những điều cần biết về người lao động di trú

23
1 NHNG ĐIU CN BIT VNGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ (This publication has been produced with the financial assistance of CIDA/SEARCH) 2 HI LUT GIA VIT NAM -------------- NHNG ĐIU CN BIT VNGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ (MIGRANT WORKER: QUESTIONS AND ANSWERS) (SÁCH THAM KHO) NHÀ XUT BN HNG ĐỨC HÀ NI - 2008

Upload: nguyenxuyen

Post on 28-Jan-2017

226 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: những điều cần biết về người lao động di trú

1

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

(This publication has been produced

with the financial assistance of CIDA/SEARCH)

2

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

--------------

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ

NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

(MIGRANT WORKER: QUESTIONS AND ANSWERS)

(SÁCH THAM KHẢO)

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HÀ NỘI - 2008

Page 2: những điều cần biết về người lao động di trú

3

GIỚI THIỆU Một trong những thách thức lớn nhất mà các

quốc gia phải đối mặt trong quá trình toàn cầu hóa đó là vấn đề di trú vì việc làm, kèm theo đó là việc bảo vệ quyền của người lao động di trú. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại số người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình lại đông như hiện nay. Theo ước tính của các cơ quan Liên hợp quốc, hiện trên thế giới có đến 175 triệu người lao động di trú, chiếm 3% dân số toàn cầu, và con số này đang ngày càng tăng lên. Hiện nay, cứ 35 người dân trên thế giới thì có một người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình. Di trú vì việc làm đã trở thành yếu tố cơ bản của kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Tình trạng di trú vì việc làm góp phần làm năng động hóa các hoạt động kinh tế của thế giới, tuy nhiên, nó cũng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng mà những người lao động di trú ở khắp nơi trên thế giới đã và đang phải đối mặt, đó là bị phân biệt đối xử, bị quên lãng và xâm phạm các quyền con người cơ bản. Đây là một sự bất công có tầm vóc toàn cầu, bởi lao động di trú cũng là những con người và do đó cũng phải được hưởng các quyền cơ bản của con người.; và bởi lao động di trú đã và đang có những đóng góp to lớn và không thể phủ nhận với nền kinh tế và sự thịnh vượng xã hội của cả nước tiếp nhận và nước gốc.

4

Để bảo vệ quyền của người lao động di trú, Liên hợp quốc và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ban hành nhiều điều ước và văn kiện, trong đó nổi bật nhất là Công ước của Liên hợp quốc về các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ và hai Công ước số 97 và số 143 của ILO. Dựa trên nội dung của ba điều ước quốc tế này và một số tài liệu khác, Hội Luật gia Việt Nam biên soạn cuốn Những điều cần biết về người lao động di trú để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này. Khác với cuốn Bảo vệ quyền của người lao động di trú: Pháp luật và thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia mà được biên soạn với cùng mục đích, để bạn đọc dễ tiếp cận những nội dung cơ bản của nhất của vấn đề, chúng tôi xây dựng cuốn sách nhỏ này dưới dạng các câu Hỏi-Đáp, với những thông tin và lời giải thích ngắn gọn, xúc tích.

Nhân đây, Hội Luật gia Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan nhà nước, CIDA Canađa và Dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực ở Đông Nam Á của Canađa (SEARCH) đã hỗ trợ Hội trong việc biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích về vấn đề quyền của người lao động di trú.

Hà Nội, tháng 5 năm 2008 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

Page 3: những điều cần biết về người lao động di trú

5

MỤC LỤC

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

LỜI GIỚI THIỆU

PHẦN I

NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

Câu hỏi 1: Thế nào là ‘người lao động di trú’?

Câu hỏi 2: Những đối tượng nào không được coi là ‘người lao động di trú’?

Câu hỏi 3: Thế nào là ‘các thành viên trong gia đình’ người lao động di trú?

Câu hỏi 4: Thế nào là ‘người lao động di trú không có giấy tờ’?

Câu hỏi 5: Vì sao phải bảo vệ người lao động di trú?

Câu hỏi 6: Những nguy cơ nào người lao động di trú thường phải đối mặt?

PHẦN II

QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Câu hỏi 7: Luật quốc tế đề cập đến quyền của người lao động di trú từ khi nào? Những điều ước quốc tế nào là quan trọng nhất với người lao động di trú?

Câu hỏi 8: Những nguyên tắc nào là nền tảng của MWC?

6

Câu hỏi 9: Những quyền nào theo quy định của MWC phải được áp dụng cho mọi người lao động di trú?

Câu hỏi 10: Những quyền nào theo quy định của MWC phải được áp dụng cho những người lao động di trú có giấy tờ?

Câu hỏi 11: Những quyền nào trong MWC cho thấy công ước đã tính đến những đặc thù của người lao động di trú?

Câu hỏi 12: Hiện đã có bao nhiêu quốc gia là thành viên của MWC?

Câu hỏi 13: Cơ chế nào để bảo đảm rằng MWC được tuân thủ trên thực tế?

Câu hỏi 14: Công ước số 97 của ILO đề cập đến những vấn đề gì?

Câu hỏi 15: Công ước số 143 của ILO đề cập đến những vấn đề gì?

Câu hỏi 16: Hiện đã có bao nhiêu quốc gia là thành viên của các Công ước số 97 và 143 của ILO?

Câu hỏi 17: Khuôn khổ đa chiều về di trú lao động của ILO đề cập đến những nội dung gì?

PHẦN III

VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Câu hỏi 18: Tình hình người lao động di trú ở Đông Nam Á như thế nào?

Câu hỏi 19: ASEAN đã có hành động chung gì trong việc bảo vệ quyền của người lao động di trú?

Page 4: những điều cần biết về người lao động di trú

7

Câu hỏi 20: Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú đề cập đến những nội dung gì?

PHẦN IV

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi 21: Hiện có bao nhiêu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài?

Câu hỏi 22: Những văn bản pháp luật hiện hành nào của Việt Nam đề cập cụ thể đến việc bảo vệ quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Câu hỏi 23: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động có thể ra nước ngoài làm việc dưới những hình thức nào?

Câu hỏi 24: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những quyền gì?

Câu hỏi 25: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có những hành vi nào bị nghiêm cấm?

PHẦN V

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi 26: Cơ chế bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế gì?

8

Câu hỏi 27: Cần có những giải pháp gì để bảo vệ có hiệu quả các quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Page 5: những điều cần biết về người lao động di trú

9

Phần I

Nhận thức về người lao động di trú

Câu hỏi 1: Thế nào là ‘người lao động di trú’?

Theo Điều 1 và 2 Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (sau đây viết tắt là MWC), lao động di trú (migrant worker) là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân.

Lao động di trú bao gồm 8 dạng: - “Nhân công vùng biên”: người làm việc ở

nước láng giềng nhưng trở về nước mình trong ngày hoặc ít nhất mỗi tuần một lần;

- “Nhân công theo mùa”: người chỉ làm việc ở nước khác trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm;

- “Người đi biển”: người làm việc trên một chiếc tàu đăng ký tại nước khác;

- “Nhân công làm việc ở công trình trên biển”: người làm việc trên một công trình

10

trên biển thuộc quyền tài phán của nước khác;

- “Nhân công lưu động”: người mà do tính chất công việc phải di chuyển qua nhiều nước trong những khoảng thời gian ngắn;

- “Nhân công theo dự án”: người làm việc ở nước khác trong một thời gian theo một dự án nhất định;

- “Nhân công lao động chuyên dụng”: người thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng hoặc trình độ cao ở nước khác trong một khoảng thời gian theo một dự án nhất định;

- “Nhân công tự chủ”: người làm một công việc ở nước khác nhưng không theo một hợp đồng lao động mà với tính chất tự chủ.

Page 6: những điều cần biết về người lao động di trú

11

Câu hỏi 2: Những đối tượng nào không được coi là ‘người lao động di trú’?

Điều 3 MWC liệt kê những đối tượng không được coi là lao động di trú, bao gồm:

- Người nước ngoài làm việc chính thức cho một tổ chức quốc tế hoặc một nhà nước khác;

- Người nước ngoài làm việc cho một chương trình phát triển hoặc hợp tác của nước khác;

- Nhà đầu tư nước ngoài; - Người tị nạn hoặc không có quốc tịch; - Sinh viên và học viên nước ngoài; - Người nước ngoài làm thủy thủ hay làm

trên các công trình trên biển nhưng không được phép cư trú hoặc làm các công việc có hưởng lương khác ở nước mà họ đang làm việc.

(Một nhóm sinh viên đại học người nước ngoài ở Úc)

12

Câu hỏi 3: Thế nào là ‘các thành viên trong gia đình’ người lao động di trú?

Theo Điều 4 MWC, “các thành viên gia đình” của người lao động di trú là những người kết hôn với những người lao động di trú hoặc có quan hệ tương tự như quan hệ hôn nhân, theo pháp luật hiện hành, cũng như con cái và những người sống phụ thuộc khác được công nhận là thành viên của gia đình theo pháp luật hiện hành và theo các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia liên quan.

Định nghĩa trên có nội hàm rất rộng, bao trùm tất cả các dạng gia đình và tất cả những người được pháp luật xem là ‘thành viên của một gia đình’.

(Vợ con của một công nhân Miến Điện làm việc ở Thái Lan)

Page 7: những điều cần biết về người lao động di trú

13

Câu hỏi 4: Thế nào là ‘người lao động di trú không có giấy tờ’?

Lao động di trú không có giấy tờ (undocumented migrant worker)1 là những người làm việc ở nước khác mà không có giấy phép lao động hay giấy phép cư trú. Họ thường bị bắt giữ, giam cầm, trục xuất.., nhiều người trong số họ trở thành nạn nhân của những băng đảng buôn người.

Pháp luật quốc tế bảo vệ cả người lao động di trú có giấy tờ (documented migrant worker) và không có giấy tờ. Theo luật quốc tế, không được đối xử với người lao động di trú không có giấy tờ như với tội phạm, mà cần giúp họ có vị thế hợp pháp hoặc hồi hương, bởi trong phần lớn trường hợp, việc không có giấy tờ không phải lỗi của họ, mà do họ bị lừa gạt, bị buôn bán, bị đuổi việc vô cớ hay bị thu giữ giấy tờ tùy thân...

(50 người Miến Điện nhập cư trái phép vào Thái Lan tìm việc làm bị chết ngạt trong thùng chiếc xe chở hàng đông lạnh bịt kín hồi tháng 4/2008)

1 Đôi khi còn được gọi là lao động di trú không hợp pháp (irregular migrant worker) hoặc lao động di trú bí mật (clandestine migrant worker)

14

Câu hỏi 5: Vì sao phải bảo vệ người lao động di trú?

Theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948, mọi người, bất kể dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp, xuất thân.., đều bình đẳng về các quyền con người. Lao động di trú cũng là con người nên cũng được hưởng các quyền con người như tất cả mọi người.

Lao động di trú có nghĩa là phải sống xa gia đình, xa quê hương, tổ quốc, xa những người hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ; chính vì vậy, họ rất dễ bị bóc lột, phân biệt đối xử và xâm phạm các quyền. Tuy nhiên, thật bất công nếu biết rằng họ đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự thịnh vượng của cả nước gốc và nước nhận lao động. Các nước nhận lao động đang được hưởng lợi rất nhiều từ người lao động di trú, bởi họ sẵn sàng làm những công việc lương thấp, nguy hiểm, độc hại, hay làm việc trong các ngành bị coi là ‘thấp kém’ mà lao động bản địa không muốn làm. Đối với nhiều nước gốc, thu nhập gửi về nước của người lao động di trú chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Ví dụ, ở Phi-líp-pin và Sri Lan-ka, tiền gửi về của người lao động di trú chiếm hơn 10% thu nhập quốc dân hàng năm...

Page 8: những điều cần biết về người lao động di trú

15

Câu hỏi 6: Những nguy cơ nào người lao động di trú thường phải đối mặt?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguy cơ phổ biến mà lao động di trú phải đối mặt, đó là:

- Không được trả lương hoặc không được trả lương theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

- Phải làm việc trong những hoàn cảnh thiếu an toàn và vệ sinh lao động.

- Phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh khiến sức khỏe giảm sút và bị mắc bệnh tật.

- Bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, đặc biệt với lao động di trú nữ làm việc trong các ngành nghề nhạy cảm như trong các cơ sở giải trí hoặc giúp việc gia đình.

- Bị bần cùng do phải trả phí cao cho cơ sở tuyển dụng lao động (có thể cả ở nước gốc và nước tiếp nhận) khiến thu nhập không đủ trả nợ hoặc chỉ còn rất ít sau khi trả nợ.

- Bị những kẻ môi giới vô lương tâm lừa đảo mất tiền lệ phí nhưng không được ra nước ngoài làm việc, hoặc bị bỏ rơi ở nước ngoài.

- Hợp đồng lao động bị người sử dụng lao động tùy tiện thay đổi nhưng vẫn phải cam chịu, hoặc phải bồi thường ‘vi phạm hợp đồng’ nếu không cam chịu và bỏ việc.

16

- Hộ chiếu và các giấy tờ tuỳ thân khác bị người sử dụng lao động hoặc cơ sở tuyển dụng lao động thu giữ khiến họ trở thành lao động di trú không có giấy tờ, từ đó trở thành nạn nhân của bọn buôn bán người.

- Bị các cơ sở tuyển dụng và các cơ quan nhà nước mình bỏ rơi khiến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ và hiệu quả.

- Bị phân biệt đối xử nặng nề so với lao động bản địa, cả về tiền công, điều kiện lao động, bảo hiểm và trợ cấp xã hội (là những người được tuyển dụng cuối cùng cho những công việc nặng nhọc, độc hại, thấp kém nhất, và bị sa thải đầu tiên khi khủng hoảng việc làm).

(Lao động di trú trong ngành nông nghiệp ở châu Âu)

Page 9: những điều cần biết về người lao động di trú

17

Phần II

Quyền của người lao động di trú theo pháp luật quốc tế

Câu hỏi 7: Luật quốc tế đề cập đến quyền của người lao động di trú từ khi nào? Những điều ước quốc tế nào là quan trọng nhất với người lao động di trú?

Năm 1939, ILO thông qua điều ước đầu tiên về quyền của người lao động di trú (Công ước Di trú vì việc làm). N ăm 1949, ILO sửa đổi công ước này bằng Công ước số 97 và đến năm 1975 thông qua Công ước số 143 về hỗ trợ việc làm cho người lao động di trú. Liên hợp quốc thảo luận về vấn đề quyền của người lao động di trú từ đầu thập kỷ 1970 và đến năm 1990 thì thông qua Công ước quốc tế về các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (MWC). Hiện tại, MWC và các Công ước số 97, 143 của ILO là ba điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền của người lao động di trú.

(Trụ sở chính của ILO ở Giơ-ne-vơ, Thụy sĩ)

18

Câu hỏi 8: Những nguyên tắc nào là nền tảng của MWC?

Có ba nguyên tắc chỉ đạo trong MWC, đó là: Không phân biệt đối xử: Mọi người lao

động di trú đều bình đẳng về quyền; không được tạo ra bất kỳ sự áp dụng hay đối xử khác biệt nào dựa trên bất kỳ yếu tố nào như về dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, độ tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm xã hội...của họ (Điều 1).

Đối xử quốc gia (national treatment): Các quốc gia phải bảo đảm là mọi quy định và chế độ áp dụng với người lao động di trú phải “không được kém thuận lợi hơn’ so với các quy định và chế độ áp dụng với người lao động là công dân của nước mình, cụ thể trong các vấn đề như thù lao, điều kiện làm việc, các tiêu chuẩn tuyển dụng... (Điều 25).

Các quyền được áp dụng trong suốt quá trình di trú lao động: Các quốc gia phải bảo vệ các quyền của người lao động di trú trong mọi giai đoạn của tiến trình di trú lao động, bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, trên đường đi đến và khi làm việc ở nước tiếp nhận, và khi trở về nước gốc (Điều 1).

Page 10: những điều cần biết về người lao động di trú

19

Câu hỏi 9: Những quyền nào theo quy định của MWC phải được áp dụng cho mọi người lao động di trú?

Quyền sống (Điều 9) và được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 24).

Quyền tự do và an toàn cá nhân (không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch, không bị cưỡng bức lao động, không bị tịch thu, hủy giấy tờ tùy thân hoặc giấy phép lao động (Điều 10, 11, 16, 21).

Quyền được bảo vệ sự riêng tư (Điều 14). Quyền sở hữu tài sản (Điều 15). Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn

giáo, tự do ngôn luận (Điều 12, 13). Quyền tự do rời khỏi hoặc trở về bất kỳ

quốc gia nào, kể cả nước gốc (Điều 8). Quyền được chăm sóc y tế (Điều 28). Các quyền của trẻ em thuộc các gia đình

lao động di trú (Điều 26, 30). Quyền được tôn trọng và duy trì bản sắc

văn hoá (Điều 26). Quyền được gửi hoặc mang theo số tiền

kiếm được về nước (Điều 26).

20

Quyền không bị trục xuất tập thể (Điều 22).

Quyền được nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mình (Điều 23).

Các quyền về xét xử công bằng trong tố tụng hình sự (Điều 17, 18, 19).

Quyền được đối xử bình đẳng như người lao động bản địa, bao gồm quyền được tham gia công đoàn và những hiệp hội khác, quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 25, 27).

(Lao động di trú ở một nước ASEAN)

Page 11: những điều cần biết về người lao động di trú

21

Câu hỏi 10: Những quyền nào theo quy định của MWC phải được áp dụng cho những người lao động di trú có giấy tờ?

Ngoài những quyền chung áp dụng cho mọi người lao động di trú, người lao động di trú có giấy tờ hợp pháp còn được hưởng các quyền khác, bao gồm:

Được thông báo đầy đủ về việc cư trú và công việc họ sẽ phải làm (Điều 37).

Được vắng mặt tạm thời mà không bị tước giấy phép cư trú hoặc lao động (Điều 38).

Được tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú ở quốc gia đang làm việc (Điều 39).

Được lập và tham gia công đoàn tại quốc gia nơi đang làm việc (Điều 40).

Được bầu cử, ứng cử và tham gia hoạt động xã hội ở nước mình (Điều 41).

Được hỗ trợ để hợp nhất hoặc giữ mối liên hệ với gia đình (Điều 42, 44).

Được chuyển thu nhập về cho gia đình (Điều 47).

Được đối xử bình đẳng như công dân sở tại trong các vấn đề về thuế, lao động, việc

22

làm, giáo dục, y tế, văn hóa (Điều 43, 45, 48, 54, 55).

Được tự do lựa chọn công việc chỉ phải theo những điều kiện nhất định (Điều 52).

Không bị trục xuất tuỳ tiện (Điều 56).

Được miễn các loại thuế và phí xuất nhập khẩu với các đồ dùng gia đình và cá nhân và dụng cụ cần thiết cho công việc.

Được cấp phép cư trú trong thời gian ít nhất bằng với thời hạn được phép làm công việc có hưởng lương (Điều 49).

Được hỗ trợ để hòa nhập con cái và người thân trong gia đình vào xã hội bản địa (Điều 45).

(Một khu nhà ở của các gia đình lao động di trú ở một nước ASEAN)

Page 12: những điều cần biết về người lao động di trú

23

Câu hỏi 11: Những quyền nào trong MWC cho thấy công ước đã tính đến những đặc thù của người lao động di trú?

Là một điều ước quốc tế nhằm xác lập bảo vệ các quyền của người lao động di trú, MWC đã tính đến hoàn cảnh và những nhu cầu đặc thù của nhóm này. Công ước quy định một số quyền đặc thù mà chỉ có thể áp dụng với người lao động di trú mà không áp dụng với bất kỳ nhóm xã hội nào khác, tiêu biểu như: Quyền được gửi về nước hoặc mang theo số tiền kiếm được khi hồi hương (Điều 26); Quyền không bị trục xuất tập thể (Điều 22); Quyền được nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mình hoặc của quốc gia đại diện cho lợi ích của nước mình khi các quyền của họ bị vi phạm (Điều 23)...

(Lao động di trú Phi-líp-pin đang làm việc ở một nước châu Á biểu tình đòi được bảo đảm các quyền hợp pháp của họ)

24

Câu hỏi 12: Hiện đã có bao nhiêu quốc gia là thành viên của MWC?

MWC được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1990 theo Nghị quyết 45/158 (ngày này sau đó được Liên hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế về Người lao động di trú). Theo Điều 87(1). Tính đến tháng 4/2008, Công ước đã có 37 nước thành viên (28 quốc gia khác đã ký nhưng chưa phê chuẩn).

Trong số các nước thành viên của Công ước, ở khu vực châu Á có Phi-líp-pin, A-déc-bai-gian, Sri Lanka, Tát-gi-kis-tan và Đông Ti-mo. Bốn nước khác ở châu Á đã ký nhưng chưa phê chuẩn, bao gồm Kiếc-ghi-kis-stan, Cam pu chia, In-đô-nê-si-a và Băng la đét.

(Phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc)

Page 13: những điều cần biết về người lao động di trú

25

Câu hỏi 13: Cơ chế nào để bảo đảm rằng MWC được tuân thủ trên thực tế?

Công ước quy định thành lập một ủy ban giám sát (Ủy ban về bảo vệ quyền của người lao động di trú), gồm 10 chuyên gia độc lập, do các quốc gia thành viên đề cử và bầu ra (nhưng hoạt động với tư cách cá nhân chứ không phải trên tư cách đại diện cho quốc gia mà mình có quốc tịch). Ủy ban họp mỗi năm một lần để xem xét các báo cáo quốc gia và đưa ra những bình luận, khuyến nghị (cả chung cho mọi quốc gia thành viên cũng như riêng cho từng nước, tùy trường hợp).

Thêm vào đó, Công ước quy định cơ chế cho phép một quốc gia thành viên có quyền khiếu nại với Ủy ban giám sát công ước về việc một quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của công ước (Điều 76); và cơ chế cho phép cá nhân công dân có thể khiếu nại với Ủy ban giám sát về việc chính phủ không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của công ước (Điều 77). Tuy nhiên, Công ước cho phép bảo lưu các điều 76 và 77 và hiện tại, tất cả các quốc gia thành viên của công ước đều bảo lưu hai điều này.

26

Câu hỏi 14: Công ước số 97 của ILO đề cập đến những vấn đề gì?

Công ước gồm hai phần chính. Phần I đề cập đến việc hỗ trợ và bảo vệ người lao động di trú. Theo phần này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo cho ILO biết về chính sách, pháp luật nước mình về các vấn đề di trú, nhập cư và về trình trạng của người lao động di trú, và trách nhiệm cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. Một nghĩa vụ nữa là ngăn chặn sự tuyên truyền sai lệch về người lao động di trú.

Phần II đề cập đến việc đối xử bình đẳng với người lao động di trú. Theo phần này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng chế độ đối xử quốc gia với người lao động di trú và phải cho phép họ chuyển thu nhập về cho gia đình ở nước ngoài.

Ngoài ra, Công ước còn bao gồm ba Phụ lục đề cập đến những quy định và hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ các quyền của người lao động di trú (Phụ lục 1 và 2 về việc tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động cho người lao động di trú được tuyển dụng theo và không theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm; Phụ lục III về việc mang theo tài sản cá nhân, dụng cụ và thiết bị của người lao động di trú).

Page 14: những điều cần biết về người lao động di trú

27

Câu hỏi 15: Công ước số 143 của ILO đề cập đến những vấn đề gì?

Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên: - Khảo sát tình hình người lao động di trú được

tuyển dụng trái phép làm việc ở nước mình hoặc được đưa qua nước mình và áp dụng các biện pháp để ngăn chặn dòng người lao động di trú bất hợp pháp, việc tuyển dụng bất hợp pháp người lao động di trú.

- Xử lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự những kẻ tuyển dụng trái phép và buôn bán người lao động di trú.

- Thực hiện chính sách quốc gia về thúc đẩy và bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội và đối xử với người lao động di trú và các thành viên gia đình họ sống hợp pháp ở nước mình.

- Hỗ trợ đoàn tụ gia đình cho tất cả người lao động di trú hợp pháp trên lãnh thổ của mình.

28

Câu hỏi 16: Hiện đã có bao nhiêu quốc gia là thành viên của các Công ước số 97 và 143 của ILO?

Công ước số 97 được thông qua tại kỳ họp thứ 30 ngày 8/6/1949 của Hội nghị toàn thể của ILO và có hiệu lực từ 22/01/1952. Tính đến hết tháng 3/2008, Công ước có 47 nước thành viên.

Công ước này được thông qua tại kỳ họp thứ 60, ngày 4/6/1975 của Hội nghị toàn thể của ILO và có hiệu lực từ 9/12/1978. Tính đến hết tháng 3/2008, công ước có 23 nước thành viên.

(Một phiên họp Hội nghị toàn thể ILO. Các công ước của ILO được thông qua tại các Hội nghị toàn thể như thế này)

Page 15: những điều cần biết về người lao động di trú

29

Câu hỏi 17: Khuôn khổ đa chiều về di trú lao động của ILO đề cập đến những nội dung gì?

Văn kiện này được xem như là các nguyên tắc hướng dẫn trong các vấn đề về lao động di trú, được thông qua bởi các quốc gia thành viên ILO. Nó bao gồm các hướng dẫn cụ thể về:

- Các biện pháp hợp tác lao động quốc tế. - Quản lý di trú lao động một cách hiệu quả. - Bảo vệ người lao động di trú. - Hội nhập và hòa nhập xã hội. - Mở rộng các nơi tiếp nhận lao động di trú. - Đối thoại xã hội với các đối tác ba bên và tư

vấn với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức của người lao động di trú.

- Di trú minh bạch và trật tự. - Chứng nhận và các thể chế tuyển dụng, bố trí,

giám sát. - Hội nhập và hòa nhập người lao động di trú

vào xã hội. - Di trú và phát triển.

30

Phần III Việc bảo vệ quyền của người lao

động di trú ở khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi 18: Tình hình người lao động di trú ở Đông Nam Á như thế nào?

Ở thời điểm cuối năm 2005, tổng số người lao động di trú ở khu vực ASEAN vào khoảng 13,5 triệu, trong đó khoảng 5,3 triệu (40%) là di trú ở trong phạm vi các nước ASEAN. Trong khu vực ASEAN, các nước tiếp nhận chính bao gồm: Thái Lan (đồng thời là nước gửi lao động đi làm việc ở các nước ngoài ASEAN), Malaysia, Singapore, Cam-pu-chia. Các nước gửi lao động chính bao gồm: Miến Điện, Việt Nam, In-đô-nê-si-a và Phi-líp-pin.

Nhìn chung, mức độ bảo vệ người lao động di trú ở các nước tiếp nhận lao động ở ASEAN thấp hơn so với ở các khu vực khác trên thế giới. Theo kế hoạch, 10 nước ASEAN sẽ hội nhập đầy đủ về kinh tế trước năm 2015. Bên cạnh các lợi ích có được, dự đoán các nước gửi lao động ở ASEAN sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc bảo vệ người lao động di trú của mình khi mà các rào cản về di trú lao động giữa các nước trong khối được dỡ bỏ.

Page 16: những điều cần biết về người lao động di trú

31

Câu hỏi 19: ASEAN đã có hành động chung gì trong việc bảo vệ quyền của người lao động di trú ?

Các nước trong khối đã thông qua Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú (tháng 1/2007), trong đó thừa nhận trách nhiệm của các nước nhận và nước gốc cũng như của Hiệp hội ASEAN trong vấn đề này.

Tuyên bố cũng yêu cầu các nước thành viên làm hài hòa pháp luật quốc gia với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO. Việc này có nghĩa là sẽ làm cho pháp luật của các nước trong khối được áp dụng bình đẳng với mọi người lao động, bất kể quốc tịch của họ; hay nói cách khác là bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia với người lao động di trú.

(Đoàn kết trong ASEAN để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người

lao động di trú trong khu vực )

32

Câu hỏi 20: Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú đề cập đến những nội dung gì?

Nội dung Tuyên bố có thể tóm tắt như sau: Thừa nhận

- Người lao động di trú có những đóng góp to lớn cho cả nước tiếp nhận và nước gốc;

- Chủ quyền quốc gia trong việc quyết định chính sách di trú riêng của nước mình.

Nhất trí

- Hợp tác giải quyết vấn đề người lao động di trú không hợp pháp mà không do lỗi của họ. Nghĩa vụ của nước tiếp nhận lao động

- Bảo đảm người lao động di trú được tiếp cận thỏa đáng với hệ thống pháp luật và tư pháp;

- Hỗ trợ hoạt động lãnh sự của nước gốc trong việc trợ giúp người lao động di trú;

Nghĩa vụ của nước gốc

- Hỗ trợ việc tuyển dụng, chuẩn bị cho người lao động ra nước ngoài làm việc, bảo vệ và hồi hương người lao động di trú...

- Pháp điển hóa và ngăn chặn hành vi lừa đảo trong việc tuyển dụng người lao động di trú.

Page 17: những điều cần biết về người lao động di trú

33

Cam kết của ASEAN - Thiết lập và thực hiện các chương trình tái hòa

nhập và phát triển nguồn nhân lực cho người lao động di trú ở các quốc gia gốc;

- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, xóa bỏ tình trạng buôn lậu người;

- Chia sẻ tư liệu, thông tin và kinh nghiệm tốt về các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền của người lao động di trú;

- Hỗ trợ lẫn nhau trong việc giúp đỡ người lao động di trú bị kẹt trong các tình huống xung đột hoặc khủng hoảng ở ngoài ASEAN;

- Xây dựng Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú phù hợp với ý tưởng của ASEAN về một cộng đồng quan tâm và chia sẻ với nhau.

(Trụ sở ASEAN ở Jakarta)

34

Phần IV

Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Câu hỏi 21: Hiện có bao nhiêu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài?

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có trên 500 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc có thời hạn tại 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khoảng 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD. Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi nước ngoài làm việc tăng dần qua các năm.. Tỷ trọng việc làm do xuất khẩu lao động tạo ra cũng tăng đều đặn hàng năm so với tạo việc làm trong nước, từ 2,8% vào năm 2001 lên 4,78% vào năm 2006.

So với một số ngành khác, thu nhập của người lao động xuất khẩu có hiệu quả cao, vốn đầu tư ít, đem lại lợi ích nhiều mặt. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đặt ra những trách nhiệm và sức ép cho các cơ quan nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cả ở trong và ngoài nước.

Page 18: những điều cần biết về người lao động di trú

35

Câu hỏi 22: Những văn bản pháp luật hiện hành nào của Việt Nam đề cập cụ thể đến việc bảo vệ quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trên lĩnh vực này.

Điều 5 Luật này nêu rõ, chính sách của Nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của họ; đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(Hội trường Ba Đình, nơi diễn ra các cuộc họp Quốc Hội và thông qua các đạo luật cho đến năm 2007)

36

Câu hỏi 23: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động có thể ra nước ngoài làm việc dưới những hình thức nào?

Điều 6 Luật này quy định, người lao động có thể đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Hợp đồng cá nhân.

(Lễ ký kết một văn bản hợp tác về xuất khẩu lao động)

Page 19: những điều cần biết về người lao động di trú

37

Câu hỏi 24: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những quyền gì?

Điều 44 Luật này quy định các quyền áp dụng chung cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới các hình thức không phải theo hợp đồng cá nhân, bao gồm:

- Được yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa mình ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan;

- Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa mình ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp

38

pháp trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;

- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân;

- Được hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;

- Được khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài các quyền nêu trên, người lao động

còn có các quyền khác, phù hợp với từng hình thức hợp đồng mà theo đó họ ra nước ngoài làm việc.

(Lao động Việt Nam trên một công trình xây dựng ở nước ngoài)

Page 20: những điều cần biết về người lao động di trú

39

Câu hỏi 25: Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Điều 7 Luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

40

6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản)

Page 21: những điều cần biết về người lao động di trú

41

Phần V

Giải pháp tăng cường việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam

làm việc ở nước ngoài

Câu hỏi 26: Cơ chế bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế gì?

Ý kiến chung cho rằng, hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện pháp luật về lĩnh vực này còn chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn lỏng lẻo. Những điều đú khiến cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài còn chưa kịp thời và hiệu quả, dẫn tới những lo ngại và bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây.

(Hòa giải một vụ đình công của lao động nữ Việt Nam ở Malaysia)

42

Câu hỏi 27: Cần có những giải pháp gì để bảo vệ có hiệu quả các quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài?

Ý kiến chung cho rằng, để bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, cần tiến hành các biện pháp sau:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật của lao động xuất khẩu.

- Triển khai các thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các

Page 22: những điều cần biết về người lao động di trú

43

doanh nghiệp tại nước ngoài; Thông tin đầy đủ cho người lao động biết các đầu mối liên lạc khi cần thiết như điện thoại, địa chỉ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam... .

- Đổi mới công tác thông tin về xuất khẩu lao động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp để ngăn chặn và xóa bỏ lừa đảo môi giới lao động xuất khẩu.

- Tăng cường thông tin và hợp tác quốc tế với các nước có lao động đang làm việc ở nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ người lao động di trú.

- Tăng cường năng lực và nguồn lực cho các cơ quan đại diện ngoại giao và ban quản lý lao động ở nước ngoài; thành lập Ban cán sự công đoàn phối hợp với cơ quan đại sứ quán, ban quản lý lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại các nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc để bảo vệ quyền lợi người lao động.

- Nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ việc làm khi người lao động trở về nước.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trong việc thực hiện cách tiếp cận ‘các trung tâm dịch vụ hỗn hợp’ và cơ chế

44

thống kê, cập nhật tư liệu người lao động ở nước ngoài.

- Bảo đảm rằng mọi người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc được đào tạo miễn phí và được cung cấp sổ tay thông tin, cũng như phải nhận được và đồng ý về nội dung một hợp đồng lao động bằng văn bản tiếng Việt ký giữa họ với người sử dụng lao động ở nước tiếp nhận.

- Nhận rõ tính chất đặc biệt dễ bị tổn thương của người lao động di trú là phụ nữ trong một số ngành nghề như giúp việc gia đình hay các công việc dịch vụ…và có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ những phụ nữ ra nước ngoài làm các công việc này.

(Lớp dạy tiếng Hàn miễn phí cho người lao động chuẩn bị

sang Hàn Quốc làm việc)

Page 23: những điều cần biết về người lao động di trú

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1) IOM (2007), Global Statistics 2007. 2) Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA (2006), Tình trạng

dân số thế giới năm 2006, Phụ lục về thanh niên. 3) Hội Luật gia Việt Nam (2006), Pháp luật quốc gia và

quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

4) Hội Luật gia Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo về Pháp luật và cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 11-12/01/2008 tại Hà Nội.

5) Hội Luật gia Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo tư vấn về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3-4/3/2008 tại Hà Nội.

6) Tuyên bố khuyến nghị chung thông qua tại Hội thảo tư vấn về bảo vệ quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3-4/3/2008.

7) Côc Qu¶n lý L§ ngoài n-íc, Bé L§-TB-XH, B¸o c¸o hµng n¨m, các năm 2005, 2006, 2007.

8) Bé L§-TB-XH (2006), Sè liÖu thèng kª viÖc lµm vµ thÊt nghiÖp ë ViÖt Nam giai ®o¹n 1996-2005, NXB Lao động – X· héi, n¨m 2006.

9) Các văn kiện có liên quan của ILO trong http://www.ilo.org/ilolex/english/index.htm và http://www.ilo.org/public/english/region/asro/bangkok

10) Các văn kiện có liên quan của Liên hợp quốc trong http://www.ohchr.org/EN/ProfessionalInterest/Pages/InternationalLaw.aspx.

11) Các văn bản pháp luật có liên quan của Việt Nam trong http://www.chinhphu.vn.

46

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc HOÀNG CHÍ DŨNG

Chủ biên

PHẠM QUỐC ANH

Biên soạn

TƯỜNG DUY KIÊN

VŨ CÔNG GIAO

Thiết kế mỹ thuật: NGUYỄN TRỌNG KIÊN

In 1000 cuốn khổ 11,5x20cm tại ……………………………… Giấy phép xuất bản số 08-2008/CXB/246-16/HĐ cấp ngày 16-4-2008. In xong và nộp lưu chiểu quý II/2008.