nhÀ nƯỚc viỆt nam vỚi viỆc bẢo ĐẢmhcma.vn/uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÒE NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã s: 62 22 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015

Upload: others

Post on 31-Oct-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HÒE

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMQUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN

HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứngvà Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số : 62 22 03 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Page 2: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Thành

Phản biện 1: ......................................................

......................................................

Phản biện 2: ......................................................

......................................................

Phản biện 3: ......................................................

......................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhVào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuQuyền con người (QCN) là thành quả đấu tranh chung của nhân loại

chống lại áp bức, bất công. Bảo đảm QCN trở thành mối quan tâm chungcủa cộng đồng quốc tế, là giá trị cơ bản mà các nhà nước hướng tới. Cùng

với sự phát triển của lịch sử, vấn đề bảo đảm QCN được nhận thức và thựchiện tốt hơn với những giá trị, chuẩn mực về QCN ngày càng được mởrộng. Tuy nhiên, tùy theo thời kỳ lịch sử, chế độ kinh tế, chính trị, quan

điểm giai cấp khác nhau... mà có những chuẩn mực, nguyên tắc bảo đảmQCN khác nhau. Do đó, hiện nay chưa có một quan niệm thống nhất vềkhái niệm QCN và bảo đảm QCN. Điều này thể hiện rất rõ trong quan điểmchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ thể.

Theo luật nhân quyền quốc tế, bảo đảm QCN là trách nhiệm của nhà

nước và là vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động của nhà nước. ỞViệt Nam, ngay từ Hiến pháp 1946, tôn trọng các quyền tự do dân chủ củanhân dân đã trở thành một nguyên tắc của nhà nước và là mục xuyên suốtcủa sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Thực tiễn 30 năm đổi mới ở Việt Nam đã đem lại cho chúng tanhững kinh nghiệm quý báu về tổ chức nhà nước, về phát huy hiệu quả củanhà nước trong bảo đảm QCN. Tuy nhiên vì nhiều lý do, việc bảo đảmQCN của Nhà nước ta còn nhiều hạn chế. Trên lĩnh vực pháp luật, nhiềuquy định của pháp luật còn bất cập, mâu thuẫn, khó triển khai trong thựctiễn. Công tác tuyên truyền, giáo dục QCN cho người dân và đội ngũ cánbộ công chức còn nặng về hình thức, thiếu sự gắn kết với thực tiễn, gây trởngại cho việc bảo đảm QCN. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, chồngchéo về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng thiếutrách nhiệm, vô cảm, vi phạm các QCN của người dân của một số cán bộ,công chức gây bức xúc trong xã hội, tạo kẽ hở cho một số thế lực thù địchlợi dụng vu cáo Việt Nam vi phạm QCN.

Page 4: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

2

Bên cạnh đó, tác động của toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập quốc tế(HNQT) đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về QCN. Việc phân bổ nguồnlực, quy trình ban hành chính sách, pháp luật về QCN chưa đáp ứng đượcđòi hỏi của thực tiễn. Chất lượng của chính sách kinh tế, chính sách xã hộichưa đạt yêu cầu, việc thực hiện chính sách pháp luật về QCN còn nhiều bấtcập... đòi hỏi có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước. Vì vậy, nghiên cứuvấn đề lý luận về nhà nước đối với việc bảo đảm QCN; phân tích thực trạngNhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN, đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo QCN là một yêu cầu cần thiết cảvề lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề "Nhà nước Việt Namvới việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiệnnay" làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích, nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu2.1. Mục đích của luận ánTrên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước đối với việc bảo

đảm QCN và thực tiễn bảo đảm QCN của Nhà nước ta luận án đề xuất mộtsố quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của Nhà nước đốivới việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của luận ánĐể đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ

cơ bản sau:- Làm một số vấn đề lý luận về QCN, bảo đảm QCN, tầm quan trọng

và những biểu hiện của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN.

- Làm rõ thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN

trong điều kiện HNQT và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quảcủa Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT ở ViệtNam hiện nay.

2.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án- Luận án chỉ khảo sát thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc

bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT (từ 1995 đến nay).

Page 5: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

3

3. Phương pháp nghiên cứuTác giả luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lô-gíc và lịch sử,phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê và so sánh, trừutượng và cụ thể...

4. Đóng góp khoa học của luận án- Luận án góp phần làm rõ vấn đề lý luận về QCN, bảo đảm QCN,

tầm quan trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN.

- Luận án làm rõ thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc bảođảm QCN (những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân) và những vấn đề đặtra, từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quảcủa Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT ở ViệtNam hiện nay.

5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo

cho những người hoạch định chính sách và quản lý xã hội khi đánh giá,giải quyết và đề xuất các vấn đề có liên quan đến QCN, bảo đảm QCN,

nâng cao hiệu quả của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điềukiện HNQT hiện nay.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy vềQCN và các vấn đề khác có liên quan.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công

bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận ángồm 4 chương, 10 tiết.

Page 6: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

4

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN CON NGƯỜIVÀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người

Các công trình tiêu biểu của nhiều học giả trong và ngoài nướcnghiên cứu những vấn đề lý luận về QCN như: sách “Quyền con người”của Jacques Mourgon (1995); sách “Quyền con người trong thế giới hiệnđại” của Phạm Khiêm Ích và Hoàng Văn Hảo chủ biên (1995); “Góp phầntìm hiểu quyền con người” của tác giả Phạm Văn Khánh (2006); “Triếthọc chính trị về quyền con người”, tác giả Nguyễn Văn Vĩnh (2006);

“Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” do

Võ Khánh Vinh chủ biên (2009), giáo trình “Lý luận về quyền con người”,

Viện nghiên cứu quyền con người (2010); sách “Quyền con người, lý luậnvà thực tiễn” của Viện NC quyền con người (2014)... Mặc dù cách tiếp cậnvà phân tích có khác nhau, song các công trình trên đều tập trung nghiên

cứu, luận giải những vấn đề lý luận về QCN như: khái niệm QCN, bảnchất đặc trưng của QCN, nội dung các quyền cơ bản của con người. Bên

cạnh đó, một số công trình tập trung phân tích về các điều kiện, cơ chế bảođảm QCN...

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con người

Có nhiều công trình nghiên cứu về bảo đảm QCN, tiêu biểu là: đề tài

cấp nhà nước “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dântrong sự nghiệp đổi mới đất nước” (1995), do Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm;sách “Hiến pháp, pháp luật và quyền con người- Kinh nghiệm Việt Namvà Thụy Điển”, Trung tâm Nhiên cứu quyền con người (2001); đề tài “Bảođảm các quyền dân sự, chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam”(2010) do Tường Duy Kiên chủ nhiệm; sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyềnkinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam”, của TrầnThị Hòe và Vũ Công Giao (2011); bài viết “Thực tiễn bảo đảm quyền con

Page 7: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

5

người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay”, tác giả Đặng DũngChí (Tạp chí Cộng sản số 6/2014)... Có thể khẳng định, ở các mức độ khácnhau, các công trình đã tập trung phân tích những thành tựu, hạn chế trongviệc bảo đảm QCN trong pháp luật và thực tiễn trên các lĩnh vực: dân sự,chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế,

kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm tốt hơn các QCN.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngườitrong điều kiện hội nhập quốc tế

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về bảo đảm QCN trong điềukiện HNQT, gồm sách “Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam(nhìn từ khía cạnh văn hóa)” (1999), Trần Văn Bính chủ biên; các bài

viết “Toàn cầu hóa, thương mại và nhân quyền” (2004), tác giả KierenPitzpatrick; “Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và nhân quyền”, tác giảCao Đức Thái; “Toàn cầu hóa với việc bảo đảm quyền con người ở ViệtNam”, tác giả Hoàng Hùng Hải, (2009); “Quyền con người trong bốicảnh toàn cầu hóa”, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2009)... Theo các tác

giả, TCH và HNQT tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng và hiện thực hóa cácQCN, song nó cũng mang lại nhiều thách thức đối với việc bảo đảmQCN. Do đó, cần phải tận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức, bảođảm tốt hơn các QCN.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚIVIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI HIỆN NAY

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngườicủa Nhà nước

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảođảm QCN, gồm: sách “Quyền lực nhà nước và quyền công dân” (2003),

tác giả Đinh Văn Mậu; sách “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2004), tác giả Trần NgọcĐường; bài viết “Nhà nước, cơ chế bảo đảm quyền con người”, (Tạp chíNghiên cứu lập pháp số 2/2003); “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Page 8: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

6

với việc bảo đảm quyền con người” (Tạp chí Nghề Luật số 8/2004) của tác

giả Tường Duy Kiên....Các công trình trên đã tập trung phân tích cơ chếbảo đảm QCN của nhà nước; những thành tựu, hạn chế bảo đảm QCN củanhà nước, khẳng định nghĩa vụ của nhà nước phải tạo ra một cơ chế thíchhợp để bảo đảm tốt nhất các QCN của người dân trong khả năng của mình.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảođảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế

Các công trình nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảo đảm QCNtrong điều kiện HNQT gồm: đề tài “Bảo đảm quyền con người ở ViệtNam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế- vấn đề và giảipháp” (2008), do Đặng Dũng Chí chủ nhiệm; đề tài “Tổ chức và hoạtđộng của cơ quan nhân quyền quốc gia một số nước ASEAN và Trung

Quốc - Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, do Nguyễn Đức Thùy chủnhiệm (2011); bài viết “Bảo đảm và thực hiện quyền con người ở ViệtNam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, tác giả Vũ Hoàng Công (2014);

bài viết “Hội nhập quốc tế với việc bảo đảm các quyền con người” củaTrần Thị Hòe (Tạp chí Lý luận chính trị số 6/2014)... Các công trình tậptrung phân tích những nhiệm vụ của nhà nước trong việc bảo đảm QCN,đề xuất giải phương hướng và giải pháp bảo đảm QCN của nhà nướcnhư: Hoàn thiện pháp luật về QCN; Xây dựng các cơ chế đảm QCN;Nâng cao nhận thức pháp luật về QCN; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế(HTQT) về QCN....

1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA MÀ LUẬN ÁN TIẾP TỤCNGHIÊN CỨU

1.3.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình liên quan

Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu các khía

cạnh khác nhau của QCN như: Lý luận về QCN; Thực tiễn bảo đảm QCN;Toàn cầu hóa, HNQT và QCN; về nhà nước đối với việc bảo đảm QCN...Các công trình khoa học trên có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Kếtquả nghiên cứu ở các công trình đó là những tư liệu quan trọng để tác giả

Page 9: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

7

kế thừa, phát triển trong luận án. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án,

nhiều vấn đề chưa được bàn đến hoặc được đề cập nhưng chưa thành hệthống, nhất là dưới góc độ triết học.

1.3.2. Những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu

Kế thừa những giá trị của các công trình trên, Luận án tập trung làm

rõ những vấn đề sau:

- Làm rõ khái niệm QCN, bảo đảm QCN.

- Phân tích và luận giải về tầm quan trọng và những biểu hiện cụ thểcủa vai trò nhà nước đối với việc bảo đảm QCN.

- Phân tích tác động của HNQT đến QCN và tác động đến Nhà nướcđối với việc bảo đảm QCN ở Việt Nam.

- Phân tích và đánh giá thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việcbảo đảm QCN, những vấn đề đặt ra cho Nhà nước đối với việc bảo đảmQCN trong điều kiện HNQT.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao tính

hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiệnHNQT ở Việt Nam.

Chương 2BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

2.1. QUYỀN CON NGƯỜI VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

2.1.1. Quyền con người - một số vấn đề lý luận cơ bản2.1.1.1. Khái niệm quyền con ngườiCó nhiều định nghĩa khác nhau về QCN. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn

đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định của QCN.

Tính phù hợp của các định nghĩa hiện có về QCN tùy thuộc vào sự nhìn

nhận chủ quan của mỗi cá nhân. Trên cơ sở tiếp thu điểm hợp lý của mộtsố định nghĩa về QCN, Luận án cho rằng: quyền con người là một phạm

Page 10: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

8

trù chính trị- xã hội - lịch sử, phản ánh nhu cầu, lợi ích, năng lực vốn có,

chỉ có ở con người dưới hình thức các chuẩn mực khách quan, được xã hộithừa nhận và bảo đảm bằng các quy định pháp luật.

Như vậy, QCN chính là những nhu cầu, lợi ích vốn có và cần phải cócủa con người; được áp dụng chung cho tất cả mọi người; được xã hộithừa nhận và bảo đảm thông qua các chế định pháp luật thì mới thực sự trởthành quyền.

2.1.1.2. Đặc trưng của quyền con người

Từ định nghĩa trên, QCN có đặc trưng cơ bản: (1) bẩm sinh, vốn có;

(2) QCN mang giá trị phổ biến; (3) mang tính lịch sử - cụ thể; (4) gắn liềnvới nhà nước; (5) được bảo đảm bằng pháp luật.

2.1.2. Bảo đảm quyền con người

2.1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người

Hiện nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về bảo đảmQCN. Tiếp thu điểm hợp lý của các định nghĩa trước, Luận án cho rằng:

Bảo đảm quyền con người là việc các chủ thể (cá nhân, nhà nước, các tổchức chính trị, xã hội...) có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp, cách thức đểhiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người nhằm bảo vệvà thực thi hiệu quả các quyền và tự do cơ bản của con người trong cáchoạt động của mình, ngăn ngừa sự lạm dụng, vi phạm quyền con người từphía các chủ thể khác.

Như vậy, bảo đảm quyền con người bao hàm hai nội dung cơ bản:Thứ nhất, đó là những nguyên tắc, quy tắc, cách thức, thủ tục... để thúc đẩyvà bảo vệ QCN. Thứ hai, đó là các yếu tố, các chủ thể... tham gia vào việcthúc đẩy và bảo vệ QCN. Đây là hai nội dung có ý nghĩa quan trọng, quyếtđịnh trong việc bảo đảm QCN.

2.1.2.2. Tầm quan trọng của bảo đảm quyền con người

Bảo đảm QCN có tầm quan trọng đặc biệt, bởi: (1) Bảo đảm QCN là

mục tiêu cơ bản, cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế và là một nội dung

Page 11: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

9

quan trọng bậc nhất của các hiến pháp dân chủ trên thế giới; (2) Bảo đảmQCN là một nội dung cơ bản của nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội;(3) Bảo đảm QCN là yêu cầu cơ bản của quá trình phát huy dân chủ và xây

dựng Nhà nước pháp quyền...

2.2. NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI- TẦM QUAN TRỌNG VÀ BIỂU HIỆN

2.2.1. Tầm quan trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm quyềncon người

Theo luật nhân quyền quốc tế, bảo đảm QCN trách nhiệm thuộc vềnhiều chủ thể, song nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Tầm quan trọngcủa nhà nước đối với bảo đảm QCN thể hiện qua sự khác biệt về chứcnăng của nhà nước, qua tổ chức bộ máy và hoạt động của nhà nước mà

không chủ thể nào có được. Bởi chỉ nhà nước mới có đủ các quyền lực,nguồn lực và các điều kiện cần thiết để: (a) Ban hành pháp luật về QCN;

(b) Tạo ra các cơ chế, thiết chế bảo đảm QCN; (c) Điều tiết phát triển kinhtế gắn với mục tiêu bảo đảm QCN; (d) Thực hiện quản lý xã hội bảo đảmQCN; (e) Thực hiện chức năng đối ngoại bảo đảm QCN.

2.2.2. Những biểu hiện cụ thể của nhà nước đối với việc bảo đảmquyền con người

Một là, ban hành chính sách, pháp luật về quyền con người

Ban hành chính sách, pháp luật về QCN là nhiệm vụ quan trọngtrong việc bảo đảm QCN của nhà nước. Điều đó không chỉ có ý nghĩaquyết định đến thực tiễn bảo đảm QCN mà còn khẳng định bản chất, vaitrò của nhà nước trong việc bảo đảm QCN. Hoạch định chính sách vềQCN, nhà nước cần chú trọng: Xác định mục tiêu của chính sách; Xây

dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chính sách: Xác định chủ thể thựchiện chính sách...

Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của nhà nước.Mọi hoạt động của nhà nước phải xuất phát từ việc tôn trọng, bảo dảmQCN, tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện đúng các QCN theo pháp

Page 12: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

10

luật. Do đó, nhiệm vụ của nhà nước phải ban hành hiến pháp và pháp luậtbảo đảm QCN, pháp luật hóa mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân,

giữa nhân dân và nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm QCN.

Hai là, tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người

Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN có ý nghĩa quan trọngđể đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, khẳng định sự đúng đắn và sựphù hợp của chính sách, pháp luật. Để tổ chức thực thi chính sách, phápluật có hiệu quả, nhà nước cần: một là, Xây dựng kế hoạch triển khai thựchiện chính sách, pháp luật; hai là, Phân công, phối hợp thực hiện chínhsách, pháp luật; ba là, Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, phápluật về QCN đảm bảo các chính sách, pháp luật về QCN được thực hiệnđúng hướng đích, kịp thời phát hiện điểm bất hợp lý trong quá trình thựcthi chính sách, pháp luật để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN phải được kiểmsoát và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực trong tổ chứcbộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.

Ba là, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người

Nhiệm vụ đặt ra đối với việc bảo đảm QCN của mỗi nhà nước là xây

dựng và hoàn các cơ chế, thiết chế bảo đảm QCN. Trong các nhà nướchiện đại, các thiết chế bảo đảm QCN được chi thành: (1) Nhóm các cơquan có chức năng trực tiếp trong việc bảo đảm QCN (Ủy ban nhân quyềnquốc gia, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về QCN...); (2) Nhóm các cơquan có mối quan tâm đặc biệt đến bảo đảm QCN trong phạm vi thẩmquyền của họ (gồm các nghị viện/quốc hội; các cơ quan thuộc chínhphủ...). Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước cần hoàn thiện các thiết chế bảođảm QCN như: Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan có mối quan tâmđặc biệt đến bảo đảm QCN theo chức năng, thẩm quyền; xây dựng và hoàn

thiện các cơ quan có chức năng trực tiếp trong việc bảo đảm QCN; xây

dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo đảm, thực thi QCN; huy động sựtham gia của các tổ chức chính trị, xã hội trong việc bảo đảm QCN...

Page 13: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

11

Bốn là, tham gia hợp tác quốc tế về quyền con ngườiTham gia hợp tác quốc tế (HTQT), nhà nước cần thực hiện các

nhiệm vụ: (a) Ký kết, phê chuẩn các Công ước quốc tế và khu vực vềQCN; (b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia theo các nguyên tắc củacác Công ước mà nhà nước là thành viên; (c) Xây dựng các cơ chế giámsát và thực thi Công ước; (d) Xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiệnnghĩa vụ đối với các Công ước theo yêu cầu của các Ủy ban các công ước;

(e) Tiếp nhận và trả lời các kháng thư, tiếp nhận và xử lý các khuyến nghịchung của các Ủy ban; (h) Tham gia đối thoại với các nhà nước, các tổchức quốc tế về bảo đảm và thực hiện QCN...

Luận án đã phân tích kinh nghiệm bảo đảm QCN của một số quốcgia, đại diện cho một số khu vực như: Thụy Điển; In-đô-nê-xia; Kenya;

Trung Quốc... để làm cơ sở để so sánh với việc bảo đảm QCN của Nhà

nước Việt Nam tại Chương 3.

Kết luận chương 2

Quyền con người phạm trù đa diện, nên có nhiều cách hiểu và địnhnghĩa khác nhau về QCN. Vì vậy, chương 2 luận án đã phân tích một sốđịnh nghĩa về QCN từ đó, đưa ra quan điểm của tác giả về QCN; phân tích

bản chất đặc trưng của QCN, đó là: bẩm sinh, vốn có; mang giá trị phổbiến; mang tính lịch sử - cụ thể; gắn liền với nhà nước, pháp luật..

Chương 2, luận án tập trung làm rõ khái niệm bảo đảm QCN, tầmquan trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN. Xuất phát từ vị trí,vai trò của QCN, Luận án khẳng định bảo đảm QCN có tầm quan trọngđặc biệt không chỉ ở với quốc gia mà cả cộng đồng quốc tế. Ngày nay, bảođảm QCN thuộc về trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó, trách nhiệmtrước hết thuộc về nhà nước. Cơ sở để tác giả rút ra nhận định này là xuấtphát từ những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà nước. Đó là chức các

năng: (a) Ban hành pháp luật về QCN; (b) Tạo cơ chế bảo đảm QCN; (c)

Điều tiết phát triển kinh tế bảo đảm QCN; (d) Thực hiện quản lý xã hộibảo đảm QCN; (e) Thiết lập các quan hệ HTQT nhằm bảo đảm QCN...

Page 14: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

12

Chương 2, Luận án luận giải những nhiệm vụ cụ thể của nhà nước đốivới việc bảo đảm QCN. Từ các chức năng của mình, nhà nước cần thực hiệncác nhiệm vụ bảo đảm QCN, đó là: (1) Xây dựng chính sách, pháp luật bảođảm QCN; (2) Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm QCN; (3) Xây

dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy và các thiết chế bảo vệ QCN; (4) Thựchiện HTQT trên lĩnh vực QCN. Đây là những nhiệm vụ quan trọng để nhà

nước thực hiện nghĩa vụ bảo đảm QCN của mình, đặc biệt là trong điều kiệnTCH và HNQT hiện nay.

Chương 3

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢMQUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ -

THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NHÀ

NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

3.1.1. Hội nhập quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam3.1.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tếHiện nay, có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về HNQT,

song có thể hiểu một cách chung nhất, Hội nhập quốc tế là quá trình các

quốc gia tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết, liên kết họ vớinhau, dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lựcvà tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế quốc tế hoặcquy định của các tổ chức mà quốc gia đó tham gia.

3.1.1.2. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt NamCó thể khẳng định, Việt Nam tham gia hội nhập từ năm 1976 (sau

khi là thành viên LHQ) và không ngừng mở rộng hợp tác với nhiều quốcgia, tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã xác lập quan hệngoại giao với 181 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với 230 nước và

vùng lãnh thổ, thành viên tích cực của 70 tổ chức quốc tế và khu

vực....Việt Nam tham gia một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm vào

Page 15: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

13

việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; tham gia toàn diện, sâu rộng vào các

diễn đàn đa phương, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.

3.1.2. Hội nhập quốc tế tác động đến Nhà nước đối với việc bảođảm quyền con người ở Việt Nam

3.1.2.1. Những tác động tích cựcHội nhập quốc tế tác động tích cực Nhà nước đối với việc bảo đảm

QCN trên nhiều lĩnh vực như: (1) Thúc đẩy quá trình hoàn thiện chính sách,pháp luật về QCN. Có thể khẳng định, HNQT đã làm thay đổi tư duy pháplý về QCN trong hoạch định và thực thi chính sách pháp luật về QCN theonguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con ngườiphù hợp với các điều ước quốc tế về QCN; (2) Thúc đẩy việc xây dựng,

củng cố các thiết chế bảo đảm QCN của Nhà nước, làm cho quá trình này

diễn ra nhanh hơn, khoa học hơn; (3) Tạo cơ chế phối hợp giữa Nhà nướcvới các tổ chức quốc tế trong bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện các QCN.

3.1.2.2. Những tác động tiêu cựcTuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, HNQT làm nảy sinh

nhiều thách thức đối với nhà nước đối với việc bảo QCN. Chẳng hạn,trong quá trình hội nhập, việc tuân thủ các định chế quốc tế đã phần nào

chi phối vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, pháp luật vềQCN; trong hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN; trong điều tiết kinh tế,giải quyết các vấn đề xã hội…Do đó, có thể khẳng định, HNQT mang lạinhiều cơ hội cho Nhà nước trong việc bảo đảm QCN, đồng thời đặt ranhiều thách thức mới cho Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN.

3.2. THỰC TRẠNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢOĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.2.1. Những thành tựu chủ yếu của Nhà nước Việt Nam đối vớiviệc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế

Thứ nhất, trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền con người

Nhà nước ta có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính sách,pháp luật về QCN, ban hành nhiều chính sách kinh tế, chính sách xã hội

Page 16: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

14

bảo đảm QCN (chính sách bảo vệ quyền tự do sản xuất, kinh doanh; chínhsách lao động, việc làm; chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách

an sinh xã hội...), tạo cơ sở cho việc bảo đảm QCN.

Nhà nước ta từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN (sửađổi Hiến pháp, ban hành nhiều luật và bộ luật). Số lượng và chất lượng cácvăn bản luật tăng nhanh, ghi nhận nhiều QCN mới như: quyền được giữ bímật thông tin; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại vềvật chất và danh dự; quyền được sở hữu về thu nhập hợp pháp, về nhà ở....

Phạm vi điều chỉnh của luật có nhiều thay đổi tích cực, quy trình xây

dựng luật được thay đổi theo hướng dân chủ, công khai phù hợp với cácnguyên tắc của luật quốc tế và yêu cầu thực tiễn.

Thứ hai, trong tổ chức, thực thi chính sách, pháp luật về quyềncon người

Nỗ lực của Nhà nước trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật vềQCN được thể hiện ở một số hoạt động chủ yếu như: Ban hành các vănbản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về QCN; Tổ chức hướngdẫn, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật về QCN; Thực hiện lồngghép QCN vào quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình, chính sách

phát triển; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QCN...Đây là các khâu cơbản để tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN đạt hiệu quả.

Thứ ba, trong xây dựng, hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyềncon người

Để bảo đảm tốt hơn các QCN, Nhà nước ta chú trọng xây dựng và

hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN như: (1) Hoàn thiện tổ chức bộ máyvà hoạt động của các cơ quan Nhà nước (Quốc hội; Chính phủ, các cơquan Tư pháp; Chính quyền địa phương các cấp...) theo hướng gọn nhẹ,chuyên sâu, hoạt động hiệu quả; (2) Chú trọng xây dựng các cơ quanchuyên trách bảo vệ QCN (Ban chỉ đạo nhân quyền Chính phủ; Các cơquan chuẩn bị và thực hiện Báo cáo việc thực hiện các Công ước quốc tếvề QCN...); (3) Hoàn thiện thiết chế phản biện xã hội...

Page 17: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

15

Thứ tư, trong hợp tác quốc tế về quyền con ngườiViệt Nam đã có nhiều nỗ lực trong HTQT về QCN như: (1) Tham

gia ký kết nhiều Công ước quốc tế về QCN; (2) Thực hiện có trách nhiệmnghĩa vụ báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện các Công ước; (3) Tích

cực hợp tác sâu rộng và có chất lượng trên lĩnh vực QCN... Những nỗ lựctrên thể hiện cam kết, quyết tâm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảovệ thúc đẩy các QCN, tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế về QCN.

3.2.2. Những hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảođảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

- Hạn chế trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCNHệ thống chính sách, pháp luật về QCN vẫn còn nhiều bất cập chưa

theo kịp với thực tiễn. Nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, thậm chímâu thuẫn. Tính khả thi của nhiều văn bản luật chưa cao, chưa đáp ứngyêu cầu bảo đảm các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, hiệulực thực tế thấp (quyền lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin..).

- Hạn chế trong việc thực thi chính sách, pháp luật về QCN

Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN còn nhiều hạn chế.Điển hình là tình trạng chậm trễ trong việc thi hành các quy định của Hiếnpháp, luật và chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính

sách, pháp luật về QCN chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Cơ chế bảo đảmviệc thi hành các kiến nghị, kết luận thanh tra chưa rõ ràng, hiệu lực pháplý chưa cao.

- Hạn chế trong việc hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN

Việc hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN chưa tương xứng vớiyêu cầu, nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước và chính quyềncác cấp còn cồng kềnh, nhiều nấc, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền. Chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầuchưa rõ. Cơ chế vận hành còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ, công chức còn

hạn chế về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Thực tế đó đã làm giảm hiệu quả của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN.

Page 18: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

16

- Hạn chế trong hợp tác quốc tế về quyền con ngườiHoạt động HTQT về QCN của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Báo cáo

thực hiện các Công ước quốc tế về QCN còn chậm, chưa đúng hạn. Công

tác đấu tranh trên lĩnh vực QCN chưa có chiến lược dài hạn, chưa huyđộng được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Công tác thông

tin, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm QCN còn phiến diện, tạo kẽ hở đểcác thế lực thù địch lợi dụng, vu cáo ta vi phạm dân chủ, tự do thông tin....

3.2.3. Nguyên nhân

3.2.3.1. Nguyên nhân của thành tựuNguyên nhân cơ bản làm nên những thành tựu bảo đảm QCN của

Nhà nước ta trong thời gian qua là do có: (1) Đường lối đổi mới đúng đắncủa Đảng; (2) Nhà nước xác định được mục tiêu cơ bản, có ý nghĩa quyếtđịnh là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; (3) Xác địnhđược những nhiệm vụ ưu tiên trong thực thi QCN...

3.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chếNhững hạn chế của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN có nhiều

nguyên nhân, trong đó phải kể đến: (1) Nhận thức về QCN của một bộphận cán bộ và người dân còn hạn chế; (2) Tổ chức thực hiện còn nhiềubất cập; (3) Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệQCN còn bất cập. Đây là nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến hạnchế của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN ở nước ta hiện nay.

3.3. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CONNGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY -

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.3.1. Vấn đề đặt ra về nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữanhân quyền và chủ quyền trong hội nhập quốc tế

Trong HNQT, nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyềnvà chủ quyền là vấn đề mà các nhà nước đặc biệt quan tâm. Bởi tham gia

HNQT, việc tuân thủ các chế định quốc tế là vấn đề mà nhiều quốc giaPhương Tây lợi dụng để đưa ra các đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân

Page 19: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

17

quyền nhằm can thiệp vào vấn đề chủ quyền quốc gia, dân tộc. Vì vậy,nhận thức, giải quyết mối quan hệ giữa mở rộng các QCN trên cơ sở giữvững độc lập chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối vớiNhà nước.

3.3.2. Vấn đề đặt ra giữa yêu cầu bảo đảm quyền con người củaNhà nước với những bất cập trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền XHCN và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa hiện nay

Việt Nam đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và thể chế kinh tếthị trường (KTTT) định hướng XHCN. Những bất cập trong hoàn thiệnNhà nước pháp quyền; sự hình thành những yêu cầu mới, đa dạng về QCN

trong thể chế KTTT định hướng XHCN đã và đang đặt Nhà nước trướcnhiều thách thức. Đó là việc xuất hiện nhu cầu cho các quyền mới và

những yêu cầu mới về bảo đảm QCN, sự gia tăng khoảng cách phân hóagiàu nghèo, vấn đề lao động di cư; biến đổi khí hậu... đòi hỏi Nhà nướcvừa phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về QCN cho cácnhóm dân cư ở các khu đô thị, vừa phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảođảm các quyền thiết yếu cho đa số nhân dân; đặt ra thách thức mới đối vớiNhà nước trong bảo đảm QCN.

3.3.3. Vấn đề đặt ra về yêu cầu cao bảo đảm QCN của Nhà nướcvới trình độ dân trí còn hạn chế

Trong điều kiện TCH và HNQT, sự giao lưu, hợp tác về kinh tế, vănhóa, khoa học công nghệ đã thúc đẩy việc hưởng thụ các QCN của ngườidân. Do đó, yêu cầu bảo đảm QCN đặt ra đối với Nhà nước ngày càng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp, trình độ trình độvăn hóa, trình độ hiểu biết về pháp luật, về dân chủ và QCN của nhân dâncòn thấp. Điều này gây trở ngại cho việc mở rộng và nâng cao chất lượngbảo đảm QCN của Nhà nước.

Page 20: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

18

Kết luận chương 3

Bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT ở nước ta phải đối mặt vớinhiều vấn đề phức tạp, khó khăn, song với những nỗ lực của Đảng và Nhà

nước, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc bảođảm QCN. Hoạt động xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật vềQCN có nhiều đổi mới, đạt được những tiến bộ. Hoạt động tổ chức thựcthi chính sách, pháp luật về QCN được tổ chức hiệu quả. Công tác xâydựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN thu được nhiều kết quảkhích lệ. Nhà nước có nhiều nỗ lực huy động sự tham gia của các tổ chứcchính trị, xã hội trong việc bảo đảm QCN cũng như HTQT về QCN.

Tuy nhiên, trước những tác động của HNQT, việc bảo đảm QCN củaNhà nước còn nhiều hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là: (1)

Vấn đề đặt ra trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyềnvà chủ quyền quốc gia; (2) Vấn đề đặt ra giữa yêu cầu bảo đảm các QCNvới những bất cập trong hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN và hoàn

thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; (3) Vấn đề đặt ra giữa yêu cầubảo đảm QCN với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều này đòi

hỏi phải Nhà nước phải có những quan điểm định hướng và có các giảipháp cụ thể, hữu hiệu để khắc phục và giải quyết những vấn đề đặt ra trên.

Chương 4

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢMQUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

HIỆN NAY - MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP

4.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN

4.1.1. Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảmquyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế phù hợp với quy

định quốc tế về quyền con người trên cơ sở giữ vững độc lập chủquyền quốc gia

Page 21: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

19

Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là mục tiêu xuyên suốt củaĐảng ta và là khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Do đó, nâng cao

hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm các QCN trong HNQT phù

hợp với các điều ước quốc tế về QCN song không thể tách rời nhiệm vụgiữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là

nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nguyên tắc này không chỉphù hợp với các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế về QCN mà còn

đáp ứng được vọng ngàn đời của nhân dân ta.

4.1.2. Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảmquyền con người gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Bảo đảm QCN của Nhà nước chỉ thực sự đạt hiệu quả cao trong điềukiện của Nhà nước pháp quyền, trong nền KTTT định hướng XHCN vậnhành khoa học theo đúng quy luật của thị trường và một thể chế dân chủ.Do đó, để nâng cao hiệu quả của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN,Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền XHCN; hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN và thực hiệndân chủ hóa xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiệnngày càng tốt hơn các QCN.

4.1.3. Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảmquyền con người gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí

Bảo đảm QCN phụ thuộc vào truyền thống văn hóa và trình độ dântrí. Do đó, Nhà nước cần tập trung phát triển văn hóa, nâng cao trình độdân trí, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lựcvà hưởng thụ các dịch vụ cơ bản về giáo dục, đào tạo, phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống, phát triển khoa học giáo dục, tạo cơ hội để ngườidân có thể tự do phát triển năng lực cá nhân, nâng cao trình độ văn hóa,trình độ hiểu biết pháp luật về QCN.

Page 22: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

20

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.1. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN là giải phápquan trọng để nâng cao hiệu quả bảo đảm QCN của Nhà nước. Vì vậy, thờigian tới cần: (1) Tập trung hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách, pháp

luật về QCN trên các lĩnh vực; (2) Rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật,chính sách có liên quan đến bảo đảm QCN phù hợp với Hiến pháp năm2013 (xây dựng và ban hành các Luật về tiếp cận thông tin; Luật về ngườitị nạn; Luật về hội; Luật biểu tình; Luật về tín ngưỡng, tôn giáo, Luậttrưng cầu ý dân. Rà soát và sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội; Luật về nhà ở;Luật sở hữu trí tuệ...); (3) Bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về QCN; (4) Đổi mới cơ chế áp dụng và thi hành pháp luậtvề QCN....

4.2.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước theo

hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảmquyền con người

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo hướngxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà

nước nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn các QCN. Hiện nay, trọng tâm củaviệc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước là chú

trọng: (1) Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Quốc hội; (2) Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ; (3)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; (4) Đổi mới, kiệntoàn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp...

4.2.3. Từng bước hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người

Hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN là giải pháp quan trọng có ý

nghĩa chiến lược trong việc nâng hiệu quả của Nhà nước trong bảo đảmQCN. Để làm tốt nhiệm vụ này, Nhà nước cần:

Một là, Hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước, phân định rõ

Page 23: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

21

thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng với thẩm quyền trách nhiệm của Nhà

nước đối với việc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm QCN.

Hai là, Kiện toàn các cơ quan chuyên trách bảo vệ QCN như: Đổimới tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ;

Kiện toàn các cơ quan, tổ chức có chức năng theo dõi, tư vấn, trợ giúpChính phủ trên lĩnh vực QCN; Đẩy mạnh nghiên cứu để thúc đẩy việcthành lập cơ quan nhân quyền quốc gia...

Ba là, Hoàn thiện cơ chế giám sát bảo đảm thực hiện QCN, huy độngsự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong việc thúc đẩy và thựchiện QCN.

Bốn là, Tập trung xây dựng và hoàn thiện chế độ, trách nhiệm củacác cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức trong việc bảo đảm QCN, như:Xây dựng, đổi mới, hoàn chỉnh quy trình đánh giá cán bộ làm công tác

bảo vệ và thực thi QCN; Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ quản lýnhà nước trên lĩnh vực QCN; Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà

nước về QCN...

Năm là, Tăng cường nâng cao nhận thức về QCN, tập trung: Biên

soạn chiến lược và kế hoạch cụ thể cho tuyên truyền, giáo dục QCN;

Tăng cường quản lý nhà nước trong giáo dục QCN; Từng bước đào tạođội ngũ chuyên gia có trình độ cao về QCN; Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức về trách nhiệm củahọ đối với việc bảo vệ QCN và nâng cao nhận thức của người dân trongviệc thực hiện QCN...

4.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người

Nâng cao hiệu quả của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN, trong

thời gian tới, tập trung đẩy mạnh HTQT trên lĩnh vực QCN trên các lĩnhvực chính trị; kinh tế, văn hóa, giáo dục nhân quyền như: Nghiên cứu, gia

nhập và phê chuẩn một số Công ước quốc tế mới về QCN; Tăng cường vaitrò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam làthành viên; Chủ động đấu tranh trên lĩnh vực QCN; Đẩy mạnh hợp tác đa

Page 24: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

22

phương và song phương trên lĩnh vực QCN, tuyên truyền những thành tựuvề QCN mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinhtế, xã hội, văn hóa và quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; Chútrọng nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ có nhiệm vụ thực thichính sách, pháp luật bảo đảm QCN.

Kết luận chương 4

Chương 4, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bảnnâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN. Các quan

điểm đó là: (1) Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảmQCN phải phù hợp với quy định quốc tế về QCN trên cơ sở giữ vững độclập chủ quyền quốc gia; (2) Nâng cao hiệu quả của Nhà nước trong việcbảo đảm QCN gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và

hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; (3) Nâng cao hiệu quả củaNhà nước trong việc bảo đảm QCN gắn với phát triển văn hóa và nâng cao

dân trí.

Từ các quan điểm định hướng trên, Luận án đề xuất các giải pháp cơbản góp phần nâng cao hiệu quả của Nhà nước Việt Nam trong việc bảođảm QCN, đó là: (1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN; (2)

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo hướngxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN bảo đảm QCN; (3) Tiếp tục hoàn

thiện các thiết chế, cơ chế bảo đảm QCN; (4) Tăng cường HTQT trên lĩnhvực QCN.

Trong các giải pháp trên, giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà

nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hoàn thiệncác thiết chế bảo đảm QCN cần phải được chú trọng đặc biệt. Bởi theo tác

giả, hiện nay, Nhà nước ta đang thiếu một tổ chức bộ máy Nhà nước hoàn

thiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm QCN, thiếu những cán bộ có năng lực tổ

Page 25: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

23

chức, chỉ đạo và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ QCN; thiếu mộtcơ chế chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức trong lĩnh vực họ đảmnhiệm. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý nhà nước bảo đảmQCN và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất làm công

tác bảo vệ và thực thi QCN là việc làm cần thiết của Nhà nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ quan điểm “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới việc bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là nội dung cốt lõi, là mục tiêu

xuyên suốt và là yêu cầu của một Nhà nước dân chủ. Yêu cầu này xuấtphát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

thực tiễn cuộc sống.

Ngày nay, trước những tác động của quá trình HNQT đòi hỏi các

nhà nước phải suy nghĩ về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân,giữa lợi ích quốc gia với quốc tế, giữa chủ quyền quốc gia với một thếgiới hội nhập toàn diện một cách sâu sắc hơn ở tầm triết học. Các quốcgia muốn tồn tại và phát triển phải hòa mình vào xu thế chung song

phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo đảm các quyền và lợiích hợp pháp của người dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối vớimỗi quốc gia.

Thực hiện đổi mới và HNQT đã đem cho Nhà nước nhiều thành

tựu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có QCN. Song mặt trái của HNQT

cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về QCN đòi hỏi Nhà nước phải giảiquyết. Những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiệnchức năng quản lý của mình trong lĩnh vực bảo đảm QCN. Nhiều chínhsách, văn bản pháp luật về QCN đã được ban hành; hệ thống quản lý nhà

Page 26: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

24

nước về bảo vệ và thực thi QCN từ Trung ương đến địa phương từngbước đổi mới và hoàn thiện; ý thức trách nhiệm về bảo vệ QCN của cáccơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng ngày càng

được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm QCN.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình bảo vệvà thực thi QCN ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy,nâng cao hiệu qủa của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN thời kỳHNQT ở nước ta cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần:(1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN; (2) Đổi mới tổ chứcvà hoạt động của bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN bảo đảm QCN; (3) Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế,cơ chế bảo đảm QCN; (4) Tăng cường HTQT trên lĩnh vực QCN. Các

giải pháp này tập trung vào những vấn đề cơ bản của Nhà nước trongviệc bảo đảm QCN. Đây cũng là mục đích và nhiệm vụ chính của Luậnán đặt ra ngay từ đầu và tìm hướng giải quyết.

Quyền con người là thành quả chung của nhân loại. Bảo đảm QCN là

vấn đề có ý nghĩa toàn cầu. Việt Nam thực hiện đổi mới và HNQT trong

điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi nhữnghạn chế trong nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN.Vì vậy, vấn đề Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN đòi hỏi phải được tiếptục nghiên cứu, hoàn thiện. .

Page 27: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢMhcma.vn/Uploads/2015/10/4/tran_thi_hoe_vi.pdfchính trị, cách tổ chức, thực thi quyền lực của các nhà nước cụ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Hòe (2004), “Xóa đói giảm nghèo - Một biện pháp thực hiện quyền con người”, Tạp chí Tưtưởng văn hóa, (2), tr.48-50.

2. Trần Thị Hòe (2004), “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ Đổi mới”, Tạp chí Tưtưởng văn hóa,(3), tr.32-36.

3. Trần Thị Hòe (2004), “Quyền được an sinh xã hội trong thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam- thành tựu vànhững vấn đề đặt ra”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3), tr.53-57.

4. Trần Thị Hòe (2005), “Quyền chính trị của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới - Thành tựu, vấnđề và giải pháp”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (2), tr.53-57.

5. Trần Thị Hòe (2005), “Bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luậnchính trị, (5), tr.54-58.

6. Trần Thị Hòe (2007), “Bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước tahiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (8), tr.47-52.

7. Trần Thị Hòe (2007), “Bảo đảm quyền tự do sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ởnước ta hiện nay”,đặc san BáoĐời sống và Pháp luật (Tháng 4), tr.10-12 và 26-28.

8. Trần Thị Hòe (2008), “Quyền được chăm sóc sức khỏe của phụ nữ khi Việt Nam gia nhận WTO”,Tạp chí Khoa học chính trị, (2), tr.32-37.

9. Trần Thị Hòe (2009), “Nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới góc độ quyền conngười ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (11), tr.44-49.

10. Trần Thị Hòe (2010), “Pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Tạp chíKhoa học chính trị, (2), tr.48-55.

11. Trần Thị Hòe (2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền dân sự, chính trị và việc xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Thông tin Quyền con người (6), tr. 25-28.

12. Trần Thị Hòe, Vũ Công Giao (2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ởViệt Nam, sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội.

13. Trần Thị Hòe (2011), “Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI”, Thông tin Quyền con người (2), tr. 19-24.

14. Nguyễn Duy Sơn, Trần Thị Hòe (2013), “Tiếp cận dựa trên quyền trong hoạch định và thực thi chínhsách ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị (2), tr.62-67.

15. Trần Thị Hòe (2013), “Nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam hiện nay - Kết quả và vấn đề đặt ra”,Thông tin Quyền con người (2), tr.22-27.

16. Trần Thị Hòe (2014), “Về đấu tranh nhằm bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Thông tinQuyền con người (3+4), tr.50-52.

17. Trần Thị Hòe (2014), “Bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tếở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (215), tr.8-13.

18. Trần Thị Hòe (2014), “Hội nhập quốc tế với việc bảo đảm quyền con người”, Tạp chí lý luận chínhtrị (6), tr.81-83.

19. Trần Thị Hòe (2014), “Chính sách, pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người trong điều kiện hộinhập quốc tế hiện nay”,Tạp chí Lý luận chính trịvà truyền thông, (6), tr.36-40.

20. Trần Thị Hòe (2014), “Nhà nước - chủ thể trụ cột trong việc bảo đảm quyền con người”, Tạp chíGiáo dục Lý luận, (219), tr.22-27.

21. Trần Thị Hòe (2014), “Tác động của hội nhập quốc tế đến việc bảo đảm quyền con người ở ViệtNam hiện nay”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (10), tr.28-33.

22. Trần Thị Hòe (2015), “Bảo đảm quyền con người trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam - Thànhtựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học chính trị, (1), tr.100-106.

23. Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Thị Hòe (2015), “Nâng cao trách nhiệm của bảo đảm quyền con ngườicủa Nhà nước hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.36-40.

24. Trần Thị Hòe (2015), “Giám sát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền con người ở Việt Namhiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (227), tr.91-93.

25. Trần Thị Hòe (2015), “Đảm bảo quyền con người trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (236), tr. 49-51 và 76.