ngày thứ sáu 17 tháng 5, 2013 thời gian qua thật nhanh và...

15
Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Tôi đang ngi trong phòng lm vic th bt cht nhận đưc mt cuc đin thoi, nhn vo mn hnh phone th thy s phone ca anh Kevin; va mng, va lo, va hi hp. Tôi ni: “A lô! Doanh đây, cho anh Kev- in, (đây l tôi dịch nôm na ra ting Vit), Anh Kevin ni: “Lô hng đ in n xong anh Doanh, anh c th lên tim ca tôi đ đem v”. Tôi va nghe xong câu ni đ lòng mng vô hn, không sao t xit, mng l v s c o cho cc em hc sinh mc trong ngy thi, v không din t bng li đưc. Th l tôi ri khi văn phòng v vi đn ch anh Kevin, t ch tôi đn ch anh y không xa my, li xe mt đ chng 5 pht. Gp đưc anh Kevin, mt ngưi trng niên, da ngăm ngăm, tính tnh rt l vui v. Tôi bt tay anh v ni: thay mt cc em hc sinh Văn Lang cm ơn anh rt nhiu, nh anh m cc em s c mt cuc thi vui nhn v đy đ ý ngha. Th l tôi li xe v nh m trong lòng rn r. Tôi lin bo tin vui cho b x l o thung c logo rt đp đ in xong. V sau đ tôi đưc bit l cc bn trong ban tổ chc cuc thi gi phone chia vui vi chng tôi. Thật l không mt nim vui no hay hơn th. Th nhưng khi v đn nh chng tôi cng phi ly o thung tng trong thùng ra v phân loi, theo lp hc v theo cc thí sinh ln nh đ c, bi v ngy mai rt l bận rn. Th l chng tôi loay hoay cho ti 2 sng mi đi ng đưc. Ngày thứ Bảy 18 tháng năm, 2013 Gi gic đ định l 9:00 am cuc thi s bt đu, cho nên anh hiu trưng đ email nhc nh cc thy cô nên c mt ti hi trưng vo lc 8:00 am. (Theo tôi bit cc thy cô ti hôm trưc cng thc rt l khuya, email qua li đ sửa son cho cuc thi ngy hôm nay). C rt nhiu thy cô, đt bit l thy lo v âm thanh, trang trí, v còn nhiu cc thy cô khc đ c mt rt l sm đ gip cho phn chun bị hi trưng. Tôi cm nhận rng cuc thi ny như l mt ngy hi ca Trưng Vit Ng Văn Lang San Diego. Cc thy cô rn rng sửa son cho cuc thi. Bn gh phi đưc đem ra t cc phòng hc dưi lu, sau đ đem lên hi trưng lu hai, nghit mt chuyn l không c thang my nên tôi v cc em hc sinh, cc cô phi khiêng tng hai v ba ci gh mt lên 10 bc thang ri cc cô v cc em hc sinh cng l con ca cc thy cô xp thnh hng, v phi c đ khong 200 gh cho cc em thí sinh v phụ huynh an ta. Thi gian qua thật nhanh v đng như d định bn gh sẵn sng, phn trang trí, âm thanh, m thc đ xong. Trong lc ny cc thí sinh đ ln lưc ti bn ghi danh tên d thi v nhận o thung c logo ca ca cuc thi đnh vn. Cc em thí sinh v phụ huynh ln lưt ngi vo hng gh đ quy định. Tôi nhn cc em thí sinh mc cùng mt mu o thung trng c logo thật l đp, lm tăng cho hi thi c mt bu không khí rt l nghiêm tc. Tôi thy c mt s cc thí sinh đang ngi ôn li cc t ting Vit trong mt t giy m đ đưc gp v m ra thật nhiu ln v nhu nt. Theo như ban tổ chc, cuc thi ny gm tt c cc cp t lp 1 cho ti lp 12, v mi mt lp đ chn lc v thi trong lp cui cùng th chn ra đưc 5 thí sinh đ vo vòng chung kt. C 4 trnh đ, cc thí sinh Cp I: 9 tuổi tr xung (06-09), Cp II: 11 tuổi tr xung (10-11), Cp III: 13 tuổi tr xung (12-13), Cp VI: 16 tuổi tr xung (14, 14, 16). Bây gi th bn vị gim kho đ ngi vo bn chm thi. Cô MC điu khin chương trnh đ đang chun bị bt đu phn cho c Vit Mỹ, v thy hiu trưng khi đu cuc thi, thy trưng ban tổ chc cuc thi c vi li đn phụ huynh v cc em thí sinh v th l cuc thi. Sau đ cô MC tuyên b gi pht quan trng ca cuc thi bt đu. Lc ny không khí ca hi trưng lng nhơ t, tôi ngi trên bn bn gim kho m c cm gic l như không c ai ngi đăng sau tôi. Cô MC bt đu đim danh tng em thí sinh mt. Khi cô MC đc tên thí sinh A em tr li l “ D c” rt l d thương v r rang, hi trưng gn 200 ngưi m qua ư l im lng cho nên cc em tr li ting rt nh nhưng đu c th nghe thy đưc. Điu ny chng t cho thy cc thí sinh rt l nghiêm tc trong cuc thi. Em no cng mun chng t cho cc thy cô v cha m l em s lm đưc. Đ cho kịp gi cc em Cp I s lên thi trưc, v ln lưt đn Cp II, III, VI. Không khí ca cuc thi tr nên nng n hơn lc no ht. Cô gim kho mi mt thí sinh ra đng trưc microphone, em thí sinh ny chỉ mi 5 tuổi, (lc ny c mt thy phi tc trc ti microphone đ c th gip thí sinh điu chỉnh cao thp ca microphone, v gip đưa cho thí sinh bt v giy đ em c th vit nhp ch m đ đưc ban gim kho đc ra trong cuc thi.) Cô gim kho ni bng ting Vit: thí sinh c 30 giây đ tr li hay đnh vn ch m cô đc ra cho em. Cô gim kho ni tip: thí sinh c th hi ban gim kho ngha ca ch đ. Ging bc ca cô gim kho thật r rng v mch lc. Ch đ đưc đc ra v mt vị gim kho nam đ ni: “em thí sinh đ đnh vn đng”, như vậy l ch th hai s đưc đc v em thí sinh cng đnh vn đng luôn, s vic ny đ lm ngc nhiên c bn 140 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013

Tôi đang ngôi trong phòng lam viêc thi bât chơt nhận đươc môt cuôc điên thoai, nhin vao man hinh phone thi thây sô phone cua anh Kevin; vưa mưng, vưa lo, vưa hôi hôp. Tôi noi: “A lô! Doanh đây, chao anh Kev-in, (đây la tôi dịch nôm na ra tiêng Viêt), Anh Kevin noi: “Lô hang đa in ân xong anh Doanh, anh co thê lên tiêm cua tôi đê đem vê”. Tôi vưa nghe xong câu noi đo lòng mưng vô han, không sao ta xiêt, mưng la vi se co ao cho cac em hoc sinh măc trong ngay thi, va không diên ta băng lơi đươc. Thê la tôi rơi khoi văn phòng va vôi đên chô anh Kevin, tư chô tôi đên chô anh ây không xa mây, lai xe mât đô chưng 5 phut. Găp đươc anh Kevin, môt ngươi trang niên, da ngăm ngăm, tính tinh rât la vui ve. Tôi băt tay anh va noi: thay măt cac em hoc sinh Văn Lang cam ơn anh rât nhiêu, nhơ anh ma cac em se co môt cuôc thi vui nhôn va đây đu ý nghia. Thê la tôi lai xe vê nha ma trong lòng rôn ra. Tôi liên bao tin vui cho ba xa la ao thung co logo rât đep đa in xong. Va sau đo tôi đươc biêt la cac ban trong ban tổ chưc cuôc thi goi phone chia vui vơi chung tôi. Thật la không môt niêm vui nao hay hơn thê. Thê nhưng khi vê đên nha chung tôi cung phai lây ao thung tưng trong thùng ra va phân loai, theo lơp hoc va theo cac thí sinh lơn nho đu cơ, bơi vi ngay mai rât la bận rôn. Thê la chung tôi loay hoay cho tơi 2 sang mơi đi ngu đươc.

Ngày thứ Bảy 18 tháng năm, 2013

Giơ giâc đa định la 9:00 am cuôc thi se băt đâu, cho nên anh hiêu trương đa email nhăc nhơ cac thây cô nên co măt tai hôi trương vao luc 8:00 am. (Theo tôi biêt cac thây cô tôi hôm trươc cung thưc rât la khuya, email qua lai đê sửa soan cho cuôc thi ngay hôm nay). Co rât nhiêu thây cô, đăt biêt la thây lo vê âm thanh, trang trí, va còn nhiêu cac thây cô khac đa co măt rât la sơm đê giup cho phân chuân bị ơ hôi trương. Tôi cam nhận răng cuôc thi nay như la môt ngay hôi cua Trương Viêt Ngư Văn Lang San Diego. Cac thây cô rôn rang sửa soan cho cuôc thi. Ban ghê phai đươc đem ra tư cac phòng hoc ơ dươi lâu, sau đo đem lên hôi trương ơ lâu hai, nghiêt môt chuyên la không co thang may nên tôi va cac em hoc sinh, cac cô phai khiêng tưng hai va ba cai ghê môt lên 10 bưc thang rôi cac cô va cac em hoc sinh cung la con cua cac thây cô xêp thanh hang, va phai co đu khoang 200 ghê cho cac em thí sinh va phụ huynh an toa.

Thơi gian qua thật nhanh va đung như dư định ban ghê sẵn sang, phân trang trí, âm thanh, âm thưc đa xong. Trong luc nay cac thí sinh đa lân lươc tơi ban ghi danh tên dư thi va nhận ao thung co logo cua cua cuôc thi đanh vân. Cac em thí sinh va phụ huynh lân lươt ngôi vao hang ghê đa quy định. Tôi nhin cac em thí sinh măc cùng môt mau ao thung trăng co logo thật la đep, lam tăng cho hôi thi co môt bâu không khí rât la nghiêm tuc. Tôi thây co môt sô cac thí sinh đang ngôi ôn lai cac tư tiêng Viêt trong môt tơ giây ma đa đươc gâp va mơ ra thật nhiêu lân va nhau nat. Theo như ban tổ chưc, cuôc thi nay gôm tât ca cac câp tư lơp 1 cho tơi lơp 12, va môi môt lơp đa chon loc va thi trong lơp cuôi cùng thi chon ra đươc 5 thí sinh đê vao vòng chung kêt. Co 4 trinh đô, cac thí sinh Câp I: 9 tuổi trơ xuông (06-09), Câp II: 11 tuổi trơ xuông (10-11), Câp III: 13 tuổi trơ xuông (12-13), Câp VI: 16 tuổi trơ xuông (14, 14, 16). Bây giơ thi bôn vị giam khao đa ngôi vao ban châm thi. Cô MC điêu khiên chương trinh đa đang chuân bị băt đâu phân chao cơ Viêt Mỹ, va thây hiêu trương khơi đâu cuôc thi, thây trương ban tổ chưc cuôc thi co vai lơi đên phụ huynh va cac em thí sinh vê thê lê cuôc thi. Sau đo cô MC tuyên bô giơ phut quan trong cua cuôc thi băt đâu. Luc nay không khí cua hôi trương lăng nhơ tơ, tôi ngôi trên ban ban giam khao ma co cam giac la như không co ai ngôi đăng sau tôi. Cô MC băt đâu điêm danh tưng em thí sinh môt. Khi cô MC đoc tên thí sinh A em tra lơi la “ Da co” rât la dê thương va ro rang, hôi trương gân 200 ngươi ma qua ư la im lăng cho nên cac em tra lơi tiêng rât nho nhưng đêu co thê nghe thây đươc. Điêu nay chưng to cho thây cac thí sinh rât la nghiêm tuc trong cuôc thi. Em nao cung muôn chưng to cho cac thây cô va cha me la em se lam đươc. Đê cho kịp giơ cac em Câp I se lên thi trươc, va lân lươt đên Câp II, III, VI. Không khí cua cuôc thi trơ nên năng nê hơn luc nao hêt. Cô giam khao mơi môt thí sinh ra đưng trươc microphone, em thí sinh nay chỉ mơi 5 tuổi, (luc nay co môt thây phai tuc trưc tai microphone đê co thê giup thí sinh điêu chỉnh cao thâp cua microphone, va giup đưa cho thí sinh but va giây đê em co thê viêt nhap chư ma đa đươc ban giam khao đoc ra trong cuôc thi.) Cô giam khao noi băng tiêng Viêt: thí sinh co 30 giây đê tra lơi hay đanh vân chư ma cô đoc ra cho em. Cô giam khao noi tiêp: thí sinh co thê hoi ban giam khao nghia cua chư đo. Giong băc cua cô giam khao thật ro rang va mach lac. Chư đa đươc đoc ra va môt vị giam khao nam đa noi: “em thí sinh đa đanh vân đung”, như vậy la chư thư hai se đươc đoc va em thí sinh cung đanh vân đung luôn, sư viêc nay đa lam ngac nhiên ca bôn

140 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 2: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

vị giam khao. Rut kinh nghiêm tư cuôc thi đanh vân tiêng Viêt lân đâu tiên, khi đoc chư đâu tiên la cac em thí sinh đa rơt rôi, co nghia la thí sinh đa đanh vân sai. Lân nay thi ban giam khao ngac nhiên tư lân nay cho tơi lân khac. Cac em thi sinh đa không chịu thua, thật la nhưc đâu qua. Co nhiêu luc ban giam khao phai đao lôn thư tư cua ban chư đa cho sẵn, va nhanh chong bo nhưng chư dê đanh vân qua nhưng chư kho hơn, phưc tap hơn. Không khí cua cuôc thi cang ngay cang hao hưng vơi cac thí sinh ơ lơp cao hơn co đôi luc ban giam khao đoc gân hêt chư trong ban chư, co môt lân cô giam khao ngôi canh tôi noi: “Thây nên sửa soan sẵn nhưng chư mơi, nêu tôi đoc hêt luôn ban chư nay ma cac thí sinh vẫn tra lơi đung”. Tôi cươi va lo lăng noi: lam ngay đây! Nhưng thật may viêc nay không xay ra, moi viêc đêu trôi chay. Cuôi cùng thi Câp VI đa xong, ban giam khao se chon nhưng em vao chung kêt, cac em nay se đươc phat băng băng khen, va phân thương, phân lơn cac phân thương la do cac thây cô cac lơp va cac vị ân nhân trao tăng. Cac thây cô đêu thơ phao nhe nhom, cac phụ huynh cua cac thí sinh cung hơn hơ ra măt vi cac thây cac em đêu đanh vân hay va hoc gioi. Cac thây cô lo vê âm thưc lai tâp nập sửa soan cho moi ngươi dùng bưa. Bây giơ la đung 11:45 trưa, đung như chương trinh đa soan sẵn. Cam giac cua tôi luc đo như la trut bo đươc ngan cân vi moi viêc đêu trôi chay, cac thây cô đêu môt lòng cho cac em va tiêng Viêt mên yêu. Cac thí sinh cung hiêu đươc răng tiêng Viêt rât dê đanh vân, dê hoc, va rât la phong phu qua cac dâu hoi va nga. Tôi thiêt nghi cac em la rương côt cua nươc nha, cac em la tương lai, biêt đâu môt ngay nao đo cac em se la nhưng thây cô giao day cac hoc sinh cac nươc khac vê tiêng Viêt cua minh môt cach dê dang va phổ thông qua cach đanh vân mẫu tư tiêng Viêt.

Lưu Doanh

Nhưng Ngon Nên Đâu Đan

Kính tặng những cánh chim đầu đàn của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali - những thầy cô đã bỏ nhiều thời gian và sức lực gồng gánh, hướng dẫn những sinh hoạt Việt ngữ trong suốt 25 năm qua. Cám ơn chiếc đầu tàu của BĐD đã dậy lên và dẫn đầu con tàu giảng dạy tiếng Việt và bảo tồn văn hoá Việt tại hải ngoại. Các thầy cô như những ngọn nến thắp sáng và dìu dắt những boong tàu cùng chung lý tưởng. Cám ơn những cây nến dần cháy tàn, nhưng vẫn làm toa tàu cuối, đứng cuối con tàu và đẩy những boong tàu, dù chỉ để soi sáng những bước chân đi trong niềm khích lệ… Các thầy cô là những gương sáng tuyệt vời cho các trung tâm Việt Ngữ tại Nam California nói chung và TTVN Văn Lang San Diego nói riêng. Mong rằng con tàu Việt Ngữ sẽ càng ngày càng tiến bước vững mạnh trong nhiều thế hệ nữa trong tương lai. TNSP Kỳ XXV, 2013 - Thùy-Vân

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 141

Page 3: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Mỗi ngọn nến, là ngọn đuốc thiêng liêng Thầy đốt sáng, bên bảng đen phấn trắng

Vẽ bước đường, bày phương hướng, giảng răn Và chỉ dạy bao mảnh tình nhân thế…

Mỗi ngọn nến, một đầu tàu đưa lối

Những nẻo đường nồng nàn tiếng quê hươngVai sát cánh, đôi chân cùng nhịp bước

Đưa con tàu vượt lướt sóng mong manh

Những ngọn nến, dìu dắt ngọn nến xanh Nắm tay cùng, từng bước chậm bước nhanh

Bước ngập ngừng, vấp ngã, chạy vòng quanhVẫn âm thầm chung bước nhịp cùng đi

Khi ngọn nến, lặng lẽ mờ tắt đi Ân tình ấy, mãi mãi còn khắc ghi

Giọt nến tàn, nhẹ rơi trên giấy trắngÁnh lửa hồng ngời sáng mãi nghìn năm

Những ngọn nến,

dìu dắt ngọn nến xanh. Những ngọn nến,

tàn cháy. Dừng bước chân.

Những ngọn nến đời, Những ngọn nến tình.

Vẫn rạng ngời, soi sáng bước chân điVẫn rạng ngời, soi sáng những lối về…

- Thùy-Vân 25/07/2013

Chúng tôi là hai trong số mười hai anh chị em ruột cùng với rất nhiều bà con

thường xuất hiện trong mỗi đoạn văn mà chúng tôi thường xem một đại gia đình

thân yêu. Hai chúng tôi là đứa thứ tư và thứ năm trong mười hai anh chị em đó. Tuy nhiên tôi tình cờ tìm thấy một đoạn

văn khá khác thường vì trong đó không có mặt của hai chúng tôi. Xin giới thiệu đoạn

văn đó như sau:

“Đây là đoạn văn như các đoạn văn khác, nhưng kỳ thật nó khá khác thường. Chẳng rõ các bạn có tìm ra ngay lý do tại sao chúng tôi gọi là khác thường không? Mới trông qua thì các bạn thấy không có gì sai cả! Thật vậy, chẳng có gì sai cả! Nhưng nó vẫn khác thường. Hãy đọc kỹ đôi ba lần rồi suy nghĩ thật kỹ. Bạn vẫn chưa rõ tại sao như vậy à? Không sao, hãy chịu khó suy nghĩ nữa đi, bạn chắc chắn tìm ra mà. Nhớ đừng nhờ ai giúp bạn tìm câu trả lời nha.”

142 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 4: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

TÂM SỰ CỦA TÔI!Vũ Hoàng

-Mình ơi!- Gì đó anh?- Sao con nó đi học tiếng Việt gì mà đã hơn năm rồi, mà sao anh không thấy nó đọc được gì ráo trọi hà.- Vậy anh tính sao?- Tính gì? anh thấy con nó học vậy thì anh nói cho em nghe, chớ có tính gì đâu.- Mình à,……..hay là….em tính như vầy nha, thay vì chở con lên bỏ đó rồi anh đi đánh tennis thì mình ở lại đó chờ con, để mỗi khi nó ra chơi thấy mình còn ngồi đó, chắc nó thích lắm đó anh à, và như vậy mình cũng nói cho nó nghe để nó ráng chịu khó học phải không anh?- Ý đâu được nà, mỗi tuần anh chỉ có hai ngày nghỉ để đi đánh tennis với bạn bè, để chơi thể thao mà mình biểu anh nghỉ chơi, đâu được đâu mình.- Em thấy mình không tích cực một chút, vả lại mình cứ giao phó con cho các thầy cô, học một tuần chỉ có vài giờ thì sao mà con nó tiến bộ được.- Uh…..mình tính gì mà kỳ vậy, anh đánh tennis đã mấy chục năm rồi mà giờ tự nhiên kêu anh bỏ để lên ngồi đó với tụi nó, chắc không được đâu.Thế rồi việc gì đến cũng phải đến,(không đi không được, càm ràm lắm). Năm 1989, cứ mỗi chiều Thứ Bảy, chúng tôi chở hai cháu đi học tiếng Việt tại TTVN Hồng Bàng, trường của giáo xứ Blessed Sacrament. Trong lúc các cháu ở trong lớp, chúng tôi ngồi ngoài sân trường đọc sách hoặc nói chuyện cùng vài phụ huynh khác. Năm 1990, trong phiên họp để bầu lại Hội Phụ Huynh mới cho trường, với sự kêu gọi của anh cựu Hội Trưởng, tôi và một số anh chị em khác nữa, tình nguyện để tham gia, sau đó tôi “bị” bầu làm tân Hội Trưởng Hội Phụ Huynh của Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng. Tôi còn nhớ lúc bàn giao phần tài chánh của hội, tôi nhận được $28.00, tôi lo quá, không biết với số tiền nhỏ nhoi như vậy thì làm sao để có quỹ yểm trợ cho Ban Điều Hành và lo cho các em trong các chương trình lễ Tết? Chúng tôi, anh chị Hà Học Ngôn, anh chị Nguyễn Thương, anh chị Nguyễn Thắng và hai ba anh chị em nữa đứng ra tổ chức buổi văn nghệ “Đêm Hồng Bàng” tại nhà hàng Cono do Ông Bà Bác Sĩ Quỳnh Kiều làm chủ, trên đường Harbor (bây giờ là nhà thờ La Vang), để gây. quỹ.

“Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, đêm văn nghệ rất thành công ngoài sự dự tính của mọi người. Sau 2 năm đó, TTVNHB dời đi nơi khác.Tiếp theo là một chuyện không may nữa đã đến cho tôi. Va`o năm 1992, trong tình huống khó có thể chối từ, tôi được Hội đồng giáo xứ đề cử để thành lập Trường Việt Ngữ Cộng Đoàn Westminster, với chức vị Hiệu Trưởng. Cho đến năm 2011, được ông chủ tịch mới cho về hưu, lý do là làm Hiệu Trưởng quá lâu.Cuộc đời nếu cứ suông sẻ như vậy thì cũng hạnh phúc lắm rồi. Thời gian mà tôi chăm lo cho trường VNCĐW, trong những lần bầu cử Ban Đại Diện CTTVNNC, tôi cũng được mời tham dự với tư cách là Hiệu Trưởng của một trường trong cộng đồng. Kỳ bầu cử nhiệm kỳ 95-97 tôi lại bị lôi keo vào BĐD, với chức vụ Tổng Thư Ký, Thầy Mai Thái Bằng làm Chủ Tịch. Qua nhiệm kỳ thứ hai của Thầy Bằng tôi “bị” nghỉ việc, Thầy Bằng sa thải tôi trong hai năm kế tiếp, nhưng không được hưởng tiền thất nghiệp.Đến năm 2000, Thầy Nguyễn Văn Khoa được bầu làm Chủ Tịch của BĐD, hôm đó tôi và nhà tôi cũng tham dự, tôi cũng được đề cử, nhưng sau khi nghe tôi trình bày về tình trạng già yếu, sức khoẻ không được tốt và muốn trẻ trung hoá BĐD nên được miễn, nhưng thay vào đó, nhà tôi bị “đè cử” vào chức Thủ quỹ. Sau nhiều lần từ chối vì lý do còn con mọn, nhưng cũng không được một ai thương xót, nên nhà tôi mới quay nhìn tôi…. Mình ơi “kíu” em với.Nghe tiếng kêu cứu thảm thiết của nhà tôi, nên tôi đành phải hy sinh cứu “Vợ”, và đứng ra lãnh nhận vai trò Thủ quỹ cho BĐD trong suốt bốn năm liền. Cổ nhân thường nói: “Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí”. Phước chẳng bao giờ đến hai lần, mà họa thì đến liên miên. Âu cũng là mệnh số! Mình ơi! phải chi hồi đó mình đừng xúi dại, thì bây giờ hai đứa mình có nhiều thì giờ đi dzung dzẻ mí nhau có phải sung sướng không! Đã lỡ phóng lao thì phải theo lao! Chứ biết sao bây giờ? Dẫu sao thì tôi cũng xin cám ơn mình thật nhiều, đã âm thầm yểm trợ tôi trong suốt những tháng năm qua.Cuộc tình duyên của tôi với chương trình trao truyền tiếng Việt cho thế hệ mai sau trên xứ người cũng lắm phen “ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh, mười hai cái gập ghềnh, một trăm mười bảy cái nhấp nhô!” …… Xin đón xem phần II, trong…. Đặc San Kỷ Niệm 30 năm TNSP.

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 143

Page 5: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Tâm SựNgười ta tạo cho tôi một hình dáng bề ngoài thật thanh lịch. Trên chiếc áo trắng chỉ có hai màu: xanh lá cây và đen. Bên trong của tôi cho phep tôi tự hào vì toàn là chữ nghĩa với hình vẽ cũng chỉ hai màu đen, xanh. Theo sự “thông thái” của tôi, màu xanh lá cây tượng trưng tuổi trẻ, còn màu đen (..?) có lẽ cho dễ đọc mà thôi. Tôi ra đời đợt thứ hai vào năm 1990, còn bạn bè khác trước đó thì tôi không rõ lắm.Có tôi trong tay các em nhỏ không sợ “mù chữ” Việt, thầy cô sẽ dùng tôi để dạy “Tập đánh vần, Tập đọc, Danh từ bằng hình, Tập nói, Thành ngữ, Tục ngữ và Ca dao”. Tôi cảm thấy mình quan trọng quá và cũng dễ thương ghê đi với trang bìa có hình ảnh hai em be trai và gái chăm chú xem sách nên chú chó ngồi cạnh được dịp mê mải liếm cà-rem. Lật đến trang trong, tôi mới biết mình được gọi là tài liệu giáo khoa mang tên Em Học Tiếng Việt với huy hiệu Bảo Tồn Văn Hóa Việt Nam. Tò mò xem ai đã tạo nên tôi, à rất nhiều người nhưng vui lắm thay, phần thực hiện là do các thầy giáo của trường dạy tiếng Việt nơi tôi đang ở.Tháng 10 năm 1990 tôi được trao cho một em be trai 5 tuổi học lớp Mẫu Giáo. Thật tình lúc đầu tôi lo lắng vì không biết mình sẽ được đối đãi thế nào đây. Cầm nhẹ nhàng trên tay hay bị quăng nem, thẳng thớm hay nhăn nheo quăn góc, sạch sẽhay bị quẹt vẽ đầy người? “Thức lâu mới biết đêm dài…” nên tôi cứ bình tĩnh mà lo. Số tôi may mắn thật! Ngoài những miếng băng cá nhân được vẽ trên mặt của em trai trên hình bìa (với óc tưởng tượng phong phú em nghĩ ra mấy vết trầy có thể có được khi chơi banh), trong mỗi bài học em chỉ cẩn thận ghi ngày tháng vào mà thôi. Cũng nhờ vậy, tôi biết mình đã cùng em chung vui xẻ buồn suốt 3 năm học từ tháng 10 năm 1990 đến tháng 5 năm 1993. Phòng hờ sách bị hư, lo rớt mất trang thì con bị mất chữ, thầy cô thì...nên bố em dùng dây cước lấy ra từ chiếc vợt hư, khâu gáy tôi một cách cẩn thận. Chưa hết, ông ấy còn dán lên một lớp băng keo dày cộm. Tuy hơi nhột vì những mũi kim cọng cước nhưng tôi vui vì được trân trọng như vậy.Chiến đấu với 79 bài học trong ba niên khóa, em biết đọc biết viết rành rẽ và được khen trong lớp mấy lần. Tôi biết vậy vì trên người tôi rải rác mấy miếng “sticker” mà các cô giáo hay thưởng cho em nào học giỏi để đem về khoe với cha mẹ. Khi em lên lớp lớn, tôi được xếp cất vào kệ sách và được giữ kỹ cho tới bây giờ. Tôi không còn thực sự cùng em đi học nữa nhưng những bài học trong tôi đã thấm nhuần và ở lại trong tâm trí em mãi mãi. Điều này càng rõ net hơn khi em được lên học lớp Thầy Ngọc, Thầy Bằng, những người đã cùng với Thầy Đức (nay là linh mục), Thầy Mậu (không còn với mọi người) “nhiều đêm mấy anh em thức khuya, nằm bò trên sàn nhà” (lời Thầy Bằng kể lại) để thực hiện cho xong quyển vần Em Học Tiếng Việt.Chân thành cám ơn tất cả các thầy và nhiều người khác nữa, đã khai sanh ra tôi để tôi được góp phần vào công cuộc giữ gìn và duy trì tiếng Việt cùng văn hóa Việt cho thế hệ trẻ nơi hải ngoại.

Quyển Vần Cũ

144 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 6: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Lễ Bế Giảng Năm Học 2012-2013 Trường Việt Ngữ Phao Lô Lê Bảo Tịnh

Thời gian đi sao nhanh quá, thấm thoát một năm học nữa đã trôi qua! Sáng nay, Chúa Nhật ngày 9 tháng 6 năm 2013, lễ bế giảng năm học 2012 - 2013 của Trường Việt Ngữ Phao Lô Lê Bảo Tịnh đã kết thúc thật tốt đẹp. Một ngày Chúa Nhật bình thường và một buổi lễ bế giảng bình thường như mọi buổi lễ bế giảng của những năm học đã qua nhưng sao trong tôi có một cảm giác thật lạ. Chắc có lẽ, buổi lễ bế giảng năm nay được diễn ra bên trong ngôi Thánh Đường thân quen mà trường Việt Ngữ của chúng tôi được lớn lên từ đó. Nếu có thể mời các bạn ghe vào trang web của chúng tôi https://sites.google.com/site/truongvietnguphaololebaotinh/trang-chinh để hiểu thêm về sự trưởng thành của một ngôi trường mang tên Việt Ngữ Phao Lô Lê Bảo Tịnh ở Thành Phố Tacoma nhỏ be này.Không khí rộn rịp của một buổi sáng đẹp trời với đông đủ các bậc phụ huynh đều nán lại trong sân trường để cùng thầy cô và các em học sinh tham dự

buổi lễ bế giảng năm học này. Bên trong nhà thờ, các thầy cô cũng đang tất bật với những công việc để buổi lễ được long trọng hơn. Các thầy thì chuẩn bị âm thanh trong khi các cô sắp xếp chổ ngồi cho các em theo thứ tự lớp học, cũng như chuẩn bị các phần quà thưởng cho các em theo thứ tự xếp hạng của giáo viên phụ trách lớp...Phút đầu tiên bắt đầu buổi lễ, trong bầu không khí trang nghiêm chúng tôi cùng đọc một Kinh Lạy Cha để tạ ơn Chúa đã soi sáng thần trí và dẫn đường cho thầy trò chúng tôi cùng bước đi trong suốt một năm học vừa qua. Sau vài lời phát biểu của Cha Chánh Xứ, Quý Sơ, quý vị đại diện của Cộng Đoàn và Ban Phụ Huynh, thầy cô giáo chúng tôi lần đầu tiên được đứng ngay trên Cung Thánh, được nhận những lời cảm ơn chân thành và nồng nhiệt. Đó là một động lực rất lớn cho anh chị em chúng tôi, những thầy cô giáo đang hướng dẫn các em duy trì ngôn ngữ Việt. Giây phút

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 145

Page 7: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

GIẢI ĐÁP Ô CHỮ 25 NĂM TU NGHIỆP SƯ PHẠM

Bút Mực

làm tôi thực sự bất ngờ và xúc động khi được chị Minh Nghĩa, người chị cả của trường, gọi tên cùng ba cô giáo để nhận những bó hoa thật tươi thắm và rực rỡ với lời cảm ơn thật chân tình của chị. Không phải riêng bốn chúng tôi, mà tất cả thầy cô giáo của trường đều xứng đáng với những bông hoa tươi thắm này và cũng sẽ là những tấm gương sáng cho các em noi theo. Tôi muốn nói lời tri ân đến Cha, quý Sơ và tất cả các anh chị em trong Ban Điều Hành nhà trường đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên thầy cô chúng tôi trong những năm học qua. Không khí trở nên sôi động hơn khi bắt đầu phần trao giải thưởng cho các em học sinh xuất sắc cũng như những phần quà nho nhỏ cho tất cả các em học sinh của trường. Các em xếp hàng ngay ngắn và lần lượt bước lên Cung Thánh theo thứ tự của từng lớp.

Niềm vui bừng lên trên những gương mặt rạng rỡ và dễ thương khi các em được trao những giải thưởng và phần quà khuyến khích. Những tràng pháo tay thật nồng nhiệt cỗ vũ cho kết quả và công sức quý báu mà các em đã cố gắng vượt qua trong suốt một năm học khi ngôn ngữ Việt đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của mình.Buổi sinh hoạt ngoài trời với bánh pizza và dưa hấu đỏ bắt đầu cho những ngày hè vui tươi sau một năm vất vả dạy và học của thầy trò chúng tôi. Tham gia liên hoan với chúng tôi còn có Cha Chánh Xứ và các bậc phụ huynh học sinh. Cha rất vui và những lời động viên của Cha như đang tiếp sức cho thầy và trò chúng tôi tiếp tục bước đi trên con đường gìn giữ nền văn hóa Việt ở hải ngoại. Việt Thu Hè 2013

146 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 8: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Mười Năm Nhìn Lại Trường tôi Nguyễn Kim Chi - TTVN Huệ Quang Richmond, VA

Tháng 3, 2003

Hôm nay là ngày đầu tiên Minh đi học tiếng Việt. Trong ánh mắt non nớt 8 tuổi của Minh, trường không có vẻ gì là trường cả. Nó không đồ sộ, bao la bát ngát như những trường công lập tiểu học và trung học ở Mỹ. Ngày đầu đến trường, Minh bước vào lớp học mới nhận ra rằng nơi mà ba mẹ Minh gọi là Trung Tâm Việt Ngữ Huệ Quang chỉ là một căn nhà thật nhỏ và cũ kỹ. Các phòng của ngôi nhà đã được biến thành phòng học. Những dấu vết cũ của căn nhà như nhà bếp, phòng tắm, cửa trước, cửa sau vẫn còn. Trường nằm ngay dưới một con đường dốc, lên phía trên kia là Chùa Huệ Quang mới xây. Minh thấy ngán ngán, vì không hiểu tại sao ba mẹ lại bắt Minh đi học thêm vào cuối tuần. Minh thích ở nhà chơi với những đứa bạn Mỹ hàng xóm hơn. Nhưng vì thấy các bạn cùng lớp cũng là quen cả, ba mẹ tụi nó cũng là bạn của ba mẹ Minh, cô giáo cũng quen với mẹ Minh, nên nó bớt sợ sệt. Minh học lớp vỡ lòng thấy vui vui. Minh rất thích vào giờ ra chơi cùng các bạn đi tìm hoa dại màu tím ở sân cỏ bên hông trường, tặng cho cô giáo của Minh, vì cô hiền lắm.

Tháng 2, 2006

Minh và năm bạn nữa được chọn múa một màn trong chương trình văn nghệ Tết của trường. Hình như đây là lần đầu tiên hoặc lần thứ nhì trường tổ chức văn nghệ Tết. Trình diễn ngay trong hậu liêu, sân khấu là bức tường bên cạnh nhà bếp của chùa. Ba đứa con gái quấn tóc thành khăn mỏ quạ, mặc áo tứ

thân. Ba thằng con trai mặc áo dài xanh lam, khăn đống, tay cầm ô đen. Cô Hiệu Trưởng dạy cho tụi Minh múa. Quê muốn chết nhưng thấy những người xem vỗ tay, các thầy cô khuyến khích và các bạn khen quần áo đẹp nên Minh cũng ráng cười cho thật tươi. Bài hát dân dã "Ông Nỉnh Ông Nang" nghe cũng hay hay, đơn giản dễ nhớ. Ông Nỉnh ông Ninh... ông ra đầu đình.... ông gặp ông Nảng ông Nang... Thầy giáo dạy cho các anh chị lớp lớn trình diễn màn kịch “Lưu Bình Dương Lễ”. Lúc đó Minh nghe tiếng Việt như vịt nghe sấm, chẳng hiểu câu truyện, nhưng thấy các anh, các chị đọc mấy câu thơ hay quá, Minh phục sát đất, ước gì mình cũng nói được tiếng Việt trôi chảy như vậy.

Tháng 9, 2007

Năm nay Minh được vào lớp 2B. Các bạn cùng lớp với Minh sao thấy lớn hẳn so với nhóm nhập học cùng với Minh mấy năm về trước. Chắc tại vì Minh học tiếng Việt có tiến bộ nên được xếp vào chung một lớp với các bạn lớn tuổi hơn. Có bạn học cao hơn Minh mấy lớp ở trường Mỹ mà nói tiếng Việt còn kém hơn Minh nhiều lắm. Ở nhà, ba mẹ bắt Minh nói tiếng Việt nhiều nên vào lớp nghe thầy cô giảng thì Minh chỉ cần cố gắng một tí là theo kịp. Chỉ có vấn đề đặt câu và đàm thoại thì Minh còn chậm lắm vì phải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ từng chữ một. Sao tiếng Việt khó quá! Xưng hô phải có vai vế rõ ràng. Không được “you me” như tiếng Anh. Người không có bà con với nhau cũng phài lựa chừng tuổi tác mà xưng hô cho lễ phép đàng hoàng.

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 147

Page 9: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Loạng quạng thì bị la là hỗn. Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo dấu. Sai dấu là lạc đề liền. Cô giáo dạy cho Minh và các bạn câu này để dễ nhớ: "chị Huyền vác Nặng Ngã đau, anh Sắc không Hỏi một câu gọi là." Vậy mà sao mỗi lần cô giáo đọc chính tả thì Minh nghe na ná giống nhau hết. Bài chính tả nào của Minh và của các bạn cũng đầy lỗi, cô giáo sửa xong là bài dính mực đỏ lòm. Minh nản quá, chẳng hiểu đi học thêm tiếng Việt được ích lợi gì nữa.

Tháng 10, 2008

Trường Việt ngữ được mời tham dự ở Hội chợ Dân Ca (Folk Festival) thành phố Richmond. Một nhóm học sinh được các cô giáo đưa đến khuôn viên hội chợ để đảm trách quán sinh hoạt cho trẻ em. Nhóm TTVN có trách nhiệm dịch tên của các em đi hội chợ, từ tên Mỹ qua tên Việt. Các cô giáo đã làm sẵn một danh sách dịch các tên thông thường như Ann là An, Amy là Ái Mỹ, Alison là Ái Linh, vân vân... Tụi Minh phục vụ mỗi người khách ghé gian hàng nhờ mình dịch tên. Dịch xong rồi viết tên Việt lên một miếng bìa đã cắt sẵn, tô điểm hoa lá cành cho thật màu mè, bấm một cái lỗ, xỏ vào sơi dây cột thành nơ, tặng cho khách đem về để kẹp vào sách (bookmark). Ai cũng trầm trồ khi được biết tên mình dịch qua Việt ngữ - làm Minh cũng thấy những tên Việt của mình đơn giản nhưng nghe lại hay và trong sáng quá.

Tháng 10, 2009

Minh xung phong vào đội múa lân với nhóm Gia Đình Phật Tử của Chùa Huệ Quang để trình diễn cho buổi sinh hoạt Hội Mùa Thu. Minh chưa bao giờ múa lân. Minh không biết võ để biểu diễn những động tác của đầu lân, cững như không đủ sức để làm đuôi lân, nên Minh xin đóng vai ông địa, cầm cái quạt phe phẩy dẫn đường cho lân múa. Nghe những tiếng cười thích thú của các em nhỏ, những tràng vỗ

tay hưởng ứng nhiệt liệt của khán giả, có rất nhiều người dúi tiền cho đội, Minh rất hãnh diện với sự đóng góp của mình trong sinh hoạt của Chùa và của TTVN. Hồi xưa, nhìn thấy các đội múa lân trên tivi hay phimViệt nam hay Trung Hoa, Minh đâu có ngờ rằng có ngày mình cũng có cơ hội vào trong một đội múa lân hùng hồn, không thua ai như vậy.

Tháng 5, 2010

Năm nay, Minh xin ba mẹ cho đăng ký vào Vũ Đoàn của TTVNHQ. Ba mẹ cũng khuyến khích Minh tham gia mấy năm nay rồi, nhưng vì lúc trước Minh có nhiều sinh hoạt ở trường công quá. Từ đầu niên học, Minh đã biết được thời khoá biểu của các buổi tập dợt của Vũ Đoàn nên Minh bỏ bớt một môn thể thao để có thì giờ đi tập múa. Năm nào Vũ Đoàn cũng có một màn do các em nhỏ trình diễn, một màn do các nữ sinh lớn trình diễn. Mấy năm sau này, các cô còn lập thêm một nhóm cả trai lẫn gái nữa. Minh thấy các bạn múa những tiết mục với quần áo trang phục áo dài, khăn đống, áo tứ thân, nón quai thao, áo bà ba, nón lá rất là đẹp mắt. Nhạc Việt Nam truyền thống hòa âm theo kiểu mới, rất là linh động và vui nhộn. Cả đám bạn của Minh ùa vào nhóm múa này, kéo Minh vào theo. Màn trường ca Hòn Vọng Phu, trình diễn trong buổi văn nghệ Tết tháng

148 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 10: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

2 và ở Hội Chợ Á Châu vào dịp Lễ Mẹ tháng năm. Ai cũng thích màn múa này vì có khúc thì thật là hùng hồn, có khúc lại rất là êm dịu với những lời nhạc tình tiết thật cảm động. Minh được nghe cô giáo kể truyện sự tích, nên hiểu tổng quát câu truyện, nhưng không hiểu rõ lời của cả ba bài hát: Đoàn Người Ra Đi, Ai Xuôi Vạn Lý và Người Chinh Phu Về. Tuy nhiên, cứ mỗi lần tập hay trình diễn mục này là Minh cảm thấy rất là gần gũi với người Việt Nam, với lịch sử đấu tranh của nước Việt nam, nhất là lòng nhẫn nại, kiên cường của người đàn bà Việt nam, một lòng nuôi con, chung thủy với chồng.

“Đời xưa đời xửa vua gì Có người đứng ngóng trông chồng đầu non

Thế rồi trông mỏi trông mòn Thế rồi hóa đá ôm con đứng chờ...”

Tháng 6, 2011

Minh đã hoàn tất chương trình học vấn tại TTVNHQ. Tháng 6 trường làm Lễ Bế Giảng để phát phần thưởng cho các học sinh học giỏi nhất, chuyên cần nhất (đi học đều đặn), và tích cực tham gia sinh hoạt của trường nhiều nhất. Minh đạt được cả 3 phần thưởng. Không những thế, Minh còn được chọn là Học Sinh Xuất Sắc của lớp 7 nữa. (Trình độ cao nhất ở TTVN là lớp 7; sau đó, học sinh đã có đủ căn bản để tự trau dồi thêm tiếng Việt bằng cách đọc sách báo, coi phim ca nhạc Việt nam, theo dõi tin tức và tìm tòi thêm trên mạng.) Minh được phần thưởng Xuất Sắc vì Minh vượt hơn các bạn trong tất cả ba lãnh vực học hành, chuyên cần, và sinh hoạt.

Tháng 3, 2013

Sáng chủ nhật Minh dậy trễ bị mẹ la quá chừng. Tại tối hôm qua, Minh mải mê thức khuya chuyện trò với các bạn. Bài vở thì nhiều nhưng cái tật viết lảm nhảm qua lại với bạn bè

bằng máy vi tính, bằng điện thoại di động đã thành thói quen không bỏ được. Bây giờ trang nhà của Trung Tâm Việt Ngữ trên mạng “Facebook” cũng rất là sống động với nào là phim của chương trình văn nghệ, nào là hình ảnh sinh hoạt mùa thu, hình của trường lớp và các bạn. Minh miên man với bạn bè, Mỹ có, Việt có, Á Đông cũng nhiều, cứ thế mà đến nửa đêm mới gục ngủ. Phụ mẹ soạn bữa cơm trưa cho gia đình xong là Minh chở em trai đến trường Việt Ngữ. Minh đã biết lái xe rồi nên ba mẹ không phải bận rộn việc đưa đón con cái đi học Việt Ngữ chiều Chủ Nhật nữa. Sẵn đưa em đến trường nên Minh ở lại đó hai tiếng phụ các thầy cô luôn. Đó cũng là cơ hội tốt để Minh tu bổ và duy trì vốn liếng tiếng mẹ đẻ Minh đã học được trong 10 năm qua. Góp tay vào phụ mới thấy rõ công lao của các thầy cô, tuần nào cũng phải soạn bài, giảng bài, chấm bài. Hôm nay, tự dưng, Minh thấm thía nhớ lại bài thơ “Tôn Kính Thầy Cô” đã học thuộc lòng từ mấy năm về trước:

“Kính thầy như kính mẹ cha, Đưa đường chỉ lối giúp ta nên người.

Vẻ vang danh giá với đời, Bao công dạy bảo, bao lời khuyên răn

Mẹ cha lo mặc, lo ăn, Đến trường học lễ, học văn nhờ thầy.”

Giờ ra chơi vừa kết thúc với tiếng chuông kính coong quen thuộc. Một em bé lớp 1 chạy từ ngoài sân chơi vào lớp, thở hổn hển. Nó lẳng lặng trao cho Minh một nụ hoa bé tí teo màu tím, y chang như cánh hoa dại Minh đã tặng cho cô giáo hiền 10 năm về trước.

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 149

Page 11: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

VIỆT NGỮ VÀ VIỆT HỌC TRONG ĐAị HỌC DÒNG CHÁNH HOA Kỳ

(Vietnamese Language and Vietnamese Studies in the US Mainstream Post-secondary Education)Việt Ngữ và Việt Học trong các đại học chính yếu của Hoa Kỳ.Tác giả là giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, bà theo học trung học, đại học, cao học và tiến sĩ tại Hoa Kỳ; dạy tiểu học, trung học, giảng huấn tại đại học (UCLA, CSU Long Beach, CSU Fullerton), phó giám đốc cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ thiểu số và nghiên cứu giáo dục (CLMER: Center for Language Minority and Education Research) thuộc đại học CSU Long Beach; giám đốc chương trình ngôn ngữ chiến lược (SLI: Strategic Language Initiative) của hệ thống đại học CSUS của tiểu bang California. Chức vụ hiện tại là giám đốc nghiên cứu và huấn luyện cao cấp (director of Advanced Training and Reserach Division), nha giáo dục quốc tế và ngoại ngữ, tổng nha đại học, bộ giáo dục Hoa Kỳ. Bà tham gia rất nhiều các khóa tu nghiệp sư phạm và cùng với ban đại diện các trung tâm việt ngữ Nam California tổ chức lần đầu tiên có kích thước đại học tại khuôn viên đại học CSU Long Beach khoảng gần 10 năm trước đây. Trước khi nhận nhiệm sở đương thời tại thủ đô, bà là ủy viên dân cử của hội đồng giáo dục Garden Grove (elected trustee of Board of Education) .Người phiên dịch và tóm tắt : ông Nguyễn Viết Kim

Dàn bài:1. Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ2. Văn Phòng Hậu Đại Học3. Văn Phòng Giáo Dục Quốc Tế và Ngoại Ngữ4. Các chương trình và ngân khoản đài thọ ngôn ngữ và nghiên cứu về Đông Nam Á5. Vai trò ngoại ngữ và nhu cầu ngoại ngữ trong các cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ6. Các chương trình cấp bằng cấp (degree programs) Việt Học/Viet Ngủ ở các đại học7. Các chương trình cho sinh viên du học ngắn hạn và dài hạn đến Việt Nam8. Các sinh viên học Việt Ngữ hoặc Việt học9. Nhìn về tương lai - 10. Vai trò của các trung tâm/trường Việt Ngữ

Nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục là khuyến khích giúp đỡ cho mọi học sinh, sinh viên có cơ hội học hỏi chu đáo, chuẩn bị cho sự tranh đua trong kích thước toàn cầu ở một xã hội nhiều thực tế va chạm và đa dạng trong tương lai .

Nói rộng ra là chuẩn bị cho thế hệ sắp tới có thể làm việc hữu hiệu trong môi trường toàn cầu, bao gồm nhiều chủng tộc, dân chúng nhiều quốc gia ở khắp mọi nơi với nhiều sự khác biệt về văn hóa, cách hành xử, với những phong tục tập quán khác nhau, nói những ngôn ngữ khác biệt. Trong sự phân phối trách nhiệm thì phần vụ chính yếu trong lãnh vực này là

của nha giáo dục quốc tế và ngoại ngữ trong tổng nha đại học của bộ giáo dục Hoa Kỳ .Chúng tôi được cấp ngân khoản để điều hành 18 chương trình, bao gồm 10 trong nội địa và 8 tại môi trường quốc tế, mục đích là để các học sinh, sinh viên đại học tới tiến sĩ, giáo chức từ tiểu học đến đại học, các nhà quản trị giáo dục mọi cấp có cơ hội đem ngoại ngữ vào giáo trình, đi du học để nghiên cứu tại ngoại quốc, mời các nhân viên giáo dục đến Mỹ trao đổi kinh nghiệm và hợp tác, các chương trình này có thể là ngắn hạn từ một năm hay dài hạn keo dài 3, 4 năm .

Mỗi năm IFLE trong ủy ban liên bộ (ngoại giao, quốc phòng, giáo dục) sau khi tham khảo sẽ có những quyết định về sự cần thiết và ưu tiên cho những ngôn ngữ mà Hoa Kỳ cần trong khía cạnh văn hóa và nhất là về kinh tế toàn cầu và an ninh quốc gia . Hiện tại có 78 ngôn ngữ trong danh sách này và các định chế giáo dục được thông báo và khuyến khích hổ trợ trong việc nghiên cứu học hỏi và giúp sinh viên có kiến thức cần thiết. Việt Ngữ tuy không đứng hàng đầu về nhu cầu thiết yếu như Nga Ngữ, A Rập Ngữ, Ba Tư Ngữ, Hoa Ngữ, Hàn Ngữ song được coi như quan trọng, các trung tâm về Đông Nam Á Học, nơi Việt Ngữ và giáo trình Việt Học được nghiên cứu và giảng dạy từ những thập niên có Chiến Tranh Lạnh và Chiến Tranh Việt Nam vẫn còn tồn tại và vẫn hoạt động tại các đại học chính yếu của Hoa Kỳ .

150 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 12: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

Định chế chính là trung tâm ngôn ngữ (NRC: Na-tional Resource Center), kèm theo chương trình tài trợ ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hóa khu vực (FLAS: Foreign Language and Area Studies fellow-ship program).

NRC tọa lạc tại các đại học chính yếu, và trong vòng hàng chục năm qua đã phát triển để có kiến thức về văn hóa, văn minh của các vùng mà họ có trách nhiệm, FLAS được tài trợ ngân khoản để cấp học bổng cho sinh viên đi du học tại chỗ, cấp ngân khoản để các nhân viên giảng huấn đến tận địa phương nghiên cứu , đồng thời trợ cấp tài chánh cho các chương trình trao đổi sinh viên, mời các giáo sư đến thỉnh giảng.

Hiện tại có 8 trung tâm NRC có giảng dạy Việt Ngữ và nghiên cứu Việt Học với các chương trình có thể đưa đến việc cấp phát văn bằng:- Cornell University- UCLA- UC Berkeley- University of Hawaii at Manoa- University of Michigan at Ann Arbor- University of Wisconsin at Madison- University of Washington- Harvard University

Có nhiều đại học khác có các lớp dạy Việt Ngữ và nghiên cứu Việt Học như Johns Hopkins Univer-sity, George Washington University, George Mason University, UC Riverside, UC Irvine, Arizona State University, đó là chưa kể tới các đại học và cao đẳng cộng đồng tại các khu tập trung đông người Mỹ Gốc Việt như CSU Long Beach, CSU Fullerton, NOVA Community College, Montgomery Community Col-lege, OCC .

Một vài thí dụ về các chương trình Việt Học nằm trong giáo trình đưa tới tốt nghiệp với văn bằng đại học:

- Cornell University: được tài trợ từ năm 1950, có 8 lớp về ngôn ngữ từ trình độ sơ cấp đến văn chương, 4 lớp về lịch sử và văn hóa từ xa xưa tới cận đại, sinh viên có thể theo học Việt Học và là một phần trong chương trình văn bằng cử nhân và cao học (BA, MA) về Đông Nam Á Học. Đại Học này là đại học chính

yếu đầu tiên tổ chức vào năm 2012 một cuộc hội thảo “tiếng nói của miền Nam (VNCH)” và mời các vị cựu lãnh đạo của VNCH lên tiếng trong một cuộc hội thảo quy tụ các học giả đến từ Pháp, Việt Nam và trong Hoa Kỳ, một sinh viên tiến sĩ Gốc Việt có trong Ban Tổ Chức và ban giám đốc phân khoa có quan niệm là cho tới nay các buổi thảo luận, các bài bình luận, các dự án nghiên cứu chỉ đề cập đến vai trò của Hoa Kỳ và Bắc Việt, vì vậy đại học đã mời các vị cựu lãnh đạo VNCH trình bày về xã hội miền Nam qua các khía cạnh văn hóa, giáo dục, chính trị, nhân văn. Ngoài ra đại học Cornell còn xuất bản bản dịch vễ Kim Vân Kiều (Zhukov) và về các tác phẩm của Phan Châu Trinh (Vinh Sinh).

- University of Wisconsin, Madison: có chương trình Đông Nam Á Học từ năm 1973 và nhận được tài trợ từ IFLE từ năm 1983, mỗi năm tổ chức khóa học hè bao gồm 8 tuần trong chương trình sôi động, thẩm thấu và phẩm chất để có kết qủa, các khóa văn chương được thêm vào tùy theo nhu cầu.

- University of Washington: ở vào vị trí trên bờ phía Tây của Mỹ và phía Đông của Thái Bình Dương, đại học này có một chương trình quy mô về Việt Ngữ và Việt Học, tuy nhiên chưa có giáo trình đưa tới việc cấp phát văn bằng.

- University of Michigan, Ann Arbor: có chương trình cử nhân và cao học về Đông Nam Á Học, khuyến khích sinh viên đặt trọng tâm vào văn hóa và ngôn ngữ của một quốc gia trong vùng và đến quốc gia đó để học hỏi tại chỗ, một nữ sinh viên gốc Việt theo học, về quê hương trong dịp hè trong chương trình học, sau này có dịp làm việc trong môi trường văn hóa y tế trong chương trình President’s Emergency Plan for AIDS Relief (do cựu tổng thống George W. Bush khởi xướng).

Mặc dù không phải tất cả các trường đại học có chương trình Việt Học hoặc các lớp học tiếng Việt. Thế nên, các em có thể lãnh hội ngôn ngữ Việt qua những phương thứ đa dạng khác ngoài trường học. Bên cạnh đó, tuỳ hoàn cảnh và nhu cầu, có nhiều người ngoại quốc đã dành nhiều năm để học hỏi văn hoá Việt cho riêng họ, hoặc cho công việc giao tiếp của họ. Cũng có một số vị học giả không phải là người Việt Nam đã và đang nghiên cứu, tìm tòi,

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 151

Page 13: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

và viết sách báo bằng tiếng Việt. Đối với người Việt tỵ nạn, họ lo ngại di sản văn hóa mang theo sẽ chìm dần vào quên lãng theo các thế hệ trẻ sắp đến và cùng chung với số phận của các ngôn ngữ khác. Tiếng mẹ đẻ có một vai trò riêng của nó từ lúc con trẻ vào đời.

Sự gìn giữ ngôn ngữ là một việc làm đòi hỏi rất nhiều công sức trong âm thầm, cần sự kiên nhẫn, bền bỉ, cần rất nhiều thời gian. Thông thường khi các thanh niên nam nữ lập gia đình, có con cái thì sự chú ý về ngôn ngữ mẹ đẻ gia tăng. Có nhiều câu nói, nhiều thành ngữ chỉ có thể thể hiện trọn vẹn trong ngôn ngữ đó vì bối cảnh văn hóa được tạo thành, như có người nói “dịch là diệt” (traduire, c’est trahuire), có nhiều người không phải Gốc Việt song đã học Việt Ngữ, đi

vào Việt Học để có thể có sự thông cảm sâu xa, hiểu biết cặn kẽ văn hóa và văn minh Việt Nam .Các trung tâm Việt Ngữ là những viên gạch giữ vững căn nhà văn hóa Việt Nam và xây dựng cho thêm phát triển và vững mạnh, để có thể giúp cho các thế hệ sau được dễ dàng hơn thì chúng ta cũng phải cải tổ phương pháp sư phạm, đào tạo lớp giáo chức gần gũi với môi trường mới, vận động đưa Việt Ngữ vào học trình giáo dục Hoa Kỳ, có những chương trình nghiên cứu sâu rộng và giảng dạy ở trình độ văn chương tại đại học và các định chế giáo dục . Tại mỗi gia đình việc tạo cơ hội cho các em thiếu nhi “yêu tiếng Việt từ lúc nằm nôi” là điều sẽ làm cho Việt Ngữ là sự hứng thú để các em học hỏi và giao thiệp qua ngôn ngữ mẹ đẻ nhất là với các bậc cao niên .

152 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP

Page 14: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

. BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP 153

Page 15: Ngày thứ Sáu 17 tháng 5, 2013 Thời gian qua thật nhanh và ...info.taviet.org/wp-content/uploads/2013/10/144_TNSP2013_Dac-san-2013... · Thật là không một niềm vui

154 . BĐDCTTVN-NC . Đặc San Kỷ Niệm 25 Năm TNSP