ngày sáng tạo việt nam 2010 biến đổi khí hậu Đơn dự...

28
Dành cho Ban Tổ chức Số thứ tự: Ngày nhận: Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 Biến đổi khí hậu Đơn dự thi I. CHI TIẾT ĐỀ ÁN 1. Tên đề án: Cafe Thanh Niên- Trung tâm học tập về Biến đổi khí hậu và Môi trường 2. Địa điểm thực hiện đề án: Hà Nội (sau đó có thể nhân rộng tại các tỉnh thành khác) 3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả đề án: Tên của cơ quan/tổ chức: Trung tâm nâng cao năng lực và hỗ trợ tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên Địa chỉ: Phòng 504, số 5, phố Chùa Láng, Hà Nội Điện thoại: 0904163174 (Nguyễn Thị Hiền). Email: [email protected] Điện thoại: 0912481558 (Hà Minh Loan). Email: [email protected] 4. Cơ quan thực hiện: Mô tả ngắn gọn về tổ chức/cơ quan đề xuất đề án, theo gợi ý sau : Được thành lập từ bao giờ? Ai sáng lập? Thành viên bao gồm những ai? Có bao nhiêu nhân viên? Chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên? Bộ máy quản lý và tổ chức như thế nào (đề nghị vẽ sơ đồ tổ chức)? Mục tiêu của tổ chức là gì? Ngân sách cho các hoạt động lấy từ đâu? Kể tên một vài dự án đã thực hiện và quá trình thực hiện những dự án đó? Nguồn tài chính cho những dự án này lấy từ đâu? Có dự án nào từng nhận tài

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

��

Dành cho Ban Tổ chức Số thứ tự: Ngày nhận:

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 Biến đổi khí hậu

Đơn dự thi I. CHI TIẾT ĐỀ ÁN

1. Tên đề án: Cafe Thanh Niên- Trung tâm học tập về Biến đổi khí hậu và Môi trường

2. Địa điểm thực hiện đề án: Hà Nội (sau đó có thể nhân rộng tại các tỉnh thành khác)

3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả đề án:

Tên của cơ quan/tổ chức: Trung tâm nâng cao năng lực và hỗ trợ tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên Địa chỉ: Phòng 504, số 5, phố Chùa Láng, Hà Nội Điện thoại: 0904163174 (Nguyễn Thị Hiền). Email: [email protected] Điện thoại: 0912481558 (Hà Minh Loan). Email: [email protected]

4. Cơ quan thực hiện: Mô tả ngắn gọn về tổ chức/cơ quan đề xuất đề án, theo gợi ý sau : Được

thành lập từ bao giờ? Ai sáng lập? Thành viên bao gồm những ai? Có bao nhiêu nhân viên? Chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên? Bộ máy quản lý và tổ chức như thế nào (đề nghị vẽ sơ đồ tổ chức)? Mục tiêu của tổ chức là gì? Ngân sách cho các hoạt động lấy từ đâu? Kể tên một vài dự án đã thực hiện và quá trình thực hiện những dự án đó? Nguồn tài chính cho những dự án này lấy từ đâu? Có dự án nào từng nhận tài

��

trợ từ một trong những nhà tài trợ cuộc thi này chưa? Nếu có, kể tên dự án và kết quả thực hiện dự án đó. Tiền thân của Trung tâm nâng cao năng lực và hỗ trợ tâm lý thanh thiếu niên (CFY) chính là nhóm thanh niên tình nguyện Hands in Hands. Sau 5 năm nỗ lực tham gia thực hiện hoạt động trong các dự án về nâng cao nhận thức cho vị thành niên và thanh thiếu niên về SKSS, HIV/AIDS, vào năm 2009, từ một nhóm thanh niên tình nguyện Hands in Hands đã trở thành tổ chức phi chính phủ của thanh niên đầu tiên ở Việt Nam. Sứ mệnh của tổ chức là hỗ trợ thanh niên nâng cao năng lực để làm chủ tương lai của chính mình. Thành viên sáng lập có 2 người: Hà Minh Loan – Giám đốc và Đỗ Ánh Tuyết – Phó giám đốc. Thành viên sáng lập là những người đã gây dựng HIH từ những ngày đầu hoạt động. Chuyên môn chính của HIH là những người tốt nghiệp Đại học các ngành xã hội : Tâm lý học, Xã hội học.

Hiện nay, Trung tâm có 4 nhân viên và 25 tình nguyện viên tuổi từ 18 đến 28. Các tình nguyện viên đều có nhiều kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức các hoạt động truyền thông cho thanh niên liên quan đến các vấn đề xã hội, sức khỏe, HIV/AIDS và các vấn đề mà thanh niên quan tâm. Trung tâm có một trang web, http://www.tuoiomai.net để tư vấn cho thanh niên về tâm sinh lý lưới tuổi và các vấn đề quan tâm khác. HIH đã có kinh nghiệm hoạt động xã hội được hơn 5 năm trong các dự án với World Bank, UNDP, Empower (Hoa Kỳ), MSI, CHOICE (Hà Lan). Đây cũng là nguồn kinh phí để HIH thực hiện hoạt động và phát triển. Từ khi thành lập đến nay, HIH luôn nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Quỹ Dân số thế giới (WPF) và sự cố vấn về phát triển tổ chức của Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM). Hiện tại, HIH đang tham gia vào dự án Nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ địa phương của WPF. Song song đó, tổ chức đang phát triển Sáng kiến truyền thông phát triển thanh niên Come Together!, trong đó có dự án đề xuất ở dưới đây. Dự án đã nhận tài trợ từ World Bank HIH đã đoạt giải thưởng “Ngày sáng tạo Việt Nam” năm 2004 với dự án: “Nâng cao nhận thức và thực hành các hành vi an toàn để phòng tránh HIV/AIDS”. Dự án đã triển khai tới 2 trường phổ thông trung học và một trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc địa bàn 2 quận Long Biên và Hoàng Mai. Theo đánh giá cuối dự án, có 85% đối tượng hưởng lợi của dự án đã có thay đổi về mặt nhận thức đối với việc phòng tránh HIV/AIDS theo chiều hướng tích cực hơn. Và có 93,7% đối tượng của dự án đánh giá cao những hoạt động của nhóm đặc biệt là các thầy cô giáo trong trường học. Đây cũng là dự án khởi đầu của HIH để tiếp tục thực hiện các dự án khác.

��

Sơ đồ tổ chức:

5. Tài khoản ngân hàng của cơ quan/tổ chức tác giả đề án: Tên tài khoản (tài khoản tiền đồng VN): Hà Minh Loan Tên chủ tài khoản: Hà Minh Loan Số TK: 0021001332769 Tại ngân hàng : Vietcombank Hoàng Quốc Việt Địa chỉ ngân hàng : Hoàng Quốc Việt , Cầu Giấy, Hà Nội

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN (1) Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng : mô tả sơ bộ điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương dự định thực hiện đề án, nêu rõ các khó khăn, thách thức mà đề án sẽ góp phần giải quyết và nêu rõ tầm quan trọng của những khó khăn thách thức đó. Café Thanh Niên và Trung tâm học tập Việc thành lập mẫu Café Thanh Niên và Trung Tâm Học hỏi hướng đến vấn đề biến đổi khí hậu là dự án của Come Together triển khai trong năm 2010. Cà phê gọi tắt là café Khí Hậu (Café CC). Đây là một dự án cần nhiều chi phí thành lập ban đầu.

��

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ trình bày dưới đây rằng ý tưởng này mang tính đột phá giúp : a) giải quyết cả 2 lĩnh vực hành động về biến đổi khí hậu - giảm nhẹ và thích ứng ;�b) các vấn đề xuyên suốt liên quan đến biến đổi khí hậu ;��

Nếu đạt giải thưởng của Chương Trình Ngày Sáng Tạo Việt Nam, số tiền này sẽ sử dụng cho các chi phí thiết lập ban đầu (xem danh mục ngân sách).��

Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng:� Về mặt dài hạn, sự can thiệp này sẽ hướng đến toàn bộ các bạn thanh niên ở mọi tầng lớp kinh tế xã hội. Về mặt ngắn hạn, nhóm mục tiêu hàng đầu có thể được miêu tả là lớp trẻ có sở hữu đủ nguồn lực tiêu dùng (thu nhập trung bình, thu nhập trên trung bình và thu nhập tương đối) và có thói quen hay lui tới các quán café để giải trí và giao lưu xã hội. Lớp trẻ này chủ yếu tập trung ở thành phố lớn. �Những cư dân thị thành càng giàu có thì tiêu dùng càng trội hơn và có nguồn rác thải với tỉ lệ làm lệch hẳn cán cân đối với khu vực người nghèo hơn trong xã hội. Về cơ bản họ tiêu thụ hàng ngày nhiều năng lượng hơn, gas, thực phẩm và nguồn tự nhiên như nước và theo đó họ thải ra nhiều chất thải (chất thải lỏng và chất thải rắn) và ô nhiễm (giao thông và công nghiệp) góp phần làm tăng lượng khí nhà kính và các bon trong khí quyển. Giới trẻ sống trong những thành phố lớn có lối sống mà theo đó:

a) hầu hết họ không dựa vào khí hậu hay thời tiết cho sinh kế, cho nên việc biến đổi khí hậu không ảnh hưởng đến họ nhiều như ảnh hưởng đến những nhóm người mà cuộc sống dựa vào thời tiết (nông dân hay ngư dân)

b) Họ có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm vật chất, theo quy trình xử lý, rồi sau đó tích

lũy và thải ra những chất thải có nguồn gốc carbon cao.

c) Họ sống theo cách của những người khá giả, kiểu thị thành hay theo chủ nghĩa hiện sinh cá nhân cao độ. Họ thường không quan tâm hay không xác định được cái gì đang ảnh hưởng đến dân số nông thôn hay tầng lớp dân số nghèo hơn thế nào.

Giới trẻ thị thành, là một phần của vấn đề, đồng thời chủ yếu chính là một phần tiềm năng nhất của những hướng giải quyết khả thi. Những người trẻ này chính là những nhà lãnh đạo tương lai, những người đưa ra quyết định và những người chèo lái xã hội. Nếu họ có thể được thúc đẩy để thực hiện lối sống xanh ngay từ khi còn trẻ thì trong tương lai khi họ sẽ có thể sẵn sàng tạo ra những ảnh hưởng và tác động lớn hơn. Ngoài ra sự tiếp cận và giới thiệu mà họ có thể có được tại hệ thống của Café CC sẽ thúc đẩy vai trò của họ trở thành những nhà khoa học môi trường, những nhà nghiên cứu và những nhà cải tổ tương lai. Điều này, sẽ theo thời gian làm tăng nguồn vốn của con người trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu ở quốc gia, dẫn đến tăng cường những nỗ lực và kế hoạch của chính phủ Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu. Với những thay đổi tích cực được mang đến cho nhóm người này, những lợi ích cũng sẽ được đi xa hơn trong việc tiếp cận đến nhóm dân số nông thôn và nhóm bị thiệt thòi. Những người được hưởng lợi thực sự trong tiến trình này, về lâu dài, sẽ là nhóm dân số nghèo hơn và ở vùng nông thôn- chính

��

là những người bị trực tiếp ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Bởi vì nhóm dân số thành thị khi tiếp nhận và áp dụng lối sống xanh sẽ cải thiện điều kiện cho những nhóm người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào khí hậu. �

Bối cảnh của Come Together! Đây là một dự án nằm trong sáng kiến Truyền Thông Phát Triển Thanh Niên Come Together!. Sáng kiến này ra mắt vào 27.3.2010 đúng vào giờ Trái Đất bằng một sự kiện Bữa Tối Giờ Trái Đất (phối hợp tổ chức cùng với Nhà hàng KOTO và Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã – World Wildlife Fund). Thực đơn phục vụ là các món ăn địa phương, hữu cơ, ánh sáng sử dụng đèn năng lượng mặt trời. Một số món ăn được nấu bằng nồi năng lượng mặt trời. Với thực khách, đây là bữa ăn mang tính sinh học thấp nhất mà họ được thưởng thức. Bữa tối Giờ trái đất là một sự kiện điển hình về cách thức tiếp cận của Come Together về vấn đề biến đổi khí hậu. Nguyên lý của Come Together xuất phát từ lý tưởng xã hội rằng những thay đổi mang tính bền vững luôn được dẫn dắt và thực hiện với chính những người tâm huyết đến với nhau để cùng hành động. Khi được tiếp cận thông tin và các ý tưởng, cộng với các kĩ năng thực tế đưa ý tưởng thành hành động, những công dân bình thường có thể là người chèo lái cho chính sự phát triển của họ. Bằng cách cung cấp mặt bằng thông tin và nguồn lực, Come Together! tạo điều kiện cho các thành viên nói lên các mối quan tâm, chia sẻ ý tưởng, tìm kiếm giải pháp và hợp tác hành động. Mục tiêu của Come Together! Mục tiêu hàng đầu của Come Together là thiết lập và sử dụng hiệu quả một mặt bằng truyền thông đổi mới, cho phép hàng triệu thanh niên Việt Nam có thể:

� Thiết lập một quy trình của sự thay đổi, cụ thể như: thiết lập một quy trình phân tích, lên kế hoạch, hành động, và học hỏi trên nền tảng tham gia và trách nhiệm công dân.

� Hành động cụ thể: tiếp cận thông tin, tham gia đối thoại và chủ động sáng kiến cải thiện môi trường sống.

� Nâng cao cơ hội- nâng cao chất lượng truyền thông, tạo cơ hội và tận dụng cơ hội sẵn có tạo thành tiềm năng toàn diện.

� Cải thiện dịch vụ (giáo dục, sức khỏe, văn hóa...)- cụ thể: thực hiện kiểm soát tốt hơn các nguồn lực liên quan đến các dịch vụ và tiếp cận các dịch vụ có chất lượng tốt hơn.

� Cải thiện và làm phong phú cuộc sống: tham gia vào các sự kiện văn hóa nghệ thuật làm phong phú cuộc sống, giúp cải thiện các lĩnh vực quan tâm.

Café Thanh Niên/Trung tâm học tập phục vụ mục tiêu của Come Together! như thế nào? Một hoạt động chính của Come Together là thiết lập một mẫu hình cà phê thân thiện dành cho giới trẻ, và trung tâm học hỏi, nơi giới trẻ liên kết và tham gia. Café này dự kiến triển khai vào giữa năm 2010. Quán café này sẽ trở thành thương hiệu độc nhất với những kiểu thiết kế mà thanh niên ưa thích và những dịch vụ thanh niên ưa dùng. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của thương hiệu cafe gắn liền với chương trình truyền thông về môi trường mà quán café đảm nhiệm tổ chức.

Cafe CC tham gia thể hiện tất cả các mục tiêu của sáng kiến Come Together. Một quán cafe thông thường chỉ đơn thuần là nơi ăn, uống, có thể sử dụng như là một kênh truyền thông. Sự đột phá nằm trong thiết kế và chiến lược hỗ trợ ý tưởng tuy đơn giản nhưng mạnh mẽ: làm cách nào để đem đến một không gian nơi thanh niên tụ họp một cách tự nhiên, một mặt bằng sáng tạo, học hỏi, và hành động. CC Cafe không chỉ là địa điểm đẹp cho giới trẻ ngồi uống nước, mà còn là không gian sáng tạo để họ cùng trao đổi, liên kết, gắn bó, hành động tạo nên sự thay đổi mong muốn. Cafe CC hoạt động như một kênh truyền thông và là chất xúc tác cho sự thay đổi như thế nào? Tất cả các hoạt động và can thiệp của Come Together hướng đến hỗ trợ đối thoại, hợp tác, và cuộc thi giữa các bạn trẻ, thông qua mặt bằng truyền thông thú vị và hấp dẫn. CC Cafe là một ví dụ của sự kết hợp tuyệt vời giữa giải trí và giáo dục. Mỗi khía cạnh thiết kế hướng đến việc cung cấp những trải nghiệm học tập nhẹ nhàng, đưa thông tin và tạo động lực qua các hình thức, phương tiện sáng tạo khác nhau. THIẾT KẾ QUÁN CAFE CC: Bên ngoài: • Bãi đậu xe: Trên tường vẽ graffiti với các hình ảnh và thông điệp cổ vũ lối sống “xanh”, một lối sống văn minh, hợp thời. Tại khu đậu xe, có các bảng nhắc nhở đội nón bảo hiểm, lái xe an toàn, và giảm carbon. Thiết kế áng tạo các sticker với thông điệp về biến đổi khí hậu để đưa cho mỗi khách hàng khi họ lấy xe, và dán lên mũ bảo hiểm hoặc xe. �

• Bảng hiệu: �Các bảng biểu cho các quán cà phê sẽ được sơn màu huỳnh quang để trong ánh sáng ban ngày có vẻ bình thường nhưng ban đêm được chiếu sáng bởi ánh sáng xung quanh và sẽ không đòi hỏi đèn điện để thắp sáng nó.��

• Cổng vào��Lối vào các quán cà phê sẽ được trang trí bằng tác phẩm điêu khắc thể hiện một thông điệp hoặc vấn đề về biến đổi khí hậu. Come Together! sẽ khởi động cuộc thi đầy thách thức giữa các nghệ sĩ trẻ để tạo ra tác phẩm điêu khắc chủ đề biến đổi khí hậu. Tác phẩm tốt nhất được trưng bày tại trước cổng quán.��• Ánh sáng:� Ban đêm, không gian bên ngoài được thắp sáng bởi đèn năng lượng mặt trời.��

• Cánh cửa:�Các cánh cửa sẽ được trang trí với các trang trại nhỏ. Có các sợi dây treo các chai nhựa tái chế, trong các chai đó trồng rau và hoa bằng chất dinh dưỡng. Những cây này tạo thành màn cửa tự nhiên. Các loại rau trồng trên cửa được sử dụng làm món salad cho khách hàng . Trang trại cửa sổ��� �����ỉ����� giá trị thẩm mỹ mà còn tiện ích thiết thực thu hút sự quan tâm, hứng thú về nuôi trồng thực phẩm trong các căn hộ thành phố.�CC cafe sẽ tiến hành một chương trình giảng dạy hàng tuần để chia sẻ kinh nghiệm với những người quan tâm cách làm “nông trại cửa sổ” riêng của họ tại nhà.�

��

• Nội thất: �Để bảo tồn gỗ quán cà phê sẽ được trang bị đồ gỗ tái chế.� �Come Together! sẽ quảng cáo dịch vụ thu thập đồ đạc bị loại bỏ ở nhà ở của người dân. Sau khi sửa chữa và làm sạch, những mẩu đồ nội thất sẽ được sử dụng tại quán cà phê. Tuy các đồ nội thất không đồng bộ với nhau, nhưng lại tạo nên một phong cách trang trí mới lạ nhờ sự ngộ nghĩnh và đa dạng. Trên hết, đây là một không gian cho những người sáng tạo trẻ.��

• Nhà vệ sinh: Hệ thống xả bồn vệ sinh chứa lượng nước nhỏ vừa đủ để tiết kiệm nước. Để tiết kiệm nước xả, phòng vệ sinh nam sẽ có nhiều bệ tiểu. Giấy vệ sinh sử dụng là giấy tái chế, trên giấy vệ sinh có thể in cả thông điệp. Thông điệp tắt vòi nước trong khi tay đang xoa xà phòng được ghi trên kính. • Năng lượng/chất đốt: Các khu vực công cộng và nhà bếp sẽ được thắp sáng bởi đèn năng lượng mặt trời. Tuy không thể dùng năng lượng mặt trời cho tất cả các thiết bị gia dụng, nhưng bất cứ nơi nào có thể có, quán cafe nỗ lực tiết kiệm và sử dụng năng lượng tái tạo.

DỊCH VỤ

• Thực đơn: Thực đơn sẽ thể hiện những món ăn được đặt tên theo những yếu tố của biến đổi khí hậu (ví dụ: Cafe Biến đổi khí hậu, Đồ uống nóng – Sự ấm lên toàn cầu, Nước uống có gas – Ngôi nhà xanh, v.v.) Lưu ý: Sẽ không có thực đơn in trên giấy. Khách hàng gọi đồ ăn đồ uống bằng cách viết phấn lên bảng, hoặc qua một hệ thống máy tính chạy bằng pin năng lượng mặt trời. Tất cả những việc này đều nhằm vào giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu giấy. Trường hợp không thể được thì sẽ sử dụng các loại giấy tái sinh, như giấy vệ sinh, hóa đơn, v.v. • Đồ ăn: Đồ ăn sẽ chủ yếu là các loại đồ ăn được chế biến hữu cơ và giá thành hợp lý. Một số đồ ăn phục vụ hàng ngày được nấu bằng nồi nấu và lò nướng sử dụng năng lượng mặt trời (tùy thuộc vào độ nắng và loại thực phẩm) • Nhân viên phục vụ Nhân viên phục vụ sẽ không chỉ là những người phục vụ đồ ăn thức uống. Họ sẽ được đào tạo về các vấn đề biến đổi khí hậu và sẽ là những người hiểu biết về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Họ sẽ được đào tạo để biến những hoạt động ăn uống đơn giản thành những hoạt động giáo dục. Ngay khi có một khách hàng hỏi về một món ăn nào đó, hay một cuộc thi trên máy tính, hay một quảng cáo trên TV, nhân viên phục vụ sẽ đóng vai trò là giáo dục viên đồng đẳng. Nhân viên phục vụ cũng sẽ được đào tạo về phương pháp nghiên cứu và sẽ thực hiện vai trò của một quan sát viên. Bất cứ lúc nào, khi có các sản phẩm truyền thông đang được phát hoặc được chiếu trong quán cafe, nhân viên phục vụ sẽ quan sát phản ứng của khách hàng và ghi lại. Họ cũng sẽ khuyến khích khách hàng điền vào phiếu câu hỏi do những chuyên gia nghiên cứu thiết kế. Những

��

nhân viên phục vụ thông minh này sẽ làm cho quán cafe trở lên nổi tiếng trong giới khách hàng trẻ mình.

TRUYỀN THÔNG

• Tài liệu truyền thông in ấn Các ấn phẩm về môi trường và biến đổi khí hậu sẽ được trưng bày ở quầy thu ngân và trên bàn ăn trong khi khách hàng chờ. • Truyền thông trên TV Một hệ thống các màn hình TV cỡ lớn sẽ chiếu những quảng bá và chương trình ngắn đặc biệt về môi trường và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, là những chương trình có thời lượng dài hơn về phong cách xanh, thiên nhiên, động vật hoang dã, v.v. Hệ thống TV này sẽ là “kênh truyền thông” ảo thể hiện nội dung của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và những sản phẩm do chính Come Together sản xuất.

Cứ 2 tiếng một lần, trên màn hình TV sẽ xuất hiện những câu hỏi nhanh về biến đổi khí hậu và môi trường. Khách hàng nào trả lời đúng câu hỏi sẽ giành được 1 tách cafe hoặc một đồ ăn miễn phí. Điều này sẽ làm cho khách hàng thích thú theo dõi những gì đang được phát trên TV, khiến cho họ tập trung hơn và thu được nhiều hơn những thông tin bổ ích từ các chương trình.

• Truyền thông qua hệ thống radio Âm nhạc trong quán cafe sẽ chỉ là những âm thanh tự nhiên để tạo ra mộ không khí thoải mái và êm dịu. Những câu hỏi nhanh cũng được phát trên radio để khách hàng có thể tham gia. • Truyền thông trực tuyến: gồm trò chơi và cuộc thi Một nửa số bàn trong quán cafe sẽ được lắp đặt máy vi tính để khách hàng có thể chơi trò chơi, tham gia các cuộc thi trực tuyến và hữu tuyến để giành phần thắng là một tách cafe hoặc một món ăn miễn phí. Các trò chơi sẽ được thiết kế sao cho chúng có thể đánh giá được mức độ hiểu biết của khách hàng về biến đổi khí hậu và sẽ truyền đạt những cách mà họ có thể làm được để giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những trò chơi này sẽ được thiết kế trên cơ sở tham vấn các chuyên gia và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

KHẢO SÁT

Hệ thống máy vi tính cũng sẽ thực hiện các chức năng khảo sát về thái độ và hành vi liên quan đến các vấn đề xung quanh biến đổi khí hậu. Khách hàng sẽ phải trả lời những câu hỏi ngắn trước khi họ có thể chơi một trò chơi hoặc cuộc thi. Điều này sẽ đảm bảo tất cả các khảo sát đều được thực hiện. Kết quả khảo sát sẽ có giá trị trong việc đánh giá xu hướng và hành vi của giới trẻ bao gồm cả những gợi ý của họ về việc có thể hành động gì một cách khả thi để thay đổi, hoặc những loại hình hoạt động hay sự kiện gì sẽ thu hút được sự tham gia của họ.

��

• Bảng thông điệp Một bảng thông điệp lớn sẽ được trưng bày để khách hàng viết lên đó những thông điệp gửi cho nhau và để kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu. Hàng tuần, sẽ có một cuộc thi bầu chọn khẩu hiệu hay nhất trong tuần về chống lại biến đổi khí hậu, về phong cách sống xanh., v.v. Khách hàng sẽ viết thông điệp của mình lên bảng. Thông điệp nào hay nhất sẽ được lưu trên bảng một tuần. • Triển lãm: Các bức tường của quán cafe sẽ là nơi trưng bày các cuộc triển lãm ảnh/nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ về các chủ đề cụ thể liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường. Các nghệ sĩ cùng với các chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hậu sẽ được mời đến nói chuyện hàng tuần với khách hàng ở quán cafe.

SỰ KIỆN

Bên cạnh những sự kiện giải trí thông thường, các sự kiện xung quanh chủ đề biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức hàng tuần tại quán cafe. Những sự kiện này sẽ thu hút rất đông người tham gia bằng các hình thức như hòa nhạc, ngâm thơ, chiếu phim, nói chuyện ngoài trời. Đặc biệt, các chủ đề sẽ do các khách hàng trẻ đề xuất.

Các sự kiện hàng tuần

• Đêm thi hỏi-đáp nhanh

Được tổ chức một tuần một lần vào buổi tối. Khách hàng sẽ được hỏi về kiến thức của họ về môi trường, thiên nhiên, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Người thắng cuộc sẽ được tặng một ly cafe và giải thưởng do đối tác kinh doanh hoặc dịch vụ tặng.

• Các buổi nói chuyện

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu hoặc về thanh niên – những người đã từng tạo ra những phong trào như thời trang “xanh” nghệ thuật “xanh”, phong cách “xanh” sẽ được mời đến nói chuyện. Các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu cũng sẽ được tổ chức tại quán cafe hàng tuần.

• Chiếu phim

Các phim trong nước và quốc tế với chủ đề liên quan đến môi trường, thiên nhiên, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu sẽ được chiếu ở quán cafe một tuần một lần. Chương trình có thể mời các chuyên gia về biến đổi khí hậu và cả đạo diễn phim đến nói chuyện và chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm với người tham gia.

Các sự kiện 2 tuần 1 lần

���

Âm nhạc và khiêu vũ: Các ca sĩ và nghệ sĩ khiêu vũ nổi tiếng nhất trong giới trẻ sẽ được mời đến diễn ở quán cafe. Họ sẽ được đề nghị ký vào bản lời hứa là sẽ sống theo phong cách xanh. Quá trình sống theo phong cách xanh này sẽ được cập nhật thường xuyên trên TV ở quán cafe. Nếu cuối cùng, nghệ sĩ nào thành công vượt qua những thử thách của phong cách xanh hoặc hoàn thành nhiệm vụ này một cách đáng khâm phục, người đó sẽ được mời lại và được trao giải “ Đại sứ thiện chí thanh niên xanh”.

Các sự kiện hàng tháng

• Các hoạt động gây quỹ (Lễ hội ẩm thực, Cuộc thi thực đơn)

Vào mỗi cuối tháng, các lễ hội gây quỹ sẽ được tổ chức tại quán cafe. Sinh viên học sinh các trường dạy nghề nấu ăn sẽ được thể hiện những thực đơn ngon miệng nhất và thân thiện với môi trường nhất của mình. Các ứng cử viên sẽ thể hiện thực đơn của mình tại lễ hội ẩm thực – nơi có cả rất nhiều trò chơi và thử thách, ví dụ: thi ăn nem, quay số trúng thưởng, bốc thăm trúng thưởng, ủng hộ.... Người có thực đơn được giải sẽ được trao giải thưởng và thực đơn của họ sẽ được đưa vào thực đơn của quán cafe. Những đóng góp huy động từ cuộc thi này sẽ được dùng để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân vùng bị bão lũ, hoặc để thiết kế và thực hiện các dự án nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

• Các cuộc thi hát

Hàng tháng, các bạn trẻ sẽ được tham gia vào một cuộc thi sáng tác bài hát về các chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu như tái sinh nguyên vật liệu, giảm chất thải, trồng cây xanh, v.v. Bài hát được giải sẽ được thể hiện trên sân khấu của quán cafe vào ngày hội gây quỹ.

• Các sự kiện thông tin

Quán cafe CC sẽ thiết kế lịch sự kiện hàng năm, trong đó mỗi tháng sẽ có một sự kiện hưởng ứng hoạt động quốc tế về môi trường và biến đổi khí hậu. Ví dụ, tháng Ba sẽ là tháng “Tiết kiệm năng lượng”, tháng Sáu là “tháng Trái đất”, tháng Mười Hai là “tháng Đa dạng sinh học” ... Các chủ đề của tháng sẽ được thể hiện trong mọi hoạt động của quán cafe, như trang trí, thức ăn, chương trình truyền thông...

Sự kiện này sẽ được tổ chức vào đầu tháng để công bố chủ đề và các hoạt động trong tháng. Điều này nhằm tập trung sự chú ỹ và tham gia của khách hàng vào những chủ đề cụ thể và cũng để quảng bá cho hoạt động của quán cafe.

Sự kiện hàng năm: Cuộc thi thiết kế

Sinh viên ngành thiết kế nội thất và ý tưởng sáng tạo sẽ có cơ hội thiết kế lại quán cafe mỗi năm. Thử thách của công việc thiết kế này là tạo ra một quán cafe thiết kế thân thiện với môi trường nhất và đẹp nhất trên cơ sở cân nhắc từng và mọi chi tiết về vận hành như năng lượng, nhiên liệu, dịch vụ, thực phẩm, nguyên vật liệu, trình bày, công nghệ, v.v. Thiết kế được giải sẽ được dùng để thiết

���

kế lại quán cafe mỗi năm để đảm bảo sự mới mẻ, hiện đại và cập nhật những mẫu thiết kế thân thiện với môi trường

NGHIÊN CỨU

Quán café sẽ còn là nơi lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu truyền thống tập hợp một nhóm người đại diện cho đối tượng đích đến một không gian khép kín, nơi mà họ được yêu cầu xem những bức tranh, những đoạn phim hoặc phát thanh, và sau đó được hỏi về những phản ứng và suy nghĩ của họ - là một bối cảnh không phù hợp và khó có thể thu được những câu trả lời thật, vì những lý do sau đây:

• Địa điểm nơi nghiên cứu diễn ra không tự nhiên và không thể hiện được tính “sống” thực sự của sản phẩm khi được phát trên TV/đài – chúng bị hòa trộn trong yếu tố khác và những âm thanh khác. Hoặc, ví dụ về tài liệu truyền thông in ấn, những tài liệu đó không được trưng bày trong bối cảnh thực tế nơi mà có sự cạnh tranh với những sản phẩm in ấn khác cũng được trưng bày xung quanh.

• Sản phẩm được nghiên cứu hoặc thử nghiệm chỉ được giới thiệu một lần, vì vậy tạo ra những tập trung giả hoặc sự chú ý quá cao đến “thông điệp” hoặc chủ đề.

• Tổng số người tham gia quá nhỏ vì ngân sách và hậu cần hạn chế. • Người tham gia được sắp xếp ngồi và nghe/xem sản phẩm với một nhóm người không quen biết.

Đây không phải là cách mà người ta vẫn thường xem/nghe chương trình trong thực tế. Chính vì vậy, mà sự sôi nổi và động lực thảo luận cũng bị khác đi

• Người tham gia là những người “xuất sắc”, họ biết được nhiệm vụ của họ vì vậy các câu trả lời của họ là có chuẩn bị và có kiểm soát.

Vì những lý do trên, chất lượng của nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm truyền thông cho khán giả đại chúng bị ảnh hưởng rất nhiều vì thiếu tính chính xác.

Come Together! sẽ sử dụng cafés CC như là một địa điểm cho các nghiên cứu lâu dài trên đối tượng thanh thiếu niên. Hàng ngày, thanh niên đến quán cà phê sẽ được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về thói quen, thái độ và hành vi liên quan đến biến đổi khí hậu. Qua thời gian, kho dữ liệu này sẽ được tổng hợp và chỉ ra cái nhìn sâu hơn trong thanh niên thành thị, về nhận thức của họ đối với các vấn đề, vai trò của mình và những gì họ đang làm / không làm đối với các vấn đề đó. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể có giá trị trong việc thiết kế và định hình các chương trình nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các vấn đề giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu.

Come Together! Sẽ dành quán café là nơi lý tưởng để thực hiện các nghiên cứu đánh giá trước sản phẩm. Các quảng bá, cùng với các sản phẩm khác sẽ được phát trên TV mà không cần phải vào giờ vàng. Những quan sát viên sẽ quan sát phản ứng của khách hang/khán giả trong khi họ ăn uống và nói chuyện. Nếu có một sản phẩm nào đó mà khách hàng chú ý đến hoặc tạo ra một phản ứng mạnh, người quan sát sẽ tiếp cận khách hàng đó và giới thiệu cho họ một bảng hỏi (Thông thường, hầu hết mọi người sẽ đồng ý dành thời gian trả lời bảng hỏi bởi vì họ quan tâm và thích được bày tỏ ý kiến của mình. Phần thưởng khuyến khích họ có thể là một ly café miễn phí).

���

Vì khán giả đang ngồi thư giãn với những người thân hàng ngày của mình (như bạn bè, gia đình) mà không bị một áp lực nào về sự chuẩn mực của câu trả lời, nên các câu trả lời của họ sẽ thật hơn và chính xác hơn. Thêm vào đó, các quảng bá sẽ được phát trong nhiều ngày để có nhiều người xem. Đối với tài liệu là các tờ tranh, chúng tôi sẽ trưng bày tranh trên tường như là để trang trí. Các số liệu thu thập được thông qua hình thức nghiên cứu này sẽ thấu đáo mọi khía cạnh và thuyết phục hơn nhiều hình thức nghiên cứu truyền thống (đó là một vài nhóm thảo luận với một số ít người tham gia).

Vào thời điểm này, phương pháp nghiên cứu này mới đang được dự thảo. Phương pháp nghiên cứu này đòi hỏi thiết kế cẩn thận và cần được chắt lọc hơn nữa để đảm bảo giữ nguyên nguyên lý khoa học của nghiên cứu. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia nghiên cứu, chúng tôi có thể đi tiên phong trong áp dụng phương pháp nghiên cứu này, một phương pháp hiệu quả cả về mặt chi phí và kết quả.

(2) Mục tiêu dự án

Thiết lập một kênh truyền thông mới tại một tụ điểm gặp gỡ tự nhiên của thanh niên, nơi mà từ đó, họ có thể xây dựng các phong trào thanh niên nhằm giải quyết các vấn đề gây ra bởi biến đổi khí hậu. Cụ thể là:

• Cung cấp một nơi học hỏi hoàn hảo để thanh niên có thể tìm hiểu nghiên cứn thông tin về môi trường và ảnh hưởng của hành vi con người đến biến đổi khí hậu

• Làm cho thanh niên hiểu được các hành vi của các cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến biến đổi khí hậu và họ có thể làm gì để sửa những hành vi đó.

• Tạo điều kiện tổ chức những cuộc đối thoại và thảo luận trong thanh niên để giúp họ nhận ra vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chống lại biến đổi khí hậu.

• Tạo điều kiện tìm kiếm những bạn trẻ - những người cam kết tham gia vào các chương trình can thiệp và sự kiện để giải quyết những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

• Khuyến khích giới trẻ trở thành một phần của các giải pháp bằng cách giúp đỡ từng cá nhân thích nghi với phong cách sống “xanh”.

• Tạo điều kiện cho phép thanh niên trở thành một phần của giải pháp lớn hơn thông qua việc hỗ trợ họ thiết kế các can thiệp và triển khai các phong trào đại chúng nhằm mục đích phổ biến kiến thức cho cộng đồng và thích nghi với phong cách sống “xanh”.

• • Tạo hành lang từ giới trẻ thúc đẩy các chính sách, phong cách, và thói quen sống “xanh”.

Các vấn đề mà dự án sẽ giải quyết:

���

Quán café CC/Trung tâm học tập nhằm vào giải quyết 2 vấn đề cơ bản mà các can thiệp về biến đổi khí hậu đang tập trung vào hiện nay. Đó là:

1. Nói chung, thanh niên thiếu kiến thức về biến đổi khí hậu và những vấn đề cụ thể của biến đổi khí hậu. Nói riêng, hành vi của họ ảnh hưởng thế nào đến biến đổi khí hậu và ngược lại.

2. Cảm giác bị rời bỏ, thờ ơ và bất lực của những người đã có ý thức về biến đổi khí hậu.

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều đã nghe nói về biến đổi khí hậu và đã quen với thuật ngữ này. Tuy nhiên, hầu như tất cả họ đều không hiểu mối liên hệ giữa hành vi cá nhân/lối sống riêng của họ và những tác động hủy diệt của biến đối khí hậu. Họ không biết về những vấn đề đó là vì : (a) bản thân họ không trực tiếp bị ảnh hưởng, (b) họ nghĩ đây là vấn đề của tương lai và không cần thiết phải lo lắng từ bây giờ, (c) họ thiếu mong muốn tự giải quyết vấn đề (cho rằng vấn đề này quá lớn để họ có thể can thiệp) Vì thế, họ cho rằng, đó là những vấn đề của chính phủ và của các chuyên gia.

Sự phát triển kinh tế nhanh trong thập kỷ vừa qua đã đem lại một nền văn hóa vật chất và sự lựa chọn tiêu dùng thừa thãi, và người ta không sẵn sằng kiềm chế việc xả chất thải vì họ có đủ khả năng kinh tế. Vì những lý do này, thanh niên sống trong các thành phố có xu hướng trở thành một phần của vấn đề, nhưng rõ ràng là một phần của thực tế đó.

Tại sao lại cần phải đáp ứng với vấn đề này?

Các thay đổi chính sách, như loại bỏ sử dụng túi ni lon, hoặc xư phạt nghiêm khắc các đơn vị xả chất thải quá mức có thể giải quyết vấn đề nhưng chỉ trên bề mặt và chỉ trong một thời gian. Mặt khác, nếu những người tham gia (cụ thể là thanh niên) không hưởng ứng quá trình thay đổi thì những chính sách đó khó có thể được thực thi một cách hiệu quả. Ví dụ: quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm lúc đầu có vẻ thành công, nhưng đến bây giờ, mọi người có thể thấy là việc đội mũ bảo hiểm giảm đi nhiều. Triển khai pháp luật nghiêm túc có thể dẫn tới một mức thành công nào đó, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu để chomọi người tự nguyện và chính bản thân họ là những người đề xuất tích cực, hơn là thực hiện việc đó vì bị bắt buộc hoặc vì sợ.

Đối với biến đổi khí hậu, toàn bộ hiểu biết, không phải chỉ là về vấn đề biến đổi khí hậu, mà còn là vai trò của mỗi cá nhân, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Những yếu tố đó chính là những yếu tố thiết yếu để thay đổi hành vi của con người để mọi người sống một cách thân thiện với môi trường hơn. Nếu không có những hiểu biết trọn vẹn đó và sự những mong muốn mạnh mẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mỗi cá nhân như thế nào, thì chúng ta không thể bắt đầu giải quyết các vấn đề của biến đổi khí hậu.

Tóm lại, mục tiêu chung của Café CC/Trung tâm học tập là giúp cho thanh niên hiểu về các vấn đề biến đổi khí hậu, giúp họ nhận ra rằng họ đang ở gốc rễ của vấn đề, và cung cấp cho họ nguồn lực và phương tiện để trở thành một phần của giải pháp.

���

(3) Tính sáng tạo của đề án: ý tưởng của đề án có điểm gì đặc biệt khác với những đề án hoặc ý tưởng khác ở địa phương? đề án này có đưa ra hoặc áp dụng phương pháp tiếp cận mới hoặc cách làm nào mới không? ý tưởng, phương pháp tiếp cận hoặc cách làm tương tự đã được thử nghiệm hoặc áp dụng ở đâu chưa? (Lưu ý : tính sáng tạo của đề án có thể được xem xét qua việc xác định nhóm người được hưởng lợi, địa bàn thực hiện, phương thứcthực hiện, phương thức hỗ trợ về tài chính hoặc kỹ thuật, hoặc có cách làm mới cho những phương pháp cũ.v.v).

Cafe CC không phải là một ý tưởng bình thường và nó khác với các can thiệp về giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hầu hết các can thiệp khác hướng tới người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, thường là ở vùng nông thôn hoặc nhóm dân số thiểu số. Dự án này nhắm tới những người ở thành thị và bị ảnh hưởng nhiều nhất, chỉ ra rằng chính họ là những người cần được can thiệp, và vì thế chính họ là những đối tượng đích cần thay đổi. Đây là một khái niệm và phương pháp thực sự khác biệt. Cho đến nay, chúng tôi chưa biết đến một dự án nào tương tự như vậy, ở Việt Nam và ở bất kỳ đâu trên thế giới. Có những quán cafe mà ở đó người ta phát tờ rơi về các chủ đề xã hội. Có những quán cafe mà ở đó người ta phục vụ những món ăn sạch hoặc bảo tồn năng lượng, v.v. Nhưng không có quán cafe nào – hoặc một không gian nào tương tự trên thế giới được thiết kế chỉ để hoàn toàn thông tin và thúc đẩy công chúng hành động về các vấn đề biến đổi khí hậu theo những cách mà cafe CC sẽ làm.

(4) Các kết quả cụ thể và các tác động trực tiếp: ước tính số người hưởng lợi từ đề án; đề án sẽ góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng như thế nào?

• Tiếp cận trực tiếp

Bằng cách đếm trực tiếp, chúng tôi ước tính có khoảng 100 người sẽ đến quán café mỗi ngày. Quán café sẽ chỉ đóng cửa 10 ngày/năm. Vì vậy trong một năm, số người đến sẽ là khoảng 35.500 người. Trong số này, khoảng 20% sẽ là khách hàng thường xuyên. Điều này có nghĩa là, số người mới tiếp cận của quán sẽ là 28.400 người. Thêm vào đó là các hoạt động hàng tuần, 2 tuần 1 lần, hàng tháng sẽ thu hút rất đông người tham gia. Chúng tôi ước tính mỗi năm sẽ tiếp cận được trung bình khoảng 50.000 người. Đây không phải là một con số lớn, nhưng hiệu quả làn sóng từ những người này – những thành viên thay đổi này - những người đưa tin này đến với cộng đồng ở mức rộng hơn cần phải được thiết kế để đánh giá tiếp cận và ảnh hưởng cuối cùng.

• Tiếp cận qua trang web

Số người được tiếp cận qua trang web của quán café (một phần của trang web lớn hơn là Come Together!) sẽ vươn xa ra khỏi Hà Nội và đến với thanh niên cả nước. Trang web sẽ thể hiện sự phối hợp hấp dẫn giữa giải trí và các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu. Quán café sẽ sản xuất video, nhạc, blog, thiệp, tranh và tờ rơi phục vụ các cuộc thi do Café CC tổ chức, cùng những đóng góp tự nguyện của các tình nguyện viên, sẽ thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia mỗi ngày. Chúng tôi có thể ước tính chủ quan là số lượng thanh niên tiếp cận thông tin và dịch vụ giải trí từ trang web có thể vào khoảng 500.000-700.000 người một năm. Những con số này sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo.

• Truyền thông đại chúng

���

Các sự kiện tổ chức thường xuyên tại quán sẽ thu hút sự chú ý của báo chí, kênh TV, radio địa phương và quốc gia. Vì vậy, số lượng người tiếp cận sẽ nhân lên rất nhiều.

Tác động của café CC thông qua ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sẽ đem lại những thay đổi sau trong nhóm đối tượng – là thanh niên thành thị:

• Nhận thức o Họ sẽ nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân họ với biến đổi khí hậu, vai trò của

họ là những người đóng góp vào vấn đề này và trách nhiệm của họ trở thành một phần của giải pháp cho vấn đề.

o Họ sẽ học về các cách để khắc phục biến đổi khí hậu thông qua những hành động thực tế có thể thực hiện được.

• Thái độ o Họ sẽ nhận ra rằng họ cần phải bắt đầu thay đổi lối sống và hành vi của họ ngay lập

tức. o Họ sẽ hứng thú với lối sống xanh –được cho là sành điệu, kiểu cách – và tạo ra một

ấn tượng thực sự hiện đại và phong phú

• Hành vi o Họ sẽ thay đổi lối sống hoang phí và độ thải carbon cao để sống xanh (tiêu dùng ít

hơn, sử dụng sản phẩm xanh, giảm và xử lý chất thải, giảm ô nhiễm) o Họ sẽ thực hiện hành vi xanh trong cuộc sống hàng ngày,ở nhà, ở nơi làm việc và ở

nơi công cộng. o Họ sẽ tham gia vào các hoạt động, phong trào phổ biến nhận thức cho mọi người.

• Bảng về quy trình thay đổi hành vi:

Nếu giải quyết các trở ngại sau:�

Với những chiến lược ... Điều đạt được

là ... Thiếu kiến thức về các vấn đề biến đổi KH Thiếu nhận thức trách nhiệm và vai trò cá nhân Thiếu thông tin và sự hỗ trợ Thói quen tiêu thụ cao và lãng phí Thói quen và lối sống có hại Thiếu cơ hội cho thanh niên tham gia

• Hòa nhập vào môi �trường học tập • Giáo dục qua phương tiện truyền thông, các sự kiện • Truyền thông thay đổi hành vi • Mô hình có sự tham gia và nguồn lực cho hợp tác hành động • Cơ sở công dân • Thúc đẩy chính sách và văn hóa “xanh”

là ...

• Phát triển phong cách sống “xanh”, �một lối sống được ưa thích trong thanh niên.� • Phổ biến rộng hành vi thân thiện vớimôi trường trong thanh niên và gia đình của họ • Sự hỗ trợ của chính phủ cho các chương trình xanh và chính sách thực hiện quy định “xanh” �

th

•đ

•th

KẾT QUẢ

n

•vmthđ

• GHG giảm • Giảm lượng carbon thải • Xã hội xanh �

h

��

(5) Đánh giá kết quả : Anh chị dự định sẽ đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả của đề án so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách nào ?

Kết quả và tác động của Café CC sẽ được đánh giá chính xác vào cuối năm. Lúc bắt đầu, tất cả khách hàng sẽ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi để có thể xác định được mức độ kiến thức, thái độ, và hành vi của họ đối với biến đổi khí hậu và lối sống. Đây là đánh giá đầu kỳ để trên cơ sở đó so sánh với các đánh giá sau. Đánh giá đầu kỳ này sẽ đo lường được mức độ sinh thái mà mỗi cá nhân sử dụng như một chỉ số dựa trên nhận thức đối với những vấn đề lên quan đến biến đổi khí hậu và thái độ đối với những yếu tố ảnh hưởng đến việc biến đổi khí hậu, những hành vi như sử dụng năng lượng, tiêu thụ vật chất, sử dụng chất đốt, sử dụng các nguồn tự nhiên, thói quen mua sắm, thói quen thải và tái sử dụng chất thải. Những con số này sẽ được so sánh với dữ liệu tổng hợp được sau một năm hoạt động. Bảng hỏi cho điều tra đầu kỳ và điều tra cuối kỳ là như nhau và các thành viên sẽ được yêu cầu trả lời vào bảng hỏi đó. Café CC sẽ chọn ra một nhóm ngẫu nhiên những người trả lời câu hỏi đợt đầu tiên để xác định kết quả đầu kỳ, sau đó sẽ liên lạc với nhóm này với mục đích là yêu cầu họ tham gia vào điều tra cuối kỳ. Điều này hoàn toàn là khả thi bởi liên lạc của những thành viên đã tham gia được lưu vào dữ liệu của quán Café CC. Việc phỏng vấn sẽ không được thực hiện tại quán café để tránh thiên lệch, mà thay vào đó cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra tại một địa điểm ngẫu nhiên nơi họ cảm thoải mái nhất và có thể hỏi những câu hỏi phản ánh cuộc sống, kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Điều này sẽ đưa ra một sự so sánh chính xác với tình trạng của từng cá nhân sau một năm trước và sau khi họ đến với quán café CC. Với số lượng 1000 ứng viên trả lời phỏng vấn (1.5% tổng số người được hưởng lợi), chúng tôi sẽ đánh giá được những thay đổi trong nhận thức, thái độ, lối sống và hành vi của thanh niên. Đây là những kết quả đánh giá định tính. Ở khía cạnh định lượng, những đánh giá hàng tháng sẽ được thực hiện với 50 ứng viên trả lời trong các chương trình hoạt động của Café CC (Các cuộc thi, sự kiện, các sản phẩm truyền thông) hướng đến thay dổi kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tác động của dự án sẽ được đo bằng sự gợi nhớ của thông điệp truyền thông, sự thấu hiểu, sự phù hợp, tính mục tiêu, sự tin tưởng, và sức mạnh kêu gọi của chương trình và các sản phẩm truyền thông. Qua hơn một năm, số lượng các ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ là khoảng 600. (6) Sự bền vững về tổ chức và tài chính: Hãy chỉ ra những khả năng về tổ chức và tài chính, đồng thời kinh nghiệm của nhóm/tổ chức/cá nhân để bổ trợ cho dự án. Bạn có nghĩ về những khó khăn và thử thách mà dự án sẽ phải đối mặt trong quá trình hoàn thành dự án?Những kết quả của dự án có thể được duy trì như thế nào và những trách nhiệm của nhóm/tổ chức/cá nhân sau khi dự án hoàn thành? Sáng kiến truyền thông Come Together! Dành cho phát triển thanh niên được thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ tâm lý và xây dựng năng lực thanh niên (Hands in Hands)– một tổ chức phi chính phủ địa phương. Đây là một sáng kiến hoàn toàn mới được phát triển bởi những chuyên gia trẻ về truyền thông người Việt Nam từng là nhân viên của BBC WORLD SERVICE TRUST với nhiều kinh nghiệm ở những dự án phát triển truyền thông lớn như Dự án phòng chống HIV/AIDS trong thanh

���

niên- dự án lớn nhất về phòng chống HIV/AIDS cho tới nay tại Việt Nam. Ông Deependra Gauchan với rất nhiều kinh nghiệm đưa ra và thực hiện những chiến dịch truyền thông lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là một Đạo diễn, nhà sản xuất truyền hình của BBC WORLD SERVICE TRUST, đã dẫn dắt cả nhóm trong dự án phòng chống HIV. Ông Gauchan cũng là cộng sự chính của đề xuất Come Together! trong đó vấn đề biến đổi khí hậu là một vấn đề then chốt. Ông cũng sẽ là Cố vấn chuyên môn của cả ban điều hành dự án. Với kinh nghiệm thu thập được và sự thành thạo về quản lý dự án, các lĩnh vực phát thanh, truyền hình, và sản xuất website, nhóm những người Việt Nam trẻ có khả năng thực hiện, điều hành và quản lý những sản phẩm đầu ra với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn kỹ thuật - thành viên nước ngoài duy nhất trong nhóm. Thực tế, chưa thành viên nào trong nhóm kể cả chuyên gia cố vấn kỹ thuật có kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành quán cafe kiểu này. Thiếu kinh nghiệm về điều hành hoạt động kinh doanh cũng chính là một thử thách lớn nhất mà cả nhóm phải đối mặt. Tuy nhiên, dự án sẽ tuyển cố vấn và quản lý kinh doanh giỏi và nhiều kinh nghiệm tham gia thực hiện. Việc điều hành một quán café có thể giúp chúng tôi tiếp thu và học hỏi. Chúng tôi nhận thấy rằng việc tính toán ngân sách và lên kế hoạch kỹ lưỡng sẽ giúp tránh được những rủi ro. Mặc dù vậy, thế mạnh của chúng tôi là có nhiều kinh nghiệm bao quát trong việc thiết kế và thực hiện những dự án truyền thông- yếu tố đóng vai trò tiên quyết trong việc quyết định thành công của quán café CC. Quán café CC và trung tâm giáo dục sẽ là một sự phối hợp hoàn hảo giữa kinh doanh và phát triển xã hội. Về kinh doanh sẽ gây vốn và thu nhập để gây quỹ cho những hoạt động khác trong khi những hoạt động khác sẽ tự nó giúp cho việc quảng bá kinh doanh. Cách làm này sẽ tạo ra một mô hình thật sự bền vững – mô hình kinh doanh xã hội – nơi kinh doanh và những tác động của nó lên xã hội tương hỗ lẫn nhau. Đối với dự án, rủi roi lớn nhất vẫn nằm ở khía cạnh kinh doanh. Nếu quán café thất bại trong việc thu hút khách vì bất kể/hay do những hoạt động truyền thông nào (khách hàng có thể nhận thấy nó chán và không phù hợp), thì về mặt tài chính, quán cafe không thể nào tiếp tục hoạt động. Nếu khách hàng nhận thấy ý tưởng của mô hình quán café này là thú vị và có thể tạo nên thói quen của họ thì chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi rằng quán café CC sẽ đi từ sức mạnh này đến sức mạnh khác và nhanh chóng tạo nên danh tiếng. Trong trường hợp này, sẽ có thêm rất nhiều chi nhánh của café được mở ra ở nhiều nơi và nhiều thành phố khác (nhượng thương hiệu). Việc mở rộng và kết hợp thương hiệu Café CC cùng với những thương hiệu café khác sẵn có sẽ đưa thương hiệu đi xa hơn và mở rộng thêm nữa chương trình truyền thông. (7) Khả năng nhân rộng: đề án có khả năng được mở rộng sang các nhóm đối tượng khác hoặc

địa phương khác không, đề án sẽ được đánh giá cao nếu ý tưởng có thể áp dụng trên quy mô lớn ; có kế hoạch cụ thể để nhân rộng mô hình của đề án không?

Café CC là một ý tưởng có khả năng nhân rộng rất lớn và trên thực tế có thể làm điều này rất nhanh và dễ dàng. Sự kết hợp có một không hai của thông tin, truyền thông và các sự kiện tương tác cùng nhau sẽ tạo nên một “thương hiệu” đặc biệt. Một khi thương hiệu đã được thành lập trong năm đầu tiên, nó sẽ được chia sẻ với những quán café đã mà đồng ý cùng thúc đẩy những nguyên tắc của Come Together. Đây là một phương pháp nhanh và hiệu quả để mở rộng thương hiệu. Ở năm thứ hai, bên cạnh việc thiết lập những quán café CC tại các thành phố khác như Thành phố

���

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, chúng tôi sẽ lực đàm phán với những quán café nổi tiếng đã có sẵn thương hiệu để sử dụng và phát triển đồng thời thương hiệu café CC “thân thiện với môi trường và giới trẻ” Lấy ví dụ như hệ thống Café Highland đã rất phổ biến và có mặt khắp nơi sẽ được khuyến khích sử dụng thêm triết lý Café CC. Chúng tôi nhận thấy rằng việc thay thế hoàn toàn của một thương hiệu (ví dụ như việc phục vụ thức ăn nguyên chất, hay việc thay đổi tên của món ăn có thể sẽ khó được chấp nhận) có thể không thực hiện dược, nhưng những khía cạnh cơ bản và then chốt như tiết kiệm năng lượng, tái chế, truyền thông (thông tin, trò chơi, triễn lãm) và những sự kiện tuần (các cuộc thi, giải đố) sẽ có tính khả thi cao hơn. Quán café chọn phong cách này sẽ không bị yêu cầu thay đổi nhận diện thương hiệu của mình. Vấn đề chính yếu cụ thể là tiếp cận với một hình thức kinh doanh với tiêu chí thân thiện với môi trường và thân thiện hơn với giới trẻ. Điều này sẽ góp phần tăng cường hình ảnh và tạo ra ấn tượng hấp dẫn hơn với khách hàng. Đây hoàn toàn là điều có thể mong đợi dù rằng lúc đầu có thể sẽ có một số nghi ngại và thận trọng. Tuy thế họ sẽ sớm nhận ra lợi ích cho chính họ cũng như những khách hàng thân thiết. Café CC sẽ lên kế hoạch cụ thể và chi tiết để kết nối hiệu quả nhất hình ảnh và nhu cầu của quán café sẵn sàng chấp nhận kết hợp thương hiệu cùng với Café CC. Mặc dù hầu hết các quán café đều tập trung chủ yếu ở thành thị, tuy thế một mô hình cafe tương tự sẽ được mở rộng ở những vùng bán thành thị và vùng nông thôn nơi những quán café nhỏ cũng sẽ được khuyến khích áp dụng thương hiệu của café CC. Thương hiệu Café CC sẽ là một thương hiệu mở để có thể sao chép, và nhân rộng bởi bất cứ ai quan tâm. Tất cả những thông tin về cách thức để có thể tạo nên một café thân thiện với môi trường và thân thiện với tuổi trẻ, đồng thời hướng dẫn về việc sử dụng thương hiệu Café CC sẽ được chia sẻ trên Website của Café CC. Mỗi một quán café dành cho giới trẻ như vậy sẽ là một hướng quan trọng cho những hoạt động và truyền thông với chủ đề biến đổi khí hậu. Đồng thời tạo nó cũng tạo ra một kênh mà dù qua rất nhiều năm vẫn có thể tiếp cận một số lượng đáng kể giới trẻ một cách trực tiếp và thânthiết - một cách mà các phương tiện truyền thông nói chung không thể làm được. (8) Tính khả thi: Đề án phải có khung thời gian thực hiện và kinh phí có tính thực tế và khả thi. Những đề án yêu cầu khoản kinh phí quá lớn so với tài trợ của chương trình sẽ không được coi là không phù hợp. Mục tiêu dự án là khai trương CC Café đầu tiên vào cuối tháng bảy, 2010. Quỹ thành lập Café CC sẽ được tạo từ lệ phí hội viên, thu nhập từ việc bán hàng thực phẩm và thức uống và thu nhập quảng cáo khác. Vào tháng 5, dự án sẽ tung ra một đợt huy động thành viên, khuyến khích người trẻ tuổi tham gia 'sở hữu' Café CC bằng cách gửi một khoản phí thành viên hàng năm là US $ 5 (khoảng 80 nghìn đồng VN). Phí thành lập và chi phí hoạt động cho năm đầu tiên đã được tính toán với mức US $ 310.000 (xem bảng chi ngân sách). Thu nhập từ dịch vụ ước tính là US $ 120.000, và thâm hụt năm đầu là US $ 190.000. Đây là khoản kinh phí ban đầu cần phải huy động từ: 1) thành viên và 2) nhà tài trợ. Theo tỷ lệ 50/50, thì US $ 95,000 sẽ phải được huy động từ các thành viên, và số tiền tương tự từ các nhà tài trợ. Đề xuất tài trợ sẽ được trình lên các nhà tài trợ vào đầu tháng Tư. Tuy nhiên, tiền huy động từ thành viên là ưu tiên vì đó là một cách nhấn mạnh sự tham gia và cam kết của những người trẻ tuổi. Với US $ 5 / người, tổng cộng 19,000 thành viên, dự án sẽ huy động được $ 95.000. Số lượng các thành viên tuyển dụng là khả thi trong khoảng thời gian 6 tháng.�

���

Khoản tiền ($ 5) không phải là quá lớn đối với thanh niên thành thị. Trên cơ sở nghiên cứu không chính thức của chúng tôi, khoảng 2 – 3 ngày, trung bình, các thanh niên tiêu hết số tiền này ở các quán cà phê. Do Café CC là phi lợi nhuận, các thành viên không đòi hỏi lợi nhuận về mặt tài chính. Thay đó họ sở hữu cảm giác quyền làm chủ và lợi ích cùng thuộc một câu lạc bộ của những người “chung ý tưởng lớn”, những người muốn đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, yếu tố vui chơi giải trí và “sành điệu” do phong cách độc đáo của Café CC là một điểm thu hút tuyệt vời để những người trẻ đồng ý để trở thành thành viên. Nếu chúng tôi có thể tuyển dụng thành viên nhiều hơn dự đoán, số tiền yêu cầu từ nhà các nhà tài trợ sẽ được giảm tương ứng.�� Quán café CC đầu tiên sẽ được thành lập và mở cửa hoạt động từ cuối tháng 7/2010. Vì quán café tự gây quỹ từ nguồn kinh doanh thức ăn và đồ uống và những nguồn thu từ quảng cáo khác. Khoản ngân sách 15.000 đô la Mỹ mà VID trao giải sẽ được sử dụng để sử dụng cho những hoạt động thiết lập ban đầu sau (xem chi tiết tại bảng ngân sách):

� Bảo hiểm � Hệ thống huy động vốn thành viên (quảng bá, mạng xã hội, hợp đồng mạng điện thoại) � Luật, chứng từ � Đặt cọc thuê địa điểm � Tổ chức cuộc thi thiết kế không gian quán: Khi không gian quán được thành lập, dự án tổ

chức cuộc thi thiết kế không gian quán dành cho các bạn trẻ chuyên về mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế tham gia và thể hiện ý tưởng độc đáo của họ theo chủ đề về môi trường, và ý tưởng thực hiện thân thiện nhất với môi trường.

(9) Các chi tiết khác bạn muốn trình bày thêm để giúp chúng tôi hiểu hơn sáng kiến và đề án của bạn. Không có chi tiết khác III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN Kế hoạch hoạt động và khung thời gian của các hoạt động: kế hoạch hoạt động cần thể hiện chính xác dự định thực hiện các hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của đề án. Các hoạt động này cần được hoàn thành trong khoảng thời gian 01 năm và sử dụng tiền thưởng do Chương trình cấp.

���

� Năm 2010/2011 Tháng

�� �� �� �� �� �� � � �� � �� �� ��

�� Phát triển đề xuất dự án kinh doanh và kế hoạch hoạt động

� � � � � � � � � � � � �

�� Thuê địa điểm � � � � � � � � � � � � �

�� Thiết kế quán cafe (qua 1 cuộc thi thiết kế dành cho sinh viên mỹ thuật)

� � � � � � � � � � � � �

�� Thành lập quán cafe

� � � � � � � � � � � � �

�� Khai trương � � � � � � � � � � � � �

� Quảng cáo CC Cafe trên Facebook/YouTube/ Twitter/trang web thanh niên/báo chí

� � � � � � � � � � � � �

�� Huy động quỹ từ thành viên

� � � � � � � � � � � � �

�� Huy động quỹ từ thành viên là các nhà tài trợ, tổ chức NGO

� � � � � � � � � � � � �

�� Nghiên cứu ban đầu � � � � � � � � � � � � �

��� Nghiên cứu định tính

� � � � � � � � � � � � �

��� Sản xuất sản phẩm truyền thông cho Cafe CC (quảng cáo, phim ngắn...)

� � � � � � � � � � � � �

��� Website � � � � � � � � � � � � �

��� Hoạt động định kì theo tuần, tháng (sự kiện, cuộc thi)

� � � � � � � � � � � � �

��� Hoạt động thường niên (thi thiết kế quán cafe)

� � � � � � � � � � � � �

���

��� Nghiên cứu định tính và định lượng

� � � � � � � � � � � � �

�� Nghiên cứu hiệu quả dự án sau 1 năm hoạt động. Báo cáo.

� � � � � � � � � � � � �

IV. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA (1) Ai là người hưởng lợi từ đề án, được hưởng những lợi ích gì và như thế nào? Liệt kê nhóm đối tượng mục tiêu và/hoặc đối tượng hưởng lợi, bao gồm các nhóm đối tượng xã hội hay cộng đồng, hoặc số lượng nam, nữ và trẻ em. Nhóm mục tiêu hàng đầu là thanh niên thành thị trong lứa tuổi từ 15-35, nhóm có thói quen tiêu dùng cao. Nhóm mục tiêu thứ hai là thanh niên khu vực bán thành thị và vùng nông thôn. Học sinh (các trường trung học và đại học) là các đối tượng mục tiêu chính do tính tương tác và ảnh hưởng của nhóm này với bạn đồng trang lứa là rộng. Nhóm thanh niên làm việc trong lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp là mục tiêu thứ hai- với tiềm năng chia sẻ thông tin với người khác rộng. Tất cả các nhóm đối tượng khác - theo giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, địa phương - là quan trọng như nhau. (2) Sự tham gia của những người hưởng lợi Café CC sẽ được hoạt động và điều hành bởi những người trẻ tuổi- bản thân họ chính là một phần của nhóm mục tiêu. Cách tiếp cận thanh niên tới thanh niên sẽ tạo điều kiện cho những tương tác được thuận lợi hơn và theo đó tạo ra những hành động hợp tác hiệu quả hơn. Những người hưởng lợi cuối cùng sẽ làm chủ của hệ thống café CC với tư cách hội viên. Khách hàng sẽ được khuyến khích trở thành hội viên để có thể cho phép họ kết nối với những nhóm người có cùng chí hướng để cùng thảo luận và cùng thiết kế những can thiệp có thể. Khi một dự án nào đó được bầu chọn để thực hiện bởi một nhóm đông thành viên, nó sẽ được hỗ trợ bởi ban điều hành của café CC. Ở hầu hết các khía cạnh, những dự án và hoạt động này sẽ được diễn ra và được thực hiện trong quỹ đạo của thanh niên. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều cơ hội để cho nhà chức trách địa phương liên quant ham gia. Ví dụ, các trường trung học và đại học sẽ được kết nối và được thúc đẩy để thành lập “Câu lạc bộ xanh”. Những câu lạc bộ này sẽ được hỗ trợ bởi những thành viên của café CC- những thành viên sẽ làm việc với vai trò là người cổ vũ, giáo dục đồng đẳng và thậm chí là người hướng dẫn trong những dự án có một số lượng lớn học sinh sinh viên tham gia. Tất cả các xuất phẩm truyền thông của café CC làm ra sẽ được sử dụng trong các câu lạc bộ trong trường phổ thông và trường đại học. (3) Tính bền vững Café CC là một cam kết lâu dài. Một khi được thành lập, nó sẽ có cơ hội lớn mạnh và mở rộng. Những quán café chuyên nghiệp cao sẽ được mở ở những thành phố và tỉnh thành khác nhau. Những quán café đã có sẵn sẽ hợp nhất và sử dụng mô hình của Café CC. Việc này sẽ cung cấp việc làm

���

cho một số lượng lớn thanh niên. Qua thời gian, những thành viên trẻ mới sẽ tham gia, những thành viên quá tuổi (trên 35 tuổi) sẽ trở thành tư vấn hay cố vấn. Theo đó sự tham gia của những người hưởng lợi sẽ là mãi mãi và quy trình này sẽ phát triển mà không có điểm dừng. Hiện tại dự án đang khởi động và tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (4) Ai thiết kế dự án này? Đề xuất này, là một phần của sáng kiến Come Together! được thiết kế và viết ra bởi những người trẻ tuổi có nhận thức rằng thế hệ của họ nắm giữ chìa khóa then chốt trong việc cải thiện đời sống để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Sáng kiến ở quy mô lớn hơn sẽ hợp nhất một số lĩnh vực then chốt cơ bản tập trung vào những quan tâm của giới trẻ như giáo dục, sức khoẻ, HIV v.v. và cùng với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề hàng đầu. Phần còn lại của sáng kiến dựa trên tiếp cận tương tác mở nơi người trẻ được mời để nhận nhiệm vụ tiên phong trong việc thiết kế và thực hiện những dự án mà họ lựa chọn. (5) Nhân sự chính Trung Tâm Hỗ Trợ Tâm Lý và Xây Dựng Năng Lực Thanh Thiếu Niên- một tổ chức phi chính phủ Việt Nam dành cho thanh niên chính là cơ quan thực hiện sáng kiến Come Together! Vì đây là một hoạt động chính và then chốt của sáng kiến Come Together! nên những nhân sự chính sẽ thực hiện và quản lý toàn bộ sáng kiến này đồng thời cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện dự án café CC. Danh sách nhân sự chính: • Bà Hà Minh Loan – Quản lý, Tài chính và Hành chính • Bà Nguyễn Thị Hiền – Quản lý dự án • Bà Hoàng Thanh Thanh - Quản lý, Nghệ thuật vàTruyền thông • Ông Lê Thắng – Quản lý, Sự kiện và Quan hệ công chúng • Ông Bùi Quốc Việt – Quản lý, Thông tin và Giáo dục • Ông Deependra Gauchan – Cố vấn kỹ thuật quốc tế Tất cả các nhân sự này của sẽ được trả lương bởi nguồn ngân sách của Come Together! Nguồn ngân sách này sẽ được gây quỹ từ thành viên cũng như các nhà tài trợ. Lương của nhân viên quản lý quán Café CC sẽ được chi trả từ nguồn từ thu nhập của quán café. Nhân viên sẽ được tuyển dụng từ tháng Sáu/2010 thông qua một quy trình tuyển dụng với cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người. V. NGÂN SÁCH DỰ ÁN 1. Ước tính tổng kinh phí đề án: US$ 309,900 – tương đương 607,400,000 VND 2. Số kinh phí lấy từ giải thưởng Cuộc thi Ngày Sáng Tạo Việt Nam là US$ 15,000 3. Lập kế hoạch kinh phí:

BẢNG NGÂN SÁCH TOÀN BÔ DỰ ÁN CAFÉ CLIMATE CHANGE TRONG 3 NĂM

Phần trăm/số lượng Năm 1 Năm 2 Năm 3SỐ TiỀN NHẬN (USD) (100 khách/ngày) USD (150 khách/ngày) (250 khách/ngày)Tiền nhận từ dịch vụ 120,000 180,000 270,000

SỐ TiỀN CHI: (USD) 309,900 253,700 289,700 A. Chi phí ban đầu: 90,200 10,000 10,000 Bảo hiểm * 2,000 - - Hệ thống huy động vốn thành viên (hợp đồng mạng điện thoại, quảng bá, mạng) * 4,000 Luật, chứng từ * 2,000 - - Đặt cọc tiền nhà * 4,000 - - Cuộc thi thiết kế không gian quán * 3,000 Nội thất và thiết kế nội thất (bàn, ghế…) 15,000 10,000 10,000 Chi phí mua thiết bị:Vật dụng phục vụ nấu nướng trong nhà bếp (microwave, máy rửa chén, tủ lạnh, bếp…) 15,000 - - Thiết bị lưu trữ (kệ, tủ bếp, thùng rượu…) 9,000 - - Thiết bị dân dụng nhà bếp (bồn rửa, máy nước đá…) 2,000 - - Dụng cụ khu vực phục vụ (đĩa, chén bát, ly...) 5,000 - - Thiết bị cho cửa hàng (thiết bị an ninh, máy thông gió, máy lạnh...) 5,000 - - Thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, fax, bàn tủ…) 2,000 - - Nhạc cụ (guitar, trống...) 3,000 - - Màn hinh TV 4 3,200 10 màn hình Ipad tại các bàn 10 5,000 - - Hệ thống âm thanh 2 5,000 - - Máy chơi DVD 2 300 - - Máy tính góc media (4 PC) 4 3,200 - - Máy chiếu 1 2,000 - - Các chi phí linh tinh khác 500 - -

B. Chi phí hàng tháng 137,500 161,500 197,500 Chi phí mua thức ăn, đồ uống (40% tiền thu vào từ dịch vụ) 40% 48,000 72,000 108,000 Thuê địa điểm 48,000 48,000 48,000 Phí bảo dưỡng 6,000 6,000 6,000 Phí quảng cáo và tổ chức sự kiện hàng tháng 24,000 24,000 24,000 Phí đi lại 5,000 5,000 5,000 Vật dụng văn phòng (giấy in, mực…) 500 500 500 Phí văn phòng (Telephone, fax, nước, điện, internet) 6,000 6,000 6,000

C. LƯƠNG NHÂN VIÊN (Tổng) (Number of persons) 82,200 82,200 82,200 Quản lý và cố vấn phát triển kinh doanh 1 12,000 12,000 12,000 Giám đốc marketing và tổ chức sự kiện 1 8,400 8,400 8,400 Kế toán 1 8,400 8,400 8,400 Pha chế 2 12,000 12,000 12,000 Bếp trưởng 1 7,200 7,200 7,200 Phụ bếp 1 4,800 4,800 4,800 Nhân viên phục vụ 8 24,000 24,000 24,000 Bảo vệ 1 1,800 1,800 1,800 Tạp vụ 2 3,600 3,600 3,600

Thuế thu nhập 25% - - - TỔNG SỐ QUỸ CẦN THIẾT (cho mỗi năm) 189,900 73,700 19,700

�����ạ���ụ��ử��ụ��� ề���ừ���ả����ưở��������������ạ����ệ����

BẢNG NGÂN SÁCH CẦN HUY ĐỘNG CÁC NHÀ TÀI TRỢ TRONG NĂM ĐẦU TIÊN

ĐÓNG GÓP NGÂN QUỸTài trợ từ WB

Từ vốn huy động thành viên

Từ thu nhập dịch vụ

Từ nhà tài trợ khác

Tổng số tiền cần huy động 15000 92,700 120000 82,200 SỐ TiỀN CHI: (USD)A. Chi phí ban đầu:Bảo hiểm * 2,000 Hệ thống huy động vốn thành viên (hợp đồng mạng điện thoại, quảng bá, mạng) * 4,000 Luật, chứng từ * 2,000 Đặt cọc tiền nhà * 4,000 Cuộc thi thiết kế không gian quán * 3,000 Nội thất và thiết kế nội thất (bàn, ghế…) 15,000 Chi phí mua thiết bị:Vật dụng phục vụ nấu nướng trong nhà bếp (microwave, máy rửa chén, tủ lạnh, bếp…) 15,000 Thiết bị lưu trữ (kệ, tủ bếp, thùng rượu…) 9,000 Thiết bị dân dụng nhà bếp (bồn rửa, máy nước đá…) 2,000 Dụng cụ khu vực phục vụ (đĩa, chén bát, ly...) 5,000 Thiết bị cho cửa hàng (thiết bị an ninh, máy thông gió, máy lạnh...) 5,000 Thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, fax, bàn tủ…) 2,000 Nhạc cụ (guitar, trống...) 3,000 Màn hinh TV 3,200 10 màn hình Ipad tại các bàn 5,000 Hệ thống âm thanh 5,000 Máy chơi DVD 300 Máy tính góc media (4 PC) 3,200 Máy chiếu 2,000 Các chi phí linh tinh khác 500

B. Chi phí hàng thángChi phí mua thức ăn, đồ uống (40% tiền thu vào từ dịch vụ) 48,000 Thuê địa điểm 48,000 Phí bảo dưỡng 6,000 Phí quảng cáo và tổ chức sự kiện hàng tháng 24,000 Phí đi lại 5,000 Vật dụng văn phòng (giấy in, mực…) 500 Phí văn phòng (Telephone, fax, nước, điện, internet) 6,000

C. LƯƠNG NHÂN VIÊN (Tổng)Quản lý và cố vấn phát triển kinh doanh 12,000 Giám đốc marketing và tổ chức sự kiện 8,400 Kế toán 8,400 Pha chế 12,000 Bếp trưởng 7,200 Phụ bếp 4,800 Nhân viên phục vụ 24,000 Bảo vệ 1,800 Tạp vụ 3,600

TỔNG CỘNG ����� 92,700 120000 82,200

�����ạ���ụ��ử��ụ��� ề���ừ���ả����ưở��������������ạ����ệ����

Chương trình năm nay có những chủ đề nhỏ sau, xin đánh dấu vào chủ đề nhỏ mà đề án của ban tập trung vào

⌧ Giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu X ⌧ Thích ứng với Biến đổi khí hậu ⌧ Các vấn đề xuyên suốt có liên quan đến chủ đề Biến đổi khí hậu � Các vấn đề khác (xin nêu rõ)

Bạn biết về cuộc thi qua nguồn thông tin nào? Trang web của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

NGƯỜI SOẠN THẢO:

� HÀ MINH LOAN- GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC � NGUYỄN THỊ HIỀN- GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

KÝ TÊN : NGÀY: 22ND MARCH 2010 �