nhung thac mac ve doi song

173
Những Thắc Mắc Về Đời Sống Tác giả: Nicky Gumbel Lời Tựa Lời Nói Đầu 1. Cơ Đốc Giáo: Nhàm Chán, Sai Lạc, và Không Thích Hợp 2. Jesus Là Ai? 3. Vì Sao Jesus Chết? 4. Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình? 5. Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào? 6. Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện Như Thế Nào? 7. Đức Thánh Linh Là Ai? 8. Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì? 9. Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh? 10. Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác? 11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng Cách Nào? 12. Vì Sao Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác và Nên Nói Như Thế Nào? 13. Ngày Nay Đức Chúa Trời Có Chữa Bệnh Không? 14. Còn Hội Thánh Thì Thế Nào? 15. Làm Thế Nào Để Tận Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại Của Mình Ghi Chú Hướng Dẫn Nghiên Cứu Lời Tựa Quyển sách nầy đã đến thật đúng thời điểm. Nó lấp đầy một khoảng trống đã tồn tại trong các sách báo Cơ Đốc từ nhiều năm. Mặt khác, theo những số liệu báo cáo đầy đủ gần đây cho thấy, hơn mười năm qua, giáo hội Anh quốc đã và đang mất đi các thành viên với tốc độ một ngàn người một tuần lễ, tức là vào khoảng nửa triệu người. Một điều quan trọng hơn nữa, 80% trong số đó chưa đến hai mươi tuổi. Mặc dầu sự thực hiển nhiên là vẫn có một số các Hội Thánh đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đáng khích lệ, song toàn thể cảnh trạng trong xứ sở hiện nay vẫn là một hình ảnh ảm đạm, suy sụp dễ nhận thấy, và, như Nicky trình bày trong cuốn sách nầy về sự vỡ mộng nói chung đối với sự sống của HT. Tuy nhiên...mặt khác, vượt khỏi bất cứ thắc mắc gì, có một mối quan tâm mới mẽ đang suy xét trong những điều thuộc về cõi tâm linh, cùng với một nỗi khao khát và niềm hy vọng đang ngày càng gia tăng đó là, ở nơi nào đó, bằng cách gì đó, có thể tìm thấy một câu trả lời của thời đại nầy đối với câu hỏi đã xưa cũ, đó là “Chân lý là

Upload: codocnhan

Post on 20-Feb-2017

107 views

Category:

Spiritual


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhung thac mac ve doi song

Những Thắc Mắc Về Đời Sống Tác giả: Nicky Gumbel

Lời Tựa Lời Nói Đầu 1. Cơ Đốc Giáo: Nhàm Chán, Sai Lạc, và Không Thích Hợp 2. Jesus Là Ai? 3. Vì Sao Jesus Chết?4. Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình? 5. Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào? 6. Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện Như Thế Nào? 7. Đức Thánh Linh Là Ai? 8. Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì?9. Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh?10. Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác?11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng Cách Nào?12. Vì Sao Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác và Nên Nói Như Thế Nào?13. Ngày Nay Đức Chúa Trời Có Chữa Bệnh Không?14. Còn Hội Thánh Thì Thế Nào?15. Làm Thế Nào Để Tận Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại Của MìnhGhi ChúHướng Dẫn Nghiên Cứu

Lời Tựa

Quyển sách nầy đã đến thật đúng thời điểm. Nó lấp đầy một khoảng trống đã tồn tại trong các sách báo Cơ Đốc từ nhiều năm. Mặt khác, theo những số liệu báo cáo đầy đủ gần đây cho thấy, hơn mười năm qua, giáo hội Anh quốc đã và đang mất đi các thành viên với tốc độ một ngàn người một tuần lễ, tức là vào khoảng nửa triệu người. Một điều quan trọng hơn nữa, 80% trong số đó chưa đến hai mươi tuổi. Mặc dầu sự thực hiển nhiên là vẫn có một số các Hội Thánh đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đáng khích lệ, song toàn thể cảnh trạng trong xứ sở hiện nay vẫn là một hình ảnh ảm đạm, suy sụp dễ nhận thấy, và, như Nicky trình bày trong cuốn sách nầy về sự vỡ mộng nói chung đối với sự sống của HT. Tuy nhiên...mặt khác, vượt khỏi bất cứ thắc mắc gì, có một mối quan tâm mới mẽ đang suy xét trong những điều thuộc về cõi tâm linh, cùng với một nỗi khao khát và niềm hy vọng đang ngày càng gia tăng đó là, ở nơi nào đó, bằng cách gì đó, có thể tìm thấy một câu trả lời của thời đại nầy đối với câu hỏi đã xưa cũ, đó là “Chân lý là

Page 2: Nhung thac mac ve doi song

gì?”Những Thắc Mắc Về Đời Sống là một quyển nhập môn rất thú vị, dễ đọc, dễ thông cảm, được lôi cuốn về Chúa Cứu Thế Jesus, vẫn chính là nhân vật có sức thu hút nhất, làm cho con người say mê nhất. Sự thông minh, khảo sát tường tận, và sự tiếp cận có hiểu biết của Nicky Gumbel bảo đảm rằng việc tìm tòi Chân lý thu hút trọn vẹn sự chú ý của tâm trí cũng như tấm lòng của chúng ta.Tôi rất vui mừng vì tất cả sự khó nhọc mà Nicky đã đặt vào khóa học Alpha nầy, qua đó, nói theo nghĩa đen, có hàng trăm người đã được ảnh hưởng một cách sâu xa, hiện nay đang sẵn sàng cho một cộng đồng thậm chí rộng lớn hơn nữa. Tôi không hề ngần ngại khi đề cao cuốn sách quan trọng và dễ đọc nầy.Sandy Millar Holy Trinity Brompton

Lời Mở Đầu

Ngày nay có một sự quan tâm mới mẻ về niềm tin Cơ Đốc, và đặc biệt hơn nữa là về thân vị của Chúa Jesus. Gần hai ngàn năm qua kể từ khi Ngài giáng sinh Ngài vẫn đang tiếp xúc gần gũi với hàng tỷ người theo Ngài. Các Cơ Đốc Nhân sẽ luôn luôn bị mê hoặc bởi Đấng sáng lập đức tin của họ và là Chúa của đời sống họ. Nhưng hiện nay đang có một sự hồi sinh về mối quan tâm giữa vòng những người không đi nhà thờ. Nhiều người đang có những thắc mắc về Chúa Jesus. Ngài chỉ là một con người hay Ngài chính là Con Đức Chúa Trời? Nếu Ngài là Con Đức Chúa Trời thì điều đó có những hàm ý gì dành cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta?Cuốn sách nầy nhằm trả lời một số câu hỏi mấu chốt nằm ở trọng tâm niềm tin Cơ Đốc. nó được đặt cơ sở trên ‘Anpha’, một khóa học được thực hiện tại Holy Trinity Brompton dành cho những người chưa đến nhà thờ, là những người đang tìm để hiểu biết nhiều hơn về Cơ Đốc Giáo, và những người mới đến với niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Jesus. Khóa học nầy, đã và đang hoạt động trong nhiều năm và đã thực sự phát triển. Hàng trăm người nam người nữ thuộc mọi lứa tuổi đã theo học khóa trình với đầy những thắc mắc về Cơ Đốc Giáo và đã tìm thấy Đức Chúa Trời là Cha của họ, Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế và là Chủ của họ và Đức Thánh Linh là Đấng đến để ngự trong lòng họ.Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã đọc các bản thảo và đưa ra những lời phê bình gây dựng. Cũng như Cressida Inglis Jones là người đã đánh máy bản thảo đầu tiên và hầu hết những bản sửa chữa với tốc độ, mức hiệu quả, và sự kiên nhẫn tuyệt vời.Nicky Gumbel

Page 3: Nhung thac mac ve doi song

Cơ Đốc Giáo:Nhàm Chán, Sai Lạc, Không Thích Hợp?

Suốt nhiều năm, tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc ở ba điểm. Trước hết, tôi cho là nhàm chán. Tôi đã đến nhà nguyện của trường học và cảm thấy vô cùng buồn tẻ. Tôi thật thông cảm với Robert Lorin Stevenson, người đã có lần ghi vào nhật ký một điều được kể như là hiện tượng kỳ lạ sau đây: ‘Hôm nay, tôi đã đi nhà thờ, cũng không đến nỗi thất vọng.’ Cùng chiều hướng tương tự, nhà khôi hài Mỹ Olover Wendell Holmes viết: ‘Rất có thể tôi đã bước vào chức vụ, nếu một vài người thuộc hàng giáo phẩm tôi quen biết không có vẻ và không hành động giống như nhân viên mai táng.’ Tôi có cảm tưởng là niềm tin Cơ Đốc rất tẻ nhạt và không hấp dẫn.Thứ hai, theo tôi, niềm tin đó có vẻ sai lạc. Tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc về mặt tri thức và tự phụ cho mình là kẻ tin vào thuyết định mệnh hợp lý. Lúc mười bốn tuổi, tôi viết một vài luận văn về môn Giáo hội Cải chánh, trong bài văn ấy tìm cách đánh đổ toàn bộ Cơ Đốc Giáo phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế. Điều khá ngạc nhiên là bài của tôi lại được giải thưởng! Tôi đã đưa ra những luận điểm nhằm triệt hạ đức tin Cơ Đốc và thích đấu lý với các tín hữu Cơ Đốc tự cho mình là đắc thắng lớn.Thứ ba, tôi cho đó là niềm tin không thích hợp. Tôi không thể thấy được làm sao một chuyện xảy ra cách đây 2000 năm tại Trung Đông cách xa 2000 dặm lại liên quan đến cuộc sống tôi tại nước Anh ở thế kỷ hai mươi nầy được. Chúng ta vẫn thường hát bài được nhiều người ưa chuộng tựa đề ‘Giêrusalem’ và đặt câu hỏi: ‘Thế thì những bàn chân thời xưa đó có hề bước lên vùng cỏ xanh của đồi núi nước Anh chăng?’ Tất cả chúng ta điều biết rõ câu trả lời là ‘Không, họ không hề bước qua’. Đối với đời sống tôi, niềm tin đó dường như hoàn toàn không thích hợp.Sau nầy tôi mới nhận ra một phần do lỗi của tôi đã không thật sự lắng nghe cho nên mới hoàn toàn không biết gì về niềm tin Cơ Đốc. Ngày nay trong xã hội đã bị thế tục hóa, có nhiều người không biết gì mấy về Chúa Cứu Thế Jêsus, hoặc những gì họ biết về Ngài chẳng được là bao, hoặc họ chẳng biết gì cả về Cơ Đốc Giáo. Một mục sự tại bệnh viện đã xếp loại các câu trả lời cho câu hỏi: ‘Mời bạn cùng tham dự Tiệc Thánh nhé?’ như sau:‘Không, cám ơn, tôi thuộc Giáo hội Anh Quốc.’‘Không, cám ơn, tôi thích ăn bánh bắp chiên dòn.’‘Không, cám ơn, tôi chưa chịu cắt bì.’1Cơ Đốc Giáo không nhàm chán, không sai lạc và không thể nào không thích hợp. Ngược lại, đó là niềm tin hấp dẫn, đúng đắn và thích hợp. Chúa Jêsus nói: ‘Ta là đường đi, chân lý và sự sống.’ (GiGa 14:6). Nếu Ngài nói đúng, và tôi tin là Ngài nói đúng, thì chẳng còn gì quan trọng hơn trong cuộc đời

Page 4: Nhung thac mac ve doi song

nầy là thái độ đáp ứng của chúng ta đối với Ngài.Phương hướng cho thế giới lầm lạc Con người được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Thiếu mối liên hệ đó, con người lúc nào cũng cảm thấy đói khát, trống trải và thiếu thốn. Hoàng tử Charles gần đây có nói về niềm tin của ông như sau, bất chấp mọi tiến bộ của khoa học, ‘nơi sâu thẳm của linh hồn (nếu tôi được phép dùng từ nầy) con người vẫn vô tình bất an dai dẳng vì biết mình còn thiếu một điều, một chất liệu làm cho cuộc đời trở nên đáng sống’.Bernard Levin có lẽ là nhà báo vĩ đại nhất của thế hệ nầy, có lần viết một bài tựa đề ‘Đời là Một Bí Ẩn Lớn mà Không Có Giờ để Tìm Ra Ý Nghĩa’. Trong bài nầy ông đề cập đến sự kiện mặc dù là một nhà báo rất thành công suốt hơn hai mươi năm nhưng ông vẫn e mình có thể đã ‘phung phí thực tại để theo đuổi một giấc mơ‘. Ông viết:

Nói thẳng thừng, tôi có giờ nào để tìm hiểu tại sao tôi được sinh ra để rồi chết không?...Tôi chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi nầy và cho dù tôi còn bao nhiêu năm nữa để sống thì chắc chắn khoảng thời gian đó vẫn không nhiều bằng những năm tôi đã trải qua. Rõ ràng là nguy hiểm nếu tôi trễ nãi không trả lời ngay...tại sao tôi phải biết lý do mình được sinh ra? Dĩ nhiên là vì cớ tôi không thể cho rằng đó là chuyện tình cờ; mà nếu không phải tình cờ thì phải có ý nghĩa. 2

Nhà báo nầy không phải là tín hữu Cơ Đốc và gần đây có viết: ‘Xin nhắc lại lần thứ mười bốn ngàn, tôi không phải là tín hữu Cơ Đốc.’ Thế nhưng hình như ông ý thức quá rõ sự bế tắc trong việc giải đáp ý nghĩa của cuộc sống. Trước đây vài năm, ông đã viết:

Những xứ sở giống như đất nước chúng tôi, đầy dẫy những con người có đủ mọi tiện nghi vật chất họ ao ước, cùng với những phước hạnh phi vật chất như gia đình hạnh phúc, thế nhưng cuộc sống của họ lại chán chường thầm lặng, có đôi lúc ồn ào, chẳng hiểu biết gì hơn là cảm thấy một khoảng trống bên trong mà cho dù có đổ vào bao nhiêu đồ ăn, thức uống, có nhồi nhét với bao nhiêu con cháu xứng đáng cùng bạn bè trung thành đi nữa... khoảng trống đó vẫn còn nhức nhối. 3

Một số người sống hầu hết đời mình để tìm kiếm một điều gì đó có thể mang lại ý nghĩa cùng mục đích cho cuộc sống. Leo Tolstoy, tác giả của Chiến Tranh và Hòa Bình (War and Peace ) và Anna Karenina , đã viết một sách mang tựa đề Một Lời Thú Tội (A Confession ) vào năm 1879, trong đó ông kể lại câu chuyện ông đi tìm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống. Lúc còn bé ông đã chối bỏ Cơ Đốc Giáo. Khi rời trường đại học, ông tìm kiếm lạc thú

Page 5: Nhung thac mac ve doi song

trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Ông bước vào thế giới xã giao của Moscow và Petersburg, nhậu nhẹt li bì, sống bừa bãi, cờ bạc và thác loạn. Nhưng thế giới đó không làm ông thỏa mãn.Sau đó ông khát vọng tiền bạc. Ông được thừa hưởng một tài sản và kiếm thật nhiều tiền nhờ viết sách. Thế nhưng điều đó cũng chẳng khiến ông thỏa mãn. Ông tìm kiếm thành công, danh vọng và địa vị. Và ông đã đạt được tất cả. Ông đã viết tác phẩm mà Bách Khoa Tự Điển Britannica mô tả là ‘một trong hai tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn học thế giới’. Thế nhưng ông vẫn đối diện với câu hỏi: ‘Rất hay... nhưng rồi sau nữa?’ Và bế tắc trước câu trả lời.Rồi ông nuôi tham vọng về gia đình, tạo cho gia đình cuộc sống tốt đẹp nhất có thể có được. Ông kết hôn năm 1862, có một người vợ tốt bụng, yêu thương với mười ba người con (mà theo ông, chính gia đình đã khiến ông xao lãng việc đi tìm ý nghĩa toàn thể của cuộc sống!). Ông đã đạt được mọi tham vọng và chìm ngập trong cái có vẻ là hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng một câu hỏi đã đưa ông đến bờ tự sát: ‘Liệu ý nghĩa nào trong cuộc sống tôi vượt khỏi tầm hủy diệt không thể tránh được của tử thần được đang chờ đợi tôi chăng?’Ông đã đi tìm lời giải đáp trong mọi lãnh vực khoa học và triết học. Lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi: ‘Tại sao tôi sống?’ mà ông tìm được đó là ‘Trong sự vô hạn của không gian và sự vô hạn của thời gian thì những phân tử cực kỳ nhỏ biến đổi theo tính phức tạp vô hạn’.Khi nhìn những người đương thời, ông thấy họ không đối diện với những câu hỏi hàng đầu nầy của cuộc sống (‘Tôi từ đâu đến?’, ‘Tôi đang đi về đâu?’, ‘Tôi là ai?’, ‘Sống có ý nghĩa gì?’). Cuối cùng, ông thấy những nông dân Nga có thể trả lời những câu hỏi đó qua niềm tin Cơ Đốc của họ và ông nhận biết rằng chỉ trong Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta mới tìm ra lời giải đáp.Hơn một trăm năm sau đó cũng chẳng có gì thay đổi. Freddie Mercury, ca sĩ hàng đầu của nhóm nhạc Rock Queen, chết vào cuối năm 1991 đã viết trong một bài hát cuối cùng có trong tập nhạc Phép Lạ (The Miracle ) như sau: ‘Có ai biết chúng ta sống để làm gì không?’ Mặc dù anh đã thu góp được một tài sản khổng lồ và đã thu hút hàng ngàn kẻ hâm mộ, nhưng trong một cuộc phỏng vấn ngay trước khi chết, anh nhìn nhận là mình cô đơn cùng cực. Anh nói: ‘Bạn có thể có mọi thứ trên đời mà vẫn là con người cô đơn nhất và đó là nỗi cô đơn cay đắng nhất. Thành công đã mang lại cho tôi sự tôn sùng của toàn thế giới cùng với hàng triệu bảng Anh, nhưng lại cản trở một điều mà mọi người chúng ta đều cần mối liên hệ yêu thương và liên tục.’Anh đã nói đúng khi cho rằng mối ‘liên hệ liên tục’ là điều mọi người chúng

Page 6: Nhung thac mac ve doi song

ta đều cần. Thế nhưng chẳng có mối liên hệ nào của mọi người có thể khiến chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Và mối liên hệ đó cũng không hoàn toàn liên tục. Lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thiếu một điều gì đó. Lý do là vì chúng ta được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Chúa Jêsus nói: ‘Ta là đường đi’. Ngài là Đấng duy nhất có thể đưa chúng ta vào mối liên hệ với Thượng đế, một mối liên hệ kéo dài đến vô tận.Lúc tôi còn bé, gia đình tôi có một máy tivi đen trắng. Chúng tôi chẳng bao giờ được xem hình rõ nét; lúc nào hình cũng mờ nhạt và bị sọc. Khi chưa biết có cái nào tốt hơn thì chúng tôi vẫn sung sướng có tivi đó. Cho đến một hôm, chúng tôi biết là cần phải có ăngten! Bỗng nhiên chúng tôi biết được mình có thể xem được hình rõ nét hơn. Niềm vui của chúng tôi gia tăng. Cuộc sống thiếu liên hệ với Thượng đế qua Chúa Cứu Thế Jêsus cũng giống như tivi thiếu ăngten. Một số người có vẻ rất hạnh phúc vì họ chưa biết có thể hưởng được điều tốt đẹp hơn. Một khi chúng ta kinh nghiệm được mối liên hệ với Thượng đế thì mục đích và ý nghĩa của cuộc sống sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta thấy được những điều chúng ta chưa hề thấy và lúc ấy chúng ta sẽ rất dại dột nếu muốn quay về với lối sống cũ. Chúng ta hiểu được tại sao mình được sinh ra trên đời nầy.Thực tế trong một thế giới hỗn loạn Đôi khi có người nói: ‘Nếu bạn thành thật thì bạn tin cái gì cũng chẳng sao?’ Nhưng có khi chúng ta sai lầm một cách thành thật. Adolf Hitler đã thành thật trong sai lầm của ông. Niềm tin của ông đã tiêu diệt sinh mạng của hàng triệu con người. Kẻ tàn sát ở Yorkshire (Anh Quốc) đã tin là ông làm theo ý muốn Thượng đế khi tàn sát những gái mãi dâm. Ông cũng sai lầm rất là thành thật. Và niềm tin của ông đã ảnh hưởng hành động. Đây là những trường hợp quá khích, nhưng cũng làm sáng tỏ vấn đề là điều chúng ta tin rất quan trọng, bởi lẽ niềm tin sẽ quyết định cách sống của chúng ta.Thái độ của mọi người đối với tín hữu Cơ Đốc có thể là: ‘Niềm tin đó thật tuyệt vời đối với bạn nhưng với tôi thì không’. Thái độ nầy không hợp lý. Nếu Cơ Đốc Giáo đúng thì niềm tin đó vô cùng thiết yếu đối với mỗi người chúng ta. Còn nếu niềm tin đó không đúng thì mọi tín hữu Cơ Đốc đều bị lừa gạt và như vậy thì chẳng ‘tuyệt diệu đối với chúng tôi’ - đó là điều thật đáng buồn và cần sửa đổi càng sớm càng tốt. Là nhà văn và học giả, C.S.Lewis đã viết: ‘Cơ Đốc Giáo là một lời khẳng định mà nếu sai thì chẳng có gì quan trọng, còn nếu đúng thì vô cùng quan trọng. Một điều không thể có được đó là Cơ Đốc Giáo tương đối quan trọng’.4 Có đúng thế không? Có chứng cớ nào không? Chúa Jêsus nói: ‘Ta là...chân lý’. Có chứng cớ nào hỗ trợ cho lời tuyên bố nầy không? Một số câu hỏi chúng ta sẽ đề cập trong phần sau của sách. Trọng tâm của Cơ Đốc Giáo là sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Jêsus và điều nầy có đủ chứng cớ. Giáo sư

Page 7: Nhung thac mac ve doi song

Thomas Arnold, hiệu trưởng của trường Rugby School, con người từng làm đảo lộn quan niệm giáo dục của Anh Quốc, đã được bầu làm trưởng bộ môn lịch sử hiện đại tại đại học Oxford. Chắc chắn ông là người am hiểu giá trị của chứng cớ trong việc xác định những sự kiện lịch sử, nên ông nói:

Suốt nhiều năm tôi đã từng quen thuộc nghiên cứu lịch sử của nhiều thời đại, xem xét và đánh giá chứng cớ của những người đã viết ra, thế nhưng đối với tầm hiểu biết của một kẻ tìm hiểu vô tư thì chưa có một sự kiện nào trong lịch sử nhân loại được minh chứng bằng một chứng cớ đầy đủ và toàn vẹn hơn là dấu hiệu quan trọng mà Thượng đế đã ban cho chúng ta, qua việc Chúa Cứu Thế đã chết và từ kẻ chết sống lại.

Như chúng ta sẽ thấy trong các phần sau, có rất nhiều chứng cớ về tính xác thực của Cơ Đốc Giáo. Thế nhưng, khi Chúa Jêsus phán: ‘Ta là chân lý...’. Ngài không chỉ hàm ý chân lý về tri thức. Nguyên nghĩa của từ chân lý bao hàm ý niệm thi hành hoặc kinh nghiệm chân lý. Chấp nhận chân lý của Cơ Đốc Giáo bằng lý trí vẫn chưa đủ, phải cần có sự hiểu biết về Chúa Cứu Thế Jêsus là hiện thân của chân lý.Giả sử trước khi làm quen với vợ tôi là Pippa, tôi đã đọc một sách viết về nàng. Rồi đọc xong, tôi nghĩ: ‘Cô nầy có vẻ tuyệt quá. Đúng là người tôi muốn kết hôn’. Cảm nhận về lý trí của tôi lúc ấy tin rằng nàng là con người tuyệt vời, khác hẳn với tâm trạng trong tôi hiện nay sau nhiều năm kinh nghiệm chung sống khiến tôi có thể nói: ‘Tôi biết nàng là con người tuyệt vời’. Khi một tín hữu Cơ Đốc nói về niềm tin của mình: ‘Tôi biết Chúa Jêsus là chân lý’, thì người ấy không chỉ nói đến sự hiểu biết của lý trí, nhưng muốn nhấn mạnh rằng người ấy đã kinh nghiệm Chúa Jêsus là chân lý. Khi chúng ta có mối liên hệ với Đấng là hiện thân của chân lý thì mọi nhận thức của chúng ta đều thay đổi và chúng ta bắt đầu hiểu chân lý về thế giới chung quanh chúng ta.Sự sống trong một thế giới tối tăm Chúa Jêsus phán: ‘Ta là...sự sống’. Trong Chúa Jêsus, chúng ta tìm được sự sống mà trước đây là tội lỗi, nghiện ngập, sợ hãi và lảng vãng bóng tử thần. Đúng là mọi người chúng ta đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng đế cho nên loài người vẫn có một cái gì thật cao quý. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều cũng sa ngã, nghĩa là chúng ta được sinh ra với khuynh hướng làm ác. Trong mỗi con người, hình ảnh Thượng đế đã bị lu mờ hoặc nhiều hoặc ít, và trong vài trường hợp thì đã bị tội lỗi hầu như hoàn toàn triệt tiêu. Tốt lẫn xấu, mạnh lẫn yếu đều đồng hiện hữu trong mọi con người. Alexander Solzhenitsyn, nhà văn Nga nói: ‘Lằn mức ngăn cách thiện và ác không đi xuyên qua các quốc gia, các giai cấp xã hội, các phe nhóm chính trị mà là xuyên qua ngay chính trái tim mỗi con người và qua mọi con tim nhân

Page 8: Nhung thac mac ve doi song

loại.’Tôi vẫn thường cho mình là con người ‘tốt’ bởi lẽ tôi không cướp ngân hàng hoặc phạm những tội nghiêm trọng khác. Chỉ khi tôi bắt đầu nhìn thấy cuộc sống tôi bên cạnh cuộc đời Chúa Cứu Thế Jêsus, lúc đó tôi mới thấy mình sai lầm biết bao. Nhiều người khác cũng có kinh nghiệm như tôi. C.S.Lenis viết: ‘Lần đầu tiên tôi kiểm điểm mình với mục đích thực tế rất nghiêm chỉnh. Tôi lấy làm ghê sợ điều mình khám phá ra; một sở thú ham muốn, một chợ trời tham vọng, một nhà trẻ sợ hãi, một hậu cung nung nấu ghen ghét. Tên tôi là Đội Quân.’ 5 Tất cả chúng ta đều cần sự tha thứ và chỉ trong Chúa Cứu Thế, chúng ta mới được tha thứ. Marghanita Laski, nhà nhân văn, khi tranh luận với một tín hữu Cơ Đốc trên truyền hình, đã đưa ra một lời thú nhận gây kinh ngạc. Bà nói: ‘Điều khiến tôi ganh tÿ hơn hết với các bạn Cơ Đốc, chính là sự tha thứ’. Rồi bà nói tiếp, giọng khá cảm động: ‘Tôi chẳng có ai để tha thứ cho tôi cả’.Điều Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu đóng đinh thay thế chúng ta đó là để trả nợ cho tất cả mọi điều sai quấy chúng ta đã làm. Chúng ta sẽ nói về đề tài nầy trong chương 3 cách chi tiết hơn. Chúng ta sẽ thấy, Ngài chết để cất bỏ tội lỗi chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi chứng nghiện ngập, sợ hãi và cuối cùng là sự chết, Ngài chết thay cho chúng ta.Vào ngày 31 tháng 7 năm 1991, một biến cố đáng chú ý đã được cử hành. Cuối tháng bảy năm 1941 những hồi còi báo động Auschwitz loan báo một tù nhân đã vượt ngục. Để thế chỗ cho người nầy, mười bạn tù của anh phải chết, chết bằng cách bị bỏ đói từ từ, dai dẳng, bị chôn sống trong một hầm than bằng bê tông, được xây cất thật đặc biệt.Thế là suốt ngày, bị hành hạ dưới nắng, đói và sợ, mấy người đàn ông phải chờ đợi trong khi viên sĩ quan chỉ huy cùng với viên công an mật của Đức Quốc Xã tháp tùng đi qua từng hàng tù nhân để lựa chọn mười người, hoàn toàn tùy hứng. Lúc sĩ quan chỉ huy chỉ vào một người đàn ông, Francis Gajowniczek, anh nầy la to tuyệt vọng: ‘Ôi vợ con đáng thương của ta’. Ngay lập tức, một bóng dáng đàn ông đơn sơ với đôi mắt trũng xuống dưới cặp mắt kính tròn bằng gọng dây kẽm, bước ra khỏi hàng, giở nón. Viên chỉ huy nói: ‘Tên lợn Balan nầy muốn gì?’‘Tôi là một tu sĩ Công giáo, tôi muốn chết thay cho người kia. Tôi đã già rồi, còn anh kia có vợ con... tôi chẳng có ai’, Linh mục Maximilan Kolbe đáp.‘Đồng ý’, viên chỉ huy trả lời rồi bỏ đi.Đêm hôm ấy, chín người đàn ông và một tu sĩ sẽ đi vào hầm than để bị bỏ đói. Bình thường thì họ cấu xé nhau như những chó thú ăn thịt đồng loại. Nhưng lần nầy thì không. Khi còn sức lực, họ nằm khỏa thân trên sàn hầm, cầu nguyện và hát thánh ca. Sau hai tuần lễ, ba người và linh mục

Page 9: Nhung thac mac ve doi song

Maximilian vẫn còn sống. Hầm than lại phải dùng chứa những người khác nên vào ngày 14 tháng 8, bốn người còn lại bị thanh toán. Vào 12g50 khuya, sau hai tuần bị bỏ đói trong hầm than mà vẫn còn tỉnh táo, linh mục Balan cuối cùng đã được chích một mũi phenol (chất tẩy uế mạnh) và chết ở tuổi 47.Vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 tại Quảng Trường St. Peter's Square, La mã, cái chết của linh mục Maximilian đã được cử hành đúng mức. Hiện diện giữa đám đông 150.000 người, có mặt Francis Gajowniczek, cùng với vợ, con và cháu của anh - vì thực ra, nhiều người đã được cứu sống nhờ linh mục nầy. Mô tả cái chết của linh mục Maximilian, Đức giáo hoàng nói: ‘Đây là chiến thắng đối với mọi chế độ khinh bỉ và ghen ghét, đó là sự đắc thắng do Đức Chúa Jêsus của chúng ta tương tự’. 6 Thực ra, sự chết của Chúa Jêsus còn diệu kỳ hơn nhiều, bởi lẽ Chúa Jêsus đã chết, không phải chỉ cho một người mà cho từng cá nhân riêng lẻ trên trần thế. Nếu bạn hoặc tôi là con người duy nhất trên đời nầy thì Chúa Cứu Thế Jêsus cũng đã chết thay cho chúng ta, để cất bỏ mọi tội lỗi chúng ta. Khi tội lỗi được cất bỏ, chúng ta có được sự sống mới.Chúa Jêsus chẳng những đã chết thay chúng ta mà Ngài còn từ kẻ chết sống lại vì cớ chúng ta. Trong hành động nầy, Ngài đã đánh bại tử thần. Hầu hết những người có lý trí đều biết sự chết là không thể nào tránh được, mặc dù ngày nay cũng có một số người có những cố gắng thật kinh dị để tránh cái chết. Tờ Báo của Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England Newspaper) có mô tả cố gắng đó như sau:

Năm 1960 nhà triệu phú bang California là James M.C Gill đã qua đời. Ông để lại những chỉ dẫn thật chi tiết, yêu cầu cơ thể ông được bảo quản và đông lạnh với hy vọng một ngày kia các khoa học gia có thể tìm ra cách chữa trị chứng bệnh đã giết hại ông. Có hàng trăm người tại miền nam California hy vọng được sống lại nhờ tiến trình đông lạnh và bảo quản thi thể con người. Tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật đông lạnh được gọi là đình hoãn thần kinh nhằm chỉ bảo quản cái đầu của con người. Một lý do khiến kỹ thuật nầy trở nên phổ biến vì bảo quản như thế rẻ hơn bảo quản và duy trì cả thân thể. Điều nầy nhắc tôi nhớ nhân vật Woody Allen trong tác phẩm Sleeper , anh nầy lo bảo quản cái mũi của chính mình’. 7

Những cố gắng né tránh cái chết bất khả kháng như thế rõ ràng là phi lý và thực sự là không cần thiết. Chúa Jêsus đã đến để ban cho chúng ta ‘sự sống đời đời’. Sự sống đời đời là phẩm chất của sức sống phát xuất từ một cuộc sống liên hệ với Thượng Đế và với Chúa Cứu Thế Jêsus (GiGa 17:3). Chúa Jêsus không hề hứa cho ai cuộc sống dễ dàng, nhưng Ngài hứa ban sức sống phong phú (GiGa 10:10). Phẩm chất mới nầy trong sức sống khởi đầu ngay

Page 10: Nhung thac mac ve doi song

bây giờ và tiếp tục cho đến vô tận. Thời gian chúng ta sống trên đất tương đối ngắn, nhưng cõi vô tận thì bao la. Qua Chúa Jêsus là Đấng phán: ’Ta là...sự sống’ chúng ta không những chỉ hưởng được sự sống phong phú ngay bây giờ mà còn tin chắc cuộc sống đó sẽ không bao giờ chấm dứt.Cơ Đốc Giáo không nhàm chán: đó là niềm tin giúp chúng ta sống thật phong phú. Cơ Đốc Giáo không sai lạc: đó là chân lý. Cơ Đốc Giáo không xa rời thực tế; nó biến đổi toàn thể cuộc sống chúng ta. Nhà thần học và triết gia Paul Tillich mô tả tình trạng con người lúc nào cũng ôm ấp ba nỗi lo sợ: sợ vô nghĩa, sợ chết và sợ tội. Chúa Cứu Thế Jêsus sẵn sàng giải quyết từng nỗi sợ đó. Ngài rất cần thiết cho mỗi người chúng ta vì Ngài là ‘đường đi, chân lý và sự sống’.

Herodotus 488-428 TC 900 SC 1.300 8 Tacitus 100 SC 1.100 1.000 20

Jêsus Là Ai? Một nữ truyền giáo làm việc ở giữa vòng các trẻ em ở tại Trung Đông đang lái chiếc xe Jeep của bà xuống một con đường nhỏ thì xe hết xăng. Trong xe của bà không có thùng đựng xăng, bà chẳng tìm được gì ngoài một cái bô của trẻ con. Bà đi bộ một cây số rưỡi dọc theo con đường để đến một trạm xăng gần nhất và lấy đầy xăng trong chiếc bô đó. Khi đã trở về và đang đổ xăng vào bình, một chiếc Cadillac rất lớn chở đầy các lãnh tụ Hồi giáo giàu có về dầu hỏa dừng lại. Họ bị mê hoặc hoàn toàn khi thấy bà đang rót thứ nước chứa trong chiếc bô vào bình xăng xe Jeep. Một người trong số họ mở cửa sổ và bảo ‘Ôi! Xin lỗi, mặc dầu bạn tôi và tôi không cùng chung tín ngưỡng với bà, nhưng chúng tôi hết sức khâm phục đức tin của bà!’Một số người xem việc trở thành Cơ Đốc Nhân như là một bước nhảy mù quáng của đức tin. Loại đức tin có cần trong trường hợp mong cho một chiếc ô tô chạy được nhờ thứ nước thường chứa trong một cái bô. Thật ra đức tin là bước cần phải có. Song đó không phải là một bước nhảy mù quáng của đức tin, mà là một bước đức tin đặt cơ sở trên bằng cớ vững chắc của lịch sử. Trong chương nầy tôi muốn xem xét một số những bằng chứng lịch sử đó.Tôi được cho biết trong một cuốn từ điển tiếng Nga của chủ nghĩa Cộng sản, Chúa Jêsus được mô tả là ‘một nhân vật huyền thoại chưa hề tồn tại’. Ngày nay không một sử gia nghiêm túc nào có thể giữ quan niệm đó nữa. Có rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Jêsus. Bằng chứng ấy không những chỉ đến từ các sách Phúc âm và các tài liệu Cơ Đốc khác, mà còn đến từ các nguồn tư liệu phi Cơ Đốc nữa. Ví dụ các nhà viết sử La mã trực tiếp (Tacitus) và gián tiếp (Suetonius) , cả hai đều viết về Ngài. Vị sử gia Do thái

Page 11: Nhung thac mac ve doi song

Josephus, sinh năm 37 sau Công nguyên mô tả Chúa Jêsus và những người theo Ngài như vầy:

Bấy giờ, vào khoảng thời gian nầy, có một người tên là Jêsus, một con người khôn ngoan, nếu như gọi Ngài con người là hợp pháp, bởi vì Ngài là một người đã làm những công việc kỳ diệu, là thầy của những người tiếp nhận chân lý với sự thỏa vui. Ông đã thu hút nhiều người Giuđa lẫn nhiều dân ngoại bang đến với mình. Ông ta là Đấng Christ; và bởi lời kiến nghị của những kẻ cai trị giữa vòng chúng ta, khi Philát đã kết án người trên thập tự giá, những kẻ yêu mến người từ lúc đầu đã không bỏ rơi người bởi người đã sống lại và hiện ra với họ vào ngày thứ ba, đúng như lời những lời tiên tri của Đức Chúa Trời đã báo trước các điều đó cùng với mười ngàn điều kỳ diệu khác về người; và vì vậy mà nhóm những Cơ Đốc nhân đã được gọi theo tên của người cho đến ngày nay vẫn không triệt tiêu họ được. 8

Như vậy là đã có bằng chứng ngoài Kinh Thánh về sự hiện diện của Chúa Jêsus. Ngoài ra, những bằng chứng của Tân Ước là rất mạnh mẽ. Đôi khi người ta nói ‘Tân Ước đã được viết ra từ lâu rồi. Làm sao để chúng ta biết những gì họ viết lại không bị mai một qua năm tháng?’Câu trả lời là chúng ta thực sự biết, rất chính xác qua ngành khoa học nghiên cứu của sự phê bình bản văn, về những gì các trước giả Tân Ước đã viết. Điều chủ yếu là chúng ta càng có nhiều bản văn, thì chúng ta càng ít nghi ngờ bản gốc. Cố Giáo sư F.F.Bruce (là giáo sư Rylands của môn phê bình và chú giải Kinh Thánh ở tại Trường Đại Học Manchester) trình bày trong tác phẩm Những Tài Liệu của Tân Ước có Đáng Tin Cậy không ? (Are the New Testament Documents Reliable ?) sự phong phú thế nào của Tân Ước trong việc chứng thực bản thảo bằng cách so sánh các bản văn với các tác phẩm lịch sử khác.Bảng liệt kê dưới đây tóm tắt những sự kiện và cho thấy phạm vi của bằng chứng Tân ước.F.F. Bruce tỏ rõ rằng đối với tác phẩm Gallic War của Caesar chúng ta có chín hoặc mười bản sao và bản cổ nhất đã được viết khoảng 900 năm sau thời của Caesar. Đối với tác phẩm Roman History của Livy chúng ta có chưa đến hai mươi bản sao, bản sớm nhất của nó có từ khoảng năm 900 S.C. Trong mười bốn sách lịch sử của Tacitus chỉ có hai mươi bản sao còn tồn tại; trong mười sáu sách sử biên niên của ông, mười phần thuộc hai tác phẩm lịch sử quan trọng của ông lệ thuộc hoàn toàn vào hai thủ bản, một thuộc thế kỷ thứ chín và một thuộc thế kỷ thứ mười một. Sách lịch sử của Thucydides được biết đến hầu hết hoàn toàn là nhờ tám thủ bản vào khoảng năm 900 S.C. Sách lịch sử của Herodotus cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, không một học giả cổ điển nào nghi ngờ về tính xác thực của các tác phẩm ấy, mặc

Page 12: Nhung thac mac ve doi song

dù khoảng thời gian từ bản gốc đến bản viết tay là rất dài và số các bản viết tay tương đối ít.Còn về Tân Ước chúng ta có một lượng tài liệu thật phong phú. Tân Ước có lẽ đã được viết ra vào khoảng từ giữa năm 40 S.C đến 100 S.C. Chúng ta hiện có các thủ bản đầy đủ hoàn toàn của toàn bộ Tân Ước đã bắt đầu có từ năm 350 S.C (một khoảng thời gian chỉ có 300 năm), các thủ bản bằng chỉ thảo bao gồm phần lớn các tác phẩm của Tân Ước có từ thế kỷ thứ ba và cũng có cả một phần rời của sách Giăng có từ năm 130 S.C. Có hơn 5000 thủ bản viết bằng tiếng Hy lạp, hơn 10.000 thủ bản tiếng La tinh và 9.300 thủ bản khác, cũng như hơn 36.000 phần trích trong các tác phẩm của các giáo phụ thuộc HT đầu tiên. Là một trong các nhà phê bình bản văn vĩ đại nhất từ trước đến nay F.J.A.Hort đã nói: ‘Về tính đa dạng và đầy đủ của các bằng chứng mà trên đó Tân Ước dựa vào, thì bản văn Tân Ước vươn thẳng lên hoàn toàn và các tác phẩm văn xuôi cổ không thể bì lại với văn phẩm Tân Ước.’ 9 F.F.Bruce tổng kết các bằng chứng bằng cách trích dẫn lời của Ngài Frederic Kenyon, một học giả chủ đạo trong lãnh vực nầy:

Như vậy khoảng cách niên đại của tác phẩm gốc với bằng chứng sớm sủa nhất hiện là quá nhỏ và thật sự không đáng kể, và cơ sở được xem là vững vàng nhất để người ta dựa vào đó mà nghi ngờ nguồn gốc của Lời Kinh Thánh từ khi được viết ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến thời của chúng ta, đến nay đã bị loại bỏ. Cả tính xác thực lẫn tính nhất quán chung của các sách trong Tân Ước cuối cùng có thể được coi là đã được xác minh’. 10

Từ những bằng chứng bên ngoài và bên trong Tân Ước chúng ta biết Chúa Jêsus đã từng hiện diện trên đất.11 Nhưng Ngài là ai? Tôi nghe Martin Scorsese nói trên ti vi rằng ông ta đã làm bộ phim Sự Cám Dỗ Cuối Cùng của Đấng Christ ( The Last Temptation of Christ) để chứng tỏ rằng Chúa Jêsus là một con người thật. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề tranh cãi lúc nầy. Ngày nay rất ít người nghi ngờ rằng Chúa Jêsus hoàn toàn là một con người. Ngài đã từng mang thân thể của loài người; đôi khi Ngài cũng mệt mỏi (GiGa 4:6) và đói (Mat Mt 4:2). Ngài có những cảm xúc của con người, Ngài đã nóng giận (Mac Mc 11:15-17), Ngài yêu thương (Mac Mc 10:21) và Ngài đau buồn (GiGa 11:35). Ngài đã có những từng trải như loài người; Ngài đã bị cám dỗ (Mac Mc 1:13), Ngài đã học hỏi (LuLc 2:52), Ngài đã làm việc (Mac Mc 6:3) và Ngài đã phục tùng cha mẹ mình (LuLc 2:51).Vấn đề mà nhiều người ngày nay đang nói đến là Chúa Jêsus chỉ là một con người, là một giáo sư tôn giáo vĩ đại. Diễn viên hề Bily Connolly đã thay mặt cho nhiều người khi ông bảo rằng ‘Tôi không thể tin vào Cơ Đốc Giáo,

Page 13: Nhung thac mac ve doi song

nhưng tôi nghĩ Chúa Jêsus là một con người tuyệt vời’.Có bằng chứng gì để cho thấy Chúa Jêsus còn hơn một con người kỳ diệu hay chỉ là một giáo sư luân lý vĩ đại mà thôi? Câu trả lời, như chúng ta sẽ thấy đó là có một lượng bằng chứng dồi dào. Bằng chứng nầy hỗ trợ cho luận điểm Cơ Đốc cho biết Chúa Jêsus đã và chính là Con độc sanh của Đức Chúa Trời. Thật vậy, Ngài chính là Đức Chúa Con, ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.Ngài tuyên bố gì về chính mình? Có người bảo ‘Chúa Jêsus chưa hề xưng mình là Đức Chúa Trời’. Thật ra, đúng là Chúa Jêsus không đi khắp nơi và nói câu ‘Ta là Đức Chúa Trời’. Song khi nhìn vào mọi điều Ngài đã dạy dỗ và xưng nhận, thì chẳng còn nghi ngờ gì Ngài là một người rõ ràng mang chân tính của Đức Chúa Trời.Việc dạy dỗ tập trung vào chính mình Ngài Một trong những điều lạ lùng về Chúa Jêsus đó là phần lớn sự dạy dỗ của Ngài tập trung vào chính mình Ngài. Ngài thực sự đã phán cùng mọi người rằng ‘Nếu các ngươi muốn có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, các ngươi cần phải đến cùng ta’ (xem GiGa 14:6). Chính nhờ có mối quan hệ với Ngài mà chúng ta mới gặp gỡ Đức Chúa Trời được.Có một nỗi khao khát sâu xa bên trong tấm lòng của con người. Các nhà triết học chủ đạo của thế kỷ hai mươi nầy thảy đều công nhận điều đó. Ông Freud nói rằng ‘Con người đang khao khát tình yêu thương’. Jung nói rằng ‘Con người đang khao khát sự an ổn’. Adler thì nói: ‘Con người đang khao khát những gì có ý nghĩa’. Chúa Jêsus phán ‘Ta là bánh của sự sống’ (GiGa 6:35). Nói khác đi: ‘Nếu các ngươi muốn thỏa mãn cơn đói khát của mình, hãy đến cùng ta’.Nhiều người đang bước đi trong tối tăm, buồn chán, trong tâm trạng vỡ mộng và tuyệt vọng. Họ đang tìm phương hướng. Chúa Jêsus phán: ‘Ta là sự sáng của thế gian. Người nào theo ta sẽ chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống’ (GiGa 18:12). Có người đã nói với tôi sau khi họ tin nhận Chúa Cứu Thế: ‘Cứ như là ánh sáng thình lình đã chiếu rọi và lần đầu tiên tôi thật sự nhìn nhận được các sự việc’.Nhiều người rất sợ sự chết. Một phụ nữ nói với tôi rằng nhiều khi cô không ngủ được, nửa đêm thức giấc, lạnh toát mồ hôi vì sợ hãi sự chết, bởi vì cô không biết điều gì sẽ xảy ra khi mình chết. Chúa Jêsus phán ‘Ta là sự sống lại và sự sống, người nào tin ra thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết’ (GiGa 11:25-26).Có rất nhiều người đang gánh những gánh nặng vì lo âu, khắc khoải, vì những nỗi sợ hãi và mặc cảm phạm tội. Chúa Jêsus phán ‘Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ’ (Mat Mt 11:28). Họ không biết chắc phải sắp đặt cuộc đời mình như thế nào hoặc

Page 14: Nhung thac mac ve doi song

phải đi theo ai. Tôi còn nhớ, trước khi tin Chúa, tôi thường bị gây ấn tượng bởi một con người nào đó và muốn trở nên giống như họ, rồi lại bởi một nhân vật khác thường nào đó và làm theo họ. Chúa Jêsus phán ‘Hãy theo ta’ (Mac Mc 1:17).Ngài phán ai tiếp nhận Ngài là đã tiếp nhận Đức Chúa Trời (Mat Mt 10:40), ai đón rước Ngài là đã đón tiếp Đức Chúa Trời (Mac Mc 9:37) và ai thấy Ngài tức là đã thấy Đức Chúa Trời (GiGa 14:9). Lần nọ, một đứa bé vẽ một bức ảnh và mẹ em hỏi em đang vẽ gì đó. Đứa bé trả lời: ‘Con đang vẽ hình Đức Chúa Trời’. Mẹ em bảo: ‘Đừng ngốc nghếch, cưng à. Con không thể vẽ ảnh Đức Chúa Trời được. Không ai biết Đức Chúa Trời trông như thế nào cả’. Em bé trả lời: ‘Mẹ à, khi nào con vẽ xong, người ta sẽ biết’. Chúa Jêsus thật sự đã nói như vầy ‘Nếu các con muốn biết Đức Chúa Trời như thế nào, hãy nhìn xem ta’.Những lời xưng nhận gián tiếp Chúa Jêsus đã tuyên bố một số điều, mà mặc dầu không trực tiếp xưng nhận Ngài là Đức Chúa Trời, vẫn cho thấy rằng Ngài đã coi mình có cùng vị trí như Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy điều đó trong các ví dụ sau đây:Lời tuyên bố của Chúa Jêsus khẳng định Ngài có quyền tha tội là một lời xưng nhận nổi tiếng. Ví dụ, trong một trường hợp Ngài đã phán cùng một người bại rằng: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’ (Mac Mc 2:5). Phản ứng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc ấy là ‘Sao người nầy lại nói như vậy? Người nói phạm thượng đó! Ngoài một mình Đức Chúa Trời còn có ai tha tội được chăng?’ Chúa Jêsus đã tiếp tục chứng minh rằng Ngài thật có uy quyền để tha thứ tội lỗi bằng cách đã chữa lành cho người bại ấy. Lời xưng nhận có quyền tha tội nầy thật sự là một lời tuyên bố gây sửng sốt.C.S.Lewis đã làm rõ điều đó khi ông nói trong tác phẩm Mere Christianity của mình:

Một phần của lời xưng nhận nầy có khuynh hướng vuột khỏi chúng ta, không ai để ý bởi vì chúng ta đã nghe quá thường xuyên đến nỗi không còn thấy được toàn bộ ý nghĩa của nó là gì. Tôi muốn nói về lời tuyên bố tha tội: tha bất cứ tội gì. Bây giờ nếu ngươi tuyên phán không phải là Đức Chúa Trời thì lời phán ấy thật là quá phi lý, có thể xem như khôi hài. Hết thảy chúng ta đều có thể hiểu cách một người tha thứ cho những hành động vi phạm làm tổn hại chính người ấy như thế nào. Bạn dẫm phải chân tôi thì tôi tha lỗi cho bạn, bạn cướp tài sản tôi, tôi tha thứ cho bạn. Nhưng với một con người mà chính ông ta không bị cướp tài sản và không bị dẫm phải chân mà lại tuyên bố rằng ông ta tha thứ bạn vì tội dẫm lên chân người khác và tội cướp tiền bạc của những người khác, thì chúng ta gọi ông ấy là gì? Lời mô tả tử tế nhất chúng ta nên dành cho cách cư xử của ông ta là ngu như lừa.

Page 15: Nhung thac mac ve doi song

Nhưng nó chính là điều Chúa Jêsus đã làm. Ngài cho con người biết rằng tội lỗi họ đã được tha, mà chẳng bao giờ đợi để hỏi ý kiến tất cả những người kia, là những người chắc chắn đã bị tổn thương do tội lỗi những người đó. Ngài không ngần ngại cư xử như thể Ngài là người có liên quan chính yếu, là người đã bị tổn hại phần lớn trong tất cả những trường hợp vi phạm. Điều nầy chỉ có ý nghĩa nếu như Ngài thực sự là Đức Chúa Trời, Đấng mà luật pháp của Ngài đã bị con người vi phạm, và Đấng mà tình yêu của Ngài đã bị thương tổn bởi mọi tội lỗi. Kẻ nào không phải là Đức Chúa Trời mà tuyên bố những lời đó thì tôi chỉ có thể cho kẻ ấy là ngu ngốc và lừa dối, mà trong lịch sử không một ai sánh bằng. 12

Một tuyên bố lạ lùng khác mà Chúa Jêsus đã từng phán đó là một ngày kia Ngài sẽ đoán xét thế gian (Mat Mt 25:31-32). Ngài phán rằng Ngài sẽ trở lại và ‘ngồi trên ngôi vinh hiển Ngài’ (c. 31). Mọi quốc gia sẽ nhóm lại ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ rải sự đoán xét trên họ. Một số người sẽ nhận được một cơ nghiệp và sự sống đời đời, là cơ nghiệp đã được chuẩn bị cho họ từ khi tạo dựng trời đất, trong khi đó những người khác sẽ phải chịu hình phạt bị phân cách với Chúa đời đời.Chúa Jêsus phán Ngài sẽ quyết định điều xảy đến cho mỗi một người trong chúng ta vào lúc cuối cùng. Không những Ngài là Đấng Phán Xét, mà Ngài còn là tiêu chuẩn của sự phán xét nữa. Điều xảy đến cho chúng ta trong Ngày Phán Xét tùy thuộc vào cách chúng ta đáp ứng với Chúa Jêsus trong cuộc đời nầy (Mat Mt 25:40, 45). Giả sử vị mục sư trong hội thánh địa phương của bạn bước lên tòa giảng và nói rằng: ‘Đến Ngày Phán xét quý vị hết thảy sẽ phải ứng hầu trước mặt tôi và tôi sẽ quyết định số phận đời đời của quý vị. Điều xảy đến cho quý vị phụ thuộc hoàn toàn vào cách quý vị đã đối đãi với tôi và các môn đồ của tôi.’ Đối với một con người chỉ là người mà dám tuyên bố như vậy thì thật là quá vô lý. Ở đây chúng ta có một lời xưng nhận gián tiếp khác mang chân tính của Đức Chúa Trời Toàn Năng.Những lời xưng nhận trực tiếp Khi người ta hỏi Ngài rằng: ‘Ngươi có phải là Đấng Christ Con Đức Chúa Trời Đáng Ngợi Khen không?’ Chúa Jêsus đã phán rằng: ‘Ta chính phải đó, các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời và ngự giữa đám mây trên trời mà đến’. Thầy cả thượng phẩm bèn xé áo mình mà rằng ‘Chúng ta có cần kiếm chứng cớ khác nữa làm chi, các ngươi có nghe những lời lộng ngôn chăng? Các ngươi nghĩ thế nào?’ (Mac Mc 14:61-64). Theo lời tường thuật nầy, rõ ràng Chúa Jêsus đã bị kết án tử hình vì lời xác nhận Ngài đã tuyên bố về chính mình, đối với người Do thái, đó là một lời xưng nhận đáng chết vì xem mình bằng Đức Chúa Trời.Vào một dịp nọ, khi người Giuđa định ném đá Chúa Jêsus, Ngài hỏi họ ‘Vì

Page 16: Nhung thac mac ve doi song

sao các ngươi ném đá ta? Họ trả lời rằng họ phải ném đá Ngài vì tội phạm thượng: ‘Vì ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời ’ (GiGa 10:33). Rõ ràng những kẻ thù nghịch Ngài hiểu đúng lời Ngài đã tuyên bố.Khi Thôma, một trong các môn đồ, quỳ xuống trước mặt Chúa Jêsus và thưa rằng: ‘Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi’ (GiGa 20:28). Chúa Jêsus đã không quay lại và bảo, ‘Không không, đừng nói thế, ta không phải là Đức Chúa Trời’. Nhưng Ngài đã phán rằng: ‘Vì ngươi đã thấy Ta nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!’ (GiGa 20:29). Ngài đã quở trách Thôma vì đã quá chậm tin.Nếu có người nào tuyên bố những lời như vậy thì những lời tuyên bố đó cần phải được nghiệm thử. Có đủ mọi loại người đưa ra mọi loại tuyên bố khác nhau. Chỉ có điều là khi một người tự nhận mình là ai đó thì không có nghĩa là họ nói đúng. Có nhiều người, một số ở trong các bệnh viện tâm thần, là những người họ bị đánh lừa. Họ tưởng mình là Napôlêông hay là một Vị Giáo Hoàng, nhưng kỳ thực không phải.Vậy chúng ta làm cách nào để nghiệm thử những lời tự xưng nhận của người ta? Chúa Jêsus tự nhận Ngài là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời; là Đức Chúa Trời trở thành người. Có ba khả năng hợp lô gích: Nếu những lời xưng nhận đó là sai lạc hoặc người ấy biết những điều đó là sai lạc, thì trong trường hợp đó, người ấy là một kẻ lừa đảo, và là một tay gian ác. Đó là khả năng thứ nhất. Hoặc nếu người ấy không hề hay biết. Trong trường hợp ấy người ấy bị đánh lừa; hay nói cho đúng, người ấy bị khùng. Đó là khả năng thứ hai. Khả năng thứ ba là những lời xưng nhận đó là thực.C.S.Lewis đã nói như vầy:

Một con người chỉ là người mà dám tuyên bố những điều như Chúa Jêsus đã phán thì không thể là một vị giáo sư luân lý vĩ đại. Người ấy hoặc là kẻ mất trí, ngang bằng với một người cho mình là quả trứng luộc, hoặc kẻ ấy là Quỷ sứ của Địa ngục. Bạn phải có sự lựa chọn của mình. Hoặc con người xưa nay vẫn là Con Đức Chúa TRời; hoặc người ấy là một kẻ mất trí hoặc là điều gì đó tồi tệ hơn nữa...nhưng chúng ta chớ dựng lên bất cứ một lời nói vô nghĩa với thái độ kẻ cả nào về hữu thể của Ngài như là một giáo sư vĩ đại. Ngài không hề mở lối cho sự nhận xét ấy của chúng ta đâu. Ngài không có ý định đó. 13

Có bằng chứng gì để hậu thuẫn cho điều Ngài đã tuyên bố? Để đánh giá xem điều nào trong ba điều được đưa ra ở trên là đúng, chúng ta cần phải xem xét bằng chứng chúng ta có được về cuộc đời của Ngài.Sự dạy dỗ của Ngài Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus được công nhận rộng rãi là sự dạy dỗ vĩ đại nhất chưa hề được nói ra từ môi miệng của bất cứ người nào. Một số người

Page 17: Nhung thac mac ve doi song

không phải là Cơ Đốc Nhân đã bảo rằng: ‘Tôi ưa thích Bài Giảng Trên Núi, tôi sống theo tiêu chuẩn lời dạy dỗ đó’. (Nếu họ đọc bài giảng ấy họ sẽ nhận biết rằng nói dễ hơn là làm, nhưng họ thừa nhận rằng Bài Giảng Trên Núi là sự dạy dỗ tuyệt vời).Bernard Ramm, một giáo sư thần học, đã nói như sau về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus:

Những lời dạy của Ngài càng được đọc nhiều hơn, được trưng dẫn nhiều hơn, được yêu quý nhiều hơn, được tin cậy nhiều hơn, và được phiên dịch nhiều hơn bởi vì đó là những lời tuyệt vời nhất mà chưa hề có con người nào nói ra... Những lời dạy dỗ này mang một tầm vóc vĩ đãi là vì nó chứa đựng tính thuộc linh thanh khiết minh bạch, rõ ràng, dứt khoát và có uy quyền trong việc giải quyết những vấn đề lớn lao nhất đang hoạt động mãnh liệt trong tấm lòng con người...không lời lẽ nào từ môi miệng những người khác có được sức hấp dẫn như những lời dạy của Chúa Jêsus bởi vì không có một con người nào khác có thể giải đáp những nan đề cơ bản của con người như Chúa Jêsus đã giải đáp. Những lời dạy đó là loại lời phán truyền và lời giải đáp mà chúng ta mong đợi chính Đức Chúa Trời ban bố. 14

Sự dạy dỗ của Ngài là nền tảng của toàn bộ nền văn minh phương Tây của chúng ta. Phần lớn các luật lệ trong đất nước nầy có nguồn gốc cơ sở dựa trên những lời dạy của Chúa Jêsus. Chúng ta đang thu được những tiến bộ hầu như trong mọi lãnh vực của khoa học và kỹ thuật. Phương tiện di chuyển của chúng ta ngày càng nhanh hơn và chúng ta biết được nhiều điều khác hơn, tuy nhiên trong gần 2000 năm qua, không một ai sửa đổi gì lời dạy dỗ về mặt luân lý của Chúa Jêsus Christ. Liệu sự dạy dỗ ấy có thể nào thật sự đến từ một con người lừa đảo hay có tâm trí bất bình thường không?Những công việc của Ngà iĐức Chúa Jêsus phán rằng những phép lạ Ngài làm đó, tự chúng chứng minh rằng: ‘Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha’ (GiGa 10:38).Chúa Jêsus phải là con người phi thường nhất từng có mặt. Nhiều khi người ta bảo rằng Cơ Đốc Giáo nhàm chán. Phải, Cơ Đốc Giáo đã không nhàm chán khi có Chúa Jêsus.Khi đến dự tiệc cưới, Ngài đã biến nước thành rượu (GiGa 2:1-11). Ngài nhận lấy thức ăn trưa của một cậu bé và hóa ra nhiều đến nỗi nuôi đủ cả mấy ngàn người (Mac Mc 6:30-44). Ngài có quyền kiểm soát trên các hiện tượng thiên nhiên và có thể ra lệnh cho cả gió và sóng biển để chận đứng một cơn bão (Mac Mc 4:35-41). Ngài đã thực hiện những sự chữa lành đáng lưu ý nhất, như: mở mắt kẻ mù, khiến kẻ câm và điếc nghe và nói được, làm cho kẻ bại bước đi. Khi Ngài viếng thăm nơi đầy dẫy những kẻ tật bệnh, một người đàn ông vô dụng suốt ba mươi tám năm đã đứng dậy được, vác

Page 18: Nhung thac mac ve doi song

giường và bước đi (GiGa 5:1-9). Ngài giải phóng con người khỏi quyền lực của ma quỷ đã từng thống trị đời sống họ. Có những lần Ngài còn khiến những người chết sống lại nữa (GiGa 11:38-44).Tuy nhiên không phải chỉ các phép lạ của Ngài đã khiến cho công việc của Ngài để lại ấn tượng lớn lao như vậy, mà chính là tình yêu thương của Ngài, đặc biệt dành cho những kẻ không đáng yêu (như những người phung cùi, như phường điếm đĩ, dường như tình yêu thương là động cơ thúc đẩy tất cả những gì Ngài đã làm. Tuyệt đỉnh của tình yêu đó là tình yêu của Ngài được thể hiện ở tại thập tự giá (mà chúng ta sẽ thấy ở chương tiếp theo, là lý do chính yếu khiến Ngài đã đến thế gian nầy. Khi người ta hành hạ Ngài và đóng đinh Ngài trên thập tự giá Ngài đã nói ‘Lạy cha xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì’ (LuLc 22:34). Chắc chắn những công việc đó không phải là những hành động của một kẻ gian ác hoặc của một người lừa dối chứ?Tâm tánh của Ngài Tâm tánh của Chúa Jêsus đã gây một ấn tượng tốt đẹp trên hàng triệu người dầu họ không xưng mình là Cơ Đốc Nhân. Ví dụ Bernard Levin đã viết về Chúa Jêsus như vầy:Há không phải bản tánh của Chúa Cứu Thế, qua những lời của Tân Ước, đủ để xuyên thấu linh hồn bất cứ người nào có một linh hồn xuyên thấu được chăng?... Ngài vẫn ẩn hiện khắp nơi trên thế giới, sứ điệp của Ngài vẫn rõ ràng, lòng thương xót của Ngài vẫn vô hạn, sự yên ủi của Ngài vẫn còn hữu hiệu, những lời phán của Ngài vẫn đầy vinh diệu, khôn ngoan và yêu thương. 15 Một trong những lời mô tả về bản tánh của Chúa Jêsus mà tôi ưa thích nhất là của vị cựu Đại Tướng Ấn, Ngài Hailsham, trong cuốn tự truyện ”The Door Wherein I Went ” của mình, ông mô tả nhân vật Jêsus đã trở nên sống động như thế nào đối với ông khi ông còn ở tại trường đại học.

Điều đầu tiên chúng ta phải học biết về Ngài đó là chúng ta sẽ bị mê hoặc hoàn toàn bởi việc được kết bầu bạn với Ngài. Chúa Jêsus là một con người có sức thu hút không thể cưỡng lại được... Con người mà họ đã đóng đinh đó là một thanh niên, đầy sức sống đầy niềm vui và yêu đời, là Chúa của chính sự sống, và hơn nữa, là Chúa của những tiếng cười vui thỏa. Một con người có sức thu hút tuyệt vời đến nỗi người ta đã đi theo Ngài hoàn toàn vì vui thích...Thế kỷ thứ Hai mươi nầy cần phải nắm bắt lại vẻ đẹp tuyệt vời của con người vinh diệu và vui thỏa nầy, là con người mà chỉ sự hiện diện của Ngài thôi cũng đã đổ đầy niềm vui cho những người bạn đồng hành của Ngài. Không phải là một người Galilê xanh xao, mà là một Pied Piper of

Page 19: Nhung thac mac ve doi song

Hamelin thật sự, người làm cho những trẻ con cười ầm ĩ ở chung quanh Ngài và kêu rộ lên vì vui sướng và thích thú khi được Ngài bồng ẵm. 16

Đó là một con người đã làm gương về sự vô kỷ tột bậc nhưng không bao giờ tự thương hại mình, khiêm nhường nhưng không yếu đuối; vui vẻ nhưng không bao giờ bắt người khác phải chịu trả giá; tử tế, nhân từ, nhưng không nuông chìu, Ngài là một con người mà thậm chí những kẻ thù cũng không thể tìm được một lỗi lầm nào nơi Ngài, và những bạn hữu, là người biết rõ Ngài cũng nói rằng Ngài vô tội. Chắc chắn không một ai có thể cho một con người có tâm tánh như vậy là một kẻ gian ác hay là không quân bình.Việc Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu ước Wilbur Smith, một nhà văn Mỹ chuyên về các chủ đề thần học, đã nói rằng:

Thế giới cổ xưa đã có nhiều phương cách khác nhau để đoán định tương lai, chẳng hạn như khoa bói toán, nhưng khoa bói toán ấy không nói lên được toàn bộ những sự kiện trong hàng loạt văn chương Hy lạp và La tinh, mặc dầu họ cũng đã dùng chữ ‘vị tiên tri’ và ‘lời tiên tri’, nhưng chúng ta không tìm được một lời tiên tri thực sự cụ thể về một biến cố quan trọng trong lịch sử sẽ xảy đến trong một ngày rất xa, cũng không có bất cứ lời tiên tri nào về một Đấng Cứu Thế là Đấng phải đến trong dòng dõi của loài người... Người theo Hồi giáo không thể chỉ ra bất cứ những lời tiên tri nào về sự xuất hiện của Mohammed được nói trước hàng trăm năm trước khi ông ra đời. Cũng không có một nhà sáng lập của bất cứ tôn giáo nào trong xứ sở nầy tìm tòi được một bản văn cổ hợp lý nói trước sự xuất hiện của họ một cách đặc biệt. 17

Thế nhưng trong trường hợp của Chúa Jêsus, Ngài đã làm ứng nghiệm hơn 300 lời tiên tri (bởi nhiều lời phán khác nhau trải qua 500 năm), bao gồm cả hai mươi chín lời tiên tri quan trọng đã được ứng nghiệm chỉ trong một ngày - đó là ngày Chúa chịu chết. Mặc dầu một số trong những lời tiên tri nầy có lẽ đã ứng nghiệm ở một mức độ nào đó vào thời của chính nhà tiên tri đã dự báo, song sự ứng nghiệm cuối cùng của chúng đã được tìm thấy trong Chúa Cứu Thế Jêsus.Tôi giả sử như Chúa Jêsus là một người lừa gạt khôn ngoan, là người đã cố ý sắp đặt để làm thành những lời tiên tri đó trong Cựu Ước nhằm chứng tỏ rằng Ngài chính là Đấng Mêsia đã được báo trước trong Kinh Thánh Cựu Ước.Vấn đề xảy ra với lời gợi ý trên là, trước hết chỉ số lượng của những lời tiên tri ấy thôi cũng đủ làm cho điều nầy trở nên cực kỳ khó khăn. Thứ đến, nói theo cách loài người, Ngài không thể nào kiểm soát trên nhiều sự kiện được. Ví dụ, phương cách chính xác của cái chết Ngài đã được báo trước trong

Page 20: Nhung thac mac ve doi song

Cựu Ước (EsIs 53:1-12) nơi chôn Ngài, và thậm chí nơi Ngài được sinh ra (MiMk 5:2). Giả sử Chúa Jêsus là một người lừa đảo muốn làm thành hết thảy các lời tiên tri trên. Thì cũng hơi trễ cho đến thời điểm mà Ngài phát hiện được nơi mà Ngài đã được định để ra đời!Sự sống lại của Ngà iSự sống lại phần thuộc thể của Chúa Cứu Thế Jêsus từ trong vòng kẻ chết chính là nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Nhưng có bằng chứng gì chứng tỏ điều đó thực sự đã xảy ra? Tôi muốn tóm tắt các bằng chứng dưới bốn đầu đề chính sau đây.1. Sự vắng mặt của Ngài khỏi phần mộ . Có nhiều lý luận đã được đưa ra để giải thích sự kiện thi thể Chúa Jêsus không được tìm thấy trong phần mộ vào Ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên, nhưng không lý luận nào có được sức thuyết phục.Thứ nhất, người ta cho rằng Chúa Jêsus đã không chết tại thập tự giá. Đã từng có một hàng tít lớn trên tờ nhật báo Today viết như vầy: ‘Chúa Jêsus đã không chết trên thập tự giá’. Tiến sĩ Trevor Lloyd Đavid đã tuyên bố rằng Chúa Jêsus vẫn còn sống khi Ngài được gỡ xuống khỏi cây thập tự và rằng sau đó Ngài hồi tỉnh lại.Chúa Jêsus đã chịu một trận đánh đòn của người La mã, nhiều người đã chết khi trải qua trận đòn đó. Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá suốt sáu tiếng đồng hồ. Một con người trong tình trạng đó liệu có thể nào đẩy nổi một tảng đá nặng gần một tấn rưỡi chăng? Những tên lính rõ ràng đều tin chắc rằng Ngài đã chết nếu không chúng đã không hạ thây Ngài xuống. Nếu họ để cho một tên tử tù trốn thoát họ có thể phải lãnh án tử hình.Hơn nữa, khi những tên lính khám phá rằng Chúa Jêsus đã chết rồi, ‘một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra (GiGa 19:34). Điều nầy rõ ràng là sự phân ly giữa máu đông và huyết thanh mà ngày nay chúng ta biết rõ là bằng chứng y học mạnh mẽ chứng tỏ Chúa Jêsus đã chết. Giăng đã không viết câu Kinh Thánh nầy vì mục đích đó; có thể ông không có sự hiểu biết ấy, là điều càng tỏ rõ bằng chứng mạnh mẽ hơn nữa, đó là Chúa Jêsus thật sự đã chết.Thứ hai, có lời tranh luận rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa Jêsus. Một số người cho rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa rồi đồn rằng Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại. Không kể đến việc ngôi mộ được canh giữ, lý luận nầy về mặt tâm lý không thể nào xảy ra được - Các môn đệ thật buồn thảm và ở trong tâm trạng bị vỡ mộng khi Chúa Jêsus chết. Hẳn phải có một điều gì đó hết sức phi thường mới có thể biến đổi sứ đồ Phierơ thành một con người đứng lên giảng truyền trong ngày Lễ Ngũ Tuần khiến cho 3.000 người ăn năn tiếp nhận Chúa.Ngoài ra, khi một người đã cân nhắc những gì họ phải trả giá vì điều mình

Page 21: Nhung thac mac ve doi song

tin (những trận đánh đòn, sự hành hạ, thậm chí một số người còn bị chết), thì không thể nào lại có chuyện họ bằng lòng chịu tất cả những hoạn nạn đó vì điều mà chính họ biết là giả dối. Tôi có một người bạn vốn là một nhà khoa học ở tại Trường Đại Học Cambridge, ông ta đã trở thành một Cơ Đốc Nhân bởi vì trong khi xem xét các chứng cớ, ông đã bị thuyết phục rằng các môn đồ đã không sẵn sàng chịu chết nếu như họ biết điều họ tin là một sự dối trá.Thứ ba, một số người cho rằng giới cầm quyền đã ăn cắp xác Chúa Jêsus. Đây dường như là lý luận ít có khả năng nhất. Nếu những bậc cầm quyền đã lấy cắp xác Chúa, thì tại sao họ không đưa xác Ngài ra khi họ cố gắng bác bỏ lời đồn đại rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết?Có lẽ mảnh bằng chứng thú vị nhất liên quan đến sự vắng mặt của Chúa Jêsus trong huyệt mộ chính là lời mô tả của Giăng về tấm khăn liệm. Cụm từ ‘Ngôi mộ trống’ ở một mức độ nào đó là cách gọi sai. Khi Phierơ và Giăng đến nơi phần mộ họ nhìn thấy các tấm vải liệm, mà theo nhà biện giải Cơ Đốc Josh Mc Dowell nói trong tác phẩm The Resurrection Factor : ‘Giống như chiếc kén trống không của con sâu bướm’ lúc con bướm đã chui ra.18 Cứ như thế là Chúa Jêsus đã chỉ luồn qua các tấm vải liệm. Không chút ngạc nhiên, Giăng ‘thấy và tin’ (GiGa 20:8).2. Những lần Ngài hiện ra với các môn đồ . Liệu đây có phải là những trường hợp mắc ảo giác không? Từ điển Súc tích của Oxford mô tả một trường hợp mắc ảo giác là ‘một cảm nhận bề ngoài về bên ngoài mà không thật sự tồn tại’. AŒo giác thường xảy ra với những người nhạy cảm và dễ bị kích thích, rất giàu tưởng tượng và hết sức căng thẳng, hoặc với những người đang bệnh hoặc dùng ma túy. Các môn đệ không rơi vào trường hợp nào trong các trường hợp kể trên. Những người đánh cá khỏe mạnh lực lưỡng, những người thâu thuế và những tay đa nghi như Thôma rất khó có khả năng mắc ảo giác. Những người mắc ảo giác khó mà thình lình ngưng thấy ảo giác. Song Chúa Jêsus đã hiện ra cho các môn đồ mười một lần khác nhau trong một khoảng thời gian suốt sáu tuần lễ. Số lần Ngài hiện ra và sự thôi hiện ra đột ngột khiến cho giả thuyết ảo giác hoàn toàn không thể có được.Ngoài ra có hơn 550 người đã được chiêm ngưỡng Jêsus Phục Sinh. Một người mắc chứng ảo giác cũng còn có thể được. Nhưng có thể nào hết thảy 550 người đều cùng mắc ảo giác sao?Rốt lại, ảo giác là do chủ quan. Không có tính trung thực khách quan - chỉ giống như một bóng ma - Còn Chúa Jêsus thì có thể sờ đến được, Ngài đã ăn một miếng cá nướng (LuLc 24:42-43) và trong một lần nọ, Ngài đã nấu bữa ăn sáng cho các môn đồ (GiGa 21:1-14). Phierơ nói ‘(Họ) đã ăn và uống cùng Ngài sau khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại’ (Cong Cv 10:41). Ngài đã có những buổi trò chuyện dài với họ - dạy dỗ họ nhiều điều về nước Đức

Page 22: Nhung thac mac ve doi song

Chúa Trời (Cong Cv 1:3).3. Kết quả tức thì . Kết quả việc Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, như người ta mong đợi, đã có một ảnh hưởng lạ lùng trên thế giới. Hội thánh đã được khai sinh và phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Như Michael Green, tác giả của nhiều tác phẩm uyên thâm và được ưa chuộng, đã nói:

Hội Thánh (Nầy)...bắt đầu từ một nhóm những ngư phủ thất học và những người thâu thuế, đã tràn ra khắp toàn thế giới được biết đến trong ba trăm năm tiếp sau đó. Thật là một câu chuyện gây sửng sốt hoàn toàn về cuộc cách mạng hòa bình mà không biến cố nào trong lịch sử thế giới có thể sánh nổi. Điều nầy đã xảy ra là bởi vì các Cơ Đốc Nhân đã có thể trả lời được với những người chất vấn họ rằng ‘Chúa Jêsus không những chỉ chịu chết cho bạn. Mà Ngài còn hiện đang sống! Bạn có thể gặp Ngài và tự khám phá sự thực mà chúng tôi đang nói đây!’ Họ đã kinh nghiệm điều đó, và đã gia nhập hội thánh, và hội thánh nầy, vốn được sinh ra từ phần mộ của Ngài sau Lễ Phục Sinh, đã lan tràn khắp mọi nơi. 19

4. Kinh nghiệm của người Cơ Đốc . Hàng triệu người không thể đếm hết được qua các thời đại đã kinh nghiệm Chúa Cứu Thế Phục Sinh. Họ là những con người thuộc mọi màu da, dân tộc, bộ tộc, lục địa, và quốc gia. Họ đến từ những nền tảng kinh tế, xã hội và khả năng trí tuệ khác nhau. Song tất cả đều hiệp nhất trong một kinh nghiệm chung về Chúa Cứu Thế Phục Sinh Jêsus. Wilson Carlisle là người từng đứng đầu Quân Đội Giáo Hội trong xứ sở nầy, đã giảng truyền ở tại công viên Hyde Park. Ông nói rằng: ‘Chúa Jêsus hiện vẫn còn sống’. Một trong những người thích gặng hỏi đã la lớn cùng ông rằng ‘Làm thế nào ông biết điều đó?’ Wilson Carlisle trả lời: ‘Bởi vì tôi đã nói chuyện với Ngài suốt nửa giờ đồng hồ sáng hôm nay!’Hàng triệu Cơ Đốc Nhân trên khắp thế giới ngày nay đang kinh nghiệm một mối quan hệ với Chúa Jêsus Phục Sinh. Hơn mười tám năm qua chính tôi cũng đã tìm thấy qua kinh nghiệm của mình rằng Chúa Jêsus ngày nay hiện đang sống. Tôi đã kinh nghiệm tình yêu của Ngài, quyền năng của Ngài và một thực tại về một mối quan hệ với Ngài khiến tôi biết chắc rằng Ngài thực sự sống.Bằng chứng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết có một phạm vi rất là rộng lớn. Một vị cựu Chánh án ở tại Luân Đôn, ông Darling, đã nói như vầy: ‘Trong việc tán thành bằng chứng sự phục sinh của Chúa Jêsus như một chân lý hằng sống, có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi được, tích cực lẫn tiêu cực của thực tế lẫn suy diễn gián tiếp, đến nỗi không một ban hội thẫm thông thái nào trên thế giới nầy lại có thể không đưa ra được một phán quyết rằng câu chuyện Phục sinh là thực.’ 20 Khi xem xét những gì Chúa Jêsus đã tuyên bố về chính mình Ngài ở phần

Page 23: Nhung thac mac ve doi song

đầu chương nầy, chúng ta đã thấy rằng chỉ có ba khả năng thỏa đáng - hoặc Ngài đã là và chính là Con Đức Chúa Trời, hoặc Ngài là một người mất trí hay điều gì đó tồi tệ hơn nữa. Khi người ta xem xét những bằng chứng thì thấy thật vô nghĩa khi bảo Ngài là mất trí hay gian ác. Toàn bộ ảnh hưởng của lời dạy dỗ của Ngài, các công việc của Ngài, tâm tánh của Ngài, sự ứng nghiệm lời tiên tri Cựu Ước của Ngài và việc Ngài đã đắc thắng sự chết đã làm cho những lời đề xuất ấy thành ra lố bịch, không lô gích và không đáng tin cậy. Mặt khác, những bằng chứng ấy củng cố thêm cho sự hậu thuẫn mạnh mẽ nhất có thể có được cho sự nhận biết riêng về Chúa Jêsus, Ngài là một con người song mang bản tánh của Đức Chúa Trời.C.S.Lewis kết luận điều nầy như sau:

Như vậy chúng ta đang phải đối diện với một sự lựa chọn đáng sợ. Người mà chúng ta đang nói đến ở đây hoặc đã (và đang) chính là Đấng Ngài đã tuyên bố hoặc Ngài là một kẻ mất trí hay một thứ gì đó tồi tệ hơn. Hiện nay đối với tôi dường như rõ ràng Ngài không phải là một kẻ mất trí cũng không phải là một kẻ gian ác, và tất nhiên dù điều đó có vẻ lạ lùng hay là đáng sợ hoặc khó có khả năng xảy ra, tôi vẫn phải chấp nhận cái nhìn cho rằng Ngài đã và hiện là Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời đã bước vào thế giới bị kẻ thù nghịch chiếm đóng trong hình thể của một con người. 21

Vì Sao Jêsus Chết?

Ngày nay nhiều người đi đây đó với chiếc thập tự đeo trên khoen tai, trên lắc tay, hoặc trên vòng cổ. Chúng ta đã quá quen nhìn thấy hình ảnh như vậy đến nỗi chẳng thấy sửng sốt hoặc ghê sợ gì cả. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ bị sốc nếu thấy ai đó đeo một cái giá treo cổ hoặc một chiếc ghế điện trên sợi dây chuyền của mình bởi vì thập tự giá cũng chỉ là một trong các hình thức hành hình như vậy mà thôi. Thật vậy, đối với loài người đó là một trong những hình thức xử tử dã man nhất mà người ta được biết. Hình phạt nầy đã bị hủy bỏ vào năm 315 S.C bởi vì ngay cả những người La mã cũng đã cho nó là quá vô nhân đạo.Tuy nhiên thập tự giá vẫn luôn được xem như biểu tượng của đức tin Cơ Đốc. Phần lớn các sách Phúc Âm đều nói về sự chết của Chúa Jêsus. Đa phần còn lại của Tân Ước liên quan đến việc giải thích những gì đã xảy ra tại thập tự giá. Trọng tâm sự phục vụ của hội thánh, lễ Tiệc Thánh, đều tập trung vào thân thể bị tan vỡ ra và huyết bị đổ ra của Chúa Jêsus. Người ta thường treo hình dạng một cây thập tự trên các nhà thờ. Khi sứ đồ Phaolô đi đến Côrinhtô, ông nói: ‘Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng

Page 24: Nhung thac mac ve doi song

biết gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự’ (ICo1Cr 2:2). Hầu hết các lãnh tụ, là những người đã ảnh hưởng đến các dân tộc hoặc thậm chí đã làm thay đổi thế giới, đều được tưởng nhớ vì những ảnh hưởng của đời sống họ; Chúa Jêsus hơn bất cứ lãnh tụ nào khác, đã làm thay đổi bộ mặt của lịch sử thế giới, được tưởng nhớ phần lớn không phải vì đời sống của mình mà vì cái chết của mình.Vì sao có sự tập trung nhiều vào cái chết của Chúa Jêsus như vậy? Có sự khác nhau gì giữa cái chết của Ngài với cái chết của Socrates, hoặc một trong số những người thuận đạo hoặc các anh hùng trong chiến tranh không? Vì sao Ngài chết? Cái chết của Ngài đã đem lại điều gì? Sự chết của Ngài có ý nghĩa gì khi Tân Ước chép rằng Ngài chết ‘vì tội lỗi chúng ta?’ Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm cách trả lời trong chương nầy.Nhu cầu lớn nhất của loài người là gì? Nhiều khi người ta bảo: ‘Tôi chẳng cần Cơ Đốc Giáo’. Họ nói câu gì đó đại loại như ‘Tôi hoàn toàn hạnh phúc, đời sống tôi đầy đủ và tôi cố gắng để sống tốt với người khác và có lối sống tốt đẹp là đủ.’ Để hiểu vì sao Chúa Jêsus chịu chết, chúng ta phải đi trở lại và xem xét nan đề lớn nhất mà mỗi một người đều phải đối diện.Nếu thành thật, hết thảy chúng ta đều phải thú nhận rằng chúng ta thường làm những điều mà mình biết là xấu. Sứ đồ Phaolô viết rằng: ‘Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời’ (RoRm 3:23). Nói cách khác, nếu xét theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì hết thảy chúng ta đều kém thiếu rất xa. Nếu chúng ta so sánh mình với những tên cướp có vũ khí hoặc những kẻ quấy nhiễu tình dục trẻ em hay thậm chí với những người hàng xóm thì có thể chúng ta nghĩ mình tốt hơn hẳn. Nhưng khi so sánh mình với Chúa Cứu Thế Jêsus, chúng ta thấy mình thật thiếu kém rất xa. Somerset Maugham đã từng nói rằng: ‘Nếu tôi viết xuống mọi ý tưởng mình đã nghĩ, và mọi hành động mình đã từng làm, thì người ta sẽ gọi tôi là một quái vật trụy lạc.’Nguồn gốc của tội lỗi chính là do mối quan hệ bị gãy đổ với Đức Chúa Trời (SaSt 3:1-24) và hậu quả của nó là chúng ta bị phân cách với Ngài. Giống như đứa con trai hoang đàng (LuLc 15:1-32) chúng ta phát hiện mình rời xa khỏi nhà Cha, với cuộc sống của mình đang trong một cảnh hỗn độn. Đôi khi người ta bảo: ‘Nếu hết thảy chúng ta đều ở trong cùng một chiếc thuyền, thì thật sự có vấn đề gì đâu?’ Câu trả lời là có vấn đề đấy, bởi vì những hậu quả của tội lỗi trong đời sống chúng ta, là điều có thể được tóm tắt trong bốn tựa đề sau đây.Sự ô uế của tội lỗi Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm “dơ dáy” người. Vì thật là từ trong lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp,

Page 25: Nhung thac mac ve doi song

giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho “dơ dáy người” ‘ (Mac Mc 7:20-23). Những điều đó đã làm ô uế đời sống chúng ta.Bạn có thể bảo: ‘Tôi không phạm hầu hết những tội ấy.’ Nhưng chỉ cần một trong số các tội ấy cũng đủ làm bẩn đời sống chúng ta rồi. Có lẽ chúng ta ao ước Mười Điều Răn giống như là một tờ bài thi mà trong đó chúng ta chỉ phải ‘cố gắng chọn bất cứ ba điều nào’. Tân Ước nói rằng nếu chúng ta vi phạm bất cứ tội lỗi nào trong Luật Pháp thì cũng đáng tội như phạm hết thảy (Gia Gc 2:10). Ví dụ, không thể nào bạn có được một bằng lái xe ‘khá đúng luật’ được. Hoặc chiếc bằng ấy là đúng luật, hoặc là không đúng luật. Một trường hợp vi phạm trong khi lái xe sẽ làm cho chiếc bằng ấy không còn là bằng lái trong sạch nữa. Đối với chúng ta cũng vậy. Một sự vi phạm đủ làm cho đời sống chúng ta ô uế.Sức mạnh của tội lỗ iNhững điều chúng ta làm quấy có một sức mạnh khiến chúng ta đam mê. Chúa Jêsus phán: ‘Ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi’ (GiGa 8:34), chúng ta dễ nhận thấy sức mạnh nầy trong một số những lãnh vực về thói hư tật xấu của mình hơn là trong những lãnh vực khác. Ví dụ, thật dễ hiểu nếu ai dùng chất kích thích nặng như hêroin thì chẳng bao lâu sau người ấy sẽ trở thành một con nghiện.Cũng có khả năng để nghiện các tật xấu, sự ganh tÿ, kiêu căng ngạo mạn, ích kỷ, gièm pha, hay vô luân. Chúng ta có thể trở nên nghiện đối với những kiểu suy nghĩ hoặc cư xử mà tự chúng ta không thể thoát ra được. Đó là tình trạng nô lệ mà Chúa Jêsus đã nói đến và nó có một sức mạnh hủy diệt đời sống chúng ta.Giám mục J.C.Ryle, vốn là một cựu Giám mục ở tại Liverpool, đã từng viết như vầy:

Mỗi một tội lỗi cũng như hết thảy mọi tội lỗi đều chiếm hữu những đám tù nhân bất hạnh bị cột trói tay chân bằng những sợi xích của chúng... Những tù nhân khốn khổ nầy...đôi khi vẫn khoác lác rằng họ rất tự do... Thật không có tình trạng nô lệ nào giống như vậy. Tội lỗi thật sự là ông chủ cay nghiệt nhất. Nỗi đau đớn và sự chán ngán nằm trên đường đi, còn sự tuyệt vọng và địa ngục nằm ở cuối đường, đó là thứ tiền công duy nhất mà tội lỗi trả cho những tôi tớ của nó. 22

Hình phạt của tội lỗi Có một điều gì đó trong bản chất của con người kêu đói sự công bình. Khi chúng ta thấy trẻ em bị quấy nhiễu tình dục, những người già bị tấn công tại nhà của họ, các em bé bị hành hạ và những chuyện tương tự, thì chúng ta ao

Page 26: Nhung thac mac ve doi song

ước những người làm những chuyện như vậy phải bị bắt cóc và bị trừng phạt. Thường các động cơ của chúng ta có thể bị lẫn lộn và bao gồm cả yếu tố hận thù trong đó. Nhưng cũng có một điều có thể được gọi là cơn giận công chính. Chúng ta đúng khi cho rằng tội lỗi phải bị trừng phạt; rằng những người gây ra những chuyện như vậy không thể thoát khỏi sự trừng phạt được.Không phải chỉ có tội lỗi của người khác đáng bị trừng phạt, mà chính tội lỗi chúng ta cũng phải bị trừng phạt nữa. Hết thảy chúng ta một ngày kia sẽ phải ứng hầu trước sự đoán xét của Đức Chúa Trời. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng ‘tiền công của tội lỗi là sự chết’ (RoRm 6:23).Sự phân cách của tội lỗi Sự chết mà Phaolô nói đến ở đây không phải là sự chết thuộc thể. Mà là sự chết thuộc linh dẫn đến sự phân cách đời đời với Đức Chúa Trời. Sự phân cách ấy bắt đầu từ lúc nầy. Tiên tri Êsai đã công bố: ‘Nầy tay Đức Giêhôva chẳng trở nên ngắn mà không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa’ (EsIs 59:1-2). Những điều sai quấy chúng ta làm đã tạo ra sự ngăn trở ấy.Đức Chúa Trời đã làm gì? Hết thảy chúng ta đều cần phải giải quyết nan đề tội lỗi trong đời sống mình. Càng hiểu rõ nhu cầu của mình, chúng ta càng biết ơn Đức Chúa Trời. Ông Mackay thuộc Clashfern, vị Đại Chưởng Ấn, đã viết rằng ‘Chủ đề trọng tâm của đức tin chúng ta là sự hy sinh chính mình Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta. Càng hiểu sâu xa nhu cầu của chính mình, chúng ta càng thêm lòng yêu kính Chúa Cứu Thế Jêsus, và bởi đó, càng sốt sắng khao khát được hầu việc Ngài’ 23. Tin mừng của Cơ Đốc Giáo chính là Đức Chúa Trời yêu chúng ta và đã không bỏ mặc chúng ta trong tình trạng hỗn độn mà chúng ta đã gây ra cho đời sống mình. Ngài đã đến trần gian, trong thân vị của Chúa Jêsus Con Ngài để chịu chết thế cho chúng ta (ICo1Cr 5:21; GaGl 3:13). Đây là điều John Stott, tác giả của nhiều quyển sách và là Chủ Tịch Danh Dự của All Souls, Quảng trường Langham gọi là ‘sự tự thế chỗ của Đức Chúa Trời’. Còn sứ đồ Phierơ thì nói như vầy: ‘Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ...lại nhơn những lằn đòn Ngài chịu, chúng ta được lành bệnh’ (IPhi 1Pr 2:24, những chữ in nghiêng là do tôi).‘Tự thế chỗ’ có nghĩa là gì? Trong tác phẩm Phép Lạ trên Cầu Sông Kwai (Miracle on the Kiver Kwai ) của mình, Ernest Gordon kể lại một câu chuyện thật về một nhóm các tù binh chiến tranh làm việc trên tuyến Đường Hỏa Xa Burma trong Đệ II Thế Chiến. Vào cuối mỗi ngày làm việc các dụng

Page 27: Nhung thac mac ve doi song

cụ đều phải được nhóm tư vấn thu gom lại. Lần nọ, một lính canh Nhật bản hét lên rằng đã thiếu nhất một cái xẻng và đòi buộc phải tìm cho ra kẻ nào đã lấy cái xẻng đó. Anh ta bắt đầu quát tháo ầm ĩ và rồi tự đưa mình vào cơn cuồng giận hoang tưởng và ra lệnh kẻ nào đã phạm tội phải bước ra. Không ai di chuyển. Hắn ta thét lên: ‘Tất cả phải chết! Tất cả phải chết hết!’ rồi lên đạn và hướng khẩu súng trường vào các tù binh. Ngay lúc ấy một người tù bước lên và tên lính gác đã dùng súng trường đập tới tấp vào người ấy cho đến khi người tù chết đi mà vẫn yên lặng trong tư thế đứng nghiêm. Khi họ đã trở về trại, người ta đếm lại các dụng cụ một lần nữa và phát hiện chẳng có chiếc xẻng nào bị thiếu cả. Người đàn ông đó đã bước lên phía trước như một người thay thế để cứu mạng những người khác.Cũng vậy, Chúa Jêsus đã đến để thế chỗ của chúng ta. Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta. Cicero đã mô tả hành hình đóng đinh là ‘nhục hình dã man và ghê tởm nhất’. Chúa Jêsus đã bị lột trần và bị trói vào cây cột để đánh đòn. Ngài bị quất bằng bốn đến năm rợi roi da bện lại với nhau có những mẫu xương và chì sắc nhọn. Eusebius, nhà chép sử hội thánh vào thế kỷ thứ ba, đã mô tả việc đánh đòn của người La mã bằng những từ sau đây: ‘Các mạch máu của người bị đòn tét ra, và ngay cả các bắp thịt, những sợi gân, và ruột của nạn nhân cũng bị phơi ra’. Sau đó Ngài bị đưa đến tòa án dân, sự tại đây một chiếc mão bằng gai đã ấn chặt vào đầu Ngài. Ngài bị một tiểu đoàn gồm 600 người nam nhạo báng, đánh vào mặt và vào đầu Ngài. Rồi Ngài bị buộc phải vác một cây thập tự nặng nề trên đôi vai rỉ máu cho đến khi ngã quÿ, và Simôn người Syren bị ép buộc phải vác thay cho Ngài.Khi đã đến chỗ đóng đinh, một lần nữa Ngài bị lột trần truồng. Ngài bị đặt lên cây thập tự, và những cây đinh dài 15 phân tây (khoảng sáu inch) được đóng xuyên thủng cánh tay ngay trên cổ tay. Hai đầu gối Ngài bị vặn tréo sang một bên để cho hai mắt cá có thể được đóng đinh vào giữa xương ống chân với gân nối gót chân với cơ bắp chân. Rồi họ dựng cây thập tự có Ngài trên đó lên và cắm chân thập tự vào một cái hục đào sâu trong đất. Tại đó Ngài bị treo dưới cái nóng nắng cực độ và bỏ mặc cho cơn khát không thể chịu nỗi, bị phơi trần ra trước sự chế nhạo của đám đông. Ngài đã bị treo ở đó trong nỗi đau đớn không thể tưởng tượng được, suốt sáu tiếng đồng hồ trong khi sức sống Ngài cạn kiệt dần một cách chậm chạp.Song phần tồi tệ nhất trong cơn khổ hình của Ngài không phải là những thương tích thuộc thể hay sự hành hạ và nhục hình đóng đinh, thậm chí cũng không phải do nỗi đau đớn về mặt tình cảm khi bị thế gian từ khước và bạn hữu xa cách, mà chính là vì nỗi thống khổ trong tâm linh do bị phân cách khỏi Cha Ngài vì cớ chúng ta, đó là khi Ngài gánh những tội lỗi của chúng ta.Những kết quả gì?

Page 28: Nhung thac mac ve doi song

Thập tự giá cũng có nhiều khía cạnh giống như một viên kim cương xinh đẹp. Trên thập tự giá, các quyền lực của tội ác đã bị truất bỏ (CoCl 2:15). Sự chết và các thế lực của ma quỷ đã bị đánh bại. Trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã mặc khải tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Ngài đã chứng tỏ rằng Ngài không phải là Đức Chúa Trời cách xa sự đau đớn. Ngài chính là ‘Đức Chúa Trời chịu đóng đinh’ (như tựa đề của một cuốn sách do một nhà thần học người Đức, Jurger Moltmann, đặt tên). Ngài đã bước vào thế giới của chúng ta, Ngài biết và hiểu thấu tất cả những nỗi đau khổ của chúng ta. Tại thập tự giá, Chúa Jêsus đã để lại cho chúng ta một tấm gương về tình yêu tự phó mình (IPhi 1Pr 2:21). Mỗi một khía cạnh trong những khía cạnh nầy, đáng phải mất một chương để nói cho hết, song thời gian không cho phép. Ở đây tôi muốn tập trung vào bốn hình ảnh mà Tân Ước sử dụng để mô tả điều Chúa Jêsus đã làm trên thập tự giá vì cớ chúng ta. Như John Stott chỉ rõ, mỗi một hình ảnh đó được rút ra từ mỗi lãnh vực khác nhau của đời sống hàng ngày.Hình ảnh thứ nhất đến từ phiên tòa của pháp luật . Phaolô nói rằng bởi sự chết của Chúa Cứu Thế, chúng ta được ‘xưng công bình’ (RoRm 5:1), xưng công bình là một từ về luật pháp. Nếu bạn bị đưa ra tòa và được tha bổng, là bạn được xem là công bình.Có hai người cùng học chung với nhau thời đi học, cùng vào đại học và nẩy nở một mối tình bạn gắn bó. Đời sống tiếp diễn, mỗi người theo con đường mình đã chọn và rồi họ không liên lạc với nhau nữa. Một người tiếp tục thăng tiến, trở thành một quan tòa, trong khi người kia cứ xuống dốc và cuối cùng trở thành một tội phạm. Một ngày kia tên tội phạm xuất hiện trước vị quan tòa. Anh ta đã phạm một tội ác và vị buộc tội. Vị quan tòa nhận ra người bạn cũ của mình, và phải đối diện với một hoàn cảnh thật khó xử. Vì là một quan tòa anh ta phải công minh; không thể tha cho kẻ phạm pháp được. Mặt kia, anh không muốn hình phạt con người ấy, vì anh ta thương bạn mình. Vì vậy anh bảo với người bạn của mình rằng anh sẽ phạt tiền người bạn một hình phạt đền đúng với tội phạm. Như vậy là công bằng và rồi anh ta bước xuống khỏi vị trí quan tòa viết một tờ ngân phiếu để trả cho tổng số tiền phạt. Anh ta trao tấm ngân phiếu cho người bạn mình, nói rằng anh sẽ trả số tiền phạt đó cho bạn mình. Tình yêu thương là như vậy.Đây là một sự minh họa về điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Bởi sự công bình của Ngài, Ngài phải phán xét chúng ta vì chúng ta phạm tội, nhưng đồng thời, bởi tình yêu của Ngài, Ngài đã đến trong thân vị của Con Ngài, là Chúa Cứu Thế Jêsus và trả thay án phạt của chúng ta. Bằng phương cách ấy Ngài vừa ‘công bình’ (trong việc không cho phép kẻ có tội thoát khỏi hình phạt) vừa là ‘Đấng xưng công bình’ - RoRm 3:26 (bởi chính Ngài đã nhận án phạt, trong thân vị của Con Ngài, Ngài mới có thể giải phóng

Page 29: Nhung thac mac ve doi song

chúng ta). Ngài vừa là Quan Tòa của chúng ta vừa là Cứu Chúa của chúng ta. Ngài không phải là một người ngoài cuộc đơn sơ song chính Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc chúng ta. Kết quả, Ngài ban cho chúng ta một tấm ngân phiếu và phán rằng chúng ta được lựa chọn. Vậy chúng ta muốn Ngài trả thay án phạt cho mình hay chúng ta muốn đối mặt với sự đoán xét của Đức Chúa Trời vì những việc làm sai xấu của chính mình?Sự minh họa mà tôi vừa dùng chưa được chính xác vì ba lý do sau. Thứ nhất, tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Hình phạt mà chúng ta đang đối diện không phải chỉ là hình thức phạt tiền, mà phải trả bằng sự chết. Thứ hai, mối quan hệ của chúng ta với Ngài còn gần gũi hơn. Không phải chỉ là tình bạn giữa hai người: mà là Cha thiên thượng của chúng ta, là Đấng yêu thương chúng ta hơn bất cứ người cha trên trần gian nào yêu con mình. Thứ ba, giá phải trả đắt hơn nhiều: không phải bằng tiền bạc của Đức Chúa Trời mà bằng chính Con độc sanh của Ngài - Đấng đã trả thay án phạt của tội lỗi .Hình ảnh thứ hai đến từ nơi phố chợ-buôn bán . Nợ nần không những là một vấn đề chỉ bó hẹp trong thời buổi ngày nay, mà nó cũng là một nan đề trong thế giới ngày xưa. Nếu người nào mắc khoản nợ nghiêm trọng, người ấy có thể bị buộc phải bán mình làm nô lệ để trả cho hết món nợ đó. Giả sử có một người đang đứng nơi phiên chợ, bán chính mình như một tên nô lệ, một người khác động lòng thương xót anh ta và hỏi: ‘Anh mắc nợ bao nhiêu?’ Kẻ mắc nợ bảo: ‘10.000 Anh kim’. Giả sử người khách hàng đề nghị trả 10.000 Anh kim và phóng thích anh ta. Khi làm như vậy, là người ấy đã ‘chuộc anh ta’ bằng cách trả một ‘giá chuộc’.Đối với chúng ta cũng tương tự như vậy ‘sự chuộc tội đã làm trọn trong Chúa Cứu Thế Jêsus’ (RoRm 3:24). Bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã trả giá chuộc tội (Mac Mc 10:45). Bởi cách ấy, chúng ta được buông tha khỏi quyền lực của tội lỗi. Đó là sự tự do thật sự. Chúa Jêsus phán: ‘Nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do’ (GiGa 8:36). Điều nầy không có nghĩa là chúng ta không bao giờ phạm tội nữa, mà có nghĩa là sự cai trị của tội lỗi trên chúng ta đã bị phá hủy.Billy Nolan hiện năm mươi tám tuổi. Ông đã từng nghiện rượu suốt ba mươi lăm năm. Trong hai mươi năm ông cứ ngồi ngoài nhà thờ Holy Trinity Brompton uống rượu và xin tiền. Nhưng vào ngày 13 tháng 5 năm 1990, ông đã nhìn vào gương và bảo: ‘Mi không còn là Billy Nolan mà ta đã từng quen biết nữa.’ Theo lối nói của riêng mình, ông đã mời Chúa Cứu Thế Jêsus ngự vào đời sống mình và lập một giao ước với Ngài rằng ông sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Từ đó trở đi ông không uống một giọt rượu nào cả. Đời sống của ông đã được biến đổi. Từ nơi ông phát ra tình yêu thương và sự vui mừng của Chúa Cứu Thế. Có lần tôi nói với ông rằng: ‘Billy, trông ông hạnh phúc quá.’ Ông trả lời: ‘Tôi thật hạnh phúc bởi vì tôi được giải thoát. Cuộc

Page 30: Nhung thac mac ve doi song

đời giống như một cung mê hay là một mớ rối nùi mà cuối cùng nhờ Chúa Cứu Thế Jêsus, tôi đã tìm được lối ra’. Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá khiến chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi .Hình ảnh thứ ba đến từ đền thờ . Trong Cựu Ước, chính những luật lệ cẩn thận đã được đặt để nhằm nói về cách phải xử lý những tội lỗi như thế nào. Có nguyên một hệ thống các của lễ để bày tỏ tính nghiêm trọng của tội lỗi và nhu cầu được tẩy sạch khỏi tội lỗi.Trong một trường hợp điển hình, tội nhân sẽ chọn một sinh vật. Con vật nầy phải càng hoàn hảo càng tốt. Tội nhân sẽ đặt hai tay mình lên đầu con sinh và xưng các tội lỗi của mình, như vậy tội lỗi được xem như đã chuyền từ tội nhân sang con sinh mà sau đó con sinh bị giết đi.Tác giả sách Hêbơrơ rõ rằng ‘huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được’ (HeDt 10:4). Mà nó chỉ là một hình ảnh hoặc ‘hình bóng’ (HeDt 10:1). Thực chất sự tha tội đến bởi sự hy sinh chỉ đến bởi huyết của Chúa Cứu Thế, Chúa Jêsus Đấng thay thế chúng ta, mới có thể cất tội lỗi chúng ta đi, bởi vì chỉ một mình Ngài là sinh tế hoàn hảo, vì chỉ có Ngài đã sống một đời sống hoàn hảo. Huyết Ngài tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi (IGi1Ga 1:7) và loại bỏ sự băng hoại của tội lỗi .Hình ảnh thứ tư đến từ gia đình . Chúng ta đã thấy rằng nguyên nhân và hậu quả của tội lỗi đều là do mối tương quan gãy đổ với Chúa. Kết quả của thập tự giá là tính khả thi của một mối tương giao với Chúa được khôi phục lại. Phaolô nói rằng ‘Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ làm cho thế gian lại hòa với Ngài’ (IICo 2Cr 5:19). Một số người châm biếm sự dạy dỗ của Tân Ước và cho rằng Đức Chúa Trời bất công vì đã hình phạt Chúa Jêsus, bên vô tội, thay vì chúng ta. Đó không phải là điều Tân Ước phán. Mà Phaolô nói rằng: ‘Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ’, chính mình Ngài là Đấng thay thế trong thân vị của Con Ngài. Ngài đã làm cho chúng ta được phục hòa với Ngài trong mối tương quan đó. Sự phân cách của tội lỗi đã bị hủy phá. Điều đã xảy ra cho Người Con Trai Hoang Đàng có thể xảy ra cho chúng ta. Chúng ta có thể trở lại với Đức Chúa Cha và kinh nghiệm tình yêu và sự ban phước của Ngài. Mối tương quan ấy không những chỉ giành cho đời nầy, mà còn cho cả cõi đời đời. Một ngày kia chúng ta sẽ ở với Cha mình trên thiên đàng - tại đó chúng ta sẽ được buông tha, không những chỉ khỏi hình phạt của tội lỗi, quyền lực của tội lỗi, sự băng hoại của tội lỗi và sự phân cách của tội lỗi, mà còn khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Đó là điều Đức Chúa Trời đã thực hiện bởi sự thay thế của chính mình Ngài trên thập tự giá.Đức Chúa Trời yêu mỗi một người chúng ta và ao ước có được mối tương giao với chúng ta như một người cha ao ước có mối tương giao với từng đứa con của mình. Nói rằng Chúa Jêsus đã chịu chết cho mọi người thì chưa

Page 31: Nhung thac mac ve doi song

chính xác. Mà Ngài đã chết cho bạn, Ngài đã chết cho tôi, vì điều ấy thật riêng tư. Phaolô viết rằng: ‘Con Đức Chúa Trời là Đấng đã yêu tôi và đã phó chính mình Ngài vì tôi’ (GaGl 2:20). Nếu bạn là người duy nhất trên thế gian, thì Chúa Jêsus cũng sẽ chịu chết thay cho bạn. Một khi bạn nhìn thập tự giá như một điều gì đó dành cho chính mình, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi.John Wimber, một Mục sư người Mỹ và là một vị chủ tọa HT, mô tả thế nào thập tự giá đã trở thành một thực hữu riêng tư đối với ông.

Sau khi nghiên cứu Kinh Thánh...khoảng ba tháng, tôi đã có thể thi đậu trong một kỳ thi giáo lý căn bản về thập tự giá. Tôi đã hiểu rằng có một Đức Chúa Trời là Đấng có thể được hiểu biết qua ba thân vị. Tôi đã hiểu Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời hoàn toàn, vừa là một người hoàn toàn và Ngài đã chết trên cây thập tự giá vì cớ tội lỗi của thế gian. Nhưng tôi không hiểu rằng tôi là một tội nhân. Tôi nghĩ tôi là một anh chàng tốt. Tôi biết mình bị trục trặc, lộn xộn ở nhiều chỗ song tôi không nhận ra tình trạng nghiêm trọng của mình như thế nào.

Và rồi một buổi chiều vào khoảng thời gian đó, vợ tôi là Carol nói: ‘Em nghĩ lâu nay mình đã học nhiều quá rồi, đây là lúc mình phải làm cái gì chứ’. Và rồi trong lúc tôi nhìn xem nàng với sự sửng sốt hoàn toàn. Nàng quỳ gối trên sàn nhà và bắt đầu cầu nguyện mà theo tôi, vợ tôi đang cầu nguyện với một cái trần nhà quét vôi, chứ chẳng phải với Đức Chúa Trời. Nàng thốt lên rằng: ‘Lạy Chúa, con thật đau buồn vì tội lỗi của con’.

Tôi thật không thể tin được. Carol là một người tốt hơn tôi, vậy mà nàng cho mình là một tội nhân. Tôi có thể cảm nhận được nỗi đau đớn của nàng và sự sâu xa trong những lời cầu nguyện của nàng. Rồi nàng khóc và nhắc đi nhắc lại rằng: ‘Con thật đau buồn vì tội lỗi con’. Có sáu bảy người trong căn phòng ấy, ai nấy đều nhắm mắt. Tôi nhìn vào họ và điều đó đánh trúng vào tôi: Hết thảy đều cầu nguyện lời xưng nhận ấy ! Mồ hôi tôi bắt đầu nhỏ giọt, tôi nghĩ mình sắp chết. Mồ hôi tuôn xuống mặt tôi và tôi nghĩ: ‘Mình sẽ không làm điều đó. Thật là một việc ngớ ngẩn. Mình là một người tốt mà’. Rồi tôi chợt hiểu ra, không phải Carol đang cầu nguyện với trần nhà; nàng đang cầu nguyện với một người, với một Đức Chúa Trời, Đấng nghe nàng. Khi so sánh với Ngài, nàng biết nàng là một tội nhân cần được tha thứ.

Trong giây lát, thập tự giá trở nên có ý nghĩa riêng tư đối với tôi. Tôi chợt hiểu ra điều mà trước kia tôi chưa hề biết, tôi đã làm tổn thương những cảm nhận của Đức Chúa Trời. Ngài đã yêu tôi và bởi tình yêu dành cho tôi Ngài

Page 32: Nhung thac mac ve doi song

đã ban Chúa Jêsus. Nhưng tôi đã xây mặt khỏi tình yêu ấy; Suốt đời mình tôi đã lảng tránh tình yêu ấy. Tôi là một tội nhân, hoàn toàn cần đến thập tự giá.

Thế rồi tôi cũng quỳ gối trên sàn nhà, khóc nức nở, nước mắt nước mũi tuôn chảy, từng phân vuông trên thân thể đầm đìa mồ hôi. Tôi có cảm nhận mạnh mẽ lớn lao đó là tôi đang thưa chuyện với một Đấng vẫn ở cùng tôi suốt cuộc đời mình, song Ngài là Đấng tôi không nhận biết. Cũng như Carol, tôi bắt đầu trò chuyện với Đức Chúa Trời hằng sống, thưa với Ngài rằng tôi là một tội nhân, nhưng những chữ tôi có thể nói lớn lên chỉ là: ‘Chúa ôi, Chúa ôi’.

Tôi biết có điều gì đó đổi thay đang diễn ra trong tôi. Tôi nghĩ: ‘Mình mong cho điều nầy có công hiệu, bởi vì mình đang tự làm một điều hoàn toàn ngớ ngẩn’. Thế rồi Chúa đem đến tâm trí tôi một người mà tôi đã từng thấy ở Rersing Sqare Los Angeles cách đây vài năm. Người ấy mang một tấm bảng có dòng chữ: ‘Tôi là một kẻ dại vì Chúa Cứu Thế. Còn bạn là kẻ dại của ai? Lúc ấy tôi suy nghĩ thật là điều ngớ ngẩn nhất mà mình từng thấy’. Nhưng khi tôi quỳ gối trên sàn nhà tôi đã nhận ra chân lý của câu nói kỳ dị ấy: thập tự giá là sự dại dột của những người hư mất (ICo1Cr 1:18). Đêm đó tôi quỳ tại thập tự giá và đã tin nhận Chúa Jêsus. Kể từ đó tôi trở thành một kẻ dại vì cớ Đấng Christ. 24

Nếu bạn chưa quả quyết mình đã thật sự tin Chúa Jêsus hay chưa, thì đây là một lời cầu nguyện bạn có thể cầu nguyện với Chúa như một cách để bắt đầu đời sống Cơ Đốc và nhận được tất cả những ích lợi mà sự chết của Chúa Cứu Thế đã làm cho khả thi.

Lạy Cha trên trời, con thật đau buồn vì những điều sai quấy trong cuộc sống mà con đã làm. (Dành vài phút để xin Ngài tha thứ bất cứ những điều cụ thể nào trong lương tâm bạn). Xin Ngài hãy tha thứ cho con. Bây giờ con xin từ bỏ mọi điều mà con đã biết là sai trái.

Con cảm tạ Ngài vì đã ban Con Ngài là Chúa Jêsus, chịu chết trên thập tự giá cho con để con được tha thứ và được buông tha. Từ rày trở đi con xin đi theo Ngài và vâng phục Ngài là Cứu Chúa của con.

Con cảm tạ Ngài đã ban cho con ơn tha thứ nầy và ban Thánh Linh Ngài cho con. Con xin đón nhận món quà ấy.

Xin đến ngự vào đời sống con qua Thánh Linh Ngài là Đấng ở với con đời đời. Con cầu nguyện trong danh Chúa Cứu Thế Jêsus. Amen.

Page 33: Nhung thac mac ve doi song

Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình?

Vào tuổi mười tám, tôi thấy cuộc đời mình không mấy khấm khá về nhiều phương diện. Tôi đang nửa đường trải qua năm thứ nhất tại trường đại học. Tôi vẫn thường vui vẻ và mọi cơ hội của cuộc đời dường như mở rộng đối với tôi. Cơ Đốc Giáo không hấp dẫn đối với tôi mà còn đối lập. Tôi cảm thấy nếu mình trở thành một Cơ Đốc Nhân, cuộc sống sẽ trở nên rất nhàm chán. Tôi đã hình dung Đức Chúa Trời muốn chấm dứt tất cả những điều vui thú và bắt tôi phải làm tất cả những loại công việc tẻ ngắt của tôn giáo.Mặt khác, khi đã xem xét những bằng chứng về Cơ Đốc Giáo, tôi đến chỗ tin rằng Cơ Đốc Giáo là đúng. Song tôi nghĩ câu trả lời là khoan đã hãy hưởng thụ cuộc sống đã, khi nào gần qua đời hãy trở thành một Cơ Đốc Nhân. Tuy nhiên tôi biết tôi không thể làm điều đó với sự thanh liêm. Vì vậy hết sức miễn cưỡng, tôi đã dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế.Điều mà tôi đã không nhận biết là Cơ Đốc Giáo có liên quan đến mối tương giao với Đức Chúa Trời, Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và muốn điều tốt nhất cho chúng ta. Tôi đã ‘ngạc nhiên vì sự vui mừng’ là tựa đề cuốn sách của C.S.Lewis nói về kinh nghiệm của chính ông với Chúa Cứu Thế. Việc trở thành một Cơ Đốc Giáo là khởi điểm của một mối tương quan thú vị nhất. Thật vậy, đó chính là khởi đầu của một đời sống mới. Như sứ đồ Phaolô đã viết: ‘Khi người nào trở thành một Cơ Đốc nhân, thì người ấy là một người mới hoàn toàn từ bên trong. Người ấy không còn như người trước kia nữa. Một sự sống mới đã bắt đầu’ (IICo 2Cr 5:17 bảng Living Bible). Đôi khi tôi giữ lại một ghi nhận về điều người ta nói hoặc viết ra sau khi họ vừa bắt đầu cuộc sống mới mà Phaolô đang nói đến. Dưới đây là hai ví dụ:

Bây giờ tôi đã có được hy vọng ở nơi mà trước kia chỉ có tuyệt vọng. Bây giờ tôi có thể tha thứ, nơi trước kia chỉ có sự lạnh nhạt...Chúa thật sống động đối với tôi. Tôi có thể cảm nhận Ngài đang hướng dẫn tôi, và sự cô đơn hoàn toàn mà tôi đã từng cảm nhận nay không còn nữa. Đức Chúa Trời đang lấp đầy một khoảng trống sâu thẳm.

Tôi cảm thấy muốn ôm chầm mọi người trên đường phố...tôi không thể ngưng cầu nguyện. Thậm chí ngày hôm nay tôi quên cả việc xuống xe nơi trạm dừng của mình bởi vì quá mãi mê cầu nguyện trên sàn của xe buýt.Những sự từng trải rất khác biệt nhau. Một số người lập tức nhận thấy ngay sự đổi khác. Đối với một số người khác thì sự thay đổi tiến dần dần. Điều quan trọng không phải là những kinh nghiệm, nhưng điều quan trọng nằm

Page 34: Nhung thac mac ve doi song

nơi chân lý khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế, chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. Đó là sự khởi đầu của một mối quan hệ mới. Như Sứ đồ Giăng viết ‘Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho kẻ tin danh Ngài (GiGa 1:12).Những bậc cha mẹ tốt luôn muốn con cái họ biết chắc mối tương quan giữa chúng với họ. Cũng vậy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải biết chắc về mối tương giao giữa mình với Ngài. Nhiều người không quả quyết mình là Cơ Đốc Nhân hay chưa. Tôi đã yêu cầu mọi người ở cuối khóa học Alpha điền vào một bảng câu hỏi. Một trong những câu tôi hỏi là ‘Xin bạn cho biết, lúc bắt đầu khóa học nầy, bạn đã xem mình là một Cơ Đốc Nhân chưa?’ Và sau đây là một số câu trả lời:‘Rồi, nhưng chưa có một kinh nghiệm thực sự nào về mối tương quan với Chúa.’‘Một phần nào đó.’‘Có lẽ là có, tôi nghĩ như vậy.’‘Không chắc lắm.’‘Có lẽ.’‘Chút đỉnh.’‘Rồi mặc dầu nhìn lại thì có lẽ là không.’‘Không, chỉ một nửa là Cơ Đốc Nhân.’Tân Ước nói rõ ràng rằng chúng ta có thể biết chắc mình là Cơ Đốc Nhân và mình có sự sống đời đời. Sứ đồ Giăng viết rằng: ‘Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời’ (IGi1Ga 5:13).Cũng như giá ba chân của chiếc máy ảnh, sự quả quyết của chúng ta về mối quan hệ giữa mình với Chúa đứng vững chãi dựa trên hoạt động của ba thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời: những lời hứa mà Đức Chúa Cha ban cho chúng ta trong lời Ngài, sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus vì chúng ta trên thập tự giá và sự bảo đảm của Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta. Những điều đó có thể được tóm tắt dưới ba tiêu đề: Lời của Đức Chúa Trời, công việc của Chúa Jêsus và sự ấn chứng của Đức Thánh Linh.Lời của Đức Chúa Trời Nếu chúng ta chỉ dựa vào cảm xúc của mình thì chúng ta không bao giờ có thể quả quyết bất cứ điều gì cả. Những cảm xúc của chúng ta thường lên xuống tùy thuộc vào tất cả các loại nhân tố, như thời tiết hoặc những gì mình đã dùng trong bữa ăn. Những cảm giác như thế đều dễ thay đổi và dễ khiến ta lầm lẫn. Còn những lời hứa trong Kinh Thánh, là Lời của Đức Chúa Trời, thì không hề thay đổi và hoàn toàn đáng tin cậy.Trong Kinh Thánh, có nhiều lời hứa thật tuyệt vời, một câu Kinh Thánh mà tôi đã tìm được sự trợ giúp, nhất là trong bước đầu của đời sống Cơ Đốc của

Page 35: Nhung thac mac ve doi song

mình là câu nằm trong sách cuối cùng của Kinh Thánh. Trong một khải tượng, sứ đồ Giăng đã thấy Chúa Jêsus phán cùng bảy hội thánh khác nhau. Ngài đã phán với Hội Thánh Laođixê như vầy ‘Nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta’ (KhKh 3:20).Có nhiều cách để nói về việc bắt đầu đời sống mới của đức tin người Cơ Đốc - ‘Trở nên một Cơ Đốc Nhân’, ‘dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế’, ‘tiếp nhận Chúa Cứu Thế’, ‘mời Chúa Jêsus ngự vào đời sống mình’ và một số những câu khác nữa. Hết thảy đều để mô tả cùng một sự thực đó là Chúa Jêsus, bởi Đức Thánh Linh, bước vào đời sống chúng ta, như điều được mô tả trong câu Kinh Thánh trên.Một họa sĩ trước thời Raphael, ông Holman Hunt (1827-1910) được cảm động bởi câu Kinh Thánh nầy, đã vẽ bức Sự Sáng của Thế Gian . Ông đã vẽ tất cả ba kiểu: Một bản treo tại trường đại học Keble, Oxford; bản kia ở tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Thành Phố Manchester; bức nổi tiếng nhất được lưu diễn khắp các hiệp hội họa sĩ, vào những năm 1905-1907 và đã được tặng cho nhà thờ St.Paul vào tháng sáu năm 1908, nơi hiện nay bức tranh ấy vẫn còn được treo. Khi bức tranh thứ nhất được trưng bày, nhiều người viết những bài phê bình nói chung là nghèo nàn - và rồi, vào ngày 5 tháng 5 năm 1854 John Ruskin, một họa sĩ kiêm nhà phê bình, đã viết bài báo The Times và giải thích đầy đủ sự sử dụng biểu tượng và bênh vực nó cách xuất sắc, cho nó là ‘một trong những tác phẩm cao quý nhất của nghệ thuật thánh từng được sáng tác trong thời đại nầy hoặc bất cứ thời đại nào’.Chúa Jêsus, Sự Sáng của Thế Gian, đứng nơi cánh cửa, bị che phủ bởi cây trường xuân và cỏ dại. Cánh cửa nầy rõ ràng tượng trưng cho cánh cửa cuộc đời một người. Người nầy chưa hề mời Chúa Jêsus bước vào đời sống mình. Chúa Jêsus còn đang đứng ngoài cửa mà gõ. Ngài đang chờ đợi sự đáp ứng. Ngài muốn bước vào và dự phần với đời sống người ấy. Dường như có ai đó đã nói với Holman Hunt rằng ông ta đã mắc một thiết sót. Họ bảo ông ‘Anh đã quên vẽ một tay nắm ở trên cánh cửa’. Ông Hunt đã trả lời: ‘Ồ không, đó là một sự cố ý. Chỉ có một tay nắm và nó nằm phía bên trong’.Nói cách khác, chúng ta phải mở cửa để Chúa Jêsus bước vào đời sống mình. Chúa Jêsus không bao giờ đẩy cửa mà vào. Ngài cho chúng ta sự tự do để chọn lựa. Mở cửa tiếp Ngài vào hay không là tùy nơi chúng ta. Nếu chúng ta mở cửa, Ngài hứa: ‘Ta sẽ vào ăn bữa tối với người và người với ta’. Cùng dùng bữa với nhau là một dấu hiệu của mối quan hệ bạn hữu mà Chúa Jêsus đưa ra với tất cả những ai bằng lòng mở cửa đời sống mình để tiếp Ngài.Một khi chúng ta đã mời Ngài vào, Chúa Jêsus hứa sẽ không bao giờ lìa

Page 36: Nhung thac mac ve doi song

chúng ta. Ngài phán cùng các môn đồ rằng: ‘Ta thường ở cùng các người luôn’ (Mat Mt 28:20). Chúng ta có thể không luôn trò chuyện trực tiếp với Ngài, song Ngài vẫn luôn ở đó. Nếu bạn đang làm việc trong một căn phòng với một người bạn, có thể bạn không nói chuyện trực tiếp với người bạn ấy, dầu vậy bạn vẫn ý thức sự có mặt của bạn ấy. Sự hiện diện của Chúa Jêsus là như vậy đấy. Ngài luôn ở cùng chúng ta.Lời hứa về sự hiện diện của Chúa Jêsus trong cuộc đời chúng ta có liên quan chặt chẽ đến một lời hứa tuyệt diệu khác trong Tân Ước. Chúa Jêsus hứa ban sự sống đời đời cho những kẻ theo Ngài (GiGa 10:28). Như chúng ta đã thấy, ‘sự sống đời đời’ trong Tân Ước là một phẩm chất của sự sống đến bởi việc sống trong mối tương quan với Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jêsus (GiGa 17:3). Sự sống ấy bắt đầu ngay bây giờ, khi chúng ta kinh nghiệm sự đầy trọn của sự sống mà Chúa Jêsus đã đến để ban cho (GiGa 10:10). Song không phải sự sống ấy chỉ có trong đời nầy, mà nó còn tiếp tục trong cõi đời đời.Cuộc sống nầy không phải là hết; còn có một đời sống ở bên kia phần mộ. Lịch sử không phải vô nghĩa hoặc tuần hoàn theo chu kỳ; mà nó đang tiến đến một tuyệt điểm vinh hiển. Một ngày kia Chúa Jêsus sẽ trở lại trái đất để lập trời mới đất mới (KhKh 21:1). Khi ấy những kẻ ở trong Chúa Cứu Thế sẽ đi ở ‘cùng Chúa luôn luôn’ (ITe1Tx 4:17). Sẽ không còn có sự than khóc, bởi vì không còn có sự đau đớn nữa. Nơi đó sẽ không có sự thử thách, vì không còn có tội lỗi nữa. Sẽ không còn đau khổ và không còn sự phân ly khỏi những người thân yêu nữa. Chúng ta sẽ thấy Chúa Jêsus mặt đối mặt (ICo1Cr 13:12). Chúng ta sẽ được ban cho thân thể phục sinh vinh hiển và không còn đau đớn nữa (ICo1Cr 15:1-58). Chúng ta sẽ được biến nên giống như Chúa Cứu Thế Jêsus về mặt phẩm tánh (IGi1Ga 3:2). Thiên đàng sẽ là nơi có sự vui mừng và hạnh phúc vô cùng mãi mãi. Một số người đã chế giễu điều đó bằng cách cho rằng đời sống tại đó sẽ đơn điệu và buồn chán. Nhưng ‘Đó là điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng chưa hề nghĩ đến. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những kẻ yêu mến Ngài’ (ICo1Cr 2:9 trích EsIs 64:4).Như C.S.Lewis đặt điều ấy vào một trong những sách Narnia của ông:

Kỳ hạn qua đi: những ngày nghỉ đã bắt đầu. Giấc mơ đã kết thúc: đây là buổi sáng...toàn bộ đời sống họ trong thế giới nầy...chỉ là trang bìa và trang đề tựa: bây giờ cuối cùng họ đang bắt đầu Chương Thứ Nhất của Câu Chuyện Tuyệt Vời mà chưa một ai trên đất từng đọc: Câu chuyện sẽ tiếp tục mãi mãi trong đó mỗi chương đều thú vị hơn chương trước. 25

Công việc của Chúa Jêsus Khi còn học tại trường đại học, tình cờ tôi đọc thấy một cuốn sách có tựa

Page 37: Nhung thac mac ve doi song

Thiên đàng , tôi đến đây (Heaven , Here I Come ). Thoạt đầu, cũng như nhiều người ngày nay, tôi nghĩ đó thật là một lời khẳng định ngạo mạn. Hẳn là ngạo mạn khi quá quả quyết rằng chúng ta được vào thiên đàng là do công sức của mình. Nếu quyền vào thiên đàng của tôi là do nơi lối sống nhân đức mà tôi đã sống thì tôi chẳng có hy vọng gì được vào thiên đàng cả.Tin tức kỳ diệu đó là việc vào thiên đàng không tùy thuộc vào tôi mà nó tùy thuộc vào điều Chúa Jêsus đã làm cho tôi. Nó không tùy thuộc vào những gì tôi đã làm được hoặc đạt được, song tùy thuộc vào công lao của Ngài tại thập tự giá. Điều Ngài đã thực hiện tại thập tự giá khiến Ngài có thể ban cho chúng ta sự sống đời đời như một sự ban cho (GiGa 10:28). Chúng ta không làm việc để kiếm được quà tặng mà chúng ta nhận món quà tặng với lòng biết ơn.Tất cả bắt đầu bởi tình yêu Đức Chúa Trời dành cho chúng ta: ‘Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời’ (GiGa 3:16). Hết thảy chúng ta đều đáng phải ‘chết mất’. Đức Chúa Trời, bởi tình yêu đối với chúng ta, đã nhìn thấy tình trạng hỗn độn chúng ta đang ở trong đó, nên đã ban Con Một của Ngài, là Chúa Jêsus để chết thay cho chúng ta. Kết quả sự chết của Ngài là sự sống đời đời được ban cho hết thảy những người nào tin nhận.Tại thập tự giá, Chúa Jêsus đã gánh mọi việc làm sai xấu của chúng ta trên chính mình Ngài. Điều nầy đã được báo trước cách rõ ràng trong Cựu Ước, sách Êsai, là sách được viết ra hàng trăm năm trước đó. Nhà tiên tri đã thấy trước ‘kẻ tôi tớ chịu khổ’ sẽ làm gì cho chúng ta nên đã nói rằng: ‘Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy. Đức Giêhôva đã làm cho tội lội của hết thảy chúng ta đều chất trên người’ (là Chúa Jêsus) (EsIs 53:6).Điều vị tiên tri đang nói đến là hết thảy chúng ta đều làm điều sai trái, vì hết thảy chúng ta đều đi lạc, ở một chỗ khác, ông nói rằng những điều sai trái chúng ta làm gây ra sự phân rẽ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời (EsIs 59:1-2). Đó là một trong những lý do chúng ta thấy dường như Đức Chúa Trời rất xa cách với mình. Có một sự ngăn trở giữa chúng ta và Ngài khiến chúng ta không kinh nghiệm được tình yêu của Ngài.Mặt khác, Chúa Jêsus không hề làm điều gì sai trật. Ngài đã sống một đời sống hoàn toàn, nghĩa là không có sự ngăn trở nào giữa Ngài với Cha Ngài. Nhưng tại thập tự giá, Đức Chúa Trời đã chất mọi việc làm sai xấu của chúng ta (’sự quá phạm của chúng ta’) lên Chúa Jêsus (‘Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người’). Đó là lý do vì sao trên thập tự giá Chúa Jêsus đã cất tiếng kêu lớn lên rằng: ‘Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?’ (Mac Mc 15:34). Vào giây phút ấy, Ngài đã bị phân cách với Đức Chúa Trời, không phải tội lỗi của

Page 38: Nhung thac mac ve doi song

Ngài đã làm cho phân cách, mà vì cớ tội lỗi của chúng ta.Điều nầy khiến cho sự ngăn trở giữa chúng ta với Đức Chúa Trời đã bị phá đổ, tức là cho hết thảy những ai nhận lấy cho chính mình điều Chúa Jêsus đã làm cho họ. Kết quả chúng ta có thể biết chắc sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Tội lỗi chúng ta đã được cất đi. Chúng ta có thể quả quyết mình sẽ không bao giờ bị định tội. Như điều Phaolô nói: ‘Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt cho những kẻ ở trong Chúa Cứu Thế Jêsus’ (RoRm 8:1). Như vậy, đây là lý do thứ hai khiến chúng ta quả quyết mình có sự sống đời đời, là những gì Chúa Jêsus đã giành được cho chúng ta trên thập tự giá bằng cách chết thay cho chúng ta.Sự làm chứng của Đức Thánh Linh Khi một người đã tiếp nhận Chúa, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đến ngự trong đời sống người ấy. Có hai phương diện riêng biệt trong nhiều hoạt động của Đức Thánh Linh nhằm giúp chúng ta biết chắc đức tin mình đặt nơi Chúa Cứu Thế.Thứ nhất, Ngài biến đổi chúng ta từ bên trong. Ngài sản sinh tâm tánh của Chúa Jêsus trong đời sống chúng ta. Điều đó được gọi là ‘bông trái của Đức Thánh Linh’, gồm có ‘yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ’ (GaGl 5:22-23). Khi Đức Thánh Linh đến sống trong chúng ta, những bông trái ấy bắt đầu phát triển.Cũng sẽ có những thay đổi trong cá tánh chúng ta mà những người khác sẽ phải thấy khi họ quan sát chúng ta, nhưng tất nhiên là những thay đổi ấy không thể xuất hiện sau một đêm. Chúng tôi vừa mới trồng một cây lê trong vườn nhà tôi, rồi dường như ngày nào tôi cũng ra xem thử đã có trái chưa. Ngày nọ anh bạn của tôi chơi khăm, (người vẽ tranh minh họa cho quyển sách nầy). Anh ta lấy chỉ treo một trái táo lớn trên cây. Ngay cả tôi cũng không bị lừa bởi trò đùa ấy. Sự hiểu biết hạn chế của tôi về việc trồng trọt cũng cho tôi biết rằng phải có thời gian, mới có trái được (và cây lê không thể sinh ra quả táo). Chúng ta hy vọng rằng qua một thời gian người khác sẽ thấy chúng ta yêu thương hơn, vui mừng hơn, bình an hơn, nhịn nhục hơn, nhân từ hơn và tiết độ hơn.Ngoài những thay đổi trong tâm tánh còn phải có những thay đổi trong các mối quan hệ của chúng ta nữa, cả với Chúa lẫn với người khác. Chúng ta phát triển một tình yêu mới mẽ đối với Chúa, tức là với Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Ví dụ, mỗi khi nghe chữ ‘Jêsus’, mỗi người đều cảm nhận một ảnh hưởng khác nhau về mặt cảm xúc. Trước khi tin Chúa, nếu tôi đang nghe đài hoặc xem tivi mà tự nhiên họ chuyển đề tài để nói về Chúa Jêsus, tôi sẽ tắt ngay. Sau khi tin Chúa, tôi sẽ mở lớn lên, bởi vì thái độ của tôi đối với Ngài đã hoàn toàn thay đổi. Đó là một dấu hiệu nhỏ của tình yêu mới mẽ tôi đối với Ngài.

Page 39: Nhung thac mac ve doi song

Thái độ chúng ta đối với người khác cũng thay đổi. Thường những người mới tin Chúa nói với tôi rằng đột nhiên họ quan tâm đến gương mặt của những người đi lại trên đường phố và trên xe buýt. Trước kia họ ít khi nào quan tâm; nhưng bây giờ họ cảm thấy có mối quan tâm đối với những con người buồn bã và hư mất. Tôi khám phá rằng một trong những sự khác biệt lớn nhất đó là thái độ của tôi đối với những Cơ Đốc Nhân khác. Tôi lấy làm tiếc rằng trước kia tôi thường có khuynh hướng tránh bất cứ người nào có niềm tin Cơ Đốc. Sau nầy, tôi khám phá ra rằng họ không tệ như tôi tưởng! Thật thế, sau khi tin Chúa không lâu, tôi đã bắt đầu kinh nghiệm một mối quan hệ bạn hữu sâu đậm với những Cơ Đốc Nhân khác, là điều trước kia trong đời mình tôi chưa hề biết.Thứ hai, một sự thay đổi nữa được người khác nhận biết qua đời sống chúng ta đó là Đức Thánh Linh đem đến cho chúng ta một kinh nghiệm bên trong về Đức Chúa Trời nữa. Ngài tạo ra một niềm xác tín sâu nhiệm, riêng tư rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời (RoRm 8:15-16), kinh nghiệm nầy đối với mỗi người có khác nhau.Carl Tuttle là một Mục sư người Mỹ xuất thân từ một gia đình đổ vỡ. Ông trãi qua thời thơ ấu hết sức bất hạnh và thường bị cha đánh đập. Sau khi tin Chúa, vào một dịp nọ ông đặc biệt muốn nghe điều Chúa phán với mình. Ông quyết định đi ra một vùng mà tại đó ông có thể cầu nguyện suốt một ngày không bị gián đoạn. Vì thế ông đã đến đó và bắt đầu cầu nguyện. Nhưng sau mười lăm phút ông cảm thấy mình không đạt được điều gì cả. Ông bèn lái xe trở về nhà với cảm giác buồn rầu và thất vọng. Ông bảo với vợ rằng ông muốn thăm Zachary, đứa bé hai tháng tuổi của họ, ông vào phòng và ẵm bé lên. Khi đang bồng ẵm con, ông cảm nhận một tình yêu lạ thường tràn ngập lòng mình đối với đứa con trai hai tháng tuổi, ông bắt đầu vừa khóc vừa trò chuyện với bé. Ông nói ‘Zachary, bố yêu con, bố yêu con bằng cả tấm lòng. Dẫu cho bất cứ điều gì xảy ra trong đời nầy, bố vẫn không bao giờ làm điều gì tổn hại cho con. Bố sẽ luôn luôn bảo vệ con. Bố sẽ luôn luôn là bố của con, luôn luôn là bạn của con, luôn chăm sóc con, luôn nuôi nấng con và bố sẽ thực hiện điều đó, dầu cho con có phạm tội gì, dầu con làm điều gì đi nữa, và dầu cho con có xây bỏ bố hoặc xây bỏ Đức Chúa Trời’. Thình lình Carl ý thức rằng mình đang ở trong hai cánh tay của Đức Chúa Trời và nghe chính Ngài đang phán ‘Carl, con là con trai Ta, Ta yêu con. Dầu cho bất cứ điều gì con làm, bất cứ nơi nào con đi, ta luôn chăm sóc con, ta sẽ luôn chu cấp cho con, ta sẽ luôn hướng dẫn con’.Bằng cách ấy, Đức Thánh Linh đã làm chứng cho tâm linh ông rằng ông là một con cái của Đức Chúa Trời (RoRm 8:16). Đó là cách thứ ba để chúng ta biết chắc mối tương quan của mình với Chúa, và biết rằng chúng ta được tha tội và có sự sống đời đời. Chúng ta biết điều đó bởi vì Thánh Linh của Chúa

Page 40: Nhung thac mac ve doi song

làm chứng cho chúng ta, qua một tiến trình thay đổi trong tâm tánh mình và trong các mối quan hệ của mình một cách khách quan, qua một niềm xác quyết sâu xa bên trong lòng cho biết chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.Bằng những cách nêu trên (lời của Đức Chúa Trời, công việc của Chúa Jêsus và sự làm chứng của Đức Thánh Linh), những người tin nơi Chúa Jêsus có thể quả quyết rằng họ là con cái Đức Chúa Trời và họ có sự sống đời đời.Quả quyết như thế không có gì là ngạo mạn cả. Điều quả quyết đó đặt cơ sở trên những gì Chúa phán hứa, trên điều mà Chúa Jêsus đã chịu chết để đạt được, và trên công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Đó là một trong những đặc quyền của việc được làm một con cái của Đức Chúa Trời: Có quyền tin cậy hoàn toàn vào mối tương quan giữa chúng ta với Cha mình: được biết chắc một sự thật đó là mình đã được tha thứ, quả quyết mình là Cơ Đốc Nhân, và biết mình có sự sống đời đời.

Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào?

Vào buổi tối ngày lễ thánh Valentine năm 1974. Tôi đang dự một buổi tiệc trong phòng mình tại trường đại học, lúc ấy người bạn thân nhất của tôi đi đâu về với cô bạn gái của anh ta (hiện nay là vợ anh ấy) và cho tôi biết họ đã tiếp nhận Chúa. Tôi lập tức lo sợ cho họ và nghĩ rằng những người theo giáo phái Moon đã bắt lấy họ và họ cần sự giúp đỡ của tôi.Đã nhiều lần tôi là một kẻ vô thần và nhiều lần là một người theo thuyết bất khả tri luận, tôi không chắc điều mình tin. Tôi đã chịu lễ báp têm và được xác nhận, nhưng những điều đó không có ý nghĩa gì nhiều đối với tôi. Tại trường trung học tôi đã đi nhà thờ đều đặn và học Kinh Thánh qua các bài học RE. Nhưng tất cả đã chấm dứt, tôi đang chống lại tất cả, và đúng ra là đang tranh cãi một cách mạnh mẽ (hay đang nghĩ như thế) để chống lại Cơ Đốc Giáo.Bây giờ tôi muốn giúp đỡ các bạn của mình, vì vậy tôi nghĩ là mình sẽ bắt tay vào một cuộc khảo sát kỹ lưỡng vấn đề nầy. Tôi lên kế hoạch để đọc kinh Koran, sách của Karl Marx, của Jean-Paul (một nhà triết học theo thuyết hiện sinh), và Kinh Thánh. Tôi tình cờ có được một cuốn Kinh Thánh bám đầy bụi bặm ở trên kệ sách của mình, vì vậy buổi tối hôm ấy tôi lấy xuống và bắt đầu đọc. Tôi đọc suốt từ Mathiơ đến Mác và Luca, đến giữa sách Tin lành Giăng thì tôi ngủ quên đi. Khi thức dậy, tôi đọc hết Tin lành Giăng và tiếp tục sang Công vụ các sứ đồ, Rôma, I&II Côrinhtô. Tôi hoàn toàn bị thu hút vì những gì mình đọc trong quyển sách này. Trước đây tôi đã từng đọc những sách nầy rồi và hầu như những sách này chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Bây giờ nó lại trở nên sống động đến nỗi tôi không thể bỏ xuống

Page 41: Nhung thac mac ve doi song

được. Sách này có một hàm ý của chân lý. Tôi biết khi tôi đọc Kinh Thánh tôi đã có một sự đáp ứng bởi vì Kinh Thánh đã phán với tôi cách mạnh mẽ hết sức. Một thời gian rất ngắn sau đó tôi đã đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.Kể từ đó Kinh Thánh trở thành một ‘niềm vui sướng’ đối với tôi. Tác giả Thi thiên nói rằng:

Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ. Chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng. Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giêhôva, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước; sanh bông trái theo thì tiết; lá nó cũng chẳng tàn héo. Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng (Thi Tv 1:1-3).

Tôi yêu thích câu: ‘Người lấy làm vui vẻ nơi luật pháp của Đức Giêhôva’. Vào thời đó, toàn bộ những gì tác giả Thi thiên có được mới chỉ là năm sách của Môise. Và ông đã lấy đó làm niềm vui thích của mình. Trong chương nầy, tôi muốn xem xét lý do vì sao Kinh Thánh lại là niềm vui của mỗi chúng ta và làm thế nào có được điều đó, bằng cách xem xét tính độc đáo của Kinh Thánh qua phần giới thiệu.Thứ nhất , Kinh Thánh là quyển sách được ưa chuộng hơn hết . Người ta ước tính có đến 44 triệu cuốn Kinh Thánh được bán ra trong một năm và trung bình có khoảng 6,8 cuốn Kinh Thánh trong mỗi gia đình người Mỹ. Một bài viết mới đây trong tạp chí The Times đã ghi một tựa đề phụ như vầy ‘Hãy quên đi các nhà tiểu thuyết Anh hiện đại và những sự liên kết với Tivi, Kinh Thánh đang là cuốn sách bán chạy nhất hàng năm’. Tác giả lưu ý:

Như thường lệ, cuốn sách bán chạy nhất cách xa cả mấy dặm là...Kinh Thánh. Nếu những dịp Kinh Thánh tăng dần lên được phản ánh cách trung thực trong các bảng danh sách bán chạy nhất, thì hiếm có tuần lễ nào có thứ nào khác được nhìn đến - Thật là một điều kỳ diệu, khó hiểu, hay chỉ đơn giản gây cản trở cho thời đại mà sự bất kỉnh ngày càng gia tăng nầy, khi phạm vi các sách vở sẵn có cứ mỗi năm trôi qua lại càng phát triển rộng lớn hơn, quyển sách có một không hai nầy cứ tiếp tục được bán một cách dễ dàng với số lượng lớn mỗi tháng...người ta ước tính, tại Vương Quốc Anh mỗi năm có gần 1.250.000 quyển Kinh Thánh và Tân Ước được bán ra.

Tác giả kết thúc bằng cách nói rằng: ‘Tất cả các bản Thánh Kinh ở mọi thời đại đều bán chạy. Liệu Hiệp hội Kinh Thánh có thể đưa ra một lời giải thích không?’ Tôi được cho biết một cách thật thành thật: ‘Phải, đó thật là một cuốn sách bổ ích’. Thứ hai , Kinh Thánh có quyền năng vô song . Vào tháng Năm năm 1928,

Page 42: Nhung thac mac ve doi song

Thủ tướng Stanley Baldwin đã nói rằng: ‘Kinh Thánh là một cuốn sách dễ gây bùng nổ. Nhưng Kinh Thánh hoạt động theo những cách lạ lùng và không một con người nào có thể thuật lại hoặc biết được cách quyển sách ấy đã hành động trong cuộc hành trình của Kinh Thánh khắp thế giới, đã đánh động vào linh hồn của con người ra sao trong mười ngàn nơi khác nhau để đem lại một sự sống mới, một thế giới mới, một niềm tin mới, một khái niệm mới, một đức tin mới’.Thời gian gần đây có nổi lên một sự quan tâm, đó là người ta ưa thích những điều huyền bí. Người ta chơi cầu cơ, xem những bộ phim huyền bí, thích coi bói và xem tử vi. Họ muốn tiếp xúc với thế giới siêu nhiên. Điều đáng buồn là họ đang tìm cách để giao thông với các lực lượng gian ác của siêu nhiên trong khi điều Chúa đề ra cho chúng ta trong Kinh Thánh là cơ hội để gặp gỡ với các thế lực tốt lành siêu nhiên. Gặp gỡ Đức Chúa Trời hằng sống thật là một điều sung sướng hơn nhiều, thỏa lòng hơn nhiều và khôn ngoan hơn rất nhiều.Thứ ba , Kinh Thánh là cuốn sách quý báu độc nhất vô nhị . Cách đây khoảng mười sáu năm, tôi đang đi nghỉ cùng với gia đình ở tại trung tâm Châu Á, là một phần thuộc Liên Bang Xô Viết lúc ấy. Vào thời đó, Kinh Thánh được coi là bất hợp pháp một cách hết sức khắc khe ở tại đó, song tôi đã mang theo một số văn phẩm Cơ Đốc, có cả một số Kinh Thánh tiếng Nga. Trong lúc ở đó, tôi đã đến các Hội thánh và tìm những người nào gương mặt có vẻ là Cơ Đốc Nhân thật sự. (Vào lúc bấy giờ, các buổi nhóm thường bị KGB trà trộn vào). Lần nọ tôi đi theo một người đàn ông, trạc khoảng sáu mươi tuổi, xuống phố sau buổi nhóm. Tôi bắt kịp ông ta và khẽ vỗ vai ông. Không có ai ở đấy. Tôi lấy ra một cuốn Kinh Thánh và trao cho ông. Trong vài giây đầu, ông ta làm ra vẻ như mình là một người không tin Chúa. Nhưng sau đó ông rút trong túi áo ra một cuốn Tân Ước có lẽ đến 100 năm tuổi. Những trang giấy cũ mòn đến nỗi hầu như trong suốt. Khi ông ta hiểu ra rằng ông đã được nhận một cuốn Kinh Thánh toàn bộ ông ta hết sức mừng rỡ. Ông chẳng hề nói được một câu tiếng Anh và tôi cũng chẳng nói được một lời tiếng Nga. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và ông ta bắt đầu chạy xuống đường, nhảy lên vì vui mừng, bởi ông biết Kinh Thánh là thứ quý nhất trên thế gian nầy.Vì sao Kinh Thánh lại được ưa thích, đầy quyền năng và quý báu đến như vậy? Chúa Jêsus phán: ‘Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời’ (Mat Mt 4:4). Những lời nầy thuộc thì hiện tại, và có nghĩa là ‘liên tục ra từ miệng Đức Chúa Trời’; giống như một dòng suối cứ tuôn đổ, như dòng nước từ nguồn thác không bao giờ tĩnh lặng. Đức Chúa Trời không ngừng muốn được giao thông với dân sự Ngài. Ngài thật vẫn luôn làm điều đó, chủ yếu là qua Kinh Thánh.

Page 43: Nhung thac mac ve doi song

Một cẩm nang cho đời sống-Đức Chúa Trời đã phán Đức Chúa Trời đã phán dạy chúng ta bởi con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ (HeDt 1:2). Cơ Đốc Giáo là một niềm tin được mặc khải. Chúng ta không thể tìm được Ngài nếu như Ngài không mặc khải chính mình Ngài. Đức Chúa Trời đã mặc khải chính mình Ngài qua một người đó là Chúa Cứu Thế Jêsus. Ngài là sự mặc khải cuối cùng của Đức Chúa Trời.Phương cách chủ yếu để chúng ta hiểu biết về Chúa Jêsus là nhờ sự mặc khải của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh. Thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời cũng đã mặc khải chính mình Ngài qua tạo vật vũ trụ (RoRm 1:19-20; Thi Tv 19:1-14). Khoa học là một công trình khảo sát tỉ mỉ về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong vũ trụ (không nên có xung đột giữa khoa học và niềm tin Cơ Đốc; mà chúng chỉ bổ sung cho nhau), Đức Chúa Trời cũng thường phán dạy con người cách trực tiếp bởi Thánh Linh Ngài: qua lời tiên tri, các giấc mơ, các sự hiện thấy, và qua những người khác. Sau nầy chúng ta sẽ xem xét tất cả những điều đó cách chi tiết hơn. Đặc biệt ở chương nói về sự chỉ dẫn. Trong chương nầy chúng ta sẽ xem xét cách Đức Chúa Trời thường phán dạy qua Kinh Thánh.Ông Phaolô đã viết về sự thần cảm của Lời Kinh Thánh đã sẵn dành cho ông như sau: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sửa để làm mọi việc lành’ (IITi 2Tm 3:16-17).Từ dành cho chữ ‘Đức Chúa Trời soi dẫn’ là theopneustos . Thường được dịch là ‘Đức Chúa Trời soi dẫn’ nhưng được dịch sát nghĩa là ‘Đức Chúa Trời hà hơi’. Tác giả muốn nói rằng Kinh Thánh là lời phán của Đức Chúa Trời. Tất nhiên Ngài đã sử dụng những nhân tố con người. 100% công việc của những con người. Nhưng cũng 100% được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời (cũng như Chúa Jêsus vừa hoàn toàn là người mà Ngài cũng hoàn toàn là Đức Chúa Trời).Đó là cách chính Chúa Jêsus đã đề cập đến Kinh Thánh trong thời của Ngài. Đối với Ngài, điều gì Thánh Kinh phán là Đức Chúa Trời phán (Mac Mc 7:5-13). Nếu Chúa Jêsus là Chúa chúng ta, thì thái độ của chúng ta đối với Kinh Thánh cũng phải giống như thái độ của Ngài đối với Kinh Thánh. ‘Niềm tin cho rằng Chúa Cứu Thế là sự mặc khải tối ưu của Đức Chúa Trời dẫn đến niềm tin nơi sự thần cảm của Kinh Thánh, tức là của Cựu Ước bởi lời chứng trực tiếp của Chúa Jêsus và của Tân Ước bởi điều luận ra từ lời chứng của Ngài’. 26 Quan điểm cao trọng về sự thần cảm của Kinh Thánh nầy được hầu hết Hội thánh khắp thế giới qua các thời đại tuân giữ một cách phổ biến. Các nhà

Page 44: Nhung thac mac ve doi song

thần học ban đầu của Hội thánh đã có quan điểm ấy. Irenacus (Khoảng năm 130 - 200 SC) đã nói rằng ‘Kinh Thánh thật hoàn hảo’. Cũng vậy, những nhà cải chánh, như Martin Luther, đã nói về ‘Kinh Thánh là cuốn sách không hề có lỗi lầm.’ Ngày nay quan điểm chính thức của Giáo Hội Công Giáo La mã là Kinh Thánh đáng được đưa vào bảo vệ trong Cộng Đồng Vatican II. Kinh Thánh ‘được viết ra dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh...mà tác giả chính là Đức Chúa Trời’. Vì vậy Kinh Thánh phải được công nhận là lời ‘vô ngộ’. Cho đến thế kỷ vừa qua, đây cũng đã là quan điểm của tất cả các giáo hội Tin lành khắp thế giới, và mặc dầu hiện nay quan điểm nầy bị nghi ngờ và thậm chí bị chế nhạo tùy mức độ tại các trường phổ thông, nó vẫn tiếp tục được nhiều học giả ưu tú ủng hộ.Nói vậy không có nghĩa là không có những điều khó hiểu trong Kinh Thánh. Ngay cả Phierơ cũng thấy có mấy khúc khó hiểu trong thư Phaolô viết (IIPhi 2Pr 3:16). Có những sự khó hiểu thuộc về đạo đức và lịch sử và một số nơi có vẻ như mâu thuẫn với nhau. Một số những điều khó hiểu nầy có thể được giải thích được bởi các đoạn văn khác nhau mà các tác giả đã viết. Điều quan trọng cần phải nhớ là Kinh Thánh đã được viết ra trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm, ít nhất là do bốn mươi trước giả, kể cả các vị vua. Các học giả, các triết gia, các ngư phủ, những nhà thơ, các chính khách, các sử gia và các bác sĩ. Họ đã viết bằng các thể loại văn thơ khác nhau như lịch sử, thơ ca, lời tiên tri, lời mặc khải, và các thư tín.Mặc dầu có một số những điều dường như mâu thuẫn có thể được giải thích bằng các đoạn văn khác nhau, song vẫn có những mâu thuẫn khác Cơ Đốc Nhân vẫn tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời và tìm cách để hiểu được vấn đề của sự đau khổ trong sự sắp đặt đó. Tương tự như vậy chúng ta cần phải tiếp tục nắm giữ niềm tin nơi sự thần cảm của Kinh Thánh và tìm cách hiểu được những khúc khó hiểu trong văn mạch đó. Điều quan trọng là bao lâu mình còn có thể tìm tòi thì cứ tiếp tục, đừng chạy trốn khỏi những chỗ khó hiểu, để giải đáp các chỗ khó hiểu đó sao cho chính mình được thỏa đáp.Điều quan trọng phải giữ vững đó là, cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, ngay cả khi chúng ta chưa thể giải quyết ngay được tất cả những khúc mắc. Nếu chúng ta làm vậy. Lời Chúa sẽ biến đổi lối sống của chúng ta. Khi Mục sư Billy Graham còn là một thanh niên, có nhiều người (trong số đó có một người tên là Churk) đã bắt đầu nói với anh ta rằng ‘cậu không thể nào tin hết mọi điều trong Kinh Thánh được’. Billy bắt đầu băn khoăn về điều đó và trở nên rất bối rối. John Pollock, trong tiểu sử ông viết về nhà truyền giáo nầy, đã ký thuật điều xảy ra:

Thế là tôi trở về và lấy quyển Kinh Thánh của mình đi ra ngoài trời dưới ánh sáng trăng. Tôi tìm được một gốc cây và đặt quyển Kinh Thánh lên đó, đoạn

Page 45: Nhung thac mac ve doi song

tôi quỳ gối xuống và cầu nguyện rằng: ‘Ôi! Lạy Chúa, con không chứng minh được những điều chắc chắn. Con không trả lời được những câu hỏi Chudk đã nêu lên và một số điều những người khác nêu ra, nhưng con lấy đức tin nhìn nhận rằng, quyển sách nầy là Lời của Đức Chúa Trời.’ Tôi cứ quỳ nơi gốc cây cầu nguyện không thành lời, mắt tôi ướt đẫm...Tôi đã có một cảm nhận lớn lao về sự hiện diện của Chúa. Tôi có được một sự bình an vô cùng chứng tỏ quyết định tôi đã lập là điều đúng. 27

Nếu chúng ta thừa nhận Kinh Thánh là Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời, thì uy quyền của lời Chúa phải theo sau lời thừa nhận đó. Nếu Kinh Thánh chính là lời của Đức Chúa Trời thì Kinh Thánh phải là thẩm quyền tối cao của chúng ta đối với điều chúng ta tin và cách chúng ta hành động. Đối với Chúa Jêsus, Thánh Kinh đã là uy quyền tối cao của Ngài, vượt trên cả những gì những nhà lãnh đạo hội thánh lúc bấy giờ tuyên bố (Mac Mc 7:1-20) và trên cả những ý kiến của người khác, dầu cho họ khôn ngoan đến thế nào (xem 12:18-27). Dầu nói như thế, chúng ta tất nhiên cũng phải coi trọng đúng mức những gì những bậc lãnh đạo giáo hội và những người khác nói, miễn là điều đó không mâu thuẫn với lời mặc khải của Đức Chúa Trời.Kinh Thánh phải là thẩm quyền của chúng ta trong mọi vấn đề về ‘phương châm cũng như cách hành động’. Như chúng ta đã thấy: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình’ (IITi 2Tm 3:16). Thứ nhất, Kinh Thánh là uy quyền của chúng ta về những gì chúng ta tin (phương châm, tín điều của chúng ta) để ‘dạy dỗ’, ‘sửa trị’. Chính trong Kinh Thánh chúng ta tìm được điều Chúa phán dạy (và điều chúng ta phải làm, nhờ đó, chúng ta tin) về sự chịu khổ, về Chúa Jêsus, về thập tự giá và v..v..Thứ hai, Kinh Thánh là thẩm quyền của chúng ta để chúng ta biết cách hành động (cách cư xử của chúng ta), để ‘sửa trị’ và để ‘đào luyện người trong sự công bình’. Chính tại đây chúng ta tìm biết điều gì là sai theo mắt Đức Chúa Trời và làm thế nào để chúng ta có thể sống một đời sống công bình. Ví dụ như ‘Mười điều răn...là một phân tích sáng suốt của những điều kiện tối thiểu để dựa vào đó một xã hội, một dân tộc, một quốc gia, có thể sống một đời sống đúng mực, công bằng và văn minh.’ 28 Có một số điều được nói rất rõ trong Kinh Thánh. Lời Chúa cho chúng ta biết cách xử sự trong đời sống hàng ngày, ví dụ khi chúng ta đang hữu dụng hoặc chịu những áp lực. Từ Kinh Thánh chúng ta biết rằng tình trạng độc thân có thể là một sự kêu gọi cao trọng (ICo1Cr 7:7), nhưng đó là điều ngoại lệ chứ không phải quy luật; hôn nhân là tiêu chuẩn bình thường (SaSt 2:24; ICo1Cr 7:2). Chúng ta biết quan hệ tính dục ngoài hôn nhân là sai phạm. Chúng ta cũng biết, việc cố gắng kiếm cho mình một công việc làm là điều

Page 46: Nhung thac mac ve doi song

phải lẽ. Chúng ta biết ban cho và tha thứ là điều chính đáng. Còn những vấn đề khác nữa, chúng ta còn được ban cho những chỉ dẫn về cách nuôi dạy con cái và chăm lo cho những người bà con lớn tuổi của mình.Có một số người bảo rằng: ‘Tôi không thích quyển sách luật pháp nầy, tất cả những luật lệ và quy định trong đó (khắc khe quá). Tôi muốn được tự do. Nếu bạn sống theo Kinh Thánh bạn không được tự do hưởng thụ cuộc sống’. Nhưng điều người ta nói đó có thật sự đúng đắn không? Kinh Thánh có tướt mất tự do của chúng ta không? Hay thật sự Kinh Thánh ban cho chúng ta tự do? Thật ra, những luật lệ và qui định có thể tạo ra tự do và gia tăng niềm vui.Cách đây vài năm, một trận bóng đá được tổ chức bao gồm hai mươi hai bé trai, trong đó có một trong các con trai của tôi, lúc đó được tám tuổi. Một người bạn của tôi đã mời Andy (người đã huấn luyện cho các cậu bé suốt năm) sẽ làm trọng tài. Thật không may, mãi đến 2g30 chiều hôm đó, anh ta vẫn chưa đến. Các cậu bé không thể đợi lâu hơn nữa. Tôi bị buộc phải thế vào vị trí của trọng tài. Có một số những khó khăn với công việc nầy: tôi không có còi, không có những điểm làm dấu cho các đường biên của sân bóng; tôi không biết tên bất cứ đứa bé nào cả; chúng không mặc hai màu phân biệt để người ta biết chúng thuộc bên nào, và tôi, cũng như một số các cậu bé, không biết rõ các luật lệ.Trận đấu chẳng bao lâu đã rơi vào một tình trạng hoàn toàn hỗn độn. Một số la lớn rằng banh đã vào, số khác la rằng chưa vào. Tôi thì không quả quyết lắm, nên tôi cứ để mọi sự tiếp tục. Thế rồi bắt đầu có những cú chơi xấu. Một số la lớn ‘Chơi xấu!’ Một số khác lại ‘không phải chơi xấu!’ Tôi chẳng biết bên nào đúng. Vì vậy tôi cứ để chúng chơi tiếp. Và rồi chúng bắt đầu bị tổn thương. Lúc Andy đến, đã có cậu bé bị thương nằm trên đất và hết thảy những người còn lại đều đang la ó, nhắm vào tôi là chính! Song khi Andy xuất hiện, anh ta thổi còi lên, ổn định hai đội, cho chúng biết các đường biên ở đâu và đưa chúng vào sự kiểm soát hoàn toàn. Và rồi các cậu bé đã có được trận đấu đích thực.Những cậu bé được tự do hơn khi không có luật lệ hay chúng thực sự thiếu mất tự do? Nếu không có một thẩm quyền có hiệu lực nào cả, chúng sẽ tự do làm mọi sự chúng muốn, hậu quả là mọi thứ rối tung lên và người ta bị thương tổn. Hẳn là người ta sẽ thích hơn nhiều khi biết rõ đâu là các đường biên. Và bên trong các đường biên ấy họ sẽ được tự do để vui hưởng cuộc chơi.Trong một số các trường hợp, Kinh Thánh cũng giống như vậy. Đó chính là quyển sách luật của Đức Chúa Trời. Ngài cho chúng ta biết điều gì là ‘đúng’, điều gì là ‘sai’, Ngài cho chúng ta biết điều mình được làm và không được làm. Nếu chúng ta chơi đúng theo luật, sẽ có sự tự do và niềm vui. Nếu

Page 47: Nhung thac mac ve doi song

chúng ta vi phạm luật, sẽ gây tổn thương cho chính mình và người khác. Đức Chúa Trời không bảo: ‘Ngươi chớ giết người’ để làm hỏng niềm vui hưởng thụ cuộc sống của chúng ta. Ngài không phán bảo: ‘Ngươi chớ phạm tội tà dâm’, vì cớ Ngài là một kẻ phá đám. Song Ngài không muốn con người bị tổn hại. Khi người ta lìa bỏ vợ mình hoặc chồng mình và con cái để phạm tội tà dâm, đời sống sẽ rối mù lên.Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời về ý muốn Ngài cho dân sự Ngài. Càng tìm biết ý muốn Ngài và thực hành, chúng ta sẽ càng tự do hơn. Chúa đã phán, chúng ta cần phải nghe điều Ngài đã phán dạy.Một bức thư yêu thương từ Đức Chúa Trời-Đức Chúa Trời phán Đối với một số người, Kinh Thánh chẳng qua chỉ là một cuốn cẩm nang dành cho đời sống, có nhiều chỗ làm dấu, sờn cũ, vì được đọc quá thường xuyên. Họ tin Lời Chúa phán và họ có thể nghiên cứu Kinh Thánh hàng giờ. Họ phân tích Kinh Thánh, đọc các phần chú giải Kinh Thánh (không có gì sai trật khi làm như vậy), nhưng dường như họ không nhận ra rằng không những Đức Chúa Trời đã phán mà ngày nay Ngài vẫn còn phán qua điều Ngài đã phán trong Kinh Thánh. Ao ước của Đức Chúa Trời là chúng ta hãy sống trong mối tương giao với Ngài. Ngài muốn phán với chúng ta hàng ngày qua Lời Ngài. Vì vậy Kinh Thánh vừa là một quyển cẩm nang cho đời sống, vừa là một bức thư bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho con người.Trọng tâm của Kinh Thánh là nhằm tỏ cho chúng ta cách bước vào mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa Jêsus phán: ‘các ngươi dò xem Kinh Thánh vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời; ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy, song các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống’ (GiGa 5:39-40).Tiến sĩ Christopher Chavasse, cựu Giám mục thành phố Rochester, đã nói:

Kinh Thánh là bức ảnh của Cứu Chúa Jêsus chúng ta. Các sách Tin lành là chính nhân vật trong bức hình. Cựu Ước là cái nền chuẩn bị cho nhân vật thánh, hướng đến nhân vật thánh và tuyệt đối cần thiết cho sự kết hợp như một tổng thể. Các thư tín phục vụ như bộ y phục cũng như để tô điểm cho nhân vật, giải thích và mô tả nhân vật. Vậy thì, trong khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nghiên cứu bức ảnh như một tổng thể lớn, thì phép lạ xảy ra, nhân vật chính trở nên sống động, và ra khỏi bức vẽ của Lời bằng văn tự, chính Chúa Cứu Thế đời đời trong câu chuyện Emmaút trở thành vị giáo sư dạy Thánh Kinh cho chúng ta, lấy mọi Lời Kinh Thánh giải thích cho chúng ta những điều về chính mình Ngài.

Nếu chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh mà chẳng hề đến cùng Chúa Cứu Thế Jêsus, không hề gặp gỡ Ngài trong khi đọc Thánh Kinh thì không ích lợi gì. Martin Luther đã nói như vầy ‘Kinh Thánh là máng cỏ hay ‘cái nôi’ trong đó

Page 48: Nhung thac mac ve doi song

hài nhi Jêsus nằm. Chúng ta đừng xem xét tỉ mỉ chiếc nôi mà quên tôn thờ hài nhi’.Mối quan hệ của chúng ta với Chúa là mối quan hệ hai-chiều. Chúng ta thưa chuyện với Ngài qua sự cầu nguyện và Ngài phán với chúng ta qua nhiều cách, nhưng đặc biệt là qua Kinh Thánh. Đức Chúa Trời thường phán qua những gì Ngài đã phán. Tác giả thư Hêbơrơ khi trưng dẫn Cựu Ước, ông nói (Thì hiện tại) rằng ‘như Đức Thánh Linh phán ‘ (HeDt 3:7). Đức Thánh Linh không chỉ phán trong quá khứ, Ngài thường phán lại qua những gì Ngài đã phán. Đó là điều làm cho Kinh Thánh hết sức sống động. Một lần nữa, như Martin Luther đã nói ‘Kinh Thánh thật sống động, Kinh Thánh phán với tôi; Kinh Thánh có chân, nó chạy theo sau tôi; Kinh Thánh có tay; nó đưa tay lên giữ tôi’.Điều gì xảy ra khi Đức Chúa Trời phán? Thứ nhất , Ngài đem đức tin đến cho những kẻ chưa tin Chúa . Sứ đồ Phaolô nói: ‘Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi Lời Đấng Christ được rao giảng’ (RoRm 10:17). Khi người ta thường xuyên đọc lời Chúa thì họ mới có đức tin đến Chúa Jêsus Christ. Đó là kinh nghiệm chắc chắn của tôi.David Suchet, một nghệ sĩ chủ đạo các nỗ lực của Shakespear và rất nổi tiếng trong vở nhạc kịch Poirot , thuật lại câu chuyện đây vài năm, khi ông đang nằm trong bồn tắm tại một khách sạn ở Hoa Kỳ, thình lình ông có một ao ước thôi thúc muốn đọc Kinh Thánh. Ông tìm được một cuốn Kinh Thánh Ghêđêôn và bắt đầu đọc phần Tân Ước. Trong khi đang đọc, ông đã đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus. Ông nói:

Từ chỗ nào đó tôi có được niềm khao khát muốn đọc lại Kinh Thánh một lần nữa. Đó là phần quan trọng nhất trong sự biến cải của tôi. Tôi bắt đầu bằng sách Công vụ các sứ đồ rồi đến hai bức thư của sứ đồ Phaolô, là Rôma và Côrinhtô. Và chỉ sau khi đọc hết những sách này, tôi mới đọc đến các sách Phúc Âm. Thình lình, tôi khám phá trong Tân Ước phương cách sống đáng phải noi theo. 29

Thứ hai , Ngài phán với những Cơ Đốc Nhân . Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta kinh nghiệm một mối quan hệ với Chúa được biến đổi qua Chúa Cứu Thế Jêsus. Sứ đồ Phaolô nói rằng: ‘Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh’ (IICo 2Cr 3:18). Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta bước vào mối liên hệ với Chúa Cứu Thế Jêsus. Tôi luôn có ấn tượng như thể là một sự kiện tuyệt vời phi thường hơn hết khi chúng ta lại có thể trò chuyện và lắng nghe Đấng mà chúng ta được đọc đến trong các trang Tân Ước, vì Ngài cũng chính là Chúa Cứu Thế Jêsus ấy. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, Ngài sẽ phán với chúng ta

Page 49: Nhung thac mac ve doi song

(không phải bằng lời nghe được, không phải một cách chung chung, mà là trong chính tấm lòng của chúng ta). Chúng ta sẽ nghe được lời của Ngài dành cho chúng ta. Khi chúng ta dành thì giờ ở với Ngài, tâm tánh chúng ta sẽ trở nên giống như tâm tánh Ngài.Dành thì giờ ở trong sự hiện diện của Ngài, lắng nghe tiếng phán của Ngài sẽ mang lại nhiều phước hạnh. Ngài thường mang niềm vui và bình an đến, dầu cuộc đời chúng ta đang ở giữa cơn khủng hoảng (Thi Tv 23:5). Khi chúng ta không biết chắc phải đi theo hướng nào, Đức Chúa Trời thường chỉ dẫn chúng ta bằng lời của Ngài (Thi Tv 119:105). Sách Châm ngôn thậm chí còn cho chúng ta biết rằng Lời Chúa đem lại sự chữa lành cho thân thể chúng ta (ChCn 4:22).Kinh Thánh cũng đem đến sự bảo vệ để chúng ta chống đỡ sự tấn công về mặt thuộc linh. Chúng ta chỉ có một gương mẫu kể chi tiết việc Chúa Jêsus đương đầu với sự cám dỗ. Chúa Jêsus đã đối diện với cuộc tấn công dữ dội của ma quỷ ngay vào lúc Ngài bắt đầu chức vụ (Mat Mt 4:1-11). Chúa Jêsus đã giải quyết mỗi một cám dỗ bằng cách sử dụng một câu Kinh Thánh trích từ Thánh Kinh. Tôi thấy thật thú vị khi mỗi một câu đáp trả của Ngài đều lấy từ Phục Truyền Luật Lệ Ký đoạn 6-8. Dường như hợp lý để suy luận rằng Ngài đã và đang họ Cơ Đốc Nhân trước đó bảy năm và hành động ban đầu của ba mẹ tôi là thù ghét hoàn toàn. Nhưng dần dần, qua năm tháng, ba mẹ tôi bắt đầu nhìn thấy sự thay đổi trong tôi. Mẹ tôi đã trở thành một Cơ Đốc Nhân có kết ước với Chúa một thời gian lâu trước khi bà mất. Cha tôi là một người rất ít nói. Thoạt đầu, ông rất nghi ngại biết tôi tham gia vào niềm tin Cơ Đốc, nhưng từ từ ông bắt đầu có thiện cảm hơn. Sự qua đời của ông thật hoàn toàn đột ngột. Điều khó khăn nhất đối với tôi trong cái chết của ông là tôi không biết chắc ông đã tin Chúa hay chưa.Đúng mười ngày sau khi cha tôi mất, trong khi đang đọc Kinh Thánh, tôi xin Chúa hãy phán với tôi về cha tôi trong ngày đó bởi vì tôi vẫn còn băn khoăn về ông. Tôi tình cờ đang đọc sách Rôma và tôi đọc đến câu ‘Vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’ (RoRm 10:13). Tôi hiểu Chúa đang phán cùng tôi trong chính giờ đó và câu Kinh Thánh ấy là dành cho cha tôi. bởi vì ông đã kêu cầu danh Chúa và đã được cứu. Chừng năm phút sau, vợ tôi, Pippa, bước vào và nói với tôi rằng: ‘Em vừa đọc một câu Kinh Thánh dành cho cha. Câu ấy như vầy ‘Vả lại, ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu’. Thật là một điều quá lạ thường, bởi vì câu Kinh Thánh ấy chỉ xuất hiện có hai lần trong Tân Ước và Chúa đã phán với cả hai chúng tôi qua cùng những lời lẽ ấy vào cùng một thời điểm ở hai chỗ khác nhau của Kinh Thánh.Ba ngày sau đó, chúng tôi đến dự một buổi học Kinh Thánh tại nhà một người bạn và bài học hôm ấy nằm trong RoRm 10:13, cũng khúc Kinh Thánh đó. Vậy là ba lần trong suốt ba ngày đó Chúa đã phán với tôi về cha

Page 50: Nhung thac mac ve doi song

tôi bằng những lời như nhau. Dầu vậy trên đường đến sở làm tôi vẫn cứ suy nghĩ đến cha mình và băn khoăn về ông. Khi tôi ra khỏi xe điện ngầm, tôi ngước lên và kìa, một tấm áp phích lớn có ghi câu ‘Vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’ (RoRm 10:13). Tôi nhớ lại khi nói chuyện với một người bạn về điều băn khoăn đó cùng những gì đã xảy ra, anh ta đã bảo tôi: ‘Anh có nghĩ rằng có lẽ Chúa đang cố gắng để phán cùng anh không?’Khi Chúa phán cùng chúng ta và chúng ta học biết để nghe được tiếng phán Ngài, mối tương qua giữa chúng ta với Ngài tăng trưởng và tình yêu của chúng ta đối với Ngài sâu nhiệm.Trong thực tế làm thế nào để chúng ta nghe được tiếng Đức Chúa Trời phán qua Kinh Thánh? Thì giờ là thứ của cải quý nhất của chúng ta. Áp lực trên thì giờ thường có khuynh hướng gia tăng khi cuộc sống đi lên và chúng ta trở nên ngày càng bận rộn hơn. Có một câu phương châm nói rằng: ‘tiền bạc là sức mạnh, nhưng thì giờ là sự sống’. Nếu chúng ta dự định sẽ dành thì giờ để đọc Kinh Thánh, thì chúng ta phải hoạch định trước. Nếu chúng ta không hoạch định trước, chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện được. Đừng chán nản nếu bạn chỉ giữ được 80% kế hoạch của mình. Đôi khi chúng ta ngủ quá giờ.Bắt đầu với một mục tiêu thực tiễn là điều khôn ngoan. Đừng tham vọng quá. Dành ra ít phút mỗi ngày còn hơn là ngày thứ nhất dành ra cả một tiếng rưỡi rồi sau đó bỏ cuộc. Nếu trước đây bạn chưa bao giờ học Kinh Thánh, bạn có thể dành ra bảy phút mỗi ngày. Tôi bảo đảm nếu bạn cứ thực hành đều đặn như vậy mỗi ngày, bạn sẽ dần dần tăng thêm giờ học Kinh Thánh. Càng nghe Lời Chúa bạn càng sẽ muốn nghe thêm nữa.Mác cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã thức dậy sớm và đi ra nơi vắng vẻ để cầu nguyện (Mac Mc 1:25). Điều quan trọng là hãy cố gắng tìm một nơi nào đó chúng ta có thể ở riêng. Tôi ưa thích đi ra ngoài nếu đang ở miền đồng quê. Ở thành phố Luân Đôn, thật khó mà tìm ‘một nơi vắng vẻ’ hơn là góc phố góc phố mà tôi có thể đến để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Tôi thấy thì giờ đầu tiên vào buổi sáng là thì giờ tốt nhất, trước khi con cái thức dậy và chuông điện thoại bắt đầu reo. Tôi pha một tách sô cô la nóng (để mình tỉnh táo) lấy Kinh Thánh, cuốn nhật ký và một quyển sổ tay. Tôi dùng sổ tay để ghi lại những lời cầu nguyện cũng như những điều tôi nghĩ Chúa có thể đang phán với tôi. Quyển nhật ký được dùng như một sự trợ giúp để cầu nguyện cho mỗi một giai đoạn trong ngày của mình, và cũng để ghi nhanh những điều đến với tâm trí mình. Điều nầy ngăn chúng khỏi hoạt động như một ý tưởng bị xao lãng.Hãy bắt đầu bằng cách xin Chúa phán với bạn qua khúc Kinh Thánh bạn sắp đọc. Sau đó bạn hãy đọc khúc Kinh Thánh ấy. Nếu bạn là người mới bắt đầu, tôi khuyên bạn mỗi ngày hãy đọc một vài câu trong các sách Tin lành.

Page 51: Nhung thac mac ve doi song

Bạn có thể dùng các sách chú giải dành cho Kinh Thánh đọc hằng ngày có bán tại hầu hết các hiệu sách Cơ Đốc cũng rất hữu ích.Trong khi đọc bạn hãy hỏi mình ba câu hỏi.1. Đoạn Kinh Thánh nầy nói gì? Đọc qua ít nhất một lần, và nếu cần, hãy đối chiều với các bản dịch khác.2. Đoạn Kinh Thánh nầy hàm ý điều gì? Nó có ý nghĩa gì với độc giả đầu tiên và cho những người đọc phân đoạn Kinh Thánh này lần đầu tiên (đây chính là chỗ việc ghi chép có thể ích lợi).3. Đoạn Kinh Thánh nầy có thể áp dụng thế nào cho tôi, gia đình tôi, công việc của tôi, những người láng giềng của tôi, xã hội chung quanh tôi. (Đây là phần quan trọng nhất. Chính khi chúng ta nhìn thấy sự thích ứng cho đời sống chính mình thì việc đọc Kinh Thánh mới trở nên thật sự thú vị và chúng ta đến chỗ nhận xét rõ ràng mình đang nghe tiếng Chúa phán).Cuối cùng, chúng ta phải thực hành những gì mình đã nghe từ nơi Chúa. Chúa Jêsus phán: ‘Vậy kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá’ (Mat Mt 7:24). Cũng giống như điều nhà truyền giáo thế kỷ thứ mười chín D.L.Moody đã nói rõ ‘Kinh Thánh không được Chúa ban để gia tăng thêm tri thức của chúng ta, mà được ban cho để thay đổi đời sống’.Tôi muốn kết thúc bằng cách xem lại Thi Tv 1:2 là phần Kinh Thánh đã mở đầu chương nầy. Tác giả Thi thiên khuyên chúng ta hãy ‘vui vẻ’ trong Lời của Chúa. Nếu chúng ta làm theo như vậy, ông cho biết có những điều chắc chắn sẽ xảy ra trong đời sống chúng ta.Trước hết, chúng ta sẽ sanh bông trái . Tác giả Thi thiên nói rằng: ‘Người ấy sẽ giống như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết’ (câu 3). Lời hứa nầy có nghĩa là đời sống chúng ta sẽ sinh ra kết quả, là bông trái của Thánh Linh (như chúng ta đã thấy trong chương 4). Và rồi sẽ đem lại sự biến đổi trong đời sống của những người khác nữa. Không những chính chúng ta được ích khi đọc Kinh Thánh, mà chúng ta còn là một nguồn phước cho người khác nữa, cho bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và cho cộng đồng trong đó mình sống. Đó là những bông trái còn lại đời đời (GiGa 15:16).Thứ hai, chúng ta sẽ có được sức mạnh để kiên trì trong bước đi của mình với Chúa. Lời hứa dành cho người vui vẻ nơi luật pháp Đức Chúa Trời đó là người ấy sẽ giống như cây có ‘lá không hề tàn héo’ (câu 3).Nếu chúng ta cứ ở gần bên Chúa Cứu Thế Jêsus bởi Lời của Ngài, chúng ta sẽ không bị khô héo hay mất sự sống thuộc linh. Có những từng trải thuộc linh lớn lao vẫn chưa đủ, mặc dầu những kinh nghiệm đó rất quan trọng và hết sức tuyệt vời. Nếu chúng ta không bám rễ sâu trong Chúa Cứu Thế Jêsus; trong lời Ngài và trong mối tương quan với Ngài chúng ta sẽ không chống chọi nỗi với những cơn bão tố trong cuộc sống. Nếu chúng ta được

Page 52: Nhung thac mac ve doi song

bám rễ trong mối tương quan với Ngài, nếu chúng ta đang vui mừng trong Lời Ngài, thì khi bão tố đến, chúng ta đứng vững được.Thứ ba, tác giả Thi thiên nói rằng người nào vui mừng trong Lời Chúa sẽ được thạnh vượng trong mọi việc mình làm (câu 3). Có thể chúng ta không có một đời sống thạnh vượng về của cải vật chất trong đời này, nhưng chúng ta được thạnh vượng theo một ý nghĩa đúng đắn của cuộc sống, đó là thịnh vượng trong mối quan hệ với Chúa, trong các mối quan hệ với người khác và trong việc biến đổi tâm tánh mình nên giống như Chúa Cứu Thế Jêsus. Những điều đó có giá trị vượt xa của cải vật chất.Tôi mong rằng bạn sẽ cùng với tác giả Thi thiên và với hàng triệu Cơ Đốc Nhân khác, quyết định lấy Kinh Thánh làm ‘sự vui thích’ của mình.

Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện Như Thế Nào?

Các nhà thăm dò cho thấy ba phần tư người dân Anh hay nghi ngờ và chưa tin Chúa thừa nhận rằng họ đã cầu nguyện ít nhất một tuần một lần. Trước khi tin Chúa tôi đã cầu nguyện hai loại bài cầu nguyện khác nhau. Thứ nhất, tôi cầu nguyện bài kinh mình đã được bà nội dạy cho khi còn là một đứa bé (bản thân bà không phải người theo đạo) như vầy ‘Xin Chúa ban phước lành cho Bố Mẹ, cho mọi người và khiến con trở thành một cậu bé ngoan. Amen’. Bài kinh ấy chẳng có gì sai cả, nhưng đối với tôi nó chỉ là một công thức để tôi cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ, với những nỗi lo sợ mê tín về điều xấu có thể sẽ xảy ra nếu tôi không cầu nguyện.Thứ hai, tôi đã cầu nguyện trong những cơn nguy nan. Ví dụ, năm mười bảy tuổi, tôi đi du lịch một mình tại đất Mỹ. Nghiệp đoàn xe buýt sơ ý đã để mất chiếc ba lô của tôi, trong đó có quần, tiền bạc và cuốn sổ ghi địa chỉ. Hầu như tôi không còn lại gì cả. Tôi trải qua mười ngày sống trong một đoàn hội của những người hippie, (những thanh niên lập dị để tóc dài mặc quần Jean...chống lại quy ước xã hội và sử dụng ma túy) chung trại lều với một tay nghiện rượu. Sau đó, với một cảm giác cô độc và buồn bã tuyệt vọng ngày càng tăng lên, tôi trải qua những ngày lang thang khắp các thành phố khác nhau của nước Mỹ và những đêm ngủ trên xe buýt. Một ngày kia đang đi dọc theo đường phố, tôi đã khóc lớn tiếng kêu với Chúa (là Đấng tôi chưa tin) và cầu nguyện xin Ngài cho tôi gặp một người quen. Không lâu sau đó, tôi đón chuyến xe buýt 6 giờ sáng ở tại Phoenix, bang Arizona, và tại đó tôi đã gặp được một người bạn học cũ. Cậu ta cho tôi mượn tiền và chúng tôi cùng đi chung trong hành trình ít ngày. Điều đó đã làm cho mọi sự đổi khác. Song tôi đã không coi đó như một sự đáp lời cầu nguyện; mà chỉ là một sự tình cờ, ngẫu nhiên. Từ khi tin Chúa tôi đã biết được rằng thật đáng lưu ý

Page 53: Nhung thac mac ve doi song

khi có bao nhiêu sự tình cờ xảy ra khi chúng ta cầu nguyện.Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là hoạt động quan trọng hơn hết của đời sống chúng ta. Đó là phương cách chủ yếu trong đó chúng ta phát triển được mối quan hệ với Cha chúng ta ở trên trời, Chúa Jêsus phán: ‘Khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại và cầu nguyện Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm’ (Mat Mt 6:6). Đó là một mối tương giao chứ không phải một nghi thức. Đó không phải là một tràng những lời máy móc và vô nghĩa. Chúa Jêsus phán: ‘đừng dùng những lời lặp lại vô ích như người ngoại’ (Mat Mt 6:7). Cầu nguyện là thưa chuyện với Cha chúng ta ở trên trời, một sự trò chuyện theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang. Lần nọ có một cậu bé đã thét lên: ‘Chúa ôi! Xin hãy đem đến cho con một hộp sôcôla thật lớn vào ngày sinh nhật của con’. Để trả lời mẹ cậu bé đã bảo: ‘Không cần phải thét lên như thế con ạ, Chúa không có điếc’. Cậu bé đáp lời ngay: ‘Không mẹ à, nhưng ông ngoại đang có, và ông đang ở trong phòng bên’. Khi chúng ta cầu nguyện, không phải là với những người khác, mà là với Chúa. Vì vậy cầu nguyện là vấn đề của những mối tương quan và khi chúng ta cầu nguyện, cả ba ngôi Đức Chúa Trời đều dự phần vào.Cơ Đốc Nhân cầu nguyện là cầu nguyện với ‘Cha mình’ Chúa Jêsus đã dạy chúng ta cầu nguyện ‘Lạy Cha chúng tôi ở trên trời’ (Mat Mt 6:9). Đức Chúa Trời là Chúa của mỗi cá nhân. Tất nhiên Ngài vượt lên trên như C.S.Lewis đã nói, dầu vậy Ngài vẫn là của riêng mỗi cá nhân. Loài người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Tư cách cá nhân là sự phản ánh điều gì đó trong bản chất của Đức Chúa Trời. Ngài là Cha yêu thương của chúng ta và chúng ta có được đặc quyền kỳ diệu để được phép vào trong sự hiện diện của Ngài và gọi Ngài là ‘Aba’ - từ ngữ Aram mà nghĩa dịch sát nhất là ‘Cha’ hay ‘Cha yêu quý’. Có một sự thân mật đáng lưu ý trong mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Trời và về sự cầu nguyện với Cha chúng ta ở trên trời.Ngài không những là ‘Cha chúng ta’ mà Ngài còn là ‘Cha chúng ta ở trên trời’. Ngài có quyền năng thiên thượng. Khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đang thưa chuyện cùng Đấng Tạo dựng cả vũ trụ nầy. Vào ngày 20 tháng Tám năm 1877, chiếc vệ tinh liên hành tinh không người lái, Voyagér II, đã được phóng đi để quan sát và chuyển về cho trái đất những dữ liệu bên ngoài hệ thống hành tinh, khởi hành từ trái đất với tốc độ nhanh hơn vận tốc của một viên đạn (90.000 dặm mỗi giờ), vào ngày 28.8.1989 vệ tinh đã đến được hành tinh Neptune, cách quả đất 2.700 triệu dặm. Sau đó chiếc Voyagen II đã rời Thái dương hệ. Nó sẽ mất hơn 958.000 năm để đi đến bất cứ ngôi sao nào cách xa một khoảng đường một năm ánh sáng. Trong dãi ngân hà của chúng ta có 100.000 triệu ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Dãi

Page 54: Nhung thac mac ve doi song

ngân hà của chúng ta là một trong 100.000 triệu dãi ngân hà. Trong một dòng không nhấn mạnh trong Sáng Thế Ký, tác giả cho chúng ta biết: ‘Ngài cũng đã làm nên các ngôi sao’ (SaSt 1:16). Quyền năng của Ngài như vậy đấy. Andrew Murray, một nhà Cơ Đốc, đã từng nói: ‘Năng Quyền của sự cầu nguyện hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết của Chúng ta về Đấng mà chúng ta đang thưa chuyện’.Khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đang nói chuyện với một Đức Chúa Trời tối cao và hiện diện khắp mọi nơi. Ngài vĩ đại và quyền năng vượt hơn vũ trụ mà Ngài đã dựng nên rất xa, dầu vậy Ngài vẫn hiện diện với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện.Cơ Đốc Nhân cầu nguyện qua ‘Đức Chúa Con’ Sứ đồ Phaolô nói rằng: ‘Vì ấy là nhờ Ngài (Chúa Jêsus) mà chúng ta cả hai (Người Do thái và dân ngoại), đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh’ (Eph Ep 2:18). Chúa Jêsus đã phán rằng Cha Ngài sẽ ban cho ‘bất cứ điều chi các ngươi nhơn danh ta cầu xin Cha’ (GiGa 15:16). Tự bản thân chúng ta chẳng có quyền gì để đến trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng chúng có được đặc quyền đó là ‘bởi Đức Chúa Jêsus’ và nhờ ‘danh Ngài’. Đó là lý do vì sao chúng ta có thói quen kết thúc lời cầu nguyện bằng câu ‘nhân danh Chúa Jêsus Christ’ hoặc ‘trong danh Chúa Jêsus’. Đây không phải chỉ là một công thức; mà là sự thừa nhận, rằng chúng ta chỉ có thể đến được với Đức Chúa Trời bởi Chúa Jêsus mà thôi.Chính bởi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, đã phá đổ sự ngăn trở giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngài chính là Thầy Tế lễ Thượng phẩm lớn của chúng ta. Đó là lý do vì sao lại có quyền năng lớn lao như vậy trong danh Chúa Jêsus.Giá trị của một tấm ngân phiếu không những tùy thuộc vào số lượng tiền, mà nó còn tùy thuộc vào tên người xuất hiện bên dưới. Nếu tôi viết một tờ ngân phiếu mười triệu bảng Anh, tờ ngân phiếu ấy sẽ chẳng có giá trị gì; nhưng nếu Sultan người Brunei, có tiếng là người giàu nhất thế giới, viết tấm ngân phiếu đó thì nó sẽ có giá trị đúng như vậy. Khi chúng ta đi đến ngân hàng thiên đàng, chúng ta chẳng có gì ký gởi tại đó cả. Nếu tôi nhân danh chính mình mà đến đó tôi sẽ chẳng nhận được gì; nhưng Chúa Cứu Thế Jêsus có khoảng ký gửi vô giới hạn ở tại thiên đàng. Ngài đã cho phép chúng ta được đặc quyền sử dụng danh Ngài.Cơ Đốc Nhân cầu nguyện là cầu nguyện trong ‘một Thánh Linh’ (Eph Ep 2:18)Chúng ta thấy thật khó để cầu nguyện, nhưng Đức Chúa Trời không để chúng ta cô đơn. Ngài đã ban Đức Thánh Linh để ở trong chúng ta và giúp chúng ta cầu nguyện. Sứ đồ Phaolô viết rằng: ‘Cũng một thể ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải

Page 55: Nhung thac mac ve doi song

xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý muốn Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy’ (RoRm 8:26-27). Trong chương sau nầy, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn công việc của Thánh Linh. Tại đây chỉ cần ghi nhận như sau là đủ, đó là khi chúng ta cầu nguyện, Đức Chúa Trời đang cầu nguyện qua chúng ta bằng Thánh Linh Ngài là Đấng ngự trong những Cơ Đốc Nhân như chúng ta.Vì sao phải cầu nguyện? Cầu nguyện là một sinh hoạt sống động. Có nhiều lý do khiến chúng ta cầu nguyện. Trước hết đó là phương cách để chúng ta phát huy mối tương qua với Cha chúng ta trên thiên đàng. Đôi khi người ta bảo ‘Chúa biết mọi nhu cầu của chúng ta, vậy vì sao chúng ta phải xin Ngài?’ Phải, sẽ không có mối tương quan phong phú nếu như không có sự thông công với nhau. Tất nhiên, cầu xin không phải là cách duy nhất để chúng ta thông công với Chúa. Còn có những hình thức cầu nguyện khác như: Cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng, xưng tội, lắng nghe... Nhưng cầu xin là một phần quan trọng. Khi chúng ta cầu xin Chúa và thấy lời cầu nguyện của mình được nhậm, mối quan hệ của chúng ta với Ngài sẽ lớn lên.Kế tiếp, chính Chúa Jêsus đã cầu nguyện và đã dạy chúng ta làm giống như Ngài vậy. Chúa Jêsus đã có một mối quan hệ không hề bị gián đoạn với Cha Ngài. Đời sống Ngài là một lời cầu nguyện liên tục. Có rất nhiều lời trưng dẫn về việc Ngài cầu nguyện (như Mac Mc 1:35, LuLc 6:12). Ngài cho việc các môn đồ nên cầu nguyện là đúng. Ngài phán bảo ‘khi các ngươi cầu nguyện’ (Mat Mt 6:7), chứ không bảo: ‘Nếu các ngươi cầu nguyện’.Và một lần nữa, nếu chúng ta cần có thêm sự khích lệ nữa, thì Chúa Jêsus đã dạy chúng ta rằng có những phần thưởng dành cho sự cầu nguyện (Mat Mt 6:6).

Những phần thưởng kín dấu của sự cầu nguyện thật nhiều không kể xiết. Bằng những lời của sứ đồ Phaolô, khi chúng ta kêu lên rằng ‘Aba, Cha’ thì Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta thật sự là con cái Đức Chúa Trời và chúng ta được ban cho một sự bảo đảm mạnh mẽ về tư cách làm Cha và tình yêu thương của Ngài. Ngài soi sự sáng mặt Ngài trên chúng ta và ban cho chúng ta sự bình an của Ngài. Ngài làm tươi mới linh hồn chúng ta, làm thỏa mãn sự khao khát của chúng ta. Chúng ta biết mình không còn mồ côi nữa vì Đức Chúa Cha đã nhận chúng ta làm con Ngài, không còn là những đứa con hoang đàng nữa vì đã được Ngài tha thứ, không còn bị xa lạ nữa, vì chúng ta đã trở về nhà. 30

Page 56: Nhung thac mac ve doi song

Cuối cùng, sự cầu nguyện không những làm thay đổi chúng ta mà còn làm thay đổi hoàn cảnh. Nhiều người có thể công nhận rằng cầu nguyện có một kết quả ích lợi trên chính họ, nhưng một số người có những phản đối mang tính triết học trước khái niệm cho rằng sự cầu nguyện có thể thay đổi các sự kiện và cả những người ngoài cuộc. Luật sĩ Do thái giáo Daniel Cohn. Seherbok thuộc trường Đại học Kentucky lần nọ viết một bài báo tranh cãi rằng, vì Đức Chúa Trời biết rõ tương lai rồi cho nên tương lai đã được ấn định. Trước quan điểm đó, Clifford Longley, thông tín viên về Các Sự Vụ Tôn Giáo của tạp chí The Times , đã trả lời cách đúng đắn như sau ‘Nếu lúc nào cũng là hiện tại đối với Đức Chúa Trời, thì Ngài có thể nghe tất cả những lời cầu nguyện trong cùng một lúc. Vì thế Ngài có thể dùng một lời cầu nguyện của tuần tới, và gắn nó với một sự kiện trước đó một tháng. Như vậy, những lời cầu nguyện được trình dâng sau sự kiện đó có thể được Chúa nghe trước khi chúng được nói ra và đã được ghi nhận trước sự kiện đó’. Hay nói cách khác, Đức Chúa Trời có cả cõi đời đời để đáp lời cầu nguyện trong tích tắc của một người lái xe sắp sửa gặp tai nạn nguy cấp.Trong rất nhiều trường hợp Chúa Jêsus đã khuyến khích chúng ta cầu xin. Ngài phán ‘Hãy xin sẽ được hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở’ (Mat Mt 7:7-8).Bằng kinh nghiệm của mình, mỗi Cơ Đốc Nhân đều biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đáp lời cầu nguyện. Không thể chứng thực Cơ Đốc Giáo trên cơ sở của sự đáp lời cầu nguyện bởi vì chúng luôn bị những người hoài nghi giải thích như là những sự ngẫu nhiên. Nhưng hiệu quả tăng dần lên của lời cầu nguyện được nhậm giúp củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa. Tôi giữ một quyển nhận ký cầu nguyện và thật thú vị lạ lùng đối với tôi khi chứng kiến từ ngày nầy sang ngày khác, tuần nầy sang tuần kia, năm nầy sang năm nọ, Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu xin của tôi.Có phải Chúa luôn luôn đáp lời cầu nguyện không? Trong phân đoạn Kinh Thánh tôi vừa trích dẫn từ 7:7-8 và trong nhiều phần Kinh Thánh Tân Ước khác, những lời hứa như vậy dường như là những lời hứa vô điều kiện. Tuy nhiên, khi chúng ta xem toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta thấy có những lý do chính đáng cho biết vì sao không phải chúng ta luôn luôn nhậm được điều mình cầu xin.Tội lỗi không xưng ra là một sự ngăn trở giữa chúng ta và Đức Chúa Trời: ‘Nầy tay Đức Giêhôva chẳng trở nên ngắn và không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa (EsIs 59:1-2). Đức Chúa Trời không bao giờ hứa nhậm lời cầu nguyện của một người

Page 57: Nhung thac mac ve doi song

không sống trong mối quan hệ với Ngài. Đôi khi, Ngài có thể bởi ân huệ mà nhậm lời cầu nguyện của một người chưa tin Chúa (như Ngài đã làm trong ví dụ tôi nêu ở phần đầu chương nầy), nhưng chúng ta không có quyền mong đợi điều đó khi người ta nói: ‘Tôi cảm thấy như mình không liên lạc được với Chúa. Tôi cảm thấy chẳng có Đấng nào hiện diện ở đó cả’. Câu đầu tiên bạn cần phải hỏi người đó là họ đã bao giờ tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời qua sự hy sinh của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá chưa. Sự ngăn trở phải được dời bỏ trước khi chúng ta mong đợi Đức Chúa Trời nghe và nhậm lời cầu nguyện chúng ta.Ngay cả khi đã là Cơ Đốc Nhân, mối thông công của chúng ta với Chúa cũng có thể bị trục trặc bởi tội lỗi hoặc sự không vâng lời. Sứ đồ Giăng viết rằng: ‘Hỡi kẻ rất yêu dấu, ví bằng lòng mình không cáo trách, thì chúng ta có lòng rất dạn dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời, và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài’ (IGi1Ga 3:21-22). Nếu chúng ta ý thức bất cứ tội lỗi hoặc sự không vâng lời nào đối với Chúa, chúng ta cần phải xưng ra và lìa bỏ nó, hầu cho mối thông công giữa ta với Chúa có thể được phục hồi và chúng ta lại có thể đến gần Ngài với lòng dạn dĩ.Động cơ của chúng ta cũng có thể là một sự ngăn trở khiến chúng ta không nhận được điều mình cầu xin. Không phải mọi lời cầu xin để có được một chiếc xe hơi Porsche xa xỉ đều được nhậm cả đâu! Giacơ, em Chúa Jêsus đã viết rằng:

Anh em tham muốn mà chẳng được chi, anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết, anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu, anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình (Gia Gc 4:2-3).

Một điển hình nổi tiếng về một lời cầu nguyện đầy dẫy những động cơ sai trật mà John Ward thuộc Hackney đã viết ra vào thế kỷ thứ mười tám:

Lạy Chúa, Ngài biết con hiện có chín sở đất trong thành phố Luân đôn và cũng như mới đây con đã mua một khu đất theo gia sản thừa kế không hạn chế trong hạt Essex; con nài xin Ngài hãy giữ gìn hai hạt Essex và Middlesex khỏi hỏa hoạn và động đất, và vì con có một khoản tài sản thế chấp ở tại Hertford - Shire, con khẩn cầu Ngài cũng hãy lấy lòng thương xót mà để mắt đến hạt nầy; còn đối với những hạt còn lại Ngài có thể xử với chúng thế nào tùy ý Ngài lấy làm vừa lòng.

Ôi lạy Chúa! Xin hãy giúp cho nhà băng có thể thanh toán các hóa đơn của họ, và khiến tất cả những con nợ của con đều là những người tử tế. Xin hãy

Page 58: Nhung thac mac ve doi song

ban cho con một chuyến hành trình đường biển thuận tiện và trở về chiếc tàu Mỹ nhân ngư, bởi vì con có bảo hiểm nó; và vì Ngài có phán rằng những ngày của kẻ ác chỉ là ngắn ngủi, con tin nơi Ngài rằng Ngài sẽ không quên lời hứa của Ngài vì con đã có mua một miếng đất bằng quyền quy hồi tài sản thừa kế mà nó sẽ thuộc về con khi gã thanh niên phóng đãng J.L qua đời.

Xin cho các bạn hữu con khỏi bị phá sản và xin bảo vệ con khỏi những tên trộm cướp và giựt giọc, và xin khiến hết thảy tôi tớ con thật chân thành và trung tín đến nỗi chúng chăm lo cho những phúc lợi của con và ngày cũng như đêm không bao giờ ăn gian trong số của cải của con.

Đôi khi lời cầu nguyện không được nhậm vì điều chúng ta đang cầu xin không ích lợi cho chúng ta. Chúa chỉ hứa ban cho chúng ta ‘những vật tốt’ (Mat Mt 7:11). Ngài yêu thương chúng ta và biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta. Một người cha tốt không luôn cho con cái mình những gì chúng nài xin. Nếu một đứa bé năm tuổi đòi chơi với một con dao bén, thì chúng ta mong rằng người cha sẽ trả lời ‘không’ nếu như điều chúng ta cầu xin ‘tự nó vốn không tốt, mà cũng không ích lợi cho chúng ta hay cho người khác, gián tiếp hoặc trực tiếp, ngay lập tức hoặc để sau nầy’ như John Stott đã viết.Sự đáp lời cho sự cầu nguyện của chúng ta sẽ là ‘được’, ‘không’, hay đôi khi là ‘chờ đợi’ và chúng ta nên hết sức biết ơn Ngài về những sự đáp lời ấy. Nếu chúng ta xin bất cứ điều gì Ngài cũng ban cho, chắc chúng ta sẽ không bao giờ dám cầu xin nữa. Như nhà truyền đạo Martyn Lloyd - Jones đã nói ‘Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã không sẵn sàng cho tôi được làm bất cứ điều gì tôi liều lĩnh xin Ngài..tôi biết ơn Chúa sâu xa vì Ngài đã không ban cho tôi một số những điều mà tôi đã xin Ngài, và vì Ngài đã đóng chặt một số những cánh cửa ở trước mặt tôi’.31 Bất cứ Cơ Đốc Nhân nào đã là một Cơ Đốc Nhân đều có một lúc nào đó hiểu được tâm tình ấy. Bà Ruth Graham (người đã kết hôn với Mục sư Billy Graham) nói trước một cử tọa ở tại Minecypolis rằng ‘Đức Chúa Trời không luôn luôn nhận các lời cầu nguyện của tôi, nếu ngày xưa Ngài nhậm lời tôi, thì tôi đã kết hôn với một người đàn ông không đúng ý Chúa. Nhiều khi cho đến ngày nhắm mắt tắt hơi, chúng ta cũng vẫn chưa hiểu được vì sao Ngài đã trả lời: ‘Không’.Đó là lý do vì sao đôi khi những lời hứa trong Kinh Thánh là những lời hứa có điều kiện, và muốn Chúa nhậm lời cầu nguyện, chúng ta phải đáp ứng với điều kiện ấy. Ví dụ, sứ đồ Giăng viết rằng, ‘Nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì , thì Ngài nghe chúng ta’ (IGi1Ga 5:14). Càng hiểu biết Chúa chúng ta càng hiểu rõ ý muốn Ngài và những lời cầu xin của chúng ta càng được nhậm nhiều hơn.Chúng ta nên cầu nguyện thế nào? Không có một cách thức cầu nguyện được ấn định sẵn. Cầu nguyện là một

Page 59: Nhung thac mac ve doi song

phần không thể thiếu được trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa, và vì vậy chúng ta tự do trò chuyện với Ngài tùy lòng ao ước. Chúa không muốn chúng ta lập đi lập lại những lời vô nghĩa, Ngài muốn nghe điều xuất phát từ tấm lòng chúng ta. Dầu nói như vậy, nhiều người vẫn thấy việc có một khuôn mẫu cầu nguyện là điều ích lợi. Trong nhiều năm tôi đã dùng thể thức như sau.C -ca ngợi ngợi khen Chúa bởi cớ Ngài là Đấng thế nào và vì những điều Ngài đã làm.X -xưng tội xin Chúa tha thứ bất cứ những điều sai trái nào chúng ta đã làm.C -cảm tạ cho sức khoẻ, cho gia đình, cho bạn bè v.v...C -chu cấp cầu nguyện cho chính mình, cho bạn hữu mình và cho những người khác.Gần đây hơn tôi thấy mình thường giữ theo khuôn mẫu của Bài Cầu Nguyện Chung (Mat Mt 6:9-13):‘Lạy Cha chúng con ở trên trời ‘ (câu 9) Trong phần đầu chương chúng ta đã xem xét câu nói trên có ý nghĩa gì rồi. Dưới chủ đề đó, tôi để thì giờ cảm tạ Chúa vì Ngài là ai và vì mối tương quan tôi có được với Ngài và vì những cách Ngài đã nhận các lời cầu nguyện của tôi.‘Danh Cha được tôn thánh’ (câu 9) Trong ngôn ngữ Hêbơrơ, tên của một người biểu thị một sự mặc khải về tâm tánh người đó. Cầu nguyện xin danh Chúa được tôn thánh là cầu nguyện để Ngài sẽ được tôn kính. Chúng ta thường nhìn xung quanh xã hội mình sống và thấy rằng danh Chúa đang bị sỉ nhục, lý do có thể người ta chẳng hề quan tâm đến Ngài hoặc điều răn của Ngài. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách cầu nguyện để danh Chúa được tôn quý trong chính đời sống mình, trong hội thánh mình, và trong xã hội mình sống.‘Nước Cha được đến’ (câu 10) Nước Đức Chúa Trời là luật pháp và sự trị vì của Ngài, nước Ngài sẽ được trọn vẹn khi Chúa Jêsus trở lại. Nhưng vương quốc nầy đã làm thay đổi lịch sử khi Chúa Jêsus lần đầu tiên đến thế gian. Chúa Jêsus đã chứng tỏ sự hiện diện của vương quốc Đức Chúa Trời bằng chính chức vụ hầu việc của Ngài. Khi chúng ta cầu nguyện ‘Nước Ngài được đến’ là chúng ta đang cầu nguyện cho luật pháp và sự trị vì của Chúa đến cả trong tương lai lẫn hiện tại. Điều nầy gồm cả việc cầu nguyện cho con người được biến cải, được chữa lành, được giải phóng khỏi điều ác, được đầy dẫy Đức Thánh Linh và

Page 60: Nhung thac mac ve doi song

được ban cho các ân tứ của Đức Thánh Linh, hầu cho chúng ta có thể cùng nhau hầu việc và vâng phục Vua.Tôi được cho biết nhà truyền giáo D.L.Moody đã viết ra một danh sách 100 người và cầu nguyện cho họ được tiếp nhận Chúa trong đời ông cho đến khi ông qua đời. Chín mươi sáu người trong số họ đã tin nhận Chúa và bốn người kia đã quy đạo trong đám tang của ông.Và câu chuyện về một bà mẹ Cơ Đốc thường hay gặp xung đột với cậu con trai đang tuổi thiếu niên rất ngang bướng. Cậu ta biếng nhác, xấu nết, lừa đảo, là một tay nói dối và trộm cắp. Về sau, dầu bề ngoài được tôn trọng với tư cách một luật sư, đời sống ông ta vẫn bị thống trị bởi những tham vọng trần gian và tham muốn kiếm được nhiều tiền. Ông ta đánh mất cả đạo đức. Ông sống với nhiều người phụ nữ khác nhau và có được một đứa con trai với một trong số các phụ nữ ấy. Rồi có một lúc ông ta gia nhập một giáo phái có tín ngưỡng kỳ quặc và nhận mọi loại tập tục kỳ quặc. Suốt thời gian ấy, mẹ ông cứ tiếp tục cầu nguyện cho ông. Một ngày kia, Chúa ban cho bà một khải tượng và bà đã khóc trong khi cầu nguyện, bởi vì bà nhìn thấy sự sáng của Chúa Cứu Thế Jêsus trong ông và gương mặt ông được biến đổi. Bà đã phải chờ đợi chín năm nữa trước khi con trai bà dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus vào năm 32 tuổi. Tên người đàn ông đó là Augustine. Ông đã tiếp tục trở thành một trong những nhà thần học vĩ đại nhất của hội thánh. Ông luôn luôn nói rằng ông được biến đổi là nhờ lời cầu nguyện của mẹ ông.‘Ý Cha được nên ở đất như trời’ (câu 10) Đây không phải là một sự chịu đựng, mà là một sự giải thoát khỏi những gánh nặng mà chúng ta thường mang. Nhiều người phải lo lắng về những quyết định họ đang đối diện. Những quyết định đó có thể thuộc về những vấn đề lớn hoặc nhỏ, song chúng ta muốn biết chắc rằng mình không lầm lỗi thì chúng ta cần phải cầu nguyện ‘Nguyện ý Cha được nên’. Tác giả Thi thiên nói rằng ‘Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giêhôva và nhờ cậy nơi Ngài thì Ngài sẽ làm thành việc ấy (Thi Tv 37:5). Ví dụ, nếu bạn đang cầu nguyện về một mối quan hệ vì không biết nó có phải lẽ không, thì bạn có thể cầu nguyện ‘Nếu mối quan hệ nầy là sai trái, con xin Ngài chấm dứt nó. Nếu nó chính đáng, thì con tin rằng không gì có thể chấm dứt mối quan hệ ấy được và rồi khi đã giao phó điều đó cho Chúa, bạn có thể tin cậy Ngài và chờ đợi Ngài hành động. (Chúng ta sẽ xem xét vấn đề chi tiết hơn trong chương tiếp theo cũng như những nguyên tắc nào cần được xem xét trong chương đó.)‘Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ dùng’ (câu 11) Một số người cho rằng trong câu nầy Chúa Jêsus ám chỉ bánh thuộc linh của Lễ Tiệc Thánh hoặc là Kinh Thánh. Cũng có thể như vậy, nhưng tôi tin rằng

Page 61: Nhung thac mac ve doi song

những nhà cải chánh đã đúng khi nói rằng ở đây Chúa Jêsus ám chỉ đến những nhu cầu cơ bản của chúng ta. Mục sư Luther nói rằng nó tỏ rõ ‘mọi thứ cần thiết cho sự bảo tồn của đời sống nầy như thức ăn, sức khỏe thân thể, khí hậu tốt lành, nhà ở, gia đình, vợ, con, một nhà cầm quyền ngay thẳng và sự bình hòa’. Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi sự bạn và tôi quan tâm. Cũng giống như tôi muốn con cái mình nói về những thứ chúng đang quan tâm. Chúa cũng muốn nghe chúng ta nói đến những gì mình quan tâm.Một người bạn của tôi hỏi thăm một tân tín hữu công việc làm ăn của bà như thế nào. Bà ta trả lời rằng không được tốt lắm. Vì vậy người bạn của tôi đề nghị cầu nguyện cho công việc đó. Vị tân tín hữu trả lời: ‘Tôi đâu có biết mình được phép cầu nguyện cho công việc làm ăn’. Bạn tôi giải thích rằng điều đó được phép. Họ đã cầu nguyện và tuần lễ tiếp theo đó công việc làm ăn đã tiến bộ cách đáng lưu ý. Bài Cầu Nguyện chung dạy chúng ta rằng, cầu xin Chúa về những điều chúng ta đang quan tâm trong đời sống hàng ngày của chính mình không có gì là sai trái miễn là danh Chúa, nước Chúa, và ý muốn Chúa phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta.‘Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha thứ những kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi’ (câu 12) Chúa Jêsus đã dạy chúng ta cầu nguyện xin Đức Chúa Trời tha thứ những gì chúng ta mắc nợ (nghĩa là những sai trái mình đã làm). Có người bảo: ‘Tại sao chúng ta còn cần phải xin sự tha thứ? Chắc chắn khi đến tại thập tự giá chúng ta đã được tha thứ mọi sự, cả trong quá khứ, hiện tại, lẫn tương lai rồi mà? Đúng vậy, như chúng ta đã thấy trong chương ‘Vì sao Chúa Jêsus chết’, rõ ràng chúng ta đã được tha thứ hoàn toàn về mọi tội lỗi trong quá khứ, hiện tại, và tương lai, bởi vì Chúa Jêsus đã gánh lấy mọi tội lỗi chúng ta trên chính mình Ngài tại thập tự giá. Dầu vậy, Chúa Jêsus vẫn bảo chúng ta hãy cầu nguyện ‘Xin tha tội lỗi cho chúng tôi’. Tôi tìm thấy sự tương đồng ích lợi nhất là trường hợp Chúa nêu lên trong Giăng đoạn 13, khi Chúa Jêsus sửa soạn để rửa chân cho Phierơ. Phierơ đã nói: ‘Không, Chúa sẽ chẳng rửa chơn cho tôi bao giờ’ Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Nếu ta không rửa chơn cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết’. Simôn Phierơ nói rằng: ‘Lạy Chúa chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa’. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả’. Đó là một hình ảnh về sự tha tội. Khi đến tại thập tự giá, chúng ta đã được thanh tẩy hoàn toàn và được tha thứ, tất cả mọi sự đều được giải quyết. Nhưng khi chúng ta trải qua trần gian nầy chúng ta đã làm xấu đi mối tương quan bạn hữu với Chúa. Mối quan hệ của chúng ta luôn luôn được bảo đảm, nhưng tình bạn ấy đã bị vấy bẩn bởi bùn đất dính vào chân chúng ta. Mỗi ngày chúng ta cần cầu nguyện ‘Lạy Chúa xin tha tội cho chúng con, tẩy sạch chúng con khỏi những ô uế’. Chúng ta không cần phải tắm một lần nữa, vì

Page 62: Nhung thac mac ve doi song

Chúa Jêsus đã làm điều đó cho chúng ta rồi, nhưng một mức độ thanh tẩy mỗi ngày có lẽ cần thiết.Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng: ‘Vả nếu các ngươi tha lỗi cho người ta thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi’ (Mat Mt 6:14-15). Điều đó không có nghĩa là bởi tha thứ người khác mà chúng ta có được sự tha thứ. Chúng ta không bao giờ có thể kiếm được sự tha thứ do công sức của mình. Mà chính Chúa Jêsus đã thực hiện điều đó cho chúng ta trên thập tự giá. Nhưng dấu hiệu chứng tỏ chúng ta đã được tha tội là chúng ta sẵn sàng tha thứ cho người khác. Nếu chúng ta không sẵn lòng tha thứ người khác thì đó là bằng chứng cho thấy chính mình chúng ta chưa biết sự tha thứ. Nếu như chúng ta đã thật sự kinh nghiệm sự tha thứ của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể nào từ chối tha thứ cho người khác.‘Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, song cứu chúng tôi khỏi điều ác’ (câu 13) Đức Chúa Trời không cám dỗ chúng ta (Gia Gc 1:13), song Ngài đang kiểm soát việc cho phép chúng ta bị ma quỷ cám dỗ đến mức độ nào (xem Giop G 1:1-2:13). Mỗi Cơ Đốc Nhân đều có một lãnh vực yếu đuối, như sợ hãi, ích kỷ, tham muốn, ham mê ăn uống, kiêu ngạo, tham dục, nói hành, nghi ngờ hoặc nhiều điều khác nữa. Nếu chúng ta nhìn biết mặt yếu kém của mình, chúng ta có thể cầu nguyện xin Chúa bảo vệ mặt yếu đuối đó, tất nhiên chúng ta cũng phải hết sức mình để có hành động tránh sự cám dỗ không cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét toàn bộ vấn đề nầy trong chương 10.Chúng ta phải cầu nguyện lúc nào? Tân Ước khuyên chúng ta hãy cầu nguyện ‘không thôi’ (ITe1Tx 5:17; Êphêsô 6:18;). Chúng ta không cần phải vào trong một tòa nhà đặc biệt mới cầu nguyện được. Chúng ta có thể cầu nguyện trên xe điện ngầm, trên xe buýt, trong xe hơi, hoặc khi đang đi xe đạp, xe máy, khi đang đi bộ trên đường, khi đang nằm trên giường vào lúc nửa đêm, và bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào mình đang có mặt. Cũng như trong mối quan hệ hôn nhân, chúng ta có thể liên tục có một cuộc trao đổi không ngừng. Dầu vậy cũng như trong hôn nhân, rất ích lợi để có thì giờ trò chuyện với nhau dầu bạn biết mình chỉ gặp nhau chỉ để chuyện trò mà thôi. Chúa Jêsus phán ‘khi ngươi cầu nguyện hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại và cầu nguyện với cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm’ (Mat Mt 6:6). Chính Ngài cũng đã đi ra nơi vắng vẻ để cầu nguyện (Mac Mc 1:35). Tôi thấy thật ích lợi khi kết hợp việc đọc Kinh Thánh với sự cầu nguyện ngay lúc bắt đầu một ngày. Khi ấy là lúc tâm trí tôi năng động nhất. Có một khuôn mẫu đều đặn là điều ích lợi. Chúng ta chọn giờ nào trong ngày là tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình và sự sắp xếp riêng của mình.Cũng như việc cầu nguyện một mình, việc cầu nguyện với người khác, cũng

Page 63: Nhung thac mac ve doi song

rất quan trọng, có thể thực hiện trong một nhóm nhỏ hai hoặc ba người chẳng hạn. Chúa Jêsus phán: ‘Quả thật ta phán cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc thì Cha ta ở trên trời sẽ nghe ho’ (Mat Mt 18:19). Cầu nguyện lớn tiếng trước mặt người khác có thể là một việc rất khó. Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi cầu nguyện như thế, khoảng hai tháng sau khi tiếp nhận Chúa. Tôi ở chung với hai người bạn thân nhất và chúng tôi quyết định sẽ dành một thì giờ nào đó để cầu nguyện chung với nhau. Chúng tôi chỉ cầu nguyện trong khoảng mười phút, nhưng sau đó khi tôi cởi áo sơ mi ra, thấy ướt đẫm mồ hôi! Dầu vậy, điều đó đáng phải kiên trì bởi vì việc cầu nguyện chung với nhau đem lại một quyền năng lớn (Cong Cv 12:5).Cầu nguyện là trọng tâm của Cơ Đốc Giáo, bởi vì trọng tâm của Cơ Đốc Giáo là mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Đó là lý do vì sao cầu nguyện là sinh hoạt quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Như một câu nói như vầy:

Satan cười nhạo những lời lẽ của chúng ta.

Chế giễu những công lao khó nhọc của chúng ta.

Nhưng run rẩy khi chúng ta cầu nguyện.

Đức Thánh Linh Là Ai?

Tôi có một nhóm bạn ở đại học, năm người trong số đó được gọi là Nicky! Chúng tôi thường gặp gỡ nhau vào hầu hết các bữa ăn trưa trong ngày. Vào tháng 2 năm 1974 tất cả chúng tôi đều đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus. Chúng tôi đều lập tức trở nên những người sốt sắng trong niềm tin mới của mình. Song một người trong nhóm Nicky bắt đầu tiến chậm lại. Anh ấy dường như không sốt sắng trong mối tương giao với Chúa, với việc đọc Kinh Thánh hoặc sự cầu nguyện.Ngày nọ, có người cầu nguyện cho anh được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Anh ta đã được đổ đầy Thánh Linh và điều đó đã biến đổi đời sống anh. Một nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt anh. Anh trở nên nổi tiếng vì sự tỏa sáng của mình. Nhiều năm sau đó anh vẫn được như vậy. Cứ thế, hễ nơi nào có buổi học Kinh Thánh hoặc buổi nhóm cầu nguyện hoặc gần một hội thánh thì Nicky có mặt ở đó. Anh ta ưa thích được ngồi lại với những Cơ Đốc Nhân khác. Anh trở thành một con người có sức thu hút nhất. Người ta được lôi kéo đến với anh ta và anh đã giúp cho nhiều người khác tin Chúa và được đổ đầy Thánh Linh theo cách giống như anh đã được.

Page 64: Nhung thac mac ve doi song

Điều gì đã khiến cho Nicky này thay đổi như vậy? Tôi nghĩ rằng anh ta sẽ trả lời rằng đó là sự kinh nghiệm Đức Thánh Linh. Nhiều người biết khá rõ về Đức Chúa Cha và Chúa Jêsus, nhưng lại bỏ qua những hiểu biết về Đức Thánh Linh. Vì thế, ba chương trong cuốn sách nầy dành để nói về ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.Một số bản dịch cũ dùng chữ ‘Thần Linh’ và điều đó khiến chúng ta hơi sợ Ngài. Đức Thánh Linh không phải là một thần linh (ma) mà Ngài là một Thân vị. Ngài có tất cả những đặc điểm của con người. Ngài suy nghĩ (Cong Cv 15:28), phán truyền (Cong Cv 1:16), dẫn dắt (RoRm 8:14) Ngài có thể bị chúng ta làm buồn (Eph Ep 4:30). Đôi khi Ngài được mô tả như Thánh Linh của Đấng Christ (RoRm 8:9) hoặc Thánh Linh của Chúa Jêsus (Cong Cv 16:7). Ngài là phương tiện để qua đó Chúa Jêsus hiện diện với dân sự Ngài. Lời định nghĩa của trẻ em ở tuổi đi học đó là, Ngài là một ‘bản thể khác của Chúa Jêsus’.Vậy Ngài như thế nào? Đôi khi Ngài được mô tả trong nguyên ngữ Hy lạp là Parakletos (GiGa 14:16). Đây là một từ khó dịch. Có nghĩa là ‘một người được kêu gọi để đi bên cạnh’ - một nhà cố vấn, một Đấng yên ủi và là một Đấng giúp đỡ. Chúa Jêsus phán rằng Cha sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi ‘khác’. Từ khác có nghĩa là một người tương tự. Nói cách khác, Đức Thánh Linh cũng giống như Chúa Jêsus.Trong chương nầy tôi muốn xem xét thân vị của Đức Thánh Linh: Ngài là ai và chúng ta có thể học biết gì về Ngài khi dò tìm công việc của Ngài qua Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký đoạn 1 cho đến ngày Lễ Ngũ Tuần. Bởi vì phong trào Ngũ Tuần đã bắt đầu vào đầu thế kỷ nầy, nên chúng ta có thể bị cám dỗ mà nghĩ rằng Đức Thánh Linh là một hiện tượng của thế kỷ hai mươi. Điều nầy dĩ nhiên là xa rời khỏi chân lý.Ngài đã tham gia vào công cuộc sáng tạo Chúng ta nhìn thấy bằng chứng về công việc của Đức Thánh Linh trong những câu mở đầu của Kinh Thánh: ‘Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực, thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước’ (SaSt 1:1-2).Chúng ta thấy trong phần ký thuật về công cuộc sáng tạo, thế nào Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã làm cho những sự mới mẽ xuất hiện và đem lại trật tự từ chỗ hỗn độn. Ngài cũng chính là Đức Thánh Linh của ngày nay. Ngài thường đem những sự mới mẽ cho đời sống con người và cho Hội Thánh. Ngài đem lại trật tự và bình an cho những đời sống hỗn độn, giải thoát con người khỏi những thói quen cùng những sự nghiện ngập, tai hại và khỏi những lộn xộn và rối rắm của những quan hệ bị gãy đổ.Khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, Ngài đã lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi thì người trở nên một loài sanh linh’ (SaSt

Page 65: Nhung thac mac ve doi song

2:7). Từ ngữ Hêbơrơ dành cho chữ hà sanh khí ở đây là ruach , cũng là một từ để chỉ ‘Thánh Linh’. Ruach của Đức Chúa Trời đem lại sự sống thuộc thể cho loài người vốn được nắn nên từ bụi đất. Cũng vậy, Ngài mang sự sống thuộc linh đến cho con người và các hội thánh, cả hai đều có thể đã khô khan như bụi đất.Cách đây vài năm tôi được nói chuyện với một người trong hàng giáo phẩm, ông cho tôi biết đời sống ông và hội thánh của ông đã giống như vậy, nghĩa là có khá nhiều bụi bặm. Thế rồi một ngày kia ông và vợ ông đều được đầy dẫy Thánh Linh của Đức Chúa Trời, họ đã khám phá một sự nhiệt thành mới mẽ đối với Kinh Thánh và đời sống của họ đã được biến đổi. Hội thánh ông đã trở thành một trung tâm đầy sức sống. Ban thanh niên được bắt đầu từ con trai ông, là người cũng đã được đầy dẫy Thánh Linh, đã trải qua sự tăng trưởng bùng nổ và trở thành một trong những hoạt động lớn nhất trong khu vực.Nhiều người đang khao khát sự sống và đang được thu hút để đến với những con người và những hội thánh, nơi họ nhìn thấy sức sống của Thánh Linh.Ngài đã bắt đầu với những con người đặc biệt, vào những thời điểm đặc biệt vì những công tác đặc biệt Khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đến trên con người, có điều gì đó sẽ xảy đến. Ngài không chỉ đem lại một cảm giác ấm cúng tốt đẹp! Ngài đến vì một mục đích và chúng ta thấy những điển hình của điều đó trong Cựu Ước.Ngài đầy dẫy con người vì công việc có tính nghệ thuật. Thánh Linh Đức Chúa Trời đã đầy dẫy trên Bếtsalêên ‘sự khôn ngoan, sự thông sáng và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ, đặng bày ra và chế tạo đồ vàng bạc và đồng, đặng khắc và khảm ngọc, đẽo gỗ và làm được mọi thứ nghề thợ’ (XuXh 31:3-5).Một nhạc sĩ, một nhà văn, hay một họa sĩ có thể là một người đầy tài năng mà không đầy dẫy Thánh Linh, nhưng khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đầy dẫy con người vì công tác ấy, công việc của họ thường chiếm giữ một chiều kích mới. Có một ảnh hưởng khác biệt trên người khác. Nó có một ảnh hưởng lớn lao hơn nhiều về mặt thuộc linh. Thậm chí khả năng tự nhiên của nhạc sĩ hoặc họa sĩ ấy không nổi bật, nhưng khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời hành động trên họ, công việc của họ sẽ rất khác lạ. Những tấm lòng có thể được chạm đến và những đời sống được thay đổi. Chắc chắn có điều gì đó giống như vậy đã xảy ra qua Bếtsalêên.Ngài cũng đầy dẫy những con người đang giữ các công tác lãnh đạo. Trong thời Các quanxét, dân Ysơraên thường bị nhiều giống dân ngoại khác nhau tràn chiếm. Trong một thời gian, dân Mađian thống trị họ. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Ghêđêôn lãnh đạo Ysơraên. Ghêđêôn biết rõ sự yếu đuối của mình nên ông thưa rằng: ‘Hỡi Chúa tôi sẽ lấy chi giải cứu Ysơraên? Kìa trong chi

Page 66: Nhung thac mac ve doi song

phái Manase, họ tôi vốn nghèo hơn hết; còn tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi’ (Cac Tl 6:15). Song khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đến trên Ghêđêôn (câu 34) ông đã trở thành một trong những vị lãnh đạo đáng kể của Cựu Ước.Trong việc lãnh đạo, Đức Chúa Trời thường dùng những người cảm biết mình yếu đuối, bất toàn và thiếu thốn. Khi họ được đầy dẫy Thánh Linh, họ trở thành những người lãnh đạo nổi bật trong Hội Thánh. Một điển hình đáng lưu ý của trường hợp đó là Mục sư EJ,H. ‘Bash’ Nash. Là một viên lục sự mười chín tuổi tại một văn phòng bảo hiểm, cậu đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế và trở thành một con người đầy dẫy Thánh Linh Đức Chúa Trời. Người ta đã viết về ông như sau: ‘Ông ta chẳng có đặc điểm gì gây ấn tượng. Ông ta không phải mẫu người lực lưỡng cũng không phải là người ưa mạo hiểm. Ông ta thừa nhận chẳng hề có sự khéo léo về giáo dục hoặc tài năng về nghệ thuật’.32 Song John Stott (người được ông dẫn dắt đến với Đấng Christ) đã nói về ông như sau: ‘Dầu có một diện mạo bên ngoài thật khó tả, tấm lòng ông ta vẫn bùng cháy sáng rực cho Chúa Cứu Thế’. Lời cáo phó đăng trên tờ báo quốc gia và Hội thánh đã tóm tắt cuộc đời của ông như sau:

Ông Bash...là một mục sư yên lặng, khiêm tốn, người không bao giờ tạo sự chú ý, hay làm cho mình trở thành người quan trọng, hoặc ưa thích sự thăng chức, tuy nhiên những ảnh hưởng của ông trong Giáo Hội Anh quốc suốt 50 năm qua có lẽ còn lớn hơn bất cứ một người đồng thời nào với ông, bởi vì hẳn phải có đến hàng trăm người ngày nay, trong các vị trí chức vụ có trách nhiệm, đã vì cớ ông mà cảm tạ Đức Chúa Trời, vì qua chức vụ hầu việc của ông mà họ đã được dẫn dắt đến một sự cam kết trong Chúa.

Những người đã từng biết rõ ông và những người đã từng làm việc với ông, không bao giờ còn mong lại thấy ai giống như ông nữa; bởi vì hiếm có người nào lại có ảnh hưởng đầy ý nghĩa trên quá nhiều người như con người ít nói, khiêm nhường và tâm linh sâu nhiệm nầy.33 Những nơi khác chúng ta thấy Đức Thánh Linh đầy dẫy con người bằng sức mạnh và quyền năng. Câu chuyện Samsôn là một câu chuyện nổi tiếng. Một lần nọ, dân Philitin trói chặt anh ta bằng dây thừng. Thế rồi ‘Thần của Đức Giêhôva cảm động Samsôn, những dây cột cánh tay người trở thành như chỉ gai bị đốt tàn rớt khỏi tay người’ (Cac Tl 14:14).Điều gì đúng về mặt thuộc thể trong Cựu Ước thì cũng thường đúng về thuộc linh trong Tân Ước. Không phải chúng ta bị trói bằng một sợi dây cụ thể mà mắt thường có thể thấy được, song chúng ta đang bị trói chặt bởi những nỗi sợ hãi những thói quen hoặc những tật nghiện ngập đang giữ chặt lấy đời sống chúng ta. Chúng ta đang bị những tánh xấu hoặc những lối suy nghĩ ghen tị, ganh ghét hoặc tham lam cai trị mình. Chúng ta sẽ nhận ra là

Page 67: Nhung thac mac ve doi song

mình đang bị cột trói khi chúng ta muốn ngưng làm một công việc gì đó, nhưng chúng ta không thể ngưng được. Khi Thần Đức Chúa Trời đến trên Samsôn, dây trói trở nên như dây chỉ gai và anh ta được giải thoát. Ngày nay Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể giải cứu con người thoát khỏi bất cứ điều gì đang trói buộc họ.Sau nầy chúng ta thấy Thần của Đức Chúa Trời đã ngự trên tiên tri Êsai và giúp ông ‘giảng Tin lành cho kẻ nghèo...đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục, đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu’ (EsIs 61:1-3).Đôi khi chúng ta có cảm giác bất lực khi đối đầu trước những nan đề của thế giới. Tôi thường cảm thấy như thế trước khi tin Chúa. Tôi biết mình có rất ít hoặc chẳng có gì để giúp cho những người mà cuộc sống họ đang rối bời. Hiện nay có nhiều lúc tôi cũng vẫn có cảm giác đó. Nhưng tôi biết chắc rằng với sự giúp đỡ của Thánh Linh Đức Chúa Trời, chúng ta thật sự có cái gì đó để ban cho. Thánh Linh Đức Chúa Trời giúp chúng ta đem Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus đến để rịt lành những kẻ vỡ lòng, để rao ra sự tự do cho những người đang trong tình trạng phu tù, đem lại tự do cho những người có nỗi niềm thù ghét sâu trong đáy lòng họ; giải thoát những ai đang bị giam giữ bởi những việc làm sai trái của họ; và đem sự yên ủi của Đức Thánh Linh (sau nầy Ngài được gọi là Thần Yên UŒi) đến với những người đang buồn rầu, than tiếc hoặc khóc lóc. Nếu chúng ta sẵn sàng cứu giúp con người bằng những phương cách ích lợi đến đời đời, chắc chắn chúng ta sẽ không thể thực hiện được nếu không có Thánh Linh của Đức Chúa Trời.Đức Chúa Cha hứa ban Thánh Linh Chúng ta đã thấy các ví dụ về công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, song hoạt động của Ngài vẫn bị giới hạn trong những con người đặc biệt vào những thời điểm đặc biệt đối với các công tác đặc biệt. Khi nghiên cứu xuyên suốt Cựu Ước, chúng ta thấy Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sắp sửa làm một điều gì đó mới mẽ. Tân Ước gọi đó là ‘lời hứa của Đức Chúa Cha’. Có một mong muốn ngày càng gia tăng về việc được nếm trước. Điều gì sắp sửa xảy ra ?Trong Cựu Ước Đức Chúa Trời đã từng lập một giao ước với dân sự Ngài. Ngài phán rằng Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ là dân sự Ngài. Ngài yêu cầu họ phải giữ các điều răn của Ngài. Nhưng đáng buồn thay, người ta khám phá ra rằng họ không thể giữ các luật pháp của Ngài được. Giao ước cũ cứ liên tục bị vi phạm.Đức Chúa Trời hứa rằng một ngày kia Ngài sẽ lập một Giao ước mới với dân sự Ngài. Giao ước nầy phải khác với giao ước thứ nhất ‘Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng (Giêrêmi 31:33;). Nói cách khác, dưới Giao ước Mới, luật pháp sẽ là cái gì đó ở bên trong chứ không

Page 68: Nhung thac mac ve doi song

phải ở bên ngoài. Nếu bạn tiến hành một cuộc đi bộ đường dài, bạn bắt đầu và mang theo những thứ thức ăn dự trữ trên lưng, các thứ ấy sẽ làm bạn nặng nề và đi chậm lại. Nhưng khi bạn đã ăn những thức ăn ấy vào bụng rồi, chẳng những bạn không còn thấy nặng nữa mà bạn còn nhận được năng lượng mới từ bên trong cơ thể. Điều Đức Chúa Trời hứa qua tiên tri Giêmêri là luật pháp không còn là một gánh nặng bên ngoài nữa mà nó trở thành nguồn năng lực từ bên trong. Điều ấy xảy ra như thế nào ?Êxêchiên cho chúng ta câu trả lời. Ông ta là một nhà tiên tri, và Đức Chúa Trời đã phán qua ông. Trình bày chi tiết qua lời hứa lúc đầu ‘Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi’, Ngài phán: ‘Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi các ngươi và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần linh ta trong các ngươi và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo’ (Exe Ed 36:26-27).Đức Chúa Trời đang phán qua tiên tri Êxêchiên rằng đó là điều sẽ xảy đến khi Đức Chúa Trời đặt Thần linh Ngài vào lòng chúng ta. Đó là cách Ngài sẽ thay đổi tấm lòng chúng ta và khiến nó trở nên mềm mại (‘lòng bằng thịt’) chứ không cứng cỏi nữa (‘lòng bằng đá’). Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ cảm động, thúc giục chúng ta tuân theo các luật lệ và giữ các điều răn Ngài.Jackie Pullinger đã dùng hai mươi năm qua để làm việc trong cái gọi là thành phố được bao bọc bởi tình trạng vô luật pháp tại Hồngkông. Cô đã dâng cuộc đời của mình để làm việc với các cô gái điếm, những người nghiện ma túy và các thành viên du đãng. Cô bắt đầu kể lại như vầy: ‘Đức Chúa Trời muốn chúng ta có tấm lòng mềm mại và những đôi chân cứng cỏi. Điều rắc rối xảy ra với nhiều người trong chúng ta là chúng ta lại có tấm lòng cứng cỏi và đôi chân yếu mềm’. Cơ Đốc Nhân phải có đôi chân rắn rỏi để bước đi vững vàng chứ không nên yếu đuối hay ‘ướt át’ về mặt đạo đức. Jackie là một gương mẫu rực sáng về đôi chân rắn chắc trong sự sẵn sàng ra đi mà không có thức ăn, giấc ngủ, và tiện nghi để được phục vụ cho những người khác. Dầu vậy cô vẫn có một tấm lòng thật mềm mại: một tấm lòng đầy sự thương xót. Sự cứng rắn nằm ở nơi đôi chân cô, chứ không có ở tấm lòng cô.Chúng ta đã thấy ‘lời hứa của Cha’ bao gồm những gì và sẽ xảy ra bằng cách nào. Vị tiên tri Giôên cho chúng ta biết điều đó sẽ xảy ra cho ai . Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Giôên:

Ta sẽ đổ thần ta trên cả loài xác thịt.

Con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ trai trẻ các ngươi sẽ xem sự hiện thấy.

Trong những ngày đó, dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái ta,

Page 69: Nhung thac mac ve doi song

Ta cũng đổ Thần ta lên.

(Gio Ge 2:28-29)Tiên tri Giôên đang báo trước rằng lời hứa sẽ không còn dành riêng cho những con người đặc biệt vào các thời điểm đặc biệt cho những công việc đặc biệt nữa, mà sẽ để cho mọi người. Đức Chúa Trời sẽ đổ Thánh Linh Ngài trên mọi người không phân biệt giới tính (’con trai và con gái...nam và nữ’); không phân biệt tuổi tác (‘già cả...trai trẻ’); không phân biệt hoàn cảnh nền tảng dân tộc, màu da hoặc giai cấp (’dầu những đầy tớ..’). Họ sẽ có một năng lực mới để nghe tiếng Chúa (‘lời tiên tri,..chiêm bao,..sự hiện thấy’); Giôên đã nói tiên tri rằng Đức Thánh Linh sẽ được đổ ra với một lượng dồi dào trên hết thảy dân sự Chúa.Tuy nhiên tất cả những lời hứa đó vẫn chưa được ứng nghiệm trong ít nhất 300 năm. Dân sự vẫn chờ đợi và chờ đợi ‘lời hứa của Cha’ được ứng nghiệm, cho đến chừng Chúa Jêsus mới hiện đến, lúc ấy mới có sự bộc phát về hoạt động của Thánh Linh Đức Chúa Trời.Với sự giáng sinh của Chúa Jêsus, chiếc kèn trumpét đã trổi lên. Hầu như hễ ai có được liên kết với sự giáng sinh của Chúa Jêsus đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Giăng Báptít, người dọn đường, đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay cả trước khi chào đời (LuLc 1:15). Mary mẹ Ngài đã được hứa rằng ‘Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình’ (LuLc 1:35). Khi Êlisabét, người bà con Mary đến trước sự hiện diện của Chúa Jêsus, là Đấng vẫn còn đang ở trong lòng mẹ mình, thì bà cũng đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh’ (câu 41) và ngay cả cha của Giăng Báptít là Xachari cũng ‘đã được đầy dẫy Thánh Linh’ (câu 67). Trong hầu hết mỗi trường hợp đều có một sự thốt lên lời ngợi khen hoặc tiên tri.Giăng Báptít liên kết Ngài với Chúa Jêsus Khi Giăng Báptít được hỏi ông có phải là Chúa Cứu Thế không, ông đã trả lời: ‘Ta làm phép báp têm cho các ngươi bằng nước, song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa’ (LuLc 3:16). Báp têm bằng nước là điều rất quan trọng nhưng chưa đủ. Chúa Jêsus chính là Đấng làm báp têm bằng Thánh Linh. Từ ngữ Hy lạp của nó có nghĩa là ‘tràn ngập’, ‘nhúng’ hay ‘dìm’. Đó là điều phải xảy ra khi chúng ta được báp têm bằng Đức Thánh Linh. Chúng ta phải được tràn ngập bởi, được dìm mình trong, và được nhúng sâu trong Thánh Linh của Đức Chúa Trời.Đôi khi kinh nghiệm nầy giống như một miếng bọt biển khô, cứng được thả sâu vào trong nước. Có thể sự cứng cỏi trong đời sống chúng ta ngăn trở

Page 70: Nhung thac mac ve doi song

chúng ta hấp thu Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Có thể cần phải có một ít thời gian để sự cứng cỏi ban đầu mất dần đi và miếng bọt biển hút được nước. Như vậy, miếng bọt xốp ở trong nước là một chuyện (‘chịu báp têm’) nhưng nước ở trong miếng bọt xốp (đầy dẫy) lại là một chuyện khác. Khi miếng bọt biển đầy nước, thì nước theo nghĩa đen mới tuôn ra từ nó.Chúa Jêsus là một người hoàn toàn đầy dẫy Đức Thánh Linh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ngự xuống trên Ngài bằng một hình thức thuộc thể lúc Ngài chịu báp têm (LuLc 3:22). Ngài từ sông Giôđanh trở về ‘được đầy dẫy Đức Thánh Linh’ và ‘được Đức Thánh Linh đưa vào đồng vắng’ (LuLc 4:1), Ngài trở về xứ Galilê ‘được quyền phép Đức Thánh Linh’ (câu 14). Ở tại một nhà hội thuộc Naxarét. Ngài đã đọc bài giảng trong EsIs 6:1 ‘Thần của Đức Giêhôva ngự trên ta...’ và phán rằng hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi vừa nghe đó (câu 21).Chúa Jêsus đã báo trước sự hiện diện của Ngài Lần nọ Chúa Jêsus đến dự một buổi lễ của người Do thái được gọi là Lễ Lều Tạm. Hàng ngàn người Do thái sẽ đến Giêrusalem để ăn mừng lễ và để tưởng nhớ thời điểm Môise khiến nước phun ra từ một hòn đá. Họ cảm tạ Chúa đã cung cấp nước trong năm qua và cầu nguyện để Ngài cũng sẽ chu cấp nước cho họ trong năm tới. Họ trông đợi một thời điểm khi nước sẽ tuôn ra từ đền thờ (như Êxêchiên đã nói tiên tri) trở nên sâu hơn, sâu hơn nữa và đem lại sự sống, kết quả và sự chữa lành cho nơi nào nước chảy đến (Exe Ed 47:1-23).Đoạn Kinh Thánh nầy đã được đọc tại Lễ Lều Tạm và được diễn lại một cách cụ thể. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm sẽ đi xuống ao Silôê và đổ đầy nưốc vào một cái chậu bằng vàng. Sau đó ông ta sẽ dẫn dân sự đến đền thờ, ông sẽ đổ nước qua một cái phễu ở phía tây của bàn thờ, và đổ nước xuống đất, để dự báo trước về một con sông lớn sẽ lưu xuất từ đền thờ. Theo lời truyền khẩu của giáo sĩ Do thái, Giêrusalem là cái rốn của quả đất và đền thờ tại Núi Siôn là trung tâm của cái rốn ấy (‘cái bụng’ hay là ‘phần trong cùng’ của nó).Vào ngày sau cùng của kỳ lễ...Chúa Jêsus đứng dậy và tuyên bố: ‘Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy (trong nguyên ngữ, chữ lòng ở đây có nghĩa là ‘bụng’ hay là ‘phần ở tận trong lòng’) (GiGa 7:38). Ngài đang nói rằng những lời hứa trong Êxêchiên cùng các lời hứa khác sẽ không ứng nghiệm trong một địa điểm mà trong một Con Người. Chính từ trong lòng của Chúa Jêsus mà dòng sông sự sống sẽ tuôn chảy ra. Cũng vậy, trong một ý nghĩa về sự phát sinh, các dòng suối nước sống sẽ phát lưu từ mỗi một Cơ Đốc Nhân! (‘Kẻ nào tin ta’ câu 38). Chúa Jêsus phán, từ nơi chúng ta, con sông nầy sẽ tuôn chảy, mang lại sự sống, kết quả

Page 71: Nhung thac mac ve doi song

và sự chữa lành cho những người đã được Chúa hứa qua Êxêchiên.Ông Giăng tiếp tục giải thích rằng Chúa Jêsus đang nói về Đức Thánh Linh, là Đấng mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy’ (câu 39). Ông nói thêm rằng ‘bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa được ban xuống’ (câu 39). Lời hứa của Cha vẫn chưa được ứng nghiệm ngay cả sau khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh và Phục sinh, Đức Thánh Linh vẫn chưa được đổ xuống. Về sau, Chúa Jêsus đã phán bảo với các môn đồ rằng ‘Ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao’ (LuLc 24:49).Ngay trước khi thăng thiên và trở về trời, một lần nữa Chúa Jêsus đã hứa: ‘Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ được nhận lấy quyền phép từ trên cao’ (Cong Cv 1:8). Nhưng họ cũng phải đợi và cầu nguyện suốt mười ngày nữa. Và rồi cuối cùng vào ngày Lễ Ngũ Tuần: ‘Thình lình có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi, các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói (Cong Cv 2:2-4).Điều ấy đã xảy ra. Lời hứa của Cha đã được ứng nghiệm. Đám đông sửng sốt và hoang mang.Phierơ đã đứng lên và giải thích điều xảy ra. Ông trưng dẫn các lời hứa của Chúa trong Cựu Ước và giải thích thể nào hết thảy những hy vọng và khao khát của họ bấy giờ đang được ứng nghiệm trước mặt họ. Ông giải thích rằng Chúa Jêsus đã ‘nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đương thấy và nghe’ (Cong Cv 2:33).Khi dân chúng hỏi họ cần phải làm gì, Phierơ đã bảo họ hãy ăn năn và chịu báp têm trong danh Chúa Jêsus để họ có thể nhận được sự tha thứ. Sau đó ông hứa rằng họ sẽ nhận được ân ban của Đức Thánh Linh. Ông nói, bởi vì: ‘Lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi’ (câu 39).Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ Thánh Linh. Lời hứa của Cha đã và đang được ứng nghiệm. Mỗi một Cơ Đốc Nhân đều nhận được lời hứa của Cha. Đó không còn là lời hứa dành cho những người đặc biệt, vào những thời điểm đặc biệt dành cho các công tác đặc biệt nữa. Mà cho hết thảy mọi Cơ Đốc Nhân, kể cả bạn và tôi.

Page 72: Nhung thac mac ve doi song

Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì?

Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Quả thật, quả thật ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: ‘Các ngươi phải sanh lại’. Gió muốn thổi đi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động, nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy’ (GiGa 3:5-8).

Hai năm trước đây tôi sống tại một nhà thờ ở Brighton. Một trong các giáo viên trường Chúa nhật thuật cho chúng tôi nghe về lớp học của cô trong tuần rồi. Cô dạy cho các em về lời dạy của Chúa Jêsus trong vấn đề phải được sanh lại, chép ở Giăng 3:5-8;. Cô đang cố gắng giải thích cho các em sự khác nhau giữa sự sanh ra về thuộc thể và sự sanh ra về mặt thuộc linh. Trong khi tìm cách để hướng chúng vào chủ đề, cô đã hỏi: ‘Có phải các em sinh ra là Cơ Đốc Nhân không?’ Một cậu bé liền trả lời: ‘Thưa cô không, cô sinh ra là một người bình thường!’Thành ngữ ‘tái sanh’ đã trở thành một câu nói sáo rỗng. Nó đã được phổ biến ở tại Mỹ và thậm chí đã được dùng để quảng cáo xe hơi. Thật ra Chúa Jêsus là người đầu tiên đã dùng cách diễn tả ấy để mô tả những người đã được ‘sinh bởi Thánh Linh’ (GiGa 3:8).Một đứa bé ra đời là kết quả do một người nam và một người nữ cùng giao hợp với nhau. Trong lãnh vực thuộc linh, khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời và tâm linh người nam hoặc người nữ hiệp lại cùng nhau thì một hữu thể thuộc linh mới mẽ được tạo dựng, có sự sinh mới về mặt thuộc linh. Đó là điều Chúa Jêsus đang muốn nói đến khi Ngài phán rằng: ‘Ngươi phải sanh lại’. Chúa Jêsus muốn nói rằng chỉ có sự sinh ra thuộc thể thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần phải được sanh lại bởi Thánh Linh. Đó là điều xảy ra khi chúng ta trở thành Cơ Đốc Nhân. Mỗi một Cơ Đốc Nhân đều được sanh lại. Chúng ta có thể không biết chính xác lúc sự kiện ấy xảy ra, nhưng chúng ta biết mình có đang sống động về mặt thuộc thể hay không, thì cũng vậy, chúng ta cũng sẽ biết mình có đang sống động về mặt thuộc linh hay không.Khi chúng ta được sinh ra về mặt thuộc thể, chúng ta được sinh ra trong một gia đình. Khi chúng ta được sinh lại về mặt thuộc linh, chúng ta được sinh ra trong một gia đình Thiên Thượng. Phần lớn công việc của Đức Thánh Linh đều có thể được thấy trong điều kiện của một gia đình. Ngài bảo đảm với chúng ta về mối quan hệ của chúng ta với Cha trên trời và giúp chúng ta phát

Page 73: Nhung thac mac ve doi song

triển mối tương quan đó. Ngài tạo ra trong chúng ta một gia đình giống như vậy. Ngài liên kết chúng ta với các anh em chị em của chúng ta, ban cho mỗi người trong gia đình các ân tứ và năng lực khác nhau. Và Ngài giúp sức cho gia đình tăng trưởng tầm thước.Trong chương nầy chúng ta xem xét mỗi một khía cạnh của công việc Ngài làm trong chúng ta là những Cơ Đốc Nhân. Cho đến lúc chúng ta trở thành những Cơ Đốc Nhân, công việc chủ yếu của Đức Thánh Linh là cáo trách tội lỗi chúng ta và thuyết phục chúng ra rằng chúng ta cần Chúa Cứu Thế Jêsus, khiến chúng ta tin cậy chân lý và giúp chúng ta đặt đức tin nơi Ngài, (GiGa 16:7-15).Các con trai và con gái của Đức Chúa Trời Giây phút đến với Chúa Cứu Thế chúng ta nhận được sự tha thứ hoàn toàn. Hàng rào ngăn cản giữa chúng ta và Đức Chúa Trời đã bị loại bỏ. Sứ đồ Phaolô nói rằng: ‘Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Cứu Thế Jêsus’ (RoRm 8:1). Chúa Jêsus đã gánh hết mọi tội lỗi chúng ta, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đức Chúa Trời lấy mọi tội lỗi chúng ta và chôn chúng dưới các vực sâu của biển (MiMk 7:19), và như tác giả Hòa Lan Corrie Ten Boom vẫn thường nói: ‘Ngài dựng một tấm bảng ghi rằng Cấm Câu Cá’.Không những Ngài lau sạch bảng đá, mà Ngài còn đem chúng ta vào trong mối tương quan với Đức Chúa Trời với tư cách là những con trai và con gái của Ngài. Điều nầy không có nghĩa là hết thảy những người nam và những người nữ đều là con cái Đức Chúa Trời, dầu hết thảy chúng ta đều được Đức Chúa Trời dựng nên, song chỉ có những ai tiếp nhận Chúa Jêsus, những ai tin nơi danh Ngài, thì Ngài mới ban cho ‘quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời’ (GiGa 1:12). Tư cách làm con trong Tân Ước (được dùng theo nghĩa chung để chỉ cả con trai lẫn con gái) không phải là một địa vị tự nhiên, mà là một địa vị thiêng liêng. Chúng ta trở nên con trai con gái của Đức Chúa Trời không phải do bẩm sinh, mà là do Đức Thánh Linh.Sách Rôma được mô tả như dãy Hy mã lạp sơn trong Tân Ước. Chương 8 là Ngọn núi Everest và các câu 14-17 có thể được mô tả như là đỉnh Everest.Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn đều là con của Đức Chúa Trời. Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi, nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, nhờ đó chúng ta kêu rằng: ‘Aba! Cha’. Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài (RoRm 8:14-17).Trước hết, không có đặc ân nào cao hơn là được làm con cái Đức Chúa Trời.

Page 74: Nhung thac mac ve doi song

Theo luật pháp La mã, nếu một người lớn muốn có một người thừa kế thì người ấy có thể hoặc chọn một trong các con trai của mình hoặc nhận nuôi một đứa con. Đức Chúa Trời chỉ có một người Con duy nhất là Chúa Jêsus, nhưng Ngài có nhiều đứa con được nhận làm con Ngài. Có một câu chuyện thần thoại, trong đó một quốc vương đang trị vì muốn thâu nhận những đứa trẻ bơ vơ nơi đầu đường xó chợ về để khiến chúng trở thành các hoàng tử và công chúa. Câu chuyện thần thoại ấy đã trở thành sự thật vững chắc Chúa Cứu Thế. Chúng ta đã được nhận vào làm con trong gia đình Đức Chúa Trời. Không còn có vinh dự nào cao quý hơn.Billy Bray là một gã say rượu và là một thợ mộc sống buông tuồng ở tại Cornwall, ông sinh năm 1794. Ông luôn luôn dính líu vào những cuộc ẩu đả và những trận cãi vã trong nhà. Vào năm hai mươi chín tuổi ông tiếp nhận Chúa, ông trở về nhà bảo với vợ mình rằng: ‘Nhờ Chúa giúp đỡ, mình sẽ không bao giờ thấy tôi say rượu nữa’. Cô đã không hề thấy anh ta say sưa nữa. Lời lẽ của anh ta, giọng nói, ánh mắt, có một quyền năng cuốn hút. Anh ta như có được nguồn điện thiên thượng. Những đám đông thợ mỏ kéo đến và nghe anh ta giảng. Nhiều người được biến cải và có một số những sự chữa lành đáng lưu ý. Anh ta luôn luôn ngợi khen Chúa và nói rằng anh có đầy những lý do để vui mừng. Anh coi mình như một ‘vị hoàng tử trẻ’. Anh là con được Chúa nhận, Ngài là Vua của muôn vua và vì thế anh là hoàng tử, đang được hưởng các đặc quyền và đặc ân của nhà vua. Câu nói anh ưa nói nhất là: ‘Tôi là con trai của một vị Vua’. 34Một khi chúng ta nhìn biết địa vị của mình là các con trai con gái được nhận vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu được rằng không có một địa vị nào trên đời nầy có thể so sánh nỗi với đặc ân được làm một coi cái của Đấng Tạo Dựng cả vũ trụ nầy.Thứ hai, là con cái, chúng ta có được sự thân mật gần gũi nhất với Đức Chúa Trời. Phaolô nói rằng nhờ Thánh Linh chúng ta kêu lên rằng: ‘Aba! Cha!’ Không có nơi nào trong Cựu Ước Đức Chúa Trời được xưng là Cha: Việc dùng từ ‘Aba’ để chỉ Đức Chúa Trời là một điểm để phân biệt với Chúa Jêsus. Không thể nào dịch từ Aba trong tiếng Aram. Cách dịch gần nhất có thể được là ‘Cha yêu quý’ hoặc ‘Cha’. Từ (Daddy) ‘Cha’ trong tiếng Anh thường gợi lên một mối quan hệ Tây phương thân thiết đối với bậc làm cha, trong khi đó vào thời Chúa Jêsus, người cha là một biểu tượng của uy quyền, và ‘Aba’ mặc dầu là một từ ngữ hết sức thân gần, song không phải là một từ dành cho người trẻ tuổi. Đó là từ ngữ Chúa Jêsus cho phép chúng ta cũng được chia xẻ mối quan hệ thân mật đó với Đức Chúa Trời khi chúng ta nhận lấy Thánh Linh của Ngài. ‘Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi, nhưng chúng ta đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu lên rằng Aba! Cha’ (câu 15).

Page 75: Nhung thac mac ve doi song

Hoàng tử Charles có nhiều tước vị. Ông ta là người Đương nhiên Thừa kế Ngai vàng, là Hoàng Tử, Thái Tử xứ Wales, Công tước Comwall, Hầu tước Garter, Đại Tá Trưởng Trung Đoàn Pháo Binh Hoàng Gia xứ Wales, Công tước Rothesay, Hiệp sĩ của Tô cách lan, Trung Tá Hải Quân Hoàng Gia, Bá Tước Chester, Bá tước Carrick, Nam Tước Renfrew, Tướng công của Isles và Vị Đại Quản Lý của Tô cách lan. Chúng ta gọi ông là ‘Thái tử’ nhưng tôi nghi ngại khi gán cho William và Harry danh hiệu ‘Cha’. Khi chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta có mối quan hệ thân gần với Vua trên trời của mình. John Wesley, người rất sùng đạo trước khi biến cải, đã nói về sự cải đạo của ông như sau: ‘Tôi đã đổi đức tin của một người tôi tớ để lấy đức tin của một người con’.Thứ ba, Đức Thánh Linh ban cho chúng ta kinh nghiệm sâu nhiệm nhất về chính Chúa. ‘Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời’ (câu 16). Ngài muốn chúng ta biết sâu xa trong đáy lòng mình rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Cũng giống như tôi muốn con cái mình biết và kinh nghiệm tình yêu tôi dành cho chúng cùng mối quan hệ giữa tôi với chúng, vì vậy Chúa muốn con cái Ngài phải biết chắc sự yêu thương ấy và mối quan hệ ấy.Có một người mà thật muộn màng, mãi về sau trong đời sống mình mới kinh nghiệm điều đó, giám mục Nam Phi Bill Burnetl, người đã từng làm Tổng giám mục của Capetown. Tôi nghe ông nói: ‘Khi tôi trở thành giám mục, tôi đã đặt lòng tin nơi thần học (chân lý về Đức Chúa Trời) chứ không phải nơi Đức Chúa Trời. Tôi thật sự là một người vô thần. Tôi tìm kiếm sự công bình bằng việc lành’. Một ngày kia, sau khi đã làm linh mục suốt mười lăm năm, ông đã đến giảng thuyết tại một buổi lễ kiên tín về đoạn Kinh Thánh trong Rôma ‘Vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời đã rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta’ (RoRm 5:5). Sau khi giảng, ông trở về nhà, pha cho mình một cốc rượu mạnh và khi đang đọc báo thì ông cảm biết Chúa đang phán với ông rằng: ‘Hãy đi cầu nguyện’. Ông bèn đi vào nhà thờ của mình, quỳ gối trong yên lặng và ý thức Chúa đang phán cùng ông rằng: ‘Ta cần thân thể con’. Ông hoàn toàn không hiểu vì sao (ông cao và gầy vì vậy ông thưa rằng: ‘Con không phải là một người to cao đẹp trai’). Dầu vậy, ông đã dâng mọi phần chi thể của mình cho Chúa. Ông nói: ‘Thế rồi, điều tôi vừa giảng dạy đã xảy ra. Tôi kinh nghiệm những sự va chạm của tình yêu thương như thể có một luồng điện.’ Ông thấy mình nằm sải dài trên sàn nhà và nghe Chúa phán: ‘Con là con ta’. Khi đã đứng lên, ông biết rõ ràng có một điều gì đó đã thật sự xảy ra. Nó chứng tỏ một bước ngoặc trong cuộc đời và chức vụ của ông. Kể từ đó, qua chức vụ của ông, nhiều người khác đã đến chỗ kinh nghiệm địa vị làm con cái Chúa nhờ sự làm chứng của Đức Thánh Linh.

Page 76: Nhung thac mac ve doi song

Thứ tư, Phaolô cho chúng ta biết là một con trai hay con gái của Chúa là điều an toàn lớn lao nhất. Bởi vì nếu chúng ta là con cái Chúa thì chúng ta cũng là ‘kẻ kế tự của Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Chúa Cứu Thế’ (RoRm 8:17). Theo luật La mã, một người con nuôi phải lấy họ cha mình và được hưởng tài sản của Cha mình. Là con cái Đức Chúa Trời chúng ta là những kẻ kế tự. Điều khác biệt duy nhất đó là chúng ta được thừa hưởng, không phải sự qua đời của cha mình, mà bởi sự chết của chính mình. Đó là lý do vì sao Billy Bray đã xúc động khi nghĩ đến ‘Cha trên trời của chúng ta đã sắm sẵn sự vinh hiển cùng phước hạnh đời đời’ cho ông. Chúng ta sẽ được hưởng một sự sống đời đời cùng với tình yêu của Chúa Jêsus.Phaolô nói thêm: ‘Miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài’ (câu 17). Đây không phải là một điều kiện mà là một sự nhận xét. Các Cơ Đốc Nhân hiệp làm một với Chúa Cứu Thế Jêsus. Điều nầy có thể có nghĩa là một sự bắt bớ hoặc chống đối nào đó tại trong đời nầy, nhưng không gì có thể so sánh nỗi với quyền thừa kế của chúng ta với tư cách là con cái Đức Chúa Trời.Phát huy mối quan hệ Sự sinh ra chưa phải là tuyệt đỉnh của giai đoạn thai nghén; mà chỉ là sự bắt đầu của một sự sống mới. Mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ mình tăng trưởng và sâu nhiệm qua một thời gian dài. Điều nầy có được khi chúng ta dành thì giờ với cha mẹ mình; chứ không thể xảy ra tức khắc được.Như chúng ta đã thấy trong chương đầu nói về mối quan hệ của chúng ta với Chúa, sẽ tăng trưởng và sâu nhiệm khi chúng ta dành thời gian với Ngài. Thánh Linh của Đức Chúa Trời giúp chúng ta phát huy mối quan hệ của mình với Chúa. Ngài đưa chúng ta vào sự hiện diện của Đức Chúa Cha. ‘Ấy là nhờ Ngài (Chúa Jêsus) mà chúng ta cả hai (Do thái và Dân Ngoại) đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh’ (Eph Ep 2:18). Qua Đức Chúa Jêsus, nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta được đến trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.Bởi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, Ngài đã cất bỏ sự ngăn trở giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta thường không hiểu điều đó trong khi cầu nguyện.Khi còn theo học tại Đại học tôi có một căn phòng ở tầng trên của Ngân hàng Barclay nằm trên Đại lộ Chính. Chúng tôi thường có những bữa tiệc đều đặn vào bữa trưa trong căn phòng ấy, và một ngày kia chúng tôi đang bàn luận xem những tiếng động chúng tôi gây ra có bị ngân hàng ở phía dưới nghe không. Để tìm hiểu điều đó, chúng tôi quyết định làm một cuộc thử nghiệm. Một cô gái tên Kay được cử đi xuống lầu và vào trong ngân hàng vào giờ cơm trưa, ngân hàng đầy chật khách. Theo sắp xếp, đó là lúc chúng

Page 77: Nhung thac mac ve doi song

tôi sẽ dần dần gia tăng các tiếng động. Trước hết, một người nhảy lên sàn nhà, rồi hai người, ba người, bốn người và cuối cùng cả năm. Kế đó chúng tôi nhảy từ ghế xuống, rồi từ bàn xuống. Chúng tôi muốn xem vào thời điểm nào thì những người bên dưới lầu trong ngân hàng bắt đầu nghe thấy chúng tôi.Hóa ra là trần nhà mỏng hơn chúng tôi tưởng. Cú nhảy đầu tiên đã có thể hoàn toàn được nghe thấy. Cú thứ hai gây một tiếng động lớn. Sau cú nhảy cỡ lần thứ năm, tiếng động gây ra như một tiếng sấm, nhà băng hoàn toàn yên lặng. Ai nấy đều ngưng đổi tiền mặt qua các ngân phiếu và ngước nhìn trần nhà. Không hiểu điều gì đang xảy ra. Kay đang ở ngay giữa ngân hàng và suy nghĩ: ‘mình làm gì bây giờ? Nếu mình đi ra thì sẽ trông rất kỳ cục, mà nếu cứ ở lại thì mọi sự sẽ tồi tệ hơn!’ Cô ta cứ ở đấy. Tiếng ồn càng lúc càng dữ dội. Cuối cùng những mảnh nhựa tổng hợp cách điện trên trần bắt đầu rớt ra. Đến lúc ấy, Kay sợ rằng trần nhà sẽ sập, cô phóng lên lầu và báo cho chúng tôi biết người ở trong nhà băng nghe rõ mồn một những âm thanh của chúng tôi ngay từ ban đầu!Vậy qua Chúa Jêsus hàng rào đã bị dời đi, Đức Chúa Trời nghe chúng ta khi chúng ta cầu nguyện. Nhờ Đức Thánh Linh, ngay lập tức chúng ta có quyền bước vào trong sự hiện diện của Ngài. Chúng ta không cần phải nhảy lên nhảy xuống để được Ngài chú ý.Không những Đức Thánh Linh đem chúng ta vào trong sự hiện diện của Chúa, mà Ngài còn giúp chúng ta cầu nguyện (RoRm 8:28). Chúng ta cầu nguyện ở đâu không quan trọng, tư thế cầu nguyện hay việc sử dụng các hình thức cầu nguyện đầy đủ cũng không quan trọng; nhưng điều quan trọng là chúng ta có cầu nguyện trong Thánh Linh hay không. Mọi lời cầu nguyện đều phải được Thánh Linh dẫn dắt. Không có sự trợ giúp của Ngài, lời cầu nguyện dễ dàng có thể trở nên tẻ ngắt và vô vị. Trong Thánh Linh chúng ta được gắn chặt vào Chúa Ba Ngôi và cầu nguyện trở thành sinh hoạt quan trọng nhất của đời sống chúng ta.Một phần khác nữa trong việc phát huy mối quan hệ của chúng ta với Chúa là hiểu được điều Ngài đang phán với chúng ta. Một lần nữa Thánh Linh của Đức Chúa Trời giúp cho chúng ta làm được điều nầy. Phaolô nói: ‘Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha vinh hiển ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em để nhận biết Ngài, lại soi sáng con mắt lòng của anh em’ (Eph Ep 1:17-18). Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Thánh Linh của sự khôn ngoan và sự tỏ ra. Ngài soi sáng cặp mắt chúng ta, hầu cho chúng ta có thể hiểu điều Chúa đang phán qua Kinh Thánh; và đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình.Trước khi trở thành một Cơ Đốc Nhân, tôi đã đọc và đã nghe Kinh Thánh bất tận, nhưng tôi chẳng hiểu được Kinh Thánh. Và Kinh Thánh cũng chẳng

Page 78: Nhung thac mac ve doi song

có nghĩa gì đối với tôi. Lý do khiến Kinh Thánh chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi là do tôi đã không có Đức Thánh Linh của Chúa để giảng giải. Thánh Linh của Chúa là Đấng thông giải tốt nhất những điều Chúa phán.Rốt cuộc chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được Cơ Đốc Giáo là gì nếu Thánh Linh không soi sáng cho đôi mắt chúng ta. Chúng ta có thể thấy đủ để có một bước đức tin, mà không phải là đức tin mù quáng, nhưng sự hiểu biết thực sự thường chỉ theo sau đức tin. Thánh Augustine đã nói rằng: ‘Tôi tin để tôi hiểu’. Chỉ khi chúng ta tin và nhận lãnh Đức Thánh Linh, chúng ta mới thật sự hiểu được sự mặc khải của Đức Chúa Trời.Thánh Linh của Chúa giúp chúng ta phát huy mối quan hệ giữa mình với Chúa và Ngài giúp chúng ta giữ vững mối quan hệ đó. Người ta thường lo lắng rằng mình sẽ không đủ sức để tiếp tục đời sống Cơ Đốc. Chính Đức Thánh Linh là Đấng đem chúng ta vào mối quan hệ với Chúa và cũng chính Ngài là Đấng duy trì mối quan hệ ấy. Chúng ta lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài.Sự giống nhau trong một gia đình Tôi luôn thấy thật thú vị khi quan sát cách con cái có thể giống cả bố lẫn mẹ trong khi chính cha mẹ lại trông rất khác nhau. Thậm chí các ông chồng và các bà vợ đôi khi lại ngày càng trở nên giống nhau khi họ chung sống với nhau qua nhiều năm.Khi chúng ta dành thời giờ để ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Thánh Linh của Chúa biến đổi chúng ta. Như Phaolô đã viết: ‘Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh’ (IICo 2Cr 3:18). Chúng ta được biến đổi trở nên giống như Chúa Jêsus về mặt đạo đức. Bông trái của Đức Thánh Linh được nẩy nở trong đời sống chúng ta. Phaolô cho chúng ta biết rằng, ‘Trái của Đức Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ’ (GaGl 5:22). Đó là những tâm tánh mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời phát triển trong đời sống chúng ta. Như vậy không có nghĩa là chúng ta trở nên trọn vẹn lập tức, nhưng qua một khoảng thời gian sẽ phải có sự thay đổi.Bông trái đầu tiên và cũng là bông trái quan trọng hơn hết là tình yêu thương. Tình yêu thương nằm tại trung tâm của đức tin Cơ Đốc. Kinh Thánh là câu chuyện tình yêu của Chúa dành cho chúng ta. Niềm ao ước của Ngài là chúng ta hãy đáp ứng bằng cách yêu kính Ngài và yêu thương người lân cận. Bằng chứng của công việc Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta sẽ là một tình yêu thương đối với Chúa ngày càng gia tăng và tình yêu dành cho người khác ngày càng gia tăng. Không có tình yêu nầy mọi điều khác đều không đáng chi cả.Điều thứ hai Phaolô kể ra là sự vui mừng. Nhà báo Malcolm Muggeridge đã

Page 79: Nhung thac mac ve doi song

viết: ‘Một trong những biểu hiện đặc trưng nhất và có ảnh hưởng nâng cao nhất của sự biến cải là niềm vui sướng lớn lao của việc sẽ được cất lên thiên đàng, đó là một sự vui mừng không thể tả xiết tràn ngập cả con người chúng ta, khiến cho những nỗi lo sợ của chúng ta tan biến đi và làm cho mọi sự trông đợi của chúng ta đều hướng đến thiên đàng’.35 Niềm vui nầy không phụ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài của chúng ta, mà nó đến từ Thánh Linh ở bên trong. Richard Wurmbrand người bị ở tù nhiều năm và thường xuyên bị hành hạ vì cớ đức tin của mình, đã viết về niềm vui nầy như sau: ‘Một mình trong phòng giam của mình, lạnh lẽo, đói, và rách rưới, tôi đã nhảy múa mỗi đêm vì vui mừng...nhiều khi lòng tôi tràn đầy niềm vui đến nỗi tôi cảm thấy như thân thể tôi sẽ nổ tung nếu như tôi không biểu lộ ra’.36Bông trái thứ ba được liệt ra ở đây là sự bình an. Khi kết hiệp với Đấng Christ, sự bình an bên trong là một thứ kẹo ngọt thuộc linh đầy sự mềm mại và vị ngọt nhưng không phải do của cải vật chất cụ thể đem lại. Từ ngữ Hy lạp và từ Hêbơrơ tương đương shalom có nghĩa là ‘toàn diện’, ‘sự hoàn toàn’, ‘khang kiện’ và ‘hiệp một với Đức Chúa Trời’ có một nỗi khao khát bên trong mỗi một trái tim con người về sự bình an như vậy. Epictetus, nhà tư tưởng ngoại giáo thế kỷ thứ nhất, đã nói rằng: ‘Mặc dầu Hoàng đế có thể đem lại hòa bình trên đất và biển, cứu đất nước thoát khỏi chiến tranh, song ông ta không thể đem lại bình an cho những tấm lòng thống khổ, đau buồn và ganh ghét. Ông ta không thể đem đến sự bình an cho tấm lòng, là điều xưa nay con người mong mỏi hơn là sự bình an bên ngoài’.Thật kỳ diệu khi được chứng kiến những con người có tâm tánh đã được biến đổi, trở nên giống như Chúa Cứu Thế Jêsus khi những bông trái kể trên cùng những bông trái lớn khác lên trong đời sống họ. Một bà cụ ngoài tám mươi trong Hội thánh của chúng tôi đã nói về một vị trước kia là cha sở như sau: ‘Ông ấy ngày càng trở nên giống Cứu Chúa của chúng ta’. Tôi không thể nghĩ ra một lời khen ngợi nào cao trọng hơn lời ấy. Đó chính là công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời để làm cho chúng ta ngày càng trở nên giống Chúa Jêsus hầu cho chúng ta được mang mùi thơm về sự nhận biết Ngài đến bất cứ nơi nào chúng ta đi đến (IICo 2Cr 2:14).Hiệp nhất trong gia đình Khi chúng ta đến với Chúa Cứu Thế và trở thành con trai con gái của Chúa, chúng ta là thành viên trong một đại gia đình. Niềm ao ước của Đức Chúa Trời, cũng như mọi bậc cha mẹ bình thường, là phải có sự hiệp nhất trong gia đình của Ngài. Chúa Jêsus đã cầu nguyện cho sự hiệp một giữa vòng các môn đồ (GiGa 17:1-26). Phaolô đã nài xin các Cơ Đốc Nhân Êphêsô hãy ‘dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh’ (Eph Ep 4:3).Cũng chính Thánh Linh ấy hiện đang ngự trị trong mỗi một Cơ Đốc Nhân dầu họ đang ở đâu; dầu họ thuộc bất cứ giáo phái nào, thuộc nền tảng thế

Page 80: Nhung thac mac ve doi song

nào, màu da hoặc dân tộc nào. Cùng một Thánh Linh ấy đang ngự trong mỗi một con cái Đức Chúa Trời và điều Ngài mong muốn là chúng ta phải được hiệp một. Thật vậy Hội thánh không có lý do gì để chia rẽ, bởi vì chỉ có ‘một thân thể và một Thánh Linh...một sự trông cậy, một Chúa...một đức tin, một phép báp têm, một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người , Ngài là trên cả mọi người , giữa mọi người và trong mọi người (Eph Ep 4:4-6).Cùng một Đức Thánh Linh ấy ở trong những Cơ Đốc Nhân tại nước Nga, Trung quốc, Phi châu, Mỹ châu, Việt Nam, nước Anh, hoặc bất cứ nơi nào. Theo một khía cạnh nào đó thì dầu chúng ta thuộc về giáo phái nào cũng không quan trọng lắm, Công giáo La mã hay Tin lành, giáo hội Lutheran, Giám lý, Báp tít, Ngũ tuần, Anh giáo hoặc Hội Thánh Tư gia. Điều quan trọng hơn hết là chúng ta có Thánh Linh của Đức Chúa Trời hay không. Nếu con người có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong họ, thì họ là Cơ Đốc Nhân, là anh em, chị em của chúng ta. Thật là một đặc ân lớn lao khi được dự phần trong đại gia đình nầy; một trong các niềm vui lớn khi đến với Chúa Cứu Thế là kinh nghiệm sự hiệp nhất nầy. Có một sự gần gũi và chiều sâu của mối quan hệ trong hội thánh Cơ Đốc mà ngoài hội thánh tôi thấy mình không thể tìm được. Chúng ta phải hết sức giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh ở từng mức độ: trong các nhóm nhỏ của chúng ta, trong hội chúng, hội chúng địa phương và hội thánh trên toàn thế giới.Các ân ban dành cho mọi con cái Mặc dầu người ta thường thấy mỗi thành viên trong gia đình đều có những điểm giống nhau và sự hiệp một của gia đình cũng là điều dễ có, tuy nhiên các thành viên trong gia đình vẫn có sự khác biệt rất lớn. Không có hai đứa trẻ nào giống nhau, thậm chí không có cặp song sinh nào giống hệt nhau. Trong thân thể Đấng Christ cũng vậy. Mỗi một Cơ Đốc Nhân đều khác nhau, mỗi người đều có một sự đóng góp khác nhau để thực hiện, mỗi người đều có một ân tứ khác nhau. Trong Tân Ước có những phần liệt kê một số các ân tứ của Thánh Linh. Trong I Côrinhtô Phaolô kể ra chín ân tứ:Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. Vả người nầy nhờ Đức Thánh Linh được lời nói khôn ngoan, kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin, cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh, người thì được làm phép lạ, kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần, kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy. Mọi điều đó là công việc của đồng một Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người (ICo1Cr 12:7-11).Ông đề cập đến các ân tứ khác ở một chỗ khác: các sứ đồ, các giáo sư, những người cứu giúp, những người quản trị (ICo1Cr 12:28-30), các nhà

Page 81: Nhung thac mac ve doi song

truyền giáo và các mục sư (Eph Ep 4:11) phục vụ khích lệ, ban cho, lãnh đạo, bày tỏ lòng thương xót (RoRm 12:7), tiếp đãi khách và giảng luận (IPhi 1Pr 4:9-11), chắc chắn những phần liệt kê nầy đã không được dự định để trình bày thấu đáo hết mọi khía cạnh.Mọi sự ban cho tốt lành đều đến từ Đức Chúa Trời, thậm chí nếu đó là một số ân tứ như các phép lạ, là ân tứ bày tỏ rõ ràng hơn những hành động khác thường của Đức Chúa Trời trong thế giới của Ngài. Các ân tứ của Thánh Linh cũng bao gồm những khả năng tự nhiên đã được Thánh Linh biến đổi. Như một nhà thần học Đức, Jurgen Moltmann đã nêu rõ: ‘Về nguyên tắc, tiềm lực và khả năng của mỗi một người đều có thể trở nên khả năng thiên phú (tức là trở thành một sự ban tứ của Thánh Linh) qua một sự kêu gọi của bản thân, chỉ khi nào những khả năng ấy được sử dụng trong Chúa Cứu Thế’.Các ân tứ nầy được ban cho hết thảy các Cơ Đốc Nhân. Thành ngữ ‘cho mỗi người’ như một sợi chỉ chạy suốt II Côrinhtô 12). Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một phần chi thể trong thân thể Đấng Christ. Có nhiều chi thể khác nhau, nhưng chỉ có một thân thể (câu 12). Chúng ta đều chịu báp têm bởi (hoặc trong) cùng một Đức Thánh Linh (câu 13). Chúng ta đều cùng uống chung một Thánh Linh (câu 13). Không có các Cơ Đốc Nhân được ưu tiên nhất và ưu tiên nhì. Tất cả các Cơ Đốc Nhân đều được nhận Đức Thánh Linh. Hết thảy các Cơ Đốc Nhân đều có các ân tứ thuộc linh.Có một nhu cầu cấp bách đối với việc thực hành các ân tứ. Một trong những nan đề chính trong Hội thánh phần lớn là do có quá ít người thực hành các ân tứ của họ. Một chuyên gia về sự tăng trưởng của Hội thánh là ông Eddie Gibb đã nói rằng: ‘Mức độ thất nghiệp cao hiện nay trong nước không đáng kể khi đem so sánh với điều đang thịnh hành trong Hội Thánh’.37 Điều dẫn đến là, một ít người được giao phó để làm mọi việc và họ hoàn toàn kiệt sức, trong khi những người còn lại thì không được tận dụng. Hội thánh được ví như một trận đá bóng trong đó hàng ngàn người hoàn toàn cần thực hành lại ngồi theo dõi hai mươi hai người hoàn toàn cần được nghỉ ngơi!Hội thánh không thể hoạt động với hiệu quả tối đa cho đến khi nào mỗi một người đều giữ phần việc của mình. Như David Watson, một nhà văn kiêm lãnh đạo Hội Thánh, đã nêu lên: ‘Trong các truyền thống khác nhau, trong nhiều năm Hội thánh đã trở thành nơi hoặc tập trung vào sự giảng đạo hoặc tập trung vào sự thờ phượng. Trong cả hai tình huống ấy, vai trò thống trị được vị mục sư hoặc vị truyền đạo nắm giữ’.38 Hội thánh sẽ chỉ hoạt động với hiệu quả tối đa khi mỗi một người đang sử dụng các ân ban của mình.Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho mỗi người trong chúng ta các ân tứ. Đức Chúa Trời không đòi hỏi chúng ta phải có nhiều ân tứ, nhưng Ngài đòi hỏi chúng ta phải sử dụng điều chúng ta có và còn phải ước ao để có thêm

Page 82: Nhung thac mac ve doi song

nữa (ICo1Cr 12:31; 14:1;).Gia Đình Tăng Trưởng Gia đình tăng trưởng là điều tự nhiên. Đức Chúa Trời đã phán cùng Ađam và Êva rằng: ‘Hãy sinh sản và làm cho nhiều lên’. Gia đình của Đức Chúa Trời phải phát triển là điều tự nhiên. Một lần nữa, đây là công việc của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus phán: ‘khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất’ (Cong Cv 1:8).Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta lòng ước ao và năng lực để nói về Chúa cho người khác. Nhà soạn kịch Murray Watts kể câu chuyện về một thanh niên nọ, anh ta tin chắc những lẽ thật của Cơ Đốc Giáo, nhưng lại tê người vì sợ hãi trước ý nghĩ phải công khai thừa nhận mình là ‘một Cơ Đốc Nhân’. Ý tưởng nói cho người khác biết về niềm tin mới mẽ của mình, cùng với tất cả những sự nguy hiểm của việc bị chế nhạo là một người cuồng tín đã làm cậu hoảng sợ.Suốt nhiều tuần lễ anh ta cố xua đuổi ý nghĩ về tôn giáo khỏi tâm trí mình, nhưng chẳng ích gì. Cứ như thể là anh ta nghe có một tiếng thì thầm trong lương tâm anh cứ nhắc đi nhắc lại: ‘Hãy theo ta’.Cuối cùng, không chịu nỗi nữa, anh đi đến gặp một ông cụ lớn tuổi, đã tin kính Chúa gần cả một thế kỷ. Anh kể cho ông cụ nghe nỗi ám ảnh, lo sợ của mình, gánh nặng khủng khiếp của ‘việc làm chứng về sự sáng’, và điều đó đã ngăn trở anh trở thành một Cơ Đốc Nhân ra sao. Ông cụ thở ra và gật đầu: ‘Đây là vấn đề giữa anh với Chúa Cứu Thế’. ‘Vì sao lại đưa tất cả những người khác vào trong ấy?’ Cậu thanh niên chậm rãi gật đầu.Ông cụ bảo: ‘Anh hãy về nhà, một mình vào phòng riêng. Hãy quên cả thế giới đi; quên gia đình của anh và chỉ bí mật giữa anh và Chúa’.Chàng thanh niên cảm thấy gánh nặng rớt khỏi vai mình khi ông cụ bảo như thế. ‘Ý cụ bảo, cháu không phải nói cho ai cả phải không?’Ông cụ trả lời: ‘không’.‘Không ai cả sao?’‘Không nói nếu như anh không muốn’. Từ trước đến giờ chưa hề có ai dám cho anh một lời khuyên như thế.‘Cụ có chắc không ạ?’ Chàng thanh niên hỏi, trong lúc bắt đầu run lên vì mong đợi ông cụ khẳng định một lần nữa ‘Như thế có được không ạ?’Ông cụ trả lời: ‘Đối với anh thì được’Thế là chàng thanh niên đi về nhà, quỳ gối cầu nguyện và tiếp nhận Chúa. Lập tức, anh chạy xuống cầu thang và lao vào bếp, nơi vợ anh, bố anh cùng ba người bạn đang ngồi. ‘Bố và các bạn biết không,’ anh ta hỏi, gần như nghẹn thở vì háo hức, ‘không thể nào tin Chúa mà lại không nói cho người khác được!’39

Page 83: Nhung thac mac ve doi song

Khi kinh nghiệm Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta muốn nói cho người khác. Khi làm như vậy, gia đình Chúa tăng trưởng. Gia đình Cơ Đốc Nhân không bao giờ cứ đứng yên một chỗ. Mà nó phải không ngừng tăng trưởng và thu hút những người mới, là những người mà chính họ nhận lấy quyền năng của Đức Thánh Linh để đi ra và nói cho người khác biết về Chúa.Tôi đã nhấn mạnh suốt chương nầy rằng mỗi một Cơ Đốc Nhân đều được Thánh Linh ngự trị. Phaolô nói rằng: ‘Nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ thì người ấy chẳng thuộc về Ngài’ (RoRm 8:9). Tuy nhiên, không phải mỗi Cơ Đốc Nhân đều đầy dẫy Thánh Linh. Phaolô viết thư cho các Cơ Đốc Nhân ở tại Êphêsô và ông nói: ‘Hãy đầy dẫy Đức Thánh Linh’ (Eph Ep 5:18). Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để được đầy dẫy Thánh Linh.Chúng ta đã bắt đầu chương trước bằng Sáng thế ký 1:1-2; (câu đầu tiên trong Kinh Thánh) và tôi muốn kết thúc chương nầy bằng cách xem xét Khải huyền 22:17; (một trong những câu cuối cùng của Kinh Thánh, Thánh Linh của Đức Chúa Trời hoạt động tích cực xuyên suốt Kinh Thánh từ Sáng thế ký đến Khải huyền.‘Thánh Linh và cô dâu đều nói: ‘Hãy đến!’ và hãy để kẻ nào nghe nói: ‘Hãy đến!’. Người nào khát, hãy để người ấy đến, và kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không’ (KhKh 22:17).Đức Chúa Trời muốn đổ đầy Thánh Linh trong mỗi người chúng ta. Một số người đang khao khát điều đó. Một số người không biết chắc là mình có muốn được đầy dẫy Thánh Linh hay không, như vậy là họ chưa thật sự khao khát. Nếu bạn chưa có một sự khao khát đầy dẫy Thánh Linh hơn nữa thì vì sao chúng ta không cầu nguyện để có được sự khao khát ấy? Đức Chúa Trời ban cho theo điều chúng ta cầu xin. Khi chúng ta khao khát và cầu xin, Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta ‘nước sống cách nhưng không’.

Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh?

Nhà truyền giáo J.John đã từng nói chuyện trong một kỳ hội đồng về vấn đề giảng dạy. Một trong những điểm ông nhấn mạnh đó là các thầy giảng thường khuyên những người nghe họ phải làm điều nầy điều kia, nhưng không bao giờ bảo cho họ biết phải làm như thế nào . Họ bảo: ‘Hãy đọc Kinh Thánh’. Người ta muốn hỏi: ‘Vâng, nhưng đọc như thế nào?’ Họ bảo ‘Anh hãy cầu nguyện thêm’. Người ta hỏi: ‘Vâng nhưng cầu nguyện như thế nào?’ Họ bảo: ‘Hãy nói về Chúa cho mọi người’. Người ta hỏi: ‘Vâng nhưng làm chứng như thế nào?’ Trong chương nầy, tôi muốn xem xét vấn đề làm thế nào để được đầy dẫy Thánh Linh.40

Page 84: Nhung thac mac ve doi song

Trong nhà chúng tôi có một cái hệ thống tỏa nhiệt đã cũ. Vì thế lúc nào ngọn đèn báo hiệu cũng đỏ. Nhưng không phải lúc nào hệ thống tỏa nhiệt ấy cũng tỏa sức nóng và năng lượng. Cũng vậy, một số người cũng chỉ có ngọn đèn báo hiệu của Thánh Linh trong đời sống họ; trong khi đó, khi một người thật sự được đầy dẫy Thánh Linh, thì người ấy sẽ thật sự tỏa nhiệt và hữu dụng các xi lanh (nếu bạn tha lỗi cho tôi vì đã sử dụng một ví dụ không hoàn chỉnh!). Bạn sẽ thật sự thấy và cảm nhận sự khác biệt rõ ràng khi bạn nhìn vào hai loại người này.Sách Công vụ được mô tả là Quyển I của lịch sử Hội thánh. Trong đó chúng ta thấy nhiều gương mẫu của những người kinh nghiệm Đức Thánh Linh. Nói theo cách lý tưởng, thì mỗi một Cơ Đốc Nhân đều sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay từ giây phút quy đạo. Nhiều khi thường có xảy ra như vậy (cả trong Tân Ước lẫn hiện nay), song không phải luôn luôn, ngay cả trong Tân Ước, không phải lúc nào người ta cũng được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi vừa tiếp nhận Chúa. Chúng ta đã xem xét trường hợp thứ nhất của việc tuôn đổ Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần trong Công vụ đoạn 2. Khi xem hết sách Công vụ chúng ta sẽ thấy những ví dụ khác.Khi Phierơ và Giăng đã cầu nguyện cho các tín hữu tại Samari và Đức Thánh Linh đã ngự xuống trên họ, thuật sĩ Simôn bị thuyết phục đến nỗi ông đã đưa bạc cho Phierơ để cũng có được quyền năng ấy (Cong Cv 8:14-18). Phierơ đã cảnh cáo ông ta rằng tìm cách để mua sự ban cho của Đức Chúa Trời bằng tiền bạc là một điều kinh khủng. Song câu chuyện cho thấy có điều gì đó hết sức kỳ diệu đã xảy ra.Trong đoạn tiếp theo (Cong Cv 9:1-17) chúng ta thấy một trong những sự quy đạo đáng lưu ý nhất của mọi thời đại. Khi Êtiên người Cơ Đốc thuận đạo đầu tiên bị ném đá, Saulơ đã ưng thuận về cái chết ấy (Cong Cv 8:1) và về sau ông đã bắt đầu diệt Hội thánh. Ông đi từ nhà nầy sang nhà kia để bắt bỏ tù những người nam, người nữ (câu 3). Ở phần đầu đoạn 9 chúng ta thấy ông vẫn ‘hằng ngăm đe và chém giết môn đồ của Chúa không thôi’.Chỉ trong khoảng thời gian có vài ngày sau đó, Saulơ đang giảng dạy trong các nhà hội rằng: ‘Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời’ (câu 20). Ông đã gây ra một sự sửng sốt hoàn toàn với những người đang thắc mắc: ‘Há chẳng phải chính người đó đã bắt bớ những kẻ cầu khẩn danh nầy (Jêsus) tại thành Giêrusalem hay sao?’Điều gì đã xảy ra trong ít ngày ngắn ngủi đó và khiến ông thay đổi hoàn toàn như vậy? Trước hết, ông đã thình lình đối đầu với Chúa Jêsus trên đường đến Đamách. Thứ hai, ông đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh (câu 17). Đó là giây phút ‘có cái chi như cái vảy từ mắt người rớt xuống, thì người được sáng mắt’ (câu 18). Đôi khi những người không tin Chúa, hoặc những người chống đối Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ lại có một sự biến đổi hoàn toàn trong đời

Page 85: Nhung thac mac ve doi song

sống, khi trở về với Chúa Cứu Thế và được đổ đầy Thánh Linh. Họ có thể trở thành những người biện hộ đầy quyền năng cho đức tin Cơ Đốc.Tại Êphêsô, Phaolô bất ngờ gặp một nhóm người ‘đã tin’ Chúa, nhưng chưa hề được nghe về Đức Thánh Linh. Ông đã đặt tay trên họ, Đức Thánh Linh đến trên họ và họ đã nói tiếng lạ và nói tiên tri (Cong Cv 19:1-7). Ngày nay cũng có những người ở trong trường hợp tương tự. Họ có thể ‘đã tin’ Chúa một thời gian, thậm chí suốt cả cuộc đời mình, họ đã chịu báp têm, đã xác quyết niềm tin và đi nhà thờ từ năm nầy sang năm nọ, thậm chí, đi đều đặn nữa. Song họ có thể biết rất ít hoặc không biết gì về Thánh Linh.Một câu chuyện khác xảy ra ở đầu sách Công vụ và tôi muốn xem xét kỹ hơn. Đó là lần đầu tiên những người ngoại bang được đầy dẫy Thánh Linh. Đức Chúa Trời đã làm một điều lạ lùng, bắt đầu từ sự hiện thấy của một người tên là Cọtnây (ông đã được chuẩn bị bởi sự hiện thấy thứ nhất). Chúa cũng đã phán với Phierơ qua một khải tượng và tỏ cho ông biết rằng Ngài muốn ông hãy đi nói cho những người ngoại bang ở tại nhà Cọtnây nầy. Khi Phierơ đang nói nửa chừng thì một việc lạ lùng đã xảy ra: ‘Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ đã chịu phép cắt bì (tức là người Giuđa), là những kẻ đồng đến với Phierơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. Vì các tín đồ đó nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Đức Chúa Trời’ (10:44-46;). Trong phần còn lại của chương nầy tôi muốn xem xét ba phương diện của những gì đã xảy ra.Họ đã kinh nghiệm quyền năng của Thánh Linh Phierơ đã phải ngưng buổi nói chuyện của ông vì cớ rõ ràng có điều gì đó đã xảy ra. Việc đổ đầy Thánh Linh hiếm khi xảy ra một cách khó cảm nhận được, mặc dầu kinh nghiệm thì có khác đối với mỗi người.Trong phần mô tả về Ngày Lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 2:1-47). Luca sử dụng từ ngữ diễn tả một trận mưa bão lớn ở vùng nhiệt đới. Đó là một hình ảnh về quyền năng của Thánh Linh tràn ngập trên họ. Có những sự biểu lộ về thuộc thể. Họ nghe có tiếng gió thổi ào ào (câu 2) mà không phải là gió thật sự, đó chỉ là sự so sánh. Đó chính là quyền năng mạnh mẽ của linh (ruach ) Đức Chúa Trời mà mắt trần không thể thấy được; cùng một từ dành cho gió như hơi thở và cho thần linh như chúng ta đã thấy trong Cựu Ước. Nhiều khi người ta cũng run rẩy y như những chiếc lá trước sức gió lúc được đổ đầy Thánh Linh. Những người khác thấy mình đang hít thở sâu như thể đang hít (thở) Thánh Linh vào thân thể mình.Họ cũng thấy có điều gì đó giống như lửa (câu 3). Cái nóng thuộc thể nhiều khi đi kèm sự đầy dẫy của Thánh Linh và người ta từng trải điều đó nơi bàn tay của họ hoặc ở các chi thể khác trong cơ thể mình. Có người đã mô tả cảm giác ‘nóng rực khắp cả người’. Một người khác bảo cô đã kinh nghiệm

Page 86: Nhung thac mac ve doi song

‘sức nóng của chất lỏng’. Một người khác nữa mô tả ‘sự cháy rực trong hai cánh tay tôi trong khi người tôi thì không nóng’. Lửa có thể tượng trưng cho sức mạnh, lòng nóng cháy và sự thánh khiết mà Thánh Linh Đức Chúa Trời mang đến cho đời sống chúng ta.Đối với những người khác, kinh nghiệm về Thánh Linh có thể là một kinh nghiệm của tình yêu Chúa tràn ngập. Ông Phaolô đã cầu nguyện cho các Cơ Đốc Nhân tại Êphêsô để họ được mạnh mẽ hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của tình yêu Chúa là thể nào (Eph Ep 3:18). Tình yêu của Chúa Cứu Thế rộng lớn đủ để đụng đến mỗi một con người trong thế gian nầy. Tình yêu ấy đến mỗi một lục địa, đến với những con người thuộc mọi chủng tộc, mọi màu da, mọi thứ tiếng và mọi nền tảng. Tình yêu ấy dài đủ để trải suốt một đời người cho đến khi vào cõi đời đời. Sâu nhiệm đủ để rờ đến chúng ta dầu cho chúng ta đã sa ngã đến mức nào. Tình yêu ấy cao đủ để đưa chúng ta đến tận các nơi cao ở trên trời. Chúng ta nhìn thấy tình yêu tuyệt đỉnh tại thập tự giá của Chúa Cứu Thế. Chúng ta biết được tình yêu Chúa Cứu Thế dành cho chúng ta là vì Ngài đã sẵn sàng chịu chết thay cho chúng ta. Phaolô đã cầu nguyện để chúng ta ‘hiểu thấu’ phạm vi của tình yêu ấy.Tuy nhiên ông không dừng lại ở đó, mà ông tiếp tục cầu nguyện để chúng ta được ‘biết tình yêu thương của Đấng Christ là điều quý hơn mọi sự thông biết’ , hầu cho anh em được ‘đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời’ (câu 19) để họ kinh nghiệm được tình yêu có sức biến cải của Chúa Cứu Thế trong tấm lòng họ.Thomas Goodwin, một trong những người theo Thanh giáo, đã giải tỏ kinh nghiệm nầy. Ông mô tả một người đàn ông đi dọc con đường tay nắm tay một đứa bé, con trai mình. Cậu bé biết rõ người đàn ông ấy là cha mình và cũng biết cha yêu cậu. Nhưng thình lình người cha dừng lại, nhấc cậu bé lên, ẵm cậu trong cánh tay, ôm choàng cậu, hôn cậu và siết chặt cậu vào lòng. Đoạn ông đặt cậu xuống, và họ tiếp tục đi. Được đi cùng cha mình, được nắm tay cha là một điều tuyệt diệu, nhưng được cha ôm ấp trong cánh tay còn là điều lớn lao không gì sánh bằng nữa.‘Ngài đã ôm chặt chúng ta’ Spurgeon nói và Ngài đổ tình yêu Ngài trên chúng ta và ‘siết chặt’ chúng ta vào lòng Ngài. Martyn Lloyd - Jones trích dẫn các ví dụ trong số nhiều ví dụ khác trong tác phẩm của ông viết về người Rôma, và đưa ra những ý kiến về kinh nghiệm Thánh Linh.Vậy thì chúng ta hãy nhận biết tính chất sâu nhiệm của kinh nghiệm nầy. Kinh nghiệm nầy không nhẹ nhàng nông cạn và tầm thường; không phải là cái gì đó mà bạn có thể bảo: ‘Đừng bận tâm đến những cảm giác của bạn’. Bận tâm đến những cảm giác của bạn ư? Trong giờ phút ấy bạn sẽ có một cảm giác sâu đậm đến nỗi bạn thấy rõ ràng trước kia trong đời mình, chưa

Page 87: Nhung thac mac ve doi song

bao giờ bạn cảm thấy bất cứ điều gì như thế. Đó là sự từng trải sâu nhiệm nhất mà một người từng biết đến.41Họ được tự do trong sự ngợi khen Khi những người ngoại bang nầy được đầy dẫy Đức Thánh Linh, họ khởi sự ‘ngợi khen Chúa’. Sự ngợi khen tự phát là ngôn ngữ của những người phấn khích và cảm kích vì được kinh nghiệm Chúa. Điều nầy phải bao gồm cả con người chúng ta, kể cả những cảm xúc của chúng ta. Có người hỏi tôi rằng: ‘Bày tỏ các cảm xúc trong nhà thờ là điều có phải lẽ không? Sự xúc động bày tỏ ra như vậy có gì nguy hiểm không?’Điều nguy hiểm đối với phần lớn chúng ta trong mối quan hệ giữa mình với Chúa không phải là sự bày tỏ cảm xúc, mà là sự thiếu tình cảm, thiếu cảm xúc. Mối quan hệ của chúng ta với Chúa có thể khá lạnh lẽo. Mọi mối quan hệ yêu thương đều phải có kéo theo các cảm xúc của chúng ta. Tất nhiên, còn phải nhiều hơn nữa chứ không phải chỉ có cảm xúc, còn phải có tình bạn, sự thông công, sự hiểu biết và sự hầu việc. Nếu như tôi chẳng bao giờ bày tỏ một cảm xúc nào đối với vợ tôi cả, thì đã có điều gì đó thiếu hụt trong tình yêu của tôi đối với nàng. Nếu chúng ta chưa kinh nghiệm một cảm xúc gì trong mối quan hệ với Chúa cả, thì toàn thể con người chúng ta chưa tham dự vào. Chúng ta được Chúa kêu gọi phải yêu thương, ngợi khen, và thờ phượng Chúa với cả con người của mình.Chúng ta có thể tranh luận rằng bày tỏ những cảm xúc ở nơi riêng tư là điều hoàn toàn hợp lẽ, nhưng còn ở nơi công cộng thì sao? Sau kỳ hội đồng ở tại Brighton, dưới sự điều động của vị Tổng Giám mục thành Canterbury, có một lá thư đăng trên tờ báo The Times về vị trí của những cảm xúc trong Hội Thánh. Dưới tựa đề ‘Sức lôi cuốn của Carey’ một người đã viết:Vì lý do nào mà nếu một bộ phim hài làm cho khán giả cười ồ, bộ phim ấy được kể là thành công; nếu một vở kịch trong nhà hát khiến người xem rơi lệ thì vở kịch đó được xem là cảm động; nếu một trận đá banh làm cho các khán giả phải hồi hộp thì trận đấu ấy được coi là thú vị, hấp dẫn; song nếu một hội chúng được cảm động bởi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong buổi thờ phượng, thì cử tọa ấy lại bị lên án vì sự bày tỏ cảm xúc?Tất nhiên là cũng có vấn đề về sự bày tỏ cảm xúc hơi quá đáng, là lúc mà tình cảm chiếm ưu tiên so với nền tảng vững chắc của sự dạy dỗ từ Kinh Thánh. Nhưng như vị cựu giám mục của Coventry Cuthbert Bardsley đã từng nói: ‘Nỗi nguy hiểm chính của giáo hội Anh không phải là sự bày tỏ cảm xúc cách cuồng nhiệt’. Ta nên thêm rằng: ‘Ở nhiều Hội Thánh khác cũng vậy’. Sự thờ phượng Chúa của chúng ta phải bao gồm cả toàn thể con người chúng ta, tâm trí, tấm lòng, ý chí và tình cảm.Họ đã nhận được một thứ tiếng mới Như sự việc đã xảy ra vào Ngày Lễ Ngũ Tuần và với những Cơ Đốc Nhân ở

Page 88: Nhung thac mac ve doi song

tại Êphêsô (Cong Cv 19:1-11), khi những người ngoại bang được đổ đầy Thánh Linh, họ đã được nhận ân tứ nói tiếng ngoại quốc. Từ ngữ ‘các thứ tiếng’ cũng giống như từ ‘các ngôn ngữ’ và nó có nghĩa là khả năng để nói một thứ tiếng mà bạn chưa từng học. Đó có thể là ngôn ngữ của Thiên sứ (ICo1Cr 13:1) là thứ tiếng loài người nghe nhưng không thể hiểu được, nhưng đó cũng có thể là một trong các thứ tiếng của ngôn ngữ nhân loại (như tại Lễ Ngũ Tuần). Một cô gái tên là Penny, trong Hội chúng của chúng tôi, đang cầu nguyện với một cô gái khác. Cô thôi không nói những lời bằng tiếng Anh và bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng lạ. Cô gái kia mĩm cười và mở mắt ra rồi cười lớn, cô ta nói: ‘Bạn vừa nói tiếng Nga với tôi’. Cô gái nầy dầu là người Anh, nhưng rất ưa thích tiếng Nga và nói được tiếng Nga trôi chảy. Penny liền hỏi: ‘Tôi vừa nói gì thế?’ Cô gái kia cho biết cô cứ nói ‘Con yêu dấu của ta’ nhiều lần. Penny chưa hề nói được một chữ tiếng Nga nào. đối với cô bạn của Penny, năm chữ nầy có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Cô được xác quyết rằng mình rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời.Ân tứ nói các thứ tiếng cho đến nay vẫn đem lại phước hạnh lớn lao cho nhiều người như chúng ta đã thấy, đó là một trong các ân tứ của Thánh Linh. Song đó không phải là ân tứ duy nhất hay là ân tứ quan trọng nhất. Không phải hết thảy Cơ Đốc Nhân đều nói tiếng lạ cũng không phải đó là một dấu hiệu tất yếu của việc được đầy dẫy Thánh Linh. Có thể được đầy dẫy Thánh Linh mà vẫn không nói tiếng lạ là điều bình thường. Dầu vậy, đối với nhiều người, cả trong Tân Ước và trong kinh nghiệm Cơ Đốc, kinh nghiệm Đức Thánh Linh là kinh nghiệm đi kèm và có lẽ là kinh nghiệm trước hết của hoạt động siêu nhiên dễ thấy hơn của Thánh Linh. Nhiều người ngày nay bị bối rối bởi ân tứ nầy. Vì lý do đó, tôi đã dành phần lớn chương nầy cho vấn đề nầy. Trong ICôrinhtô 14 Phaolô bàn đến một số những vấn đề thường được nêu lên.Nói tiếng lạ thực sự là gì? Đó là một hình thức cầu nguyện (một trong nhiều hình thức khác nhau của sự cầu nguyện được tìm thấy trong Tân Ước), theo Phaolô: ‘vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời’ (ICo1Cr 14:2 in nghiêng là ý của tác giả). Đó một hình thức cầu nguyện gây dựng cho cá nhân người Cơ Đốc ấy (câu 4). Tất nhiên, những ân tứ trực tiếp gây dựng hội thánh còn quan trọng hơn nữa, song điều đó không làm cho ân tứ tiếng lạ thành ra không quan trọng. Ích lợi của ân tứ tiếng lạ là nó là một hình thức cầu nguyện vượt trội giới hạn của ngôn ngữ loài người. Dường như đó là điều Phaolô hàm ý khi ông bảo: ‘Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi lơ lửng’ (ICo1Cr 14:14).Dầu ít dầu nhiều, mỗi người đều bị giới hạn trong ngôn ngữ của mình. Tôi được biết một người Anh trung bình biết khoảng 5000 từ tiếng Anh.

Page 89: Nhung thac mac ve doi song

Winston Churchill dường như đã sử dụng 15.000 từ tiếng Anh. Nhưng ngay cả ông cũng bị hạn chế trong phạm vi đó. Người ta thường cảm thấy thất vọng vì không thể diễn tả điều họ thật sự muốn diễn tả, ngay cả trong mối quan hệ giữa người với người. Họ cảm biết những điều trong tâm linh mình, nhưng lại không biết làm thế nào để diễn đạt thành lời. Điều nầy cũng thường đúng trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa.Đây là chỗ ân tứ tiếng lạ có thể đem lại lợi ích lớn, nó giúp chúng ta bày tỏ với Chúa điều chúng ta thật sự cảm nhận trong tâm linh mình mà khi phải trải qua quá trình diễn dịch thành tiếng Anh hoặc tiếng Việt. (Vì vậy mà Phaolô nói: ‘Trí khôn tôi lơ lửng.’) Điều đó không có nghĩa là ông không suy nghĩ gì cả; mà nó lơ lửng là vì nó không trải qua quá trình diễn dịch ra một thứ tiếng hiểu được.Tiếng lạ ích lợi trong những lãnh vực nào? Có ba lãnh vực trong đó nhiều người đã tìm thấy ân tứ nầy ích lợi đặc biệt.Thứ nhất, trong lãnh vực ngợi khen và thờ phượng . Chúng ta đặc biệt bị giới hạn trong ngôn ngữ của mình. Khi các đứa trẻ (hoặc thậm chí người lớn) viết các bức thư cảm ơn thì chúng đã cạn lời trước khi thư đủ dài và chúng ta cũng thấy rằng những từ ngữ như ‘đáng mến’, ‘tuyệt vời’ hoặc ‘thông sáng’ cứ phải lập đi lập lại mãi. Trong sự ngợi khen và thờ phượng Chúa chúng ta có thể thường xuyên thấy sự giới hạn của ngôn ngữ.Chúng ta ao ước bày tỏ tình yêu, sự thờ phượng và ngợi khen của mình lên Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh. Ân tứ nói tiếng lạ giúp chúng ta thực hiện điều đó mà không bị hạn chế bởi ngôn ngữ của con người.Thứ hai, ân tứ tiếng lạ là một sự trợ giúp lớn khi cầu nguyện dưới áp lực . Có nhiều lúc trong đời mình chúng ta thấy khó mà biết được chính xác mình phải cầu nguyện như thế nào. Điều nầy có thể do chúng ta bị đè nặng dưới nhiều áp lực, nhiều nỗi lo lắng hoặc lo buồn. Cách đây không lâu tôi đã cầu nguyện cho một người nam hai mươi sáu tuổi, vợ anh ta qua đời vì bệnh ung thư chỉ sau vỏn vẹn một năm chung sống. Anh ta đã cầu xin và liền nhận được ân tứ tiếng lạ và tất cả những điều đã đè nặng trên đời sống anh dường như tuôn chảy đi. Về sau anh cho tôi biết ân tứ ấy thật là một sự vơi nhẹ để giúp anh được thanh thản, thoát khỏi tất cả những đau buồn đó.Tôi cũng đã khám phá được điều đó trong chính kinh nghiệm của mình. Vào năm 1987 trong một buổi nhóm nhân sự tại hội thánh chúng tôi, tôi nhận được tin bảo rằng mẹ tôi lên cơn đau tim và đã vào bệnh viện. Trong lúc tôi phóng ra con đường chính và đón một chiếc taxi để đến bệnh viện, tôi chưa bao giờ biết ơn ân tứ tiếng lạ hơn lúc nầy. Tôi muốn cầu nguyện hết sức, song quá xúc động để thốt lên một câu tiếng Anh nào. Ân tứ tiếng lạ đã giúp tôi cầu nguyện suốt đường đến bệnh viện và đưa hoàn cảnh của mình lên

Page 90: Nhung thac mac ve doi song

trước mặt Chúa trong giờ khủng hoảng.Thứ ba, nhiều người đã khám phá ân tứ nầy là một sự giúp đỡ trong việc cầu thay cho người khác . Thật khó để mà cầu nguyện cho người khác - nhất là khi bạn không gặp họ hoặc lâu rồi không nghe tin tức của họ. Sau một hồi, câu nói: ‘Xin Chúa ban phước cho họ’ có lẽ là lời cầu nguyện chi tiết nhất của chúng ta. Ân tứ nầy có thể là một sự trợ giúp thật sự để bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng mới cho họ. Thường thường khi làm vậy, Đức Chúa Trời ban lời lẽ cho chúng ta để cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ.Mong muốn cầu nguyện bằng tiếng mới không có gì là ích kỷ. Dầu ‘người nói tiếng lạ tự gây dựng lấy mình’ (ICo1Cr 14:4) những kết quả gián tiếp của điều nầy có thể rất lớn. Jackie Pullinger mô tả sự thay đổi trong chức vụ hầu việc của cô khi cô bắt đầu sử dụng ân tứ nầy.Tôi đã cầu nguyện bên chiếc đồng hồ 15 phút mỗi ngày bằng tiếng của Thánh Linh mà vẫn chưa cảm thấy gì khi tôi xin Thánh Linh giúp mình cầu thay cho những người Ngài muốn đụng đến họ. Sau khoảng sáu tuần lễ cầu nguyện như vậy tôi bắt đầu đưa dẫn người ta đến với Chúa Jêsus mà không hề phải nỗ lực. Những tay du đãng quỳ gối xuống và khóc nức nở ngay trên đường phố, những người nữ được chữa lành, những người nghiện ma túy được buông tha một cách lạ lùng. Và tôi biết rõ điều đó không liên quan gì đến tôi.Đó cũng là lối vào để đưa cô đến nhận lãnh các ân tứ Thánh Linh khác nữa.Tôi bắt đầu cùng với bạn hữu mình học tập các ân tứ khác của Thánh Linh và chúng tôi đã kinh nghiệm một vài năm chức vụ thật đáng lưu ý. Nhiều tên hoang đàng và những người giàu có, sinh viên và những người chuyên đi lễ nhà thờ đã được biến cải và hết thảy đều nhận được tiếng mới để cầu nguyện trong nơi riêng tư và các ân tứ khác để dùng khi nhóm lại cùng nhau. Chúng tôi đã lo chỗ ở cho những người nghiện ma túy và tất cả họ đều đã được giải cứu khỏi ma túy mà không bị đau đớn gì cả nhờ năng quyền của Thánh Linh.42Sứ đồ Phaolô có ủng hộ việc nói tiếng lạ không? Bối cảnh trong I Côrinhtô 14 là việc sử dụng ân tứ tiếng lạ giữa hội thánh cách quá đáng. Phaolô nói rằng: ‘tôi thà lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ’ (câu 19 in nghiêng là ý tác giả). Khi Phaolô đến thành Côrinhtô và giảng về tiếng lạ, ông chỉ nói về một điểm nhỏ. Họ sẽ không thể hiểu nếu như không có ai thông giải tiếng lạ. Vì vậy, ông nêu ra phương pháp chỉ dẫn cho việc sử dụng tiếng lạ giữa công chúng (câu 27).Dầu vậy Phaolô nói rõ rằng việc nói tiếng lạ không nên bị cấm đoán (câu 39). Ông mạnh mẽ khuyến khích việc sử dụng ân tứ nầy ở nơi riêng tư (khi chúng ta một mình với Chúa). Ông nói: ‘Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì đã

Page 91: Nhung thac mac ve doi song

được ơn nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em’ (câu 18). Điều nầy không có nghĩa là mọi Cơ Đốc Nhân đều phải nói tiếng lạ hoặc nếu không nói được tiếng lạ là chúng ta thuộc thành phần Cơ Đốc hạng hai. Không hề có chuyện Cơ Đốc Nhân hạng nhất hay hạng nhì. Cũng không có nghĩa là Chúa yêu chúng ta kém hơn nếu như chúng ta không nói tiếng lạ. Dầu vậy, ân tứ tiếng lạ là một ơn phước đến từ Chúa.Làm thế nào để nhận lãnh ơn tứ tiếng lạ? Có một số người bảo rằng: ‘Tôi không muốn ân tứ tiếng lạ’. Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ ép bạn nhận một ân tứ nào. Tiếng lạ chỉ là một trong các ân ban kỳ diệu của Đức Thánh Linh, và không phải là ân tứ duy nhất như chúng ta đã thấy trong chương rồi. Cũng như mọi ân tứ khác, tiếng lạ phải được tiếp nhận bởi đức tin.Không phải mỗi một Cơ Đốc Nhân đều nói tiếng lạ. Tuy nhiên, Phaolô nói: ‘Tôi mong mỗi người trong anh em đều nói tiếng lạ’, cho thấy rằng không phải ân tứ tiếng lạ chỉ dành cho một thành phần Cơ Đốc đặc biệt nào đó. Mà ân tứ ấy sẵn dành cho hết thảy các Cơ Đốc Nhân. Không có lý do nào cho thấy có người muốn nhận lãnh ân tứ ấy mà lại không nhận được. Phaolô không nói rằng nói tiếng lạ là điều quan trọng nhất của đời sống người Cơ Đốc; mà ông nói rằng đó là một ân tứ rất ích lợi. Nếu bạn muốn nhận được ân tứ nầy, thì không có lý do gì khiến bạn không nhận được.Cũng như tất cả các ân tứ của Đức Chúa Trời chúng ta phải hợp tác với Thánh Linh Ngài. Đức Chúa Trời không áp đặt các ân tứ của Ngài trên chúng ta. Khi tôi mới trở thành Cơ Đốc Nhân, tôi đọc được trong một cuốn sách nào đó nói rằng các ân tứ của Thánh Linh đã hết từ thời các sứ đồ, (có nghĩa là vào thế kỷ thứ nhất). Các ân tứ đó ngày nay không còn. Khi đọc đến ân tứ tiếng lạ tôi quyết định xem cho chắc thử các ân tứ ấy có phải không còn dành cho ngày nay hay không, vì vậy tôi cầu nguyện xin Chúa ân tứ ấy rồi ngậm chặt miệng mình! Tôi đã không khởi sự cầu nguyện tiếng lạ và cho rằng như vậy chứng tỏ các ân tứ ấy đã ra đi cùng với các sứ đồ.Một ngày nọ hai người bạn của tôi, vừa được đầy dẫy Thánh Linh và được nhận ân tứ tiếng lạ, ghé thăm tôi. Tôi bảo họ với vẻ khá chắc nịch rằng các ân tứ của Thánh Linh đã hết từ thời các sứ đồ, song tôi lại nhìn thấy sự đổi khác ở nơi họ. Có một vẻ rạng rỡ tươi mới ở nơi họ, và những năm sau, vẻ rạng rỡ ấy vẫn còn. Tôi quyết định xin những người đã cầu nguyện cho họ hãy cầu nguyện cho tôi được đầy dẫy Thánh Linh và nhận được ân tứ tiếng mới. Khi họ đã cầu nguyện cho tôi, tôi kinh nghiệm được quyền năng của Đức Thánh Linh. Họ giải thích cho tôi hiểu rằng nếu tôi muốn nhận lãnh ân tứ tiếng lạ tôi phải hiệp tác với Thánh Linh của Đức Chúa Trời và mở miệng ra, khởi sự nói với Chúa bằng bất cứ ngôn ngữ nào trong tiếng Anh hoặc thứ tiếng nào mình đã biết. Khi làm theo, tôi cũng đã nhận được ân tứ tiếng lạ.

Page 92: Nhung thac mac ve doi song

Nói chung, những ngăn trở khiến chúng ta không được đầy dẫy Thánh Linh là gì? Một dịp nọ khi Chúa Jêsus nói chuyện với các môn đồ về vấn đề cầu nguyện và Đức Thánh Linh (LuLc 11:9-13), Ngài đã bàn đến một số khó khăn chủ yếu mà chúng ta có thể có trong việc nhận lãnh ơn ban từ nơi Đức Chúa Trời.Nghi ngờ Người ta thường có nhiều nghi ngờ trong toàn bộ lãnh vực nầy, một nỗi nghi ngờ chủ yếu là: ‘Nếu tôi xin tôi có nhận được không?’Chúa Jêsus phán cách đơn giản: ‘Ta nói cùng các ngươi: Hãy xin sẽ được’.Chúa Jêsus hẳn có thấy rằng họ có một chút gì đó nghi ngờ, bởi vì Ngài đã nhắc lại bằng một lời khác: ‘Hãy tìm sẽ gặp’.Rồi Ngài lại phán lần thứ ba rằng: ‘Hãy gõ cửa, sẽ mở cho’.Ngài biết rõ bản chất của con người vì vậy Ngài tiếp tục phán đến lần thứ tư rằng: ‘Vì hễ ai xin thì được’. Những lời ấy chưa thuyết phục được nên Ngài lại phán lần thứ năm rằng: ‘Ai tìm thì gặp’.Một lần nữa, lần thứ sáu: ‘Và sẽ mở cửa cho ai gõ’.Vì sao Ngài lại phán đến sáu lần? Bởi vì Ngài biết chúng ta hay nghi ngờ. Chúng ta thấy rất khó để tin rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta bất cứ điều gì, nói chi đến những việc lạ lùng và kỳ diệu như Thánh Linh Ngài và những ân tứ sẽ đến cùng với Thánh Linh.Sợ hãi Ngay cả nếu như chúng ta đã vượt qua được rào cản thứ nhất là sự nghi ngờ, một số người trong chúng ta vẫn vấp phải rào cản tiếp theo, là nỗi lo sợ về điều mình sẽ nhận lãnh. Liệu đó có phải là điều tốt chăng?Chúa Jêsus sử dụng sự tương đồng của một người cha trên đất. Nếu có đứa con nào xin cha cá, thì chẳng người cha nào lại cho con mình một con rắn, nếu người con xin cha trứng, thì không người cha nào lại cho bò cạp (LuLc 11:11-12). Chúng ta không thể nào cư xử với con cái mình như thế. Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng, khi so sánh với Đức Chúa Trời chúng ta là bậc cha mẹ xấu xa! Nếu chúng ta còn không đối xử với con cái mình như vậy, thì Chúa lại càng không đối xử với chúng ta như vậy. Ngài không có ý định làm chúng ta ngã lòng. Nếu chúng ta cầu xin Thánh Linh và hết thảy những ân tứ kỳ diệu mà Ngài mang lại, thì đó đúng là điều chúng ta sẽ nhận lãnh được (LuLc 11:13).Không đủ tư cách Tất nhiên điều quan trọng là trong đời sống của chúng ta phải không còn bất cứ tội lỗi nào chưa xưng ra và chúng ta đã xây lưng lại với tất cả những gì mình biết là sai xấu. Dầu vậy, thậm chí sau khi đã làm như vậy, chúng ta vẫn thường có một cảm giác không rõ ràng rằng mình không xứng đáng và

Page 93: Nhung thac mac ve doi song

không đủ tư cách. Chúng ta không thể tin rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta bất cứ điều gì. Chúng ta có thể tin rằng Ngài sẽ ban ân tứ cho những Cơ Đốc Nhân thật tấn tới, nhưng không phải cho chúng ta. Song Chúa Jêsus không phán: ‘Cha Ngài sẽ ban Thánh Linh nhiều hơn cho tất cả những Cơ Đốc Nhân tấn tới’. Mà Ngài phán rằng: ‘Huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài’ (LuLc 11:13 in nghiêng là ý của tác giả).Nếu bạn muốn được đầy dẫy Thánh Linh bạn có thể tìm ai đó cầu nguyện cho bạn. Nếu bạn không có người nào để cầu nguyện cho mình, thì đừng ngưng tự cầu nguyện cho mình. Có một số người được đầy dẫy Thánh Linh mà không nhận lãnh ân tứ tiếng lạ. Cả hai điều đó không nhất thiết phải đi đôi. Tuy nhiên trong Tân Ước và theo kinh nghiệm, hai điều nầy thường đi chung. Không có lý do gì khiến chúng ta không cầu nguyện cho cả hai.Nếu bạn đang tự mình cầu nguyện:1. Hãy xin Chúa tha thứ cho bạn vì bất cứ điều gì đang có thể là một sự ngăn trở để bạn nhận lãnh.2. Xây bỏ bất cứ lãnh vực nào trong đời sống mà bạn biết là sai trái.3. Hãy xin Chúa đổ đầy Thánh Linh Ngài trên bạn và ban cho bạn ân tứ nói tiếng lạ. Tiếp tục xin Ngài cho đến khi bạn tìm được. Tiếp tục gõ cho đến khi cửa mở. Tìm kiếm Chúa với tất cả tấm lòng của bạn.4. Hãy mở miệng và khởi sự ngợi khen Chúa bằng bất kỳ thứ tiếng gì trừ tiếng Anh hoặc bất cứ ngôn ngữ nào bạn biết (tiếng việt đối với người Việt Nam).5. Hãy tin rằng điều bạn nhận lãnh đến từ Đức Chúa Trời. Đừng để bất cứ ai nói với bạn rằng bạn đã bịa điều đó.6. Hãy kiên nhẫn. Các thứ tiếng nói đều phải mất thời gian để phát triển. Hầu hết chúng ta bắt đầu với một lượng từ vựng rất hạn chế. Dần dần nó mới phát triển. Tiếng lạ cũng giống như vậy. Phải mất thời gian để phát huy ân tứ nầy. Nhưng đừng bỏ cuộc.Việc được đổ đầy Thánh Linh không phải là sự từng trải chỉ một lần rồi thôi. Ông Phierơ đã được đầy dẫy Thánh Linh ba lần trong khoảng thời gian từ đoạn 2 đến đoạn 4 của sách Công vụ (Cong Cv 2:4; 4:8-31;). Khi ông Phaolô nói: ‘Hãy đầy dẫy Thánh Linh’ (Eph Ep 5:18), ông dùng thì hiện tại liên tiến, giục giả chúng ta hãy tiếp tục được Thánh Linh đổ đầy.

Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác?

Có một sự liên kết thật gần gũi giữa điều thiện và Đức Chúa Trời với điều ác và ma quỷ. Thật ra, trong mỗi trường hợp sự khác nhau chỉ là một chữ cái!

Page 94: Nhung thac mac ve doi song

(Good & God; evil & devil). Đàng sau sức mạnh của điều thiện là chính mình Đấng Thiện Lành. Trực tiếp hoặc gián tiếp nằm sau những tham muốn xấu xa của chúng ta và những cám dỗ của thế gian là hiện thân của điều ác, tức ma quỷ.Bởi vì có quá nhiều điều ác trên thế gian nên nhiều người cho rằng tin vào ma quỷ thì dễ hơn là tin vào Chúa. ‘Trong chừng mực có liên quan đến Đức Chúa Trời, thì tôi là một người không tin Ngài (tôi không thấy công việc Ngài)...còn đối với ma quỷ, vâng, lại là một điều khác, nó lúc nào cũng thể hiện những công việc xấu xa gian ác của nó ở khắp mọi nơi, mọi lúc’, William Peter Blatty người đã viết và xuất bản cuốn The Exorcist nói như vậy.43Trái lại, nhiều người phương Tây thấy rằng tin nơi ma quỷ thì khó hơn tin vào Chúa. Có lẽ một phần là do họ có cái nhìn sai trật về ma quỷ. Nếu hình ảnh về Chúa là một ông già râu tóc trắng ngồi trên đám mây là trừu tượng và khó tin, thì hình ảnh về ma quỷ là một con quỷ có sừng đang lê bước qua cảnh địa ngục của nhà thờ Dante cũng giống như vậy. Ở đây chúng ta không bàn đến một thứ lực xa lạ ở tận bên ngoài vũ trụ mà với một lực lượng tội ác có thật, liên quan đến một cá nhân, kẻ đang hoạt động tích cực trong thế giới ngày nay.Một khi chúng ta đã đến chỗ tin nơi một Đức Chúa Trời siêu việt, thì dường như chỉ lúc ấy, chúng ta mới thật sự nhận biết rằng có ma quỷ.Niềm tin vào một sức mạnh siêu việt lớn lao của điều ác chẳng thêm bất cứ điều gì vào những khó khăn bị áp đặt bởi niềm tin nơi một sức mạnh siêu việt của điều thiện. Nếu đã tin có ma quỷ thì cũng dễ để tin rằng có Đức Chúa Trời. Bởi vì nếu không có Satan, thì khó mà chống cự lời kết luận cho rằng Đức Chúa Trời vừa là một kẻ tàn ác vừa là Thượng đế vì cớ những gì Ngài làm trong thiên nhiên, và điều Ngài cho phép trong sự gian ác của loài người.44Theo quan điểm Kinh Thánh thì đằng sau điều ác trong thế giới nầy chính là ma quỷ. Từ ngữ Hy lạp dành cho chữ ma quỷ, diabolos , dịch sang từ ngữ Hêbơrơ là satan . Chúng ta không được Kinh Thánh cho biết nhiều lắm về nguồn gốc của Satan. Có một lời ám chỉ cho thấy Satan có thể là một thiên sứ sa ngã (EsIs 14:12-23). Hắn xuất hiện một vài dịp trong các sách Cựu Ước (Gióp 1; I Sửký 21:1;). Hắn không phải chỉ là một lực lượng mà là một thân vị.Trong Tân Ước chúng ta được cho thấy một hình ảnh rõ ràng hơn về những hoạt động của nó. Ma quỷ là một hữu thể thuộc linh có thân vị đang tích cực hoạt động chống nghịch Đức Chúa Trời và có tư cách lãnh đạo trên nhiều quỷ giống chính mình nó. Phaolô bảo chúng ta ‘hãy đứng vững mà địch cùng các mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta không đánh trận cùng thịt và

Page 95: Nhung thac mac ve doi song

huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực...cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy’ (Eph Ep 6:11-12).Theo Phaolô, ma quỷ cùng các thiên sứ nó không nên bị đánh giá quá thấp. Chúng rất xảo quyệt (‘các mưu kế của ma quỷ’ c.11) chúng đầy quyền lực (‘chủ quyền, thế lực, thần dữ’ c.12). Chúng gian ác (‘các thần dữ’ c. 12). Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi chịu dưới một cuộc tấn công dữ dội từ nơi kẻ thù.Vì sao chúng ta phải tin là có ma quỷ? Vì sao chúng ta phải tin là có sự tồn tại của ma quỷ? Một số người bảo: ‘Ngày nay bạn không thể tin vào ma quỷ nữa’. Song có những lý do rất chính đáng để chúng ta tin là nó đang tồn tại.Thứ nhất, điều nầy đúng với Kinh Thánh. Nói như thế không có nghĩa là Kinh Thánh chủ yếu đề cập đến ma quỷ. Satan không được đề cập thường xuyên lắm trong Cựu Ước và chỉ khi đọc đến Tân Ước, giáo lý ấy mới được khai triển đầy đủ hơn. Chúa Jêsus rõ ràng tin rằng Satan có hiện diện và chính Ngài cũng đã bị nó cám dỗ. Ngài thường đuổi quỷ, giải thoát con người khỏi các lực lượng tà linh và tội lỗi trong đời sống họ, Ngài cũng đã ban quyền năng cho các môn đồ để làm giống như Ngài. Trong phần còn lại của Tân Ước có nhiều điều ám chỉ công việc của ma quỷ (IPhi 1Pr 5:8-11; Êphêsô 6:1-12;).Thứ hai, các Cơ Đốc Nhân trải các thời đại đều luôn tin vào sự tồn tại của ma quỷ. Các nhà thần học của hội thánh đầu tiên, những Nhà Cải Chánh, những nhà truyền giáo vĩ đại như Wesley và Whitefield, cùng một số rất đông đảo những người nam người nữ của Đức Chúa Trời đều biết rõ ràng có các lực lượng tà linh thật sự ở chung quanh mình. Ngay sau khi chúng ta khởi sự hầu việc Chúa, nó sẽ quan tâm đến chúng ta ‘Ma quỷ chỉ cám dỗ những linh hồn nào mong muốn từ bỏ tội lỗi... còn những kẻ khác đã thuộc về nó: nó chẳng cần phải cám dỗ họ.’45Thứ ba, quan niệm chung đều khẳng quyết sự tồn tại của ma quỷ. Bất cứ loại thần học nào, làm ngơ trước sự tồn tại của thân vị con quỷ thì đều gặp khó khăn lớn trong việc giải thích. Các chính thể tàn ác, sự hành hạ và bạo hành có tổ chức, những cuộc thảm sát, cưỡng hiếp, buôn lậu ma túy ở mức độ lớn, những sự tàn bạo của nạn khủng bố, nạn lạm dụng thân thể và tình dục trẻ em, các hoạt động mê tín và những lễ nghi ma quái. Kẻ nào đang đứng đàng sau tất cả những điều đó? Có một bài hát ngắn như thế nầy:Một số người bảo có ma quỷ Một số người bảo ma quỷ đã chết rồi Nhưng những con người đơn sơ, như tôi và bạn, Đều muốn biết rằng ai đang tiếp tục công việc?Như vậy, Thánh kinh, lời truyền khẩu, và sự suy luận đều tỏ cho thấy rằng có ma quỷ. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta phải bị nó ám ảnh. Như

Page 96: Nhung thac mac ve doi song

C.S.Lewis đã tỏ rõ: ‘Có hai sai lầm tương đương và đối nghịch nhau về ma quỷ mà loài người chúng ta có thể rơi vào. Một là không tin có ma quỷ, thứ hai là tin có ma quỷ và cảm thấy một sự quan tâm quá mấu và không lành mạnh về chúng. Còn chính bản thân ma quỷ thì hài lòng trước hai sai lầm ấy, và có cùng một niềm vui sướng thỏa lòng trước một người theo chủ nghĩa duy vật chất hoặc một tay thuật sĩ’.46Cũng như Michael Green đã nói:Satan cũng giống như bất cứ một nhà chiến lược xuất sắc nào, nó đã có thể thuyết phục và làm cho đối thủ đánh giá thấp về nó, chắc chắn Satan đã... bỏ bùa cho tình cảnh hiện tại để nó tự do hoạt động ở mức dễ dàng và hiệu quả tối đa, để yên tâm rằng không ai đánh giá hắn cách nghiêm trọng. Càng khuyến khích cho người ta nghi ngờ về sự tồn tại của hắn càng nhiều càng tốt. Càng làm cho tâm trí người ta đui mù trước tình cảnh thực tại, mục tiêu của hắn càng tiến sâu.47Nhưng nhiều người thường rơi vào hiểm họa ngược lại do một sự quan tâm quá đáng và không lành mạnh đối với ma quỷ. Có một sự thích thú mới lạ hoàn toàn trong lãnh vực thuộc linh, coi chỉ tay, cầu cơ, cầu đồng (hỏi người chết), thuật chiêm tinh, số tử vi, ma thuật và các sức mạnh huyền bí. Dự phần vào những công việc đó là điều Thánh Kinh nghiêm cấm (Phục truyền 18:10;; Lêvi ký 19:20;; Galati 5:19;; Khải huyền 21:8;; 22:15;). Nếu đã lỡ vướng vào bất cứ điều nào trong những công việc đó, chúng ta có thể được tha thứ, chúng ta cần phải ăn năn và phá hủy bất cứ thứ gì có liên quan đến sinh hoạt đó như sách vở, bùa phép, băng video và sách báo (Cong Cv 19:19).Những Cơ Đốc Nhân cũng có thể đã có một quan tâm không lành mạnh đến những công việc đó. Mới đây một tân tín hữu đã cho tôi xem hai cuốn sách được xem là của Cơ Đốc Giáo, toàn bộ sách nhấn mạnh đến công việc của kẻ thù-với nhiều chỗ dành cho việc suy đoán liên quan đến số của con thú trong sách Khải huyền, và việc liên kết điều đó với các tấm thẻ tín dụng! Tôi biết chắc chắn rằng ý định của cuốn sách là tốt, nhưng trọng tâm nhắm vào công việc của kẻ thù đối với tôi dường như không lành mạnh. Kinh Thánh chẳng bao giờ có loại trọng tâm ấy. Chùm ánh sáng hội tụ luôn tập trung vào Đức Chúa Trời.Những chiến thuật của ma quỷ là gì? Mục tiêu tối hậu của Satan là hủy diệt mọi con người (GiGa 10:10). Hắn muốn chúng ta đi theo con đường dẫn đến sự hủy diệt. Với mục đích đó, nó tìm cách ngăn trở mọi người đến tin nhận Chúa Cứu Thế Jêsus. Sứ đồ Phaolô cho chúng ta biết rằng ‘chúa đời nầy (ma quỷ) đã làm mù lòng họ (người không tin) hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời’ (IICo 2Cr 4:4).

Page 97: Nhung thac mac ve doi song

Nếu như chúng ta đang đi trên đường của Satan và mắt chúng ta bị mù lòa, có lẽ chúng ta hầu như không biết gì về các mưu kế của nó cả. Song một khi bắt đầu bước đi trên con đường dẫn đến sự sống mà mắt chúng ta đã được mở ra trước chân lý, chúng ta biết mình đang ở dưới sự tấn công.Mức độ ban đầu của sự tấn công thường ở vào lãnh vực nghi ngờ. Chúng ta thấy điều nầy trong các chương đầu của Sáng thế ký, kẻ thù nghịch dưới lốt một con rắn, nói với Êva rằng: ‘Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi...?’ Câu nói đầu của nó nhằm mục đích dấy lên một sự nghi ngờ trong tâm trí Êva.Chúng ta cũng thấy chiến thuật tương tự trong khi nó cám dỗ Chúa Jêsus. Ma quỷ đến cùng Ngài mà nói rằng: ‘Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời..’ (Mat Mt 4:3). Trước hết nó dấy lên những nỗi nghi ngờ, sau đó là những sự cám dỗ. Các chiến lược của nó không thay đổi. Nó vẫn thường dấy lên những nghi ngờ trong tâm trí chúng ta ‘Liệu Đức Chúa Trời có thật sự đã phán rằng tiến trình hành động như thế là sai trái không?’ hoặc ‘Bạn có thật sự là một người tin Chúa không’. Nó tìm cách xoi mòn lòng tin cậy chúng ta đặt nơi những gì Đức Chúa Trời đã phán cũng như trong mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Chúng ta cần nhận biết nguồn gốc của nhiều nỗi ngờ vực ấy trong chúng ta.Dấy lên những nỗi ngờ vực là phương cách tấn công chủ yếu mà Satan đã thực hiện để nhắm vào cả Êva tại vườn Êđen lẫn Chúa Jêsus ở tại đồng vắng. Trong Sáng thế ký đoạn 3, chúng ta thấy một bản trình bày tuần tự phương cách mà qua đó, Satan, vốn được mô tả là ‘kẻ cám dỗ’ (Mat Mt 4:2) và phương cách của nó vẫn thường hữu hiệu.Trong Sáng thế ký 2:16-17;, Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam và Êva một quyền lợi rất rời rộng (‘Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn’) chỉ một điều cấm (‘Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến’), và sau đó là lời cảnh cáo về hình phạt nếu như họ bất tuân (‘Vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết’).Satan làm ngơ trước quyền hạn rộng lớn mà Đức Chúa Trời ban cho họ, nhưng chỉ tập trung vào một điều cấm-mà sau đó hắn đã phóng đại lên (SaSt 3:1). Chiến thuật của nó vẫn không thay đổi. Nó vẫn làm như không biết điều Chúa cho phép. Nó làm ngơ trước những điều thật phong phú mà Đức Chúa Trời cho chúng ta được vui hưởng (I Timôthê 6:17;). Hắn không thèm để ý đến phước hạnh kỳ diệu, lớn lao của việc đồng đi trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Nó xem thường những sự phong phú trong hôn nhân và gia đình Cơ Đốc, sự an toàn của gia đình Cơ Đốc, mức độ thân thiết trong tình bạn mà bạn được hưởng với tư cách một Cơ Đốc Nhân, và vô số những điều khác mà Đức Chúa Trời ban cho người biết Ngài và yêu mến Ngài. Nó không nói cho chúng ta những điều ấy, mà thay vào đó, cứ tập trung vào một

Page 98: Nhung thac mac ve doi song

danh sách nhỏ xíu, thiếu óc tưởng tượng gồm những điều cấm mà Cơ Đốc Nhân không được phép - như cứ quả quyết mãi với chúng ta rằng, chúng ta không được say rượu, không được chửi thề hoặc quan hệ tình dục bừa bãi. Có tương đối ít điều Chúa thật sự không cho phép chúng ta và có những lý do rất chính đáng vì sao Ngài lại cấm chúng ta làm.Cuối cùng, hắn chối bỏ cả hình phạt. Hắn bảo: ‘Hai ngươi chẳng chết đâu’ (SaSt 3:4). Thật sự ý hắn muốn nói là không vâng lời Chúa cũng chẳng hại gì đâu. Hắn gợi ý rằng Ngài là kẻ phá đám thật sự, rằng Chúa không muốn điều tốt nhất cho cuộc đời chúng ta và rằng chúng ta sẽ thiệt thòi nếu vâng lời Ngài. Sự thật hoàn toàn ngược lại, như Ađam và Êva đã thấy. Chính sự không vâng lời mới khiến chúng ta đánh mất nhiều cơ hội tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta.Trong những câu Kinh Thánh sau đây, chúng ta thấy hậu quả của việc không vâng lời Chúa. Trước hết là sự xấu hổ và bối rối. Ađam và Êva cảm biết mình trần truồng và bắt đầu tìm cách che thân (câu 7). Chúng ta hẳn sẽ mong muốn nhanh chóng rời khỏi căn phòng mà mọi hành động mình đã từng làm đều bị bày ra trên màn hình, phía dưới là những dòng chữ liệt kê mọi ý tưởng chúng ta đã ấp ủ. Sâu xa trong lòng mình, hết thảy chúng ta đều cảm thấy xấu hổ và bối rối bởi tội lỗi của mình. Chúng ta không muốn người khác biết rõ mình. Ông Arthur Conan Doyle lần nọ chơi khăm mười hai người, họ đều là những người rất nổi tiếng, đáng tôn trọng và được ưu ái, được xem như những cột trụ của hội đồng quản trị. Ông gởi cho mỗi vị một bức điện với cùng một nội dung như sau: ‘Chạy trốn lập tức. Mọi sự đã bị phanh phui’. Trong vòng hai mươi bốn giờ, tất cả họ đều chạy trốn khỏi xứ sở! Hầu như tất cả chúng ta đều có điều gì đó trong đời sống mình khiến chúng ta xấu hổ; điều mà mình không muốn ai biết. Chúng ta thường xây lên những rào chắn chung quanh mình để ngăn chận trường hợp có thể bị phát hiện.Tiếp theo, tình bạn giữa Ađam và Êva với Chúa đã bị gãy đổ. Khi nghe Chúa đến, họ chạy trốn (câu 8). Nhiều người ngày nay vì xấu hổ mà lìa xa Chúa. Họ không muốn đối mặt với sự thật là Ngài đang hiện diện. Họ sợ y như Ađam (câu 10). Một số người thật sự sợ phải đi nhà thờ hoặc phải hòa nhập với những Cơ Đốc Nhân. Một cặp vợ chồng trong hội thánh chúng tôi kể cho tôi nghe về một vận động viên bóng bầu dục hạng nặng đến từ Úc Châu, là người họ đã mời đến nhà thờ. Anh ta đã vào xe rồi, song anh bắt đầu run rẩy và bảo: ‘Tôi không thể đi được. Tôi sợ phải bước vào nhà thờ lắm’. Anh ta không thể nào nhìn mặt Chúa được. Có một sự phân cách giữa anh ta với Đức Chúa Trời, cũng như giữa Ađam và Êva với Đức Chúa Trời. Lập tức Đức Chúa Trời tìm cách đưa họ trở lại mối quan hệ với Ngài. Ngài gọi: ‘Con ở đâu, Ađam?’ (câu 9). Ngài vẫn đang gọi chúng ta như vậy.

Page 99: Nhung thac mac ve doi song

Và rồi, có một sự phân cách giữa họ: Ađam và Êva. Ađam đổ lỗi cho Êva. Êva đổ lỗi cho ma quỷ. Nhưng họ và chúng ta đều phải chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của chính mình. Chúng ta không thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời hay cho người khác, hoặc thậm chí cho ma quỷ (Gia Gc 1:13-15). Chúng ta nhìn thấy điều đó trong xã hội của mình ngày nay. Khi con người lìa bỏ Đức Chúa Trời, họ bắt đầu đánh nhau. Chúng ta thấy sự suy sụp trong các mối quan hệ bất cứ nơi đâu chúng ta nhìn vào: những cuộc hôn nhân tan vỡ, những gia đình tan vỡ, các mối quan hệ trong công việc bị gãy đổ, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia.Sau cùng, khi nhìn thấy Đức Chúa Trời hình phạt Ađam và Êva, chúng ta hiểu rằng họ đã bị Satan lừa dối. Chúng ta thấy thể nào sự lừa dối của hắn đã dẫn Ađam và Êva xa rời khỏi Chúa, đi vào một con đường mà Satan đã biết từ ban đầu rằng sẽ dẫn đến sự hủy diệt.Chúng ta thấy Satan là một kẻ lừa dối, một kẻ hủy diệt, kẻ cám dỗ và là kẻ hay dấy lên những nỗi ngờ vực. Hắn cũng là kẻ kiện cáo. Từ Hêbơrơ dành cho chữ Satan có nghĩa là ‘kẻ kiện cáo’ hay là ‘kẻ thêu dệt’. Hắn kiện cáo Đức Chúa Trời trước mặt loài người. Con người đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về mọi sự. Hắn nói rằng Đức Chúa Trời không đáng tin cậy. Thứ hai, hắn kiện cáo Đức Chúa Jêsus trước mặt Đức Chúa Trời (KhKh 12:10). Hắn chối bỏ quyền phép sự chết của Chúa Jêsus. Hắn lên án chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy mình phạm tội, không phải vì một tội đặc biệt nào, mà là một mặc cảm phạm tội chung chung và không rõ ràng. Ngược lại, khi Thánh Linh muốn chúng ta chú ý vào một tội lỗi nào đó, Ngài chỉ tỏ tội lỗi đó rõ ràng chúng ta có thể xây bỏ nó.Sự cám dỗ và sự phạm tội không giống nhau. Nhiều khi ma quỷ gieo một ý tưởng vào tâm trí chúng ta mà chúng ta biết điều đó là sai xấu. Ngay giây phút ấy chúng ta có quyền lựa chọn để tiếp nhận hoặc khước từ điều đó. Nếu chúng ta tiếp nhận ý tưởng đó, thì chúng ta đang trên đường hướng đến sự phạm tội. Còn nếu khước từ, là chúng ta chọn điều Chúa Jêsus đã chọn. ‘Ngài...đã bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội’ (HeDt 4:15). Khi Satan gieo những ý tưởng xấu vào tâm trí Ngài, Ngài đã khước từ những ý tưởng ấy. Nhưng thường trước khi chúng ta có cơ hội để quyết định cách nầy hay cách kia, thì Satan đã kiện cáo chúng ta. Chưa đầy một giây hắn đã bảo: ‘Hãy xem mày đi, thế mà cũng tự nhận mình là người tin Chúa ư? Cái gì đã khiến mày có tư tưởng đó? Mày không thể là một Cơ Đốc Nhân được! Mày đã tư tưởng một điều thật khủng khiếp. Hắn muốn chúng ta cũng đồng ý như thế và nhận rằng: ‘Ồ, không! Tôi không thể là một Cơ Đốc Nhân được!’ hoặc ‘Ồ, không cho đến nay tôi vẫn nguyền rủa điều đó và chẳng có vấn đề gì nếu như tôi nguyền rủa danh hiệu đó thêm một chút nữa!’ Chúng ta đang xuống dốc, và đó là mục tiêu của nó. Những

Page 100: Nhung thac mac ve doi song

chiến thuật nầy chính là sự lên án và kiện cáo. Nếu nó khơi dậy được mặc cảm tội lỗi trong chúng ta nó biết suy nghĩ của chúng ta là: ‘Bây giờ nếu mình có làm điều nầy hay không làm thì thật sự chẳng khác gì mấy, dẫu sao mình cũng đã thất bại rồi’. Thế là chúng ta làm điều đó và cám dỗ trở thành sự phạm tội.Nó muốn thất bại phải trở thành một khuôn mẫu trong đời sống chúng ta. Nó biết rằng càng sa ngã vào tội lỗi thì tội lỗi càng bắt đầu kiểm soát mạnh mẽ đời sống chúng ta. Mũi hêrôin đầu tiên có thể chưa đủ sự kìm kẹp, song nếu bạn cứ tiêm chích ma túy thì ngày này sang ngày kia, tháng nầy sang tháng nọ, năm nầy qua năm khác, nó sẽ trở thành một sự kìm kẹp và bạn trở thành một kẻ nghiện ngập. Họ đã nắm quyền trên bạn. Nếu chúng ta rơi vào một khuôn mẫu cứ làm điều mà mình biết là sai, thì những điều đó giữ chặt lấy cuộc đời bạn. Chúng ta đến chỗ nghiện và chúng ta đang trên đường mà Satan ưa thích, đó là con đường dẫn tới sự diệt vong (Mat Mt 7:13).Địa vị của chúng ta là gì? Là Cơ Đốc Nhân, Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta ra khỏi ‘quyền thống trị của sự tối tăm và đem chúng ta vào nước của Con yêu dấu Ngài ‘ (CoCl 1:13). Trước khi là Cơ Đốc Nhân, Phaolô nói, chúng ta ở dưới quyền của sự tối tăm, Satan cai trị chúng ta và chúng ta phải phục tội lỗi, ở trong tình trạng nô lệ, chết mất và hủy diệt. Đó chính là sự thống trị của sự tối tăm.Ông Phaolô nói, bây giờ chúng ta đã được dời khỏi nước tối tăm qua nước sáng láng. Giây phút chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, chúng ta đã được dời từ tối tăm qua sáng láng, và trong nước sáng láng, Chúa Jêsus là Vua. Trong ánh sáng của Ngài có sự tha thứ, sự tự do và sự cứu rỗi. Một khi đã được dời chuyển chúng ta thuộc về một Đấng khác; đó là Chúa Cứu Thế Jêsus và vương quốc của Ngài.Vào năm 1992, câu lạc bộ Lazino của Ý đã trả 5,5 triệu bảng Anh để Paul Gascoigne được thuyên chuyển từ Tottenham Hotspur đến Lazino. Hãy thử hình dung Gazza, một ngày kia trong lúc đang chơi cho Lazino, anh nhận được một cú điện thoại từ Terry - Venables, bảo rằng: ‘Vì sao sáng nay anh không có mặt ở bãi tập?’ Anh ta sẽ trả lời: ‘Tôi không còn làm việc cho ông nữa, tôi đã được thuyên chuyển. Tôi đang làm việc cho một câu lạc bộ khác’ (hoặc ít nhất cũng nêu được ý chính trong câu nói của anh ta!)Theo một cách kỳ diệu hơn nhiều, chúng ta cũng đã được dời từ nước tối tăm nơi Satan đang quản trị sang nước Đức Chúa Trời nơi Chúa Jêsus quản trị. Khi Satan yêu cầu chúng ta làm công việc nó, câu trả lời của chúng ta là ‘Ta không còn thuộc về ngươi nữa’.Satan là một kẻ thù bại trận (LuLc 10:17-20) tại thập tự giá, Chúa Jêsus đã ‘truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực’, và ‘dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ’ (CoCl 2:15). Satan và mọi thuộc

Page 101: Nhung thac mac ve doi song

hạ của hắn đã bị đánh hạ tại thập tự giá, và đó là lý do vì sao Satan và các quỷ sứ của nó sợ hãi danh Chúa Jêsus như vậy (Cong Cv 16:18). Chúng biết rõ chúng đã bị đánh bại.Chúa Jêsus đã buông tha chúng ta khỏi mặc cảm phạm tội, vì vậy chúng ta không cần phải bị dằn vặt. Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi tình trạng nghiện ngập. Chúa Jêsus đã phá vỡ quyền lực của những điều đó và cho chúng ta được tự do. Ngài đã hủy phá nỗi sợ chết khi Ngài đắc thắng sự chết. Ngài ban tự do cho chúng ta, và Ngài đã giải phóng chúng ta khỏi mọi nỗi sợ hãi. Hết thảy những điều-như mặc cảm phạm tội, sự nghiện ngập và nỗi sợ hãi, đều thuộc về nước của sự tối tăm, và Chúa Jêsus đã dời chúng ta sang vương quốc mới.Thập tự giá là một chiến thắng lớn lao trên Satan và thuộc hạ của nó, và chúng ta hiện sống trong thời điểm của những cuộc hành quân truy quét. Mặc dầu kẻ thù chưa bị tiêu diệt và vẫn đang còn khả năng giáng những đòn bất ngờ, nó đã bị tướt vũ khí, bị đánh bại và bị mất nhuệ khí. Đó là tư thế của chúng ta, và điều hết sức quan trọng là phải nhận biết sức mạnh của địa vị chúng ta đang có, nhờ chiến thắng của Chúa Jêsus trên thập tự giá.Làm thế nào để tự bảo vệ mình? Bởi vì cuộc chiến vẫn chưa kết thúc và Satan chưa bị tiêu diệt nên chúng ta cần phải biết chắc rằng những sự phòng thủ của mình phải theo đúng thứ tự. Phaolô bảo chúng ta hãy ‘mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ’ (Eph Ep 6:11). Sau đó ông đề cập đến sáu binh giáp chúng ta cần. Nhiều khi người ta bảo ‘Bí quyết của đời sống người Cơ Đốc là...’ Nhưng chẳng có gì là bí mật cả, chúng ta cần có tất cả mọi khí giới.Trước hết chúng ta cần ‘nịt lưng bằng lẽ thật’ (câu 14). Điều nầy có thể ám chỉ nền tảng của giáo lý Cơ Đốc và chân lý. Có nghĩa là tiếp nhận toàn bộ chân lý Cơ Đốc (hay là hết sức mình nhận lấy chân lý theo khả năng) theo một hệ thống. Chúng ta làm điều đó bằng cách đọc Kinh Thánh, nghe giảng và các buổi nói chuyện, đọc các sách báo Cơ Đốc và nghe băng Cơ Đốc. Điều nầy sẽ giúp chúng ta phân biệt điều gì là đúng và đâu là những sự lừa dối của Satan, bởi vì Satan là ‘một kẻ lừa dối và cha của kẻ nói dối’ (GiGa 8:44).Kế đó chúng ta cần mặc lấy giáp bằng sự công bình (câu 14). Đây là sự công bình đến từ Đức Chúa Trời nhờ điều Chúa Jêsus đã thực hiện cho chúng ta trên thập tự giá. Điều đó giúp chúng ta ở trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời và sống một đời sống công bình. Chúng ta cần phải chống cự ma quỷ. Như sứ đồ Giacơ nói: ‘Hãy chống cự ma quỷ thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ đến gần anh em’ (Gia Gc 4:7-8). Tất cả chúng ta đều thường xuyên vấp ngã, khi vấp ngã chúng ta cần phải chỗi dậy

Page 102: Nhung thac mac ve doi song

ngay. Chúng ta làm điều nầy bằng cách thưa với Chúa rằng chúng ta rất đau buồn vì điều mình đã làm, càng nói cụ thể càng tốt (IGi1Ga 1:9). Ngài hứa rằng bởi đó Ngài phục hồi mối quan hệ bạn hữu của Ngài với chúng ta.Rồi chúng ta cũng cần giày dép của Tin lành bình an (câu 15). Tôi hiểu điều nầy có nghĩa là sự sẵn sàng để nói về Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus. Như John Wimber thường nói: ‘Cứ ngồi im thì thật khó lòng làm người tốt’. Nếu chúng ta không ngừng tìm kiếm những cơ hội để rao truyền Tin lành, thì chúng ta có được một sự phòng thủ hữu hiệu để chống lại kẻ thù. Một khi đã tuyên xưng đức tin Cơ Đốc của mình cho gia đình mình và những người ở tại nơi làm việc, chúng ta đã làm vững mạnh hàng phòng thủ của mình. Điều nầy khó, bởi vì chúng ta biết rằng mình đang bị theo dõi để xem có sống đúng theo đức tin của mình không. Nhưng chúng ta thật được khích lệ rất nhiều khi làm như vậy.Binh giáp thứ tư là thuẫn đức tin (câu 16). Với khí giới nầy chúng ta có thể ‘dập tắt các tên lửa của kẻ dữ’. Đức tin là đối thủ của chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa hoài nghi thường gây tàn phá trong nhiều cuộc đời. Một phương diện của đức tin được định nghĩa là ‘nhận lãnh lời hứa của Chúa và dám tin vào điều đó’. Satan sẽ bắn các mũi tên nghi ngờ của nó để ngầm phá hoại chúng ta, nhưng với thuẫn đức tin chúng ta chống cự nó.Thứ năm, Phaolô bảo chúng ta hãy đội mão trụ của sự cứu rỗi (câu 17). Cũng như giám mục Westcott, giữ chức vụ giáo sư khoa Thần học do triều đình ban tặng, ở tại trường Cambridge, đã từng vạch rõ ràng, có ba thì liên quan đến sự cứu rỗi. Chúng ta đã được cứu khỏi án phạt của tội lỗi. Chúng ta đang được cứu khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta sẽ được cứu khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm quan trọng ấy trong tâm trí mình; hiểu thấu đáo những điều đó để có thể đáp trả trước những sự nghi ngờ và kiện cáo của kẻ thù.Cuối cùng, chúng ta hãy cầm lấy ‘gươm của Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời’ (câu 17). Ở đây, có lẽ Phaolô đang nghĩ đến Lời Kinh Thánh. Chúa Jêsus đã sử dùng lời Kinh Thánh khi Satan tấn công Ngài. Mỗi một lần bị tấn công, Chúa Jêsus đều đáp lại bằng Lời của Đức Chúa Trời và cuối cùng Satan đã phải lìa khỏi Ngài. Những câu Kinh Thánh lấy ra từ Thánh Kinh rất đáng cho chúng ta học thuộc để có thể dùng mà xua đuổi kẻ thù và nhắc nhở chính mình về các lời hứa của Đức Chúa Trời.Chúng ta tấn công satan như thế nào? Như chúng ta đã thấy, Satan và các thuộc địa của nó đã bị đánh bại tại thập tự giá, và hiện nay chúng ta đang là những thành viên trong những trận hành quân truy quét cuối cùng trước khi Chúa Jêsus trở lại. Là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta không phải sợ Satan; hắn có nhiều lý do để sợ các hoạt động của những người Cơ Đốc .

Page 103: Nhung thac mac ve doi song

Chúng ta được kêu gọi hãy cầu nguyện. Chúng ta dự phần vào cuộc chiến thuộc linh, mặc dầu ‘những khí giới chúng ta chiến đấu không phải thuộc về đời nầy. Trái lại, chúng có quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy’ (IICo 2Cr 10:4). Cầu nguyện giữ ưu tiên hết sức quan trọng đối với Chúa Jêsus, và đối với chúng ta, cũng phải như vậy. Qua những lời lẽ của một bài Thánh ca: ‘Satan run rẩy khi hắn thấy Cơ Đốc Nhân yếu đuối nhất quỳ gối cầu nguyện’.Chúng ta cũng được kêu gọi hãy hành động một lần nữa, trong cuộc đời của Chúa Jêsus, cầu nguyện và hành động đi đôi với nhau. Chúa Jêsus đã rao giảng về nước Trời, chữa lành kẻ tật bệnh và đuổi các quỷ. Ngài đã giao nhiệm vụ cho các môn đồ để họ làm giống Ngài. Sau nầy chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn điều đó có ý nghĩa gì.Nhấn mạnh đến sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và sự bất năng tương đối của kẻ thù là điều rất quan trọng. Chúng ta đừng cho rằng hai quyền lực đối địch nhau và ngang bằng nhau chính là Đức Chúa Trời và Satan. Đó không phải là hình ảnh đúng theo Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Dựng vũ trụ vạn vật, còn Satan chỉ là một phần thuộc tạo vật của Ngài, tức là một phần tử sa ngã. Hắn là một phần nhỏ. Ngoài ra, hắn lại là một kẻ thù đã bị đánh bại và sắp sửa bị tiêu diệt hoàn toàn khi Chúa Jêsus trở lại (KhKh 12:12).Trong một hình ảnh tuyệt vời ở cuốn The Great Divorce của ông C.S.Lewis, ông nói về địa ngục là nơi Satan và các quỷ sứ nó hoạt động, một người đã đến thiên đàng và đang được ‘thầy’ mình đưa đi xem một vòng. Người quì xuống, nhặt một lá cỏ, dùng đầu nhọn làm mũi kim và khám phá ra một khe nứt nhỏ trên đất, trong đó che giấu toàn bộ hỏa ngục:'Vậy là ông cho rằng cả cái thành phố trống rỗng vô tận đó là Hỏa ngục, và đều nằm dưới cái khe nứt tí xíu như vầy sao?'Đúng thế. Toàn bộ Hỏa ngục nhỏ hơn một viên sỏi trên trần thế của anh: nhưng nó nhỏ hơn một nguyên tử của thế giới này , tức thế giới thực hữu. Hãy nhìn cánh bướm đằng kia kìa. Nếu nó nuốt chửng hỏa ngục, thì Hỏa ngục vẫn không đủ lớn để làm hại nó hoặc có mùi vị gì đối với nó.’'Thưa ông, nhưng Hỏa ngục phải rộng lớn mới chứa nỗi ông?''Thế nhưng, tất cả nỗi cô đơn, giận dữ, ghen ghét ganh tÿ cùng ham muốn đều chứa đựng trong đó, nếu đem cuộn tròn thành một kinh nghiệm đơn độc rồi đặt lên đĩa cân để so với phút chốc vui mừng ngắn ngủi nhất của kẻ hèn mọn nhất trên thiên đàng, thì nó chẳng đủ nặng để kim cán cân có thể ghi lại được. So với điều thiện thì thật ra điều ác chẳng có thể thành đạt được gì, cho dầu là đạt đến cái ‘xấu’ đi nữa. Nếu toàn thể khổ đau của Hỏa ngục đều nhập vào ý thức của con chim vàng bé nhỏ trên cành cây kia, nghĩa là nếu chim có thể cảm nhận được, thì chim sẽ nuốt chửng hết, không còn lưu lại

Page 104: Nhung thac mac ve doi song

dấu vết nào, như thể giọt mực rơi vào Đại dương Mênh Mông kia mà chính Thái Bình Dương của trái đất anh chỉ là một phần tử.’48

Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng Cách Nào?

Trong cuộc sống, hết thảy chúng ta đều có những lúc phải quyết định. Chúng ta phải đối diện với những quyết định về các mối quan hệ, về hôn nhân, về con cái, về việc sử dụng thì giờ, về công việc, nhà cửa, tiền bạc, nghỉ hè, các sở hữu, sự dâng hiến .v.v.. Một số trong các quyết định trên là những vấn đề rất quan trọng có một số kém quan trọng hơn. Trong nhiều trường hợp, có được một quyết định đúng đắn là điều thật vô cùng quan trọng-ví dụ trong việc chọn người bạn đời. Chúng ta thật cần sự giúp đỡ của Chúa.Sự chỉ dẫn của Chúa bắt nguồn từ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngài hứa chỉ dẫn cho những kẻ nào cứ đồng đi với Ngài. Ngài phán: ‘Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi’ (Thi Tv 32:8). Chúa Jêsus hứa dẫn dắt và chỉ dạy cho những người theo Ngài: ‘Người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài. Chiên theo sau người vì chiên quen tiếng người’ (GiGa 10:3-4). Ngài mong muốn chúng ta tìm biết ý muốn Ngài (CoCl 1:9; Êphêsô 5:17;). Ngài quan tâm đến mỗi cá nhân chúng ta. Ngài yêu chúng ta và muốn phán với chúng ta về điều chúng ta sẽ phải thực hiện cho cuộc đời mình, cả những điều nhỏ nhặt lẫn những việc lớn lao.Đức Chúa Trời có một chương trình cho đời sống chúng ta (Eph Ep 2:10). Nhiều khi người ta lo lắng về kế hoạch của Đức Chúa Trời. Họ nghĩ: ‘Tôi không chắc rằng tôi thích chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi. Các kế hoạch của Ngài liệu có tốt không?’ Chúng ta không cần phải sợ. Đức Chúa Trời yêu chúng ta và muốn điều tốt nhất cho cuộc đời chúng ta. Phaolô cho chúng ta biết rằng ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta là ‘tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn’ (RoRm 12:2). Ngài đã phán cùng dân sự Ngài qua tiên tri Giêrêmi rằng: ‘Vì ta biết những ý tưởng ta nghĩ dành cho các người, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được trông cậy trong lúc cuối cùng của mình’ (Giêrêmi 29:11;).Ngài đang muốn phán rằng: ‘Các con không nhận biết rằng ta có một chương trình tốt đẹp thật sự cho cuộc đời con sao? Ta đã chuẩn bị điều tuyệt vời cho con’. Tiếng gọi ấy từ tấm lòng Đức Chúa Trời đã đến với con người vì Ngài đã nhìn thấy mớ hỗn độn mà dân sự Ngài đã tự dấn thân vào khi không đi theo các hoạch định của Ngài. Chúng ta đã thấy khắp chung quanh mình những cuộc đời rối ren. Những người sau khi tiếp nhận Chúa thường

Page 105: Nhung thac mac ve doi song

nói với tôi rằng: ‘Ước gì tôi đã tin Chúa năm hoặc mười năm trước. Hãy xem cuộc đời của tôi bây giờ, thật là một mớ hỗn độn’.Nếu muốn tìm biết chương trình Chúa dành cho mình, chúng ta cần phải xin Ngài tỏ bày những điều đó. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo dân Ngài vì họ bắt tay vào những kế hoạch mà không cầu hỏi ý Ngài. Đức Ghêhôva phán: ‘khốn thay cho con cái bội nghịch, lập mưu chẳng bởi ý ta, kết ước chẳng cậy thần ta...chúng nó chưa hỏi miệng ta , đã khởi xuống Êdíptô’ (EsIs 30:1-2). Tất nhiên Chúa Jêsus là gương mẫu tuyệt đỉnh của việc làm theo ý muốn của Cha Ngài. Ngài không ngừng được ‘Thánh Linh dẫn dắt’ (LuLc 4:1) và chỉ làm điều chi Ngài thấy Cha Ngài làm (GiGa 5:19). Chúng ta lầm lỗi vì đã không cầu hỏi Chúa. Chúng ta lập một kế hoạch nào đó và nghĩ rằng: ‘Tôi muốn thực hiện điều đó nhưng tôi không chắc Chúa có muốn tôi làm điều đó hay không. Theo tôi tốt hơn là đừng cầu hỏi Ngài vì lỡ đó không phải là ý muốn Ngài dành cho tôi!’Đức Chúa Trời chỉ dẫn chúng ta khi chúng ta sẵn sàng làm theo ý muốn của Ngài chứ không phải khi chúng ta cứ khăng khăng cho đường lối riêng của mình là đúng. Tác giả Thi thiên nói rằng: ‘Ngài chỉ dạy con đường Ngài cho kẻ nhu mì’ (Thi Tv 25:9) và ‘kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài’ (câu 14). Đức Chúa Trời thường chỉ dạy cho những người có thái độ như Mary: ‘Tôi đây là tôi tớ Chúa, sẵn sàng vâng theo ý muốn Chúa’. Giây phút chúng ta sẵn sàng để thực hiện ý muốn Ngài, Ngài bắt đầu bày tỏ các chương trình của Ngài dành cho đời sống chúng ta.Có một câu trong Thi thiên mà tôi luôn ghi nhớ đến: ‘Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giêhôva và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy’ (Thi Tv 37:5). Phần chúng ta là hãy phó thác quyết định của mình cho Chúa và sau đó tin cậy Ngài. Khi đã làm điều đó, chúng ta có thể chờ đợi hy vọng Ngài hành động.Đến cuối thời gian chúng tôi học Đại học, một trong các bạn của tôi là Nicky, người cũng đã tin Chúa vào cùng khoảng thời gian tôi tiếp nhận Chúa, anh ta bắt đầu có mối quan hệ thân thiết với một thiếu nữ chưa tin Chúa. Anh cảm thấy kết hôn với cô là điều không phải lẽ, trừ phi cô ấy có cùng niềm tin nơi Chúa Cứu Thế với anh. Anh không muốn đặt cô dưới một áp lực nào cả. Vì vậy anh làm điều tác giả Thi thiên đã nói và giao phó việc đó cho Chúa. Thực tế, anh đã thưa với Chúa như vầy: ‘Lạy Chúa, nếu mối quan hệ nầy không phải lẽ, con xin Ngài hãy kết thúc nó. Còn nếu phải lẽ, thì con cầu nguyện để cô ấy sẽ tiếp nhận Chúa vào ngày cuối cùng của học kỳ mùa xuân’. Anh ấy chẳng nói cho cô ta hoặc cho bất cứ ai về kỳ hẹn ấy. Anh đặt ‘lòng tin cậy nơi Ngài’ và chờ đợi Ngài hành động. Ngày cuối của phần học mùa xuân đã đến và tình cờ họ được cùng đến dự một buổi tiệc vào buổi tối hôm ấy. Ngay trước nửa đêm cô ngỏ ý muốn đi dạo bằng xe. Vì vậy

Page 106: Nhung thac mac ve doi song

họ vào xe và cô đưa ra một loạt phương hướng do cô nghĩ ra cho vui thôi ‘ba lần rẽ trái, ba lần rẽ phải, rồi chạy thẳng ba dặm và dừng lại’. Anh ta cùng đùa và làm theo. Họ dừng lại ở tại nghĩa trang Hoa Kỳ nơi có một chiếc thập tự thật lớn nằm chính giữa được vây quanh bởi hàng trăm chiếc thập tự nhỏ. Cô ta đã bị sốc và được cảm động sâu xa bởi biểu tượng của thập tự giá, cũng như bởi việc Chúa đã dùng những chỉ thị của cô để thu hút sự chú ý của cô. Cô bật khóc. Vài giây sau, cô đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Đến nay họ đã lấy nhau được nhiều năm và sống trong hạnh phúc, họ vẫn nhớ lại và hồi tưởng lại thể nào tay Chúa đã ở trên họ trong giờ phút ấy.Cho là chúng ta sẵn sàng làm điều Chúa muốn chúng ta làm, vậy chúng ta phải trông đợi Chúa phán với mình và hướng dẫn mình qua những phương cách nào? Ngài chỉ dẫn chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Đôi khi Chúa phán qua một trong những cách được trình bày dưới đây; đôi khi đó là một sự kết hợp. Nếu đó là một quyết định quan trọng, Ngài có thể phán qua tất cả những cách ấy. Những điều nầy nhiều khi được gọi là năm khía cạnh sau đây.Uy quyền của lời Kinh Thánh Như chúng ta đã thấy, ý muốn bao quát của Đức Chúa Trời dành cho mọi người ở hết thảy mọi nơi trong mọi hoàn cảnh đều được mặc khải trong Kinh Thánh. Ngài đã tỏ cho chúng ta ý chỉ Ngài về toàn bộ phạm vi các vấn đề. Nhờ Kinh Thánh, chúng ta biết đâu là điều sai trái. Vì vậy chúng ta có thể hoàn toàn quả quyết rằng Chúa sẽ không chỉ dẫn chúng ta làm những điều như vậy. Đôi khi có người đã lập gia đình rồi bảo như vầy: ‘Tôi đã yêu người nam người nữ đó. Chúng tôi yêu nhau vô cùng. Tôi cảm thấy Chúa đang dẫn dắt tôi để lìa bỏ chồng hoặc vợ mình để bắt đầu mối quan hệ mới nầy’. Song thật ra ý muốn Chúa đã được bày tỏ rõ ràng rồi. Ngài đã phán rằng: ‘Ngươi chớ phạm tội tà dâm’ (XuXh 20:14). Chúng ta biết chắc chắn rằng Chúa không dẫn dắt chúng ta vào tội tà dâm.Đôi khi người ta cảm thấy mình được dẫn dắt để dành tiền bằng cách không đóng thuế thu nhập. Nhưng Chúa đã phán rõ ràng rằng chúng ta phải trả mọi thứ thuế mình phải đóng (RoRm 13:7). Trong các lãnh vực nầy cũng như nhiều lãnh vực khác, Chúa đã mặc khải ý muốn chung của Ngài, chúng ta không cần phải cầu xin sự chỉ dẫn của Ngài nữa, Ngài đã bày tỏ điều đó rồi. Nếu không chắc, chúng ta có thể cần phải hỏi một người nào đó giỏi Kinh Thánh hơn chúng ta xem có điều gì trong vấn đề đó hay không. Một khi đã khám phá được điều Kinh Thánh phán rồi, chúng ta không cần khảo sát thêm nữa.Mặc dầu ý muốn chung của Đức Chúa Trời đã được mặc khải trong Kinh Thánh, không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được ý muốn cụ thể của Ngài dành cho đời sống mình trong Kinh Thánh. Như đã thấy, Kinh Thánh cho

Page 107: Nhung thac mac ve doi song

chúng ta biết ý muốn chung của Ngài dành cho mọi người là lập gia đình. Dầu vậy cuộc sống độc thân là một sự kêu gọi cao trọng, đó là một ngoại lệ, chứ không phải là quy luật (ICo1Cr 7:2). Chúng ta biết Cơ Đốc Nhân chỉ được tự do kết hôn với Cơ Đốc Nhân (IICo 2Cr 6:14), chứ Kinh Thánh không nói chúng ta biết mình phải kết hôn với một người nào cụ thể!Như đã thấy ở chương nói về Kinh Thánh, ngày nay Đức Chúa Trời vẫn phán qua Kinh Thánh. Ngài có thể phán với chúng ta đang khi chúng ta đọc Kinh Thánh. Tác giả Thi thiên nói rằng: ‘Các chứng cớ Chúa là...những mưu sĩ tôi’ (Thi Tv 119:24). Ở đây không có ý nói rằng chúng ta tìm được ý muốn Chúa bằng cách mở Kinh Thánh bất cứ chỗ nào một cách ngẫu hứng để thấy điều Kinh Thánh phán. Nhưng khi chúng ta phát huy thói quen đọc Kinh Thánh đều đặn và có phương pháp, chúng ta bắt đầu khám phá thể nào phần Kinh Thánh đọc hằng ngày thật phù hợp hết sức kỳ diệu và dường như dành cho các hoàn cảnh riêng biệt của chính mình.Đôi khi một câu Kinh Thánh dường như nổi bật trên trang giấy đập vào mắt chúng ta và chúng ta hiểu Ngài đang phán qua câu Kinh Thánh ấy. Đây là kinh nghiệm chắc chắn của tôi, điển hình là khi tôi đã hiểu rằng Chúa đang kêu gọi tôi thay đổi việc làm. Mỗi khi đọc Kinh Thánh, tôi cảm biết Chúa đang phán với mình, tôi liền viết lại điều đó. Tôi đã ghi nhận ít nhất mười lăm lần khác nhau mà tôi tin rằng Chúa đã phán với tôi qua Kinh Thánh về sự kêu gọi của Ngài đối với tôi là hãy rời bỏ công việc của tôi, mà lúc ấy tôi đang là một luật sư và Ngài phán hãy tập luyện để chuẩn bị cho lễ thụ phong tại Hội Thánh Anh Quốc.Thánh Linh kiểm soát Sự chỉ dẫn rất là riêng tư. Khi chúng ta trở thành những Cơ Đốc Nhân, Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự đến và sống trong chúng ta. Khi ấy, Ngài bắt đầu giao tiếp với chúng ta. Chúng ta cần học biết để nghe được tiếng phán của Ngài. Chúa Jêsus đã phán rằng chiên Ngài (tức là những kẻ đi theo Ngài) sẽ nhận biết tiếng phán của Ngài (GiGa 10:4-5). Chúng ta nhận biết giọng nói của một người bạn thân qua máy điện thoại ngay lập tức. Nếu chúng ta chưa biết rõ người ấy lắm, thì có lẽ khó nhận ra hơn và cần phải có thêm nhiều thời gian. Càng quen biết Chúa Jêsus, chúng ta càng dễ nhận biết tiếng phán Ngài.Ví dụ, chúng ta thấy Phaolô và những bạn đồng hành của ông, dự định vào đất Bithini ‘nhưng Thánh Linh của Chúa Jêsus không cho phép’ (Cong Cv 16:7). Vì vậy họ đã chọn đường khác. Chúng ta không biết đích xác Thánh Linh đã phán thế nào với họ, song đó có thể là một trong số các phương cách.Dưới đây là ba ví dụ về cách Chúa phán qua Thánh Linh Ngài.1. Ngài thường phán với chúng ta trong lúc cầu nguyện

Page 108: Nhung thac mac ve doi song

Cầu nguyện là cuộc trao đổi hai chiều. Giả sử tôi đến gặp bác sĩ và bảo: ‘Thưa bác sĩ, tôi gặp phải một số những vấn đề: Tôi bị nấm dưới móng chân; tôi bị bệnh trĩ; mắt tôi ngứa ngáy; tôi cần chủng ngừa bệnh cúm, tôi bị chứng đau lưng và bị sưng khuỷu tay vì chơi banh’. Và rồi sau khi đã kê khai các khoản mục than phiền, tôi liếc nhìn đồng hồ và kêu lên: ‘Thôi chết, muộn mất rồi. Tôi phải đi đây. Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì đã nghe tôi nói’. Vị bác sĩ hẳn sẽ bảo: ‘Đợi một giây đã. Vì sao ông không nghe tôi nói?’ Nếu như có lúc nào chúng ta cầu nguyện mà chúng ta chỉ thưa trình với Chúa và chẳng bao giờ dành thì giờ để lắng nghe Ngài phán, thì chúng ta đã phạm phải lỗi lầm tương tự. Trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy Chúa phán với dân sự Ngài. Ví dụ trong một dịp khi các Cơ Đốc Nhân đang thờ phượng Chúa và kiêng ăn, Đức Thánh Linh đã phán rằng: ‘Hãy để riêng Banaba và Saulơ cho ta để làm công việc mà ta đã kêu gọi họ’. Vì vậy sau khi đã kiêng ăn và cầu nguyện rồi, họ bèn đặt tay trên hai người và cử họ ra đi’ (Cong Cv 13:2-3).Một lần nữa, chúng ta không biết chính xác Thánh Linh đã phán như thế nào. Có thể trong khi họ cầu nguyện ý tưởng ấy đã đến với tâm trí họ. Đó là một cách thông thường Ngài hay phán. Đôi khi người ta mô tả nó như là ‘những ấn tượng’ hoặc cảm nhận điều đó ‘trong tận xương cốt’ Đức Thánh Linh có thể phán bằng tất cả những phương cách ấy.Chắc chắn là những suy nghĩ và cảm nhận ấy cần phải được thử nghiệm (IGi1Ga 4:1). Điều đó có phù hợp với Kinh Thánh không? Nếu không, nó không thể đến từ một Đức Chúa Trời yêu thương được (IGi1Ga 4:16). Nó có gây dựng, nâng đỡ và khích lệ không (ICo1Cr 14:3)? Khi chúng ta quyết định, chúng ta có nhận được sự bình an của Chúa không (CoCl 3:15)?2. Đôi khi Chúa phán với chúng ta bằng cách ban cho chúng ta một nỗi khao khát mạnh mẽ để làm điều gì đó ‘Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài’ (Philíp 2:13;). Khi chúng ta giao nộp ý muốn của mình cho Đức Chúa Trời, Ngài hành động trong chúng ta và thường thay đổi những ao ước của chúng ta. Một lần nữa rút ra từ chính kinh nghiệm của tôi, trước khi tin Chúa thì điều ưa thích bị xếp vào hàng chót của tôi trên trần gian nầy là trở thành mục sư thụ phong của Giáo hội Anh Quốc. Vậy mà khi tôi đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế và thưa rằng tôi sẵn sàng làm điều chi Ngài muốn tôi làm, và tôi khám phá thấy những khao khát của mình đã thay đổi. Bây giờ tôi không thể hình dung một đặc quyền nào lớn hơn hoặc một công việc nào trọn vẹn cho tôi hơn là việc mà tôi hiện đang đảm nhận trong lúc nầy.Nhiều khi người ta cố hình dung ra điều mình không thích đảm nhận nhất rồi cho rằng Chúa sẽ đòi họ phải thực hiện đúng công việc ấy. Tôi không cho rằng Đức Chúa Trời thích như thế. Vì vậy đừng sợ mà nói rằng: ‘Nếu tôi tin

Page 109: Nhung thac mac ve doi song

Chúa, Ngài sẽ khiến tôi phải trở thành một nhà truyền giáo’. Nếu đó là điều Ngài muốn bạn đảm nhận và ý muốn của bạn được dâng cho Chúa thì Ngài sẽ ban cho bạn một khao khát mạnh mẽ để làm công việc đó.3. Nhiều khi Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng nhiều cách khác thường hơn Có nhiều trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời hướng dẫn các cá nhân bằng những cách thật lạ lùng. Ngài đã phán cùng Samuên khi còn là một cậu bé bằng lời rõ ràng để Samuen có thể nghe được (I Samuên 3:4-14;). Ngài đã chỉ dẫn cho Ápraham (SaSt 18:1-33), cho Giôsép (Mat Mt 2:19) và dùng các thiên sứ để bày tỏ cho Phierơ (Cong Cv 12:7). Trong Cựu Ước lẫn Tân Ước Ngài thường phán qua các tiên tri (như Agabút - Công vụ 11:27-28;, 21:10-11;). Ngài đã chỉ dẫn qua những khải tượng (ngày nay đôi khi được xem như ‘những sự hiện thấy’). Ví dụ, một đêm nọ, Đức Chúa Trời phán với Phaolô trong một khải tượng. Ông trông thấy một người ở tại Maxêđoan đứng nài xin ông: ‘Xin hãy đến Maxêđoan cứu giúp chúng tôi’. Chẳng chút ngạc nhiên, Phaolô và các bạn đồng hành của ông đã tiếp nhận điều đó như một huấn thị rằng Chúa đã kêu gọi họ đến giảng Tin lành cho xứ Maxêđoan (Cong Cv 16:10).Chúng ta cũng tìm thấy những trường hợp Chúa chỉ dẫn qua các giấc mơ (như Mat Mt 1:20; 2:12-13, 22). Có lần khi tôi đang cầu nguyện cho một cặp vợ chồng là những người bạn tốt của chúng tôi. Người chồng mới tiếp nhận Chúa, còn người vợ, hết sức thông minh song cũng hết sức mạnh mẽ phản đối điều đã xảy đến với chồng mình, và cô ta có phần nào thù địch với chúng tôi. Một đêm nọ tôi mơ thấy một giấc mơ, trong giấc mơ đó tôi thấy gương mặt cô ta hoàn toàn thay đổi, ánh mắt cô tràn ngập niềm vui của Chúa. Điều đó khích lệ chúng tôi tiếp tục cầu nguyện và giữ sự thân gần với họ. Một vài tháng sau đó cô ta đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Tôi còn nhớ khi nhìn vào gương mặt của cô tôi đã thấy lại gương mặt mình đã thấy trong giấc mơ trước đó vài tháng.Tất cả những điều đó đều là những cách Chúa đã dùng để hướng dẫn loài người trong quá khứ và ngày nay Ngài vẫn còn dùng.Nhận thức chung Khi trở thành Cơ Đốc Nhân, chúng ta không bị kêu gọi để từ bỏ những lẽ thường. Tác giả Thi thiên cảnh cáo rằng: ‘Chớ như con ngựa và con la, là vật vô tri; phải dùng hàm khớp và dây cương mới cầm chúng nó được; bằng chẳng chúng nó không đến cùng người’ (Thi Tv 32:9).Các tác giả Tân Ước thường khuyên chúng ta phải suy nghĩ chứ không bao giờ can ngăn chúng ta vận dụng tâm trí của mình (IITi 2Tm 2:7).Nếu chúng ta từ bỏ lẽ thường, chúng ta sẽ tự đưa mình vào những tình huống kỳ quặc. Trong quyển Knowing God của mình, J.I.Packer trưng dẫn

Page 110: Nhung thac mac ve doi song

trường hợp của một người phụ nữ, mỗi sáng bà ta dâng một ngày cho Chúa ngay khi vừa thức dậy ‘bà liền cầu hỏi Chúa bà phải chỗi dậy hay không’, và bà sẽ không chỗi dậy cho đến khi nào ‘tiếng phán’ bảo bà hãy dậy thay áo quần.Khi mặc mỗi thứ đồ vào bà đều cầu hỏi Chúa xem bà có phải mặc nó vào hay không và Ngài rất thường xuyên bảo bà hãy mang chiếc giày bên chân phải và bỏ chiếc giày bên chân trái, nhiều khi bà phải mang cả hai chiếc vớ nhưng lại chẳng mang giày, và đôi khi cả hai chiếc giày mà không mang vớ. Tất cả các thứ áo quần mặc cũng đều như vậy...49Chúa không ban những lời hứa về sự hướng dẫn của Ngài để chúng ta khỏi phải suy nghĩ căng thẳng đâu. Thật thế, John Wesley, cha đẻ của giáo hội Giám lý, đã nói rằng Đức Chúa Trời thường hướng dẫn ông bằng cách nêu lên trong tâm trí ông các lý do để hành động theo một phương cách cụ thể. Sự hướng dẫn này thật quan trọng trong mọi lãnh vực - đặc biệt là trong các lãnh vực hôn nhân và việc làm.Nhận thức chung là một trong các yếu tố phải được xem xét trong toàn bộ lãnh vực chọn một người bạn đời. Lẽ thường tình chính là hãy xem xét ít nhất ba lãnh vực rất quan trọng.Thứ nhất, chúng ta có tương hợp với nhau về mặt tâm linh hay không ? Một Cơ Đốc Nhân chỉ nên kết hôn với một Cơ Đốc Nhân khác. Phaolô báo trước sự nguy hiểm của việc kết hôn với người chưa tin Chúa (IICo 2Cr 6:14). Trong thực tế, nếu một trong hai bên không phải là Cơ Đốc Nhân, thì hầu như kết quả luôn luôn là một cuộc hôn nhân lúc nào cũng căng thẳng. Người tin Chúa bị dằn vặt giữa ao ước muốn vừa lòng người bạn đời và ao ước muốn đẹp lòng Chúa. Nhưng sự tương hợp về mặt thuộc linh còn hàm ý nhiều hơn cả việc cả hai đều tin Chúa nữa. Điều đó có nghĩa là mỗi bên đều quý trọng đời tâm linh của nhau, chứ không phải chỉ có thể bảo rằng: ‘Ít ra họ cũng đã trải qua bài thi trắc nghiệm giáo lý’.Thứ hai, chúng ta có tương hợp với nhau về cá tánh không ? Tất nhiên, người bạn đời của chúng ta hẳn phải là một người bạn rất tốt và là người có nhiều điểm tương đồng. Một trong nhiều điều thuận lợi của việc không chung giường với nhau trước khi kết hôn là để dễ tập trung vào lãnh vực nầy hơn và khám phá xem có sự tương hợp giữa hai cá tánh hay không. Thông thường mặt tính dục có thể thống trị các thời kỳ ban đầu của mối quan hệ. Nếu các nền tảng chưa được xây dựng trên tình bạn thì khi sự hào hứng tình dục ban đầu mất đi nó sẽ để lại cho mối quan hệ một nền tảng dễ đổ vỡ.Thứ ba, chúng ta có tương hợp với nhau về mặt thể chất không ? Qua những điều nầy tôi hàm ý rằng chúng ta phải thu hút nhau. Tương hợp nhau về mặt thuộc linh và mặt tình cảm chưa đủ; sự hấp dẫn về mặt tình dục cũng phải hoạt động. Thế gian thường đặt điều đó lên hàng đầu, còn ở đây nó đứng

Page 111: Nhung thac mac ve doi song

cuối trong thứ tự ưu tiên. Thế gian thường bảo rằng cần phải ngủ với nhau trước để xem có sự tương hợp về mặt tình dục hay không. Điều nầy hoàn toàn sai lầm. Về mặt sinh học, lấy tình dục để thử nghiệm bất cứ một sự không hòa hợp nào là điều rất hiếm để hai người lại càng được hòa hợp với nhau hơn.Một lần nữa , lẽ thường hay quan niệm chung là điều hết sức quan trọng khi cân nhắc sự chỉ dẫn của Chúa dành cho việc làm cũng như nghề nghiệp của chúng ta . Quy luật chung là chúng ta nên cứ giữ công việc mình đang có cho đến khi nào Chúa kêu gọi chúng ta làm một công việc nào khác (ICo1Cr 7:17-24). Dầu nói như vậy, trong việc tìm kiếm ý muốn của Chúa dành cho nghiệp vụ của mình, lẽ thường là nên có một cái nhìn lâu dài về đời sống nhìn xa trước mười, mười lăm hoặc hai mươi năm là điều khôn ngoan và đặt những câu hỏi như: ‘Công việc hiện nay của tôi đang dẫn tôi đến đâu? Liệu đó có phải là nơi tôi muốn đến trong kế hoạch dài hạn không? Hay tầm nhìn dài hạn của tôi đối với điều gì đó hoàn toàn khác hẳn? Trong trường hợp đó, tôi nên ở chỗ nào hiện giờ để đạt đến đây?’Hỏi ý kiến các thánh đồ 50Sách Châm Ngôn chứa đầy những huấn thị để tìm kiếm những lời dạy khôn ngoan. Tác giả tuyên bố rằng: ‘Người khôn ngoan nghe lời khuyên dạy’ (ChCn 12:15). Ông cảnh cáo rằng: ‘Đâu không có nghị luận, đó mưu luận phải phế’, ngược lại ‘nhờ có nhiều mưu sĩ, mưu định bèn được thành’ (ChCn 15:22). Vì vậy ông khuyên: ‘Nhờ bàn luận, các mưu luận được định vững vàng’ (ChCn 20:18).Mặc dầu tìm kiếm lời khuyên bảo là điều rất quan trọng, chúng ta cần nhớ rằng xét cho cùng các quyết định của chúng ta nằm giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta không thể đổ trách nhiệm cho người khác hoặc tìm cách đổ lỗi khi sự việc trở nên tồi tệ. ‘Hỏi ý kiến các thánh đồ’ là một phần của sự chỉ dẫn - chứ không phải là phần duy nhất. Đôi khi cứ tiến thẳng bất kể lời khuyên của người khác có thể lại là đúng.Nếu chúng ta đối đầu với một quyết định mà cần lời khuyên bảo, thì chúng ta sẽ hỏi ý kiến những ai? Đối với tác giả sách Châm ngôn thì ‘kính sợ Đức Giêhôva, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan’. Như vậy, hẳn ông đang nghĩ đến lời khuyên bảo của những người ‘kính sợ Đức Giêhôva’. Những người cố vấn tốt nhất thường là những Cơ Đốc Nhân tin kính Chúa có sự khôn ngoan và từng trải, họ là những người chúng ta tôn trọng (cũng thật khôn ngoan khi tìm kiếm lời khuyên của những bậc cha mẹ mà mình tôn kính, dầu chúng ta đã vượt khỏi lứa tuổi ở dưới quyền kiểm soát của họ. Thậm chí dầu họ không phải là những người tin Chúa, họ hiểu chúng ta rất rõ và thường có thể có những nhận định quan trọng trong các tình huống).

Page 112: Nhung thac mac ve doi song

Tôi khám phá thật là một sự trợ giúp thực tiễn cho suốt cuộc đời theo Chúa của mình khi có được ai đó là một Cơ Đốc Nhân trưởng thành, là người tôi quý trọng và với người ấy tôi có thể đến để tìm lời khuyên về toàn bộ các vấn đề. Vào các thời điểm khác nhau, họ là nhiều người khác nhau. Tôi thật hết sức biết ơn Chúa vì cớ sự khôn ngoan và trợ giúp của họ trong nhiều lãnh vực. Thường sự xuất hiện của Chúa đến khi chúng tôi đã trò chuyện với nhau xuyên suốt các vấn đề.Khi gặp phải các quyết định lớn lao hơn tôi thấy thật ích lợi để tìm kiếm hàng loạt những lời khuyên. Đối với vấn đề phong chức, tôi đã tìm kiếm lời khuyên của hai người nầy, cũng là hai người bạn thân nhất của tôi, vị Mục sư của tôi và những người có liên quan trong quá trình tuyển chọn chính thức.Những người chúng ta đến để tìm lời khuyên không nên là người mà sở dĩ chúng ta chọn họ là vì họ sẽ đồng ý với điều chúng ta đã hoạch định rồi! Đôi khi người ta thấy có người đi hỏi ý kiến rất nhiều người với hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ tìm được ai đó tán đồng kế hoạch của họ. Những lời khuyên như vậy ít có trọng lượng và chỉ khiến cho người ấy bảo rằng: ‘Vâng tôi đã tham khảo ý kiến ông (bà) x và ông (bà) ấy đã tán thành’.Chúng ta nên tham khảo ý kiến người đó là vì thẩm quyền thuộc linh của họ hoặc mối quan hệ của họ đối với chúng ta, dầu chúng ta có thể đoán trước được quan điểm của họ là gì đi chăng nữa. Khi các bạn của tôi, Nicky và Sila Lee, những người hiện đang điều hành một hội thánh ở tại trung tâm Luân đôn, tiếp nhận Chúa, họ đã băn khoăn không biết có nên tiếp tục mối quan hệ của mình hay không, bởi vì mặc dầu rất yêu nhau song họ vẫn còn quá trẻ và chưa có triển vọng gì trước mắt cho hôn nhân.Có một tín hữu rất khôn ngoan là người mà Nicky vô cùng quý trọng. Nicky biết ông ta có các quan điểm chặt chẽ về các mối quan hệ và biết ông thường cho rằng liên hệ quá sâu trong mối quan hệ bạn bè ở giai đoạn đại học là điều không khôn ngoan. Dầu vậy, Nicky đã quyết định hỏi ý kiến ông ta. Ông ấy hỏi Nicky: ‘Cậu đã giao phó mối quan hệ giữa cậu với Sila cho Chúa chưa?’ Nicky trả lời với vẻ hơi ngần ngừ và hết sức thành thật ‘Dạ, cháu nghĩ là có, nhưng đôi khi cháu chưa quả quyết lắm ạ’. Đến đây, người đàn ông khôn ngoan bèn trả lời: ‘Tôi đã thấy rằng cậu yêu cô ấy. Theo tôi cậu nên tiếp tục giữ mối quan hệ với cô ấy’. Bởi vì lời khuyên nầy đến từ nguồn gốc thật đáng ngạc nhiên nên nó càng có thêm giá trị. Lời khuyên ấy thật đã rất ích lợi và họ hiện đã sống những năm tháng hôn nhân hạnh phúc để chứng minh điều đó là đúng.Những dấu hiệu của hoàn cảnh Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát tối hậu mọi sự kiện. Tác giả Châm ngôn tỏ rõ rằng: ‘Lòng người toan định đường lối mình; song Đức

Page 113: Nhung thac mac ve doi song

Giêhôva chỉ dẫn các bước của người’ (ChCn 16:9). Đôi khi Chúa mở các cửa (ICo1Cr 16:9) và đôi khi Ngài đóng các cửa (Cong Cv 16:7). Trong đời tôi có hai lần Chúa đã đóng các cửa của những điều mà tôi rất mong muốn và lúc bấy giờ tôi cho là ý muốn Chúa. Tôi đã cố gắng làm cho các cánh cửa ấy mở ra. Tôi đã cầu nguyện, và tôi đã vật lộn, đã tranh chiến, nhưng cửa vẫn không mở. Trong cả hai trường hợp tôi đều thất vọng cay đắng. Nhưng bây giờ sau nhiều năm, thì tôi hiểu vì sao Ngài đã đóng các cánh cửa ấy. Tôi thật sự biết ơn Ngài vì điều Ngài đã làm. Song tôi không chắc khi lên thiên đàng, liệu chúng ta có hiểu hết được lý do tại sao Ngài lại đóng một số cánh cửa trong cuộc đời của chúng ta.Nhiều khi Ngài mở các cánh cửa bằng một phương cách thật khác thường. Hoàn cảnh và thời điểm được sắp đặt tỏ rõ bàn tay của Ngài (SaSt 24:1-67). Michael Bordeaux là người đứng đầu Trường Cao Đẳng Keston, một đơn vị nghiên cứu đã cống hiến nhằm giúp đỡ các tín hữu trong xứ sở thuộc Cộng sản. Công việc của ông và sự nghiên cứu hiện đang được các chính phủ khắp nơi trên thế giới quý trọng. Ban đầu, ông học tiếng Nga ở tại trường Oxford và vị giáo sư Nga của ông, tiến sĩ Zernov đã gởi cho ông một lá thư vì nghĩ rằng bức thư ấy sẽ làm ông thích thú. Bức thư ấy tường thuật chi tiết thể nào các tu sĩ đã bị KGB đánh đập và phải chịu đựng những cuộc khám xét về sức khỏe vô nhân đạo; thể nào họ đã bị tập trung lại dồn vào trong những xe tải và đổ đống xuống những vùng cách xa hàng trăm dặm. Bức thư được viết hết sức đơn giản, không hề có sự thêm thắt, và khi đọc nó Michael Bordeaux cảm thấy mình đang nghe tiếng nói thật sự của hội thánh bị bắt bớ. Bức thư được ký tên Varavva và Pronina.Vào tháng Tám năm 1964, ông đi một chuyến đến Moscow và vào buổi chiều đầu tiên ở tại đó ông thình lình gặp gỡ những người bạn cũ, họ đã kể chi tiết cho biết các cuộc bắt bớ đang ngày càng tệ hại hơn; đặc biệt hai nhà thờ cổ của Thánh Phierơ và Thánh Phaolô đã bị phá sập. Họ đề nghị ông hãy đến và đích thân chứng kiến.Vì vậy ông đón taxi và đi đến đó lúc trời đã chạng vạng. Khi đến chỗ quảng trường nơi ông nhớ trước kia là một nhà thờ xinh đẹp, thì ông chẳng tìm thấy gì ngoài một hàng rào cao khoảng bốn mét che dấu một đống gạch đá đổ nát nơi đã từng là ngôi nhà thờ. Tận bên kia khuôn viên có hai người phụ nữ đang leo lên hàng rào để cố xem có cái gì ở bên trong. Ông để ý họ và sau cùng khi họ đã rời khuôn viên ông đi theo họ cách khoảng một trăm mét và cuối cùng ông bắt kịp họ. Họ hỏi ‘Ông là ai?’ Ông trả lời ‘Tôi là người nước ngoài. Tôi đến đây để tìm biết điều gì đang xảy ra ở đây trong Liên bang Xô viết’.Họ đưa ông vào căn nhà của người phụ nữ nọ, bà ta hỏi vì sao ông đến đây. Vì vậy ông nói ông đã nhận được một bức thư từ Ukraine đến theo đường

Page 114: Nhung thac mac ve doi song

Paris. Khi bà ta hỏi bức thư ấy đến từ ai, ông trả lời ‘Varavva và Pronina’. Một khoảng im lặng. Ông tự hỏi không biết mình đã nói điều gì sai. Thế rồi tiếp đó là những tiếng khóc nức nở không kềm chế được. Người phụ nữ đưa tay ra và nói: ‘Đây là Varavva, và đây là Pronina’.Dân số của Nga hơn 140 triệu người, Ukraine nơi từ đó bức thư được viết, cách Moscow 1.300 cây số. Còn Michael Bordeaux đã bay từ Anh đến sáu tháng sau khi bức thư được viết. Họ hẳn sẽ không gặp nhau ở tại khu nhà thờ bị phá hủy nếu như một trong hai bên đến sớm hơn hoặc muộn hơn một giờ đồng hồ. Đó là một trong những cách Đức Chúa Trời đã kêu gọi Michael Bordeaux để bắt đầu công việc của đời sống ông.51Đừng vội vã Đôi khi sự hướng dẫn của Chúa dường như đến lập tức, có sự yêu cầu (như Sáng thếký 24), nhưng thường phải mất một khoảng thời gian lâu hơn nhiều: Có khi cả hàng tháng, thậm chí hàng năm. Chúng ta có thể ý thức Chúa sắp sửa làm một điều gì đó trong đời sống mình, nhưng phải chờ đợi một thời gian dài để điều đó được thành. Trong những trường hợp đó chúng ta cần kiên nhẫn như Ápraham người mà sau khi ‘đã nhịn nhục chờ đợi như vậy, rồi mới được điều đã hứa’ (HeDt 6:15). Trong khi chờ đợi, đã có một lúc ông bị cám dỗ để cố gắng làm thành những điều Chúa hứa bằng phương cách riêng của mình - với những hậu quả tai hại (xem Sáng thếký đoạn 16 và 21).Đôi khi chúng ta nghe đúng tiếng Chúa, nhưng lại hiểu sai thời điểm. Đức Chúa Trời đã phán cùng Giôsép qua một giấc mộng điều sẽ xảy đến cho ông và gia đình ông. Có lẽ ông đã mong đợi sự ứng nghiệm tức thì, song thực tế ông phải chờ đợi hàng năm. Thật vậy, trong khi ở trong tù, hẳn phải khó khăn lắm để ông tin rằng các giấc mơ của ông sẽ được ứng nghiệm. Nhưng mười ba năm, sau giấc mơ đầu tiên, ông đã chứng kiến sự ứng nghiệm của Đức Chúa Trời. Sự chờ đợi là một phần của sự chuẩn bị (xem Sáng thếký 37-50).Trong lãnh vực về sự chỉ dẫn này, hết thảy chúng ta đều lầm lỗi. Đôi khi cũng giống như Ápraham, chúng ta cố gắng làm thành chương trình của Chúa bằng các phương pháp riêng và sai trật của mình. Giống như Giôsép chúng ta đã hiểu sai thời điểm. Nhiều khi chúng ta cảm thấy mình đã gây ra quá nhiều rối rắm cho cuộc đời mình, kể từ khi chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, và Đức Chúa Trời không làm được điều gì cho mình. Nhưng Đức Chúa Trời vượt trỗi hơn điều đó. Ngài có thể ‘đền bù cho các ngươi về mấy năm bị cắn phá bởi cào cào...’ (Gio Ge 2:25). Ngài có quyền làm nên điều tốt lành từ bất cứ điều gì còn lại của cuộc đời chúng ta, dầu thời gian ấy là ngắn hay dài, nếu chúng ta bằng lòng dâng điều mình có cho Ngài và hợp tác với Thánh Linh Ngài.

Page 115: Nhung thac mac ve doi song

Lord Radstock đang ở tại một khách sạn Nauy vào giữa thập niên 1020. Ông nghe một bé gái đánh đàn dương cầm dưới tiền sảnh, cô bé đang gây nên những tiếng ồn khủng khiếp ‘plink...plong...plink...’ Ông ta muốn nổi khùng vì những tiếng ồn đó! Một người đàn ông đến ngồi bên cạnh cô bé và bắt đầu chơi cùng với cô lấp vào những chỗ trống. Kết quả, đó là một bản nhạc tuyệt vời nhất. Về sau ông ta mới biết được người đàn ông cùng chơi đàn với cô bé chính là bố của cô ấy, Alexander Borodin, nhà soạn nhạc của nhà hát ca kịch opêra Prince Igor .Phaolô viết rằng: ‘Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, là kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định’ (RoRm 8:28). Trong khi chúng ta chơi phần của mình một cách vụng về, tức là tìm kiếm ý muốn của Ngài dành cho đời sống mình qua việc đọc (lời Thánh Kinh uy quyền), lắng nghe (Thánh Linh kiểm soát), sự suy nghĩ (nhận thức bình thường), việc trò chuyện (tham khảo với các thánh đồ), theo dõi (các dấu hiệu của hoàn cảnh) và sự chờ đợi, tức là Chúa đến và ngồi cùng chúng ta ‘mọi sự hiệp lại làm ích cho chúng ta’. Ngài lấy những tiếng ‘plink... plonk...plonk...’ của chúng ta và tạo ra điều tuyệt vời từ đời sống chúng ta.

Vì Sao Chúng Ta Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác và Nên Nói Như Thế Nào?

Vì sao chúng ta nên nói về niềm tin Cơ Đốc của mình? Há không phải đó là một vấn đề riêng tư hay sao? Không phải thành phần Cơ Đốc tốt nhất là những người chỉ cần sống đời sống Cơ Đốc thôi sao? Đôi khi người ta nói với tôi rằng: ‘Tôi biết có người (thường đó là mẹ họ hoặc một người bạn của họ) là một Cơ Đốc Nhân tốt. Họ có niềm tin mạnh mẽ. Nhưng họ không nói về đức tin đó. Há không phải đó là hình thức cao nhất của Cơ Đốc Giáo sao?’Câu trả lời vắn tắt là phải có ai đó nói cho họ về đức tin Cơ Đốc. Câu trả lời hơi dài đó là có những lý do chính đáng để nói cho những người khác về Chúa Jêsus. Thứ nhất, vì đó là mạng lệnh của chính mình Chúa Jêsus. Tom Forrest, vị linh mục của Giáo hội Công giáo La mã là người đầu tiên đệ trình lên Giáo hoàng ý tưởng về lời kêu gọi của thập niên 1990 ‘Thập Kỷ của Công cuộc Truyền giáo’ cho thấy rõ rằng từ ‘ra đi’ xuất hiện 1.514 lần trong Kinh Thánh, 233 lần trong Tân Ước và 54 lần trong Phúc âm Mathiơ. Chúa Jêsus bảo chúng ta hãy ‘đi’:‘Hãy đi đến những con chiên lạc mất...’‘Hãy đi và gặp Giăng...’‘Hãy đi và mời tất cả những ai ngươi gặp...’

Page 116: Nhung thac mac ve doi song

‘Hãy đi khiến muôn dân trở thành môn đồ ta...’Thật vậy, đây là những lời cuối cùng của Chúa Jêsus được chép trong Phúc âm theo thánh Mathiơ:Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: ‘Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân. Hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ và dạy họ giữ hết mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi, và nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế’ (Mat Mt 28:18-20).Thứ hai, chúng ta nói về Chúa cho người khác vì có một nhu cầu cấp bách cho mọi người được nghe Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus. Nếu như chúng ta đang ở trong sa mạc Sahara và tìm được một ốc đảo có nước, thì thật là quá sức ích kỷ nếu không nói cho những người lân cận mình, là những người đang khát, được biết để họ giải quyết cơn khát của họ. Chúa Jêsus là Đấng duy nhất có thể làm thỏa mãn tấm lòng khao khát của những người nam người nữ. Thông thường, nhận thức về nỗi khao khát nầy đến từ các nguồn thật ngạc nhiên. Ca sĩ Sinead O'Connor, đã nói trong một cuộc phỏng vấn như vầy: ‘Là con người chúng ta thường cảm thấy trống vắng. Điều đó do phần tâm linh của chúng ta đã bị hủy hoại và chúng ta không biết làm thế nào để bày tỏ chính mình. Hậu quả là chúng ta được khuyến khích để lấp kín khoảng trống bằng rượu chè, ma túy, tình dục hoặc tiền. Con người ở những nơi ấy đang kêu khóc vì khao khát chân lý’.Thứ ba, chúng ta nói về Chúa cho người khác vì chính chúng ta đã tìm thấy chân lý, chúng ta cảm thấy một nỗi khao khát thúc đẩy muốn truyền đạt cho người khác. Nếu chúng ta đã nhận lãnh tin mừng, tự nhiên chúng ta muốn nói cho người khác biết. Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi vừa ra đời, thì vợ tôi là Pippa đã trao cho tôi một danh sách gồm mười người cần gọi để báo tin. Người đầu tiên tôi gọi đến là mẹ của nàng. Tôi báo cho bà biết chúng tôi vừa sinh được một cháu trai và cả bé lẫn Pippa đều khỏe mạnh. Kế đó tôi gọi cho mẹ tôi, nhưng điện thoại bận. Người thứ ba trên bảng danh sách là em gái của Pippa. Lúc tôi gọi điện thì cô đã hay được tin mừng từ mẹ Pippa và tất cả những người có tên trong bảng danh sách đã hay tin rồi. Điện thoại mẹ tôi bận là vì mẹ của Pippa lúc ấy đã gọi đến báo tin cho bà. Tin mừng lan đi thật nhanh chóng. Tôi không cần phải nhờ mẹ Pippa thông báo, bà đã háo hức báo cho tất cả mọi người. Khi chúng ta hiểu được tin mừng của Phúc âm là gì, chúng ta cũng sẽ nôn nả vui mừng mà nói cho người khác biết.Nhưng chúng ta đi thuật cho người khác bằng cách nào? Đối với tôi dường như có hai nguy hiểm trước mắt. Trước hết là nguy hiểm của việc thiếu tế nhị hay là vô cảm. Thoạt đầu khi vừa tin nhận Chúa tôi đã rơi vào trường hợp nầy. Tôi quá phấn khích về điều đã xảy ra đến nỗi tôi ao ước tất cả

Page 117: Nhung thac mac ve doi song

những người khác cũng được như vậy. Sau khi trở thành một Cơ Đốc Nhân được vài ngày tôi đến dự một buổi tiệc với quyết tâm là sẽ nói cho mọi người về Chúa. Tôi nhìn thấy một cô bạn đang khiêu vũ và quyết định bước đầu là phải làm cho cô ấy nhận biết nhu cầu của cô ấy. Vì thế tôi tiến tới chỗ cô và nói ‘Trông cô thật tệ hại. Cô thật sự cần Chúa Jêsus’. Cô ta tưởng rằng tôi điên. Thật đó không phải là phương cách hữu hiệu nhất để nói cho ai đó về Tin lành! (Tuy nhiên, về sau chính cô ta đã trở thành một Cơ Đốc Nhân, hoàn toàn không phải do tôi, và hiện nay cô ấy lại là vợ tôi!).Bữa tiệc tiếp theo tôi đến dự và quyết định phải trang bị cho đầy đủ, vì vậy tôi đã mang theo một số sách nhỏ, sách Cơ Đốc nói về nhiều vấn đề khác nhau và một cuốn Tân Ước. Tôi nhét các cuốn sách ấy vào mọi túi áo hay quần mà mình có. Tôi mời một cô gái khiêu vũ. Thật khó di chuyển với quá nhiều sách nhét ở trong mình, vì thế tôi hỏi xem cô có thể ngồi xuống được không. Và tôi liền đưa câu chuyện xoay quanh vấn đề Cơ Đốc Giáo. Cứ mỗi một câu hỏi cô ta nêu lên là tôi có thể rút ra một cuốn sách nhỏ từ túi áo mình nói chính xác về vấn đề đó. Cuối cùng cô ta ra đi với một mớ sách trên tay. Ngày hôm sau cô ta đi Pháp và đọc một trong những cuốn sách tôi đã tặng cho cô đang khi ngồi trên tàu. Thình lình cô hiểu ra lẽ thật của điều Chúa Jêsus đã làm cho cô và quay sang người bên cạnh, cô nói ‘Tôi vừa mới trở thành một Cơ Đốc Nhân’. Vào năm hai mươi mốt tuổi cô qua đời trong một tai nạn xe. Thật tuyệt vời vì cô đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế trước khi cô mất, dầu vậy tôi không cho rằng mình đã bắt đầu công việc làm chứng theo một phương cách hoàn toàn thích hợp.Nếu chúng ta làm công việc một cách vụng về, thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ bị tổn thương. Vì thậm chí khi chúng ta đến với đối tượng một cách tế nhị, chúng ta vẫn có thể bị tổn thương. Những lúc như vậy chúng ta thường có khuynh hướng rút lui. Chắc chắn đó là kinh nghiệm của tôi. Sau một vài năm, tôi đã đi từ nguy hiểm của sự thiếu tế nhị đến chỗ rơi vào nguy hiểm ngược lại là sợ hãi. Đã có một thời gian (mỉa mai thay đó là khoảng thời gian tôi học ở trường cao đẳng thần học). Thậm chí chỉ nói về Chúa Jêsus cho những người chưa tin Chúa mà tôi đã rất sợ. Lần nọ, tổ chúng tôi đi từ trường cao đẳng đến một giáo phận trong chuyến công tác thuộc ngoại vi Liverpool, để nói cho người dân về Tin lành. Mỗi tối chúng tôi dùng bữa với những người khác nhau trong khu vực. Một buổi tối nọ, một người bạn của tôi là Rupert và tôi được sai đến ăn bữa tối với một cặp vợ chồng ít có liên hệ với hội thánh (hay nói chính xác hơn, người vợ rất ít nhóm lại còn người chồng thì không đi nhà thờ). Được nửa bữa ăn thì người chồng hỏi chúng tôi đang làm gì ở đây vậy. Tôi lắp bắp, nói cà lăm, ngần ngừ và cứ quanh co. Ông ta tiếp tục lặp lại câu hỏi. Cuối cùng Rupert đã nói thẳng ra: ‘Chúng tôi đến đây để nói về Chúa Jêsus cho người dân’. Tôi cảm thấy xấu

Page 118: Nhung thac mac ve doi song

hổ vô cùng và mong được độn thổ cho rồi! Tôi nhận thấy mình đã cứng người lại vì sợ và tôi thậm chí khiếp sợ cả việc xưng danh Chúa Jêsus trên môi miệng mình.Để tránh những nguy hiểm của tính thiếu tế nhị lẫn sự khiếp sợ như trên, chúng ta cần nhận biết rằng việc nói về Chúa cho người khác xuất phát từ mối quan hệ của chính chúng ta với Chúa. Đó là một phần tự nhiên trong mối tương quan ấy. Khi chúng ta đồng hành với Chúa thì việc chúng ta nói cho mọi người biết về mối quan hệ của mình với Chúa trong sự hợp tác với Thánh Linh Đức Chúa Trời là điều hoàn toàn tự nhiên.Tôi thấy thật hữu ích khi nghĩ đến vấn đề nầy dưới năm tựa đề như sau: Sự hiện diện, sự thuyết phục, sự công bố, quyền năng và sự cầu nguyện.Sự Hiện Diện Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ Ngài rằng:Các ngươi là muối của đất, song nếu mất mặn đi thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại? Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chơn. Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được; cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chơn đèn thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời (Mat Mt 5:13-16).Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta hãy có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng (‘muối của đất’ và ‘sự sáng của thế gian ‘). Để thực hành ảnh hưởng nầy, chúng ta cần phải ‘ở trong thế gian’ (khi đi làm, giữa vòng những người lân cận và giữa gia đình, bạn bè mình) và đừng rút vào cái mà John Stott gọi là ‘những hầm muối nhỏ của các nhà truyền giáo quý phái’ của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta được kêu gọi khác hơn kia, đó là để sống một lối sống khác biệt hoàn toàn với thế gian, hầu cho chúng ta có thể hữu hiệu như muối và sự sáng trong thế gian.Trước hết chúng ta được kêu gọi để làm muối. Trong những thế kỷ trước khi người ta phát minh được sự làm lạnh để bảo quản thức ăn thì muối được sử dụng để giữ cho thịt được tươi và ngăn ngừa ôi thối. Chúng ta được gọi là Cơ Đốc Nhân để ngăn chận xã hội khỏi tình trạng ngày càng xấu đi. Chúng ta thực hiện chức năng đó bằng lời nói của mình khi chúng ta nói lên những tiêu chuẩn đạo đức và những sự tranh luận về vấn đề đạo đức, và khi chúng ta dùng ảnh hưởng của mình để mang lại các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời trong xã hội chung quanh chúng ta. Chúng ta thực hiện điều đó bằng những việc làm của mình khi giữ vai trò của mình với tư cách các công dân, nhắm đến việc kiến tạo những cơ cấu xã hội tốt đẹp hơn, làm việc vì sự công bằng, tự do và chân giá trị của mỗi con người, và bằng cách góp phần loại bỏ nạn

Page 119: Nhung thac mac ve doi song

phân biệt, kỳ thị. Chúng ta cũng thực hiện chức năng ấy bằng hoạt động xã hội của mình nhằm cứu giúp những nạn nhân trong xã hội của mình. Với mục đích đó, một số Cơ Đốc Nhân được kêu gọi tham gia vào các công việc chính trị của quốc gia hoặc địa phương. Những người khác được kêu gọi dành riêng cuộc đời của họ để ‘phục vụ cho những người nghèo khổ’ như Mẹ Teresa và Jackie Pullinger (để sử dụng những cách diễn đạt của Jackie Pullinger). Hết thảy chúng ta đều được kêu gọi để giữ một phần trong chức năng ấy ở một phạm vi rộng lớn hơn hoặc nhỏ hơn.Thứ hai, Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta là ánh sáng-tức là để cho sự sáng của Chúa Cứu Thế được chiếu rọi qua chúng ta. Chúng ta thực hiện chức năng nầy qua điều mà Chúa Jêsus gọi là ‘những việc lành của các ngươi’- mọi điều chúng ta làm hoặc nói đều là vì chúng ta là Cơ Đốc Nhân. Tất cả những điều đó đều có thể được tóm tắt là ‘yêu kẻ lân cận như mình’.Sống bày tỏ nếp sống Cơ Đốc là cách thích hợp nhất để rao truyền tin mừng cho những người sống thật gần gũi với chúng ta. Điều nầy chắc chắn được áp dụng cho gia đình chúng ta, cho những bạn cùng sở làm và cùng phòng, nếu họ biết chúng ta là những Cơ Đốc Nhân, chỉ một mình sự kiện đó đủ đặt họ dưới một mức áp lực rồi. Còn cứ không ngừng nói về đức tin của mình thì có thể nổ sớm, đem lại kết quả trái với sự mong đợi. Rất có thể họ thích được ảnh hưởng bởi tình yêu thương và sự quan tâm chân thành của chúng ta hơn. Tại sở làm, người ta sẽ phải để ý tính trước sau như một của chúng ta, tính thành thật, đáng tin cậy, thẳng thắn, tránh nhiều chuyện và tính hay khích lệ người khác của chúng ta. Ở tại nhà, bố mẹ, gia đình và bạn cùng phòng sẽ được ảnh hưởng bởi sự phục vụ chúng ta dành cho người khác, sự nhịn nhục và lòng nhân hậu của chúng ta hơn là những lời nói của chúng ta.Điều nầy càng vô cùng quan trọng nếu như chồng hoặc vợ của người đó chưa tin Chúa. Phierơ khuyên các bà vợ tin Chúa rằng nếu có ai trong số họ có ‘các ông chồng chưa tin vào Lời Chúa, thì họ có thể được chinh phục bởi cách cư xử của vợ mình, dầu không bởi lời nói , khi họ thấy cách ăn ở của các chị em là tinh sạch và tin kính’ (IPhi 1Pr 3:1).Keith Miller, một nhà cố vấn doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong tác phẩm của mình Mùi vị của Rượu Mới (The Taste of New Wine ), về điều nầy đã xác thực như thế nào trong chính cuộc hôn nhân của ông. Khi ông và vợ ông là Mary Allen mới thành hôn, họ tranh cãi với nhau về việc ai là người phải chịu trách nhiệm mang rác đi đổ. Cô ta cảm thấy đó phải là công việc của anh ta; còn anh thì cho đó là việc của nàng. Anh thậm chí còn đề nghị thuê một người để làm công việc đó, chứ không chịu tự mình mang rác đi đổ. Khi đã tin Chúa anh cố gắng biến cải nàng, song không thành công. Cô ta cho rằng anh không thích cô như trước và anh ta sẽ không chấp nhận cô trừ phi cô thay đổi trở thành một người say mê một thứ tôn giáo nào đó. Cuối cùng

Page 120: Nhung thac mac ve doi song

anh mới nhận ra rằng điều quan trọng hơn chính là phải bày tỏ cho nàng thấy sự khác biệt mà Chúa Cứu Thế đã làm cho đời sống anh:Đang lúc tôi nhìn quanh để tìm một cách nào khác thuyết phục được vợ tôi rằng tôi đã thật sự đổi khác thì ánh mắt của tôi chạm ngay vào thùng rác đầy dựng kề cánh cửa sau. ‘Ôi, không Chúa ôi’, tôi rên thầm với chính mình ‘không phải thùng rác nầy. Ngài hãy lấy khoản thu nhập của con, hoặc bất kỳ thứ gì’. Nhưng tôi thình lình nhận biết rằng đối với tôi, phải là cái thùng rác nầy. Không nói một lời tôi đem thùng rác ra ngoài, thậm chí cũng không nhắc gì với nàng về chuyện đổ rác...Tôi đã bắt đầu có một nỗ lực thật sự để mang rác đi đổ mỗi ngày... và tôi nghĩ chính đó là lúc Mary nhìn biết rằng có điều gì đó thật sự đã xảy ra với linh hồn tôi.52Anh ta bảo nàng: ‘Khi chúng ta kết hôn, anh đã không ký giao kèo sẽ thay đổi em, mà chỉ yêu em...và anh thực sự yêu em, em thế nào thì anh vẫn yêu như vậy’. Điều đó khiến sức ép rớt khỏi nàng, chỉ trong vòng vài tuần lễ nàng đã đích thân dâng cuộc đời cho Chúa Cứu Thế, bằng một phương cách thích hợp đối với nàng.Dầu vậy, trở thành ‘ánh sáng cho thế gian’ không phải chỉ liên quan đến lối sống của chúng ta. Mà nó còn đòi hỏi môi miệng của chúng ta nữa. Gia đình của chúng ta, những người bạn cùng phòng với chúng ta và những người bạn đồng nghiệp của chúng ta cuối cùng sẽ đặt những câu hỏi về niềm tin của chúng ta. Thường tốt hơn là hãy đợi cho đến khi họ đặt câu hỏi. Nếu chúng ta được hỏi, chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng để đưa ra câu trả lời. Phierơ viết rằng: ‘Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy anh em, song phải hiền hòa và kính sợ’ (IPhi 1Pr 3:15).Khi chúng ta có được những cơ hội để nói lên, chúng ta nên bắt đầu như thế nào?Sự Thuyết Phục Nhiều người ngày nay có những lý do để phản đối niềm tin Cơ Đốc hoặc ít ra cũng có những thắc mắc mà họ cần phải được giải đáp trước khi họ sẵn sàng đến chỗ đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế. Họ cần được thuyết phục để tin lẽ thật. Phaolô sẵn sàng tìm cách để làm cho người ta tin. Ông đã kể đó như là trách nhiệm của ông bởi tình yêu thương đối với họ ‘Vậy, chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin’ (IICo 2Cr 5:11).Khi ông đến Têsalônica, ông đã ‘biện luận’, ‘cắt nghĩa’ và lấy Kinh Thánh ‘chứng tỏ’ rằng Đấng Christ đã phải chịu khổ và sống lại từ kẻ chết: ‘Trong bọn họ có một vài người được khuyên dỗ..’ (Cong Cv 17:4). Ở tại Côrinhtô trong lúc may trại suốt tuần lễ, ‘hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc’ (Cong Cv 18:4).Trong những buổi trò chuyện về niềm tin Cơ Đốc, thường có những lời bẻ bác rất gay cấn và chúng ta cần được trang bị để giải quyết các vấn đề đó.

Page 121: Nhung thac mac ve doi song

Có một lần, Chúa Jêsus đang nói chuyện với một phụ nữ về sự rối rắm mà bà đã mắc vào trong cuộc đời mình (GiGa 4:4-26). Sau đó Ngài hướng bà đến sự sống đời đời. Trong giây phút đó bà đã nêu lên một câu hỏi có tính thần học về nơi chốn thờ phượng. Ngài đã trả lời câu hỏi đó, song cũng đã nhanh chóng đưa cuộc nói chuyện trở về vấn đề chủ yếu. Đó là một gương mẫu tốt cho chúng ta noi theo.Thường thường khi người ta nêu lên những câu hỏi hoặc sự bẻ bác có tính thần học là họ đang thật lòng muốn tìm kiếm những lời giải đáp. Những thắc mắc thông thường nhất mà người ta thường hỏi tôi là, là: ‘Vì sao Đức Chúa Trời cho phép sự đau khổ xảy đến cho con người?’ và ‘Còn những tôn giáo khác thì sao?’ Song cũng có nhiều câu hỏi khác thuộc phạm vi bao quát nữa. Những câu hỏi nầy có thể nghiêm túc và đòi hỏi phải có những câu trả lời nghiêm túc. Tuy nhiên đôi khi những câu hỏi đó có thể chỉ là một màn khói ngụy trang để tránh vấn đề thực sự. Những người như thế đang muốn trì hoãn việc tin nhận Chúa, không phải vì những lý do phản đối về thần học, song vì những sự không tán thành về đạo đức. Họ chưa sẵn sàng dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế vì họ sợ phải thay đổi lối sống mà Cơ Đốc Giáo sẽ đòi hỏi.Ở nhiệm vụ mà tôi đã đề cập ở phần đầu chương, Rupert và tôi đã nói chuyện trong một buổi nhóm về niềm tin Cơ Đốc. Sau khi đã nói chuyện, một giảng viên đại học đã nêu lên rất nhiều thắc mắc và lời phản bác. Tôi không biết phải bắt đầu ở đâu để trả lời tất cả các câu hỏi của ông ta. Nhưng Rupert chỉ đặt một câu hỏi với ông ta như vầy: ‘Nếu chúng tôi giải đáp thỏa đáng tất cả các câu hỏi của ông, thì ông có bằng lòng tiếp nhận Chúa không?’ Ông ta trả lời một cách hết sức: ‘Không’. Vì vậy việc giải đáp những câu hỏi mà đối với ông ta chỉ thuần túy là những chất vấn chỉ để hiểu biết về lý thuyết suông là những thắc mắc chẳng quan trọng. Nhưng khi những câu hỏi ấy là những thắc mắc chân thành, phải lẽ, cần giải thích, và cần chứng minh thì chúng tạo thành một phần quan trọng để nói về Chúa Jêsus cho những người khác.Sự công bố Trọng tâm của việc nói về Chúa cho người khác là sự công bố Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus. Đó là loan báo, truyền đạt và công bố đức tin Cơ Đốc cho những người chưa đặt đức tin nơi Chúa. Có nhiều phương cách để thực hiện công tác nầy. Một trong những cách hữu hiệu nhất là đưa thân hữu đến nghe một vị diễn giả giải bày tin mừng. Điều nầy thường thích hợp hơn là cố gắng tự mình giảng giải Phúc âm, nhất là trong thời gian chúng ta mới tin nhận Chúa.Nhiều người khi đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế thì còn nhiều bạn hữu rất ít biết hoặc chưa biết gì về hội thánh cả. Vì vậy, đây thật là một cơ hội rất tốt

Page 122: Nhung thac mac ve doi song

để mời những người bạn đó, như đã có một lần Chúa Jêsus cũng đã mời họ ‘Hãy đến xem’ (GiGa 1:39). Mới đây có một thiếu nữ khoảng hai mươi mấy tuổi đã tin Chúa và bắt đầu tham gia nhóm lại với hội thánh tại Luân đôn. Tuy nhiên, vào mỗi cuối tuần, cô lại về ở với bố mẹ tại Wiltshine và rồi cứ đến 3 giờ chiều ngày Chúa nhật là cô lại nhất định chào bố mẹ để kịp giờ đi nhà thờ. Một chiều Chúa nhật nọ, cô bị mắc cứng trong một trận kẹt xe trên đoạn cầu chui Hammersmith và không thể đến tham dự buổi nhóm chiều được. Cô buồn bực đến nỗi bật khóc. Cô chạy loanh quanh và đến thăm vài người bạn, những người nầy thậm chí cũng không biết cô đã trở thành một Cơ Đốc Nhân. Họ hỏi cô có chuyện gì không vui. Cô đáp qua hàng nước mắt ‘Tôi bị lỡ buổi nhóm ở nhà thờ’. Họ chẳng hiểu gì cả. Chúa nhật tuần sau tất cả các bạn cô đều đến nhà thờ để xem điều họ đã bỏ lỡ! Một người trong số họ đã tiếp nhận Chúa sau một thời gian rất ngắn.Không có đặc ân nào lớn hơn hay niềm vui nào lớn hơn là được giúp một người nào đó khám phá Chúa Cứu Thế Jêsus. Cựu Tổng Giám mục Cantebury là William Temple đã viết sách chú giải Phúc âm Giăng của mình trong lúc đang quỳ gối, và xin Chúa phán với tấm lòng mình. Khi ông đọc đến những chữ ‘Người (Anhrê) bèn dẫn Simôn đến cùng Đức Chúa Jêsus’ (GiGa 1:42). Ông đã viết một câu ngắn nhưng trọng yếu ‘Sự phục vụ lớn nhất của một người là đưa dắt được người khác đến với Chúa’.Chúng ta không nghe nhắc nhiều đến Anhrê ngoại trừ việc ông luôn đưa người ta đến với Chúa Jêsus (GiGa 12:22). Song Simôn Phierơ anh ông ta, đã tiếp tục là một trong những người có các ảnh hưởng lớn lao nhất trong lịch sử Cơ Đốc Giáo. Tất cả chúng ta không thể đều là Phierơ, nhưng chúng ta hết thảy đều có thể làm điều Anhrê đã làm, chúng ta có thể đưa người khác đến với Chúa Jêsus.Albert Mc.Makin là một nông gia hai mươi bốn tuổi, anh mới trở lại tin Chúa Cứu Thế. Anh đầy lòng nhiệt thành đối với Chúa đến nỗi đã chở cả một xe tải đầy người và đưa họ đến một buổi nhóm để nghe giải bày về Chúa Jêsus. Trong số đó có một chàng thanh niên đẹp trai là con một người nông dân, là người mà Albert đặc biệt muốn đưa đến buổi nhóm, song chàng trai nầy rất khó thuyết phục bởi vì anh ta mãi bận rộn yêu hết cô gái nầy đến cô gái khác, và có vẻ như anh không được thu hút bởi Cơ Đốc Giáo. Cuối cùng, Albert Mc.Makin đã thuyết phục được anh ta đến dự bằng cách đề nghị anh lái chiếc xe tải. Khi họ đi đến nơi, thân hữu của Albert quyết định bước vào và cậu ta nghe say mê, và rồi bắt đầu có những ý tưởng mà trước đây cậu không hề suy nghĩ. Cậu trở lại tham dự nhiều lần cho đến một buổi tối nọ, cậu bằng lòng tiến lên những hàng ghế đầu và dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế. Chàng thanh niên ấy, người lái chiếc xe tải, chính là Billy Graham. Lúc ấy là năm 1934. Từ đó Billy Graham đã đưa dắt hàng

Page 123: Nhung thac mac ve doi song

ngàn người đến tin nhận Chúa Cứu Thế Jêsus. Tất cả chúng ta không thể đều giống như Billy Graham cả. Song chúng ta đều có thể giống như Albert Mc.Makin. Tất cả chúng ta đều có thể đưa bạn hữu mình đến với Chúa Jêsus.Có khi chúng ta được ban cho cơ hội để đích thân giảng giải Tin lành. Một trong những cách tốt nhất để làm điều đó là thuật lại chuyện đã xảy ra với chính mình. Chúng ta thấy một gương mẫu trong Kinh Thánh qua lời làm chứng của Phaolô trong Công vụ 26:9-23; gồm 3 phần: Ông trình bày đời sống ông trước khi tin Chúa (câu 9, câu 11), việc gặp gỡ Chúa Jêsus có ý nghĩa như thế nào (câu 12-15) và từ đó đến nay, điều đó có ý nghĩa ra sao đối với ông (câu 19-23). Khi giải thích những gì một người cần làm để trở thành một Cơ Đốc Nhân, bạn nên có một dàn bài. Có nhiều cách khác nhau để trình bày Tin lành. Tôi trình bày phương pháp tôi thường dùng trong một quyển sách nhỏ có tựa là Why Jêsus ? Và sau đó đưa họ đến lời cầu nguyện ở cuối chương 3 của quyển sách nầy .Một người đàn ông trong hội thánh chúng tôi mới đây có thuật lại trường hợp ông tin nhận Chúa. Lúc ấy ông đang gặp phải những khó khăn trong việc làm ăn và phải sang Mỹ trong một chuyến kinh doanh. Đang khi ngồi trong taxi để đến sân bay, ông cảm thấy không được vui lắm. Trên bảng đồng hồ của chiếc taxi ông để ý các tấm ảnh của con cái người tài xế. Ông không thấy được gương mặt của người tài xế, song ông cũng hỏi thăm về gia đình ông ta. Ông cảm thấy một tình yêu lớn lao từ con người nầy. Trong khi cuộc trò chuyện tiếp tục, thì người tài xế nói với ông rằng: ‘Tôi cảm thấy ông không được vui. Nếu ông đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế, mọi sự sẽ thay đổi.’Nhà doanh nghiệp ấy kể với tôi: ‘Thật đó là một con người có uy quyền trong lời nói. Tôi đã nghĩ là mình mới là người có quyền hành. Dầu sao chính tôi mới là người trả tiền’. Sau cùng người tài xế taxi nói với ông: ‘Ông không nghĩ rằng đây là lúc để điều chỉnh lại mọi sự bằng cách tiếp nhận Chúa Cứu Thế cho đời sống mình sao?’ Họ đến phi trường. Lần đầu tiên người tài xế quay mặt lại và nhà doanh nghiệp nhìn thấy gương mặt ông ta. Một gương mặt thật nhân hậu. Ông ta nói với nhà doanh nghiệp ‘Sao chúng ta không cầu nguyện Chúa? Nếu ông muốn Ngài ngự vào lòng mình, hãy mời Ngài’. Họ đã cùng nhau cầu nguyện và người tài xế tặng ông một cuốn sách nhỏ nói về niềm tin Cơ Đốc . Người tài xế taxi ấy thật là một con người khiêm nhường, một người chỉ có mặt ở đó trong chốc lát rồi ra đi, nhưng đã tận dụng cơ hội để công bố Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus. Điều đó đã làm thay đổi toàn bộ hướng đi của cuộc đời một người đàn ông.Năng quyền Trong Tân Ước, sự công bố Tin lành thường được cặp theo bởi một sự minh

Page 124: Nhung thac mac ve doi song

chứng của quyền năng Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã đến và công bố rằng: ‘Nước Đức Chúa Trời đã gần rồi. Vậy hãy ăn năn mà tin nhận Tin lành!’ (Mac Mc 1:15). Chúa Jêsus đã tiếp tục bày tỏ quyền năng của Tin lành bằng việc đuổi quỉ (Mac Mc 1:21-28) và chữa lành kẻ tật bệnh (Mac Mc 1:29-34, 40-45).Chúa Jêsus phán bảo các môn đồ Ngài hãy làm điều Ngài đã làm. Ngài bảo họ hãy làm những công việc của nước Trời - tức là ‘chữa lành kẻ bệnh đang ở đó’ và nói với họ rằng: ‘Nước Đức Chúa Trời đến gần các ngươi’ (LuLc 10:9). Khi chúng ta đọc tiếp các sách Tin lành và sách Công vụ các sứ đồ chúng ta thấy rằng đó chính là điều họ đã làm. Phaolô đã viết cho các tín hữu thành Têsalônica rằng ‘Đạo Tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép’ (ITe1Tx 1:5).Sự công bố phúc âm và sự minh chứng phúc âm phải đi cặp với nhau. Thông thường điều nầy dẫn đến điều kia. Lần nọ, Phierơ và Giăng đang trên đường đến nhà thờ. Bên ngoài cổng nhà thờ có một người què từ thuở sinh ra, ông ta ngồi đó từ nhiều năm để xin tiền. Phierơ đã nói với ông ta rằng ‘Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi: nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ, hãy bước đi’. Phierơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chơn và mắt cá người trở nên cứng vững. Người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời (Cong Cv 3:1-10).Mọi người đều biết người nầy bị què từ nhiều năm, vậy một đám đông dân chúng bèn kéo đến. Sau sự bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời là đến sự công bố Tin lành. Dân chúng hỏi rằng: ‘Làm sao việc ấy xảy ra được?’ Phierơ bèn giảng về Chúa Jêsus cho họ nghe: ‘Ấy là bởi đức tin trong danh Ngài, nên danh Ngài làm cho vững người nầy là người các ngươi thấy và biết’ (Cong Cv 3:16). Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ xem xét lãnh vực nầy chi tiết hơn bằng cách xem xét đặc điểm của nước trời và vị trí của sự chữa lành trong đó.Sự cầu nguyện Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của sự cầu nguyện ở trong cuộc đời Chúa Jêsus rồi. Trong khi Ngài công bố và minh chứng phúc âm thì Ngài cũng đã cầu nguyện (Mac Mc 1:35-37). Cầu nguyện là điều chính yếu trong lãnh vực nói cho người khác biết Tin lành.Chúng ta cần cầu nguyện để thấy được mở ra. Nhiều người đang bị mù lòa trước Tin lành (IICo 2Cr 4:4). Về mặt thuộc thể, họ thấy, nhưng họ không thể nhìn thấy thế giới tâm linh. Chúng ta cần phải cầu nguyện để Thánh Linh Đức Chúa Trời mở mắt những kẻ mù hầu cho họ hiểu được lẽ thật về Chúa Jêsus.Hầu hết mọi người trong chúng ta, khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế đều khám

Page 125: Nhung thac mac ve doi song

phá rằng có ai đó đã cầu nguyện cho mình. Có thể đó là một người trong gia đình, một người cha, người mẹ tin kính, hoặc một người bạn. Tôi cho rằng, cũng sẽ có ai đó, hầu như trong mọi trường hợp đang cầu nguyện để mắt chúng ta được mở ra mà hiểu lẽ thật. James Hudson Taylor, người đã sáng lập Hội Truyền giáo Lục địa Trung hoa đã đem ảnh hưởng của Chúa Jêsus cho hàng triệu người. Ông được trưởng dưỡng tại Yorkshire và trở thành một thiếu niên nổi loạn. Một ngày nọ khi mẹ ông đi xa và chị ông vắng nhà, ông đã vớ lấy một quyển sách Cơ Đốc, định rằng sẽ đọc câu chuyện và bỏ qua bài học đạo đức. Ông cuộn mình trong nhà kho phía sau nhà và bắt đầu đọc.Đang khi đọc, cụm từ ‘công việc đã được trọn của Chúa Cứu Thế’ đã đột ngột tác động đến ông. Ông vẫn tưởng rằng Cơ Đốc Giáo là một cuộc chiến đấu tẻ ngắt nhằm lấy công đức mà đền trả cho những món nợ tội lỗi. Và từ lâu, cậu đã từ bỏ cuộc chiến ấy. Cậu đã mắc nợ quá nhiều. Cậu chỉ tìm sao cho có một thì giờ vui vẻ. Cụm từ ấy đã bất ngờ mở ra trong tâm trí cậu một điều chắc nịch đó là, Chúa Cứu Thế, bởi sự chết Ngài trên thập tự giá, đã trả xong món nợ tội ấy rồi: ‘Và với điều ấy, đã làm rõ ràng niềm xác quyết vui mừng, như ánh sáng, bởi Thánh Linh, lóe sáng trong linh hồn tôi, hiện nay chẳng còn một điều gì trên thế gian nầy cần phải làm trừ việc quỳ gối xuống và tiếp nhận Chúa Cứu Thế cùng sự Cứu rỗi của Ngài, để ngợi khen Ngài càng hơn nữa’. Cả Luther lẫn Bunyan và cả Wesley, không ai có được cảm nhận trọn vẹn hơn về gánh nặng rơi rớt khỏi mình và của mối thông công thân gần với Chúa Cứu Thế như là Hudson Taylor đã kinh nghiệm vào buổi chiều tháng sáu năm 1849 đó, lúc cậu được mười bảy tuổi.Mười ngày sau đó mẹ cậu trở về. Cậu chạy ra cửa ‘để cho mẹ biết tôi phải thuật cho mẹ niềm vui lớn như thế nào’. Bà trả lời trong khi ôm chầm lấy cậu ‘Mẹ biết, con trai à. Mẹ đã vui mừng suốt hai tuần lễ bởi tin mừng mà con vừa nói cho mẹ biết đó Hudson sửng sốt’. Mẹ cậu đã ở cách xa cậu đến tám mươi dặm, và ngay trong cái ngày có sự kiện trong nhà kho thì bà cảm thấy có một khao khát không thể cưỡng lại được muốn cầu nguyện cho Hudson Taylor, đến nỗi bà đã dành hàng giờ quỳ gối cầu nguyện rồi bà đã đứng lên với niềm tin quyết không thể di dịch rằng lời cầu nguyện của mình đã được Chúa nhậm. Hudson Taylor không bao giờ quên tầm quan trọng của sự cầu nguyện.53Khi một người bạn của tôi tên là Ric, tin nhận Chúa, anh đã gọi điện cho một người bạn mà anh biết cũng là một Cơ Đốc Nhân để báo tin. Người bạn ấy trả lời: ‘Mình đã cầu nguyện cho cậu từ bốn năm nay’. Ric bèn bắt đầu cầu nguyện cho một trong những bạn hữu của mình, và trong vòng mười tuần lễ sau anh bạn ấy cũng đã trở thành Cơ Đốc Nhân.Chúng ta cần cầu nguyện cho các bạn của mình. Chúng ta cũng cần cầu

Page 126: Nhung thac mac ve doi song

nguyện cho chính mình nữa. Khi chúng ta nói về Chúa cho người khác, đôi lúc chúng ta gặp phải một phản ứng tiêu cực. Những lúc như thế chúng ta bị cám dỗ muốn bỏ cuộc. Khi Phierơ và Giăng chữa lành cho người què và công bố Tin lành, họ đã bị bắt và đe dọa bằng những hậu quả rất tồi tệ nếu cứ tiếp tục. Nhiều lúc họ đã gặp phải một phản ứng tiêu cực rõ ràng; song họ không rút lui, mà cứ cầu nguyện, không phải để được bảo vệ, mà để được dạn dĩ rao giảng Tin lành và để Đức Chúa Trời thi thố nhiều dấu kỳ phép lạ hơn nữa qua danh Chúa Cứu Thế Jêsus (Cong Cv 4:29-31).Điều quan trọng đối với hết thảy chúng ta là Cơ Đốc Nhân trong việc nói về Chúa Jêsus cho người khác là phải kiên trì, bởi sự hiện diện, sự thuyết phục, sự công bố, quyền năng và lời cầu nguyện của mình. Nếu chúng ta thực hiện điều đó, suốt cuộc đời mình chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc đời được thay đổi.Trong một cuộc chiến, một người bị bắn và nằm gần chết nơi chiến hào. Một người bạn chồm qua người anh và hỏi: ‘Tôi có thể làm được gì cho bạn bây giờ?’Anh trả lời: ‘Không tôi sắp chết rồi.’‘Bạn có cần tôi nhắn tin đến cho người nào không?’‘Có, bạn có thể nhắn gởi cho người có địa chỉ nầy. Hãy nói với ông ta rằng trong những giây phút cuối cùng của đời tôi, điều ông ấy đã dạy dỗ tôi khi còn là một đứa trẻ đã giúp tôi trong giờ qua đời’.Người đàn ông đó là vị giáo viên Trường Chúa Nhật trước kia của anh. Khi vị giáo viên được tin, ông nói: ‘Xin Chúa tha tội. Tôi đã từ bỏ việc dạy Trường Chúa Nhật nhiều năm về trước bởi vì tôi nghĩ rằng công việc của mình chẳng đi đến đâu cả. Tôi nghĩ việc đó chẳng có ích gì.’Khi chúng ta nói về Chúa cho người khác, không bao giờ là ‘vô ích’. Bởi vì Tin lành ‘là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin’ (RoRm 1:16).

Ngày Nay Đức Chúa Trời Có Chữa Bệnh Không?

Cách đây ít năm, một cô gái Nhật nhờ tôi và vợ tôi cầu nguyện cho lưng của cô được chữa lành. Chúng tôi đã đặt tay trên lưng cô và xin Chúa chữa lành cho cô. Sau đó tôi đã tìm cách tránh gặp cô bởi vì tôi không chắc phải giải thích thế nào với cô lý do cô không được chữa lành. Một ngày kia cô ta đến ngay lối rẽ và tôi không thể tránh cô được. Và tôi nghĩ chỉ vì lịch sự mà phải hỏi thăm một câu thật đáng sợ: ‘Lưng cô thế nào?’Cô trả lời: ‘Ồ, nó đã lành hoàn toàn sau khi ông cầu nguyện cho tôi.’Tôi không hiểu vì sao tôi lại ngạc nhiên quá đỗi như vậy, nhưng đó lại chính là thái độ của tôi.

Page 127: Nhung thac mac ve doi song

Khi John Wimler cùng với một đội ngũ từ Hội Thánh của ông là hội Vineyard Christian Fellowship đến thăm Hội Thánh chúng tôi, ông đã giảng vào một ngày Chúa Nhật về vấn đề chữa lành. Vào thứ hai ông đến một buổi nhóm của những người lãnh đạo. Có khoảng sáu mươi đến bảy mươi người chúng tôi trong phòng và một lần nữa ông đã nói về sự chữa lành. Chúng tôi đã được nghe các cuộc nói chuyện về chữa lành trước kia, và cảm thấy rất vui về những gì ông nói đến trong vấn đề đó. Cho đến khi ông nói rằng chúng tôi sẽ tạm nghỉ để dùng cà phê và sau đó có một buổi ‘bài tập’. Lúc bấy giờ chúng tôi còn rất xa lạ với vấn đề nầy. John Wimler nói rằng đội ngũ của ông đã có khoảng mười hai ‘lời nói có tri thức’ dành cho những người trong phòng. Ông cho chúng tôi biết bởi một ‘lời có tri thức’ (ICo1Cr 12:8), ông có ý nói một sự mặc khải siêu nhiên về các sự kiện có liên quan đến một người hoặc một tình huống mà những nỗ lực của trí khôn tự nhiên không học biết được mà chỉ được hiểu biết bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Điều đó có thể nằm dưới dạng của một hình ảnh, một lời được thấy hoặc nghe trong tâm trí, hoặc một sự cảm nhận được kinh nghiệm về mặt thuộc thể. Sau đó ông nêu danh sách của tất cả những người ấy và cho biết ông sẽ mời một số người tiến lên phía trước để ông cầu nguyện cho. Tôi là một trong số đó, là người nghi ngờ nhất về toàn bộ những điều này.Tuy nhiên, khi từng người một trả lời về tình trạng của mình trước những lời tri thức được ông mô tả rất chi tiết (theo tôi nhớ thì một trong số những điều đó là ‘một người đã bị thương ở lưng trong khi bổ củi vào năm mười bốn tuổi’), mức đức tin trong phòng bắt đầu dâng cao. Mỗi một ‘lời tri thức’ đều được hưởng ứng. Một trong những lời đó có liên quan đến tình trạng vô sinh. Chúng tôi đều biết rõ nhau và đều cảm thấy chắc chắn là lời ấy không thể ứng dụng cho người nào trong số chúng tôi cả. Tuy nhiên có một phụ nữ không thể có thai được, cô đã can đảm tiến lên phía trước. Cô được ông cầu nguyện và chín tháng sau đó, cô đã có đứa con đầu tiên, rồi lại có thêm bốn đứa nữa!Thái độ của tôi trong suốt buổi chiều đó phản ánh nỗi sợ hãi và nghi ngờ mà nhiều người trong chúng tôi trong thế kỷ thứ hai mươi nầy thường có đối với vấn đề chữa lành. Tôi quyết định đọc lại Kinh Thánh để cố tìm hiểu Kinh Thánh nói gì về sự chữa lành. Càng đọc tôi càng được thuyết phục rằng ngày nay chúng ta phải trông đợi Chúa chữa lành bằng phép lạ. Tất nhiên, Ngài cũng chữa lành qua sự hiệp tác của các bác sĩ, các y tá và toàn bộ nghành y dược.Việc chữa lành trong Kinh Thánh Trong Cựu Ước chúng ta thấy những lời Chúa hứa sẽ đem lại sự chữa lành và sự khỏe mạnh cho dân sự nếu họ vâng lời Ngài (xem Xuất 23:25-26;; Phục truyền 28; Thi thiên 41). Thật vậy, tâm tánh Ngài là muốn chữa lành vì

Page 128: Nhung thac mac ve doi song

Ngài phán rằng: ‘Ta là Đức Giêhôva, Đấng chữa bệnh cho ngươi’ (XuXh 15:26). Chúng ta cũng thấy nhiều ví dụ về sự chữa lành bằng phép lạ (I Các Vua 13:6;; II Các Vua 4:8-37;; Êsai 38).Một trong những sự chữa lành đáng chú ý nhất là sự chữa lành cho Naaman, tể tướng quân đội của vua nước Syri, người mắc bệnh phung. Đức Chúa Trời đã chữa lành cho ông sau khi ông miễn cưỡng nhúng mình dưới sông Giôđanh bảy lần. ‘Thịt người trở nên như trước, giống thịt của một đứa con nít nhỏ’ (II Các Vua 5:14;), và ông đã công nhận Đức Chúa Trời của Ysơraên là Đức Chúa Trời chân thật duy nhất. Êlisê, người đã truyền bảo ông đi tắm dưới sông Giôđanh bảy lần, đã từ chối lễ vật mà Naaman dâng tặng (dầu vậy người tôi tớ ông, là Ghêhaxi đã phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng vì đã cố tìm cách lừa dối để nhận lấy tiền bạc cho mình, xem đó như thành quả của việc chữa lành). Qua câu chuyện nầy, trước hết chúng ta thấy sự chữa lành có thể để lại một kết quả đáng lưu ý trên đời sống một người. Không chỉ về mặt thuộc thể, mà còn trong mối liên hệ giữa họ với Chúa nữa. Sự chữa lành và đức tin có thể đi kèm với nhau là một ân ban từ Chúa, người đã cầu nguyện cho người khác được lành không được nhận một của lễ nào cả. Ngoài ra, nếu trong thời Cựu Ước Chúa đã hành động như vậy, là khi mà nước Chúa và sự tuôn đổ Thánh Linh chỉ mới là những điều thoáng hiện, thì ngày nay chúng ta càng trông đợi cách quả quyết hơn nữa khi mà Chúa Jêsus đã khai phóng nước Đức Chúa Trời và thời đại của Đức Thánh Linh.Những lời đầu tiên của Chúa Jêsus được ký thuật trong sách phúc âm Mác là ‘kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin lành!’ (Mac Mc 1:15) chủ đề nước trời tập trung vào chức vụ của Chúa Jêsus. Thành ngữ nước trời’ và ‘nước thiên đàng’ được dùng hơn tám mươi hai lần, mặc dầu cụm từ ‘nước thiên đàng’ được giới hạn trong sách phúc âm Mathiơ, song hai danh từ đó có cùng nghĩa ‘Thiên đàng’ là cách diễn tả thông thường của người Do thái khi ám chỉ Đức Chúa Trời mà không nhắc đến danh thánh. Sách Phúc âm Mathiơ là sách viết cho người Do thái nên có sự tương phản với sách Mác và Luca, là những sách chủ yếu viết cho người ngoại bang, cho nên có những cách dùng chữ khác nhau.Từ ngữ Hy lạp dành cho chữ ‘vương quốc’ hay nước là basibia được dịch từ chữ mulkuth của tiếng Aram, là cách diễn đạt mà chắc chắn Chúa Jêsus đã dùng. Không những hàm ý ‘nước’ trong lãnh vực chính trị hoặc địa lý, mà còn mang khái niệm của sự hoạt động - hoạt động của sự cai trị hay trị vì. Như vậy ‘nước trời’ hàm ý ‘sự cai trị và trị vì của Đức Chúa Trời’.Theo sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, nước trời có một phương diện thuộc về tương lai chỉ được trọn với một sự kiện có tính quyết định vào ‘ngày tận thế’ (Mat Mt 13:49). Ví dụ, trong một ngụ ngôn về nước trời, Ngài phán về mùa gặt hầu đến vào ngày tận thế khi ‘Con người...sẽ thâu mọi gương xấu và

Page 129: Nhung thac mac ve doi song

những kẻ làm ác khỏi nước Ngài...khi ấy, những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha mình’ (Mat Mt 13:24-43). Ngày tận thế sẽ đến khi Chúa Jêsus trở lại. Khi Ngài đến thế gian lần đầu, Ngài đến trong sự yếu đuối của một em bé; song khi Ngài trở lại, Ngài sẽ ngự đến với ‘đại quyền đại vinh’ (Mat Mt 24:30).Lịch sử thế giới đang tiến dần đến đỉnh điểm ấy với sự trở lại vinh hiển của Chúa Cứu Thế Jêsus (Mat Mt 25:31). Trong Tân Ước có tất cả hơn 300 lời ám chỉ về sự trở lại lần thứ hai của Chúa Jêsus. Khi Ngài trở lại, mọi người sẽ thấy Ngài cách rõ ràng. Như chúng ta biết, lịch sử sẽ kết thúc. Tất cả mọi người sẽ sống lại trong ngày Phán xét. Đối với một số người (những người từ chối Tin lành) thì đó sẽ là ngày hủy diệt (II Têsalônica 1:8-9;); còn đối với những người khác, đó sẽ là ngày nhận lãnh quyền thừa kế của họ trong nước Đức Chúa Trời (Mat Mt 25:34). Sẽ có trời mới và đất mới (IIPhi 2Pr 3:13; Khải huyền 21:10;. Chính mình Chúa Jêsus sẽ có ở đó (KhKh 21:22-23), cùng với hết thảy những người yêu mến Ngài và vâng lời Ngài. Nơi đó sẽ là một chỗ phước hạnh vô cùng còn đến đời đời (ICo1Cr 2:9). Chúng ta sẽ có thân thể vinh hiển và thân thể mới không bị hư nát (ICo1Cr 15:42-43). Sẽ không còn có sự chết hoặc sự than khóc hoặc đau đớn nữa. (KhKh 21:4). Hết thảy những người tin Ngài đều sẽ được chữa lành hoàn toàn trong ngày đó.Mặt khác, nước trời cũng có một khía cạnh mang tính hiện tại trong sự dạy dỗ và hoạt động của Chúa Jêsus. Chúng ta nhìn thấy những dấu hiệu, sự bắt đầu hiển hiện, sự đâm chồi của sự đến của nước trời. Chúa Jêsus phán cùng những người Pharisi rằng: ‘Nước Đức Chúa Trời ở trong vòng các ngươi’ (LuLc 17:20-21). Trong ví dụ về kho báu và châu ngọc ẩn giấu (Mat Mt 13:44-46). Chúa Jêsus ám chỉ nước trời là một điều có thể tìm thấy được và nếm trải được trong đời nầy. Xuyên suốt các sách Phúc âm, rõ ràng Chúa Jêsus đã xem chức vụ của Ngài như là sự ứng nghiệm những lời hứa về Cựu Ước trong lịch sử. Trong nhà hội Naxarét, Chúa Jêsus đọc lời tiên tri trong Êsai 61:1-2; và tuyên bố: ‘Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó’ (LuLc 4:21). Ngài đã tiếp tục chứng minh sự thực hữu hiện tại của nước trời bằng tất cả những gì Ngài thực hiện trong chức vụ của Ngài, qua sự tha tội, sự đuổi quỷ và việc chữa lành kẻ bệnh tật.Nước Trời vừa ‘hiện có’ vừa ‘chưa hiện đến’. Sự mong đợi của người Do thái là Đấng Mêsi sẽ lập tức bắt đầu một nước Trời trọn vẹn, như được trình bày qua biểu đồ sau đây:Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus là một sự làm giảm nhẹ điều mong đợi đó và có thể được tóm tắt qua biểu đồ sau đây:Chúng ta đang sống giữa hai thời kỳ, khi thời kỳ hầu đến đã bước vào lịch sử. Thời kỳ xưa cũ qua đi, song các thế lực của thời kỳ đã thình lình bộc

Page 130: Nhung thac mac ve doi song

phát trong thời đại nầy. Nước trời tương lai đã bước vào lịch sử. Chúa Jêsus đã rao giảng về nước trời. Ngài cũng đã chứng tỏ sự đột nhập của nước Trời vào trong lịch sử nhân loại qua việc chữa lành kẻ bệnh, khiến sống kẻ chết và trừ các quỷ.Một phần tư các sách Phúc âm liên quan đến sự chữa lành. Mặc dầu Chúa Jêsus không chữa lành cho hết thảy những kẻ bệnh trong vùng Giuđê, chúng ta vẫn thường đọc thấy Ngài chữa lành cho những cá nhân hoặc các nhóm người (Mat Mt 4:23; 9:35;; Mác 6:56;; Luca 4:40;; 6:19;; 9:11;). Đó là một phần hoạt động thông thường của nước trời.Không những chính Ngài đã làm công việc nầy, mà Ngài còn ủy thác cho các môn đồ để họ cũng làm giống như vậy. Trước hết Ngài ủy thác cho mười hai môn đồ. Điều nầy được trình bày rõ trong sách Phúc âm Mathiơ. Mathiơ cho chúng ta biết ‘Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bệnh trong dân’ (Mat Mt 4:23). Kế đó ông trình bày một số lời dạy dỗ và rao giảng của Chúa Jêsus trong Mathiơ đoạn 5 đến đoạn 7 (Bài giảng trên Núi), rồi cho đến chín phép lạ (chủ yếu là sự chữa lành) và ông kết luận bằng một câu gần như lập lại chính xác Mathiơ 4:23;: ‘Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin lành nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bệnh’ (Mat Mt 9:35). Mathiơ đang sử dụng một phép hành văn của sự lập lại gọi là inclusio , được dùng thay cho hệ thống chấm câu và việc kết thúc bản văn bằng các đoạn cho thấy khúc mở đầu và kết thúc của một phân đoạn. Sau khi đã trình bày điều chính Chúa Jêsus làm, Mathiơ cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus kế đó đã sai mười hai môn đồ ra đi để làm công việc giống như Ngài đã làm. Ngài bảo họ hãy đi và rao giảng sứ điệp giống như vậy: ‘ “Nước thiên đàng gần rồi”. Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung và trừ các quỷ...’ (Mat Mt 10:8).Không phải chỉ có mười hai sứ đồ được Ngài giao cho sứ mạng nầy. Mà còn có một nhóm bảy mươi môn đồ khác nữa được Ngài bổ nhiệm. Ngài bảo họ hãy đi và ‘chữa lành kẻ bệnh ở đó và nói với họ rằng: Nước Đức Chúa Trời đến gần các ngươi ‘ (LuLc 10:9). Họ đã trở về vui mừng trình rằng: ‘Lạy Chúa, vì danh Chúa các quỷ cũng phục chúng tôi’ (câu 17).Các sứ mạng của Ngài không những đã được giao cho mười hai sứ đồ và bảy mươi hai môn đồ. Chúa Jêsus mong muốn hết thảy môn đồ Ngài đều làm giống như vậy. Ngài phán cùng các môn đồ rằng: ‘Hãy đi và môn đệ hóa muôn dân, dạy họ vâng giữ mọi điều ta đã truyền cho các ngươi’ (Mat Mt 28:18-20). Ngài không bảo: ‘Tất cả mọi điều, dĩ nhiên là trừ việc chữa bệnh’.Chúng ta cũng tìm thấy đoạn kết thúc tương tự nhưng dài hơn, của sách

Page 131: Nhung thac mac ve doi song

Phúc âm Mác (đoạn nầy ít nhất cũng là một bằng chứng rất tốt cho thấy hội thánh đầu tiên đã hiểu rõ sứ mạng ủy thác của Chúa Jêsus là gì). Chúa Jêsus phán: ‘ Hãy đi khắp thế gian giảng Tin lành cho mọi người...Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy lấy danh ta mà trừ quỷ...hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành ’. Về phần các môn đồ thì ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo’ (Mac Mc 16:15-20). Chúa Jêsus phán: ‘Những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy’ - điều đó phán cùng những ‘người tin nơi’ Chúa Cứu Thế Jêsus, nghĩa là hết thảy mọi Cơ Đốc NhânTrong Phúc âm Giăng chúng ta cũng thấy những lời tương tự. Chúa Jêsus đã phán trong phạm vi của các phép lạ: ‘Kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha!’ (GiGa 14:12). Rõ ràng là không ai có thể thì thế các phép lạ có chất lượng lớn hơn Chúa Jêsus, song đã từng có một số lượng lớn hơn từ khi Chúa Jêsus về cùng Cha Ngài. Ngài không hề ngừng làm các phép lạ, song hiện nay Ngài dùng những con người yếu đuối và bất toàn. Một lần nữa chính ‘Những người nào tin ta’. Đó chính là các bạn và tôi. Những mạng lệnh và những lời hứa nầy không có chỗ nào giới hạn cho riêng một thành phần Cơ Đốc Nhân đặc biệt nào cả.Chúa Jêsus đã chữa lành: Ngài bảo các môn đồ hãy làm giống như vậy và họ đã làm. Trong sách Công vụ các sứ đồ chúng ta thấy sự tiến triển của nhiệm vụ nầy. Các môn đồ đã tiếp tục rao giảng và dạy dỗ, song cũng chữa lành cho kẻ bệnh, khiến sống kẻ chết và đuổi các quỷ (Cong Cv 3:1-10; 4:12;; 5:12-16;; 8:5-13;; 9:32-43;; 14:3;, 8-10; 19:11-12;; 20:9-12;; 28:8-9;). Rõ ràng là từ I Côrinhtô 12-14 Phaolô đã không tin rằng những khả năng nầy chỉ được giao phó cho các sứ đồ. Cũng vậy, tác giả thơ Hêbơrơ nói rằng Đức Chúa Trời đã làm chứng cho lời của Ngài bằng ‘những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, cùng sự ban cho của Thánh Linh’ (HeDt 2:4).Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng sự chữa lành chỉ giới hạn trong một giai đoạn đặc biệt nào đó của lịch sử. Trái lại, chữa lành là một trong những dấu hiệu của nước Trời đã được bắt đầu bởi Chúa Cứu Thế Jêsus và còn tiếp tục cho đến ngày nay. Vì vậy chúng ta phải mong đợi Chúa tiếp tục chữa lành bằng phép lạ như là một phần của hoạt động nước Trời ngày nay.Việc chữa lành trong lịch sử hội thánh Trong cuốn Christian Healing của mình, bà Evelyn Frost đã xem xét kỹ lưỡng những đoạn văn do các tác giả thuộc hội thánh ban đầu viết ra như Quadratus, Justin Martyr Theophilus người Antiốt, Irenaeus, Tertullian và Origen và bà kết luận rằng sự chữa bệnh đã là một phần của sinh hoạt bình thường của hội thánh đầu tiên.Irenaeus (khoảng năm 130 đến khoảng 200 SC) ông là giám mục thành

Page 132: Nhung thac mac ve doi song

Lyons và là một trong những nhà thần học của hội thánh đầu tiên đã viết như vầy:

Những người thực sự là môn đồ của Ngài được nhận lãnh ân điển từ nơi Ngài, lấy danh Ngài mà làm (các phép lạ) nhờ đó giúp ích cho cuộc sống của những người khác, theo như ân tứ mỗi người đã nhận từ nơi Ngài. Đối với một số người công việc mạnh mẽ và chắc chắn của họ là đuổi quỷ, hầu cho những kẻ đã mắc quỷ ám được tẩy sạch khỏi các tà ma đều đặt lòng tin (nơi Chúa Cứu Thế) và cùng gia nhập vào hội thánh. Những người khác biết trước những điều phải xảy đến: họ thấy những khải tượng, và nói ra những lời tiên tri. Còn những người khác nữa thì chữa lành kẻ đau bằng cách đặt tay mình trên kẻ đau và khiến họ được khỏe mạnh. Song, hơn thế nữa, như tôi đã nói, kẻ chết đã được sống lại và còn sống giữa vòng chúng tôi nhiều năm.54

Origen (khoảng năm 185-254) một nhà thần học khác, là một học giả Thánh Kinh và là một nhà văn của hội thánh đầu tiên, đã nói về những Cơ Đốc Nhân như sau: ‘Họ đuổi các tà ma, và chữa lành nhiều bệnh tật, thấy trước một số sự kiện...danh của Chúa Jêsus...có thể xua đuổi các tật bệnh’.Hai trăm năm sau đó vẫn còn sự trông đợi Chúa chữa lành trực tiếp cho con người Agustine người Hippo (354-430 SC), người được nhiều người coi là nhà thần học vĩ đại nhất của bốn thế kỷ đầu tiên, đã nói trong cuốn sách The City of God của ông ta rằng ‘thậm chí hiện nay các phép lạ cũng được thực hiện trong danh Chúa Cứu Thế’. Ông dẫn chứng trường hợp của một người mù được phục hồi thị lực ở tại Milan, khi ông có mặt tại đó. Và rồi ông mô tả việc chữa bệnh của một người mà ông đã ở cùng, tên là Innocentius. Ông ta đang được các bác sĩ điều trị chứng lỗ rò, vì bệnh ấy ông phải chịu rất nhiều rối loạn trong ruột già. Ông ta đã trải qua một cuộc giải phẫu rất đau đớn, người ta không nghĩ rằng ông có thể sống nỗi qua một cuộc giải phẫu nữa. Trong khi mọi người đang cầu nguyện cho ông, ông đã bị quăng xuống sàn như thể có ai đó đã ném ông xuống đất một cách thô bạo. Ông rên rỉ và khóc nức nở, toàn thân run rẫy đến nỗi không thốt nên lời. Ngày có cuộc giải phẫu đáng sợ tiếp theo đã đến ‘các bác sĩ giải phẫu đã đến...những dụng cụ kinh khiếp được soạn ra...bộ phận mổ trên cơ thể được phơi trần ra, vị bác sĩ giải phẫu...với dao mổ trong tay, sốt ruột tìm kiếm phần xoang phải được cắt. Ông tìm kiếm nó bằng mắt, cảm nhận nó bằng ngón tay, ông áp dụng mọi hình thức kiểm soát tường tận’. Ông đã khám phá một vết thương được chữa lành hoàn hảo ‘Không có lời nào của tôi có thể mô tả niềm vui và sự ngợi khen, cảm tạ đối với Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và đầy quyền năng, là lời được tuôn ra từ môi miệng của hết thảy mọi người với cả nước mắt và sự vui mừng. Hãy để cho cảnh tượng ấy được hình dung thì hay hơn

Page 133: Nhung thac mac ve doi song

là được mô tả!’Kế đó ông mô tả sự chữa lành của Innocentia, một người phụ nữ mộ đạo thuộc hàng ngũ cao cấp nhất trong nhà nước, người đã được chữa lành khỏi chứng bệnh mà các bác sĩ mô tả là chứng ung thư vú không thể chữa trị được. Bác sĩ rất muốn biết làm thế nào mà bà được chữa lành. Khi bà cho ông biết Chúa Jêsus đã chữa cho bà được lành, ông rất giận dữ và bảo: ‘À, bà cho rằng bà đã khám phá ra điều trọng đại và muốn cho tôi biết chứ gì’. Bà ta nhún vai tỏ vẻ không quan tâm và trả lời ngay: ‘Chữa lành bệnh ung thư thì có trọng đại gì đối với Đấng Christ, là Đấng đã từng gọi một kẻ chết đã bốn ngày sống lại?’Ông tiếp tục kể chuyện về một bác sĩ bị bệnh gút, ông ta được chữa lành ‘ngay trong lúc chịu báp têm’ và một diễn viên hài lớn tuổi cũng đã được chữa lành trong lúc chịu lễ báp tem, không những bị bệnh bại mà còn bệnh thoái vị nữa. Agustine nói ông biết rất nhiều sự chữa lành bởi phép lạ mà có lúc ông bảo: ‘Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi bị ép quá sức bởi lời hứa sẽ hoàn tất công việc nầy, đó là mãi đến bây giờ mà tôi không thể ghi chép tất cả các phép lạ tôi biết... thậm chí bây giờ, do đó nhiều phép lạ đã được thực hiện, cũng một Đức Chúa Trời, Đấng đã làm những gì chúng ta đã đọc, là Đấng vẫn còn làm các phép lạ qua những người Ngài sẽ chọn và vào lúc Ngài muốn’.Suốt chặng đường xuyên qua lịch sử hội thánh, Đức Chúa Trời đã tiếp tục trực tiếp chữa lành nhiều người. Chưa có một thời điểm nào mà sự chữa lành lại lịm tắt đi. Ngay cả đến thời kỳ hiện nay.Edward Gibbon, một người theo phái duy lý, một sử gia, và là một học giả người Anh, nổi tiếng nhất vì là tác giả của cuốn Lịch sử Sự Suy tàn và Sụp đổ của Đế quốc La Mã (1776-1788), liệt kê năm nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng và đáng lưu ý của Cơ Đốc Nhân. Một trong những nguyên nhân nầy là ‘những sức mạnh của phép lạ trong Hội thánh Ban đầu’. Ông nói: ‘Hội Thánh Cơ Đốc, từ thời các sứ đồ và các môn đồ đầu tiên của họ đã xưng nhận một sự kế tục không bị gián đoạn về các quyền năng của phép lạ, ân tứ nói tiếng lạ, về các khải tượng và lời tiên tri, quyền năng đuổi quỷ, chữa lành người bệnh và khiến người chết sống lại’. Ông Gibbon tiếp tục tỏ cho thấy sự mâu thuẫn trái ngược trong chính thời của ông khi mà ‘một chủ nghĩa hoài nghi ngấm ngầm, thậm chí vô tình dính chặt vào các khuynh hướng mộ đạo, tin kính’. Bằng cách đối chiếu với hội thánh đầu tiên, ông viết rằng trong Hội Thánh thời của ông ‘Việc thừa nhận các lẽ thật siêu nhiên kém hơn một sự chấp thuận mang tính tích cực và lại còn thua cả một sự bằng lòng lạnh nhạt và bình thản nữa. Từ lâu chúng ta đã quen với việc quan sát và tôn trọng trật tự không đổi của Tự Nhiên, vì thế, lý luận của chúng ta, hay ít nhất là sự hình dung của chúng ta, không được chuẩn bị đầy

Page 134: Nhung thac mac ve doi song

đủ để ủng hộ công việc thấy được của Đức Chúa Trời’. Chúng ta cũng có thể nói giống như vậy và thậm chí còn nhiều hơn nữa về thời buổi của chúng ta hiện nay.Sự chữa lành ngày nay Ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa lành cho con người. Có nhiều câu chuyện thật kỳ diệu về sự chữa lành của Chúa đến nỗi khó mà biết chuyện nào để dùng làm ví dụ. Mới đây, Ajay Gohill kể lại câu chuyện của anh ta ở tại buổi lễ báp têm và xác tín niềm tin của hội thánh chúng tôi. Anh ta sinh trưởng tại Kenya và đã đến Anh quốc vào năm 1971. Anh được nuôi dạy như một người theo đạo Hindu (Ấn độ giáo) và đã làm công việc kinh doanh của gia đình vốn là một đại lý báo ở tại Neasden. Vào năm hai mươi mốt tuổi, anh mắc bệnh vẩy nến, một chứng bệnh da kinh niên. Anh sụt từ 74kg xuống còn 48kg. Anh được mang đi chữa trị khắp nơi trên thế giới, ở Hoa Kỳ, Đức, Thụy sĩ, Ysơraên và ở khắp nước Anh, kể cả tại Harley Street. Anh cho biết đã tiêu tốn hết 80% tiền bạc kiếm được để cố chữa trị. Anh đã dùng những loại thuốc mạnh tác hại đến gan. Cuối cùng, anh phải thôi việc. Căn bệnh lan khắp thân thể anh, từ chân đến đầu. Trông anh khủng khiếp đến nỗi anh không thể nào dám đi bơi hoặc thậm chí mặc áo ngắn tay. Anh mất tất cả bạn bè. Vợ con anh cũng lìa bỏ anh. Anh chỉ muốn chết. Vào ngày 20 tháng Tám năm 1987 anh ngồi trong một chiếc xe lăn thuộc khu Elizabeth tại bệnh viện Thánh Thomas. Anh đã trải qua hơn bảy tuần lễ trong bệnh viện và được điều trị đủ cách. Ngày 14 tháng 10 anh đang nằm trên giường và chờ chết. Anh la lớn lên: ‘Lạy Chúa nếu Ngài đang nhìn xem tôi, thì xin hãy để tôi chết, tôi hối lỗi nếu có làm điều gì sai lầm’. Ông nói rằng đang khi cầu nguyện ông ‘cảm thấy có một sự hiện diện’. Anh nhìn vào hộc tủ của mình và lôi ra một cuốn Kinh Thánh. Anh mở ra và tình cờ đọc đoạn Thi thiên 38:Đức Giêhôva ôi! Xin chớ nổi thạnh nộ mà quở trách tôi. Cũng đừng nóng giận mà sửa phạt tôi. Vì các mũi tên Chúa gắm mình tôi, và tay Chúa đè nặng trên tôi. Bởi cơn giận Chúa, thịt tôi chẳng nơi nào lành; Tại cớ tội lỗi tôi, xương cốt tôi chẳng được an nghỉ. Vì sự gian ác tôi vượt quá đầu tôi; nó nặng quá cho tôi, khác nào một gánh nặng. Tại cớ khờ dại tôi, các vít thương tôi thối tha và chảy lở. Tôi bị đau đớn và khòm cúp xuống; trọn ngày tôi đi buồn thảm. Vì có lửa hừng thiêu đốt cật tôi, và thịt tôi chẳng nơi nào lành. Tôi mệt nhọc vì rêm nhiều quá, tôi la hét vì cớ lòng bồn chồn. Chúa ôi, các sự ao ước tôi đều ở trước mặt Chúa, sự rên siết tôi chẳng giấu Chúa. Lòng tôi hồi hộp; sức tôi mỏn đi, sự sáng mắt tôi cũng thiếu mất nữa. Các người thương xót tôi và những bạn tôi đều đứng xa vạ tôi. Còn bà con tôi ở cách xa tôi, Đức Giêhôva ôi! Xin chớ lìa bỏ tôi, Đức Chúa Trời tôi ôi! Xin chớ cách xa tôi. Chúa ôi! Chúa là sự cứu rỗi tôi, hãy mau mau đến tiếp trợ tôi (Thi Tv

Page 135: Nhung thac mac ve doi song

38:1-11-21-22).Mỗi một câu dường như đều thích hợp với anh. Anh cầu nguyện xin Chúa chữa lành anh và chìm vào một giấc ngủ say. Khi anh thức dậy vào sáng ngày hôm sau mọi thứ trông đều mới mẽ. Anh đi vào phòng tắm và thư giãn trong bồn tắm. Khi nhìn vào nước tắm, anh thấy da mình bong ra và nổi trên nước. Anh gọi các y tá vào và nói với họ rằng Chúa đã chữa lành cho anh. Toàn bộ lớp da của anh tươi mới như da một đứa bé. Anh đã được chữa lành hoàn toàn. Kể từ đó anh được tái hiệp với con trai mình. Anh nói rằng sự chữa lành nội tâm xảy ra trong đời anh còn quan trọng hơn cả sự chữa lành thuộc thể. Anh nói: ‘Tôi sống vì Chúa mỗi ngày. Hiện tôi đang là tôi tớ Ngài’.Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời chữa lành. Từ ngữ Hy lạp hàm ý ‘Ta cứu rỗi’ cũng hàm ý ‘Ta chữa lành’. Đức Chúa Trời không chỉ quan tâm đến sự cứu rỗi tâm linh mà Ngài còn quan tâm đến con người toàn diện của chúng ta. Một ngày kia chúng ta sẽ có một thân thể mới mẽ trọn vẹn. Trong đời nầy chúng ta không thể đạt đến sự trọn vẹn được ngày nay. Khi Đức Chúa Trời chữa lành bằng phép lạ cho ai đó, chúng ta có được một cái nhìn thấp thoáng của tương lai là khi sự cứu chuộc sau cùng của thân thể chúng ta sẽ xảy ra (RoRm 8:23). Không phải hễ chúng ta cầu nguyện cho ai thì người ấy cũng nhất thiết được chữa lành. Tất nhiên, không một con người nào thoát khỏi sự chết cuối cùng. Thân thể chúng ta đang hư nát. Ở một thời điểm nào đó có lẽ chuẩn bị người ấy cho cái chết thì thích đáng hơn là cầu nguyện cho họ được lành. Chúng ta cần phải nhạy bén đối với sự hướng dẫn của Thánh Linh.Đừng để sự chữa lành làm chúng ta nản lòng đến nỗi không còn muốn cầu nguyện cho người bệnh. Càng cầu nguyện, chúng ta sẽ càng thấy sự chữa lành. Những người không được chữa lành thường thuật lại ơn phước của việc họ được cầu thay. Miễn là họ được cầu thay bởi tình yêu thương và sự nhạy bén. Tôi còn nhớ một nhóm chúng tôi tại trường thần học cầu nguyện cho một người đàn ông nọ có cái lưng đau. Tôi không nghĩ rằng ông ta được chữa lành, nhưng sau đó ông đã nói với tôi rằng: ‘Đây là lần đầu tiên kể từ khi vào trường thần học tôi cảm thấy mình được quan tâm’. Mới đây có một người khác nói với tôi rằng mặc dầu anh ta không được chữa lành khi người khác cầu nguyện cho anh song anh đã có được kinh nghiệm lớn lao chưa từng có về Thánh Linh của Đức Chúa Trời, và đời sống anh đã được biến đổi.Một số người được ban cho các ân tứ chữa bệnh (ICo1Cr 12:9). Ngày nay, khắp nơi trên thế giới, chúng ta thấy các trường hợp về những người có các ân tứ chữa bệnh phi thường. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta giao toàn bộ ân tứ ấy cho họ. Sứ mạng chữa bệnh được giao cho mọi người trong chúng ta. Cũng như không phải hết thảy chúng ta đều có ơn truyền giảng,

Page 136: Nhung thac mac ve doi song

nhưng chúng ta thảy đều được kêu gọi để nói về Chúa Jêsus cho người khác, vì vậy không phải hết thảy chúng ta đều có ân tứ chữa bệnh song hết thảy chúng ta đều được kêu gọi để cầu nguyện cho người bệnh.Trong thực tế, chúng ta bắt đầu cầu nguyện cho người bệnh như thế nào? Điều quan trọng cần phải nhớ là Đức Chúa Trời mới là Đấng chữa lành chứ không phải chúng ta không có sự tham gia của kỹ xảo. Chúng ta cầu nguyện bằng tình yêu thương và tấm lòng đơn sơ. Động cơ của Chúa Jêsus là lòng thương xót của Ngài đối với con người (Mac Mc 1:41; Mathiơ 9:36;). Nếu chúng ta yêu thương con người, thì chúng ta sẽ luôn đối xử với họ bằng sự tôn quý và một thái độ đàng hoàng. Nếu chúng ta tin rằng chính Chúa Jêsus là Đấng chữa lành thì chúng ta sẽ cầu nguyện với tấm lòng đơn sơ bởi vì không phải bởi lời cầu nguyện của chúng ta mà chính quyền năng của Đức Chúa Trời mới đem lại sự chữa lành.Dưới đây là một khuôn mẫu đơn giản:Chỗ đau nằm ở đâu? Chúng ta hãy hỏi người muốn được cầu nguyện chữa bệnh vấn đề nằm ở đâu và họ muốn chúng ta cầu nguyện như thế nào.Nguyên nhân người bệnh lâm vào tình trạng đó? Tất nhiên, một chân gãy trong tai nạn xe hơi là điều rõ ràng, song vào những trường hợp khác chúng ta có thể cần cầu hỏi Chúa tỏ cho chúng ta biết có phải vấn đề nầy có một nguyên nhân nào đó ở gốc rễ. Một phụ nữ trong hội chúng của chúng tôi bị phát chứng đau lưng bên hông trái, chứng bệnh nầy đã cản trở giấc ngủ, việc đi lại và công việc làm của bà. Bác sĩ kê thuốc viêm khớp cho bà. Một buổi chiều nọ bà xin cầu nguyện cho bà. Cô gái cầu nguyện cho bà nói rằng từ ngữ ‘sự tha thứ’ đã đến với tâm trí cô sau một cuộc tranh chiến, người phụ nữ nầy đã tha thứ được cho người cứ liên tục gây rắc rối cho bà, và bà đã được chữa lành một phần nào. Bà ta đã được chữa lành hoàn toàn vào lúc bà gởi đi bức thư tha thứ cho một người bạn của bà.Tôi phải cầu nguyện thế nào? Chúng ta có thể tuân theo nhiều gương mẫu khác nhau trong Tân Ước. Tất cả đều đơn giản. Đôi khi chúng ta cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chữa lành trong danh Chúa Jêsus và chúng ta xin Đức Thánh Linh ngự trên người đó. Hoặc cầu nguyện kèm với sự xức dầu (Gia Gc 5:14). Việc đặt tay đi kèm với sự cầu nguyện là điều phổ biến hơn (LuLc 4:40).Họ cảm thấy thế nào? Sau khi đã cầu nguyện chúng thường hỏi người ấy cảm thấy điều gì. Đôi khi họ chẳng cảm thấy gì cả trong trường hợp đó chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện. Những trường hợp khác, họ cảm thấy được lành, mặc dầu chỉ có thời gian mới nói được điều đó. Có những lúc họ cảm thấy khá hơn nhưng

Page 137: Nhung thac mac ve doi song

chưa lành hoàn toàn, trong trường hợp đó chúng ta hãy tiếp tục như Chúa Jêsus đã làm với người mù (Mac Mc 8:22-25). Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đến khi nào cảm thấy thích hợp để thôi cầu nguyện.Tiếp theo là gì? Sau khi đã cầu nguyện cho sự chữa lành điều quan trọng là phải tái bảo đảm với người ấy tình yêu Chúa dành cho họ bất kể họ có được lành hay không, và hãy để họ tự do trở lại để được cầu thay một lần nữa. Chúng ta phải tránh đặt các gánh nặng lên họ, chẳng hạn như cho rằng vì họ thiếu đức tin nên đã ngăn trở sự chữa lành xảy ra. Chúng ta hãy luôn luôn khích lệ họ tiếp tục cầu nguyện và bảo đảm với họ rằng sự sống của họ đã được đâm rễ trong cộng đồng chữa lành của Hội Thánh - là nơi sự chữa lành dài hạn rất thường xuyên xảy ra.Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiên trì trong việc cầu nguyện cho họ được chữa lành. Chúng ta rất dễ nản lòng, nhất là khi chúng ta chưa nhìn thấy những kết quả lạ lùng ngay lập tức. Chúng ta cứ tiếp tục vì cớ sự vâng lời của mình trước lời kêu gọi và nhiệm vụ của Chúa Jêsus là hãy rao giảng nước Trời và chứng tỏ sự hầu đến của nước Trời bằng một cách trong số những điều khác, là chữa lành kẻ bịnh. Nếu như chúng ta cứ kiên trì qua nhiều năm tháng chúng ta sẽ thấy Chúa chữa lành cho họ.Một lần nọ tôi được mời đến thăm một phụ nữ trong bệnh viện Brompton. Bà ta khoảng ba mươi mấy tuổi, đã có ba con và đang mang thai đứa thứ tư. Người chồng thứ hai của bà đã bỏ bà và bà phải tự lo liệu. Cháu thứ ba của bà, là một đứa trẻ mắc Hội chứng bệnh “đao” có khuyết tật bẩm sinh trong màng tim và đang trong quá trình tiếp tục giải phẫu. Cuộc giải phẫu không thành công, và không có gì lạ, nhân viên y tế muốn tháo bỏ các máy móc. Đã ba lần họ hỏi bà liệu họ có thể tháo bỏ máy móc để đứa trẻ chết. Bà vẫn trả lời không vì bà muốn cố gắng một lần cuối cùng, bà muốn có ai đó cầu nguyện cho cậu bé. Vì vậy tôi đến, và bà nói với tôi rằng bà không tin Đức Chúa Trời, song bà chỉ cho tôi xem cậu bé con bà. Chung quanh thân mình cậu bé đầy các ống dây dẫn và mình mẩy cậu bị bầm giập và sưng vù lên. Bà nói rằng các bác sĩ cho biết nếu có bình phục đi nữa cậu bé cũng sẽ bị hư hại phần não vì tim cậu đã ngừng đập một thời gian quá lâu như vậy. Bà nói “ông sẽ cầu nguyện chứ?” Vì vậy, tôi đã cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus để Chúa chữa lành cho cậu. Sau đó tôi giải thích cho bà cách bà có thể dâng cuộc đời mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus và bà đã bằng lòng. Tôi ra về, nhưng hai ngày sau tôi trở lại. Vừa thấy tôi bà chạy ra, bà nói “Tôi không biết làm cách nào để liên lạc với ông. Có điều thật lạ lùng đã xảy ra. Cái đêm sau khi ông cầu nguyện thằng bé đã hoàn toàn đổi khác. Nó đã bình phục”. Một vài ngày sau cậu bé được về nhà. Tôi tìm cách liên lạc với bà song không biết bà sống ở đâu mặc dầu bà có để lại lời nhắn qua điện thoại.

Page 138: Nhung thac mac ve doi song

Khoảng sáu tháng sau khi tôi đang trong thang máy tại một bệnh viện khác tôi nhìn thấy một bà mẹ và một đứa trẻ mà tôi chưa nhận ra ngay lúc ấy. Người phụ nữ hỏi “Có phải ông là Nicky không?” Tôi trả lời “Vâng, chính tôi” bà nói “Đây là thằng bé mà ông đã cầu nguyện cho. Thật lạ lùng. Không những nó đã bình phục sau cuộc giải phẫu mà thính giác của nó, mới trước đó rất kém, bây giờ cũng tốt hơn rồi. Nó vẫn còn bị hội chứng đao nhưng nó khá hơn trước nhiều”.Kể từ đó tôi đã cử hành hai tang lễ cho các thành viên khác trong gia đình đó. Mỗi lần như vậy, người ta đến gặp tôi không ai trong số họ là người đi nhà thờ cả và bảo “Ông là người đã cầu nguyện cho Craig được lành và Chúa đã chữa lành nó”. Họ đều tin Chúa là Đấng Chữa cho cậu bé, vì họ biết nó chỉ còn chờ chết. Sự thay đổi trong Vivienne, mẹ cậu bé, cũng đã để lại một ấn tượng sâu sắc trên họ. Bà ta đã được thay đổi nhiều từ sau khi tiếp nhận Chúa đến nỗi bà đã quyết định kết hôn với người đàn ông hiện nay đang ở với bà. Ông ta đã trở lại với bà sau khi nhìn thấy sự thay đổi trong đời sống bà. Hiện họ đã kết hôn và bà đã hoàn toàn thay đổi. Trong lần cử hành tang lễ tang thứ hai, Vivienne đã đi vòng quanh những người họ hàng và bạn bè và nói “Trước kia tôi không tin Chúa nhưng bây giờ tôi thật sự tin Ngài”. Không lâu sau đó cậu và dì của bé Craig đã đến nhà thờ, ngồi ở hàng ghế đầu, và cầu nguyện dâng đời mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus. Họ đã làm điều đó vì biết mình đã chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự chữa lành.

Còn Hội Thánh Thì Thế Nào?

Abraham Lincoln đã từng nói rằng: “Nếu tất cả những người cảm thấy buồn ngủ vào sáng Chúa nhật khi ngồi trong nhà thờ được đặt nằm dài từ đầu này đến đầu kia...thì chắc họ cảm thấy sẽ dễ chịu hơn nhiều”. Những dãy ghế dựa cứng, những âm giai không thể hát được, sự im lặng bị ép buộc, và sự nhàm chán nhức nhối, mới chỉ là một vài yếu tố tạo thành hình ảnh chung của Hội Thánh vào ngày Chúa nhật. Thì giờ ấy được xem như một kinh nghiệm mà suốt lúc đó phải nghiến răng, kiên nhẫn cho đến khi mùi nước sốt thịt làm tươi sáng viễn cảnh của một ngày. Một vị mục sư đang dắt một cậu bé đi quanh nhà thờ của mình và cho cậu xem những đài kỷ niệm ‘Đây là tên của những người đã qua đời trong lúc hầu việc Chúa’. Cậu bé hỏi ‘Vậy thưa ông họ chết vào buổi nhóm sáng hay buổi nhóm tối?’Một số người liên tưởng chữ ‘hội thánh’ với hàng giáo phẩm. Có người nào đó đang bước vào một chức vụ được phong chức thì được gọi là ‘sắp bước vào Hội Thánh’. Những người bắt đầu bước vào một chức vụ như thế thì

Page 139: Nhung thac mac ve doi song

thường được nhìn với sự ngờ vực, và lời giả định được dựng lên cho rằng họ hoàn toàn không có khả năng để làm bất cứ điều nào khác. Vì vậy một lời quảng cáo mới đây trong ấn phẩm của Hội Thánh: ’Có phải bạn bốn mươi lăm tuổi và chưa đạt được sự nghiệp gì? Vì sao không xem xét một chức vụ Cơ Đốc?’ Hàng giáo phẩm đôi khi được hiểu là ‘sáu ngày không ai thấy mặt, còn một ngày thì nói không ai hiểu được’.Những người khác liên hệ từ ngữ ‘hội thánh’ với một giáo phái nào đó. Ví dụ ‘Hội Thánh Anh Quốc, Hội Thánh Công Giáo La mã, Hội Thánh BápTít hay những người theo Hội Giám lý’. Lại có những người khác liên tưởng từ ngữ ‘Hội Thánh’ với những ngôi nhà thờ. Họ cho rằng là một truyền đạo, mục sư, bạn phải quan tâm đến kiến trúc của nhà thờ, và khi họ có các chuyến du lịch, họ gởi cho mục sư của mình một bức ảnh của ngôi nhà thờ của vùng đó. Tôi nghe có một mục sư đã xin các giáo hữu của mình đừng gởi tặng ông các bưu thiếp về các nhà thờ nữa, ông bảo với họ rằng ông rất ít quan tâm đến các kiến trúc của nhà thờ!Một số người đánh dấu vào mục ‘nhà thờ’ trên bảng danh sách ghi các bổn phận hàng năm của họ như là một nơi nào đó giữa việc ghé thăm Bà Dì Edna ở tại Hove với việc làm một chiếc bánh Gatô cho ngày lễ hội của lòng. Thái độ của những người khác có thể được tóm gọn qua một bài hát ngắn.Thế nên khi tôi không có việc gì khác để làm, Tôi nghĩ tôi sẽ ghé thăm, Để cuối cùng khi ra mắt Chúa, Chúa sẽ không hỏi ‘Ngươi là ai?’Có lẽ có một phần nào sự thật trong những quan điểm trên. Tuy nhiên nhiều Cơ Đốc Nhân đang tìm cách để chôn vùi hình ảnh đó về hội thánh vì hình ảnh đó hoàn toàn không thích hợp khi đem so sánh với hình ảnh của hội thánh trong thời Tân Ước. Nhiều Hội Thánh hiện nay đang tạo được một gia đình Cơ Đốc ấm cúng và hoạt động bên ngoài thì thật tốt, rất gần với hình ảnh Hội Thánh theo Thánh kinh. Trong Tân Ước có hơn 100 hình ảnh hoặc sự so sánh về hội thánh, và trong chương nầy tôi muốn xem xét năm hình ảnh trọng tâm để hiểu rõ về hội thánh.Dân sự của Đức Chúa Trời Hội Thánh được cấu thành bởi những con người. Từ ngữ Hy lạp dành cho chữ Hội Thánh là ekklesia , nghĩa là ‘một hội chúng’ hay ‘sự nhóm lại của những con người’. Đôi khi Tân Ước ám chỉ hội thánh phổ thông (như Êphêsô 3:10;, 21; 5:23;, 25, 27, 29, 32). Hội thánh phổ thông bao gồm hết thảy mọi người xưng nhận danh Chúa Cứu Thế trên khắp thế giới.Phép báp têm là một sự bày tỏ bên ngoài, chứng tỏ một người là thành viên của hội thánh. Đó cũng là một dấu hiệu bên ngoài để bày tỏ rằng mình là một Cơ Đốc Nhân. Nó biểu thị cho sự thanh tẩy tội lỗi (ICo1Cr 6:11) đồng chết và đồng sống lại với Chúa Cứu Thế để mặc lấy cuộc đời mới (RoRm 6:3-5; Côlôse 2:12;) và nước sống mà Đức Thánh Linh đem đến cho đời

Page 140: Nhung thac mac ve doi song

sống chúng ta (ICo1Cr 12:13) chính Chúa Jêsus đã truyền cho những người theo Ngài hãy đi và khiến muôn dân trở thành môn đồ Ngài và hãy làm phép báp tem cho họ (Mat Mt 28:19).Hội thánh Cơ Đốc phổ thông hiện rất rộng lớn. Theo cuốn Bách Khoa Thư Anh Quốc có gần một tỷ 700 triệu người theo Chúa ở trên 254 quốc gia. Chiếm 32,9% dân số thế giới. Ở nhiều nơi trên thế giới, nơi có những chính thể cực đoan và áp bức, hội thánh đang bị bách hại. Ở những nơi nầy phần lớn là hội thánh thầm lặng nhưng theo tất cả những lời tường thuật, hội thánh rất mạnh mẽ. Trong các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba hội thánh đang phát triển nhanh chóng. Ở một số các quốc gia như Kenya, người ta ước tính có 80% dân số hiện nay tuyên xưng là Cơ Đốc Nhân. Trái lại, trong thế giới tự do, hội thánh phần lớn đang bị bại hoại. theo Sách Hướng Dẫn Cơ Đốc Anh Quốc , hội thánh Cơ Đốc ở tại Anh đã mất nửa triệu thành viên trong 5 năm đầu của thập kỷ 1980. Đã từng có một thời Phương Tây sai phái các nhà truyền giáo đến các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba. Song tôi nhớ rằng khi tôi còn học ở trường đại học Cambridge, đã có ba nhà truyền giáo người Uganda đến đó để giảng Tin lành. Điều đó đã khiến tôi thật sửng sốt vì trong 150 năm cuối cùng nầy, thế giới đã thay đổi biết bao và nước Anh cần phải có nhiều nhà truyền giáo như bất cứ nơi nào khác.Trong Tân Ước, sứ đồ Phaolô nói đến các Hội Thánh địa phương, ví dụ như ‘Các Hội Thánh của người Galati’ (ICo1Cr 16:10, ‘Các hội thánh ở xứ Asi’ (ICo1Cr 16:19) và ‘hết thảy các hội thánh của Chúa Cứu Thế’ (RoRm 16:16). Ngay cả các hội thánh địa phương nầy dường như nhiều lúc cũng đã bị phân ra thành các hội chúng nhỏ hơn để nhóm lại tại các nhà (RoRm 16:5; I Côrinhtô 16:19;).Kết quả, dường như có ba kiểu nhóm lại trong Tân Ước: hội thánh tầm cỡ lớn, cỡ vừa, và cỡ nhỏ. Những tác giả viết về sự tăng trưởng của hội thánh đôi khi nói đến một cấu trúc ba tầng gồm các kỳ lễ, hội chúng và tế bào. Tất cả ba cơ cấu nầy đều quan trọng và bổ sung cho nhau.Các kỳ lễ là một cuộc nhóm hiệp đông đảo của các Cơ Đốc Nhân. Hoạt động nầy có lẽ diễn ra mỗi Chúa Nhật trong các hội thánh lớn, hoặc khi một số các hội thánh nhỏ hiệp lại để thờ phượng. Trong Cựu Ước, dân sự Chúa đã hội hiệp với nhau trong các kỳ lễ đặc biệt với một bầu không khí lễ hội vào dịp Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần hoặc vào Đầu Năm Mới. Ngày nay, các kỳ nhóm hiệp đông đảo của các Cơ Đốc Nhân đem lại nguồn cảm hứng đầy khích lệ. Qua các kỳ nhóm hiệp đó, nhiều người có thể nắm bắt lại một khải tượng về sự lớn lao của Đức Chúa Trời và một ý thức sâu nhiệm về sự thờ phượng. Các buổi nhóm hiệp của hàng trăm Cơ Đốc Nhân với nhau có thể khôi phục lòng tin đối với những người cảm thấy cô độc và mang lại một sự hiện diện thấy được của hội thánh trong cộng đồng. Tuy nhiên, bản thân các

Page 141: Nhung thac mac ve doi song

kỳ nhóm hiệp đó vẫn chưa đủ. Đó không phải là nơi để các mối quan hệ anh em giữa những Cơ Đốc Nhân có thể phát triển một cách dễ dàng.Theo ý nghĩa này, hội chúng là một sự nhóm hiệp cỡ vừa. Với số lượng tín hữu vừa phải này khiến cho mọi người đều biết đến nhau và biết đến hội thánh của mình. Các mối thông công lâu bền giữa vòng các Cơ Đốc Nhân được thiết lập tại đây. Đây cũng là nơi các ân tứ và các chức vụ của Đức Thánh Linh có thể được thi hành trong một bầu không khí yêu thương và tiếp nhận nhau, nơi mọi người được tự do để làm thử những công việc, và có thể trong quá trình tập tành ấy họ sẽ gặp sai sót. Trong hội thánh của chúng tôi có các nhóm từ 12 đến 20 người nhóm lại vào các ngày trong tuần, tại đây mỗi tín hữu có cơ hội để học hỏi, ví dụ như trình bày các đề tài khác nhau, hướng dẫn giờ thờ phượng, cầu nguyện cho người bệnh, phát huy ân tứ nói tiên tri và học tập cầu nguyện lớn tiếng.Mức nhóm lại thứ ba được gọi là ‘tế bào’, chúng tôi gọi là ‘nhóm nhỏ’. Các nhóm nầy gồm từ hai đến mười hai người, nhóm lại để cùng học Kinh Thánh và cầu nguyện với nhau. Chính trong các nhóm đó các mối thông công anh em thân gần nhất trong Hội Thánh được hình thành. Chúng được đặc trưng bởi sự thân tình (có nghĩa là chúng ta có thể tâm tình, nói lên giữa mọi người mà không sợ nhiều chuyện) sự thân thiết (tức là trong nhóm đó chúng ta có thể nói lên những điều thật sự là vấn đề trong đời sống mình) và tinh thần trách nhiệm (tức là chúng ta sẵn lòng lắng nghe và học hỏi lẫn nhau).Gia đình của Đức Chúa Trời Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jêsus vào đời sống mình, chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời (GiGa 1:12). Đây chính là điều làm cho hội thánh có tính hiệp nhất. Chúng ta có Đức Chúa Trời là Cha mình, Chúa Cứu Thế Jêsus là Cứu Chúa mình và Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong chúng ta. Hết thảy chúng ta đều thuộc về một gia đình. Mặc dầu các anh em và chị em có thể cãi nhau lặt vặt hoặc ầm ĩ, hoặc không thấy mặt nhau một thời gian dài song họ vẫn là anh em và chị em nhau. Không gì có thể chấm dứt mối liên hệ ấy. Vì vậy hội thánh là một, ngay cả khi nó thường có vẻ như bị phân chia.Điều nầy không có nghĩa chúng ta an phận với sự không hiệp nhất. Chúa Jêsus đã cầu nguyện cho các môn đồ Ngài ‘hiệp làm một’ (GiGa 17:11). Sứ đồ Phaolô nói rằng ‘Hãy gắng hết sức để gìn giữ sự hiệp một của Đức Thánh Linh’ (Eph Ep 4:3). Giống như một gia đình bị phân rẽ, chúng ta phải luôn gắng sức để tái hòa giải. Sự hóa thân làm người của Chúa cần đến một sự bày tỏ rõ ràng, cụ thể về sự hiệp nhất không thấy được của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta không thể chà đạp chân lý để có được sự hiệp nhất, nhưng như văn sĩ thời trung cổ Rupertus Meldenius đã nói: ‘Điều thiết yếu là sự hiệp một; sự tự do thì còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người; nhưng

Page 142: Nhung thac mac ve doi song

trong mọi sự cần phải có tình yêu thương.’Chúng ta phải tìm kiếm sự hiệp một ở mọi mức độ, trong nhóm nhỏ, trong hội chúng và các kỳ lễ; trong giáo phái của mình và giữa các giáo phái. Sự hiệp một nầy có được khi các nhà thần học và các vị lãnh đạo hội thánh hiệp cùng nhau để bàn thảo và hiểu thấu những khác biệt về mặt thần học. Nhưng thường sự hiệp một có kết quả tốt đẹp hơn khi các Cơ Đốc Nhân bình thường nhóm lại với nhau để thờ phượng Chúa và cùng nhau làm việc. Càng đến gần Chúa, chúng ta càng đến gần nhau. David Watson đã dùng một minh họa khiến chúng ta phải ghi nhớ. Ông nói:Khi bạn đi máy bay, phi cơ cất cánh khỏi mặt đất, các bức tường và hàng rào trông có vẻ to lớn khiến chúng ta phải lưu tâm khi còn dưới mặt đất chẳng mấy chốc sẽ mất đi tầm quan trọng của nó. Cũng vậy, khi quyền năng Thánh Linh nâng chúng ta lên với nhau và cùng vào trong sự hiểu biết thấu đáo về sự hiện diện của Chúa Jêsus, những hàng rào giữa chúng ta trở nên không quan trọng nữa. Được ngồi với Chúa Cứu Thế trong các nơi trên trời, những khác biệt giữa các Cơ Đốc Nhân thường có vẻ nhỏ bé và chẳng còn đáng kể. 55Bởi vì chúng ta có cùng một Cha, chúng ta thảy đều là anh em và chị em của nhau. Chúng ta được kêu gọi hãy yêu thương lẫn nhau. Sứ đồ Giăng nói rất rõ điều đó:Ví có ai nói rằng: ‘Ta yêu Đức Chúa Trời’ mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình. Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời, và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài (IGi1Ga 4:20-5:1;).Vị linh mục giải tội, cha Raniero Cantalamessa, đã nói với một hội chúng gồm hàng ngàn người từ nhiều giáo phái khác nhau nhóm lại, như vầy ‘Khi các Cơ Đốc Nhân cãi nhau, chúng ta thưa với Chúa rằng “Giữa chúng con và họ, Ngài hãy chọn đi”. Song người Cha yêu thương hết thảy các con cái của mình. Chúng ta nên nói “Chúng con tiếp nhận hết thảy các anh em mình là những người Cha đã nhận làm con”.’Chúng ta được kêu gọi hãy giao thông trong tình anh em với nhau. Từ ngữ Hy lạp koinonia nghĩa là “có chung” hay “san sẻ”. Đó là từ ngữ được dùng trong quan hệ hôn nhân, mối quan hệ thân mật nhất giữa vòng loài người. Mối tương quan của chúng ta là mối quan hệ với Đức Chúa Trời (Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh - I Giăng 1:3;; II Côrinhtô 13:14; và với nhau (IGi1Ga 1:7). Mối thông công Cơ Đốc vượt qua chủng tộc, màu da, giáo dục, nền tảng, và mọi hàng rào văn hóa khác. Trong hội thánh có một mức độ của tình bạn hữu thân thiết mà tôi biết chắc rằng mình sẽ không bao giờ

Page 143: Nhung thac mac ve doi song

có được ở ngoài hội thánh.John Wesley đã nói như vầy ‘Tân Ước không biết gì về một tôn giáo cô độc’. Chúng ta được kêu gọi để thông công với nhau. Đây không phải là điều mà chúng ta muốn hay không cũng chẳng sao. Có hai điều chúng ta hoàn toàn không thể làm một mình. Đó là chúng ta không thể kết hôn một mình và chúng ta không thể là một Cơ Đốc Nhân cô độc. Giáo sư C.E.B.Cranfield đã nói như vầy, ‘Một Cơ Đốc nhân cô lập vẫn là một Cơ Đốc nhân, nhưng cho rằng mình vượt trội hơn mọi người, không thể hiệp một với một trong các hình thức của Hội thánh hữu hình trên đất, thì coi như người là đã phủ nhận Hội Thánh’.Tác giả thư Hêbơrơ khuyên những độc giả: ‘Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành. Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào thì phải làm như vậy chừng nấy’ (HeDt 10:24, 25).Thường các Cơ Đốc Nhân đánh mất tình yêu đối với Chúa cũng như lòng nhiệt thành dành cho đức tin mình là vì họ đã xao nhãng trong mối thông công với anh em.Một người nọ nhận biết mình đang ở trong tình trạng cô độc và được một Cơ Đốc Nhân cao tuổi khôn ngoan đến thăm. Họ ngồi trước một lò sưởi đang cháy trong phòng khách. Người đàn ông cao tuổi không hề nói một lời nào, song ông tiến đến lò sưởi và gắp ra một hòn than đỏ rực rồi bỏ nó ra khỏi lò sưởi. Ông ta vẫn không nói gì. Vài phút sau hòn than mất đi màu đỏ rực của nó. Ông ta bèn gắp nó cho vào lò sưởi lại. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn nó lại đỏ rực. Người đàn ông cao tuổi chẳng nói gì cả nhưng khi ông đứng lên ra về, người kia đã hiểu rõ lý do vì sao anh ta mất đi lòng sốt sắng. Một Cơ Đốc Nhân ở ngoài mối thông công cũng giống như một hòn than bị gắp khỏi bếp lửa. Martin Luther đã viết trong nhật ký của ông như vầy: ‘Tại nhà riêng của tôi, không có sự nhiệt thành và sức mạnh hiệp một, nhưng ở tại hội thánh, khi đám đông nhóm lại với nhau, một ngọn lửa được khơi lên trong lòng tôi và nó mở ra con đường’.Thân thể của Chúa Cứu Thế Phaolô đã bất ngờ chạm trán với Chúa Cứu Thế Jêsus trên đường Đamách khi ông bắt bớ hội thánh Cơ Đốc. Chúa Jêsus đã phán cùng ông rằng: ‘Hỡi Saulơ, Saulơ, sao ngươi bắt bớ ta ?’ (Cong Cv 9:4). Trước kia Phaolô chưa hề gặp Chúa Jêsus, vì vậy ông hẳn phải hiểu rằng Chúa Jêsus đang muốn nói khi bắt bớ các Cơ Đốc Nhân là ông đang bắt bớ chính mình Chúa Jêsus. Ắt hẳn rằng từ cuộc đối đầu đó Phaolô đã nhận ra rằng hội thánh chính là thân thể của Đấng Christ. Nhà cải chánh của thế kỷ thứ mười sáu, Calvin đã viết rằng ‘Ngài gọi hội thánh là Christ’. Những Cơ Đốc Nhân như chúng ta chính là Christ đối với thế gian nầy, như một bài thánh ca cổ hát rằng:

Page 144: Nhung thac mac ve doi song

Ngài không có tay nào ngoài bàn tay của chúng ta Để làm công việc Ngài ngày nay; Ngài chẳng có đôi chân nào ngoài đôi chân chúng ta Để dẫn dắt con người vào đường lối Ngài; Ngài không có tiếng nói nào ngoài tiếng nói chúng ta Để nói cho con người biết Ngài đã chết thế nào; Ngài không có sự giúp đỡ nào ngoài sự giúp đỡ của chúng ta Để dẫn họ đến bên Ngài.Phaolô triển khai sự so sánh ấy trong I Côrinhtô đoạn 12. Thân thể là một đơn vị (câu 12), song thân thể không có các chi thể y hệt như nhau. ‘Các chi thể của thân thì khác nhau như tay với tai. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy con người của thế giới này giống nhau đến mức đơn điệu khi đem ví sánh họ với sự đa dạng hầu như tuyệt vời của các thánh đồ. Sự vâng lời là con đường dẫn đến sự tự do, khiêm nhường là đường dẫn đến sự dễ chịu, hiệp một là đường dẫn đến nhân cách’. 56 Có ‘nhiều chi thể’ và các chi thể đều khác nhau với ‘các sự ban cho khác nhau’ và ‘các việc làm khác nhau’ (câu 4-6).Vậy thì chúng ta phải có thái độ thế nào đối với các chi thể khác trong thân thể Chúa?Phaolô bàn đến hai thái độ sai lầm. Trước hết ông nói với những người thấy mình kém cõi và những người cảm thấy mình không có gì để cống hiến cả. Ví dụ, Phaolô nói, chân có thể cảm thấy mình thấp kém hơn là tay, hay là tai cảm thấy mình không bằng mắt (14-19). Chrysostom, rao giảng lời Chúa vào thế kỷ thứ tư, đã đưa ra một ý kiến bổ ích khi ông bảo ‘Chúng ta có khuynh hướng ghen tÿ’.Rất dễ để nhìn quanh hội thánh và cảm thấy mình thấp kém và vì thế cảm thấy không ai cần đến mình cả. Hậu quả là chúng ta chẳng muốn làm gì cả. Nhưng thật ra hết thảy chúng ta đều cần đến nhau. Đức Chúa Trời đã ban ‘các ơn’ cho mỗi một người (câu 7). Cụm từ ‘mỗi một người’ được lập đi lập lại suốt trong đoạn 12 như một mạch ý tưởng chung. Mỗi người đều có ít nhất một ân tứ tuyệt đối cần thiết cho việc vận hành các chức năng thích đáng của thân thể. Nếu mỗi người trong chúng ta không giữ vai trò mà Chúa đã chỉ định cho mình, thì hội thánh sẽ không thể nào vận hành đúng như chức năng của hội thánh. Trong những câu tiếp theo, Phaolô quay sang những người cho mình là cao trọng hơn (câu 21-25) và nói với người khác ‘Tôi không cần đến các anh’. Một lần nữa Phaolô chỉ rõ sự sai lầm của ý tưởng đó. Một thân thể không có đôi chân thì không thể hiệu năng được (câu 21). Thường những chi thể không ai thấy thậm chí còn quan trọng hơn những chi thể có vẻ cao trọng hơn.Thái độ thích đáng là nhận biết hết thảy chúng ta đều ở trong cùng một thân thể. Chúng ta đều là chi thể của một thân. Mỗi chi thể đều ảnh hưởng đến toàn thân. Từ thời triết gia Plato trở đi, từ ngữ ‘Tôi’ đã trở thành một cá nhân đem lại sự hiệp nhất cho thân thể. Chúng ta không nói: ‘Cái đầu của tôi có một chỗ đau’, mà nói ‘tôi bị đau đầu’. Trong thân thể Đấng Christ cũng vậy

Page 145: Nhung thac mac ve doi song

‘Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng’ (câu 26).Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một chi thể của hội thánh Chúa. Lần nọ John Wimber được tiếp xúc với một người trong hội thánh, ông nầy đã gặp một người ở trong cảnh khó khăn. Sau buổi nhóm sáng Chúa nhật người đàn ông nầy nói với John Wimber về sự thất vọng của mình khi cố gắng giúp đỡ người kia. Ông nói: ‘Người ấy cần một chỗ để ở, cần thức ăn và sự trợ giúp trong khi tiếp tục xoay xở và tìm một việc làm. Tôi thật sự nản chí. Tôi đã cố gọi điện thoại đến văn phòng hội thánh, nhưng chẳng có ai có thể gặp tôi và họ cũng không giúp tôi được. Cuối cùng tôi đành thôi nhờ vả bằng cách đưa ông ta đến sống với tôi trong một tuần lễ! Theo ông, hội thánh phải lo cho những người như thế chứ? John Wimber kể lại rằng ông đã suy nghĩ một hồi rồi trả lời ‘Như vậy cũng giống như là hội thánh đã làm rồi đó’.Như chúng ta đã thấy ở Chương 8, vấn đề của hội thánh hiện nay là nhiều năm qua, theo các truyền thống khác nhau của chúng ta, sự tập trung vẫn cứ nhắm vào bục giảng hoặc là bàn thờ. Trong cả hai tình huống đó vai trò thống trị là do các mục sư hoặc truyền đạo nắm giữ. Như Michael Green đã nhận xét về sự lan tràn kỳ diệu của các hội thánh Ngũ Tuần tại Nam Phi, ‘Điều đó do nhiều nguyên nhân, nhưng các hội thánh Ngũ Tuần ấy do các tín hữu điều hành không phải là chuyện nhỏ.’57Một đền thờ thánh Ngôi nhà hội thánh duy nhất mà Tân Ước nói đến là ngôi nhà làm bằng con người. Phaolô nói rằng những Cơ Đốc Nhân đều ‘Được dự phần (được xây) vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh’ (Eph Ep 2:22). Chúa Jêsus là viên đá gốc. Ngài là Đấng đã lập hội thánh và hội thánh được xây lên chung quanh Ngài. Nền nhà là ‘các sứ đồ và các tiên tri và vì vậy mà đền thờ thánh được làm bởi những viên đá sống’.Trong thời Cựu Ước, đền tạm (mà sau nầy là đền thờ) là trung tâm trong sự thờ phượng của người Ysơraên. Đó là nơi để dân sự đến ra mắt Đức Chúa Trời. Có nhiều lúc sự hiện diện của Ngài đã đầy dẫy đền thờ (I Các Vua 8:11;) đặc biệt là nơi Chí Thánh. Vào ra trong sự hiện diện của Ngài là điều bị hạn chế một cách nghiêm nhặt (xem Hêbơrơ 9).Qua sự chết của Ngài trên thập tự giá vì cớ chúng ta, Chúa Jêsus đã mở một con đường cho mọi kẻ tin ở mọi thời điểm đến được với Đức Chúa Cha. Sự hiện diện của Ngài không còn bị giới hạn trong một đền thờ vật chất; bởi Thánh Linh Ngài, hiện nay Ngài đang ở với hết thảy những người tin Ngài. Sự hiện diện của Ngài được nhận biết một cách đặc biệt khi các Cơ Đốc Nhân nhóm nhau lại (Mat Mt 18:20). Đền thờ mới của Ngài chính là hội thánh, đó là nhà ở của Đức Chúa Trời trong Đức Thánh Linh’.

Page 146: Nhung thac mac ve doi song

Dưới Giao Ước Cũ (trước Chúa Jêsus), việc ra mắt Chúa phải thông qua một thầy tế lễ (từ ngữ Hy lạp là hiereus - Hêbơrơ 4:14;), là người thay mặt kẻ tin để dâng các của lễ. Bây giờ Chúa Jêsus, thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta (hiereus ) đã dâng một của lễ hoàn hảo bằng chính sinh mạng của Ngài thay cho chúng ta. Hiện nay không cần dâng thêm của lễ nào nữa và cũng không cần có thêm thầy tế lễ nào nữa. Một lần duy nhất nữa từ ngữ hiereus xuất hiện trong Tân Ước được dùng để ám chỉ tất cả các Cơ Đốc Nhân với tư cách ‘thầy tế lễ nhà vua’ (IPhi 1Pr 2:9). Đó là điều các nhà Cải Chánh gọi là ‘địa vị tế lễ của hết thảy các tín đồ’. Mọi Cơ Đốc Nhân đều là những thầy tế lễ với ý nghĩa hết thảy chúng ta đều có quyền đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta hết thảy đều có thể đại diện cho con người đến với Đức Chúa Trời khi chúng ta cầu thay cho người khác, và hết thảy chúng ta đều có thể thay mặt Chúa đến với loài người khi chúng ta đi vào thế gian rao giảng Tin lành.Từ ngữ ‘thầy tế lễ’ (priest) còn có một ý nghĩa nữa. Từ tiếng Anh trưởng lão ‘presbyter’ (tiếng Hy lạp là presbuteros ), có nghĩa là ‘trưởng lão’ đã trở thành ‘préost’ (trưởng lão) trong tiếng Anh cổ và từ ngữ ‘priest’ nầy. Linh mục, mục sư, theo ý nghĩa nầy, không phải là người dâng sinh tế như trong thời Cựu Ước, mà là một vị lãnh đạo trong hội thánh. Ngày nay vẫn còn có các thầy tế lễ (presbuteroi ). Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một thầy tế lễ (trong ý nghĩa của từ hiereus ) và mỗi một thầy tế lễ (presbuteros ) đều là một tín đồ với hàm ý rằng người ấy và hết thảy chúng ta đều là một phần của dân sự Chúa.Ngày nay không còn cần các thầy tế lễ dâng sinh tế nữa bởi vì không cần phải có thêm sinh tế nữa. Chúa Jêsus ‘đã hiện ra chỉ một lần hiện nay đến cuối cùng các thời đại, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi’ (HeDt 9:26). Chúng ta không cần dâng thêm các sinh tế chuộc tội cho mình nữa; thật sự là chúng ta không thể dâng. Song chúng ta cần phải luôn nhớ đến sự hy sinh của Ngài vì cớ chúng ta. Trong buổi lễ Tiệc Thánh hay đôi khi còn được gọi là ‘Bữa ăn Tối của Chúa’ hay là ‘Lễ ban Thánh Thể’, chúng ta tưởng nhớ sự hy sinh của Ngài với sự cảm tạ và dự phần những ân huệ của thánh lễ ấy.Khi chúng ta nhận bánh và chén của chúng ta hãy tham dự theo bốn chỉ dẫn sau:Chúng ta nhớ về quá khứ với lòng cảm tạ Bánh và chén nhắc chúng ta nhớ đến thân thể bị tan vỡ và huyết báu của Chúa Jêsus đã bị đổ ra trên thập tự giá. Khi nhận lễ Tiệc Thánh chúng ta nhớ đến thập tự giá với lòng biết ơn vì Ngài đã chết cho chúng ta hầu cho tội lỗi chúng ta được tha thứ và mặc cảm tội lỗi của chúng ta được cất bỏ (Mat Mt 26:26-28).Chúng ta hướng về phía trước với sự nếm trước Chúa Jêsus có thể truyền lại một phương cách khác để chúng ta tưởng nhớ

Page 147: Nhung thac mac ve doi song

sự chết của Ngài, song Ngài đã chọn để lại cho chúng ta một bữa ăn. Bữa ăn thường là cách chúng ta kỷ niệm các dịp quan trọng. Một ngày kia, tại nơi thiên đàng chúng ta sẽ ăn mừng ‘tiệc cưới’ của Chúa Cứu Thế Jêsus trong cõi đời đời (KhKh 19:9). Bánh và chén là tiên vị (nếm trước) của tiệc cưới đó (LuLc 22:16; I Côrinhtô 11:26;0.Chúng ta nhìn ra chung quanh gia đình Cơ Đốc Việc uống chung trong một chén và dùng chung một ổ bánh tượng trưng cho sự hiệp một của chúng ta trong Chúa Cứu Thế ‘Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể, bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh’ (ICo1Cr 10:17). Đó là lý do vì sao chúng ta không nhận bánh và chén riêng một mình. Cùng ăn chung và uống chung theo cách nầy không những nhắc chúng ta nhớ đến sự hiệp một của chúng ta, mà còn làm vững mạnh sự hiệp một đó khi chúng ta nhìn vào các anh em, chị em mình, mỗi người, đều đã được Chúa Cứu Thế chết thay.Chúng ta nhìn lên với sự trông đợi Bánh và nước nho tượng trưng cho thân và huyết của Chúa Jêsus . Chúa Jêsus hứa sẽ ở với chúng ta qua Thánh Linh Ngài sau khi Ngài chịu chết, và đặc biệt là bất cứ khi nào các Cơ Đốc Nhân nhóm lại với nhau: ‘Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ’ (Mat Mt 18:20). Vì vậy khi nhận Tiệc Thánh, chúng ta nhìn lên Chúa Jêsus với sự trông đợi. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi đã khám phá rằng trong những dịp như thế, đôi khi có sự biến cải, sự chữa lành và những sự gặp gỡ thình lình đầy quyền năng với sự hiện diện của Chúa Cứu Thế.Cô dâu của Chúa Cứu Thế Đây là một trong những sự so sánh đẹp đẽ nhất về hội thánh trong thời Tân Ước. Khi nói đến mối quan hệ giữa vợ và chồng, Phaolô nói: ‘Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và hội thánh vậy’ (Eph Ep 5:32). Cũng giống như Cựu Ước nói về việc Đức Chúa Trời là chồng của Ysơraên (EsIs 54:1-8) trong Tân Ước, Phaolô nói về Chúa Cứu Thế là chồng của hội thánh và là gương mẫu của mọi mối quan hệ hôn nhân loài người. Vì vậy ông bảo những người chồng hãy yêu vợ mình ‘Cũng như Đấng Christ đã yêu hội thánh và phó chính mình Ngài vì hội thánh, để khiến hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho hội được tinh sạch, đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch, không chỗ trách được ở trước mặt Ngài’ (Eph Ep 5:25-27).Hình ảnh về hội thánh vinh hiển và thánh khiết có lẽ không hoàn toàn phù hợp với tình hình hội thánh ngày nay, song ở đây chúng ta có được một cái nhìn chung về điều Chúa Jêsus định cho hội thánh của Ngài. Một ngày kia Chúa Jêsus sẽ trở lại trong vinh hiển. Giăng có một khải tượng về hội thánh. Ông chép trong sách Khải huyền ‘Giêrusalem mới, từ trên trời, ở nơi Đức

Page 148: Nhung thac mac ve doi song

Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình’ (KhKh 21:2). Ngày nay hội thánh nhỏ bé và yếu đuối. Một ngày kia chúng ta sẽ thấy hội thánh như Chúa Jêsus đã dự định. Trong lúc ấy, chúng ta phải cố gắng đưa ra những kinh nghiệm của mình càng gần với khải tượng của Tân Ước càng tốt.Đáp ứng của chúng ta trước tình yêu Chúa Cứu Thế dành cho chúng ta phải là một tình yêu đối với Ngài. Cách chúng ta bày tỏ tình yêu đối với Ngài là bằng cách sống trong sự thánh khiết và trong sạch, làm một cô dâu xứng đáng với Ngài và hoàn thành mục tiêu Ngài dành cho chúng ta. Đó là ý định của Ngài dành cho chúng ta. Đó là cách các mục tiêu của Ngài dành cho chúng ta sẽ được hoàn thành. Chúng ta phải được thay đổi và làm nên đẹp đẽ cho đến khi xứng hợp với địa vị cô dâu của Ngài.Hơn nữa, mục đích của Ngài dành cho hội thánh là chúng ta ‘rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài’ (IPhi 1Pr 2:9). Việc rao giảng nhơn đức của Ngài bao gồm cả sự thờ phượng và sự làm chứng. Sự thờ phượng của chúng ta là cách bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính của chúng ta đối với Chúa bằng cả con người của mình, tấm lòng, tâm trí và thân thể. Đó là mục đích để vì đó chúng ta được dựng nên. Như câu hỏi vấn đáp về giáo lý Westminster đã ghi: ‘Mục đích chính của con người là để làm sáng danh Chúa và vui hưởng Ngài mãi mãi’.Sự làm chứng của chúng ta là cách đáp ứng bằng tình yêu thương của chúng ta đối với người khác. Ngài đã kêu gọi chúng ta rao Tin lành và đưa dắt người khác đến với hội thánh Ngài, tức là rao giảng những công việc kỳ diệu của Ngài cho những người chung quanh chúng ta. Trong cả sự thờ phượng lẫn việc làm chứng của mình, chúng ta cần tìm một sự diễn đạt phù hợp với thời đại mình sống để làm sáng tỏ những lẽ thật đời đời. Đức Chúa Trời không thay đổi, và phúc âm cũng không thay đổi. Chúng ta không thể thay đổi giáo lý hoặc sứ điệp chỉ với mục đích cho phù hợp với những thời trang chóng qua. Nhưng cách chúng ta thờ phượng Chúa và cách chúng ta truyền đạt Tin lành phải tạo được tiếng vang cho những người nam và người nữ hiện thời.Nếu hội thánh gần hơn với những hình ảnh trong Tân Ước, thì các buổi nhóm của hội thánh đã không buồn tẻ và nhàm chán. Thật thế, các buổi nhóm hẳn phải rất thú vị và nhiều khi cũng được như vậy. hội thánh được tạo thành bởi những người thuộc về Đức Chúa Trời, là những người được ràng buộc lại với nhau bởi tình thương như một gia đình, đại diện cho Chúa Cứu Thế trên trần gian nầy với sự hiện diện của Ngài ở giữa họ và tình yêu đối với Chúa mình như một cô dâu chú rễ, và được Ngài yêu mến như một cô dâu được chú rễ yêu quý. Thật là một nơi tuyệt vời, hội thánh phải là nơi gần như thiên đàng trên đất.

Page 149: Nhung thac mac ve doi song

Một đôi vợ chồng trẻ mới trở lại đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế đã viết như vầy:Chúng tôi đã đến với hội thánh được một năm và cảm thấy ở đó như ở nhà mình. Bầu không khí yêu thương, tình bạn, và niềm phấn khởi thật không thể tìm thấy được ở nơi nào khác. Niềm vui của nó vượt quá bất cứ một buổi tối nào ở quán rượu, tiệc tùng hoặc nhà hàng. Tôi thật buồn vì phải nói điều đó (dầu vậy tôi vẫn tiếp tục vui vẻ ở cả ba nơi đó). Cả hai chúng tôi đều thấy rằng buổi thờ phượng ngày Chúa nhật và buổi nhóm thứ tư là hai giờ cao điểm quan trọng trong tuần. Nhiều lúc, tôi có cảm giác như đó là những thời điểm mình phải trồi lên để thở, nhất là khi gần đến ngày thứ tư, là lúc dễ bị nhấn chìm trong các dòng nước sâu của công việc! Nếu thiếu đi một trong hai buổi nhóm thì chúng tôi cảm thấy như là ‘bị hụt hẫng’. Tất nhiên hai chúng tôi có thể giữ giờ cùng nhau trò chuyện với Chúa hoặc một mình mình với Chúa, song tôi cảm thấy việc cùng nhau nhóm lại như là ống gió để tiếp tục quạt cho ngọn lửa của đức tin chúng tôi bùng lên.

Làm Thế Nào Để Tận Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại của Mình?

Chúng ta chỉ có một cuộc đời. Chúng ta hẳn ao ước có nhiều hơn. Lawrence đã nói rằng: ‘Nếu như có ai đó có được hai cuộc đời, thì cuộc đời thứ nhất là để lầm lỗi... và cuộc đời thứ hai là để được ích lợi từ những lầm lỗi đó.’ Nhưng đối với cuộc sống không có những buổi diễn tập như thế, chúng ta đang ở ngay trên sân khấu.Dầu vậy nếu như chúng ta đã có những lầm lỡ trong quá khứ thì nhờ sự giúp đỡ của Chúa, vẫn có khả năng để làm một điều gì đó với cuộc đời còn lại trong Rôma 12:1-2;, Phaolô cho chúng ta biết chúng ta có thể thực hiện điều đó như thế nào.Vậy hỡi anh em tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.Đừng làm theo đời nầy nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.‘Đừng làm theo đời nầy’ Là Cơ Đốc Nhân chúng ta được kêu gọi để làm khác với thế gian chung quanh chúng ta. Phaolô viết: ‘Đừng làm theo đời nầy’ (qua câu đó ông hàm ý thế gian mà đã đẩy Đức Chúa Trời ra ngoài). Hay như J.B.Philips dịch câu nầy: ‘Chớ để cho thế gian chung quanh bạn ép bạn rập theo khuôn đúc của nó’. Điều nầy không dễ, có một áp lực khiến chúng ta phải làm theo, để được giống như mọi người. Rất khó để sống khác với thế gian.

Page 150: Nhung thac mac ve doi song

Một nhân viên cảnh sát trẻ tuổi làm bài thi cuối khóa của mình trong trường Cao Đẳng Cảnh Sát Hendon ở bắc London, và dưới đây là một trong những câu hỏi:Bạn đang tuần tra ở ngoại vi thành phố Luân Đôn thì xảy ra một vụ nổ ống dẫn hơi gas chính tại một con đường kế cận. Khi đến khảo sát, bạn khám phá vỉa hè bị bể một lỗ thủng và có một chiếc xe tải lật úp nằm cạnh đó. Bên trong xe tải có mùi rượu nồng nặc. Cả hai người nam nữ trong xe đều bị thương. Bạn nhận ra người đàn bà là vợ của vị thanh tra sư đoàn của bạn, người lúc nầy đang đi xa, ở tận Hoa Kỳ. Một chiếc mô tô chạy ngang, người lái xe dừng lại đề nghị giúp đỡ và bạn nhận ra anh ta là người đang bị truy nã vì tội cướp có vũ trang. Thình lình một người đàn ông ra từ một nhà gần đó, la lớn rằng vợ ông đã gần đến ngày sanh và cú chấn động của vụ nổ đã khiến bà đòi sinh. Một người đàn ông khác đang kêu cứu vì bị vụ nổ thổi bay xuống một con kênh gần đấy, mà anh ta lại không biết bơi.Ghi nhớ các điều khoản của tổ chức Mental Health Act, bằng một vài lời, hãy mô tả những hành động nào anh sẽ thực hiện.Chàng sĩ quan suy nghĩ một hồi, đoạn cầm lấy bút và viết như vầy: ‘Tôi sẽ cởi bỏ bộ quân phục của mình và lẫn vào đám đông’.Chúng ta có thể cảm thông với câu trả lời của anh. Là Cơ Đốc Nhân, thường việc cởi bỏ đồng phục của mình và ‘trà trộn vào đám đông’ còn dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta được kêu gọi để luôn giữ sự phân biệt, để giữ nguyên đặc điểm Cơ Đốc của mình, dầu ở nơi đâu và bất cứ trong hoàn cảnh nào.Một Cơ Đốc Nhân được kêu gọi để làm một con tằm, còn hơn làm một con tắc kè. Tằm là một con nhộng rồi sẽ trở thành loài bướm xinh đẹp. Còn tắc kè là một loại thằn lằn có khả năng đổi màu: Nhiều con có thể mang các sắc màu như xanh lá cây, vàng, màu kem hay nâu sẫm. Nó được xem là loài giỏi đổi màu để thích nghi với bối cảnh. Tương tự như vậy, những Cơ Đốc Nhân tắc kè hòa mình vào với các môi trường chung quanh, sung sướng để làm Cơ Đốc Nhân trong tập thể của những Cơ Đốc Nhân khác, song cũng sẵn sàng thay đổi những tiêu chuẩn đạo đức của mình trong một môi trường không thuộc Cơ Đốc. Truyền thuyết kể rằng người ta tiến hành một cuộc thử nghiệm trên một chú tắc kè. Nó được đặt lên một cái nền thổ cẩm Tô cách Lan có kẻ sọc vuông, không chịu nổi sự căng thẳng, nó nổ bùm! Cơ Đốc Nhân đổi màu (tắc kè) cũng trải qua một sự căng thẳng không chịu đựng nỗi trong đời sống mình và không giống với Cơ Đốc Nhân tằm nhộng, họ không thể đạt đến tính chất của mình được.Cơ Đốc Nhân không được kêu gọi để thỏa hiệp với bối cảnh sống của mình, mà phải sống khác hơn. Trở thành khác biệt ở đây không có nghĩa là làm một người kỳ quặc. Chúng ta không được kêu gọi để mặc những bộ quần áo kỳ dị hoặc để bắt đầu nói bằng một thứ ngôn ngữ tôn giáo riêng biệt. Chúng

Page 151: Nhung thac mac ve doi song

ta có thể sống bình thường như mọi người! Sự khác thường mà một số người cho là một phần cần thiết của Cơ Đốc Giáo là điều hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì cả. Thật ra, mối quan hệ với Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus phải đem lại một sự kết hợp hài hòa các cá tính của chúng ta. Càng giống Chúa Jêsus, chúng ta càng trở nên những con người bình thường. Với ý nghĩa là chúng ta trở nên một con người trọn vẹn hơn.Khi đi theo Chúa Cứu Thế, chúng ta được buông tha để lột bỏ những khuôn mẫu và những thói quen nhằm hạ thấp mình và người khác. Điều nầy hàm ý, chẳng hạn như chúng ta phải không còn được nuông chìu tánh ‘ám sát’ sau lưng người ta. Có nghĩa là chúng ta không còn dành thì giờ để nói hành và phàn nàn nữa (nếu như đó là thói quen trước kia của chúng ta). Có nghĩa là chúng ta không còn tuân theo những tiêu chuẩn của thế gian về luân thường đạo lý. Nghe có vẻ tiêu cực quá, nhưng thật phải như vậy. Không những không làm người nói xấu sau lưng, mà chúng ta còn phải là những người gây dựng khích lệ, luôn chú ý đến việc nâng đỡ người khác vì cớ tình yêu thương dành cho họ. Thay vì càu nhàu và phàn nàn, chúng ta hãy đầy lòng cảm tạ và vui mừng. Thay vì chìu theo tình dục bại hoại, chúng ta hãy luôn bày tỏ phước hạnh của việc giữ theo các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.Trường hợp sau là một lãnh vực mà Cơ Đốc Nhân được kêu gọi hãy sống khác với thế gian, là lãnh vực mà nhiều người thấy khó. Theo kinh nghiệm của tôi khi nói về niềm tin Cơ Đốc, có một vấn đề cứ từng hồi từng lúc nổi lên, đó là toàn bộ vấn đề về luân thường đạo lý. Những câu hỏi thường được hỏi nhất trong lãnh vực nầy là ‘Còn về tình dục ngoài hôn nhân thì thế nào? Đó là điều sai lầm chăng? Trong Kinh Thánh có chỗ nào nói như vậy? Vì sao lại sai?’Khuôn mẫu của Đức Chúa Trời ở đây cũng như ở những chỗ khác, cao hơn nhiều so với bất cứ khuôn mẫu nào khác. Đức Chúa Trời đã sáng lập hôn nhân. Ngài cũng đã đặt ra giới tính. Ngài không phải như một số người đã nghĩ, nhìn một cách khinh bỉ với vẻ sửng sốt và nói: ‘Ô chao ôi, không biết họ sẽ còn nghĩ được điều gì tiếp theo nữa?’ C.S.Lewis đã tỏ rõ rằng sự sung sướng là ý định của Đức Chúa Trời, chứ không phải là ý tưởng của ma quỷ. Kinh Thánh khẳng định giới tính của chúng ta. Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta là những con người có tính dục và đã định cho các cơ quan sinh dục của chúng ta là dành cho sự vui thích của chúng ta. Kinh Thánh ca tụng ân ái của tình dục. Trong sách Nhã ca chúng ta thấy niềm vui sướng, hài lòng và thỏa mãn mà tình dục đem lại.Đấng sáng tạo tình dục cũng cho chúng ta biết cách hưởng thụ niềm vui tình dục đầy trọn. Điều kiện để có sự giao hợp theo Kinh Thánh là sự cam kết suốt đời trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Giáo lý Cơ Đốc được bắt đầu ở Sáng thế ký 2:24; và được Chúa Jêsus trưng dẫn trong

Page 152: Nhung thac mac ve doi song

Mác 10:7; - ‘Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt’. Hôn nhân đòi hỏi hành động công khai của việc lìa cha mẹ và thực hiện một cam kết suốt đời. Điều đó bao gồm việc được ‘hiệp nhất’ với người bạn đời của mình, từ ngữ Hêbơrơ theo nghĩa đen là ‘được dính’ vào nhau, không phải chỉ dính díu về mặt thuộc thể, và sinh học, mà còn về mặt tình cảm, mặt tâm lý, mặt thuộc linh và mặt xã hội. Đó là ngữ cảnh Cơ Đốc của sự hiệp nhất ‘một thịt’. Giáo lý Kinh Thánh về hôn nhân là quan điểm thú vị nhất, cảm động nhất và tích cực nhất về hôn nhân. Giáo lý ấy đặt trước mặt chúng ta chương trình trọn vẹn của Đức Chúa Trời.Đức Chúa Trời báo trước sự nguy hiểm của việc đi ra ngoài những giới hạn mà Ngài đã đề ra. Không có cái gì gọi là ‘tình dục ngẫu hứng’. Mọi hành động giao hợp đều dẫn đến một ‘sự kết hợp một thịt’ (ICo1Cr 6:13-20). Khi mối liên kết nầy bị đổ vỡ, con người bị tổn thương. Nếu bạn lấy keo dán hai tấm bìa lại với nhau rồi sau đó xé ra, bạn sẽ nghe tiếng xé rách và thấy những vết rách nằm ở mỗi bên của tấm bìa. Tương tự như vậy, đã trở nên một thịt rồi lại phân rẽ ra sẽ để lại những vết sẹo. Chúng ta để lại những mảnh rách của chính mình trong các mối quan hệ bị đỗ vỡ. Khắp nơi chung quanh mình, chúng ta vẫn thường thấy những điều xảy ra khi tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời bị phế bỏ. Chúng ta nhìn thấy những cuộc hôn nhân gãy đổ, những tấm lòng tan vỡ, những đứa trẻ bị thương tổn, các tật bệnh qua đường quan hệ tình dục và những người mà cuộc đời họ đang ở trong một mớ hỗn độn. Mặt khác, trong rất nhiều cuộc hôn nhân Cơ Đốc, nơi các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời được gìn giữ, chúng ta nhìn thấy phước hạnh Chúa đã định để ban cho trong toàn bộ lãnh vực của tình dục và hôn nhân. Tất nhiên không bao giờ là quá trễ cả. Tình yêu của Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jêsus có thể đem lại sự tha thứ, chữa lành các vết sẹo và khôi phục sự toàn vẹn cho những đời sống đã bị phá hủy. Song tình yêu của Ngài còn vượt trội hơn nữa chứ không phải chỉ nhằm để tránh những biện pháp cần thiết đó.Vì vậy chúng ta đừng để cho thế gian đẩy mình vào khuôn đúc của nó. Chúng ta hãy tỏ cho thế gian thấy điều vô cùng tốt đẹp hơn. Khi sự sáng soi rọi, con người sẽ được thu hút bởi vẻ rực rỡ của sự sáng ấy.‘Được biến hóa’ Phaolô nói rằng chúng ta phải được ‘biến hóa’ (RoRm 12:2). Hay nói cách khác, hãy giống như con nhộng biến hóa thành một con bướm đẹp đẽ. Có nhiều người sợ phải thay đổi cuộc sống của họ: Hai con sâu bướm đang nằm trên một chiếc lá thấy một con bướm bay qua. Một con quay sang bạn mình và nói: ‘Bạn sẽ không đuổi kịp tôi nữa khi tôi bay như một trong những con bướm ấy!’. Đó là nỗi lo sợ phải bỏ lại đằng sau những gì mình đã quen.Đức Chúa Trời không yêu cầu chúng ta bỏ lại tất cả những gì tốt đẹp. Nhưng Ngài bảo chúng ta hãy trừ bỏ những thứ đáng bỏ. Hễ chúng ta còn chưa lìa

Page 153: Nhung thac mac ve doi song

bỏ những thứ rác rưới trong đời sống mình thì chúng ta vẫn chưa thể hưởng được những điều kỳ diệu Chúa dành cho mình. Có một bà nọ sống trên các hè phố và cũng đã từng lang thang trong giáo phận của chúng tôi. Bà ta thường xin tiền và phản ứng rất hung hăng với những người không cho. Bà lang thang trên các đường phố nhiều năm, mang theo một mớ những túi nhựa. Khi bà qua đời, tôi cử hành lễ tang. Mặc dầu tôi không nghĩ là có người đến dự, song thật ra đã có một số người ăn bận đẹp đến dự nhóm. Sau nầy tôi mới biết là người đàn bà nầy đã được thừa kế một tài sản lớn. Bà có được một căn hộ sang trọng và những bức tranh quý, nhưng bà chọn sống ngoài hè phố với những chiếc bao nylon đầy rác rưởi. Bà không thể khiến mình rời bỏ lối sống cũ được, và bà chưa hề hưởng được những gì bà thừa kế.Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta được thừa kế tất cả những sự giàu có của Chúa Cứu Thế nhiều hơn nữa. Để hưởng được những điều quý báu đó, chúng ta phải bỏ đi những rác rưởi trong đời sống mình. Phaolô bảo chúng ta ‘hãy gớm sự dữ’ (câu 9). Đó là điều phải từ bỏ.Trong các câu tiếp theo (RoRm 12:9-21) chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua về một số điều của những của cải quý báu mình được hưởng:Lòng yêu thương phải cho thành thật. Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành. Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau. Hãy siêng năng mà chớ làm biếng phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa. Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn. Bền lòng mà cầu nguyện. Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ, hãy ân cần tiếp khách.Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em, hãy chúc phước, chớ nguyền rủa. Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau, đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan.Chớ lấy ác trả ác cho ai, phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, vì có lời chép Chúa phán rằng: ‘Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng’. Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn, có khát hãy cho uống. Vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đó mà chất trên đầu người’. Đừng để điều ác thắng mình; nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.Từ ngữ Hy lạp dành cho chữ ‘thành thật’ có nghĩa là ‘không giả hình’ hoặc nói theo nghĩa đen là ‘không đóng kịch’ hoặc ‘không đeo mặt nạ’. Thường cái mối quan hệ trong thế gian rất bề ngoài. Hết thảy chúng ta đều dựng lên những tấm bình phong để bảo vệ mình. Trước khi tin Chúa, chắc chắn tôi

Page 154: Nhung thac mac ve doi song

cũng đã làm thế (và sau nầy điều đó cũng đã tiếp tục xảy ra ở một mức độ nào đó, mặc dầu đáng ra không nên có như vậy). Thật vậy, tôi đã nói: ‘Mình thật sự không thích con người bên trong của mình, nên mình sẽ giả vờ làm một con người khác’.Nếu những người khác cũng đang làm như vậy thì sẽ có hai ‘bức bình phong’ hay là ‘hai cái mặt nạ’ gặp nhau. Còn những con người thật thì chẳng bao giờ gặp nhau. Đó chính là điều ngược lại với ‘tình yêu thương thành thật’. Lòng yêu thương thành thật có nghĩa là tháo bỏ các bức bình phong đi và liều mình bày tỏ chính mình. Khi chúng ta biết Chúa yêu chính con người hiện tại của mình, thì chúng ta được buông tha để lột bỏ các tấm mặt nạ của mình đi. Điều nầy có nghĩa là có một chiều sâu mới mẽ hoàn toàn trong các mối quan hệ của chúng ta.Sốt sắng hầu việc Chúa (câu 11) Đôi khi người ta hoài nghi về sự sốt sắng, song chẳng có gì sai lầm với lòng sốt sắng cả. Sự vui mừng và phấn khích, một sự ‘sốt sắng thuộc linh’ (câu 11) đến từ mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm ban đầu đó về Chúa Cứu Thế có ý định để còn lại lâu dài chứ không để lụi tàn đi. Sứ đồ Phaolô nói rằng: ‘Đừng bao giờ thiếu lòng sốt sắng’ nhưng ‘cứ giữ lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa’. Càng tin Chúa lâu ngày, chúng ta càng phải trở nên sốt sắng.Các mối quan hệ hòa thuận (câu 13-21) Ông Phaolô khuyên các Cơ Đốc Nhân hãy sống hoà thuận với nhau và hãy rộng rãi (câu 13), ân cần tiếp khách (câu 13), hãy tha thứ (câu 14), cảm thông (câu 15), và hãy sống hòa thuận với nhau (câu 18). Đó là một hình ảnh vinh hiển của gia đình Cơ Đốc mà Chúa kêu gọi chúng ta, cuốn hút chúng ta bước vào một bầu không khí yêu thương, vui mừng, nhịn nhục, trung tín, rộng lượng, ân cần tiếp khách, chúc phước; vui vẻ, hòa thuận, khiêm nhường và bình hòa; nơi điều thiện không bị điều dữ thắng hơn, nhưng điều dữ bị điều thiện chinh phục. Đó là một số của báu chúng ta dồn chứa được khi ta bằng lòng từ bỏ những thứ rác rưởi.‘Hãy dâng thân thể mình...’ Điều nầy đòi hỏi hành động của ý chí - Phaolô truyền cho chúng ta hãy dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời như là một của lễ sống và thánh, đẹp lòng Chúa trên quan điểm vì mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta (RoRm 12:10.) Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng toàn bộ chính mình và mọi sự của đời sống mình lên cho Ngài.Trước hết chúng ta hãy dâng cho Ngài thì giờ của mình. Thì giờ của chúng ta là thứ sở hữu quý nhất. Chúng ta cần dâng cho Ngài toàn bộ thì giờ của mình. Không có nghĩa là chúng ta dành tất cả thì giờ của mình vào việc cầu nguyện và học Kinh Thánh, mà chúng ta hãy để những ưu tiên của Ngài

Page 155: Nhung thac mac ve doi song

được thiết lập trong đời sống chúng ta.Thật dễ để hiểu sai thứ tự các ưu tiên của mình. Một lời quảng cáo xuất hiện trên một tờ báo như sau: ‘Một nhà nông tìm một phụ nữ có xe kéo máy cày với ý định làm bạn và có khả năng tiến tới hôn nhân. Xin gởi hình chiếc xe kéo mày cày’. Tôi không cho rằng người nông dân ấy có các thứ tự ưu tiên đúng đắn lắm. Ưu tiên của chúng ta phải là các mối quan hệ của mình, và ưu tiên số một của chúng ta phải là mối quan hệ với Chúa. Chúng ta cần dành thì giờ ở riêng với Ngài. Chúng ta cũng cần dành thì giờ để giao thông với những Cơ Đốc Nhân khác vào những ngày Chúa nhật và có thể vào một buổi nhóm nào đó trong tuần để có thể khích lệ nhau.Thứ hai, chúng ta cần dâng những tham vọng của mình cho Chúa, hãy thưa với Ngài rằng: ‘Lạy Chúa, con tin cậy Ngài và con xin trao những tham vọng của con cho Ngài’. Ngài khuyên chúng ta hãy tìm kiếm nước Ngài và sự công bình của Ngài như là tham vọng trước nhất, và rồi Ngài hứa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu khác của chúng ta (Mat Mt 6:33). Không nhất thiết là các tham vọng trước kia của chúng ta đều biến mất; nhưng bây giờ những tham vọng ấy có thể trở thành thứ yếu trước những khát vọng của Chúa Cứu Thế. Không có gì là sai lầm khi mong muốn được thành công trong việc làm, miễn là động cơ của chúng ta trong mọi sự phải là tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, và sử dụng những gì mình có cho sự vinh hiển của Ngài.Thứ ba, chúng ta cần dâng cho Ngài những thứ sở hữu cùng tiền bạc của mình. Trong Tân Ước, không có chỗ nào cấm có tài sản riêng hoặc cấm việc làm ra tiền hoặc để dành tiền hoặc ngay cả việc hưởng thụ những điều tốt lành của đời sống. Điều bị cấm là sự tích lũy ích kỷ cho chính mình, nỗi ám ảnh bệnh hoạn bởi các thứ vật chất, và việc đặt lòng tin cậy nơi của cải giàu có. Trong trường hợp đó, những lời hứa hẹn về sự an toàn do vật chất đem lại thường dẫn đến sự bất an luôn và kéo chúng ta ra khỏi Chúa (Mat Mt 7:9-24). Việc ban cho rời rộng là cách đáp ứng thích đáng trước sự rộng lượng của Chúa và trước các nhu cầu của những người khác sống chung quanh chúng ta. Đó cũng là cách tốt nhất để phá vỡ sự cai trị của khuynh hướng duy vật chất trong đời sống chúng ta.Tiếp theo, chúng ta cần dâng cho Ngài lỗ tai của mình (tức là những gì chúng ta nghe) - hãy chuẩn bị để thôi nghe những lời nhiều chuyện, thêm thắt và những chuyện khác, là điều hạ thấp mình lẫn những người khác. Thay vào đó chúng ta cần điều chỉnh lỗ tai của mình để nghe được những gì Chúa đang phán dạy mình qua Kinh Thánh, qua sự cầu nguyện và qua các sách báo, băng cassette và vân vân. Chúng ta hãy dâng cho Ngài cặp mắt và những gì mình xem. Một lần nữa, một số điều chúng ta xem có thể làm hại cho ta vì sự ích kỷ, tham lam hoặc một tội khác. Trong khi đó nhìn những

Page 156: Nhung thac mac ve doi song

điều khác có thể đưa ta đến gần Chúa hơn. Thay vì chỉ trích, phê bình những người mình tiếp xúc, chúng ta hãy nhìn họ bằng con mắt của Đức Chúa Trời và hỏi Ngài: ‘Lạy Chúa, làm sao để con có thể làm một điều phước hạnh cho con người đó?’Rồi chúng ta cần dâng môi miệng cho Ngài - sứ đồ Giacơ nhắc nhở chúng ta rằng cái lưỡi là một công cụ mạnh mẽ như thế nào (Gia Gc 3:1-12). Chúng ta có thể dùng cái lưỡi của mình để hủy diệt, để lừa dối, để rủa sả, để ngồi lê mách lẻo hoặc để thu hút sự chú ý về chính mình. Hoặc chúng ta có thể dùng cái lưỡi để thờ phượng Chúa và khích lệ người khác. Ngoài ra chúng ta còn dâng cho Ngài đôi bàn tay của mình nữa. Chúng ta có thể sử dụng đôi tay của mình để thâu vào cho mình hoặc để ban ra cho người khác qua những hành động phục vụ thực tiễn. Cuối cùng, chúng ta dâng cho Ngài đời sống tình dục của mình. Chúng ta có thể sử dụng tình dục để thỏa mãn riêng cho chính mình hoặc chúng ta có thể dành giữ nó cho người bạn đời trong hôn nhân của mình.Chúng ta không thể kén chọn. Phaolô nói rằng: ‘Hãy dâng thân thể mình’, tức là mỗi một chi thể của chúng ta. Một nghịch lý lạ lùng đó là khi chúng ta dâng mọi sự cho Ngài thì chúng ta lại tìm được tự do. Còn sống cho chính mình lại bị nô lệ; song ‘sự hầu việc Ngài chính là sự tự do trọn vẹn’ (như lời một quyển sách cầu nguyện đã nói).‘...như những của lễ sống’ Bạn sẽ phải trả giá để làm mọi điều đó. Nó có thể đòi buộc bạn có một sự hy sinh, từ bỏ nào đó. Như nhà chú giải William Barclay đã nói: ‘Chúa Jêsus đã đến không phải để làm cho đời sống dễ dãi mà để làm cho con người vĩ đại’. Chúng ta phải chuẩn bị để đi con đường của Chúa chứ không phải đường của mình. Chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ bất cứ điều gì trong đời sống mà mình biết là sai và sửa cho đúng khi đòi buộc phải có sự bồi hoàn, và chúng ta cần phải sẵn sàng giương cao ngọn cờ của Ngài trong một thế giới có thể thù địch với niềm tin Cơ Đốc.Ở nhiều nơi trong thế giới, việc trở thành một Cơ Đốc Nhân kéo theo sự bắt bớ thuộc thể. Nhiều Cơ Đốc Nhân đã chịu chết vì đức tin của họ trong thế kỷ nầy hơn bất cứ thế kỷ nào hết. Những người khác chịu bỏ tù và hành hạ. Còn chúng ta, trong một thế giới tự do, được quyền sống trong một xã hội nơi mà Cơ Đốc Nhân không bị bách hại. Sự chỉ trích và nhạo báng mà chúng ta có lẽ nhận chịu thật không đáng nói nếu đem so sánh với sự chịu khổ của hội thánh đầu tiên và hội thánh đang chịu bắt bớ ngày nay.Dầu vậy, đức tin chúng ta cũng đòi hỏi phải có những hy sinh. Ví dụ tôi có một người bạn khi trở thành một Cơ Đốc Nhân đã bị bố mẹ truất quyền thừa kế. Tôi biết một cặp vợ chồng đã phải bán nhà bởi vì họ cảm thấy là Cơ Đốc Nhân họ phải cho Sở Thuế biết rằng qua nhiều năm họ đã không hoàn toàn

Page 157: Nhung thac mac ve doi song

thành thật trong việc đóng thuế.Tôi có một người bạn thân đã ngủ với cô bạn gái của mình trước khi anh ấy tin Chúa. Khi đã bắt đầu xem xét đức tin Cơ Đốc, anh nhận biết rằng nếu đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế, anh sẽ phải thay đổi. Suốt nhiều tháng anh đã phải vật lộn với điều đó. Cuối cùng cả anh lẫn cô bạn gái của anh đều tiếp nhận Chúa và quyết định từ giờ phút đó họ chấm dứt ngủ với nhau. Vì nhiều lý do khác nhau họ đã không ở vào hoàn cảnh thuận lợi để hai năm rưỡi sau đó có thể kết hôn với nhau. Đã có một sự hy sinh đòi hỏi cả hai người phải chịu, mặc dầu họ không xem đó là sự hi sinh. Đức Chúa Trời đã ban phước dồi dào cho họ bởi một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bốn đứa con tuyệt vời. Nhưng vào lúc đó họ đã phải trả giá.‘Ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Ngài’ Đức Chúa Trời yêu chúng ta và muốn điều tốt nhất cho cuộc đời chúng ta. Ngài muốn chúng ta ‘giao thác đời mình cho Ngài hầu cho chúng ta có thể thử cho biết ý muốn của Đức Chúa Trời là thể nào, tức là ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Ngài’ (RoRm 12:2).Đôi khi tôi nghĩ rằng công việc chủ yếu của ma quỷ là cho con người một cái nhìn sai lạc về Đức Chúa Trời. Tiếng Hêbơrơ dành cho từ ‘Satan’ là ‘kẻ vu khống’. Hắn vu khống Đức Chúa Trời, bảo với chúng ta rằng Ngài không đáng tin cậy, rằng Ngài là kẻ hay phá đám và muốn làm hỏng cuộc đời chúng ta.Chúng ta thường tin các lời dối trá đó. Chúng ta nghĩ rằng nếu mình tin cậy Cha trên trời và giao cuộc đời của mình cho Ngài, Ngài sẽ cất hết mọi sự vui thú trong đời nầy của chúng ta. Hãy tưởng tượng xem có người cha nào trong đời nầy lại như thế - Giả sử một trong các con trai tôi đến gặp tôi và nói: ‘Bố ơi, con muốn giao ngày hôm nay của con cho bố để bố sử dụng theo cách nào bố muốn’. Tất nhiên là tôi sẽ không nói: ‘Được rồi, đó là điều lâu nay bố vẫn mong đợi. Con có thể ở cả ngày hôm nay trong chiếc tủ đứng khóa chặt kia!’Thật là khó hiểu thậm chí cho rằng Đức Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta tệ hơn người cha về phần xác. Ngài yêu thương chúng ta hơn bất cứ người cha loài người nào và Ngài mong muốn điều tốt nhất cho cuộc đời chúng ta. Ý muốn của Ngài dành cho cuộc đời chúng ta là tốt lành . Ngài mong muốn điều tốt nhất như bất cứ một người cha tốt nào mong cho con mình. Ý muốn Ngài là đẹp lòng - ý muốn đó sẽ làm hài lòng Ngài và chúng ta trong cả cuộc đời. Ý muốn đó là trọn vẹn , chúng ta sẽ không thể làm cho nó tốt thêm được nữa.Đáng buồn thay, con người vẫn cảm thấy là họ có thể làm cho nó tốt hơn. Họ nghĩ:’Mình có thể làm tốt hơn Chúa một chút. Chúa thì quá xa cách, vì vậy Ngài không bắt kịp thế giới hiện đại và những điều chúng ta ưa thích.

Page 158: Nhung thac mac ve doi song

Tôi nghĩ mình có thể điều khiển cuộc đời của chính mình và không để cho Ngài xen vào tí gì cả’. Nhưng chúng ta không bao giờ làm được một công việc gì tốt hơn Chúa cả, mà nhiều khi còn kết thúc trong sự rối reng thảm hại nữa.Một trong các con trai tôi được giao cho bài tập về nhà bảo phải thực hiện một bức quảng cáo cho một khu chợ nô lệ La mã. Đó là một đề án của nhà trường và cậu bé dành hầu hết ngày nghỉ cuối tuần để làm bài tập đó. Khi đã hoàn tất phần hình vẽ cũng như phần chữ viết, cậu muốn làm cho nó trông giống như một bức vẽ cách đây 2000 năm. Để làm được như vậy, có người bày cậu phải giữ bức tranh trên ngọn lửa cho đến khi nó ngả sang màu nâu, để có cái vẻ xưa cổ của thời đại ấy. Thật là một công việc chuyên môn và khó khăn đối với một đứa trẻ chín tuổi, vì vậy vợ tôi, Pippa đề nghị giúp nó, mấy lần như vậy, song không thể thuyết phục cậu ta được. Nó cứ khăng khăng đòi tự làm. Kết quả là bức quảng cáo cháy tiêu thành tro, cọng với bao nhiêu là nước mắt của sự thất vọng và niềm tự hào bị thương tổn.Một số người cứ nhất định đòi điều khiển cuộc đời của họ. Họ không muốn sự trợ giúp nào cả, họ không tin cậy Đức Chúa Trời, và thường nó kết thúc trong nước mắt. Nhưng Chúa vẫn ban cho chúng ta một cơ hội thứ nhì. Con trai tôi đã làm lại tấm áp phích và lần nầy cậu giao cho mẹ quy trình hong tranh khó khăn. Nếu chúng ta chịu giao cuộc đời của mình cho Chúa, Ngài sẽ tỏ cho chúng ta biết ý muốn của Ngài là thể nào, đó là ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn.‘Tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời’ Những sự hy sinh nhỏ nhặt mà Phaolô bảo chúng ta làm chẳng đáng kể gì khi đem so sánh với sự hy sinh mà Đức Chúa Trời đã thực hiện cho chúng ta. C.T.Studd, đội trưởng môn cricket Anh vào thế kỷ 19 đã từ bỏ của cải và sự tiện nghi (và cả môn cricket nữa! Để đi hầu việc Chúa tại lục địa Trung Hoa, đã từng nói rằng: ‘Nếu Chúa Cứu Thế Jêsus là Đức Chúa Trời mà còn chịu chết cho tôi, thì đối với tôi chẳng có gì quá khó để làm cho Ngài’. C.T.Studd đã luôn nhìn xem Chúa Jêsus. Tác giả thư Hêbơrơ khuyên chúng ta ‘Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus Christ là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời’ (HeDt 12:1-2).Khi chúng ta nhìn xem Chúa Jêsus, Con một của Đức Chúa Trời, Đấng bằng lòng ‘chịu lấy thập tự giá’ thì chúng ta hiểu Đức Chúa Trời yêu chúng ta biết dường nào. Thật lạ khi chúng ta không dám tin cậy Ngài. Nếu Đức Chúa Trời yêu chúng ta dường ấy thì chúng ta có thể quả quyết rằng Ngài sẽ

Page 159: Nhung thac mac ve doi song

chẳng lấy đi của chúng ta bất cứ điều gì tốt lành - Phaolô viết rằng: ‘Ngài đã không tiếc chính Con Mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?’ (RoRm 8:32). Động cơ giúp chúng ta sống đời sống Cơ Đốc chính là vì tình yêu của Đức Chúa Cha. Mẫu mực của chúng ta trong đời nầy chính là gương mẫu của Đức Chúa Con. Phương tiện để bởi đó chúng ta có thể sống cuộc đời đó chính là quyền năng của Đức Thánh Linh.Đức Chúa Trời thật lớn lao làm sao, và được đồng đi với Ngài trong mối tương giao thật là một đặc ân vô giá, được Ngài yêu thương và hầu việc Ngài trọn đời. Đó là lối sống tốt đẹp nhất, là sự ban thưởng lớn nhất, trọn vẹn nhất, có ý nghĩa nhất và thỏa mãn nhất. Thật vậy chính tại đây chúng ta tìm thấy câu trả lời dành cho những thắc mắc lớn lao của đời sống.

Ghi Chú

1. Ronal Broun (ed) trong tác phẩm Bishop's Brew (Nhà xuất bản Arthur James 1989).2. Được sự cho phép của Bernard Levin.3. Như trên 4. C.S.Lewis quyển Timeless at Heat Christian Apologelis NXB (Fount).5. C.S.Lewis, quyển Surprised by Joy (NXB Fontana 1955).6. Giám mục Michael Matshall, Church of England Newspaper , số ra ngày 9.8.1991.7.John Martyn, Church of England Newspaper (Tờ Nhật Báo của hội thánh Anh Quốc) số ra ngày 2.11.1990.8. Josephus, di tích cổ XVIII 63f. Thậm chí, nếu, như có người gợi ý, bản văn nầy đã bị hư hỏng cũng không hề làm giảm đi bằng chứng của Josephus khẳng định sự tồn tại mang tính lịch sử của Chúa Jêsus.9. F.J.A.Hort, cuốn Tân Ước trong Nguyên Bản Hy lạp , cuốn I, trang 561 (New York:Nhà xuất bản Macmillan).10.

Page 160: Nhung thac mac ve doi song

Ngài Federic Kenyon, quyển Kinh Thánh và Ngành Khảo Cổ (NXB Harper and Row, 1940).11. Nếu bạn quan tâm đến việc theo học môn lịch sử Tin lành, tôi xin giới thiệu bạn đọc quyển The Evidence for Jêsus ở Thư Viện Chúa Jêsus (The Jêsus Library )(NXB Hodder & Sloughton 1986).12. C.S.Lewis, Cơ Đốc Giáo Thuần Nhất , (NXB Fount 1952).13.Như trên14. Bernard Ramm, Protestant Christian Evidence , (Nhà xuất bản Moody).15. Được sự cho phép của Bernard Livin.16. Lord Hailsham, The Door Wheren I Went (Nhà Xuất Bản Fount / Collins, 1975).17. Wilbur Smith, The Incomparable Book , (Các sách xuất bản của Beacon).18. Josh Me Dowell, The Resurrection Factor , (Nhà Xuất bản “Here's Life").19. Michael Green, Evangelism Though the Local Church , (NXB Hodder & Stoughton, 1990).20. Michael Green, Man Alive , (Nhà Xuất Bản InterVarrity 1968).21. C.S.Lesis, Surprised by Joy , (NXB Fontana, 1955)(NXB Hodder & Stoughton, 1990).22. Giám mục J.C.Ryle, Expository Thoughts on The Gospel , cuốn III, Giăng 1:1; - Giăng 10:30; (NXB Tin lành, 1977).23. Tờ Báo của Hội Thông Công Cơ Đốc Các Luật Sư (The Journal of the Lawyers' Christian Fellowship).24. John Wimber, Equipping the Saints , quyển 2 số 2 Mùa Xuân 1988 (Vine Yard Ministries Int).25. C.S. Lewis, The Last Battle , Harper Collins 1956).

Page 161: Nhung thac mac ve doi song

26. John W.Wenham, Đấng Christ và Kinh Thánh , (NXB Tyndale: HoaKỳ 1972).27. John Pollock ,Billy Graham : the Authorised Biography , (NXB Hodder & Stoughton 1966).28.Giám mục Stephen Neill, The Supremacy of Jêsus , (NXB Hodder & Stoughton 1984).29. Tạp Chí Gia Đình (Family Magazine).30. John Stott, Christian Counter - Culture , (NXB InterVarsity 1978).31. Trích trong quyển Christian Counter - Culture của John Stott (NXB InterVarsity 1978)32. John Eddison, A Study in Spiritual Power , (NXB High Land 1982)33. Như trên .34. F.W.Boune, Billy Bray : The King's Son , (NXB Epworth 1937).35. Malcolm Muggeridge, Conversion , (Collins 1988).36. Richard Wurmbrand, In God's Underground , (NXB Hodder & Stoughton).37. Eddie Gibbs, I Believe In Church Growth , (NXB Hodder & Stoughton).38. David Watson, One in The Spirit , (Hodder & Stoughton).39. Murray Watts, Rolling in the Ailes , (NXB Monarch Pubbication 1987).40. Trong những năm gần đây, có nhiều cuộc bàn luận rất sôi nổi xem thử kinh nghiệm về Đức Thánh Linh có nên được mô tả là “báp têm”, “sự đổ đầy”, “sự ban phát”, “sự ban quyền năng” hay là một cụm từ nào khác hay không. Đối với tất cả những từ đã được nói hoặc được viết về vấn đề nầy, theo tôi không cho rằng Tân Ước nói rõ hoàn toàn cụm từ nào là đúng. Song có điều rõ ràng đó là chúng ta cần kinh nghiệm quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống mình. Bản thân tôi cho rằng việc đổ đầy Thánh Linh là cụm

Page 162: Nhung thac mac ve doi song

từ chính xác hơn hết đối với Tân Ước và tôi đã dùng thành ngữ ấy trong chương nầy.41. Martyn Lloyd - Jones, Romans , quyển VII Banner of Truth 1974).42. Wimber & Springer (eds), Riding the Third Ware , Marshall Pickering).43. Alan MacDonal, Films in Close Up , (Frameworks 1991).44. Michael Green, I Believe in Satan's Downfall , (NXB Hodder & Stoughton 1981).45. Jean - Baptiste Vianney.46. C.S.Lewis, The Screwtape Letters , (NXB Fount, 1942).47. Michael Green, I Believe in Satan's Downfall , (NXB Hodder & Stoughton 1981).48. C.S.Lewis, The Great Divorce , (NXB Fount 1973).49. J.I.Packer, Knowing God , (NXB Hodder & Stoughton 1973).50. ‘Các Thánh Đồ” là cách mô tả của Tân Ước dành cho hết thảy các Cơ Đốc Nhân (Philíp 1:1;).51. Michael Bourdeaux, Risen Indeed , (Darton, NXB Longman Todd, 1983).52. Keith Miller, The Taste of New Wine (Word, Vương Quốc Anh 1965).53. J.C.Pollock, Hudson Taylor and Maria , (NXB Hodder & Stoughton 1962).54. Irenaeus, Against Heresies , II Chương XXXII.55. David Watson, I Believe In The Church , (NXB Hodder & Stoughton 1978).56. C.S.Lewis, Fern Seeds and Elephants , (NXB Fontana, 1975).57. Michael Green, Called to Serve , (NXB Hodder & Stoughton 1964).

Page 163: Nhung thac mac ve doi song

Hướng Dẫn Nghiên Cứu của David StoneMục sư Tiến Sĩ David Stone đã soạn ra những câu hỏi sau đây nhằm giúp bạn hiểu được trọng tâm của những gì Nicky Gumber đã viết và mời gọi bạn áp dụng những gì mình học được vào đời sống chính mình. Các câu hỏi nầy có thể sử dụng cho các cá nhân hoặc các buổi nhóm lại của các tiểu tổ.

1. Cơ Đốc Giáo: Nhàm Chán, Sai Lạc và Không Thích Hợp? 1.Theo bạn vì sao con người ngày nay có khuynh hướng coi Cơ Đốc Giáo là tôn giáo nhàm chán, không xác thực và không thích hợp?2.Bạn có cùng một cái nhìn như vậy đến mức độ nào? Vì sao? Điều gì có thể làm bạn đổi ý?3.Nicky giải thích thế nào cho việc con người cảm thấy ‘thiếu thốn một điều gì đó’ . Điều đó có đúng với kinh nghiệm của bạn không?4.‘Đời sống không có mối tương quan với Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jêsus giống như chiếc vô tuyến truyền hình không có dây ăngten’ . Bạn có phản ứng thế nào trước câu tuyến bố nầy? Vì sao?5.Nicky nhận ra rằng, người ta thường chỉ trích Cơ Đốc Giáo trong những lãnh vực nào? Chúng ta có thể trả lời như thế nào trước những phản ứng này?6.Nicky đưa ra sự phân biệt rõ nét giữa hai vấn đề, một mặt là tiếp nhận lẽ thật bằng lý trí và mặt kia là việc kinh nghiệm lẽ thật. Khi suy nghĩ về Cơ Đốc Giáo, vì sao điều đó lại đóng vai trò quan trọng?7.Khi chúng ta thành thật nhìn vào chính mình, (những tư tưởng, lời nói, hành động và động cơ của mình), thì có bao nhiêu người trong chúng ta là những người tốt đẹp ?8.‘Sự sống đời đời’ nghĩa là gì? Sự sống đó có thể bắt đầu từ bây giờ không? Bằng cách nào?

2. Jêsus là Ai? 1.Bạn sẽ trả lời thế nào nếu có người cho rằng trở thành một Cơ Đốc Nhân

Page 164: Nhung thac mac ve doi song

không phải là một ý tưởng tốt bởi vì điều đó đòi buộc phải có ‘một bước nhảy mù quáng của đức tin’ ?2.Vì sao chúng ta có thể nói, bằng chứng Tân Ước về Chúa Jêsus ‘là rất mạnh mẽ’ ? Bạn thấy điều đó có sức thuyết phục như thế nào? Vì sao?3.Bạn phản ứng thế nào trước câu nói của Billy Connolly: ‘Tôi không thể tin vào Cơ Đốc Giáo , nhưng tôi cho rằng Chúa Jêsus là một con người kỳ diệu’ ?4.Cứ cho như Chúa Jêsus thật tế đã không ‘đi đây đó và nói câu : Ta là Đức Chúa Trời ‘, thì có bằng chứng gì cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời?5.Chúng ta làm thế nào để thử nghiệm những lời tuyên bố trực tiếp và gián tiếp của Chúa Jêsus xưng nhận chân tính của Ngài với tư cách Con Đức Chúa Trời.6.Vì sao sự sống lại của Chúa Jêsus lại là ‘nền tảng của Cơ Đốc Giáo’ ? Bạn hiểu gì về bằng chứng của biến cố nầy?7.Thế nào là ‘chỉ có ba khả năng thỏa đáng’ về việc Chúa Jêsus là ai. Theo bạn thì điều nào là đúng? Vì sao?8.Nếu Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, điều đó có những hàm ý gì đối với bạn?

3. Vì Sao Jêsus Chết? 1.Nicky đồng nhất hóa ‘nan đề lớn nhất mà mỗi người đều phải đối diện’ với điều gì? Bạn có đồng ý không? Vì sao?2.Vì sao Tân Ước quả quyết rằng người nào phạm bất cứ điều gì trong các điều răn của Đức Chúa Trời thì bị xem như phạm hết thảy ?3.Bạn có đồng ý tội lỗi là một thứ nghiện không? Bạn có thể đưa ra những ví dụ chứng tỏ điều đó không? Những hậu quả của (các) tội lỗi gây ra thói nghiện là gì?4.Những hậu quả khác của tội lỗi mà Kinh Thánh phán rõ là gì? Bạn đã kinh nghiệm những hậu quả đó ở mức độ nào?

Page 165: Nhung thac mac ve doi song

5.Đức Chúa Trời đã thực hiện điều gì cho vấn đề tội lỗi của con người? Làm thế nào mà bạn biết (nếu bạn biết!) rằng Ngài đã giải quyết những nan đề gây ra bởi tội của bạn ?6.‘Sự xưng công bình’ có nghĩa là gì? Sự chết của Chúa Jêsus đem lại điều đó cho bạn như thế nào?7.‘Được buông tha khỏi quyền lực của tội lỗi’ có nghĩa gì? ‘Tội lỗi cai trị trên anh em đã bị phá bỏ’ , bằng cách nào?8.Tác giả thư Hêbơrơ cho chúng ta biết rằng ‘Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được’ vậy thì ý nghĩa của hệ thống dâng sinh tế phức tạp của Cựu Ước là gì?9.Bạn trả lời thế nào với ý kiến cho rằng ‘Đức Chúa Trời không công bằng vì đã hình phạt Chúa Jêsus vô tội , thay vì phạt chúng ta’ ?10.Bạn có bao giờ nghĩ giống như John Wimber rằng: ‘Mình sẽ không làm điều đó’ ? Có điều gì xảy ra khiến bạn đổi ý không?

4. Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình? 1.Ý tưởng về một ‘mối tương quan với Đức Chúa Trời’ gợi cho bạn điều gì?2.‘Thật tự cao tự đại khi quả quyết rằng tin nhận Chúa là được sự sống đời đời’ . Bạn trả lời thế nào trước một lời tuyên bố như thế?3.Vì sao điều quan trọng là phải dựa vào những lời hứa trong Kinh Thánh chứ không dựa vào những cảm giác của mình?4.Nicky đã nhắm vào những lời hứa nào? Những lời hứa nào có ý nghĩa nhất đối với bạn? Vì sao vậy? (Hãy cố ghi nhớ những câu ấy?)5.Bạn sẽ nói gì với người bảo rằng họ đang cố gắng sống một cuộc đời khá tốt và hy vọng rằng nhờ đó Đức Chúa Trời sẽ cho họ vào thiên đàng khi qua đời?6.Điều gì hết sức đặc biệt về cái chết của Chúa Jêsus? Sự chết ấy đã đạt được gì? Sự chết của Ngài thích đáng như thế nào cho bạn?

Page 166: Nhung thac mac ve doi song

7.Bằng cách nào công việc của Đức Thánh Linh giúp chúng ta biết chắc đức tin của mình đặt nơi Chúa Cứu Thế? Bạn đã lưu ý điều đó đến mức nào trong đời sống mình?8.‘Chẳng có gì là ngạo mạn khi quả quyết như thế cả’ . Bạn có còn những nghi ngờ làm ngăn trở bạn quả quyết về đức tin của mình không? Chương sách nầy đã giúp bạn giải quyết các mối nghi ngờ đó như thế nào?

5. Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào? 1.Kinh Thánh có phải là một ‘niềm vui sướng’ đối với bạn không? Xin cho biết lý do?2.Sự khác biệt chính yếu giữa Kinh Thánh với các tác phẩm văn chương ‘được cảm hứng’ khác là gì?3.Đối với Chúa Jêsus ‘điều chi Kinh Thánh phán , là Đức Chúa Trời phán’ . Bạn có cùng niềm tin ấy không?4.Bạn có gặp phải những khó khăn với Kinh Thánh, những hiểu biết về Kinh Thánh có làm xói mòn khả năng tin cậy Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời của bạn không? Những điều đó có thể được giải quyết như thế nào?5.Bạn có bao giờ đọc một điều gì đó trong Kinh Thánh mà điều đó đã sửa chữa được một phương diện trong đức tin hoặc trong cách cư xử của bạn chưa?6.Bạn trả lời thế nào với người tuyên bố rằng sử dụng Thánh Kinh như một cuốn sách tiêu chuẩn là một sự hạn chế không cần thiết?7.Nicky nói rằng Kinh Thánh vừa là một cuốn cẩm nang vừa là một ‘bức thư bày tỏ tình yêu’ . Bạn có kinh nghiệm được điều đó chưa?8.Bạn trông đợi điều gì xảy đến khi bạn đọc Kinh Thánh? Điều Nicky nói ở đây có làm rộng thêm tầm nhìn của bạn không?9.Có lời khuyên thực tiễn nào bạn sẽ đưa ra cho người muốn nghe Chúa phán với họ qua Kinh Thánh?

Page 167: Nhung thac mac ve doi song

6. Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện NhưThế Nào? 1.Bạn có thường thấy ‘những sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra’ khi bạn cầu nguyện không?2.‘...khi chúng ta cầu nguyện , cả ba ngôi Đức Chúa Trời đều tham dự vào’ ? Bạn giải thích như thế nào về điều này?3.Nicky đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc cầu nguyện. Trong số đó bạn thấy điều nào thích hợp với mình?4.Bạn sẽ giải đáp thế nào với những người ‘có thái độ phản đối mang tính triết học trước khái niệm cho rằng sự cầu nguyện có thể làm thay đổi các sự kiện’ ?5.Đâu là ‘những lý do chính đáng cho biết vì sao không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được điều mình cầu xin’ ?6.Một lời cầu nguyện cần phải có những phần chính nào?7.Bài cầu nguyện mẫu của Chúa Jêsus trong Bài Cầu nguyện Chung hướng dẫn chúng ta thế nào trong việc cầu nguyện của mình?8.Cầu nguyện cho những mối quan tâm riêng của mình có phải là điều hoàn toàn đúng không? Nicky gợi ý điều kiện gì?9.Bạn có thấy khó cầu nguyện thành tiếng với những người khác không? Vì sao Nicky khuyên chúng ta kiên trì?10.Vì sao cầu nguyện là ‘trọng tâm của Cơ Đốc Giáo’ ?

7. Đức Thánh Linh là Ai? 1.Bạn có cảm thấy sợ khi nghe đến khái niệm Đức Thánh Linh không?2.Giữa Đức Thánh Linh với Chúa Jêsus có mối liên hệ gì?3.Có những sự giống nhau như thế nào giữa hoạt động của Đức Thánh Linh trong Kinh Thánh với ngày nay?4.

Page 168: Nhung thac mac ve doi song

Có sự khác biệt gì giữa công việc Thánh Linh làm trong Cựu Ước với công việc Ngài làm trong Tân Ước ngày nay?5.Có sự khác biệt gì giữa ‘được báp têm bằng Thánh Linh’ và ‘được đổ đầy Đức Thánh Linh’ ?6.Kết quả của một cuộc đời có ‘sông nước hằng sống’ chảy từ trong lòng mình là gì?7.Lời giải thích của Phierơ về việc đã xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần là thế nào?

8. Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì? 1.Có điều gì xảy ra khi một người được ‘sanh lại’ ?2.Công việc chủ yếu của Đức Thánh Linh trong một người trước khi người ấy tin Chúa là gì?3.Sau khi tin Chúa, địa vị của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời thay đổi như thế nào?4.Đức Thánh Linh giúp chúng ta ‘phát triển mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Trời’ bằng cách nào?5.Bằng những phương cách nào, Đức Thánh Linh khiến cho chúng ta nên giống Chúa Jêsus hơn?6.Bạn hãy gợi ý những điều Cơ Đốc Nhân có thể làm để ‘gìn giữ sự hiệp một của Thánh Linh’ ?7.Điều gì được Nicky coi là ‘một trong những nan đề chủ yếu trong hội thánh nói chung’ ? Theo bạn vì sao điều đó là một nan đề? Chúng ta có thể làm gì với nan đề đó?8.Gia đình Cơ Đốc tăng trưởng bằng cách nào? Đức Thánh Linh dự phần thế nào trong quá trình nầy?9.Nicky nói rằng mặc dầu ‘mỗi Cơ Đốc Nhân đều có Thánh Linh ngự trị

Page 169: Nhung thac mac ve doi song

...nhưng không phải Cơ Đốc Nhân nào cũng đều được đầy dẫy Thánh Linh’ . Bạn có lời khuyên gì dành cho người muốn lấp khoảng trống ấy?

9. Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh? 1.‘Nói theo cách lý tưởng thì mỗi một Cơ Đốc Nhân đều được đầy dẫy Thánh Linh ngay từ giây phút quy đạo’ . Theo bạn vì sao điều nầy không luôn luôn xảy ra?2.Theo bạn, những kinh nghiệm về quyền năng của Đức Thánh Linh quan trọng như thế nào?3.Vì sao việc biểu lộ cảm xúc thích hợp trong mối tương quan của chúng ta với Chúa lại quan trọng như vậy? Điều nầy khác với tính hay bày tỏ xúc cảm như thế nào?4.Chúa ban ơn tiếng lạ là để làm gì?5.Bạn trả lời thế nào với người cho rằng Cơ Đốc Nhân mà không có ân tứ tiếng lạ là thiếu mất một điều quan trọng?6.Bạn có lời khuyên nào dành người đang cầu nguyện xin được đổ đầy Thánh Linh mà chưa được đáp lời?

10. Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác? 1.Theo bạn vì sao ‘nhiều người Phương Tây thấy rằng khó tin vào ma quỷ hơn là đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời’ ?2.Có những nguy hiểm nào trong việc ‘quan tâm một cách quá đáng và không lành mạnh’ đối với ma quỷ?3.Những mưu kế gì ma quỷ thường dùng trong đời sống của một người?4.Có sự khác nhau gì giữa sự cám dỗ phạm tội và sự phạm tội? Vì sao sự phân biệt đó lại quan trọng?5.Mối quan hệ của chúng ta với ma quỷ thay đổi như thế nào khi chúng ta trở thành Cơ Đốc Nhân? Những kết quả thực tiễn của điều đó là gì?6.Trong Êphêsô đoạn 6. Phaolô đề cập đến sáu ‘binh giáp’ của Cơ Đốc Nhân.

Page 170: Nhung thac mac ve doi song

Theo bạn, mỗi binh giáp ấy có ý nghĩa gì trong thực tế?7.Chúng ta được gọi để tham gia vào cuộc chiến thuộc linh giữa điều thiện và điều ác bằng những cách nào?

11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng CáchNào? 1.Bạn dùng cách nào mỗi khi cần có những quyết định về những vấn đề trong đời sống này?2.Những điều gì cản trở chúng ta không nhận được sự chỉ dẫn của Chúa cho đời sống mình?3.Đức Chúa Trời phán với con người ngày nay bằng những phương cách nào?4.Làm thế nào sự cầu nguyện có thể trở nên một cuộc trao đổi hai chiều ngày càng hiệu quả hơn?5.Lẽ thường (quan niệm chung) giữ vai trò gì trong việc tìm biết ý Chúa cho đời sống mình?6.Bạn sẽ đưa ra những lời đề nghị nào cho người đang tìm kiếm một vị cố vấn thuộc linh?7.Chúng ta phải làm gì khi phải chờ đợi sự đáp lời của Chúa rất lâu? 8.Chúng ta phải làm gì nếu chúng ta tin rằng mình đã ‘gây rối rắm cho cuộc đời mình’ ?

12. Vì Sao Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác Và Nên Nói Như Thế Nào? 1.Bạn sẽ trả lời thế nào cho người bảo rằng Cơ Đốc Giáo là ‘một vấn đề riêng tư’ ?2.‘Hai nguy hiểm tương phản’ mà Nicky mô tả là gì?3.Ý nghĩa thực tiễn của việc là ‘muối’ và ‘ánh sáng’ cho những người ở chung quanh chúng ta là gì?4.Làm thế nào để được trang bị tốt hơn hầu trả lời được những lời bẻ bác mà người ta có thể có đối với đức tin Cơ Đốc?

Page 171: Nhung thac mac ve doi song

5.Chúng ta có thể ‘đưa người khác đến với Chúa’ bằng những cách nào?6.Vì sao ‘Cầu nguyện là công việc trọng yếu trong lãnh vực nói Tin lành cho những người khác’ ?7.Chúng ta nên có phản ứng thế nào khi gặp phải ‘những thái độ tiêu cực’ trong lúc nói về Chúa Jêsus?

13. Ngày Nay Đức Chúa Trời có Chữa Bệnh không? 1.Bạn nên nói gì với người tỏ ra ‘sợ hãi và hoài nghi’ đối với vấn đề chữa lành?2.Khi nói về nước Trời, Nicky hàm ý gì khi dùng chữ ‘hiện có’ và ‘chưa hiện đến’ . Việc hiểu được điều đó có thể giúp gì cho chúng ta khi nghĩ đến sự chữa lành?3.Bạn sẽ trả lời như thế nào khi có người tuyên bố rằng mạng lệnh của Chúa Jêsus truyền cho các môn đồ của Ngài hãy chữa lành cho kẻ đau không còn áp dụng cho chúng ta ngày nay nữa?4.Vì sao ‘không phải tất cả những ai mình cầu nguyện cho cũng nhất thiết đều sẽ được lành’ . Điều đó có vấn đề gì không?5.Vì sao ‘cầu nguyện với tấm lòng đơn sơ’ là điều quan trọng? Những bước thực tiễn Nicky gợi ý là gì?6.Bạn sẽ nói thế nào với người cho rằng việc chữa lành đã không xảy ra vì người bệnh không có đủ đức tin?7.Vì sao cứ kiên trì cầu nguyện cho người bệnh được lành là điều quan trọng ngay cả khi ‘chúng ta không nhìn thấy những kết quả tức khắc , lạ lùng’ ?14. Còn Hội Thánh thì Thế Nào? 1.Bạn có lời định nghĩa gì dành cho từ ngữ ‘hội thánh’ ?2.Nguyên ngữ Hy lạp của từ hội thánh giúp giải thích gì về hội thánh?3.Có ba kiểu nhóm lại của Cơ Đốc Nhân được nhắc đến trong Tân Ước, đó là

Page 172: Nhung thac mac ve doi song

những hình thúc nào? Vai trò riêng biệt của mỗi hình thức là gì?4.‘Hội Thánh là một , mặc dầu hội thánh thường có vẻ như bị phân chia’ . Chúng ta có thể làm gì trước những điều phân rẽ đó?5.Bạn có đồng ý là ‘...chúng ta không thể làm một Cơ Đốc Nhân cô độc’ không? Vì sao?6.Đúng ra bạn cần các anh em Cơ Đốc để làm gì? Họ cần đến bạn trong những cách cụ thể nào?7.Câu ‘chức vụ tế lễ của hết thảy các tín đồ’ trong thực tế hàm ý điều gì?8.Làm thế nào để các tín hữu có thể tham dự Tiệc Thánh một cách trọn vẹn hơn?9.Theo bạn, hội thánh ngày nay chưa đạt đến khuôn mẫu được mô tả trong Tân Ước về những phương diện nào? Chúng ta có thể làm gì để thay đổi những điều đó cho tốt hơn?

15. Làm Thế Nào để Sử Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại của Mình? 1.Thế gian ‘ép bạn vào khuôn đúc của nó’ qua những cách nào? Làm thế nào để chống lại sức ép đó?2.‘Điều kiện để có sự giao hợp theo Kinh Thánh là một sự cam kết trong hôn nhân suốt đời giữa một người nam và một người nữ’ . Vì sao phải như thế? Có những nguy hiểm gì khi vượt ra ngoài những giới hạn đó?3.Bạn sẽ nói gì với người đã vượt quá những giới hạn đó và hiện đang cay đắng hối tiếc vì điều họ đã làm?4.‘Cho đến khi nào chúng ta vẫn chưa từ bỏ những thứ rác rưởi đi thì chúng ta vẫn chưa thể hưởng được những điều kỳ diệu Chúa dành cho mình’ ? Theo bạn điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?5.Bạn sẽ nói gì với người cho rằng khó mà tin là ‘dầu chúng ta hiện đang như thế nào thì Chúa vẫn yêu’ ?6.Chúng ta làm thế nào để tìm biết những ưu tiên của Chúa dành cho đời sống

Page 173: Nhung thac mac ve doi song

mình là gì?7.Chúng ta phải tiến hành các bước thực tiễn nào nếu khám phá ra một lãnh vực trong đời sống mình chưa được dâng cách trọn vẹn cho Chúa?8.Qua những phương cách nào bạn kinh nghiệm lẽ thật ‘đức tin chúng ta cũng đòi hỏi phải có những sự hy sinh’ ? Bạn đã cảm thấy thế nào về những hy sinh đó?9.‘Đức Chúa Trời yêu chúng ta và muốn điều tốt nhất cho chúng ta’ ? Vì sao đôi khi chúng ta thấy thật khó để tin vào điều nầy?10.Trong thực tế ‘nhìn xem Chúa Jêsus’ có nghĩa là gì? Điều nầy giúp đỡ thế nào để chúng ta sống đời sống Cơ Đốc?