nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm hÌnh Ảnh vÀ giÁ trỊ cỦa cỘng

162
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ĐẶNG VĨNH HIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - NĂM 2016

Upload: dodiep

Post on 02-Feb-2017

237 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

ĐẶNG VĨNH HIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG

CHẨN ĐOÁN U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

ĐẶNG VĨNH HIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG

CHÂN ĐOAN U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh

Mã số: 62.72.01.66

Người hướng dẫn khoa học:

1- PGS.TS. PHẠM HÒA BINH

2- PGS.TS. NGUYÊN QUÔC DUNG

Hà Nội - 2016

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu của nghiên cứu này là công trình

của riêng tôi và kết quả nghiên cứu chưa từng công bố trong một công

trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Đặng Vĩnh Hiệp

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3

1.1. ĐẠI CƯƠNG U MÀNG NÃO ................................................................ 3

1.1.1.Định nghĩa ............................................................................................. 3

1.1.2.Dịch tễ học ............................................................................................ 3

1.1.3.Các yếu tố nguy cơ ................................................................................ 4

1.1.4.Giải phẫu bệnh ...................................................................................... 5

1.1.5. Các vị trí thường gặp và triệu chứng lâm sàng ...................................... 8

1.1.6.Chẩn đoán hình ảnh u màng não ............................................................ 9

1.2.U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN........................................................... 12

1.2.1. Định nghĩa .......................................................................................... 12

1.2.2. Một số mốc giải phẫu quan trọng trong u màng não vùng củ yên ....... 13

1.2.3. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 17

1.2.4. Xét nghiệm cận lâm sàng .................................................................... 20

1.2.5. Điều trị u màng não củ yên ................................................................. 22

1.3. VAI TRÒ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG U

MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN .................................................................... 24

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

1.3.1. Xquang quy ước va chup mach ........................................................... 24

1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ............................................................................ 26

1.3.3. Chụp cộng hưởng từ ........................................................................... 27

1.3.4. Môt sô chân đoan phân biêt thương găp: ............................................ 29

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................. 33

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 33

1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................... 34

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 36

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 36

2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ........................................... 37

2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................... 37

2.4.1. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 37

2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ....................................................................... 38

2.4.3. Đặc điểm liên quan tới phẫu thuật ...................................................... 40

2.4.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh .................................................................... 41

2.4.5. Đặc điểm hình ảnh khối u trên cộng hưởng từ .................................... 42

2.4.6. Phân loại u màng não vùng củ yên trên hình ảnh cộng hưởng từ ........ 49

2.4.7. Đánh giá giá trị chẩn đoán xâm lấn của u vào mạch máu, hố yên ....... 49

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................. 50

2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 52

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ............................................................................ 52

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG ..................................... 54

3.2.1. Triệu chứng cơ năng ........................................................................... 54

3.2.2. Triệu chứng thị lực – thị trường .......................................................... 56

3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT – MÔ BỆNH HỌC ..................................... 59

3.3.1. Các đường mổ trong nghiên cứu ......................................................... 59

3.3.2. Mức độ lấy u ...................................................................................... 60

3.3.3. Liên quan của u với cấu trúc lân cận trong phẫu thuật ........................ 61

3.3.4. Kết quả giải phẫu bệnh ....................................................................... 63

3.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN TRÊN CỘNG

HƯỞNG TỪ ................................................................................................ 65

3.4.1. Kích thước u ....................................................................................... 65

3.4.2. Đặc điểm tín hiệu trên các chuỗi xung ................................................ 66

3.4.3. Cấu trúc u và hướng lan ...................................................................... 67

3.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh ........................................................................ 68

3.4.5. Liên quan u với cấu trúc lân cận trên CHT ......................................... 69

3.4.6. Giá trị chẩn đoán tình trạng xâm lấn lân cận ....................................... 70

3.5. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MANG NAO VÙNG CỦ YÊN TRÊN CÔNG

HƯƠNG TƯ ................................................................................................ 74

3.5.1. Phân nhóm UMNVCY trên cộng hưởng từ ......................................... 74

3.5.2. Liên quan giữa nhóm hình ảnh u và kích thước u ............................... 75

3.5.3. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng thị lực – thị

trường........................................................................................................... 76

3.5.4. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng nội tiết ....... 79

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

3.5.5. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng xâm lấn các

cấu trúc lân cận trong phâu thuât .................................................................. 81

3.5.6. Liên quan với các yếu tố liên quan tới phẫu thuật ............................... 85

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 87

4.1. MÔT SÔ ĐĂC ĐIÊM DICH TÊ HOC ................................................. 87

4.1.1. Ti lê măc bênh .................................................................................... 87

4.1.2. Tuổi .................................................................................................... 87

4.1.3. Giới .................................................................................................... 89

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SANG VA CÂN LÂM SANG ................................. 90

4.2.1. Đăc điêm lâm sang ............................................................................. 90

4.2.3. Đăc điêm xet nghiêm thi lưc, thi trương ............................................. 92

4.2.4. Đăc điêm xet nghiêm nôi tiêt .............................................................. 94

4.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂU THUÂT VA MÔ BÊNH HOC ............................... 94

4.3.1. Đăc điêm phâu thuât ........................................................................... 94

4.3.2. Đăc điêm mô bênh hoc ....................................................................... 97

4.4. ĐẶC ĐIỂM HINH ANH CÔNG HƯƠNG TƯ ................................... 100

4.4.1. Kích thước u ..................................................................................... 100

4.4.2. Đặc điểm tín hiệu ............................................................................. 101

4.4.3. Cấu trúc u và hướng lan .................................................................... 103

4.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh ...................................................................... 105

4.4.5. Giá trị chẩn đoán xâm lấn cấu trúc lân cận ....................................... 107

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

4.5. LIÊN QUAN GIỮA PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG

CỦ YÊN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN

LÂM SÀNG, KẾT QUẢ PHẪU THUẬT .................................................. 112

4.5.1. Phân loại hình ảnh u màng não vùng củ yên trên cộng hưởng từ ...... 112

4.5.2. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với lâm sàng – cận lâm sàng ....... 115

4.5.3. Liên quan giữa phân loại hình ảnh và các đường mở sọ .................... 118

4.5.4. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với tình trạng xâm lấn các cấu trúc lân

cận trong phẫu thuật ................................................................................... 119

KẾT LUẬN ................................................................................................ 122

KIÊN NGHI.........................................................................................................

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ..........................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .................................................

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ

1 BN Bệnh nhân

2 BV Bệnh viện

3 CĐHA Chẩn đoán hình ảnh

4 CLVT Cắt lớp vi tính

5 CHT Cộng hưởng từ

6 ĐM Động mạch

7 PT Phẫu thuật

8 SNV Số nhập viện

9 UMN U màng não

10 UMNVCY U màng não vùng củ yên

11 WHO World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tri sô binh thương cua cac nôi tiêt tô ........................................... 39

Bảng 3.1. Đô tuôi trung binh ........................................................................ 52

Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 54

Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng cơ năng ...................................... 55

Bảng 3.4. Đăc điêm tổn thương măt trên lâm sang ....................................... 56

Bảng 3.5. Tổn thương gai thị trên soi đáy mắt .............................................. 57

Bảng 3.6. Kết quả đo thị trường ................................................................... 57

Bảng 3.7. Các rối loạn nôt tiêt tô trong nghiên cứu ....................................... 58

Bảng 3.8. Tỉ lệ BN có biến đổi trên xét nghiệm nội tiết ................................ 59

Bảng 3.9. Các đường mổ trong nghiên cứu................................................... 59

Bảng 3.10. Mức độ lấy hết u trong mổ ......................................................... 60

Bảng 3.11. Liên quan tuyến yên – cuống tuyến yên...................................... 61

Bảng 3.12. Liên quan giao thoa thị giác và thần kinh thị .............................. 61

Bảng 3.13. Liên quan ĐM lân cận ................................................................ 62

Bảng 3.14. Các nhóm mô bệnh học UMN trong nghiên cứu ......................... 63

Bảng 3.15. Kích thước u theo các hướng ...................................................... 65

Bảng 3.16. Đặc điểm tín hiệu ....................................................................... 66

Bảng 3.17. Đặc điểm về cấu trúc u ............................................................... 67

Bảng 3.18. Các dấu hiệu hình ảnh ................................................................ 68

Bảng 3.19. Phân biêt giưa UMNVCY vơi tuyến yên trên T1W .................... 69

Bảng 3.20. Liên quan của u với các ĐM lân cận trên CHT ........................... 69

Bảng 3.21. Chẩn đoán xâm lấn hô yên đối chiếu PT ..................................... 70

Bảng 3.22. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn mạch máu trên CHT đối chiếu PT 71

Bảng 3.23. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn phưc hơp nao trươc – thông trươc trên

CHT đối chiếu PT ........................................................................................ 72

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Bảng 3.24. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn đông mach canh trong trên CHT đối

chiếu PT ....................................................................................................... 73

Bảng 3.25. Tỉ lệ phân nhóm UMNVCY trên công hương tư ........................ 74

Bảng 3 26. Tỉ lệ các nhóm hình ảnh UMNVCY và kích thước trung bình u . 75

Bảng 3.27. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY với triêu chưng cơ năng

vê măt .......................................................................................................... 76

Bảng 3.28. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY vơi tình trạng tôn thương

gai thị trên soi đáy mắt ................................................................................. 77

Bảng 3.29. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY với mức độ tổn thương

thị trường ..................................................................................................... 78

Bảng 3.30. Liên quan giưa nhóm hinh anh CHTUMNVCY với tinh trang rôi

loan nôi tiêt .................................................................................................. 79

Bảng 3.31. Liên quan giưa nhóm hinh anh CHT UMNVCY với cac dang rôi

loan nôi tiêt .................................................................................................. 80

Bảng 3.32. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHTUMNVCY với tình trạng

xâm lấn hô yên trên phâu thuât ..................................................................... 81

Bảng 3.33. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng

xâm lấn mach mau trên phâu thuât ............................................................... 82

Bảng 3.34. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng

xâm lấn đông mach canh trong trên phâu thuât ............................................. 83

Bảng 3.35. Liên quan giữa nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng xâm

lấn phưc hơp ĐM nao trươc – thông trươc trên phâu thuât ........................... 84

Bảng 3.36. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY và kết quả PT lây u .. 86

Bảng 4.1. Thông kê vê tuôi so sanh vơi cac nghiên cưu khac ....................... 88

Bảng 4.2. Tỉ lệ nữ / nam so sánh với các kết quả nghiên cứu khác ............... 90

Bảng 4.3. Tỉ lệ nhâp viên muôn (>12 thang sau khơi phat) so sánh với các kết

quả nghiên cứu khác ..................................................................................... 92

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Bảng 4.4. Kết quả lấy toàn bộ u theo một số tác giả ..................................... 96

Bảng 4.5. So sánh đặc điểm giải phẫu bệnh với các nghiên cứu khác về

UMNVCY .................................................................................................... 98

Bảng 4.6. So sánh ti lê u mang nao WHO-độ II và III giữa UMNVCY với các

vị trí khác ..................................................................................................... 99

Bảng 4.7. Phân nhóm kích thước u đo trên mặt phẳng ngang trong nghiên cứu

so sánh với một số tác giả khác .................................................................. 101

Bảng 4.8. So sánh độ đồng nhất của UMN với một số tác giả khác ............ 104

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................... 52

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .................................................... 53

Biểu đồ 3.3. Phân bố giới theo nhom tuôi ..................................................... 53

Biểu đồ 3.4. Phân độ mô bệnh học UMN trong nghiên cứu .......................... 64

Biểu đồ 3.5. Phân bố đường mổ giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY .. 85

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. U màng não WHO-độ I ................................................................... 6

Hình 1.2. U màng não WHO-độ II ................................................................. 7

Hình 1.3. U màng não WHO-độ III ................................................................ 8

Hình 1.4. Các vị trí thường gặp của UMN: vòm sọ, liềm đại não, rìa xương

bướm, rãnh khứu, quanh yên .......................................................................... 8

Hình 1.5. UMN cạnh đường giữa trên ảnh chụp mạch máu thì mao mạch và

tĩnh mạch ..................................................................................................... 10

Hình 1.6. Một số dấu hiệu hình ảnh trong UMN........................................... 11

Hình 1.7. Biến đổi xương dạng mọt gặm trong UMN ................................... 11

Hình 1.8. Thiết đồ dọc qua rãnh giao thoa, rìa xương bướm và củ yên. ........ 12

Hình 1.9. Giải phẫu khu vực hố yên và quanh yên trên CHT ........................ 13

Hình 1.10. Liên quan mang nao vung yên va trên yên .................................. 14

Hình 1.11. Sơ đồ màng não vùng củ yên trên ảnh CHT trước và sau tiêm thuốc

đối quang từ ................................................................................................. 16

Hình 1.12. Đương thi giac ............................................................................ 17

Hình 1.13. Sơ đồ minh họa khả năng xâm lấn của UMNVCY ...................... 18

Hình 1.14. Một số dạng tổn thương thị trường trong UMNVCY .................. 20

Hình 1.15. Cac đương mơ so trong phâu thuât u mang nao nên so trươc ...... 23

Hình 1.16. Dâu hiêu gian rông hô yên va tiêu xương bươm trên Xquang của

khối u vùng yên ............................................................................................ 24

Hình 1.17. UMNVCY trên ảnh chụp mạch máu ........................................... 25

Hình 1.18. UMNVCY trên CLVT co tiêm thuôc can quang. ........................ 26

Hình 1.19. UMNVCY trên CHT có tiêm thuốc đối quang từ ........................ 28

Hình 1.20. Macroadenoma tuyên yên trên CHT ........................................... 30

Hình 1.21. U so hâu điển hình trên CHT ...................................................... 32

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Hình 2.1. Dấu hiệu hoành yên trên CHT trong UMNVCY ........................... 43

Hình 2.2. UMNVCY chưa xâm lân hô yên ................................................... 44

Hình 2.3. UMNVCY xâm lân hô yên ........................................................... 44

Hình 2.4. U mang nao vùng cu yên co dâu hiêu xâm lân bao boc ĐM canh trong

phải (A) và ĐM não trước trai (B) ................................................................ 45

Hình 2.5. U mang nao cu yên co dâu hiêu bao boc phưc hơp ĐM nao trươc -

thông trươc (mũi tên trắng) trên ảnh T1W sau tiêm thuốc đối quang và ảnh

dựng hình ĐM não. ...................................................................................... 45

Hình 2.6. Dấu hiệu đuôi màng cứng trên CHT trong UMNVCY .................. 46

Hình 2.7. Dấu hiệu khe dịch não tủy của UMN trên CHT ............................ 47

Hình 2.8. UMNVCY có dấu hiệu dày bản xương lân cận ở vùng rãnh giao thoa

thị giác – củ yên trên CHT ........................................................................... 47

Hình 2.9. UMNVCY có dấu hiệu bó mạch trong u trên CHT ....................... 48

Hình 2.10. U mang nao có phù não xung quanh trên CHT ........................... 48

Hình 2.11. Phân loại UMNVCY trên CHT theo Liu và cs (2014) ................. 49

Hình 4.1. U mang nao vùng cu yên trên CHT ............................................. 102

Hình 4.2. UMNVCY phat triên lêch trai, co phu nao lân cân tăng tin hiêu trên

xung T2W va T2-FLAIR, giam tin hiêu trên T1W, ngâm thuôc đôi quang tư

không đông nhât trên T1W sau tiêm (SNV: 213112635) ............................ 105

Hình 4.3. U mang nao vùng cu yên chưa xâm lân hô yên ........................... 108

Hình 4.4. U mang nao vùng cu yên xâm lân hô yên.................................... 109

Hình 4.5. U mang nao vùng cu yên phat triên lêch trai, co dâu hiêu xâm lân bao

boc ĐM canh trong trai (SNV: 10048315).................................................. 110

Hình 4.6. U mang nao vùng cu yên co dâu hiêu bao boc phưc hơp ĐM nao

trươc - thông trươc (SNV: 12039505). ....................................................... 112

Hình 4.7. U mang nao vùng cu yên nhóm I (SNV: 13080713). .................. 114

Hình 4.8. U mang nao vùng cu yên nhóm II ............................................... 114

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Hình 4.9. U mang nao vùng cu yên nhóm III .............................................. 115

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

U màng não (UMN) là khối u có nguồn gốc từ các tế bào màng nhện. Đa

số u màng não thường lành tính, phát triển chậm và ít khi xâm lấn vào nhu mô não

[90].

U màng não vùng củ yên (UMNVCY ) bao gôm các u màng não phát

triển ở củ yên, hoành yên, rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) và rìa

xương bướm (limbus sphenodale). Loại u này chiếm tỉ lệ khoảng 5-10% trong

số các u màng não nội sọ [17],[ 56]. Vì nằm ở vị trí giữa sàn sọ, bên cạnh dây

thần kinh thị giác và giao thoa thị giác u màng não vùng củ yên có thể phát triển

chèn ép vào các cấu trúc này gây giảm thị lực, dẫn tới mù một mắt hoặc hai

mắt. Triệu chứng lâm sàng điển hình của u màng não vùng củ yên được nêu

trong y văn là hội chứng tổn thương giao thoa thị giác trên yên (suprasellar

chiasmal syndrome) với các đặc điểm: teo gai thị, bán manh thị trường thái

dương hai bên nhưng hình ảnh hố yên trên phim Xquang vẫn bình thường [56].

U màng não vùng củ yên nếu không được điều trị sẽ dẫn tới mù hoàn toàn do

tổn thương thần kinh thị không hồi phục.

Với những tiến bộ hiện nay trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh (CĐHA)

nói chung và chẩn đoán hình ảnh thần kinh nói riêng, ngày càng nhiều UMN

được phát hiện tình cờ, khiến cho tỉ lệ thực của căn bệnh này cao hơn nhiều so

với các báo cáo trước kia. Các nghiên cứu gần đây tại cả Châu Âu, Châu Á,

Hoa Kỳ cho thấy u màng não hiện đã trở thành loại u nội sọ phổ biến nhất, với

tỉ lệ trên 30% tổng số u nội sọ [33],[ 53],[ 76],[ 85].

Cho tới nay phương pháp điều trị chính của u màng não vùng củ yên vẫn

là phẫu thuật (PT) cắt bỏ u, giải phóng chèn ép thần kinh thị nhằm mục đích

phục hồi thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên do vị trí của u nằm ở vị trí có giải

phẫu phức tạp, xung quanh có rất nhiều thành phần quan trọng như mạch máu,

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

2

thần kinh, tuyến yên và cuống tuyến yên nên đây là một phẫu thuật khó và nhiều

tai biến. Vấn đề chỉ định phẫu thuật cũng như lựa chọn đường mổ phụ thuộc

vào đặc điểm hình ảnh của khối u cũng như mức độ liên quan với các cấu trúc

lân cận. Nhận biết trước được các yếu tố nói trên sẽ giúp cho phẫu thuật viên

hoạch định chiến lược phẫu thuật, làm tăng tỉ lệ thành công và giảm tỉ lệ tai

biến trong mổ.

Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trong u

màng não vùng củ yên là chụp cộng hưởng từ (CHT) do độ phân giải mô mềm

cao, sử dụng nhiều chuỗi xung giúp hiện ảnh chi tiết các cấu trúc mạch máu,

thần kinh khu vực yên và quanh yên trên nhiều bình diện.

Trung tâm phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở ngoại khoa

có tỉ lệ mổ u màng não vùng củ yên cao nhất cả nước. Một số báo cáo của các

tác giả như Võ Văn Nho, Nguyễn Phong, Nguyễn Ngọc Khang đã cho thấy

những tiến bộ của phẫu thuật thần kinh đối với điều trị u màng não vùng củ yên

đồng thời đặt ra nhưng yêu cầu của nhà phẫu thuật với nhà chẩn đoán hình ảnh

trong vấn đề chẩn đoán, đánh giá xâm lấn để hoạch định chiến lược và tiên

lượng kết quả phẫu thuật [7], [8], [9], [10]. Xuất phát từ thực trạng này chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị

của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u màng não vùng củ yên” với các mục

tiêu sau:

1. Mô ta đặc điểm hình ảnh của u màng não vùng củ yên trên cộng

hưởng từ

2. Giá tri cua công hương tư trong chân đoan u mang nao vung cu

yên đôi chiêu vơi lâm sàng, cận lâm sàng va kêt qua phẫu thuật.

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẠI CƯƠNG U MÀNG NÃO

1.1.1.Định nghĩa

U màng não (UMN) là khối u có nguồn gốc từ tế bào màng nhện

(arachnoidal cells) [90].

1.1.2.Dịch tễ học

U màng não là một trong những loại u nội sọ thường gặp nhất.

Tại Mỹ, tỉ lệ UMN có triệu chứng trong dân số là 2/100.000, tỉ lệ không

có triệu chứng là 5,7/100.000 với tổng tỉ lệ là 7,7/100.000 dân. Mặc dù vậy tỉ

lệ này có thể còn cao hơn, bởi tỉ lệ UMN phát hiện tình cờ trên mổ tử thi lên tới

2,3% [62],[ 94]. Trong nghiên cứu dịch tễ của Radhakrishnan và cs (1995),

UMN chiếm tới 40% tổng số các u nội sọ [94].

Theo thống kê mới đây tại Mỹ năm 2014, ti lê măc UMN đưng hang đâu

trong sô cac BN co u nao nôi so nguyên phat chiêm 36,1%, tiêp đên la u nguyên

bao thân kinh đêm (glioblastoma) vơi ti lê 15,4%, u tuyên yên vơi ti lê 15,1%,

u bao dây thân kinh vơi ti lê 8%, u sao bao vơi ti lê 6%con cac loai u nao nguyên

phat khac đêu chiêm ti lê rât thâp [85].

Với những tiến bộ hiện nay trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh (CĐHA)

nói chung và CĐHA thần kinh nói riêng, ngày càng nhiều UMN được phát hiện

tình cờ, khiến cho tỉ lệ thực của căn bệnh này cao hơn nhiều so với các báo cáo

trước kia. Người ta ước tính rằng sau khi máy cắt lớp vi tính (CLVT) ra đời, tỉ

lệ của UMN đã tăng lên gấp 3-3,9 lần so với thời kỳ trước đó [28],[ 49].

Các nghiên cứu gần đây tại Nam Phi, Nhật Bản, Singapore… cho thấy

UMN hiện đã trở thành loại u nội sọ phổ biến nhất, với tỉ lệ trên 30% tổng số u

nội sọ [33],[ 53],[ 76].

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

4

Tại Mỹ, theo thống kê của CBTRUS (Central Brain Tumor Registry of

the Unites States) có 24.980 trường hợp UMN được phát hiện mới vào năm

2014 và sẽ có thêm khoảng 25.190 ca mới sẽ được phát hiện thêm vào năm

2015 [85].

Preston-Martin (1989) nghiên cứu về tỉ lệ mắc u não giữa các nhóm dân

cư khác nhau thấy rằng tỉ lệ mắc UMN cao nhất ở người gốc Phi trong khi

người gốc Á thì có tỉ lệ mắc thấp nhất. Nghiên cứu này cũng cho thấy UMN

gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới ở hầu hết các nhóm sắc tộc, với tỉ lệ

nam : nữ là 1: 2,8.[91]

Tỉ lệ mắc UMN tăng theo tuổi, với nhóm bệnh nhân (BN) có u nội sọ

tuổi trên 70, có tới 50,6% mắc UMN. Tỉ lệ này cao hơn gấp 3,5 lần so với nhóm

BN có tuổi dưới 70 [61],[ 94]. Theo thống kê mới đây cua CBTRUS tại Mỹ, độ

tuổi trung bình của BN UMN là 65, cung theo bao cao nay thi ti lê măc UMN

ơ nhom dân sô trên 85 tuôi la 49,48 ca/100.000 dân, ơ nhom dân sô 75-84 tuôi

la 37.49 ca /100.000 dân, ơ nhom dân sô 65-74 tuôi la 25,08 ca/100.000 dân

trong khi ti lê nay chi la 14,4 ca/100.000 dân ơ nhom 55-64 tuôi, thâm chi chi

<5ca/100.000 dân ơ nhom dân sô 35-44 tuôi [85].

1.1.3.Các yếu tố nguy cơ

Các đột biến liên quan tới nhiễm sắc thể 22 giữ vai trò quan trọng trong

nguyên nhân dẫn tới UMN, trong đó được nhắc tới nhiều là đột biến ở cánh dài

nhiễm sắc thể 22 gây ra NF2 (neurofibromatosis 2) [83].

Một yếu tố nguy cơ khác cũng không kém phần quan trọng, đó là chiếu

xạ liều cao. Các nghiên cứu cho thấy chiếu xạ liều cao là một trong các nguyên

nhân gây ra UMN, nguyên nhân của liều xạ cao có thể do phóng xạ từ môi

trường (như trong trường hợp các BN là nạn nhân sống sót sau thảm họa bom

nguyên tử ở Hiroshima) hoặc do sau xạ phẫu điều trị các khối u nội sọ [106].

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

5

Chiếu xạ liều thấp (như trong chụp răng) cũng có thể gây ra UMN song nguy

cơ thấp hơn nhiều [18].

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy liên quan giữa UMN với hormon

sinh dục. Bệnh gặp phổ biến hơn ở nữ, thường liên quan tới ung thư vú và kích

thước u hay tăng trong thai kỳ [18],[ 30],[ 112].

1.1.4.Giải phẫu bệnh

Có nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh lý của u màng não, tuy nhiên

ngày nay, các nhà lâm sàng sử dụng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

năm 2007 do có ý nghĩa thực hành hơn cả. Theo đó, UMN được phân loại thành

3 nhóm [68],[ 73]:

U màng não với mức độ tái phát chậm: WHO – độ I

- U màng não dạng thượng mô (Meningothelial Meningioma)

- U màng não dạng sợi (Fibrous Meningioma)

- U màng não dạng chuyển tiếp (Transitional Meningioma)

- U màng não dạng thể cát (Psammomatous Meningioma)

- U màng não dạng tăng sinh mạch (Angiomatous Meningioma)

- U màng não dạng thoái hóa vi nang (Microcystic Meningioma)

- U màng não dạng chế tiết (Secretory Meningioma)

- U màng não giàu tương bào lympho (Lymphoplasmacyterich)

- U màng não dạng chuyển sản (Metaplastic Meningioma)

U màng não với mức độ tái phát cao hơn: WHO – độ II

- U màng não không điển hình (Atypical Meningioma)

- U màng não dạng tế bào sáng (Clear cell Meningioma)

- U màng não xâm lấn nhu mô não (Brain invasive Meningioma)

- U màng não dạng nguyên sống (Chordoid Meningioma)

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

6

U màng não với mức độ tái phát rất cao: WHO – độ III

- U màng não dạng hình que (Rhabdoid Meningioma)

- U màng não dạng nhú (Papillary Meningioma)

- U màng não dạng thoái sản ác tính (Anaplastic Meningioma)

Hình 1.1. U màng não WHO-độ I [73]

a. Dạng thượng mô; b. Dạng sợi; c. Dạng chuyển tiếp;

d. Dạng tăng sinh mạch; e. Dạng thoái hóa vi nang; f. Dạng chế tiết

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

7

Trong ba nhóm trên, các BN được xếp loại độ II và III có tỉ lệ tái phát tại

chỗ, xâm lấn lân cận sau điều trị cao hơn hẳn so với độ I, ngoài ra thời gian

sống trung bình của hai nhóm này cũng thấp hơn so với độ I. Đối với BN độ II,

tỉ lệ sống sau 2 năm và 5 năm lần lượt là 93% và 73%, tỉ lệ này là 57% và 42%

đối với độ III [105].

Hình 1.2. U màng não WHO-độ II

a. Dạng không điển hình; b. Dạng tế bào sáng; c. Dạng nguyên sống

d. Dạng có xâm lấn nhu mô não[73]

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

8

Hình 1.3. U màng não WHO-độ III

a. Dạng thoái sản ác tính; b. Dạng nhú; c. Dạng que[73]

1.1.5. Các vị trí thường gặp và triệu chứng lâm sàng

1.1.5.1. Các vị trí thường gặp của u màng não

UMN có thể phát triển từ màng nhện ở bất kỳ khu vực nào, hay gặp nhất

là ở vòm sọ, nền sọ (phần rìa, cánh, mặt dốc của xương bướm, đỉnh xương đá,

xoang hang, vùng quanh yên) và ở các vị trí gập của màng cứng (liềm đại não,

lều tiểu não và các xoang tĩnh mạch).

Hình 1.4. Các vị trí thường gặp của UMN: vòm sọ, liềm đại não, rìa xương

bướm, rãnh khứu, quanh yên [84]

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

9

Các vị trí ít phổ biến hơn gồm UMN của dây thần kinh thị và đám rối

mạch mạc, khoảng 10% UMN xuất hiện ở cột sống.

1.1.5.2. Triệu chứng lâm sàng

Với việc CLVT và CHT được sử dụng phổ biến, ngày càng nhiều UMN

được phát hiện tình cờ không triệu chứng. Đối với các trường hợp còn lại UMN

nội sọ biểu hiện bằng rất nhiều các triệu chứng khác nhau.

Động kinh là triệu chứng khá thường gặp (27-67%), tuy nhiên cơ chế

của hiện tượng này còn chưa được làm rõ, có thể có liên quan tới việc vỏ não

bị kích thích bởi khối u [27],[ 66].

Tăng áp lực nội sọ do hiệu ứng khối khi UMN quá lớn hoặc do phù não

thứ phát do phản ứngquanh u. Các khối u lớn nằm ở hố sau có thể gây tắc nghẽn

lưu thông dịch não tủy dẫn tới các triệu chứng như phù gai thị hay đau đầu về

sáng [111].

Thiếu hụt thần kinh khu trú do UMN xâm lấn trực tiếp vào nhu mô não

lân cận, các dây thần kinh sọ hoặc do chèn ép ống sống:

- Yếu, liệt chi có thể gặp trong UMN cạnh đường giữa, trong lỗ tròn

hay tủy sống.

- Giảm hoặc mất thính lực trong UMN góc cầu tiểu não

- Thay đổi thị lực ở các BN có UMN ở vùng quanh yên hay UMN dây

thần kinh thị.

1.1.6.Chẩn đoán hình ảnh u màng não

1.1.6.1. X quang thường quy:

Ba dấu hiệu chính được sử dụng để chẩn đoán UMN trên XQ [20],[ 57]:

- Đặc xương hoặc tiêu xương

- Giãn rộng các rãnh mạch máu màng não

Page 26: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

10

- Vôi hóa của u

Ba đặc điểm này có ở hầu hết tất cả các UMN được chẩn đoán trên

Xquang, tuy nhiên với sự phát triển của các kỹ thuật CLVT và CHT, X quang

sọ qui ước hầu như không còn được sử dụng để chẩn đoán UMN nữa.

Hầu hết các trường hợp BN có triệu chứng đều được chỉ định chụp CLVT

hoặc CHT ngay.

1.1.6.2. Chụp mạch máu:

Chụp mạch máu não từng là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán

xác định UMN khi chưa có CLVT và CHT [99],[ 113].

Chụp mạch máu não được thực hiện ở các thì động mạch (ĐM), mao

mạch và tĩnh mạch giúp cung cấp các thông tin về vị trí, kích thước sơ bộ của

u và mạch máu liên quan (ĐM cấp máu, tĩnh mạch dẫn lưu...).

Hình 1.5. UMN cạnh đường giữa trên ảnh chụp mạch máu thì mao

mạch và tĩnh mạch [59]

Tuy nhiên do đây là phương pháp chẩn đoán xâm nhập vì vây hiện nay

hầu như chụp mạch máu não không còn được sử dụng để chẩn đoán UMN, thay

vao đo phương phap nay đươc ưng dung trong nut mach trươc phâu thuât vơi

muc đich lam giam lương mau chay trong mô do UMN thương la cac khôi u

giau mach mau.

Page 27: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

11

1.1.6.3. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ:

Chẩn đoán hình ảnh UMN hiện nay dựa chủ yếu vào chụp CLVT hoặc

chụp CHT. UMN thường biểu hiện dưới dạng khối u ngoại trục có ranh giới rõ,

ngấm mạnh thuốc cản quang hoặc đối quang từ sau tiêm [47],[ 79],[ 99].

Trên CLVT trước tiêm, UMN thường tăng tỉ trọng nhẹ so với nhu mô não

lân cận. Trên CHT trước tiêm, UMN thường đồng hoặc giảm nhẹ tín hiệu so với

chất xám lân cận trên T1W, và tăng tín hiệu so với chất xám trên T2W. Đa số

UMN có dấu hiệu đuôi màng cứng trên các ảnh sau tiêm thuốc cản quang hoặc

đối quang từ, dấu hiệu này được quan sát rõ nhất trên các ảnh CHT do tính đối

quang trên phim CHT tốt hơn so với phim CLVT [109],[ 114].

Hình 1.6. Một số dấu hiệu hình ảnh trong UMN

A. Đuôi màng cứng; B. Phù não quanh u; C. Biến đổi bản xương lân cận [111]

Hình 1.7. Biến đổi xương dạng mọt gặm trong UMN [48]

Page 28: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

12

Theo Osborn (2004), 60% UMN có phù não quanh u, tuy nhiên nguyên

nhân gây phù não trong UMN còn chưa được sáng tỏ, có thể là do kết hợp của

nhiều cơ chế khác nhau dẫn tới tình trạng phù mạch và phản ứng viêm của nhu

mô não do bị chèn ép kéo dài [83],[ 111].

Khoảng 50% UMN nằm sát xương sọ có biến đổi bản xương lân cận dưới

các dạng đặc xương, tiêu xương hoặc dạng mọt gặm, các tổn thương này có thể

đơn độc hoặc kết hợp với nhau [88].

1.2.U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

1.2.1. Định nghĩa

UMNVCY bao gôm các UMN phát triển ở củ yên, hoành yên, rãnh giao

thoa thị giác (chiasmatic sulcus) và rìa xương bướm (limbus sphenodale)[56].

Hình 1.8. Thiết đồ dọc qua rãnh giao thoa, rìa xương bướm và củ yên.

(167: mảnh ngang xương bướm; 168: rìa xương bướm; 169: củ yên; 170: rãnh giao

thoa thị giác) [89]

Page 29: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

13

Khi PT, để phân biệt UMNVCY với UMN ở khu vực lân cận (như UMN

rãnh khứu) phẫu thuật viên thường dựa vào vị trí xuất phát của chân bám u.

1.2.2. Một số mốc giải phẫu quan trọng trong u màng não vùng củ yên

1.2.2.1. Hố yên và tuyến yên

Hố yên là phần lõm vào hình cái túi ở phía sau giữa của xương bướm.

Tuyến yên nằm trong hố yên, bao gồm 2 phần chính: thùy trước hay thùy

tuyến (adenohypophysis), và thùy sau hay thùy thần kinh (neurohypophysis).

Tuyến yên được giới hạn phía trên bởi hoành yên, hoành yên có một lỗ mở để

cuống tuyến yên chui qua, nối với vùng hạ đồi [23],[ 70].

Hình 1.9. Giải phẫu khu vực hố yên và quanh yên trên CHT [59]

Ảnh T1W không tiêm thuốc đối quang từ, 1: thùy trước tuyến yên, 2: thùy sau

tuyến yên; 3: cuống tuyến yên; 4: giao thoa thị giác; 5: thành ngoài xoang hang;

6: ĐM cảnh trong; 7: xoang bướm; 8: thể vú.

Tuyến yên rất ít bị ảnh hưởng do UMNVCY vì còn được ngăn cách bởi

lớp màng cứng của hoành yên. BN có rối loạn nội tiết do UMNVCY rất hiếm

Page 30: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

14

gặp và nếu có cũng là do chèn ép hoặc tổn thương cuống tuyến yên chứ không

phải do chèn ép tuyến yên mà gây ra.

1.2.2.2. Hoành yên

Hoành yên là phần màng não tạo nên trần hố yên và bao phủ trần hố yên.

Ở trung tâm hoành yên có một lỗ mở nhỏ nơi cuống tuyến yên chui qua. Hoành

yên có hình tam giác, cong lên trên hoặc hơi lõm xuống dưới, mỏng ở phía

trung tâm [23].

Phía trên hoành yên là bể trên yên chứa giao thoa thị giác, đoạn A1 của

ĐM não trước và ĐM thông trước.

Hình 1.10. Liên quan mang nao vung yên va trên yên[83]

1.2.2.3. Củ yên

Củ yên la môt gơ xương nho ơ sat ngay măt trươc trên cua hô yên. Cu

yên đươc giơi han măt trươc bơi ria xương bươm va ranh giao thoa thị giác,

Page 31: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

15

giơi han ơ hai bên bơi hai mom yên trươc va đông mach canh trong hai bên,

giơi han phia sau bơi hô yên. Mang nao vung cu yên liên tiêp vơi mang nao cua

hoanh yên.

1.2.2.4.Rãnh giao thoa - rìa xương bướm

Rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) được định nghĩa là phần của

xương bướm nơi bị giao thoa thị gối lên, nó được giới hạn phía trước bởi rìa

xương bướm, phía sau bởi củ yên.

Rìa xương bướm (limbus sphenodale) là một gờ xương chạy ngang, nằm

giữa và nối hai mỏm yên trước của hố yên. Phía trước nó được giới hạn bởi

phần ngang xương bướm (planum sphenodale), phía sau nó được giới hạn bởi

rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) [19].

Trên thực tế, rất khó phân định rõ ràng ranh giới giữa hai cấu trúc này

bởi trong phần lớn các trường hợp giao thoa thị giác (mốc giải phẫu để xác định

rãnh giao thoa thị) đã bị đẩy lệch đi bởi khối u.

1.2.2.5. Giao thoa thị giác và dây thần kinh thị

Dây thần kinh thị giác từ các tế bào nón và que ở võng mạc tập trung lại

thành hai dây thị. Từ sau nhãn cầu dây đi qua lớp mỡ ở phần sau ổ mắt, chui

vào ống thị giác ra ở lỗ thị, ở trên yên hai dây phải trái bắt chéo nhau tạo thành

giao thoa thị giác rồi lại tách ra làm hai dải thị chạy vòng quanh cuống đại não

để đến thể gối ngoài và lồi não trên [72],[ 95].

Giao thoa thị giác tiếp xúc gián tiếp với dịch não tủy qua khoang dưới

nhện ở phía trước và não thất ba ở phía sau. Phía dưới, giao thoa thị giác nằm

gối lên thân xương bướm, thường ở ngay phía trên hoành yên và trong một số

ít các trường hợp có thể nằm lệch về phía trước ở trên rãnh giao thoa [72],[ 95].

Page 32: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

16

A

B

Hình 1.11. Sơ đồ màng não vùng củ yên trên ảnh CHT trước và sau tiêm

thuốc đối quang từ [24]

A. Trước tiêm thuốc đối quang từ (hình trên): 1: mào gà; 2: mảnh sàng; 3:

mấu sàng xương bướm; 4: phần ngang xương bướm; 5: rãnh giao thoa thị giác; 6:

củ yên; 7: hố yên; 8: mỏm yên sau; 9: thùy sau tuyến yên; EM: niêm mạc xương sàng;

SM: niêm mạc xương bướm.

B. Sau tiêm thuốc đối quang từ (hình dưới) đôi khi có thể thấy hình giảm tín

hiệu của màng não (D: dural): D1: ở mảnh sàng; D2: ở phần ngang xương bướm;

D3: ở rãnh giao thoa thị giác; D4: ở hoành yên; D5 ở sàn hố yên; D6: ở mặt dốc

xương bướm.

Page 33: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

17

UMNVCY lớn đa số u đẩy dây thị sang bên và chéo thị ra sau xuống

dưới và làm căng, giãn, gập góc dây thị, giãn giao thoa rồi mới bao bọc dần dây

thị và gây ra các triệu chứng rối loạn thị lực.

Hình 1.12. Đương thi giac[15]

1.2.3. Triệu chứng lâm sàng

UMNVCY thường phát triển chậm, chèn ép từ từ các cấu trúc xung

quanh. Do khả năng thích nghi với sự chèn ép kéo dài và không có vùng vỏ não

Page 34: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

18

chức năng liên quan ở mô não kế cận nên khối u có thể phát triển đến một kích

thước khá lớn mới gây ra các triệu chứng lâm sàng[13].

Hình 1.13. Sơ đồ minh họa khả năng xâm lấn của UMNVCY [25]

A1, A2: các đoạn A1, A2 của ĐM não trước, AcoA: phức hợp ĐM não trước thông

trước; H: ĐM Huebner; M1: đoạn M1 của ĐM não giữa; ICA: ĐM cảnh trong; ON:

dây thần kinh thị. Khi khối u nhỏ hoặc phát triển lệch bên có thể ảnh hưởng tới thần

kinh thị một bên (vòng đỏ, đường gạch C), khối u lớn hơn có thể chèn ép chéo thị

giác, thần kinh thị hai bên và chèn ép ĐM não lân cận (vòng vàng, đường gạch B),

khối u rất lớn có thể chèn ép toàn bộ các ĐM não lân cận, chéo thị giác, thần kinh

thị và có khả năng xâm lấn, bao bọc các cấu trúc này (vòng xanh, đường gạch A).

Theo nghiên cứu và báo cáo của nhiều tác giả thì triệu chứng khởi phát

hay gặp và luôn luôn có ở các BN là giảm thị lực, kế đến là triệu chứng đau đầu

của hội chứng tăng áp lực nội sọ, còn các triệu chứng khác như động kinh, rối

loạn nội tiết ít gặp hơn nhiều [17],[ 64],[ 66],[ 77],[ 87].

Page 35: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

19

1.2.3.1. Giảm thị lực

Giảm thị lực là triệu chứng có sớm nhất, BN có thể bị giảm thị lực một

mắt hoặc cả hai mắt, với những BN tới muộn có thể mù hoàn toàn một hoặc cả

hai mắt.

Giảm thị lực có thể từ từ từng mắt một, có thể đồng thời cả hai mắt, vì

thế rất dễ nhầm với các bệnh lý khác về mắt có gây giảm thị lực.

1.2.3.2. Thu hẹp thị trường

Triệu chứng bán manh thu hẹp thị trường là triệu chứng chậm, phần lớn

là thu hẹp thị trường thái dương hai bên do u lớn chèn ép vào giao thoa thị giác.

Teo gai thị thường thấy ở một mắt khi u chèn ép một thời gian dài.

Trên lâm sàng, phương pháp khám thị trường đối chiếu có thể giúp xác

định hầu hết những khiếm khuyết thị trường quan trọng có ý nghĩa trong thần

kinh [107].

Nếu khiếm khuyết thị trường không đối xứng, một mắt bênh, một mắt

bình thường thì tổn thương phải nằm phía trước giao thoa thị giác và ở cùng bên

với mắt bênh.

Tổn thương ở giao thoa thị giác sẽ dẫn đến mất nửa thị trường phía thái

dương của mỗi mắt (bán manh hai thái dương). Những tổn thương phía sau giao

thoa thị giác gây mất nửa thị trường cùng bên của cả hai mắt (bán manh đồng

danh).

Do vị trí của khối u ơ vùng củ yên nên chỉ có hai loại giảm thị lực ở phía

trước là giảm thị lực do chèn thần kinh thị và chèn ép giao thoa thị, các tổn

thương sau giao thoa thị hầu như không gặp trong loại bệnh lý này.

Với những trường hợp bệnh nặng u lớn thời gian kéo dài thì BN thường

có biểu hiện giảm thị lực cả hai mắt do tăng áp lực nội sọ làm phù gai thị và

thoái hóa võng mạc cả hai bên.

Page 36: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

20

Hình 1.14. Một số dạng tổn thương thị trường trong UMNVCY [40]

1.2.3.3. Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng thứ hai hay gặp trên các BN do khối u phát triển

trực tiếp chèn ép vào màng não hay các mạch máu. Chỉ một số rất ít do tăng áp

lực nội sọ, do tình trạng phù não thứ phát gây nên hoặc do u làm rối loạn lưu

thông dịch não tủy.

Nhức đầu là một trong những triệu chứng khởi phát sớm hay gặp nhưng

diễn tiến âm ỉ trong thời gian dài và dễ bị nhầm với đau đầu do viêm xoang.

1.2.4. Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm thường được chỉ định trong UMNVCY bao gồm các xét

nghiệm CĐHA để chẩn đoán trước mổ và các xét nghiệm thị lực, thị trường,

Page 37: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

21

nôi tiêt tô để đánh giá mức độ nặng của bệnh cũng như tiên lượng khả năng hồi

phục.

1.2.4.1. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm CĐHA được sử dụng trong chẩn đoán và tiên lượng mức

độ bệnh chủ yếu vẫn là CLVT và CHT.

CHT cung cấp các hình ảnh với độ phân giải mô mềm cao cùng với khả

năng đánh giá một số đặc điểm sinh lý khối u trong khi CLVT lại có khả năng

cung cấp những hình ảnh về cấu trúc giải phẫu, hình thái của hệ thống xương,

các hình ảnh đặc xương, phá hủy xương hay vôi hóa, cốt hóa của tổn thương u.

1.2.4.2. Đo thị lực – thị trường

Khám thị trường là đánh giá chức năng thị giác ngoại biên, có vai trò

quan trọng vì giúp định vị được tổn thương trên các đoạn của đường thị giác

trung ương.

Thị trường ngoại biên được đo bằng các dụng cụ tự động hoặc các máy

móc. Trên lâm sàng, phương pháp khám thị trường đối chiếu có thể giúp xác

định được một cách nhanh chóng hầu hết những khiếm khuyết thị trường quan

trọng có ý nghĩa trong thần kinh (xem ơ trên).

1.2.4.3. Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết có thể xảy ra khi khối u chèn ép vào tuyến yên hay cuống

tuyến yên gây ra nhưng rất ít gặp và sẽ trở về bình thường sau mổ lấy u nếu

không làm tổn thương cuống yên.

Trong báo cáo mới đây của Kwancharoen và cs (2013), vơi u mang nao

trên yên tỉ lệ tăng tiết prolactin là 36,36% (8/22 BN được làm xét nghiệm), tỉ

lệ suy thượng thận là 6,25% (1/16 BN), tỉ lệ suy giáp trung ương là 6,25% (1/16

BN) [63].

Page 38: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

22

1.2.5. Điều trị u màng não củ yên

1.2.5.1. Phẫu thuật

Đối với UMNVCY hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp PT, chủ

yếu tùy thuộc vào kích thước của u, vào trang thiết bị PT và đặc biệt tùy thuộc

vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Hiện nay trên thế giới có các đường PT

sau[25],[ 35],[ 65],[ 82],[ 103]:

1) Đường mổ mở sọ dưới trán một bên (Unilateral Subfrontal

Craniotomy)

2) Đường mổ mở sọ dưới trán hai bên (Bilateral Subfrontal

Craniotomy).

3) Đường mổ mở sọ qua đường thóp bên trước (Pterional Approach).

4) Đường mổ ít xâm lấn mở sọ dưới trán qua cung mày “Keyhole”

(Transciliary Subfrontal Craniotomy).

5) Đường mổ nội soi lấy u qua xoang bướm (Transphenoidal Approach).

Page 39: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

23

Hình 1.15. Cac đương mơ so trong phâu thuât u mang nao nên so trươc

(A: dươi tran hai bên; B: dươi tran môt bên; C: thop bên trươc; D: tran ô

măt; E: dươi tran hai bên kêt hơp mơ hôc măt; G: qua cung may)[103]

Tùy vị trí xâm lấn của u, kích thước u, điều kiện về trang thiết bị và kinh

nghiệm phẫu thuật viên mà lựa chọn đường mổ nào để vào lấy u thuận lợi nhất

mà ít gây ảnh hưởng nhất tới các chức năng của BN.

1.2.5.2. Xạ phẫu

Xa phâu khôi u sư dung dao gamma la phương phap điêu tri mơi, được

áp dụng gần đây ơ BV Chơ Rây tư 2009, phương pháp này nhẹ nhàng cho BN

rất nhiều vì không cần mổ và không đau đớn nhưng chỉ áp dụng ở một số trường

hợp: u nhỏ (<2,5cm) không có khả năng PT, xạ trị hậu phẫu... do nguy cơ tổn

thương không hồi phục các dây thần kinh lân cận cũng như tỉ lệ kiểm soát u

nếu chỉ xạ phẫu đơn thuần là không cao (khoảng trên 50% không giảm kích

thước u sau điều trị) [100],[ 104].

Page 40: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

24

1.2.5.3. Tai phat u sau phâu thuât

Tỉ lệ tái phát của UMN cu yên thường thấp so với UMN ở các vị trí khác,

dao động từ 2,1% - 4,2% sau 5 năm theo dõi tuy thuôc vào mức độ lấy u và

màng cứng, xương liên quan [40],[ 44].

1.3. VAI TRÒ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG U

MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

1.3.1. Xquang quy ước va chup mach

Ba dấu hiệu chính được sử dụng để chẩn đoán UMN trên Xquang so

thương quy gôm: đặc xương hoặc tiêu xương, giãn rộng các rãnh mạch máu

màng não, vôi hóa trong u. Ngoai ra đôi vơi cac khôi u vung quanh yên khi phat

triên lan rông co thê co thêm dâu hiêu gian rông hô yên tuy nhiên dâu hiêu nay

hâu như không găp trong UMNVCY.

Hình 1.16. Dâu hiêu gian rông hô yên va tiêu xương bươm trên Xquang của

khối u vùng yên [50]

Page 41: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

25

Tuy nhiên với sự phát triển của các kỹ thuật CLVT và CHT, X quang sọ

qui ước hầu như không còn được sử dụng để chẩn đoán UMN nữa. Hầu hết các

trường hợp BN có triệu chứng đều được chỉ định chụp CLVT hoặc CHT ngay.

Hình 1.17. UMNVCY trên ảnh chụp mạch máu [56]

Trên ảnh hướng trước – sau thấy hình mạch nuôi trung tâm u (mũi tên

dấu hiệu “sunburst”), trên ảnh hướng bên thấy khối u được cấp máu từ

nhánh của ĐM sàng trước.

Mục đích của chụp mạch máu trong UMNVCY nhằm đánh giá nguồn

mạch nuôi cũng như mức độ giàu mạch của khối u để tiên lượng trước cho

cuộc mổ. Không giống như đa số các UMN khác nhận nguồn cấp máu chính từ

các nhánh ĐM thuộc hệ cảnh ngoài, do vị trí đặc thù của mình UMNVCY có

thể được cấp máu từ hệ cảnh ngoài hoặc hệ cảnh trong, hoặc cả hai (thường là

ĐM màng não giữa và ĐM mắt, tuy nhiên cũng có cả các nhánh khác) [113].

Cũng vì lý do trên mà việc áp dụng nút mạch trước PT đối với UMNVCY

thường không được chỉ định [78].

Page 42: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

26

1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính

Bên cạnh CHT, chụp CLVT hiện là một trong hai phương pháp CĐHA

chính đối với UMN nói chung và UMNVCY nói riêng.

So với CHT, CLVT có ưu điểm là phương tiện chẩn đoán có giá thành

rẻ hơn trong khi vẫn đạt được mục tiêu chẩn đoán xác định. Chụp CLVT có

khả năng cung cấp những hình ảnh về cấu trúc giải phẫu, hình thái của hệ thống

xương, các hình ảnh đặc xương, phá hủy xương quanh u hay vôi hóa, cốt hóa

của tổn thương u [45].

Với các thế hệ máy CLVT đa dãy hiện nay, chụp CLVT còn có thể tái

tạo khá chi tiết hình ảnh hệ thông mạch máu liên quan tới khối u.

Hình 1.18. UMNVCY trên CLVT co tiêm thuôc can quang.

Trên anh axial (a), coronal (b) va anh tai tao theo hương sagittal (c),

khôi u ngâm thuôc đông nhât, co đăc xương ơ cu yên, không đanh gia đươc liên

quan vơi giao thoa thi giac va cuông tuyên yên [59]

Tuy nhiên nhược điểm của CLVT là độ phân giải mô mềm kém do đó

không đánh giá được liên quan của khối u với các cấu trúc thần kinh lân cận,

Page 43: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

27

một trong những điểm đặc biệt quan trọng với UMN vùng yên nói chung và củ

yên nói riêng.

Các đặc điểm hình ảnh của UMN củ yên trên CLVT gồm [83]:

- Các biến đổi của xương nền sọ quanh u: đặc xương hoặc bào mòn,

hủy xương.

- U có gốc bám ở vùng trên yên nhưng không làm giãn rộng hố yên.

- UMN thường tăng đậm độ so với chất xám vỏ não trên phim CLVT

không cản quang

- Trên phim CLVT có cản quang thường bắt thuốc cản quang đậm và

đồng nhất 90%.

Đôi khi UMN có dạng nang hoặc bắt cản quang viền (10%), vôi hóa (20-

25%) và xuất huyết trong u rất hiếm gặp.

1.3.3. Chụp cộng hưởng từ

So với CLVT, CHT có nhiều ưu điểm hơn trong chẩn đoán UMNVCY

[81],[ 98]:

- Tương phản mô mềm tốt hơn

- Khả năng đánh giá các biến đổi của nhu mô não tốt hơn dựa trên việc

sử dụng nhiều chuỗi xung khác nhau…

- Hiện ảnh được các dây thần kinh quan trọng (dây I, dây II, giao thoa

thị giác…)

- Xác định được hướng lan và liên quan giữa u với các cấu trúc xung

quanh.

Page 44: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

28

Hình 1.19. UMNVCY trên CHT có tiêm thuốc đối quang từ [83]

UMNVCY ngấm thuốc đối quang từ đồng nhất, phat triên vung ria xương

bươm va hoanh yên, đè đẩy giao thoa thị giác, đây cuông tuyên yên ra sau (mũi

tên trắng), co dâu hiêu đuôi mang cưng (mũi tên trắng) và dấu hiệu hoành

yên (mũi tên đen).

Về mặt kỹ thuật, sử dụng các chuỗi xung cơ bản như T1W, T2W và T1W

sau tiêm thuốc cản quang với độ dày lớp cắt 5mm đã có thể giúp đưa ra chẩn

đoán xác định cũng như cung cấp các thông tin về hình thái, vị trí cho đánh giá

trước PT nếu có.

Tuy nhiên đối với UMNVCY , các hình ảnh cần có độ phân giải cao hơn

để có thể giúp phân biệt chính xác các cấu trúc giải phẫu , vì vậy độ dày lát cắt

ở các khu vực này nên được đặt ở mức 2-3mm.

Có thể kết hợp thêm xung T2-FLAIR (về bản chất là T2W xóa dich nao

tuy) để làm nổi bật khối u hay T2* (để phân biệt vôi hóa và chảy máu trong u)

nếu cần.

Page 45: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

29

Các dấu hiệu điển hình của UMNVCY trên CHT gồm [83]:

- T1W khối đồng hoặc hơi giảm tín hiệu so với chất xám; T2W không

đặc hiệu, có thê giảm, đồng hoặc hơi tăng tín hiệu so với chất xám.

- Tăng tín hiệu đồng nhất, vừa phải sau khi tiêm thuốc tương phản, ngấm

không đồng nhất do hoại tử, chảy máu.

- Dấu mạch trung tâm khối u.

- Dấu hiệu đuôi màng cứng (có thể gặp cả trên các chuỗi xung thường

quy và xung T2-FLAIR, trên xung T2-FLAIR đuôi màng cứng thường có tín

hiệu cao hơn so với khối u [109]).

- Dấu hiệu tăng sinh xương sàn sọ

- Dấu hiệu khe dịch não tủy ngăn cách u với mô não.

- Dấu hiệu mạch máu bị đẩy lệch

- Đường ngăn cách u trên yên với tuyến yên là hoành yên (dấu hoành yên).

- Hình ảnh phù quanh u ít gặp do u phát triển chậm

1.3.4. Môt sô chân đoan phân biêt thương găp:

Có bốn loại u hay gặp vùng quanh yên là UMNVCY , macroadenoma

tuyến yên, u sọ hầu và u thần kinh vùng hạ đồi hoặc chéo thị [37]. Ở người lớn

có 2 loại thường gặp là macroadenoma tuyến yên và UMNVCY . Ở trẻ em, 2

loại thường gặp là u sọ hầu và u thần kinh đệm vùng hạ đồi hoặc chéo thị.

Chẩn đoán phân biệt macroadenoma tuyến yên:đây la môt trong cac chân đoan

phân biêt hang đâu cua UMNVCY vi vân đê lưa chon điêu tri rât khac nhau

giưa hai loai u.

- Hiếm gặp ở trẻ em.

- Không thể nhận biết hoặc rất khó phân biệt tuyến yên với khối u.

Page 46: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

30

- Thường là khối tổn thương hình số 8 trên phim Coronal do phát triển

phá vỡ hoặc đẩy hoành yên lên cao. Dâu hiêu hoanh yên đăc biêt quan

trong trong chân đoan phân biêt đăc biêt vơi nhưng trương hơp u chưa

pha vơ hoanh yên.

- Hiếm khi vôi hóa 1 – 2%

- Tín hiệu thay đổi rất đa dạng trên hình T1W và T2W, thường đồng tín

hiệu hay giảm hơn so với chất xám trên T1WI, tăng tín hiệu không đồng

nhất trên T2WI.

Hình 1.20. Macroadenoma tuyên yên trên CHT [107]

Khôi u kich thươc lơn (mũi tên đứt), ngâm thuôc đông nhât, tao hinh sô

8 (ảnh A), đe ep chéo thị giác (mũi tên liền), không thấy hình dấu hoành yên,

không có dấu hiệu xâm lấn vào xoang hang hai bên, hố yên giãn rộng còn quan

sát được hình giảm tín hiệu của màng não lót hố yên (ảnh B và C).

Page 47: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

31

- Tổn thương có thể co xuât huyêt ở nhiều giai đoạn thoái hóa khác

nhau hoặc ổ hoại tử hoặc dịch chứa nhiều protein.

- Thường bào mòn làm giãn rộng hố yên, đây là dấu hiệu phân biệt

quan trọng.

- Có thể xâm lấn xuống dưới vào xoang bướm hoặc vào xoang hang

hai bên.

Chẩn đoán phân biệt u sọ hầu (Craniopharyngioma)

- Phát sinh từ phần còn lại của bọng Rathke, lành tính, phát triển chậm.

- Là u nguyên phát của trẻ em và tuổi thiếu niên nên phần lớn gặp ở

bệnh nhân trẻ nhưng đôi khi gặp ở tuổi trung niên.

- Hơn 90% u có vôi hóa thường có nang.

- Hầu hết các u sọ hầu nằm hoàn toàn trên yên hoặc ít nhất có một phần

trên yên.

- U phối hợp cả trên và trong hố yên 70% các trường hợp, trên yên

20%, hoàn toàn trong hố yên 10%, thường phát triển cao lên trên vào

não thất III.

- Về hình ảnh học rất đa dạng, phần lớn là dạng nang, trong nang có

phần nhân mô đặc, ít khi mô đặc toàn bộ u, vôi hóa nhiều. Tín hiệu

và bắt cản quang rất thay đổi trên hình ảnh CLVT scan và CHT.

o CLVT (dạng điển hình): có nang và có phần mô đặc, phần nang

bắt cản quang dạng viền, vôi hóa và phần nhân đặc bắt cản quang

đậm và ngấm vôi dạng nốt.

o CHT (dạng điển hình): tăng tín hiệu nhẹ đến nhiều trên T1WI (do

u chứa Cholesterol hoặc Methemoglobin). Hầu hết u sọ hầu tăng

tín hiệu trên T2WI. U có ranh giới rõ thường gặp nhất với đường

bờ đa cung.

Page 48: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

32

Hình 1.21. U so hâu điển hình trên CHT [83]

Chẩn đoán phân biệt u thần kinh từ chéo thị giác, dây thần kinh thị hoặc u thần

kinh đệm

- Vùng hạ đồi hoặc giao thị thường là u sao bào độ ác thấp.

- Hay gặp ở trẻ em

- Trên CHT tín hiệu thường đồng hoặc giảm tín hiệu trên T1W, tăng nhẹ

tín hiệu trên T2W so với nhu mô não lân cận.

- Có cấu trúc dạng nang bên trong hoặc lân cận khối

Page 49: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

33

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1916 Cushing là người đầu tiên mô tả mổ lấy toàn bộ UMNVCY .

Năm 1938 Cushing và Eisenhardt đã mổ được 27 ca UMNVCY và đưa ra phân

độ (4 độ) dựa trên kích thước của u. Độ I, II là u còn nhỏ chưa gây ra triệu

chứng; độ III, IV là những u lớn có gây triệu chứng về thị lực. Với cách phân

độ này không chỉ ra được vị trí và nguồn gốc u nên gây lẫn lộn u tuyến yên, u

sọ hầu, chordoma.v.v… với u màng não. Kết quả sau mổ chỉ có 10 BN sống

sót với 5 BN có cải thiện về thị lực [56].

Sau những nghiên cứu đầu tiên đã có rất nhiều các nghiên cứu và báo

cáo về các loại u vùng hố yên và trên yên nhưng những nghiên cứu về

UMNVCY thì không nhiều vì tần suất hiếm và mức độ phức tạp của PT lấy u.

Fahlbusch va cs (2002) đã báo cáo 47 ca UMNVCY được PT từ 1983

đến 1998. Tất cả các BN được mổ theo đường thop trươc bên, lấy hết toàn bộ

u với tỉ lệ biến chứng thấp. Không có ca nào tử vong sau mổ. Tỉ lệ hồi phục thị

lực là 80% [40].

Jallo va cs (2002) ở New York – My, đã báo cáo 23 ca UMNVCY được

PT từ 1983 đến 2001, 20 BN được lấy hết hoàn toàn u, 3 BN lấy bán phần u.

Thị lực cải thiện 55%, không đổi 26%, xấu hơn ở 19%. 2 BN lớn tuổi đã tử

vong sau mổ chiếm tỉ lệ 8,7% [54].

Tháng 7/2003, tại Hội nghị Ngoại thần kinh Châu Á tổ chức tại Tokyo

(Nhật Bản), Võ Văn Nho đã báo cáo PT 26 trường hợp UMNVCY trong thời

gian 6 năm (1997 – 2003). 26 ca trong báo cáo đã được mổ qua đường trán một

bên và tất cả đều được lấy hết u. Một trường hợp đã phải mổ lần hai mới lấy

được toàn bộ u do u xâm lấn nhiều vào hố yên và xoang hang. Không có biến

chứng trong, sau mổ và không có trường hợp nào tử vong [80]. Đây là báo cáo

Page 50: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

34

đầu tiên của tác giả Việt Nam ở nước ngoài về tình hình PT loại u này tại thành

phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.

Đôi vơi chuyên nganh chân đoan hinh anh, trươc kia trên thê giơi co rât

it cac nghiên cưu vê đăc điêm hinh anh cung như y nghia trong vân đê tiên

lương cua hinh anh UMNVCY trên CHT. Tuy nhiên trong nhưng năm gân đây

vân đê nay đa đươc quan tâm tơi nhiêu hơn đi cung vơi cac tiên bô trong ky

thuât phâu thuât loai u nay. Mơi đây, Liu va cs (2014) đa đưa ra phân loai cua

minh cho cac khôi UMN vung trên yên trong đo co UMNVCY dưa trên tương

quan cua khôi u vơi cheo thi giac va cuông tuyên yên. Tac gia kêt luân cac khôi

u nhom I co ti lê phâu thuât thanh công va it tai phat nhât, nhom III co thê coi

như yêu tô tiên lương đôc lâp cho nguy cơ không phâu thuât lây hêt u cung như

tinh trang rôi loan truc ha đôi – tuyên yên va thiêu hut thi trương sau mô [67].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Từ 7/1996 –12/2000 Nguyễn Phong và cộng sự hồi cứu 2830 trường hợp

u não trong đó u màng não chiếm 22,3%. Các dấu hiệu và các triệu chứng lâm

sàng của các bệnh nhân này khá nhiều và nặng nề, đa số bệnh nhân nhập viện

muộn [8].

Từ 7/1996 – 12/1998 Nguyễn Phong và cộng sự hồi cứu trên 679 bệnh

nhân u não được PT có 129 trường hợp u màng não chiếm tỉ lệ 19%. Trong

nghiên cứu này UMNVCY chiếm tỉ lệ 4,6% [9].

Từ 8/2001 – 8/2002: Võ Văn Nho và cộng sự đã PT 24 trường hợp u

màng não khổng lồ trong sọ, ghi nhận có 03 trường hợp UMNVCY có kích

thước u lớn hơn 4 cm, các trường hợp này u đã lớn chèn ép vào dây thị và giao

thoa thị giác làm giảm thị lực cả hai mắt, một ca trong đó đã mù hoàn toàn một

mắt [10].

Page 51: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

35

Năm 2002 Phạm Ngọc Hoa nghiên cứu 189 trường hợp UMN trong sọ,

trong đó có 13% ở vùng củ yên. Với UMNVCY , phù quanh u thấy trên chụp

CLVT chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các vị trí khác [3].

Tháng 11 năm 2003, Võ Văn Nho đã báo cáo tổng kết 35 ca UMNVCY

được PT tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy từ 1997 đến 2003. Tất cả các

BN đều được mổ qua đường dưới trán một bên (bên phải), lấy toàn bộ u một

lần ở 34 ca, một ca phải mổ lần hai mới lấy được hết hoàn toàn u. Kết quả tốt

trong tất cả các BN [7].

Qua tham khao y văn, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả báo cáo

về mổ UMNVCY ở các nước với những số liệu, kinh nghiệm và kết quả khác

nhau. Tai Viêt Nam, mơi chi co hai nghiên cứu năm 2003 của Võ Văn Nho va

năm 2011 cua Nguyên Ngoc Khang được công bố vơi sô liêu tương đôi lơn,

tuy nhiên hai tac gia noi trên chi nghiên cưu tâp trung vê linh vưc điêu tri ngoai

khoa.

Tai Viêt Nam chung tôi không tim đươc nghiên cưu nao vê vân đê nay

trong chuyên nganh chân đoan hinh anh.

Page 52: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

36

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 78 BN UMNVCY được chẩn đoán, điều trị PT, làm xét nghiệm mô

bệnh học tại BV Chợ Rẫy từ 01/2011 đến 04/2014.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các BN UMNVCY được điều trị PT tại BV Chợ Rẫy.

- Có phim chụp CHT sọ não trước mổ với máy CHT 1,5 Tesla.

- Có kết quả PT khẳng định chẩn đoán là UMNVCY .

- Có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ khẳng định chẩn đoán là UMN, được

phân nhóm và phân độ theo phân loại WHO 2007.

- Bệnh án và phim chụp CHT sọ não trước mổ được lưu trữ đầy đủ tại

BV Chợ Rẫy. Phim chụp cần có chất lượng hình ảnhđủ để chẩn đoán.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Các đối tượng không có đủ một trong số các tiêu chuẩn nói trên.

2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2011 đên 04/2014

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, toàn bộ BN đều được lấy tiến cứu.

2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Page 53: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

37

2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

Bước 1: Thu thập các dữ liệu về lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả giải

phẫu bệnh, kết quả phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật theo mẫu bệnh án

nghiên cứu thống nhất.

Phim CHT sọ não được coi là đạt tiêu chuẩn để đánh giá khi thỏa mãn

các điều kiện:

- Gồm tối thiểu các chuỗi xung T1W trước và sau tiêm thuốc đối quang

từ, T2W và T2-FLAIR.

- Có ảnh chụp khu trú vùng tuyến yên và quanh yên, lấy được toàn bộ

khối u và tổ chức lân cận.

- Hình ảnh u được thể hiện theo ba hướng axial, coronal và sagittal (cần

có ít nhất một xung cho mỗi hướng chụp).

- Phim chụp không có hoặc có rất ít nhiễu ảnh, không gây ảnh hưởng

tới việc đánh giá cấu trúc u và thành phần quanh u.

- Phim chụp phải có thang đo kích thước đối chiếu.

Bước 2: Nhóm nghiên cứu đọc lại các phim chụp CHT sọ não trước mổ

để tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm hình ảnh UMNVCY .

Bước 3: Dựa trên các đặc điểm hình ảnh UMNVCY trên CHT để phân

loại hình ảnh UMNVCY .

Bước 4: Đối chiếu, tìm mối liên quan giữa các nhóm UMN trong phân

loại hình ảnh với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật.

2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4.1. Đặc điểm lâm sàng

- Thống kê các đặc điểm về giới, tuổi, tỉ lệ nam:nữ.

Page 54: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

38

- Phân tích tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như: đau đầu, rối loạn

kinh nguyệt, rối loạn tâm thần, yếu liệt chi....

- Các triệu chứng cơ năng về thị lực: giảm thị lực, mất thị lực. Các triệu

chứng này được thống kê cho từng mắt.

- Ghi nhận thời gian từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng cho tới

khi BN nhập viện điều trị (tính theo tháng).

2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng

2.4.2.1. Xét nghiệm soi đáy mắt

Xét nghiệm soi đáy mắt được thực hiện tại Khoa Mắt BV Chợ Rẫy.

Đánh giá tình trạng gai thị của từng mắt bao gồm: phù gai thị, teo gai thị,

gai thị bạc màu, gai thị bình thường.

2.4.2.2. Xét nghiệm thị trường

Đo thị trường được thực hiện tại Khoa Mắt BV Chợ Rẫy sử dụng thị

trường kế Landolt va Humphrey

Phân loại kết quả đo thị trường: thu hẹp thị trường (bán manh), mất thị

trường, thị trường bình thường cho cả hai mắt.

Page 55: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

39

2.4.2.3. Xét nghiệm hormon nội tiết

Bảng 2.1: Tri sô binh thương cua môt sô nôi tiêt tô

Bình thường

fT3 1,5-4,2 pg/ml

fT4 8-20

TSH 0,4-7 mIU/ml

GH Nam:0,09-3,83

Nư: 0,1-7

LH 16-66 mIU/ml

FSH 30-118 mIU/ml

Progesterone 0,21-0,56 ng/ml

Prolactin M:5-18, F:6-29

ACTH 7,9-66,1 pg/ml

Vasopressin 0-100 ng/ml

Cortisol Sáng 50-230

Chiều 30-150

Các xét nghiệm nôt tiêt tô tuyên yên được thực hiện tại Khoa Sinh hoa

BV Chợ Rẫy

Phân loại biến đổi nôt tiêt tô tuyên yên thành ba nhóm: trong giới hạn

bình thường, tăng so với giới hạn bình thường, giảm so với giới hạn bình thường

đối với mỗi loại hormon. Gia tri nông đô nôt tiêt tô tuyên yên binh thương đươc

ap dung trong nghiên cưu cua chung tôi dưa theo tri sô tham khao cua Khoa

Sinh hoa BV Chơ Rây.

Page 56: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

40

2.4.3. Đặc điểm liên quan tới phẫu thuật

2.4.3.1. Lựa chọn đường mổ

Thống kê các lựa chọn đường mổ của các phẫu thuật viên với từng trường

hợp BN:

- Đường mổ mở sọ dưới trán một bên (Unilateral Subfrontal Craniotomy)

- Đường mổ mở sọ dưới trán hai bên (Bilateral Subfrontal Craniotomy).

- Đường mổ mở sọ qua đường thóp bên trước (Pterion Approach).

- Đường mổ ít xâm lấn mở sọ dưới trán qua cung mày “Keyhole”

(Transciliary Subfrontal Craniotomy).

2.4.3.2. Kết quả phẫu thuật lấy u

Đánh giá mức độ lấy u trong PT chúng tôi đánh giá dựa trên biên bản PT

của phẫu thuật viên theo 5 mức độ của Simpson.

* Phân độ Simpson cho phẫu thuật lấy u màng não (1957)[102]

Độ I: Lấy toàn bộ u có cắt màng cứng nơi u bám và xương bất thường.

Độ II: Lấy toàn bộ u và đốt màng cứng nơi u bám.

Độ III: Lấy toàn bộ u nhưng không cắt, không đốt màng cứng nơi u bám

hay không cắt bỏ xương bất thường.

Độ IV: Lấy không hoàn toàn u.

Độ V: Giải ép đơn giản (có sinh thiết hoặc không).

2.4.3.3. Liên quan của u với các cấu trúc lân cận trong mổ

Đánh giá tình trạng xâm lấn, chèn ép của UMNVCY với các cấu trúc

mạch máu, thần kinh quanh u dựa trên các thông tin ghi nhận trong biên bản

phẫu thuật của phẫu thuật viên, gồm:

- Hố yên và cuống tuyến yên

- Giao thoa thị giác

Page 57: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

41

- Thần kinh thị hai bên

- Phức hợp ĐM não trước – thông trước hai bên

- ĐM cảnh trong và xoang hang hai bên

- ĐM não giữa hai bên

2.4.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh

Toàn bộ bệnh phẩm PT đều được đọc và phân loại tại Khoa Giải phẫu

bệnh BV Chợ Rẫy. Việc chẩn đoán giải phẫu tế bào, phân độ mô học được thực

hiện theo phân loại WHO 2007, gồm:

* U màng não với mức độ tái phát chậm: WHO –độ I

1) U màng não dạng thượng mô (Meningothelial Meningioma)

2) U màng não dạng sợi (Fibrous Meningioma)

3) U màng não dạng chuyển tiếp (Transitional Meningioma)

4) U màng não dạng thể cát (Psammomatous Meningioma)

5) U màng não dạng tăng sinh mạch (Angiomatous Meningioma)

6) U màng não dạng thoái hóa vi nang (Microcystic Meningioma)

7) U màng não dạng chế tiết (Secretory Meningioma)

8) U màng não giàu tương bào lympho (Lymphoplasmacyterich)

9) U màng não dạng chuyển sản (Metaplastic Meningioma)

* U màng não với mức độ tái phát cao hơn: WHO – độ II

1) U màng não không điển hình (Atypical Meningioma)

2) U màng não dạng tế bào sáng (Clear cell Meningioma)

3) U màng não dạng nguyên sống (Chordoid Meningioma)

4) U màng não xâm lấn nhu mô não (Brain invasive Meningioma)

Page 58: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

42

* U màng não với mức độ tái phát rất cao: WHO – độ III

1) U màng não dạng hình gậy (Rhabdoid Meningioma)

2) U màng não dạng nhú (Papillary Meningioma)

3) U màng não dạng thoái sản ác tính (Anaplastic Meningioma)

2.4.5. Đặc điểm hình ảnh khối u trên cộng hưởng từ

2.4.5.1. Kích thước khối u

Đo kích thước u theo đường kính dài nhất của khối u theo ba chiều: chiều

ngang (trên ảnh axial), chiều trên dưới và chiều trước sau trên anh sagittal.

2.4.5.2. Đặc điểm tín hiệu của khối u

Đánh giá đặc điểm tín hiệu của tổ chức u so sánh với tín hiệu của chất

xám nhu mô não lân cận, xếp thành:

- Tăng tín hiệu so với chất xám lân cận

- Giảm tín hiệu so với chất xám lân cận

- Đồng tín hiệu so với chất xám lân cận

Tín hiệu u được đánh giá tối thiểu trên các chuỗi xung T1W, T2W, T2-

FLAIR, ngoài ra cũng đánh giá ở các trường hợp được chụp chuỗi xung khuếch

tán DWI.

Ngoài ra chúng tôi cũng đánh giá mức độ ngấm thuốc đối quang từ của

khối u trên chuỗi xung T1W so sánh với trước tiêm và chia thành:

- Không ngấm thuốc đối quang từ

- Ngấm đồng nhất thuốc đối quang từ

- Ngấm không đồng nhất thuốc đối quang từ

Cuối cùng chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh, nhận xét mối Liên quan

giữa các đặc điểm này với kết quả mô bệnh học, triệu chứng lâm sàng, kết quả

PT.

Page 59: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

43

2.4.5.3. Đặc điểm cấu trúc u và hướng lan

Đánh giá đặc điểm về đường bờ (tròn nhẵn hay đa cung), ranh giới u với

cấu trúc lân cận (rõ hay không rõ), mật độ cấu trúc u (đồng nhất hay không

đồng nhất), hướng lan của u (lệch một bên hay phát triển đều từ trung tâm).

Tìm mối liên quan giữa các đặc điểm nói trên với dấu hiệu lâm sàng, kết quả

PT, đường mổ được lựa chọn.

2.4.5.4. Liên quan của u với các cấu trúc lân cận trên cộng hưởng từ

Đánh giá tình trạng xâm lấn, chèn ép của UMNVCY với các cấu trúc

mạch máu, thần kinh quanh trên hình ảnh CHT:

- Hố yên và cuống tuyến yên

- Giao thoa thị giác

- Phức hợp ĐM não trước – thông trước hai bên

- ĐM cảnh trong và xoang hang hai bên

- ĐM não giữa hai bên

Hình 2.1. Dấu hiệu hoành yên trên CHT trong UMNVCY [32].

Dấu hiệu được thể hiện bằng đường giảm tín hiệu ở vị trí phía trên hố yên

ngăn cách giữa tuyến yên và khối u (A: ĐM cảnh trong hai bên, mũi tên trắng nhỏ là

dấu hoành yên).

Page 60: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

44

Hình 2.2. UMNVCY chưa xâm lân hô yên [31]

Ảnh T1W trước và sau tiêm thuốc đối quang từ, trên ảnh trước tiêm còn quan

sát được một phần của dấu hoành yên (đầu mũi tên trắng), trên ảnh sau tiêm không

quan sát rõ dấu hoành yên nhưng có phân biệt rõ về mức độ ngấm thuốc đối quang

giữa tuyến yên và khối u, có dấu hiệu đuôi màng cứng tạo giữa khối u và phần rìa

xương bướm (mũi tên trắng).

Hình 2.3. UMNVCY xâm lân hô yên [59]

Ảnh T1W trước và sau tiêm thuốc đối quang từ, khối u ngấm thuốc đối quang

từ không đồng nhất, có dấu hiệu khe dịch não tủy (ảnh A), không rõ ranh giới với

tuyến yên, không có dấu hiệu hoành yên, chèn ép cuống tuyến yên (ảnh C), đẩy giao

thoa thị giác ra sau (ảnh B).

Page 61: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

45

Hình 2.4. U mang nao vùng cu yên co dâu hiêu xâm lân bao boc ĐM canh

trong phải (A) và ĐM não trước trai (B) [44]

Hình 2.5. U mang nao cu yên co dâu hiêu bao boc phưc hơp ĐM nao trươc -

thông trươc (mũi tên trắng) trên ảnh T1W sau tiêm thuốc đối quang và ảnh

dựng hình ĐM não [17].

Page 62: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

46

Tính giá trị CHT trong chẩn đoán xâm lấn, chèn ép các cấu trúc lân cận

đối chiếu với kết quả PT.

2.4.5.5. Các dấu hiệu hình ảnh khác

Bên cạnh đó chúng tôi cũng thống kê các dấu hiệu hình ảnh khác kèm

theo như:

- Dấu hiệu đuôi màng cứng

- Dấu hiệu khe dịch não tủy (cerebrospinal fluid cleft – CSF cleft)

- Dấu hiệu bó mạch trong u

- Dấu hiệu biến đổi xương lân cận

- Dấu hiệu phù não quanh u phân độ theo Kazner(1981) [3]:

+ Độ I: phù quanh u dưới 2cm

+ Độ II: phù quanh u từ 2cm đến nửa bán cầu não

+ Độ III: phù quanh u trên nửa bán cầu não

Hình 2.6. Dấu hiệu đuôi màng cứng trên CHT trong UMNVCY [34].

Page 63: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

47

Hình 2.7. Dấu hiệu khe dịch não tủy của UMN trên CHT[38]

Dấu hiệu được thể hiện bằng đường giảm tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu

T2W (tín hiệu đồng nhất với dịch não tủy), bao bọc quanh khối u, ngăn cách giữa

khối u với nhu mô não lân cận.

Hình 2.8. UMNVCY có dấu hiệu dày bản xương lân cận ở vùng rãnh giao

thoa thị giác – củ yên trên CHT[59]

Page 64: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

48

Hình 2.9. UMNVCY có dấu hiệu bó mạch trong u trên CHT[59]

Dấu hiệu bó mạch trong u biểu hiện bằng hình giảm tín hiệu của mạch máu

nuôi trong lòng khối u gồm hai phần mạch nuôi lớn ở trung tâm và các mạch nuôi

nhỏ khác tỏa ra từ mạch nuôi lớn, dấu hiệu được quan sát tốt nhất trên ảnh T2W (ảnh

A) do tương phản rõ với nhu mô khôi u, dấu hiệu này còn có tên khác là dấu

hiệu ”sunburst”.

Hình 2.10. U mang nao có phù não xung quanh trên CHT[46]

Dấu hiệu phù não biểu hiện bằng vùng thương tổn ranh giới không rõ quanh

khối u, giảm tín hiệu trên ảnh T1W (A), tăng tín hiệu trên ảnh T2W (B), không ngấm

thuốc đối quang từ trên ảnh T1W sau tiêm. Còn quan sát được dấu hiệu khe dịch não

tủy quanh u (ảnh A, B).

Page 65: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

49

2.4.6. Phân loại u màng não vùng củ yên trên hình ảnh cộng hưởng từ

Chúng tôi chia UMNVCY vào một trong ba nhóm theo liên quan của vị

trí u với cuống tuyến yên và giao thoa thị giác dựa trên cách phân loại của Liu

và cs (2014) trên hình ảnh CHT gồm:

- Nhóm I: u nằm chủ yếu ở củ yên - rìa xương bướm có chèn ép thần

kinh thị nhưng không chèn ép giao thoa hay cuống tuyến yên.

- Nhóm II: u nằm chủ yếu ở củ yên – hoành yên có chèn ép thần kinh

thị và giao thoa nhưng không chèn ép cuống tuyến yên.

- Nhóm III: u phát triển có chèn ép cả giao thoa và cuống tuyên yên.

Từ đó chúng tôi phân tích mối liên quan giữa các nhóm hình ảnh

UMNVCY theo cách phân loại như trên với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm

sàng, kết quả PT để xem xét giá trị của cách phân loại này.

Hình 2.11. Phân loại UMNVCY trên CHT theo Liu và cs (2014)[67]

A: UMNVCY nhóm I; B: UMNVCY nhóm II; C: UMNVCY nhóm III

2.4.7. Đánh giá giá trị chẩn đoán xâm lấn của u vào mạch máu, hố yên

So sánh giữa kết quả chẩn đoán xâm lấn của u vào mạch máu, hố yên

trên CHT với kết quả PT để tính toán giá trị chẩn đoán. Các chỉ số để đánh giá

giá trị chân đoan được tính như sau:

Page 66: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

50

Phẫu thuật (+) Phẫu thuật (-) Tổng

Cộng hưởng từ (+) A B A + B

Cộng hưởng từ (-) C D C + D

Tổng A + C B + D A+B +C+D

- Độ nhạy: Sens = A/(A+C)

- Độ đặc hiệu: Spec = D/(B+D)

- Tỉ lệ dương tính giả: 1 - Spec

- Tỉ lệ âm tính giả: 1 - Sens

- Trị số tiên đoán dương tính: PPV = A/(A+B)

- Trị số tiên đoán âm tính: NPV = D/(C+D)

- Độ chính xác = (A+D)/(A+B+C+D)

- Tỉ số khả dĩ dương tính (likelihood ratio): LR(+)= Sens/(1-Spec)

Đánh giá ảnh hưởng của chẩn đoán lên khả năng mắc bệnh dựa vào chỉ

số LR (+)

- LR (+) >10: khả năng mắc bệnh cao

- LR (+) = 5-10: khả năng mắc bệnh trung bình

- LR (+) = 2-5: khả năng mắc bệnh thấp

- LR (+) < 2: khả năng mắc bệnh rất thấp

- LR (+) = 1: xét nghiệm không có ý nghĩa

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.5.1. Thu thập số liệu

Tất cả các thông tin về chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập theo một mẫu

bệnh án nghiên cứu chung, thống nhất.

2.5.2. Xử lý số liệu

Thống kê mô tả: với các biến số định tính, tần số và phần trăm được sử

dụng để trình bày kết quả. Đối với các biến số định lượng: trung bình và độ

Page 67: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

51

lệch chuẩn được trình bày. Nếu biến số định lượng có phân phối không bình

thường thì trung vị và khoảng tứ phân vị sẽ được tính toán thay thế. Độ nhạy

(xác suất có kết quả xét nghiệm dương tính trên người có bệnh); độ đặc hiệu

(xác suất có kết quả xét nghiệm âm tính trên nhóm không bệnh); trị số tiên đoán

dương tính (xác suất có bệnh trên nhóm có kết quả xét nghiệm dương); trị số

tiên đoán âm tính (xác suất không bệnh trên nhóm có kết quả âm tính) cũng

được tính toán.

Thống kê phân tích: kiểm định 2 được sử dụng để so sánh các tỉ lệ.

Trong trường hợp giả định của phép kiểm 2 không thỏa (tổng số ô vọng trị

nhỏ hơn 5 trên tổng số ô trong bảng nxm lớn hơn 25%) thì phép kiểm Fisher sẽ

được sử dụng thay thế. Phép kiểm ANOVA một chiều được sử dụng để so sánh

trung bình từ trên 3 nhóm. Nếu các số trung bình có phân phối không bình

thường và phương sai giữa các nhóm không đồng nhất thì phép kiểm Kruskal

Wallis được sử dụng.

Trong trường hợp so sánh trung bình ở 2 nhóm, phép kiểm t được thực

hiện. Nếu phép kiểm t không thỏa, biến số định lượng có phân phối không bình

thường trên 2 nhóm và phương sai đồng nhất, phép kiểm Mann-Whitney sẽ

được sử dụng thay thế.

2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Toàn bộ số liệu được thu thập trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực,

chính xác theo trình tự các bước kể trên.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, hỗ trợ

chẩn đoán và điều trị, không gây nguy hại cho đối tượng nghiên cứu.

Toàn bộ thông tin cá nhân của các đối tượng tham gia nghiên cứu đều

được đảm bảo bí mật.

Page 68: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bảng 3.1. Đô tuôi trung binh

Nhỏ nhất Lớn nhất

Trung binh

(Tuôi±SD)

Nam (n=15) 25 73 48,5±13,1

Nư (n=63) 27 70 47,7±10,3

Chung (n=78) 25 73 47,8±10,8

Nhân xet:

Không co sư khac biêt co y nghia vê đô tuôi mac bênh trung binh giưa

hai giơi (p>0,05)

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhân xet:

Nhom tuôi phô biên nhât la 40-49 tuôi, sau đo la hai nhom tuôi 30-39

tuôi va 50-59 tuôi. Rât it BN măc bênh ơ nhom tuôi dươi 30.

2.6%

21.8%

37.2%

21.8%

11.5%5.1%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

< 30 tuôi 30 - 39 tuôi 40 - 49 tuôi 50 - 59 tuôi 60 - 69 tuôi Tư 70 tuôi trơlên

Phân bô BN theo nhom tuôi

Page 69: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

53

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhân xet:

Bênh phô biên ơ nư giơi vơi ti lê nư: nam la 4,2:1

Biểu đồ 3.3. Phân bố giới theo nhom tuôi

Nhân xet :

Ơ hâu hêt cac nhom tuôi, sô lương nư giơi măc bênh luôn ap đao so vơi

nam giơi. Ơ nhom tuôi dươi 30, ti lê nam va nư la tương đương nhau tuy nhiên

trong nhom nay chi co 2BN (1 nam, 1 nư) do đo sư khac biêt nay không mang

tinh đai diên.

19.20%

80.80%

Ti lê nam nư

Nam

0

5

10

15

20

25

30

35

< 30 tuôi 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 Tư 70 tuôi trơlên

Ti lê nam : nư theo nhom tuôi

Nam Nư

Page 70: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

54

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG

3.2.1. Triệu chứng cơ năng

Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng

n Tỉ lệ (%)

Đau đầu 45 57,6

Giảm/mất thị lực 68 87,2

Tiết sữa 0 0

Rối loạn kinh nguyệt 1 1,3

Yếu liệt chi 1 1,3

Co giật 2 2,6

Nhân xet:

Triêu chưng cơ năng phô biên nhât khiên BN nhâp viên la giam/mât thi

lưc vơi ti lê 87,2%, kê đên la đau đâu 57,6%. Cac triêu chưng con lai rât it găp

(ti lê <3%).

Page 71: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

55

Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng cơ năng

n Tỉ lệ (%)

>12 thang 35 44,9

6-12 tháng 22 28,2

Dưới 6 tháng 21 26,9

Tổng 78 100

Trung bình 15,5±17,9 thang

Nhân xet:

Phân lơn cac BN đêu đi kham muôn, thơi gian trung binh tư khi xuât hiên

triêu chưng cơ năng cho tơi khi đên viên la 15,5±17,9 thang. Co 44,9% sô

trương hơp đi kham sau triêu chưng khơi phat tơi trên 12 thang, ti lê đi kham

dươi 6 thang sau khơi phat chi chiêm 26,9%.

Page 72: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

56

3.2.2. Triệu chứng thị lực – thị trường

Bảng 3.4. Đăc điêm tổn thương măt trên lâm sang

n Ti lê (%)

Măt phai 9 11,5

Măt trai 17 21,8

Hai măt 48 61,6

Không tôn thương măt 4 5,1

Tổng 78 100

Nhân xet:

Đa phân cac BN đêu đa co tôn thương thi lưc/thi trương khi đươc kham

măt trên lâm sang, ti lê không co tôn thương măt trên lâm sang chi chiêm 5,1%.

Co tơi 61,6% sô BN bi tôn thương thi lưc/thi trương hai măt ơ cac mưc

đô khac nhau.

Page 73: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

57

Bảng 3.5. Tổn thương gai thị trên soi đáy mắt

Mắt phải n %) Mắt trái (n%) Tông (n%)

Teo gai 26 (54,1%) 30 (62,5%) 56 (58,3%)

Phù gai 2 (4,2%) 0 2 (2,1%)

Gai thị bạc màu 9 (18,8%) 8 (16,7%) 17 (17,7%)

Bình thường 11 (22,9%) 10 (20,8%) 21 (21,9%)

Tổng 48 48 96

Nhân xet:

Co 48/78 BN đươc lam va lưu kêt qua xet nghiêm soi đay măt trong bênh

an.Teo gai thi la triêu chưng thương găp nhât ơ ca hai măt chiêm 58,3%, gai thi

bac mau găp ơ 17,7% sô măt.

Bảng 3.6. Kết quả đo thị trường

Mắt phải (n%) Mắt trái (n%) Tông (n%)

Thu hẹp thị trường 12 (23,5%) 22 (43,1%) 34 (33,3%)

Mất thị trường 26 (54,1%) 24 (47,1%) 50 (49,1%)

Không rối loạn 13 (25,4%) 5 (9,8%) 16 (17,6%)

Tổng 51 51 102

Nhân xet:

Co 51/78 BN đươc đo thi trương va lưu kêt qua đo trong bênh an.

Ti lê không găp rôi loan thi trương la 15,7% trong tông sô 102 măt đươc

đo. Ti lê mất thị trường găp rât cao 49,1%, sau đo la thu hep thi trương 33,3%.

Page 74: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

58

3.2.3. Xét nghiệm nội tiết

Bảng 3.7. Các rối loạn nôi tiêt tô trong nghiên cứu

Tăng Giảm Binh thương Tông

fT3 (n=32) 0 0 32 (100%) 32 (100%)

fT4 (n=33) 0 0 33 (100%) 33 (100%)

TSH (n=31) 1 (3,2%) 2 (6,4%) 28(90,4%) 31 (100%)

GH (n=9) 0 1 (11,1%) 8 (88,9%) 9 (100%)

LH (n=15) 0 11(73,3%) 4 (26,7%) 15 (100%)

FSH (n=14) 0 7 (50%) 7 (50%) 14 (100%)

Progesteron (n=5) 0 0 5 (100%) 5 (100%)

Prolactin (n=23) 6 (26,1%) 0 17 (73,9%) 23 (100%)

ACTH (n=9) 0 0 9 (100%) 9 (100%)

Vasopressin (n=2) 0 0 2 (100%) 2 (100%)

Cortisol (n=31) 3 (9,6%) 3 (9,6%) 25 (80,8%) 31(100%)

Nhân xet:

Không co trương hơp nao co biên đôi vê nông đô fT3, fT4, Progesteron,

ACTH va Vasopressin.

Cac nôi tiêt tô co ti lê rôi loan cao nhât la LH (73,3%), FSH (50%),

Prolactin (26,1%) va cortisol (19,2%). Cac nôi tiêt tô TSH, GH cung găp rôi

loan nhưng vơi ti lê thâp lân lươt 9,6% va 11,1%.

Page 75: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

59

Bảng 3.8. Tỉ lệ BN có biến đổi trên xét nghiệm nội tiết

n Tỉ lệ (%)

Có biến đổi 24 70,6

Không có biến đổi 10 29,4

Tổng 34 100

Nhân xet:

Co 34 BN đươc lam môt hoăc nhiêu xet nghiêm nôi tiêt đê kiêm tra.

Trong đo ti lê co biên đôi bât thương trên it nhât 1 xet nghiêm lên tơi 70,6%.

3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT – MÔ BỆNH HỌC

3.3.1. Các đường mổ trong nghiên cứu

Bảng 3.9. Các đường mổ trong nghiên cứu

n Ti lê (%)

Pterion phai 8 10,3

Pterion trai 8 10,3

Dưới trán bên phải 33 42,1

Dưới trán bên trái 8 10,3

Dươi tran hai bên 16 20,6

Qua cung may 5 6,4

Tổng 78 100

Nhân xet:

Đương mô đươc ap dung nhiêu nhât la đương mô dươi tran bên phai va

dươi tran hai bên. Cac đương mô Pterion trai, Pterion phai, đương dươi tran bên

trai đươc ap dung vơi tân suât tương đương nhau. Đương mô qua cung may

đươc ap dung it nhât, chi ơ 5 trương hơp.

Page 76: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

60

3.3.2. Mức độ lấy u

Bảng 3.10. Mức độ lấy hết u trong mổ

n Tỉ lệ (%)

Simpson I 0 0

Simpson II 33 42,3

Simpson III 18 23,1

Simpson IV 27 34,6

Simpson V 0 0

Tổng 78 100

Nhân xet:

Đa phân cac BN đêu đươc phâu thuât lây hêt u, ti lê lây hêt u la 65,4%,

trong đo chu yêu la lây u kem theo đôt mang cưng nơi u bam (Simpson II).

Co 34,6% sô BN phâu thuât không lây hêt đươc u xêp loai Simpson IV.

Không trương hơp nao chi đươc phâu thuât đê giai ep hoăc sinh thiêt

(Simpson V).

Page 77: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

61

3.3.3. Liên quan của u với cấu trúc lân cận trong phẫu thuật

Bảng 3.11. Liên quan tuyến yên – cuống tuyến yên

Xâm lấn Chèn ép Không ảnh

hưởng Tông

Hố yên 3 (3,8%) 0 75 (96,2%) 78 (100%)

Cuống yên 2 (2,6%) 43 (55,1%) 33 (42,3%) 78 (100%)

Nhân xet:

Co 3 trương hơp UMNVCY xâm lân vao hô yên va 2 trương hơp

UMNVCY xâm lân cuông yên đươc khăng đinh trên phâu thuât.

Đôi vơi cuông tuyên yên, phân lơn đêu bi khôi u chen ep va đây lêch vi

tri (43/78 trương hơp ).

Bảng 3.12. Liên quan giao thoa thị giác và thần kinh thị

Xâm lấn Chèn ép

Không ảnh

hưởng Tông

Giao thoa thị giác 3 (3,8%) 63 (80,8%) 12 (15,4%) 78 (100%)

TK thị phải 4 (5,1%) 47 (60,3%) 27 (34,6%) 78 (100%)

TK thị trái 2 (2,6%) 50 (64,1%) 26 (33,3%) 78 (100%)

Nhân xet:

Hâu hêt thân kinh thi hai bên va giao thoa đêu bi chen ep bơi khôi u, tuy

nhiên ti lê bi xâm lân bơi khôi u quan sat thây trong phâu thuât la không nhiêu

lân lươt la 3 trương hơp co xâm lân giao thoa, 4 trương hơp xâm lân thân kinh

thi phai va 2 trương hơp xâm lân thân kinh thi trai.

Page 78: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

62

Bảng 3.13. Liên quan ĐM lân cận

Xâm lấn Chèn ép

Không ảnh

hưởng Tông

Cảnh trong phải 9 (11,5%) 20 (25,7%) 49 (62,8%) 78 (100%)

Cảnh trong trái 5 (6,4%) 19 (24,4%) 54 (69,2%) 78 (100%)

Nao trươc – thông

trươc hai bên 21 (26,9%) 13 (16,7%) 44 (56,4%) 78 (100%)

Não giữa phải 0 3 (3,8%) 75 (96,2%) 78 (100%)

Não giữa trái 1 (1,2%) 2 (2,6%) 75 (96,2%) 78 (100%)

Nhân xet:

Đông mach bi anh hương nhiêu nhât bơi khôi u la phưc hơp đông mach

nao trươc – thông trươc hai bên, vơi ti lê bi xâm lân la 21/78 BN (26,9%), tiêp

đên đông mach canh trong phai 9/78 BN (11,5%), canh trong trai (6,4%).

Đông mach nao giưa hai bên hâu như không bi anh hương, chi co 1

trương hơp đông mach nao giưa trai bi xâm lân. Ti lê bi chen ep đây lêch bơi

khôi u cung rât thâp.

Page 79: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

63

3.3.4. Kết quả giải phẫu bệnh

Bảng 3.14. Các nhóm mô bệnh học UMN trong nghiên cứu

n Ti lê (%)

Dang thương mô 66 84,6

Dang tăng sinh mach 2 2,6

Dang thê cat 1 1,3

Dang chuyên tiêp 4 5,2

Dang chê tiêt 1 1,3

Dang sơi 2 2,6

Dang nguyên sông 1 1,3

Dang thương mô xâm nhâp 1 1,3

Tổng 78 100

Nhân xet:

Dang mô hoc hay găp nhât trong lô nghiên cưu la UMN dang thương mô

(WHO I) vơi ti lê 84,6%. Cac dang con lai đêu rât it găp.

Page 80: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

64

Biểu đồ 3.4. Phân độ mô bệnh học UMN trong nghiên cứu

Nhân xet:

Chiêm ưu thê trong nghiên cưu la dang mô hoc cua nhom UMN co

mưc đô tai phat châm WHO độ I. Nhom UMN ac tinh WHO độ III không găp

trương hơp nao.

97.40%

2.60%0

WHO I

WHO II

WHO III

Page 81: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

65

3.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN TRÊN

CỘNG HƯỞNG TỪ

3.4.1. Kích thước u

Bảng 3.15. Kích thước u theo các hướng

Trung bình±SD (mm)

Nhỏ nhất

(mm)

Lớn nhất

(mm)

Trước – sau 27,2 ±10,5 7 60

Trên dưới 23±9,7 7 65

Ngang 27±11,3 6 47

Nhân xet:

Kích thước trung bình u lớn nhất ở hai chiều trước-sau và chiều ngang

(lần lượt 27,2 ±10,5 mm và 27±11,3 mm) tuy nhiên ở chiều trên-dưới mặc dù

kích thước trung bình ngắn hơn (23±9,7 mm) song lại có khối u kích thước lên

tới 65mm theo chiều này.

Page 82: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

66

3.4.2. Đặc điểm tín hiệu trên các chuỗi xung

Bảng 3.16. Đặc điểm tín hiệu

Đồng tín hiệu Giảm tín hiệu Tăng tín hiệu

T1W (n=78) 51 (65,4%) 27(34,6%) 0

T2W (n=78) 15 (19,2%) 0 63 (80,8%)

T2-FLAIR (n=78) 7 (9%) 1 (1,3%) 70 (89,7%)

DWI (n=20) 9 (45%) 5 (25%) 6 (30%)

Toàn bộ các khối u đều ngấm thuốc đối quang từ sau tiêm trên

ảnh T1W – sau tiêm thuốc đối quang

Nhận xét:

Toàn bộ các trường hợp khối u đồng tín hiệu (65,4%) hoặc giảm tín hiệu

(34,6%), không có trường hợp nào tăng tín hiệu T1W.

Trên T2W, toàn bộ các khối u đều tăng tín hiệu (80,8%) hoặc đồng tín

hiệu (19,2%), không có trường hợp nào giảm tín hiệu.

Trên T2-FLAIR, cũng hay gặp u đồng hoặc tăng tín hiệu, chỉ có 1 trường

hợp giảm tín hiệu trên T2-FLAIR.

Trên DWI, đa số các trường hợp đồng tín hiệu (chiếm 45%), giảm tín

hiệu và tăng tín hiệu lần lượng 25% và 30%).

Page 83: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

67

3.4.3. Cấu trúc u và hướng lan

Bảng 3.17. Đặc điểm về cấu trúc u

n Ti lê (%)

Ranh giới vơi mô nao

- Rõ

- Không rõ

78

0

100%

0%

Đường bờ

- Nhẵn

- Đa cung

46

32

59%

41%

Cấu trúc

- Đồng nhất

- Không đồng nhất

72

6

92,3%

7,7%

Lệch phải

Lệch trái

Trung tâm

12

13

53

15,4%

16,7%

67,9%

Nhận xét:

Toàn bộ các khối u đều có ranh giới rõ với nhu mô não lân cận. Đường

bờ khối u có thể nhẵn (59%) hoặc lồi lõm đa cung (41%). Có 6/78 trường hợp

mật độ u không đồng nhất tương đương 7,7%.

16,7% khối u nằm lệch về phía trái đường giữa so với 15,4% nằm lệch

phải. Tỉ lệ u nằm cân đối ở trung tâm chiếm đa sô vơi ti lê 67,9%.

Page 84: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

68

3.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh

Bảng 3.18. Các dấu hiệu hình ảnh

n Tỉ lệ (%)

Đuôi màng cứng 74/78 94,9

Khe dịch não tủy 76/78 97,4

Bó mạch trong u 5/78 6,4

Biến đổi xương 0 0

Phù não quanh u 9/78 11,5

Dâu hoanh yên 44/78 56,4

Nhận xét:

Phổ biến nhất là các dấu hiệu hình ảnh liên quan tới tính ngoại trục của

UMNVCY như dấu hiệu đuôi màng cứng (94,9%) hay khe dịch não tủy

(97,4%). Dấu hoành yên chỉ gặp ở 56,4% số trường hợp.

Tỉ lệ có phù não quanh u là 11,5.%. Cac trường hợp phù não gồm 4

trường hợp phù độ III, 3 trường hợp độ II và 2 trường hợp độ I.

Page 85: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

69

3.4.5. Liên quan u với cấu trúc lân cận trên CHT

Bảng 3.19. Phân biêt giưa UMNVCY vơi tuyến yên trên T1W

Phân biêt đươc Không phân biêt đươc Tông

Trươc tiêm 34 (43,6%) 44 (56,4%) 78 (100%)

Sau tiêm 49 (62,8%) 29 (37,2%) 78 (100%)

Kêt hơp ca hai 71 (91%) 7 (9%) 78 (100%)

Nhận xét:

Việc phân biệt ranh giới giữa khối u với tuyến yên chỉ thực hiện được ở

43,6% số trường hợp trên xung T1W trước tiêm và ở 62,8% số trường hợp ở

xung T1W sau tiêm thuốc đối quang từ. Tuy nhiên nếu kết hợp cả hai chuỗi

xung trước tiêm và sau tiêm, có thể nhận định được ranh giới giữa khối u với

tuyến yên ở 91% các trường hợp.

Bảng 3.20. Liên quan của u với các ĐM lân cận trên CHT

Xâm lấn Không

xâm lân

Tông

Phức hợp ĐM não trước – thông trước 15(19,2%) 63(80,8%) 78(100%)

ĐM cảnh trong (môt hoăc hai bên) 17(21,8%) 61(78,2%) 78(100%)

ĐM nao giưa 1(1,3%) 77(98,7%) 78(100%)

Xâm lân ít nhất một ĐM 25(32,1%) 53(67,9%) 78(100%)

Nhận xét:

Trên CHT, tỉ lệ chẩn đoán UMNVCY có xâm lấn ĐM cảnh trong là cao

nhất 21,9%, rồi đến phức hợp ĐM não trước- thông trước 19,2%. Tỉ lệ

UMNVCY xâm lấn ít nhất một ĐM trên CHT là 32,1%.

Page 86: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

70

3.4.6. Giá trị chẩn đoán tình trạng xâm lấn lân cận

Bảng 3.21. Chẩn đoán xâm lấn hô yên đối chiếu PT

Có xâm lấn trên

CHT

Không xâm lấn

trên CHT

Tông

Có xâm lấn trên

PT

2 1 3

Không xâm lấn

trên PT

5 70 75

Tổng 7 71 78

Độ nhạy: 2/(1+2) = 66,6%

Độ đặc hiệu: 70/(70+5) = 93,3%

Tỉ lệ dương tính giả: 1 - Độ đặc hiệu = 6,7%

Tỉ lệ âm tính giả: 1 - Độ nhạy = 33,4%

Trị số tiên đoán dương tính: 2/7 = 28,6%

Trị số tiên đoán âm tính: 70/71 = 98,6%

Độ chính xác: (2+70)/78 = 92,3%

Tỉ số khả dĩ dương tính: LR (+) = 10, khả năng xâm lấn rất cao nếu CHT (+).

Page 87: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

71

Bảng 3.22. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn mạch máu trên CHT đối chiếu PT

Co xâm lân

trên CHT

Không xâm

lân trên CHT Tông

Co xâm lân trên PT 21 6 27

Không xâm lân trên PT 4 47 51

Tông 25 53 78

Độ nhạy: 21/(21+6) = 77,7%

Độ đặc hiệu: 47/(47+4) = 92,2%

Tỉ lệ dương tính giả: 1 - Độ đặc hiệu = 7,8%

Tỉ lệ âm tính giả: 1 - Độ nhạy = 22,3%

Trị số tiên đoán dương tính: 21/25 = 84%

Trị số tiên đoán âm tính: 47/53 = 88,7%

Độ chính xác: (21+47)/78 = 87,2%

Tỉ số khả dĩ dương tính: LR (+) = 9,92, khả năng xâm lấn cao nếu CHT (+)

Page 88: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

72

Bảng 3.23. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn phưc hơp nao trươc – thông trươc

trên CHT đối chiếu PT

Co xâm lân

trên CHT

Không xâm

lân trên CHT Tông

Co xâm lân trên PT 12 9 21

Không xâm lân trên PT 3 54 57

Tông 15 63 78

Độ nhạy: 12/(12+9) = 57,1%

Độ đặc hiệu: 54/(54+3) = 94,7%

Tỉ lệ dương tính giả: 1 - Độ đặc hiệu = 5,3%

Tỉ lệ âm tính giả: 1 - Độ nhạy = 42,9%

Trị số tiên đoán dương tính: 12/15 = 80%

Trị số tiên đoán âm tính: 54/63 = 85,7%

Độ chính xác: (12+54)/78 = 84,6%

Tỉ số khả dĩ dương tính: LR (+) = 10,9, khả năng xâm lấn rât cao nếu CHT (+)

Page 89: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

73

Bảng 3.24. Gia tri chẩn đoán co xâm lấn đông mach canh trong trên CHT

đối chiếu PT

Co xâm lân

trên CHT

Không xâm lân

trên CHT Tông

Co xâm lân trên PT 15 17 32

Không xâm lân trên PT 2 44 46

Tông 17 61 78

Độ nhạy: 15/(15+17) = 46,9%

Độ đặc hiệu: 44/(44+2) = 95,7%

Tỉ lệ dương tính giả: 1 - Độ đặc hiệu = 4,3%

Tỉ lệ âm tính giả: 1 - Độ nhạy = 53,1%

Trị số tiên đoán dương tính: 15/17 = 80%

Trị số tiên đoán âm tính: 54/63 = 88,2%

Độ chính xác: (15+44)/78 = 75,6%

Tỉ số khả dĩ dương tính: LR (+) = 10,8, khả năng u xâm lấn rât cao nếu CHT

(+)

Page 90: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

74

3.5. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MANG NAO VÙNG CỦ YÊN TRÊN

CÔNG HƯƠNG TƯ

3.5.1. Phân nhóm UMNVCY trên cộng hưởng từ

Bảng 3.25. Tỉ lệ phân nhóm UMNVCY trên công hương tư

n Tỉ lệ (%)

Nhóm I 10 12,8

Nhóm II 24 30,8

Nhóm III 44 56,4

Tông 78 100

Nhân xet:

Hay găp nhât la UMNVCY nhóm III vơi ti lê 56,4%, nhóm II vơi ti lê

30,8%, nhóm I vơi ti lê 12,8%. Như vây đa sô cac khôi u trong nghiên cưu đêu

co dâu hiêu chen ep giao thoa thi giac, va gân môt nưa co dâu hiêu chen ep

cuông tuyên yên.

Page 91: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

75

3.5.2. Liên quan giữa nhóm hình ảnh u và kích thước u

Bảng 3. 26. Tỉ lệ các nhóm hình ảnh UMNVCY và kích thước trung bình u

N (%)

Kích thước 3 chiều (mm)

Trước sau Trên dưới Ngang

Nhóm I 10 (12,8%) 13,3±4.6 (7-20) 11,5±4,2 (7-20) 13,9±5,4(7-25)

Nhóm II 24 (30,8%) 22,4±6,5 (10-35) 19,5±7,8 (6-37) 22,3±6,5(9-35)

Nhóm III 44 (56,4%) 33±8,9 (15-60) 32,6±10,7(18-65) 27,6±8,5 (13-47)

Tổng 78 (100%) 27,2±10,5 (7-60) 23±9,7(7-65) 27±11,3(6-47)

Nhân xet:

Có sự khác biệt về kích thước trung bình ở các chiều khác nhau giữa các

nhóm UMNVCY, đặc biệt ở hai chiều trước sau và trên dưới (kiểm định

ANOVA, p<0,001), theo đó kích thước u lớn nhất ở nhóm III, sau đó là nhóm

II rồi đến nhóm I. Chung tôi không nhân thây sư khac biêt co y nghia thông kê

vê kich thươc u theo chiêu ngang giưa nhom II va nhom III (kiêm đinh

ANOVA, p>0,05) song co sư khac biêt giưa nhom I va hai nhom con lai vê

kich thươc u theo chiêu ngang (kiêm đinh ANOVA, p<0,05).

Page 92: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

76

3.5.3. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng thị lực – thị

trường

Bảng 3.27. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY với triêu chưng cơ

năng vê măt

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tông

p=0,006

Môt măt 6 10 10 26

Hai măt 2 13 33 48

Không tôn thương

măt

2 1 1 4

Tổng 10 24 44 78

Nhân xet:

Nhóm III la nhóm co tôn thương cơ năng vê măt năng nhât, co tơi 43/44

BN nhóm III co tôn thương thi lưc/thi trương, trong đo 33/44 BN co tôn thương

ơ ca hai măt (tương đương 75%). Trong sô cac BN co tôn thương hai măt thi

BN nhóm III chiêm tơi 68,8% (33/48 BN).

Ti lê tôn thương hai măt ơ nhóm II la 13/24 tương đương 54,2%, tôn

thương hai măt ơ nhóm I la 2/10 tương đương 20%.

Sư khac biêt vê sô măt bi tôn thương giưa cac nhom UMNVCY phân

loai trên CHT co y nghia thông kê vơi p=0,006 (kiểm định bằngtest Fisher).

Page 93: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

77

Bảng 3.28. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY vơi tình trạng tôn

thương gai thị trên soi đáy mắt

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Tông

sô măt

p=0,09

Teo gai 3 14 39 56

Phu gai 0 1 1 2

Gai thi bac mau 0 6 11 17

Binh thương 5 7 9 21

Tông 8 28 60 96

Nhân xet:

Co 48 BN đươc soi đay măt va lưu kêt qua trong bênh an tương đương

vơi 96 măt đươc soi. Trong sô đo, sô măt bi phu gai đơn thuân rât it chi co 2/96

măt. Ti lê măt không co tôn thương gai thi cung thâp chi co 21/96 măt tương

đương 21,9%.

So sanh giưa ba nhóm thây nhóm III gai thi bi anh hương năng nhât vơi

tông ti lê teo gai va gai thi bac mau la 83,3% (50/60 măt), sau đo la nhóm II vơi

ti lê 71,4% (20/28 măt), cuôi cung la nhóm I vơi ti lê 37,5% (3/8 măt). Tuy

nhiên sư khac biêt vê tôn thương gai thi giưa cac nhóm chưa co y nghia thông

kê vơi p=0,09 (kiểm định bằng test Fisher).

Page 94: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

78

Bảng 3.29. Liên quan giưa nhóm hinh anh UMNVCY với mức độ tổn

thương thị trường

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Tông số

mắt

p<0,05

Thu hẹp thị trường 3 13 18 34

Mất thị trường 2 11 37 50

Không rối loạn 3 8 7 18

Tông 8 32 62 102

Nhân xet:

Co 51 BN đươc lam xet nghiêm đanh gia thi trương co lưu kêt qua trong

bênh an tương đương vơi 102 măt. Trong sô đo co tơi 82,4% măt co tôn thương

thi trương.

Ti lê tôn thương thi trương cao nhât ơ nhóm III 55/62 măt tương đương

88,7% trong đo co 59,7% mất thị trường. Ơ nhóm II, ti lê tôn thương thi trương

la 24/32 măt tương đương 75%, co 34,4% mất thị trường. Nhóm I ti lê tôn

thương thi trương la 62,5%, ti lê mất thị trường la 25%.

Khi kiêm đinh sư khac biêt giưa ba nhóm chung tôi thây sư khac biêt này

co y nghia thông kê vơi đô tin cây 95% (p<0,05, kiểm định bằng test Fisher).

Page 95: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

79

3.5.4. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng nội tiết

Bảng 3.30. Liên quan giưa nhóm hinh anh CHTUMNVCY với tinh trang

rôi loan nôi tiêt

Nhóm UMN trên CHT

Tổng

p>0,05

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Rối loạn

nội tiết

Có 0 8 16 24

Không 1 2 7 10

Tổng 1 10 23 34

Nhân xet:

Co 34 BN đươc lam xet nghiêm đanh gia nôi tiêt tô, trong đo ti lê co rôi

loan nôi tiêt la 70,6%, toan bô la cac BN u nhóm II va nhóm III.

Trong sô 24 BN co rôi loan nôi tiêt, nhóm III chiêm ti lê 66,7% (16/24

BN), nhóm II chiêm ti lê 33,3%. Tuy nhiên do cơ mâu con it chung tôi không

thấy sư khac biêt vê tinh trang rôi loan nôi tiêt giưa ba nhóm u (p>0,05, kiểm

định bằng test Fisher).

Page 96: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

80

Bảng 3.31. Liên quan giưa nhóm hinh anh CHT UMNVCY với cac dang rôi

loan nôi tiêt

Nhóm UMN trên CHT

Tổng

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

TSH

(n=31)

Có 0 1 2 3

Không 1 9 18 28

GH

(n=9)

Có 0 1 0 1

Không 0 2 6 8

LH

(n=15)

Có 0 3 8 11

Không 0 2 2 4

FSH

(n=14)

Có 0 1 6 7

Không 0 2 5 7

Prolactin

(n=23)

Có 0 2 4 6

Không 1 5 11 17

Cortisol

(n=31)

Có 0 2 4 6

Không 1 8 16 25

Nhân xet:

Tiến hành chia nhóm nhỏ cho từng loại rối loạn nội tiết, chúng tôi nhận

thấy biến đổi nội tiế chủ yếu xảy ra ở nhóm II và nhóm III, trong đó tỉ lệ ở nhóm

số lượng BN nhóm III có rối loạn lớn hơn. Tuy nhiên sự khác biệt này không

có ý nghĩa thống kê (p>0,05, kiểm định bằng test Fisher).

Page 97: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

81

3.5.5. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng xâm

lấn các cấu trúc lân cận trong phâu thuât

Bảng 3.32. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHTUMNVCY với tình trạng

xâm lấn hô yên trên phâu thuât

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tông

p>0,05

Xâm lân hô yên trên

phâu thuât 0 1 2 3

Không xâm lân hô

yên trên phâu thuât 10 23 42 75

Tông 10 24 44 78

Nhân xet:

Chi co ba trương hơp UMNVCY phat triên xâm lân vao hô yên trong

nghiên cưu, 2 trương hơp ơ khôi u nhóm III, trương hơp con lai ơ khôi u nhóm

II. Do sô liêu qua it nên kêt qua nay không co y nghia thông kê (p>0,05, kiểm

định bằng test Fisher).

Page 98: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

82

Bảng 3.33. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình

trạng xâm lấn mach mau trên phâu thuât

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tông

p=0,11

Co xâm lân mach

mau trên phâu thuât 1 7 19 27

Không xâm lân mach

mau trên phâu thuât 9 17 25 51

Tông 10 24 44 78

Nhân xet:

Khôi u xâm lân mach mau trên phâu thuât găp nhiêu nhât ơ nhóm III, co

tơi 43,2% (19/44) trương hơp khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân mach mau

trên phâu thuât, trong sô cac trương hơp UMNVCY xâm lân mach mau thi u

nhóm III chiêm tơi 70,4% (19/27 BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la

29,2% (7/24 BN) va 25,9% (7/27 BN) va vơi nhóm I con sô lân lươt la 10%

(1/10 BN) va 3,7% (1/27 BN) .

Tuy nhiên kêt qua noi trên chưa co y nghia thông kê ngay ca khi so sanh

riêng le ba nhóm u (p=0,11, kiểm định 2) hay đa ghep nhom nhóm I va nhóm

II (p=0,07, kiểm định 2).

Page 99: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

83

Bảng 3.34. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng

xâm lấn đông mach canh trong trên phâu thuât

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tông

p<0,001

Co xâm lân đông

mach canh trong trên

phâu thuât

1 3 28 32

Không xâm lân đông

mach canh trong trên

phâu thuât

9 21 16 46

Tông 10 24 44 78

Nhân xet:

So sanh ti lê xâm lân đông mach canh trong trên phâu thuât giưa ba nhóm

hinh anh UMNVCY thây tinh trang nay găp nhiêu nhât ơ nhóm III, co 63,6%

(28/44 BN) khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân đông mach canh trong trên

phâu thuât, trong sô cac trương hơp UMNVCY xâm lân đông mach canh trong

thi u nhóm III chiêm tơi 87,5% (28/32 BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la

12,5% (3/24 BN) va 9,4% (3/32 BN) va vơi nhóm I con sô lân lươt la 10%

(1/10 BN) va 3,1% (1/32 BN). Sư khac biêt la rât co y nghia thông kê vơi

p<0,001 (kiểm định 2).

Page 100: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

84

Bảng 3.35. Liên quan giữa nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng

xâm lấn phưc hơp ĐM nao trươc – thông trươc trên phâu thuât

Nhóm

I

Nhóm II Nhóm III Tông

p=0,009

Co xâm lân phưc hơp

ĐM nao trươc – thông

trươc trên phâu thuât

0 6 15 21

Không xâm lân phưc hơp

ĐM nao trươc – thông

trươc trên phâu thuât

10 18 29 57

Tông 10 24 44 78

Nhân xet:

Xâm lân phưc hơp ĐM nao trươc - thông trươc găp nhiêu nhât ơ nhóm III,

co 34,1% (15/44 BN) khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân phưc hơp ĐM nao

trươc - thông trươc trên phâu thuât, trong sô cac trương hơp UMNVCY xâm lân

phưc hơp ĐM nao trươc - thông trươc thi u nhóm III chiêm tơi 71,4%

(15/21BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la 25% (6/24 BN) va 28,6% (6/21

BN) va vơi nhóm I không co trương hơp nao xâm lân vao phưc hơp ĐM nao

trươc - thông trươc. Sư khac biêt giưa ba nhom la co y nghia thông kê (p=0,009,

kiểm định 2).

Page 101: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

85

3.5.6. Liên quan với các yếu tố liên quan tới phẫu thuật

Biểu đồ 3.5. Phân bố đường mổ giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY

Nhân xet:

Vơi cac khôi u nhóm I, hai đương mô đươc sư dung nhiêu nhât la đương

Pterion va dươi tran môt bên. Vơi u nhóm II, đương mô dươi tran môt bên đươc

sư dung nhiêu nhât. Vơi u nhóm III, đương mô đươc sư dung nhiêu nhât la dươi

tran môt bên, sau đo la dươi tran hai bên.

4 4

8

4

15

22

1

3

12

12 2

0

5

10

15

20

25

Type I Type II Type III

Sôca

Cac nhom UMNVCY

Cac đương mô đươc sư dung trong phâu thuât UMNVCY

Pterion Dươi tran môt bên Dươi tran hai bên Qua cung may

Page 102: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

86

Bảng 3.36. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY và kết quả PT lây u

Nhóm UMN trên CHT

Tổng

p=0,001

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

PT lây u

Simpson II 8 15 10 33

Simpson III 1 2 15 18

Simpson IV 1 7 19 27

Tổng 10 24 44 78

Nhân xet:

Ti lê mô lấy u không hoan toan Simpson IV cao nhât ơ nhóm III vơi ti lê

43,2% (19/44 BN), ti lê nay ơ nhóm II chi la 29,2% (7/24 BN) va nhóm I chi la

10% (1/10 BN).

Ơ chiêu ngươc lai, ti lê mô lây u hoan toan Simpson II cao nhât ơ nhóm

I vơi ti lê 80% (8/10 BN), tiêp đên la nhóm II 62,5% (15/24 BN). Ti lê lây u

hoan toan Simpson II ơ nhóm III chi đat 22,7% (10/44 BN).

Sư khac biêt giưa ba nhom co y nghia thông kê vơi p=0,001 (kiểm định

bằng test Fisher).

Page 103: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

87

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. MÔT SÔ ĐĂC ĐIÊM DICH TÊ HOC

4.1.1. Ti lê măc bênh

Tần suất của UMN trong cac nghiên cưu dich tê hoc trươc đây vao

khoang 2-3/100.000 trong dân số [93]. Ngày nay với sư phổ biến của CLVT và

CHT tần suất của UMN có tăng hơn, chu yêu do ngay nhiêu trương hơp UMN

không triêu chưng đươc phat hiên tinh cơ [29].

Thông kê dich tê gân đây tại Mỹ cho thây: tỉ lệ UMN có triệu chứng

trong dân số là 2/100.000, tỉ lệ không có triệu chứng là 5,7/100.000 với tổng tỉ

lệ là 7,7/100.000 dân. Mặc dù vậy tỉ lệ này có thể còn cao hơn, bởi tỉ lệ UMN

phát hiện tình cờ trên mổ tử thi lên tới 2,3% [62],[ 94].

Các nghiên cứu gần đây tại Nam Phi, Nhật Bản, Singapore… cho thấy

UMN hiện đã trở thành loại u nội sọ phổ biến nhất, với tỉ lệ trên 30% tổng số u

nội sọ [33],[ 53],[ 76].

Tần suất của UMNVCY theo thống kê của nhiều tác giả trên thê giơi như

Rosenstein (1984), Al-Mefty (1985), Fahlbusch (2002) thì tỉ lệ là 7% đến 12%

các loại UMN [16],[ 40],[ 96],[ 108].

Tai Viêt Nam, Từ 7/1996 – 12/1998 Nguyễn Phong và cs hồi cứu trên

679 bệnh nhân u não được PT có 129 trường hợp u màng não chiếm tỉ lệ 19%.

Trong nghiên cứu này UMNVCY chiếm tỉ lệ 4,6% [9].

Phạm Ngọc Hoa (2002) nghiên cứu 189 trường hợp UMN trong sọ thây

ti lê UMNVCY la 13% [3].

4.1.2. Tuổi

Nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi có tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi, lớn nhất

là 73 tuổi, tuổi trung bình là 47,8±10,8 tuổi tập trung nhiều nhất ở nhom tuôi

Page 104: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

88

40-49 tuôi, sau đo la hai nhom tuôi 30-39 tuôi va 50-59 tuôi. Chỉ có 2 BN mắc

bệnh ở nhóm tuổi dưới 30.

Kết quả này thấp hơn so với đô tuôi trung binh ơ UMN noi chung đươc

công bô bơi cac tac gia trên thê giơi. Theo Park va va cs (2008) đô tuôi trung

binh cua UMN đươc chân đoan la 56,4 tuôi ơ nam va 55,9 tuôi ơ nư tuổi [41].

Theo bao cao cua CBTRUS (2014) trên 123.776 trương hơp UMN đươc chân

đoan va điêu tri , đô tuôi trung binh la 65 [85].Tuy nhiên kêt qua cua chung tôi

lai tương đông vơi kêt qua cua cac nghiên cưu khac vê UMNVCY (xem bang

4.1).

Bảng 4.1. Thông kê vê tuôi so sanh vơi cac nghiên cưu khac

Tác giả Số lượng Tuổi Tuổi trung bình

Fahlbusch R.(2002) [40] 47 36-74 54,3

Goel A.(2002) [44] 70 21-79 47,6

Võ Văn Nho (2003) [6] 26 23-62 43,7

Park C.K (2006) [87] 30 26-67 45,4

Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4] 107 15-69 45,5

Nghiên cứu này (2015) 78 25-73 47,8

Như vây, co thê thây UMNVCY thương đươc chân đoan ơ đô tuôi trung

binh sơm hơn so vơi UMN noi chung. Điêu nay co thê do triêu chưng gây ra

bơi khôi u (chu yêu la giam thi lưc) xuât hiên sơm (do khu vưc yên va quanh

yên tuy nho nhưng lai co nhiêu câu truc thân kinh, mach mau phưc tap) va anh

Page 105: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

89

hương nhiêu tơi chât lương cuôc sông cua ngươi bênh, dân tơi viêc BN đên

kham sơm hơn so vơi UMN ơ vi tri khac như liêm đai nao hay vom so.

Tuổi của BN cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn

phương pháp mổ và tiên lượng hồi phục thị lực sau mổ. Theo Nguyên Ngoc

Khang (2011), với những BN trên 60 tuổi, màng cứng thường dính chặt vào

bản trong xương sọ nên việc mở sọ khó khăn hơn, màng cứng thường bị rách

khi mở sọ.

Ngoai ra BN càng lớn tuổi thì mạch máu xơ cứng dễ tổn thương hơn, khó

cầm máu hơn, não dễ giập nát khi vén não trong mô, khả năng hồi phục thị lực

sau mổ cũng chậm hơn người trẻ [4].

4.1.3. Giới

Trong các thống kê về UMN, tần suất nữ giới thường cao hơn nam giới.

Theo Rachlin và Rosenblum (1991) thì tỉ lệ nữ/nam là 2/1 trong các UMN nôi

so [93]. Theo Park va cs (2008), ty lê nư/nam trong UMN chung dao đông tư

1,4:1 đên 2,6:1 tuy nghiên cưu [86].

Đối với UMNVCY thì tỉ lệ nữ cũng vượt trội hơn nam. Trong nhóm

nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ nữ / nam là 4,2/1. Kêt qua cua chung tôi cung

tương đông vơi môt sô tac gia khac (xem Bang 4.2).

Không chỉ vậy, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nữ chiếm ưu thế

trong hầu hết các nhóm tuổi. Điều này cũng phù hợp với hầu hết các báo cáo

đã được nêu ra ở Đức, Mỹ, Ấn Độ và của Võ Văn Nho đã công bố trước đó

[40],[ 44],[ 54],[ 80].

Kêt qua nay cũng phù hợp với nhận xét của Phạm Ngọc Hoa, khi nghiên

cứu 189 trường hợp UMN nội sọ: tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới (tỉ lệ

nữ/ nam: 2,15/1) ở mọi nhóm tuổi [3].

Page 106: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

90

Bảng 4.2. Tỉ lệ nữ / nam so sánh với các kết quả nghiên cứu khác

Tác giả Số lượng Nữ Nam Tỉ lệ nữ/ nam

Park C. K (2006) [87] 30 24 6 4/1

Fahlbusch R. (2002) [40] 47 39 8 4,9/1

Goel A. (2002) [44] 70 42 28 1,5/1

Võ Văn Nho (2003) [7] 35 28 7 4/1

Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4] 107 88 19 4,6/1

Nghiên cứu này (2015) 78 63 15 4,2/1

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SANG VA CÂN LÂM SANG

4.2.1. Đăc điêm lâm sang

4.2.1.1. Triêu chưng lâm sang

Trong nghiên cứu của chúng tôi triêu chưng cơ năng phô biên nhât khiên

BN nhâp viên la giam/mât thi lưc vơi ti lê 87,2%, kê đên la đau đâu 57,6%. Tuy

nhiên đây chỉ là số liệu về triệu chứng cơ năng, thực tế khi được khám lâm sàng

và làm xét nghiệm tỉ lệ giảm/mất thị lực lên tới 94,9%. Các BN có thể giảm

thị lực một mắt hoăc hai mắt hoăc mất thị lực từng mắt hoàn toàn.

Giảm thị lực và đau đầu là hai triệu chứng được hầu hết các báo cáo đề

cập đến trong đó giảm thị lực là dấu hiệu sớm và quan trọng nhất, đó là nguyên

nhân làm người bệnh đi khám và điều trị. Trong 47 BN UMNVCY được nghiên

cứu của Fahlbusch R. (2002) triệu chứng giảm thị lực là triệu chứng đầu tiên

được ghi nhận và chiếm tới 96% còn đau đầu thì chỉ có 10 BN (21%) [40].

Page 107: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

91

Theo Nguyên Ngoc Khang (2011), ti lê giam thi lưc va đau đâu lân lươt la

100% va 73,8% [4].

Cac triêu chưng khac như co giật động kinh, yếu liệt chi hay rôi loan nôi

tiêt co biêu hiên lâm sang trong nghiên cưu chung tôi co ti lê rât thâp dưới 3%.

Kêt qua nay cung phu hơp với các báo cáo của các tac gia nươc ngoai như

Fahlbush (2002) hay Jallo (2002) [40],[ 54]. Kêt qua cung hoan toan tương

đông vơi nghiên cưu cua Nguyên Ngoc Khang (2011), ti lê động kinh la 2/107

ca, rối loạn nội tiết la 3/107 ca [4].

4.2.1.2. Thơi gian xuât hiên triêu chưng

Phân lơn cac BN đêu đi kham muôn, thơi gian trung binh tư khi xuât hiên

triêu chưng cơ năng cho tơi khi đên viên la 15,5±17,9 thang. Co 44,9% sô

trương hơp đi kham sau triêu chưng khơi phat tơi trên 12 thang, ti lê đi kham

dươi 6 thang sau khơi phat chi chiêm 26,9%.

Theo Nguyên Ngoc Khang (2011), thời gian trung bình từ khi có triệu

chứng đến lúc nhập viện là 8,8 tháng, nhập viện dưới 6 tháng sau khơi phat

chiếm 37,4%, 31,8% kéo dài trên 12 tháng [4].

So sánh với một số UMN ở các vị trí thường gặp khác như ở vùng rãnh

khứu, bán cầu đại não hay ở cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não, thì

UMNVCY trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có ti lê đên viên muôn lơn

hơn (xem bang 4.3).

UMNVCY là u lành tính, cac triệu chứng cua bênh như giam thi lưc

thương diên biên châm va ngheo nan, nêu không chu y se dê nhâm lẫn với các

bệnh lý của mắt gây giảm thị lực. Ơ miên Nam, BN thương co thoi quen đi

kham ơ cac phong mach va đươc điêu tri thư môt đơt vê bênh ly cua măt, nêu

không tiên triên hoăc bênh năng hơn thi mơi đi kham ơ cac BV lơn co trang

Page 108: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

92

thiêt bi hiên đai va đươc chân đoan xac đinh. Đây co thê la nguyên nhân chinh

dân tơi tinh trang BN vao viên muôn khi u đa lơn.

Bảng 4.3. Tỉ lệ nhâp viên muôn (>12 thang sau khơi phat) so sánh với các kết

quả nghiên cứu khác

Vị trí Tỉ lệ (%)

U màng não ở bán cầu đại não.

Trần Huy Hoàn Bảo (2003) [1]

8,5

U mang nao canh xoang tinh mach doc trên va liêm đai nao.

Phan Trung Đông (2000) [2]

9,6

U màng não vùng cánh bé xương bướm.

Trần Minh Trí (2004) [12]

25,0

U màng não vùng rãnh khứu.

Nguyễn Văn Tấn (2005) [11]

28,1

U màng não vùng củ yên.

Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4]

31,8

U mang nao vung cu yên

(Nghiên cứu này, 2015)

44,9

4.2.2. Đăc điêm xet nghiêm thi lưc, thi trương

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tình trạng về thị lực của bệnh nhân

trước mổ rất nặng có tới 61,6% BN bị tổn thương thị lực/thị trường hai mắt ở

các mức độ khác nhau, chỉ có 5,1% số BN không có tổn thương thị lực/thị

trường.

Page 109: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

93

Có 48/78 BN được làm và lưu kết quả xét nghiệm soi đáy mắt trong bệnh

án. Trong số số 96 mắt được đánh giá, tỉ lệ teo gai lên tới 58,3%.

Có 51/78 BN được làm và lưu kết quả xét nghiệm đo thị trường trong

bệnh án. Trong số 102 mắt được đánh giá đa số có tổn thương thị trường: tỉ lệ

mất thị trường 49,1%, tỉ lệ thu hẹp thị trường 33,3%, chỉ có 15,7% số mắt không

gặp rối loạn.

Theo nghiên cứu của Rosentein và Symon (1984) tình trạng của gai thị

ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hồi phục thị lực sau mổ, tuy nhiên hai ông không

đưa ra số liệu cụ thể [96].

Theo Nguyên Ngoc Khang (2011), trong lô nghiên cứu của tác giả có 44

trường hợp sau mổ UMNVCY không thấy cải thiện thị lực hoặc thị lực xấu đi.

Tất cả những ca này đều là những ca đã mù một mắt hoặc cả hai mắt trước mổ

và hầu hết có teo gai thị [4].

Theo Puchner va cs (1998) phâu thuât UMNVCY theo doi trong 5 năm

thây ti lê hôi phuc sau mô la 67%, không đôi 9 % va xâu đi 23% [92]. Theo báo

cáo của De Divitiis va cs (2008) trong 44 ca UMNVCY đã mổ chỉ có 61,4% hồi

phục sau mổ, 25% không đổi và 13,6% thị lực còn xấu đi so với trước mổ. Có

rất nhiều yếu tố liên quan tới khả năng hồi phục thị lực sau mổ nhưng nếu đến

mổ sớm thì khả năng hồi phục thị lực sau mổ sẽ tốt hơn [36]. Theo Bulters và

cs (2009), một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng hồi

phục thị lực sau mổ là tình trạng tổn thương thị lực trước mổ, tổn thương càng

nặng thì càng khó hồi phục và ngược lại [21]. Galal và cs (2010) thì cho rằng

để dự đoán khả năng hồi phục thị lực sau PT thì cần quan tâm đến thời gian kéo

dài của triệu chứng, kích thước u cũng như liên quan của u với các mạch máu

lân cận [43].

Page 110: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

94

4.2.3. Đăc điêm xet nghiêm nôi tiêt

Co 34 BN đươc lam môt hoăc nhiêu xet nghiêm nôi tiêt đê kiêm tra.

Trong đo ti lê co biên đôi bât thương trên it nhât 1 xet nghiêm lên tơi 70,6%.

Không co trương hơp nao co biên đôi vê nông đô fT3, fT4, Progesteron,

ACTH va Vasopressin.

Cac nôi tiêt tô co ti lê rôi loan cao nhât la LH (73,3%), FSH (50%),

Prolactin (26,1%) va cortisol (19,2%). TSH, GH cung găp rôi loan nhưng vơi

ti lê thâp lân lươt 9,6% va 11,1%.

Theo nghiên cưu cua Kwancharoen và cs (2013), trong đo tỉ lệ tăng tiết

prolactin là 36,36% (8/22 BN được làm xét nghiệm), tỉ lệ suy thượng thận là

6,25% (1/16 BN), tỉ lệ suy giáp trung ương là 6,25% (1/16 BN) [63].

4.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂU THUÂT VA MÔ BÊNH HOC

4.3.1. Đăc điêm phâu thuât

4.3.1.1. Cac đương mô trong nghiên cưu

Đối với UMNVCY hiện nay trên thế giới có các đường mổ sau:

- Đường mổ mở sọ dưới trán một bên

- Đường mổ mở sọ dưới trán hai bên

- Đường mổ mở sọ qua đường thóp bên trước hay đường Pterion

- Đường mổ ít xâm lấn mở sọ dưới trán qua cung mày “Keyhole”

- Đường mổ nội soi lấy u qua xoang bướm.

Trong nghiên cưu cua chung tôi đương mô đươc ap dung nhiêu nhât la

đương mô dươi tran một bên (tổng tỉ lệ 52,4%, bên phai là 42,1% và bên trái là

10,3%), tiếp đến là đường mổ dươi tran hai bên (20,6%) và Pterion (tổng tỉ lệ

Page 111: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

95

20,6%, bên phải 10,3%, bên trái 10,3%). Đương mô qua cung may đươc ap

dung it nhât, chi ơ 5 trương hơp.

Viêc lưa chon đương mô phu thuôc vao nhiêu yêu tô như: kích thước của

u, vào trang thiết bị phẫu thuật và đặc biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu

thuật viên. Tuy nhiên theo Nguyên Ngoc Khang (2011), nên sư dung đương mở

sọ dưới trán một bên đối với u kích thước nhỏ và vừa, dưới trán hai bên với u

lớn xâm lấn cả hai bên và đường Pterion với u lệch hẳn về một bên [4].

4.3.1.2. Mưc đô lây hêt u

UMNVCY năm ơ môt khu vưc giai phâu co diên tich hẹp song lai rât

phưc tap, liên quan tới nhiều thành phần mạch máu thần kinh quan trọng do đo

việc lấy hết toàn bộ u trong phâu thuât la không hê đơn gian.

Trong nghiên cưu cua chung tôi đa phân cac BN đêu đươc phâu thuât lây

hêt u, ti lê lây hêt u la 65,4%, trong đo chu yêu la lây u kem theo đôt mang cưng

nơi u bam (Simpson II). Co 34,6% sô BN phâu thuât không lây hêt đươc u xêp

loai Simpson IV. Không trương hơp nao chi đươc phâu thuât đê giai ep hoăc

sinh thiêt (Simpson V).

Nghiên cưu cua Nguyên Ngoc Khang (2011) cung tiên hanh tai BV Chơ

Rây, có 73/107 trường hợp (68,2%) được PT lấy toàn bộ u nhưng không có

trường hợp nào lấy được màng cứng và xương nơi gốc bám của u. Tac gia giai

thich do kho khăn trong viêc boc tach khôi u khi khôi u đa dinh vao cac câu

truc lân cân, đăc biêt la phưc hơp đông mach thông trươc do cac đông mach

này thương nho, di đông va dê bi rach, do đo đê đam bao an toan cho BN, phân

u dinh vao phưc hơp nay thương đươc đê lai ma không cô boc tach hoan toan.

Môt ly do nưa la khi khôi u co kich thươc lơn se dinh vao cac câu truc khac như

cuông yên hay cheo thi , khi cô găng boc tach u se co thê gây anh hương tơi tinh

mang cua BN [4].

Page 112: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

96

Điêu nay cung đăt ra vân đê cho chân đoan hinh anh trươc mô trong viêc

dư đoan trươc liên quan cua khôi u vơi cac mach mau noi trên (se đươc ban

luân ơ phân sau).

Dưới đây là bảng so sánh tỉ lệ lấy hết u trong PT của một số tác giả trên

thế giới.

Bảng 4.4. Kết quả lấy toàn bộ u theo một số tác giả

Tác giả và số ca (n) Tỉ lệ %

lấy toàn bộ u

Tỉ lệ %

lấy bán phần u

Fahlbusch (2002) [40](n = 47) 98% 2%

Goel (2002) [44](n = 70) 84,3% 15,7%

Chi (2002) [26](n = 21) 66,5% 33,5%

Nakamura (2006) [77](n =72) 91,7% 8,3%

Park (2006) [87](n = 30) 76,7% 23,3%

Nguyên Ngoc Khang (2011) [4](n = 107) 68,2% 31,8%

Nghiên cứu này (2015) (n=78) 65,4% 34,6%

4.3.1.3. Kêt qua phâu thuât

Trong nghiên cứu chúng tôi, kết quả PT tốt đạt được là 80,7%, mức độ

vừa là 16,7%. Có hai trường hợp kết quả xấu, BN tử vong hoặc phải xin về sau

mổ gồm một trường hợp suy tuyến yên và tử vong sau mổ và một trường hợp

tổn thương não, tụ máu dưới màng cứng mức độ nhiều sau PT, BN mê sâu

không hồi phục, xin về.

Page 113: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

97

Ti lê nay thâp hơn so vơi nghiên cưu Nguyên Ngoc Khang (2011), trong

nghiên cứu này tác giả mô tả 8 trường hợp (7,5%) đã tử vong sau mổ từ 1 - 3

ngày, trong đo co 6 trường hợp tử vong do tổn thương vùng dưới đồi không hồi

phục, 2 trường hợp tử vong còn lại là do tổn thương đứt cuống tuyến yên và

gây rối loạn nội tiết, điện giải nặng nề sau mổ mà không điều chỉnh được. Trong

8 trường hợp này có 7 trường hợp là u khổng lồ kích thước u rất lớn 5-6cm [4].

Theo Fahlbusch R. (2002) thì tỉ lệ tử vong trong phẫu thuât UMNVCY

dao động từ 0% đến 67%, những báo cáo có tỉ lệ tử vong bằng 0% chỉ được ghi

nhận trong 2 thập kỷ trở lại đây [40].

Theo Finn và Mount, Symon và Rosentein thống kê tổng hợp tư nhưng

năm 80 thê ky trươc thì tỉ lệ tử vong với u có kích thước nhỏ hơn 3cm là 0%

đến 4,4%, tỉ lệ này tăng lên 7% đến 44% với u có kích thước lớn hơn 3cm

[42],[ 108]. Jallo và cs (2004) ghi nhận tỉ lệ tử vong là 14,8% với u có kích

thước < 4cm và tăng lên 32,1% với u có kích thước > 4cm [54].

4.3.2. Đăc điêm mô bênh hoc

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm mô học phổ biến là UMN dạng

thượng mô với tỉ lệ 84,6%. Các nhóm mô học khác đều gặp với tỉ lệ rất thấp.

Về phân độ nguy cơ tái phát, trong nghiên cứu của chúng tôi có hai

trường hợp UMN có mức độ tái phát cao (độ II theo WHO) một trường hợp là

UMN dạng nguyên sống và một trường hợp dạng thượng mô nhưng có xâm

nhập nhu mô não.

Kết quả chúng tôi thu được cũng khá tương đồng khi so sánh với môt sô

nghiên cứu của tac gia khac cũng làm về UMNVCY (xem bảng 4.5).

Page 114: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

98

Bảng 4.5. So sánh đặc điểm giải phẫu bệnh với các nghiên cứu khác về

UMNVCY

Giải phẫu bệnh

UMNVCY

Fahlbush

(2002) [40]

Nguyên Ngoc

Khang (2011) [4]

Nghiên cứu này

(2015)

Dạng thượng mô 37 (79%) 95 (88,8%) 66 (84,6%)

Dạng chuyển tiếp 5 (11%) 1 (0,9%) 4 (5,2%)

Dạng tăng sinh mạch 1 (2%) 8 (8,5%) 2 (2,6%)

Dạng sợi 1 (2%) 1 (0,9%) 2 (2,6%)

Dang thể cát 1 (2%) 1 (0,9%) 1 (1,3%)

Dạng chuyển sản 1 (2%) 0 0

Dạng chế tiết 0 0 1 (1,3%)

Mức độ tái phát cao

WHO-độ II

1 (2%) 0 2 (2,6%)

Tổng cộng 47 (100%) 107 (100%) 78 (100%)

Tuy nhiên tỉ lệ UMN thượng mô trong nghiên cứu của chúng tôi nói riêng

cũng như trong một số nghiên cứu về UMNVCY nói chung có xu hướng cao

hơn so với các vị trí khác.

Trong nghiên cứu của Hakyemez và cs (2006) trên nhóm BN UMN nói

chung không phân biệt vị trí, tỉ lệ UMN thượng mô chỉ là 55%, tỉ lệ UMN dạng

sợi là 16%, UMN chuyển tiếp là 16%, UMN tăng sinh mạch là 10%[46].

Page 115: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

99

Nghiên cứu khác của Yamasaki và cs (2005) cũng cho kết quả tương tự tỉ lệ

UMN thượng mô chỉ đạt 46,9%, UMN dạng sợi 20,4%, dạng chuyển tiếp

20,4% [115] .

So sánh loại UMN dạng không điển hình và ác tính ở vùng củ yên của

chúng tôi với các vị trí khác của một số tác giả như sau:

Bảng 4.6. So sánh ti lê u mang nao WHO-độ II và III giữa UMNVCY với các

vị trí khác

Vị trí và tác giả WHO- độ II WHO – độ III

Liềm não

Phan Trung Đông (2000) [2] 0% 5,8%

Rãnh khứu

Nguyễn Văn Tấn (2005) [11] 0% 3,1%

Củ yên

Nguyên Ngoc Khang (2011) [4] 0% 0%

Cu yên

Nghiên cứu này (2015) 2,6% 0%

Theo Mawrin và cs (2010), trong UMN, tỉ lệ UMN độ I là 80%, độ II là

18% và độ III là 2% [73]. Theo Roser và cs (2004), tỉ lệ UMN nhóm I là 91%,

nhóm II là 7% và nhóm III là 2% [97].

Theo Louis, tỉ lệ UMN dạng ác tính chiếm tỉ lệ từ 1,0% - 2,8%, tỉ lệ

UMN dạng không điển hình và ác tính ở vùng củ yên, rãnh khứu, cánh bé xương

bướm, cạnh yên thấp hơn so với ở bán cầu đại não và liềm não [69].

Page 116: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

100

Kallio và cs (1992) nghiên cứu trên một số lượng lớn 935 bệnh nhân bị

UMN (từ 1953-1980) và cho rằng người lớn tuổi lại ít gặp dạng ác tính hơn

người trẻ [55].

4.4. ĐẶC ĐIỂM HINH ANH CÔNG HƯƠNG TƯ

4.4.1. Kích thước u

Tiến hành đánh giá kích thước khối u theo các chiều khác nhau chúng

tôi nhân thấy kích thước trung bình u lớn nhất ở hai chiều trước-sau và chiều

ngang (lần lượt 27,2 ±10,5 mm và 27±11,3 mm) tuy nhiên ở chiều trên-dưới

mặc dù kích thước trung bình ngắn hơn (23±9,7 mm) song lại có khối u kích

thước lên tới 65mm theo chiều này.

Phân nhóm kích thước u theo mặt phẳng ngang so sánh với các nghiên

cứu khác về UMNVCY được trình bày trong bảng 4.7.

Qua bảng so sánh ta thấy được tỉ lệ kích thước u ở các nhóm 3-4 cm và

>4 cm của chúng tôi lớn hơn rất nhiều so với Fahlbusch. So với nghiên cứu của

Võ Văn Nho (2003) thì nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn, có thể do

thời điểm tiến hành nghiên cứu của ông, máy CHT còn chưa phải phương tiện

chẩn đoán phổ biến. So với Nguyễn Ngọc Khang (2011) tỉ lệ u ở nhóm 3-4cm

và >4cm của chúng tôi thấp hơn song tỉ lệ u <2cm lại cao hơn, có thể do tại thời

điểm nghiên cứu chúng tôi thực hiện việc sử dụng CHT để chẩn đoán đã rộng

rãi hơn, ngoài ra các bác sĩ lâm sàng cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong

chẩn đoán loại bệnh này, dẫn đến chỉ định chụp sớm cho những trường hợp có

nghi ngờ.

Page 117: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

101

Bảng 4.7. Phân nhóm kích thước u đo trên mặt phẳng ngang trong nghiên cứu

so sánh với một số tác giả khác

n <2cm 2-3cm 3-4cm >4cm

Fahlbusch (2002) [40] 47 32% 49% 19% 0%

Võ Văn Nho (2003) [7] 35 0% 20% 65,7% 14,3%

Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4] 102 1,9% 37,4% 35,5% 25,2%

Nghiên cứu này (2015) 78 23,1% 38,5% 26,9% 11,5%

4.4.2. Đặc điểm tín hiệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi toàn bộ các trường hợp khối u đồng tín

hiệu (65,4%) hoặc giảm tín hiệu (34,6%), không có trường hợp nào tăng tín

hiệu T1W. Trên T2W, toàn bộ các khối u đều tăng tín hiệu (80,8%) hoặc đồng

tín hiệu (19,2%), không có trường hợp nào giảm tín hiệu. Trên T2-FLAIR, cũng

hay gặp u đồng hoặc tăng tín hiệu, chỉ có 1 trường hợp giảm tín hiệu trên T2-

FLAIR.Trên DWI, đa số các trường hợp đồng tín hiệu (chiếm 45%), giảm tín

hiệu và tăng tín hiệu lần lượt 25% và 30%).

Theo Elster và cs (1989), 62% UMN đồng tín hiệu và 38% UMN còn lại

giảm tín hiệu với chất xám vỏ não trên T1W [39]. Theo Zimmerman và cs

(1985), 50% UMN đồng tín hiệu và khoảng 40% UMN tăng tín hiệu mức độ

vừa so với vỏ não trên xung T2W [116].

Page 118: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

102

Hình 4.1. U mang nao vùng cu yên trên CHT

Tăng tin hiêu trên xung T2W va T2-FLAIR, đông tin hiêu trên T1W, ngâm

thuôc đôi quang tư đông nhât trên T1W sau tiêm (SNV: 213112635)

Cũng theo Elster và cs (1989), tín hiệu của UMN trên T2W có mối Liên

quan với hình thái giải phẫu bệnh trong 75% số trường hợp, vì vậy có thể giải

thích một số đặc điểm hình ảnh UMN trên CHT dựa vào tính chất mô học của

nó [39].

Theo Maiuri và cs (1999), chuỗi xung T1W có thể dự đoán sự hiện diện

của tổ chức nang và mạch máu trong u, còn T2W có thể cung cấp các thông tin

Page 119: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

103

về tính chất mô học. Theo đó các UMN tăng tín hiệu trên T2W thường mềm,

giàu mạch và hay gặp ở nhóm UMN thoái hóa vi nang hoặc UMN tăng sinh

mạch, còn các UMN giảm tín hiệu trên T2W thường cứng và hay gặp ở nhóm

UMN dạng sợi và dạng chuyển tiếp [71]

Theo Shimizu va cs (2003), Takeguchi va cs (2004), chuôi xung T2-

FLAIR rât co gia tri trong chân đoan UMN, trên chuôi xung nay khôi u thương

tăng tin hiêu so vơi nhu mô nao lân cân, dâu hiêu đuôi mang cưng cung biêu

hiên ro rang hơn trên chuôi xung nay [101],[ 109].

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 20 BN được chụp chuỗi xung

DWI. Trên DWI, UMNVCY có thể đồng tín hiêu, tăng tín hiệu hoặc giảm tín

hiệu so với mô não lân cận, tuy nhiên biến đổi của khối u trên DWI đơn thuần

ít có ý nghĩa trong chẩn đoán mà cần phải kết hợp với bản đồ ADC. Giảm ADC

được một số tác giả cho là dấu hiệu chỉ điểm của UMN ác tính hoặc không điển

hình [41],[ 58],[ 75].

Theo Osborn (2004), đa số UMN bắt thuốc nhanh, mạnh và đồng nhất.

Tính chất bắt thuốc này giúp ích rất nhiều trong các trường hợp phát hiện u nhỏ

và kín đáo, khi u có tín hiệu đồng với nhu mô não trên các chuỗi xung [83].

4.4.3. Cấu trúc u và hướng lan

Toàn bộ các khối u đều có ranh giới rõ với nhu mô não lân cận. Đường

bờ khối u có thể nhẵn (59%) hoặc lồi lõm đa cung (41%). Có 6/78 trường hợp

mật độ u không đồng nhất tương đương 7,7%, tỉ lệ u đồng nhất là 92,3%. Có

16,7% khối u nằm lệch về phía trái đường giữa so với 15,4% nằm lệch phải. Tỉ

lệ u nằm cân đối ở trung tâm chiếm đa sô vơi ti lê 67,9%.

Page 120: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

104

Bảng 4.8. So sánh độ đồng nhất của UMN với một số tác giả khác

Phương tiện

chẩn đoán

Tỉ lệ % UMN cấu

trúc đồng nhất

Nguyễn Ngọc Hoa (2002) [3] CLVT 73,5%

Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2011)[5] CHT 58,3%

Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4] CHT 92,5%

Nghiên cứu này (2015) CHT 92,3%

Tỉ lệ UMN có cấu trúc đồng nhất của chúng tôi là cao khi so sánh với

một số nghiên cứu khác như của Trần Văn Việt (2010), Nguyễn Thị Bảo Ngọc

(2011) hay Phạm Ngọc Hoa (2002) là các tác giả nghiên cứu về UMN chung

tuy nhiên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khang (2011) nghiên cứu

chuyên sâu về UMNVCY .

Tính chất không đồng nhất của UMN có thể do các thành phần trong u

như vôi hoa, tạo nang, xuất huyết hay hoại tử.

Vôi hóa trong UMN có thể khu trú hay lan tỏa, dễ nhận biết khi khu trú

thành một ổ/nốt với tín hiệu thấp trên T1W, T2W và không bắt thuốc, tính chất

vôi hóa nhiều thường liên quan đến UMN thể cát [46].

Theo Osborn (2004) hoại tử và tạo nang nhỏ trong UMNgặp với tỉ lệ khá

thay đổi 8-23%, tùy vào vị trí và kích thước khối u [83]. Theo nghiên cứu của

Trần Văn Việt (2010), tỉ lệ nang trong u là 22,9%;theo Nguyễn Thị Bảo Ngọc

(2011) tỉ lệ nang trong u là 18,8% tuy nhiên hai tác giả này đều nghiên cứu về

UMN chung; nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khang (2011) đi sâu vào phân tích

khía cạnh PT cũng không đề cập tới vấn đề này.

Xuất huyết tự phát ở UMN nội sọ thường không phổ biến. Xuất huyết

trong u thường có tín hiệu đồng với nhu mô não trên T1W, thấp rõ trên T2W ở

giai đoạn cấp; tín hiệu tăng trên T1W ở giai đoạn bán cấp, tín hiệu thấp trên

Page 121: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

105

T1W, T2W ở giai đoạn mạn; và tín hiệu thấp trên T2* ở tất cả các giai đoạn. Ở

nghiên cứu của chúng tôi, do là nghiên cứu hồi cứu nên không có điều kiện

khảo sát riêng biệt tính chất hoại tử và xuất huyết của khối u.

4.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh

Phổ biến nhất là các dấu hiệu hình ảnh liên quan tới tính ngoại trục của

UMNVCY như dấu hiệu đuôi màng cứng hay khe dịch não tủy. Dấu hoành yên

chỉ gặp ở 56,4% số trường hợp.

Hình 4.2. UMNVCY phat triên lêch trai, co phu nao lân cân tăng tin hiêu

trên xung T2W va T2-FLAIR, giam tin hiêu trên T1W, ngâm thuôc đôi quang

tư không đông nhât trên T1W sau tiêm (SNV: 213112635)

Page 122: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

106

Dấu hiệu đuôi màng cứng gặp trong 94,9% các khối UMNVCY trong

nghiên cứu. Theo Honegger (1993) va Kudo (1997), dâu hiêu nay rât co y nghia

trong chân đoan UMN [51],[ 60]. Theo Osborn (2013), dấu hiệu này gợi ý nhiều

đến chẩn đoán UMNnhưng không đặc hiệu, có thể gặp ở các trường hợp u thần

kinh đệm, di căn não, u dây thần kinh thính giác, u bạch huyết, phình mạch

[84].Giả thiết được đưa ra là do phản ứng viêm hoặc do sự thâm nhiễm của tế

bào u vào màng cứng. Lý giải cho giả thuyết này, Hutzelmann và cs (1998) đã

nghiên cứu và nhận thấy dấu hiệu này liên quan trong 64,5% trường hợp u xâm

lấn và 35,5% trường hợp tăng sinh mô liên kết lỏng lẻo, giàu mạch máu, giãn

mạch. Tuy nhiên, 30,4% trường hợp không có dấu hiệu này cũng thâm nhiễm

màng cứng [52]. Dấu hiệu được quan sát rõ nhất ở trên xung T1W sau tiêm

thuốc đối quang từ, ngoài ra dấu hiệu này cũng có thể gặp ở trên xung T2-

FLAIR, tuy nhiên trên xung T2-FLAIR đuôi màng cứng thường có tín hiệu cao

hơn so với khối u [109].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ có phù não quanh u là 11,5.%. Cac

trường hợp phù não gồm 4 trường hợp phù độ III, 3 trường hợp độ II và 2 trường

hợp độ I. Tỉ lệ phù quanh u trong nhóm chúng tôi thấp hơn so với tổng kết phù

quanh u của các loại UMN nói chung của Phạm Ngọc Hoa (84,6%), Osborn

(60%), và thấp hơn nhiều so với UMN vùng rãnh khứu của Nguyễn Văn Tấn

(87,5%). Sự khác biệt rõ ràng này là do vị trí của UMNVCY rất ít tiếp xúc với

mô não, u chỉ tiếp xúc khi đã quá lớn [3],[ 11],[ 83].Tỉ lệ phù của chúng tôi

cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khang (20,6%) [4].

Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa mức độ phù não với kích

thước cũng như tính chất mô học của khối u. Theo Nguyễn Ngọc Hoa (2010),

Nguyễn Ngọc Khang (2011) có mối liên quan giữa kích thước u với tình trạng

phù não, u càng lớn thì phù não càng mạnh và ngược lại [3],[ 4]. Tuy nhiên

Osborn (2004) lại cho rằng u nhỏ có thể phù mạnh và một vài u lớn lại phù rất

Page 123: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

107

ít. Theo Drevelegas (2005), tính chất phù phổ biến ở những tổn thương lớn,

nhưng cũng xuất hiện ở những u nhỏ [38].

Dâu hoanh yên la môt dâu hiêu quan trong giup phân biêt tuyên yên vơi

khôi u, thể hiện bằng hình ảnh dải giảm tín hiệu của hoành yên. Theo Danieal

va cs (1986) trong macroadenoma tuyên yên hoanh yên thương bi đây lên trên

do đo không quan sat đươc, con trong UMN hoanh yên năm ơ vi tri binh thương

hoăc bi đây nhe xuông phia dươi [32]. Theo Micheal va cs (1988) dâu hiêu nay

không phai luc nao cung quan sat đươc song khi quan sat thây thi rât co y nghia,

trong nghiên cưu cua ông ti lê quan sat thây dâu hoanh yên la 75% vơi cac khôi

UMN trên yên (9/12 ca) [74]. Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu hoành yên

chỉ gặp ở 56,4% số trường hợp.

4.4.5. Giá trị chẩn đoán xâm lấn cấu trúc lân cận

4.4.5.1. Hố yên và tuyến yên

Dấu hoành yên là một dấu hiệu quan trọng trong giúp phân biệt

UMNVCY và tuyến yên biêu hiên băng dai giam tin hiêu ơ trân hô yên. Khi co

hinh anh dâu hiêu nay chưng to hoanh yên con chưa bi pha vơ va khôi u chăc

chăn chưa xâm lân vao hô yên. Đây cung la môt dâu hiêu quan trong đê phân

biêt giưa UMNVCY va macroadenoma tuyên yên (trong trương hơp

macroadenoma chưa pha vơ hoanh yên) do tuyên yên hay macroadenoma tuyên

yên thi đêu co nguôn gôc xuât phat tư dươi hoanh yên. Tuy nhiên trong nghiên

cứu của chúng tôi dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong 56,4% trường hợp. Song

cũng có thể phân biệt khối u với tuyến yên dựa trên sự khác biệt về tín hiệu trên

các xung trước tiêm và sau tiêm thuốc đối quang từ, theo kinh nghiêm cua

chung tôi tuyên yên thương ngâm thuôc đôi quang tư manh hơn so vơi

UMNVCY trên cac anh T1W sau tiêm.

Page 124: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

108

Trong nghiên cứu này, dựa trên sự khác biệt về tín hiệu, chúng tôi phân

biệt được ranh giới giữa khối u với tuyến yên ở 43,6% số trường hợp trên xung

T1W trước tiêm và ở 62,8% số trường hợp ở xung T1W sau tiêm thuốc đối

quang từ. Tuy nhiên nếu kết hợp cả hai chuỗi xung trước tiêm và sau tiêm, có

thể nhận định được ranh giới giữa khối u với tuyến yên ở 91% các trường hợp.

Theo Cappabianca và cs (1999), phân biệt được cấu trúc tuyến yên với

phần u, khác biệt về mức độ ngấm thuốc đối quang từ giữa tuyến yên và phần

u là hai dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa macroadenoma tuyến yên với

UMNVCY ở hoành yên bên cạnh dấu hiệu kinh điển là giãn rộng hố yên [22].

Trong nghiên cứu này, những trường hợp không phân biệt được ranh giới

giữa khối u và tuyến yên chúng tôi coi là có dấu hiệu xâm lấn hố yên trên CHT,

tổng cộng có 7 trường hợp được chẩn đoán. Trên thực tế chỉ có 2/7 trường hợp

có xâm lấn hố yên thực sự trong mổ.

Hình 4.3. U mang nao vùng cu yên chưa xâm lân hô yên

Ảnh T1W sau tiêm thuôc đôi quang: con quan sat đươc dai giam tin hiêu cua

hoanh yên ngăn cach giưa tuyên yên va khôi u (SNV: 12042843)

Page 125: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

109

Hình 4.4. U mang nao vùng cu yên xâm lân hô yên

Ảnh T1W sau tiêm thuôc đôi quang: khôi u phat triên lan vao hô yên tao hinh

sô 8, không con quan sat đươc dâu hoanh yên, kêt qua phâu thuât: u mang nao cu

yên xâm lân hô yên (SNV: 14068858).

Giá trị chẩn đoán UMNVCY xâm lấn hố yên được trình bày ở phần kết

quả nghiên cứu theo đó có :độ nhạy 66,6%, độ đặc hiệu 93,3%, tỉ lệ dương tính

giả 6,7%, tỉ lệ âm tính giả 33,4%, trị số tiên đoán dương tính 28,6%, trị số tiên

đoán âm tính 98,6%, độ chính xác 92,3% và tỉ số khả dĩ dương tính: LR (+) =

10 nghĩa là khả năng u xâm lấn rất cao nếu CHT (+).

4.4.5.2. Các mạch máu lân cận

Theo Puchner va cs (1998) nghiên cưu trên 50 trương hơp UMNVCY

thây ti lê UMNVCY xâm lân mach mau đươc chân đoan trươc mô la 12%,

phương tiên chân đoan gôm ca may CLVT (42 ca đươc chup) va CHT (11 ca

đươc chup)[92].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ UMNVCY xâm lấn ĐM trên CHT

là 32,1% (25/78 BN) trong khi tỉ lệ xâm lấn trên PT là 34,6% (27/78 BN). Tỉ lệ

UMNVCY xâm lấn ĐM cảnh trong là cao nhất 21,9%, rồi đến phức hợp ĐM

não trước- thông trước 19,2%. Sư khac biêt vê ti lê giưa hai nghiên cưu co le

do chât lương chân đoan cua CLVT trong đanh gia UMNVCY không tôt băng

CHT, đăc biêt la trong viêc nhân xet cac khôi u ơ khu vưc co câu truc giai phâu

Page 126: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

110

phưc tap, năm sat nên so như UMNVCY (cân lưu y la cac tai thơi điêm nghiên

cưu cua Puchner cac may CLVT tư 64 day trơ lên chưa được thương mại hóa).

Giá trị chẩn đoán UMNVCY xâm lấn mạch máu được trình bày ở phần

kết quả nghiên cứu theo đó có : độ nhạy 77,7%, độ đặc hiệu 92,2%, tỉ lệ dương

tính giả 7,8%, tỉ lệ âm tính giả 22,3%, trị số tiên đoán dương tính 84%, trị số

tiên đoán âm tính 88,7%, độ chính xác 87,2% và tỉ số khả dĩ dương tính LR(+)

= 9,92 nghĩa là khả năng u xâm lấn cao nếu CHT (+).

Giá trị chẩn đoán UMNVCY xâm lấn ĐM cảnh trong trên CHT như

sau:độ nhạy 46,9%, độ đặc hiệu 95,7%, tỉ lệ dương tính giả 4,3%, tỉ lệ âm tính

giả 53,1%, trị số tiên đoán dương tính 80%, trị số tiên đoán âm tính 88,2%, độ

chính xác 75,6% và tỉ số khả dĩ dương tính LR(+) = 10,8 nghĩa là khả năng u

xâm lấn rất cao nếu CHT (+).

Hình 4.5. U mang nao vùng cu yên phat triên lêch trai, co dâu hiêu xâm lân

bao boc ĐM canh trong trai (SNV: 10048315).

ĐM cảnh trong là động mạch lớn nhất ở sàn sọ và đường vào hộp sọ của

động mạch sát với vùng củ yên nên UMNVCY thường hay dính vào ĐM cảnh

trong nhất. Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011) do u xâm lấn và chèn đẩy lâu nên

Page 127: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

111

bóc tách u khỏi ĐM rất khó, mặc dù còn lớp màng nhện ngăn cách nhưng một số

trường hợp u vẫn dính vào ĐM [4].

Giá trị chẩn đoán UMNVCY xâm lấn phức hợp ĐM não trước – thông

trước trên CHT như sau: độ nhạy 57,1%, độ đặc hiệu 94,7%, tỉ lệ dương tính

giả 5,3%, tỉ lệ âm tính giả 42,9%, trị số tiên đoán dương tính 80%, trị số tiên

đoán âm tính 85,7%, độ chính xác 84,6% và tỉ số khả dĩ dương tính LR(+) =

10,9 nghĩa là khả năng u xâm lấn rất cao nếu CHT (+).

Viêc chân đoan xac đinh UMNVCY xâm lân mach mau trên CHT trên

thưc tê lâm sang cung con nhiêu thach thưc. Viêc đanh gia tôn thương trên cac

chuôi xung T1W sau tiêm thuôc đôi quang thương không giup gi nhiêu do rât

kho phân biêt ranh giơi giưa ngâm thuôc cua thanh đông mach va ngâm thuôc

cua tô chưc u lân cân do kich thươc cac đông mach ơ khu vưc nay nho. Theo

kinh nghiêm cua chung tôi dâu hiêu quan trong nhât đê đanh gia tinh chât xâm

lân la dâu hiêu bao boc mach mau cua khôi u, viêc đanh gia bao boc cua u

quanh mach mau cân đươc thưc hiên trên nhiêu chuôi xung va măt phăng khac

nhau đê tăng đô chinh xac, mưc đô bao boc cang lơn thi kha năng xâm lân cua

u cang cao va ngươc lai. Điêu nay cung ly giai cho đô đăc hiêu rât cao trong

chân đoan UMNVCY xâm lân mach mau trong nghiên cưu cua chung tôi trong

khi đô nhay lai thâp do rât kho chân đoan nhưng trương hơp ma khôi u chi xâm

lân hoăc dinh mưc đô it vao thanh mach mau.

Vê phương diên phâu thuât, ĐM não trước nhỏ hơn ĐM cảnh trong lại cách

xa gốc bám của u nên khi UMNVCY đã chèn ép dây thị thì mới chèn ép và dính

vào ĐM. Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011) việc bóc tách u ra khỏi động mạch

não trước khó khăn hơn ĐM cảnh trong vì ĐM này nhỏ và có nhiều nhánh, nếu

không khéo sẽ dễ làm tổn thương các ĐM nhánh. Mặt khác do ĐM này có hai đầu

di động nên việc bóc tách cũng khó hơn rất nhiều vì sự di động của nó [4].

Page 128: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

112

Hình 4.6. U mang nao vùng cu yên co dâu hiêu bao boc phưc hơp ĐM nao

trươc - thông trươc (SNV: 12039505).

Giá trị chẩn đoán UMNVCY xâm lấn ĐM não giữa: trong nghiên cứu

của chúng tôi chỉ có một trường hợp ĐM não giữa bên trái bị xâm lấn bởi khối

u. Trường hợp này được chẩn đoán trước trên CHT và được chẩn đoán xác định

trong PT.

4.5. LIÊN QUAN GIỮA PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG

CỦ YÊN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG,

CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

4.5.1. Phân loại hình ảnh u màng não vùng củ yên trên cộng hưởng từ

Chúng tôi phân loại UMNVCY vào một trong ba nhóm dựa trên liên

quan của vị trí u với cuống tuyến yên và giao thoa thị giác trên hình ảnh CHT

gồm:

- Nhóm I: u nằm chủ yếu ở củ yên - rìa xương bướm có chèn ép thần

kinh thị nhưng không chèn ép giao thoa hay cuống tuyến yên.

- Nhóm II: u nằm chủ yếu ở củ yên – hoành yên có chèn ép thần kinh

thị và giao thoa nhưng không chèn ép cuống tuyến yên.

Page 129: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

113

- Nhóm III: u phát triển có chèn ép cả giao thoa và cuống tuyên yên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi hay găp nhât la UMNVCY nhóm III vơi

ti lê 56,4%, nhóm II vơi ti lê 30,8%, nhóm I vơi ti lê 12,8%. Như vây đa sô cac

khôi u trong nghiên cưu đêu co dâu hiêu chen ep giao thoa thi giac, va gân môt

nưa co dâu hiêu chen ep cuông tuyên yên.

Trong nghiên cứu của Liu và cs (2014), các tác giả nhân thấy tỉ lệ u nhóm

I là 20,7%, nhóm II là 25,4%, nhóm III là 53,7%, kết quả này không khác biệt

nhiều so với kết quả của chúng tôi [67].

Chung tôi nhân thây có sự khác biệt về kích thước trung bình ở các chiều

khác nhau giữa các nhóm UMNVCY , đặc biệt ở hai chiều trước sau và trên

dưới, kích thước u tăng dần từ nhóm I đến nhóm III.

Liên quan đên tiên triên cua u theo thơi gian, cac khôi u nhom I chưa gây

chen ep giao thoa thi va cuông tuyên yên (thương la cac u co xuât phat tư ranh

giao thoa thi va ria xương bươm) nêu không đươc điêu tri se phat triên ra sau

hoăc lên trên gây chen ep va trơ thanh u type II, type III. Măc du vây cung co

môt sô cac trương hơp khôi u kich thươc chưa qua lơn nhưng phat triên ơ cu

yên, chu yêu ra sau cung co thê gây chen ep sơm va đươc xêp vao UMNVCY

nhom III. Thưc tê trong nghiên cưu cua chung tôi co 1 trương hơp UMNVCY

nhom III co đương kinh trươc sau chi 15mm nhưng đa co dâu hiêu chen ep ca

cuông tuyên yên va giao thoa thi giac.

Vơi kich thươc u theo chiêu ngang chung tôi nhân thây kich thươc khôi

u nhom III (27,6±8,5 mm) co xu hương lơn hơn so vơi u nhom II (22,3±6,5

mm) nhưng sư khac biêt nay không co y nghia thông kê, song khi đanh gia liên

quan giưa cac yêu tô lâm sang, cân lâm sang, kêt qua phâu thuât thi co sư khac

biêt giưa hai nhom noi trên. Theo chung tôi đây cung la môt kêt qua đang lưu

y vi hiên nay trên lâm sang cac bac si ngoai khoa thân kinh vân chu yêu đanh

Page 130: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

114

gia va tiên lương UMNVCY dưa nhiêu vao kich thươc cua khôi u trên măt

phăng ngang.

Hình 4.7. U mang nao vùng cu yên nhóm I (SNV: 13080713).

Hình 4.8. U mang nao vùng cu yên nhóm II

Anh T1W sau tiêm thuôc đôi quang tư: khôi u phat triên ơ cu yên, ngâm

thuôc đôi quang đông nhât, co dâu hiêu đuôi mang cưng, chen ep giao thoa

thi nhưng không chen ep cuông tuyên yên (SNV:13059713).

Page 131: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

115

Hình 4.9. U mang nao vùng cu yên nhóm III

Anh T1W sau tiêm thuôc đôi quang tư: khôi u phat triên ơ cu yên, ngâm

thuôc đôi quang không đông nhât, chen ep đông thơi ca giao thoa thi va cuông

tuyên yên (SNV: 14070393).

4.5.2. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với lâm sàng – cận lâm sàng

4.5.2.1. Thị lực

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm III la nhóm co tôn thương cơ năng

vê măt năng nhât, co tơi 43/44 BN nhóm III co tôn thương thi lưc/thi trương,

trong đo 33/44 BN co tôn thương ơ ca hai măt (tương đương 75%). Trong sô

cac BN co tôn thương hai măt thi BN nhóm III chiêm tơi 68,8% (33/48 BN).

Ti lê tôn thương hai măt ơ nhóm II la 13/24 tương đương 54,2%, tôn thương

hai măt ơ nhóm I la 2/10 tương đương 20%. Sư khac biêt vê sô măt bi tôn

thương giưa cac nhom UMNVCY phân loai trên CHT la co y nghia thông kê

vơi p<0,05.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khang (2011) tác giả nhận thấy tỉ

lệ tổn thương hai mắt trong số các BN UMNVCY lên tới 85,1% [4]. Nghiên

Page 132: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

116

cứu của Liu và cs (2014) cho kết quả BN nhóm II có tỉ lệ rối loạn thị lực lên tới

88,9% và ở nhóm III là 96,5%, kết quả này tương đương với kết quả chúng tôi

đạt được [67].

UMNVCY thường phát triển chậm, chèn ép từ từ các cấu trúc xung

quanh. Do khả năng thích nghi với sự chèn ép kéo dài và không có vùng vỏ não

chức năng liên quan ở mô não kế cận nên khối u có thể phát triển đến một kích

thước khá lớn mới gây ra các triệu chứng lâm sàng. Giảm thị lực có thể từ từ

từng mắt một, có thể đồng thời cả hai mắt, vì thế bệnh nhân rất dễ nhầm với

các bệnh lý khác về mắt có gây giảm thị lực.

4.5.2.2. Tình trạng gai thị

Co 48 BN đươc soi đay măt va lưu kêt qua trong bênh an tương đương

vơi 96 măt đươc soi. Trong sô đo, sô măt bi phu gai đơn thuân rât it chi co 2/96

măt. Ti lê măt không co tôn thương gai thi cung thâp chi co 21/96 măt tương

đương 21,9%.

So sanh giưa ba nhóm thây nhóm III gai thi bi anh hương năng nhât vơi

tông ti lê teo gai va gai thi bac mau la 83,3% (50/60 măt), sau đo la nhóm II vơi

ti lê 71,4% (20/28 măt), cuôi cung la nhóm I vơi ti lê 37,5% (3/8 măt). Tuy

nhiên sư khac biêt vê tôn thương gai thi giưa cac nhóm chưa co y nghia thông

kê vơi đô tin cây 95%.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khang (2011) cũng ghi nhận tình trạng

tổn thương gai thị nặng nề của BN UMNVCY tương tự chúng tôi, với tỉ lệ tổn

thương gai thị lên tới 78,1%, trong đó tỉ lệ teo gai là 52,4% [4]. Theo Bulters

và cs (2009), tình trạng tổn thương thị lực trước mổ càng nặng thì sau mổ thị

lực càng khó hồi phục và ngược lại [21].

4.5.2.3. Thị trường

Co 51 BN đươc lam xet nghiêm đanh gia thi trương co lưu kêt qua trong

Page 133: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

117

bênh an tương đương vơi 102 măt. Trong sô đo co tơi 82,4% măt co tôn thương

thi trương.

Ti lê tôn thương thi trương cao nhât ơ nhóm III 55/62 măt tương đương

88,7% trong đo co 59,7% mất thị trường. Ơ nhóm II, ti lê tôn thương thi trương

la 24/32 măt tương đương 75%, co 34,4% mất thị trường. Nhóm I ti lê tôn

thương thi trương la 62,5%, ti lê mất thị trường la 25%.

Khi kiêm đinh sư khac biêt giưa ba nhóm chung tôi không thây sư khac

biêt co y nghia thông kê vơi đô tin cây 95% (p=0,06). Tuy nhiên nêu ghep nhom

giưa nhóm I va II thi thây co sư khac biêt giưa nhom nay va nhom cac khôi u

nhóm III vơi p = 0,017

Theo Liu và cs (2014) tỉ lệ tổn thương thị trường gặp ở nhóm II là 81%

và ở nhóm III là 91,2% [67].

4.5.2.4. Xét nghiệm nội tiết

Co 34 BN đươc lam xet nghiêm đanh gia nôi tiêt tô, trong đo ti lê co rôi

loan nôi tiêt la 70,6%, toan bô la cac BN u nhóm II va nhóm III.

Trong sô 24 BN co rôi loan nôi tiêt tô, nhóm III chiêm ti lê 66,7% (16/24

BN), nhóm II chiêm ti lê 33,3%. Tuy nhiên do cơ mâu con it nên chung tôi

không kiêm đinh sư khac biêt vê tinh trang rôi loan nôi tiêt giưa ba nhóm u.

Rôi loan nôi tiêt tô chi xay ra ơ khôi u nhóm III va nhóm II, không co

trương hơp nao nhóm I, ti lê rôi loan xuât hiên ơ cac u nhóm III nhiêu hơn cac

u nhóm II. Tuy nhiên do cơ mâu con thâp, chung tôi không nhận thấy sự khac

biêt có ý nghĩa thống kê vê cac rôi loan nôi tiêt tô cua ba nhóm u .

Trong nghiên cứu của Liu và cs (2014) tác giả cũng chỉ ra rối loạn nội

tiết thường gặp ở các BN u nhóm II và III, tỉ lệ rối loạn ở u nhóm I là 9,1%,

nhóm II là 33,3% và nhóm III là 84,2%, sự khác biệt giữa các nhóm là có ý

nghĩa thống kê [67].

Page 134: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

118

Trên thực tế trong quá trình làm nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy việc

đánh giá các rối loạn nội tiết ở BN UMNVCY trước mổ còn chưa được chú ý

đúng mức, các xét nghiệm nội tiết thường được chỉ định không đồng đều, có

BN được chỉ định, có BN không được chỉ định, có BN được chỉ định làm nhiều

xet nghiêm nôi tiêt song cũng có BN chỉ được chỉ định làm 1-2 xet nghiêm. Có

nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho chỉ định xét nghiệm của bác sĩ như

giá cả xét nghiệm, điều kiện kinh tế của người bệnh, các biểu hiện lâm sàng của

rối loạn nội tiết... Tuy nhiên hầu hết các BN trong nghiên cứu này đều không

có biểu hiện lâm sàng của rối loạn nội tiết, đây có lẽ là nguyên nhân chính giải

thích cho việc các xét nghiệm nội tiết được chỉ định cho các BN trong nghiên

cứu còn ít và không đồng đều.

4.5.3. Liên quan giữa phân loại hình ảnh và các đường mở sọ

Viêc lưa chon đương mô phu thuôc vao nhiêu yêu tô như: kích thước của

u, vào trang thiết bị phẫu thuật và đặc biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu

thuật viên. Tuy nhiên theo Nguyên Ngoc Khang (2011), nên sư dung đương

mở sọ dưới trán một bên đối với u kích thước nhỏ và vừa, dưới trán hai bên với

u lớn xâm lấn cả hai bên và đường Pterion với u lệch hẳn về một bên [4]. Trong

nghiên cứu của chúng tôi, vơi cac khôi u nhóm I, hai đương mô đươc sư dung

nhiêu nhât la đương Pterion va dươi tran môt bên. Vơi u nhóm II, đương mô

dươi tran môt bên đươc sư dung nhiêu nhât. Vơi u nhóm III, đương mô đươc

sư dung nhiêu nhât la dươi tran môt bên, sau đo la dươi tran hai bên.

Page 135: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

119

4.5.4. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với tình trạng xâm lấn các cấu

trúc lân cận trong phẫu thuật

4.5.4.1. Xâm lấn hố yên

Chi co ba trương hơp UMNVCY phat triên xâm lân vao hô yên trong

nghiên cưu, 2 trương hơp ơ khôi u nhóm III, trương hơp con lai ơ khôi u nhóm

II. Do sô liêu qua it nên kêt qua nay không co y nghia thông kê.

Để phân biệt UMNVCY với macroadenoma tuyến yên Taylor (1992) đã

đưa ra 3 yếu tố trên phim CHT là: bắt thuốc cản từ mạnh và đồng nhất hơn,

không làm giãn rộng hố yên và xâm lấn vào màng cứng sàn sọ tạo nên hình ảnh

đuôi màng cứng [110].

2/3 trường hợp u xâm lấn hố yên không có sự khác biệt về tín hiệu với

tuyến yên trong các ảnh trước và sau tiêm thuốc đối quang từ. Thực tế những

trường hợp này rất khó phân biệt giữa UMNVCY và macroadenoma của tuyến

yên.

4.5.4.2. Xâm lấn mạch máu lân cận

UMNVCY xâm lân mach mau trên phâu thuât găp nhiêu nhât ơ nhóm

III, co tơi 43,2% (19/44) trương hơp khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân mach

mau trên phâu thuât, trong sô cac trương hơp UMNVCY xâm lân mach mau thi

u nhóm III chiêm tơi 70,4% (19/27 BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la

29,2% (7/24 BN) va 25,9% (7/27 BN) va vơi nhóm I con sô lân lươt la 10%

(1/10 BN) va 3,7% (1/27 BN) .

Ti lê xâm lân đông mach canh trong trên phâu thuât giưa ba nhóm hinh

anh UMNVCY thây tinh trang nay găp nhiêu nhât ơ nhóm III, co 63,6% (28/44

BN) khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân đông mach canh trong trên phâu thuât,

trong sô cac trương hơp UMNVCY xâm lân đông mach canh trong thi u nhóm

Page 136: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

120

III chiêm tơi 87,5% (28/32 BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la 12,5%

(3/24 BN) va 9,4% (3/32 BN) va vơi nhóm I con sô lân lươt la 10% (1/10 BN)

va 3,1% (1/32 BN) . Sư khac biêt la rât co y nghia thông kê vơi p<0,001.

Xâm lân phưc hơp đông mach nao trươc – thông trươc găp nhiêu nhât

ơ nhóm III, co 34,1% (15/44 BN) khôi u nhóm III co dâu hiêu xâm lân phưc

hơp nao trươc – thông trươc trên phâu thuât, trong sô cac trương hơp UMNVCY

xâm lân phưc hơp nao trươc - thông trươc thi u nhóm III chiêm tơi 71,4% (15/21

BN). Đôi vơi nhóm II, con sô lân lươt la 25% (6/24 BN) va 28,6% (6/21 BN)

va vơi nhóm I không co trương hơp nao xâm lân vao phưc hơp nao trươc-thông

trươc. Sư khac biêt giưa ba nhom la co y nghia thông kê ( p=0,009).

Trong nghiên cứu của Liu và cs (2014) tác giả nhận thấy tỉ lệ xâm lấn

phức hợp ĐM não trước – thông trước gặp nhiều nhất ở nhóm III với 66,7%,

nhóm II là 51,9% và ít nhất ở nhóm I là 22,7% [67].

4.5.4.3. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với kết quả phẫu thuật lấy u

Với những u lớn ở vùng nhỏ hẹp và liên quan tới nhiều thành phần mạch

máu thần kinh quan trọng thì việc lấy hết toàn bộ u không dễ dàng chút nào.

Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011) vị trí khó khăn nhất khi lấy UMNVCY là vị

trí u dính vào phức hợp ĐM não trước- thông trước. Ở đây có nhiều nhánh ĐM

nhỏ, di động và dễ bị rách đứt nên nếu u dính vào phức hợp mạch máu này và

là phẫu thuật viên trẻ thì phần u này thường được để lại để an toàn cho BN[4].

Trong nghiên cứu của chúng tôi ti lê mô lấy u không hoan toan Simpson IV cao

nhât ơ nhóm III vơi ti lê 43,2% (19/44 BN), ti lê nay ơ nhóm II chi la 29,2%

(7/24 BN) va nhóm I chi la 10% (1/10 BN).Ơ chiêu ngươc lai, ti lê mô lây u

hoan toan Simpson II cao nhât ơ nhóm I vơi ti lê 80% (8/10 BN), tiêp đên la

nhóm II 62,5% (15/24 BN). Ti lê lây u hoan toan Simpson II ơ nhóm III chi đat

22,7% (10/44 BN). Sư khac biêt giưa ba nhom co y nghia thông kê vơi p=0,001.

Page 137: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

121

Trong nghiên cứu của Liu và cs (2014) tỉ lệ lấy u hoàn toàn là 79%, lấy

u hoàn toàn nhóm I là 86%, nhóm II là 85%, nhóm III là 74% tuy nhiên tác giả

không nêu rõ lấy hết u theo Simpson II (lấy u kèm đốt màng cứng nơi u bám)

hay Simpson III (lấy u đơn thuần không kèm đốt màng cứng) [67].

Page 138: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

122

KẾT LUẬN

1. Đăc điêm hinh anh công hương tư u mang nao vung cu yên

Kích thước trung bình u trên mặt phẳng cắt ngang là 27±11,3mm, trong

đó chủ yếu là các khối u có kích thước từ 2-4cm với tỉ lệ 65,4%, tỉ lệ u dưới

2cm là 23,1%, tỉ lệ u khổng lồ >4cm là 11,5%.

U mang nao vung cu yên có tín hiệu CHT đồng nhất chiếm 92,3%, chủ

yếu nằm ở trung tâm phát triển sang hai bên (67,9%). Trên T1W, toàn bộ u đều

đồng hoặc giảm tín hiệu (65,4% và 34,6%). Trên T2W, toàn bộ u đều đồng

hoặc tăng tín hiệu (19,2% và 80,8%). Trên T2-FLAIR, u chủ yếu tăng tín hiệu

với tỉ lệ 98,7%. Toàn bộ các khối u trong nghiên cứu đều ngấm thuốc đối quang

từ sau tiêm.

Dấu hiệu đuôi màng cứng gặp với tỉ lệ 94,9%, dấu hoành yên gặp với tỉ

lệ 56,4%, phù não quanh u gặp với tỉ lệ 11,5%.

Ti lê u mang nao vung cu yên nhóm I la 12,8%, nhóm II la 30,8% va

nhóm III la 56,4%.

2. Gia tri cua công hương tư trong chân đoan u mang nao vung cu yên

đôi chiêu vơi lâm sang, cân lâm sang va kêt qua phâu thuât

Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán u mang nao vung cu yên

xâm lấn lân cận :

+ Giá trị chẩn đoán xâm lấn hố yên: độ nhạy 66,6%, độ đặc hiệu 93,3%,

tỉ lệ dương tính giả 6,7%, tỉ lệ âm tính giả 33,4%, trị số tiên đoán dương tính

28,6%, trị số tiên đoán âm tính 98,6%, độ chính xác 92,3% và tỉ số khả dĩ dương

tính LR (+) = 10.

+ Giá trị chẩn đoán xâm lấn mạch máu: độ nhạy 77,7%, độ đặc hiệu

92,2%, tỉ lệ dương tính giả 7,8%, tỉ lệ âm tính giả 22,3%, trị số tiên đoán dương

Page 139: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

123

tính 84%, trị số tiên đoán âm tính 88,7%, độ chính xác 87,2% và tỉ số khả dĩ

dương tính LR (+) = 9,92.

+ Giá trị chẩn đoán xâm lấn động mạch cảnh trong: độ nhạy 46,9%, độ

đặc hiệu 95,7%, tỉ lệ dương tính giả 4,3%, tỉ lệ âm tính giả 53,1%, trị số tiên

đoán dương tính 80%, trị số tiên đoán âm tính 88,2%, độ chính xác 75,6% và

tỉ số khả dĩ dương tính LR (+) = 10,8.

+ Giá trị chẩn đoán xâm lấn phức hợp động mạch não trước – thông

trước: độ nhạy 57,1%, độ đặc hiệu 94,7%, tỉ lệ dương tính giả 5,3%, tỉ lệ âm

tính giả 42,9%, trị số tiên đoán dương tính 80%, trị số tiên đoán âm tính 85,7%,

độ chính xác 84,6% và tỉ số khả dĩ dương tính LR (+) = 10,9.

Về liên quan giưa hinh anh công hương tư u mang nao vung cu yên vơi

tinh trang lâm sàng và cận lâm sàng:

+ U mang nao vung cu yên nhóm III co tôn thương cơ năng vê măt năng

nhât vơi 75% tổn thương hai mắt, tiếp đến là nhóm II với 54,2% rồi nhóm I với

20% (p<0,05). Đây cũng là nhóm có tỉ lệ tổn thương thị trường cao nhất vơi

88,7% số mắt trong đo co 59,7% mất thị trường so với nhóm II la 75% và

34,4%, nhóm I la 62,5% và 25% (p< 0,05).

Vê liên quan giưa hinh anh công hương tư u mang nao vung cu yên vơi

kêt qua phẫu thuật:

+ U mang nao vung cu yên nhóm III có tỉ lệ xâm lấn động mạch cảnh

trong và phức hợp động mạch não trước – thông trước trên phẫu thuật lớn nhất

vơi 63,6% và 34,1%, kế đến là nhóm II vơi 12,5% và 25%, cuối cùng là nhóm

I vơi 10% và 0% (p<0,05).

+ U mang nao vung cu yên nhóm III cũng có tỉ lệ mổ lấy u không hoàn

toàn Simpson IV cao nhất 43,2% so với 29,2% của nhóm II và 10% của nhóm

I (p<0,05).

Page 140: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

KIÊN NGHI

1. Chup công hương tư la phương phap co gia tri cao trong chân đoan xâm lân

đinh khu cua UMNVCY do đo nên đươc ap dung thương quy đê đanh gia trươc

mô cho cac trương hơp UMNVCY co chi đinh phâu thuât.

2. Bên canh viêc tiên lương sơ bô kêt qua phâu thuât cua UMNVCY dưa trên

đương kinh ngang lơn nhât cua khôi u thi viêc đanh gia kich thươc va liên quan

cua u vơi cac câu truc lân cân như giao thoa thi giac va cuông tuyên yên cung

rât co y nghia va giup ich trong tiên lương kêt qua điêu tri .

3. Phân loai UMNVCY dưa theo liên quan cua khôi u vơi giao thoa thi giac va

cuông tuyên yên la cach phân loai đơn gian, bươc đâu cho thây co liên quan tơi

mưc đô năng cua bênh trên lâm sang, cân lâm sang cung như co gia tri trong

tiên lương kêt qua phâu thuât, nên đươc đưa vao ap dung lâm sang.

Page 141: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

1. Đặng Vĩnh Hiệp, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Quốc Dũng. Phạm Hòa

Bình (2015), “ U màng não vung củ yên: liên quan giữa hình ảnh cộng

hưởng từ với triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm nội tiết và kết quả phẫu thuật

lấy u”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, tập 10 số 5/2015, tr. 154-159.

2. Đặng Vĩnh Hiệp, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Quốc Dũng (2015),

“Phân loại u màng não vung củ yên trên cộng hưởng từ ứng dụng cho phẫu

thuật: Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân”, Tạp chí y học thực hành, số 11 (986),

tr. 64-66.

Page 142: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Trân Huy Hoan Bao (2003), "Nghiên cưu phâu thuât u mang nao ơ ban

câu đai nao", Luân văn thac sy y hoc, tr. 32.

2. Phan Trung Đông (2000), "Điêu tri phâu thuât u mang nao canh xoang

tinh mach doc trên va liêm nao ", Luân văn thac sy y hoc, tr. 27.

3. Pham Ngoc Hoa (2002), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình

ảnh chụp cắt lớp vi tính của u màng não nội sọ", Luân an tiên si y hoc,

tr. 28.

4. Nguyên Ngoc Khang (2011), "Nghiên cưu chân đoan sơm va đanh gia

kêt qua phâu thuât u mang nao vung cu yên", Luân an tiên si y hoc.

5. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2011), "Khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng

từ của u màng não nội sọ", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.

6. Vo Văn Nho (2003), "Điều trị phẫu thuật các u màng não khổng lồ trong

sọ", Tap chi y hoc TP. Hô Chi Minh. 7(4), tr. 46-51.

7. Vo Văn Nho (2003), "Vi phẫu thuật 35 trường hợp u màng não vùng củ

yên", Tap chi y hoc TP. Hô Chi Minh. 7(4), tr. 42-45.

8. Nguyễn Phong (2002), "U màng não: Đặc điểm dịch tễ học", Tài liệu hội

nghị Ngoại Thần kinh toàn quốc - Hà Nội, tr. 130-131.

9. Nguyên Phong (2001), "U màng não: Nhận xét trên 129 trường hợp được

phẫu thuật", Tài liệu hội nghị Ngoại Thần kinh, tr. 89-90.

10. Nguyên Phong (2003), "Điều trị phẫu thuật các u màng não khổng lồ

trong sọ", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 7(4), tr. 46-51.

11. Nguyên Văn Tân (2005), "Nghiên cưu lâm sang va phâu thuât u mang

nao vung ranh khưu", Luân văn thac sy y hoc, tr. 32-49.

12. Trân Minh Tri (2004), "Nghiên cưu lâm sang va phâu thuât u mang nao

canh be xương bươm", Luân văn thac sy y hoc, tr. 21-22.

Page 143: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

13. Lê Xuân Trung (1997), "U màng não và u các dây thần kinh sọ", Bài

giảng bệnh học ngoại thần kinh, tr. 216-239.

14. Trần Văn Việt (2010), "Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn

đoán u màng não", Tạp chí Y học thực hành (10).

15. Netter Frank H. (2007), Atlas Giải phẫu người, Vietnamese Edition, Nhà

xuất bản Y học.

TIẾNG ANH

16. Al-Mefty O. (1991), "Tuberculum sellae meningiomas", Meningiomas,

Raven Press Ltd, New York, pp. 395-411.

17. Bassiouni H., Asgari S. and Stolke D. (2006), "Tuberculum sellae

meningiomas: functional outcome in a consecutive series treated

microsurgically", Surg Neurol. 66(1), pp. 37-44; discussion 44-5.

18. Bondy M. and Ligon B. L. (1996), "Epidemiology and etiology of

intracranial meningiomas: a review", J Neurooncol. 29(3), pp. 197-205.

19. Bonneville J.F. and Dietemann J.L. (1981), Radiology of the Sella

turcica, Springer - Verlag.

20. Buetow M. P., Buetow P. C. and Smirniotopoulos J. G. (1991), "Typical,

atypical, and misleading features in meningioma", Radiographics. 11(6),

pp. 1087-106.

21. Bulters D. O., Shenouda E., Evans B. T. et al. (2009), "Visual recovery

following optic nerve decompression for chronic compressive

neuropathy", Acta Neurochir (Wien). 151(4), pp. 325-34.

22. Cappabianca P., Cirillo S., Alfieri A. et al. (1999), "Pituitary

macroadenoma and diaphragma sellae meningioma: differential

diagnosis on MRI", Neuroradiology. 41(1), pp. 22-6.

23. Castillo M. (2005), "Pituitary gland: development, normal appearances,

and magnetic resonance imaging protocols", Top Magn Reson Imaging.

16(4), pp. 259-68.

Page 144: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

24. Cattin F., Bonneville F., Andrea I. et al. (2000), "Dural enhancement in

pituitary macroadenomas", Neuroradiology. 42(7), pp. 505-8.

25. Ceylan S., Koc K. and Anik I. (2011), "Extended endoscopic

transphenoidal approach for tuberculum sellae meningiomas", Acta

Neurochir (Wien). 153(1), pp. 1-9.

26. Chi J. H. and McDermott M. W. (2003), "Tuberculum sellae

meningiomas", Neurosurg Focus. 14(6), pp. e6.

27. Chozick B. S., Reinert S. E. and Greenblatt S. H. (1996), "Incidence of

seizures after surgery for supratentorial meningiomas: a modern

analysis", J Neurosurg. 84(3), pp. 382-6.

28. Christensen H. C., Kosteljanetz M. and Johansen C. (2003), "Incidences

of gliomas and meningiomas in Denmark, 1943 to 1997", Neurosurgery.

52(6), pp. 1327-33; discussion 1333-4.

29. Ciric I. and Rosenblatt S. (2001), "Suprasellar meningiomas",

Neurosurgery. 49(6), pp. 1372-7.

30. Claus E. B., Bondy M. L., Schildkraut J. M. et al. (2005), "Epidemiology

of intracranial meningioma", Neurosurgery. 57(6), pp. 1088-95;

discussion 1088-95.

31. Connor S. E. and Penney C. C. (2003), "MRI in the differential diagnosis

of a sellar mass", Clin Radiol. 58(1), pp. 20-31.

32. Daniels D. L., Pojunas K. W., Kilgore D. P. et al. (1986), "MR of the

diaphragma sellae", AJNR Am J Neuroradiol. 7(5), pp. 765-9.

33. Das A., Chapman C. A. and Yap W. M. (2000), "Histological subtypes

of symptomatic central nervous system tumours in Singapore", J Neurol

Neurosurg Psychiatry. 68(3), pp. 372-4.

34. de Divitiis E., Cavallo L. M., Esposito F. et al. (2007), "Extended

endoscopic transsphenoidal approach for tuberculum sellae

meningiomas", Neurosurgery. 61(5 Suppl 2), pp. 229-37; discussion

237-8.

Page 145: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

35. de Divitiis E., Cavallo L. M., Esposito F. et al. (2008), "Extended

endoscopic transsphenoidal approach for tuberculum sellae

meningiomas", Neurosurgery. 62(6 Suppl 3), pp. 1192-201.

36. de Divitiis E., Esposito F., Cappabianca P. et al. (2008), "Tuberculum

sellae meningiomas: high route or low route? A series of 51 consecutive

cases", Neurosurgery. 62(3), pp. 556-63; discussion 556-63.

37. Derman A., Shields M., Davis A. et al. (2013), "Diseases of the sella and

parasellar region: an overview", Semin Roentgenol. 48(1), pp. 35-51.

38. Drevelegas A. (2005), "Extra-axial brain tumors", Eur Radiol. 15(3), pp.

453-67.

39. Elster A. D., Challa V. R., Gilbert T. H. et al. (1989), "Meningiomas:

MR and histopathologic features", Radiology. 170(3 Pt 1), pp. 857-62.

40. Fahlbusch R. and Schott W. (2002), "Pterional surgery of meningiomas

of the tuberculum sellae and planum sphenoidale: surgical results with

special consideration of ophthalmological and endocrinological

outcomes", J Neurosurg. 96(2), pp. 235-43.

41. Filippi C. G., Edgar M. A., Ulug A. M. et al. (2001), "Appearance of

meningiomas on diffusion-weighted images: correlating diffusion

constants with histopathologic findings", AJNR Am J Neuroradiol.

22(1), pp. 65-72.

42. Finn J. E. and Mount L. A. (1974), "Meningiomas of the tuberculum

sellae and planum sphenoidale. A review of 83 cases", Arch Ophthalmol.

92(1), pp. 23-7.

43. Galal A., Faisal A., Al-Werdany M. et al. (2010), "Determinants of

postoperative visual recovery in suprasellar meningiomas", Acta

Neurochir (Wien). 152(1), pp. 69-77.

44. Goel A., Muzumdar D. and Desai K. I. (2002), "Tuberculum sellae

meningioma: a report on management on the basis of a surgical

experience with 70 patients", Neurosurgery. 51(6), pp. 1358-63;

discussion 1363-4.

Page 146: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

45. Guy R. L., Benn J. J., Ayers A. B. et al. (1991), "A comparison of CT

and MRI in the assessment of the pituitary and parasellar region", Clin

Radiol. 43(3), pp. 156-61.

46. Hakyemez B., Yildirim N., Gokalp G. et al. (2006), "The contribution of

diffusion-weighted MR imaging to distinguishing typical from atypical

meningiomas", Neuroradiology. 48(8), pp. 513-20.

47. Hallinan J. T., Hegde A. N. and Lim W. E. (2013), "Dilemmas and

diagnostic difficulties in meningioma", Clin Radiol. 68(8), pp. 837-44.

48. Hamilton B. E., Salzman K. L., Patel N. et al. (2006), "Imaging and

clinical characteristics of temporal bone meningioma", AJNR Am J

Neuroradiol. 27(10), pp. 2204-9.

49. Helseth A. (1995), "The incidence of primary central nervous system

neoplasms before and after computerized tomography availability", J

Neurosurg. 83(6), pp. 999-1003.

50. Hoeffner E. G., Mukherji S. K., Srinivasan A. et al. (2012),

"Neuroradiology back to the future: brain imaging", AJNR Am J

Neuroradiol. 33(1), pp. 5-11.

51. Honegger J., Fahlbusch R., Buchfelder M. et al. (1993), "The role of

transsphenoidal microsurgery in the management of sellar and parasellar

meningioma", Surg Neurol. 39(1), pp. 18-24.

52. Hutzelmann A., Palmie S., Buhl R. et al. (1998), "Dural invasion of

meningiomas adjacent to the tumor margin on Gd-DTPA-enhanced MR

images: histopathologic correlation", Eur Radiol. 8(5), pp. 746-8.

53. Ibebuike K., Ouma J. and Gopal R. (2013), "Meningiomas among

intracranial neoplasms in Johannesburg, South Africa: prevalence,

clinical observations and review of the literature", Afr Health Sci. 13(1),

pp. 118-21.

54. Jallo G. I. and Benjamin V. (2002), "Tuberculum sellae meningiomas:

microsurgical anatomy and surgical technique", Neurosurgery. 51(6),

pp. 1432-39; discussion 1439-40.

Page 147: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

55. Kallio M., Sankila R., Hakulinen T. et al. (1992), "Factors affecting

operative and excess long-term mortality in 935 patients with intracranial

meningioma", Neurosurgery. 31(1), pp. 2-12.

56. Kim C.J. and Hong S.H. (2008), "Tuberculum Sellae Menningiomas",

Meningiomas: Diagnosis, Treatment and Outcome, Springer-Velag,

London, pp. 333-346.

57. Kim K. S., Rogers L. F. and Lee C. (1983), "The dural lucent line:

characteristic sign of hyperostosing meningioma en plaque", AJR Am J

Roentgenol. 141(6), pp. 1217-21.

58. Kono K., Inoue Y., Nakayama K. et al. (2001), "The role of diffusion-

weighted imaging in patients with brain tumors", AJNR Am J

Neuroradiol. 22(6), pp. 1081-8.

59. Kornienko V. N. and Pronin I. N. (2009), "Tumours of the meninges ",

Diagnostic Neuroradiology, pp. 719-806.

60. Kudo H., Takaishi Y., Minami H. et al. (1997), "Intrasellar meningioma

mimicking pituitary apoplexy: case report", Surg Neurol. 48(4), pp. 374-

81.

61. Kuratsu J. and Ushio Y. (1997), "Epidemiological study of primary

intracranial tumours in elderly people", J Neurol Neurosurg Psychiatry.

63(1), pp. 116-8.

62. Kurland L. T., Schoenberg B. S., Annegers J. F. et al. (1982), "The

incidence of primary intracranial neoplasms in Rochester, Minnesota,

1935-1977", Ann N Y Acad Sci. 381, pp. 6-16.

63. Kwancharoen R., Blitz A. M., Tavares F. et al. (2013), "Clinical features

of sellar and suprasellar meningiomas", Pituitary.

64. Leu C. H., Hu T. L., Shen C. C. et al. (1998), "Tuberculum sellae

meningiomas: clinical manifestation, radiologic diagnosis, surgery and

visual outcome", Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei). 61(1), pp. 1-7.

65. Li X., Liu M., Liu Y. et al. (2007), "Surgical management of Tuberculum

sellae meningiomas", J Clin Neurosci. 14(12), pp. 1150-4.

Page 148: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

66. Lieu A. S. and Howng S. L. (2000), "Intracranial meningiomas and

epilepsy: incidence, prognosis and influencing factors", Epilepsy Res.

38(1), pp. 45-52.

67. Liu Y., Chotai S., Ming C. et al. (2014), "Characteristics of midline

suprasellar meningiomas based on their origin and growth pattern", Clin

Neurol Neurosurg. 125, pp. 173-81.

68. Louis D. N., Ohgaki H., Wiestler O. D. et al. (2007), "The 2007 WHO

classification of tumours of the central nervous system", Acta

Neuropathol. 114(2), pp. 97-109.

69. Louis D.N. (2000), Meningiomas, Pathology & Genetic of Tumour of the

Nervous System, IARC Press, Lyon.

70. Lysack John T. and Schaefer Pamela W. (2008), "Imaging of the

Pituitary Gland, Sella, and Parasellar Region", Contemporary

Endocrinology: Diagnosis and Management of Pituitary Disorders,

Humana Press, pp. 45-90.

71. Maiuri F., Iaconetta G., de Divitiis O. et al. (1999), "Intracranial

meningiomas: correlations between MR imaging and histology", Eur J

Radiol. 31(1), pp. 69-75.

72. Mancall Elliott L. and Brock David G. (2011), "Cranial Nerves", Gray's

Clinical Neuroanatomy: The Anatomic Basis for Clinical Neuroscience,

Elsevier Saunders, pp. 185-208.

73. Mawrin C. and Perry A. (2010), "Pathological classification and

molecular genetics of meningiomas", J Neurooncol. 99(3), pp. 379-91.

74. Michael A. S. and Paige M. L. (1988), "MR imaging of intrasellar

meningiomas simulating pituitary adenomas", J Comput Assist Tomogr.

12(6), pp. 944-6.

75. Nagar V. A., Ye J. R., Ng W. H. et al. (2008), "Diffusion-weighted MR

imaging: diagnosing atypical or malignant meningiomas and detecting

tumor dedifferentiation", AJNR Am J Neuroradiol. 29(6), pp. 1147-52.

Page 149: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

76. Nakamura H., Makino K., Yano S. et al. (2011), "Epidemiological study

of primary intracranial tumors: a regional survey in Kumamoto

prefecture in southern Japan--20-year study", Int J Clin Oncol. 16(4), pp.

314-21.

77. Nakamura M., Roser F., Struck M. et al. (2006), "Tuberculum sellae

meningiomas: clinical outcome considering different surgical

approaches", Neurosurgery. 59(5), pp. 1019-28; discussion 1028-9.

78. Nelson P. K., Setton A., Choi I. S. et al. (1994), "Current status of

interventional neuroradiology in the management of meningiomas",

Neurosurg Clin N Am. 5(2), pp. 235-59.

79. New P. F., Hesselink J. R., O'Carroll C. P. et al. (1982), "Malignant

meningiomas: CT and histologic criteria, including a new CT sign",

AJNR Am J Neuroradiol. 3(3), pp. 267-76.

80. Nho Vo Văn and Phong Nguyên (2004), "Microsurgery with 26 cases of

tuberculum sellae meningiomas", International Congress Series 1259,

Tokyo,, pp. 53-57.

81. Ogbole G. I., Adeyinka O. A., Okolo C. A. et al. (2012), "Low field MR

imaging of sellar and parasellar lesions: experience in a developing

country hospital", Eur J Radiol. 81(2), pp. e139-46.

82. Ormond D. R. and Hadjipanayis C. G. (2013), "The Supraorbital

Keyhole Craniotomy through an Eyebrow Incision: Its Origins and

Evolution", Minim Invasive Surg. 2013, pp. 296469.

83. Osborn Anne G. (2004), Diagnostic imaging: Brain, Amirsys, II-4-56-

59.

84. Osborn Anne G. (2013), "Tumor of the meninges", Osborn's Brain:

Imaging, Pathology, and Anatomy, pp. 584 - 613.

85. Ostrom Q. T., Gittleman H., Liao P. et al. (2014), "CBTRUS statistical

report: primary brain and central nervous system tumors diagnosed in the

United States in 2007-2011", Neuro Oncol. 16 Suppl 4, pp. iv1-63.

Page 150: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

86. Park B. J., Kim H. K., Sade B. et al. (2008), "Epidemiology",

Meningiomas: Diagnosis, treatment, and outcome, Springer-Velag,

London, pp. 11-14.

87. Park C. K., Jung H. W., Yang S. Y. et al. (2006), "Surgically treated

tuberculum sellae and diaphragm sellae meningiomas: the importance of

short-term visual outcome", Neurosurgery. 59(2), pp. 238-43; discussion

238-43.

88. Pieper D. R., Al-Mefty O., Hanada Y. et al. (1999), "Hyperostosis

associated with meningioma of the cranial base: secondary changes or

tumor invasion", Neurosurgery. 44(4), pp. 742-6; discussion 746-7.

89. Potter Guy D. (1971), "Sectional anatomy and tomography of the head".

90. Prayson R.A. (2008), "Pathology of meningiomas", Meningiomas:

Diagnosis, Treatment and Outcome, Springer-Velag, London, pp. 31-43.

91. Preston-Martin S. (1989), "Descriptive epidemiology of primary tumors

of the brain, cranial nerves and cranial meninges in Los Angeles

County", Neuroepidemiology. 8(6), pp. 283-95.

92. Puchner M. J., Fischer-Lampsatis R. C., Herrmann H. D. et al. (1998),

"Suprasellar meningiomas--neurological and visual outcome at long-

term follow-up in a homogeneous series of patients treated

microsurgically", Acta Neurochir (Wien). 140(12), pp. 1231-8.

93. Rachin J. R. and Rosenblum M. L. (1991), "Etilogy and Biology of the

meningiomas", Meningiomas, Raven Press Ltd, New York, pp. 27-35.

94. Radhakrishnan K., Mokri B., Parisi J. E. et al. (1995), "The trends in

incidence of primary brain tumors in the population of Rochester,

Minnesota", Ann Neurol. 37(1), pp. 67-73.

95. Rizzo Joseph F. (2005), "Embryology, Anatomy, and Physiology of

Afferent Visuall Pathway", Walsh and Hoyt's Clinical Neuro-

ophthalmology, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 03-82.

Page 151: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

96. Rosenstein J. and Symon L. (1984), "Surgical management of suprasellar

meningioma. Part 2: Prognosis for visual function following

craniotomy", J Neurosurg. 61(4), pp. 642-8.

97. Roser F., Samii M., Ostertag H. et al. (2004), "The Ki-67 proliferation

antigen in meningiomas. Experience in 600 cases", Acta Neurochir

(Wien). 146(1), pp. 37-44; discussion 44.

98. Ruscalleda J. (2005), "Imaging of parasellar lesions", Eur Radiol. 15(3),

pp. 549-59.

99. Saloner D., Uzelac A., Hetts S. et al. (2010), "Modern meningioma

imaging techniques", J Neurooncol. 99(3), pp. 333-40.

100. Sheehan J. P., Starke R. M., Kano H. et al. (2014), "Gamma Knife

radiosurgery for sellar and parasellar meningiomas: a multicenter study",

J Neurosurg. 120(6), pp. 1268-77.

101. Shimizu T., Miki H., Takeguchi T. et al. (2003), "Usefulness of turbo-

fluid-attenuated inversion-reovery (tFLAIR) sequence in diagnosing

meningioma", Radiat Med. 21(2), pp. 55-61.

102. Simpson D. (1957), "The recurrence of intracranial meningiomas after

surgical treatment", J Neurol Neurosurg Psychiatry. 20(1), pp. 22-39.

103. Spektor S., Valarezo J., Fliss D. M. et al. (2005), "Olfactory groove

meningiomas from neurosurgical and ear, nose, and throat perspectives:

approaches, techniques, and outcomes", Neurosurgery. 57(4 Suppl), pp.

268-80; discussion 268-80.

104. Starke R. M., Przybylowski C. J., Sugoto M. et al. (2015), "Gamma

Knife radiosurgery of large skull base meningiomas", J Neurosurg.

122(2), pp. 363-72.

105. Stessin A. M., Schwartz A., Judanin G. et al. (2012), "Does adjuvant

external-beam radiotherapy improve outcomes for nonbenign

meningiomas? A Surveillance, Epidemiology, and End Results (SEER)-

based analysis", J Neurosurg. 117(4), pp. 669-75.

Page 152: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

106. Strojan P., Popovic M. and Jereb B. (2000), "Secondary intracranial

meningiomas after high-dose cranial irradiation: report of five cases and

review of the literature", Int J Radiat Oncol Biol Phys. 48(1), pp. 65-73.

107. Swienton D. J. and Thomas A. G. (2014), "The visual pathway--

functional anatomy and pathology", Semin Ultrasound CT MR. 35(5),

pp. 487-503.

108. Symon L. and Rosenstein J. (1984), "Surgical management of suprasellar

meningioma. Part 1: The influence of tumor size, duration of symptoms,

and microsurgery on surgical outcome in 101 consecutive cases", J

Neurosurg. 61(4), pp. 633-41.

109. Takeguchi T., Miki H., Shimizu T. et al. (2004), "The dural tail of

intracranial meningiomas on fluid-attenuated inversion-recovery

images", Neuroradiology. 46(2), pp. 130-5.

110. Taylor S. L., Barakos J. A., Harsh G. R. th et al. (1992), "Magnetic

resonance imaging of tuberculum sellae meningiomas: preventing

preoperative misdiagnosis as pituitary macroadenoma", Neurosurgery.

31(4), pp. 621-7; discussion 627.

111. Whittle I. R., Smith C., Navoo P. et al. (2004), "Meningiomas", Lancet.

363(9420), pp. 1535-43.

112. Wiemels J., Wrensch M. and Claus E. B. (2010), "Epidemiology and

etiology of meningioma", J Neurooncol. 99(3), pp. 307-14.

113. Yamaki T., Tanabe S., Sohma T. et al. (1988), "Feeding arteries of

parasellar meningiomas--angiographic study of medial sphenoid ridge

and tuberculum sellae meningiomas", Neurol Med Chir (Tokyo). 28(6),

pp. 553-8.

114. Yamamoto J., Kakeda S., Takahashi M. et al. (2011), "Dural attachment

of intracranial meningiomas: evaluation with contrast-enhanced three-

dimensional fast imaging with steady-state acquisition (FIESTA) at 3 T",

Neuroradiology. 53(6), pp. 413-23.

Page 153: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

115. Yamasaki F., Kurisu K., Satoh K. et al. (2005), "Apparent diffusion

coefficient of human brain tumors at MR imaging", Radiology. 235(3),

pp. 985-91.

116. Zimmerman R. D., Fleming C. A., Saint-Louis L. A. et al. (1985),

"Magnetic resonance imaging of meningiomas", AJNR Am J

Neuroradiol. 6(2), pp. 149-57.

Page 154: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

PHỤ LỤC 1

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

Số thứ tự: ......................

Số Bệnh án:………………

Số nhập viện:………………

I. HÀNH CHÁNH

- Họ và tên: ………………………………………………………………

- Tuổi : ……………………. Nam Nữ

- Địa chỉ :…………………………………………………………………

- Ngày nhập viện:…………………………………………………………

- Ngày xuất viện:……………………........................................................

- Ngày mổ: ……………………………………………………………....

- Lý do vào viện:

o Đau đầu Thời gian…………………….

o Giảm/mất thị lực Thời gian…………………….

o Khác..................................... Thời gian…………………….

o Khác………………………… Thời gian…………………….

II. TIỀN SỬ LIÊN QUAN:

- Gia đình Có Không

Cụ thể……………………………………….

- Bản thân

o Phát hiện u, không điều trị

o Đã điều trị phẫu thuật, nay tái phát

o Đã điều trị bằng Gamma-knife, nay tái phát

o Chưa từng phát hiện u

o Khác…………………………………………………………..

Page 155: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

III. LÂM SÀNG:

1. Nhức đầu Có Không

2. Giảm/mất thị lực Có Không

Một mắt (mắt ……………….)

Hai mắt

3. Rối loạn nội tiết Có Không

Tiết sữa

Rối loạn kinh nguyệt

Khác…………………………………………

Khác…………………………………………

4. Động kinh Có Không

5. Rối loạn tâm thần Có Không

6. Yếu/liệt chi Có Không

7. Rối loạn tri giác Có Không

Glassgow………………điểm

8. Tăng áp nội sọ Có Không

9. Khác…………………………………………………………………

10. Khác…………………………………………………………………

III. CẬN LÂM SÀNG:

1. Khám thị lực:

Mắt phải: ……………………./10

Mắt trái: ……………………../10

2. Soi đáy mắt: Có Không

Mắt phải:

Teo gai Phù gai Gai thị bạc màu Bình thường

Page 156: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Mắt trái:

Teo gai Phù gai Gai thị bạc màu Bình thường

3. Đo thị trường: Có Không

Mắt phải:

Thu hẹp thị trường Mất Không rối loạn

Mắt trái:

Thu hẹp thị trường Mất Không rối loạn

4. Xét nghiệm nội tiết: Có Không

Giá trị Bình thường Thay đổi

fT3 1,5-4,2 pg/ml

fT4 8-20 pg/ml

TSH 0,4-7 mIU/ml

GH M:0,09-3,83

F: 0,1-7

LH 16-66 mIU/ml

FSH 30-118 mIU/ml

Progesterone 0,21-0,56 ng/ml

Prolatin M:5-18, F:6-29

ACTH 7,9-66,1 pg/ml

Vasopressin 0-100 ng/ml

Cortisol Sáng 50-230

Chiều 30-150

Page 157: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

IV. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

1. Đường mổ:

a. Pterion trái

b. Pterion phải

c. Dưới trán bên phải

d. Dưới trán bên trái

e. Dưới trán hai bên

f. Đường qua cung mày (Key hole)

g. Đường qua xoang bướm

2. Mức độ lấy u: Hoàn toàn Không hoàn toàn

3. Đánh giá xâm lấn u trong phẫu thuật:

- Hố yên:

o Xâm lấn hố yên: Có Không

- Cuống yên:

Xâm lấn Chèn ép Không ảnh hưởng

- Giao thoa:

Xâm lấn Chèn ép Không ảnh hưởng

- Thần kinh thị:

Bên phải:

Vị trí: Chèn ép Xâm lấn Không ảnh hưởng

Bên trái:

Vị trí: Chèn ép Xâm lấn Không ảnh hưởng

- Mạch máu:

Phức hợp ĐM cảnh trong – Xoang hang

Bên phải:

Page 158: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Chèn ép Xâm lấn Bình thường

Bên trái:

Chèn ép Xâm lấn Bình thường

ĐM não trước – thông trước

Chèn ép Xâm lấn Bình thường

ĐM não giữa

Bên phải: Chèn ép Xâm lấn Bình thường

Bên trái: Chèn ép Xâm lấn Bình thường

4. Kết quả sau phẫu thuật: Tốt Vừa Xấu

5. Karnofsky:……………………………..

V. KẾT QUẢ GIẢI PHẪU BỆNH:

Phân độ mô bệnh học: WHO I WHO 2 WHO 3

Cụ thể…………………………………………………

VI. HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ

1. Các chuỗi xung:

a. T1W: Coronal Sagittal Axial

b. T1W-Gd: Coronal Sagittal Axial

c. T2W: Coronal Sagittal Axial

d. FLAIR: Coronal Sagittal Axial

e. DWI: Coronal Sagittal Axial

f. PD: Coronal Sagittal Axial

g. Khác…………………………………………………………

h. Khác…………………………………………………………

2. Đặc điểm u :

Vị trí: Trung tâm Lệch bên (P) Lệch bên (T)

Page 159: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

Kích thước:

Đường kính trước sau (sagittal):………………………….

Đường kính ngang (axial):……………………………..

Đường kính trên dưới (sagittal):………………………….

Hướng lan chính:

Ra sau Lên trên Xuống dưới Ra trước

Sang phải Sang trái

Ranh giới: Rõ Không rõ

Đường bờ:

Tròn nhẵn Đa cung

Cấu trúc u:

Đồng nhất Không đồng nhất

Vôi hóa : Có Không

Tín hiệu u :

T1W : Đồng TH Giảm TH Tăng TH

T2W : Đồng TH Giảm TH Tăng TH

T2Flair : Đồng TH Giảm TH Tăng TH

DWI: Đồng TH Giảm TH Tăng TH

Khác…………………………………………………………….

Bắt thuốc sau tiêm trên T1W: Đồng nhất Không đồng nhất

Mức độ bắt thuốc: Cao Trung bình Thấp

Các dấu hiệu:

- Dấu hiệu đuôi màng cứng Có Không

- Dấu khe dịch não tủy Có Không

- Dấu hiệu bó mạch trong u: Có Không

Page 160: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

- Dấu hiệu xâm lấn hủy xương: Có Không

- Phù não quanh u : Có Không

Phân độ phù (theo Kazner)

Độ I Độ II Độ III

3. Liên quan u với giao thoa thị giác:

- Quan sát được giao thoa: Có Không

- Liên quan u với giao thoa:

Chèn ép Xâm lấn Không đánh giá được

Hướng chèn ép: Ra sau Lên trên Lệch trái Lệch phải

4. Liên quan u với thần kinh thị và lỗ thị giác:

- Thần kinh thị:

Bên phải:

Chèn ép, xâm lấn Bình thường Không đánh giá được

Bên trái:

Chèn ép, xâm lấn Bình thường Không đánh giá được

- Liên quan lỗ thị giác:

U lan vào lỗ thị giác phải

U lan vào lỗ thị giác trái

Không lan

5. Liên quan hố yên và tuyến yên:

Rộng hố yên: Có Không

U xâm lấn hố yên Có Không Không đánh giá được

Tuyến yên:

Trước tiêm thuốc:

- Điểm sáng thùy sau (T1W): Có Không Không đánh giá được

Page 161: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

- Phân biệt được tuyến yên và u: Có Không

- Tín hiệu của u so với tuyến yên:

Tương đương Thấp hơn Cao hơn

Sau tiêm thuốc:

- Phân biệt được tuyến yên và u: Có Không

- Tín hiệu của u so với tuyến yên

Tương đương Thấp hơn Cao hơn

Cuống tuyến yên: Quan sát được Không quan sát được

Bị u chèn ép, xâm lấn Có Không

Dấu hoành yên Có Không

6. Liên quan với mạch máu:

Phức hợp ĐM cảnh trong – Xoang hang

Bên phải:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

Bên trái:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

Phức hợp ĐM não trước-thông trước

Bên phải:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

Bên trái:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

ĐM não giữa

Bên phải:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

Bên trái:

Bao bọc, xâm lấn Chèn ép Bình thường

Page 162: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU