xem tiẾp trang 2 lan tỏa từ phong trào “lao động giỏi, lao...

8
KINH TẾ Hiệu quả từ việc chuyển đổi giống cây trồng TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5273 - THỨ HAI, NGÀY 25/3/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 6 TRANG 5 Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Q.Uyển “Đoàn kết là sức mạnh. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương” Đ LÀ LỜI CĂN DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC TRÍCH TRONG BÀI NI CHUYỆN TẠI “HỘI NGHỊ CÁN BỘ TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG 11 NĂM 1956. Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên TRANG 4 Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt Bài 2: Nên tiếp tục lắng nghe và cần có sự điều chỉnh… Thực trạng cán bộ Đoàn cơ sở: Thiếu và yếu Cách làm dân vận mới ở Đơn Dương TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nỗ lực phòng chống sốt rét rừng TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Tại Hội nghị quốc tế bàn về giải pháp phát triển cà phê đặc sản Tây Nguyên tổ chức mới đây tại Buôn Ma Thuột, Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vùng sinh thái ở Đà Lạt và Lạc Dương với độ cao 1.500 m so với mặt biển là một yếu tố bất biến để phát triển các nguồn giống cà phê Arabica đạt năng suất, chất lượng xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu. Triển vọng cà phê đặc sản trên độ cao 1.500 m Khác với nhiều địa phương trong tỉnh, Đơn Dương là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và giờ đây huyện đang thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, thời gian qua, Ban Dân vận Huyện ủy Đơn Dương đã đề ra nhiều giải pháp sáng tạo, cách làm hay để làm dân vận. Từ đó, tạo sự đồng thuận, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. TRANG 3 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” Ngày 22/3, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê quyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự lễ có đại diện của Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành liên quan. Về phía tỉnh Lâm Đồng có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ban Đảng của Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh… Theo đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ được xây dựng, phát triển thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hóa - di sản - danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế... Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố quy hoạch.

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

KINH TẾ

Hiệu quả từ việc chuyển đổi giống cây trồng

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5273 - THỨ HAI, NGÀY 25/3/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 6

TRANG 5

Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Q.Uyển

“Đoàn kết là sức mạnh. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương”

ĐO LÀ LỜI CĂN DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHĐƯỢC TRÍCH TRONG BÀI NOI CHUYỆN TẠI “HỘI NGHỊ CÁN BỘ

TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG 11 NĂM 1956.

Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên

TRANG 4

Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm

Hòa Bình - TP Đà LạtBài 2: Nên tiếp tục lắng nghe

và cần có sự điều chỉnh…

Thực trạng cán bộ Đoàn cơ sở:Thiếu và yếu

Cách làm dân vận mớiở Đơn Dương

TRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nỗ lực phòng chốngsốt rét rừng

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Tại Hội nghị quốc tế bàn về giải pháp phát triển cà phê đặc sản

Tây Nguyên tổ chức mới đây tại Buôn Ma Thuột, Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vùng sinh thái ở Đà Lạt và Lạc Dương với độ cao 1.500 m so với mặt biển là một yếu tố bất biến để phát triển các nguồn giống cà phê Arabica đạt năng suất, chất lượng xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu.

Triển vọng cà phê đặc sản trên độ cao 1.500 m

Khác với nhiều địa phương trong tỉnh, Đơn Dương là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và giờ đây huyện đang thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, thời gian qua, Ban Dân vận Huyện ủy Đơn Dương đã đề ra nhiều giải pháp sáng tạo, cách làm hay để làm dân vận. Từ đó, tạo sự đồng thuận, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

TRANG 3

Lan tỏa từ phong trào“Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Ngày 22/3, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê quyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự lễ có đại diện của Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành liên quan. Về phía tỉnh Lâm Đồng có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ban Đảng của Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND,

UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh…

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ được xây dựng, phát triển thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hóa - di sản - danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế...

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việtphát biểu chỉ đạo tại lễ công bố quy hoạch.

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

2 THỨ HAI 25 - 3 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tại Đơn Dương, cách làm dân vận mới gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương và được thể

hiện qua việc xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong Nhân dân theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TU về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Xây dựng ban hành 10 tiêu chuẩn khung để thực hiện Chỉ thị số 13-CT/HU ngày 25/5/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh”.

Từ thực tế đời sống xã hội của địa phương, tinh thần thi đua ấy thể hiện trên lĩnh vực kinh tế với nhiều mô hình kinh tế tập thể. Trong đó, điển hình phải kể tới là mô hình của bà Nguyễn Thị Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ka Đô; mô hình “Tổ tự quản vận động Nhân dân đóng góp tiền, ngày công để tu sửa, làm đường giao thông nông thôn” của Tổ dân vận thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm; mô hình “Xây dựng tổ dân phố Lạc Quảng đạt chuẩn đô thị văn minh”; Câu lạc bộ Cựu Chiến binh bảo vệ môi trường xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật của Chi hội cựu chiến binh tổ dân phố Nghĩa Hội, thị trấn Thạnh Mỹ...

Đặc biệt, trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh phải kể tới sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện với mô hình “Lực lượng vũ trang huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”; tổ chức các đợt huấn luyện dân quân tự vệ,

dự bị động viên tại các xã, thị trấn, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể ở địa phương triển khai công tác dân vận như: vận động hơn 1.579 ngày công lao động tham gia trồng cây xanh, tu sửa các công trình công cộng, tu bổ đường giao thông nông thôn, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường trên 25 km tuyến đường nông thôn. Các chiến sĩ, cán bộ trong lực lượng vũ trang đã tham gia đóng góp 85 ngày công lao động và hỗ trợ 43 triệu đồng xây dựng một căn nhà tình thương với diện tích 41,5 m2, sân bê tông 55,5 m2 cho gia đình bà Đoàn Thị Gái cư trú tại Xóm 7,

thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô là gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt...

Công an huyện tích cực triển khai mô hình Camera an ninh trên địa bàn toàn huyện, kết quả đã tiến hành vận động, lắp đặt 103 camera trên các tuyến đường trọng điểm tại các xã, thị trấn; ngoài ra Công an huyện còn tuyên truyền, vận động các hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ động mắc camera để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất kinh doanh.

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn

coi trọng công tác dân vận, thi đua “Dân vận khéo”, phát huy dân chủ ở cơ sở, với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Chính quyền các cấp đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh tác phong công tác, lề lối làm việc theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, gần dân, sát cơ sở. Điển hình là mô hình “Dân vận khéo trong cải cách thủ tục hành chính” một cửa điện tử của đồng chí K Chấp - Công chức tư pháp thị trấn Thạnh

Cách làm dân vận mới ở Đơn Dương Khác với nhiều địa phương trong tỉnh, Đơn Dương là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và giờ đây huyện đang thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, thời gian qua, Ban Dân vận Huyện ủy Đơn Dương đã đề ra nhiều giải pháp sáng tạo, cách làm hay để làm dân vận. Từ đó, tạo sự đồng thuận, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đổi thay ở Lạc Lâm, Đơn Dương. Ảnh: N.Thu

Mỹ được ghi nhận và đánh giá cao; Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải cơ sở của đồng chí Trương Quang Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm với mô hình Dân vận khéo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu gom, xử lý rác thải của các hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện. Bên cạnh đó, các hoạt động Dân vận khéo còn được áp dụng trong việc tổ chức vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; Dân vận khéo trong công tác quản lý bảo vệ rừng... mang lại hiệu quả tương đối cao.

Ông Lê Đình Thủy - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện Đơn Dương cho rằng: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã chỉ đạo và tổ chức xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”, thể hiện tinh thần phối hợp cao của các thành viên trong cộng đồng, phát huy tính minh bạch và tăng cường công tác giám sát, nhất là chính sách an sinh xã hội, xây dựng các công trình Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung hướng về cơ sở, địa bàn dân cư để tổ chức các phong trào quần chúng, các hoạt động chăm lo cho quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên, tập hợp, thu hút đông đảo quần chúng đến với tổ chức của mình. Việc triển khai thực hiện tốt mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của đảng viên, cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân...

NGUYỆT THU

Phát triển đô thị - nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu. Phát triển các không gian đô thị, làng đô thị xanh, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan rừng đặc trưng và không gian bảo tồn sinh học của vùng cao nguyên... Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả vùng.

Về phân vùng phát triển kinh tế, Lâm Đồng được phân thành 3 tiểu vùng. Trong đó, tiểu vùng 1, gồm: TP Đà Lạt và vùng phụ cận (TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà), là vùng kinh tế động lực của tỉnh, trong đó Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng tỉnh Lâm Đồng. Phân vùng này sẽ phát triển theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm.

Tiểu vùng 2 là vùng đệm sinh thái, bao gồm huyện Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà.

Lâm Đồng sẽ trở thành... TIẾP TRANG 1

Trong đó thị trấn Di Linh là trung tâm của tiểu vùng. Phát triển đô thị theo QL20 và phía Bắc QL27, kinh tế phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Tiểu vùng 3 là vùng động lực kinh tế phía Tây Nam của tỉnh, gồm TP

Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Trong đó TP Bảo Lộc và vùng phụ cận là trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I. Phát triển đô thị theo hướng QL20, QL55 và vùng đô thị phía Tây trên QL20, đường

tỉnh 721. Phát triển chủ yếu là công nghiệp nhẹ; thương mại dịch vụ; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng...

Về định hướng phát triển hệ thống đô thị, tỉnh Lâm Đồng sẽ có 19 đô thị, trong đó TP Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của trục kinh tế Nam Tây Nguyên. TP Bảo Lộc là đô thị loại II, là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng.

Về giao thông, ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, bản quy hoạch cũng nêu rõ định hướng khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (dài 84 km), đồng thời quy hoạch 6 tuyến đường sắt đô thị bằng monorail phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn Đà Lạt với tổng chiều dài gần 90 km. Tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt và đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt cũng là 2 dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư của tỉnh.

Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... của tỉnh cũng được quy hoạch phát triển theo

hướng phát huy tốt các lợi thế đặc thù của địa phương và chú trọng tiêu chí “xanh”.

Phát biểu tại lễ công bố, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh Quy hoạch vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng phát triển của tỉnh.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành và các địa phương cần chủ động cụ thể hóa quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện công bố, công khai quy hoạch trên địa bàn, thông tin tuyên truyền để người dân được biết và tạo đồng thuận trong quá trình thực hiện quy hoạch... Phối hợp với đơn vị tư vấn trình UBND tỉnh để ban hành các quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050.

THỤY TRANG

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh trao Quyết định phê duyệtcủa Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

3 THỨ HAI 25 - 3 - 2019KINH TẾ

Nhờ tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, nên thời gian qua việc phát triển kinh tế gia đình trên địa bàn Thôn 3, xã Gia Hiệp (Di Linh) đã có những chuyển biến rõ nét. Từ nghề trồng dâu, nuôi tằm đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhiều hộ dân.

Thôn 3 là một trong những thôn vùng đồng bào dân tộc ít người ở Gia Hiệp, điều

kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá khắc nghiệt so với các khu vực lân cận, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ khi chính quyền địa phương hỗ trợ người dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cà phê già cỗi kém hiệu quả, các khu vực đồi cao xa nguồn nước... sang trồng dâu, nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao đã trở thành hướng tích cực, thu hút khá nhiều hộ dân tộc ít người tham gia.

Để việc chuyển đổi giống cây trồng mang lại hiệu quả cao, trong năm qua, huyện Di Linh giao cho Trung tâm Nông nghiệp huyện triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm cho 33 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Thôn 3. Theo mô hình này, 33 hộ dân trong thôn đã trồng với qui mô 132 ngàn hom giống dâu S7-CB tương đương

Hiệu quả từ việc chuyển đổi giống cây trồng

32 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 53 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 60%, còn lại 40% do người dân góp vốn. Bên cạnh đó, một số hộ còn được hỗ trợ 30 triệu đồng (theo hình thức hỗ trợ 50%) xây dựng 2 mô hình nuôi tằm như: làm nhà nuôi, cung cấp tằm giống, bộ khung sàn lưới, né tằm, khung đỡ né tằm…

Thấy được những hạn chế, từ điều kiện bất lợi của khí hậu, thời tiết khá khắc nghiệt, đất đai sản xuất của người dân còn ít và chủ yếu là đất đồi xa nguồn nước..., nên khi được Nhà nước triển khai mô hình trồng dâu, nuôi tằm là anh K’Krèm, Phó Trưởng Ban công tác Mặt trận Thôn 3 hăng hái tuyên truyền, vận động bà con tham gia thực hiện mô hình.

“Gia đình tôi đăng ký trồng 1 sào dâu và tận dụng đất trống trồng xen vào vườn cà phê. Đến nay, tôi đã thu và bán kén được 8 lần. Do diện tích dâu ít nên chỉ nuôi từ 1/2 hộp đến 1 hộp tằm con/tháng. Nếu so với làm cà phê, trồng dâu, nuôi tằm ổn định hơn, xoay vòng nhanh, nên bà con rất hứng khởi”, anh K’Krèm chia sẻ.

Một trong những điểm thuận lợi nữa trong việc triển khai mô hình này là bà con nơi đây đã nhận thấy được hiệu quả mà cây dâu, con tằm mang lại đối với những hộ dân đã có thời gian gắn bó lâu năm với nghề “ăn cơm đứng” như: hộ ông K’Tân, bà Ka Èr, Ka Thẹo và anh K’Brăh…, nên bà con nhiệt tình tham gia.

Anh K’Brăh - Trưởng Thôn 3 có 2

Trồng dâu, nuôi tằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: L.Phương

ha cà phê, bình quân gia đình anh chỉ thu được 4,4 tấn cà phê nhân/năm, trong đó chi phí sản xuất chiếm khá cao. Vì vậy, để đa dạng hóa nguồn thu nhập cho gia đình, những năm qua vợ chồng anh K’Brăh đã tìm tòi kiến thức kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước; đồng thời mạnh dạn chuyển đổi một số diện cà phê kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm. Sau 3 năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm, đời sống kinh tế của gia đình anh từng bước được nâng lên, trở thành một trong những tấm gương sáng của thôn, xã về vượt khó phát triển kinh tế. Anh K’Brăh: “Khi có mô hình hỗ trợ của huyện, tôi đã mở rộng thêm 0,5 sào dâu, nâng số diện tích lên 4 sào, trong đó có 2,5 sào trồng xen với cà phê. Sau khi trừ chi phí, bình quân gia đình tôi thu lãi được 8 triệu đồng/tháng”.

Qua trao đổi với bà con trong thôn, do mới làm quen với nghề trồng dâu, nuôi tằm; vùng nguyên liệu, kiến thức khoa học - kỹ thuật còn hạn chế..., nên số lượng tằm nuôi của bà con còn ở mức độ thấp, dao động từ 1/2 - 2 hộp tằm con/đợt nuôi. Anh K’Bras bày tỏ: “Tôi nuôi tằm đã được 4 tháng nay. Về kỹ thuật nuôi tằm chủ yếu học hỏi từ kinh nghiệm anh em đi trước. Đầu tiên bước vào nghề này tôi chưa biết thế nào là giai đoạn tằm ngủ, tằm chín và các qui trình chăm sóc, yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến quá trình

sinh trưởng của tằm…, nhưng đến nay đã cơ bản nắm bắt được. Tuy nhiên, cái khó khăn của bà con nơi đây là điều kiện thời tiết, có năm nắng hạn kéo dài đến 6 tháng, đất đai sản xuất cách xa nguồn nước cũng là một trở ngại lớn. Mặt khác, chất lượng tằm con chưa được đảm bảo tốt…”.

Để tạo điều kiện thuận lợi, giúp bà con nâng cao hiệu quả của việc trồng dâu, nuôi tằm, những năm qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh đã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm cho bà con; đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn bà con từ việc chăm sóc, tưới nước cho cây dâu cho đến việc xây dựng nhà, qui trình kỹ thuật nuôi tằm.

Vì vậy, hiệu quả từ việc trồng dâu, nuôi tằm ở Thôn 3 đã có những tín hiệu tích cực, không những góp phần làm thay đổi nhận thức đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, mà còn thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hiện trong số 170 hộ đồng bào dân tộc ít người ở Thôn 3, xã Gia Hiệp đã có khoảng 50 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm; đến nay, toàn thôn đã xóa xong hộ nghèo và chỉ còn 20 hộ cận nghèo. Cây dâu, con tằm đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại địa phương

LAM PHƯƠNG

Kết thúc niên vụ cà phê năm 2018 - 2019, phóng viên liên hệ với anh Nguyễn Văn Sơn, chủ

vườn cà phê Arabica rộng 4 ha ở khu vực giáp ranh xã Tà Nung, Đà Lạt, được biết năng suất niên vụ 2018 - 2019 thu được khoảng 5 tấn nhân. Khu vườn này hiện có 15.000 cây cà phê Arabica đặc sản, được anh Sơn thâm canh từ năm 2005 đến nay. Trong đó có 2.000 cây giống Typica đã sinh trưởng tại vườn từ hơn 30 năm trước. Còn lại 13.000 cây thuộc các giống Bourbon, Caturra, Caturai và Pacamara được anh Sơn tuyển chọn nguồn giống từ các khu vực sinh thái đặc trưng của cả vùng Tây Nguyên, đưa về canh tác phù hợp với khí hậu trên độ cao 1.500 m của Đà Lạt. Đáng nói trong số những giống cà phê đặc sản này, anh Sơn đã chọn 2 mẫu gửi sang Hiệp hội Cà phê Hoa Kỳ để kiểm định. Kết quả đạt 90 điểm/100 điểm - vượt hơn 10 điểm chuẩn, nên được công nhận chất lượng cà phê đặc sản thế giới.

“Toàn bộ quy trình canh tác cà phê đặc sản của trang trại chúng tôi đều theo quy trình dinh dưỡng phân bón hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi sinh sôi trong đất. Khi thu hái đều bằng tay, chọn lựa từng trái chín, bóc vỏ sơ chế và phơi khô hạt nhân trong nhiệt độ tự nhiên của ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy, chất lượng cà phê chè đặc sản của trang trại chúng tôi luôn được

Triển vọng cà phê đặc sản trên độ cao 1.500 m

người tiêu dùng trong nước chọn lựa tiêu dùng. Giá bán một ký cà phê nhân đặc sản của trang trại niên vụ vừa qua trên dưới 600.000 đồng...”, chủ nhân Nguyễn Văn Sơn cho biết.

Theo đó, nếu so sánh trong niên vụ 2018 - 2019 vừa qua thì giá cà phê chè Arabica đặc sản của anh Sơn cao hơn 18 lần cà phê Robusta và khoảng 12 lần so với các giống cà phê chè Arabica thông thường. Với các phương pháp canh tác đặc biệt trên các giống cà phê chè đặc biệt vừa nêu, trang trại của anh Sơn hàng ngày đều đón tiếp nhiều khách quốc tế tham quan, nghiên cứu, trong đó chiếm nhiều nhất là khách đến từ châu Âu và châu Mỹ. “Khách quốc tế đến tham quan và đặt hàng tiêu thụ nhưng chưa thể đáp ứng. Bởi sản lượng hạt nhân cà phê đặc sản hàng năm của trang trại chúng tôi phải ưu tiên cung cấp cho thị trường trong nước...”, anh Sơn nói thêm.

Cách trang trại của anh Nguyễn Văn Sơn khoảng 10 km, phóng viên đến tổ dân phố Bờ Nơ C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương để tiếp xúc cận cảnh các cây cà phê chè Bourbon đầu dòng vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng công nhận. Tại khu vườn của nông hộ anh K’Bẻo, 3 cây cà phê

chè đầu dòng Bourbon có chiều cao khoảng 3 m, tán phủ rộng khoảng hơn 2,5 m, đang bung nở hoa trắng dày đặc trên cành. Theo anh K’Bẻo, trong khu vườn 500 m2 bên nhà ở của mình, gia đình anh được nguồn vốn nhà nước hỗ trợ trồng hàng trăm cây cà phê chè từ hơn 25 năm trước. Gia đình anh chăm sóc theo các biện pháp thông thường, bón phân cân đối mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 10, làm sạch cỏ, đắp bồn gốc cây bằng cuốc, xẻng; tưới bằng nước trời

mưa hàng năm... Trong niên vụ 2018 - 2019 vừa qua, gia đình anh K’Bẻo thu hái trong 3 cây cà phê Arabica giống Bourbon trong vườn đều đậu trái chín căng tròn, màu nâu đỏ, bóc vỏ tỏa ra mùi hương thơm đặc trưng. Đem các hạt nhân cà phê Arabica này bán cho cơ sở chế biến K’HO Coffee bên cạnh nhà, kết quả tiếp tục xác định chất lượng khác biệt, nên đã thu mua với giá gấp đôi giá hạt nhân cà phê Arabica thông thường. Và giữa tháng 2/2019, tất cả 3 cây cà

phê Arabica này của anh K’Bẻo xác định là giống cà phê Bourbon, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng công nhận thuộc giống cây cà phê đầu dòng.

Đối diện với khu vườn cà phê Arabica của anh K’Bẻo ở Bờ Nơ C, thị trấn Lạc Dương nói trên còn có khu vườn của anh Na Sê rộng 2.000 m2, trong đó có 1 cây cà phê chè Bourbon cũng vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là cây đầu dòng. Na Sê cho biết, trong năm vừa qua, hộ gia đình anh đã chọn cây Bourbon này để ươm hạt nhân giống gần 100 cây con trồng mới thay thế số cây già cỗi trong vườn. Tương tự cũng từ 3 cây cà phê đặc sản Bourbon của mình, hộ anh K’Bẻo cũng đã gieo ươm trồng mới thành công 500 cây giống trên diện tích đất vườn tại khu vực Lán Tranh, xã Đưng K’Nớ, thuộc cùng địa bàn huyện Lạc Dương.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 14 cây cà phê chè vừa được công nhận cây đầu dòng gồm 5 cây cà phê Bourbon và Typica ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương; 9 cây còn lại thuộc giống Typia đang chăm sóc ở xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt. Đây là nguồn giống cà phê chè đặc sản chất lượng cao, mở ra triển vọng nhân giống tái canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trên vùng độ cao trên dưới 1.500 m gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

VĂN VIỆT

Tại Hội nghị quốc tế bàn về giải pháp phát triển cà phê đặc sản Tây Nguyên tổ chức mới đây tại Buôn Ma Thuột, Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vùng sinh thái ở Đà Lạt và Lạc Dương với độ cao 1.500 m so với mặt biển là một yếu tố bất biến để phát triển các nguồn giống cà phê Arabica đạt năng suất, chất lượng xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu.

Chọn lựa từng hạt nhân cà phê chè đặc sản để chế biến sản phẩm mang thương hiệu K’HO Coffee đang được tin dùng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ảnh: V.Việt

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

4 THỨ HAI 25 - 3 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sinh ra, lớn lên và công tác ở Đà Lạt, hiện đang giảng dạy kiến trúc ở Đại học Yersin, kiến trúc sư (KTS) Trần Công Hòa đã có cuộc trao đổi với chúng tôi trên tinh thần của một người gắn bó và yêu Đà Lạt về Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt (Đồ án Quy hoạch). Ông bày tỏ mong muốn chính quyền và ngành chức năng tiếp tục thu thập ý kiến và chỉnh sửa Đồ án Quy hoạch cho hoàn thiện hơn, trở thành một công trình để đời, mang dấu ấn của thành phố Đà Lạt phát triển.

Quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình - TP Đà Lạt

Bài 2: Nên tiếp tục lắng nghe và cần có sự điều chỉnh…

Chỉnh trang khu Hòa Bình là cần thiết, nhưng kiến trúc phải hài hòaPV: Nhiều người lo ngại và

phản ứng về việc thay thế công trình Rạp Hòa Bình bằng 2 khối nhà kính đồ sộ theo Đồ án Quy hoạch Khu trung tâm Hòa Bình vừa mới được công bố, ông thấy có hợp lý không?

Ông Trần Công Hòa: Xã hội phát triển, nhu cầu cải tạo, chỉnh trang là đúng; có nhà đầu tư ủng hộ là quý. Nhưng, công tác quy hoạch phải làm thật thận trọng trên từng mét vuông, tránh sơ sài. Sau cải tạo chỉnh trang, làm lại cái mới phải tốt hơn cái cũ, phải đảm bảo không gian sinh hoạt công cộng mà mọi người dân đều tiếp cận được. Khu vực trung tâm của một thành phố luôn có điểm định hướng để từ nơi xa có thể nhìn thấy mà làm mốc, thì các công trình sau cải tạo, chỉnh trang cũng phải duy trì được những tiêu chí đó.

Với tư cách là thành viên của Hội Kiến trúc sư, chúng tôi đã được mời tham khảo, góp ý cho Đồ án Quy hoạch về nhiều mặt, kể cả vấn đề kỹ thuật… Đồ án Quy hoạch Khu trung tâm vừa ban hành đã có rất nhiều ý kiến nhận xét. Đó là một điều tốt, chứng tỏ thành phố Đà Lạt, quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc Đà Lạt được rất nhiều người quan tâm một cách có trách nhiệm. Đứng ở góc độ chuyên môn, tôi thấy nên có sự tranh luận nhiều hơn để có một giải pháp tốt nhất về công trình sẽ được thay thế trên 2 nền đất công sản hiện nay là khu vực Đồi Dinh tỉnh trưởng và khu vực Rạp Hòa Bình.

Rạp Hòa Bình không sử dụng hết công năng thì lãng phí quá! Làm sao để bộ mặt thành phố thật sự ấn tượng; có cách nào để làm cho khu trung tâm xanh, sạch, đẹp, tránh được cảnh nhếch nhác và lộn xộn - đều là ý chí của con người. Rạp Hòa Bình và quảng trường nhỏ trước Rạp luôn có chức năng quan trọng trong các sự kiện từ xưa tới giờ. Ký ức về khu Hòa Bình trong tôi rất thân thiết! Hồi trước, Rạp Hòa Bình hay được dùng để các trường tổ chức tổng kết, phát thưởng cho học sinh. Rồi một thời là rạp chiếu phim rất

đông vui, nhộn nhịp. Xung quanh Rạp Hòa Bình có các kios tạo nên không khí mua bán khá sầm uất...

Khi còn là chợ, trên nóc công trình này có biểu tượng 2 người dân tộc thiểu số và dòng chữ tiếng Pháp “Cho người này niềm vui - cho người kia sức khỏe” (viết tắt thành Dalat). Đây là công trình công cộng với chỉ báo mà mọi người có thể tiếp cận được. Khi Đà Lạt phát triển hơn, nhu cầu mở rộng chợ được thực hiện. Nhưng xem xét yếu tố phát triển và xem xét đến yếu tố môi trường, chợ mới được xây dựng ở dưới thung lũng và chợ cũ được chuyển thành nhà hát, rạp chiếu phim.

Khu Trung tâm Hòa Bình nhìn ngược về lịch sử quy hoạch đều ở thế dựa lưng vào núi, nhìn ra khoảng không gian phía cầu ông Đạo cho đến nay, đều thoáng đạt, hài hòa. Việc thay thế Rạp Hòa Bình bằng 2 khối nhà kính cao tầng, thì chức năng chỉ báo vẫn giữ được. Xét về vị trí, khối nhà thay thế chỗ Bến xe Tùng Nghĩa (ô màu xanh) là hợp lý vì ở thế tựa lưng vào núi, được xem là vững chắc. Nhưng khối nhà cao tầng ở vị trí La Tuylip bây giờ (ô màu đỏ) sẽ ngược với thế núi đang xuôi dần xuống, làm che chắn không gian ở phía trước, ảnh hưởng đến tầm nhìn và còn là vấn đề thẩm mỹ... Nên có điều chỉnh!

Không nên tạo áp lực về khu vực trung tâmPV: Công trình Dinh Tỉnh trưởng

sẽ được thay thế bằng khối khách sạn cao tầng cũng có nhiều dư luận trái chiều, ở góc độ chuyên môn, ý kiến của ông như thế nào?

Ông Trần Công Hòa: Những đoàn thám hiểm lần đầu tiên đến Đà Lạt sau ông A. Yersin đã làm trại lính là các dãy nhà đơn sơ ở Đồi Dinh, rồi chuyển thành nhà gỗ, chỉ còn dấu tích trên ảnh. Nhiều năm sau, khu đất này xây dựng dinh cho thị trưởng ở, thành lập tỉnh Tuyên Đức mới gọi là Dinh Tỉnh trưởng. Không có nhiều tài liệu ghi lại, nhưng có lẽ Dinh được xây dựng khoảng năm 1940 - 1945. Trong khu vực Dinh có 2 bồn chứa nước từ hồ Suối Vàng về cung cấp nước cho thành phố. Diện tích xây dựng 10%, còn lại là không gian cây xanh. Như nhiều biệt thự khác ở Đà Lạt, Dinh Tỉnh trưởng có thời gian bỏ hoang và đến nay, vẫn chưa được sử dụng hết công năng. Đây là nhà biệt thự nhóm II, nên chỉ được phép sửa chữa, không được thay thế!

Theo Đồ án Quy hoạch, khu vực Đồi Dinh sẽ xây dựng khách sạn và Dinh Tỉnh trưởng sẽ di dời đâu đó ngay trong khu vực Đồi Dinh. Nhưng với mật độ xây dựng 70% cho khối nhà 7 tầng nổi thì Dinh Tỉnh trưởng ở trong khu vực Đồi Dinh sẽ phải nằm trong không gian rất gượng ép. Giá trị di sản không

Kiến trúc sư Trần Công Hòa.

Vị trí 2 khối nhà kính sẽ thay thế theo Đồ án Quy hoạch.

Dinh Tỉnh trưởng với 2 bồn chứa nước (hình tròn) cung cấp cho thành phố Đà Lạt.

phải là xác nhà để di dời mà là cảnh quan xung quanh, bao gồm cả cây xanh. Thay thế một không gian xanh giữa khu vực trung tâm bằng một khối bê tông đồ sộ với công năng làm khách sạn thì không thể gọi là biểu tượng được. Hơn nữa, khách sạn 10 tầng với quy mô cả ngàn phòng, ngoài vấn đề cảnh quan còn là áp lực về giao thông, xả thải - ở đây là xả thải từ khu vực có địa hình cao nhất. Trong khi đó, nguyên tắc quy hoạch đô thị là không nên dồn nén các áp lực vào khu trung tâm.

Quy hoạch là cần thiết, nhưng phải cân đong đo đếm từng mét vuông đất. Từ hiện trạng mới ra giải pháp, nên quy hoạch cũng phải chân thực. Có những quy hoạch, trước đó, người ta dùng google chụp từ trên cao xuống, rồi đo vẽ theo thực tế. Chúng ta càng không nên bỏ qua ngoại cảnh khi xây dựng Đồ án Quy hoạch cho khu trung tâm của thành phố Đà Lạt. Nhất là ở nơi lưu giữ ký ức của rất nhiều người dân; đồng thời, giữ được công năng là khu trung tâm vui chơi, mua sắm, tổ chức các sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội… thì công trình kiến trúc phải có ý nghĩa biểu tượng, có bản sắc và mang tính thẩm mỹ cao.

Tôi cũng như nhiều người dân Đà Lạt khác, mong rằng, sau khi công bố Đồ án Quy hoạch Khu trung tâm Đà Lạt, chính quyền và các ngành chức năng vẫn tiếp tục ghi nhận ý kiến và có những điều chỉnh. Có thể đưa ra nhiều mô hình kiến trúc với công năng khác nhau để lựa chọn. Chẳng hạn, khu vực Đồi Dinh mà xây bảo tàng sẽ có ý nghĩa hơn trong việc nâng cao yếu tố tinh thần và giữ gìn di sản.

PV: Xin cảm ơn ông!NHÓM PHÓNG VIÊN

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

5 THỨ HAI 25 - 3 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đoàn cơ sở được coi là “tế bào” của các cấp bộ Đoàn. Với vai trò tiên phong, cán bộ Đoàn cơ sở - mà trực tiếp là các bí thư, phó bí thư phải thực sự trở thành đầu tàu gương mẫu, gần gũi với đoàn viên thanh niên (ĐVTN), được trang bị nhiều kỹ năng về mặt tổ chức, lãnh đạo. Thế nhưng trên thực tế, không phải cán bộ đoàn nào cũng đảm bảo được những yêu cầu đó.

Nghề “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”Tháng 3 - tháng Thanh niên. Với

hàng chục hoạt động lớn nhỏ, trải dài, Nguyễn Hải Đường - Bí thư Đoàn xã Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh) chẳng mấy ngày được ở nhà ăn cơm với gia đình. Từ ngày tham gia Ban chấp hành (BCH) Đoàn xã, với lời hứa đi cùng trách nhiệm, Hải Đường luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Anh chia sẻ: “Đoàn mà, phần lớn là những hoạt động bề nổi và phong trào nên chẳng mấy khi giới hạn thời gian. Bên cạnh trách nhiệm thì quan trọng nhất là máu lửa của tuổi trẻ, chứ nếu vì đồng lương chắc chẳng ai còn ở lại được với Đoàn”.

Có thể nói, cán bộ Đoàn là “hạt nhân” của các phong trào. Ở đâu có thủ lĩnh mạnh thì ở đó phong trào sẽ có chất lượng tốt. Chấp nhận hy sinh nhiều thời gian và công sức, những cán bộ Đoàn cơ sở vẫn thường đùa nhau rằng mình là những người “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

“Nếu không có cán bộ “vác tù và hàng tổng” thì Đoàn sẽ khó vững mạnh được. Đã làm Đoàn thì ngoài đam mê, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ. Đối với cán bộ Đoàn, việc lấy tiền nhà và tiền lương để lo công tác Đoàn là chuyện hết sức bình thường” - anh Huỳnh Hữu Kha Ly - Bí thư Đoàn xã Tam Bố (huyện Di Linh) đồng cảm.

Nhớ hồi tháng 9/2017, ngay giữa cao điểm mùa mưa, chúng tôi được đến thăm để viết bài lớp học xóa mù chữ dành cho bà con DTTS thôn Hang Hớt, xã Mê Linh (huyện Lâm Hà). Những ngày đầu, lớp học không có giảng viên, chị Phạm Thúy Hằng - Ủy viên BTV Huyện đoàn cứ mỗi tuần 3 buổi, vượt chặng đường gần 60 km cả đi lẫn về cùng với cán bộ Đoàn xã để đến với bà con. Cao nguyên khi ấy đang mùa mưa, đường đất đỏ trở nên trơn trượt, phải mất hàng giờ đồng hồ mới đi từ UBND xã đến Nhà văn hóa thôn. Vất vả là thế, nhưng vì những quyết tâm mà cán bộ Đoàn ở xã, huyện vẫn chẳng nề hà. Anh Nguyễn Văn Linh, Bí thư

Kỳ 2: Thực trạng cán bộ Đoàn cơ sở: Thiếu và yếu

Hoạt động Đoàn cơ sở trước yêu cầu đổi mới

phong trào của địa phương. “Có tháng hoạt động nhiều, sao

nhãng việc gia đình, cái gì trong nhà cũng nhờ đến bàn tay của bố mẹ. Kinh phí hoạt động chẳng có là bao, nhiều lần mình cũng phải bỏ tiền túi ra lo một số chi phí phát sinh trong quá trình tham gia. Nếu mình không làm thế thì những lần sau khó có thể vận động các bạn ĐVTN tham gia hoạt động khi cần nữa”, Trần Hữu Hưng - Bí thư chi đoàn Thôn 4, xã Triệu Hải (huyện Đạ Tẻh) tâm sự.

Biến động liên tụcMuốn nâng cao hiệu quả hoạt

động Đoàn thì biện pháp đầu tiên là quan tâm chăm lo đến cán bộ Đoàn tại cơ sở, tuy nhiên theo anh Phan Đức Thái - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, hiện nay ở nhiều nơi, việc lựa chọn bí thư chi đoàn, bí thư đoàn cơ sở vẫn không đảm bảo yêu cầu là “thủ lĩnh” thanh niên, điều này dẫn đến những hạn chế trong phong trào Đoàn tại cơ sở là không thể tránh khỏi. Năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn còn yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở

thay đổi nhanh, phải kiện toàn liên tục nhưng các địa phương lại chưa chuẩn bị tốt đội ngũ thay thế.

Kết luận tại Hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương Đoàn khóa XI (tháng 3/2019) về Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn khu dân cư, giai đoạn 2019 - 2022 cũng nhìn nhận thực trạng rằng: Một bộ phận cán bộ Đoàn trên địa bàn dân cư còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, công tác thanh vận, thiếu tâm huyết, cán bộ Đoàn thiếu tính ổn định và không được bổ sung kịp thời, nhiều cán bộ Đoàn quá tuổi so với quy chế cán bộ Đoàn.

Chia sẻ về điều này, anh Phan Tiến Dũng - Bí thư Huyện đoàn Lâm Hà cho biết: Cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay đúng là vừa thiếu vừa yếu. Đoàn xã nhiều nơi hoạt động hành chính, cầm chừng, thiếu sự cống hiến, không tìm tòi, không theo kịp sự phát triển của đời sống và ĐVTN. Một trong những vấn đề hiện nay là đầu ra của cán bộ đoàn khi đến tuổi trưởng thành không đảm bảo nên không tạo động lực

cho anh em. Trên thực tế, các vấn đề như đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn... chỉ là phần mềm. Phần cứng vẫn là đảm bảo quyền lợi cho cán bộ đoàn, quan tâm quy hoạch bổ nhiệm, luân chuyển.

“Ai cũng có một thời tuổi trẻ nhiệt huyết, sục sôi với phong trào nhưng càng lớn tuổi, áp lực của cuộc sống đè nặng khiến nhiều cán bộ Đoàn không còn tâm huyết như trước đây nữa. Trong khi đó, việc thu hút thanh niên khó khăn khiến việc tìm kiếm người kế tục cũng chẳng dễ dàng”, Lơmu Ha Thiêm - Bí thư Đoàn thị trấn Lạc Dương cho hay. Đây cũng là tình trạng dễ nhận thấy ở hầu hết các Đoàn cơ sở trong tỉnh.

Thực tế, một số địa phương hiện nay đang khuyết vị trí phó bí thư đoàn xã bởi vai trò bán chuyên trách với mức lương thấp, không đủ để chi trả cho cuộc sống hằng ngày, từ đó ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, phong trào của địa phương. Còn tại các chi đoàn trực thuộc (Khối Các cơ quan) thì cán bộ kiêm nhiệm nên hạn chế về kỹ năng công tác Đoàn và khó hoạt động thường xuyên. “Nhiều khi các chương trình tập huấn kỹ năng, công tác chuyên môn trùng nhau khiến bản thân mình dù muốn hay không cũng phải có lựa chọn, cân nhắc nặng nhẹ, trước sau”, Ka Dim - Phó Bí thư Đoàn xã kiêm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đạ Tông (huyện Đam Rông) chia sẻ.

Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng hiện nay, ở các địa phương, nữ cán bộ Đoàn chiếm tỉ lệ từ 10 - 20%. Một trong những lợi thế của nữ cán bộ Đoàn chính là khả năng giao tiếp, mềm mỏng, tận tụy với công việc. Thế nhưng, tại một số địa phương, tình trạng nữ cán bộ Đoàn chỉ gắn bó với công tác ở giai đoạn còn độc thân, sau khi lập gia đình thì chấm dứt hẳn, dù trước đó có năng nổ như thế nào đi chăng nữa đã trở thành chuyện hiển nhiên. Bởi đặc trưng của Đoàn là các hoạt động giao lưu, đi nhiều để bám sát cơ sở, sức khỏe và điều kiện về thời gian lúc này không còn cho phép nữa.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của anh Phan Đức Thái, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ Đoàn cơ sở còn yếu, tụt hậu so với mặt bằng chung của thanh niên. Mối quan hệ giữa thủ lĩnh thanh niên với ĐVTN chưa gắn bó, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN.

Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ công nghệ 4.0 và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, việc không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức và cán bộ cơ sở đoàn đang là đòi hỏi cấp thiết. Nhìn nhận được yêu cầu này, Hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương Đoàn khóa XI (tháng 3/2019) cũng đã đưa ra Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn khu dân cư, giai đoạn 2019 - 2022 để giải quyết những khó khăn này.

VIỆT QUỲNH – HỒNG THẮM

Đoàn xã bộc bạch: “Ở Mê Linh có 4 thôn đồng bào DTTS nằm khá tách biệt với khu trung tâm. Chúng tôi phải thường xuyên duy trì việc kết nối, giao lưu các thôn bằng nhiều hoạt động xã hội, không giới hạn riêng trong ĐVTN. Nếu không làm như thế sẽ có một sự phân cách, không thể thu hút, tập hợp để giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng”.

Mặc dù vất vả là vậy, thế nhưng có một thực tế hiện nay là ngoài bí thư đoàn xã được hưởng lương thì phó bí thư đoàn xã vẫn chỉ được hưởng phụ cấp theo chế độ, còn các bí thư chi đoàn chỉ làm dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không có một khoản hỗ trợ nào. Nguồn thu nhập thấp khiến hầu hết cán bộ Đoàn cơ sở vẫn phải chăm lo kinh tế gia đình, cho nên không phải ai cũng có thể toàn tâm toàn ý với các phong trào Đoàn. Theo chủ trương, họ được gắn với một số vai trò như thôn đội trưởng, tổ trưởng tổ vay vốn… chủ yếu là để có thêm phụ cấp, mang tính chất động viên để từ đó có động lực, tiếp tục gắn bó với

Là “thủ lĩnh” Đoàn, ngoài niềm đam mê và nhiệt huyết, các cán bộ Đoàn còn phải trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng trong thời kỳ mới.

Nữ cán bộ Đoàn có những thuận lợi và khó khăn nhất định so với nam giới.

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

6 THỨ HAI 25 - 3 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Xúc tiến đầu tư các bãi đậu xe Đà LạtTừ nay đến hết tháng 4/2019,

UBND thành phố Đà Lạt phối hợp với các Sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, ngành liên quan khác để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đề xuất chuyển đổi, điều chỉnh 10 ha diện tích đất

rừng tại Tiểu khu 266A, thuộc đồi Lan Ngọc, Phường 3 để xây dựng bãi đậu xe kết hợp điểm dừng chân, trung chuyển, du lịch…, cân đối hài hòa giữa hoạt động dịch vụ với bảo vệ môi trường cảnh quan.

Đồng thời, với bãi đậu xe tại đồi

Gio An, UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương nghiên cứu, đưa vào quy hoạch theo phương thức xã hội hóa. Mục tiêu xây dựng bến xe Gio An nhằm tạo sự kết nối với các trục đường giao thông từ vành đai đi vào trung tâm thành phố Đà Lạt.

Riêng bãi đậu xe Trại Mát với diện tích 6.000 m2, UBND thành phố Đà Lạt đang khẩn trương triển khai đầu tư, sớm tổ chức quản lý, khai thác đưa vào hoạt động, nhằm tránh lãng phí tài sản công theo quy định. MẠC KHẢI

348 mô hình tự quản về giữ gìn trật tựan ninh

Thông tin từ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lâm Đồng cho biết, MTTQ cấp cơ sở và khu dân cư đã thành lập và ra mắt 348 mô hình tự quản về giữ gìn trật tự an ninh tại cộng đồng. Nhiều mô hình có cách làm sáng tạo, hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu như các mô hình “Camera an ninh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã lắp đặt 871 camera từ nguồn xã hội hóa, mô hình “Tiếng kẻng an ninh” tại huyện Đức Trọng, mô hình “Tổ tuần tra dân cử, dân nuôi” tại huyện Lâm Hà, Bảo Lâm… Các mô hình tự quản về giữ gìn trật tự an ninh tại các địa phương đã góp phần bảo đảm an toàn xã hội, xây dựng một cộng đồng bình yên cho Nhân dân yên tâm sinh sống, học tập và làm việc. D.Q

LẠC DƯƠNG: 99,8% số hộ có điện lưới quốc giaTheo UBND huyện Lạc Dương,

đến nay, toàn huyện có 35/35 thôn, tổ dân phố đã được kéo điện lưới quốc gia, số hộ có điện đạt 99,8%. Đồng

thời, thông tin liên lạc thông suốt đến các địa bàn, đã phủ sóng điện thoại di động đến 6/6 xã, thị trấn; sóng truyền hình đã đến được các xã vùng sâu,

vùng xa. 97% dân số đã được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đặc biệt, hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn

chỉnh, từ chỗ chỉ có hơn 2 km đường được trải nhựa, đến nay, hệ thống đường bê tông nhựa nóng đã về đến các thôn, tổ dân phố. V.HÙNG

Quần chúng cung cấp gần 2.000 tin tố giác tội phạm trong công tác dân vận

Thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận năm 2018 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Công an tỉnh, trong năm qua 2 ngành đã thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo; đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác dân vận, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, lực lượng nòng cốt ở vùng trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo; nhân rộng, biểu dương, khen thưởng các mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực như các mô hình “Tự quản về ANTT”, “Liên kết bảo vệ ANTT”, “Tổ vận hành an toàn về ANTT”…

Tham gia phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm”, quần chúng đã phát hiện, cung cấp gần 1.961 tin giúp lực lượng Công an làm rõ 592 vụ phạm tội về TTXH.

Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã được gắn liền với các phong trào, các cuộc vận động khác như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Tham gia giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư”... Qua phong trào, các đoàn thể, khu dân cư đã nhận quản lý, giáo dục, cảm hóa 1.979 đối tượng hình sự và hiện đã có 571 người tiến bộ được đưa ra khỏi diện quản lý.

Đ. HUY

Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Với phương châm “Phong trào nhỏ, thời gian ngắn, hiệu quả cao”, hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh

(LĐLĐ) triển khai mạnh mẽ các hoạt động sáng kiến, áp dụng và cải tiến kỹ thuật về cơ sở, chỉ đạo các cấp công đoàn xây dựng tiêu chí cụ thể, động viên từng cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia. Nhiều sáng kiến, giải pháp đã giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện môi trường làm việc, giải phóng sức lao động, cải cách thủ tục hành chính, từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng tác phong công nghiệp cho đoàn viên, CNVCLĐ. Tổ chức công đoàn các cấp đã có chính sách khen thưởng kịp thời, khích lệ các cá nhân, tập thể có nhiều sáng kiến, sáng tạo, từ đó thôi thúc lòng hăng say, nhiệt tình cống hiến cho lao động sản xuất của đơn vị.

Trong 5 năm qua, toàn tỉnh có hơn 12.000 đề tài, sáng kiến, giải pháp đã làm lợi trên 20 tỷ đồng. Riêng năm 2018, toàn tỉnh có 2.723 đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; trong đó, có 31 sáng kiến cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi cho cơ quan, doanh nghiệp lên tới 2,8 tỷ đồng.

Trong hàng ngàn sáng kiến đang mang lại những giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội đó, có nhiều sáng kiến, giải pháp đã được áp dụng vào thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho các đơn vị, doanh nghiệp, giải phóng sức lao động của con người. Có thể kể, sáng kiến “Tận dụng sắt vụn chế tạo máy kéo cắt cỏ sân Golf” của đoàn viên Công đoàn cơ sở Công ty Sacom Tuyền Lâm tiết kiệm cho doanh nghiệp hơn 200 triệu đồng/năm. Sáng kiến “Chế tạo máy ép phẳng tài liệu sau khi đã bồi nền” của hai tác giả Nguyễn Đức Hồng và Phạm Ngọc Hiền (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV) đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn với giá thành sản xuất

Những năm gần đây, hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) của tỉnh luôn được đẩy mạnh. Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xác định việc phát động phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong CNVCLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn.

Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Q.Uyển

thấp, khoảng 11 triệu đồng/máy, trong khi giá trên thị trường là hơn 100 triệu đồng/máy. Máy còn có nhiều ưu điểm: cách sử dụng đơn giản, không tốn điện năng và kinh phí duy tôn bảo dưỡng, thời gian sử dụng từ 15 - 20 năm, tiết kiệm cho đơn vị 136 triệu đồng. Sáng kiến “Kỹ thuật DESARDA trong điều trị thoát vị bẹn ở người lớn” của BS. Phạm Ngọc Thi (Phó Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng) đã minh chứng giá trị thực tế đủ độ tin cậy để thay thế một phần các kỹ thuật khác đang thực hiện tại đơn vị, giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn. Phương pháp này đã tiết kiệm chi phí mesh là vật tư tiêu hao đặc biệt có giá 750 ngàn đồng/ca mổ, giúp bệnh nhân không bị tái phát, giảm chi phí tốn kém cho người bệnh, gia đình và bệnh viện cho các cuộc phẫu thuật tiếp theo khi bệnh tái phát...

Sáng tạo không chỉ ở đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo mà ở ngay những người lao

động bình thường, sáng tạo bằng lòng yêu nghề, say mê công việc. Có những sáng kiến không đong đếm được bằng tiền mà bằng hiệu quả xã hội. Không thể kể ra hết các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mà đoàn viên, CNVCLĐ của tỉnh đóng góp; nhưng có thể khẳng định, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” do công đoàn các cấp phát động đã được nhân rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo đoàn viên tham gia và được ứng dụng vào thực tiễn lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác của từng ngành nghề, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hàng ngàn sáng kiến, vẫn còn nhiều đề tài sáng kiến không được đánh giá cao, chưa đạt hiệu quả, chưa được nhân rộng hay áp dụng trong thực tế. Cùng sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với nhận thức “đứng yên là tụt lùi”, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng

tạo” đang được tổ chức công đoàn đẩy lên một bước mới, hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào, thời gian tới, các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua, hướng mạnh về cơ sở. Trong đó, có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo kỹ thuật trong CNVCLĐ như: phổ biến, ứng dụng các sáng kiến có giá trị làm lợi cao để áp dụng rộng rãi; tôn vinh các nhà khoa học, các cá nhân, tập thể có nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích; tổ chức các hoạt động sáng tạo một cách sâu rộng cho mọi đối tượng tập thể, cá nhân tham gia nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, trí tuệ của đoàn viên, CNVCLĐ, coi sáng tạo và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống là một nguồn lực quan trọng làm tăng thêm sức mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

QUỲNH UYỂN

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

7 THỨ HAI 25 - 3 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nỗ lực phòng chống sốt rét rừng

Tại Di Linh, trong những tháng đầu năm 2019 tình hình sốt rét trên địa bàn có nhiều biến động, gia tăng

ở một số xã, đặc biệt tập trung ở xã Gia Bắc. Nguyên nhân sốt rét tăng đột biến là do đối tượng đi rừng, ngủ rẫy nhiều và việc áp dụng các biện pháp phòng chống gặp khó khăn.

BSCKII Lê Thành Quang - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết: “Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn xã Gia Bắc đã phát hiện 13 ca sốt rét trong tổng số 16 ca mắc toàn huyện, mà trong đó 50% là sốt rét chủng falci, điều này tồn tại những yếu tố nguy cơ sốt rét ác tính rất cao, tỉ lệ mắc sốt rét tăng cao hơn nhiều so với các năm trước. Đối tượng mắc sốt rét là công nhân lâm trường, người dân làm công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã, đặc biệt là ở vùng giáp ranh với Bình Thuận. Gần 400 người dân và công nhân lâm trường trên địa bàn thuộc nhóm đối tượng thường xuyên ngủ lại trong rừng qua đêm, do đó sẽ bị muỗi đốt và nhiễm ký sinh trùng sốt rét, điều này làm cho tình hình mắc sốt rét rừng tăng cao và phức tạp”.

Chương trình phòng chống sốt rét ở huyện Di Linh đã và đang tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống nhằm sớm ổn định tình hình. Song, do tình hình dịch tễ sốt rét tại địa phương có nhiều yếu tố không thuận lợi, số ca mắc bệnh đều là sốt rét rừng, bệnh nhân đi về từ vùng rừng sâu khu vực xã Gia Bắc giáp ranh xã Thuận Hòa - huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận, nên nguy cơ phát sinh ca bệnh vẫn chưa được ngăn chặn.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện

Di Linh, trong vòng 2 tháng đầu năm 2019, qua phát hiện của Trạm Y tế xã Gia Bắc có 13 ca sốt rét rừng (chiếm 50% ca mắc sốt rét trên toàn tỉnh), trong đó có 1 ca tái phát. Trước sự biến động sốt rét bất thường này, ngành y tế địa phương và UBND xã Gia Bắc đã tập trung chỉ đạo công tác phòng chống sốt rét, nhận diện rõ tình hình sốt rét rừng, qua phân tích 13 ca mắc sốt rét gồm có: 5 ca bệnh là công nhân Xí nghiệp Lâm trường Bắc Sơn đóng chân trên địa bàn, 2 ca là người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, 6 ca là đối tượng người dân đi rừng làm rẫy.

Trước điểm nóng sốt rét rừng vùng Gia Bắc, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Di Linh và UBND xã Gia Bắc tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp phòng chống và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống muỗi cho tất cả các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, người dân trên địa bàn khoảng 500 người. Tổ chức khám sức khỏe miễn phí, lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, phát miễn phí kem xoa xua muỗi; cấp màn, mùng đã tẩm hóa chất và tất cả người dân trong xã được cho uống miễn phí 1 liều thuốc điều trị dự phòng sốt rét nhằm tăng cường miễn dịch cho cộng đồng.

Thạc sĩ - BS Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: Giải pháp cấp bách trong phòng chống sốt rét rừng hiện nay là huy động cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn cần phải xác định tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức

Lâm Đồng đang hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2025. Tuy nhiên, địa phương đang đối mặt trước thách thức của bệnh sốt rét rừng. Hiện nay, sốt rét đang gia tăng ở vùng rừng giáp ranh khu vực 5 xã vùng Loan thuộc huyện Đức Trọng và các xã thuộc huyện Di Linh giáp ranh với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

khỏe Nhân dân, phòng chống dịch bệnh sốt rét rừng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng bệnh sốt rét rừng. Các hội đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, Nhân dân tham gia tích cực hưởng ứng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng do ngành y tế phát động và hướng dẫn chuyên môn.

Trạm y tế đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống sốt rét bằng nhiều hình thức như: Cử cán bộ xuống tận thôn bản kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; hướng dẫn nhân viên y tế thôn bản tuyên truyền cho người dân về cách phòng chống sốt rét; giải thích cho người dân về lợi ích của việc thường xuyên ngủ mùng, màn tẩm hóa chất; cấp thuốc tự điều trị sốt rét và hướng dẫn sử dụng cho tất cả các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, dân di biến động vào vùng sốt rét trọng điểm. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã và trưởng các thôn buôn tổ chức tuyên truyền về phòng chống sốt rét lồng ghép trong các buổi họp thôn, buôn, sinh hoạt đoàn thể; phát thông điệp, nội dung phòng chống sốt rét trên hệ thống loa phát thanh của xã để nâng cao kiến thức phòng bệnh cho Nhân dân.

Bên cạnh đó, các trạm y tế xã tăng cường công tác giám sát dịch tễ sốt rét một cách thường xuyên, đặc biệt chú trọng đến việc lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét tại các thôn buôn trọng điểm. Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện triển khai các đợt chiến dịch tẩm mùng, màn cho tất cả các thôn buôn trong xã và phun hóa chất phòng chống sốt rét.

Đối với người dân trong vùng trọng điểm sốt rét rừng, đặc biệt là đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, vì sức khỏe của chính mình, gia đình và cộng đồng, mỗi người, mỗi nhà cần hành động thiết thực hàng ngày, hàng tuần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt rét như: Diệt muỗi và loăng quăng bằng cách vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh không để nước đọng xung quanh nhà; ngủ màn, mùng tẩm hóa chất; dùng hóa chất diệt muỗi, phun xịt hoặc tẩm mùng, màn chống muỗi, dùng kem xoa xua muỗi đốt…

Khi có dấu hiệu sốt phải đến trạm y tế ngay để được khám và xử trí kịp thời. Công tác phòng chống sốt rét rừng chỉ thành công khi có sự tham gia tự giác, tích cực của mọi người dân, đặc biệt là người dân trong vùng trọng điểm sốt rét lưu hành.

AN NHIÊN

Nhằm ngăn chặn bùng phát dịch, 100% đối tượng đi rừng, ngủ rẫy và người dân xã Gia Bắc được uống một liều thuốc điều trị dự phòng sốt rét để tăng miễn dịch của cộng đồng với sốt rét rừng ở xã trọng điểm sốt rét lưu hành.

ĐAM RÔNG: Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông đang hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể, đối với vệ sinh chuồng trại, cần quét dọn sạch sẽ, khơi thông cống rãnh không

để nước ứ đọng và rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi; đối với công tác chăm sóc, cần thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, nhất là chú ý bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa và thức ăn để tăng cường sức đề kháng; đặc biệt, với các cơ sở, các hộ giết mổ, kinh doanh

sản phẩm gia súc chỉ được nhập gia súc, gia cầm ở các vùng an toàn dịch bệnh và có giấy chứng nhận tiêm phòng do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp; tuyệt đối không giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

LÊ TUẤN

Hơn 147 ngàn chuyên đề về phong trào học tập suốt đời

Sau 3 năm triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm

2020”, các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) trên địa bàn tỉnh đã thực

hiện được hơn 147 ngàn chuyên đề với trên 300 ngàn lượt người tham dự.

Với phương châm “Cần gì học nấy”, các TTHTCĐ đã tổ chức các lớp học nghề cho người lao động, thanh thiếu

niên; chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất

của người dân, giúp người dân nâng cao kiến thức trong chuyển đổi cơ cấu

cây trồng và vật nuôi; tuyên truyền phổ biến các luật mới như Bộ luật Hình sự,

Luật Tiếp cận thông tin, Luật Du lịch… Phong trào học tập suốt đời trong gia

đình, dòng họ, cộng đồng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức

của người dân: học tập để xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho gia đình, từ đó

người dân tự nguyện trong việc nâng cao kiến thức.

TUẤN HƯƠNG

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tuyển sinh thêm 3 ngành học mới

Năm 2019, ngoài các ngành sư phạm, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tuyển sinh thêm 3 ngành mới ngoài sư phạm -

hệ chính quy, gồm: Phiên dịch tiếng Anh du lịch, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ

hành, Công nghệ thông tin. Phương thức tuyển sinh các ngành này gồm: xét tuyển

học bạ THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu việc làm của địa phương, giúp sinh viên ra trường có cơ hội có việc làm cao. Các

chính sách hỗ trợ người học: có ký túc xá cho sinh viên có nhu cầu; hàng năm, nhà

trường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng khoảng 300 suất

học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn

cảnh khó khăn… VIỆT HÙNG

Gần 7,4 tỷ đồng mua vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 vừa được UBND

tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Lâm Đồng làm chủ đầu tư, tổng kinh phí gần 7,4 tỷ đồng.

Theo đó, với phương thức chỉ định thầu rút gọn và chào hàng cạnh tranh,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chỉ đạo Chi cục Chăn

nuôi, Thú y và Thủy sản triển khai 8 gói thầu, mỗi gói thầu có thời hạn trong thời

gian 30 ngày theo hình thức hợp đồng trọn gói. Cụ thể, 3 gói thầu mua hóa

chất gồm: 10.000 lít RTD-Iodine (1,3 tỷ đồng); 10.000 lít Han - Iodine 10%

(1,26 tỷ đồng); 10.000 lít Bioxide (1,25 tỷ đồng).

5 gói thầu còn lại mua các loại vắc xin như: 77.800 liều phòng, chống bệnh dại chó (hơn 1,1 tỷ đồng); 331.000 liều phó

thương hàn, tụ huyết trùng heo (993 triệu đồng); 153.900 liều tụ huyết trùng trâu, bò

(hơn 840 triệu đồng); 240.300 liều cúm gia cầm (gần 86 triệu đồng).

VŨ VĂN

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa từ phong trào “Lao động giỏi, lao ...baolamdong.vn/upload/others/201903/29581_BLD_ng_y_25_3_2019.pdf · TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI”, THÁNG

8 THỨ HAI 25 - 3 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOBÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH

ĐÔ THỊ BẢO LỘC DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ HỮU Căn cứ theo Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 05/03/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt

phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xin thông báo bán đấu giá cổ phần Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc như sau:

1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ BẢO LỘC- Địa chỉ: Số 261 Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng- Điện thoại: (0263) 3 864 057 Fax: (0263) 3 710 0352. Ngành nghề kinh doanh: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo

Lâm; Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống chiếu sáng; Xây dựng nền, mặt đường cấp phối, đá dăm, láng nhựa, xây dựng mương, cống rãnh thoát nước; Xây dựng, chăm sóc và duy trì công viên, khu vực cây xanh…

3. Vốn điều lệ công ty: 15.582.480.000 đồng4. Tổ chức chào bán cổ phần: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG5. Số lượng cổ phần bán đấu giá: 162.304 cổ phần6. Điều kiện tham dự đấu giá: Tổ chức và cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định trong Quy chế bán đấu giá

cổ phần của Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sở hữu.7. Tổ chức bán đấu giá: CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á (DAS)8. Cổ phần chào bán thông qua đấu giá: - Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông - Giá khởi điểm: 15.400 đồng/cổ phần- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần - Bước giá: 100 đồng- Tổng số lượng cổ phần đấu giá: 162.304 cổ phần - Bước khối lượng: 1 cổ phần- Số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 0 cổ phần9.Thời gian và địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá, công bố thông tin, nộp tiền đặt cọc:- Thời gian: Từ 08h00 ngày 22/03/2019 đến 16h00 ngày 04/04/2019- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - Hội sở: Tầng 2 và tầng 3, Tòa nhà 468 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh(Liên hệ: Ms.Hòa (028) 38 336 333 (ext: 105), Di động: 0977 509 741)CV. thực hiện dự án: Ms. Huyền ((028) 3833 6333 (ext: 209), Di động: 0987 439 991)- CN Hà Nội: 181 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Tp.Hà Nội(Liên hệ: Ms.Hằng (024) 39 445 175 (ext: 111), Di động: 0166 767 3333)- CN Sài Gòn: 60 - 70 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. HCM(Liên hệ Ms. Phượng (028) 38 218 666 (ext: 105), Di động: 0918 484 433)10. Nộp phiếu tham dự đấu giá: Nhà đầu tư bỏ phiếu tại Hội sở, Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Hà Nội hoặc

gửi thư đảm bảo qua đường bưu điện đến Hội sở Công ty Chứng khoán Đông Á trước 16h00 ngày 10/04/2019.11. Thời gian tổ chức đấu giá:- Thời gian: 10h00 ngày 12/04/2019- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà 468 Nguyễn Thị

Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Tp. HCM12. Thời gian nộp tiền bổ sung mua cổ phần: Từ 08h00 ngày 13/04/2019 đến 16h00 ngày 19/04/201913. Thời gian hoàn trả tiền cọc: Từ 08h00 ngày 15/04/2019 đến 16h00 ngày 19/04/2019Để biết thêm thông tin chi tiết, nhà đầu tư vui lòng xem bản Công bố thông tin, Quy chế đấu giá bán cổ phần trên

các website: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (www.dag.vn), Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (www.lamdong.gov.vn) và Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc (www.congtydothibaoloc.com)

Đối thoại cấp cao về Hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ngày 20/3, tại Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Đối thoại cấp cao về Hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Hướng tới một khu vực hòa bình, thịnh vượng và bao trùm, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao, quan chức cao cấp của 10 nước ASEAN, 8 nước đối tác, cùng đại diện một số nước Nam Thái Bình Dương.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại.

Được tổ chức theo sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia, Đối thoại nhằm mục đích tạo cơ hội để các nước trao đổi về các khái niệm, sáng kiến hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, qua đó tìm kiếm khả năng hợp tác cùng có lợi trên cơ sở các nguyên tắc chung.

Trong phát biểu khai mạc, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với 3/5 diện tích bề mặt Trái Đất và có 3/5 dân số thế giới sinh sống. Do đó, xây dựng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng có ý nghĩa to lớn không chỉ với các nước trong khu vực mà với cả thế giới.

Trong thời gian tới, Indonesia đề xuất các nước tập trung ưu tiên vào ba lĩnh vực: hợp tác biển, hạ tầng và kết nối, và phát triển bền vững.

Để làm cơ sở cho hợp tác, Phó Tổng thống Indonesia nhấn mạnh các nguyên tắc bao trùm, minh bạch, đối thoại và hợp tác, tôn trọng luật lệ, phát triển không loại trừ ai và hợp tác không nhằm thay thế mà củng cố, tăng cường những khuôn khổ, cơ chế hiện có.

Tại phiên thảo luận chung vào sáng ngày 20/3, đại diện 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đã lần lượt trình bày quan điểm, nhìn nhận của mình về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như đề xuất phương hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác.

Nhìn chung, các nước đều chia sẻ lợi ích chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng, dựa trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc chung.

Trước tình hình đang có nhiều khái niệm, chiến lược hợp tác, điều quan trọng là cần tìm ra những điểm chung giữa các sáng kiến,

chiến lược này, từ đó làm cơ sở để thúc đẩy hợp tác chung. Đặc biệt, các nước đều đề cao vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt, coi đây là cơ sở chính để triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

Chiều cùng ngày, đã diễn ra các phiên thảo luận theo từng chủ đề: Phát triển bền vững (SDG), Hợp tác biển, Hạ tầng và Kết nối với sự tham dự của các đại biểu dự đối thoại, đại diện một số tổ chức quốc tế, học giả và khu vực tư nhân.

Tại các phiên thảo luận, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá tình hình hợp tác, xác định những thách thức và tìm kiếm khả năng thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực này ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Dự kiến nước chủ nhà Indonesia sẽ ra Tuyên bố Chủ tịch tóm tắt các ý kiến, đề xuất đưa ra tại các phiên thảo luận.

Phát biểu tại Đối thoại, Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng cho tất cả là mục tiêu và nguyện vọng chung, do đó tất cả các nước cần có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, đóng góp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu này.

Để làm được điều đó, Thứ trưởng nhấn mạnh các nước cần lấy hòa bình, ổn định và thịnh vượng làm mục tiêu chung, cùng với sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, và quyền tự quyết của các nước; coi đối thoại và hợp tác là công cụ chủ yếu trong quan hệ giữa các quốc gia, và lấy thượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực.

Thứ trưởng đề nghị cần thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các nước, phát huy vai trò của ASEAN để định hướng cho hợp tác, dựa trên cơ sở là các chương trình, kế hoạch hợp tác hiện có cũng như các cơ chế, khuôn khổ do ASEAN thành lập và dẫn dắt.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã có cuộc gặp và chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, gặp Trưởng đoàn một số nước để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm. TTXVN

Các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã phát minh ra cách tạo nhiên liệu hydro từ nước biển khi sử dụng năng lượng Mặt Trời, mở ra khả năng tạo năng lượng sạch không thải khí CO2.

Nghiên cứu trên được công bố ngày 18/3 trong Tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, mô tả phương pháp chống bào mòn khi tách nhiên liệu hydro và khí oxy với điện.

Các biện pháp phân tách nước hiện nay sử dụng nước đã được thanh lọc vì chất clo trong muối nước biển (được tích điện âm) có thể ăn mòn cực dương, dẫn tới làm giảm tuổi thọ của hệ thống phân tách.

Theo các nhà nghiên cứu, khi tách hydro và oxy từ nước, khí hydro bay ra theo cực âm và khí oxy thoát ra theo cực dương.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Dai Hongjie đứng đầu đã phát hiện rằng nếu phủ cực dương bằng những lớp kim loại được tích nhiều điện âm, chính các tấm này sẽ đẩy clo ra và làm chậm quá trình ăn mòn kim loại bên trong đã được che phủ.

Nếu không có vỏ bọc đã tích điện âm, cực dương chỉ có thể làm việc trong khoảng 12 giờ trong môi trường nước biển mặn, nhưng với lớp

Phát minh ra cách tạo nhiên liệu hydro từ nước biển

bọc này, cực dương có thể hoạt động tốt trong hàng nghìn giờ.

Phòng thí nghiệm của nhà khoa học Dai Hongjie có thể tạo ra gấp 10 lần lượng điện thông qua thiết bị đa tầng của mình, giúp tạo hydro từ nước biển nhanh hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, trong tương lai, công nghệ này cũng có thể được sử dụng để tạo khí oxy có thể thở được từ đại dương.

TTXVN

Nhiên liệu hydro đang được thế giới đầu tư nghiên cứu nhằm phục vụ các dự án trong tương lai.

Mỹ thử nghiệm thành công cách chữa bệnh hồng cầu hình liềm

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả tích cực của dự án thử nghiệm điều trị lâm sàng bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm bằng phương pháp can thiệp gen, qua đó lần đầu tiên mở ra hy vọng chữa lành căn bệnh gây đau đớn này cho hàng chục triệu người gốc Phi trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) đã áp dụng phương pháp cấy gen từ tế bào hồng cầu khỏe mạnh vào cơ thể của 9 bệnh nhân mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Sau một thời gian, kết quả cho thấy lượng hồng cầu khỏe mạnh đã dần thay thế số hồng cầu hình lưỡi liềm, giúp người bệnh không còn những biểu hiện lâm sàng của căn bệnh nan y trên.

Đánh giá về kết quả của phương pháp mới, Giám đốc NIH Francis Collins, cho rằng đây là một bước đột phá trong quá trình nghiên cứu chữa trị chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm - căn bệnh dẫn đến tình trạng không có

đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang ôxy đi khắp cơ thể.

Trước đó, giới y học thế giới chưa tìm ra cách chữa căn bệnh này mà chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng và thực hiện các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm đa số đến từ châu Phi hoặc có dòng máu liên quan đến nguồn gốc Đại chủng Phi (Negroid), hiện đang sinh sống rải rác tại khu vực Địa Trung Hải, Saudi Arabia, quần đảo Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Riêng tại Mỹ, có khoảng 80.000 đến 100.000 gốc Phi bị mắc chứng bệnh di truyền này.

Thông thường, các tế bào hồng cầu có hình tròn và có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể.

Khi bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, các tế bào này biến thành hình lưỡi liềm và trở nên cứng và dính. Những tế bào mang hình dạng bất thường có thể gặp khó khăn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ, và có thể làm chậm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu và ôxy đến các bộ phận của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các mô và cơ quan bị tổn hại do không được cung cấp đủ máu.

Biến chứng của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm bao gồm: bệnh về thận và mắt, hoại tử chân, đột quỵ và nhiễm trùng nhiều nơi như viêm tủy xương, viêm phổi.

Trong trường hợp nặng, tủy xương sẽ ngừng sản xuất ra hồng cầu và khiến khoảng 18% bệnh nhân tử vong.

TTXVN