nghiÊn cỨu phÂn loẠi mỨc ĐỘ Ô nhiỄm nƢỚc thẢi mỘt … · nghiÊn cỨu phÂn...

112
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ LÊ THỊ VINH NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------***------------

LÊ THỊ VINH

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC

THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------***------------

LÊ THỊ VINH

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT

SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng

Mã số: 608502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2013

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN QUANG TRUNG

Page 3: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang iii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bản Luận văn

này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Trung – Viện Công nghệ Môi

trường, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ

bảo, giúp đỡ và cung cấp những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tôi thực

hiện luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa Môi trường –

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là bộ

môn Công nghệ Môi trường đã tận tình giảng dạy, cung cấp các kiến thức quý báu

trong suốt thời gian đào tạo.

Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chia

sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Phát

triển hạ tầng Thăng Long là đơn vị nơi tôi đang công tác. Đặc biệt, tôi nhận được

sự hỗ trợ quý báu từ các cán bộ thuộc Ban quản lý dự án Khu công nghiệp thành

phố Hải Phòng, các cán bộ thuộc khu công nghiệp Đồ Sơn, Tràng Duệ, Nam Cầu

Kiền, Đình Vũ, Nomura và cán bộ thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Hải Phòng đã

tạo điều kiện giúp đỡ..

Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều

kiện hỗ trợ và đồng thời là chỗ dựa về mặt tinh thần cho tôi trong quá trình thực

hiện luận văn.

Với thời gian ngắn thực hiện đề tài và điều kiện thu thập dữ liệu còn nhiều

hạn chế, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi các thiếu sót. Tôi xin được cảm ơn Hội

đồng khoa học đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp tôi bảo vệ thành công và hoàn

thiện luận văn này.

Hà Nội, tháng 3/2013

Học viên

Lê Thị Vinh

Page 4: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

MỤC TIÊU & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI ........................................... 5

1.1.1. Quy định của Nhà nƣớc về phân loại ÔNMT. ............................................................. 5

1.1.2. Hiện trạng phân loại ÔNNT - ÔNMT ở Việt Nam ...................................................... 6

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ - XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ

GIỚI & TẠI VIỆT NAM ....................................................................................................... 8

1.2.1. Hiện trạng quản lý-xử lý nƣớc thải công nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới ..... 8

1.2.2. Hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại Việt Nam ............................................... 12

1.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................................................... 17

1.3.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng ................................................................. 17

1.3.2. Thống kê số liệu các Khu công nghiệp hiện có trên địa bàn Hải Phòng ................... 20

CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23

2.1. ĐỐI TƢỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 23

2.1.1. Cơ sở lựa chọn thay thế đối tƣợng nghiên cứu là các KCN ...................................... 23

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 24

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 37

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 37

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 38

2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu ..................................................................... 38

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế tại hiện trƣờng ............................................. 38

2.3.3. Phƣơng pháp quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm môi trƣờng ........................ 39

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu, thống kê, đánh giá .......................................................... 41

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 44

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA 05 KCN .............. 44

3.1.1. Thông tin chung ......................................................................................................... 44

3.1.2. Kết quả quan trắc nƣớc thải công nghiệp tập trung & so sánh với QCVN 40:2011 . 54

Page 5: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang v

3.1.3. Lựa chọn các cơ sở công nghiệp để lấy mẫu phân loại cơ sở ÔNNT ........................ 56

3.2. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI CÁC DOANH NGHIỆP ĐƢỢC

LỰA CHỌN ......................................................................................................................... 58

3.2.1. Kết quả quan trắc các thông số ô nhiễm .................................................................... 58

3.2.2. Phân loại ô nhiễm nƣớc thải theo thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ............................. 64

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƢỚC THẢI

ĐỐI VỚI KCN NAM CẦU KIỀN ...................................................................................... 66

3.3.1. Giải pháp về mặt quản lý ........................................................................................... 66

3.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ ...................................................................................... 69

3.3.3. Giải pháp về mặt vận hành – bảo dƣỡng hệ thống XLNT ........................................ 82

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 88

PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 92

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG ................................................................................................................................ 92

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY THUỘC 05 KCN TRONG PHẠM VI

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 95

PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ

KCN/CCN. ........................................................................................................................... 99

Page 6: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải KCN/CCN tại Mỹ ........................................... 9

Bảng 1.2. Quy định giá trị thông số nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Biên Hòa 1 ............ 14

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..................... 21

Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm ............................ 40

Bảng 3.1. Thông tin chung về 05 KCN ............................................................................... 45

Bảng 3.2. Đặc điểm hệ thống xử lý nƣớc thải 05 KCN nghiên cứu .................................... 45

Bảng 3.3. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Đình Vũ ......................... 46

Bảng 3.4. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nomura .......................... 49

Bảng 3.5. Giới hạn các thông số đầu vào, đầu ra TXLNT Đồ Sơn ..................................... 51

Bảng 3.6. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Tràng Duệ ...................... 52

Bảng 3.7. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nam Cầu Kiền ............... 53

Bảng 3.8. Một số thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của các KCN ................ 54

Bảng 3.9. Các cơ sở lựa chọn lấy mẫu phân tích nƣớc thải phục vụ việc phân loại ô nhiễm

............................................................................................................................................. 57

Bảng 3.10. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải các cơ sở sản xuất lựa chọn ................ 62

Bảng 3.11. Tổng hợp các thông số & tải lƣợng ô nhiễm nƣớc thải của 10 Doanh nghiệp .. 64

Bảng 3.12. Dự toán chi phí xây dựng TXLNT tập trung KCN Nam Cầu Kiền .................. 79

Bảng 3.13. Dự toán chi phí vận hành TXLNT - KCN Nam Cầu Kiền ................................ 81

Bảng P.1. Danh mục các CCN trên địa bàn TP Hải Phòng ................................................. 92

Bảng P.2. Danh mục các KCN trên địa bàn TP Hải Phòng ................................................. 94

Bảng P.3. Danh mục các cơ sở công nghiệp thuộc 05 KCN nghiên cứu ............................ 95

Biểu mẫu 1. Bảng hỏi dành cho cán bộ thuộc khối quản lý KCN/CCN .............................. 99

Biểu mẫu 2. Bảng hỏi dành cho công nhân thuộc Doanh nghiệp hoạt động trong

KCN/CCN .......................................................................................................................... 102

Page 7: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các tỉnh/ thành phố đã phân loại & Xử lý ONMT trên cả nƣớc – 2011... 6

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ các tỉnh đã phân loại & Xử lý ONMT trên ĐBSCL – 2012 .................... 7

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nƣớc thải công nghiệp & sinh hoạt tại Trung Quốc (2002) ................... 10

Hình 1.1. Hệ thống thoát nƣớc điển hình tại các đô thị châu Âu ......................................... 11

Hình 1.2. Hồ xử lý sinh học, KCN Amata – Đồng Nai ....................................................... 13

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung – KCN Tân Tạo ............................................. 15

Hình 1.4. Trạm XLNT thuộc KCN Đại An – Hải Dƣơng ................................................... 16

Hình 1.3. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng

đến năm 2025 ....................................................................................................................... 22

Hình 2.1. Mặt bằng vị trí 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu đề tài ................................... 25

Hình 2.2. Khu công nghiệp Đình Vũ ................................................................................... 27

Hình 2.3. Một số hình ảnh TXLNT Đình Vũ ...................................................................... 28

Hình 2.4. Phối cảnh tổng thể KCN Đồ Sơn ......................................................................... 29

Hình 2.5. Toàn cảnh khu công nghiệp Nomura ................................................................... 31

Hình 2.6. Mặt bằng tổng thể KCN Tràng Duệ ..................................................................... 33

Hình 2.7. Đƣờng vào KCN Nam Cầu Kiền ......................................................................... 35

Hình 2.8. Khảo sát & phỏng vấn tại hiện trƣờng ................................................................. 39

Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Đình Vũ ........................... 48

Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Nomura ........................... 50

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan các thông số quan trắc nƣớc thải đầu ra KCN so với QCVN 40:

2011 ..................................................................................................................................... 54

Biểu đồ 3.2. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN Đồ

Sơn ....................................................................................................................................... 59

Biểu đồ 3.3. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN

Nam Cầu Kiền ..................................................................................................................... 60

Biểu đồ 3.4. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN

Tràng Duệ ............................................................................................................................ 61

Page 8: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang viii

Hình 3.3. Sơ đồ xử lý sơ bộ nƣớc thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn (hiện đang vận

hành) .................................................................................................................................... 70

Hình 3.4. Sơ đồ xử lý sơ bộ nƣớc thải sinh hoạt bằng bể Bastaf (đề xuất) ......................... 71

Hình 3.5. Mô hình tuần hoàn nƣớc của Nhà máy thép ....................................................... 73

Hình 3.6. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy đóng tàu.......................................... 74

Hình 3.7. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy giấy................................................. 74

Hình 3.8. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải KCN Nam Cầu Kiền .......................... 76

Hình 3.9. Mƣơng nƣớc thải & nƣớc mƣa bao quanh KCN Nam Cầu Kiền ........................ 79

Page 9: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

BOD Nhu cầu ô xy sinh hóa

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CN Công nghiệp

CCN Cụm công nghiệp

COD Nhu cầu ô xy hóa học

CTNH Chất thải nguy hại

KCN Khu công nghiệp

ÔNMT Ô nhiễm môi trƣờng

ÔNNTCN Ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TSS Tổng hàm lƣợng chất lơ lửng

TXLNT Trạm xử lý nƣớc thải

UBND Ủy ban Nhân dân

Page 10: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 1

MỞ ĐẦU

Theo nguồn (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010) [1], tính đến hết năm

2009, cả nƣớc có khoảng 249 KCN. Trong đó mới chỉ có 43.3% các KCN đi vào

hoạt động có công trình xử lý nƣớc thải tập trung, tuy nhiên nhiều công trình hoạt

động thực tế lại rất kém. Ngoài ra, hàng trăm cụm, điểm công nghiệp đƣợc UBND

các tỉnh, thành phố quyết định thành lập.

Hải Phòng là Thành phố cảng lớn nhất miền Bắc (Cảng Hải Phòng) và công

nghiệp ở Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt

Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc

trung ƣơng, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tính đến tháng 12/2011, theo nguồn (Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng,

2012) [8], dân số Hải Phòng là 1.907.705 ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm

46,1% và dân cƣ nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam,

sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, xác

định đến năm 2015 sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng

Ninh, đi trƣớc cả nƣớc 5 năm và dự kiến vào trƣớc năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ

là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050

sẽ trở thành thành phố quốc tế.

Hoạt động sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng cũng là nguyên nhân chủ yếu

gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc. Ví dụ tại khu vực Quán Toan, không

khí tại khu vực trƣờng học bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các chỉ số về khí Đioxit lƣu

huỳnh (SO2), axit sunfua (H2S) và các loại Nito oxit (NOx) đều vƣợt quá quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về Môi trƣờng, Kết quả một số đợt quan trắc chất lƣợng nƣớc vào

năm 2010 trên các sông Giá, Rế, Đa Độ tại nhiều điểm cho thấy thông số BOD5

vƣợt từ 1,03 – 1,7 giới hạn cho phép; COD vƣợt 1,24 – 3,5 lần; TSS vƣợt từ 1,1 –

Page 11: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 2

2,65 lần; NH4+ vƣợt từ 4,8 – 15,9 lần làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng

sống của ngƣời dân trong khu vực.

Nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao nhƣng các khu công nghiệp, cụm công

nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ tại Hải Phòng chƣa đƣợc phân loại

ô nhiễm để quản lý, xử lý và kiểm soát ô nhiễm có hiệu quả, đúng quy định đang là

vấn đề gây bức xúc cho nhiều cấp, nhiều ngành và ngƣời dân thành phố Hải Phòng.

Cùng với sự đóng góp rất tích cực cho Ngân sách thành phố, việc xử lý và

thu gom nƣớc thải tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, KCN/CCN là một

vấn đề quan trọng đặt ra đối với công tác bảo vệ Môi trƣờng của KCN/CCN nói

riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.

Do vậy, việc nghiên cứu cũng nhƣ phân loại ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp

tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết.

Việc phân loại này sẽ góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải công

nghiệp một số KCN/CCN trong khu vực nghiên cứu và cho thấy nhu cầu có một hệ

thống XLNT đạt quy chuẩn là cần thiết và cấp bách.

Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ban hành ngày 08/05/2012 thay thế thông tƣ

07/2007/TT-BTNMT là công cụ đƣợc sử dụng nhằm đánh giá, phân loại nƣớc thải

tại 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thay thế hƣớng nghiên cứu về

nƣớc thải công nghiệp từ CCN sang các KCN và một số doanh nghiệp/ nhà máy

hoạt động trong địa bàn các KCN kể trên vì một số lý do sau:

- Các cụm công nghiệp tại thành phố Hải Phòng chỉ tập trung vào một số

ngành nghề chính nhƣ đóng tàu, dịch vụ cảng. Trong khi đó, hoạt động sản

xuất của các doanh nghiệp trong các KCN khá đa dạng, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc phát triển hƣớng nghiên cứu.

Page 12: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 3

- Mặt khác, điều kiện tiếp cận và thu thập số liệu đầu vào của các CCN trong

quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hầu nhƣ không thu thập đƣợc số

liệu chi tiết. Trái lại, số liệu các KCN có đƣợc là đầy đủ, thuận lợi cho việc

nghiên cứu.

- Trong tổng số 39 CCN của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm 2012

hầu nhƣ các CCN này chƣa có TXLNT tập trung. Các CCN mới chỉ tiến

hành đầu tƣ hệ thống cống thu gom nƣớc thải từ các nhà máy, doanh nghiệp

nằm trong địa phận quản lý và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc cống

thoát nƣớc của khu vực.

- Trong tổng số 16 KCN đang hoạt động tại thành phố Hải Phòng, đối với các

KCN nhƣ Đình Vũ, Nomura, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, Đồ Sơn: Các nhà

máy, doanh nghiệp có trụ sở tại các KCN này đều là những doanh nghiệp có

quy mô sản xuất và có thƣơng hiệu lớn với ngành nghề sản xuất đa dạng

cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các phƣơng pháp cải tiến công

nghệ xử lý nƣớc thải cục bộ.

- Mặt khác, hệ thống XLNT tại 05 KCN này đã và đang đƣợc xây dựng hoặc

đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Một số KCN nhƣ KCN Nomura, Đình

Vũ đã có TXLNT với công nghệ hiện đại, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đáp

ứng (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, 2011) [13].

Trên cơ sở lựa chọn 05 KCN nói trên và một số doanh nghiệp hoạt động

trong phạm vi 05 KCN làm đối tƣợng nghiên cứu, một số giải pháp cải tiến công

nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm sẽ đƣợc đề xuất trong khuôn khổ Luận văn này đã

đƣợc đề xuất với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác quản lý, bảo vệ

môi trƣờng nƣớc tại các KCN trên địa bàn cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói

riêng.

Page 13: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 4

MỤC TIÊU & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở kế thừa phƣơng pháp luận đã đƣợc nghiên cứu cũng nhƣ qua

quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng, luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực

tiễn nhằm đƣa ra một bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải công

nghiệp cũng nhƣ hiện trạng xử lý nƣớc thải tại 5 KCN lớn trên địa bàn thành phố

Hải Phòng.

Từ đó, luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu các văn bản/ quy định nhà nƣớc về Phân loại nƣớc thải công

nghiệp, sự cần thiết của việc phân loại ô nhiễm môi trƣờng nói chung và ô

nhiễm nƣớc thải công nghiệp nói riêng. Liệt kê hiện trạng tình hình Phân loại

nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn cả nƣớc và ở Hải Phòng.

- Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải tại 05 KCN Đình Vũ, Đồ Sơn,

Nomura, Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền và so sánh các thông số ô nhiễm nƣớc

thải cơ bản của 05 KCN với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.

- Lựa chọn một số doanh nghiệp và tiến hành đánh giá, phân loại cơ sở gây ô

nhiễm môi trƣờng theo (Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT, 2012) [18].

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu về mặt quản lý, công nghệ và vận hành bảo

dƣỡng đối với KCN lựa chọn nghiên cứu chi tiết.

Page 14: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 5

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI

1.1.1. Quy định của Nhà nƣớc về phân loại ÔNMT.

Việc phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm mục đích xác định

các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, có

hiệu quả kinh tế thấp cần phải di dời, xóa bỏ hoặc phải thực hiện phƣơng án hoàn

thiện công nghệ, xử lý môi trƣờng…

Thông tƣ 07/2007/TT-BTNMT ra đời quy định tiêu chí xác định làm căn cứ

phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng đối

với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải

trên lãnh thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến

các hoạt động xác định cơ sở gây ÔNMT, gây ÔNMT nghiêm trọng.

Ngày 8/5/2012, Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ra đời thay thế thông tƣ

07/2007/TT-BTNMT điều chỉnh một số bất cập trong Thông tƣ 07 (tổng quát hơn,

chuẩn hóa việc lấy mẫu tiếng ồn, độ rung, mùi và có quy định riêng đối với một số

cơ sở sản xuất mang tính đặc thù, chỉ tính đến hàm lƣợng mà chƣa xem xét đến tải

lƣợng thải…) nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính khả thi của việc

triển khai thực hiện.

Tiếp đó, Thủ tƣớng chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 04/2013/QĐ-

TTg ngày 14/01/2013 về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở

gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày

01/03/2013. Quyết định nêu rõ phạm vi đối tƣợng điều chỉnh, thẩm quyền quyết

định cũng nhƣ trách nhiệm tổng hợp và xử lý của các đơn vị liên quan. Quyết định

này điều chỉnh và thay thế Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch

xử lý triệt để các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng.

Page 15: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 6

Qua đó cho thấy, Nhà nƣớc đã có những biện pháp rất cứng rắn trong công

tác Phân loại và xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

1.1.2. Hiện trạng phân loại ÔNNT - ÔNMT ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ tài nguyên Môi trƣờng (2011), hiện nay, mới

có 9 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng

nghiêm trọng theo đúng kế hoạch; 12 tỉnh, thành phố đã hoàn thành ở mức trên

75%; 13 tỉnh, thành phố hoàn thành ở mức từ 50-75% và 4 tỉnh, thành phố hoàn

thành dƣới 50%. Tính đến năm 2011, cả nƣớc vẫn còn 26 tỉnh, thành chƣa thực hiện

phân loại, lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng hoặc đã

lập danh mục nhƣng chƣa đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.

Biểu đồ dƣới đây thể hiện tỷ lệ (%) các tỉnh/ thành phố trên cả nƣớc đã/ chƣa

thực hiện việc phân loại và xử lý ÔNMT. Qua đó cho thấy, tỷ lệ các tỉnh thành chƣa

thực hiện phân loại vẫn đang chiếm ở mức cao nhất là 39,68% (tƣơng đƣơng với 25

tỉnh thành).

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các tỉnh/ thành phố đã phân loại & Xử lý ONMT trên cả nƣớc –

2011

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)

Theo báo cáo các tỉnh ĐBSCL, tính đến thời điểm 2012, có 9/13 tỉnh trong

Page 16: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 7

khu vực đã thực hiện phân loại các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng. Trong số 7 tỉnh

(Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Trà Vinh)

có thêm 116 cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đặc biệt là tỉnh Long An

với 70 cơ sở. 2 tỉnh Bến Tre và Cà Mau không phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi

trƣờng nghiêm trọng mới. Ngoài ra, trong tổng số các cơ sở nói trên, 55 cơ sở đã

hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để, chiếm tỷ lệ 47,5%, còn lại 61 cơ sở vẫn

đang triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để theo yêu cầu của UBND các

tỉnh.

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ các tỉnh đã phân loại & Xử lý ONMT trên ĐBSCL – 2012

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)

Tại Đồng Nai là địa phƣơng có tập trung số lƣợng lớn các KCN, theo số liệu

thống kê năm 2009, có 30 cơ sở sản xuất đƣợc phân loại vi phạm các tiêu chuẩn về

nƣớc thải, khí thải trong đó 13 cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng. Đa số các cơ sở gây

ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nằm tại TP Biên Hòa, KCN Biên Hòa 1, KCN

Bàu Xéo (Trảng Bom) và KCN Long Thành. Theo quyết định 891/QĐ-UBND tỉnh

Đồng Nai ban hành ngày 28/3/2012, có 37 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ, 314 cơ sở

chăn nuôi, 128 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc diện di dời ra khỏi đô thị

Page 17: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 8

do đƣợc phân loại cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng và có biện pháp xử lý.

Tại Bình Dƣơng, tính đến tháng 1/2013, đã có trên 95% cơ sở gây ô nhiễm

môi trƣờng nghiêm trọng hoàn thành xử lý triệt để.

Tại Quảng Nam, theo Báo cáo kết quả thực hiện phân loại cơ sở gây ÔNMT

nghiêm trọng thuộc khu vực công ích cho thấy: 03 cơ sở gây ÔNMT thuộc đối

tƣợng công ích đang tiến hành xây dựng hệ thống XLNT và dự kiến trong năm

2013 sẽ đi vào hoạt động, 05 cơ sở đang lập các thủ tục đầu tƣ xây dựng công trình

xử lý ô nhiễm trong năm 2013. Trong 04 cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng thuộc khu

vực tƣ nhân đã có 01 cơ sở đang xây dựng hệ thống XLNT công suất 70 m3/ngày

đêm. 03 cơ sở còn lại đã thực hiện việc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải.

Tuy nhiên kết quả phân tích nƣớc thải của 03 cơ sở trên vẫn vƣợt giới hạn cho phép

theo QCVN 40:2011.

Tại Bình Định, có 17 cơ sở có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng đƣợc xem xét

để xử lý theo 4 tiêu chí: giải thể, di dời, đối mới công nghệ, xây dựng lại hệ thống

xử lý chất thải.

Tại Hải Phòng, tính đến thời điểm đầu năm 2012, Hải Phòng chƣa thực hiện

đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất gây ONMT, gây ONMT nghiêm trọng mặc

dù đây cũng là một trong những đô thị Công nghiệp có quy mô lớn nhất trên phạm

vi cả nƣớc với các ngành nghề sản xuất đa dạng, có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Đặc

biệt đây là thành phố cảng biển, có tiềm năng khai thác du lịch lớn. Do vậy, việc

nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Hải Phòng là rất cần thiết.

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ - XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

TRÊN THẾ GIỚI & TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Hiện trạng quản lý-xử lý nƣớc thải công nghiệp tại một số quốc gia trên

Page 18: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 9

thế giới

Tại Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, việc xử lý nƣớc thải

công nghiệp là vấn đề quan trọng đặt ra đối với nƣớc này. Theo nguồn (Tuomo

Laine and Associates, 2007) [35], các công nghệ xử lý nƣớc thải công nghiệp hiện

đang áp dụng tại một số khu vực trên toàn nƣớc Mỹ nhƣ sau:

Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải KCN/CCN tại Mỹ

KCN-CCN, địa danh

Công trình xử lý

Tiền xử

Xử lý cơ

học và

hóa học

Xử lý sinh

học hiếu khí

Xử lý sinh

học kỵ khí

Khử

trùng

American Cyanamid,

Missouri x

Witco Corporation,

New Jersey x

Armour, Ohio x

Shell Chemical, Texas x

Organic Chemical

Manufacturer, PR x x

American Bottoms

Reg. Facility, Illinois x x x

Agricultural Chemical

Facility, PR x x

Big "N" Shopping

Center, New Jersey x x

Anheuser-Busch,

Indiana x x

Pfizer Corporation,

Puerto Rico x x

Pharmaceutical

Manufacturer, P.R. x

Theo nguồn (Takaoshi Wako, 2012) [33], tại Nhật Bản – quốc gia có nguồn

tài nguyên nƣớc vô cùng eo hẹp do vị trí địa lý đặc thù, ƣớc tính đến cuối năm 2010

có khoảng 274.000 doanh nghiệp là đối tƣợng cần đƣợc kiểm soát ô nhiễm (các cơ

sở khai khoáng, chăn nuôi gia súc, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy,

Page 19: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 10

sản xuất trang thiết bị y tế, sản xuất xi măng – thép, các nhà máy xử lý nƣớc thải,

bãi chôn lấp rác thải v.v…). Tiêu chuẩn nƣớc thải đầu ra đƣợc áp dụng vào các Nhà

máy và các cơ sở sản xuất để đáp ứng Tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng

(Environment quality standard – EQS). Trong mối tƣơng quan giữa tác động pha

loãng nƣớc thải và nƣớc nguồn, giá trị dòng thải ra đƣợc xác định ở mức gấp 10 lần

so với tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng tại cùng một thời điểm.

Tại Trung Quốc, quốc gia đông dân số nhất thế giới và có tốc độ phát triển

kinh tế - công nghiệp nhanh nhất trong thời điểm hiện tại, theo nguồn (U.S

Department of Commerce, 2005) [36], tổng lƣu lƣợng nƣớc sử dụng cho công

nghiệp vào năm 2010 là 92,9 tỷ mét khối, ƣớc tính đến năm 2030 là 189,9 tỷ mét

khối. Tổng lƣu lƣợng nƣớc thải xả ra vào năm 2002 là 63,1 tỷ mét khối trong đó

nƣớc thải công nghiệp chiếm đến 61,5% và nƣớc thải sinh hoạt chiếm 38,5%. Tổng

lƣu lƣợng nƣớc thải đô thị đƣợc xử lý vào năm 2002 là 13.5 tỷ mét khối chiếm tỷ lệ

39,9% và đến năm 2005 tỷ lệ này tăng lên 45%.

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nƣớc thải công nghiệp & sinh hoạt tại Trung Quốc (2002)

Tính đến thời điểm 2001, có trên 61.220 trạm XLNT công nghiệp đã đƣợc

xây dựng, 85,6% lƣợng nƣớc thải xả ra môi trƣờng đáp ứng Tiêu chuẩn có liên

quan. Năm 2002, tỷ lệ nƣớc thải xả ra môi trƣờng tại Trung Quốc đáp ứng tiêu

chuẩn đạt đến 88.3%. Phƣơng pháp xử lý sinh học đƣợc áp dụng rộng rãi trong việc

Page 20: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 11

xử lý nƣớc thải tại quốc gia này do các thành tựu mà nó mang lại với giá thành xây

dựng và chi phí vận hành tƣơng đối thấp. Một số công nghệ xử lý sinh học mang lại

hiệu suất cao đã đƣợc phát triển và sử dụng trong xử lý nƣớc thải công nghiệp. Ví

dụ nhƣ bể UASB (Upflow anaerobic sludge bed) đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc thải

có nồng độ pha chế ở mức cao, công nghệ cố định vi sinh vật đƣợc xử lý nƣớc thải

dệt nhuộm và quy trình A/A/O đƣợc áp dụng rộng rãi cho xử lý nƣớc thải có chứa

làm lƣợng Amoni cao. Và còn một loạt các công trình xử lý sinh học mới khác đƣợc

áp dụng cho các ngành công nghiệp khác tại quốc gia này.

Theo nguồn (H.Bloch, 2005) [29], tại các quốc gia châu Âu, mô hình quản

lý nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp nói chung đƣợc quy định trong chỉ thị của

Hội đồng liên minh châu Âu số 91/221/EEC liên quan đến xử lý nƣớc thải đô thị.

Hình 1.1. Hệ thống thoát nƣớc điển hình tại các đô thị châu Âu

Theo nguồn (H.Zhou and D.W.Smith, 2002) [30] và (Claudia Muro and

Associates, 2009) [27], một số phƣơng pháp xử lý đã và đang đƣợc áp dụng tại các

Page 21: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 12

quốc gia Châu Âu là công nghệ xử lý sinh học dùng màng lọc (membrane), hồ xử lý

sinh học trong điều kiện tự nhiên v.v…

Các mô hình KCN/ CCN sinh thái, KCN/CCN xanh, KCN/CCN sản xuất

sạch hơn, mô hình cụm liên kết ngành, mô hình công nghiệp & đô thị gắn liền phát

triển sản xuất với phát triển đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở và sinh hoạt cho

công nhân làm việc, ít gây ô nhiễm môi trƣờng văn phòng làm việc, nhà ở, bệnh

viện, trƣờng học và các dịch vụ: giải trí, nghỉ nghơi, vui chơi … để tạo điều kiện

sinh hoạt tốt nhất cho ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ. Cùng với sự phát triển

đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng nhanh trong những năm gần đây, Việt

Nam hiện đang khuyến khích sử dụng mô hình này thay thế cho mô hình KCN cũ

để hạn chế những ảnh hƣởng đến môi sinh của cộng đồng dân cƣ.

1.2.2. Hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại Việt Nam

Theo nguồn (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010) [1], năm 2009 có 57%

các KCN đang hoạt động chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung dẫn đến trên

60% trong số 1 triệu m3 nƣớc thải/ ngày đêm từ các KCN xả thẳng vào các nguồn

tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng trên diện rộng ở nhiều nơi.

Những khu vực chịu tác động lớn nhất của tình trạng này là lƣu vực sông Nhuệ/

Đáy, lƣu vực sông Đồng Nai và các ao hồ, sông tại các đô thị.

Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Đồng Nai, coliform trong nƣớc thải của

Công ty phát triển KCN Biên Hòa vƣợt 1.233 lần, Công ty TNHH Viết Hậu (huyện

Trảng Bom) vƣợt 31.000 lần, Công ty cổ phần may Đồng Tiến vƣợt 3.100 lần, Nhà

máy giấy Tân Mai vƣợt 77 lần, Công ty TNHH Shing Mark Vina vƣợt 1.600 lần...

Một số KCN đã có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nhƣng hệ thống này

hoạt động không hiệu quả hoặc mang tính đối phó. Theo đánh giá của các chuyên

gia lập Báo cáo Môi trƣờng quốc gia 2009, chỉ có 50% TXLNT tập trung là đạt tiêu

chuẩn. Nhiều KCN hiện nay do không đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công tác

Page 22: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 13

xử lý nƣớc thải công nghiệp đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng nên còn tìm

cách kéo dài hoặc trì hoãn việc đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

Hoặc doanh nghiệp chủ đầu tƣ xây dựng KCN chỉ tiến hành đầu tƣ khi diện tích sử

dụng đất đã lấp đầy, trong khi trƣớc đó, nƣớc thải công nghiệp không đƣợc kiểm

soát và xử lý triệt để đã thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh mƣơng

nƣớc thải sinh hoạt, các sông – hồ - đầm tự nhiên.

Tại Đồng Nai, theo sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đồng Nai, năm 2010, đã có

90% KCN (19/21KCN) trên địa bàn Đồng Nai có hệ thống xử lý nƣớc thải tập

trung. Tỷ lệ đấu nối nƣớc thải của các nhà máy ở các KCN vào hệ thống xử lý nƣớc

thải tập trung tăng 15% trong giai đoạn 2008 đến 2009. Trong đó có 05 KCN có tỷ

lệ đấu nối nƣớc thải vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt 100% là các KCN

Amata, Loteco, Tam Phƣớc, Long Thành và Nhơn Trạch 3. Hình dƣới đây minh

họa công nghệ xử lý nƣớc thải KCN Amata – Đồng Nai.

Hình 1.2. Hồ xử lý sinh học, KCN Amata – Đồng Nai

Một số KCN khác sử dụng công nghệ xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

nhƣ hệ thống hồ xử lý hiếu kị khí nhƣ KCN Biên Hòa 1 (Đồng Nai) và KCN Tân

Hiệp Đông (Bình Dƣơng) cũng đều sử dụng công trình xử lý chính là bể Aerotank.

Đối với KCN Biên Hòa: Nhà máy xử lý nƣớc thải KCN này đƣợc xây dựng

từ năm 2000 – 2001 bởi công ty Glowtech-Singapore với công suất 5,000 m3/ngày

Page 23: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 14

đêm. Công nghệ và thiết bị tƣơng đối hiện đại, các thiết bị chính đƣợc nhập hoàn

toàn từ nƣớc ngoài với giá trị đầu tƣ khoảng 42 tỷ đồng Việt Nam. Các công trình

xử lý đƣợc xây dựng theo kết cấu bê tông cốt thép, hợp khối trên diện tích 2ha.

Công nghệ xử lý sinh học sử dụng bể Aerotank. Nhà máy này đƣợc đánh giá là một

trong số ít các nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung hoạt động hiệu quả và tƣơng đối

ổn định song do thiết bị chủ yếu đƣợc nhập từ nƣớc ngoài nên sẽ gặp khó khăn

trong công tác vận hành, bảo dƣỡng sau này.

Bảng 1.2. Quy định giá trị thông số nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Biên Hòa 1

STT Thông số Đơn vị Nƣớc thải đầu

vào

Nƣớc thải đầu

ra

1 Nhiệt độ oC 40

2 pH 5,13 – 8,50 6,00 – 9,00

3 BOD5 (20oC) mg/l 132 - 912 50,00

4 COD mg/l 95 - 700 100,00

5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 122,5 – 185,0 100,00

6 Tổng N mg/l 25,8 – 62,95 30

7 Tổng P mg/l 0,64 – 1,53 4

8 Coliform mg/l 9,3x106 5,000

Gần đây, xu hƣớng đầu tƣ trạm quan trắc để xử lý môi trƣờng, góp phần sản

xuất sạch hơn (SXSH) tại các KCN đang đƣợc rất nhiều các chủ đầu tƣ quan tâm.

Để thực hiện kiểm soát chất lƣợng nƣớc sau khi xử lý tại các cửa xả, các KCN đã

đầu tƣ xây dựng và vận hành các trạm quan trắc gồm: KCN Nhơn Trạch 3, giai

đoạn 1 và 2, KCN Tam Phƣớc. Trạm quan trắc trong KCN Bàu Xéo cũng sẽ vận

hành trƣớc ngày 30/12/2011. Đây là những KCN đầu tiên trong các KCN trên toàn

tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ này.

Đối với KCN Tân Tạo có vị trí thuộc quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí

Minh: Hệ thống này cũng áp dụng công nghệ xử lý sinh học với bể Aerotank. Tuy

nhiên, hệ thống không xử lý đƣợc kim loại nặng, hoạt động không ổn định, chất

lƣợng nƣớc thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, nguyên nhân chủ yếu do các Nhà máy,

Page 24: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 15

doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo không xử lý sơ bộ nƣớc thải trƣớc khi xả vào hệ

thống thu gom và xử lý chung của toàn KCN.

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung – KCN Tân Tạo

Tại Hải Dƣơng, theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 định

hƣớng 2020, tổng diện tích KCN khoảng 3.800 ha. Tính đến năm 2010, có 10 KCN

hoạt động với diện tích gần 2.100 ha. KCN Nam Sách và Đại An đầu tƣ xây dựng

TXLNT tập trung song không đồng bộ hoặc quy mô hệ thống không tƣơng xứng

Nƣớc thải KCN

Bể gom

Bể điều hòa

Bể sục khí bùn

hoạt tính

Bể Arotank

Bể lắng bùn

Đo lƣu lƣợng

Bể chứa (tiếp xúc,

khử trùng)

Bể gom bùn

Vận chuyển tới

bãi chôn lấp

Máy ép bùn

Điều chỉnh pH

Dinh dƣỡng

Không khí

Không khí

Page 25: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 16

với lƣợng nƣớc thải của các doanh nghiệp thải ra nên chƣa vận hành đƣợc, điển

hình nhƣ KCN Phố Nối B tại Hải Dƣơng, lƣu lƣợng nƣớc thải chỉ đạt 500

m3/ng.đêm trong khi công suất xây dựng TXLNT là 10.800 m

3/ng.đêm (gấp 21,6

lần) . Các KCN còn lại tại địa bàn chƣa có TXLNT tập trung.

Hình 1.4. Trạm XLNT thuộc KCN Đại An – Hải Dƣơng

Ngoài những KCN thuộc địa phận tỉnh Hải Dƣơng đã xây dựng các trạm xử

lý nƣớc thải, một số KCN vẫn chƣa hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống

xử lý nƣớc thải chung nhƣ KCN Lai Cách, Cẩm Điền – Lƣơng Điền (huyện Cẩm

Giàng), Cộng Hòa (huyện Chí Linh), KCN Nam Tài (huyện Kim Thành) hình thành

trên cơ sở cụm công nghiệp cũ.

Tại Hải Phòng, một số KCN lớn nhƣ Nomura, Đình Vũ đã xây dựng TXLNT

tập trung, các KCN/CCN còn lại chƣa xây dựng hoặc công trình ở mức đối phó. Chi

tiết về hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại các KCN trên địa bàn Hải Phòng

đƣợc mô tả trong các phần sau.

Page 26: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 17

1.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1.3.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng

1.3.1.1. Vị trí địa lý, hiện trạng dân cư

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nƣớc ta, có vị trí địa lý và

điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hải Phòng nằm cách Hà

Nội 100km về phía đông và là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc, là một trong

những trung tâm công nghiệp chính và là một cực của tam giác tăng trƣởng kinh tế

ở miền Bắc nƣớc ta bao gồm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp các tỉnh thành sau:

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.

Theo nguồn (Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2012) [8], thành phố có

tọa độ địa lý:

- Từ 20o30’39’ – 21

o01’15’ Vĩ độ Bắc;

- Từ 106o23’39’ – 107

o08’39’ Kinh độ Đông.

Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế

thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và

đƣờng hàng không.

Page 27: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 18

1.3.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm địa chất

Từ Bắc xuống Nam, Hải Phòng bao gồm 5 vùng đất đƣợc phân chia bởi 6

con sông bao gồm sông Bạch Đằng, Hạ Lý, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình và sông

Hoá. Địa hình vùng phía Bắc của thành phố có dáng dấp của một vùng trung du với

vùng đồng bằng xen kẽ với các đồi, núi trong khi địa hình phía Nam lại thấp và khá

bằng phẳng nhƣ một vùng đồng bằng ven biển. Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ

chiếm khoảng 15% tổng diện tích của toàn thành phố.

1.3.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn

Hải Phòng có 2 tầng nƣớc ngầm, tầng thứ nhất là trầm tích bao gồm hỗn hợp

đất sét và cát, xuất hiện ở độ sâu trung bình là 18m, tầng 2 bị nhiễm mặn. Nƣớc

ngầm phần lớn nhiễm phèn, muối và sắt. Nƣớc ngầm khu vực Quán Trữ (Kiến An)

có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống…

1.3.1.4. Điều kiện khí tượng

Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ và có

đặc điểm riêng của một thành phố ven biển, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa hạ thời tiết nóng, ẩm và mƣa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10

hàng năm. Mùa Đông thời tiết lạnh giá và ít mƣa; mùa đông kéo dài từ tháng 9 đến

tháng 3 năm sau.

Vì địa hình kéo dài theo bờ biển nên khí hậu của thành phố Hải Phòng chịu

sự chi phối mạnh mẽ của biển. Nhiệt độ không khí tƣơng đối ôn hòa: mùa đông ấm

hơn và mùa hè mát hơn so với các khu vực nằm sâu trong đất liền. Tuy nhiên, do

trực tiếp chịu ảnh hƣởng của bão, sự biến động lớn trong chế độ mƣa kết hợp với

nƣớc triều dâng cũng là nguyên nhân gây úng lụt cục bộ, ảnh hƣởng đến sản xuất

nông nghiệp.

Nhiệt độ

Page 28: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 19

Khí hậu duyên hải đƣợc thể hiện rõ nhất ở chế độ nhiệt. Nhiệt độ không

xuống quá thấp nhƣ ở trung tâm đồng bằng. Ba tháng mùa đông có nền nhiệt độ

trung bình thấp hơn 20oC, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 với nhiệt độ trung

bình 12.1oC. Năm 2011 là năm Hải Phòng có nền nhiệt độ ổn định, nhiệt độ cao

nhất trong 6 là 28.3oC.

Lượng mưa

Lƣợng mƣa phân bố khá đồng đều trên toàn thành phố với lƣợng mƣa trung

bình năm 2011 là 149,8 mm. Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, tập

trung tới hơn 80% lƣợng mƣa toàn năm. Lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa

mùa mƣa, đạt tới cực đại ghi nhận vào tháng 8 năm 1975 với lƣợng mƣa trung bình

ghi đƣợc lên tới 903mm.

Độ ẩm, nắng

Độ ẩm trung bình năm là 88.2%. Các tháng mùa xuân có độ ẩm cao nhất

trong năm (tháng 2, tháng 3, tháng 4 với độ ẩm trung bình tháng giao động từ 83% -

91%). Thời kỳ khô hạn nhất là những tháng mùa đông, tháng thấp nhất là tháng 12

với độ ẩm trung bình là 79%. Tổng số giờ nắng trung bình năm 2011 là 1.438 giờ.

Nói chung, mùa hè có nắng nhiều, mỗi tháng có trên 160 giờ nắng. Tháng nhiều

nắng nhất trong năm 2011 là tháng 7 với 212 giờ nắng. Trong lịch sử ghi nhận là

tháng có số giờ nắng nhiều nhất tại Hải Phòng là tháng 7 năm 1965 với 262 giờ

nắng.

Gió, bão

Về mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), gió thƣờng thổi tập trung theo hai

hƣớng là hƣớng Đông Bắc hoặc hƣớng Bắc với tốc độ gió trung bình từ 3,9-4,4m/s.

Mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) hƣớng gió luôn là hƣớng Đông Nam hoặc hƣớng

Nam với tốc độ gió trung bình đạt 4-5m/s. Vào mùa hạ, khi có giông và bão, tốc độ

gió có thể đạt tới trên 40m/s trong bão. Mùa đông, khi có gió mùa tràn về, gió giật

Page 29: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 20

cũng có thể đạt tới 20m/s.

1.3.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội

Theo nguồn [8] của thành phố Hải Phòng:

- Dân số: 1.878.500 ngƣời.

- Diện tích: 1.519,2 km2.

- Mật độ dân số trung bình:1.236 ngƣời/ km2

Lao động bình quân trong khu vực nhà nƣớc trên địa bàn thành phố năm

2009 theo thống kê là 111,280 ngƣời. Trong đó nông, lâm thuỷ sản chiếm 1,1% lao

động, công nghiệp chiếm 30,4% lao động, xây dựng chiếm 9%, vận tải kho bãi và

thông tin liên lạc chiếm 10,8%, quản lý nhà nƣớc và an ninh quốc phòng chiếm

10,1%, giáo dục đào tạo chiếm 23,6% và phần còn lại là các ngành nghề khác.

Hiện nay cơ cấu phát triển kinh tế đã đƣợc chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ-

công nghiệp và nông nghiệp: dịch vụ 52,60%, công nghiệp, xây dựng: 36,60%,

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 10,8%.

1.3.2. Thống kê số liệu các Khu công nghiệp hiện có trên địa bàn Hải Phòng

Theo nguồn (Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng, 2012) [16], Hải Phòng

hiện có tổng cộng 55 KCN/CCN với diện tích khoảng 23.294ha đƣợc thể hiện trong

bảng dƣới đây.

Chi tiết danh sách các KCN và CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tham

khảo tại Phụ lục 1 của luận văn.

Page 30: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 21

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Loại hình công nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)

KCN/CCN tổng hợp 13 23,64

Công nghiệp nhẹ 8 14,55

Cơ khí, đóng tàu 12 21,82

Sản phẩm công nghệ cao 5 9,09

CN và cảng 4 7,27

CN sạch 3 5,45

CN vừa và nhỏ 4 7,27

Thủy sản, nghề cá 2 3,64

Khác: VLXD, xuất nhập khẩu, CN nặng, hóa

chất xi măng 4 7,27

Tổng cộng 55 100,00

Trong tổng số 55 KCN/CCN có 39 CCN và 16 KCN. Các KCN, CCN này

chủ yếu tập trung trong lĩnh vực Tổng hợp – đa ngành (chiếm 23,64%), cơ khí –

đóng tàu (21,82%), công nghiệp nhẹ (14,55%), sản phẩm công nghệ cao (9,09%) và

các sản phẩm khác.

Một số KCN lớn nhƣ Nomura, Đình Vũ, Tân Liên đã xây dựng TXLNT tập

trung, các KCN/CCN còn lại chƣa xây dựng hoặc công trình ở mức đối phó, không

đáp ứng quy chuẩn nƣớc thải công nghiệp đầu ra.

Môi trƣờng không khí tại các KCN/CCN trên địa bàn Hải Phòng cũng nhƣ

các KCN khác phía Bắc giao động ở mức cao hơn 1,3 – 1,8 lần so với

QCVN06:2008/BTNMT.

Lƣợng chất thải rắn theo thống kê năm 2008 đối với các Xí nghiệp/ nhà máy

lớn tại Hải Phòng là 25.140 tấn/năm; các xí nghiệp nhỏ là 6.570 tấn/ năm.

Page 31: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 22

Hình 1.3. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Page 32: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 23

CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Cơ sở lựa chọn thay thế đối tƣợng nghiên cứu là các KCN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thay thế hƣớng nghiên cứu về

nƣớc thải công nghiệp từ Cụm công nghiệp sang các Khu công nghiệp và một số

doanh nghiệp/ nhà máy hoạt động trong địa bàn các KCN kể trên vì một số lý do

sau:

- Các cụm công nghiệp tại thành phố Hải Phòng chỉ tập trung vào một số

ngành nghề chính nhƣ đóng tàu, dịch vụ cảng. Trong khi đó, hoạt động sản

xuất của các doanh nghiệp trong các KCN khá đa dạng, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc phát triển hƣớng nghiên cứu.

- Mặt khác, điều kiện tiếp cận và thu thập số liệu đầu vào của các CCN trong

quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hầu nhƣ không thu thập đƣợc số

liệu chi tiết. Trái lại, số liệu và tài liệu tham khảo của các KCN có đƣợc là

đầy đủ, thuận lợi cho việc nghiên cứu.

- Trong tổng số 39 CCN của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm 2012

hầu nhƣ các CCN này chƣa có TXLNT tập trung. Các CCN mới chỉ tiến

hành đầu tƣ hệ thống cống thu gom nƣớc thải từ các nhà máy, doanh nghiệp

nằm trong địa phận quản lý và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc cống

thoát nƣớc của khu vực.

- Số lƣợng các nhà máy, doanh nghiệp trong CCN còn hoạt động phân tán và

quy mô nhỏ nên điều kiện thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu gặp nhiều khó

khăn.

Page 33: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 24

- Trong tổng số 16 KCN đang hoạt động tại thành phố Hải Phòng, đối với các

KCN nhƣ Đình Vũ, Nomura, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, Đồ Sơn: Các nhà

máy, doanh nghiệp có trụ sở tại các KCN này đều là những doanh nghiệp có

quy mô sản xuất và có thƣơng hiệu lớn với ngành nghề sản xuất đa dạng

cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các phƣơng pháp cải tiến công

nghệ xử lý nƣớc thải cục bộ.

- Mặt khác, hệ thống XLNT tại 05 KCN này đã và đang đƣợc xây dựng hoặc

đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Một số KCN nhƣ KCN Nomura, Đình

Vũ đã có TXLNT với công nghệ hiện đại, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đáp

ứng (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, 2011) [13].

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm các đặc điểm của 05 KCN trên địa bàn thành

phố Hải Phòng: vị trí địa lý, diện tích, quy mô, đặc điểm KCN, hiện trạng cơ sở hạ

tầng, hiện trạng đầu tƣ thu gom và xử lý nƣớc thải, các văn bản pháp luật và các

nghiên cứu có liên quan đến việc quản lý, phân loại ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp.

Page 34: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 25

Hình 2.1. Mặt bằng vị trí 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu đề tài

Dữ liệu dƣới đây trình bày thông tin về các KCN trong phạm vi nghiên cứu

đề tài:

2.1.1.1. Khu công nghiệp Đình Vũ

Địa điểm: Phƣờng Đông Hải II, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

Diện tích: 1.463 ha

Vị trí địa lý: Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 5km, liền kề cảng Hải

Phòng, cách sân bay Cát Bi 12km, cách ga Hải Phòng 8km và nằm sát quốc lộ 5 kéo

dài.

Khu công nghiệp Đình Vũ (DVIZ), đặt tại Hải Phòng, Việt Nam. Đây là một

dự án phát triển đƣợc khởi xƣớng bởi một Tổ hợp các công ty quốc tế với sự hợp

KCN

Nam Cầu Kiền

KCN Đình Vũ KCN Đồ Sơn

KCN Nomura

KCN Tràng Duệ

Page 35: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 26

tác chặt chẽ cùng các cơ quan chính quyền Việt Nam để tạo ra các cơ hội kinh tế

mới và góp phần thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới đang toàn

cầu hóa nhanh chóng.

Khu công nghiệp Đình Vũ là một khu công nghiệp đồng bộ đƣợc thiết kế để

cung cấp một cơ sở lý tƣởng và vững chắc cho các nhà đầu tƣ quốc tế để tận dụng

các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động có tay nghề cao và tiềm năng thị trƣờng

to lớn của khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, cả nƣớc cũng nhƣ

các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Lào và Campuchia.

KCN Đình Vũ đang đƣợc Công ty CP Khu công nghiệp Đình Vũ (DVIZJSC)

phát triển. DVIZJSC là một quan hệ đối tác giữa một Tổ hợp các công ty nƣớc

ngoài, đang nắm giữ 75% cổ phần và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đang

nắm giữ 25%, và đại diện phần vốn nhà nƣớc trong dự án.

Đặc điểm: KCN Tổng hợp

Theo số liệu (2012) thu thập đƣợc từ Ban quản lý DA các khu CN Hải

Phòng, hiện tại KCN Đình Vũ có 28 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có

Công ty CP KCN Đình Vũ là đơn vị quản lý). Các ngành nghề chủ yếu trong KCN

là: khoảng 82% doanh nghiệp là kho cảng vận chuyển và chế xuất xăng dầu và Gas

điển hình là các đơn vị: Tổng kho khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas), kho Gas

Petrolimex ; 18% doanh nghiệp còn lại sản xuất hóa chất công nghiệp, đóng tàu,

may thời trang, sản xuất thiết bị điện, thạch cao. Tổng số lao động tại KCN Đình

Vũ tính vào thời điểm quý 1/2012 là 2.685 ngƣời, trong đó có 564 ngƣời là nữ

(chiếm 21%).

Page 36: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 27

Hình 2.2. Khu công nghiệp Đình Vũ

Hiện trạng cơ sở hạ tầng của KCN Đình Vũ

- Nƣớc sạch: KCN Đình Vũ đƣợc trang bị một hệ thống cấp nƣớc đã qua xử lý phân

phối cho các khách hàng thông qua một mạng lƣới ống HDPE ngầm. Hệ thống này

đƣợc kết nối với mạng thành phố với công suất 12.500 m 3 / ngày. Nguồn nƣớc mặt

lấy từ sông Đa Độ đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Cấp điện: Sử dụng điện lƣới quốc gia với sự hỗ trợ của một trạm phát điện công

suất 1,000 KVA.

Hiện trạng xử lý nƣớc thải

Trạm xử lý nƣớc thải đƣợc thiết kế với công suất 9.600m3/ngày đêm. Trạm xử lý

nƣớc thải giai đoạn 1 với công suất 2.500m3/ngày đêm đã đƣợc hoàn thành và

khánh thành vào ngày 15/3/2012.

Page 37: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 28

Hình 2.3. Một số hình ảnh TXLNT Đình Vũ

2.1.1.2. Khu công nghiệp Đồ Sơn

Địa điểm: Phƣờng Tân Thành - quận Dƣơng Kinh và phƣờng Ngọc Xuyên –

quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng.

Diện tích: 150 ha (100ha là KCN và 50ha là Khu công nghệ cao)

Vị trí địa lý: Nằm sát bên đƣờng 353 nối Hải Phòng và khu du lịch Đồ Sơn.

Khu công nghiệp Đồ Sơn Hải Phòng (tên cũ là Khu chế xuất Hải Phòng 96)

đƣợc thành lập theo Giấy phép số 1935/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp ngày

26/06/1997 và Giấy phép điều chỉnh số 1935/GPĐC1 do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

cấp ngày 09/01/2006, chính thức hoạt động từ năm 2004.

Đặc điểm: KCN kỹ nghệ cao.

Theo số liệu (2012) thu thập đƣợc từ Ban quản lý DA các khu CN Hải

Phòng, hiện tại KCN Đồ Sơn có 24 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có Công

ty liên doanh KCN Đồ Sơn là đơn vị quản lý). Các ngành nghề chủ yếu trong KCN

là: khoảng 90% doanh nghiệp lắp ráp, sửa chữa ô tô và chế tạo máy; 10% doanh

nghiệp còn lại sản xuất giày và sợi tổng hợp. Tổng số lao động tại KCN Đồ Sơn

tính vào thời điểm quý 1/2012 là 2.047 ngƣời, trong đó có 1.334 ngƣời là nữ (chiếm

Page 38: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 29

65%).

Hình 2.4. Phối cảnh tổng thể KCN Đồ Sơn

Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Cấp điện: Lƣới điện quốc gia tuyến 110KV. Trạm điện cao thế 110KV và

đƣờng dây 22KV riêng phục vụ nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp trong

khu.

Cấp nƣớc: Khu công nghiệp đƣợc cung cấp từ nhà máy nƣớc sông He với

công suất 10.000m3/ngày, chất lƣợng đạt tiêu chuẩn TC505/BYT của Bộ y tế. Bên

cạnh đó các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng nguồn nƣớc

ngầm.

Nhà máy xử lý nƣớc thải: Khu đƣợc xử lý qua trạm xử lý nƣớc thải của Khu

công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất 1.200m3/ngày đêm.

Hệ thống thoát nƣớc thải: bằng ống bê tông cốt thép li tâm ¢400 dẫn từ

doanh nghiệp đến trạm xử lý nƣớc thải của Khu công nghiệp, đƣợc xử lý tại trạm xử

lý của Khu với công suất 2.000 m3/ ngày đêm, sau đó đƣợc thoát tới hệ thống thoát

nƣớc thải của thành phố.

Page 39: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 30

Hệ thống thoát nƣớc mƣa bằng cống hộp bê tông cốt thép có chiều rộng 1m,

độ dốc i = 3% đấu chung vào hệ thống thoát nƣớc mƣa thành phố.

Hệ thống thoát nƣớc mƣa: bằng cống hộp bê tông cốt thép có chiều rộng 1m,

độ dốc i = 3% đấu chung vào hệ thống thoát nƣớc mƣa thành phố.

Hệ thống thông tin liên lạc: hiện đại, cung cấp đầy đủ dịch vụ Bƣu chính

viễn thông.

Hệ thống cây xanh, thảm cỏ: đƣợc bố trí phù hợp với môi trƣờng và cảnh

quan Khu công nghiệp.

Xử lý chất thải rắn: Thành Phố Hải Phòng sẽ cung cấp dịch vụ thu gom rác

thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp sau khi đã qua xử lý của từng doanh nghiệp.

2.1.1.3. Khu công nghiệp Nomura

Địa điểm: Huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng.

Diện tích: Tổng diện tích là 153ha trong đó diện tích đất công nghiệp là

123ha.

Vị trí địa lý: Nằm ngay cạnh quốc lộ 5 đi Hà Nội và cách trung tâm thành

phố 13 km, cách cảng Hải Phòng 15 km, cáchsân bay Cát Bi 20 km.

KCN Nomura - Hải Phòng đƣợc thành lập ngày 23 tháng 12 năm 1994 có

diện tích 153 ha, diện tích đất công nghiệp 123 ha, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc xây

dựng đồng bộ và tƣơng đối hiện đại, hiện tại đã lấp đầy trên 90% đất công nghiệp

và đã trở thành một trong những KCN thành công của cả nƣớc.

Đặc điểm KCN: KCN kỹ nghệ cao.

Page 40: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 31

Hình 2.5. Toàn cảnh khu công nghiệp Nomura

Theo nguồn (Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng - Ban quản lý Khu

kinh tế Hải Phòng, 2013) [24], hiện tại KCN Nomura có 54 doanh nghiệp đang hoạt

động (trong đó có Công ty Phát triển KCN Nomura Hải Phòng là đơn vị quản lý).

Các ngành nghề chủ yếu trong KCN là: khoảng 75% doanh nghiệp sản xuất thiết

bị, linh kiện điện tử, 12% doanh nghiệp chế tạo máy, lắp ráp thiết bị; 5% doanh

nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, 6% doanh nghiệp sản xuất giấy, 2% còn

lại là các loại hình sản xuất khác nhƣ vận tải, sản xuất dụng cụ y tế. Tổng số lao

động tại KCN Nomura tính vào thời điểm quý 1/2012 là 24.965 ngƣời, trong đó có

19.840 ngƣời là nữ (chiếm 80%).

Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Cấp điện: Lƣới điện quốc gia với công suất 50MW, có nhà máy điện dự

phòng.

Cấp nƣớc: Sử dụng nƣớc sạch cung cấp từ nhà máy nƣớc Vật Cách với công

suất 13.500 m3/ng.đ.

Hệ thống thông tin liên lạc: hiện đại, cung cấp đầy đủ dịch vụ Bƣu chính

viễn thông.

Page 41: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 32

Hiện trạng xử lý nƣớc thải

Trạm xử lý nƣớc thải công suất 10.800 m3/ngày đêm, giai đoạn 1 có công

suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm.

Công nghệ xử lý nƣớc thải kết hợp giữa cơ học và sinh học trong điều kiện

nhân tạo, nƣớc thải đầu ra theo thiết kế thỏa mãn loại A - TCVN

5945:1995/BTNMT (Trạm xử lý đƣợc hoàn thành trƣớc thời điểm ban hành QCVN

40:2011/BTNMT).

2.1.1.4. Khu công nghiệp Tràng Duệ

Địa điểm: Thuộc các xã Lê Lợi, Hồng Phong, Bắc Sơn, Quốc Tuấn (thuộc

huyện An Dƣơng)

Diện tích: Tổng diện tích 349ha chia làm 2 khu, khu A có diện tích 192,5 ha;

khu B có diện tích 143,8ha và 12,9ha là đất giao thông đối ngoại.

Vị trí địa lý: Nằm trên quốc lộ 10, có vị trí hết sức thuận lợi cho việc lƣu

chuyển hàng hóa. Từ KCN Tràng Duệ đi tới cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ và

cảng Đình Vũ chỉ 7km đến 15km. Ngoài ra KCN Tràng Duệ cách Thủ đô Hà Nội

100 Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 115km, cách cảng biển quốc tế Hải Phòng

07km, cách cảng biển Chùa Vẽ 15km, cách sân bay Cát Bi 15km.

Đặc điểm: KCN Tổng hợp.

Page 42: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 33

Hình 2.6. Mặt bằng tổng thể KCN Tràng Duệ

Theo số liệu (2012) thu thập đƣợc từ Ban quản lý DA các khu CN Hải

Phòng, hiện tại KCN Tràng Duệ có 11 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có

Công ty CP KCN Sài gòn Hải Phòng là đơn vị quản lý). Đây là KCN mới đƣợc

thành lập (2009) trong đó các ngành nghề chủ yếu trong KCN là: khoảng 35%

doanh nghiệp dệt may, thời trang; 25% doanh nghiệp còn lại sản xuất sơn, chế biến

gỗ ép, khuôn nhựa; 20% doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện tử, điện lạnh, đồng hồ

đo nƣớc; 20% doanh nghiệp còn lại sản xuất văn phòng phẩm, thực phẩm dinh

dƣỡng. Tổng số lao động tại KCN Tràng Duệ tính vào thời điểm quý 1/2012 là

1.599 ngƣời, trong đó có 1.153 ngƣời là nữ (chiếm 72%).

Hiện trạng cơ sở hạ tầng:

- Đƣờng: Hệ thống đƣờng giao thông trong Khu công nghiệp Tràng Duệ đƣợc quy

Page 43: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 34

hoạch theo dạng ô vuông bàn cờ với tải trọng lớn đảm bảo cho giao thông thuận lợi

đến từng lô đất. Trong đó: Đƣờng trục chính: 32 m (4 làn xe); Đƣờng nội bộ khác:

22 m (2 làn xe).

- Hệ thống cấp điện: - Điện lƣới quốc gia: đƣờng dây 110kV từ nhà máy nhiệt điện

Phả Lại và nhiệt điện Thuỷ Nguyên Hải Phòng. Trạm biến áp riêng cho toàn khu

công nghiệp: 80MVA; hạ xuống 22kV cung cấp điểm đấu nối tới vị trí gần nhất với

các lô đất.

- Hệ thống cấp nƣớc: Sử dụng nguồn nƣớc cấp từ nhà máy nƣớc Vật Cách với công

suất 20,000 m3/ng.đ.

- Hệ thống thoát nƣớc: Khu xử lý nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp có công suất

500 m3/ngày.đêm chƣa thi công.

- Công nghệ thông tin: KCN Tràng Duệ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin

hiện đại, phục vụ nhu cầu truyền thông nhƣ điện thoại, Internet, truyền hình

cáp.v.v…

- Phòng cháy chữa cháy: Thiết bị chữa cháy lắp đặt dọc các trục đƣờng trong KCN

với khoảng cách 150m/ vòi phun.

- Nhà xƣởng, văn phòng: Nhà xƣởng, văn phòng tiêu chuẩn đƣợc xây dựng sẵn để

phục vụ nhu cầu thuê, thuê mua của các nhà đầu tƣ.

Hiện trạng xử lý nƣớc thải

Hiện tại, KCN Tràng Duệ chƣa có Trạm xử lý nƣớc thải tập trung. Nƣớc thải

từ các nhà máy/doanh nghiệp trong KCN sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ xả thẳng

ra nguồn tiếp nhận với tổng lƣu lƣợng đạt khoảng 2.000 m3/ngày đêm gây ô nhiễm

nƣớc khu vực sông Cấm. Các thông số BOD, COD, TSS, pH ô nhiễm vƣợt mức cho

phép thuộc quy chuẩn cột B QCVN 24:2009/BTNMT.

Page 44: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 35

2.1.1.5. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Địa điểm: Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Diện tích: 263,32 ha trong đó giai đoạn 1 là 108 ha; giai đoạn II là 155,32 ha.

Đất công nghiệp: 153,57 ha.

Vị trí địa lý: Nằm sát quốc lộ 10 trên đƣờng Hải Phòng đi Thái Bình, Quảng

Ninh, Hải Dƣơng, cách trung tâm thành phố và cảng Hải Phòng khoảng 10km, giáp

cửa sông Cấm.

Đặc điểm: KCN Tổng hợp.

Hình 2.7. Đƣờng vào KCN Nam Cầu Kiền

Theo số liệu (2012) thu thập đƣợc từ Ban quản lý DA các khu CN Hải

Phòng, hiện tại KCN Nam Cầu Kiền có 5 doanh nghiệp đang hoạt động, đây là

KCN mới hình thành từ cuối năm 2010 nên chƣa có Công ty quản lý độc lập nhƣ

các KCN khác. Các ngành nghề chủ yếu trong KCN là: khoảng 40% doanh nghiệp

lắp ráp, sửa chữa và đóng tàu; 40% doanh nghiệp còn lại sản xuất thép, 20% doanh

nghiệp sản xuất giấy. Tổng số lao động tại KCN Nam Cầu Kiền tính vào thời điểm

Page 45: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 36

quý 1/2012 là 225 ngƣời, trong đó có 47 ngƣời là nữ (chiếm 21%).

Hiện trạng cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống giao thông trục nội bộ: Chiều rộng đƣờng: 25m - 17.5m - 16.5m -

10.5m; số làn xe: 2 làn.

- Cấp điện: Lƣới điện quốc gia: Cung cấp tuyến điện 22KV – 35KV, công suất 2 x

54 MVA.

- Nhà máy xử lý nƣớc cấp: Công suất 10,000 m3/ng.đ, đảm bảo cung cấp nƣớc cho

KCN.

- Hệ thống thông tin: ADSL; DID 1,500 số.

Hiện trạng xử lý nƣớc thải KCN

Hiện nay khu CN Nam Cầu Kiền chƣa có Trạm xử lý nƣớc thải tập trung mà

chỉ có một số trạm nhỏ không đồng bộ (của một số doanh nghiệp thuộc KCN). Vì

vậy, với lƣợng nƣớc thải khi xả vào sông Cấm với lƣu lƣợng lớn 1,200 m3/ngày

đêm gây ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn nƣớc mặt với nồng độ ô nhiễm vƣợt mức cho

phép so với QCVN 24:2009/BTNMT.

Kết luận chung

Nhƣ vậy, trong số 05 KCN thuộc phạm vi nghiên cứu, có 02 KCN là KCN

Đình Vũ và KCN Nomura, số lƣợng doanh nghiệp và lao động tập trung lớn, ở giai

đoạn ổn định. Các KCN còn lại nhƣ KCN Đồ Sơn, Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền đều

là các KCN mới, hình thành trong giai đoạn 2009-2011 nên lƣợng nƣớc thải công

nghiệp cũng nhƣ khí thải, chất thải rắn phát sinh sẽ ở mức cao và cần đƣợc quan

tâm, tính toán, có biện pháp xử lý thích đáng để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi

trƣờng các khu vực lân cận.

Các thông tin về các công ty đang hoạt động tại 05 KCN trên cũng nhƣ tình

Page 46: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 37

hình sử dụng lao động đƣợc mô tả trong Phụ lục 2 của Luận văn này.

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào 05 KCN trên địa bàn thành phố Hải

Phòng: (i) KCN Đình Vũ; (ii) KCN Nomura; (iii) KCN Đồ Sơn; (iv) KCN Tràng

Duệ; (v) KCN Nam Cầu Kiền trực thuộc địa bàn các quận/ huyện Hải An, Đồ Sơn,

Dƣơng Kinh, An Dƣơng, Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng.

Giới hạn phạm vi nghiên cứ về mặt thời gian là định hƣớng từ nay đến năm

2020.

Các thông tin số liệu và các căn cứ nghiên cứu về mặt không gian là 05 KCN

(nhƣ đã nêu trong phần trên) thành phố Hải Phòng.

Đối tƣợng nghiên cứu là Nƣớc thải công nghiệp và Các văn bản về Phân loại

ô nhiễm công nghiệp phục vụ công tác quản lý và kiểm soát nguy cơ ô nhiễm nƣớc

thải công nghiệp tại địa bàn thành phố Hải Phòng.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nội dung

sau:

1. Nghiên cứu các văn bản pháp quy về Phân loại Ô nhiễm và hiện trạng Phân

loại ÔNMT tại các tỉnh thành trên phạm vi cả nƣớc nói chung và Hải Phòng

nói riêng. Nghiên cứu về nƣớc thải công nghiệp, khả năng gây ô nhiễm của

nƣớc thải công nghiệp đối với môi trƣờng, thực trạng quản lý nƣớc thải công

nghiệp ở nƣớc ta hiện nay. Thu thập các số liệu cơ bản của các KCN trong

phạm vi nghiên cứu

2. Khảo sát hiện trƣờng KCN, lấy mẫu nƣớc thải phân tích. Phân loại mức độ ô

nhiễm theo nƣớc thải đối với các cơ sở công nghiệp lựa chọn (thuộc 05 KCN

Page 47: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 38

nghiên cứu) theo thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT.

3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với cơ sở công nghiệp,

Khu công nghiệp có/ có nguy cơ gây ra mức độ ÔNMT nghiêm trọng.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện

tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trƣờng và tổng hợp các dữ liệu có liên quan đến

khu vực nghiên cứu qua các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc từ các nguồn khác

nhau.

Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây

tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả

lựa chọn:

- Tổng quan thu thập tài liệu về hiện trạng và định hƣớng quy hoạch các khu

công nghiệp/ cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu dân số thành phố Hải

Phòng.

- Các báo cáo, tài liệu thiết kế dự án các Khu công nghiệp trong phạm vi

nghiên cứu đề tài.

- Các tài liệu phục vụ quá trình đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiếm.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế tại hiện trƣờng

- Khảo sát tại 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu, xem xét các doanh nghiệp

hoạt động trên địa bàn KCN, khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nƣớc (hệ

thống xử lý riêng của từng doanh nghiệp) và xử lý nƣớc thải tập trung của

Page 48: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 39

KCN.

- Khảo sát các doanh nghiệp lựa chọn (KCN Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền, Tràng

Duệ), phỏng vấn các hộ dân xung quanh và các công nhân làm việc trực tiếp

tại KCN về tình hình ô nhiễm nƣớc thải, các bệnh tật phát sinh (nếu có) trong

giai đoạn gần đây có nghi ngờ do ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp...

- Phƣơng pháp điều tra đƣợc thực hiện bằng phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp và

sử dụng bảng hỏi. Tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn là 30 ngƣời (trung bình

mỗi KCN/CCN phỏng vấn 6 ngƣời trong đó có 3 công nhân làm việc trong

KCN, 1 cán bộ môi trƣờng KCN, 2 ngƣời dân địa phƣơng sinh sống lân cận

khu vực nghiên cứu.

Hình 2.8. Khảo sát & phỏng vấn tại hiện trƣờng

2.3.3. Phƣơng pháp quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm môi trƣờng

Mẫu nƣớc thải đƣợc thu thập tại hiện trƣờng và đƣợc gửi phân tích các thông

số ô nhiễm tại phòng Thí nghiệm Phân tích độc chất thuộc Viện Công nghệ Môi

trƣờng – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.

2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Thời gian lấy mẫu: Mẫu đƣợc lấy 01 lần vào các ngày từ 7-8/1/2013.

Page 49: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 40

Địa điểm lấy mẫu: 10 doanh nghiệp lựa chọn phân tích. Mẫu nƣớc thải đƣợc

lấy tại đầu ra của hệ thống cống nhà máy sản xuất tại vị trí các hố ga đấu nối giữa

cống chung của KCN với cống nhánh thoát nƣớc từ doanh nghiệp (do không có hệ

thống xử lý cục bộ đối với nƣớc thải sản xuất, nƣớc thải đấu trực tiếp vào mạng lƣới

cống chung của KCN/CCN).

Lƣợng nƣớc thải trong ngày tại từng doanh nghiệp cần nghiên cứu khá đều

(chủ yếu sản xuất sản phẩm công nghệ cao, lƣợng công nhân làm việc đều 8h/ngày

từ 8h sáng đến 5h chiều). Do đó, tổng số mẫu là 10 mẫu , mỗi mẫu đƣợc trộn 3 mẫu

lấy vào 3 thời điểm là 9h sáng, 11h sáng và 4h30 chiều.

Mẫu lấy ngày 1 cho thêm hóa chất để các chỉ tiêu vi sinh vật nhƣ (BOD,

COD) không bị ảnh hƣởng do quá trình tiếp xúc với không khí theo thời gian. Mẫu

lấy ngày 2 (vận chuyển trong ngày về phòng thí nghiệm) đƣợc bảo quản trong thùng

xốp, không cần cho thêm hóa chất.

2.3.3.2. Phương pháp phân tích trong trong phòng Thí nghiệm

Việc phân tích đƣợc thực hiện theo Quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam hiện

hành về các phƣơng pháp phân tích và quy định chất lƣợng nƣớc thải và theo quy

định nguồn (Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT, 2012) [18] của Bộ tài nguyên Môi

trƣờng cũng nhƣ yêu cầu đặc thù đối với nƣớc thải công nghiệp và điều kiện Phòng

thí nghiệm. Các thông số phân tích tuân theo các tiêu chuẩn trong bảng sau:

Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm

TT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn

1 Asen TCVN 6626:2000

3 Cadimi TCVN 6197:1996

4 Chất rắn lơ lửng TCVN 4560:1988

Page 50: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 41

TT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn

9 Clo tự do và Clo tổng số TCVN 6226-3:1996

11 Coliform TCVN 6187-1:2009;

13 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070:1995

15 Đồng TCVN 6193:1996

21 Mầu sắc, tại pH = 7 TCVN 6185:2008

23 Nhu cầu ôxy sinh hóa,

ở 200C

TCVN 6001-1:2008

24 Nhu cầu ôxy hóa học TCVN 6491:1999

26 Sắt TCVN 6177:1996

31 Tổng Nitơ TCVN 6498 :1999

32 Tổng Phốt pho TCVN 6202 : 1996

Nguồn: Dự thảo Quy trình quan trắc nước thải công nghiệp/ BTNMT

Số lƣợng các thông số ô nhiễm cần phân tích đƣợc thực hiện dựa trên QCVN

40:2011 và QCVN 12:2008; QCVN 13:2008.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu, thống kê, đánh giá

Dựa trên số liệu hiện trạng về các KCN, các cơ sở sản xuất và hiện trạng xử

lý nƣớc thải, tiến hành lập danh sách các cơ sở đƣợc lựa chọn để khảo sát thực tế và

lấy mẫu phân tích.

Trên cơ sở kết quả phân tích, tiến hành so sánh kết quả đó với QCVN hiện

hành đối với các thông số nƣớc thải công nghiệp và phân loại mức độ ô nhiễm môi

trƣờng đối với nƣớc thải.

Nghiên cứu các tài liệu liên quan, đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm góp phần

giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nƣớc tại các KCN đƣợc lựa chọn để nghiên cứu

sâu trong tƣơng lai gần (giai đoạn 2013 – 2020).

Page 51: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 42

Một số phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu đƣợc áp dụng trong luận văn

nhƣ sau:

2.3.4.1. Phương pháp phân loại ô nhiễm nước thải công nghiệp theo Thông tư

04/2012/TT-BTNMT

Việc phân loại ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc

KCN trong phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các điều khoản sau của

(Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT, 2012).

Theo điều 4. Tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc Thông tƣ

04/2012/TT-BTNMT có quy định rõ:” Cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng là cơ sở có 01

(một) thông số môi trƣờng trở lên về nƣớc thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung vƣợt

quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng nhƣng không thuộc đối tƣợng quy định tại Điều

5; 6; 7; 8 và Điều 9 thuộc Thông tƣ”.

Theo khoản 1, điều 5. Tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng về nước thải thuộc Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT có quy định rõ:

“Cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng là cơ sở vi phạm một trong các tiêu

chí sau:

1. Có hành vi xả nƣớc thải vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng từ 2 đến dƣới 5

lần và thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

a. Có 2 hoặc 3 thông số vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với tải lƣợng từ

500 m3/ngày (24 giờ) trở lên trong trƣờng hợp có chứa chất nguy hại hoặc tải

lƣợng từ 1,000 m3/ngày (24 giờ) trở lên trong trƣờng hợp không chứa chất

nguy hại.

b. Có chứa 4 hoặc 5 thông số vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với tải lƣợng

từ 200 m3/ngày (24 giờ) trở lên trong trƣờng hợp có chứa chất thải nguy hại

hoặc thải lƣợng từ 500 m3/ngày (24 giờ) trong trƣờng hợp không chứa chất

thải nguy hại.

c. Có từ 6 thông số trở lên vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với thải lƣợng

Page 52: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 43

từ 100 m3/ngày (24 giờ) trở lên trong trƣờng hợp có chứa chất thải nguy hại

hoặc thải lƣợng từ 200 m3/ngày (24 giờ) trở lên trong trƣờng hợp không chứa

chất thải nguy hại.”

2.3.4.2. Phương pháp tính toán, so sánh kết quả quan trắc

Kết quả quan trắc nƣớc thải công nghiệp đƣợc so sánh, đối chiếu với QCVN

tƣơng ứng và đƣợc thể hiện trên biểu đồ (Ví dụ minh họa: biểu đồ 3.1). Trong đó:

- Trục hoành: Đƣờng tƣơng ứng với QCVN/TCVN tham chiếu.

- Giá trị phía trên trục hoành: Đƣợc tính bằng: (giá trị quan trắc)/ (giá trị quy

định trong QCVN tham chiếu) và mang giá trị dƣơng (+) (lớn hơn so với giá

trị QCVN tham chiếu).

- Giá trị phía dƣới trục hoành: Đƣợc tính bằng: (giá trị quan trắc) – (giá trị quy

định trong QCVN tham chiếu) và mang giá trị âm (-) (nhỏ hơn so với giá trị

QCVN tham chiếu).

Một số biểu đồ trong mục 3.2 minh họa số lần lớn hơn của giá trị quan trắc đối

với QCVN trong đó:

- Đƣờng QCVN thể hiện là đƣờng nằm ngang song song với trục hoành có giá

trị bằng 1 (đã quy đổi giá trị quy định các thông số ô nhiễm khác nhau về 1).

- Các giá trị khác trên biểu đồ đƣợc tính bằng: (giá trị quan trắc)/ (giá trị

QVCN).

Page 53: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 44

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA 05 KCN

3.1.1. Thông tin chung

Việc khảo sát hệ thống XLNT của các KCN nghiên cứu đƣợc thực hiện trong

khoảng thời gian không liên tục từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2013.

Theo kết quả khảo sát tại 05 KCN Đình Vũ, Đồ Sơn, Nomura, Tràng Duệ,

Nam Cầu Kiền cho thấy:

- 05 KCN đã có hệ thống thu gom nƣớc thải, nƣớc mƣa hoàn chỉnh. Nƣớc mƣa

sau khi thu gom đƣợc xả ra kênh thoát nƣớc/ nguồn tiếp nhận lân cận. Nƣớc

thải sau khi thu gom đƣợc bơm lên TXLNT tập trung của KCN hoặc xả ra

cống thoát nƣớc thải của khu vực (đối với KCN Tràng Duệ và Nam Cầu

Kiền). Một số nhà máy trong các KCN đã có hệ thống xử lý nƣớc thải sơ bộ

trƣớc khi nƣớc chảy ra hệ thống cống chung của KCN.

- Trong tổng số 05 KCN khảo sát, có 03 KCN có trạm xử lý nƣớc thải tập

trung, đó là các KCN Đình Vũ, Đồ Sơn, Nomura. KCN Tràng Duệ đã lập

thiết kế chi tiết cho TXLNT tập trung nhƣng chƣa thi công xong.

- KCN Nam Cầu Kiền mới hình thành từ cuối năm 2011, số lƣợng nhà máy

đầu tƣ xây dựng tại KCN này còn ít. Hiện tại, KCN đã quy hoạch diện tích

đất dự kiến xây dựng TXLNT tập trung (khoảng 5,000 m2).

- Các TXLNT tập trung đƣợc xây dựng với mục đích xử lý nƣớc thải sinh hoạt

(cho các cán bộ, công nhân làm việc trong KCN) và nƣớc thải sản xuất.

Trong đó, lƣợng nƣớc thải sản xuất đóng vai trò chủ yếu và mang tính quyết

định cho quá trình lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp.

Các bảng dƣới đây mô tả thông tin chung về 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu

Page 54: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 45

đề tài.

Bảng 3.1. Thông tin chung về 05 KCN

STT Tên KCN Đặc điểm

Số lƣợng

lao động

(tính đến

2012)

Số nhà

máy/

doanh

nghiệp

Hệ thống xử lý nƣớc

thải tập trung

Có/

Không

Năm

vận

hành

1 Đình Vũ Tổng hợp,

hóa dầu 2.685 28 Có 2012

2 Đồ Sơn Kỹ nghệ

cao 2.047 24 Có 2011

3 Nomura Kỹ nghệ

cao 24.695 54 Có 2007

4 Tràng Duệ Tổng hợp 1.599 11 Không

5 Nam Cầu Kiền Tổng hợp 225 5 Không

6 Tổng cộng 31,251 122 60%

Bảng 3.2. Đặc điểm hệ thống xử lý nƣớc thải 05 KCN nghiên cứu

STT Tên KCN Hệ thống thu

gom nƣớc thải

Hệ thống

xử lý nƣớc

thải

Lƣu lƣợng

(m3/ ngày

đêm)

Công nghệ xử

1 Đình Vũ

Thoát nƣớc

riêng: nƣớc mƣa

và nƣớc thải

Có hoạt

động 2.500

Xử lý sinh học

trong điều kiện

nhân tạo (bể

SBR)

2 Đồ Sơn

Thoát nƣớc

riêng: nƣớc mƣa

và nƣớc thải

Có hoạt

động 2.000

Xử lý sinh học

trong điều kiện

nhân tạo

3 Nomura

Thoát nƣớc

riêng: nƣớc mƣa

và nƣớc thải

Có hoạt

động 5.000

Xử lý sinh học

trong điều kiện

nhân tạo

(Aerotank)

4 Tràng Duệ

Thoát nƣớc

riêng: nƣớc mƣa

và nƣớc thải

Chƣa hoạt

động 1.200

Page 55: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 46

STT Tên KCN Hệ thống thu

gom nƣớc thải

Hệ thống

xử lý nƣớc

thải

Lƣu lƣợng

(m3/ ngày

đêm)

Công nghệ xử

5 Nam Cầu Kiền

Thoát nƣớc

riêng: nƣớc mƣa

và nƣớc thải

Chƣa có 500

Các thông tin chi tiết về thông số chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra

TXLNT tập trung của 03 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý đƣợc mô tả trong phần

dƣới đây:

3.1.1.1. KCN Đình Vũ

Theo nguồn (Công ty KOASTAL ECO INDUSTRIES, 2011) [4], KCN

Đình Vũ sử dụng phƣơng pháp xử lý sinh học. Bảng dƣới đây mô tả giới hạn các

giá trị dòng vào, dòng ra của KCN này.

Bảng 3.3. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Đình Vũ

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTN

MT,

cột B)

1 Nhiệt độ oC 45,00 40,00

2 pH 5-9 5,5-9

3 Mùi 0.00 0,00 Không khó chịu

4 Độ màu (Co-Pt at pH =7) 0.00 0,00 70,00

5 COD mg/l 500,00 100,00

6 BOD mg/l 500,00 50,00

7 Arsenic (As) mg/l 0,10 0,10

8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,005 0,01

9 Chì (Pb) mg/l 0,20 0,01

10 Cadmium (Cd) mg/l 0,01 0,01

11 Crom (Cr VI) mg/l 0,10 0,10

Page 56: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 47

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTN

MT,

cột B)

12 Crom (Cr III) mg/l 1,00 1,00

13 Đồng (Cu) mg/l 1,00 2,00

14 Kẽm (Zn) mg/l 0,00 3,00

15 Niken (Ni) mg/l 0,20 0,50

16 Mangan (Mn) mg/l 1,00 1,00

17 Sắt (Fe) mg/l 5,00 5,00

18 Thiếc (Si) mg/l 1,00 1,00

19 CN- mg/l 0,10 0,10

20 Phenol mg/l 0,05 0,50

21 Dầu mỡ động vật mg/l 5,00 5,00

22 Dầu mỡ thực vật mg/l 30,00 20,00

23 Clo dƣ mg/l 2,00 2,00

24 PCBs mg/l 0,003 0,01

25 Thuốc trừ sâu gốc Phospho mg/l 0,01 Không xác định

26 Thuốc trừ sâu gốc Clo mg/l 0,10 Không xác định

27 Ion sunfit mg/l 0,50 0,50

28 Flo (F) mg/l 2,00 10,00

29 Clo (Clo) mg/l 600,00 600,00

30 Amonia (NH4) tính theo Ni tơ mg/l 1,00 10,00

31 Tổng Ni tơ (TN) mg/l 30,00 30,00

32 Tổng Phospho (TP) mg/l 6,00 6,00

33 Coliform MPN/100ml 10.000 5.000

34 Nhựa đƣờng (Tar) mg/l 10,00 Không xác định

35 Chất tẩy rửa mg/l 30,.00 Không xác định

36 Các chất có độ nhớt cao Không cho

phép

37 Bùn chứa canxi cacsbua (đất

đèn)

Không cho

phép

Page 57: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 48

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTN

MT,

cột B)

38 Các loại bùn lắng dễ gây tắc

cống

Không cho

phép

Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Đình Vũ

Mô tả công nghệ:

Nƣớc thải đầu vào từ hố bơm sau khi chảy qua các công trình xử lý sơ bộ

nhƣ bể tách dầu, bể điều hòa, bể keo tụ, bể tạo bông, bể lắng sơ cấp, bể trung hòa

đƣợc đƣa đến bể hợp khối xử lý sinh học nhân tạo là bể Chọn lọc và bể phản ứng

Page 58: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 49

sinh học theo mẻ (bể SBR).

Bể Chọn lọc (Selector) đƣợc thiết kế trƣớc bể SBR giúp hạn chế vi sinh vật

dạng sợi và tăng khả năng lắng của bùn hoạt tính – vi sinh dạng sợi gây hiện tƣợng

nổi trong giai đoạn lắng của bể SBR. Nƣớc thải vào bể Chọn lọc sẽ đƣợc xáo trộn

với bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể SBR và nhờ nồng độ cơ chất (BOD, COD) đầu

vào cao sẽ kiềm chế sự phát triển của các vi sinh dạng sợi có trong bùn hoạt tính.

Ngoài ra, bể Chọn lọc còn kết hợp bể SBR phí sau để hoàn chỉnh quy trình xử lý

Nitơ trong nƣớc thải. Trong điều kiện yếm khí, Nitrat (NO3-) trong dòng tuần hoàn

từ bể SBR sẽ tiếp tục phản ứng khử Nitơ, giải phóng khí N2.

Bể SBR kết hợp quá trình xử lý sinh học bùn hoạt tính lơ lửng và quá trình

lắng sinh học vào trong 1 bể phản ứng.

Ƣu điểm của bể Chọn lọc (Selector) và bể SBR là hoạt động theo mẻ nên hệ

thống vẫn hoạt động hiệu quả khi có lƣu lƣợng nƣớc thải đầu vào thấp đến 30%

công suất thiết kế.

3.1.1.2. KCN Nomura

Các thông số đầu vào của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung KCN Nomura

tuân thủ theo giá trị cột B, QCVN 40:2011.

Bảng 3.4. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nomura

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTNMT,

cột B)

1 pH 5-9 5,5-9

2 TSS mg/l <200 15-22

3 COD mg/l <300 15-50

4 BOD mg/l <350 20

5 Tổng Ni tơ mg/l 60 30

6 Tổng Phospho mg/l 10 5

Page 59: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 50

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTNMT,

cột B)

7 Tổng Coliform MPN/100ml 3.000 3.000

Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Nomura

Nƣớc thải KCN

Song chắn rác Rác thải

Bể lắng cát

Lƣới chắn rác

Bể lắng đợt 1

Bể điều hòa

Bể Arotank

Bể lắng đợt 2

Máng trộn

Bể tiếp xúc,

khử trùng

Nguồn tiếp nhận

Vận chuyển tới

bãi chôn lấp

Thu gom,

xử lý bùn

Không khí

Dinh dƣỡng

Bùn tuần hoàn

Page 60: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 51

Mô tả công nghệ xử lý:

Bể Aerotank là hạng mục chính trong hệ thống xử lý nƣớc thải KCN

Nomura. Tại đây, vi sinh vật sẽ sử dụng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải để tổng

hợp tế bào, kết quả là chất ô nhiễm đƣợc loại bỏ. Bể Aerotank đƣợc xây dựng gồm

2 đơn nguyên song song, có hệ thống cấp khí bề mặt.

Ƣu điểm: Hệ thống xử lý đƣợc bố trí hợp khối, chất lƣợng nƣớc sau xử lý đạt

tiêu chuẩn, vận hành tự động.

Nhƣợc điểm: Hệ thống dạng hở nên phát sinh mùi khó chịu đối với khu vực

xung quanh. Sân phơi bùn thiết kế quá lớn tốn nhiều diện tích.

3.1.1.3. KCN Đồ Sơn

Các thông số đầu ra của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung KCN Đồ Sơn

tuân thủ theo giá trị cột B, QCVN 40:2011.

Bảng 3.5. Giới hạn các thông số đầu vào, đầu ra TXLNT Đồ Sơn

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTNMT,

cột B)

1 Độ màu Co 50

2 Mùi Cảm quan Nhẹ

3 pH 5-9 6-8.5

4 TSS mg/l 300 100

5 COD mg/l 500 100

6 BOD mg/l 350 50

7 Tổng Ni tơ mg/l 60 30

8 Tổng Phospho mg/l 6 6

9 Tổng Coliform MPN/100ml <100.000 5.000

10 Dầu mỡ khoáng mg/l 10 5

11 Chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10

Page 61: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 52

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011/BTNMT,

cột B)

12 As mg/l 0,1 0,1

13 Cd mg/l 0,01 0,01

14 Pb mg/l 0,1 0,5

15 Fe mg/l 5 5

16 Dầu mỡ động thực vật mg/l 5 20

17 PCB mg/l 0,01 0,01

18 Cyanua mg/l 0,05 0,05

Công nghệ xử lý của TXLNT tập trung Đồ Sơn sử dụng công nghệ xử lý

sinh học bằng bể Aerotank.

3.1.1.4. KCN Tràng Duệ

Tiêu chuẩn nƣớc thải đầu vào, đầu ra củ KCN Tràng Duệ đƣợc quy định nhƣ

sau:

Bảng 3.6. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Tràng Duệ

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011, cột B)

1 Nhiệt độ 40,00 40,00

2 pH 11 5,5 - 9

3 Độ màu (Co-Pt với pH =7) 0.00 0.00 70,00

4 BOD mg/l 250,00 50,00

5 COD mg/l 800,00 100,00

6 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 15,00 10,00

7 TSS mg/l 300,00 100,00

8 Tổng Ni tơ (TN) mg/l 60,00 40,00

9 Tổng Phospho (TP) mg/l 10,00 6,00

10 Coliform MPN/100ml 50.000,00 5.000,00

Công nghệ xử lý của TXLNT tập trung Tràng Duệ dự kiến sử dụng công

Page 62: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 53

nghệ xử lý sinh học bằng bể Aerotank. Theo khảo sát ban đầu, TXLNT hiện đang

đƣợc thi công và dự kiến đƣa vào vận hành vào đầu năm 2014.

3.1.1.5. KCN Nam Cầu Kiền

Các thông số đầu ra của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung KCN Nam Cầu

Kiền tuân thủ theo giá trị cột B, QCVN 40:2011.

Bảng 3.7. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nam Cầu Kiền

STT Thông số Đơn vị Giá trị dòng

vào

Giá trị dòng ra

(QCVN

40:2011, cột B)

1 Nhiệt độ 45,00 40,00

2 pH 5-9 5,5 - 9

3 Mùi 0.00 0.00 Không khó chịu

4 Độ màu (Co-Pt at pH =7) 0.00 0.00 70,00

5 BOD mg/l 500,00 50,00

6 COD mg/l 500,00 150,00

7 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 500,00 100,00

8 Arsenic (As) mg/l 0,10 0,10

9 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,005 0,01

10 Chì (Pb) mg/l 0,20 0,50

11 Cadmium (Cd) mg/l 0,01 0,05

12 Đồng (Cu) mg/l 1,00 2,00

13 Kẽm (Zn) mg/l 0,00 3,00

14 Niken (Ni) mg/l 0,20 0,50

15 Mangan (Mn) mg/l 1,00 1,00

16 Sắt (Fe) mg/l 5,00 5,00

17 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 15,00 10,00

18 Tổng Ni tơ (TN) mg/l 40,00 40,00

19 Tổng Phospho (TP) mg/l 10,00 6,00

20 Coliform MPN/100ml 50.000,00 5.000,00

Trạm XLNT tập trung của KCN Nam Cầu Kiền chƣa đƣợc thiết kế, xây

Page 63: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 54

dựng và đây sẽ là một cơ sở đề xuất về mặt công nghệ đối với KCN này.

3.1.2. Kết quả quan trắc nƣớc thải công nghiệp tập trung & so sánh với QCVN

40:2011

Bảng dƣới đây cung cấp số liệu quan trắc nƣớc thải tại TXLNT tập trung với

các thông số cơ bản tại các KCN trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Kết quả quan trắc

nƣớc thải tập trung của các KCN đƣợc so sánh với (Quy chuẩn Quốc gia QCVN

40:2011/BTNMT, 2011) và giá trị giới hạn thông số nƣớc thải đầu ra của 05 KCN

nhƣ đã liệt kê ở phần trên.

Bảng 3.8. Một số thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của các KCN

STT pH BOD5 COD Tổng N Tổng P TSS

Đình Vũ 7,03 36,02 55,12 5,81 6,53 72,26

Đồ Sơn 8,05 120,08 185,07 15,62 12,14 237,05

Nomura 6,12 72,15 111,56 10,75 7,17 55,03

Nam Cầu

Kiền 6,17 150,23 231,34 60,28 8,15 280,32

Tràng

Duệ 5,56 230,37 354,72 50,13 6,03 300,07

QCVN

40:2011 5,5-9 50 150 40 6 100

Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường các KCN Hải Phòng – 06/2012

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan các thông số quan trắc nƣớc thải đầu ra KCN so với QCVN

40: 2011

Page 64: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 55

Dựa vào biểu đồ 3.1 so sánh kết quả quan trắc với QCVN 40:2011 cho thấy:

KCN Đình Vũ: TXLNT tập trung mới đƣợc đƣa vào vận hành từ tháng

03/2012, chất lƣợng nƣớc thải đầu vào khu xử lý tập trung đƣợc giới hạn nghiêm

ngặt, các cơ sở sản xuất trong địa bàn KCN chủ yếu đều có công trình xử lý sơ bộ

trƣớc khi xả nƣớc thải vào hệ thống cống chung KCN, cán bộ vận hành TXLNT tập

trung đƣợc đào tạo và tập huấn bài bản (01 kỹ sƣ công nghệ xử lý nƣớc thải, 03 thợ

điện tay nghề cao). Chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn Việt

Nam QCVN 40:2011.

KCN Đồ Sơn: Dù nƣớc thải đã đƣợc xử lý song chất lƣợng nƣớc thải đầu ra

vẫn chƣa đảm bảo. Có đến 4/6 thông số vƣợt quy chuẩn cho phép. Cụ thể là: thông

số BOD5 vƣợt tiêu chuẩn 2.4 lần; thông số COD vƣợt tiêu chuẩn 1.23 lần; thông số

P vƣợt tiêu chuẩn 2.0 lần; thông số TSS vƣợt tiêu chuẩn 2.37 lần.

KCN Nomura: Do điều kiện vận hành và bảo dƣỡng ổn định mặc dù

TXLNT tập trung đã đƣợc xây dựng từ năm 2007, đặc điểm của KCN có phần lớn

là các cơ sở sản xuất điện tử, kỹ thuật cao nên thành phần nƣớc thải không chứa các

chất ô nhiễm đặc thù.

Do có sự quản lý tốt, các doanh nghiệp thuộc KCN đều tuân thủ xử lý nƣớc

thải sơ bộ trƣớc khi thải vào hệ thống cống gom tới TXLNT tập trung, chất lƣợng

nƣớc thải đầu ra đáp ứng đầy đủ các thông số thuộc Quy chuẩn môi trƣờng QCVN

40:2011.

KCN Nam Cầu Kiền: Do KCN chƣa có trạm xử lý nƣớc thải tập trung nên

5/6 thông số (ngoại trừ pH ) đo đƣợc đều vƣợt mức quy chuẩn cho phép. Cụ thể là:

Thông số BOD5 vƣợt tiêu chuẩn 3.0 lần; thông số COD vƣợt tiêu chuẩn 1.54 lần,

thông số tổng N vƣợt tiêu chuẩn 1.5 lần; thông số tổng P vƣợt tiêu chuẩn 1.33 lần;

thông số TSS vƣợt tiêu chuẩn 2.80 lần.

KCN Tràng Duệ: Do KCN chƣa có trạm xử lý nƣớc thải tập trung nên hầu

Page 65: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 56

hết các thông số (ngoại trừ pH và tổng P ) đo đƣợc đều vƣợt mức quy chuẩn cho

phép. Cụ thể là: Thông số BOD5 vƣợt tiêu chuẩn 4.6 lần; thông số COD vƣợt tiêu

chuẩn 2.36 lần, thông số tổng N vƣợt tiêu chuẩn 1.25 lần; thông số TSS vƣợt tiêu

chuẩn 3.0 lần.

3.1.3. Lựa chọn các cơ sở công nghiệp để lấy mẫu phân loại cơ sở ÔNNT

Kết quả phân tích tại mục 3.1.2 cho thấy, KCN Đình Vũ và Nomura là hai

KCN có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng.

Các doanh nghiệp thuộc 02 KCN này đã tuân thủ đầy đủ việc xử lý sơ bộ trƣớc khi

xả thải ra hệ thống cống chung. Do vậy, tác giả không lựa chọn các cơ sở công

nghiệp trong phạm vi 02 KCN này để lẫy mẫu phân tích và phân loại nƣớc thải.

Đối với các KCN còn lại nhƣ KCN Đồ Sơn (tổng lƣu lƣợng xả thải 1,200

m3/ng.đêm, 4/6 thông số cơ bản vƣợt quy chuẩn cho phép); KCN Nam Cầu Kiền

(tổng lƣu lƣợng xả thải 500 m3/ng.đêm, 5/6 thông số cơ bản vƣợt quy chuẩn cho

phép); KCN Tràng Duệ (tổng lƣu lƣợng xả thải 2,100 m3/ng.đêm, 4/6 thông số cơ

bản vƣợt quy chuẩn cho phép), tiến hành lựa chọn lấy mẫu nƣớc thải tại 10 doanh

nghiệp thuộc các ngành khác nhau và có nguy cơ gây ô nhiễm. Qua kết quả phân

tích từ đó tiến hành phân loại ô nhiễm nƣớc thải của 10 doanh nghiệp trong phạm vi

03 KCN nói trên.

Số lƣợng doanh nghiệp lựa chọn lấy mẫu phân tích nƣớc thải là 10 doanh

nghiệp, chiếm 27% trên tổng số 37 doanh nghiệp hiện có thuộc 03 KCN Đồ Sơn,

Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền (có 03 doanh nghiệp thuộc KCN Đồ Sơn và Tràng Duệ

hiện chƣa có quan hệ lao động, tạm dừng hoạt động và sát nhập. Chi tiết xem phần

phụ lục).

Thông tin của các doanh nghiệp lựa chọn lấy mẫu phân tích, xem ở bảng sau:

Page 66: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 57

Bảng 3.9. Các cơ sở lựa chọn lấy mẫu phân tích nƣớc thải phục vụ việc phân loại ô

nhiễm

STT Tên doanh nghiệp Loại hình

hoạt động

Lƣu lƣợng

nƣớc thải

(m3/ng.đêm)

Các thông số quan

trắc nƣớc thải

KCN Đồ Sơn

1 Công ty TNHH Chung

Yang Foods VN

Chế biến

thực phẩm 125

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, Coliform

2 Công ty TNHH Chế tạo

máy Hong Yuan Chế tạo máy 72

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, As, Cd, Cu, dầu

mỡ

3 Công ty TNHH Ô to

Huazhong VN Lắp ráp ô tô 18

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, dầu mỡ

4 Công ty TNHH Fong

Ho

Sản xuất đồ

nhựa văn

phòng phẩm

63

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, Clo

5 Công ty TNHH Shinchi

Luyện thép,

đúc hợp kim

nhôm

250

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, As, Cd, Cu,

nhiệt độ

KCN Nam Cầu Kiền

6 Công ty CPCN Tàu

thủy Shinec Đóng tàu 90

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, As, Cd, Cu, dầu

mỡ

7 Công ty TNHH giấy

Bắc Hải Sản xuất giấy 65

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, halogen hữu cơ

KCN Tràng Duệ

8 Công ty TNHH quốc tế

thời trang TN May mặc 145

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, nhiệt độ, dầu

mỡ, Fe, Cu

Page 67: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 58

STT Tên doanh nghiệp Loại hình

hoạt động

Lƣu lƣợng

nƣớc thải

(m3/ng.đêm)

Các thông số quan

trắc nƣớc thải

9 Công ty CP Sơn HP số

2 Sản xuất sơn 70

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, Coliform

10 Công ty TNHH Hoàng

Nam

Sản xuất gỗ

ván ép 55

pH, TSS, độ màu,

BOD5, COD, tổng N,

tổng P, Coliform

10 doanh nghiệp nói trên hiện đều đƣợc đấu nối vào hệ thống thoát nƣớc

chung của KCN. Riêng đối với KCN Đồ Sơn đã có TXLNT công nghiệp tập trung

nên việc phân loại đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc thải của 05 doanh nghiệp thuộc

KCN Đồ Sơn ngoài so sánh với nguồn (Quy chuẩn Quốc gia QCVN

40:2011/BTNMT, 2011) [13], (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 12:2008/BTNMT,

2008) [14], (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 13:2008/BTNMT, 2008) [15] và các

QCVN tƣơng ứng khác còn cần thiết phải đối chiếu với Danh mục quy định giá trị

chất lƣợng nƣớc thải đầu vào của KCN Đồ Sơn. Đối với 05 doanh nghiệp còn lại

thuộc KCN Tràng Duệ & Nam Cầu Kiền, cơ sở đánh giá phân loại ô nhiễm nƣớc

thải công nghiệp dựa trên các QCVN tƣơng ứng.

3.2. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI CÁC DOANH NGHIỆP

ĐƢỢC LỰA CHỌN

3.2.1. Kết quả quan trắc các thông số ô nhiễm

Bảng 3.10 dƣới đây cung cấp số liệu quan trắc nƣớc thải của 10 cơ sở sản xuất

đã đƣợc lựa chọn ở phần trên. Giá trị của các thông số ô nhiễm vƣợt (Quy chuẩn

Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, 2011) và các QCVN tƣơng ứng trung bình ở

mức từ 2 - 5 lần

Các biểu đồ dƣới đây thể hiện mối tƣơng quan so sánh các thông số quan trắc

nƣớc thải cơ bản của các doanh nghiệp so với QCVN tham chiếu. Trong đó, giá trị

trục hoành tại biểu đồ thể hiện các thông số quan trắc, giá trị trục tung thể hiện mức

Page 68: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 59

độ vƣợt quá Quy chuẩn cho phép.

Biểu đồ 3.2. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc

KCN Đồ Sơn

1. Công ty TNHH Chung Yang Foods VN: Có 6/8 thông số vƣợt mức cho phép

trong QCVN 40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 3,25 lần; giá trị độ màu

vƣợt 1,47 lần; giá trị BOD5 vƣợt 3,4 lần; giá trị COD vƣợt 1,87 lần; giá trị

tổng P vƣợt 1,67 lần, Coliform vƣợt 10 lần.

2. Công ty TNHH Chế tạo máy Hong Yuan: Có 3/11 thông số vƣợt mức cho

phép trong QCVN 40:2011. Cụ thể là giá trị TSS vƣợt 4 lần; giá trị BOD

vƣợt 1,5 lần; giá trị Dầu mỡ vƣợt 1.5 lần.

3. Công ty TNHH Ô to Huazhong VN: Có 5/8 thông số vƣợt mức cho phép

trong QCVN 40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 1,3 lần; giá trị BOD vƣợt 2

lần; giá trị COD vƣợt 1,13 lần; giá trị tổng P vƣợt 1,17 lần và giá trị dầu mỡ

vƣợt 1,2 lần.

Page 69: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 60

4. Công ty TNHH Fong Ho: Có 5/8 thông số vƣợt mức cho phép trong QCVN

40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 3 lần; độ màu vƣợt 1,67 lần; giá trị BOD

vƣợt 6 lần; giá trị COD vƣợt 3,33 lần; giá trị tổng P vƣợt 1,67 lần.

5. Công ty TNHH Shinchi: Có 5/11 thông số vƣợt mức cho phép trong QCVN

40:2011. Cụ thể là: giá trị Nhiệt độ vƣợt 1,5 lần; giá trị TSS vƣợt 3,5 lần; giá

trị BOD vƣợt 2 lần; giá trị COD vƣợt 1,13 lần; giá trị tổng P vƣợt 1,33 lần.

Biểu đồ 3.3. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc

KCN Nam Cầu Kiền

6. Công ty CPCN Tàu thủy Shinec: Có 4/11 thông số vƣợt mức cho phép trong

QCVN 40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 3 lần; giá trị BOD vƣợt 2,2 lần;

giá trị COD vƣợt 1,2 lần; giá trị tổng P vƣợt 1,17 lần

7. Công ty TNHH giấy Bắc Hải: Có 4/9 thông số vƣợt mức cho phép trong

QCVN 12:2008. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 1,3 lần; giá trị BOD vƣợt 2 lần;

giá trị COD vƣợt 1,13 lần;

Page 70: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 61

Biểu đồ 3.4. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc

KCN Tràng Duệ

8. Công ty TNHH quốc tế thời trang TN: Có 4/11 thông số vƣợt mức cho phép

trong QCVN 13:2008. Cụ thể là: Nhiệt độ vƣợt 1,13 lần; giá trị TSS vƣợt 2,5

lần; độ màu vƣợt 1,13 lần; giá trị BOD vƣợt 3 lần; giá trị COD vƣợt 1,67 lần;

9. Công ty CP Sơn HP số 2: Có 6/8 thông số vƣợt mức cho phép trong QCVN

40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 1,5 lần; độ màu vƣợt 2 lần; giá trị BOD

vƣợt 5,6 lần; giá trị COD vƣợt 3,11 lần; giá trị tổng P vƣợt 1,67 lần và

Coliform vƣợt 2 lần.

10. Công ty TNHH Hoàng Nam: Có 4/8 thông số vƣợt mức cho phép trong

QCVN 40:2011. Cụ thể là: giá trị TSS vƣợt 4,5 lần; giá trị BOD vƣợt 4 lần;

giá trị COD vƣợt 2,2 lần; giá trị Coliform vƣợt 6 lần.

Kết quả quan trắc cũng cho thấy, các giá trị phân tích Kim loại nặng, Clo dƣ,

Halogen hữu cơ đo đƣợc đều thấp hơn mức giới hạn trong Quy chuẩn tham chiếu.

Page 71: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 62

Bảng 3.10. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải các cơ sở sản xuất lựa chọn

Tên công ty

Lƣu

lƣợng

nƣớc

thải

(m3/ng.

đêm)

o

C pH TSS

Độ màu

(Co/Pt) BOD

CO

D

Tổng

N

Tổng

P Coliform As Cd Cu Fe

Dầu

mỡ Clo

Halog

en

hữu

QCVN

Công ty TNHH

Chung Yang Foods

VN

125

8 325 220 170 280 25 10 50,000

40:2011

Công ty TNHH

Chế tạo máy Hong

Yuan

72

7 400 120 75 125 20 5

0.0

1 10

-3 0.5

15

40:2011

Công ty TNHH O

to Huazhong VN 18

8 130 100 100 170 10 7

12

40:2011

Công ty TNHH

Fong Ho 63

7 300 250 300 500 30 10

1

40:2011

Công ty TNHH

Shinchi 250

6

0 8 350 110 100 170 22 8

0.0

1 0.1 0.1

40:2011

Công ty CPCN Tàu

thủy Shinec 90

7 300 80 110 180 10 7

0.0

2 0.1 0.2

10

40:2011

Công ty TNHH

giấy Bắc Hải 65

6 200 230 250 420 10 6

12 12:2008

Công ty TNHH

quốc tế thời trang

TN

145 4

5 7 250 170 150 250 10 6

0.1 0.1 2

13:2008

Page 72: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 63

Tên công ty

Lƣu

lƣợng

nƣớc

thải

(m3/ng.

đêm)

o

C pH TSS

Độ màu

(Co/Pt) BOD

CO

D

Tổng

N

Tổng

P Coliform As Cd Cu Fe

Dầu

mỡ Clo

Halog

en

hữu

QCVN

Công ty CP Sơn HP

số 2 70

8 150 300 280 467 30 10 10,000

40:2011

Công ty TNHH

Hoàng Nam 55

8 450 100 200 330 9 6 30,000

40:2011

Giá trị QCVN

4

0

5.5-

9 100 150

50/1

00

150

/20

0-

300

40 6 5,000 0.1 0.1 2 5 10/5 2 15

Page 73: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 64

3.2.2. Phân loại ô nhiễm nƣớc thải theo thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT

Dựa trên bảng tổng hợp các thông số ô nhiễm vƣợt quy chuẩn cho phép và

tải lƣợng ô nhiễm nƣớc thải ra môi trƣờng đƣợc tổng hợp dƣới đây:

Bảng 3.11. Tổng hợp các thông số & tải lƣợng ô nhiễm nƣớc thải của 10 Doanh

nghiệp

STT Tên doanh nghiệp Lƣu lƣợng nƣớc

thải (m3/ng.đêm)

Thông số vƣợt

Quy chuẩn

Có/ Không

chứa CTNH

1 Công ty TNHH Chung

Yang Foods VN 125 6 Không

2 Công ty TNHH Chế tạo

máy Hong Yuan 72 3 Có

3 Công ty TNHH O to

Huazhong VN 18 5 Có

4 Công ty TNHH Fong Ho 63 5 Không

5 Công ty TNHH Shinchi 250 5 Không

6 Công ty CPCN Tàu thủy

Shinec 90 4 Không

7 Công ty TNHH giấy Bắc

Hải 65 4 Không

8 Công ty TNHH quốc tế

thời trang TN 145 4 Không

9 Công ty CP Sơn HP số 2 70 6 Không

10 Công ty TNHH Hoàng

Nam 55 4 Không

Theo Điều 4, Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT: tất cả 10 doanh nghiệp tiến

hành quan trắc nói trên đều thuộc diện cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng đối với nƣớc

thải do có từ một thông số vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng.

Đồng thời, so sánh giữa kết quả tổng hợp từ bảng 3.11 và khoản 1 - điều 5

thuộc Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT cho thấy:

- Với doanh nghiệp có 3 thông số vƣợt QCVN tƣơng ứng là Công ty TNHH

Chế tạo máy Hong Yuan (2): lƣu lƣợng nƣớc thải doanh nghiệp < 1.000

m3/ng.đ và không chứa chất thải nguy hại.

Page 74: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 65

- Với doanh nghiệp có chứa 4 – 5 thông số vƣợt QCVN tƣơng ứng là các công

ty từ vị trí (3) – (8), (10) trong bảng 3.11: lƣu lƣợng nƣớc thải doanh nghiệp

< 500 m3/ng.đ và không chứa chất thải nguy hại

- Với doanh nghiệp có chứa 6 thông số vƣợt QCVN tƣơng ứng là các công ty

từ vị trí (1), (9) trong bảng 3.11: lƣu lƣợng nƣớc thải doanh nghiệp < 200

m3/ng.đ và không chứa chất thải nguy hại

Nhƣ vậy, 10 doanh nghiệp trên chƣa thuộc diện cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng

nghiêm trọng về nƣớc thải bởi các lý do sau: 10 doanh nghiệp sản xuất này do thải

lƣợng hiện tại nhỏ. Các thông số ô nhiễm vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải còn

ở mức thấp do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, khi nƣớc thải của các doanh nghiệp này đƣợc thu gom về hệ

thống cống chung của toàn khu công nghiệp mà không qua hệ thống xử lý, xả thẳng

ra nguồn tiếp nhận. Khi đó thải lƣợng tổng hợp sẽ ở mức cao (lƣu lƣợng nƣớc thải

tổng hợp của 03 KCN Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ dao động từ 500 m3/ngày

đến 2,000 m3/ngày) và đƣợc xếp hạng vào cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm

trọng theo khoản 1a – Điều 5 – Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT.

Trong tƣơng lai, nếu các doanh nghiệp thuộc 03 KCN Đồ Sơn, Nam Cầu

Kiền, Tràng Duệ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, số lƣợng lao động tăng cao,

thải lƣợng nƣớc thải sẽ tăng kéo theo các thông số ô nhiễm vƣợt quy chuẩn kỹ

thuật, nếu nƣớc thải sinh hoạt-sản xuất từ các cơ sở công nghiệp này không đƣợc xử

lý sơ bộ (nếu có) và vận chuyển đến trạm xử lý nƣớc thải tập trung của KCN thì khả

năng gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng là hoàn toàn hiện hữu.

Do vậy, việc đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp nói

riêng và KCN nói chung là yêu cầu cấp bách không chỉ với địa bàn Hải Phòng

nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Page 75: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 66

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

NƢỚC THẢI ĐỐI VỚI KCN NAM CẦU KIỀN

Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu luận văn, các giải pháp về mặt kỹ

thuật và quản lý đƣợc đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải cho KCN Nam

Cầu Kiền do đây là KCN mới hình thành, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có

loại hình hoạt động tƣơng đối đồng nhất (do không có sự khác biệt quá lớn về chất

lƣợng nƣớc thải đầu ra) nên thuận lợi cho việc nghiên cứu.

3.3.1. Giải pháp về mặt quản lý

Hiện tại, có 05 doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động trên địa bàn KCN Nam Cầu

Kiền trong đó: 02 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu (Công ty CPCN

Tàu thủy Shinec và công ty TNHH Songsan – Vinashin); 02 doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất thép (Công ty CP Thép Việt Nhật, Công ty CP Thép

Sao Biển); 01 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy.

Nhằm quản lý và kiểm soát tốt các hoạt động của toàn bộ KCN, đề xuất lập

một công ty/ ban quản lý phụ trách quản lý chung các hoạt động của KCN nhƣ: (i)

quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và các thủ tục cấp phép đăng ký,

(ii) là đơn vị đại diện KCN trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với địa

phƣơng và nhà nƣớc, (iii) kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng, điều kiện sử dụng đất

và các công việc phát sinh khác…là việc hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, trong

05 KCN nghiên cứu, đã có 04 KCN Đình Vũ, Nomura, Đồ Sơn, Tràng Duệ có mô

hình thành lập Công ty quản lý chung các hoạt động của KCN. Đối với các KCN đã

hoạt động trong một khoảng thời gian dài nhƣ KCN Đình Vũ và Nomura, thực tế

cho thấy riêng đối với nƣớc thải công nghiệp, nhờ sự quản lý tốt của Phòng Môi

trƣờng chuyên trách, chất lƣợng nƣớc thải đầu vào đầu ra đƣợc kiếm soát nghiêm

ngặt nên các thông số ô nhiễm thấp hơn mức cho phép ở quy chuẩn kỹ thuật môi

trƣờng.

Bên cạnh việc đề xuất thành lập một công ty chuyên trách các hoạt động

Page 76: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 67

chung của KCN, Phòng Kỹ thuật cũng đề xuất đƣợc thành lập trong đó có ít nhất 01

nhân sự là Cán bộ Môi trường có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn chịu trách

nhiệm Giám sát chung các vấn đề An toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng trong KCN.

Trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN cũng rất cần được thiết kế và

xây dựng nhằm đảm bảo nước thải đầu ra KCN thỏa mãn mức cho phép của Quy

chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng, không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc xung

quanh.

Ngoài ra, các KCN cần có chiến lược phát triển theo loại hình hoạt động

chuyên biệt và đặc thù, tránh dàn trải. Theo số liệu thống kê bảng 1.2 trong khuôn

khổ luận văn này, thành phố Hải Phòng hiện có tới 13 KCN/CCN đƣợc quy hoạch

là KCN/CCN tổng hợp (chiếm 23.6% số cơ sở công nghiệp trên địa bàn). Các

KCN/CCN tổng hợp này có số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là đa ngành. Điều

này sẽ gây khó khăn trong công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm: nƣớc thải, rác thải

có thành phần không tƣơng đối đồng nhất sẽ gây khó khăn cho quá trình thu gom,

phân loại, công nghệ xử lý do đó sẽ phức tạp và tốn kém, khả năng đáp ứng các tiêu

chuẩn/ quy chuẩn môi trƣờng là không cao. Hoặc riêng đối với nƣớc thải sẽ cần

phải thực hiện giải pháp chia nhỏ thành các cụm xử lý sơ bộ rồi thu gom về TXLNT

tập trung, điều này gây lãng phí và tốn kém về mặt kinh phí xây dựng và vận hành

cũng nhƣ nhân sự theo dõi hệ thống xử lý. KCN Nomura là đơn vị điển hình tại

thành phố Hải Phòng trong việc kiểm soát ô nhiễm, một phần cũng do KCN hầu

nhƣ chỉ chú trọng đầu tƣ phát triển lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, các loại hình

sản xuất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Khuyến khích các doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ sản xuất sạch hơn,

thân thiện với môi trường đầu tư hoạt động trong KCN. Điều này góp phần bảo vệ

môi trƣờng bằng làm giảm thải lƣợng chất thải cần xử lý đầu vào.

Không tiếp nhận các dự án có công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi

Page 77: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 68

trƣờng, chƣa có các báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng khi xây dựng

Dự án.

Hơn nữa, quy hoạch KCN về nước thải cần đánh giá phù hợp với nhu cầu

thực tế và tương lai, theo Báo cáo Môi trƣờng quốc gia (2009), một số TXLNT tập

trung của KCN đƣợc xây dựng nhƣng công suất quá lớn so với công suất thực tế,

hiệu quả xử lý thấp hoặc không hoạt động hoặc chỉ mang tính chất đối phó. Điều

này sẽ gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

Đồng thời, hệ thống tài liệu, hồ sơ về số liệu cơ bản của các doanh nghiệp

trong KCN, số lƣợng lao động, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, các báo cáo hiện trạng

quản lý và xử lý ô nhiễm cần phải được lưu trữ đầy đủ và minh bạch, thuận tiện cho

việc tra cứu nội bộ hoặc giám sát/ tham khảo từ các nguồn bên ngoài. Qua thực tế

khảo sát phục vụ luận văn, tác giả gặp không ít khó khăn trong quá trình thu thập

các tài liệu này.

Theo (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010), Công ty/ Ban quản lý KCN

cũng cần đƣợc giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi

trƣờng bên trong KCN với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện:

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản Cam kết bảo vệ môi

trƣờng Dự án đầu tƣ và kinh doanh hạ tầng KCN, cơ sở sản xuất kinh doanh

đầu tƣ vào KCN.

- Kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử công trình xử lý chất thải của KCN

và cơ sở sản xuất trƣớc khi đi vào vận hành chính thức.

- Theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo báo cáo ĐTM và CKBVMT

đã đƣợc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản về quy phạm pháp luật về môi trƣờng.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng của các Doanh nghiệp

Page 78: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 69

trong KCN.

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trƣờng giữa các cơ

sở sản xuất, kinh doanh trong KCN.

Tóm lại, tác giả đề xuất phát triển KCN Nam Cầu Kiền chuyên hoạt động

loại hình cảng – đóng tàu, sản xuất cơ khí là chủ yếu (chiếm hơn 90%) do vị trí địa

lý thuận lợi – giáp cửa sông Cấm nên thuận tiện cho việc giao thƣơng, buôn bán,

khoảng cách so với trung tâm thành phố Hải Phòng là 10km nên khả năng tác động

về mặt môi trƣờng và xã hội đến khu vực tập trung dân cƣ cũng đã đƣợc giảm thiểu.

Hiện tại, KCN đang đƣợc quy hoạch là KCN tổng hợp. Đồng thời, tác giả đề xuất

KCN nên gấp rút xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung để thỏa mãn các quy

chuẩn kỹ thuật về mặt môi trƣờng.

3.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ

Các giải pháp về mặt công nghệ đƣợc đề xuất trong nội dung luận văn bao

gồm:

- Phân tích đặc điểm xử lý nƣớc thải sinh hoạt cục bộ bằng bể tự hoại truyền

thống và thay thế bằng bể tự hoại cải tiến (bể Bastaf) đối với một số

KCN/CCN hiện chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung hoặc công trình

xử lý nào khác.

- Đề xuất xây dựng mô hình xử lý nƣớc thải cục bộ đối với các nhà máy sản

xuất thép.

- Đề xuất xây dựng mô hình xử lý nƣớc thải cục bộ đối với các nhà máy đóng

tàu.

- Đề xuất xây dựng mô hình xử lý nƣớc thải cục bộ đối với các nhà máy sản

xuất giấy.

- Đề xuất xây dựng TXLNT tập trung cho toàn bộ KCN Nam Cầu Kiền

Page 79: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 70

(phƣơng án ƣu tiên).

Dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải tập trung KCN Nam Cầu Kiền đƣợc

đề xuất nhằm mục đích xử lý chủ yếu cho loại hình nƣớc thải từ hoạt động đóng tàu,

sản xuất cơ khí và các loại hình nƣớc thải sản xuất, sinh hoạt khác từ toàn bộ KCN.

Nguồn tiếp nhận của hệ thống xử lý nƣớc thải KCN là mƣơng thoát nƣớc

mƣa của toàn KCN, hiện tại nƣớc mƣa và nƣớc thải của toàn KCN cũng đang xả tập

trung tại tuyến mƣơng này. Sau đó, mƣơng dẫn nƣớc đổ ra sông Cấm.

3.3.2.1. Lựa chọn mô hình xử lý cục bộ điển hình đối với một số doanh nghiệp

Nƣớc thải từ các doanh nghiệp bao gồm nƣớc thải sinh hoạt của công nhân

và nƣớc thải sản xuất. Do đó, mô hình xử lý cục bộ đề xuất riêng biệt đối với nƣớc

thải sinh hoạt và nƣớc thải một số ngành sản xuất điển hình trong KCN.

Xử lý cục bộ nƣớc thải sinh hoạt

Nƣớc thải sinh hoạt của công nhận vận hành các nhà máy trong KCN là

tƣơng đƣơng nhau, chỉ khác nhau về lƣu lƣợng nƣớc thải do số lƣợng công nhân, số

ca làm việc trong ngày.

Hiện tại, theo nguồn [5], mô hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt cục bộ tại các

nhà máy trong KCN thƣờng là bể tự hoại 3 ngăn đƣợc thiết kế nhƣ sau:

Hình 3.3. Xử lý cục bộ nƣớc thải SH bằng bể tự hoại 3 ngăn (hiện đang vận hành)

NGĂN 1

- Điều hoà

- Lắng

-Phân huỷ

sinh học

NGĂN 2

-Lắng,

phân huỷ

sinh học

NGĂN 3

- Lắng

-Chảy tràn Nƣớc thải SH

đã đƣợc xử lý

Page 80: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 71

Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên

men cặn lắng hữu cơ.

Phần cặn đƣợc lƣu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nƣớc đƣợc thoát vào

hệ thống thoát nƣớc thải chung toàn nhà máy. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ

đƣợc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của công trình:

- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao

hiệu quả làm sạch của công trình.

- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự

hoại. Các chất này làm thay đổi môi trƣờng sống của các vi sinh vật, do đó

giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại.

Hiện nay, theo nguồn (Nguyễn Việt Anh, 2002) [11], công nghệ Bastaf (bể

tự hoại cải tiến 5 ngăn) đã đƣợc nghiên cứu phát triển và ứng dụng tại một số địa

phƣơng trên cả nƣớc.

Hình 3.4. Sơ đồ xử lý sơ bộ nƣớc thải sinh hoạt bằng bể Bastaf (đề xuất)

Nguyên tắc làm việc của bể Bastaf: Nƣớc thải đƣợc đƣa vào ngăn đầu của

Page 81: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 72

bể, có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí đồng thời điều hòa lƣu lƣợng và nồng

độ chất bẩn trong dòng nƣớc thải. Nhờ có các vách ngăn hƣớng dòng ở những ngăn

tiếp theo, nƣớc thải đƣợc chuyển động từ dƣới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật

kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ

đƣợc các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dƣỡng cho sự phát triển

của chúng. Cũng nhờ các vách ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng

kỵ khí đƣợc bố trí nối tiếp. Cơ chế tạo dòng chảy hƣớng lên của bể Bastaf đảm bảo

hiệu suất sử dụng thể tích tối đa và sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nƣớc thải hƣớng

lên và lớp bùn đáy bể nơi chứa các quần thể vi khuẩn kỵ khí cho phép nâng cao hiệu

suất xử lý rõ rệt. Các ngăn lọc kỵ khí phía sau cho phép nâng cao hiệu suất xử lý

của bể và tránh rửa trôi bùn cặn theo nƣớc.

Các kết quả quan trắc thu đƣợc trong Phòng thí nghiệm và hiện trƣờng cho

thấy bể Bastaf cho phép đạt hiệu suất xử lý cao, ổn định, ngay cả khi dao động lƣu

lƣợng và nồng độ chất bẩn của nƣớc thải đầu vào lớn (phù hợp với đặc thù nƣớc

thải công nghiệp). Hiệu suất xử lý trung bình theo COD, BOD5 và TSS tƣơng ứng

là 75-90%, 70-85%, 75-95%.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công nghệ bể Bastaf này chỉ áp dụng chủ yếu

đối với KCN/CCN có đặc tính nƣớc thải tƣơng đƣơng với nƣớc thải sinh hoạt, hệ

thống xử lý đƣợc xây dựng mới hoàn toàn (do quá trình cải tạo từ bể tự hoại truyền

thống sang bể cải tiến cũng phức tạp do phần lớn các bể đƣợc xây dựng ngầm).

Mặt khác, khi KCN/ CCN đã xây dựng TXLNT tập trung, thành phần dinh

dƣỡng giàu BOD, COD trong nƣớc thải sinh hoạt của công nhân còn góp phần làm

tăng hiệu quả xử lý nƣớc thải công nghiệp, tỷ lệ giữa thải lƣợng nƣớc thải sinh hoạt

so với nƣớc thải sản xuất là không đáng kể. Do đó, lƣợng nƣớc thải sinh hoạt này

thƣờng đƣợc thu gom trực tiếp vào TXLNT tập trung của KCN để xử lý.

Dựa vào 3 ngành công nghiệp cơ bản hiện đang đầu tƣ sản xuất tại KCN

Nam Cầu Kiền, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu và đề xuất công trình xử lý

Page 82: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 73

CỤC bộ cho từng loại hình cụ thể nhƣ sau:

Xử lý sơ bộ nƣớc thải các nhà máy thép

Hình 3.5. Mô hình tuần hoàn nƣớc của Nhà máy thép

Các nhà máy thép đang hoạt động tại KCN Nam Cầu Kiền là Công ty CP

thép Sao Biển, công ty CP thép Việt Nhật.

Nƣớc thải từ công đoạn máy cán thép: Chủ yếu là nƣớc làm mát máy có chứa

cặn vô cơ, váng dầu mỡ và vảy oxit kim loại.

Quy trình xử lý minh họa ở hình trên: Nƣớc làm mát máy sẽ đƣợc đƣa vào bể

chứa (1). Đặc trƣng chủ yếu của nƣớc thải này là nhiệt độ cao, chứa các cặn rắn kim

loại và váng dầu mỡ. Lƣợng cặn trong nƣớc sẽ đƣợc gom lại trong các ống thu cặn

ở đáy bể (1) và đƣợc xử lý theo quy trình xử lý chất thải nguy hại (kết hợp trong

khu xử lý cặn của TXLNT tập trung hoặc xử lý riêng). Nƣớc đƣợc chảy tràn sang bể

(2) và đƣợc bơm tuần hoàn phục vụ quá trình làm mát. Lƣợng nƣớc chảy tràn tại bể

(2) sẽ qua bể lọc cát trƣớc khi thải vào hệ thống thoát nƣớc chung của KCN.

Nƣớc thải các nhà máy đóng tàu

Các nhà máy/ doanh nghiệp đóng tàu hiện đang đầu tƣ tại KCN Nam Cầu

Bể chứa nƣớc làm mát Bể lọc cát

Thải ra môi trƣờng

1 2

Page 83: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 74

Kiền gồm có Công ty CPCN tàu thủy Shinec, công ty TNHH Songsan – Vinashin.

Qua nghiên cứu cho thấy, đối với các nhà máy đóng tàu thì lƣợng nƣớc thải

sản xuất rất ít, chủ yếu là nƣớc vệ sinh khu vực sản xuất. Thành phần nƣớc thải chủ

yếu chứa dầu mỡ, kim loại và cặn. Các thành phần này đã đƣợc nghiên cứu và xử lý

trong hệ thống XLNT tập trung của KCN.

Theo nguồn [6], quy trình xử lý nƣớc thải sơ bộ đối với nhà máy đóng tàu

nhƣ sau:

Hình 3.6. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy đóng tàu

Nƣớc thải nhà máy giấy

Nƣớc thải sản xuất chủ yếu phát sinh ở công đoạn xeo giấy, ngoài ra còn một

lƣợng nƣớc rửa máy móc thiết bị. Lƣợng nƣớc này đều đƣợc thu gom xử lý để tận

thu bột và tuần hoàn nƣớc phục vụ sản xuất.

Theo nguồn (Trần Hiếu Nhuệ & cộng sự, 2007) [21], sơ đồ quy trình xử lý

nƣớc thải sản xuất nhà máy giấy đƣợc đề cập trong bảng sau:

Hình 3.7. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy giấy

Nƣớc cấp sản xuất Dây chuyền

xeo giấy

Bể điều hòa

Bể tuyển nổi Bể chứa bột

giấy

Tuần hoàn nƣớc

Tuần hoàn

bột giấy

Nƣớc thải

sinh hoạt

Nƣớc thải

sản xuất

Hệ thống

XLNT tập

trung

Nguồn tiếp

nhận

Page 84: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 75

Nƣớc thải từ dây chuyền xeo giấy đƣợc thu gom về bể điều hòa, một phần

đƣợc bơm lại dây chuyền sản xuất tại công đoạn xeo giấy, phần còn lại đƣợc đƣa

đến bể tuyển nổi tách bột giấy. Nƣớc sau khi xử lý đƣợc thu gom về ngăn nƣớc sạch

trong bể điều hòa (tuần hoàn) sau đó tuần hoàn lại dây chuyền sản xuất, một phần

nƣớc đƣợc sử dụng làm nƣớc kỹ thuật trong hệ thống tuyển nổi.

3.3.2.2. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Nam Cầu

Kiền

Tính toán sơ bộ công suất xử lý:

Theo quy hoạch chung của KCN, dự kiến đến năm 2020, số lƣợng cán bộ

công nhân viên làm việc tại KCN là 1.500 ngƣời.

Tổng lƣợng nƣớc cấp cho khu đất dành cho công nghiệp đã đƣợc duyệt quy

hoạch đến năm 2020 là 5.000 m3/ng.đêm.

Trên thực tế, tính đến năm 2020, tỷ lệ đầu tƣ vào KCN đạt khoảng 40% (theo

ƣớc tính của cán bộ quản lý KCN), lƣu lƣợng nƣớc thải tính bằng 80% lƣu lƣợng

nƣớc cấp. Công suất của TXLNT đƣợc tính:

Q2 = 0.4 x 5000 x 0,8 = 1.600 m3/ng.đêm

Dự kiến giai đoạn 1 (2013-2020), thiết kế hệ thống XLNT công suất 1,600

m3/ng.đêm; giai đoạn 2 từ (2020 – 2050) dự kiến nâng công suất lên 5,000

m3/ng.đêm.

Trên cơ sở tham khảo các mô hình xử lý nƣớc thải tập trung KCN, một số

đánh giá sơ bộ nhƣ sau:

- Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải của các KCN hầu hết là giống nhau, đều

áp dụng phƣơng pháp xử lý sinh học: đây là phƣơng pháp xử lý đạt hiệu quả

cao, có chi phí thấp, vận hành đơn giản. Tùy thuộc thải lƣợng, đặc tính của

nƣớc thải đầu vào và nƣớc thải đầu ra mà có thể bổ sung thêm một số công

trình xử lý khác.

- Đối với các KCN có các nhà máy ko có quy trình xử lý nƣớc thải sơ bộ trƣớc

khi xả vào hệ thống chung sẽ dẫn đến hệ thống xử lý không ổn định, hiệu

quả xử lý thấp, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra không đạt yêu cầu.

Page 85: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 76

Hình 3.8. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải KCN Nam Cầu Kiền

Nƣớc thải KCN

Trạm bơm

Ngăn tiếp nhận,

nhà đặt song chắn rác

Bể điều hòa

Bể tách dầu

mỡ

Bể hợp khối

keo tụ + lắng 1

Bể Aerotank

Bể lắng 2

Bể tiếp xúc

Mƣơng

tiếp nhận

Sông Cấm

Bể nén bùn

Sân phơi

bùn

Bãi chôn lấp CTR TP

Bùn tuần hoàn

Page 86: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 77

Mô tả công nghệ XLNT đề xuất:

Nƣớc thải đƣợc thu gom từ các nhà máy thông qua hệ thống cống chung

chảy về bể thu tập trung rồi đƣợc bơm lên khu xử lý. Tại đây, nƣớc thải tự chảy qua

các công trình cho đến khi ra mƣơng tiếp nhận.

Nƣớc thải từ ngăn tiếp nhận qua song chắn rác nhằm mục đích loại bỏ lƣợng

rác vô cơ có kích thƣớc lớn trƣớc khi vào công trình xử lý tiếp theo. Tiếp đến, nƣớc

thải chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa là công trình cần thiết đƣợc đề xuất trong hệ thống xử lý nƣớc

thải công nghiệp do các đặc tính:

i. Lƣu trữ nƣớc thải phát sinh vào những giờ cao điểm và phân phối đều cho

các bể xử lý phía sau.

ii. Kiểm soát các dòng nƣớc thải có nồng độ ô nhiễm cao;

iii. Tránh gây quá tải cho các quá trình xử lý phía sau.

iv. Làm giảm và ngăn cản lƣợng nƣớc có nồng độ các chất độc hại cao.

v. Có vai trò là bể chứa nƣớc thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì

và tích trữ nƣớc thải để đạt đến công suất thiết kế.

Bể điều hòa cần lắp đặt các máy khuấy phía dƣới đáy bể giúp khuấy trộn đều

nƣớc thải, tránh tạo điều kiện phân hủy sinh học kỵ khí để giảm phát sinh mùi hôi.

Nƣớc thải sau khi qua bể điều hòa đến bể tách dầu mỡ. Do đặc điểm nƣớc

thải CN đóng tàu, lắp ráp thiết bị – cơ khí có chứa thành phần dầu mỡ. Bể đƣợc

trang bị thiết bị gạt váng dầu bề mặt và gạt bùn dƣ đáy bể. Bùn dƣ và váng nổi đƣợc

bơm về bể chứa nén bùn cho quá trình xử lý bùn tiếp theo.

Sau bể điều hòa và bể tách dầu mỡ, thành phần SS, BOD, COD, độ màu, dầu

Page 87: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 78

mỡ giảm đáng kể.

Nƣớc thải tiếp tục chảy ra bể hợp khối keo tụ , lắng 1 nhằm làm giảm hàm

lƣợng chất hữu cơ (BOD, COD), kim loại nặng (As, Cd, Cu, Fe, Cr) có trong nƣớc

thải. Hóa chất keo tụ đƣợc cho vào nƣớc thải và khuấy trộn tạo thành bông cặn có

kích thƣớc lớn và lắng xuống đáy bể lắng. Bùn cặn đƣợc thu gom ra khỏi nƣớc thải

bằng hệ thống san gạt thủy lực và đƣợc bơm sang khối xử lý bùn. Hiệu quả xử lý tại

các công trình xử lý sơ bộ này đạt tới 30-35% đối với BOD và 50-90% đối với TSS.

Nƣớc thải tiếp tục vào bể Aerotank. Bể Aerotank đƣợc thiết kế hình chữ

nhật. Khi hệ thống cần nâng công suất chỉ cần xây thêm các đơn nguyên song song

mà không phải cải tạo đƣờng nƣớc hay đƣờng bùn (hệ thống máng bê tông dẫn

nƣớc và ống thu gom bùn). Công nghệ xử lý bằng bể Aerotank đƣợc lựa chọn do

điều kiện hiện tại và trong tƣơng lai, nếu sử dụng hệ thống hồ sinh học sẽ không

đáp ứng đủ quỹ đất. Mặt khác, bể Aerotank đã đƣợc thiết kế và sử dụng tại rất nhiều

nơi nên quá trình thi công và vận hành không gặp nhiều khó khăn.

Tại bể Aerotank, không khí đƣợc sục vào nhằm đảm bảo nồng độ oxy cho

quá trình phân hủy hiếu khí và giữ bùn ở trạng thái lơ lửng cho các vi sinh vật thực

hiện phản ứng loại bỏ các chất hữu cơ có trong nƣớc thải.

Nƣớc thải ra khỏi bể Aerotank có hàm lƣợng bùn lắng lớn và đƣợc lắng tại

bể lắng 2. Bùn hoạt tính ra khỏi bể lắng 2 một phần đƣợc tuần hoàn trở lại bể

Aerotank, một phần đƣợc đƣa sang khối xử lý bùn. Sau khi qua bể lắng 2, chất

lƣợng nƣớc thải về cơ bản đã đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng QCVN

40:2011.

Nƣớc thải tiếp tục chảy sang bể tiếp xúc. Tại đây, Clo đƣợc đƣa vào khuấy

trộn nhằm loại bỏ hàm lƣợng Coliform có trong nƣớc thải đạt đến ngƣỡng cho phép.

Nƣớc thải đƣợc xả ra mƣơng tiếp nhận và đổ ra sông Cấm theo cửa xả của

KCN. Bùn lỏng và rác vô cơ tiếp tục đƣợc nén để giảm thể tích trong bể nén bùn và

Page 88: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 79

đƣợc vận chuyển ra sân phơi và đến bãi chôn lấp chất thải rắn chung của thành phố.

Hình 3.9. Mƣơng nƣớc thải & nƣớc mƣa bao quanh KCN Nam Cầu Kiền

3.3.2.3. Phân tích chi phí đầu tư cho phương án ưu tiên – Xây dựng TXLNT tập

trung cho KCN Nam Cầu Kiền

Chi phí xây dựng TXLNT

Dựa trên nguồn (Bộ Xây dựng, 2012) [2], chi phí đầu tƣ cho xây dựng

TXLNT tập trung của KCN đƣợc tính toán sơ bộ trong bảng sau:

Bảng 3.12. Dự toán chi phí xây dựng TXLNT tập trung KCN Nam Cầu Kiền

STT Vật tƣ, thiết bị Số

lƣợng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

I. Chi phí xây dựng

1 Hố bơm 1 3,000,000 3,000,000

2 Bể tách dầu mỡ 1 125,000,000 125,000,000

3 Nhà đặt song chắn rác 1 150,000,000 150,000,000

4 Bể điều hòa 2 200,000,000 400,000,000

5 Bể keo tụ, lắng 1 2 250,000,000 500,000,000

6 Bể Aerotank 2 150,000,000 300,000,000

7 Bể lắng 2 2 150,000,000 300,000,000

8 Bể tiếp xúc 2 50,000,000 100,000,000

9 Bể nén bùn 2 125,000,000 250,000,000

Page 89: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 80

STT Vật tƣ, thiết bị Số

lƣợng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

10 Phòng máy ép bùn + nhà

hóa chất 1 100,000,000 100,000,000

11 Nhà bảo vệ 2 30,000,000 60,000,000

12

Nhà điều hành (thí

nghiệm, điều khiển,

phòng họp)

1 1,000,000,000 1,000,000,000

13 Nhà xe 2 30,000,000 60,000,000

14 Cổng, tƣờng rào 1 120,000,000 120,000,000

15 Đƣờng nội bộ 1 500,000,000 500,000,000

16 Diện tích trồng cỏ, cây

xanh 1 100,000,000 100,000,000

17 Lối đi vận hành, lan can 1 100,000,000 100,000,000

18 Công trình phụ trợ khác 1 500,000,000 500,000,000

Tổng (1)

4,668,000,000

II. Chi phí thiết bị

1 Bơm nƣớc thải thô 2 35,000,000 70,000,000

2 Song chắn rác 1 10,000,000 10,000,000

3 Xích kéo tay 1 5,000,000 5,000,000

4 Thùng rác 2 300,000 600,000

5 Lƣợc rác tinh 1 50,000,000 50,000,000

6 Ống thu váng dầu 1 15,000,000 15,000,000

7 Đồng hồ đo lƣu lƣợng 1 3,000,000 3,000,000

8 Máy khuấy trộn 2 20,000,000 40,000,000

9 Bơm định lƣợng hóa chất 5 50,000,000 250,000,000

10 Bơm bùn 2 10,000,000 20,000,000

11 Hệ thống gạt bùn cặn 1 50,000,000 50,000,000

12 Máy thổi khí 1 40,000,000 40,000,000

13 Đĩa phân phối khí 200 2,000,000 400,000,000

14 Hệ thống gạt bùn 1 50,000,000 50,000,000

15 Máy nén khí 1 20,000,000 20,000,000

16 Máy ép bùn 1 30,000,000 30,000,000

17 Thiết bị phụ trợ khác 1 500,000,000 500,000,000

18 Tổng (2)

1,553,600,000

III. Chi phí nhân công, máy thi công

Tổng (3)

1,000,000,000

IV. Chi phí thiết kế: 3% (Tổng 1 + 2 +3)

Tổng (4)

216,648,000

V. Dự phòng phí: 60% tổng (1+2+3)

Page 90: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 81

STT Vật tƣ, thiết bị Số

lƣợng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

Tổng (5)

4,332,960,000

TỔNG CỘNG

11,771,208,000

Suất đầu tƣ/1 m

3 nƣớc

thải 7,357,005.00

Do vậy, suất vốn đầu tƣ cho 1 m3 nƣớc thải công nghiệp đƣợc tính toán sơ bộ

khoảng 7.4 triệu VNĐ.

Chi phí vận hành TXLNT

Chi phí vận hành TXLNT bao gồm chi phí hóa chất, chi phí nhân công và chi

phí điện năng. Chi tiết chi phí đƣợc tính toán sơ bộ trong bảng sau:

Bảng 3.13. Dự toán chi phí vận hành TXLNT - KCN Nam Cầu Kiền

STT Chi phí Đơn vị Đơn giá

(VND/ tháng) Số lƣợng

Thành tiền

(VNĐ)

1 Chi phí nhân công 25,000,000

Số lƣợng công nhân

vận hành TXL/ ngày Ngƣời 5,000,000 4 20,000,000

Bảo vệ Ngƣời 2,500,000 2 5,000,000

2 Chi phí hóa chất kg 200,000,000

3 Chi phí điện năng kW 30,000,000

4 Tổng cộng 255,000,000

5 Tính theo ngày 8,500,000

3.2.2.4. Phân tích hiệu quả khi vận hành hệ thống XLNT

Về mặt kỹ thuật:

1. Các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và hiệu suất xử lý cao

(85-99%).

2. Hệ thống trang bị nhiều thiết bị điều khiển tự động: bơm định lƣợng tự động,

thiết bị đo pH, cánh khuấy… tạo điều kiện cho công nhân vận hành đƣợc

chính xác và tiết kiệm sức lao động.

Page 91: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 82

3. Vận hành đơn giản, thao tác dễ dàng.

4. Linh hoạt trong xử lý chất ô nhiễm.

5. Có tính đến mọi loại hình sản xuất của KCN.

Về mặt kinh tế:

1. Tổng chi phí xây dựng và vận hành TXLNT phù hợp và đảm bảo đƣợc khả

năng tài chính của KCN.

2. KCN xây dựng TXLNT tập trung nhờ đó đảm bảo đƣợc các vấn đề ô nhiễm

môi trƣờng do nƣớc thải công nghiệp nhờ đó tránh đƣợc các khoản phí phạt

về môi trƣờng đồng thời nâng cao vị thế trong mắt khách hàng sử dụng các

sản phẩm của KCN. Hoạt động sản xuất ổn định, không bị ngƣng trệ, tiết

kiệm đƣợc chi phí nhân công, khấu hao thiết bị và hao phú điện năng.

Về mặt môi trƣờng:

1. Nƣớc thải đầu ra TXLNT tập trung đảm bảo (Quy chuẩn Quốc gia QCVN

40:2011/BTNMT, 2011) và Danh mục quy định chất lƣợng nƣớc thải đầu

vào, đầu ra KCN.

2. Góp phần cải thiện chất lƣợng môi trƣờng và giảm bớt nguy cơ ô nhiễm

nƣớc thải tới nguồn tiếp nhận.

3. Góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

3.3.3. Giải pháp về mặt vận hành – bảo dƣỡng hệ thống XLNT

Các giải pháp đề xuất trong về mặt vận hành, bảo dƣỡng hệ thống xử lý nƣớc

thải sơ bộ tại các nhà máy nhƣ sau:

- Phân cấp và phân công trách nhiệm đối với phòng ban chức năng và cán bộ

chuyên trách quản lý hệ thống xử lý ô nhiễm (nƣớc thải, khí thải, CTR) trong

nội bộ nhà máy. Cán bộ chuyên trách phải là ngƣời có trình độ chuyên môn

Page 92: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 83

và có kinh nghiệm về môi trƣờng và vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm.

- Lƣu trữ các tài liệu thiết kế, văn bản phê duyệt đầu tƣ và xây dựng hệ thống

xử lý nƣớc thải, khí thải, lịch sử vận hành bảo dƣỡng (thời gian - nội dung

công tác sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị, thời gian nạo vét nếu có), các

tài liệu về xuất xứ, hƣớng dẫn vận hành máy móc thiết bị xử lý.

- Xây dựng sổ tay hƣớng dẫn vận hành và bảo trì công trình xử lý trong đó nêu

cụ thể các nội dung sau: (i) Công nghệ xử lý; (ii) Chế độ điều khiển thiết bị;

(iii) An toàn vận hành: an toàn về điện, an toàn khi làm việc với hóa chất, an

toàn khi làm việc gần các bể xử lý; (iv) quy trình vận hành hệ thống: kiểm tra

hệ thống và quy trình vận hành; (v) bảo trì bảo dƣỡng thiết bị; (vi) ghi chép

và lƣu giữ số liệu…

- Đào tạo và tập huấn cho các cán bộ và công nhân tuân thủ các quy trình về

an toàn và môi trƣờng. Thƣờng xuyên đào tạo, tăng cƣờng cho các cán bộ/

công nhân vận hành trực tiếp hệ thống xử lý ô nhiễm.

- Tuân thủ sổ tay hƣớng dẫn vận hành: Định kỳ kiểm tra hệ thống nhằm phát

hiện sự cố, hỏng hóc để kịp thời xử lý, định kỳ thu gom, nạo vét chất thải,

cặn lắng.

- Có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ môi trƣờng phụ trách chung KCN và

TXLNT tập trung nhằm báo cáo những thay đổi về mặt công nghệ, chất

lƣợng và lƣu lƣợng nƣớc thải để có giải pháp điều chỉnh đối với hệ thống

XLNT chung của toàn KCN.

Các giải pháp đề xuất về mặt vận hành, bảo dƣỡng hệ thống xử lý nƣớc thải

tập trung tại KCN và quản lý môi trƣờng KCN nhƣ sau:

- Thành lập Phòng Quản lý Môi trƣờng thuộc Công ty/ Ban quản lý KCN

nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về môi

trƣờng KCN.

- Định kỳ kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các doanh nghiệp trong

Page 93: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 84

KCN: kiểm soát chất lƣợng nƣớc thải đấu nối vào hệ thống chung của KCN

có đảm bảo yêu cầu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào khu xử lý chung, duy trì

tính ổn định của hệ thống xử lý.

- Lƣu trữ các tài liệu thiết kế, văn bản phê duyệt đầu tƣ và xây dựng hệ thống

xử lý nƣớc thải, khí thải, lịch sử vận hành bảo dƣỡng (thời gian - nội dung

công tác sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị, thời gian nạo vét nếu có), các

tài liệu về xuất xứ, hƣớng dẫn vận hành máy móc thiết bị xử lý.

- Xây dựng sổ tay hƣớng dẫn vận hành và bảo trì công trình xử lý trong đó nêu

cụ thể các nội dung sau: (i) Công nghệ xử lý; (ii) Chế độ điều khiển thiết bị;

(iii) An toàn vận hành: an toàn về điện, an toàn khi làm việc với hóa chất, an

toàn khi làm việc gần các bể xử lý; (iv) quy trình vận hành hệ thống: kiểm tra

hệ thống và quy trình vận hành; (v) bảo trì bảo dƣỡng thiết bị; (vi) ghi chép

và lƣu giữ số liệu…

- Đào tạo và tập huấn cho các cán bộ và công nhân tuân thủ các quy trình về

an toàn và môi trƣờng. Thƣờng xuyên đào tạo, tăng cƣờng cho các cán bộ/

công nhân vận hành trực tiếp hệ thống xử lý ô nhiễm.

- Tuân thủ sổ tay hƣớng dẫn vận hành: Định kỳ kiểm tra hệ thống nhằm phát

hiện sự cố, hỏng hóc để kịp thời xử lý, định kỳ thu gom, nạo vét chất thải,

cặn lắng.

- Thiết lập hệ thống quan trắc tự động kiểm soát chất lƣợng nƣớc thải đầu ra

nhằm kịp thời phát hiện sự cố, có giải pháp điều chỉnh (nếu có).

- Thiết lập báo cáo giám sát chất lƣợng môi trƣờng định kỳ để thuận tiện cho

công tác quản lý và tra cứu số liệu. Trong báo cáo nêu rõ các biến động về

lƣu lƣợng nƣớc thải từng doanh nghiệp và tổng hợp, đề xuất giải pháp nâng

công suất xử lý khi cần thiết.

Page 94: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 85

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tài liệu nhằm đánh giá phân

loại nƣớc thải một số KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đã đạt đƣợc

một số kết quả sau:

1. Đã khái quát đƣợc tình hình phân loại ô nhiễm môi trƣờng nói chung, trong

đó có ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp tại một số tỉnh thành và phạm vi cả

nƣớc.

2. Đã nghiên cứu tổng hợp đƣợc hiện trạng quản lý và xử lý nƣớc thải công

nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Các nghiên cứu này

làm cơ sở so sánh và đề xuất phƣơng án cải tiến công nghệ cho phần sau của

Luận văn.

3. Đã điều tra hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại 05 KCN có quy

mô lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy có 3/5 KCN đã

có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, 5/5 KCN có mạng lƣới thoát nƣớc

riêng (tách riêng nƣớc thải và nƣớc mƣa). Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải công

nghiệp chủ yếu đƣợc áp dụng hiện nay là phƣơng pháp xử lý sinh học (sử

dụng bể Aerotank, bể lọc sinh học theo mẻ - SBR).

4. Đã thu thập số liệu nƣớc thải đầu ra tại 05 KCN Đình Vũ, Đồ Sơn, Nomura,

Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền và so sánh đối chiếu với QCVN cũng nhƣ Danh

mục quy định chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra của KCN.

5. Đã tiến hành lựa chọn 10 doanh nghiệp/ 37 doanh nghiệp đang hoạt động

trên địa bàn 3 KCN Đồ Sơn, Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền để lấy mẫu phân tích

các thông số ô nhiễm nƣớc thải và tiến hành đối chiếu với Quy chuẩn kỹ

thuật môi trƣờng tƣơng ứng và Phân loại mức độ ô nhiễm nƣớc thải của các

doanh nghiệp này theo Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT. Kết quả phân tích

Page 95: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 86

cho thấy các doanh nghiệp trên đều xếp vào diện cơ sở gây ô nhiễm môi

trƣờng về mặt nƣớc thải, do doanh nghiệp mới hoạt động, quy mô nhỏ, thải

lƣợng ít nên chƣa đủ để xếp hạng từng doanh nghiệp ở mức cơ sở gây ô

nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

6. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu và Phân loại ô nhiễm nƣớc thải, lựa chọn đối

tƣợng để đề xuất các biện pháp cải tiến đối với KCN Nam Cầu Kiền.

7. Giải pháp đề xuất về mặt quản lý bao gồm: thành lập Công ty/ Ban quản lý

KCN trong đó có phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, điều chỉnh quy hoạch KCN

thành KCN chuyên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đóng tàu, lắp ráp máy –

cơ khí, đề xuất xây dựng công trình xử lý cục bộ tại từng doanh nghiệp và xử

lý nƣớc thải tập trung toàn KCN.

8. Đã đề xuất giải pháp về mặt công nghệ đối với KCN Nam Cầu Kiền:

- Giải pháp xử lý cục bộ nƣớc thải tại từng doanh nghiệp: (i) đề xuất công

trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt cục bộ cho các KCN/CCN hiện chƣa có điều

kiện xây dựng TXLNT tập trung bằng bể Bastaf (bể tự hoại cải tiến) thay thế

cho bể tự hoại 3 ngăn truyền thống thƣờng dùng, (ii) đề xuất công trình xử lý

cục bộ nƣớc thải sản xuất cho 3 lĩnh vực điển hình tại KCN Nam Cầu Kiền:

đóng tàu (các thành phần ô nhiễm đƣợc thu gom và xử lý tập trung tại

TXLNT tập trung của toàn KCN/CCN), sản xuất giấy – bột giấy (sử dụng

khối bể điều hòa, bể tuyển nổi để tuần hoàn nƣớc thải và tách bột giấy), cán

thép (hệ thống bể chứa nƣớc làm mát, bể lọc cát) trƣớc khi xả vào hệ thống

cống chung của KCN.

- Đề xuất phƣơng án ƣu tiên là xây dựng TXLNT tập trung KCN Nam Cầu

Kiền: tính toán lƣu lƣợng thiết kế, đề xuất dây chuyền công nghệ phù hợp,

tính toán chi phí xây dựng và vận hành hệ thống, phân tích hiệu quả đầu tƣ

xây dựng TXLNT tập trung cho KCN trên cơ sở các tiêu chí về kỹ thuật,

Page 96: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 87

kinh tế và môi trƣờng.

9. Đã đề xuất giải pháp về mặt vận hành bảo dƣỡng đối với doanh nghiệp hoạt

động trong KCN và bộ máy quản lý chung tại KCN xét trên phƣơng diện

quản lý và xử lý nƣớc thải.

Page 97: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng (2010), Báo cáo Môi trường quốc gia năm

2009. Môi trường Khu công nghiệp Việt Nam.

2. Bộ Xây dựng (2012), Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng

tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2011 (kèm theo quyết định số

725/QĐ-BXD ngày 09/08/2012 của Bộ Xây dựng).

3. Công ty TNHH Camplas-Mould Việt Nam (2008), Cam kết bảo vệ môi

trường Dự án Chế tạo khuôn nhựa công nghiệp Camplas (Việt Nam).

4. Công ty KOASTAL ECO INDUSTRIES (2011), Tài liệu Hướng dẫn Vận

hành & bảo trì Hệ thống xử lý nước thải KCN Đình Vũ, công suất 2,500

m3/ngày đêm (giai đoạn 1, bước 1).

5. Công ty TNHH Medikit Việt Nam (2010), Báo cáo quan trắc môi trường –

Khu công nghiệp Nomura, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

6. Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Thành Long (2005),

Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu

công suất 50,000 DWT.

7. Hoàng Huệ (2002), Thoát nước – Tập 2. Xử lý nước thải. Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật.

8. Niên giám Thống kê thành phố Hải Phòng (2012), Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày 28/5/2007 (2007) về Thoát

nước đô thị và Khu công nghiệp.

10. Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ban hành ngày 23/5/2007 (2007) về Quy định

Page 98: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 89

tổ chức bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và

doanh nghiệp Nhà nước.

11. Nguyễn Việt Anh (2002), Giới thiệu công nghệ thoát nước và xử lý nước

thải phân tán, Trƣờng Đại học Xây dựng.

12. Quyết định số 1930/QĐ-TTg ban hành ngày 20/11/2009 (2009) về Phê duyệt

định hướng phát triển Thoát nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến

năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

13. Quy chuẩn quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT (2011). Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải Công nghiệp.

14. Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2008/BTNMT (2008). Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

15. Quy chuẩn quốc gia QCVN 13:2008/BTNMT (2008). Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.

16. Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo rà soát, đề xuất địa điểm

quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải

Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2050.

17. Thông tƣ số 09/2009/TT-BXD ban hành ngày 21/5/2009 (2009) về Quy định

chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày

28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.

18. Thông tƣ số 04/2012/TT-BTNMT (2012) về Quy định tiêu chí xác định cơ sở

gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

19. Tổng cục Môi trƣờng (2011), Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn đánh giá sự phù

hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước

thải đối với ngành chế biến thủy sản, dệt may, giấy và bột giấy.

Page 99: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 90

20. Trạm quan trắc và phân tích Môi trƣờng Bắc Ninh (2007), Báo cáo Đánh giá

tác động Môi trường nhà máy xưởng cán kéo thép công suất 50 tấn/ca.

21. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. Nhà

xuất bản Khoa học & Kỹ thuật.

22. Trần Hiếu Nhuệ & cộng sự (2007), Báo cáo khảo sát hiện trạng và đề xuất

phương án xử lý nước thải sản xuất nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.

23. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dƣơng (2009), Xử lý nước thải công nghiệp.

Nhà xuất bản Xây dựng.

24. Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng – Ban quản lý Khu kinh tế Hải

Phòng (2013), Báo cáo tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp năm

2012.

TIẾNG ANH

25. Alfred Helble and Christian H.Mobius (2008), Comparing aerobic and

anaerobic wastwwater treatment process for papermill effluent considering

new developments.

26. B.V.Babu (2006), Effluent treatment – Basic and a key study.

27. Claudia Muro and Associates, (2009), Membrane separation process in

wastewater treatment of food industry.

28. Climate change division Office of Atmospheric programs U.S Environmental

Protection Agency (2010), Technical support document for Industrial

wastewater treatment: Final rule for mandatory reporting of greenhouse

gases.

29. H.Bloch (2005), European Union legislation on wastewater treatment and

nutrient removal, Producted by DWR.

Page 100: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 91

30. H.Zhou and D.W.Smith (2002), Advanced technologies in water and waste

water treatment, NRC Canada Pulishing house.

31. Ian P. Camper and Charles B.Bott (2007), Improvement of an Industrial

Wastewater system at a former Viscose rayon plant – Results form two stage

biological leachate treatability testing.

32. Ministry of Environment – Government of Japan (2003), Technology

transfer manual of Industrial waste water, Oversea Environmental

Cooperation Center, Japan.

33. Takaoshi Wako (2012), Industrial wastewater treatment in Japan.

34. T.Goto and H.Ogasawara (2007), Water storage, transport and distribution –

Industrial wastewater system, Encyclopedia of life support system.

35. Tuomo Laine and associates (2007), Industrial water treatment North

American study.

36. U.S. Department of Commerce (2005), Water supply and waste water

treatment market in China, National technical information service, 5285

Royal road, Springfield, VA22161.

Page 101: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 92

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG

Bảng P.1. Danh mục các CCN trên địa bàn TP Hải Phòng

STT Cụm công nghiệp Tổng diện tích

khoảng (ha) Tính chất

1 Cụm CN Vật Cách 317 Thép, cơ khí

2 Cụm CN Sở Dầu Thƣợng Lý –

Hải Lý 259 Dịch vụ CN, CN nhẹ

3 Cụm CN cảng Hoàng Diệu – Cửa

Cấm – Chùa Vẽ 233 Cảng kho bãi, CB thủy sản

4 Cụm CN Đông Hải 223 Xuất nhập khẩu

5 Cụm CN Minh Đức – Tràng Kênh 295 Hóa chất, xi măng

6 Cụm CN Bến Rừng 405 Dỡ tàu cũ, NĐ, cảng, đóng

tàu

7 Cụm CN Tiên Hội 46 VLXD, CN nhẹ

8 Cụm CN Cống Đôi – Văn Tràng 99 CN nhẹ

9 Cụm CN Quán Trữ 39 CN thực phẩm, CN nhẹ

10 Cụm CN Đồng Hòa – Nam Sơn 155 CN nhẹ

11 Cụm CN Lê Thiện (Đò Nống) 73 CN cơ khí

12 Cụm CN Nam Sơn 72 CN nhẹ

13 Cụm CN Vĩnh Niệm 26 CN vừa và nhỏ

14 Cụm CN đƣờng 355 100 CN nhẹ, CN du lịch

15 Cụm CN Hải Thành 59 Công nghiệp sạch

16 Cụm CN An Lão 20 CN vừa và nhỏ

17 Cụm CN Đồ Sơn 10 CN chế biến thủy sản

18 Cụm CN thị trấn An Dƣơng 27 CN vừa và nhỏ

19 Cụm CN Tiên Lãng 227 CN vừa và nhỏ

20 Trung tâm hậu cần nghề cá (Cát

Hải) 50 Hậu cần nghề cá

21 Cụm cảng CN sơ chế thủy sản

(Bạch Long Vĩ) 20 CN tổng hợp

22 Cụm CN các thị tứ và làng nghề

truyền thống 165 CN tổng hợp

23 Cụm CN Gia Minh 100 CN tổng hợp

24 Cụm CN Cầu Cựu – An Lão 100 CN sạch

Page 102: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 93

STT Cụm công nghiệp Tổng diện tích

khoảng (ha) Tính chất

25 Cụm CN Tiên Cƣờng – Tiên Lãng 200 CN phục vụ đóng tàu

26 Cụm CN Giang Biên – Dũng Tiến

– Vĩnh Bảo 100 CN nhẹ

27 Cụm CN Tân Liên 170 CN tổng hợp

28 Cụm CN Gia Đức – Thủy Nguyên 250 Công nghiệp nặng

29 Cụm CN Quang Phục – Tiên Lãng 200 CN đóng tàu vừa và nhỏ

30 Cụm CN Đoàn Xá – Đại Hợp –

Kiến Thụy 450 CN sau cảng

31 Cụm CN và cảng Lạch Huyện 7.000 CN và cảng

32 Cụm CN Kiền Bái – huyện Thủy

Nguyên 150 Đóng tàu cỡ nhỏ

33 Cụm CN Hợp Thanh – huyện

Thủy Nguyên 200 Đóng tàu cỡ nhỏ

34 Cụm CN Lại Xuân – huyện Thủy

Nguyên 150 Khai thác, sản xuất VLXD

35 Cụm CN Liên Khê – huyện Thủy

Nguyên 100

Khai thác, sản xuất VLXD

và đóng tàu nhỏ

36 Cụm CN Đa Phúc – huyện Kiến

Thụy 150 Công nghiệp sạch

37 Cụm CN Tân Trào – huyện Kiến

Thụy 500

Công nghiệp cơ khí, đóng

tàu

38 Cụm CN Chiến Thắng – An Lão 200 Công nghiệp cơ khí, đóng

tàu

39 Cụm CN Hùng Thắng – huyện

Tiên Lãng 150

Công nghiệp cơ khí, đóng

tàu

Tổng cộng 13.090

Nguồn: (Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng, 2012) [16]

Page 103: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 94

Bảng P.2. Danh mục các KCN trên địa bàn TP Hải Phòng

STT Khu công nghiệp Tổng diện tích

khoảng (ha) Tính chất

1 Khu CN Đình Vũ 944 KCN Tổng hợp

2 Khu CN Nam Cầu Kiền 457 KCN Tổng hợp

3

Khu CN An Hƣng – Đại Bản

Địa điểm: Xã An Hƣng, Đại Bản,

An Hồng

450 CN tổng hợp

4 Khu CN Nomura 153 KCN kỹ nghệ cao

5 Khu công nghiệp Tràng Duệ 400 KCN tổng hợp

6 Khu CN Đồ Sơn – Quận Đồ Sơn 150 KCN kỹ nghệ cao

7 Khu CN An Hòa – Vĩnh Bảo 200 CN tổng hợp

8 Khu CN Vinh Quang – Vĩnh Bảo 350 CN tổng hợp

9 Khu CN Giang Biên II – Vĩnh Bảo 400 CN tổng hợp

10 Khu CN Tiên Thanh – Tiên Lãng. 450 CN tổng hợp

11 Khu CN Ngũ Phúc – Kiến Thụy 450 CN đóng tàu và phục vụ

đóng tàu

12 Khu CN đóng tàu Vinh Quang -

Tiên Lãng 1000 CN đóng tàu

13 Khu CN Nam Đình Vũ 2.000 Phi thuế quan và CN tổng

hợp

14 Khu CN Thủy Nguyên 1.000 Khu công nghệ cao

15 Khu CN An Dƣơng 800 Khu công nghệ cao

16 Khu CN Nam Tràng Cát 1000 KCN sản xuất sản phẩm

công nghệ cao

Tổng cộng 10.204

Nguồn: (Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng, 2012), [16]

Page 104: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 95

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY THUỘC 05 KCN TRONG PHẠM

VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Bảng P.3. Danh mục các cơ sở công nghiệp thuộc 05 KCN nghiên cứu

STT Tên doanh nghiệp

Tình hình lao động năm 2012

Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời)

I Khu CN Nomura HP 24.695 19.840

1 Cty PT KCN Nomura HP 89 18

2 Cty TNHH Rorze Robotech 497 92

3 Cty TNHH Hợp Thịnh 283 255

4 Cty TNHH As'ty VN 396 372

5 Cty TNHH Nishishiba VN 18 8

6 Cty TNHH Hilex VN 417 317

7 Cty TNHH Tetsugen VN 20 5

8 Cty TNHH Meihotech VN 14 4

9 Cty TNHH P.V HP 281 203

10 Cty TNHH Nichias HP 237 87

11 Cty TNHH Yazaki HP- VN 5,273 4,973

12 Cty TNHH Hiroshige VN 76 33

13 Cty TNHH Maiko HP 103 60

14 Cty TNHH Vina-Bingo 90 23

15 Cty TNHH Fujimold VN 269 168

16 Cty TNHH Fujikura Composites HP 455 310

17 Cty TNHH J.K.C VINA 275 138

18 Cty TNHH SIK VN 200 33

19 Cty TNHH NipponKodo VN 84 69

20 Cty TNHH Chế tạo máy EBA 231 30

21 Cty TNHH Daito Rubber VN 218 125

22 Cty TNHH Ojitex HP 395 186

23 Cty TNHH Johoku HP 1,037 1,019

24 Cty TNHH Giấy Konya VN 31 17

25 Cty TNHH Toyoda Gosei HP 3,170 2,951

26 Cty TNHH Toyota Boshoku HP 335 141

27 Cty TNHH Lihit Lab. VN 347 277

Page 105: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 96

STT Tên doanh nghiệp

Tình hình lao động năm 2012

Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời)

28 Cty TNHH Kosen Fibertec (VN) tạm dừng lao động

29 Cty TNHH Takahata Precision VN 549 409

30 Cty TNHH Advanced Technology

HP 60 51

31 Cty TNHH Medikit VN 359 331

32 Cty TNHH Arai VN 328 196

33 Cty TNHH Chế tạo máy Citizen VN 84 18

34 Cty TNHH Yoneda VN 259 201

35 Cty TNHH Nissei Eco VN 38 29

36 Cty TNHH Tohoku Pioneer VN 3,001 2,879

37 Cty TNHH Kokuyo VN 516 366

38 Cty TNHH Sumirubber VN 347 200

39 Cty TNHH Synztec VN 924 730

40 Cty TNHH Rayho VN 147 124

41 Cty TNHH Iko Thompson VN 212 173

42 Cty TNHH Korg VN 324 292

43 Cty TNHH Yanagawa Seiko VN 529 395

44 Cty TNHH Sougou VN 466 430

45 Cty TNHH Akita Oil Seal VN 50 34

46 Cty TNHH Giấy Phong Đài-Đài

Loan 185 80

47 C«ng ty TNHH El-Tec Việt Nam 29 4

48 Chi nhánh Cty TNHH GE HP 471 101

49 Cty TNHH Điện tử Sumida VN 884 856

50 VP Cty Vận tải Quốc tế Nhật-Việt 31 3

51 Cty TNHH Fuji Seiko Việt Nam 1 -

52 Cty TNHH TM Kokuyo VN 22 6

53 Cty TNHH Kyoritsu Việt Nam 33 14

54 Công Ty TNHH Bảo Phát VN 5 4

II Khu CN Đình Vũ 2.685 564

1 Cty CP KCN Đình Vũ 58 17

2 Cty TNHH Dầu nhờn Chevron VN 64 27

3 Cty CP Việt-Pháp TAGS 301 32

4 Cty TNHH NewHope HN - CN HP 192 32

Page 106: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 97

STT Tên doanh nghiệp

Tình hình lao động năm 2012

Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời)

5 XN Tổng kho xăng dầu HP 83 10

6 Cty CP Thép ĐV 605 53

7 Kho LPG Trần Hồng Quân 12 2

8 Cty CP dầu khí An Pha 26 8

9 Cty TNHH Sepangar Oshika VN 4 1

10 Cty CP ĐT&VT dầu khí Vinashin 10 1

11 Cty CPKD&XNK khí hóa lỏng Vạn

Lộc 11 3

12 Cty TNHH Nakashima VN 142 16

13 Nhà máy xơ sợi polyeste ĐV

(PVTEX) 636 112

14 Tổng kho khí hóa lỏng miền Bắc

(PV Gas) 27 2

15 Kho Gas Petrolimex ĐV 14 2

16 Kho LPG HP (F Gas)

Sáp nhập với Cty

TNHH TM Mạnh

Hiếu

17 Cty TNHH VLNC Shin-Etsu VN 2 2

18 Cty CP Thiết bị điện Nano-Phuớc

Thạnh 9 -

19 Cty CP Thạch cao ĐV - -

20 Tổng kho LPG & xăng dầu Mạnh

Hiếu 19 2

21 Cty TNHH Cơ khí RK 7 1

22 Cty TNHH Bridgestone VN - -

23 Cty CP Đầu tƣ Thống Nhất 11 4

24 Cty TNHH hóa chất Công nghiệp 2 -

25 Cty TNHH Tiếp vận SITC-ĐV 47 9

26 Cty CPDV Dầu khí ĐV 185 46

27 Cty TNHH Thời Trang Việt Thƣờng 218 182

28 Cty TNHH Dâù nhờn Idemitsu VN - -

III Khu CN Đồ Sơn 2.047 1.334

1 Cty LD KCN Đồ Sơn HP 18 10

Page 107: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 98

STT Tên doanh nghiệp

Tình hình lao động năm 2012

Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời)

2 Cty TNHH Sợi tổng hợp HaiLong

VN tạm dừng lao động

3 Cty TNHH VPP Tian Jiao VN 151 140

4 Cty TNHH ICE VN tạm dừng lao động

5 Cty TNHH Aurora Art 110 80

6 Cty TNHH VPP Wan Li VN 90 72

7 Cty TNHH Livax VN 197 132

8 Cty TNHH Miki Industry VN 68 41

9 Cty TNHH ôtô Huazhong VN 20 10

10 Cty TNHH PTCN Becken 11 6

11 Cty TNHH Huge Gain Holdings VN 37 16

12 Cty TNHH Fong Ho 280 190

13 Cty TNHH Đầu tƣ Song Hao 57 47

14 Cty TNHH ôtô Hua Feng Plastic HP 27 21

15 Cty TNHH Shinchi 223 158

16 Cty TNHH Lear VN 54 37

17 Cty TNHH Chế tạo máy Hong Yuan 176 66

18 Cty TNHH Huade Holdings VN 80 24

19 Cty TNHH Borun VN 51 12

20 Cty CP công trình GT và cơ giới 51 5

21 Cty TNHH Giày Nan I VN Chƣa có quan hệ lao động

22 Cty TNHH ôtô Huaxing VN Sát nhập với cty TNHH Huazhong VN

23 Cty TNHH Chung Yang Foods VN 16 2

24 Cty TNHH Seething Việt Nam 330 265

IV Khu CN Tràng Duệ 1.599 1.153

1 Cty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng 51 7

2 Cty TNHH Quốc tế thời trang VN 227 207

3 Cty TNHH Văn phòng phẩm quốc

tế 407 250

4 Cty TNHH Gerbera Precision VN 235 199

5 Cty TNHH Bucheon VN 450 430

Page 108: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 99

STT Tên doanh nghiệp

Tình hình lao động năm 2012

Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời)

6 NM SX gỗ ván ép Okan

(Cty TNHH Hoàng Nam) 52 12

7 Cty TNHH Ermerson Network

Power

Tạm dừng hoạt động

8 Cty TNHH Dinh duỡng EH 62 9

9 Cty CP Sơn HP số 2 65 16

10 Cty TNHH Dong Jin Techwin Vina 46 22

11 Cty TNHH Hanmiflexible Vina 4 1

V Khu CN Nam Cầu Kiền 225 47

1 Cty CPCN Tàu thủy Shinec 45 11

2 Cty TNHH Songsan-Vinashin 6 4

3 Cty CP Thép Sao Biển 75 7

4 Cty CP Thép Việt Nhật 53 6

5 Cty TNHH Giấy Bắc Hải 46 19

Nguồn: (Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng - Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng,

2013), [24]

PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ

QUẢN LÝ KCN/CCN.

Biểu mẫu 1. Bảng hỏi dành cho cán bộ thuộc khối quản lý KCN/CCN

Họ và tên ngƣời đƣợc hỏi:……………….Tuổi:………………………

Nam 1 Nữ 2

Công tác tại KCN/CCN:………………………………………….

Chức vụ chuyên môn:…………………………………………….

A. Thông tin chung của KCN/CCN:

1. Lĩnh vực hoạt động của KCN/CCN:…………………………..

Page 109: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 100

2. Năm thành lập:……….

3. Địa chỉ:………………………………………. 4. Điện thoại liên hệ:…………….

5. Số doanh nghiệp hiện đang hoạt động:……………

Tỷ lệ ngành nghề:………………. Tỷ lệ ngành nghề:…………….

Tỷ lệ ngành nghề:………………. Tỷ lệ ngành nghề:…………….

Tỷ lệ ngành nghề:………………. Tỷ lệ ngành nghề:…………….

6. Số doanh nghiệp đang chờ cấp phép:………………………

7. Tổng số công nhân đang làm việc tại KCN/CCN:…….

Trong đó: Nam…….. Nữ……

B. Thông tin về hiện trạng XLNT:

8. KCN/CCN có xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải không?

Có Không Ý kiến khác

9. KCN/CCN có xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải tập trung không?

Có Không Ý kiến khác

10. Nếu có TXLNT tập trung, năm vận hành trạm là…………..

11. Tình trạng hoạt động của TXLT tập trung:

Tốt, đáp ứng QC cho phép Không đáp ứng QCCP

Chƣa hoạt động/ vận hành Đang sửa chữa

12. KCN/CCN có giới hạn chỉ tiêu nƣớc thải đầu vào/ đầu ra TXLNT tập trung

không, dựa trên các QCVN/TCVN nào? Nếu có, vui lòng cung cấp số liệu.

14. Thiết bị cung cấp cho TXLNT tập trung có xuất xứ từ đâu (nhập ngoại hoặc sản

xuất trong nƣớc)?

Page 110: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 101

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

15. Anh/ chị có đánh giá gì đối với công trình xử lý nƣớc thải tập trung hiện tại:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

16. Số lƣợng doanh nghiệp tiến hành xử lý cục bộ trƣớc khi đấu nối chung vào

KCN/CCN:………………..

17. Công nghệ hay công trình xử lý cục bộ áp dụng tại một số doanh nghiệp trên địa

bàn:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

18. Doanh nghiệp có cán bộ phụ trách về MT và an toàn lao động không?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

19. KCN/CCN có thành lập bộ phận quản lý môi trƣờng toàn KCN/CCN không?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

20. Các đề xuất về bộ máy điều hành KCN, cải tiến công nghệ, bổ sung nhân sự

quản lý MT cho KCN/CCN hoặc các ý kiến khác (nếu có).

Page 111: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 102

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc phỏng vấn này.

Người phỏng vấn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người được hỏi

(Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu mẫu 2. Bảng hỏi dành cho công nhân thuộc Doanh nghiệp hoạt động trong

KCN/CCN

Họ và tên ngƣời đƣợc hỏi:……………….Tuổi:………………………

Nam 1 Nữ 2

Công tác tại Nhà máy/Công ty:…………………………………

Thuộc KCN/CCN:………………………………………………

Chức vụ chuyên môn:…………………………………………….

A. Thông tin chung của Doanh nghiệp:

1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:…………………………..

2. Năm hoạt động trong KCN/CCN:……….

3. Địa chỉ:………………………………………. 4. Điện thoại liên hệ:…………….

5. Số công nhân đang công tác tại Nhà máy/ Công ty:

Trong đó: Nam……………. Nữ:……………

B. Thông tin về hiện trạng XLNT:

6. Doanh nghiệp có tiến hành xử lý cục bộ trƣớc khi đấu nối chung vào KCN/CCN

không, hiệu quả hoạt động?:

………………………………………………………………………………………

Page 112: NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT … · NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC THẢI MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 103

………………………………………………………………………………………

7. Công nghệ hay công trình xử lý cục bộ áp dụng tại Doanh nghiệp:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

8. Tần suất bảo dƣỡng thiết bị, công trình xử lý:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

9. Doanh nghiệp có lập báo cáo giám sát chất lƣợng môi trƣờng định kỳ (4 lần/năm)

không?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

9. Doanh nghiệp có cán bộ phụ trách về MT và an toàn lao động không?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

10. Các đề xuất khác (nếu có)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc phỏng vấn này.

Người phỏng vấn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người được hỏi

(Ký, ghi rõ họ tên)