn và

phát huy tài sản các dân tộc ở Đông Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

154. Thành phố Hồ Chí Minh (2012), "Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thành

phố Hồ Chí Minh: Hộ nghèo giảm, hộ khá - giàu tăng" tại trang,

http://voh.com.vn, [truy cập ngày 12-11-2017].

155. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Chương trình hành động của

Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương

lần thứ 5 (Khóa VIII), số 19-CTHĐ/TU, ngày 24/10/1998, lưu tại Văn

phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

156. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 28-

10-1998 triển khai và quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 và Chương

trình hành động của Thành ủy, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố

Hồ Chí Minh.

157. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Kế hoạch thực hiện chương trình

nâng cao kiến thức lãnh đạo và quản lý văn hóa, số 37-KH/TU, ngày

20-01-1999, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

158. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Thông báo kết luận của Ban Thường

vụ Thành ủy về một số đề án nhằm cụ thể hóa nội dung Chương trình hành

động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, ngày

26-2-1999, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

159. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp

tục xây dựng, phát triển văn hóa theo Kết luận Hội nghị Trung ương 10

(khóa IX), số 184-BC/TU, ngày 01/11/2004, lưu tại Văn phòng Thành ủy

Thành phố Hồ Chí Minh.

160. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, số 160-BC/TU, ngày

12/7/2013, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

166

161. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Chương trình hành động thực

hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành

Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt

Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, số 45-CTr/TU,

ngày 21-6-2015, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

162. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16-9-

2016 về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến

năm 2020, lưu tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

163. Thành phố Hồ Chí Minh (2016), "Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí

Minh", tại trang http://cungcapbando.com, [truy cập ngày 20-10-2017].

164. Nguyễn Ngọc Thao, Lê Thế Loan và Ngô Đăng Lợi (2001), Một số vấn đề di

sản văn hóa của Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

165. Ngô Phương Thảo (2008), "Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn",

Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (289), tr.7-11.

166. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

167. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

168. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

169. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

170. Nguyễn Thịnh (2012), Di sản văn hóa Việt Nam - bản sắc và những vấn đề

về quản lý, bảo tồn, NXB Xây dựng, Hà Nội.

171. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg) ngày 06-5-2009,

Hà Nội.

172. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch

chung trong xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Hà Nội.

167

173. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473-QĐ/TTg ngày 30-12-2011

phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

174. Thư viện pháp luật (1945), "Sắc lệnh của chủ tịch chính phủ lâm thời số 65

ngày 23/11/1945 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa",

tại trang https://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 22-2-2017].

175. Nguyễn Danh Tiên (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa

trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

176. Lưu Trần Tiêu và các cộng sự (1996), "50 năm bảo tồn di sản văn hóa dân

tộc", Kỷ yếu Hội thảo khoa học thực tiễn kỷ niệm 50 năm Ngày Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (23-11-1945 -

23-11-1995), Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

177. Lưu Trần Tiêu (2002), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam", Tạp

chí Văn hóa nghệ thuật, tr.25-30.

178. Lưu Trần Tiêu, Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Hữu Toàn (2005), Một con

đường tiếp cận di sản văn hóa, NXB Thế giới, Hà Nội.

179. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2010), Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh.

180. Lưu Minh Trị (Chủ biên) (2002), Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam Thăng

Long Hà Nội, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

181. Lưu Minh Trị (Chủ biên) (2010), Hà Nội - Danh thắng và di tích, tập 2, Nxb

Hà Nội, Hà Nội.

182. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội (2014), Khu trung tâm

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản văn hoá thế giới, Nxb Hà

Nội, Hà Nội.

183. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng

Khoa học xã hội và Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh

(1998), "300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh", Kỷ yếu Hội thảo

khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh.

168

184. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2002),

Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

185. Nguyễn Đình Tư (1997), Đường phố nội thành Thành phố Hồ Chí Minh,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

186. UNESCO (2004), “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Thông

báo khoa học Viện văn hóa - Thông tin, (9).

187. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Thông báo số 46/TB-UB-

QLĐT ngày 17/5/1999 về việc bảo tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ

Chí Minh, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

188. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Đề cương chương trình

"bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc" thực hiện Nghị quyết

Trung ương 5, ngày 14-01-1999, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh.

189. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Chương trình Phát triển

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm

kế tiếp, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

190. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Quyết định số

06/2008/QĐ-UBND, ngày 24-01-2008 ban hành chương trình phát triển

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế

tiếp, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

191. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quyết định số 5360, ngày

25-11-2010 về việc thực hiện kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh, lưu tại Văn phòng ủy ban nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh.

192. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Ban Chỉ đạo phát triển du

lịch, Báo cáo 5 năm 2006 - 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011

ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03-3-2011, lưu tại Văn

phòng ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

169

193. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 1448/UBND,

ngày 19-8-2016 về tình hình phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2000

- 2015, lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

194. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 1488/UBND

ngày 19-8-2016 về nội dung Đề án “Định hướng phát triển du lịch Việt

Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, lưu tại Văn phòng Ủy ban

Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

195. Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông

tin và Thể thao (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội.

196. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (1991), Thuyết minh

tổng hợp đồ án: Quy hoạch xây dựng đợt đầu và các chương trình đầu

tư trọng điểm 5 năm, giai đoạn 1991 - 1995, lưu tại Viện Nghiên cứu

phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

197. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Điều chỉnh quy

hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 - 2020, Báo cáo

Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, lưu tại Văn

phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

198. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đô thị hóa ở Sài

Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử, văn hóa, NXB Tổng

hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

199. Viện Văn hoá và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(2000), Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt

Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

200. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá

dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

201. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở

nước ta hiện nay, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

202. Phạm Quang Vinh, Trần Hùng và Nguyễn Luận (2002), Đô thị cổ Hội An,

NXB Kim Đồng, Hà Nội.

203. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc và Lê Văn Lan (Đồng chủ biên),

(1994), Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

170

Tài liệu nước ngoài

204. Pierre Brocheux và Daniel Hémery (2009), Indochina, An Ambiguous

Colonization 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press.

205. Sully, F., (1969), South Vietnam’s Urban Revolution, News Week, Jan, (20).

206. Seitel, Peter, ed (2001), Safeguarding Traditionnal Cultures: A Global

Assessment of th 1989, UNESCO Recommendation on the Safeguarding

of Traditional Culture anh Folklore, Center for Floklife and Cultural

Heritage, Smithsonian Institution Press, Washington DC.

171

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐỊA ĐIỂM ĐÃ XẾP HẠNG DI TÍCH

(ĐẾN HẾT THÁNG 02 NĂM 2005)

TT Tên di tích Địa chỉ

Quyết định công

nhận hoặc xếp

hạng

Tổ chức, cá nhân là

chủ sở hữu hoặc

quản lý trực tiếp

I. DI TÍCH QUỐC GIA: 54

1. DI TÍCH LỊCH SỬ: 26

Quận 1

01 Dinh Thống Nhất 135 Nam Kỳ Khởi

Nghĩa, phường

Bến Thành

Số 77A/VHQĐ

ngày 25 tháng 6

năm 1976

Văn phòng Chính

phủ quản lý

02 Tòa Đại sứ quán Mỹ 4 Lê Duẩn.

phường Bến Nghé

Số 77A/VHQĐ

ngày 25 tháng 6

nă 1976

Nay là Tổng Lãnh

sự quán Hợp

chủng quốc Hoa

Kỳ tại Thành phố

Hồ Chí Minh

03 Nơi thành lập Kỳ bộ

Việt Nam Thanh niên

cách mạng đồng chí

Hội - năm 1928

Phòng 5 số 88 Lê

Lợi, phường Bến

Thành

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Sở hữu tư nhân -

trước năm 1975

04 Nơi thành lập An

Nam Cộng sản Đảng

năm 1929

Phòng 1 lầu 2 số 1

Nguyễn Trung

Trực phường Bến

Thành

Số 1288- VH/QĐ

ngày 16 tháng 11

năm 1988

Sở hữu tư nhân -

được bố trị cư ngụ

từ năm 1978

05 Trụ sở báo Dân

Chúng

43 Lê Thị Hồng

Gấm, phường

Nguyễn Thái Bình

Số 1288- VH/QĐ

ngày 16 tháng 11

năm 1988

Sở hữu tư nhân -

chuyển quyền sở

hữu vào năm 1995

172

06 Địa điểm lưu niệm

Chủ tịch Tôn Đức

Thắng

323 đường 12 - Xí

nghiệp Liên hiệp

Ba Sơn - Số 2 Tôn

Đức Thắng,

phường Bến Nghé

Số 1034-QĐ/BT

ngày 12 tháng 8

năm 1993

Xí nghiệp Liên

Hiệp Ba Sơn

Quận 3

07 Cơ sở Ban Tuyên

Huấn Xứ ủy Nam bộ

51/10/14 Cao

Thắng, phường 3

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Bà Trần Thị Ngọc

Sương

08 Cơ sở giấu vũ khí của

Biệt động Thành

đánh Dinh Độc Lập

287/70 Nguyễn

Đính Chiểu,

phường 5

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Ông Trần Văn

Bình

09 Sở Chủ huy tiền

phương Phân khu 6

trong chiến dịch Mậu

Thân 1968

7 Lý Chính

Thắng, phường 8

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Ông Ngô Toại

Quận 5

10 Khu trại giam bệnh

viện Chợ Quán - nơi

đồng chí Trần Phú hi

sinh

190 Bến Hàm Tử,

phường 1

Só 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Trung tâm Văn

hóa quận 5

11 Nơi đồng chí Nguyễn

Tất Thành ở trước

khi ra đi tìm đường

cứu nước

Số 5 Châu Văn

Liêm, phường 14

Số 1288 VH/QĐ

ngày 16 tháng

năm 1988

Trung tâm Văn

hóa quận 5

Quận 6

12 Hầm bí mật in tài liệu

Ban Tuyên huấn

Hoa vận thời kỳ

chống Mỹ, cứu nước

341/10 đường Gia

Phú, phường 1

Số 2009/1998 Q

Đ- BVHTT ngày

26 tháng 9 năm

1998

Ban Công tác

người Hoa

Quận 8

13 Bình Đình Đông Cù lao Bà Tàng,

Phường 7

Số 2890 -

VH/QĐ ngày 27

tháng 9 năm

1997

Ban Quí tế

173

Quận 9

14 Bót Dây Thép Đường Lê Văn

Việt - khu phố 2,

phường Tăng Nhơn

Phú A

Số 57- VH/QĐ

ngày 18 tháng 01

năm 1993

Ban chỉ Huy QS

quận 9, Viện

KSND quận 9,

Đội Thi hành án

quận 9, TAND

quận 9

15 Đình Phong Phú Đường đình Phong

Phú, khu phố 3,

phường Tăng Nhơn

Phú B

Số 57 - VH/QĐ

ngày 18 tháng 01

năm 1993

Ban Quí tế

Quận 10

16 Cơ sở in ấn của Hội

Ủng hộ Vệ quốc

đoàn

122/351 đường

Ngô Gia Tự,

phường 9

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1998

Trung Tâm Văn

hóa quận 10

17 Hầm bí mật chứa vũ

khí thời kháng chiến

chống Mỹ

183/4 đường Ba

Tháng Hai, phường

11

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1998

Đỗ Mạnh Hồng

Quận Gò Vấp

18 Tịnh xá Ngọc

Phương

498/1 Lê Quang

Định,phường 1

Số 2754/QĐ -

BT ngày 15

tháng 10 năm

1994

Thích nữ Ngoạt

Liên

Quận Phú Nhuận

19 Trụ sở Phái đoàn liên

lạc của Bộ Tổng tư

lệnh Quân đội Nhân

dân Việt Nam cạnh

Phân ban Quốc tế

giám sát và kiểm soát

đình chiến tại Sài

Gòn(1955-1958)

87A Trần Kế

Xương, phường 7

Số 1288 -

VH/QĐ ngày 16

tháng 11 năm

1988

Bộ Chỉ huy Quân

sự Thành phố Hồ

Chí Minh

174

Quận Tân Bình

20 Mộ Phan Châu Trinh Số 9 Phan Thúc

Duyện, phường 4

Số 3211 -

QĐ/BT ngày 12

tháng 12 năm

1994

Bà Lệ Thị Sáu

(Tự Sương)

21 Địa đạo Phú Thọ Hòa Đường Phú Thọ

Hòa, phường 18

Số 1460 -

QĐ/VH ngày 28

tháng 6 năm

1996

Trung tâm Văn

hóa quận Tân

Bình

Huyện Củ Chi

22 Khu địa đạo Củ Chi Xã Phú Mỹ Hưng Số 54/VHQĐ

ngày 29 tháng 4

năm 1979

Bộ Chỉ huy Quân

sự Thành phố Hồ

Chí Minh

23 Địa đạo Bến Đình Xã Nhuận Đức Số101/2004/QĐ-

BVHTT ngày 15

tháng 12 năm

2004

Bộ Chỉ huy Quân

sự Thành phố Hồ

Chí Minh

Huyện Cần Giờ

24 Căn cứ Rừng Sác Xã Long Hòa Số101/2004/QĐ-

BVHTT ngày 15

tháng 12 năm

2004

UBND xã Long

Hòa

Huyện Hóc Môn

25 Địa điểm Dinh Quận

Hóc Môn (Kỷ niệm

sự kiện Nam kỳ khởi

nghĩa)

Số 1 Lý Nam Đế,

thị trấn Hóc Môn

Số 2015 QĐ/BT

ngày 16 tháng 11

năm 1993

Trung tâm Văn

hóa huyện Hóc

Môn

26 Ngã Ba Giồng Xã Xuân Thới

Thượng

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT ngày 30

tháng 12 năm

2002

Trung tâm Văn

hóa huyện Hóc

Môn

2. DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: 26

Quận 1

01 Điện Ngọc Hoàng 73 Mai Thị Lựu,

phường Đa Kao

Số 2745/QĐ-BT

ngày 15 tháng 10

năm 1998

Ban Quản trị

175

02 Miến Thiên Hậu

(Quảng Triệu hội

quán)

122 Bến Chương

Dương, phường

Nguyễn Thái

Bình

Số 722/QĐ-

BVHTT ngày 25

tháng 4 năm 1998

Ban Quản trị

Quận 5

03 Hội quán Nghĩa

Nhuận

27 Phan Văn

Khỏe, phường 13

Số 43 -VH/QĐ

ngày 27 tháng 01

năm 1993

Ban Quản trị

04 Hội quán Tuệ Thành

(Chùa Bà)

710 Nguyễn Trãi,

phường 11

Số 43 -VH/QĐ

ngày 27 tháng 01

năm 1993

Ban Quản trị

05 Hội quán Nghĩa An

(Miếu Quan Đế hay

Chùa Ông)

676 Nguyễn Trãi,

phường 11

Số 43 -VH/QĐ

ngày 27 tháng 01

năm 1993

Ban Quản trị

06 Đình Minh Hương

Gia Thạnh

380 Trần Hưng

Đạo, phường 11

Số 43 -VH/QĐ

ngày 27 tháng 01

năm 1993

Ban Quản trị

07 Miếu Nhị Phủ (Chùa

Ông Bổn)

264 hải Thương

Lãn Ông, phường

16

Số 722/QĐ-

BVHTT ngày 31

tháng 8 năm 1998

Ban Quản trị

08 Nhà thờ tổ thợ bạc

(Lệ Châu hội quán)

586 Trần Hưng

Đạo, phương 14

Số 1811/1998/QĐ-

BVHTT ngày 31

tháng 8 năm 1998

Ban Quản trị

09 Quỳnh Phủ Hội quán Số 276 Trần

Hưng Đạo B,

phường 11

Số 52/2001/QĐ-

BVHTT ngày 28

tháng 12 năm 2001

Ban Quản trị

10 Hà Chương Hội quán Số 802 Nguyễn

Trãi, phường 14

Số 52/2001/QĐ-

BVHTT ngày 28

tháng 12 năm 2001

Ban Quản trị

11 Hội quán Ôn Lăng 12 Lão Tử,

phường 11

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT ngày 30

tháng 12 năm 2002

Ban Quản trị

Quận 9

12 Chúa Hội Sơn 1A1 Nguyễn

Xiển, Phường

Long Bình

Số 43 -VH/QĐ

ngày 07 tháng 01

năm 1993

Hòa thượng Thích

thiện Hảo

176

13 Chùa Phước Tường 13/32 Lã Xuân Oai, Phường Tăng Nhơn Phú A

Số 43 - VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993

Đại đức Thích Nhật An

Quận 10

14 Đình Chí Hòa 475 Cách Mạng Tháng 8, phường 13

Số 1460 - QĐ/VH ngày 28 tháng 6 năm 1996

Ban Quí tế

Quận 11

15 Chùa Phụng Sơn 1480 đường Ba Tháng Hai, phường 2

Số 1228 - VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1998

Hòa thược Thích Trí Định

16 Chùa Giác Viên 161/35/20 Lạc Long Quân, phường 3

Số 43 - VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993

Hòa thượng Thích Huệ Viên

Quận Bình Thạnh

17 Lăng Lê Văn Duyệt Số 1 Vũ Tùng, phường 1

Số 228-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988

Trung tâm Văn Hóa quận Bình Thạnh

18 Đình Bình Hòa 15/77 Chu Văn An, phường 12

Số 43- VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993

Ban Quí tế

Quận Gò Vấp

19 Đình Thông Tây Hội 107/1 Nguyễn Văn Lượng, phường 11

Số 2009/1998/QĐ - BVHTT ngày 26 tháng 9 năm 1998

Ban Quí tế

20 Chùa sắc tứ Trường Thọ

53/524 Phan Văn Trị, phường 7

Số 06/2000/QĐ - BVHTT ngày 13 tháng 4 năm 2000

Hòa thượng Thích Tâm Giác

Quận Phú Nhuận

21 Lăng Võ Di Nguy 19 Cô Giang, phường 2

Số 43 - VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993

Ban Quí tế

22 Đình Phú Nhuận 18 Mai văn Ngọc, phường 10

Số 3774 - QĐ/VHTT ngày 29 tháng 01 năm 1997

Ban Quí tế

23 Lăng Trương Tấn Bửu

41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8

Số 101/2004/QĐ - BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004

Bà Võ Thị Tám

177

Quận Tân Bình

24 Chùa Giác Lâm 118 Lạc Long

Quân, phường 10

Số 1288-VH/QĐ

ngày 16 tháng 11

năm 1988

Hòa thương Thích

Huệ Trung

Quận Thủ Đức

25 Đình Trường Thọ Tổ 5, khu phố 8,

phường Trường

Thọ

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT ngày 30

tháng 12 năm 2002

Ban Quí tế

26 Đình Xuân Hiệp Phường Linh

Xuân

Số 101/2004/QĐ-

BVHTT ngày 15

tháng 12 năm 2004

Ban Quí tế

3. DI TÍCH KHẢO CỔ: 02

Quận 8

01 Lò gốm cổ Hưng Lợi Phường 16 Số 722/QĐ-

BVHTT ngày 25

tháng 4 năm 1998

UBND phường

16, Phòng VHTT-

TDTT quận 8

Huyện Cần Giờ

02 Giồng Cá Vồ Xã Long Hòa Số 2000/QĐ-

BVHTT ngày 13

tháng 4 năm 2000

Trung tâm Văn

hóa huyện Cần

Giờ

II. DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ: 13

01 Đình Xuân Hòa Số 129 Lý Chính

Thắng, phường 7,

quận 3

Số 137/2003/QĐ-

UB ngày 05 tháng 8

năm 2003

Ban Quí tế

02 Láng Le - Bàu Cò Ấp 1, xã Tân

Nhật, huyện Bình

Chánh

Số 138/2003/QĐ-

UB ngày 05 tháng 8

năm 2003

Trung tâm Văn hóa

huyện Bình Chánh

03 14 - Cách Mạng

Tháng Tám, phường

Bến Thành, quận 1

(Trụ sở Liên đoàn Lao

động TP Hồ Chí

Minh)

14 - Cách Mạng

Tháng Tám,

phường Bến

Thành, quận 1

Số 138/2003/QĐ-

UB ngày 05 tháng 8

năm 2003

Liên đoàn Lao

động Thành phố

Hồ Chí Minh

04 Nhà cổ dân dụng

truyền thống của ông

Vương Hồng Sển

9/1 Nguyễn Thiện

Thuận, phường

14, quận Bình

Thạnh

Số 140/2003/QĐ-

UB ngày 05 tháng 8

năm 2003

178

05 Đình Tân Túc Âp 2, xã Tân Túc,

huyện Bình Chánh

Số 325/2003/QĐ-

UB ngày 31 tháng

12 năm 2003

Ban Quí tế

06 Đình Tân Thới Tứ Ấp Tân Thới Tứ,

xã Thới Tam

Thôn, huyện Hóc

Môn

Số 326/2003/QĐ-

UB ngày 31 tháng

12 năm 2003

07 Đền thờ ông Phan

Công Hớn

Ấp Tây Bắc Lân,

xã Bà Điểm,

huyện Hóc Môn

Số 327/2003/QĐ-

UB ngày 31 tháng

12 năm 2003

08 Đình Thần Linh Tây Khu phố 2,

phường Linh Tây,

quận Thủ Đức

Số 328/2003/QĐ-

UB ngày 31 tháng

12 năm 2003

09 Đình An Nhơn 72/999 Lê Đức

Thọ, phường 17,

quận Gò Vấp

Số 20/2005/QĐ-UB

ngày 01 tháng 02

năm 2005

Ban Quí tế

10 Đình Bình Trường Ấp 1, xã Bình

Chánh, huyện

Bình Chánh

Số 21/2005/QĐ-UB

ngày 01 tháng 02

năm 2005

Ban Quí tế

11

Kho bom Phú Thọ Công viên Tân

Phước, đường

Nguyễn Thị Nhỏ,

phường 9, quận

Tân Bình

Số 22/2005/QĐ-UB

ngày 01 tháng 02

năm 2005

12 Đình Tân Thới Nhì 2 Lý Nam Đế, thị

trấn Hóc Môn,

huyện Hóc Môn

Số 23/2005/QĐ-UB

ngày 01 tháng 02

năm 2005

13 Chùa Thiên Phước 37/217 Khu phố 8,

phường Trường

Thọ, quận Thủ

Đức

Số 24/2005/QĐ-UB

ngày 01 tháng 02

năm 2005

Nguồn: Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh,

Báo cáo các hoạt động văn hóa - thông tin Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2001 - 2005, số 1427/BC-SVHTT, ngày 25-2-2006 [134]

179

Phụ lục 2

SỐ LIỆU 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5

KHÓA VIII LĨNH VỰC DI SẢN (1998 - 2013)

TT Chỉ tiêu Năm 1998

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2012

1 Hoạt động Bảo tàng

- Số Bảo tàng công lập 11 11 11 11 11

- Số Bảo tàng công lập thuộc Sở

07 07 07 07 07

- Số cuộc trưng bày, triển lãm 35 59 67 163 214

- Số lượt người tham quan bảo tàng (công lập)

630.372 1.095.087 1.684.366 2.335.170 2.787.746

- Số hiện vật được sưu tập 5.753 4.771 4.043 4.366 15.615

- Tổng số hiện vật 184.044 496.360

- Số bảo tàng tư nhân 01

2 Hoạt động quản lý di tích (tính đến thời điểm báo cáo)

- Tổng số di tích được công nhận 45 45 76 125 144

+ Cấp quốc gia 45 54 54 58

+ Cấp Thành phố 22 71 86

Phân loại theo tính chất

+ Số di tích kiến trúc nghệ thuật 20 38 68 80

+ Số di tích lịch sử 23 36 54 61

+ Số di tích khảo cổ 02 02 02 02

- Số di tích đã tu bổ, tôn tạo 36

- Số lượng văn hóa phi vật thể truyền thống được bảo tồn

4

Nguồn: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh(2013), Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, số 160-BC/TU, ngày 12/7/2013 [160]

180

Phụ lục 3

DANH SÁCH

CÁC CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH XẾP HẠNG DI

TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ĐẾN THÁNG 6/2016)

167 di tích đã quyết định xếp hạng:

- 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử);

- 55 di tích quốc gia (02 - khảo cổ học, 30 - kiến trúc nghệ thuật, 23 - lịch sử);

- 110 di tích cấp thành phố (65 - kiến trúc nghệ thuật, 45 - lịch sử).

TT Tên di tích Địa chỉ,

điện thoại/fax, e-mail

Quyết định

xếp hạng

Tổ chức, cá nhân

là chủ sở hữu

hoặc trực tiếp

quản lý

1. DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT: 02

1 Di tích lịch sử Dinh

Độc Lập - Nơi ghi

dấu thắng lợi hoàn

toàn cuộc kháng

chiến chống Mỹ

cứu nước, giải

phóng miền Nam,

thống nhất đất

nước.

135 Nam Kỳ Khởi

Nghĩa Phường Bến

Thành.

Số 1272/QĐ-TTg

12/08/2009

(Quyết định đặc

cách: Quyết định

số 77A/VHQĐ

25/6/1976).

Cục Hành chính

quản trị II - Văn

phòng Chính phủ

2 Di tích lịch sử Địa

đạo Củ Chi

Xã Phú Mỹ Hưng, xã

Phạm Văn Cội, xã

Nhuận Đức, huyện

Củ Chi

Số 2367/QĐ-TTg

ngày 23/12/2015

Khu di tích lịch sử

địa đạo Củ Chi

2. DI TÍCH QUỐC GIA: 55

2.1. DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC: 02

HUYỆN CẦN GIỜ

3 Giồng Cá Vồ Xã Long Hòa Số 2000/QĐ -

BVHTT

13/4/2000

UBND huyện,

Trung tâm Văn hoá

huyện Cần Giờ

181

QUẬN 8

4 Lò gốm cổ Hưng

Lợi

Phường 16 Số 722/QĐ-

BVHTT

25/4/1998

UBND phường 16,

Phòng VH&TT

quận 8

2.2. DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: 30

QUẬN 1

5 Điện Ngọc Hoàng 73 Mai Thị

Lựu Phường Đa

Kao

Số 2754/QĐ -

BT 15/10/1994

Đại đức Thích Minh

Thông

6 Miếu Thiên Hậu

(Quảng Triệu hội

quán)

122 Bến Chương

Dương Phường

Nguyễn Thái Bình

Số 722 /QĐ -

BVHTT

25/4/1998

Ban Quản trị

7 Tòa án nhân dân

Thành phố Hồ Chí

Minh

131 Nam Kỳ Khởi

Nghĩa, Phường Bến

Nghé

Số 1208/QĐ-

BVHTTDL

Ngày 29/3/2012

Tòa án nhân dân

Thành phố Hồ Chí

Minh

8 Bảo tàng Lịch sử

Thành phố Hồ Chí

Minh

02 Nguyễn Bỉnh

Khiêm, Phường Bến

Nghé

Số 1207/QĐ-

BVHTTDL

Ngày 29/3/2012

Bảo tàng Lịch sử

Thành phố Hồ Chí

Minh

9 Bảo tàng Thành

phố Hồ Chí Minh

65 Lý Tự Trọng,

Phường Bến Nghé

Số 1206/QĐ-

BVHTTDL

Ngày 29/3/2012

Bảo tàng Thành phố

Hồ Chí Minh

10 Nhà hát Thành phố

Hồ Chí Minh

07 Công Trường Lam

Sơn, Phường Bến

Nghé

Số 1209/QĐ-

BVHTTDL

Ngày 29/3/2012

Trung tâm Tổ chức

Biểu diễn và Điện

ảnh Thành phố

QUẬN 10

11 Đình Chí Hoà 475 Cách Mạng

Tháng 8 Phường 13

Số 1460 -

QĐ/VH

28/6/1996

Ban Quản lý di tích

đình Chí Hòa (Thành

lập theo quyết định

số 1407/QĐ-UBND

ngày 21/1/2011 của

UBND quận 10).

182

QUẬN 11

12 Chùa Giác Viên 161/35/20 Lạc Long

Quân Phường 2

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản lý di tích

chùa Giác Viên và

Phụng Sơn tự (theo

Quyết định 926/QĐ-

UBND-NV ngày

21/9/2012 của

UBND Quận 11).

13 Chùa Phụng Sơn 1408 đường Ba

Tháng Hai Phường 3

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Ban Quản lý di tích

chùa Giác Viên và

Phụng Sơn tự

QUẬN 5

14 Đình Minh Hương

Gia Thạnh

380 Trần Hưng

Đạo Phường 11

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản trị

15 Hà Chương Hội

quán

802 Nguyễn

Trãi Phường 14

Số 52/2001/QĐ-

BVHTT

28/12/2001

Ban Quản trị

16 Hội quán Nghĩa

An (Miếu Quan Đế

hay Chùa Ông)

676 Nguyễn

Trãi Phường 11

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản trị

17 Hội quán Nghĩa

Nhuận

27 Phan Văn

Khoẻ Phường 13

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản trị

18 Hội quán Ôn Lăng 12 Lão Tử Phường

11

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT

30/12/2002

Ban Quản trị

19 Hội quán Tuệ

Thành (Chùa Bà)

710 Nguyễn

Trãi Phường 11

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản trị

20 Miếu Nhị Phủ

(Chùa Ông Bổn)

264 Hải Thượng Lãn

Ông Phường 16

Số 722 /QĐ -

BVHTT

25/4/1998

Ban Quản tri

21 Nhà thờ tổ thợ bạc

(Lệ Châu hội quán)

586 Trần Hưng

Đạo Phường 14

Số

1811/1998/QĐ -

BVHTT

31/8/1998

Ban Quản trị

22 Quỳnh Phủ Hội

quán

276 Trần Hưng Đạo

Phường 14

Số 52/2001/QĐ-

BVHTT

28/12/2001

Ban Quản trị

183

QUẬN 9

23 Chùa Hội Sơn 1A1 Nguyễn

Xiển Phường Long

Bình

Số 43-VH/QĐ

7/1/1993

Thượng tọa Thích

Thiện Hảo

24 Chùa Phước

Tường

13/32 Lã Xuân

Oai, Phường Tăng

Nhơn Phú A

Số 43-VH/QĐ

7/1/1993

Đại đức Thích Nhật

Ấn

QUẬN BÌNH THẠNH

25 Đình Bình Hòa 15/77 Chu Văn

An Phường 13

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quản lý (thành

lập theo Quyết định

số 2618/QĐ-UBND

ngày 13/4/2010 của

UBND Quận Bình

Thạnh).

26 Lăng Lê Văn

Duyệt

1 Vũ Tùng Phường

13

ĐT: 38412517 -

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Ban quản lý di tích

Lăng Lê Văn Duyệt

(thành lập theo

Quyết định số

344/QĐ-UBND ngày

10/1/2011 của

UBND quận Bình

Thạnh)

QUẬN GÒ VẤP

27 Chùa sắc tứ

Trường Thọ

53/524 Phan Văn Trị

Phường 7

Số 06/2000/QĐ-

BVHTT

13/4/2000

Hòa thượng Thích

Tâm Giác

28 Đình Thông Tây

Hội

107/1 Nguyễn Văn

Lượng Phường 11

Số

2009/1998/QĐ-

BVHTT

26/9/1998

Ban Quí tế

QUẬN PHÚ NHUẬN

29 Đình Phú Nhuận 18 Mai Văn

Ngọc Phường 10

Số 3744 -

QĐ/VHTT

29/1/1997

Ban Quí tế

184

30 Lăng Trương Tấn

Bửu

41 Nguyễn Thị

Huỳnh Phường 8

Số

101/2004/QĐ-

BVHTT

15/12/2004

Ban Quản lý (thành

lập theo Quyết định

số 523/QĐ-UBND

ngày 16/6/2006 của

UBND Quận Phú

Nhuận).

31 Lăng Võ Di Nguy 19 Cô

Giang Phường 2

Số 43 - VH/QĐ

7/1/1993

Ban Quí tế

QUẬN TÂN BÌNH

32 Chùa Giác Lâm 118 Lạc Long

Quân Phường 10

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Đại đức Thích Từ

Tánh

QUẬN THỦ ĐỨC

33 Đình Trường Thọ Tổ 5 Phường

Trường Thọ

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT

30/12/2002

Ban Quý tế

34 Đình Xuân Hiệp Phường Linh Xuân Số

101/2004/QĐ-

BVHTT

15/12/2004

Ban Quý tế

2.3. DI TÍCH LỊCH SỬ: 23

HUYỆN CẦN GIỜ

35 Căn cứ Rừng Sác Xã Long Hòa Số

101/2004/QĐ-

BVHTT

15/12/2004

Khu di tích lịch sử

địa đạo Củ Chi (nhận

bàn giao quản lý từ

Công ty Du lịch Sinh

thái Cần Giờ, từ

tháng 12/2012).

HUYỆN HÓC MÔN

36 Dinh Quận Hóc

Môn

1 Lý Nam Đế Thị

trấn Hóc Môn

Số 2015 -

QĐ/BT

16/11/1993

Trung tâm Văn hoá

huyện Hóc Môn

185

37 Ngã Ba Giồng Xã Xuân Thới

Thượng

Số 39/2002/QĐ-

BVHTT

30/12/2002

Ban Quản lý khu

tưởng niệm Liệt sĩ

Ngã Ba Giồng (trực

thuộc UBND huyện

Hóc Môn), thành lập

theo QĐ của UBND

TP. Hồ Chí Minh.

QUẬN 1

38 Địa điểm lưu niệm

Chủ tịch Tôn Đức

Thắng tại khu vực

Ba Son, gồm: Ụ tàu

nhỏ và triền nề

Phường Bến Nghé,

Quận 1

Quyết định về

việc điều chỉnh

tên gọi và khoanh

vùng bảo vệ di

tích quốc gia, số

1269/QĐ-

BVHTTDL, ngày

30/3/2016 của Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch.

(Quyết định công

nhận di tích quốc

gia số 1034 -

VHQĐ, ngày

12/8/1993 của Bộ

Văn hóa:

Địa điểm lưu

niệm Chủ tịch

Tôn Đức Thắng

Số 323 đường 12

- Xí nghiệp Liên

hiệp Ba

Son Phường Bến

Nghé)

Tổng Công ty Ba

Son

39 Nơi thành lập An

Nam Cộng sản

Đảng năm 1929

phòng 1 lầu 2 số

1 Nguyễn Trung

Trực Phường Bến

Thành

Số 1288 -

VHQĐ

16/11/1988

Sở hữu tư nhân

186

40 Nơi thành lập Kỳ

bộ Việt Nam Thanh

niên đồng chí Hội

phòng 5 số 88 lê

lợi Phường Bến

Thành

Số 1288 -

VHQĐ

16/11/1988

Sở hữu tư nhân

41 Tòa đại sứ quán

Mỹ

04 Lê Duẩn Phường

Bến Nghé

Số 77A/VHQĐ

25/6/1976

Nay là Tổng Lãnh sự

quán Hợp chủng

quốc Hoa Kỳ tai Tp.

Hồ Chí Minh

42 Trụ sở báo Dân

Chúng

Số 43 đường Lê Thị

Hồng Gấm Phường

Nguyễn Thái Bình

Số 1288 - VHQĐ

16/11/1988

Sở hữu tư nhân

QUẬN 10

43 Cơ sở in ấn của

Hội Ủng hộ Vệ

quốc đoàn

122/351 Ngô Gia

Tự Phường 9

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Trung tâm Văn hoá

quận 10

44 Hầm bí mật chứa

vũ khí thời kháng

chiến chống Mỹ

183/4 Ba Tháng

Hai Phường 11

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Gia đình ông Đỗ

Mạnh Hồng

QUẬN 3

45 Cơ sở Ban Tuyên

huấn Xứ ủy Nam

Bộ

51/10/14 Cao

Thắng Phường 3

số 1288 -

VH/QD

16/11/1988

Ủy ban Nhân dân

quận 3 (được giao

trách nhiệm trực tiếp

quản lý theo văn bản

số 2037/UBND-VX

ngày 11/5/2009 của

UBND Thành phố)

46 Cơ sở giấu vũ khí

của Biệt động

Thành đánh dinh

Độc Lập

287/70 Nguyễn Đình

Chiểu Phường 5

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Trung tâm Văn hóa

Quận 3

47 Sở Chỉ huy tiền

phương Phân khu 6

trong chiến dịch

Mậu Thân 1968

7 Lý Chính

Thắng Phường 7

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Gia đình ông Ngô

Toại

187

QUẬN 5

48 Khu trại giam bệnh

viện Chợ Quán -

nơi đồng chí Trần

Phú hy sinh

190 Bến Hàm

Tử Phường 1

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Trung tâm Văn hoá

Quận 5

49 Nơi đồng chí

Nguyễn Tất Thành

ở trước khi ra đi tìm

đường cứu nước

5 Châu Văn

Liêm Phường 14

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Trung tâm Văn hoá

Quận 5

QUẬN 6

50 Hầm bí mật in tài

liệu Ban Tuyên

huấn Hoa vận thời

kỳ chống Mỹ cứu

nước

341/10 Gia

Phú Phường 1

Số

2009/1998/QĐ -

BVHTT

26/9/1998

Ban Dân tộc Thành

phố

QUẬN 8

51 Đình Bình Đông Cù lao Bà

Tàng Phường 7

Số 2890 -

VH/QĐ

27/9/1997

Ban Quí tế

QUẬN 9

52 Bót Dây Thép Đường Lê Văn

Việt, Phường Tăng

Nhơn Phú A

Số 57 - VH/QĐ

18/1/1993

Phòng Văn hóa và

Thông tin Quận 9

53 Đình Phong Phú Đường đình Phong

Phú, khu phố

3, Phường Tăng

Nhơn Phú B

Số 57 - VH/QĐ

18/1/1993

Ban Quí tế

QUẬN GÒ VẤP

54 Tịnh xá Ngọc

Phương

498/1 Lê Quang

Định Phường 1

Số 2754/QĐ -

BT 15/10/1994

Thích nữ Ngoạt Liên

188

QUẬN PHÚ NHUẬN

55 Trụ sở Phái đoàn

liên lạc của Bộ

Tổng tư lệnh Quân

đội Nhân dân Việt

Nam cạnh Phân ban

Quốc tế giám sát và

kiểm soát đình

chiến tại Sài Gòn

(1955-1958)

87 A Trần Kế

Xương Phường 7

Số 1288 -

VH/QĐ

16/11/1988

Khu di tích lịch sử

địa đạo Củ Chi

QUẬN TÂN BÌNH

56 Mộ Phan Châu

Trinh

9 Phan Thúc

Duyện Phường 4

Số 3211 -

QĐ/BT

12/12/1994

Bà Lê Thị Sáu (Tư

Sương)

QUẬN TÂN PHÚ

57 Địa đạo Phú Thọ

Hòa

Đường Phú Thọ

Hòa Phường 1

Số 1460 -

QĐ/VH

28/6/1996

Trung tâm Văn hoá

Quận Tân Phú

3. DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ: 110

3.1. DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: 65

HUYỆN BÌNH CHÁNH

58 Đình Bình Trường Ấp 1, Xã Bình

Chánh

Số 21/2005/QĐ-

UB 1/2/2005

Ban Quản lý (thành

lập theo Quyết định

số 1695/QĐ-UBND

ngày 22/3/2006 của

UBND Huyện Bình

Chánh)

59 Đình Phú Lạc số E7/717 ấp 5, xã

Phong Phú

Số 3267/QĐ-

UBND

20/8/2007

Ban Quí tế

60 Nhà cổ dân dụng,

Thành phố Hồ Chí

Minh

số 107A/4 ấp 1, xã

An Phú Tây, huyện

Bình Chánh

số 1520/QĐ-

UBND

28/3/2014

189

HUYỆN CỦ CHI

61 Chùa Linh Sơn ấp Phú Lợi Xã Phú

Hòa Đông

4347/QĐ-

UBND

13/10/2008

Ban Trị sự

62 Đình Xóm Huế Xã Tân An Hội Quyết định số

5511/QĐ-UBND

30/11/2006

Ban Quí tế

HUYỆN CẦN GIỜ

63 Đình Cần Thạnh Lê Văn Thương Thị

trấn Cần Thạnh

Số 4837/QĐ-

UBND

27/10/2006

Ban Quí tế

64 Lăng Ông Thủy

Tướng

Khu phố Hưng

Thạnh, thị trấn Cần

Thạnh

ĐT: 38740283;

0909320909

Số 4966/QĐ-

UBND

27/09/2012

Hội Vạn Lạch

HUYỆN HÓC MÔN

65 Đình Tân Thới Nhì 2 Lý Nam Đế Thị

trấn Hóc Môn

Số 23/2005/QĐ-

UB 1/2/2005

Ban Quí tế

66 Đình Tân Thới Tứ Ấp Tân Thới Tứ Xã

Thới Tam Thôn

Số

326/2003/QĐ-UB

31/12/2003

Ban Quí tế

67 Đình Tân Thới

Nhứt

Đường Phan Văn

Hớn, xã Bà Điểm

Số 1521/QĐ-

UBND

28/3/2014

Ban Quí tế

HUYỆN NHÀ BÈ

68 Đình Phú Xuân Đường Huỳnh Tấn

Phát, tổ 16, khu phố

5, thị trấn Nhà Bè

Số 2232/QĐ-

UBND

02/5/2012

QUẬN 1

69 Đình Nam Chơn 29 Trần Quang Khải

Phường Tân Định,

Quận 1

Số 4841/QĐ-

UBND

27/10/2006

Ban Quản trị

190

70 Đình Nhơn Hòa 27-29 Cô

Giang Phường Cầu

Ông Lãnh, Quận 1

4346/QĐ-

UBND

13/10/2008

Ban Quí tế

71 Khách sạn

Continental

132 - 134 đường

Đồng Khởi, phường

Bến Nghé, Quận 1

2210/QĐ-UBND

28/04/2012

Tổng công ty Du lịch

Sài Gòn TNHH Một

thành viên

(Saigontourist)

72 Bảo tàng Mỹ thuật

Thành phố Hồ Chí

Minh

97 - 97A đường Phó

Đức Chính và 54

đường Nguyễn Thái

Bình, phường

Nguyễn Thái Bình,

Quận 1

2212/QĐ-UBND

28/04/2012

Bảo tàng Mỹ thuật

Thành phố Hồ Chí

Minh

73 Cầu Mống Đường Võ Văn Kiệt,

Phường Nguyễn Thái

Bình, Quận 1 và

đường Bến Vân Đồn,

Phường 12, Quận 4

Số 1518/QĐ-

UBND

28/3/2014

Khu Quản lý giao

thông đô thị số 1

74 Mộ cổ họ Lâm Số 55C đường

Nguyễn Thị Minh

Khai, phường Bến

Thành

Số 1760/QĐ-

UBND

10/4/2014

75 Đền thờ Hùng

Vương

Số 02 đường Nguyễn

Bỉnh Khiêm, phường

Bến Nghé, Quận 1

Số 3083/QĐ-

UBND

25/6/2015

Bảo tàng Lịch sử -

Thành phố Hồ Chí

Minh

76 Bệnh viện Nhi đồng

2

Số 14 đường Lý Tự

Trọng, phường Bến

Nghé, Quận 1

Số 2438/QĐ-

UBND ngày

16/5/2016

QUẬN 3

77 Đình Xuân Hòa 129 Lý Chính

Thắng Phường 7

Số

137/2003/QĐ-UB

5/8/2003

Ban Quí tế

78 Miếu Thánh Mẫu 284 Nguyễn thị

Minh Khai Phường

5

Số 4836/QĐ-

UBND

27/10/2006

Ban Quản trị

191

79 Đình Phú Thạnh 199 Cách Mạng Tháng

Tám Phường 4

1768/QĐ-UBND

27/04/2009

Ban Quí tế

80 Trường THPT

Nguyễn Thị Minh

Khai

275 đường Điện Biên

Phủ, phường 7

2211/QĐ-UBND

28/04/2012

Trường THPT

Nguyễn Thị Minh

Khai

81 Thủy Đài số 01 Công trường

Quốc tế, Phường 6

Số 1519/QĐ-

UBND

82 Viện Pasteur Số 167 đường

Pasteur, Phường 8,

Quận 3

Số 3087/QĐ-

UBND

25/5/2015

83 Trường THPT

Marie Curie

Số 159 đường Nam

Kỳ Khởi Nghĩa,

Phường 7, Quận 3

Số 3088/QĐ-

UBND

25/5/2015

84 Trường Trung học

Lê Quý Đôn

Số 110 đường

Nguyễn Thị Minh

Khai, Phường 6,

Quận 3

Số 2439/QĐ-

UBND ngày

16/5/2016

QUẬN 4

85 Đình Khánh Hội 71-73 Nguyễn Tất

Thành Phường 13

Số 4842/QĐ-

UBND

27/10/2006

Ban Quí tế

86 Đình Vĩnh Hội 240 Bến Vân

Đồn Phường 5

Số

118/2005/QĐ-

UBND

12/7/2005

Ban Quí tế

87 Bảo tàng Hồ Chí

minh - Chi nhánh

Thành phố Hồ Chí

Minh

1 đường Nguyễn Tất

Thành, Phường 12

2671/QĐ-UBND

31/5/2011

Bảo tàng Hồ Chí

minh - Chi nhánh

Thành phố Hồ Chí

Minh

88 Nhà cổ đô thị 236 Bến Vân

Đồn Phường 5

Số 3949/QĐ-

UBND

18/8/2011

Trung tâm Văn hóa

Quận 4

192

QUẬN 5

89 Hội quán Tam Sơn Số 118 đường Triệu

Quang Phục, Phường

11, Quận 5

Số 3084/QĐ-

UBND

25/5/2015

90 Trường THPT

chuyên Lê Hồng

Phong

Số 235 đường

Nguyễn Văn Cừ,

Phường 4, Quận 5

Số 3089/QĐ-

UBND

25/5/2015

91 Trường THCS

Hồng Bàng

Số 132 đường Hồng

Bàng, Phường 12,

Quận 5

Số 3090/QĐ-

UBND

25/5/2015

QUẬN 6

92 Đình Bình Tiên 122 đường Minh

Phụng, phường 6

3038/QĐ-UBND

20/6/2009

Ban Quí tế

93 Chùa Giác Hải Số 1017/3 đường

Hồng Bàng, Phường

12, Quận 6

3085/QĐ-UBND

25/5/2016

QUẬN 7

94 Đình Tân Quy

Đông

đường Lê Văn

Lương, KP 1, phường

Tân Phong

3132/QĐ-UBND

25/6/2009

Ban Quí tế

QUẬN 5

95 Đình Tân Kiểng 718 Trần Hưng Đạo

Phường 2

Số 4838/QĐ-

UBND 27/10/2006

Ban Quí tế

96 Hội quán Phước An 184 Hồng

Bàng Phường 12

1767/QĐ-UBND

27/04/2009

Ban Quí tế

97 Từ đường họ Lý 292 Hải Thượng Lãn

Ông Phường 14

ĐT: 38567132

1769/QĐ-

UBND 27/04/2009

Bà Nguyễn Thị Thủy

98 Từ đường Phước

Kiến

314 đường Nguyễn

Trãi, phường 8

3037/QĐ-UBND

20/6/2009

Bệnh viện Nguyễn

Trãi, Ban Quản trị

hội quán Ôn Lăng,

Ban Quản trị Hội

quán Miếu Nhị Phủ.

193

QUẬN 8

99 Chùa Sắc tứ Huệ

Lâm

154 Tùng Thiện

Vương Phường 11

186/2005/QĐ-

UBND

12/10/2005

Ban trị sự

100 Đình Hưng Phú 617/19 Bến Ba

Đình Phường 9

Số

187/2005/QĐ-

UBND

12/10/2005

Ban Quí tế

101 Đình Vĩnh Hội 46 Đinh Hòa, Phường

13

4345/QĐ-

UBND

13/10/2008

Ban Quí tế

102 Đình Phong Phú 46 Phong

Phú, Phường 12

1766/QĐ-

UBND

27/04/2009

Ban Quí tế

QUẬN 9

103 Đình Tăng Phú 236 Khu phố

3 Phường Tăng Nhơn

Phú A

4840/QĐ-

UBND

27/10/2006

Ban Quí tế

104 Chùa Bửu Sơn 341 đường Nguyễn

Văn Tăng, phường

Long Thạnh Mỹ

2209/QĐ-UBND

28/04/2012

105 Mộ ông Nghị viên

địa hạt Đặng Tân

Xuân

(trong khuôn viên

Học viện Chính trị -

Hành chính khu

vực II)

Số 99 đường Man

Thiện, phường Hiệp

Phú, Quận 9

Số 3134/QĐ-

UBND

26/6/2015

QUẬN BÌNH THẠNH

106 Chùa Sắc tứ Tập

Phước

Số 233, đường Phan

Văn Trị, Phường 11

Số

188/2005/QĐ-

UBND

12/10/2005

Hòa thượng Thích

Thiện Bảo

194

107 Chùa Văn Thánh số 115/9 đường Ngô

Tất Tố Phường 22

Số 3262/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban trị sự

108 Đình Bình Quới

Tây

đường Xô Viết Nghệ

Tĩnh, Khu phố

3 Phường 28

Số 3263/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban Quí tế

109 Nhà cổ dân dụng

truyền thống của

ông Vương Hồng

Sển

9/1 Nguyễn Thiện

Thuật Phường 14

Số

140/2003/QĐ-UB

5/8/2003

QUẬN GÒ VẤP

110 Đình An Nhơn 72/999 Lê Đức

Thọ Phường 17

Số 20/2005/QĐ-

UB 1/2/2005

Ban Quản trị

111 Hội quán Quần

Tân

số 2 Lý Thường Kiệt

Phường 7

Số 5512/QĐ-

UBND

30/11/2006

Ban Quản trị

112 Chùa An Lạc 73/16 Nguyễn Thái

Sơn Phường 4

Số 1765/QĐ-

UBND

27/04/2009

Ban trị sự

113 Miếu Thất phủ

Thiên Hậu

128 đường Nguyễn

Thái Sơn, phường 4

3130/QĐ-UBND

25/6/2009

Ban Quản trị

114 Miếu Nổi Phường 5, quận Gò

Vấp

Số 1761/QĐ-

UBND

10/4/2014

QUẬN PHÚ NHUẬN

115 Chùa Phú Long số 58 đường Huỳnh

Văn Bánh Phường

15

3265/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban trị sự

QUẬN TÂN BÌNH

116 Miếu Tân Kỳ, Miếu

Ông Bổn

1A/13, tổ 13, KP 2

đường Trường Chinh,

phường 14

3039/QĐ-UBND

20/6/2009

Ban Quí tế

195

QUẬN TÂN PHÚ

117 Mộ ông Lý Tường

Quang và bà

Nguyễn Thị Lâu

Đường Nguyễn Sơn,

phường Phú Thọ Hoà

(ĐT: 0903663780)

3131/QĐ-UBND

25/6/2009

Ông Lý Thanh Liêm

QUẬN THỦ ĐỨC

118 Chùa Thiên Phước 37/217 KP

8 Phường Trường

Thọ

Số 24/2005/QĐ-

UB 1/2/2005

Ban Trị sự

119 Đình Thần Linh

Tây

KP 2 Phường Linh

Tây

Số

328/2003/QĐ-UB

31/12/2003

Ban Quí tế

120 Mộ Tiền hiền Tạ

Dương Minh

số 10 đường số

10 khu phố 4 Phường

Linh Chiểu

3266/QĐ-

UBND

27/7/2007

UBND phường Linh

Chiểu

121 Đình Bình Thọ đường số 2, KP 7,

phường Trường Thọ

3036/QĐ-UBND

20/6/2009

Ban Quí tế

122 Chùa Sùng Đức 50 đường số 3, KP 6,

phường Trường Thọ

3040/QĐ-UBND

20/6/2009

Ban Trị sự

3.2. DI TÍCH LỊCH SỬ: 45

HUYỆN BÌNH CHÁNH

123 Đình Tân Túc Ấp 2 Thị Trấn Tân

Túc

Số

325/2003/QĐ-UB

31/12/2003

Ban Quí tế

124 Khu di tích dân

công hỏa tuyến

Vĩnh Lộc Mậu thân

1968

Ấp 4 Xã Vĩnh Lộc

A

Số

119/2005/QĐ-

UBND

12/7/2005

Ban Quản lý (thành

lập theo Quyết định

số 3345/QĐ-UBND

ngày 14/6/2006 của

UBND Huyện Bình

Chánh).

125 Láng Le - Bàu Cò Xã Tân Nhựt Số

138/2003/QĐ-UB

5/8/2003

Ban Quản lý (hoạt

động theo Quy chế

ban hành kèm theo

Quyết định

5547/QĐ-UBND

ngày 26/9/2012 của

UBND Huyện Bình

Chánh).

196

126 Rạch Già ấp 6, Xã Hưng

Long

4344/QĐ-

UBND

13/10/2008

Tổ quản lý khu di

tích xã Hưng Long

(công nhận theo

quyết định số

2117/QĐ-UB ngày

01/9/2004 của

UBND huyện Bình

Chánh)

HUYỆN CẦN GIỜ

127 Đình Dương Văn

Hạnh

đường Đương Văn

Hạnh, tổ 37, ấp Lý

Thái Bửu, xã Lý

Nhơn

3129/QĐ-UBND

25/6/2009

Ban Quí tế

128 Đình Bình Khánh

và Mộ Tiền hiền

Trần Quang Đạo

ấp Bình An - Bình

Phước, xã Bình

Khánh

2231/QĐ-UBND

02/5/2012

Ban Quản trị (thành

lập theo Quyết định

795/QĐ-UBND ngày

28/9/2012 của

UBND huyện Cần

Giờ)

HUYỆN CỦ CHI

129 Đình Cây Sộp ấp Cây Sộp, Xã Tân

An Hội

Số 5513/QĐ-

UBND

30/11/2006

Ban Quí tế

HUYỆN HÓC MÔN

130 Chùa Thiên Quang số 53/3 ấp Mỹ

Huề Xã Trung

Chánh

Số 3268/QĐ-

UBND

20/8/2007

Ban trị sự

131 Đền thờ ông Phan

Công Hớn

Ấp Tây Bắc Lân Xã

Bà Điểm

Số

327/2003/QĐ-UB

31/12/2003

Dòng tộc ông Phan

Công Hớn

132 Nơi họp Hội nghị

Xứ ủy Nam kỳ

tháng 9/1940

20 Trần Văn Mười,

ấp Xuân Thới Đông

3, xã Xuân Thới

Đông.

Số 5167/QĐ-

UBND

19/11/2010

197

QUẬN 1

133 Nhà số 14 Cách

Mạng Tháng Tám,

phường Bến Thành,

quận 1, TP. Hồ Chí

Minh

14 Cách Mạng

Tháng Tám Phường

Bến Thành

Số

139/2003/QĐ-UB

5/8/2003

Liên đoàn Lao động

Thành phố Hồ Chí

Minh

134 Quán Nhan Hương số 02 đường Nguyễn

Bỉnh Khiêm, phường

Bến Nghé

số 1515/QĐ-

UBND

28/3/2014

135 Cột cờ Thủ Ngữ Bến Bạch Đằng,

Phường Nguyễn Thái

Bình, Quận 1

Số 2440/QĐ-

UBND ngày

16/5/2016

QUẬN 10

136 Chùa Ấn Quang 243 Sư Vạn

Hạnh Phường 9

Số

120/2005/QĐ-

UBND

12/7/2005

Ban Trị sự Thành hội

Phật giáo

137 Chùa Từ Nghiêm 415-417 đường Bà

Hạt, phường 4

3128/QĐ-UBND

25/6/2009

QUẬN 12

138 Chùa Khánh An -

Cơ sở cách mạng

trong thời kỳ kháng

chiến chống thực

dân Pháp

số 1055/3D Quốc lộ

1A khu phố

3, Phường An Phú

Đông

Số 3269/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban Trị sự

139 Chùa Tường

Quang - Trụ sở Hội

Phật giáo cứu quốc

tỉnh Gia Định, cơ

sở của Tỉnh ủy Gia

Định, Chi bộ xã An

Phú Đông

số 518/5C đường

Vườn Lài, Khu phố

2, Phường An Phú

Đông

Số 3271/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban Trị sự

140 Đình Hanh Phú -

Kho lương thực của

Ban Tiếp tế tỉnh

Gia Định ở Căn cứ

An Phú Đông

đường Vườn Lài,

Khu phố 2, Phường

An Phú Đông

Số 3270/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ban Quí tế

198

141 Miếu Cây Quéo Tổ 33, Khu phố 2,

Phường Trung Mỹ

Tây

Số 5514/QĐ-

UBND

30/11/2006

Ban Quí tế

142 Đền thờ Nguyễn

Ánh Thủ

Tổ 60, khu phố 5,

phường Tân thới

Nhất

Số 3948/QĐ-

UBND

18/8/2011

Ông Lê Phùng Thuận

143 Đình Tân Hội Khu phố 3, phường

Tân Hưng Thuận

số 1517/QĐ-

UBND

QUẬN 2

144 Căn cứ vùng bưng

6 xã

Khu Đồng Miếu khu

phố 3 Phường An

Phú

4302/QĐ-UBND

10/10/2008

145 Đình An Phú Khu phố 3 P. An

Phú

Số 5515/QĐ-

UBND

30/11/2006

Ban Quí tế

QUẬN 3

146 Chùa Xá Lợi 89 Bà Huyện Thanh

Quan Phường 7

Số

116/2005/QĐ-

UBND

12/7/2005

Ban trị sự

QUẬN 5

147 Chùa Thiên Tôn 117/3/2 đường An

Bình, phường 6

Số 696/QĐ-

UBND

17/02/2011

Ban trị sự

QUẬN 6

148 Cơ sở bí mật của

Thành ủy Sài Gòn -

Gia Định

91 Phạm Văn Chí

Phường 1 Quận 6

4377/QĐ-

UBND

15/10/2008

Ban Dân tộc Thành

phố

149 Mộ và đền thờ ông

Phạm Văn Chí

703 Phạm Văn

Chí Phường 7 Quận

6

4301/QĐ-

UBND

13/10/2008

Ban Quí tế đình Bình

Hoà

QUẬN 7

150 Gò Ô Môi Khu phố 1 Phường

Phú Thuận Quận 7

Số 4839/QĐ-

UBND

27/10/2006

UBND quận 7

199

151 Chùa Long Hoa số 1250/41 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ

Số 1761/QĐ-UBND

10/4/2014

Hòa thượng Thích Viên Giác - Trụ trì

QUẬN 8

152 Chùa Thiên Phước Số 1581 đường Phạm Thế Hiển, phường 6.

Số 1763/QĐ-UBND 27/4/2009

Ban trị sự

153 Chùa Pháp Quang - cơ sở cách mạng của liên quận 7-8 trong giai đoạn 1963-1975

71 đường Liên tỉnh số 5 Phường 5 Quận 8

Số 1764/QĐ-UBND 27/4/2009

Ban Trị sự

QUẬN 9

154 Căn cứ vùng bưng 6 xã

Phường Tăng Nhơn Phú B và Phường Phú Hữu Quận 9

4303/QĐ-UBND

13/10/2008

155 Chùa Bửu Thạnh Số 50 D Nguyễn Duy Trinh, Phường Long Trường Quận 9

Số 5513/QĐ-UBND

30/11/2006

Ban trị sự

QUẬN BÌNH THẠNH

156 Đình Cầu Sơn 218/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh Phường 26 Quận Bình Thạnh

Số 117/2005/QĐ-UBND

12/7/2005

Ban Quản lý di tích

QUẬN BÌNH TÂN

157 Chùa Long Thạnh 1756 Tỉnh lộ 10 Phường Tân Tạo Quận Bình Tân

Số 185/2005/QĐ-UBND

12/10/2005

Thượng tọa Thích Nhựt Ấn

158 Đình Tân Khai Khu phố 6, đường Đình Tân Khai, phường Bình Trị Đông

Số 2230/QĐ-UBND 02/5/2012

Ban Quí tế

QUẬN GÒ VẤP

159 Đình Hanh Thông

Số 125 đường Nguyễn Thái Sơn, Phường 7

Số 1516/QĐ-UBND

28/3/2014

200

QUẬN PHÚ NHUẬN

160 Chùa Từ Vân số 62 đường Phan

Xích Long Phường

1 Quận Phú Nhuận

Số 3264/QĐ-

UBND

27/7/2007

Ni sư Thích nữ Như

Nhàn

161 Chùa Quán Thế Âm Số 90 đường Thích

Quảng Đức, Phường

5, Quận Phú Nhuận

Số 3086/QĐ-

UBND

25/5/2015

QUẬN TÂN BÌNH

162 Kho bom Phú Thọ Công viên Tân

Phước, đường

Nguyễn Thị

Nhỏ Phường 9

Số 22/2005/QĐ-

UB 01/02/2005

Ban QL Công viên

Tân Phước - Công ty

Công ích & Dịch vụ

đô thị Tân Bình

QUẬN TÂN PHÚ

163 Mộ ông Nguyễn

Quý Anh và bà Lý

Thu Liên

Khu phố 1 đường

Thoại Ngọc Hầu,

phường Phú Thọ Hòa

Số 697/QĐ-

UBND

17/02/2011

Bà Nguyễn Thị Bích

Lan (trú tại số 59/7A

Phạm Viết Chánh, P

Nguyễn Cư Trinh, Q

1 - ĐT: 0909372266)

164 Đình Phú Thạnh 111 Trần Quang Cơ,

khu phố 5, phường

Phú Thạnh

Số 3947/QĐ-

UBND

18/8/2011

Ban Quản trị

165 Đình Tân Hòa Tây 17/14 đường Lương

Minh Nguyệt,

phường Tân Thới

Hòa

Số 2719/QĐ-

UBND

28/5/2013

Ban Quí tế

166 Đình Hòa Thạnh 396 đường Lũy Bán

Bích, phường Hòa

Thạnh

Số 2720/QĐ-

UBND

28/5/2013

Ban Quí tế

QUẬN THỦ ĐỨC

167 Chùa Châu Hưng 37 đường Cây Keo,

Khu phố 1, phường

Tam Phú.

Số 3946/QĐ-

UBND

18/8/2011

Hòa thượng Thích

Tắc Lãnh

Nguồn: http://svhtt.hochiminhcity.gov.vn/ [147]

201

Phụ lục 4

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguồn: Thành phố Hồ Chí Minh (2016), "Bản đồ hành chính

Thành phố Hồ Chí Minh", tại trang http://cungcapbando.com [163].

202

Phụ lục 5

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VẺ ĐẸP SÀI GÒN XƯA VÀ NAY [90]

Chợ Bến Thành xưa

... và hiện tại

203

Dinh Thống đốc Nam kỳ được xây dựng 1870 - 1973

Nay là Hội trường Thống nhất

204

Nhà thờ Ðức Bà còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Sài gòn được xây dựng 1863 - 1865

Nhà thờ Đức Bà hiện nay

205

Nhà hát thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900

Nhà hát Thành phố hiện nay

206

Bến Nhà Rồng xưa

…Bến Nhà Rồng hiện tại.

207

Dinh Xã Tây được xây dựng 1898 - 1909.

…hiện là trụ sở UBND TP.HCM

208

Ngày 11/11/1860, "sở Dây thép" Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập

…ngày nay, Bưu điện thành phố luôn là địa chỉ thu hút khách du lịch

trong và ngoài nước