Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

82
Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP)

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP)

Page 2: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) là Chương trình hợp tác phát triển được đồng tài trợ bởi hai chính phủ CHLB Đức và Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ các cơ quan quản lý của Việt Nam trên con đường hướng tới phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thông qua tăng cường quản lý sử dụng đất và nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) uỷ quyền cho Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT) Việt Nam.

Page 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

BÁO CÁOĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ

NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Page 4: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải
Page 5: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................................................................. 7

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 9

2.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 9

2.1.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................ 9

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................................. 9

2.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................................... 9

2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10

2.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................................................... 10

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 12

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................... 16

3.1. Tổng quan về các công nghệ nuôi tôm trên thế giới .............................................................................. 16

3.2. Tổng quan về quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam ....................................................................... 18

3.2.1. Văn bản pháp lý về quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam .............. 18

3.2.2. Thực trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam .................................................. 19

3.3. Đặc điểm chung về ngành sản xuất tôm nước lợ tại ĐBSCL ............................................................... 21

3.4. Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................ 22

3.5 Hiện trạng đổi mới quy trình và công nghệ nuôi tôm ............................................................................. 23

3.5.1. Công nghệ nuôi tôm sử dụng vi sinh (áp dụng nguyên lý của semi-biofloc cải tiến và nhân giống, phát triển nuôi vi sinh vật có lợi) ...................................................................................................... 23

3.5.2. Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn ............................................................................................... 26

3.5.3. Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS) ..................................................................... 28

3.5.4. Công nghệ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trong nhà màng (nhà kính) .................... 31

3.5.5. Công nghệ nuôi tôm – rừng ............................................................................................................... 33

3.5.6. Công nghệ ứng dụng biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm ................................................. 34

3.5.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế (chi phí – lợi ích) ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao ...... 35

3.5.8. Hiện trạng ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao trong quản ly khâu đầu vào và đầu ra cho nuôi tôm ..................................................................................................................................................... 40

3.5.8.1.Trong đầu tư cơ sở hạ tầng .......................................................................................................... 40

3.5.8.2. Trong quản lý thức ăn .................................................................................................................. 41

3.5.8.3. Trong kiểm soát, xử lý nước thải, bùn thải từ ao nuôi tôm .................................................. 42

3.5.8.4. Thiết bị quản lý, giám sát môi trường và dịch bệnh .............................................................. 44

3.5.8.5. Thiết bị tạo oxy và phụ trợ khác ................................................................................................ 44

3.5.9. Đánh giá chung ..................................................................................................................................... 46

3.6 Các điều kiện hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ ................................................................................... 47

3.6.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở nuôi tôm ............................................... 47

Page 6: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.6.1.1. Hệ thống thủy lợi ......................................................................................................................... 47

3.6.1.2. Hệ thống điện ............................................................................................................................... 48

3.6.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi, tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL. ................................................................................................................................ 49

3.6.2.1. Hiện trạng và chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở nuôi .................................................. 49

3.6.2.2. Đặc điểm giới của chủ hộ nuôi tôm ......................................................................................... 50

3.6.2.3. Hiện trạng quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương (nguồn nhân lực quản lý, chính sách hỗ trợ) ................................................................................................................................................... 51

3.6.3. Điều kiện về đầu tư, tín dụng cho phát triển công nghệ nuôi tôm ........................................... 51

3.7 Đánh giá khả năng đổi mới công nghệ trong nuôi tôm ở Việt Nam .................................................... 56

3.7.1. Đánh giá khả năng đáp ứng cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm để thúc đẩy ngành tôm ở Việt Nam. ................................................................................................................................... 56

3.7.2. Các cơ hội và thách thức trong áp dụng đổi mới công nghệ cao cho ngành nuôi tôm Việt Nam. .................................................................................................................................................................... 59

3.7.2.1. Cơ hội ............................................................................................................................................. 59

3.7.2.2. Thách thức ..................................................................................................................................... 60

3.8 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng đổi mới công nghệ cho nuôi tôm ....................................... 61

3.8.1. Giải pháp về chính sách ....................................................................................................................... 61

3.8.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: ................................................................................................................. 61

3.8.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................................................................ 63

3.8.4. Giải pháp ứng phó với BĐKH ............................................................................................................ 63

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 64

4.1. Kết luận ............................................................................................................................................................ 64

4.2. Kiến nghị .......................................................................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................................... 71

CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................... 73

Phụ lục 1: Một số nội dung về quy trình kỹ thuật đối với nuôi tôm 3 giai đoạn ..................................... 73

Phụ lục 2: Một số thông tin kỹ thuật về mô hình RAS của doanh nghiệp TNHH MTV Long Mạnh tại Bạc Liêu .................................................................................................................................................................... 73

Phụ lục 3. Nguyên lý vận hành của hệ thống nuôi RAS ................................................................................ 74

Phụ lục 4. Phân tích chi phí lợi ích của nuôi tôm – rừng tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng ............... 76

Phụ lục 5: Các lợi ích về mặt môi trường của nuôi tôm – vi khuẩn kết hợp với công nghệ tuần hoàn nước, lót bạt, sục khí đáy, xi phông đáy so với mô hình nuôi truyền thống tại các tỉnh khảo sát ....... 77

Phụ lục 6: Đặc điểm quy trình xử lý chất thải có áp dụng công nghệ biogas ........................................... 77

Page 7: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

5

DANH MỤC HÌNHHình 1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................................................................... 11

Hình 2. Cơ cấu và hình thức nuôi tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018).............................................................................................................. 21

Hình 3. Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1 ha (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2017) ........................................................................................................................................................................... 26

Hình 4. Các mô hình nuôi tôm hai giai đoạn ......................................................................................................... 28

Hình 5. Hệ thống nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn RAS tại một số cơ sở nuôi vùng ĐBSCL (Nguồn: Lê Hoàng Vũ, 2019) .................................................................................................................................... 30

Hình 6. Mô hình nhà màng đang được xây dựng bởi công ty NG tại Cà Mau .................................................. 31

Hình 7. Mô hình nuôi tôm che lưới lan tại Cà Mau .............................................................................................. 31

Hình 8. Thay đổi về thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật ao nuôi tôm ....................................................................... 40

Hình 9. Ao nuôi tôm được trang bị máy cho ăn .................................................................................................... 42

Hình 10. Mô hình ao nuôi nổi tại Cà Mau .............................................................................................................. 43

Hình 11. Các thiết bị phụ trợ phổ biến trong nuôi tôm hiện nay ........................................................................ 45

Hình 12. Cơ cấu giới của chủ hộ nuôi tôm 3 tỉnh. (Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018) ....................... 50

Hình 13. Tổng hợp mức độ đáp ứng về các điều kiện tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm ................................................................................................................... 58

Hình 14. Mô hình hệ thống lọc sinh học tuần hoàn (Nguồn: Nguyễn Quang Chương, 2013) ....................... 74

DANH MỤC BẢNGBảng 1: Tổng quan thực trạng áp dụng các mô hình nuôi tôm tại Việt Nam. .................................................. 19

Bảng 2: Hiện trạng sản lượng và năng suất nuôi tôm 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau giai đoạn 2005-2017 ............................................................................................................................................................... 22

Bảng 3: Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm. .................................................................................. 23

Bảng 4: Công nghệ nuôi tôm sử dụng vi sinh ........................................................................................................ 24

Bảng 5: Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn ........................................................................................................ 27

Bảng 6: Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS) ............................................................................... 29

Bảng 7: Công nghệ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trong nhà màng (nhà kính). .............................. 32

Bảng 8: Công nghệ nuôi tôm – rừng ....................................................................................................................... 33

Bảng 9: Công nghệ biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm .............................................................................. 34

Bảng 10: Đánh giá hiệu quả kinh tế (chi phí - lợi ích) ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao ................. 36

Bảng 11: Thay đổi thiết kế công trình trong nuôi tôm ......................................................................................... 41

Bảng 12: Hiện trạng nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi. .................................................................................. 49

Bảng 13: Tổng hợp điểm trung bình về mức độ đáp ứng tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm ..................................................................................................................................... 57

Page 8: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

6 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASC Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản

BĐKH Biến đổi khí hậu

BMZ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức

BT Xây dựng - Vận hành

BTO Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành

CSHT Cơ sở hạ tầng

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

HTX Hợp tác xã

KHCN Khoa học công nghệ

MCRP Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

NACA Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản

ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức

PPP Đối tác công - tư

QC/QCCT Quảng canh/ Quảng canh cải tiến

RIA Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản

RAS Hệ thống lọc sinh học tuần hoàn

SAE Chỉ số hiệu suất sục khí tiêu chuẩn

SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TC/BTC Thâm canh/ Bán thâm canh

TCTS Tổng cục Thủy sản

Page 9: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

7PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, nằm trong nhóm những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, trong đó nuôi tôm là ngành kinh tế chiến lược của quốc gia. Năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam đã đạt 700.000 ha, trong đó, diện tích tôm sú chiếm 86,25%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 13,75%. Tổng sản lượng tôm nước lợ năm 2018 đạt 800.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú chiếm 37,52%, tôm thẻ chân trắng chiếm 62,48% (Tổng cục Thủy sản, 2018). Tôm là mặt hàng chủ lực đem lại 3,58 tỷ USD, chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành tôm như chi phí sản xuất vẫn còn cao (giá thức ăn, thuốc thủy sản, con giống,... vẫn rất cao), tác động của nuôi tôm đến môi trường và ngược lại, vấn đề về cải tiến và nâng cấp công nghệ nuôi tôm, hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm, cơ chế chia sẻ rủi ro trong chuỗi và vấn đề về thị trường. Đặc biệt, để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu từ ngành tôm vào năm 2025 như đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 (Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018) thì việc cập nhật, cải thiện công nghệ nuôi tôm nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thông qua tăng năng suất, giảm giá thành và giảm áp lực đến môi trường xung quanh các vùng nuôi là việc làm cần thiết.

Đối với vấn đề phát triển công nghệ nuôi tôm, trên thế giới và tại Việt Nam công nghệ nuôi tôm đã được cải tiến và hoàn thiện đáng kể. Trước đây khi đề cập đến nuôi tôm, các khái niệm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, nuôi kết hợp thường được đề cập đến khi xem xét, đánh giá trình độ, phương thức nuôi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tiến bộ công nghệ đã được nghiên cứu áp dụng, hình thành nên nhiều tên gọi mô hình nuôi, phương thức nuôi trước đây chưa từng xuất hiện như: công nghệ nuôi siêu thâm canh mật độ cao, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, quy trình nuôi tôm thâm canh tuần hoàn 2, 3 giai đoạn ít thay nước, quy trình nuôi tôm dựa trên công nghệ copefloc, biofloc, nuôi tôm sạch 5C.

Những tiến bộ, cải tiến về công nghệ nuôi tôm được phát hiện và đưa vào áp dụng nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thực tiễn, ban đầu thường được áp dụng tại một số cơ sở nuôi, sau đó được các cơ sở nuôi khác nghiên cứu áp dụng. Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá về ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi tôm chưa được đầy đủ; các thông tin về thành tựu khoa học và công nghệ trong nuôi tôm chưa được phổ biến rộng rãi; khả năng và năng lực tiếp nhận các công nghệ mới của các cơ sở nuôi tôm còn hạn chế. Chính vì thế, công nghệ nuôi tôm

Page 10: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

8 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

được áp dụng rất khác nhau tại các vùng nuôi. Một số hạn chế còn tồn tại như: các công nghệ nuôi mới được áp dụng mang tính tản mạn, một số nơi còn tự phát, chưa được tổng kết đánh giá và nhân rộng hợp lý, các điều kiện hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ nuôi mới hoặc công nghệ cao cho nuôi tôm như tín dụng, đất đai, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức; sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn trong quản lý; năng suất nuôi còn thấp, chưa bền vững và dễ bị tổn thương; thị trường biến động với những cạnh tranh rất lớn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Về mặt công nghệ, hiện tồn tại những khoảng trống sau:

Đối với nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh:

- Áp dụng công nghệ nuôi tôm công nghệ cao ở một số vùng vượt quá khả năng áp dụng của người dân dẫn tới nhiều thách thức trong việc nhân rộng hiệu quả công nghệ;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, phù hợp với công nghệ nuôi tôm được áp dụng; năng lực áp dụng công nghệ nuôi tôm của người dân tại một số vùng còn hạn chế dẫn tới hiệu quả nuôi trồng thấp;

- Do hạn chế về nguồn lực trong tiếp cận công nghệ nuôi tôm mới, số lượng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao áp dụng trong thực tế còn ít, chưa đồng đều;

- Công nghệ cao mới được áp dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp.

Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (tôm – lúa, tôm – rừng):

- Công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong nuôi tôm – lúa, tôm – rừng còn ở mức khá thấp dẫn đến tình trạng năng suất nuôi và hiệu quả nuôi còn thấp.

Trong bối cảnh trên, Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) triển khai thực hiện hoạt động “Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại Việt Nam”. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ Tổng cục Thủy sản (TCTS) và các bên liên quan hệ thống hóa lại các công nghệ nuôi tôm hiện nay, đánh giá các các điểm mạnh và điểm yếu trong áp dụng công nghệ nuôi tôm để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cải tiến, nâng cấp công nghệ nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển ngành tôm đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Page 11: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

9PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm tại Việt Nam.

- Phân tích đánh giá trình độ công nghệ và năng lực áp dụng công nghệ nuôi tôm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) nuôi tôm để đạt được mục tiêu phát triển ngành tôm bền vững tại Việt Nam.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Việt Nam (trong đó công tác điều tra được thực hiện tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau — 3 tỉnh phát triển trọng điểm nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long).

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng (tháng 7–9/2019).

- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nuôi tôm và các hộ gia đình nuôi tôm công nghệ cao mang tính đại diện ở địa phương (ở cả quy mô lớn, vừa và nhỏ). Những cơ sở nuôi được chọn điều tra có sử dụng hệ thống ao lắng, ao chứa, áp dụng các thiết bị mới, công nghệ cao trong nuôi tôm. Đây là tiêu chí cơ bản thể hiện sự áp dụng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và có tiềm năng tiếp tục phát triển áp dụng công nghệ cao trong những năm tới.

- Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm tư vấn chỉ nghiên cứu về công nghệ sản xuất, đối với các công nghệ hỗ trợ không thuộc phạm vi nghiên cứu.

2.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm tại Việt Nam

• Có những công nghệ tiến bộ nào được xác định và áp dụng trong lĩnh vực nuôi tôm?

• Có một hệ thống đánh giá công nghệ đáng tin cậy phục vụ phát triển nuôi tôm không?

• Ngành tôm Việt Nam phát triển như thế nào trong 10 năm qua?

• Những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm áp dụng các tiến bộ công nghệ?

• Chính phủ và các đối tác tư nhân đầu tư như thế nào cho phát triển công nghệ? Mức độ thực thi các chương trình, chính sách đầu tư? Có đủ nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác không?

Phân tích đánh giá trình độ công nghệ và năng lực áp dụng công nghệ nuôi tôm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

• Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, năng lực, chính sách cải tiến công nghệ nuôi tôm?

• Có cải tiến công nghệ nào được nhân rộng từ các mô hình thí điểm?

• Thị trường cho các nhà cung cấp công nghệ nuôi tôm như thế nào?

• Công nghệ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ở mức nào?

• Đánh giá của người nuôi đối với công nghệ nuôi tôm?

• Cơ hội và thách thức đối với áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm là gì?

Page 12: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

10 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Đề xuất giải pháp đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KH&CN nuôi tôm để đạt được mục tiêu phát triển ngành tôm bền vững tại Việt Nam

• Bộ NN&PTNT/ Tổng cục Thủy sản định hướng, mong đợi gì trong phát triển ngành tôm?

• Những giải pháp nào khả thi cho cải tiến công nghệ nuôi tôm?

• Cần những gì để phát triển nguồn nhân lực?

• Chiến lược đầu tư cho cải tiến trong lĩnh vực nuôi tôm?

• Hệ thống giải pháp được xây dựng là phục vụ cho tăng giá trị xuất khẩu tôm hay nhằm mục tiêu khác nữa?

2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Công nghệ được định nghĩa là “giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13). Công nghệ nuôi tôm liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, áp dụng rất nhiều kiến thức, kỹ thuật, tùy thuộc vào từng phương thức, hình thức nuôi tôm và đặc thù vùng nuôi, người dân có những cải tiến công nghệ ở rất nhiều công đoạn thuộc chu trình nuôi. Bối cảnh công nghệ liên quan đến nhiều vấn đề và sự thay đổi, cải tiến rất đa dạng trong thực tiễn nuôi tôm như nêu trên dẫn tới thực trạng rất khó để hệ thống hóa, phân loại các công nghệ nuôi tôm. Trong thực tế, hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ ràng, đầy đủ về các công nghệ nuôi tôm. Thông thường các nhà quản lý thường đề cập đến các hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Tuy nhiên, đến nay những khái niệm này đã không còn đủ tính bao quát và cụ thể để có thể áp dụng cho phân loại công nghệ nuôi tôm bởi hiện nay đã có nhiều thay đổi, cải tiến trong nuôi tôm, những mô hình nuôi tôm mới xuất hiện như nuôi siêu thâm canh; nuôi trong nhà bạt; nuôi biofloc; semi-biofloc; nuôi hai, ba giai đoạn ít thay nước; nuôi tuần hoàn (RAS), nuôi sông trong ao (raceway). Những mô hình nuôi tôm mới này hầu như chưa hề được định nghĩa, khái niệm hóa trong các văn bản quản lý.

Trong bối cảnh trên, nhóm tư vấn tiến hành nghiên cứu tổng quan tài liệu thứ cấp để có được “bức tranh tổng quát” về: các quy trình kỹ thuật, cải tiến công nghệ; diễn biến phát triển của ngành tôm; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như thể chế, chính sách. Thông tin về các công nghệ tiến bộ hiện đang và sẽ được áp dụng trong nuôi tôm sẽ là cơ sở cho việc xác định các mô hình, cơ sở nuôi tôm được khảo sát nhằm đánh giá sâu hơn và làm rõ các nội dung về: đặc thù công nghệ, hiệu quả, tính khả thi, năng lực áp dụng công nghệ, giải pháp. Căn cứ kết quả tổng quan và kết quả điều tra thực địa, nhóm tư vấn sẽ đề xuất các nhóm giải pháp hỗ trợ cải tiến công nghệ nuôi tôm tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tư vấn tập trung vào đánh giá công nghệ áp dụng trong các giai đoạn nuôi tôm. Nghiên cứu sẽ không tập trung đánh giá chi tiết quy trình của các công nghệ nuôi tôm mà tập trung vào làm rõ các đặc thù công nghệ nuôi tôm, hiệu quả của công nghệ và các thuận lợi, khó khăn, khả năng nhân rộng của các công nghệ nuôi tôm đang được áp dụng, tính khả thi và hệ thống giải pháp đẩy mạnh áp dụng công nghệ cần thực hiện.

Về đối tượng đánh giá, nghiên cứu tập trung vào tôm sú và tôm thẻ chân trắng (Các đối tượng tôm nuôi khác như tôm càng xanh, tôm hùm không thuộc đối tượng nghiên cứu).

Sơ đồ nghiên cứu như sau:

Page 13: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

11PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu

Ngh

iên

cứu

tổng

quan

vềcô

ngng

hệnu

ôitô

m

Xác định các mô hình, cải tiến công nghệ nuôitôm trên thế giới

Đặc điểm chung về ngành hàng tôm nước lợ tạiViệt Nam

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm và các cải tiếnmô hình công nghệ tại Việt Nam

Thực trạng áp dụng các quy trình kỹ thuật,cải tiến công nghệ nuôi tôm tại Việt Nam

Điề

utr

akhả

osá

tcác

hình

/ cô

ngng

hệnu

ôitô

m

Đặc thù công nghệ

Hiệu quả, khoảng trống (nhân lực, cơ sởhạ tầng, đầu tư) tính khả thi trong tương lai

Đánh giá mức độ phát triển công nghệ

Kiến nghị đề xuất

Đề

xuất

giải

pháp

Giải pháp chính sách

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Nhóm giải pháp về thích ứngvới biến đổi khí hậu và giải pháp khác

Page 14: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

12 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thông tin, số liệu định tính và định lượng được thu thập và sử dụng trong nghiên cứu. Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được áp dụng gồm: tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ gia đình/doanh nghiệp nuôi tôm. Nội dung chi tiết của từng phương pháp như sau:

• Tổng quan tài liệu

Tất cả các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến mục tiêu, nội dung nghiên cứu được tập hợp và nghiên cứu tổng quan. Các nguồn tài liệu chính bao gồm: văn kiện, văn bản của các cấp có thẩm quyền ban hành, tài liệu của các chương trình, dự án, đề án (các đề cương được phê duyệt, báo cáo điều tra, các báo cáo đánh giá công nghệ nuôi tôm có liên quan, biên bản cuộc họp, báo cáo hội nghị. Đối với tài liệu quốc tế, tài liệu thứ cấp liên quan đến tiến bộ công nghệ nuôi tôm tại các nước phát triển nuôi tôm như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador và các tổ chức cấp vùng hoặc quốc tế hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản như Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (NACA), Trung tâm nghề cá thế giới, được thu thập và phân tích để thừa kế một cách có chọn lọc phương pháp luận phục vụ cho việc đánh giá công nghệ trong khuôn khổ nghiên cứu này. Các báo cáo đánh giá có liên quan đến công nghệ nuôi tôm từ các cơ quan quản lý như Tổng cục Thủy sản, Bộ Khoa học Công nghệ, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3 (RIA 1,2,3), tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế (OXFAM, WWF, SNV) và các tài liệu của các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản cũng được thu thập và phân tích. Thông qua tổng quan tài liệu, một bộ chỉ số/tiêu chí đã được xây dựng và đưa vào trong phiếu điều tra, phỏng vấn, bảng hỏi để đánh giá công nghệ nuôi tôm.

• Thảo luận nhóm tại cấp tỉnh và cấp cộng đồng

Tại cấp tỉnh: 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung cấp tỉnh được tổ chức tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Mỗi cuộc họp có sự tham gia của 05 đại biểu là các cán bộ hiện đang làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến nông là các đơn vị có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hoặc là đơn vị triển khai, nhân rộng các mô hình, phương thức nuôi. Các nội dung/câu hỏi chính được thảo luận, làm rõ bao gồm:

- Ngành tôm ở địa phương đã phát triển như thế nào trong thời gian 10 năm qua?

- Công nghệ nuôi tôm ở các hộ sản xuất nhỏ, hợp tác xã đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn có khác nhau không? Nếu có khác nhau như thế nào? Mô tả đặc điểm chính của công nghệ nuôi tôm.

- Điểm yếu và điểm mạnh của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, trang thiết bị nuôi tôm theo hướng đổi mới công nghệ là gì?

- Chính phủ và tư nhân đầu tư cho công nghệ như thế nào? Tình trạng thực hiện của nó là gì? Họ có đủ ngân sách và các nguồn lực khác để thay đổi công nghệ nuôi tôm theo hướng công nghệ cao không?

- Chiến lược đầu tư đổi mới?

- Cơ hội và thách thức cho việc áp dụng công nghệ cao cho nuôi tôm là gì?

- Giải pháp nào khả thi cho sự đổi mới công nghệ cho ngành tôm?

Tại cấp cộng đồng: Nhóm tư vấn tổ chức các cuộc họp nhóm cấp cộng đồng với sự tham gia của của 3–5 đại biểu là đại diện Ban lãnh đạo hợp tác xã, hiệp hội nuôi tôm và một số người nuôi đang áp dụng các tiến bộ công nghệ trong nuôi tôm. Những cuộc họp nhóm này giúp làm rõ đặc điểm các công nghệ nuôi tôm đang được áp dụng tại địa phương trước khi thực hiện phỏng vấn các đơn vị/cơ sở nuôi quy mô vừa và lớn hiện đang áp dụng các công nghệ trong nuôi tôm.

Page 15: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

13PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15 cuộc thảo luận nhóm cấp cộng đồng được tổ chức tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cần Thơ (5 cuộc/ tỉnh).

Những nội dung chính được thảo luận tại các cuộc họp nhóm cấp cộng đồng:

- Đặc thù công nghệ nuôi tôm đang được áp dụng tại địa phương.

- Sự khác biệt về công nghệ nuôi tôm giữa các cơ sở nuôi.

- Chiến lược, định hướng cải tiến công nghệ nuôi tôm.

- Điểm mạnh và điểm yếu đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ áp dụng cải tiến công nghệ nuôi tôm.

- Cơ hội và thách thức đối với áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.

- Giải pháp khả thi cho phát triển triển công nghệ nuôi tôm.

• Phỏng vấn sâu

Nhóm tư vấn tiến hành phỏng vấn sâu với các cán bộ quản lý trung ương (Tổng cục Thủy sản), cán bộ quản lý của địa phương (cán bộ quản lý cấp Sở, Chi cục thủy sản; chuyên gia) thông qua bảng câu hỏi cấu trúc.

Nội dung chính được trao đổi trong các cuộc phỏng vấn sâu:

- Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở Việt Nam/ địa phương trong thời gian qua như thế nào?

- Các công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam/ địa phương hiện nay gồm có các công nghệ nào? Diện tích, năng suất, sản lượng của từng công nghệ đang áp dụng hiện nay?

- Ở khu vực/ địa phương nào có công nghệ nuôi tôm phát triển? Tại sao?

- Công nghệ nuôi tôm ở các hộ sản xuất nhỏ, hợp tác xã đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn có khác nhau không? Khác nhau như thế nào?

- Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, trang thiết bị nuôi tôm?

- Những ưu và nhược điểm nếu đổi mới công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam/ tỉnh?

- Việc đổi mới công nghệ nuôi tôm có cần làm thí điểm hay không?

- Quốc gia/ địa phương đã có những chính sách nào để khuyến khích đổi mới công nghệ nuôi tôm?

- Giải pháp nào để thay đổi công nghệ nuôi tôm theo hướng công nghệ cao?

- Năng lực của từng nhóm mục tiêu trong ứng dụng công nghệ là gì?

Ở cấp tỉnh, 06 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện tại 3 tỉnh là Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (2 cuộc/ tỉnh).

Ở cấp trung ương, 01 cán bộ quản lý của Tổng cục thủy sản và 01 chuyên gia được mời tham dự phỏng vấn sâu.

• Phương pháp nghiên cứu định lượng

Dữ liệu định lượng được thu thập thông qua các phiếu điều tra khảo sát với 39 hộ gia đình/cơ sở nuôi quy mô vừa và 06 doanh nghiệp tham gia nuôi tôm. Nhóm tư vấn chia người được phỏng vấn thành các nhóm khác nhau dựa trên công nghệ nuôi tôm hiện đang được áp dụng tại các ao nuôi của họ như người nuôi tôm có quy mô trung bình, là thành viên hợp tác xã; doanh nghiệp nuôi tôm vừa và lớn. Sau đó, một số người trong mỗi nhóm sẽ được lựa chọn tham gia phỏng vấn.

Page 16: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

14 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nội dung câu hỏi phỏng vấn các hộ/ hợp tác xã (HTX)/ doanh nghiệp (DN) nuôi tôm quy mô trung bình và lớn bao gồm:

- Kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật của người nuôi như thế nào?

- Đối tượng, diện tích, năng suất và sản lượng nuôi tôm diễn biến qua các thời kỳ của các hộ/HTX/DN như thế nào?

- Đặc điểm công nghệ nuôi tôm của hộ/HTX/DN là gì?

- Hiện trạng điều kiện cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi tôm như thế nào?

- Lý do tại sao các cơ sở nuôi lại chọn đối tượng, công nghệ đang nuôi? Đánh giá hiệu quả của công nghệ nuôi hiện tại với các công nghệ khác mà người dân được biết?

- Trong thời gian qua cơ sở nuôi tôm có thay đổi công nghệ nuôi tôm và đối tượng nuôi không? Lý do vì sao lại thay đổi? Khi thay đổi công nghệ nuôi, cơ sở nuôi phải đối mặt với những thách thức nào?

- Khi thay đổi công nghệ nuôi tôm thì cơ sở nuôi tôm đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

- Hiện nay cơ sở nuôi tôm thấy công nghệ nào nuôi tôm là phù hợp với điều kiện của địa phương và phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật và năng lực đầu tư của mình (phù hợp với quy hoạch địa phương, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, đất đai và khí hậu; mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm rủi ro dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống, theo nhu cầu thị trường, ứng phó với biến đổi khí hậu)?

- Trong tương lai gia đình có dự định đổi mới công nghệ nuôi tôm không? Nếu đổi mới công nghệ nuôi tôm thì sẽ chuyển sang công nghệ nào?

- Cần các giải pháp và chính sách gì để hỗ trợ cơ sở nuôi đổi mới công nghệ nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu?

• Phương pháp xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng cho việc nâng cấp công nghệ nuôi tôm

Căn cứ quy trình nuôi và đặc thù của hoạt động nuôi tôm, các tiêu chí chính sau đây được lựa chọn để đưa vào mô hình đánh giá mức độ đáp ứng cho việc cải tiến và nâng cấp, đổi mới công nghệ của người nuôi:

- Khả năng đáp ứng về trình độ kỹ thuật của lao động nuôi tôm;

- Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi (bờ bao, kênh mương, ao lắng, ao chứa);

- Khả năng đáp ứng về trang thiết bị của cơ sở nuôi;

- Khả năng đáp ứng về hệ thống điện được ngành điện cung cấp;

- Khả năng đáp ứng về tài chính của cơ sở nuôi;

- Khả năng đáp ứng về thủy lợi của vùng nuôi (do Nhà nước cung cấp);

- Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn);

- Khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ;

- Điều kiện môi trường nước cấp tại địa phương;

- Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại địa phương;

- Khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi.

Thang đo Likert 5 điểm được lựa chọn áp dụng để đánh giá mức độ đáp ứng cho việc đổi mới công nghệ tại các cơ sở nuôi.

Page 17: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

15PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phân tích chi phí và lợi ích:

Trong nghiên cứu này, công cụ phân tích chi phí và lợi ích đơn giản được áp dụng để đánh giá chi phí và lợi ích của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao (so sánh giữa trường hợp áp dụng công nghệ cao với mô hình nuôi truyền thống). Các chỉ tiêu đánh giá chi phí bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm), chi phí điện, chi phí thức ăn, chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công). Các chi phí này được tính toán để đánh giá chi phí của mô hình áp dụng. Lợi nhuận (doanh thu trừ chi phí) sau đó được tính toán để so sánh hiệu quả áp dụng mô hình. Hiệu quả áp dụng mô hình giữa các tỉnh và giữa các nhóm cơ sở nuôi (nhóm doanh nghiệp và nhóm hộ gia đình) sẽ được so sánh.

Các số liệu được xử lý trên công cụ Microsoft Excel để phục vụ việc phân tích này.

- Phân tích theo tiêu chí SWOT:

Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (SWOT) để đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ ở Việt Nam.

- Phân tích dựa trên tiêu chí:

Dữ liệu và thông tin được thu thập từ chuyến khảo sát được phân tích, đánh giá và so sánh trong khung tiêu chí để đánh giá các công nghệ.

Page 18: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

16 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan về các công nghệ nuôi tôm trên thế giới

Hiện nay có nhiều cách hiểu và cách giải thích về công nghệ. Tuy nhiên, cách luận giải của GS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Quốc gia Hà Nội có vẻ phù hợp nhất với bối cảnh nghiên cứu này. Theo GS.TS Nguyễn Tiến Dũng, công nghệ bao gồm 2 chữ “công” và “nghệ”; nên có thể hiểu công nghệ là kỹ năng, nghệ thuật trong việc làm ra một hoặc một số cái gì đó.“Công nghệ” có thể được dùng để chỉ một khối tổng hợp các phương pháp dụng cụ cho nhiều vấn đề, hay thậm chí rất nhiều ngành khác nhau. Công nghệ cũng có thể là một tập hợp các công cụ, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình.

Bởi vậy, trong nghiên cứu này, “công nghệ nuôi tôm” được hiểu là các phương pháp hoặc quy trình kỹ thuật được áp dụng trong quá trình nuôi tôm để sản xuất ra sản phẩm tôm nuôi đạt chất lượng và đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Nuôi tôm là lĩnh vực sản xuất có thể đem lại lợi nhuận rất cao, tuy nhiên yêu cầu có sự đầu tư lớn (so với nhiều lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm) và tiềm ẩn rủi ro rất lớn trước những tác động từ môi trường, thời tiết, dịch bệnh. Chính vì thế, công nghệ nuôi tôm đã luôn được quan tâm đầu tư phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thực tiễn, có sự giao thoa, kế thừa lẫn nhau giữa các công nghệ nuôi tôm, do vậy định nghĩa, phân biệt các công nghệ nuôi tôm trong thực tế mang tính chất tương đối.

Giai đoạn trước những năm 2010 xuất hiện phổ biến các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh (phân biệt chủ yếu dựa vào mật độ nuôi và các biện pháp quản lý trong quá trình nuôi; quảng canh: chỉ thả giống thưa, không cho ăn, hầu như không có biện pháp chăm sóc, đến hết vụ thì thu hoạch; quảng canh cải tiến: thả giống thưa, thường dưới 10 con/m2, có bổ sung thêm thức ăn, áp dụng một số biện pháp chăm sóc đơn giản; bán thâm canh: thả mật độ dày hơn, khoảng dưới 20 con/m2, áp dụng các biện pháp chăm sóc; thâm canh: nuôi mật độ cao, thường trên 20 con/m2, áp dụng các biện pháp chăm sóc chặt chẽ). Đến nay, mô hình nuôi quảng canh hầu như không còn, trong khi đó quảng canh cải tiến vẫn được áp dụng phổ biến đối với loại hình nuôi tôm – rừng, tôm – lúa (xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á như Srilanka, Thái Lan). Mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia, thường được áp dụng ở những vùng nuôi tập trung, có điều kiện đầu tư về tài chính và khoa học công nghệ.

Hiện nay khái niệm công nghệ nuôi tôm đã có sự thay đổi theo hướng mở hơn, cụ thể hơn; ngoài những mô hình nuôi có tính chất tương tự nêu trên, hiện nay đã xuất hiện những mô hình nuôi tôm mang “dáng dấp” công nghệ mới như: hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS), mô hình nuôi tôm theo quy trình 3 giai đoạn trong ao, mô hình nuôi tôm nước chảy kiểu "sông trong ao" (raceway) siêu thâm canh nhiều tầng, mô hình biofloc, semi-biofloc, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy, mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà kính, mô hình nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men, mô hình nuôi tôm theo công nghệ copefloc. Đặc điểm chính của những mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới này như sau:

- Mô hình nuôi tôm theo quy trình 3 giai đoạn trong ao:

Hệ thống nuôi tôm 3 giai đoạn được phát triển bởi công ty Grupo Granjas Marinas ở Honduras. Đối với quy trình công nghệ này, hệ thống nuôi luân trùng (rotifer) và giáp xác chân chèo (copepod) với quy mô lớn được kết hợp với ao ương tôm và ao nuôi thương phẩm để giúp rút ngắn chu kỳ nuôi và gia tăng năng suất tôm lên đáng kể mà không phụ thuộc vào các nguồn protein khác từ thức ăn hỗn hợp. Đặc điểm của hệ thống nuôi tôm 3 giai đoạn này bao gồm ao ương nuôi tôm trung tâm, hệ thống thông dòng nước (hệ thống nuôi nước chảy) nuôi rotifer và copepod, tôm sau khi ương sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm có diện tích lớn hơn. Hệ thống nuôi nhiều giai đoạn này giúp gia tăng hiệu quả sản xuất, mở ra một cơ hội mới góp phần bảo vệ môi trường nhờ vào việc sử dụng thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống. Một lượng sinh khối lớn phiêu sinh động vật giàu dinh dưỡng được sản xuất trong thời gian ngắn dùng làm thức ăn thay thế thức ăn nhân tạo cho tôm, góp phần gia tăng tính bền vững và lợi nhuận cho người nuôi tôm (Triệu Tuấn, 2018).

Page 19: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

17PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

- Mô hình nuôi tôm nước chảy (raceway) siêu thâm canh nhiều tầng:

Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống “raceway” truyền thống (tôm được nuôi trong những bể nước hình chữ nhật, được bố trí nằm liền kề nhau trong phòng lớn, do vậy có nhược điểm cần một không gian rất lớn để có thể sản xuất ra lượng tôm lớn và giá thành sản phẩm cao hơn so với tôm nhập khẩu), tiến sỹ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hải Sản Texas AgriLife đã có ý tưởng xếp chồng các bể “raceway” lên với nhau. Hệ thống này được gọi là nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (Triệu Tuấn, 2018).

- Mô hình biofloc:

Hệ thống biofloc đã được phát triển (khởi xướng bởi Giáo sư Yoram Avnimelech ở Israel và do Robins McIntosh thực hiện đầu tiên trong nuôi tôm thương phẩm ở Belize, Indonesia) để cao khả năng kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Gần đây công nghệ biofloc đang được triển khai áp dụng ở một số quốc gia. Đặc điểm cơ bản của công nghệ: hệ thống biofloc cho phép các chất thải hữu cơ và quần thể vi sinh vật tồn tại trong ao nuôi, thông qua quá trình xáo trộn nước và sục khí để duy trì sự hiện diện của các hạt floc, với sự hoạt động tiêu thụ chất hữu cơ của vi sinh vật, chất lượng nước được cải thiện. Công nghệ này đã giải quyết hai vấn đề quan trọng: (1) Loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi, (2) Sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi. Từ đó, công nghệ này làm giảm chi phí thức ăn và được đánh giá là giải pháp tốt hỗ trợ phát triển bền vững đối với các mô hình nuôi công nghiệp. Đối với mô hình biofloc, tỷ lệ Cácbon: Nitơ (C:N) được duy trì kiểm soát để hạn chế ammonia, thường được thực hiện thông qua sử dụng thức ăn có hàm lượng protein và có tỷ lệ C:N phù hợp cùng với sự hỗ trợ hấp thụ amonia của các vi khuẩn dị dưỡng. Trong thực tế có nhiều nguồn nguyên vật liệu có thể dùng để cung cấp carbohydrate vào hệ thống biofloc: bột ngũ cốc, mật đường, bã mía, cỏ khô băm nhỏ (Triệu Tuấn, 2018).

Nhìn chung, áp dụng công nghệ biofloc yêu cầu có trình độ kỹ thuật cao, đầu tư ban đầu khá lớn và cần có cơ sở hạ tầng phù hợp (nhu cầu năng lượng điện cho sục khí và đảo nước của hệ thống biofloc khá cao so với các hệ thống nuôi thông thường; do cần sục khí với công suất khá cao nên sẽ cần lót bạt hoặc bê tông hóa đáy ao để hạn chế xói mòn đất).

- Mô hình semi-biofloc:

Theo Triệu Tuấn (2018), do công nghệ biofloc yêu cầu đáp ứng nhiều yếu tố như mật độ thả tôm cao, hệ thống sục khí và đảo nước thích hợp và đủ công suất, điều chỉnh đúng tỉ lệ C:N, hệ thống kiểm soát ao nuôi chặt chẽ, nên xuất hiện nhiều thách thức khi áp dụng trong thực tiễn. Chính vì vậy, công nghệ semi-biofloc đã được áp dụng (được áp dụng đầu tiên tại Indonesia). Đặc điểm của hệ thống semi-biofloc là tạo ra môi trường cân bằng giữa sinh vật tự dưỡng (30 – 40%) chủ yếu là tảo Chlorella và sinh vật dị dưỡng (60 – 70%) chủ yếu là các chủng Bacillus. Sinh khối floc sẽ được duy trì kiểm soát thông qua việc bón định kỳ chế phẩm sinh học, CaCO3, MgCO3 và chất hữu cơ. Mật độ tảo được kiểm soát bằng cách điều chỉnh và duy trì tỷ lệ N:P = 25:1, điều chỉnh hệ vi sinh vật dị dưỡng bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học (Bacillus) và các nguồn carbohydrate. Ao nuôi thường được cải tạo trước khi thả giống 20 ngày nhằm thiết lập ổn định hệ sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (tảo và vi khuẩn có lợi). Các yếu tố chất lượng nước chủ yếu cần quan tâm bao gồm màu nước, pH, độ kiềm, thành phần tảo và vi khuẩn trong ao, độ trong.

- Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy:

Mô hình này ban đầu được nghiên cứu áp dụng tại các quốc gia Nam Mỹ (Mexico, Ecuador, Honduras, Mỹ, Guatemala), thường được áp dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu của công nghệ nuôi này nhằm gia tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích và trên cùng khoảng thời gian nhờ vào khả năng xoay vòng ngắn; tận dụng tối đa đặc tính sinh học vượt trội của tôm thẻ chân trắng, giúp giảm thấp rủi ro và gia tăng khả năng thành công trong nuôi tôm. Công nghệ nuôi này yêu cầu trình độ quản lý kỹ thuật khá cao.

Page 20: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

18 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- Mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà kính:

Nhằm tăng cường kiểm soát vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và hạn chế tác động, rủi ro từ môi trường mô hình này đã được nghiên cứu áp dụng ở Mỹ và một số quốc gia khác. Đặc điểm chính của mô hình này gồm đầu tư hiện đại, khép kín, nuôi mật độ cao, ít thay nước, yêu cầu quản lý tốt môi trường ao nuôi.

- Mô hình nuôi tôm theo công nghệ copefloc:

Mô hình Copefloc được phát triển khá mạnh tại Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Đây là công nghệ nuôi tôm sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc cũng như các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và không sử dụng thức ăn chế biến. Mặt tích cực của mô hình này gồm: thiết kế vận hành đơn giản, ít rủi ro, chi phí nuôi thấp, tốc độ tăng trưởng của tôm cao, lợi nhuận cao, ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc điểm chính của hệ thống nuôi: ao nuôi không cần lót bạt, cống trung tâm để si-phon đáy ao, khép kín và không thay nước, không sử dụng hóa chất diệt khuẩn và xử lý nước, kháng sinh, khoáng chất, không cần ương tôm (Triệu Tuấn, 2018).

- Mô hình nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men:

Mô hình nuôi này được nghiên cứu áp dụng dựa trên công nghệ copefloc, trong quá trình nuôi có bổ sung thêm các loại thức ăn lên men có nguồn gốc thực vật hoặc bổ sung thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp). Ưu điểm của công nghệ nuôi này là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao, bổ sung các loại thức ăn lên men có nguồn gốc thực vật như cám gạo hay đậu nành lên men với chế phẩm sinh học hoặc có bổ sung thêm thức ăn công nghiệp giúp giảm giá thành sản xuất (giảm chi phí thức ăn), tôm tăng trọng nhanh, nuôi được mật độ cao hơn mô hình copefloc (Triệu Tuấn, 2018).

3.2. Tổng quan về quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam

3.2.1. Văn bản pháp lý về quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam

Đối với quy chuẩn kỹ thuật, năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành QCVN 01 – 80: 2011/BNNPTNT về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm – điều kiện vệ sinh thú y quy định các điều kiện cần đáp ứng (về địa điểm, nguồn và chất lượng nước, cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình, quản lý, lao động, hồ sơ quản lý) áp dụng chung cho nuôi thủy sản thương phẩm. Đến năm 2014, QCVN 02 – 19: 2014/BNNPTNT được ban hành quy định cụ thể đối với các cơ sở nuôi tôm nước lợ theo đó quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm sú và cơ sở nuôi thâm canh tôm chân trắng để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Các quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở xem xét đặc thù quy trình kỹ thuật nuôi tôm và thực tiễn phát triển nuôi tôm tại Việt Nam, là cơ sở để các cơ sở nuôi tôm thực hiện nuôi tôm theo các quy trình kỹ thuật.

Đối với quy trình kỹ thuật nuôi tôm, tại Việt Nam phổ biến các loại hình sau: quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi kết hợp như: tôm – cá rô phi (trước đây có phương thức nuôi quảng canh, tuy nhiên hiện nay hầu như không còn tồn tại phương thức nuôi này). Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến nuôi tôm sú và quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh tôm chân trắng được quy định khá chi tiết tại phụ lục Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/06/2011 về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đáng lưu ý: quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh được đề cập tại Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT cơ bản giống quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh chỉ khác ở quy định về diện tích ao nuôi (ao nuôi thâm canh có diện tích từ 2000 m2 trở lên, còn ao nuôi bán thâm canh có diện tích nhỏ hơn, từ 1000 m2 trở lên) và mật độ giống thả (thâm canh thả trên 20 con/m2, nuôi bán thâm canh thả dưới 20 con/m2). Đây được xem là văn bản pháp lý đề cập chi tiết cụ thể nhất về quy trình kỹ thuật nuôi tôm và được xem là quy trình nuôi cơ bản trong kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam.

Page 21: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

19PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Thực trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam

Năm 2018, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030 và được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định số 3475/QĐ-BNN-TCTS ngày 30/8/2018; và Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 (Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018). Tại Đề án này tình hình triển khai áp dụng các quy trình nuôi trong thực tiễn đã được tổng kết đánh giá. Đây là nguồn thông tin có giá trị giúp bước đầu nắm được thực trạng phát triển nuôi tôm tại Việt Nam.

Bảng 1: Tổng quan thực trạng áp dụng các mô hình nuôi tôm tại Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2018))

STT Mô hình nuôi Thực trạng áp dụng Đặc điểm kỹ thuật Ưu điểm

1

Tôm sú thâm

canh & bán thâm

canh

- Hiện còn tồn tại một số hạn chế như tình trạng lạm dụng hóa chất và kháng sinh còn diễn ra.

- Quy hoạch nhìn chung chưa phát huy được hiệu quả, tình trạng sử dụng nguồn nước chung trong cùng một hệ thống cấp và thoát nước còn khá phổ biến.

- Kiểm soát con giống thả nuôi còn nhiều hạn chế.

- Giá thành sản xuất còn cao do giá nguyên liệu đầu vào cao; giá bán bấp bênh, lệ thuộc nhiều vào thị trường đầu ra.

- Mật độ: 25–32 con/m2.

- Diện tích ao nuôi trung bình: 0,3–0,9 ha.

- Sử dụng con giống, thức ăn công nghiệp có chất lượng cao.

- Có cho ăn và chạy quạt liên tục trong suốt quá trình nuôi.

- Vụ nuôi: 2 vụ/năm.

- Năng suất: 4–6 tấn/ha/vụ.

- Hệ thống ao nuôi hoàn thiện, kênh cấp, kênh thoát chủ động.

- Trại nuôi có đầy đủ phương tiện phụ trợ nên thuận lợi cho quản lý và vận hành.

2Tôm sú quảng

canh cải tiến

- Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 43% tổng diện tích nuôi tôm (tương ứng khoảng 300.000 ha nuôi).

- Điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất thiếu và yếu.

- Mật độ: 4–6 con/m2.

- Diện tích ao nuôi trung bình: 1–2 ha.

- Không sử dụng thức ăn công nghiệp, chủ yếu thức ăn tự nhiên.

- Vụ nuôi: 1–2 vụ/năm.

- Năng suất trung bình đạt 0,2–0,35 tấn/ha/vụ.

- Kỹ thuật nuôi, mức độ đầu tư ở mức vừa phải, thấp hơn mô hình thâm canh.

Page 22: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

20 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

STT Mô hình nuôi Thực trạng áp dụng Đặc điểm kỹ thuật Ưu điểm

3 Tôm sú – lúa

- Là mô hình phô biến, đang được đa sô ngư dân các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay.

- Diện tích biến động theo sự xâm nhập mặn.

- Còn những hạn chế trong sử dụng con giống.

- Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

- Người dân học tập kinh nhiệm lẫn nhau là chủ yếu, chưa có quy trình, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Mật độ: 4–6 con/m2.

- Diện tích mương bao nuôi tôm chiếm 25-30% diện tích ao nuôi.

- Vụ nuôi: 1 vụ tôm,1 vụ lúa.

- Năng suất: 0,20–0,56 tấn/ha ruộng/vụ tùy từng vùng.

- Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp.

4 Tôm – rừng

- Năng suất thấp, hiệu quả sản xuất không cao.

- Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ do đó rất khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

- Mật độ: 1–2 con/m2.

- Diện tích mương bao nuôi tôm chiếm 25-30% diện tích ao nuôi.

- Không sử dụng thức ăn công nghiệp, chủ yếu thức ăn tự nhiên.

- Vụ nuôi: quanh năm.

- Năng suất trung bình: 0,1–0,15 tấn/ha/năm.

- Thả tôm nuôi mật độ thưa trên diện tích rộng, theo hình thức đánh tỉa, thả bù và đặc biệt không sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao, mật độ tôm thường thấp, diện tích ao nuôi lớn.

- Vốn đầu tư thấp, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít lao động và thời gian nuôi không dài do sử dụng giống lớn.

5Tôm thẻ

thâm canh

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn bị động, bị chi phối do biến động của thị trường tiêu thụ; việc liên kết từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ còn “lỏng lẻo”.

- Nguồn giống bố mẹ vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

- Hiện tượng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Còn tồn tại trong xử lý chất thải ở một số vùng.

- Mật độ: 200 con/m2 (>300 con/m2).

- Sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao.

- Vụ nuôi: 2–3 vụ/năm.

- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ đựợc thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm sú, đặc biệt là khâu xử lý ao nuôi, kiểm soát môi trường nước và các yếu tô môi trường khác.

- Năng suất cao: đạt tư 5–11 tấn/ha/vụ.

Page 23: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

21PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đặc điểm chung về ngành sản xuất tôm nước lợ tại ĐBSCL

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế chiến lược của Việt Nam, trong đó tôm được coi là loài chủ lực. Tổng giá trị xuất khẩu tôm năm 2018 đạt 3,84 tỷ USD (Bộ NN&PTNT, 2018), có đóng góp quan trọng trong đảm bảo sinh kế, tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân địa phương và phát triển kinh tế chung của cả vùng.

Hiện tại, có một số mô hình nuôi tôm phổ biến như quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh, chủ yếu được áp dụng cho tôm sú (P. monodon); trong khi tôm thẻ (P. Vannamei) được nuôi theo mô hình thâm canh từ mật độ trung bình, cao và rất cao (siêu thâm canh). Mô hình luân canh tôm – lúa cũng khá phổ biến ở các vùng đất bị ảnh hưởng bởi nước biển vào mùa khô.

Ngành hàng tôm nước lợ tại khu vực ĐBSCL gồm tôm sú và tôm thẻ. Chuỗi giá trị tôm sú có đặc điểm: người sản xuất ở quy mô nhỏ, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh hoặc quảng canh cải tiến (QC/QCCT). Tính đến năm 2017, diện tích nuôi tôm sú ĐBSCL đạt 622.400 ha, chiếm trên 86% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn quốc, trong đó diện tích nuôi tôm sú thâm canh/bán thâm canh (TC/BTC) chỉ chiếm 5,98% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng (Tổng cục Thủy sản, 2017). Ngược lại, chuỗi giá trị tôm thẻ hầu hết gồm các trang trại nuôi TC/BTC.

Hình 2. Cơ cấu và hình thức nuôi tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018)

Về hình thức nuôi, nuôi tôm QC/QCCT chiếm 39,98% (tập trung chủ yếu ở Cà Mau và một phần ở Bạc Liêu và Sóc Trăng); BTC/TC chiếm 21,84%; Chuyên tôm chiếm 19,7%; tôm – lúa chiếm 20,05% và tôm – rừng chiếm 3,43% (tập trung chủ yếu ở Cà Mau và Bạc Liêu) (Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018).

Về áp dụng tiêu chuẩn bền vững trong nuôi tôm: Nhìn chung vùng ĐBSCL có số lượng cơ sở nuôi áp dụng tiêu chuẩn bền vững lớn hơn nhiều so với các vùng còn lại của cả nước. Ví dụ, tại Sóc Trăng có đến 65,38% số hộ được khảo sát (là thành viên của các HTX, hoặc tổ hợp tác nuôi tôm) là nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, còn lại 34,62% nuôi theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC); trong khi đó Bạc Liêu và Cà Mau 100% số hộ được khảo sát nuôi theo tiêu chuẩn ASC (Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018). Còn những hộ không nuôi theo tiêu chuẩn thường là những hộ không là thành viên của các HTX hoặc tổ hợp tác nuôi tôm. Sản lượng và năng suất nuôi: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và các địa phương, tính đến năm 2017 tổng diện tích nuôi tôm 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đạt 483.951 ha, cho sản lượng 371.104 tấn, bình quân năng suất đạt 0,77 tấn/ha. Giai đoạn 2005–2017, tăng trưởng bình quân về diện tích là 3%/năm; về sản lượng tăng trưởng bình quân 5,9%/năm và về năng suất tăng trưởng bình quân 2,8%/năm.

22.4532.5

5034.98

16.33

15

27.78

19.70

32.6527.5

20.05

7.5 2.78 3.43

28.5717.5 19.44 21.84

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

90.00

100.00

Sóc Trăng Cà Mau Bạc Liêu Trung bình 3 tỉnh

%

QC/QCCT Chuyên tôm Tôm - lúa Tôm - rừng BTC/TC

Page 24: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

22 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bảng 2: Hiện trạng sản lượng và năng suất nuôi tôm 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau giai đoạn 2005–2017 (Nguồn: Tổng cục Thống Kê và Thống kê ngành Nông nghiệp các tỉnh năm 2017)

Hạng mục 2005 2010 2015 2017Tốc độ tăng trưởng bình

quân (%/năm)

Sóc Trăng

Sản lượng (tấn) 42.837 60.830 89.164 103.098 7,6%

Diện tích (ha) 52.931 48.920 46.495 46.495 -1,1%

Năng suất(tấn/ha)

0,81 1,24 1,92 2,22 8,8%

Bạc Liêu

Sản lượng (tấn) 63.616 70.462 102.532 109.338 4,6%

Diện tích (ha) 39.367 121.810 126.830 133.818 10,7%

Năng suất(tấn/ha)

1,62 0,58 0,81 0,82 -5,5%

Cà Mau

Sản lượng (tấn) 81.100 108.847 143.541 159.668 5,8%

Diện tích (ha) 248.406 266.362 280.213 303.639 1,7%

Năng suất(tấn/ha)

0,33 0,41 0,51 0,53 4,1%

Tổng cộng 3 tỉnh

Sản lượng (tấn) 187.553 240.139 335.237 372.104 5,9%

Diện tích (ha) 340.704 437.092 453.538 483.952 3,0%

Năng suất (tấn/ha) 0,55 0,55 0,74 0,77 2,8%

3.4. Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Về mặt quy mô, các cơ sở nuôi tôm có thể chia thành hai nhóm: (i) Nhóm hộ gia đình hoặc hợp tác xã; (ii) Nhóm các doanh nghiệp. Điểm giống nhau cơ bản của hai nhóm là đều có sự chủ động tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ, biện pháp kỹ thuật nuôi tôm. Tuy nhiên, giữa hai nhóm có khá nhiều sự khác biệt trong áp dụng, cải tiến công nghệ nuôi tôm. Những nét khác biệt cơ bản bao gồm:

Page 25: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

23PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 3: Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm. (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu)

TT Đặc điểm Nhóm hộ gia đình hoặc hợp tác xã Nhóm các doanh nghiệp

1 Cơ sở hạ tầng

- Được thiết kế trên cơ sở tham khảo các mô hình hiện có trong khu vực, kết hợp với khả năng đầu tư của hộ dân nên thường có những điều chỉnh theo hướng “vừa sức” với nguồn tài chính của hộ nuôi.

- Được đầu tư có hệ thống, có quy mô lớn.

- Thường có hồ sơ thiết kế, có cán bộ kỹ thuật giám sát trong quá trình thi công để đảm bảo theo thiết kế.

2 Trang thiết bị công nghệ

- Chủ yếu sử dụng các thiết bị đơn giản (bộ test kit hoặc thiết bị cầm tay) kiểm tra các yếu tố môi trường đơn giản, cơ bản như độ muối, pH, độ kiềm.

- Một số hộ dân đã có những cải tiến về trang thiết bị trong ao nuôi tôm.

- Được trang bị đầy đủ hơn hệ thống kiểm tra môi trường và có cán bộ phụ trách theo dõi môi trường thường xuyên (trung bình khoảng 1 công nhân sẽ phụ trách 2 ao nuôi diện tích trung bình khoảng 2000 m2/ao).

3Năng lực áp

dụng quy trình kỹ thuật

- Hạn chế về nguồn lực (tài chính, nhân lực) nên hầu hết mỗi cơ sở nuôi thường chỉ áp dụng một quy trình kỹ thuật hoặc một công nghệ nuôi.

- Có thể áp dụng đến hai hoặc ba quy trình, công nghệ nuôi.

3.5 Hiện trạng đổi mới quy trình và công nghệ nuôi tôm

Công nghệ nuôi tôm bền vững hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả các công nghệ trong quá trình nuôi (công nghệ “đầu vào”) và công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” (nước thải, bùn thải, rác thải rắn) của quá trình nuôi tôm để vừa đảm bảo hiệu quả bền vững về mặt kinh tế, nhưng cũng không gây tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ nuôi sau.

Công nghệ “đầu vào” của nuôi tôm là khá phổ biến và quen thuộc như công nghệ nuôi biofloc, nuôi tuần hoàn, nuôi nhiều giai đoạn. Song, công nghệ “đầu ra” còn ít phổ biến và hiện mới chỉ có công nghệ xử lý bùn thải từ nuôi tôm bằng biogas hoặc công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với cải tạo đáy ao.

3.5.1. Công nghệ nuôi tôm sử dụng vi sinh (áp dụng nguyên lý của semi-biofloc cải tiến và nhân giống, phát triển nuôi vi sinh vật có lợi)

Công nghệ nuôi tôm thâm canh bằng vi sinh vật có lợi (nuôi vi khuẩn) hay có thể gọi tắt là nuôi tôm – vi khuẩn, thực chất là công nghệ nuôi tôm ứng dụng nguyên lý semi-biofloc cải tiến[1], dựa trên việc tạo vi khuẩn có lợi thông qua việc nhân giống, phát triển vi khuẩn ở bên ngoài ao (hay còn gọi là ủ vi sinh) bằng mật rỉ đường, mật mía (thực chất là dùng thành phần cácbon) với giống nhân là các vi khuẩn có lợi baccilius, sau đó bổ sung (người dân thường gọi tạt) vào trong ao nuôi để tạo môi trường nuôi tốt, có khả năng xử lý được lượng dinh dưỡng thừa trước khi thải ra môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, hạn chế dịch bệnh và an toàn sinh học cho thủy sản nuôi.

[1] Về bản chất thì công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn chính là theo nguyên lý của công nghệ bio-floc vì có bổ sung mật rỉ đường, mật mía để cân bằng tỷ lệ Nitơ–cácbon trong ao và bổ sung thêm vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên lý này đã được cải tiến khá nhiều, đặc biệt là việc bố trí ao, kênh, mương, thiết bị, và cơ sở hạ tầng của ao nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương; nên người nuôi và cơ quan quản lý địa phương không gọi là công nghệ bio-floc, mà là nuôi tôm theo công nghệ vi sinh hoặc tôm – vi khuẩn.

Page 26: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

24 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bảng 4: Công nghệ nuôi tôm sử dụng vi sinh

Hiện trạng áp dụng

- Khá phổ biến tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, mức độ áp dụng khác nhau:

- Sóc Trăng: phần lớn áp dụng cho nuôi thâm canh và bán thâm canh với khoảng 45.000 ha (80–85% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh), trong đó phần diện tích có áp dụng công nghệ cao như áp dụng quy trình nuôi tuần hoàn, có lót bạt, nuôi 2 giai đoạn, bố trí hố xi-phông đáy ao, hoặc sử dụng chất thải làm biogas là khoảng 800 ha.

- Cà Mau: chiếm khoảng 70% số hộ nuôi thâm canh và siêu thâm canh (1.600 hộ với khoảng 1.650 ha), đa số kết hợp áp dụng công nghệ cao như lót bạt, nuôi hai giai đoạn. Trung bình 1 ha/hộ, diện nuôi thường chiếm 20%–30% còn lại là diện tích ao lắng, ao chứa, kênh cấp thoát nước, nhà kho. Hiệu quả khá cao tuy nhiên tỷ lệ thành công có xu hướng giảm dần do có những hộ mới áp dụng thiếu kinh nghiệm.

- Bạc Liêu: hiện có 7 doanh nghiệp và 155 hô nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 1.845 ha (chiếm 1,3% diện tích nuôi tôm).

Điểm mạnh

- Có nhiều đặc điểm ưu việt trong cải thiện chất lượng nước nuôi thủy sản.

- Có khả năng xử lý được lượng dinh dưỡng thừa thải ra môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và an toàn sinh học cho thủy sản nuôi.

- Khi kết hợp với các giải pháp cải tiến công nghệ khác như nuôi tuần hoàn sử dụng hệ thống lọc cơ học và lọc sinh học, nuôi 2–3 giai đoạn sẽ vừa có khả năng cải thiện môi trường vừa tạo nên sinh khối thức ăn tự nhiên, góp phần tái sử dụng dinh dưỡng từ chất thải của động vật nuôi, làm giảm lượng thức ăn cho cá, tôm nuôi mà vận hành cũng đơn giản hơn so với chỉ nuôi tuần hoàn (RAS).

- Góp phần gia tăng tính an toàn sinh học vì hạn chế sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường nước cấp vào ao nuôi.

Điểm yếu/ hạn chế

- Công nghệ biofloc yêu cầu đáp ứng nhiều yếu tố như mật độ thả tôm cao, hệ thống sục khí và đảo nước thích hợp và đủ công suất, điều chỉnh đúng tỉ lệ C:N, hệ thống kiểm soát ao nuôi chặt chẽ, nên xuất hiện nhiều thách thức khi áp dụng trong thực tiễn[2].

- Khó khăn trong gây nuôi vi khuẩn trong cả một thủy vực nuôi lớn (thường là từ 1500 m2 - 3000 m2/ao) và khống chế lượng vi khuẩn này ở một mức độ nhất định (cần vận hành liên tục thiết bị sục khí, đảm bảo đủ ô xy hòa tan cho tôm nuôi và vi sinh vật hoạt động bình thường) vì sẽ đòi hỏi cần có kinh nghiệm và các kỹ năng quản lý ao nuôi.

[2]  Cần tạo ra môi trường cân bằng giữa sinh vật tự dưỡng (30 – 40%) chủ yếu là tảo Chlorella và sinh vật dị dưỡng (60 – 70%) chủ yếu là các chủng Bacillus. Sinh khối floc sẽ được duy trì kiểm soát thông qua việc bón định kỳ chế phẩm sinh học, CaCO3, MgCO3. Mật độ tảo được kiểm soát bằng cách điều chỉnh và duy trì tỷ lệ N:P = 25:1, điều chỉnh hệ vi sinh vật dị dưỡng bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học (Bacillus) và các nguồn carbohydrate.

Page 27: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

25PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

• Mặc dù chi phí đầu tư có tăng thêm[3] nhưng do nguồn thức ăn rẻ tiền carbohydrate (mật rỉ đường, tinh bột) được bổ sung cho thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn viên hỗn hợp. Nhờ vậy hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ rệt so với các công nghệ nuôi thâm canh hiện nay.

• Mật độ thả và tỷ lệ sống có thể tăng thêm do môi trường nước nuôi được quản lý tốt hơn, năng suất nuôi cũng đạt tăng thêm từ 40–50% do thời gian nuôi có thể kéo dài hơn, cỡ tôm thu hoạch đạt to hơn.

• Lợi nhuận tăng thêm trung bình 35%–45% của quy mô doanh nghiệp và có thể tăng đột biến đến hơn 6 lần ở quy mô nuôi hộ gia đình.

• Việc áp dụng tổng hợp các công nghệ (tôm – vi khuẩn, tuần hoàn nước, lót bạt đáy, sục khí đáy, xi phông đáy) có thể giúp kéo dài thời gian nuôi đến 4 tháng để tăng kích cỡ tôm thu hoạch mà ít rủi ro do dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết.

- Hiệu quả về môi trường:

• Giảm được lượng nước cần thay trong quá trình nuôi, giảm được lượng nước thải từ ao nuôi ra môi trường, chất lượng nước thải được cải thiện qua cảm quan, bùn thải đỡ độc hại hơn so với nuôi tôm thông thường.

• Hầu như tận dụng lại được phần lớn nước thải (sau khi cho nước thải đi qua 3 ao lắng có nuôi cá rô phi, cá đối, cá vược, cá chốt).

• Tỷ lệ rủi ro, dịch bệnh giảm nhẹ.

• Bảng phân tích lợi ích về mặt môi trường xem tại phụ lục 6.

Người cung cấp

công nghệ

- Được phát triển lần đầu bởi TS. Yoram Avnimelech người Israel năm 1999 và được áp dụng ở quy mô thương mại lần đầu tiên bởi Công ty Belize Aquaculture ở Belize; đã được ứng dụng thành công ở Indonesia và Úc trong những năm 2006–2008.

- Tại Việt Nam được ban hành tại QĐ số 643/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 16/6/2017.

- Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Quyết định 1594/QĐ-SNN ngày 10/7/2017.

- Công ty cổ phần công nghệ Biofloc ĐBA (Cà Mau), Công ty Cổ phần Nuôi trồng Thủy sản Sao Ta (Sóc Trăng), Công ty cổ phần Biofloc - ĐBA chuyên vận hành và hỗ trợ vận hành hệ thống nuôi tôm theo công nghệ Biofloc.

Khả năng nhân rộng

và xu hướng đầu

- Công nghệ biofloc và thậm chí semi-biofloc “nguyên bản” hiện nay được dự báo chưa thể phát triển rộng rãi trong thời gian tới, tuy nhiên công nghệ biofloc/semi-biofloc cải tiến[4] sẽ được mở rộng áp dụng. Xu hướng này cũng đã được thể hiện tại Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 và các chính sách khuyến khích áp dụng nuôi tôm công nghệ cao của các tỉnh.

[3]  Mức tăng thêm tùy thuộc vào quy mô nuôi và cách gây giống vi khuẩn; trung bình tăng thêm khoảng 409–825 triệu/ha, tương đương với tăng 36,3% đối với quy mô doanh nghiệp và hoặc 212,4% đối với quy mô hộ gia đình so với nuôi thông thường.[4]  Người nuôi ủ và phát triển vi khuẩn có lợi trong thiết bị riêng rồi mới bổ sung ra ao nuôi, kết hợp với các công nghệ khác như tuần hoàn ít thay nước, lót bạt, xi phong đáy, lọc sinh học bằng rô phi, cá đối.

Page 28: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

26 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nhìn chung, đối với công nghệ nuôi biofloc/semi-biofloc, trong thực tiễn, các cơ sở nuôi đã có những cải tiến và linh hoạt áp dụng kết hợp các công nghệ khác và đã đạt được những kết quả rất tốt, phù hợp với điều kiện thực tế nuôi tôm công nghệ cao tại Việt Nam. Đây là cơ sở tốt cho việc tiếp tục mở rộng áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, về mặt chính sách, các cơ quan quản lý sẽ cần rà soát ban hành các văn bản quản lý (quy trình, tiêu chuẩn,...) theo hướng đơn giản và khả thi, phù hợp với thực tiễn sản xuất; tăng cường phổ biến, tuyên truyền các công nghệ nuôi tiên tiến, bền vững.

3.5.2. Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn

Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn (gồm công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn và 3 giai đoạn) là một trong những công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

- Đặc điểm công nghệ nuôi 2 giai đoạn:

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước đã được xem xét, công nhận bởi Tổng cục Thủy sản tại Quyết định số 502/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 3/5/2017 về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh; theo đó quy trình nuôi tôm hai giai đoạn gồm: giai đoạn ương nuôi tôm giống (giai đoạn 1) và giai đoạn nuôi tôm thương phẩm (giai đoạn 2). Giai đoạn đầu tôm thường được nuôi trong nhà lưới 20 – 30 ngày[5] nhằm tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác từ bên ngoài. Lúc này, môi trường ao nuôi được kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế hiện tượng tôm chết sớm (EMS) thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi. Về thiết kế như được thể hiện ở hình 3 dưới đây, gồm có: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 2 ao nuôi, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải và các công trình phụ trợ.

Hình 3. Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1 ha (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2017)

[5] Tôm giống thả mật độ 1.000 – 3.000 con/m2. Khi tôm có trọng lượng 1,5–2 g/con, chuyển sang giai đoạn 2 ở ao nuôi liền kề, mật độ 200–300 con/m2, nuôi đến khi đạt kích cỡ tôm thương phẩm từ 30–40 con/kg. Tổng thời gian nuôi 80 – 100 ngày. Quá trình nuôi thường không sử dụng hóa chất, chỉ dùng chế phẩm sinh học; cũng không thay nước hoặc thay nước rất ít, chỉ châm bù nước.

Page 29: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

27PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

- Đặc điểm công nghệ nuôi 3 giai đoạn:

Quy trình công nghệ nuôi tôm ba giai đoạn bao gồm: 2 giai đoạn ương (ương giai đoạn 1, ương giai đoạn 2) và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm. Về thiết kế hệ thống ao: thường gồm 3 ao ương, nuôi (ao ương giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm), 1 ao chứa và hệ thống xử lý nước. Ao ương giai đoạn 1 thường là bể xi măng hoặc ao đất được lót bạt cả bờ và đáy ao, được đặt trong nhà màng, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm thường là dạng ao đất, bờ ao và đáy ao được lót bạt. Các ao này cũng được phủ bạt khi thời tiết nắng nóng nhằm giúp có thể duy trì nhiệt độ ao nuôi ở mức khoảng 30oC — nhiệt độ lý tưởng để tôm sinh trưởng tốt nhất. Chi tiết đặc điểm kỹ thuật của công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn như tại phụ lục 1 của báo cáo này.

Kết quả tổng hợp, phân tích đánh giá Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cụ thể như bảng sau:

Bảng 5: Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn

Hiện trạng áp dụng

- Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn đã được áp dụng, phổ biến rộng rãi; hầu hết các hộ nuôi theo hướng thâm canh, công nghiệp đều áp dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn; công nghệ đã được áp dụng ở hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL. Kết quả điều tra khảo sát tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng cho thấy các hộ nuôi thâm canh đa số ứng dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn.

Điểm mạnh

- (i) Nuôi được mật độ cao (250–300 con/m2), cho năng suất cao (35–40 tấn/ha) và ổn định, thời gian nuôi ngắn (70–85 ngày/vụ);

- (ii) Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (FCR: 1,0–1,1);

- (iii) Tỷ lệ sống cao đạt trung bình 90–95%;

- (iv) Rủi ro thấp, ít chịu tác động từ môi trường và dịch bệnh từ bên ngoài.

Điểm yếu

- (i) Chi phí đầu tư cơ sở ban đầu, kỹ thuật, thiết bị ban đầu lớn hơn so với mô hình nuôi thông thường, trung bình đầu tư 2,5–3,0 tỷ/ha;

- (ii) Chi phí sản xuất (thức ăn, giống, điện) tăng cao, tăng gấp 10 lần so với bình thường;

- (iii) Cần diện tích lớn để thiết kế các công trình phụ trợ; diện tích hữu dụng để nuôi thấp chiếm từ 20–25% tổng diện tích nuôi.

Hiệu quả

- (i) Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả nuôi ổn định và lợi nhuận cao, tăng so với mô hình nuôi thông thường từ 30–35%;

- (ii) Hiệu quả môi trường: Quy trình nuôi được thiết kết đầy đủ các công trình phụ trợ, có hệ thống thu gom và xử lý chất thải nên có khả năng kiểm soát môi trường và dịch bệnh tốt hơn;

- (iii) Hiệu quả xã hội: Tạo năng suất và sản lượng lớn, góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm; tạo việc làm nâng cao thu nhập và đời sống cho người nuôi tôm.

Người cung cấp công

nghệ

- Đơn vị cung cấp công nghệ hiện nay đa dạng, gồm các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; công ty sản xuất cung cấp giống, thức ăn, chế phẩm sinh học: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh, Công ty CP, Công ty Việt Úc, các Trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ công tại địa phương.

Khả năng nhân rộng và

xu hướng đầu tư

- Kết quá ứng dung công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cho thấy dễ áp dụng, phù hợp với các cơ sở nuôi có quy mô diện tich từ 1 ha trở lên, có nguồn lực tài chính. Đây là công nghệ nuôi tôm tiềm năng mở rộng và phù hợp với xu hướng đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Page 30: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

28 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đánh giá chung: Từ kết quả đánh giá thực tế việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cho thấy:

Trong điều kiện BĐKH như hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, môi trường, dịch bệnh ngày càng có xu hướng tăng, tác động tiêu cực đến nghề nuôi tôm. Việc lựa chọn Quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn ít thay nước sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro liên quan đến môi trường, dịch bệnh và an toàn sinh học; góp phần nâng cao năng suất, sản lượng đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định kinh tế – xã hội của các địa phương ven biển; đây là mô hình thích hợp với BĐKH hiện nay.

Hình 4. Các mô hình nuôi tôm hai giai đoạn

3.5.3. Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS)

Đặc điểm công nghệ RAS là sử dụng hệ thống bể lọc (lọc tuần hoàn, lọc sinh học), hệ thống ao nuôi và kênh cấp thoát nước hoạt động theo cơ chế đảm bảo nguồn nước từ nuôi được tái sử dụng. Tại Việt Nam, hệ thống RAS được cải tiến, áp dụng chủ yếu trong sản xuất giống tôm, đem lại hiệu quả tốt trong kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng. Về nuôi thương

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, lót bạt ở HTX Nông ngư 14/10 Hòa Nhờ A, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, lót bạt quy mô hộ gia đình tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, trong hệ thống bể tròn lót bạt tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh

Page 31: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

29PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

phẩm thì các cơ sở nuôi thường chỉ áp dụng một phần nguyên lý của RAS và chỉ ở dạng đơn giản, theo hình thức tuần hoàn hở, tức là có tái sử dụng nước nhưng biện pháp thay nước vẫn được áp dụng (chỉ tái sử dụng nước được một phần nước nuôi). Đây cũng có thể xem là một cách vận dụng linh hoạt trong thực tiễn của các cơ sở nuôi tôm.

Thông tin kỹ thuật chi tiết về mô hình RAS của doanh nghiệp này tại phụ lục 2 của báo cáo này. Hệ thống có ưu điểm giúp tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng tôm được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. Nguyên lý vận hành của hệ thống lọc tuần hoàn tại Phụ lục 3 của báo cáo này.

Bảng 6: Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS)

Hiện trạng áp dụng

- Hiện trạng áp dụng công nghệ RAS vào nuôi tôm còn hạn chế;

- Chủ yếu được áp dụng trong các đề tài, dự án nghiên cứu và mô hình thử nghiệm và ở các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ có tiềm lực tài chính và có cán bộ kỹ thuật trình độ cao.

- Mức độ ứng dụng công nghệ RAS trong nuôi tôm thấp, không đáng kể.

Điểm mạnh

- Mang lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm.

- RAS đạt mức độ kiểm soát môi trường, dịch bệnh tốt.

- Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, ít tác động xấu đến môi trường, tạo môi trường ao nuôi an toàn cho tôm phát triển, hạn chế bệnh dịch.

- Mật độ thả nuôi cao (từ 150 – 300 con/m2), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85 – 1,1). Thu hoạch đạt năng suất 7,6 –7,8 tấn/1.000 m2.

Điểm yếu - Nhu cầu vốn đầu tư cao, tăng khoảng 45–60% so với mô hình nuôi thông thường;

- Yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản.

Hiệu quả

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, lợi nhuận trung bình đạt 40–50%. Kiểm soát được dịch bệnh và không làm ô nhiễm môi trường;

- RAS không sử dụng thuốc, hóa chất; mang tính chất bền vững với môi trường; góp phần tạo ra sản lượng nuôi ổn định và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khấu.

Người cung cấp công

nghệ

- Đã được nghiên cứu áp dụng từ khá lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mexico, Ecuador, Mỹ, Thái Lan, Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc.

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty và đơn vị trong và ngoài nước có khả năng cung cấp hệ thống RAS, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Khả năng nhân rộng và xu hướng đầu

- Áp dụng công nghệ RAS mang tính chọn lọc khá cao, đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm công nghệ cao là những điều kiện cơ bản tạo điều kiện cho việc vận hành, áp dụng hiệu quả công nghệ này.

Page 32: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

30 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đánh giá chung: Công nghệ RAS đã được cải tiến và áp dụng trong nuôi tôm mang lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm. Hệ thống RAS có thể đạt mức độ kiểm soát về chất lượng môi trường và dịch bệnh tốt hơn bất kỳ ứng dụng công nghệ nào khác trong nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả sản xuất cao và lợi ích kinh tế đáng kể; đây là mô hình phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, vấn đề thách thức đặt ra đối với việc áp dụng công nghệ RAS vào trong nuôi tôm đó là: cần chi phí đầu tư cao, yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm; do đó công nghệ RAS cơ bản phù hợp cho các doanh nghiệp, trung tâm có sự đầu tư cao.

Mô hình sử dụng hệ thống nước lắng lọc tuần hoàn không thải nước ra môi trường bên ngoài

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đều sử dụng máy móc tự động hóa

Hệ thống 4 hồ nuôi hình tròn có lưới che nhìn từ trên cao của Công ty TNHH MTV Long Mạnh, tỉnh Bạc Liêu

Hình 5. Hệ thống nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn RAS tại một số cơ sở nuôi vùng ĐBSCL (Nguồn: Lê Hoàng Vũ, 2019)

Page 33: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

31PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.4. Công nghệ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trong nhà màng (nhà kính)

Trong thực tế có hai loại hình: mô hình nuôi siêu thâm canh nhà màng (áp dụng chưa phổ biến, chỉ mới áp dụng bởi một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Việt Úc ở Bạc Liêu; doanh nghiệp NG và Agzitech ở Cà Mau) và mô hình nuôi thâm canh che lưới lan (phổ biến áp dụng bởi các hộ dân ở cả 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu).

Đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng về bản chất, hệ thống nuôi được đặt trong “nhà màng” với kết cấu là khung kim loại khá kiên cố và được phủ phía trên bằng các lớp màng (theo công nghệ Israel, nhập từ Thái Lan hoặc từ một số quốc gia khác). Lớp màng che hiện nay đã được cải tiến theo hướng đảm bảo độ bền chịu được nắng, mưa trong thời gian khá dài và đảm bảo được độ sáng cần thiết cho hệ thống nuôi tôm, khung kim loại hiện nay cũng đã được cải tiến theo hướng lắp ghép, hình vòm tròn nên khá tiện lợi cho lắp đặt và đảm bảo độ bền vững về kết cấu khung chịu lực.

Hình 6. Mô hình nhà màng đang được xây dựng bởi công ty NG tại Cà Mau

Đối với mô hình sử dụng lưới lan che hệ thống nuôi. Đây có thể xem là một cách cải tiến nhằm hướng đến việc giảm tác động của môi trường và động vật gây hại (mưa, nắng, các yếu tố tiềm ẩn gây bệnh như chim). Mô hình che lưới lan này có ưu điểm là chi phí thấp, thường được các hộ nuôi semi-biofloc và biofloc áp dụng nhằm hạn chế sự phát triển của tảo.

Hình 7. Mô hình nuôi tôm che lưới lan tại Cà Mau

Page 34: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

32 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bảng 7: Công nghệ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trong nhà màng (nhà kính).

Hiện trạng áp dụng

- Mức độ phổ biến của mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà màng chưa nhiều tại các tỉnh Sóc trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

- Bạc Liêu: Tập đoàn Việt Úc được xem là đơn vị tiên phong và đã đạt được những thành công nhất định. Ngoài ra doanh nghiệp Trúc Anh hiện cũng đang bắt đầu triển khai áp dụng mô hình nuôi này.

- Cà Mau: gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp (công ty NG, công ty Agzitech) đang triển khai xây dựng có sở hạ tầng để áp dụng. Tập đoàn Việt Úc cũng đã từng phối hợp với Chi cục Thủy sản Cà Mau thí điểm 05 mô hình nuôi nhà bạt, tuy nhiên kết quả thử nghiệm không thành công nên các mô hình thí điểm dừng lại.

- Thực tiễn xuất hiện rất phổ biến mô hình sử dụng “lưới lan” che phía trên ao nuôi (tại Cà Mau chiếm 80 – 85% số hộ nuôi siêu thâm canh, tập trung phổ biến tại huyện Đầm Dơi, Phú Tân, tại các huyện khác như Năm Căn, Ngọc Hiển, Thành phố Cà Mau xuất hiện ít hơn).

Điểm mạnh

- Đối với mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà màng: thường áp dụng công nghệ cao[6] do vậy có thể cải thiện được các vấn đề về: truy xuất nguồn gốc, đảm bảo hoàn toàn từ nguồn tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do quy trình nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh, không sử dụng chất kháng sinh giúp xuất khẩu vào bất kỳ thị trường nào khó tính nhất; có năng suất cao, ổn định và giảm diện tích đất sử dụng.

- Đối với mô hình che lưới lan: đơn giản, chi phí thấp[7].

Điểm yếu - Mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà màng yêu cầu mức độ đầu tư cao hơn khá nhiều so

với các mô hình nuôi thâm canh thông thường do phải đầu tư thêm hệ thống nhà kính, nhà màng, đồng thời quy trình công nghệ nuôi cao thường được áp dụng, do vậy yêu cầu người nuôi có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt.

Hiệu quả

- Đối với công nghệ nhà màng, hiện mới chỉ có mô hình của Tập đoàn Việt Úc đi vào hoạt động nhưng thiên về mô hình trình diễn, mô hình của doanh nghiệp NG và doanh nghiệp Agzitech hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nên chưa thể đánh giá được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đối với mô hình lưới lan: phổ biến áp dụng công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn, công nghệ nuôi nhiều giai đoạn. Hiệu quả của các mô hình này được đề cập ở mục 4.2 trong báo cáo này.

Người cung cấp công

nghệ - Hiện một số doanh nghiệp (công ty NG, công ty Agzitech, Trúc Anh) cũng đang bắt đầu triển

khai áp dụng mô hình nuôi này.

Khả năng nhân rộng

và xu hướng đầu tư

- Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng được dự báo tiếp tục được mở rộng áp dụng trong thời gian tới, tuy nhiên đối tượng áp dụng chủ yếu sẽ là các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.

- Đối với mô hình che lưới lan – một dạng cải tiến đơn giản trong thực tiễn xuất phát từ mô hình nuôi tôm trong nhà kính, hiện đã rất phổ biến. Mô hình này đơn giản, dễ thực hiện nên sẽ tiếp tục được các cơ sở nuôi áp dụng đặc biệt là tại những vùng có sự thay đổi thời tiết (mưa, nắng) thường xuyên.

[6] Sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn, áp dụng công nghệ biofloc hoặc semi-biofloc, sử dụng hệ thống theo dõi và quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thông qua các máy đo thông số và hiển thị qua màn hình.[7] Người dân dùng lưới lan để che các ao ương tôm trước khi thả ra ao nuôi lớn ở giai đoạn tôm lớn hơn. Tuy nhiên, một số cơ sở nuôi cũng dùng lưới lan che cho cả ao nuôi tôm, đặc biệt là đối với các hộ áp dụng nuôi tôm – vi khuẩn để hạn chế sự phát triển của tảo. Về quy trình nuôi áp dụng, hiện khá đa dạng, tuy nhiên chủ yếu phổ biến đối với nuôi tôm – vi khuẩn và nuôi nhiều giai đoạn.

Page 35: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

33PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nhìn chung, với những ưu điểm về khả năng hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng tới mô hình nuôi, cùng với quy trình nuôi hiện đại, có thể tích hợp các công nghệ khác như biofloc, nhiều giai đoạn, tuần hoàn, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng được dự báo có thể tiếp tục được các cơ sở nuôi có tiềm lực kinh tế mạnh quan tâm áp dụng trong thời gian tới. Mô hình che lưới lan với đặc điểm đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, sẽ là mô hình được nhiều cơ sở nuôi áp dụng và có thể áp dụng ở nhiều vùng tại Việt Nam.

3.5.5. Công nghệ nuôi tôm – rừng

Mô hình nuôi tôm – rừng được xem là mô hình nuôi hữu cơ, trong đó tôm được kết hợp nuôi trong khu vực có rừng ngập mặn. Tỷ lệ rừng – tôm được cơ quan chức năng khuyến cáo là khoảng 70% rừng – 30% tôm, hoặc tại một số khu vực có thể thực hiện ở mức 60% rừng – 40% tôm để vừa đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho chủ rừng, vừa đảm bảo mục tiêu an toàn về sinh thái. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, hầu người nuôi duy trì tỷ lệ này ở mức 50–50% hoặc 55–45%. Đai rừng ngập mặn thường rộng khoảng 4–10 m với các kênh nước nuôi tôm rộng khoảng 4–6 m. Bao quanh khu vực nuôi tôm là bờ bao cao khoảng 1–1,5 m có để lối nước vào ra theo thủy triều. Mức nước trong ao phụ thuộc vào thủy triều thông qua các đường kênh cấp và thoát. Khi thủy triều cao thì mức nước trong rừng đạt khoảng 15 cm, và mức nước trong kênh đạt khoảng 0,8–1,2 m. Vào đầu vụ nuôi (tháng 8–tháng 9), người nuôi/chủ rừng thực hiện vệ sinh khu vực đáy ao, dọn bùn thải, đánh vôi, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Sau vệ sinh ao 10–15 ngày, người nuôi sẽ tiến hành thả giống tôm. Việc thả giống tôm bổ sung thường được thực hiện khoảng 4–6 lần/năm. Sau khi nuôi khoảng 3–5 tháng thì tôm sẽ đạt kích cỡ thương phẩm và được thu hoạch. Việc thu hoạch thường theo hình thức thu tỉa thả bù, thu làm nhiều lần trong năm.

Nuôi tôm – rừng còn nhiều tiềm năng để phát triển, các cơ quan có liên quan nên xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nuôi tôm – rừng hữu cơ tại khu vực ĐBSCL để kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau. Thêm vào đó, hướng dẫn kỹ thuật về nuôi tôm – rừng cũng nên được rà soát và sửa đổi để có tỷ lệ diện tích rừng và diện tích tôm phù hợp, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ cho ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Đồng thời trong thời gian tới các nhà khoa học, người nuôi tôm và doanh nghiệp nên tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ, và kỹ thuật nuôi tôm hữu cơ, đúc rút các kinh nghiệm bản địa nhằm nâng cao năng suất nuôi (mục tiêu là tăng từ năng suất 300 kg/ha hiện nay lên 400–450 kg/ha), tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu). Tổng cục Thủy sản cần tổng kết các mô hình nuôi, từ đó có hướng dẫn, nhân rộng các quy trình, công nghệ nuôi để phổ biến, áp dụng trong thực tế sẽ có hiệu quả, tăng sản lượng và bảo đảm phát triển nghề nuôi tôm bền vững.

Page 36: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

34 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bảng 8: Công nghệ nuôi tôm – rừng

Hiện trạng áp dụng

- Hiện đang được áp dụng khá phổ biến ở các vùng có rừng ngập mặn của các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

- Cà Mau: Sản lượng nuôi tôm – rừng tăng khoảng 2,7%/năm. Khoảng 14.000 ha diện tích tôm – rừng của Cà Mau đã được chứng nhận là nuôi hữu cơ, tôm sinh thái, trong đó có 2.700 ha được chứng nhận tôm sinh thái của tổ chức Naturland. Hiện nay một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã hợp tác, liên kết với các hộ chủ rừng để thực hiện nuôi tôm sinh thái, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong năm 2017, diện tích được chứng nhận tôm hữu cơ[8] trong chuỗi liên kết của doanh nghiệp là 4.679 ha với 915 hộ dân, năm 2018 đã tăng lên 5.321 ha với 1.020 hộ dân.

- Bạc Liêu: diện tích nuôi tôm – rừng đạt khoảng 10.400 ha với diện tích rừng là 3,120 ha, còn lại là diện tích mặt nước nuôi tôm và các diện tích nuôi này được giữ ổn định trong những năm vừa qua.

Điểm mạnh - Là mô hình đơn giản, có chi phí thấp, tạo sinh kế cho số lượng lớn cộng đồng tại các vùng ven biển có rừng ngập mặn.

Điểm yếu

- Hàm lượng công nghệ áp dụng rất ít, chủ yếu là sử dụng phân vi sinh và chế phẩm sinh học để cải tiến chất lượng nước nuôi và nền đáy diện tích mặt nước nuôi tôm trong rừng.

- Chưa có các cải tiến về công nghệ sản xuất “thức ăn hữu cơ” cho nuôi tôm – rừng để đảm bảo tiêu chí tôm hữu cơ.

Hiệu quả

- Do các điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá thị trường cao và được người tiêu dùng ưa chuộng, nên nuôi tôm – rừng vẫn đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhưng ở mức tương đối thấp so với tiềm năng có thể phát triển (do nuôi phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên năng suất nuôi thấp, trung bình chỉ đạt 150–300 kg/ha/năm). Chi tiết về hiệu quả chi phí – lợi ích của nuôi tôm – rừng tại Cà Mau được trình bày trong Phụ lục số 4.

Người cung cấp công

nghệ - Là mô hình truyền thống.

Khả năng nhân rộng và

xu hướng đầu tư

- Đến năm 2025 và 2030, mô hình này có khả năng nhân rộng ra khoảng 100,000 ha rừng ngập mặn tại 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

3.5.6. Công nghệ ứng dụng biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm

Công nghệ biogas được thực hiện thông qua thực hiện quá trình phân hủy kỵ khí những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật. Lắp đặt biogas đúng quy trình kỹ thuật (có đồng hồ báo áp suất gas để tránh áp suất gas lớn sẽ gây nguy hiểm) và kiểm soát rò rỉ khí ga đòi hỏi sự chú ý về kỹ thuật của người vận hành.

[8] Hiện có 5 tiêu chuẩn về tôm hữu cơ được chứng nhận phổ biến, bao gồm: Naturland, Organic EU, Bio Suisse, Selva Shrimp và Mangrove Shrimp.

Page 37: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

35PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 9: Công nghệ biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm

Hiện trạng áp dụng

- Hiện rất ít công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” của quá trình nuôi tôm được nghiên cứu và ứng dụng.

- Hiện mới chỉ có công nghệ biogas được nghiên cứu và ứng dụng trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và chủ yếu là xử lý bùn thải. Đặc điểm quy trình xử lý chất thả có áp dụng công nghệ biogas như tại phụ lục 7.

- Một số địa phương (như ở Cà Mau) đã ban hành quy trình áp dụng công nghệ biogas trong xử lý nước thải trong nuôi tôm, tuy nhiên hiệu quả áp dụng công nghệ nay còn những hạn chế.

Điểm mạnh - Đã được áp dụng khá phổ biến trong Nông nghiệp.

- Là giải pháp có thể góp phần giải quyết chất thải từ nuôi tôm.

Điểm yếu - Chi phí đầu tư cho việc đầu tư lắp đặt khá cao, kỹ thuật vận hành còn phức tạp và thường

kèm theo với việc đổi mới công nghệ “đầu vào” như cần nuôi tôm theo quy trình biofloc, nuôi ít thay nước, sử dụng ít hóa chất và việc lắp đặt hệ thống biogas đòi hỏi diện tích đất đủ lớn nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Hiệu quả - Quy mô và hiệu quả xử lý các bùn thải, nước thải cũng còn hạn chế, do quy mô và khả

năng xử lý của những hầm biogas còn hạn chế nên mới chỉ có thể giải quyết một phần nhu cầu xử lý nước thải, bùn thải của các cơ sở nuôi

Người cung cấp công

nghệ - Khá phổ biến trong thực tiễn.

Khả năng nhân rộng và

xu hướng đầu tư

- Trong bối cảnh chưa có giải pháp nào hiệu quả hơn, công nghệ biogas được dự báo sẽ tiếp tực được nghiên cứu áp dụng trong thực tế bởi các cơ sở nuôi.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu xử lý chất thải từ nuôi tôm còn những “khoảng trống”. Do vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu đánh giá nhằm cải tiến, phát triển áp dụng các hầm biogas là một việc cần thiết.

3.5.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế (chi phí – lợi ích) ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao

Như đã phân tích ở các phần trên của báo cáo, theo bản chất công nghệ được áp dụng, hiện có 3 nhóm công nghệ cao cơ bản: nuôi tôm – vi khuẩn, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn[9]. Chi tiết phân tích chi phí – lợi ích, so sách chênh lệnh giữa các nhóm công nghệ theo quy mô hộ và doanh nghiệp như trong bảng 10.

[9] Nuôi trong nhà kính không được đưa vào do về bản chất chỉ khác biệt là hệ thống nuôi được đặt trong nhà màng, quy trình kỹ thuật giống 3 công nghệ vừa nêu.

Page 38: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

36 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bảng 10: Đánh giá hiệu quả kinh tế (chi phí – lợi ích) ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao

TT Hạng mục Đơn vị tính

Quy mô doanh nghiệp Quy mô hộ gia đình

Mô hình nuôi tôm –

vi khuẩn (1)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(2)

Nuôi thông thường

(3)

Chênh lệch (1) và (3) (%)

(4)

Chênh lệch (2) và (3) (%)

(5)

Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn

(6)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(7)

Nuôi thông thường

(8)

Chênh lệch (6) và (8) (%)

(9)

Chênh lệch (7) và (8) (%)

(10)

I Tỉnh Sóc Trăng

1 Mật độ thả PL/m2 160–210 280 60 167–250 367 150–250 280 50 167–400 367

2 Tỷ lệ sống % 94,5 80 70 18 14 80–95 80 70 27 13

3 Hệ số thức ăn FCR 1.1 1.0–1.1 1.3 -15.4 -19 1.1 1.0–1.1 1.29 -15 -19

4 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 22 18 13 69 38 22 17 10 170–314 120

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha 409 400 300 136133

625 400 400 156100

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 416 540 400 4 35 430 510 320 34 59

7 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 200 200 50 300 300 140 150 30 367 400

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 169 174 50 248 747 152 5 2940

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2200 1800 1300 38 2200 1700 1000 70

10 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 900–1.100 800 500–600 67–100 45 750 800 250–300 150–200 167

II Tỉnh Bạc Liêu

1 Mật độ thả PL/m2 160–210 280 60 167–250 367 160–250 280 50–60 167–317 409

2 Tỷ lệ sống % 93,0 80 78 19 3 85–90 80 70–75 13–29 10

3 Hệ số thức ăn FCR 1.1 1.1 1.25 -12 -12 1.15 1.1 1.35 -14.8 -19

4 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 22 19 10 120–175 90 22 19 9 144 111

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha/vụ 310 350 260 119135

740 350 380 195192

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 416 570 400 4 43 400 570 320 22 78

7 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 200 200 50 300 300 140 200 27 419 641

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 274 354.8 150 137 705 352.4 19.1 1745

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2200 1900 1000 90 2200 1900 750 153

10 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 800–1.000 700 400 33–100 75 800 700 250–300 220–233 155

Page 39: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

37PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 10: Đánh giá hiệu quả kinh tế (chi phí – lợi ích) ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao

TT Hạng mục Đơn vị tính

Quy mô doanh nghiệp Quy mô hộ gia đình

Mô hình nuôi tôm –

vi khuẩn (1)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(2)

Nuôi thông thường

(3)

Chênh lệch (1) và (3) (%)

(4)

Chênh lệch (2) và (3) (%)

(5)

Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn

(6)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(7)

Nuôi thông thường

(8)

Chênh lệch (6) và (8) (%)

(9)

Chênh lệch (7) và (8) (%)

(10)

I Tỉnh Sóc Trăng

1 Mật độ thả PL/m2 160–210 280 60 167–250 367 150–250 280 50 167–400 367

2 Tỷ lệ sống % 94,5 80 70 18 14 80–95 80 70 27 13

3 Hệ số thức ăn FCR 1.1 1.0–1.1 1.3 -15.4 -19 1.1 1.0–1.1 1.29 -15 -19

4 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 22 18 13 69 38 22 17 10 170–314 120

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha 409 400 300 136133

625 400 400 156100

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 416 540 400 4 35 430 510 320 34 59

7 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 200 200 50 300 300 140 150 30 367 400

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 169 174 50 248 747 152 5 2940

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2200 1800 1300 38 2200 1700 1000 70

10 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 900–1.100 800 500–600 67–100 45 750 800 250–300 150–200 167

II Tỉnh Bạc Liêu

1 Mật độ thả PL/m2 160–210 280 60 167–250 367 160–250 280 50–60 167–317 409

2 Tỷ lệ sống % 93,0 80 78 19 3 85–90 80 70–75 13–29 10

3 Hệ số thức ăn FCR 1.1 1.1 1.25 -12 -12 1.15 1.1 1.35 -14.8 -19

4 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 22 19 10 120–175 90 22 19 9 144 111

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha/vụ 310 350 260 119135

740 350 380 195192

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 416 570 400 4 43 400 570 320 22 78

7 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 200 200 50 300 300 140 200 27 419 641

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 274 354.8 150 137 705 352.4 19.1 1745

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2200 1900 1000 90 2200 1900 750 153

10 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 800–1.000 700 400 33–100 75 800 700 250–300 220–233 155

Page 40: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

38 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TT Hạng mục Đơn vị tính

Quy mô doanh nghiệp Quy mô hộ gia đình

Mô hình nuôi tôm –

vi khuẩn (1)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(2)

Nuôi thông thường

(3)

Chênh lệch (1) và (3) (%)

(4)

Chênh lệch (2) và (3) (%)

(5)

Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn

(6)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(7)

Nuôi thông thường

(8)

Chênh lệch (6) và (8) (%)

(9)

Chênh lệch (7) và (8) (%)

(10)

III Tỉnh Cà Mau1 Mật độ thả PL/m2 250–300 270 60–150 167–250 145 200–350 270 33–600 111–700 145

2 Tỷ lệ sống % 80 80 73 10 10 80% 75 70–75% 7–14 33 Hệ số thức ăn FCR 1 1 1.2 -8.5 -17 1 1 1.3 -23 -234 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 20–30 18 7–10 100–329 112 20 16 6 100–400 167

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha/vụ 500 300 100 500 300 490 300 100 500 300

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 400 540 400 _ 35 600 480 105 471 3577 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 130 100 50 300 100 100 100 50 100 100

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 468 298 50 496 396 208 85 145

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2500 1800 1000 80 2000 1600 600 16710 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 900–1.100 800 500–600 50–120 45 800 750 250 220 200

Kết quả phân tích chi phí – lợi ích tại bảng 10 phản ánh: nhìn chung các mô hình áp dụng công nghệ cao có chi phí đầu tư, chi phí sản xuất cao hơn so với nuôi thông thường, tuy nhiên lợi nhuận của các mô hình nuôi công nghệ cao là cao hơn nhiều các mô hình nuôi thông thường. Điều này thể hiện đúng thực tế nuôi công nghệ cao là loại hình sản xuất yêu cầu đầu tư lớn có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.

Đối với nuôi tôm – vi khuẩn, mức đầu tư tăng thêm các thiết bị ban đầu để áp dụng công nghệ (so với hệ thống nuôi tôm thông thường) dao động khá lớn từ 130%–500% (tùy thuộc vào mức độ đầu tư của từng cơ sở nuôi), năng suất 20 – 30 tấn/ha/vụ, trung bình lợi nhuận đạt 750–1.100 triệu/ha/vụ (thông thường diện tích ao nuôi chiếm 30%). Đáng lưu ý đối với đối với mô hình nuôi tôm – vi khuẩn, chi phí thức ăn tăng không nhiều so với nuôi thông thường; tuy nhiên có thể cho lợi nhuận khá cao (tăng khoảng 50 % – 200 % so với nuôi thông thường). Xét về hiệu quả kinh tế, nhóm gia đình thu được lợi nhuận thấp hơn một chút so với nhóm doanh nghiệp, tuy nhiên chênh lệch tăng khi so với mô hình thông thường của nhóm này lại khá cao do hiệu quả khi nuôi tôm theo cách truyền thống của nhóm này thấp hơn nhóm các doanh nghiệp. Khi so sánh giữa 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả kinh tế.

Đối với nuôi nhiều giai đoạn, mức đầu tư tăng thêm các thiết bị máy móc ban đầu để áp dụng công nghệ (so với hệ thống nuôi tôm thông thường) dao động từ 50%–300%, mật độ nuôi thả tương đối cao (270–280 Pl/m2), trung bình lợi nhuận có thể đạt 700–800 triệu/ha/vụ (diện tích ao nuôi chiếm khoảng 30%), năng suất trung bình 16–18 tấn/ha/vụ, năm có thể nuôi 3 vụ. Lợi nhuận của mô hình này có thể tăng so với mô hình nuôi thông thường từ 45%–200% so với nuôi thông thường.

Đối với công nghệ RAS, đầu tư ban đầu cho mô hình nuôi tôm hồ nổi tròn khá tốn kém vì nuôi trong nhà đều sử dụng công nghệ cao (trung bình 150 triệu/bể tròn 500 m2). Nhưng bù lại sẽ giảm được nhiều chi phí khác như nhân công, điện, quản lý được nguồn nước nuôi tôm, thuận lợi chăm sóc tôm. Năng suất luôn cao hơn từ 30–35% so với nuôi truyền thống trong ao đất. Bình quân có thể thả nuôi 3–4 vụ tôm/năm. Mật độ thả nuôi cao (từ 150–300 con/m2). Thời gian nuôi ngắn (2,5–3,5 tháng), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85–1,1). Thu hoạch đạt năng suất 7,6–7,8 tấn/1.000 m2 (tương ứng với 76–78 tấn/ha/vụ), nuôi trong 3 tháng tôm có thể đạt từ 26–27 con/kg. Sau khi trừ

Page 41: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

39PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

TT Hạng mục Đơn vị tính

Quy mô doanh nghiệp Quy mô hộ gia đình

Mô hình nuôi tôm –

vi khuẩn (1)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(2)

Nuôi thông thường

(3)

Chênh lệch (1) và (3) (%)

(4)

Chênh lệch (2) và (3) (%)

(5)

Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn

(6)

Mô hình nuôi nhiều giai đoạn

(7)

Nuôi thông thường

(8)

Chênh lệch (6) và (8) (%)

(9)

Chênh lệch (7) và (8) (%)

(10)

III Tỉnh Cà Mau1 Mật độ thả PL/m2 250–300 270 60–150 167–250 145 200–350 270 33–600 111–700 145

2 Tỷ lệ sống % 80 80 73 10 10 80% 75 70–75% 7–14 33 Hệ số thức ăn FCR 1 1 1.2 -8.5 -17 1 1 1.3 -23 -234 Năng suất tôm nuôi Tấn/ha/vụ 20–30 18 7–10 100–329 112 20 16 6 100–400 167

5

Phần tăng thêm của đầu tư ban đầu cho thiết bị (sục khí, quạt nước, bơm) để áp dụng công nghệ

Tr.đồng/ha/vụ 500 300 100 500 300 490 300 100 500 300

6 Chi phí thức ăn Tr.đồng/ha/vụ 400 540 400 _ 35 600 480 105 471 3577 Chi phí điện Tr.đồng/ha/vụ 130 100 50 300 100 100 100 50 100 100

8 Chi phí khác (giống, vi sinh, nhân công) Tr.đồng/ha/vụ 468 298 50 496 396 208 85 145

9 Doanh thu Tr.đồng/ha/vụ 2500 1800 1000 80 2000 1600 600 16710 Lợi nhuận Tr.đồng/ha/vụ 900–1.100 800 500–600 50–120 45 800 750 250 220 200

Kết quả phân tích chi phí – lợi ích tại bảng 10 phản ánh: nhìn chung các mô hình áp dụng công nghệ cao có chi phí đầu tư, chi phí sản xuất cao hơn so với nuôi thông thường, tuy nhiên lợi nhuận của các mô hình nuôi công nghệ cao là cao hơn nhiều các mô hình nuôi thông thường. Điều này thể hiện đúng thực tế nuôi công nghệ cao là loại hình sản xuất yêu cầu đầu tư lớn có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.

Đối với nuôi tôm – vi khuẩn, mức đầu tư tăng thêm các thiết bị ban đầu để áp dụng công nghệ (so với hệ thống nuôi tôm thông thường) dao động khá lớn từ 130%–500% (tùy thuộc vào mức độ đầu tư của từng cơ sở nuôi), năng suất 20 – 30 tấn/ha/vụ, trung bình lợi nhuận đạt 750–1.100 triệu/ha/vụ (thông thường diện tích ao nuôi chiếm 30%). Đáng lưu ý đối với đối với mô hình nuôi tôm – vi khuẩn, chi phí thức ăn tăng không nhiều so với nuôi thông thường; tuy nhiên có thể cho lợi nhuận khá cao (tăng khoảng 50 % – 200 % so với nuôi thông thường). Xét về hiệu quả kinh tế, nhóm gia đình thu được lợi nhuận thấp hơn một chút so với nhóm doanh nghiệp, tuy nhiên chênh lệch tăng khi so với mô hình thông thường của nhóm này lại khá cao do hiệu quả khi nuôi tôm theo cách truyền thống của nhóm này thấp hơn nhóm các doanh nghiệp. Khi so sánh giữa 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả kinh tế.

Đối với nuôi nhiều giai đoạn, mức đầu tư tăng thêm các thiết bị máy móc ban đầu để áp dụng công nghệ (so với hệ thống nuôi tôm thông thường) dao động từ 50%–300%, mật độ nuôi thả tương đối cao (270–280 Pl/m2), trung bình lợi nhuận có thể đạt 700–800 triệu/ha/vụ (diện tích ao nuôi chiếm khoảng 30%), năng suất trung bình 16–18 tấn/ha/vụ, năm có thể nuôi 3 vụ. Lợi nhuận của mô hình này có thể tăng so với mô hình nuôi thông thường từ 45%–200% so với nuôi thông thường.

Đối với công nghệ RAS, đầu tư ban đầu cho mô hình nuôi tôm hồ nổi tròn khá tốn kém vì nuôi trong nhà đều sử dụng công nghệ cao (trung bình 150 triệu/bể tròn 500 m2). Nhưng bù lại sẽ giảm được nhiều chi phí khác như nhân công, điện, quản lý được nguồn nước nuôi tôm, thuận lợi chăm sóc tôm. Năng suất luôn cao hơn từ 30–35% so với nuôi truyền thống trong ao đất. Bình quân có thể thả nuôi 3–4 vụ tôm/năm. Mật độ thả nuôi cao (từ 150–300 con/m2). Thời gian nuôi ngắn (2,5–3,5 tháng), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85–1,1). Thu hoạch đạt năng suất 7,6–7,8 tấn/1.000 m2 (tương ứng với 76–78 tấn/ha/vụ), nuôi trong 3 tháng tôm có thể đạt từ 26–27 con/kg. Sau khi trừ

hết chi phí lãi khoảng 50%. Như vậy, hiệu quả kinh tế của mô hình rất cao (nếu giá trung bình 100.000 đ/kg thì lợi nhuận đạt khoảng 3.9 tỷ đồng/ha/vụ).

- Đánh giá, phân loại các công nghệ nuôi tôm công nghệ cao:

- Mức độ hiệu quả kinh tế (xếp từ cao xuống thấp dần) của các công nghệ như sau:

i. RAS (cao nhất trong 3 công nghệ);

ii. Nuôi tôm – vi khuẩn;

iii. Nuôi nhiều giai đoạn (thấp nhất trong 3 công nghệ).

- Mức độ khả thi áp dụng trong thực tế (xếp từ cao xuống thấp) như sau:

i. Nuôi tôm – vi khuẩn (mức khả thi cao nhất – thuận lợi cho mở rộng áp dụng);

ii. Nuôi nhiều giai đoạn (cũng khả thi nhưng thấp hơn nuôi tôm – vi khuẩn);

iii. RAS (mức khả thi thấp nhất – khó áp dụng rộng rãi).

Xét tổng thể nhiều khía cạnh, căn cứ kết quả đánh giá hiện trạng áp dụng, điểm mạnh, hạn chế, khả năng nhân rộng, mô hình nuôi tôm – vi khuẩn và mô hình nuôi nhiều giai đoạn là 2 mô hình cần được ưu tiên quan tâm hỗ trợ mở rộng áp dụng trong thời gian tới, cho cả đối tượng doanh nghiệp lớn và các cơ sở nuôi quy mô vừa và nhỏ. Đối với mô hình RAS, mặc dù có thể cho hiệu quả kinh tế rất cao nhưng có tính chọn lọc cao, chủ yếu phù hợp với các cơ sở nuôi (doanh nghiệp, hộ gia đình) có năng lực mạnh về tài chính và khả năng vận hành hiệu quả công nghệ cho nên mô hình RAS nên được khuyến khích phát triển trước hết bởi các cơ sở nuôi tôm có năng lực tài chính và kinh nghiệm tốt để tạo tiền đề dần mở rộng thêm tại các vùng nuôi khác.

Page 42: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

40 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.5.8. Hiện trạng ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao trong quản ly khâu đầu vào và đầu ra cho nuôi tôm

3.5.8.1.Trong đầu tư cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng và là yếu tố ban đầu ảnh hướng đến việc lựa chọn quy trình công nghệ nuôi tôm. Các quy trình công nghệ nuôi khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện cơ sở hạ tầng và thiết kế ao nuôi khác nhau. Để đáp ứng quy trình công nghệ nuôi tôm, trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng ao nuôi cũng đã phải thay đổi theo, trải qua các hệ thống cơ sở hạ tầng ao nuôi như hình sau:

Hình 8. Thay đổi về thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật ao nuôi tôm

- Ưu điểm: Sử dụng lót bạt nhựa HDPE sẽ tiết kiệm công sức lao động, công sức sửa chữa ao hồ, chống nước bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn, nhằm hạn chế rủi ro góp phần tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm cho người nuôi trồng thủy sản. Đây là sản phẩm có nhiều công dụng thiết thực cho người nuôi tôm tránh nhiều rủi ro, làm tăng hiệu quả sản xuất trong quá trình nuôi tôm. Lót bạt nhựa HDPE có cường lực chịu kéo cao, khả năng kháng tia cực tím, kháng vi sinh, kháng hóa học cao; có tuổi thọ cao nên đảm bảo không cho nước từ bên ngoài ngấm vào ao, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại tới tôm nuôi, bảo đảm chất lượng nước được duy trì theo yêu cầu về độ pH, độ mặn, giúp kiểm soát được các rủi ro về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường từ ngoài vào trong hệ thống ao nuôi tôm tốt hơn so với ao đất. Với ao đất, chất lượng nước trong ao rất khó kiểm soát do luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như nước nhiễm chất độc trong đất, nước nhiễm phèn từ nền và bờ ao. Tóm lại, việc sử dụng bằng bạt HDPE lót hồ/bể nuôi tôm là một biện pháp hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, mang lại nhiều lợi ích cho ao nuôi tôm.

- Điểm ghi nhận rõ ràng là trong nuôi tôm công nghệ cao đã chú trọng đến thiết kế công trình ao nuôi và phân bổ diện tích ao nuôi theo xu hướng giảm diện tích và tăng diện tích ao chứa, ao lắng và ao xử lý chất thải. Xu hướng thay đổi được thể hiện như sau:

vi

Thay đổivề thiết kế

Cơ sởhạ tầngkỹ thuậtao nuôi

tôm

NHẬN DIỆN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM

Ao đất thiết kế chìm,không lót bạt

Ao đất thiết kế chìm,lót bạt xung quanh bờ ao

Ao đất thiết kế bán nổi, lót bạt xung quanh bờ ao

và đáy ao

Ao đất thiết kế nổi,lót bạt toàn bộ ao

Bể khung sắt, lót bạt xungquanh, đặt nổi trên mặt đất

Page 43: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

41PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 11: Thay đổi thiết kế công trình trong nuôi tôm

Nuôi theo quy trình Quảng canh, quảng canh cải tiến

Nuôi theo quy trình bán thâm canh, nuôi thâm canh (theo quy trình nuôi

truyền thống)Nuôi theo quy trình công nghệ mới (công nghệ cao)

- Diện tích ao nuôi chiếm 90–95% tổng diện tích.

- Diện tích ao nuôi chiếm 70–75% tổng diện tích.

- Diện tích ao nuôi chiếm 25–30% tổng diện tích.

- Diện tích công trình phụ trợ chiếm 5–10% tổng diện tích.

- Diện tích ao chứa, ao lắng, ao xử lý chất thải và công trình phụ trợ chiếm 25–30% tổng diện tích.

- Diện tích ao chứa, ao lắng, ao xử lý chất thải và công trình phụ trợ chiếm 70–75% tổng diện tích.

- Diện tích trung bình ao nuôi: 1,0–2,0 ha/ao.

- Diện tích trung bình ao nuôi: 0,3–0,5 ha/ao.

- Diện tích trung bình ao nuôi: 0,15–0,2 ha/ao.

3.5.8.2. Trong quản lý thức ăn

Trong nuôi tôm công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm trung bình khoảng từ 50–65% giá thành sản xuất, do đó việc lựa chọn và quản lý thức ăn để nuôi tôm phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng. Sử dụng thức ăn chất lượng tốt và phù hợp góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ càng được cải thiện hơn nếu việc cho tôm ăn được quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi. Quản lý cho ăn trong ao nuôi tôm bao gồm các khâu chủ yếu: quản lý lượng thức ăn cho ăn hàng ngày, số lần cho ăn và cách cho ăn.

Qua kết quả điều tra khảo sát tại 3 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau) cho thấy: Để quản lý thức ăn cho tôm đạt hiệu quả tốt, các cơ sở nuôi tôm thâm canh hiện tại đang sử dụng máy cho tôm ăn. Việc sử dụng máy cho tôm ăn có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày và rất đúng giờ. Việc cho ăn mỗi lần nhiều hay ít hoàn toàn có thể kiểm soát và điều tiết bằng chương trình cài đặt sẵn. Sử dụng máy làm giảm chi phí thức ăn, thức ăn được rải đều trong ao tăng cơ hội tôm ăn đồng đều nên làm giảm hiện tượng phân đàn. Máy cho ăn tự động có thể đồng thời thực hiện được “4 giảm (chi phí, giá thành sản xuất, thức ăn, thời gian nuôi) và 1 tăng (độ đồng đều) cho sản phẩm”. Hạn chế được các nhược điểm so với phương pháp cho tôm ăn truyền thống, sử dụng tay để rải thức ăn, thường khó kiểm soát lượng thức ăn thừa, gây ô nhiễm môi trường nước và đáy ao.

Khi sử dụng loại máy cho ăn tự động, người nuôi tôm có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn nhằm thực hiện việc rải thức ăn đạt được hiệu quả cao nhất — tôm được ăn đủ, không có thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao. Nhìn chung, phương pháp quản lý thức ăn này không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của tôm và rút ngắn thời gian nuôi. Tôm phát triển đồng đều nên giảm độ chênh lệch kích cỡ.

Page 44: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

42 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hình 9. Ao nuôi tôm được trang bị máy cho ăn

Tóm lại, việc sử dụng máy cho tôm ăn sẽ giúp quản lý thức ăn tốt hơn và hạn chế được các nhược điểm so với phương pháp cho ăn truyền thống bằng tay. Sử dụng máy cho tôm ăn đảm bảo được thực hiện các nguyên tắc: Định lượng (lượng thức ăn sử dụng hàng ngày), định thời gian (số lần cho ăn), định địa điểm (phương pháp cho ăn). Việc sử dụng máy cho tôm ăn sẽ giúp quản lý thức ăn tốt, giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Qua phân tích những ưu điểm của máy cho ăn tự động mang lại cho nghề nuôi tôm trong thời gian qua và chi phí đầu tư mua máy cho thấy đây là thiết bị phù hợp với các mô hình nuôi tôm thâm canh ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra khảo sát tại 3 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau) cho thấy trung bình có tới 90% số cơ sở nuôi tôm thâm canh đang ứng dụng máy cho ăn tự động trong nuôi tôm. Dự báo, máy cho ăn tự động sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống ao nuôi thâm canh ở vùng và các tỉnh ven biển phát triển nuôi tôm theo hướng thâm canh.

3.5.8.3. Trong kiểm soát, xử lý nước thải, bùn thải từ ao nuôi tôm

Quản lý nước thải, bùn thải luôn là vấn đề được quan tâm bởi cơ quan quản lý và các cơ sở nuôi. Như đã phân tích ở các phần đã trình bày trong báo cáo này, ngoài mô hình nuôi tôm – vi khuẩn có thể giảm lượng bùn thải và nước thải, các mô hình nuôi khác như nuôi tuần hoàn, nuôi nhiều giai đoạn sau mỗi vụ nuôi (trong quá trình nuôi và cuối vụ) đều thải ra một lượng lớn nước thải và bùn thải[10]. Thực tiễn phản ánh hiện nay các cơ sở nuôi phổ biến áp dụng quy trình xử lý nước thải bùn thải như sau: đối với các ao xử lý nước thải thường thả nuôi các loài cá (sau khi cho nước thải đi qua các ao lắng tiến hành thả nuôi cá rô phi, cá đối, cá chốt) nhằm cải thiện nước để tái sử dụng cho ao nuôi hoặc thải ra ngoài môi trường. Đây được xem là biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải sinh học, đơn giản, tương đối hiệu quả. Cuối mỗi vụ nuôi, các cơ sở nuôi (cả quy mô doanh nghiệp và hộ gia đình) thường dùng lưới có kích cỡ phù hợp để lọc chất thải rắn cỡ lớn (ví dụ vỏ tôm), loại chất thải này có thể dùng cho mục đích phân bón, còn đối với lượng bùn thải, hiện chủ yếu được thu gom vào một khu vực theo quy định của các cơ quan quản lý.

[10]  Năm 2017, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước là 700.000 ha, trong đó có gần 57% (tương đương 400.000 ha, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Kiên Giang) là nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến (hình thức nuôi hở, không cho ăn) lượng bùn thải từ nuôi tôm không lớn và chất lượng bùn khá tốt; 43% còn lại (khoảng 300.000 ha, phân bổ trên phạm vi cả nước) là nuôi tôm thâm canh, lượng bùn thải ra môi trường rất lớn, ước tính năm 2017 khoảng 1,8 đến 2,0 triệu tấn. Trong tổng số diện tích 300.000 ha nuôi tôm thâm canh, có khoảng 120.000 ha nuôi tôm quy mô nhỏ, là những hộ có diện tích 1–3 ao, nuôi với mật độ thấp, không lót bạt, khối lượng bùn thải ra môi trường khoảng 400.000 tấn/năm. Chất lượng bùn thải xấu, độ độc cao, bao gồm hóa chất xử lý đáy và môi trường ao nuôi (Vôi, Dolomite, chlorin), dư lượng kháng sinh trị bệnh, phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo; đặc biệt là đất lở từ bờ và đáy ao khá lớn. Đến năm 2025, để đạt mục tiêu 10 tỷ USD tôm xuất khẩu, thì sản lượng tôm cần tăng ít nhất hai lần và lượng bùn thải cũng sẽ tăng lên khoảng 2 lần (3,0 đến 3,4 triệu tấn/năm). Chất thải nuôi tôm nếu không được xử lý mà thải thẳng ra môi trường, chẳng những gây ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm khí độc (NH3, H2S, CO2) mà còn gây bệnh cho giáp xác tự nhiên (bao gồm tôm) và gây bệnh cho tôm nuôi.

Page 45: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

43PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả điều tra tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy hầu hết các cơ sở nuôi đều đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống liên quan đến kiểm soát, xử lý nước thải, bùn thải trong quá trình nuôi (kênh dẫn, ao chứa, xử lý nước thải). Hiện nay đa số các hộ nuôi trải bạt cho kênh thoát nước thải (cả trên bờ, taluy và đáy). Đây có thể xem là một cải tiến mang tính chất đầu tư hơn cho hệ thống thoát nước của cơ sở nuôi. Hiện nay cũng có một số doanh nghiệp nuôi đã xây dựng hệ thống kênh bê tông nổi với độ dốc phù hợp sử dụng cho việc bơm thoát nước thải trong quá trình nuôi (biện pháp này làm tăng chi phí liên quan đến bơm nước thải từ ao (máy bơm, nhiên liệu); tuy nhiên có ưu điểm là dễ dàng kiểm soát, xử lý nước thải, tách lọc bùn khỏi nước thải trước khi thải nước ra khu vực thải và lưu giữ bùn thải. Đối với những cơ sở nuôi có điều kiện thuận lợi về tài chính, bố trí diện tích đất có thể nghiên cứu áp dụng hệ thống này. Hầu hết các cơ sở nuôi tôm công nghệ cao đều có hệ thống ao lắng, ao xử lý nước thải đáp ứng cơ bản nhu cầu kiểm soát, xử lý nước thải trong quá trình nuôi. Ở trong ao nuôi, hầu hết các cơ sở nuôi đều xây dựng hệ thống “rút đáy” để xả nước thải, hiện một số hộ đã áp dụng hệ thống bơm tự động để bơm nước đọng dưới bạt để tăng tuổi thọ sử dụng cho bạt, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát bùn thải trong ao. Đáng lưu ý hiện có một số hộ đã cải tiến xây dựng hệ thống ao nuôi dạng nổi hoặc nửa nổi, nửa chìm nhằm mục đích thuận tiện cho việc xả bớt nước thải trong quá trình nuôi hoạch xả nước thải cuối mỗi vụ nuôi.

Hình 10. Mô hình ao nuôi nổi tại Cà Mau

Áp dụng mô hình semi-biofloc (còn gọi là mô hình nuôi tôm – vi khuẩn) kết hợp với tuần hoàn ít thay nước và nuôi 2 giai đoạn được đánh giá khá hiệu quả trong việc giảm số lượng và nâng cao chất lượng nước thải, bùn thải trong quá trình nuôi (đã được đánh giá cụ thể tại mục 4.2). Do vậy đến thời điểm hiện tại, mô hình ứng dụng kết hợp nhiều loại công nghệ này có thể được xem là mô hình hiệu quả nhất xét về phương diện giảm chất thải, bùn thải trong quá trình nuôi.

Nhìn chung đã có những cải tiến về kiểm soát, xử lý nước thải trong quá trình nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên những cải tiến này chưa phát huy rõ nét tính đột phá hay hiệu quả. Vì thế, vẫn rất cần tiếp tục được các bên có liên quan chung tay nghiên cứu đổi mới, phát triển trong thời gian tới. Vấn đề xử lý nước thải, bùn thải vẫn còn những khoảng trống, cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới nhằm giải quyết nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm môi trường đồng thời gây nguy hiểm tới chính các cơ sở nuôi trong vùng.

Page 46: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

44 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.5.8.4. Thiết bị quản lý, giám sát môi trường và dịch bệnh

Để nâng cao hiệu quản quản lý môi trường, dịch bệnh, hiện nay một số cơ sở nuôi trên đã ứng dụng một số thiết bị và công nghệ vào trong quá trình nuôi tôm thâm canh như sử dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn nước (RAS) và các thiết bị giám sát môi trường tự động.

- Hệ thống lọc sinh học tuần hoàn nước (RAS): Nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng tốt, tiết kiệm diện tích và quản lý được môi trường và dịch bệnh, công nghệ nuôi thủy sản trong hệ thống lọc tuần hoàn là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, công nghệ RAS được ứng dụng vào nuôi thâm canh ở nước ta đang còn khiêm tốn, chỉ dừng ở đề tài, dự án nghiên cứu và mô hình thử nghiệm. Ưu điểm của công nghệ RAS này là tiết kiệm được lượng nước sử dụng, đảm bảo chất lượng môi trường thuận lợi cho nuôi tôm, giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài vào hệ thống nuôi, thích ứng với điều kiện BĐKH, quản lý được rủi ro do môi trường và dịch bệnh; tôm nguyên liệu đảm bảo không có dư lượng kháng sinh, an toàn cho người tiêu dùng.

- Hệ thống giám sát môi trường tự động: Hiện nay việc ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động chưa được ứng dụng rộng rãi, mới dừng ở lại việc thử nghiệm. Bên cạnh đó, do kinh phí đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động cần kinh phí lớn và đòi hỏi trình độ quản lý cao nên ít cơ sở nuôi tôm có khả năng đáp ứng.

3.5.8.5. Thiết bị tạo oxy và phụ trợ khác

Trong các hệ thống ao nuôi tôm thẻ và sú thâm canh: các trang thiết bị cung cấp oxy cho ao nuôi bao gồm hệ thống quạt nước và sục khí đáy. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi còn sử dụng các máy bơm điện, máy cho ăn, thiết bị quan trắc môi trường tự động và hệ thống chiếu sáng. Đối với máy quạt nước, ngoài các bộ phận phải mua như động cơ, dây điện, cánh quạt, các phần còn lại thường được người dân tận dụng các vật liệu rẻ tiền (mau hỏng) để sử dụng, do đó chưa có tính chuyên dụng cao đặc biệt là hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Khi cải tiến công nghệ nuôi tôm thì kiểu quạt nước có con lăn với kết cấu trục thẳng để giảm ma sát, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng nên được cân nhắc thay thế các kiểu cánh quạt nước cánh bằng và muỗng kết hợp với các trụ đỡ “móc” chữ J, chữ U như hiện nay. Tuy nhiên theo một số người dân cho rằng, việc sử dụng trụ đỡ con lăn cũng có rủi ro do khi cánh quạt bị gãy thì dàn quạt có thể bị đổ lệch gây hư hại cho hệ thống, hoặc việc thay đổi sẽ tăng chi phí trang thiết bị. Bởi vậy, vẫn cần phải có các nghiên cứu nhằm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống con lăn hoặc lắp đặt các sản phẩm chuyên dụng cho nuôi tôm với độ an toàn cao hơn và được các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật (đặc biệt là chỉ số hiệu suất sục khí tiêu chuẩn — SAE).

Hệ thống cung cấp oxy đáy (sục khí đáy) hiện nay đa phần được thiết kế tương đối chuyên dụng cho ao nuôi qua hệ thống máy thổi công nghiệp và dàn ống thổi khí dưới đáy ao nên có thể phù hợp cho các mục tiêu nâng cấp công nghệ nuôi.

Các trang thiết bị như máy bơm, đặc biệt là các động cơ điện được sử dụng cũng như các cầu dao điện là các thiết bị thông thường, không chuyên dụng cho điều kiện hoạt động ngoài trời và trong môi trường nước (đặc biệt là nước mặn). Do đó tính ổn định và an toàn là không cao, dễ bị nhiễm điện gây thất thoát điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Bên cạnh đó người nuôi tôm cũng còn sử dụng những thiết bị tự chế chưa chắc chắn dễ dẫn đến rủi ro cao (Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải, 2018).

Đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động: hiện nay một số cơ sở nuôi có điều kiện kinh tế đã tiến hành đầu tư lắp đặt, nhưng số lượng không nhiều. Các hệ thống này được cung cấp bởi nhiều công ty khác nhau và đều hoạt động trên nền tảng internet, kết nối trực tiếp đến máy tính hoặc điện thoại thông minh của người nuôi tôm, như: Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Công nghệ EPLUSI, Công ty TNHH Kỹ thuật NK. Các hệ thống quan trắc tự động này có thể quan trắc được các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, oxy, pH, Nitơ... Tuy nhiên chi phí đầu tư tương đối cao, trung bình khoảng 250–300 triệu đồng/hệ thống 4 ao nuôi liền kề nhau nên không phù hợp cho các trại nuôi quy mô nhỏ, chỉ phù hợp với các trại nuôi ở quy mô trung bình trở lên, có điều kiện về kinh tế, và có thiết kế hệ thống ao nuôi đầy đủ từ ao nuôi đến ao lắng, ao xử lý.

Page 47: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

45PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Quạt nước với loại móc treo J Quạt nước với loại trụ đỡ chữ U

Máy sục khí đáy Quạt nước với loại con lăn

Máy cho ăn tự động Hệ thống quạt nước dầu với trụ quay gần “thẳng”

Bệ đỡ bằng gỗ Cầu dao chống “chạm mạch”

Hình 11. Các thiết bị phụ trợ phổ biến trong nuôi tôm hiện nay

Page 48: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

46 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.5.9. Đánh giá chung

Những năm vừa qua, ngành sản xuất tôm của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói riêng. Trong 20 năm qua (giai đoạn 1999–2018) nuôi tôm Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu; tôm luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, vào năm 1999, tổng diện tích nuôi tôm Việt Nam mới chỉ là 225.000 ha, sản lượng nuôi tôm đạt 57.500 tấn, năng suất trung bình đạt 0,26 tấn/ha, giá trị xuất khẩu tôm đạt 0,483 tỷ USD. Đến năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm đạt 720.000 ha (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 5,9 %/năm), sản lượng tôm nuôi đạt 800.000 tấn (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 14,1 %/năm), năng suất trung bình đạt 1,11 tấn/ha (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 7,6 %/năm), giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,554 tỷ USD (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 10,5 %/năm).

Một số yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của ngành tôm Việt Nam trong thời gian qua chính là việc thay đổi về quy trình nuôi và ứng dụng các thiết bị công nghệ cao vào trong quá trình nuôi tôm:

- Về quy trình nuôi tôm: Đã chuyển từ nuôi theo quy trình quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh, nuôi tôm theo các quy trình công nghệ cao như: (i) Công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, (ii) Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS); (iii) Công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn (hay còn gọi là Biofloc cải tiến); (iv) Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn đã góp phân nâng cao năng suất và sản lượng nuôi tôm trong thời gian qua.

- Về các thiết bị, công nghệ ứng dụng trong nuôi tôm: Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi về việc ứng dụng các vật liệu, thiết bị, công nghệ vào quá trình nuôi trong thời gian qua, góp phần hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh và môi trường, đảm bảo nuôi tôm mang lại hiệu quả ổn định. Một số thiết bị, vật liệu và công nghệ đã được ứng dụng vào thực tiễn trong nuôi tôm gồm có:

Thiết kế hệ thống ao nuôi tôm đã có những ứng dụng các vật liệu mới vào trong quá trình thiết kế và xây dựng ao nuôi với các tiến bộ khoa học công nghệ tăng dần: (1) Nuôi trong ao đất chìm không lót bạt -> (2) Nuôi tôm trong ao đất chìm có lót thêm bạt nhựa HDPE xung quanh bờ -> (3) Nuôi tôm trong ao đất chìm có lót thêm bạt nhựa HDPE ở xung quanh bờ và đáy ao -> (4) Nuôi tôm trê nao đất bán nổi, có lót bạt nhựa HDPE toàn bộ ao -> (5) Nuôi tôm trong ao hoàn toàn nổi trên mặt đất có lót bạt nhựa HDPE -> (6) Nuôi tôm trong hệ thống bể tròn lót bạt nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đất và sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn RAS.

Kết quả điều tra, khảo sát tại 3 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cá Mau) cho thấy đối với Nuôi tôm trong ao nền đất lót bạt nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đất và Nuôi tôm trong hệ thống bể tròn lót bạt nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đất ít rủi ro dịch bệnh và mang lại hiệu quả ổn định hơn. Do hai hệ thống ao nuôi này nổi hoàn toàn trên đất, dễ kiểm soát môi trường nước và dịch bệnh; hạn chế được rủi ro dịch bệnh và môi trường từ bên ngoài xâm nhập vào hệ thống ao nuôi. Đây là mô hình nuôi có khả năng thích ứng với BĐKH và nước biển dâng và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.

Các thiết bị phụ trợ khác đã được ứng dụng vào trong quá trình nuôi: (i) Hệ thống máy cho tôm ăn tự động; (ii) Hệ thống kiểm tra giám sát môi trường ao nuôi; (iii) Hệ thống thiết bị tạo ôxy cho ao nuôi tôm (quạt nước, máy nén khí tạo ôxy, sục khí đáy);(iv) Thiết bị lọc tuần hoàn nước. Kết quả điều tra, khảo sát tại ba tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) cho thấy việc ứng dụng các thiết bị phụ trợ trong quá trình nuôi tôm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao mật độ nuôi và chủ động kiểm soát được các yếu tố môi trường và dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu, cải tiến các công nghệ trong ngành tôm hiện nay mới chủ yếu tập trung vào cải tiến công nghệ nuôi, tức là công nghệ nâng cấp “đầu vào”, mà chưa chú ý đến nghiên cứu và cải tiến công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” của quá trình nuôi tôm. Hiện mới chỉ có công nghệ biogas được nghiên cứu và ứng dụng trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và chủ yếu là xử lý bùn thải, nhưng chi phí đầu tư cho việc đầu tư lắp đặt khá cao, kỹ thuật vận hành khá phức tạp và thường kèm theo với việc đổi mới công nghệ “đầu vào” như cần nuôi tôm theo quy trình biofloc, nuôi ít thay nước,

Page 49: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

47PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

sử dụng ít hóa chất và việc lắp đặt hệ thống biogas đòi hỏi diện tích đất đủ lớn nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Chất thải từ nuôi tôm hiện nay có thể được phân thành 3 loại chính là chất thải rắn trên bờ, nước thải và bùn thải. Các quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn trên bờ trong nuôi tôm (như bao bì đựng thức ăn, chai lọ đựng hóa chất, thuốc thú y, kháng sinh, thùng xốp, bao gói đựng, vận chuyển giống tôm, bạt lót ao, mái che ao) đều chưa được quy định rõ và cụ thể trong các chính sách hiện thời của ngành tài nguyên và môi trường.

Các văn bản hiện nay (ở cả cấp trung ương và địa phương) đều chưa có quy định cụ thể (định lượng chỉ tiêu) về bùn thải trong ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường bên ngoài, cũng như quy định cụ thể về nguy cơ phát tán dịch bệnh ra môi trường. Còn quy định về nước thải thì đã có định lượng cụ thể về chỉ tiêu chất lượng nước thải từ nuôi tôm được phép thải ra môi trường trong 2 Quy chuẩn kỹ thuật: i) Quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT ban hành riêng cho nuôi nước lợ; ii) Quy chuẩn QCVN 01-80:2011/BNNPTNT cho cả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tại một số địa phương (như Sóc Trăng và Bạc Liêu), khi ban hành các Quy định quản lý môi trường cho nuôi trồng thủy sản tại địa phương mình lại dẫn chiếu sử dụng đến các chỉ tiêu định lượng nước thải từ Quy chuẩn kỹ thuật về Nước thải công nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (QCVN 40:2011/BTNMT - cột B quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp). Như vậy khi triển khai sẽ có nhiều khó khăn do tiêu chuẩn nước thải từ nuôi trồng thủy sản sẽ có các chỉ tiêu chất lượng nước đặc thù khác với tiêu chuẩn cho nước thải công nghiệp.

Nhìn chung các quyết định của các tỉnh thành liên quan đến nước thải, bùn thải khu nuôi tôm đều dựa trên các văn bản pháp luật cấp Bộ như Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn cứ theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chỉ tiêu nước thải theo QCVN 01-80:2011, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và quy định về xử lý chất thải rắn thông thường theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện chưa có các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia dành riêng cho chất thải nuôi tôm, nên khi kiểm tra, thanh tra chất thải, cán bộ quản lý nhà nước đã phải vận dụng các Quy chuẩn về chất thải công nghiệp nói chung, trong đó có nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế của nghề nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần đánh giá thực tê các chỉ tiêu chất lượng nước thải trong nuôi tôm từ đó xây dựng quy chuẩn ky thuật để áp dụng riêng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phu hợp với xu thê phát triển.

3.6 Các điều kiện hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ

3.6.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở nuôi tôm

3.6.1.1. Hệ thống thủy lợi

Đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, đa số các cơ sở nuôi đã xây dựng được hệ thống cấp thoát nước kiên cố (được bê tông hóa hoặc dùng hệ thống ống nhựa phù hợp). Kết cấu thiết kế hệ thống thủy lợi bê tông hóa hoặc hệ thống ống nhựa hiện đã được cải tiến phù hợp, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu cấp thoát nước của các cơ sở nuôi. Nhiều cơ sở nuôi đã xây dựng các hệ thống bể lọc khá hiện đại (lọc xuôi thông qua dùng cát hoặc lọc ngược thông qua áp dụng cơ chế áp suất dòng nước), vậy nên chất lược nước cung cấp cho hệ thống nuôi cơ bản đã được cải thiện đáng kể so với những giai đoạn trước.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là mặc dù có hệ thống cấp và thoát riêng ở trong phạm vi khu vực quản lý của cơ sở nuôi, nguồn lấy nước và nơi thoát nước ra ngoài môi trường (thường là ở các sông) lại rất gần nhau. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn nước cấp và nguồn thoát nước thải gần như ở cùng một khu vực, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm và dịch bệnh. Ngoại trừ những doanh nghiệp lớn được đầu tư quy hoạch bài bản, hiện còn nhiều hộ dân nuôi ở những vùng nuôi tập trung đang phải đối mặt với tình trạng này. Vấn đề này nếu không được nghiên cứu cải thiện sẽ tiếp tục là mối nguy tiềm ẩn khi nuôi tôm tiếp tục được đẩy mạnh phát triển cả về quy mô và mức độ. Đây có thể xem là một thách thức lớn đối với việc phát triển mạnh nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian tới.

Page 50: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

48 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.6.1.2. Hệ thống điện

Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), có ba hình thức sử dụng nguồn điện trong nuôi tôm là điện sản xuất 1 pha, 3 pha và điện sinh hoạt 1 pha. Chi phí điện trong nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt chiếm 7,05% chi phí sản xuất, nuôi thẻ chân trắng trong ao đất là 6,28% và tôm sú thâm canh là 7,00%. Sử dụng điện 3 pha cho hiệu quả tài chính cao hơn điện 1 pha. Ưu điểm của các nguồn điện sản xuất là giá thấp và tương đối ổn định về điện áp trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nguồn điện 3 pha ở một số nơi có điện áp không đều nhau khiến cho việc sử dụng động cơ 3 pha chưa ổn định. Việc sử dụng nguồn điện 3 pha mang nhiều lợi thế cho sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cần phải đầu tư đồng bộ trang thiết bị 3 pha, cầu dao 3 pha để có thể phát huy lợi thế này, đặc biệt là các cơ sở nuôi muốn nâng cấp hoặc cải tiến công nghệ nuôi. Trong khi đó, việc sử dụng điện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn như điện áp không ổn định, giá mua điện cao.

Khả năng phát triển điện 3 pha được người dân và các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao. Tuy nhiên cần có sự hợp tác giữa nhà quản lý, điện lực và người nuôi trong việc đầu cơ sở hạ tầng điện vì một số vùng nuôi cách xa điện dây cao thế, hay khu vực nuôi có nhiều hộ nhỏ, lẻ nên việc đầu tư lưới 3 pha sản xuất là không cao (trong ngắn hạn).

Theo đánh giá của các cơ quan Điện lực, hiện nay năng lực cung cấp điện lưới cho hoạt động nuôi tôm là khả thi và còn cơ hội để nâng cấp thành hệ thống năng lượng điện mặt trời. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho điện hạ thế có phần hạn chế, cần có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Một số vùng nuôi còn sử dụng điện sinh hoạt cho hoạt động nuôi tôm nên chi phí điện vẫn còn cao so với điện sản suất. Điện áp một số vùng chưa ổn định đặc biệt là điện 3 pha với điện áp không đều (pha mạnh, pha yếu nên có thể gây cháy mô tơ). Người nuôi tôm quy mô nhỏ chưa sử dụng hợp lý điện trong sản xuất tôm đặc biệt là chưa mua sắm, trang bị một cách đồng bộ máy móc trong việc sử dụng điện khiến thế mạnh về việc sử dụng điện 3 pha trong sản xuất chưa phát huy được hiệu quả đầy đủ. Một số hộ có điện 3 pha nhưng lại tách riêng từng pha để sử dụng động cơ 1 pha gây lãng phí và kém hiệu quả. Hệ thống cung cấp oxy nói chung còn mang tính lắp ráp thủ công nhằm mục đích thuận tiện cho người dân, nhưng chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.

Nhằm thích ứng với sự cố “cúp điện”, các hộ nuôi đã chọn hai giai pháp là: (i) dùng máy phát điện công suất phù hợp để cung cấp điện cho toàn bộ khu nuôi; (ii) dùng máy dầu để cung cấp oxy cho từng ao. Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), mặc dù đầu tư lớn (100–150 triệu/máy phát điện) nhưng mang lại hiệu quả rất cao khi toàn bộ khu nuôi từ hoạt động bơm nước hay cung cấp oxy đều có thể chuyển sang động cơ điện, tiết kiệm được chi phí mua máy dầu cỡ nhỏ với giá từ 4,5 – 10 triệu/cái để trang bị cho từng ao. Khi trang bị máy phát điện dự phòng thì việc quản lý ao nuôi cũng đơn giản hơn nhiều, tiết kiệm được phí nhân lực, giảm rủi ro khi nguồn năng lượng điện bị cắt.

Nhu cầu điện cho phát triển bền vững ngành tôm trong thời gian tới đã được Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018) tính toán dựa trên Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 (được phê duyệt tại Quyết định số 79/QĐ–TTg ngày 18/01/2018). Trong kế hoạch này, ngoài các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và thị trường thì việc nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới điện 3 pha là cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Kế hoạch hành động định hướng sẽ gia tăng diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh, nên nhu cầu điện năng cho nuôi tôm sẽ tăng đáng kể. Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), nhu cầu điện cho sự gia tăng của diện tích nuôi tôm sú thâm canh là 209,98 triệu kWh vào năm 2020 và thêm 322,65 triệu kWh vào năm 2025. Trong khi đó, nếu gia tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt thì cần tăng thêm lượng điện sử dụng khoảng 2.367,55 triệu kWh vào năm 2020 và 6.011,29 triệu kWh vào năm 2025. Trong trường hợp chỉ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất thì nhu cầu điện tăng thêm có thấp hơn nhưng vẫn cần thêm là 421,82 triệu kWh vào năm 2020 và 1.071,01 triệu kWh vào năm 2025.

Theo đánh giá sơ bộ của người nuôi thì việc phát triển điện “sạch” từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay Biogas hiện vẫn đang được cân nhắc. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2019 đã có một số dự án hỗ trợ các địa phương tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo với ngành điện và các ngân hàng để thảo luận về khả năng thí điểm xây dựng hệ thống cung cấp điện mặt trời trong các vùng nuôi tôm thâm canh tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Để có thể đưa ý tưởng này vào thực tiễn

Page 51: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

49PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

thì việc phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành như thủy sản, ngành điện, ngân hàng và bà con nuôi tôm là rất cần thiết. Đồng thời, tập quán sử dụng điện của bà con cũng cần phải thay đổi, ngân hàng nên có các chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nuôi các chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời ban đầu; và ngành điện cũng nên có hướng dẫn và thông tin cụ thể về các thông số kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của các hệ thống này.

3.6.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi, tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.

3.6.2.1. Hiện trạng và chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở nuôi

Theo Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018), bình quân mỗi cơ sở nuôi tôm quy mô hộ gia đình có khoảng 4 người (2 nam và 2 nữ). Trong 4 người thì có 3 lao động chính (2 nam và 1 nữ). Trung bình trong gia đình có 3 lao động thì có 2 người tham gia nuôi tôm và phần lớn các hộ đều sử dụng lao động của gia đình, do đất nuôi ít hoặc hộ nuôi muốn tiết kiệm chi phí thuê mướn. Cỡ hộ như vậy là phù hợp cả về điều kiện kinh tế cũng như nhân lực dành cho việc quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm. Còn số lượng lao động của doanh nghiệp thì tùy thuộc vào quy mô vùng nuôi của doanh nghiệp mà có số lượng lao động khác nhau, nhưng nhìn chung thì dao động trong khoảng 1 lao động phụ trách khoảng 2–3 ao nuôi với tổng diện tích khoảng 0,5–1 ha.

Bảng 12: Hiện trạng nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi. Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018)

Đvt: Người/hộ

TT Tên tỉnh Thành viên/hộ

Trong đó: Lao động chính

Trong đó:Nam Nữ Nam Nữ

1 Sóc Trăng 4 2 2 3 2 12 Bạc Liêu 4 2 2 3 2 13 Cà Mau 5 2 3 3 1 2

TB 3 tỉnh 4 2 2 3 2 1

Các cơ sở và lao động nuôi tôm thường có kinh nghiệm nuôi lâu năm: kinh nghiệm nuôi từ 11–20 năm chiếm khoảng 68,9% tổng số cơ sở nuôi được khảo sát; dưới 10 năm chiếm 16,4% và trên 20 năm chiếm 14,7%. Nhưng các cơ sở nuôi tôm thực hiện đổi mới công nghệ sang các công nghệ nuôi hiện tại như nuôi tuần hoàn ít thay nước, ứng dụng vi sinh, semi-biofloc (sử dụng mật rỉ đường để cân bằng Nitơ–Cácbon trong ao nuôi để phát triển sinh khối vi khuẩn có lợi) thì mới khoảng trong thời gian 3–4 năm gần đây (từ những năm 2015–2016).

Với bề dày kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm như vậy, người dân sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp nhận và áp dụng KHCN mới cũng như các giải pháp ứng phó với sự bất thường của thời tiết và BĐKH để duy trì sản xuất ổn định.

Về trình độ học vấn của chủ cơ sở/ chủ hộ nuôi: Có sự khác biệt rất lớn về trình độ học vấn của hộ gia đình nuôi tôm giữa 3 địa phương được khảo sát, cụ thể tại tỉnh Sóc Trăng phần lớn người nuôi tôm có trình độ cấp 3 (chiếm 54,3%), trong khi đó ở Bạc Liêu phần lớn là cấp 1 (chiếm 41,7%) và ở Cà Mau phần đông là cấp 3 (chiếm 37,5%). Đặc biệt ở Sóc Trăng và Bạc Liêu có cả trình độ Đại học và trên đại học (tương ứng chiếm 5,7% và 4,2%). Điều này cho thấy người dân nuôi tôm ngày càng có trình độ cao hơn – điều kiện thuận lợi để tiếp cận áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Liên hệ kết quả đánh giá trình độ này với hiệu quả nuôi tôm của các cơ sở nuôi được điều tra, một điều có thể nhận ra là kết quả nuôi tôm – rừng ở Bạc Liêu thấp hơn đáng kể so với Cà Mau và Sóc Trăng (xem phụ lục 4). Trong nuôi tôm công nghệ cao, mối liên hệ giữa trình độ và mức độ hiệu quả sản xuất không rõ ràng. Lý do là bên cạnh yếu tố trình độ, hiệu quả sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (năng lực tài chính, kinh nghiệm, sự năng động,…). Yếu điểm lớn nhất hiện nay về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tôm chính là năng lực làm chủ về kỹ thuật, khả năng tuân thủ các chứng nhận về phát triển bền vững, tuân thủ cam kết trong liên kết với doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội của

Page 52: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

50 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

chính người nuôi tôm (vốn được xem là khâu đầu tiên, quan trọng nhất trong chuỗi tôm). Kết quả tham vấn với hầu hết các doanh nghiệp có tham gia liên kết chuỗi với người nuôi tôm thông qua các HTX đều cho thấy, khả năng tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận, cũng như tuân thủ các cam kết trong liên kết chuỗi và năng lực kỹ thuật, quản lý của người nuôi còn yếu, nên thường gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất. Đây cũng sẽ là một trở ngại lớn khi đặt mục tiêu nâng cấp công nghệ nuôi tôm trong thời gian tới.

3.6.2.2. Vấn đề bình đẳng giới trong nuôi tôm

Đa phần lao động nuôi tôm là nam giới, trung bình có đến 75,9% số người tham gia phỏng vấn là nam giới và là chủ hộ, còn lại 24,1% nữ giới là chủ hộ. Thực tế này phản ánh vấn đề định kiến giới trong việc nuôi tôm khi cho rằng công việc chăm sóc đầm tôm cần có sức khỏe và việc đầu tư nuôi tôm cần tính quyết đoán vốn được coi là đặc tính của nam giới. Điều này dẫn việc phụ nữ thường đóng vai trò phụ trong việc nuôi tôm như hỗ trợ thu hoạch sản phẩm, giữ tiền, làm các công việc nhà v.v.

Hình 12. Cơ cấu giới của chủ hộ nuôi tôm 3 tỉnh. Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018)

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2016) là cơ sở nuôi tôm thường có 94,3% lao động tham gia nuôi tôm là nam giới, chỉ có 5,7% là nữ vì nam giới được coi là lao động chính trong gia đình; và cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu cách đây hơn 10 năm của Lê Xuân Sinh (2006) là tỉ lệ nam giới tham gia và ra quyết định trong hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm 75,7%. Điều này phản ánh, trong hơn 10 năm qua, việc nâng cao vai trò của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong nuôi tôm, đặc biệt là trong khâu đầu tiên của chuỗi ngành hàng tôm (là khâu sản xuất tại trại nuôi) vẫn chưa có nhiều cải thiện, và việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu của quá trình nuôi tôm để làm giảm bớt sự vất vả của hoạt động nuôi cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất vẫn chưa thực sự có nhiều đột phá.

71.4%79.2% 79.2% 75.9%

28.6%20.8% 20.8% 24.1%

Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Trung bình 3 tỉnh0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

100.0%

Nam Nữ

Page 53: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

51PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6.2.3. Hiện trạng quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương (nguồn nhân lực quản lý, chính sách hỗ trợ)

Chi cục Thủy sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là đơn vị quản lý cấp tỉnh đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại cấp huyện có phòng Nông nghiệp phụ trách quản lý nuôi trồng thủy sản trong huyện (tại thị xã có phòng Kinh tê). Tại cấp xã có cán bộ phụ trách quản lý nông nghiệp chung, bao gồm thủy sản. Ngoài ra, còn có hệ thống khuyến nông được bố trí từ cấp tỉnh (trung tâm khuyến nông) xuống cấp huyện (các trạm khuyến nông) và cấp xã (cán bộ khuyến nông). Như vậy, về cơ bản hệ thống tổ chức đã được phủ tại các cấp ở địa phương. Cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản tại các cấp nhìn chung đã được cải thiện. Trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ cơ bản đã được nâng lên trong những năm gần đây, khả năng tiếp cận thông tin, tri thức, kinh nghiệm đã được nâng cao với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại di động, internet. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, tại một số địa phương, có sư sát nhập giữa Chi cục Thủy sản vào với chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc sô lượng cán bô quản lý nuôi trồng thủy sản tại Chi cục rất hạn chê (3–5 người) cũng đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thủy sản; tại Chi cục Thủy sản một số cán bộ trẻ còn chưa thực sự sâu sát, nắm bắt kịp thời thực tế sản xuất tại các địa bàn. Các cán bô tại cấp xã, huyện ít có cơ hội được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo liên quan đến các văn bản quản lý, các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Điều này có thể dẫn tới việc báo cáo, tham mưu chưa sát với thực tiễn phát triển của các cơ sở nuôi. Trong thời gian tới, việc tạo điều kiện cho cán bộ bám sát địa bàn, các cán bộ trẻ tham gia vào các mô hình thí điểm có vai trò quan trọng, góp phần cải thiện công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất tại các địa phương.

Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đến nay đã được cơ quan quản lý các cấp quan tâm rà soát xây dựng điều chỉnh. Chính vì vậy số lượng các văn bản và phạm vi nội dung bao phủ hiện khá cụ thể cho nhiều lĩnh vực liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng một số chính sách khó áp dụng trong thực tiễn, cần được tiếp tục nghiên cứu rà soát điều chỉnh.

Luật Thủy sản năm 2017 đã ban hành có bổ sung nhiều nội dung giúp phát triển ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng theo hướng bền vững và hội nhập quốc tê. Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo cơ chê cho phép trung ương hoặc địa phương chủ động hơn trong việc xây dựng các chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển thủy sản. Một sô văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ phải được xem xét điều chỉnh. Chính vì vậy, việc rà soát đánh giá chính sách cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, các quy định của các tổ chức quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng, cần ưu tiên triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.

3.6.3. Điều kiện về đầu tư, tín dụng cho phát triển công nghệ nuôi tôm

Để phát triển tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam thì việc phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong nuôi tôm là điều tất yếu. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, khối tư nhân cũng luôn đi đầu, tích cực và chủ động đầu tư vào các hoạt động đổi mới, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và đạt được những thành công nhất định. Cụ thể:

Page 54: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

52 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

A Chủ trương đầu tư từ Chính phủ

STTCấp ban

hànhVăn bản Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng

dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

1 Trung ương

Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2018 quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực).

1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong phạm vi cả nước;

- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực để tích hợp vào hệ thống quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh;

- Quản lý thông tin cập nhật về phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại địa phương;

- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:

- Thực hiện đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành;

- Được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật.

2 Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2018 việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt nam đến năm 2025

- Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung đối với tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh.

- Nguồn vốn: chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt; xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm; ODA.

3 Quyết định số 3475/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 30/8/2018 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030

- Thí điểm xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tôm tại Bạc Liêu, Bình Định và một số tỉnh trọng điểm nuôi tôm có đủ điều kiện.

- Nghiên cứu, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thí điểm khu phức hợp sản xuất tôm tại tỉnh Kiên Giang theo đề xuất của Tập đoàn thủy sản Minh Phú, theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khép kín toàn chuỗi giá trị, cung ứng đủ các dịch vụ tại chỗ như tài chính, lao động, công nghệ, kho bãi, vật tư, nhà máy chế biến, sàn giao dịch, kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm.

- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước; vốn ngoài nhà nước đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp tôm (PPP, BTO, BT, ODA).

Page 55: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

53PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

STTCấp ban

hànhVăn bản Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng

dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

4 Trung ương

Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số đối tượng chủ lực, trong đó có tôm (mặn, lợ).

- Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) theo các dự án được duyệt.

5 Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

6 Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu.

- Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

- Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

7 Quyết định số 4184/QĐ-BNN-TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/10/2017 về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ” (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)

- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ có khả năng cạnh tranh.

8 Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31/12/2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020, tầm nhìn 2030

- Ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủ điều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư.

- Phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

9 Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/11/2013 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”

- Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

Page 56: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

54 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

STTCấp ban

hànhVăn bản Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng

dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

10 Bạc Liêu

Thực hiện Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và Quyết định số 869/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 quyết định thành lập ban quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu

- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng cao phát triển tôm Bạc Liêu được tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sau đó kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, nghiên cứu, trình diễn, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

11 Cà Mau

Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025

- Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau.

- Phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp (bao gồm nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh) tập trung.

- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại Khu kinh tế Năm Căn nhằm phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái).

B Đầu tư từ phía tư nhân

12 Bạc Liêu

- Có 6 công ty đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả và năng suất vượt trội:

• Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu triển khai mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ nhà màng của Israel và nhà thép của Lysaghd Agrished, công nghệ xử lý nước tuần hoàn của Đức, Hoa Kỳ và ứng dụng vi sinh cho năng suất vượt trên 38 tấn/ha/vụ.

• Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam thiết kế ao đất lót bạt, ao ương và ao nuôi bố trí trong nhà màng cho năng suất bình quân đạt trên 63 tấn/ha/năm.

• Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc cho năng suất từ 100–120 tấn/ha/3 vụ.

- Hơn 150 hộ dân đã đầu tư, áp dụng các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 540 ha/415 ao đạt hiệu quả cao, cho năng suất trung bình 150–240 tấn/ha/năm (nuôi 3 vụ/năm).

13 Cà Mau

- Công ty N.G Việt Nam triển khai dự án đầu tiên tại Cà Mau với diện tích nuôi ban đầu là 83 ha với sự tư vấn của tập đoàn nuôi trồng hàng đầu thế giới là tập đoàn CP — Thái Lan và sử dụng các sản phẩm vi sinh của tập đoàn Bayer — Đức.

- Một số công ty mới thành lập định hướng tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm như công ty Mymosa, công ty Agzitech.

14 Sóc Trăng

- Tập đoàn Him Lam đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính tại huyện Trần Đề cho năng suất 100 tấn/ha/vụ.

- Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư Dự án nuôi tôm sạch công nghệ cao xuất khẩu tại ấp Tân Nam và ấp Nô Thum, xã Vĩnh Châu, thị xã Vĩnh Châu trên diện tích khoảng 83 ha (trong đó, có 180 ao nuôi), với tổng số vốn đầu tư là 201 tỷ đồng. Dự án sẽ vận hành vào tháng 5/2020.

Page 57: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

55PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

C Các chính sách đầu tư cho phát triển công nghệ nuôi tôm

STTCấp ban

hànhVăn bản Nội dung ưu đãi

15 Trung ương

Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất thủy sản và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất thủy hải sản tại các địa phương (bao gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế và sử dụng đất, mặt nước; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.

- Đặc biệt, các doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.

16 Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

17 Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu

- Dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao trong ngành tôm được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành.

18 Sóc Trăng

Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng ngày 10/7/2019

- Hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời hạn 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập; 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.

- Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 70% tổng mức đầu tư của dự án.

- Ngân sách tỉnh dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm cho ngành nông nghiệp để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định.

19 Bạc Liêu

Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ngày 31/10/2017 ban hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

- Cam kết áp dụng các chính sách ưu đãi hiện hành được quy định trong Luật Đầu tư và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ đối với các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Page 58: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

56 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

20 Cà Mau

Nghị quyết số 18/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ngày 10/12/2014 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015—2020

- Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ theo đúng quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

D Nguồn lực tài chính cho phát triển công nghệ nuôi tôm

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án tạo ra, phát triển và ứng dụng công nghệ cao; và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ xã hội hóa đầu tư vào phát triển ngành tôm và từ thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển ngành công nghiệp tôm như PPP, BTO, BT, ODA: thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp.

- Nhà nước cũng đưa ra các chính sách ưu đãi về tín dụng để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ tôm tiếp cận được thêm các nguồn tài chính để phục vụ hoạt động đầu tư.

Có thể thấy, việc đầu tư phát triển công nghệ nuôi tôm dành được sự quan tâm lớn từ trung ương đến địa phương. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đưa ra đều nhằm mục tiêu khuyến khích nghiên cứu và đầu tư mạnh mẽ từ phía các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp – đơn vị có thế mạnh về vốn và luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, định hướng trong tương lai là sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu, điều chỉnh áp dụng các công nghệ hiện đại trên thế giới cho phù hợp với điều kiện nuôi tôm của Việt Nam; tăng cường các chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước để gắn kết tất cả các bên trong chuỗi sản xuất tôm cùng chung tay đầu tư phát triển ngành tôm ngày càng lớn mạnh, đạt được mục tiêu 10 tỷ đô la Mỹ giá trị kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 như đã đề ra trong Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3.7 Đánh giá khả năng đổi mới công nghệ trong nuôi tôm ở Việt Nam

3.7.1. Đánh giá khả năng đáp ứng cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm để thúc đẩy ngành tôm ở Việt Nam.

Để đánh giá khả năng đáp ứng của người nuôi và các cơ sở nuôi hiện nay cho việc đổi mới ứng dụng và nâng cấp công nghệ nuôi tôm, nhóm nghiên cứu đã xem xét các tiêu chí liên quan đến năng lực của cơ sở nuôi và vùng nuôi bao gồm: Điều kiện cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi; trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cơ sở nuôi; năng lực tài chính của cơ sở nuôi; cơ sở hạ tầng vùng nuôi về thủy lợi; năng lực quan trắc cảnh báo môi trường của các cơ quan chuyên môn; chính sách nhà nước hỗ trợ việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm; điều kiện môi trường nước cấp và khí hậu, thời tiết tại địa phương; và khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi.

Các tiêu chí này được chính người nuôi, chủ cơ sở nuôi tự đánh giá theo hình thức cho điểm theo thang điểm 5, với mức độ đánh giá như sau:

Điểm số 1 = Đáp ứng được 20% so với kỳ vọng;

Điểm số 2 = Đáp ứng được 40% so với kỳ vọng;

Điểm số 3 = Đáp ứng được 60% so với kỳ vọng;

Điểm số 4 = Đáp ứng được 80% so với kỳ vọng;

Điểm số 5 = Đáp ứng được 100% so với kỳ vọng

Page 59: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

57PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả cho thấy, đa phần các tiêu chí hiện nay đều có thể đáp ứng được ở mức độ trên trung bình so với kỳ vọng đầu tư đổi mới công nghệ của người nuôi tôm (khoảng trên 60%). Không có tiêu chí nào vượt quá 80% so với kỳ vọng. Đặc biệt, có 3 tiêu chí về Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn); khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ; và khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi được đánh giá là khó khăn nhất với số điểm được đánh giá là dưới 3 điểm tại cả 3 tỉnh. Mức độ đáp ứng cho việc đổi mới công nghệ của những tiêu chí này chỉ đạt khoảng 40% so với kỳ vọng.

Bảng 13: Tổng hợp điểm trung bình về mức độ đáp ứng tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm

TT Tiêu chí Sóc Trăng

Bạc Liêu Cà Mau Trung bình

3 tỉnh

1 Khả năng đáp ứng về trình độ kỹ thuật của lao động nuôi tôm 3.00 3.36 3.58 3.32

2 Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi (bờ bao, kênh mương, ao lắng, chứa,...) 2.83 3.27 3.83 3.31

3 Khả năng đáp ứng về trang thiết bị của cơ sở nuôi 3.00 3.18 3.75 3.31

4 Khả năng đáp ứng về hệ thống điện được ngành điện cung cấp 3.64 3.00 3.75 3.46

5 Khả năng đáp ứng về tài chính của cơ sở nuôi 3.20 3.00 3.17 3.12

6 Khả năng đáp ứng về thủy lợi của vùng nuôi (do Nhà nước cung cấp) 3.14 2.36 3.58 3.03

7 Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn) 2.13 2.18 3.00 2.44

8 Khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ 2.25 2.55 2.75 2.52

9 Điều kiện môi trường nước cấp tại địa phương 3.67 2.00 2.73 2.80

10 Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại địa phương 3.40 3.36 3.08 3.28

11 Khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi 2.00 2.55 2.08 2.21

Trong các tiêu chí trên, một trong những vấn đề mang tính quyết định sự bền vững của ngành tôm chính là việc xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm; và vấn đề này không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà cũng là bất cập của nhiều quốc gia nuôi tôm trên thế giới. Từ 1970 đến nay, những nước có nghề nuôi tôm nước lợ phát triển ở Châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Nam Mỹ như Ecuador, Argentina đều đưa ra chính sách chuyển đổi diện tích đất ven biển bị bỏ hoang hoặc đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa hoặc cây màu) kém hiệu quả sang nghề nuôi tôm đạt năng suất cao và đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP, 2015) về hoạt động nuôi tôm tại các quốc gia nêu trên, đã đưa ra nhận xét: Chính nghề nuôi tôm đã tạo ra hệ lụy ô nhiễm môi trường nước tự nhiên, dẫn tới sự suy giảm của nghề này. Nguyên nhân của việc suy giảm là: Sự xuất hiện của một số bệnh lạ của tôm, với tốc độ lây lan rất nhanh giữa các vùng nuôi tôm; Môi trường vùng đất nuôi tôm bị xuống cấp và suy thoái nghiêm trọng; Chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh nặng nề. Nhằm khắc phục tình trạng trên, các quốc gia nuôi tôm đã có nhiều chính sách phát triển nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các chính sách về xử lý chất thải trong nuôi tôm không được nêu trong các báo cáo.

Page 60: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

58 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hình 13. Tổng hợp mức độ đáp ứng về các điều kiện tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm

Như đã nêu tại mục 7.1, chất thải từ nuôi tôm hiện nay đều chưa được quy định rõ và cụ thể trong các chính sách hiện thời của ngành tài nguyên và môi trường. Nhìn chung các quyết định của các tỉnh, thành liên quan đến nước thải, bùn thải khu nuôi tôm đều được dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ như Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chỉ tiêu nước thải theo QCVN 01-80:2011, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và quy định về xử lý chất thải rắn thông thường theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện chưa có các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia dành riêng cho chất thải nuôi tôm, nên khi kiểm tra, thanh tra chất thải, cán bộ quản lý nhà nước đã phải vận dụng các Quy chuẩn về chất thải công nghiệp nói chung, trong đó có nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế của nghề nuôi trồng thủy sản; cần đánh giá thực tê các chỉ tiêu chất lượng nước thải trong nuôi tôm tư đó xây dựng quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng riêng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu thê phát triển.

Năng lực tài chính của cơ sở nuôi cũng là một trong những tiêu chí đầu vào quan trọng cho ngành tôm. Thời gian qua, đã có những mô hình, công nghệ nuôi tôm ít rủi ro, có tỷ lệ thành công cao, nhưng việc ứng dụng, nhân rộng còn gặp không ít khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi tôm thiếu vốn. Phần lớn người nuôi tôm tham gia khảo sát cho rằng, công nghệ, thiết bị, hạ tầng nuôi tôm hiện nay cần phải thay đổi theo hướng hiệu quả và bền vững hơn, nên nhu cầu nguồn vốn đầu tư là rất lớn, vượt quá khả năng tự có của người nuôi tôm. Trong khi đó, nguồn vốn ngân hàng thời gian qua lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngành tôm, người nuôi tôm gặp không ít khó khăn về nguồn vốn để phát triển sản xuất, nhất là việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao vào nuôi tôm.

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

Khả năng đáp ứng về trình độ kỹ thuật của lao động nuôi tôm

Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi (bờ bao, kênh

mương, ao lắng, chứa,...)

Khả năng đáp ứng về trang thiết bị của cơ sở nuôi

Khả năng đáp ứng về hệ thống điện được ngành điện cung cấp

Khả năng đáp ứng về tài chính của cơ sở nuôi

Khả năng đáp ứng về thủy lợi của vùng nuôi (do Nhà nước cung cấp)

Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh

(của cơ quan chuyên môn)

Khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới

công nghệ

Điều kiện môi trường nước cấp tại địa phương

Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại địa phương

Khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ

sở nuôi

Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Trung bình 3 tỉnh

Page 61: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

59PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Để có vốn nuôi tôm, phần lớn người nuôi tôm hiện nay phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của các đại lý thông qua việc mua nợ vật tư đầu vào với giá cao hơn thực tế 20—40%. Vì vậy, suất đầu tư cho các mô hình nuôi tôm tới đây cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư cho người nuôi do còn ngại rủi ro mất vốn và nhất là vướng các quy định pháp luật.

Trong nuôi tôm, năng lượng dùng để phục vụ bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường và các hoạt động khác. Theo ước tính của Võ Nam Sơn và cộng sự (2019), năng lượng chiếm khoảng 10—20% chi phí sản xuất cho vụ nuôi tôm, từ khoảng 50 triệu đến 200 triệu đồng tiền điện/ha/vụ, và khoảng 10—30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh hiện nay tại ĐBSCL hiện đang bị thiếu điện. Năm 2017, tổng diện tích nuôi thủy sản cần phải sử dụng điện của 10 tỉnh phía nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa –Vũng Tàu, Ninh Thuận) là hơn 428.495 ha và nhu cầu dùng điện là khoảng 11.980 triệu kWh. Như vậy, khi diện tích quy hoạch nuôi tôm đến năm 2020 của 10 tỉnh trên là 651.266 ha thì lượng điện cần thiết cho nuôi tôm được dự báo sẽ tăng lên khoảng 30% so với năm 2017.

Hiện nay, do người nuôi còn tận dụng triệt để các trang thiết bị đã có (trang thiết bị sử dụng điện 1 pha đã mua) và thói quen đầu tư ngắn hạn (với giá rẻ) nên việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm là chưa cao. Hầu hết, việc vận hành đóng mở điện đều do con người trực tiếp thực hiện một cách cơ học nên việc phát huy thế mạnh máy móc và tự động hóa cũng như tiết kiệm điện và an toàn thấp. Điều này được chứng minh rằng tất các thiết bị điện đang được sử dụng tại ao nuôi là các thiết bị đa dụng, lắp ráp, chưa phải là thiết bị dùng cho nuôi trồng thủy sản (cần phải an toàn khi tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước mặn). Hệ thống điện được vận hành trong trang trại nuôi chủ yếu là các cầu dao thông thường hoặc tự động ngắt khi chạm mạch chưa mang tính an toàn cho con người. Tuy nhiên, do động cơ điện thường cũ, hay không đạt tiêu chuẩn về cách điện nên rất khó sử dụng cầu giao an toàn cho người khi sử dụng (tự động ngắt mạch khi bị rò rỉ điện ở mức độ rất thấp).

Quá trình vận hành hệ thống cung cấp oxy chủ yếu dựa vào cảm quan, nên không thể xác định chính xác oxy trong ao là bao nhiêu, nên việc vận hành máy đạp nước và sục khí đáy lúc thừa, lúc thiếu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng chưa được các cơ quan nghiên cứu cung cấp các thông tin và máy móc có độ chính xác và hiệu quả sử dụng năng lượng cao, nhằm từng bước nâng cao tính hiệu quả sử dụng và an toàn điện. Ngoài ra, việc điều chỉnh thời điểm chạy máy sục khí phù hợp cũng là một trong những cách tiết kiệm điện. Sục khí phù hợp để tránh giờ cao điểm với giá cao; kết hợp với việc tạo dòng chảy vừa phải để gom chất thải cho ao tôm.

Từ kết quả tự đánh giá của các cơ sở nuôi tham gia khảo sát có thể thấy rằng, để có thể thực hiện việc mở rộng đổi mới công nghệ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL thì hầu hết các vấn đề liên quan đều cần phải được nâng cấp, đổi mới và cần rất nhiều nỗ lực từ tất cả các bên liên quan: từ người nuôi đến các cơ quan quản lý địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ phát triển đều cần có các hành động hỗ trợ thiết thực và đồng bộ cho quá trình đổi mới công nghệ. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến khả năng quan trắc, xử lý, quản lý môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp, các công nghệ xử lý chất thải từ nuôi tôm hiệu quả và chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước.

3.7.2. Các cơ hội và thách thức trong áp dụng đổi mới công nghệ cao cho ngành nuôi tôm Việt Nam.

3.7.2.1. Cơ hội

Có sự vào cuộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/ngành trung ương và các địa phương trong việc ban hành các chính sách, quy định, chương trình, kế hoạch khá đầy đủ, thúc đẩy ngành tôm phát triển.

Các điều kiện đầu tư kinh doanh, các thủ tục hành chính đã được rà soát, đơn giản hóa, cắt bỏ đáng kể tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.

Page 62: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

60 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hiện nay, khối tư nhân đang rất quan tâm đến đổi mới công nghệ trong nuôi tôm, bao gồm cả doanh nghiệp nuôi tôm và doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị nuôi tôm như giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất và các loại máy móc, thiết bị trong nuôi tôm. Nhiều doanh nghiệp thường chuyển giao công nghệ và cung ứng sản phẩm vật tư đầu vào, cung cấp hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tôm theo quy trình do họ đưa ra. Sự tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra của các kỹ sư nhiều kinh nghiệm đến từ các công ty sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào đã đóng góp tích cực cho việc đổi mới công nghệ nuôi, góp phần bổ sung vào hệ thống khuyến nông vốn đang rất hạn hẹp về nguồn nhân lực và kinh phí tại các địa phương hiện nay. Các chính sách của ngành thủy sản và các địa phương hiện nay cũng đang khuyến khích việc áp dụng nuôi tôm công nghệ cao và đổi mới công nghệ trong nuôi tôm để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, nguồn nhân lực và thời gian, kinh nghiệm nuôi của người nuôi tôm cũng khá “dày” là những điều kiện thuận lợi để tiếp nhận công nghệ mới.

3.7.2.2. Thách thức

Thời gian qua, đã có những mô hình, công nghệ nuôi tôm ít rủi ro, có tỷ lệ thành công cao, nhưng việc ứng dụng, nhân rộng còn gặp không ít khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ cả khía cạnh kỹ thuật và năng lực tài chính của người nuôi. Phần lớn người nuôi tôm hiện nay thiếu vốn cho việc đổi mới công nghệ. Đồng thời cũng chưa có nhiều công nghệ xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm được nghiên cứu thành công để áp dụng ở quy mô đại trà.

Hiện trạng nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư không đồng bộ, chưa phát triển liên kết chuỗi sản xuất, vẫn có sự xung đột giữa các ngành nghề kinh tế (thủy sản – trồng trọt; thủy sản – du lịch); một số rào cản của thị trường cũng ảnh hướng lớn đến sản xuất ngành tôm tại nước ta.

Hiện nay, công nghệ, thiết bị, hạ tầng nuôi tôm cần phải thay đổi, nên nhu cầu nguồn vốn đầu tư là rất lớn, vượt quá khả năng tự có của người nuôi tôm. Song, nguồn vốn ngân hàng thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngành tôm. Do vậy, việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao là một bài toán nan giải đối với người nuôi tôm.

Để có vốn nuôi tôm, phần lớn người nuôi tôm hiện nay phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của các đại lý thông qua việc mua nợ vật tư đầu vào với giá cao hơn thực tế 20—40%. Vì vậy, suất đầu tư cho các mô hình nuôi tôm tới đây cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư cho người nuôi do còn ngại rủi ro mất vốn và nhất là vướng các quy định pháp luật.

Với vai trò là tổ chức của người nuôi tôm Sóc Trăng, theo ông Võ Quan Huy – Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần có chủ trương rõ ràng, cụ thể theo hướng mở về các quy định đối với các ngân hàng thương mại khi đầu tư cho những dự án nông nghiệp. Cần xem vốn – nông dân – công nghệ — thiết bị là quy trình cơ bản để xem xét trách nhiệm của ngân hàng khi có phát sinh nợ xấu cho vay trong nuôi tôm, để giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Về phía ngân hàng, theo ông Huy cần có đầy đủ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định hoặc thuê đơn vị thẩm định độc lập chuyên ngành và tham khảo, tìm hiểu thêm về cơ chế đầu tư vốn cho nông nghiệp từ các nước trong khu vực.

Về nguồn nhân lực, yếu điểm lớn nhất hiện nay về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tôm chính là năng lực làm chủ về kỹ thuật, khả năng tuân thủ các chứng nhận về phát triển bền vững, tuân thủ cam kết trong liên kết với doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội của chính người nuôi tôm (vốn được xem là khâu đầu tiên, quan trọng nhất trong chuỗi tôm). Kết quả tham vấn với hầu hết các doanh nghiệp có tham gia liên kết chuỗi với người nuôi tôm thông qua các HTX đều cho thấy, khả năng tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận, cũng như tuân thủ các cam kết trong liên kết chuỗi và năng lực kỹ thuật, quản lý của người nuôi còn yếu, nên thường gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất. Đây cũng sẽ là một trở ngại lớn khi đặt mục tiêu nâng cấp công nghệ nuôi tôm trong thời gian tới.

Page 63: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

61PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.8 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng đổi mới công nghệ cho nuôi tôm

3.8.1. Giải pháp về chính sách

Tiếp tục rà soát các chính sách hỗ trợ về vốn nhằm giảm bớt các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn. Đồng thời rà soát, cải thiện cơ chế triển khai hoạt động vay và cho vay. Có thể xem xét chuỗi vốn – nông dân – công nghệ — thiết bị là quy trình cơ bản để xem xét trách nhiệm của ngân hàng khi có phát sinh nợ xấu cho vay trong nuôi tôm, để giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao như nuôi tôm công nghiệp. Về phía ngân hàng, cần có đầy đủ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định hoặc thuê đơn vị thẩm định độc lập chuyên ngành và tham khảo, tìm hiểu thêm về cơ chế đầu tư vốn cho nông nghiệp từ các nước trong khu vực. Các chi nhánh ngân hàng nhà nước tại các địa phương cần có trách nhiệm giám sát các vấn đề khó khăn của nông dân, để giúp họ được tiếp cận vay vốn. Đối với các doanh nghiệp, người nuôi tôm, cần chủ động tiếp cận các ngân hàng thương mại để cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn và tăng cường đối thoại, tìm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp nói chung và con tôm nói riêng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã hay các hội, hiệp hội để có điều kiện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, cũng như giúp cho công tác thẩm định của ngân hàng được dễ dàng hơn. Các tổ chức của người nuôi tôm sẽ đóng vai trò là cầu nối, có tiếng nói trung thực, khách quan trong việc đánh giá, giới thiệu các sản phẩm đầu vào chất lượng, an toàn, giúp người nuôi tôm giảm chi phí sản xuất.

Cơ quan quản lý cả cấp trung ương và địa phương nên có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các đơn vị, cá nhân mạnh dạn nghiên cứu, thử nghiệm; nhân rộng mô hình áp dụng các cải tiến công nghệ cao trong nuôi tôm, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời, nhóm giải pháp chính sách quản lý hiệu quả chất thải (rác thải rắn, nước thải và bùn thải) từ nuôi tôm nước lợ cũng cần được chú trọng thông qua: (i) Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách về quản lý, kiểm soát chất thải trong quá trình nuôi tôm, trọng tâm là nuôi tôm thâm canh; (ii) Nghiên cứu đề xuất các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thu gom và xử lý nước thải và bùn thải nuôi tôm (đặc biệt là nuôi tôm thâm canh), trong đó quy định rõ các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh; và các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xử lý rác thải trong nuôi tôm (bao bì chứa đựng hóa chất, kháng sinh, vật liệu dùng trong nuôi tôm như các loại lưới làm mái che, bạt để lót ao nuôi, nước thải sinh hoạt của người nuôi tôm) để làm căn cứ cho cơ sở thực hiện và là chuẩn mực cho công tác kiểm tra, giám sát; và (iii) Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ giảm chất thải trong quá trình nuôi tôm, thân thiện với môi trường.

3.8.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

Hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống giao thông) là nền tảng, là yếu tố quan trọng để đổi mới và áp dụng công nghệ cao vào trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản nói chung và các vùng nuôi tôm còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt như: hệ thống thủy lợi và hệ thống điện. Đây là yếu tố quan trọng, người nuôi tôm không thể tự đầu tư thực hiện mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào trong nuôi tôm tại vùng ĐBSCL trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp chính như sau:

3.8.2.1. Giải pháp về thủy lợiHệ thống thủy lợi là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của nghề nuôi

trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Tuy nhiên, các hệ thống thủy lợi trước đây mới chủ yếu được phát triển phục vụ cho mục đích nông nghiệp là chính, thủy sản chỉ là hoạt động thứ yếu được hưởng lợi từ phát triển thủy lợi. Hiện nay, phần lớn nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở vùng ĐBSCL hiện vẫn đang phải dựa vào sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi nông nghiệp (kênh mương, nguồn cấp thoát nước) để phát triển do không có hệ thống riêng thủy lợi cho thủy sản. Trong thời gian gần đây hoạt động phát triển thủy lợi mặc dù chưa hoàn toàn chính thức nhưng đã có những động thái nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng phục vụ đa mục đích trong đó có phục vụ cho nuôi tôm. Chính

Page 64: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

62 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

vì vậy, trong thời gian tới các tỉnh vùng ĐBSCL cần phải rà soát quy hoạch và đầu tư hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi tôm gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy lợi. Thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình thủy lợi để đáp ứng được nhu cầu cho các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

- Đối với vùng nuôi tôm tập trung: Hệ thống thủy lợi đảm bảo đáp ứng đủ (cả về số lượng và chất lượng nước) cho phát triển nuôi tôm theo hướng thâm canh, công nghệ cao; cần phải có hệ thống thủy lợi tiếp ngọt ổn định và hệ thống thủy lợi dẫn mặn chủ động. Ngoài ra, hệ thống kênh cấp nước, kênh thoát nước cho vùng nuôi phải bố trí riêng biệt và có các cống kiểm soát, điều tiết; vùng nuôi tập trung có thiết kế hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung của vùng trước khi xả ra môi trường.

- Đối với các cơ sở nuôi cần phải có thiết kế: Hệ thống ao nuôi của cơ sở nuôi sẽ được bố trí liên hoàn gồm có: Ao chứa xử lý nước sơ bộ; ao nuôi chính và ao chứa, xử lý nước thải và kênh mương cấp thoát nước cho ao nuôi riêng biệt và được kết nối với hệ thống thủy lợi của vùng nuôi. Mương cấp nước: được bố trí gần nguồn nước và ao lắng thô; có vị trí lắp đặt máy bơm thuận lợi cho việc cấp nước vào ao lắng thô. Mương thoát nước: được bố trí gần ao nuôi; có vị trí đặt máy bơm thuận lợi cho việc thoát nước.

- Các tỉnh vùng ĐBSCL cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm vùng ĐBSCL, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu tiêu thoát cho các vùng nuôi tôm có xem xét biến đổi khí hậu — nước biển dâng. Lắp đặt các cửa “van clape” tự động tại các cửa xả để ngăn cản triều cường.

- Biện pháp thủy lợi cần được tiến hành ngay cho vùng này là nạo vét, nâng cấp mở rộng kênh các cấp (các kênh trục, cấp I, cấp II). Xây dựng các trạm bơm tiêu hỗ trợ khi xảy ra mưa lớn trùng với thời gian triều cường.

- Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn; công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ chống ngập úng cho các vùng nuôi tôm do tác động của BĐKH, nước biển dâng.

Các giải pháp cho công trình thủy lợi phục vụ cho phát triển vùng nuôi tôm phải rất linh hoạt, phù hợp với các vùng sinh thái và hạn chế tới mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu từ tự nhiên. Cần tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm theo hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng mới và quy hoạch lại hệ thống cấp thoát nước riêng biệt cho các vùng nuôi tôm nhằm đảm bảo hiệu quả nuôi tôm. Hệ thống thủy lợi sẽ đảm bảo cho vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển nông nghiệp thành vùng phát triển sinh thái tự nhiên dựa trên nguyên tắc bền vững về môi trường và giảm giá thành trong sản xuất. Ngoài ra, cần kết hợp các giải pháp đồng bộ khác, có giải pháp vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm điều chỉnh hệ thống thủy lợi, xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt, nạo vét các kênh bị bồi lắng. Các địa phương cần phân bổ nguồn ngân sách đầu tư cho thủy lợi đáp ứng cho NTTS theo các giải pháp trên.

3.8.2.2. Giải pháp về điệnĐể có thể đổi mới công nghệ trong nuôi tôm theo hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất

thì bên cạnh thủy lợi, yếu tố điện cũng là một điều kiện không thể thiếu, đặc biệt là điện 3 pha như lời của ông Nguyễn Văn Thức, Hợp tác xã Toàn Thắng, xã Hòa Đông “Dân muốn nuôi tôm theo quy trình công nghệ cao thì điện phải đáp ứng đầy đủ. Chúng tôi cũng đang nuôi trên 10 ao, cũng muốn làm mô hình công nghệ cao nhưng điện 3 pha ở vùng này không đủ”. Chính vì vậy, ngành điện cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành thủy sản để đảm bảo cung ứng đủ điện cho các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh – là những khu vực có điều kiện để nâng cấp công nghệ nuôi tôm. Đồng thời, cần có hướng dẫn cho người nuôi về việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Để thực hiện nuôi tôm tiết kiệm điện, cải thiện tính bền vững trong quá trình đổi mới công nghệ nuôi tôm, cần thiết phải thực hiện giải pháp cung ứng điện/năng lượng theo định hướng như sau: (i) từng bước chuyển đổi sang hệ thống sử dụng điện sản xuất 3 pha (với động cơ 3 pha, công suất mô tơ lớn hơn); (ii) sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp điện khi nguồn điện cung cấp bị gián đoạn; (iii) thay thế các động cơ dầu bằng các động cơ điện tương thích; (iv) sử dụng các trang thiết bị chuyên

Page 65: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

63PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

dùng cho việc cung cấp oxy, đặc biệt là nên cải tiến về con lăn và trục thẳng kết hợp với các hệ thống điều chỉnh vòng quay của mô tơ bằng điện (cầu dao biến tần,…) trong các dàn quạt; và (v) cần trang bị thêm các thiết đo đạc oxy hòa tan nhằm tốt ưu hóa việc sử dụng điện trong sục khí và quạt nước.

3.8.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

i. Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, truyền đạt kinh nghiệm cho người nuôi, đặc biệt là những đối tượng đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở nuôi tôm công nghệ cao nhưng lại chưa có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về nuôi tôm. Tiến tới theo lộ trình xem xét nghề nuôi tôm công nghệ cao là nghề hoạt động có điều kiện (người tham gia nuôi phải có đủ chứng nhận, việc cấp chứng nhận này có thể xã hội hóa cho các cơ sở đào tạo, hiệp hội tham gia thực hiện để giảm bớt thủ tục thực hiện bới các cơ quan quản lý).

ii. Xem xét hình thành và phát triển Hiệp hội tôm Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của nghề tôm. Hiện đã manh nha xuất hiện nhỏ lẻ hiệp hội tôm giống, hiệp hội tôm ở một số địa phương. Những hiệp hội này có thể đóng vai trò kết nối, thúc đẩy phát triển thành Hiệp hội Tôm VN, thông qua các kênh hoạt động chính thức và qua hệ thống thông tin kỹ thuật số, internet như Zalo, Facebook. Hiệp hội tôm Việt Nam sẽ trở thành một đối tác, một tổ chức hữu ích đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian sắp tới.

iii. Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên học chuyên ngành thủy sản nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng — một ngành hiện có xu hướng không thu hút, bị cạnh tranh bởi các ngành khác nhằm giải quyết tình trạng có thể thiếu cán bỗ kỹ thuật trong thời gian tới.Rà soát hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên ngành thủy sản và có cơ chế hỗ trợ đào tạo chuyên ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng nhằm duy trì công tác đào tạo nguồn lực phục vụ sự phát triển của ngành.

3.8.4. Giải pháp ứng phó với BĐKH

Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra hết sức khốc liệt như hiện nay, nắng nóng kéo dài, khô hạn và độ mặn thay đổi thất thường, dịch bệnh nhiều thì việc đổi mới, nâng cấp quy trình nuôi tôm theo hướng áp dụng công nghệ cao là một giải pháp được đánh giá là phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay. Để có thể phục vụ cho việc đổi mới công nghệ nuôi tôm tại vùng ĐBSCL, thì các giải pháp thích ứng với BĐKH cần được xem xét triển khai, như tiến hành rà soát lại quy hoạch nuôi tôm nước lợ của vùng đồng bằng dưới dạng các đề án phát triển ngành tôm, trong đó nhấn mạnh đến và chỉ rõ các vùng nuôi tôm có đủ điều kiện để nâng cấp công nghệ và áp dụng công nghệ cao trong bối cảnh BĐKH; đầu tư các cho dịch vụ phụ trợ cần thiết cho việc đổi mới công nghệ như thủy lợi, hệ thống điện (bao gồm cả điện lưới 3 pha và điện mặt trời); xây dựng và ban hành các quy chuẩn ngành về xử lý nước thải, bùn thải và rác thải rắn từ nuôi tôm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; và ban hành các tiêu chuẩn ngành về Quy trình nuôi tôm công nghệ cao khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công nghệ nuôi cũng cần phải đặc biệt lưu ý đến nguyên tắc “thuận thiên”, đặc biệt là với hoạt động nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL. Những đổi mới về mặt công nghệ nuôi tôm như nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, công nghệ nuôi thâm canh tuần hoàn 2, 3 giai đoạn ít thay nước, quy trình nuôi tôm công nghệ biofloc, nuôi tôm sạch 5C chỉ là các đổi mới công nghệ của bản thân ngành tôm, được thực hiện ở phạm vi các trại/ cơ sở nuôi và có phạm vi thích ứng với BĐKH ở trong phạm vi cơ sở nuôi. Còn để thích ứng với BĐKH ở phạm vi lớn hơn, mang tính tổng thể cho cả ngành tôm của ĐBSCL thì cần những giải pháp thích ứng tổng thể và đồng bộ, và phải theo nguyên tắc “thuận thiên” như đã đề cập.

Page 66: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

64 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

- Công nghệ nuôi tôm bao gồm cả các công nghệ trong quá trình nuôi (công nghệ “đầu vào”) và công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” (nước thải, bùn thải, rác thải rắn) của quá trình nuôi tôm. Các công nghệ nuôi tiên tiến (công nghệ đầu vào) hiện đang được áp dụng trong nuôi tôm tại Việt Nam cơ bản gồm: Nuôi tôm – vi khuẩn (biến thể từ nuôi semi-biofloc), nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn (RAS), nuôi nhà màng. Còn công nghệ “đầu ra” còn ít phổ biến và hiện mới chỉ có công nghệ xử lý chất thải từ nuôi tôm bằng biogas.

- Nhằm tận dụng hiệu quả từ các mô hình công nghệ nuôi tôm tiên tiến, các cơ sở nuôi thường áp dụng tổng hợp các tiến bộ quy trình công nghệ của các mô hình công nghệ nuôi tôm. Chính vì thế, việc áp dụng các công nghệ nuôi trong thực tiễn không có sự tách biệt rõ ràng, một cơ sở nuôi có thể vừa áp dụng công nghệ nuôi nhiều giai đoạn, vừa áp dụng công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn hoặc vừa áp dụng công nghệ nuôi tuần hoàn vừa áp dụng dụng công nghệ nuôi nhà màng. Tức là cơ sở nuôi tôm có thể cùng lúc áp dụng nhiều công nghệ nuôi để bổ trợ cho nhau, ví dụ như nuôi nhiều giai đoạn là để đảm bảo và nâng cấp chất lượng con giống vật nuôi, công nghệ nuôi tuần hoàn là nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước và đảm bảo an toàn dịch bệnh, công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn nhằm nâng cấp chất lượng môi trường nước ao nuôi, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn. Bởi vậy, việc xác định, đặt tên và đánh giá hiệu quả của từng công nghệ nuôi đang được áp dụng trong thực tiễn là khá khó khăn.

- Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của việc áp dụng các công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhìn chung đạt cao hơn khá nhiều so với các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến truyền thống. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả đạt được là khác nhau giữa các cơ sở nuôi, phù thuộc vào trình độ, năng lực tiếp nhận áp dụng công nghệ, khả năng về tài chính của người nuôi và các điều kiện phụ trợ của vùng nuôi như hệ thống thủy lợi và chất lượng nguồn nước cấp. Đối tượng doanh nghiệp có xu hướng đạt được hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ gia đình. Trong nhóm hộ gia đình, những cơ sở nuôi thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều kiến thức về nuôi tôm và chưa đủ tiềm lực tài chính để đầu tư công nghệ một cách bài bản (mà chỉ đầu tư tản mạn) thường là những cơ sở nuôi đạt hiệu quả chưa cao.

- Mô hình RAS có thể cho hiệu quả cao nhất tuy nhiên cũng là mô hình đặt ra yêu cầu cao nhất về công nghệ nuôi. Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn (biến thể từ mô hình semi-biofloc) là mô hình có thể cho hiệu quả kinh tế cao (có xu hướng thấp hơn mô hình RAS nhưng có thể đạt cao hơn mô hình nuôi nhiều giai đoạn). Mô hình nuôi tôm – vi khuẩn đã khá phổ biến trong thực tế nên đã thể hiện được mức độ khả thi rất cao về kỹ thuật. Đối với mô hình nuôi nhiều giai đoạn, mặc dù về hiệu quả có thể đạt thấp hơn mô hình RAS và mô hình nuôi tôm – vi khuẩn nhưng mức độ khả thi về kỹ thuật cũng rất cao, dễ áp dụng trong thực tiễn. Những đặc thù và tính khả thi của các công nghệ này là cơ sở cho việc định hướng áp dụng sau: trong thời gian ngắn hạn, trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động của GIZ, nên ưu tiên triển khai hỗ trợ mở rộng áp dụng đối với nuôi tôm – vi khuẩn và nuôi tôm nhiều giai đoạn; đối với mô hình RAS nên đưa vào định hướng dài hạn, trước mắt có thể hỗ trợ phát triển thông qua các hoạt động hỗ trợ, tư vấn liên quan đến chính sách.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm – rừng — một mô hình nuôi tôm theo hướng sinh thái – hữu cơ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; năng suất nuôi còn thấp. Mô hình này rất có tiềm năng để phát triển hiệu quả, bền vững hơn nữa thông qua đẩy mạnh áp dụng cải tiến áp dụng công nghệ. Với những lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội và môi trường, nuôi tôm – rừng xứng đáng tiếp tục dành được sự quan tâm của các bên liên quan nghiên cứu đầu tư phát triển trong thời gian tới. Các nhà khoa học, người nuôi tôm và doanh nghiệp nên tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ, và kỹ thuật nuôi tôm hữu cơ, đúc rút các kinh nghiệm bản địa nhằm nâng cao năng suất nuôi (mục tiêu là tăng từ năng suất 300 kg/ha hiện nay lên 400–450 kg/ha), tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu);

Page 67: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

65PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Do công nghệ giải quyết “đầu ra” của nuôi tôm (xử lý nước thải, bùn thải, rác thải…) hiện vẫn còn nhiều khoảng trống (mới chỉ có công nghệ biogas được nghiên cứu và áp dụng ở dạng một số mô hình thí điểm) nên mảng công nghệ này nên được quan tâm đầu tư nghiên cứu để có thêm các công nghệ mới trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và cải tiến thêm công nghệ biogas để tạo điều kiện cho việc nhân rộng công nghệ này;

- Mặc dù có những thách thức như rào cản thương mại xuất hiện tại các thị trường, các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn trong tiếp cận vốn. Đồng bằng Sông Cửu Long đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghệ cao (điều kiện tự nhiên thuận lợi; con người linh hoạt sáng tạo; chủ trương của nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển). Doanh nghiệp là đối tượng có tiềm lực (về tài chính, nguồn lực) có thể nhanh chóng tiếp cập áp dụng công nghệ cao. Đây là nhóm đối tượng cần được tiếp tục quan tâm khuyến khích phát triển áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm trong thời gian tới. Việc mở rộng áp dụng nuôi tôm công nghệ cao đối với các hộ dân cần được tiếp cận thận trọng hơn để hạn chế các rủi ro cho các hộ dân. Thông qua các kênh khuyến nông, khuyến ngư, công tác quản lý, định hướng hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan quản lý, sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu và phi chính phủ để giúp người dân nhận thức được mức độ rủi ro lớn của nghề nuôi tôm, hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm trong nuôi tôm là điều kiện hết sức quan trọng, quyết định thành bại trong nuôi tôm công nghệ cao. Các nội dung tập huấn, nâng cao nhận thức đối với các cơ sở nuôi đặc biệt là nhóm hộ gia đình là hết sức cần thiết trong thời gian tới.

- Việc mở rộng áp dụng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao cần phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng cơ sở nuôi. Các cơ sở nuôi cần nắm rõ đặc điểm của từng loại mô hình để có quyết định lựa chọn mô hình nuôi phù hợp. Với các diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) hiện nay (chiếm khoảng 43% tổng diện tích nuôi tôm, tương ứng khoảng 300.000 ha nuôi), do có điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất thiếu và yếu, thậm chí nhiều vùng còn không có hệ thống kênh mương thủy lợi và hệ thống điện. Bởi vậy, chỉ một số khu vực nuôi QCCT có đủ điều kiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và hệ thống điện thì mới có thể nghiên cứu để áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự đánh giá xem xét kỹ lưỡng về mặt quy hoạch và các điều kiện phụ trợ đi kèm khác.

4.2. Kiến nghị

Với các đặc thù, thế mạnh riêng của các công nghệ đã được phân tích ở trên, xin kiến nghị về hướng áp dụng và phát triển mở rộng cho mỗi mô hình công nghệ nuôi tôm như sau:

Page 68: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

66 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tên công nghệ Hiệu quả KT – XH – MT Thách thức trong thực tiễn Tính khả thi áp dụng trong thực tiễn Khuyến nghị đối tượng có thể áp dụng

Khuyến nghị vùng được cân nhắc đẩy mạnh áp

dụng

Nuôi tôm – vi khuẩn có lợi

- Hiệu quả kinh tế cao; ưu việt trong cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh; có thể hạn chế giảm chi phí thức ăn do tạo được sinh khối thức ăn tự nhiên

- Quy trình áp dụng tương đối phức tạp; khó gây nuôi vi khuẩn trong thủy vực lớn; công tác quản lý vận hành cần được đảm bảo để hệ thống tôm – vi khuẩn có lợi phát triển.

- Mặc dù tương đối phức tạp về kỹ thuật nhưng về cơ bản hiểu biết, kinh nghiệm của các cơ sở nuôi hiện tương đối tốt về mô hình này nên triển vọng ứng dụng cao; dự báo mô hình cải tiến mang tính tổng hợp (gồm nuôi nhiều giai đoạn, gây nuôi vi khuẩn bên ngoài trước khi bổ sung vào ao, sử dụng mái che, tuần hoàn một phần dùng cá rô phi để lọc, và có thay một phần nước trong ao ở cuối vụ) sẽ tiếp tục được phổ biến áp dụng.

- Các cơ sở nuôi ở các quy mô đều có thể nghiên cứu áp dụng mô hình công nghệ này

- Các vùng nuôi tập trung, các cơ sở nuôi có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của mô hình

Nuôi tôm nhiều giai đoạn (2 và 3

giai đoạn)

- Có thể đạt hiệu quả kinh tế cao; tính hiệu quả bền vững khá cao,

- Nếu đầu tư bài bản, vốn đầu tư ban đầu khá cao, yêu cầu có mặt bằng phù hợp (đặc biệt với 3 giai đoạn).

- Thực tế đòi hỏi áp dụng kết hợp các cải tiến công nghệ khác (tuần hoàn, nuôi vi khuẩn có lợi,…) nên mặt bằng và hiểu biết chuyên môn là hai trong những yêu cầu quan trọng cần đáp ứng.

- Tương đối dễ áp dụng;

- Được đánh giá là mô hình giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến, môi trường và dịch bệnh; hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, thích hợp với BĐKH hiện nay.

- Nên tiếp tục nghiên cứu cải tiến và tiếp tục mở rộng áp dụng.

- Các cơ sở nuôi có đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết tốt về vận hành hệ thống nuôi.

- Các vùng nuôi hạn chế về nguồn nước cấp;

- Các vùng nuôi tập trung, các cơ sở nuôi có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của mô hình

Nuôi tuần hoàn (RAS)

- Hiệu quả trong kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm (kết hợp áp dụng cải tiến lọc cơ học và sinh học nên giúp cải thiện chất lượng nước, tiết kiệm nguồn nước sử dụng).

- Có thể cho hiệu quả kinh tế rất cao.

- Yêu cầu có trình độ kỹ thuật cao; vận hành hệ thống phức tạp; vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị, chi phí cao; yêu cầu công nhân “lành nghề”

- Việc áp dụng công nghệ RAS mang tính chọn lọc khá cao, đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm công nghệ cao là những điều kiện cơ bản tạo điều kiện cho việc vận hành, áp dụng hiệu quả công nghệ.

- Các cơ sở nuôi có đủ tiềm lực tài chính, có hiểu biết tốt về nghề nuôi tôm có thể áp dụng tuy nhiên khó áp dụng đối với quy mô ao lớn.

- Các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm có thể nghiên cứu áp dụng.

- Các vùng/ cơ sở nuôi có đủ điều kiện của mô hình

Nuôi nhà màng

- Có thể cho hiệu quả kinh tế cao;

- Ưu điểm trong hạn chế tác động từ môi trường ngoài tới hệ thống nuôi.

- Phát sinh thêm chi phí đầu tư hệ thống nhà màng và thường áp dụng công nghệ nuôi cao (hiện đại, khép kín).

- Thực tế đòi hỏi tích hợp áp dụng các tiến bộ công nghệ khác như biofloc, nhiều giai đoạn, tuần hoàn)

- Khả thi đối với các cơ sở nuôi có đủ khả năng đầu tư bài bản và áp dụng vận hành hiệu quả các công nghệ cao mang tính tích hợp tiến bộ công nghệ.

- Các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm có thể nghiên cứu áp dụng

- Các vùng/cơ sở nuôi có đủ điều kiện của mô hình

Nuôi tôm – rừng

- Mới chỉ áp dụng rất ít về công nghệ, chủ yếu là phân vi sinh và chế phẩm sinh học.

- Mang tính bền vững về hiệu quả xã hội, môi trường, hiệu quả kinh tế chưa cao do còn hạn chế trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất nuôi còn thấp.

- Dễ bị tác động bới các yếu tố tự nhiên.

- Năng suất nuôi thấp, chỉ đạt trung bình 150–300 kg/ha/năm.

- Dễ áp dụng, chi phí đầu tư tương đối thấp.

- Nhưng cần nghiên cứu cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu)

- Có tiềm năng phát triển nhưng cần được nghiên cứu đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học để tăng cường tính hiệu quả, bền vững của mô hình.

- Các vùng rừng ngập mặn được quy hoạch cho phép kết hợp phát triển nuôi tôm – rừng.

Xử lý chất thải tôm bằng biogas

- Sử dụng tiết kiệm nước, không làm ảnh hưởng đến môi trường, giảm được công lao động, giảm chi phí sản xuất, rất thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

- Công nghệ xử lý chất thải bằng Biogas tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nên khi dung công nghệ xử lý chất thải tôm bằng Biogas cần lưu ý thể tích hố Biogas phải phù hợp với thể tích phân tôm thải ra hàng ngày.

- Mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nuôi truyền thống từ kết cấu hồ đơn giản, dễ vận hành, hiệu quả cao nên có tính ứng dụng vào thực tiễn cao; phù hợp với xu hướng nuôi tôm thâm canh.

- Áp dụng hiệu quả đối với cơ sở nuôi tôm theo quy trình thâm canh, siêu thâm canh; có đủ diện tích để thiết kế theo đúng quy trình.

- Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế, có trình độ kỹ thuật và vận hành hệ thống Biogas.

- Các vùng/cơ sở nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao.

- Khi áp dụng công nghệ xử lý chất thải tôm bằng Biogas nên nuôi tôm theo quy trình biofloc (sinh học) ít thay nước và không sử dụng hóa chất.

Page 69: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

67PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tên công nghệ Hiệu quả KT – XH – MT Thách thức trong thực tiễn Tính khả thi áp dụng trong thực tiễn Khuyến nghị đối tượng có thể áp dụng

Khuyến nghị vùng được cân nhắc đẩy mạnh áp

dụng

Nuôi tôm – vi khuẩn có lợi

- Hiệu quả kinh tế cao; ưu việt trong cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh; có thể hạn chế giảm chi phí thức ăn do tạo được sinh khối thức ăn tự nhiên

- Quy trình áp dụng tương đối phức tạp; khó gây nuôi vi khuẩn trong thủy vực lớn; công tác quản lý vận hành cần được đảm bảo để hệ thống tôm – vi khuẩn có lợi phát triển.

- Mặc dù tương đối phức tạp về kỹ thuật nhưng về cơ bản hiểu biết, kinh nghiệm của các cơ sở nuôi hiện tương đối tốt về mô hình này nên triển vọng ứng dụng cao; dự báo mô hình cải tiến mang tính tổng hợp (gồm nuôi nhiều giai đoạn, gây nuôi vi khuẩn bên ngoài trước khi bổ sung vào ao, sử dụng mái che, tuần hoàn một phần dùng cá rô phi để lọc, và có thay một phần nước trong ao ở cuối vụ) sẽ tiếp tục được phổ biến áp dụng.

- Các cơ sở nuôi ở các quy mô đều có thể nghiên cứu áp dụng mô hình công nghệ này

- Các vùng nuôi tập trung, các cơ sở nuôi có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của mô hình

Nuôi tôm nhiều giai đoạn (2 và 3

giai đoạn)

- Có thể đạt hiệu quả kinh tế cao; tính hiệu quả bền vững khá cao,

- Nếu đầu tư bài bản, vốn đầu tư ban đầu khá cao, yêu cầu có mặt bằng phù hợp (đặc biệt với 3 giai đoạn).

- Thực tế đòi hỏi áp dụng kết hợp các cải tiến công nghệ khác (tuần hoàn, nuôi vi khuẩn có lợi,…) nên mặt bằng và hiểu biết chuyên môn là hai trong những yêu cầu quan trọng cần đáp ứng.

- Tương đối dễ áp dụng;

- Được đánh giá là mô hình giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến, môi trường và dịch bệnh; hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, thích hợp với BĐKH hiện nay.

- Nên tiếp tục nghiên cứu cải tiến và tiếp tục mở rộng áp dụng.

- Các cơ sở nuôi có đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết tốt về vận hành hệ thống nuôi.

- Các vùng nuôi hạn chế về nguồn nước cấp;

- Các vùng nuôi tập trung, các cơ sở nuôi có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của mô hình

Nuôi tuần hoàn (RAS)

- Hiệu quả trong kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm (kết hợp áp dụng cải tiến lọc cơ học và sinh học nên giúp cải thiện chất lượng nước, tiết kiệm nguồn nước sử dụng).

- Có thể cho hiệu quả kinh tế rất cao.

- Yêu cầu có trình độ kỹ thuật cao; vận hành hệ thống phức tạp; vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị, chi phí cao; yêu cầu công nhân “lành nghề”

- Việc áp dụng công nghệ RAS mang tính chọn lọc khá cao, đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm công nghệ cao là những điều kiện cơ bản tạo điều kiện cho việc vận hành, áp dụng hiệu quả công nghệ.

- Các cơ sở nuôi có đủ tiềm lực tài chính, có hiểu biết tốt về nghề nuôi tôm có thể áp dụng tuy nhiên khó áp dụng đối với quy mô ao lớn.

- Các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm có thể nghiên cứu áp dụng.

- Các vùng/ cơ sở nuôi có đủ điều kiện của mô hình

Nuôi nhà màng

- Có thể cho hiệu quả kinh tế cao;

- Ưu điểm trong hạn chế tác động từ môi trường ngoài tới hệ thống nuôi.

- Phát sinh thêm chi phí đầu tư hệ thống nhà màng và thường áp dụng công nghệ nuôi cao (hiện đại, khép kín).

- Thực tế đòi hỏi tích hợp áp dụng các tiến bộ công nghệ khác như biofloc, nhiều giai đoạn, tuần hoàn)

- Khả thi đối với các cơ sở nuôi có đủ khả năng đầu tư bài bản và áp dụng vận hành hiệu quả các công nghệ cao mang tính tích hợp tiến bộ công nghệ.

- Các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm có thể nghiên cứu áp dụng

- Các vùng/cơ sở nuôi có đủ điều kiện của mô hình

Nuôi tôm – rừng

- Mới chỉ áp dụng rất ít về công nghệ, chủ yếu là phân vi sinh và chế phẩm sinh học.

- Mang tính bền vững về hiệu quả xã hội, môi trường, hiệu quả kinh tế chưa cao do còn hạn chế trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất nuôi còn thấp.

- Dễ bị tác động bới các yếu tố tự nhiên.

- Năng suất nuôi thấp, chỉ đạt trung bình 150–300 kg/ha/năm.

- Dễ áp dụng, chi phí đầu tư tương đối thấp.

- Nhưng cần nghiên cứu cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu)

- Có tiềm năng phát triển nhưng cần được nghiên cứu đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học để tăng cường tính hiệu quả, bền vững của mô hình.

- Các vùng rừng ngập mặn được quy hoạch cho phép kết hợp phát triển nuôi tôm – rừng.

Xử lý chất thải tôm bằng biogas

- Sử dụng tiết kiệm nước, không làm ảnh hưởng đến môi trường, giảm được công lao động, giảm chi phí sản xuất, rất thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

- Công nghệ xử lý chất thải bằng Biogas tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nên khi dung công nghệ xử lý chất thải tôm bằng Biogas cần lưu ý thể tích hố Biogas phải phù hợp với thể tích phân tôm thải ra hàng ngày.

- Mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nuôi truyền thống từ kết cấu hồ đơn giản, dễ vận hành, hiệu quả cao nên có tính ứng dụng vào thực tiễn cao; phù hợp với xu hướng nuôi tôm thâm canh.

- Áp dụng hiệu quả đối với cơ sở nuôi tôm theo quy trình thâm canh, siêu thâm canh; có đủ diện tích để thiết kế theo đúng quy trình.

- Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế, có trình độ kỹ thuật và vận hành hệ thống Biogas.

- Các vùng/cơ sở nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao.

- Khi áp dụng công nghệ xử lý chất thải tôm bằng Biogas nên nuôi tôm theo quy trình biofloc (sinh học) ít thay nước và không sử dụng hóa chất.

Page 70: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

68 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Để mở rộng ứng dụng và đổi mới các công nghệ nuôi tôm ở trên, các cơ quan liên quan nên cân nhắc các kiến nghị sau:

• Đối với Tổ chức GIZ:

- Thông qua Chương trình Thích ứng với Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, GIZ hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nuôi tôm áp dụng thực hành nuôi tốt hơn bằng việc ứng dụng công nghệ mới, mô hình nuôi hiệu quả giúp giảm chi phí sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nuôi tôm và thích ứng biến đổi khí hậu. Căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nhóm tư vấn kiến nghị GIZ ưu tiên quan tâm triển khai hỗ trợ mở rộng phát triển mô hình đối với 2 công nghệ sau: (1) nuôi tôm – vi khuẩn — mô hình vừa có hiệu quả kinh tế cao và cũng khả thi về mặt kỹ thuật; (2) nuôi tôm nhiều giai đoạn — mô hình vừa khả thi cao về kỹ thuật đồng thời cũng có hiệu quả kinh tế tương đối cao. Đây là 2 mô hình nhiều đối tượng cơ sở nuôi có thể áp dụng đặc biệt là các cơ sở quy mô vừa và nhỏ — những đối tượng rất cần sự hỗ trợ của GIZ (Đối với 2 công nghệ này, ngoài nâng cao năng lực về khoa học công nghệ, vận hành quản lý mô hình nuôi, triển khai các mô hình thí điểm, các nội dung về liên kết, hợp tác, liên kết chuỗi, tiếp cận thị trường, văn bản quản lý, quản lý chất thải là những vấn đề cần được hỗ trợ triển khai). Đối với mô hình RAS, GIZ cũng có thể xem xét hỗ trợ với cách tiếp cận thích hợp với lưu ý mô hình này chủ yếu phù hợp với các cơ sở nuôi quy mô lớn (có năng lực tài chính lớn, có khả năng tiếp cận công nghệ rất cao) — những cơ sở nuôi này chủ yếu chỉ cần được tạo điều kiện về cơ chế chính sách — một công việc nên chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý. Như vậy, đối với RAS, thông qua hỗ trợ xây dựng cơ chế chính sách thì GIZ cũng có thể góp một phần hỗ trợ cho mô hình này phát triển.

- Phát triển các tài liệu, quy trình nuôi hiệu quả nhằm nhân rộng hiệu quả của mô hình nuôi đến các hộ nuôi tôm tại vùng ĐBSCL.

- Tăng cường sự tham gia của các hợp phần tư nhân (như các doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn, nhà máy chế biến) vào trong chuỗi liên kết thông qua mô hình chia sẻ chi phí nhằm thúc đẩy người nuôi tôm quy mô nhỏ mạnh dạn cải tiến công nghệ, đầu tư con giống và thức ăn chất lượng cao, thực hành các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Trên cơ sở đó, giúp người nuôi tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và đầu ra sản phẩm được đảm bảo.

- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật – tài chính của các mô hình nuôi tôm hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất các mô hình nuôi tốt hơn. Cụ thể, nghiên cứu các mật độ thả, kích cỡ thu hoạch, cách cho tôm ăn, sử dụng hệ thống sục khí, nhằm tăng năng suất và cải thiện tỷ lệ sống tôm nuôi.

- Triển khai thí điểm các mô hình nuôi tôm hiệu quả trong vùng dự án nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình cũng như đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình nuôi theo hướng bền vững về môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và điện trong nuôi tôm.

- Hỗ trợ các nhà khoa học, người nuôi tôm và doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ, và kỹ thuật nuôi tôm hữu cơ, đúc rút các kinh nghiệm bản địa nhằm nâng cao năng suất nuôi (mục tiêu là tăng từ năng suất 300 kg/ha hiện nay lên 400–450 kg/ha), tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu.

- Hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu về các công nghệ mới trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và cải tiến thêm công nghệ biogas góp phần phát triển bền vững, thân thiện với môi trường để tạo điều kiện cho việc nhân rộng công nghệ này;

- Hỗ trợ các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách phát triển thủy sản nói chung và phát triển nuôi tôm công nghệ cao nói riêng, như đề xuất các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thu gom và xử lý nước thải và bùn thải nuôi tôm (đặc biệt là nuôi tôm thâm canh), trong đó quy định rõ các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh và các Quy chuẩn Kỹ thuật

Page 71: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

69PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

quốc gia về xử lý rác thải trong nuôi tôm (bao bì chứa đựng hóa chất, kháng sinh, vật liệu dùng trong nuôi tôm như các loại lưới làm mái che, bạt để lót ao nuôi, nước thải sinh hoạt của người nuôi tôm), kiểm soát dịch bệnh để làm căn cứ cho cơ sở thực hiện và là chuẩn mực cho công tác kiểm tra, giám sát;

- Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp giữa Đức và Việt Nam, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thí điểm áp dụng các tiến bộ công nghệ, thông qua đó đẩy mạnh thương mại của hai quốc gia, đồng thời đẩy mạnh phát triển lĩnh vực áp dụng khoa khoa học công nghệ giữa hai nước.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm.

- Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường để người nuôi tôm học tập và làm theo.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu triển khai các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho các trung tâm giống trong đó ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng chọn tạo gia hóa để chủ động nguồn giống tôm bố mẹ.

- Hỗ trợ Trung tâm Khuyên nông Quốc gia và Trung tâm khuyến nông các tỉnh trong việc phổ biến, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm năng suất, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.

• Đối với Tổng cục Thủy sản và Bộ NN&PTNT:

- Rà soát xây dựng các văn bản dưới luật hỗ trợ phát triển thủy sản nói chung, phát triển nuôi tôm công nghệ cao nói riêng theo hướng bền vững nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách phát triển thủy sản nói chung và phát triển nuôi tôm công nghệ cao nói riêng, như đề xuất các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thu gom và xử lý nước thải và bùn thải nuôi tôm (đặc biệt là nuôi tôm thâm canh), trong đó quy định rõ các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh và các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xử lý rác thải trong nuôi tôm (bao bì chứa đựng hóa chất, kháng sinh, vật liệu dùng trong nuôi tôm như các loại lưới làm mái che, bạt để lót ao nuôi, nước thải sinh hoạt của người nuôi tôm), kiểm soát dịch bệnh để làm căn cứ cho cơ sở thực hiện và là chuẩn mực cho công tác kiểm tra, giám sát;

- Rà soát xây dựng các quy trình kiểm soát dịch bệnh hỗ trợ phát triển nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

- Kiến nghị Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều chỉnh các chính sách về vốn để tháo gỡ các vướng mắc, khai thông nguồn vốn, tạo điều kiện cho người nuôi tôm tiếp cận được các nguồn vốn.

- Tiếp tục đẩy mạnh hình thành liên kết chuỗi, hướng tới phát triển chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường giá trị sản phẩm tôm thông qua đảm bảo chất lượng, hình ảnh, thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam.

- Tăng cường công tác quản lý bao gồm quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, vi sinh quan trắc môi trường tự động; kiểm soát chất thải trong quá trình nuôi tôm, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ công nghệ xử lý chất thải trong quá trình nuôi tôm. Đẩy mạnh quản lý phát triển nuôi tôm thông qua việc đánh mã số vùng nuôi theo quy định của Luật Thủy sản (áp dụng công nghệ mạng internet, GIS, viễn thám để kịp thời cập nhật diễn biến phát triển trong thực tiễn).

Page 72: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

70 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- Hướng dẫn các tỉnh tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững, hiệu quả, ổn định phù hợp với đặc thù của từng vùng (về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, năng lực của người nuôi).

- Xem xét tổ chức nghiên cứu, tổng kết để ban hành quy trình điều chỉnh về các công nghệ nuôi tôm phù hợp, khả thi áp dụng trong thực tiễn. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và xu hướng tích hợp áp dụng công nghệ trong thực tiễn như hiện nay, việc rà soát tổng kết các quy trình nuôi mang tính cơ bản, tích hợp các tiến bộ công nghệ để làm cơ sở cho việc mở rộng áp dụng và phục vụ công tác quản lý, đánh giá là một nhu cầu thực tế, cần được quan tâm triển khai thực hiện.

- Đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống để chủ động nguồn giống tôm bố mẹ nhằm chủ động cung ứng nguồn giống tôm sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam phục vụ phát triển nuôi tôm.

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng tiến bộ công nghệ trong phát triển nuôi tôm – rừng theo hướng hiệu quả, bền vững để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về tôm sinh thái, tôm hữu cơ.

- Phối hợp với các địa phương rà soát nhu cầu và có chính sách tiếp tục hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp vùng (đường giao thông cấp vùng, điện 3 pha) đối với những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong đó có nuôi tôm công nghệ cao.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tôm; xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài.

- Nghiên cứu, đánh giá và tổng kết những mô hình điển hình tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường thành các quy trình tạm thời để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và tuyên truyền, phổ biến cho người dân học tập và áp dụng.

- Tiếp tục tổ chức thí điểm phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong đó chú ý kết hợp cải thiện tổng hợp các nhân tố (liên kết đầu vào, đầu ra, nâng cao hình ảnh, quảng bá sản phẩm, sử dụng hiệu quả đầu vào trong nuôi tôm, áp dụng công nghệ 4.0, tự động hóa, chuyên nghiệp hóa lao động) nhằm giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm tôm.

- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở nuôi tôm công nghệ cao đáp ứng các tiêu chuẩn của một số thị trường quốc tế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao uy tín và hình ảnh của tôm Việt Nam.

Page 73: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

71TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Avnimelech, Y.,1999. Carbon/nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems, Aquaculture 176, 227–235.

2. Avnimelech, Y., and Ritvo, G. 2003.Shrimp and fish pond soils: processes and management, Aquaculture 220, 549–567

3. Avnimelech, Y., 2006. Bio-filter: The need for an new comprehensihe approach, Aquaculture engineering 34: 172–178

4. Avnimelech,Y., 2007. Feeding with microbial flocs by tilapia in minimal discharge bio-flocs technology ponds. Aquaculture 264, 140–147.

5. Boyd, C.E., Tucker, C.S., 1998. Pond aquaculture water quality management, Kluwer Academic Publishers, Boston, MA.

6. Bộ NN&PTNT, 2018. Báo cáo tổng kết ngành năm 2018.

7. Burford, M.A., Thompson, P.J., McIntosh, R.P., Bauman, R.H., Pearson, D.C., 2004.The contribution of flocculated material to shrimp (Litopenaeus vannamei) nutrition in a high-intensity, zeroexchange system, Aquaculture 232, 525–537.

8. Cao Le Quyen et al., 2018. Undertake full vulnerability and impacts assessment, identify adaptation options and CBA for crops, livestock and aquaculture, including a set of recommendations and actions for inclusion into the NAP. FAO’s project on Support Developing Countries to integrate the agricultural sectors into National Adaptation Plans (NAPs).

9. Cao Lệ Quyên, Nguyễn Tiến Hưng, Phạm Khánh Chi, Đinh Xuân Lập, Nguyễn Thế Diễn, Vũ Văn Thùy, Phạm Thị Trang và Nguyễn Thanh Tùng, 2018. Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nhằm đề xuất giải pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý trong nuôi tôm, Báo cáo tư vấn dự án SUSV, OXFAM–ICAFIS, Hà Nội.

10. Crab, R., Avnimelech, Y., Defoirdt, T., Bossier P., và Verstraete, W., 2007. Nitrogen removal techniques in aquaculture for a sustainable production, Aquaculture 270 (2007), pp. 1–14.

11. Hari, B., Madhusoodana, K., Varghese, J.T., Schrama, J.W., Verdegem, M.C.J., 2004. Effects of carbohydrate addition on production in extensive shrimp culture systems, Aquaculture 241, 179–194.

12. Hương Giang, 2018. Trang trại tận thu chất thải của tôm để nuôi cá kèo (https://vnexpress.net/thoi-su/trang-trai-tan-thu-chat-thai-cua-tom-de-nuoi-ca-keo-3791311.html).

13. Kim, J.S., Jang, I Jong, Seo, H.C., Cho, Y.R., và Kim, B. R., 2009. Limited Water Exchange Shrimp culture technology in Korea, Presentation at the 2ndYSLME RMC, Jeju, Korea. June 16–18 2009.

14. Kurup, B. M. và Prajith, K.K., 2009. Application of biofloc technology in the semiintensive culture system of giant prawn Macrobrachium rosenbergii (De Man). Abstract of oral presentation in World Aquaculture 2009. Veracruz, Mexico September 25–29, 2009.

15. Lê Hoàng Vũ, 2019. Bạc Liêu: Phát triển nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ 4.0 (https://nongnghiep.vn/bac-lieu-phat-trien-nuoi-tom-sieu-tham-canh-cong-nghe-40-post248431.html).

Page 74: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

72 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

16. Lê Xuân Sinh, 2006. Tác động về mặt xã hội các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, quyển 2, trang 220-234.

17. Maillard, V.M., Boardman, G.D., Nyland, J.E., Kuhn, D.D., 2005. Water quality and sludge characterization at raceway-system trout farms, Aquac. Eng. 33 (4), 271–284.

18. Nguyễn Quang Chương, 2013. Hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản (http://thuysanvietnam.com.vn/he-thong-loc-tuan-hoan-trong-nuoi-trong-thuy-san-article-6169.tsvn).

19. Nguyễn Thanh Long, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Phần B, 46 (2016): 87–94.

20. Phạm Phục, 2017. Nông dân Cà Mau nuôi tôm công nghệ cao (https://tepbac.com/tin-tuc/full/nong-dan-ca-mau-nuoi-tom-cong-nghe-cao-21787.html).

21. Thu Trang, 2019. Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm ở Công ty CP Thủy sản Tân An (http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201903/hieu-qua-ung-dung-cong-nghe-moi-trong-nuoi-tom-o-cong-ty-cp-thuy-san-tan-an-2435185/).

22. Tổng cục Thủy sản, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2017 và kế hoạch phát triển thủy sản năm 2018

23. Tổng cục Thủy sản , 2018. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2018 và kế hoạch phát triển thủy sản năm 2019

24. Triệu Tuấn, 2018. Tổng quan một số quy trình công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhất hiện nay (Bài đăng trên: http://bioaqua.vn/tong-quan-mot-so-quy-trinh-cong-nghe-nuoi-tom-tien-tien-nhat-hien-nay/.)

25. UNDP (2015), Xoá đói giảm nghèo. Chúng ta đang đứng ở đâu?.

26. Võ Nam Sơn, Đào Minh Hải, Đinh Xuân Lập, Nguyễn Thế Diễn và Vũ Văn Thùy, 2019. Nhu cầu sử dụng điện trong ngành tôm Việt Nam, Bài trình bày tại hội thảo Thúc đẩy đầu tư Năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam, dự án SUSV, OXFAM–ICAFIS, tổ chức ngày 16 tháng 8 năm 2019, tại Bạc Liêu.

27. Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải, 2018. Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và nhu cầu sử dụng năng lượng trong nuôi tôm tại ĐBSCL, Báo cáo tư vấn dự án SUSV, OXFAM–ICAFIS, Hà Nội.

Page 75: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

73CÁC PHỤ LỤC

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số nội dung về quy trình kỹ thuật đối với nuôi tôm 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Tôm giống được thả vào ao ương 1, do ở giai đoạn này tôm rất nhạy cảm với môi trường, nên nước trong ao được xử lý tiệt trùng toàn bộ, không còn mầm bệnh. Nhờ vậy, mặc dù tôm giống được thả với mật độ cao từ 5.000–12.000 con/m2, nhưng sau khi kết thúc ương giai đoạn 1 (20–25 ngày), tỷ lệ tôm sống vẫn đạt tới trên 90%, kích cỡ tôm đạt 1.800–2.000 con/kg (Thu Trang, 2019).

Giai đoạn 2: Kết thúc ương giai đoạn 1, tôm sẽ theo dòng chảy tự nhiên sang ao ương giai đoạn 2. Với cách di chuyển này tôm không bị sốc, tránh bị lây nhiễm mầm bệnh. Ở giai đoạn này, mật độ tôm được nuôi từ 300–500 con/m2, thời gian nuôi 25 ngày (Thu Trang, 2019).

Giai đoạn 3: Kết thúc ương giai đoạn 2, tôm sẽ được đưa qua ao nuôi thương phẩm, lúc này tôm đã vượt qua giai đoạn thường mắc các bệnh nguy hiểm, đạt kích cỡ 700–800 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Tại ao nuôi thương phẩm, tôm được nuôi với mật độ 180–250 con/m2, thời gian nuôi 30 ngày, khi thu hoạch đạt 30–35 con/kg tùy theo từng giai đoạn thời vụ, tỷ lệ sống 80%. Đặc biệt, trong giai đoạn nuôi thương phẩm, việc cung cấp thức ăn tùy theo nhu cầu thực tế của tôm dưới ao nuôi, qua đó làm giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, đảm bảo ao sạch sẽ (Thu Trang, 2019).

Phụ lục 2: Một số thông tin kỹ thuật về mô hình RAS của doanh nghiệp TNHH MTV Long Mạnh tại Bạc Liêu

Công ty TNHH MTV Long Mạnh đang ứng dụng nuôi tôm biofloc trong bể tròn vách đứng và sử dụng công nghệ RAS. Hiện nay, hệ thống bể nuôi hiện gồm 4 bể nuôi tôm dạng tròn. Diện tích mặt nước 500 m²/một hồ, với 4 bể nuôi tôm tổng diện tích mặt nước 2.000 m² để nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình biofloc và đồng thời áp dụng hệ thống RAS để tái sử dụng gần như toàn bộ nguồn nước. Đây là cách nuôi tôm không sử dụng hóa chất mà dùng hệ vi sinh bổ sung vào nước để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh, đồng thời làm sạch môi trường nước và hạn chế chất độc có trong nước sinh ra từ thức ăn dư thừa, phân tôm. Phía trên hồ nuôi tôm có giăng lưới che để giảm bớt 1/3 ánh sáng đảm bảo cho quy trình biofloc và các vi sinh phát triển. Đáy hồ nuôi tôm bố trí hệ thống hút gom chất thải, có nhiệm vụ hàng ngày hút, xả để gom phân tôm lại và chuyển sang ao nuôi cá. Nhờ nước được làm sạch thường xuyên nên tới cuối vụ tôm có thể tái sử dụng nguồn nước này cho vụ nuôi tiếp theo (Hương Giang, 2018).

Theo doanh nghiệp Long Mạnh, giai đoạn đầu tôm ao đất rất khó quản lý môi trường, thất bại nhiều. Tới ao đất lót bạt thì khi môi trường bên ngoài biến động lớn cũng dễ thất bại. Từ khi chuyển sang tôm bể tròn và ứng dụng hệ thống RAS vào quá trình nuôi, cho tỷ lệ thành công là trên 90%.Ngoài ra, khi nuôi siêu thâm canh, người nuôi cần đầu ra ổn định để có thể đáp ứng chi phí. Đồng thời, mật độ nuôi tôm cao nên mỗi bể hàng ngày đều được lấy mẫu kiểm tra hàm lượng khoáng chất (Ca, Mg) và độ pH. Đây là các chỉ tiêu quan trọng giúp theo dõi sức khỏe tôm để tính toán tỷ lệ thức ăn và bổ sung khoáng, vitamin C hay lượng vi sinh kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh. Khi thiết kế hệ thống ao nuôi tôm, tỷ lệ ao nuôi và ao xử lý nước nên là 20–80%, như vậy mới đủ khả năng xử lý nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm môi trường. Với 4 hồ nuôi tôm tổng diện tích mặt nước 2.000 m2, anh Nghĩa có 8.000 m2 các ao phụ trợ để xử lý nước sau mỗi vụ nuôi để quay vòng tái sử dụng nước. Hệ thống xử lý nước gồm gồm ao lắng thô thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hai ao sẵn sàng trước khi châm nước vào ao nuôi. Trong nuôi tôm, nguồn chất thải là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Mô hình này được doanh nghiệp áp dụng hơn một năm nay không chỉ giúp làm sạch nước, có thêm thu nhập từ cá kèo mà còn giảm chi phí xử lý chất thải nuôi tôm (Hương Giang, 2018).

Page 76: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

74 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phụ lục 3. Nguyên lý vận hành của hệ thống nuôi RAS

Theo Nguyễn Quang Chương (2013), hệ thống nuôi tuần hoàn RAS bao gồm một dây chuyền các quá trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng cho các bể nuôi. Được phân làm 2 loại là hệ thống nước một phần (10–70% lượng nước tuần hoàn/ngày) và hệ thống nước hoàn toàn (thay nước ít hơn 10% lượng nước/ngày).

- Hệ thống RAS bao gồm bể tôm nuôi, bể lọc lắng, cơ học, bể lọc sinh học, hệ thống đường ống cấp, thoát nước và sục khí.

Hình 14. Mô hình hệ thống lọc sinh học tuần hoàn (Nguồn: Nguyễn Quang Chương, 2013)

- Bể lắng, lọc cơ học: Là bể chứa nước thải từ các bể nuôi gom về, bể có 2 phần: lắng và lọc, bể làm bằng composite hoặc xi măng, kích thước chiếm 10% diện tích bể nuôi. Trong quá trình nuôi, nước thải được chuyển từ hệ thống bể nuôi đến bể lọc. Phần chất rắn trong nước được lắng tụ vào hố gom bùn, điều khiển bởi lực ly tâm nước. Sau đó nước được lọc qua với các vật liệu cát, sỏi, vải, lưới. Chất thải có kích thước lớn được giữ lại và chuyển vào bể chứa bùn. Lúc này nước đã được loại bỏ các chất rắn nhưng hàm lượng NH3, NO2, CO2… hòa tan trong nước vẫn cao và chưa được xử lý (Nguyễn Quang Chương, 2013).

- Bể lọc sinh học: Bao gồm ngăn chứa các giá thể và bể lọc dạng trống quay, dùng để chuyển hóa NH3, NO2, CO2… thành dạng không độc. Nước sau khi lắng, lọc, được bơm vào bể lọc sinh học có chứa giá thể (san hô, nhựa, xốp). Bề mặt giá thể có cấu trúc lồi lõm để tăng diện tích tiếp xúc bên ngoài. Mỗi m3 giá thể này có diện tích bề mặt tiếp xúc 150–230 m2. Khi nước từ bể lắng, lọc chảy liên tục trong bể chứa giá thể thì trên bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng sinh học bao gồm các vi khuẩn hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí (Nitrosomonas và Nitrobacte). Các loại vi khuẩn bám trong màng lọc sẽ hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện quá trình nitrate hóa, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cácbon thành dạng không độc. Nhờ đó nước được xử lý và chuyển đến thiết bị lọc dạng trống quay (rotary drum filter) để lọc tiếp và được bơm quay lại bể nuôi cá. Trong bể lọc sinh học, hệ thống sục khí được hoạt động liên tục, nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho quá trình phân hủy của vi khuẩn (Nguyễn Quang Chương, 2013).

Page 77: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

75CÁC PHỤ LỤC

- Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn. Sau khi hệ thống được vận hành, kiểm tra thông số môi trường (ôxy hòa tan, pH, NH3, NO2…) và nhiệt độ, sau đó có thể thả cá vào bể nuôi. Thông thường cá được thả vào bể phải có mật độ cao (100–200 con/m3), hằng tuần định kỳ kiểm tra thông số môi trường để điều chỉnh thích hợp. Hệ thống lọc phải được vận hành liên tục suốt vụ nuôi (3–5 tháng), hệ thống sục khí phải được duy trì hằng ngày, do vậy nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm nước phải luôn ổn định. Sau khi vận hành hệ thống lọc tuần hoàn 3 ngày trở lên thì thả cá giống vào bể và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn được điều chỉnh theo sức ăn của cá (Nguyễn Quang Chương, 2013).

Page 78: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

76 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phụ lục 4. Phân tích chi phí lợi ích của nuôi tôm – rừng tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng

Đơn vị: triệu đồng/ha/năm

TT Nội dung

Bạc Liêu Cà Mau Trung bình

Áp dụng N= 30

Không áp dụng

N= 10Áp dụng

N= 30Không áp

dụng N= 10

Áp dụng

I Chi phí cơ sở vật chất (khấu hao hằng năm) 12.55 16.90 5.62 5.37 9.09

1 Mua hoặc thuê đất 5.40 10.25 1.50 2.14 3.452 Đào ao 2.97 1.14 1.09 0.74 2.033 Cấp thoát nước 0.82 0.27 0.40 0.33 0.614 Máy bơm 1.30 1.41 0.00 0.00 0.655 Hệ thống điện 0.28 0.09 0.00 0.00 0.146 Nhà theo dõi 1.34 3.09 1.44 1.26 1.397 Thuyền 0.33 0.64 0.59 0.62 0.468 Khác 0.00 0.00 0.24 0.10 0.129 Chi phí trồng rừng 0.11 0.00 0.36 0.18 0.24

II Chi phí hằng năm 0.48 8.33 0.38 1.02 0.431 Chi phí thuê đất hằng năm 0.00 7.24 0.00 0.06 0.002 Trả lãi suất (nếu có) 0.45 0.99 0.36 0.92 0.403 Khác 0.03 0.10 0.02 0.04 0.03

III Chi phí biến đổi 40.26 58.37 20.53 11.18 30.401 Chuẩn bị ao 10.35 19.13 5.25 4.72 7.802 Nguyên vật liệu 4.83 9.33 1.99 0.36 3.413 Tôm giống 18.47 22.78 10.24 5.39 14.364 Thức ăn 0.41 0.59 0.03 0.01 0.225 Lao động 0.02 0.00 1.95 0.24 0.986 Nhiên liệu, điện 4.32 3.70 0.64 0.18 2.487 Vật liệu rẻ tiền, dễ hỏng 1.85 2.85 0.31 0.15 1.088 Khác 0.00 0.00 0.14 0.12 0.07

IV Thu nhập 70.51 70.34 92.98 35.88 81.751 Sản phẩm chính 59.59 65.01 86.03 31.33 72.81

1.1 Rừng 0.91 1.73 0.23 0.02 0.571.2 Tôm sú 29.83 30.67 67.10 22.69 48.461.3 Cua 28.85 32.62 18.70 8.61 23.772 Sản phẩm phụ 10.91 5.33 6.96 4.55 8.94

V Lợi nhuận 17.22 -13.26 66.45 18.31 41.84VI Tỉ số lợi ích/chi phí (B/C) 0.32 - 2.50 1.04 1.41VII Tần suất rủi ro 4.62 - 0 - 2.31

VIII Giá trị hiện tại ròng (NPV) (trên 10 năm) -114.86 - 359.75 -

IX Suất sinh lợi nội bộ (IRR) (trên 10 năm) -2.44 - 53.42 -

Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự, 2018

Page 79: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

77CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 5: Các lợi ích về mặt môi trường của nuôi tôm – vi khuẩn kết hợp với công nghệ tuần hoàn nước, lót bạt, sục khí đáy, xi phông đáy so với mô hình nuôi truyền thống tại các tỉnh khảo sát

TT Hạng mục ĐVT Tại Sóc Trăng (n=11)

Tại Bạc Liêu (n=14)

Tại Cà Mau (n=15)

1 Tỷ lệ diện tích ao cấp – ao nuôi – ao lắng, xử lý

X% – Y% – Z% 22 – 65 – 13 25 – 60 – 15 25 – 50 – 25

2 Giảm lượng nước cần thay trong quá trình nuôi

% 80 75–80 50–70

3 Giảm lượng nước thải sau mỗi vụ nuôi

% 50 45–50 25–50

4 Chất lượng nước thải sau mỗi vụ nuôi

Nhận định 30% cho là tốt hơn;

70% cho là không khác biệt

36,4% cho là tốt hơn;

63,6% cho là không khác biệt

35% cho là tốt hơn;

65% cho là không khác biệt

5 Giảm lượng bùn thải sau mỗi vụ nuôi

% Không giảm Không giảm 35% cho là giảm; 65% cho là không giảm

6 Chất lượng bùn thải sau mỗi vụ nuôi (đỡ độc hại hơn, mùi đỡ hôi hơn)

Nhận định 30% cho là tốt hơn;

70% cho là không khác biệt

27,3% cho là tốt hơn;

72,7% cho là không khác biệt

35% cho là tốt hơn;

65% cho là không khác biệt

8 Giảm tần suất dịch bệnh Nhận định Có giảm nhưng không đáng kể

Có giảm nhưng không đáng kể

Có giảm nhưng không đáng kể

Phụ lục 6: Đặc điểm quy trình xử lý chất thải có áp dụng công nghệ biogas

Nước nuôi tôm sau khi xi-phông sẽ tách được chất thải rắn bằng túi lọc lưới. Chất thải rắn gồm xác tôm chết, vỏ tôm, thức ăn thừa, phân tôm có thể sử dụng cho chăn nuôi (nuôi vịt, cá). Phân tôm có kích cỡ nhỏ hơn mắt lưới nên lọt qua túi lưới và được lắng lại trong hồ tách chất thải thứ nhất (diện tích 50 m2). Phần nước tiếp tục chảy tràn qua hồ tách chất thải thứ hai để lắng phân, sau đó chảy tràn ra ao lắng thô cấp I.

Do được lắng hai lần nên nước sau khi chảy ra ao lắng thô cấp I đã sạch hoàn toàn. Phần nước này có thể tái sử dụng bơm ngược trở lại ao nuôi. Còn phân tôm sau khi được tách hết nước mặn sẽ dùng nước ngọt pha loãng để sử dụng cho việc trồng cây và làm biogas.

Page 80: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

78 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Page 81: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

79CÁC PHỤ LỤC

Page 82: Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm và đề xuất các giải

Thông tin ấn phẩm

Xuất bản bởiDeutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đăng kýBonn và Eschborn, Đức

Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) Phòng K1A, 14 Thụy Khuê, Tây HồHà Nội, Việt Nam

Xuất bảnTháng 4 - 2020

Chịu trách nhiệm nội dungOle Henriksen, GIZNgô Tiến Chương, GIZ

Biên soạnTS. Cao Lệ QuyênThS. Hoàng Văn CườngThS. Trần Văn Tâm

Thiết kế GIZ - MCRP

Hình ảnhNguồn ảnh do GIZ cung cấp, trừ phi có chú thích nào khác.

Thay mặt choBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ)

GIZ chịu trách nhiệm về nội dung ấn phẩm này.