nghiÊn cỨu ĐÁnh giÁ mỨc ĐỘ bỒi lẮng hỒ chỨa cÔng...

138
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------- LÊ HỒNG SÔNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SRÊPÔK 3 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------

LÊ HỒNG SÔNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG

HỒ CHỨA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SRÊPÔK 3

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------

LÊ HỒNG SÔNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG

HỒ CHỨA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SRÊPÔK 3

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2019

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung

thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích

dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ HỒNG SÔNG

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn này, học viên đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy, cô, bạn bè đồng

nghiệp,…

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Cấn Thu Văn – người hướng

dẫn khoa học trực tiếp, Thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện, học viên đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu đánh giá và dự báo bồi lắng

lòng hồ khi vận hành liên hồ chứa trên dòng chính sông Đồng Nai”, mã số: 2016.02.19 về

phương pháp thực hiện và định hướng tiếp cận nghiên cứu. Học viên chân thành cảm ơn.

Học viên gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, cô tại Khoa Khí tượng Thủy văn và

Hải dương học nói riêng cũng như trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) nói chung

đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trong thời gian vừa qua.

Gia đình, bạn bè, đồng nghiêp và lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện

2 đã luôn đồng hành, động viên và hỗ trợ tinh thần cho học viên, học viên chân thành cảm

ơn.

Luận văn chắc chắn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót, học viên rất mong nhận được

sự đóng góp, chia sẻ để ngày càng hoàn thiện hơn.

Trân trọng,

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. 3

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ................................................................................................ 5

1. Tính cấp thiết của luận văn .......................................................................................... 6

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7

4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 8

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................................................... 8

7. Bố cục luận văn ............................................................................................................ 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................... 10

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 10

1.1.1. Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 12

1.1.2. Lớp phủ thổ nhưỡng ........................................................................................... 13

1.1.3. Lớp phủ thực vật ................................................................................................. 13

1.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK .................................................. 14

1.2.1. Kinh tế ................................................................................................................... 15

1.2.2. Văn hóa, xã hội ..................................................................................................... 16

1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG HỒ CHỨA SREPOK 3 ................................................................ 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA .............. 21

2.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA......

21

2.1.1. Tổng quan trên thế giới ...................................................................................... 21

2.1.2. Tổng quan ở Việt Nam ....................................................................................... 27

2.1.3. Những hạn chế, tồn tại và vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc đánh giá bồi

lắng hồ chứa ...................................................................................................................... 36

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

2

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37

2.2.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-6 ............................................................... 39

2.2.2. Kiểm soát kết quả đầu ra của mô hình HEC-6 .............................................. 50

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN BỒI LẮNG CHO HỒ CHỨA SRÊPÔK 3 ............................ 52

3.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA SRÊPÔK 3 ................ 52

3.1.1. Tài liệu bùn cát dùng làm biên đầu vào. ................................................................. 52

3.1.2. Tài liệu địa hình .................................................................................................. 55

3.1.3 Tài liệu vận hành. ............................................................................................... 56

3.2. THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH .......................................................... 57

3.2.1. Thiết lập mô hình thủy lực HEC-6 tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa Srêpôk 3 .. 57

3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình thủy lực HEC-6 ...................................................................... 57

3.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ SRÊPỐK 3 ................ 58

3.3.1. Sự bồi lắng trung bình sau 7 năm khai thác: ...................................................... 64

3.3.2. Sự bồi lắng trung bình sau 50 năm khai thác: .................................................... 65

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ .............................................................. 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 69

CÁC PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 71

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Tổng thể lưu vực sông Srêpôk ...................................................................... 11

Hình 1-2: Bản đồ mật độ che phủ rừng lưu vực Sông Srêpôk ...................................... 14

Hình 1-3: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 15

Hình 1-4: Sơ đồ các tuyến đập thủy điện chính trên sông Srêpôk ................................ 17

Hình 2-4 Sơ đồ thử sai tính đường mặt nước theo phương pháp bước chuẩn .............. 43

Hình 2-5. Thể tích khống chế bùn cát đáy..................................................................... 45

Hình 2.6: Vật liệu bùn cát ở đáy sông ........................................................................... 46

Hình 2-7. Lưới sai phân tính toán bồi lắng cát bùn ....................................................... 48

Hình 3-1. Sơ đồ bố trí các mặt cắt ngang theo dọc sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3 .... 56

Hình 3-2: Đường cong quan hệ V = f(H) giữa thực đo và ô hình ................................. 58

Hình 3-3. Mô hình tính toán thủy lực bồi lắng hồ chứa Hec 6...................................... 59

Hình 3-4. Sơ đồ mặt cắt dọc sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3 từ mô hình Hec Ras ...... 59

Hình 3-5. Sơ đồ bố trí các mặt cắt ngang sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3 từ mô hình

Hec Ras .......................................................................................................................... 59

Hình 3.6: Biểu đồ lượng bùn cát bồi lắng hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành ............ 60

Hình 3.7:Biểu đồ quan hệ giữa lượng bùn cát bồi lắng với thời gian vận hành qua các

năm Hồ thủy điện Srêpôk 3 – Mặt cắt số 9 ................................................................... 61

Hình 3.8: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành............................ 62

Hình 3.9: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành – Mặt cắt số 4 .... 62

Hình 3.10: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành – Mặt cắt số 15 62

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Đặc trưng hình thái sông ngòi lưu vực Srêpôk ............................................. 12

Bảng 1 2: Các thông số công trình thủy điện Srêpôk 3 ................................................. 19

Bảng 2.1: Các hệ số tỷ trọng của tham số thủy lực đặc trưng ....................................... 46

Bảng 2.2. Khái quát các mức đầu ra của mô hình HEC-6............................................. 51

Bảng 3 1: Đặc trưng hàm lượng phù sa tại các trạm thủy văn trong lưu vực nghiên cứu

....................................................................................................................................... 53

Bảng 3 2: Kết quả phân tích phù sa trong nước đo tại mặt cắt thủy văn (chu kỳ đầu) . 53

Bảng 3.3: Kết quả phân tích phù sa trong nước đo tại một số mặt cắt ngang lòng hồ

(chu kỳ đầu) ................................................................................................................... 54

Bảng 3 4: Kết quả đo lưu lượng nước về hồ (chu kỳ đầu) ............................................ 54

Bảng 3 5: Kết quả đo lưu lượng chất lơ lửng về hồ (chu kỳ đầu) ................................. 54

Bảng 3 6: Lưu lượng trung bình về hồ Srêpôk 3 tháng, năm (từ tháng 5/2010-7/2017) -

(m3/s) ............................................................................................................................. 56

Bảng 3 7: Mực nước trung bình tháng, năm (từ tháng 5/2010-7/2017) - (m) ............... 57

Bảng 3-8: Lượng bùn cát bồi lắng tại các vị trí mặt cắt ngang trên lòng hồ thủy điện

Srêpôk 3 sau những năm vận hành MNDBT/MNC = 272/268m - đơn vị: (106m3) .... 59

Bảng 3-9: Mô phỏng bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3 tại các vị trí mặt cắt ngang sau những

năm vận hành MNDBT/MNC = 272/268 m ................................................................. 61

Bảng 3-10: Lượng bùn cát bồi lắng trong hồ chứa thủy điện Srêpôk 3 sau những năm

vận hành MNDBT/MNC = 272/268 m ......................................................................... 62

Bảng 3-11: Bảng so sánh cao trình đáy sông chu kỳ 0 và chu kỳ 1-chu kỳ 1 và mô hình

HEC-6 ............................................................................................................................ 63

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DEM Bản đồ số độ cao

H Mực nước

HRU Đơn vị thủy văn

NSI Chỉ số Nash – sutchliffe

PBIAS Chỉ số sai phần trăm

Q Lưu lượng nước

QS Lưu lượng bùn cát tổng cộng

QSS Lưu lượng bùn cát lơ lửng

USD Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn

Mục đích của các hồ chứa được xây dựng trên các con sông nhằm tưới tiêu, cấp

nước, phát điện, điều tiết xả và kiểm soát lũ. Một hồ chứa nói chung sẽ được đặt vào

cuối một lưu vực lớn và nhận được dòng chảy từ các con sông lớn. Tất cả các yếu tố tự

nhiên như lượng mưa, dòng chảy, và xói lở kênh sông cung cấp nguồn bùn cát, trầm tích

liên tục được vận chuyển theo dòng chảy và lắng đọng ở sông, suối, hồ. Ưu điểm chính

của đập là kiểm soát lũ lụt, khai thác năng lượng và chuyển nước đến các khu vực thiếu

nước. Tuy nhiên đi kèm với đó là sự lắng động của bùn cát vận chuyển vào hồ chứa khá

lớn làm giảm khả năng chứa nước của hồ. Nguyên nhân là do khi dòng sông chảy vào

hồ thì vận tốc giảm thấp, chúng có xu hướng giữ lại toàn bộ lượng bùn cát này.

Trên toàn thế giới có khoảng 40.000 hồ chứa lớn bị bồi lắng và ước tính khoảng

0,5% đến 1% tổng dung lượng lưu trữ bị mất mỗi năm. Do đó, lượng bồi lắng trong suốt

thời gian của dự án cần được ước tính để có thể thực hiện các biện pháp bảo dưỡng phù

hợp [23]. Việt Nam có nhiều hệ thống sông lớn với tiềm năng cao về thủy điện, do đó,

nhiều hồ chứa thủy điện đã, đang và dự kiến được xây dựng, hình thành các hệ thống hồ

chứa bậc thang trên các hệ thống sông Đà, sông Lô, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia -

Thu Bồn, sông Kôn, sông Ba, sông Sê San, sông Srêpôk, sông Đồng Nai [15]. Cũng

không nằm ngoài quy luật bồi lắng lòng hồ do bùn cát, vấn đề bồi lắng lòng hồ các lưu

vực sông ở Việt Nam cũng diễn biến khá phức tạp, theo không gian và thời gian, mang

tính đặc trưng của từng vùng, từng lưu vực sông. Kết quả khảo sát lòng hồ Hòa Bình

trong giai đoạn 1990-1996 cho thấy, bùn cát lắng đọng đồng thời cả ở phần dung tích

chết và dung tích hiệu dụng của hồ, hệ số bồi lắng bị giảm mạnh theo thời gian vận hành

hồ [15]. Dung tích còn lại của hồ Thác Bà sau 30 na m vạ n hành vào khoảng 94-95%

dung tích ban đầu, u ớc tính luợng bùn cát đi vào hồ tính đến vị trí đạ p trung bình nhiều

na m theo phu ong pháp triết giảm theo diẹ n tích là 5,89 x 106m3 [04]. Hồ Núi Cốc mỗi

na m bị bồi 520.000 m3, tạo lớp bùn cát bồi lắng trung bình na m là 0,02 m/na m [12].

Trên dòng chính sông Srêpôk có đến 6 hồ thủy điện lớn nhỏ gồm: Buôn Tua

Srah, Buôn Kuốp, Hoà Phú và Đrây H’linh, phía hạ nguồn có thủy điện Srêpôk 4 và

Srêpôk 4A. Hiện tất cả các công trình này đã đi vào vận hành, tuy nhiên đến nay chưa

có một nghiên cứu đầy đủ về vấn đề bồi lắng bùn cát lòng hồ cho các bậc thang thuỷ

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

7

điện này. Qua đó có thể thấy, việc triển khai “Nghiên cứu đánh giá mức độ bồi lắng hồ

chứa khi vận hành” là thật sự cần thiết. Vì qua nghiên cứu, dựa trên các phương pháp

tính toán phù hợp và logic sẽ được lựa chọn để tính toán, đánh giá diễn biến bồi lắng

đúng hiện trạng các hồ chứa nói riêng và các hồ chứa thuỷ điện bậc thang trên hệ thống

sông nói chung. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp quản lý, phù hợp nhằm hạn chế hiện

tượng bồi lắng, tăng tuổi thọ hồ chứa trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu toàn

cầu.

Trong phạm vi của luận văn này sẽ chuyên sâu về “Nghiên cứu đánh giá mức độ

bồi lắng hồ chứa công trình thủy điện Srêpôk 3 và đề xuất biện pháp quản lý”

Công trình thủy điện Srêpôk 3 đã đi vào vận hành từ tháng 5/2010 đến nay, công

trình đã góp phần quan trọng vào sản lượng điện của nước ta, giảm lũ cho hạ du, mang

đến giá trị kinh tế cho vùng dự án. Trong khoảng thời gian vận hành của công trình,

dưới ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, thủy văn thủy lực đã và đang diễn ra hiện tượng

bồi lắng của bùn cát từ các sườn dốc thượng nguồn đổ về. Khối lượng bùn cát bồi lắng

này làm giảm khả năng chứa nước của hồ chứa, gây ảnh hưởng đến sự điều tiết và quản

lý hồ chứa công trình thủy điện Srêpôk 3.

Trước yêu cầu cấp bách trên, việc nghiên cứu đánh giá mức độ bồi lắng hồ chứa

công trình thủy điện Srêpôk 3, tỉnh Đăk Lăk là việc làm hết sức cần thiết. Kết quả nghiên

cứu sẽ giúp cho chủ hồ có thêm nhiều thông tin, nhằm chủ động trong quản lý vận hành

và khai thác an toàn hiệu quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xác định và đánh giá được mức độ bùn cát bồi lắng trong

lòng hồ công trình thủy điện Srêpôk 3.

Mục tiêu cụ thể:

+ Tính toán đánh giá hiện trạng bồi lắng của lòng hồ thủy điện Srêpôk 3.

+ Đề xuất biện pháp quản lý.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bùn cát và chế độ bùn cát thuộc

công trình thủy điện Srêpôk 3.

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

8

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi vùng hồ thủy điện

Srêpôk 3.

4. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và các đặc

trưng hồ chứa.

Nội dung 2. Tổng quan, phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ bồi

lắng bùn cát hồ chứa.

Nội dung 3. Mô phỏng, phân tích, đánh giá mức độ bồi lắng bùn cát cho hồ chứa

Srêpôk 3 và đề xuất các biện pháp quản lý

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích hệ thống: được áp dụng để phân tích các điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội, các hoạt động kinh tế trong vùng lưu vực, thảm phủ, ... từ đó xác

định nguồn gốc của bùn cát.

Phương pháp mô hình toán thủy văn: được áp dụng để xác định khối lượng bùn

cát bồi lắng và mô phỏng diễn biến bồi lắng theo không gian thời gian.

Phương pháp điều tra thực địa: được sử dụng để khảo sát các đặc trưng thủy điện

và cơ chế dòng chảy.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa đang là một yêu cầu cấp

thiết hiện nay khi mà các hồ chứa ngày càng được xây dựng nhiều. Trong quá trình tính

toán bồi lắng bùn cát hồ chứa, đối với các nghiên cứu trước đây thường sử dụng các

phương pháp truyền thống để dự tính lượng bùn cát bồi lắng. Ngày nay cùng với sự phát

triển của khoa học công nghệ, các mô hình toán lần lượt ra đời đã trở thành một công cụ

hỗ trợ đắc lực cho các chuyên gia thủy văn trong việc mô phỏng, tính toán các quá trình

thủy văn.

So với phương pháp đo đạc để xác định khối lượng bồi lắng lòng hồ, phương

pháp dùng mô hình toán để mô phỏng quá trình bồi lắng theo không gian và thời gian

mang tính khoa học, qua mỗi chu kỳ vận hành việc mô phỏng sẽ dần tiệm cận với thực

tế giúp chủ hồ quản lý tốt hơn so với việc tính toán truyền thống.

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

9

Ý nghĩa thực tiễn: Sông Srêpôk là một trong những con sông mang nhiều bùn cát

bậc nhất Việt Nam. Hiện nay, trên dòng chính sông Srêpôk đã có 6 công trình thủy điện

được liệt kê ở trên, trong đó thủy điện Srêpôk 3 có quy mô hồ chứa ảnh hưởng rất lớn

đến hai công trình hạ lưu Srêpôk 4 & 4A. Việc ước tính đúng lượng bùn cát bồi lắng có

tác dụng đánh giá đúng khả năng chứa nước phòng lũ của hồ. Ngoài bồi lắng bùn cát

trong dung tích chết còn bồi lắng đến cả phần dung tích hiệu dụng, do đó việc dự tính

lượng bùn cát bồi lắng sẽ góp phần vào việc điều chỉnh lại quy trình vận hành hồ chứa

Srêpôk 3.

7. Bố cục luận văn

- Mở đầu.

- Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.

- Chương 2: Cơ sở phương pháp tính toán bồi lắng hồ chứa.

- Chương 3: Tính toán bồi lắng cho hồ chứa Srêpôk 3.

- Kết luận – Kiến nghị

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Công trình thủy điện Srêpôk 3 nằm trên địa phận huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

và huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

- Các hạng mục công trình đầu mối: Nằm trên địa phận các xã: Tân Hòa, huyện

Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk và xã Ea Pô, huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.

- Nhà máy thuỷ điện nằm trên địa phận xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh

Đăk Lăk .

- Khu vực lòng hồ: thuộc xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông; xã Hòa

Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, xã Ea Nuôl và xã Tân Hòa huyện Buôn Đôn, tỉnh

Đăk Lăk.

Khu vực công trình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc điểm

cơ bản là: nền nhiệt độ, độ ẩm cao và ít biến động trong tiến trình năm. Sự biến động

của lượng mưa năm lớn, bão ít ảnh hưởng đến khu vực. Khí hậu toàn khu vực có thể

chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa

khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa

khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10

kèm theo gió Tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng

mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của

Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây

khô hạn nghiêm trọng.

Dòng chảy năm trên hệ thống sông của khu vực tương đối phức tạp: phần diện

tích phía Tây có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, phần diện tích phía Đông và Đông Bắc

có mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Lưu vực sông Srêpôk nằm trong khu vực

khống chế bởi tọa độ 11o58’ - 14o05’ vĩ độ Bắc và 105o57’ - 108o46’ kinh độ Đông.

Tổng diện tích của lưu vực sông Srêpôk là 29.450 km2 với chiều dài sông chính là 640

km và độ hạ thấp khoảng 800m (Hình 1-1).

Sông Srêpôk là một trong những sông nhánh chính của sông Mê Kông, bắt nguồn

từ các vùng núi phía Nam, Đông Nam và phía Đông của tỉnh Đăk Lăk có độ cao từ 800m

- 2.000m, hợp lưu với sông Mê Kông tại vị trí cách Stung Treng (Campuchia) 35km về

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

11

phía thượng lưu.

Phần lưu vực sông Srêpôk thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích khoảng

18.000km2 bao gồm các phụ lưu của Srêpôk như Prek - Drang, Ya Hleo và Srêpôk

thượng. Srêpôk thượng do hai nhánh sông chính hợp thành là Krông Ana và Krông Knô.

Krông Ana có diện tích lưu vực khoảng 4.000km2 và Krông Knô có diện tích lưu vực

khoảng 3.900km2.

Thượng nguồn của sông Krông Ana là Krông Búk thượng bắt nguồn từ vùng núi

có độ cao 900m, Krông Păk bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m và Krông Bông

bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.300m - 2.000m. Tất cả các sông này đều chảy trong

vùng đồi núi có lòng sông hẹp và dốc.

Từ hợp lưu Krông Bông về đến hợp lưu với Krông Knô, sông Krông Ana chảy

trong vùng tương đối bằng phẳng có lòng sông rộng với nhiều vùng bị ngập nước thường

xuyên, đặc biệt là khu vực từ hồ Lăk đến hợp lưu với sông Krông Knô, khu vực này

giống như một hồ điều tiết lớn trong mùa mưa lũ.

Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi phía Đông Nam Buôn Ma Thuột, nơi

giáp với lưu vực sông Đa Nhim và sông Cái, có độ cao từ 1.600m - 1.800m. Từ đầu

nguồn đến Đức Xuyên sông chảy theo hướng Đông - Tây trong vùng đồi núi có lòng

sông hẹp và dốc. Từ Đức Xuyên đến hợp lưu với sông Krông Ana, sông chảy theo hướng

Đông Nam - Tây Bắc trong vùng có lòng sông rộng với nhiều vùng bị ngập nước thường

xuyên, trong khu vực này còn có nhiều hồ ao đầm lầy như Ea R’Bin, Ea Tut, Ea Roume,

EaSno. (Bảng 1-1)

Hình 1-1: Tổng thể lưu vực sông Srêpôk

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

12

Từ hợp lưu Krông Ana và Krông Knô đến biên giới Việt Nam Campuchia, sông

Srêpôk chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong vùng đồi núi có lòng sông hẹp và

dốc, chiều dài của đoạn sông này khoảng 110km với độ hạ thấp 200m, trong đoạn sông

này có nhiều ghềnh thác như đoạn thác Buôn Kuốp với độ chênh cao khoảng 60m, thác

Dray H’linh 15m, đoạn thác Srepok 3 chênh cao khoảng 35m ...

Địa hình lưu vực sông Srêpôk thượng có thể chia thành 3 dạng: vùng núi, các cao

nguyên, vùng trũng và đồng bằng. Vùng núi bao gồm các dãy núi phía Đông Bắc nơi

bắt nguồn của sông Krông Búk thượng và Krông Păk có độ cao từ 800m - 1.000m, các

dãy núi phía Đông là nơi bắt nguồn của sông Krông Bông và sông Krông Ana có độ cao

từ 1.200m - 2.000m, dãy núi phía Nam và Tây Nam có độ cao từ 800m - 1.000m. Các

cao nguyên bao gồm cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên M’Đrăk có độ cao từ

300m - 800m. Vùng trũng chạy dài từ Krông Pắk đến Lắk, vốn là một thung lũng bóc

mòn có nhiều đầm lầy.

Bảng 1-1: Đặc trưng hình thái sông ngòi lưu vực Srêpôk

Sông F

(km2)

Chiều

dài sông

L (km)

Chiều

rộng lưu

vực (km)

Độ cao

bình quân

lưu vực

(m)

Độ dốc

lòng sông

(‰)

Mật độ

lưới

sông.

Tính đến TĐ

Srêpôk 3 9410 220 42,8 550 3,2 0,26

Krông Ana 3.960 215 97 676 2,3 0,55

Krông Păk 690 74 53 752 5,8 0.69

Krông Búk 478 13 58 590 5,5 0,56

Krông Bông 788 73 56 950 9,2 0,50

Krông Knô 3.920 156 125 917 6,8 0,86

1.1.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng nghiên cứu trong báo cáo này tương đối đa dạng, đồi núi xen kẽ

bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình sau:

Địa hình vùng núi cao: nằm ở phía Nam và Đông Nam của lưu vực, có độ cao

trung bình 1.000 - 1.200m, có các đỉnh núi cao như Chu-Yang-Sin (2.405m) và Chư-

Pan-Phan (2.175m). Dải Trường Sơn chạy qua vùng thuộc địa phận huyện Krông Bông,

huyện Lăk. Trong khu vực địa hình này diện tích rừng còn nhiều, độ dốc lớn và địa hình

chia cắt mạnh.

Địa hình vùng cao nguyên: Vùng cao nguyên với những đồng bằng lượn sóng và

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

13

độ dốc thoải. Dạng địa hình này nằm ở 2 vùng: Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột và

phụ cận (các huyện Krông Búk, Krông Păk, Cư M’gar...) với cao độ trung bình từ 400 -

500m. Vùng thứ hai là cao nguyên Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam của lưu vực, có cao

độ từ 700 - 800m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột địa hình bằng phẳng hơn vùng Đăk

Nông. Các cao nguyên này được tạo thành từ phun trào Bazan thuộc thời kỳ tiền đệ tứ.

Đá bazan phong hóa tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, rất phù hợp cho phát triển các cây

công nghiệp dài ngày.

Địa hình vùng đất thấp: Bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các sông.

Loại địa hình này tập trung ở các huyện Lăk, Krông Ana và Ea Suop. Trong đó vùng

Lăk-Buôn Trấp chạy dọc sông Krông Ana từ hồ Lăk qua Buôn Triết, Buôn Trấp tới hạ

lưu, có cao độ trung bình từ 410m - 450m. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ảnh hưởng

trực tiếp tới thời tiết khí hậu trong vùng, nó không những mang tính chất nhiệt đới nóng

ẩm mà còn có tính chất của vùng cao nguyên mát dịu.

1.1.2. Lớp phủ thổ nhưỡng

Theo kết quả đánh giá về thổ nhưỡng của Viện Qui hoạch và thiết kế Nông nghiệp

đã được chuyển đổi sang hệ thống phân loại FAO - UNESCO toàn lưu vực có các loại

đất sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất Glay, nhóm đất than bùn, nhóm đất đen, nhóm đất

xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất mùn Alit trên núi cao, nhóm đất trơ sỏi đá. Trong đó 2

nhóm đất: Đen xám, nhóm đất đỏ chiếm diện tích lớn nhất.

Nhóm đất xám phân bố ở các vùng: Ea Suop, Cư Jút, M'Đrăk, Krông Bông. Đa

số đất này tầng mỏng, độ dốc lớn, có lẫn đá hoặc đá lộ thiên, thảm phủ thực vật tự nhiên

là rừng thứ sinh.

Nhóm đất đỏ: Phân bố tập trung tại các khối Bazan Buôn Ma Thuột, Đăk Nông,

Đăk Mil. So với nhóm đất xám thì nhóm đất đỏ Bazan ít dốc và tầng đất dày hơn rõ rệt.

Thổ nhưỡng trên lưu vực sông Srêpôk thượng chủ yếu là đất đỏ Bazan (50%) tập

trung chính ở cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng Gia Nghĩa, đất đen Bazan ở phía

Tây, đất vàng xám phát triển trên đá granit ở Khánh Dương và Bắc Buôn Hồ, đất đỏ

vàng trên sa thạch và sa phiến thạch phân bố rải rác và xen kẽ giữa các loại đất khác, đất

dốc tụ thường ở các hợp thủy và chân núi, đất phù sa do sự bồi đắp của sông suối ở vùng

trũng, đất đầm hồ ở những vùng tự nhiên như hồ Lăk...

1.1.3. Lớp phủ thực vật

Tầng phủ thực vật của lưu vực khá phong phú, mức độ che phủ của rừng khoảng

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

14

70%, trong đó bao gồm nhiều loại như rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng

tre nứa, rừng trồng... ngoài ra còn có một số lượng đáng kể cây cà phê, trà...

Hình 1-2: Bản đồ mật độ che phủ rừng lưu vực Sông Srêpôk

1.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

Tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125,4 km2 nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong

khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"- 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" -

13°25'06" độ vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía

Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc CamPuChia và

tỉnh Đắk Nông.

Đắk Lắk là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Campuchia, trên

đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh

tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

15

Hình 1-3: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk

1.2.1. Kinh tế

Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản,

lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh

thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với

diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40%

sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam.

Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm,

xoài...

Năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng

51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng,

huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 600

triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng.

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

16

1.2.2. Văn hóa, xã hội

Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam

San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người

M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong

những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được

UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ

cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức

đều đặn hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc

Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà

Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong...

Đắk Lắk là tỉnh có đia bàn rộng, quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người, gồm 47

dân tộc anh em chung sống. Mật độ dân số đạt 135 người/km2, dân số sống tại thành thị

đạt 27%, nông thôn 73%. Toàn tính có khoảng 700 trường học từ cấp tiểu học đến phổ

thông. Tôn giáo đang dạng với 13 tôn giáo khác nhau, trong đó nhiều nhất là Công giáo,

Phật giáo, Tin lành, …

Mạng lưới giao thông của tỉnh chủ yếu bằng đường bộ và hàng không có sân bay

Buôn Ma Thuột và 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với

thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh

qua Bình Phước và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C.

1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG HỒ CHỨA SRÊPÔK 3

Công trình thủy điện Srêpôk 3 nằm trong dãy bậc thang thủy điện trên sông

Srêpôk. Phía thượng nguồn có các nhà máy thủy điện: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Hoà

Phú và Đrây H’linh. Phía hạ nguồn có thủy điện Srêpôk 4 và Srêpôk 4A. Hiện nay tất

cả các công trình này đã đi vào vận hành.

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

17

Hình 1-4: Sơ đồ các tuyến đập thủy điện chính trên sông Srêpôk

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

18

502

Ch­ Huar Cher

681

1209 150500

350

350450

350

500

500

688

692

683

645

c14

681686

Tyû leä 1:500. 000

GHI CHUÙ

1000

Soâng Ñ

oàng N

ai

Da Nhar

500

14

QL

DI LINH

1000

105220

BAÛO LOÄC

QL

10

00

10001028

Soâng Gía

15281042

15001000

ÑÖÙC TROÏNG

1058

1500

QL

28

1000

Soâng C

aùi

1500

500

27

NMTÑ Ña Nhim

Hoà Ñôn Döông

ÑÔN DÖÔNGQL

00'

12O

00'

13O

B

Ea K

rong Kno

GIA NGHÓA

500

DATÑ DAKR'TIHÑ

ak D

rung

Ñak B

uk S

o5001000

Da R'Mang22871442

Hoà Ñan kia

1000

QL

27

1500

1000

ÑAØ LAÏT

2167

LAÏC DÖÔNG

500

2062

1623

QL

14

ÑAK MIL

TTV Ñöùc Xuyeân

1000

1500

500

Ea Krong Ana500

2442

1000

556

500584

500

TP. HOÀ CHÍ MINH

HUEÁ

ñak Klau

Ñak keân

Ñak K

rong 50

0

14

BUOÂN MEÂ THUOÄT

Ea Tul Krong B

ukQL

524

QL

26

HAØ NOÄI

40'

11O

20'

12O

40'

12O

Ñak R

Keâh

Ñak

Yeu

l

S.Ñak Giun

VUØNG ÑEÄM

ÑAÉK LAÉK

VUØNG ÑEÄM

LAÂM HOAØNG

Röøng ñ

öôïc ba

ûo ve

ä

C A

M P

U C

H I

A

Quaûng Sôn

TTV Giang Sôn

ÑAK GAØNH

ÑAÉC NOÂNG

SP-M1

Buoân Dray

Tuyeán ñaäp

Hoà chöùa hieän höõu

Hoà chöùa döï kieán xaây döïng

S.Ñoàng Nai Soâng ngoøi

Ñöôøng quoác loä

Ñöôøng phaân löu

1A

QL

Traïm thuûy vaên hieän höõu

BAÛN ÑOÀ HEÄ THOÁNG LÖÔÙI TRAÏM

KHÍ TÖÔÏNG THUÛY VAÊN VAÄN HAØNH CAÙC

NMTÑ BUOÂN TUA SRAH, BUOÂN KUOÁP, SREÂPOK 3

O

108 00' 108 30'O

107 30'O

BK- M6

BTS-M4

BTS-M5 BTS-M1

Lak

BK- M1

Traïm ño möa hieän coù

Traïm khí töôïng hieän coù

Traïm ño möa hieän coù nhöng khoâng söû duïng trong heä thoáng

Traïm khí töôïng hieän coù nhöng khoâng söû duïng trong heä thoáng

Traïm thuûy vaên hieän coù nhöng khoâng söû duïng trong heä thoáng

BK-CB1

BK-CB2

Hình 1-5: Sơ đồ các tuyến đập thủy điện chính và các trạm KTTV trên sông Srêpôk

Vị trí tuyến đập công trình nằm cách trung tâm hành chính huyện Buôn Đôn

khoảng 6,5km về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

19

20km về hướng Tây Tây Bắc và cách tỉnh lộ 681 khoảng 5,5km về hướng Tây.

Nhà máy thủy điện Srêpôk 3 là nhà máy thủy điện có đường dẫn toàn bộ các hạng

mục công trình bố trí thành hai cụm: cụm tuyến đầu mối và cụm tuyến năng lượng với

các hạng mục quy mô lớn và kết cấu phức tạp. Các hạng mục công trình đầu mối gồm:

Đập chính, các đập phụ số 1, 2, 3, đập tràn xả lũ. Tuyến năng lượng gồm: Cửa nhận

nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy thủy điện và kênh xả.

Thông số công trình

Bảng 1-2: Các thông số công trình thủy điện Srêpôk 3

TT CÁC THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

I Lưu vực

1 Diện tích lưu vực Km2 9.410

2 Lưu lượng trung bình nhiều năm m3/s 250

3 Lưu lượng đỉnh lũ kiêm tra p=0, 1 % m3/s 12.270

4 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế p=0,5% m3/s 8.760

II Hồ chứa: Điều tiết ngày

1 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 272

2 Mực nước chết MNC m 268

3 Mực nước gia cường MNGC m 275

4 Dung tích toàn bộ 106m3 218,99

5 Dung tích hữu ích 106m3 62,85

6 Dung tích chết 106m3 156,13

7 Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT Km2 17,68

III Đập dâng chính

1 Loại đập

Đập đá đổ có lõi đất

chống thấm ở giữa

2 Cao trình đỉnh đập m 277,5

3 Chiều cao đập lớn nhất m 52,5

4 Chiều rộng đỉnh đập m 8

5 Chiều dài đập theo đỉnh m 460

IV Đập tràn

1 Loại Tràn xả mặt có cửa

van cung 2 Số cửa van Bộ 5

3 Cao trình đỉnh ngưỡng tràn m 256,5

4 Kích thước mỗi cửa van(BxH) m 15 x 15,5

5 Lưu lượng xả tràn ứng với MNDBT m3/s 8.755

6 Lưu lượng xả tràn ứng với MNKT m3/s 11.600

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

20

TT CÁC THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

V Cửa lấy nước

1 Kiểu Hở

2 Cao trình ngưỡng m 244

3 Số cửa 2

4 Kích thước mỗi cửa (BxH) m 13 x 16

5 Lưu lượng thiết kế m3/s 412,8

VI Đường hầm dẫn nước

1 Loại Bọc bê tông cốt

thép 2 Số đường hầm 2

3 Đường kính m 8-7/6,3

4 Chiều dài m 624

VII Nhà máy

1 Lưu lượng thiết kể (Qtk) m3/s 412,8

2 Cột nước thiết kế (Htk) m 60

3 Công suất lắp máy (Nlm) MW 220

4 Số tổ máy 2

Tỉnh Đăk Lắk có điều kiện tự nhiên phong phú, đặc điểm về địa hình địa chất

thích hợp cho phát triển thủy điện. Với bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, địa phương

cùng chủ đầu tư cần có phương án bảo tồn trong điều kiện phải tái định cư các buôn làng

để nhường mặt bằng cho thủy điện. Quy hoạch các khu tái định cư phải gắn liền với phát

triển ngành nghề quen thuộc ổn định của địa phương.

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA

2.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA

2.1.1. Tổng quan trên thế giới

Vì tính chất phức tạp và tầm quan trọng của hiện tượng bồi lắng hồ chứa nên hiện

tượng này được nghiên cứu khá sớm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam bởi cộng

đồng các nhà khoa học trong lĩnh vực thuỷ văn, tài nguyên nước. Các nghiên cứu đã và

đang thực hiện mặc dù chủ yếu tập trung vào hiện tượng vận chuyển, phân bố bùn cát

theo không gian và thời gian khu vực lòng hồ chứa nhưng có thể xếp theo các hướng

nghiên cứu khác nhau, mỗi hướng là một phương pháp nghiên cứu điển hình.

Phương pháp nghiên cứu đầu tiên thường được các nhà nghiên cứu thực hiện đó là

“Phương pháp sử dụng số liệu thực đo”, ở phương pháp này các nhà nghiên cứu tận

dụng tối đa số liệu đo đạc, khảo sát giai đoạn thiết kế, kết hợp với số liệu quan trắc định

kỳ để tính toán ra được tổng lượng bồi lắng cho từng thời kỳ. Phương pháp nghiên cứu

phổ biến thứ hai phải kể đến đó là “Phương pháp sử dụng công thức kinh nghiệm và

quan hệ thương quan”, trong đó đường cong hiệu quả bẫy bùn cát của Churchill được

tác giả phát triển khá sớm, nó dựa trên mối quan hệ giữa phần trăm lượng bùn cát tháo ra

khỏi hồ với chỉ số bồi lắng, phần trăm lượng bùn cát tháo ra khỏi hồ chứa được tính từ số

liệu quan trắc lượng bùn cát tháo ra khỏi hồ chứa và tổng lượng bùn cát đến hồ, về sau

các nhà nghiên cứu tiếp tục sửa đổi, bổ sung các thông số nhằm khắc phục những hạn chế

của đường cong hiệu quả bẫy. Ngoài ra, trong nhóm phương pháp này còn có thể kể đến

phương pháp của Borland-Miller, phương pháp này có thể khắc phục hạn chế cho phương

pháp của Churchill là có thể xác định được sự phân bố của bùn cát theo không gian hồ

chứa. Phương pháp thứ ba, cũng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay đó là “Phương

pháp mô hình toán”, mặc dù được phát triển sau, nhưng phương pháp này được phát triển

trên nền tảng máy tính điện tử để giải các phương trình toán phức tạp nên khả năng tính

toán cho chuỗi số liệu dài là rất tốt, hiện nay phương pháp này còn được kết hợp với công

nghệ viễn thám và GIS để có thể chính xác hoá kết quả tính toán về mặt không gian. Điểm

nổi bậc của phương pháp này là có thể tính toán dự báo cho các tình huống tương lai,

trong đó có thể giả thiết sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào. Để hiểu rõ hơn đối với

từng phương phương pháp tính toán, trong luận văn này sẽ tổng quan các nghiên cứu có

liên quan như sau:

Page 26: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

22

2.1.1.1. Phương pháp sử dụng số liệu thực đo

Năm 1974, Denly thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả bẫy bùn cát đối với các

hồ chứa nhỏ [20]. Tác giả thực hiện nghiên cứu với 17 hồ chứa trên khắp nước Mỹ, chảy

qua các vùng sinh thái khác nhau về khí hậu, địa chất, địa hình, sử dụng đất. Tại các hồ

chứa này được thiết kế các hố bẫy bùn được thực hiện trong thời đoạn 10 ngày. Trong

thời gian diễn ra thí nghiệm, lưu lượng đến hồ được ghi nhận và mẫu bùn cát được thu

thập, đường cấp phối hạt bùn cát lơ lững phục vụ cho việc tính toán lưu lượng bùn cát đến

hồ. Kết quả cho thấy, lượng bùn cát trung bình đến hồ hàng năm dao động từ 23,35 đến

1.721 tấn/km2. Hiệu quả bẫy bùn phụ thuộc vào vận tốc trung bình đến hồ và kích thước

hạt bùn cát lơ lửng, hiệu quả bẫy bùn được tính toán lại dựa vào số liệu thực đo dao động

từ 81 đến 98% trong giai đoạn từ 4 đến 16 năm.

Năm 1980, Batten và cộng sự đã điều tra khảo sát khu vực lòng hồ để xác định cao

trình bề mặt bùn cát bồi lắng cho hồ chứa trên sông White, vùng Tây Bắc Hoa Kỳ [18],

trong khoảng thời gian hồ chứa rút cạn nước từ tháng 5 đến hết tháng 12 năm 1976 và sử

dụng số liệu lưu lượng nước và bùn cát thực đo tại các trạm quan trắc để tính toán bồi

lắng cát bùn. Bằng cách sử dụng số liệu thực đo và số liệu điều tra khảo sát, các tác giả đã

tính toán được lượng bùn cát bồi lắng và tốc độ bồi lắng bùn cát trung bình cho các thời

kỳ khác nhau trong quá khứ cho hồ chứa. Kết quả cho thấy khả năng bẫy bùn cát là 80%

(lượng bùn cát tính từ thượng nguồn về) khi hồ mới bắt đầu tích nước nhưng sau đó tỷ lệ

này giảm còn 20% khi hồ đã tích đầy bùn cát. Tuy nhiên, các tác giả chưa dự tính được

lượng bùn cát bồi lắng và tốc độ bồi lắng cho các thời kỳ tương lai cũng sự thay đổi của

chúng theo thời gian.

Năm 2002, Demetris Zarris và cộng sự thuộc Đại học Công nghệ quốc gia Athen

(Hy Lạp) đã nghiên cứu tính toán lượng bùn cát bồi lắng tại hồ chứa Kremasta trên lưu

vực sông Acheloos của Hy Lạp [24]. Các tác giả sử dụng số liệu điều tra khảo sát thủy

văn tại khu vực lòng hồ hàng chục năm sau khi xây dựng đập và xây dựng bản đồ số độ

cao với tỉ lệ 1:5000 (DEM), qua đó tiến hành so sánh bản đồ DEM được xây dựng từ các

số liệu khảo sát giai đoạn thiết kế (1964) với bản đồ DEM được xây dựng giai đoạn 1998-

1999 để tính toán lượng bùn cát bồi lắng trong lòng hồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

phần lớn bùn cát được tích tụ, bồi lắng khu vực phía thượng nguồn, lượng bùn cát tích tụ

trong suốt thời gian vận hành hồ chứa là 112,5 triệu tấn (từ năm 1964 đến 1999) tương

ứng 106,4 kg/s. Qua nghiên cứu các tác giả cũng nhận định vai trò của độ dài liệt số liệu

Page 27: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

23

trong việc chính xác hoá kết quả tính toán. Và hạn chế của phương pháp này là chỉ tính

được lượng bùn cát bồi lắng trung bình thời kỳ nhiều năm mà không đưa ra được quá trình

bồi lắng theo thời gian. Tuy nhiên, hạn chế này có thể được khắc phục nếu tăng cường số

lần điều tra khảo sát trên lưu vực, đặc biệt ở phần thượng lưu kết hợp với phương pháp

mô hình toán. Do đó, kết quả tính toán của phương pháp này chỉ sử dụng để tổng kết,

đánh giá vấn đề bồi lắng hồ chứa đến thời điểm có số liệu.

2.1.1.2. Phương pháp sử dụng số liệu công thức kinh nghiệm và quan hệ tương

quan

Tương tự Churchill, Brune (1953) cũng đưa ra đường cong hiệu quả bẫy bùn cát

dựa vào quan hệ giữa phần trăm lượng bùn cát bồi lắng trong hồ với tỉ số dung tích hồ ở

mức nước dâng cao nhất và lượng nước đến hồ trung bình năm, từ đó đưa ra công thức

tính hệ số bồi lắng. Đến năm 1974, Dendy bổ sung thêm các số liệu thực đo vào đường

cong của Brune và xây dựng phương trình dự báo hệ số bồi lắng. Giống như công thức

kinh nghiệm cải tiến của Churchill, công thức kinh nghiệm cải tiến của Brune chỉ có thể

xác định được tổng lượng bùn cát bồi lắng cho từng năm chứ không xác định được phân

bố bùn cát bồi lắng theo thời gian và không gian, cũng như chỉ xác định được lượng bùn

cát bồi lắng đến thời điểm có số liệu quan trắc lưu lượng nước đến hồ mà không dự tính

được bồi lắng hồ chứa trong tương lai; phương pháp kinh nghiệm này cũng chỉ có thể tính

bồi lắng cho từng hồ.

Qua đó có thể thấy, khi thiếu số liệu quan trắc lượng bùn cát ra khỏi hồ chứa, có

thể sử dụng phương pháp của Churchill và Brune để xác định hiệu quả bẫy bùn cát và tính

toán được lượng bùn cát bồi lắng trong hồ chứa. Nhược điểm của các công thức kinh

nghiệm Churchill và Brune trong việc dự tính bồi lắng hồ chứa có thể được khắc phục

bằng cách dự báo lưu lượng nước và bùn cát đến hồ.

Borland và Miller (1958) [19] đưa ra phương pháp kinh nghiệm để tính toán phân

bố bùn cát bồi lắng hồ chứa theo không gian. Phương pháp tính dựa trên dữ liệu khảo sát

từ 30 hồ chứa ở Mỹ, các tác giả đã chia các hồ chứa thành 4 loại khác nhau và xác định

các hệ số cho từng loại hồ trong công thức kinh nghiệm của mình để tính toán thể tích bùn

cát bồi lắng trong hồ theo các cấp độ sâu khác nhau. Thể tích bùn cát bồi lắng theo các

cấp độ sâu này được tính thử dần cho đến khi tổng lượng bùn cát bồi lắng tính toán xấp

xỉ với tổng lượng bùn cát bồi lắng đã biết. Để xác định được thể tích lượng bùn cát bồi

lắng trong hồ theo các cấp độ sâu khác nhau, cần phải xác định được một số thông số của

Page 28: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

24

hồ chứa như: (1). Độ sâu lớn nhất trước đập; (2). Độ sâu bùn cát lắng đọng ban đầu trước

đập; (3). Diện tích mặt hồ ứng với độ sâu bùn cát lắng đọng ban đầu trước đập; (4). Thể

tích bùn cát bồi lắng ứng với độ sâu bùn cát lắng đọng ban đầu trước đập. Hạn chế của

phương pháp này là chỉ tính được phân bố bùn cát bồi lắng hồ chứa theo không gian ứng

với thể tích bùn cát bồi lắng đã biết trong một khoảng thời gian nhất định chứ chưa tính

được diễn biến theo thời gian và chưa dự tính được cho tương lai, và chỉ tính được cho

từng hồ chứa đơn. Ngoài ra, việc phân loại hồ chứa khi tính toán mang tính tương đối và

quãng biến động là tương đối lớn. Xét về mức độ phù hợp khi áp dụng, mặc dù phương

pháp của Borland-Miller được nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát các hồ chứa ở Mỹ,

tuy nhiên, đã được áp dụng thành công cho các hồ chứa ở nhiều quốc gia khác nhau trên

thế giới. Do đó, phương pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng cho các hồ chứa ở Việt

Nam nếu có đầy đủ các dữ liệu cần thiết.

Dendy và Bolton (1976) [25] phân tích dữ liệu bùn cát đến hồ của khoảng 800 hồ

chứa ở Mỹ, có diện tích lưu vực dao động từ 2,5 km2 đến 75.000 km2 cùng với các dữ

liệu về diện tích lưu vực sông và dòng chảy trung bình năm và quan hệ giữa 3 yếu tố này.

Trên cơ sở các quan hệ, các tác giả đã đưa ra 2 phương trình kinh nghiệm để xác định

lượng bùn cát đến hồ từ dữ liệu dòng chảy trung bình năm và diện tích lưu vực cho 2

trường hợp lưu vực sông có lớp dòng chảy năm lớn hơn và nhỏ hơn 50 mm. Các phương

trình kinh nghiệm của Dendy và Bolton có thể sử dụng để tính toán lượng bùn cát đến hồ

khi không có số liệu quan trắc bùn cát. Hạn chế khi áp dụng phương pháp này là các lưu

vực sông ở các khu vực khác nhau có đặc điểm bùn cát khác nhau, do đó, phải xây dựng

những công thức kinh nghiệm riêng tương tự hoặc áp dụng các công thức của Dendy và

Bolton nhưng đánh giá sự phù hợp với đặc điểm bùn cát của từng khu vực cụ thể, khi đó

kết quả tính toán, đánh giá mới sát với thực tế.

2.1.1.3. Phương pháp mô hình toán

Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình toán được phát triển, có khả năng tính

toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa, bao gồm mô hình 1 chiều, 2 chiều và 3 chiều. Các mô

hình toán 1 chiều thường được dùng với hiệu quả tốt để dự tính bồi lắng bùn cát trong

thời gian dài (USSD, 2015). So với các mô hình 2 và 3 chiều, mô hình 1 chiều cho kết

quả thô hơn, tuy nhiên, yêu cầu dữ liệu đầu vào và thời gian tính toán cho mô hình 1 chiều

lại ít và đơn giản hơn, phù hợp để mô phỏng cho các hồ chứa dạng sông có chiều dài lớn

hơn nhiều so với chiều rộng. Các mô hình 2 và 3 chiều cho kết quả chi tiết hơn so với mô

Page 29: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

25

hình 1 chiều, tuy nhiên yêu cầu dữ liệu đầu vào cho các mô hình này phức tạp hơn và

thường chỉ áp dụng cho các hồ dạng tự nhiên có độ rộng và độ sâu lớn.

Năm 1995, Robert A. Hainly và cộng sự khi nghiên cứu “Bồi lắng và mô phỏng

vận chuyển bùn cát ở hạ lưu hệ thống hồ chứa trên sông Susquehana” đã mô phỏng quá

trình vận chuyển bùn cát hạ lưu sông Susquehana, New York khi ở phía thượng lưu có 3

đập thủy điện là Safe Harbor (hồ Clarke) và Holtwood (hồ Aldred) ở miền nam

Pennsylvania, và Conowingo (hồ Conowingo) ở miền bắc Maryland. Khoảng 259 triệu

tấn phù sa đã được giữ lại trong ba hồ chứa. Dữ liệu lịch sử cho thấy, hồ Clarke và hồ

Aldred đã đạt đến trạng thái cân bằng, và không còn khả năng lưu giữ bùn cát. So sánh

dữ liệu cắt ngang của hồ Clarke và hồ Aldred với dữ liệu của hồ Conowingo chỉ ra rằng,

hồ Conowingo sẽ đạt trạng thái cân bằng trong vòng 20 đến 30 năm tới. Vì hồ chứa

Conowingo tiệm cận cân bằng, lượng bùn cát vận chuyển đến vịnh Chesapeake sẽ tăng

lên. Sự gia tăng đáng chú ý nhất sẽ diễn ra khi dòng phía trên gây xói bùn cát. Robert và

các cộng sự đã lựa chọn mô hình HEC-6 để mô phỏng quá trình bồi lắng tại các hồ vì cho

rằng, đây là mô hình phù hợp nhất cho việc nghiên cứu. Mô hình được sử dụng để hiệu

chỉnh tải lượng bùn cát năm 1987, với giả thiết hiệu suất tối đa và phân phối kích thước

hạt bùn cát tự nhiên. Các tác giả cũng đã chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của mô hình

HEC-6 trong tính toán lượng bùn cát cho khu vực nghiên cứu. Mô hình HEC-6 được thiết

kế để mô phỏng 1 chiều quá trình bồi lắng theo các điều kiện thay đổi liên quan đến biên

hay độ nhám của các khu vực khác nhau. Tính năng quan trọng của HEC-6 là có khả năng

mô phỏng dài hạn xu hướng bồi và xói. Hạn chế của mô hình HEC-6 là không có khả

năng mô phỏng các dòng mật độ, hình dạng đáy và quá trình bồi lắng theo phương ngang.

Năm 1998, mười lăm cơ quan thuộc Hoa Kỳ đã tham gia Nhóm Công tác về Phục

hồi sông Liên ngành Liên bang (Federal Interagency Stream Restoration Working Group

(1998) - FISRWG) đã biên soạn một sổ tay về Nguyên tắc Phục hồi Hành lang Sông, quy

trình, và các hoạt động. Họ đã chọn tám mô hình để so sánh là: CHARIMA (Holly et al,

1990), FLUVIAL-12 (Chang, 1990), HEC-6 (USACE, 1993), TABS-2 (MacAnally và

Thomas, 1985), MEANDER (Johannesson và Parker, 1985), USGS (Nelson và Smith,

1989), D-0-T (Darby và Thorne, 1996), và GSTARS (Molinas và Yang, 1986). Các mô

hình này nhìn chung có thể giải quyết được các vấn đề về bùn cát, bên cạnh đó, hệ thống

khái niệm và các bước tính toán trong các chương trình này rất hợp lý. Trong các mô hình

trên, ngoại trừ mô hình MEANDER, tất cả các mô hình này đều cho phép tính lượng bùn

Page 30: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

26

cát bồi lắng và tỉ lệ bồi và xói đáy tại mỗi điểm hay nút tính toán. Một số mô hình có thể

mô phỏng được bề mặt đáy và mô phỏng việc phân loại thủy lực của chất nền cơ bản.

CHARIMA, FLUVIAL-12, HEC-6 và D-O-T có thể mô phỏng quá trình vận chuyển cát

và sỏi. TABS-2 có thể sử dụng để tính bồi lắng gắn kết (sét và phù sa) và cát. USGS được

lập trình riêng cho việc vận chuyển sỏi ở bề mặt đáy. HEC-6 và FLUVIAL-12 có thể sử

dụng để nghiên cứu bồi lắng trong hồ chứa. GSTARS 2.0 có thể mô phỏng sạt lở bờ. Hầu

hết các mô hình này được cập nhật đáng kể hoặc được bổ sung kể từ khi cuốn sổ tay được

công bố.

Năm 2013, Moussa dự tính bồi lắng ở hồ chứa Aswan (Ai Cập) để ước tính tuổi

thọ hiệu quả của hồ chứa. Mô hình số hai chiều (CCHE-2D) đã được áp dụng để mô phỏng

quá trình bùn cát dọc 150 km hồ chứa. Trong quá trình nghiên cứu, việc hiệu chỉnh và

kiểm định mô hình cho dòng chảy và bùn cát được thực hiện trong giai đoạn 2006-2007.

Kết quả cho thấy phù hợp cao giữa số liệu thực đo và mô phỏng cho toàn bộ hồ chứa. Mô

hình đã được tiếp tục ứng dụng để dự đoán bồi lắng bùn cát trong hồ chứa trong thời gian

2009-2014.

Năm 2015, Nicknam và các cộng sự đã sử dụng mô hình CCHE-2D để mô phỏng

sự phân bố kích thước hạt của bùn cát ở đập Maroon. Tác giả coi dòng chảy là không ổn

định và tính toán phân bố bùn cát trong thời gian 10 năm (2007-2017) hồ chứa hoạt động,

trong đó, diện tích lắng đọng của các lớp kích thước hạt khác nhau và khối lượng bùn cát

vào hồ chứa được ước tính.

Cả 2 nghiên cứu của Moussa và Nicknam đều sử dụng mô hình CCHE-2D để tính

toán lượng bồi lắng trong lòng hồ, được viết bằng ngôn ngữ Fortran 90, gồm 2 phần riêng

rẽ: Phần tạo lưới và phần mô hình giao diện người dùng; phần tạo lưới với chức năng là

tạo ra mạng lưới cấu trúc của các đường chéo nhau tạo ra một môi trường giúp giải các

phương trình nước và bồi lắng. Phần mô hình mô phỏng bùn cát bồi lắng và dòng chảy

nước dựa trên phương pháp số hữu hạn trong điều kiện dòng chảy không ổn định và có

khả năng mô phỏng phân bố bùn cát bồi lắng theo phương ngang.

Năm 2002, Goel và cộng sự tin rằng việc ứng dụng công nghệ Viễn thám có thể

đánh giá được hiện tượng bồi lắng hồ chứa mà không cần phải thực hiện bằng các phương

pháp thông thường vẫn hay được áp dụng thông qua các công thức thực nghiệm, số liệu

khảo sát thuỷ văn,…vì các phương pháp này khá tốn kém và kéo dài thời gian, vì những

lý do này, các khảo sát thủy văn của các hồ chứa thường được tiến hành ở tần số 5-15

Page 31: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

27

năm, mặc dù tần suất được đề xuất là 5 năm một lần [21, 26]. Nhóm nghiên cứu tiến hành

đánh giá bồi lắng cho hồ chứa Bargi, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Hồ chứa được hoàn

thành vào năm 1988 và chưa tiến hành khảo sát thủy văn. Việc đánh giá trầm tích bằng

cách sử dụng dữ liệu vệ tinh có thể giúp đơn vị quản lý vận hành hồ có thể cập nhật tình

hình bồi lắng của hồ chứa. Hình ảnh trong 09 ngày từ vệ tinh IRS-1C, cảm biến LISS-III

đã được phân tích bằng phần mềm ERDAS/IMAGINE. Kết quả nghiên cứu đưa ra tỷ lệ

trầm bích bồi lắng khu vực nghiên cứu là 229 m3/km2-năm. Qua quá trình thực hiện, tác

giả cũng nhận thấy hạn chế của phương pháp là cho kết quả không chính xác khi mực

nước trong lòng hồ lúc cao nhấtt hoặc thấp nhất, tuy nhiên hạn chế nào có thể khắc phục

bằng cách tăng số lượng ảnh vệ tinh, tăng độ phân giải cũng như kết hợp với số liệu đo

mực nước vào thời điểm tương ứng.

Năm 2011, Hasan và cộng sự thực hiện đánh giá bồi lắng bùn cát cho hồ Bukit

Merad [22], một hồ chứa khá lâu đời của. Mục đích của nghiên cứu này là để ước tính tỷ

lệ bồi lắng và xác định dạng bồi lắng trong hồ chứa Bukit Merah. Hiện trạng sử dụng đất

các năm 1965 và 1998 được chuyển thành bản đồ độ cao kỹ thuật số (DEM) dưới dạng

lưới raster và định dạng tam giác (TIT) và được so sánh để xác định sự thay đổi độ cao

của tầng và lắng đọng trầm tích trong hồ chứa. Những thay đổi lớn nhất giai đoạn 1965

đến 1998 xảy ra tại cửa vào nơi có diện tích mặt cắt tương đối lớn của hồ chứa, đó là sông

Kurau. Ước tính có hơn 10,3 triệu m3 trầm tích lắng đọng trong hồ chứa từ 1965 đến 1998.

Từ tính toán, tỷ lệ bồi lắng giữa hai năm này ước tính khoảng 0,3 triệu m3/năm. Nó chỉ

khoảng 859 m3 mỗi ngày. Từ sự phân bố dọc trầm tích dọc theo hồ chứa, các bãi cạn được

hình thành phía thượng nguồn hồ chứa.

2.1.2. Tổng quan ở Việt Nam

Những hồ chứa đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ

XX (như hồ chứa nước Suối Hai, Đại Lải, Cẩm Sơn,…) [17], nhưng đến cuối những năm

90 thì việc tính toán xác định lượng và quá trình diễn biến bồi lắng hồ chứa mới thực sự

được quan tâm, vì đến giai đoạn này cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công

nghệ và phương pháp tính toán hiện đại trên thế giới mới được các nhà khoa học trong

nước tiếp cận một cách đầy đủ và nhanh chóng. Nhưng nhìn chung, các tác giả ở Việt

Nam cũng thực hiện nghiên cứu theo các hướng: Thu thập, khảo sát, đo đạc số liệu thực

tế; Sử dụng các công thức thực nghiệm; Ứng dụng phương pháp mô hình toán, và những

năm gần đây là kết hợp cộng nghệ GIS và viễn thám. Tuy nhiên, về tổng quát các nghiên

Page 32: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

28

cứu triển khai tại Việt Nam phần lớn theo hướng tập trung áp dụng các phương pháp nhằm

giải quyết vấn đề thực tiển là hiện tượng bồi lắng lòng hồ chứa, trong đó nổi bật 03 nhánh

nghiên cứu. Có thể kể đến (i) nhánh nghiên cứu tính toán xác định tổng lượng cũng như

phân bố bùn cát khu vực lòng hồ theo mặt cắt bằng công thức kinh nghiệm và mô hình

thủy lực; (ii) nhánh nghiên cứu thứ 02 không trực tiếp tính toán các diễn biến bồi lắng khu

vực lòng hồ mà chủ yếu áp dụng mô thuỷ văn nhằm xác định lượng dòng chảy và bùn cát

gia nhập vào hồ, trong đó các nghiên cứu đã xây dựng các kịch bản giả thiết về các biến

động của yếu tố thảm phủ và yếu tố khí tượng thuỷ văn (kịch bản BĐKH); (iii) nhánh

nghiên cứu thứ 03 là sự kết hợp của 02 nhánh nghiên cứu trước đó nhằm chính xác hoá

bài toán bồi lắng lòng hồ. Nhánh nghiên cứu này sử dụng kết hợp mô hình thuỷ lực và mô

hình thuỷ văn, trong đó có cả việc ứng dụng GIS nhằm chính xác hoá quá trình phân bố

bồi lắng áp dụng cho vùng tính toán là lưu vực sông có hệ thống hồ chứa bậc thang. Chi

tiết các nghiên cứu được trình bày như sau:

2.1.2.1. Nghiên cứu tính toán xác định tổng lượng và phân bố bùn cát bồi lắng lòng

hồ bằng công thức kinh nghiệm và mô hình thủy lực:

Năm 1999, Nguyễn Kiên Dũng và Trần Thục nghiên cứu quá trình bồi lắng cát

bùn hồ Hòa Bình trên cơ sở bộ số liệu khảo sát của Viện Khí tượng Thủy văn [5]. Các tác

giả đã sử dụng mô hình HEC-6 với bước tính 01 tháng để dự tính quá trình bồi lắng bùn

cát hồ Hòa Bình và sơ bộ nhận định lượng bồi lắng trung bình giai đoạn 1990-1995 là 60

triệu m3/năm, lượng bùn cát đáy tại cửa vào Tạ Bú bằng 30% bùn cát lơ lửng. Ở Việt Nam

nói chung, các trạm thủy văn cơ bản có quan trắc bùn cát đều chỉ quan trắc bùn cát lơ

lửng, không quan trắc bùn cát đáy, do đó kết quả tính toán của đề tài về tỉ lệ giữa bùn cát

đáy và bùn cát lơ lửng có thể sử dụng làm cơ sở cho việc tính lượng bùn cát đáy và bùn

cát tổng cộng cho các lưu vực sông tượng tự khác ở Việt Nam.

Năm 2002, Nguyễn Kiên Dũng thực hiện “Nghiên cứu, tính toán bồi lắng và nước

dềnh ứng với các phương án xây dựng khác nhau của hồ chứa Sơn La” [2]. Trong nghiên

cứu của mình, tác giả tiến hành phân tích thống kê và sử dụng các công thức kinh nghiệm

để tính lượng và phân bố bùn cát bồi lắng, rút ra quy luật biến đổi lượng bồi lắng, nồng

độ bùn cát, thành phần hạt bùn cát bồi lắng ở hồ Hòa Bình theo không gian và thời gian.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng mô hình HEC-6 trên cơ sở số liệu thủy văn và bùn

cát thực đo và các số liệu đo đạc địa hình lòng hồ, sông để mô phỏng quá trình bồi lắng,

nước dềnh trong hồ chứa Hòa Bình, Sơn La dưới tác động điều tiết của công trình thủy

Page 33: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

29

điện Sơn La, trong đó, sử dụng phương pháp căn nguyên và tổng hợp địa lý để xác định

lượng bùn cát gia nhập khu giữa và các điều kiện biên cho mô hình toán tính bồi lắng.

Các công thức kinh nghiệm được sử dụng: tính toán hệ số bồi lắng cát bùn cho hồ Hòa

Bình và Sơn La (công thức của Churchill-Robert và Brune); tính toán phân bố bùn cát bồi

lắng trong hồ Hòa Bình và Sơn La theo thời gian vận hành (công thức Shamov) và tính

toán phân bố bùn cát bồi lắng trong hồ Hòa Bình và Sơn La theo không gian (công thức

Bordland-Miller). Các phương pháp kinh nghiệm tuy đơn giản, nhưng cho kết quả tính

toán bồi lắng tương đối phù hợp với kết quả tính bằng mô hình HEC-6. Hạn chế của

nghiên cứu là sử dụng phương pháp đơn lẽ tính toán cho từng hồ trong một hệ thống hồ

chứa bậc thang.

Năm 2007, Vũ Hữu Hải thực hiện nghiên cứu “Áp dụng mô hình HEC-6 tính toán

nước dềnh và bồi lắng hồ chứa Sơn La phục vụ di dân tái định cư” [6] theo các tiêu chuẩn

và quy trình quy phạm hiện hành, mục đích là xác định giới hạn ngập lụt lòng hồ, làm cơ

sở cho công tác giải phóng mặt bằng công trình thuỷ điện Sơn La. Bài toán được thực

hiện với bộ số liệu đầu vào chi tiết và cụ thể với hàng trăm mặt cắt thực đo và các điều

kiện ban đầu và điều kiện biên bám sát với thực tế. Điều kiện tính toán là

MNDBT/MNC=215m/175m, dung tích phòng lũ 4 tỷ m3 khi xảy ra lũ lớn tương ứng với

tần suất P=1%, phục vụ cho phương án thiết kế kỹ thuật được chọn cho thủy điện Sơn La.

Kết quả đã đưa ra dự báo bồi lắng và đường nước dềnh hồ chứa có tính đến bồi lắng theo

không gian và thời gian. Trong đó sử dụng nhiều giả thiết gần đúng như các thông số mặt

cắt ngang quy về mặt cắt chữ nhật; hệ số nhám lấy trong một khoảng tương đối, tỷ lệ phù

sa di đẩy so với phù sa lơ lửng, tỷ trọng phù sa lắng đọng trong hồ chứa theo thời

gian…Việc giả thiết này dẫn đến kết quả tính toán mang tính tương đối, cần kiểm định

với số liệu đo đạc thực tế.

Năm 2008, Phạm Thị Hương Lan cũng tiến hành nghiên cứu “Vấn đề nghiên cứu

lựa chọn mô hình toán tính toán bồi lắng hồ chứa ở Việt Nam” [10], trong đó phân tích,

đánh giá, lựa chọn mô hình tính toán bồi lắng hồ chứa ở Việt Nam và vận dụng tính toán

bồi lắng ở hồ chứa Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa. Tác giả đã đưa ra nhiều mô hình tính toán

bồi lắng hồ chứa, như mô hình HEC-6, RUS-1, GSTAS, SSIIM, EFDC, FLUVIAL-12 và

một số mô hình khác như MIKE-11, MIKE-21, MOUSE (DHI-Viện Thủy lực Đan Mạch)

có các mô đun tính bồi lắng và biến đổi lòng dẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, số liệu đầu vào

của các mô hình có mức độ chi tiết khác nhau, trong các điều kiện ứng dụng khác nhau.

Page 34: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

30

Trong khi đó, ở Việt Nam, vấn đề đo đạc bùn cát thiếu đồng bộ, rời rạc, không liên tục,

vì vậy, việc lựa chọn mô hình để tính toán bồi lắng hồ chứa rất quan trọng. Mỗi mô hình

có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình

HEC-6, phiên bản 4.1 do Thomas và Prasuhn nâng cấp năm 1993 tính toán cho hồ chứa

Cửa Đạt. Ưu điểm nổi bật của mô hình HEC6 là có khả năng phân tích dòng chảy và bùn

cát trong mạng lưới sông và cho phép lựa chọn các dạng nhập - tách khác nhau của dòng

chảy, cho phép mô tả tình trạng dòng chảy sát thực hơn bằng việc chia lòng sông thành

các bộ phận: bờ trái, lòng chính, bờ phải (hoặc phần đáy động và đáy cứng) với đặc điểm

thủy lực bùn cát khác nhau. HEC-6 sử dụng 11 quan hệ để tính toán sức tải cát cho từng

cấp hạt khác nhau, ngoài ra còn cho phép xây dựng hàm sức tải cát riêng nếu có đủ số liệu

đo đạc. Để nâng cao độ chính xác của kết quả dự tính bồi lắng bùn cát hồ chứa Cửa Đạt,

cần sớm tiến hành đo đạc bổ sung số liệu lòng hồ và nhập lưu chính đổ vào hồ khi hồ

được đưa vào hoạt động, thu thập số liệu đặc điểm lưu vực, khảo sát thủy văn – thủy lực

bùn cát tại một số mặt cắt dọc sông Chu và nhập lưu nhánh Khao.

Năm 2010, Ngô Lê Long thực hiện nghiên cứu “Đánh giá sự bồi lắng lòng hồ Núi

Cốc, đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững” [12]. Tác giả đã thực hiện nghiên

cứu tính toán bồi lắng trên cơ sở số liệu thực đo. Để xác định lượng bùn cát bồi lắng trung

bình hàng năm trong hồ Núi Cốc, đã sử dụng phương pháp so sánh thể tích. Từ số liệu đo

địa hình lòng hồ năm 2001, tiến hành tính toán chênh lệch dung tích giữa hai lần đo liên

tiếp, đó chính là phần hồ bị bồi trong khoảng thời gian tính toán. Đề tài đã làm rõ nguyên

nhân quá trình bồi lắng lòng hồ Núi Cốc diễn ra nhanh là do việc chặt phá rừng đầu nguồn

kết hợp với địa hình dốc gây xói mòn lớn phần bề mặt lưu vực ở thượng nguồn kéo bùn

cát về lấp đầy hồ, đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản tự phát không được kiểm

soát, việc chiếm dụng đất lòng hồ để trồng lúa, chè, chăn nuôi... Mặc dù nghiên cứu đã

tính toán được lượng bùn cát bồi lắng hồ sau nhiều năm vận hành (60 năm) và đề xuất các

biện pháp giảm thiểu, nhưng do hạn chế về số liệu, đặc biệt là không có số liệu khí tượng

thủy văn sau khi xây dựng hồ (1976) nên kết quả tính toán bồi lắng lòng hồ có độ chính

xác không cao.

2.1.2.2. Nghiên cứu sử dụng mô hình thuỷ văn nhằm xác định lưu lượng dòng chảy

và bùn cát gia nhập:

Năm 2011, Trần Hữu Hùng và cộng sự tiến hành nghiên cứu nghiên cứu sự thay

đổi của chế độ dòng chảy lưu vực thượng nguồn sông Mã do biến động diện tích rừng [8],

Page 35: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

31

trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng mô hình SWAT để thực hiện mô phỏng các kịch

bản tính toán. Qua kết quả tính toán thấy rằng, kịch bản có lưu lượng dòng chảy trung

bình năm lớn nhất là kịch bản KB1 (diện tích đất có rừng tự nhiên chuyển thành đất đồi

núi bỏ hoang tương đương 50% diện tích đất rừng hiện tại), lưu lượng dòng chảy trung

bình năm cao hơn 8,67% so với lưu lượng dòng chảy kịch bản hiện trạng. Kịch bản có

lưu lượng dòng chảy trung bình năm thấp nhất là kịch bản KB4, thấp hơn 5,77% so với

kịch bản hiện trạng khi mà đất đồi núi bỏ hoang được chuyển thành đất rừng trồng (diện

tích tương đương 50% diện tích rừng hiện tại). Đặt biệt, kết quả so sánh trong mùa lũ

(tháng 5 đến tháng 10) cho thấy với các kịch bản tăng diện tích rừng trồng thì lưu lượng

dòng chảy trung bình tháng giảm nhiều: KB3: 2,61%, KB4: 6,19% so với kịch bản hiện

trạng. Trong khi đó, lưu lượng dòng chảy trung bình tháng tăng lên khi mà diện tích rừng

bị thay thế bởi đất đồi núi bỏ hoang: KB1: 8,87%, KB2: 3,72%. Kết quả khẳng định vai

trò giảm thiểu tác động của dòng chảy lớn vào mùa mưa lũ của rừng.

Năm 2012, Đào Nguyên Khôi tiến hành đánh giá tác động của BĐKH lên sự thay

đổi dòng chảy ở lưu vực sông Srêpôk [11]. Kết quả dự báo sự thay đổi lưu lượng dòng

chảy trong tương lai có thể không chính xác một cách hoàn toàn do sự không chắc chắn

(uncertainty) trong các kịch bản BĐKH và các kết quả của mô hình GCM. Tuy vậy, các

kết quả đạt được ở đây có thể giúp ích trong các chính sách hoạch định và quản lý tài

nguyên nước trong lưu vực này. Vấn đề quan tâm qua nghiên cứu là: (i) Các kịch bản

BĐKH cho lưu vực này được xây dựng cho các giai đoạn 2020, 2050 và 2080. Các kịch

bản này chỉ ra rằng sự tăng nhiệt độ và sự giảm lượng mưa trong tương lai được mong

chờ; (ii) Dưới ảnh hưởng của BĐKH, lưu lượng dòng chảy trong lưu vực sẽ giảm, sự giảm

nhanh lưu lượng dòng chảy đươc quan sát thấy trong mùa khô, điều này làm tăng thêm sự

quan tâm về tình trạng khan hiếm nước trong mùa khô.

Phạm Thị Hương Lan (2008) đã tiến hành “Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán

thông số phân bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước Đại

Lải” [9]. Sử dụng nguồn số liệu không gian (bao gồm: Bản đồ địa hình lưu vực, bản đồ

mạng lưới sông suối, bản đồ đất lưu vực và bản đồ thảm phủ thực vật), số liệu khí tượng

(nhiệt độ, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, số liệu mưa) và số liệu thủy văn, tác giả đã

sử dụng mô hình thông số phân bố SWAT để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất

đến hồ chứa nước Đại Lải. Kết quả tính toán mô hình cho thấy, mức độ xói mòn lưu vực

ứng với hiện trạng rừng năm 1993 lớn hơn so với năm 1983 do diện tích đất trống trên

Page 36: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

32

lưu vực của năm 1993 tăng nhiều so với năm 1983 (năm 1983 là 3,8 km2 tương ứng

6,27%, còn năm 1993 là 22,88 km2 tương ứng 37,75%). Ứng với hiện trạng rừng năm

1983, lượng bùn cát lơ lửng đến hồ là 6.369 tấn/năm, trong khi đó với hiện trạng rừng

năm 1993, lượng bùn cát lơ lửng đến hồ là 9.235 tấn/năm. Nghĩa là, khi diện tích rừng

trên lưu vực giảm thì lượng bùn cát gia nhập vào hồ sẽ tăng, đặc biệt trong mùa lũ. Để

giảm thiểu mức độ xói mòn lưu vực cũng như lượng bùn cát đến hồ chứa nước Đại Lải,

tác giả đã đề xuất một số biện pháp như tăng độ che phủ của rừng, giảm độ dốc lưu vực,

hạn chế sử dụng chất hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất, thực hiện các biện pháp xóa

đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ đất, bảo vệ rừng và môi

trường.

Năm 2015, Nguyễn Thị Bích Phượng cùng cộng sự tiến thành đánh giá ảnh hưởng

của việc sử dụng đất đai lên đặc tính thuỷ văn lưu vực sông Dương Đông, huyện đảo Phú

Quốc, tỉnh Kiên Giang [14]. Thấy rằng, địa hình dốc cùng với hệ thống sông suối phân

bố khá dày, ngắn tạo điều kiện cho quá trình thoát nước nhanh hơn, khả năng lưu trữ nước

mặt kém. Kết quả xây dựng kịch bản sử dụng đất đai với bộ thông số mô hình cho thấy,

thay đổi hiện trạng sử dụng đất của năm 2005 và 2010 chưa ảnh hưởng đáng kể lên chế

độ dòng chảy của lưu vực. Tuy nhiên, khi diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp và mật độ

dân cư gia tăng thì sự thay đổi dòng chảy bề mặt cần được xem xét. Ngoài ra, trên thực tế

biến động sử dụng đất là quá trình thay đổi, do đó cần có nhiều cơ sở để đánh giá thay đổi

dòng chảy từng kịch bản qua các năm. Việc đưa ra dự báo cụ thể giá trị lưu lượng, mô

hình cần hiệu chỉnh với số liệu thực đo dòng chảy đủ dài và số liệu khí tượng đầu vào chi

tiết hơn.

Năm 2017, Nguyễn Lê Tuấn cùng cộng sự cũng đã sử dụng mô hình SWAT đánh

giá ảnh hưởng của bùn cát từ hệ thống sông, suối trên lưu vực đến bồi lấp đầm Lập An,

tỉnh Thừa Thiên Huế [16]. Nghiên cứu này đã mô phỏng tính toán lưu lượng dòng chảy

từ hệ thống sông suối đến đầm Lập An trong giai đoạn 1996-2015 bằng mô hình SWAT,

với bộ thông số mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định tại lưu vực tương tự - lưu vực

Thượng Nhật khá tốt (các chỉ tiêu đánh giá NSE và R2 đều đạt trên 0,7). Kết quả tính toán

với số liệu khí tượng trung bình (1996-2015) cho thấy, lượng nước trung bình hàng năm

từ lưu lực thông qua hệ thống sông, suối đổ vào đầm khoảng 137,16 triệu m3, lượng nước

này mang theo lượng bùn cát trung bình hàng năm là 172.299 m3 từ lưu vực đổ xuống

đầm. Đây được xem là nguyên nhân chính gây bồi lấp đầm Lập An, ngoài ra hiện nay bồi

Page 37: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

33

lấp đầm Lập An diễn ra không đều do hoạt động khai thác hàu trên đầm của người dân

địa phương. Hiện tượng bồi lấp cửa do tác động từ biển cũng làm giảm lượng nước trao

đổi với đầm. Do đó, khi đưa ra các phương án giảm thiếu tác động tiêu cực từ bồi lấp đầm

Lập An ngoài nguyên nhân chính cần phải xem xét đến các nguyên nhân tác động do con

người để có được phương án tối ưu nhất.

Năm 2018, Nguyễn Quang Bình [1] thực hiện đánh giá tải lượng bùn cát về các hồ

chứa lớn ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn bằng mô hình thủy văn bán

phân bố SWAT, trong đó đã áp dụng mô hình thủy văn bán phân bố SWAT để mô phỏng

dòng chảy và tải lượng bùn cát về 4 hồ chứa lớn ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia –

Thu Bồn trong thời gian 31 năm, từ năm 1980 – 2010. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định

đều cho kết quả tốt cả ba chỉ tiêu thống kê sai số bình phương trung bình (RMSE), hệ số

Nash-Sutcliffe (E), hệ số tương quan (R) tại hai trạm Nông Sơn, Thành Mỹ. Tải lượng

bùn cát về các hồ ở thượng nguồn sông Thu Bồn thuộc trạm Nông Sơn lớn hơn các hồ ở

thượng nguồn sông Vu Gia thuộc trạm Thành Mỹ và tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa

lũ (tháng 9, 10, 11, 12) lớn nhất là tháng 11. Khối lượng bùn cát trung bình trong mùa lũ

tại bốn hồ A Vương, Sông Bung 4, DakMi 4 và sông Tranh 2 lần lượt là: 1733.76 tấn,

40610.90 tấn, 71593.86 tấn, 77374.78 tấn, tương ứng chiếm 85.84%, 78.49%, 82.72%,

82.19% khối lượng bùn cát trung bình năm. Khối lượng bùn cát trung bình năm hình thành

lớn nhất là hồ Sông Tranh 2, tiếp đến là hồ DakMi 4, hồ Sông Bung 4 và hồ A Vương

tương ứng lần lượt là 94138.35 tấn, 86548.80 tấn, 51742.11 tấn, 2019.66 tấn.

2.1.2.3. Các nghiên cứu có sự kết hợp giữa mô hình thuỷ lực, thuỷ văn tính toán

cho các lưu vực sông có hệ thống bậc thang hồ chứa:

Năm 2012, Lê Mạnh Hùng và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng mô hình

SWAT tính toán xói bề mặt lưu vực hạ lưu sông Mekong [7]. Mô hình SWAT đã được

thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định cho vùng hạ lưu vực sông Mekong từ biên giới Trung

Quốc – Lào đến Kratie của Campuchia với diện tích phần lưu vực được mô hình hóa

khoảng 490.000 km2. Kết quả tính toán cho thấy SWAT dự báo dòng chảy trên sông

Mekong với độ chính xác khá tốt (chỉ số NSE nằm trong khoảng 0.67 ÷ 0.86, chỉ số PBIAS

khoảng 11.96 ÷ 22.55). Kết quả ban đầu cũng cho thấy SWAT có khả năng ước tính tải

lượng bùn cát trên lưu vực với độ tin cậy chấp nhận được. Trên phần hạ lưu vực Mekong,

vùng có suất bùn cát lớn nhất là vùng từ Luang Prabang cho đến Mudkahan với suất bùn

cát trung bình khoảng 289.000 tấn/ngày. Đây là vùng có địa hình dốc, lượng mưa trung

Page 38: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

34

bình hàng năm lớn... Tải lượng bùn cát trung bình năm tính toán tại Kratie trong giai đoạn

2007-2011 là khoảng 610 triệu tấn/năm. Các kết quả nghiên cứu này minh họa khả năng

và sự cần thiết phải sử dụng mô hình SWAT trong tính toán tải lượng bùn cát trên sông

Mekong. Tuy nhiên qua kết quả tính toán cũng cho thấy một số vấn đề cần quan tâm, như

thông thường thì mức độ sai lệch giữa số liệu bùn cát thực đo và tính toán là lớn hơn nhiều

so với kết quả về mô phỏng dòng chảy. Điều này có thể lý giải bởi nhiều yếu tố bất định

chứa đựng trong công tác quan trắc bùn cát cũng như những vấn đề không chắc chắn khác

trong việc mô hình hóa quá trình xói mòn, vận chuyển bùn cát.

Năm 2014, Nguyễn Kiên Dũng cũng đã nghiên cứu “Phương pháp tính toán bồi

lắng cát bùn cho hệ thống hồ chứa bậc thang” [3]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tính

toán bồi lắng cát bùn cho hệ thống hồ chứa bậc thang và hệ số bồi lắng cho hồ chứa đơn

bằng các phương pháp của Churchill, Brown, Brune, Rooseboom và nhận định, mô hình

HEC-6 là một công cụ hữu hiệu không chỉ trong tính toán quá trình bồi lắng mà còn xác

định lưu lượng nước, bùn cát và cấp phối hạt bùn cát tháo ra khỏi hồ, hệ số bồi lắng cho

từng thời gian vận hành hồ và thử nghiệm tính toán hệ số bồi lắng cho hồ chứa Hòa Bình.

Kết quả cho thấy, hệ số bồi lắng trung bình thời kỳ 1990-2012 theo phương pháp

Churchill-Robert lớn hơn 6 % và theo phương pháp Brune nhỏ hơn 5 % so với thực đo;

trung bình của 2 phương pháp này xấp xỉ hệ số bồi lắng tính bằng số liệu thực đo. Kết quả

tính toán hệ số bồi lắng bằng mô hình HEC-6 cho thấy, hệ số bồi lắng hồ chứa Sơn La

giảm dần theo thời gian, từ trên 90 % cho những năm đầu tích nước điều tiết xuống dưới

20 % sau 110 vận hành. Hồ chứa Sơn La được xây dựng và đưa vào vận hành sau hồ chứa

Hòa Bình khoảng 10 năm, vì vậy sau 120 -130 năm vận hành, hệ số bồi lắng hồ Hòa Bình

có xu thế tăng lên do hệ số bồi lắng hồ chứa Sơn La tiến dần đến 0%, trở thành “sông tự

nhiên”, toàn bộ bùn cát đến hồ đều được xả xuống hồ Hòa Bình.

Năm 2016, Đặng Quang Thịnh thực hiện “Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán

bồi lắng hệ thống hồ chứa bậc thang (Áp dụng thí điểm cho sông Đà)” [15]. Đề tài đã đưa

ra được cơ sở khoa học tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang. Đối với trường

hợp có đủ số liệu lưu lượng nước, lưu lượng và thành phần hạt bùn cát đến hồ và ra khỏi

hồ và số liệu địa hình lòng hồ có thể sử dụng phương pháp cân bằng bùn cát và phương

pháp so sánh thể tích để tính bồi lắng cho hồ chứa. Trường hợp thiếu số liệu bùn cát đến

hồ, sử dụng công thức Dendy và Bolton đã được hiệu chỉnh để tính lượng bùn cát đến hồ;

nếu thiếu số liệu bùn cát ra khỏi hồ thì sử dụng phương pháp Brune hoặc Churchill-

Page 39: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

35

Roberts để tính lượng bùn cát ra khỏi hồ và tính lượng bùn cát bồi lắng trong hồ; để tính

lượng bùn cát bồi lắng theo thời gian, sử dụng công thức kinh nghiệm của Shamov; để

tính lượng bùn cát bồi lắng theo không gian, sử dụng phương pháp của Borland-Miller.

Trường hợp không có số liệu quan trắc, sử dụng phương pháp lưu vực tương tự hoặc mô

hình SWAT để tính lưu lượng nước và bùn cát đến hồ, cũng có thể sử dụng các mô hình

MIKE-NAM, HMS,… để tính lưu lượng nước đến hồ; để tính toán bồi lắng trong hệ thống

hồ chứa bậc thang, sử dụng các mô hình như HEC-6, HEC-RAS, SRH-1D…Áp dụng tính

toán bồi lắng đồng thời cho hệ thống hồ chứa bậc thang Lai Châu - Sơn La - Hòa Bình.

Từ kết quả tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang điển hình, đề tài đã thống

kê, tổng hợp các hệ thống bậc thang hồ chứa lớn trên các hệ thống sông chính, đánh giá

đặc điểm tự nhiên cho các hệ thống sông và thống kê tình hình số liệu khí tượng, thủy văn

và bùn cát cũng như các tài liệu về địa hình mặt cắt ngang hồ, sông hiện có trên từng hệ

thống sông và đề xuất các phương pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của từng hệ thống

hồ chứa bậc thang cụ thể trên các lưu vực sông chính ở cả nước.

Năm 2016, Ủy hội sông Mekong Việt Nam kết hợp với Viện Thủy lực Đan Mạch

và Tập đoàn xây dựng, điều hành về môi trường HDR (chi nhánh tại Englewood,

Colorado, Mỹ) [13], thực hiện Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện dự kiến

xây dựng trên dòng chính sông Mekong, trong đó có Nghiên cứu động thái và vận chuyển

dinh dưỡng làm cơ sở cho đánh giá hiệu suất sinh học ở hạ lưu sông Mekong. Hệ thống

bậc thang bao gồm 19 hồ chứa thủy điện, trong đó, trên địa phận Trung Quốc có 8 hồ là

các hồ Hoàng Đăng và Miêu Vĩ (đang xây dựng), Công Quản Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan,

Đại Triều Sơn, Nọa Trát Độ và Cảnh Hồng; ngoài ra, phía hạ lưu gần giáp với Myanmar

còn có 2 hồ chứa thủy điện dự kiến xây dựng là Cảm Lãm và Mường Thông; Trên địa

phận của Lào, Campuchia và Thái Lan có 11 hồ là Pak Beng, Luang Prabang, Xayabuori

(đang xây dựng), Pak Lay, Sanakham, Pak Chom, Ban Koum, Lat Sua, Don Sahong,

Stung Treng và Sambor. Việc tính toán đã được thực hiện trên toàn bộ dòng chính sông

Mekong từ thượng lưu ra tới biển bằng nhiều mô hình toán khác nhau. Trong đó, mô hình

SWAT được sử dụng để tính toán dòng chảy, bùn cát và chất dinh dưỡng trên bề mặt lưu

vực; mô hình MIKE-BASIN được sử dụng để tính toán cho các sông nhánh; trên dòng

chính, mô hình MIKE 11 được sử dụng để tính toán thủy lực 1 chiều; khu vực lòng hồ,

mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21 được sử dụng để tính toán; khu vực đồng bằng sông

Cửu Long được tính toán bằng mô hình MIKE-FLOOD và sử dụng mô hình MIKE 21C

Page 40: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

36

ở khu vực cửa biển. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận sơ bộ là hệ thống hồ chứa bậc thang

trên dòng chính sông Mê Công có tác động mạnh mẽ tới khu vực đồng bằng sông Cửu

Long, khiến cho lượng bùn cát giảm khoảng 60% và lượng chất dinh dưỡng giảm khoảng

65% tại Tân Châu.

Nhận định chung:

Về tổng quan có thể thấy, các nghiên cứu về bồi lắng lưu vực nói chung trong đó

có bồi lắng hồ chứa gần như tiệm cận với các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài việc sử dụng

các công thức kinh nghiệm phổ biến như Shamov, Borland-Miller, Churchill-Roberts,

Brune,…thì mô hình toán thuỷ lực và thuỷ văn được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất vẫn

là SWAT, HEC-6, bộ mô hình MIKE của DHI. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường chỉ tập

trung tính toán cho một hồ đơn lẻ, hoặc chỉ sử dụng mô hình thuỷ lực, hoặc mô hình thuỷ

văn. Các nghiên cứu sử dụng kết hợp mô hình thuỷ văn, thuỷ lực chưa được thực hiện

rộng rãi. Đáng quan tâm nhất là rất ít tác giả nghiên cứu về bồi lắng đối với hệ thống hồ

chứa bậc thang ngoài các tác giả như Nguyễn Kiên Dũng, Đặng Quang Thịnh, Nguyễn

Thị Lan Hương.

2.1.3. Những hạn chế, tồn tại và vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc đánh giá

bồi lắng hồ chứa

2.1.3.1. Những hạn chế và tồn tại

Qua phân tích tổng quan các nghiên cứu về bồi lắng hồ chứa trong và ngoài nước, bên

cạnh những kết quả đã đạt được, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước, vẫn còn những

hạn chế và tồn tại nhất định khi xem xét quá trình bồi lắng của hệ thống sông đã hình

thành hệ thống hồ chứa dạng bậc thang đã có phương án vận hành liên hồ, các hạn chế và

tồn tại có thể cơ bản được tóm lược như sau:

- Các nghiên cứu thường chỉ tập trung tính toán cho một hồ đơn lẻ, hoặc chỉ sử dụng

mô hình thuỷ lực, hoặc mô hình thuỷ văn. Các nghiên cứu sử dụng kết hợp mô

hình thuỷ văn, thuỷ lực chưa được thực hiện rộng rãi.

- Phương pháp tính toán trong các nghiên cứu trước đây thường khá đơn giản, chưa

xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến lượng bùn cát đến hồ, ra khỏi hồ và quá trình

bồi lắng trong hồ mà tập trung chủ yếu vào lượng bùn cát vận chuyển theo dòng

chảy, lượng bùn cát bổ sung từ khu giữa thường được giả định mà không có một

kịch bản tính toán cụ thể và phương pháp tính phù hợp.

- Các tính toán dự báo chưa kể đến các biến động của các yếu tố tác động trực tiếp

Page 41: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

37

đến độ chính xác của kết quả như biến độ về thảm phủ trên lưu vực, biến động của

các yếu tố khí hậu, thời tiết do biến đổi khí hậu.

- Còn hạn chế trong việc tích hợp thể hiện kết quả tính toán từ mô hình thuỷ lực 2

chiều lên bản đồ thông qua công nghệ GIS để có thể hiện thị một cách trực quan

và chính xác kết quả tính toán theo không gian và thời gian.

2.1.3.2. Vấn đề đặt ra cần giải quyết

Từ những hạn chế và tồn tại như vừa nêu thì vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc

đánh giá bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang của một hệ thống sông đó là:

- Lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp, logic, trong đó cần có sự kết hợp tính

toán giữa mô hình thuỷ văn, thuỷ lực, vận chuyển bùn cát để xác định và mô phỏng

một cách đầy đủ các quá trình thuỷ văn, thuỷ lực, xói mòn bề mặt, vận chuyển bùn

cát, từ đó đánh giá chính xác diễn biến bồi lắng trên lưu vực nói chung và bồi lắng

lòng hồ.

- Xây dựng các kịch bản dự báo diễn biến bồi lắng bùn cát trong đó có xét đến các

yếu tố tác động của biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng công nghệ GIS thành lập các bản đồ về phân bố và bồi lắng bùn cát tại

vùng nghiên cứu theo không gian và thời gian.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tính toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa, trên thế giới và ở Việt Nam có rất

nhiều phương pháp được sử dụng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có một ưu, nhược điểm

và khả năng áp dụng khác nhau. Với hồ chứa thủy điện Srêpôk 3, từ thực tiễn về tình

hình số liệu, trong luận văn này tác giả lựa chọn phương pháp mô hình toán 1 chiều để

tính toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa Srêpôk 3 trên sông Srêpôk.

Lựa chọn mô hình tính toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa

Việc lựa chọn mô hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến: (1) Mục

đích nghiên cứu, (2) Sự biến đổi của các yếu tố thủy lực-bùn cát trong không gian hay

đặc điểm địa mạo (tỷ lệ giữa độ rộng, độ sâu và độ dài) của hồ, (3) Tình hình tài liệu, số

liệu đo đạc về địa hình, thủy văn-thủy lực-bùn cát. Mục đích chính của bài toán bồi lắng

bùn cát hồ chứa là nghiên cứu diễn biến lòng hồ trong thời đoạn dài (10, 20, …, 50, 100

năm hoặc lâu hơn nữa). Bồi lắng hồ chứa xảy ra trong lòng dẫn động, nghĩa là, cùng

một giá trị đầu vào (lưu lượng nước, lưu lượng bùn cát, thành phần hạt...) nhưng bồi

Page 42: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

38

lắng ở những thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau. Hiện nay, đối với mô hình hai

chiều hoặc mô hình ba chiều, yêu cầu này rất khó đáp ứng.

Mặt khác, hồ chứa Srêpôk 3 được xây dựng ở vùng núi và có độ dốc lớn. Vì vậy,

sự biến đổi các yếu tố thủy lực-bùn cát theo chiều dòng chảy vẫn mạnh hơn rất nhiều so

với sự biến đổi theo chiều ngang và chiều sâu. Trên mỗi mặt cắt ngang, quá trình bồi

lắng chủ yếu diễn ra ở khu vực lòng chính sông cũ. Nếu sử dụng mô hình một chiều có

khả năng phân biệt quá trình bồi lắng trong lòng chính và các bãi tràn thì không những

giảm được khối lượng tính toán mà kết quả vẫn có độ tin cậy cần thiết cho các mục đích

thiết kế.

Vì những lý do trên, trong nghiên cứu của luận văn này, sử dụng mô hình HEC-

6 để mô phỏng sự bồi lắng cho hồ chứa Srêpôk 3, bản thân mô hình HEC-6 có những

ưu điểm sau:

1. HEC-6 mô phỏng được biến đổi lòng dẫn và quá trình bồi lắng cát bùn trong

các hồ chứa trong thời đoạn dài nhiều năm.

2. HEC-6 cho phép mô tả tình trạng dòng chảy sát thực hơn bằng việc chia lòng

sông thành các bộ phận: bờ trái, lòng chính và bờ phải (hoặc phần đáy động và đáy

cứng) với đặc điểm thủy lực và bùn cát khác nhau.

3. HEC-6 có khả năng mô phỏng quá trình bồi-xói các kích bùn cát khác nhau

4. HEC-6 sử dụng 11 quan hệ để tính toán sức tải cát cho từng cấp hạt khác nhau,

ngoài ra còn cho phép người sử dụng xây dựng hàm sức tải riêng nếu có đủ số liệu đo

đạc.

5. HEC-6 cho phép tính toán đường mặt nước trong sông, hồ ứng với các điều

kiện lòng cứng và lòng động.

6. HEC-6 có khả năng mô phỏng quá trình thô hóa đáy sông hạ lưu đập dựa trên

khái niệm về lớp hoạt động và lớp không hoạt động cũng như quá trình trao đổi bùn cát

giữa hai lớp này.

Mô Hình HEC-6 đã được một số tác giả nghiên cứu, tính toán cho các hồ chứa

dạng sông (dài và hẹp) ở nước ta và được đánh giá mô phỏng khá tốt quá trình biến đổi

lòng dẫn thực tế.

Để tính toán bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3, cơ sở dữ liệu sử dụng bao gồm các số

liệu về thủy văn, số liệu địa hình, số liệu phù sa, … cụ thể:

- Sử dụng số liệu về bùn cát đo đạc được tại trạm thủy văn Cầu 14 tạo biên

Page 43: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

39

đầu vào cho mô hình HEC-6.

- Sử dụng mô hình thủy lực HEC-6 để mô phỏng diễn biến bồi lắng bùn cát cho

hồ chứa Srêpôk 3.

2.2.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-6

2.2.1.1. Cơ sở lý thuyết tính toán thủy lực của mô hình HEC-6

Phương trình cơ bản

Các tham số thủy lực cần thiết để tính toán sức tải bùn cát là vận tốc, độ sâu,

chiều rộng và độ dốc năng lượng đều nhận được từ đường mặt nước tính toán.

Phương trình liên tục:

Q = vA + QL (2.1)

Phương trình bảo toàn năng lượng viết cho dòng chảy đều biến đổi dần:

en

2

Sx

g2

v

x

)WS(=

+

(2.2)

Dạng sai phân của phương trình (3.7):

h

g2

vWS

g2

vWS e

211

1

222

2 +

+=

+

(2.3)

Trong đó :

Q = lưu lượng nước

v = lưu tốc trung bình mặt cắt phía trên QL

A = diện tích mặt cắt ngang

QL = lưu lượng nước gia nhập khu giữa

g = gia tốc trọng trường

Sen = độ dốc đường năng

he = tổn thất năng lượng

v1,v2 = vận tốc trung bình tại 2 mặt cắt

WS1, WS2 = cao trình mực nước tại 2 mặt cắt

1, 2 = hệ số phân bố lưu tốc tại 2 mặt cắt của đoạn sông.

Phương trình (2.3) được giải bằng phương pháp bước chuẩn và các tham số thủy

lực được tính toán tại mỗi mặt cắt ngang cho các cấp lưu lượng kế tiếp nhau (Hình 2-1).

Page 44: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

40

Số hạng tổn thất năng lượng he gồm tổn thất do ma sát hf và tổn thất hình dạng

ho. Tổn thất hình dạng chính là tổn thất cục bộ do lòng sông-hồ bị thu hẹp hay mở rộng

đột ngột được xác định từ tài liệu địa hình.

hhh ofe += (2.4)

Hệ số tổn thất ma sát hf được tính toán theo công thức:

=

'K

Qh

t

2

f

(2.5)

Hình 2-1. Các thành phần của phương trình năng lượng

( )

L

2

RR

2

AA

n

49,1'K 2/1

j

21

3/2

j

21 j

NSS

1jj

t

++

= =

(2.6)

Trong đó:

A1, A2 = diện tích mặt cắt ngang thượng hạ lưu;

NSS = tổng số mặt cắt ướt thành phần có trong mỗi mặt cắt ngang;

Kt' = hệ số chuyển tải bình quân;

Lj = chiều dài của bó dòng thứ j nằm giữa các mặt cắt bộ phận;

n = hệ số nhám Manning;

Q = lưu lượng dòng chảy;

R1, R2 = bán kính thủy lực tương ứng tại mặt cắt thượng hạ lưu.

Tổn thất hình dạng ho được tính toán theo công thức sau:

g2

v

g2

vCh

2

11

2

22

Lo

=

(2.7)

Page 45: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

41

Trong đó : CL là hệ số tổn thất do thu hẹp hay mở rộng dòng chảy

Nếu giá trị trong dấu tuyệt đối là âm (-) thì dòng chảy bị thu hẹp và hệ số CL là

hệ số thu hẹp dòng chảy, nếu nó là dương (+) có nghĩa dòng chảy được mở rộng và CL

là hệ số mở rộng dòng chảy.

c. Tính toán các thành phần thủy lực

Hình 3 - 6 mô tả một mặt cắt ngang điển hình được xác định bằng các điểm toạ

độ (x,y) gồm 03 phần: lòng chính, bãi tràn bờ trái và bãi tràn bờ phải. Mỗi mặt cắt ngang

được chia thành một số mặt cắt bộ phận. Diện tích, chu vi ướt, bán kính thủy lực, hệ số

chuyển tải dòng chảy, hệ số phân bố vận tốc, chiều rộng và độ sâu hiệu quả... của mỗi

mặt cắt bộ phận được xác định từ các phân tố hình thang nhỏ hơn giới hạn bởi đường

mặt nước và các điểm tọa độ liền kề của mặt cắt ngang.

Hình 2-2. Sơ đồ một mặt cắt ngang điển hình

Khả năng vận chuyển bùn cát của dòng chảy trong lòng dẫn có hình dạng bất kỳ

được qui về mặt cắt hình chữ nhật với một cạnh là độ sâu hiệu quả EFD tính theo phương

trình (3.8), cạnh kia là chiều rộng hiệu quả EFW được tính toán từ độ sâu hiệu quả theo

phương trình (3.14).

=

=

=

i

1i

3/2avgi

i

1i

3/2avgiavg

t

t

D.a

D.a.DEFD

(2.8)

EFD

D.aEFW

3/5

i

1i

3/2avgi

t

= =

(2.9)

Trong đó:

ai = diện tích dòng chảy của mỗi phân tố hình thang

Ca

o t

r×n

h ®

¸y s

«n

g

Kho¶ng c¸ch

Bãi

tràn

bờ trái

Bãi tràn

Lòng

chính

Page 46: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

42

Davg = chiều sâu trung bình của mỗi phân tố hình thang

it = tổng số phân tố hình thang có trong một mặt cắt bộ phận.

Việc tính toán chuyển tải bùn cát chỉ dựa trên các tham số thủy lực của dòng chảy

lòng chính. Vì vậy, các yếu tố thủy lực được xác định từ tài liệu địa hình cũng chỉ giới

hạn trong phạm vi lòng chính.

Tại mỗi mặt cắt ngang, HEC-6 kiểm tra các thông số thủy lực thích hợp để xác

định xem trong đoạn sông dòng chảy là êm hay xiết. Nếu dòng chảy là êm, mặt cắt hạ

lưu được xem như ở độ sâu phân giới và tính toán nước dâng được tiếp tục thực hiện lên

phía thượng lưu. Nếu dòng chảy là xiết, HEC-6 sẽ lấy xấp xỉ hình dạng mặt cắt lòng

dẫn, sử dụng độ sâu và chiều rộng hiệu quả và xác định cao trình đường mặt nước dựa

trên độ sâu chuẩn tắc của dòng chảy xiết.

Ba bước được sử dụng để làm hội tụ các phép thử sai trong tính toán cao trình

mặt nước bằng phương pháp bước chuẩn. Hình 6 mô tả thứ tự của các thử sai liên tục

để có thể thu được kết quả mong muốn.

Thử sai lần 1: Dựa trên cao trình mặt nước ban đầu.

Thử sai lần 2: Giả thiết sự biến thiên mực nước là 90% của sai số Y1.

Thử sai lần 3: Các cao trình đã giả thiết ở bước 1 và 2 được nối với nhau bằng

một đường thẳng, các kết quả tính toán ở bước 1 và 2 được nối với nhau bằng đường

thẳng khác, điểm giao nhau của hai đường thẳng này sẽ là giá trị giả thiết ở bước 3.

Tiếp tục giải cho đến khi giá trị giả thiết và giá trị tính toán cao trình mặt nước

Nằm trong phạm vi sai số cho phép. Nếu sau khoảng 20 lần tính thử mà sai số vẫn lớn

hơn sai số cho phép thì cao trình mặt nước tính toán lần cuối sẽ được lấy.

d. Các tham số thủy lực đại biểu được dùng trong tính bùn cát

Các tham số thủy lực của mỗi đoạn sông được tính bình quân gia quyền thành

các giá trị đại biểu trước khi tính toán sức tải bùn cát. Các trọng số có thể được thay đổi

theo số liệu đầu vào.

Page 47: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

43

Hình 2-4 Sơ đồ thử sai tính đường mặt nước theo phương pháp bước chuẩn

Đối với các điểm (bộ phận) bên trong:

VEL = [(XID)(VEL)](K-1) + [(XIN)(VEL)](K) + [(XIU)(VEL)](K+1) (2.10)

EFD = [(XID)(EFD)](K-1) + [(XIN)(EFD)](K) + [(XIU)(EFD)](K+1) (2.11)

EFW= [(XID)(EFW)](K-1) + [(XIN)(EFW)](K) + [(XIU)(EFW)](K+1) (2.12)

SLO = 0,5[(SLO)(K) + (SLO)(K+1)] (2.13)

Đối với các điểm (bộ phận) thượng lưu:

VEL = [(UBN)(VEL)](K) + [(UBI)(VEL)](K-1) (2.14)

EFD = [(UBN)(EFD)](K)+[(UBI)(EFD)](K-1) (2.15)

EFW= [(UBN)(EFW)](K) + [(UBI)(EFW)](K-1) (2.16)

SLO = (SLO)(K) (2.17)

Đối với các điểm (bộ phận) hạ lưu

VEL= [(DBN)(VEL)](K) + [(DBI)(VEL)](K+1) (2.18)

EFD=[(DBN)(EFD)](K)+[(DBI)(EFD)](K+1) (2.19)

EFW= [(DBN)(EFW)](K) + [(DBI)(EFW)](K+1) (2.20)

SLO = (SLO)(K) (2.21)

Trong đó :

DBN, DBI = các hệ số đối với biên hạ lưu của đoạn sông;

K-1, K, K+1 = các vị trí ở hạ lưu, trung lưu và thượng lưu đoạn sông;

SLO = độ dốc ma sát;

UBN, UBI = các hệ số đối với biên thượng lưu của đoạn sông;

VEL = lưu tốc bình quân gia quyền của đoạn sông;

EFD = độ sâu hiệu quả bình quân gia quyền của đoạn sông;

Page 48: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

44

EFW = độ rộng hiệu quả bình quân gia quyền của đoạn sông;

XID, XIN, XIU = các hệ số đối với các điểm bên trong của đoạn sông.

Bảng 2-1 dưới đây trình bày một bộ trọng số ứng với sơ đồ tính 1 cho phép tính

toán ổn định nhất với các bước tính dài nhất. Một bộ trọng số khác ứng với sơ đồ tính 2

có độ nhạy cao nhất với sự thay đổi cao trình đáy, nhưng yêu cầu bước tính toán ngắn

hơn để đảm bảo điều kiện ổn định.

Bảng 2-1: Các hệ số tỷ trọng của tham số thủy lực đặc trưng

DBI DBN XID XIN XIU UBI UBN

Sơ đồ 1 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,0 1,0 Ổn định nhất

Sơ đồ 2 0,0 1,0 0,0 1,0 0,0 0,0 1,0 Nhạy nhất

2.2.1.2. Cơ sở lý thuyết tính toán bùn cát của mô hình HEC-6

Khái niệm về thể tích khống chế

Mỗi thể tích khống chế đại diện cho một mặt cắt ngang. Chiều rộng của thể tích

khống chế thường bằng chiều rộng của đáy động, chiều sâu được mở rộng từ mặt nước

tới điểm cao nhất ở tầng đáy không xói hoặc điểm khống chế địa chất nằm dưới bề mặt

đáy của lòng dẫn. ở những nơi không tồn tại tầng đá gốc khó xói, có thể gán một giới

hạn tùy ý (gọi là “đáy mô hình ”). Thể tích khống chế đối với mặt cắt 2 được xác định

bằng đường đứt quãng trong Hình 3-8. Các thể tích khống chế đối với mặt cắt 1 và 3 nối

với thể tích khống chế 2... Phương trình liên tục bùn cát được viết cho thể tích khống

chế này, nhưng phương trình năng lượng được viết giữa các mặt cắt ngang.

Lượng bùn cát tại đáy sông hồ là:

2

LLYBV

du

sosed

+=

(2.22)

Trong đó:

Bo = chiều rộng của đáy động;

Lu, Ld = chiều dài của đoạn sông thượng lưu và hạ lưu;

Vsed = lượng bùn cát có trong thể tích khống chế [ac-ft hoặc ft3];

Ys = chiều sâu bùn cát có trong thể tích khống chế [ft].

Đối với chiều sâu D thì thể tích của cột nước là:

+=

2

LLDBV

du

of

(2.23)

Page 49: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

45

Hình 2-5. Thể tích khống chế bùn cát đáy

Trong một thể tích khống chế, các tham số thủy lực, sức tải cát được xem là đồng

nhất. Lượng bùn cát của dòng chảy đến được giả thiết là xáo trộn hoàn toàn với bùn cát

hiện có và sự khuếch tán được coi như xảy ra ngay tức thời đối với tất cả các cấp hạt.

Theo thời gian, dòng sông sẽ trao đổi bùn cát với các biên của nó cả theo chiều dọc và

hướng ngang, sự thay đổi hình dạng do hình thành lòng dẫn, những doi đất, ghềnh cạn,

đoạn sông uốn khúc, bãi nổi và các dạng khác. Tuy nhiên, HEC-6 chỉ mô hình hóa sự

trao đổi bùn cát theo chiều thẳng đứng. Đáy, chiều rộng và sâu của sự trao đổi này do

người sử dụng mô hình tự quyết định.

Lưu lượng bùn cát của dòng chảy đến là một điều kiện biên, thể tích khống chế

bùn cát đáy vừa là nơi bùn cát lắng chìm vừa là nguồn bổ sung bùn cát cho dòng chảy.

Các tọa độ điểm được nối với nhau bằng các đường liền nét, xác định hình dạng ban đầu

của mặt cắt ngang như trong Hình 2-6. Nếu lưu lượng bùn cát của dòng chảy đến nhỏ

hơn sức tải bùn cát của đoạn sông thì sẽ tạo ra một khối lượng xói. Sau mỗi bước tính

toán, những điểm tọa độ nằm trong phạm vi của lòng động sẽ hạ thấp xuống một đoạn

mà khi nhân với chiều rộng của lòng động và độ dài đoạn sông thì sẽ bằng khối lượng

xói cần tính.

Hình 2-6. Vật liệu bùn cát ở đáy sông

Page 50: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

46

Phương trình liên tục của bùn cát

Phương trình liên tục của bùn cát (phương trình EXNER) là cơ sở cho việc mô

phỏng sự vận động đáy sông-hồ theo chiều thẳng đứng có dạng:

0q

t

YB

x

QsL

so

s =+

+

(2.24)

Trong đó:

Bo = chiều rộng của lòng động;

t = thời gian;

x = khoảng cách dọc theo lòng dẫn;

Qs = lưu lượng bùn cát tổng cộng;

qsL = lưu lượng đơn vị của bùn cát ra nhập khu giữa

chảy vào: qsL nhận giá trị (-) còn chảy ra: qsL nhận giá trị (+)

Ys = chiều sâu bùn cát trong thể tích khống chế [ft].

Sai phân phương trình EXNER cho điểm P với các thành phần mô tả trong Hình

2-7 được phương trình (2.20) và (2.21):

0Δt

)Y(Y'Bq

)LL0,5(

QQ spsp sp

sL

ud

susd =−

+++

(2.25)

+

+

−−= sL

ud

susd

sp

spsp q)LL0,5(

QQ

B

ΔtYY'

(2.26)

Trong đó:

Bsp = chiều rộng của lòng động tại điểm P;

Qsd, Qsu = lưu lượng bùn cát tại mặt cắt hạ và thượng lưu;

Ld, Lu = chiều dài đoạn sông thượng hạ lưu giữa 2 mặt cắt;

Ysp, Y’sp = chiều sâu lớp bùn cát trước và sau t ở điểm P;

0,5 = hệ số hình dạng thể tích; t = bước thời gian tính toán.

Chiều sâu ban đầu của vật liệu đáy tại điểm P xác định giá trị ban đầu Ysp. Lưu

lượng bùn cát Qsu là tổng lượng bùn cát của các cấp hạt chảy vào thể tích khống chế

đang nghiên cứu từ thể tích khống chế ở phía thượng lưu. Đối với đoạn sông-hồ trên

cùng, biên bùn cát được xác định từ quan hệ lưu lượng nước với lưu lượng bùn cát.

Lượng bùn cát đi ra khỏi thể tích khống chế Qsd trở thành lượng bùn cát đi vào Qsu đối

với thể tích khống chế liền kề về phía hạ lưu. Lưu lượng bùn cát Qsd được tính toán

Page 51: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

47

trên cơ sở xem xét khả năng vận chuyển bùn cát tại điểm P, bùn cát của dòng chảy vào,

sự hiện diện của lớp vật liệu đáy và quá trình thô hóa bề mặt đáy. Sự chênh lệch giữa

(qsL + Qsu) và Qsd là lượng vật liệu bồi hoặc xói trong đoạn được ghi là “vùng tính

toán” Hình 2-7 và được chuyển đổi thành sự thay đổi cao trình đáy sông-hồ bằng cách

sử dụng phương trình (2.20).

Hình 2-7. Lưới sai phân tính toán bồi lắng cát bùn

Sức tải bùn cát của dòng chảy đối với từng cấp hạt được tính toán theo các điều

kiện thủy lực tại thời điểm bắt đầu của mỗi bước tính và không được tính lại trong suốt

thời khoảng này. Do đó, bước tính phải đủ ngắn để sự thay đổi cao trình đáy do bồi lắng

hay xói lở trong khoảng thời gian đó không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận tải

bùn cát tại cuối thời đoạn tính toán. Sự thay đổi đáy sông-hồ cho phép trong một bước

tính không vượt quá 1ft (hay 0,305 m) hoặc 10% độ sâu dòng chảy. Vì lưu lượng bùn

cát rất nhạy đối với cơ cấu thành phần hạt của vật liệu đáy, nên cấp phối hạt của vật liệu

đáy sẽ được tính toán lại trong mỗi bước tính.

f. Khối lượng riêng của bùn cát bồi lắng

Khối lượng riêng của bùn cát bồi lắng được sử dụng để chuyển đổi lượng bùn cát

bồi lắng từ khối lượng sang thể tích; từ đó, tính được sự thay đổi cao trình đáy sông-hồ.

Trong mô hình HEC-6, khối lượng riêng ban đầu của hỗn hợp bùn cát được tính theo

phương trình của Colby (1963), khối lượng của bùn cát bị nén chặt trung bình trong thời

gian T năm hoạt động của hồ được tính theo quan hệ của Miller (1953).

g. Vận tải bùn cát

Vận tải các hạt bùn và sét

. Bồi lắng các hạt bùn cát dính kết

Page 52: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

48

Phương trình để tính bồi lắng các hạt bùn và sét của Krone (1962) trong lòng

dẫn tuần hoàn với các tốc độ kết hợp chậm và nồng độ bùn cát được chuyển tải không

vượt quá 300 mg/l:

t'Kc

cn

o

l −= (2.27)

2,3D

(PROB)vK'

ss=

(2.28)

Trong đó:

c = nồng độ bùn cát tại thời điểm cuối của kỳ tính toán;

co = nồng độ bùn cát tại thời điểm đầu của kỳ tính toán;

D = độ sâu dòng chảy;

PROB = (1 - b/c): xác suất không động của hạt bùn hoặc sét;

t = thời gian = chiều dài đoạn sông-hồ/tốc độ dòng chảy;

vss = tốc độ lắng chìm của hạt bùn sét.

Xói lở các hạt bùn sét dính kết

Xói bùn sét dính kết được xác định trên cơ sở công trình của Parthenaides (1965)

và nghiên cứu sửa đổi của Ariathurai và Krone (1976). Xói hạt được tính theo công thức:

o

c

ba1 c1)Q(

)S)(M(c +

=

(2.29)

Trong đó:

c= nồng độ bùn cát tại thời điểm cuối của kỳ tính toán [mg/l]

co= nồng độ bùn cát tại thời điểm đầu của kỳ tính toán [mg/l]

M1 = tốc độ xói đối với trường hợp xói hạt [lb/ft2/hr]

Q= lưu lượng nước [ft3/s]

Sa = diện tích bề mặt đáy sông-hồ bị xói [ac hoặc ft2]

b= ứng suất tiếp tại đáy sông-hồ [lbf/ft2]

c= ứng suất tiếp giới hạn tại đáy để hạt bùn sét bị xói [lbf/ft2]

= khối lượng riêng của nước [lb/ft3].

Khi ứng suất tiếp tại đáy tăng lên, xói hạt sẽ chuyển thành xói khối và tốc độ xói

cũng tăng lên. Vì tốc độ xói khối về lý thuyết có thể là vô hạn, nên Ariathurai và Krone

Page 53: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

49

(1976) đã đề nghị dùng “thời gian đặc trưng” Te. Với một bước tính t, phương trình

xói khối như sau:

c

t

T

)Q(

)S)(M(c o

ea2 +

=

(2.30)

trong đó: M2 là tốc độ xói khối [lb/ft2/hr].

Ariathurai và Krone (1976) đã hướng dẫn cách xác định Te, M1 và M2. Ngưỡng

xói và tốc độ xói của các hạt dính kết phụ thuộc vào đặc tính hạt của bùn cát và các điều

kiện của môi trường nước xung quanh như: nguồn gốc khoáng vật của bùn sét, tỷ số hấp

thụ Natri, khả năng trao đổi cation, pH, độ muối và lịch sử quá trình bồi lắng. Nói chung,

nên tiến hành các thí nghiệm trong phòng hoặc ngoài hiện trường để xác định các tham

số này cho hợp lý.

Vận tải các hạt cát và cát cuội

HEC-6 đã sử dụng 11 quan hệ khác nhau để tính khả năng vận tải của dòng nước

đối với các hạt cát và cuội, đó là các công thức của: (1) Toffaleti (1966), (2) Laussen

(1958) được Madden cải tiến năm 1963, (3) Yang (1973), (4) DuBoy được Vanoni cải

tiến năm 1975, (5) Acker-White (1973), (6) Colby (1964), (7) Toffaleti (1966) kết hợp

Schoklitsch (1930), (8) Meyer-Peter-Muller (1948), (9) Toffaleti (1966) kết hợp Meyer-

Peter-Muller (1948), (10) Laussen (1958) được Madden cải tiến năm 1985, (11) Laussen

(1958) được Copeland và Thomas cải tiến năm 1990

2.2.1.3. Các yêu cầu của tệp số liệu đầu vào cho mô hình HEC-6

a. Nhóm tài liệu địa hình

1) Các mặt cắt ngang (các bản ghi X1, X3, GR).

2) Các hệ số nhám Maning n (các bản ghi NC, NV, $KL, $KI).

3) Các giới hạn chiều sâu xói lớn nhất (các bản ghi H, HD).

4) Nạo vét kênh (các bản ghi H, HD, $DREDGE, $NODREDGE).

5) Diện tích không hiệu dụng (bản ghi X3).

6) Các giới hạn vận tải bùn cát (bản ghi X1 hoặc XL).

b. Nhóm tài liệu bùn cát

1) Lượng và thành phần hạt bùn cát đến (các bản ghi LQ, LT, LF).

2) Thành phần hạt của bùn cát đáy (bản ghi PF).

3) Các đặc tính hạt bùn cát (các bản ghi I1, I2, I3, I4).

4) Vận tải bùn cát gồm:

Page 54: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

50

a) Vận tải bùn sét (các bản ghi I2, I3),

b) Vận tải cuội cát (các bản ghi I1, J, K).

5) Xác định các hệ số trong hàm tải cát của người sử dụng (bản ghi J và K). c.

Nhóm tài liệu thủy văn

1) Thời đoạn tính toán (bản ghi W hoặc X).

2) Các điều kiện biên gồm:

o Các biên trên:

- Lưu lượng và nhiệt độ nước (các bản ghi Q,T),

- Lưu lượng bùn cát (các bản ghi LQ, LT, LF, LQL, LTL, LFL),

- Thay đổi bảng quan hệ lưu lượng nước và lưu lượng bùn cát, thành phần

hạt theo các cấp lưu lượng ($SED, $LPOINT, LRATIO);

o Các biên dưới (các bản ghi $RATING, RC, R, S);

o Các nội biên (các bản ghi QT, X5, R).

2.2.2. Kiểm soát kết quả đầu ra của mô hình HEC-6

Có thể lấy ra các kết quả tính toán thủy lực (mực nước, lưu lượng nước, tốc

độ dòng chảy), vận tải bùn cát (nồng độ bùn cát, lưu lượng bùn cát, thành phần hạt

của bùn cát lơ lửng, thành phần hạt của vật liệu đáy), hình dạng mặt cắt ngang

và cao trình đáy sông-hồ sau quá trình bồi-xói, thể tích và độ sâu bồi-xói... ở các

mức độ chi tiết khác nhau như Bảng 2.2.

Bảng 2-2. Khái quát các mức đầu ra của mô hình HEC-6

Mức Mô tả

* - Không cho ra kết quả tính toán thủy lực.

(Cột 5) A Cho ra lưu lượng nước, mực nước, nhiệt độ nước, các tham số

thủy lực chính của tưng mặt cắt.

B Cho ra địa hình ban đầu, phân bố các tham số thủy lực qua các

mặt cắt bộ phận.

D Cho ra các thông tin chi tiết hơn.

E Cho ra các thông tin chi tiết, số liệu thủy lực tưng phân tố diện

tích, mực nước tính toán qua tưng phép thử sai.

* - Không cho ra kết quả tính toán bùn cát.

(Cột 6) A Cho ra thể tích bùn cát, hệ số bồi lắng bùn cát.

B Cho ra kết quả biến đổi cao trình đáy, mực nước, cao trình đáy

qua điểm thấp nhất, lưu lượng bùn cát.

C Cho ra các thông tin chi tiết hơn bao gồm sức tải cát và lưu

lượng bùn cát, cấp phối hạt của bùn cát đáy.

Page 55: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

51

Mức Mô tả

D Cho ra các thông tin chi tiết hơn mức C.

$DREDGE

(Cột 8)

A -

E

Cho ra các thông tin về kết quả tính toán nạo vét lòng dẫn từ

đơn giản đến chi tiết.

$PRT N Không cho ra kết quả ở tất cả các mặt cắt.

(Cột 8) A Cho ra kết quả ở mọi mặt cắt ở mức đã khai ở bản ghi *.

CP - Số thứ tự gán cho sông-hồ nơi mà các mặt cắt ngang cần thiết

được định vị (được dùng kèm theo bản ghi $PRT).

PS - Các mặt cắt ngang cần cho ra kết quả (được dùng kèm theo bản

ghi $PRT).

END - Kết thúc các bản ghi $PRT.

$VOL - Cho ra kết quả thay đổi thể tích và cao trình đáy sông-hồ.

(Cột 7) X Cho ra bảng thay đổi thể tích và cao trình đáy sông-hồ.

$VOL

(Cột 8)

A Cho ra khối lượng bùn cát lũy tích chuyển qua tưng mặt cắt

ngang cho tưng cấp hạt

VJ, VR - Các tham số đầu vào để cho ra bảng cao trình-thể tích, được sử

dụng kèm với bản ghi $VOL.

Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công tác tính toán bồi

lắng hồ chứa được chú trọng vì tính cấp thiết của nó, trong nghiên cứu bồi lắng có rất

nhiều phương pháp, công cụ để thực hiện. Đối với công trình thủy điện Srêpôk 3, lựa

chọn mô hình HEC-6 là phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, điều kiện về

số liệu, …

Page 56: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

52

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN BỒI LẮNG CHO HỒ CHỨA SRÊPÔK 3

3.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ CHỨA SRÊPÔK 3

Số liệu phục vụ mô hình HEC-6 bao gồm:

- Số liệu về mực nước, lưu lượng nước và lưu lượng bùn cát tại trạm thủy văn

Cầu 14.

- Số liệu địa hình: Mặt cắt ngang lòng hồ Srêpôk 3

- Mực nước tại mặt cắt cửa ra (tuyến đập) và dung tích hồ.

3.1.1. Tài liệu bùn cát dùng làm biên đầu vào.

Số liệu phù sa được sử dụng gồm các trạm thủy văn Cầu 14 từ năm 1977 đến nay,

trạm Đức Xuyên từ năm 1979 đến nay và trạm Giang Sơn từ năm 1978 đến nay. Việc

đo đạc được thực hiện bằng cách lấy mẫu phù sa đơn vị hàng ngày tại một thủy trực đại

biểu và đo phù sa định kỳ mặt ngang. Công tác đo đạc được duy trì đến nay.

Tuy nhiên ở thượng lưu trạm thủy văn Cầu 14 và trạm thủy văn Đức Xuyên đã

được xây dựng các đập thủy điện Buôn Kuốp và Buôn Tua Srah từ năm 2003 và đã đi

vào vận hành. Do đó độ đục đo đạc được tại các trạm thủy văn giai đoạn 2003 đến nay

không phản ánh được độ đục tự nhiên của sông Srêpôk mà chịu ảnh hưởng nhiều từ việc

thi công và vận hành các công trình thủy điện nói trên.

Phía hạ lưu trạm thủy văn Cầu 14 còn có hai thủy điện nhỏ là Phú Hòa và Dray

Hling. Tuy nhiên cả hai thủy điện này điều không tích nước mà chảy tràn tự do.

Điều kiện biên bùn cát là quan hệ Q ~Qs của trạm thủy văn Cầu 14.

Các đặc trưng phù sa trong và ngoài lưu vực được trình bày trong bảng 3-7:

Bảng 3-1: Hàm lượng phù sa tại các trạm thủy văn trong lưu vực nghiên cứu

Trạm Sông Bình quân ngày

(g/m3) Thời gian quan trắc

Cầu 14 Srêpôk 40,04 1977 ÷ 2002

Cầu 14 Srêpôk 90,96 2003 ÷ 2009

Cầu 14 Srêpôk 49,21 2010 ÷ 2016

Hồ Srêpôk 3 Khu vực lòng hồ

sông Srêpôk 3 38,75 Tháng 4-7/2017

Theo tài liệu quan trắc tại trạm Cầu 14 (1977 - 2002), độ đục phù sa nhỏ nhất

hằng năm biến đổi từ 0,4g/m3 - 23,3g/m3, độ đục phù sa lớn nhất hằng năm biến đổi từ

124 g/m3 - 535g/m3, độ đục phù sa trung bình hằng năm biến đổi từ 29,4g/m3 - 83,4

g/m3. Tại trạm thủy văn Đức Xuyên (1979 - 2002), độ đục phù sa trung bình hằng năm

Page 57: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

53

biến đổi từ 43,8 g/m3 - 256,3 g/m3. Tại trạm thủy văn Giang Sơn (1978 - 2002) độ đục

phù sa trung bình hằng năm biến đổi từ 22,2g/m3 - 75,4 g/m3.

Bảng 3-2: Kết quả phân tích phù sa đo tại mặt cắt thủy văn (chu kỳ đầu)

STT Thời gian lấy mẫu

Ký hiệu mẫu

Hàm lượng cặn

không tan

(mg/l) Giờ Ngày

1 10h40’ 18/04/2017 MN1-V 10,0

2 12h30’ 18/04/2017 MN1-X 10,0

3 11h00’ 28/04/2017 MN2-V 23,0

4 12h15’ 28/04/2017 MN2-X 36,0

5 10h00’ 09/05/2017 MN3-V 17,0

6 12h00’ 09/05/2017 MN3-X 18,0

7 11h00’ 19/05/2017 MN4-V 76,0

8 12h00’ 19/05/2017 MN4-X 91,0

9 10h15’ 29/05/2017 MN5-V 75,0

10 11h30’ 29/05/2017 MN5-X 79,0

11 9h45’ 10/06/2017 MN6-V 21,5

12 10h45’ 10/06/2017 MN6-X 29,0

13 9h30’ 20/06/2017 MN7-V 33,5

14 11h00’ 20/06/2017 MN7-X 44,5

15 9h35’ 30/06/2017 MN8-V 34,5

16 10h30’ 30/06/2017 MN8-X 47,5

17 10h00’ 02/07/2017 MN9-V 22,0

18 11h15’ 02/07/2017 MN9-X 30,0

Trung bình 38,75

Bảng 3-3: Kết quả phân tích phù sa trong nước đo tại một số mặt cắt ngang lòng

hồ (chu kỳ đầu)

STT Thời gian lấy mẫu

Mặt cắt lấy mẫu Ký hiệu

Hàm lượng

cặn không

tan (mg/l)

Ghi

chú Giờ Ngày, tháng năm

1 7:30 07/07/2017 MCN-2 MNBS-01 35,5

2 8:00 07/07/2017 MCN-7 MNBS-02 28,5

3 8:30 07/07/2017 MCN-11 MNBS-03 21,0

4 9:00 07/07/2017 MCN-14 MNBS-04 20,0

5 9:20 07/07/2017 MCN-15 MNBS-05 21,5

Bảng 3-4: Kết quả đo lưu lượng nước về hồ (chu kỳ đầu)

Page 58: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

54

STT

Thời gian đo Mực

nước

(m)

Lưu

lượng

nước

(m3/s)

Diện

tích

(m2)

Tốc độ (m/s) Độ

rộng

(m)

Độ sâu (m)

Giờ

Giờ

KT

Ngày,

tháng, năm

Trung

bình

Lớn

nhất

Trung

bình

Lớn

nhất

1 9:50 13:00 18/04/2017 271,67 235 1368 0,17 0,44 171,0 8,00 9,62

2 9:30 12:50 28/04/2017 271,27 237 1300 0,18 0,42 170,0 7,65 9,22

3 8:30 12:45 09/05/2017 270,18 427 1116 0,38 0,59 167,6 6,66 8,13

4 9:35 13:05 19/05/2017 271,18 392 1284 0,31 0,48 169,8 7,56 9,13

5 9:00 12:15 29/05/2017 271,12 488 1274 0,38 0,54 169,6 7,51 9,07

6 8:50 12:20 10/06/2017 270,56 437 1180 0,37 0,61 168,5 7,00 8,51

7 8:10 12:05 20/06/2017 270,10 394 1103 0,36 0,60 167,4 6,59 8,05

8 8:30 11:45 30/06/2017 270,59 447 1185 0,38 0,59 168,5 7,03 8,54

9 8:55 12:15 02/07/2017 270,65 409 1195 0,34 0,54 168,6 7,09 8,60

Bảng 3-5: Kết quả đo lưu lượng chất lơ lửng về hồ (chu kỳ đầu)

STT

Thời gian đo Mực

nước

(m)

Lưu

lượng

nước

(m3/s)

Hàm lượng

chất lơ lửng

(g/m3)

Lưu lượng chất

lơ lửng

(kg/s) Giờ bắt

đầu

Giờ kết

thúc

Ngày,

tháng, năm

1 9:50 13:00 18/04/2017 271,67 235 10,0 2,35

2 9:30 12:50 28/04/2017 271,27 237 27,5 6,51

3 8:30 12:45 09/05/2017 270,18 427 17,6 7,52

4 9:35 13:05 19/05/2017 271,18 392 83,9 32,9

5 9:00 12:15 29/05/2017 271,12 488 77,6 37,9

6 8:50 12:20 10/06/2017 270,56 437 26,7 11,7

7 8:10 12:05 20/06/2017 270,10 394 41,2 16,2

8 8:30 11:45 30/06/2017 270,59 447 43,3 19,4

9 8:55 12:15 02/07/2017 270,65 409 27,3 11,2

Lượng phù sa lơ lửng thời kỳ dài tại trạm thủy văn Cầu 14 được kéo dài bằng

cách tất cả các số liệu đo đạc phù sa từ năm 1977 đến năm 2002 được vẽ trên giấy logarit

hai chiều giữa lưu lượng nước và lưu lượng phù sa. Quan hệ này biểu thị bằng phương

trình sau:

log Qs = log(a) + n.log(Q)

Hoặc Qs = a.Qn

Qs = 0,9867.Q1,2713 (thời đoạn 1977-2002)

Số liệu phù sa lơ lửng của sông Srêpôk tại trạm thủy văn Cầu 14 được đánh giá

dựa trên tài liệu thực đo từ 1977 – 2002 và bằng phương trình trên từ số liệu dòng chảy

thời kỳ 1977 - 2016. Theo đó, độ đục phù sa lơ lửng trung bình năm bằng 51,8 g/m3.

Qs = 0,9661.Q1,2832 (thời đoạn 1977-2016).

Page 59: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

55

Qs = 0,7644.Q1,2983 (thời đoạn 2010-2016).

Trị số nmax = 1,298 cho thấy lượng phù sa ở mức độ thấp, sự xói mòn đất ở lưu

vực sông Srepok là rất thấp (n = 2,70 - 3,0 thì xói mòn mới được coi là mạnh). Trong

khi đó bề mặt lưu vực ở những nơi được canh tác lại bị xói mòn rất mạnh. Điều này có

thể được giải thích là do khả năng vận chuyển phù sa của dòng nước yếu nên đất bị xói

mòn ở những chỗ cao và bồi tụ ở những vùng thấp.

Lưu lượng phù sa của sông Srêpôk tại trạm thủy văn Cầu 14 được đánh giá bằng

cách sử dụng phương trình trên và 40 năm số liệu dòng chảy từ 1977 – 2016. Kết quả

cho thấy độ đục phù sa lơ lửng trung bình năm bằng 50,91g/m3 biến đổi từ 43,8 g/m3

đến 62,7 g/m3, trong đó khoảng 73,3 % lượng phù sa năm tập trung vào bốn tháng lũ là

tháng VIII, IX, X, XI.

Phù sa của sông Srêpôk tại tuyến công trình thủy điện Srêpôk 3 được đánh giá

bằng hai thành phần: (1) phù sa do lưu vực của sông Srêpôk phần từ tuyến đập công

trình thủy điện Buôn Kuốp đến tuyến đập công trình thủy điện Srêpôk 3 tạo thành; (2)

phù sa được xả qua công trình thủy điện Buôn Kuốp.

Phù sa do lưu vực của sông Srêpôk từ tuyến đập công trình thủy điện Buôn Kuốp

đến tuyến đập công trình thủy điện Sêpôk 3 được đánh giá dựa trên cơ sở tính toán phù

sa theo tài liệu phù sa tại trạm thủy văn Cầu 14 và phù sa lấy mẫu phân tích phù sa tháng

4 - 7/2017.

3.1.2. Tài liệu địa hình

Tài liệu gồm 23 mặt cắt ngang, trong đó được đo vẽ tỷ lệ 1.1000 ngoài thực địa

và trên bình đồ 1/10000 sử dụng để tính toán, trong đó 15 mặt cắt ngang trên dòng sông

chính được trình bày trong phần phụ lục.

Trong quá trình tính toán mô hình thủy lực đã qui ước mặt cắt ngang số 1 tại vị

trí tuyến đập và lần lượt theo thứ tự đến mặt cắt ngang số 15 nằm ở thượng lưu hồ chứa.

Page 60: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

56

Hình 3-1. Sơ đồ bố trí các mặt cắt ngang theo dọc sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3

3.1.3 Tài liệu vận hành.

Chuỗi lưu lượng trung bình tháng đến tuyến đập từ khi vận hành đến nay:

Bảng 3-6: Lưu lượng trung bình về hồ Srêpôk 3 (từ tháng 5/2010-7/2017) (m3/s)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2010 69,3 124 235 253 305 257 619 386 281

2011 138 89,4 120 128 113 299 288 328 379 683 383 277 269

2012 149 120 131 180 222 160 199 187 341 504 251 121 214

2013 87,4 56,9 82,6 73,8 110 242 292 270 355 491 293 175 211

2014 113 99,8 107 83,1 116 190 406 409 340 303 143 120 203

2015 103 67,3 73,1 76,1 77,7 125 208 234 209 173 115 97,7 130

2016 89,4 57,7 58,6 60,3 74,3 132 183 205 194 328 586 502 206

2017 266 168 106 139 275 378 266 222

TB 143 100 99,3 117 132 206 260 269 303 391 341 240 217

Mực nước về hồ bình quân tháng, năm từ khi vận hành đến nay tại đập Srêpôk 3

Bảng 3-7: Mực nước trung bình (từ tháng 5/2010-7/2017) - (m)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2010 261,59 269,53 271,92 271,81 271,88 271,29 271,56 271,11 270,09

2011 269,20 271,03 269,38 271,59 270,88 270,04 270,59 271,26 271,55 271,71 271,62 271,45 270,86

2012 271,44 271,57 271,16 271,19 271,18 271,06 271,21 270,92 271,54 271,74 270,65 269,59 271,10

2013 271,31 271,60 271,27 270,68 271,22 271,30 271,23 271,43 271,77 271,25 271,40 269,29 271,15

2014 270,73 269,27 268,75 270,48 271,39 271,05 271,39 270,88 270,06 269,57 269,25 270,10 270,24

2015 271,58 270,53 270,96 271,19 270,22 270,93 269,24 268,90 269,05 269,16 269,59 270,31 270,14

2016 269,63 270,29 268,97 271,01 270,40 271,13 269,89 269,05 268,86 269,55 271,48 271,35 270,13

2017 270,94 269,89 269,46 270,93 270,64 270,55 270,50 270,40

TB 270,69 270,60 269,99 271,01 269,69 270,70 270,75 270,61 270,67 270,61 270,79 270,46 270,51

Page 61: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

57

3.2. THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH

3.2.1. Thiết lập mô hình HEC-6 tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa Srêpôk 3

• Tài liệu địa hình

- Tài liệu gồm 23 mặt cắt ngang, trong đó được đo vẽ tỷ lệ 1:1000 ngoài thực địa và

trên bình đồ 1/10000 sử dụng để tính toán, trong đó 15 mặt cắt ngang trên dòng

sông chính được đo đạc vào năm 2017

- Khoảng cách giữa các mặt cắt liên tiếp của 23 mặt cắt ngang.

• Tài liệu biên trên

- Biên dòng chảy thực đo tại trạm thủy văn Cầu 14

- Biên bùn cát: hàm lượng bùn cát lơ lửng tại trạm thủy văn Cầu 14 và tại các mặt

cắt dọc lòng hồ.

• Tài liệu biên dưới

- Mực nước điều tiết tại tuyến đập Srêpôk 3 qua các năm vận hành.

Sơ đồ khối tính toán mô phỏng bùn cát bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3

3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình thủy lực HEC-6

Quan hệ V= f(H) thực đo tại tuyến đập và V = f(H) tính toán được sử dụng để hiệu chỉnh

mô hình.

Page 62: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

58

Hình 3-2: Đường cong quan hệ V = f(H) giữa thực đo và mô phỏng

Kết quả so sánh giữa H thực đo và tính toán; V thực đo và V mô phỏng bằng mô

hình được đánh giá bằng chỉ số Nash. Kết quả tính toán Nash = 0,89 chứng tỏ độ tin cậy

khi sử dụng bộ thông số mô phỏng và đánh giá hàm lượng bùn cát của hồ Srêpôk 3.

Về nguyên tắc, mô hình cần có thêm 1 bộ dữ liệu thực đo nữa để kiểm định lại bộ

thông số của mô hình mới có thể kết luận bộ thông số ổn định. Tuy nhiên, do điều kiện

về vật chất còn khó khăn nên số liệu thực đo bùn cát chỉ đo 1 đợt và chỉ mới hiệu chỉnh.

Tuy vậy, trong phạm vi luận văn bộ thông số này có thể chấp nhận để phân tích kết quả

mô phỏng và đánh giá mức độ bồi lắng lòng hồ.

3.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN BỒI LẮNG HỒ SRÊPÔK 3

3.3.1. Giá trị mô phỏng

Kết quả tính toán bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3 mô phỏng cho các chu kỳ vận hành 7

năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm và 100 năm,

được liệt kê trong các bảng biểu sau:

230

232

234

236

238

240

242

244

246

248

250

252

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Mự

c n

ướ

c, m

Dung tích, triệu m3

QUAN HỆ V = f(H) GIỮA THỰC ĐO VÀ MÔ PHỎNG - HỒ SREPOK 3

Dung tích thực đo

Dung tích mô hình

Page 63: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

59

Hình 3-3. Mô hình tính toán thủy lực bồi lắng hồ chứa Hec 6

Hình 3-4. Sơ đồ mặt cắt dọc sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3 từ mô hình

Hình 3-5. Sơ đồ bố trí các mặt cắt ngang sông khu vực lòng hồ Srêpôk 3 từ mô hình

Bảng 3-8: Lượng bùn cát bồi lắng tại các vị trí mặt cắt ngang trên lòng hồ thủy điện

Srêpôk 3 sau những năm vận hành MNDBT/MNC = 272/268m - đơn vị: (106m3)

Page 64: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

60

MC theo

tính toán

mô hình

K/c

từ đập

(m)

V7 V10 V20 V30 V40 V50 V60 V70 V80 V100

1 0 0,081 0,203 0,268 0,399 0,529 0,66 0,79 0,921 1,066 1,312

2 605 0,076 0,189 0,25 0,371 0,493 0,614 0,736 0,857 0,992 1,222

3 1069 0,073 0,183 0,242 0,36 0,478 0,596 0,714 0,832 0,963 1,186

4 1453 0,073 0,182 0,241 0,358 0,475 0,592 0,709 0,826 0,956 1,177

5 2078 0,091 0,216 0,282 0,413 0,545 0,676 0,808 0,939 1,086 1,334

6 2806 0,128 0,29 0,375 0,543 0,71 0,878 1,046 1,214 1,401 1,718

7 3652 0,096 0,224 0,287 0,42 0,552 0,685 0,817 0,95 1,097 1,348

8 4602 0,077 0,192 0,25 0,371 0,493 0,614 0,736 0,857 0,992 1,222

9 5452 0,07 0,175 0,231 0,344 0,456 0,569 0,681 0,794 0,919 1,131

10 6490 0,065 0,162 0,215 0,319 0,423 0,528 0,632 0,737 0,853 1,05

11 7634 0,101 0,234 0,304 0,443 0,582 0,721 0,86 0,999 1,153 1,415

12 9390 0,063 0,157 0,207 0,308 0,409 0,51 0,61 0,711 0,823 1,014

13 11390 0,062 0,155 0,205 0,305 0,405 0,505 0,605 0,705 0,816 1,005

14 11785 0,063 0,158 0,209 0,311 0,412 0,514 0,616 0,718 0,831 1,023

15 12483 0,082 0,204 0,27 0,402 0,533 0,664 0,796 0,927 1,073 1,321

Tổng 1,20 2,93 3,84 5,67 7,50 9,33 11,16 12,99 15,02 18,48

Hình 3.6: Biểu đồ lượng bùn cát bồi lắng hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

0 605 1069 1453 2078 2806 3652 4602 5452 6490 7634 9390 11390 11785 12483

Kh

ối l

ượ

ng

n c

át V

(1

06

m3 )

Khoảng cách tới thân đập B (m)

BIỂU ĐỒ LƯỢNG BÙN CÁT BỒI LẮNG HỒ SRÊPÔK 3 QUA CÁC NĂM VẬN HÀNH

V7 V10 V20

V30 V40

Page 65: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

61

Hình 3.7:Biểu đồ quan hệ giữa lượng bùn cát bồi lắng với thời gian vận hành qua các

năm Hồ thủy điện Srêpôk 3 – Mặt cắt số 9

Các mặt cắt khác được thể hiện ở phần phụ lục:

Bảng 3-9: Mô phỏng bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3 tại các vị trí mặt cắt ngang sau những

năm vận hành MNDBT/MNC = 272/268 m

MC theo

tính toán

mô hình

K/c

từ

đập

(m)

Đáy

sông

tự

nhiên

hiện

tại (m)

Cao trình đáy hồ sau thời gian vận hành (m)

10

năm 20 năm 30 năm 40 năm 50 năm 60 năm 75 năm 100 năm

1 0 241,4 241,91 242,92 243,83 244,64 245,35 245,96 246,7 248,52

2 605 231,09 231,35 232,11 232,77 233,33 233,79 234,15 234,66 235,84

3 1069 231,3 231,96 233,02 233,98 234,84 235,6 236,26 237,04 238,99

4 1453 234,97 235,23 235,99 236,65 237,21 237,67 238,03 238,54 239,72

5 2078 238,26 238,71 239,66 240,51 241,26 241,91 242,46 243,15 244,81

6 2806 234,97 236,17 238,37 240,47 242,47 244,37 246,17 247,98 252,85

7 3652 236,61 237,17 238,23 239,19 240,05 240,81 241,47 242,25 244,2

8 4602 243,27 243,63 244,49 245,25 245,91 246,47 246,93 247,53 248,97

9 5452 234,97 235,37 236,27 237,07 237,77 238,37 238,87 239,51 241,05

10 6490 247,43 247,79 248,65 249,41 250,07 250,63 251,09 251,69 253,13

11 7634 247,56 248,06 249,06 249,96 250,76 251,46 252,06 252,79 254,59

12 9390 253,35 253,61 254,37 255,03 255,59 256,05 256,41 256,92 258,1

13 11390 262,07 262,33 263,09 263,75 264,31 264,77 265,13 265,64 266,82

14 11785 262,5 262,76 263,52 264,18 264,74 265,2 265,56 266,07 267,25

15 12483 270,26 270,72 271,68 272,54 273,3 273,96 274,52 275,21 276,91

y = 0.0111x + 0.0173

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0 20 40 60 80 100 120

Kh

ối l

ượ

ng

n c

át V

(1

06

m3 )

Thời gian vận hành (năm)

BIỂU ĐỒLƯỢNG BÙN CÁT BỒI LẮNG HỒ SRÊPÔK 3 QUA CÁC NĂM VẬN HÀNH - MC 9

Page 66: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

62

Hình 3.8: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành

Hình 3.9: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành – Mặt cắt số 4

Hình 3.10: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srêpôk 3 qua các năm vận hành – Mặt cắt 15

Các mặt cắt khác được thể hiện ở phần phụ lục

Bảng 3-10: Lượng bùn cát bồi lắng trong hồ chứa thủy điện Srêpôk 3 sau những

năm vận hành MNDBT/MNC = 272/268 m

220

230

240

250

260

270

280

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

Cao

trì

nh

đáy

H (

m)

Khoảng cách tới thân đập B (m)

BIỂU ĐỒ CAO TRÌNH ĐÁY HỒ SRÊPÔK 3 QUA CÁC NĂM VẬN HÀNH

10 năm 20 năm 30 năm 40 năm

50 năm 60 năm 75 năm 100 năm

232

233

234

235

236

237

238

239

240

241

10 năm 20 năm 30 năm 40 năm 50 năm 60 năm 75 năm 100 năm

Cao

trì

nh

đáy

H (

m)

Thời gian vận hành

BIỂU ĐỒ CAO TRÌNH ĐÁY HỒ SRÊPÔK 3 QUA CÁC NĂM VẬN HÀNH - MC 4

267268269270271272273274275276277278

10 năm 20 năm 30 năm 40 năm 50 năm 60 năm 75 năm 100 năm

Cao

trì

nh

đáy

H (

m)

Thời gian vận hành

BIỂU ĐỒ CAO TRÌNH ĐÁY HỒ SRÊPÔK 3 QUA CÁC NĂM VẬN HÀNH - MC 15

Page 67: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

63

TT Năm

Lượng bùn cát bồi lắng

(106m3) Tỷ lệ % dung tích bị bồi lấp % Vhồ

còn lại V_t.bộ V_chết V_hi % Vtb % Vc % Vhi

1 1 0,202 0,14 0,06 0,09 0,09 0,09 99,91

2 7 1,20 0,85 0,35 0,55 0,55 0,55 99,45

3 10 2,93 2,08 0,85 1,34 1,33 1,35 98,66

4 20 3,84 2,72 1,11 1,75 1,74 1,77 98,25

5 30 5,67 4,02 1,64 2,59 2,58 2,61 97,41

6 40 7,50 5,32 2,17 3,42 3,41 3,46 96,58

7 50 9,33 6,62 2,70 4,26 4,24 4,30 95,74

8 60 11,16 7,92 3,24 5,09 5,07 5,15 94,91

9 70 12,99 9,22 3,77 5,93 5,91 5,99 94,07

10 80 15,02 10,66 4,36 6,86 6,83 6,93 93,14

11 90 16,65 11,82 4,83 7,60 7,57 7,68 92,40

12 100 18,48 13,12 5,36 8,44 8,40 8,52 91,56

VTK 218,99 156,13 62,86

Bảng 3-11: Bảng so sánh cao trình đáy sông chu kỳ 0 và chu kỳ 1-chu kỳ 1 và mô

hình

Mặt

cắt

Khoảng

cách

(m)

Đáy sông

tự nhiên

chu kỳ 0

(m)

Đáy sông

tự nhiên

chu kỳ 1

thực đo

(m)

Đáy sông tự

nhiên chu kỳ

1 theo mô

hình (m)

Độ dày

bồi lắng

gia tăng

chu kỳ 1

(m)

Sai số

hình

(m)

Ghi chú

1 2 3 4 5 6=4-3 7=5-4

15 12483 274,26 đo vẽ 1/10.000

14 11785 262,50 đo vẽ 1/10.000

13 11390 258,10 262,07 262,04 4,0 -0,034

12 9390 253,35 253,32 -0,035

11 7634 238,88 247,56 247,52 8,7 -0,044

10 6490 244,00 247,43 247,38 3,4 -0,055

9 5452 234,34 234,97 234,93 0,6 -0,045

8 4602 236,30 243,27 243,22 7,0 -0,046

7 3652 236,61 236,57 -0,045

6 2806 234,34 234,97 234,92 0,6 -0,055

5 2078 238,26 238,21 -0,047

4 1453 233,00 234,97 234,93 2,0 -0,045

3 1069 231,30 231,27 -0,033

2 605 231,09 231,05 -0,036

1 0 241,40 241,38 -0,025

Như vậy kết quả đáy sông giữa được mô phỏng từ mô hình và đáy sông tại thời

điểm hiện trạng (chu kỳ 1) không khác nhau nhiều dao động từ 0,025 -0,055m. Cho thấy

mức độ mô phỏng khả năng bồi lắng bùn cát của mô hình là tương đối tốt.

3.3.2. Đánh giá mức độ bồi lắng theo mô phỏng trong tương lai

Tốc độ lắng đọng trầm tích là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ và

tính kinh tế của công trình. Như là hệ quả của quá trình tự nhiên, dung tích hồ sẽ bị giảm

Page 68: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

64

dần do sự tích tụ của các sản phẩm bị xói mòn từ lưu vực. Thông thường, sự mất thể

tích hồ do bồi tích cũng đã được tính đến từ khi xây dựng luận chứng kỹ thuật kinh tế

của công trình. Tuy nhiên, dự báo ban đầu thường khác nhiều so với thực tế.

Việc chuyển tải phù sa từ các hồ phía thượng lưu xuống hồ Srêpôk 3 bằng hai

khả năng, theo dòng chảy qua tuốc bin nhà máy thuỷ điện và theo dòng chảy lũ qua đập

tràn. Phần bùn cát theo dòng chảy lũ qua đập tràn là chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm

lượng lũ lớn, độ dốc, khả năng điều tiết của hồ.

Đối với các hồ chứa thủy điện, việc phân tích lượng bùn cát bồi lắng, tốc độ bồi

lắng và phân bố bồi lắng trong hồ thường được tiến hành bằng đo đạc, khảo sát thực tế

địa hình lòng hồ tại các thời điểm khác nhau thì mới có thể đánh giá được tương đối

chính xác.

Trong thời gian vận hành có thể xảy ra các hình thái thời tiết bất thường như mưa

lũ lớn sau thời gian khô hạn dài có thể làm gia tăng độ bóc mòn lưu vực. Bên cạnh đó,

hoạt động dân sinh kinh tế trên lưu vực cũng phát triển từng ngày đã một phần ảnh

hưởng đến tốc độ xói mòn của bề mặt lưu vực.

Bờ hồ thủy điện Srêpôk 3 mang đặc điểm dốc thoải, ít vị trí có độ dốc cao nên

việc sạt lở bờ hồ là rất ít. Tuy nhiên, dưới tác động của điều kiện tự nhiên trong thời

gian dài vận hành, có thể gây ra các vụ sạt lở đáng kể ảnh hưởng đến dung tích của hồ

chứa.

Theo kết quả diễn toán bùn cát, lượng bùn cát bồi lắng chủ yếu ở khu vực từ mặt

cắt 1, 2, 5, 6, 7 về phía tuyến đập Srêpôk 3 và mặt cắt số 11, 15 về phía đuôi hồ. Càng

về phía tuyến đập lượng bùn cát bồi lắng lại tăng dần chủ yếu bị bồi lắng phía gần đập,

do một lượng bùn cát hằng năm về hồ được giữ lại bởi tuyến đập và tình trạng sạt lở

phía bờ bên phải.

3.3.2.1. Sau 7 năm khai thác

Sau 7 năm đi vào vận hành, mức độ bồi lắng lòng hồ không nhiều, tuy nhiên có

sự gia tăng dần về phía tuyến đập, địa hình lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 có những biến

động tại các vị trí mặt cắt số 1, 2, 5, 6, 7 phía đầu hồ và mặt cắt số 11, mặt cắt số 15

phía đuôi hồ. Đặc biệt là tại vị trí mặt cắt số 6 có hiện tượng sạt lở lớn bờ hồ bên bờ phải

và vị trí mặt cắt số 11 sạt lở phía bên bờ trái. Vị trí, diện tích và mức độ bồi lắng của các

vùng này chưa gây ra sự cản trở đáng kể đối với quá trình tích nước và sự vận chuyển

của nước trong hồ. Sự biến động của lượng phù sa hằng năm đổ vào hồ thay đổi. Do tác

Page 69: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

65

động của các điều kiện khai thác và tái tạo thảm thực vật rừng, cũng như qui hoạch sử

dụng đất vùng thượng nguồn thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi mức độ bồi lắng lòng hồ thủy

điện Srêpôk 3.

Tại vị trí mặt cắt số 16 (mc số 8 thực địa), sau 7 năm hồ đi vào vận hành cao độ

đáy sông thay đổi không nhiều, mặc dù có sự gia tăng bùn cát giữa chu kỳ 0 và chu kỳ

1 là 0,64m. Sự bồi lấp tại vị trí chủ yếu là lưu lượng phù sa từ thượng nguồn suối Ea

Mohar, nhánh suối này có diện tích tương đối lớn khoảng 175km2 và lưu lượng bình

quân hằng năm chảy vào hồ khoảng 4,60 m3/s.

3.3.2.2. Sau 50 năm khai thác:

Sau 50 năm khai thác, địa hình đáy hồ và vùng lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 sẽ có

những thay đổi nhất định. Đặc biệt phần đầu hồ ở các vị trí như mặt cắt số 5, 6, 7 bị sạt

lở phía bờ phải và vị trí mặt cắt số 11 sạt lở phía bờ trái. Có vài khu vực, bề dày lớp bồi

tích đã dày đến 3,2-4,3 m, đặc biệt tại mặt cắt số 6 lớp bùn cát lên đến 9,4m và có

khoảng 65% diện tích đáy hồ bị bồi tích dày hơn 2,7m.

Quá trình bồi lắng của khu vực đầu hồ thường xảy ra dưới dạng bờ hồ lấn ra lòng

hồ thì sự bồi lắng trong lòng hồ chính chủ yếu xảy ra vùng xa bờ. Như vậy, đáy vùng

ven bờ của vùng đầu hồ sau 50 năm khai thác sẽ lấn ra luồng chảy hàng chục mét, trong

khi đó vùng hồ sẽ xuất hiện các bãi bồi ngầm.

Do cơ chế bồi lắng của lòng hồ, địa hình khu vực lòng hồ uốn khúc sang phải nên

trong tương lai dòng chảy sẽ có luồng lệch sang phía phải và chảy mạnh hơn, gây ra xói

và phân bố lại sa bồi trong lòng hồ. Quá trình phân bố trầm tích trong lòng hồ, cùng với

hiệu ứng rửa trôi trong thời kỳ đầu mùa lũ làm cho địa hình lòng hồ ngày càng trở nên

bằng phẳng hơn so với thời kỳ hồ mới tích nước đi vào sử dụng.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Việc nghiên cứu quá trình bồi lắng hồ chứa nhằm làm hạn chế bồi lắng, duy trì

và khôi phục dung tích hồ chứa, đảm bảo an toàn hồ đập được ý thức tiến hành ngay từ

khi qui hoạch thiết kế, xây dựng đến vận hành khai thác hồ chứa. Để làm hạn chế bồi

lắng chính là làm giảm lượng dòng chày bùn cát gia nhập vào hồ. Để làm được điều này

cần hạn chế xói mòn trên lưu vực. Muốn duy trì dung tích hồ chứa cần nắm vững quy

luật dòng chày đến hồ, đặc trưng chế độ phù sa và đặc tính của chúng. Lưu vực sông

Srêpôk cũng giống như các lưu vực khác trong cả nước, đó là việc phân bố bồi lắng bùn

cát không đều theo không gian và thời gian. Nhưng nhìn chung lưu vực sông Srêpôk

Page 70: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

66

lượng bùn cát có xu thế phân bố tăng dần về phía hạ lưu, phần lớn tập trung vào khu vực

dòng chính sông, và xu thế này vẫn tiếp tục duy trì trong các kịch bản dự báo trong

tương lai . Thời điểm tập trung lượng bùn cát lớn về các hồ trùng vào nữa đầu mùa mưa,

giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Qua nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý với các giải pháp hạn chế bồi lắng

duy trì dung tích cho hồ thủy điện Srêpôk 3 như sau:

3.4.1. Giải pháp nạo vét và tận thu bùn cát bồi lắng

Nạo vét bùn cát bồi lắng để khôi phục dung tích hồ là một trong những giải pháp

phổ biến, được áp dụng rộng rãi khắp các hồ chứa trong cả nước vì những lợi ích mà nó

mang lại, nạo vét lấy đi lượng bùn cát bồi lắng giúp phục hồi dung tích hồ, phần vật liệu

nạo vét có thể tận thu làm vật liệu trong xây dựng, làm phân bón tuỳ thuộc vào chất

lượng và thành phần cơ lý của vật liệu nạo vét.

Do đó, để có thể áp dụng giải pháp này một cách hiệu quả và bền vững thì những

vấn đề sau cần được quan tâm:

a. Đánh giá trữ lượng và phân bố bùn cát trên toàn bộ lòng hồ:

Cần triển khai đo đạc, khoan thăm dò theo đúng quy định về khoan thăm dò

khoáng sản để có kế hoạch khai thác hợp lý.

b. Tổ chức quy hoạch khai thác, tận thu bùn cát trầm tích:

Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn lượng bùn cát bồi lắng tập trung nhiều tại

các mặt cắt ngay sau đập, đặc biệt tại mặt cắt số 6. Tuy nhiên khi tiến hành quy hoạch

để nạo vét khai thác, trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, cần xác định rõ chi tiết thêm để

đánh giá trữ lượng và phân vùng khai thác, các nội dung này cần thể hiện cụ thể trên

bản đồ phân vùng khai thác. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý địa phương cấp

phép, quản lý quá trình nạo vét, khai thác.

c. Các lưu ý về mặt kỹ thuật khi thực hiện khai thác:

- Đảm bảo trạng thái cân bằng dòng chảy hồ và môi trường;

- Tránh bùn cát làm tăng độ cao lòng sông phía hạ lưu.

- Đảm bảo hồ không bị sạt lở bờ và xói đáy, duy trì ổn định tuyến luồng.

- Không cản trở việc vận hành phát điện của công trình

- Tránh xả thải ô nhiễm nguồn nước hồ.

3.4.2. Giải pháp gia cố bờ và sườn dốc bảo vệ bờ hồ

Page 71: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

67

Dòng chảy bùn cát đến hồ không chỉ do nguyên nhân xói mòn bề mặt lưu vực mà

còn do lượng bùn cát do sạt lở bờ gây nên. Việc bảo vệ bờ hồ chống xói trượt, sạt là việc

làm cần thiết để chống bồi lắng hồ chứa. Các biện pháp dân gian thường dùng như: trồng

tre, hoặc các biện pháp công trình kè như lát mái bờ hồ.

Các vị trí cần gia cố như tại mặt cắt số 6 trở về phía đầu hồ. Ngoài ra có thể xây

dựng các bể lắng bùn cát vùng thượng lưu hồ làm giảm lượng bùn cát lơ lửng từ thượng

lưu đổ vào hồ. Ở các sườn dốc dễ bị trượt lở, nhất là ở các thung lũng, cần phải gia cố

tường chắn, lớp phủ bằng đá, gạch, bê tông hay bằng tre gỗ.

Kết quả tính toán bồi lắng đã đánh giá mức độ bồi lắng lòng hồ thủy điện Srêpôk

3 hiện tại, mô phỏng được quá trình bồi lắng trong thời gian dài. Việc lựa chọn mô hình

HEC-6 là phù hợp với điều kiện của công trình. Kết quả của nghiên cứu đánh giá bồi

lắng hồ chứa công trình thủy điện Srêpôk 3 là cơ sở khoa học giúp đề xuất được những

giải pháp nhằm hạn chế bồi lắng có tính khả thi nhất, duy trì khả năng chứa nước của

hồ, giúp cho công tác vận hành được an toàn – kinh tế - bền vững.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

➢ Kết quả mô phỏng bùn cát bồi lắng lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 cho thấy: lượng

sa bồi chủ yếu ở khu vực từ mặt cắt 1, 2, 5, 6, 7 về phía tuyến đập Srêpôk 3 và

mặt cắt số 11, 15 về phía đuôi hồ. Càng về phía tuyến đập lượng bùn cát bồi lắng

lại tăng dần chủ yếu bị bồi lắng phía gần đập, do một lượng bùn cát hằng năm về

hồ được giữ lại bởi tuyến đập và tình trạng sạt lở phía bờ bên phải. Sau 50 năm

vận hành cao trình đáy tại mặt cắt số 6 nâng lên cao nhất khoảng 9,4 m đạt tới cao

trình 252,85 m và cao trình đáy hồ tại mặt cắt số 1 vẫn nằm dưới mực nước chết

268,0m, ngoài ra vị trí bồi lắng lớn này chủ yếu do sạt lở nằm cách tuyến đập

khoảng 3,5km nên an toàn cho việc cấp nước phát điện.

➢ Thượng lưu hồ Srêpôk 3 có thủy điện Buôn Kuốp cũng đã giữ lại một lượng bùn

cát xói mòn từ lưu vực. Tuy nhiên, hồ Buôn Kuốp là hồ điều tiết ngày nên tỷ lệ

bùn cát giữ lại hồ là không lớn, do phù sa chưa kịp lắng đọng, Ngoài ra còn có hai

thủy điện nhỏ là Phú Hòa và Dray Hling, cả hai thủy điện này điều không tích

nước mà chảy tràn tự do, nêm vẫn còn một lượng lớn bùn cát theo lưu lượng nước

được xả xuống hồ Srêpôk 3.

Page 72: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

68

➢ Lựa chọn mô hình Hec 6 để mô phỏng quá trình bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3 là phù

hợp với địa hình lưu vực, độ dốc và cơ sở dữ liệu hiện tại, kết quả mô phỏng đạt

được độ tin cậy cần thiết cho các mục đích quản lý vận hành.

➢ Biện pháp khắc phục hạn chế bồi lắng hồ chứa Srêpôk 3 có rất nhiều, tuy nhiên

với quy mô và tình hình hiện tại cần áp dụng đồng thời các giải pháp. Trong đó

thiên về nhóm giải pháp công trình như: Giải pháp nạo vét và tận thu bùn cát bồi

lắng; Giải pháp gia cố bờ và sườn dốc bảo vệ bờ hồ.

KIẾN NGHỊ

➢ Đây mới chỉ tính toán lượng bồi lắng từ dữ liệu đầu vào là số liệu thực đo ở trạm

cầu 14, để tính toán được đầy đủ hơn thì cần nghiên cứu và tính toán thêm về

lượng bùn cát từ bề mặt xâm nhập vào hồ bằng một số mô hình khác;

➢ Trong nghiên cứu chưa kiểm định bộ thông số, vì vậy cần có thêm bộ dữ liệu

thực đo để làm cho bộ thông số tin cậy và ổn định hơn;

➢ Kết quả đã tính toán được mức độ (lượng) bồi lắng lòng hồ, tuy vậy để xác định

từng vị trí là bồi hay xói thì cần có nghiên cứu bồi lắng hai chiều đề phân tích

từng mặt cắt;

➢ Trên cơ sở phân tích mức độ bồi lắng, đòi hỏi các nhà quản lý cần có thêm đánh

giá mức độ phù hợp từng giải pháp để áp dụng nhằm mục đích tăng tuổi thọ

công trình và quản lý vận hành tốt hơn trong tương lai;

➢ Cần có thêm đánh giá bồi lắng lòng hồ với các kịch bản khai thác bề mặt lưu

vực khác nhau, đặc biệt là phần diện tích rừng không được bảo vệ đúng mức và

triệt để.

Page 73: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Bình (2018), "Đánh giá tải lượng bùn cát về các hồ chứa lớn ở

thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia–Thu Bồn bằng mô hình thủy văn bán phân

bố SWAT", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, (60), tr. 58-62.

2. Nguyễn Kiên Dũng (2002), "Nghiên cứu, tính toán bồi lắng và nước dềnh ứng

với các phương án xây dựng khác nhau của hồ chứa Sơn La",

3. Nguyễn Kiên Dũng (2014), " Phương pháp tính toán bồi lắng cát bùn cho hệ thống

hồ chứa bậc thang", Khí tượng Thủy văn, 2014 (644), tr. 43-47.

4. Nguyễn Kiên Dũng, Cao Phong Nhã (2005), "Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến

bùn cát hồ chứa Thác Bà", Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, tr. 9-11.

5. Nguyễn Kiên Dũng, Trần Thục (1999), "Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Hòa Bình

tới môi trường", Tuyển tập báo cáo khoa học,

6. Vũ Hữu Hải (2007), "Áp dụng mô hình HEC-6 tính toán nước dềnh và bồi lắng hồ

chứa thuỷ điện Sơn La phục vụ công tác di dân tái định cư", Tạp chí khoa học

công nghệ xây dựng, (1), tr. 26-34.

7. Lê Mạnh Hùng, Trần Bá Hoằng, Nguyễn Duy Khang, Trần Tuấn Anh (2012), "Kết

quả ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói bề mặt lưu vực hạ lưu sông

Mekong.", Tập chí Khoa học và công nghệ Thuỷ lợi 12/2012, tr. 25-32.

8. Trần Hữu Hùng, Lê Hồng Giang, Nguyễn Duy Bình (2011), "Ứng dụng phần mềm

mô phỏng Swat để đánh giá biến động diện tích rừng đến chế độ dòng chảy lưu

vực thượng nguồn sông Mã",

9. Phạm Thị Lan Hương (2008), "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân

bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước Đại Lải",

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, (21), tr. 74-77.

10. Phạm Thị Lan Hương (2008), "Vấn đề nghiên cứu lựa chọn mô hình toán tính toán

bồi lắng hồ chứa ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi

trường, (21), tr. 68-73.

11. Đào Nguyên Khôi (2012), "Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên sự thay đổi

dòng chảy ở lưu vực sông Srepok", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ,

16 (2M), tr. 18-32.

12. Ngô Lê Long (2012), "Đánh giá sự bồi lắng hồ Núi Cốc, đề xuất giải pháp bảo vệ

và sử dụng bền vững", Tập chí và Tuyển tập,

Page 74: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

70

13. Uỷ hội sông Mekong Việt Nam (2016), "Nghiên cứu các tác động của thủy điện trên

dòng chính sông Mekong",

14. Nguyễn Thị Bích Phượng, Võ Quốc Thành, Văn Phạm Đăng Trí (2015), "Ảnh

hưởng của sử dụng đất đai lên đặc tính thuỷ văn lưu vực sông Dương Đông",

Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 40 (2015) (Phần A: Khoa học Tự

nhiên, Công nghệ và Môi trường ), tr. 81-91.

15. Đặng Quang Thịnh (2016), Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán bồi lắng hệ thống

hồ chứa bậc thang. Áp dụng thí điểm cho sông Đà, Published.

16. Nguyễn Lê Tuấn, Lê Đức Dũng, Bùi Ngọc Quỳnh (2002), "Đánh giá ảnh hưởng

của bùn cát từ hệ thống sông, suối trên lưu vực đến bồi lấp đầm Lập

17. Trịnh Công Vấn (2012), Một số hồ đập ở Việt Nam, Hội đập lớn và Phát triển nguồn

nước ViệtNam, http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=118.

18. WG Batten, Steve M Hindall (1980), Sediment Deposition in the White River

Reservoir, Northwestern Wisconsin, US Government Printing Office,

19. Whitney M Borland, Carl R Miller (1960), "Distribution of sediment in large

reservoirs", Transactions of the American Society of Civil Engineers, 125 (1),

PP. 166-180.

20. FE Dendy (1974), "Sediment trap efficiency of small reservoirs", Transactions of

the American Society of Agricultural Engineers, 17 (5), PP. 899-901.

21. MK Goel, Sharad K Jain, PK Agarwal (2002), "Assessment of sediment deposition

rate in Bargi Reservoir using digital image processing", Hydrological sciences

journal, 47 (S1), PP. 81-92.

22. ZA Hasan, MS Yusoff, SHA Talib (2011), Bukit Merah reservoir sedimentation

assessment, International Conference on Environment Science and Engineering,

PP. 86-90.

23. R. Ninija Merina (2016), "Sedimentation Study in a Reservoir Using Remote

Sensing Technique", Applied Ecology and Environmental Research, 14 (4), PP.

296-304.

24. Demetris Zarris, Evdoxia Lykoudi, Demetris Koutsoyiannis (2002), Sediment yield

estimation of a hydrological basin using measurements of reservoir deposits: a

case study for the Kremasta reservoir, Western Greece, Proceedings of the 5th

Page 75: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

71

international conference of European water resources association:“Water

Resources Management in the Era of Transition, PP. 338-345.

25. FE Dendy, GC Bolton (1976), "Sediment yield-runoff-drainage area relationships

in the United States", Journal of Soil and Water Conservation,

26. Yogesh Vishwakarma, HL Tiwari, RK Jaiswal (2015), "Assessment of Reservoir

Sedimentation Using Remote Sensing Technique with GIS Model-A Review",

International Journal of Engineering and Management Research (IJEMR), 5

(3), PP. 411-417.

CÁC PHỤ LỤC

Page 76: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

CÁC PHỤ LỤC

Page 77: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

PHỤ LỤC BẢNG & PHỤ LỤC HÌNH

Trang

Bảng 1: Lưu lượng nước trung bình tháng, năm tại tuyến đập Srêpôk 3 ............................ 72

Bảng 2:Thống kê lưu lượng nước trung bình tháng, năm về hồ Srêpôk 3 (từ tháng 5/2010 -

7/2017 (m3/s) ........................................................................................................ 72

Bảng 3: Thống kê mực nước trung bình tháng năm tại tuyến đập Srêpôk 3 (từ tháng 5/2010

- 7/2017 (m) .......................................................................................................... 73

Bảng 4: Bảng lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Cầu 14 (đơn vị : m3/s) .......... 74

Bảng 5: Hàm lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại trạm Cầu 14 (đv: g/m3) .............. 75

Bảng 6: Lưu lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại trạm Cầu 14 (đv: kg/s) ................ 76

Bảng 7: Số liệu mặt cắt ngang số 1 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ......................................... 77

Bảng 8: Số liệu mặt cắt ngang số 2 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ......................................... 79

Bảng 9: Số liệu mặt cắt ngang số 3 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ......................................... 83

Bảng 10: Số liệu mặt cắt ngang số 4 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 87

Bảng 11: Số liệu mặt cắt ngang số 5 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 90

Bảng 12: Số liệu mặt cắt ngang số 6 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 93

Bảng 13: Số liệu mặt cắt ngang số 7 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 95

Bảng 14: Số liệu mặt cắt ngang số 8 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 97

Bảng 15: Số liệu mặt cắt ngang số 9 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ....................................... 98

Bảng 16: Số liệu mặt cắt ngang số 10 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 100

Bảng 17: Số liệu mặt cắt ngang số 11 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 101

Bảng 18: Số liệu mặt cắt ngang số 12 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 101

Bảng 19: Số liệu mặt cắt ngang số 13 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 102

Bảng 20: Số liệu mặt cắt ngang số 14 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 102

Bảng 21: Số liệu mặt cắt ngang số 15 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 103

Bảng 22: Số liệu mặt cắt ngang số 16 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 103

Bảng 23: Số liệu mặt cắt ngang số 17 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 104

Bảng 24: Số liệu mặt cắt ngang số 18 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 104

Bảng 25: Số liệu mặt cắt ngang số 19 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 105

Bảng 26: Số liệu mặt cắt ngang số 20 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 105

Bảng 27: Số liệu mặt cắt ngang số 21 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 106

Bảng 28: Số liệu mặt cắt ngang số 22 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 106

Bảng 29: Số liệu mặt cắt ngang số 23 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3 ................................... 106

Page 78: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Bảng 30: Tọa độ vị trí lấy mẫu bùn cát .............................................................................. 107

Bảng 31: Tọa độ vị trí lấy mẫu nước toàn phần và mẫu nước bổ sung ............................. 108

Bảng 32: Tọa độ vị trí lấy mẫu nước phù sa lơ lửng (tính lưu lượng chất lơ lửng) .......... 108

Bảng 33: Kết quả phân tích phù sa trong nước tại mặt cắt thủy văn ................................. 108

Bảng 34: Kết quả phân tích phù sa trong nước tại mặt cắt hồ ........................................... 109

Bảng 35: Kết quả thí nghiệm thành phần hạt bùn cát đáy hồ thủy điện Srêpôk 3 ............. 119

Hình 1: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát đo đạc tại thượng lưu hồ Srêpôk 3 (từ

tháng 4/2017 - 7/2017) ....................................................................................... 121

Hình 2: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm TV Cầu 14 (từ 1985 - 2016)121

Hình 3: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm TV Cầu 14 (từ 2010 - 2016)122

Hình 4: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm Trung Nghĩa .................... 123

Page 79: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

72

Bảng 1: Lưu lượng nước trung bình tháng, năm tại tuyến đập Srêpôk 3

Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Ave.

1977 89,9 62,7 43,9 310 354 422 122 122 422 361 209 104 137

1978 64,6 44,2 38,7 36,1 859 964 208 320 491 587 421 191 216

1979 107 63,6 44,1 44,8 764 183 337 409 252 454 349 263 217

1980 129 91,7 67,7 64,6 113 187 217 239 580 562 607 269 261

1981 139 99,7 64,9 62,6 105 258 207 521 325 781 882 493 329

1982 207 118 84,7 87,5 90,6 214 236 198 573 320 191 114 203

1983 83 60,5 454 375 569 931 103 233 239 610 394 170 178

1984 113 84,5 58 657 120 194 216 473 506 602 315 255 251

1985 126 85,3 65,7 89,7 133 154 216 232 337 358 204 264 190

1986 114 790 65,8 55,7 70,9 885 158 433 369 386 231 349 201

1987 137 85,7 674 50,7 61,6 142 270 238 449 303 249 219 190

1988 117 78,2 54,3 54,7 108 154 178 214 323 643 577 245 229

1989 145 87,1 80,6 808 172 283 309 425 541 485 277 159 255

1990 844 54,7 42 482 68,7 386 301 456 637 452 597 304 286

1991 145 92,3 74,7 65,2 83,3 106 149 220 347 401 181 108 165

1992 724 51,8 41,8 53,3 967 253 283 496 506 577 564 211 268

1993 117 774 65,9 56,9 97,9 136 221 248 314 911 305 675 271

1994 242 123 80,1 85,9 129 192 320 282 406 380 254 165 222

1995 950 63,9 47,5 425 63,1 93,6 191 196 390 518 313 244 189

1996 197 894 53,3 629 211 294 340 376 534 745 869 704 375

1997 338 145 76,9 120 157 153 333 481 514 464 325 135 271

1998 73,3 514 301 268 690 787 128 208 228 474 1055 943 282

1999 351 171 106 135 395 496 348 538 438 485 692 723 408

2000 253 143 972 126 180 289 381 381 612 1346 578 603 418

2001 240 123 108 992 119 199 217 620 491 381 324 198 261

2002 116 74,3 53,5 528 594 149 131 540 562 341 377 202 222

2003 112 74,1 52,6 518 104 163 187 282 347 391 363 188 193

Mean 148 88 634 662 113 188 233 347 434 530 433 315 248

Bảng 2:Thống kê lưu lượng nước trung bình tháng, năm về hồ Srêpôk 3 (từ tháng

5/2010 - 7/2017 (m3/s) Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2010 69,3 124 235 253 305 257 619 386 281

2011 138 89,4 120 128 113 299 288 328 379 683 383 277 269

2012 149 120 131 180 222 160 199 187 341 504 251 121 214

2013 87,4 56,9 82,6 73,8 110 242 292 270 355 491 293 175 211

2014 113 99,8 107 83,1 116 190 406 409 340 303 143 120 203

2015 103 67,3 73,1 76,1 77,7 125 208 234 209 173 115 97,7 130

2016 89,4 57,7 58,6 60,3 74,3 132 183 205 194 328 586 502 206

2017 266 168 106 139 275 378 266 222

TB 143 100 99,3 117 132 206 260 269 303

391

341 240

217

Page 80: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

73

Bảng 3: Thống kê mực nước trung bình tháng năm tại tuyến đập Srêpôk 3 (từ tháng

5/2010 - 7/2017 (m)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2010 261,59 269,53 271,92 271,81 271,88 271,29 271,56 271,11 270,09

2011 269,20 271,03 269,38 271,59 270,88 270,04 270,59 271,26 271,55 271,71 271,62 271,45 270,86

2012 271,44 271,57 271,16 271,19 271,18 271,06 271,21 270,92 271,54 271,74 270,65 269,59 271,10

2013 271,31 271,60 271,27 270,68 271,22 271,30 271,23 271,43 271,77 271,25 271,40 269,29 271,15

2014 270,73 269,27 268,75 270,48 271,39 271,05 271,39 270,88 270,06 269,57 269,25 270,10 270,24

2015 271,58 270,53 270,96 271,19 270,22 270,93 269,24 268,90 269,05 269,16 269,59 270,31 270,14

2016 269,63 270,29 268,97 271,01 270,40 271,13 269,89 269,05 268,86 269,55 271,48 271,35 270,13

2017 270,94 269,89 269,46 270,93 270,64 270,55 270,50 270,40

TB 270,69 270,60 269,99 271,01 269,69 270,70 270,75 270,61 270,67 270,61 270,79 270,46 270,51

Page 81: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

74

Bảng 4: Bảng lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Cầu 14 (đơn vị : m3/s)

Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

1977 87,5 60,7 41,2 28,2 32,9 39,3 111 112 376 348 199 99,2

1978 58,2 39,0 35,4 32,4 77,9 88,1 185 288 440 549 398 182

1979 103 59,0 37,5 38,9 68,7 160 323 379 244 448 347 261

1980 126 89,2 64,8 61,8 110 181 203 231 540 527 576 261

1981 136 97,4 61,9 59,8 94,3 233 193 480 306 734 853 480

1982 193 105 72,1 75,2 82,1 194 214 180 530 293 175 103

1983 78,5 58,1 45,0 36,3 54,5 86,6 96,1 207 220 560 378 160

1984 110 82,0 55,5 62,9 114 179 207 456 480 572 297 247

1985 123 84,4 64,9 83,0 125 146 203 216 309 343 196 261

1986 111 78,6 63,0 53,4 69,2 86,1 146 408 350 367 219 340

1987 133 84,1 66,6 50,5 59,9 133 235 218 404 290 236 213

1988 114 75,8 53,9 53,4 95,1 143 167 200 311 590 559 236

1989 142 84,6 77,1 80,7 167 265 305 410 520 472 265 152

1990 81,4 52,9 41,1 46,6 63,8 341 277 409 565 406 572 290

1991 140 92,0 71,3 62,4 78,3 98,2 138 205 318 370 175 105

1992 70,8 49,4 40,2 51,2 90,2 226 262 431 444 513 516 201

1993 114 74,4 63,9 55,4 92,5 131 212 231 285 828 286 641

1994 232 116 75,1 80,2 122 167 294 264 368 353 241 158

1995 90 61,1 47,0 42,4 60,8 86,4 177 186 357 485 304 242

1996 194 85,0 51,9 58,6 190 272 323 355 509 704 833 702

1997 330 139 66,6 110 147 142 320 452 472 437 312 126

1998 72,9 48,9 29,0 26,8 67,1 74,2 126 201 223 465 1040 943

1999 361 169 105 133 389 491 333 502 424 483 689 720

2000 250 141 93,1 123 173 279 371 368 589 1322 572 599

2001 237 116 101 90,1 106 187 211 573 482 373 322 193

2002 108 65,8 42,6 42,6 46,3 133 123 499 512 328 374 196

2003 100 61,6 42,4 41,8 91,5 141 166 248 303 364 341 175

2004 104 59,7 40,4 51,4 67,0 139 152 342 218 144 96 90,8

2005 36,9 24,4 18,3 22,0 51,8 66,6 113 246 578 354 288 718

2006 249 98,6 67,9 67,4 103 132 277 441 462 572 213 156

2007 111 50,4 41,4 42,5 129 190 286 948 677 759 786 356

2008 177 106 76,5 71,2 191 190 201 329 390 448 571 470

2009 279 99,7 49,1 115 272 238 247 366 740 828 514 156

2010 109 78,8 95,7 70,9 86,2 134 238 265 299 261 681 412

2011 160 98,0 131 134 110 300 299 339 388 788 420 297

2012 161 129 143 189 233 178 213 203 333 549 284 144

2013 103 68,2 94,3 80,6 117 241 295 272 367 560 313 200

2014 132 122 152 114 158 283 466 450 425 454 397 410

2015 160 157 161 162 157 158 172 195 185 182 182 176

2016 141 127 132 136 164 184 183 199 195 219 749 276

Page 82: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

75

Bảng 5: Hàm lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại trạm Cầu 14 (đv: g/m3)

Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

1977 14,3 19,7 7,20 33,8 138 31,3 23,3 12,5

1978 10,8 14,4 7,70 12,0 16,3 17,6 64,9 64,6 60,0 55,6 37,2 36,7

1979 37,9 79,3 14,6 17,0 50,4 101 92,2 57,9 15,6 18,8 35,7 35,7

1980 40,0 17,4 69,8 39,2 50,9 40,7 58,1 56,3 69,2 27,9 21,4 7,30

1981 4,10 4,80 5,50 9,80 10,8 23,0 15,6 27,1 18,8 23,6 12,8 20,4

1982 8,3 8,40 9,8 13,3 24,7 35,2 27,8 43,4 49,5 78,8 68,8

1983 34,6 42,2 54,0 30,0 68,1 41,9 29,6 49,8 48,2 54,0 33,3 42,3

1984 14,4 9,20 14,8 16,2 41,6 41,6 39,2 29,0 37,9 36,9 27,4

1985 29,2 28,6 48,3 127 81,9 88,7 18,1 27,6 15,4

1986 19,1 28,6 16,5 14,2 24,4 21,5 37,7 42,6 49,1 40,6 53,4 50,6

1987 51,5 66,3 32,0 18,3 38,7 31,2 47,3 41,3 77,2 28,7 54,2 32,2

1988 18,5 14,3 18,2 13,0 22,8 23,2 x 15,6 20,4 24,1 25,4 12,8

1989 21,3 30,4 25,0 11,6 36,3 27,3 30,0 93,4 34,2 42,6 36,1 23,4

1990 20,4 18,3 6,10 10,8 29,9 69,8 49,4 40,6 20,4 37,9 30,9 21,0

1991 22,8 28,6 38,0 22,1 14,9 17,2 25,9 45,8 31,8 34,3 21,1 22,5

1992 6,50 12,1 13,7 23,8 41,1 111 54,6 80,0 35,6 61,2 27,9 32,9

1993 41,4 43,5 54,9 40,2 78,8 82,4 106 91,8 91,6 84,0 63,6 97,0

1994 37,4 25,6 43,5 33,7 43,2 58,3 57,5 89,8 108 67,4 47,3 31,1

1995 43,2 11,0 13,4 15,8 39,5 36,6 63,3 101 48,2 35,0 31,6 30,8

1996 26,8 24,0 28,7 40,3 82,1 65,1 36,2 51,5 45,6 47,0 23,2 28,1

1997 23,9 27,2 20,3 46,6 53,6 42,6 65,9 65,5 70,8 42,6 23,6 21,6

1998 18,6 14,7 14,6 17,2 36,7 40,6 45,6 96,5 68,6 55,7 110 39,3

1999 27,2 19,8 23,0 41,7 82,5 61,0 79,9 60,4 61,3 77,2 58,3 38,6

2000 25,4 18,6 35,9 50,6 57,2 57,0 65,0 60,3 60,3 125 95,1 34,6

2001 23,1 14,3 22,7 21,5 34,1 70,0 41,4 86,0 55,9 47,1 36,4 25,5

2002 15,6 14,5 20,4 25,9 57,2 131 48,9 113 77,3 67,1 68,2 37,8

2003 37,2 25,3 22,8 17,1 57,5 92,8 59,3 41,5 79,5 45,6 42,9 21,3

2004 21,3 20,9 27,5 47,7 44,9 86,3 95,4 88,9 64,7 37,7 29,7 25,7

2005 14,0 16,3 15,7 18,0 133 107 132 66,0 127 43,8 58,8 139

2006 54,6 62,8 67,6 71,4 186 195 136 146 197 91,1 89,2 87,8

2007 101 68,1 75,6 87,5 133 247 170 192 132 59,3 140 72,8

2008 77,4 48,9 64,8 21,9 142 138 82,1 110 96,2 71,0 131 785

2009 81,7 52,5 66,4 157 177 79,8 67,2 60,7 44,3 70,4 78,6 42,0

2010 66,7 30,8 20,9 33,3 34,5 67,2 121 59,2 58,9 50,6 55,5 28,6

2011 32,9 38,9 14,5 19,9 53,9 56,0 41,1 46,0 78,6 69,0 25,5 51,2

2012 41,4 61,9 80,4 92,1 49,4 38,7 80,3 59,6 151 65,6 58,8 24,5

2013 38,7 32,1 21,4 32,3 44,4 108 77,0 71,0 124 112 47,9 47

2014 35,9 50,3 15,9 34,3 66,4 45,7 63,6 30,3 43,6 30,3 24,6 25,0

2015 18,6 13,9 13,7 12,4 28,1 34,8 56,4 52,8 43,9 37,2 37,6 27,3

2016 34,1 17,3 15,1 28,4 56,4 35,9 36,7 50,8 55,9 33,8 88,4 124

Page 83: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

76

Bảng 6: Lưu lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại trạm Cầu 14 (đv: kg/s)

Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

1977 0,75 0,51 0,60 0,80 3,78 51,9 10,9 4,64 1,24

1978 0,63 0,56 0,27 0,39 1,27 1,55 12,0 18,6 26,5 30,5 14,8 6,68

1979 3,90 4,68 0,55 0,66 3,46 17,0 29,8 21,8 3,80 8,41 12,3 9,31

1980 5,04 1,55 4,52 2,40 5,60 7,36 11,8 13,0 37,5 14,7 12,7 1,90

1981 0,56 0,47 0,34 0,58 1,02 5,36 3,01 13,0 5,75 17,4 10,9 9,78

1982 1,61 0,89 0,71 1,00 2,03 6,82 6,07 10,4 23,0 14,5 13,8 7,02

1983 2,72 2,45 2,45 1,09 3,71 3,66 2,86 10,3 10,7 30,2 12,6 6,77

1984 1,59 0,74 0,82 1,02 4,74 7,46 8,11 13,2 18,2 21,1 8,13

1985 2,42 3,58 7,04 25,7 17,7 27,5 6,21 5,42 4,02

1986 2,12 2,26 1,04 0,76 1,69 1,85 5,51 17,4 17,2 14,9 11,7 17,2

1987 6,80 4,49 2,14 0,91 2,33 3,85 11,1 9,0 30,9 8,28 12,8 6,72

1988 2,10 1,36 0,98 0,69 2,16 3,35 4,26 2,24 5,08 12,7 14,2 3,01

1989 0,08 2,29 3,11 1,42 1,43 1,28 0,80 0,23 0,11

1990 1,66 0,97 0,28 0,51 1,91 23,8 13,7 16,6 11,4 15,4 17,7 6,09

1991 3,21 2,63 2,71 1,38 1,17 1,69 3,59 9,45 10,1 12,7 3,70 2,36

1992 0,46 0,60 0,55 1,22 3,71 25,1 14,3 34,5 15,8 31,4 14,4 6,61

1993 4,96 3,24 3,59 2,23 7,30 10,8 22,4 21,2 26,1 69,6 18,2 61,4

1994 8,55 2,97 3,28 2,71 5,27 9,73 16,9 23,7 40,5 24,1 11,4 4,93

1995 3,89 0,68 0,63 0,67 2,40 3,15 11,2 18,8 17,3 17,0 9,61 7,45

1996 5,21 20,4 1,49 2,36 15,6 17,7 11,7 18,3 23,2 33,1 19,3 19,7

1997 7,90 3,78 1,35 5,13 7,88 6,05 21,1 29,6 29,6 18,6 7,35 2,72

1998 1,36 0,72 0,42 0,46 2,46 3,01 5,74 19,4 15,3 25,9 115 37,0

1999 9,80 3,34 2,42 6,31 32,1 29,9 26,6 30,3 26,0 37,3 40,2 27,8

2000 6,35 2,63 3,34 6,22 9,90 15,9 24,4 22,2 35,5 165 54,3 20,8

2001 5,45 1,71 2,42 2,09 3,76 15,6 9,14 56,8 27,4 17,3 12,4 5,13

2002 1,68 0,96 0,87 1,11 2,65 17,4 6,02 50,7 39,6 22,0 25,5 7,40

2003 3,72 1,56 0,97 0,71 5,26 13,0 10 10,3 24,1 16,7 14,6 3,73

2004 2,18 1,25 1,11 2,44 3,00 12,0 14,5 30,4 14,1 5,42 2,83 2,30

2005 0,52 0,40 0,29 0,40 6,86 7,06 14,9 16,2 73,1 15,5 16,9 99,3

2006 13,6 6,12 4,59 4,81 19,2 25,8 37,8 64,4 91,0 52,1 19,0 13,7

2007 11,2 3,43 3,13 3,72 17,2 46,9 48,6 182 89,1 45,0 110 25,9

2008 13,7 5,18 4,96 1,56 27,2 26,2 16,5 36,3 37,5 31,8 74,8 369

2009 22,8 5,23 3,26 18,1 48,2 19,0 16,6 22,2 32,8 58,3 40,4 6,55

2010 7,27 2,43 2,00 2,36 2,97 9,01 28,7 15,7 17,6 13,2 37,8 11,8

2011 5,26 3,81 1,90 2,67 5,93 16,8 12,3 15,6 30,5 54,4 10,7 15,2

2012 6,67 7,98 11,5 17,4 11,5 6,89 17,1 12,1 50,2 36,0 16,7 3,53

2013 3,99 2,19 2,02 2,60 5,20 26,1 22,7 19,3 45,5 62,6 15,0 9,39

2014 4,96 6,03 2,57 4,10 11,7 12,8 29,9 13,3 18,2 13,8 9,85 10,2

2015 2,98 2,18 2,21 2,01 4,41 5,50 10 10,3 8,1 6,77 6,85 4,81

2016 4,81 2,20 1,99 3,86 9,25 6,60 7 10,1 10,9 7,40 66,2 34,2

Page 84: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

77

Bảng 7: Số liệu mặt cắt ngang số 1 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 1 Mặt cắt số 1 Mặt cắt số 1

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 277,58 30 247,43 248,74 59 543,63 252,98

2 10,06 270,52 31 255,32 248,05 60 556,20 253,97

3 21,62 268,10 32 265,36 249,97 61 565,97 254,58

4 31,38 267,90 33 275,25 249,75 62 575,81 255,92

5 38,70 267,59 34 284,53 249,23 63 588,63 254,13

6 46,03 268,74 35 292,57 249,35 64 601,50 251,80

7 54,20 269,23 36 300,39 249,17 65 621,44 254,35

8 61,67 267,95 37 310,13 248,05 66 629,88 255,17

9 70,01 266,02 38 319,78 245,96 67 639,20 254,98

10 77,76 265,92 39 331,86 246,77 68 649,04 255,17

11 85,54 266,48 40 343,93 248,26 69 661,29 255,66

12 93,04 262,65 41 355,70 248,47 70 671,17 255,11

13 101,66 257,97 42 367,34 248,41 71 681,12 254,03

14 111,30 256,25 43 378,75 248,01 72 690,29 253,68

15 120,59 255,31 44 398,83 247,50 73 699,43 253,20

16 130,01 253,58 45 407,44 247,26 74 709,18 252,73

17 139,43 251,72 46 415,98 246,83 75 719,29 252,44

18 148,92 249,99 47 424,79 246,18 76 728,65 251,95

19 156,96 249,14 48 433,99 245,01 77 738,06 251,18

20 165,75 248,26 49 444,35 243,84 78 747,51 249,51

21 172,88 248,72 50 454,73 242,79 79 757,64 248,88

22 180,65 249,53 51 464,94 241,40 80 767,27 248,42

23 188,36 246,58 52 475,05 245,52 81 778,04 247,18

24 196,08 245,70 53 485,32 247,40 82 787,54 248,05

25 204,13 245,50 54 494,12 248,42 83 796,63 249,31

26 212,58 248,48 55 503,07 249,13 84 806,00 250,64

27 220,39 249,39 56 511,79 249,58 85 815,07 251,94

28 229,34 249,82 57 520,44 250,71 86 823,50 253,26

29 239,28 249,44 58 532,18 251,91 87 834,22 254,60

Page 85: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

78

Mặt cắt số 1 Mặt cắt số 1 Mặt cắt số 1

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

88 843,82 254,85 110 1104,41 272,83 132 1275,87 264,63

89 854,73 257,89 111 1108,71 273,96 133 1285,25 264,93

90 866,61 259,96 112 1113,16 274,69 134 1295,31 262,71

91 877,90 261,35 113 1119,40 275,38 135 1302,09 261,91

92 890,94 262,43 114 1126,23 276,01 136 1313,71 261,72

93 903,85 263,14 115 1134,07 275,23 137 1325,06 264,44

94 916,00 263,21 116 1142,19 274,04 138 1335,13 264,52

95 927,09 262,02 117 1149,76 273,10 139 1345,19 266,32

96 939,73 261,94 118 1158,94 272,24 140 1355,39 267,25

97 951,29 262,28 119 1165,11 271,59 141 1364,83 267,68

98 963,63 260,87 120 1172,40 270,50 142 1374,82 267,93

99 975,30 261,44 121 1191,19 267,78 143 1384,69 267,83

100 989,05 260,21 122 1198,79 267,44 144 1394,08 267,40

101 1000,80 259,77 123 1206,06 266,73 145 1400,17 266,99

102 1012,37 262,31 124 1212,99 266,58 146 1408,29 265,50

103 1024,18 264,41 125 1220,25 266,97 147 1420,94 267,50

104 1036,04 263,82 126 1227,37 267,33 148 1434,86 268,40

105 1047,10 263,36 127 1233,64 267,13 149 1448,04 268,00

106 1058,63 264,53 128 1242,37 266,43 150 1458,33 270,54

107 1066,65 265,65 129 1251,08 265,53 151 1464,38 272,26

108 1076,31 266,66 130 1259,30 265,23 152 1466,87 273,00

109 1096,29 270,51 131 1266,57 264,99

Page 86: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

79

Bảng 8: Số liệu mặt cắt ngang số 2 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 273,18 34 302,08 270,88 67 543,56 281,02

2 4,38 270,83 35 304,95 271,76 68 549,05 279,95

3 10,09 267,30 36 310,37 272,23 69 556,11 278,55

4 19,04 266,41 37 318,18 272,36 70 563,50 277,54

5 24,49 265,58 38 323,52 272,36 71 569,70 275,60

6 35,47 264,02 39 327,46 270,88 72 578,74 272,65

7 47,52 262,34 40 335,58 268,17 73 584,99 272,82

8 59,98 260,72 41 344,75 268,09 74 591,30 272,84

9 69,75 258,66 42 351,03 266,10 75 594,94 271,00

10 79,17 257,02 43 360,59 262,82 76 603,34 266,12

11 89,21 255,53 44 372,44 258,57 77 622,12 258,27

12 99,81 251,95 45 385,85 261,09 78 635,15 255,62

13 110,74 253,45 46 394,62 264,03 79 647,12 254,37

14 122,58 255,22 47 404,02 268,39 80 660,14 249,87

15 133,91 255,38 48 410,24 269,34 81 674,31 247,89

16 144,87 255,28 49 420,16 272,44 82 685,63 254,33

17 156,13 254,94 50 425,04 273,01 83 697,17 257,75

18 168,43 253,92 51 433,18 273,24 84 707,03 259,58

19 177,90 251,59 52 440,53 274,25 85 713,36 259,94

20 186,99 252,99 53 445,54 275,41 86 720,76 260,17

21 198,37 255,80 54 450,29 276,62 87 727,53 260,92

22 206,52 257,61 55 455,79 278,87 88 733,95 262,35

23 214,08 258,75 56 463,21 261,41 89 741,89 263,91

24 223,40 259,74 57 470,65 267,42 90 748,39 265,73

25 232,81 259,88 58 473,72 281,25 91 754,66 267,89

26 241,79 258,31 59 480,57 279,97 92 768,74 272,33

27 249,72 259,77 60 489,46 277,72 93 772,69 273,82

28 258,10 260,69 61 494,93 276,61 94 779,48 276,36

29 263,19 261,55 62 499,03 278,67 95 785,70 277,92

30 270,56 263,09 63 509,65 279,41 96 792,41 278,59

31 275,60 264,38 64 515,76 263,79 97 805,08 278,19

32 280,50 266,60 65 527,16 280,53 98 812,07 277,68

33 291,35 268,00 66 537,58 265,47 99 821,67 276,39

Page 87: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

80

Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

100 830,28 275,27 136 1191,35 244,72 172 1632,64 234,52

101 838,57 273,83 137 1202,53 245,09 173 1645,48 236,87

102 843,54 272,38 138 1214,65 246,04 174 1657,37 239,02

103 846,98 271,11 139 1226,66 242,40 175 1668,89 238,04

104 852,82 270,97 140 1241,94 239,71 176 1678,99 237,34

105 865,16 266,12 141 1256,05 239,11 177 1691,12 237,55

106 878,23 264,26 142 1268,33 238,29 178 1703,39 239,17

107 889,07 265,42 143 1280,37 238,31 179 1714,36 239,74

108 897,57 267,58 144 1294,43 238,97 180 1726,33 237,24

109 904,48 268,76 145 1309,72 239,26 181 1737,18 239,30

110 924,06 270,90 146 1320,98 239,17 182 1749,55 239,68

111 931,40 271,59 147 1333,09 238,32 183 1760,25 240,57

112 939,24 272,97 148 1343,89 235,72 184 1771,83 240,99

113 945,85 273,45 149 1352,59 233,49 185 1783,60 240,54

114 953,75 274,55 150 1360,33 233,09 186 1795,28 238,45

115 959,07 274,46 151 1370,16 233,28 187 1807,58 238,73

116 963,68 274,16 152 1382,10 232,66 188 1821,66 238,78

117 970,57 273,45 153 1391,02 231,09 189 1835,35 240,47

118 978,33 273,17 154 1403,79 232,29 190 1845,44 239,93

119 982,62 270,90 155 1416,22 232,91 191 1861,26 239,44

120 993,04 265,40 156 1428,64 232,49 192 1872,96 241,90

121 1007,49 261,37 157 1442,50 232,74 193 1888,60 242,48

122 1018,64 259,67 158 1454,19 232,84 194 1903,22 242,15

123 1026,59 258,81 159 1466,98 231,87 195 1916,48 241,47

124 1033,83 255,74 160 1480,11 232,77 196 1929,63 242,05

125 1044,58 253,77 161 1492,83 233,12 197 1941,15 242,13

126 1056,95 253,50 162 1506,55 233,83 198 1960,29 244,26

127 1071,23 252,54 163 1518,79 234,64 199 1978,79 248,27

128 1086,85 253,11 164 1531,94 235,05 200 1991,61 249,12

129 1100,34 253,87 165 1545,15 234,98 201 2007,85 249,78

130 1113,56 254,26 166 1557,24 232,90 202 2024,30 250,54

131 1129,91 254,69 167 1570,71 233,86 203 2037,17 251,63

132 1143,52 249,58 168 1583,06 234,24 204 2048,40 251,63

133 1159,59 248,88 169 1596,81 233,40 205 2064,55 251,63

134 1170,12 247,19 170 1607,96 235,68 206 2078,89 254,71

135 1180,96 246,48 171 1621,79 236,41 207 2101,93 257,22

Page 88: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

81

Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

208 2114,77 258,03 244 2505,47 261,74 280 2896,58 252,62

209 2126,84 260,34 245 2515,15 261,46 281 2909,18 252,74

210 2138,96 262,35 246 2525,88 261,12 282 2921,64 252,73

211 2147,24 262,36 247 2537,11 260,65 283 2932,70 252,09

212 2158,33 262,62 248 2548,02 260,27 284 2944,97 253,06

213 2167,39 263,82 249 2561,18 259,75 285 2956,96 253,74

214 2183,27 263,51 250 2570,01 259,39 286 2969,26 254,47

215 2198,61 263,50 251 2581,49 258,80 287 2980,43 255,12

216 2212,36 262,70 252 2591,08 258,35 288 2993,32 255,44

217 2221,57 263,23 253 2599,33 257,87 289 3004,97 256,63

218 2229,24 263,12 254 2608,06 257,47 290 3016,69 257,38

219 2239,26 263,02 255 2618,88 257,04 291 3027,65 257,96

220 2246,33 263,02 256 2630,03 255,81 292 3037,44 258,58

221 2261,21 262,77 257 2640,46 254,83 293 3047,23 259,13

222 2273,22 262,68 258 2650,99 254,83 294 3056,93 259,76

223 2282,30 262,50 259 2658,23 254,86 295 3066,83 260,35

224 2292,52 262,36 260 2666,85 254,82 296 3076,81 260,85

225 2303,01 262,14 261 2676,25 253,88 297 3087,00 261,16

226 2312,41 261,84 262 2689,76 253,33 298 3096,13 261,59

227 2321,68 261,72 263 2706,33 254,75 299 3105,20 262,02

228 2331,94 261,57 264 2717,84 255,55 300 3115,45 263,86

229 2341,78 261,45 265 2730,52 256,24 301 3123,71 266,57

230 2351,06 260,95 266 2740,92 256,69 302 3130,34 267,89

231 2361,79 260,29 267 2753,15 257,16 303 3139,64 268,75

232 2370,95 260,50 268 2764,37 257,39 304 3150,41 268,84

233 2381,12 261,22 269 2775,85 257,60 305 3163,70 268,95

234 2390,64 261,49 270 2786,46 257,56 306 3181,31 269,10

235 2403,33 261,69 271 2795,55 257,42 307 3194,60 269,40

236 2412,05 261,82 272 2805,23 257,09 308 3205,00 269,70

237 2420,71 261,97 273 2815,66 256,56 309 3218,00 271,37

238 2430,10 262,15 274 2827,05 255,96 310 3221,51 272,94

239 2444,78 262,29 275 2837,36 255,33 311 3237,25 274,50

240 2459,08 262,24 276 2848,75 252,26 312 3247,09 275,99

241 2472,17 262,21 277 2861,69 250,97 313 3260,29 277,81

242 2483,33 261,90 278 2873,58 251,67 314 3274,54 279,25

243 2493,21 261,98 279 2885,60 252,13 315 3289,49 279,80

Page 89: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

82

Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2 Mặt cắt số 2

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

316 3302,44 279,76 349 3550,66 260,84 382 3865,73 266,72

317 3316,32 279,57 350 3557,04 260,83 383 3876,62 265,42

318 3330,31 278,93 351 3564,13 260,75 384 3886,75 264,33

319 3343,20 278,59 352 3570,92 260,63 385 3897,00 263,36

320 3356,46 278,01 353 3577,78 260,42 386 3905,06 262,46

321 3368,83 277,08 354 3587,05 260,16 387 3914,08 261,15

322 3379,01 276,56 355 3596,23 259,61 388 3924,13 259,40

323 3383,67 276,05 356 3605,24 259,89 389 3936,30 258,64

324 3388,85 275,49 357 3616,16 260,21 390 3945,84 258,12

325 3394,30 275,59 358 3626,09 260,52 391 3955,13 259,15

326 3399,59 275,18 359 3636,12 262,96 392 3963,96 259,58

327 3405,75 274,26 360 3646,28 264,52 393 3973,92 260,42

328 3415,38 273,48 361 3656,54 265,32 394 3984,93 261,22

329 3425,66 272,43 362 3667,78 266,69 395 3994,76 261,77

330 3428,02 272,40 363 3676,56 268,12 396 4005,25 262,65

331 3430,99 271,40 364 3687,22 268,08 397 4016,52 263,51

332 3437,41 267,45 365 3696,86 268,53 398 4026,74 264,22

333 3448,22 267,45 366 3706,59 268,96 399 4036,84 264,72

334 3457,67 267,45 367 3716,33 269,10 400 4046,58 265,53

335 3466,31 267,45 368 3725,52 269,25 401 4056,64 266,48

336 3477,78 266,78 369 3736,41 269,29 402 4066,44 266,95

337 3485,60 265,86 370 3745,86 269,06 403 4077,08 267,35

338 3492,40 264,73 371 3755,44 268,66 404 4084,87 267,76

339 3498,25 264,09 372 3765,16 268,57 405 4093,84 268,08

340 3503,47 263,45 373 3774,59 268,58 406 4103,97 268,33

341 3508,67 262,92 374 3785,01 268,25 407 4113,51 268,61

342 3514,70 262,82 375 3796,55 268,11 408 4120,61 268,80

343 3519,36 262,59 376 3806,25 265,71 409 4128,76 269,24

344 3523,23 262,30 377 3816,19 266,78 410 4138,66 269,75

345 3529,05 261,91 378 3826,56 267,53 411 4146,84 270,00

346 3535,04 261,61 379 3836,59 268,12 412 4156,40 270,50

347 3539,51 261,36 380 3845,13 268,11 413 4165,39 271,34

348 3544,90 261,21 381 3855,37 267,69 414 4169,13 272,42

Page 90: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

83

Bảng 9: Số liệu mặt cắt ngang số 3 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,91 34 308,74 247,39 67 630,46 252,46

2 6,06 271,92 35 317,89 247,61 68 639,98 254,88

3 13,98 271,75 36 328,27 246,55 69 649,29 255,79

4 21,88 272,40 37 339,25 244,88 70 658,37 255,27

5 27,97 272,01 38 350,02 245,22 71 667,72 254,71

6 31,85 271,11 39 360,98 244,76 72 677,04 255,50

7 45,87 262,48 40 371,82 245,32 73 686,32 254,44

8 55,79 262,72 41 382,85 244,86 74 698,78 251,19

9 65,68 263,31 42 393,21 244,41 75 708,16 248,67

10 75,58 263,62 43 403,96 245,32 76 717,56 249,74

11 85,47 263,01 44 416,78 247,60 77 726,94 250,52

12 96,09 262,48 45 425,85 249,37 78 736,32 251,36

13 105,97 263,30 46 435,77 250,78 79 745,58 252,19

14 115,93 265,07 47 443,84 253,77 80 754,94 253,33

15 125,27 266,38 48 452,12 256,39 81 764,49 254,70

16 135,82 267,43 49 458,90 258,01 82 773,76 255,33

17 145,76 268,87 50 466,79 258,24 83 783,07 254,80

18 155,34 269,42 51 473,88 257,67 84 791,08 257,81

19 164,57 269,64 52 482,94 256,29 85 798,94 259,89

20 173,63 269,14 53 491,87 254,17 86 806,50 261,40

21 182,59 268,35 54 501,24 251,85 87 813,98 263,06

22 191,67 267,72 55 513,27 250,23 88 821,68 263,78

23 201,21 268,15 56 522,36 249,27 89 829,12 264,24

24 209,77 268,96 57 531,62 248,64 90 836,65 263,43

25 219,01 268,74 58 541,28 248,07 91 844,33 262,08

26 228,02 268,06 59 551,40 246,99 92 851,83 259,93

27 237,56 265,45 60 561,65 245,21 93 859,26 257,98

28 247,31 261,26 61 571,36 243,85 94 868,19 254,66

29 257,53 256,16 62 581,98 242,25 95 877,49 255,17

30 267,15 251,24 63 592,00 242,99 96 886,59 254,09

31 277,28 246,75 64 603,55 245,60 97 895,90 252,24

32 288,53 246,17 65 612,33 248,56 98 905,43 249,87

33 299,10 245,80 66 621,16 249,41 99 914,77 250,49

Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Ghi chú

Page 91: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

84

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

100 924,13 249,51 136 1225,77 244,77 172 1597,45 234,52

101 933,59 247,45 137 1235,45 241,87 173 1613,57 234,96

102 942,95 245,73 138 1245,15 242,80 174 1627,81 240,96

103 952,23 245,87 139 1255,31 243,72 175 1644,25 249,48

104 961,39 250,50 140 1265,12 247,04 176 1653,12 253,62

105 970,60 253,88 141 1274,46 248,35 177 1668,58 262,27

106 979,01 256,51 142 1284,47 249,04 178 1684,34 268,19

107 986,81 258,73 143 1294,70 249,23 179 1689,12 271,03

108 994,14 260,32 144 1304,52 249,33 180 1692,66 272,55

109 1001,67 261,62 145 1314,14 249,41 181 1695,25 273,06

110 1010,20 263,17 146 1324,13 249,53 182 1697,36 273,71

111 1017,58 263,47 147 1333,99 249,73 183 1701,51 272,52

112 1025,03 263,78 148 1343,74 249,82 184 1705,53 270,95

113 1033,89 264,48 149 1353,38 249,99 185 1713,58 262,45

114 1040,48 265,41 150 1363,46 250,45 186 1727,42 269,37

115 1047,75 266,22 151 1373,15 250,83 187 1739,28 269,06

116 1055,48 266,48 152 1383,03 250,45 188 1750,35 261,05

117 1062,98 266,73 153 1393,08 250,33 189 1763,14 257,39

118 1071,28 266,67 154 1402,70 249,85 190 1774,27 255,31

119 1078,50 266,66 155 1412,68 250,14 191 1785,87 253,37

120 1085,96 266,08 156 1422,29 249,52 192 1798,44 251,16

121 1093,73 264,28 157 1432,61 249,53 193 1811,56 248,02

122 1101,23 261,84 158 1442,94 249,37 194 1821,12 247,44

123 1110,30 259,99 159 1451,65 249,49 195 1832,82 246,77

124 1118,80 260,36 160 1462,24 248,51 196 1844,03 246,06

125 1127,34 260,84 161 1471,95 245,90 197 1855,72 245,19

126 1136,44 261,80 162 1481,34 242,58 198 1867,06 243,92

127 1145,73 261,93 163 1492,74 240,88 199 1878,32 242,28

128 1154,77 260,55 164 1503,94 241,81 200 1890,28 241,21

129 1162,77 260,65 165 1515,79 238,75 201 1901,62 242,68

130 1171,44 261,19 166 1527,30 238,40 202 1912,79 243,20

131 1180,42 261,55 167 1539,47 235,99 203 1924,40 243,38

132 1189,12 261,62 168 1550,72 233,61 204 1935,61 244,17

133 1197,83 261,09 169 1562,81 234,77 205 1947,14 243,61

134 1207,08 258,06 170 1574,39 231,84 206 1958,51 243,49

135 1215,83 251,20 171 1585,84 231,30 207 1969,98 243,15

Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Ghi chú

Page 92: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

85

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

208 1981,18 242,59 244 2366,28 251,86 280 2733,03 249,73

209 1992,82 241,98 245 2376,45 251,82 281 2745,70 249,94

210 2004,04 241,17 246 2385,66 251,61 282 2758,93 250,16

211 2015,73 240,02 247 2394,44 251,30 283 2771,36 250,25

212 2027,97 237,45 248 2404,32 250,63 284 2784,60 250,27

213 2039,94 234,59 249 2414,02 251,45 285 2797,48 250,27

214 2052,54 235,95 250 2423,39 252,16 286 2809,85 250,38

215 2065,45 234,95 251 2433,61 252,95 287 2822,85 250,38

216 2078,30 236,62 252 2442,36 253,31 288 2835,44 249,72

217 2091,21 236,36 253 2452,29 253,55 289 2848,59 249,40

218 2103,84 235,94 254 2461,45 253,80 290 2860,86 248,96

219 2115,46 237,38 255 2471,05 254,12 291 2873,36 248,48

220 2128,48 234,81 256 2480,72 253,98 292 2886,15 247,69

221 2141,43 236,92 257 2489,83 254,80 293 2900,07 246,70

222 2152,40 240,04 258 2499,42 255,17 294 2915,81 245,17

223 2164,37 240,62 259 2518,23 256,00 295 2929,87 244,35

224 2175,73 243,92 260 2527,64 256,37 296 2944,88 244,45

225 2187,41 245,86 261 2536,98 256,30 297 2958,43 244,72

226 2197,03 248,57 262 2546,52 255,90 298 2972,41 245,53

227 2206,46 250,14 263 2556,46 255,47 299 2984,26 245,92

228 2215,75 251,31 264 2566,02 254,54 300 2996,62 246,34

229 2225,06 251,95 265 2575,84 254,16 301 3008,42 246,49

230 2235,18 252,72 266 2585,66 253,20 302 3022,30 246,52

231 2244,03 253,44 267 2593,88 252,60 303 3032,68 246,47

232 2253,55 253,90 268 2602,26 251,88 304 3043,43 246,38

233 2262,53 254,25 269 2610,82 251,06 305 3057,10 246,47

234 2272,02 254,40 270 2618,40 250,47 306 3067,96 246,94

235 2281,60 254,35 271 2624,75 249,54 307 3079,01 248,13

236 2291,20 254,17 272 2631,49 248,22 308 3090,65 249,07

237 2301,18 253,85 273 2647,04 248,00 309 3103,16 249,79

238 2309,70 253,23 274 2659,83 248,00 310 3114,91 250,53

239 2319,27 253,04 275 2671,05 248,00 311 3127,28 251,17

240 2329,76 252,77 276 2682,15 248,00 312 3138,99 251,75

241 2338,45 252,49 277 2693,82 246,77 313 3151,11 252,31

242 2347,18 252,32 278 2707,33 248,54 314 3163,84 252,94

243 2356,38 252,12 279 2720,89 249,40 315 3175,32 253,53

Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Mặt cắt số 3 Ghi chú

Page 93: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

86

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

316 3175,32 253,53 347 3509,14 264,23 378 3807,98 253,85

317 3187,73 254,21 348 3519,33 265,10 379 3818,29 256,89

318 3201,52 254,61 349 3529,28 265,70 380 3828,36 257,83

319 3212,33 255,17 350 3539,21 266,53 381 3836,43 258,39

320 3223,73 255,59 351 3548,88 267,14 382 3846,22 258,77

321 3232,99 255,89 352 3559,07 267,90 383 3854,40 259,21

322 3242,61 256,15 353 3568,62 268,37 384 3863,88 259,51

323 3253,95 257,23 354 3579,10 268,67 385 3873,02 259,76

324 3264,01 257,39 355 3588,22 268,87 386 3881,66 260,07

325 3273,94 257,59 356 3598,50 268,85 387 3891,02 260,36

326 3283,06 257,59 357 3608,00 269,11 388 3900,27 261,00

327 3292,83 257,66 358 3617,40 268,97 389 3908,79 261,83

328 3302,95 257,76 359 3625,73 268,58 390 3917,44 262,46

329 3315,00 257,73 360 3635,31 267,87 391 3925,54 263,12

330 3325,31 257,52 361 3644,60 267,16 392 3934,04 263,58

331 3338,47 257,41 362 3654,39 266,17 393 3944,54 264,13

332 3353,78 257,38 363 3663,81 264,75 394 3952,40 264,48

333 3368,63 254,97 364 3671,91 263,37 395 3961,12 264,88

334 3380,64 256,10 365 3680,66 262,70 396 3970,23 265,53

335 3391,87 257,35 366 3690,47 261,82 397 3980,59 266,28

336 3402,53 258,00 367 3699,43 261,34 398 3990,54 266,85

337 3411,04 258,63 368 3708,24 260,80 399 3999,99 267,25

338 3421,14 259,33 369 3716,28 260,26 400 4009,78 267,36

339 3430,37 260,10 370 3725,82 259,87 401 4016,94 269,90

340 3440,88 260,74 371 3734,95 258,86 402 4026,64 269,54

341 3450,62 261,18 372 3744,32 258,24 403 4033,29 269,98

342 3459,89 261,84 373 3753,53 257,26 404 4041,93 270,55

343 3470,81 262,37 374 3764,42 256,06 405 4051,19 270,98

344 3480,98 262,94 375 3775,07 254,17 406 4058,74 271,22

345 3490,29 263,59 376 3785,70 252,89 407 4069,81 273,00

346 3499,49 263,97 377 3797,39 252,86

Page 94: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

87

Bảng 10: Số liệu mặt cắt ngang số 4 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,45 34 359,90 255,49 67 727,18 253,01

2 6,66 271,55 35 372,71 258,01 68 735,93 251,65

3 13,11 271,00 36 383,01 259,24 69 745,43 252,71

4 26,32 270,50 37 393,79 260,05 70 755,44 252,30

5 38,87 270,00 38 403,93 260,49 71 764,22 254,96

6 49,15 269,50 39 413,85 261,37 72 772,88 253,39

7 58,63 269,00 40 422,81 262,34 73 784,74 252,08

8 67,30 267,88 41 432,35 263,23 74 796,42 251,22

9 75,86 266,45 42 443,56 263,77 75 807,60 251,34

10 84,82 265,52 43 454,67 264,18 76 819,99 251,84

11 94,18 265,23 44 465,92 264,18 77 831,69 251,23

12 104,78 264,24 45 477,05 263,52 78 844,34 249,65

13 113,96 263,43 46 488,31 263,14 79 856,78 249,26

14 120,97 262,64 47 499,11 262,54 80 870,26 248,85

15 130,17 261,62 48 509,95 262,18 81 881,95 248,25

16 141,79 259,44 49 522,35 261,74 82 893,31 247,31

17 153,49 260,96 50 534,26 261,11 83 907,47 252,86

18 164,60 261,33 51 546,23 260,39 84 919,76 253,47

19 176,78 260,74 52 558,83 259,51 85 931,43 254,01

20 187,97 259,95 53 570,80 258,86 86 942,66 255,38

21 200,32 259,08 54 582,29 258,53 87 952,67 255,44

22 211,46 258,35 55 594,23 258,30 88 963,90 255,28

23 223,32 257,50 56 606,41 258,59 89 976,14 256,47

24 234,92 256,73 57 618,44 258,98 90 989,23 255,79

25 244,92 255,73 58 630,85 259,68 91 1003,52 254,45

26 258,88 253,33 59 643,35 261,88 92 1016,92 255,40

27 269,81 253,72 60 655,39 264,67 93 1029,58 254,91

28 282,84 254,48 61 666,90 264,29 94 1044,08 255,33

29 295,18 255,15 62 678,34 262,69 95 1057,10 254,39

30 307,93 255,70 63 687,70 259,24 96 1069,68 253,14

31 321,07 255,64 64 696,82 256,59 97 1081,22 251,39

32 334,16 255,11 65 706,42 255,47 98 1093,71 249,18

33 346,48 252,76 66 717,62 254,20 99 1105,39 247,48

Page 95: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

88

Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

100 1116,13 246,16 137 1518,16 242,55 174 1953,90 253,76

101 1128,20 245,21 138 1529,09 243,19 175 1965,70 253,99

102 1138,19 244,19 139 1539,33 243,73 176 1975,13 253,99

103 1148,65 244,00 140 1548,58 244,41 177 1984,87 253,88

104 1158,33 239,27 141 1558,94 244,92 178 1994,21 253,66

105 1169,81 234,65 142 1568,61 246,45 179 2002,15 253,06

106 1180,67 231,12 143 1577,83 246,45 180 2012,36 252,48

107 1190,18 229,29 144 1585,81 246,45 181 2021,38 252,51

108 1201,31 234,47 145 1594,41 246,45 182 2032,32 253,31

109 1211,40 233,34 146 1602,66 246,45 183 2044,52 253,39

110 1223,72 234,41 147 1612,29 250,50 184 2056,53 253,77

111 1235,06 232,13 148 1620,32 250,50 185 2068,42 254,18

112 1247,43 235,52 149 1629,26 250,70 186 2080,83 254,42

113 1258,87 230,83 150 1640,76 250,94 187 2092,71 254,25

114 1270,77 228,83 151 1653,61 249,18 188 2103,92 254,34

115 1282,74 232,65 152 1666,64 247,15 189 2115,41 254,40

116 1294,55 233,62 153 1679,74 245,69 190 2139,36 254,50

117 1307,60 236,01 154 1693,56 245,45 191 2151,40 254,08

118 1319,16 237,63 155 1706,38 244,62 192 2163,64 253,73

119 1329,81 238,56 156 1719,52 244,01 193 2176,08 253,33

120 1340,46 239,17 157 1733,30 243,68 194 2188,21 252,86

121 1350,77 239,95 158 1746,76 243,19 195 2200,33 252,41

122 1361,61 240,32 159 1759,65 243,35 196 2211,54 251,79

123 1373,12 241,52 160 1772,61 243,93 197 2223,17 251,09

124 1382,65 241,89 161 1785,88 243,48 198 2235,33 250,72

125 1394,15 241,81 162 1800,88 242,74 199 2246,59 249,99

126 1404,26 241,65 163 1815,48 243,33 200 2258,21 249,49

127 1414,65 242,18 164 1828,92 245,19 201 2270,19 248,75

128 1425,71 242,39 165 1843,21 245,98 202 2282,01 247,67

129 1436,10 242,07 166 1857,77 246,47 203 2294,12 246,71

130 1447,47 241,99 167 1870,56 246,97 204 2306,11 246,45

131 1458,04 241,57 168 1882,80 249,21 205 2317,96 247,86

132 1468,62 241,24 169 1894,80 251,90 206 2329,47 248,34

133 1478,79 241,29 170 1906,92 252,63 207 2342,01 248,57

134 1489,80 241,46 171 1918,68 253,11 208 2353,85 248,84

135 1498,71 241,74 172 1930,59 253,43 209 2365,81 248,94

136 1507,67 242,08 173 1942,06 253,76 210 2377,59 249,00

Page 96: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

89

Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4 Mặt cắt số 4

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

211 2388,92 249,16 247 2761,53 253,09 283 3186,65 252,45

212 2401,22 249,20 248 2772,41 252,57 284 3197,78 251,01

213 2412,70 249,37 249 2782,85 252,31 285 3211,59 251,33

214 2424,41 249,46 250 2793,27 252,38 286 3223,33 252,64

215 2436,11 249,76 251 2804,14 252,44 287 3232,43 253,65

216 2448,04 249,84 252 2817,60 252,34 288 3243,87 255,43

217 2460,04 250,54 253 2826,37 251,48 289 3255,70 256,47

218 2472,08 250,96 254 2835,31 249,91 290 3267,32 256,08

219 2480,74 250,36 255 2846,95 248,20 291 3278,34 256,10

220 2490,63 250,36 256 2858,59 248,15 292 3289,99 257,05

221 2499,48 250,36 257 2870,15 250,63 293 3300,46 257,65

222 2507,64 250,36 258 2881,52 251,84 294 3309,93 257,92

223 2514,03 250,36 259 2904,43 252,54 295 3319,08 258,08

224 2521,75 250,30 260 2916,36 252,13 296 3328,42 258,21

225 2529,28 250,34 261 2928,00 251,08 297 3337,95 258,08

226 2538,46 250,36 262 2940,35 249,49 298 3347,23 257,66

227 2547,98 250,24 263 2951,63 249,32 299 3356,82 256,89

228 2559,70 250,26 264 2963,55 249,82 300 3366,30 257,69

229 2570,06 249,34 265 2975,32 249,25 301 3375,24 258,73

230 2580,89 248,14 266 2987,19 248,48 302 3384,73 259,07

231 2591,29 246,17 267 2998,84 251,85 303 3394,08 258,74

232 2602,45 248,44 268 3010,33 250,59 304 3403,47 257,84

233 2613,86 249,08 269 3022,44 250,91 305 3412,01 256,09

234 2624,88 249,67 270 3034,35 251,40 306 3421,18 257,83

235 2634,72 249,86 271 3046,54 252,12 307 3429,03 258,99

236 2644,87 249,76 272 3057,78 252,77 308 3435,83 259,86

237 2654,71 249,21 273 3069,94 252,57 309 3442,94 260,67

238 2666,30 248,20 274 3081,47 252,10 310 3449,69 261,75

239 2677,77 247,58 275 3093,17 252,95 311 3456,80 262,96

240 2688,91 249,81 276 3104,79 252,77 312 3463,36 263,52

241 2699,77 251,11 277 3116,67 252,06 313 3468,12 264,22

242 2710,91 251,82 278 3128,36 251,34 314 3481,42 265,22

243 2722,73 252,43 279 3140,29 250,87 315 3487,89 268,94

244 2733,56 252,98 280 3152,23 250,55 316 3492,72 269,71

245 2741,67 253,24 281 3164,49 249,92 317 3499,17 270,81

246 2750,15 253,48 282 3176,21 252,58 318 3508,37 272,50

Page 97: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

90

Bảng 11: Số liệu mặt cắt ngang số 5 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,54 34 295,61 262,41 67 576,47 267,87

2 5,67 271,95 35 304,82 262,38 68 587,48 267,22

3 13,45 271,67 36 314,51 263,23 69 597,37 267,16

4 22,67 271,59 37 323,84 260,04 70 607,50 266,49

5 34,21 271,39 38 333,23 260,14 71 618,72 265,04

6 43,33 271,07 39 342,59 262,48 72 628,01 262,69

7 54,60 271,00 40 352,11 262,03 73 637,61 260,10

8 77,60 270,60 41 361,43 261,02 74 647,97 258,85

9 86,94 270,40 42 370,68 261,29 75 658,46 258,67

10 95,54 270,20 43 380,19 260,49 76 668,39 258,90

11 102,05 270,00 44 389,89 263,13 77 678,47 261,15

12 107,03 268,78 45 398,34 261,46 78 688,49 263,70

13 112,43 269,00 46 406,77 261,21 79 698,51 264,30

14 121,15 268,31 47 414,95 261,37 80 708,37 263,84

15 125,08 269,05 48 422,73 261,58 81 718,25 262,77

16 130,59 268,91 49 430,65 264,12 82 728,05 261,71

17 139,27 269,31 50 439,08 265,38 83 738,17 260,89

18 148,86 269,36 51 447,33 265,59 84 747,90 260,87

19 155,75 269,43 52 455,55 266,47 85 758,06 259,19

20 164,86 269,41 53 462,95 267,26 86 768,03 257,59

21 174,29 269,23 54 469,47 267,88 87 778,12 256,65

22 183,61 269,17 55 476,22 268,34 88 788,18 256,50

23 193,12 269,32 56 483,05 268,48 89 798,38 256,47

24 202,45 268,97 57 488,83 268,42 90 808,82 256,81

25 211,87 268,96 58 494,01 268,30 91 818,24 258,40

26 221,41 268,62 59 498,70 268,49 92 828,43 260,15

27 230,35 268,44 60 507,81 268,25 93 838,59 261,86

28 239,66 267,60 61 515,31 268,13 94 848,11 262,49

29 248,84 266,45 62 525,09 268,24 95 857,92 262,87

30 258,40 265,75 63 535,65 268,34 96 868,04 263,10

31 267,73 265,04 64 545,42 268,39 97 878,35 263,33

32 277,28 264,47 65 555,49 267,96 98 888,52 263,63

33 286,52 262,83 66 565,18 267,62 99 898,61 264,01

Page 98: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

91

Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

100 908,20 264,46 141 1331,42 258,37 182 1737,20 259,02

101 918,79 264,76 142 1341,50 258,33 183 1747,18 258,78

102 928,84 264,87 143 1351,35 258,43 184 1757,58 258,57

103 939,26 264,48 144 1361,13 258,47 185 1767,14 258,61

104 949,25 264,28 145 1371,19 258,63 186 1778,23 255,96

105 959,16 263,24 146 1381,05 258,51 187 1789,78 250,80

106 968,38 262,42 147 1391,24 258,61 188 1803,29 245,82

107 978,62 262,09 148 1401,47 258,72 189 1817,40 238,26

108 988,62 261,81 149 1411,16 258,83 190 1831,40 239,02

109 1000,83 261,46 150 1420,94 258,95 191 1845,98 240,17

110 1013,29 261,18 151 1430,57 259,06 192 1860,02 240,28

111 1024,97 260,89 152 1440,22 259,03 193 1876,52 240,39

112 1037,70 260,55 153 1449,98 259,17 194 1891,21 239,85

113 1048,17 260,22 154 1459,34 259,19 195 1906,45 240,67

114 1058,16 259,99 155 1469,61 259,47 196 1921,74 240,32

115 1068,32 259,79 156 1478,74 259,72 197 1937,75 239,33

116 1078,76 259,73 157 1489,17 259,69 198 1954,55 239,75

117 1087,95 259,70 158 1499,43 259,83 199 1970,77 239,65

118 1097,53 259,71 159 1509,01 259,98 200 1984,46 238,35

119 1107,57 259,49 160 1518,90 260,03 201 1996,78 246,84

120 1117,71 259,43 161 1529,06 260,09 202 2012,62 257,07

121 1127,98 259,71 162 1538,96 260,27 203 2023,85 256,03

122 1138,60 258,91 163 1548,23 260,74 204 2035,25 254,90

123 1148,28 259,96 164 1557,97 260,31 205 2048,74 254,29

124 1158,90 258,81 165 1567,78 260,43 206 2060,66 253,82

125 1167,79 258,38 166 1577,68 260,61 207 2073,91 253,64

126 1177,71 258,33 167 1587,86 260,68 208 2085,99 253,74

127 1190,01 258,25 168 1597,90 260,74 209 2098,02 253,89

128 1199,95 258,26 169 1607,55 260,89 210 2109,91 253,90

129 1210,21 258,18 170 1617,90 260,68 211 2125,56 253,95

130 1222,14 258,21 171 1627,42 260,64 212 2136,37 253,95

131 1231,63 258,21 172 1637,86 260,51 213 2146,79 253,91

132 1242,29 258,26 173 1647,98 260,55 214 2158,11 253,86

133 1251,34 258,27 174 1657,33 260,54 215 2169,62 253,74

134 1261,73 258,29 175 1667,01 260,30 216 2180,57 253,77

135 1270,98 258,42 176 1677,38 259,91 217 2194,60 253,65

136 1281,23 258,41 177 1687,51 259,86 218 2210,90 253,25

137 1291,40 258,43 178 1697,21 260,05 219 2220,88 253,06

138 1301,43 258,40 179 1706,89 260,01 220 2230,17 252,61

139 1311,55 258,42 180 1717,64 259,59 221 2246,40 252,47

140 1321,27 258,38 181 1727,48 259,20 222 2260,84 252,09

Page 99: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

92

Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5 Mặt cắt số 5

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

223 2275,67 252,02 263 2685,35 256,84 303 3038,04 262,22

224 2285,07 252,05 264 2692,49 257,13 304 3047,86 262,75

225 2294,47 252,04 265 2699,83 257,20 305 3057,34 263,61

226 2306,99 252,09 266 2707,08 257,27 306 3067,01 264,50

227 2323,53 252,14 267 2714,43 257,36 307 3076,36 264,58

228 2334,27 252,14 268 2721,44 257,37 308 3085,61 265,27

229 2341,98 252,13 269 2728,40 257,23 309 3094,71 266,13

230 2354,47 252,20 270 2735,61 257,22 310 3103,78 266,45

231 2369,77 252,23 271 2743,05 257,18 311 3113,10 267,44

232 2382,89 252,29 272 2750,68 257,02 312 3122,24 267,98

233 2394,58 252,32 273 2757,76 256,97 313 3131,48 268,33

234 2405,35 252,32 274 2765,15 257,00 314 3140,85 268,58

235 2416,45 252,42 275 2772,64 257,02 315 3150,06 268,30

236 2431,60 252,61 276 2779,86 257,00 316 3159,33 268,12

237 2443,45 252,55 277 2787,29 256,92 317 3169,12 267,44

238 2453,54 252,57 278 2794,71 256,97 318 3178,45 266,74

239 2466,60 252,57 279 2802,12 257,10 319 3188,08 266,16

240 2477,59 252,57 280 2811,91 256,92 320 3198,26 266,30

241 2493,22 252,67 281 2821,62 256,93 321 3207,22 265,95

242 2501,95 252,75 282 2831,60 256,90 322 3217,69 266,05

243 2515,45 252,84 283 2841,21 256,93 323 3227,09 265,36

244 2530,12 252,98 284 2850,87 257,01 324 3235,89 264,06

245 2543,47 252,71 285 2860,35 257,06 325 3244,72 264,02

246 2549,59 254,39 286 2869,94 257,33 326 3252,81 264,65

247 2555,59 255,09 287 2879,91 257,36 327 3261,93 265,64

248 2561,43 255,05 288 2889,60 257,58 328 3269,49 266,17

249 2567,68 254,59 289 2900,12 257,80 329 3280,33 266,51

250 2576,83 254,91 290 2910,02 258,09 330 3290,98 266,27

251 2586,47 255,00 291 2920,01 258,35 331 3302,13 265,87

252 2594,72 255,16 292 2930,05 258,81 332 3312,65 264,48

253 2604,00 255,25 293 2940,07 258,94 333 3322,92 264,39

254 2612,76 255,51 294 2949,60 259,29 334 3333,59 265,02

255 2620,16 255,64 295 2959,69 259,76 335 3342,75 266,06

256 2627,60 255,80 296 2969,25 259,85 336 3352,86 266,94

257 2635,15 255,98 297 2979,31 260,21 337 3361,31 267,71

258 2642,16 256,10 298 2988,71 260,52 338 3368,34 268,36

259 2656,32 256,41 299 2998,68 260,85 339 3379,24 269,00

260 2663,57 256,63 300 3009,00 261,18 340 3390,34 270,62

261 2670,72 256,71 301 3018,18 261,52 341 3399,99 271,73

262 2678,35 256,75 302 3028,21 261,76 342 3406,69 272,50

Page 100: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

93

Bảng 12: Số liệu mặt cắt ngang số 6 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 6 Mặt cắt số 6 Mặt cắt số 6

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0,00 272,83 40 352,22 262,52 79 753,49 268,56

2 4,97 272,44 41 362,00 262,54 80 765,42 268,53

3 11,58 272,25 42 371,82 262,61 81 777,89 268,26

4 16,22 271,39 43 380,86 262,66 82 790,08 268,15

5 18,09 270,10 44 390,90 262,72 83 801,18 268,25

6 24,01 270,00 45 400,03 262,80 84 813,17 268,34

7 32,21 269,40 46 409,92 262,93 85 825,10 268,14

8 39,49 268,50 47 421,70 263,81 86 836,77 267,39

9 49,44 268,00 48 433,97 262,77 87 847,12 266,82

10 56,82 269,50 49 445,77 262,93 88 858,74 265,94

11 69,09 268,20 50 457,80 264,27 89 870,53 265,67

12 78,49 268,21 51 467,47 264,50 90 882,43 265,04

13 88,15 268,26 52 477,37 265,01 91 894,88 264,22

14 96,51 269,66 53 486,67 265,43 92 906,36 263,66

15 105,68 267,35 54 497,12 265,72 93 918,41 263,18

16 117,34 267,40 55 507,10 266,21 94 928,22 262,72

17 125,93 265,44 56 516,53 266,62 95 938,33 262,23

18 135,38 265,47 57 525,75 266,94 96 948,03 262,22

19 147,40 265,49 58 535,91 267,38 97 956,14 261,32

20 156,86 265,54 59 545,50 267,74 98 963,37 260,90

21 166,17 265,70 60 555,95 268,12 99 973,48 260,17

22 175,81 266,38 61 566,56 268,28 100 983,64 259,84

23 185,52 266,79 62 578,04 268,52 101 993,70 259,11

24 193,78 265,66 63 587,07 268,76 102 1003,81 258,48

25 203,50 264,97 64 597,12 268,94 103 1013,96 257,24

26 213,45 264,53 65 609,04 270,81 104 1028,00 253,23

27 223,47 263,74 66 618,74 271,32 105 1041,14 243,53

28 231,42 263,89 67 625,47 271,51 106 1048,81 236,90

29 241,45 263,74 68 633,23 271,58 107 1059,99 235,19

30 250,58 262,61 69 641,03 271,57 108 1072,49 235,70

31 261,16 262,46 70 651,19 271,52 109 1084,99 234,97

32 271,51 262,46 71 663,99 271,45 110 1097,48 235,47

33 279,31 262,41 72 677,09 271,15 111 1105,90 235,90

34 291,45 262,48 73 685,88 270,89 112 1113,98 237,44

35 302,95 262,42 74 695,04 269,68 113 1125,47 240,36

36 312,97 262,44 75 706,98 269,55 114 1136,74 245,04

37 322,41 262,50 76 720,46 269,29 115 1147,84 245,96

38 332,30 262,53 77 731,04 269,05 116 1159,14 247,45

39 342,49 262,52 78 742,55 268,75 117 1167,84 248,97

Page 101: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

94

Mặt cắt số 6 Mặt cắt số 6 Mặt cắt số 6

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

118 1175,80 250,73 160 1550,74 262,54 201 1945,95 263,62

119 1184,12 252,52 161 1558,60 262,49 202 1956,17 263,27

120 1192,02 254,43 162 1566,28 262,29 203 1966,70 263,14

121 1200,30 256,25 163 1574,10 262,19 204 1974,14 263,15

122 1207,77 257,23 164 1581,84 261,91 205 1984,35 263,13

123 1215,24 257,82 165 1589,77 261,84 206 1994,65 263,04

124 1221,50 258,34 166 1597,46 261,81 207 2005,01 263,23

125 1230,30 258,96 167 1605,32 261,58 208 2015,02 262,78

126 1238,78 259,60 168 1615,79 261,54 209 2025,01 262,90

127 1247,05 260,46 169 1626,31 261,31 210 2035,20 264,53

128 1255,99 261,50 170 1636,50 261,22 211 2045,38 263,47

129 1264,84 262,83 171 1647,57 261,27 212 2055,27 264,14

130 1274,80 265,17 172 1657,09 261,49 213 2065,15 265,09

131 1285,37 266,85 173 1667,45 261,82 214 2072,51 265,11

132 1295,40 268,36 174 1677,49 262,41 215 2082,51 265,40

133 1305,78 266,58 175 1687,64 262,34 216 2092,74 265,90

134 1316,08 264,60 176 1697,86 262,72 217 2102,98 266,49

135 1326,26 262,20 177 1705,70 262,92 218 2114,14 263,92

136 1336,87 261,31 178 1713,45 263,39 219 2124,04 265,42

137 1347,11 260,85 179 1721,30 263,48 220 2134,61 263,68

138 1357,44 260,50 180 1731,55 263,81 221 2144,52 263,64

139 1367,87 260,29 181 1741,97 264,07 222 2154,52 263,56

140 1378,22 260,06 182 1752,46 264,37 223 2164,74 263,45

141 1388,29 259,95 183 1762,75 264,49 224 2172,53 263,43

142 1398,74 259,84 184 1773,15 264,74 225 2182,61 263,57

143 1409,10 259,96 185 1783,55 265,03 226 2192,88 263,53

144 1419,31 260,10 186 1793,74 265,19 227 2203,37 263,74

145 1429,61 260,19 187 1804,15 265,25 228 2213,07 263,82

146 1439,97 260,41 188 1814,59 265,19 229 2222,97 264,03

147 1450,30 260,63 189 1824,96 265,12 230 2232,29 264,16

148 1460,49 260,83 190 1835,32 264,87 231 2240,94 264,29

149 1470,81 261,10 191 1845,79 264,93 232 2249,06 264,57

150 1481,18 261,39 192 1856,30 264,96 233 2257,18 264,84

151 1488,84 261,48 193 1866,69 264,68 234 2265,27 265,09

152 1496,70 261,74 194 1877,04 264,62 235 2273,14 265,44

153 1504,31 262,08 195 1887,18 264,57 236 2279,10 265,67

154 1509,39 262,15 196 1897,29 264,48 237 2283,65 265,81

155 1512,08 262,31 197 1907,43 264,30 238 2297,19 268,10

156 1519,69 262,26 198 1915,15 264,23 239 2310,21 269,02

157 1527,61 262,33 199 1925,27 264,10 240 2319,57 270,19

158 1535,20 262,51 200 1935,63 263,86 241 2326,09 273,50

159 1543,05 262,48

Page 102: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

95

Bảng 13: Số liệu mặt cắt ngang số 7 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 7 Mặt cắt số 7 Mặt cắt số 7

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,90 34 325,15 263,24 67 685,16 265,82

2 10,62 271,96 35 337,31 262,60 68 698,83 266,05

3 20,43 272,07 36 349,22 262,13 69 712,96 266,34

4 32,25 271,21 37 361,33 261,77 70 727,07 266,92

5 45,49 270,75 38 373,61 261,51 71 741,26 266,98

6 53,76 270,46 39 385,69 261,44 72 755,82 267,40

7 61,04 270,01 40 397,60 261,53 73 770,16 267,72

8 71,65 269,60 41 409,84 261,52 74 782,06 268,02

9 78,29 269,40 42 419,70 261,55 75 793,82 268,24

10 83,79 269,30 43 429,70 261,58 76 805,50 268,38

11 88,92 269,20 44 439,43 261,60 77 816,90 268,47

12 93,40 269,02 45 447,55 261,72 78 828,72 268,47

13 107,54 268,68 46 457,38 261,29 79 838,07 268,44

14 121,49 268,34 47 467,20 261,23 80 847,50 268,51

15 132,98 268,17 48 476,73 261,14 81 856,70 268,46

16 142,94 267,74 49 486,40 261,17 82 866,34 268,55

17 154,89 267,66 50 496,19 261,17 83 876,16 268,61

18 167,11 267,61 51 505,92 261,17 84 886,07 268,71

19 179,38 266,24 52 515,57 261,72 85 896,15 268,81

20 191,55 265,67 53 525,17 261,83 86 906,13 268,87

21 203,83 265,87 54 534,62 261,94 87 916,08 268,92

22 213,56 266,32 55 544,74 262,09 88 926,26 268,93

23 223,29 265,67 56 554,48 262,23 89 936,12 268,99

24 233,23 264,95 57 563,96 262,23 90 946,01 268,96

25 243,15 265,02 58 571,40 262,37 91 956,01 269,07

26 252,47 265,04 59 582,26 262,64 92 965,80 268,81

27 263,20 264,83 60 593,76 263,05 93 975,77 268,73

28 272,87 264,54 61 603,02 263,58 94 985,52 268,62

29 278,84 264,56 62 621,81 263,89 95 995,12 268,51

30 286,27 264,72 63 633,71 264,18 96 1004,91 268,44

31 293,54 265,05 64 645,45 264,61 97 1014,68 268,33

32 303,20 263,91 65 657,37 265,34 98 1024,36 268,30

33 313,23 263,71 66 669,01 265,58 99 1034,13 268,10

Mặt cắt số 7 Mặt cắt số 7 Mặt cắt số 7 Ghi chú

Page 103: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

96

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

100 1043,69 267,95 142 1481,21 244,40 184 1874,60 259,97

101 1053,63 268,05 143 1491,63 244,05 185 1884,40 260,56

102 1063,33 267,44 144 1502,40 243,75 186 1894,01 260,91

103 1073,63 267,00 145 1513,29 243,86 187 1903,78 261,18

104 1083,84 267,15 146 1523,93 243,91 188 1913,70 261,63

105 1095,89 266,78 147 1534,95 245,60 189 1923,29 261,95

106 1105,60 266,59 148 1544,10 247,86 190 1933,02 262,21

107 1115,07 266,51 149 1552,96 246,59 191 1942,89 262,19

108 1124,83 266,69 150 1563,24 246,36 192 1952,43 261,86

109 1134,65 266,69 151 1573,10 248,35 193 1962,25 262,09

110 1141,94 266,81 152 1582,15 247,78 194 1971,86 262,45

111 1151,71 266,90 153 1591,08 248,72 195 1981,80 262,58

112 1161,44 266,97 154 1599,99 245,10 196 1991,61 262,90

113 1171,27 267,24 155 1609,30 257,34 197 2001,36 263,26

114 1181,42 266,95 156 1618,03 256,61 198 2011,27 263,45

115 1194,18 266,99 157 1624,91 256,78 199 2021,10 263,79

116 1207,98 266,61 158 1630,51 257,38 200 2031,17 264,08

117 1220,05 266,64 159 1637,83 257,43 201 2042,81 264,84

118 1231,96 265,89 160 1646,99 257,31 202 2051,12 265,20

119 1244,07 265,73 161 1660,46 257,30 203 2059,72 265,52

120 1256,03 265,47 162 1669,28 257,49 204 2069,49 265,92

121 1268,07 265,23 163 1678,22 257,97 205 2079,41 266,52

122 1279,96 264,98 164 1687,54 258,04 206 2089,32 267,14

123 1287,19 264,68 165 1697,30 257,68 207 2099,25 266,99

124 1291,90 264,44 166 1706,47 258,14 208 2107,76 267,02

125 1306,29 263,96 167 1715,78 258,18 209 2114,18 267,17

126 1314,09 261,52 168 1724,95 258,25 210 2121,24 267,41

127 1325,22 256,03 169 1734,63 258,42 211 2129,00 267,70

128 1333,90 247,54 170 1744,40 258,77 212 2134,57 267,87

129 1340,28 244,95 171 1753,94 258,89 213 2143,68 268,30

130 1352,94 244,19 172 1763,91 259,15 214 2147,35 269,00

131 1365,61 243,86 173 1773,65 259,33 215 2156,02 269,41

132 1378,34 243,72 174 1779,74 259,36 216 2172,06 269,63

133 1391,39 239,24 175 1786,99 259,51 217 2183,45 269,61

134 1403,28 236,83 176 1796,65 259,55 218 2194,10 269,23

135 1412,34 236,61 177 1806,23 259,62 219 2219,69 269,24

136 1420,92 238,67 178 1816,06 259,72 220 2235,41 271,04

137 1430,46 239,08 179 1826,12 259,89 221 2246,20 271,24

138 1441,23 240,51 180 1835,45 259,87 222 2258,33 271,80

139 1452,06 242,38 181 1845,37 259,68 223 2272,09 272,82

140 1462,72 247,67 182 1855,13 259,69

141 1471,30 249,97 183 1864,88 259,66

Page 104: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

97

Bảng 14: Số liệu mặt cắt ngang số 8 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 8 Mặt cắt số 8 Mặt cắt số 8

Ghi chú STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,76 34 355,64 244,19 67 603,03 264,38

2 9,13 271,85 35 365,82 244,16 68 610,07 264,19

3 18,52 271,62 36 375,77 244,42 69 616,86 263,95

4 30,76 271,35 37 385,84 245,08 70 624,37 263,62

5 44,79 270,65 38 394,54 247,20 71 630,91 263,45

6 59,73 268,37 39 402,99 250,58 72 638,05 263,26

7 68,41 267,25 40 411,51 252,15 73 644,33 263,24

8 77,13 265,79 41 419,81 253,22 74 651,79 263,06

9 86,07 264,54 42 428,24 255,51 75 659,03 262,73

10 94,81 264,16 43 435,10 256,75 76 668,10 262,43

11 103,87 263,49 44 441,99 257,54 77 677,45 262,18

12 113,60 263,77 45 448,81 258,55 78 686,48 261,76

13 124,89 263,80 46 455,61 259,67 79 695,54 261,35

14 136,31 263,94 47 464,51 260,83 80 704,89 260,84

15 147,88 263,81 48 471,42 261,53 81 714,25 260,63

16 159,44 262,81 49 478,25 262,30 82 723,08 260,92

17 170,91 261,14 50 484,99 262,71 83 732,71 261,15

18 182,28 259,13 51 491,93 263,32 84 741,90 261,58

19 195,11 254,99 52 498,58 263,66 85 750,70 261,88

20 206,48 250,95 53 505,71 264,10 86 760,00 262,09

21 217,70 248,67 54 512,53 264,42 87 768,84 262,28

22 228,99 246,35 55 519,50 264,63 88 778,57 262,53

23 242,38 243,45 56 526,25 264,99 89 788,09 262,80

24 255,69 243,27 57 533,46 265,01 90 797,17 262,98

25 265,75 243,53 58 540,37 265,09 91 806,43 263,17

26 275,77 243,47 59 547,13 265,10 92 815,27 263,42

27 285,60 243,76 60 554,23 265,11 93 824,79 263,62

28 295,52 243,82 61 561,30 265,04 94 834,13 263,91

29 305,66 243,75 62 568,08 265,04 95 843,01 264,08

30 315,55 243,79 63 575,06 264,99 96 852,44 264,28

31 325,68 243,28 64 582,09 264,94 97 861,71 264,55

32 335,67 243,43 65 589,23 264,79 98 870,60 264,76

33 345,67 243,91 66 596,13 264,57 99 879,91 264,87

Mặt cắt số 8 Mặt cắt số 8 Mặt cắt số 8 Ghi chú

Page 105: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

98

STT Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

100 888,46 265,08 137 1248,15 256,65 173 1572,42 265,99

101 896,99 265,21 138 1257,54 256,52 174 1582,63 266,06

102 904,56 265,30 139 1267,01 257,53 175 1591,93 266,06

103 910,61 265,39 140 1276,61 257,97 176 1601,09 266,05

104 920,06 265,47 141 1283,94 258,94 177 1609,78 266,09

105 932,83 265,62 142 1293,91 259,36 178 1618,62 266,16

106 943,78 265,70 143 1303,04 259,72 179 1627,35 266,13

107 953,92 266,18 144 1312,61 259,61 180 1635,67 266,26

108 968,31 265,67 145 1321,99 259,82 181 1644,38 266,36

109 977,99 266,32 146 1331,28 260,07 182 1653,08 266,41

110 988,07 265,08 147 1339,96 260,10 183 1663,85 266,47

111 999,38 264,47 148 1348,28 260,34 184 1672,36 266,33

112 1011,24 264,49 149 1357,19 260,39 185 1682,41 265,92

113 1021,13 264,26 150 1363,78 260,57 186 1692,23 263,58

114 1030,49 264,14 151 1371,59 260,63 187 1701,60 266,54

115 1039,70 264,02 152 1379,28 260,59 188 1711,23 267,16

116 1049,69 263,90 153 1387,65 260,71 189 1721,27 267,22

117 1059,31 263,53 154 1396,47 260,77 190 1730,41 267,38

118 1068,83 262,44 155 1404,76 261,28 191 1740,23 267,39

119 1078,54 261,08 156 1412,19 261,88 192 1750,27 267,16

120 1088,44 260,04 157 1418,45 262,36 193 1760,25 266,43

121 1097,96 260,29 158 1424,62 263,08 194 1769,14 265,26

122 1107,19 259,30 159 1433,30 263,08 195 1777,96 263,35

123 1117,01 258,58 160 1442,87 263,08 196 1787,25 264,31

124 1126,77 258,47 161 1450,83 263,08 197 1795,87 266,67

125 1136,45 258,35 162 1460,80 264,91 198 1804,84 267,64

126 1145,95 258,13 163 1469,69 265,10 199 1815,06 268,28

127 1155,63 258,68 164 1480,18 265,24 200 1818,95 269,00

128 1165,13 258,74 165 1490,06 265,42 201 1826,05 269,64

129 1173,45 259,01 166 1499,69 265,49 202 1838,31 270,47

130 1180,51 259,78 167 1509,80 265,71 203 1846,74 270,76

131 1189,83 259,05 168 1519,31 265,79 204 1855,87 271,17

132 1199,39 258,59 169 1529,97 265,91 205 1863,32 271,44

133 1209,08 257,82 170 1541,05 265,96 206 1871,05 271,53

134 1219,37 257,79 171 1551,55 265,94 207 1879,03 271,83

135 1229,24 257,14 172 1561,82 266,01 208 1884,70 272,36

136 1238,61 256,69

Bảng 15: Số liệu mặt cắt ngang số 9 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 9 Mặt cắt số 9 Mặt cắt số 9 Ghi chú

Page 106: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

99

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 272,70 29 270,42 246,34 57 520,37 263,00

2 4,28 271,47 30 279,61 245,65 58 531,18 261,84

3 7,20 270,92 31 288,63 245,02 59 544,25 260,38

4 9,83 270,64 32 297,43 245,07 60 556,79 261,81

5 12,48 270,03 33 306,48 245,13 61 569,30 263,82

6 19,54 269,13 34 315,33 245,55 62 580,15 262,44

7 31,38 268,83 35 324,45 249,09 63 591,16 265,51

8 41,55 268,56 36 333,62 252,29 64 601,19 266,52

9 52,40 268,31 37 341,63 253,94 65 612,37 267,33

10 65,69 268,08 38 349,63 254,80 66 622,22 267,58

11 79,42 267,69 39 357,48 255,82 67 632,54 267,80

12 89,96 266,06 40 365,55 256,90 68 643,20 267,94

13 101,46 261,61 41 373,63 257,58 69 653,81 268,08

14 112,85 256,96 42 381,30 258,51 70 663,71 268,24

15 124,15 249,23 43 389,47 259,01 71 674,60 268,39

16 135,33 245,46 44 397,17 259,13 72 684,92 268,80

17 148,98 244,01 45 405,09 259,58 73 697,40 268,68

18 162,27 242,81 46 413,17 259,96 74 708,74 268,70

19 172,38 242,44 47 421,17 260,01 75 718,80 268,64

20 182,19 242,21 48 429,30 259,83 76 728,65 268,59

21 192,32 243,35 49 439,45 260,45 77 740,04 268,90

22 202,36 243,25 50 450,32 261,41 78 754,31 269,67

23 212,53 244,55 51 460,72 260,62 79 766,95 270,28

24 222,54 245,34 52 471,45 258,35 80 776,61 270,80

25 232,66 245,53 53 481,64 257,76 81 783,96 271,19

26 242,89 246,19 54 491,00 260,44 82 793,29 271,65

27 252,32 248,33 55 501,11 261,65 83 797,29 272,41

28 261,67 248,74 56 510,09 262,93

Page 107: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

100

Bảng 16: Số liệu mặt cắt ngang số 10 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 10 Mặt cắt số 10 Mặt cắt số 10

Ghi chú

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy

sông

(m)

1 0,00 275,50 21 143,11 258,70 41 330,38 254,38

2 1,13 275,15 22 151,55 257,47 42 338,29 256,20

3 1,62 274,49 23 161,35 256,65 43 345,43 258,32

4 3,49 274,01 24 171,36 255,54 44 353,92 259,85

5 5,64 272,74 25 181,50 254,04 45 365,34 260,14

6 9,15 271,60 26 191,10 252,32 46 376,61 259,20

7 13,57 270,50 27 200,58 251,07 47 386,04 262,20

8 25,50 270,00 28 209,49 250,73 48 396,84 262,70

9 38,73 269,50 29 221,29 250,16 49 408,03 264,50

10 49,90 268,80 30 233,73 249,84 50 420,36 266,30

11 58,06 268,38 31 243,84 249,51 51 425,25 269,12

12 66,70 268,41 32 252,37 249,20 52 431,18 269,96

13 75,23 267,66 33 260,96 248,39 53 441,04 270,09

14 82,11 267,04 34 269,61 249,04 54 450,49 270,28

15 92,28 266,06 35 278,03 247,71 55 458,00 270,11

16 100,90 265,03 36 286,74 247,43 56 466,52 270,35

17 109,69 263,82 37 295,34 247,82 57 475,97 269,95

18 118,25 262,74 38 303,95 247,94 58 482,82 270,63

19 127,39 261,28 39 312,57 248,50 59 487,72 272,69

20 135,19 260,06 40 321,91 250,88

Page 108: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

101

Bảng 17: Số liệu mặt cắt ngang số 11 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 11 Mặt cắt số 11 Mặt cắt số 11

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0,00 291,23 15 107,14 257,96 29 248,25 264,28

2 3,35 289,26 16 117,91 256,49 30 256,20 264,30

3 8,74 278,19 17 129,07 254,95 31 264,31 264,35

4 10,82 276,53 18 140,22 252,56 32 272,53 264,77

5 14,74 273,77 19 153,76 253,64 33 280,69 265,16

6 18,46 271,63 20 162,48 253,71 34 288,68 265,53

7 23,35 268,88 21 173,66 253,22 35 296,25 266,11

8 32,94 262,02 22 185,03 254,58 36 303,83 267,76

9 43,86 259,18 23 195,39 259,33 37 306,55 268,93

10 53,71 258,94 24 204,45 261,16 38 316,44 269,64

11 63,59 259,02 25 214,86 261,83 39 329,27 269,83

12 74,24 259,12 26 224,07 262,43 40 336,07 270,08

13 85,01 258,83 27 232,10 263,15 41 343,02 270,84

14 95,94 258,56 28 240,22 263,95 42 350,20 272,79

Bảng 18: Số liệu mặt cắt ngang số 12 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 12 Mặt cắt số 12 Mặt cắt số 12

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0,00 273,00 11 58,62 253,35 21 165,69 263,94

2 4,09 272,46 12 69,93 263,57 22 174,68 265,46

3 8,35 271,84 13 78,95 264,29 23 182,98 266,27

4 12,91 271,29 14 89,75 263,66 24 191,32 267,42

5 17,67 270,64 15 100,03 263,21 25 199,66 268,06

6 21,28 269,90 16 110,45 263,57 26 203,51 268,85

7 24,90 268,89 17 121,00 263,88 27 206,61 269,33

8 29,69 266,97 18 131,42 263,58 28 209,91 270,36

9 38,58 264,48 19 142,06 263,62 29 216,37 273,81

10 47,80 257,16 20 153,02 264,36

Page 109: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

102

Bảng 19: Số liệu mặt cắt ngang số 13 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 13 Mặt cắt số 13 Mặt cắt số 13

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0,00 273,78 11 62,12 270,52 21 137,14 269,60

2 1,50 273,11 12 69,39 269,74 22 144,11 270,29

3 5,72 272,54 13 77,12 267,65 23 152,27 270,69

4 10,44 272,36 14 85,67 265,12 24 157,16 271,50

5 16,45 271,88 15 94,50 262,07 25 160,38 271,39

6 26,96 270,29 16 102,76 262,84 26 165,08 272,27

7 33,45 269,83 17 111,00 266,44 27 171,63 272,96

8 39,27 270,09 18 119,21 269,10 28 177,56 273,92

9 48,54 269,54 19 127,45 270,41 29 181,21 274,70

10 55,38 270,34 20 134,51 270,36

Bảng 20: Số liệu mặt cắt ngang số 14 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 14 Mặt cắt số 14

Ghi chú STT

Khoảng cách

(m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng cách

(m)

Đáy sông

(m)

1 0 280,06 12 110 268,00

2 10 276,78 13 120 273,47

3 20 273,47 14 130 274,60

4 30 268,00 15 140 275,47

5 40 264,00 16 150 276,25

6 50 264,00 17 160 277,36

7 60 263,00 18 170 278,70

8 70 262,50 19 180 280,59

9 80 263,00 20 190 283,56

10 90 264,00 21 200 285,69

11 100 264,00 22 210 287,56

Page 110: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

103

Bảng 21: Số liệu mặt cắt ngang số 15 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 15 Mặt cắt số 15

Ghi chú STT

Khoảng cách

(m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng cách

(m)

Đáy sông

(m)

1 0 280,77 10 90 278,13

2 10 280,43 11 100 278,93

3 20 279,23 12 110 279,73

4 30 276,41 13 120 280,53

5 40 274,26 14 130 281,33

6 50 275,05 15 140 282,13

7 60 275,79 16 150 282,12

8 70 276,53 17 160 282,09

9 80 277,33

Bảng 22: Số liệu mặt cắt ngang số 16 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 16 Mặt cắt số 16

Ghi chú STT

Khoảng cách

(m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách

(m)

Đáy sông

(m)

1 0,00 272,34 20 153,92 266,09

2 4,10 272,00 21 167,97 265,37

3 8,29 271,74 22 177,28 264,95

4 16,20 271,44 23 188,68 264,27

5 22,10 271,18 24 199,96 263,49

6 29,52 270,68 25 211,70 262,77

7 35,95 270,17 26 223,40 261,29

8 44,02 269,83 27 234,99 262,05

9 50,82 269,44 28 245,76 263,88

10 54,10 269,06 29 253,70 264,06

11 61,23 268,33 30 263,48 264,00

12 69,71 267,02 31 273,57 263,87

13 77,82 266,64 32 281,53 264,06

14 88,07 266,65 33 293,00 264,96

15 99,58 267,66 34 304,18 266,65

16 111,04 267,73 35 306,36 269,00

17 120,41 267,67 36 308,26 269,75

18 132,90 267,24 37 314,32 270,68

19 144,62 266,29

Page 111: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

104

Bảng 23: Số liệu mặt cắt ngang số 17 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 17 Mặt cắt số 17 Mặt cắt số 17

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 273,79 17 160 270,41 33 320 266,00

2 10 273,61 18 170 270,20 34 330 267,32

3 20 273,39 19 180 269,64 35 340 270,10

4 30 273,17 20 190 268,00 36 350 272,00

5 40 272,96 21 200 267,14 37 360 272,00

6 50 272,74 22 210 266,26 38 370 272,00

7 60 272,53 23 220 265,03 39 380 272,10

8 70 272,31 24 230 264,00 40 390 272,33

9 80 272,10 25 240 264,00 41 400 272,56

10 90 272,00 26 250 264,00 42 410 272,79

11 100 272,00 27 260 265,57 43 420 273,02

12 110 272,00 28 270 266,00 44 430 273,25

13 120 272,00 29 280 265,97 45 440 273,48

14 130 272,00 30 290 266,00 46 450 273,72

15 140 272,00 31 300 266,00 47 460 273,93

16 150 270,76 32 310 266,00 48 470 274,08

Bảng 24: Số liệu mặt cắt ngang số 18 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 18 Mặt cắt số 18 Mặt cắt số 18

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 276,99 13 120 268,00 25 240 271,41

2 10 275,88 14 130 268,00 26 250 272,00

3 20 274,83 15 140 268,00 27 260 272,00

4 30 273,92 16 150 268,22 28 270 272,00

5 40 273,58 17 160 268,62 29 280 272,00

6 50 273,23 18 170 269,02 30 290 272,00

7 60 272,89 19 180 269,42 31 300 272,00

8 70 272,54 20 190 269,78 32 310 272,00

9 80 272,27 21 200 270,13 33 320 272,00

10 90 272,0 22 210 270,48 34 330 272,00

11 100 269,63 23 220 270,82 35 340 272,00

12 110 268,00 24 230 271,17

Page 112: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

105

Bảng 25: Số liệu mặt cắt ngang số 19 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 19 Mặt cắt số 19 Mặt cắt số 19

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 279,01 13 120 272,65 25 240 272,00

2 10 278,58 14 130 272,59 26 250 272,00

3 20 278,14 15 140 272,52 27 260 272,00

4 30 277,36 16 150 272,38 28 270 272,00

5 40 276,41 17 160 272,25 29 280 272,00

6 50 275,18 18 170 272,11 30 290 272,00

7 60 274,23 19 180 272,00 31 300 272,00

8 70 273,72 20 190 272,00 32 310 272,00

9 80 273,39 21 200 271,41 33 320 272,00

10 90 273,25 22 210 269,60 34 330 272,00

11 100 272,96 23 220 268,00 35 340 272,00

12 110 272,71 24 230 270,27

Bảng 26: Số liệu mặt cắt ngang số 20 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 20 Mặt cắt số 20 Mặt cắt số 20

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 275,79 11 100 272,88 21 200 272,75

2 10 275,44 12 110 272,56 22 210 273,08

3 20 274,97 13 120 272,23 23 220 273,42

4 30 274,47 14 130 272,00 24 230 273,75

5 40 274,00 15 140 272,00 25 240 274,00

6 50 274,00 16 150 272,00 26 250 274,00

7 60 274,00 17 160 272,00 27 260 274,00

8 70 273,81 18 170 272,00 28 270 274,00

9 80 273,52 19 180 272,08 29 280 274,00

10 90 273,21 20 190 272,41 30 290 274,00

Page 113: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

106

Bảng 27: Số liệu mặt cắt ngang số 21 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 21 Mặt cắt số 21 Mặt cắt số 21

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 277,50 12 110 261,96 23 230 272,55

2 10 276,89 13 120 264,75 24 230 272,55

3 20 276,24 14 130 266,98 25 240 272,77

4 30 275,30 15 140 270,14 26 250 272,98

5 40 274,36 16 150 272,00 27 260 273,20

6 50 273,35 17 170 272,00 28 270 273,41

7 60 272,23 18 180 272,00 29 280 273,62

8 70 272,00 19 190 272,00 30 290 273,80

9 80 268,30 20 200 272,00 31 300 273,98

10 90 264,21 21 210 272,12

11 100 260,71 22 220 272,34

Bảng 28: Số liệu mặt cắt ngang số 22 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 22 Mặt cắt số 22 Mặt cắt số 22

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 280,00 13 120 264,73 24 240 272,59

2 10 279,75 14 130 263,26 25 250 272,77

3 20 278,97 15 140 261,42 26 260 272,92

4 30 278,06 16 150 260,00 27 270 273,05

5 40 276,95 17 170 261,12 28 280 273,18

6 50 275,86 18 180 264,41 29 290 273,31

7 60 274,23 19 190 267,58 30 300 273,46

8 70 272,00 20 200 272,00 31 310 273,62

9 80 272,00 21 210 272,06 32 320 273,77

10 90 270,09 22 220 272,24 33 330 273,93

11 100 267,25 23 230 272,41 34 340 274,09

12 110 265,92

Bảng 29: Số liệu mặt cắt ngang số 23 lòng hồ thủy điện Srêpôk 3

Mặt cắt số 23 Mặt cắt số 23 Mặt cắt số 23

Ghi chú STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy

sông (m) STT

Khoảng

cách (m)

Đáy sông

(m)

1 0 274,00 10 90 264,73 18 180 272,00

2 10 274,00 11 100 263,26 19 190 272,17

3 20 274,00 12 110 266,00 20 200 272,51

4 30 274,00 13 120 266,00 21 210 272,84

5 40 272,00 14 130 266,58 22 220 273,17

6 50 270,73 15 140 267,56 23 230 273,50

7 60 268,11 16 150 269,15 24 240 273,83

8 70 266,43 17 170 272,00 25 250 274,17

9 80 266,00

Page 114: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

107

Bảng 30: Tọa độ vị trí lấy mẫu bùn cát

STT Mặt cắt Ký hiệu

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 105o00’; múi chiếu 6o

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 108o00’; múi chiếu 3o

X (m) Y (m) X (m) Y (m)

1 MCN-02 BC3 1405839,000 815537,000 1404502,319 489701,888

2 MCN-03 BC5 1407145,000 814384,000 1405820,302 488565,071

3 MCN-03 BC6 1407118,000 814276,000 1405794,573 488456,867

4 MCN-04 BC7 1408186,000 814546,000 1406858,407 488738,909

5 MCN-04 BC8 1408243,000 814387,000 1406917,184 488580,723

6 MCN-05 BC9 1409124,000 815478,000 1407784,727 489680,802

7 MCN-05 BC10 1408869,000 815758,000 1407526,751 489957,581

8 MCN-06 BC11 1408883,000 816928,000 1407527,242 491126,569

9 MCN-06 BC12 1408985,000 817092,000 1407627,247 491291,581

10 MCN-07 BC13 1409342,000 815637,000 1408000,675 489842,159

11 MCN-07 BC14 1409357,000 816543,000 1408005,206 490747,425

12 MCN-08 BC15 1409975,000 817165,000 1408615,405 491375,931

13 MCN-08 BC16 1409844,000 817165,000 1408484,538 491374,419

14 MCN-09 BC17 1410645,000 815710,000 1409301,533 489930,128

15 MCN-09 BC18 1410011,000 815295,000 1408672,956 489508,221

16 MCN-10 BC19 1410724,000 814887,000 1409389,959 489108,859

17 MCN-10 BC20 1411336,000 815287,000 1409996,731 489515,531

18 MCN-11 BC21 1410947,000 814213,000 1409620,524 488438,101

19 MCN-11 BC22 1410380,000 813820,000 1409058,621 488038,939

20 MCN-12 BC23 1411057,000 813560,000 1409737,959 487787,014

21 MCN-12 BC24 1412170,000 814342,000 1410840,827 488581,107

22 MCN-13 BC25 1411131,000 813088,000 1409817,340 487316,331

23 MCN-13 BC25-1BS 1411359,000 813262,000 1410043,107 487492,795

24 MCN-13 BC26 1411785,000 813585,000 1410464,956 487820,402

25 MCN-14 BC27 1411323,000 812664,000 1410014,052 486894,963

26 MCN-14 BC27-1BS 1411688,000 812937,000 1410375,541 487171,914

27 MCN-14 BC28 1412120,000 813261,000 1410803,374 487500,592

28 MCN-15 BC29 1412312,000 812683,000 1411001,869 486925,376

29 MCN-15 BC30 1411979,000 812435,000 1410672,060 486673,767

30 MCN-15 BC30-1BS 1411832,000 812326,000 1410526,463 486563,174

Page 115: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

108

Bảng 31: Tọa độ vị trí lấy mẫu nước toàn phần và mẫu nước bổ sung

STT Mặt cắt Ký hiệu

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 105o00’; múi chiếu 6o

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 108o00’; múi chiếu 3o

X (m) Y (m) X (m) Y (m)

1 MCN-02 MN1 1405817,270 815498,880 1404481,050 489663,556

2 MCN-07 MN2 1409347,360 815970,780 1408002,179 490175,667

3 MCN-11 MN3 1411315,610 814468,310 1409985,821 488697,417

4 MCN-14 MN4 1411638,370 812899,920 1410326,388 487134,297

5 MCN-15 MN5 1412335,740 812701,130 1411025,376 486943,763

05 mẫu nước phân tích phù sa lơ lửng (bổ sung) được lấy trùng với vị trí 05 mẫu

nước toàn phần.

Bảng 32: Tọa độ vị trí lấy mẫu nước phù sa lơ lửng (tính lưu lượng chất lơ lửng)

STT Mặt cắt Thủy

trực

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 105o00’; múi chiếu 6o

Hệ VN-2000, kinh tuyến

trục 108o00’; múi chiếu 3o

X (m) Y (m) X (m) Y (m)

1 MC thủy

văn

V 1406170,800 815139,960 1404838,360 489309,063

2 X 1406198,635 815181,321 1404865,691 489350,703

Bảng 33: Kết quả phân tích phù sa trong nước tại mặt cắt thủy văn

STT Thời gian lấy mẫu

Ký hiệu mẫu

Hàm lượng cặn

không tan

(mg/l) Giờ Ngày

1 10h40’ 18/04/2017 MN1-V 10,0

2 12h30’ 18/04/2017 MN1-X 10,0

3 11h00’ 28/04/2017 MN2-V 23,0

4 12h15’ 28/04/2017 MN2-X 36,0

5 10h00’ 09/05/2017 MN3-V 17,0

6 12h00’ 09/05/2017 MN3-X 18,0

7 11h00’ 19/05/2017 MN4-V 76,0

8 12h00’ 19/05/2017 MN4-X 91,0

9 10h15’ 29/05/2017 MN5-V 75,0

10 11h30’ 29/05/2017 MN5-X 79,0

11 9h45’ 10/06/2017 MN6-V 21,5

12 10h45’ 10/06/2017 MN6-X 29,0

13 9h30’ 20/06/2017 MN7-V 33,5

14 11h00’ 20/06/2017 MN7-X 44,5

15 9h35’ 30/06/2017 MN8-V 34,5

16 10h30’ 30/06/2017 MN8-X 47,5

17 10h00’ 02/07/2017 MN9-V 22,0

18 11h15’ 02/07/2017 MN9-X 30,0

Page 116: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

109

Bảng 34: Kết quả phân tích phù sa trong nước tại mặt cắt hồ

STT Thời gian lấy mẫu

Mặt cắt

lấy mẫu Ký hiệu

Hàm lượng

cặn không tan

(mg/l)

Ghi chú Giờ Ngày, tháng năm

1 7:30 07/07/2017 MCN-2 MNBS-01 35,5

2 8:00 07/07/2017 MCN-7 MNBS-02 28,5

3 8:30 07/07/2017 MCN-11 MNBS-03 21,0

4 9:00 07/07/2017 MCN-14 MNBS-04 20,0

5 9:20 07/07/2017 MCN-15 MNBS-05 21,5

Page 117: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Bảng 35: Kết quả thí nghiệm thành phần hạt bùn cát đáy hồ thủy điện Srêpôk 3

Số hiệu

mặt cắt

Section

No.

Mô tả đất

Description

Thành phần hạt (TCVN 4198:1995 )

Grain size

Dung trọng

Density

(Tham khảo)

Tỷ trọng Gravity

(TCVN

4195:2012)

Sạn sỏi

Gravel (mm)

Cát

Sand (mm)

Bụi

Silt (mm)

Sét Clay

(mm) D50

(mm)

Tự nhiên

Natural w

(g/cm3)

>10 10-5 5-2 2-1 1 - 0,5 0,5 - 0,25 0,25 - 0,1 0,1 - 0,06 0,06-0,01 0,01-0,005 <0,005

MC2 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 25,9 21,5 23,5 29,1 0,0078 1,320 2,66

MC3 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 0,3 3,9 11,1 20,0 27,2 37,5 0,0040 1,314 2,58

MC3 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 19,9 28,1 24,9 27,1 0,0090 1,322 2,61

MC4 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 14,5 29,6 30,2 25,7 0,0070 1,295 2,65

MC4 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 50,5 25,5 12,2 11,8 0,0620 1,386 2,65

MC5 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 3,2 8,7 18,0 30,6 39,5 0,0033 1,292 2,64

MC5 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 5,2 40,4 6,6 47,8 0,0022 1,315 2,65

MC6 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 0,2 0,2 8,1 16,5 25,8 49,2 0,0022 1,295 2,60

MC6 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 17,2 34,3 14,1 34,4 0,0110 1,298 2,63

MC7 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 23,3 25,4 27,9 23,4 0,0090 1,325 2,67

MC7 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 6,3 30,8 15,7 47,2 0,0030 1,247 2,68

MC8 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 18,9 16,8 31,1 33,2 0,0043 1,250 2,68

MC8 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 0,9 0,8 1,6 8,3 15,5 31,5 9,8 25,5 0,0240 1,269 2,63

MC9 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 0,3 0,7 10,0 15,8 31,6 41,6 0,0031 1,302 2,58

MC9 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 12,8 24,6 12,8 49,8 0,0021 1,267 2,67

Page 118: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Số hiệu

mặt cắt

Section

No.

Mô tả đất

Description

Thành phần hạt (TCVN 4198:1995 )

Grain size

Dung trọng

Density

(Tham khảo)

Tỷ trọng Gravity

(TCVN

4195:2012)

Sạn sỏi

Gravel (mm)

Cát

Sand (mm)

Bụi

Silt (mm)

Sét Clay

(mm) D50

(mm)

Tự nhiên

Natural w

(g/cm3)

>10 10-5 5-2 2-1 1 - 0,5 0,5 - 0,25 0,25 - 0,1 0,1 - 0,06 0,06-0,01 0,01-0,005 <0,005

MC10 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 16,1 17,9 33,9 32,1 0,0045 1,288 2,66

MC10 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 1,1 3,5 15,0 25,0 11,9 9,8 7,4 26,3 0,0820 1,389 2,65

MC11 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 23,4 15,7 28,7 32,2 0,0051 1,281 2,66

MC11 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 4,5 31,2 15,6 48,7 0,0022 1,244 2,58

MC12 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 5,0 15,3 16,2 31,6 31,9 0,0049 1,299 2,63

MC12 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 3,7 26,7 21,9 47,7 0,0620 1,244 2,66

MC13 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 7,6 13,3 32,4 46,7 0,0023 1,292 2,61

MC13 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 4,6 31,0 16,9 47,5 0,0025 1,284 2,64

MC13 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 5,4 25,1 34,6 34,9 0,0039 1,261 2,69

MC14 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 8,0 16,1 31,7 44,2 0,0028 1,294 2,56

MC14 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 1,4 32,8 16,8 49,0 0,0023 1,274 2,62

MC14 Bụi sét lẫn cát màu

xám nâu, xám xanh 11,0 19,4 28,8 40,8 0,0032 1,237 2,53

MC15 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 8,0 19,2 31,9 40,9 0,0034 1,225 2,68

MC15 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 2,4 36,6 12,0 49,0 0,0022 1,291 2,66

MC15 Bụi sét màu xám nâu,

xám xanh 8,7 26,4 29,2 35,7 0,0042 1,256 2,61

Page 119: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Hình 1: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát đo đạc tại thượng lưu hồ

Srêpôk 3 (từ tháng 4/2017 - 7/2017)

Hình 2: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm TV Cầu 14

(từ 1985 - 2016)

Page 120: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Hình 3: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm TV Cầu 14

(từ 2010 - 2016)

Reservoir Trap Efficiency Curve.

Page 121: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Hình 4: Quan hệ lưu lượng nước - lưu lượng bùn cát tại trạm Trung Nghĩa

Qs = 0.0008 x Q1.682

R = 0.867

100

1000

10000

100000

1000 10000 100000

Lưu lượng nước (ft3/s)

u l

ượ

ng

n c

át (

tấn

/ng

ày)

Page 122: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Hình 5: Biểu đồ các mặt cắt ngang sông khu vực lòng hồ chứa Sông Srêpôk 3

Page 123: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 124: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

Vị trí sạt lở

Page 125: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 126: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 127: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 128: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 129: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 130: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

PHỤ LỤC: Lượng bùn cát bồi lắng hồ Srepok 3 qua các năm vận hành

Page 131: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 132: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 133: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 134: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 135: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực

• PHỤ LỤC: Biểu đồ cao trình đáy hồ Srepok 3 qua các năm vận hành

Page 136: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 137: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực
Page 138: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỒI LẮNG HỒ CHỨA CÔNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Bao cao luan van - Le Hong Song-full.pdf · Trong quá trình thực