nghiÊn cỨu chẾ tẠo dÂy nano coptp (180).p… · của dây nano thông qua mô hình tính...

66
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN _______________________ Nguyễn Thị Thanh Huyền NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO DÂY NANO CoPtP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

_______________________

Nguyễn Thị Thanh Huyền

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO DÂY NANO CoPtP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

_______________________

Nguyễn Thị Thanh Huyền

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO DÂY NANO CoPtP

Chuyên ngành: Vật lý Nhiệt

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ TUẤN TÚ

Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn luận văn của em là TS. Lê

Tuấn Tú, Bộ môn Vật lý Nhiệt độ thấp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên -Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và

giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Vật lý Nhiệt độ thấp, cũng

như các thầy cô trong khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học

QGHN đã giảng dạy, cho em những kiến thức cơ bản và giúp đỡ em trong quá trình

làm luận văn tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Lưu Văn Thiêm, người đã hướng dẫn, hỗ trợ

em trong các bước tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. Cám ơn sự hỗ trợ

của đề tài NAFOSTED 103.02-2010.01 và VNU QG.14.14.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã

luôn bên em, cổ vũ và động viên em trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn

thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ DÂY NANO TỪ TÍNH VÀ VẬT LIỆU CoPtP 4

1.1 Giới thiệu về dây nano từ tính 4

1.1.1 Các dây nano tạo mảng và phân tán 6

1.1.2 Các dây nano một đoạn, nhiều đoạn và nhiều lớp 7

1.2 Tính chất từ của dây nano từ tính 8

1.2.1 Dị hướng hình dạng 8

1.2.2 Chu trình từ trễ 8

1.2.3 Ảnh hưởng của đường kính, chiều dài và tỷ số hình dạng lên lực kháng

từ Hc của dây nano thông qua mô hình tính toán 9

1.3 Một số ứng dụng của dây nano từ tính 11

1.3.1 Ghi từ vuông góc 11

1.3.2 Động cơ điện từ cỡ nhỏ 13

1.3.3 Chức năng hóa các phân tử sinh học 15

1.4 Giới thiệu về vật liệu CoPtP 17

1.4.1 Giới thiệu về vật liệu CoNiP 17

1.4.2 Giới thiệu về màng mỏng CoPtP 19

1.4.3 Giới thiệu về dây nano CoPtP 20

CHƢƠNG 2 - CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 22

2.1 Phương pháp Vol-Ampe vòng (CV) 23

2.2 Các phương pháp chế tạo mẫu 25

2.2.1 Phương pháp cơ học 26

2.2.2 Phương pháp hóa ướt 26

2.2.3 Phương pháp bốc bay 27

2.2.4 Phương pháp hình thành từ pha khí 27

2.2.5 Phương pháp phún xạ 28

2.2.6 Phương pháp lắng đọng điện hóa 28

2.3 Một số phương pháp phân tích mẫu 32

2.3.1 Phép đo hiển vi điện tử quét (SEM) 32

2.3.2 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRAY) 35

2.3.3 Thiết bị từ kế mẫu rung (VSM) 37

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ 39

3.1 Ảnh hưởng của độ pH lên tính chất của dây nano CoPtP 39

3.1.1 Ảnh hưởng của độ pH lên thế lắng đọng điện hóa 39

3.1.2 Kết quả đo hình thái học 40

3.1.3 Ảnh hưởng của độ pH lên thành phần của mẫu (EDS) 42

3.1.4 Kết quả phân tích cấu trúc 43

3.1.5 Kết quả đo từ kế mẫu rung 44

3.1.6. Ảnh hưởng của độ pH lên lực kháng từ Hc 47

3.2 Ảnh hưởng của một số tham số lên tinh chất từ của dây nano CoPtP 48

3.2.1 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào đường kính dây nano từ tính 48

3.2.2 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính 53

3.2.3 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào khoảng cách giữa các dây 54

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Hình 1.1. (a) Dây nano Co bị phân tán có đường kính khoảng 70 nm; (b) Dây nano

CuS được tạo mảng có đường kính 50 nm. ................................................................. 7

Hình 1.2. (a) Dây nano CoPtP một đoạn; (b) Dây nano CoPtP sáu đoạn; (c) Dây

nano nhiều lớp Fe-Au .................................................................................................. 7

Hình 1.3. Chu trình từ trễ của một dây nano. (a) Từ trường H đặt vào song song với

trục của dây nano; (b) trường hợp H đặt vào vuông góc với trục của các dây nano. . 9

Hình 1.4. (a) Ghi từ song song; (b) Ghi từ vuông góc. ............................................. 12

Hình 1.5. Cấu tạo thiết bị ghi từ vuông góc .............................................................. 13

Hình 1.6. Động cơ điện từ cỡ nhỏ ............................................................................. 14

Hình 1.7. (a) Bơm cỡ micro, (b) Van cỡ micro ......................................................... 14

Hình 1.8. Chức năng hóa các protein có chọn lọc của các dây nano đa đoạn. ......... 16

Hình 1.9. (a) Hình ảnh kính hiển vi quang học, (b) Ảnh huỳnh quang của dây nano

đa đạn Au/Ni/Au với một kháng thể KE2 được liên kết với đoạn Au cuối cùng. .... 16

Hình 1.10. Sự phụ thuộc của trường kháng từ vào độ dày của màng CoNiP: vuông

góc (đường hình tròn) và song song (đường hình vuông). ....................................... 18

Hình 1.11. Đường cong từ trễ của vật liệu CoPtP được lắng đọng điện hóa trên đế

Si/Ti/Ni ở nhiệt độ phòng và từ trường đặt vào song song với màng. (a) mẫu không

được ủ nhiệt; (b)mẫu được ủ nhiệt ở 400oC trong suốt 90 phút ............................... 19

Hình 1.12. Lực kháng từ của vật liệu CoPtP với các giá trị khác nhau của từ trường

ngoài .......................................................................................................................... 20

Hình 1.13. Hình ảnh AFM (kính kiển vi lực nguyên tử) của vật liệu CoPtP được lắng

đọng điện hóa: (a) không có từ trường ngoài; (b) có từ trường ngoài (1 Tesla) ........... 20

Hình 1.14. (a) Hình ảnh FE-SEM của dây nano CoPtP sau khi đã loại bỏ đế. (b)

Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP với từ trường đặt vào song song với trục của

dây được tại ở nhiệt độ phòng ................................................................................... 21

Hình 1.15. Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP với từ trường đặt vào song song

và vuông góc với trục của dây. ................................................................................. 22

Hình 2.1. Mô hình tổng quan của thí nghiệm CV. .................................................... 23

Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn quan hệ dòng - thế trong quá trình khử. ......................... 24

Hình 2.3. Đồ thị biểu diễn quan hệ dòng - thế trong quét thế vòng. ........................ 25

Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp dây nano bằng phương pháp lắng đọng điện hóa ............ 30

Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lắng đọng điện hóa chế tạo dây nano. ................. 31

Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lắng đọng điện hoá chế tạo dây nano. ................. 31

Hình 2.7. Kính hiển vi điện tử quét. .......................................................................... 32

Hình 2.8. Sơ đồ khối kính hiển vi điện tử quét ......................................................... 33

Hình 2.9. Tương tác chùm điện tử với chất rắn ....................................................... 34

Hình 2.10. Hiện tượng nhiễu xạ lên tinh thể. ............................................................ 35

Hình 2.11. Nhiễu xạ tia X góc nhỏ............................................................................ 36

Hình 2.12. (a) Thiết bị VSM DMS Model 880 (b) Mô hình từ kế mẫu rung. .......... 37

Hình 3.1. Kết quả đo CV của dung dịch CoPtP với các giá trị khác nhau. .............. 40

Hình 3.2. Ảnh SEM của khuôn PC với kích thước lỗ 100 nm.................................. 41

Hình 3.3. Ảnh SEM của dây nano CoPtP được lắng đọng trên đế vàng trong thời

gian 20 phút. .............................................................................................................. 41

Hình 3.4. Hình ảnh EDS của đế thuỷ tinh. ................................................................ 42

Hình 3.5. Hình ảnh EDS của dây nano CoPtP. ......................................................... 42

Hình 3.6. Phổ nhiễu xạ tia X của dây nano CoPtP.................................................... 44

Hình 3.7. Chu trình từ trễ của dây nano CoPtP đo ở nhiệt độ phòng với các giá trị

pH khác nhau (a) pH =4, (b) pH=6, (c) pH=8. ......................................................... 46

Hình 3.8. Sự phụ thuộc của Hc vào độ pH. ............................................................... 47

Hình 3.9. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào đường kính dây nano. ............ 49

Hình 3.10. Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP tại pH=6, với đường kính dây (a)

100 nm, (b) 600 nm ................................................................................................... 50

Hình 3.11. Hình ảnh SEM của dây nano CoPtP với đường kính (a) 100 nm, (b) 600

nm tại pH =6. ............................................................................................................. 52

Hình 3.12. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính. ... 53

Hình 3.13. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính. ... 54

Bảng 1: Thành phần nguyên tử của mẫu phụ thuộc vào giá trị pH........................... 43

Bảng 2. Giá trị lực kháng từ Hc của dây nano CoPtP phụ thuộc vào pH với từ trường

đặt song song và vuông góc với trục của dây. .......................................................... 47

Bảng 3. Giá trị lực kháng từ Hc của dây nano CoPtP có đường kính 100 nm và 400

nm khi từ trường đặt vào song song và vuông góc với trục của dây. ..................... 51

1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, có thể ta tình cờ nghe một vài vấn đề nào đó hoặc một sản phẩm

nào đó có liên quan đến hai chữ “nano”. Ở khoảng nửa thế kỷ trước, đây thực sự là

một vấn đề mang nhiều sự hoài nghi về tính ứng dụng, nhưng hiện nay, ta có thể

thấy được công nghệ nano trở thành một vấn đề hết sức thời sự và có được sự quan

tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Trong tiếng Hy Lạp, “nano” nghĩa là “nhỏ xíu”

và đường kính một sợi tóc người cũng lớn hơn 80 000 lần so với một nano. Ý tưởng

cơ bản về công nghệ nano được đưa ra bởi nhà vật lý học người Mỹ Richard

Feynman vào năm 1954, nhưng thuật ngữ “công nghệ nano” mới bắt đầu được sử

dụng vào năm 1974 bởi nhà vật lý Nhật Bản Norio Taniguchi, ông dùng thuật ngữ

này để mô tả sự liên kết các vật liệu cho kỹ thuật chính xác trong tương lai [13]. Tổ

chức National Nanotechnological Initiactive (NNI) trực thuộc chính phủ Mỹ đã

định nghĩa công nghệ nano là “bất cứ thứ gì liên quan đến các cấu trúc có kích

thước nhỏ hơn 100 nm” [9]. Những tính chất của vật chất trong lĩnh vực này còn có

thể được quan sát và khảo sát ở quy mô vĩ mô hoặc vi mô và được ứng dụng để phát

triển các nguyên liệu, dụng cụ với những chức năng và tính năng mới.

Vào nửa cuối của thập niên 1980 và những năm đầu của thập niên 1990 đã

có rất nhiều các phát minh và sáng chế được tạo ra, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự

phát triển sau này của công nghệ nano. Sau đó, các nghiên cứu, các bài báo được

công bố và phát minh về công nghệ nano gia tăng nhanh chóng, các ứng dụng của

nó cũng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp hóa học, nông nghiệp,

điện tử và môi trường... Đó cũng là lí do mà công nghệ nano trở thành mối quan

tâm và đối tượng đầu tư của nhiều tổ chức và các quốc gia trên thế giới.

Cho đến nay, nhiều ứng dụng của công nghệ nano đã được tiến hành trong

nhiều lĩnh vực ít ai ngờ, những ý tưởng mới và lạ nhất đang hình thành ở khắp các

công ty lớn, các viện nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, vật liệu nano đóng vai trò

quan trọng bởi sự gia tăng không ngừng của các ứng dụng trong khoa học và công

nghệ như: ghi từ vuông góc, cảm biến, MRAM, chip máy tính ... Trong các loại vật

liệu nano thì vật liệu nano từ tính đang thu hút được rất nhiều chú ý của các nhà

2

khoa học trên thế giới cũng như tại Việt nam. Các loại vật liệu nano từ có thể kể đến

như: hạt nano, dây nano, màng nano... Đặc biệt, hạt nano và dây nano có nhiều ứng

dụng trong y học và công nghệ sinh học như: cảm biến sinh học, phân tách tế bào,

nghiên cứu chức năng tế bào... [25]. Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy,

dây nano từ tính sở hữu các tính chất đặc biệt, đó là sự khác nhau hoàn toàn giữa

các vật liệu sắt từ dạng khối, hạt hình phỏng cầu và màng mỏng. Hầu hết các dây

nano từ tính được sử dụng trong y sinh là các thanh kim loại hình trụ được chế tạo

bằng phương pháp điện hóa trên các tấm xốp có các lỗ kích thước nano. Bán kính

của chúng có thể kiểm soát trong phạm vi từ 5-500 nm, chiều dài của chúng có thể

được kiểm soát lên tới 60 µm. Các tính chất từ quan trọng của dây nano từ tính như

nhiệt độ Curie, lực kháng từ, trường bão hòa, từ dư, định hướng trục dễ từ hóa …

phụ thuộc rất mạnh vào các tham số công nghệ như đường kính, chiều dài và thành

phần hóa học của dây [1].

Hiện nay, công nghệ nano là một trong những mối quan tâm hàng đầu của

chính phủ các nước. Việt Nam cũng đã và đang nghiên cứu và chế tạo các vật liệu

có cấu trúc nano nhằm hướng tới các ứng dụng của nó. Một số trung tâm mạnh

trong nước đang triển khai nghiên cứu về vật liệu có cấu trúc nano như Đại học

Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, Viện Khoa học vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà

Nội… Tại bộ môn Vật lý Nhiệt độ thấp thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên-

ĐHQGHN, nhóm nghiên cứu chế tạo dây có kích thước nano cũng đã được hình

thành và đang tiến hành các chương trình nghiên cứu, trong đó nội dung chủ yếu là

chế tạo các dây nano từ tính bằng phương pháp lắng đọng điện hoá. Phương pháp

lắng đọng điện hoá có những ưu việt hơn các phương pháp khác ở chỗ không đòi

hỏi thiết bị đắt tiền, nhiệt độ cao, hoặc chân không cao. Chế tạo các dây nano có tốc

độ phát triển nhanh, phương pháp này cũng không tốn thời gian. Để tìm hiểu về

phương pháp lắng đọng điện hóa và một số tính chất của dây nano từ tính, đồng thời

nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH và một số tham số hình dạng lên tính chất từ của

dây, nhóm nghiên cứu đã tiến hành những thí nghiệm ban đầu về việc chế tạo dây

CoPtP có kích thứớc nano và sự thay đổi tính chất của dây nano CoPtP khi thay đổi

3

các tham số độ pH và đường kính của dây. Chính vì vậy nhiệm vụ của luận văn này

là: “Nghiên cứu chế tạo dây nano CoPtP”.

Nội dung của luận văn này được trình bày như sau:

Chương 1: Tổng quan về dây nano từ tính và vật liệu CoPtP.

Chương 2: Các phương pháp thực nghiệm.

Chương 3: Kết quả và thảo luận.

4

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ DÂY NANO TỪ TÍNH VÀ VẬT LIỆU CoPtP

1.1 Giới thiệu về dây nano từ tính

Dây nano là một vật liệu đầy hứa hẹn với nhiều ứng dụng tiềm năng không

chỉ vì cấu trúc hình học đặc biệt của nó mà còn vì chúng sở hữu những tính chất vật

lý quan trọng bao gồm: tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và tính chất cơ.

Khoảng một thập kỉ trước, các nghiên cứu cho thấy dây nano sở hữu nhiều tính chất

từ đặc biệt. Thậm chí, tính chất từ của dây nano còn phụ thuộc nhiều vào đường

kính và tỷ số giữa chiều dài và đường kính dây nano (tỷ số hình dạng), điều đó cho

thấy tính chất từ của dây nano có thể được kiểm soát thông qua việc kiểm soát các

tham số hình dạng. Điển hình đó là đối với dây nano từ tính (Fe, Co, và Ni), với tỷ

số giữa chiều dài và đường kính dây tương đối lớn và cân xứng (ví dụ: lớn hơn 5

lần) thì chúng cho thấy trục dễ khi đó là dọc theo chiều dài của dây.

Dây nano từ tính hay còn được gọi là thanh nano từ tính có cấu trúc dị hướng

gần như một chiều với tỷ số giữa đường kính và chiều dài rất cao [1]. Các dây nano

cũng cho thấy các tính chất điện kì lạ nhờ vào sự thay đổi hình dạng. Khi vật liệu

giảm kích thước xuống nano mét, tỉ số giữa số nguyên tử nằm ở bề mặt (Nmặt ngoài)

và số nguyên tử tổng cộng (N) của vật liệu nano lớn hơn rất nhiều so vơi vât liêu

khôi. Thí dụ, đối với một hạt nano hình cầu bán kính R cấu tạo từ các nguyên tử có

kích thước trung bình a, tỷ số này bằng [1]:

Nmặtngoài

N ≈

3a

R

Như vậy, nếu như ở vật liệu thông thường, chỉ một số ít nguyên tử nằm trên

bề mặt, còn phần lớn các nguyên tử còn lại nằm sâu phía trong, bị các lớp ngoài che

chắn thì trong cấu trúc của vật liệu nano, hầu hết các nguyên tử đều nằm trên bề mặt

hoặc bị che chắn không đáng kể. Do vậy, ở các vật liệu có kích thước nano mét, mỗi

nguyên tử được tự do thể hiện toàn bộ tính chất của mình trong tương tác với môi

trường xung quanh. Điều này đã làm xuất hiện ở vật liệu nano nhiều đặc tính nổi

trội, đặc biệt là các tính chất điện, quang, từ…. Kích thước hạt nhỏ bé còn là nguyên

5

nhân làm xuất hiện ở vật liệu nano ba hiệu ứng: hiệu ứng lượng tử, hiệu ứng bề mặt,

hiệu ứng kích thước [1].

Không giống như các ống nano cacbon, các điện tử có thể di chuyển tự do

trong ống, độ dẫn của dây nano bị ảnh hưởng lớn của hiệu ứng biên. Trong đó,

nguyên nhân của hiệu ứng biên là khi các nguyên tử nằm trên bề mặt dây nano

không được hoàn toàn gắn liền với các nguyên tử bên cạnh như trường hợp của các

nguyên tử nằm bên trong dây nano. Các nguyên tử không liên kết với nhau thường

là nguồn gốc của các khuyết tật trong dây nano, và đó cũng có thể là nguyên nhân

của việc các dây nano dẫn điện kém hơn so với vật liệu khác. Khi kích thước của

dây nano giảm, các nguyên tử trên bề mặt sẽ nhiều hơn so với các nguyên tử bên

trong dây nano, khi đó, hiệu ứng biên trở thành một tính chất quan trọng của dây

nano [7].

Tính chất từ của dây nano được mô tả thông qua một số các tham số như từ

dư, lực kháng từ... Trong đó, từ dư là tham số cho biết từ độ còn lại sau khi ngừng

tác dụng từ trường ngoài vào dây nano. Tỷ số từ dư của dây nano Fe, Co và Ni có

thể lớn hơn 0.9 theo chiều dọc của dây. Lực kháng từ là một tham số quan trọng của

vật liệu từ tính. Các nghiên cứu cho thấy dây nano từ tính có lực kháng từ rất lớn.

Ngoài ra, một đặc điểm khác của dây nano từ có thể được ứng dụng vào một số kỹ

thuật và công nghệ là hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (GMR – Giant

magnatoresistance) [6].

Tóm lại, chúng ta có thể thay đổi các tính chất từ quan trọng như nhiệt độ

Curie, lực kháng từ, trường bão hòa, từ dư, định hướng trục dễ từ hoá bằng cách

thay đổi đường kính, độ dày và thành phần của các đoạn từ tính/không từ tính của

dây nano [18]. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để phát triển các phương pháp tổng

hợp, chế tạo và điều khiển các dây nano từ để có thể ứng dụng được trong nhiều

lĩnh vực.

Sự kết hợp giữa sinh vật học và vật lý học đã tác động đến nhiều lĩnh vực

của khoa học và kỹ thuật ở quy mô micro và nano. Trong số những lĩnh vực đó thì

từ y sinh là một lĩnh vực cực kì thú vị và đầy hứa hẹn. Ví dụ, các hạt nano từ đã

6

được dùng để chọn lọc đầu dò và thao tác các hệ thống sinh học. Đây là lĩnh vực

phát triển nhanh chóng, đã có một loạt ứng dụng đã được phát triển, như phân tách

tế bào, cảm biến sinh học, nghiên cứu chức năng tế bào, cũng như một loạt các ứng

dụng y học và trị liệu tiềm năng [19]. Hầu hết các dây nano từ tính được sử dụng

trong y sinh là các thanh kim loại hình trụ được chế tạo bằng phương pháp điện hoá

trên các tấm xốp có các lỗ kích thước nano. Bán kính của chúng có thể kiểm soát

trong phạm vi từ 5 đến 500 nm, chiều dài của chúng có thể được kiểm soát lên tới

60 µm. Ngoài ra, chúng hầu hết có dạng hình cầu, thường bao gồm lõi từ và vỏ, nó

cho phép chức năng hoá các phối tử độc hại về sinh học để thực hiện các mục đích

y sinh mong muốn. Các ứng dụng của các hạt từ tính đang trở nên phổ biến hơn

trong các nghiên cứu y học và công nghệ sinh học, các nghiên cứu này sẽ thuận lợi

nếu các hạt từ tính có thể thực hiện nhiều chức năng. Để sử dụng các hạt nano từ

tính trong các thiết bị và các linh kiện, chúng ta cần phải tuân thủ một số điều kiện

như: phải điều khiển môi trường hoá học hoặc giữ ổn định nhiệt độ. Trong nhiều

trường hợp riêng biệt, các dây nano từ có tính trật tự cao đã được tính đến [1, 4].

1.1.1 Các dây nano tạo mảng và phân tán

Trong hầu hết các ứng dụng của dây nano, chúng đều được sử dụng ở dạng

cả mảng dây hoặc phân tán thành các dây rời rạc. Hình 1.1(a) chỉ ra một ví dụ về

dây nano Co phân tán rời rạc có đường kính 70 nm. Trên hình 1.1(b) biểu diễn

mảng dây nano CuS có đường kính khoảng 50 nm. Cần lưu ý rằng dây nano CuS

được tạo thành mảng một cách ngẫu nhiên. Trong các ứng dụng y sinh, các dây

nano thường bị treo lơ lửng trong các dung dịch [16].

7

(a) (b)

Hình 1.1. (a) Dây nano Co bị phân tán có đường kính khoảng 70 nm [13];

(b) Dây nano CuS được tạo mảng có đường kính 50 nm [8].

1.1.2 Các dây nano một đoạn, nhiều đoạn và nhiều lớp

Hình 1.2. (a) Dây nano CoPtP một đoạn [25]; (b) Dây nano CoPtP sáu đoạn

[25]; (c) Dây nano nhiều lớp Fe-Au [15].

Do mong muốn có một vật liệu nano đơn lẻ có thể thực hiện nhiều chức năng

cùng một lúc nên cấu trúc nano nhiều đoạn đã được nghiên cứu chuyên sâu, cũng do

đó mà các nhà nghiên cứu đã khám phá được nhiều chức năng vốn có của chúng

[12]. Hình 1.2(a) biểu diễn dây nano CoPtP một đoạn. Cần lưu ý rằng, dây nano

một đoạn có thể được làm từ nguyên tố đơn lẻ như kim loại, hợp kim hoặc oxit.

Hình 1.2(b) biểu diễn dây nano CoPtP sáu đoạn. Hình 1.2(c) biểu diễn một phần

dây nano nhiều lớp Fe - Au [15, 23]. Đối với dây nano đa đoạn, các đoạn có thể

được tổng hợp từ các nguyên tố từ - phi từ, điển hình đó là dây nano: Ni-Cu, Fe-

8

Cu... Hầu hết các dây đa đoạn này thể hiện hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR) rõ nét

và có nhiều ứng dụng trong ngành y sinh [12].

1.2 Tính chất từ của dây nano từ tính

1.2.1 Dị hƣớng hình dạng

Đối với vật liệu có dạng hình cầu, hướng của từ trường không ảnh hưởng

đến kết quả đo tính chất từ của mẫu. Tuy nhiên, đối với vật liệu có hình dạng khác

như màng mỏng, dây thì hướng của từ trường đo cho ta các kết quả khác nhau

người ta gọi là dị hướng hình dạng. Một vật chịu tác dụng của từ trường ngoài thì từ

trường bên trong vật sinh ra có một từ trường chống lại từ trường ngoài gọi là

trường khử từ. Trường khử từ Hd tỉ lệ với từ độ M tạo ra nó, nhưng có hướng ngược

lại, được cho bởi :

𝐻d = -Nd𝑀 (1)

Trong đó hằng số trường khử từ Nd phụ thuộc vào hình dạng của vật. Do

phép tính khá phức tạp nên giá trị chính xác của Nd chỉ có thể được tính toán bởi

một vật hình elipxoit có mômen từ đồng đều trên toàn bộ vật. Một vật hình elipxoit

có bán trục a, b và c (c b a), tổng của các hằng số trường khử từ trên 3 bán trục

(Na, Nb, Nc) bằng 4π.

Na + Nb + Nc = 4π (2)

Cho trước hướng từ hóa thì năng lượng từ tĩnh ED (erg/cm3) được cho bởi:

ED = 1

2 NdMs

2 (3)

Trong đó: Ms là từ độ bão hòa của vật, Nd là hằng số trường khử từ.

1.2.2 Chu trình từ trễ

Chu trình từ trễ của một mẫu bất kỳ có mối quan hệ mật thiết với từ trường

ngoài đặt vào. Bằng tính toán lý thuyết, người ta có thể thu được chu trình từ trễ của

mẫu bằng cách cực tiểu hóa năng lượng tự do khi có từ trường ngoài. Chu trình từ

trễ của một vật bị ảnh hưởng bởi các thông số như vật liệu, cấu trúc vĩ mô và hình

dạng của vật, hướng của từ trường và quá trình từ hóa của mẫu. Đối với mảng các

dây nano, tương tác giữa các dây nano đơn lẻ có thể ảnh hưởng tới quá trình từ trễ.

9

Hình 1.3. Chu trình từ trễ của một dây nano. (a) Từ trường H đặt vào song

song với trục của dây nano; (b) trường hợp H đặt vào vuông góc với trục của các

dây nano[19].

Các thông số thường dùng trong mô tả đặc trưng của mỗi mẫu là từ độ bão

hòa Ms, từ dư Mr, trường bão hòa Hsat và lực kháng từ Hc. Quan sát hình 1.3, trường

bão hòa Hsat là từ trường để đạt tới từ độ bão hòa Ms; từ dư Mr là từ độ của mẫu khi

từ trường ngoài mất đi.

Từ độ bão hòa Ms của một vật đạt được khi tất cả momen từ trong vật hoàn

toàn song song với nhau. Vì vậy, từ độ bão hòa Ms là tính chất bên trong của vật

liệu từ tính, không liên quan tới hình dáng và kích thước của mẫu.

Tính chất từ của một mảng các dây nano chủ yếu được xác định bằng hai

thông số. Thứ nhất là tính chất từ của các dây nano đơn. Thứ hai là tương tác giữa

các dây nano đơn có từ tính, liên quan tới các thông số hình học của mảng dây

nano.

1.2.3 Ảnh hƣởng của đƣờng kính, chiều dài và tỷ số hình dạng lên lực kháng từ

Hc của dây nano thông qua mô hình tính toán

Trường khử từ của một dây cô lập có thể được tính toán thông qua việc sử

dụng mô hình Stonner – Wohlfarth hiệu chỉnh, trong đó chiều dài của khoảng quay

đômen (coherent rotation) của một dây được thay thế bằng chiều rộng của vách

đômen (𝑤) [3].

𝐻0

𝑀0=

2𝐾(𝑤)

𝜇0𝑀02 (4)

10

Lưu ý rằng, chiều rộng của vách đômen được tính toán nhờ sử dụng phương

trình của Landerous và các cộng sự [3] và K(l) = 1

4µ0M0

2 (1 – 3 Nz(l) ) với Nz(l) là hệ

số khử từ theo trục z, được tính bởi công thức Nz(l) = 1 – F21[4𝑅2

𝑙2] + 8𝑅

3𝜋𝑙 và F21[x] =

F21[-1/2, 1/2, 2, -x] là một hàm siêu bội [3].

Từ phương trình của Landeros và các cộng sự cho thấy trường khử từ của

dây là độc lập với chiều dài dây khi chiều dài dây đủ lớn. Tuy nhiên, trong các kết

quả thực nghiệm cho thấy trường khử từ phụ thuộc vào chiều dài của dây và kết quả

tính toán từ phương trình có kết quả lớn hơn so với kết quả thực nghiệm đo được.

Có thể thấy rằng phải tính đến cả sự tương tác giữa các dây trong một mảng dây để

có thể đạt được sự chính xác hơn so với thực nghiệm.

Nếu xét mỗi dây nano đơn lẻ là một lưỡng cực từ không tương tác thì nó sẽ

đóng góp vào đường cong từ trễ của cả mảng dây với một đường cong nhỏ hình

vuông. Kết quả là trong trường hợp một mảng các dây không tương tác đồng nhất,

có thể quan sát thấy một đường cong từ trễ vuông góc với bước nhảy Barkhausen.

Trong đó, bước nhảy Barkhausen xuất hiện do sự thay đổi rất nhanh của các vách

đômen và các spin trong quá trình từ hóa các vật liệu sắt từ [10]. Tuy nhiên, trong

các mảng dây nano thì khoảng cách giữa các dây lại nhỏ hơn hoặc tương đương

đường kính của dây. Vì vậy, tính chất từ của các dây trong mảng phụ thuộc mạnh

vào tương tác từ tĩnh giữa chúng. Sự tương tác của mỗi dây với trường khử từ của

mảng dây – một cặp phản sắt từ giữa các dây gần nhau - ảnh hưởng mạnh đến

trường khử từ. Trường khử từ này phụ thuộc vào chiều dài của dây [3]. Trong các

hệ tương tác, quá trình đảo từ có thể xem như việc vượt qua một rào chắn năng

lượng, ΔE [3]. Trong một mảng có tất cả các dây được từ hóa theo một hướng,

tương tác tĩnh từ ưu tiên sự đảo từ ở một số dây. Một trường đảo từ có chiều ngược

với hướng từ hóa của các mức năng lượng thấp hơn, sự phụ thuộc vào từ trường

ngoài của rào cản năng lượng được biểu diễn bằng công thức:

∆𝐸 = 𝑈 1 −𝐻

𝐻0

2

(5)

Trong đó:

11

H là từ trường ngoài.

H0 là kí hiệu cho từ trường bên trong một dây cô lập. Với các hạt đơn

đômen có dị hướng hình dạng theo một trục, rào cản năng lượng khi từ trường ngoài

bằng không.

U là năng lượng cần để chuyển trạng thái trong một khoảng quay

đômen K(L).

Nếu thừa nhận từ trường chuyển trạng thái Hs bằng Hc, ta có:

Hc = H0 - Hint (6)

Hint tương ứng với trường khử từ của cả mảng dây, được tính bằng công thức:

Hint =2K(L)

μ0M02 ε

Ẽint (D)

K(L)

1

2 (7)

Ở phương trình trên, ta thừa nhận rằng trường đảo từ của một dây nano làm

giảm năng lượng tĩnh từ Eint mà có độ lớn bằng rào cản năng lượng dị hướng ΔE.

Bên cạnh đó, ε là một tham số có thể thay đổi được phụ thuộc vào sự phân bố các

dây từ tính trong không gian và sự liên hệ theo trục dài giữa các dây và E int(D) là

mật độ năng lượng tương tác tĩnh từ giữa hai dây có khoảng cách D, được tính bởi

công thức sau [3] :

Ẽ𝑖𝑛𝑡 𝐷 =𝐸𝑖𝑛𝑡

𝑉=

𝜇0𝑀02𝑅2

2𝐿𝐷 1−

1

1+𝐿2

𝐷2

(8)

1.3 Một số ứng dụng của dây nano từ tính

Cho đến nay, các ứng dụng của công nghệ nano đã được tiến hành trong

nhiều lĩnh vực ít ai ngờ, những ý tưởng mới và lạ nhất đang hình thành ở khắp các

công ty lớn, các viện nghiên cứu trên thế giới. Đối với dây nano từ tính, do có các

tính chất đặc biệt nên thu hút được nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như y sinh,

cảm biến, ghi từ...

1.3.1 Ghi từ vuông góc

Trong những năm gần đây, để tăng mật độ lưu trữ thông tin, giảm kích

thước của thiết bị lưu trữ người ta sử dụng phương pháp ghi từ vuông góc, điều này

có thể làm tăng mật độ tích luỹ từ 1 Tbit/in2 trên mỗi mức [14, 20]. Để thực hiện ghi

12

từ vuông góc, chúng ta cần thiết phải có các màng mỏng chứa các hạt từ cứng đơn

đômen, hoặc các hạt nano có tính dị hướng ở mật độ cao. Nói cách khác là mômen

từ của các phần tử ghi riêng lẻ phải được sắp xếp thẳng hàng theo hướng vuông góc

với mặt phẳng, sự dị hướng này có thể có được từ dị hướng từ tinh thể và dị hướng

từ hình dạng. Như mô tả ở hình 1.4(a), đối với cách ghi từ song song và 1.4(b) là

ghi từ vuông góc.

Hình 1.4. (a) Ghi từ song song; (b) Ghi từ vuông góc.

Về cơ bản, nguyên lý của ghi từ song song và ghi từ vuông góc là giống

nhau. Khi đầu ghi đi qua bề mặt vật liệu ghi từ thì các hạt từ tính trên bề mặt vật

liệu sẽ bị từ hóa. Đối với ghi từ vuông góc, mômen của các hạt từ tính này được xếp

theo chiều lên, xuống (sắp xếp theo chiều dọc) thay vì sắp xếp theo chiều ngang đối

với ghi từ song song. Vì vậy, mật độ lưu trữ thông tin trong ghi từ song song bị hạn

chế đáng kể, khoảng 300 GB/in2

[20]. Trong khi, nhờ sự định hướng theo chiều dọc

của các mômen mà các thiết bị ghi từ vuông góc có xu hướng mỏng hơn so với các

thiết bị ghi từ song song [20].

Ngoài ra, để tăng hiệu quả của việc ghi từ trong các thiết bị ghi từ vuông góc,

người ta làm tăng lực kháng từ và kiểm soát tín hiệu nhiễu của thiết bị nhờ một lớp

13

từ mềm nằm bên dưới lớp ghi từ (hình 1.5) [7].

Hình 1.5. Cấu tạo thiết bị ghi từ vuông góc

1.3.2 Động cơ điện từ cỡ nhỏ

Chuyển động thẳng và chuyển động quay là hai loại chuyển động phổ biến

trong hầu hết các thiết bị động cơ. Vì vậy, việc kiểm soát các dây nano từ tính để

ứng dụng trong các chuyển động này đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển các

máy móc sử dụng các thiết bị ở cấp độ nano. Sự chuyển động thẳng của các dây

nano từ thường có được nhờ các gradient từ, trong khi việc kiểm soát các dây nano

từ trong chuyển động quay thì phức tạp hơn nhiều [24].

Barbic đã tạo ra chuyển động quay của các roto từ không có chốt quay trong

các chất lưu. Các roto từ này là các dây nano từ đơn đômen với chiều dài dây nhỏ

hơn 100 µm và chuyển động quay của dây nano từ được kiểm soát bởi một stato

bên ngoài chất lưu [24].

14

Hình 1.6. Động cơ điện từ cỡ nhỏ

Hình 1.6 mô tả cấu tạo của loại động cơ này. Stato của động cơ được tích

hợp bởi những cuộn dây và các đầu nhọn cỡ micro. Mỗi cuộn dây này được làm từ

vật liệu từ mềm và có xấp xỉ 10 vòng dây với đường kính mỗi dây là 25 µm cuốn

quanh một vật liệu từ mềm có đường kính 50 µm. Một bộ gồm ba cuộn dây cỡ

micro và ba đầu nhọn cỡ micro được sắp xếp vào một tam giác đều sao cho khoảng

cách giữa các đầu nhọn là 100 µm. Các đầu nhọn của stato liên kết với ba bộ

khuếch đại dòng độc lập với nhau bởi các kênh D/A, chú ý là các kênh D/A này

cũng độc lập với nhau. Việc kiểm soát các kênh này được thiết lập sao cho ba cuộn

dây trong stato được điều khiển bởi ba dòng điện hình sin với độ lệch pha giữa mỗi

dòng điện là 1200. Kết quả là, stato có thể gây ra các lực hút và lực đẩy hình sin lên

roto từ, bằng cách này mà các roto từ sẽ quay dưới tác động của stato [24].

Chuyển động quay này được quan sát bởi một kính hiển vi quang học và

được ghi lại bởi một hệ thống máy ảnh CCD. Chính vì vậy, công nghệ này có thể sử

dụng cho van và bơm cỡ nhỏ (micro) [24].

Hình 1.7. (a) Bơm cỡ micro, (b) Van cỡ micro

15

1.3.3 Chức năng hóa các phân tử sinh học

Chức năng hóa các phân tử sinh học là một trong những ứng dụng y sinh

sử dụng các dây nano đa đoạn, trong đó, đối tượng được sử dụng nhiều nhất là

các protein [6,7]. Tuy nhiên, việc liên kết các protein với từng đoạn của dây

nano mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, nhưng lại gặp phải một

thách thức không nhỏ đó là các protein có xu hướng bị trói chặt trên hầu hết bề

mặt dây nano [26].

Nhà khoa học Wildt đã phát triển một vài phương pháp trong việc chức năng

hóa có chọn lọc của các protein sử dụng các dây nano, mặc dù bị ảnh hưởng không

nhỏ của sự hình thành các liên kết cộng hóa trị [26]. Hình 1.8 mô tả phương pháp

của việc chức năng hóa có chọn lọc các protein của dây nano đa đoạn.

16

Hình 1.8. Chức năng hóa các protein có chọn lọc của các dây nano đa đoạn.

Sự móc nối của các nhóm amin gốc với hyđrosunphua (thiol) được sử dụng

như một cách để liên kết các protein với các đoạn Au, và các đoạn Ni được chức

năng hóa với PEG thì được sử dụng như các đoạn đề kháng protein. Để hình dung

việc liên kết có chọn lọc của các protein móc nối với các thiol trên dây nano, kháng

thể IgG huỳnh quang được sử dụng để liên kết có chọn lọc với kháng thể KE2,

trong đó kháng thể KE2 được liên kết vơi đoạn Au cuối cùng [26].

Hình 1.9. (a) Hình ảnh kính hiển vi quang học, (b) Ảnh huỳnh quang của dây

nano đa đạn Au/Ni/Au với một kháng thể KE2 được liên kết với đoạn Au cuối cùng.

Hình 1.9 (a) và 1.9 (b) cho thấy hình ảnh huỳnh quang và hình ảnh thu được

nhờ sử dụng kính hiển vi quang học của các dây nano đa đoạn Au/Ni/Au được chức

17

năng hóa bởi phương pháp này. Hình ảnh huỳnh quang cho thấy dây nano có hai

màu sáng ở hai đầu, và độ sáng là tương ứng với sự tập trung của các protein ở bề

mặt của dây nano. Điều này cho thấy sự xuất hiện của các protein ở cuối dây nano

nhiều hơn so với đoạn giữa của dây và sự đề kháng protein tốt của PEG được chức

năng hóa với các đoạn Ni [26].

1.4 Giới thiệu về vật liệu CoPtP

Ngày nay, lắng đọng điện hoá các màng mỏng hợp kim của Co đang được

quan tâm đặc biệt vì các màng mỏng này hứa hẹn nhiều ứng dụng hữu ích. Đặc biệt

là ứng dụng trong hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), các cảm biến, y sinh... Hầu hết

các màng mỏng này được chế tạo bằng phương pháp lắng đọng điện hoá các hợp

chất một hay nhiều thành phần với Co như CoNiP, CoNiB, CoNiP, CoNiZnP,

CoNiReP, CoNiFe, CoNiMo, CoMo, CoB, CoFeB, và CoFeCr…[17].

1.4.1 Giới thiệu về vật liệu CoNiP

18

Vật liệu CoNiP được xếp vào loại vật liệu từ cứng, màng mỏng CoNiP được

ứng dụng nhiều trong hệ vi cơ điện tử (MEMS), các cảm biến và trong lưu trữ thông

tin. Màng mỏng CoNiP có tính dị hướng vuông góc cao, lực kháng từ lớn cỡ 3000

Oe. Đối với màng mỏng, sự phụ thuộc của trường kháng từ vào độ dày màng mỏng

là rất mạnh [1]. Theo các nghiên cứu đã được công bố, trường kháng từ vuông góc

của màng tăng khi độ dày của màng là 30 nm, nhưng lực kháng từ của các màng

dày hơn 30 nm là ổn định. Ngược lại, lực kháng từ song song của màng thấp hơn so

với trường kháng từ vuông góc trương ứng với từng độ dày, cụ thể ở độ dày 30 nm,

trường kháng từ song song là 700 Oe, trong khi trường kháng từ vuông góc là 3000

Oe [1].

Hình1.10. Sự phụ thuộc của trường kháng từ vào độ dày của màng CoNiP:

vuông góc (đường hình tròn) và song song (đường hình vuông).

Tuy nhiên, liệu còn vật liệu nào có lực kháng từ lớn hơn lực kháng từ của vật

liệu CoNiP? Trong khi đó, vật liệu CoPtP đã được một số các nhóm nghiên cứu và

ứng dụng vào các thiết bị ghi từ siêu cao và trong các hệ vi cơ điện tử (MEMS) [23]

bởi tính chất lực kháng từ và từ độ rất cao của nó. Đó cũng là lí do tại sao luận văn

này tập trung vào việc nghiên cứu chế tạo vật liệu CoPtP để tìm hiểu tính chất từ

cứng của vật liệu này và nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH và đường kính dây lên

tính chất từ của dây nano CoPtP.

19

1.4.2 Giới thiệu về màng mỏng CoPtP

Trên thế giới, quá trình lắng đọng điện hoá của hợp chất CoPtP trong dung

dịch có tính axit đã được nghiên cứu. Thành phần, cấu trúc, và các tính chất từ của

màng mỏng phụ thuộc nhiều vào các tham số như nhiệt độ, độ pH và thành phần

của dung dịch. Các kết quả cho thấy, hợp chất CoPtP có tính từ cứng rất rõ nét [21].

Đối với màng mỏng CoPtP đã được nhóm tác giả Ho Dong Park, Kwan Hyi

Lee, Gyeng Ho Kim, Won Young Jeung và nhóm tác giả M. Cortes, S. Matencio, E.

Gomez, E. Valles nghiên cứu. Kết quả cho thấy màng mỏng CoPtP có tính dị hướng

từ vuông góc lớn (PMA) và lực kháng từ lớn [11]. Trong nhiều nghiên cứu, lực

kháng từ của màng tăng lên rõ rệt khi phần trăm của Pt trong hợp chất lắng đọng

trong khoảng 30-40% khối lượng và độ cảm từ của màng CoPtP cũng đã tăng lên

sau khi mẫu đã được ủ nhiệt [11].

Hình 1.11. Đường cong từ trễ của vật liệu CoPtP được lắng đọng điện hóa

trên đế Si/Ti/Ni ở nhiệt độ phòng và từ trường đặt vào song song với màng. (a) mẫu

không được ủ nhiệt; (b)mẫu được ủ nhiệt ở 400oC trong suốt 90 phút [11].

Để tăng lực kháng từ, các tác giả đã tìm ra trong quá trình lắng đọng điện hóa

cần phải đặt thêm từ trường ngoài. Kết quả thu được cho thấy nếu đặt từ trường

ngoài từ 0 đến 1 Tesla (hình 1.12), và khi từ trường ngoài tăng lên, lực kháng từ của

màng được tăng lên rõ rệt [11].

20

Hình 1.12. Lực kháng từ của vật liệu CoPtP với các giá trị khác nhau của từ

trường ngoài [11].

Hình 1.13. Hình ảnh AFM (kính kiển vi lực nguyên tử) của vật liệu CoPtP được lắng

đọng điện hóa: (a) không có từ trường ngoài; (b) có từ trường ngoài (1 Tesla) [11].

Từ các kết quả trên, để có màng mỏng CoPtP với tính từ cứng tốt thì phần

trăm khối lượng của Pt trong khoảng 30 – 40 % và mẫu cần phải ủ nhiệt.

1.4.3 Giới thiệu về dây nano CoPtP

Trên thế giới cũng đã có những công trình nghiên cứu về dây nano CoPtP,

trong đó có cả dây nano đơn đoạn CoPtP và dây nano đa đoạn như CoPtP/Ag [23].

Một số tính chất từ và hình thái học của dây cũng đã được khảo sát, các kết quả cho

thấy dây nano CoPtP có tính từ cứng rõ rệt với lực kháng từ lớn [23].

21

Hình 1.14. (a) Hình ảnh FE-SEM của dây nano CoPtP sau khi đã loại bỏ

đế. (b) Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP với từ trường đặt vào song song với

trục của dây được tại ở nhiệt độ phòng

Hình 1.14(a) là hình ảnh FE-SEM của dây nano CoPtP sau khi đã loại bỏ đế

với chiều dài dây là 6 µm. Hình 1.14(b) biểu diễn đường cong từ trễ của dây nano

CoPtP với từ trường đặt vào song song với trục của dây tại nhiệt độ phòng, đường

cong từ trễ cho thấy lực kháng từ Hc=1,83 kOe [23].

Đối với dây CoPtP được lắng đọng điện hóa trên đế polycacbonat (PC) ở

nhiệt độ phòng thì các tính chất từ của mẫu được coi như là tính chất từ của dây

CoPtP vì đế polycacbonat là vật liệu phi từ [24].

22

Hình 1.15. Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP với từ trường đặt vào song

song và vuông góc với trục của dây.

Hình 1.15 cho thấy lực kháng từ với trường hợp từ trường đặt song song với

trục của dây là Hc=143 kAm-1

(cỡ 1800 Oe) và lực kháng từ với trường hợp từ

trường đặt vuông góc với trục là Hc=103 kAm-1

(cỡ 1300 Oe). Điều này cho thấy,

dây nano CoPtP có tính từ cứng rõ rệt và trục dễ từ hóa theo hướng song song với

trục của dây. Giá trị của từ độ bão hòa và từ dư trong trường hợp từ trường đặt song

song với trục của dây đều lớn lớn hơn từ độ bão hòa và từ dư trong trường hợp từ

trường đặt vuông góc với trục của dây. Trên thực tế, giá trị của các thông số trên

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tỷ số hình dạng, thành phần dung dịch lắng đọng

và các điều kiện lắng đọng [18]. Vì vậy, với điều kiện lắng đọng đặc biệt, trong đó,

hàm lượng Pt chiếm tỷ trọng lớn trong dung dịch điện hóa và thế lắng đọng phù hợp

thì lực kháng từ khi từ trường đặt song song với trục của dây có thể lên đến 2800

Oe và từ dư lên đến khoảng 0,5 T, với kết quả này, dây nano CoPtP có những ứng

dụng tiềm năng, đặc biệt là trong các cảm biến sử dụng hiệu ứng từ điện trở khổng

lồ và ứng dụng trong các hệ vi cơ điện tử (MEMS) [5].

CHƢƠNG 2 - CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

23

2.1 Phƣơng pháp Vol-Ampe vòng (CV)

Cùng với sự phát triển và trưởng thành của ngành điện hóa, hàng loạt các

phương pháp nghiên cứu về cơ chế điện hóa đã được hình thành, trong đó,

phương pháp Vol-Ampe vòng là một trong những phương pháp tỏ ra rất hữu

hiệu. Phương pháp Vol-Ampe vòng là thí nghiệm điện hóa về thế - điều khiển

“thuận-nghịch” ở đó một chu kỳ thế quét đặt lên điện cực và dòng phản ứng

được quan sát. Đường cong đặc trưng Vol-Ampe vòng có thể cung cấp các thông

tin về động học và nhiệt động học quá trình chuyển điện tử cũng như hệ quả của

quá trình chuyển giao điện tử [2].

Hình 2.1. Mô hình tổng quan của thí nghiệm CV.

Nội dung chính của thí nghiệm CV là đặt lên một điện cực (điện cực làm

việc) một chu kì thế quét tuyến tính và kết quả lối ra là một đường cong V-A. Quá

trình quét này thường được mô tả bởi thế ban đầu (Ei), thế chuyển mạch (Es), thế kết

thúc (Ef), và tốc độ quét (v, đơn vị V/s). Điện thế được biến thiên tuyến tính theo

thời gian:

E = Ei + vt (quá trình thuận)

E = Es - vt (quá trình nghịch)

Thường người ta ghi dòng như hàm số của điện thế. Vì điện thế biến thiên

tuyến tính nên cách ghi trên cũng tương đương với ghi dòng theo thời gian. Các

24

phản ứng điện hóa chúng ta cần quan tâm đều diễn ra tại điện cực làm việc. Dòng

điện tại điện cực làm việc được sinh ra bởi sự dịch chuyển của các điện tử gọi là

dòng Faraday (dòng cảm ứng). Một điện cực phụ, hay điện cực đếm (CE) được điều

khiển bởi mạch ổn áp để cân bằng với quá trình Faraday tại điện cực làm việc (WE)

với sự dịch chuyển của các điện tử theo hướng ngược lại (ví dụ, nếu tại điện cực

làm việc WE là quá trình khử thì ở điện cực đếm CE sẽ là quá trình oxi hóa). Chúng

ta không cần quan tâm tới quá trình xảy ra ở CE, trong hầu hết các thí nghiệm quan

sát thấy dòng rất nhỏ, tức là sự điện phân ở CE không ảnh hưởng đến quá trình tại

WE [2].

Xét quá trình khử: O + ne → R

Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn quan hệ dòng - thế trong quá trình khử.

Nếu quét từ điện thế đầu tiên φđ dương hơn điện cực tiêu chuẩn danh

nghĩa 𝜑0

′ thì chỉ có dòng không Faraday đi qua. Khi điện thế đạt tới 𝜑0′ thì sự

khử bắt đầu và có dòng Faraday đi qua. Điện thế càng dịch về phía âm, nồng độ

bề mặt chất oxy hóa giảm xuống và sự khuếch tán tăng lên, do đó dòng điện

cũng tăng lên. Khi nồng độ chất oxi hóa giảm xuống đến không ở sát bề mặt điện

cực thì dòng điện cực đại, sau đó lại giảm xuống vì nồng độ chất oxi hóa trong

dung dịch bị giảm xuống (Hình 2.2).

25

Khi quét thế ngược lại phía dương, chất khử (R) bị oxy hóa thành chất oxy

hóa (O) khi điện thế quay về đến 𝜑0′ và dòng anot đi qua (Hình 2.3).

Hình 2.3. Đồ thị biểu diễn quan hệ dòng - thế trong quét thế vòng.

Dòng Faraday tại điện cực WE được biến đổi thành thế lối ra ở đầu chọn độ

nhạy, được biểu diễn bằng đơn vị ampe/vol, và được thể hiện dưới dạng số hay tín

hiệu tương tự. Đặc trưng CV là đồ thị của dòng so với thế trong một chu trình quét

tuyến tính. Đặc trưng CV có dạng đối xứng giữa đường đi và về nếu quá trình oxi

hóa - khử là hoàn toàn thuận nghịch. Trong rất nhiều trường hợp, quá trình là không

thuận nghịch nên dạng đường đặc trưng CV không đối xứng [2].

2.2 Các phƣơng pháp chế tạo mẫu

Vật liệu nano có thể được chế tạo theo hai nguyên tắc: vật liệu khối được

nghiền nhỏ đến kích thước nano (phương pháp từ trên xuống) và tổng hợp vật liệu

nano từ các nguyên tử (phương pháp từ dưới lên). Phương pháp từ trên xuống bao

gồm các phương pháp nghiền và biến dạng như nghiền hành tinh, nghiền rung.

Phương pháp từ dưới lên được phân thành hai loại là phương pháp vật lý (phún xạ,

bốc bay...) và phương pháp hóa học (kết tủa từ dung dịch và kết tủa từ khí hơi...).

Dưới đây là các phương pháp phổ biến nhất, mỗi phương pháp đều có những điểm

mạnh và điểm yếu, một số phương pháp chỉ có thể áp dụng được với một số loại vật

liệu nhất định mà thôi.

26

2.2.1 Phƣơng pháp cơ học

Bao gồm các phương pháp tán, nghiền, hợp kim cơ học.

Nguyên lý của phương pháp này là dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để

biến vật liệu khối với tổ chức hạt thô thành cỡ hạt kích thước nano. Trong phương

pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các

vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền

rung hoặc nghiền quay (còn gọi là nghiền kiểu hành tinh). Các viên bi cứng va

chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano. Kết quả thu được là vật liệu

nano không chiều (các hạt nano).

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền, có thể tiến hành cho

nhiều loại vật liệu với kích thước khá lớn.

Nhược điểm là các hạt bị kết tụ với nhau, phân bố kích thước hạt không đồng

nhất vì khó có thể khống chế quá trình hình thành hạt nano. Ngoài ra,trong quá trình

nghiền, các hạt nano dễ bị nhiễm bẩn từ các dụng cụ chế tạo và thường khó có thể

đạt được hạt có kích thước nhỏ, vì vậy, phương pháp này thường được dùng để tạo

vật liệu không phải là hữu cơ như kim loại.

2.2.2 Phƣơng pháp hóa ƣớt

Bao gồm các phương pháp chế tạo vật liệu dùng trong hóa, phương pháp

thủy nhiệt, sol-gel, kết tủa. Theo phương pháp này, các dung dịch chứa ion khác

nhau được trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ, áp suất mà

các vật liệu nano được kết tủa từ dung dịch. Sau quá trình lọc, sấy khô, ta thu được

các vật liệu nano.

Ưu điểm của phương pháp hóa ướt là các vật liệu có thể được chế tạo rất đa dạng,

chúng có thể là vật liệu vô cơ, hữu cơ, kim loại. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp

chế tạo vật liệu nano rẻ tiền và có thể chế tạo được một khối lượng lớn vật liệu.

Nhược điểm của phương pháp này là các hợp chất có liên kết với các phân tử

nước có thể là một khó khăn, phương pháp sol – gel thì không mang lại hiệu suất cao.

27

2.2.3 Phƣơng pháp bốc bay

Bao gồm các phương pháp quang khắc, bốc bay trong chân không vật lý,

hóa học. Phổ biến nhất là phương pháp bốc bay nhiệt.

Nguyên lý của phương pháp bốc bay nhiệt là dùng một thuyền điện trở thường

được làm bằng các vật liệu chịu nhiệt và ít tương tác với vật liệu như vonfram, lantan,

bạch kim ... đốt nóng chảy vật liệu nguồn, và tiếp tục đốt sao cho vật liệu bay hơi. Vật

liệu bay hơi sẽ ngưng đọng trên các đế được gắn vào giá phía trên.

Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản, áp dụng hiệu quả để chế tạo

màng mỏng hoặc lớp bao phủ bề mặt vì khi làm bay hơi vật liệu thì toàn bộ hợp

chất hoặc hợp kim sẽ bị bay hơi, do đó màng tạo ra có hợp thức khá gần với thành

phần vật liệu nguồn, tuy vậy người ta cũng có thể dùng nó để chế tạo hạt nano bằng

cách cạo vật liệu từ đế.

Nhược điểm của phương pháp này là không mang lại hiệu quả để có thể chế

tạo ở quy mô thương mại. Ngoài ra, khi chế tạo màng bằng phương pháp bốc bay

nhiệt thì không tạo được các màng quá mỏng, khả năng khống chế chiều dài kém do

tốc độ bay hơi khó điều khiển, và không chế tạo được màng đa lớp.

2.2.4 Phƣơng pháp hình thành từ pha khí

Bao gồm các phương pháp nhiệt phân, nổ điện, đốt laser, bốc bay nhiệt độ

cao, plasma. Nguyên tắc của các phương pháp này là hình thành vật liệu nano từ

pha khí.

Ưu điểm của phương pháp này nó có thể áp dụng để chế tạo ở quy mô

thương mại, đặc biệt là để chế tạo lồng carbon hoặc ống carbon. Ngoài ra, trong

từng phương pháp riêng lẻ cũng có những ưu điểm và nhược điểm, cụ thể như sau:

Nhiệt phân là phương pháp có từ rất lâu, được dùng để chế tạo các vật

liệu đơn giản như carbon, silicon.

Phương pháp đốt laser thì có thể tạo được nhiều loại vật liệu nhưng

chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm vì hiệu suất của chúng thấp.

28

Phương pháp plasma một chiều và xoay chiều có thể dùng để chế tạo

rất nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng lại không thích hợp để tạo vật liệu hữu cơ vì

nhiệt độ của nó có thể lên đến 90000C.

2.2.5 Phƣơng pháp phún xạ

Phún xạ thuộc phương pháp lắng đọng pha hơi vật lý, bởi vì các nguyên tử,

cụm nguyên tử hay phân tử được tạo ra bằng cách bắn phá ion. Trong phún xạ điốt

(phún xạ hai điện cực), nhờ sự phóng điện từ trạng thái plasma, các ion năng lượng

cao (thí dụ như khí Ar+) bắn phá lên bia (vật liệu cần phún xạ). Trong trường hợp

này, bia là catôt, dưới tác dụng bắn phá của iôn, các nguyên tử bị bật ra khỏi bia,

lắng đọng lên bề mặt đế và hình thành lớp màng mỏng (đế đồng thời cũng là anôt).

Khi cần tẩy sạch bề mặt thì mẫu được gắn lên catôt đóng vai trò bia, chùm ion năng

lượng cao bắn phá lên bề mặt mẫu làm cho các nguyên tử của tạp chất và một số

nguyên tử ngoài cùng của mẫu bị tẩy, quá trình này gọi là ăn mòn phún xạ. Một số

phương pháp phún xạ điển hình như: phún xạ cao áp một chiều, phún xạ cao tần,

magnetron...

Ưu điểm của phương pháp này là tất cả các loại vật liệu đều có thể phún xạ,

nghĩa là từ nguyên tố, hợp kim hay hợp chất. Bia phún xạ thường dùng được lâu vì

lớp phún xạ rất mỏng. Trong magnetron có thể chế tạo màng mỏng từ bia có cấu

hình đa dạng, phụ thuộc vào cách lắp đặt nam châm, bia có thể thiết kế theo hình

dạng của bề mặt đế. Quy trình phún xạ ổn định, dễ lặp lại và dễ tự động hóa. Độ

bám dính của màng với đế rất tốt.

Nhược điểm của phương pháp phún xạ là tốc độ phún xạ nhỏ hơn nhiều so

với tốc độ bốc bay chân không, bia thường khó chế tạo và đắt tiền, hiệu suất sử

dụng bia thấp và màng có thể lẫn tạp chất từ thành chuông.

2.2.6 Phƣơng pháp lắng đọng điện hóa

Trong các phương pháp chế tạo trên, phương pháp lắng đọng điện hóa có

những ưu điểm hơn các phương pháp khác ở chỗ không đòi hỏi thiết bị đắt tiền,

không đòi hỏi nhiệt độ cao, hoặc chân không cao. Chế tạo các dây nano có tốc độ

lắng đọng nhanh, phương pháp này cũng không tốn thời gian. Chính vì vậy, luận

29

văn này tập trung vào việc chế tạo dây nano từ cứng CoPtP bằng phương pháp lắng

đọng điện hóa và nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH, đường kính dây lên tính chất từ

của dây nano CoPtP.

Trong việc chế tạo vật liệu nano có nhiều thành phần, mẫu thu được bằng

phương pháp lắng đọng điện hóa có thể được chế tạo theo hai quá trình: điện hóa

một bước hoặc điện hóa nhiều bước. Với quá trình điện hóa nhiều bước: lần lượt

các thành phần sẽ được lắng đọng độc lập với nhau và với từng thế lắng đọng riêng

biệt tương ứng với mỗi nguyên tố. Phương pháp này có ưu điểm là không phải tìm

một thế lắng đọng chung cho tất cả các nguyên tố trong hợp thức của vật liệu cần

lắng đọng điện hóa. Tuy nhiên, phương pháp này gặp nhiều khó khăn như phải bố

trí nhiều bể lắng đọng khác nhau, quá trình chuyển các điện cực giữa các bể có thể

gây hỏng mẫu, và không đảm bảo độ sạch cho mẫu, để có thành phần mẫu hợp nhất

đòi hỏi quá trình xử lý nhiệt đối với mẫu sau khi chế tạo sẽ phức tạp... Để khắc phục

các khó khăn trên, giải pháp đưa ra đó là chế tạo mẫu bằng phương pháp lắng đọng

điện hóa một bước, đó là quá trình lắng đọng đồng thời các nguyên tố của vật liệu

trong cùng một bể lắng đọng và cùng một thế lắng đọng. Và khó khăn ở đây là phải

tìm được thế lắng đọng chung cho toàn bộ các nguyên tố để đảm bảo được thành

phần của mẫu như mong muốn. Tuy nhiên, khó khăn này được giải quyết nhờ sử

dụng phương pháp vol – ampe vòng (CV) để tìm thế lắng đọng điện hóa như đã

trình bày ở mục 2.1.

Lắng đọng điện hoá (hay còn gọi là mạ điện) là một phương pháp chế tạo

màng mỏng từ pha lỏng mà dựa trên các phản ứng điện hoá (oxi hoá hay khử) khi

sử dụng bộ cấp nguồn bên ngoài. Trong đó bộ cấp nguồn sử dụng ít nhất 3 điện cực,

giữa chúng có các dòng trong dung dịch mạ. Một trong các điện cực là điện cực làm

việc WE (Working Electrode), hoặc đế đặt màng cần mạ, và một điện cực khác là

điện cực đếm CE (Counter Electrode). Màng cần mạ xuất hiện thường xuyên nhất

thông qua các phản ứng khử tức là điện cực làm việc là một catot. Một hệ điện hoá

phổ biến bao gồm một hệ gồm 3 điện cực, trong đó điện cực thứ ba là điện cực so

sánh RE (Reference Eelectrode), từ đó thế điện hoá của điện cực làm việc có thể

30

điều khiển được hoặc đo được. Nếu có thể điều khiển được thế của điện cực làm

việc ta có thể đo được dòng trong bình điện hoá và ngược lại.

Thực chất lăng đong điên hoa la qua trinh phu môt lơp màng kim loai mong

muốn lên trên bê măt đế mâu bơi tac đông cua dong điên. Khi cac ion kim loại di

chuyên vê cac điên cưc thi chung truyên điên tich cho cac điên cưc , ion kim loai

muôi mang điên tich dương đươc bam vao bề mặt đế mâu.

Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp dây nano bằng phương pháp lắng đọng điện hóa

Các khuôn dùng để chế tạo dây nano được sử dụng là các tấm Polycacbonate

(PC) có kích thước các lỗ xốp là 100 nm. Ban đầu các tấm PC được phủ một lớp

vàng với độ dày khoảng 100 nm bằng phương pháp phún xạ catot để làm điện cực.

Sau đó các tấm PC đó được đặt trong một tế bào điện hóa để lắng đọng CoPtP theo

sơ đồ sau:

31

Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lắng đọng điện hóa chế tạo dây nano.

Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lắng đọng điện hoá chế tạo dây nano.

Sử dụng hệ điện hóa ba cực để chế tạo các dây nano, thí nghiệm được thực

hiện tại nhiệt độ phòng, các hóa chất được sử dụng là:

0,1 M CoSO4.5H2O

0,01 M H2PtCl6.6H2O

0,45 M Na4P2O7

0,05 M NaH2PO2

32

2.3 Một số phƣơng pháp phân tích mẫu

2.3.1 Phép đo hiển vi điện tử quét (SEM)

Phép đo hiển vi điện tử quét (SEM) là một trong các phương pháp chụp ảnh

bề mặt của mẫu, đây là thiết bị dùng để chụp ảnh vi cấu trúc bề mặt với độ phóng

đại gấp nhiều lần so với kính hiển vi quang học vì bước sóng của chùm tia điện tử

nhỏ gấp nhiều lần so với bước sóng vùng khả biến. Việc tạo ảnh của mẫu đươc thực

hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ các chùm điện tử

với bề mặt của mẫu.

Hình 2.7. Kính hiển vi điện tử quét.

33

Hình 2.8. Sơ đồ khối kính hiển vi điện tử quét

Chùm điện tử bị tán xạ mạnh khi đi vào trường thế biến thiên đột ngột do

đám mây điện tử mang điện tích âm, hạt nhân và nguyên tử mang điện tích dương.

Mỗi nguyên tử cũng trở thành tâm tán xạ của chùm điện tử. Nhiễu xạ chùm điện tử

có những đặc điểm rất thích hợp cho việc nghiên cứu cấu trúc màng mỏng.

Trong kính hiển vi điện tử quét, chùm điện tử sơ cấp được gia tốc bằng điện

thế từ 1 đến 50 kV giữa catot và anot rồi đi qua thấu kính hội tụ quét lên bề mặt

mẫu đặt trong buồng chân không, người ta điều khiển chùm tia này quét theo hàng

và theo cột trên diện tích rất nhỏ trên bề mặt mẫu cần nghiên cứu. Khi chùm điện tử

tới đập vào mẫu, chúng bị tán xạ đàn hồi hoặc không đàn hồi bởi các nguyên tử

trong mẫu làm phát xạ các loại điện tử và sóng điện từ. Điện tử truyền qua nhận

được trong trường hợp mẫu đủ mỏng. Chúng chính là các điện tử tới bị tán xạ đàn

hồi hoặc không đàn hồi trong khi xuyên vào mẫu. Chùm điện tử chiếu vào mẫu sẽ

kích thích mẫu phát ra điện tử thứ cấp, điện tử tán xạ ngược, tia X… Mỗi loại điện

34

tử, tia X thoát ra mang thông tin về mẫu, phản ánh một tính chất nào đó ở chỗ điện

tử tới đập vào mẫu. Thông tin về các nguyên tố thành phần hoặc trạng thái hóa học

có thể nhận được từ độ giảm năng lượng của điện tử truyền qua khi các điện tử tới

kích thích các nguyên tử trong mẫu bởi tán xạ không đàn hồi. Khi điện tử tương tác

với bề mặt mẫu vật, sẽ có các bức xạ phát ra, sự tạo ảnh trong SEM và các phép

phân tích được thực hiện thông qua việc phân tích các bức xạ này. Các bức xạ chủ

yếu gồm:

Điện tử thứ cấp: đây là chế độ ghi ảnh thông dụng nhất của kính hiển

vi điện tử quét, chùm điện tử thứ cấp có năng lượng thấp (thường nhỏ hơn 50 eV)

được ghi nhận bằng ống nhân quang nhấp nháy. Vì chúng có năng lượng thấp nên

chủ yếu là các điện tử phát ra từ bề mẫu với độ sâu chỉ vài nanomet, do vậy chúng

tạo ra ảnh hai chiều của bề mặt mẫu.

Điện tử tán xạ ngược: điện tử tán xạ ngược là chùm điển tử ban đầu

khi tương tác với bề mặt mẫu bị bật ngược trở lại, do đó chúng thường có năng

lượng cao. Sự tán xạ này phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học ở bề mặt mẫu,

do đó ảnh điện tử tán xạ ngược có thể dùng để ghi nhận ảnh nhiễu xạ điện tử tán xạ

ngược, giúp cho việc phân tích cấu trúc tinh thể và thành phần hóa học của mẫu.

Hình 2.9. Tương tác chùm điện tử với chất rắn

35

Sử dụng kính hiển vị điện tử quét SEM có thể có được thông tin về hình thái

học và thành phần hóa học của mẫu. Trong đó, ảnh SEM được tạo ra bằng cách quét

trên màn hình một cách đồng bộ với tia điện tử quét trên mẫu.

Trong luận văn này, vi cấu trúc của vật liệu được chụp bằng kính hiển vi

điện tử quét JSM Jeol 5410 LV (Nhật Bản) tại Trung tâm Khoa học Vật liệu. Thiết

bị này có độ phân giải tối đa lên tới 3,6 nm và độ phóng đại cao nhất là 200 000 lần.

Đồng thời, thiết bị này còn có cấy ghép kèm hệ phân tích phổ tán sắc năng lượng

(Energy Dispersion Spectrometer – EDS) ISIS 300 của hãng Oxford (Anh).

2.3.2 Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (XRAY)

Cấu trúc tinh thể của một chất quy định các tính chất vật lý của nó. Do đó,

nghiên cứu cấu trúc tinh thể là một phương pháp cơ bản nhất để nghiên cứu cấu trúc

vật chất. Ngày nay, một phương pháp được dùng hết sức rộng rãi để xác định cấu

trúc tinh thể học, thành phần pha của mẫu đó là nhiễu xạ tia X.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được cấu trúc, thành phần pha

của vật liệu mà không phá hủy mẫu và cũng chỉ cần một lượng nhỏ để phân tích.

Phương pháp này dựa trên hiện tượng nhiễu xạ Bragg khi chiếu chùm tia X lên

tinh thể.

Hình 2.10. Hiện tượng nhiễu xạ lên tinh thể.

36

Hình 2.11. Nhiễu xạ tia X góc nhỏ

Tinh thể được cấu tạo bởi các nguyên tử sắp xếp tuần hoàn, liên tục có thể

xem là cách tử nhiễu xạ tự nhiên ba chiều, có khoảng cách giữa các khe cùng bậc

với bước sóng tia X. Khi chùm tia đập vào nút mạng tinh thể, mỗi nút mạng trở

thành một tâm tán xạ. Các tia X bị tán xạ giao thoa với nhau tạo nên các vân giao

thoa có cường độ thay đổi theo góc θ. Điều kiện để có cực đại giao thoa được xác

định theo công thức Bragg:

2dhkl. sinθ = nλ (9)

Trong đó:

d: Khoảng cách giữa các mặt phẳng nguyên tử tham gia phản xạ.

θ : Góc phản xạ.

λ : Bước sóng tia X.

n: Số bậc phản xạ..

h,k,l : Các chỉ số Miller.

Về mặt định lượng, dựa trên những đỉnh có mặt phổ nhiễu xạ ta có thể xác

định được hằng số mạng a, b và của tinh thể theo công thức:

1

𝑑ℎ𝑘𝑙2 =

ℎ2

𝑎2+

𝑘2

𝑏2+

𝑙2

𝑐2

(10)

Bằng cách thay đổi vị trí đầu dò (detector) quay trên vòng tròn giác

kế, cường độ nhiễu xạ theo các góc nhiễu xạ 2θ sẽ được ghi nhận, ta thu được phổ

nhiễu xạ của mẫu nghiên cứu.

37

Việc nghiên cứu phân tích các cực đại nhiễu xạ dưới góc 2θ khác nhau sẽ

cho thông tin về cấu trúc tinh thể (kiểu ô mạng, hằng số mạng ...), thành phần pha

của mẫu và nhiều thông tin khác nhau của mẫu đo.

2.3.3 Thiết bị từ kế mẫu rung (VSM)

Từ kế mẫu rung (VSM) được phát minh bởi S.Fomer vào những năm 1950

và đang được dùng rất phổ biến. Đây là phương pháp xác định mômen từ của

mẫu dựa vào suất điện động gây ra do dịch chuyển tương đối giữa mẫu và cuộn

dây cảm ứng.

Nguyên lý hoạt động của một VSM dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ. Cụ

thể như sau: khi mẫu có từ tính bị rung trong một từ trường đều được tạo ra bởi một

nam châm điện một chiều, sẽ gây ra biến điệu của đường sức từ. Mức độ biến điệu

này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào độ lớn của từ độ trong mẫu đo. Một hệ thống các

cuộn dây được bố trí trong vùng từ trường biến thiên của từ thông qua cuộn dây

bằng cảm ứng từ (hay còn gọi là cuộn dây đo).

Hình 2.12. (a) Thiết bị VSM DMS Model 880 (b) Mô hình từ kế mẫu rung.

Dưới tác dụng của từ trường ngoài được tạo ra từ một nam châm điện, trong

mẫu xuất hiện mômen từ M. Do mẫu được rung nên từ thông (gây bởi M) qua các

38

cuộn dây đo (pick-up) cuốn xung qanh mẫu biến đổi theo thời gian khiến xuất hiện

điện áp V trên các cuộn pick - up. Ta có:

V = - N(dΦ/dt) = - NA(dB/dt)

= - µoNAd(H+M)/dt

= - µoNAdM/dt

Trong đó: A là tiết diện tổng của cuộn dây và N là số vòng dây của cuộn dây

pick – up.

Tín hiệu V thu nhận được sau khi qua các bộ biến điệu từ thích hợp cho phép

ta đo được giá trị M cần biết.

Trong luận văn này, mẫu được đo tính chất từ bằng thiết bị từ kế mẫu rung

(VSM) tại khoa vật lý kỹ thuật và nano, Đại học công nghệ, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

39

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ

Các mẫu sau khi chế tạo sẽ được xác định các tính chất với các phép đo:

+ Vol-ampe vòng (CV): cho biết thế lắng đọng điện hoá của dây.

+ Từ kế mẫu rung: cho biết tính chất từ của dây.

+ Hiển vi điện tử quét: cho biết hình thái học của dây.

+ Hình ảnh XRD: cho biết cấu trúc tinh thể của mẫu.

+ Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS): cho biết thành phần của dây.

Các số liệu thu được, được phân tích nhờ sử dụng các phần mềm sau:

+ Origin: xử lý kết quả từ kế mẫu rung (VSM) và vol- ampe vòng (CV).

+ Matlab: thiết lập các chương trình để tính toán và vẽ hình sự phụ của lực

kháng từ vào chiều dài, đường kính của dây và khoảng cách giữa các dây.

Các kết quả thu được như sau:

3.1 Ảnh hƣởng của độ pH lên tính chất của dây nano CoPtP

3.1.1 Ảnh hƣởng của độ pH lên thế lắng đọng điện hóa

Dung dịch CoPtP được thay đổi các giá trị pH khác nhau: pH=2,0; pH= 4,0;

pH= 6,0 rồi đo vol – ampe vòng (CV) với thế làm việc trong khoảng từ -1,5 V đến

1 V. Thiết bị đo vol – ampe vòng (CV) sử dụng ba điện cực bao gồm: điện cực đếm

Pt, điện cực làm việc Au và một điện cực so sánh là Ag/ AgCl. Kết quả được thể

hiện trên hình 3.1.

40

Hình 3.1. Kết quả đo CV của dung dịch CoPtP với các giá trị khác nhau.

Kết quả ở hình 3.1 cho thấy tại giá trị pH=2 quá trình khử bắt đầu tại điện thế

-0,12 V và không xuất hiện đỉnh khử. Tại giá trị pH=4 và pH=6, ứng với điện thế

-0,5 V, quá trình khử bắt đầu xảy ra và xuất hiện một đỉnh khử với thế khử lần lượt

bằng -0,6 V và -0,63 V. Nguyên nhân của điều này có thể được giải thích như sau:

tại giá trị pH thấp (pH=2) các phản ứng xảy ra là không rõ ràng vì vậy không xuất

hiện các đỉnh khử. Trên cơ sở đó, điện thế tối ưu để quá trình lắng đọng CoPtP xảy

ra tốt nhất là nằm trong khoảng từ -0,5 V đến -1 V.

3.1.2 Kết quả đo hình thái học

Để xác định kích thước của các lỗ nhỏ trong khuôn polycacbonate (PC),

khuôn được tiến hành đo hiển vi điện tử quét (SEM) trước khi lắng đọng. Kết quả

thu được từ ảnh SEM (hình 3.2) cho thấy, đường kính của lỗ khuôn khoảng 100 nm.

41

Hình 3.2. Ảnh SEM của khuôn PC với kích thước lỗ 100 nm.

Mẫu sau khi lắng đọng 20 phút tại giá trị pH=6 được loại bỏ lớp khuôn

polycacbonate bằng dung dịch chloroform và chụp SEM, kết quả thu được như sau

(hình 3.3):

Hình 3.3. Ảnh SEM của dây nano CoPtP được lắng đọng trên đế vàng trong thời

gian 20 phút.

Hình 3.3 cho hình ảnh SEM của dây nano CoPtP với chiều dài dây khoảng 5

µm và đường kính dây khoảng 100 nm tương ứng với đường kính của lỗ khuôn. Từ

kết quả trên ta có thể nói rằng đã chế tạo thành công dây nano CoPtP trên đế vàng.

42

3.1.3 Ảnh hƣởng của độ pH lên thành phần của mẫu (EDS)

Sử dụng mẫu có pH=6, sau khi ngâm mẫu trong chloroform để làm tan hết

polycacbonate, sau đó phủ trên đế thuỷ tinh và đo EDS, kết quả thu được thể hiện

trên hình 3.4 và 3.5

Hình 3.4. Hình ảnh EDS của đế thuỷ tinh.

Hình 3.5. Hình ảnh EDS của dây nano CoPtP.

Các kết quả phân tích EDS cho thấy trong dây nano CoPtP có chứa Co, Pt, P

và một số nguyên tố khác: Na, Cl, Ca, Si, Al, Mg. Sự có mặt của Na, Cl, Ca, Si, Al,

Mg trong mẫu dây nano CoPtP là do trong đế thuỷ tinh có chứa các nguyên tố Si,

Al, Mg, Na, Ca (hình 3.4) và do ảnh hưởng của các đám polyme còn tồn tại bám

vào các dây từ đó dẫn đến sự có mặt của các nguyên tố Cl, O, H.

Kết quả đo thành phần nguyên tử trong mẫu dây CoPtP phụ thuộc vào độ pH

như sau:

43

pH 4 5 6 7 8

% nguyên tử Co 87 82 68,7 61 53,4

% nguyên tử Pt 4,3 6,5 19 25,5 32,7

% nguyên tử P 8,7 11,5 12,3 13,5 13,9

Bảng 1: Thành phần nguyên tử của mẫu phụ thuộc vào giá trị pH.

Kết quả đo ở bảng 1 cho thấy tại các giá trị pH thấp, phần trăm nguyên tử Pt

và P ít hơn nhiều so với phần trăm nguyên tử Pt và P tại các giá trị pH cao, trong đó,

phần trăm nguyên tử Pt tăng từ 4,3% lên 32,7%, và phần trăm nguyên tử P tăng từ

8,7% lên 13,9% khi tăng độ pH từ 4 lên 8. Điều này cho thấy tại các giá trị pH cao,

pha CoPtP tồn tại nhiều hơn và tốt hơn so với pha CoPtP tại các pH thấp.

3.1.4 Kết quả phân tích cấu trúc

Sau khi làm mất khuân, sử dụng mẫu có pH=7 đo X-Ray để xác định cấu

trúc tinh thể của dây nano CoPtP. Kết quả được thể hiện trên hình 3.6.

44

Hình 3.6. Phổ nhiễu xạ tia X của dây nano CoPtP.

Phổ nhiễu xạ tia X của dây nano CoPtP cho thấy vi cấu trúc tinh thể của dây

CoPtP là cấu trúc lục giác xếp chặt với hướng tinh thể là (002).

3.1.5 Kết quả đo từ kế mẫu rung

Để nghiên cứu tính chất từ của các dây nano CoPtP, chu trình từ trễ được xác

đinh bằng thiết bị từ kế mẫu rung (VSM) với từ trường bên ngoài tối đa 15000 Oe.

Phép đo được thực hiện ở nhiệt độ phòng. Các chu trình từ trễ với từ trường đặt

song song và vuông góc với trục của dây được thể hiện trong hình 3.7.

45

(a)

(b)

-15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

pH = 4

H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

Tõ tr­êng H (Oe)

M/M

15

kO

e, T

ph

ßn

g

-15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

pH = 6

H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

M/M

15 k

Oe,

T p

hßn

g

Tõ tr­êng H (Oe)

46

(c)

Hình 3.7. Chu trình từ trễ của dây nano CoPtP đo ở nhiệt độ phòng với các giá trị

pH khác nhau (a) pH =4, (b) pH=6, (c) pH=8.

Các chu trình từ trễ cho thấy, tính dị hướng đơn trục của dây thể hiện rõ nhất

tại pH=4 với trục dễ từ hóa là song song với trục của dây và khi giá trị pH tăng, tại

pH=6, pH=8, tính đơn trục của dây là không rõ ràng. Từ giá trị của lực kháng từ thu

được từ chu trình từ trễ cho thấy dây nano CoPtP có tính từ cứng rõ rệt với lực

kháng từ lớn, lên đến 3595 Oe tại pH=8, khi so sánh với thành phần nguyên tử của

dây nano CoPtP tại pH = 8, phần trăm nguyên tử Pt và P tại giá trị pH này là cao

nhất, dẫn đến pha CoPtP là nhiều nhất. Vì vậy tại giá trị pH này, mẫu cho tính chất

từ cứng tốt nhất và giá trị lực kháng từ này cao hơn rất nhiều so với lực kháng từ

của dây CoNiP [4].

-15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

pH = 8

H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

Tõ tr­êng H (Oe)

M/M

15 k

Oe,

T p

hßn

g

47

3.1.6. Ảnh hƣởng của độ pH lên lực kháng từ Hc

Hình 3.8. Sự phụ thuộc của Hc vào độ pH.

Hình 3.8 cho thấy, lực kháng từ Hc phụ thuộc mạnh vào độ pH, trong đó lực

kháng từ của dây CoPtP tăng khi giá trị pH của dung dịch lắng đọng điện hóa tăng

(bảng 1).

pH Hc┴(Oe) Hc//(Oe)

pH=4 857 650

pH=5 1610 1530

pH=6 2339 2139

pH=7 2840 2818

pH=8 2829 3595

Bảng 2. Giá trị lực kháng từ Hc của dây nano CoPtP phụ thuộc vào pH với

từ trường đặt song song và vuông góc với trục của dây.

4 5 6 7 8

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000 H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

c k

h¸n

g t

õ H

C (

Oe)

pH

48

Khi ở giá trị pH thấp (pH= 4; pH=5; pH=6; pH=7) thì không có sự sai khác

nhau nhiều giữa lực kháng từ Hc với khi từ trường đặt vào vuông góc và song song

với trục của dây. Tuy nhiên, tại giá trị pH=8, lực kháng từ với từ trường đặt vào

song song với trục của dây cao hơn hẳn so với lực kháng từ khi từ trường đặt vào

vuông góc với trục của dây. Điều này có thể giải thích từ kết quả đo thành phần

nguyên tử của dây, trong đó, pha CoPtP tồn tại nhiều nhất tại pH=8, dẫn đến tính từ

cứng của dây là tốt nhất [11].

3.2 Ảnh hƣởng của một số tham số lên tính chất từ của dây nano CoPtP

Áp dụng mô hình tính toán theo lý thuyết của Stoner-Wohlfarth ( công thức

4, 6, 7, 8). Chúng tôi đã sử dụng phần mềm mô phỏng cho Vật lý (Matlab) để tính

toán và đưa ra các đồ thị về sự phụ thuộc của lực kháng từ vào đường kính, chiều

dài và khoảng cách giữa các dây.

3.2.1 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào đƣờng kính dây nano từ tính

Áp dụng mô hình tính toán, đồ thị mô tả sự phụ thuộc của lực kháng từ của

dây nano từ vào đường kính của dây nano như thể hiện trên đồ thị hình 3.9. Lực

kháng từ giảm khi đường kính lớn, nhưng sự thay đổi lực kháng từ không quá

nhiều, hay lực kháng từ không phụ thuộc mạnh vào đường kính của dây nano. Sự

sai khác có thể được giải thích là khi đường kính tăng dẫn tới trong dây có sự

chuyển đổi từ miền đơn sang miềm đa đômen làm giảm độ kháng từ đối với những

dây nano có đường kính lớn hơn [3].

49

Hình 3.9. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào đường kính dây nano.

Các kết quả thực nghiệm đối với dây nano CoPtP với các đường kính khác

nhau cho thấy kết quả thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với kết quả lý thuyết. Kết

quả thực nghiệm như sau:

0 1 2 3 4 5 6

x 10-7

1400

1600

1800

2000

2200

2400

2600

2800

d(m)

Hc(O

e)

50

(a)

(b)

Hình 3.10. Đường cong từ trễ của dây nano CoPtP tại pH=6, với đường kính dây

(a) 100 nm, (b) 600 nm

Sử dụng dây nano CoPtP tại pH=6 với đường kính 100 nm và 600 nm để đo

từ kế mẫu rung (VSM). Các chu trình từ trễ được thể hiện trên hình 3.10. Với

đường kính 100 nm, trục dễ từ hóa là song song với trục của dây, tuy nhiên với

-15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

pH = 6

H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

M/M

15

kO

e, T

ph

ßn

g

Tõ tr­êng H (Oe)

-15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0 H song song víi d©y

H vu«ng gãc víi d©y

M/M

15

kO

e, T

ph

ßn

g

Tõ tr­êng H (Oe)

51

đường kính 400 nm, trục dễ từ hóa có xu hướng chuyển sang hướng vuông góc với

trục của dây. Tính dị hướng đơn trục không rõ ràng cho thấy cấu trúc của dây với

đường kính 100 nm và 600 nm gần như tương đương nhau.

Đường kính (nm) Hc┴(Oe) Hc//(Oe)

100 2399 2133

600 2026 1958

Bảng 3. Giá trị lực kháng từ Hc của dây nano CoPtP có đường kính 100 nm và

400 nm khi từ trường đặt vào song song và vuông góc với trục của dây.

Bảng 3 mô tả giá trị lực kháng từ Hc của dây nano CoPtP có đường kính

100 nm và 600 nm khi từ trường đặt vào song song và vuông góc với trục của dây.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy, giá trị lực kháng từ Hc giảm khi đường kính của

dây tăng, phù hợp với mô hình lý thuyết đã tính toán của Stoner-Wohlfarth. Điều

này được giải thích là do ảnh hưởng của tương tác từ tĩnh giữa các dây khi khoảng

cách giữa các dây được so sánh với kích thước các dây nano [3].

Dưới đây là hình ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của dây nano CoPtP với

đường kính 100 nm, 600 nm (hình 3.11).

52

(a)

(b)

Hình 3.11. Hình ảnh SEM của dây nano CoPtP với đường kính (a) 100 nm, (b) 600

nm tại pH =6.

Theo mô hình tính toán của Sun và các cộng sự tồn tại một bán kính tới hạn RC

[22]. Khi dây đạt tới bán kính RC có sự chuyển trục dễ từ hóa từ phương song song với

trục của dây sang phương vuông góc với trục của dây. Nếu R <RC dị hướng từ của dây

53

nano là dọc theo trục của dây. Nếu R> RC dị hướng từ của dây nano là vuông góc với

trục của dây [3].

Bán kính RC được xác định bởi công thức:

2..

S

CM

AqR

(11)

Trong đó q là một hằng số phụ thuộc vào tỷ lệ chiều dài / đường kính,có giá

trị trong khoảng 1,8412 cho một hình trụ và 2,0816 cho một hình cầu. A là hằng số

trao đổi độ cứng (erg / cm) nằm trong khoảng từ 1.10-6

đển 1,3.10-6

(erg / cm). Ms

là từ độ bão hòa (emu/cm3) [3]. Sử dụng giá trị từ độ bão hòa của các dây nano

CoPtP, có thể có thể tính toán Rc là khoảng 145 nm, tương đương với đường kính

290 nm, tại giá trị này, trục dễ từ hóa chuyển thành trục khó từ hóa.

3.2.2 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính

Hình 3.12. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

x 10-5

3350

3400

3450

3500

3550

3600

L(m)

Hc(O

e)

54

Khi chiều dài dây nano từ tính tăng từ 1 µm đến 5 µm thì lực kháng từ tăng

lên rất nhanh và gần như đạt giá trị bão hòa khi chiều dài dây lớn hơn 8 µm. Điều

đó có thể giải thích, khi chiều dài dây tăng thì lượng chất lắng đọng nhiều hơn và

tinh thể phát triển hoàn hảo hơn dẫn đến giá trị lực kháng từ tăng nhưng chỉ tăng

đến một giá trị bão hòa [3].

3.2.3 Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào khoảng cách giữa các dây

Hình 3.11 là đồ thị mô tả sự phụ thuộc của lực kháng từ vào khoảng cách

giữa các dây. Từ đồ thị cho thấy, lực kháng từ không phụ thuộc nhiều vào khoảng

cách giữa các dây, khoảng 3682 Oe, phù hợp với kết quả thực nghiệm. Ngoài ra,

hình 3.13 cho thấy khi dây ở rất gần nhau (nhỏ hơn 50 nm) thì mới có sự thay đổi

nhỏ, khi dây ở xa nhau, lớn hơn 150 nm, gần như không có sự thay đổi nào trong

lực kháng từ, khi đó, các dây là độc lập với nhau.

Hình 3.13. Đồ thị sự phụ thuộc của lực kháng từ vào chiều dài dây nano từ tính.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

x 10-7

3681.7

3681.8

3681.9

3682

3682.1

3682.2

3682.3

3682.4

D ( m)

Hc (

Oe)

55

KẾT LUẬN

Đã chế tạo được các dây nano CoPtP với các kết quả đáng chú ý sau:

Hình thái học của các dây nano CoPtP là khá đồng nhất với đường

kính cỡ 100 nm và chiều dài dây cỡ 5 µm.

Thành phần phần trăm nguyên tử của các dây nano phụ thuộc vào

độ pH, đặc biệt khi pH = 8 ta có thể thu được 53,4 % nguyên tử

Co, 32,7 % nguyên tử Pt, và 13,9 % nguyên tử P.

Cấu trúc tinh thể của dây CoPtP là cấu trúc lục giác xếp chặt với

hướng tinh thể là (002).

Dây nano có tính dị hướng đơn trục rõ rệt.

Lực kháng từ của dây phụ thuộc mạnh vào độ pH và đạt giá trị cao

nhất Hc = 3595 tại pH = 8.

Ngoài ra tính dị hướng của dây chuyển từ dị hướng song song với

trục của dây sang vuông góc với trục của dây khi đường kính của

dây tăng, và giá trị tới hạn là đường kính khoảng 290 nm.

Các tính toán về sự phụ thuộc của lực kháng từ Hc vào đường

kính, chiều dài dây và khoảng cách của các dây cũng đã được thực

hiện với kết quả tương đương với giá trị thực nghiệm.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Xuân Hiệp (2014), Chế tạo dây nano CoNiP bằng phương pháp điện hóa

và nghiên cứu sự ảnh hưởng của từ trường lên quá trình lắng đọng , Khóa

luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học tự nhiên- ĐHQGHN, Hà Nội.

2. Ngô Đình Sáng (2013), Mô phỏng vật liệu linh kiện, chế tạo và khảo sát tính

chất một số lớp chính của pin mặt trời thế hệ mới trên cơ sở màng mỏng

CuIn1-xGaxSe2, Luận án tiến sĩ vật lý chất rắn, Trường đại học Khoa học tự

nhiên- ĐHQGHN, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thái (2014), Ảnh hưởng của đường kính và tỷ số hình dạng lên tính

chất từ của dây nano từ, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường đại học Khoa

học tự nhiên- ĐHQGHN, Hà Nội.

4. Vũ Thị Thanh (2012), Ảnh hưởng của độ pH lên tính chất từ của dây nano

CoNiP, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học tự nhiên-

ĐHQGHN, Hà Nội.

Tiếng Anh

5. Barbic, Jack J. Mock, P. Gray, and S. Schultz (2001), "Electromagnetic

micromotor for microfluidics applications", Applied Physics Letters, 79, pp.

401 - 1399.

6. Baure, L. A, Reich, D.H and Meyer, G.J (2003), "Selective funtionalization of

two- omponent magnetic alignment of fluoresent nanowires", Nano Letters,

1, pp.155 -8.

7. Birenbaum, N.S., Lai, T.B., Reich, D.H., Chen C.S and Gerald J. Meyer (2003),

"Selective noncovalent adsorption of protein to bifunctional metallic

nanowire surfaces", Langmuir, 19, pp. 9580.

8. Cheng Mu, Junhui He (2011), "Confined conversion of CuS nanowires to CuO

nanotubes by annealing – induced diffusion in nanochannels", Nanoscale

Res Lett, 6, pp. 1-150.

57

9. Editorial (2003), "Why small matters", Nat. Biotech, 21, pp. 1003-1113.

10. Fukumoto, Yoshiyuki; Kamijo (2002), "Effect of Milling Depth of the

JunctionPattern on Magnetic Properties and Yields in Magnetic Tunnel

Junctions", Jpn. J. Appl. Phys, 41, pp. 183–185.

11. Ho Dong Park, Kwan Hyi Lee, Gyeung Ho Kim, and Won Young Jeung (2006),

"Microstructure and magnetic properties of electrodeposited CoPtP Alloys",

American Institute of Physics, 99, pp. 430-447.

12. Hurst, M.J., Payne, E.K., Qin, L. and Mirkin, C.A (2006), "Multusegmented one

dimensional nanorods prepared by hard template synthetic methods,

Angewandte Chemie", International Edition, 45, pp. 2672 – 92.

13. Joachim Christian (2005), "To be nano or not to be nano?", Nature Materials, 4,

pp.107-109.

14. Kaitsu Isatake, Inamura Ryosaku, Toda Junzo, Morio Toshihiko (2006), "Ultra

high density perpendicular magnetic recording technologies", Fujitsu Sci.

Tech. J., 42, pp. 12– 130.

15. Lee JH, Wu JH, Liu HL, Cho JU, Cho MK, An BH, Min, Min JH, Noh SJ &

Kim YK (2007), " Iron-gold barcode nanowires" , Angew. Chem. Int. Ed, 46,

pp. 3663-7.

16. Lee KH, Kim KH, and Jung WY (2002), "Epitaxial growth and magnetic

properties of electrochemically multilayered [CoPtP/Cu]n films",

Electrochemistry Communucations, 4, pp.115-199.

17. Midred S. Dresselhaus, Yu – Ming Lin, Oded Rabin, Marcie R. Black, Jing

Kong, Gene Dresselhaus, (2010), " Springer Handbook of Nanotechnology",

Spinger Berlin Heidelberg, Part A, 119-167.

18. O. Berkh, Yu. Rosenberg, Y. Shacham – Diamand, E. Gileadi (2007),

"Deposition of CoPtP films from citric electroylyte", Journal

Microelectronic Engeneering, 84, pp. 2444- 2449.

58

19. Reich, D.H., Tanase, M., Hultgren, A., Bauer, L.A., Chen, C.S. and Meyer, G.J

(2003)," Biological applications of multifunctional magnetic nanowires",

Journal of Applied Physics, 93, pp. 7275–80.

20. Richer, H. J (2007), "The transition from longitudinal to perpendicular", .J. Phys.

D: App. Phys., 40, R149 – R177.

21. Stiborova, H., Kostal, J., Mulchandain, A. and Chen, W.(2003), "One-step

metalaffinty purification of histidine – tagged proteins by temperature –

etriggered precipitation", Biotechnology and Bioengineering, 82, 605 – 11.

22. Sun, L., Hao, Y., Chien, C.L. and Searson, (2005), "Tuning the properties of

magnetic nanowires", IBM Journal of Research and Development, 49, pp.

79–102.

23. Torati Sri Ramulu, R. Venu, Brajalal Sinha, Seok Yoo nand Cheolgi Kim

(2012), "Electrodeposition of CoPtP/Au Multisegment Nanowires: Synthesis

and DNA Functionalization" , Int. J. Electrochem. Sci, 7, pp. 7762 – 7769.

24. Torati Sri Ramulu, R. Venu, S. Anadakumar, V. Sudha Rani, S.S. Yoon, C.G.

Kim. (2012), "Structure, growth and magnetic property of hard magnetic

CoPtP nanowires synthesized by electrochemical deposition", Thin Solid

Films, 520, pp. 5508-5511.

25. Vijay K. Varadan, LinFeng Chen, Jining Xie (2009), "Nanomedecine: Design

and Appications of Magnentic Nanomaerials, Nanosensors and

Nanosystems", Wiley Blackwell, 90, pp. 175-327.

26. Wildt, B., Mali, P. and Searsom, P.C., (2006), "Electrochemical template

synthesis of multisgment nanowires: fabrication and protein

functionalization", Langmuir, 22, pp. 10128-34.