nghiÊn cỨu ĐiỀu kiỆn mÔi trƯỜng, ĐẶc ĐiỂm sinh …ntu.edu.vn/portals/66/tap chi...

15
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 35 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, DINH DƯỠNG CỦA SÁ SÙNG (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) TẠI VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH - KHÁNH HÒA STUDY ON NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF SAND WORM (SIPUNCULUS ROBUSTUS KEFERSTEIN, 1865) IN COASTAL TIDAL ZONE OF CAM RANH- KHANH HOA Tôn Nữ Mỹ Nga, Nguyễn Văn Thanh, Ngô Anh Tuấn Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh dưỡng cao [4]. Trong những năm gần đây, khai thác quá mức và ô nhiễm vùng triều ven biển Khánh Hòa đã làm nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường sống, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng của sá sùng tại đây là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng. Một nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 6 tháng (12/2009 - 6/2010), kết quả cho thấy tại môi trường sống của chúng, thành phần chất đáy gồm 63,2% - 82,5% cát, 17,5% - 36,8% mùn bã hữu cơ. Chiều dài của sá sùng dao động trong khoảng 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. Khối lượng toàn thân dao động trong khoảng 4,28g - 49,36g, trung bình 17,80g. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng được biểu thị qua phương trình W = 0,219xL 1,521 (R = 0,867), giữa chiều dài và khối lượng thân không nội tạng được biểu thị qua phương trình W k = 0,046xL 1,729 (R = 0,857). Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao 71,5% - 76,1%, cát 23,9% - 28,5%. Các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển. Sá sùng có thể thu nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ. Từ khóa: dinh dưỡng, môi trường sống, sá sùng, sinh trưởng, Sipunculus robustus ABSTRACT Sand worm (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) is a species which has a high nutritional value, living in tidal zones [4]. In recent years, overfishing and pollution in Khanh Hoa coastal tidal zones reduced resource of sand worm seriously. So, a study on living environment, growth, nutrition of sand worm here is very necessary, contributing to protecting their resource. A study has been conducted for 6 months (12/2009 - 6/2010). The results showed that in their living environment, composition of seabed quality consisted 63.2% - 82.5% of sand, 17.5% - 36.8% of organic humus. Sand worm ‘s length ranged between 7.20 cm and 29.60 cm,

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 35

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, DINH DƯỠNG CỦA SÁ SÙNG (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) TẠI

VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH - KHÁNH HÒA

STUDY ON NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF SAND WORM (SIPUNCULUS ROBUSTUS KEFERSTEIN, 1865) IN COASTAL TIDAL ZONE OF CAM RANH- KHANH

HOA

Tôn Nữ Mỹ Nga, Nguyễn Văn Thanh, Ngô Anh TuấnKhoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮT

Sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh

dưỡng cao [4]. Trong những năm gần đây, khai thác quá mức và ô nhiễm vùng triều ven biển Khánh Hòa đã

làm nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường sống, đặc điểm sinh trưởng,

dinh dưỡng của sá sùng tại đây là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng. Một nghiên cứu đã

được thực hiện trong vòng 6 tháng (12/2009 - 6/2010), kết quả cho thấy tại môi trường sống của chúng, thành

phần chất đáy gồm 63,2% - 82,5% cát, 17,5% - 36,8% mùn bã hữu cơ. Chiều dài của sá sùng dao động trong

khoảng 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. Khối lượng toàn thân dao động trong khoảng 4,28g -

49,36g, trung bình 17,80g. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng được biểu thị

qua phương trình W = 0,219xL1,521 (R = 0,867), giữa chiều dài và khối lượng thân không nội tạng được biểu thị

qua phương trình Wk = 0,046xL1,729 (R = 0,857). Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm

tỉ lệ cao 71,5% - 76,1%, cát 23,9% - 28,5%. Các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường

nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển. Sá sùng có thể thu

nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn

dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ.

Từ khóa: dinh dưỡng, môi trường sống, sá sùng, sinh trưởng, Sipunculus robustus

ABSTRACT

Sand worm (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) is a species which has a high nutritional value,

living in tidal zones [4]. In recent years, overfi shing and pollution in Khanh Hoa coastal tidal zones reduced

resource of sand worm seriously. So, a study on living environment, growth, nutrition of sand worm here is

very necessary, contributing to protecting their resource. A study has been conducted for 6 months (12/2009

- 6/2010). The results showed that in their living environment, composition of seabed quality consisted 63.2% -

82.5% of sand, 17.5% - 36.8% of organic humus. Sand worm ‘s length ranged between 7.20 cm and 29.60 cm,

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

36 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

average 17.47 cm. Entire body mass ranged from 4.28g to 49.36g, average 17.80g. Correlations between their

length and entire body mass were presented by equation W = 0.219xL1.521 (R = 0.867), between their length

and entire body mass without internal organs presented by equation Wk = 0.046xL1.729 (R = 0.857). In their

food composition, organic humus accounted for a high percentage 71.5% - 76.1% comparing with 23.9% -

28.5% of sand. Algae species presenting in environment of sediment as well as that of water also presented in

digestive system of sand worm and were common species in coastal tidal zones. Sand worm could receive feed

when moving and even not moving. When they did not move, they extended their trunks to surroundings to fi lter

diatom as well as organic debris.

Keywords: growth, living environment, nutrition, sand worm, Sipunculus robustus

I. MỞ ĐẦUSá sùng là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh dưỡng cao [4], phục vụ cho tiêu thụ

nội địa và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, do giá trị và nhu cầu của thị trường đối với sá sùng

tăng cao, dẫn đến hiện tượng khai thác quá mức và làm cho nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm

trọng. Bên cạnh đó, hiện tượng ô nhiễm vùng biển ven bờ ở Khánh Hòa cũng là một trong những

tác nhân có ảnh hưởng đến sản lượng của loài này. Trước tình trạng đó, việc nghiên cứu đặc điểm

sinh trưởng, dinh dưỡng của sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) tại vùng triều ven biển

Cam Ranh - Khánh Hòa là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng ngày càng cạn kiệt.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứuThời gian thực hiện: Từ ngày 01/12/2009 đến 01/06/2010

Địa điểm thu mẫu: Vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa

Địa điểm phân tích mẫu: phòng thực tập Sinh lý, Sinh thái - khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường

Đại học Nha Trang

Đối tượng nghiên cứu: loài sá sùng Sipunculus robustus Keferstein, 1865

Hệ thống khóa phân loại như sau [6]:

Ngành: Sipuncula Rafi nesque, 1814

Lớp: Sipunculidea Gibbsy & Culter, 1987

Bộ: Sipunculiormes Gibbsy & Culter, 1987

Họ: Sipunculidae Gray, 1828

Giống: Sipunculus Linnaeus, 1767

Loài: Sipunculus robustus Keferstein, 1865

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 37

2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu2.2.1. Phương pháp thu mẫu

- Mỗi tháng thu mẫu 1 lần với số mẫu trên 30 mẫu/tháng tại 1 khu vực thuộc vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa.

- Tại các điểm thu mẫu, dùng khung 0,5 m2 để xác định diện tích thu mẫu. Dùng cuốc, xẻng để đào bới đến độ sâu 50 – 60 cm hoặc đến độ sâu không còn bắt gặp sá sùng. Sử dụng phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên.

- Thu chất đáy: dùng 2 ống sắt tròn (một ống dài 80cm, một ống dài 70cm, vát nhọn, đường kính 10cm), ấn sâu xuống cát từ 40 – 50cm để lấy chất đáy.

- Thu mẫu tảo: dùng bình nhựa có dung tích 1L, thu mẫu nước ở vị trí thu mẫu.

- Đo pH cát bùn bằng máy đo (Soil pH Tes-ter)

- Đo pH nước bằng phương pháp so màu của Thái Lan.

- Đo độ mặn: bằng khúc xạ kế (Refractom-eter) có độ chính xác 1‰.

- Đo nhiệt độ: bằng nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác 10C.2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu môi trường

- Phân tích mẫu chất đáy bằng phương pháp lắng tại phòng thí nghiệm. Chất đáy thu về được trộn đều, lấy 100g và thêm vào 200ml nước, khuấy mạnh cho đến khi chất đáy lơ lửng phân bố đều trong nước. Lấy 1ml dung dịch này để phân tích thành phần chất lơ lửng có trong môi trường chất đáy, 1ml phân tích tảo đáy rồi

Đặcđiểmcấutạo

ngoài

Nhiệt độ,độ mặn,

pH nước,pH đáy,tảo nổi,tảo đáy

Điều kiện môi trường Đặc điểm dinh dưỡng

Hoạt động

bắt mồi của

sá sùng

Đặcđiểmcấutạo

trong

Thànhphần

thức ăn trongống

tiêu hóa

Tương quangiữa

chiều dàivà

khối lượng

Đặc điểm sinh trưởng

Kích thước

và khối

lượng

Kết luận và đề xuất ý kiến

Thu thập và xử lý số liệu

Hình 1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu yếu tố môi trường, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng sá sùng (sipunculus robustus keferstein, 1865) tại vùng triều ven biển

Cam Ranh - Khánh Hòa

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

38 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

chuyển phần còn lại vào ống đong (dung tích 500ml), để lắng vài giờ. Các thành phần chất đáy được xác định theo tỷ lệ % của các thành phần (cát, mùn bã hữu cơ,..) trên tổng thể tích của chất đáy lắng đọng tại ống đong [2].

- Tảo Silic đáy được phân loại theo Trương Ngọc An [1] và những tác giả khác.

- Mẫu nước sau khi thu về, được lọc bằng lưới lọc có mắt lưới 20µ, sau đó quan sát và phân loại tảo nổi (chủ yếu là tảo Silic) theo Trương Ngọc An [1] và những tác giả khác.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởnga. Phương pháp nghiên cứu hình thái cấu tạo

- Đặc điểm hình thái cấu tạo được tìm hiểu theo phương pháp quan sát mô tả và được xác định theo Rupper và Barnes [11].b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng

- Khối lượng sá sùng được xác định bằng cân phân tích có độ chính xác 0,01g. Chiều dài và đường kính thân sá sùng được đo bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1 mm với chiều dài được xác định từ đầu đến cuối thân khi chúng đã co vòi hoàn toàn.

- Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân sá sùng được xác định theo phương trình quan hệ của Michael King [8]:

W = a × Lb Trong đó: W: khối lượng(g) L: Chiều dài của cá thể (cm) b: Tham số sinh trưởng a: Tham số quan hệ

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡnga. Phương pháp nghiên cứu hoạt động bắt mồi

- Hoạt động bắt mồi của sá sùng được tìm hiểu theo phương pháp quan sát mô tả. Việc

quan sát được thực hiện tại điểm thu mẫu hoặc trong phòng thí nghiệm (sá sùng được giữ sống, tạo môi trường tương tự như môi trường tự nhiên trong một bể thủy tinh có dung tích 50 lít).b. Phương pháp nghiên cứu thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

- Mẫu sá sùng thu ngoài thực địa được mổ ra ngay, phần ruột và dạ dày được đem ngâm trong formaline nồng độ 5 % để phân tích thành phần thức ăn trong ruột ở phòng thí nghiệm. Tỉ lệ % các loại thức ăn của sá sùng được xác định theo phương pháp lắng.

- Thành phần thức ăn trong ruột sá sùng được quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 10 x 10 và 40 x 10 và được phân loại theo Trương Ngọc An [1] và những tác giả khác.

3. Phân tích số liệuSố liệu sinh học sau khi thu được xử lý và

đánh giá bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Các yếu tố môi trường trong thời gian điều tra

Các yếu tố môi trường sống của sá sùng được thể hiện ở bảng 1 và hình 2.

Bảng 1 cho thấy pH nước ít biến động (7,7 - 8,2) nhưng pH đáy biến động nhiều (từ 5,1 - 8,2) do mẫu chất đáy thu tại nhiều địa điểm khác nhau. Nhiệt độ biến động nhiều (200C - 330C) do mùa và thời gian thu mẫu- phụ thuộc vào thời điểm nước ròng: thời điểm thu mẫu có tháng vào sáng sớm (tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3), có tháng vào lúc chiều tối (tháng 4, tháng 5).

Hình 2 cho thấy trong chất đáy tại khu vực có sá sùng sống thì cát chiếm tỉ lệ cao hơn mùn bã hữu cơ (63,2% - 82,5% so với 17,5%

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 39

- 36,8%). Thành phần mùn bã hữu cơ gồm bùn, các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ, xác ấu trùng, các loài tảo nổi, tảo đáy (chủ yếu là tảo silic), và một số xác ấu trùng của các loài thủy sinh nhưng không còn nguyên vẹn nên rất khó để xác định thành phần loài. Kết quả phân tích thành phần các loài tảo đáy và tảo nổi được trình bày trong bảng 3 và bảng 2.

Bảng 1. Các yếu tố môi trường qua các tháng điều tra

Nhiệt độ 0C Độ mặn (‰) pH nước pH đất

Tháng 12 22 ÷ 2624 ± 2

34 ÷ 3635 ± 1

7,8 ÷ 8,0 5,7 ÷ 6,9

Tháng 1 22 ÷ 2623,67 ± 2,08

32 ÷ 3433 ± 1

7,7 ÷ 7,9 7,7 ÷ 7,9

Tháng 2 20 ÷ 2723,67 ± 3.51

34 ÷ 3635 ± 1

7,8 ÷ 7.8 7,2 ÷ 8,2

Tháng 3 21 ÷ 2523 ± 2

32 ÷ 3634 ± 2

7,7 ÷ 7,9 7,5 ÷ 8,3

Tháng 4 26 ÷ 2827 ± 1

34 ÷ 3635 ± 1

7,8 ÷ 8,2 5,1 ÷ 6,4

Tháng 5 27 ÷ 3330 ± 3

35 ÷ 3736 ± 1

7,9 ÷ 8,1 6,7 ÷ 7,3

GTNN ÷ GTLNGhi chú: Số liệu được trình bày là: TB ± ĐLC

Hình 2. Thành phần chất đáy tính theo tỉ lệ % theo thời gian

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

40 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Bảng 2. Thành phần các loài tảo đáy

Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài

CENTRALES DISCINEAE Coscinodisceae Coscinodiscus

BIDDULHIOIDEAE Biddulphiaceae Triceratium

PENNALES BIRAPHIDINEAE Naviculaceae Navicula 1. N. lyra2. N. cancellata3. N. elegans4. N. placentula5. N. gracilis

Diploneis 6. D. crabro

Gyrosigma 7. G. spenceri8. G. compactums9. G. banticum10. G. attenuatum

Pleurosigma 11. P. angulatum12. P.intermedium13. P. naviculaceum14. P. rectum

Amphiprora 15. A. lineolata16. A. gigantea

Cymbella 17. C. naviculiformis18. C. lanceolata

Nitzschiaceae Nizstchia 19. N. closterium20. N. longissima21. N. lanceolata

Surirellaceae Surirella 22. S. javanica23. S. robusta

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 41

Bảng 3. Thành phần các loài tảo nổi

Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài

CENTRALES DISCINEAE Melosiraceae Melosira 1. M. nummuloides2. M. agussizii

Coscinodisceae Coscinodiscus 3. C. lineatus4. C. nobilis

BIDDULHIOIDEAE Biddulphiaceae Triceratium 5. T. revale

PENNALES ARAPHIDINEAE Fragilariaceae Fragilaria 6. F. construens7. F. intermedia

Synedra 8. S. acus9. S. tabulata

BIRAPHIDINEAE Naviculaceae Navicula 10. N. elegans11. N. plancentula12. N. radiosa13. N. cuspidata

Diploneis 14. D. crabro

Gyrosigma 15. G. banticum16. G. spenceri17. G. strigile

Pleurosigma 18. P. angulatum19. P. intermedium20. P. naciculaceum21. P. salinarum

Trachyneis 22. T. aspera

Cymbella 23. C. lanceolata24. C. obtusiuscula25. C. naviculiformis

Amphora 26. A. quadrata

Pinnularia 27. P.nobilis

Rhopadolia 28. R. gibba

Nitzschiaceae Nitzchia 29. N. nyassensis30. N. sigma31. N. seriata32. N. plana33. N. paradoxa

Surirellaceae Surirella 34. S. javanica35. S. gemma

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

42 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

So sánh bảng 2 và 3 ta thấy đa số các loài có ở môi trường đáy đều có trong môi trường nước và là những loài thường gặp ở khu vực ven biển sát bờ [1].

2. Đặc điểm sinh trưởng của sá sùng2.1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của sá sùng

Hình 3. Cấu tạo bên ngoài của sá sùng

Sá sùng có màu nâu hồng hay hồng đỏ, hình đũa. Hình dáng bên ngoài trông giống con giun

đất nhưng dài và to hơn. Sá sùng có chiều dài 5 - 30cm khi thu ngắn, 40 - 50cm khi duỗi ra, không

phân đốt. Nhờ vòi, sá sùng có thể di chuyển hay đào hang trong cát bùn dễ dàng và làm cho cơ thể

ngắn đi 1/6- 1/3 chiều dài cơ thể. Hậu môn không tận cùng mà mở ra ở phía lưng trên phần trước

của thân cơ thể, ở vị trí khoảng 1/3 chiều dài cơ thể tính từ đầu vòi.

2.2. Đặc điểm cấu tạo trong của Sá sùng

2.2.1. Thành cơ thể

Thành cơ thể màu hồng chứa các lớp cơ dọc và cơ vòng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngoài cùng là một lớp biểu bì, phủ lên các bó cơ nhỏ chạy dọc cơ thể, kế tiếp là một lớp cơ ngang

dày, tạo nên các vòng nhìn thấy rõ bên ngoài. Trong cùng là lớp cơ dọc (20-40 bó) có chức năng co

giãn cơ thể.

2.2.2. Khoang cơ thể

Sá sùng có hai khoang trong cơ thể là khoang xúc tu và khoang thân (khoang cơ thể) cách nhau

bởi một vách ngăn chính trong đĩa miệng. Cả hai khoang đều chứa nhân tố vận chuyển Oxy. Khoang

xúc tu có dạng ống nhỏ, dày, chạy dọc, có khả năng co rút và mặt trong có lông mao. Khoang thân

rất rộng, kéo dài từ đĩa miệng đến tận cùng của thân chứa hầu hết các cơ quan nội tạng.

2.2.3. Cơ co vòi

Sá sùng có bốn bó cơ co rút dẹp, màu trắng, kéo dài từ đĩa miệng qua hậu môn và bám vào

thành cơ thể. Hai bó cơ co bụng (cơ bám vào mặt bụng) to hơn và dài hơn bó cơ co lưng (bám vào

mặt lưng).

2.2.4. Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của sá sùng gồm đĩa miệng, thực quản, ruột xuống, ruột lên và hậu môn. Trong ruột

chứa đầy mùn, cát và các chất hữa cơ, phình to ra. Đoạn ruột lên phình to hơn đoạn ruột xuống và

có các hàng lông mao hướng về phía hậu môn.

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 43

Hình 4. Cấu tạo hệ tiêu hóa của sá sùng

Đĩa miệng là bộ phận bắt đầu của hệ tiêu hóa, được tạo bởi các xúc tu liên kết với nhau, dạng

tròn, có giá trị rất lớn trong quá trình phân loại (dựa trên số lượng, hình dạng của xúc tu) [6].

2.2.5. Hệ bài tiết

Hệ bài tiết của sá sùng được đặc trưng bởi hai túi thận có màu nâu đen và treo tự do trong

khoang cơ thể, thông ra ngoài qua lỗ thận nằm ngay phía trên hậu môn [5].

2.2.6. Hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh gồm có não bộ, đai dây thần kinh và dây thần kinh bụng. Dây thần kinh bụng

màu trắng ngà, nằm trên một rãnh bụng chạy dọc chiều dài cơ thể và có thể nhìn thấy chúng rất rõ

bằng mắt thường. Ngoài ra, còn có một hệ thống hạch thần kinh chạy dọc theo cơ thể, nằm trên các

bó cơ dọc theo khoang thân nhưng chức năng chưa được hiểu rõ.

2.2.7. Tuyến sinh dục

Tuyến sinh dục của sá sùng nằm trong khoang thân, có dạng sệt như hồ, không có hình dạng

cố định, màu sắc phụ thuộc vào giới tính và giai đoạn phát triển của buồng trứng cũng như túi tinh.

Từ giai đoạn I đến IV, màu sắc chuyển từ màu nâu sáng sang nâu đỏ (con cái) và màu vàng xanh

(con đực).

2.3. Kích thước và khối lượng của sá sùng trong thời gian nghiên cứu

Chiều dài và khối lượng sá sùng được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4 cho thấy chiều dài của sá sùng là 7,20÷29,60cm, trung bình 17,45 ± 4,10cm, lớn hơn

nhiều so với loài sá sùng (Sipunculus sp.) (5÷12 cm) (Joel, 1962) [0] và nhỏ hơn loài sá sùng lớn

nhất trên thế giới (50cm) [9]. Khối lượng thân dao động trong khoảng 4,28 ÷ 49,36g, trung bình

17,80g/con.

Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố (kiểu CRD) cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê

về giá trị trung bình của chiều dài và khối lượng của sá sùng qua các tháng điều tra. Nguyên nhân

có thể là do mẫu được thu theo phương pháp ngẫu nhiên tại các địa điểm khác nhau.

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

44 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Bảng 4. Chiều dài và khối lượng sá sùng trong thời gian nghiên cứu

Tháng Số cá thể (n) Chiều dài TB (cm) Khối lượng thân TB (g)

12 43 10,7 ÷ 29,619,77± 3,40

4,28 ÷ 43,8221,61± 7,42

1 34 13,60 ÷ 28,6020,70 ± 2,88

10,78 ÷ 45,5521,90 ± 6,74

2 46 12,80 ÷ 29,6019,52 ± 3,36

6,83 ÷ 49,3620,46 ± 7,33

3 35 7,90 ÷ 24,2017,27 ± 3,06

5,77 ÷ 35,0318,51± 6,10

4 40 7,50 ÷ 16,5012,77 ± 2,49

4,56 ÷ 15,399,51 ± 2,56

5 33 7,20 ÷ 18,2014,18 ± 2,69

4,28 ÷ 21,5614,23 ± 4,58

Giá trị trung bình 231 7,20 ÷ 29,6017,47 ± 4,21

4,28 ÷ 49,3617,80 ± 7,55

GTNN ÷ GTLNGhi chú: Số liệu được trình bày là: TB ± ĐLC

2.4. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của sá sùngMối liên hệ giữa chiều dài và khối lượng của sá sùng (dựa trên 231 mẫu) được biểu diễn theo

phương trình W= 0,219 x L1,521 (hệ số tương quan R = 0,867, R2 = 0,752) (hình 5).

Hình 5. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 45

3. Đặc điểm dinh dưỡng3.1. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

Kết quả phân tích ruột sá sùng cho thấy thức ăn của chúng gồm mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du và cả đất, cát, được trình bày ở hình 6 và bảng 5.

Hình 6. Tỉ lệ % các thành phần trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Hình 6 cho thấy cát trong ruột sá sùng chiếm 23,9- 28,5%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ % của

mùn bã hữu cơ (71,5- 76,1%).

Bảng 5. Các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài

CENTRALES DISCINEAE Melosiraceae Melosira 1. 1. M. granulata2. 2. M. nummuloi-

des3. 3. M. sulcata

Coscinodisceae Coscinodiscus 4. 4. C. radiatu5. 5. C. jonesianus;

BIDDULHIOIDEAE Biddulphiaceae Triceratium 6. 6. T. favus7. 7. T. reticulum;

PENNALES ARAPHIDINEAE Fragilariaceae Fragilaria 8. 8. F.construens9. F. intermedia

Synedra 9. 10. S.acus10. 11. S. tabulat11. 12. S. fulgens;

Tabellariaceae Tabellaria 12. 13. T. fenestrata;

Climacosphe-nia

13. 14. C.moniligera;

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

46 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

BIRAPHIDINEAE Naviculaceae Navicula 14. 15. N. radiosa15. 16. N. elegans16. 17. N.plancentula17. 18. N.gracilis;

Diploneis 18. 19. D. crabro

Gyrosigma 19. 20. G. banticum20. 21. G. spenceri; 21. 22. G. strigile22. 23. G. acumina-

tum

Pleurosigma 23. 24. P. angulatum24. 25. P.intermedium25. 26.

P.naviculaceum26. 27. P. pelagicum

Trachyneis 27. 28. T. aspera

Amphiprora 28. 29. A. lineolata29. 30. A. gigantea;

Cymbella 30. 31. C. lanceolata31. 32. C. naviculifor-

mis32. 33. C. cistula

Amphora 33. 34. A. Lineolata34. 35. A. quadrata35. 36. A. lineata

Pinnularia 36. 37. P.nobilis37. 38. P. gibba

Rhopadolia 38. 39. R. gibba

Nitzschiaceae Nitzchia

39. 40. N. closterium40. 41. N longissima41. 42. N. nyassensis42. 43. N. sigma43. 44. N. Seriata

Surirellaceae Surirella 44. 45. S. javanica45. 46. S. biseriata

Hầu hết các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng đều có trong môi trường trầm tích và môi trường nước.3.2. Hoạt động bắt mồi của sá sùng

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thủy triều xuống, sá sùng lấy thức ăn bằng cách di chuyển, đào những đường hầm sâu vào trong lòng cát bùn bằng khoang xúc tu, cơ quan xúc giác nằm ở khoang xúc tu và xúc tu ở đĩa miệng. Thức ăn gồm bùn, cát, động thực vật phù du có kích cỡ phù hợp với

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 47

cỡ miệng. Sá sùng cũng có thể nằm một chỗ nhưng vươn phần khoang xúc tu rất dài để lấy thức ăn. Khi thủy triều lên, sá sùng ít di chuyển hơn, thường nằm một chỗ để lấy thức ăn. Một số tác giả cho thấy sá sùng là loài bắt mồi không chọn lọc. Chúng chỉ tiêu hóa các mảnh vụn hữu cơ, động thực vật phù du, phần còn lại được thải ra ngoài theo đường tiêu hóa [3], [10].

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. Kết luận1.1. Môi trường sống

- Tại khu vực có loài Sipunculus robustus sống, thành phần chất đáy gồm cát và mùn bã hữu cơ, trong đó cát chiếm 63,2% - 82,5%, mùn bã hữu cơ chiếm 17,5% - 36,8%.1.2. Đặc điểm sinh trưởng

- Chiều dài của sá sùng dao động trong khoảng 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. Khối lượng toàn thân dao động trong khoảng 4,28g - 49,36g, trung bình 17,80g.

- Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng được biểu thị qua phương trình tương quan W = 0,219xL1,521 với hệ số tương quan R =0,867.

- Mối tương quan giữa chiều dài và

khối lượng thân không nội tạng của sá sùng được biểu thị qua phương trình tương quan:Wk = 0,046xL1,729 với hệ số tương quan R =0,857.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng

- Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao từ 71,5% - 76,1%, cát chiếm tỉ lệ 23,9% - 28,5%. Bên cạnh đó, các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển.

- Sá sùng có thể thu nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ.

2. Đề xuất ý kiến- Không khai thác loài Sipunculus robustus

ở nhóm kích thước nhỏ hơn 7,2 – 10,2 cm nhằm bảo vệ nguồn lợi sá sùng tại vùng triều ven biển Cam Ranh.

- Cần có nghiên cứu thử nghiệm nuôi sá sùng trong các ao nuôi thủy sản nhằm tận dụng nguồn thức ăn thừa và làm sạch đáy ao nuôi, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt1. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB KH & KT, 315 tr.2. Hoàng Thị Bích Đào (2005), “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sò huyết”, Luận văn tiến sỹ khoa học, Ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Thủy Sản Nha Trang, 150 tr.3. Bùi Quang Nghị (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý Sâm đất ở Bến Tre.4. Nguyễn Thụy Dạ Thảo, Nguyễn Kim Trinh, Võ Huy Dâng (2004), Đánh giá thành phần các axit amin và hàm lượng các nguyên tố khoáng từ trùn biển, Hội thảo khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV – 10/2004, báo cáo tóm tắt.

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

48 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Tiếng Anh5. Culter E.B. (1973), Sipuncula of the western North Atlantic ocean Sipuncula. Proceedings of the Interna tional ymposium on the Biology of Sipuncula and Echiura. Naunco Delo Press, pp. 25-33.6. Culter E.B. (1994), The Sipuncula: their systematic, biology, and evolution. Cornell University Press, 480 pp.7. Joel H. W. (1962), Introduction to Seashore Life.8. King M. (2001), Fisheries biology assessment and management, Fishing New Book, pp 36÷39.9. Linnaeus C. (1767), Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera. Species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis, vol. I, Part II, Laurentii Salvii, Holmiae.10. Pagola-Carte S. and Saiz-Salinas J.I. (2000), Sipuncula from Hainan Island (China), Taylor and Francis 34(12): 2187-2207.11. Ruppert E. E., Fox R. S. and Barnes R. B. (2004), Invertebrate Zoology, A Functional Evolutionary Ap proach, 7th ed. Brooks Cole Thoomson, Belmont, CA. 963 p.

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 2-2011/So 2... · Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 49

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG Ở NHUYỄN THỂ BÀY BÁN TẠI

NHA TRANG - KHÁNH HÒA

THE SURVEY OF SHELLFISH CONSUMPTION AND HEAVY METALSCONTAMINATION IN NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Nguyễn Thuần Anh Khoa Chế biến - Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮTPhương pháp FFQ (Food Frequency Questionnaire) đã được sử dụng để khảo sát việc tiêu thụ nhuyễn

thể ở thành phố Nha Trang. Lượng tiêu thụ trung bình các loài hai mảnh vỏ, giáp xác, chân bụng, chân đầu, da gai và toàn bộ nhuyễn thể lần lượt là 39.3, 20.9, 16.4, 11.2, 0.3 and 88.1 g/người/ngày. Hàm lượng chì, cad-mium và thuỷ ngân trong các loài nhuyễn thể từ tháng 5/2008 đến tháng 1/2009 được xác định bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả cho thấy hàm lượng chì, cadmium và thuỷ ngân trong các mẫu lần lượt nằm trong các khoảng 0.008¸0.083, 0.013¸0.056 và 0.028¸0.056 mg/kg. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lưọng chì, cad-mium và thuỷ ngân trong nhuyễn thể ở các chợ của Nha Trang đều nằm dưới giới hạn tối đa của qui định Việt Nam, Châu Âu và Codex. Mục đích của nguyên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiếm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang.

Từ khoá: Nhuyễn thể, kim loai nặng, tiêu thụ nhuyễn thể, chì, cadmium, thuỷ ngânABSTRACT

A Food Frequency Questionnaire method has been utilized to investigate the shellfi sh consumption in Nha Trang city. The mean consumption rate for bivalves, crustaceans, gastropods, cephalopods, echinoderms and all shellfi sh combined are 39.3, 20.9, 16.4, 11.2, 0.3 and 88.1 g/person/day, respectively. Contamination levels by lead, cadmium and mercury has been investigated from May 2008 to January 2009 in the shellfi sh consumed popularly. They were evaluated by Inductively Coupled Plasma- Mass Spectrometry (ICP-MS). Data show that the concentration ranges of lead, cadmium and mercury in the samples are equal to 0.008¸0.083, 0.013¸0.056 and 0.028¸0.056 mg/kg, respectively. This study shows that lead, cadmium and mercury in shellfi sh consumed popularly in internal markets in Nha Trang are within the maximum limit of regulatory of Viet Nam, European community and Codex. The aim of this study was to provide valuable information for exposure evalu-ation and risk assessment of Nha Trang consumers to contaminants due to shellfi sh consummation.

Key words: Shellfi sh, heavy metals, shellfi sh consumption, lead, cadmium, mercury

I. ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam có bờ biển dài 3.260km. Cư dân ở

các khu vực ven biển được coi là đối tượng tiêu thụ nhiều nhuyễn thể. Tuy nhiên, nhuyễn thể lại

có khả năng tích luỹ kim loại nặng. Trong số các kim loại nặng thì chì, cadmium và thuỷ ngân là độc nhất ngay cả khi chúng ở dạng vết. Để có thể đánh giá phơi nhiễm của người tiêu dùng đối