nghiÊn cỨu vÀ phÁt triỂn khoa hỌc cÔng...

191
ĐOẠN 2017 - 2025 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

1

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 -

2025

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2017

Page 2: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

2 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

1. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 8

Nguyễn Trọng Khanh, Dương Xuân Tú và Hoàng Bá Tiến

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LÖA THUẦN GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 18

Hà Văn Nhân và Phạm Văn Nghĩa

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÖA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025 24

Lê Hùng Phong

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐẬU ĐỖ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 32

Trần Thị Trường, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Ngọc Quất và Nguyễn Đạt Thuần

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÓ CỦ GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-2021 40

Trịnh Văn Mỵ

6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƢ VẤN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2016, ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-2021 48

Đào Thế Anh và Trịnh Văn Tuấn

7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ CÂY RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-2021 58

Đoàn Xuân Cảnh

8. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 67

Dương Xuân Tú và Phạm Thiên Thành

9. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CANH TÁC GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 75

Đỗ Thế Hiếu

Page 3: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

3

10. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÖA THÂM CANH VÀ LÖA CHẤT LƢỢNG CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 83

Nguyễn Trọng Khanh và Nguyễn Anh Dũng

11. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CỰC NGẮN CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC 94

Hà Văn Nhân, Nguyễn Thành Luân và cộng sự

12. LỰA CHỌN CHỈ THỊ PHÂN TỬ PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG LÖA KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN 103

Phạm Thiên Thành, Nguyễn Thị Thu, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Hường, Đỗ Thị Thanh Thanh, Dương Xuân Tú, Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thế Dương và Đỗ Thế Hiếu

13. KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG LÖA N25 114

Hà Văn Nhân, Trần Thị Liền, Nguyễn Thành Luân và cộng sự

14. ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CHỊU HẠN CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC 123

Hoàng Bá Tiến, Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Anh Dũng, Phạm Văn Tính, Nguyễn Kiến Quốc, Lã Tuấn Nghĩa và cộng sự

15. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÖA LTH31 134

Trần Văn Tứ, Nguyễn Cẩm Tú, Tạ Minh Sơn và cộng sự

16. XÁC ĐỊNH GEN KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN HỮU HIỆU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC 142

Lưu Văn Quyết, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Phương Nga, Đỗ Thị Hường và Trương Thị Thuỷ

17. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÖA HDT10 150

Dương Xuân Tú, Phạm Thiên Thành, Tăng Thị Diệp, Tống Thị Huyền, Lê Thị Thanh, Nguyễn Văn Khởi và cộng sự

18. PHÂN TÍCH DI TRUYỀN NGUỒN GEN LÖA BẰNG SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SNP CHO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG RƠM RẠ SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC 164

Dương Xuân Tú, Nguyễn Thế Dương, Claire Halpin, Simon McQueen Mason, Leonardo Gomez và Nguyễn Văn Tuất

19. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA LAI 2 DÕNG HYT122 174

Nguyễn Trí Hoàn, Lê Hùng Phong, Lê Diệu My, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Quang Bình và cộng sự

20. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÖA CỦA CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 183

Page 4: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

4 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Đỗ Thế Hiếu, Nguyễn Thị Anh, Trần Trọng Đại, Nguyễn Thị Bích và Lê Huy Nghĩa

21. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LẠC CHO VÙNG THÂM CANHError! Bookmark not defined.

Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Xuân Đoan, Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Thị Hồng Oanh và Nguyễn Chí Thành

22. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LẠC CHO VÙNG NƢỚC TRỜIError! Bookmark not defined.

Nguyễn Xuân Đoan, Nguyễn Xuân Thu, Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Chí Thành và Nguyễn Thị Hồng Oanh Error! Bookmark not defined.

23. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU XANH ĐXVN7 CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Ngọc Quất, Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Thị Thanh

24. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG PHỔ BIẾN TẠI MIỀN BẮC VÀ ĐẬU TƢƠNG CHUYỂN GEN ATAVP1 TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI Error! Bookmark not defined.

Quách Ngọc Truyền,, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Thu Trang và Nguyễn Đăng Minh Chánh

25. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI TÂY KHÁNG BỆNH MỐC SƢƠNG CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC Error! Bookmark not defined.

Trịnh Văn Mỵ, Ngô Thị Huệ, Đỗ Thị Bích Nga,,

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thu Hương, Quách Ngọc Truyền, Lê Hùng Lĩnh và Lê Thị Thu Hiền

26. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH VIRUS VÀ MỐC SƢƠNG CỦA CÁC DÕNG/GIỐNG KHOAI TÂY BẰNG PHƢƠNG PHÁP LÂY NHIỄM NHÂN TẠO Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Thị Giang, Nguyễn Quang Thạch, Trịnh Văn Mỵ, Ngô Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quy, Nguyễn Thị Thu Hương, Vũ Thị Hằng, Đỗ Thị Thu Hà và Nguyễn Đức Mạnh

27. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) BỆNH MỐC SƢƠNG, VIRUS TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY Error! Bookmark not defined.

Trịnh Văn Mỵ, Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nhung và Ngô Thị Huệ

28. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG CÓ HÀM LƢỢNG TINH BỘT CAO Error! Bookmark not defined.

Ngô Doãn Đảm, Dương Xuân Tú, Nguyễn Thị Thúy Hoài, Nguyễn Đạt Thoại, Trần Quốc Anh, Trương Công Tuyện và Lê Thị Thanh

Page 5: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

5

29. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG KHOAI LANG Error! Bookmark not defined.

Ngô Doãn Đảm, Nguyễn Thị Thúy Hoài, Trần Đức Hoàng, Nguyễn Đạt Thoại, Giang Thị Lan Hương, Trần Quốc Anh và cộng sự

30. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG SẮN BKError! Bookmark not defined.

Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Trọng Hiển, Ni Ê Xuân Hồng và Vũ Thị Vui

31. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG DONG RIỀNG GIAI ĐOẠN 2011-2016 Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Thiếu Hùng, Trịnh Văn Mỵ, Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Duyên và Tạ Thị Hằng

32. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN MỘC CHÂU Error! Bookmark not defined.

Vũ Văn Đoàn, Đào Thế Anh và Trịnh Văn TuấnError! Bookmark not defined.

33. XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CAM CAO PHONG CỦA TỈNH HÕA BÌNHError! Bookmark not defined.

Bùi Kim Đồng, Trịnh Văn Tuấn, Hoàng Hữu Nội, Hoàng Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hiền

34. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KINH DOANH LÖA GẠO Ở VIỆT NAM Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Ngọc Mai và Đào Thế Anh

35. NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG MẬN MỘC CHÂU Error! Bookmark not defined.

Bùi Quang Duẩn, Nguyễn Hà Thanh và Đào Thị Hường

36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA LAI F1 PHỤC VỤ ĂN TƢƠI VÀ CHẾ BIẾN CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮCError! Bookmark not defined.

Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tân, Đoàn Thị Thanh Thúy, Lê Thị Tuyết Nhung v à Đặng Thị Thanh Hương

37. KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG DƢA CHUỘT LAI PC5 VÀ VC6Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Đình Thiều, Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Trương Thị Thương và cộng sự

38. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DƢA CHUỘT CHỊU LẠNH NẾP 1 Error! Bookmark not defined.

Đào Xuân Thảng và cộng sự Error! Bookmark not defined.

39. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DUY TRÌ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RAU HỌ THẬP TỰ (RAU CẢI) TRONG VỤ ĐÔNG TỪ NĂM 2012-2016Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Thanh Loan, Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Văn Dự

Page 6: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

6 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

40. NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN BỘ GIỐNG VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY DƢA THƠM TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC Error! Bookmark not defined.

Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn Thị Thanh Hà, Trịnh Thị Lan, Đoàn Thanh Thúy và Lê Thị Tuyết Nhung

41. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỨC ĂN THÔ XANH PHỤC VỤ CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined.

Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Vi và Nguyễn Thị Thuý Lương

42. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ MẪU NÔNG SẢN (LÖA, RAU MÀU VÀ CÂY ĂN QUẢ) TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016 Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Đình Cấp, Quách Ngọc Truyền, Nguyễn Đăng Minh Chánh, Lại Văn Nhự và cộng sự

Page 7: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

7

LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nông nghiệp ngày càng khẳng định

vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành

nông nghiệp nói riêng.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các ngành, các

cấp, công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện Cây lương thực và

Cây thực phẩm đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Nhiều sản phẩm khoa học công

nghệ của Viện tạo ra đã được phát triển rộng ngoài sản xuất ở nhiều địa phương trên

cả nước và được các doanh nghiệp tiếp nhận.

Với mục đích đánh giá thực trạng, kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011-

2016 và định hướng giai đoạn 2017-2025, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm xuất

bản cuốn Kỷ yếu “Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ: Kết quả giai đoạn

2011-2016 và định hướng giai đoạn 2017-2025”.

Chúng tôi hy vọng cuốn kỷ yếu này sẽ là nguồn thông tin, tài liệu tham khảo giúp

các nhà khoa học, nhà quản lý vận dụng phù hợp vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất

lượng công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp trong thời gian tới.

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trân trọng cảm ơn các chuyên gia, tác giả

đã tham gia viết bài và hoàn thành cuốn kỷ yếu. Trong quá trình biên tập sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu

của các độc giả để cuốn kỷ yếu được hoàn thiện.

Trân trọng giới thiệu cuốn kỷ yếu “Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ:

Kết quả giai đoạn 2011-2016 và định hướng giai đoạn 2017-2025”.

Viện trưởng

TS. Nguyễn Trọng Khanh

Page 8: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

8 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Nguyễn Trọng Khanh, Dƣơng Xuân Tú và Hoàng Bá Tiến

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Chức năng và nhiệm vụ

1/ Xây dựng chương trình, dự án, kế

hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng

năm về cây lương thực và cây thực phẩm.

2/ Thực hiện nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:

- Công nghệ sinh học, sinh lý, sinh

hoá, di truyền và chọn tạo giống cây

lương thực và cây thực phẩm;

- Kỹ thuật canh tác, kỹ thuật hạt

giống, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại và cơ

cấu cây trồng đối với các giống cây lương

thực và cây thực phẩm;

- Hệ thống nông nghiệp;

- Chuyển giao công nghệ và khuyến

nông về cây lương thực và cây thực phẩm.

3/ Thực hiện hợp tác quốc tế về

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ, tư vấn, trao đổi chuyên gia và đào

tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực cây

lương thực và cây thực phẩm theo quy

định của Nhà nước.

4/ Liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa

học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch

vụ khoa học công nghệ và đào tạo nguồn

nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với

các tổ chức trong nước theo quy định

của pháp luật.

5/ Sản xuất kinh doanh theo đúng quy

định của pháp luật.

1.2. Tiềm lực khoa học

1.2.1. Nguồn nhân lực

Hiện tại, Viện có 225 cán bộ công

nhân viên (không bao gồm cán bộ hợp

đồng), trong đó có 01 phó giáo sư, 20 tiến

sỹ, 95 thạc sỹ, 80 đại học, còn lại là nhân

viên và công nhân kỹ thuật.

1.2.2. Tổ chức hoạt động

* 3 phòng chức năng:

- Phòng Khoa học - HTQT;

- Phòng Tổ chức - Hành chính;

- Phòng Tài chính - Kế toán;

* 6 trung tâm, 6 bộ môn nghiên cứu:

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển

Lúa thuần;

Page 9: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

9

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển

Lúa lai;

- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Đậu đỗ;

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển

Cây có củ;

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển

Hệ thống nông nghiệp;

- Trung tâm Thực nghiệm cây lương

thực và cây thực phẩm;

- Bộ môn Công nghệ sinh học;

- Bộ môn Cây thực phẩm;

- Bộ môn Canh tác;

- Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa và chất

lượng nông sản

- Bộ môn Bảo vệ thực vật;

- Bộ môn Cây thức ăn chăn nuôi;

1.2.3. Cơ sở vật chất

- Đất đai: Có 200ha, trong đó 150ha

tại Gia Lộc - Hải Dương, 50ha tại Thanh

Trì - Hà Nội và Sapa - Lào Cai.

- Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng,

kho lạnh, phytotron, nhà lưới và 3 phòng

thí nghiệm (Sinh lý - Sinh hóa, Bảo vệ

thực vật, Công nghệ sinh học),

- Khu nghiên cứu ứng dụng Nông

nghiệp công nghệ cao

II. KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG

NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011-2016

2.1. Tham gia thực hiện các nhiệm

vụ khoa học công nghệ

Giai đoạn 2011-2016, Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm đã chủ trì

và tham gia thực hiện 193 nhiệm vụ,

tổng kinh phí thực hiện là 230.161,0

triệu đồng, trong đó:

- Cấp Nhà nước: 18 nhiệm vụ, tổng

kinh phí là 45.760,0 triệu đồng.

- Cấp Bộ: 56 nhiệm vụ, tổng kinh phí

là 70.790,0 triệu đồng.

- Cấp cơ sở: 16 nhiệm vụ, tổng kinh

phí là 2.390,0 triệu đồng.

- Nhiệm vụ thường xuyên theo chức

năng: 10 nhiệm vụ, tổng kinh phí là

35.899,0 triệu đồng.

- Hợp tác với các địa phương: 59

nhiệm vụ, tổng kinh phí là 50.071,0 triệu

đồng.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và cơ

quan khác: 18 nhiệm vụ, tổng kinh phí là

10.472,0 triệu đồng.

- Hợp tác quốc tế: 16 nhiệm vụ, tổng

kinh phí là 14.779,0 triệu đồng.

2.2. Kết quả khoa học công nghệ đã đạt đƣợc

2.2.1. Kết quả trong nghiên cứu cơ bản

- Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu

phục vụ cho chọn tạo giống cây trồng theo

mục tiêu:

+ Thu thập bổ sung hàng năm, duy trì

nguồn gen, gồm: 1500 mẫu giống lúa

thuần, 800 mẫu giống lúa lai, 500 mẫu

giống lạc, 650 mẫu giống đậu tương, 150

mẫu giống đậu xanh, 150 mẫu khoai tây,

270 mẫu giống khoai lang, 50 mẫu dong

riềng, 100 mẫu sắn, 100 mẫu giống khoai

sọ, củ từ và 200 mẫu giống cải các loại...

được lưu giữ cho khai thác.

+ Đánh giá kiểu hình: Với một số đặc

điểm nông sinh học chính, khả năng

chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu,

Page 10: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

10 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

bệnh hại trong điều kiện đồng ruộng và

nhân tạo, phân nhóm vật liệu theo mục

tiêu khai thác;

+ Phân tích kiếu gen: Sử dụng chỉ thị

phân tử xác định kiểu gen mục tiêu, phân

tích đa dạng di truyền của từng nhóm bố

mẹ cho lại tạo định hướng theo mục tiêu;

+ Giải trình tự kiểu gen GBS

(Genotyping By Sequencing) xác định vị

trí của khoảng 334.000 SNP trên 12 NST

của 170 mẫu giống lúa thu thập ở Việt

Nam (lúa năng suất, chất lượng, chống

chịu và lúa bản địa).

- Nghiên cứu, xác định nguồn vi sinh

vật gây hại: Bệnh bạc lá, đạo ôn ở cây lúa;

bệnh gỉ sắt, phấn trắng ở cây đậu tương và

xác định được các gen kháng với các

nguồn bệnh này để sử dụng trong chọn tạo

giống cho các tỉnh phía Bắc.

- Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân

tử trong chọn tạo giống cây trồng, đã

xác định được chỉ thị liên kết chặt với

gen mục tiêu, có độ chính xác và hiệu

quả cao sử dụng trong lai tạo giống cây

trồng mới:

+ Cây lúa: Gen mùi thơm (fgr), kháng

bệnh bạc lá (Xa4, Xa5, Xa7 và Xa21), đạo

ôn Piz5, Pi1, Pik-h, Pik, Pik-m, Pik-p,

Pita và Pita-2), rầy nâu (Bph3, Bbp4 và

Bph6), QTL chịu hạn (qLDS-10-TN cho

độ cuốn lá và qDLR-10-TN cho thời gian

cuốn lá), gen bất dục đực TGMS, gen

phục hồi.

+ Cây đậu tương: Gen kháng bệnh gỉ

sắt (Rpp2, Rpp4 và Rpp5), bệnh phấn

trắng (Rmd_W). Tách được 03 gen kháng

mặn (AtAVP1, AtNHX1 và AtSOS1) ở

đậu tương, tạo được các vector nhị thể

mang các gen trên và bước đầu tiến hành

chuyển gen kháng mặn vào giống đậu

tương ĐT26 với các vector này.

+ Cây khoai lang: Các QTL liên quan

đến hàm lượng tinh bột cao trong củ

(ITSSR15, ITSSR8 và IbY47 có liên kết

với tính trạng tinh bột cao ở củ khoai lang

R2 = 84%, 77% và 71%)

+ Cây khoai tây: Các QTL liên kết với

tính kháng nấm gây bệnh mốc sương Việt

Nam (BA213c14t7, STM1024, STM3016)

+ Xây dựng và hoàn thiện được một

số quy trình công nghệ ứng dụng chỉ thị

phân tử trong chọn tạo giống cây trồng

theo các mục tiêu: (1) Lúa thơm kháng

bệnh bạc lá; (2) Lúa kháng bệnh bạc lá và

đạo ôn; (3) Khoai lang tinh bột cao; (4)

Đậu tương kháng bệnh gỉ sắt; (5) Đậu

tương kháng bệnh phấn trắng và (6) Khoai

tây kháng bệnh mốc sương.

- Nghiên cứu tạo vật liệu lúa lai:

Đã làm thuần và sử dụng nhiều dòng

CMS nhập nội (IR58025A, IR79128A,

IR71156A, II32A, BoA, KimA); 5 dòng

TGMS: 30S, 34S, 35S, 36S, 37S được xử

lí chọn dòng ở ngưỡng nhiệt độ gây bất

dục 100% từ 23,5oC - 24

oC, phục vụ công

tác chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng cho

các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng

sông Cửu Long.

- Hệ thống nông nghiệp:

+ Nghiên cứu thể chế chính sách phục

vụ tái cơ cấu nông nghiệp và nông thôn

mới: Đã đề xuất được một số giải pháp

chính sách phát triển nông nghiệp ven đô

bền vững và có hiệu quả cao;

Page 11: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

11

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình tư

vấn phát triển chuỗi giá trị sản phẩm: Xác

định được thuận lợi và khó khăn của các

chuỗi nông sản tại các địa phương; Tư

vấn, lập kế hoạch phát triển sản xuất gắn

với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.2.2. Kết quả trong nghiên cứu ứng dụng

- Giống cây trồng mới: Giai đoạn 2011-2016, Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm đã có tổng số 54 giống cây trồng được công nhận, theo bảng sau:

TT Loại cây trồng Tổng số

giống

Trong đó

Công nhận tạm thời Công nhận chính thức

1 Lúa thuần 21 13 8

2 Lúa lai 5 4 1

3 Lạc 3 0 3

4 Đậu tƣơng 3 1 2

5 Đậu xanh 1 0 1

6 Khoai tây 3 1 2

7 Khoai lang 4 0 4

8 Sắn 3 1 2

9 Dong riềng 2 0 2

10 Khoai sọ 1 1 0

11 Khoai môn 1 1 0

12 Dƣa chuột 1 1 0

13 Cà chua 2 2 0

14 Bí xanh 1 1 0

15 Đậu đũa 1 0 1

16 Cà tím 1 1 0

17 Dƣa lê 1 1 0

Tổng số 54 28 26

Trong đó có 12 giống lúa thuần (GL105,

HDT8, HDT10, GL102, GL159, LTh31,

LTh34, LTh35, LTh37, PC26/VAAS16,

N25), 4 giống lúa lai (HYT100, HYT108,

HYT124, HYT116), 1 giống bí xanh

(Thiên thanh) đã được thương mại hóa.

- Các quy trình công nghệ cho sản

xuất: 05 quy trình công nghệ được công

nhận cho sản xuất

- Hệ thống nông nghiệp: 28 thương

hiệu cộng đồng được bảo hộ:

+ 5 Chỉ dẫn địa lý: Chuối ngự Đại

Hoàng, hồng không hạt Bắc Kạn, bưởi

Phúc Trạch, mật ong Bạc Hà, cam Cao

Phong;

+ 7 Nhãn hiệu chứng nhận: Cam bù

Hương Sơn - Hà Tĩnh; Chè Đường Hoa -

Hải Hà Quảng Ninh; Tu Hài Vân Đồn -

Page 12: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

12 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Quảng Ninh; Ghẹ Trà Cổ - Quảng Ninh;

Chè shan tuyết Hoàng Su Phì - Hà Giang;

Miến dong Bình Liêu - Quảng Ninh

+ 6 Nhãn hiệu tập thể: Gạo Hương

Bình - Ninh Bình; ngao Kim Sơn - Ninh

Binh; na dai Đông Triều - Quảng Ninh;

vải chín sớm Phương Nam - Quảng Ninh;

mía tím Hòa Bình.

+ 10 Mô hình quản lý và khai thác

thương hiệu nông sản: Quản lý CDĐL

Vải thiều Thanh Hà; Quản lý CDĐL

chuối ngự Đại Hoàng; Quản lý CDĐL

hồng không hạt Bắc Kạn; Quản lý CDĐL

chả mực Hạ Long; Quản lý CDĐL mật

ong bạc Hà; Quản lý NHTT mía tím Hòa

Bình; Quản lý NHTT na dai Đông Triều;

Quản lý NHTT vải chín sớm Phương

Nam; Quản lý NHCN tu hài Vân Đồn;

Quản lý NHCN ghẹ Trà Cổ

2.2.3. Một số tồn tại và hạn chế

Kết quả nghiên cứu của Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm trong cả

lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu

ứng dụng còn hạn chế về hàm lượng khoa

học và tính cạnh tranh. Nghiên cứu cơ bản

còn rời rạc, chưa có hệ thống cho nên

chưa đạt hiệu quả cho ứng dụng. Công

trình nghiên cứu khoa học, cụ thể là bài

báo khoa học, được đăng tải trên các tạp

chí quốc còn ít (chiếm khoảng 3%); Các

giống cây trồng mới của Viện tạo ra tuy

đã được cải tiến và có thể thay thế giống

cũ trong sản xuất, nhưng diện tích che phủ

ngoài sản suất chiếm tỷ phần nhỏ. Một số

nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế:

- Chuyên gia trong các lĩnh vực

nghiên cứu như: Di truyền và chọn giống,

sinh lý - sinh hóa, công nghệ tế bào, kỹ

thuật canh tác, bảo vệ thực vật còn thiếu

và yếu. Một số cán bộ không tâm huyết

trong công việc.

- Hạn chế trong cập nhật thông tin

KHCN của cán bộ nghiên cứu do trình độ

ngoại ngữ còn hạn chế và thiếu nguồn sẵn

sàng cho cập nhật.

- Sự hợp tác giữa các đơn vị trong

nghiên cứu còn rời rạc, chưa hiệu quả,

chưa kết hợp tốt giữa các đơn vị nghiên

cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng

(thực nghiệm).

- Cơ chế tài chính, cơ chế quản lý các

nhiệm vụ KHCN của Việt Nam như hiện

nay chưa thực sự phù hợp đã làm giảm

tâm huyết, giảm tư duy khoa học và tính

tích cực trong nghiên cứu KHCN của

không ít chuyên gia giỏi của Viện.

- Trang thiết bị cho nghiên cứu, đặc

biệt là phòng thí nghiệm không được nâng

cấp/tăng cường thường xuyên nên thiết bị

cũ, lạc hậu, thiếu cả về số lượng, chủng

loại và chất lượng

- Đặc biệt, trong giai đoạn 2011 - 2016

là những năm đầu Viện thực hiện, làm

quen với cơ chế tự chủ, có rất nhiều biến

động về cơ chế, chính sách, những quy

định đối với tổ chức khoa học công nghệ.

Điều này dẫn đến tư tưởng không ổn định

của nhiều cán bộ KHCN của Viện.

III. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN

2017 - 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2025

2.1. Nghiên cứu và chuyển giao

khoa học công nghệ

Định hướng chung: Nghiên cứu và

phát triển sản phẩm KHCN về Cây lương

Page 13: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

13

thực và Cây thực phẩm theo yêu cầu của

sản xuất và thị trường, có tính cạnh tranh

cao, tập trung chủ yếu cho ứng dụng tại

các tỉnh phía Bắc.

2.1.1. Nghiên cứu cơ bản định hướng

cho ứng dụng

- Phát triển, cải tiến vật liệu khởi đầu

có hệ thống cho chọn tạo giống mới: Lúa,

đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh), cây có

củ (khoai tây, khoai lang, sắn), cây ăn quả

(ổi, táo), cây rau (rau ăn lá, cà chua, dưa

chuột, đậu rau) và cây thức ăn chăn nuôi

theo yêu cầu của sản xuất và thị trường,

phù hợp với định hướng phát triển và tái

cơ cấu ngành trồng trọt.

- Cơ sở khoa học trong chọn tạo giống

cây trồng đa tính trạng mục tiêu: Năng

suất, chất lượng, chống chịu tốt với sâu

bệnh và điều kiện môi trường bất thuận.

Tập trung vào một số vấn đề chính:

+ Cơ sở di truyền: Tương quan di

truyền, biểu hiện gen mục tiêu trong tổ

hợp đa gen, đa tính trạng mục tiêu

(Pyramiding) trong chọn tạo giống đa

mục tiêu;

+ Sinh lý - Sinh hóa làm cơ sở chọn

tạo giống thích nghi với điều kiện môi

trường bất thuận như mặn, nóng, ngập

úng, hạn và giống chất lượng; Phân

tích xác định dư lượng thuốc BVTV

trong sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm.

+ Các tác nhân gây hại trong chọn tạo

giống kháng sâu bệnh: Nguồn sâu bệnh tại

các vùng sinh thái; đặc biệt là nguồn vi

sinh vật gây bệnh (Pathogen) trong chọn

tạo giống kháng bệnh.

- Phát triển các kỹ thuật ứng dụng

công nghệ sinh học trong chọn tạo và phát

triển giống cây trồng:

+ Các chỉ thị liên kết với gen kiểm

soát tính trạng mục tiêu sử dụng trong

đánh giá vật liệu, lai tạo và chọn lọc giống

mới. Mở rộng áp dụng cho đối tượng cây

trồng và nhóm gen mục tiêu ở từng đối

tượng cây trồng;

+ Công nghệ tế bào trong nuôi cấy

bao phấn, hạt phấn tạo dòng thuần: Ngoài

cây lúa, ứng dụng mở rộng trên cây dưa,

cà chua (tạo ưu thế lai); Cứu phôi trong lai

xa; Nuôi cấy invitro tạo nguồn giống sạch

bệnh (cây nhân giống vô tính) và kỹ thuật

nhân nhanh một số giống cây trồng có giá

trị khác;

+ Phân tích di truyền bằng GWAS

(Genome Wide Associated Study) để xác

định gen quy định tính trạng mục tiêu trên

cây lúa và mở rộng trên các đối tượng cây

trồng khác;

+ Phát triển ứng dụng công nghệ tin

sinh trong phân tích di truyền.

- Kỹ thuật ứng dụng trong nông

nghiệp công nghệ cao.

- Cơ sở lý luận cho việc xây dựng và

đề xuất thể chế chính sách trong phát triển

nông nghiệp, nông thôn phù hợp trong

thời kỳ đổi mới

2.1.2. Nghiên cứu phát triển sản phẩm

KHCN

* Lúa thuần:

- Giống cực ngắn ngày: < 100 ngày

(vụ mùa, hè thu), sử dụng cho vùng sản

xuất cây vụ đông sớm, hoặc cơ cấu 4

vụ/năm hoặc né lũ (vụ hè thu tại các tỉnh

Page 14: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

14 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

miền Trung), năng suất ≥ 5,5 tấn/ha, chất

lượng khá, chống chịu sâu bệnh hại (rầy

nâu, bệnh đạo ôn và bạc lá điểm ≤ 5)

- Lúa thơm: Cho nhu cầu tiêu dùng

nội địa và xuất khẩu; năng suất ≥ 6,0

tấn/ha (đối với nhóm ngắn ngày) và ≥ 6,5

tấn/ha (đối với nhóm trung ngày); Chống

chịu khá với sâu bệnh hại chính như rầy

nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn (điểm ≤ 5),

chống đổ và chịu rét khá; chất lượng cao:

hạt dài, trắng trong, ít bạc bụng, tỷ lệ gạo

xát ≥ 70%, hàm lượng amylose ≤ 20%,

có mùi thơm (điểm ≥ 2), cơm mềm, ngon

(điểm ≥ 3).

- Lúa chất lượng: Cho nhu cầu tiêu

dùng nội địa; thời gian sinh trưởng ≤ 115

ngày (vụ mùa); năng suất ≥ 6,5 tấn/ha;

chống chịu khá với sâu bệnh hại chính

như rầy nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn (điểm

≤ 5), chống đổ và chịu rét khá; chất lượng

tốt: hạt dài, trắng trong, ít bạc bụng, tỷ lệ

gạo xát ≥ 70%, hàm lượng amylose ≤

22%, cơm mềm, ngon (điểm ≥ 3).

- Lúa thâm canh: Cho nhu cầu tiêu

dùng nội địa và chế biến (bún, bánh); thời

gian sinh trưởng ≤ 120 ngày; năng suất ≥

7,0 tấn/ha; chống chịu khá với sâu bệnh

hại chính như rầy nâu, bệnh bạc lá và đạo

ôn (điểm ≤ 5), chống đổ và chịu rét khá;

chất lượng gạo trung bình, hàm lượng

amylose 22-24%.

- Giống lúa thích ứng với điều kiện

bất thuận đặc thù cho từng vùng miền:

+ Chịu hạn cho các vùng nước bấp

bênh: Thời gian sinh trưởng ≤ 120 ngày;

năng suất ≥ 5,0 tấn/ha; chịu hạn, chống

chịu khá với sâu bệnh hại chính như rầy

nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn (điểm ≤ 5),

chống đổ và chịu rét khá; chất lượng gạo

trung bình: hàm lượng amylose ≤ 24%.

+ Chịu mặn cho các vùng duyên hải:

Thời gian sinh trưởng ≤ 110 ngày; năng suất

≥ 5,5 tấn/ha; chịu mặn khá; chống chịu khá

với sâu bệnh hại chính như rầy nâu, bệnh

bạc lá và đạo ôn (điểm ≤ 5), chống đổ khá;

chất lượng gạo trung bình, hàm lượng

amylose ≤24%.

- Khai thác và phát triển lúa đặc sản,

lúa bản địa, lúa màu và lúa bản địa

* Lúa lai:

- Lúa lai cao sản: Cho vùng thâm canh

có điều kiện thuận lợi, thời gian sinh trưởng

≤ 120 ngày trong vụ mùa; năng suất ≥ 8,0

tấn/ha; chất lượng khá; chống chịu sâu bệnh

hại chính như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá

điểm ≤ 5; phổ thích nghi rộng; dễ sản xuất

hạt lai, năng suất hạt lai ≥ 2,5 tấn/ha.

- Lúa lai chất lượng cao: Thời gian

sinh trưởng ≤ 115 ngày; năng suất ≥ 7,0

tấn/ha; chất lượng: Gạo dài, trắng trong, ít

bạc bụng, cơm mềm, đậm, có thể có mùi

thơm; chống chịu sâu bệnh hại chính như

rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá điểm ≤ 5; phổ

thích nghi rộng; dễ sản xuất hạt lai, năng

suất hạt lai ≥ 2,5 tấn/ha.

- Lúa lai ứng phó với biến đổi khí hậu

(chịu ngập, chịu hạn, chịu mặn: Mức chịu

mặn ≥ 0,4%) cho miền Trung, Tây

Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long;

năng suất ≥ 7,0 tấn/ha; chất lượng khá;

chống chịu sâu bệnh hại chính như rầy

nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá điểm ≤ 5.

- Nghiên cứu, xác định vùng sản xuất

hạt giống F1 và nhân dòng bố mẹ thích

hợp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu

Long, Miền Trung, Tây Nguyên và các

tỉnh phía Bắc.

* Cây đậu đỗ:

- Cây đậu tương: Chọn tạo và phát triển

các giống đậu tương theo các mục tiêu:

Page 15: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

15

+ Giống đậu tương năng suất 3,0-3,5

tấn/ha, chống chịu sâu bệnh khá, thích hợp

cho vùng thâm canh;

+ Giống đậu tương năng suất 2,0 -

2,5 tấn/ha, chịu hạn khá cho vùng nhờ

nước trời;

+ Giống đậu tương có hàm lượng

protein từ 38 - 40%, phục vụ cho chế biến;

+ Các giống đậu tương rau.

- Cây lạc: Chọn tạo và phát triển các

giống lạc theo các mục tiêu:

+ Năng suất 5,0 - 6,0 tấn/ha, thích hợp

cho vùng thâm canh;

+ Năng suất 2,5-3,0 tấn/ha, chịu hạn

khá, thích hợp cho vùng khó khăn;

+ Giống có hàm lượng dầu cao (50-

53%), phục vụ cho chế biến.

- Cây đậu xanh: Chọn tạo và phát

triển các giống đậu xanh năng suất 1,5-2,5

tấn/ha, chống chịu sâu bệnh tốt, ngắn

ngày, chín tập trung, phục vụ cho luân

canh tăng vụ.

- Cây đậu đỗ khác: Chọn tạo và phát

triển các giống cây đậu đỗ khác (đậu cô ve

ăn hạt, đậu đũa...), có năng suất cao, ngắn

ngày, phục vụ cho luân canh tăng vụ.

* Cây có củ:

- Cây khoai tây: Chọn tạo và phát

triển giống khoai tây có năng suất cao: 30-

35 tấn/ha, có hàm lượng chất khô > 20%,

chậm thoái hoá, phù hợp cho ăn tươi và

chế biến công nghiệp.

- Cây khoai lang: Chọn tạo và phát

triển giống khoai lang có năng suất cao:

30-35 tấn/ha, có hàm lượng chất khô >

30%, phù hợp cho ăn tươi và chế biến

công nghiệp; giống khoai lang đa dụng có

năng suất thân lá cao, phù hợp cho ăn rau

và làm thức ăn chăn nuôi.

- Cây sắn: Chọn tạo và phát triển

giống sắn có năng suất cao: 45-50 tấn/ha,

chất lượng tốt (hàm lượng tinh bột: >30%,

không nâu hoá...), phù hợp cho chế biến

công nghiệp.

- Cây có củ khác: Chọn tạo và phát

triển một số cây có củ khác (khoai môn,

khoai sọ, dong riềng...) có năng suất cao,

chất lượng tốt, phục vụ cho chuyển đổi cơ

cấu cây trồng ở vùng khó khăn.

*Cây rau - quả:

- Chọn tạo giống lai (F1) và công

nghệ sản xuất hạt giống rau lai cho một số

giống rau chủ lực: Cà chua, dưa chuột, ớt,

dưa thơm... năng suất và chất lượng giống

mới tương đương với giống nhập ngoại.

- Chọn tạo và phát triển các chủng

loại rau ngắn ngày: Bí xanh, dưa lê, dưa

bở, cây rau họ đậu.... có năng suất cao,

chất lượng tốt chuyển giao vào sản xuất

phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho

hiệu quả kinh tế cao.

- Chọn tạo và phát triển giống cây ăn

quả mà Viện có thế mạnh, như: Cây táo,

cây ổi phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh

tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao tại các

tỉnh phía Bắc và miền Trung.

- Nghiên cứu và phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản

xuất các loại cây trồng có giá trị cao: Cà

chua, dưa chuột, dưa thơm, ớt ngọt và hoa

tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

- Nghiên cứu và phát triển mô hình

sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, rau

hữu cơ, rau hàng hóa quy mô tập trung

theo chuỗi tại các tỉnh phía Bắc.

Page 16: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

16 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

* Cây thức ăn chăn nuôi:

- Thử nghiệm và phát triển các cây

trồng sử dụng sinh khối cho chế biến thức

ăn chăn nuôi: Khoai lang, một số giống cỏ

(Alfalfa)...

- Nghiên cứu vùng thích hợp cho sản

xuất cây thức ăn chăn nuôi (phù hợp đối với

từng chủng loại, giống) cho hiệu quả cao.

* Hệ thống nông nghiệp (Dịch vụ tư

vấn và cơ chế chính sách):

- Nghiên cứu phát triển dịch vụ kinh

doanh nông sản, thương mại công bằng,

các thể chế thị trường và ảnh hưởng của

hội nhập quốc tế tới nông nghiệp:

+ Quản lý chất lượng nông sản theo

chuỗi giá trị: Nhằm áp dụng tiêu chuẩn an

toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản

phẩm như rau, quả, gạo, thịt các loại;

+ Các biện pháp nâng cao chất lượng

sản phẩm: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng

nhận, nhãn hiệu tập thể cho một số đặc

sản kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu các thể chế hộ nông dân và hành động tập thể:

+ Hộ nông dân nhỏ và quan hệ với thị trường;

+ Các hình thức hợp tác của nông dân phù hợp với các ngành hàng, sản phẩm và địa phương theo hướng nâng cao mức độ chuyên nghiệp hoá.

+ Dịch vụ kinh doanh nông nghiệp phục vụ nông dân.

- Nghiên cứu phát triển các hệ thống sản xuất địa phương, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Tư vấn về chiến lược an ninh lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu.

* Hệ thống kỹ thuật canh tác và sản xuất nông nghiệp tiên tiến.

- Kỹ thuật canh tác các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các điều kiện gieo trồng khác nhau.

- Xây dựng các gói kỹ thuật thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp đối với các cây trồng chủ lực: Lúa, đậu đỗ, cây có củ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho các vùng sinh thái khác nhau, trọng tâm là cho vùng đồng bằng sông Hồng.

- Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác và chuyển đổi hệ thống cây trồng cho vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của vùng.

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông

nghiệp sạch, phát triển các mô hình sản

xuất theo hướng VietGap.

- Xây dựng các loại mô hình sản xuất

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

công nghệ tiến tiến trong điều kiện nhà

màn, nhà lưới và nhà công nghệ cao để

lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp theo

mục tiêu: hiệu quả, an toàn, có khả năng

mở rộng sản xuất hàng hóa

2.2. Một số giải pháp

- Tăng cường nguồn nhân lực KHCN:

xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN

giỏi về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ

tốt, tâm huyết với nghề, tăng cường

chuyên gia về các lĩnh vực như: Di truyền

chọn giống, khoa học cây trồng, công

nghệ sinh học, sinh lý - sinh hóa, bảo vệ

thực vật và kỹ thuật canh tác.

- Tăng cường phối hợp, liên kết

nghiên cứu và chuyển giao KHCN: Liên

kết giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh

Page 17: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

17

nghiệp trong, ngoài Viện và quốc tế về

hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản

phẩm KHCN vào sản xuất.

- Tăng cường phòng thí nghiệm và

trang thiết bị nghiên cứu: Từng bước kiện

toàn và nâng cấp phòng thí nghiệm công

nghệ sinh học, sinh lý - sinh hóa và Bảo

vệ thực vật; Bổ sung thêm nhà lưới; Hoàn

thiện hệ thống kho lạnh và nhà trồng cây

nhân tạo (phytotron)

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Để tìm

kiếm nguồn kinh phí, giúp cán bộ nghiên

cứu nâng cao trình độ KHCN, tiếp cận

được với trình độ KHCN hiện đại.

- Cơ chế khuyến khích các cán bộ có

trình độ chuyên môn giỏi: Tạo động lực

trong nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các

nhiệm vụ KHCN.

- Xây dựng cơ chế quản lý khoa học

và bản quyền tác giả phù hợp tạo động lực

khuyến kích, động viên các nhà khoa học

tập trung nghiên cứu, quản lý và phát triển

sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra ở

mức độ cao nhất.

Page 18: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

18 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LÖA THUẦN GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ

ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Hà Văn Nhân và Phạm Văn Nghĩa

I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN

TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG

LÖA THUẦN CỦA TRUNG TÂM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÚA

THUẦN

1.1. Kết quả chọn tạo và phát triển

giống lúa mới

- Các giống lúa thuần mới của Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa thuần

được tạo ra hết sức đa dạng, đã góp phần

tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, cơ cấu mùa vụ, nâng cao năng suất,

chất lượng lúa gạo ở các tỉnh đồng bằng

sông Hồng và một số vùng miền khác

trong cả nước, các bộ giống phù hợp cho

từng vùng sinh thái, bao gồm: Giống có

thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày

(P6ĐB và Gia Lộc 102, TGST từ 80 - 95

ngày trong vụ mùa) tạo điều kiện cho việc

phát triển và mở rộng diện tích cây vụ

đông cực sớm như: Khoai lang, ngô, đậu

tương, bí xanh... đem lại hiệu quả kinh tế

cao và tạo ra khối lượng lớn thức ăn chăn

nuôi ở các tỉnh phía Bắc; giống lúa chất

lượng cao (HT9, HT6, T10, trân châu

hương - SH8...), giống lúa có hàm lượng

protein cao trong gạo (P9, PĐ211); giống

lúa nếp, lúa đặc sản (N97, N98,

BM9603... ); giống lúa thâm canh, ngắn

ngày tiềm năng năng suất cao (XT27,

SH14, BM9855, AYT, Gia Lộc 105,

LTh31...); Giống lúa chịu hạn cho vùng

canh tác nhờ nước trời và vùng bấp bênh

nước (CH207, CH208, LCH37...).

- Ở phía Bắc: Trong 10 giống lúa đang

phổ biến, có diện tích gieo trồng từ

30.000ha trở lên, có 2 giống do Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo là

Xi 23, và X 21. Ngoài ra, còn một số giống

có diện tích khá lớn như: U17, P6, PC6,

GL105, P6ĐB, CH5, CH16, M6... đang

góp phần đáng kể vào thành tựu chung của

ngành sản xuất nông nghiệp.

- Hiện nay, các giống lúa thuần ngắn

ngày, chất lượng như Gia Lộc 105, Gia Lộc

102 phát triển hàng nghìn ha tại các tỉnh

Bắc Ninh, Hải Dương... giống lúa N25, N27

phát triển mạnh ở Hải Dương, Hưng

Yên...U17 vẫn được phát triển mạnh hàng

ngàn ha tại Bắc Giang, Thái Nguyên... Tại

Nghệ An, từ 2011 đến nay, diện tích gieo

cấy giống lúa AC5 đã đạt từ 10.000 -

15.000 ha/năm, giống lúa PC6, P6 tại

Quảng Bình và một số tỉnh duyên hải miền

Trung năm 2013 đã đạt 30.000 ha...

- Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu Viện

vẫn luôn quan tâm đến công tác chuyển

giao các TBKT vào sản xuất, thông qua

chương trình giống, chương trình khuyến

nông, các ĐT/DA phối hợp với địa

phương và các Dự án sản xuất thử

Page 19: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

19

nghiệm, từ 2006 đến nay, hàng năm Viện

đã cung cấp cho sản xuất 800 - 1.000 tấn

giống lúa các loại.

Danh mục các giống lúa thuần của

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa

thuần chọn tạo và phát triển trong giai

đoạn 2011 - 2016 được đưa ra như sau:

TT Giống lúa Khả năng ứng dụng

Hiện trạng

1 Giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại GL105

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để luân canh tăng vụ.

Đã công nhận chính thức, bảo hộ năm 2016, đã chuyển giao

2 Giống lúa ngắn ngày, chất lƣợng cao, chống chịu sâu bệnh hại GL102

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để luân canh tăng vụ và cho các tỉnh miền Trung trong vụ hè thu chạy lũ

Đã công nhận sản xuất thử

3 Giống lúa năng suất, chất lƣợng cao GL 159

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để sản xuất gạo chất lƣợng cao.

Đã công nhận sản xuất thử, đã chuyển giao

4 Giống lúa năng suất cao, chất lƣợng tốt Vaas 16

Phục vụ sản xuất gạo chất lƣợng cao Japonica.

Đã công nhận chính thức, đã chuyển giao

5 Giống lúa năng suất, chất lƣợng cao LCH37, LTH 31, LTH 35

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để sản xuất gạo chất lƣợng cao.

Giống lúa LCH37 đã công nhận chính thức, giống lúa LTH31, LTH 35 công nhận sản xuất thử, đã chuyển giao

TT Giống lúa Khả năng ứng dụng

Hiện trạng

6 Giống lúa Gia Lộc 31, Gia Lộc 26, Gia Lộc30

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để sản xuất gạo chất lƣợng cao.

Đã qua khảo nghiệm VCU

7 Giống lúa chịu hạn CH16

Phục vụ cho vùng bị hạn, không chủ động nƣớc, canh tác phụ thuộc vào nƣớc trời.

Đã công nhận sản xuất thử

8 Giống lúa chịu mặn M2, M14, M15

Phục vụ cho vùng bị nƣớc biển xâm lấn, vùng bị ảnh hƣởng bởi mặn tại các tỉnh phía Bắc.

Đã qua khảo nghiệm VCU

9 Giống lúa P6ĐB cực ngắn ngày

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để luân canh tăng vụ và cho các tỉnh miền Trung trong vụ hè thu chạy lũ

Đã công nhận chính thức năm 2013, Bảo hộ bản quyền cho Công ty Cổ phần Viện Cây kinh doanh

10 Giống lúa ngắn ngày N25

Phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để luân canh tăng vụ và cho các tỉnh miền Trung trong vụ hè thu chạy lũ

Đã đƣợc công nhận chính thức ngày 30/8/2017. Đã đƣợc bảo hộ

11 Giống lúa N27

Phục vụ các tỉnh phía Bắc làm mục đích

Đã bảo hộ và qua 03 vụ VCU đang làm các thủ

Page 20: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

20 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

TT Giống lúa Khả năng ứng dụng

Hiện trạng

chế biến tục xin công nhận sản xuất thử

12 Giống lúa N24

Giống năng suất cao, kháng đạo ôn

Đã bảo hộ và qua 03 vụ VCU đang làm các thủ tục xin công nhận sản xuất thử

13 Giống lúa N15

Giống năng suất cao, kháng đạo ôn; đƣa vào cơ cấu cạnh tranh cùng giống BC15

Đang khảo nghiệm VCU vụ thứ 03, khảo nghiệm DUS và bảo hộ bản quyền

14 Giống lúa N26

Giống ngắn ngày phục vụ chuyển đổi cơ cấu, tăng vụ

Đã bảo hộ và qua 03 vụ VCU đang làm các thủ tục xin công nhận sản xuất thử

15 Giống lúa N23

Giống năng suất, chất lƣợng khá, kháng đạo ôn; đƣa vào cơ cấu cạnh tranh cùng giống BC15

Đã bảo hộ và qua 03 vụ VCU đang làm các thủ tục xin công nhận sản xuất thử

1.2. Kết quả về công bố những

công trình nghiên cứu

TT Tên bài báo Đƣợc đăng trên

Tạp chí/Hội thảo

1

Kết quả nghiên cứu

chọn tạo và phát triển

giống lúa thuần vùng

đồng bằng sông Hồng

giai đoạn 2011 - 2013

Hội thảo Quốc

gia về Khoa học

cây trồng lần thứ

nhất năm 2013

2 Giống lúa Gia Lộc 102 Báo Nông

sẽ là niềm kiêu hãnh

của nông dân Hà Tĩnh

nghiệp Việt Nam

số 85+86+87

năm 2013

3

Kết quả nghiên cứu

chọn tạo, khảo nghiệm

giống lúa Gia Lộc 105

Tạp chí Khoa

học và Công

nghệ Nông

nghiệp Việt Nam

số 7 (46) năm

2013

4

Kết quả nghiên cứu

chọn lọc và khảo

nghiệm giống lúa chất

lƣợng ngắn ngày

LTH134

Tạp chí Khoa

học và Công

nghệ Nông

nghiệp Việt Nam

số 1 (47) năm

2014

5

Kết quả nghiên cứu

chọn tạo và khảo

nghiệm giống lúa thơm

Gia Lộc 159

Tạp chí Khoa

học và Công

nghệ Nông

nghiệp Việt Nam

số 5 (58) năm

2015

6

Kết quả nghiên cứu

chọn tạo, khảo nghiệm

và sản xuất thử giống

lúa có hàm lƣợng

protein cao PĐ211 tại

các tỉnh phía Bắc

Tạp chí Khoa

học và Công

nghệ Nông

nghiệp Việt Nam

số 4 (57) năm

2015

1.3. Thực trạng về công tác chọn

tạo và phát triển giống lúa trong

thời gian qua

1.3.1. Về mặt tích cực

Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm là cơ quan hàng đầu ở phía Bắc về

chọn tạo giống lúa, có hệ thống thí

nghiệm đồng ruộng, phòng thí nghiệm,

nhà kho, sân bãi... đầy đủ và hoàn thiện.

Viện đã chọn tạo và đưa vào sản xuất

Page 21: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

21

nhiều giống lúa thuần được công nhận cho

các tỉnh phía Bắc.

Viện có nhiều nhà khoa học giàu

kinh nghiệm. Các nhà chọn giống Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm đã ứng

dụng những phương pháp chọn lọc kinh

điển kết hợp với hiện đại: Tạo vật liệu

khởi đầu bằng lai truyền thống, bằng

nhập nội, bằng gây đột biến, bằng nuôi

cấy bao phấn. Bên cạnh phương pháp

chọn cá thể kinh điển, phương pháp MAS

(Molecular Assisted Selection) để chọn

các gen mục tiêu cũng đã được áp dụng...

Đây là những phương pháp đã và đang

được áp dụng ở nhiều nơi như: Nhật Bản,

IRRI, Trung Quốc...và đã cho những kết

quả như mong muốn.

1.3.2. Những hạn chế

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống

lúa của chúng ta mặc dù đạt được một số

thành tựu nhưng còn nhiều bất cập, cần

được xem xét một cách nghiên túc để đạt

kết quả tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu

của sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời

gian tới:

+ Thứ nhất là nhiều giống được chọn

tạo có chất lượng gạo chưa cao, chưa góp

phần tạo nên thương hiệu gạo chất lượng

của Việt Nam trên thị trường trong nước

và thế giới. Gạo thông thường bị trộn với

gạo của các giống lúa kém chất lượng nên

chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu - là

một trong những lý do làm cho giá gạo

của Việt Nam chưa cao.

+ Thứ hai là một số giống có chất

lượng khá nhưng lại nhanh bị thoái hóa

thể hiện ở nhiễm sâu bệnh, giảm năng

suất và chất lượng... nên thời gian tồn tại

trong sản xuất ngắn.

Về lý thuyết, từ sau cách mạng xanh

những năm 1960 chưa có tiến bộ gì đột

phá về năng suất lúa được công bố trong

nước. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cơ bản

về lúa và chọn giống lúa chưa được quan

tâm đúng mức.

Vật liệu di truyền cho chọn lọc chưa

đa dạng phong phú, ngay cả IRRI cũng

chỉ khoảng 5% vật liệu di truyền được đưa

vào nghiên cứu sử dụng.

Phương pháp chọn tạo giống theo

truyền thống, mặc dù áp dụng nhiều

phương pháp tiên tiến như: Chỉ thị phân tử

xác định gen mục tiêu (gen kháng sâu

bệnh, gen quy định tính trạng chất lượng,

năng suất...) nhưng chưa rút ngắn nhiều

thời gian chọn tạo giống lúa. Thời gian

chọn tạo giống kéo dài (quy trình 7-10

năm/giống).

Bộ giống lúa thuần do Viện chọn tạo

như: AC5, P6, GL105, GL102, PC6, HT9,

N25... đã đưa vào sản xuất với quy mô lớn

tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, và Bắc

Trung bộ, nhưng diện tích chưa bằng một

số giống lúa chủ lực như Q5, KD18,

BC15, BT7.... Các giống lúa như BT7,

BC15 có chất lượng tốt, phương thức

quảng bá mạnh mẽ, hệ thống phân phối

hoàn chỉnh nên có mặt hầu hết các tỉnh

phía Bắc.

II. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LÖA

THUẦN TRONG GIAI ĐOẠN 2017 -

2020

Page 22: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

22 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

2.1. Những nhận định về thực trạng

sản xuất và những yêu cầu giống

lúa mới cho sản xuất tại các tỉnh

phía Bắc

2.1.1. Thực trạng về hệ thống canh tác

lúa tại các tỉnh phía Bắc

- Các tỉnh phía Bắc có trình độ thâm

canh lúa cao nhất cả nước, vùng này có

địa hình bằng phẳng, lượng mưa lớn

(1500mm-2000mm/năm), nhiệt độ trung

bình năm 22,5-23,5oC, đất đai phì nhiêu

do hệ thống sông lớn bồi đắp.

- Trình độ dân trí cao, nông dân có

kinh nghiệm canh tác lúa.

- Cơ cấu giống lúa được cải tiến với

các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao,

chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện

canh tác vùng.

- Hệ thống canh tác lúa các tỉnh phía

Bắc rất phát triển, hầu hết có hệ thống tưới

tiêu hoàn thiện.

- Gần 100% diện tích làm đất được cơ

giới hóa, 100% địa phương có máy gặt,

phần lớn diện tích lúa thu hoạch bằng

máy. Hệ thống trang thiết bị sấy, làm

sạch, đóng bao, chế biến gạo hiện đại đã

và đang được xây dựng ở một số công ty

và doanh nghiệp.

- Hệ thống phân phối các loại giống,

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đa dạng

đáp ứng tốt nhu cầu người trồng lúa.

- Tuy nhiên do thâm canh lúa quá

mức, chúng ta đang phải đối mặt với

nhiều thách thức như giảm độ phì của đất

(do dùng nhiều phân hóa học, chế độ tưới

tiêu bất hợp lý), tích lũy các nguyên tố

gây độc cho cây trồng. Việc sử dụng nhiều

thuốc bảo vệ thực vật làm gia tăng chủng

loại sâu bệnh, phát sinh nhiều chủng loại

sâu bệnh mới kháng thuốc.

- Các giống lúa là giống thâm canh

cao nhưng qua một số vụ không được

phục tráng dẫn đến thoái hóa giống, làm

suy giảm năng suất lúa.

- Ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước

đã và đang ngày càng trầm trọng.

- Diện tích đất trồng lúa đang ngày

càng bị thu hẹp.

2.1.2. Yêu cầu về giống lúa cho sản xuất

tại các tỉnh phía Bắc

Những năm gần đây, việc đô thị hóa

diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ dẫn đến

diện tích đất canh tác càng ngày càng bị

thu hẹp lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta.

Vì vậy, Đảng và Chính phủ đã ra các nghị

quyết phải giữ được diện tích canh tác lúa

đến năm 2020 là 3,6 triệu ha. Tuy nhiên

nếu dân số hiện nay ở nước ta là 93 triệu

người và đến năm 2030 sẽ là 100 triệu

người thì nhu cầu tiêu dùng lúa gạo lại

tăng lên đáng kể. Mặt khác, do tình hình

biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp:

Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dịch hại sâu

bệnh, đất nhiễm phèn mặn, ngày càng

tăng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng

đến sản xuất nông nghiệp nói chung và

sản xuất lúa nói riêng thì vấn đề an ninh

lương thực phải được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu

được lúa gạo nhưng trên thực tế giá gạo

của nước ta luôn thấp hơn các nước khác.

Việt Nam còn thiếu các loại gạo thơm,

ngon có thương hiệu cho nội tiêu và xuất

khẩu. Như vậy việc nghiên cứu, lai tạo,

Page 23: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

23

chọn lọc những giống lúa có chất lượng

cao là rất cần thiết, phù hợp với xu thế

phát triển tất yếu của ngành sản xuất lúa

gạo, góp phần cung ứng cho nhu cầu của

thị trường trong nước và thế giới, nâng

cao thu nhập cho người dân và đem lại

nguồn thu lớn cho đất nước.

Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu, bão, lụt diễn ra thường xuyên hơn

và thiệt hại cũng nặng hơn trước. Trình độ

thâm canh tăng vụ cao dẫn đến xuất hiện

nhiều sâu bệnh hại, do đó cần có bộ giống

lúa ngắn ngày giúp bà con nông dân tránh

bão, lũ và hạn chế thiệt hại về sâu bệnh.

Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng

diện tích lúa thuần chiếm tỷ lệ lớn

(>90%), diện tích trồng lúa vùng đồng

bằng sông Hồng trên 600.000 ha (năm

2016) trong đó tập trung vào một số giống

lúa như: Q5, KD18, BT7, BC15, HT1, P6,

GL102, GL105...

Nhu cầu người tiêu dùng vùng đồng

bằng sông Hồng tập trung chủ yếu vào

giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất

lượng cao như BT7, BC15, HT1.

2.2. Định hƣớng nghiên cứu và

chuyển giao trong giai đoạn 2017-

2020

- Các giống lúa ngắn ngày, có chất

lượng cao, năng suất cao phù hợp với thị

trường trong nước và xuất khẩu, có giá trị

hàng hóa cao (đạt giá trị tương đương 600

USD/tấn trở lên), chống chịu được với sâu

bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh bất

thuận, thích hợp với các vùng trồng lúa

trọng điểm;

- Các giống lúa thơm ngắn ngày, chất

lượng cao phù hợp với thị trường trong

nước và xuất khẩu, có giá trị hàng hóa cao

(đạt giá trị tương đương 800USD/tấn trở

lên), chống chịu được với sâu bệnh hại

chính và điều kiện ngoại cảnh bất thuận,

thích hợp với các vùng trồng lúa trọng

điểm.

2.3. Giải pháp thực hiện

* Tăng cường nguồn nhân lực chất

lượng cao:

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao (chọn giống, công nghệ sinh học, bảo

vệ thực vật, canh tác) bằng các nguồn lực

khác nhau là mục tiêu và cũng là giải pháp

cơ bản để thực hiện các định hướng trên.

- Xây dựng 1 tổ chức chọn giống khoa

học, chặt chẽ trong đó có các nghiên cứu

cơ bản kết hợp nghiên cứu ứng dụng và

lồng ghép chọn giống, công nghệ sinh

học, bảo vệ thực vật, canh tác thành 1 hệ

thống hữu cơ.

* Đầu tư đúng mức cho chọn giống

bằng nhiều nguồn khác nhau:

- Đầu tư của nhà nước

- Đầu tư của tổ chức tư nhân

- Đầu tư từ các quỹ khởi nghiệp...

*Tăng cường cơ sở vật chất cho chọn

giống:

- Trang thiết bị phòng thí nghiệm

- Hệ thống nhà lưới

* Tăng cường hợp tác quốc tế

Chú trọng hợp tác với Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nhật Bản, IRRI, là những ưu

tiên trong hợp tác về chọn giống lúa.

Người phản biện: TS. Nguyễn Trọng Khanh

Page 24: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

24 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÖA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2016

VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025

Lê Hùng Phong

I. THÔNG TIN CHUNG

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Lúa lai (Trung tâm NC & PT Lúa lai)

được thành lập năm 1994, trực thuộc Viện

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt

Nam. Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm

trực thuộc Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm. Trung tâm Nghiên cứu và Phát

triển lúa lai có chức năng nghiên cứu,

chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh

doanh về lúa lai trên phạm vi cả nước.

Cơ cấu tổ chức gồm có: Ban Giám

đốc Trung tâm; 01 Phòng quản lý tổng

hợp; 04 Bộ môn nghiên cứu (Bộ môn

Chọn giống lúa lai; Bộ môn Kỹ thuật sản

xuất hạt giống, Bộ môn Canh tác và Bộ

môn Chọn tạo giống lúa Chất lượng và lúa

đặc sản).

Nguồn nhân lực đến tháng 12/2016:

Trung tâm có 24 cán bộ công nhân viên lao

động (20 cán bộ biên chế, 04 cán bộ hợp

đồng), trong đó có: 01 tiến sĩ; 13 thạc sĩ; 09

kỹ sư và cử nhân và 1 kỹ thuật viên.

Trong giai đoạn vừa qua, Trung tâm

luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cho nghiên cứu; Luôn nhận được sự quan

tâm, chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện của

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam,

của Đảng uỷ và Lãnh đạo Viện Cây lương

thực và Cây thực phẩm. Với đội ngũ cán

bộ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, luôn

tâm huyết với nghề, Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển lúa lai đã đạt được nhiều

thành tựu đáng khích lệ trong nghiên cứu

và chuyển giao TBKT.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn,

hạn chế ảnh hưởng đến công tác nghiên

cứu và phát triển sản phẩm KHCN của

đơn vị như:

- Nguồn nhân lực có chất lượng cho

nghiên cứu còn thiếu cán bộ chuyên sâu.

Năng lực chuyển giao còn thiếu nhân lực,

yếu chuyên môn; Kinh phí nghiên cứu còn

hạn chế;

- Sản xuất trong nước có nhiều rủi ro.

Sự biến đổi phức tạp của khí hậu ở các

tỉnh phía Bắc ảnh hưởng đến sản xuất hạt

giống F1 và nhân dòng bố mẹ, trong khi

sản xuất tại các tỉnh Duyên hải Nam trung

Bộ và Tây Nguyên thuận lợi nhưng giá

thành cao.

- Tâm lý của nông dân thích dùng

hàng ngoại; Giống lúa lai chọn tạo trong

nước chưa thực sự cuốn hút được nông

dân; lợi nhuận của doanh nghiệp khi

kinh doanh lúa lai nội không cao (do

không thể nâng cao được giá giống sản

xuất trong nước trong cùng phân khúc

năng suất, chất lượng với giống nhập

Page 25: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

25

nội)... ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của

doanh nghiệp.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN

GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

1. Các nhiệm vụ KHCN chủ trì và

tham gia chủ trì thực hiện năm

2011-2016

Giai đoạn 2011- 2016, Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai đã chủ trì

thực hiện: 01 đề tài KHCN cấp nhà nước

(đã nghiệm thu), 02 đề tài cấp bộ (01 đã

nghiệm thu, 01 đang thực hiện), 01 đề tài

địa phương (đã nghiệm thu), 01 dự án thuộc

chương trình giống (đang thực hiện). Tham

gia, phối hợp thực hiện 01 đề tài với Công

ty Cổ phần Giống Cây trồng miền Nam (đã

nghiệm thu), 01 dự án khuyến nông (đã

nghiệm thu) và thực hiện Nhiệm vụ thường

xuyên hàng năm theo chức năng.

2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo

giống lúa lai

2.1. Kết quả chọn tạo các dòng mẹ CMS,

TGMS, các dòng bố mới

Thừa kế từ những kết quả giai đoạn

trước, giai đoạn 2011-2016 nhiều dòng bố,

mẹ lúa lai mới đã được lai tạo, chọn lọc,

làm thuần để đưa vào sử dụng trong lai tạo

giống lúa lai 2, 3 dòng.

Lai tạo và chọn thuần được 02 dòng

CMS mới là: 211A, 279A và 02 dòng từ

vật liệu nhập nội là AMS 6A, AMS 8A. 4

dòng CMS trên có nhiều đặc điểm tốt như:

Thời gian từ gieo đến trỗ 10% trong vụ

xuân là 95 - 103 ngày, trong vụ mùa là 69

- 80 ngày tùy từng dòng; độ bất dục phấn

ổn định (100%); tỷ lệ thò vòi nhụy cao

(68,2-80,1%); khả năng nhận phấn tốt;

dạng hình chấp nhận điểm 1; mức độ

nhiễm bạc lá trên đồng ruộng điểm 3-5,

Rầy nâu 1-3; khả năng cho năng suất trên

ruộng sản xuất F1 và nhân dòng mẹ đạt 2-

3,5 tấn/ha, các dòng CMS trên đã được

đưa vào sử dụng lai tạo chọn giống lúa lai

3 dòng năng suất, chất lượng, chống chịu

sâu bệnh.

Lai tạo, chọn lọc, làm thuần và đưa

vào sử dụng 18 dòng TGMS mới phục vụ

chọn giống lúa lai 2 dòng, các dòng này

có nhiều đặc điểm tốt như: Độ bất dục

phấn ổn định (100%), ngưỡng nhiệt độ

chuyển hóa tính dục thấp (23 - 24,5 oC), tỷ

lệ thò vòi nhụy cao (70 - 83%), nhiễm nhẹ

sâu bệnh trên đồng ruộng (bạc lá điểm 3-

5, nhiễm rầy nâu điểm 1-3), khả năng cho

năng suất trên ruộng sản xuất F1 và nhân

dòng mẹ đạt 2,5 - 4,5 tấn/ha tùy từng

dòng. Trong đó: Có 04 dòng lai tạo chọn

lọc trong nước là AMS34S

(TQ125S/BoB), AMS35S (TQ125S/

IR58025B), AMS36S (7S/II32B), AMS37S

(7S/Kim23B) và 01 dòng TGMS được

chọn lọc, làm thuần từ nguồn vật liệu nhập

nội là AMS30S phục vụ mục tiêu chọn

giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt,

chống chịu sâu bệnh. 13 dòng TGMS

được lai tạo chọn lọc trong nước có gen

WC phục vụ mục tiêu chọn giống lúa lai

cao sản và siêu lúa lai như các dòng:

D116STr, D116ST, VL17Trắng,

D116ST-8ĐT, D116ST-11ĐC, S94,

S109, S119, S119, S125, S132, S134,

S153. Bên cạnh đó tiếp tục chọn lọc, làm

thuần 06 dòng TGMS mới (sản phẩm

trung gian) có khả năng kháng bạc lá

Page 26: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

26 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

như: 34S-11/DT57 (Dòng 61), 36S/BB60

(Dòng 448), 37S/DT57 (Dòng 14),

37S/BB60 (Dòng 53), 30S/BB60 (Dòng

102), CL64S/IR58025B (Dòng 70); 38

dòng TGMS có bố mang gen kháng rầy

nâu BC1F5, BC2F4 và BC3F3.

Để ứng phó với điều kiện ngập úng do

biến đổi khí hậu, từ năm 2010 chúng tôi

sàng lọc vật liệu cho công tác lai tạo, đến

năm 2015 đã lai tạo chuyển gen Sub1 vào

6 dòng TGMS và 3 dòng bố, đã chọn được

cây bất dục từ các tổ hợp chuyển gen Sub1

có khả năng chịu ngập 10 - 12 ngày như:

F2BC3 827s/CN1 (90%); F3 D116Tr/CN2

(90%); F3BC3 II32s/CN3 (90%); F2BC4

827s/CN2 (66%); F2BC3 827s/CN1

(66%); F3BC1 35s-64/CN1 (66%).

Đánh giá và chọn lọc được 64 dòng có

nhiều đặc điểm của dòng R tốt; Thu thập

và đánh giá 284 dòng vật liệu chống chịu

sâu bệnh thu thập được từ các địa phương

chọn được 43 dòng mức độ nhiễm bạc lá

điểm 3-5 (25 dòng điểm 3); 21 dòng mức

độ nhiễm đạo ôn điểm 2-3; 11 dòng nhiễm

rầy nâu điểm 3-5 và 39 dòng nhiễm khô

vằn điểm 3-5 (20 dòng điểm 3). Trong số

đó có 10 dòng mức độ nhiễm 3 loại bệnh

là bạc lá, đạo ôn và khô vằn điểm 3-5; 5

dòng mức độ nhiễm rầy nâu và bạc lá

điểm 3-5.

3. Kết quả chọn tạo giống lúa lai

giai đoạn 2011-2016

Từ năm 2011 - 2016, Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển lúa lai đã lai tạo

hàng ngàn tổ hợp lai, đánh giá và chọn ra

nhiều tổ hợp triển vọng gửi khảo nghiệm

VCU và vùng sinh thái. Công nhận chính

thức 01 giống (HYT108 theo quyết định số

70/QĐ-TT-CLT ngày 28/2/2013), công

nhận cho sản xuất thử 02 giống (Giống

HYT116 được công nhận cho sản xuất thử

tại các tỉnh phía Bắc theo quyết định số 373

/QĐ-TT-CLT ngày 6 tháng 9 năm 2016.

Giống HYT 124 đã được Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn công nhận cho sản

xuất thử tại các tỉnh phía Bắc, trong vụ xuân

muộn và mùa sớm theo quyết định số

501/QĐ-TT-CLT ngày 25/11/2016).

3.1. Giống lúa lai 2 dòng HYT 108

Giống do Trung tâm Nghiên cứu và

Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và

Cây thực phẩm chọn tạo, có thể gieo cấy

trong vụ xuân muộn, mùa sớm. Thích ứng

rộng, phù hợp trên chân đất vàn, vàn thấp và

chống chịu tốt trên đất phèn, mặn. Giống có

thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ xuân muộn:

125 - 135 ngày, vụ mùa sớm: 105 - 110

ngày. Cứng cây, chống đổ tốt. Hạt dài, mỏ

trắng, khối lượng 1.000 hạt 24 - 25g. Năng

suất thực thu: Vụ xuân 75 - 80 tạ/ha, vụ mùa

60 - 70 tạ/ha. Vùng Nam Trung bộ và Tây

Nguyên năng suất đạt 80 - 85 tạ/ha, thâm

canh tốt có thể đạt 90-100 tạ/ha (Bình

Định). HYT 108 có tỷ lệ gạo khá. Cơm

mềm, dai, đậm và ngon. HYT 108 có khả

năng chống chịu khô vằn, rầy nâu, bạc lá

nhẹ (điểm 3).

Hạt giống bố mẹ và F1 giống HYT

108 hoàn toàn chủ động sản xuất trong

nước. Khả năng sản xuất hạt giống F1 tổ

hợp HYT 108 có thể đạt 2 - 3 tấn/ha ở

phía Bắc và đạt 3 - 5 tấn ở Nam Trung bộ

và Tây Nguyên (Bình Định và Đắk Lắk).

3.2. Giống lúa lai 2 dòng HYT 116

Page 27: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

27

Gièng lóa lai 2 dßng HYT 116 là con

lai của dòng mẹ AMS 30S và dòng bố

R116 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát

triển lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm chọn tạo. Giống cã thêi gian

sinh tr­ëng vụ xuân muộn: 125 - 135

ngày, vụ mùa sớm: 110 - 115 ngày. Chiều

cao cây đạt 100 - 110(cm). Khả năng đẻ

nhánh khá, độ thuần đồng ruộng cao,

chống đổ tốt. Chống chịu khá với rầy nâu,

bạc lá trong điều kiện nhân tạo (điểm 3-5),

chống chiụ điều kiện ngoại cảnh khá. Số

bông hữu hiệu trung bình/ khóm đạt 7,5 -

8,1 bông. Khối lượng 1.000 hạt đạt 26 -

27(g). Năng suất thực thu trung bình đạt

75- 85 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt hơn

95-100 tạ/ha. HYT 116 có chất lượng gạo

khá, cơm đậm, tỷ lệ gạo nguyên cao. Hạt

dài, hàm lượng amylose 21 - 22,2%. Mức

độ nhiễm bạc lá của giống HYT 116 trong

điều kiện nhân tạo cho thấy: Giống

HYT116 kháng trung bình (3-5) với bệnh

bạc lá (Nòi Bắc Giang, Bộ môn Miễn dịch

thực vật - Viện Bảo vệ thực vật).

Hạt giống bố mẹ và F1 giống HYT

116 hoàn toàn chủ động sản xuất trong

nước. Khả năng sản xuất hạt giống F1 tổ

hợp HYT 116 có thể đạt 2 - 3 tấn/ha ở

phía Bắc và đạt 3 - 5 tấn ở Nam Trung bộ

và Tây Nguyên (Bình Định và Đắk Lắk).

3.3. Giống lúa lai 2 dòng chất lượng cao

HYT 124

Gièng lóa lai 2 dßng chất lượng cao

HYT 124 là con lai của dòng mẹ AMS

35S và dòng bố R100 do Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn

tạo. Giống có thời gian sinh trưởng vụ

xuân muộn: 125 - 130 ngày, vụ mùa sớm:

105 - 110 ngày. Chiều cao cây đạt 110-

115 (cm). Khả năng đẻ nhánh khá, độ

thuần đồng ruộng cao, chống đỗ tốt.

Năng suất thực thu vụ xuân đạt 75 - 90

tạ/ha, vụ mùa năng suất HYT 124 đạt 70

- 78,3 tạ/ha. Hạt lúa dài, mỏ trắng, khối

lượng 1.000 hạt 28,5 - 29g; Cơm mềm,

dẻo, ngon (điểm 4) trong khi độ ngon của

TH3-3 và Việt lai 20 lần lượt là điểm 3

và 2 (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm

Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia, vụ

mùa 2013), thơm nhẹ; Gạo dài, hàm lượng

amylose 17,0%. Mức độ nhiễm sâu bệnh

trên đồng ruộng: Rầy nâu điểm 1-3; Bạc lá

điểm 3-5; Đạo ôn điểm 1. Mức độ nhiễm

bạc lá của giống HYT 124 trong điều kiện

nhân tạo cho thấy: Giống HYT 124 kháng

trung bình (3-5) với bệnh bạc lá (Nòi Bắc

Giang, Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện

Bảo vệ thực vật).

Hạt giống bố, mẹ và F1 giống HYT

124 hoàn toàn chủ động sản xuất trong

nước, Năng suất nhân dòng mẹ AMS35S

có thể đạt 2,5 - 4,0 tấn/ha, sản xuất thử hạt

lai F1 đạt 1,8 - 3,6 tấn/ha.

4. Kết quả chuyển giao TBKT

- Giống lúa lai 2 dòng năng suất cao,

thích ứng rộng HYT 108: Mỗi năm cung

ứng cho sản xuất tại các tỉnh phía Bắc,

duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

120 - 150 tấn hạt giống F1

- Giống lúa lai hai dòng chất lượng

cao HYT 124: Mỗi năm cung ứng cho

sản xuất 8-12 tấn hạt giống F1 cho các

tỉnh phía Bắc, giống đang được hợp tác

Page 28: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

28 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

cùng Bioseed Việt Nam để mở rộng

sản xuất.

- Giống lúa lai 2 dòng năng suất cao,

chất lượng khá, thích ứng rộng HYT 116:

Mỗi năm cung ứng cho sản xuất tại các

tỉnh phía Bắc 40 - 50 tấn, giống cũng được

thử nghiệm và thích ứng tốt cho vùng

phèn mặn, lúa tôm tại đồng bằng sông

Cửu Long. Giống đang được hợp tác cùng

Công ty CP Đại Thành (Bắc Ninh) để mở

rộng và phát triển ra sản xuất.

5. Những công trình nghiên cứu đã

đƣợc công bố

- Kết quả chọn tạo và sản xuất thử

giống lúa lai 2 dòng HYT 108, Tạp chí

Nông nghiệp và Khoa học công nghệ,

Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.

- Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm

giống lúa lai 2 dòng HYT 116, Tạp chí

Nông nghiệp và Khoa học công nghệ,

Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.

- Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm

giống lúa lai 2 dòng chất lượng HYT 124,

Tạp chí Nông nghiệp và Khoa học công

nghệ, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.

6. Kết quả đào tạo nâng cao nguồn

nhân lực

Đào tạo sau đại học: Cử đi đào tạo 02

tiến sĩ về di truyền và chọn giống cây

trồng, 02 thạc sĩ về khoa học cây trồng, 01

thạc sĩ về công nghệ sinh học.

Đào tạo ngắn hạn, tập huấn nước

ngoài: Cử 01 lượt cán bộ tham gia tập huấn

ngắn hạn tại Trung Quốc (4 tháng), 05 lượt

cán bộ được bồi dưỡng kiến thức Khảo

kiểm nghiệm trong nước 5 - 10 ngày).

7. Những tồn tại và hạn chế trong

nghiên cứu KHCN giai đoạn 2011 -

2016

Ngoài những khó khăn, thuận lợi đã

nêu ở trên, giai đoạn 2011 - 2016 cùng với

sự khó khăn chung của nền kinh tế, vốn

đầu tư cho nghiên cứu cũng bị hạn chế.

Bên cạnh đó việc thực hiện cơ chế tự chủ

trong nghiên cứu KHCN chưa triệt để, thể

chế, cơ chế quản lý KHCN còn nhiều bất

cập nên còn nhiều lúng túng trong triển

khai, ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ

động của tập thể và tư tưởng, tâm lý của

cán bộ công nhân viên, người lao động.

III. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN

CỨU ĐẾN NĂM 2025

3.1. Thực trạng sản xuất lúa lai ở

nƣớc ta

Về sản xuất lúa lai thương phẩm và

sản xuất hạt giống F1 trong nước, theo

báo cáo tổng kết của Cục Trồng trọt - Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến

nay lúa lai đã được gieo trồng ở hầu hết

các vùng trồng lúa của nước ta, trong đó

các tỉnh phía Bắc chiếm diện tích lớn và

chủ yếu. Tuy nhiên, vài năm gần đây sản

xuất lúa lai tại các tỉnh phía Bắc liên tục

giảm cả về diện tích và sản lượng mà

nguyên nhân chủ yếu được xác định là do

nguồn cung cấp hạt giống hạn chế, giá hạt

giống lúa lai cao. Vụ đông xuân 2015-

2016, diện tích sản xuất lúa lai thương

phẩm đat 317 nghìn ha chiếm khoảng

26,5% tổng diện tích lúa (giảm khoảng 56

nghìn ha so với cùng vụ năm 2015), năng

suất trung bình đạt 6,7 tấn/ha, sản lượng

đạt 2.111 nghìn tấn, giảm 257,9 nghìn tấn

so với cùng vụ năm 2015. Vụ đông xuân

Page 29: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

29

2016-2017, diện tích sản xuất lúa lai

thương phẩm đat 304 nghìn ha (giảm

khoảng 13 nghìn ha so với cùng vụ năm

2016), năng suất trung bình đạt 6,6 tấn/ha,

sản lượng đạt 2.016 nghìn tấn, giảm 95

nghìn tấn so với cùng vụ năm 2016. Vụ Hè

thu và vụ mùa năm 2016 diện tích lúa lai

tại các tỉnh phía Bắc đạt 251 nghìn ha (vụ

mùa giảm 18 nghìn ha so với cùng vụ năm

2015), năng suất đạt 5,7 tấn/ha, sản lượng

đạt hơn 1.360 nghìn tấn (giảm 80,6 nghìn

tấn trong vụ mùa). Bộ giống lúa lai khá đa

dạng, ngoài các giống nhập nội Nhị Ưu 838,

Thái Xuyên 111, ZZD001, Kinh Sở Ưu

1588... các giống trong nước như TH3-3,

TH3-4, TH3-5, Việt Lai 20, HQ19, CT16,

HYT100, HYT108, HYT 116, HYT 124,

LC212, LC25, Bắc ưu 903 KBL, KC01...,

được mở rộng vào sản xuất. Các tỉnh Bắc

Trung bộ có diện tích gieo cấy lúa lai lớn

như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các

tỉnh đồng bằng sông Hồng như: Hà Nam,

Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định.

Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc như:

Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang,

Yên Bái, Hà Giang. Sản xuất hạt giống

lúa lai tại các tỉnh phía Bắc gặp nhiều khó

khăn do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi

khí hậu, dịch bệnh nên năng suất chưa

cao. Sản xuất tại các tỉnh Duyên hải Nam

Trung bộ và Tây Nguyên năng suất cao

hơn nhưng giá thành hạt giống cao và

cước vận chuyển ra Bắc cũng cao, đây là

những nguyên nhân chính hạn chế phát

triển sản xuất hạt giống F1 ở nước ta hiện

nay. Diện tích sản xuất hạt lai F1 năm

2016 tại các tỉnh phía Bắc đạt 1.555,5 ha

(giảm 64 ha so với năm 2015), tổng sản

lượng hạt giống lúa lai sản xuất trong nước

ước đạt khoảng 4.140 tấn. Trong đó vụ

đông xuân sản xuất 718,5 ha, năng suất hạt

lai trung bình khoảng 2,8 tấn/ha. vụ mùa

2016 đạt khoảng 837 ha, năng suất trung

bình 2,6 tấn/ha. Nhiều tỉnh phía Bắc có

thể tổ chức sản xuất hạt giống F1 như:

Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Tuyên

Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định,

Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Về nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai

trong nước: Hiện nay, chúng ta đã hoàn toàn

làm chủ được công nghệ chọn giống lúa lai

hai, ba dòng, làm chủ được công nghệ sản

xuất hạt giống lúa lai hai, ba dòng và nhân

dòng bố mẹ tại Việt Nam. Nhiều cơ quan

nghiên cứu (Viện Cây lương thực - Cây

thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt

Nam...), các Doanh nghiệp trong nước và

các doanh nghiệp có vốn ngoài nước (Công

ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương,

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền

Nam, Công ty Sygenta Việt Nam...), các

Trung tâm Giống cây trồng các tỉnh (Thanh

Hóa, Lào Cai...) đã có nhiều thành tựu trong

nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai. Nhiều

dòng giống bố mẹ lúa lai có đặc tính tốt về

năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh,

phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam

đã được chọn tạo và đưa vào sử dụng trong

chọn giống lúa lai có hiệu quả như:

AMS35S, AMS30S, AMS D116S-Tr, T1-

96S, T1-96S KBL, E15S... Nhiều giống lúa

lai được chọn tạo trong nước có năng suất

cao và ổn định đã khẳng định được vị trí

trong sản xuất như: TH3-3, TH3-4, TH3-5,

Việt Lai 20, CT16, HYT100, HYT108,

LC212, LC25, Bắc ưu 903 KBL, Thanh ưu

3, Thanh ưu 4.... và nhiều giống lúa lai mới

có chất lượng và khả năng chống chịu tốt

mới được chọn tạo và đưa vào sản xuất đại

trà như: HYT 116, HYT 124, HQ19,

KC01...Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển

lúa lai trong nước cũng còn nhiều khó khăn

Page 30: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

30 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

và hạn chế về lực lượng nghiên cứu, cơ chế

chính sách, điều kiện thời tiết và thiên tai

dịch hại, về nguồn gen bố mẹ, nguồn gen

chống chịu cho chọn tạo giống lúa lai trong

nước. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hỗ trợ

cho nghiên cứu lúa lai còn ít và lạc hậu.

Trong khi đó, nhu cầu giống lúa lai có chất

lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh

và điều kiện bất thuận của sản xuất ngày

càng cao, bộ giống chọn tạo trong nước

chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất,

các giống lúa lai nhập nội có năng suất, chất

lượng ngày càng cao và giá thành cũng rất

cao... Vì vậy, việc nghiên cứu chọn tạo

giống, nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản

xuất hạt giống F1, nhân dòng bố mẹ và kỹ

thuật thâm canh lúa lai có năng suất, chất

lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và

điều kiện bất thuận là rất cần thiết và thường

xuyên. Bên cạnh đó cần có những chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản

xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam. Củng

cố và xây dựng chính sách mới trong liên

doanh - liên kết giữa Nhà khoa học - Doanh

nghiệp - Nông dân - Nhà nước trong nghiên

cứu, sản xuất và phân phối giống lúa lai.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Giống cây

trồng trong vai trò điều tiết giá cả để vừa

đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất trong

nước, vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh

nghiệp và đảm bảo cho phát triển nghiên

cứu lúa lai trong nước, qua đó từng bước

giải quyết được những hạn chế còn tồn tại

và đáp ứng nhu cầu của phát triển bền vững

lúa lai trong những năm tới.

3.2. Định hƣớng nghiên cứu đến năm 2025.

- Nghiên cứu theo định hướng chọn

tạo giống, hoàn thiện quy trình sản xuất

hạt F1 và thâm canh lúa lai thương phẩm

theo các mục tiêu:

+ Chọn tạo giống lúa lai năng suất

cao, cao sản và chống chịu sâu bệnh (rầy

nâu, bạc lá, đạo ôn...).

+ Chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng

ngắn ngày, chất lượng cao và chống chịu

sâu bệnh (rầy nâu, bạc lá, đạo ôn...).

+ Chọn tạo giống lúa lai ứng phó với

biến đổi khí hậu tiêu cực và nước biển dâng

(sâu bệnh, chịu ngập, chịu hạn, chịu mặn...).

3.3. Giải pháp thực hiện

- Về nguồn lực khoa học công nghệ:

Tăng cường tuyển dụng, đào tạo nâng cao

trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu đảm

bảo yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ được

giao. Hợp tác có hiệu quả với các chuyên

gia trong và ngoài nước để tranh thủ kinh

nghiệm và trình độ của chuyên gia trong

lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu.

- Về tổ chức: Sắp xếp lại tổ chức nghiên

cứu, vị trí việc làm cho phù hợp với năng

lực của cán bộ, phù hợp với nhu cầu chuyên

môn và nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Về nguồn kinh phí: Quản lý và sử

dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, kinh phí

đề tài/ dự án của nhà nước. Không ngừng

tìm thêm nguồn kinh phí từ địa phương,

Doanh nghiệp và Hợp tác quốc tế.

- Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên

cứu, học viện, trường đại học, các trung

tâm giống, các doanh nghiệp trong nghiên

cứu, sản xuất, kinh doanh giống lúa lai

- Tiếp tục nghiên cứu, khai thác lợi

thế vùng sản xuất khu vực Tây Nguyên

cho sản xuất hạt F1 và nhân dòng bố mẹ.

Nghiên cứu xác định vùng sản xuất hạt F1

và nhân dòng bố mẹ thích hợp cho các

Page 31: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

31

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Miền

Trung và các tỉnh phía Bắc.

Những kiến nghị:

- Nghiên cứu chọn giống lúa lai là lĩnh

vực khó và mất nhiều thời gian (gấp 3 - 4

lần lúa thuần) nên cần có chính sách đầu tư

kinh phí, đào tạo và nâng cao nguồn nhân

lực cho nghiên cứu lúa lai, nâng cấp hạ

tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ nghiên

cứu chọn giống lúa lai trong nước.

- Cần có cơ chế, chính sách khuyến

khích cho doanh nghiệp đầu tư, nông dân

sản xuất và dùng giống lúa lai nội.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Giống

cây trồng trong vai trò quản lý và điều tiết

giá cả để vừa đảm bảo quyền lợi cho người

sản xuất trong nước, vừa đảm bảo quyền lợi

cho doanh nghiệp và đảm bảo cho phát triển

nghiên cứu lúa lai trong nước

Người phản biện: TS. Nguyễn Trọng Khanh

Page 32: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

32 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐẬU ĐỖ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Trần Thị Trƣờng, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Ngọc Quất và Nguyễn Đạt Thuần

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Chức năng và nhiệm vụ

a) Chức năng:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

đậu đỗ là đơn vị sự nghiệp có chức năng

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ và sản xuất kinh doanh về cây đậu

đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh và một số

cây đậu đỗ khác) trong phạm vi cả nước.

b) Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu di truyền, chọn tạo và

nhân giống cây đậu đỗ.

- Nghiên cứu các biện pháp canh tác,

quy trình công nghệ phát triển cây đậu đỗ.

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước về các lĩnh

vực có liên quan đến cây đậu đỗ.

- Tham gia đào tạo, tư vấn, dịch vụ

khoa học công nghệ và khuyến nông trong

lĩnh vực cây đậu đỗ.

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh sản

phẩm cây đậu đỗ và các sản phẩm nông

nghiệp khác.

- Tham gia xuất nhập khẩu giống, sản

phẩm đậu đỗ và vật tư phục vụ sản xuất

nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

1.2. Nguồn nhân lực

Hiện tại, nguồn nhân lực của Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ gồm

4 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 2 nghiên cứu sinh và 7

kỹ sư, 01 cử nhân sinh học). Trong đó, 2

tiến sĩ đi học tiếp ở nước ngoài và 2 cán

bộ đi làm chuyên gia các dự án.

1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

nghiên cứu

- Khu thí nghiệm đồng ruộng, nhà

lưới thí nghiệm tại Thanh trì - Hà Nội

- Trạm thí nghiệm tại Bắc Giang

1.4. Những thuận lợi và khó khăn

ảnh hƣởng đến nghiên cứu trong

giai đoạn 2011 - 2016

1.4.1. Thuận lợi

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát

của lanh đao Viên Cây lương thưc va Cây

thưc phâm, Ban Giám đốc Trung tâm.

- Công tác tổ chức cán bộ cua Trung

tâm đã sắp xếp, bố trí phù hợp hơn với

năng lực và khả năng của cán bộ viên

chức, kiểm tra và đánh giá kịp thời. Đã

chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực

chuyên môn của cán bộ va tô chức

Page 33: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

33

thực hiện nhiệm vụ chính trị là khoa học

công nghệ.

1.4.2. Khó khăn

- Công tác chuyển đổi sang giao

nhiệm vụ thường xuyên từ 2015 đến nay

đã phần nào ảnh hưởng tới tư tưởng cán

bộ viên chức và người lao động.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ làm

công tác nghiên cứu không đồng đều,

chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển

khoa học công nghệ trong xu thế hội nhập.

Số lượng cán bộ viên chức nghỉ hưu và

chuyển công tác trong năm 2016-2017 là

rất lớn. Nhân lực của cơ quan có phần

biến động nên phải sắp xếp và mỗi cá

nhân kiêm nhiệm nhiều việc từ cán bộ

quản lý đến nhân viên kỹ thuật.

- Thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu

còn thiếu và rất cũ. Đồng ruộng, nhà lưới

làm thí nghiệm không chủ động tưới tiêu.

Thời tiết thay đổi do biến đổi khí hậu, hạn

hán nên ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng

cũng như chất lượng thí nghiệm.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN

GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

2.1. Tham gia thực hiện các nhiệm

vụ KHCN giai đoạn 2011 - 2016

Đề tài cấp bộ: Đơn vị đã chủ trì 4

nhiệm vụ và đã được nghiệm thu đạt từ

loại khá.

Phối hợp với các đơn vị trong khối

VAAS như Viện Khoa học Nông nghiệp

Việt Nam, Viện nghiên cứu Di truyền

Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật

nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

thực hiện 4 nhiệm vụ đã được nghiệm thu.

Đề tài phối hợp với các sở khoa học

công nghệ Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh

Phúc, Cao Bằng là 8 nhiệm vụ đã được

nghiệm thu.

2.2. Kết quả đạt đƣợc trong nghiên

cứu KHCN giai đoạn 2011 - 2016

2.2.1. Một số giống đậu đỗ mới

- Giống lạc L17: Được chọn từ tổ hợp

lai giữa giống L08/TQ6 và đã được Hội

đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận sản xuất thử

năm 2012. Giống lạc L17 có 4,0 - 4,3 cành

cấp I; 2 - 2,8 cành cấp II/cây, lá có dạng

hình trứng thuôn dài, màu xanh đậm, chiều

cao cây trung bình đạt 40 cm ở vụ xuân và

đạt 35 cm ở vụ thu đông, quả to, gân trên

quả hơi mờ, mỏ quả trung bình - rõ, vỏ quả

mỏng, hạt to, vỏ lụa màu hồng cánh sen và

không bị nứt vỏ hạt, có khối lượng l00 hạt

lớn (72 - 75 g), vỏ quả mỏng (tỷ lệ nhân 72

- 73%), độ đồng đều của hạt cao (77%).

Giống lạc L17 nhiễm trung bình với các

bệnh hại lá chính và có tỷ lệ thối quả thấp,

kháng nấm A.flavus ở mức trung bình.

Giống lạc L17 là giống có tiềm năng cho

năng suất cao (đạt từ 40 - 43 tạ/ha).

- Giống Lạc L27: Được chọn từ tổ

hợp lai giữa giống L18/L16 và đã được

Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn công nhận giống mới

năm 2016. Giống lạc L27 sinh trưởng

khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 - 16,0

quả), ra hoa kết quả tập trung, nhiễm trung

bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen,

đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn

khá hơn so với giống L14. Khối lượng

100 quả (145 - 152g), khối lượng 100 hạt

(50 - 55g), tỷ lệ nhân (70 - 73%), năng

Page 34: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

34 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

suất từ (32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ). Eo quả

trung bình, gân quả rõ trung bình, vỏ lụa

hạt màu hồng cánh sen, là giống chịu

thâm canh. Giống L27 có thời gian sinh

trưởng 95 - 125 ngày và có thể gieo trồng

trong cả vụ xuân và vụ thu đông, trên chân

trân đất khác nhau.

- Giống đậu tương ĐT51: Được chọn

từ tổ hợp lai LS17/DT2001 và được Hội

đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận giống mới năm

2016 cho các tỉnh phía Bắc . Giống ĐT51

có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, thích

hợp nhất trong vụ he , vụ xuân và vụ đông

ở tỉnh phía Bắc Việt Nam. Giống ĐT51 có

hoa màu tim , hạt vàng, rốn nâu, quả chín

có màu vàng. Chiều cao cây 45-60 cm,

phân cành tốt từ 2-6 cành/cây, số quả chắc

cao, tỷ lệ quả 3 hạt 25-43%. Khối lượng

1.000 hạt 170 - 200 g. Giống ĐT51 có khả

năng chống đổ tốt. Năng suất của giống

ĐT51 đạt từ 20-30 tạ/ha tùy thuộc điều

kiện thâm canh.

- Giống đậu tương ĐT30: Được chọn

từ tổ hợp lai M.103/ĐT26 và đã được Hội

đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận sản xuất thử

năm 2016 cho các tỉnh phía Bắc. Giống

ĐT30 có thời gian sinh trưởng 90-95

ngày, thích hợp nhất trong vụ đông và vụ

xuân ở tỉnh phía Bắc Việt Nam. Giống

ĐT30 có hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu

đậm, quả chín có màu nâu. Chiều cao cây

50-65 cm, phân cành tốt từ 2-4 cành/cây,

tỷ lệ quả 3 hạt 20 -40%. Khối lượng 100

hạt 17 - 20 g. Giông ĐT30 năng suất đạt

tư 2,25 tấn/ha đến 2,63 tấn/ha, tuỳ thuộc

vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.

- Giống đậu xanh ĐX14: Được chọn

lọc từ năm 2004 và được Hội đồng khoa

học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn công nhận sản xuất thử năm 2014.

Giống đậu xanh ĐX14 có chiều cao cây từ

55-77cm; thời gian sinh trưởng 73 -75

ngày; dạng hình sinh trưởng hữu hạn;

năng suất trung bình 18 - 21 tạ/ha tuỳ

thuộc điều kiện thâm canh; khối lượng

1.000 hạt 60-75g; hạt xanh mốc phù hợp

thị hiếu người tiêu dùng; chín tập trung,

thu hoạch 2-3 lần/vụ; có khả năng chống

đổ tốt, kháng khá cao với bệnh đốm nâu

và phấn trắng. Giống ĐX14 thích hợp

vùng đồng bằng, ven biển.

- Giống đậu xanh ĐXVN7: Do Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ và

Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo và phát

triển từ tổ hợp lai ĐX102 Vĩnh Bảo 4.

Giống đậu xanh ĐXVN7 thuộc loại hình

thâm canh chín sớm; có thời gian sinh

trưởng từ 55-60 ngày; sinh trưởng khoẻ,

cao trung bình 55 - 75 cm, vỏ quả chín

màu đen, hạt dạng xanh mốc, kích cỡ

trung bình (P1.000 hạt = 60 - 62 g), ruột

vàng, thơm, bở, phù hợp với thị hiếu

người tiêu dùng. Giống thích hợp với sản

xuất ở cả vụ xuân và vụ hè. Năng suất đạt

18,0 - 20,0 tạ/ha.

2.2.2. Khảo sát tập đoàn

* Cây lạc:

Đã tiến hành khảo sát, đánh giá tập

đoàn giống lạc gồm: 567 mẫu giống trong

đó nhập nội từ ICRISAT là 356 mẫu

giống; từ Hàn Quốc là 05 giống; từ Đài

Loan là 07 giống; từ Thái Lan là 11 giống;

từ Trung Quốc là 29 giống; từ Su Đăng là

10 giống; từ Cu Ba là 03 giống; từ

Sênêgal là 03 giống; 09 giống là giống

quốc gia/giống TBKT; 47 giống địa

Page 35: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

35

phương; 96 giống có nguồn gốc từ lai tạo

và đột biến.

Đánh giá mức độ kháng bệnh héo

xanh vi khuẩn của các giống trên nền nhân

tạo, đã xác định được 6 giống kháng cao

(chiếm 1,1%) như mẫu giống TBG36,

ICGV9756, 0401.16, 0401.57.2.. và 20

giống kháng (chiếm 3,5%) như 0713,24,1,

Lạc Thơn...; 83 giống kháng trung bình

(chiếm 14,6%); 371 giống nhiễm trung

bình (chiếm 56,6%); 67 giống nhiễm

(chiếm 11,8%) và 20 giống nhiễm nặng

với bệnh héo xanh vi khuẩn (chiếm 3,5%).

Về năng suất của các giống trong tập

đoàn có năng suất dao động từ 2,5-5,0

tấn/ha. Trong đó có 238 giống có năng

suất < 2,5 tấn/ha (chiếm 42,0%); 285

giống có năng suất từ 2,5 - < 3,0 tấn/ha

(chiếm 50,3%); 32 giống có năng suất từ

3,0 - < 4,0 tấn/ha (chiếm 6,5%) và 7 giống

có năng suất từ 4,0 - 5,0 tấn/ha (chiếm

1,2%): TQ9, TQ12, ICGV95032,

ICGV00340, ICG5296.

Các giống trong tập đoàn là nguồn vật

liệu hiện đang phục vụ trực tiếp cho công

tác chọn tạo dòng, giống triển vọng và

tham gia vào các tổ hợp lai hữu tính tạo

giống mới theo nhiều mục tiêu khác nhau.

* Cây đậu tương

- Nghiên cứu đánh giá 554 dòng, giống

đậu tương, được phân theo các nhóm thời

gian sinh trưởng: Nhóm ngắn ngày có thời

gian sinh trưởng <85 ngày, chỉ chiếm 3%;

Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng

từ 85-100 ngày, nhóm này chiếm đa số, tới

80%; Nhóm dài ngày có thời gian sinh

trưởng trên 100 ngày, chiếm 17%. Kết quả

đánh giá:

+ Tỷ lệ quả 3 hạt: Chủ yếu các giống

có tỷ lệ quả 3 hạt từ 15-20 quả và trên 20

quả. Đại diện là các giống Cúc Thọ Xuân,

V-70-VMC(t), Ponoma/AGS327 (1)...

+ Khối lượng 100 hạt: Chủ yếu các

giống trong tập đoàn có khối lượng 100

hạt trong khoảng từ 15-20g, chiếm 44%,

cùng nhóm với đối chứng ĐT26, đại diện

như các giống: ĐVN-5, G-29, Otatawa,

cúc Thọ Xuân, DT47, MV3... Chỉ có 12%

số giống có khối lượng 100 hạt trên 20g,

đại diện như: (ĐVN-6/TSC-S1)/ĐVN12,

ĐVN-12/N7, Đ VN12/GS346...

+ Năng suất cá thể (gam/cây): Trong

đó có 88% mẫu giống có năng suất cá thể

trong khoảng 5-10g, cùng nhóm với 2

giống đối chứng DT84 (7,4g) và ĐT26

(6,4g). Đai diện như các giống: SO2-

19700, TL93-13, ĐH4 dạng 1, Hill. Chỉ

có 1% số giống có năng suất cá thể lớn

hơn 10g, đại diện là các giống: Biên Hòa

2, ĐVN-12/N7, ĐVN-11/E89-10....

- Kết quả đánh giá mức nhiễm bệnh

phấn trắng của 250 mẫu giống đậu tương

ở điều kiện tự nhiên và 200 mẫu lây

nhiễm bệnh nhân tạo đã xác định được 8

mẫu giống kháng rất cao như: K85389,

ĐT22, K7002, William 82(LMS.1),

LMS.2.., mẫu kháng cao là 26 mẫu giống

như M36, E0.16, DT90, Uc1a. Các mẫu ở

mức kháng là 38 mẫu giống. Các mẫu

giống tập trung ở mức nhiễm trung bình là

45 mẫu, 30 mẫu còn lại là bị nhiễm bệnh

nặng và rất nặng như ĐT12, L17, 08.43,

V74..

* Cây đậu xanh

Đã đánh giá được 709 mẫu giống đậu

xanh trong tập đoàn công tác. Đa số các

Page 36: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

36 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

giống trong tập đoàn có số quả trên cây

thấp hơn 10 quả/cây chiếm 535 giống. Số

quả trung bình từ 10-13 quả/cây có 147

giống và số quả/cây nhiều hơn 13 quả/cây

chỉ có 27 giống đại diện như TĐ 26; TĐ

320; TĐ 502... 26 mẫu giống có số hạt

trên quả lơn trên 13 hạt/quả như TĐ 32;

TĐ 366; TĐ 504... Năng suất cá thể trên

cây của các mẫu giống lớn hơn 5,5 g/cây

có 28 mẫu đại diện như: TĐ 259; TĐ 376;

TĐ 502...

2.2.3. Kêt qua chọn tạo giống

* Cây lạc

- Chọn lọc theo hướng có năng suất

cao cho vùng thâm canh: Từ 45 tổ hợp lai

theo mục tiêu tạo giống có năng suất cao

cho vùng thâm canh, đã chọn lọc được

510 cá thể, qua các thế hệ đã chọn ra 300

dòng thuần; 20 dòng ưu tú từ đây đã xác

định được 15 dòng triển vọng. Đánh giá

các đặc tính nông sinh học và năng suất

của các dòng triển vọng so với 02 đối

chứng L18 và L14. Kết quả cho thấy, các

dòng có thời gian sinh trưởng ở nhóm

chín trung bình từ 115 - 120 ngày (ở vụ

xuân); có số cành cấp I/cây > 4,0 cành; số

quả chắc/cây từ 12,8-14,3 quả. Năng suất

đạt từ 4,5 -5,01 tấn/ha. Trong đó các giống

L31, L32, L33, L37, L38 có năng suất cao

hơn đối chứng L18 ở mức ý nghĩa đồng

thời cũng có tỷ lệ hạt/quả cao hơn L18,

khắc phục được nhược điểm vỏ dày của

giống L18.

- Chọn lọc theo hướng cho vùng nước

trời: Từ 33 tổ hợp lai theo mục tiêu tạo

giống có năng suất cao cho vùng nước trời

giai đoạn 2015-2017 đã chọn ra 295 cá

thể. Kết quả đánh giá qua các thế hệ đã

chọn ra 21 dòng thuần ưu tú từ đây đã xác

định được 12 dòng triển vọng. So sánh với

giống đối chứng L14 và L12 cho thấy:

Trong vụ xuân, các dòng có thời gian sinh

trưởng từ 105 - 110 ngày. Số cành cấp

I/cây là 4,0 cành; số quả chắc/cây từ 8,3-

10,5 quả; năng suất đạt từ 3,51 - 4,06

tấn/ha. Trong đó, có 11/12 dòng/giống có

năng suất cao hơn 02 đối chứng ở mức ý

nghĩa, đồng thời cũng có tỷ lệ hạt/quả khá

cao đạt trên 71%,

- Chọn lọc dòng theo hướng kháng

bệnh héo xanh vi khuẩn: Từ 37 tổ hợp lai

theo mục tiêu tạo giống có năng suất cao,

kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, đã chọn

lọc được 245 cá thể, qua các thế hệ đã

chọn ra 14 dòng thuần ưu tú từ đây đã xác

định được 14 dòng triển vọng. Đánh giá

các đặc tính nông sinh học và năng suất

của các dòng triển vọng so với 02 đối

chứng L14 và ICGV3704 (là giống chuẩn

nhiễm). Kết quả cho thấy, các dòng có

thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày (ở

vụ xuân); có số cành cấp I/cây là 4,0 cành;

số quả chắc/cây từ 9,2-11,7 quả; năng suất

đạt từ 3,64 - 4,09 tấn/ha. Trong đó có

10/12 dòng/giống có năng suất cao hơn 02

đối chứng ở mức ý nghĩa; có tỷ lệ hạt/quả

khá cao đạt trên 71% và kháng bệnh héo

xanh vi khuẩn ở mức trung bình.

* Cây đậu tương

- Chọn giống đậu tương dài ngày

năng suất cao: Kết quả đánh giá 10 dòng

ưu tú có giống đậu tương dài ngày đã

xác định được 2 dòng triển vọng 100501

và 100502. Năng suất của các dòng đạt

2,51 - 2,52 tấn/ha. Giá trị này không có

Page 37: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

37

sự khác biệt so với giống đối chứng (DT

2008 có NS = 2,49 tấn/ha) ở độ tin cậy

95%. Năng suất của các dòng khác đều

hơn giống đối chứng và đạt giá trị thấp

nhất là dòng 100103 (1,98 tấn/ha). Các

dòng dài ngày có khả năng sinh trưởng

phát triển tương đối khá tốt, khả năng

phân cành cao (2-4,6 cành/thân). Thời

gian sinh trưởng dao động từ 106 đến

124 ngày (duy nhất có 1 dòng 100402 có

thời gian sinh trưởng = 106 ngày, các

dòng còn lại tập trung từ 118-124 ngày).

Với khoảng thời gian sinh trưởng như

vậy sẽ thường gặp mưa giai đoạn chín

sinh lý và thu hoạch, ảnh hưởng rất lớn

đến chất lượng hạt. Bên cạnh đó là sâu

bọ xít trích hút do cuối vụ các loại cây

trồng khác đã thu hoạch nên chúng sẽ

tập trung ăn đậu tương vì vậy cần bố trí

cơ cấu cũng như thời vụ hợp lý cho đậu

tương dài ngày thì mới có thể đem lại

hiệu quả kinh tế.

- Chọn giống đậu tương trung ngày,

năng suất, kháng bệnh:

+ Giống PT01: Năng suất cao hơn so

với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại các

địa điểm khảo Hà Nội, Phú Thọ, Thái

Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa trong vụ

xuân. Năng suất trung bình đạt 26,64

tấn/ha. Giống PT02: Năng suất cao hơn

so với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại

các điểm Hà Nội, Thái Bình, Thái

Nguyên, Phú Thọ và Thanh Hóa. Năng

suất trung bình của giống PT02 là 26,52

tấn/ha. Trong khi giống đối chứng ĐT84

(1,977tấn/ha). Giống PT01, PT02 đều

kháng bệnh phấn trắng.

+ Các dòng đậu tương triển vọng khác

như: PT13, PT18, PT19 và PT22. Các

dòng này đều kháng phấn trắng và sinh

trưởng phát triển tốt. Năng suất đạt cao

hơn đối chứng và trên 2,5 tấn/ha trong vụ

xuân 2015.

* Cây đậu xanh

- Chọn dòng phân ly: Dựa vào các đặc

tính nông sinh học và năng suất mẫu của

các dòng lai, đã chọn và duy trì được

1.138 dòng/quần thể thế hệ F3-F5, trong

đó 183 dòng/quần thể thế hệ F3, 728 dòng

thế hệ F4, 227 dòng thế hệ F5. Thời gian

sinh trưởng của các dòng đậu xanh từ 70-

80 ngày chiếm 80%, số dòng có thời gian

sinh trưởng ngắn chiếm 19%. Số quả trên

cây của các dòng đậu xanh từ 10-13

quả/cây chiếm 65%, số dòng có số

quả/cây lớn hơn 13 quả/cây chiếm 14%.

Khối lượng 1.000 hạt đa số các dòng đều

có khối lượng 1.000 hạt từ 45-55 gam

chiếm 56%, khối lượng 1.000 hạt lớn hơn

55 gam chiếm 31%.

- Khảo nghiệm giống đậu xanh triển

vọng: Năng suất thực thu của các giống

đậu xanh tham gia khảo nghiệm qua 3

năm và đánh giá Hà Nội, Nghệ An và Hà

Tĩnh, năng suất trung bình biến động từ

10,32 - 17,59 tạ/ha. Giống đậu xanh

NTN02 đạt năng suất thực thu cao nhất so

với các giống cùng tham gia khảo nghiệm.

Giống đậu xanh NTB02 đạt năng suất

16,30 tạ/ha. Trong khi giống đối chứng

(đậu tằm) đạt năng suất là 10,32 tạ/ha.

2.2.4. Kết quả chuyển giao công nghệ và

phát triển sản xuất

Page 38: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

38 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Giống lạc: Từ 25,36 tấn siêu nguyên

chủng đã được các đơn vị chuyển giao sản

xuất giống nguyên chủng.

Giống đậu tương: Từ 13,041 tấn

giống ĐT26 và ĐT51 ở cấp giống siêu

nguyên chủng. Lượng hạt giống nguyên

chủng đã được các đơn vị sản xuất giống

xác nhận cung cấp tiếp theo cho sản xuất

ở các địa phương 27 tấn đậu tương giống

ĐT26 nguyên chủng cung cấp cho sản

xuất hạt giống xác nhận và thương phẩm.

Đặc biệt trong 3 năm 2012-2014; Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ đã

xây dựng thành công mô hình sản xuất

đậu tương đông trên đất sau thu hoạch lúa

mùa với năng suất trung bình 2,0 - 2,4

tấn/ha, quy mô tổng số 900 ha tại 6 tỉnh

thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng;

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn; các cơ quan quản lý địa phương

đánh giá cao và hiện đang phát triển tốt

ngoài sản xuất.

Đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật

sản xuất lạc, đậu tương, đậu xanh cho

5000 lượt người tham gia tại các điểm sản

xuất giống của dự án, ở Hà Nội, Vĩnh

Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Định...

Các lớp tập huấn này đã giúp cho nông

dân không những nắm vững hơn kỹ thuật

canh tác lạc và đậu tương, đậu xanh theo

hướng tiên tiến, mà còn giúp cho họ hiểu

rõ hơn về tầm quan trọng trong các khâu

sản xuất giống.

2.2.5. Kết quả về công bố những công

trình nghiên cứu

Tổng số bài công bố kết quả nghiên

cứu trên tạp chí, kỷ yếu từ năm 2012 đến

2017 là 50 bài.

2.3. Những tồn tại và hạn chế trong

nghiên cứu KHCN giai đoạn 2011 -

2016

Công tác nghiên cứu KHCN giai đoạn

2011-2016 đã đạt được những thành tựu

nhất định. Tuy nhiên, cần tăng thêm hàm

lượng nghiên cứu cơ bản trong sản phẩm.

Công tác chứng từ bị chiếm nhiều về

thời gian trong các hoạt động nghiên cứu.

Công tác chuyển giao công nghệ, tiến bộ

kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn kể cả về

thời tiết, khắc nghiệt và cạnh tranh giá cả

trên thị trường.

III. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU VÀ

PHÁT TRIỂN KHCN GIAI ĐOẠN 2017

- 2021

3.1. Đánh giá thực trạng

Cạnh tranh giá cả sản phẩm cây đậu

đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh) trong nước

và nhập khẩu rất khốc liệt. Trong khi giá

thành sản phẩm trong nước cao hơn sản

xuất và nhập khẩu ở các nước phát triển.

Điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả

sản xuất và mở rộng diện tích sản xuất cho

các cây đậu đỗ.

Sản xuất thủ công, diện tích nhỏ lẻ.

Đầu ra phụ thuộc thị trường xuất khẩu

sang Trung Quốc. Điều kiện nghiên cứu

còn hạn chế cả về nhân lực, điều kiện đất

Page 39: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

39

đai, trang thiết bị, kho tàng bảo quản chế

biến hạt giống.

Sự đam mê của cán bộ nghiên cứu còn ở

mức độ hoàn thành công việc. Kỹ năng làm

việc, sáng tạo trong nghiên cứu còn thấp.

Công tác tìm kiếm nhiệm vụ chỉ đạt

được ở một số cán bộ nhất định.

3.2. Định hƣớng trong nghiên cứu

KHCN

Ưu tiên nghiên cứu cơ bản có định

hướng phục vụ cho công tác chọn tạo

giống, nhân giống và thâm canh giống

theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết hợp công nghệ truyền thống và công

nghệ sinh học để phục vụ công tác chọn

tạo giống mới theo hướng

* Cây lạc:

- Chọn tạo giống lạc mới năng suất và

có hàm lượng dầu cao;

- Chọn tạo giống lạc mới năng suất

kháng bệnh héo xanh vi khuẩn;

- Chọn tạo giống lạc năng suất có khả

năng chịu hạn;

- Nghiên cứu quy trình thâm canh

tổng hợp cho lạc ở các vùng sản xuất.

* Cây đậu tương:

- Chọn tạo giống đậu tương năng suất

và hàm lượng protein cao;

- Chọn tạo giống đậu tương có khả

năng chống chịu với điều kiện bất thuận;

- Chọn tạo giống đậu tương dài ngày

năng suất cao.

* Cây đậu xanh:

- Chọn tạo giống đậu xanh năng suất

chịu hạn;

- Nghiên cứu xác định mùa vụ trồng

đậu xanh thích hợp

3.3. Giải pháp

- Nâng cao, cải thiện hơn nữa về

nguồn lực KHCN, ý thức, kỹ năng làm

việc với tính chuyên nghiệp. Cơ sở vật

chất, trang thiết bị phục vụ công tác

nghiên cứu cần nâng cấp hoặc phối hợp

với các đơn vị có trang thiết bị.

- Khuyến khích cán bộ tìm kiếm đề

tài/dự án hoặc phối hợp nghiên cứu với

các đơn vị khác.

- Tăng cường hơn nữa, liên kết với

các công ty, địa phương trong công tác

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống mới

của đơn vị.

3.4. Những kiến nghị

Cần xây dựng cơ chế, tài chính phù

hợp trong quản lý tài chính đối với các

đơn vị sự nghiệp khoa học theo hướng

nâng cao tính chủ động, tự quản về nguồn

nhân lực và tự chịu trách nhiệm, giao

khoán biên chế cho các đơn vị. Việc thanh

quyết toán đề tài, dự án cần đơn giản hóa

các thủ tục hành chính hợp lý.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú;

ThS. Nguyễn Văn Thắng

Page 40: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

40 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÓ CỦ GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-

2021

Trịnh Văn Mỵ

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Chức năng và nhiệm vụ

1.1.1. Chức năng

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

cây có củ (dưới đây gọi tắt là Trung tâm)

là tổ chức khoa học công nghệ công lập

trực thuộc Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm (FCRI) thuộc Viện khoa học

Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có

chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ về Cây có củ.

Trung tâm được sử dụng con dấu và

tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo

quy định của pháp luật.

1.1.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu và thực hiện kế hoạch

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ về lĩnh vực Cây có củ.

- Nghiên cứu di truyền, chọn tạo

giống và nhân giống cây có củ.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật

canh tác, quy trình công nghệ phát triển

cây có củ.

Thực hiện hợp tác Quốc tế về lĩnh vực

Cây có củ.

- Tham gia đào tạo tư vấn, dịch vụ

khoa học và công nghệ về lĩnh vực Cây

có củ.

- Duy trì giống gốc, giống tác giả và

tham gia chuyển giao TBKH về Cây có củ

vào sản xuất.

1.2. Nguồn nhân lực, cơ sở vật

chất, trang thiết bị nghiên cứu

Tổng số cán bộ công chức thuộc

Trung tâm tính đến 01/10/2017 có 33

người trong đó có 30 trong biên chế

hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và 03

người là cán bộ hợp đồng được Trung tâm

tự trả lương.

Hiện Trung tâm đang quản lý diện

tích đất: 13,0 ha trong đó: Tại Thanh Trì-

Hà Nội 6,0 ha, Gia Lộc -Hải Dương 5,0 ha

và Sapa- Lao Cai 1,7 ha. Trong đó, phần

diện tích sử dụng phục vụ nghiên cứu là

10,0 ha, Trung tâm có 02 phòng thí

nghiệm về nhân giống cây có củ, 200 m2

nhà khí canh và 1.500 m2 nhà lưới các cơ

sở trang thiết bị vừa thực hiện nhiệm vụ

nghiên cứu vừa nhân, sản xuất giống gốc

cây có củ và duy trì nguồn gen phục vụ

chọn tạo giống mới.

Page 41: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

41

1.3. Đánh giá chung về bối cảnh,

thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng

đến nghiên cứu trong giai đoạn

1.3.1. Thuận lợi

- Về đội ngũ cán bộ khoa học: Đội

ngũ khoa học công nghệ luôn kế thừa các

thế hệ trước, được bổ sung, đào tạo, số

lượng cán bộ có trình độ sau đại học tăng

so với thời gian trước đây và chiếm 48,5%

trên tổng số cán bộ nhân viên của Trung

tâm.

- Về đầu tư xây dựng cơ bản và trang

thiết bị nghiên cứu: Cơ sở vật chất và

trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên

cứu, sản xuất của Trung tâm được tăng

cường qua các đề tài, dự án phần nào đáp

ứng được nhiệm vụ nghiên cứu.

- Về đất đai, tài sản: Trung tâm đã và

đang quản lý và sử dụng đúng mục đích,

có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai và nguồn

tài sản đã được Nhà nước giao và đầu tư

từ trước đến nay.

- Trung tâm là cơ quan nghiên cứu về

lĩnh vực Cây có củ có bề dày lịch sử, nên

có quan hệ quốc tế với các cơ quan quốc

tế nghiên cứu về Cây có củ, cũng như các

cơ quan của các Viện, Trường Đại học

trong nước nghiên cứu về Cây có củ.

- Trung tâm đã tập hợp và xây dựng

được mạng lưới về nghiên cứu và sản xuất

giống cây có củ ở hầu khắp các địa

phương trong cả nước, việc áp dụng các

tiến bộ tiên tiến về công nghệ Cây có củ

được nhanh chóng.

1.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Hoạt động nghiên cứu: Trung tâm

chưa thể chủ động và tiến hành được các

nội dung nghiên cứu cơ bản (do thiếu cán

bộ trình độ cao, chuyên sâu và trang thiết

bị về công nghệ cao), đặc biệt là công tác

lai tạo và chọn giống cây có củ thích hợp

với từng vùng sinh thái bị hạn chế (do hạn

chế về nhân lực và cơ sở nghiên cứu vệ

tinh). Các kết quả nghiên cứu trong thời

gian qua chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực

các tỉnh ở miền Trung và phía Bắc.

- Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa

học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn

thấp so với với yêu cầu nghiên cứu (đầu tư

cho nghiên cứu trực tiếp, mua sắm thiết

bị, tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo)

còn hạn chế.

- Sự phối hợp, kết hợp trong nghiên

cứu: Thời gian qua đã có một số phối hợp,

kết hợp trong nghiên cứu về Cây có củ

giữa Trung tâm với một số trường Đại

học, Viện và Trung tâm nghiên cứu quy

mô nhỏ lẻ, hiệu quả thu được chưa cao và

chưa đáp ứng được nhu cầu về sản xuất

Cây có củ.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ:

Trình độ cán bộ tuy đã được nâng lên

nhưng không đồng đều, trình độ ngoại

ngữ còn hạn chế.

- Trang thiết bị nghiên cứu tuy đã

được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng

chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Tuy nhiên

sau khi được đầu tư, do không hoặc ít

được tham gia thực hiện các đề tài, dự án

nghiên cứu liên quan nên bị hạn chế về

nguồn kinh phí để sử dụng, do vậy nên

hiệu quả sử dụng chưa cao.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN

GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

Page 42: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

42 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

2.1. Tham gia thực hiện các nhiệm

vụ KHCN

Từ năm 2011 đến 2016, Trung tâm đã

thực hiện 24 nhiệm vụ KHCN thuộc các

lĩnh vực chọn tạo giống, nghiên cứu phát

triển, bảo vệ thực vật, khai thác nguồn

gen, dự án khuyến nông và hợp tác quốc

tế về Cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn

dong riềng và cây có củ khác) cấp Bộ và

nhà nước.

Ngoài ra Trung tâm đã và đang thực

hiện một số đề tài/dự án với các cơ quan

nghiên cứu và địa phương thuộc lĩnh vực

nghiên cứu và phát triển Cây có củ như dự

án phát triển giống sắn với Trung tâm

Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc (Viện

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền

nam), dự án phát triển sản xuất khoai lang

2011-2015 (Viện Khoa học kỹ thuật nông

nghiệp Bắc Trung bộ), Nghiên cứu phát

triển cây nhiên liệu sinh học giữa Việt

Nam - Hàn Quốc (Viện Khoa học Nông

nghiệp Việt Nam).

Trong đó: Các đề tài nghiên cứu chọn

tạo giống 07 đề tài, các dự án nghiên cứu

và phát triển 05 dự án; nhiệm vụ KHCN

về khai thác phát triển nguồn gen 02 nhiệm

vụ; Dự án SXTN 03 dự án; Dự án khuyến

nông 02 dự án; Dự án phát triển giống cây

có củ (khoai tây, sắn) 02 dự án; Hợp tác

quốc tế 03 dự án.

2.2. Kết quả đạt đƣợc trong nghiên

cứu KHCN

2.2.1. Kết quả về tạo nguồn vật liệu khởi

đầu chọn tạo giống cây có củ

Trong nhóm Cây có củ chủ lực như

khoai tây, khoai lang và sắn, Trung tâm

đã chủ động xác định được vùng sinh thái

để thực hiện lai, tạo nguồn vật liệu khởi

đầu và thực hiện nhập nội Cây có củ phục

vụ cho công tác chọn tạo giống mới Cây

có củ, kết quả được trình bày tại bảng

dưới đây.

TT Nội dung Đơn vị

Số lƣợng dòng đã đƣợc chọn lọc và nhập nội cây có củ phục vụ chọn giống mới 2011-2016

Khoai tây

Khoai lang

Sắn Dong riềng

Khoai sọ

1 Lai tạo Tổ hợp 20 30 15 - -

2 Chọn dòng Dòng 3.500 6.000 4.000 - -

3 Nhập nội Giống 120 120 80 40 5

4 Thu thập Giống - - 4 12 50

Page 43: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

43

5 Đột biến Giống - - - 80 80

6 Công nghệ sinh học

Dòng/giống 13 20 - - -

Nguồn nhập nội Cây có củ (khoai tây,

khoai lang, sắn, dong riềng) thông qua

chương trình hợp tác Quốc tế với các công

ty giống thuộc Châu Âu như Công ty

Agrico (Hà Lan), Euro Plant (Đức), Trung

tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Trung tâm

Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế

(CIAT), Trung Quốc, Úc.

2.3. Kết quả nghiên cứu ứng dụng

(tạo sản phẩm)

Từ 2011-2016, từ các đề tài, dự án

nghiên cứu khoa học công nghệ Trung

tâm đã tuyển chọn được tổng số 16 giống

mới Cây có củ phục vụ sản xuất như sau:

Khoai tây (4 giống) bao gồm các giống

Sinora, Aladin, KT1, KT5 (sản xuất thử),

năng suất các giống khoai tây mới đạt

20-25,0 tấn/ha; Khoai lang (03 giống):

giống KL 20-209, KLC3, KL15Đ năng suất

đạt 16-18 tấn/ha; Dong riềng (03 giống):

giống DR1, DR3-10, DR2-12 năng suất đạt

50-80 tấn/ha; Sắn (6 giống) gồm các giống

KM 98-7 là giống đặc biệt thích hợp trên

đất nghèo dinh dưỡng, Sa 21-12, Sa 06,

NA1, BK (chính thức và sản xuất thử),

chuẩn bị công nhận giống 13Sa05, năng

suất đạt 45-60 tấn/ha, Khoai môn (01 giống)

KM01-09, khoai sọ (01 giống) KS12-1. Các

giống mới Cây có củ đang được sản xuất

rộng rãi trong sản xuất từ vùng duyên hải

Trung bộ đến vùng cao phía Bắc.

Ngoài ra một số giống Cây có củ triển

vọng như khoai tây năng suất 20-25

tấn/ha, tỷ lệ chất khô đạt 18-20% có giá trị

ăn tươi và chế biến (4-35; 1-187; 1-170),

giống sắn tỷ lệ chất khô 30%, năng suất

đạt 40-45 tấn/ha thích ứng rộng thích

hợp cho công nghiệp chế biến (13Sa05;

BK), các giống khoai lang (KL13D)

năng suất 15-18 tấn/ha có giá trị hàng

hóa, cạnh tranh cao trên thị trường, khoai

môn sọ năng suất đạt 20-25 tấn/ha (S

trắng; S tím).

2.4. Kết quả chuyển giao công

nghệ/ phát triển sản xuất

Cùng với việc triển khai các đề tài/dự

án, Trung tâm tổ chức sản xuất giống Cây

có củ sạch bệnh từ cấp siêu nguyên chủng,

nguyên chủng và xác nhận cung cấp cho

sản xuất gồm các giống khoai tây, khoai

lang, sắn, dong riềng để đáp ứng nhu cầu

sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng

sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao

cho sản xuất. Hàng năm Trung tâm cung

cấp cho mạng lưới nhân giống Cây có củ:

Về khoai tây 150 - 200.000 củ giống mini

cấp siêu nguyên chủng, 100 - 150 tấn

giống; Đã cung cấp giống dong riềng chất

lượng DR1 cho nhiều tỉnh có diện tích sản

xuất dong riềng hàng hóa như Quảng

Ninh, Bắc Kạn, Lai Châu: 500 tấn (năm

2013-2016), về giống sắn sạch bệnh trung

tâm cung cấp cho nhiều tỉnh sản xuất sắn

từ Quảng Trị đến miền núi phía Bắc là

trên 1,0 triệu hom. Các giống của trung

Page 44: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

44 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

tâm cung cấp cho sản xuất đã góp phần

giữ vững ổn định diện tích, năng suất và

tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất,

đóng góp vào an sinh xã hội và thúc đẩy

và áp dụng TBKT vào sản xuất.

2.5. Kết quả về công bố những

công trình nghiên cứu

Đánh giá những kết quả về nghiên cứu

khoa học công nghệ, từ 2011-2016 trung

tâm đã công bố được 16 bài báo đăng trên

các tạp chí KHCN có uy tín (tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Tạp chí

KHCN Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí

Khoa học phát triển Nông thôn Việt Nam,

các hội nghi, Hội thảo, Tạp chí BVTV...).

Thuộc các lĩnh vực chọn tạo giống, Bảo vệ

thực vật, công nghệ sinh học, khuyến nông

về Cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn,

dong riềng và cây có củ khác).

2.6. Kết quả về đào tạo và nâng cao

nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2006-2012, Trung

tâm đã cử đi đào tạo 2 tiến sỹ, 15 thạc sỹ

(02 đào tạo ở nước ngoài tại Úc và Thái

Lan) và 15 người được tập huấn ở nước

ngoài (Philippine, Trung Quốc, Hàn Quốc)

và 9 cán bộ tập huấn trong nước.

III. ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 -

2021

3.1. Đánh giá thực trạng

Cây có củ hiện nay đang đóng một vai

trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

về an ninh lương thực, nguyên liệu công

nghiệp chế biến, thức ăn chăn nuôi, sản

xuất nhiên liệu sinh học và đặc biệt là

nhóm cây quan trọng với biến đổi khí hậu

mà nước ta là một trong 5 nước bị ảnh

hưởng nhất.

Sắn và khoai lang: Ngoài sắn và

khoai lang là 02 cây chủ lực có diện tích

(sắn >500,0 nghìn ha, khoai lang >

140,0 nghìn ha), sản lượng (sắn > 9,0

triệu tấn, khoai lang > 1,3 triệu tấn) lớn

nhất trong nhóm Cây có củ và đóng góp

lớn nhất trong ngành nông nghiệp.Công

tác chọn tạo giống đã đạt được những

tiến bộ quan trọng nâng năng suất trên

20%, tỷ lệ chất khô đạt 27-33%, tuy

nhiên so với tiềm năng năng suất chưa

đạt yêu cầu về năng suất và chất lượng,

tính cạnh tranh chưa cao.

Khoai tây: Qua tổng kết các năm diện

tích cây khoai tây giai đoạn 2005-2010

vào khoảng 18-35.000 ha/năm, năng suất

đạt 13-15 tấn/ha, sản lương đạt 270.000-

525.000 tấn/năm (nguồn Cục trồng trọt,

2005-2010). Khoai tây có diện tích không

lớn như các cây trồng khác nhưng có vị trí

đặc biệt trong cơ cấu sản xuất vụ đông ở

đồng bằng sông Hồng trên đất 2 lúa, thời

gian sinh trưởng ngắn 85-90, thời vụ

không khắt khe (trồng tháng 25/10-5/11

vụ đông; 25/12-5/1 vụ đông xuân), mang

lại giá trị kinh tế cao, ít cây có thể thay thế

được, nếu có giống khoai tây giá trị kinh

tế cao, nguồn giống chất lượng và phát

triển công nghiệp chế biến diện tích khoai

tây sẽ tăng trong tương lai tới 200-

300.000 ha và năng suất tăng 15-20

tấn/ha, sản lượng ước đạt 3.000.000 -

.4.500.000 tấn.

Page 45: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

45

Khoai môn - sọ: Đối với cây khoai môn

- sọ là cây trồng quan trọng trong lịch sử

nông nghiệp ở nước ta, là cây lương thực

quan trọng của cư dân vùng châu thổ sông

Hồng và sông Cửu Long. Việt Nam là một

trong các trung tâm đa dạng di truyền của

khoai môn sọ, được thuần hóa cách đây trên

15.000 năm, phân bố ở điều kiện tự nhiên

rất đa dạng từ độ cao 1 m-1.800 m so với

mặt nước biển, theo dẫn liệu của chương

trình Cây có củ Quốc gia cho thấy, diện tích

môn sọ hàng năm khoảng 15.000 ha, năng

suất đạt 8,0 - 13,0 tấn/ha (sản lượng đạt

12.000 - 195.000 tấn/năm). Khoai môn - sọ

rất có ưu thế đối với vùng trung du, bán sơn

địa và đặc biệt thích nghi được vùng đất

mặn, độ pH thích hợp 5,5-6,5.

Dong riềng: Là một trong những cây

trồng có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, theo

thống kê chưa đầy đủ diện tích dong riềng

ở nước ta khoảng 30.000 ha, sản lượng

ước đạt 1.200.000 tấn/năm, từ năm 2011-

2016 đã chọn được 3 giống dong riềng

DR1, DR2-12 và DR3-10. Các giống dong

riềng đã phát huy được những ưu điểm tốt

về sinh trưởng phát triển và năng suất

được sản xuất mở rộng, đặc biệt cho

những vùng chế biến tinh bột.

Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp

Cây có củ với tổng diện tích ước tính trên

750 nghìn ha/năm, đạt sản lượng khoảng

11,8 triệu tấn, góp phần quan trọng về an

ninh lương thực, phát triển kinh tế xã hội,

chỉ đứng sau cây lúa và cây ngô.

* Đánh giá về trình độ công nghệ hiện

đại và những công nghệ đang sử dụng

trong nghiên cứu

- Phương pháp chọn tạo giống Cây có

củ chủ yếu vẫn là phương pháp chọn

giống truyền thống bằng lai hữu tính (lai

định hướng, thụ phấn tự do), chọn lọc

dòng vô tính, khai thác nguồn gen, tuyển

chọn giống từ nguồn thu thập (trong

nước, nhập nội). Việc ứng dụng các kỹ

thuật tiên tiến hiện đại như chuyển nạp

gen, chỉ thị phân tử, dung hợp tế bào, đột

biến còn rất hạn chế và kết quả chưa

được như mong đợi.

- Thực trạng về tiềm lực KHCN và

khả năng đáp ứng về công nghệ ứng dụng:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây

có củ xây dựng và phát triển gần 30 năm,

do vậy phát triển có tính kế thừa được

phát huy tốt, trung tâm đã xây dựng được

đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ

chuyên môn tốt về chọn tạo giống cây có

củ, liên kết phối hợp với các đơn vị, tổ

chức KHCN thực hiện những nhiệm vụ

khoa học có tính chất liên ngành, đa lĩnh

vực, ứng dụng các tiến bộ khoa học công

nghệ thực hiện nhiệm vụ trong chọn tạo

giống, BVTV và phát triển KHCN tạo ra

những sản phẩm công nghệ vừa có tính

đột phá vừa mang lại những giá trị kinh tế

của sản phẩm được tạo ra.

- Trung tâm đã thu thập, duy trì được

nguồn gen Cây có củ (Khoai tây, khoai

lang, sắn, dong riềng, khoai môn - sọ và

cây có củ khác: Trên 500 dòng/ giống)

phong phú, có các tính trạng quý (sinh

trưởng phát triển, năng suất, chất lượng,

chịu bệnh, chịu rét, chịu úng, chống đổ,

thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình và

dài ngày) phục vụ công tác chọn tạo

giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Hiện

nay, trung tâm đã chủ động thực hiện lai

định hướng tạo nguồn vật liệu khởi đầu

Page 46: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

46 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

với khoai tây, khoai lang, sắn, dong riềng

để chọn giống theo mục tiêu chọn giống.

3.2. Định hƣớng trong nghiên cứu

KHCN

Tập trung nghiên cứu phát triển

và ứng dụng công nghệ trong chọn tạo

giống và kỹ thuật sản xuất tạo sản phẩm

chủ lực (giống mới, kỹ thuật mới) phục vụ

nhanh cho sản xuất góp phần đạt mục tiêu

đề ra về sản lượng, năng suất, diện tích

Cây có củ.

- Nghiên cứu chọn tạo và công nghệ

nhân giống Cây có củ có năng suất, chất

lượng và hiệu quả kinh tế cao thích hợp

với điều kiện các vùng sinh thái trồng Cây

có củ ở Việt Nam (thời gian sinh trưởng

ngắn ngày, nâng cao chất lượng, chống

chịu sâu bệnh hại chính, chịu lạnh, chịu

nhiệt, chịu mặn, chịu úng, chống đổ...);

- Thu thập, bảo tồn và khai thác có

hiệu quả nguồn gen giống Cây có củ nhập

nội và bản địa để cung cấp nguyên liệu

khởi đầu cho công tác lai tạo giống mới và

tuyển chọn dòng, giống Cây có củ có năng

suất, chất lượng cao và ổn định phục vụ

sản xuất;

- Hợp tác quốc tế với các nước trồng

Cây có củ trong đó chú ý hợp tác với

Trung Quốc, Úc, Đức, Hà Lan (về khoai

tây), Thái Lan, Ấn Độ (về sắn, dong riềng,

khoai sọ), Nhật Bản, Hàn Quốc (về khoai

lang) để cải tạo và tuyển chọn giống Cây

có củ;

- Nghiên cứu các giải pháp Khoa học

Công nghệ và kinh tế để phát triển sản

xuất Cây có củ bền vững phục vụ nội tiêu

và tiến tới xuất khẩu;

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong

chọn tạo giống Cây có củ, phòng trừ sâu

bệnh hại Cây có củ và sản xuất các chế

phẩm phân bón sinh học;

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật về phân bón, thiết bị cơ giới phù hợp

trong canh tác Cây có củ, công nghệ và

thiết bị tưới nước cho Cây có củ nhằm

nâng cao năng suất Cây có củ Việt Nam,

từng bước tiếp cận KHCN với khu vực và

thế giới;

- Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị và

công nghệ tiên tiến trong công nghiệp chế

biến Cây có củ để tăng thêm giá trị của

sản phẩm Cây có củ;

- Nghiên cứu đa dạng hóa các sản

phẩm từ Cây có củ, sử dụng có hiệu quả

các phụ phẩm từ Cây có củ, chú trọng

công nghệ sản xuất cồn nhiên liệu sinh

học từ Cây có củ;

Hợp tác quốc tế: Hợp tác nghiên cứu

phát triển công nghệ, trao đổi thông tin,

kết quả sản phẩm Khoa học Công nghệ;

trao đổi chuyên gia; xây dựng và thực

hiện các đề tài dự án hợp tác quốc tế về

Cây có củ kết hợp với đào tạo nguồn lực,

trang thiết bị, hợp tác tài chính.

Hình thành các mạng lưới tiếp cận và

chuyển giao tại các địa phương để giới

thiệu công nghệ và sản phẩm Khoa học

Công nghệ Cây có củ; tăng cường công

tác đào tạo, tập huấn ứng dụng công nghệ

mới vào sản xuất.

3.3. Giải pháp

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

trên các lĩnh vực đã định hướng, ưu tiên

lĩnh vực chọn giống, công nghệ sinh học,

đào tạo chuyên sâu thạc sĩ và tiến sĩ tại

các trường Đại học, Viện nghiên cứu và

cử cán bộ đi đào tạo tại các nước sản xuất

Cây có củ phát triển trên thế giới như

Page 47: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

47

Đức, Hà Lan, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ,

Thái Lan.

- Đào tạo cán bộ khoa học của trung

tâm theo các vấn đề chuyên sâu thuộc lĩnh

vực Khoa học Công nghệ Cây có củ, khóa

học ngắn hạn, trung hạn tại các Trung

tâm, Viện nghiên cứu về Cây có củ tiên

tiến trên thế giới.

- Tập trung đào tạo đội ngũ kỹ thuật

viên Cây có củ có kỹ năng tốt về trồng

Cây có củ và sản xuất Cây có củ giống

chất lượng cao.

- Xúc tiến xây dựng thông tin khoa

học, công nghệ Cây có củ; mạng thông tin

cơ sở dữ liệu Cây có củ nhằm phục vụ

quản lý Nhà nước và hỗ trợ trao đổi thông

tin, kiến thức và kết quả nghiên cứu khoa

học về Cây có củ.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

Page 48: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

48 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƢ VẤN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2016, ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-2021

Đào Thế Anh và Trịnh Văn Tuấn

I. THÔNG TIN CHUNG:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Hệ thống Nông nghiệp được thành lập theo

quyết định số 687 QĐ/KHNN-TCCB ngày

14/7/2008 của Giám đốc Viện Khoa học

Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở của Bộ

môn Hệ thống Nông nghiệp được thành lập

ngày 15/06/1989 thuộc Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam.

Giấy phép đăng ký hoạt động Khoa

học công nghệ: 225/ĐK-KH&CN

Địa chỉ: Khu đô thị Nam An Khánh -

An Khánh - Hoài Đức - Hà nội

Điện thoại: 04 33 65 07 93

Fax: 04 33 65 08 62

E-mail: [email protected]

Website: www.casrad.org.vn

1.1. Chức năng

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Hệ thống Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp

khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa

học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng

nghiên cứu liên ngành nhằm phát triển hệ

thống sản xuất nông nghiệp, các loại hình

tổ chức nông dân (Tổ hợp tác; Hợp tác xã,

Hội, Hiệp hội),các ngành hàng/chuỗi giá

trị nông sản bền vững tại các vùng sinh

thái. Tư vấn xây dựng thương hiệu nông

sản (Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận

và Nhãn hiệu tập thể), hợp tác và tham gia

đào tạo với các tổ chức và cá nhân trong

lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các ngành

hàng/chuỗi giá trị nông sản thực phẩm và

phát triển vùng nông thôn bền vững.

Trung tâm được Nhà nước cấp kinh

phí hoạt động, được sử dụng con dấu,

được xuất hóa đơn GTGT và mở tài khoản

riêng tại Kho bạc và Ngân hàng theo quy

định của pháp luật.

1.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý

và quá trình biến đổi các hoạt động của

các tổ chức và cá nhân, trong sản xuất

nông nghiệp, trong các ngành hàng/chuỗi

giá trị nông sản thực phẩm, hoạt động phi

nông nghiệp và các vùng sinh thái, địa

phương ở nông thôn nhằm đề xuất giải

pháp khắc phục.

- Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp,

điều kiện thể chế để ứng dụng khoa học

công nghệ và phát triển bền vững các

ngành hàng/chuỗi giá trị nông sản chính

phục vụ mục tiêu nghiên cứu và phát triển

của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Page 49: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

49

- Nghiên cứu xây dựng, quản lý và

phát triển các sản phẩm sở hữu trí tuệ: chỉ

dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn

hiệu tập thể cho các sản phẩm nông

nghiệp. Tư vấn phát triển thị trường cho

các sản phẩm đã được bảo hộ và các sản

phẩm NN.

- Xây dựng và phổ biến các khái

niệm, công cụ quản lý, phương pháp để

nghiên cứu và đánh giá các quá trình đổi

mới trong sản xuất nông nghiệp, ngành

hàng/chuỗi giá trị và vùng nông thôn, các

chính sách công và định hướng các hoạt

động phát triển theo hướng bền vững.

- Tư vấn sinh kế và tư vấn giảm nghèo

bền vững cho các đối tượng nghèo và

nguy cơ tái nghèo cao của các tỉnh miền

núi phía Bắc.

- Tư vấn phát triển nông nghiệp, nông

thôn và chuyển giao các tiến bộ về thể

chế, tổ chức và quản lý cho các tổ chức và

cá nhân trong nông nghiệp và nông thôn.

- Thực hiện hợp tác quốc tế, hợp tác

với các tổ chức và cá nhân trong nước về

lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hệ thống

nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn,

chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên

gia và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh

vực nông nghiệp, phát triển nông thôn

theo quy định hiện hành.

- Tham gia đào tạo đại học, sau đại

học, đào tạo nghề và tư vấn các dịch vụ,

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản

xuất và tổ chức thị trường thuộc lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do

giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp

Việt Nam giao và các cơ quan, tổ chức

khác đặt hàng. Quản lý, sử dụng có hiệu

quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được

giao đúng quy định của pháp luật.

1.3. Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ của Trung tâm đến tháng 12 năm 2016 là 38 người (trong đó có 23

người là cán bộ biên chế)

TT Nguồn nhân lực Số lƣợng

1 Tiến sỹ 3

2 Nghiên cứu sinh 5

3 Thạc sỹ 12

4 Kỹ sƣ 13

5 Trung cấp 2

6 Các đối tƣợng khác (lái xe, nấu ăn, bảo vệ) 3

Đến năm 2019, trung tâm sẽ thêm 5

tiến sỹ (trong đó có 3 người đào tạo ở

Úc, 1 người đạo tạo ở Hungary và 1

người đào tạo trong nước). Ngoài ra,

Page 50: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

50 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Trung tâm cũng đang cố gắng giúp cho

cán bộ nâng cao trình độ qua việc đào

tạo thạc sỹ nước ngoài.

1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu

STT Tên các loại tài sản ĐVT Số lƣợng

I Nhà làm việc m2 3.915

1 Nhà làm việc tại An Khánh m2 2 195

2 Trạm phát triển và chuyển giao TBNN - Hải Dƣơng m2 1 720

II Thiết bị, dụng cụ quản lý

1 Máy tính xách tay Chiếc 35

2 Máy tính văn phòng Chiếc 10

3 Điều hòa nhiệt độ các loại Chiếc 30

4 Máy in các loại Chiếc 20

5 Máy chiếu/máy photocopy Chiếc 3

6 Thiết bị khác: Máy ảnh KTS, cameara, scan, GIS... Chiếc 12

III Tài sản khác Chiếc 1

Ôtô 7 chỗ Chiếc 1

1.5. Đánh giá chung về bối cảnh,

thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng

đến nghiên cứu trong giai đoạn

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của

Đảng Ủy, Ban giám đốc Viện nên mọi

hoạt động đều thuận lợi, cán bộ tin tưởng

và yên tâm công tác.

- Khó khăn: Nguồn vốn đầu tư KHCN

thấp, Viện và các đơn vị trực thuộc Viện

đều ít đề tài dự án từ cấp Bộ, ngành nên

việc làm cho cán bộ giảm so với trước.

II. KẾT QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN

2011 - 2016

2.1. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN

Trong giai đoạn 2011-2016, trung tâm

đã thực hiện 12 đề tài cấp Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học

công nghệ. Các nghiên cứu này tập trung

chủ yếu vào thể chế chính sách quản lý

an toàn thực phẩm theo chuỗi, cơ sở

khoa học để xây dựng và bảo hộ thương

hiệu nông sản, tài liệu hóa các công cụ

để hỗ trợ các liên kết sản xuất và thị

trường... Bên cạnh đó, Trung tâm cũng

áp dụng kết quả nghiên cứu của mình

vào việc hợp tác với các cơ quan của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn xây dựng các sổ tay hướng dẫn

thành lập và vận hành THT, HTX và

tăng cường năng lực cho các cán bộ

khuyến nông... Đặc biệt, trong giai đoạn

này Trung tâm đã phối hợp với nhiều

Page 51: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

51

địa phương trong cả nước để thực hiện

34 đề tài, dự án cấp tỉnh và tư vấn cho

các dự án tại cấp tỉnh. Ngoài ra, trong 5

năm qua, Trung tâm đã tham gia 17 dự

án quốc tế trực tiếp hoặc cùng với các

tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Bảng 1. Số lƣợng đề tài dự án thực hiện trong giai đoạn 2011-2016

TT Cấp quản lý đề tài dự án Số lƣợng

1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6

2 Bộ Khoa học và Công nghệ 6

3 Tham gia, phối hợp cấp Bộ 3

4 Tham gia phối hợp với địa phƣơng 28

5 Tƣ vấn dịch vụ 6

6 Hợp tác quốc tế 17

2.2. Kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Về thể chế chính sách phục vụ tái cơ cấu

nông nghiệp và nông thôn mới

Kết quả chính lĩnh vực này là đã đề

xuất được một số giải pháp chính sách

phát triển nông nghiệp ven đô bền vững

và có hiệu quả cao trên cơ sở của: (i)

Đánh giá được thực trạng sản xuất nông

nghiệp ven đô Hà Nội, TP.HCM, Hải

Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ những năm

gần đây; (ii) Phân tích được những thành

công, hạn chế trong phát triển nông

nghiệp ven đô theo hướng hiệu quả và

bền vững ở các địa phương và (iii) Đề

xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ven

đô theo hướng hiệu quả và bền vững ở

Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng,

Cần Thơ.

Các nghiên cứu cũng đã đề xuất được

thể chế chính sách quản lý an toàn thực

phẩm theo chuỗi giá trị và phù hợp với

nông hộ nhỏ.

Về nghiên cứu xây dựng mô hình tư vấn

phát triển chuỗi giá trị sản phẩm

Nhu cầu khảo sát, lập kế hoạch phát

triển theo chuỗi giá trị đặc biệt được các

tỉnh và các dự án phát triển tại các tỉnh rất

quan tâm. Nhiều đề tài, dự án đặt hàng về

khảo sát nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch

phát triển sản xuất và liên kết thị trường

tiêu thụ cho sản phẩm. Kết quả chính của

các nghiên cứu này là: (i) đã xác định

được thuận lợi và khó khăn của các chuỗi

nông sản tại các địa phương, (ii) Tư vấn,

lập kế hoạch phát triển sản xuất gắn với

thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Nghiên cứu 6 chuỗi giá trị rau bản

địa (khoai tầng, mướp đắng, rau bò khai,

cải mèo, cải xòe và khởi tử) của 2 tỉnh

Phú Thọ và Lào Cai. Tư vấn thành lập 2

tổ chức nông dân có thành viên là phụ nữ

người dân tộc tham gia sản xuất, kinh

doanh rau bản địa tại Bắc Hà – Lào Cai.

Hỗ trợ các tổ chức nông dân xây dựng

mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với người

kinh doanh, bán lẻ tại Lào Cai và Hà Nội.

Page 52: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

52 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

- Nghiên cứu hiện trạng sản xuất,

nghiên cứu nhu cầu của thị trường và

người tiêu dùng đối với một số loại quả ôn

đới của vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu thực địa tại 40 xã vùng

dự án, trực tiếp tập huấn, tư vấn cho 40 xã

lựa chọn các ngành hàng tiềm năng, cơ hội

phát triển chuỗi giá trị theo định hướng thị

trường thông qua Hội thảo tập huấn về

nghiên cứu cơ hội chuỗi giá trị tại 40 xã do

Ban quản lý Dự án SRDP tổ chức.

- Khảo sát tiềm năng thị trường và

chẩn đoán hệ thống nông nghiệp cho vườn

Quốc gia Hoàng Liên bao gồm: trồng trọt,

chăn nuôi, canh tác thảo quả và các thực

phẩm lấy trong rừng hoặc trồng trong

vườn rừng

- Nghiên cứu hiện trạng các chuỗi cung

ứng rau an toàn, thịt lợn và cá của Hà Nội.

Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến về giải pháp

quản lý và phát triển các chuỗi cung ứng

trong thời gian tới. Đã xây dựng mô hình

thử nghiệm một số giải pháp phát triển

chuỗi cung ứng rau an toàn.

- Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát

triển chuỗi giá trị cho 4 nhóm hàng nông sản

tại tỉnh Bắc Kạn, xây dựng kế hoạch phát

triển cho 3 chuỗi giá trị tiềm năng gồm: dong

riềng, gà thả vườn và cây keo.

- Phân tích đặc điểm chuỗi giá trị lợn

tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La; Tiến hành

phân tích quá trình phát triển chuỗi và

quản trị chuỗi giá trị thịt lợn tại Mai Sơn;

Phân tích mối quan hệ giữa thị trường thịt

lợn và sự bền vững của hệ sinh thái tại

Mai Sơn, Sơn La.

2.3. Kết quả chuyển giao công

nghệ/ phát triển sản xuất

Về nghiên cứu xây dựng mô hình tổ

chức nông dân sản xuất và liên kết thị

trường tiêu thụ sản phẩm

Nhu cầu liên kết nông dân với nhau để

sản xuất và liên kết với các tác nhân thị

trường là rất lớn. Trong giai đoạn 2011-

2016, từ các đề tài nghiên cứu của Trung

tâm với các địa phương đã hỗ trợ các tỉnh

thành lập trên 50 mô hình về tổ chức nông

dân trong đó có (tổ hợp tác, hợp tác xã và

Hội/Hiệp hội) trong cả nước. Hiện nay,

các mô hình này đang hoạt động khá hiệu

quả và phù hợp với các hộ nông dân sản

xuất nhỏ, điển hình với 10 Hội sau đây:

Bảng 2. Số lƣợng hội viên tham gia các Hội giai đoạn 2011-2016

TT Tên hội sản xuất kinh doanh Số

lƣợng hội viên

Doanh nghiệp tham

gia

1 Hội sản xuất và kinh doanh bò thịt H’mông Cao Bằng 424 2

2 Hội sản xuất và kinh doanh nếp cái Đông Triều, Quảng Ninh

300 0

3 Hội sản xuất và kinh doanh nếp cái Hoa vàng Kinh Môn, Hải Dƣơng

250 0

4 Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên 300 2

Page 53: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

53

5 Hội sản xuất và kinh doanh na dai Đông Triều, Quảng Ninh

500 1

6 Hội sản xuất và kinh doanh chè Hải Hà 200 1

7 Hội sản xuất và kinh doanh miến dong Bình Liêu, Quảng Ninh

300 1

8 Hội sản xuất và kinh doanh chả mực Hạ Long, Quảng Ninh

25 5

9 Hội sản xuất và kinh doanh mía tím Quảng Ninh 600 0

10 Hội sản xuất và kinh doanh chuối Ngự Đại Hoàng, Hà Nam

450 2

Ngoài ra, Trung tâm còn tư vấn thành

lập hàng trăm HTX, và nhiều THT với sự

tham gia của hàng 1000 hộ sản xuất nhỏ

để tạo ra các mối liên kết bền vững với

các tác nhân thị trường điển hình là các

HTX rau an toàn huyện Mộc Châu và

huyện Vân Hồ.

Về nghiên cứu mô hình liên kết giữa

sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ

sản phẩm

- Tư vấn cho hơn 10 doanh nghiệp,

nhà hàng, siêu thị tham gia liên kết tiêu

thụ sản phẩm cho các TCND tại các tỉnh

như Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Bình,

Đắk Nông, Sơn La, Điện Biên...

- Nghiên cứu chuỗi giá trị, thị trường

tiêu thụ và xác định nhu cầu của người

tiêu dùng Hà Nội đối với rau trái vụ Mộc

Châu để từ đó cung cấp thông tin cho việc

tổ chức sản xuất. Phối hợp với các đối tác

tham gia dự án tư vấn thành lập 4 tổ chức

nông dân sản xuất rau và xây dựng mối

liên kết với 8 đối tác tiêu thụ rau lớn tại

Hà Nội. Hỗ trợ UBND huyện Mộc Châu

chuẩn bị hồ sơ và đăng ký bảo hộ thành

công Nhãn hiệu chứng nhận "Rau an toàn

Mộc Châu”.

Về nghiên cứu xây dựng thương hiệu

cộng đồng cho hàng nông sản và mô

hình quản lý khai thác hiệu quả

Trong giai đoạn 2011-2016, Trung

tâm đã hợp tác với nhiều tỉnh như Quảng

Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà

Tĩnh... để xây dựng thành công nhiều

thương hiệu cộng đồng dưới dạng Chỉ

dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận và

Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm

nông sản, cụ thể:

Bảng 3. Số lƣợng thƣơng hiệu cộng đồng

đã đƣợc bảo hộ giai đoạn 2011-2016

TT Loại hình nhãn hiệu cộng đồng Số lƣợng

1 Chỉ dẫn địa lý: Chuối ngự Đại Hoàng, hồng không hạt Bắc Kạn, bƣởi

Phúc Trạch, mật ong Bạc Hà, cam Cao Phong

5

2 Nhãn hiệu chứng nhận: Cam bù Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh; chè Đƣờng 7

Page 54: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

54 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Hoa - Hải Hà Quảng Ninh; tu Hài Vân Đồn - Quảng Ninh; ghẹ Trà Cổ -

Quảng Ninh;

chè shan tuyết Hoàng Su Phì - Hà Giang; miến dong Bình Liêu - Quảng

Ninh

3 Nhãn hiệu tập thể: Gạo Hƣơng Bình - Ninh Bình; ngao Kim Sơn - Ninh

Binh; na dai Đông Triều - Quảng Ninh; vải chín sớm Phƣơng Nam -

Quảng Ninh; mía tím Hòa Bình

6

4 Mô hình quản lý và khai thác thƣơng hiệu nông sản: Quản lý CDĐL vải

thiều Thanh Hà; Quản lý CDĐL chuối ngự Đại Hoàng; Quản lý CDĐL

hồng không hạt Bắc Kạn; Quản lý CDĐL chả mực Hạ Long; Quản lý

CDĐL mật ong bạc Hà; Quản lý NHTT mía tím Hòa Bình; Quản lý

NHTT na dai Đông Triều; Quản lý NHTT vải chín sớm Phƣơng Nam;

Quản lý NHCN tu hài Vân Đồn; Quản lý NHCN ghẹ Trà Cổ

10

2.4. Kết quả về công bố những công trình nghiên cứu

Về kết quả tài liệu hóa và bài báo nghiên cứu khoa học và tư vấn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011 - 2015 Trung tâm đã khuyến khích cán bộ viết nhiều bài báo

chất lượng quốc tế và trong nước, xuất bản nhiều tài liệu tham khảo và tài liệu đào tạo,

cụ thể như sau:

TT Tạp chí đăng bài Số lƣợng

1 Tạp chí quốc tế 7

2 Tạp chí khoa học trong nƣớc 10

3 Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế và trong nƣớc 12

4 Sách tham khảo về tổ chức nông dân và thị trƣờng 2

5 Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn số chuyên đề 1

Ngoài ra, nhân kỷ niệm 25 năm thành

lập Trung tâm, cuốn sách: “Giải pháp hỗ

trợ hộ nông dân sản xuất hàng hóa và

tham gia thị trường nông sản bền vững”,

đã được xuất bản năm 2014 nhằm tổng hợp

một số kết quả nghiên cứu của Trung tâm

và cung cấp cơ sở lý luận và những bài học

kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề thị trường

nông sản phục vụ phát triển nông nghiệp

nông thôn bền vững ở Việt Nam. Đồng thời,

xuất bản số chuyên đề về: Mô hình tổ chức

sản xuất và liên kết phát triển thị trường

bền vững cho hàng nông sản.

2.5. Kết quả về đào tạo và nâng cao

nguồn nhân lực

Trong năm qua, Trung tâm đã đào tạo

được 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ và nhiều cán bộ

tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn.

Page 55: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

55

2.6. Những tồn tại và hạn chế trong nghiên cứu KHCN giai đoạn 2011 - 2016

Hiện nay, công tác nghiên cứu kinh tế

nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp của

Trung tâm còn gặp một số bất cập:

- Về tổ chức: Trung tâm nghiên cứu

và phát triển Hệ thống nông nghiệp chỉ là

đơn vị cấp 4, thuộc Viện Cây lương thực

và Cây thực phẩm, chưa được đầu tư để

thực hiện nghiên cứu các vấn đề đặc thù

của Viện VAAS. Bên cạnh đó, chức năng,

nhiệm vụ, đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu

(đa dạng, hệ thống) và không gian nghiên

cứu (toàn quốc) của Trung tâm hệ thống

nông nghiệp có sự bất cập với tổ chức

quản lý hiện hành của Viện Cây lương thực

và Cây thực phẩm là viện kỹ thuật chuyên

ngành. Các khó khăn này thể hiện trong

việc hợp pháp hóa về chức năng nhiệm vụ

của Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm trong việc đấu thầu các đề tài nghiên

cứu kinh tế xã hội hay về hệ thống sản

xuất. Trong thời gian qua, Trung tâm chủ

yếu hoạt động độc lập, chưa nhận được sự

hỗ trợ cần thiết của Viện.

- Về đầu tư ngân sách cho nghiên cứu

kinh tế nông nghiệp và hệ thống nông

nghiệp quá thấp so với nhu cầu của thực

tiễn sản xuất, chỉ đạt dưới 4% tổng số kinh

phí nghiên cứu cho ngành trồng trọt.

Trung tâm hệ thống nông nghiệp là cơ

quan về nghiên cứu kinh tế, hệ thống nông

nghiệp hàng năm chỉ nhận được khoảng

500 triệu kinh phí nghiên cứu.

- Trung tâm hệ thống nông nghiệp là

đơn vị có khả năng nghiên cứu nhưng

chưa phát huy được toàn diện do các hạn

chế về thể chế tổ chức để có thể đáp ứng

được các vấn đề nghiên cứu mà Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện

Khoa học công nghệ Việt Nam đưa vào

chiến lược ưu tiên như: Cơ sở khoa học

của tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng

nâng cao giá trị, Tổ chức sản xuất theo

hợp tác xã và chuỗi giá trị, quản lý an toàn

thực phẩm, thương hiệu nông sản nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại

nông sản chủ lực; hệ thống sản xuất nông

nghiệp bền vững theo vùng sinh thái và

phát thải thấp thích ứng biến đổi khí hậu,

an ninh lương thực.

III. ĐỊNH HƢỚNG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

3.1. Định hƣớng trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Định hướng nghiên cứu và phát triển

của Trung tâm trong thời gian tới bao gồm

5 nội dung chính sau:

1) Tiếp tục các hoạt động nghiên cứu

và phát triển đã và đang triển khai

- Nghiên cứu và phát triển Hệ thống

nông nghiệp

- Nghiên cứu và phát triển chuỗi giá

trị

- Nghiên cứu và phát triển các hình

thức sở hữu trí tuệ

- Tăng cường năng lực cho nông dân

nhỏ thông qua các mô hình kinh tế tập thể

2) Nghiên cứu và phát triển theo định

hướng và xu thế phát triển chung của

ngành nông nghiệp

Liên kết và quản lý chuỗi giá trị từ

trang trại tới bàn ăn

Page 56: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

56 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

- Liên kết và quản lý cho các chuỗi

giá trị đảm bảo chất lượng thông qua chợ

đầu mối, sàn giao dịch nông sản từ vùng

sản xuất tới thị trường tiêu thụ thông qua

hệ thống quản lý chất lượng hiện hành của

nhà nước và tư nhân.

- Phát triển các hệ thống quản lý chuỗi

cho phép truy xuất nguồn gốc của phẩm

theo các tiêu chuẩn được lựa chọn cho các

chuỗi giá trị như hệ thống truy xuất gắn

với các chuỗi giá trị có thương hiệu, được

bảo hộ.

- Đa dạng hoá các tác nhân tham gia

liên kết chuỗi: nông dân nhỏ, trang trại,

cánh đồng mẫu lớn.

Nghiên cứu và phát triển các hệ

thống sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ

công nghệ 4.0

Ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng

công nghệ thông tin và các hệ thống nông

nghiệp (công nghệ tưới tiêu, thu hái, sử

dụng điện thoại thông minh cập nhật

thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,

truy xuất nguồn gốc sản phẩm)

3) Tăng cường áp dụng các kết quả

nghiên cứu vào thực tiễn

- Phát triển các hình thức tư vấn phát

triển sản xuất và kết nối thị trường cho các

tổ chức và cá nhân: Tư vấn online, tư vấn

miễn phí, tư vấn ngắn hạn, dài hạn, tư vấn

theo hợp đồng. Quá trình tư vấn sẽ tập

hợp được mạng lưới nhưng tác nhân sản

xuất và kinh doanh có nhu cầu tham gia

liên kết chuỗi từ đó thúc đẩy quá trình

nghiên cứu và phát triển xuất phát từ nhu

cầu và khả thả khi khi áp dụng vào thực

tiễn.

- Trước xu thế phát triển chung của

công nghệ thông tin, chiến lược áp dụng

công nghệ này trong các nội dung nghiên

cứu và phát triển của Trung tâm bao gồm:

đào tạo tập huấn (e-learning), đào tạo và

nâng cao năng lực áp dụng công nghệ

thông tin vào các mô hình chuỗi giá trị

đảm bảo chất lượng, có thương hiệu.

- Củng cố hệ thống trao đổi thông tin

và tư vấn của Trung tâm với các tổ chức

cá nhân trong và ngoài nước (website và

mạng xã hội).

4) Hợp tác nghiên cứu và phát triển

với các đối tác trong nước và quốc tế

- Hợp tác quốc tế: Duy trì các quan hệ

hợp tác với tổ chức nghiên nghiên và phát

triển và tổ chức đào tạo quốc tế. Đặc biệt

Trung tâm sẽ chú trọng các mối quan hệ

hợp tác thúc đẩy áp dụng kết quả nghiên

cứu vào thực tiễn.

- Hợp tác trong nước: Bên cạnh các

hợp tác với các tổ chức cá nhân trong lĩnh

vực nghiên cứu và phát triển của Nhà

nước, Trung tâm sẽ mở rộng hợp tác với

tổ chức và cá nhân thuộc khối tư nhân,

đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và

kinh doanh có đầu tư nghiên cứu và ứng

dụng khoa học công nghệ. Điều này đóng

góp cho quá trình tập hợp các nguồn lực,

hợp tác công tư trong nghiên cứu và phát

triển.

5) Xuất bản các sản phẩm khoa học và

quảng bá hoạt động

- Xuất bản các bài báo khoa học trong

và ngoài nước: các bài báo thuộc tạp chí

chuyên ngành, tạp chí của các tổ chức như

Viện nghiên cứu, hội.

Page 57: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

57

- Tài liệu phục vụ công tác chuyên gia

chuyên khảo và đào tạo cho các lĩnh vực

nghiên cứu của Trung tâm: Sách, sổ tay

hướng dẫn

- Tài liệu phục vụ công tác truyền

thông: tờ rơi, posters

3.2. Giải pháp

- Cần phải có chính sách ưu đãi để thu

hút các cán bộ đang đi đào tạo nước ngoài

sẵn sàng về nước phục vụ Viện và Trung

tâm, tránh lãng phí nhân tài khi được đào

tạo bài bản từ nước ngoài nhưng khi về

nước thì không có việc làm.

- Đề xuất cấp kinh phí cho phép

Trung tâm được sửa chữa nâng cấp điều

kiện làm việc cho cán bộ vì hiện nay cơ sở

làm việc đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Đầu tư tăng thêm về kinh phí cho

nghiên cứu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

theo vùng sinh thái, mô hình quản trị chuỗi

giá trị, hợp tác xã kiểu mới, xây dựng và

quản lý thương hiệu nông sản, quản lý an

toàn thực phẩm, đổi mới phương thức quản

lý ngành Nông nghiệp cấp địa phương, mô

hình phát triển Nông nghiệp theo hướng

sinh thái, bền vững... và giao trực tiếp các

đề tài kinh tế xã hội cho Trung tâm hệ

thống nông nghiệp.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

Page 58: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

58 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ CÂY RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017-2021

Đoàn Xuân Cảnh

TÓM TẮT

Trong giai đoạn 2011-2015, Viện Cây Cây thực phẩm và Cây thực phẩm đã

nghiên cứu đánh giá tập đoàn, gồm 3.136 mẫu giống rau các loại: Cà chua, dƣa

chuột, bí xanh, đậu rau, dƣa thơm, mƣớp..., chọn lọc đƣợc 596 dòng thuần phục

vụ nghiên cứu chọn tạo giống rau mới. Kết quả đã chọn tạo đƣợc 6 giống rau mới:

Giống bí xanh Thiên Thanh 5, dƣa bở vàng thơm Số 1, đậu đũa VC2, dƣa chuột

lai PC5, giống cà chua lai VT5 và VT10. Các giống rau tạo ra có năng suất cao,

chất lƣợng tốt đƣợc sản xuất tiếp nhận và mở rộng với quy mô hàng trăm ha/năm.

Trong giai đoạn này, Bộ môn cũng nghiên cứu và xây dựng thành công “Quy trình

công nghệ sản xuất cà chua, dƣa chuột và dƣa thơm ứng dụng công nghệ cao

cho các tỉnh phía Bắc”. Các quy trình công nghệ trên đƣợc Hội đồng Khoa học Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật.

Từ khóa: Giống cà chua VT10, dƣa chuột PC5, giống bí xanh Thiên Thanh 5.

I. THÔNG TIN CHUNG

Bộ môn Cây thực phẩm trực thuộc

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,

được thành lập theo Quyết định số

688/QĐ-KHNN-TCCB, Hà Nội, ngày 14

tháng 7 năm 2008 trên cơ sở cơ cấu tổ

chức Bộ môn rau quả của Viện.

Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ về cây

rau, cây ăn quả cho vùng đồng bằng

sông Hồng và các địa phương có điều

kiện sinh thái tương tự.

Nguồn nhân lực khoa học: Tổng số

12 cán bộ khoa học trong biên chế, bao

gồm: 1 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 6 thạc

sĩ, 4 kỹ sư.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Gồm 4

phòng làm việc được trang bị đủ bàn ghế,

máy vi tính... phục vụ cho cán bộ khoa

học làm việc tại phòng. Nhà lưới duy trì

dòng bố mẹ, sản xuất cây giống, nghiên

cứu ứng dụng công nghệ cao, quy mô

3000 m2. Kho trống bảo quản sản phẩm và

sản xuất hạt giống, quy mô 400 m2 và

đồng ruộng phục vụ nghiên cứu về cây rau

và cây ăn quả, quy mô 9,5 ha.

Đánh giá chung:

Thuận lợi: Bộ môn Cây thực phẩm

hiện nay được kế thừa những thành tựu

KHCN về cây rau, cây ăn quả của bộ môn

gần 50 năm qua.

Page 59: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

59

Bộ môn có một đội ngũ khoa học trẻ,

nhiệt tình, năng động và có phẩm chất

nghề nghiệp tốt, luôn duy trì, tôn tạo và

phát huy những thành tựu khoa học, kinh

nghiệm của nhiều thế hệ cán bộ khoa học

đi trước truyền lại.

Bộ môn Cây thực phẩm có mối quan

hệ, hợp tác chuyển giao TBKT tốt với các

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Sở Khoa học công nghệ các tỉnh, Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... các

địa phương ở các tỉnh phía Bắc.

Hạn chế: Nguồn nhân lực khoa học

chuyên ngành về cây rau còn rất hạn chế,

đặc biệt thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên sâu,

đầu ngành và kỹ sư thực hành.

Sản phẩm khoa học về giống cây rau

của bộ môn đang phải cạnh tranh với các

giống rau nhập ngoại của các công ty lớn

trên thế giới.

Nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư

cho nghiên cứu cây rau của Viện rất thấp.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN GIAI ĐOẠN 2011-2016

2.1. Tổng hợp nhiệm vụ KHCN thực hiện trong giai đoạn

Trong giai đoạn 2011-2016, Bộ môn

Cây thực phẩm được giao chủ trì và tham

gia thực hiện 16 nhiệm vụ, trong đó có 03

nhiệm vụ hợp tác quốc tế, 03 nhiệm vụ

cấp Bộ, 02 nhiệm vụ hợp tác với các cơ

quan trong khối VAAS và 08 nhiệm vụ

phối hợp với các địa phương (bảng 1).

Bảng 1. Nhiệm vụ KHCN thực hiện giai đoạn 2011-2016

TT Nhiệm vụ KHCN thực hiện

1 Nhiệm vụ HTQT

1.1 Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chất lƣợng cao, chịu nóng kháng bệnh virus xoăn vàng lá tại Việt Nam và Nhật Bản

1.2 Xây dựng mạng lƣới hợp tác kỹ thuật về nông nghiệp hữu cơ bền vững giữa các nƣớc châu Á.

1.3 Nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất an toàn, quảng bá và sử dụng rau bản địa ở Việt Nam và Öc

2 Nhiệm vụ cấp Bộ và cơ sở

2.1 Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc.

2.2 Nghiên cứu xây dựng biện pháp canh tác cho cây rau ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc.

2.3 Mô hình sản xuất bí xanh và tỏi hàng hóa tại Hải Dƣơng

3 Đề tài phối hợp với các Viện trong VAAS

3.1 Nghiên cứu chọn giống dƣa chuột phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

3.2 Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rau và dự án phát triển ngân hàng gen cây trồng.

Page 60: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

60 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

TT Nhiệm vụ KHCN thực hiện

4 Nhiệm vụ cấp địa phƣơng

4.1 Xây dựng mô hình trình diễn giống dƣa Thanh Lê và giống bí xanh Số 2 do Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm chọn tạo trên địa bàn tỉnh Thái Bình

4.2 Xây dựng mô hình một số giống cà chua mới tại tỉnh Thái Nguyên

4.3 Xây dựng mô hình sản xuất giống bí xanh số 2 trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

4.4 Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dƣơng

4.5 Xây dựng mô hình trình diễn giống dƣa chuột Nếp 1 trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

4.6 Xây dựng mô hình trình diễn giống dƣa chuột Nếp 1 do Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm chọn tạo trên địa bàn tỉnh Thái Bình

4.7 Xây dựng mô hình trình diễn giống Đại táo 15, đào vàng, đào muộn tại tỉnh Thái Nguyên

4.8 Xây dựng mô hình sản xuất giống dƣa bở vàng thơm Số 1 theo hƣớng sản xuất hàng hóa tại Hải Dƣơng

2.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

KHCN

2.2.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá

nguồn gen và chọn lọc dòng thuần

Trong giai đoạn (2011-2015), nghiên

cứu đánh giá tập đoàn các chủng loại cây

rau, bao gồm: Cà chua, dưa chuột, bí

xanh, đậu rau, dưa lê, mướp.. với tổng số

3.136 mẫu giống. Các nguồn gen rau này

có nguồn gốc là giống địa phương, dòng,

giống nhập nội và các dòng tạo mới.

Trong đó có 800 mẫu giống cà chua, 387

mẫu giống dưa chuột, 254 nguồn gen bí

xanh... (bảng 2).

Bảng 2. Tổng hợp các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu đánh giá

nguồn gen cây rau giai đoạn 2011-2015 tại Gia Lộc, Hải Dƣơng

TT Tên nguồn

gen

Tổng số mẫu

giống

Đặc điểm chính quan tâm đánh giá (mẫu giống)

Chín sớm

Năng suất cao

Chất lƣợng

tốt

C. chịu bệnh

sƣơng mai

C. chịu bệnh virus

1 Cà chua 800 230 180 207 86 73

2 Dƣa chuột 387 186 145 87 62 48

3 Bí xanh 254 44 64 58 42 39

4 Dƣa lê 85 34 41 27 18 22

Page 61: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

61

5 Đậu rau 304 36 108 75 92 57

6 Cải xanh 627 206 188 247 - -

7 Cà các loại 391 112 93 68 137 84

8 Mƣớp 288 77 82 56 99 113

Tổng cộng 3136 925 901 825 536 436

Trong 5 năm (2011-2015), công tác

nghiên cứu chọn tạo dòng thuần cho 8

đối tượng cây rau chính chúng tôi đã

chọn lọc được 596 dòng rau thuần.

Trong đó có 97 dòng cà chua, 84 dòng

dưa chuột, 55 dòng bí xanh, 68 dòng đậu

rau (đậu đũa, đậu cô ve).... 55 dòng

mướp (bảng 3).

Bảng 3. Tổng hợp các dòng rau thuần đƣợc chọn lọc

giai đoạn 2011-2015 tại Gia Lộc, Hải Dƣơng

TT Chủng loại cây rau

Số lƣợng dòng thuần (dòng)

TT Chủng loại cây rau

Số lƣợng dòng thuần (dòng)

1 Cà chua 97 5 Đậu rau 68

2 Dƣa chuột 84 6 Cải xanh 82

3 Bí xanh 55 7 Cà các loại 91

4 Dƣa lê 37 8 Mƣớp 55

Tổng cộng 273 Tổng cộng 296

2.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống

rau mới

Trong giai đoạn (2011-2015), đã chọn

tạo thành công 3 giống rau thuần được

Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận và cho phép

mở rộng trong sản xuất. Giống bí xanh

Thiên Thanh 5: Giống có thời gian sinh

trưởng ở vụ đông 100-110 ngày, vụ xuân

hè 110-125 ngày, thu quả sau trồng 65-70

ngày, thời gian thu quả 30-35 ngày. Năng

suất vụ đông đạt 40-43 tấn/ha, vụ xuân hè

đạt >50 tấn/ha. Giống dưa bở vàng thơm

Số 1 và đậu đũa VC2 có khả năng sinh

trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng

phù hợp với cơ cấu cây rau màu tại các

tỉnh phía Bắc. Giống đậu đũa VC2 cho

năng suất đạt 18-20 tấn/ha, dưa bở vàng

thơm Số 1 đạt năng suất 28-30 tấn/ha, cao

hơn năng suất các giống đối chứng 18-

22% (bảng 4).

Bảng 4. Một số đặc điểm chính của các giống rau thuần mới

đƣợc công nhận giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu

Các giống đƣợc công nhận

Bí xanh Thiên Thanh 5

Dƣa bở vàng thơm Số1

Đậu đũa VC2

1 Thời gian sinh trƣởng (ngày) 100-120 65-75 85-90

2 Thu quả đầu sau trồng (ngày) 65-70 55-60 45-50

Page 62: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

62 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

3 Khả năng chống chịu bệnh héo xanh Khá Khá Khá

4 Khả năng chống chịu bệnh virus Khá Khá Khá

5 Khối lƣợng quả (kg) 1,5-2,5 0,9-1,3 20-24 gam

6 Số quả/ cây (quả) 1-2 2-3 24-25

7 Năng suất thực thu (tấn/ha) 40-50 28-30 18-20

8 Mức độ công nhận Công nhận sản

xuất thử Công nhận sản

xuất thử Công nhận chính thức

Trong gia đoạn này, bộ môn cũng đã

chọn tạo thành công 2 giống cà chua và 1

giống dưa chuột lai (F1) được Hội đồng

KHCN Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn công nhận là giống sản xuất

thử. Trong đó, giống cà chua lai VT5,

VT10 có thời gian sinh trưởng 120-125

ngày, thời gian thu quả đầu sau trồng

70-75 ngày, dạng hình sinh trưởng BHH,

chiều cao cây 95-98cm. Giống cà chua

VT5 đạt 55-60 tấn/ha ở vụ đông và 50-55

tấn/ha vụ thu đông. Giống VT10 đạt 60-

70 tấn/ha trong vụ đông. Các giống cà

chua trên có dạng quả đẹp, dạng quả tròn

cao (H/D= 1,05-1,22), không múi, chín

đỏ tươi, độ Brix 5,2-5,4% (bảng 5).

Bảng 5. Một số đặc điểm chính của các giống cà chua, dƣa chuột lai F1

mới

đƣợc công nhận giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu

Các giống đƣợc công nhận

Cà chua lai VT5

Cà chua lai VT10

Dƣa chuột lai PC5

1 Nguồn gốc tổ hợp lai D7xD15 D8xD12 CK01xTL6

2 Thời gian sinh trƣởng (ngày) 120-125 125-130 90-95

3 Thời gian thu quả đầu sau trồng (ngày)

70-75 70-75 40-42

4 Khả năng chống chịu bệnh héo xanh Khá Khá Khá

5 Khả năng chống chịu bệnh virus Khá Khá Khá

6 Khối lƣợng quả (gam) 94,45 96,13 247,8

7 Số quả/ cây (quả) 25,8 27,4 8,5

8 Năng suất thực thu (tấn/ha) 60,12 69,57 55,4

9 Mức độ công nhận Công nhận sản

xuất thử Công nhận sản

xuất thử Công nhận sản

xuất thử

2.2.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và chuyển giao TBKT

Bảng 6. Một số quy trình công nghệ mới đƣợc công nhận và chuyển giao

cho sản xuất giai đoạn 2011-2016

TT Tên quy trình công nghệ Cấp công nhận Đơn vị đã ứng dụng

Page 63: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

63

1 Quy trình sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc

Cấp Bộ

năm 2016

- Trung tâm giống Nông nghiệp- Công nghệ cao Hải Phòng

- Trung tâm ứng dụng KHKT Lạng Sơn

- Công ty cổ phần Hoa Nhiệt Đới

- Trung tâm Công nghệ cao Đại học Thái Nguyên, Đại học Lào Cai.

- Các HTX, cá nhân sản xuất rau ứng dụng công nghệ nhà lƣới tại Hải Dƣơng, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng.

2 Quy trình sản xuất dƣa chuột ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc

Cấp Bộ

năm 2016

3 Quy trình sản xuất dƣa thơm ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc

Cấp Bộ

năm 2016

Bảng 7. Một số tiến bộ kỹ thuật giống rau mới chuyển giao

vào sản xuất giai đoạn 2011-2016

Giống Quy mô và địa điểm chuyển giao

(ha)

Kết quả

Giống bí xanh

Thiên thanh 5

Quy mô: 400-500ha/năm

Địa điểm: Hà Nội, Hải Dƣơng, Thái

Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Lào

Cai, Nghệ An, Thanh Hóa

Năng suất đạt 35-40 tấn/ha (vụ

đông), 40-45 tấn/ha (vụ xuân hè).

Thu nhập 120-180 triệu đồng/ha (vụ

đông) và 160-220 triệu đồng/ha (vụ

xuân), lãi thuần 45-50%.

Giống dƣa bở

vàng thơm Số1

Quy mô: 80-100ha/năm

Địa điểm: Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng

Yên, Ninh Bình, Bắc Giang

Năng suất đạt 26-28 tấn/ha. Thu

nhập 140-160 triệu đồng/ha, lãi thuần

50-55%

Giống đậu

đũaVC2

Quy mô: 40-50 ha/năm

Địa điểm: Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải

Phòng, Quảng Ninh.

Năng suất đạt 17-18 tấn/ha. Thu

nhập 150-160 triệu đồng/ha, lãi thuần

55-60%.

Dƣa chuột PC5 Quy mô: 80-100 ha/năm

Địa điểm: Hà Nội, Hải Dƣơng, Thái

Bình, Hà Nam,

Năng suất đạt 40-42 tấn/ha (vụ

đông), 45-50 tấn/ha (vụ xuân hè).

Thu nhập 150-180 triệu đồng/ha (vụ

đông) và 180-200 triệu đồng/ha (vụ

xuân), lãi thuần 40-45%.

Giống cà chua

VT10, VT5

Quy mô: 50-60 ha/năm/ giống

Địa điểm: Hà Nội, Hải Dƣơng, Thái

Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên

Năng suất đạt 50-55 tấn/ha (vụ Thu

đông), 55-60 tấn/ha (vụ đông). Thu

nhập 150-200 triệu đồng/ha/vụ, lãi

thuần 50-55%.

2.3. Các công trình KHCN công bố

Page 64: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

64 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Bảng 8. Một số công trình khoa học đƣợc công bố trong giai đoạn 2011-

2016

TT Tên công trình Nơi công bố

2 Kết quả nghiên cứu đặc tính nông sinh

học và biện pháp kỹ thuật sản xuất các

giống bí xanh, cà rốt đƣợc tuyển chọn cho

các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, tháng 6 năm 2011, tr 113-119

3 Kết quả chọn tạo giống đậu đũa VC2 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, tháng 12 năm 2012, tr 96-100.

4 Quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua C155 Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam. Số

8 năm 2012, tr 3-5

5 Quy trình kỹ thuật sản xuất dƣa chuột lai

PC4

Tạp chí KH&CN Viện Khoa học công nghệ

Việt Nam. Số 8 năm 2012, tr 6-8

6 Quy trình kỹ thuật sản xuất bí đỏ an toàn

theo VietGAP

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam. Số

8 năm 2012, tr11-14

7 Quy trình sản xuất bí xanh an toàn theo

VietGAP

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam. Số

8 năm 2012, tr11-14

8 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh

học và đa dạng di truyền các vật liệu cà

chua bằng chỉ thị phân tử ADN.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, tháng 12 năm 2013, tr 37-42.

9 Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo

nghiệm giống cà chua lai VT4.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn. Số 19 năm 2011, tr 74-80

10 Nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm các

tổ hợp lai cà chua ƣu tú trong vụ đông và

vụ xuân tại đồng bằng sông Hồng.

Tạp chí Nông nghiệp -PTNT, tập 1, tháng 6

năm 2014, tr 146 -151

11 Giống bí xanh Thiên Thanh 5 trong vụ

đông tại các tỉnh phía Bắc.

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam,

tháng 12/2014.

12 Đánh giá đa dạng di truyền và sự có mặt

gen kháng virus xoăn vàng lá ở cà chua.

Tạp chí Khoa học và Phát triển nông thôn,

tập 13, số 1 năm 2015, tr 1-11.

13 Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo

nghiệm giống cà chua lai VT5

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam. Số

3 năm 2015, tr22-29

14 Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống

cà chua, dƣa chuột và dƣa thơm trồng

trong nhà lƣới ứng dụng công nghệ cao

tại các tỉnh phía Bắc.

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam. Số

3 năm 2015, tr 34-42

2.4. Kết quả đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực khoa học

Page 65: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

65

Bảng 9. Tổng hợp công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực khoa học

giai đoạn 2011-2016

TT Nội dung đào tạo Chuyên ngành đào tạo Số lƣợng

(cán bộ)

1 Nghiên cứu sinh Di truyền, chọn giống cây trồng 02

2 Thạc sĩ

Di truyền, chọn giống cây trồng và

Khoa học cây trồng.

06

3 Đào tạo ngắn hạn nƣớc ngoài,

thời gian 20 ngày - 3 tháng

Công nghệ sản xuất rau và công tác

nghiên cứu chọn tạo giống rau tại

Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan.

10

2.5. Những tồn tại, hạn chế trong

nghiên cứu KHCN

- Nguồn vật liệu phục vụ cho nghiên

cứu còn nghèo, trang thiết bị cho nghiên

cứu còn thiếu.

- Sản phẩm khoa học về giống cây

rau của Viện tạo ra chưa nhiều, chất

lượng chưa cao, chưa cạnh tranh được

với các giống rau nhập ngoại của các

công ty lớn trên thế giới.

- Công tác chuyển giao tiến bộ mới

tạo ra cho sản xuất còn hạn chế, thiếu tính

chuyên nghiệp.

III. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU KHCN GIAI ĐOẠN 2017-2021

3.1. Định hƣớng trong nghiên cứu KHCN

1. Tập trung nghiên cứu chọn tạo

giống lai F1 và công nghệ sản xuất hạt

giống rau lai cho một số giống rau chủ

lực: Cà chua, dưa chuột... năng suất và

chất lượng giống mới tương đương với

giống nhập ngoại.

2. Tập trung chọn tạo và phát triển các

chủng loại rau ngắn ngày: Bí xanh, dưa

thơm, đậu rau có năng suất cao, chất

lượng tốt chuyển giao vào sản xuất phục

vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu

quả kinh tế cao.

3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

cao trong sản xuất các chủng loại rau có

giá trị cao: Cà chua, dưa chuột, dưa thơm,

ớt ngọt và hoa.

4. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu chọn

tạo giống cây ăn quả mà Viện có thế mạnh

như: Cây táo, cây ổi...

3.2. Các giải pháp thực hiện chính

Giải pháp về nhân lực khoa học: Ổn

định số lượng cán bộ khoa học, tập trung

đầu tư đào tạo, tự đào đạo ở mỗi cán bộ

khoa học và đào tạo chuyên sâu cho cán

bộ khoa học có năng lực nhằm nâng cao

trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu

phát triển KHCN trong giai đoạn tới.

Giải pháp trong nghiên cứu và triển

khai

Tiếp cận và liên kết với các Công ty,

Viện nghiên cứu chọn tạo giống và sản

xuất hạt giống rau với các nước tiên tiến:

Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan

ở các nội dung:

- Liên kết đào tạo và nghiên cứu chọn

tạo các cặp bố mẹ trong nước, nhập và

đánh giá khả năng thích ứng các cặp bố

Page 66: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

66 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

mẹ của các công ty nước ngoài phục vụ

cho sản xuất hạt giống rau lai tại Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm. Đối tượng

cây rau chính: Cà chua, dưa chuột, dưa

hấu, bí đỏ, dưa thơm các loại.

- Liên kết đào tạo và tổ chức sản xuất

hạt giống rau lai tại Viện Cây lương thực

và Cây thực phẩm. Đối tượng cây rau

chính: Cà chua, dưa chuột, dưa hấu, bí đỏ,

dưa thơm các loại với các công ty trong và

ngoài nước.

- Liên kết triển khai công nghệ chế

biến hạt giống, đóng gói và thương mại

sản phẩm hạt giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn xuân Cảnh, Nguyễn Thanh Hà và

cs (2013). Nghiên cứu chọn lọc và

khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua ưu

tú trong vụ đông và vụ xuân tại đồng

bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, tháng 12 năm

2013. tr. 37-42.

2. Đoàn Xuân Cảnh, Đoàn Thị T. Thúy và

cs (2015). Kết quả nghiên cứu chọn tạo

và khảo nghiệm giống cà chua lai VT5.

Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt

Nam, tháng 12/2014. tr. 40-45.

3. Đoàn Xuân Cảnh

và Nguyễn Hồng

Minh (2013). Nghiên cứu một số đặc

điểm nông sinh học và đa dạng di

truyền các vật liệu cà chua bằng chỉ thị

phân tử. Tạp chí Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn. Số 19/2013. tr. 37-42.

4. Nguyễn Văn Hiển (2000). Chọn giống

ưu thế lai, Giáo trình chọn giống cây

trồng NXB Giáo dục. tr. 66-80.

Người phản biện: TS. Đào Xuân Thảng

RESULTS OF RESEARCH ON BREEDING AND DEVELOPMENT

TECHNOLOGY

ON VEGETABLES FOR THE PERIOD 2011-2016

Doan Xuan Canh

ABSTRACT

In the period (2011-2015), the Horticulture Division of Field Crops Research

Institute has evaluated 3,136 vegetable varieties: Tomato, cucumber, bean, wax

gourd, melon, luffa... We selected 596 bred- lines for breeding. 6 new vegetable

varieties were selected and developed: Thien Thanh No.5 wax gourd, aromatic

yellow No.1 melon, VC2 long bean, hybrid PC5 cucumber, hybrid tomato VT5 and

VT10. These varieties have high yield, good quality and we expanded with

hundreds of hectares per year. During this period, the Division also researched and

successfully developed a technological process for the production of tomatoes,

cucumbers and melons using high technology in the northern provinces. These

technological processes are recognized by the Scientific Council of the Ministry of

Agriculture and Rural Development as a technical advance.

Keywords: Tomato VT10, cucumber PC5, Thien Thanh No.5 wax gourd

Page 67: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

67

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN

2017 - 2020

Dƣơng Xuân Tú và Phạm Thiên Thành

I. THÔNG TIN CHUNG

Bộ môn Công nghệ sinh học là một

đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Cây lương

thực và Cây thực phẩm, được thành lập từ

năm 1996, địa chỉ tại xã Liên Hồng, huyện

Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

1.1. Chức năng và nhiệm vụ chính

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh

học trong chọn tạo và phát triển giống cây

trồng nông nghiệp cho các tỉnh phía Bắc

và các vùng có điều kiện tương tự.

1.2. Cơ sở vật chất

Hiện có 01 phòng thí nghiệm tế bào;

01 phòng thí nghiệm sinh học phân tử; 02

nhà lưới thí nghiệm, tổng diện tích 500m2;

3,2 ha diện tích thí nghiệm đồng ruộng

1.3. Nguồn nhân lực

Hiện tại, Bộ môn Công nghệ sinh học

có 14 cán bộ nghiên cứu, bao gồm: 02 tiến

sỹ thuộc các chuyên ngành di truyền phân

tử, di truyền và chọn giống cây trồng; 09

thạc sỹ thuộc các chuyên ngành sinh học

phân tử, công nghệ tế bào, di truyền và

chọn giống cây trồng; 03 cán bộ đại học

thuộc các chuyên ngành bảo vệ thực vật,

khoa học cây trồng.

1.4. Những thuận lợi và khó khăn

Giai đoạn 2011 - 2016 là những năm

đầu tổ chức hoạt động của Viện được thực

hiện một phần theo cơ chế tự chủ tự chịu

trách nhiệm với nhiều thay đổi về cơ chế

quản lý cũng như tài chính. Tiềm lực khoa

học còn nhiều hạn chế trong khi yêu cầu

về sản phẩm KHCN cần đạt ngày càng

cao, mang tính cạnh tranh cao.

1.4.1. Những thuận lợi

- Đã có nguồn nhân lực được bổ sung

và đào tạo, có kiến thức chuyên môn

tương đối phù hợp trong lĩnh vực công

nghệ sinh học, di truyền và chọn giống

cây trồng.

- Có đầu tư của Nhà nước cho tăng

cường trang thiết bị phòng thí nghiệm:

phòng thí nghiệm sinh học phân tử và

công nghệ tế bào, hệ thống nhà lưới, nhà

kính đã được trạng bị cơ bản

- Cơ chế tự chủ một phần trong

nghiên cứu khoa học: Xây dựng đề xuất

và kế hoạch nghiên cứu cũng đã phần tăng

Page 68: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

68 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

tính chủ động và tạo động lực cho cán bộ

nghiên cứu.

1.4.2. Khó khăn

- Kinh phí nghiên cứu còn hạn chế;

quy định về thủ tục tài chính còn phức tạp,

các cán bộ nghiên cứu phải mất rất nhiều

thời gian cho việc thanh quyết toán.

- Chưa có đề tài mang tính thường

xuyên cho việc phát triển công nghệ và

vật liệu. Các đề tài được giao mang tính

giai đoạn, không xác lập được những

nghiên cứu mang tính lâu dài để phát triển

sản phẩm một cách liên tục.

- Cơ chế tự chủ trong nghiên cứu khoa

học chưa thực sự rõ ràng, chưa thực sự gắn

kết giữa trách nhiệm và quyền hạn, không

tạo được tâm lý ổn định cho cán bộ nghiên

cứu.

- Một số cán bộ chưa thực sự tâm

huyết, trình độ chuyên môn, trình độ

ngoại ngữ còn hạn chế do vậy khó khăn

trong việc đề xuất ý tưởng nghiên cứu,

trong hợp tác quốc tế để tiếp cận và khai

thác những công nghệ/phát hiện mới trên

thế giới.

- Hệ thống phòng thí nghiệm xuống

cấp không có kinh phí để nâng cấp, bảo trì

thiết bị, trang thiết bị phòng thí nghiệm

tuy đã được trang bị cơ bản nhưng vẫn

còn thiếu về số lượng và yếu về chất

lượng (mức hiện đại).

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT

TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

2.1. Các nhiệm vụ khoa học công

nghệ thực hiện từ 2011 - 2016

Các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ

sinh học trong chọn tạo và phát triển giống

cây trồng Bộ môn Công nghệ sinh học đã

tham gia thực hiện trong giai đoạn 2011 -

2016, bao gồm 15 nhiệm vụ, trong đó:

* 9 nhiệm vụ cấp Nhà nước về ứng

dụng Công nghệ sinh học trong chọn tạo

và phát triển giống cây trồng:

1/ Tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị

phân tử (2011 - 2013), thuộc chương trình

công nghệ sinh học nông nghiệp.

2/ Nghiên cứu chọn tạo giống đậu

tương kháng bệnh gỉ sắt bằng chỉ thị phân

tử (2013 - 2016), thuộc chương trình công

nghệ sinh học nông nghiệp.

3/ Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân

tử trong chọn tạo giống khoai lang có hàm

lượng tinh bột cao cho các tỉnh phía Bắc

(2012 - 2015), thuộc chương trình công

nghệ sinh học nông nghiệp.

4/ Nghiên cứu và phát triển khả năng

sử dụng rơm rạ làm nguồn nguyên liệu sản

xuất nhiên liệu sinh học (2013 - 2015),

thuộc chương trình hợp tác quốc tế về khoa

học công nghệ theo nghị định thư với

Vương quốc Anh.

5/ Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân

tử trong chọn tạo giống mía kháng bệnh

than (2011 - 2014), thuộc chương trình

công nghệ sinh học nông nghiệp.

6/ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu

hạn bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía

Bắc (2011 - 2014), thuộc chương trình

công nghệ sinh học nông nghiệp.

7/ Nghiên cứu phát triển nguồn gen lúa

thích ứng với biến đổi khí hậu (2016 -

Page 69: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

69

2019), chương trình hợp tác quốc tế Song

phương - Đa phương với Vương quốc Anh.

8/ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa có

giá trị hàng hóa cao trong phạm vi cả

nước (2016 - 2020), thuộc chương trình

sản phẩm Quốc gia.

9/ Dự án sản xuất thử nghiệm giống

lúa HDT8 tại các tỉnh phía Bắc (2013 -

2014), thuộc chương trình công nghệ sinh

học nông nghiệp.

* 6 nhiệm vụ cấp Bộ về ứng dụng

công nghệ sinh học trong chọn tạo và phát

triển giống cây trồng:

10/ Nghiên cứu cải tiến giống lúa chất

lượng BC15, BT7 cho các tỉnh phía Bắc

(2015 - 2019), thuộc chương trình tái cơ

cấu ngành nông nghiệp.

11/ Nghiên cứu chọn tạo và phát triển

giống lúa thuần siêu cao sản cho các tỉnh

phía Bắc (2011 - 2015).

12/ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa

ngắn ngày, chất lượng cho vùng đồng

bằng sông Hồng (2011 - 2015)

13/ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa

cực ngắn ngày cho các tỉnh phía Bắc

(2012 - 2016).

14/ Dự án sản xuất giống khoai lang,

giai đoạn 2011 - 2015

15/ Ứng dụng công nghệ sinh học

trong chọn tạo và phát triển giống cây

trồng, thuộc Nhiệm vụ thường xuyên

Công tác phối hợp nghiên cứu giữa

Bộ môn Công nghệ sinh học và các đơn vị

nghiên cứu khác trong Viện như: Trung

tâm Nghiên cứu phát triển lúa thuần,

Trung tâm Nghiên cứu phát triển Cây có

củ, Bộ môn Canh tác (bộ phận chọn giống

đậu đỗ), Bộ môn Bảo vệ thực vật; ngoài

Viện như: Viện Di truyền Nông nghiệp,

Viện Bảo Vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ

thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, Đại học

Bách Khoa cũng đã được thực hiện trong

giai đoạn 2011 - 2016. Sự phối hợp với

các đơn vị nghiên cứu đã được thực hiện

theo đúng chức năng của đơn vị, đã khẳng

định sự cần thiết và tính hiệu quả của công

nghệ sinh học trong công tác chọn tạo và

phát triển giống cây trồng.

2.2. Kết quả đạt đƣợc về khoa học

công nghệ

2.2.1. Kết quả về nghiên cứu cơ bản định

hướng cho ứng dụng

* Nguồn vật liệu khởi đầu:

- Xây dựng thông tin về kiểu hình và

kiểu gen (mùi thơm, kháng bệnh bạc lá,

đạo ôn, rầy nâu, chịu hạn) nguồn vật liệu

gồm 500 mẫu giống lúa được thu thập, đa

dạng theo các hướng: Năng suất, ngắn

ngày, mùi thơm, chất lượng, chống chịu

sâu bệnh hại, chịu hạn, bao gồm lúa

indica, japonica và lúa bản địa.

- 170 mẫu giống lúa có nguồn gốc thu

thập ở Việt Nam đã được giải trình tự kiểu

gen GBS (Genotyping By Sequencing)

xác định vị trí của khoảng 334.000 SNP

trên 12 NST, là kết quả trong sự hợp tác

nghiên cứu với vương quốc Anh. Đây là

một nguồn thông tin di truyền và vật liệu

có giá trị, có thể sử dụng để nghiên cứu

xác định các QTL quy định các tính trạng

mục tiêu ở cây lúa.

- Kiểu gen liên quan đến hàm lượng

tinh bột cao và xây dựng bộ tiêu bản ADN

Page 70: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

70 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

nhận diện 51 mẫu giống khoai lang vật

liệu, phục vụ cho lai tạo giống khoai lang

có hàm lượng tinh bột cao.

- Kiểu gen kháng bệnh gỉ sắt của 70

mẫu giống đậu tương, phục vụ cho công

tác lai tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ

sắt.

* Chỉ thị phân tử liên kết gen mục tiêu

trong chọn tạo giống mới:

- Xác định được các gen kháng hữu

hiệu với vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa ở

các tỉnh phía Bắc và lựa chọn được chỉ thị

phân tử liên kết (RG556/RM122 - Xa5,

P3/RM5509- Xa7 và pTA248-Xa21) có độ

chính xác cao để nhận diện gen kháng sử

dụng trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh

bạc lá cho các tỉnh phía Bắc.

- Xác định được các gen Piz5, Pi1,

Pik-h, Pik, Pik-m, Pik-p, Pita và Pita-2

kháng hữu hiệu với các chủng nấm gây

bệnh đạo ôn ở các tỉnh phía Bắc, sàng lọc

được 5 chỉ thị phân tử (RM527, RM224,

RM206, RM7102 RM1337) liên kết với

các gen kháng này để sử dụng trong lai tạo

và chọn lọc giống lúa kháng bệnh đạo ôn

cho các tỉnh phía Bắc.

- Xác định được 4 chỉ thị phân tử

ITSSR8, ITSSR15 và IbY47 liên kết với

tính trạng tinh bột cao ở củ của khoai lang

(R = 71 - 88%).

- Xác định được 3 gen Rpp2 (cả

nước), Rpp4 (cả nước) và Rpp5 (miền

Nam) kháng tốt với các chủng nấm gây

bệnh gỉ sắt ở Việt Nam, lựa chọn được các

chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng này

Satt 620-Rpp2 (3,75cM), Satt288-Rpp4

(2,08cM) và Sat_ 275-Rpp5 (4,1cM).

- 3 quy trình công nghệ được hoàn

thiện cho ứng dụng:

1/ Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử

trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh

bạc lá tại các tỉnh phía Bắc;

2/ Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử

trong chọn tạo giống khoai lang có hàm

lượng tinh bột cao;

3/ Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử

trong chọn tạo giống đậu tương kháng

bệnh gỉ sắt.

* Công nghệ tế bào

- Lưu giữ invitro 130 dòng vật liệu

khoai tây nguồn nhập từ CIP

- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, lưu giữ

sạch bệnh một số giống khoai lang

- Nuôi cấy bao phấn, tạo dòng thuần

trong chọn tạo giống lúa

- Phát triển kỹ thuật nhân nhanh một

số giống cây trồng

2.2.2. Kết quả chọn tạo và phát triển

giống cây trồng mới

* Giống lúa mới:

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

tạo giống lúa mới theo hướng: Ngắn ngày,

mùi thơm, chất lượng cao (giá trị kinh tế

cao), chống chịu tốt với sâu bệnh hại và

điều kiện môi trường bất thuận, thích hợp

cho sản xuất trong vụ xuân và vụ mùa tại

các tỉnh phía Bắc, trong giai đoạn 2011 -

2016 được đưa ra:

- Các giống lúa khảo nghiệm: 7 giống

lúa thơm triển vọng gửi khảo nghiệm quốc

gia và khảo nghiệm sản xuất: HDT2,

HDT4, HDT5, HDT7, HDT8, HDT10 và

HD11. Trong đó 3 giống: HDT7, HDT8

Page 71: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

71

và HDT10 được đề nghị mở rộng sản

xuất.

- Giống lúa HDT8: Được công nhận

tạm thời từ năm 2012, được 2 công ty

nhận chuyển giao bản quyền sản xuất và

kinh doanh hạt giống trên cả nước. Giống

lúa HDT8 có thời gian sinh trưởng 105

ngày (vụ mùa) thích hợp trong điều kiện

vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc;

năng suất 6,0 - 6,5 tấn/ha; chất lượng cao

(gạo trắng trong, cơm mềm - amylose =

17%, dẻo, đậm, có mùi thơm nhẹ, ngon

điểm 3); kháng tốt với sâu bệnh hại chính

(rầy nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn điểm 3-5);

thích ứng rộng, chịu rét và chống đổ tốt

(điểm ≤ 3). Diện tích sản xuất của giống

lúa HDT8 tại các tỉnh phía Bắc từ 2012 -

2016 là khoảng 10.000 ha

- Giống lúa HDT10: Có thời gian sinh

trưởng 105 -110 ngày (vụ mùa), năng suất

6,0 - 7,0 tấn/ha; chất lượng cao (gạo trắng

trong, cơm mềm - amylose = 17,5%, dẻo,

đậm, có mùi thơm nhẹ, ngon điểm 3);

kháng khá với sâu bệnh hại chính (rầy

nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn điểm ≤ 5),

chống đổ tốt (điểm 3). Giống HDT10 đã

được công nhận cho sản xuất thử từ tháng

7/2017 và đã được chuyển giao bản quyền

sản xuất và kinh doanh hạt giống cho

doanh nghiệp.

* Giống đậu tương mới:

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

tạo giống đậu tương kháng gỉ sắt, kết

quả tham gia chọn tạo, đã đưa ra được 2

dòng đậu tương là Đ9 và Đ10, có thời

gian sinh trưởng 90 - 95 ngày (vụ đông),

năng suất 25 - 27 tạ/ha, mang gen kháng

bệnh gỉ sắt Việt Nam (Rpp2), thể hiện

tính kháng tốt với các chủng nấm gây

bệnh đậu tương ở Việt Nam. Đây là 2

giống đậu tương triển vọng, có tiềm

năng để phát triển ra sản xuất, thích ứng

với cả 3 vụ (vụ xuân, vụ hè thu và vụ

đông) ở các tỉnh phía Bắc.

* Giống khoai lang mới:

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

tạo giống khoai lang tinh bột cao, kết quả

tham gia chọn tạo, đã đưa ra được giống

khoai lang triển vọng VC6, có năng suất

25 - 27 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong

củ 22,5%, chất lượng tốt có tiềm năng cao

cho phát triển sản xuất khoai lang hàng

hóa tại các tỉnh phía Bắc.

2.2.3. Các công trình nghiên cứu được

công bố

Giai đoạn 2011 - 2016, Bộ môn Công

nghệ sinh học đã có 18 công trình được

công bố, gồm: 14 bài báo được đăng trên

các tạp chí trong nước; 4 bài được đăng

trên tạp chí quốc tế và kỷ yếu Hội nghị

quốc tế.

2.2.4. Kết quả hợp tác quốc tế về khoa

học công nghệ

- Hợp tác với Vương quốc Anh:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểu hình

(khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ,

hàm lượng silica thấp) và kiểu gen (GBS)

của 170 mẫu giống lúa vật liệu.

+ Đào tạo được 2 cán bộ (30 tháng)

tại Vương quốc Anh về kỹ thuật phân tích

di truyền GWAS, là cơ sở cho việc phát

Page 72: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

72 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

triển công nghệ mới trong nghiên cứu ứng

dụng công nghệ sinh học chọn tạo giống

cây trồng trong thời gian tới.

- Hợp tác với IRRI trong chương trình

chọn tạo giống lúa: Trao đổi nguồn vật

liệu và nâng cao kỹ năng trong chọn tạo

giống lúa (về di truyền và kỹ thuật chỉ thị

phân tử trong chọn tạo giống)

2.2.5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực

khoa học công nghệ

Nguồn nhân lực của Bộ môn Công

nghệ sinh học trong giai đoạn 2011 - 2016

được đào tạo và bổ sung: 9 thạc sỹ, 2 tiến

sỹ được đào tạo trong và ngoài nước theo

hai chuyên ngành là Sinh học phân tử, Di

truyền và chọn giống cây trồng. Ngoài ra,

các cán bộ trong đơn vị còn tham gia 9

lượt đào tạo/tập huấn ngắn hạn ở nước

ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,

Anh, IRRI) để nâng cao chuyên môn và

kỹ năng nghiên cứu.

2.3. Những tồn tại và hạn chế trong

nghiên cứu KHCN

- Nghiên cứu cơ bản còn thiếu về mặt

số lượng và yếu về mặt chuyên sâu:

Nghiên cứu di truyền các tính trạng trong

chọn giống chưa đầy đủ, do vậy việc định

hướng chọn tạo giống mới còn thiên về

cảm tính.

- Đối tượng cây trồng áp dụng công

nghệ sinh học trong chọn tạo và phát triển

giống chưa nhiều, chỉ ở cây lúa, cây đậu

tương, khoai lang. Ứng dụng chỉ thị phân

tử trong chọn giống còn hạn chế về số

lượng kiểu gen mục tiêu.

- Chưa phát huy và khai thác tốt công

nghệ tế bào trong chọn tạo và phát triển

giống cây trồng

- Các công trình công bố quốc tế còn

ít, vẫn chủ yếu là đồng tác giả

- Sản phẩm về giống cây trồng mới

(giống lúa) vẫn chưa thực sự có tính cạnh

tranh cao, vẫn còn nhiều hạn chế như về

chất lượng, tính thích ứng.

- Phối kết hợp trong nghiên cứu giữa

công nghệ sinh học và các đơn vị khác trong

Viện chưa thực sự gắn kết và hiệu quả.

III. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU VÀ

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG

NGHỆ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

3.1. Đánh giá thực trạng

Việt Nam đã hội nhập quốc tế do vậy

yêu cầu về sản phẩm KHCN phải có tính

cạnh tranh cao. Yêu cầu về chất lượng

nông sản cho tiêu dùng con người ngày

càng cao. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu

dẫn đến các hiện tượng hạn, ngập, mặn,

nóng, lạnh ngày càng trầm trọng. Diễn

biến về sâu bệnh hại cũng gia tăng do áp

lực về môi trường và sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật. Chính vì vậy, thực tế sản xuất

cần có những giống cây trồng tốt, phù hợp

với các vấn đề trên để mang lại hiệu quả

cao. Hay nói một cách khác, những giống

cây trồng mang đồng thời nhiều tính trạng

tốt (mega - varieties) để thỏa mãn được

các nhu cầu trên. Hiện tại, các giống cây

trồng đang sản xuất, đặc biệt là cây lúa

chưa đáp ứng được hoàn toàn các điều

kiện trên, mỗi giống chỉ có thể đáp ứng

được một phần nào các tiêu chí mong

Page 73: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

73

muốn. Trong thời gian tới, muốn chọn tạo

được giống cây trồng mang nhiều các tính

trạng mục tiêu thì việc ứng dụng công

nghệ sinh học (CNSH) là một cách lựa

chọn trong các chương trình chọn giống.

Sử dụng chỉ thị phân tử trong lai tạo

giống cây trồng trong thời gian qua đã

được đánh giá như là công cụ hỗ trợ có

hiệu quả. Chỉ thị phân tử ADN được sử

dụng phổ biến hiện nay hỗ trợ trong chọn

tạo giống cây trồng: Phân tích đa dạng di

truyền làm cơ sở lựa chọn bố mẹ trong các

cặp lai định hướng cũng như tạo ưu thế

lai; định vị và xác định các QTLs/gen điều

khiển tính trạng mục tiêu, để từ đó thiết kế

mồi cho phản ứng nhân đoạn ADN mang

gen hoặc QTLs liên kết chặt với gen điều

khiển tinh trạng mục tiêu, nhận diện gen

mục tiêu hỗ trợ trong lai tạo và chọn lọc.

Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm hiện tại

cũng đã làm chủ được công nghệ này. Một

số công nghệ phân tích di truyền hiện đại

như phân tích high throughput, công nghệ

GWAS (Genome Wide Association Scan)

hay công nghệ chỉnh sửa hên gen

(Genome Editing) cũng đã được ứng dụng

trong chọn giống cây trồng trong thời gian

gần đây. Tuy nhiên công nghệ này chúng

tôi cũng chỉ được làm quen, chưa có thiết

bị máy móc để thực hiện ứng dụng.

Ứng dụng công nghệ tế bào trong

chọn tạo và phát triển giống cây trồng

cũng rất quan trọng để mang tới sự thành

công. Một số công nghệ hay dùng như:

Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy bao phấn

tạo dòng thuần đơn bội kép, nuôi cấy

phôi, cứu phôi, xử lý đột biến soma trong

tạo vật liệu mới mới; kỹ thuật invitro

trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo lại cây

sạch bệnh, tạo cây con invitro hoặc lưu

giữ vật liệu.

Việc sử dụng công nghệ sinh học

trong chọn tạo và phát triển giống cây

trồng mang mang lại hiệu quả cao. Tuy

vậy, cần phải có yếu tố con người, thiết bị

và đầu tư phù hợp thì mới có thể thực hiện

3.2. Định hƣớng các nhiệm vụ

KHCN

- Tích cực tham gia, xây dựng đề xuất

các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp

ngành theo các lĩnh vực: Ứng dụng công

nghệ sinh học trong chọn tạo và phát triển

giống cây trồng mới; Phát triển công nghệ

mới; Đối phó với biến đổi khí hậu...

- Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế hợp

tác theo các chương trình hợp tác: Nghị

định thư, song phương, đa phương, các

nhiệm vụ do các tổ chức nước ngoài tài

trợ vào Việt Nam... để nâng cao trình độ

nghiên cứu, tiếp thu và làm chủ công nghệ

tiên tiến của thế giới.

3.3. Định hƣớng về sản phẩm

KHCN

3.3.1. Những nghiên cứu cơ bản định

hướng cho ứng dụng

* Nghiên cứu vật liệu khởi đầu

Tiếp tục xây dựng bổ sung cơ sở dữ

liệu và duy trì nguồn gen (cơ sở dữ liệu

kiểu hình và gen mục tiêu) phục vụ cho

công tác chọn tạo giống theo mục tiêu:

Ngắn ngày, năng suất, chất lượng, chống

chịu tốt với điều kiện môi trường bất

thuận và sâu bệnh hại.

Page 74: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

74 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

* Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

sinh học trong chọn tạo và phát triển

giống cây trồng

- Cây lúa: Tiếp tục phát triển chỉ thị

phân tử liên kết với gen quy định tính trạng

mục tiêu: Gen kháng rầy nâu, gen chịu hạn,

gen chịu mặn, gen quy định rơm rạ có khả

năng phân hủy cao (chuyển hóa đường cao),

gen quy định hàm lượng silica thấp ở cây

lúa sử dụng trong các chương trình chọn

giống lúa mới theo mục tiêu.

- Hoàn thiện quy trình ứng dụng chỉ

thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chất

lượng, chống chịu sâu bệnh hại (bệnh đạo

ôn, rầy nâu): Dự kiến 03 quy trình được

hoàn thiện cho ứng dụng.

- Cây trồng khác: Phát triển kỹ thuật

chỉ thị phân tử liên kết với gen mục tiêu

kháng bệnh trên cây cà chua.

- Phát triển công nghệ tế bào tạo dòng

đơn bội kép phục vụ cho lai tạo ưu thế lai

đối với một số cây trồng có giá trị như dưa

thơm, cà chua...

- Phát triển ứng dụng công nghệ tin

sinh trong phân tích di truyền.

3.2.2. Tạo sản phẩm mới cho sản xuất

- Sử dụng các chỉ thị phân tử để chọn

các gen mục tiêu trong các chương trình

chọn giống cây trồng: Gen thơm, gen

kháng bệnh bạc lá, gen kháng bệnh đạo

ôn, gen kháng rầy nâu, gen chịu hạn, gen

chịu mặn, gen quy định rơm rạ có khả

năng phân hủy cao trong chọn giống lúa;

gen kháng bệnh gỉ sắt trong chọn giống

đậu tương.

- Chương trình chọn tạo giống lúa

thơm, chất lượng cao, ngắn ngày, năng

suất khá, chống chịu với sâu bệnh hại

chính: 1 - 2 giống lúa được công nhận

chính thức, 1 - 2 giống được công nhận

cho sản xuất thử.

3.4. Đề xuất giải pháp

- Tăng cường đào tạo nâng cao, đào

tạo bổ sung nguồn nhân lực nghiên cứu

trong lĩnh vực tổng hợp: Di truyền phân tử

- chọn giống cây trồng; công nghệ tế bào -

di truyền tế bào;

- Tăng cường và củng cố các nhóm

nghiên cứu: Di truyền chọn giống, sinh

học phân tử và công nghệ tế bào được

hoàn thiện và nâng cao về trình độ, có

chuyên gia giỏi đứng đầu, có khả năng

xây dựng và đề xuất ý tưởng nghiên cứu

và hợp tác nghiên cứu.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán

bộ nghiên cứu.

- Tăng cường, bổ sung trang thiết bị

nghiên cứu.

- Tạo động lực, khuyến khích cán bộ

nghiên cứu làm việc có tâm huyết.

- Nâng cao khả năng, xây dựng các

chương trình phối hợp trong nghiên cứu,

phát triển KHCN và phát triển sản phẩm

mới ra sản xuất.

Người phản biện: TS. Nguyễn Trọng Khanh

Page 75: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

75

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CANH TÁC GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Đỗ Thế Hiếu

I. THÔNG TIN CHUNG

Bộ môn Canh tác là đơn vị nghiên cứu

trực thuộc Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm, địa chỉ tại xã Liên Hồng,

huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

1.1. Chức năng

Bộ môn Canh tác có chức năng

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ về kỹ thuật canh tác cây lương thực

và cây thực phẩm.

1.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật

thâm canh tổng hợp đối với cây lương

thực và cây thực phẩm.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh

tác đối với một số giống cây trồng mới ở

các vùng sinh thái.

- Thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật mới

(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...)

- Tham gia đào tạo nguồn nhân lực và

thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

có liên quan.

- Tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất.

1.3. Tiềm lực của đơn vị

- Nguồn nhân lực: Có tổng số 10 cán

bộ nghiên cứu, bao gồm: 06 thạc sĩ (01 di

truyền và chọn giống cây trồng, 05 trồng

trọt); 04 cán bộ đại học (04 trồng trọt).

- Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt

động nghiên cứu của đơn vị gồm có: 4,0 ha

diện tích thí nghiệm, 01 phòng thí nghiệm

với các trang thiết bị như: Máy vi tính, máy

đo độ ẩm và pH đất, cân điện tử, máy đo

chỉ số diện tích lá, máy phân tích nhanh

hàm lượng dinh dưỡng trong đất và hệ

thống nhà kho để lưu giữ, bảo quản mẫu.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

GIAI ĐOẠN 2011-2016

2.1. Các nhiệm vụ KHCN thực hiện

từ 2011-2016

Giai đoạn 2011-2016, Bộ môn Canh

tác tham gia thực hiện 19 nhiệm vụ

KHCN, bao gồm: 06 nhiệm vụ do Bộ môn

là đơn vị thực hiện chính (trong đó có 01

nhiệm vụ cấp Nhà nước và 01 nhiệm vụ

cấp địa phương); còn lại là 13 nhiệm vụ

tham gia phối hợp với các đơn vị trong và

ngoài Viện. Tổng kinh phí của các nhiệm

vụ Bô môn Canh tác thực hiện từ năm

2011-2016 là: 4,866 triệu đồng (không

tính kinh phí nhiệm vụ thường xuyên theo

chức năng).

Trong những năm qua, Bộ môn Canh

tác đã luôn duy trì tốt sự phối hợp với các

đơn vị nghiên cứu khác trong Viện như:

Page 76: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

76 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa

thuần, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

lúa lai, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Đậu đỗ, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ

môn Bảo vệ thực vật; và ngoài Viện như:

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Nam

Trung bộ, Viện Bảo vệ thực vật , Viện Thổ

nhưỡng Nông hóa... Sự phối hợp được thực

hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ của

đơn vị, đã khẳng định được sự cần thiết,

tính hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật

nghiên cứu và mô hình được chuyển giao

vào sản xuất.

2.2. Kết quả về khoa học công nghệ

2.2.1. Kết quả nghiên cứu về các biện

pháp kỹ thuật canh tác

Mặc dù chỉ với lượng kinh phí còn hạn

hẹp, nhiệm vụ nhiều và bị chia nhỏ nhưng

kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ

thuật canh tác như: Thời vụ, phân bón, mật

độ... cho các loại cây trồng (lúa, đậu tương,

lạc...) để xây dựng quy trình canh tác phù

hợp cho các giống tại các vùng sinh thái

khác nhau trong giai đoạn 2011-2016 vừa

qua rất xứng đáng được ghi nhận:

- Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế

độ phì đất trồng lúa ở vùng đồng bằng

sông Hồng: Trên chân đất 2 vụ lúa/năm,

để đáp ứng lượng dinh dưỡng của cây,

phát huy tối đa tiềm năng năng suất của

các giống lúa mới và góp phần cải tạo độ

phì đất canh tác cần thiết phải bón phân

vô cơ kết hợp với phân hữu cơ

(NPK+P/C, NPK+PPP, NPK+P/C+PPP).

Đạm, kali là 2 nguyên tố dinh dưỡng đa

lượng quan trọng cho đất lúa, nhất là phân

đạm, nếu thiếu chúng sẽ là những yếu tố

hạn chế đến độ phì của đất, làm giảm năng

suất sản lượng lúa. Phân lân là nguyên tố

dinh dưỡng đa lượng ảnh hưởng không rõ

đến sự sụt giảm năng suất lúa. Việc áp

dụng các loại phân trung lượng như Ca,

Mg, S, Si và các loại phân vi lượng như

Bo, Cu, Mo, Zn cũng chưa cho thấy có sự

tác động rõ ràng nào đến năng suất lúa.

- Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và tồn

dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa ở

vùng đồng bằng sông Hồng: Hiệu lực trực

tiếp trên các công thức không bón phân,

công thức không bón đạm và không bón

kali làm giảm năng suất lúa rõ rệt nhất

trong tất cả các vụ thí nghiệm. Các công

thức tồn dư lân 1 vụ, tồn dư kali 1 vụ cho

năng suất cao tương đương nhau và thấp

hơn công thức được bón đầy đủ NPK

nhưng ở mức không có ý nghĩa. Các công

thức tồn dư lân từ 2-3 vụ, các công thức

tồn dư kali (1-2 vụ) cho năng suất thấp

hơn so với các công thức bón đầy đủ phân

bón nhưng xét về hiệu quả kinh tế thì các

các công thức này cho hiệu quả kinh tế

tương đương hoặc thấp hơn không đáng kể.

- Thông qua việc phối hợp thực hiện

các đề tài, dự án, giai đoạn 2012-2016, Bộ

môn Canh tác cũng đã tiến hành nghiên

cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để

xây dựng quy trình kỹ thuật cho các giống

cây trồng mới của Viện như giống lúa

P376, HDT8, GL102, GL105, GL159, P9,

PĐ211, CH16, LCH37, GL201, GL202,

P6ĐB, N25, HYT108, HYT116, HYT126,

HYT127, HYT131; các giống đậu tương

Đ8, Đ9, Đ10; các giống lạc L23, L26;

giống đậu xanh 12ĐX02... Các quy trình

trình kỹ thuật này đã được ứng dụng và

chuyển giao vào sản xuất, góp phần thúc

đẩy quá trình mở rộng diện tích các giống.

Page 77: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

77

- Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật

canh tác lúa tiên tiến cho vùng đồng bằng

sông Hồng: Đây là nhiệm vụ cấp Nhà

nước, thuộc chương trình SPQG được thực

hiện từ tháng 10/2016 nên đến thời điểm

hiện tại các kết quả nghiên cứu được tổng

hợp để báo cáo chủ yếu tập trung trong vụ

xuân 2017. Sản phẩm chính của đề tài cần

phải đạt là: 01 Gói kỹ thuật canh tác lúa

tiên tiến cho vùng đồng bằng sông Hồng

(được công nhận tiến bộ kỹ thuật) và xây

dựng được các mô hình liên kết áp dụng

gói kỹ thuật trên diện rộng. Hiện nay, đề tài

đã đề xuất được dự thảo quy trình kỹ thuật

canh tác lúa tiên tiến cho vùng đồng bằng

sông Hồng và đang thử nghiệm trên diện

hẹp. Đánh giá các kết quả nghiên cứu, áp

dụng, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật

tiên tiến trong vụ xuân 2017 cơ bản cho

thấy có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Lợi nhuận thu được từ các mô hình tiên

tiến đạt cao hơn từ 5-7 triệu đồng/ ha,

tương đương 20-30% so với sản xuất đại

trà. Thời gian hoàn thành Gói kỹ thuật dự

kiến tháng 12/2019.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo

giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

vào sản xuất

- Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống:

Bộ môn Canh tác không có chức năng,

nhiệm vụ về nghiên cứu chọn tạo các giống

cây trồng mới. Tuy nhiên, trong quá trình

tái cấu trúc lại đơn vị từ tháng 8 năm 2012,

bộ phận đậu đỗ của Bộ môn Cây thực

phẩm được sáp nhập về Bộ môn Canh tác

nên Bộ môn có sự kế thừa trong công tác

nghiên cứu về chọn tạo các giống đậu đỗ.

+ Giống đậu tương Đ8: Có thời gian

sinh trưởng ngắn ngày 85-87 ngày (vụ

đông), khả năng thích ứng rộng, năng suất

22-24 tạ/ha, thích hợp trồng trong cả 3 vụ

(vụ xuân, vụ hè và vụ đông). Giống Đ8 đã

được công nhận chính thức cho sản xuất

tại các tỉnh phía Bắc tháng 4 năm 2015.

+ Giai đoạn 2012-2016, nhờ ứng dụng

chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu

tương kháng bệnh gỉ sắt, Bộ môn Canh tác

đã phối hợp với Bộ môn công nghệ sinh

học chọn tạo thành công 02 giống đậu

tương mới là Đ9 và Đ10. Hai giống này

có TGST 90-95 ngày (vụ đông), năng suất

25-27 tạ/ha, mang gen kháng bệnh gỉ sắt

Rpp2, thể hiện tính kháng tốt với một số

chủng nấm bệnh gỉ sắt có độc tính cao ở

Việt Nam. Đây là hai giống đậu tương

triển vọng, có tiềm năng để phát triển ra

sản xuất, thích ứng trồng trong cả 3 vụ(vụ

xuân, vụ hè và vụ đông) ở các tỉnh phía

Bắc.

+ Giống đậu xanh 12ĐX02: Là giống

được chọn lọc từ nguồn nhập nội có

TGST tại các tỉnh phía Bắc trung bình 70

- 75 ngày, khối lượng 1.000 hạt 60 - 70

gram, hạt màu xanh bóng, nội nhũ màu

vàng khá phù hợp thị hiếu người tiêu dung

trong nươc va xuât khâu . Giống đậu xanh

12ĐX02 chín tập trung thuận tiện cho việc

thu hoạch, thu hoạch 2 - 3 lần/vụ. Năng

suất trung bình 20 - 23 tạ/ha, nếu thâm

canh tốt có thể đạt trên 25 tạ/ha. Có thể

trồng trên các chân đất thit nhe , cát pha

(đất sau thu hoạch ngô xuân và lạc xuân )

tại các tỉnh thuộc miên nui phia Băc , đông

băng Sông Hông và Băc Trung Bô . Hiện

nay, giống đậu xanh 12ĐX02 cũng đã

được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn cho phép sản xuất,

kinh doanh theo quy định.

Page 78: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

78 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

+ MET (Multi- environment Testing

for irrigated lowland Rice): Để xác định

những dòng lúa triển vọng với năng suất

cao ổn định và có khả năng thích ứng rộng

thông qua một tập hợp môi trường đích ở

các quốc gia khác nhau. Thông qua sự

phối hợp giữa Viện Cây lương thực và

Cây thực phẩm với Viện Nghiên cứu lúa

quốc tế IRRI và thông qua sự điều phối

của phòng KH&HTQT, thời gian vừa qua

Bộ môn Canh tác đã tiến hành đánh giá

một tập hợp các bộ giống ngắn ngày,

trung ngày từ nhiều quốc gia, trong đó có

Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy đa

số các giống có kiểu hình chấp nhận ở

mức từ khá đến trung bình, một số ít kém

và rất kém. Cũng do bộ giống được tập

hợp từ nhiều quốc gia nên khả năng thích

ứng với điều kiện ngoại cảnh miền Bắc

Việt Nam và khả năng chống chịu với

những đối tượng sâu bệnh hại chính của

các giống cũng rất khác nhau; nhìn chung

là kém hơn so với các giống lúa được

chọn tạo trong nước. Tuy nhiên, qua đánh

giá Bộ môn Canh tác cũng đã rút ra được

một số giống có nhiều đặc điểm nông học

tốt, độ thuần khá, tiềm năng năng suất cao

tham gia vào mô hình trình diễn năm 2017

là: Giống MET49/2016, MET133/2016,

MET195/ 2016, MET5434/2016,

MET6238/2016 và MET7029/2016. Các

giống lúa này cần tiếp tục được đánh giá để

có thể phát triển thành giống hoặc sử dụng

trong các chương trình lai tạo tiếp theo.

- Kết quả chuyển giao TBKT vào

sản xuất:

+ Mô hình trình diễn các giống lúa

mới: Dưới sự chỉ đạo của Viện và sự hỗ

trợ của các đơn vị nghiên cứu chọn tạo

giống lúa, những năm vừa qua Bộ môn

Canh tác thường xuyên tổ chức trình diễn

các giống lúa mới triển vọng của Viện (số

lượng 25-30 dòng, giống/ vụ). Mô hình

trình diễn được tích hợp nhiều biện pháp

kỹ thuật mới góp phần làm tăng năng suất

lúa như: Gieo cây phân xanh, bón phân

hữu cơ vi sinh, phân viên nén, phân bón

phân giải chậm, cấy mạ non, cấy hàng

rộng- hàng hẹp... Hàng vụ đều có hàng

chục đoàn khách đến thăm quan, đánh giá;

qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu được

những sản phẩm giống lúa tốt của Viện

cho sản xuất.

+ Mô hình chuyển đổi đất lúa kém

hiệu quả sang trồng ngô: Với mục tiêu là

chuyển đổi những vùng sản xuất lúa kém

hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá

trị sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và

hạn chế những rủi ro trong quá trình canh

tác lúa. Các năm từ 2014-2016, Bộ môn

Canh tác đã phối hợp với Trung tâm

Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

triển khai xây dựng được 2 mô hình sản

xuất ngô LVN99 trên chân đất lúa xuân

bán khô hạn (bấp bênh nước) tại các xã

Cộng Hòa, huyện Nam Sách và xã Đức

Chính, huyện Cẩm Giàng của tỉnh Hải

Dương, với quy mô 60 ha (30 ha/ mô hình/

năm), đạt năng suất 7- 7,5 tấn/ha và hiệu

quả kinh tế tăng hơn so với các vụ sản xuất

lúa xuân trước kia từ 11-15 triệu đồng/ ha.

Ngoài các lớp đào tạo, tập huấn và các hội

nghị đầu bờ giới thiệu về giống và quy

trình kỹ thuật, dự án cũng đã hỗ trợ một

phần kinh phí để các địa phương trang bị

thêm một số các loại máy móc như: Máy

vừa làm đất- lên luống- gieo hạt, máy bóc

tách hạt tiến tới cơ giới hóa đồng bộ trong

sản xuất ngô, giảm chi phí đầu vào.

Page 79: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

79

+ Mô hình thâm canh tổng hợp giống

lúa mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc:

Thông qua chương trình phối hợp với

Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và

Khuyến nông, trong các năm từ 2014-

2016, Bộ môn Canh tác đã tiến hành xây

dựng được 60 ha mô hình thâm canh tổng

hợp các giống lúa mới của Viện là GL105,

HDT8 và PC26 với trên 450 hộ nông dân

tại các xã Tân Long, xã Hoàng Khai của

huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và xã

Bình Dương của TP. Đông Triều, tỉnh

Quảng Ninh tham gia. Với sự liên kết, hỗ

trợ của Công ty Giống Cây trồng - Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm, mô

hình thâm canh tổng hợp các giống lúa

thuần trên đã góp phần nâng cao được

năng suất và giá trị kinh tế từ việc canh

tác lúa. Năng suất các giống lúa trong mô

hình thường tăng hơn so với các giống đối

chứng tại địa phương (HT1, KD18, Bao

thai) từ 12- 15%, hiệu quả kinh tế tăng từ

6,7- 7,3 triệu đồng/ ha, tương đương 25-

32%. Dự án cũng đã mở được các lớp đào

tạo, tập huấn, các hội nghị đầu bờ để

hướng dẫn, giới thiệu quy trình kỹ thuật

thâm canh tổng hợp cho lúa và cho các

cán bộ khuyến nông cơ sở, các hộ nông

dân tham gia trong mô hình và ở các địa

phương khác trong tỉnh Tuyên Quang và

Quảng Ninh đến tham dự, học tập và nhân

rộng mô hình.

+ Xây dựng mô hình canh tác giống

đậu tương Đ8 trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên: Trong hai năm 2015-2016, đã

hoàn thiện được quy trình kỹ thuật thâm

canh giống đậu tương Đ8 phù hợp cho

tỉnh Thái Nguyên. Dự án đã triển khai

được 3 mô hình thâm canh giống đậu

tương Đ8, quy mô 30 ha, đạt năng suất từ

23,2-24,5 tạ/ha tại 2 địa phương (xã Bình

Long và xã Phương Giao thuộc huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên); Lãi thuần đạt từ

12,5 - 12,95 triệu đồng/ha trong vụ xuân

và 14,6 triệu đồng/ha trong vụ hè. Đào

tạo, tập huấn và mở các hội nghị đầu bờ

giới thiệu giống và quy trình kỹ thuật cho

hơn 200 lượt người tham gia.

2.3. Những thuận lợi, khó khăn và

các mặt còn tồn tại, hạn chế

2.3.1. Những thuận lợi

- Bộ môn Canh tác là Bộ môn được

thành lập và phát triển gắn liền với lịch sử

hình thành và phát triển của Viện. Một bộ

phận không nhỏ các cán bộ đầu ngành có

kiến thức chuyên sâu về canh tác học, hệ

thống nông nghiệp hiện nay đang nắm giữ

những vị trí quan trọng trong các cơ quan

nghiên cứu và quản lý về nông nghiệp; rất

nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh

vực canh tác cây trồng đã được ứng dụng

và phát triển rộng rãi vào sản xuất trong

những giai đoạn vừa qua.

- Bộ môn Canh tác cũng luôn nhận

được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của

Đảng ủy, Ban Giám đốc Viện; sự hợp tác

và hỗ trợ của các đơn vị, phòng ban trong

Viện nên ngay sau khi tái cấu trúc lại Bộ

môn Canh tác từ tháng 8 năm 2012, mối

gắn kết giữa hai nhóm lúa và đậu đỗ của

đơn vị đã ngày càng trở lên hữu cơ hơn.

- Nguồn nhân lực được bổ sung trong

thời gian vừa qua cơ bản là những cán bộ

trẻ và đã được đào tạo nâng cao (60% số

cán bộ có trình độ thạc sĩ, trong đó có 01

cán bộ đang đào tạo trình độ tiến sĩ).

- Cơ chế tự chủ một phần trong

nghiên cứu khoa học cũng là một trong

Page 80: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

80 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

những yếu tố làm tăng tính chủ động và

tạo động lực cho các cán bộ nghiên cứu

tích cực xây dựng, đề xuất những kế

hoạch nghiên cứu mới.

- Có sự đầu tư của Nhà nước trang bị

thêm một số thiết bị và máy móc phục vụ

nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất

(từ nhiệm vụ cấp Nhà nước).

2.3.2. Những khó khăn

- Nguồn kinh phí đầu tư cho các

nghiên cứu cơ bản về canh tác giống cây

trồng rất hạn chế. Chủ yếu là các nghiên

cứu đơn lẻ, mang tính giai đoạn và không

có những nghiên cứu mang tính lâu dài

thực hiện trong nhiều năm để theo đuổi

hoặc chứng minh một sản phẩm KHCN

cho tương lai.

- Các quy định về thủ tục tài chính

còn nhiều phức tạp nên các cán bộ nghiên

cứu của đơn vị phải mất quá nhiều thời

gian cho việc thanh quyết toán.

- Cơ chế tự chủ trong nghiên cứu khoa

học là yếu tố thuận lợi nhưng quá trình

triển khai còn chưa thực sự rõ ràng nên

chưa gắn kết được trách nhiệm và quyền

hạn của người đứng đầu đơn vị, từ đó có

thể tạo nên sự thiếu công bằng về quyền

lợi và gây ra tâm lý không ổn định cho

cán bộ nghiên cứu.

- Mặc dù phần lớn cán bộ của đơn vị

là cán bộ trẻ nhưng số lượng cán bộ trẻ có

tinh thần nhiệt tình, hăng say nghiên cứu

và vững về chuyên môn còn rất hạn chế.

Đặc biệt là sau các bước chuyển giao giai

đoạn, chuyển giao thế hệ, hiện nay Bộ

môn đang thiếu những cán bộ đầu ngành

có chuyên môn sâu về canh tác học, có

khả năng định hướng nghiên cứu để dẫn

dắt và phát triển đơn vị trong thời gian

dài. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của đa

số cán bộ hiện nay còn chưa tốt nên cũng

gây khó khăn không nhỏ đến việc tiếp cận

với những tài liệu khoa học để đề xuất và

khai thác những công nghệ mới tiên tiến

trên thế giới.

- Đồng ruộng khu vực nghiên cứu

không đồng đều; hệ thống kênh mương,

nhà kho, phòng thí nghiệm xuống cấp;

một số máy móc thiết bị tuy đã được đầu

tư mới nhưng cơ bản vẫn còn thiếu và

chưa đồng bộ.

2.3.3. Các mặt còn tồn tại, hạn chế

- Hiện nay, các nghiên cứu của đơn vị

mới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực canh

tác cho lúa, một số ít các nhiệm vụ thực

hiện về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Tuy nhiên, chủ yếu là các nhiệm vụ phối

hợp nên nguồn kinh phí thực hiện còn rất

eo hẹp và chưa mang tính đầy đủ của công

nghệ. Lĩnh vực nghiên cứu biện pháp kỹ

thuật canh tác cho các đối tượng cây trồng

khác cũng chưa được tiếp cận một cách

đầy đủ, nhất là các giống rau màu.

- Mặt hạn chế khác, các sản phẩm về

quy trình công nghệ hay gói kỹ thuật canh

tác cho một đối tượng cây trồng nhất định

thường không phải là một sản phẩm hữu

hình, bao gồm rất nhiều những yếu tố chủ

quan, khách quan tác động đến nên các

doanh nghiệp thường không mặn mà trong

quá trình tiếp nhận cũng như là chuyển

giao vào sản xuất.

- Hơn nữa, trong thời gian vừa qua,

những nghiên cứu cơ bản về canh tác

còn thiếu về mặt số lượng và yếu về mặt

chuyên sâu; các công trình công bố chủ

Page 81: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

81

yếu ở trong nước và là đồng tác giả; số

lượng còn ít và mang tính chất đơn lẻ;

chưa có công trình nghiên cứu nào thực

sự có giá trị tham khảo cao và có tầm

ảnh hưởng sâu - rộng trong sản xuất.

- Sự phối kết hợp trong nghiên cứu và

chuyển giao TBKT giữa Bộ môn Canh tác

và các đơn vị khác trong Viện khá tốt

song còn hạn chế về mặt số lượng, chất

lượng, trách nhiệm để cùng đi đến sản

phẩm cuối cùng và khả năng ứng dụng

của sản phẩm vào thực tiễn sản xuất.

- Những sản phẩm kế thừa của đơn vị

trong giai đoạn vừa qua về nghiên cứu

chọn tạo giống đậu tương như giống: Đ8,

Đ9, Đ10 và các dòng, giống triển vọng

khác cũng cần được Viện quan tâm chỉ

đạo và đưa ra định hướng phát triển.

III. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU VÀ

CHUYỂN GIAO KHCN GIAI ĐOẠN

2017-2020

3.1. Định hƣớng các nhiệm vụ

KHCN

- Tích cực tham gia phối hợp, xây

dựng đề xuất các nhiệm vụ KHCN, dự án

khuyến nông cấp Bộ, cấp Nhà nước thuộc

các lĩnh vực về kỹ thuật thâm canh tổng

hợp cho các giống cây lương thực và cây

thực phẩm; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng;

Ứng dụng và phát triển công nghệ mới;

Đối phó với biến đổi khí hậu...

- Hoàn thiện gói kỹ thuật canh tác lúa

tiên tiến; đồng thời tiếp cận và định hướng

xây dựng gói kỹ thuật canh tác lúa và các

loại rau màu công nghệ cao.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu với

các đơn vị trong Viện và mở rộng quan hệ

nghiên cứu với các Viện thuộc VAAS, các

địa phương có nhu cầu về KHCN.

- Phối hợp với các Trường, Trung

tâm, cơ sở giảng dạy để tham gia đào tạo

nguồn nhân lực; thông qua các mô hình,

dự án đào tạo, tập huấn chuyển giao

TBKT vào sản xuất;

- Tham gia tư vấn và dịch vụ trong

khâu chuyển giao quy trình kỹ thuật, ứng

dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất

nông nghiệp, đặc biệt là đưa cơ giới hóa

vào sản xuất, thâm canh lúa.

- Gắn kết chặt chẽ với các doanh

nghiệp để phát triển sản phẩm (quy trình

kỹ thuật, cơ cấu giống cây trồng mới) ra

sản xuất và thực hiện hợp tác quốc tế

trong các lĩnh vực có liên quan.

3.2. Đề xuất giải pháp

- Cần tạo các hành lang về tài chính

thuận lợi hơn nữa giúp cho các cán bộ

nghiên cứu của đơn vị dành thêm nhiều

thời gian tập trung cho nghiên cứu.

- Đơn vị cũng cần phân nhóm cán bộ

nghiên cứu, cán bộ chuyển giao theo năng

lực của mỗi người để đạt hiệu quả cao

nhất.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

tại chỗ, tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ tâm

huyết nâng cao trình độ chuyên môn,

ngoại ngữ, làm chủ công nghệ.

- Cần bổ sung thêm nhà kho, nhà

xưởng và các loại máy móc, thiết bị công

nghệ cao phục vụ nghiên cứu và chuyển

giao vào sản xuất (máy tính, máy làm đất,

máy băm nghiền giá thể và một số loại

máy chuyên dụng khác...).

Page 82: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

82 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

- Cần có sự dẫn dắt, định hướng của

Lãnh đạo Viện và các chuyên gia đầu

ngành để kịp thời xây dựng các nội dung,

đề án khoa học công nghệ tạo thêm việc

làm và kinh phí cho đơn vị./.

Người phản biện: TS. Nguyễn Trọng Khanh

Page 83: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

83

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÖA THÂM CANH VÀ LÖA CHẤT LƢỢNG CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Nguyễn Trọng Khanh và Nguyễn Anh Dũng

TÓM TẮT

Trong giai đoạn 2011-2015, Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm đƣợc giao chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thâm canh và lúa chất lƣợng cho vùng đồng bằng sông Hồng”. Kết quả đã thu thập, duy trì, đánh giá và khai thác đƣợc hơn 1000 mẫu dòng, giống nguồn gen lúa; trên 800 tổ hợp lai, mẫu xử lý đột biến, nuôi cấy bao phấn đã đƣợc tạo ra. Đã chọn tạo thành công 2 giống lúa mới theo hƣớng lúa thâm canh là Gia Lộc 105 (GL 105) và LTh31, trong đó giống lúa Gia Lộc 105 đã đƣợc công nhận chính thức còn LTh31 đƣợc công nhận cho sản xuất thử. Theo hƣớng lúa chất lƣợng, có 3 giống mới đƣợc công nhận cho sản xuất thử là Gia Lộc 102 (GL 102), LTh1.34 và Gia Lộc 159 (GL 159). Các giống lúa mới đƣợc tạo ra đêu có thời gian sinh trƣởng ngắn, năng suất cao, chất lƣợng tốt, phù hợp với cơ cấu luân canh lúa, màu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vụ hè thu tại các tỉnh Bắc Trung bộ. Việc phát triển và mở rộng diện tích canh tác các giống lúa này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân trồng lúa.

Từ khóa: GL105, LTh31, GL102, LTh1.34, GL159, giống lúa, thâm canh, chất lƣợng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê năm 2009 của

Tổng cục Thống kê - Hà Nội, từ năm

2000 đến 2008, diện tích đất lúa cả năm

của vùng đồng bằng sông Hồng đã giảm

đi 107,8 ngàn ha (từ 1.261 ngàn ha xuống

còn 1.153,2 ngàn ha). Mặc dù năng suất

có tăng từ 53,6 tạ/ha năm 2000 đến 58,8

tạ/ha năm 2008, nhưng tăng rất chậm,

tương đương với mức sản lượng khoảng

13,4 ngàn tấn thóc/8 năm; trong khi đó

sức ép dân số lại tăng với tốc độ rất

nhanh. Trung bình mỗi năm vùng đồng

bằng sông Hồng tăng khoảng 200 ngàn

người. Với đà tăng như vậy, đến 2020,

dân số vùng đồng bằng sông Hồng tăng

lên khoảng hơn 22 triệu người, trong khi

diện tích canh tác lúa cả năm lại giảm

xuống chỉ còn khoảng 1.050 ngàn ha.

Đến lúc đó, năng suất lúa trung bình

phải đạt gần 68 tạ/ha, sản lượng đạt trên

7.100 ngàn tấn thóc mới đủ đáp ứng cho

nhu cầu lương thực. Để hướng đến mục

tiêu đảm bảo an ninh lương thực của

toàn vùng, sử dụng đất lúa một cách có

hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời hạn chế

được việc tập trung quá đông dân cư ở

các thành phố lớn do việc di dân từ nông

thôn lên thành thị thì vai trò của cây lúa

Page 84: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

84 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

có năng suất cao càng trở nên hết sức

cấp thiết.

Trong những năm gần đây, nhu cầu

về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ

thống canh tác trên đất lúa tại đồng

bằng sông Hồng có những bước chuyển

dịch lớn theo xu hướng sử dụng các

giống lúa ngắn ngày, thâm canh cao và

các giống lúa chất lượng, năng suất khá,

chống chịu sâu bệnh để trồng 2 vụ lúa

xuân muộn + mùa sớm/ năm, mở rộng

được quỹ đất sản xuất cây màu vụ đông,

nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, cần có bộ giống lúa mới có

thời gian sinh trưởng ngắn (95-115 ngày),

năng suất cao (6,5-7,5 tấn/ha) và chất

lượng khá hơn các giống cũ đang hiện

diện trong sản xuất, phù hợp với điều kiện

thâm canh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Kèm theo đó là kỹ thuật thâm canh phù

hợp để đảm bảo cho các giống có thể phát

huy hết tiềm năng năng suất.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng

tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu chọn tạo giống lúa thâm canh và lúa

chất lượng cho vùng đồng bằng sông

Hồng” và đã thu được một số kết quả

đáng ghi nhận.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Chọn tạo và phát triển được bộ

giống lúa thâm canh (năng suất đạt 65

tạ/ha trở lên) và lúa chất lượng cao

(năng suất đạt 55 tạ/ha trở lên), chống

chịu được một số loại sâu bệnh hại

chính, thích hợp cho cho các vùng lúa

thâm canh và vùng lúa chất lượng của

đồng bằng sông Hồng và các địa phương

có điều kiện tương tự ở phía Bắc.

III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1. Vât liêu nghiên cứu

- Các mẫu giống, nguồn gen lúa đã

thu thập và duy trì từ giai đoạn trước được

sử dụng làm vật liệu tạo giống.

- Các tổ hợp lai, dòng thuần triển

vọng là sản phẩm trung gian được kế thừa

từ các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống

giai đoạn trước.

- Giống đối chứng là Q5, KD18

(thâm canh), HT1, Bắc thơm số 7 (chất

lượng) và một số giống lúa khác đang

được trồng phổ biến tại vùng đồng bằng

sông Hồng và các địa phương có điều

kiện tương tự.

2. Phƣơng phap nghiên cƣu

- Thí nghiệm duy trì, đánh giá nguồn

gen lúa được bố trí tuần tự, 1 lần nhắc đối

với giống thí nghiệm và 3 lần nhắc với

giống đối chứng. Áp dụng chỉ số chọn lọc

để tìm ra các vật liệu ban đầu tốt tham gia

vào chương trình lai tạo.

- Tạo nguồn vật liệu khởi đầu bằng

lai hữu tính hoặc xử lý đột biến bằng

phóng xạ gamma (nguồn Co60

). Đồng

thời khai thác nguồn biến dị sẵn có từ

các tập đoàn dòng, giống từ F2, M2...

được kế thừa từ nghiên cứu, phân lập tập

đoàn các năm trước.

- Các thí nghiệm được bố trí như sau:

Page 85: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

85

+ Thí nghiệm chọn dòng: Bố trí theo

phương pháp tuần tự một lần nhắc, mỗi

dòng 2 - 4 hàng, mỗi hàng 30 khóm,

khoảng cách 20 15 cm, 1 cây/khóm.

+ Thí nghiệm nhân quan sát các

dòng, giống triển vọng: Bố trí cấy 50-100

m2/giống/ô, một lần nhắc lại, 1 cây/khóm.

+ Thí nghiệm so sánh: Bố trí theo

khỗi ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, với 3

lần nhắc lại, diện tích mỗi ô là 5-10 m2, 1

cây/khóm.

- Phương pháp chọn lọc dòng, giống

lúa mới được áp dụng chủ yếu là phương

pháp chọn lọc cá thể (pedegree) theo định

hướng: Có các yếu tố cấu thành năng suất

cao; có chất lượng thương phẩm tốt; có

khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại

chính và có thời gian sinh trưởng 90-115

ngày (vụ mùa).

- Đánh giá nhân tạo khả năng chống

chịu với một số sâu bệnh hại chính (rầy

nâu, đạo ôn, bạc lá) bằng phương pháp

của IRRI.

- Sử dụng phương pháp phân tích sinh

hóa để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu

chất lượng cho các mẫu giống lúa

- Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá khả

năng sinh trưởng phát triển, các đặc

điểm nông sinh học cho các mẫu giống

lúa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử

dụng của giống lúa (QCVN 01-55:

2011/BNN&PTNT) và hệ thống tiêu

chuẩn SES (Standard evaluation system

for rice) của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế

(IRRI), 2002. Theo dõi, đo đếm các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của các

mẫu giống lúa (số bông/m2, số hạt/bông,

tỷ lệ hạt lép/bông, M1.000 hạt...).

- Khảo nghiệm sản xuất và sản xuất

thử bởi cơ quan tác giả được thực hiện

tại vùng đồng bằng sông Hồng và các

tỉnh phía Bắc, bố trí trên ruộng của

người nông dân, do nông dân quản lý và

chọn lọc có sự tham gia của người nông

dân (on-farm research).

- Số liệu theo dõi được thu thập và xử

lý theo chương trình thống kê sinh học

SELINDEX 1.0 (của Nguyễn Đình Hiền),

IRRISTAT 5.0 và chương trình EXCEL

trên máy vi tính.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả thu thập, đánh giá và

khai thác nguồn gen lúa

Việc thu thập, đánh giá và phân loại

các mẫu giống lúa trong tập đoàn dùng

làm nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ cho

lai tạo theo những mục tiêu khác nhau có

ý nghĩa lớn đối với công tác chọn tạo

giống, không những đánh giá được sự đa

dạng di truyền của nguồn vật liệu nghiên

cứu mà còn xác định được những nguồn

vật liệu có đặc tính quý về năng suất, chất

lượng, khả năng chống chịu phục vụ cho

công tác lai và chọn tạo giống lúa mới.

Trong giai đoạn 2011-2015, ngoài

việc đánh giá và duy trì hàng trăm mẫu

giống, nguồn gen lúa được thu thập từ giai

đoạn trước, hàng năm chúng tôi còn tiến

hành thu thập, đánh giá từ 150-200 mâu

giông nguôn gen lua mới , phân loại theo

Page 86: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

86 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

các nhóm khác nhau, gồm: 73 mẫu giống

thuộc nhóm ngắn ngày, 69 mẫu giống

thuộc nhóm năng suất cao, 45 mẫu giống

thuộc nhóm chất lượng gạo tốt và 13 mẫu

giống kháng được rầy nâu, bạc lá và đạo

ôn (bảng 1).

Bảng 1. Kết quả thu thập, duy trì, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa

Hoạt động Tổng

số

Nhóm giống lúa, hƣớng nghiên cứu

Ngắn ngày

Năng suất cao

Chất lƣợng

cao

Kháng rầy

Kháng bạc lá

Kháng đạo ôn

Thu thập, duy trì, đánh giá

1040 289 306 345 34 31 35

Giống duy trì, đánh giá hàng năm (mẫu)

840 216 237 300 31 27 29

Giống mới thu thập (mẫu)

200 73 69 45 3 4 6

Để khai thác nguồn gen lúa mới thu

thập, chúng tôi tập trung theo 2 hướng

nghiên cứu chính là lúa thâm canh và lúa

chất lượng, Từ năm 2011-2015, đề tài đã

tiến hành lai tạo được 825 tổ hợp lai

(trong đó có khoảng 625 tổ hợp lai đơn,

100 tổ hợp lai kép và 100 tổ hợp lai lại);

kết hợp với nuôi cấy bao, hạt phấn (356

mẫu) và xử lý đột biến (325 mẫu). Các tổ

hợp lai chủ yếu tập trung lai giữa các

giống ngắn ngày, năng suất cao với các

giống có khả năng kháng rầy, đạo ôn và

bạc lá; giữa các giống chất lượng cao với

các giống cực ngắn ngày; giữa các giống

lúa năng suất cao với các giống chất lượng

cao; giữa các giống lúa chất lượng cao với

các giống kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu;

các giống ngắn ngày, chất lượng cao với

các giống có năng suất cao; các giống cực

ngắn ngày, ngắn ngày với các giống lúa

kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu nhằm tạo ra

các giống lúa mới có năng suất cao, chất

lượng tốt, chống chịu tốt với một số loại

sâu bệnh hại chính (bảng 2).

Bảng 2. Kết quả khai thác nguồn gen lúa tạo vật liệu khởi đầu

Hƣớng chọn tạo

Chỉ tiêu

Theo hƣớng thâm canh

Theo hƣớng chất lƣợng

Tổng cộng

Tổ hợp lai hữu tính (tổ hợp) 428 397 825

Mẫu nuôi cấy bao phấn (mẫu) 165 191 356

Page 87: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

87

Mẫu xử lý đột biến (mẫu) 170 155 325

Khai thác trực tiếp những nguồn biến dị di truyền tốt phân ly từ các vật liệu lúa nghiên cứu (dòng)

515 472 987

3.2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá,

xây dựng vƣờn dòng và chọn lọc

dòng thuần

Hàng vụ, hàng năm đề tài tiến hành

nghiên cứu, đánh giá và xây dựng vườn

tập đoàn với quy mô lớn nhằm chọn lọc

được những dòng thuần phù hợp với

mục tiêu chọn tạo.

Chọn lọc dong giống lúa mới được áp

dụng theo 2 định hướng:

- Theo hướng thâm canh: Có thời gian

sinh trưởng ngắn (< 115 ngày trong vụ

mùa); khả năng đẻ nhánh khá , tỷ lệ lép

thấp, trọng lượng 1000 hạt cao , dạng cây

gọn, chiều cao cây trung bình, mức độ

nhiễm một số sâu bệnh hại chính thấp,

năng suất đạt từ 65 tạ/ha trở lên thích hợp

cho các vùng lúa thâm canh của đồng

bằng sông Hồng.

- Theo hướng chất lượng cao: Năng

suất đạt 55 tạ/ha trở lên, mức độ nhiễm

một số loại sâu bệnh hại chính thấp, thích

hợp cho các vùng lúa chất lượng của đồng

bằng sông Hồng và các địa phương có

điều kiện tương tự.

Từ kết quả theo dõi tâp đoan các

dòng, giống tư năm 2011-2015 (kế thừa

sản phẩm của các năm trước), đề tài đã

xây dựng, đánh giá vườn tập đoàn trên

quy mô 3000-5000 dòng/năm theo 2

hướng nghiên cứu lúa thâm canh và lúa

chất lượng, đồng thời chọn lọc được một

số dòng thuần có triển vọng nhất phù hợp

với mục tiêu chọn tạo, kết quả cụ thể được

thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. Kết quả xây dựng vƣờn dòng và chon loc dòng thuần

theo mục tiêu giai đoạn 2011-2015

Năm

Theo hƣớng lúa thâm canh Theo hƣớng lúa chất lƣợng

Số lƣợng vƣờn dòng

đánh giá

Số lƣợng cá thể đƣợc

chọn

Số dòng thuần ƣu tú đƣợc chọn

Số lƣợng vƣờn dòng

đánh giá

Số lƣợng cá thể đƣợc

chọn

Số dòng thuần ƣu tú đƣợc chọn

2011 1820 2582 37 1695 2634 39

2012 2650 3679 60 2080 3156 57

2013 2400 3536 45 2200 3462 36

2014 2490 3687 56 2665 3871 52

2015 2030 3125 68 2115 2985 65 Như vậy, hàng năm số lượng cá thể

được chọn theo mỗi hướng nghiên cứu

vào khoảng 2500 - 4000 cá thể, đồng thời

chọn được từ 37-68 dòng lúa thuần thâm

canh và từ 39-65 dòng thuần chất lượng

Page 88: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

88 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

có triển vọng tiếp tục đưa vào các thí

nghiệm trong các giai đoạn tiếp theo.

Các dòng thuần được đánh giá có

triển vọng nhất và độ thuần cao nhất tiếp

tục được đưa vào các thí nghiệm so sánh,

nhân quan sát để chọn lọc. Trong đó, đề

tài cũng tiến hành thực hiện so sánh theo 2

nhóm lúa thâm canh và lúa chất lượng.

Thí nghiệm được tiến hành liên tục và có

sự chọn lọc cũng như bổ sung sau mỗi vụ

so sánh.

Từ vụ mùa 2012, kế thừa nguồn vật

liệu giai đoạn trước, qua thí nghiệm so

sánh đề tài đã rút ra được các dòng,

giống lúa thâm canh có triển vọng đáp

ứng mục tiêu, để tập trung phát triển

trong các giai đoạn tiếp theo là Gia Lộc

105 (GL 105), LTh31, Gia Lộc 106 (GL

106) và Gia Lộc 107 (GL 107). Đối với

các thí nghiệm so sánh ở các vụ tiếp theo

chúng tôi cũng tiến hành tương tự việc

lựa chọn các dòng, giống đạt mục tiêu,

loại bỏ các dòng không đạt và bổ sung

thêm các dòng thuần triển vọng mới

tham gia vào thí nghiệm so sánh. Kết

quả từ năm 2011-2015, đã tiến hành so

sánh được 35 giống lúa mới theo hướng

lúa thâm canh.

Đối với các dòng, giống lúa chất

lượng, đề tài cũng tiến hành thí nghiệm so

sánh 35 dòng, giống thuần có triển vọng.

Qua các vụ so sánh từ 2011-2013, đề tài

đã rút ra được các dòng, giống lúa chất

lượng có triển vọng đạt năng suất cao hơn

đối chứng có ý nghĩa là: Gia Lộc 159 (GL

159), Gia Lộc 160 (GL 160), Gia Lộc 102

(GL 102), LTh1.34, LTh6 và HP19. Kết

quả so sánh các năm 2014-2015 cho thấy,

các giống lúa thuộc nhóm lúa chất lượng

tham gia thí nghiệm so sánh, điển hình là

các giống LTh32, LTh19, LTh23, LTh39,

LTh4, LTh38, LTh35, LTh36, GL60,

GL92 và LTh41 đạt năng suất cao hơn có

ý nghĩa ở mức 0,05 so với đối chứng HT1

trong cả 2 vụ.

3.3. Kết quả chọn tạo giống lúa

thuần mới cho vùng đồng bằng

sông Hồng giai đoạn 2011-2015

Kế thừa thành quả nghiên cứu của

những năm trước, giai đoạn 2011-2015, đã

có 12 giống lúa mới được chọn tạo thành

công, trong đó có 5 giống lúa mới được

công nhận là: GL 102, GL 105, GL 159,

LTh31 và LTh1.34. Các giống lúa trên đã

được trồng ở các tỉnh Hải Dương, Hải

Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang,

Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội,

Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên, Quảng

Bình, Hà Tĩnh... quy mô trên 20.000 ha/vụ

và hiện đang mở rộng nhanh bổ sung vào

cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc. Để

có được những thành quả trên , chúng tôi

đã tập trung nghiên cứu theo các hướng

như sau:

- Nghiên cứu và phát triển các giống

lúa theo hướng thâm canh năng suất cao

65-75 tạ/ha, chất lượng khá, thời gian sinh

trưởng ngắn (95-115 ngày trong vụ mùa):

Đã nghiên cứu chọn tạo thành công 7

giống lúa là GL 105, LTh31, GL 109,

HP19, GL 106, GL 107, N23. Trong đó,

01 giống lúa đã được công nhận chính

Page 89: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

89

thức là GL 105; 01 giống công nhận cho

sản xuất thử là LTh31 và 5 giống còn lại

được đánh giá là các giống khảo nghiệm

có triển vọng.

- Nghiên cứu và phát triển các giống

lúa theo hướng chất lượng cao, có năng

suất đạt 55-65 tạ/ha, thời gian sinh

trưởng ngắn (95-115 ngày trong vụ

mùa): Đã nghiên cứu chọn tạo thành

công 5 giống lúa là: GL 102, LTh1.34,

GL 160, LTh35 và GL 159. Trong đó,

03 giống lúa được công nhận cho sản

xuất thử là GL 102, LTh1.34 và GL 159

và 2 giống khảo nghiệm có triển vọng là

GL 160, LTh35.

Bảng 4. Các giống lúa thâm canh và chất lƣợng đƣợc chọn tạo

giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu

Giống lúa thâm canh Giống lúa chất lƣợng

Gia Lộc 105

LTh31 Gia Lộc

102 LTh1.34

Gia Lộc 159

Thời gian sinh trƣởng vụ mùa (ngày)

105-110 105-110 90-95 95-100 110-115

Chất lƣợng cơm, gạo

Gạo khá, cơm mềm, đậm và khá

ngon

Gạo trắng trong, cơm mềm, đậm,

thơm

Gạo dài, trong, cơm dẻo, đậm, thơm ngon

Gạo trong, hạt thon dài, cơm dẻo ngon

Gạo dài, trong, cơm dẻo, đậm, thơm ngon

Mức công nhận giống Chính thức Sản xuất

thử Sản xuất

thử Sản xuất

thử Sản xuất

thử

Năng suất (tấn/ha) 6,5-7,5 6,5-7,5 5,0-6,0 5,5-6,5 6,0-7,0

Giống đối chứng Q5, KD18 Q5, KD18 HT1, BT7 HT1, BT7 HT1, BT7

Tăng năng suất so với đối chứng (%)

12-18 10-15 8-10 8-10 10-15

3.3.1. Giống lúa GL 105

Nguồn gốc: Giống GL 105 được chọn

tạo từ tổ hợp lai P6/Xi23//IRBB7/Q5

Giống lúa GL 105 có thời gian sinh

trưởng vụ xuân 130-135 ngày, vụ mùa

105-110 ngày, chiều cao cây 100-105 cm,

sinh trưởng nhanh, mạnh, đẻ nhánh khỏe

và đều, lá màu xanh đậm, độ cứng cây đạt

điểm 1. Các yếu tố cấu thành năng suất

đều đạt cao: Số hạt/bông là 185-200 hạt,

tỷ lệ hạt chắc 90-95%, số bông/m2 đạt

280-290 bông.

Giống lúa GL 105 có khả năng kháng

rầy, khô vằn, chống đổ khá và đặc biệt có

khả năng chịu rét rất tốt.

Giống lúa GL 105 có tỷ lệ gạo nguyên

cao hơn hẳn Q5, KD18, gạo khá trong

(bạc bụng điểm 1), hàm lượng amylose

thấp hơn Q5 và KD18. Kết quả đánh giá

Page 90: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

90 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

bằng cảm quan cho thấy cơm GL 105

mềm, đậm và khá ngon.

Năng suất của giống GL 105 đạt 70-

75 tạ/ha trong vụ xuân, thâm canh tốt có

thể đạt 80 - 85 tạ /ha và 65-70 tạ/ha trong

vụ mùa, thâm canh tốt có thể đạt 75 tạ/ha.

Giống lúa GL 105 thích hợp gieo

trồng trong cơ cấu luân canh 2 lúa + 1

màu hoặc 1 lúa + 2-3 màu. Giống thích

hợp gieo trồng cả 2 vụ/năm trên các chân

đất vàn, vàn cao.

Từ năm 2011 đến nay, giống lúa GL

105 đã được mở rộng nhanh vào sản xuất,

tổng diện tích gieo cấy tại các tỉnh phía

Bắc và miền Trung nên tới hàng ngàn ha

Giông GL 105 đa đươc công nhân giông

Quôc gia theo Quyêt đinh sô 398

QĐ/CLT-TT ngày 26/09/2016 của Cục

Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn.

3.3.2. Giống lúa LTh31

Nguồn gốc: Giống lúa LTh31 là giống

lúa thơm do Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai

HT1/IA CUBA28

Giống lúa LTh31 có thời gian sinh

trưởng 130-135 ngày trong vụ xuân và

105-110 ngày trong vụ mùa. Chiều cao

cây: 110-115 cm, đẻ nhánh trung bình đạt

6-7 bông hữu hiệu/khóm, cứng cây, chống

đổ tốt. Tỷ lệ hạt chắc cao (> 90%).

LTh31 là giống lúa chịu thâm canh

khá, chất lượng gạo cao (gạo trắng trong,

cơm mềm, đậm, cơm dai, độ bền thể gel là

74mm và nhiệt độ hóa hồ thấp).

LTh31 có khả năng chống chịu khá

với bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn và rầy

nâu.

Năng suất thực thu trung bình: 65-75

tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 80

tạ/ha

Giống lúa LTh31 thích hợp gieo trồng

trong cơ cấu Xuân muộn, mùa sớm với

công thức luân canh 2 lúa + 1 màu hoặc 1

lúa + 2-3 màu. Giống thích hợp gieo trồng

cả 2 vụ/năm trên các chân đất vàn hơi

trũng, vàn và vàn cao chủ động nước .

Giông LTh31 đa đươc công nhân cho sản

xuất thử theo Quyêt đinh sô 235 QĐ/CLT-

TT ngày 20/06/2016 của Cục Trồng trọt,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.3. Giống lúa GL 102

Nguồn gốc: Giống lúa GL102 được

chọn lọc từ quần thể phân ly của dòng

CNI9026 (nhập nội từ Trung Quốc) tại

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

theo định hướng có thời gian sinh trưởng

ngắn, chất lượng thương phẩm cao.

Giống GL 102 là sản phẩm mới, cực

ngắn ngày với thời gian sinh trưởng: 120 -

125 ngày trong vụ lúa Xuân, 85-90 ngày

trong vụ mùa tại đồng bằng sông Hồng,

83-87 ngày trong vụ hè thu tại các tỉnh

Trung bộ. Với các đặc tính có lợi như:

Sức sinh trưởng nhanh, khoẻ, lá đòng

đứng, ngắn, màu xanh nhạt, bông to, hạt

dài, màu vàng sáng. Giống lúa GL 102 là

một trong số rất ít các giống lúa đang

được canh tác tại miền Bắc, miền Trung

có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại có

tiềm năng năng suất khá (55-60 tạ/ha

trong vụ xuân, 50-55 tạ/ha trong vụ mùa

hoặc Hè Thu), chất lượng gạo cao (hạt gạo

dài trong, cơm mềm, dẻo, đậm, thơm).

Page 91: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

91

Giống lúa Gia lộc 102 phù hợp với

điều kiện canh tác trong trà xuân muộn,

mùa sớm tại đồng bằng sông Hồng, có thể

áp dụng các hình thức gieo mạ trên nên đất

cứng và gieo thẳng, đồng thời cũng là

nguồn giống dự phòng thay thế các giống

khác trong trường hợp mạ ống, mạ chết

rét.. (thời vụ gieo thẳng có thể kéo dài đến

10/3). Trong vụ mùa tại đồng bằng sông

Hồng, giống lúa GL 102 đặc biệt phát huy

vai trò tích cực tại các chân ruộng sẽ canh

tác cây màu đông cực sớm (ngô, rau cực

sớm...), khi được gieo mạ từ 1-10/6 và cho

thu hoạch từ 1-10/9. Tại các các tỉnh Trung

bộ giống lúa này hoàn toàn phù hợp với vụ

hè thu (đòi hỏi thu hoạch sớm trong đầu

tháng 9 để tránh lũ sớm) với năng suất nổi

trội 50-55 tạ/ha (so sánh với năng suất

trung bình các giống khác là 48 tạ/ha).

3.3.4. Giống lúa LTh1.34

Nguồn gốc: Giống lúa LTh1.34 được

chọn lọc từ quần thể phân ly của giống

Bắc Bạch (nhập nội từ Trung Quốc).

Giống được công nhận cho sản xuất thử

tại Quyết định số 58/QĐ-TT-CLT ngày

13/03/2014 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

LTh1.34 có thời gian sinh trưởng

ngắn, ở vụ mùa và Hè thu: 95-100 ngày;

vụ xuân: 115 - 120 ngày. Chiều cao cây

85 - 90 cm, chiều dài bông 22-25 cm, số

hạt chắc/bông trung bình đạt 200 -220 hạt,

hạt xếp xít, khối lượng 1.000 hạt 17,5-

18,5gam. Khả năng đẻ nhánh khỏe. Cứng

cây hơn BT7, bộ lá xanh, tán lá gọn.

LTh1.34 là giống lúa có chất lượng

tốt: Gạo trong, hạt thon dài đẹp, tỷ lệ gạo

xát 70%. Hàm lượng amylose 16%, cơm

dẻo ngon, không dính, vị đậm, chan canh

không nát, cơm để nguội không cứng.

Giống LTh1-34 có khả năng chịu rét

khá (điểm 3) chống chịu sâu bệnh khá.

Chịu thâm canh hơn BT7. Năng suất trung

bình 55-65 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt

70 tạ/ha. LTh1.34 là giống lúa có khả

năng thích ứng rộng nên có thể gieo cấy

được ở vụ xuân muộn, mùa sớm, mùa

trung tùy cơ cấu mùa vụ của từng địa

phương.

3.3.5. Giống lúa GL 159

Nguồn gốc: Giống GL 159 được chọn

tạo từ tổ hợp lai: HT1/OM2395/KD18

Là giống lúa thơm, có thời gian sinh

trưởng trong vụ xuân: 135 - 140 ngày, vụ

mùa 110 - 115 ngày. Cao cây 110cm, lá

xanh đậm, lá đòng ngắn. Bông to hạt dài,

màu nâu sẫm. Giống lúa GL 159 có tỷ lệ

gạo nguyên cao, hạt gạo dài, trong, cơm

dẻo, đậm, thơm, ngon. Năng suất trung

bình GL 159 đạt 6,0-7,0 tấn/ha.

Giống GL159 là giống thích hợp gieo

trồng trên chân đất vàn và vàn thấp trong

cơ cấu luân canh 2 lúa + 1 màu hoặc 1 lúa

+ 2-3 màu. Giống có thể gieo trồng được

2 vụ/năm nhưng đặc biệt phù hợp trong vụ

xuân.

Giống lúa Gia lộc 159 có khả năng

thích ứng rộng. Giống đã được triển khai

xây dựng mô hình tại các tỉnh như: Thanh

Hóa, Thái Bình, Bắn Ninh, Hải Dương...

năng suất bình quân đạt 6,0-7,0 tấn/ha.

Giống đã được công nhận cho sản xuất

thử tai Quyết định số 273/QĐ-TT-CLT

ngày 23/06/2015 của Cục Trồng trọt, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Page 92: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

92 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

- Đã duy trì, đánh giá, khai thác 1040

mẫu giống nguồn gen lúa làm nguồn vật

liệu phong phú phục vụ tốt cho công tác

chọn tạo giống lúa mới trong thời gian tới.

- Đã tạo ra 825 tổ hợp lai; 356 mẫu

nuôi cấy bao, hạt phấn và 325 mẫu xử lý

đột biến. Ngoài ra, hàng năm còn khai

thác 800-1000 nguồn biến dị sẵn có từ các

vườn dòng kế thừa của giai đoạn trước.

- Xây dựng, đánh giá vườn tập đoàn

trên quy mô 3000-5000 dòng/năm theo 2

hướng nghiên cứu lúa thâm canh và lúa

chất lượng, chọn lọc được 80-130 dòng

thuần có triển vọng nhất phù hợp với mục

tiêu chọn tạo.

- Chọn tạo được 7 giống lúa theo

hướng thâm canh năng suất cao 65-75

tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (95-115

ngày trong vụ mùa) đáp ứng mục tiêu

chọn tạo. Trong đó có 01 giống công nhận

chính thức là GL 105; 01 giống công nhận

cho sản xuất thử là LTh31 và 5 giống

khảo nghiệm có triển vọng là GL 109,

HP19, GL 106, GL 107, N23.

- Chọn tạo được 5 giống lúa chất

lượng cao, có năng suất đạt 55-65 tạ/ha,

thời gian sinh trưởng ngắn (95-115 ngày

trong vụ mùa), đáp ứng mục tiêu chọn tạo.

Trong đó có 3 giống công nhận cho sản

xuất thử là GL 102, LTh1.34 và GL 159

và 2 giống khảo nghiệm có triển vọng là

GL 160, LTh35.

4.2. Đề nghị

Tiếp tục thu thập nguồn gen lúa từ

nhiều nước, nhiều vùng nhằm tăng cường

sự phong phú của nguồn gen lúa.

Tiếp tục nghiên cứu chọn bộ tạo giống

lúa phù hợp với điều kiện canh tác vùng

đồng bằng sông Hồng và các vùng có điều

kiện tương tự (miền núi phía Bắc, bắc

Trung bộ..) để đảm bảo an ninh lương

thực toàn vùng (trong điều kiện dân số

tăng nhanh, diện tích canh tác lúa bị thu

hẹp), nâng cao chất lượng gạo phục vụ

xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông Nghiệp & PTNT, 2011. Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo

nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử

dụng của giống lúa. Ký hiệu: QCVN

01-55: 2011/BNN&PTNT.

2. Niên giám thống kê, 2008, NXB Thống

kê, Hà Nội, 2009.

3. IRRI (2002), Reference Guide Standard

Evaluation System for Rice

Người phản biện: TS. Hà Văn Nhân

RESEARCH RESULTS OF INTENSIVE AND QUALITY RICE VARIETIES FOR THE RED RIVER DELTA IN PERIOD 2011-2015

Nguyen Trong Khanh and Nguyen Anh Dung

Page 93: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

93

ABSTRACT

During 2011 - 2015, Field Crops Research Institute (FCRI) has coordinated the

implementation of the major project: "Breeding intensive and high-quality rice for the

Red River Delta". In order to make available prime material for rice breeding for the

Red River Delta, over 1000 rice varieties/lines have been collected and evaluated;

about 800 crosses and mutated populations have been made. There are 2 new

intensive rice varieties, GL 105 and LTh31, have been released, of which GL 105 has

been officially recognized and LTh31 is recognized for trial production. For quality

purpose, 3 new high-quality rice varieties, GL 102, LTh1.34 and GL 159, have been

released and recognized for trial production. Newly developed rice varieties have short

growth duration, high yield and good quality, suitable for crop rotation system in the

Red River delta and summer-autumn crop in the North Central provinces. The

development and expansion of cultivated areas of these rice varieties has brought high

economic benefits to rice farmers.

Keywords: GL105, LTh31, GL102, LTh1.34, GL159, intensive, rice, variety, quality.

Page 94: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

94 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CỰC NGẮN CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Hà Văn Nhân, Nguyễn Thành Luân và cộng sự

TÓM TẮT

Chọn tạo giống lúa cực ngắn cho các tỉnh phía Bắc đã và đang đƣợc thực hiện tại

Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm trong những năm gần đây. Để đáp ứng

với biến đổi khí hậu và góp phần chuyển đổi - tái cơ cấu ngành thì đây là một

nhiệm vụ rất cần thiết. Trong những năm qua bằng các phƣơng pháp lai tạo và

chọn lọc truyền thống kết hợp với phƣơng pháp đột biến hàng nghìn dòng giống

lúa cực ngắn đã đƣợc tạo ra. Trong đó N25 đã đƣợc công nhận chính thức. N26

đã đƣợc khảo nghiệm VCU 2 vụ và đang đƣợc khảo nghiệm tác giả ở các vùng

sinh thái khác nhau. N25, N26 đáp ứng đƣợc yêu cầu là có thời gian sinh trƣởng

90-95 ngày trong vụ mùa, năng suất đạt 58-65 tạ/ha. Chất lƣợng gạo khá. Đặc biệt

N25 kháng vừa với đạo ôn; N26 vừa kháng rầy nâu vừa kháng cao với hầu hết các

nòi vi khuẩn bạc lá ở miền Bắc. Cùng với hai giống này, P6ĐB kháng bạc lá và rầy

nâu cũng đã đƣợc tạo ra bên cạnh hàng trăm dòng cực ngắn khác.

Từ khóa: Bệnh bạc lá, đột biến, lúa cực ngắn, rầy nâu.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung

và cơ cấu cây trồng nói riêng đang là mục

tiêu to lớn của quá trình Công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Do vậy, để chuyển đổi cơ

cấu cây trồng thành công thì trước hết

phải có những bộ giống lúa mới cực ngắn

ngày chống chịu tốt hoặc né tránh sâu

bệnh, thiên tai, thích ứng rộng với nhiều

vùng sản xuất để phục vụ yêu cầu thâm

canh tăng vụ.

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh

hưởng sâu rộng đến đời sống và sản xuất

không chỉ ở khắp nơi trên thế giới mà còn

tác động trực tiếp đến Việt Nam. Hạn hán,

lụt lội bất thường tại nhiều vùng là những

biểu hiện của biến đổi khí hậu, đã gây ra

những thiệt hại không nhỏ cho sản xuất

nông nghiệp nói riêng và đời sống nói

chung. Rét đậm và rét muộn ở các tỉnh

phía Bắc đang xảy ra trầm trọng hơn nên

cần có giống ngắn ngày để gieo cấy vào

trà xuân muộn tránh mạ bị chết rét.. Bên

cạnh đó, lũ cuốn cũng tàn phá hàng ngàn

ha lúa ở các tỉnh Bắc Trung bộ khi đang

đỏ đuôi. Có nhiều giải pháp để thích ứng

và sống chung với lũ tại các tỉnh Bắc

Trung bộ. Trong sản xuất nông nghiệp thì

sử dụng giống lúa cực ngắn trong vụ hè

thu để lúa cho thu hoạch trước ngày 10/9

khi lũ về là một giải pháp hiệu quả nhất.

Page 95: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

95

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê -

Hà Nội, 2009, từ năm 2000 đến 2008, diện

tích đất lúa cả năm của vùng đồng bằng

sông Hồng đã giảm đi 107,8 ngàn ha (từ

1.261 ngàn ha xuống còn 1.153,2 ngàn ha).

Mặc dù năng suất có tăng từ 53,6 tạ/ha

năm 2000 đến 58,8 tạ/ha năm 2008, nhưng

tăng rất chậm, tương đương với mức sản

lượng khoảng 13,4 ngàn tấn thóc/ 8 năm;

trong khi đó sức ép dân số lại tăng với tốc

độ rất nhanh. Trung bình mỗi năm vùng

đồng bằng sông Hồng tăng khoảng

200.000 người. Với đà tăng như vậy, đến

2020, dân số vùng đồng bằng sông Hồng

tăng lên khoảng hơn 22 triệu người, trong

khi diện tích canh tác lúa cả năm lại giảm

xuống chỉ còn khoảng 1.050 ngàn ha. Đến

lúc đó, năng suất lúa phấn đấu phải đạt

trung bình gần 68 tạ/ha, sản lượng dự kiến

đạt trên 7.100 ngàn tấn thóc mới đủ đáp

ứng cho nhu cầu lương thực. Như vậy, để

hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh

lương thực của toàn vùng, sử dụng đất lúa

một cách có hiệu quả và tiết kiệm, đồng

thời thích ứng với biến đổi khí hậu thì vai

trò của cây lúa có năng suất cao, cực ngắn

ngày càng trở nên hết sức cấp thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu sử dụng bao gồm các dòng,

giống lúa ngắn ngày thu thập từ các Viện,

trường, công ty Đại Dương 2, Hoa Khôi 4,

TBR225; IR50404; PC6; P6ĐB, một số

dòng kháng bạc lá (BBxa5, BBxa7).....và một

số dòng có thời gian sinh trưởng dài, năng

suất cao, chất lượng khá BC15; Xi23; P6,

R9311... sử dụng làm vật liệu bố mẹ để lai

tạo, xử lý đột biến để chọn tạo các giống lúa

ngắn ngày mới. Giống lúa Khang dân 18 và

Bắc thơm số 7 được sử dụng làm đối chứng.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu

- Đánh giá đặc tính hình thái, thời

gian sinh trưởng, các đặc điểm nông sinh

học và năng suất, chất lượng theo SES,

1996 (IRRI),

- Đánh giá khả năng chịu nóng của

các dòng theo SES, 1996 (IRRI),

- Đánh giá tính kháng bạc lá được

thực hiện trong nhà lưới theo phương

pháp cắt lá của IRRI, 1996. Đánh giá tính

kháng đạo ôn theo phương pháp nương

mạ đạo ôn của IRRI.

- Thanh lọc rầy nâu trong nhà lưới

theo phương pháp thanh lọc hộp mạ của

IRRI (1996).

2.3.2. Tạo vật liệu khởi đầu

- Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương

pháp lai tạo truyền thống (lai đơn, lai ba,

lai kép và lai lại).

- Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương

pháp đột biến, nuôi cấy mô tạo biến dị soma.

- Nuôi cấy bao phấn theo phương

pháp của IRRI, 1993 (Zapata, 1993).

2.3.3. Chọn lọc và đánh giá dòng theo

mục tiêu

- Chọn dòng phân ly bằng phương

pháp lai tạo truyền thống: Chọn cá thể

hoặc chọn hỗn hợp cải tiến (chọn hỗn hợp

đến F5 hoặc M5 thì chọn cá thể).

- Thí nghiệm so sánh được thiết kế

theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, thí

Page 96: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

96 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

nghiệm phân bón được thiết kế theo kiểu ô

chính ô phụ.

- Phân tích phẩm chất hạt các dòng triển

vọng: Theo các phương pháp thông thường

đã được áp dụng tại Bộ môn Sinh lý và Chất

lượng nông sản - Viện Cây lương thực và

Cây thực phẩm:

+ Chất lượng xay xát được xác định

trên bộ máy xay xát mẫu thóc SATAKE

của Nhật Bản.

+ Hàm lượng amyloza được xác định

theo phương pháp của Juliano (IRRI) trên

máy quang phổ tử ngoại khả kiến Thermo

của Anh.

2.3.4. Khảo nghiệm các giống lúa mới

- Khảo nghiệm VCU, DUS theo Quy

phạm khảo nghiệm giống lúa

- Khảo nghiệm tác giả theo kiểu ô

mẫu lớn theo Quy phạm khảo nghiệm

giống lúa - 10 TCN 558 - 2006.

2.3.5. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê theo

IRISTAT 4.0 năm 2000.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thu thập nguồn vật liệu

Từ năm 2013, ngoài việc đánh giá và

duy trì các mẫu giống, nguồn gen lúa

được thu thập từ giai đoạn trước, chúng

tôi còn tiến hành thu thập , đánh giá thêm

được trên 100 nguôn gen lua . Với tiêu chí

thu thập những mẫu giống lúa phải có thời

gian sinh trưởng ngắn. Bên cạnh chỉ tiêu

về thời gian sinh trưởng ngắn, chúng tôi

cũng thu thập thêm một số mẫu giống lúa

mới có những tính kháng sâu bệnh hại

chính để phục vụ cho công tác lai tạo. Qua

theo dõi đánh giá đã phân loại được theo

các nhóm khác nhau để phục vụ cho công

tác tạo giống lúa mới (bảng 1).

Bảng 1. Kết quả thu thập, duy trì và đánh giá mẫu giống lúa

Hoạt động Tổng

số

Nhóm giống lúa, hƣớng nghiên cứu

Ngắn ngày

Năng suất cao

Chất lƣợng

Kháng rầy

Kháng vừa bạc lá

Kháng đạo ôn

Giống duy trì, đánh giá hàng năm

1519 1269 19 100 46 30 55

Giống mới thu thập 100 65 25 4 2 4

Tổng cộng 1619 1334 19 125 50 32 59

3.2. Kết quả tạo nguồn vật liệu khởi

đầu mới

3.2.1. Kết quả tạo nguồn vật liệu mới

bằng phương pháp lai hữu tính

Từ năm 2013-2017, đề tài đã tiến

hành lai tạo được 150 tổ hợp lai (trong đó

có 108 tổ hợp lai đơn, 35 tổ hợp lai kép và

07 tổ hợp lai lại. Những tổ hợp lai được

thiết kế lai giữa những dòng, giống bố mẹ

có năng suất cao, chất lượng tốt với những

dòng, giống có thời gian sinh trưởng ngắn

ngày và một số dòng, giống có khả năng

Page 97: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

97

kháng một số loại sâu bệnh hại chính:

DH62/P6ĐB; DH62/P6ĐB//AC5; IR50404/

BT7; AC5/Tẻ tép; P6ĐB/BB5....

3.2.2. Kết quả tạo nguồn vật liệu mới

bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn

Trong 02 năm 2013-2014, chúng tôi

kết hợp cùng với Bộ môn Công nghệ sinh

học đã tiến hành nuôi cấy bao phấn, tái tạo

cây xanh được 50 dòng DH lúa mới. Mục

đích để làm thuần nhanh những dòng,

giống lúa mới và tạo biến dị mới.

Hai tổ hợp hình thành được cây con

và tạo ra được các dòng DH để đưa vào

thí nghiệm so sánh là: E32/P6ĐB và

Japonica1/AC5//P6ĐB.

3.2.3. Kết quả tạo nguồn vật liệu mới

bằng phương pháp gây đột biến

Từ năm 2013- 2016, đề tài đã tiến

hành xử lý đột biến được 18 mẫu giống

lúa mới bằng phương pháp xử lý phóng

xạ ở các nồng độ và phương thức xử lý

khác nhau

Bảng 2. Danh sách các mẫu giống lúa đƣợc xử lý đột biến

bằng tia gama nguồn Co60

STT Tên dòng,

giống

Nồng độ xử lý Phƣơng thức xử lý

20 krad 30 krad 40 krad Hạt khô Hạt ƣớt

1 R9311 + + + + +

2 P6 + + + + -

3 SH8 + + + + -

4 Xi23 + + + + -

5 NB01 + - - + +

6 KR9 + - - + +

7 N19 - - + - +

8 BC15 + - - + +

9 TGH20 + + + + -

10 TBR225 + - - + -

11 IRBB5 + - - + +

12 DH62 + + + + +

13 IR50404 + - + + +

14 IRBB60 + - + + +

15 U17 + - - + -

16 AC5 + - - + -

17 N33 + - - - +

18 N25 + - - + -

Page 98: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

98 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Kết quả là đã tạo ra được một vườn các

dòng đột biến khá phong phú (659 dòng từ

M1- M 10). Đồng thời, phương pháp xử lý

hạt khô với liều 40 krad được cho là hữu

ích nhất trong chọn tạo giống lúa, vì tạo ra

được nhiều các đột hữu ích về nhiều chỉ

tiêu như: Rút ngắn thời gian sinh trưởng,

rút ngắn chiều cao cây, thay đổi dạng lá,

thay đổi hàm lượng amylose, đặc biệt là

thay đổi khả năng kháng bệnh đạo ôn. Và

nhiều đặc tính khác...

3.3. Kết quả chọn lọc và đánh giá

các dòng lúa mới theo mục tiêu

3.3.1. Kết quả chọn lọc các dòng giống

Từ năm 2013-2017 đề tài đã đánh giá,

chọn lọc, duy trì được 1619 dòng, giống

từ các nguồn vật liệu được tạo ra bằng các

phương pháp khác nhau (lai hữu tính; nuôi

cấy bao phấn, xử lý đột biến...). Tiêu chí

chọn lọc, duy trì những dòng, giống phân

ly này đầu tiên phải có thời gian sinh

trưởng ngắn (dưới 100 ngày trong điều

kiện vụ mùa)

Sau đây là một số dòng giống đại diện

được tạo ra từ vật liệu ban đầu có nhiều

dòng triển vọng.

Bảng 3. Một số dòng lúa mới đƣợc tạo ra qua

bằng các phƣơng pháp khác nhau

TT Tên mẫu giống Phƣơng pháp chọn

lọc Hƣớng chọn lọc một số đặc điểm chính

1 Dòng 9311

Xử lý đột biến ở liều

lƣợng 40 krad

Thời gian sinh trƣởng từ 90-95 ngày; bông to,

hạt dài màu vàng sáng, hạt sếp xít, cứng cây

2

BC15

Xử lý đột biến ở liều

lƣợng 40 krad

Thời gian sinh trƣởng từ 105-110 ngày; bông

to, hạt dài màu vàng sẫm, hạt xếp thƣa, cứng

cây. Kháng đạo ôn

3

N25

Xử lý đột biến ở liều

lƣợng 40 krad

Thời gian sinh trƣởng từ 90-100 ngày; bông

dài (>30cm); hạt to, bầu, màu vàng sáng,

cứng cây, lá mềm, cây lùn <100 cm.

4 Japonica1/AC5//P6ĐB Lai hữu tính, kết hợp

nuôi cấy bao phấn

Thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày, hạt nhỏ

dài, cây gọn, bộ lá cứng

5 E32/P6ĐB Lai hữu tính, kết hợp

nuôi cấy bao phấn

Thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày; bông dài,

hạt xếp thƣa, hạt to, cây gọn

6 Japonica số

2/AC5//P6ĐB

Lai hữu tính Thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày, hạt nhỏ

dài, màu vàng rơm

7 ĐT136-2-

5/BBxa5//DT136-2-5

Lai lại kết hợp maker

phân tử chọn dòng

kháng bạc lá

Thời gian sinh trƣởng từ 90-95 ngày; bông

dài, hạt dài màu vàng sáng, cứng cây. Kháng

bạc lá

8 ĐT136-2-

5/Bbxa7//DT136-2-5

Lai lại kết hợp maker

phân tử chọn dòng

Thời gian sinh trƣởng từ 90-95 ngày; bông

dài, hạt dài màu vàng sáng, cứng cây. Kháng

Page 99: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

99

kháng bạc lá bạc lá

9

P6ĐB/BBXa5//P6ĐB

Lai lại kết hợp maker

phân tử chọn dòng

kháng bạc lá

Thời gian sinh trƣởng từ 90-95 ngày; bông

dài, hạt dài màu vàng sáng, cứng cây. Kháng

bạc lá

10

IR50404

Xử lý đột biến ở liều

lƣợng 40 krad

Thời gian sinh trƣởng từ 90-95 ngày; bông

dài, hạt dài màu vàng sáng, cứng cây. Kháng

đạo ôn, rầy nâu

3.3.2. Kết quả so sánh, đánh giá các

dòng, giống triển vọng

Hàng năm chúng tôi đã đưa vào thí

nghiệm so sánh, đánh giá các dòng, giống

có triển vọng từ 10 -15 dòng, giống/vụ.

Những dòng, giống này được đánh giá,

chọn lọc từ nguồn vật liệu ở các phương

pháp tạo vật liệu khác nhau. Qua thí

nghiệm so sánh, đánh giá các dòng, giống

này mỗi năm đề tài rút ra được từ 02-03

dòng, giống triển vọng tốt nhất để làm

các bước tiếp theo như khảo nghiệm tác

giả, khảo nghiệm VCU; đánh giá khả

năng kháng bệnh nhân tạo cũng như phân

tích chất lượng của các dòng, giống được

lựa chọn.

Kết quả nghiên cứu chọn lọc, đánh giá,

khảo nghiệm các dòng, giống từ năm 2013 -

2017 đề tài đã tuyển chọn được nhiều dòng,

giống có triển vọng và đã công nhận chính

thức 01 giống và 01 giống cũng chuẩn bị

được công nhận sản xuất thử.

* Kết quả chọn giống N25:

Giống lúa N25 được tạo ra bằng phương

pháp gây đột biến nhằm cải tạo giống lúa

9311 từ trung ngày thành giống lúa cực ngắn

ngày. 9311 là giống lúa nhập nội từ Trung

Quốc, đã được đánh giá là rất có triển vọng

với hai gen kháng đạo ôn (tại TQ), năng suất

chất lượng khá, nhưng nó vẫn còn nhiều

nhược điểm như thời gian sinh trưởng hơi

dài khoảng 120 ngày trong vụ mùa.

Bảng 4. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa N25

TT Chỉ tiêu N25 9311 KD18

1

Thời gian sinh trƣởng (ngày):

Vụ xuân

Vụ mùa

115 - 120

90 - 95

140 - 145

115 - 120

130 - 135

103 - 107

2 Độ thuần đồng ruộng (điểm) 1 1 1

3 Chiều cao cây (cm) 110 -115 100 - 105 105 -110

4 Màu sắc lá Xanh nhạt Xanh Xanh

5 Góc lá đòng (điểm) 1 1 1

6 Khả năng đẻ nhánh Trung bình Trung bình Trung bình

7 Ngoại hình chấp nhận (điểm) 1 1 1

8 Màu sắc vỏ trấu Vàng sáng Vàng Vàng

Page 100: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

100 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

9 Tình trạng râu ở hạt (điểm) 0 0 0

10 Chiều dài hạt gạo (mm) 6,7 8,1 5,75

11 Dạng hạt Trung bình Rất dài Trung bình

Qua số liệu bảng 4 nhận thấy, giống

lúa N25 (xử lý đột biến ) đã có những thay

đổi so với giống gốc ban đầu 9311 về một

số chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng của

giống được rút ngắn xuống được 20 -25

ngày. Giống N25 có thời gian sinh trưởng

trong vụ xuân từ 115 -120 ngày và vụ mùa

90- 95 ngày, trong khi đó giống 9311 có

thời gian sinh trưởng trong vụ xuân 140 -

145 ngày và vụ mùa 115-120 ngày. Chiều

cao cây của giống cũng thay đổi cao hơn

so với giống gốc ban đầu từ 5-10 cm

(N25-110-115; 9311-100 -105). Một số

đặc tính nông sinh học khác về cơ bản là

giữ được so với giống gốc ban đầu.

Trong điều kiện thí nghiệm tại đồng

ruộng, giống lúa N25 kháng vừa với đạo

ôn và nhiễm nhẹ với một số loại sâu bệnh

khác. Đặc biệt N25 còn có khả năng chịu

nóng rất tốt khi trỗ vào vụ hè thu ở miền

Bắc nhiệt độ thường từ 35 đến 37oC

nhưng tỷ lệ lép rất thấp, chỉ 8-12% còn ở

đối chứng khác tỷ lệ lép là 15 đến 17%.

Giống lúa N25 được khảo nghiệm

rộng rãi tại một số tỉnh phía Bắc như Hiệp

Hòa, Yên Dũng (Bắc Giang); GL, Kim

Thành, Ninh Giang, Thanh Miện, Nam

Sách (Hải Dương); Nam Đàn, Hưng

Nguyên, Kim Liên (Nghệ An); Đức Thọ,

Can Lộc (Hà Tĩnh); Quỳnh Phụ, Tiền Hải,

Kiến Xương (Thái Bình); Ân Thi, Kim

Động, Tiên Lữ, Phù Cừ (Hưng Yên)....

Tại các địa điểm này, giống N25 có thời

gian sinh trưởng 90-95 ngày trong vụ

mùa, 85-90 ngày trong vụ hè thu, ngắn

hơn Khang dân 18 ít nhất 10-15 ngày,

năng suất đạt 56-60 tạ/ha, số bông/m2 khá,

tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng hạt đạt

khoảng 22g/1.000 hạt;

Giống lúa N25 đã được công nhận

chính thức và đã được bảo hộ bản quyền;

bên cạnh đó giống lúa N25 cũng đã

nhượng bản quyền kinh doanh giống tại

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho Công ty Cổ phần

Giống cây trồng Hà Tĩnh.

* Kết quả chọn tạo giống lúa N26

Giống lúa N26 là sản phẩm của sự kết

hợp giữa phương pháp chọn giống truyền

thống với sử dụng chỉ thị phân tử chọn

kiểu gen kháng bệnh bạc lá Xa5 từ tổ hợp

lai ĐT136-2-5/BBXa5//ĐT136-2-5. Giống

lúa N26, có thời gian sinh trưởng ngắn

trong vụ mùa 90-95 ngày, năng suất trung

bình đạt 58-65 tạ/ha, chất lượng gạo khá,

kháng cao với bệnh bạc lá và kháng vừa

với rầy nâu.

Sau khi đánh giá 3 vụ ở thí nghiệm so

sánh tại Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm giống lúa N26 tiếp tục được khảo

nghiệm tại nhiều tỉnh thành trong cả nước

như: Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình,

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... từ vụ

xuân năm 2016 đến vụ mùa xuân năm

2017.

Riêng tại Hải Dương, N26 được khảo

nghiệm rộng rãi tại một số xã của huyện

GL, Ninh Giang, Thanh Miện... Tại các

điểm này N26 có thời gian sinh trưởng

Page 101: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

101

khoảng 90 ngày, ngắn hơn Khang dân 18

ít nhất 10-15 ngày, năng suất đạt 60-62

tạ/ha, số bông/m2 khá, tỷ lệ hạt lép thấp,

khối lượng hạt đạt khoảng 22g/1.000 hạt;

Giống lúa N26 đã qua 02 vụ khảo

nghiệm được đánh giá là giống ngắn ngày

có chất lượng cơm mềm, dính và ngon

hơn so với Khang dân 18 làm đối chứng.

IV. KẾT LUẬN

Kết quả chọn tạo giống lúa cực ngắn

ngày cho các tỉnh phía Bắc giai đoạn từ

2013-2017:

- Xử lý đột biến của 18 dòng, giống

có năng suất triển vọng (BC15, Xi23, P6,

NB01, SH8) với 3 mức nồng độ xử lý

khác nhau- 20 krad; 30 krad và 40 krad ở

2 phương thức hạt khô và hạt đã qua ngâm

đủ nước. Ở liều lượng 40 Kr, xử lý hạt

khô thì nhiều đột biến có ích được hình

thành hơn ở các liều thấp.

- Đã công nhận chính thức đực 01

giống lúa mới - N25. Giống N25 có thời

gian sinh trưởng ngắn 90-95 ngày trong

vụ mùa, 85-90 ngày trong vụ hè thu,

ngắn hơn Khang dân 18 ít nhất 10- 15

ngày, năng suất đạt 56-60 tạ/ha, số

bông/m2 khá, tỷ lệ hạt lép thấp, khối

lượng hạt đạt khoảng 22g/1.000 hạt.

Giống có khả năng kháng vừa với bệnh

đạo ôn. Giống này cũng đã được nhượng

bản quyền kinh doanh giống trên địa bàn

tỉnh Hà Tĩnh cho Công ty Cổ phần

Giống cây trồng Hà Tĩnh.

- Đã lựa chọn được giống N26 qua 02

vụ khảo nghiệm là giống triển vọng có

năng suất giống lúa N26 kháng cao với

bệnh bạc lá; kháng vừa với rầy nâu, năng

suất trung bình đạt 58-60 tạ/ha; chất lượng

gạo khá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Nhân và ctv. Kết quả nghiên

cứu đề tài Nghiên cứu phát triển một

số giống lúa mới, năng suất cao ngắn

ngày, chịu hạn tại tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2009 - 2011.

2. Hà Văn Nhân và ctv. Kết quả nghiên

cứu đề tài Xây dựng mô hình sản xuất

giống lúa ngắn ngày P6ĐB tại Quảng

Bình năm 2013.

3. Lê Duy Thành (2001). Cơ sở di truyền

chọn giống thực vật, Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 67-88.

4. Nguyễn Thị Trâm (1998). Chọn tạo

giống lúa. Bài giảng cho cao học

chuyên ngành chọn giống và nhân

giống. Hà Nội, 1998.

5. Trần Duy Quý (1997). Các phương

pháp mới trong chọn tạo giống cây

trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà

Nội. tr. 220.

THE RESULTS OF BREEDING NEW RICE VARIETIES VERY SHORT

GROWTH DURATION FOR THE NORTH OF VIETNAM

Ha Van Nhan, Nguyen Thanh Luan et al.

ABSTRACT

Page 102: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

102 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Breeding rice varieties very short growth duration for North area have been carried

out in recent years. The project is necessary to adapt climate change and for

restructuring agriculture. In recently, by traditional method combined with model

method such as mutation and molecular marker association, we have created the

thousands new rice resource with very short growth duration. Among that, N25 was

released as national variety and N26 has been tried in VCU for two season. N25

and N26 variety has growth duration of 90-95 days in summer season, get high

yielding of 5,8-6,5 t/ha; good grain quality; N25 resist medium to blast disease. N26

showed the resistance to brown plant hopper and almost race of bacterial leaf

blight in the North.

Keywords: Bacterial leaf blight, brown plant hopper, mutation, rice, very short growth

duration.

Page 103: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

103

LỰA CHỌN CHỈ THỊ PHÂN TỬ PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG LÖA KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN

Phạm Thiên Thành, Nguyễn Thị Thu, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Hƣờng, Đỗ Thị Thanh Thanh, Dƣơng Xuân Tú,

Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thế Dƣơng và Đỗ Thế Hiếu

TÓM TẮT

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Pyricularia grisea gây ra đƣợc đánh giá là nghiêm trọng ở

một số nƣớc trồng lúa trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa

kháng bệnh đạo ôn, đặc biệt là các giống lúa kháng bền vững luôn đƣợc xem nhƣ

là biện pháp hữu hiệu. Bên cạnh những nghiên cứu di truyền về khả năng kháng

bệnh đạo ôn, tiến bộ gần đây về hệ gen cây lúa đã cho phép chúng ta sử dụng chỉ

thị phân tử ADN hỗ trợ chọn tạo giống lúa kháng bệnh một cách hiệu quả. Trong

nghiên cứu này, 16 chỉ thị phân tử ADN liên kết với 8 gen kháng bệnh đạo ôn (Piz-

5, Pi1, Pik, Pik-h, Pik-m, Pik-p, Pita, Pita-2) đƣợc sử dụng để nghiên cứu gen

kháng đạo ôn của một số giống lúa. Tổng số 5 chỉ thị phân tử (RM527, RM224,

RM206, RM7102, RM1337) cho đa hình giữa giống canh tác và dòng đẳng gen đã

đƣợc lựa chọn. Thông tin về trình tự và vị trí tƣơng đối của chỉ thị với gen kháng

sẽ rất hữu ích với các nhà chọn tạo giống nhằm phát triển giống lúa kháng bệnh

đạo ôn.

Từ khóa: Bệnh đạo ôn, chỉ thị ADN, gen kháng, lúa (Oryza sativar L.)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Pyricularia

grisea gây ra, là một trong những loại

bệnh có sức tàn phá mạnh nhất trong các

bệnh hại lúa trên toàn thế giới, nó dẫn đến

thiệt hại về năng suất tới 65% ở giống lúa

mẫn cảm (Li et al., 2007). Sự thiệt hại phụ

thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây

lúa, mức độ kháng bệnh của giống và điều

kiện môi trường. Có hơn 85 quốc gia

trồng lúa trên thế giới phát hiện dịch bệnh

trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu chọn

tạo các giống lúa kháng bệnh đạo ôn, đặc

biệt là các giống lúa kháng bền vững luôn

được xem như là biện pháp hữu hiệu, ít

tốn kém và ít ảnh hưởng đến môi trường

trước nguy cơ dịch bệnh luôn có khả năng

bùng phát, các nòi nấm bệnh mới luôn có

khả năng hình thành.

Hiện nay, có khoảng 100 gen kháng

đạo ôn đã được nhận diện và công bố; trong

đó nhóm lúa japonica (45%), indica (51%),

và nguồn gen khác (4%) (Ballini et al.,

2008; Huang et al., 2010 and Xiao et al.,

2011). Gen kháng đạo ôn phần lớn là đơn

gen trội (Mackill and Bonman, 1992).

Ngoài ra cũng có những gen trội không

hoàn toàn hoặc gen lặn nhưng rất ít (Oka

and Lin, 1957). Mỗi gen kháng đạo ôn chỉ

Page 104: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

104 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

có thể kháng với một hoặc vài loài nấm gây

bệnh. Thông thường mỗi giống lúa kháng

chỉ mang một gen kháng và có thể duy trì

khả năng kháng bệnh trong thời gian ngắn

sau đó tính kháng của giống bị mất đi do

độc tính của nấm đạo ôn thay đổi (Zhou et

al., 2007). Vì vậy, muốn giống kháng tốt và

bền vững thì giống phải được quy tụ nhiều

gen kháng. Kỹ thuật chồng gen là một

phương pháp phối hợp hai hoặc nhiều gen

kháng vào trong cùng một giống và giúp

kéo dài hiệu lực của tính kháng, phổ kháng

rộng hơn chống lại nhiều nòi phổ biến ở khu

vực. Theo truyền thống, phương pháp lây

nhiễm bệnh nhân tạo có thể đánh giá được

gen mục tiêu có được chuyển vào giống

đích hay không thông qua mức độ biểu hiện

kháng nhiễm. Tuy nhiên với phương pháp

quy tụ nhiều gen kháng vào một giống thì

việc đánh giá lây nhiễm nhân tạo để xác định

sự có mặt của các gen mục tiêu trở nên khó

khăn hơn. Trong trường hợp này đã có sự

trùng lặp về tính kháng nên gen kháng chính

che khuất biểu hiện của gen kháng phụ. Vì

vậy, chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng

được xác định là công cụ hữu hiệu, giúp các

nhà chọn giống xác định sự hiện diện của các

gen kháng trong một dòng/giống (Conaway-

Bormans et al., 2003).

Ngày nay, nhận diện gen kháng và

phân lập nòi nấm đạo ôn yêu cầu hiểu biết

sâu hơn ở mức độ phân tử liên quan đến

tương tác giữa mầm bệnh với ký chủ và có

chiến thuật sử dụng các gen kháng trong

các giống lúa thương mại. Trên cơ sở

thông tin 8 gen kháng còn hiệu lực với các

nòi nấm đạo ôn phổ biến trong sản xuất

(Piz-5, Pi1, Pik, Pik-h, Pik-m, Pik-p, Pita,

Pita-2) ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã

được xác định bởi bộ môn Bảo vệ thực

vật, Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm. Để ứng dụng MAS (Marker

Assisted Selection) trong chọn tạo giống

lúa kháng bệnh đạo ôn, chúng tôi thu thập

thông tin về các chỉ thị phân tử liên kết

chặt với các gen này đã được công bố trên

các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước. Từ đó tìm ra chỉ thị cho đa hình

giữa giống mang gen và giống canh tác.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Mười ba dòng đẳng gen kháng bệnh

đạo ôn trên nền di truyền CO39 và LTH

do Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)

cung cấp, năm dòng giống lúa đang được

sử dụng tại Việt Nam (BC15, NB01, BT7,

BT7KBL, T3) và 16 chỉ thị phân tử liên

kết với gen kháng (bảng 1, 2).

Bảng 1. Các dòng giống lúa vật liệu

TT Ký hiệu tên dòng Tên dòng/giống Gen kháng

1 IRBL 9 IRBLz-Fu Piz

2 IR85427 IRBLz5-CA[CO] Piz-5

3 IRBL 10 IRBLz5-CA Piz5

4 IR85411 IRBL1-CL[CO] Pi1

5 IR85418 IRBLkh-K3[CO] Pik-h

Page 105: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

105

TT Ký hiệu tên dòng Tên dòng/giống Gen kháng

6 IR85420 IRBLk-Ku[CO] Pik

7 IR85421 IRBLkm-Ts[CO] Pik-m

8 IR85422 IRBLkp-K60[CO] Pik-p

9 IRBL 7 IRBLkp-K60 Pik-p

10 IR93324 IRBLta-Me[CO] Pita

11 IRBL 12 IRBLta-K1 Pita

12 IRBL 13 IRBLta-CT2 Pita

13 IRBL 27 IRBLta2-Pi Pita2

14 BC15 BC15 *

15 NB01 NB01 *

16 BT7 BT7 *

17 BT7KBL BT7KBL *

18 T3 T3 *

Ghi chú: *: Không xác định

Bảng 2. Danh sách các chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh đạo ôn

Gen kháng

NST

Chỉ thị liên kết Khoảng cách với gen kháng (cM)

Nguồn

Piz5 6 RM527 0,3 Fjellstrom et al., 2006

6 z565962 0 Hayashi et al., 2006

6 zt56591 0 Hayashi et al., 2006

Pi1 11 RM224 0 Fuentes et al., 2008

Pik-h 11 RM224 0 Fuentes et al., 2007

11 RM206 0,7 Sharma et al., 2005

Pik 11 k39512 0 Hayashi et al., 2006

11 RM224 0,2 Fjellstrom et al., 2004

11 k6415 0 Hayashi et al., 2006

Pik-m 11 k6441 0 Hayashi et al., 2006

11 k4731 0 Hayashi et al., 2006

Pik-p 11 RM206 - Sharma et al., 2010

11 RM224 - Sharma et al., 2010

11 k39575 0 Hayashi et al., 2006

11 k3957 0 Hayashi et al., 2006

Pita 12 RM1337 - Li et al., 2008

12 ta3 0 Hayashi et al., 2006

12 ta5 0 Hayashi et al., 2006

Pita2 12 RM7102 1,1 - 1,3 Fjellstrom et al., 2004

12 ta3 0 Hayashi et al., 2006

12 ta5 0 Hayashi et al., 2006

Page 106: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

106 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

12 RM155 1,8 Fjellstrom et al., 2004

12 RM1337 4,9 Hayashi et al., 2006

Ghi chú: NST- Nhiễm sắc thể

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tách chiết ADN

Tách chiết ADN lá lúa theo phương

pháp của Zheng và cộng sự (Zheng et al.,

1995) có cải tiến. Khoảng 1 mg lá tươi giai

đoạn 4 tuần tuổi được nghiền trong 800 µl

dung dịch tách chiết (50 mM NaCl;1%

SDS; 50 mM EDTA-2Na, pH 8.0; 10 mM

Tris HCl, pH 8.0). Thêm 400 µl hỗn hợp

Phenol: Chloroform: Isolamylalchohol

theo tỷ lệ 25: 24: 1 (V/V), tiếp đó ly tâm

12.000 vòng/phút trong 30 giây ở 4 oC, sau

đó thu phần dịch nổi (loại bỏ kết tủa).

Thêm 800 µl hỗn hợp Chloroform:

Isolamylalchohol theo tỷ lệ 24: 1 (V/V), ly

tâm 12.000 vòng/phút trong 3 phút ở 4 oC,

thu phần dịch nổi. Cho 800 µl ethanol

(96%) vào trộn đều rồi ly tâm 12.000

vòng/phút trong 3 phút ở 4 oC.Thu kết tủa,

rửa tủa bằng ethanol 70% và làm khô tự

nhiên ở nhiệt độ phòng. Hòa tan kết tủa

bằng 50 µl dung dịch TE (10 mM Tris

HCl, pH 8.0 và 1 mM EDTA, pH 8.0), bảo

quản ở -20oC.

2.2.2. Kỹ thuật PCR

Phản ứng PCR được tiến hành với

tổng thể tích 25 l gồm những thành phần

sau: 2 l ADN genome (25-50 ng), 0,2 M

mồi xuôi, 0,2 M mồi ngược, 100 M

dNTP, 10 mM Tris-Cl (pH 8,3), 50 mM

KCl, 1,5 mM MgCl2, 0,1% Triton X-100,

1 đơn vị enzyme Taq polymerase. Chu

trình nhiệt bao gồm các bước sau:

Bước 1: 94oC - 5 phút; Bước 2: 94

oC -

30 giây; Bước 3: 55oC (phụ thuộc vào

từng cặp mồi) - 30 giây; Bước 4: 72oC - 1

phút; lặp lại 35 chu kỳ từ bước 2 đến bước

4; Bước 5: 72oC - 7 phút, giữ nhiệt độ ở

4oC.Sản phẩm PCR được điện di trên gel

polyacrylamide 4% với máy Sequence

Gen (BioRad Laboratories Inc., Hercules,

California, USA) trong đệm 0,5 TBE.

Hiện hình sản phẩm theo phương pháp

nhuộm Bạc (Panaud et al., 1996).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Theo kết quả xác định gen kháng đạo

ôn của bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện

Cây lương thực - Cây thực phẩm) cho

thấy các gen Piz-5, Pi1, Pik, Pik-h, Pik-

m, Pik-p, Pita và Pita-2 kháng hữu hiệu

với các nòi nấm đạo ôn phổ biến tại các

tỉnh phía Bắc. Nhằm ứng dụng chỉ thị

phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng

bệnh đạo ôn, chúng tôi tìm kiếm thông

tin chỉ thị phân tử liên kết với các gen

kháng này đã được công bố trên các tạp

chí trong và ngoài nước (bảng 2). Tổng

số 16 chỉ thị được đánh giá mức độ đa

hình giữa giống mang gen kháng và

giống canh tác. Trong đó 10 chỉ thị SNP

(single nucleotide polymorphism) và sáu

chỉ thị SSR. Các chỉ thị SNP cho kết quả

khuếch đại ADN không sai khác giữa

giống mang gen và giống không mang

gen (z565962 nhân đoạn 270 bp; zt56591

nhân đoạn 260 bp; k39512 nhân đoạn 100

bp; k6415 nhân đoạn 146 bp; k6441 nhân

Page 107: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

107

đoạn 400 bp; k4731 nhân đoạn 170 bp;

k39575 nhân đoạn 160 bp; k3957 nhân

đoạn 150 bp; ta3 nhân đoạn 172 bp; ta5

nhân đoạn 550 bp). Có một chỉ thị SSR

không cho kết quả đa hình giữa giống

mang gen và giống không mang gen

(RM155 nhân đoạn 90 bp). Năm chỉ thị

SSR cho đa hình phân biệt giữa giống

mang gen và giống canh tác (hình 1, 2 và

3, bảng 3, bảng 4).

Hình 1. Kết quả khảo sát đa hình marker RM527 liên kết với gen Piz5

(L: Lader; 1: Piz; 2: Piz-5; 3: Piz5; 4: Pi1; 5: Pik-h; 6: Pik; 7: Pik-m: 8: Pik-p: 9: Pik-p: 10: Pita; 11: Pita:

12: Pita: 13: Pita2: 14: BC15; 15: NB01: 16: BT7; 17: BT7KBL; 18: T3)

Hình 2. Kết quả khảo sát đa hình marker RM224, RM206 và RM7102

(L: Lader; 1: Piz; 2: Piz-5; 3: Piz5; 4: Pi1; 5: Pik-h; 6: Pik; 7: Pik-m: 8: Pik-p: 9: Pik-p: 10: Pita; 11: Pita:

12: Pita: 13: Pita2: 14: BC15; 15: NB01: 16: BT7; 17: BT7KBL; 18: T3)

Page 108: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

108 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Hình 3. Kết quả khảo sát đa hình marker RM1337

(L: Lader;1: Piz; 2: Piz-5; 3: Piz5; 4: Pi1; 5: Pik-h; 6: Pik; 7: Pik-m: 8: Pik-p: 9: Pik-p: 10: Pita; 11: Pita:

12: Pita: 13: Pita2: 14: BC15; 15: NB01: 16: BT7; 17: BT7KBL; 18: T3)

Bảng 3. Kết quả sàng lọc chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng đạo ôn

TT Dòng * Chỉ thị (bp)

RM527 RM224 RM206 RM7102 RM1337

1 IRBL9 (Piz) 220 124, 147 168 190, 182 190; 180

2 IR85427 (Piz-5) 226 147 168, 170 182 170

3 IRBL10 (Piz5) 226 124 178 176 200; 184

4 IR85411 (Pi1) 220 136 170 182 170

5 IR85418 (Pik-h) 220 136 172, 170, 168 182 170

6 IR85420 (Pik) 220 146 170, 168 182 170

7 IR85421 (Pik-m) 220 168 170, 168 182 170

8 IR85422 (Pik-p) 220 140 168 182 170

9 IRBL7 (Pik-p) 226 140 190 176 190

10 IR93324 (Pita) 220 146 170, 168 182 190; 180

11 IRBL 12 (Pita) 226 158 150 178 190; 180

12 IRBL 13 (Pita) 226 154 180 178 190; 180

13 IRBL27 (Pita-2) 226 124 180 190 190; 180

14 BC15 220 146 166 182 186

15 NB01 220 154 170 178 186; 150

Page 109: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

109

16 BT7 220 158 130 178 186; 176

17 BT7KBL 220 158 130 178 186; 176

18 T3 220 154 156 178 186; 176

Ghi chú: * Trong ngoặc kép là các gen tương ứng với dòng đẳng gen

Các chỉ thị SNP sử dụng trong nghiên

cứu này đều cho kích thước sản phẩm

PCR tương đồng với kết quả nghiên cứu

trước (Hayashi et al., 2006). Điều này cho

thấy kỹ thuật nhận dạng ADN đảm bảo độ

tin cậy cao. Tuy nhiên, các chỉ thị SNP

được thiết kế dựa trên sự sai khác trình tự

nucleotide giữa giống mang gen và giống

Koshihikari (Hayashi et al., 2006) nên khi

sử dụng đánh giá nguồn vật liệu trong

nghiên cứu này không cho kết quả đa

hình. Vì vậy, các chỉ thị SNP trên không

sử dụng được trong việc hỗ trợ chọn tạo

giống kháng bệnh đạo ôn bằng chỉ thị

(MAS) với vật liệu là các giống lúa trong

thí nghiệm này.

Chỉ thị RM527 liên kết chặt với gen

Piz5 (bảng 2) nằm trên nhiễm sắc thể số 6

cho đa hình giữa giống mang gen (226 bp)

và giống không mang gen (220 bp).

Bảng 4. Thông tin chỉ thị SSR liên kết với gen kháng đạo ôn phục vụ cho

MAS

Gene

Chromo-some

Vị trí (bp)

a Chỉ thị

Trình tự chỉ thị Vị trí (bp)b

F (5’-3’) R (5’-3’) Khởi điểm

Kết thúc

Piz5 6 - RM527 GGCTCGATCTAGAAAATCCG

TTGCACAGGTTGCGATAGAG

9863290 9863522

Pik-h

11

24761902-24762922

RM206 CCCATGCGTTTAACTATTCT

CGTTCCATCGATCCGTATGG

22480808

22480980

Pi1 11

26498854-28374448

Pik 11

27314916-27532928

Pik-m

11

27314916-27532928

Page 110: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

110 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Pik-p

11

27314916-27532928

RM224 ATCGATCGATCTTCACGAGG

GTGCTATAAAAGGCATTCGGG

27673251

27673372

Pita 12

10603772-10609330

RM1337

GCTGAGGAGTATCCTTTCTC

ACCATAGGAAGATCATCACA

11935984

11936165

Pita2

12

10078620-13211331

RM7102

CGGCTTGAGAGCGTTTTTAG

TACTTGGTTACTCGGGTCGG

13213999

13214166

Ghi chú: a: Tanweer et al., 2015; b: The Rice Annotation Project (http://rapdb.dna.affrc.go.jp/)

Chỉ thị RM206 và RM224 liên kết với

nhóm gen Pi1, Pik, Pik-h, Pik-m, Pik-p

nằm trên nhiễm sắc thể số 11 (Sharma et

al., 2010) cho đa hình phân biệt với giống

không mang gen ở mức độ khác nhau

(hình 2, bảng 3).

Chỉ thị RM1337 liên kết với nhóm

gen Pita và Pita2 cho đa hình phân biệt

đồng nhất giữa các dòng đẳng gen và

giống canh tác.

Chỉ thị RM7102 liên kết với nhóm

gen Pita và Pita2 trên nhiễm sắc thể số

12 cho đa hình phân biệt không đồng

nhất giữa các dòng đẳng gen và giống

canh tác.

Chỉ thị SSR (RM527, RM206,

RM224, RM1337, RM7102) thể hiện là

các chỉ thị đồng trội. Có thể sử dụng chỉ

thị này nhận diện kiểu alen của dòng

mang gen ở trạng thái đồng hợp tử hay dị

hợp tử. Như vậy có thể sử dụng các chỉ thị

này (bảng 4) trong chương trình chọn tạo

giống lúa kháng bệnh đạo ôn.

Hiện tượng các dòng đẳng gen cho

kích thước band khác nhau với cùng một

chỉ thị (RM206 với gen Pik-p; RM7102

với gen Pita; bảng 3) có thể được lý giải

bởi nền di truyền của các dòng đẳng gen

khác nhau (CO39; LTH), hoặc giống cho

gen để tạo dòng đẳng gen là khác nhau

dẫn đến sai khác cấu trúc di truyền tại alen

kiểm định.

Tính đa hình của chỉ thị liên kết gen

kháng thường chỉ được đánh giá trên vật

liệu bố mẹ hoặc với số lượng ít các dòng

giống mang kiểu gen kháng và nhiễm. Khi

phân tích trên tập đoàn vật liệu lớn hơn

như trong thí nghiệm này thì biểu hiện

kiểu alen kháng trên kiểu gen giống mẫn

cảm thường xảy ra. Kết quả tương tự cũng

đã được Tacconi et al (2010) ghi nhận.

IV. KẾT LUẬN

Đã lựa chọn được 5 chỉ thị phân tử

SSR (RM527; RM224; RM206; RM1337;

RM7102) liên kết cho đa hình giữa các

dòng NIL mang gen kháng bệnh đạo ôn

(Piz5, Pi1, Pik, Pik-h, Pik-m, Pik-p, Pita,

Page 111: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

111

Pita-2) với các dòng giống canh tác.

Những chỉ thị này có thể ứng dụng trong

các chương trình lai tạo giống lúa kháng

bệnh đạo ôn (MAS).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ballini, E., J.B. Morel, G. Droc, A.

Price, B. Courtois, J.L. Notteghem and

D. Tharreau, 2008. A genome-wide

meta-analysis of rice blast resistance

genes and quantitative trait loci

provides new insights into partial and

complete resistance. Mol. Plant-

Microbe Interact.,21: 859-868.

2. Conaway-Bormans, C.A., M.A.

Marchetti, C.W. Johnson, A.M.

McClung and W.D. Park, 2003.

Molecular markers linked to the blast

resistance gene Pi-z in rice for use in

marker assisted selection. Theor. Appl.

Genet., 107: 1014-1020.

3. Fjellstrom, R., C.A. Conaway-

Bormans, A.M. McClung, M.A.

Marchetti, A.R. Shank and W.D. Park,

2004. Development of DNA markers

suitable for marker assisted selection

of three Pi genes conferring resistance

to multiple Pyriculria grisea

pathotypes. Crop Sci., 44: 1790-1798.

4. Fjellstrom, R., M. Anna, A.M.

McClung and A.R. Shank, 2006. SSR

markers closely linked to the Pi-z

locus are useful for selection of blast

resistance in a broad array of rice

germplasm. Molecular Breeding, 17:

149-157.

5. Fuentes, J.L., F.J. Correa-Victoria, F.

Escobar, G. Prado, G. Aricapa, M.C.

Duque and J. Tohme, 2008.

Identifiation of microsatellite markers

linked to the blast resistance gene

Pi1(t) in rice. Euphytica, 160: 295-

304.

6. Hayashi, K., H. Yoshida and I.

Ashikawa, 2006. Development of

PCR-based allele specific and InDel

marker sets for nine rice blast

resistance genes. Theor. Appl. Genet.,

113: 251-260.

7. Huang, H., L. Huang, G. Feng, S.

Wang, Y. Wang, J. Liu, N. Jiang, W.

Yan, L. Xu, P. Sun, Z. Liu, S. Pan, X.

Liu, Y. Xiao, E. Liu, L. Dai and G.

Wang, 2010. Molecular mapping of

the new blast resistance genes Pi47

and Pi48 in the durably resistant local

rice cultivar Xiangzi

3150.Phytopathology, 101: 620-626.

8. Li, W., C. Lei, Z. Cheng, Y. Jia, D.

Huang, J. Wang, J. Wang, X. Zhang,

N. Su, X. Guo, H. Zhai and J. Wan,

2008. Identification of SSR markers

for a broad-spectrum blast resistance

gene Pi20(t) for marker-assisted

breeding. Mol. Breeding, 22: 141-149.

9. Li, Y.B., C. J. Wu, G. H. Jiang, L.Q.

Wang and Y.Q. He, 2007. Dynamic

analyses of rice blast resistance for the

assessment of genetic and

environmental effects. Plant

Breed.,126: 541-547.

Page 112: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

112 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

10. Mackill, D. J., and J. M. Bonman,

1992.Inheritance of blast resistance in

near-isogenic lines of

rice.Phytopathology, 82: 746-749.

11. Oka, H.I., and K.M. Lin, 1957.Genetic

analysis of resistance to blast disease

in rice (by biometrical genetic

method).Jpn. Genet., 32: 20-27.

12. Panaud, O., X. Chen and S.R.

McCouch, 1996.Mol. Gen. Genet.,

252: 597-607.

13. Sharma, T., M. Madhav, B. Singh, P.

Shanker, T. Jana, V. Dalal, A. Pandit,

A. Singh, K. Gaikwad and H. Upreti,

2005. High-resolution mapping,

cloning and molecular characterization

of the Pi-kh gene of rice, which

confers resistance to Magnaporthe

grisea.Molecular Genetics and

Genomics, 274: 569-578.

14. Sharma, T.R., A.K. Rai, S.K. Gupta

and N.K. Singh, 2010. Broad-

spectrum Blast Resistance Gene Pi-

khCloned from Rice Line Tetep

Designated as Pi54. J. Plant

Biochemistry & Biotechnology, 19(1):

87-89.

15. Tacconi, G., V. Baldassarre, C.

Lanzanova, O. Faivre-Rampant, S.

Cavigiolo, S. Urso, E. Lupotto and G.

Vale, 2010. Polymorphism analysis of

genomic regions associated with

broad-spectrum effective blast

resistance genes for marker

development in rice. Mol. Breeding,

26: 595-617.

16. Tanweer, F.A., M.Y. Rafii, K. Sijam,

H.A. Rahim, F. Ahmed, M.A. Latif,

2015. Current advance methods for the

identification of blast resistance genes

in rice.C. R. Biologies, 338: 321-334.

17. Xiao, W.M., Q.Y. Yang, H. Wang, T.

Guo, Y.Z. Liu, X.Y. Zhu and Z.Q.

Chen, 2011.Identifiation and fine

mapping of a resistance gene to

Magnaporthe oryzae in a space-

induced rice mutant.Mol. Breed., 28:

303-312.

18. Zheng, K., N. Huang, J. Bennett and

G.S. Khush, 1995.PCR-Based Marker-

Assisted Selection in Rice

Breeding.IRRI Discussion Paper

Series No. 12, International Rice

Research Institute, Manila.

19. Zhou E., Y. Jia, P. Singh, J.C. Correll,

F.N. Lee, 2007. Instability of the

Magnaporthe oryzae avirulence gene

AVR-Pita alters virulence. Fungal

Genet. Biol., 44: 1024-1034.

Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

MARKER SCREENING OF BLAST RESISTANCE GENES FOR RICE

BREEDING

Page 113: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

113

Pham Thien Thanh, Nguyen Thi Thu, Le Thi Thanh,

Nguyen Thi Huong, Đo Thi Thanh Thanh, Duong Xuan Tu,

Nguyen Tri Hoan, Nguyen The Duong and Đo The Hieu

ABSTRACT

Rice blast is a serious disease caused by a fungal pathogen Pyricularia grisea. The

use of resistant varieties is considered one of the most efficient ways of crop

protection from the disease. In addition to a large amount of information

accumulated during the long history of genetic studies on resistance to rice blast,

recent progress in rice genomics has enabled us to use DNA markers for breeding

resistant varieties by marker assisted selection. In this research, 16 DNA markers

linked to rice blast resistance genes (Piz-5, Pi1, Pik, Pik-h, Pik-m, Pik-p, Pita, Pita-2)

were screened. Total five markers (RM527, RM224, RM206, RM7102, RM1337)

giving polymorphism between NIL and cultivation varieties were selected. The

study provided information on DNA markers for blast resistance genes, including

the sequences of the primer pairs and genetic distances from the resistance genes

which will be useful for breeding of blast resistant rice varieties.

Keywords: Blast (Pyricularia grisea), marker assisted selection, resistance gene,

rice

Page 114: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

114 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG LÖA N25

Hà Văn Nhân, Trần Thị Liền, Nguyễn Thành Luân và cộng sự

TÓM TẮT

Giống lúa N25 là giống lúa cực ngắn ngày, đƣợc chọn lọc từ quần thể 9311 đƣợc xử lý đột biến bằng tia gama nguồn Coban 60. Giống lúa N25 đã đƣợc sản xuất thử ở nhiều vùng sinh thái ở các tỉnh phía Bắc với diện tích đạt 968ha. Kết quả sản xuất thử cho thấy, giống lúa N25 có thời gian sinh trƣởng khoảng 85-95 ngày trong vụ mùa; Năng suất đạt từ 58-65 tạ/ha; Kháng vừa với bệnh đạo ôn; Chất lƣợng gạo khá, cơm mềm, hàm lƣợng amylose 17,4%. Qua kết quả sản xuất thử, giống lúa N25 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng mới cho các tỉnh phía Bắc từ tháng 8 năm 2017.

Từ khóa: Bệnh đạo ôn, chất lƣợng, cực ngắn ngày, giống lúa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và

đang đang là mục tiêu to lớn của ngành

trồng trọt. Chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ

sử dụng giống dài ngày sang giống lúa

ngắn ngày và cực ngắn ngày là để tạo quỹ

thời gian cần thiết cho cây trồng vụ đông

ưa ấm như: Ngô, lạc, đậu tương, các cây

họ bầu bí, khoai lang...sinh trưởng và phát

triển tốt. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn

các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa được gieo

trồng chủ yếu vẫn là các giống như Khang

dân 18 (KD18), Q5 có thời gian sinh

trưởng 105-110 ngày (hoặc những giống

có thời gian sinh trưởng tương đương). Sở

dĩ các giống này chiếm tỷ trọng lớn vì

chúng có tính thích ứng rộng, năng suất ổn

định. Nhưng để tạo quỹ đất cho các cây vụ

đông ưa ấm phát triển (gieo trồng cuối

tháng 8 và đầu tháng 9 thay vì trước đây

gieo khoảng 25/9), thì cần phải có những

giống lúa mới ngắn ngày hơn, chất lượng

gạo cao hơn. Bên cạnh đó, biến đổi khí

hậu đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến

đời sống và sản xuất ở khắp nơi trên thế

giới trong đó có Việt Nam. Hạn hán, lụt

lội bất thường tại nhiều vùng đã gây ra

những thiệt hại không nhỏ cho sản xuất

nông nghiệp nói riêng và đời sống nói

chung. Rét đậm và rét muộn ở các tỉnh

phía Bắc đang xảy ra trầm trọng hơn nên

cần có giống ngắn ngày để gieo muộn

tránh mạ bị chết rét. Hàng năm khoảng

đầu tháng 9, lũ cuốn cũng tàn phá hàng

ngàn ha lúa khi đang đỏ đuôi ở miền

Trung. Trên thực tế có nhiều giải pháp để

thích ứng và sống chung với lũ tại các tỉnh

Bắc Trung bộ, trong đó thì sử dụng giống

lúa cực ngắn để chạy lũ là một giải pháp

hiệu quả nhất.

9311 là giống lúa nhập nội, trọng

lượng 1.000 hạt 28g, cứng cây, dạng cây

gọn, đã được đánh giá là có triển vọng,

nhưng nó vẫn còn nhược điểm: Thời gian

sinh trưởng hơi dài (115 ngày ở vụ mùa).

Vì vậy, để duy trì những đặc điểm tốt của

giống này và tạo ra giống có thời gian sinh

Page 115: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

115

trưởng cực ngắn, giống lúa 9311 đã được

cải tiến bằng phương pháp xử lý đột biến.

Mục tiêu: Chọn tạo giống lúa có thời

gian sinh trưởng cực ngắn, chất lượng gạo

tốt, năng suất đạt khá, chống chịu với một

trong số các loại sâu bệnh hại chính.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống lúa 9311 nhập nội, N25 và một

số giống lúa Khang dân 18 (KD18), tẻ tép,

CR203 làm đối chứng.

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

- Sản xuất thử: N25 được sản xuất thử

theo "Quy phạm khảo nghiệm giống lúa"

[1], giống đối chứng là giống được gieo

trồng phổ biến tại địa phương (KD18)

- Khảo nghiệm DUS theo “Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc Gia về khảo nghiệm giá trị

canh tác và sử dụng giống lúa” (QCVN

01-55:2011/BNN&PTNT) [2] vụ mùa

2015 và vụ mùa 2016.

2.3. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình

IRRISTAT 4.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốc chọn tạo của giống lúa N25

N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ mùa 2005.

Sơ đồ chọn tạo:

Page 116: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

116 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Mùa 2005

Xuân 2006

Mùa 2006

Mùa 2011

Xuân 2010

Xuân 2012

Mùa 2016

Công nhận cho sản xuất thử, khảo nghiệm DUS và sản xuất thử tại các địa phƣơng

Khảo nghiệm quốc gia (VCU), khảo nghiệm sản xuất tại các vùng sinh thái

M12: Chọn đƣợc dòng có thời gian sinh trƣởng 90 ngày, năng suất cao, chất lƣợng tốt đặt tên là N25 để khảo nghiệm tác giả

M2 - M10: Chọn cá thể liên tục, thời gian sinh trƣởng dƣới 100 ngày, năng suất khá, kháng đạo ôn

M1: Chọn những cá thể có thời gian sinh trƣởng dƣới 100 ngày, chống chịu với một số sâu bệnh hại

Xử lý hạt khô giống gốc 9311 bằng tia gamma nguồn Co60với liều lƣợng 40 krad

3.2. Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử

3.2.1. Kết quả khảo nghiệm VCU

Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa N25

TT Chỉ tiêu N25 9311 KD18

1

Thời gian sinh trƣởng (ngày):

Vụ xuân

Vụ mùa

115 - 120

90 - 95

140 - 145

115 - 120

130 - 135

103 - 107

2 Độ thuần đồng ruộng (điểm) 1 1 1

3 Chiều cao cây (cm) 110 -115 100 - 105 105 -110

4 Màu sắc lá Xanh nhạt Xanh Xanh

5 Góc lá đòng (điểm) 1 1 1

6 Khả năng đẻ nhánh Trung bình Trung bình Trung bình

7 Ngoại hình chấp nhận (điểm) 1 1 1

8 Màu sắc vỏ trấu Vàng sáng Vàng Vàng

9 Tình trạng râu ở hạt (điểm) 0 0 0

10 Chiều dài hạt gạo (mm) 6,7 8,1 5,75

Page 117: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

117

11 Dạng hạt Trung bình Rất dài Trung bình

Qua bảng 1 cho thấy, giống N25 có thời

gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 115-120

ngày, vụ mùa từ 90-95 ngày ngắn hơn giống

KD 18 từ 10-15 ngày và ngắn hơn giống

gốc (9311) từ 15 -20 ngày. Giống có độ

thuần tốt ở điểm 1 tương đương như giống

KD 18. Một số đặc điểm nông sinh học

khác của giống như: Khả năng đẻ nhánh,

chiều dài hạt gạo... là tương đương như

giống gốc ban đầu 9311.

Bảng 2. Năng suất thực thu của N25 tại các điểm khảo nghiệm (tạ/ha)

Vụ Tên giống

Điểm khảo nghiệm

Hƣng

Yên

Hải

Dƣơng

Thái

Bình

Vĩnh Phúc

Yên Bái

Thanh

Hóa

Nghệ An

Tĩnh

Bắc Giang

Bình quân

Mùa 2013

N25 47,73 63,93 47,18 42,67 47,73 35,50 - 48,40 42,00 46,89

KD 18(Đ/c) 49,57 52,53 49,93 51,67 54,27 40,73 - 45,17 44,33 48,53

CV(%) 4,1 5,7 4,9 8,2 6,3 8,1 - 4,5 5,3 -

LSD0,05 3,52 4,72 4,13 6,18 5,52 5,38 - 3,33 3,73 -

Xuân

2014

N25 67,46 56,65 56,95 67,33 48,27 53,07 65,07 43,27 - 57,26

KD 18(Đ/c) 62,56 55,82 53,87 63,33 53,07 57,06 59,63 46,27 - 56,52

CV(%) 5,5 6,7 7,7 6,7 6,6 8,9 5,2 8,2 - -

LSD0,05 5,73 6,11 7,18 6,70 5,42 8,07 5,06 6,61 - -

Mùa

2014

N25 52,50 50,28 49,04 50,00 56,50 48,73 49,23 41,53 - 49,55

KD 18(Đ/c) 66,60 62,27 49,33 51,00 51,13 57,27 39,10 51,53 - 54,29

CV(%) 7,2 4,1 7,4 5,2 5,5 3,4 7,6 5,6 - -

LSD0,05 7,40 4,00 5,15 4,27 4,97 3,03 6,59 5,08 - -

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia).

- Qua 3 vụ khảo nghiệm VCU (mùa

2013, xuân 2014 và mùa 2014), cho thấy

giống lúa N25 có năng suất tương đương

đối chứng ở mức có ý nghĩa.

- Chất lượng: Theo kết luận của Trung

tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản

phẩm cây trồng Quốc gia, giống lúa N25

có chất lượng khá: Độ mềm điểm 4, độ

dính điểm 3, độ trắng điểm 5, độ bóng

điểm 3 và độ ngon điểm 3.

Bảng 3. Kết quả đánh giá chất lƣợng cơm của giống N25 vụ mùa năm

2014

Tên giống Mùi Độ mềm Độ dính Độ trắng Độ bóng Độ ngon

N25 1 4 3 5 3 3

KD18(đ/c) 1 3 2 5 3 1

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia)

3.2.2. Kết quả đánh giá phản ứng với sâu bệnh hại trong điều kiện nhân tạo

Page 118: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

118 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Kết quả đánh giá phản ứng của giống lúa N25 với bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá của

Viện Bảo vệ thực vật được đưa ra trong bảng 4 và bảng 5.

Bảng 4. Phản ứng của các giống lúa đối với nòi đạo ôn Nam Định

Tên giống Cấp bệnh TB Mức đánh giá

Giống đánh giá N25 5,0 Kháng vừa

Chuẩn nhiễm B40 9,0 Nhiễm nặng

Chuẩn kháng Tẻ tép 1,0 Kháng cao

(Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật)

Giống lúa N25 có phản ứng kháng vừa (cấp điểm 5,0) với nòi đạo ôn Nam Định.

Bảng 5. Phản ứng của giống N25 đối với bệnh bạc lá [4]

Tên giống Cấp bệnh TB Mức đánh giá

Giống đánh giá N25 5,5 Kháng vừa

Chuẩn nhiễm TN1 9,0 Nhiễm nặng

Chuẩn kháng IRBB7 3,0 Kháng

(Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật)

Theo kết quả đánh giá cho thấy, giống

lúa N25 kháng vừa với bệnh đạo ôn (cấp

điểm 5), kháng vừa với bệnh bạc lá (cấp

điểm 5,5).

Giống lúa N25 đã được Hội đồng

khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn công nhận là giống sản xuất

thử theo QĐ số 609/QĐ-TT-CLT ngày 30

tháng 12 năm 2015.

3.2.3. Kết quả khảo nghiệm DUS

Giống lúa N25 được đưa vào khảo

nghiệm DUS (đánh giá khác biệt, tính

đồng nhất và ổn định) trong vụ mùa 2015

và 2016, sử dụng giống tương tự là PC10,

Kim Sơn 28 và ĐD2.

- Tính khác biệt

Giống N25 so với giống tương tự là

PC10 có sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở một

số chỉ tiêu như: Chiều cao cây của giống

N25 cao hơn so với giống PC10; râu ở

bông giống N25 thể hiện ở điểm 1, giống

PC10 thể hiện ở điểm 9 (bảng 6)

- Tính đồng nhất

Số cây khác dạng trên tổng số cây

quan sát là: 2/1000 (2015), 2/1000 (2016)

không vượt quá số cây khác dạng tối đa

cho phép (3/1000) nên giống N25 có tính

đồng nhất.

- Tính ổn định

Qua hai vụ khảo nghiệm giống N25

có tính đồng nhất nên được xem là có tính

ổn định.

Page 119: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

119

Bảng 6. So với giống tƣơng tự PC10

Tính trạng Năm Giống đăng

ký Giống

tƣơng tự Khoảng cách

tối thiểu

26 Thân: Chiều dài (trừ bông) chỉ với giống không bò lan

2015

2016

5

(106,4-96,7cm)

4

(87,4-84,4cm)

2

32 Bông: Râu 2015

2016 1 9 8

63 Nội nhũ: Hàm lƣợng amylose 2015

2016 3 5 2

3.2.4. Kết quả sản xuất thử giống lúa

N25 tại một số địa phương

Giống lúa N25 đã được khảo nghiệm

sản xuất ở nhiều địa phương từ vụ mùa

2013 và đến vụ mùa 2016 đã tiến hành

sản xuất thử tại nhiều địa phương: Bắc

Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,

Hải Dương, Hải phòng, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình...Tổng diện tích sản

xuất thử đạt 968ha (diện tích nông dân tự

sản xuất ước khoảng 2550ha). Giống lúa

N25 đã tạo thêm cơ hội cho nhà nông lựa

chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất,

chất lượng, giảm thiểu rủi ro thiên tai

hạn, úng và giá rét. Thúc đẩy tái cơ cấu

ngành trồng trọt. Gieo cấy N25 sẽ cho

phép mở rộng diện tích gieo trồng các

cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao (bí

ngô, bí xanh, dưa chuột, ngô nếp, ngô

rau...). Năng suất trung bình giống lúa

N25 đạt 58 - 63 tạ/ha, thâm canh cao có

thể đạt trên 70 tạ/ha (bảng 7)

Bảng 7. Diện tích sản xuất thử và năng suất của giống lúa N25 tại các

điểm sản xuất thử năm 2016

Địa điểm

Xuân 2016 Mùa 2016 Tổng

diện tích (ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Hƣng Yên 50 65-68 150 60-63 200

Hải Dƣơng 20 65-67 25 60-63 45

Bắc Giang 50 65-68 58 60-63 108

Nghệ An 150 62-65 165 57-60 315

Hà Tĩnh 150 58-62 150 55-60 300

Page 120: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

120 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Tổng cộng 420 - 548 - 968

Nhận xét của người sản xuất và cơ

quan quản lý nông nghiệp tại các địa

phương về giống lúa N25

Giống lúa N25 có thời gian sinh

trưởng cực ngắn, từ 89-95 ngày, thích hợp

cho vụ xuân muộn và mùa cực sớm, né

được lũ trong vụ hè thu tại các tỉnh miền

Trung; Chất lượng cơm mềm, vị đậm, ăn

ngon, năng suất cao hơn KD18 từ 2-5

tạ/ha, ngắn hơn KD18 từ 8-10 ngày; Khả

năng kháng cao với bệnh đạo ôn trong

điều kiện vụ xuân

* Hiệu quả kinh tế tại các điểm sản

xuất thử giống lúa N25

Với việc gieo cấy lúa mùa bằng giống

N25 đã cho thu hoạch sớm khoảng 7-10

ngày so với KD18, đảm bảo thời vụ trồng

bí đông sớm (từ 10-15/9) cho năng suất và

giá bán cao hơn hẳn (tăng 200-250%).

Đây là hiệu quả lớn nhất mà N25 mang lại

cho nông dân.

Tại huyện Ân Thi và Kim Động, với

năng suất bí vụ đông 2016 đạt 7 tạ/sào,

giá bán tại địa phương đầu vụ

7000đ/kg, chính vụ 4.000đ/kg. Như

vậy, với các hộ trồng bí ngô sớm trên

chân đất gieo cấy giống lúa N25 thì bí

ngô cho thu hoạch sớm trước 7-10 ngày

so với chân ruộng cấy giống lúa đại trà

KD18, BT7... Tổng thu nhập từ trồng bí

trên chân đất này mang lại đạt

137.200.000 đ/ha. Trong khi đó, tổng

thu của trồng bí chính vụ trên chân đất

gieo cấy các giống lúa khác mang lại

khoảng 78.400.000 đ/ha. Hiệu quả kinh

tế thu được của 01 ha trồng bí trên chân

đất gieo cấy giống N25 cao hơn khoảng

58.800.000 đ.

Từ thực tiễn mô hình đã triển khai tại

2 huyện Ân Thi và Kim Động chúng tôi

đưa ra công thức luân canh cây vụ đông

đem lại hiệu qủa kinh tế cao cho những

địa phương trồng cây vụ đông sớm: Lúa

xuân muộn (N25) - Lúa mùa sớm (N25)-

cây vụ đông sớm (bí ngô, bí bao tử), ngô

nếp, dưa chuột, rau sớm.

Bảng 8. Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác giống lúa N25 so với mô hình

giống lúa KD 18 tại Hƣng Yên, năm 2016 (tính cho 01 ha)

TT Vụ

Nội dung

Xuân Mùa

N25 KD18 N25 KD18

1 Phần thu (đ/ha) 43.095.000 38.580.000 45.750.000 38.850.000

- Năng suất (kg/ha) 6.630 6.430 6.100 5.550

- Đơn giá (đ/kg thóc) 6.500 6.000 7.500 7.000

2 Phần chi (đ/ha) 20.400.000 20.350.000 20.400.000 20.150.000

- Chi phí mua giống lúa 1.500.000 1.250.000 1.500.000 1.250.000

- Chi phí mua phân bón 6.300.000 6.300.000 6.300.000 6.300.000

Page 121: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

121

- Chi phí phun thuốc BVTV 2.000.000 2.200.000 2.000.000 2.000.000

- Chi phí công lao động 7.000.000 7.000.000 7.000.000 7.000.000

- Chi phí làm đất 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000

3 Tổng thu sau chi phí (đ/ha) 22.695.000 18.230.000 25.350.000 18.700.000

4

Hiệu quả kinh tế tăng so

với giống đối chứng KD18

(%)

124% 100% 136% 100%

5

Thời gian do cây vụ đông

có hiệu quả kinh tế cao

đem lại (bí ngô...) (đ/ha)

58.800.000

6 Tổng thu/năm của mô hình

đem lại (đ/ha) 22.695.000 18.230.000 104.550.000 18.700.000

7

Hiệu quả kinh tế tăng so

với giống đối chứng KD18

trên các chân đất trồng cây

vụ đông sớm (%)

124% 100% 314% 100%

Như vậy, tính toán hiệu quả kinh tế

mô hình sản xuất giống lúa N25 tại các

điểm sản xuất thử tại Hưng Yên cho

thấy: Khi canh tác giống lúa N25 sẽ

giảm chi phí mua thuốc BVTV, lợi

nhuận vượt hơn giống KD18 là

4.465.000 đồng (tăng 24%) trong vụ

xuân và lợi nhuận vượt hơn giống KD18

là 6.650.000 đồng (tăng 36%) trong vụ

mùa. Đặc biệt trên các chân đất trồng

cây vụ đông sớm thì hiệu quả kinh tế khi

cấy giống lúa N25 do thời gian sinh

trưởng ngắn đem lại tăng gấp 214% so

với cấy giống lúa đại trà KD18, BT7...

IV. KẾT LUẬN

- Giống lúa N25 được chọn lọc theo

phương pháp đột biến phóng xạ tia gama

nguồn Co60 từ giống 9311 nhập nội.

- N25 đã được khảo nghiệm VCU 3

vụ; khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm

DUS và sản xuất thử tại các địa phương.

- Giống N25 có thời gian sinh trưởng

cực ngắn (90-95 ngày trong vụ mùa, 118-

125 ngày trong vụ xuân); Năng suất trung

bình đạt 55-63 tạ/ha, thâm canh cao có thể

trên 70 tạ/ha; Chất lượng tốt (tỷ lệ gạo xay

(81%), gạo nguyên (85%), hàm lượng

amylose 17,2%, Gạo trắng, cơm mềm, dẻo

và ngon. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với

đối chứng KD18 từ 6-10 triệu đồng/ha;

kháng vừa với bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá

(điểm 5).

- Giống lúa N25 thích hợp gieo cấy tại

trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu cho

các tỉnh phía Bắc, phù hợp tại các chân

vàn cao có các công thức luân canh 1 lúa

+ 2- 3 màu, đặc biệt phù hợp với các công

thức luân canh 2 lúa + 2 màu cực sớm.

- Nhược điểm của giống lúa N25:

Chống đổ kém.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 122: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

122 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004).

Quy phạm khảo nghiệm giống lúa.

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quy chuẩn

quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh

tác và sử dụng của giống lúa QCVN

01-55:2011/BNN&PTNT.

3. Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống,

sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc

gia, Báo cáo kết quả khảo nghiệm các

giống lúa vụ (mùa 2013, xuân 2014 và

mùa 2014 tại các tỉnh phía Bắc.

4. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI

(1996). Tiêu chuẩn đánh giá nguồn

gen lúa.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

RESULTS OF TRIAL PRODUCTION OF RICE VARIETY N25

Ha Van Nhan, Tran Thi Lien, Nguyen Thanh Luan et al.

ABSTRACT

N25 is new rice varierty bred from 9311 mutated by Gama sourced Co60. The new

varierty was tried in provinces such as: Hai Duong, Hung Yen, Bac Giang, Thanh

Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh ect.. In this areas the N25 variety has good

characteristics such as: Short growth duration (90 -95 days in summer season),

high yield (6,2-6,7 tons/ha in spring season; 5,5 - 6,3 tons/ha in summer season),

good quality (amylose content 17,2%). The N25 variety also expresses good

resistance to some major pets and diseases in the field: High resistance to blast

diseases (level 2), blight sheath (Xanthomonas oryzea), stem borer, brown plant

hopper. Up to 6/2017, N25 was grown in 986 ha. By the short growth duration, N25

variety can effectively participate to rotation system with 3-4 crop seasons per year.

This positively contributes to change crop variety component, increase

employments, improve incomes and nutrition quality, insure food security and

sustain society. N25 was realesed as new varierty in August 30, 2017.

Keywords: New varierty, N25, 9311, KD18, extra short growth duration; gama

sourced Co60

Page 123: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

123

ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CHỊU HẠN CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Hoàng Bá Tiến1, Nguyễn Trọng Khanh1, Nguyễn Anh Dũng1, Phạm Văn Tính1, Nguyễn Kiến Quốc2, Lã Tuấn Nghĩa2 và cộng sự.

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; 2 Trung tâm Tài nguyên thực vật

TÓM TẮT

Chọn tạo giống lúa chịu hạn bằng thanh lọc hạn đồng ruộng kết hợp sử dụng chỉ

thị phân tử lai quy tụ gen/QTL chịu hạn vào các giống lúa năng suất, mẫn cảm với

hạn là phƣơng pháp mang lại hiệu quả nhanh và chính xác. Trong nghiên cứu này,

giống lúa LC93-1 (mang QTL qDroughtLDS-9-DT liên quan đến độ cuốn lá) đƣợc

sử dụng là giống cho gen và giống Q5 là giống nhận gen. Chỉ thị phân tử RM1896

liên kết chặt với QTL qDroughtLDS-9-DT và chỉ thị RM5657 liên kết chặt với QTL

qDroughtLDS-9-DT đƣợc sử dụng để xác định các cá thể nhận trong lai chuyển

gen. Kết quả đã chọn tạo đƣợc 6 dòng lúa triển vọng có khả năng chịu hạn, năng

suất cao, chất lƣợng khá, trong đó có 2 dòng là CH19 và CH22 cho năng suất đạt

trên 50 tạ/ha, chất lƣợng khá hơn giống lúa Q5, khả năng chịu hạn tƣơng đƣơng

với giống lúa LC93-1.

Từ khóa: Giống lúa, chịu hạn, chỉ thị phân tử, gen/QTL

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúa gạo là nguồn cung cấp lương

thực chủ yếu của hơn 54% dân số thế

giới (IRRI, 2009). Ở Việt Nam, lúa là cây

trồng bản địa có khả năng thích nghi rộng

với các điều kiện sinh thái khác nhau. Lúa

vừa cung cấp nguồn lương thực chính,

vừa là nông sản xuất khẩu có kim ngạch

lớn ở nước ta (Trần Đức Thành và Đinh

Tuấn Minh, 2015). Khô hạn là một trong

những vấn nạn làm cho năng suất lúa bị

giảm mạnh, sản lượng lúa gạo không ổn

định. Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn

cầu làm cho hạn hán xảy ra thường xuyên

trên diện rộng và đã vượt tầm kiểm soát

của con người. Vấn đề hạn hán càng trở

nên bức xúc khi hầu hết diện tích đất canh

tác lúa bị hạn nặng lại tập trung ở vùng

sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo, nơi

mà cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào

sản phẩm nông nghiệp (Arraudeau and Vo

Tong Xuan, 1994).

Sự thể hiện tính chống chịu khô hạn

được quan sát thông qua những tính trạng

cụ thể như hình thái rễ cây, lá, chồi thân,

phản ứng co nguyên sinh, bao phấn... Phản

ứng với điều kiện khô hạn, cây trồng có

Page 124: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

124 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

một cơ chế thích nghi bằng việc nhận tín

hiệu truyền đến nó đi vào hệ thống tinh vi

của tế bào, kích thích hoạt động của gen

mục tiêu (Thomashow, 1999). Do đó, việc

nghiên cứu tính chịu hạn (về kiểu gen và

kiểu hình) để cải thiện, nâng cao khả năng

thích ứng với điều kiện khô hạn là chiến

lược lâu dài trong công tác chọn tạo giống

cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng.

Nghiên cứu di truyên vê tính chịu hạn

ở lúa cho thấy , tính chịu hạn được điều

khiển bởi đa gen (Bùi Chí Bửu và Nguyễn

Thị Lang, 2007; Lã Tuấn Nghĩa, 2012;

Thomas và cs., 2013). Muôn chọn tạo

giống lúa chịu hạn có hiệu quả , cần phai

nghiên cứu sâu về cơ chế di truyền , xác

định cac gen điêu khiên tính chịu hạn , từ

đó giup chung ta chu đông trong công tá c

chọn tạo giống lúa chịu hạn (Bùi Chí Bửu

và Nguyễn Thị Lang, 2007). Ngày nay ,

nhơ sư tiên bô cua công nghệ sinh học nên

công tac chon tao giông lúa đa trơ nên

hiêu qua hơn . Các nhà khoa học đã tiến

hành phân tích xác định và lập bản đồ các

gen/QTL điều khiển tính chịu hạn; xác

định chỉ thị phân tử liên kết với gen để sử

dụng theo hướng chọn giống nhờ chỉ thị

phân tử nhằm chon ra nhưng cây mang

gen mong muôn (Lanceras et al., 2004;

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2007;

Lã Tuấn Nghĩa, 2012).

Chọn tạo giống lúa chịu hạn ở Việt

Nam, kết quả cũng đã phát triển được một

số giống lúa cho sản xuất như: LC93-1,

LC93-4, CH5... Tuy vậy, những giống lúa

này còn hạn chế về năng suất, chất lượng.

Trong nghiên cứu này, ứng dụng chỉ thị

phân tử để lai tạo, chuyển gen chịu hạn

vào một số giống lúa năng suất, lúa chất

lượng cao như Q5, AC5 và P6 nhằm cải

tiến khả năng chịu hạn của các giống lúa

này, thích hợp cho sản xuất tại những

vùng khô hạn.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Vật liệu nghiên cứu gồm giống lúa

chịu hạn LC93-1 (mang QTL

qDroughtLDS-9-DT liên quan đến độ

cuốn lá) và các giống lúa đang được sử

dụng rộng ngoài sản xuất gồm Q5, P6,

AC5.

- Các chỉ thị phân tử được xác định có

liên kết chặt với các gen/QTL chịu hạn

gồm: Chỉ thị RM1896 và chỉ thị RM5657

liên kết với QTL qDroughtLDS-9-DT (độ

cuốn lá) ở khoảng cách di truyền tương

ứng là 3,3 cM và 0,8 cM

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Đánh giá khả năng chịu hạn và theo

dõi các đặc điểm nông sinh học của các

dòng/giống lúa được tiến hành theo

phương pháp của IRRI (SES, 2002).

- Tách triết ADN trong lá lúa được

thực hiện theo phương pháp của Keb-

Llanes et al., (2002).

- Phương pháp PCR sử dụng mồi SSR

được thực hiện theo mô tả của McCouch

et al., (2002).

- Phương pháp lai tạo và chọn lọc: Lai

hồi quy (backross) để chuyển gen/QTL

chịu hạn từ giống lúa LC93-1 (MABC);

Page 125: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

125

Sử dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể

mang gen chịu hạn (MAS) được thực hiện

theo sơ đồ như sau:

P1 (AC5, P6, hoặc Q5) x LC93-1

(Giống lúa năng suất, khả năng

chịu hạn kém)(Giống lúa mang gen/QTL chịu hạn)

F1 x P1

Sử dụng chỉ thị phân tử để chọn cá

thể mang gen chịu hạn mong muốn

BC1F1 x P1

Sử dụng chỉ thị phân tử để chọn cá

thể mang gen chịu hạn mong muốn

BC2F1 x P1

Sử dụng chỉ thị phân tử để chọn cá

thể mang gen chịu hạn mong muốn

BC3F1

Nuôi cấy bao phấn tạo cây xanh đầu dòng (DH), sử dụng chỉ thị phân tử

xác định các cá thể đơn bội kép mang gen/QTL chịu hạn

Khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm quốc gia (VCU), xây dựng mô hình

Gieo trồng, so sánh sơ khởi, đánh giá khả năng chịu hạn, các đặng tính

nông sinh học của các dòng thuần triển vọng

Sơ đồ sử dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể mang gen chịu hạn (MAS)

- Tạo các dòng thuần đơn bội kép

mang gen/QTL chịu hạn được thực hiện

theo phương pháp nuôi cấy bao phấn lúa

cải tiến của Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm, có sử dụng 2 loại môi trường

nuôi cấy cơ bản là N6 và MS.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý, phân tích thống

kê theo các chương trình: Excel 2007,

IRRISTAT 5.0.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sử dụng chỉ thị phân tử trong

lai quy tụ gen thông qua backcross

Page 126: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

126 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

để xác định cây nhận (cây mang

gen chịu hạn)

Thực hiện phép lai hữu tính giữa mẹ

là các giống lúa Q5, P6 và AC5 với bố là

LC93-1 trong vụ xuân 2011. Con lai F1

cùng với giống bố mẹ được gieo cấy trong

điều kiện nhà lưới tại Viện cây lương thực

và Cây thực phẩm để đánh giá con lai.

Con lai F1 được sử dụng làm cây mẹ để lai

trở lại với giống nền (Q5, P6, AC5), kết

quả thu được thế hệ lai hồi quy thứ nhất

(BC1F1).

Trong quá trình lai trở lại, ở mỗi thế

hê chúng tôi sư dung chi thi RM 5657 để

chọn con lai F1 mang QTL qDroughtLDS-

9-DT chịu hạn. Những cá thể mang gen

chịu hạn (ở trạng thái dị hợp tử) được lựa

chọn làm mẹ lai với giống nền (Q5, P6,

AC5) ở các thế hệ lai BC1 - BC3. Kết quả

hình ảnh điện di trong chọn cá thể nhận ở

các thế hệ BC1, BC2 và BC3 được đưa

đại diện trong hình 1, 2 và 3.

Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR sử dụng chỉ thị RM5657 để chọn cá thể

mang QTL qDroughtDLR-9-DT. Giếng 1: Q5; 2: LC93-1; 3-17: Các cá thể BC1F1.

Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR sử dụng chỉ thị RM5657 để chọn cá thể

mang QTL qDroughtDLR-9-DT. Giếng 1: Q5; 2: LC93-1; 3-17 các cá thể BC2F1.

Hình 3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR sử dụng chỉ thị RM5657 để chọn cá thể

mang QTL qDroughtDLR-9-DT. Giếng 1: LC93-1; 2: Q5; 3-17: Các cá thể BC3F1.

Page 127: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

127

3.2. Nuôi cấy bao phấn để tạo

nhanh các dòng thuần đơn bội kép

Nuôi cấy bao phấn con lai BC3F1

của tổ hợp LC93-1/P6, BC3F1 của tổ

hợp LC93-1/AC5 và BC3F1 của tổ hợp

LC93-1/Q5. Mỗi tổ hợp được nuôi cấy

khoảng 6.000 bao phấn. Callus được

tách chuyển sang môi trường tái sinh cây

xanh. Tổng số callus hình thành là 997

callus và tổng số cây xanh thu được là

40 (bảng 1).

Bảng 1. Kết quả hình thành callus và cây xanh đơn bội kép của các tổ hợp

lai

TT Tên tổ hợp Số bao phấn

nuôi cấy

Số callus hình thành

Số cây xanh đơn bội kép

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

Số cây Tỷ lệ (%)

1 BC3F1(LC93-1/AC5) 6.000 200 3,33 12 6,00

2 BC3F1(LC93-1/P6) 6.000 311 5,18 8 1,65

3 BC3F1(LC93-1/Q5) 6.000 486 8,10 20 6,43

Tổng 18.000 997 40

Cây xanh được hình thành chuyển

sang môi trường thuần dưỡng Yosida từ 1

2 tuần cho cây thành thục và thích nghi

với điều kiện môi trường. Cây xanh được

trồng trong nhà lưới để đánh giá đơn bội

kép và chọn cây mang gen chịu hạn bằng

chỉ thị phân tử.

3.3. Sử dụng chỉ thị phân tử liên kết

để chọn cá thể và dòng đơn bội kép

mang gen chịu hạn

40 dòng đơn bội kép thu được từ nuôi

cấy bao phấn con lai F1 của các tổ hợp lai

backross BC3 được lấy lá, tách triết ADN

xác định QTL chịu hạn với các cặp mồi

RM5657 và RM1896. Kết quả thu được 25

cây mang QTL chịu hạn đồng hợp tử,

trong đó: 9 cây của BC3F1(LC93-1/AC5),

6 cây của BC3F1(LC93-1/P6) và 10 cây

của BC3F1(LC93-1/Q5). Kết quả được

đưa ra trong bảng 2 và đại diện hình ảnh

điện di sản phẩm PCR được đưa ra trong

hình 4.

Bảng 2. Kết quả sử dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể đơn bội kép

mang QTL chịu hạn vụ xuân 2012

TT Tổ hợp Số cá

thể kiểm tra

Cá thể mang QTL chịu hạn đồng hợp tử

Tổng số RM5657 RM1896

Page 128: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

128 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Hình 4. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR các cá thể đơn bội kép sử dụng cặp mồi

RM5657.

Giếng A01: Marker; A02: LC93-1 (xuất hiện vệt băng có kích thước 141 bp);

A03: Q5; A04 - A12 là các cá thể đơn bội kép

Hình 4 cho thấy, giếng đối chứng

A02 và A03 cho vạch băng đặc trưng

của giống chịu hạn và giống mẫn cảm.

Các giếng A06, A10, A11, A12 xuất

hiện vạch băng giống với giống đối

chứng dương (LC93-1) là các cá thể

mang gen chịu hạn đồng hợp tử. Giếng

A09 xuất hiện vạch băng giống với

giống đối chứng âm (Q5) là cá thể

không mang gen chịu hạn. Các giếng

A04, A05, A07 và A08 xuất hiện 2 vạch

băng của cả giống đối chứng dương và

âm là các cá thể mang gen dị hợp tử.

Những cá thể mang QTL chịu hạn

đồng hợp tử được trồng là những cây đầu

dòng trên đồng ruộng để tiến hành đánh

giá khả năng chịu hạn và các đặc điểm

nông sinh học trong điền kiện đồng ruộng.

3.4. Kết quả chọn giống lúa chịu hạn từ các dòng đơn bội kép mang QTL chịu hạn

1 BC3F1(LC93-1/AC5) 12 9 6 3

2 BC3F1(LC93-1/P6) 8 6 4 2

3 BC3F1(LC93-1/Q5) 20 10 6 4

Tổng 40 25 16 9

Page 129: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

129

Tiếp tục sử dụng 25 dòng đơn đơn bội

kép mang QTL chịu hạn đồng hợp tử

được ký hiệu từ CH1 đến CH25 và được

gieo cấy trong điều kiện canh tác nhờ

nước trời tại khu vườn hạn của Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm từ vụ mùa

2012 để đánh giá các đặc điểm nông sinh

học, khả năng chống chịu sâu bệnh, độ

thuần đồng ruộng và khả năng chịu hạn

nhằm chọn ra các giống lúa chịu hạn triển

vọng.

Kết quả trong vụ mùa 2012: Đa số các

dòng có thời gian sinh trưởng ngắn xung

quanh 100 ngày (vụ mùa), khả năng đẻ

nhánh cao, độ thuần cao và năng suất đạt

từ 30,3-56,4 tạ/ha. Trong đó, có 06 dòng

là: CH10, CH13, CH14, CH19, CH22 và

CH23 có độ thuần cao, dạng hình đẹp, có

nhiều đặc điểm nông học tốt và năng suất

đạt trên 50 tạ/ha, đáp ứng mục tiêu chọn

tạo. Các dòng này tiếp tục được nhân lên

để đánh giá ở các giai đoạn tiếp theo.

- Vụ xuân năm 2013: Tiến hành so

sánh 6 dòng lúa ưu tú được chọn lựa từ

cặp lai giữa LC93-1 và Q5. Kết quả cho

thấy hầu hết tất cả các dòng tham gia thí

nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn

hơn đối chứng CH5, trung bình 130-139

ngày trong vụ mùa, dạng cây gọn, chiều

cao cây biến động từ 90-101cm, chiều dài

bông đạt từ 22-27 cm, hạt thon dài, vàng

sáng (bảng 3).

Bảng 3. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa chịu hạn triển

vọng trong vụ xuân năm 2013 tại Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Dạng

cây

Chiều cao

cây (cm)

Chiều dài

bông

(cm)

Màu

sắc lá

Dạng

hạt

Mầu sắc

hạt

TGST

(ngày)

CH10 Gọn 95,5 25,5 Xanh

nhạt Thon dài

Vàng

sáng 132

CH13 Xòe 90,3 23,6 Xanh

vàng Nhỏ thon Vàng 139

CH14 Gọn 98,4 25,8 Xanh

đậm Thon dài

Vàng

sẫm 133

CH19 Gọn 96,5 23,9 Xanh

đậm Thon dài

Vàng

sáng 137

CH22 Gọn 100,6 25,7 Xanh Thon dài Vàng

sáng 130

CH23 Xòe 95,8 22,3 Xanh

nhạt Thon dài

Vàng

sẫm 133

CH5 (đối

chứng) Gọn 113,4 22,8

Xanh

đậm Nhỏ thon

Vàng

sáng 142

LC93-1 (đối

chứng) Xòe 116,4 22,8

Xanh

đậm Nhỏ thon

Vàng

sáng 145

Page 130: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

130 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Song song với việc đánh giá đặc tính

nông học, các dòng triển vọng cũng được

đánh giá khả năng chịu hạn. Thông qua

các chỉ tiêu đo đếm như khả năng phục

hồi, độ cuốn lá ở giai đoạn đẻ nhánh hoặc

khả năng trỗ thoát và độ hữu dục ở thời

kỳ sau trỗ đến chín. Kết quả cho thấy có

2 dòng có khả năng chịu hạn tốt hơn đối

chứng CH5, tương đương bằng đối chứng

LC93-1 là CH19 và CH22. Dòng CH14

có khả năng chịu hạn thấp nhất, các dòng

còn lại có khả năng chịu hạn tương

đương với đối chứng CH5 và kém hơn

LC93-1 (bảng 4).

Bảng 4. Khả năng chịu hạn các dòng, giống lúa chịu hạn triển vọng

trong vụ xuân 2013 tại Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm, Hải

Dƣơng

Giống

Xuân 2013

Đẻ nhánh hạn 10 ngày Trỗ - chín hạn 14 ngày Khả năng chịu hạn (điểm)

Khả năng phục hồi

(điểm)

Độ cuốn lá (điểm)

Khả năng

trỗ thoát (điểm)

Độ

hữu dục (điểm)

CH10 3 3 1 3 3

CH13 1 3 1 3 1

CH14 3 3 1 5 5

CH19 1 1 1 1 1

CH22 3 1 1 3 3

CH23 3 3 1 1 1

CH5(đ/c) 1 3 3 3 3

LC93-1(đ/c) 1 1 1 3 1

Độ ẩm đất(%) ở tầng 0-20cm

19,8 16,1

Bảng 5. Khả năng chịu hạn các dòng, giống lúa chịu hạn triển vọng

trong vụ mùa năm 2013 tại xã Nhật Tiến, Hữu Lũng, Lạng Sơn

Giống

Giai đoạn phân hóa đòng (hạn 25 ngày)

Giai đoạn Làm đòng - Trỗ - chín

(hạn 55 ngày) Khả năng

chịu hạn (điểm)

Khả năng phục hồi

(điểm)

Độ cuốn lá

(điểm)

Độ cuốn lá (điểm)

Khả năng

trỗ thoát (điểm)

Độ tàn lá

(điểm)

Độ hữu dục (điểm)

CH10 3 5 5 5 5 7 5

Page 131: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

131

CH13 3 5 5 3 3 3 1-3

CH14 5 5 7 3 5 5 7

CH19 1 3 3 1 1 3 1

CH22 1 3 3 1 1 3 1

CH23 3 3 5 5 5 5 5

CH5(đ/c) 3 3 7 5 5 5 5

LC93-1(đ/c) 1 3 3 3 1 3 1

Độ ẩm đất(%) ở tầng 0-20cm

18,7 9,6

- Trong vụ mùa năm 2013, các dòng

lúa chịu hạn triển vọng được cấy thử

nghiệm trên chân ruộng bậc thang ở xã

Nhật Tiến, Hữu Lũng, Lạng Sơn, nơi

thường xuyên xảy ra hạn hán trong giai

đoạn từ đầu tháng 8 đến khoảng trung

tuần tháng 9 hàng năm. Thời gian xảy ra

hạn hán thường trùng với thời kỳ phân

hóa đòng, trỗ hoặc đang trong giai đoạn

vào chắc của các giống lúa đang trồng đại

trà tại địa phương. Các dòng lúa triển

vọng (06 dòng) được gieo cấy cùng với

hai giống lúa đối chứng là CH5 và LC93-1.

Chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu

khả năng chịu hạn, độ cuốn lá (ở giai đoạn

phân hóa đòng, có 25 ngày không có mưa,

ruộng hạn), và chỉ tiêu độ cuốn lá, khả

năng trỗ thoát, độ tàn lá, khả năng hữu dục

(ở giai đoạn lúa làm đòng đến chín, ruộng

hạn khoảng 55 ngày). Kết quả cho thấy

trong điều kiện hạn khắc nghiệt hơn ở

vườn hạn tại Viện Cây lương thực và Cây

thực phẩm, 2 dòng (CH19 và CH22) vẫn

thể hiện là có khả năng tốt hơn 04 dòng

còn lại (CH10, CH13, CH14 và CH23),

trong đó dòng CH19 có khả năng chịu hạn

tốt hơn đối chứng CH5, xấp xỉ bằng đối

chứng LC93-1 (bảng 5).

IV. KẾT LUẬN

Sử dụng chỉ thị phân tử liên kết với

gen/QTL quy quy định tính trạng chịu hạn

ở lúa kết hợp với công nghệ nuôi cấy bao

phấn tạo dòng đơn bội kép, đã chọn tạo

thành công 06 dòng lúa triển vọng có khả

năng chịu hạn, năng suất cao, chất lượng

khá, trong đó có 02 dòng CH19 và CH22,

cho năng suất đạt trên 50 tạ/ha, chất lượng

khá hơn giống lúa Q5, khả năng chịu hạn

tương đương với giống lúa LC93-1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang

(2007). Chọn giống cây trồng-Phương

pháp truyền thống và phân tử. Nhà

Xuất bản Nông nghiệp, 502 tr.

2. Lã Tuấn Nghĩa (2012). Nghiên cứu lập

bản đồ gen kháng hạn ở lúa Việt Nam.

Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 7:

Tr. 13-20.

3. Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Kiến Quốc,

Hoàng Bá Tiến (2012). Nghiên cứu

khả năng chụ hạn và đa dạng di truyền

của một số giống lúa. Tạp chí Nông

nghiệp và PTNT, số 12: Tr. 5-11.

4. Trần Đức Thành và Đinh Tuấn Minh

(2015). Thị trường lúa gạo Việt Nam:

Page 132: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

132 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Cải cách để hội nhập cách tiếp cận cấu

trúc thị trường. Nhà xuất bản Hồng

Đức, 124 tr.

5. Arraudeau M.A. and Vo Tong Xuan

(1994). Opportunities for upland rice

research in Vietnam. In Vietnam and

IRRI: A partnership in Rice Research.

Proceedings of a Conference held in

Hanoi Vietnam. 4-7 May 1994.

6. IRRI (International Rice Research

Institute) (2009). Rough rice

production by country and

geographical region-USDA. Trend in

the economy. In: World rice statistics.

www.irri.org/science/ricestat.

7. Keb-Llanes., et al. (2002). Plant DNA

Extraction protocol, Plant Molecular

Biology Reporter, 20: Pp. 299a-299e.

8. Lanceras J. C., G. Pantuwan, B.

Jongdee, T. Toojinda (2004).

Quantitative trait loci associated with

drought tolerance at reproductive stage

in rice. Plant Physiology 135. 384 -

399.

9. McCouch R.S., Teytelman L., Xu Y.,

Lobos B.K., Clare K., Walton M., Fu

B., Maghirang R., Li Z., Xing Y.,

Zhang Q., Kono I., Yano M.,

Fjellstrom R., DeClerck G., Schneider

D., Cartinhour S., Ware D., 2 and

Stein L., (2002), Development and

Mapping of 2240 New SSR Markers

for Rice (Oryza sativa L.), DNA

Research, 9, pp. 199-207.

10. Thomas D., Phuc T.D., Joachim K.,

Ellen Z., Dirk K.H. and Karin I.K.,

(2013), Identification of Drought

Tolerance Markers in a Diverse

Population of Rice Cultivars by

Expression and Metabolite Profiling,

Losd one Vol.8, pp. 1-14.

11. Thomashow M.F., (1999), Plant cold

acclimation: freezing tolerance genes

and regulatory mechanisms, Annu Rev

Plant Physiol Plant Mol. Biol. Vol 50:

Pp. 571-599.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

MARKER ASSISTED SELECTION BREEDING FOR DROUGHT TOLERANT

RICE IN NORTHERN PROVINCES OF VIETNAM

Hoang Ba Tien, Nguyen Trong Khanh, Nguyen Anh Dung,

Pham Van Tinh, Nguyen Kien Quoc, La Tuan Nghia et al.

ABSTRACT

Breeding rice varieties tolerant to drought by screening breeding lines in the raifed

field and using molecular markers linked to gen/QTL for drought tolerant traits to

backcross these gen/QTL to high yielding varieties by susseptible to drought is an

acurate and more effective method. In this research, rice variety, LC93-1 was used

as a donor of QTL qDroughtLDS-9-DT for leaf rolling traits to Q5 variety as a

receipent. RM1896 and RM5657 linked to qDroughtLDS-9-DT were used to select

plants having the QTL. The results were shown that six (06) promissing lines which

have hight drought tolerance (drought score < 3), high yield, good quality. Of them,

Page 133: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

133

there are two lines, namely as CH19 and CH22, grain yield of 5,0 tons/ha, grain

quality is better than Q5 variety, drought tolerant capacity as equivalent with LC93-1.

Keywords: Drought tolerance, gen/QTL, molecular markers, rice variety

Page 134: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

134 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÖA LTH31

Trần Văn Tứ, Nguyễn Cẩm Tú, Tạ Minh Sơn và cộng sự

TÓM TẮT

Giống lúa LTh31 đƣợc lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai HT1/IA CUBA 28 từ vụ mùa 2004 đến vụ xuân 2009. Từ năm 2010 đến 2015, giống lúa LTh31 đƣợc khảo nghiệm Quốc gia, khảo nghiệm sản xuất và khảo nghiệm DUS ở các tỉnh phía Bắc. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy: Giống lúa LTh31 có thời gian sinh trƣởng ngắn (vụ mùa 105 ngày, vụ xuân 135 ngày); đẻ nhánh trung bình, dạng hình đứng gọn (điểm 1); khối lƣợng 1.000 hạt từ 25 - 26 gam; vỏ trấu màu vàng, chiều dài hạt gạo 6,75 mm, chống đổ tốt; năng suất cao và ổn định, trung bình đạt 61 - 68 tạ/ha; chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính nhƣ rầy nâu, bạc lá, đạo ôn (điểm 1-3); chất lƣợng gạo trắng trong, không bạc bụng, tỷ lệ xay sát 72%, hàm lƣợng amylose 18,7 %, protein 9,2 %, độ bền thể gel 76 mm, cơm mềm, đậm, trắng và thơm; có khả năng thích ứng rộng, thích hợp trên các chân đất vàn thấp, vàn và vàn cao, vụ xuân muộn, mùa và hè thu cho các tỉnh phía Bắc. Từ kết quả khảo nghiệm, giống lúa LTh31 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc

Từ khóa: Chống chịu sâu bệnh, giống lúa LTh31, lúa chất lƣợng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây

trồng theo hướng tăng vụ thì diện tích lúa

ngắn ngày đã tăng nhanh, chiếm tới trên

80%, trong đó giống Khang dân 18

(KD18) có diện tích gieo trồng lớn hơn cả,

cho năng suất cao, ổn định gần 10 năm

qua, song hiện nay đã bộc lộ nhiều nhược

điểm lớn cần như cơm cứng, không ngon,

rầy nâu và các sâu bệnh khác gây hại

nặng, chống đổ kém, chịu lạnh ở giai đoạn

làm đòng và giai đoạn trỗ kém thường bị

thoái hóa đầu bông làm giảm năng suất

đáng kể. Các giống ngắn ngày, chất lượng

cao như HT1, N46, BT7... cho năng suất

khá nhưng chống chịu sâu bệnh kém đến

trung bình, nhất là bệnh bạc lá, chống đổ

kém. Do vậy, cần thiết phải có các giống

mới, có khả năng khắc phục được các

nhược điểm trên, đảm bảo năng suất cao

hơn hoặc tương đương KD18, chất lượng

tương đương BT7 hoặc HT1 nhưng khả

năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất

thuận tốt hơn.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống lúa LTh31 được chọn tạo từ tổ

hợp lai: HT1/ IA CUBA 28.

Giống mẹ HT1: Thời gian sinh trưởng

ngắn 106 - 108 ngày (vụ mùa); Chiều cao

cây 110 - 113 cm; Tiềm năng năng suất

cao; Vỏ trấu màu nâu; Chất lượng tốt, gạo

trắng đục, cơm có mùi thơm, mềm, dẻo và

nhạt.

Page 135: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

135

Giống bố IA CUBA 28: Thời gian

sinh trưởng ngắn: 105 - 107 ngày (vụ

mùa). Chiều cao cây 108 - 112 cm; Tiềm

năng năng suất cao; dạng hình cây đẹp

(điểm 3); Vỏ trấu màu vàng sáng, dạng

hạt trung bình; Chất lượng trung bình

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp tạo và chọn lọc: Lai

hữu tính và chọn phả hệ.

- Thí nghiệm chọn dòng, quan sát,

đánh giá theo phương pháp của Viện

Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), năm

1996.

- Phương pháp khảo nghiệm: Khảo

nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất

theo: “Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh

tác và giá trị sử dụng của giống lúa”

10TCN558-2002 và “Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác

và giá trị sử dụng của giống lúa” QCVN

01-55: 2011/BNN&PTNT.

- Các chỉ tiêu theo dõi Theo thang

điểm “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá

nguồn gen cây lúa” (Standard Evaluation

System for Rice - SES) của Viện Nghiên

cứu lúa Quốc tế (IRRI), năm 1996.

- Phương pháp xử lý số liệu: Theo

chương trình IRISTAT 4.0 và EXCEL

III. KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO

NGHIỆM GIỐNG LÖA LTh31

3.1. Nguồn gốc

Giống lúa LTh31 được lai tạo và chọn

lọc từ tổ hợp lai HT1 / IA CUBA 28 từ vụ

mùa 2004. Được Cục Trồng trọt, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận

sản xuất thử cho vụ xuân muộn, hè thu và

mùa sớm tại các tỉnh phía Bắc theo Quyết

định số 235/QĐ/TT-CLT ngày 20 tháng 6

năm 2016.

3.2. Sơ đồ chọn tạo

Page 136: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

136 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

xMùa 2004

Xuân 2005

Mùa 2005 đếnxuân 2009

Xuân 2010 đến

mùa 2011

Xuân 2013 đếnxuân 2016

HT1 IA CUBA 28

F1

F2 - F9. Chọn cá thể dòng thuần, năng suất, chất lƣợng(hạt thóc dài, gạo trong, mềm, thơm), chống chịu sâu bệnh

(rầy nâu, đạo ôn, bạc lá)

Đánh giá, chọn lọc dòng thuần, chọn dòng triển vọng 31đặt tên là LTh31

Thí nghiệm so sánh, khảo nghiệm tác giả

Khảo nghiệm VCU, DUS và khảo nghiệm sản xuấtCông nhận cho sản xuất thử

Mùa 2009

Đặc điểm giống lúa LTH31

Giống LTh31 thuộc nhóm lúa ngắn ngày, chất lượng hạt gạo thon dài, trắng trong,

cơm mềm dẻo và thơm. Một số đặc điểm chính của giống được đưa ra trong bảng 1.

Bảng 1. Một số đặc điểm của giống lúa LTh31

Chỉ tiêu LTh31 HT1 IA CUBA 28

Thời gian sinh trƣởng (ngày):

+ Các tỉnh phía Bắc: Vụ xuân muộn

Vụ mùa

128 -135

104-106

137-140

106-108

130 - 134

105 - 107

Chiều cao cây (cm) 110-115 110-115 108 - 112

Khả năng đẻ nhánh Trung bình Trung bình Trung bình

Ngoại hình chấp nhận (điểm) 1 3 1

Khả năng chống đổ 1-3 3-5 1 - 3

Khối lƣợng 1.000 hạt (gram) 25 - 26 23 - 24 24 - 25

Màu sắc vỏ trấu Vàng Nâu Vàng

Chiều dài hạt gạo lật (mm) 6,75 6,34 5,98

Dạng hạt Thon Thon dài Trung bình

Hƣơng thơm Thơm Thơm Không

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, năm 2015)

Page 137: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

137

3.3. Kết quả khảo nghiệm cơ bản Quốc gia (CVU; DUS) giống lúa LTh31

3.3.1. Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và ổn định (DUS)

Bảng 2. Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất

và tính ổn định của giống lúa LTh31

Tính trạng Năm Giống lúa LTh31

(Giống đăng ký)

Giống lúa SL5

(Giống tƣơng tự)

Khoảng cách tối thiểu/ LSD0,05

Thân: Chiều dài (trừ bông) chỉ với giống không bò lan (cm)

2013 94,55 86,18 5,44

2014 99,32 90,56 5,36

Nội nhũ: Hàm lƣợng 2013 4 7 1

2014 4 7 1

Sự hòa tan với kiềm 2013 1 7 2

2014 1 7 2

Số cây khác dạng/Tống số cây quan sát

Số cây khác dạng tối đa cho phép/

Tổng số cây quan sát

Giống lúa LTh31

(Giống đăng ký)

Tính đồng nhất 2013 2/ 1000 3 / 1000

Có tính đồng nhất 2014 2/1000

Tính ổn định 2 vụ có tính đồng nhất nên giống LTh31 có tính ổn định

(Nguồn:Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia, vụ mùa 2013, 2014)

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống

và Sản phẩm cây trồng Quốc ga kết luận:

Giống lúa LTh31 hoàn toàn khác biệt

so với các giống lúa đối chứng tương tự.

Giống lúa LTh31 có tính đồng nhất và

tính ổn định.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản (VCU)

giống lúa LTh31 tại các tỉnh phía Bắc

- Đặc điểm nông học và yếu tố cấu

thành năng suất giống lúa LTh31 tại các

điểm khảo nghiệm: Giống LTh31 có

thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân

124-138 ngày, vụ mùa 103 ngày, chiều

cao cây trung bình (102-113 cm),

bông/khóm (4,6 - 5,6 bông), số hạt/bông

(158,9 - 175,0 hạt), khối lượng 1.000 hạt

(24,6 - 26,0 gam).

- Năng suất của giống lúa LTh31 ở

các điểm khảo nghiệm VCU được đưa ra

trong bảng 3.

Bảng 3. Năng suất giống LTh31 trong khảo nghiệm Quốc gia

tại các tỉnh phía Bắc

Đơn vị tính: tạ/ha

Vụ Điểm khảo nghiệm Bình

Page 138: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

138 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Hƣng

Yên

Hải

Dƣơng

Yên

Bái

Thái

Bình

Thanh

Hóa

Vĩnh

Phúc

Hòa

Bình

Tĩnh

Bắc

Giang

Điện

Biên

quân

Xuân

2012 58,57 51,70 - 59,78 56,03 73,33 62,67 59,33 - - 60,20

Mùa

2012 56,4 60,0

57,8 53,3 47,0 45,3

66,7 62,3 56,1

Xuân

2013 64,84 65,05 52,40 57,23 49,23 62,00

61,43 63,33

59,44

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Vụ xuân 2012, khảo nghiệm ở 7 điểm,

giống LTh31 cho năng suất từ 51,7 -

73,33 tạ/ha (Vĩnh Phúc), năng suất trung

bình các điểm đạt 60, 2 tạ/ha.

Vụ mùa 2012, năng suất LTh31, tại

điểm 8 điểm đạt từ 45,3 - 66,7 (Bắc

Giang). Năng suất trung bình của LTh31

đạt 56,1 tạ/ha

Vụ xuân 2013, giống LTh31 cho năng

suất ở 8 điểm từ 49,23 tạ/ha (Thanh Hóa)

đến 65,05 (Hải Dương). Năng suất trung

bình các điểm đạt 59,44 tạ/ha

- Khả năng chống chịu sâu bệnh của

giống lúa LTh31 trong khảo nghiệm VCU

được đưa ra trong bảng 4.

Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống lúa LTh31 trong khảo nghiệm Quốc gia tại các tỉnh phía Bắc

Vụ

Bệnh đạo ôn hại lá

(điểm)

Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm)

Bệnh bạc lá

(điểm)

Bệnh khô vằn

(điểm)

Bệnh đốm nâu

(điểm)

Sâu đục thân

(điểm)

Sâu cuốn lá

(điểm)

Rầy nâu

(điểm)

Xuân 2012

0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1

Mùa 2012

1-2 0-1 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3

Xuân 2013

1 0 1 3 1 1 1 0

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Bảng 4 cho ta thấy mức độ nhiễm

bệnh bạc lá, sâu đục thân và cuốn lá của

LTh31 điểm 0 - 3, nhiễm bệnh đạo ôn hại

lá vụ xuân 2012 điểm 0 - 1; Vụ mùa 2012,

Page 139: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

139

xuân 2013 điểm 1 -2. Mức độ nhiễm bệnh

đạo ôn cổ bông và rầy nâu của LTh31

năm 2012, năm 2013 điểm 0 - 1, nhiễm

bệnh khô vằn năm 2012 điểm 1 - 3, vụ

xuân 2013 điểm 3.

3.4. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống lúa LTh31

3.4.1. Năng suất giống lúa LTh31 trong khảo nghiệm sản xuất ở các địa phương

Bảng 5. Năng suất giống lúa LTh31 tại các điểm khảo nghiệm sản

Đơn vị tính: Tạ/ha

Địa điểm Vụ xuân

2012 Vụ mùa

2012 Vụ xuân

2013 Vụ mùa

2013 Vụ xuân

2014 Vụ mùa

2014 Vụ xuân

2015

Hòa Bình 56,7 66,7 60,6 65,1

Vĩnh Phúc 72,7 68,8 71,5 59,7 69,5 60,5 68,7

Thái Bình 68,9 65,4 67,4 70,1 63,8 66,4

Bắc Ninh 72,3 68,2 70,4 58,9 69,9 61,4 69,7

Hƣng Yên 69,2 67,3 57,3 68,7 58,1 66,7

Nam Định 69,4 64,2 70,1 54,3 68,6

Hải Phòng 68,9 64,8 68,7 55,2 65,9 57,2 64,9

Hà Nội 69,7 66,7 67,8 56,1 70,1 60,3

Hải Dƣơng 66,9 65,2 67,2 57,3 68,3 58,7 69,1

Thanh Hóa 69,8 62,7 69,8 59,9 68,8

Hà Tĩnh 64,8 63,4 57,3

Quảng Bình 65,3 60,3

Nghệ an 67,2 63,7 63,8 60,1 62,5 59,5

Trung bình vụ xuân 68,0

Trung bình vụ mùa 61,8

Qua vụ xuân 2012 đến xuân 2015, giống lúa LTh31 đã được khảo nghiệm sản xuất

ở các địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc đạt diện tích 533,5 ha, năng suất trung bình vụ

xuân đạt 68,0 tạ/ha, vụ mùa đạt 61,8 tạ/ha.

3.4.2. Phản ứng của giống lúa LTh31 với rầy nâu, đạo ôn, bạc lá trong điều kiện lây

nhiễm nhân tạo

- Mức độ phản ứng với rầy nâu

Giống Tên giống Cấp hại Mức kháng, nhiễm

Giống đánh giá LTh31 4,7 Kháng vừa

Đối chứng nhiễm TN1 9,0 Nhiễm nặng

Đối chứng kháng Ptb33 3,0 Kháng cao

- Mức độ phản ứng với bệnh đạo ôn

Giống Tên giống Cấp hại sau các ngày điều tra Mức kháng,

nhiễm 17/3 20/3 22/4

Giống đánh giá LTh31 3 5,0 5,3 Nhiễm vừa

Page 140: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

140 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Đối chứng nhiễm B40 5 7,3 9,0 Nhiễm nặng

Đối chứng kháng Tẻ tép 0 3,0 3,0 Kháng

- Mức độ phản ứng với bệnh bạc lá

Giống Tên giống % diện tích vết bệnh Mức kháng

Giống đánh giá LTh31 65,5 Nhiễm vừa

Đối chứng nhiễm TN1 90,9 Nhiễm nặng

Đối chứng kháng IRBB7 10,8 Kháng

(Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật, tháng 8 năm 2015)

3.4.3. Kết quả phân tích chất lượng gạo của giống lúa LTh31

Bảng 9. Kết quả phân tích chất lƣợng gạo của giống lúa LTh31

Tên giống

Chỉ tiêu LTh31 HT1

Tỷ lệ gạo lật (% ) 81,5 79,2

Tỷ lệ gạo sát (% ) 71,2 66,4

Tỷ lệ gạo nguyên (% ) 87,6 82,7

Tỷ lệ trắng trong (%) 93,6 90,0

Dài hạt gạo lật (mm) 6,75 6,34

D/R 2,74 3,0

Phân loại DH TB Thon dài

Hàm lƣợng potein (% CK) 9,2 7,15

Hàm lƣợng amylose (% CK) 18,7 17,5

Độ bền thể gel (mm) 76 58

To hóa hồ Thấp TB

(Nguồn: Bộ môn sinh lý, sinh hóa và phân tích chất lượng nông sản, Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm, mùa 2015)

IV. KẾT LUẬN

- Giống lúa LTh31 được chọn lọc từ

tổ hợp lai HT1/IA CUBA 28. Kết quả

khảo nghiệm quốc gia và khảo nghiệm sản

xuất cho thấy: Giống LTh31 là giống lúa

ngắn ngày (vụ mùa 105 ngày, vụ xuân 135

ngày); năng suất cao và ổn định, trung

bình đạt 61 - 68 tạ/ha; Chống chịu khá với

một số loại sâu, bệnh hại lúa chính (rầy

nâu, đạo ôn, bạc lá) trên đồng ruộng (điểm

0 - 3); Chất lượng khá: Gạo trắng trong,

amylose 18,7%, protein 9,2%, cơm có mùi

thơm (điểm 3), độ mềm (điểm 4), độ trắng

(điểm 5), vị ngon (điểm 4); khả năng thích

ứng rộng, thích hợp gieo cấy vụ xuân

muộn, mùa và hè thu trên các chân đất vàn

thấp, vàn và vàn cao ở các tỉnh phía Bắc.

- Kết quả khảo nghiệm DUS cho thấy

giống lúa LTh31 hoàn toàn khác biệt so với

giống tương tự, có tính đồng nhất và ổn định.

- Nhược điểm của giống lúa LTh31:

Nếu bón phân không cân đối, nhiều đạm

dễ bị tỷ lệ lép cao, nhiễm bệnh bạc lá,

không thích hợp gieo trồng trên đất trũng.

- Giống lúa LTh31 đã được thương

mại hóa cho phát triển sản xuất tại các

tỉnh phía Bắc và tiến tới công nhận là

Giống quốc gia trong thời gian tới

Page 141: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004).

Quy phạm khảo nghiệm giống lúa,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. IRRI (1996). Hệ thống tiêu chuẩn

đánh giá nguồn gen cây lúa (Nguyễn

Hữu Nghĩa dịch), Viện Khoa học kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

3. K.S. Fischer, R. Lafitte, S. Fukai, G.

Hardy (2003). Chọn tạo giống lúa cho

môi trường hạn (Vũ Văn Niết dịch),

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,

2008.

Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

RESULTS OF BREEDING AND TESTING OF RICE VARIETY LTH31

Tran Van Tu, Nguyen Cam Tu, Ta Minh Son et al.

ASBTRACT

LTh31 rice variety has been selected from crossing HT1/IA CUBA 28 from summer season, 2004 to 2009. From 2010 to 2015, LTh31 was conducted DUS exmination, basic testing and trial production at different eco-regions in the Northern provinces. Based on that, LTh31was appvoved by Ministry of Agriculture and Rural Development for temporary production. The LTh31 variety showed short growth duration (105 days in summer season); the average yield of seed reaching 61-68 ta/ha. LTh31 has fair resistance to some pests and diseases (Brown planthopper, bacterial leaf blight and blast blight); good grain quality, 18,7 % of amylose and 9,2% of protein content in grain, tasty, white and fragrant cooked rice; wide adaptability and suitable with late Spring, Summer and Summer-Autumn season in the Northern provinces of Vietnam

Keywords: LTh31 quality rice variety, quality rice variety

Page 142: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

142 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

XÁC ĐỊNH GEN KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN HỮU HIỆU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA CHO CÁC TỈNH PHÍA

BẮC

Lƣu Văn Quyết, Nguyễn Thị Mai Hƣơng, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Phƣơng Nga, Đỗ Thị Hƣờng và Trƣơng Thị Thuỷ

TÓM TẮT

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae là một trong những bệnh hại chính trên

cây lúa vụ xuân ở miền Bắc Việt Nam. Tổng số 21 mẫu bệnh đƣợc phân lập từ

28 mẫu vật thu thập ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Các mẫu bệnh phân lập

đƣợc sử dụng lây nhiễm trên bộ giống lúa chỉ thị cho bệnh đạo ôn. Kết quả

phân loại đƣợc 12 chủng sinh lý. Các gen Pi1, Piz5, Pi9, Pi7(t), Pish, Pik-h,

Pik-p, Pik và Pik-m có hiệu lực kháng cao với chủng sinh lý Pyricularia oryzae

ở các tỉnh phía Bắc. Đây là nguồn vật liệu quan trọng phục vụ công tác lai tạo

giống lúa kháng bệnh đạo ôn.

Từ khóa: Bệnh đạo ôn lúa, gen kháng, Pyricularia oryzae

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia

oryzae là một trong những bệnh hại

nghiêm trọng ở các nước trồng lúa trên thế

giới (Ou, 1985). Đây là loại bệnh có phạm

vi phân bố rộng trên 80 quốc gia trồng lúa

trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trong sản

xuất có nhiều giống lúa chất lượng nhưng

lại mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Do vậy,

chọn tạo giống lúa kháng đạo ôn bền vững

được coi là biện pháp đem lại hiệu quả

cao trong công tác quản lý sâu bệnh hại.

Để cải tiến tính kháng bệnh đạo ôn các

giống lúa chất lượng cho các tỉnh phía Bắc

cũng như trong công tác lai tạo giống

kháng thì việc thu thập, phân lập xác định

thành phần nhóm chủng và tìm ra nguồn

gen kháng hữu hiệu cho các tỉnh phía Bắc

là rất cần thiết.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Nguồn giống

Bộ 12 giống lúa chỉ thị cho bệnh đạo

ôn, 39 dòng mang gen kháng nhập nội từ

Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI và 5

giống đối chứng.

2.1.2. Mẫu bệnh:

Tổng số 28 mẫu thu thập ở các tỉnh

Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà

Nam, Hà Nội, Nghệ An, Điện Biên, phân

lập được 21 isolate.

Page 143: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

143

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Phân lập nấm Pyricularia oryzae

Cav. từ các mẫu bệnh thu thập được.

- Xác định các chủng nấm Pyricularia

oryzae gây bệnh đạo ôn phổ biến ở các

tỉnh miền Bắc.

- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh

của các dòng, giống lúa mang gen kháng

đạo ôn trên các chủng nấm khác nhau, từ

đó xác định các gen kháng đạo ôn còn

hiệu lực ở các tỉnh phía Bắc, để sử dụng

trong lai cải tiến giống lúa chất lượng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Xác định chủng sinh lý: Dựa vào phản

ứng của các giống lúa chỉ thị với các

isolate để phân nhóm nòi sinh lý. Dựa trên

mã số các giống và phản ứng kháng, nhiễm

của chúng để xác định các chủng sinh lý

(race) nấm Pyricularia oryzae bằng cách

cộng tất cả các mã số của các giống lúa có

phản ứng nhiễm bệnh (vết bệnh cấp 4-9)

lại với nhau theo thứ tự thập phân, hàng

đơn vị, hàng chục và hàng trăm.

Đánh giá lây nhiễm nhân tạo bệnh đạo

ôn với các giống lúa mang gen kháng: Sau

7 ngày lây nhiễm tiến hành đánh giá phản

ứng của các giống lúa theo thang phân cấp

của IRRI (IRRI, 2013).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

THẢO LUẬN

3.1 Xác định chủng sinh lý (Race)

từ các mẫu phân lập nấm

Pyricularia oryzae

Sau khi thu thập, các mẫu bệnh đạo ôn

được phân lập nấm Pyricularia oryzae

theo phương pháp cấy đơn bào tử trong

phòng thí nghiệm và thu được 21 mẫu

phân lập nấm Pyricularia oryzae (từ 28

mẫu bệnh). Trong điều kiện nhà lưới,

bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo lên

nhóm giống lúa chỉ thị, kết quả trình bày ở

bảng 1.

Bảng 1. Phổ kháng, nhiễm của bộ chỉ thị với các mẫu phân lập Pyricularia

oryzae thông qua lây nhiễm nhân tạo

Tên giống

Aichi-

asahi

Ishikari-

Shiroke

Shin 2

K60 Kanto 51

Toride 1

Yashi-

romochi

K59 BL1

. Tsuyat

e PiNo

. 4

Fuku-nishik

i

Tỷ lệ

R/S

Đặt tên

chủng

Gen khán

g Pia Pii

Pik-S

Pik-p

Pik Piz-1 Pita Pit Pib Pik-m Pita-

2 Piz

Mẫu phân lập

2 4 1 0.1 10 400 100 0.4 0.2 20 200 40

1 S S S R S S S S S R S S 2/10

757.6

3 R S S R S R R S S R S R 6/6 215.6

4 R R S R S R R S S R S R 7/5 211.6

5 S S S R R R R S S S R R 6/6 27.6

6 R R S R S R R S S S S R 6/6 231.6

7 R R S R S S R R R R S S 7/5 651

8 S S S S S S S S S R R S 2/1 557.7

Page 144: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

144 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Tên giống

Aichi-

asahi

Ishikari-

Shiroke

Shin 2

K60 Kanto 51

Toride 1

Yashi-

romochi

K59 BL1

. Tsuyat

e PiNo

. 4

Fuku-nishik

i

Tỷ lệ

R/S

Đặt tên

chủng

Gen khán

g Pia Pii

Pik-S

Pik-p

Pik Piz-1 Pita Pit Pib Pik-m Pita-

2 Piz

Mẫu phân lập

2 4 1 0.1 10 400 100 0.4 0.2 20 200 40

0

10 S R S R S R R S S R S R 6/6 213.6

11 R R S R S R R S S R S R 7/5 211.6

12 R R S R S S R S S R S R 6/6 611.6

14 R R S R R R S R R R S R 9/3 301

17 R R S R S R R S R R S R 8/4 211.4

18 R R S R S R R R S R S R 8/4 211.2

19 R R S R S R R S S R S R 7/5 211.6

20 R R S R S R R S R R S R 8/4 211.4

21 S S S R S S S S S R S S 2/10

757.6

23 S S S S S S S S S R R S 2/10

557.7

24 R R S R S R R S S S S R 6/6 231.6

25 R R S R S R R R S R S R 8/4 211.2

27 S S S R S S S S S R S S 2/10

757.6

28 S S S S S S S S S R R S 2/10

557.7

Tỷ lệ R/S

13/8 13/8 0/21 18/3

2/19 13/8 14/7 4/17

4/17 18/3 4/17 14/7

Ghi chú: R: Kháng; S: Nhiễm

Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy:

Mức độ kháng bệnh của các giống lúa

với các mẫu phân lập nấm Pyricularia

oryzae là khác nhau: Các giống Aichi-

asahi (Pia), Ishikari-Shiroke (Pii), Toride

1(Piz-1), Yashiromochi (Pita),

Fukunishiki (Piz), Tsuyate (Pik-m), K60

(Pik-p) kháng được nhiều mẫu phân lập

tương ứng với tỷ lệ 13R/8S, 18R/3S,

14R/7S; Giống Shin 2 nhiễm bệnh với tất

cả các mẫu phân lập và các giống còn lại

chỉ kháng được 2-4 mẫu phân lập.

Từ 21 mẫu phân lập ở một số tỉnh phía

Bắc (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà

Nam, Hà Nội, Nghệ An, Điện Biên) thông

qua lây nhiễm nhân tạo xác định được 12

chủng sinh lý. Kết quả trên cho thấy thành

phần chủng sinh lý hiện diện ở các địa

phương là khác nhau, cụ thể như sau:

+ Hải Dương có 5 chủng sinh lý:

757.6; 215.6; 211.6; 27.6; 231.6

+ Hưng Yên có 5 chủng sinh lý: 651;

557.7; 213.6; 211.6; 611.6

Page 145: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

145

+ Thái Bình có 2 chủng sinh lý:

211.2; 211.6

+ Hà Nam có 2 chủng sinh lý: 301;

211.4

+ Hà Nội có 2 chủng sinh lý: 211.4;

757.6

+ Nghệ An có 2 chủng sinh lý: 557.7;

231.6

+ Điện Biên có 3 chủng sinh lý:

211.2; 557.7; 757.6

- Các chủng sinh lý có sự xuất hiện

lặp lại ở một vài địa phương: Chủng 211.6

(xuất hiện ở 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,

Thái Bình) và chủng 211.4 (xuất hiện ở

Hà Nam, Hà Nội) phân bố ở các tỉnh đồng

bằng sông Hồng; Chủng 757.6 (xuất hiện

ở Hải Dương, Hà Nội, Điện Biên) và

chủng 212.2 (xuất hiện ở Thái Bình, Điện

Biên) phân bố ở các tỉnh đồng bằng sông

Hồng và vùng núi phía Bắc; Chủng 557.7

(xuất hiện ở Hưng Yên, Nghệ An, Điện

Biên) phân bố ở các tỉnh đồng bằng sông

Hồng, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung

bộ. Đây là chủng có phổ xuất hiện rộng

nhất; Chủng 231.6 (xuất hiện ở Hải

Dương, Nghệ An) phân bố ở các tỉnh đồng

bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

3.2. Kết quả đánh giá mức độ kháng bệnh đạo ôn của một số giống lúa

mang gen kháng với các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Bảng 2. Mức độ kháng bệnh của một số giống lúa mang gen kháng với

một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Kí hiệu

Giống lúa Gen khán

g

Chủng sinh lý nấm Tỷ lệ

R/S

Chủng

757.6

Chủng

215.6

Chủng

211.6

Chủng

27.6

Chủng

231.6

Chủng

651

Chủng

557.7

Chủng

213.6

Chủng

611.6

Chủng

301

Chủng

211.4

Chủng

211.2

1 IRBLa-C Pia S HS HS HS HS HS S HS HS HS HS HS 0/12

2 IRBLks-F5 Pik-s S S MR HS HS S MS HS S HS HS HS 1/11

3 IRBLkh-K3 Pik-h MS MR R R R HR R HR HR R MR MR 11/1

4 IRBLz5-CA Piz5 HR R MR MR R MR MR R R R HR R 12/0

5 IRBLta-CT2 Pita S R R MR MR MS HR R MR R HR MR 10/2

6 IRBLb-B Pib HS R MR HS S HS MS MR S HS MS HS 3/9

7 IRBLsh-S Pish S R R R R MR R HR S R MR MR 10/2

8 IRBL1-CL Pil HR HR R MR R R R R R R R HR 12/0

9 IRBL3-CP4 Pi3 S MR HR MR HS S S R S HS R S 5/7

10 IRBL5-M Pi5(t) HR MR R HR R HS HR MR R S R R 10/2

11 IRBL7-M Pi7(t) R R MR R R R S R MR HR R MR 11/1

12 IRBL9-W Pi9 R MR R R R MR R R R R R MR 12/0

13 IRBL12-M Pi12(t

) MR MR MR S HS R S S S S S S 4/8

14 IRBL19-A Pi19 MS MR R R MR R MS R R S R MR 9/3

Page 146: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

146 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Kí hiệu

Giống lúa Gen khán

g

Chủng sinh lý nấm Tỷ lệ

R/S

Chủng

757.6

Chủng

215.6

Chủng

211.6

Chủng

27.6

Chủng

231.6

Chủng

651

Chủng

557.7

Chủng

213.6

Chủng

611.6

Chủng

301

Chủng

211.4

Chủng

211.2

15 IRBL20-IR24

Pi20 MS R S R HS HS S MR HS S MR MS 4/8

16 IRBLta2-RE

Pita2 HR MR R R HS R S R S HR R HR 9/3

17 IRBLta-CP1

Pita HS MR R HR R HS S MR MR S HS R 7/5

18 IRBL11-Zh Pi11(t

) S HS R S S MS MS MR S S MR S 3/9

19 IRBLz5-CA Piz5 HR R MR HR R R MR R MR S R R 11/1

20 LTH - S MS R S HS S S MR S HS MR S 3/9

21 IR85430 Pish S MR R R MR R R MR R S R R 10/2

22 IR85424 Pish R R R MR R MR MR R R HR MR HR 12/0

23 IR93322 Pish R MR R R R R HR HR MR R R R 12/0

24 IR85417 Pib R MR R R MR HS R HR R S R MR 10/2

25 IR85427 Piz5 R MR R R R R MR R HR R R R 12/0

26 IR85429 Piz-t MS R MR R HR HS MS R R S HR R 8/4

27 IR85413 Pi5(t) S HR R S HR HS S MR R S R R 7/5

28 IR85423 Piks MS MR R S R S MS MR HR MS R HR 7/5

29 IR85420 Pik R HR R S MR HR R R R HR R HR 11/1

30 IR85419 Pik HS R R R HR MR R HR R R HR R 11/1

31 IR85418 Pik-h MR R MR R R R HR R HR R R R 12/0

32 IR85421 Pik-m HR S HR R HR HR MR HR R MR R R 11/1

33 IR85422 Pik-p R MR R HR R HR MR R R R R MR 12/0

34 IR85411 Pil HR R R R HR MR R HR R R HR MR 12/0

35 IR85414 Pi7(t) HR R MR HR R R HR HR HR R R R 12/0

36 IR85426 Pita MS R MR S R R R R HR MS HR HR 9/3

37 IR93324 Pita S MR R R HR R R MS HS S R R 8/4

38 IR93323 Pita-2 S HR R HS HS R R HS HS S S MS 4/8

39 IR85425 Pita-2 MS MR R S R HR HR MS HS R R HR 8/4

40 IR93325 Pita-2 S R MR MR MS R R S HS HS HS HR 6/6

41 CO39 - HS S S S S HS HS S S S S S 0/12

42 BC15 - S MS MS S S S MS MS HS S MS HS 0/12

43 NB01 Pi1, Pi5 R HR HR R HR HR HR MR R HR HR HR 12/0

Page 147: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

147

Kí hiệu

Giống lúa Gen khán

g

Chủng sinh lý nấm Tỷ lệ

R/S

Chủng

757.6

Chủng

215.6

Chủng

211.6

Chủng

27.6

Chủng

231.6

Chủng

651

Chủng

557.7

Chủng

213.6

Chủng

611.6

Chủng

301

Chủng

211.4

Chủng

211.2

44 AC5 - MS MS MS MS S HS MS S HS S MS S 0/12

Tỷ lệ S/R 25/19 8/36 5/39 15/29 14/30 17/27 18/26 10/34 17/27 24/20 10/34 12/32

Ghi chú: HR: Kháng cao; R: Kháng; MR: Kháng vừa; MS: Nhiễm vừa; S: Nhiễm; HS: Nhiễm nặng

Kết quả đánh giá mức độ kháng bệnh

đạo ôn của một số giống lúa mang gen

kháng cho thấy:

- Các giống lúa phản ứng kháng

nhiễm khác nhau với các chủng sinh lý

Pyricularia oryzae.

- Các chủng 757.6; 301; 557.7; 651 và

611.6 thể hiện là những chủng sinh lý có

độc tính mạnh trong sản xuất với mức gây

hại lần lượt là 25/44 giống; 24/44; 18/44

và 17/44 trong đó chủng 757.6 và 557.7

phân bố rộng ở các tỉnh phía Bắc.

Các gen Pi1, Piz5, Pi9, Pi7(t), Pish,

Pik-h, Pik-p, Pik, Pik-m được đánh giá có

hiệu lực cao đối với các chủng sinh lý

Pyricularia oryzae trong đó các gen Pi1,

Piz5, Pi9, Pish, Pik-p, Pik-h, Pik-m kháng

được tất cả các chủng phía Bắc. So sánh

với một số nghiên cứu của các tác giả khác

như Lê Cẩm Loan và cộng sự (2006), gen

Pik-m, Piz, Piz-t, Pi-kp kháng rất tốt và có

tính kháng ổn định qua 20 vụ đánh giá từ

năm 1995-2005, gen Pi-kp, Piz, và Piz5 có

hiệu lực rất tốt ở đồng bằng sông Cửu

Long. Kết quả nghiên cứu của Phan Hữu

Tôn (2004) cho thấy gen Pik-s, Pik, Piz,

Piz5, Pi1 có khả năng kháng cao với một

số chủng nấm ở miền Bắc.

Cùng một gen kháng ở các giống khác

nhau có biểu hiện tính kháng nhiễm khác

nhau; Pi7(t) (IRBL7-M) kháng chủng

757.6 nhiễm chủng 557.7 nhưng Pi7(t)

(IR85414) kháng cả 2 chủng; gen Pik

(IR85420) kháng cả 2 chủng nhưng Pik

(IR85419) nhiễm chủng 757.6 và kháng

chủng 557.7. Do vậy, nên lưu ý khi sử

dụng nguồn gen kháng để tạo giống kháng

cho các vùng sinh thái phù hợp. Ví dụ có

thể dùng gen Pi7(t) từ giống IR85414 hay

gen Pik từ giống IR854120 sẽ kháng được

các chủng sinh lý đạo ôn miền Bắc hoặc

dùng Pik từ giống IR85419 có hiệu lực

kháng ở Nghệ An (Bắc Trung bộ).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

- Đã xác định được 12 chủng sinh lý

nấm Pyricularia oryzae từ 21 mẫu phân

lập được thu thập tại một số tỉnh phía Bắc

(Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà

Nam, Hà Nội, Nghệ An, Điện Biên) chủ

yếu trên các giống BC15, BT7, P6....

- Thành phần chủng sinh lý hiện diện

ở các địa phương là khác nhau:

+ Hải Dương có 5 chủng sinh lý:

757.6; 215.6; 211.6; 27.6; 231.6; Hưng

Yên có 5 chủng sinh lý: 651; 557.7;

213.6; 211.6; 611.6; Thái Bình có 2

chủng sinh lý: 211.2; 211.6; Hà Nam có 2

chủng sinh lý: 301; 211.4; Hà Nội có 2

chủng sinh lý: 211.4; 757.6; Nghệ An có

Page 148: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

148 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

2 chủng sinh lý: 557.7; 231.6; Điện Biên

có 3 chủng sinh lý: 211.2; 557.7; 757.6.

- Các chủng 757.6, 301, 557.7, 651 và

611.6 thể hiện là những chủng sinh lý có

độc tính mạnh trong sản xuất, trong đó

chủng 757.6 phân bố ở đồng bằng sông

Hồng và vùng núi phía Bắc; chủng 557.7

phân bố ở cả 3 vùng sinh thái các tỉnh

phía Bắc.

- Các gen Pi1, Piz5, Pi9, Pi7(t), Pish,

Pik-h, Pik-p, Pik, Pik-m được đánh giá có

hiệu lực cao đối với các chủng sinh lý

Pyricularia oryzae ở các tỉnh miền Bắc

trong đó các gen Pi1, Piz5, Pi9, Pish, Pik-

p, Pik-h, Pik-m kháng được tất cả các

chủng phía Bắc.

- Trong công tác lai tạo giống kháng,

lưu ý khi sử dụng các nguồn gen kháng

Pi7(t) và Pik cho các vùng sinh thái khác

nhau. Sử dụng gen Pi7(t) từ giống IR85414

hay gen Pik từ giống IR854120 sẽ kháng

được các chủng sinh lý đạo ôn miền Bắc

hoặc dùng Pik từ giống IR85419 có hiệu

lực kháng ở Nghệ An (Bắc Trung bộ).

4.2. Đề nghị

- Sử dụng các giống chứa gen Pi1,

Piz5, Pi9, Pi7(t), Pish, Pik-h, Pik-p, Pik,

Pik-m làm vật liệu trong lai tạo giống

kháng bệnh đạo ôn cho các tỉnh phía Bắc.

- Duy trì các chủng sinh lý 757.6,

557.7, 301, 651 và 611.6 để phục vụ công

tác đánh giá khả năng kháng bệnh đọ ôn

cho các dòng giống lúa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Kiến Quốc,

Nguyễn Văn Bích (2009), " Ứng dụng

công nghệ chỉ thị phân tử để chọn tạo

dòng/giống lúa kháng đạo ôn", Hội

nghị CNSH toàn Quốc năm 2009.

2. Lê Cẩm Loan, Nguyễn Đức Tài, Phạm

Văn Dư, 2006. Hiệu lực của gen kháng

bệnh đạo ôn (Pyricularia grisea) trên

lúa. Báo cáo khoa học Hội thảo quốc

gia Bệnh cây và Sinh học phân tử, lần

thứ 5 - Đại học Nông nghiệp Hà Nội,

98-101.

3. Phan Hữu Tôn, 2004. Khả năng chống

bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) Bắc

Việt Nam và đặc điểm nông sinh học

một số dòng lúa chứa gen chống bệnh.

Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 1(2): 3-8.

4. International Rice Research Institute,

2013. Standard evaluation system for

rice, 5th Edition.

5. Ou, S.H., 1985. Rice Diseases, 2nd edn.

Commonwealth Mycological Institute,

Kew, Surrey.

Người phản biện: TS. Phạm Thiên Thành

INDENTIFYING BLAST RESISTANCE GENES FOR RICE BREEDING

IN THE NORTH OF VIETNAM

Page 149: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

149

Luu Van Quyet, Nguyen Thi Mai Huong, Nguyen Thi Minh,

Nguyen Thi Phuong Nga, Do Thi Huong and Truong Thi Thuy

ABTRACT

Rice blast caused by Pyricularia oryzae is one of the major rice diseases in Spring

season in the North of Vietnam. In total, 21 isolates were isolated from 28 collected

samples in the North of Vietnam. These isolates were applied to inoculate for the

set of check varieties in order to indentify race of blast fungus. Finally, 12 races

have been classified. The NILs possessing resistance gene were inoculated by

these race. The results suggest that Pi1, Piz5, Pi9, Pi7(t), Pish, Pik-h, Pik-p, Pik

and Pik-m genes were highly resistant to the races of Pyricularia oryzae in the

North of Vietnam. They are important gene sources for improvement of blast

resistance in rice breeding programs.

Keywords: Rice blast, resistance gene, Pyricularia oryzae

Page 150: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

150 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÖA HDT10

Dƣơng Xuân Tú, Phạm Thiên Thành, Tăng Thị Diệp, Tống Thị Huyền, Lê Thị Thanh, Nguyễn Văn Khởi và cộng sự

TÓM TẮT

Giống lúa thơm HDT10 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính N46/ĐB6 từ vụ mùa

năm 2010. Sử dụng phƣơng pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (MAS), chọn

kiểu gen mùi thơm fgr từ thế hệ F2 đánh giá và chọn lọc kiểu hình trên đồng ruộng,

đến vụ mùa 2013 chúng tôi đã chọn đƣợc dòng D248-5-7 có mùi thơm đồng thời

mang đƣợc các đặc điểm nông học theo mục tiêu chọn tạo, đặt tên là giống

HDT10 và đƣợc đƣa khảo nghiệm Quốc gia và khảo nghiệm tác giả tại các tỉnh

phía Bắc từ vụ mùa 2014. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Giống lúa HDT10 có

thời gian sinh trƣởng ngắn (105 ngày trong vụ mùa), thích hợp gieo cấy trong vụ

xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc; năng suất trung bình đạt từ 6,0 tấn/ha trong

vụ mùa và 6,5 tấn/ha trong vụ xuân, chất lƣợng tốt; kháng tốt với các loại sâu bệnh

hại chính nhƣ rầy nâu, bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn. Giống HDT10 đã đƣợc đánh

giá cao về năng suất, chất lƣợng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại, đƣợc đề

nghị mở rộng cho sản xuất tại các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới.

Từ khóa: Chỉ thị phân tử, gen thơm fgr, lúa.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương

thực hàng đầu ở Việt Nam. Từ một nước

phải nhập khẩu lương thực trước những

năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam đã vươn

lên tự túc được lương thực và là nước xuất

khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới trong những

năm đầu của thế kỷ 21. Tuy vậy, ngành

sản xuất lúa gạo của ta hiện nay là mới chỉ

phát triển về mặt số lượng, còn hạn chế về

mặt chất lượng, sản phẩm có tính cạnh

tranh thấp dẫn đến hiệu quả thấp. Do vậy,

chọn tạo và phát triển các giống lúa thơm,

chất lượng cao cho sản xuất là yêu cầu cấp

thiết ở Việt Nam hiện nay.

Tại các tỉnh phía Bắc, các giống lúa

thơm chất lượng cao vẫn phổ biến là các

giống lúa được nhập nội từ Trung Quốc

như Bắc thơm số 7 (BT7), Hương thơm số

1 (HT1) là những giống lúa chất lượng,

ngắn ngày, nhưng khả năng thích ứng

kém, năng suất thấp và đặc biệt là khả

năng chống chịu kém với một số sâu bệnh

hại chính như rầy nâu, bệnh đạo ôn, đặc

biệt là bệnh bạc lá nên sản xuất mang tính

rủi ro cao, hiệu quả sản xuất thấp, khó mở

rộng diện tích. Trong những năm gần đây,

Page 151: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

151

bộ giống lúa chất lượng cao được chọn tạo

trong nước đã tương đối phong phú về

chủng loại nhưng diện tích che phủ của

các giống lúa này trong sản xuất còn

khiêm tốn, chưa thể vựơt qua được diện

tích của giống BT7.

Mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm,

chất lượng cao mới cho các tỉnh phía Bắc:

Thời gian sinh trưởng ≤ 115 ngày (vụ

mùa); năng suất: ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ

xuân và ≥ 6,0 trong vụ mùa; có mùi thơm,

hàm lượng amylose ≤ 22%, cơm mềm,

ngon; nhiễm nhẹ sâu bệnh hại chính như

rầy nâu, bệnh bạc lá và đạo ôn (điểm ≤ 5).

Trong chương trình tạo giống lúa thơm

bằng chỉ thị phân tử, từ năm 2010, chúng

tôi đã chọn tạo thành công giống lúa thơm

chất lượng cao HDT10 bằng phương pháp

lai hữu tính, chọn lọc phả hệ kết hợp với

sử dụng chỉ thị phân tử chọn gen fgr ở thế

hệ sớm. Giống lúa HDT10 đã qua khảo

nghiệm Quốc gia, khảo nghiệm tác giả tại

một số vùng sinh thái, được đánh giá là

triển vọng và đề nghị phát triển cho sản

xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

- Sử dụng giống lúa N46 và ĐB6 là

vật liệu lai tạo.

- 4 mồi chỉ thị BADH2 gồm: EAP,

ESP, IFAP và INSP để nhận diện gen mùi

thơm fgr trong mẹ (N46) và con lai.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp lai tạo và chọn lọc

Phương pháp lai hữu tính: Sử dụng

phương pháp lai đơn tạo được con lai

mang những đặc điểm tốt của bố mẹ

Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc phả

hệ kết hợp với chỉ thị phân tử chọn kiểu

gen thơm (MAS). Chọn lọc cá thể được

tiến hành từ quần thể phân ly F2

* Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

theo QCVN 01-55:2011/ BNNPTNT.

* Phương pháp chỉ thị phân tử chọn

kiểu gen quy định tính trạng mùi thơm

Sử dụng “Quy trình ứng dụng chỉ thị

phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm”

theo Dương Xuân Tú và cs (2010).

- Tách chiết AND: AND được tách

chiết và tinh sạch theo phương pháp

CTAB của Doyle và cộng sự có cải tiến

(Doyle et al.,1987).

- Phản ứng nhân gen (PCR): Chương

trình phản ứng PCR: (1) 94°C trong 5

phút; (2) 94°C trong 45 giây, (3) 55°C

trong 1 phút và (4) 72°C trong 1 phút, 37

chu kỳ lặp lại từ (2) đến (4); (5) 72°C

trong 8 phút và sau đó giữ lạnh ở 4°C.

- Điện di sản phẩm PCR: Sản phẩm

PCR được điện di bằng máy điện di mao

quản và điện di trên gel agarose 2%,

ladder100bp, hiệu điện thế 100V, thời

gian 40 phút. Bản gel được nhuộm bằng

Ethidium bromide 0,5ug/ml trong 30 phút.

Hình ảnh điện di được phân tích trên máy

chụp hình gel (gel DOC).

* Phân tích chất lượng gạo

- Mùi thơm: Đánh giá theo Nguyễn

Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2004)

- Hàm lượng amylose: Theo phương

pháp của Sadavisam và Manikam (1992)

Page 152: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

152 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

và được phân loại theo Kumar và Khush

(1987).

- Nhiệt hóa hồ: Phân tích theo phương

pháp của Litle (1958) và đánh giá theo

Tiêu chuẩn của IRRI (1988) theo 9 cấp và

3 mức.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Khởi tạo tổ hợp lai từ vụ xuân 2010.

Các thí nghiệm chọn tạo được triển khai tại

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Gia

Lộc - Hải Dương. Khảo nghiệm giống tại

các vùng sinh thái thuộc các tỉnh phía Bắc

2.4. Phƣơng pháp tính toán và xử lý

số liệu

- Số liệu thí nghiệm được xử lý theo

phần mềm Excel và IRRISTAT 4.0.

III. KẾT QUẢ CHỌN TẠO

3.1. Nguồn gốc chọn tạo

Giống lúa HDT10 được tạo ra bằng

phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai đơn

N46/ĐB6 được khởi tạo lai từ vụ xuân

2010. Tiến hành chọn lọc cá thể tại thế hệ

F2, sử dụng chỉ thị phân tử chọn cá thể

mang kiểu gen thơm fgr ở trạng thái đồng

hợp tử. Các dòng mang gen thơm được

tiếp tục chọn thuần, đánh giá và so sánh

theo các mục tiêu chọn tạo bằng phương

pháp truyền thống từ năm 2011 đến 2014.

Kết quả rút ra được dòng D248-5-7 có

mùi thơm đồng thời mang các đặc tính

đáp ứng được mục tiêu chọn tạo về năng

suất, chất lượng và khả năng chống chịu

sâu bệnh trên đồng ruộng, được đặt tên

giống là HDT10 và chuyển khảo nghiệm.

Giống HDT10 đã qua khảo nghiệm Quốc

gia 3 vụ (mùa 2014, xuân 2015 và mùa

2015), đồng thời được đưa khảo nghiệm

sản suất tại một số vùng sinh thái các tỉnh

phía Bắc. Sơ đồ chọn tạo giống lúa

HDT10 được đưa ra như sau:

Page 153: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

153

xXuân 2010

Mùa 2010

Xuân 2011

Mùa 2011Năm 2012

Xuân 2013Xuân 2014

Mùa 2014Mùa 2016

Năm 2017

N46 ĐB6

F1. Đánh giá con lai

F2. Chọn cá thể, sử dụng chỉ thị phân tử chọn kiểu genthơm đồng hợp tửfgr

F3 - F5. Chọn dòng phân ly theo mục tiêu: Ngắn ngày,

dạng hình đẹp, tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt

F6 - F8. Đánh giá,, so sánh dòng: Sử dụng chỉ thịphân tử kiểm tra gen mùi thơm , đánh giá chất lƣợngfgr

Dòng 248 (HDT10) khảo nghiệm quốc gia,

khảo nghiệm DUS và khảo nghiệm sản xuất

Đề nghị công nhận sản xuất thử

3.3. Đặc điểm của giống lúa HDT10

3.3.1. Đặc điểm kiểu hình

Đặc điểm chính về kiểu hình của giống lúa HDT10 được đánh giá trong vụ mùa

2013 và vụ xuân 2014, được đưa ra trong bảng 1

Bảng 1. Một số đặc điểm chính của giống lúa HDT10 và dòng bố mẹ

Đặc điểm chính HDT10 N46 ĐB6 BT7 (đ/c)

- Dạng hình V gọn V gọn V gọn V - xòe

- Chiều cao cây (cm) 107 105 95 105 - 110

- Khả năng đẻ nhánh TB TB TB TB

- Dạng hạt Thon dài Thon dài Bầu Thon dài

- Màu sắc hạt Nâu nhạt Nâu Vàng sậm Nâu

- Thời gian sinh trƣởng vụ mùa (ngày)

105 110 105 105

- Số hạt/bông 180 -190 155-165 `160 - 170 145 - 155

Page 154: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

154 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

- Tỷ lệ lép (%) 12 -14 17 - 18 10 - 12 9,5 - 10,8

- Khối lƣợng 1.000 hạt (g) 20,5 23 25 19,5

- Năng suất (tấn/ha) 6,0 - 6,5 5,4 - 6,0 6,2 - 7,0 50 - 55

- Đặc điểm chất lƣợng (1)

+ Hàm lƣợng amylose (%)

15,5 16,8 17,5 14,6

+ Hàm lƣợng protein 9,5 8,7 9,1 9,0

+ Mùi thơm (điểm) 2 2 1 3

+ Độ ngon (điểm) 3 3 1 3

- Phản ứng với sâu bệnh hại(2)

+ Bệnh bạc lá Kháng vừa Kháng vừa Kháng vừa Nhiễm nặng

+ Bệnh đạo ôn Kháng vừa Kháng vừa Kháng vừa Nhiễm

+ Rầy nâu Nhiễm vừa Nhiễm vừa Kháng vừa Nhiễm

Ghi chú: (1): Phân tích chất lượng được thực hiện tại phòng phân tích Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

(2): Đánh giá sâu bệnh hại nhân tạo thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật

Giống lúa HDT10 có thời gian sinh

trưởng 105 ngày trong vụ mùa, tương

đương BT7; Cao cây trung bình là 110

cm, cứng cây, dạng hình V gọn, lá màu

xanh đậm, đẻ nhánh trung bình và rất tập

trung. Giống HDT10 có trung bình từ 5 -

6 bông/khóm, 180 - 190 hạt/bông, tỷ lệ

lép từ 12 - 14%, khối lượng 1.000 hạt

20,5g, năng suất thực thu đạt 6,0 - 6,5

tấn/ha vượt đối chứng BT7 là 10 - 15%.

Trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo, với

một số sâu bệnh hại chính như rầy nâu,

bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn, giống

HDT10 được đánh giá ở kháng vừa đến

nhiễm vừa, thể hiện ưu thế hơn giống

BT7 được đánh giá là nhiễm đến nhiễm

nặng. Giống lúa HDT10 cơm được đánh

giá mềm dẻo, ngon, mùi thơm nhẹ, hàm

lượng amylose TB là 15,5%, protein là

9,5%, gạo trong, trắng. Chất lượng ăn

nếm được xếp hạng ở mức ngon tương

đương với đối chứng BT7.

3.3.2. Đặc điểm kiểu gen mùi thơm

Giống lúa HDT10 được chọn kiểu gen

mùi thơm fgr bằng chỉ thị 4 mồi EAP;

ESP; IFAP và INSP. Kết quả kiểm tra

trong vụ xuân 2014 được đưa ra trong

hình 1.

Page 155: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

155

Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR sử dụng chỉ thị BADH2 kiểm tra gen

thơm fgr

1 - Lader 1000bp; 2- nước; 3- BT7; 4 - Q5; từ 5 - 14 là 10 cây mẫu của giống HDT10.

IV. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

4.1. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia

(khảo nghiệm VCU) giống lúa

HDT10

Giống lúa HDT10 đã đưa vào khảo

nghiệm Quốc gia 3 vụ, từ vụ mùa 2014 tại

8 điểm thuộc 3 vùng sinh thái: Bắc Trung

bộ; miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng

sông Hồng. Giống HDT10 được xếp vào

nhóm ngắn ngày, chất lượng với đối

chứng sử dụng là giống BT7 và HT1.

4.1.1. Đặc tính nông học

Thời gian sinh trưởng của giống

HDT10 trong vụ mùa là 106 ngày tương

đương BT7 (105 ngày). Giống lúa HDT10

có chiều cao cây từ 105 - 114 cm, tương

đương với BT7 và HT1 (bảng 2).

4.1.2. Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố

cấu thành năng suất

Độ thuần đồng ruộng của giống

HDT10 đến vụ mùa 2014 ở mức cao

(điểm 1); Các yếu tố cấu thành năng

suất: Số bông trên khóm từ 4,7 - 5,0

bông và số hạt trên bông từ 184 - 190; tỷ

lệ lép thấp, từ 12-13%, so với BT7 là

10,8% và HT1 là 18,3%; Khối lượng

1.000 hạt là 20 - 21g tương đương BT7

từ 19-20g thấp hơn hẳn so với HT1

(24g) (bảng 3).

Bảng 2. Đặc tính nông học của giống lúa HDT10

trong khảo nghiệm Quốc gia

TT Giống

Sức sống

mạ

Độ trỗ thoát

cổ bông

(điểm)

Độ

cứng

cây

(điểm)

Độ tàn

lá điểm)

Chiều cao

cây (cm)

Thời gian

sinh trƣởng

(ngày)

X M X M X M X M X M X M

1 HDT10 1 1 1 1 3 1 5 5 107 114 131 106

Page 156: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

156 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

2 BT7 5 5 1 1 1 1 5 5 100 113 131 105

3 HT1 1 1 1 1 1 1 5 5 108 112 131 103

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia).

Bảng 3. Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của

giống lúa HDT10 trong khảo nghiệm Quốc gia

TT Tên giống

Độ thuần

(điểm)

Số

bông/khóm Số hạt/bông

Tỷ lệ lép

(%)

KL 1.000 hạt

(g)

X M X M X M X M X M

1 HDT10 1 1 4,7 5,0 184 185 12,2 13,4 20,7 20,2

2 BT7 (Đ/C) 1 1 4,9 4,9 158 148 10,8 9,5 19,5 18,5

3 HT1 (Đ/C) 1 1 4,4 4,8 163 162 13,2 18,3 24,2 23,5

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

4.1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng

ruộng

Qua kết quả khảo nghiệm Quốc gia

3 vụ cho thấy, giống lúa HDT10 có khả

năng kháng tốt với sâu bệnh hại trên

đồng ruộng: Đối với bệnh bạc lá, ở mức

kháng (điểm 1-3), trong khi giống BT7 ở

mức điểm 3 - 5. Các loại sâu bệnh khác

như sâu cuốn lá, khô vằn, rầy nâu

HDT10 có mức nhiễm (điểm 0-1) nhẹ

hơn đối chứng BT7 (điểm 3-5) (bảng 4).

4.1.4. Năng suất thực thu tại các điểm

khảo nghiệm

Kết quả qua 3 vụ khảo nghiệm cho

thấy, năng suất bình quân của giống HDT10

tại các điểm khảo nghiệm đạt 54,2 - 57,7

tạ/ha, cao hơn hẳn năng suất của giống lúa

BT7 (47,8 - 51,5 tạ/ha) và tương đương với

năng suất của giống HT1 (55,9 - 56,7 tạ/ha).

Tại điểm khảo nghiệm Hưng Yên, năng suất

của giống HDT10 đạt từ 60,9 - 67,4 tạ/ha

cao hơn hẳn năng suất của giống lúa HT1 ở

cả 3 vụ khảo nghiệm (bảng 5).

Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống lúa HDT10 trong khảo nghiệm Quốc gia

TT Tên

giống Bệnh đạo ôn (điểm)

Bệnh bạc lá

(điểm)

Bệnh khô vằn (điểm)

Rầy nâu

(điểm)

Sâu cuốn lá

(điểm)

Sâu đục thân (điểm)

X M X M X M X M X M X M

1 HDT10 1-2 0-1 0 -1 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 1-3

2 BT7 1-3 0-1 1-3 3-5 1-3 3-5 1-3 1-3 0-1 3-5 0-1 1-3

3 HT1 1-2 0-1 1-3 1-3 3-5 1-3 1-3 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1

(Nguồn: TTKKN&SPCT Quốc gia)

Page 157: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

157

Bảng 5. Năng suất của giống lúa HDT10 tại các điểm khảo nghiệm Quốc gia

* Vụ mùa 2014

Tên giống

Điểm khảo nghiệm

Hƣng Yên

Hải Dƣơng

Thái Bình

Bắc Giang

Hòa Bình

Thanh Hóa

Yên Bái Nghệ

An Bình quân

HDT10 65.65 55.59 31.44 53.09 50.00 50.04 53.20 51.39

BT7 53.61 49.88 33.55 45.63 48.00 38.20 54.60 46.21

HT1 57.33 55.19 38.15 56.58 48.00 45.30 56.00 50.63

CV (%) 5.6 4.6 4.8 5.8 5.8 3.2 2.5

LSD0,05 5.47 4.53 2.83 4.93 4.77 2.35 2.25

* Vụ xuân 2015

Tên giống

Điểm khảo nghiệm

Hƣng Yên

Hải Dƣơng

Thái Bình

Bắc Giang

Hòa Bình

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Bình quân

HDT10 67.42 65.99 55.24 60.77 52.33 56.53 61.73 41.53 57.69

BT7 55.0 59.59 49.01 45.38 54.00 49.97 63.33 35.67 51.49

HT1 64.56 64.56 51.77 52.32 55.67 60.90 63.47 40.60 56.73

CV (%) 6.3 5.4 5.7 4.1 5.3 7.6 4.3 6.4

LSD0,05 6.61 6.07 4.83 3.73 4.92 6.98 4.85 4.13

* Vụ mùa 2015

Tên giống

Điểm khảo nghiệm

Hƣng Yên

Hải Dƣơng

Thái Bình

Bắc Giang

Hòa Bình

Yên Bái Thanh

Hóa Nghệ

An Bình quân

HDT10 60.89 56.49 59.48 53.00 48.33 48.00 56.17 51.07 54.18

BT7 48.00 49.72 45.09 40.36 52.00 48.00 48.30 50.60 47.76

HT1 59.96 56.68 59.62 47.41 53.33 61.60 53.07 55.67 55.92

CV (%) 5.9 5.0 5.7 3.7 3.7 5.9 3.9 4.4

LSD0,05 5.58 4.81 5.18 3.03 3.10 5.61 3.31 4.00

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

4.1.5. Đặc điểm về chất lượng

Giống lúa HDT10 có hạt gạo thon dài,

hàm lượng amylose khoảng 15,5%, tỷ lệ

gạo lật, gạo sát, tỷ lệ trắng trong cao hơn

gạo của giống BT7 và HT1. Chất lượng ăn

nếm được đánh giá ở mức khá (15,5 điểm)

tương đương BT7, có mùi thơm nhẹ hơn

mùi thơm của BT7 (bảng 6).

Bảng 6. Chất lƣợng của giống lúa HDT10 khảo nghiệm Quốc gia

* Chất lượng theo phân tích trong vụ mùa 2015

Page 158: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

158 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

TT Tên

giống

Tỷ lệ gạo lật

(%)

Tỷ lệ gạo xát

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Tỷ lệ trắng trong (%)

Nhiêt hóa hồ

(%)

Hàm lƣợng

amylose (%)

Dài (mm)

Rộng (mm)

1 HDT10 80.97 70.96 86.30 83.85 TB 15.49 5.7 2.78

2 BT7 77.34 67.81 89.38 48.85 TB 14,6 5,79 2.94

3 HT1 79.79 68.98 72.59 62.28 TB 16.86 6.41 3.12

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia. Phương pháp: TCVN1643-1992

& 10TCN 425-2000)

* Chất lượng ăn nếm trong vụ mùa 2015

TT Tên giống Mùi thơm

(điểm) Độ mềm (điểm)

Độ trắng (điểm)

Vị ngon (điểm)

Điểm tổng hợp

Xếp hạng

1 HDT10 3 4 5 3.5 15.5 Khá

2 BT7 (Đ/C) 4 4 5 3.5 16.5 Khá

3 HT1 (Đ/C) 3 4 5 3 15 Trung bình

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia, đánh giá theo phương pháp thử

10TCN 590 - 2004)

Sau 3 vụ khảo nghiệm Quốc gia, giống

HDT10 đã được Trung tâm Khảo kiểm

nghiệm và Sản phẩm cây trồng Quốc gia kết

luận là giống có triển vọng có nhiều đặc điểm

tốt. Kết hợp khảo nghiệm quốc gia cùng với

khảo nghiệm sản xuất để phát triển sản xuất

giống lúa HDT10 trong thời gian tới.

4.2. Kết quả khảo nghiệm DUS giống lúa HDT10

Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS

giống lúa HDT10 của Trung tâm Khảo

kiểm nghiệm và Sản phẩm cây trồng quốc

gia trong vụ mùa 2015 và vụ mùa 2016

được đưa ra như sau:

- Tính khác biệt: Giống lúa HDT10

thể hiện tính khác biệt với các giống lúa

được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt của

giống lúa HDT10 với giống tương tự là

HT1 được thể hiện như sau:

Bảng 7. Kết quả khảo nghiệm DUS giống lúa HDT10

Số TT tính trạng

Tính trạng Năm Giống đăng ký (HDT10)

Giống tƣơng tự (HT1)

Khoảng cách tối thiểu

8 Lá: Lông ở phiến

lá 2015, 2016 3 6 2

32 Bông: Râu 2015, 2016 1 9 8

(Nguồn: TTKKN Giống và Sản phẩm cây trồng Quốc gia, vụ mua 2015 và vụ mùa 2016)

- Tính đồng nhất: Số cây khác dạng

trên tổng số cây quan sát là: 2/1000 (2015)

và 2/1000 (2016) không vượt quá số cây

khác dạng tối đa cho phép (3/1000) nên

giống lúa HDT10 có tính đồng nhất.

- Tính ổn định: Qua 2 vụ khảo nghiệm

(vụ mùa 2015 và vụ mùa 2016), giống lúa

HDT10 có tính đồng nhất nên được xem

là có tính ổn định.

Page 159: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

159

4.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất

Từ vụ xuân 2015, giống lúa HDT10

đã được đưa trồng thử nghiệm tại các

vùng đại diện cho khu vực phía Bắc: Thái

Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội,

Nghệ An. Tổng diện tích thử nghiệm là

47,5 ha. Tại các điểm khảo nghiệm cho

thấy giống lúa HDT10 có tính thích ứng

rộng, năng suất tương đối ổn định tại các

vùng khảo nghiệm, bình quân đạt 69,0

tạ/ha trong vụ xuân và 60,5 tạ/ha trong vụ

mùa, cao hơn hẳn so với năng suất của

giống lúa BT7 (54,0 tạ/ha trong vụ xuân

và 49 tạ/ha trong vụ mùa) (bảng 8).

Bảng 8. Năng suất thực thu (tấn/ha) của giống lúa HDT10

tại một số điểm thử nghiệm

Địa điểm Thời gian Quy mô (ha)

Giống HDT10

Giống

BT7

Giống HT1

% so vơi BT7

% so vơi HT1

Yên Thành, Nghệ An Đông xuân 2015

1 6,9 5,4 27,6

Hè thu 2015 1,5 6,2 4,9 26,6

Đông xuân 2016

2,0 7,0 5,2 34,6

Hè thu 2016 1,0 6,0 4,8 25,0

Phú Bình, Thái Nguyên Mùa 2015 1,0 6,0 4,8 25,0

Xuân 2016 2,0 6,8 5,2 30,7

Mùa 2016 1,5 5,9 4,6 28,2

Tứ Kỳ, Hải Dƣơng Xuân 2016 3,0 6,8 5,2 30,7

Mùa 2016 2,0 6,0 4,55 31,8

Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm, Gia Lộc-Hải Dƣơng

Xuân 2015 1,0 6,8 5,6 6,1 21,4 11,4

Mùa 2015 1,0 6,0 5,0 5,8 20,0 3,5

Xuân 2016 1,0 7,0 5,2 6,4 34,6 9,4

Mùa 2016 1,0 5,9 4,7 5,6 25,5 5,4

Gia Hòa, Gia Lộc, Hải Dƣơng

Xuân 2016 1,5 6,5 5,55 17,1

Mùa 2016 1,5 6,0 4,85 23,7

Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội Xuân 2016 1,0 7,2 5,6 28,5

Thƣờng Tín, Hà Nội Xuân 2016 16,0 7,0 5,4 6,0 29,6 16,7

Mùa 2016 2,5 6,2 5,7 8,8

Page 160: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

160 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Địa điểm Thời gian Quy mô (ha)

Giống HDT10

Giống

BT7

Giống HT1

% so vơi BT7

% so vơi HT1

Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội

Xuân 2016 1,0 7,5 5,2 44,2

TT Quốc Oai, Hà Nội Xuân 2016 0,5 6,9 5,2 32,7

Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

Mùa 2016 2,0 7,2 4,2 - 71,4

Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội

Mùa 2016 1,5 7,5 4,4 70,5

Dƣơng Hà, Gia Lâm, Hà Nội

Mùa 2016 1,0 6,9 4,8 43,8

Năng suất trung bình (tấn/ha)

Vụ xuân 6,9 5,3 6,0 30,2 15,0

Vụ mùa 6,3 4,7 5,7 34,0 10,5

Tổng diện tích (ha) 47,5

Nhận xét chung của người sản xuất

tại các điểm thử nghiệm: Giống lúa

HDT10 có thời gian sinh trưởng ngắn

tương đương giống BT7; độ thuần cao,

sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh trung

bình, cứng cây; khả năng chống chịu sâu

bệnh như rầy nâu, bệnh bạc lá, đạo ôn tốt

hơn giống BT7; năng suất cao hơn giống

BT7 (khoảng 15-20%) trong cả vụ xuân

và vụ mùa; chất lượng tốt: Tỷ lệ hạt

nguyên cao, hạt gạo trắng, cơm có mùi

thơm nhẹ, mềm, đậm không dính; được

đánh giá ngon tương đương với BT7; đề

nghị cơ quan tác giả phát triển rộng giống

HDT10 ra sản xuất.

V. KẾT LUẬN

Giống lúa HDT0 được chọn lọc từ tổ

hợp lai hữu tính N46/ĐB6, sử dụng chỉ thị

phân tử chọn gen mùi thơm. Giống lúa

HDT10 chất lượng cao, phù hợp cho sản

xuất vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía

Bắc. Giống HDT10 có nhiều ưu điểm:

Thời gian sinh trưởng 135 ngày trong vụ

xuân và 105 ngày trong vụ mùa tương

đương với giống BT7. Năng suất đạt đến

6-7 tấn/ha trong vụ xuân và 5.5-6 tấn/ha

trong vụ mùa, cao hơn BT7 từ 10 - 20%.

Bên cạnh đó, khả năng chống chịu sâu

bệnh trên đồng ruộng của giống cũng

được đánh giá là tương đương và tốt hơn

giống BT7. Giống HDT10 đã qua khảo

nghiệm Quốc gia và trồng thử nghiệm tại

một số vùng sinh thái như đồng bằng sông

Hồng, Bắc Trung bộ và miền núi phía

Bắc, được đánh giá là giống có triển vọng

và đề nghị phát triển cho sản xuất theo

quyết định số 340/QĐ-TT-CLT ngày

25/9/2017.

Page 161: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

161

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Xuân Tú, Lê Thị Thanh,

Nguyễn Văn Khởi, Tăng Thị Diệp và

Tống Thị Huyền (2010). Kết quả chọn

tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân

tử. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết KHCN,

Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.

NXB Nông nghiệp (2010). Trang 533

- 540.

2. Bradbury L.M.T., Fitzgerald T.L.,

Henry R.J., Jin, Q. and Waters D.L.E

(2005a). The gene for fragrance in

rice, Plant Biotechnol. J. 3: 363- 370.

3. Bradbury L.M.T., Fitzgerald T.L.,

Henry R.J., Jin, Q., Reinken R.F.

and Waters D.L.E (2005b). A

perfect marker for fragrance

genotyping in rice. Molecular

Breeding 16: 279-283.

Người phản biện: ThS. Lê Hùng Phong

HDT10 AROMATIC RICE VARIETY SELECTED

BY USING MOLECULAR MARKER DNA

Duong Xuan Tu, Pham Thien Thanh, Tang Thi Diep, Tong Thi Huyen,

Le Thi Thanh, Nguyen Van Khoi et al.

ABSTRACT

The HDT10 rice variety was selected from crossing N46/DB6 since 2010.

Application of molecular assistant selection (MAS) in aromatic rice breeding by

using marker BADH2 including four primers EAP; ESP; IFAP and INSP detected

for identifying fgr gene controlling aroma in rice, we selected and developed lines

holding homogenous fgr gene. These lines were continuously developed and

selected for phenotype evaluation of aroma and further characteristics such as the

quality, yield, and biotic also abiotic stress tolerances... One of them named HDT10

containing aroma and other good characteristics has been selected to put in the

system of National trials in Northern region of Vietnam since 2014. In this process,

the HDT10 rice variety was conformed suitable for late Spring and Summer season

in the Northern region of Vietnam with major characteristics: The growth duration

was 105 days in Summer season; the yield got 6.5 tons/ha in Spring and 6.0

tons/ha in Summer season; good quality and fair disease and insects resistance.

The HDT10 rice variety had been highly appreciated for yield, quality and proposed

by famers to release into large scale production in the Northern region of Vietnam

in next time.

Keywords: Fragrance gene, molecular marker, rice.

Page 162: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

162 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỐNG LÖA HDT10

HDT10

BT7

Page 163: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

163

Page 164: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

164 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

PHÂN TÍCH DI TRUYỀN NGUỒN GEN LÖA BẰNG SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SNP CHO NGHIÊN CỨU SỬ

DỤNG RƠM RẠ SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC

Dƣơng Xuân Tú1, Nguyễn Thế Dƣơng1, Claire Halpin2, Simon McQueen Mason3, Leonardo Gomez3 và Nguyễn Văn Tuất4

1Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,2 Đại học Dundee, Vương quốc Anh, 3Đại học York, Vương quốc Anh, 4Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

TÓM TẮT

Phân tích đa dạng di truyền bằng sử dụng 384 chỉ thị phân tử đa hình đơn

nucleotide (Single nucleotide polymorphism, SNP), kết hợp với phân tích khả năng

chuyển hóa đƣờng từ rơm rạ của 64 mẫu giống lúa đƣợc thu thập ở Việt Nam. Kết

quả đã đƣa ra đƣợc 300 SNP trên 12 NST cho đa hình cao sử dụng để đánh giá

đa dạng di truyền các mẫu giống lúa nghiên cứu. Từ kết quả đa hình thu đƣợc, 64

mẫu giống lúa đƣợc lập cây di truyền gồm 4 nhóm chính: Nhóm 1 có 18 mẫu,

nhóm 2 có 18 mẫu, nhóm 3 có 9 mẫu và nhóm 4 có 19 mẫu giống. 15 mẫu giống

đƣợc xác định có khả năng cao trong chuyển hóa đƣờng từ rơm rạ (từ 42,5 -

48,1mg đƣờng đơn/g rơm rạ), phần lớn (9 mẫu) tập trung ở phân nhóm 4. Kết quả

nghiên cứu này rất có giá trị để khai thác tiếp tục cho các nghiên cứu xác định

vùng gen/QTL kiểm soát khả năng chuyển hóa đƣờng từ rơm rạ ở cây lúa, phát

triển chỉ thị phân tử liên kết cho ứng dụng chọn tạo giống lúa có tiềm năng cao

trong sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

Từ khóa: Đa dạng di truyền; chỉ thị SNP, lúa, nhiên liệu sinh học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúa gạo là cây lương thực đứng thứ 3

trên thế giới về diện tích và số lượng gieo

trồng sau lúa mạch và lúa mì. Tại Việt

Nam, lúa là cây trồng quan trọng nhất, với

sản lượng thu hoạch hàng năm xung

quanh 40 triệu tấn (Theo ước tính của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

2012). Cùng với đó là những phụ phẩm đi

kèm, như là rơm rạ và trấu, được ước tính

rơi vào khoảng 60 triệu tấn. Số lượng sản

phẩm phụ này phần lớn vẫn chỉ được xử

lý trực tiếp ngay trên đồng ruộng bằng

cách đốt (ước tính khoảng 40 triệu tấn,

theo số liệu điều tra từ Đại học York tiến

hành tại Việt Nam, 2011); điều này không

chỉ gây ra sự lãng phí nguồn tài nguyên

tiềm năng mà còn làm ảnh hưởng đến bầu

khí quyển sinh thái khu vực xung quanh,

giải phóng CO2 vào bầu khí quyển góp

phần gia tăng sự ô nhiễm không khí. Để

giải quyết vấn đề này, rất nhiều nhà khoa

học trên thế giới đã tiến hành các nghiên

cứu để có thể sử dụng được nguồn phế

phẩm này vào việc sản xuất ethanol sinh

Page 165: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

165

học. Để chuyển phế phẩm thô thành

ethanol, bước đầu cần phải chuyển hóa

được chúng thành đường. Rơm rạ càng dễ

phân hủy thì hiệu suất đạt được càng cao

trong quá trình thủy phân thành đường

(Parameswaran et al., 2010). Từ đây một

số hướng nghiên cứu đã được mở ra, trong

đó nghiên cứu được xem như là quan

trọng nhất là nghiên cứu về di truyền bằng

công nghệ sinh học nhằm tìm kiếm phát

hiện được những gen liên kết quy định

tính trạng dễ phân hủy của rơm rạ, từ đó

ứng dụng công nghệ gen và sinh học phân

tử vào việc cải thiện và lai tạo các giống

lúa cho khả năng ứng dụng trong sản xuất

nhiên liệu sinh học.

Công nghệ genotyping với tên gọi

“cánh cổng vàng” (Golden gate assay-

2006 Illumina, San Diego, CA) là một

công cụ hữu hiệu đang rất phổ biến trên

các phòng nghiên cứu công nghệ sinh học

trên thế giới, ứng dụng các bộ chỉ thị phân

tử SNP (Single nucleotide polymorphisms,

SNP) theo nhiều cấp khác nhau, giúp các

nhà nghiên cứu có thể phát hiện được sự

đồng dạng và khoảng cách về di truyền

của quần thể vật liệu nghiên cứu trong tập

đoàn (Monna et al.,. 2006). Chỉ thị SNP là

loại chỉ thị chỉ sai khác một nucleotide của

trình tự ADN, xuất hiện ở tần suất cao khi

sàng lọc SNP của đa số các hệ gen, cứ

khoảng 225 bp là tìm thấy 1 SNP trên bộ

gen gà, khoảng 1.250 bp là sàng lọc được

1 SNP cho bộ gen người (Liu, 2007) và ở

lúa thì cứ khoảng 200 - 700bp xuất hiện 1

SNP (Kenneth et al., 2009). Hiện nay, ứng

dụng của chỉ thị SNP đang rất phổ biết

trong lĩnh vực nghiên cứu về di truyền, lập

bản đồ gen và xem xét tương quan của các

gen liên kết trên toàn bộ genome tới các

tính trạng nghiên cứu (Genetic analysis,

QTL mapping và association analysis)

(Jin et al., 2010). Những bộ chỉ thị SNP

với mật độ phân bố trên toàn bộ genome

này được rất nhiều viện nghiên cứu và

công ty trên thế giới thiết kế và ứng dụng

tiến hành hoàn toàn tự động và đạt thông

hiệu rất cao (Olivier, 2005). Trong những

năm gần đây, những nghiên cứu về di

truyền bằng sử dụng chỉ thị SNP đã được

tiến hành trên rất nhiều loài như là ở nho

(Lijavetzky et al., 2007), ở lúa (Kenneth

et al.,. 2009), ở đậu tương (Hyten et al.,

2008), ở lúa mạch (Close et al., 2009), ở

ngô (Lu et al., 2009), ở lúa mì (Akhunov

et al., 2009).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử

dụng công nghệ “cánh cổng vàng” với bộ

khuôn 384 chỉ thị SNP để đánh giá mức

độ đa dạng di truyền và xây dựng cây di

truyền của 64 mẫu giống lúa thu thập ở

Việt Nam. Đồng thời, các mẫu giống này

cũng được phân tích khả năng chuyển hóa

đường từ rơm rạ. Kết hợp giữa kiểu gen

và kiểu hình để xác định được những mẫu

giống hoặc nhóm có khả năng chuyển hóa

đường từ rơm rạ cao, thể hiện trên cây di

truyền, giúp chọn lựa nguồn giống bố mẹ

trong công tác lai tạo cho mục đích sử

dụng trong nghiên cứu phát triển nhiên

liệu sinh học từ rơm rạ. Dữ liệu kiểu gen

và kiểu hình có thể ứng dụng trong việc

lập bản đồ di truyền các QTL quy định

tính trạng phân hủy ở rơm rạ phục vụ cho

các nghiên cứu tiếp theo.

Page 166: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

166 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

64 mẫu giống lúa gồm: 1 giống lúa

lai, 1 giống lúa Japonica (Nipponbare) của

Nhật Bản và 20 giống lúa thuần được

trồng phổ biến tại nhiều địa phương ở Việt

Nam và 46 dòng lúa triển vọng được lai

tạo các nguồn bố mẹ khác nhau của Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm. Tập

đoàn vật liệu được trồng tại nhà kính của

Viện nghiên cứu James Hutton (JHI) để

tách chiết mẫu ADN từ lá non cho phân

tích di truyền và thu rơm rạ cho phân tích

đường hóa. Phân tích di truyền thực hiện

tại JHI. Phân tích đường hóa thực hiện tại

Đại học York.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thu mẫu ADN: Lá lúa được thu tại

thời điểm 40 ngày tuổi sau đó được ngâm

ngay vào nitơ lỏng trước khi tiến hành

tách chiết. Tách chiết ADN bằng Kit

DNeasy plant mini kit-Qiagen. Sản phẩm

ADN sau khi được tách chiết, tiếp tục

được pha loãng tới nồng độ 20ng/µl trong

30 µl trước khí tiến hành thí nghiệm phân

tích genotype.

- Thu mẫu rơm rạ: Mẫu rơm rạ để

phân tích đường hóa được thu ở giai đoạn

chín, được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng

24 tiếng. Nghiền mẫu bằng máy Tissue

liser II chạy rung ở tần suất 3000rpm

trong vòng 1 phút 30 giây nhằm nghiền

nhỏ mẫu

- Lựa chọn SNP và công nghệ ứng

dụng:

Bộ chỉ thị 384 SNP trải đều trên 12

NST (bảng 1) đã được xây dựng và lựa

chọn dựa trên hệ thống BeadXpress

primer design (Illumina, SanDiego, CA) từ

các thí nghiệm tiên phong trước đó và

được cung cấp bởi Tiến sĩ Adam price,

Trường Đại học Aberdeen. Trong đó, bao

gồm 384 cặp oligos đặc hiệu cho từng

allele (Allele Specific Primers-ASPs) của

SNP, 384 đoạn trình tự oligos đặc hiệu

cho từng vị trí Locus (Locus Specific

Primers-LSPs) của từng SNP và 1152

Universal Primers dùng cho genotyping

trên toàn bộ genome. Bộ chỉ thị này đã

được áp dụng dựa trên công nghệ Bead-

array bản quyền của Illumina, sử dụng các

hạt microbead thủy tinh gắn trên bề mặt

slide (chip) cho diện tích bề mặt và hiệu

suất lai cao nhất (Shen et al., 2005).

Bảng 1. Số lƣợng SNP trên từng nhiễm sắc thể (NST)

NST 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Số lƣợng SNP 47 43 33 31 29 36 25 28 26 23 32 31 384

- Phương pháp tính toán và xử lý số

liệu:

Việc phát hiện nhận dạng các allele

của từng chỉ thị SNP được thực hiện thông

Page 167: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

167

qua phần mềm Illumina Genecall

Software với ngưỡng Genecall = 0.25.

Phần mềm được sử dụng để tính toán

thêm một số các chỉ số quan trọng khác

như chỉ số về xác định kiểu gen của SNPs

và phân khu nhóm mẫu: (i) Call Rate là số

lượng SNP biểu hiện thành công kiểu gen

trên mỗi mẫu ADN của từng giống; (ii)

Gen Train Score đánh giá về khả năng

genotyping của từng SNP trên toàn bộ

mẫu ADN; (iii) Gen Call Score (GC

Score) là thông số đánh giá về khả năng

của genotyping tại mỗi điểm, phụ thuộc

vào cường độ huỳnh quang thu được và

khoảng cách của mỗi điểm từ trung tâm

của cụm trên biểu đồ.

Phân tích đa dạng di truyền bằng

chương trình MEGA (Tamura et al.,

2007). Thiết lập bảng Phân tích thành

phần chính PCA (sử dụng Past) xác định

các nhóm trong quần thể.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân tích kiểu gen

Sau khi xử lý qua phần mềm illumina

nhận thấy tất cả 64 mẫu giống lúa đều có

chỉ số SNP call rate > 0.9. Tuy nhiên

trong số 384 chỉ thị, có 12 chỉ thị cho thấy

sự phát hiện genotype không rõ ràng,

cường độ sóng huỳnh quang thu được

thấp, không phân biệt được các cluster

(hình 1). Nên những chỉ thị này đã không

được dùng trong các phân tích tiếp theo.

0 0.20 0.40 0.60 0.80 1

Norm Theta

rd12003326

-0.20

0

0.20

0.40

0.60

0.80

1

1.20

1.40

1.60

1.80

No

rm R

a)

Page 168: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

168 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

0 0.20 0.40 0.60 0.80 1

Norm Theta

id6004038

-0.20

0

0.20

0.40

0.60

0.80

1

1.20

1.40

1.60

1.80

No

rm R

43 3 50

b)

Hình 1. Biểu đồ genotyping cho 64 mẫu giống lúa thể hiên qua 2 SNP

a) SNP rd12003326; b) SNP id6004038

(cluster những chấm màu đỏ = AA, màu tím = AB, màu xanh = BB)

Các ngưỡng giá trị Gen Call Score >

0.25 và Gen Train Score > 0.4 được áp

dụng để lựa chọn những chỉ thị SNPs cho

khả năng sử dụng, độ tin tưởng cao và loại

bỏ những chỉ thị không đáng tin cậy trong

việc phân tích genotype của tập đoàn này.

Trong số 372 chỉ thị còn lại sau bước sàng

lọc ở trên chỉ có 3 SNPs không thỏa mãn

ngưỡng giá trị áp dụng. Từ đó 369 SNP

còn lại tiếp tục được xem xét dựa trên chỉ

tiêu MAF lớn hơn hoặc bằng 0.03. Tiếp

theo, 26 SNP không cho tính đa hình

(MAF = 0), 43 SNP thể hiện được mức độ

đa hình với tần số allele tối thiểu lớn hơn

0.03 và nhỏ hơn 0.05 (0.05>MAF > 0.03).

Loại bỏ những SNP, 300 SNP còn lại đã

được lựa chọn như là những chỉ thị cho

tính đa hình cao và có ý nghĩa quan trọng

cho những phân tích di truyền tiếp theo.

Sau khi thu được số liệu đa hình của

300 SNP thể hiện trên 64 mẫu giống lúa

nghiên cứu, dữ liệu tiếp tục được xử lý để

phân tích đa dạng di truyền bằng chương

trình MEGA dựa vào hệ số tương đồng

Euclidean. Từ đó đã tạo ra được sơ đồ hình

cây của 64 mẫu giống lúa nghiên cứu (hình

2). Với hệ số khoảng cách từ gốc của cây

di truyền tới điểm 1,2 đã phân chia nguồn

vật liệu thành 4 nhóm chính: Nhóm I có 18

mẫu, nhóm II có 18 mẫu, nhóm III có 9

mẫu và Nhóm IV có 19 mẫu.

Page 169: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

169

Hình 2. Sơ đồ hình cây có gốc (root) của 64 mẫu giống lúa xác định bằng chỉ thị

phân tử 384 SNPs. Gồm 4 nhóm: nhóm I, nhóm II, Nhóm 3 và nhóm 4.

Từ vị trí của các mẫu giống trong các

nhóm trên cây di truyền này so với

khoảng cách từ rễ (root) là đã tìm ra một

số giống lúa có hệ số đồng dạng cao và

khoảng cách tới gốc của cây gần như

tương đương. Trong nhóm phụ thuộc

nhóm chính I: TL6, HT1 và 9X12

(Perai/P6//HT1) có hệ số đồng dạng xung

quanh 0,993 tới 0,999. Các mẫu giống

HDT2 (Perai/BT7), TET4345, HT1 và

HT9 (HT1/D17) có hệ số đồng dạng dao

động từ 0,992 tới 0,997. Nhóm chính II:

7X12 (BT/IR64) và 12X12 (BT/IR64) có

hệ số đồng dạng 0,994. Nhóm chính III:

hai giống lúa chất lượng BT7 và T10 có

hệ số đồng dạng 0,992. Nhóm chính IV:

8X12 (AC5/Q5//AC4), 18X12 (AC5/Q5//

AC4) và HDT5 (AC5/Q5//AC7) có hệ số

đồng dạng từ 0.998 tới 1; N46 và P6ĐB

có hệ số đồng dạng 0,996. Đáng chú ý

trong nhóm này, giống P376 nằm tách biệt

hoàn toàn so với các giống khác và có hệ

số đồng dạng so với các giống khác dao

động xung quanh 0,45. Các mẫu giống có

hệ số tương đồng cao nói trên hầu hết là

mẫu giống có cùng nguồn gốc chọn tạo

(có chung bố mẹ, hoặc chung 1 trong 2 bố

hoặc mẹ) dẫn đến nền tảng di truyền

tương đối giống nhau.

3.2. Kết quả phân tích khả năng

chuyển hóa đƣờng từ rơm rạ của các

mẫu giống lúa

Tại trung tâm nghiên cứu sản phẩm

nông nghiệp mới (CNAP), Đại học York,

rơm rạ đã được nghiền và sử lí theo quy

trình thí nghiệm đường hóa (Saccharifi-

cation) trên hệ thông robot có độ chính

xác và đạt thông hiệu cao (High

throughput - HT) (phương pháp HT assay

của Gomez et al., 2008). Từ bảng giá trị

trung bình của 3 lần nhắc đã xác định

được khả năng đường hóa đường từ rơm

rạ của 64 mẫu giống lúa từ Việt Nam. Khả

năng chuyển hóa đường từ rơm rạ của các

mẫu giống là rất khác nhau, phân cấp từ

giống có khả năng đường hóa thấp nhất là

28X12 (đạt 32,3 mg/g) cho tới giống có

khả năng đường hóa cao nhất là U17 (đạt

48,1 mg/g). Kết quả đưa ra trong bảng 2

thể hiện gồm 15 mẫu giống có khả năng

Page 170: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

170 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

thấp nhất và 15 mẫu có khả năng cao nhất

trong chuyển hóa đường từ rơm rạ. Kết

quả rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu

di truyền về kiểu gen kiểm soát khả năng

chuyển hóa đường từ rơm rạ ở cây lúa.

Bảng 2. Khả năng đƣờng hóa từ rơm rạ của các mẫu giống lúa

15 mẫu giống có khả năng thấp nhất 15 mẫu giống có khả năng cao nhất

TT Tên giống mg/g TT Tên giống mg/g

1 28X12 32,3 1 48X12 42,5

2 49X12 32,4 2 12X12 42,5

3 50X12 33,2 3 5X12 42,6

4 HDT7 33,2 4 10X12 43,0

5 26X12 33,7 5 P6 43,3

6 17X12 34,1 6 Q 5 43,4

7 Nippon bare 34,1 7 BC 15 43,5

8 15X12 34,6 8 Nghi Hƣơng 43,8

9 47X12 34,8 9 8X12 44,0

10 11X12 35,1 10 354DR 44,8

11 HDT4 35,1 11 34X12 45,6

12 55X12 35,5 12 21X12 46,1

13 P376 35,5 13 P6 ĐB 46,4

14 HTS1 35,7 14 16X12 47,2

15 HDT8 35,7 15 U17 48,1

Ghi chú: Mg/g (mg đường đơn/g rơm rạ)

3.3. Liên quan di truyền với khả

năng đƣờng hóa từ rơm rạ của trên

các mẫu giống lúa

Một trong những mục đích chính của

nghiên cứu này là xác định mối liên quan

giữa di truyền và khả năng chuyển hóa

đường từ rơm rạ của các mẫu giống, từ đó

tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để xác

định (hoặc dự đoán) vùng gen/QTL kiểm

soát và tiếp đó là phát triển chỉ thị phân tử

cho ứng dụng trong chọn tạo giống lúa có

khả năng cao chuyển từ rơm rạ. Kết quả

nghiên cứu đã đưa ra, 64 mẫu giống lúa đã

được phân thành 4 nhóm di truyền bằng

300 SNP đa hình. Trong 15 mẫu giống có

khả năng chuyển hóa đường cao (bảng2)

nằm trong các nhóm: Nhóm 1 có 1 mẫu

(Nghi Hương); nhóm 2 có 4 mẫu (48X12,

12X12, Q5, 16X12), nhóm 3 có 1 mẫu

(BC15) và nhóm 4 có 9 mẫu (5X12,

10X12, P6, 8X12, 354DR, 34X12, 21X12,

P6DB, U17). Như vậy, phần lớn các mẫu

giống có khả năng chuyển hóa đường cao

tập trung trong nhóm 4.

Từ kết quả này, chúng tôi đã giả định

là khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ ở

Page 171: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

171

cây lúa là có sự khác nhau và do sự kiểm

soát bởi yếu tố di truyền (gen). Các mẫu

giống có rơm rạ với khả năng chuyển hóa

đường và thấp sẽ được sử dụng như nguồn

vật liệu nghiên cứu về mặt di truyền để

tìm ra các vùng gen/QTLs mã hóa protein

liên quan đến quá trình sinh tổng hợp các

chất có vai trò quan trọng tổng hợp lên

sinh khối (Bio-mass) và quy định ảnh

hưởng trực tiếp đến tính trạng phân hủy

của rơm rạ. Ngoài ra, sẽ lựa chọn ra trong

số những giống có khả năng đường hóa

cao, có những đặc tính nông sinh học tốt

để thử nghiệm tại các vùng sinh thái khác

nhau ở Việt Nam, tìm ra giống cho sản

xuất với tiềm năng cao trong sử dụng rơm

rạ làm nguyên liệu chế biến nhiên liệu

sinh học.

IV. KẾT LUẬN

Từ bộ chỉ thị 384 SNP ban đầu, đã

sàng lọc được 300 SNP cho độ đa hình

cao trên các mẫu giống lúa nghiên cứu. Bộ

chỉ thị này rất có ý nghĩa trong phân tích

di truyền và cấu trúc quần thể vật liệu lúa

nghiên cứu. Với hệ số khoảng cách từ gốc

của cây di truyền tới điểm 1,2 đã phân

chia 64 mẫu giống lúa vật liệu thành 4

nhóm chính: Nhóm I có 18 mẫu, nhóm II

có 18 mẫu, nhóm III có 9 mẫu và nhóm

IV có 19 mẫu. Phân tích cây di truyền

thiết lập bởi bộ chỉ thị 300 SNP cũng cho

thấy nhiều mẫu giống có mức độ tương

đồng về mặt di truyền rất cao. Khả năng

chuyển hóa đường từ rơm rạ của 64 mẫu

giống lúa được đưa ra cũng rất khác nhau,

dao động từ 32,3 - 48,1 mg đường đơn/g

rơm rạ, trong đó phân ra 15 mẫu giống có

khả năng thấp và 15 mẫu có khả năng cao

trong chuyển hóa đường từ rơm rạ. Đáng

chú ý, phần lớn (9/15) các mẫu giống lúa

có khả năng chuyển hóa đường cao lại tập

trung trong 1 phân nhóm di truyền (nhóm

4). Từ kết quả này chúng tôi đã đưa ra giả

định về khả chuyển hóa đường từ rơm rạ ở

lúa có sự khác nhau là do yếu tố di truyền

kiểm soát. Đây cũng là cơ sở cho tiến

hành các nghiên cứu tiếp theo về mặt di

truyền để tìm ra vùng gen/QTL kiểm soát

khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ,

phát triển chỉ thị phân tử liên kết với các

QTL này để sử dụng trong chọn tạo giống

lúa có tiềm năng cao sử dụng rơm rạ làm

nguyên liệu chế biến nghiên liệu sinh học

ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Akhunov E., Nicolet C. and Dvorak J

(2009). Single nucleotide

polymorphism genotyping in

polyploid wheat with the Illumina

GoldenGate assay. Theor Appl Genet,

vol. 119: 507-517.

2. Close T.J., Bhat P.R., Lonardi S., Wu

Y. and Waugh R (2009). Development

and implementation of high-

throughput SNP genotyping in barley.

BMC Genomics, Vol. 10: 582 - 87.

3. Hyten D.L., Song Q., Choi I.Y., Yoon

M.S. and Specht J.E (2008) High-

throughput genotyping with the

GoldenGate assay in the complex

genome of soybean. Theor Appl

Genet. Vol. 116: 945-52.

4. Gomez L.D., Steele-King C.G. and

McQueen-Mason S.J (2008).

Sustainable liquyd biofuels from

biomass: The writing’s on the walls.

New Phytol volume. 178, 3: 473-485

5. Jin L., Lu Y., Xiao P., Sun M., Corke

H. and Bao J (2010). Genetic diversity

Page 172: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

172 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

and population structure of a diverse

set of rice germplasm for association

mapping. Theor Appl Genet, volume

121: 475-487.

6. Kenneth L.Mc (2009). Genome wide

SNP variation reveals relationships

among landraces and modern varieties

of rice. PNAS, 2009.

7. Lijavetzky D, Cabezas JA, Ibanez A,

Rodriguez V, Martinez-Zapater JM

(2007). High throughput SNP

discovery and genotyping in grapevine

(Vitis vinifera L.) by combining a re-

sequencing approach and SNPlex

technology. BMC Genomics. Vol. 8:

424 - 29.

8. Liu Z (2007). Single nucleotide polymorphism (SNP). Aquaculture Genome Technologies. Blackwell, USA: 59-72.

9. Lu Y., Yan J, Guimaraes C.T., Taba S., Hao Z., Gao S., Chen S., Li J. and Xu Y (2009). Molecular characterization of global maize breeding germplasm based on genome-wide single nucleotide polymorphisms. Theor Appl Genet. Volume 120: 93-115.

10. Monna L., Ohta R., Masuda H., Koike A. and Minobe Y (2006). Genome-

wide searching of single-nucleotide polymorphisms among eight distantly and closely related rice cultivars (Oryza sativa L.) and a wild accession (Oryza rufipogon Griff.). DNA Research, Vollume 13 (2): 43-51.

11. Olivier M (2005). The Invader assay for SNP genotyping. Mutation Research. Volume 573, issue 1-2: 103-110

12. Parameswaran B., Raveendran S., Reeta R. S. and Lalitha D (2010). Bioethanol production from rice straw: An over view. Bioresource Technology, Vol. 101, issue 13: 4767 - 74.

13. Shen R, Fan J.B, Campbell D, Chang W, Chen J, Doucet D, Yeakley J. and Bibikova M (2005). A high-throughput SNP genotyping on universal bead arrays. Mutation Research, Vol. 573: 70-82.

14. Tamura K., Dudley J., Nei M., Kumar S (2007). MEGA4: Molecular Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) Software version 4.0. Mol Biol Evol. Volume 24, 1596-1599.

Người phản biện: GS.TS. Bùi Chí Bửu

GENETIC DIVERSITY ANALYSIS VIA 384 SNPS AND RICE STRAW

DIGESTIBILITY EVALUATION FOR BIOETHANOL PRODUCTION

Duong Xuan Tu, Nguyen The Duong, Claire Halpin,

Simon McQueen Mason, Leonardo Gomez and Nguyen Van Tuat

ABSTRACT

This study aims at analyzing the genetic diversity of 64 rice accession from

Vietnam by using a platform of 384 single nucleotide polymorphism markers

(SNPs). It was found that there were 300 highly polymorphic markers, which were

Page 173: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

173

subsequently used in diversity assessment based on the creation of phylogenetic

tree. At meanwhile, the main genetic clusters I, II, III and IV included eighteen,

eighteen, nine and nineteen accessions, respectively, according to the

phylogenetic tree. Fifteen rice accessions were identified as the highest conversion

potentials of sugar from rice straw (42.5-48.1 mg of monosaccharide / g of rice

straw). This study will facilitate the selection of breeding materials for the further

genetic studies and promising lines, which meet the demand of high-yielding

varieties with high quality for bioethanol production.

Keywords: Bio-ethanol, genetic diversity, goldengate technology, SNP marker.

Page 174: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

174 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÖA LAI 2 DÕNG HYT122

Nguyễn Trí Hoàn, Lê Hùng Phong, Lê Diệu My, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Quang Bình và cộng sự

TÓM TẮT

Giống lúa lai 2 dòng HYT 122 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện

Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm chọn tạo. HYT122 là con lai của dòng mẹ AMS

30S và dòng bố R122. HYT 122 có thời gian sinh trƣởng trong vụ xuân 125 - 135

ngày, vụ mùa sớm 105 - 112 ngày. Chiều cao cây 105 - 110 cm, cứng cây, chống

đổ tốt. Tại các tỉnh phía Bắc HYT 122 cho năng suất cao và ổn định, vụ xuân đạt

73- 92 tạ/ha, vụ mùa đạt 63 - 82 tạ/ha, tại Tây Nguyên đạt năng suất > 100 tạ/ha.

HYT 122 có dạng hạt dài, mỏ trắng, khối lƣợng 1.000 hạt 27,5 - 29g. Cơm mềm, vị

đậm, ngon, hàm lƣợng amylose 21,01%. Trong điều kiện nhân tạo, giống nhiễm

bạc lá điểm 3-5. Giống HYT 122 hoàn toàn chủ động sản xuất hạt giống F1 và

nhân dòng bố mẹ trong nƣớc, năng suất sản xuất hạt giống F1 có thể đạt 2,5 - 4,0

tấn/ha, nhân dòng mẹ đạt 2,5 - 4 tấn/ha.

Từ khóa: Lúa lai; lúa lai 2 dòng; HYT122

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với định hướng nâng cao tỷ lệ giống

lúa lai được chọn tạo và sản xuất trong

nước, giảm lượng giống nhập nội, từng

bước chủ động giống lúa lai cho sản xuất.

Trong những năm qua nhiều giống lúa lai

được chọn tạo và sản xuất trong nước

như TH 3-3, TH 3-5, TH3-7, VL 20,

HQ19, HYT 100, HYT 108, giống LC25,

LC22, Nam ưu 209, Thanh ưu 3, 4... đã

từng bước khẳng định được vị trí trong

cơ cấu sản xuất lúa tại nhiều địa phương

trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng giống

được chọn tạo trong nước chưa nhiều,

năng suất sản xuất hạt giống F1 còn thấp,

các giống lúa lai có khả năng sản xuất hạt

F1 cao như TH3-5, Việt lai 20, TH3-3...

lại có dòng mẹ có ngưỡng nhiệt độ

chuyển hóa tính dục cao nên dễ mẫn cảm

với nhiệt độ thấp gây rủi ro trong vụ sản

xuất hạt F1. Vì vậy, việc lai tạo và chọn

lọc ra những nguồn bố mẹ mới, những tổ

hợp lúa lai mới có năng suất cao, chất

lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn,

chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất

thuận là việc làm cần thiết. Giống lúa

HYT 122 là giống lúa lai 2 dòng được

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa

lai chọn tạo có dòng mẹ là AMS30S ổn

định trong sản xuất hạt giống F1. Qua so

sánh, sản xuất thử hạt lai F1 và gửi khảo

nghiệm quốc gia trong nhiều vụ, tại nhiều

Page 175: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

175

vùng sinh thái, HYT 122 tỏ rõ nhiều ưu

điểm về năng suất thương phẩm, tính chủ

động và ổn định của dòng bố mẹ trong

sản xuất hạt giống F1, có thể góp phần

cùng giải quyết những vấn đề trên.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu gồm dòng TGMS: AMS 30S,

dòng phục hồi R122 dòng bố trong tập

đoàn của Trung tâm nghiên cứu và Phát

triển Lúa lai, và các giống đối chứng: Nhị

ưu 838; TH3-3; Việt lai 20...

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp chọn tạo giống: Áp

dụng phương pháp chọn tạo giống lúa lai

2 dòng của IRRI 1996, 1997. Các đặc tính

nông sinh học của vật liệu được đánh giá

theo ”Tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa”

của IRRI 1996.

- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh

nhân tạo trong nhà lưới theo phương pháp

của IRRI 1996.

- Khảo nghiệm tác giả, VCU thực

hiện theo “Quy phạm khảo nghiệm giá trị

canh tác và sử dụng của giống lúa”

(10TCN 558-2002) và “Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị

canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa”

(QCVN 01-55: 2011/BNN&PTNT).

- Số liệu năng suất được xử lý thống

kê bằng chương trình IRRISTAT5.0

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốc chọn tạo

Giống HYT 122 là con lai của dòng

mẹ AMS 30S và dòng bố R725 (sau này

đặt lại tên là R 122 khi đăng ký gửi khảo

nghiệm VCU và DUS và các nghiên cứu

tiếp theo). Dòng mẹ AMS 30S được phân

lập từ vật liệu phân ly có nguồn gốc từ

IRRI và được làm thuần trong nước từ

năm 2002. Dòng bố được chọn lọc trong

tập đoàn công tác của Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển lúa lai theo phương pháp

lai cặp.

3.2. Kết quả khảo nghiệm tác giả

giống lúa lai 2 dòng HYT 122

Sau khi đã được đánh giá tổ hợp lai

tốt AMS30S/R725(R122) trong vườn lai

thử, thí nghiệm quan sát không lặp và

đặt tên giống HYT122 được đưa vào thí

nghiệm so sánh tại các vùng sinh thái

khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của giống

HYT122 từ gieo đến trỗ 10% trong điều

kiện vụ xuân từ 95 - 104 ngày dài hơn

đối chứng Nhị ưu 838 (5 ngày), vụ mùa

là 72 ngày tương đương đối chứng TH3-3

(bảng 1).

Trong vụ mùa 2009, năng suất trung

bình của HYT122 tại 6 tỉnh đạt 64,4 tạ/ha

cao hơn đối chứng TH3-3 (55,7 tạ/ha), vụ

xuân 2010 trung bình tại 7 tỉnh HYT122

cho năng suất bằng đối chứng Nhị ưu 838

(71,4 tạ/ha) (bảng 1).

Page 176: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

176 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Bảng 1. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất

của HYT122 trong khảo nghiệm tác giả

Chỉ tiêu đánh giá

HYT122 Đối chứng

Xuân

2009

Mùa

2009

Xuân

2010

Xuân

2009

(Nhị ƣu

838)

Mùa

2009

(TH3-3)

Xuân

2010

(Nhị ƣu

838)

Thời gian từ gieo đến trỗ 10%

(ngày) 104 72 99 99 72 95

Cao cây (cm) 96 99,8 101 98,4 88,5 99

Số bông hữu hiệu (bông) 7,0 6,4 7,2 6,2 6,8 6,1

Số hạt chắc/bông (hạt) 120 150 116 115 120 109

Tỷ lệ lép (%) 21,8 15,0 16,3 15,2 12,2 10,5

Khối lƣợng 1000hạt (gam) 28 27 27,6 30 24,6 29,6

Năng suất trung bình (tạ/ha) tại

các điểm

64,4 71,4 55,7 71,4

+ Hà Nội 69,7 66,5 82,4 68,8 57,6 71,9

+ Hƣng Yên 58,2 70,2

+ Thái Bình 56,4 52,0 45,2 55,8

+ Phú Thọ 63,0 80,0 60,0 73,3

+ Nam Định 59,7 76,3 50,6

+ Thanh Hóa 66,7 58,0 53,7 60,2

+Nghệ An 93,5 88,4

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai

3.3. Kết quả khảo nghiệm cơ bản

(VCU)

HYT 122 được gửi khảo nghiệm quốc

gia (VCU) trong vụ xuân 2013, xuân

2014, mùa 2015 và được đánh giá là giống

có triển vọng. Kết quả theo dõi đặc điểm

sinh trưởng và phát triển của HYT 122

trong khảo nghiệm VCU ở 3 vụ được tổng

hợp trong bảng 2. Chiều cao giống

HYT122 từ 103- 106cm trong vụ xuân và

110 cm trong vụ mùa. Thời gian sinh

trưởng trong vụ xuân là 120-133 ngày, vụ

Page 177: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

177

mùa là 105 - 106 ngày tương đương TH3- 3 và dài hơn VL 20.

Bảng 2. Đặc điểm sinh trƣởng của HYT 122 trong khảo nghiệm VCU

Mùa vụ TT Tên giống Độ thoát cổ bông (điểm)

Cứng cây

(điểm)

Độ tàn lá

(điểm)

Cao cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

Vụ xuân 2013

1 TH3-3 (đ/c) 5 5 5 97 115

2 Việt lai 20 (đ/c) 5 5 5 90 117

3 HYT122 1 1 1 103 120

Vụ xuân 2014

1 TH3-3 (đ/c) 1 1 5 101 130

2 Việt lai 20 (đ/c) 1 1 5 99 128

3 HYT122 1 1 5 106 133

Vụ mùa 2015

1 TH3-3 (đ/c) 1 5 5 117 104

2 Việt lai 20 (đ/c) 1 1 5 110 99

3 HYT122 1 1 5 115 106

Nguồn: (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của HYT 122 trong các vụ khảo

nghiệm cho thấy: HYT 122 cũng như các giống đối chứng nhiễm nhẹ với các sâu bệnh

chính trên đồng ruộng (điểm 1-3).

Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu bệnh (điểm) của HYT122 trong khảo nghiệm

VCU

Mùavụ Tên giống Bệnh

đạo ôn

Bệnh

đạo ôn cổ

bông

Bệnh bạc lá

Bệnh

khô vằn

Bệnh

đốm nâu

Sâu

đục thân

Sâu cuốn

Rầy

nâu

Xuân 2013

TH3-3 (đ/c) 1-3 1-3 0-1 3-5 0-1 0-1 1-3 0-1

HYT122 1-2 1-3 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1

Xuân 2014

TH3-3 (đ/c) 0-1 2-3 3-5 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3

HYT122 0-1 0-1 3-5 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3

Mùa 2015

TH3-3 (đ/c) 1 0 1-3 1-3 0-1 0-1 3-5 0-1

HYT122 2 0 1-3 1-3 0-1 0-1 1-3 0-1

Page 178: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

178 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Nguồn: (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Năng suất HYT122 ở 6 điểm khảo nghiệm vụ xuân 2013 dao động từ 54 -71 tạ/ha,

trung bình của HYT122 là 65,2 tạ/ha, vụ mùa 2015 đạt 60,3 tạ/ha (bảng 4).

Bảng 4. Năng suất thực thu (tạ/ha) của HYT 122

trong khảo nghiệm VCU

Mùa vụ

Tên giống

Điểm khảo nghiệm

Trung bình Yên

Bái

Hƣng Yên

Hải Dƣơng

Thanh Hóa

Nghệ

An

Hòa Bình

Thái Bình

Xuân 2013

TH3-3 (đ/c) 52,33 78,30 70,33 56,40 60,87 - 63,77 63,67

HYT122 54,67 63,87 65,07 63,87 64,27 71,10 63,81

Xuân 2014

TH3-3 (đ/c) 49,47 61,50 60,63 57,23 70,00 50,67 - 58,25

HYT122 65,87 69,00 56,98 64,47 77,00 58,00 65,22

Mùa 2015

TH3-3 (đ/c) 56,10 60,38 60,40 48,00 60,30 54,57 56,62

HYT122 62,43 63,09 54,98 54,23 65,50 62,10 60,39

Nguồn: (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống và Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Kết quả phân tích chất lượng cho

thấy: HYT 122 có tỷ lệ gạo lật cao

(80,0%), tỷ lệ gạo xát 63,04%. Dạng hạt

dài, hàm lượng amylose 21,01% (bảng 5).

Cơm hơi thơm (điểm 2,2), vị ngon điểm

2,5 (Mẫu gạo vụ mùa 2015 thu tại Trạm

khảo kiểm nghiệm giống, SP cây trồng

Văn Lâm).

Bảng 5. Chỉ tiêu chất lƣợng gạo HYT 122

trong khảo nghiệm vụ mùa 2015

Tên giống Gạo

lật (%)

Gạo xát (%)

Gạo nguyên

(%)

Dài hạt gạo

(mm)

D/R Nhiệt độ hóa hồ

Tỷ lệ trắng trong (%)

Amylose

(%)

HYT122 80,00 63,04 66,30 6,75 2,94 Cao 24,63 21,01

TH3-3 (đ/c) 81,47 65,43 59,13 6,98 3,21 TB 58,03 23,71

Việt lai 20 (đ/c) 79,85 61,16 56,06 6,77 2,97 TB 12,45 24,99

3.4. Kết quả khảo nghiệm sản xuất. Tại 10 điểm khảo nghiệm sản xuất ở

vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung

Page 179: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

179

bộ trong vụ xuân các năm 2014, 2015 và

2016, năng suất HYT122 tại từ 72,6- 92,4

cao hơn các giống lúa lai được địa phương

sử dụng từ 7- 22%. Ở Tây Nguyên, năng

suất HYT122 trong vụ đông xuân các năm

2014 -2015, 2015- 2016 đạt từ 91,3 - 100,6

tạ/ha. Tại 6 điểm sản xuất trong vụ mùa

2014 và 2015, HYT122 đạt năng suất từ

66,5 - 82,3 tạ/ha, cao nhất tại Yên Bái 82,3

tạ/ha so với đối chứng Nhị ưu 838 là 75,1

tạ/ha (bảng 6).

Bảng 6. Năng suất của giống HYT122

tại các điểm khảo nghiệm sản xuất

Điểm khảo nghiệm

sản xuất

Năng suất HYT122 Năng suất đối chứng Diện tích

(ha)

% vƣợt đối

chứng Ghi chú

Xuân 2014

Xuân 2015

xuân 2016

Xuân 2014

Xuân 2015

xuân 2016

Nghệ An 91,0 - 74,0 - 2,0 22 Nhị ƣu 838

Thanh Hóa 73,6 69,0 5,0 7 TH3-5

Ninh Bình 79,5 80,3

70,0 67,0

8,0 13,6- 19,4

TH3-3

Thái Bình - 80,5 70,1 - 70,7 70,6 6,0 0-13,8 TH3-5

Hƣng Yên - 75,1 - 67,0 3,0 12 TH3-3

Bắc Giang 72,6 66,0 2,0 11 Khang dân

Đắk Lắk 100,6 91,3 91,3 91,0 6,0 0-10 Nhị ƣu 838

Hòa Bình 79,5 84,2

70,0 79,0

10,0 13,6-6,6

TH3-3/HYT100*

Yên Bái 92,4 86,2 79,0 86,5 7,0 17 Nhị ƣu 838

Mùa 2014

Mùa 2015

Mùa 2014

Mùa 2015

Thanh Hóa 69,8 60,3 5,0 1 TH3-3

Ninh Bình 75,0 - 60,0 - 5,0 12,5 TH3-3

Hƣng Yên - 71,7 - 61,3 3,0 16,9 TH3-3

Hòa Bình

79,6

78,5

71,1*

65,6

10,0 19,7

12*

TH3-3

Nhị ƣu 838

Yên Bái - 82,3 - 75,,1 5,0 9,6 Nhị ƣu 838

Page 180: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

180 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

3.5. Đánh giá khả năng kháng bạc

lá trong điều kiện nhân tạo (Viện

Bảo vệ thực vật)

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bạc lá

của giống HYT 122 do Bộ môn Miễn dịch

thực vật - Viện Bảo vệ thực vật trong điều

kiện nhân tạo trong nhà lưới cho thấy:

Giống HYT122 nhiễm bạc lá điểm 3 sau

10 ngày lây nhiễm, nhiễm điểm 5 sau 20

ngày lây nhiễm. Đánh giá chung: Giống

kháng trung bình với bệnh bạc lá (Nòi Bắc

Giang) (bảng 7).

Bảng 7. Đánh giá tính chống chịu bệnh bạc lá của giống HYT 122

trong điều kiện nhà lƣới vụ mùa 2015

Tên giống Cấp kháng, nhiễm sau các ngày đánh giá

Mức độ chống chịu Sau 10 ngày Sau 20 ngày

HYT 122 3 5 Kháng trung bình

ĐC nhiễm IR24 5 9 Nhiễm nặng

ĐC kháng IRBB4 1 3 Kháng

Nguồn: Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện BV thực vật

VI. KẾT LUẬN

Giống lúa lai 2 dòng HYT 122 là con

lai của dòng mẹ AMS 30S và dòng bố

R122 (R725) được Trung tâm Nghiên cứu

và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực

và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc.

HYT 122 có thời gian sinh trưởng ngắn,

có thể gieo cấy 2 vụ/năm. Thời gian sinh

trưởng: Vụ xuân muộn: 125 - 135 ngày;

Vụ mùa sớm: 105 - 112 ngày. Chiều cao

cây: 105 - 110 cm, cứng cây, chống đổ tốt.

Hạt dài, mỏ trắng, khối lượng 1.000 hạt

27,5 - 29g. Trong khảo nghiệm sản xuất

tại các tỉnh phía Bắc HYT 122 cho năng

suất cao và ổn định, vụ xuân đạt 73- 92

tạ/ha, vụ mùa đạt 63 - 82 tạ/ha, tại Đắk

Lắk đạt năng suất > 100 tạ/ha. Hàm lượng

Amylose 21,01%g, gạo dài, cơm mềm,

ngon, vị đậm. Trong điều kiện nhân tạo,

giống nhiễm bạc lá điểm 3-5.

Hạt giống bố mẹ tổ hợp HYT 122 chủ

động trong nước. Khả năng sản xuất hạt

giống F1 tổ hợp HYT 122 có thể đạt >2,5

tấn/ha, nhân dòng mẹ đạt 2,5 - 4 tấn/ha ở

những vùng có khí hậu phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (2004), Quy phạm khảo nghiệm

giống lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp

Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Quy chuẩn quốc gia về khảo

nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của

giống lúa QCVN 01-

55:2011/BNN&PTNT.

3. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống,

Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc

gia (2013, 2014, 2015). Báo cáo kết

quả khảo nghiệm các giống lúa lai vụ

mùa 2015, vụ xuân 2013 và vụ xuân

2014 tại các tỉnh phía Bắc.

Page 181: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

181

4. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

IRRI(1996), Tiêu chuẩn đánh giá

nguồn gen lúa.

5. Virmani S.S, 1997. Hybrid Rice

Breeding Manual. IRRI, Philippines.

Người phản biện: TS. Hà Văn Nhân

Page 182: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

182 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

BREEDING NEW TWO-LINES HYBRID RICE VARIETY, HYT122

Nguyen Tri Hoan, Le Hung Phong, Le Dieu My, Nguyen Thi Hoang Oanh,

Nguyen Van Nam, Nguyen Quang Binh et al.

ABTRACTS

Hybrid rice variety HYT122 was bred by Hybrid Research and Development

Centre, FCRI. The combination is crossed between female line AMS30S and male

line R122. HYT122 has average growth duration (Spring crop: 125-135 days,

Summer crop: 105- 112 days). It has 105- 110cm for plant height, stiff plant style

and good lodging resistance. HYT 122 has long grain, white heading of grain, 27.5-

29 grams/ 1000 grain weight, 21.01% amylose content, soft rice, delicious and

tasty. In the artificial condition, HYT 122 resist to leaf blast with 3-5 point. In the

producing testing at the Northern provinces, HYT 122 shows high and stable yield,

reached 73-92 tons/ha in Spring season, 63-82 tons/ha in Summer season, and

over 10 tons/ha at Daclac province. F1 seed production might be conducted in both

Spring and Summer crop. The deviation of sowing day between R and S line: R

line was sown after S line 5 days (1.8 leaves) in Spring crop and 1-2 days after S

line in Summer crop. GA3 used to 150- 200 grams/ha. The productivity of F1 seed

production might reach 2.5-4.0 tons/ha. The multiplication progress of female line

reached 2.5-4 tons/ha.

Keywords: Hybrid rice, Two - line Hybrid rice, HYT122

Page 183: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

183

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÖA CỦA CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đỗ Thế Hiếu, Nguyễn Thị Anh, Trần Trọng Đại, Nguyễn Thị Bích và Lê Huy Nghĩa

TÓM TẮT

Hiện trạng sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng đƣợc đánh giá dựa trên số

liệu thu thập thứ cấp và sơ cấp ở các tỉnh trong vùng. Trong bài báo này đã trình

bày kết quả đánh giá hiện trạng và biến động về diện tích, năng suất, sản lƣợng,

cũng nhƣ thực trạng áp dụng các phƣơng thức gieo cấy tiên tiến, mức độ áp dụng

cơ giới hóa trong canh tác lúa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đƣợc những

thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa của vùng để làm cơ sở đề xuất gói kỹ thuật

sản xuất mới, tiên tiến và hợp lý. Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất trồng lúa

trong 3 năm vừa qua có xu thế giảm mạnh. Năng suất lúa trong vùng trong những

năm qua đạt 48 tạ/ha- 71 tạ/ha. Diện tích trồng lúa qua các năm của các tỉnh cũng

có xu thế giảm mạnh, tổng diện tích lúa của toàn vùng trong vụ xuân đã giảm trên

11.400 ha và trong vụ mùa giảm gần 13.000 ha. Năng suất lúa vụ xuân trung bình

toàn vùng đạt khoảng 65 - 66 tạ/ha. Tỷ lệ áp dụng phƣơng thức gieo cấy theo

truyền thống vẫn cao (70-80%). Áp dụng cơ giới hóa sản xuất lúa trong vùng mới

chỉ tập trung trong công đoạn làm đất (khoảng 90-95%) và thu hoạch (khoảng

60%). Mức độ cơ giới hóa còn thấp, tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5-10%) cho công đoạn

khác (cấy, phun thuốc, sấy).

Từ khóa: Điều tra, đồng bằng sông Hồng, năng suất, sản xuất lúa, vụ mùa, vụ xuân.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn

thứ hai của cả nước và có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia và xuất khẩu. Trong

những năm gần đây, nhờ sự tập trung chỉ

đạo sản xuất, phát huy tốt tiềm năng, lợi

thế của vùng, sản xuất lúa đã đạt được

nhiều thành tựu đáng ghi nhận (Nguyễn

Công Thành, 2011).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu

đã đạt được, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh

vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều

hạn chế. Mức độ áp dụng các tiến bộ kỹ

thuật về quy trình sản xuất tiên tiến, giống

lúa mới còn ít. Sử dụng nhiều phân bón

hóa học, bón phân không cân đối, chưa

hợp lý, gây hiện tượng lốp đổ, sâu bệnh

gây hại làm giảm năng suất và chất lượng

lúa gạo (Nguyễn Văn Bộ và ctv., 2003;

Nguyễn Văn Bộ, 2014). Lạm dụng thuốc

bảo vệ thực vật (BVTV) và phương thức

Page 184: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

184 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

sử dụng thuốc BVTV chưa đúng gây ô

nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức

khỏe cộng đồng. Ruộng lúa thường xuyên

để ngập nước gây lãng phí nguồn tài

nguyên nước và tăng mức độ phát thải khí

nhà kính (Trần Viết Ổn và ctv., 2008). Tỷ

lệ cơ giới hóa trong các công đoạn canh

tác lúa còn thấp, mới chỉ tập trung ở công

đoạn làm đất; ở khâu gieo cấy và thu

hoạch áp dụng còn nhỏ lẻ và thiếu đồng

bộ. Chưa sử dụng hợp lý rơm rạ sau thu

hoạch dẫn đến thất thoát nhiều trong thu

hoạch, giảm chất lượng nông sản, gây ô

nhiễm môi trường (Nguyễn Thành Hối và

Nguyễn Bảo Vệ, 2007a, 2007b). Các biện

pháp kỹ thuật tiên tiến vẫn chỉ được áp

dụng một cách riêng rẽ, chưa thành một

quy trình kỹ thuật nên chưa giải quyết

được một cách tổng thể các vấn đề trong

canh tác lúa của vùng.

Hơn nữa, sản xuất lúa của vùng đã,

đang và sẽ phải chịu các tác động bất lợi

của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này tập

trung đánh giá hiện trạng và biến động về

diện tích, năng suất, sản lượng, cũng như

thực trạng áp dụng các phương thức gieo

cấy tiên tiến, mức độ áp dụng cơ giới hóa,

thấy được những thuận lợi, khó khăn

trong sản xuất lúa của vùng để làm cơ sở

đề xuất gói kỹ thuật sản xuất mới, tiên tiến

và hợp lý.

II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

thứ cấp tại các cơ quan của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh

vùng đồng bằng sông Hồng, Niên giám

thống kê toàn quốc, năm 2016 của Tổng

cục Thống kê...

- Số liệu sơ cấp được thực hiện tại 4

tỉnh/thành đại diện cho 4 tiểu vùng sinh

thái nông nghiệp của vùng (Hà Nội, Hải

Dương, Thái Bình và Nam Định).

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh

nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal),

đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

của người dân (PRA- Participatory Rural

Appraisal), nhóm cung cấp thông tin chủ

lực (KIP- Key Information Panel) để

phỏng vấn và thu thập các thông tin liên

quan đến chủng, loại giống, kỹ thuật canh

tác, mức độ thâm canh trong sản xuất,

năng suất...

- Sử dụng phương pháp phân tích hiệu

quả kinh tế của cây trồng để phân tích

hiệu quả theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị

thu nhập (GR) = năng suất giá bán trung

bình; tổng chi phí lưu động (TVC) = chi

phí vật tư + chi phí lao động + chi phí

năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; lợi

nhuận (RVAC) = GR-TVC; tỷ suất lãi so

với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý

số liệu.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng và biến động về diện

tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở

các tỉnh vùng đồng bằng sông

Hồng giai đoạn 2014-2016

- Về diện tích:

Kết quả điều tra về diện tích gieo

trồng lúa từ năm 2014 đến 2016 của các

tỉnh/thành ở bảng 1 cho thấy, hầu hết các

địa phương đều có diện tích gieo trồng lúa

vụ mùa thấp hơn so với vụ xuân. Trong đó

mức độ biến động diện tích trồng lúa giữa

Page 185: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

185

vụ mùa và vụ xuân dao động từ 300 ha

đến 1500 ha, còn ở Vĩnh Phúc và Ninh

Bình diện tích lúa mùa thụt giảm mạnh so

với lúa xuân, dao động 3.000 ha - 4.000

ha. Phần diện tích chênh lệch này chủ yếu

ở các vùng trũng ở đồng bằng và vùng gò

đồi bán sơn địa, do trong vụ mùa mưa lớn

dễ gây úng ngập và không thuận lợi để

trồng lúa (bảng 1).

Ngoài ra diện tích trồng lúa qua các

năm của các tỉnh cũng có xu thế giảm

mạnh. Tổng diện tích lúa xuân 2015 của

toàn vùng đồng bằng sông Hồng giảm

4.577 ha so với vụ xuân 2014 và trong vụ

xuân 2016 giảm 6.879 ha so với vụ xuân

2015; trong vụ mùa 2015 diện tích giảm

7.362 ha so với vụ mùa 2014 và trong vụ

mùa 2016 giảm 5.625 ha so với vụ mùa

2015. Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm từ

2014 đến 2016, tổng diện tích lúa vụ xuân

của toàn vùng đã giảm trên 11.400 ha và

trong vụ mùa giảm gần 13.000 ha. Lý do

của hiện tượng này là trong những năm

qua ngoài việc phần lớn diện tích đất lúa

bị lấy để đáp ứng tốc độ đô thị hóa khá

nhanh như: Xây dựng khu công nghiệp,

khu đô thị, làm đường giao thông... thì

việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu

quả sang mô hình trang trại 1 vụ lúa + 1

vụ thủy sản cũng khá phát triển. Sự chênh

lệch biến động mạnh tùy thuộc vào kế

hoạch thực hiện chuyển đổi này của các

tỉnh/thành (bảng 1).

- Về năng suất:

Kết quả thống kê về năng suất lúa của

các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong 3

năm qua cho thấy: Năng suất lúa xuân trung

bình toàn vùng đạt khoảng 65 - 66 tạ/ha,

trong đó đạt cao nhất ở Thái Bình (71,5-

71,7 tạ/ha) và thấp nhất ở Vĩnh Phúc (58-60

tạ/ha). Năng suất lúa mùa trung bình toàn

vùng đạt 54-56 tạ/ha, cao nhất ở Thái Bình

(59-60 tạ/ha) và thấp nhất cũng ở Vĩnh Phúc

(48-52 tạ/ha). Trường hợp đặc biệt về chênh

lệch lớn nhất xảy ra tại Vĩnh Phúc vụ mùa

2016 năng suất lúa thụt giảm 17,1 tạ/ha so

với vụ xuân, đây là trường hợp xảy ra do lúa

bị nhiễm bạc lá, nguyên nhân do nhiều yếu

tố, như: Gặp bão số 1, sử dụng nhiều giống

lúa năng suất cao và khả năng kháng với

bệnh bạc lá thấp và còn có phần trách nhiệm

trong công tác theo dõi sát sao việc phòng

trừ bệnh (bảng 1).

Bảng 1. Tình hình sản xuất lúa của các tỉnh/thành vùng đồng bằng sông Hồng năm 2014-2016

Tỉnh/ TP Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn)

Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa

Hà Nội 100,65 99,58 61,0 55,1 614,35 548,75

Vĩnh Phúc 30,96 27,51 59,5 48,5 184,27 133,64

Bắc Ninh 35,98 35,68 64,6 58,9 232,28 210,21

Hải Dƣơng 61,78 61,66 64,5 56,0 398,23 345,32

Hƣng Yên 38,46 38,54 66,1 57,8 254,28 222,87

Thái Bình 80,09 80,85 71,6 60,1 573,65 485,52

Hà Nam 32,97 33,73 66,3 54,5 218,56 184,14

Hải Phòng 36,64 39,03 69,4 57,1 254,05 222,61

Nam Định 76,14 78,24 69,2 52,2 526,43 407,96

Page 186: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

186 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Ninh Bình 41,69 37,77 66,0 53,1 276,24 200,81

TB toàn vùng 535,40 532,60 65,8 55,3 3,532,329 2,961,829

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các

tỉnh/thành năm 2014-2015-2016 và Niên giám thống kê năm 2016.

Nhìn chung năng suất lúa mùa thường

thấp hơn so với lúa xuân của cả vùng;

nguyên nhân là do sử dụng các bộ giống có

thời gian sinh trưởng ngắn, giống lúa

chuyển sang vụ mùa tuy có chất lượng

nhưng năng suất thấp hơn so với lúa xuân.

Do cơ cấu đất trồng lúa có vụ đông với giá

trị kinh tế cao hơn nên nông dân sử dụng

các bộ giống lúa ngắn ngày. Do đó muốn

nâng giá trị sản xuất lúa cần chọn bộ giống

lúa có năng suất, chất lượng cao trong cả 2

vụ xuân và mùa, đặc biệt lưu ý đối với

giống lúa vụ mùa có khả năng kháng bệnh

bạc lá và thời gian sinh trưởng ngắn.

3.2 Các phƣơng thức gieo cấy lúa

ở vùng đồng bằng sông Hồng

Kết quả điều tra thứ cấp về tỷ lệ áp

dụng các phương thức gieo cấy khác nhau

trên địa bàn toàn vùng đồng bằng sông

Hồng cho thấy: Tỷ lệ áp dụng phương

thức gieo cấy theo truyền thống vẫn chiếm

73-76% trong vụ xuân và 78-82% trong

vụ mùa. Tỉnh/thành có tỷ lệ áp dụng lúa

cấy nhiều nhất (trên 80%) là Vĩnh Phúc,

Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và tỉnh có

tỷ lệ lúa gieo sạ nhiều nhất (trên 50%) là

Hà Nam, Hải Dương (bảng 2).

Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh do sự

chuyển dịch của cơ cấu cây trồng, tác

động của biến đổi khí hậu và đặc biệt

nguồn công lao động ngày càng giảm nên

tỷ lệ áp dụng phương thức gieo cấy truyền

thống cũng có xu hướng giảm đi và tỷ lệ

áp dụng phương thức gieo sạ tăng lên. Từ

năm 2014 đến 2016, tỷ lệ áp dụng phương

thức gieo sạ đã tăng lên mỗi năm 2-3%

(bảng 2).

Bảng 2. Các phƣơng thức gieo cấy và tỷ lệ áp dụng trong năm 2016

Tỉnh/Thành phố

Phƣơng thức gieo cấy vụ xuân (%) Phƣơng thức gieo cấy vụ mùa (%)

Cấy truyền thống

Gieo thẳng Cấy truyền

thống Gieo thẳng

Hà Nội 96,7 3,7 97,5 2,5

Vĩnh Phúc 100,0 0,0 100,0 0,0

Bắc Ninh 83,5 16,5 96,1 3,9

Hải Dƣơng 46,5 53,5 43,6 56,4

Hƣng Yên 79,0 21,0 91,5 8,3

Thái Bình 59,1 40,9 80,7 19,5

Hà Nam 45,3 54,7 42,0 58,0

Hải Phòng 87,0 13,0 89,1 10,9

Nam Định 71,2 28,8 84,8 15,2

Page 187: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

187

Ninh Bình 79,9 20,1 78,6 21,4

Trung bình toàn vùng 74,8 25,2 80,4 19,6

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ

thực vật các tỉnh điều tra (năm 2014-2015-2016).

3.3. Tình hình cơ giới hóa các khâu

trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông

Hồng

a) Biện pháp làm đất

Kết quả điều tra khảo sát tại các Sở,

ban, ngành và các huyện trong vùng đồng

bằng sông Hồng (bảng 3) cho thấy, khâu

chuẩn bị đất lúa về cơ bản đã được cơ giới

hóa 90-95%, đồng ruộng được cày, phay,

lồng bằng các loại máy cơ giới như:

MTZ55, máy cày 35 mã lực, máy Bông

Sen... đã giúp cho hộ sản xuất chủ động về

thời vụ, giá thành làm đất giảm so với làm

đất bằng trâu, bò. Làm đất chủ yếu bằng

máy kéo nhỏ có ưu điểm phù hợp với khả

năng vốn đầu tư của hộ gia đình, máy làm

được trên các ruộng diện tích nhỏ, chân

ruộng vàn có độ cản kéo trung bình và

nhẹ, có tầng canh tác vừa phải.

Tỷ lệ cơ giới hóa (CGH) khâu làm đất ở

ÐBSH đạt khoảng 90-95%. Trong đó

tỉnh/thành: Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng,

Nam Định, Ninh Bình có tỷ lệ diện tích

được làm bằng máy cao nhất (95-100%).

Bảng 3. Tình hình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa ở đồng bằng

sông Hồng

Tỉnh/Thành phố

Làm đất (%)

Gieo, cấy lúa (%)

Chăm sóc (%)

Tƣới tiêu (%)

Thu hoạch (%)

Sấy (%)

Hà Nội 90-95 14-15 0 95-100 80,0 3,0

Vính Phúc 65-70 6-8 0 80-85 35,0 0,0

Bắc Ninh 80-85 8-10 0 80-85 30,0 0,0

Hải Dƣơng 85-90 8-10 0 85-90 65,0 0,7

Hƣng Yên 85-90 8-10 0 70-80 55,0 0,4

Thái Bình 95-100 15-20 0 90-95 80,0 2,4

Hà Nam 95-100 10-15 0 70-80 40,0 0,0

Hải Phòng 95-100 8-10 0 85-90 55,0 0,0

Nam Định 95-100 8-10 0 85-90 65,0 0,0

Ninh Bình 95-100 8-10 0 70-80 98,0 0,0

Trung bình 90-95 8-10 0 80-85 60,3 0,7

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ

thực vật các tỉnh điều tra (năm 2014-2015-2016).

b) Gieo, cấy lúa Ở vùng đồng bằng sông Hồng đa số

nông dân có tập quán cấy lúa bằng tay các

Page 188: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

188 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

vụ trong năm. Rất ít tỉnh/thành áp dụng

gieo mạ khay, cấy bằng máy, ngoại trừ ở

một số nơi cấy lúa theo chương trình đề

tài, dự án. Hiện nay, một số máy cấy động

cơ và không động cơ đã được đưa vào áp

dụng nhiều tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái

Bình và Hà Nam, nhưng do đa số người

dân chưa nắm bắt được kỹ thuật chăm bón

phù hợp vì máy cấy thưa (30 cm hàng

sông) và cấy sót nếu công nghệ sản xuất

mạ khay không tốt. Trong khi nhu cầu cấy

theo truyền thống chỉ khoảng từ 20 cm

hàng sông hoặc ít hơn nên máy chưa phổ

biến được và nông dân chủ yếu vẫn cấy

lúa bằng tay (bảng 3).

Đối với việc gieo thẳng, đa số người

dân vẫn chủ yếu sạ lúa thủ công, một số

huyện ở đồng bằng sông Hồng có xu

hướng đưa công cụ sạ hàng lúa, cơ bản

đáp ứng nhu cầu và diện tích gieo sạ. Dù

có giá thành thấp, dễ sử dụng, giảm chi phí

sản xuất công lao động, tiết kiệm giống,

năng suất lúa tăng, song công cụ này chỉ

thích hợp với chân ruộng chủ động được

việc tưới, tiêu nước; đất gieo sạ phải làm

kỹ, nhuyễn, bằng phẳng (bảng 3).

c) Chăm sóc

Hầu hết nông dân vùng đồng bằng sông

Hồng vẫn bón phân bằng tay do chưa có

máy móc. Gần đây, mới chỉ có một số tỉnh

vùng đồng bằng sông Cửu Long có đưa vào

thử nghiệm loại máy bón phân của Thái Lan

nhưng nông dân chưa quen áp dụng.

Trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật

hiện nay khoảng 50-70% người dân sử dụng

bình phun đeo vai có động cơ và 30-50%

dùng bình phun không có động cơ. Chưa có

tỉnh nào có máy phun thuốc đảm bảo an

toàn hơn cho người nông dân (bảng 3).

d) Tưới tiêu nước

Ở các giai đoạn từ làm đất đến thu

hoạch, hầu hết các diện tích canh tác lúa

của vùng đồng bằng sông Hồng đều được

cấp nước theo lịch của hợp tác xã, nước

đều được bơm từ các trạm bơm điện của

hợp tác xã và chủ động 80-85% lượng

nước gieo cấy. Tuy nhiên ở những chân

ruộng bậc thang, địa hình cao thấp không

đồng đều hoặc úng trũng, diện tích manh

mún thì người dân cũng chủ động sử

dụng máy bơm dầu để bơm nước nhưng

hoạt động còn manh mún của từng chủ

ruộng và rất ít liên kết theo hộ hoặc HTX

(bảng 3).

đ) Thu hoạch

Khâu thu hoạch ở vùng đồng bằng

sông Hồng đã có bước tiến bộ rõ nhất trong

vài năm qua khi áp dụng thu hoạch bằng

máy gặt đập liên hợp (GĐLH). Vì là khâu

nặng nhọc, yêu cầu thời vụ khẩn trương

cho nên tỷ lệ CGH khâu này tăng rất

nhanh. Ở đồng bằng sông Hồng do điều

kiện diện tích ruộng lúa nhỏ, hẹp, nên nông

dân thường dùng máy gặt rải hàng, gặt

bằng liềm vẫn phổ biến. Sử dụng máy gặt

lúa rải hàng chỉ tập trung ở các tỉnh Hải

Dương, Hưng Yên, Nam Định (bảng 3).

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại

các huyện được điều tra việc thu hoạch cơ

giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp mới

chỉ được thực hiện được ở mức độ khiêm

tốn, khoảng 60% vì việc “dồn điền dồn

thửa” tiến hành còn chậm. Tỷ lệ chưa áp

dụng thu hoạch cơ giới do lúa bị đổ, ngã,

thửa ruộng manh mún, bậc thang hoặc lầy

thụt ven sông, chân núi nên máy không

hoạt động được. Do đó, việc tạo ra mẫu

máy thu hoạch lúa một giai đoạn cho đồng

ruộng ở đồng bằng sông Hồng cần đảm

bảo yêu cầu công nghệ cắt-gặt-di động tốt

Page 189: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

189

trên ruộng có nền đất yếu. Vấn đề còn lại

là ngành công nghiệp chế tạo máy cần

phải đảm bảo chất lượng, tuổi thọ máy và

giá thành phù hợp với điều kiện của người

nông dân hiện nay (bảng 3).

Mặc dù vậy, việc thu hoạch bằng máy

GĐLH sẽ đạt tỷ lệ cao hơn trong những

năm tới do những hộ nông dân có điều kiện

kinh tế và kỹ thuật sẽ tiếp tục đầu tư máy

để làm dịch vụ thu hoạch thuê như dịch vụ

tuốt lúa bằng máy tuốt lúa trước đây. Trên

thực tế số lượng máy ở một số nơi đạt yêu

cầu, nhưng ở một số nơi còn rất thiếu.

e) Phơi sấy lúa

Các loại máy sấy để làm khô lúa ở

vùng đồng bằng sông Hồng còn ít được

nông dân quan tâm đầu tư. Nông dân chủ

yếu áp dụng phương pháp thủ công, phơi

tự nhiên.

Toàn vùng hiện nay mới chỉ có

khoảng 0,7% diện tích của các huyện

thuộc tỉnh/thành: Hải Dương, Hưng Yên,

Thái Bình và Hà Nội là có áp dụng

phương thức sấy, chủ yếu do liên kết với

các công ty sản xuất hạt giống (bảng 3).

Ngoài ra, do chưa sản xuất lúa quy mô

hàng hóa, tập trung như vùng đồng bằng

sông Cửu Long, nếu đầu tư máy sấy thì

mỗi năm hộ nông dân ở đồng bằng sông

Hồng chỉ sử dụng máy 15-20 ngày, do đó

nông dân chưa muốn đầu tư. Trong tương

lai gần, với việc “dồn điền đổi thửa”,

chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông

nghiệp sang phi nông nghiệp, sản xuất lúa

trở thành hàng hóa, tập trung thì nhu cầu

đầu tư các thiết bị sấy phù hợp sẽ là tất

yếu, để không chỉ giảm tổn thất sau thu

hoạch, giảm công lao động, nâng cao chất

lượng nông sản mà còn tạo điều kiện có

thể tận dụng chất thải sinh khối (trấu, rơm

rạ...) làm chất đốt với công nghệ phù hợp

nhằm tiết kiệm “đầu vào” cho quá trình

làm khô, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(bảng 3).

III. KẾT LUẬN

Diện tích trồng lúa qua các năm của

các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cũng

có xu thế giảm mạnh, chỉ trong vòng 3

năm từ 2014 đến 2016 tổng diện tích lúa

vụ xuân của toàn vùng đã giảm trên

11,400 ha và trong vụ mùa giảm gần

13,000 ha.

Năng suất lúa xuân trung bình toàn

vùng đạt khoảng 65 - 66 tạ/ha, trong đó

cao nhất ở Thái Bình (71,5-71,7 tạ/ha) và

thấp nhất ở Vĩnh Phúc (58-60 tạ/ha).

Năng suất lúa mùa trung bình toàn vùng

đạt 54-56 tạ/ha, cao nhất ở Thái Bình

(59-60 tạ/ha) và thấp nhất cũng ở Vĩnh

Phúc (41-52 tạ/ha).

Tỷ lệ áp dụng phương thức gieo cấy

theo truyền thống vẫn chiếm 73-76%

trong vụ xuân và 78-82% trong vụ mùa.

Tuy nhiên phương thức này đang có xu

hướng giảm đi và tỷ lệ áp dụng phương

thức gieo sạ tăng lên. Từ năm 2014 đến

2016 tỷ lệ áp dụng phương thức gieo sạ đã

tăng lên mỗi năm 2-3%.

Áp dụng cơ giới hóa sản xuất lúa

trong vùng mới chỉ tập trung trong công

đoạn làm đất (chiếm khoảng 90-95%) và

thu hoạch (chiếm 60%). Mức độ cơ giới

hóa còn thấp, tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5-

10%) cho các công đoạn khác (cấy, phun

thuốc, sấy...).

Việc sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ

sau thu hoạch còn thấp (khoảng 10%),

phần lớn lượng rơm rạ còn lại sau khi thu

hoạch được các hộ nông dân để phân hủy

Page 190: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

190 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

tự nhiên trên đồng ruộng hoặc đốt (50,7-

73,1% diện tích).

Lượng thóc hàng hóa trung bình của

các tỉnh được bán là 38,5 - 41,2%/vụ.

Lượng thóc vụ xuân được bán ra nhiều

hơn vụ mùa. Lượng thóc để ăn trung bình

là 47,7 - 51,4%/ vụ, lượng thóc vụ mùa để

ăn nhiều hơn vụ xuân, lượng thóc còn lại

được sử dụng cho chăn nuôi chỉ chiếm

khoảng 10%/ vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bộ (2014). Giải pháp nâng

cao hiệu quả phân bón ở Việt Nam. Hội

thảo Quốc gia về giải pháp nâng cao

hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt

Nam. NXB Nông nghiệp, 2014.

2. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi,

Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến

(2003). Bón phân cân đối cho cây

trồng ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực

tiễn. NXB Nông nghiệp.

3. Nguyễn Thành Hối và Nguyễn Bảo Vệ

(2007a). Ảnh hưởng của đất có vùi

rơm rạ đến chiều dài rễ và chồi của lúa

lúc nảy mầm. Tạp chí Nông nghiệp và

PTNT, số 3 và 4/2007.

4. Nguyễn Thành Hối và Nguyễn Bảo Vệ

(2007b). Ảnh hưởng của chôn vùi rơm

rạ đến mật số vi sinh vật và một số đặc

tính đất ngập nước. Tạp chí Nông

nghiệp và PTNT, số 8/2007.

5. Nguyễn Công Thành, 2011. Chiến lược

nghiên cứu tăng năng suất lúa trong thế

kỷ 21.

6. Tổng cục Thống kê (2016). Niên giám

thống kê toàn quốc về nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2016.

7. Trần Viết Ổn, Giang Thu Thảo, Phạm

Tất Thắng (2008). Kết quả nghiên cứu

ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm

cho lúa tại Phương Đình - Hệ thống

Đan Hoài.

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền

ASSESSING THE RICE PRODUCTION IN SOME PROVINCES

OF RED RIVER DELTA

Do The Hieu, Nguyen Thi Anh, Tran Trong Dai,

Nguyen Thi Bich and Le Huy Nghia

ABSTRACT

The status of rice production in the Red River delta was assessed based on

primary and secondary data collection in the provinces in the region. This research

focused on assessing the status and changes in area, yield, productivity and

current state of application of advanced cultivation methods, application degree of

mechanization. The research results also show the advantages and disadvantages

of rice production in the region as a basis for proposing new, advanced and

reasonable package for rice cultivation. The survey results of the provinces showed

that: The area of rice land in the last 3 years tended to decrease sharply. The yield

of rice in the region in recent years has reached 48 quyntals/ha- 71 quyntals/ha.

The area of rice growing over the years of the provinces also tended to fall sharply,

the total area of rice Spring season in the whole region has decreased over 11,400

Page 191: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆfcri.com.vn/Upload/viencayluongthuc/Upload/file/Ky yeu Vien CLT 2011... · 36. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY LƢƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

191

hectares and in summer season nearly 13,000 hectares. The average yield of rice

Spring season is about 65 - 66 quyntals/ha. The rate of traditional culture still

accounts for a high proportion (70-80%). The mechanization of rice production in

the new area is only concentrated in the soil (accounting for 90-95%) and harvest

(60%). The level of mechanization is low, the rate is very small (about 5-10%) for

other stages (implantation, spraying, drying).

Keywords: Red river delta, rice production, Spring season, Summer season, survey.