nguyỆt thu thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho...

8
KINH TẾ Hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5271 - THỨ SÁU, NGÀY 22/3/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Tôn giáo với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc TRANG 5 TRANG 4 TRANG 6 Hiện trạng Khu trung tâm Hòa Bình sẽ được thay đổi theo Đồ án quy hoạch. “Chúng ta thường than phiền không đủ thời giờ để làm việc và học tập. Đó là vì chưa biết quý trọng thời giờ, sắp đặt thời giờ cho hợp lý, còn lãng phí nhiều thời giờ” ĐÓ LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC TRÍCH TRONG BÀI VIẾT “MỘT PHÚT ĐỒNG HỒ”, ĐĂNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN, SỐ 153, RA NGÀY 11/12/1953. Xây dựng bộ khung tiêu chí “Khu dân cư kiểu mẫu” TRANG 7 Hoạt động Đoàn cơ sở trước yêu cầu đổi mới Kỳ 1: Khi Đoàn vắng bóng đoàn viên Giảm nhanh hộ nghèo ở Cát Tiên Thực hiện “nhất thể hóa” chức danh nhìn từ thực tiễn Đam Rông TRANG 2 Trong phóng sự “Chua chát cà chua” đã được đăng tải trước đây, Báo Lâm Đồng phản ánh về hiện tượng cây cà chua bị bệnh xoăn lá trên diện rộng và trong thời gian dài đã gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với nông dân cũng như các lĩnh vực liên quan. Trên tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là khẩn trương tìm giải pháp khắc phục, Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu đề tài này trên cơ sở đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng. Định hướng phòng trừ virus gây bệnh xoăn lá cà chua Lâm Đồng ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Chăm lo từng bữa ăn cho học sinh nội trú TRANG 6 Nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã (gọi tắt là “nhất thể hóa”) là một chủ trương quan trọng mang tính đột phá của Đảng. Xác định rõ điều đó, trước khi bắt tay vào thực hiện Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Và, khi đã hội đủ các yếu tố cần và đủ, năm 2015, Đam Rông tiến hành việc “nhất thể hóa”. Hiện tại 3/8 xã của địa phương đang thực hiện mô hình này. TRANG 3 Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho một đô thị trên cao nguyên Ngày 21/3, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các ngành liên quan về việc xây dựng thống nhất thông qua bộ tiêu chí khung mô hình khu dân cư kiểu mẫu. Dự kiến, bộ tiêu chuẩn khung mô hình Khu dân cư kiểu mẫu, khu dân cư tiêu biểu gồm 9 tiêu chí: Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định, phát triển; đoàn kết xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng hiệu quả; đoàn kết hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; đoàn kết xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp (100% hộ dân cam kết không xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường); chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; tích cực hỗ trợ cộng đồng; phát huy dân chủ ở cơ sở; có hệ thống chính trị vững mạnh... Trong đó, dự thảo quy định mỗi tiêu chí đều có tỷ lệ % cụ thể của các nội dung thuộc tiêu chí để phù hợp với cơ sở. Bộ tiêu chí khung này sẽ áp dụng chính cho 100% thôn và tổ dân phố nhằm hướng đến nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phường đạt chuẩn văn minh đô thị kiểu mẫu. Đa số các đại biểu tham dự đều đánh giá cao việc xây dựng bộ khung tiêu chí này. Đồng thời kiến nghị cần có quy định rõ hơn về mức điểm để đạt khu dân cư kiểu mẫu, phải phân định rõ tiêu chí của khu dân cư ở nông thôn khác thành thị để tạo sự công bằng thi đua giữa các khu dân cư... Các ý kiến góp ý sẽ được Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh tiếp thu, ghi nhận và điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp nhằm tiến tới việc xây dựng bộ khung chuẩn nhất để công nhận Khu dân cư kiểu mẫu. NGUYỆT THU

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

KINH TẾ

Hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồngliên kết sản xuất,tiêu thụ mật ong

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5271 - THỨ SÁU, NGÀY 22/3/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tôn giáo với sự nghiệpđại đoàn kết dân tộc

TRANG 5

TRANG 4

TRANG 6

Hiện trạng Khu trung tâm Hòa Bình sẽ được thay đổi theo Đồ án quy hoạch.

“Chúng ta thường than phiền không đủ thời giờ để làm việc và học tập. Đó là vì chưa biết quý trọng thời giờ, sắp đặt thời giờ cho hợp lý, còn lãng phí nhiều thời giờ”

ĐÓ LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC TRÍCHTRONG BÀI VIẾT “MỘT PHÚT ĐỒNG HỒ”,

ĐĂNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN, SỐ 153, RA NGÀY 11/12/1953.

Xây dựng bộ khung tiêu chí “Khu dân cư kiểu mẫu”

TRANG 7

Hoạt động Đoàn cơ sở trước yêu cầu đổi mớiKỳ 1: Khi Đoàn vắng bóng

đoàn viên

Giảm nhanh hộ nghèo ở Cát Tiên

Thực hiện “nhất thể hóa” chức danh nhìn từ thực tiễn Đam Rông

TRANG 2

Trong phóng sự “Chua chát cà chua” đã được đăng tải trước đây, Báo Lâm Đồng

phản ánh về hiện tượng cây cà chua bị bệnh xoăn lá trên diện rộng và trong thời gian dài đã gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với nông dân cũng như các lĩnh vực liên quan. Trên tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là khẩn trương tìm giải pháp khắc phục, Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu đề tài này trên cơ sở đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng.

Định hướng phòng trừ virus gây bệnhxoăn lá cà chua Lâm Đồng

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chăm lo từng bữa ăncho học sinh nội trú

TRANG 6

Nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã (gọi tắt là “nhất thể hóa”) là một chủ trương quan trọng mang tính đột phá của Đảng. Xác định rõ điều đó, trước khi bắt tay vào thực hiện Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Và, khi đã hội đủ các yếu tố cần và đủ, năm 2015, Đam Rông tiến hành việc “nhất thể hóa”. Hiện tại 3/8 xã của địa phương đang thực hiện mô hình này.

TRANG 3

Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho một đô thị trên cao nguyên

Ngày 21/3, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các ngành liên quan về việc xây dựng thống nhất thông qua bộ tiêu chí khung mô hình khu dân cư kiểu mẫu.

Dự kiến, bộ tiêu chuẩn khung mô hình Khu dân cư kiểu mẫu, khu dân cư tiêu biểu gồm 9 tiêu chí: Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định, phát triển; đoàn kết xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng hiệu quả; đoàn kết hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; đoàn kết xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch

- đẹp (100% hộ dân cam kết không xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường); chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; tích cực hỗ trợ cộng đồng; phát huy dân chủ ở cơ sở; có hệ thống chính trị vững mạnh... Trong đó, dự thảo quy định mỗi tiêu chí đều có tỷ lệ % cụ thể của các nội dung thuộc tiêu chí để phù hợp với cơ sở.

Bộ tiêu chí khung này sẽ áp dụng chính cho 100% thôn và tổ dân phố nhằm hướng đến nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,

phường đạt chuẩn văn minh đô thị kiểu mẫu. Đa số các đại biểu tham dự đều đánh giá cao

việc xây dựng bộ khung tiêu chí này. Đồng thời kiến nghị cần có quy định rõ hơn về mức điểm để đạt khu dân cư kiểu mẫu, phải phân định rõ tiêu chí của khu dân cư ở nông thôn khác thành thị để tạo sự công bằng thi đua giữa các khu dân cư...

Các ý kiến góp ý sẽ được Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh tiếp thu, ghi nhận và điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp nhằm tiến tới việc xây dựng bộ khung chuẩn nhất để công nhận Khu dân cư kiểu mẫu. NGUYỆT THU

Page 2: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

2 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Việc thực hiện “Nhất thể hóa” nhằm mục đích tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước, trước hết là ở cấp cơ sở. Qua đó, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân nơi được chọn làm thí điểm. Từ kết quả đánh giá chất lượng đối với các đảng bộ xã hàng năm cũng như chất lượng cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chọn xã Rô Men làm thí điểm đầu tiên năm 2015.

Công tác triển khai thực hiện thí điểm được tiến hành kịp thời, có sự đồng thuận cao từ phía cấp ủy, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong hệ thống chính trị cơ sở. Tiếp đó năm 2016, Đam Rông thực hiện việc “Nhất thể hóa” tại xã Phi Liêng và năm 2017 triển khai ở xã Đạ M’Rông.

Bà Đa Cát Ka Hương - Phó Bí thư Huyện ủy Đam Rông cho rằng, thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh

Thực hiện “nhất thể hóa” chức danh nhìn từ thực tiễn Đam RôngNhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã (gọi tắt là “nhất thể hóa”) là một chủ trương quan trọng mang tính đột phá của Đảng. Xác định rõ điều đó, trước khi bắt tay vào thực hiện Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Và, khi đã hội đủ các yếu tố cần và đủ, năm 2015, Đam Rông tiến hành việc “nhất thể hóa”. Hiện tại 3/8 xã của địa phương đang thực hiện mô hình này.

định: Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy và hiệu lực quản lý Nhà nước ở xã Phi Liêng được nâng lên. Sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền đã giúp xã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà Nghị quyết đã đề ra.

Thực tế cho thấy, mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch UBND xã có cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ việc ban hành chủ trương cho đến chỉ đạo thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy và UBND xã nắm toàn diện tình hình chung, tiếp thu kịp thời tinh thần chỉ đạo của cấp trên, giải quyết nhanh vấn đề phát sinh tại cơ sở, qua đó tiết kiệm thời gian hội họp, phát huy tối đa năng lực của người đứng đầu cấp xã, thị trấn, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, nhất quán, chặt chẽ hơn, không trồng chéo trong bộ máy xã. Không còn tình trạng đùn đẩy, né tránh đối với các vấn đề giữa cấp ủy và chính quyền, tình trạng thiếu thống nhất giữa bí thư và chủ tịch... XEM TIẾP TRANG 8

Ngày20/3, Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng năm 2018, phát động và

ký kết giao ước thi đua năm 2019 đã diễn ra tại thành phố Đà Lạt.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; các Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động; các Mẹ Việt Nam Anh hùng; cùng đông đảo các đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo 12 huyện, thành trong tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng chân tại Lâm Đồng; đại diện các đơn vị, doanh nghiệp, các đại biểu nhân sỹ trí thức; các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của tỉnh.

Trong diễn văn khai mạc, đồng chí Đoàn Văn Việt đã yêu cầu hội nghị cần tập trung đánh giá đúng thành tích phong trào thi đua yêu nước, phân tích những mặt còn tồn tại, hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong năm vừa qua. Đồng thời, hội nghị cũng thảo luận và quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh trong năm 2019.

Theo báo cáo tại hội nghị, phong

trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của tỉnh trong năm 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lẫn về lượng; đổi mới cả về nội dung và hình thức, xây dựng tiêu chí thi đua rõ ràng, cụ thể; bám sát nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, phù hợp với thực tiễn địa phương. Công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt đã được tỉnh tăng cường.

Hội nghị đã nghe các tham luận của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến như: Tham luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đơn Dương trong tổ chức phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương; tham luận của ông Ndu Ha Eo, Bí thư Chi đoàn thôn Liêng K’rắc 1, xã Đạ N’Rông, huyện Đam Rông - điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số có uy tín tại thôn buôn vươn lên phát triển kinh tế; tham luận của Chi bộ thôn Cao Sinh xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên - điển hình tiên tiến trong công

tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tham luận của Phòng An ninh đối nội, Công an Lâm Đồng - điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc; tham luận của học sinh Trần Minh Phát, lớp 12 Hóa - Trường THPT Chuyên Thăng Long - Đà Lạt - điển hình tiên tiến trong nỗ lực vươn lên trong học tập và nghiên cứu khoa học, đoạt giải Nhất môn Hóa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2019.

Thay mặt Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Trần Đức Quận đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích đạt được trong phong trào thi đua yêu nước năm qua, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế tồn tại trong công tác thi đua hiện nay như một số cấp ủy, chính quyền còn chưa chú ý đúng mức trong thúc đẩy phong trào thi đua; một số địa phương trong thi đua còn mang tính hình thức, hành chính hóa; việc phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa mạnh; phong trào thi đua trong

các doanh nghiệp và công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất chưa được quan tâm đúng mức...

Trong năm 2019 này, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục phát động sâu rộng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, gắn kết chặt chẽ với những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; trong mỗi phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức và tiêu chí thi đua, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu các ngành chức năng tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua - khen thưởng; kiên quyết khắc phục các biểu hiện phô trương, hình thức, bệnh thành tích; đặc biệt quan tâm khen thưởng tập thể, cá nhân là người lao động trực tiếp và các tập

thể, cá nhân có thành tích đột xuất. Trong năm 2018, khen thưởng

cấp nhà nước toàn tỉnh có 12 gia đình nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng; 2 tập thể, 2 cá nhân nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; 2 tập thể, 11 cá nhân nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; 5 tập thể, 8 cá nhân nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Với khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ có 16 tập thể nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 14 tập thể, 25 cá nhân và 1 hộ gia đình nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh trong năm 2018 tặng Cờ thi đua cho 70 tập thể, có 479 tập thể được khen thưởng là Tập thể Lao động xuất sắc; 117 cá nhân là Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Tỉnh cũng tặng Bằng khen cho 586 tập thể, 968 cá nhân, hộ gia đình, trong đó tỷ lệ khen thưởng cho công chức, viên chức, chiến sỹ, người lao động trực tiếp và công nhân, nông dân chiếm trên 58%.

Thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, đồng chí Đoàn Văn Việt đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong năm 2019 với chủ đề “Vượt qua thách thức, tạo động lực, đột phá, phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X” với những chỉ tiêu cụ thể.

Sau khi lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đọc lời kêu gọi hưởng ứng phát động thi đua, tỉnh đã tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các sở, ban, ngành, các địa phương, các cụm khối thi đua của tỉnh.

VIẾT TRỌNG - VĂN BÁU

Cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thứcvà tiêu chí trong từng phong trào thi đua

Ký kết giao ước thi đua.

bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã, yếu tố con người là quan trọng nhất. Người được chọn làm bí thư đồng thời là chủ tịch UBND xã phải là người thực sự có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong cả công tác Đảng và chính quyền. Đó phải là người hội tụ đủ các yếu tố công tâm, khách quan, biết phát huy dân chủ nhưng quyết đoán. Nếu không sẽ rơi vào độc đoán chuyên quyền hoặc lúng túng, buông lỏng vai trò lãnh đạo của mình.

Sau khi xem xét, đánh giá tiềm năng và nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đội ngũ cán bộ cấp huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã tiến hành rà soát những cán bộ có năng lực thực sự đủ trình độ, năng lực, uy tín và kinh nghiệm có thể xuống cơ sở và đảm nhận cùng lúc hai chức danh chủ chốt. Nếu như các

ông Nguyễn Hoàng Mai - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Đạ M’Rông, ông Đinh Huy Thắng - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Rô Men là cán bộ huyện tăng cường về địa phương thì ông Trần Thanh Lễ - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phi Liêng lại là cán bộ công tác tại địa bàn trên 20 năm.

Ông Nguyễn Hoàng Mai - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Đạ M’Rông, cho biết: Trong quá trình lãnh đạo, điều hành, Đảng bộ xã luôn thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Những vấn đề lớn thuộc về quốc kế dân sinh được đưa ra Ban Chấp hành, Ban Thường vụ bàn bạc, thảo luận, quyết định theo đa số. Nhờ vậy mà nghị quyết của Đảng và kế hoạch hoạt động của UBND xã về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh luôn sâu sát với thực tế. Các

chỉ tiêu và giải pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương, tạo được sự thống nhất cao trong nội bộ và sự đồng thuận của Nhân dân. Nhờ có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng nên tất cả cán bộ, đảng viên đều bám sát và thực hiện đúng quy chế, khắc phục tình trạng đùn đẩy trong công việc.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Huyện ủy Đam Rông, qua thời gian thí điểm, đến nay việc “nhất thể hóa” đã đi vào nề nếp. Các địa phương thực hiện mô hình này, những cán bộ được giao trọng trách đã quen với nhiệm vụ, các phòng ban sắp xếp phục vụ lãnh đạo địa phương cũng đã được bố trí lại và dần xóa tan sự nghi ngại trong suy nghĩ của người dân.

Ông Trần Thanh Lễ - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phi Liêng khẳng

Page 3: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

3 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019KINH TẾ

Thiệt hại kinh tếkhông nhỏ PGS. TS Sinh học Nguyễn Văn

Kết - Hiệu phó Trường ĐHĐL cho rằng, đây là đề tài khó, nhưng nếu kết quả nghiên cứu thành công sẽ đưa lại hiệu quả lớn, rất có ý nghĩa xã hội đối với ngành nông nghiệp. Được biết, năm 2017, riêng 2 địa phương huyện Đức Trọng và Đơn Dương (địa bàn tập trung canh tác cà chua lớn nhất tỉnh) có tổng diện tích 951 ha cây họ cà bị nhiễm bệnh xoăn lá virus; trong đó, 450 ha nhiễm nặng và 64 ha phải nhổ bỏ tiêu hủy. So với những năm trước, thành phần loài virus trên cây họ cà hiện nay rất đa dạng, làm cây còi cọc, phát triển kém, không đậu trái hoặc trái bị sượng, dẫn đến năng suất thấp, sản lượng giảm nghiêm trọng. Cùng đó, tình hình diễn biến bệnh vẫn lặp lại những năm sau. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) thuộc Sở NN&PTNT Lâm Đồng và Khoa Sinh học Trường ĐHĐL đã triển khai đề tài nhằm nghiên cứu và định hướng phòng trừ. Bước đầu nhóm tác giả đã công bố một số thông tin và giải pháp trước sự thảo luận của đại diện Hội Nông dân tỉnh và huyện, doanh nghiệp và nông dân.

Số liệu từ Cục Thống kê Lâm Đồng, năm 2018, toàn tỉnh gieo trồng 12.150 ha rau họ cà; trong đó, cà chua 6.623 ha. Về diễn biến nhiễm virus gây hại cà chua, Phó Chi cục TT&BVTV Đào Văn Toàn cho biết: bệnh gia tăng mạnh từ giữa tháng 7/2016, diện tích nhiễm 936 ha, trong đó 366 ha nhiễm nặng và 150 ha phải nhổ bỏ tiêu hủy. Năm 2017 như đã nêu số liệu ở trên; năm 2018 có 850 ha nhiễm, tỷ lệ thiệt hại từ 20-70%; năm 2019, hiện đang có 74 ha nhiễm virus, tỷ lệ thiệt hại từ 17-40%. Về nguyên nhân, kết quả nghiên cứu được công bố từ các đơn vị, tổ chức khoa học Việt Nam và khu vực cho thấy: 65,3% mẫu thu thập tại vườn ươm sản xuất cà chua ghép nhiễm virus ToMV; 80,7% nhiễm CMV. Trên vườn sản xuất có 25,6 mẫu nhiễm virus TNRV và 7,6% nhiễm virus TSWV. Vector truyền bệnh bao gồm rệp, bọ trĩ, bọ phấn. Theo ông Toàn, khó khăn và tồn tại hiện nay là chưa sản xuất, kiểm soát được nguồn cây giống sạch bệnh từ các cơ sở cung cấp cây giống. Chính thực tế này, đại diện Hội Nông dân huyện Đơn Dương, ông K’Điệp mong nhóm nghiên cứu làm cầu nối giữa nông dân với cơ sở sản xuất giống, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng. Một tồn tại khác là hiện biện pháp quản lý tại vườn trồng cũng chưa đồng bộ; trong lúc đó, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh cây giống ở huyện hầu hết chưa chủ động thực hiện.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ từ 4 nhàQua điều tra, thu thập tại hiện

trường các vườn ươm Thiên Sinh,

Thuần Hiền ở huyện Đơn Dương; Tiến Trâm, Phong Thúy, Trang Thời-K’Nai ở huyện Đức Trọng, cùng 32 vườn trồng ở 2 huyện này, nhóm nghiên cứu bước đầu đưa ra một số kết quả để nhận diện. Thay mặt nhóm, ông Lê Ngọc Triệu (ĐHĐL) có một số nhận xét sau: Tần suất các mẫu nhiễm virus tập trung nhiều hơn ở các vườn trồng không được che chắn, do đó vấn đề lây nhiễm virus gây xoăn lá cà chua qua các loại côn trùng là vector trung gian truyền bệnh. Bên cạnh đó, sự có mặt của virus ToMV trong hạt giống gốc ghép, cho thấy nguy cơ lây nhiễm qua hạt giống. Các virus ToMV, CMV, ToRSV và PVY có khả năng gây xoăn lá cà chua cũng được tìm thấy trên mẫu các ký chủ chung. Do vậy, nguy cơ duy trì và phát tán nguồn bệnh từ các cây trồng là hiện hữu. Trong các loại virus xuất hiện ở địa bàn Đơn Dương và Đức Trọng, phổ biến nhất

là ToMV và Topovirus chưa xác định được loài.

Đại diện Vườn ươm Tiến Trâm ở Đức Trọng mong các nhà khoa học cung cấp thông tin hiện tượng xoăn lá cụ thể về thời gian, mức độ... để người nông dân và doanh nghiệp chủ động hơn trong phòng ngừa. Theo cảm quan của đại diện doanh nghiệp này, vùng nào có mật độ trồng càng dày thì mức độ nhiễm virus càng lớn. Ông Nguyễn Khoa Trưởng (ĐHĐL), thành viên nhóm nghiên cứu đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể. Đối với vườn ươm, phải có khu ủ giá thể riêng, tách biệt các khu vực thao tác đóng vỉ, gieo, nuôi cây chưa ghép, ghép cây ủ tối... Mặt khác, thường xuyên vệ sinh các khu vực sản xuất và phát quang, làm cỏ khu vực xung quanh định kỳ. Vườn ươm cần có khu vực nuôi cây từ hạt, nuôi cây ghép trong mát và nuôi cây chuẩn bị xuất vườn trong màng với mái, chân nylon kết hợp

với lưới chắn côn trùng > 50mesh trở lên. Cùng đó, các yếu tố cần và đủ của nhà ươm còn là: cao ráo, thông gió, có gian trung gian cùng với quạt thổi gió ngược và bể chứa dung dịch vệ sinh trước khi vào các khu vực nuôi, ủ cây. Hạt giống phải đảm bảo không bị nhiễm virus; giá thể ươm cây cần được xử lý mầm bệnh kỹ lưỡng...

Đối với vườn trồng, việc phun thuốc BVTV đúng liều lượng và phương pháp là hết sức quan trọng. Khâu này không chỉ phòng trừ sâu bệnh cho cà chua mà còn đối với cỏ dại hoặc cây trồng khác có mặt trên diện tích trồng lân cận. Một thực tế cần được khắc phục nghiêm đó là thu gom tàn dư thực vật phải vừa thường xuyên vừa đảm bảo tiệt sạch được trùng bệnh bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp sâu ở nơi xa vùng canh tác cà chua. Việc thường xuyên phát quang, làm cỏ để xử lý dứt điểm côn trùng truyền bệnh cũng là một giải pháp hữu hiệu. Để kiểm soát, ngăn chặn và tiêu diệt các nhóm côn trùng, người trồng còn cần đặt bẫy côn trùng, làm nhà màng, nhà lưới đúng quy cách (lưới > 50mesh), cửa ra vào có khu vực cách ly và sử dụng thuốc BVTV đúng quy chuẩn...

MINH ĐẠO

Định hướng phòng trừ virus gây bệnhxoăn lá cà chua Lâm Đồng

Trong phóng sự “Chua chát cà chua” đã được đăng tải trước đây, Báo Lâm Đồng phản ánh về hiện tượng cây cà chua bị bệnh xoăn lá trên diện rộng và trong thời gian dài đã gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với nông dân cũng như các lĩnh vực liên quan. Trên tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là khẩn trương tìm giải pháp khắc phục, Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) đã nghiên cứu đề tài này trên cơ sở đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng.

Hội thảo giữa 4 nhà: quản lý, khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Ảnh: M.Đạo

Với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất bệnh xoăn lá cây cà chua ở Lâm Đồng như tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, rất cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Chỉ có khi đạt được tính kịp thời, sự đồng bộ và nhất quán từ nhận thức đến hành động giữa 4 nhà thì mới đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bệnh xoăn lá trên cây cà chua ở huyện Đơn Dương (ảnh chụp năm 2018). Ảnh: M.Đ

Hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng liên kết sản xuất,tiêu thụ mật ong

Dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ

sản phẩm mật ong của Công ty TNHH Mật ong Thái Dương vừa

được phê duyệt, thực hiện trong 2 năm 2019 và 2020 với tổng

nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn đối ứng của Công ty TNHH Mật ong Thái Dương với các nông hộ liên

kết hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng

phương án liên kết; mở 2 lớp tập huấn thực hiện liên kết chuỗi,

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng nắm

bắt thị trường; đánh giá, lựa chọn danh mục, tổng kết dự án...

Còn lại Nhà nước hỗ trợ từ 30 - 70% kinh phí mua giống ong thuần chủng, bao bì đóng gói,

nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc; áp dụng quy trình sản xuất

VietGAP và chế biến theo chuẩn HACCP; cấp Giấy chứng nhận

cho công ty và nông hộ...Mục tiêu Dự án trong năm

2020 xây dựng 40 nông hộ liên kết sản xuất 4.048 đàn ong, tổng

sản lượng đạt 48 tấn/nămVĂN VIỆT

28 hộ vay vốntừ Quỹ Quốc giagiải quyết việc làm

28 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt vừa được phê

duyệt vay hơn 1,3 tỷ đồng nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết

việc làm. Trong đó 24 hộ vay 50 triệu

đồng/hộ và 4 hộ vay 30 triệu đồng/hộ, gồm 3 thời hạn vay

24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Người vay được trả nợ gốc định

kỳ 6 tháng/lần. Tập trung số hộ vay nhiều nhất

ở địa bàn Phường 2 (11 hộ), tiếp theo Phường 9 (6 hộ), Phường 8 (4 hộ), còn lại Phường 5 (3 hộ),

Phường 1 và Phường 11 - mỗi phường đều có 2 hộ vay.

Với tổng nguồn vốn vay hơn 1,3 tỷ đồng nói trên, dự án triển khai

phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của 28 hộ gia đình sẽ giải quyết tổng số việc làm cho

26 lao động địa phương.VŨ VĂN

Phòng trừ sâu bệnhcho cà phê

Qua công tác điều tra của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông, cho thấy, các bệnh

gỉ sắt, mọt đục cành, rệp sáp, ve sầu đã xuất hiện ở cây cà phê trên

địa bàn toàn huyện. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con nông dân chủ

động phòng trừ sâu bệnh bằng việc xịt các loại thuốc như; Tilt

250EC; Motox 2.5EC. Đồng thời, tăng cường công tác cắt tỉa cành,

chồi, tạo tán thông thoáng để phòng tránh sâu bệnh, giúp cây cà

phê sinh trưởng và phát triển tốt.VĂN TÂM

Page 4: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

4 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

T rong số báo hôm nay, mời quý độc giả Báo Lâm Đồng theo dõi nội dung trả lời phỏng vấn của ông Lê

Quang Trung - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về một vài khía cạnh trong Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt.

Có thay thế, có cải tạochỉnh trang và cógiải tỏa trắng...PV: Thưa ông, theo Đồ án quy

hoạch đã công bố thì những công trình nào hiện nay còn giữ lại và những công trình nào sẽ không còn sau khi Đồ án quy hoạch được chính thức triển khai?

Ông Lê Quang Trung: Những công trình có dấu ấn sẽ được giữ lại! Như Dinh Tỉnh trưởng vì đây là công trình mang tính lịch sử, chỉ là sẽ di dời nguyên khối sang vị trí khác để sắp xếp không gian ở đó cho hợp lý, nhằm khai thác tối đa hiệu quả của khu Đồi Dinh. Khu A, B chợ Đà Lạt sẽ được chỉnh trang mở đường vòng xung quanh chợ để bảo đảm lưu thông và phòng cháy chữa cháy. Khách sạn Bavico có điều chỉnh tách khối để mở các lối hành lang giao thông kết nối khu chợ với đường Lê Thị Hồng Gấm. Khu dân cư nằm giữa đường Phan Bội Châu với Dinh Tỉnh trưởng; toàn bộ khu phía Đông giáp bờ hồ Xuân Hương (đối diện với Thanh Thủy) và dãy cà phê dọc đường Nguyễn Chí Thanh - Lê Đại Hành cũng được giữ lại, nhưng có chỉnh trang theo thiết kế đô thị đã phê duyệt.

Còn lại là giải tỏa! Đặc biệt, công trình Rạp chiếu bóng Hòa Bình sẽ được thay thế bằng trung tâm thương mại. Có nhiều luồng ý kiến yêu cầu giữ lại, nhưng không ai có ý kiến chính thức. Qua nghiên cứu, chưa có tài liệu nào cho thấy Rạp Hòa Bình là biểu tượng của Đà Lạt. Trong khi đó, hiện nay công trình xuống cấp, chưa sử dụng hết công năng. Một công trình của nhà nước mà không được khai thác sử dụng thì cũng là một lãng phí về nguồn lực trong khi tỉnh đang khó khăn về ngân sách. Trong quá trình tính toán quy hoạch phải lưu ý đến yếu

tố hàng đầu là tính khả thi (phải làm được và có hiệu quả), để khắc phục các yếu tố cản trở, lại tạo ra quy hoạch treo.

Khách sạn Hải Sơn (nay là KS Nice Dream) sẽ giải tỏa trắng. Khách sạn Golf 3 (hiện là TTC Hotel Premium Da Lat), dãy nhà ở dọc đường Phan Bội Châu tiếp giáp với chợ cũng thực hiện giải tỏa trắng. Tất cả các công trình giải tỏa

này nhằm tổ chức lại không gian và là không gian mở hoàn toàn.

Hiện nay, Khu Hòa Bình là khu trung tâm có các dịch vụ thương mại tấp nập nhất Đà Lạt. Trong quá trình làm quy hoạch, đơn vị tư vấn và những nhà làm quy hoạch cũng nhận thấy phải duy trì hoạt động này. Tuy nhiên, duy trì nhu cầu mua sắm của người dân và du khách cũng phải được tổ chức một cách khoa học hơn

và đảm bảo được việc khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, nên sẽ thực hiện 2 khối trung tâm thương mại, có cả trung tâm thương mại cao cấp; gắn với khu quảng trường và khu vui chơi giải trí. Có một số loại hình buôn bán nhỏ sẽ được tổ chức lại một cách khoa học...

Theo Quyết định 704 của Thủ tướng Chính phủ (Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận

Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thịkhu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt

Bài 1: Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho một đô thị trên cao nguyênNgày 15/3, tại Rạp chiếu bóng Khu Hòa Bình (P1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng), Sở Xây dựng Lâm Đồng phối hợp với UBND TP Đà Lạt đã tổ chức công bố Quyết định 229/QĐ-UBND, ký ngày 12/2/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt. Ngay sau khi công bố, Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt (gọi tắt là Đồ án quy hoạch) đã được cộng đồng dân cư, những nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị, kiến trúc sư, đặc biệt là những người yêu Đà Lạt quan tâm với rất nhiều luồng ý kiến. Để rộng đường dư luận và để Khu trung tâm Hòa Bình thực sự trở thành điểm nhấn, điểm đến, điểm tự hào của tất cả Nhân dân và du khách, chúng tôi đã thực hiện những cuộc phỏng vấn với đại diện cơ quan quản lý nhà nước, kiến trúc sư, người dân Đà Lạt và du khách...

đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050), Khu Hòa Bình là khu trung tâm dịch vụ thương mại cao cấp và tạo thành một không gian mở hoàn toàn cho trung tâm thành phố, vừa là nơi mua sắm và là nơi vui chơi giải trí của người dân cả ban ngày và ban đêm. Đó là khu Quảng trường trung tâm, bao gồm từ Khu Hòa Bình, xuống cầu thang chợ và toàn bộ đường Nguyễn Thị Minh Khai sang đường Lê Đại Hành. Tức là, đường Nguyễn Thị Minh Khai sẽ là quảng trường; đường đi sẽ là vị trí KS Golf 3 để lưu thông hàng hóa vào chợ.

Sẽ tạo nên dấu ấn cho thành phố hoa Đà Lạt...PV: Người Đà Lạt xưa nay vốn

thích cuộc sống tĩnh lặng, yên bình. Quy hoạch như thế nào có thể người dân chưa quan tâm lắm, nhưng họ lại quan tâm đến các công trình kiến trúc. Hai khối công trình nhà kính ở trung tâm sẽ rất rực rỡ và hào nhoáng, nên mới có ý kiến rằng, quy hoạch Khu Hòa Bình là “xa lạ” và đã bỏ quên yếu tố “địa văn hóa” của người Đà Lạt?

Ông Lê Quang Trung: Khi xây dựng Đồ án quy hoạch, Khu trung tâm Hòa Bình được xác định là khu trung tâm mua sắm của thành phố, có nghĩa là vẫn giữ công năng như trước, nhưng bổ sung thêm không gian quảng trường vui chơi giải trí. Theo Đồ án Quy hoạch, khu trung tâm khu Hòa Bình sẽ giải tỏa nhiều hơn xây dựng. Bố trí 2 khối công trình có cấu trúc hiện đại (khối 3 tầng, khối 5 tầng - tầng nổi), thể hiện 2 bó hoa đang nở cũng là đặc trưng của thành phố hoa Đà Lạt, chứ không phải là mô hình tháp như ở Sài Gòn, Đà Nẵng hay các nơi khác thường có. Ý tưởng này khá hay, vấn đề là sử dụng chất liệu như thế nào? Nhưng đây mới chỉ là quy hoạch, khi xem xét dự án đầu tư thì sẽ xem xét về yếu tố kiến trúc có phù hợp, hài hòa không?

Cải tạo, chỉnh trang Khu trung tâm Hòa Bình cũng là công trình trọng điểm của tỉnh, tạo điểm nhấn cho thành phố du lịch, thành phố hoa, với các sự kiện triển lãm hoa, giữ được công năng là nơi mua sắm và có thêm dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ du khách. Trên bản đồ tổ chức không gian cũng cho thấy Khu trung tâm Hòa Bình là một không gian mở kết nối từ phía bắc, phía tây và phía đông. Phía nam là khu vực bùng binh (qua cầu ông Đạo đi vào bùng binh chợ) vẫn được giữ...

XEM TIẾP TRANG 8

Ông Lê Quang TrungGiám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng

CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

GPS1

DC1

1

2

3

4 5

6

7

8 9

10

11

12 1

3

14

15

16

17 18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39 4

0

41

42

43 4

4

45

46

47

48

49

50

51 5

2

53

54

55

56 5

7 58 5

9

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

101

102

103

104

105

106

107

108

109

110

111

112

113

114

115

116

117

118

119

120

121

122

123

124

125

126

127

128

129 130

131

132

133

134

135

136

137 13

8 139 140 14

1 14

2 14

3

144

145

146

147

148

149

150 15

1 15

2

153 15

4

155 15

6 157 15

8

159

160

161

162

163

164 16

5 166

167 16

8 16

9 170

171

172

173

174

175

176 177 17

8 179 18

0

181

182

183 18

4

185

186

187 18

8

189

190

191

192

193

194

195

196

197

198

199

200

201

202

203

204 20

5 20

6

207

208 209

210

211

212

213

214

215 21

6

217

218

219

220

221

222

223

224

225

226

227

228

229

230

231

232

233

234

235

236

237

238

239

240

241

242

243

244

245

246

247

248

249

250

251

252

253

254

255

256

257

258

259

260

261

262

263

264

265

266

267 26

8

269

270

271

272

273

274

275

276

277

278

279

280

281

282

283

284

285

286 28

7

288

289

290

291 29

2

293

294

295

296

297

298 29

9 300 30

1 30

2 30

3 304

305

306

307

308

309

310

311

312

313

314

315

316

317

318

319

320 32

1

323

324

326

327

328

329

330

331

332

333

334

335

336

337

338

339

340

341

342 34

3 344 34

5

346

347 34

8

349

350

351

352

353

354

355 35

6

357

358

361

370

371

372 37

3

VÖÔØN

VÖÔØN

VÖÔØN

NHAØ KÍNH

TTVH

.THA

NH T

HIEÁU

NHI

VAØO

DINH

TÆN

H TR

ÖÔÛNG

CHÔÏ TAÏM

TTC HOTEL

ÑEÂM VAØNG HOTEL

ÑOÀNG HOÀ

LOTTERIA

AÙ ÑOÂNG HOTEL

COÂNG VIEÂN

CHÔÏ TAÏM

THANH BÌNH HOTEL

NICE DREAM HOTEL

17 Baäc thang

BAÄC THANG

Baäc thang

BAVICO PLAZA

VPBANK

ÑÖÔØN

G LA

ÙT ÑA

Ù

ÑÖÔØNG NHÖÏA

ÑÖÔØNG NHÖÏA

PHOÁ NÖÔÙNG NGON

TOØA GIAÙM MUÏC ÑAØ LAÏT

NHAØ ÑANG XAÂY DÖÏNGNHAØ ÑANG XAÂY

HOTEL HOANG LONG

KINGS HOTEL

HOTEL THANH HÖÔNG

WC

VÖÔØN HOA

BAÄC THANG

HOTEL RUM VAØNG

ÑANG XAÂY

HOTEL KIM CÖÔNG

HOTEL QUY HOA

HOME STAY

BIZBEER

MYÕ DUNG HUEÁ

NHAØ CHÔØ XE BUYT

TUÛ ÑIEÄNAGRIBANK

HOTEL NGOÏC PHUÙ

BAVICO PLAZA

NHAØ NGHÆ TOAØN THÒNH

BAÕI ÑAÁT TROÁNGÑÖÔØNG PHAN BOÄI CHAÂU

ÑÖÔØN

G LE

 THÒ H

OÀNG

GAÁM

MAÙY PHAÙT ÑIEÄNNHAØ NGHÆ TOAØN THÒNH

SACOMBANK

BAÄC

THAN

G

VIETCOMBANK

Chôï Ñaø Laït môùi ñang xaây döïng

BAÄC THANG

HOTEL HÖNG THÒNH

HOTEL ÑOÃ QUYEÂN

RESTAURANT HÖÔNG TRAØ

ÑÖÔØNG

BEÂ TO

ÂNG

ÑÖÔØNG BE

 TOÂNG

ÑÖÔØNG BEÂ TOÂNG

ÑÖÔØN

G BEÂ T

OÂNG

ÑÖÔØNG BEÂ TOÂNG

ÑÖÔØNG BEÂ TOÂNG

ÑÖÔØNG TAÊNG BAÏT HOÅ

KHU HOØA BÌNH

KHU HOØA BÌNH

KHU

HOØA

BÌNH

KHU

HOØA

BÌNH

ÑÖÔØNG HOØA BÌNH

Ñ. HOØA BÌNH

SAÂN BEÂ TOÂNG

NHAØ TÆNH TRÖÔÛNG

ÑÖÔØN

G ÑAÙ D

AÊM

ÑÖÔØNG ÑAÙ D

AÊM

ÑÖÔØNG ÑAÙ DAÊM

ÑÖÔØNG ÑAÙ DAÊM

ÑÖÔØNG ÑAÁT

ÑÖÔØNG ÑAÁT

ÑÖÔØN

G BE

 TOÂN

G

ÑÖÔØNG BEÂ TOÂNG

Nhaø thôø ñaïo Tin Laønh

NH.THANH THUÛY

HT.THANH THUÛY

BAÄC THANG

COÛ

COÛ

17 Baäc thang

17 Baäc thang

ÑÖÔØN

G PH

AN B

OÄI C

HAÂU

BAÄC

THAN

GBA

ÄC TH

ANG

BAÄC

THAN

G

Caàu caïn sang chôï

ÑÖÔØN

G BE

 TOÂN

G

Raõnh beâ toâng(2)

Coáng D

1000

Coáng D1000

Coáng D

600

Coáng D600

Voøi cöùu hoûa

Raõnh beâ toân

g

Raõnh beâ toâng(2)

Raõnh beâ toâng(2)

Raõnh beâ toâng(2)

Raõnh beâ toâng(2

)

Raõnh

beâ

toâng(

2)

BAÕI ÑAÄU XE

BAÕI ÑAÄU XE BEÁN XE CUÕ

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn ho

a

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

Boàn hoa

DM1

DM2

DM3

DM4

DM5

1001

1002

1003

1004

1005

DM6

DM7 D

M8

DM9

DM24

HOÀ XU

AÂN H

ÖÔNG

THAÙC

CAM

LY

CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

3.0

5.0

5.0

5.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0 3.0

3.0

5.0

5.0

5.0

5.0

3.0

3.03.0

3.0

5.0

3.0

3.0

5.0

3.0

3.0

3.0

3.0

5.0

5.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

5.0

5.0

5.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.03.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.5

3.0

3.0

3.0

3.0

5.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

Đ. LÝ TỰ TRỌNG

Đ. PHAN BỘI CHÂU

ĐƯỜ

NG B

4

R12.0

R35.0

R12.0R12.0

R8.0R4.0

R30.0

R125.0

R15.0 R26.0R4.0

R4.0

Ø40.0R38.0

Địa điểm: Phường 1 - thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng

20m0 100m

B

BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

BẢNG CHỈ TIÊU QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Khu trung tâm Hòa Bình.

Page 5: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

5 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lạc Dương là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, đa số bà con theo đạo Thiên Chúa giáo. Ủy ban Đoàn kết Công giáo huyện là tổ chức đại diện cho phong trào yêu nước của đồng bào Công giáo, luôn đoàn kết rộng rãi mọi thành viên cùng xây dựng quê hương Lạc Dương giàu đẹp.

Huyện ủy, UBND huyện Lạc Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào có đạo được

tự do tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật. Các cơ sở thờ tự được bổ sung xây mới ngày càng khang trang hơn như Giáo xứ Lang Biang, Đưng K’Nớ; Nhà thờ Păng Tiêng... Các vị chức sắc, linh mục quản xứ đều phát huy tinh thần trách nhiệm, phát động phong trào thi đua xây dựng xứ họ đạo gương mẫu gắn với thực hiện nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh”, vận động bà con giáo dân thực hiện theo phương châm sống “Tốt đời - đẹp đạo”, “Kính chúa - yêu nước”. Bà con giáo dân ở khắp các địa phương trong huyện đều ra sức thi đua tích cực lao động sản xuất, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, làng nghề...; kinh tế ngày càng khá hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.

Hiện nay, tại Lạc Dương, thông qua sự hướng dẫn tận tình của Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền nên nhiều hộ giáo dân đã chuyển đổi cây trồng phù hợp từ cây công nghiệp sang trồng cây ngắn ngày cho năng suất, chất lượng cao hơn. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nhà kính trồng các loại rau, hoa với hiệu quả kinh tế vượt trội, vươn lên trở thành hộ khá

Tôn giáo với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Bà con giáo dân, người dân tộc thiểu số luôn tích cực lao động sản xuất, từng bước tiếp cận khoa học tiên tiến vào sản xuấtnông nghiệp, làm giàu chính đáng. (Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận trực tiếp xuống thăm hỏi,

động viên nông dân sản xuất giỏi ở Lạc Dương nhân dịp đầu năm mới Kỷ Hợi 2019). Ảnh: N.Thu

Ngày 20/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đạ Tẻh đã tổ chức diễn đàn kết nối mạng xã hội an toàn và phát động thực hiện năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong toàn huyện.

Tham dự có bà Hồ Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và hơn 150 đại biểu là cán bộ Hội cơ sở, chi hội trưởng các chi hội trong huyện.

Nội dung chính của diễn đàn và lễ phát động nhằm thực hiện chủ đề năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em với các nội dung cụ thể như: An toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình - phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;

An toàn cho phụ nữ và trẻ em nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội, trên môi trường mạng; An toàn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Diễn đàn được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và định hướng cho cán bộ, hội viên về an toàn thông tin; khai thác, sử dụng thông tin trên mạng toàn cầu Internet, sử dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác đúng quy định; hạn chế các tác động tiêu cực; đẩy mạnh thực hiện Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, đồng thời hưởng ứng các hoạt động chào mừng kỷ

niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2019; thực hiện chủ đề năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Sau lễ phát động, đại diện các

cơ sở Hội trong huyện đã ký cam kết thực hiện nội dung năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em năm 2019.

PHẠM YẾN - VT

ĐẠ TẺH: Tổ chức diễn đàn kết nối mạng xã hội an toàn - 2019

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn.

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC -KỸ THUẬT LÂM ĐỒNG:Triển khai hoạt độngsáng tạo kỹ thuật 2019

Ngày 20/3, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Lâm Đồng đã tổ chức

hội nghị triển khai hoạt động sáng tạo kỹ thuật 2019 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể; các sở, ban, ngành; các huyện, thành

trong tỉnh. Những năm qua, các hội thi, cuộc

thi sáng tạo khoa học kỹ thuật đã tạo thành phong trào thi đua lao động sáng

tạo rộng rãi phát huy tiềm năng trí tuệ trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành nghề lứa tuổi trên địa bàn toàn tỉnh. Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (gọi tắt là Hội thi) được tổ chức hai năm một

lần là những sáng kiến giải pháp đã được ứng dụng vào thực tiễn, được

chứng minh bằng hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực: công nghệ, thông tin, điện tử,

viễn thông; cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hoá

chất, năng lượng; nông - lâm - ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; y

dược; giáo dục - đào tạo.Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) được tổ chức

định kỳ hàng năm dành cho lứa tuổi từ 6 - 19, là những ý tưởng sáng tạo có khả năng ứng dụng thực tiễn cao

trên 5 lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập, phần mềm tin học, sản phẩm thân

thiện với môi trường, dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em, phát

triển kinh tế và thân thiện môi trường.Ban tổ chức phát động cuộc thi, hội

thi và bắt đầu nhận hồ sơ dự thi từ nay đến ngày 30/6/2019, lễ tổng kết và trao

giải thưởng sẽ diễn ra trong tháng 10. Tại hội nghị, các quy chế tổ chức hội thi, cuộc thi, quy định về điều lệ sáng kiến và công nhận sáng kiến, những quyền lợi dành cho các cá nhân đoạt

giải sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp đã được phổ biến; việc xây dựng báo cáo, viết thuyết minh đề tài, giải pháp dự thi được hướng dẫn cặn kẽ. Đồng

thời, BTC cũng gợi ý những sáng kiến phải có ý tưởng mới mẻ, đảm bảo tính

sáng tạo, sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước và địa phương, là những

giải pháp hay đặt ra từ thực tiễn cuộc sống, lao động, học tập và có khả năng

ứng dụng thực tiễn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật...

QUỲNH UYỂN

ĐAM RÔNG: Hoàn thành việc tập huấn điều tra dân sốvà nhà ở năm 2019

Đến nay, 100% giám sát viên, điều tra viên, tổ trưởng điều tra trên địa bàn

huyện Đam Rông đã được tập huấn nghiệp vụ về công tác Tổng điều tra

dân số và nhà ở năm 2019. Trong đó, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và

nhà ở huyện đã tổ chức được 3 lớp tập huấn về công tác quản lý, lập bảng kê

hộ; 1 lớp quán triệt công tác chỉ đạo và tập huấn nghiệp vụ ứng dụng công

nghệ thông tin của tổng điều tra cấp huyện; 2 lớp tập huấn nghiệp vụ cho

điều tra viên và tổ trưởng điều tra.Qua các lớp tập huấn nhằm trang

bị những kiến thức cần thiết để đội ngũ giám sát viên, điều tra viên, tổ

trưởng tổ điều tra thực hiện có hiệu quả cuộc Tổng điều tra dân số và

nhà ở năm 2019.VĂN TÂM

giàu, mua sắm ô tô, xây dựng nhà cửa khang trang, hiện đại hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

Linh mục Mai Xuân Tiến - Giáo xứ Lang Biang chia sẻ chân tình rằng, cũng như hầu hết các cư dân Tây Nguyên khác, bà con giáo dân Lạc Dương là những người con hiền lành, chất phác, quý trọng điều tốt, lánh xa cái xấu, sống có nghĩa có tình, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, có ý thức đoàn kết lương - giáo, hòa thuận giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống. Bà con đều có ý thức chấp hành đường lối, chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tiêu chí của Giáo hội Công giáo Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, cùng nhau sống tốt đời - đẹp đạo”.

Được biết, trên thực tế, địa bàn huyện Lạc Dương, rất nhiều bà con dân tộc thiểu số đã kết hôn với người Kinh, người có đạo kết hôn với người không có đạo, người có đạo này kết hôn với người có đạo khác... Tuy điều kiện kinh tế

khác nhau, văn hóa có nét chưa tương đồng nhưng cơ bản bà con đều sống hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau, học hỏi giúp đỡ nhau. Ngày nay, các dịp lễ , tết dường như không còn là ngày lễ riêng một dân tộc, tôn giáo nào nữa mà đã trở thành ngày vui chung của toàn dân trong buôn làng, khu dân cư. Ngày lễ Noel, tết cổ truyền dân tộc, ngày Phật đản, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc... đều là ngày hội chung của bà con và được chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức trong không khí đoàn kết, ấm cúng.

Trao đổi về những đóng góp tích cực của Ban Đoàn kết Công giáo huyện Lạc Dương, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Lạc Dương Trần Xuân Sáng ghi nhận: Có thể khẳng định, Ban Đoàn kết Công giáo huyện trong thời gian qua đã bám sát tôn chỉ, mục đích, động viên cộng đồng dân chúa chu toàn bổn phận Ki - tô hữu đối với Giáo hội và đất nước. Ban Đoàn kết Công giáo, cụ thể là các vị chức sắc, linh mục đã hướng dẫn bà con giáo dân thực hiện phong trào thi

đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và luôn củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng mật thiết.

Trên thực tế, tại các địa bàn khu dân cư, các giáo xứ đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo. Nhiều giáo xứ gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong các phong trào, trở thành các mô hình điểm về khu dân cư không có tệ nạn xã hội, xóa bỏ tập tục lạc hậu, giáo xứ bình yên, xanh - sạch - đẹp, giáo xứ không có giáo dân vi phạm trật tự an tòan giao thông, khu dân cư không có người sinh con thứ ba... Đó là những khu dân cư điển hình, giáo xứ gương mẫu và đang tiếp tục từng ngày góp phần xây dựng huyện Lạc Dương trở thành huyện nông thôn mới với nhiều khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.

NGUYỆT THU

Page 6: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

6 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chăm lo từng bữa ăn cho học sinh nội trú

Những bữa ăn yêu thươngDịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ

nữ 8/3 vừa qua, Trường PT DTNT THCS&THPT Liên huyện phía Nam tổ chức hội thi nấu ăn - khéo tay sáng tạo dành cho đội ngũ nhân viên cấp dưỡng nhà trường. Không cầu kỳ, các sản phẩm dự thi là những món ăn nấu hàng ngày cho học sinh. Và Ban giám khảo không ai khác chính là đại diện học sinh các khối lớp. Ngắm từng bàn ăn được trang trí bắt mắt, sau khi thử các món ăn, K’Nhẫn - lớp 12A1, Trưởng Ban giám khảo trầm trồ: “Cũng là hương vị được ăn hàng ngày, nhưng bữa nay các cô sửa soạn đẹp quá. Chúng em thích nhất là món thịt kho tộ, cá chép chiên xù, canh bí đao nấu thịt bằm, rau nhiếp nấu cá hộp, và thống nhất chấm

Ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) THCS&THPT Liên huyện phía Nam, nếu thầy cô giáo là người dạy dỗ học sinh biết từng “con chữ”, thì đội ngũ nhân viên cấp dưỡng là những người thầm lặng chăm lo từng bữa ăn cho các em.

Hội thi khéo tay kỹ thuật là dịp để các cô cấp dưỡng Trường PT DTNT Liên huyện phía Nam nâng cao tay nghề nấu ăn cho học sinh.

những món này điểm cao nhất”.Thầy Huỳnh Văn Phụ - Hiệu

trưởng nhà trường cho hay: “Hàng năm, nhà trường vẫn tổ chức hội thi khéo tay kỹ thuật dành cho nhân viên cấp dưỡng. Hội thi năm nay là thi về chế biến các món ăn hợp khẩu vị hàng ngày cho các em học sinh, do đó Ban giám khảo là học sinh. Đây cũng là dịp để các cô trong tổ cấp dưỡng nâng cao tay nghề, thực hiện hiệu quả hơn việc chọn thực phẩm, nêm gia vị, để hàng ngày các em học sinh ăn ngon miệng hơn”.

Đối với gần 500 học sinh Trường PT DTNT Liên huyện phía Nam,

bữa cơm nào cũng đủ vị và thơm ngon như thế. Sau những giờ học căng thẳng, sự ân cần chăm sóc qua từng bữa cơm giúp các em nguôi đi nỗi nhớ nhà. Đã hơn 5 năm học tập dưới mái trường này, không biết bao lần Ya Thy - lớp 11A2 xuống bếp phụ các cô cấp dưỡng nhặt rau và học cách nấu những món ăn yêu thích. Em tâm sự: “Được các cô nấu cho những món ăn hợp khẩu vị nên em cũng muốn học hỏi để sau này có thể nấu được các món như vậy”.

Vì học sinh thân yêuHơn 26 năm làm công việc nấu

Nhờ triển khai hiệu quả nhiều biện pháp đồng bộ, công tác giảm nghèo bền vững của huyện vùng sâu Cát Tiên đã đạt những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây với số hộ nghèo đang giảm rất nhanh.

Giảm nhanh hộ nghèo ở Cát Tiên Đồng bộ nhiều biện pháp Chỉ tính trong năm 2018, theo số

liệu ngành chức năng, toàn huyện Cát Tiên đã có 218 hộ thoát nghèo, trong đó có 78 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Nếu tính theo tỷ lệ dân số, cuối năm 2017, Cát Tiên còn 504 hộ nghèo với 2.048 khẩu, chiếm tỷ lệ trên 5%, thì đến cuối năm 2018, toàn huyện chỉ còn 286 hộ nghèo với tỷ lệ 2,83%.

Số hộ cận nghèo của huyện cũng giảm nhanh. Trong 451 hộ cận nghèo cuối năm 2017 thì đến cuối năm 2018 đã giảm được 171 hộ, trong đó khoảng nửa trong số này là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Như ông Nguyễn Bình - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Cát Tiên đánh giá, đây là một nỗ lực rất lớn của huyện vùng sâu thuần nông phía Nam Lâm Đồng còn rất nhiều khó khăn này.

Rất nhiều giải pháp được huyện áp dụng lâu nay. Đó là việc vận động dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa, tranh thủ các nguồn vốn Trung ương và địa phương và các chương trình mục tiêu để phát triển hạ tầng, hệ thống giao thông trên địa bàn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn tín dụng để đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập gia đình.

Như trong năm 2018, nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm bớt khó khăn, từ nguồn ngân sách huyện Cát Tiên đã hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách tổng cộng trên 3,6 tỷ đồng, trong đó có việc chi trả tiền điện , trợ cấp tết, cứu đói, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, cấp sổ hộ nghèo, hộ cận

nghèo. Cùng đó các tổ chức, cá nhân cũng giúp đỡ trên 768 triệu đồng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong huyện.

Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững như Chương trình 135, trong năm 2018 huyện đã hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn trong huyện với tổng vốn 1,85 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ cho sản xuất 346 triệu đồng. Trung tâm Nông nghiệp huyện tổ chức thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn như tập huấn chuyển giao kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, cung cấp thiết bị vật tư, dụng cụ sản xuất, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… với tổng kinh phí 333 triệu đồng.

Với nguồn vốn lồng ghép giảm nghèo, trong năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 141 hộ

nghèo vay tín dụng ưu đãi trên 5,7 tỷ đồng; cho 140 hộ cận nghèo vay trên 5,6 tỷ đồng; cho 788 hộ mới thoát nghèo vay trên 33,6 tỷ đồng. Huyện cũng đầu tư 12,1 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các xã; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản 254 tỷ đồng; sử dụng 7,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách huyện cho chương trình chuyển đổi giống cây trồng. Người dân và các tổ chức trên địa bàn cũng nhận khoán bảo vệ rừng trên 24.855 ha với tổng số tiền chi trả từ nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng cho công tác này gần 15 tỷ đồng.

Theo ông Bình, huyện cũng thực hiện tốt công tác hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, thông tin, nhà ở, việc làm. Với nhà ở trong năm 2018 huyện đã hỗ trợ 128 căn cho hộ nghèo, trong đó có 91 căn xây mới, 37 căn sửa chữa, đồng thời

vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách, hộ người dân tộc thiểu số tại chỗ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Huyện cũng tổ chức được 8 lớp dạy nghề trong năm cho khoảng 250 lao động, trong đó có 3 lớp đan dây nhựa, 2 lớp trồng và chăm sóc cây điều, 2 lớp trồng và chăm sóc cây cà phê, 1 lớp về bảo vệ thực vật.

Vận động người nghèo cùng vươn lên Một phần không kém quan trọng,

theo ông Bình, đó là việc vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo cùng nỗ lực vươn lên.

Trong nhiều năm nay huyện thực hiện rất tốt công tác truyền thông giảm nghèo và đối thoại trực tiếp với người nghèo hằng năm. Huyện yêu cầu các địa phương trong huyện tổ chức đối thoại với các hộ nghèo tại địa phương, đăng ký nhu cầu

thoát nghèo. Như trong năm 2018, toàn huyện có 217 hộ đăng ký thoát nghèo, 228 hộ đăng ký thoát cận nghèo. Trên cơ sở đăng ký này các địa phương sẽ xem xét, xúc tiến việc hỗ trợ giúp đỡ cụ thể cho từng gia đình (như vốn vay tín dụng, đăng ký học nghề, hỗ trợ vật tư, phương tiện sản xuất, phân công người chịu trách nhiệm giúp đỡ…).

Huyện cũng yêu cầu chính quyền cơ sở và Mặt trận Tổ quốc các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là phát huy vai trò của các đoàn thể, từng đoàn thể cần xây dựng kế hoạch giúp đỡ cho đoàn viên, hội viên của mình vươn lên thoát nghèo.

“Việc vận động người nghèo, hộ nghèo thay đổi ý thức tập quán sản xuất, chuyển đổi cây trồng, tìm kiếm việc làm, nỗ lực vươn lên thoát nghèo rất quan trọng” - ông Bình nhấn mạnh.

Dù vẫn còn một số điểm cần khắc phục trong công tác giảm nghèo của địa phương hiện nay như nhiều cơ sở chưa nắm bắt kịp thời đời sống của người dân để đề xuất hỗ trợ khó khăn, bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo kịp thời; một số hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước…, tuy nhiên Cát Tiên trong năm 2019 này đã đưa ra mục tiêu tiếp tục giảm nhanh hộ nghèo trong huyện. Cụ thể, giảm từ tỷ lệ 2,83% hiện nay xuống còn 1,68%, tương ứng với 116 hộ thoát nghèo trong năm nay, trong đó có 41 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, huyện cũng có kế hoạch để đưa 105 hộ thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo, giảm số hộ cận nghèo từ 2,77% xuống còn 1,72%.

VIẾT TRỌNG

ăn cho học sinh ở Trường PT DTNT Liên huyện phía Nam, cô Đỗ Thị Đính - Tổ trưởng Tổ cấp dưỡng cho biết: “Học sinh ở đây đều sống xa gia đình, nên chúng tôi rất thương và cố gắng nấu những bữa ăn đảm bảo đủ chất, ngon miệng để các em có sức khỏe mà học tập. Với mong muốn các em được ăn ngon, ăn sạch, chúng tôi thường xuyên tham khảo thêm các sách dạy nấu ăn trên thư viện, các chương trình dạy nấu ăn trên mạng để học tập những món ngon, dinh dưỡng phù hợp cho học sinh. Thấy các em ăn ngon, ăn khỏe, phát triển tốt, phụ huynh yên tâm khi gửi con cho trường, chúng tôi cảm thấy rất vui và như được tiếp thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Xuống nhà ăn của trường vào lúc 8 giờ 30 sáng nhưng gian bếp chính đã tỏa hơi nóng với nồi cơm đã lên lò. Bên ngoài khu vực sơ chế, các cô cấp dưỡng bận bịu luôn tay, người thái thịt, người rửa rau, làm cá… Cô Đính vừa đảo cơm vừa giải thích: “Bữa trưa có nhiều món hơn so với bữa sáng nên phải phân công nhiều cô làm hơn, làm sao đảm bảo đúng 11 giờ phải dọn hết thức ăn lên bàn cho các em tan học về ăn chứ không tụi nó đói”.

Một ngày trường duy trì ba bữa

chính, với thực đơn thay đổi từng ngày. Để có được bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, các nhân viên cấp dưỡng làm việc liên tục hơn 8 tiếng đồng hồ. Chỉ tính riêng việc dọn rửa, trung bình mỗi ngày nhân viên cấp dưỡng phải đứng ít nhất 4 giờ đồng hồ để làm sạch hơn 1.500 cái chén, xoong nồi và các vật dụng khác. Họ bắt đầu công việc từ 4 giờ sáng, các cô đến sớm để quét dọn, lau chùi bếp, nhận thực phẩm, phân chia để nấu ăn trong ngày và đảm bảo đúng giờ cho bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối... Khi có những học sinh ốm nằm tại phòng, các cô lại cẩn thận nấu cháo và cử người đem lên tận phòng cho các em. Bữa ăn sáng vừa mới kết thúc, các cô lại tất bật chuẩn bị cho bữa ăn tiếp theo.

“Trong suốt hơn 30 năm kể từ ngày thành lập trường cho đến nay, chưa một lần các cô cấp dưỡng để xảy ra sai sót nhỏ nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe các em học sinh. Đó là sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong đội ngũ cấp dưỡng. Nhờ tấm lòng nhiệt huyết và tận tụy ấy đã cùng góp phần vào quá trình dìu dắt các thế hệ học sinh trưởng thành từ ngôi trường này”, thầy Hiệu trưởng Huỳnh Văn Phụ cho biết thêm.

VIỆT HÙNG

Xây dựng vỉa hè tại thị trấn Phước Cát 1.

Page 7: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

7 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Khó tập hợpMặc dù đang trong thời gian Tháng

Thanh niên với nhiều hoạt động sôi nổi khẳng định nhiệt huyết và vai trò của tuổi trẻ, thế nhưng tại thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), việc vận động, tập hợp ĐVTN tại các chi đoàn thôn tham gia vào các hoạt động như ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” lại không phải là một điều dễ dàng. Các chương trình vẫn được diễn ra, nhưng phần lớn đều nhờ vào lực lượng đoàn viên hiện là học sinh tại các trường THCS & THPT trên địa bàn là chính. Bởi theo anh Lơ Mu Ha Thiêm - Bí thư Đoàn thị trấn Lạc Dương: “Việc tập hợp ĐVTN nông thôn lâu nay thật sự khó khăn. Vì dựa trên tinh thần tự nguyện nên mỗi khi có hoạt động gì, chúng tôi phải xuống tận thôn để vận động từng đoàn viên tham gia nhưng số lượng cũng chẳng được bao nhiêu. Có lẽ trong thời đại công nghệ thông tin, các bạn trẻ hào hứng với điện thoại và Internet hơn là các phong trào Đoàn”.

Khó tập hợp ĐVTN cũng là tình trạng chung mà các Đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh gặp phải. Anh Phan Tiến Dũng - Bí thư Huyện đoàn Lâm Hà buộc phải công nhận rằng: “Khó khăn lớn nhất mà địa phương gặp phải hiện tại là việc tập hợp ĐVTN. Thanh niên trong huyện chủ yếu đi làm ăn xa. Bộ phận ở nhà chủ yếu là làm nông nên cũng không thể nào buộc họ phải cắt xén bớt thời gian dành cho hoạt động Đoàn. Bên cạnh đó, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu khiến các nhóm thanh niên dần xa nhau dẫn đến khó tập hợp. Thanh niên vùng dân tộc và tôn giáo có nhiều khác biệt nên cũng khó hòa nhập chung”.

Là một trong những tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh, thế nhưng việc tập hợp ĐVTN ở xã Tam Bố (huyện Di Linh) cũng không ngoại lệ dù tỷ lệ đoàn viên chiếm gần 40% thanh niên toàn xã. Nếu như các hoạt động vui chơi, hội trại, văn nghệ, thể thao còn

Hoạt động Đoàn cơ sở trước yêu cầu đổi mớiNhững năm gần đây, hoạt động Đoàn cơ sở tại nông thôn đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động

của các đoàn xã, thị trấn, chi đoàn thôn, buôn vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Ở nhiều địa phương, chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở cũng như việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vẫn là “bài toán” khó, phức tạp. Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì và đâu là giải pháp để nâng

cao hiệu quả công tác Đoàn ở cơ sở?

Kỳ 1: Khi Đoàn vắng bóng đoàn viênLâm Đồng là địa phương tập trung nhiều dân tộc sinh sống với nhiều tôn giáo khác nhau, nên một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đoàn trong tỉnh là đoàn kết, tập hợp thanh niên dân tộc, tôn giáo. Nhưng thực tế, đối với các xã nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc tập hợp ĐVTN không phải là điều dễ dàng. Đây được xem là “bài toán” quan trọng nhất nhưng cũng khiến các tổ chức Đoàn đau đầu nhất.

huy động được trên 50% số lượng ĐVTN thì các hoạt động khác như dọn dẹp vệ sinh môi trường cũng chỉ huy động được 30% ĐVTN. Riêng các buổi tuyên truyền về luật pháp, về Luật ATGT hay bảo hiểm xã hội thì đa phần chỉ có các bí thư chi đoàn tham gia, rất hiếm xuất hiện các ĐVTN trên tinh thần tự nguyện.

Mặc dù chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư đang từng bước được nâng cao, nhưng chị Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn vẫn phải thừa nhận rằng: Chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn, nhất là chi đoàn còn thấp; nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động của Đoàn còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Đâu là nguyên nhân?Tại Hội thảo “Nâng cao chất

lượng hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư giai đoạn 2018 - 2022” do Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 6/2018, các cán bộ Đoàn cơ sở đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên: Đó là do nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở chậm đổi mới, chưa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên; đội ngũ bí thư chi đoàn, đoàn

Anh Vũ Thành CôngBí thư Huyện đoàn Di Linh:

Chị Nguyễn Thị Nhung Bí thư Huyện đoàn Đam Rông:

Anh Lò Vũ Đại Bí thư Đoàn xã N’Thol Hạ

(Đức Trọng):

Anh Đỗ Duy Toàn Đoàn viên Chi đoàn Thôn 2,

xã Quốc Oai (Đạ Tẻh)

“ĐVTN ở trên địa bàn khu dân cư đã ít, hầu hết lại có xuất phát điểm về trình độ khá thấp, bởi đa số các

bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều đã đi làm ăn xa. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

hoạt động Đoàn. Khi mà con người ở địa phương không có thì Đoàn

không thể nào đặt yêu cầu quá cao về chất lượng của Đoàn cơ sở,

ngay cả bí thư chi đoàn cũng không có nhiều lựa chọn”.

“Với đặc thù là huyện vùng sâu vùng xa, thanh niên ở huyện còn

nghèo, cuộc sống và thu nhập không ổn định cũng gây nên tâm lý tự ti, khiến ĐVTN không thoải mái khi

tham gia các hoạt động Đoàn. Bên cạnh đó, khi các phương tiện thông

tin giải trí khá nhiều như hiện nay, thanh niên có nhiều sự lựa chọn các hình thức giải trí hơn nên việc tham

gia vào tổ chức đoàn cũng không còn là ưu tiên số một như trước đây.

Đó cũng là trở ngại lớn nhất để thu hút tập hợp thanh niên”.

“Khi mà tất cả những ĐVTN đều sử dụng Facebook, Đoàn xã phải

tận dụng, lập Fanpage để thông báo các hoạt động ở trên đó. Các

CLB được lập ra theo sở thích của ĐVTN như âm nhạc, múa hát, cồng

chiêng,... Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội được tăng cường tổ

chức nhằm tăng tinh thần đền ơn đáp nghĩa cho ĐVTN. Đây cũng là một cách để thu hút, tập hợp, giáo

dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng”.

“Phong trào Đoàn phải có gì đó thực sự hấp dẫn hơn. Nếu chỉ đơn giản là nhu cầu giải trí về mặt tinh

thần thì chỉ cần một chiếc ti vi, điện thoại là đủ. Chúng tôi vẫn nhắc nhau về cái thời “guitar, đèn cầy”, chỉ cần không gian ấm cúng đơn giản như

vậy thôi mà mỗi lần có đến vài chục người cùng tham gia. Thế nhưng

chừng đó là không đủ để hấp dẫn các ĐVTN trong thời đại ngày nay”.

Tổng số đoàn viên trong tỉnh đến tháng 10 năm 2018 là 80.904

cơ sở thay đổi nhanh nhưng chưa chuẩn bị tốt đội ngũ thay thế. Điều kiện, phương tiện hoạt động, nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý đoàn viên thiếu chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng; công tác bồi dưỡng chuẩn bị cho thanh niên vào Đoàn chưa được quan tâm đầy đủ.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ Đoàn cơ sở còn yếu, tụt hậu so với thanh niên. Chất lượng đoàn viên ở một số lĩnh vực, khu vực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vai trò của đoàn viên chưa được phát huy, khả năng vận động, tập hợp thanh niên còn nhiều hạn chế; một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao. Một bộ phận thanh niên chưa nhạy bén chính trị, thiếu mạnh dạn trong việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thiếu tính xông pha lăn xả. Mối quan hệ giữa thủ lĩnh thanh niên với ĐVTN chưa gắn bó, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN.

Đồng tình với điều này, anh Trần Thế Hoàng - Phó Bí thư Huyện đoàn Đạ Tẻh cho rằng: Hiện tại số ĐVTN ở huyện rất ít, ở một vài tổ dân phố thuộc thị trấn, số lượng ĐVTN chỉ

đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết thanh niên đi học, đi làm ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp… nên huy động tham gia phong trào rất khó. Chỉ có bí thư, phó bí thư các chi đoàn là tham gia bởi được gắn trách nhiệm như thôn đội trưởng, tổ vay vốn… nên cũng gần như là bắt buộc phải tham gia. Hằng năm, bí thư chi đoàn đều được tham gia tập huấn, được trang bị kỹ năng nói, kỹ năng thu hút đám đông nhưng cái quan trọng nhất là đám đông thì lại không có được.

Có một thực tế cần phải nhìn nhận là, nếu muốn tập hợp ĐVTN ở nông thôn thì phải cho họ thấy lợi ích trước mắt. Thế nhưng, theo bạn Nguyễn Tấn Tài (đoàn viên Chi đoàn Thôn 1A, xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh): “Nhu cầu của ĐVTN là việc làm, vốn phát triển kinh tế gia đình, các tụ điểm vui chơi, sinh hoạt giải trí... nhưng thật sự các tổ chức Đoàn chỉ đáp ứng một phần nhỏ. Chính vì vậy mà ĐVTN dành nhiều thời gian để làm kinh tế ở nhà, truy cập mạng xã hội vào thời gian rảnh hơn là tham gia các hoạt động mà tổ chức Đoàn phát động”.

Còn theo anh Huỳnh Hữu Kha Ly - Bí thư Đoàn xã Tam Bố, một phần lý do khiến ĐVTN không mấy mặn mà với phong trào Đoàn là các hoạt động hướng quá nhiều đến việc giáo dục thanh niên bằng những phương pháp chưa thực sự phù hợp với trình độ và nhận thức của ĐVTN. “Ở xã Tam Bố, hầu như thanh niên tại các chi đoàn thôn đều có trình độ học vấn từ cấp III trở xuống. Do đó, khi nghe các chương trình tập huấn về luật này quy định kia, họ không hiểu nên nhanh chóng cảm thấy chán nản và lần sau không còn hứng thú tham gia. Số ĐVTN có mặt ở địa phương ngoài trường học, thì phần đông là đã lập gia đình, nên cũng không còn mặn mà với hoạt động Đoàn” - anh Kha Ly chia sẻ.

VIỆT QUỲNH - HỒNG THẮM

Khối xã, phường, thị trấn

Khối trường học

Khối doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước

Khối công chức viên chức

Khối lực lượng vũ trang

28.842

37.993

3.660

5.894

4.515

Thời đại mới đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với chất lượng các hoạt động Đoàn tại cơ sở.

Page 8: NGUYỆT THU Thay thế, cải tạo, chỉnh trang để tạo nên dấu ấn cho ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29576_BLD_ngay_22.3... · 2019-03-22 · tổ chức hội

8 THỨ SÁU 22 - 3 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOBÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH

ĐÔ THỊ BẢO LỘC DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ HỮU Căn cứ theo Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 05/03/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt

phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xin thông báo bán đấu giá cổ phần Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc như sau:

1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ BẢO LỘC- Địa chỉ: Số 261 Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng- Điện thoại: (0263) 3 864 057 Fax: (0263) 3 710 0352. Ngành nghề kinh doanh: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo

Lâm; Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống chiếu sáng; Xây dựng nền, mặt đường cấp phối, đá dăm, láng nhựa, xây dựng mương, cống rãnh thoát nước; Xây dựng, chăm sóc và duy trì công viên, khu vực cây xanh…

3. Vốn điều lệ công ty: 15.582.480.000 đồng4. Tổ chức chào bán cổ phần: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG5. Số lượng cổ phần bán đấu giá: 162.304 cổ phần6. Điều kiện tham dự đấu giá: Tổ chức và cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định trong Quy chế bán đấu giá

cổ phần của Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sở hữu.7. Tổ chức bán đấu giá: CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á (DAS)8. Cổ phần chào bán thông qua đấu giá: - Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông - Giá khởi điểm: 15.400 đồng/cổ phần- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần - Bước giá: 100 đồng- Tổng số lượng cổ phần đấu giá: 162.304 cổ phần - Bước khối lượng: 1 cổ phần- Số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 0 cổ phần9.Thời gian và địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá, công bố thông tin, nộp tiền đặt cọc:- Thời gian: Từ 08h00 ngày 22/03/2019 đến 16h00 ngày 04/04/2019- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - Hội sở: Tầng 2 và tầng 3, Tòa nhà 468 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh(Liên hệ: Ms.Hòa (028) 38 336 333 (ext: 105), Di động: 0977 509 741)CV. thực hiện dự án: Ms. Huyền ((028) 3833 6333 (ext: 209), Di động: 0987 439 991)- CN Hà Nội: 181 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Tp.Hà Nội(Liên hệ: Ms.Hằng (024) 39 445 175 (ext: 111), Di động: 0166 767 3333)- CN Sài Gòn: 60 - 70 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. HCM(Liên hệ Ms. Phượng (028) 38 218 666 (ext: 105), Di động: 0918 484 433)10. Nộp phiếu tham dự đấu giá: Nhà đầu tư bỏ phiếu tại Hội sở, Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Hà Nội hoặc

gửi thư đảm bảo qua đường bưu điện đến Hội sở Công ty Chứng khoán Đông Á trước 16h00 ngày 10/04/2019.11. Thời gian tổ chức đấu giá:- Thời gian: 10h00 ngày 12/04/2019- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà 468 Nguyễn Thị

Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Tp. HCM12. Thời gian nộp tiền bổ sung mua cổ phần: Từ 08h00 ngày 13/04/2019 đến 16h00 ngày 19/04/201913. Thời gian hoàn trả tiền cọc: Từ 08h00 ngày 15/04/2019 đến 16h00 ngày 19/04/2019Để biết thêm thông tin chi tiết, nhà đầu tư vui lòng xem bản Công bố thông tin, Quy chế đấu giá bán cổ phần trên

các website: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (www.dag.vn), Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (www.lamdong.gov.vn) và Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc (www.congtydothibaoloc.com)

Agribank chi nhánh Lâm Đồng

Danh sách khách hàng trúng giải Chương trình tiết kiệm dự thưởng "Niềm vui bất tận - Xế hộp du xuân"

STT Mã số KH Họ tên khách hàng Chi nhánh Giải

1 5406093210268 Đinh Thị Minh Tân CN Đà Lạt Giải đặc biệt Xe Mazda 2, trị giá 517.000.000đ

2 5404165372297 Nguyễn Tuấn Mạnh CN Lâm Hà Giải nhất 01 xe HONDA SH125 ABS, phiên bản 2018, trị giá 89.500.000đ

3 5406003559014 Đặng Thị Ngọc Sương CN Đà Lạt Giải nhì 01 xe HONDA Air-Blade màu đen mờ,

phiên bản 2018 trị giá 45.200.000đ

4 5400141808058 Trần Thị Thơm CN Lâm Đồng Giải nhì 01 xe HONDA Air-Blade màu đen mờ, phiên bản 2018 trị giá 45.200.000đ

5 5400097289009 Huỳnh Công Thích CN Lâm Đồng Giải ba 01 Tivi Samsung 55 inches, dòng 55NU7100, trị giá 18.900.000đ

6 5400149654491 Trần Thị Hương Huyền CN Lâm Đồng Giải ba 01 Tivi Samsung 55 inches, dòng

55NU7100, trị giá 18.900.000đ

7 5404066212469 Hà Thị Bích Liên CN Lâm Hà Giải ba 01 Tivi Samsung 55 inches, dòng 55NU7100, trị giá 18.900.000đ

8 5406028791936 Đặng Hiệp CN Đà Lạt Giải ba 01 Tivi Samsung 55 inches, dòng 55NU7100, trị giá 18.900.000đ

9 5412045001269 Nguyễn Văn Quý CN Đức Trọng Giải ba 01 Tivi Samsung 55 inches, dòng 55NU7100, trị giá 18.900.000đ

Tên khách hàng trúng thưởng Địa chỉ

Đặng Thị Minh Tâm Xã Đạ Oai, Huyện Đạ Huoai

Lê Thị Liên Xã Tà Năng, Huyện Đức Trọng

Lê Thị Thu Xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng

Mai Ngọc Lãng Xã Tà Hine, Huyện Đức Trọng

Bùi Công Chính Xã Lộc An, Huyện Bảo Lâm

Nguyễn Văn Dũng TT Di Linh, Huyện Di Linh

Nguyễn Ngọc Giao Linh TT Di Linh, Huyện Di Linh

Nguyễn Thị Tuyết Nữ Phường B’lao, TP Bảo Lộc

Vũ Bảo Quân Phường 8, TP Đà Lạt

Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

Quy hoạch chi tiết 1/500... TIẾP TRANG 4

... Khu trung tâm Hòa Bình kết nối với khu phía bắc thông qua việc mở một số tuyến đường mới; kết nối với khu phía đông qua các nhánh rẽ từ đường Lê Thị Hồng Gấm. Toàn bộ hệ thống hạ tầng đều được chỉnh trang, mở rộng, đầu tư theo hướng hiện đại, vỉa hè sử dụng vật liệu tốt và trồng cây xanh, trồng hoa... Tóm lại, nhìn về mặt ý tưởng và cách triển khai thực hiện thì xứng tầm để trở thành trung tâm của thành phố du lịch.

Cũng giống như khi Đà Lạt xây dựng Quảng trường Lâm Viên có 2 khối hoa atiso và hoa quỳ, lúc đầu rất nhiều người phản ứng. Dần dần, chỉ có lời khen thôi và là điểm “check in” của giới trẻ. Chúng ta không nên sống hoài niệm quá mà cản trở sự phát triển của thành phố Đà Lạt. Chúng tôi cũng rất thận trọng trong việc giải bài toán giữa phát triển và bảo tồn. Bảo tồn làm sao phải phục vụ cho phát triển, nhưng phát triển cũng phải giữ được cái chất, cái hồn của Đà Lạt. Hiện nay, không có một tỉnh nào mà khi xây dựng khách sạn 4-5 tầng, hay những công trình không phải nhà ở nếu có diện tích xây

dựng từ 300-400 mét vuông trở lên là phải đưa ra Hội đồng quy hoạch kiến trúc của tỉnh, xét về mặt kiến trúc, về mặt chỉ tiêu quản lý, có phù hợp với cảnh quan khu vực không, rồi báo cáo UBND tỉnh thỏa thuận về chỉ tiêu quy hoạch mới được lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng như ở Lâm Đồng.

Tức là, chính quyền hiện nay cũng đang rất tập trung về việc quản lý phát triển, giữ lại cái gì để phục vụ cho cái gì. Chắc chắn là cũng phù hợp với nhu cầu của người dân Đà Lạt! Vấn đề Đà Lạt xưa và nay vẫn luôn được chú trọng. Nhưng dân số luôn phát triển, du khách ngày một tăng, tất yếu buộc phải đầu tư cơ sở hạ tầng và chỉnh trang để đáp ứng một phần sự phát triển của đô thị Đà Lạt trên cao nguyên. Đối với Khu trung tâm Hòa Bình, phương án đầu tư sẽ được tích hợp trong dự án đầu tư; đó là, phải xác định các hạng mục đầu tư, nguồn lực đầu tư, phương thức đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có đủ tiềm lực và tâm huyết.

PV. Xin cảm ơn ông!NHÓM PHÓNG VIÊN

Thực hiện “nhất thể hóa”... TIẾP TRANG 2

... Tuy nhiên, Phó Bí thư Huyện ủy Đam Rông Đa Cát Ka Hương cũng khẳng định rằng, việc thực hiện “nhất thể hóa” đang trong quá trình thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Việc một người đảm nhận “hai vai” nên áp lực rất lớn, thường phải giải quyết nhiều công việc, cũng như tham dự nhiều cuộc họp nên thời gian dành cho kiểm tra, giám sát ở cơ sở bị hạn chế. Cộng với đó là nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở nên bí thư kiêm chủ tịch xã thường rơi vào tình trạng giải quyết công việc theo sự vụ, không bám được hết các chương

trình, nhiệm vụ trọng tâm. Để việc “nhất thể hóa” phát huy được hiệu quả cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Và, trong số các giải pháp đó mấu chốt vẫn là đào tạo, bồi dưỡng và sàng lọc chọn đúng người để “gửi vàng”. Đồng thời, có chiến lược đào tạo cán bộ, cũng như hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cụ thể hơn để đội ngũ giúp việc, tham mưu cho bí thư kiêm chủ tịch UBND xã dần chuyên môn hóa và chất lượng hơn, góp phần hỗ trợ lãnh đạo địa phương thực hiện tốt công tác quản lý điều hành và triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

NGỌC NGÀ