Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt...

38
1 Định tội danh đối vi ti lm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Ths. Võ Văn Tài Giảng viên Khoa Kiểm sát hình sự LI MĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Định tội danh là một vấn đề phc tp trong khoa học pháp lý hình sự. Quá trình giải quyết ván hình sự cần đảm bo skhách quan, khoa học và chính xác. Định tội danh đúng là yếu tđảm bo vic truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phm tội đúng theo các điu khoản tương ứng ca Bluật hình sự (BLHS), không để lt ti phạm, không làm oan người vô tội. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà công cuộc Cải cách tư pháp đang được trin khai thc hin trong hthống các cơ quan tư pháp theo tinh thn ca Nghquyết 49-NQ/TW ca BChính trị vchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thì việc định tội danh đúng càng trở nên bc thiết nhm phc vhiu qucho tiến trình cải cách tư pháp và đảm bo quyn con người trong ttụng hình sự. Định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm quan hshu quy định tại Chương XIV BLHS rt phc tạp và khó khăn, rt nhiu ti phạm liên quan đến quan hshữu là nhằm mc đích chiếm đoạt tài sản. Do vậy, để xác định được người phm ti vi phạm quy định nào trong chương các tội xâm phạm shu, cn phải căn cvào hành vi khách quan của người phm ti, thời điểm người phm ti nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản cũng như thời điểm hthc hin hành vi chiếm đoạt. Việc xác định sai thời điểm cũng như nhận định không đúng, không khách quan vthời điểm phát sinh ý thức này của người phm ti sdẫn đến việc định ti danh không đúng, không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, làm hạn chế mục đích mà Bộ lut hình sự khi ban hành hướng đến. Trong trường hợp này, tội lm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là mt trong những ví dụ điển hình. Lm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phi là hành vi mới. Tuy nhiên, để định tội danh đúng cho người phm tội trong trường hợp này cần thiết phải xác định thật chính xác thời điểm phát sinh ý thức chiếm đoạt của người phm tội, tránh trường hợp định nhm ti danh sang ti lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 sửa đổi, mt ti phm với khung hình phạt nặng hơn, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người phm ti. Do vậy, nghiên cứu vấn đề “Định tội danh đối vi ti lm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong trường hp này là cần thiết nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý cho công tác định tội danh đối vi loi ti phạm này trong thực tin. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Như đã trình bày, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phi là vấn đề mi m, có khá nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí pháp lý đề cập đến loi

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

1

Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Ths. Võ Văn Tài

Giảng viên Khoa Kiểm sát hình sự

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Định tội danh là một vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý hình sự. Quá trình giải

quyết vụ án hình sự cần đảm bảo sự khách quan, khoa học và chính xác. Định tội danh đúng là

yếu tố đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đúng theo các điều

khoản tương ứng của Bộ luật hình sự (BLHS), không để lọt tội phạm, không làm oan người vô

tội. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà công cuộc Cải cách tư pháp đang được triển khai thực

hiện trong hệ thống các cơ quan tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thì việc định tội danh đúng càng trở

nên bức thiết nhằm phục vụ hiệu quả cho tiến trình cải cách tư pháp và đảm bảo quyền con

người trong tố tụng hình sự.

Định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm quan hệ sở hữu quy định tại Chương XIV

BLHS rất phức tạp và khó khăn, rất nhiều tội phạm liên quan đến quan hệ sở hữu là nhằm mục

đích chiếm đoạt tài sản. Do vậy, để xác định được người phạm tội vi phạm quy định nào trong

chương các tội xâm phạm sở hữu, cần phải căn cứ vào hành vi khách quan của người phạm tội,

thời điểm người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản cũng như thời điểm họ thực hiện

hành vi chiếm đoạt. Việc xác định sai thời điểm cũng như nhận định không đúng, không khách

quan về thời điểm phát sinh ý thức này của người phạm tội sẽ dẫn đến việc định tội danh

không đúng, không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, làm hạn chế mục đích mà Bộ

luật hình sự khi ban hành hướng đến. Trong trường hợp này, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản là một trong những ví dụ điển hình.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phải là hành vi mới. Tuy nhiên, để định

tội danh đúng cho người phạm tội trong trường hợp này cần thiết phải xác định thật chính xác

thời điểm phát sinh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội, tránh trường hợp định nhầm tội

danh sang tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 sửa đổi,

một tội phạm với khung hình phạt nặng hơn, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của

người phạm tội. Do vậy, nghiên cứu vấn đề “Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản” trong trường hợp này là cần thiết nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và

pháp lý cho công tác định tội danh đối với loại tội phạm này trong thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã trình bày, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phải là vấn đề mới mẻ,

có khá nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí pháp lý đề cập đến loại

Page 2: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

2

tội phạm này. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận ở các góc độ khái

quát nhất hoặc dưới góc độ so sánh nó với các tội phạm khác trong chương các tội xâm phạm

sở hữu của Bộ luật hình sự Việt Nam như bài viết “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

có đối tượng chiếm đoạt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam” của

tác giả Hồ Ngọc Hải; “Một số vấn đề về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi phạm pháp

trên lĩnh vực kinh tế trong chính sách hình sự hiện nay” của Hồ Trọng Ngũ; “Khi nào thì phạm

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả Lê Hồng Phúc; “Điều tra các vụ án

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật

tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Hồng Quang; “Tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản - Một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” của tác

giả Trần Duy Bình; “Khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự” của tác giả Vi Văn Cảnh; “Tình hình tội

phạm gia tăng do luật không chặt”và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - lằn ranh

mong manh giữa hình sự và dân sự” của cùng tác giả Nguyễn Hồng Phúc; “Nghịch lý trong xử

lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả Mã Hải và An Huy; “Hiện tượng

hình sự hóa các quan hệ dân sự” của Nguyễn Văn Vân … Chưa có một công trình nghiên cứu

nào đề cập đến việc định tội danh cũng như làm thế nào để định tội danh đúng đối với tội

phạm này.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận định tội danh tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thông qua một số vụ án thực tiễn làm sáng tỏ những vướng

mắc trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm này.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc định tội danh nói

chung và định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng theo quy

định của BLHS năm 1999 sửa đổi.

4. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác định tội danh của tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ các tác giả trước, cùng với việc phân tích các vụ án

cụ thể nhằm làm sáng tỏ những vướng mắc trong quá trình định tội danh đối với tội phạm này

sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền, giúp hoạt động định tội danh

chính xác, đúng theo quy định của pháp luật hình sự.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích đã được xác định, để hoàn thiện đề tài cần thiết phải thực hiện các nhiệm

vụ cụ thể sau:

Page 3: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

3

- Phân tích các vấn đề lý luận về định tội, cơ sở khoa học, thực tiễn, về ý nghĩa của định

tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói

riêng.

- Nghiên cứu, phân tích các quy định của Bộ luật hình sự về các dấu hiệu pháp lý đặc

trưng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Thông qua một số vụ án điển hình về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được

giải quyết trong thực tiễn thời gian gần đây để làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà các cơ

quan tiến hành tố tụng gặp phải khi định tội danh đối với các trường hợp này, từ đó, kiến nghị

các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về định tội

danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phân tích các yếu tố cấu thành tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi.

Về thực tiễn: Bên cạnh việc hoàn thiện về mặt lý luận, với việc vận dụng và đưa vào

phân tích các vụ án cụ thể, rút ra những vướng mắc thường gặp trong quá trình định tội danh

đối với loại tội phạm này, đề tài cũng có ý nghĩa như là một nguồn tài liệu tham khảo, nghiên

cứu phục vụ cho thực tiễn áp dụng BLHS hiện hành vào công tác đấu tranh phòng, chống tội

phạm ở nước ta.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm 2 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về định tội danh đối với tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

Chương 2: Thực trạng định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

và một số giải pháp khắc phục.

Page 4: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

4

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐỊNH TỘI DANH

ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1. Lý luận chung về định tội danh

. . . Khái niệm định tội danh

Trong lý luận khoa học luật hình sự, việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự được

hiểu là một quá trình đa dạng và phức tạp được tiến hành qua các giai đoạn nhất định như:

Giải thích pháp luật hình sự, xác định hiệu lực pháp luật về thời gian và không gian, định tội

danh, quyết định hình phạt … Trong đó, định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản để

đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống. Định tội danh còn là tiền đề, cơ sở cho

việc áp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự,

như xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định

thời hạn điều tra, truy tố, xét xử … Đối với việc xét xử thì chỉ sau khi thực hiện xong việc định

tội danh, Tòa án mới có cơ sở để thực hiện vấn đề áp dụng hình phạt.

Thực tế, việc định tội danh không đúng trên thực tế đã dẫn đến rất nhiều trường hợp

oan, sai, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Định tội danh là cơ sở cần thiết đầu tiên cho

việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trên cơ sở xác định người phạm tội

đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, người tiến hành tố

tụng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với người thực hiện

hành vi phạm tội ấy.

Như vậy, định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính

xác giữa các dấu hiệu của hành vi tội phạm cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu

thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự.

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, khái niệm định tội danh được hiểu ở hai nghĩa.

Trước hết, định tội danh là một quá trình lôgic nhất định, là hoạt động của con người về việc

xác nhận và ghi nhận sự phù hợp giữa trường hợp phạm tội cụ thể đang xem xét với các dấu

hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Thứ hai, định tội danh là việc đánh giá về mặt pháp lý đối với một hành vi nguy hiểm cho xã

hội. Hai nghĩa này có sự quan hệ mật thiết với nhau trong khái niệm định tội danh.

Định tội danh cũng có nghĩa là một trong những hình thức hoạt động về mặt pháp lý, là

sự đánh giá về mặt pháp lý đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người có thẩm quyền

Page 5: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

5

đang xem xét, xác định hành vi được quy định ở điều nào của Bộ luật hình sự. Hay định tội

danh là kết luận về sự phù hợp giữa trường hợp phạm tội cụ thể đang được xem xét với khái

niệm về loại tội tương ứng được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự, tức là việc lựa

chọn quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi cụ thể đang xem xét. Điều đó

cũng có nghĩa là sự xác định hành vi xảy ra trong thực tế là hành vi tội phạm. Như vậy, định

tội danh thực chất là sự xác định về mặt pháp lý đối với hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế.

Do đó, điều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình định tội danh là phải tìm được những dấu

hiệu cơ bản, điển hình và quan trọng nhất, phải chỉ ra những dấu hiệu cần và đủ để xác định

thực chất của hành vi xảy ra trong thực tế. Đồng thời, khi đối chiếu các dấu hiệu đó với các

dấu hiệu được quy định trong một quy phạm pháp luật hình sự phải đưa ra kết luận rằng nhà

làm luật khi ban hành quy phạm pháp luật đó là để áp dụng cho những trường hợp phạm tội cụ

thể đang được xem xét.

Nhưng áp dụng quy phạm pháp luật hình sự là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải tiến

hành một cách tuần tự từ cái chung đến cái riêng. Tội phạm là một loại vi phạm pháp luật nói

chung. Do đó, khi định tội danh, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải

thực hiện đầy đủ các bước cơ bản, đảm bảo cho quá trình xác định tội phạm được chính xác.

Trước hết, cần phải xác định có hay không có hành vi phạm tội, đó là hành vi phạm tội hay chỉ

đơn thuần là hành vi vi phạm pháp luật khác (vi phạm hành chính, vi phạm nghĩa vụ trong dân

sự,…). Đặc biệt, trong quá trình phân định loại vi phạm pháp luật cần chú ý đến khả năng loại

trừ tính chất phạm tội của hành vi, như trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự

kiện bất ngờ hay người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự. Sau đó, cần

xác định xem hành vi đó vi phạm điều khoản cụ thể nào của Bộ luật hình sự và trên cơ sở đó

định tội cho phù hợp.

Ngoài ra, định tội danh là hoạt động được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng trong

quá trình giải quyết vụ án hình sự và được tiến hành bởi hệ thống các cơ quan tiến hành tố

tụng, từ khi khởi tố vụ án cho tới khi bản án hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm,

quyền hạn của mình phải ra Quyết định khởi tố vụ án. Khi đã có đầy đủ căn cứ để xác định

một người có hành vi phạm tội thì ra Quyết định khởi tố bị can và phải ghi rõ tội danh và điều

khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng (Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự). Kết thúc hoạt

động điều tra, Cơ quan điều tra làm bản Kết luận điều tra chuyển sang Viện kiểm sát. Từ bản

Kết luận điều tra này, theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, Viện kiểm sát ra quyết

định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật

hình sự cần được áp dụng.

Đối với Tòa án, việc kiểm tra, xem xét định tội danh được thực hiện ngay trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử. Sau khi nhận được hồ sơ của Viện kiểm sát, trong quá trình chuẩn bị xét

xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ kiểm tra việc truy tố có căn cứ hay không và tùy

trường hợp có quyền quyết định: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình

Page 6: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

6

chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Khi ra bản án, vấn đề xác định tội danh có ý nghĩa rất lớn. Vì không ai

bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật (Điều 9 Bộ luật TTHS). Tại Điều 224 Bộ luật TTHS quy định: Trong bản án phải

trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác

định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội

gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự… Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc

thẩm hoặc tái thẩm việc xem xét định tội danh đã đúng hay chưa cũng rất được quan tâm, vấn

đề này được thể hiện tại các Điều 248, 285, 298 Bộ luật TTHS.

Như vậy, định tội danh là một quá trình năng động và phức tạp, được tiến hành qua tất

cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Ở mỗi giai đoạn quá trình định tội danh mang tính chất và

những đặc điểm khác nhau. Do vậy, khái niệm định tội danh hiện có những quan điểm và cách

hiểu rất khác nhau.Mặc dù vậy, tất cả đều có sự thống nhất với nhau ở việc thừa nhận định tội

danh là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, một hoạt động nhằm xác định sự phù hợp

giữa hành vi mà người phạm tội thực hiện với các quy định của pháp luật hình sự để thông qua

đó có cách thức xử lý cho phù hợp (quy định mức trách nhiệm pháp lý tương xứng với hành vi

mà người phạm tội đã thực hiện). Xuất phát từ cách nhìn nhận, đánh giá ở góc độ cá nhân nhận

thấy: “Định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, là dạng của hoạt động thực

tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng, được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập

được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của

hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương

ứng do luật hình sự quy định, để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra văn bản áp dụng pháp

luật (văn bản tố tụng hình sự)”.

. .2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để định tội danh

1.1.2.1. Cơ sở pháp lý để định tội danh

Là những căn cứ do pháp luật dùng làm căn cứ giúp cho việc định tội danh đảm bảo

tính chính xác, khoa học. Gồm: Bộ luật hình sự - Cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh

và Cơ sở pháp lý gián tiếp, bổ trợ cho việc định tội danh.

*Bộ luật hình sự - Cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh

Định tội là xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã

diễn ra trong thực tiễn với các dấu hiệu tương ứng trong quy phạm pháp luật hình sự. Quy

phạm pháp luật hình sự chứa đựng những dấu hiệu đặc trưng, điển hình, bắt buộc không thể

thiếu được của một loại tội phạm cụ thể. Những dấu hiệu đó sẽ trở thành khuôn mẫu pháp lý

làm cơ sở cho người tiến hành tố tụng so sánh, đối chiếu với hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy

ra ngoài thế giới khách quan, từ đó xác định được người phạm tội phạm tội gì, quy định tại

điều, khoản nào của Bộ luật hình sự.

Page 7: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

7

Tại Điều 2 BLHS hiện hành quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật

hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều này có nghĩa là, một người chỉ bị

cho là phạm tội và bị xử lý khi hành vi mà họ thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự,

không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền tự cho mình quyền được xác định hành vi

do một người thực hiện có phải là tội phạm hay không và mức xử phạt như thế nào.

Bộ luật hình sự bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật được sắp xếp làm hai phần:

Phần chung và phần các tội phạm. Trong đó, phần chung quy định về các nhiệm vụ, các

nguyên tắc, các chế định, các khái niệm cơ bản của luật hình sự Việt Nam, hiệu lực của Luật

hình sự, giới hạn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt, các điều kiện miễn trách

nhiệm hình sự, miễn và giảm hình phạt. Nói cách khác, phần chung của Bộ luật hình sự bao

gồm những quy định chung nhất, bao trùm nhất, điều chỉnh những vấn đề quan trọng nhất của

luật hình sự; về đạo luật hình sự, về tội phạm và hình phạt. Nhưng nội dung phần chung không

nêu các dấu hiệu cụ thể của bất kỳ hành vi phạm tội nào.

Phần các tội phạm bao gồm các quy phạm xác định các tội phạm cụ thể theo loại tội và

kiểu hành vi, và kèm theo đó là quy định về các hình phạt cụ thể đối với từng tội. Phần các tội

phạm được các nhà làm luật đã tìm và xác định xem trong quá trình tội phạm hóa các hành vi

nguy hiểm cho xã hội dấu hiệu nào là đặc trưng, cơ bản và được lặp lại nhiều lần trong thực tế,

để từ đó quy định thành các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng. Vì

vậy, phần các tội phạm nêu mô hình cụ thể của tội phạm, các loại và mức độ trừng phạt đối với

mỗi tội phạm. Phần chung và phần các tội phạm có mối liên hệ chặt chẽ nhau, quan hệ hữu cơ

với nhau nên khi định tội danh phải đồng thời dựa vào cả hai nhóm quy phạm hình sự này.

Việc áp dụng phần các tội phạm phải dựa trên các luận điểm chung và các nguyên tắc được

quy định ở phần chung của Bộ luật hình sự.

Định tội danh có mục đích là dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể để truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với một con người về hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện. Trong khía cạnh

pháp luật, định tội danh có nghĩa là lựa chọn một quy phạm pháp luật mà nó đề cập tới trường

hợp cụ thể nào đó. Quy phạm pháp luật hình sự phần các tội phạm cụ thể quy định trách nhiệm

hình sự đối với mỗi hành vi phạm tội. Nhưng những quy định này phải dựa trên các nguyên

tắc, điều kiện được nêu ra trong các quy phạm phần chung, còn bản thân quy phạm pháp luật

phần chung lại không có ý nghĩa nếu thiếu quy phạm pháp luật phần các tội phạm. Như vậy,

quy phạm pháp luật phần chung và quy phạm pháp luật phần các tội phạm có mối quan hệ chặt

chẽ, không thể thiếu của định tội danh với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Định tội danh là việc đối chiếu

dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với dấu hiệu trong mô hình một

loại tội phạm tương ứng, xác định sự giống nhau của một tình huống cụ thể đã xảy ra trong

cuộc sống với một trường hợp đã được nêu trong Bộ luật hình sự. Nhưng phần các tội phạm

của Bộ luật hình sự chỉ nêu định nghĩa về tội phạm đã hoàn thành. Còn trong thực tế, có những

trường hợp đòi hỏi phải có sự đánh giá một hành vi đã thực hiện nào đó là tội phạm nhưng chỉ

Page 8: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

8

ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt được nêu tại Điều 17 và Điều 18 Bộ luật

hình sự, do vậy khi định tội danh phải căn cứ vào quy phạm pháp luật phần các tội phạm, tìm

ra quy phạm pháp luật tương ứng cho tội phạm đó ở giai đoạn phạm tội hoàn thành và kết hợp

với Điều 17 hay Điều 18 Bộ luật hình sự để xử lý đối với những trường hợp người phạm tội

chưa thực hiện hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi chưa gây ra

hậu quả nguy hại cho xã hội. Bên cạnh đó, trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự còn đề

cập tới hàng loạt tội phạm có dấu hiệu của hành vi tội phạm được thực hiện dưới hình thức

đồng phạm. Đặc biệt có những điều luật trong phần các tội phạm không có chỉ dẫn về việc

thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm nhưng hành vi tội phạm lại thực hiện dưới hình

thức đồng phạm, vì vậy để định tội danh với những trường hợp phạm tội do nhiều người cố ý

cùng thực hiện, thì song song với việc áp dụng quy phạm pháp luật phần các tội phạm còn phải

áp dụng Điều 20 Bộ luật hình sự.

Như vậy, khi tiến hành định tội danh đối với một hành vi nguy hiểm cho xã hội cần

phải căn cứ vào cả quy phạm phần chung và quy phạm phần các tội phạm của Bộ luật hình sự,

đồng thời phải viện dẫn một cách chính xác và đầy đủ điều khoản hay một số điều luật liên

quan, bao quát được toàn bộ hành vi nguy hiểm cho xã hội được nêu trong phần các tội phạm

của Bộ luật hình sự và cũng cần phải lưu ý tới hiệu lực về không gian và thời gian của điều

khoản được viện dẫn. Có như vậy, việc định tội danh mới đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để truy

cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó.

*Cơ sở pháp lý gián tiếp, bổ trợ cho việc định tội danh

Trong quá trình định tội danh nếu BLHS giữ vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp, thì Bộ

luật TTHS giữ vai trò là cơ sở pháp lý gián tiếp, bổ trợ cho quá trình này. Tại Điều 1 Bộ luật

TTHS quy định: Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ,

quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Ngoài ra, toàn bộ các quy phạm

của Bộ luật TTHS cũng quy định về cả cách thức của quá trình định tội danh nhằm bảo vệ các

quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong lĩnh vực hoạt động tư pháp hình sự. Trong Bộ

luật Tố tụng hình sự, những quy phạm nhằm bổ trợ cho việc định tội danh được chính xác như:

Chương V - quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự; chương VI - quy định về các biện pháp

ngăn chặn; chương VIII - quy định về khởi tố vụ án hình sự; chương X đến chương XIII quy

định về điều tra, như khởi tố bị can, trình tự, thủ tục hỏi cung bị can, lấy lời khai những người

tham gia tố tụng, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, khám

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi ...

Bên cạnh Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền như: Nghị quyết, Thông tư liên tịch, Nghị định…cũng có vai

trò là cơ sở pháp lý gián tiếp, bổ trợ cho việc định tội danh. Bởi vì, những văn bản do cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà theo

đó sự mô tả trong dấu hiệu cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự không thể khái quát được.

Page 9: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

9

Hơn nữa, những biến đổi theo xu hướng phát triển của xã hội đòi hỏi phải ban hành những văn

bản mới thay thế cho những văn bản đã không còn phù hợp. Các cơ quan có thẩm quyền trong

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nắm vững và hiểu rõ nội dung quy định của những văn

bản này mới có thể vận dụng để định tội danh được chính xác.

1.1.2.2. Cơ sở khoa học của việc định tội danh

Cấu thành tội phạm là cơ sở giúp cho quá trình định tội được chính xác. Đây là một

trong những khái niệm mang tính chất trừu tượng, là sự tổng hợp những dấu hiệu chung có

tính chất đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Bởi vậy,

cấu thành tội phạm là mô hình khái quát, trừu tượng mang tính chất khoa học gồm những dấu

hiệu chung, cơ bản nhất của các tội phạm cùng thuộc một loại. Đó là những dấu hiệu điển hình

và có tính lặp đi, lặp lại ở tất cả những hành vi tội phạm thuộc loại đó. Chính vì thế, việc

nghiên cứu những vấn đề về cấu thành tội phạm có ý nghĩa pháp lý hình sự rất quan trọng đối

với quá trình định tội danh, vì định tội danh chính xác tức là xác định đúng sự phù hợp giữa

các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định nào đó được thực hiện với các

dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng-các dấu hiệu được quy định tại một quy phạm

pháp luật hình sự cụ thể của phần các tội phạm Bộ luật hình sự.

Khoa học luật hình sự phân chia cấu thành tội phạm theo phương diện riêng của hành vi

phạm tội, nó được phân thành bốn nhóm: Nhóm dấu hiệu về khách thể của tội phạm, nhóm

dấu hiệu về chủ thể, nhóm dấu hiệu về mặt khách quan và nhóm dấu hiệu về mặt chủ quan của

tội phạm. Tuy nhiên, tội phạm là một thể thống nhất, do vậy việc tách riêng từng yếu tố trong

quá trình định tội danh nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối, căn cứ vào từng trường hợp phạm tội

cụ thể để chúng ta vận dụng các yếu tố này cho hợp lý trong quá trình định tội danh.

1.1.3. nghĩa của việc định tội danh

Việc định tội danh đúng trên thực tế mang lại những ý nghĩa nhất định sau:

- Trên cơ sở của việc xác định đúng tội phạm, chính xác về hành vi của người phạm tội,

các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể quyết định một hình phạt đúng

đắn, chính xác, tương xứng với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện.

- Định tội danh đúng đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, loại trừ

việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và kết án oan sai, vô căn cứ đối với những người có hành

vi không nguy hiểm cho xã hội, không trái pháp luật hình sự và tạo tiền đề pháp lý cho việc

quyết định hình phạt công bằng đối với những người phạm tội.

- Định tội danh đúng còn là cơ sở để áp dụng chính xác các quy định của pháp luật tố

tụng hình sự về thời hạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo quyền bào

chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và việc ra các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến

hành tố tụng đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật, sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Page 10: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

10

- Định tội danh đúng thể hiện hoạt động có hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật triệt để

cũng như ý thức trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của các cơ quan tiến hành tố tụng và

người tiến hành tố tụng, từ đó góp phần nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của các cơ quan

này cũng như hỗ trợ cho việc củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để định tội danh đúng, công bằng cần phải có những Điều tra viên, Kiểm sát viên,

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có văn hóa, có trình độ ý thức pháp luật cao và hiểu biết

một cách đúng đắn, sâu sắc các quy định của pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước, lợi ích của nhân dân. Ngoài ra, cũng cần phải có những điều kiện chính trị-xã hội

cần thiết nhất định bảo đảm tính độc lập của Tòa án, của các cơ quan điều tra và truy tố khỏi

những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, bảo đảm việc chỉ tuân theo pháp luật.

Định tội danh đúng có nghĩa là từ quan điểm của đạo luật hình sự đánh giá đúng bản

chất chính trị - xã hội và pháp lý của tội phạm đã thực hiện, xác định được sự phù hợp của

hành vi phạm tội đã thực hiện với các dấu hiệu được chỉ ra trong luật ở dạng khái quát về hành

vi đó. Định tội danh đúng có nghĩa là tuân thủ chính xác các quy định của đạo luật hình sự, áp

dụng điều, khoản, điểm của điều luật hoặc tổng hợp các điều luật bao quát được hành vi phạm

tội đã thực hiện. Việc định tội danh đúng hành vi nguy hiểm cho xã hội còn có ý nghĩa là áp

dụng chính xác và đầy đủ đạo luật hình sự phản ánh được sự đánh giá pháp lý của Nhà nước

đối với tội phạm đã thực hiện.

1.2. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản

1.2.1. Khái niệm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của một thể chế

pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu,

quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ

sở hữu, chính vì thế quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các

quan hệ khác. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong các văn bản pháp lý

của Nhà nước, ở đó tài sản vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu. Yêu cầu cơ

bản nhất đặt ra đối với bảo vệ quyền sở hữu tài sản là tài sản đó phải giao dịch được và được

phép đưa vào giao dịch, nó là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định của cả hệ

thống pháp luật.

Từ thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hơn 10 năm

thi hành Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt vào những năm cuối của thập niên chín mươi, khi

các quan hệ dân sự phát sinh một cách ồ ạt với nhiều hình thức biến tướng khác nhau thì cũng

đồng thời dẫn đến thực trạng là các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều địa phương đã “hình sự

hoá” các quan hệ dân sự, kinh tế làm nhiều người bị kết án oan về tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản trong khi lẽ ra họ chỉ là bị đơn dân sự trong vụ án dân sự. Trước một thực

trạng như vậy, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình

Page 11: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

11

sự năm 1999 thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Lần đầu tiên, nhà làm luật quy định cụ thể, rõ

ràng các tình tiết là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản. Ngoài những tình tiết đặc trưng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 140

Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định những tình tiết là yếu tố định tội làm ranh giới phân

biệt giữa hành vi tội phạm với hành vi chưa phải là tội phạm.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự là tội

danh được nhập từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại

Điều 135 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158 Bộ

luật hình sự năm 1985. So với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 140 Bộ luật

hình sự năm 1999 được quy định theo hướng nhẹ hơn, trừ khoản 4 của Điều 140 có mức cao

nhất của khung hình phạt nặng hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.

Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt trong cấu thành cơ

bản, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới giữa hành tội phạm và

hành vi chưa phải là tội phạm; các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể

hơn trước.

Điều 140 BLHS quy định:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác

có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng

gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết

án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không

giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác

bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản

đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác

bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến

không có khả năng trả lại tài sản”.

Từ quy định của Điều 140, kết hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 BLHS,

cũng như các phân tích cụ thể về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, có thể hiểu: Tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự

và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác

hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức

hợp đồng rồi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn

trả lại tài sản hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

1.2.2. Định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dựa trên các yếu tố cấu thành tội

phạm

Page 12: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

12

Như đã phân tích, định tội danh là quá trình nhận thức lý luận, là dạng của hoạt động

thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành

tố tụng, người tiến hành tố tụng, được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập

được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của

hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương

ứng do luật hình sự quy định, để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra văn bản áp dụng pháp

luật hình sự. Để xác định một hành vi nguy hiểm diễn ra trên thực tế đã phạm vào tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời hành vi ấy có thỏa

mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 BLHS hay không. Những dấu

hiệu được mô tả trong cấu thành đó gồm mặt khách thể, khách quan, chủ thể và mặt chủ quan

của tội phạm. Vì vậy nhằm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình định tội đối với loại tội

phạm này, việc cần thiết là phải nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm trên.

*Dấu hiệu về khách thể của tội phạm. Tội phạm nào cũng xâm phạm đến một hoặc một

số khách thể nhất định, đó là các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Đối với tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khách thể mà tội phạm này hướng đến là quan hệ sở hữu về

tài sản. Cũng như các tội xâm phạm sở hữu khác được quy định trong BLHS, tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, nghĩa là tác động đến các quyền

chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu được pháp luật

bảo vệ.

Tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều

140 BLHS là tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 gồm: “vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên, đối tượng là tài sản của tội phạm này phải thỏa mãn

các yếu tố nhất định sau:

Tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng, là thước đo

giá trị sức lao động của con người được kết tinh, đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu về

vật chất và tinh thần của con người. Những tài sản không có giá trị và giá trị sử dụng không

thể trở thành đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là tài sản có chủ

sở hữu, quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu là hợp pháp và được pháp luật công nhận, có thể

chuyển dịch thông qua các giao dịch thể hiện bằng các hợp đồng dân sự cụ thể. Những tài sản

không có chủ sở hữu hoặc bị từ bỏ quyền sở hữu (vật bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc,…) không

phải là đối tượng tác động của tội phạm này.

Tài sản là đối tượng của tội phạm này còn là những giấy tờ có giá mà thông qua đó,

người phạm tội có thể nhận tiền hoặc phần tài sản nhất định (cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu,…).

Đối với những giấy tờ có giá mà giá trị của nó phải thông qua tổ chức, cá nhân xác nhận mới

thể hiện được giá trị thì không phải là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Page 13: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

13

Đối với các loại tài sản có tính chất, công dụng đặc biệt (ma túy, vũ khí, phương tiện,

chất cháy, chất gây nổ, chất độc hại, chất phóng xạ,…) hoặc tài sản là các loại giấy tờ có giá

ghi danh (việc chuyển dịch, xác lập quyền sở hữu phải thông qua các giao dịch pháp lý hợp

pháp) hoặc các loại tài sản khác thuộc danh mục hàng hóa, tài sản bị cấm giao dịch, hạn chế

giao dịch như: đồ chơi bị cấm, phế liệu gây ô nhiễm môi trường,…thì tùy trường hợp, việc

chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo các tội danh khác tương ứng.

Như vậy, tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải thỏa

mãn những yếu tố nhất định phản ánh đặc điểm vốn có của tài sản, về tính chất, giá trỉ sử

dụng, có thể đưa vào giao dich trong thực tiễn.

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định một hành vi phạm vào lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản không cần căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 sửa

đổi quy định rõ yếu tố định lượng đối với tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng

trở lên. Quy định này trở thành một trong những căn cứ quan trọng để xác định có xử lý hình

sự đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không. Quy định yếu tố định

lượng trong trường hợp này phân biệt rõ ràng ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm,

là cơ sở để áp dụng thống nhất pháp luật trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện cho người dân

hiểu rõ hơn các quy đinh của pháp luật, tự điều chỉnh hành vi của mình trong những trường

hợp nhất định.

* Dấu hiệu về mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, những biểu hiện bên

ngoài của tội phạm, gồm hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

và hậu quả.

- Hành vi khách quan: là những xử sự có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý

chí con người, là nguyên nhân gây thiệt hại cho các khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Hành

vi khách quan của tội phạm thể hiện các đặc điểm sau: có tính nguy hiểm cho xã hội, là hoạt

động có ý thức của chủ thể, nó trái pháp luật hình sự và về hình thức thể hiện, hành vi khách

quan của tội phạm được thể hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Đối với tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi khách quan phải gây thiệt hại về vật chất cho

chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, khi thực hiện hành vi, chủ thể đã được tính toán, cân nhắc

kỹ lưỡng và được thể hiện dưới dạng hành động nhận tài sản của người khác bằng các hình

thức của hợp đồng, sau khi có được tài sản người phạm tội đã có hành vi chiếm đoạt tài sản đó.

Người phạm tội muốn tạo lập cho mình quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đối với tài

sản của người khác, họ sử dụng các cách thức làm hao hụt giá trị và giá trị sử dụng của tài sản,

khiến nó không thể trở về trạng thái ban đầu được hoặc vì muốn biến tài sản của người khác

(một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản) thành tài sản của mình nên đã có các hành vi, thủ đoạn

gian dối như lật lọng, chây ì, thông tin giả dối về việc bị người thứ ba chiếm đoạt tài sản đó

hoặc bỏ trốn, cố ý không trả lại tài sản cho chủ sở hữu,…khi đến hạn phải trả lại tài sản theo

Page 14: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

14

hợp đồng. Vì gây thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm trên, nên tội phạm chỉ được coi là

hoàn thành khi đã gây ra những thiệt hại về vật chất cho chủ tài sản. Hành vi bỏ trốn trong tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn rất khó để xác định và cũng chưa có

Thông tư, Nghị quyết nào hướng dẫn. Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài

sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm

đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nên đã phát

sinh nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, chỉ cần xác định được tình tiết một

người nào đó sau khi nhận được tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn; không trả tài

sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là đủ cơ sở kết luận người đó phạm tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không phụ thuộc vào lý do bỏ trốn của họ là nhằm mục

đích gì. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh, không phải tất cả mọi trường hợp bỏ trốn đều có

ý thức chiếm đoạt tài sản.

Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản

nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp

pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hiểu như thế nào là dùng tài sản vào mục đích bất hợp

pháp là một vấn đề không đơn giản, nếu theo khái niệm thông thường thì “bất hợp pháp” là

không đúng với pháp luật không phân biệt đó là pháp luật gì và nếu hiểu bất hợp pháp theo

nghĩa rộng như vậy thì hấu hết các trường hợp mất khả năng thanh toán nợ cho chủ sở hữu

hoặc người quản lý tài sản đều là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên,

thực tiễn xét xử đã không coi việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp theo khai niệm

rộng như trên, mà chỉ coi những trường hợp dùng tài vào việc thực hiện tội phạm thì mới coi là

bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để

buôn lậu, để mua bán hàng cấm, để mua bán ma tuý, vũ khĩ quân dụng, chất độc, chất cháy...

Ngoài ra, trong một số trường hợp do làm ăn thua lỗ đã mất khả năng thanh toán, nhưng vẫn

tiếp tục vay mượn tiền hoặc tài sản rồi dùng tiền hoặc tài sản đó trả nợ cũ, hoặc dùng tài sản

vay được ăn tiêu, mua sắm vật dụng trong gia đình, mua đất xây nhà... Nếu không dùng tài sản

vào mục phạm tội mà dùng vào mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét đánh giá từng

trường hợp cụ thể, để xác định hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản chưa. Cần phân biệt, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với việc sử dụng tài sản

không đúng mục đích đã thoả thuận khi vay, mượn. Ví dụ: Khi vay tiền, nói là để phát triển

chăn nuôi ( nuôi gà công nghiệp), nhưng sau khi vay được tiền lại không nuôi gà nữa mà dùng

tiền vay được vào việc nuôi tôm sú, nhưng vì không có kỹ thuật nên bị thua lỗ dẫn đến không

có khả năng thanh toán thì hành vi của người phạm tội không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản mà là phạm tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình

sự.

- Hậu quả của tội phạm: Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã

hội là khách thể được Luật hình sự bảo vệ, nó được biểu hiện thông qua việc biến đổi tình

Page 15: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

15

trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Hậu

quả của tội lạm dụng tín nhiệm gây ra được xác định thông qua đặc điểm về chất và lượng của

chính đối tượng tác động. Tại Điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi đã chỉ ra rất rõ rằng, hành vi

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 4 triệu đồng trở lên mới bị xử lý về tội phạm này.

Trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4 triệu đồng thì người phạm tội chỉ bị truy

cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc vào một trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng

hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm

đoạt tài sản, chưa xóa án tích mà còn vi phạm (được hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng

một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999).

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Một trong

những nguyên tắc quan trọng nhất của Luật hình sự, một người phải chịu trách nhiệm hình sự

về hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi hậu quả đó là kết quả của hành vi trái pháp luật mà thực

hiện họ gây ra. Do đó, khi một người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy

định trong BLHS và chỉ buộc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình khi giữa

hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả. Có nghĩa là về mặt thời gian, hành vi trái pháp

luật hình sự được coi là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; Hậu quả là

kết quả tất yếu do hành vi trái pháp luật hình sự gây ra; Một hành vi có thể dẫn đến nhiều hậu

quả và một hậu quả có thể xuất phát từ nhiều hành vi khác nhau.

Do vậy, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không dẫn đến hậu quả, không

xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì người thực hiện hành vi ấy không

phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Có hành vi mới có hậu quả tương ứng, hậu quả luôn có

sau hành vi về mặt thời gian, hành vi phải là điều kiện tất yếu hình thành nên hậu quả.

* Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp, họ

nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn cho

hậu quả xảy ra. Ban đầu, khi giao kết hợp đồng, người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hợp

đồng đó đúng theo thỏa thuận, chỉ sau khi có được tài sản, ý thức chiếm đoạt tài sản mới hình

thành, và vì vậy, ý thức chiếm đoạt của họ được xác định tại thời điểm họ chiếm đoạt tài sản

chứ không xác định tại thời điểm họ nhận tài sản. Đây là một trong những căn cứ quan trọng

để xác định người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nào (tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140

BLHS).

Ngoài ra, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài

sản được coi là dấu hiệu bắt buộc, nó phải gắn liền với các hành vi dùng thủ đoạn gian dối, bỏ

trốn hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại

tài sản sau khi có được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp. Nếu không có mục đích chiếm

Page 16: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

16

đoạt tài sản hoặc mục đích chiếm đoạt có trước thời điểm nhận tài sản thông qua hợp đồng, thì

người thực hiện hành vi phạm tội không phạm tội hoặc phạm vào tội khác.

* Dấu hiệu về chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của tội

phạm nói chung là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Chủ

thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là cá nhân và cá nhân này phải

đáp ứng các điều kiện nhất định về độ tuổi, về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của

mình. Đối với chủ thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng phải đáp ứng những điều

kiện như đã nêu trên.

Căn cứ vào cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng (quy định tại

khoản 2 Điều 140) của tội này, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình

sự khi thực hiện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với người từ 14

tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi hành vi thỏa mãn cấu

thành tội phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 140 BLHS.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là

người tham gia vào hợp đồng thuê, vay, mượn tài sản và sau đó không thực hiện đúng cam kết

như đã thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Việc giao kết

hợp đồng được thực hiện một cách hợp pháp theo đúng trình tự, thủ tục và các điều kiện nhất

định về giao kết hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định.

Tóm lại, bốn yếu tố của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau, không tách rời nhau, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho việc định tội danh đối

với tội phạm này được chính xác, vì vậy quá trình tiến hành định tội danh đối với tội phạm

trên, cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự không được bớt hoặc thêm bắt kỳ dấu hiệu nào.

Mọi sự thêm, bớt hoặc xác định không đúng dấu hiệu nào đó để định tội một sai trái đều là

hành vi vi phạm pháp luật.

1.3. Phân biệt dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với

một số tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt

1.3.1. Phân biệt dấu hiệu pháp lý của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 BLHS cũng có các dấu hiệu gồm

các dấu hiệu thuộc mặt khách thể, khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Tuy

nhiên, các hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng

như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (đã nêu tại tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 Chương 1),

mặt khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu tài sản; Chủ thể của tội phạm phải là người có

năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định quy định tại Điều 12 BLHS; Mặt khách

quan và chủ quan cũng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này có những

điểm khác biệt nhất định. Cụ thể:

Page 17: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

17

Về việc sử dụng thủ đoạn gian dối. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi lừa

đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở việc đưa ra những thông tin không đúng sự thật với

nhiều chiêu thức khác nhau như qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người khác, giả

danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội….làm người này tin tưởng là thật và giao tài sản, việc

giao tài sản cho người có thủ đoạn gian dối hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người bị

lừa dối do đánh giá không đúng về các thông tin đưa ra, từ đó mới giao tài sản cho người phạm

tội. Hành vi “dùng thủ đoạn gian dối” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có

trước hoặc đi liền với hành vi nhận tài sản từ người khác và được coi là điều kiện để thực hiện

việc chiếm đoạt. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp của việc

chuyển dịch tài sản từ người quản lý sang người phạm tội

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện hành vi

chiếm đoạt sau khi đã nhận tài sản từ người khác, hay nói cách khác, thủ đoạn gian dối trong

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ phát sinh sau khi người phạm tội có được tài sản

thông qua các hợp đồng hợp pháp, hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản

và người có tài sản có sự chuyển giao tài sản cho người khác. Thủ đoạn gian dối trong tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở việc che đậy hành vi của người phạm tội

nhằm không trả lại tài sản hoặc giá trị tài sản đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã được giao kết

trước đó. Người phạm tội có thể nói dối bị mất tài sản hoặc đánh tráo tài sản, rút bớt tài

sản,…so với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối của người phạm tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp có sự chuyển giao tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp

nhưng người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà có hành vi bỏ trốn với ý thức không

thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp (nhằm phân biệt

với các vi phạm dân sự) để chiếm đoạt tài sản thì vẫn xác định đây là trường hợp phạm tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vấn đề bỏ trốn của người phạm tội trong trường hợp này là

điều cần thiết. Hoặc, trường hợp người phạm tội không sử dụng thủ đoạn gian dối, không bỏ

trốn với ý thức chiếm đoạt tài sản nhưng lại sử dụng tài sản nhận được vào mục đích bất hợp

pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản và bị xử lý.

Có thể thấy, thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường đơn giản

hơn, nhưng để xác định chính xác người phạm tội có sử dụng thủ đoạn gian dối hay không và

làm thế nào để xác định được ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (thời điểm sử dụng

thủ đoạn gian dối) là vấn đề không hề đơn giản và đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố

khác nhau, quan trọng nhất là kỹ năng, nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng và người

tiến hành tố tụng.

Về thời điểm hoàn thành tội phạm. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là hai tội phạm có tính chất chiếm đoạt. Tội phạm hoàn thành kể

từ thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, thời điểm tài sản bị chuyển dịch một

Page 18: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

18

cách bất hợp pháp. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã sử dụng thủ đoạn

gian dối để người chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý tài sản tin tưởng mà giao tài sản, từ

đó thực hiện hành vi chiếm đoạt. Do vậy, thời điểm hoàn thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản được xác định là từ khi người phạm tội nhận được tài sản từ người đó, những trường hợp

người phạm tội mặc dù dùng thủ đoạn gian dối làm cho người khác tin tưởng giao tài sản

nhưng sau đó không có ý định chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác (sử dụng tài sản hoặc làm

hư hỏng, hủy hoại tài sản đó) thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định

tại Điều 139 BLHS.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, như đã trình bày, người phạm tội có

được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp và bản thân họ, tại thời điểm giao kết hợp đồng

hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, ý thức chiếm đoạt chưa xuất hiện. Nhưng, sau khi nhận

được tài sản, trong quá trình thực hiện hợp đồng, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm

đoạt. Việc họ thực hiện hành vi chiếm đoạt là rất thuận lợi khi đã có được tài sản, họ có thể

không trả lại tài sản như đã cam kết trong hợp đồng khi đến thời điểm phải trả tài sản, cũng có

thể bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại

tài sản. Vì thế, thời điểm hoàn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được xác

định kể từ thời điểm ngời phạm tội cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho người

có tài sản theo hợp đồng mà chiếm đoạt luôn tài sản đó.

Về việc giao nhận tài sản giữa người có tài sản với người phạm tội. Đối với cả hai tội

phạm này, người phạm tội đều nhận được tài sản do người có tài sản tự nguyện giao cho. Tuy

nhiên, ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội được nhận tài sản do việc sử dụng thủ

đoạn gian dối, họ tạo dựng các thông tin giả, khiến cho người có tài sản tưởng thật và giao tài

sản. Trong khi đó, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người có tài sản giao tài

sản cho người phạm tội thông qua các hợp đồng, giao dịch hợp pháp, họ tin tưởng rằng, người

phạm tội hoàn toàn có khả năng trả lại tài sản, có đủ điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ của

hợp đồng.

1.3.2. Phân biệt dấu hiệu pháp lý của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội

Trộm cắp tài sản

Trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của

người khác, nghĩa là người phạm tội thực hiện việc dịch chuyển trái pháp luật tài sản của

người khác, biến tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không để cho chủ sở hữu

hoặc người trực tiếp đang quản lý tài sản biết.

Cũng là một trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy

định trong BLHS, ở tội trộm cắp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản được thể hiện rõ ràng.

Tuy nhiên, mặc dù về mặt nghiên cứu lý luận, các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm này,

đặc biệt là hành vi khách quan đã có sư phân định khá chi tiết nhưng vẫn không ít trường hợp

trên thực tế, khi phát sinh tình huống phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

Page 19: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

19

tụng nhầm lẫn trong quá trình định tội danh với hai tội phạm trên. Do đó, khi định tội danh,

cần thiết phải xác định rõ thủ đoạn, phương thức mà người phạm tội sử dụng.

Trong một số trường hợp, người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có sử dụng thủ đoạn

gian dối. Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối của người phạm tội chỉ là cách thức mà người phạm tội

dùng để tiếp cận tài sản trước khi thực hiện hành vi “lén lút chiếm đoạt tài sản”. Người phạm

tội trong trường hợp này lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó

dùng thủ đoạn gian dối để dễ dàng đột nhập nơi có tài sản mà người phạm tội muốn chiếm

đoạt, nó xuất hiện trước khi người phạm tội có được tài sản, nhưng thủ đoạn đó hoàn toàn

không phải là nhằm tạo sự tin tưởng để người bị hại giao tài, mà nhằm che giấu hành vi lén lút

chiếm đoạt sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản, người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi có được tài sản thông qua các giao

dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê tài sản,…) và quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao hợp

pháp cho người phạm tội, sau đó họ mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

.3.3. Phân biệt Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô tài sản

So với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản được quy định tại

Điều 278 BLHS có dấu hiệu chung là việc chiếm đoạt tài sản đang nằm trong sự quản lý của

người phạm tội. Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này cũng có những khác biệt nhất định.

- Về đối tượng tài sản. Tài sản là đối tượng của tội tham ô phải là tài sản thuộc sở hữu

Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm từ 51% trở lên

hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tài sản đó đang do người phạm tội trực tiếp quản

lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản tài sản cũng do

họ đang trực tiếp quản lý, nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc có nguồn

gốc từ ngân sách nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 278 BLHS. Đối với

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản có thể thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào.

- Về hành vi. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch

chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc

người phạm tội thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản

của người khác bằng các hình thức hợp đồng. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới nảy

sinh ý định chiếm đoạt đối với tài sản đó. Đối với tội tham ô tài sản, người phạm tội đã có

hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý theo

luật định, biến tài sản chung thành tài sản riêng, định đoạt tài sản chung nhằm phục vụ mục

đích cá nhân gây mất mát, thất thoát tài sản. Thủ đoạn của hành vi này rất đa dạng, người

phạm tội có thể công khai chiếm đoạt, lén lút và nhiều trường hợp có sử dụng thủ đoạn gian

dối hoặc mang tài sản do mình quản lý bỏ trốn.

- Về chủ thể của tội phạm. Chủ thể tội tham ô tài sản là những người có chức vụ, quyền

hạn trong việc quản lý tài sản, là chủ thể đặc biệt; Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

Page 20: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

20

tài sản chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ đến tuổi nhất định theo quy

định của pháp luật.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

2.1. Thực tiễn định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như đã phân tích, định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quá

trình nhận thức lý luận, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như

pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, được tiến

hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình

sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện

với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, để giải quyết vụ

án hình sự. Để xác định một hành vi nguy hiểm diễn ra trên thực tế đã phạm vào tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời hành vi ấy có thỏa

mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 BLHS hay không.

Mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng cũng nắm được những đề lý luận trên và thực hiện

tương đối tốt hoạt động này, nhưng qua nghiên cứu thực tiễn nhận thấy nhiều trường hợp hành

vi phạm vào tội này, nhưng cơ quan có thẩm quyền lại khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử

người phạm tội về tội khác hoặc hành vi không phạm tội lại bị coi là tội phạm hoặc ngược lại

vẫn còn xảy ra. Thực trạng trên gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tác động rất xấu đến trật tự

an toàn xã hội, nó đã bị dư luận lên án. Các cơ quan chức năng trong thực tiễn cũng rất quan

tâm, đưa ra nhiều biện để khắc phục tình trạng này, nhưng nó vẫn chưa chấm dứt và nhiều lúc

diễn biến rất phức tạp, gây sự hoài nghi về trình độ, năng lực, sự khác quan, thận trọng và

công tâm trong sử dụng quyền lực Nhà nước của các cá nhân tiến hành tố tụng. Thực trạng ấy

là vật cản của quá trình nâng tầm nền tư pháp của nước ta với thế giới hiện đại. Vì vậy, việc

nghiên cứu, làm rõ thực trạng định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

thông qua các vụ án cụ thể là vấn đề cần thiết để có sự đánh giá toàn diện và chính xác, qua đó

rút ra được những nguyên nhân và tìm những giải pháp khắc phục.

*Về thực trạng định sai tội danh.

Vụ thứ nhất. Vào năm 2009, Lê Văn Bích - Cán bộ UBND xã đã thực hiện việc vay tiền

của nhiều người, sau đó cho những người đến hạn thanh toán nợ ngân hàng vay lại để hưởng

phần chênh lệch. Hàng tháng khi đến hạn, Bích vẫn trả nợ vay, lãi vay đúng thời hạn cho

Page 21: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

21

những người Bích đã vay tiền. Sau đó, Bích đã chi một số tiền khá lớn vào các hoạt động như

xây dựng nhà cửa, hồ bơi, mua sắm xe cộ, tiêu xài cá nhân, mua vé số mỗi ngày mua khoảng

1.000.000đ, nên đến khoảng cuối năm 2010, Bích mất khả năng thanh toán với số tiền lên đến

1 tỷ đồng. Đầu năm 2011, Lê Văn Bích vẫn tiếp tục vay tiền của nhiều người để trả nợ, lãi vay

cho những người mà Bích đã vay nợ trước đó. Tuy nhiên, do số nợ quá lớn, đến khoảng đầu

năm 2012, Bích mất hoàn toàn khả năng trả nợ, lãi cho những người Bích vay tiền nên bỏ trốn.

Trên cơ sở xác minh, làm rõ tin báo, tố giác tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố

Lê Văn Bích “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS, và sau đó Viện kiểm sát

nhân dân truy tố Lê Văn Bích ra trước Tòa án với tội danh nêu trên.

Quá trình xử lý vụ án trên xuất hiện hai quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của Bích phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ý

định chiếm đoạt của Bích đã xuất hiện từ trước khi Bích thực hiện hoạt động vay tiền của

những người quen biết, Bích lợi dụng lòng tin của những người cho vay về việc Bích sẽ sử

dụng tiền trên vào mục đích cho những người đã đến thời kỳ đáo nợ với ngân hang vay lại, để

dễ dàng huy động vốn và chiếm đoạt tài sản của người bị hại sử dụng vào mục đích cá nhân.

Quan điểm thứ hai nhận định, hành vi của Bích phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản”, dựa trên những mối quan hệ mà Bích có từ trước và việc Bích vay tiền từ nhiều

người với mục đích cho những người khác vay lại, chỉ đơn thuần là cho vay để hưởng phần lãi

suất chênh lệch, việc huy động ban đầu của Bích hoàn toàn không nhằm mục đích chiếm đoạt;

sau đó, do Bích sử dụng tài sản mà mình nhận được từ hợp đồng dân sự vào mục đích khác,

làm Bích mất khả năng thanh toán, thì Bích mới bỏ trốn; Việc bỏ trốn trên chỉ nhằm trốn tránh

trước áp lực của những chủ nợ.

Theo chúng tôi trong trường hợp này, để xác định hành vi của Bích phạm tội gì cần căn

cứ cụ thể vào thời điểm nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của Bích. Việc Bích vay tiền ngay

từ ban đầu chỉ là cho vay hưởng chênh lệch. Quá trình vay nợ, Bích vẫn trả nợ vay, lãi vay đầy

đủ. Ý định chiếm đoạt tài sản của Bích chỉ xuất hiện sau khi Bích đã tiêu dùng số tiền vay quá

nhiều cho tiêu dùng cá nhân và không còn khả năng thanh toán. Chính vì thế mà Bích bỏ trốn

nhằm trốn tránh trước áp lực của các chủ nợ. Như vậy, dấu hiệu hành vi khách quan trong vụ

án này là người phạm tội sau khi nhận tài sản bằng các hình thức của hợp đồng, rồi sử dụng tài

sản trên vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Đây là một

trong ba hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 BLHS. Cơ quan

tiến hành tố tụng trong thực tiễn đã vận dụng sai cấu thành tội phạm trong quá trình định tội,

buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội nặng hơn nên đã xâm phạm quyền, lợi ích

hợp pháp của người phạm tội.

Vụ thứ hai. Vào khoảng tháng 7/2012, tại Bệnh viện N xảy ra tình trạng nhân viên bãi

gửi xe bệnh viện câu kết với đối tượng phạm tội đánh tráo linh kiện xe của khách. Theo đó,

các đối tượng này sau khi nhận giữ xe của khách hàng, thấy xe nào còn mới sẽ đem vào khu

Page 22: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

22

vực phía trong cùng của bãi giữ xe. Tại đây, có một căn phòng có lỗ thông với bên ngoài để

tiện cho việc vận chuyển linh kiện mà bọn chúng thay thế được ra ngoài. Cụ thể, các đối tượng

này sẽ thay thế các thiết bị gồm cục IC, cục sạc, nắp chụp bugi,… rồi thay thế bằng đồ tương

tự nhưng chất lượng kém hơn. Nếu chẳng may đang lúc thực hiện hành vi phạm tội mà khách

lấy xe, thì sẽ có nhân viên gửi xe khác dẫn khách đi lòng vòng, tạo điều kiện cho những đối

tượng trực tiếp thực hiện hành vi có thời gian lắp ráp lại và giao trả xe cho khách. Sau đó, thì

hành vi của các đối tượng bị phát hiện.

Cơ quan có thẩm quyền đã truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng về tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì cho rằng, xuất phát từ cách thức, thủ đoạn của hành vi phạm

tội trong trường hợp này, trước khi tài sản bị chiếm đoạt, giữa những nhân viên trông giữ xe và

khách hàng đã có hình thành một quan hệ hợp đồng (hợp đồng gửi giữ). Sau đó, những nhân

viên trong bãi giữ xe đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối cấu kết với bên ngoài cùng thực

hiện hành vi đánh tráo phụ tùng xe của khách, gây thiệt hại về tài sản cho khách hàng gửi giữ.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, đây là trường hợp trộm cắp tài sản, hành vi của

các đối tượng có tính chất lén lút chiếm đoạt thể hiện thông qua hành vi lén lút thay thế, đánh

tráo linh kiện. Có thể thấy thời điểm hoàn thành hành vi trộm cắp tài sản hoàn thành là thời

điểm các đối tượng trên thực hiện xong hành vi tháo gỡ linh kiện. Việc dùng phụ tùng “dỏm”

tráo đổi sau khi hành vi chiếm đoạt đã hoàn thành là thủ đoạn nhằm che giấu tội phạm.

*Về thực trạng định tội danh oan sai người vô tội

Thực trạng này cũng là vấn đề rất nghiêm trọng mà nhiều năm qua dư luận liên tục lên

tiếng và yêu cầu phải xử lý nghiêm những người có trách nhiệm gây ra oan, sai nhằm tăng

cường sự thận trọng và trách nhiệm của cơ quan công quyền. Thực trạng trên thể hiện qua các

vụ án như sau:

Vụ thứ nhất: Vào năm 2010, bà Nguyễn Thị H có vay tiền của nhiều người với tổng số

tiền khoảng 450.000.000 đồng để làm vốn kinh doanh, do bị thua lỗ, bà H không có tiền trả nợ

như đã cam kết với các chủ nợ, nên các chủ nợ tiến hành khởi kiện bà H ra Tòa án. Trong quá

trình thụ lý, điều tra xác minh, Tòa án nhận định là đủ cơ sở kết luận bà H có vay tiền của các

chủ nợ nói trên. Tuy nhiên, bà H lại một mực chối cãi chữ ký trong các hợp đồng vay tiền

không phải của bà. Căn cứ Kết luận giám định: Chữ ký người vay nợ trong các biên nhận mà

chủ nợ cung cấp đúng là của bà H, Tòa án cho rằng hành vi của bà H có dấu hiệu của Tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên ban hành Công văn đề nghị Viện kiểm sát truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với bà H. Căn cứ kết quả xác minh thu thập chứng cứ ban đầu, Cơ

quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án và bị can H về tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

theo quy định tại Điều 140 BLHS. Sau khi vụ án có kết luận điều tra, Viện kiểm sát truy tố bị

can ra trước Tòa án cấp huyện và quyết định truy tố trên được Tòa án sơ thẩm chấp nhận và ra

bản án kết tội đối với bà H. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, bị cáo kháng cáo bản án theo

trình tự phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, cấp sơ thẩm có thiếu sót là chưa làm rõ

Page 23: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

23

nguyên nhân dẫn bà H mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, và thiếu sót này cấp

phúc thẩm không khắc phục được nên quyết định hủy toàn bộ bản án, trả về cấp sơ thẩm tiến

hành điều tra, truy tố, xét xử lại theo thủ tục chung. Sau khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra

lại đối với vụ án, thì vấn đề bà H mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là do bị thua

lỗ trong kinh doanh. Nhận thấy đã khởi tố, truy tố, xét xử oan sai, nên cơ quan tiến hành tố

tụng phải đình chỉ vụ án.

Qua vụ án trên thấy rằng, việc bà H chối bỏ chữ ký của mình trong hợp đồng vay tiền là

một trong những thủ đoạn nhằm né tránh nghĩa vụ hoàn trả nợ. Để có cở sở kết luận hành vi

của bà Nguyễn Thị H thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 BLHS,

thì ngoài việc trưng cầu giám định chữ ký người vay nợ trong các biên nhận mà chủ nợ cung

cấp đúng là của bà H, cơ quan tiến hành tố tụng phải điều tra làm rõ nguyên nhân vì sao bà H

không thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu chứng minh được rõ ràng việc bà cố tình không

thực hiện nghĩa vụ về tài sản là sau khi nhận được tài sản bằng hợp vay tài sản, bà H đã sử

dụng tài sản trên vào mục đích bất hợp hoặc có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, thì

lúc đó mới đủ cơ sở kết luận bà H phạm tội. Cơ quan chức năng chỉ dựa vào tình tiết bà H

không thừa nhận chữ ký của bà trong các biên nhận nợ để khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm là

vội vàn và thiếu thận trọng, nên đã gây ra oan sai người vô tội.

Vụ án thứ hai: Từ tháng 8/2005 đến tháng 12/2005, ông Lê Duy N (chủ cơ sở sản xuất

rượu D.N) đã nhiều lần vay của bà S tổng cộng 375 triệu đồng. Theo thỏa thuận, lãi suất vay là

6%/tháng và đến đầu năm 2006 ông N phải trả cả lãi lẫn vốn. Sau đó, ông N dùng giấy tờ đất

của người khác thế chấp cho bà S, đồng thời làm hợp đồng chuyển nhượng 1.400m2 đất mà

ông N đã đem thế chấp ngân hàng để cấn trừ nợ. Phát hiện được việc làm gian dối, bà S tố cáo

ông với cơ quan chức năng. Sau khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam

về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ quyết định truy tố của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị phạt ông N từ 7-8 năm tù, tuy nhiên

Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng hành vi của ông N không cấu thành tội phạm nên tuyên ông N

không phạm tội. Sau đó, Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, nhưng Tòa án

cấp phúc thẩm xét thấy bản án sơ không vi phạm nên tuyên bác kháng nghị và giữ nguyên bản

án sơ thẩm.

Trong vụ án này, vấn đề quan trọng nhất là ông N có mục đích chiếm đoạt và thực tế

ông đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của bà S hay không. Ông N không thực hiện cam kết trả

nợ đúng hạn, có những hành vi gian dối nhất định trong việc cấn trừ nợ là lấy tài sản mà mình

đã thế chấp ngân hàng ra giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nhưng giao dịch này là để

cấn trừ nghĩa vụ chứ không phải xuất phát từ đây, người phạm tội nhận được tài sản rồi thực

hiện hành vi chiếm đoạt tài ấy. Nội dung trên cho thấy hành vi diễn ra trên thực tế không phù

hợp với hành vi khách quan được nêu trong cấu thành tội phạm, vì vậy Cơ quan điều tra, Viện

Page 24: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

24

kiểm sát đã truy cứu trach nhiệm hình sự oan sai người không có tội hay còn gọi là hình sự

hóa quan hệ dân sự.

*Về thực trạng không tiến hành định tội theo pháp luật (bỏ lọt tội phạm)

Tình trạng cơ quan chức năng vì những lý do khác nhau không tiến hành khởi tố, điều

tra, truy tố và xét xử người phạm tội theo đúng quy định thì chưa có cơ quan nào thống kê

chính xác. Nhưng qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy tình trạng đó vẫn xuất hiện và tầng

xuất ngày càng nhiều điển hình qua hai vụ án như sau:

Vụ án thứ nhất: Ngày 15/7/2011, Trần Văn K đến gặp anh Nguyễn Văn L đặt vấn đề

thuê chiếc xe ô tô loại INOVA, biển số: 89M- 4527 (trị giá 310 triệu đồng) sử dụng đi lại, K

đã thỏa thuận với anh L thuê xe trong 3 ngày, mỗi ngày K phải trả cho anh L là 1.000.000

đồng và K đã thanh toán trước số tiền thuê xe cho L. Sau khi nhận xe và giấy chứng nhận đăng

ký, K đã sử dụng đến ngày thứ hai thì nảy sinh ý định mang xe của anh L đi cầm cố lấy tiền và

trả nợ, vì vậy K đã mang xe đến hiệu cầm đồ và cầm cho anh Nguyễn Văn H lấy số tiền là 120

triệu đồng, K thỏa thuận với anh H sau 10 ngày sẽ đến chuộc xe. Nhận được tiền, K trả nợ cho

anh Đinh Khắc T hết 115 triệu đồng, số tiền còn lại K sử dụng vào việc tiêu xài cá nhân. Đến

ngày hẹn, L không thấy K mang xe đến trả như đã thỏa thuận nên đã đến gặp K để đòi xe, K

đã nói đã cầm cố và hứa sẽ chuộc về trả lại. Do K không thực hiện như cam kết nên anh

Nguyễn Văn H (chủ hiệu cầm đồ) đã thanh lý và bán xe cho người khác. Biết được sự việc, L

đã làm đơn tố cáo Trần Văn K với Cơ quan điều tra.

Tại Cơ quan điều tra, K khai nhận không có ý định chiếm đoạt tài sản của anh L, chỉ vì

K không có tiền trả nợ nên mới cầm cố xe lấy tiền trả nợ, sau đó thì K bỏ đi khỏi địa phương.

Cơ quan điều tra cho rằng hành vi của Trần Văn K đã phạm tội Lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS, bởi vì K sau khi nhận tài sản của người

khác bằng hợp đồng thuê tài sản, K đã sử dụng tài sản trên vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến

không có khả năng trả và bỏ trốn khỏi địa phương, nên cần khởi tố K theo pháp luật hình sự.

Tuy nhiên, Viện kiểm sát qua nghiên cho rằng, khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: Chỉ “Người

nào có một trong những hành vi: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài

sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để

chiếm đoạt tài sản đó;... sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả

năng trả lại tài sản.” thì mới cấu thành tội phạm này. Sau khi nhận được tài sản (xe ô tô), K

không có hành vi gian dối, không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp, đặc biệt là K

không bỏ trốn, ngay từ ban đầu K đã đến Cơ quan điều tra khai báo toàn bộ hành vi của mình

và hứa sẽ chuộc xe trả cho anh L, vì vậy hành vi của Trần Văn K không cấu thành tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đề nghị của Cơ quan điều tra, mà hành vi đó chỉ vi

Page 25: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

25

phạm nghĩa vụ dân sự, đây là quan hệ thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Từ đó, Viện

kiểm sát không đồng ý với Cơ quan điều tra về việc khởi tố vụ án.

Quan điểm của Viện kiểm sát là quá cứng nhắc, không đúng với nội dung và tinh thần

của Điều 140 BLHS. Đúng là hợp đồng dân sự giữa K và L là hợp pháp, nhưng nội dung hợp

đồng quy định rất rõ việc thuê xe chỉ nhằm phục vụ đi lại, thời hạn thuê là ba ngày, hết thời

hạn K phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, nhưng sau đó vì muốn có tiền trả nợ và tiêu xài cá

nhân, K đã bất chấp sự ràng buộc của hợp đồng để mang tài sản mà mình không có quyền định

đoạt đi cầm cố dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Việc K nhận tài sản với mục đích ban

đầu là sử dụng, sau đó mang cầm cố lấy tiền hoàn toàn có thể xem hành vi mang tài sản đi cầm

cố đó là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp. Sự bất hợp pháp thể hiện rất rõ trong

trường hợp này là việc định đoạt tài sản của người khác khi chưa được sự đồng ý hay ủy quyền

của chủ sở hữu, sử dụng tài sản vào mục đích khác với nội dung đã thỏa thuận. Việc K bỏ đi

khỏi địa phương khi chưa thực hiện đầy đã nghĩa vụ đã cam kết cũng như nghĩa vụ phải có mặt

theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp được xem là hành vi bỏ trốn. Luật không ràng

buộc bỏ trốn là phải thực hiện ngay từ khi nhận tài sản, hay bỏ trốn sau khi đã có tham gia giải

quyết tranh chấp một vài lần, miễn là việc bỏ trốn này dẫn đến hệ quả là chủ sở hữu bị thiệt hại

về tài sản là phù với thuật ngữ trên. Từ phân tích trên cho thấy cơ quan chức năng không kịp

thời áp dụng biện cần thiết đối với K và dùng quy phạm pháp luật phi hình sự giải quyết tranh

chấp trên là hiện tượng tiêu cực cần ngăn chặn.

Vụ án thứ hai: Xuất phát từ mối quan hệ láng giềng, nên vào năm 2012, Nguyễn Thị T

thỏa thuận và vay của 12 người với tổng số tiền là 500 triệu đồng với nhiều thời hạn, lãi suất

khác nhau, mục đích là “cần tiền để làm ăn”. Sau khi vay được số tiền trên, không ai biết T đã

dùng số tiền đó vào mục đích gì, T cũng không có bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào

tại địa phương, không mua sắm tài sản cho gia đình. Thỉnh thoảng T có đi đâu đó một vài ngày

rồi lại về lao động bình thường. Một thời gian sau, T hoàn toàn mất khả năng thanh toán số

tiền đã vay. Sau khi biết T không có khả năng thanh toán, các bị hại đã tố cáo T trước pháp

luật. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ xác định nội dung vay nợ của

T là đúng. Nhưng, T không có mặt tại nơi cư trú, xác minh được biết, trước đó T đã có đơn xin

vắng mặt tại địa phương với lý do: xin vắng là đến tỉnh Quảng Ngãi tìm mộ liệt sỹ của bên

chồng. Xác minh tại gia đình T biết được, trước tết 2013, gia đình chồng T (trong đó có cả T)

đã đến Quảng Ngãi để tìm mộ nhưng chưa tìm thấy. Bố chồng T khẳng định, không giao việc

tìm mộ cho T và hiện T cũng không có liên lạc với gia đình.

Hành vi của Nguyễn Thị T đã thoả mãn các yếu tố trong mặt khách quan của tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thể hiện qua việc nhận được tài sản bằng hợp đồng vay tài

sản, sau đó T đã sử dụng tài sản nhận được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả

năng trả lại tài sản, nghề nghiệp của T là làm ruộng, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh

tại địa phương, nhưng T đã chủ động vay một khoản tiền lớn, vượt quá khả năng kinh tế của

gia đình mình; khi vay, T chỉ nói chung chung với những người cho vay là “để làm ăn” mà

Page 26: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

26

không cung cấp cụ thể mục đích của việc sử dụng tài sản vay. Mặt khác, cũng có thể coi việc T

đi khỏi nơi cư trú không xác định được địa chỉ nơi ở mới là hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt

tài sản. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cho rằng chưa làm việc với T nên chưa có cở sở để kết

luận T phạm tội và hướng dẫn các chủ nợ khởi kiện dân sự là bỏ lọt tội phạm.

Qua nghiên cứu, làm rõ thực trạng định tội danh đối với hành vi phạm tội tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua các vụ án cụ thể cho thấy, mặc dù nhiều vụ việc có

diễn biến, nội dung và chủ thể với những đặc điểm về xã hội, nghề nghiệp khác nhau, nhưng

trong các trường hợp sai lầm của thực tiễn đều có liên quan đến quá trình tiến hành tố tụng và

áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan, người có thẩm quyền. Vì vậy, sau khi mô tả phần

nào bức tranh của thực tiễn phục vụ cho việc đánh giá toàn diện và chính xác bản chất của vấn

đề, thì việc tiếp theo là đi tìm những nguyên nhân từ trong các cơ quan công quyền nhằm tạo

cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp đúng trọng tâm khắc phục thành công những tồn tại,

hạn chế ấy.

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ:

Do đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu về số lượng so với chỉ

tiêu biên chế được giao, một số còn hạn chế trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác thực

tiễn, công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện

nay, đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một

bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề

nghiêm trọng làm ảnh hướng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của Bộ máy Nhà nước.

Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, qua gần 10 năm thực hiện tiến trình cải cách tư

pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã có sự chuyển biến về công

tác tổ chức cán bộ, số lượng và chất lượng của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm

phán được nâng lên rõ rệt, ngày càng đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi

mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung thì đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của

các cơ quan tiến hành tố tụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác chưa

đồng đều, có một bộ phận còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. Mặc dù theo

quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, quy định tiêu chuẩn về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là cử nhân luật, nhưng

trên thực tế khả năng nhận thức, năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm thực

tiễn, ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân khác nhau nên dẫn đến kết quả công tác

đạt được cũng khác nhau.

Chính do đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu về số lượng, yếu

về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và sự thiếu trách nhiệm trong khi phải

giải quyết vụ án, nên dẫn đến tình trạng những người tiến hành tố tụng không nghiên cứu kỹ

Page 27: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

27

hồ sơ vụ án, việc thu thập và đánh giá chứng cứ sơ sài, không chặt chẽ nên dễ dẫn đến sai lầm

trong việc định tội danh.

Một lý do nữa cũng tác động rất lớn đến quá trình thực hiện hoạt động định tội là sự tác

động của kinh tế thị trường làm nhiều cán bộ tha hóa, biến chất, vì những động cơ khác nhau

họ sẵn sàng bẻ cong pháp luật, cố tình đưa ra hướng nhận định không đúng bản chất của vụ án,

nghiêm minh của pháp luật.

- Nguyên nhân từ công tác xây dựng, hướng dẫn, giải thích pháp luật:

Mặc dù BLHS năm 1999 sửa đổi quy định rất cụ thể, rõ ràng về khái niệm cũng như

hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên việc định tội danh

đối với tội phạm này chủ yếu phải căn cứ vào các yếu tố của mặt khách quan để xác định ý

thức chủ quan của người phạm tội, đây là một vấn đề khó và còn có nhiều cách hiểu khác nhau

trong thực tiễn. Nhưng cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa ban hành văn bản

hướng dẫn cụ thể giúp cho cơ quan thực tiễn giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc

trong việc định tội danh đối với các tội có hành vi cố ý xâm phạm tài sản như đã phân tích ở

trên. Xuất phát từ nguyên nhân này, nên nhận thức giữa các địa phương, giữa các cơ quan tố

tụng còn khác nhau.

Một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán do thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng

pháp luật thống nhất, nên chưa nhận thức đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của các tội có hành vi

cố ý xâm phạm tài sản một cách chính xác. Do đó, quan điểm giữa Điều tra viên, Kiểm sát

viên, Thẩm phán và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đối với cùng một vụ án cũng khác

nhau, thậm chí trái ngược nhau.

- Thiếu sót trong hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ:

Hoạt động lập hồ sơ và kiểm sát việc lập hồ sơ, thu thập chứng cứ trong một số vụ án

có hành vi cố ý xâm phạm tài sản của Điều tra viên chưa chặt chẽ, chỉ chú trọng lời khai của bị

can mà chưa chú ý đến các chứng cứ khác; không chú ý điều tra làm rõ động cơ, mục đích

phạm tội; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ một số vụ án còn rất nhiều mâu thuẫn. Kiểm sát các

hoạt động điều tra làm rõ hành vi, thủ đoạn, xác định mục đích phạm tội và việc lập hồ sơ của

Cơ quan điều tra chưa tốt, nhiều vụ án chỉ chú trọng thu thập chứng cứ buộc tội, bỏ qua chứng

cứ gỡ tội trong vụ án, khi đánh giá chứng cứ nhất là mặt khách quan của tội phạm còn mang

tính chủ quan, suy diễn gây ra oan, sai cho người vô tội là khó tránh khỏi.

Trong quá trình giải quyết các vụ án có hành vi cố ý xâm phạm tài sản, một số Điều tra

viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán do trình độ nhận thức hạn chế nên trong việc đánh giá chứng

cứ để xác định tội danh cũng như áp dụng điều luật của Bộ luật hình sự xử lý không chính xác;

khi đánh giá chứng cứ không xem xét tính hợp pháp, xác thực và tính có liên quan đến vụ án

cũng như việc xem xét một cách khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án để đánh

giá cho chính xác, dẫn đến quan điểm khởi tố, truy tố và xét xử của cấp sơ thẩm không đúng

người, đúng tội và đúng pháp luật.

Page 28: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

28

Để việc định tội danh đối với các tội xâm phạm tài sản cũng như tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được chính xác, xét thấy cần đưa ra những

kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, từ đó đảm bảo cho việc truy cứu TNHS đối

với người phạm tội được khách quan và đúng pháp luật.

2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác định tội danh đối với tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Từ phân tích, làm rõ hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản trong thực tiễn, tác giả nhận thấy cơ sở pháp lý và khoa học cho việc định tội danh trên

đã hoàn thiện và đã dự liệu tương đối đầy đủ các loại hành vi xảy ra trong thực tiễn, nhưng

thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này vẫn còn những bất cập, hạn chế. Qua làm rõ

nguyên nhân tác giả nhận thấy những tồn tại trên chủ yếu xuất phát từ con người, nên nhận

thấy cần có những giải pháp về con người để góp phần cho hoạt động định tội danh trong thực

tiễn ngày càng chính xác và đúng pháp luật hơn.

2.4.1. Kiến nghị về công tác cán bộ

Hiệu quả của hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với hành vi cố ý

xâm phạm tài sản (trong đó có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) nói riêng phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng công tác tổ chức cán bộ đóng vai trò rất quan trọng.

Do đó, để nâng cao hiệu quả định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tài sản khác, giải

pháp trước tiên là phải đào tạo một đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thật sự

trong sạch, vững mạnh, đủ về số lượng và giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng

được yêu cầu cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp về công tác

tổ chức cán bộ, theo chúng tôi cần thực hiện những giải pháp sau:

* Nâng cao năng lực đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trong hoạt

động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, để nâng cao năng lực đội ngũ Điều tra viên,

Kiểm sát viên, Thẩm phán trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, theo tác giả

cần thực hiện đồng bộ trên các mặt.

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp.

Việc nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra

viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng,

chống tội phạm. Bởi vì, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là một dạng công việc đặc

thù, hàng ngày, hàng giờ phải thường xuyên tiếp xúc, đối diện với những mặt trái của xã hội,

tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm. Nếu cán bộ tư pháp không được trau dồi, rèn luyện

về đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp thì rất dễ bị những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường

cám dỗ. Để nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp, trước hết mỗi

cán bộ tư pháp phải tự rèn luyện ý thức chính trị, phải luôn xác định công tác điều tra, truy tố,

Page 29: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

29

xét xử là công tác chính trị, phải quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, vận dụng vào

trong hoạt động tố tụng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, phục vụ có hiệu

quả nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.

-Thứ hai, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức

pháp luật.

Nhân tố con người được coi là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của mọi hoạt

động. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự bên cạnh tính hệ trọng còn có tính phức

tạp cao. Trong quá trình này, các chủ thể tiến hành tố tụng được pháp luật trao cho quyền tự do

đánh giá chứng cứ trên cơ sở niềm tin nội tâm, ý thức pháp luật của mình. Vì vậy, khi các chủ

thể đó có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nắm vững kiến thức về pháp luật thì các quyết

định tố tụng của họ mới có cơ sở thực tế, đảm bảo tính khách quan, đúng đắn và phù hợp với

pháp luật và đó cũng chính là cơ sở quan trọng làm giảm tình trạng oan, sai trong tố tụng hình

sự. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, năng lực công tác, cũng

như kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong việc định tội danh cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm

sát viên, Thẩm phán, trong quá trình công tác cần chú trọng việc bồi dưỡng các kiến thức về

Luật hình sự và kiến thức về lý luận định tội danh. Nhằm giúp cho họ nắm vững những dấu

hiệu cấu thành tội phạm, nắm vững các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và phương pháp định tội

danh, để thực hiện hoạt động định tội danh đảm bảo chặt chẽ, khoa học và chính xác. Bên cạnh

đó, cũng cần tổ chức các buổi hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm trong việc định tội danh đối

với các vụ án để xảy ra oan sai, có sai sót hoặc còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong

việc định tội danh.

- Thứ ba, bổ sung đủ số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán nhằm tránh

quá tải trong quá trình làm việc.

Để đáp ứng được nhu cầu về số lượng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công

tác cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì cần chú trọng công tác tuyển chọn

cán bộ, đặc biệt là cần quan tâm, chủ động hơn với chất lượng nguồn nhân lực đầu vào. Vì trên

thực tế hiện tại chỉ có lực lượng Điều tra viên trong ngành Công an nhân dân là được đào tạo

một cách có hệ thống mang tính liên tục, kế thừa tại các trường trong ngành Công an nhân dân,

nên phần nào được chủ động hơn về nguồn nhân lực.

Riêng đối với lực lượng Kiểm sát viên và Thẩm phán hiện tại nguồn của hai đối tượng

này chủ yếu được tuyển dụng từ sinh viên tốt nghiệp các trường luật trên cả nước, sau đó được

đưa đi đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát ngắn hạn. Trong khi đó hiện tại chế độ đãi ngộ và thu

nhập trong ngành Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân chưa đủ sức thu hút nhân tài vào

công tác trong ngành, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vào công tác môt thời gian thì chuyển

sang làm công việc khác vì mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống, nên việc tuyển đủ biên

chế cho ngành Kiểm sát và Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp thời điểm hiện nay là một

vấn đề hết sức khó khăn. Do đó, để chủ động hơn về nguồn nhân lực cho ngành Kiểm sát và

Page 30: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

30

ngành Tòa án, cần có kế hoạch dài hạn và đề nghị Nhà nước tăng cường chế độ đãi ngộ để thu

hút nguồn nhân lực có chất lượng

* Đề cao trách nhiệm công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét

xử vụ án hình sự

- Đối với Điều tra viên. Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại

đối với cả tiến trình tố tụng hình sự, có thể nói những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như

bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội … thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Điều tra hình sự là tổng hợp toàn bộ hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo của Điều tra

viên nhằm phát hiện và làm sáng tỏ sự thật về vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra vụ án,

lực lượng chính thực hiện kế hoạch điều tra là Điều tra viên. Họ là chủ thể trực tiếp tiến hành

các hoạt động điều tra. Thực hiện mọi kế hoạch điều tra, đề xuất các biện pháp xử lý đảm bảo

đúng người, đúng tội, đúng chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung

của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hoạt động điều tra đòi hỏi Điều tra viên phải có

những phẩm chất phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động này, nhưng chính hoạt động

điều tra cũng làm hình thành, phát triển ở Điều tra viên những phẩm chất đặc trưng, phù hợp

với hoạt động nghề nghiệp của mình. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự về

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên cho thấy hầu hết các hoạt động điều tra,

thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự như: khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, lấy lời

khai người bị hại, người làm chứng, đối chất, nhận dạng và các hoạt động điều tra khác đều do

Điều tra viên trực tiếp thực hiện, do đó việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của Điều tra viên

trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với

việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

- Đối với Kiểm sát viên. Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ

án hình sự là hết sức quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, hạn chế tình trạng oan,

sai trong giải quyết vụ án hình sự và bảo đảm tính pháp chế. Tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình

sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền

công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có

những nhiệm vụ và quyền hạn như: kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và

việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can;

triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

đến vụ án; kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam … Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình điều tra

thu thập chứng cứ của vụ án được toàn diện, khách quan, Kiểm sát viên phải thật sự đề cao vai

trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều

tra, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ điều tra vụ án để kịp thời phát hiện những

thiếu sót trong hoạt động điều tra thu thập chứng cứ của Điều tra viên để yêu cầu khắc phục,

trong trường hợp cần thiết nếu hoạt động điều tra thu thập chứng cứ của Điều tra viên chưa

được toàn diện, thì Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của

Page 31: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

31

Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo cho việc điều tra thu thập chứng cứ của vụ án được kịp

thời, toàn diện, khách quan, đúng pháp luật.

- Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là thành phần của Hội đồng xét xử có vị trí, vai trò rất đặc

biệt, họ là những người có thẩm quyền ra quyết định để tuyên một người nào đó có tội hay

không có tội, nếu có tội thì tội phạm đó là tội gì và mức hình phạt được áp dụng như thế nào.

Theo Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập

và chỉ tuân theo pháp luật”. Do đó, để đảm bảo hoạt động định tội danh được chính xác, Thẩm

phán và Hội thẩm nhân dân phải đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc xem xét,

đánh giá chứng cứ của vụ án, phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát đã thu thập được trong hồ sơ vụ án, trên cơ sở đó qua kết quả xét hỏi, tranh luận

tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải so sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ

trong hồ sơ vụ án với kết quả thẩm vấn tại phiên tòa để xem xét tính đúng đắn, khách quan của

chứng cứ và bác bỏ những chứng cứ không phù hợp với tình tiết, diễn biến của vụ án, từ đó ra

một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

2.4.2. Kiến nghị về công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật

Tuy về mặt lý luận đã làm sáng tỏ phần nào về các loại hành vi chiếm đoạt tài sản

tương ứng với từng điều luật cụ thể của BLHS, nhưng thực tiễn các hành vi phạm tội rất đa

dạng và có nhiều vấn đề lý luận chưa thể dự liệu hết, đồng thời độ hiểu biết về lý luận khoa

học luật hình sự từng cơ quan và người tiến hành tố tụng có sự chênh lệch nhất định, nên xảy

ra trường hợp hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau là khó tránh khỏi. Trong khi đó các văn

bản hướng dẫn chuyên sâu về từng loại tội phạm không nhiều và hầu như không có đối với

nhóm tội phạm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, Liên ngành trung ương cần tổng hợp trong khả

năng có thể các vụ án trong thực tiễn có những vướng mắc và cách hiểu khác nhau để điển

hình, nhân rộng và xây dựng những chuyên đề, văn bản mang tính hướng dẫn cụ thể, chi tiết

về từng loại hành vi để các cấp căn cứ áp dụng một cách hiệu quả và chính xác trong việc định

tội danh đối với tội phạm và nhóm tội phạm phổ biến này.

Nhằm mục đích khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình định tội danh đối

với tội phạm này, làm cơ sở cho công tác định tội danh đảm bảo tính chính xác, khoa học, cần

phải tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của BLHS. BLHS là một trong những căn cứ đầu

tiên và quan trọng nhất đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội phạm này được chính xác.

Do đó, để tránh những mâu thuẫn và cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật

hình sự trên thực tế thì cần phải quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng và bao quát được những

tình huống phát sinh trên thực tế.

Thứ hai, mặc dù về lý luận chúng ta không thừa nhận Án lệ là nguồn của Luật hình sự,

nhưng thực tế áp dụng pháp luật thì đâu đó vẫn thường lấy nhưng vụ việc tương tự mà cấp trên

Page 32: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

32

đã giải quyết trước làm chuẩn để giải quyết những vụ việc xảy ra sau đó, có thể nói hình thức

án lệ đã tồn tại trong thực tế. Bên cạnh sự phát triển đa dạng của thực tiễn nên những quy định

của pháp luật hiện hành thường không dự liệu hết được, vì vậy cần phát triển án lệ nhằm tránh

sự tùy tiện của từng địa phương khi xử lý hành vi vi phạm.

Thứ ba, trong hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp cần thiết phải có sự phối kết

hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo định tội danh chính xác, không

bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các cơ quan tư pháp trung ương (Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) cần phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm,

thống nhất nhận thức những vấn đề còn tránh chấp về quan điểm để hướng dẫn các cơ quan tư

pháp ở địa phương áp dụng luật được đúng.

Thứ tư, một vấn đề mang tính rất thời sự hiện nay là Chính phủ đã đưa mô hình quản lý

nguồn nhân lực theo mô hình vị trí việc làm vào thực tiễn. Mô hình này tạo ra sự khích thích

và buộc cán bộ, công chức phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực,

kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo được vị trí, công việc mà mình đang và muốn đảm nhận

trong thời gian tới. Tuy hoạt động tư pháp là hoạt động đặc thù, nhưng theo xu thế trên chúng

ta cũng phải có sự điều chỉnh công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh tư pháp

cho phù hợp.

Nguồn cán bộ đầu vào của lực lượng Điều tra viên là từ nguồn cán bộ ngành công an

được tuyển dụng trực tiếp từ những sinh viên học tập tại các Trường thuộc ngành này; Nguồn

Kiểm sát viên, Thẩm phán xuất phát tử nguồn cán bộ tòa án, cán bộ kiểm sát thông qua các đợt

thi công chức. Một người đã tốt nghiệp Đại học Luật hoặc tương đương thì trình độ, kiến thức

của họ sẽ đáp ứng điều kiện của một cán bộ điều tra, tòa án, kiểm sát, nhưng để trở thành Điều

tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì họ phải có những phẩn chất về chính trị, bản lĩnh và kỹ

năng nghề nghiệp.

Vì vậy, theo chúng tôi để tuyển chọn được những con người có tố chất phù hợp trở

thành Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, thì việc cần thiết là phải tổ chức thi tuyển.

Thông qua thi tuyển, chúng ta mới có cơ hội thẩm định trình độ năng lực thật sự của họ. Điều

kiện cần cho những người tham gia thi tuyển cũng phải bám sát những điều kiện bổ nhiệm

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được quy định trong các văn bản tương ứng, nhưng

để thành cán bộ có chức danh tư pháp như trên thì những người này phải vượt qua đợt sát hạch

nghiêm ngặt. Có như vậy các cán bộ điều tra, kiểm sát và tòa án mới từ bỏ tư tưởng “sống lâu

sẽ lên lão làng”, muốn trở thành Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì trong thời gian

công tác ban đầu ấy, bên cạnh phải hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, bản thân từng người

phải có kế hoạch tự học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp. Khi đó chúng

ta mới có được những Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu của cải

cách tư pháp hiện nay.

Page 33: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

33

Cuối cùng là căn cứ vào nhiệm kỳ của các chức danh nói trên, cấp phải xây dựng tiêu

chí nghiêm ngặt và rõ ràng về đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh những tiêu chí mà

hiện nay chúng ta đang áp dụng, theo chúng tôi cần xây dựng thêm tiêu chí nữa, nếu trong một

năm, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nào chỉ một lần để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt

tội phạm, người phạm tội thì xem như năm đó không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu trong nhiệm

kỳ năm năm có hai năm không hoàn thành nhiệm vụ thì không xem xét tái bổ nhiệm. Đây là

biện pháp giúp xóa bỏ sự chây ỳ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và nếu được áp

dụng nghiêm túc, chúng tôi tin rằng nó sẽ giúp làm giảm tình trạng gây oan, sai người vô tội

và bỏ lọt tội phạm trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.

Page 34: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

34

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản nói riêng, thì việc định tội danh chính xác đối với hành vi nguy hiểm cho xã

hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng

khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và việc áp dụng hình

phạt sẽ phát huy được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành công dân có ích cho

xã hội. Về mặt lý luận đã làm rõ thế nào là định tội danh, cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho

việc định tội danh đối với hành vi phạm tội, và trong Bộ luật hình sự cũng đã mô tả đầy đủ các

dấu hiệu của một tội phạm cụ thể trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đồng

thời, từ sự mô tả các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự,

chúng ta cũng đã làm rõ dấu hiệu về mặt hành vi khách quan nhằm tạo cơ sở cho thực tiễn vận

dụng nội dung trên để xử lý chính xác hành vi phạm tội trong thực tiễn. Qua khảo sát thực tiễn

cho thấy, tuy phần lớn cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với

hai loại tội phạm này đúng theo quy định của pháp luật và người phạm tội bị trừng trị thích

đáng, nhưng bênh cạnh những kết quả đạt được thì việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng cho thấy còn nhiều bất cập hạn chế, như hình sự hóa hành vi vi

phạm pháp luật khác, hoặc dân sự hóa những hành vi phạm tội như đã nêu trong phần thực

trạng của chuyên đề.

Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như trình độ

năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế, còn một số người tiến hành tố tụng chưa vô

tư, khách quan trong áp dụng pháp luật…và một nguyên nhân nữa là cơ quan có thẩm quyền

trong quá trình hướng dẫn áp dụng pháp luật, chưa dự liệu hết những tình huống đa dạng trong

thực tiễn. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên cần phải có những giải pháp, kiến

nghị nhằm đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

được chính xác, góp phần cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả và sự

thành công của tiến trình cải cách nền tư pháp của nước ta.

Page 35: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

3. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi).

4. Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 sửa đổi.

5. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 sửa đổi.

6. Luật giám định tư pháp.

7. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày

25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư

pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu”

của Bộ luật hình sự năm 1999 .

B. CÁC VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN

8. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

9. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020.

10. Báo cáo số 345/VKSTC-V1A ngày 01/12/2010 của Viện kiểm sát Tối cao về công

tác kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi

tố.

11. Báo cáo số 09/ BC-VKS-P1A ngày 11/12/2007 của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh về

kết quả thực hiện chuyên đề đình chỉ điều tra.

12. Báo cáo số 16/ BC-VKS-P1A ngày 24/12/2008 của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh về

kết quả thực hiện chuyên đề đình chỉ điều tra.

13. Báo cáo số 186/ BC-VKS-P1 ngày 14/8/2009 của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh về

thực trạng đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự.

Page 36: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

36

14. Báo cáo số 06/ BC-VKS-P3 ngày 15/12/2010 của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh về

sơ kết rút kinh nghiệm những vụ án hình sự bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại.

15. Quyết định số 46/QĐ-KSXX -P3 ngày 16/3/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Tây Ninh về việc rút rút kháng nghị phúc thẩm.

16. Quyết định số 01/KSĐT ngày 25/11/2007 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân

Châu, tỉnh Tây Ninh về việc hủy bỏ Quyết định KTVA.

17. Cáo trạng số 55/QĐ/KSĐT ngày 24/5/2007 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân

Châu, tỉnh Tây Ninh.

18. Cáo trạng số 136/QĐ/KSĐT ngày 29/7/2007 của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tây

Ninh, tỉnh Tây Ninh.

19. Cáo trạng số 126/QĐ/KSĐT ngày 13/10/2010 của Viện kiểm sát nhân dân thị xã

Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

20. Bản án số 98/2009/HSPT ngày 7/6/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

21. Bản án số 165/2011/HSPT ngày 26/8/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

22. Bản án số 145/2009/HSST ngày 29/9/2009 của Tòa án nhân dân thị xã Tây Ninh,

tỉnh Tây Ninh.

23. Bản án số 47/2011/HSST ngày 13/4/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Tây Ninh,

tỉnh Tây Ninh.

24. Bản án số 13/2011/HSST ngày 25/02/2011 của Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu,

tỉnh Tây Ninh.

C. CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC, SÁCH

1. Chu Thị Trang Vân, Tìm hiểu việc định tội và quyết định hình phạt từ phương diện là

những hoạt động áp dụng pháp luật hình sự cơ bản của Tòa án, Tạp chí Khoa học, ĐH Quốc

gia Hà Nội.

2. Dương Thanh Biểu (2008), Thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các

Viện phúc thẩm từ năm 200 đến năm 2007, Nxb.Tư pháp.

3. Đặng Khắc Thắng, Sử dụng tài sản không đúng mục đích hay gian dối để chiếm đoạt,

trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên.

4. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập

các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. TP, Hồ Chí Minh.

5. Đoàn Tấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với

các tội phạm trong luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp.

Page 37: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

37

6. Hồ Ngọc Hải (2012), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng chiếm

đoạt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ.

7. Hồ Trọng Ngũ, Một số vấn đề về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi phạm

pháp trên lĩnh vực kinh tế trong chính sách hình sự hiện nay, Trang thông tin điện tử Viện

nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh.

8. Huỳnh Chủ Nghĩa (2013), Hoạt động điều tra các vụ án về tội xâm phạm sở hữu của

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp, Khóa Luận Tốt nghiệp.

9. Lê Hồng Phúc, Khi nào thì phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trang

thông tin điện tử - Báo Bình Dương.

10. Nguyễn Đình Trung (2013), Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan

điều tra cấp huyện trong điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh

Đồng nai, Khóa Luận Tốt nghiệp.

11. Nguyễn Thu Vân, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS

1999, Luận văn Th.S.

12. Nguyễn Văn Vân (2001), Về hiện tượng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự

trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, Tạp chí Khoa học pháp luật (số 02).

13. Thảo Vy (2001), Xác định hành vi chiếm đoạt trong các quan hệ vay mượn, Tạp chí

nghề luật (số 02).

14. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập I, Nhà xuất

bản Hà Nội.

15. Trần Duy Bình, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Một số vướng mắc

trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện, Trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân tỉnh An

Giang.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an

nhân dân (Tập 2).

17. Mai Văn Lư (2010), Bàn về quy định Tòa an trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong

điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí kiểm sát (số 11).

18. Võ Thị Kim Oanh (2010), “Thực tiễn áp dụng quy định về Tòa án trả hồ sơ để điều

tra bổ sung”, Tạp chí khoa học pháp lý (số 3).

19. Bùi Mạnh Cường (2011), “Thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố”, Tạp

chí kiểm sát (số 01).

20. Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), Tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội.

21. Trường Đại học An ninh Nhân dân (2006), Đề cương giáo trình luật TTHS, TP. Hồ

Page 38: Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/dinh-toi-danh-doi-voi-toi-lam-dung... · sở hữu của Bộ

38

Chí Minh.

22. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách

khoa & Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

23. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Bách Khoa, Hà Nội

24. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình luận koa học Bộ luật TTHS năm 2003, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đào Trí Úc (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật TTHS Việt Nam, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Quang Tiệp (2011), Chế định cứ trong Luật TTHS Việt Nam, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

27. Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

trong giai đoạn điều tra, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb. Công

an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội.

31. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội.

32. Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình Luật hình sự, Hà Nội.