nghien cuu khoa hoc cua khuyen3

60
-1- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài........................1 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................2 1.1.Molipden và dư lượng của nó trong môi trường...2 1.1.1.Giới thiệu về Molipden.......................2 1.1.2.Nguồn gốc xuất hiện của Molipden trong súp lơ 2 1.1.3.Vai trò của Molipden.........................2 1.1.4.Tác hại của Molipden.........................2 1.2.Các phương pháp vô cơ hóa mẫu..................3 1.2.1.Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô................3 1.2.2.Phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt................3 1.2.3.Phương pháp vô cơ mẫu khô –ướt kết hợp.......4 1.3.Các phương pháp xác định vi lượng Molipden.....4 1.3.1.Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên.........4 1.3.2.Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 4 1.3.3.Phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS........4 1.4.Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS...........5

Upload: hathu-nguyen

Post on 04-Aug-2015

260 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-1-

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................2

1.1.Molipden và dư lượng của nó trong môi trường....................................2

1.1.1.Giới thiệu về Molipden..........................................................................2

1.1.2.Nguồn gốc xuất hiện của Molipden trong súp lơ.................................2

1.1.3.Vai trò của Molipden.............................................................................2

1.1.4.Tác hại của Molipden.............................................................................2

1.2.Các phương pháp vô cơ hóa mẫu............................................................3

1.2.1.Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô.........................................................3

1.2.2.Phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt..........................................................3

1.2.3.Phương pháp vô cơ mẫu khô –ướt kết hợp..........................................4

1.3.Các phương pháp xác định vi lượng Molipden......................................4

1.3.1.Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên............................................4

1.3.2.Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)...........................4

1.3.3.Phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS..........................................4

1.4.Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS.............................................5

1.4.1.Giới thiệu phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS..........5

1.4.2.Các điều kiện tối ưu cho phương pháp phân tích...............................6

1.5. Đánh giá sai số thống kê trong phân tích......................................................................8

1.5.1. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối............................................................................8

Page 2: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-2-

1.5.2. Các đại lượng để đánh giá sai số trong phân tích.......................................................9

1.5.3. Cách xác định sai số.................................................................................................10

1.6.Tình hình nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong rau ở Việt Nam và trên thế giới...................................................................10

1.6.1. Tình hình nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong rau trên thế giới.............................................................................................10

1.7.Sơ lược vài nét về súp lơ........................................................................12

CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1.Dụng cụ ,thiết bị ,hóa chất......................................................................12

2.1.1.Dụng cụ................................................................................................. 12

2.1.2.Thiết bị..................................................................................................12

2.1.3.Hóa chất................................................................................................12

2.2.Cách pha các loại dung dịch...................................................................13

2.2.1.Pha dung dịch chuẩn gốc amonimolipdat (NH4)6Mo7O24.4H2O......13

2.2.2.Pha các dung dịch khác.......................................................................13

2.3.Nội dung nghiên cứu....................................................................................................14

2.4.Thực nghiệm nghiên cứu điều kiện vô cơ hóa mẫu......................................................14

2.4.1.Dung môi vô cơ hóa mẫu..........................................................................................14

2.4.2.Khảo sát nhiệt độ và thời gian nung tối ưu................................................................14

2.5.Thực nghiệm nghiên cứu điều kiện tối ưu phân tích hàm lượng Molipden trong súp lơ bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS.................................................................14

2.5.1.Khảo sát chọn vạch đo...............................................................................................14

2.5.2.Khảo sát sự bền màu của phức giữa Mo5+ với thuốc thử theo thời gian...................15

2.5.3.Khảo sát ảnh hưởng của Cu2+....................................................................................15

Page 3: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-3-

2.5.3.Khảo sát ảnh hưởng của Fe3+.....................................................................................15

2.5.4.Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính.........................................................................16

2.5.5.Xây dựng đường chuẩn.............................................................................................16

2.7.Đánh giá hiệu suất thu hồi............................................................................................16

2.8.Đánh giá sai số thống kê của phương pháp..................................................................17

2.9.Quy trình khảo sát........................................................................................................17

2.10.Áp dụng phân tích một số mẫu súp lơ thực tế trên địa bàn các chợ thuộc thành phố Đà Nẵng .............................................................................................................................17

2.10.1. Chuẩn bị mẫu súp lơ...............................................................................................17

2.10.2.Các địa điểm lấy mẫu.............................................................................................17

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.........................................................................17

3.1.Kết quả khảo sát điều kiện vô cơ hóa mẫu...................................................................17

3.1.1.Kết quả khảo sát dung môi vô cơ hóa mẫu................................................................17

3.1.2.Kết quả khảo sát nhiệt độ và thời gian nung mẫu.....................................................18

3.2.Kết quả khảo sát điều kiện xác định Molipden..........................................................18

3.2.1.Kết quả khảo sát chọn vạch đo..................................................................................18

3.2.2.Kết quả khảo sát độ bền màu của phức theo thời gian..............................................19

3.2.3.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Cu2+ đối với việc xác định Molipden....................20

3.2.4.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Fe3+ đối với việc xác định Molipden.....................22

3.2.5.Loại trừ ảnh hưởng của Fe3+......................................................................................23

3.4.Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính............................................................................25

3.5.Kết quả xây dựng đường chuẩn....................................................................................26

3.6.Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp...................................................28

3.7.Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp.....................................................29

3.8.Quy trình phân tích xác định hàm lượng Molipden trong súp lơ.................................30

Page 4: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-4-

3.9.Kết quả phân tích mẫu thực tế......................................................................................32

KẾT LUẬN........................................................................................................................34

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................34

Page 5: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-5-

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay dân số gia tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta cần

có nhiều lương thực, thực phẩm, cụ thể là cung cấp trong các bữa ăn hàng ngày. Rau cũng

là nguồn thức ăn bổ dưỡng nuôi sống con người. Rau không những cung cấp một lượng

lớn sinh tố A, B, C…, mà còn cung cấp một phần các nguyên tố vi,lượng rất cần thiết

trong cấu tạo tế bào.

Rau còn là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Nhưng nếu trong rau chứa một lượng lớn kim loại nặng thì sẽ gây hại cho con người.

Dư lượng còn lại của các kim loại nặng trong rau ,trong đó Molipden là nguyên

nhân gây ra nhiều căn bệnh cho người và động vật .Để góp phần đánh giá hàm lượng

Molipden trong rau , chúng tôi thực hiện đề tài :“Nghiên cứu phân tích hàm lượng

Molipden trong súp lơ bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS”.

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần xây dựng quy trình phân tích hàm lượng Molipden trong súp lơ

phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Trên cơ sở đó áp dụng vào phân

tích một số mẫu thực tế, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại Molipden trong súp lơ trên

một số khu vực chợ thuộc thành phố Đà Nẵng .

Page 6: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-6-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Molipden và dư lượng của nó trong môi trường

1.1.1.Giới thiệu về Molipden

Molipđen được nhà hóa học Thụy Điển là Cac Vinhem Sele (Karl Wihelm

Scheele) phát hiện ra vào năm 1778.

Molypden là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm 6 với ký hiệu Mo và số nguyên

tử 42, là một kim loại chuyển tiếp với độ âm điện 1,8 trên thang Pauling và nguyên tử

lượng 95,9 g/mol.

1.1.2.Nguồn gốc xuất hiện của Molipden trong súp lơ

Nguyên nhân làm cho sự tích luỹ lượng Molipden trong súp lơ cao chủ yếu do sử

dụng lượng phân đạm dạng hóa học và phân bón vi lượng quá nhiều và bón gần thời gian

thu hoạch.Hoặc do nguồn nước và đất trồng có chứa quá nhiều lượng này .

Vai trò quan 1.1.3.Vai trò của Molipden

trọng nhất của các nguyên tử molypden trong các sinh vật sống là các nguyên tử dị-kim

loại trong khu vực hoạt hóa của một số enzym nhất định. Molipden có vai trò quan trọng

trong cố định nitơ ở một số loài vi khuẩn, enzym nitrogenaza tham gia vào bước cuối

cùng để khử phân tử nitơ thường chứa molypden trong khu vực hoạt hóa .

Molypden có mặt trong khoảng 20 enzym ở động vật, bao gồm anđehyt oxidaza,

sulfit oxidaza, xanthin oxidaza.Ở một số động vật, sự ôxi hóa xanthin thành axít uric, một

quá trình dị hóa purin, được xúc tác bằng xanthin oxidaza, một enzym chứa molypden.

1.1.4.Tác hại của Molipden

Nhu cầu hấp thụ trung bình mỗi ngày đối với molypden là khoảng 0,3 mg. Hấp

thụ trên 0,4 mg có thể gây ngộ độc. Thiếu hụt molypden, gây ra do hấp thụ dưới 0,05

mg/ngày, có thể gây ra còi cọc, giảm ngon miệng và giảm khả năng sinh sản. Tungstat

natri là tác nhân kìm hãm và ức chế molypden.

Page 7: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-7-

Một lượng lớn molypden có thể gây cản trở sự hấp thụ đồng của cơ thể, bằng sự

ngăn chặn các protein của huyết tương trong việc liên kết đồng cũng như gia tăng lượng

đồng bị bài tiết theo đường nước tiểu.

Các động vật nhai lại nếu tiêu thụ lượng lớn molypden sẽ phát sinh các triệu

chứng như tiêu chảy, còi cọc, bệnh thiếu máu và mất sắc tố ở lông.

1.2.Các phương pháp vô cơ hóa mẫu

1.2.1.Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô

●Nguyên tắc :

Kỹ thuật tro hóa khô là kỹ thuật nung để xử lý mẫu trong lò nung ở nhiệt độ thích

hợp (4500C – 7000C), sau đó hòa tan mẫu bằng dung dịch muối hay axit phù hợp. Khi

nung, các chất hữu cơ của mẫu sẽ bị đốt cháy hoàn toàn thành CO2 và H2O.

1.2.2.Phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt

●Nguyên tắc

Dùng axit đặc có tính oxi hóa mạnh ( HNO3, HClO4 ,…), hay hỗn hợp các axit đặc

có tính oxi hóa mạnh ( HNO3+ HClO4) hoặc hỗn hợp một axit mạnh và một chất oxi

hóa mạnh ( HNO3 + H2O2 ),… để phân hủy hết chất hữu cơ và chuyển các kim loại ở

dạng hữu cơ về dạng các ion trong dung dịch muối vô cơ. Việc phân hủy có thể thực

hiện trong hệ đóng kín (áp suất cao ), hay trong hệ mở ( áp suất thường). Lượng axit

thường phải dùng gấp từ 10 – 15 lần lượng mẫu, tùy thuộc mỗi loại mẫu và cấu trúc

vật lý, hóa học của nó. Thời gian phân hủy mẫu trong các hệ hở, bình Kendan, ống

nghiệm, cốc…thường từ vài giờ đến hàng chục giờ, cũng tùy loại mẫu và bản chất các

chất, còn nếu dùng lò vi sóng hệ kín thì chỉ cần vài chục phút. Khi phân hủy xong phải

đuổi hết axit dư trước khi định mức và tiến hành đo phổ.

1.2.3.Phương pháp vô cơ mẫu khô –ướt kết hợp

●Nguyên tắc

Page 8: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-8-

Mẫu được phân hủy trong chén hay cốc nung mẫu .Trước tiên người ta thực hiện

xử lý ướt sơ bộ trong cốc ,hay chén nung băng một lượng nhỏ axit và chất phụ gia

để phá vỡ cấu trúc ban đầu của các hợp chất mẫu và tạo điều kiện giữ một số nguyên

tố có thể bay hơi khi nung .Sau đó mới đem nung ở nhiệt độ thích hợp

1.3.Các phương pháp xác định vi lượng Molipden

1.3.1.Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên

Phương pháp AES dựa trên sự xuất hiện phổ phát xạ của nguyên tử tự do của

nguyên tố phân tích ở trạng thái khí khi có sự tương tác với nguồn năng lượng phù hợp.

Hiện nay, người ta dùng một số nguồn năng lượng để kích thích phổ AES như ngọn lửa

đèn khí, hồ quang điện, tia lửa điện, plasma cao tần cảm ứng (ICP)…

Nhìn chung, phương pháp AES đạt độ nhạy rất cao (thường từ n.10-3 đến n.10-4%),

lại tốn ít mẫu, có thể phân tích đồng thời nhiều nguyên tố trong cùng một mẫu.

1.3.2.Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử dựa trên sự xuất hiện của phổ hấp thụ nguyên

tử khi nguyên tử tồn tại ở trạng thái khí tự do và trong mức năng lượng cơ bản.

Phương pháp này có thể phân tích được lượng vết của hầu hết các kim loại và cả

những hợp chất hữu cơ hay anion không có phổ hấp thụ nguyên tử

1.3.3.Phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS

● Nguyên tắc: Phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh sáng của

một dung dịch phức tạo thành giữa ion cần xác định với một thuốc thử vô cơ hay hữu cơ

trong môi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng. Phương pháp định lượng phép

đo:

A = K.C

Trong đó: A: độ hấp thụ quang

K: hằng số thực nghiệm

C: nồng độ nguyên tố phân tích

Page 9: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-9-

Phương pháp này cho phép xác định nồng độ chất ở khoảng 10-5 - 10-7M và là một

trong các phương pháp được sử dụng khá phổ biến.

1.4.Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

1.4.1.Giới thiệu phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

●Cơ sở lý thuyết của phương pháp trắc quang phân tử UV – VIS

Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử là định luật Lambert-

Beer: D = lg = ε.C.l

Trong đó: I0 là cường độ ánh sáng tới, C là nồng độ dung dịch (mol/l), l là bề dày

lớp dung dịch (cm), ε: Hệ số tắt phân tử, ε phụ thuộc vào bản chất của dung dịch màu,

bước sóng của bức xạ đi qua và nhiệt độ (ε ≤ 105 ), D là mật độ quang (hay độ hấp thụ ánh

sáng của dung dịch).

●Máy đo quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

Tùy theo cấu tạo của các loại thiết bị mà người ta chia ra làm hai loại máy đo quang là

máy một chùm tia và máy hai chùm tia.

Sơ đồ của máy phổ trắc quang một tia sáng với hai nguồn sáng và một giá đựng

cuvet di động được biểu diễn trên hình 1.

Page 10: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-10-

Trong đó: 1. Đèn Vônfram; 2. Kính lọc sáng; 3. Cuvet chứa dung dịch so sánh; 4. Cuvet

chứa dung dịch phân tích; 5. Tế bào quang điện với hiệu ứng quang điện ngoài. 6. Gương;

7.Tế bào quang điện; 8. Điện kế để chuẩn hóa 100% T.

1.4.2.Các điều kiện tối ưu cho phương pháp phân tích

1.4.2.1.Ánh sáng đơn sắc

Do tính chất đặc trưng của các chất màu chỉ hấp thụ những bức xạ đơn sắc có

bước sóng thích hợp nên định luật Lambert- Beer chỉ đúng khi dùng ánh sáng đơn sắc để

nghiên cứu.

1.4.2.2.Phổ hấp thụ

Phổ hấp thụ là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc giữa mật độ quang và bước

sóng λ. Ứng với giá trị bước sóng λmax là mật độ quang cực đại Dmax. Với mỗi dung dịch

nghiên cứu ta phải xác định bước sóng λmax trước khi tiến hành phân tích định lượng.

Hình 1. Sơ đồ của máy so màu quang điện hai chùm tia

Page 11: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-11-

1.4.2.3.Ảnh hưởng của nồng độ

Thực nghiệm đã chứng minh rằng mật độ quang D và nồng độ dung dịch C chỉ

tuyến tính trong một khoảng giá trị nồng độ nhất định gọi là khoảng tuyến tính của định

luật Lambert- Beer

Hình 2. Sự phụ thuộc của mật độ quang vào nồng độ chất phân tích

Khoảng tuyến tính là khác nhau đối với các máy đo khác nhau và với các

đối tượng phân tích khác nhau. Do đó phải xác định khoảng tuyến tính cho từng phép

phân tích cụ thể.

1.4.2.4.Ảnh hưởng của pH môi trường

Nếu thuốc thử là axit hay bazơ mạnh thì pH của môi trường không ảnh

hưởng đến độ bền của phức

Nếu thuốc thử là những axit yếu, thường là những phẩm màu hữu cơ có đặc

điểm là thay đổi màu sắc theo giá trị pH của dung dịch, do đó ta nên chọn thuốc thử có

giá trị pH tạo phức màu khác xa giá trị pH mà tại đó nó đổi màu. Khi đó ta phải đi tìm

điều kiện môi trường pH tối ưu cho quá trình xác định

1.4.2.5.Ảnh hưởng của ion lạ

Cation lạ: Nó có thể tác dụng với thuốc thử. Nếu tạo màu thì phải loại trừ

còn nếu không tạo màu thì có thể chấp nhận được với điều kiện là hằng số bền của phức

tạo thành

Page 12: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-12-

Anion lạ: Nếu nó không tác dụng với cation cần xác định thì không ảnh

hưởng nhưng ngược lại thì phải loại bỏ bằng phương pháp che hoặc chiết bằng dung môi

hữu cơ.

1.4.2.6.Ảnh hưởng của thời gian

Thời gian ổn định màu của phức giữa chất cần phân tích với thuốc thử phải

được kiểm tra vì cường độ màu của dung dịch chỉ bền trong một thời gian nhất

định.

1.4.3.Các phương pháp phân tích định lượng

1.4.3.1.Phương pháp đường chuẩn

Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ xác định tăng dần theo thứ tự nhất

định C1, C2, C3, C4, C5, C6. Dùng thuốc thử thích hợp để đưa dung dịch về phức màu. Tiến

hành đo mật độ quang của các dung dịch chuẩn tại bước sóng max đã khảo sát. Sau đó,

xây dựng đường chuẩn D = f(C) và tìm được phương trình đường thẳng D = aC + b.

1.4.3.2.Phương pháp thêm

Nguyên tắc chung của phương pháp thêm: Lấy ngay dung dịch chất phân tích làm

dung dịch nền.

Có hai phương pháp thêm: Thêm một mẫu chuẩn và thêm một dãy chuẩn

1.5. Đánh giá sai số thống kê trong phân tích

1.5.1. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối

Sai số tuyệt đối không cho thấy mức độ chính xác của phép phân tích. Để biết

được độ chính xác của phép phân tích người ta thường dùng sai số tương đối.

Sai số tương đối ( ) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối ε và giá trị thực µ hoặc giá trị

trung bình . Thông thường sai số tương đối được biểu thị theo phần trăm:

% = Hoặc % =

Page 13: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-13-

Trong đó:

ε = - µ

1.5.2. Các đại lượng để đánh giá sai số trong phân tích

Khi tiến hành nhiều phép phân tích, tức là tiến hành lặp lại thí nghiệm, ta thu được

một dãy các dữ kiện thực nghiệm. Các khái niệm sau đây đặc trưng cho độ phân tán các

dữ kiện đó.

1.5.2.1. Phương sai

Phương sai là trung bình cộng của các bình phương những hiệu giữa các giá trị

riêng biệt và giá trị trung bình, tức là:

S2 = trong đó n là số lần thí nghiệm

Đây là đại lượng rất quan trọng đặc trưng cho độ phân tán dùng để tính sai số ngẫu

nhiên.

1.5.2.2. Độ lệch chuẩn và độ lệch tiêu chuẩn tương đối

Độ lệch chuẩn được xác định bằng căn bậc hai của phương sai.

S = .

Độ lệch chuẩn của đại lượng trung bình cộng Sx được tính theo công thức

Sx = =

Độ lệch tiêu chuẩn tương đối (%RSD) tức là hệ số biến động Cv được tính theo

công thức: Cv = .

Độ lệch chuẩn, % RSD hay Cv càng nhỏ thì độ lặp của phương pháp càng lớn.

1.5.2.3. Biên giới tin cậy

Ta có thể dựa vào chuẩn student để tìm biên giới tin cậy:

Page 14: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-14-

μ = ± hoặc μ = ±

trong đó = ± là biên giới tin cậy.

Giá trị thực μ nằm trong khoảng - < μ < + với xác suất tin cậy nào đó.

1.5.3. Cách xác định sai số

Để kiểm tra độ lặp của phương pháp tại phòng thí nghiệm ta làm như sau: Đo cùng

một mẫu 5 lần, sau đó tìm độ lệch chuẩn của phương pháp. Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì độ

lặp lại của phương pháp càng cao.

Xác định độ chính xác của phương pháp: Đo 5 lần đối với một mẫu phân tích đã

biết trước nồng độ để tìm độ chính xác của phép đo.

1.6.Tình hình nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong rau ở Việt

Nam và trên thế giới

1.6.1. Tình hình nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong rau trên thế giới

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu

cầu nhu cầu ngày càng tăng của con người và để đạt mục tiêu tạo mức cân bằng mới với sự

ổn định thị trườn trên toàn cầu. Cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu cung cấp rau xanh cho

loài người cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế đã

kéo theo hàng loạt các vấn đề có liên quan đến môi trường xung quanh gây cản trở các quá

trình phát triển cũng như sức khỏe con người. Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công

nghiệp cũng như sự gia tăng lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp

đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.Trong những năm gần

đây, các tổ chức quốc tế như tổ chức Nông lương (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO) và

các tổ chức khác về vấn đề môi trường đã đưa ra các khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng hoá

chất nhân tạo vào nông nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, công

nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo . Tổ chức Y tế thế giới đã ước

tính rằng mỗi năm có 3 % nhân lực lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị

Page 15: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-15-

nhiễm độc kim loại nặng trong rau quả .

Độc chất có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như chất vô cơ hay hữu cơ, thể hợp

chất hay đơn  chất, dạng lỏng, rắn hay khí. Chúng có mặt trong cả ba môi trường đất, nước

và không khí lan truyền và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nơi chúng tồn tại. Do đó, tìm hiểu và

xác định các chất độc trong môi trường sẽ giúp ta có biện pháp khống chế và xử lý nó.

Theo tham khảo ý kiến của một số các chuyên gia cho thấy để làm được công việc này

phải tốn rất nhiều thời gian, kinh phí và sức lực vì đất có nhiều loại khác nhau và khả năng tự

làm sạch của đất cũng như khả năng đệm của đất là rất lớn nên phải đưa ra rất nhiều các

thông số có liên quan trong môi trường đất như  thực vật, động vật, khả năng lan truyền và

hành vi của các độc chất trong môi trường đất, khả năng tự xử lý và hấp thu của sinh vật

trong môi trường đất …

1.6.2.Tình hình nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng ở Việt Nam

Một lượng lớn kim loại như kẽm, đồng, cadmium tích tụ trong rau có thể gây ung

thư đột biến,ngộ độc hệ thần kinh,rối loạn chức năng thận.

 Một số chất độc lại có nhiều trong những loại rau phổ biến như rau diếp, cần tây, cải bắp,

khoai tây... Trước thực trạng này, liên tiếp trong những ngày gần đây, Uỷ ban Khoa học

Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ NN & PTNT đã tổ chức họp bàn về vấn đề

này. 

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với thực tế 3% rau xanh có

hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với hơn 2 triệu

người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không

đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ

độc thần kinh, rối loạn chức năng thận…

1.7.Sơ lược vài nét về súp lơ

Súp lơ, hay su lơ, bắp su lơ, hoa lơ (tiếng Pháp: Chou-fleur),cải hoa, cải bông

trắng, là một loại cải ăn được, thuộc loàiBrassica oleracea, họ Cải, mọc quanh năm, gieo

giống bằng hạt. Phần sử dụng làm thực phẩm của súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở,

Page 16: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-16-

phần này rất mềm, xốp nên không chịu được mưa nắng. Phần lá và thân thường chỉ được

sử dụng làm thức ăn cho gia súc

Ở Việt Nam, các vùng trồng súp lơ phổ biến là miền có khí hậu lạnh như miền

Bắc vào mùa Đông hay các vùng núi cao như Tây Nguyên, nhất là vùng Đà Lạt Lâm

Đồng.

Page 17: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-17-

CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Dụng cụ ,thiết bị ,hóa chất

2.1.1.Dụng cụ

Bình tam giác ; đũa thủy tinh ; phễu lọc, giấy lọc; cân phân tích điện tử Psecisa XT

220- A; cốc thủy tinh 50ml, 100ml, 250ml; bình định mức 50ml, 100ml; bếp điện; pipet

chuẩn 2; 5;10 ml…

2.1.2.Thiết bị

Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV - VIS: Jasca V – 530 của Nhật Bản với cuvet

thạch anh

2.1.3.Hóa chất

- Amoni molipdat có nồng độ 0.1mg/ml

- Dung dịch Cu2+ 0.01mg/ml,Fe3+ 0.01 mg/ml

- NH4SCN 50%, NaCl 20% ,H2SO4(d=1,4),HCl (d=1.18) , NaF 4%

- Dung dịch thioure 1%

- Nước cất 2 lần

2.2.Cách pha các loại dung dịch

2.2.1.Pha dung dịch chuẩn gốc amonimolipdat (NH4)6Mo7O24.4H2O

Hòa tan 2.0424 g (NH4)6Mo7O24.4H2O vào một lượng nước nhỏ (nước cất nóng).

Chuyển vào bình định mức dung tích 1000ml, làm nguội và thêm nước cất đến vạch mức.

2.2.2.Pha các dung dịch khác

Chuẩn bị dung dịch amoni thioxyanat 50 % : hòa tan 50g NH4CNS vào 50ml nước

cất.

Chuẩn bị dung dịch NaCl 20%: hòa tan 20 g NaCl vào 80 ml nước cất .

Thioure 1% : hòa tan 1g thioure vào 99 ml nước cất .

Page 18: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-18-

2.3.Nội dung nghiên cứu

-Chọn các phương pháp chính xác , hiện đại có khả năng thực hiện trong điều kiện

phòng thí nghiệm ở nước ta

-Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để xác định nguyên tố Molipden

-Nghiên cứu áp dụng thực tiễn trên một số mẫu thực tế

-Xây dựng một quy trình tương đối hoàn chỉnh ,có khả năng thực hiện trong điều

kiện phòng thí nghiệm

2.4.Thực nghiệm nghiên cứu điều kiện vô cơ hóa mẫu

2.4.1.Dung môi vô cơ hóa mẫu

Ta tiến hành vô cơ hóa mẫu bằng phương pháp khô ướt kết hợp .Sau khi tro hóa

xong ,trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và đặc điểm của mẫu súp lơ chúng tôi chọn

dung môi HCl và nước để hòa tan hoàn toàn tro.

2.4.2.Khảo sát nhiệt độ và thời gian nung tối ưu

Sau khi chọn được dung môi thích hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian nung

để thu tro trắng . Đem nung ở các nhiệt độ khác nhau , chọn nhiệt độ nung tối ưu.

Cố định nhiệt độ và thay đổi thời gian để chọn thời gian nung tối ưu.

2.5.Thực nghiệm nghiên cứu điều kiện tối ưu phân tích hàm lượng Molipden trong

súp lơ bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS

2.5.1.Khảo sát chọn vạch đo

Page 19: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-19-

Cách tiến hành : Cho 5ml dung dịch Mo6+ có nồng độ 0.1mg/ml vào bình định mức

50 ml . Sau đó thêm lần lượt 25ml NaCl 20% , 7 ml HCl (d=1,16) ,5ml

H2SO4(d=1,84), 1ml dung dich thioure 1% và 1ml dung dich amonithioxyanat

50% ,lắc đều để tạo phức Molipdenthioxianat có màu da cam. Đem quét bước sóng

trong khoảng từ 400-800 nm.

2.5.2.Khảo sát sự bền màu của phức giữa Mo5+ với thuốc thử theo thời gian

Lấy 2 ml dung dịch Amonimolipdat 0.1 mg/ml sau đó thêm vào bình lần lượt

25ml NaCl 20% , 7 ml HCl (d=1,16) ,5ml H2SO4(d=1,4), 1ml dung dich thioure 1%

và 1ml dung dich amonithioxyanat 50% lắc đều để tạo phức Molipdenthioxianat có

màu da cam . Đo D tại λmax trong các khoảng thời gian : đo ngay , 5 phút , 10

phút ,15 phút , 20 phút , 25 phút , 30 phút , 35 phút ,40 phút , 45 phút , 50 phút , 55

phút , 60 phút .

2.5.3.Khảo sát ảnh hưởng của Cu2+

Quá trình tiến hành : chuẩn bị 6 bình định mức 50 ml

+Thêm vào đó 2 ml Mo6+ 0.1 mg/ml

+Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

+ Cho 0 ml , 0.5ml , 1.5ml ,3ml , 5ml ,10 ml Cu2+ 0.01 mg/ml

+Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .Sau đó đem đo D tại bước sóng λmax.

2.5.3.Khảo sát ảnh hưởng của Fe3+

-Quá trình tiến hành : chuẩn bị 6 bình định mức 50 ml

+Thêm vào 2ml Mo6+ 0.1mg/ml

Page 20: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-20-

+Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

+ Cho 0 ml , 0.5 ml, 1 ml , 2ml ,5 ml ,10 ml Fe3+ 0.01 mg/ml

+Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% . Sau đó đem đo D tại bước sóng λmax

2.5.4.Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính

- Chuẩn bị 13 bình định mức 50 ml

- Thể tích của Mo6+ có nồng độ 0.1mg/ml lần lượt là: 0.5ml, 1ml ,2ml, 3ml, 4ml ,5

ml ,6ml , 7ml, 8ml, 9ml, 10 ml, 15 ml .

- Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4 ( d=1.4)

,1 ml dung dịch thioure 1%

- Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .

- Định mức bằng nước cất đến 50 ml và đo D tại bước sóng λmax

2.5.5.Xây dựng đường chuẩn

-Chuẩn bị 13 bình định mức 50 ml

-Thể tích của Mo6+ có nồng độ 0.1mg/ml lần lượt là: 0.5ml, 1ml ,2ml, 3ml, 4ml ,5

ml ,6ml , 7ml, 8ml, 9ml, 10 ml, 15 ml , 20 ml .

-Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

-Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .

-Định mức bằng nước cất đến 50 ml .Đo mật độ quang của phức tại bước sóng λmax.

2.7.Đánh giá hiệu suất thu hồi

Page 21: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-21-

Để xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp ta tiến hành phân tích trên 5 mẫu giả

với nồng độ ban đầu của Mo6+đã biết chính xác. Tiến hành vô cơ hóa mẫu và tạo

phức Molipdenthioxianat. Đo mật độ quang của phức Molipdenthioxianat ở bước

sóng λmax từ đó đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp.

2.8.Đánh giá sai số thống kê của phương pháp

Để đánh giá sai số thống kê, chúng tôi tiến hành vô cơ hóa mẫu theo quy trình phân

tích với các điều kiện tối ưu đã chọn ở mục 2.4 và 2.5 trên 5 mẫu giả, mỗi mẫu 5 lần

với nồng độ ban đầu của Mo6+ đã biết chính xác.

2.9.Quy trình khảo sát

Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tối ưu của phương pháp xác định hàm lượng

Molipden đã xét ở trên, chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình phân tích xác định

hàm lượng Molipden trong súp lơ, từ đó áp dụng xác định các mẫu súp lơ thực tế trên

địa bàn các chợ thuộc thành phố Đà Nẵng.

2.10.Áp dụng phân tích một số mẫu súp lơ thực tế trên địa bàn các chợ thuộc thành

phố Đà Nẵng .

2.10.1. Chuẩn bị mẫu súp lơ

Súp lơ được mua tại chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong khoảng từ tháng 3

đến tháng 4 năm 2012.Súp lơ được rửa sạch và rửa lại bằng nước cất hai lần, cắt nhỏ

khoảng 1cm, và được bảo quản để làm mẫu phân tích. Các mẫu được cắt nhỏ và

được xay nhuyễn trong cối xay sinh tố và trộn đều

2.10.2.Các địa điểm lấy mẫu

Chúng tôi tập trung lấy các mẫu súp lơ ở địa điểm chợ Hòa Khánh thuộc thành

phố Đà Nẵng.

Page 22: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-22-

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Kết quả khảo sát điều kiện vô cơ hóa mẫu

3.1.1.Kết quả khảo sát dung môi vô cơ hóa mẫu

- 0.5 ml HClO4 đặc , 4ml HNO3 đặc ,2 ml H2SO4 đặc , 5ml H2O2 30 % , 4 ml KNO3

10 % làm chất bảo vệ .

3.1.2.Kết quả khảo sát nhiệt độ và thời gian nung mẫu

Nhiệt độ

nung

(0C)

450 460 470 480 490 500

Hiện

tượng

- + + + + +

D 0.9157 0.9168 0.9475 0.9365 0.9245 0.9164

Bảng 1 .Kết quả khảo sát nhiệt độ nung

Thời gian

( giờ )

1 1.5 2 2.5 3

Hiện tượng - + + + +

D 0.8962 0.9375 0.9436 0.9324 0.9285

Page 23: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-23-

Bảng 2.Kết quả khảo sát thời gian nung

(-) : Mẫu chưa chuyển màu , ( +) : Mẫu đã hóa tro trắng

Kết luận : Nung mẫu ở nhiệt độ 470 oC trong 2 giờ .

3.2.Kết quả khảo sát điều kiện xác định Molipden

3.2.1.Kết quả khảo sát chọn vạch đo

Bảng 3: Kết quả khảo sát vạch đo của Mo

Vạch đo (nm) Abs- lần1 Abs- lần2 Abs- lần 3 Trung bình

450 0.7891 0.7956 0.7965 0.7937

460 0.8895 0.8924 0.8978 0.8932

470 0.7896 0.7935 0.7962 0.7931

Dựa vào bảng số liệu ta chọn vạch phổ là 460 nm

3.2.2.Kết quả khảo sát độ bền màu của phức theo thời gian

Lấy 2 ml dung dịch Amonimolipdat 0.1 mg/ml sau đó thêm vào bình lần lượt

25ml NaCl 20% , 7 ml HCl (d=1,16) ,5ml H2SO4(d=1,4), 1ml dung dich thioure 1%

và 1ml dung dich amonithioxyanat 50% lắc đều để tạo phức Molipdenthioxianat có

màu da cam .Tiến hành đo mật độ quang D tại các thời điểm khác nhau.Thời gian

được khảo sát tại bảng sau.

Page 24: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-24-

Thời gian đo (phút) Đo ngay Sau 5' Sau 10' Sau 15' Sau 20' Sau 25' Sau 30'

D 0.4438 0.4554 0.4913 0.4955 0.4978 0.4954 0.4948

Thời gian đo (phút) Sau 35' Sau 40' Sau 45' Sau 50' Sau 55' Sau 60'

D 0.4944 0.4936 0.4929 0.4921 0.4919 0.4915

Page 25: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-25-

Bảng 4:Kết quả khảo sát độ bền màu của phức

Vậy nên đo mật độ quang sau khi phức tạo màu khoảng 20 phút để dung dịch màu ổn

định

3.2.3.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Cu2+ đối với việc xác định Molipden

-Quá trình tiến hành : chuẩn bị 6 bình định mức 50 ml

+Thêm vào đó 2 ml Mo6+ 0.1 mg/ml

+Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

+ Cho 0 ml , 0.5ml , 1.5ml ,3ml , 5ml ,10 ml Cu2+ 0.01 mg/ml

+Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 5: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của đồng

Page 26: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-26-

Nồng

độ

Mo6+

(m

g/

ml)

Nồng độ

Cu2+

(mg/

ml)

Mật độ

qu

an

g

D

0,004 0,0000 0,4946

0,004 0,0001 0,4976

0,004 0,0003 0,5012

0,004 0,0006 0,5065

0,004 0,0010 0,5070

0,004 0,0020 0,5107

Page 27: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-27-

Dựa trên biểu đồ thì ta nhận thấy đồng hầu như không ảnh hưởng đến Molipden

3.2.4.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Fe3+ đối với việc xác định Molipden

-Quá trình tiến hành : chuẩn bị 6 bình định mức 50 ml

+Thêm vào 2ml Mo6+ 0.1mg/ml

+Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

+ Cho 0 ml , 0.5 ml, 1 ml , 2ml ,5 ml ,10 ml Fe3+ 0.01 mg/ml

+Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .Kết quả thu được ở bảng sau

Page 28: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-28-

Bảng 6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sắt

Nồng độ Mo6+

(mg/ml)

Nồng độ Fe3+

(mg/ml)

Mật độ quang D

0,004 0,0000 0,4957

0,004 0,0001 0,5079

0,004 0,0002 0,5407

0,004 0,0004 0,5728

0,004 0,0010 0,5879

0,004 0,0020 0,6159

Page 29: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-29-

Như vậy sắt ảnh hưởng đấng kể đến việc xác định Moliden

3.2.5.Loại trừ ảnh hưởng của Fe3+

-Loại trừ ảnh hưởng của Fe3+ bằng NaF

-Kết quả loại trừ được thể hiện ở bảng kết quả và sơ đồ sau:

Bảng 7:Kết quả loại trừ ảnh hưởng của sắt

Page 30: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-30-

Nồng độ Mo6+

(mg/ml)

Nồng độ Fe3+

(mg/ml)

Thể tích NaF 4%

(ml)

Mật độ quang D

0.004 0.000 0 0.4972

0.004 0.001 0 0.5549

0.004 0.001 1 0.5503

0.004 0.001 2 0.5467

0.004 0.001 3 0.5356

0.004 0.001 4 0.5224

0.004 0.001 5 0.5025

0.004 0.001 6 0.5145

0.004 0.001 7 0.5257

Page 31: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-31-

3.4.Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính

-Chuẩn bị 13 bình định mức 50 ml

-Thể tích của Mo6+ có nồng độ 0.1mg/ml lần lượt là: 0.5ml, 1ml ,2ml, 3ml, 4ml ,5

ml ,6ml , 7ml, 8ml, 9ml, 10 ml, 15 ml .

-Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

-Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .

Page 32: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-32-

-Định mức bằng nước cất đến 50 ml và đo D tại bước sóng 460 nm .Kết quả thu được

ở bảng sau

Bảng 8: Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính

CMo6+(mg/ml) 0,001 0,002 0,004 0,006 0,008 0,010

D 0.2132 0.312 0.4917 0.7248 0.908 1.102

CMo6+(mg/ml) 0.012 0,014 0,016 0,018 0,020 0.03

D 1.2536 1.4231 1.7341 2.8124 2.7751 2.687

Page 33: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-33-

Vậy khoảng nồng độ thích hợp để tiến hành phép đo là từ 0,001 mg/ml đến 0,016 mg/ml

3.5.Kết quả xây dựng đường chuẩn

-Dãy chuẩn gồm 6 bình định mức 50 ml

-Thêm vào mỗi bình lần lượt 0.5ml, 1ml ,2ml, 3ml, 4ml ,5 ml Mo6+ 0.1 mg/ml

- Cho vào mỗi bình thêm 25 ml NaCl 20% , 7 ml HCl ( d=1.18) , 5 ml H2SO4

( d=1.4) ,1 ml dung dịch thioure 1%

- Thêm vào đó 1 ml amonithiocianat 1% .

- Định mức bằng nước cất đến 50 ml và đo D tại bước sóng 460 nm .Kết quả thu

được ở bảng sau

Page 34: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-34-

Bảng 9: Kết quả xây dựng đường chuẩn

Nồng độ

Mo6+

(mg/ml)

D

0.001 0.2134

0.002 0.3115

0.004 0.4921

0.006 0.7252

0.008 0.8854

0.01 1.105

Page 35: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-35-

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa mật độ quang của phức Molipdenthioxyanat vào hàm

lượng Mo6+

3.6.Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp

Để xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp, chúng tôi tiến hành phân tích hàm

lượng Molipden trên 5 mẫu giả.Sau đó tiến hành như các điều kiện tối ưu đã chọn ở

các mục trên.Kết quả thể hiện trên bảng .

Bảng 10:Kết quả tính hiệu suất thu hồi của phương pháp

Page 36: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-36-

Lần đo

Nồng độ Mo6+

thực tế

(mg/ml)

Nồng độ Mo6+

đo được

(mg/ml)

Hiệu suất thu

hồi (%)

1 0.004 0.00353 88.25

2 0.004 0.00347 86.75

3 0.004 0.00355 88.75

4 0.004 0.00351 87.75

5 0.004 0.00350 87.5

H trung bình 87.8

Page 37: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-37-

Hiệu suất thu hồi trung bình là 87.8%, đạt yêu cầu của phương pháp phân tích vi lượng.

3.7.Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp

Chuẩn bị hai mẫu giả: hai mẫu có nồng độ khác nhau, tiến hành quy trình phân tích mẫu

giả như khi xác định hiệu suất thu hồi , làm 5 lần thí nghiệm. Kết quả thu được thể

hiện trên bảng 1 và kết quả tính một số đại lượng đặc trưng sai số thống kê của

phương pháp được thể hiện trên bảng 2.

Bảng 11:Giá trị nồng độ Mo6+ đo được của mẫu giả sau 5 lần đo

Lần đo 1 2 3 4 5

Nồng độ

Mo6+

(mg/

ml)

0.004 0.00342 0.00345 0.00351 0.00344 0.00353

0.006 0.00532 0.00546 0.00535 0.00534 0.00541

Page 38: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-38-

Bảng 12: Một số kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp

Các đại lượng đặc trưng Nồng độ Mo6+ 0.004

(mg/ml)

Nồng độ Mo6+ 0.006

(mg/ml)

Nồng độ trung bình 3.47x10-3 5.38x10-3

Phương sai S2 2.25x10-9 3.35x10-9

Độ lệch chuẩn của phép

đo S4.74x10-5 5.79x10-5

Độ lệch chuẩn của đại

lượng trung bình

cộng

2.12x10-5 2.59x10-5

Hệ số biến động Cv% 1.36 1.07

Biên giới tin cậy ε 5.88x10-5 7.18x10-5

Sai số tương đối Δ% 1.69 1.33

Page 39: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-39-

(với α = 0.95, k = 4, tα,k = 2.776)

Kết quả cho thấy, sai số tương đối % nhỏ chứng tỏ phương pháp có độ chính xác

cao, hệ số biển động nhỏ chứng tỏ độ lặp lại tốt.

3.8.Quy trình phân tích xác định hàm lượng Molipden trong súp lơ

Trên cơ sở kết quả khảo sát các điều kiện của phương pháp phân tích hàm lượng

Molipden trong súp lơ từ mục 3.1 đến mục 3.7 chúng tôi tiến hành xác định quy trình

phân tích Molipden trong súp lơ .

Súp lơ sau khi mua về rửa sạch nhiều lần bằng nước cất, sau đó xay nhỏ bằng máy

xay sinh tố .Cân chính xác khối lượng súp lơ trong khoảng từ 20-50 g .Sau đó thêm

vào mẫu 0.5 ml HClO4 đặc , 2ml HNO3 đặc ,1 ml H2SO4 đặc , 2ml H2O2 30 % , 2

ml KNO3 10 % làm chất bảo vệ.Sau đó ta đem nung trên bếp điện đến tro đen , sau

đó đem nung trong lò nung ở nhiệt độ 470oC trong 2 đến tro trắng .Sau đó hòa tan

bằng HCl 20% và định mức .

Thêm vào bình lần lượt 25ml NaCl 20% , 7 ml HCl (d=1,16) ,5ml H2SO4(d=1,4),

1ml dung dich thioure 1% và 1ml dung dich amonithioxyanat 50% ,lắc đều để tạo

phức Molipdenthioxianat có màu da cam. Để yên sau thời gian 20 phút để phức ổn

định màu rồi đem đi đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 460 nm .

Mẫu trắng được chuẩn bị tương tự như trên nhưng không có mặt của Mo6+ , thực

hiện quá trình vô cơ hóa mẫu trong mẫu nước.

Hàm lượng Mo6+ được tính theo công thức sau: (mg/kg)

Trong đó m: khối lượng mẫu rau muống lấy để phân tích

x: hàm lượng Mo6+ tính theo đường chuẩn (mg)

Sơ đồ phân tích mẫu :

Page 40: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-40-

+ 25ml NaCl 20%, 7ml HCl(d=1.16), 5ml H2SO4( d=1.4)

1 ml dung dịch thioure 1% , 5 ml NaF 4%1ml dung dịch NH4SCN 50%

Hòa tan trong 5 ml HCl 10%,gạn lọc bỏ cặn và định mức bằng nước cất lên 50 ml

Lấy chính xác 30 g súp lơ đã xay nhuyễn

Tro trắng

Than đen

Dung dịch phân tích

Dung dịch đo quang

+ 0.5 ml HClO4 đặc , 2ml H2SO4 đặc + 4ml HNO3 đặc , 5ml H2O2 30% +4ml KNO3 10%

Nung ở 470oC trong 2h

Page 41: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-41-

3.9.Kết quả phân tích mẫu thực tế

Từ quy trình phân tích đã xây dựng, tiến hành phân tích hàm lượng Molipden trong súp lơ

ở các chợ thuộc thành phố Đà Nẵng. Kết quả phân tích được thống kê trong bảng .

Bảng 13: giá trị hàm lượng Molipden trong một số mẫu súp lơ

Mẫu

p

Ngày mua

mẫu Địa điểm lấy mẫu Loại mẫu súp lơ

Hàm lượng Mo6+

(mg/kg)

1 9/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ xanh 4.22

2 12/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ xanh 5.45

3 16/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ xanh 4.45

4 20/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ trắng 6.32

5 22/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ xanh 5.67

6 25/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ trắng 6.44

7 27/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ trắng 6.12

8 30/3/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ trắng 7.78

9 3/4/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ xanh 3.89

10 5/4/2012 Chợ Hòa Khánh Súp lơ trắng 6.45

BYT /867 15.00

Page 42: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-42-

Qua bảng kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu súp lơ đều có chứa hàm lượng

Molipden nhưng chưa vượt quá giới hạn cho phép của BYT. Trong hai loại súp lơ thì

súp lơ trắng có hàm lượng Molipden cao hơn so với súp lơ xanh.Tuy nhiên , súp lơ

trắng mua ở chợ Đà Sơn có hàm lượng Molipden cao nhất (7.78 mg/kg) . Điều này

cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây về hàm lượng Molipden trong

súp lơ ở nhiều địa điểm

Page 43: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-43-

KẾT LUẬN

Khảo sát được dung môi vô cơ hóa mẫu ,nhiệt độ và thời gian nung mẫu ,khảo sát chọn

vạch đo , độ bền màu của phức theo thời gian và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng .

2 . Xác định được khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn của Mo

3. Xác định được hiệu suất thu hồi là 87.8 %.

4. Đánh giá được sai số và độ lặp lại của phép đo.

5. Đề xuất thành công quy trình phân tích Mo trong súp lơ .

6. Quy trình đã đề xuất để phân tích các mẫu súp lơ trên địa bàn các chợ

thuộc thành phố Đà Nẵng .

KIẾN NGHỊ

1 .Phân tích hàm lượng các kim loại khác đặc biệt là các kim loại độc hại

2.Phân tích Mo trong các loại rau khác nhau để từ đó có cở sở , kế hoạch để bón phân và

cải tạo đất để tăng năng suất cây trồng .

Page 44: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-44-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Thị Hà (2008), Các phương pháp phân tích quang học, TP. Đà Nẵng.

[2]. Tống Thị Việt Hà (2009), Nghiên cứu xác định hàm lượng asen trong nước bề mặt

bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS, TP. Đà Nẵng.

[3]. Lê Thị Mùi (2007), Hóa học phân tích định lượng, TP. Đà Nẵng.

[4]. Từ Vọng Nghi, Huỳnh Văn Trung, Trần Tứ Hiếu (1986), Phân tích nước, NXB Khoa

học và kĩ thuật Hà Nội.

[5]. http://dantri.com.vn/c7/s7-148482/anh-huong-cua-asen-doi-voi-suc- khoe.htm

[6]. http://danang-upload.dng.vn/images/fr7tmesqkfxep23dj19l.jpg

Page 45: Nghien Cuu Khoa Hoc Cua Khuyen3

-45-