noi dung luan van - hoi dong

165
1 MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Thị trường chứng khoáng Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm nghiêm trọng do chịu ảnh hưởng chung của hai cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2008 với hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục bùng phát với quy mô còn lớn hơn rất nhiều . Trong bối cảnh đó cùng với những vấn đề nội tại chưa được giải quyết như: tính minh bạch, hiện tương làm giá, sự thiếu chuyên nghiệp, hệ thống khung pháp lý chưa hoàn thiện đã làm cho tình hình càng thêm trầm trọng, giá cổ phiếu liên tiếp lập đáy, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm,…hậu quả tất yếu làm mất đi chứng năng kênh dẫn vốn của thị trường chứng khoán. Khi xu hướng thoái vốn của một số quỹ nước ngoài đang dần hình thành nhằm bù đắp cho những khoản lỗ trên thị trường các nước phát triển thì vai trò của các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần phải được thể hiện rõ rệt để làm chủ tình hình, bảo toàn vốn đầu tư và bảo vệ thị trường. Tuy nhiên do hạn chế về tính chuyên nghiệp và khuynh hướng đầu tư mang tính “bầy đàn” nên hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân còn chưa cao. Bài nghiên cứu được viết nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết này, đó là nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc độ nhà đầu tư cá nhân. Không dừng lại ở đó bài nghiên cứu còn có giá trị trong việc cung cấp một quy trình đầu tư cổ phiếu có thể được triển khai mở rộng bằng công nghệ thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm đầu tư tự động áp dụng cho các quỹ , công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính chuyên nghiệp.

Upload: vo-phong

Post on 10-Feb-2017

213 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Noi dung luan van - Hoi Dong

1

MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài: Thị trường chứng khoáng Việt Nam đang trong giai

đoạn suy giảm nghiêm trọng do chịu ảnh hưởng chung của hai cuộc khủng

hoảng kép: khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2008 với hậu quả

nặng nề cho nền kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục và khủng hoảng

nợ công tại Châu Âu tiếp tục bùng phát với quy mô còn lớn hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh đó cùng với những vấn đề nội tại chưa được giải quyết

như: tính minh bạch, hiện tương làm giá, sự thiếu chuyên nghiệp, hệ thống

khung pháp lý chưa hoàn thiện đã làm cho tình hình càng thêm trầm trọng,

giá cổ phiếu liên tiếp lập đáy, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm,…hậu quả

tất yếu làm mất đi chứng năng kênh dẫn vốn của thị trường chứng khoán.

Khi xu hướng thoái vốn của một số quỹ nước ngoài đang dần hình thành

nhằm bù đắp cho những khoản lỗ trên thị trường các nước phát triển thì vai

trò của các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần phải

được thể hiện rõ rệt để làm chủ tình hình, bảo toàn vốn đầu tư và bảo vệ

thị trường. Tuy nhiên do hạn chế về tính chuyên nghiệp và khuynh hướng

đầu tư mang tính “bầy đàn” nên hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư cá

nhân còn chưa cao. Bài nghiên cứu được viết nhằm giải quyết vấn đề cấp

thiết này, đó là nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng cách xây dựng

danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc

độ nhà đầu tư cá nhân.

Không dừng lại ở đó bài nghiên cứu còn có giá trị trong việc cung cấp một

quy trình đầu tư cổ phiếu có thể được triển khai mở rộng bằng công nghệ

thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm đầu tư tự động áp dụng cho các quỹ,

công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính chuyên nghiệp.

Page 2: Noi dung luan van - Hoi Dong

2

- Mục tiêu nghiên cứu: nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán

Việt Nam vốn đầu tư theo cảm tính và thiếu sự chuyên nghiệp nên hiệu

quả chưa cao. Việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cho nhà đầu tư cá

nhân sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư từ đó nâng cao vai trò của họ cũng

như tự phòng vệ trước rủi ro trong bối cảnh hiện tại. Bằng cách khảo sát

thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của cá

nhân từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp xây dựng danh mục đầu tư

hiệu quả, bài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:

Nghiên cứu về khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp ảnh hưởng

đến hiệu quả đầu tư của cá nhân như thế nào.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng

việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả sau đó kiểm định giải

pháp trong thực tiễn.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nhà đầu tư cá nhân trên thị trường

chứng khoán ở phạm vị khu vực thành phố Hồ Chí Minh;

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp định tính: dựa vào ý kiến của một số chuyên gia có

kinh nghiệm đầu tư để lập bảng câu hỏi khảo sát thực trạng đầu

tư;

Phương pháp định lượng: thiết kế bảng câu hỏi với đáp án trả lời

được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ; sử dụng phần

mềm phân tích thống kê SPSS trong việc phân tích hiện trạng

đầu tư của nhà đầu tư cá nhân bằng phương pháp phân tích mô

tả, phân tích tương quan và phân tích hồi qui tuyến tính; xây

dựng và quản trị danh mục đầu tư mô phỏng thực tế điều kiện thị

trường.

Page 3: Noi dung luan van - Hoi Dong

3

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: bài nghiên cứu có một số ý

nghĩa khoa học và thực tiễn đối với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và cơ quan

quản lý thị trường chứng khoán như sau:

Giúp cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có cách nhìn

tổng thể về hiện trạng đầu tư của cá nhân từ đó có những chính

sách, định hướng điều chỉnh phù hợp.

Nâng cao hiệu quả đầu tư cho cá nhân bằng cách xây dựng danh

mục đầu tư hiệu quả. Mặt khác giảm thiểu thiệt hại của nhà đầu

tư, từ đó bảo vệ thị trường trong bối cảnh đang suy giảm nghiêm

trọng.

Cung cấp một quy trình đầu tư chứng khoán có thể áp dụng cho

các thành phần tham gia trên thị trường.

- Những điểm nổi bật: khả năng áp dụng thực tế cao không chỉ giới hạn ở

phạm vi nhà đầu tư cá nhấn mà còn có thể áp dụng để xây dựng quy trình,

chiến thuật đầu tư cho tổ chức, đặc biệt có thể mở rộng triển khai bằng

công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm đầu tư tự động hóa.

- Kết cấu của luận văn: đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: trình

bày cơ sở lý luận của những lý thuyết được áp dụng trong bài

nghiên cứu, bao gồm: mô hình định giá tài sản vốn – CAPM; lý

thuyết lựa chọn danh mục đầu tư Markowitz…

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA

CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

NAM: trình bày thực trạng đầu tư trên thị trường chứng khoán

Việt Nam nói chung, sau đó tiến hành khảo sát đối với các nhà

đầu tư cá nhân trên phạm vi TP.HCM và phân tích kết quả;

Page 4: Noi dung luan van - Hoi Dong

4

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN: đề xuất giải pháp thông qua

việc thực hiện quy trình đầu tư bằng cách vận dụng kết hợp mô

hình CAPM và lý thuyết Markowitz sau đó kiểm định quy trình

bằng cách xây dựng và quản trị danh mục cổ phiếu mô phỏng với

điều kiện thực tế.

Page 5: Noi dung luan van - Hoi Dong

5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Hiệu quả đầu tư của cá nhân hoặc tổ chức trên thị trường chứng khoán sẽ

do các nhân tố khách quan và chủ quan tác động. Các nhân tố khách quan bao

gồm: các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: tỷ giá, lạm phát, lãi suất, tăng

trưởng,… và các nhân tố vi mô nội tại doanh nghiệp: kết quả kinh doanh, tính

minh bạch, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực hoạt động,…Các nhân tố chủ quan

của nhà đầu tư bao gồm: khẩu vị rủi ro, tính chuyên nghiệp trong đầu tư, khả

năng về tài chính,…

Do các nhân tố khách quan nằm ngoài ý chí chủ quan của nhà đầu tư đồng

thời tác động chung cho toàn thể các thành phần tham gia trên thị trường nên

trong cùng một điều kiện về tài chính thì hiệu quả đầu tư sẽ do khẩu vị rủi ro

và tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư quyết định, đây cũng chính là yếu tố tạo

nên sự khác biệt giữa những nhà đầu tư với nhau. Thị trường chứng khoán

suy cho cùng là một trò chơi có tổng lợi nhuận bằng 0, đồng nghĩa với việc

phần thắng luôn thuộc về những người chơi chuyên nghiệp, nhiều kinh

nghiệm.

Mặt khác dưới góc độ của nhà đầu tư cá nhân thì họ chỉ quan tâm đến

những yếu tố mà mình có thể tác động hoặc kiểm soát. Trên giác độ đó bài

viết nhằm nghiên cứu hiệu quả đầu tư chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan

bao gồm khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp của bản thân nhà đầu tư, vì vậy

các nội dung lý thuyết có liên quan sẽ bao gồm như sau:

1.1 Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường có tính rủi ro như thị trường

chứng khoán thì luôn tuân thủ nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận,

Page 6: Noi dung luan van - Hoi Dong

6

cơ sở lý thuyết của vấn đề này được trình bày cụ thể trong mô hình định giá

tài sản vốn – CAPM của tác giả William Sharpe.

Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM do William Sharpe phát triển, mô

tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng theo công thức sau:

R = Rf + phần bù rủi ro = Rf + x (Rm - Rf)

Trong đó:

Rf: lãi suất phi rủi ro, theo thông lệ trên thế giới lãi suất phi rủi ro được

tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có kỳ hạn 5 năm, đối với Việt Nam

thì lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 2 năm.

: Bêta là hệ số đo lường mức độ biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

riêng lẻ so với mức độ biến động tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị

trường. Bêta cổ phiếu được tính bằng công thức sau:

βi = бim/бm2 = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)

o Cov(Ri,Rm) : hiệp phương sai của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

i với tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường.

o Var(Rm) : phương sai của tỷ suất sinh lợi danh mục cổ

phiếu thị trường.

Rm: Tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường. Đối với Sở giao dịch

chứng khoán TP.HCM thì Rm chính là tỷ suất sinh lợi của chỉ số

VNIndex.

Đường thị trường chứng khoán (SML): là tập hợp các điểm được hình

thành bởi Bêta của tất cả chứng khoán tương ứng với từng mức tỷ suất sinh

lời kỳ vọng. Đối với từng cổ phiếu riêng lẻ nếu tỷ suất sinh lời thực tế cao

hơn tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ nằm cao hơn đường SML đồng nghĩa việc bị

thị trường định giá thấp là cơ hội để mua vào. Ngược lại với cổ phiếu có tỷ

suất sinh lời thực tế thấp hơn tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ nằm phía dưới đường

SML bị thị trường định giá cao là cơ hội bán ra.

Page 7: Noi dung luan van - Hoi Dong

7

Chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế và tỷ suất sinh lời kỳ vọng là hệ

số Alpha, ký hiệu α được tính bằng công thức sau:

α = Rtt - Rcapm

o Rtt = (Pt – Pt-1 + Dt)/Pt-1 : Tỷ suất sinh lời thực tế của cổ

phiếu sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của tất cả những sự

kiện điều chỉnh vào giá chứng khoán. Với:

Pt : giá cổ phiếu thời điểm t;

Pt-1 : giá cổ phiếu kỳ trước;

Dt : tổng lượng điều chỉnh vào giá cổ phiếu trong

thời kỳ t.

o Rcapm : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng theo mô hình CAPM

α > 0 : cổ phiếu bị định giá thấp, cơ hội mua vào, α < 0 : cổ

phiếu bị định giá cao, cơ hội bán ra.

Ưu điểm của mô hình định giá tài sản vốn – CAPM

- Giải thích một cách sâu sắc mối quan hệ giữ rủi ro và lợi nhuận kỳ

vọng, giúp cho nhà đầu tư có một cách nhìn toàn diện về sự đánh đổi

giữa rủi ro và lợi nhuận.

- Đơn giản, dễ áp dụng trong điều kiện thực tế, hữu ích đối với nhà đầu

tư trong việc: xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng theo khẩu vị rủi ro, lựa

chọn cổ phiếu khi thị trường định giá thấp hoặc cao.

Nhược điểm của mô hình định giá tài sản vốn – CAPM

- Hạn chế bởi nhiều giả định nên khi áp dụng vào thực tế một số giả định

bị vi phạm làm cho tính đúng đắn của mô hình bị ảnh hưởng;

- Giới hạn bởi hai nhân tố là lãi suất phi rủi ro và tỷ suất sinh lợi danh

mục thị trường đã bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng khác;

- Rủi ro phi hệ thống có ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong thực tế.

Page 8: Noi dung luan van - Hoi Dong

8

Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM là cơ sở lý thuyết để người viết

vận dụng trong việc lựa chọn cổ phiếu theo khẩu vị rủi ro và tỷ suất sinh lợi

phụ trội (α) sẽ được đề cập ở các chương sau. Sở dĩ mô hình CAPM được sử

dụng do tính đơn giản dễ tính toán đồng thời lượng hóa được khẩu vị rủi ro

của nhà đầu tư thông qua việc lựa chọn chỉ số Bêta của cổ phiếu.

1.2 Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz

Liên quan đến vấn đề về tính hiệu quả của một danh mục đầu tư tài chính

nói chung và chứng khoán nói riêng, cở sở lý luận của vấn đề này là toàn bộ

nội dung lý thuyết danh mục đầu tư của tác giả Harry Markowitz.

Lý thuyết danh mục đầu tư do Harry Markowitz giới thiệu lần đầu tiên

vào năm 1952 và xuất bản thành sách năm 1959, nội dung chủ yếu tập trung

nghiên cứu về rủi ro, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và

danh mục đầu tư. Trong đó đặc biệt đi sâu giải quyết vấn đề phân bổ tài sản

hiệu quả của danh mục đầu tư bằng cách kết hợp một hay nhiều tài sản rủi ro

và phi rủi ro với nhau.

Danh mục đầu tư sẽ có tỷ trọng phân bổ tài sản hiệu quả theo lý thuyết

Markowitz khi với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước thì phương sai/độ

lệch chuẩn của danh mục thấp nhất, hoặc với một phương sai/độ lệch chuẩn

chấp nhận cho trước thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục cao nhất.

Trong nghiên cứu này người viết áp dụng theo ý thứ nhất đối với việc kết hợp

nhiều tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro.

Danh mục đầu tư P bao gồm N tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro có

các thông tin như sau:

- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước của danh mục P: Rkv

- Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro: Rf

- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản phi rủi ro: w0

Page 9: Noi dung luan van - Hoi Dong

9

- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản rủi ro i: Rbqi

- Phương sai tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản rủi ro i: бii = бi2

- Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời của tài sản rủi ro i và : бij

- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản rủi ro i: wi

- Giải bài toán tối ưu xác định tỷ trọng đầu tư hiệu quả:

бp2 = ∑∑бijwiwj => min

Rkv = Rfw0 + ∑wi Rbqi

w0 + ∑wi = 1

Với i, = 1…N

Đặt các ma trận đại diện như sau:

Thế vào (1) ta có bài toán tối ưu dạng ma trận như sau:

бp2 = W

T∆W => min

Rfw0 + RTW = Rkv

w0 + 1TW = 1

Giải ma trận (2) ta có:

W* = [(Rkv – Rf)/(A * Rf2 – 2*B*Rf + C )]*[ ∆

-1 * (R - Rf * 1)]

бp2 = W*

T∆W*

Với:

W =

w1

w2

wN

R =

Rbq1

Rbq2

RbqN

∆ =

б 11 б 12 … б 1N

б 21 б 22 … б 2N

… … … …

б N1 бN2 … бNN

(1) (2)

(1)

Page 10: Noi dung luan van - Hoi Dong

10

A = 1T * ∆

-1 * 1

B = 1T * ∆

-1 * R

C = RT * ∆

-1 * R

Ưu điểm của lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz

- Giải quyết một cách trọn vẹn vấn đề về tính hiệu quả của danh mục

đầu tư và là một hệ thống cơ sở lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

của kinh tế tài chính nói chung;

- Đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế, đặc biệt hữu ích đối với cá nhà

quản lý quỹ trong việc phân bổ tài sản tối ưu.

Nhược điểm của lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz

- Dựa trên nền tản lý thuyết toán thống kê về phân phối chuẩn nên bị

giới hạn bởi mô hình này, đặc biệt là hiện tượng tỷ suất sinh lợi của

các tài sản tài chính phân phối phi chuẩn đã ảnh hưởng lớn đến kết

quả của mô hình;

- Tính chất thống kê từ dữ liệu quá khứ chỉ cho kết quả tối ưu thể hiện

những gì đã xảy ra trong lịch sử không hoàn toàn phản ánh toàn bộ

tương lai;

- Giới hạn bởi một số giả định có thể bị vi phạm trong thực tế.

Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz được vận dụng trong bài nghiên

cứu này nhằm mục đích phân bổ tài sản tối ưu giữa các loại chứng khoán với

tiền gửi tiết kiệm sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau. Đồng thời lý thuyết

Markowitz cũng chỉ ra được tính hiệu quả của danh mục đầu tư được đo

lường bởi hai đại lượng là tỷ suất sinh lợi và độ lệch chuẩn tuy nhiên trong

thực tế tính hiệu quả của một danh mục đầu tư thông thường được đo lường

bằng tỷ suất sinh lời của danh mục so với chỉ số thị trường, đây cũng chính là

Page 11: Noi dung luan van - Hoi Dong

11

một tiêu chí báo cáo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các

quỹ đầu tư trên thị trường.

1.3 Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày đặc biệt

Nhằm phục vụ cho việc tính toán các chỉ số trong mô hình CAPM và lý

thuyết danh mục đầu tư Markowitz được chính xác, phản ánh đầy đủ giá trị

doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến vấn đề về giá cổ phiếu vào những

ngày đặc biệt. Ngày đặc biệt trong bài viết này đề cập là ngày giao dịch

không hưởng quyền của những quyền mà làm thay đổi giá tham chiếu cổ

phiếu không phải do yếu tố cung cầu trên thị trường quyết định.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các quyền sẽ được điều chỉnh kỹ

thuật vào giá tham chiếu cổ phiếu bao gồm: quyền mua cổ phiếu phát hành

thêm, quyền nhận thưởng/cổ tức bằng tiền mặt, quyền nhận thưởng/cổ tức

bằng cổ phiếu. Nếu không loại trừ các yếu tố điều chỉnh kỹ thuât này thì các

chỉ số Bêta, Alpha, tỷ suất sinh lợi, phương sai, độ lệch chuẩn sẽ bị sai dẫn

đến việc áp dụng mô hình CAPM và Markowitz hoàn toàn không có ý nghĩa.

Trong đó :

PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên

I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu

TTHcp: Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền

Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu

PRt-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt

Ptc = ----------------------------------------------------------------------------------------------

1+ I1 + I2 + I3

Page 12: Noi dung luan van - Hoi Dong

12

Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Gọi D là tổng lượng điều chỉnh vào giá tại ngày đặc biệt, ta có:

D = PRt-1 - Ptc

Trên thực tế có thể căn cứ vào bảng giao dịch điện tử để tính nhanh tổng

lượng điều chỉnh D theo công thức sau:

D = Giá đóng cửa của phiên liền trước ngày giao dịch không hưởng

quyền + lượng giá giảm – lượng giá tăng – Giá đóng cửa tại ngày

giao dịch không hưởng quyền

Tổng lượng điều chỉnh sẽ được loại trừ khỏi giá cổ phiếu khi tính toán

chỉ số của mô hình.

1.4 Phân loại nhà đầu tư và khẩu vị rủi ro

Phân loại nhà đầu tư: nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung

nếu xét theo tiêu chí tính cá nhân hay tập thể của chủ thể tham gia thị

trường thì được phân thành 2 loại:

- Nhà đầu tư tổ chức: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty

đầu tư tài chính,…bao gồm tất cả những tổ chức tham gia đầu tư mua

bán trên thị trường;

- Nhà đầu tư cá nhân: bao gồm tất cả những cá nhân có đầy đủ năng lực

hành vi và điều kiện tài chính tham gia đầu tư trên thị trường chứng

khoán.

Sự khác biệt về danh mục đầu tư của cá nhân và tổ chức nằm ở hai yếu

tố đó là tính chuyên nghiệp và khả năng tài chính, trong khi danh mục

đầu tư của tổ chức được xây dựng bài bản hoặc chí ít do những người

có kiến thức, kinh nghiệm đầu tư xây dựng cùng với lượng vốn dồi dào

thì danh mục đầu tư của cá nhân hoàn toàn ở phía ngược lại.

Page 13: Noi dung luan van - Hoi Dong

13

Thuật ngữ “khẩu vị rủi ro” hay còn gọi sở thích về mức độ rủi ro là một

thuật ngữ trong kinh tế học được hai tác giả Robert S.Pindyck và Daniel

L.Rubifeld đề cập trong lý thuyết về kinh tế học vi mô, phản ánh thái độ

ứng xử của cá nhân đối với rủi ro.

Khẩu vị rủi ro được đo lường bằng độ thỏa dụng biên tế của cá nhân đối

với thu nhập tăng thêm. Độ thỏa dụng biên giảm dần (Hình 1.1 a) khi thu

nhập tăng thêm thì mức độ thỏa mãn của cá nhân sẽ tăng ít hơn tức cá

nhân “ngại rủi ro”. Độ thỏa dụng biên tăng dần (Hình 1.1 b) khi thu nhập

tăng thêm thì mức độ thỏa mãn của cá nhân sẽ tăng nhiều hơn, cá nhân ưa

thích sự mạo hiểm hay còn gọi là cá nhân “ưa thích rủi ro”. Độ thỏa dụng

biên cố định (Hình 1.1 c) khi thu nhập tăng thêm thì mức độ thỏa mãn của

cá nhân sẽ tăng tương đương, cá nhân “bàng quan với rủi ro”.

Hình 1.1 Đồ thị thỏa dụng theo thu nhập

Đường bàng quan

(a)

Độ th

ỏa d

ụng

Thu nhập

Đường bàng quan

(b)

Độ th

ỏa d

ụng

Thu nhập

Đường bàng quan

(c)

Độ th

ỏa d

ụng

Thu nhập

Page 14: Noi dung luan van - Hoi Dong

14

Như vậy nếu xét về khẩu vị rủi ro, nhà đầu tư sẽ được chia thành 3 nhóm:

nhóm “ngại rủi ro”, nhóm “ưa thích rủi ro” và nhóm “bàng quan với rủi

ro”.

Khẩu vị rủi ro sẽ ảnh hưởng đến thu nhập kỳ vọng (tỷ suất sinh lợi kỳ

vọng) của nhà đầu tư thông qua công thức mô hình CAPM đã đề cập ở

phần trên, cụ thể:

R = Rf + phần bù rủi ro = Rf + x (Rm - Rf)

Với công thức này đã thể hiện mối liên hệ cụ thể giữa khẩu vị rủi ro và tỷ

suất sinh lời kỳ vọng, đó là mối liên hệ đồng biến: khẩu vị rủi ro càng cao

tỷ suất sinh lợi kỳ vọng càng lớn và ngược lại.

Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro càng cao thì yêu cầu một phần bù rủi ro lớn

tương xứng, do tỷ suất sinh lời phi rủi ro - Rf và tỷ suất sinh lời danh mục

thị trường - Rm cố định nên Bêta sẽ là thước đo về khẩu vị rủi ro của nhà

đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro càng cao thì sẽ lựa chọn cổ

phiếu có Bêta càng lớn và ngược lại.

Việc phân nhóm nhà đầu tư theo cở sở lý thuyết về khẩu vị rủi ro ở trên

không nằm ngoài mục đích xem xét mức độ ảnh hưởng của khẩu vị rủi ro

lên hiệu quả đầu tư của cá nhân sẽ đề cập ở chương 3.

Kết luận chương 1

Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở phần trên người viết rút ra

một số kết luận sau:

- Khẩu vị rủi ro quyết định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư

theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM, khẩu vị rủi ro càng cao tỷ

suất sinh lợi kỳ vọng càng lớn và ngược lại, cụ thể hơn, thước đo về

khẩu vị rủi ro được phản ánh qua chỉ số Bêta chứng khoán mà nhà

Page 15: Noi dung luan van - Hoi Dong

15

đầu tư lựa chọn. Như vậy vận dụng mô hình CAPM sẽ giải quyết

được vấn đề về lượng hóa khẩu vị rủi ro từ đó chọn được chứng

khoán cụ thể với độ rủi ro phù hợp;

- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng quyết định việc phân bổ tài sản tối ưu theo

lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz để cho kết quả: đối với mỗi tỷ

suất sinh lợi kỳ vọng cho trước thì độ lệch chuẩn của danh mục đầu

tư nhỏ nhất. Và thông qua việc phân bổ tài sản tối ưu này sẽ giải

quyết được vấn đề về tính hiệu quả của danh mục đầu tư.

- Mối quan hệ giữa mô hình CAPM và lý thuyết danh mục đầu tư

Markowitz thể hiện ở tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro: CAPM

lượng hóa khẩu vị rủi ro và chỉ ra tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tương

xứng, Markowitz lại dựa trên tỷ suất sinh lợi kỳ vọng này mà phân

bổ tài sản tối ưu để quay trở lại mục tiêu giảm thiểu rủi ro ở mức

thấp nhất có thể.

Trong phạm vi đúng đắn của các giả định mô hình, vấn đề đặt ra đối với

nhà đầu tư là việc nhận thức và nắm rõ được những lý thuyết, mô hình từ

đó vận dụng vào thực tiễn sẽ quyết định hiệu quả danh mục của họ. Điều

này thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư khi tham gia vào thị

trường chứng khoán. Như vậy, dưới góc độ nhà đầu tư cá nhân thì hiệu

quả đầu tư là kết quả của khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp của họ,

phương trình mô tả vấn đề này như sau:

Khẩu vị rủi ro + Tính chuyên nghiệp = Hiệu quả đầu tư

Tất cả những nội dụng được đề cập ở các chương sau sẽ xoay quanh vấn

đề này nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà đầu

tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Page 16: Noi dung luan van - Hoi Dong

16

Về mặt thực tiễn nghiên cứu vấn đề hiệu quả đầu tư, khẩu vị rủi ro trên thị

trường chứng khoán Việt Nam đã có một số đề tài chẳng hạn như: “Phát

triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân trên thị

trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Vũ (luận văn thạc

sĩ kinh tế năm 2009), “Ứng dụng một số mô hình đầu tư tài chính hiện đại

vào thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Đinh Trọng Hưng (luận

văn thạc sĩ kinh tế năm 2008), “Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại

trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Minh Ngọc Diễm

(luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2008),..Tuy nhiên đặc điểm khác biệt và nổi

bật của bài nghiên cứu là sự kế thừa và tính ứng dụng cao thông qua việc

xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả có kiểm định thực tế xuyên suốt theo

thời gian thực của một quy trình đầu tư chứng khoán hoàn chỉnh từ khâu

đầu tiên là lựa chọn cổ phiếu đến khâu cuối cùng là phân bổ tài sản, dựa

trên giác độ của một nhà đầu tư cá nhân cụ thể.

Page 17: Noi dung luan van - Hoi Dong

17

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁ

NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân

Nhà đầu tư cá nhân là một bộ phận trong toàn thể các nhà đầu tư tham

gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó thực trạng chung của thị

trường chứng khoán cũng chính là thực trạng của nhà đầu tư cá nhân.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ năm 2000

(28/07/2000), trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển xét về thâm niên so

với các thị trường chứng khoán trên thế giới thì được đánh giá là non trẻ. Tuy

nhiên thị trường cho thấy những mặt tích cực không thể bàn cãi một trong số

đó là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp từ đó mở rộng sản xuất

kinh doanh tăng cường đóng góp sản lượng vào GDP của đất nước. ét trong

quá trình từ những ngày đầu mới hình thành đến giai đoạn hiện nay thị trường

đã không ngừng vận động và phát triển về số lượng lẫn chất lượng cụ thể:

- Số lượng sàn giao dịch đã được thành lập từ một sàn lên ba sàn: Sàn

giao dịch chứng khoán TP.HCM - HS , Sàn giao dịch chứng khoán

TP. Hà Nội - HN , Sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết -

Upcom;

- Số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô niêm yết ngày càng tăng;

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện.

So với các kênh đầu tư tài chính khác như tiền gửi, giao dịch ngoại tệ,

vàng, bất động sản thì thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một

kênh đầu tư khá hấp dẫn ở tính thanh khoản cao, lợi nhuận tương đối cao,

nhưng như một nguyên tắc bất di bất dịch trong tài chính “rủi ro cao đi k m

lợi nhuận cao”, trong suốt giai đoạn vận động của thị trường, mọi người luôn

Page 18: Noi dung luan van - Hoi Dong

18

dễ dàng đọc được tin tức về những câu chuyện thần kỳ hoặc bi đát trong việc

đầu tư kinh doanh chứng khoán. Những bài học rút ra từ lịch sử không bao

giờ cũ nhưng cũng không thể đảm bảo cho thành công trong tương lai, hoạt

động trong một lĩnh vực đầy rủi ro thì cách tốt nhất là nhà đầu tư phải ý thức

được điều đó và phải thấy được khiếm khuyết của thị trường mà tự phòng vệ

cho danh mục đầu tư của mình trong từng tình huống.

Do đó bên cạnh những mặt tích cực trở trên thì những khiếm khuyết của

thị trường là vấn đề cần phải đề cập một cách cụ thể và rõ ràng. ua một quá

trình tham gia đầu tư và tìm hiểu thông tin, người viết xin trình bày các khiếm

khuyết hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

2.1.1 Thị trường thiếu minh bạch

Vấn đề minh bạch là câu chuyện dài tập không có hồi kết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam, là yếu tố đòi hỏi hàng đầu đối với các doanh nghiệp

niêm yết, nhưng xuất phát điểm từ tập quán hệ thống sổ sách kế toán “2 sổ”

mà ngay từ trong buổi sơ khai thành lập hầu như toàn bộ doanh nghiệp trong

nước đều không rõ ràng về mặt báo cáo đối với cơ quan thuế nhằm né tránh

nghĩa vụ phải trả nhà nước. Và cho đến khi lên sàn đều trải qua nhiều công

đoạn hoàn chỉnh báo cáo tài chính cho phù hợp với quy định niêm yết, tuy

nhiên ngay trong tư duy vẫn còn tàn dư của việc không rõ ràng thì ít nhiều

hành động cũng phản ánh tương ứng. Không phải tất cả doanh nghiệp niêm

yết đều thể hiện sự thiếu minh bạch nhưng đây là vấn đề phổ biến ở thị trường

chứng khoán Việt Nam. Có thể phân thành nhóm các hành vi như sau:

- Về công bố thông tin: giao dịch cổ đông nội bộ, công bố thông tin có ảnh

hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp,…Đây là vấn đề nhức

nhối của thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện tượng vi phạm xảy ra

thường xuyên đến mức có thể khẳng định hầu hết doanh nghiệp đều mắc

Page 19: Noi dung luan van - Hoi Dong

19

phải, ban đầu có thể do chưa hiểu biết quy định pháp luật nhưng càng về

sau càng bộc lộ hành vi cố ý vi phạm nhằm thu lợi bất chính hoặc biểu

hiện đầu tiên của việc thao túng giá chứng khoán. Các hình thức vi phạm

rất đa dạng, bao gồm: cổ đông nội bộ, cổ đông lớn giao dịch không công

bố, trì hoãn thậm chí không công bố thông tin có ảnh hưởng đến kết quả

hoạt động của doanh nghiệp, thông tin nhân sự chủ chốt… (thông tin bất

thường), chậm công bố báo cáo tài chính, không thực hiện việc mua cổ

phiếu quỹ, tăng vốn phát hành thêm hoặc chào bán cổ phiếu ra công chúng

không có báo cáo…

- Về báo cáo tài chính: chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng kiểm toán

báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết vốn

được trình bày theo nhiều quy định và chuẩn mực kế toán khác nhau mà

nhiều khi về cách hiểu của các đối tượng có liên quan từ cơ quan Nhà

Nước đến doanh nghiệp về một vấn đề, một tiêu chí là không thống nhất,

thậm chí tồn tại một số quy định phức tạp và chồng chéo lẫn nhau (trích

lập dự phòng, xử lý chênh lệch tỷ giá, chi phí kế toán và chi phí hợp lý đối

với thuế). Với việc môi trường phức tạp của quy định về tài chính kế toán

cùng với tư duy “2 sổ” đã làm chất lượng báo cáo tài chính của một số

doanh nghiệp niêm yết thực sự có vấn đề. Những hành vi gian lận về kế

toán, thuế nhằm thổi phồng lợi nhuận đã không còn xa lạ trên thị trường,

việc kết quả kinh doanh có thể thay đổi từ lãi sang lỗ sau kiểm toán là hiện

tượng có thật, thậm chí một số doanh nghiệp còn chủ động gian lận một

cách có hệ thống và tinh vi đã đưa công ty đến tình trạng phá sản (Bông

Bạch Tuyết, BTC, DVD – nguồn UBCKNN).

Kiểm toán độc lập là lĩnh vực tương đối mới mẻ tại Việt Nam, cùng với

môi trường tài chính kế toán doanh nghiệp với nhiều tính không minh

bạch, một phần bị hạn chế bởi năng lưc chuyên môn của đội ngũ kiểm toán

Page 20: Noi dung luan van - Hoi Dong

20

viên đã làm cho chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết thật

sự không cao. Tình trạng báo cáo tài chính doanh nghiệp bị ngoại trừ các

khoản trọng yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh cho đến

hiện tượng báo cáo tài chính mặc dù được kiểm toán chấp nhận toàn bộ

nhưng doanh nghiệp vẫn có nguy cơ phá sản hoặc giải thể cao đã ngày

càng phổ biến. Tất cả những điều này đã làm cho các nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán Việt Nam thực sự không biết đâu là điểm tựa để cung

cấp thông tin đáng tin cậy cho việc ra quyết định đầu tư.

2.1.2 Nhà đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp

Thị trường chứng khoán nói chung dưới góc độ nhà đầu tư là sân chơi có

chọn lọc người tham gia, tức người tham gia cần có một số kiến thức nhất

định về lĩnh vực chứng khoán, tài chính,…Thực tế là không ở đâu trên thế

giới mà thành phần tham gia vào thị trường chứng khoán lại đa dạng như tại

Việt Nam, từ anh nông dân bán đất lên đời, con buôn dư giả tiền bạc, đến

những người hưu trí... Thống kê cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư các nhân so với nhà

đầu tư tổ chức tại thị trường chứng khoán Việt Nam cao hơn các quốc gia

trong khu vực rất rõ rệt. Với một thành phần tham gia đầu tư phức tạp như

vậy thì tâm lý đầu tư cũng không ổn định, mọi người sẽ tranh mua khi thị

trường tăng với mức giá cao và tranh bán khi thị trường giảm với mức giá

thấp, chưa kể là thông tin nhiễu loạn trên mọi phương tiện truyền thông về các

công ty niêm yết đã ảnh hưởng đáng kể lên quyết định đầu tư. Việc đầu tư

thiếu tính chuyên nghiệp trên thị trường thể hiện ở các điểm sau:

- Kiến thức về tài chính, chứng khoán của nhà đầu tư còn hạn chế, thành

phần tham gia đa dạng và mang tính trào lưu. Trong năm năm trở lại đây

đặc biệt giai đoạn 2007-2008 cùng với việc bùng nổ của thị trường chứng

khoán Việt Nam đi k m là một số hình mẫu thực tế về việc kiếm tiền dễ

Page 21: Noi dung luan van - Hoi Dong

21

dàng từ chứng khoán đã hấp dẫn một bộ phận tầng lớp nhân dân tham gia.

Mọi người đua nhau tranh mua tranh bán trong khi kiến thức cơ bản hầu

như không có, họ sẵn sàng mua bất kỳ cổ phiếu nào cho dù thông tin về

doanh nghiệp phát hành, các chỉ số tài chính hoàn toàn mù mờ thậm chí

không có và khi khủng hoảng tình chính xảy ra thiệt hại của nhà đầu tư cá

nhân, nhỏ lẻ luôn nặng nề nhất. Không ít trường hợp đã dẫn đến việc vi

phạm pháp luật do túng quẫn, tán gia bại sản vì kinh doanh thua lỗ cổ

phiếu.

- Đầu tư theo thông tin hành lang, đầu tư theo bầy đàn, thiếu tính chuyên

nghiệp, cảm tính: mua cao bán thấp, khối lượng giao dịch ít khi giá thấp và

ngược lại. Từ việc kiến thức của đại bộ phần nhà đầu tư cá nhân còn hạn

chế đã hình thành nên xu hướng mua bán cổ phiếu theo thông tin đồn thổi,

không nguồn gốc là cơ hội cho một số kẻ cơ hội lợi dụng để làm giá cổ

phiếu kiếm lời. Và kết quả cuối cùng của việc “lướt sóng” theo tin đồn thì

phần thiệt thòi luôn thuộc về những nhà đầu tư nhẹ dạ. Mặc dù các doanh

nghiệp phát hành có liên quan đến tin đồn, thậm chí Sở GDCK đều phủ

nhận và ra sức giải thích, nhưng hầu như không hiêu quả do đã quá muộn

đối với các nhà đầu tư đã trót mua cổ phiếu hoặc do tâm lý bầy đàn chi

phối. Một số trường hợp tin đồn có trở thành sự thật do chính cổ đông nội

bộ của doanh nghiệp tiết lộ, nhưng đa phần đều xuất phát từ những kẻ xấu

lợi dụng.

Tin đồn trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng rất đa dạng từ vi mô

cấp doanh nghiệp như: phát hành thêm, chia thưởng cổ phiếu, cổ tức, thoái

vốn, phá sản, mua cổ phiếu quỹ… đến vĩ mô cấp Nhà nước như: lãi suất,

tỷ giá, chính sách tín dụng,…

2.1.3 Thị trường bị thao t ng cục b bởi m t số cá nhân và tổ chức

Page 22: Noi dung luan van - Hoi Dong

22

Có thể khẳng định một điều thị trường chứng khoán Việt Nam đủ lớn để

không một cá nhân hoặc tổ chức nào có thể thao túng trên phạm vi rộng

nhưng cục bộ ở một số mã chứng khoán là điều hoàn toàn có thể và thực tế

vẫn đang diễn ra. Cụ thể một số trường hợp điển hình đã bị phát hiện đó là:

- Vụ việc làm giá cổ phiếu VTV từ 01/10/2009 đến 21/01/2010 của cổ đông

lớn tạo cung cầu ảo và thu lợi bất chính, mặc dù các đối tượng có liên

quan bị phạt nhưng so với mức lãi theo tính toán của họ thu được là rất

không đáng kể dẫn đến tính răn đe của chế tài không còn (nguồn

UBCKNN);

- Một trường hợp khác không thể không nhắc đến đã đi vào lịch sử chứng

khoán Việt Nam như một tiền lệ xấu đầu tiên về thao túng làm giá chứng

khoán có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho cổ đông, chủ nợ và cơ quan

Nhà nước, đó là trường hợp cổ phiếu DVD (nguồn UBCKNN). Bằng các

hành vi vi phạm mang hệ thống và phức tạp từ việc gian dối trong khâu

lập báo cáo tài chính kê khống doanh thu, lợi nhuận đồng thời với việc

mua bán cổ phiếu tạo cung cầu ảo, cựu CT.HĐ T DVD đã bị khởi tố

hình sự và đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Cho đến thời điểm hiện

giờ cổ đông đã mua cổ phiếu DVD thực sự là những người bị thiệt hại cực

kỳ nặng nề với nguy cơ mất trắng tiền đầu tư là hoàn toàn có thể xảy ra rất

lớn. Cùng với việc này cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên không tránh

khỏi trách nhiệm là UBCKNN cũng bộc lộc nhiều hạn chế.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp điển hình trong rất nhiều trường hợp

về việc thao túng giá cổ phiếu được ghi nhận trên thị trường chứng khoán

Việt Nam, tuy vậy rất có thể tất cả chỉ là bề nổi của một tảng băng bởi vì

không dễ phát hiện các hành vi ngày càng tinh vi, phức tạp trong khi trình độ

Page 23: Noi dung luan van - Hoi Dong

23

về năng lực và công nghệ của cơ quan giám sát, quản lý Nhà nước về lĩnh vực

chứng khoán vẫn còn nhiều hạn chế.

2.1.4 Hệ thống quy định pháp luật về chứng khoán, cơ chế vận hành

quản lý thị trường còn nhiều bất cập và hạn chế

- Chỉ số thị trường không phản ánh đúng thực trạng giao dịch: công thức

tính chỉ số dựa vào số lượng cổ phiếu niêm yết không dựa vào số lượng cổ

phiếu chuyển nhượng tự do đã dẫn đến việc hình thành nhóm cổ phiếu chi

phối thị trường là cơ hội cho các quỹ đầu tư chỉ số chi phối thị trường

thông qua hoạt động đầu tư chỉ số vào những mã này. Hiện tại hình thành

nhóm bốn (04) mã cổ phiếu có khối lượng niêm yết rất lớn với thị giá cao

ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VNIndex bao gồm: VIC, MSN, VNM, BVH.

Đối với sàn HN là trường hợp cổ phiếu S C. UBCKNN đã thừa nhận

hạn chế này đồng thời có văn bản chỉ đạo hai sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM và HN có những biện pháp khắc phục (nguồn UBCKNN). Mặc

dù đã có nhiều biện pháp khắc phục được đưa ra như: loại bỏ ảnh hưởng

của các cổ phiếu lớn, điều chỉnh công thức tính số dựa trên số lượng cổ

phiếu chuyển nhượng tự do, xây dựng bộ chị số phụ. Tuy nhiên cho đến

thời điểm hiện giờ tất cả chỉ dừng ở việc nghiên cứu, dự thảo và thực sự

chưa triển khải áp dụng.

- Xử lý vi phạm còn nhẹ không mang tính răng đe, phòng ngừa về sau:

ử lý vi phạm về lĩnh vực chứng khoán: Theo quy định về chế tài

xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán hiện tại (Nghị định

85/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20.9.2010) với mức phạt cao

nhất là 500 triệu đồng, thực tế hầu hết các vụ việc vi phạm đều áp

dụng mức phạt chưa mang tính răn đe cao so sánh với lợi nhuận từ

việc thao túng giá chứng khoán là cực lớn vì vậy chưa hạn chế được

hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán, trừ một số trường hợp

Page 24: Noi dung luan van - Hoi Dong

24

hạn hữu chẳng hạn như vụ việc cổ phiếu DVD (cá nhân vi phạm bị

khởi tố hình sự).

ử lý vi phạm của công ty kiểm toán báo cáo tài chính doanh

nghiệp niêm yết: Đối với hầu hết những trường hợp do sai sót của

Kiểm toán viên trong việc kiểm toán báo cáo tài chính đều dẫn đến

hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư tuy nhiên xử lý trách nhiệm về việc

này hầu như “giơ cao đánh khẽ” chỉ dừng ở mức độ khiển trách đối

với Công ty kiểm toán và không chấp nhận tư cách kiểm toán viên

trong thời hạn ngắn (trường hợp Cty kiểm toán A&C và AISC kiểm

toán BCTC BBT – nguồn UBCKNN), nặng hơn một chút UBCK đã

không chấp thuận một số Công ty kiểm toán do có sai sót trong quá

trình kiểm toán trong thời hạn nhất định tuy nhiện việc này cũng

gặp phải nhiều khó khan do chính đơn vị kiểm toán có sai sót phản

đối.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán còn nhiều bất cập:

một thực tế trước đây do hạn chế về mặt công nghệ và viện dẫn lý do

kiểm soát làm giá chứng khoán, Sở GD chứng khoán địa phương đã quy

định rất không hợp lý trong giao dịch chứng khoán đó là không cho phép

mua bán một loại chứng khoán trong cùng một phiên giao dịch, qua nhiều

lần chỉnh sửa, góp ý, bổ sung sửa đổi dự thảo cho đến nay quy định này

đã bị bãi bỏ, có thể nói rất mất thời gian cho một sự việc tưởng chừng rất

đơn giản điều này cho thấy với những vấn đề thuộc về mặt cơ chế, pháp

luật sẽ rất khó được khắc phục một sớm một chiều trong khi chứng khoán

là một lĩnh vực phát triển rất nhanh, liên tục.

Thuế thu nhập từ chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân rất bất cập: nhà

đầu tư cá nhân thua lỗ vẫn phải nộp thuế.

Page 25: Noi dung luan van - Hoi Dong

25

- Sản phẩm ngh o nàn không theo kịp nhu cầu phát triển của thị trường: ký

quỹ, bán khống, quyền chọn, T+.

- Công tác quản lý còn yếu kém: như đã đề cập ở trên trong trường hợp

thao túng giá cổ phiếu DVD, UBCKNN đã thể hiện vài trò rất mờ nhạt

trong việc là cơ quan giám sát thị trường. Từ việc hủy phát hành thêm sau

khi đã có văn bản chấp thuận cho DVD trong khi giá cổ phếu đã điều

chỉnh và nhà đầu tư đã nộp tiền góp vốn. Hành động quá chậm mặc dù

DVD liên tục có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin, và

hủy niêm yết cổ phiếu hầu như ngay lập tức dẫn đến cơ hội thoái vốn cắt

lỗ của nhà đầu tư hầu như không thực hiện được. Có thể một phần nguyên

nhân do cơ chế hoạt động hiện tại không cho phép tuy nhiên, trách nhiệm

là không thể phủ nhận.

Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, thiếu tính minh

bạch cùng với việc tồn tại một số cá nhân, tổ chức có tài lực thao túng cục bộ

giá cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính, thành phần tham gia thị trường bao gồm

các nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số và đầu tư theo cảm tính thiếu sự chuyện

nghiệp. Tất cả điều này dẫn đến kết quả tất yếu: trong một trò chơi có tổng lợi

nhuận bằng không thì phần thua thiệt luôn về phía không có quan điểm rõ

ràng, chuyên nghiệp trong đầu tư cụ thể là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ,

trong khi đó nhà đầu tư tổ chức đặc biệt là khối ngoại, mặc dù không chiến tỷ

trọng lớn nhưng luôn đóng vai trò dẫn dắt thị trường và luôn kiểm soát được

tình hình với tỷ suất sinh lợi tốt hơn.

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường cần thiết phải có tính chuyên nghiệp

để phòng ngừa rủi ro trong hoàn cảnh bất lợi và ngược lại sinh lời khi điều

kiện thuận lợi. Để tìm hiểu tính chuyện nghiệp trong đầu tư tác giả đã thực

hiện một cuộc khảo sát được trình bày bên dưới sẽ làm rõ thêm vấn đề này.

Page 26: Noi dung luan van - Hoi Dong

26

2.2 Khảo sát thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

của cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Như đã đề cập ở chương 1, hiệu quả đầu tư của một cá nhân hay tổ chức

do yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Các yếu tố khách quan nằm ngoài

phạm vi nghiên cứu của đề tài do bản thân nhà đầu tư không thể tác động hay

ảnh hưởng mà ngược lại còn bị chi phối chung như nhau khi tham gia vào thị

trường, bên cạnh đó đầu tư tài chính nói chung là một trò chơi có tổng lợi

nhuận bằng 0 tức lợi nhuận của nhà đầu tư này sẽ là thua lỗ của nhà đầu tư

khác và ngược lại. Như vậy đây là một cuộc đấu trí trực tiếp mua thấp bán cao

nhằm thu lợi giữa những nhà đầu tư với nhau do đó làm nổi bật lên vai trò của

yếu tố chủ quan quyết định vấn đề hiệu quả.

Yếu tố chủ quan của nhà đầu tư sẽ bao gồm nhiều yếu tố chi tiết khác

nhau như: sở thích về lựa chọn cổ phiếu, ứng xử đối với rủi ro, kinh nghiệm

đầu tư, kiến thức đầu tư,…tuy nhiên trung tựu được phân thành hai nhóm đó

là khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp trong đầu tư.

Nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của tính chuyên nghiệp và khẩu vị rủi ro lên

hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư cá nhân, người viết đã tiến hành một cuộc

khảo sát thực tế với quy mô nhỏ trong phạm vi tại TP.HCM.

Từ đó bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 18 câu hỏi chia thành 3

nhóm cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu như sau:

Page 27: Noi dung luan van - Hoi Dong

27

Hình 2.1 Phân nhóm các biến quan sát

Hiệu quả đầu tư

Khẩu vị rủi ro

Tính chuyên nghiệp

Tương quan thị trường

Biến động thị giá, thị giá và lợi

nhuận

Biến động tỷ suất sinh lợi

Kinh nghiệm đầu tư

Vận dụng lý thuyết đầu tư

uan điểm, phong cách đầu tư rõ

rệt

Tỷ suất sinh lợi Biến động tỷ suất sinh lợi

Lĩnh vực công tác phù hợp

Lựa chọn cổ phiếu có nguyên tắc

Phân bổ tài sản, đo lường kết quả hoạt động

Page 28: Noi dung luan van - Hoi Dong

28

Nhóm phản ánh khẩu vị rủi ro: Một nguyên tắc bất di bất dịch được đề

cập trong tất cả sách giáo khoa về đầu tư tài chính đó là “rủi ro cao lợi

nhuận cao”, do đó hiệu quả đầu tư sẽ bị chi phối bởi khẩu vị rủi ro của

nhà đầu tư. Khẩu vị rủi ro thể hiện qua việc nhà đầu tư ưa thích loại cổ

phiếu có mức độ biến động như thế nào.

o Lựa chọn cổ phiếu: theo tương quan thị trường (Bêta chứng

khoán);

o Lựa chọn cổ phiếu: theo biến động (Độ lệch chuẩn) tỷ suất sinh

lời;

o Lựa chọn cổ phiếu: theo biến động (Độ lệch chuẩn) của thị giá,

theo thị giá và lợi nhuận doanh nghiệp;

Nhóm khẩu vị rủi ro được thiết kế 5 câu hỏi bao gồm 1 câu hỏi tự

đánh giá chung về khẩu vị rủi ro và 4 câu hỏi phản ánh chi tiết.

Nhóm phản ánh tính chuyên nghiệp trong đầu tư: tính chuyên nghiệp

thể hiện qua một số nội dung sau:

o Kinh nghiệm đầu tư: thâm niên đầu tư ngắn hay dài;

o Lĩnh vực công tác có liên quan đến chứng khoán ít hay nhiều;

o uan điểm, phong cách đầu tư như thế nào, có cụ thể, rõ rệt, theo

nguyên tắc gì…;

o Việc vận dụng lý thuyết đầu tư vào trong thực tiễn ở mức độ nào;

o Lựa chọn cổ phiếu có theo một nguyên tắc, trình tự hoặc cảm

tính hay không;

o Cách thực phân bổ tài sản và nhận thức về tiêu chí đo lường kết

quả hoạt động đầu tư;

Nhóm tính chuyên nghiệp trong đầu tư được thiết kế làm 10 câu

hỏi bao gồm 1 câu hỏi tự đánh giá chung và 9 câu hỏi chi tiết về

tính chuyên nghiệp.

Page 29: Noi dung luan van - Hoi Dong

29

Nhóm đo lường hiệu quả đầu tư: đo lường hiệu quả đầu tư phải bao

gồm 2 tiêu chí: tỷ suất sinh lợi và biến động của nó (độ lệch chuẩn của

tỷ suất sinh lợi)

o Tỷ suất sinh lợi;

o Biến động tỷ suất sinh lợi;

Nhóm đo lường hiệu quả đầu tư được thiết kế làm 3 câu hỏi trong

đó 1 câu hỏi đánh giá chung và 2 câu hỏi chi tiết.

Bảng 2.1 Danh sách câu hỏi khảo sát và biến đại diện

Tên biến Loại biến Tính biến N i dung câu hỏi khảo sát

Câu 1 Độc lập Chi tiết 1) Bạn tham gia đầu tư chứng khoán được bao lâu

Câu 2 Độc lập Chi tiết 2) Lĩnh vực công tác của bạn có liên quan đến đầu tư chứng khoán

Câu 3 Độc lập Chi tiết 3) uan điểm đầu tư chứng khoán của bạn là gì

Câu 4 Độc lập Chi tiết 4) Phong cách đầu tư chứng khoán của bạn là gì

Câu 5 Độc lập Chi tiết 5) Bạn áp dụng lý thuyết như thế nào trong đầu tư

Câu 6 Độc lập Chi tiết ) Lý thuyết nào sau đây được bạn sử dụng trong đầu tư

Câu 7 Độc lập Chi tiết 7) Việc lựa chọn cổ phiếu của bạn dựa trên thông tin nào

Câu 8 Độc lập Chi tiết 8) Chiến thuật phân bổ tài sản của bạn là gì

Câu 9 Độc lập Chi tiết 9) Theo bạn chỉ tiêu nào đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tốt nhất

Câu 10/Tính

chuyên nghiệp

Phụ thu c/

Đ c lập

Tổng

quát 1 ) Tự đánh giá về sự chuyên nghiệp của bạn trong đầu tư

Câu 11 Độc lập Chi tiết 11) Bạn lựa chọn cổ phiếu có mối tương quan với thị trường như thế nào

Câu 12 Độc lập Chi tiết 12) Bạn lựa chọn cổ phiếu có t suất sinh lời biến đ ng như thế nào

Câu 13 Độc lập Chi tiết 13) Bạn lựa chọn cổ phiếu có thị giá biến đ ng như thế nào

Câu 14 Độc lập Chi tiết 14) Bạn lựa chọn công ty nào sau đây để đầu tư

Câu 15/Khẩu vị

rủi ro

Phụ thu c/

Đ c lập

Tổng

quát 15) Bạn ứng ử như thế nào đối với rủi ro

Câu 16 Độc lập Chi tiết 1 ) Tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư của bạn như thế nào

Câu 17 Độc lập Chi tiết 17) Biến động tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư của bạn như thế nào

Câu 18/Hiệu quả

đầu tư Phụ thu c

Tổng

quát 18) Hiệu quả đầu tư chứng khoán của bạn như thế nào

Page 30: Noi dung luan van - Hoi Dong

30

Như vậy bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế bao gồm 18 câu hỏi, trong

đó 3 câu hỏi phản ánh chung 3 biến tổng quát đó là: khẩu vị rủi ro, tính

chuyên nghiệp và hiệu quả đầu tư và 15 câu hỏi phản ánh chi tiết cho

từng biến tổng quát. Tương ứng với mỗi câu hỏi khảo sát sẽ có 5 đáp án

trả lời với mức độ từ thấp đến cao bằng cách áp dụng thang đo Likert 5

bậc để đo lường.

em phụ lục số 01 Bảng câu hỏi khảo sát

Việc phân nhóm các biến quan sát nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố

ảnh hưởng từ chi tiết đến tổng quát nhằm làm rõ các yếu tố có ảnh

hưởng quyết định, nổi bật trong nội bộ nhóm biến và giữa các nhóm

biến với nhau. Cụ thể, khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp ảnh hưởng

như thế nào đến hiệu quả đầu tư, kế tiếp xem xét chi tiết trong bộ nhóm

khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp thì những nhân tố nào có ảnh

hưởng nổi bật và đặc trưng cho nhóm.

Tóm lại bằng cách phân nhóm các biến quan sát, sau khi phân tích khảo

sát sẽ cho kết quả không chỉ dừng ở việc nhân tố nào (khẩu vị rủi ro

hoặc tính chuyên nghiệp) ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả đầu tư mà

còn chỉ ra được những yếu tố đặc trưng của nhân tố đó là gì.

Page 31: Noi dung luan van - Hoi Dong

31

Hình 2.2 Sơ đồ phân tích khảo sát

Phân tích mô tả

Phân tích mô tả

Phân tích bảng

Phân tích tương quan

Câu 1-10

Câu 11-15

Câu 16-18

Câu 10,15,18

Phân tích hồi qui

Câu 1-10

Câu 11-15

Câu 16-18

Câu 10,15,18

Page 32: Noi dung luan van - Hoi Dong

32

2.2.1 Kết quả khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát sau khi thu thập ý kiến của 500 nhà đầu tư cá

nhân trên địa bàn TP.HCM, được kiểm tra, nhập liệu và phân tích bằng

phần mềm SPSS. Kết quả khảo sát như sau:

2.2.1.1 Phân tích mô tả kết quả khảo sát

2.2.1.1.1 Phân tích mô tả

Sử dụng chức năng phân tích thống kê tần suất – Frequencies trong

phần mềm SPSS (xem chi tiết tại phụ lục số 02 Phân tích mô tả bằng

SPSS).

- Về giới tính các nhà đầu tư tham gia khảo sát:

Tổng số phiếu phát ra: 500 phiếu;

Giới tính là nam: 2 9 người – tỷ lệ 53.8 ;

Giới tính là nữ: 218 người – tỷ lệ 43.

Số phiếu không trả lời: 13 phiếu – tỷ lệ 2.

Bảng 2.2 Tần suất “giới tính”

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 13 2.6 2.6 2.6

nam 269 53.8 53.8 56.4

nu 218 43.6 43.6 100.0

Total 500 100.0 100.0

- Về nghề nghiệp của các nhà đầu tư tham gia khảo sát:

Tổng số phiếu phát ra: 500 phiếu;

Số phiếu không trả lời: 123 phiếu – tỷ lệ 24. , cung cấp thiếu

thông tin nghề nghiệp;

Page 33: Noi dung luan van - Hoi Dong

33

Số phiếu trả lời hợp lệ: 377 phiếu – tỷ lệ 75.4 ;

Các nghề chiếm tỷ lệ cao: nhân viên văn phòng 13.8 , sinh viên

9.4 , kế toán 7.4 ;

Số loại nghề nghiệp: rất đa dạng, nhóm nghề chiếm tỷ trọng cao

nhất là tài chính ngân hàng 17.8 , hành chính văn phòng 15.4 ,

kinh doanh tiếp thị 13.

Bảng 2.3 Tần suất “nhóm nghề” -

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent

Valid 123 24.6 24.6 24.6

buon ban tu do 7 1.4 1.4 26.0

giai tri du lich 6 1.2 1.2 27.2

hanh chinh van phong 77 15.4 15.4 42.6

kinh doanh tiep thi 68 13.6 13.6 56.2

lao dong gian don 3 .6 .6 56.8

noi tro 6 1.2 1.2 58.0

san xuat hang hoa 28 5.6 5.6 63.6

sinh vien 47 9.4 9.4 73.0

tai chinh ngan hang 89 17.8 17.8 90.8

tu nhien ky thuat 30 6.0 6.0 96.8

van hoa xa hoi 16 3.2 3.2 100.0

Total 500 100.0 100.0

Hình 2.3 Tỷ trọng “nhóm nghề”

Nhom nghe

van hoa xa hoi

tu nhien ky thuat

tai chinh ngan hang

sinh vien

san xuat hang hoa

noi tro

lao dong gian don

kinh doanh tiep thi

hanh chinh van phong

giai tri du lich

buon ban tu do

Page 34: Noi dung luan van - Hoi Dong

34

- Về độ tuổi của các nhà đầu tư tham gia khảo sát:

Tổng số phiếu phát ra: 500 phiếu;

Số phiếu không trả lời: 115 phiếu – tỷ lệ 23 , cung cấp thiếu

thông tin tuổi tác;

Số phiếu trả lời hợp lệ: 385 phiếu – tỷ lệ 77%;

Độ tuổi tham gia đầu tư qua cuộc khảo sát: từ 19 tuổi đến 0

tuổi;

Độ tuổi bình quân: 30 tuổi;

Độ tuổi tham gia đầu tư chiếm tỷ trọng cao: từ 19 tuổi đến 42

tuổi chiếm hơn 90 số người tham gia khảo sát;

Bảng 2.4 Tần suất tuổi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 19.00 7 1.4 1.8 1.8

20.00 10 2.0 2.6 4.4

21.00 15 3.0 3.9 8.3

22.00 26 5.2 6.8 15.1

23.00 9 1.8 2.3 17.4

24.00 27 5.4 7.0 24.4

25.00 38 7.6 9.9 34.3

26.00 33 6.6 8.6 42.9

27.00 21 4.2 5.5 48.3

28.00 28 5.6 7.3 55.6

29.00 25 5.0 6.5 62.1

30.00 11 2.2 2.9 64.9

31.00 10 2.0 2.6 67.5

32.00 15 3.0 3.9 71.4

33.00 8 1.6 2.1 73.5

34.00 8 1.6 2.1 75.6

35.00 15 3.0 3.9 79.5

36.00 6 1.2 1.6 81.0

37.00 3 .6 .8 81.8

38.00 9 1.8 2.3 84.2

39.00 6 1.2 1.6 85.7

40.00 8 1.6 2.1 87.8

Page 35: Noi dung luan van - Hoi Dong

35

41.00 5 1.0 1.3 89.1

42.00 8 1.6 2.1 91.2

43.00 5 1.0 1.3 92.5

45.00 7 1.4 1.8 94.3

46.00 1 .2 .3 94.5

47.00 4 .8 1.0 95.6

48.00 2 .4 .5 96.1

49.00 4 .8 1.0 97.1

50.00 4 .8 1.0 98.2

51.00 1 .2 .3 98.4

52.00 1 .2 .3 98.7

54.00 3 .6 .8 99.5

55.00 1 .2 .3 99.7

60.00 1 .2 .3 100.0

Total 385 77.0 100.0

Missing System 115 23.0

Total 500 100.0

Hình 2.4 th ph n h i tuổi

Tuoi

60.0

57.5

55.0

52.5

50.0

47.5

45.0

42.5

40.0

37.5

35.0

32.5

30.0

27.5

25.0

22.5

20.0

Tuoi

Un

de

fin

ed

err

or

#6

07

06

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

120

100

80

60

40

20

0

Std. Dev = 7.95

Mean = 30.0

N = 385.00

Page 36: Noi dung luan van - Hoi Dong

36

Nhận t:

- Thành phần tham gia đầu tư chứng khoán qua cuộc khảo sát cho thấy

rất đa dạng, đủ mọi loại hình nghề nghiệp, trong đó tập trung vào một

số nghề như nhân viên văn phòng, sinh viên, kế toán là những lĩnh vực

mà tính chất công việc thiếu tính sáng tạo, lặp đi lặp lại và ẩn chứa

nhiều thời gian nhàn rỗi hoặc không bó buộc thời gian;

- Cơ cấu về giới tính của nhà đầu tư cá nhân không chệnh lệch nhau lớn

do đó không cho thấy dấu hiệu gì rõ rệt trong việc giới tính ảnh hưởng

đến việc tham gia đầu tư chứng khoán hay không;

- Độ tuổi đầu tư chứng khoán mặc dù dàn trải nhưng tập trung chủ yếu ở

vùng thanh niên và trung niên, đặc biệt cao nhất vùng từ 20 tuổi đến 30

tuổi thể hiện độ tuổi đầu tư khá trẻ với khả năng chín chắn trong suy

nghĩ, hành động không ổn định và với độ tuổi này khuynh hướng thông

thường khẩu vị ưa thích rủi ro rất cao;

2.2.1.1.2 Phân tích bảng

Xem chi tiết kết quả phân tích bảng tại Phụ lục số 03 Phân tích bảng

crosstabs bằng SPSS

- Phân tích bảng “giới tính” với 3 biến tổng quát

Bảng 2.5 Phân tích bảng “giới tính”

Cau 10

Total 1 2 3 4 5

Gioi

tinh

0 2 7 3 1 13

nam 9 46 173 28 12 268

nu 18 55 120 15 7 215

Total 27 103 300 46 20 496

Cau 15

Total 1 2 3 4 5

Gioi 4 2 2 4 1 13

Page 37: Noi dung luan van - Hoi Dong

37

tinh nam 40 109 67 36 16 268

nu 35 93 45 33 12 218

Total 79 204 114 73 29 499

Cau 18

Total 1 2 3 4 5

Gioi

tinh

0 0 7 1 5 13

nam 5 31 153 57 22 268

nu 5 31 125 37 20 218

Total 10 62 285 95 47 499

Đối với “tính chuyên nghiệp”: nam có khuynh hướng cao hơn nữ

thể hiện qua việc phân phối đáp án trả lời đối với câu 10 từ mức

độ 4 đến 5 của nam tập trung cao hơn của nữ;

Đối với “khẩu vị rủi ro”: nam và nữ có độ ưa thích rủi ro chênh

lệch nhau không đáng kể, thể hiện qua việc phân phối đáp án trả

lời đối với câu 15 từ mức độ 4 đến 5 của nam thấp hơn của nữ rất

nhỏ, trong khi độ không ưa thích rủi ro của nam có khuynh

hướng thấp hơn nữ đáng kể thể hiện qua việc phân phối đáp án

trả lời đối với câu 15 từ mức độ 1 đến 2 của nam thấp hơn nữ

đáng kể. Do vậy nam có khuynh hướng ưa thích rủi ro, mao hiểm

nói chung lớn hơn nữ mặc dù không đáng kể;

Đối với “hiệu quả đầu tư”: nam tốt hơn nữ thể hiện qua việc

phân phối đáp án trả lời đối với câu 18 từ mức độ 4 đến 5 của

nam cao hơn nữ và từ mức độ 1 đến 2 của nam thấp hơn nữ

Tóm lại, trong phạm vi cuộc khảo sát, nam có tính chuyên

nghiệp và mức độ ưu thích rủi ro cao hơn nữ và điều này dẫn đến

kết quả phù hợp là hiệu quả đầu tư tốt hơn nữ.

- Phân tích bảng “nghề nghiệp” với 3 biến tổng quát

Page 38: Noi dung luan van - Hoi Dong

38

Bảng 2.6 Phân tích bảng “nghề nghiệp”

Cau 10 Total

1 2 3 4 5

Nghe nghiep 4 21 81 14 3 123

giam doc 0 1 14 1 1 17

IT 0 4 6 0 2 12

ke toan 0 9 23 3 1 36

kinh doanh 2 8 21 2 1 34

nhan vien

NH 1 2 15 0 0 18

NVKD 1 2 11 5 1 20

sinh vien 5 16 20 5 1 47

tin dung 1 1 8 2 0 12

van phong 5 22 35 5 1 68

Total 27 103 300 46 20 496

Cau 15 Total

1 2 3 4 5

Nghe nghiep 24 58 24 12 5 123

giam doc 2 8 4 3 0 17

IT 2 6 1 1 2 12

ke toan 6 18 7 6 0 37

kinh doanh 9 16 8 2 0 35

nhan vien

NH 1 10 4 2 1 18

NVKD 1 7 3 7 2 20

sinh vien 5 16 9 12 5 47

tin dung 1 5 3 3 0 12

van phong 14 19 20 13 3 69

Total 79 204 114 73 29 499

Cau 18 Total

1 2 3 4 5

Nghe nghiep 0 20 69 21 13 123

giam doc 0 0 10 6 1 17

IT 0 2 8 1 1 12

ke toan 2 3 19 10 3 37

kinh doanh 2 6 22 3 1 34

nhan vien

NH 0 2 12 1 3 18

NVKD 1 4 9 4 2 20

sinh vien 1 1 32 5 8 47

Page 39: Noi dung luan van - Hoi Dong

39

tin dung 0 0 11 1 0 12

van phong 2 10 40 16 1 69

Total 10 62 285 95 47 499

Không làm mất đi tính đại diện cho mẫu khảo sát người viết chỉ

xét trên 3 loại hình nghề nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất bao

gồm: văn phòng, sinh viên và kế toán:

Đối với “tính chuyên nghiệp”: nhóm sinh viên có “tính chuyên

nghiệp” cao và thấp tập trung hơn 2 nhóm còn lại thể hiện qua

việc phân phối kết quả trả lời đối với câu 10 ở mức độ 4 – 5 và ở

mức độ 1 – 2 nhiều hơn (dạng phân phối “nặng 2 đầu”). Nhóm

kế toán có “tính chuyên nghiệp” thấp ít nhất và “tính chuyên

nghiệp” vừa nhiều nhất, trong khi nhóm văn phòng có “tính

chuyên nghiệp” cao ít nhất.

Đối với “khẩu vị rủi ro”: nhóm sinh viên có “khẩu vị rủi ro” cao

nhiều nhất, nhóm kế toán có “khẩu vị rủi vo” vừa và cao ít nhất,

nhóm văn phòng có “khẩu vị rủi ro” vừa nhiều nhất.

Đối với “hiệu quả đầu tư”: nhóm kế toán có “hiệu quả đầu tư”

cao nhiều nhất, nhóm sinh viên có “hiệu quả đầu tư” vừa nhiều

nhất và “hiệu quả đầu tư” thấp ít nhất, nhóm “văn phòng” có

“hiệu quả đầu tư” thấp nhiều nhất và “hiệu quả đầu tư” cao ít

nhất.

- Phân tích bảng “độ tuổi”

Bảng 2.7 Phân tích bảng “đ tuổi”

Cau 10 Total

Tuoi 1 2 3 4 5

19-29 16 56 137 15 12 236

30-39 6 13 58 11 2 90

Page 40: Noi dung luan van - Hoi Dong

40

40 trở đi 1 11 34 5 4 55

Total 23 80 229 31 18 381

Cau 15 Total

Tuoi 1 2 3 4 5

19-29 41 82 53 42 20 238

30-39 10 38 24 16 3 91

40 trở đi 10 27 11 5 2 55

Total 61 147 88 63 25 384

Cau 18 Total

Tuoi 1 2 3 4 5

19-29 8 24 138 45 24 239

30-39 2 15 52 16 5 90

40 trở đi 0 11 32 7 5 55

Total 10 50 222 68 34 384

Đối với “tính chuyên nghiệp”: có khuynh hướng “tính chuyên

nghiệp” cao tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm từ 40 tuổi trở đi có

“tính chuyên nghiệp” cao nhiều nhất, kế đến nhóm từ 30-39 tuổi

và sau cùng là nhóm từ 19-29 tuổi (thể hiện qua tỷ lệ phân phối

đáp án trả lời câu hỏi 10 có mức độ từ 4 – 5 tăng dần theo nhóm

tuổi). Ngược lại nhóm tuổi từ 19 – 29 tuổi có “tính chuyên

nghiệp” thấp cao nhất, thể hiện qua tỷ lệ phân phối đáp án trả lời

câu hỏi 10 có mức độ tứ 1 – 2 cao nhất;

Đối với “khẩu vị rủi ro”: có xu hướng mức độ ưa thích rủi ro

giảm dần theo nhóm tuổi: nhóm từ 40 tuổi trở đi có “khẩu vị rủi

ro” cao ít nhất, tiếp đến là nhóm từ 30 – 39 tuổi và cuối cùng là

nhóm 19 – 29 tuổi (thể hiện qua tỷ lệ phân phối đáp án trả lời câu

hỏi 15 có mức độ 4 – 5 giảm dần theo nhóm tuổi). Ở chiều ngược

lại “khẩu vị rủi ro” thấp tăng dần theo nhóm tuổi;

Đối với “hiệu quả đầu tư”: trong mối liên hệ với nhóm tuổi thì

“hiệu quả đầu tư” thể hiện một xu hướng giảm dần khi độ tuổi

Page 41: Noi dung luan van - Hoi Dong

41

tăng lên: tỷ trọng phân phối đáp án trả lời câu hỏi 18 có mức độ 4

– 5 giảm dần theo nhóm tuổi, ngược lại tỷ trong phân phối đáp

án có mức độ 1 – 2 tăng dần.

Tóm lại, phân tích bảng giữa “độ tuổi” với ba biến tổng quát cho kết

quả có khuynh hướng rõ rệt hoặc đồng biến hoặc nghịch biến với “tính

chuyên nghiệp”, “khẩu vị rủi ro” và “hiệu quả đầu tư”. Cụ thể, độ tuổi

đồng biến với “tính chuyên nghiệp”, nghịch biến với “khẩu vị rủi ro”

và “hiệu quả đầu tư”. Việc nhà đầu tư cá nhân càng lớn tuổi thì “tính

chuyên nghiệp” càng cao sẽ dễ giải thích do thâm niên và kinh nghiệm

đầu tư sẽ tăng dần theo thời gian, tương tự với “khẩu vị rủi ro”, người

càng lớn tuổi càng có khuynh hướng tự nhiên e ngại với sự mạo hiểm,

sự không chắc chắn, riêng “hiệu quả đầu tư” giảm dần theo độ tuổi là

một vấn đề cần được kiểm chứng thêm bằng các cuộc nghiên cứu thực

tế sâu và rộng hơn, bởi vì đây có thể là kết quả của việc nói quá lên

hiệu quả hoạt động của những nhà đầu tư trẻ tuổi vốn bản tính thích thể

hiện hơn là việc thừa nhận thực tế.

2.2.1.2 Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các biến đ c lập và biến

phụ thu c tương ứng

Sử dụng chức năng phân tích tương quan bằng phần mền SPSS cho kết

quả: Xem chi tiết đầy đủ tại Phụ lục số 04 Phân tích tương quan bằng

SPSS.

- Phân tích tương quan cho biến “tính chu n nghiệp”:

Bảng 2.8 Hệ số tương quan “tính chuyên nghiệp”

Cau 1 Cau 2 Cau 3 Cau 4 Cau 5 Cau 6 Cau 7 Cau 8 Cau 9 Cau 10

Cau

10

Pearson

Correlation .293(**) .324(**) .197(**) .365(**) .335(**) .266(**) .314(**) .224(**) .248(**) 1

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .

Page 42: Noi dung luan van - Hoi Dong

42

tailed)

Sum of

Squares

and Cross-

products

182.022 132.814 96.686 182.200 196.125 141.181 172.568 101.512 140.868 326.837

Covariance .370 .269 .196 .370 .397 .288 .349 .205 .286 .660

N 493 494 494 494 495 492 495 496 494 496

Có mối tương quan thuận khá rõ rệt giữa các biến độc lập với

biến phụ thuộc về “tính chuyên nghiệp”, hệ số tương quan đơn

Pearson đều dương và tối thiểu 0.197 với độ tin cậy rất cao 99 .

Trong đó, các biến ở câu 4, câu 5 và câu 2 có mối tương quan rõ

nét nhất với biến tổng hợp ở câu 10;

Hệ số tương quan đối với biến phụ thuộc chênh lệch không nhiều

giữa các biến độc lập cho thấy không yếu tố nào thực sự vượt

trội trong việc giải thích “tính chuyên nghiệp” và vì vậy vai trò

các biến độc lập là như nhau trong việc xây dựng mô hình hồi

qui tuyến tính sẽ đề cập bên dưới;

- Phân tích tương quan cho biến “khẩu vị rủi ro”:

Bảng 2. Hệ số tương quan “khẩu vị rủi ro”

Cau 11 Cau 12 Cau 13 Cau 14 Cau 15

Cau 15 Pearson

Correlation .068 .139(**) .240(**) .109(*) 1

Sig. (2-tailed) .135 .002 .000 .015 .

Sum of Squares

and Cross-

products

29.445 59.877 107.411 56.560 602.064

Covariance .060 .121 .217 .114 1.209

N 490 494 496 496 499

Tồn tại mối tương quan thuận giữa biến độc lập và biến phụ

thuộc, ngoại trừ biến tại câu 11 các biến độc lập còn lại đều có

mối tương quan > 0.1 với độ tin cậy cao 95%;

Page 43: Noi dung luan van - Hoi Dong

43

Hệ số tương quan của biến tại câu 13 lớn nhất và vượt trội so với

các biến còn lại cho thấy nó đóng vai trò lớn trong việc giải thích

“khẩu vị rủi ro”. Tuy nhiên ngoại trừ việc loại trừ biến độc lập tại

câu 11 với độ tin cậy không cao, trong mô hình hồi quy tuyến

tính bên dưới để đầy đủ sẽ giữ nguyên các biến độc lập còn lại;

- Phân tích tương quan cho biến “hiệu quả đầu tư”:

Bảng 2.1 Hệ số tương quan “hiệu quả đầu tư”

Cau 16 Cau 17 Cau 18

Cau 18 Pearson Correlation .382(**) .390(**) 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .

Sum of Squares and

Cross-products 155.867 125.462 362.056

Covariance .314 .252 .727

N 497 498 499

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thấp

nhất 0.382 với độ tin cậy rất cao 99 cho thấy mối liên hệ khá

mạnh trong việc giải thích biến tổng hợp “hiệu quả đầu tư” bởi 2

biến độc lập;

Chênh lệch giữa các hệ số tương quan không đáng kể vì vậy vai

trò 2 biến độc lập là như nhau, từ đó mô hình hồi quy sẽ xây

dựng trên 2 biến độc lập này.

- Phân tích tương quan giữa các biến tổng quát:

Bảng 2.11 Hệ số tương quan “hiệu quả đầu tư” với “tính chuyên

nghiệp” và “khẩu vị rủi ro”

Cau 10 Cau 15 Cau 18

Cau 18 Pearson Correlation .384(**) .143(**) 1

Sig. (2-tailed) .000 .001 .

Sum of Squares and

Cross-products 130.564 66.283 362.056

Page 44: Noi dung luan van - Hoi Dong

44

Covariance .264 .133 .727

N 495 498 499

Hệ số tương quan đều dương với độ tin cậy rất cao 99 , đặc biệt

biến tại câu 10 – “tính chuyên nghiệp” với hệ số tương quan vượt

trội so với tại câu 15 – “khẩu vị rủi ro” cho thấy ảnh hưởng rất

lớn đến việc giải thích “tính hiệu quả” chung. Điều này sẽ được

phân tích kỹ hơn trong việc xây dựng mô hình hồi quy đề cập

bên dưới.

Qua quá trình phân tích tương quan giữa biến độc lập với biến phụ

thuộc và giữa các biến phụ thuộc với nhau đã làm rõ lên một số mối

liên hệ rõ rệt. Cụ thể, trong nội bộ nhóm câu hỏi phản ánh “tính chuyên

nghiệp” các biến độc lập có vai trò như nhau trong việc giải thích biến

phụ thuộc; đối với nhóm câu hỏi phản ánh “khẩu vị rủi ro” nổi bật lên

một biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể lên biến phụ thuộc trong khi

các biến còn lại một biến bị loại trừ do độ tin cậy không cao và hai biến

còn lại mặc dù có độ tin cậy cao nhưng ảnh hưởng không mạnh bằng;

đối với nhóm phản ánh “hiệu quả đầu tư” vai trò của 2 biến độc lập là

như nhau trong việc giải thích biến phụ thuộc với độ tin cậy cao thể

hiện tính tương đối phù hợp của mô hình; đối với nhóm ba biến phụ

thuộc hệ số tương cho thấy rằng mối liên hệ giữa biến tại câu 10 – “tính

chuyên nghiệp” và câu 18 – “hiệu quả đầu tư” mạnh hơn hẳn mối liên

hệ giữa biến tại câu 15 – “khẩu vị rủi ro” và câu 18 – “hiệu quả đầu tư”.

Tất cả những nhận xét này sẽ được chứng minh và làm rõ hơn qua quá

trình phân tích hồi qui tuyến tính bên dưới.

2.2.1.3 Phân tích hồi qui tuyến tính giữa các biến đ c lập và các biến

phụ thu c tương ứng

Page 45: Noi dung luan van - Hoi Dong

45

Phân tích tương quan là bước đầu chỉ ra mối liên hệ giữa các biến khảo

sát với nhau, nhưng mức độ phù hợp và độ mạnh yếu của các biến độc

lập ảnh hưởng lên biến phụ không được chỉ ra cụ thể. Nó chỉ là dấu

hiệu chưa phải là kết quả cuối cùng của mục tiêu nghiên cứu là ảnh

hưởng về lượng và mức độ phù hợp cụ thể như thế nào. Vì vậy chúng

ta tiến hành phân tích hồi qui như sau:

Xem chi tiết tại Phụ luc số 05 Phân tích hồi qui bằng SPSS

- Phân tích h i qui cho biến “tính chu n nghiệp”

Biến “tính chuyên nghiệp” – câu 10 là biến phụ thuộc được giải thích

bởi 9 biến độc lập từ câu 1 đến câu 9, kết quả phân tích hồi qui bội

bằng SPSS được tóm tắt bên dưới:

Bảng 2.12 Tóm tắt kết quả hồi qui “tính chuyên nghiệp”

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .364(a) .133 .131 .761 .133 72.938 1 477 .000

2 .450(b) .202 .199 .731 .070 41.702 1 476 .000

3 .491(c) .241 .236 .713 .039 24.218 1 475 .000

4 .507(d) .257 .251 .706 .016 10.314 1 474 .001

5 .514(e) .264 .256 .704 .007 4.188 1 473 .041

6 .521(f) .271 .262 .701 .007 4.584 1 472 .033

a Predictors: (Constant), Cau 4

b Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2

c Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1

d Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5

e Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8

f Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8, Cau 3

g Dependent Variable: Cau 10

Coefficients(a)

Page 46: Noi dung luan van - Hoi Dong

46

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

B

Std.

Error Beta

Lower

Bound

Upper

Bound

Zero-

order Partial Part

1 (Constant) 2.064 .098 21.074 .000 1.871 2.256

Cau 4 .236 .028 .364 8.540 .000 .182 .291 .364 .364 .364

2 (Constant) 1.682 .111 15.152 .000 1.464 1.900

Cau 4 .200 .027 .308 7.355 .000 .146 .253 .364 .319 .301

Cau 2 .215 .033 .270 6.458 .000 .150 .281 .334 .284 .264

3 (Constant) 1.509 .114 13.247 .000 1.286 1.733

Cau 4 .167 .027 .257 6.097 .000 .113 .221 .364 .269 .244

Cau 2 .208 .033 .262 6.402 .000 .144 .272 .334 .282 .256

Cau 1 .107 .022 .204 4.921 .000 .064 .150 .294 .220 .197

4 (Constant) 1.423 .116 12.272 .000 1.195 1.651

Cau 4 .118 .031 .182 3.806 .000 .057 .179 .364 .172 .151

Cau 2 .194 .033 .244 5.952 .000 .130 .258 .334 .264 .236

Cau 1 .103 .022 .196 4.784 .000 .061 .146 .294 .215 .189

Cau 5 .085 .027 .152 3.211 .001 .033 .137 .341 .146 .127

5 (Constant) 1.275 .136 9.343 .000 1.007 1.543

Cau 4 .109 .031 .168 3.488 .001 .048 .170 .364 .158 .138

Cau 2 .193 .032 .243 5.959 .000 .130 .257 .334 .264 .235

Cau 1 .101 .022 .191 4.668 .000 .058 .143 .294 .210 .184

Cau 5 .074 .027 .133 2.763 .006 .021 .127 .341 .126 .109

Cau 8 .062 .031 .086 2.046 .041 .002 .122 .229 .094 .081

6 (Constant) 1.351 .141 9.615 .000 1.075 1.627

Cau 4 .127 .032 .196 3.942 .000 .064 .191 .364 .179 .155

Cau 2 .197 .032 .247 6.085 .000 .133 .261 .334 .270 .239

Cau 1 .111 .022 .212 5.052 .000 .068 .155 .294 .226 .199

Cau 5 .085 .027 .151 3.103 .002 .031 .138 .341 .141 .122

Cau 8 .072 .031 .099 2.334 .020 .011 .132 .229 .107 .092

Cau 3 -.068 .032 -.102 -2.141 .033 -.130 -.006 .195 -.098

-

.084

a Dependent Variable: Cau 10

Bằng phương pháp thêm vào và bớt ra từng biến giải thích theo chuẩn

thống kê của SPSS, mô hình hồi quy được xây dựng và đưa ra theo

trình tự từ trên xuống dưới với mức độ ổn định tăng dần: R square điều

chỉnh tăng dần, độ lệch chuẩn ước lượng giảm dần, độ tin cậy vẫn nằm

trong mức cao (95 )

Page 47: Noi dung luan van - Hoi Dong

47

Kết quả cuối cùng ở mô hình thứ là tốt nhất và tương ứng là các biến

giải thích được lựa chọn giải thích tốt nhất “Tính chuyên nghiệp” với

độ tin cậy 95 , phương trình hồi qui tuyến tính “tính chuyên nghiệp”

như sau:

Câu 10 = 1.351 + 0.127*Câu 4 + 0.197*Câu 2 + 0.111*Câu 1 +

0.085*Câu 5 + 0.072*Câu 8 – 0.068*Câu 3

Dựa vào phương trình hồi qui cho thấy biến độc lập có hệ số càng lớn

ảnh hưởng càng mạnh lên biến phụ thuộc một cách trực tiếp và chính

xác, trong khi điều này không phải lúc nào cũng đúng với hệ số tương

quan. Cụ thể hệ số hồi qui của biến tại câu 4 là 0.127 nhỏ hơn hệ số hồi

qui của biến tại câu 2 là 0.197 mặc dù hệ số tương quan của biến tại câu

4 là 0.365 lại lớn hơn hệ số tương quan của biến tại câu 2 là 0.324.

Các biến không được chọn không có ý nghĩa thống kê trong việc giải

thích “tính chuyên nghiệp”

- Phân tích h i qui cho biến “khẩu vị rủi ro”

Biến “khẩu vị rủi ro” – Câu 15 là biến phụ thuộc được giải thích bởi 4

biến độc lập từ câu 11 đến câu 14. Bằng phương pháp tương tự như

trên, kết quả phân tích hồi quy cho biến này tóm tắt như sau:

Bảng 2.13 Tóm tắt kết quả hồi qui “khẩu vị rủi ro”

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .228(a) .052 .050 1.052 .052 26.275 1 480 .000

2 .253(b) .064 .060 1.047 .012 6.085 1 479 .014

a Predictors: (Constant), Cau 13

b Predictors: (Constant), Cau 13, Cau 14

c Dependent Variable: Cau 15

Page 48: Noi dung luan van - Hoi Dong

48

Coefficients(a)

Mode

l

Unstandardiz

ed

Coefficients

Standar

dized

Coefficie

nts t Sig.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error Beta

Low

er

Boun

d

Upp

er

Boun

d

Zero-

order

Par

tial Part

Tolera

nce VIF

1 (Constan

t) 1.635 .178 9.172 .000

1.28

4

1.98

5

Cau 13 .296 .058 .228 5.126 .000 .183 .410 .228

.22

8 .228 1.000 1.000

2 (Constan

t) 1.297 .224 5.796 .000 .858

1.73

7

Cau 13 .301 .058 .231 5.227 .000 .188 .414 .228

.23

2 .231 .999 1.001

Cau 14 .122 .050 .109 2.467 .014 .025 .220 .102

.11

2 .109 .999 1.001

a Dependent Variable: Cau 15

Mô hình hồi qui tốt nhất từ cuộc khảo sát nhằm giải thích “khẩu vị rủi

ro” của nhà đầu tư cá nhân bao gồm: biến tại câu 13 và câu 14 với R =

0.253, độ lệch chuẩn ước lượng 1.047 với độ tin cây 95 . Phương trình

hồi quy tuyến tính giải thích “khẩu vị rủi ro” như sau:

Câu 15 = 1.297 + 0.301*Câu 13 + 0.122*Câu 14

Các biến tại câu 11, câu 12 không có ý nghĩa thống kê trong việc giải

thích “khẩu vị rủi ro” đã bị loại trừ ra khỏi mô hình.

- Phân tích h i qui cho biến “hiệu quả đầu tư”

Biến “hiệu quả đầu tư” – câu 18 là biến phụ thuộc được giải thích bởi 2

biến độc lập ở câu 1 và câu 17, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính

tóm tắt như sau:

Page 49: Noi dung luan van - Hoi Dong

49

Bảng 2.14 Tóm tắt kết quả hồi qui “hiệu quả đầu tư”

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statis tics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .383(a) .147 .145 .786 .147 85.129 1 494 .000

2 .457(b) .209 .206 .758 .062 38.830 1 493 .000

a Predictors: (Constant), Cau 17

b Predictors: (Constant), Cau 17, Cau 16

c Dependent Variable: Cau 18

Coefficients(a)

Mod

el

Unstandardi

zed

Coefficients

Standa

rdized

Coeffici

ents t

Sig

.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Erro

r Beta

Lowe

r

Boun

d

Uppe

r

Boun

d

Zer

o-

ord

er

Parti

al Part

Toler

ance VIF

1 (Constan

t) 1.963 .140

14.05

3

.00

0 1.688 2.237

Cau 17 .433 .047 .383 9.227

.00

0 .341 .525 .383 .383 .383 1.000 1.000

2 (Constan

t) 1.530 .151

10.10

1

.00

0 1.232 1.828

Cau 17 .310 .049 .274 6.281

.00

0 .213 .407 .383 .272 .252 .840 1.191

Cau 16 .239 .038 .272 6.231

.00

0 .164 .315 .382 .270 .250 .840 1.191

a Dependent Variable: Cau 18

Không biến độc lập nào bị loại trừ trong quá trình phân tích cho thấy

các biến giải thích tốt “hiệu quả đầu tư” với độ tin cậy cao (95 ).

Phương trình hồi qui tuyến tính biến “hiệu quả đầu tư” tìm được như

sau:

Câu 18 = 1.530 + 0.310*Câu 17 + 0.239*Câu 16

Page 50: Noi dung luan van - Hoi Dong

50

- Phân tích h i qui cho 3 biến tổng quát

ét mối liên hệ giữa 3 biến tổng quát: “hiệu quả đầu tư” – câu 18, “tính

chuyên nghiệp” – câu 10, “khẩu vị rủi ro” – câu 15 thì “hiệu quả đầu

tư” là biến phụ thuộc được giải thích bởi “tính chuyên nghiệp” và

“khẩu vị rủi ro”. Kết quả phân tích hồi qui giữa 3 biến này như sau:

Bảng 2.15 Tóm tắt kết quả hồi qui “hiệu quả đầu tư” với “tính

chuyên nghiệp” và “khẩu vị rủi ro”

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .377(a) .142 .140 .784 .142 81.359 1 492 .000

2 .394(b) .155 .152 .779 .013 7.594 1 491 .006

a Predictors: (Constant), Cau 10

b Predictors: (Constant), Cau 10, Cau 15

c Dependent Variable: Cau 18

Coefficients(a)

Mod

el

Unstandard

ized

Coefficients

Standa

rdized

Coeffic

ients t

Sig

.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Err

or Beta

Lower

Bound

Upp

er

Bou

nd

Zer

o-

ord

er

Par

tial Part

Tolera

nce VIF

1 (Constan

t) 2.087

.13

0

16.09

4

.00

0 1.832

2.34

2

Cau 10 .395

.04

4 .377 9.020

.00

0 .309 .481

.37

7

.37

7 .377 1.000 1.000

2 (Constan

t) 1.885

.14

8

12.71

7

.00

0 1.594

2.17

6

Cau 10 .387

.04

4 .369 8.878

.00

0 .301 .473

.37

7

.37

2 .368 .996 1.004

Cau 15 .089 .03 .115 2.756 .00 .025 .152 .13 .12 .114 .996 1.004

Page 51: Noi dung luan van - Hoi Dong

51

2 6 9 3

a Dependent Variable: Cau 18

Mô hình tốt nhất là mô hình 2 nằm dưới cùng có R Square 0.155, độ

lệch chuẩn ước lượng 0.779 với độ tin cậy 95 . Phương trình hồi qui

tuyến tính tương ứng:

Câu 18 = 1.885 + 0.387*Câu 10 + 0.089*Câu 15

Giữa biến tại câu 10 và câu 15 ta thấy hệ số hồi qui của biến tại câu 10

lớn hơn rất nhiều so với hệ số hồi qui của biến tại câu 15, nếu chỉ xét

riêng ảnh hưởng của biến tại câu 10 trong mô hình hồi qui đơn – mô

hình 1 ở trên thì mức độ ảnh hưởng cũng đã khá lớn (hệ số R mô hình 1

0.377 trong khi mô hình 2 0.394)

2.2.2 Nhận t và kết luận từ quá trình phân tích kết quả khảo sát

Từ kết quả khảo sát, qua quá trình phân tích mô tả, phân tích tương

quan và phân tích hồi qui tuyến tính bằng phần mềm SPSS, người viết

có một số nhận xét như sau:

- Về thành phần nghề nghiệp và độ tuổi tham gia của nhà đầu tư cá nhân

rất đa dạng, tuy nhiên tập trung vào một số nghề như: kế toán, văn

phòng, sinh viên và vào nhóm độ tuổi thanh niên từ 19 đến 30 tuổi;

- Nhìn chung, tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân còn rất hạn chế

trong khi khẩu vị rủi ro ở mức thấp và hiệu quả đầu tư đa số tập trung ở

mức vừa phải;

- Tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân qua phân tích cho thấy chịu

ảnh hưởng bởi các yếu tố từ cao đến thấp đó là: lĩnh vực công tác,

phong cách đầu tư, thâm niên đầu tư, khả năng áp dụng lý thuyết, chiến

thuật phân bổ tài sản;

Page 52: Noi dung luan van - Hoi Dong

52

- Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cá nhân do các yếu tố sau quyết định từ

thấp đến cao: sở thích lựa chọn cổ phiếu theo biến động của thị giá,

theo giá cổ phiếu với biến động lợi nhuận công ty;

- Hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân chịu ảnh hưởng bởi tính

chuyên nghiệp và khẩu vị rủi ro của họ, trong đó tính chuyên nghiệp có

tác động rất lớn;

Tóm lại kết quả của cuộc khảo sát tương đối phù hợp với hiện trạng

đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, không những

vậy nó còn chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của

nhà đầu tư cá nhân. Qua đó nêu lên vấn đề cấp thiết cần phải cải thiện

tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả.

Chi tiết hơn, kết quả khảo sát gợi mở những hướng nâng cao hiệu quả

đầu tư thông qua việc cải thiện tính chuyên nghiệp bằng các yếu tố ảnh

hưởng mạnh lên nó chẳng hạn như: phong cách đầu tư, việc áp dụng lý

thuyết và chiến thuật phân bổ tài sản.

Kết luận chương 2

Từ quá trình phân tích ở chương 2, chúng ta rút ra một số kết luận sau:

- Nhà đầu tư cá nhân hoạt động trong một điều kiện thị trường chứng

khoán còn nhiều tồn tại và bất cập về tính minh bạch, hiện tương làm

giá, hệ thống khung pháp lý chưa hoàn thiện. Kết hợp yếu tố chủ quan

của nhà đầu tư đó là thiếu tính chuyên nghiệp, giao dịch “bầy đàn” đã

dẫn đến kết quả là hiệu quả đầu tư của họ chưa cao.

- ua cuộc khảo sát và phân tích kết quả đã chứng minh nhận định trên

là tương đối phù hợp. Đồng thời cuộc khảo sát cũng cho thấy yếu tố

ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân đó là

Page 53: Noi dung luan van - Hoi Dong

53

tính chuyên nghiệp. Trong khi khẩu vị rủi ro là yếu tố mang tính vốn có

ở mỗi người không thể thay đổi và tác động, đồng thời kết quả phân

tích đã chỉ ra yếu tố này ảnh hưởng không lớn lên hiệu quả đầu tư vì

vậy vấn đề đặt ra là phải tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong

đầu tư của nhà đầu tư cá nhân sẽ cho kết quả tốt hơn.

Page 54: Noi dung luan van - Hoi Dong

54

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO

NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

Như đã đề cập ở phần trên, kết quả từ việc khảo sát cho thấy tính chuyên

nghiệp của nhà đầu tư đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động của họ. Nếu

so sánh với kết quả đầu tư của các quỹ chứng khoán niêm yết trên sàn cùng

thời điểm khảo sát thì một lần nữa lại khẳng định điều này.

Vấn đề đặt ra là nhà đầu tư cá nhân cần phải có một chiến lược, chiến

thuật đầu tư rõ ràng song song với việc cần nâng cao kiến thức chuyên môn

về lĩnh vực tài chính chứng khoán. Bằng cách vận dụng mô hình định giá tài

sản vốn – CAPM và lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư Markowitz vào thị

trường chứng khoán Việt Nam – Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, người

viết đề xuất quy trình đầu tư như là một định hướng tham khảo.

uy trình đầu tư chứng khoán đề xuất sẽ bao hàm một giải pháp tổng thể

để nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, trong đó sẽ bao gồm hai

giải pháp chi tiết như sau:

- Giải pháp cải thiện tính chuyên nghiệp.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các giải pháp sẽ được lồng ghép vào quy trình thông qua các bước, trình

tự thực hiện cụ thể.

Quy trình đầu tư chứng khoán

uất phát từ quan điểm giá chứng khoán phản ánh đúng và đầy đủ giá trị

doanh nghiệp phát hành, điều này đã đơn giản hóa việc đầu tư ở khía cạnh giá

chứng khoán là cái đích cuối cùng để tìm hiểu, phân tích, đánh giá và chênh

Page 55: Noi dung luan van - Hoi Dong

55

lệch giá mua thấp bán cao cũng là nguồn sinh lợi duy nhất của các nhà đầu tư

cổ phiếu.

Giá chứng khoán ở đây được hiểu là giá của cổ phiếu loại trừ ảnh hưởng

của những sự kiện như chia tách, phân phối cổ tức, phát hành thêm,…do các

sự kiện này không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp và vì vậy nó phải được

loại trừ khỏi giá khi xem xét đầu tư, điều này đồng nghĩa với việc giá tính

toán trong quy trình đề xuất sẽ được điều chỉnh loại trừ các ảnh hưởng của

những sự kiện đề cập vào giá giao dịch trên thị trường.

Suy rộng ra, tất cả khía cạnh của vấn đề liên quan đến đầu tư đều xoay

quay nền tản cơ bản và duy nhất đó là giá cổ phiếu (các chỉ số tính toán theo

quy trình đề xuất bên dưới đều căn cứ trên giá cổ phiếu), việc này cũng tiết

kiệm rất nhiều thời gian cho nhà đầu tư khi rút gọn bước tìm hiểu về các chỉ

số tài chính kế toán cơ bản của doanh nghiệp phát hành bởi vì tất cả đều phả

ánh vào trong giá cổ phiếu của nó.

Trong thực tế, để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất và cũng bởi lý do

không phải lúc nào quan điểm về giá cổ phiểu phản ánh đầy đủ giá trị doanh

nghiệp cũng đúng nên các quỹ đầu tư chuyên nghiệp đều đánh giá chỉ số tài

chính kế toán cơ bản của doanh nghiệp niêm yết trước khi đầu tư.

Tuy nhiên không mất tính thực tiễn vì trong dài hạn giá cả cổ phiếu luôn

xoay quanh giá trị doanh nghiệp mà nó đại diện, đây là tiền đề không cần

kiểm chứng đối với tất cả các nhà đầu tư từ cá nhân đến tổ chức trên toàn thế

giới.

Ý tưởng xuyên suốt của việc vận dụng lý thuyết tối ưu vào thực tế là một

quá trình được biểu diễn như sau:

Page 56: Noi dung luan van - Hoi Dong

56

Dựa vào giá chứng khoán trong quá khứ áp dụng mô hình định giá tài

sản vốn – CAPM và lý thuyết Markowitz, ta lựa chọn được mã chứng khoán

tiềm năng và tính toán được tỷ trọng phân bổ tài sản tối ưu tương ứng theo

một mức sinh lợi mong muốn (kỳ vọng) nhất định, với một giả định cơ sở cho

rằng trong tương lai lịch sử sẽ lặp lại hoặc chí ít không thay đổi quá nhiều vì

vậy danh mục đầu tư hiện tại sẽ đạt được mức sinh lợi kỳ vọng với độ rủi ro ít

nhất. Khi tương lai trở thành hiện tại và dự báo bằng kỳ vọng, chắc chắn có sự

khác biệt so với thực tế, do thị trường luôn luôn vận động thì quy trình được

lặp lại để tìm được danh mục tối ưu mới phù hợp tương xứng.

Tóm lại đây là một quá trình phân bổ tài sản liên tục giữa các mã chứng

khoán và tiền gửi tiết kiệm mà tại mỗi thời điểm tính toán (kỳ phân bổ tài sản)

dựa vào số liệu quá khứ trên cơ sở vận dụng kết hợp mô hình định giá tài sản

vốn – CAPM và lý thuyết Markowitz sẽ cho kết quả một danh mục đầu tư tối

ưu mang tính thời điểm.

HIỆN TẠI Tính toán tối ưu

kỳ vọng tương

lai

TƯƠNG LAI Kiểm định kỳ

vọng, tái tục

quy trình

QUÁ KHỨ Dữ liệu giá

chứng khoán

Page 57: Noi dung luan van - Hoi Dong

57

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐẦU TƯ

Bước Lưu đồ Diễn giải

Bước 1. Thu thập dữ liệu

chứng khoán

- Bảng giá chứng khoán - P;

- Bảng thực hiện quyền - D; - Lãi suất phi rủi ro - Rf;

- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng – Rkv;

Bước 2. Lựa chọn chứng khoán theo

mô hình CAPM

- Tính giá điều chỉnh - Pdc; - Tính tỷ suất sinh lợi thực tế - Rtt;

- Tính Bêta chứng khoán - β ; - Tính tỷ suất sinh lợi CAPM -

Rcapm; - Tính Alpha chứng khoán – α;

Lựa chọn 1 trong 3 chiến thuật

theo khẩu vị rủi ro - Chiến thuật A: βi > 1.3 , maxα;

- Chiến thuật B: βi < 0.7 , maxα; - Chiến thuật C: 0.7 ≤ βi ≤ 1.3 ,

maxα;

Bước 3. Phân bổ tài sản tối ưu

theo lý thuyết

Markowitz

Tối ưu hóa bằng cách giải bài toán quy hoạch;

Tính chỉ số chứng khoán

Lựa chọn chứng khoán theo tiêu chí

Danh mục cổ

phiếu

Phân bổ tài sản tối ưu theo

lợi nhuận kỳ vọng cho trước

Tỷ trọng tối ưu -

wi

Bắt đầu

Thu thập dữ liệu chứng khoán

Page 58: Noi dung luan van - Hoi Dong

58

3.1 Giải pháp cải thiện tính chuyên nghiệp

Để cải thiện tính chuyên nghiệp, người viết đề xuất thực hiện việc lựa

chọn cổ phiếu theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM đã được đề cập ở

Chương 1. Tương ứng với giải pháp này trong quy trình sẽ thực hiện từ

Bước 1 đến Bước 2, chi tiết cụ thể như sau:

3.1.1 Bước 1. Thu thập dữ liệu chứng khoán

Nhà đầu tư tiến hành thu thập dữ liệu chứng khoán trong quá khứ bao

gồm: bảng giá giao dịch và thực hiện hiện quyền (bao gồm chia cổ tức

bằng tiền/cổ phiếu, chia thưởng cổ phiếu, bán ưu đãi…bất kỳ sự kiện

nào có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh kỹ thuật vào giá chứng khoán tại

ngày giao dich không hưởng quyền).

Nhà đầu tư xác định lãi suất phi rủi ro, như đã đề cập ở chương 1. Tuy

nhiên dưới góc độ là một nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng

khoán Việt Nam, cùng với cam kết về việc đảm bảo an toàn hệ thống

không để cho bất kỳ ngân hàng nào bị phá sản của Ngân hàng Nhà

nước thì lãi suất phi rủi ro đối với các nhà đầu tư cá nhân sẽ là lãi suất

tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một tháng tức 14 /năm tương đương

1,17 /tháng. Mặc khác, nhà đầu tư cá nhân bằng việc chia nhỏ khoản

tiền gửi tiết kiệm dưới 50 triệu đồng để gửi vào nhiều ngân hàng khác

nhau thì rủi ro trong trường hợp bị ngân hàng mất khả năng thanh toán

sẽ bị loại bỏ hoàn toàn bởi mức bảo hiểm tiền gửi tối đa vẫn được đảm

bảo không nhỏ hơn tiền gốc gửi tiết kiệm (theo quy định hiện hành mức

bảo hiểm tiền gửi tối đa 50 triệu đồng).

ác định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng - Rkv: nhà đầu tư cá nhân khi tham gia

thị trường sẽ mong đợi một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tương ứng với khẩu

vị rủi ro riêng của họ. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ bằng lãi suất phi rủi

Page 59: Noi dung luan van - Hoi Dong

59

ro - Rf cộng (+) với phần bù rủi ro. Khẩu vị rủi ro càng cao thì phần bù

rủi ro càng lớn và ngược lại, kết quả dẫn đến một tỷ suất sinh lợi kỳ

vọng cao tương ứng.

Nhằm áp dụng trong việc tính toán để kiểm định quy trình đầu tư đề

cập bên dưới, người viết giả định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhóm nhà

đầu tư cá nhân như sau:

- Nhà đầu tư ưa thích rủi ro kỳ vọng tỷ suất sinh lợi 3 /tháng;

- Nhà đầu tư ngại rủi ro kỳ vọng tỷ suất sinh lợi 2 /tháng;

- Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro kỳ vọng tỷ suất sinh lợi

2.5%/tháng;

3.1.2 Bước 2. Lựa chọn cổ phiếu theo mô hình CAPM

Căn cứ trên số liệu thu thập được, nhà đầu tư tiến hành tính toán các chỉ

số sau:

- Tính giá điều chỉnh – Pdc:

Pdc = P + D, với P là giá đóng cửa tại thời điểm xem

xét, D là tổng lượng điều chỉnh vào giá từ kỳ trước đến

kỳ hiện hành.

- Tính tỷ suất sinh lợi thực tế - Rtt:

Rtt = (Pt – Pt-1) / Pt-1 với Pt, Pt-1 tính theo giá điều chỉnh

- Tính Bêta chứng khoán – β:

βi = бim/бm2 = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)

- Tính tỷ suất sinh lợi CAPM –Rcapm:

(SML): Rcapm = Rf + (Rm - Rf) x βi

ây dựng đường SML - đường thị trường chứng khoán,

trong điều kiện bình thường tất cả chứng khoán nằm trên

Page 60: Noi dung luan van - Hoi Dong

60

đường này, đường SML đưa ra mức lợi nhuận kỳ vọng của

chứng khoán tương ứng với rủi ro Bêta của nó;

- Tính Alpha chứng khoán – α:

α = Rtt – Rcapm, α > 0 chứng khoán bị định giá thấp, α <

0 chứng khoán bị định giá cao;

Theo lý thuyết mô hình CAPM, những cổ phiếu có chỉ số Alpha cao có

khả năng bị thị trường định giá thấp là cơ hội để mua vào, kết hợp với

khẩu vị rủi ro của mỗi người, nhà đầu tư sẽ lựa chọn được một số mã

chứng khoán phù hợp theo nguyên tắc sau:

- Nhà đầu tư ưa thích rủi ro sẽ chọn lựa cổ phiếu có Bêta cao và

Alpha cao;

- Nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ chọn lựa cổ phiếu có Bêta

thấp và Alpha cao;

- Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro sẽ chọn lựa cổ phiếu có

Bêta vừa phải và Alpha cao;

Hình 3.1 Đồ thị SML và nhóm chiến thuật đầu tư

βi

Rf

C

B

A

E(Ri)

1

SML

0.7 1.3

Page 61: Noi dung luan van - Hoi Dong

61

Trong bài nghiên cứu, người viết phân loại cách thức lựa chon cổ phiếu

theo khẩu vị rủi ro cụ thể như sau:

- Nhà đầu tư ưa thích rủi ro sử dụng chiến thuật A lựa chọn cổ

phiếu có βi > 1.3 và maxα với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi

3%/tháng;

- Nhà đầu tư ngại rủi ro sử dụng chiến thuật B lựa chọn cổ

phiếu có βi < 0.7 và maxα với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi

2%/tháng;

- Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro sử dụng chiến thuật C lựa

chọn cổ phiếu có βi ≥ 0.7 & ≤ 1.3 và maxα với kỳ vọng tỷ

suất sinh lợi 2.5 /tháng;

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư như đã đề cập ở Chương 1, người viết đề xuất vận dụng

lý thuyết Markowitz để phân bổ tài sản tối ưu, trong quy trình đầu tư

được thể hiện ở bước 3, cụ thể như sau:

3.2.1 Quy trình phân bổ đầu tư tối ưu

Sau khi lựa chọn được một số mã cổ phiếu theo yêu cầu, nhà đầu tư

tiến hành phân bổ tỷ trọng đầu tư theo lý thuyết Markowitz vào từng

mã cổ phiếu hoặc tiền gửi tiết kiệm để tối ưu hóa như sau: với mức sinh

lợi kỳ vọng cho trước thì độ lệch chuẩn của danh mục thấp nhất.

Cách xác định tỷ trọng đầu tư tối ưu có thể thực hiện phương pháp sau:

Page 62: Noi dung luan van - Hoi Dong

62

- Giải bài toán qu hoạch bằng phương pháp đại số: Bài toán

quy hoạch có các tham số như sau:

Rkv - Tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho trước của danh mục

Rf - Tỷ suất sinh lời tiền gởi tiết kiệm có bảo hiểm

w0 - Tỷ lệ đầu tư vào tiền gởi tiết kiệm có bảo hiểm

Rbqi - Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i

Phương sai tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i:

бii = бi2

Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán i

và : бij

Tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán i: wi

Giải bài toán tối ưu hóa xác định wi:

o бp2 = ∑∑бijwiwj = W

T ∆ W => min

o Rkv = Rfw0 + ∑wi Rbqi = Rfw0 + RT

W

o w0 + ∑wi = w0 + 1T

W = 1

Với i, = 1…N

Việc giải bài toán quy hoạch ở trên để tìm ra tỷ trọng phân bổ tài

sản tối ưu là công việc khá phức tạp được thực hiện từng bước

theo quy trình con đề xuất như sau:

Page 63: Noi dung luan van - Hoi Dong

63

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHÂN BỔ TÀI SẢN TỐI ƯU

Bước Lưu đồ Diễn giải

Bước 3.1. Thu thập

dữ liệu chứng

khoán

- Thu thập hiệp phương sai, Tỷ suất sinh lợi bình quân của 3

mã chứng khoán lựa chọn được ở bước liền trước;

- Thu thập lãi suất phi rủi ro, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.

Bước 3.2. Giải ma

trận hiệp phương

sai

- Lập ma trận hiệp phương sai cấp 3 tương ứng với 3 mã

chứng khoán. Giải ma trận tìm được tỷ trọng tối ưu, so sánh với

ràng buộc. Nếu thỏa điều kiện thì ta đã tìm được tỷ trọng tối ưu,

nếu không thỏa tiến hành loại trừ mã chứng khoán vi phạm;

- Lập ma trận hiệp phương sai cấp 2 sau khi loại trừ dòng và cột của mã chứng khoán vi phạm.

Tiếp tục giải ma trận tìm được tỷ trọng tối ưu và so sánh với ràng

buộc. Nếu thỏa điều kiện tiến hành bước kế tiếp nếu không thỏa

tiếp tục loại mã chứng khoán vi phạm.

- Tính hệ số CV điều chỉnh giải phương trình ta tìm được tỷ

trọng tối ưu và tiến hành bước tiếp theo.

Bước 3.3.

Phân bổ tài sản

tối ưu

- Từ tỷ trọng tối ưu tìm

được tính phương sai và độ lệch chuẩn kỳ vọng tối ưu của danh

mục;

- Phân bổ tài sản theo tỷ trọng tối ưu vừa tìm được:

mua/bán chứng khoán, tăng/giảm tỷ lệ gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng.

không

không

không

Giải bài toán quy hoạch

với ma trận hiệp phương sai cấp 3

Thỏa mãn ràng buộc

Tỷ trọng tối ưu -

wi

Bắt đầu

Thu thập dữ liệu 3 mã CK

Giải bài toán quy hoạch

với ma trận hiệp phương

sai cấp 2

Giải bài toán quy hoạch với hệ số CV điều chỉnh

tối thiểu

Thỏa mãn ràng buộc

Tính toán phân bổ tài sản

theo tỷ trọng tối ưu

Page 64: Noi dung luan van - Hoi Dong

64

3.2.2 N i dung thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả

3.2.2.1 Bước 3.1. Thu thập dữ liệu chứng khoán

Sau khi lựa chọn được 3 mã chứng khoán theo khẩu vị rủi

ro ở bước kề trước, ta tiến hành tính toán các chỉ số sau:

- Tỷ suất sinh lợi bình quân của 3 chứng khoán: từ bảng giá

điều chỉnh tính toán tỷ suất sinh lợi bình quân theo công thức

sau:

Rbq = ∑ Rtt / n

o Rtt được tính theo giá đã điều chỉnh, là tỷ suất

sinh lời theo tháng của 12 tháng liền trước tháng

hiện hành;

o n = 12 là số tháng xem xét.

Lưu ý: trong trường hợp chứng khoán chưa niêm yết đủ

12 tháng thì n sẽ là số tháng niêm yết thực tế trong giai

đoạn xem xét và Rtt cũng được điều chỉnh tương ứng.

- Hiệp phương sai: tính toán hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi

bình quân của 2 trong 3 mã chứng khoán bao gồm cả chính nó

như sau:

Cov(CK1,CK2) = ∑(R1 – Rbq1)(R2 – Rbq2) / n

Tương tự như lưu ý ở trên Rbq và n tùy thuộc số kỳ thực

tế niêm yết trong giai đoạn xem xét của chứng khoán khi

niêm yết chưa đủ 12 tháng.

3.2.2.2 Bước 3.2. Giải ma trận hiệp phương sai

Lập ma trận hiệp phương sai cấp 3, ma trận tỷ suất sinh lợi bình quân cấp

3, ma trận hệ số 1 cấp 3 có dạng như sau:

∆ CK1 CK2 CK3 R 1

Page 65: Noi dung luan van - Hoi Dong

65

CK1 б11 б12 б13 Rbq1 1

CK2 б21 б22 б23 Rbq2 1

CK3 б31 б32 б33 Rbq3 1

- Tính ∆-1

- Tính A = 1T * ∆

-1 * 1

- Tính B = 1T * ∆

-1 * R

- Tính C = RT * ∆

-1 * R

- Tính D = (Rkv – Rf)/(A * Rf2 – 2*B*Rf + C )

- Tính E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

- Tính W* = D * E

- Điều kiện: 0% =< W*i =< 100%

Sau khi tính W* so sánh với điều kiện nếu thỏa mãn thì tiến hành bước

tiếp theo, nếu không thỏa mãn ở mã chứng khoán nào thì ta tiến hành loại

bỏ dòng và cột tướng ứng và lặp lại quá trình tính toán cho đến khi tìm

được W* thỏa mãn điều kiện.

Do bài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc lựa chọn 3 mã chứng khoán nên

trong trường hợp tỷ trọng tìm được chưa thỏa điều kiện thì cấp ma trận sẽ

giảm dần từ 3 đến 1. Đối với trường hợp cấp ma trận bằng 1 nghĩa là nhà

đầu tư chỉ kết hợp đầu tư 1 mã chứng khoán với gửi tiết kiệm kỳ hạn 1

tháng. Trong trường hợp này cách tìm tỷ trọng tối ưu như sau:

- Tính hệ số biến thiên điều chỉnh – CVdc:

Hệ số biến thiên – CV (coefficient of variation) được định nghĩa như

sau: CV = Đ lệch chuẩn / Giá trị bình quân. Hệ số biến thiên có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng khi so sánh mức độ rủi ro của các loại tài sản

tài chính khác nhau. Tài sản có hệ số biến thiên càng thấp mức độ giao

động và rủi ro càng ít.

Page 66: Noi dung luan van - Hoi Dong

66

Áp dụng hệ số biến thiên – CV vào trường hợp so sánh các mã chứng

khoán với nhau có điều chỉnh với lãi suất phi rủi ro – Rf ta có hệ số

biến thiên điều chỉnh – CVdc = б ck / (Rck – Rf). Chứng minh cụ thể như

sau:

Wck + Wtk = 1 => Wtk = 1 – Wck (1)

Wck * Rck + Wtk * Rf = Rkv thế (1) vào ta có:

Wck * Rck + (1 – Wck) * Rf = Rkv

Wck * (Rck – Rf) = Rkv - Rf

Wck = (Rkv - Rf) / (Rck – Rf) (2)

Wck * б ck + Wtk * б f = б kv do б f = 0 thế (2) vào ta có:

(Rkv - Rf) / (Rck – Rf) * б ck = б kv để tối ưu thì б kv => min

(Rkv - Rf) / (Rck – Rf) * б ck => min

б ck / (Rck – Rf) = CVdc => min (do (Rkv - Rf) là hằng số)

Như vậy khi trường hợp lựa chọn đầu tư một mã chứng khoán kết hợp

tiết kiệm có kỳ hạn thì hệ số biến thiên điều chỉnh tối thiểu sẽ làm tối

ưu tỷ trọng phân bổ tài sản khi cho kết quả độ lệch chuẩn kỳ vọng của

danh mục nhỏ nhất với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước.

Sau khi tính toán hệ số biến thiên điều chỉnh – CVdc chúng ta tiến hành

phân bổ tài sản vào mã chứng khoán có CVdc nhỏ nhất với tỷ trọng như

công thức (2) ở trên.

3.2.2.3 Bước 3.3. Phân bổ tài sản tối ưu

Từ tỷ trọng phân bổ tài sản tối ưu tìm được ở bước trước, nhà đầu tư

tiến hành phân bổ tài sản như sau:

- Tiến hành mua chứng khoán và gửi tiết kiệm theo tỷ trọng tối ưu tìm

được;

- Tiến hành bán chứng khoán đối với những mã không còn tối ưu kể

từ lần phân bổ tài sản thứ hai trở đi. Nguyên nhân của việc không

Page 67: Noi dung luan van - Hoi Dong

67

còn tối ưu của chứng khoán nằm ở việc giả định giá trị kỳ vọng tính

toán từ số liệu quá khứ của 12 tháng kề trước kỳ tính toán sẽ vẫn lặp

lại trong tương lai. Tuy nhiên việc dự báo tương lai từ số liệu quá

khứ là việc hoàn toàn không thể với độ chính xác tuyệt đối.

- Tính phương sai và độ lệch chuẩn kỳ vọng tối ưu của danh mục:

Phương sai kỳ vọng tối ưu của danh mục = W*T

* ∆ * W*

Độ lệch chuẩn kỳ vọng tối ưu = (Phương sai kỳ vọng tối ưu)1/2

Tương lai là bất định và quá khứ chỉ thể hiện một phần nhưng không

toàn bộ những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đối với lĩnh vực đầu tư tài

chính nói chung và chứng khoán nói riêng thì điều này luôn luôn đúng

đắn.

Kết quả đầu tư của chiến thuật đề xuất mang lại phụ thuộc vào việc dự

báo chính xác thực tế xảy ra so với kỳ vọng từ dữ liệu quá khứ. Không

mất đi ý nghĩa khi cho rằng giá trị kỳ vọng tối ưu tìm được ở kỳ hiện tại

sẽ thay đổi vào kỳ tính toán tiếp theo, bởi vì bản chất hoạt động đầu tư

suy cho cùng là phải thích ứng nhanh chóng với những thay đổi liên tục

của thị trường.

Tất cả những quá trình, các bước tính toán được lặp đi lặp lại tại mỗi kỳ

tái phân bổ tài sản sẽ tạo nên một chiến lược đầu tư theo quan điểm cụ

thể phù hợp với khẩu vị rủi ro từng nhà đầu tư cá nhân.

uy trình được lặp lại từ bước 1 đến bước 3 cho niên độ tính toán tiếp

theo. Cần lưu ý một điều tại bước 2 các chỉ số được tính toán theo số kỳ

di động đến niên độ hiện hành, trong bài nghiên cứu kỳ di động xem

xét là kỳ 12 tháng liền trước kỳ tính toán.

Một số lưu ý khi vận dụng quy trình đầu tư đề xuất vào trong thực tiễn:

Page 68: Noi dung luan van - Hoi Dong

68

- Khi thị trường chứng khoán trong giai đoạn suy giảm có thể dẫn đến

việc tất cả tỷ suất sinh lợi đều âm, trong trường hợp này tỷ trọng đầu

tư vào tài sản rủi ro (chứng khoán) là 0 và tỷ trọng đầu tư vào tài

sản phi rủi ro (gửi tiết kiệm) là 100 .

- Khi tỷ suất sinh lợi bình quân 12 tháng liền trước kỳ phân bổ của

những mã chứng khoán được chọn đều nhỏ hơn hoặc bằng tỷ suất

sinh lợi của gửi tiết kiệm thì tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu không cần

tính toán đều cho kết quả 100 đầu tư vào gửi tiết kiệm (do gửi tiết

kiệm lúc này sinh lợi tốt nhất và rủi ro bằng 0).

- Tương tự ở trên khi tỷ suất sinh lợi bình quân 12 tháng liền trước kỳ

phân bổ của những mã chứng khoán được chọn nhỏ hơn tỷ suất sinh

lợi kỳ vọng (tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tùy thuộc khẩu vị rủi ro) không

cần giải ma trận để tìm tỷ lệ phân bổ tối ưu bởi vì kết quả cũng sẽ

không tồn tại, lúc này tỷ trọng tối ưu cũng như trên tức 100 đầu tư

vào tiền gửi tiết kiệm.

3.3 Vận dụng và kiểm nghiệm quy trình vào điều kiện đầu tư thực tế trên

sàn GDCK TP.HCM

Nhằm xem xét hiệu quả đầu tư khi áp dụng quy trình, chúng ta tiến hành

vận dụng trên danh mục mô phỏng thực tế điều kiện thị trường. Danh mục

mô phỏng sẽ nhận dữ liệu đầu vào từ bảng giá giao dịch, thông tin chia

tách, chi trả cổ tức, quyền mua, thưởng, phát hành thêm…tức thông tin

thực tế của thị trường tiến hành thực hiện quy trình đầu tư tuần tự theo các

bước. Kết quả đầu tư của danh mục mô phỏng không mất đi tính thực tế vì

toàn bộ dữ liệu xuất phát từ thực tế mà xây dựng lên, tính mô phỏng ở đây

thể hiện đây là danh mục lý thuyết và một số giả định không trọng yếu bị

Page 69: Noi dung luan van - Hoi Dong

69

loại trừ ra khỏi mô hình, chẳng hạn như thuế, phí giao dịch không đáng kể

nên bị loại để đơn giản hóa việc tính toán.

3.3.1 Vận dụng quy trình vào điều kiện đầu tư thực tế trên sàn

GDCK TP.HCM

Vận dụng quy trình đầu tư vào điều kiện thực tế thể hiện ở việc xây

dựng và quản trị danh mục đầu tư mô phỏng với những điều kiện thực

tế trên sàn GDCK TP.HCM.

Việc xây dựng và quản trị danh mục đầu tư mô phỏng được xem xét

như là một quá trình thống nhất không thể tách rời, nó là một quá trình

liên tục của các nhà đầu tư từ việc thu nhập và xử lý dữ liệu, lựa chọn

chứng khoán theo tiêu chí hoặc khẩu vị rủi ro đến phân bổ tài sản và tái

tục lại khâu đầu vào kỳ phân bổ tài sản tiếp theo. Mặc khác khi đưa ra

quy trình đầu tư đề nghị ở trên thì việc xây dựng và quản trị danh mục

đầu tư đã được hàm ý như là một quy trình thống nhất từ bước đầu tiên

đến bước cuối cùng.

Nhằm xem xét tính hiệu quả của việc áp dụng quy trình vào trong thực

tiễn, người viết tiến hành xây dựng danh mục mô phỏng với những điều

kiện thực tế tại Sàn GDCK TP.HCM với số liệu đầu vào sử dụng là

bảng giá chứng khoán trong quá khứ tại Sàn HOSE và thông tin chia

tách, phát hành, phân phối lợi nhuận,.. của tất cả doanh nghiệp niêm yết

trên sàn.

Giả định của mô hình:

- Vốn đầu tư ban đầu: 1.000.000.000 đồng;

- Thời điểm bắt đầu đầu tư: 27/01/2006 – 29/07/2011 (kỳ giao dịch

cuối cùng của tháng);

Page 70: Noi dung luan van - Hoi Dong

70

- Giai đoạn thu thập dữ liệu: 01/10/2004 – 29/07/2011;

- Thuế và phí giao dịch không đáng kể;

- Lãi suất phi rủi ro không đổi: Rf = 14 /năm = 1.17%/tháng

- Kỳ tái phân bổ tài sản: 3 tháng;

- Kỳ tính toán: 1 tháng;

Bước 1 Thu thập dữ liệu chứng khoán

Bảng giá chứng khoán và thực hiện quyền được thu thập từ 01/10/2004

đến 31/07/2011. Trong đó bảng giá được thu thập tại ngày giao dịch

cuối cùng của mỗi tháng, thông tin thực hiện quyền được thu thập theo

tháng.

Đối với kỳ phân bổ tài sản đầu tiên tại ngày 27/01/200 thì dữ liệu

chứng khoán cần phải thu thập để tính toán đó là kỳ 12 tháng liền trước

kỳ phân bổ tài sản, tức số liệu chứng khoán 12 tháng của năm 2005.

Bảng 3.1 Giá chứng khoán – P HOSE năm 2 5

Năm 2005

Mã CK 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

VNIndex 233 235 247 246 244 247 253 255 289 307 311 308

AGF 33.9 33 34 33.8 33 31.8 30.5 31.2 36.2 40.9 43.2 42

BBC 16.9 16.4 16.5 16 15.8 15.8 15.7 16.8 21.8 23.4 22.1 21.9

BBT 10 10.1 10.2 9.4 9.9 12 11.4 12.1 13 11.8 11.8 11

BPC 16.8 17.1 16.3 16 15.7 16 15.6 15.6 17.2 16.5 16.5 16.2

BT6 30.1 31 31.2 31 29.5 29.5 30 29.5 33 35.5 34.4 31

BTC 14.8 15 14.5 11.5 8.9 9 8.8 8.3 8.5 8.5 8.3 8.1

CAN 14.1 14.5 15.3 15 14.6 14.4 14.5 14.4 17.6 17.8 17 17.2

DHA 31.3 31.7 34 33.9 33.3 33.8 36 38.8 46 45.3 44.1 43

DPC 8.8 8.8 9.3 9.3 9.3 9 9.8 9.8 10.2 12 13.5 12.2

GIL 33.8 32.5 34 33 31.5 30.8 30.2 30.2 34.2 43 34 32

GMD 51.5 52 53.5 52 51.5 50.5 50 50.5 53.5 54.5 64.5 69.5

HAP 23.6 23.9 23.9 23.2 22.6 23.2 22.8 22.9 24.5 24.1 22.9 22.8

HAS 26 25.8 26.9 26.3 26 25.8 26.3 26.9 29.6 31.9 32.9 32.8

KDC

54

KHA 24.6 24.7 25.2 25.2 25.2 26 25.1 24.6 26.5 26.9 25.6 21.3

LAF 31.9 32 31.9 34.1 32.9 32.3 33.1 36.2 42.3 46.5 43.7 20.3

MHC 0

17.1 18.3 18.3 19.2 20.2 21.4 24.5 23.9 23.9 23.3

Page 71: Noi dung luan van - Hoi Dong

71

NHC

24.5

NKD 30.5 30.5 32.2 34.4 34.6 36 38.3 41.6 51.5 54 54 54

PMS 14.3 14.4 14.4 14.3 14 14.1 14.2 14.3 15.4 15.9 15.7 14.4

PNC

16.4 16 16.8 16.3 16.5 16.6

REE 24 23.5 27 26.3 25.9 26.7 25.7 28.1 35.9 35.5 34.6 34.4

SAM 36 36.6 38 37.6 38.3 38.5 38 38.6 42.2 49.6 47.5 47

SAV 29.3 29.4 30.2 30 29.2 29.7 28.8 30.5 34.8 34 31.4 31

SFC 18.9 18.7 19.6 20.6 22.4 23 25 26.3 27.8 29.5 27.8 28.5

SGH 13.7 13.3 13.9 13.7 14 13.8 14.5 18.6 21.5 19.8 17.8 18

SSC 0

35 34.8 34.7 35.7 36.8 39.7 47.3 47 46.6 44

TMS 31.5 31.7 34.4 33.5 33.5 31 30.3 31.6 35.7 43.5 43.7 43.4

TNA

21.2 20.7 22.2 28.5 29.1 31

TRI 19.8 19.9 19.8 19.6 19.7 21 23.3 23.8 25.7 31 28.9 28

TS4 16.9 17 19.4 18.8 18.7 18.6 18.4 17.5 19 22 21.5 26

VTC 32 33.5 36 35.1 33.3 32.5 31.5 31 33.9 35 32.9 32.9

Bước 2. Lựa chọn chứng khoán theo mô hình CAPM

- Tính giá điều chỉnh – Pdc:

Pdc = P + D

D là tổng lượng điều chỉnh vào giá trong tháng. D được cộng (+)

vào giá cổ phiếu tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng. D được

tính toán như sau:

D = Giá đóng cửa của phiên liền trước ngày giao dịch không

hưởng quyền + lượng giá giảm – lượng giá tăng – Giá đóng cửa

tại ngày giao dịch không hưởng quyền

Bảng 3.2 Tổng lượng điều chỉnh – D HOSE năm 2 5

Năm 2005

Mã CK 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

AGF

0.9

0.8

BBC

1.0

0.3

BPC

0.8

0.7

BT6

0.8

0.7

CAN

0.2

0.5

DHA

1.0

0.5

4.3

1.0

GIL 1.0

0.6

5.1

GMD

2.6 1.2

HAP

1.0

0.8

0.6

HAS

0.3

KDC

0.8

Page 72: Noi dung luan van - Hoi Dong

72

KHA 0.4

1.0

0.8

LAF

0.8

20.0

NKD

0.9

0.9

6.0

PMS 1.2

1.2

PNC

0.6

0.6

REE

0.8

0.7

SAM 1.0

0.6

SAV 1.0

0.6

SFC

0.7

SGH 0.6

0.5

SSC

1.0

1.0

TMS

0.8

0.7

TNA

0.6

TRI 0.9

TS4

0.6

0.6

VSH

0.5

VTC 0.6 0.7

Bảng 3.3 Giá điều chỉnh – Pdc HOSE năm 2 5

Năm 2005

Mã CK 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

VNIndex 233.0 235.0 247.0 246.0 244.0 247.0 253.0 255.0 289.0 307.0 311.0 308.0

AGF 33.9 33.9 34.0 33.8 33.0 31.8 31.3 31.2 36.2 40.9 43.2 42.0

BBC 16.9 17.4 16.5 16.0 15.8 15.8 15.7 17.1 21.8 23.4 22.1 21.9

BBT 10.0 10.1 10.2 9.4 9.9 12.0 11.4 12.1 13.0 11.8 11.8 11.0

BPC 16.8 17.1 17.1 16.0 15.7 16.0 16.3 15.6 17.2 16.5 16.5 16.2

BT6 30.1 31.0 32.0 31.0 29.5 29.5 30.0 30.2 33.0 35.5 34.4 31.0

BTC 14.8 15.0 14.5 11.5 8.9 9.0 8.8 8.3 8.5 8.5 8.3 8.1

CAN 14.1 14.5 15.3 15.2 14.6 14.4 14.5 14.9 17.6 17.8 17.0 17.2

DHA 31.3 31.7 34.0 34.9 33.3 33.8 36.5 38.8 46.0 49.6 44.1 44.0

DPC 8.8 8.8 9.3 9.3 9.3 9.0 9.8 9.8 10.2 12.0 13.5 12.2

GIL 34.8 32.5 34.0 33.0 31.5 30.8 30.8 30.2 34.2 43.0 39.1 32.0

GMD 51.5 52.0 53.5 54.6 52.7 50.5 50.0 50.5 53.5 54.5 64.5 69.5

HAP 23.6 23.9 24.9 23.2 22.6 23.2 23.6 22.9 24.5 24.1 23.5 22.8

HAS 26.0 25.8 27.2 26.3 26.0 25.8 26.3 26.9 29.6 31.9 32.9 32.8

KDC - - - - - - - - - - - 54.8

KHA 25.0 24.7 25.2 25.2 25.2 26.0 26.1 24.6 26.5 26.9 26.4 21.3

LAF 31.9 32.0 31.9 34.1 32.9 32.3 33.1 37.0 42.3 46.5 43.7 40.3

MHC - - 17.1 18.3 18.3 19.2 20.2 21.4 24.5 23.9 23.9 23.3

NHC - - - - - - - - - - - 24.5

NKD 30.5 30.5 33.1 34.4 34.6 36.0 38.3 42.5 51.5 60.0 54.0 54.0

PMS 15.5 14.4 14.4 14.3 14.0 14.1 14.2 14.3 15.4 15.9 15.7 15.6

PNC - - - - - - 16.4 16.6 16.8 16.9 16.5 16.6

REE 24.0 24.3 27.0 26.3 25.9 26.7 26.4 28.1 35.9 35.5 34.6 34.4

SAM 37.0 36.6 38.0 37.6 38.3 38.5 38.0 39.2 42.2 49.6 47.5 47.0

SAV 30.3 29.4 30.2 30.0 29.2 29.7 29.4 30.5 34.8 34.0 31.4 31.0

SFC 18.9 18.7 19.6 20.6 22.4 23.0 25.7 26.3 27.8 29.5 27.8 28.5

SGH 14.3 13.3 13.9 13.7 14.0 13.8 15.0 18.6 21.5 19.8 17.8 18.0

SSC - - 35.0 34.8 34.7 36.7 36.8 39.7 47.3 47.0 46.6 45.0

Page 73: Noi dung luan van - Hoi Dong

73

TMS 31.5 31.7 34.4 33.5 33.5 31.8 30.3 31.6 35.7 43.5 43.7 44.1

TNA - - - - - - 21.2 20.7 22.2 29.1 29.1 31.0

TRI 20.7 19.9 19.8 19.6 19.7 21.0 23.3 23.8 25.7 31.0 28.9 28.0

TS4 16.9 17.6 19.4 18.8 18.7 18.6 18.4 18.1 19.0 22.0 21.5 26.0

VTC 32.0 33.5 36.6 35.1 33.3 32.5 31.5 31.0 33.9 35.0 32.9 33.6

- Tính tỷ suất sinh lợi thực tế - Rtt:

Rtt = (Pt – P0) / P0 với Pt, P0 tính theo giá điều chỉnh

P0 là giá điều chỉnh của tháng trước (giá của ngày giao dịch cuối

cùng của tháng trước cộng với tổng lượng điều chỉnh trong tháng

trước)

Pt là giá điều chỉnh của tháng sau.

Bảng 3.4 T suất sinh lợi thực tế – Rtt HOSE năm 2 5

Năm 2005

Mã CK 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

VNIndex -2.1% 0.9% 5.1% -0.4% -0.8% 1.2% 2.4% 0.8% 13.3% 6.2% 1.3% -1.0%

AGF -4.5% 0.0% 0.3% -0.6% -2.4% -3.6% -1.6% -0.3% 16.0% 13.0% 5.6% -2.8%

BBC 0.6% 2.7% -4.9% -3.0% -1.3% 0.0% -0.6% 8.9% 27.5% 7.3% -5.6% -0.9%

BBT -4.8% 1.0% 1.0% -7.8% 5.3% 21.2% -5.0% 6.1% 7.4% -9.2% 0.0% -6.8%

BPC -0.6% 1.8% 0.0% -6.4% -1.9% 1.9% 1.9% -4.3% 10.3% -4.1% 0.0% -1.8%

BT6 -5.0% 3.0% 3.2% -3.1% -4.8% 0.0% 1.7% 0.7% 9.3% 7.6% -3.1% -9.9%

BTC 0.7% 1.4% -3.3% -20.7% -22.6% 1.1% -2.2% -5.7% 2.4% 0.0% -2.4% -2.4%

CAN -6.0% 2.8% 5.5% -1.0% -3.6% -1.4% 0.7% 2.8% 18.1% 1.1% -4.5% 1.2%

DHA -0.3% 1.3% 7.3% 2.6% -4.6% 1.5% 8.0% 6.3% 18.6% 7.8% -11.1% -0.2%

DPC -2.2% 0.0% 5.7% 0.0% 0.0% -3.2% 8.9% 0.0% 4.1% 17.6% 12.5% -9.6%

GIL 8.7% -6.6% 4.6% -2.9% -4.5% -2.2% 0.0% -1.9% 13.2% 25.7% -9.1% -18.2%

GMD -1.9% 1.0% 2.9% 2.1% -3.5% -4.2% -1.0% 1.0% 5.9% 1.9% 18.3% 7.8%

HAP -39.2% 1.3% 4.2% -6.8% -2.6% 2.7% 1.7% -3.0% 7.0% -1.6% -2.5% -3.0%

HAS -5.1% -0.8% 5.4% -3.3% -1.1% -0.8% 1.9% 2.3% 10.0% 7.8% 3.1% -0.3%

KHA 2.9% -1.2% 2.0% 0.0% 0.0% 3.2% 0.4% -5.7% 7.7% 1.5% -1.9% -19.3%

LAF -4.5% 0.3% -0.3% 6.9% -3.5% -1.8% 2.5% 11.8% 14.3% 9.9% -6.0% -7.8%

NKD -4.1% 0.0% 8.5% 3.9% 0.6% 4.0% 6.4% 11.0% 21.2% 16.5% -10.0% 0.0%

PMS -6.6% -7.1% 0.0% -0.7% -2.1% 0.7% 0.7% 0.7% 7.7% 3.2% -1.3% -0.6%

REE 0.8% 1.3% 11.1% -2.6% -1.5% 3.1% -1.1% 6.4% 27.8% -1.1% -2.5% -0.6%

SAM -2.6% -1.1% 3.8% -1.1% 1.9% 0.5% -1.3% 3.2% 7.7% 17.5% -4.2% -1.1%

SAV -3.8% -3.0% 2.7% -0.7% -2.7% 1.7% -1.0% 3.7% 14.1% -2.3% -7.6% -1.3%

SFC -8.3% -1.1% 4.8% 5.1% 8.7% 2.7% 11.7% 2.3% 5.7% 6.1% -5.8% 2.5%

SGH -1.0% -6.7% 4.5% -1.4% 2.2% -1.4% 8.7% 24.0% 15.6% -7.9% -10.1% 1.1%

TMS -5.4% 0.6% 8.5% -2.6% 0.0% -5.1% -4.7% 4.3% 13.0% 21.8% 0.5% 0.9%

TRI 1.0% -3.9% -0.5% -1.0% 0.5% 6.6% 11.0% 2.1% 8.0% 20.6% -6.8% -3.1%

TS4 -3.4% 4.1% 10.2% -3.1% -0.5% -0.5% -1.1% -1.6% 5.0% 15.8% -2.3% 20.9%

VTC -2.3% 4.7% 9.3% -4.1% -5.1% -2.4% -3.1% -1.6% 9.4% 3.2% -6.0% 2.1%

Page 74: Noi dung luan van - Hoi Dong

74

- Tính Bêta chứng khoán – β:

βi = бiM/бM2 = Cov(Ri,RM)/Var(RM)

Bêta chứng khoán được tính cho kỳ di động 12 tháng kề trước

tháng hiện hành.

Như vậy tại ngày 27/01/200 , dựa vào Bảng tỷ suất sinh lợi điều

chỉnh 2005 ở trên ta tính được Bêta chứng khoán tương ứng bên

dưới.

- Tính tỷ suất sinh lợi CAPM –Rcapm:

(SML): Rcapm = Rf + (Rm - Rf) x βi

- Tính Alpha chứng khoán – α:

α = Rtt – Rcapm, α > 0 chứng khoán bị định giá thấp, α < 0

chứng khoán bị định giá cao;

Bảng 3.5 Chỉ số tại ngày 27/01/2006

Row Labels Beta Rcapm Rtt Alpha

VNIndex 1 1.30% 1.30% 0.00%

GMD 0.271921 1.20% 0.72% -0.48%

BBT 0.315738 1.21% -4.55% -5.75%

SFC 0.46181 1.23% 1.75% 0.53%

TS4 0.522531 1.24% -5.77% -7.00%

BPC 0.659213 1.25% 1.23% -0.02%

SGH 0.700599 1.26% 7.22% 5.96%

PMS 0.739113 1.26% -8.33% -9.60%

BTC 0.771689 1.27% -1.23% -2.50%

KHA 0.783656 1.27% -5.16% -6.43%

DPC 0.832794 1.28% 9.84% 8.56%

VTC 0.886968 1.28% -3.27% -4.56%

SAM 0.894375 1.28% 5.74% 4.46%

TRI 0.905923 1.29% 0.71% -0.57%

HAS 0.952146 1.29% 13.72% 12.43%

SAV 0.954212 1.29% 6.45% 5.16%

BT6 1.093217 1.31% 3.23% 1.91%

LAF 1.132033 1.32% -51.36% -52.68%

CAN 1.28414 1.34% 7.56% 6.22%

AGF 1.339865 1.34% 0.48% -0.87%

DHA 1.340161 1.34% 6.36% 5.02%

TMS 1.406849 1.35% 0.00% -1.35%

Page 75: Noi dung luan van - Hoi Dong

75

HAP 1.4679 1.36% 5.70% 4.34%

BBC 1.61398 1.38% 4.57% 3.19%

NKD 1.615655 1.38% 2.78% 1.40%

GIL 1.648312 1.38% 5.94% 4.55%

REE 1.675209 1.39% 6.10% 4.72%

Hình 3.2 Đồ thị SML sàn HOSE thời điểm 27/01/2006

- Nhà đầu tư ưa thích rủi ro sử dụng chiến thuật A lựa chọn cổ phiếu có βi >

1.3 và maxα với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi 3 /tháng. Dựa vào bảng trên ta

lựa chọn được các mã cổ phiếu sau: DHA, GIL, REE.

- Nhà đầu tư ngại rủi ro sử dụng chiến thuật B lựa chọn cổ phiếu có βi < 0.7

và maxα với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi 2 /tháng. Dựa vào bảng trên ta lựa

chọn được các mã cổ phiếu sau: GMD, SFC, BPC.

chiến thuật

B

chiến thuật

A

chiến thuật

C

Page 76: Noi dung luan van - Hoi Dong

76

- Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro sử dụng chiến thuật C lựa chọn cổ phiếu

có 0.7 =< βi =< 1.3 và maxα với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi 2 /tháng. Dựa

vào bảng trên ta lựa chọn được các mã cổ phiếu sau: DPC, HAS, CAN.

Bước 3. Phân bổ tài sản tối ưu theo lý thuyết Markowitz

- Bước 3.1. Thu thập dữ liệu chứng khoán

Tính t suất sinh lợi bình quân - Rbq:

Bảng 3.6 T suất sinh lợi bình quân - Rbq tại ngày 27/01/2006

01/05 02/05 03/05 04/05 05/05 06/05 07/05 08/05 09/05 10/05 11/05 12/05 01/06

Mã ck Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rtt Rbq

DHA -0.32% 1.28% 7.26% 2.65% -4.58% 1.50% 7.99% 6.30% 18.56% 7.83% -11.09% -0.23% 3.09%

GIL 8.75% -6.61% 4.62% -2.94% -4.55% -2.22% 0.00% -1.95% 13.25% 25.73% -9.07% -18.16% 0.57%

REE 0.84% 1.25% 11.11% -2.59% -1.52% 3.09% -1.12% 6.44% 27.76% -1.11% -2.54% -0.58% 3.42%

BPC -0.59% 1.79% 0.00% -6.43% -1.88% 1.91% 1.88% -4.29% 10.26% -4.07% 0.00% -1.82% -0.27%

GMD -1.90% 0.97% 2.88% 2.06% -3.48% -4.17% -0.99% 1.00% 5.94% 1.87% 18.35% 7.75% 2.52%

SFC -8.25% -1.06% 4.81% 5.10% 8.74% 2.68% 11.74% 2.33% 5.70% 6.12% -5.76% 2.52% 2.89%

CAN -6.00% 2.84% 5.52% -0.98% -3.63% -1.37% 0.69% 2.76% 18.12% 1.14% -4.49% 1.18% 1.31%

DPC -2.22% 0.00% 5.68% 0.00% 0.00% -3.23% 8.89% 0.00% 4.08% 17.65% 12.50% -9.63% 2.81%

HAS -5.11% -0.77% 5.43% -3.31% -1.14% -0.77% 1.94% 2.28% 10.04% 7.77% 3.13% -0.30% 1.60%

Dựa vào bảng trên ta tính toán được ma trận hiệp phương sai của 3 mã chứng

khoán đối với từng chiến thuật trong bước tiếp theo.

- Bước 3.2. Giải ma trận hiệp phương sai

Chiến thuật A:

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3

em chi tiết tại Phụ lục Số 06 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3

chiến thuật A, ta có kết quả tối ưu như sau:

DHA GIL REE Tiết kiệm

Page 77: Noi dung luan van - Hoi Dong

77

W* = D * E

67.36% -36.03% 14.13% 54.54%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.22%

бp 4.72%

Ý nghĩa:

- Tỷ trọng tối ưu nhỏ hơn (<) 0 mang ý nghĩa bán khống tài sản tài

chính điều này chỉ áp dụng được trên thị trường tài chính phát triển

(Mỹ, Châu Âu). Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy

định pháp luật hiện hành không cho phép thực hiện hành vi bán

khống mặc dù trong thực tế có thể xảy ra trường hợp này. Trong

nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc thực hiện các chiến thuật mà

quy định hiện hành cho phép áp dụng do đó điều kiện tỷ trọng phân

bổ tài sản phải ≥ 0% và ≤ 100%.

ét điều kiện trên thì mã GIL vi phạm vì vậy dòng và cột tương ứng

của mã này bị loại bỏ hình thành ma trận hiệp phương sai cấp 2 và tiến

hành thực hiện bước kế tiếp.

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2: Loại mã GIL vi phạm điều kiện

ràng buộc hình thành ma trận hiệp phương sai cấp 2. Lặp lại quá trình

tính toán như trên, xem chi tiết tại phụ lục số 07 Giải ma trận hiệp

phương sai cấp 2 chiến thuật A, ta có:

DHA REE Tiết kiệm

W* = D * E

48.02% 40.30% 11.68%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D * 0.40%

Page 78: Noi dung luan van - Hoi Dong

78

(Rkv - Rf)

бp 6.30%

Với tỷ trọng tìm được ở trên ta thấy thỏa mãn điều kiện ràng

buộc vì vậy tiến hành thực hiện bước tiếp theo.

Chiến thuật B:

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3: xem chi tiết tại phụ lục số

08 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật B, ta có:

BPC GMD SFC Tiết kiệm

W* = D * E

-20.74% 15.90% 18.55% 86.28%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.02%

бp 1.29%

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2: Từ tỷ trọng tìm được ở bước

trước so sánh với điều kiện, ta thấy mã chứng khoán BPC vi phạm.

Vì vậy dòng và cột tương ứng của mã này bị loại bỏ và hình thành

ma trận hiệp phương sai cấp 2 đối với 2 mã còn lại. Tiếp tục tiến

hành giải bài toàn quy hoạch bằng ma trận, xem chi tiết tại Phụ lục

Số 09 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật B, kết quả

như sau:

GMD SFC Tiết kiệm

W* = D * E

23.91% 29.55% 46.53%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.03%

Page 79: Noi dung luan van - Hoi Dong

79

бp 1.69%

Ta thấy tỷ trọng tìm được ở trên thỏa mãn điều kiện ràng buộc

chuyển sang thực hiện bước tiếp theo.

Chiến thuật C:

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3: xem chi tiết tại Phụ lục Số

10 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật C, ta có:

CAN DPC HAS Tiết kiệm

W* = D * E

84.11% 116.96% -164.88% 63.81%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.25%

бp 4.98%

Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2: Tương tự như 2 chiến thuật

A và B, tiến hành loại mã HAS hình thành ma trận hiệp phương sai

cấp 2 với mã CAN và DPC. Tiếp tục giải bài toán quy hoạch bằng

ma trận, xem chi tiết tại Phụ lục Số 11 Giải ma trận hiệp phương

sai cấp 2 chiến thuật C, ta có:

CAN DPC Tiết kiệm

W* = D * E

3.24% 80.84% 15.92%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.33%

бp 5.78%

Tỷ trọng tìm được ở trên thỏa mãn điều kiện ràng buộc chuyển sang

thực hiện bước tiếp theo.

Page 80: Noi dung luan van - Hoi Dong

80

- Bước 3.3. Phân bổ tài sản tối ưu

Sau khi thực hiện tính toán tìm được tỷ trọng tối ưu ở bước trên, ta có kết quả

phân bổ tài sản theo tỷ trọng tối ưu của từng chiến thuật như sau:

Bảng 3.7 Phân bổ tài sản tối ưu tại ngày 27/01/2006

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Cổ hiếu 1 Cổ hiếu 2 Cổ hiếu 3 Tiết kiệm Danh mục

Kỳ

vọng Thực tế

Kỳ

vọng Thực tế

Kỳ

vọng Thực tế Kỳ vọng

Thực

tế Kỳ vọng Thực tế

Thực tế

vs kỳ

g c

Kỳ

vọng

quí

Kỳ

vọng

quí

vs kỳ

g c

Chiến thuật A DHA

GIL

REE

Tiết kiệm

Danh mục

Tỷ trọng 48.02% 48.02% 0.00% 0.00% 40.30% 40.30% 11.68% 11.68% 100.00% 100.00%

Tỷ suất sinh lời 3.09% 88.03% 0.57%

3.42% 173.15% 1.17% 3.54% 3.00% 112.46% 112.46% 9.27% 9.27%

Độ lệch chuẩn 7.08%

10.90%

8.29%

-

6.30% 82.22%

Giá tr h n bổ 480

-

403

117

1,000

Giá tr ầu tư 525 903 - - 440 1,101 128 121 1,093 2,125

-

Chiến thuật B BPC

GMD

SFC

Tiết kiệm

Danh mục

Tỷ trọng 0.00% 0.00% 23.91% 23.91% 29.55% 29.55% 46.53% 46.53% 100.00% 100.00%

Tỷ suất sinh lời -0.27%

2.52% 96.57% 2.89% 110.71% 1.17% 3.54% 2.00% 57.46% 57.46% 6.12% 6.12%

Độ lệch chuẩn 4.06%

5.83%

5.44%

-

1.69% 43.50%

Giá tr h n bổ -

239

296

465

1,000

Giá tr ầu tư - - 254 470 314 623 494 482 1,061 1,575

-

Chiến thuật C CAN

DPC

HAS

Tiết kiệm

Danh mục

Tỷ trọng 3.24% 3.24% 80.84% 80.84% 0.00% 0.00% 15.92% 15.92% 100.00% 100.00%

Tỷ suất sinh lời 1.31% 124.05% 2.81% 172.39% 1.60%

1.17% 3.54% 2.50% 143.94% 143.94% 7.69% 7.69%

Độ lệch chuẩn 5.98%

7.12%

4.27%

-

5.78% 113.17%

Giá tr h n bổ 32

808

-

159

1,000

Giá tr ầu tư 35 73 871 2,202 - - 171 165 1,077 2,439

-

- Giá trị phân bổ: giá trị phân bổ bằng tỷ trọng tài sản tối ưu nhân tổng tài

sản thanh lý bằng tiền đầu kỳ. Điều này nghĩa là tại đầu mỗi kỳ tái phân

bổ tài sản (kỳ 3 tháng) với kỳ đầu tiên tại ngày 27/01/200 , sau khi tính

toán được tỷ trọng phân bổ tài sản tối ưu nhà đầu tư tiến hành bán danh

mục chứng khoán kỳ trước/rút tiết kiệm sau đó tiến hành mua lại danh

Page 81: Noi dung luan van - Hoi Dong

81

mục chứng khoán kỳ này/gửi tiết kiệm. Tổng tài sản thanh lý bằng tiền

đầu kỳ của kỳ đầu tiên tại ngày 27/01/200 chính là vốn đầu tư ban đầu

tức 1 tỷ đồng như giả định của danh mục mô phỏng. Ta có giá trị phân bổ

kỳ đầu tiên như sau:

Chiến thuật A:

o Giá trị phân bổ của DHA = 48.02 x 1,000tr = 480tr;

o Giá trị phân bổ của REE = 40.30 x 1,000tr = 403tr;

o Giá trị phân bổ của tiết kiệm = 11. 8 x 1,000tr = 117tr;

Chiến thuật B:

o Giá trị phân bổ của GMD = 23.91 x 1.000tr = 239tr;

o Giá trị phân bổ của SFC = 29.55 x 1.000tr = 29 tr;

o Giá trị phân bổ của tiết kiệm = 4 .53 x 1.000tr = 4 5tr;

Chiến thuật C:

o Giá trị phân bổ của CAN = 2.34 x 1.000tr = 32tr;

o Giá trị phân bổ của DPC = 80.84 x 1.000tr = 808tr;

o Giá trị phân bổ của tiết kiệm = 19.52 x 1.000tr = 159tr;

- Giá trị đầu tư: là giá trị tương lai của tài sản tài chính khi nhà đầu tư nắm

giữ tài sản đó trong một khoản thời gian nhất định (đối với đề tài này thì

khoản thời gian nắm giữ là 3 tháng), nghĩa là giá trị đầu tư bằng giá trị

phân bổ cộng với phần lợi suất. Từ định nghĩa này dẫn đến việc giá trị đầu

tư có thể là giá trị kỳ vọng hoặc giá trị thực tế. Nếu giá trị đầu tư là kỳ

vọng thì lợi suất áp dụng là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tương tự với giá trị

đầu tư là thực tế thì lợi suất áp dụng là tỷ suất sinh lợi thực tế. Cụ thể ở

bảng trên ta có:

Page 82: Noi dung luan van - Hoi Dong

82

Chiến thuật A – tỷ suất sinh lời kỳ vọng 3 /tháng:

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của DHA = 480tr x (1+3%)3 = 525tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của DHA = 480tr x (1+88.03%) = 903tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của REE = 403tr x (1+3%)3 = 440tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của REE = 403tr x (1+173.15%) = 1,101tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của tiết kiệm = 117tr x (1+3%)3

= 128tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của tiết kiệm = 117tr x (1+3.54 ) = 121tr;

Chiến thuật B – tỷ suất sinh lời kỳ vọng 2 /tháng:

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của GMD = 239tr x (1+2%)3 = 254tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của GMD = 239tr x (1+9 .57 ) = 470tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của SFC = 296tr x (1+2%)3 = 314tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của SFC = 29 tr x (1+110.71 ) = 23tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của tiết kiệm = 4 5tr x (1+2 )3

= 494tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của tiết kiệm = 4 5tr x (1+3.54 ) = 482tr;

Chiến thuật C – tỷ suất sinh lời kỳ vọng 2.5 /tháng:

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của CAN = 32tr x (1+2.5 )3 = 35tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của CAN = 32tr x (1+124.05 ) = 73tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của DPC = 808tr x (1+2.5 )3 = 871tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của DPC = 808tr x (1+172.39 ) = 2,202tr;

o Giá trị đầu tư kỳ vọng của tiết kiệm = 159tr x (1+2.5 )3

= 171tr;

o Giá trị đầu tư thực tế của tiết kiệm = 159tr x (1+3.54 ) = 165tr;

Tóm lại:

Page 83: Noi dung luan van - Hoi Dong

83

- Giá trị kỳ vọng chính là kết quả tính toán tối ưu tìm được bằng lý thuyết

tại kỳ hiện hành, nó thể hiện giá trị mong muốn của nhà đầu tư nhận được

trong tương lai (ở kỳ sau/kỳ phân bổ tài sản tiếp theo);

- Giá trị thực tế phản ánh chính xác những diễn biến thực tế trong tương lai

(ở kỳ sau/kỳ phân bổ tài sản tiếp theo).

Giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế khi áp dụng vào danh mục mô phỏng tại

ngày 27/01/200 chính là giá trị lý thuyết tìm được tại ngày 27/01/200 –

giá trị kỳ vọng và diễn biến thực tế của chứng khoán tại ngày 28/04/200

(kỳ phân bổ tài sản tiếp theo) – giá trị thực tế.

3.3.2 Kết quả hoạt đ ng danh mục đầu tư mô phỏng

Thực hiện quy trình đầu tư với các kỳ phân bổ tài sản tiếp theo trong giai

đoạn đầu tư từ 27/01/200 đến 29/07/2011, ta có kết quả đầu tư theo 3 chiến

thuật như sau:

Bảng 3.8 T lệ tiết kiệm và t suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc

Kỳ CTA CTB CTC VNIndex

Rttkg TK TKkt Rttkg TK TKkt Rttkg TK TKkt Rttkt

27/01/06 112.5% 11.68% 11.68% 57.5% 46.53% 46.53% 143.9% 15.92% 15.92% 90.7%

28/04/06 104.4% 79.05% 67.37% 51.1% 82.96% 36.43% 104.6% 47.94% 32.01% 35.3%

31/07/06 115.5% 82.73% 3.68% 56.4% 100.00% 17.04% 122.4% 79.47% 31.54% 64.1%

31/10/06 186.6% 79.21% -3.52% 62.0% 100.00% 0.00% 144.7% 64.06% -15.41% 233.7%

31/01/07 197.2% 85.52% 6.31% 67.6% 78.37% -21.63% 146.1% 86.45% 22.38% 196.2%

25/04/07 201.8% 82.48% -3.04% 70.3% 79.37% 1.00% 156.2% 81.96% -4.49% 191.0%

31/07/07 204.4% 81.48% -1.00% 82.2% 56.37% -22.99% 164.3% 80.49% -1.47% 242.2%

31/10/07 190.3% 74.17% -7.31% 88.9% 91.18% 34.81% 142.8% 50.51% -29.98% 170.5%

31/01/08 189.5% 94.19% 20.01% 68.9% 55.66% -35.52% 129.5% 71.47% 20.96% 67.4%

29/04/08 199.8% 100.00% 5.81% 74.9% 100.00% 44.34% 137.6% 100.00% 28.53% 44.7%

31/07/08 210.4% 100.00% 0.00% 81.1% 100.00% 0.00% 146.0% 100.00% 0.00% 11.2%

31/10/08 211.0% 63.10% -36.90% 87.5% 100.00% 0.00% 154.7% 100.00% 0.00% -2.8%

23/01/09 222.1% 100.00% 36.90% 94.1% 100.00% 0.00% 163.7% 100.00% 0.00% 3.1%

Page 84: Noi dung luan van - Hoi Dong

84

29/04/09 233.5% 100.00% 0.00% 101.0% 100.00% 0.00% 173.1% 100.00% 0.00% 49.6%

31/07/09 350.2% 55.57% -44.43% 133.5% 75.06% -24.94% 267.6% 77.97% -22.03% 88.2%

30/10/09 344.8% 79.12% 23.55% 141.7% 100.00% 24.94% 206.7% 43.24% -34.73% 54.5%

29/01/10 365.1% 75.59% -3.53% 150.3% 100.00% 0.00% 225.2% 73.42% 30.18% 73.8%

29/04/10 432.1% 56.38% -19.21% 156.3% 83.15% -16.85% 228.6% 44.42% -29.00% 58.3%

30/07/10 359.0% 50.81% -5.57% 165.4% 100.00% 16.85% 203.4% 54.89% 10.47% 45.1%

29/10/10 459.9% 46.49% -4.32% 174.8% 100.00% 0.00% 214.1% 100.00% 45.11% 63.7%

28/01/11 479.7% 100.00% 53.51% 189.9% 82.53% -17.47% 225.2% 100.00% 0.00% 53.9%

29/04/11 428.6% 58.97% -41.03% 200.1% 100.00% 17.47% 217.3% 78.90% -21.10% 30.0%

29/07/11 447.4% 100.00% 41.03% 210.8% 100.00% 0.00% 228.5% 100.00% 21.10% 0.0%

BQ 271.55% 76.37% 4.35% 111.58% 88.31% 4.35% 175.93% 76.14% 4.35% 81.05%

Bảng 3.9 Kết quả hoạt đ ng quỹ đầu tư cổ phiếu mô phỏng

Kỳ CTA CTB CTC VNIndex

Rkvkg Rttkg Rkvkt Rttkt Rkvkg Rttkg Rkvkt Rttkt Rkvkg Rttkg Rkvkt Rttkt Rttkg Rttkt

27/01/06 9.3% 112.5% 9.3% 112.5% 6.1% 57.5% 6.1% 57.5% 7.7% 143.9% 7.7% 143.9% 90.7% 90.7%

28/04/06 19.4% 104.4% 9.3% -3.8% 12.6% 51.1% 6.1% -4.1% 16.0% 104.6% 7.7% -16.1% 35.3% -29.1%

31/07/06 30.5% 115.5% 9.3% 5.4% 16.6% 56.4% 3.5% 3.5% 24.9% 122.4% 7.7% 8.7% 64.1% 21.3%

31/10/06 42.6% 186.6% 9.3% 33.0% 20.7% 62.0% 3.5% 3.5% 34.5% 144.7% 7.7% 10.1% 233.7% 103.3%

31/01/07 55.8% 197.2% 9.3% 3.7% 28.1% 67.6% 6.1% 3.5% 44.8% 146.1% 7.7% 0.6% 196.2% -11.2%

25/04/07 70.2% 201.8% 9.3% 1.5% 36.0% 70.3% 6.1% 1.6% 56.0% 156.2% 7.7% 4.1% 191.0% -1.7%

31/07/07 86.0% 204.4% 9.3% 0.9% 44.3% 82.2% 6.1% 7.0% 68.0% 164.3% 7.7% 3.1% 242.2% 17.6%

31/10/07 103.3% 190.3% 9.3% -4.6% 53.1% 88.9% 6.1% 3.7% 80.9% 142.8% 7.7% -8.1% 170.5% -20.9%

31/01/08 122.1% 189.5% 9.3% -0.3% 62.5% 68.9% 6.1% -10.6% 94.8% 129.5% 7.7% -5.5% 67.4% -38.1%

29/04/08 130.0% 199.8% 3.5% 3.5% 68.2% 74.9% 3.5% 3.5% 101.7% 137.6% 3.5% 3.5% 44.7% -13.6%

31/07/08 138.1% 210.4% 3.5% 3.5% 74.2% 81.1% 3.5% 3.5% 108.8% 146.0% 3.5% 3.5% 11.2% -23.1%

31/10/08 160.2% 211.0% 9.3% 0.2% 80.4% 87.5% 3.5% 3.5% 116.2% 154.7% 3.5% 3.5% -2.8% -12.6%

23/01/09 169.4% 222.1% 3.5% 3.5% 86.8% 94.1% 3.5% 3.5% 123.9% 163.7% 3.5% 3.5% 3.1% 6.1%

29/04/09 179.0% 233.5% 3.5% 3.5% 93.4% 101.0% 3.5% 3.5% 131.8% 173.1% 3.5% 3.5% 49.6% 45.1%

31/07/09 204.8% 350.2% 9.3% 35.0% 105.2% 133.5% 6.1% 16.1% 149.6% 267.6% 7.7% 34.6% 88.2% 25.8%

30/10/09 233.1% 344.8% 9.3% -1.2% 112.5% 141.7% 3.5% 3.5% 168.8% 206.7% 7.7% -16.6% 54.5% -17.9%

29/01/10 264.0% 365.1% 9.3% 4.6% 120.0% 150.3% 3.5% 3.5% 189.5% 225.2% 7.7% 6.0% 73.8% 12.5%

29/04/10 297.7% 432.1% 9.3% 14.4% 133.5% 156.3% 6.1% 2.4% 211.7% 228.6% 7.7% 1.1% 58.3% -8.9%

Page 85: Noi dung luan van - Hoi Dong

85

30/07/10 334.6% 359.0% 9.3% -13.7% 141.7% 165.4% 3.5% 3.5% 235.7% 203.4% 7.7% -7.7% 45.1% -8.4%

29/10/10 374.9% 459.9% 9.3% 22.0% 150.3% 174.8% 3.5% 3.5% 247.6% 214.1% 3.5% 3.5% 63.7% 12.8%

28/01/11 391.7% 479.7% 3.5% 3.5% 165.6% 189.9% 6.1% 5.5% 259.9% 225.2% 3.5% 3.5% 53.9% -6.0%

29/04/11 437.3% 428.6% 9.3% -8.8% 175.0% 200.1% 3.5% 3.5% 287.6% 217.3% 7.7% -2.4% 30.0% -15.5%

29/07/11 456.4% 447.4% 3.5% 3.5% 184.8% 210.8% 3.5% 3.5% 301.3% 228.5% 3.5% 3.5% 0.0% 0.0%

Hỉnh 3.3 Đồ thị t suất sinh lợi kỳ vọng và thực tế so với kỳ gốc

Chú thích đồ thị:

- RkvkgA: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng so với kỳ gốc của Chiến thuật A;

- RttkgA: Tỷ suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc của Chiến thuật A;

- RkvkgB: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng so với kỳ gốc của Chiến thuật B;

- RttkgB: Tỷ suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc của Chiến thuật B;

- RkvkgC: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng so với kỳ gốc của Chiến thuật C;

Page 86: Noi dung luan van - Hoi Dong

86

- RttkgC: Tỷ suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc của Chiến thuật C

- RttkgVNI: Tỷ suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc của VNIndex;

- Kỳ gốc là kỳ phân bổ tài sản đầu tiên tại ngày 27/01/2006;

Nhận xét:

- Đầu tư theo quy trình đầu tư đề xuất áp dụng với 3 chiến thuật tương ứng

với 3 khẩu vị rủi ro so với thị trường đều cho kết quả tốt hơn, cụ thể tỷ

suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc của 3 chiến thuật đều cao hơn tỷ suất

sinh lợi thị trường;

- So sánh giữa 3 chiến thuật đầu tư với nhau thì chiến thuật A có kết quả

đầu tư cao nhất 447.4 , tiếp đến chiến thuật đầu tư C 228.5 và chiến

thuật B 210.8 ;

- Nếu so sánh với kỳ vọng đối với từng chiến thuật riêng lẻ thì chiến thuật

B thì nhà đầu tư vượt kỳ vọng sinh lợi với tỷ suất sinh lợi thực tế 210.8

– tỷ suất sinh lợi kỳ vọng 184.8 ; trong khi chiến thuật A thực tế 447.4

– kỳ vọng 45 .4 và chiến thuật C thực tế 228.5 – kỳ vọng 301.3%;

- Tỷ lệ đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng đáng kể ở mọi

chiến thuật đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm bình quân xét cả 3 chiến thuật đều >

70 , tất nhiên tùy thuộc vào thời điểm sẽ cao hơn hoặc thấp hơn. Chiến

thuật A,C – khẩu vị ưa thíc rủi ro khá cao thể hiện qua việc lựa chọn

những mã chứng khoán có hệ số Beta > 0.7 có tỷ lệ tiết kiệm bình quân

trong giai đoạn đầu tư lần lượt 7 .37 , 7 .17 trong khi chiến thuật B –

khẩu vị e ngại rủi ro lựa chọn Beta < 0.7 với tỷ lệ tiết kiệm bình quân

88.31%.

Tiểu kết:

Page 87: Noi dung luan van - Hoi Dong

87

- Lựa chọn chứng khoán có Beta cao (chiến thuật A) cho kết quả đầu tư tốt

hơn chứng khoán có Beta vừa (chiến thuật C) và Beta thấp (chiến thuật

B). Tuy nhiên nếu xét về độ thỏa mãn kỳ vọng thì có xu hướng ngược lại.

- Đầu tư theo quan điểm với chiến lược chiến thuật rõng ràng cho kết quả

tốt hơn thị trường thậm chí tốt hơn kênh đầu tư phi rủi ro là gửi tiết kiệm;

- Luôn duy trì một tỷ lệ tiết kiệm đáng kể trong danh mục vì lý do sau: tỷ lệ

tiết kiệm giúp cân bằng danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro khi thị

trường tăng trưởng cùng với nguy cơ giảm điểm sau đó ngày càng cao và

tỷ lệ tiết kiệm là kênh sinh lời chủ chốt khi thị trường đang trong quá trình

suy giảm mà vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

- Đối với từng khẩu vị rủi ro (từng chiến thuật) tỷ lệ tiết kiệm tỷ lệ nghịch

với sự ưu thích rủi ro của nhà đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư càng ưa thích rủi

ro thì tỷ lệ tiết kiệm càng thấp và ngược lại.

Kết luận chương 3

Bằng cách đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân

thông qua việc thực hiện quy trình đầu tư chứng khoán sau đó kiểm

nghiệm lại quy trình bằng danh mục mô phỏng điều kiện thực tế của thị

trường – Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, ta có thể rút ra một số kết

luận sau:

- Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM được vận dụng trong việc cải thiện

hiệu tính chuyên nghiệp bằng cách lựa chọn cổ phiếu theo khẩu vị rủi ro

và định giá thị trường. Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz được vận

dụng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư bằng cách phân bổ tài sản tối

tưu theo tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước.

Page 88: Noi dung luan van - Hoi Dong

88

- Dựa vào kết quả của danh mục mô phỏng cho thấy việc vận dụng kết hợp

ở trên đã cho kết quả đầu tư tốt hơn so với thị trường và lãi suất tiền gửi

tiết kiệm;

Page 89: Noi dung luan van - Hoi Dong

89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Tính chuyên nghiệp quyết định hiệu quả đầu tư và đầu tư có tính chuyên

nghiệp với quan điểm, chiến lược, chiến thuật rõ ràng đều cho kết quả tốt

hơn thị trường và lãi suất phi rủi ro;

- Khẩu vị rủi ro ảnh hưởng đến kết quả đầu tư ở khía cạnh: ưa thích rủi ro

cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao và kết quả khả năng thõa mãn kỳ

vọng thấp;

- Khi thực hiện quy trình đầu tư đề xuất thì vấn đề thời điểm khi gia nhập

thị trường hay nói cách khác là thời điểm tăng giảm tỷ trọng đầu tư vào tài

sản rủi ro – chứng khoán, ảnh hưởng đến kết quả đầu tư rõ rệt. Nói rộng

ra, đây cũng chính là điểm mấu chốt của vấn đề, đầu tư suy cho cùng là

kết quả của việc dự báo tương lai và hành động theo quan điểm dự báo

này để tạo giá trị tăng thêm.

Kiến nghị

Giải pháp thực hiện quy trình đầu tư đề xuất bằng việc vận dụng kết hợp

mô hình CAPM và lý thuyết Markowitz nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

cần được nghiên cứu mở rộng và hoàn thiện ở những điểm sau:

- Kỳ phân bổ tài sản có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đầu tư, trên lý

thuyết kỳ phân bổ tài sản càng ngắn càng phản ánh chính xác thị trường

do đó kết quả đầu tư sẽ tốt hơn, đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm;

- Số liệu quá khứ phản ánh kỳ vọng tương lai, tuy nhiên như đã nói tương

lai bất định và quá khứ chỉ phản ánh một phần không toàn bộ vì vậy mô

hình cần thiết có thêm một số nhân tố điều chỉnh để sự dự báo tương lai

thể hiện qua kỳ vọng được tốt hơn, một số đề xuất có thể như sau:

Page 90: Noi dung luan van - Hoi Dong

90

Từ hệ số Beta kỳ vọng được tính di động bằng số liệu quá khứ có thể

lập hệ số Beta điều chỉnh để dự báo tốt hơn tương lai.

Tương tự với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng được tính bằng bình quân di động

trong quá khứ có thể được điều chỉnh trước khi lựa chọn cổ phiếu và

tìm tỷ trọng tối ưu.

Page 91: Noi dung luan van - Hoi Dong

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phan Thị Bích Nguyệt, Dương Kha, Lê Đạt Chí, Trần Thị Hải Lý

(2008), Đầu tư tài chính – phân tích đầu tư chứng khoán, Nxb Tài

chính.

2. Tôn Tích Quý (2004), Định giá các công cụ phái sinh trên thị

trường chứng khoán và gợi ý áp dụng choViệt nam, đề tài nghiên

cứu cấp Bộ, MS: UB.04.05, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.

3. Robert S.Pindyck & Daniel L.Rubifeld (1999), Kinh tế học vi mô,

Nxb Thống Kê.

4. Nguyễn uân Thành (2009), Lý thuyết danh mục đầu tư, bài giảng

chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

5. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt,

Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài chính

doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê.

6. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức.

7. Bùi Kim Yến, Nguyễn Minh Kiều (2009), Thị trường tài chính, Nxb

Thống kê.

Tiếng Anh

8. Frank J.Fabozzi & Pamela P.Peterson (2003), Financial

management and analysis, second edition, John Wiley & Sons, Inc.

Page 92: Noi dung luan van - Hoi Dong

92

9. Harry Markowitz (1952), “Porfolio Selection”, The Journal of

Finance, Vol. 7, No. 1, pp. 77-91.

10. Harry M.Markowitz (1959), Portfolio Selection – Efficient

Diversification of Investments, John Wiley & Sons, Inc, Yale

University.

11. William F.Sharpe (19 4), “Capital asset prices: A theory of market

equilibrium under conditions of risk”, The Journal of Finance,

Volume 9, pp. 425-442.

Page 93: Noi dung luan van - Hoi Dong

93

Phụ lục số 1 Bảng câu hỏi khảo sát

BAÛNG CAÂU HOÛI

Họ tên người được phỏng vấn: ......................................................Nam(nữ):

Số điện thoại: .....................................................Nghề nghiệp: .................................Tuổi:

Địa điểm phỏng vấn: .........................................Ngày phỏng vấn: ......../......../2011.

Thời gian phỏng vấn: ..........Ph t. Từ .............giờ ...........đến............giờ

Tên phỏng vấn viên: ..........................................Mã số:

GIỚI THIỆU

Xin chào anh/chị/cô/ch , chuùng tôi là nh m kh sát v “th c trạng đầu tư trên thị trường

chứng khoán Việt am”. Ba ng câu h i dưới đây không n m ngoài mục đích nêu trên kính mong anh/chị/cô/ch dành ít ph t tr lời ọi thông tin cung c p c a anh/chị/cô/ch hoàn

toàn được o m t m c d không c ý ngh a “đ ng” “sai” nhưng t t c đ u r t hữu ích đ i với ch ng tôi

1) Bạn tham gia đầu tư chứng khoán được bao lâu A) < tháng B) đến 12 tháng C) 1 năm đến 1,5 năm

D) 1,5 năm đến 2 năm E) > 2 năm

2) Lĩnh vực công tác của bạn có liên quan đến đầu tư chứng khoán A) Hoàn toàn không B) Liên quan ít C) Có liên quan

D) Liên quan nhiều E) Hoàn toàn liên quan

3) uan điểm đầu tư chứng khoán của bạn là gì A) Tôi không biết B) Hành động theo số đông C) Lướt sóng ngắn hạn với

chiến thuật cụ thể

D) Đầu tư giá trị dài hạn E) Kết hợp lướt sóng ngắn hạn

và đầu tư dài hạn

4) Phong cách đầu tư chứng khoán của bạn là gì A) Hoàn toàn cảm tính B) Đa phần cảm tính C) t cảm tính, có chiến

thuật D) Chiến lược, chiến thuật

đầu tư cụ thể

E) Chiến lược, chiến thuật đầu

tư chặt chẽ

5) Bạn áp dụng lý thuyết như thế nào trong đầu tư A) Tôi không biết lý thuyết

nào

B) Không áp dụng lý thuyết C) Áp dụng đơn lẻ lý

thuyết cứng nhắc

D) Vận dụng đơn lẻ lý

thuyết tùy tình huống

E) Kết hợp nhiều lý thuyết tùy

thuộc hoàn cảnh

) Lý thuyết nào sau đây được bạn sử dụng trong đầu tư A) Tôi không biết lý thuyết

nào

B) Không áp dụng lý thuyết C) Mô hình đa nhân tố

D) Lý thuyết Markowitz E) Kết hợp đa nhân tố và

Markowitz

7) Việc lựa chọn cổ phiếu của bạn dựa trên thông tin nào A) Theo tin đồn B) Nhờ người khác tư vấn C) Dựa trên phân tích kỹ

Page 94: Noi dung luan van - Hoi Dong

94

thuật

D) Dựa trên phân tích cơ bản

E) Kết hợp phân tích cơ bản và kỹ thuật

8) Chiến thuật phân bổ tài sản của bạn là gì A) Tôi không biết B) Phân bổ cảm tính C) Tập trung vào một số

mã cổ phiếu

D) Phân tán rủi ro vào nhiều mã cổ phiếu

E) Tập trung hoặc phân tán tùy thuộc hoàn cảnh thị trường

9) Theo bạn chỉ tiêu nào đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tốt nhất A) Tôi không biết B) Tỷ suất sinh lời chưa thực

hiện

C) Tỷ suất sinh lời thực hiện

D) NAV E) +/- NAV so với +/-chỉ số thị trường

1 ) Tự đánh giá về sự chuyên nghiệp của bạn trong đầu tư

A) Hoàn toàn không B) Thiếu chuyên nghiệp C) Vừa phải

D) Khá chuyên nghiệp E) Rất chuyên nghiệp

11) Bạn lựa chọn cổ phiếu có mối tương quan với thị trường như thế nào A) Rất thấp B) Thấp C) Vừa phải

D) Cao E) Rất cao

12) Bạn lựa chọn cổ phiếu có t suất sinh lời biến đ ng như thế nào A) Rất thấp B) Thấp C) Vừa phải

D) Cao E) Rất cao

13) Bạn lựa chọn cổ phiếu có thị giá biến đ ng như thế nào A) Rất thấp B) Thấp C) Vừa phải

D) Cao E) Rất cao

14) Bạn lựa chọn công ty nào sau đây để đầu tư ?

A) Thị giá rất thấp và biến động lợi nhuận rất cao

B) Thị giá thấp và biến động lợi nhuận cao

C) Thị giá vừa phải và biến động lợi nhuận vừa phải

D) Thị giá cao và biến động lợi nhuận thấp

E) Thị giá rất cao và biến động lợi nhuận rất thấp

15) Bạn ứng ử như thế nào đối với rủi ro

A) Hoàn toàn không thích B) Không thích C) Bàn quan

D) Ưa thích E) Rất ưa thích

16) Tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư của bạn như thế nào A) < -15% B) -15 đến -5% C) -5 đến +5

D) +5 đến + 15 E) > +15%

17) Biến động tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư của bạn như thế nào A) Rất thấp B) Thấp C) Vừa phải

D) Cao E) Rất cao

18) Hiệu quả đầu tư chứng khoán của bạn như thế nào

A) Rất k m B) K m C) Bình thường

D) Khá E) Tốt

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ/C /CH !

Page 95: Noi dung luan van - Hoi Dong

95

Phụ lục số 02 Phân tích mô tả bằng SPSS

Frequencies

Notes

Output Created 14-DEC-2011 22:00:48

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in Working Data File 500

Missing Value Handling

Definition of Missing

User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on all cases with valid data.

Syntax FREQUENCIES

VARIABLES=varnnghe /STATISTICS=STDDEV VARIANCE

RANGE MINIMUM MAXIMUM MEAN MEDIAN MODE SUM /PIECHART PERCENT /ORDER= ANALYSIS .

Resources Elapsed Time 0:00:00.01

Total Values Allowed

149796

Statistics Nhom nghe

N Valid 500

Missing

0

Nhom nghe

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent

Valid 123 24.6 24.6 24.6

buon ban tu do 7 1.4 1.4 26.0

giai tri du lich 6 1.2 1.2 27.2

hanh chinh van phong

77 15.4 15.4 42.6

kinh doanh tiep thi

68 13.6 13.6 56.2

lao dong gian don

3 .6 .6 56.8

noi tro 6 1.2 1.2 58.0

Page 96: Noi dung luan van - Hoi Dong

96

san xuat hang hoa

28 5.6 5.6 63.6

sinh vien 47 9.4 9.4 73.0

tai chinh ngan hang

89 17.8 17.8 90.8

tu nhien ky thuat

30 6.0 6.0 96.8

van hoa xa hoi 16 3.2 3.2 100.0

Total 500 100.0 100.0

Nhom nghe

van hoa xa hoi

tu nhien ky thuat

tai chinh ngan hang

sinh vien

san xuat hang hoa

noi tro

lao dong gian don

kinh doanh tiep thi

hanh chinh van phong

giai tri du lich

buon ban tu do

Notes

Output Created 15-NOV-2011 01:05:00

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Page 97: Noi dung luan van - Hoi Dong

97

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on all cases with valid data.

Syntax FREQUENCIES VARIABLES=vargtinh varnghe vartuoi

/HISTOGRAM NORMAL /ORDER= ANALYSIS .

Resources Elapsed Time 0:00:00.01

Total Values

Allowed 149796

Warnings

Gioi tinh is a string so a histogram cannot be produced.

Nghe nghiep is a string so a histogram cannot be produced.

Statistics

Gioi tinh Nghe nghiep Tuoi

N Valid 500 500 385

Missing 0 0 115

Frequency Table

Gioi tinh

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 13 2.6 2.6 2.6

nam 269 53.8 53.8 56.4

nu 218 43.6 43.6 100.0

Total 500 100.0 100.0

Nghe nghiep

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 123 24.6 24.6 24.6

bac si 3 .6 .6 25.2

ban hang 4 .8 .8 26.0

bao hiem 1 .2 .2 26.2

bien tap 2 .4 .4 26.6

buon ban 4 .8 .8 27.4

Page 98: Noi dung luan van - Hoi Dong

98

cham soc

KH 1 .2 .2 27.6

cong an 1 .2 .2 27.8

cong nhan 1 .2 .2 28.0

dau bep 1 .2 .2 28.2

du lich 3 .6 .6 28.8

dua thu 1 .2 .2 29.0

giam doc 17 3.4 3.4 32.4

giao dich

vien 5 1.0 1.0 33.4

giao vien 8 1.6 1.6 35.0

hanh chinh 1 .2 .2 35.2

hieu truong 1 .2 .2 35.4

IT 12 2.4 2.4 37.8

ke toan 37 7.4 7.4 45.2

kiem toan 2 .4 .4 45.6

kien truc su 1 .2 .2 45.8

kinh doanh 35 7.0 7.0 52.8

ky su 7 1.4 1.4 54.2

ky thuat

vien 1 .2 .2 54.4

lap trinh 2 .4 .4 54.8

luat su 1 .2 .2 55.0

moi gioi ck 3 .6 .6 55.6

nha bao 2 .4 .4 56.0

nha dat 1 .2 .2 56.2

nha hang 1 .2 .2 56.4

nhan vien 5 1.0 1.0 57.4

nhan vien

CK 7 1.4 1.4 58.8

nhan vien

NH 18 3.6 3.6 62.4

noi that 1 .2 .2 62.6

noi tro 6 1.2 1.2 63.8

NVBDS 1 .2 .2 64.0

NVKD 20 4.0 4.0 68.0

pho giam

doc 3 .6 .6 68.6

quan he KH 3 .6 .6 69.2

sinh vien 47 9.4 9.4 78.6

tai xe 1 .2 .2 78.8

thiet ke 2 .4 .4 79.2

Page 99: Noi dung luan van - Hoi Dong

99

tho may 1 .2 .2 79.4

thu ky 3 .6 .6 80.0

thu quy 1 .2 .2 80.2

tiep thi 3 .6 .6 80.8

tin dung 12 2.4 2.4 83.2

tro giang 1 .2 .2 83.4

truong

phong 10 2.0 2.0 85.4

tu do 1 .2 .2 85.6

tu van 1 .2 .2 85.8

van phong 69 13.8 13.8 99.6

xay dung 1 .2 .2 99.8

xuat nhap

khau 1 .2 .2 100.0

Total 500 100.0 100.0

Tuoi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 19.00 7 1.4 1.8 1.8

20.00 10 2.0 2.6 4.4

21.00 15 3.0 3.9 8.3

22.00 26 5.2 6.8 15.1

23.00 9 1.8 2.3 17.4

24.00 27 5.4 7.0 24.4

25.00 38 7.6 9.9 34.3

26.00 33 6.6 8.6 42.9

27.00 21 4.2 5.5 48.3

28.00 28 5.6 7.3 55.6

29.00 25 5.0 6.5 62.1

30.00 11 2.2 2.9 64.9

31.00 10 2.0 2.6 67.5

32.00 15 3.0 3.9 71.4

33.00 8 1.6 2.1 73.5

34.00 8 1.6 2.1 75.6

35.00 15 3.0 3.9 79.5

36.00 6 1.2 1.6 81.0

37.00 3 .6 .8 81.8

38.00 9 1.8 2.3 84.2

39.00 6 1.2 1.6 85.7

40.00 8 1.6 2.1 87.8

Page 100: Noi dung luan van - Hoi Dong

100

41.00 5 1.0 1.3 89.1

42.00 8 1.6 2.1 91.2

43.00 5 1.0 1.3 92.5

45.00 7 1.4 1.8 94.3

46.00 1 .2 .3 94.5

47.00 4 .8 1.0 95.6

48.00 2 .4 .5 96.1

49.00 4 .8 1.0 97.1

50.00 4 .8 1.0 98.2

51.00 1 .2 .3 98.4

52.00 1 .2 .3 98.7

54.00 3 .6 .8 99.5

55.00 1 .2 .3 99.7

60.00 1 .2 .3 100.0

Total 385 77.0 100.0

Missing System 115 23.0

Total 500 100.0

Histogram

Tuoi

60.0

57.5

55.0

52.5

50.0

47.5

45.0

42.5

40.0

37.5

35.0

32.5

30.0

27.5

25.0

22.5

20.0

Tuoi

Un

de

fin

ed

err

or

#6

07

06

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

120

100

80

60

40

20

0

Std. Dev = 7.95

Mean = 30.0

N = 385.00

Page 101: Noi dung luan van - Hoi Dong

101

Phụ lục số 03 Phân tích bảng crosstab bằng SPSS

Biến “giới tính” với 3 biến phụ thu c

Crosstabs

Notes

Output Created 19-NOV-2011 23:06:30

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics for each table are based on all the cases with valid

data in the specified range(s) for all variables in each table.

Syntax CROSSTABS /TABLES=vargtinh BY varc10 varc15 varc18

/FORMAT= AVALUE TABLES /STATISTIC=CORR /CELLS=

COUNT /BARCHART .

Resources Elapsed Time 0:00:00.01

Dimensions

Requested 2

Cells Available 116508

Warnings

CORR statistics are available for numeric data only.

CORR statistics are available for numeric data only.

CORR statistics are available for numeric data only.

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

Page 102: Noi dung luan van - Hoi Dong

102

N Percent N Percent N Percent

Gioi tinh * Cau 10 496 99.2% 4 .8% 500 100.0%

Gioi tinh * Cau 15 499 99.8% 1 .2% 500 100.0%

Gioi tinh * Cau 18 499 99.8% 1 .2% 500 100.0%

Gioi tinh * Cau 10

Crosstab

Count

Cau 10

Total 1 2 3 4 5

Gioi

tinh

0 2 7 3 1 13

nam 9 46 173 28 12 268

nu 18 55 120 15 7 215

Total 27 103 300 46 20 496

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 496

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Gioi tinh

nunam

Unde

fined

erro

r #60

352

- Can

not o

pen

text

file

"C:\P

rogr

am F

iles\

SPSS

\en

200

100

0

Cau 10

1

2

3

4

5

Page 103: Noi dung luan van - Hoi Dong

103

Gioi tinh * Cau 15

Crosstab

Count

Cau 15

Total 1 2 3 4 5

Gioi

tinh

4 2 2 4 1 13

nam 40 109 67 36 16 268

nu 35 93 45 33 12 218

Total 79 204 114 73 29 499

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 499

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Gioi tinh

nunam

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

120

100

80

60

40

20

0

Cau 15

1

2

3

4

5

Page 104: Noi dung luan van - Hoi Dong

104

Gioi tinh * Cau 18

Crosstab

Count

Cau 18

Total 1 2 3 4 5

Gioi

tinh

0 0 7 1 5 13

nam 5 31 153 57 22 268

nu 5 31 125 37 20 218

Total 10 62 285 95 47 499

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 499

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Gioi tinh

nunam

Und

efin

ed e

rror

#60

352

- Can

not o

pen

text

file

"C:\P

rogr

am F

iles\

SPS

S\en

200

100

0

Cau 18

1

2

3

4

5

Page 105: Noi dung luan van - Hoi Dong

105

Biến “nghề nghiệp” với 3 biến phụ thu c

Crosstabs

Notes

Output Created 19-NOV-2011 22:59:16

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics for each table are based on all the cases with

valid data in the specified range(s) for all variables in each

table.

Syntax CROSSTABS /TABLES=varnghe BY varc10 varc15

varc18 /FORMAT= AVALUE TABLES /STATISTIC=CORR

/CELLS= COUNT /BARCHART .

Resources Elapsed Time 0:00:00.09

Dimensions

Requested 2

Cells Available 99863

Warnings

CORR statistics are available for numeric data only.

CORR statistics are available for numeric data only.

CORR statistics are available for numeric data only.

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

Nghe nghiep * Cau 10 496 99.2% 4 .8% 500 100.0%

Nghe nghiep * Cau 15 499 99.8% 1 .2% 500 100.0%

Page 106: Noi dung luan van - Hoi Dong

106

Nghe nghiep * Cau 18 499 99.8% 1 .2% 500 100.0%

Nghe nghiep * Cau 10

Crosstab

Count

Cau 10

Total 1 2 3 4 5

Nghe nghiep 4 21 81 14 3 123

bac si 0 0 1 1 1 3

ban hang 0 1 2 0 1 4

bao hiem 0 0 1 0 0 1

bien tap 0 1 1 0 0 2

buon ban 1 1 2 0 0 4

cham soc

KH 0 0 1 0 0 1

cong an 0 0 0 0 1 1

cong nhan 0 0 1 0 0 1

dau bep 0 0 1 0 0 1

du lich 1 1 1 0 0 3

dua thu 0 0 0 0 1 1

giam doc 0 1 14 1 1 17

giao dich

vien 1 0 4 0 0 5

giao vien 0 2 5 0 1 8

hanh chinh 0 0 1 0 0 1

hieu truong 0 0 1 0 0 1

IT 0 4 6 0 2 12

ke toan 0 9 23 3 1 36

kiem toan 0 0 1 0 1 2

kien truc su 0 0 0 1 0 1

kinh doanh 2 8 21 2 1 34

ky su 0 2 5 0 0 7

ky thuat vien 0 0 1 0 0 1

lap trinh 0 1 1 0 0 2

luat su 0 0 1 0 0 1

moi gioi ck 0 0 1 2 0 3

nha bao 0 0 2 0 0 2

nha dat 1 0 0 0 0 1

nha hang 0 0 1 0 0 1

Page 107: Noi dung luan van - Hoi Dong

107

nhan vien 1 0 2 1 1 5

nhan vien

CK 0 1 4 2 0 7

nhan vien

NH 1 2 15 0 0 18

noi that 0 0 1 0 0 1

noi tro 0 0 6 0 0 6

NVBDS 0 0 1 0 0 1

NVKD 1 2 11 5 1 20

pho giam

doc 0 0 3 0 0 3

quan he KH 0 1 2 0 0 3

sinh vien 5 16 20 5 1 47

tai xe 0 1 0 0 0 1

thiet ke 0 1 1 0 0 2

tho may 1 0 0 0 0 1

thu ky 0 1 0 1 0 2

thu quy 1 0 0 0 0 1

tiep thi 0 1 2 0 0 3

tin dung 1 1 8 2 0 12

tro giang 0 1 0 0 0 1

truong

phong 1 0 7 1 1 10

tu do 0 0 0 0 1 1

tu van 0 1 0 0 0 1

van phong 5 22 35 5 1 68

xay dung 0 0 1 0 0 1

xuat nhap

khau 0 0 1 0 0 1

Total 27 103 300 46 20 496

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 496

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Page 108: Noi dung luan van - Hoi Dong

108

Nghe nghiep

van phong

truong phong

tiep thi

tho may

sinh vien

NVK

D

noi that

nhan vien

nha bao

lap trinh

kinh doanh

ke toan

hanh chinh

giam doc

dau bep

cham soc K

H

bao hiem

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

100

80

60

40

20

0

Cau 10

1

2

3

4

5

Nghe nghiep * Cau 15

Crosstab

Count

Cau 15

Total 1 2 3 4 5

Nghe nghiep 24 58 24 12 5 123

bac si 1 1 1 0 0 3

ban hang 1 2 1 0 0 4

bao hiem 0 1 0 0 0 1

bien tap 1 0 1 0 0 2

buon ban 0 1 2 1 0 4

cham soc

KH 0 0 1 0 0 1

cong an 0 1 0 0 0 1

cong nhan 0 1 0 0 0 1

dau bep 0 0 1 0 0 1

Page 109: Noi dung luan van - Hoi Dong

109

du lich 1 2 0 0 0 3

dua thu 0 0 0 0 1 1

giam doc 2 8 4 3 0 17

giao dich

vien 0 1 0 2 2 5

giao vien 0 3 3 1 1 8

hanh chinh 0 1 0 0 0 1

hieu truong 0 0 1 0 0 1

IT 2 6 1 1 2 12

ke toan 6 18 7 6 0 37

kiem toan 0 1 1 0 0 2

kien truc su 0 1 0 0 0 1

kinh doanh 9 16 8 2 0 35

ky su 1 4 2 0 0 7

ky thuat vien 0 0 0 1 0 1

lap trinh 1 0 0 1 0 2

luat su 1 0 0 0 0 1

moi gioi ck 1 1 0 0 1 3

nha bao 0 1 0 0 1 2

nha dat 0 0 1 0 0 1

nha hang 0 1 0 0 0 1

nhan vien 0 2 1 1 1 5

nhan vien

CK 1 2 1 0 3 7

nhan vien

NH 1 10 4 2 1 18

noi that 0 0 0 1 0 1

noi tro 0 4 1 1 0 6

NVBDS 0 1 0 0 0 1

NVKD 1 7 3 7 2 20

pho giam

doc 0 1 2 0 0 3

quan he KH 0 2 1 0 0 3

sinh vien 5 16 9 12 5 47

tai xe 1 0 0 0 0 1

thiet ke 0 0 2 0 0 2

tho may 0 0 0 1 0 1

thu ky 0 1 1 0 1 3

thu quy 0 1 0 0 0 1

tiep thi 0 0 2 1 0 3

tin dung 1 5 3 3 0 12

tro giang 0 1 0 0 0 1

Page 110: Noi dung luan van - Hoi Dong

110

truong

phong 3 2 4 1 0 10

tu van 1 0 0 0 0 1

van phong 14 19 20 13 3 69

xay dung 0 1 0 0 0 1

xuat nhap

khau 0 0 1 0 0 1

Total 79 204 114 73 29 499

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 499

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Nghe nghiep

xay dung

truong phong

tiep thi

tho may

sinh vien

NVK

D

noi that

nhan vien

nha bao

lap trinh

kinh doanh

ke toan

hanh chinh

giam doc

dau bep

cham soc K

H

bao hiem

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

70

60

50

40

30

20

10

0

Cau 15

1

2

3

4

5

Page 111: Noi dung luan van - Hoi Dong

111

Nghe nghiep * Cau 18

Crosstab

Count

Cau 18

Total 1 2 3 4 5

Nghe nghiep 0 20 69 21 13 123

bac si 0 0 0 2 1 3

ban hang 0 0 2 1 1 4

bao hiem 0 0 0 1 0 1

bien tap 0 1 0 1 0 2

buon ban 1 0 2 1 0 4

cham soc

KH 0 1 0 0 0 1

cong an 0 0 0 1 0 1

cong nhan 0 0 1 0 0 1

dau bep 0 0 1 0 0 1

du lich 0 0 2 1 0 3

dua thu 0 0 0 0 1 1

giam doc 0 0 10 6 1 17

giao dich

vien 0 0 4 1 0 5

giao vien 0 2 2 3 1 8

hanh chinh 0 0 1 0 0 1

hieu truong 0 0 0 1 0 1

IT 0 2 8 1 1 12

ke toan 2 3 19 10 3 37

kiem toan 0 0 0 1 1 2

kien truc su 0 1 0 0 0 1

kinh doanh 2 6 22 3 1 34

ky su 0 1 4 2 0 7

ky thuat vien 0 1 0 0 0 1

lap trinh 0 0 1 1 0 2

luat su 0 0 0 0 1 1

moi gioi ck 0 0 1 1 1 3

nha bao 0 1 1 0 0 2

nha dat 0 0 1 0 0 1

nha hang 0 0 0 1 0 1

nhan vien 0 1 1 2 1 5

nhan vien

CK 0 1 4 0 2 7

Page 112: Noi dung luan van - Hoi Dong

112

nhan vien

NH 0 2 12 1 3 18

noi that 0 0 1 0 0 1

noi tro 0 0 5 1 0 6

NVBDS 0 0 1 0 0 1

NVKD 1 4 9 4 2 20

pho giam

doc 0 0 3 0 0 3

quan he KH 0 0 3 0 0 3

sinh vien 1 1 32 5 8 47

tai xe 0 0 1 0 0 1

thiet ke 0 0 2 0 0 2

tho may 0 0 0 1 0 1

thu ky 0 0 2 1 0 3

thu quy 0 1 0 0 0 1

tiep thi 1 1 0 1 0 3

tin dung 0 0 11 1 0 12

tro giang 0 1 0 0 0 1

truong

phong 0 1 5 2 2 10

tu do 0 0 0 0 1 1

tu van 0 0 1 0 0 1

van phong 2 10 40 16 1 69

xay dung 0 0 1 0 0 1

xuat nhap

khau 0 0 0 0 1 1

Total 10 62 285 95 47 499

Symmetric Measures(a)

Value

N of Valid Cases 499

a Correlation statistics are available for numeric data only.

Page 113: Noi dung luan van - Hoi Dong

113

Nghe nghiep

van phong

truong phong

tiep thi

tho may

sinh vien

NVKD

noi that

nhan vien

nha bao

lap trinh

kinh doanh

ke toan

hanh chinh

giam doc

dau bep

cham soc KH

bao hiem

Und

efin

ed e

rror

#6

0352

- C

anno

t ope

n te

xt fi

le "

C:\P

rogr

am F

iles\

SP

SS

\en

80

60

40

20

0

Cau 18

1

2

3

4

5

Biến “đ tuổi” với 3 biến phụ thu c

Crosstabs

Notes

Output Created 19-NOV-2011 22:51:08

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics for each table are based on all the cases with

valid data in the specified range(s) for all variables in each

table.

Page 114: Noi dung luan van - Hoi Dong

114

Syntax CROSSTABS /TABLES=vartuoi BY varc10 varc15 varc18

/FORMAT= AVALUE TABLES /STATISTIC=CORR

/CELLS= COUNT /BARCHART .

Resources Elapsed Time 0:00:00.19

Dimensions

Requested 2

Cells Available 116508

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

Tuoi * Cau 10 381 76.2% 119 23.8% 500 100.0%

Tuoi * Cau 15 384 76.8% 116 23.2% 500 100.0%

Tuoi * Cau 18 384 76.8% 116 23.2% 500 100.0%

Tuoi * Cau 10

Crosstab

Count

Cau 10

Total 1 2 3 4 5

Tuoi 19.00 2 0 3 2 0 7

20.00 2 4 3 1 0 10

21.00 0 4 9 1 1 15

22.00 1 13 10 2 0 26

23.00 0 1 4 2 2 9

24.00 2 6 17 1 0 26

25.00 6 5 21 3 2 37

26.00 1 10 20 0 2 33

27.00 0 5 13 1 2 21

28.00 1 4 21 0 2 28

29.00 1 4 16 2 1 24

30.00 0 3 7 1 0 11

31.00 0 1 9 0 0 10

32.00 1 2 9 2 1 15

33.00 0 0 7 1 0 8

Page 115: Noi dung luan van - Hoi Dong

115

34.00 2 1 4 1 0 8

35.00 1 2 7 3 1 14

36.00 0 2 4 0 0 6

37.00 0 0 3 0 0 3

38.00 1 0 5 3 0 9

39.00 1 2 3 0 0 6

40.00 0 0 6 1 1 8

41.00 0 0 4 1 0 5

42.00 0 2 6 0 0 8

43.00 0 1 3 1 0 5

45.00 0 3 4 0 0 7

46.00 0 0 1 0 0 1

47.00 1 0 2 0 1 4

48.00 0 0 1 0 1 2

49.00 0 1 2 1 0 4

50.00 0 0 4 0 0 4

51.00 0 0 0 1 0 1

52.00 0 1 0 0 0 1

54.00 0 2 1 0 0 3

55.00 0 1 0 0 0 1

60.00 0 0 0 0 1 1

Total 23 80 229 31 18 381

Symmetric Measures

Value

Asymp.

Std.

Error(a)

Approx.

T(b) Approx. Sig.

Interval by Interval Pearson's R .101 .056 1.980 .048(c)

Ordinal by Ordinal Spearman

Correlation .125 .054 2.454 .015(c)

N of Valid Cases 381

a Not assuming the null hypothesis.

b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.

c Based on normal approximation.

Page 116: Noi dung luan van - Hoi Dong

116

Tuoi

55.00

52.00

50.00

48.00

46.00

43.00

41.00

39.00

37.00

35.00

33.00

31.00

29.00

27.00

25.00

23.00

21.00

19.00

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n te

xt file

"C

:\P

rog

ram

File

s\S

PS

S\e

n

30

20

10

0

Cau 10

1

2

3

4

5

Tuoi * Cau 15

Crosstab

Count

Cau 15

Total 1 2 3 4 5

Tuoi 19.00 2 3 1 1 0 7

20.00 1 5 2 2 0 10

21.00 2 7 2 3 1 15

22.00 3 7 2 10 4 26

23.00 2 3 0 4 0 9

24.00 2 14 5 5 1 27

Page 117: Noi dung luan van - Hoi Dong

117

25.00 9 9 10 6 4 38

26.00 10 8 10 1 4 33

27.00 3 10 5 2 0 20

28.00 5 7 8 6 2 28

29.00 2 9 8 2 4 25

30.00 1 4 4 2 0 11

31.00 2 5 2 1 0 10

32.00 0 7 6 1 1 15

33.00 1 3 2 2 0 8

34.00 1 4 2 1 0 8

35.00 0 6 3 4 2 15

36.00 0 2 2 2 0 6

37.00 0 3 0 0 0 3

38.00 3 1 2 3 0 9

39.00 2 3 1 0 0 6

40.00 3 3 2 0 0 8

41.00 2 1 1 1 0 5

42.00 1 5 2 0 0 8

43.00 1 3 1 0 0 5

45.00 0 4 2 1 0 7

46.00 0 1 0 0 0 1

47.00 2 1 1 0 0 4

48.00 0 1 0 1 0 2

49.00 0 2 1 1 0 4

50.00 0 3 0 1 0 4

51.00 0 0 0 0 1 1

52.00 0 1 0 0 0 1

54.00 1 1 1 0 0 3

55.00 0 1 0 0 0 1

60.00 0 0 0 0 1 1

Total 61 147 88 63 25 384

Symmetric Measures

Value

Asymp.

Std.

Error(a)

Approx.

T(b) Approx. Sig.

Interval by Interval Pearson's R -.070 .052 -1.373 .170(c)

Ordinal by Ordinal Spearman

Correlation -.062 .051 -1.213 .226(c)

Page 118: Noi dung luan van - Hoi Dong

118

N of Valid Cases 384

a Not assuming the null hypothesis.

b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.

c Based on normal approximation.

Tuoi

55.00

52.00

50.00

48.00

46.00

43.00

41.00

39.00

37.00

35.00

33.00

31.00

29.00

27.00

25.00

23.00

21.00

19.00

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t file

"C

:\P

rog

ram

File

s\S

PS

S\e

n

16

14

12

10

8

6

4

2

0

Cau 15

1

2

3

4

5

Tuoi * Cau 18

Crosstab

Count

Cau 18

Total 1 2 3 4 5

Tuoi 19.00 1 0 4 1 1 7

20.00 0 1 4 2 3 10

21.00 0 0 11 0 4 15

22.00 0 2 18 4 2 26

Page 119: Noi dung luan van - Hoi Dong

119

23.00 0 2 3 3 1 9

24.00 0 2 13 11 1 27

25.00 2 3 23 5 5 38

26.00 2 3 24 1 3 33

27.00 0 4 9 7 1 21

28.00 1 4 16 5 2 28

29.00 2 3 13 6 1 25

30.00 0 2 7 2 0 11

31.00 0 3 7 0 0 10

32.00 0 2 9 3 1 15

33.00 0 1 3 2 2 8

34.00 0 2 6 0 0 8

35.00 1 1 7 5 1 15

36.00 0 2 2 2 0 6

37.00 0 1 2 0 0 3

38.00 1 0 4 2 1 8

39.00 0 1 5 0 0 6

40.00 0 1 4 3 0 8

41.00 0 1 4 0 0 5

42.00 0 2 5 1 0 8

43.00 0 2 2 1 0 5

45.00 0 1 5 1 0 7

46.00 0 0 1 0 0 1

47.00 0 0 3 0 1 4

48.00 0 0 1 0 1 2

49.00 0 1 1 1 1 4

50.00 0 1 3 0 0 4

51.00 0 0 0 0 1 1

52.00 0 1 0 0 0 1

54.00 0 0 3 0 0 3

55.00 0 1 0 0 0 1

60.00 0 0 0 0 1 1

Total 10 50 222 68 34 384

Symmetric Measures

Value

Asymp.

Std.

Error(a)

Approx.

T(b) Approx. Sig.

Interval by Interval Pearson's R -.073 .056 -1.423 .156(c)

Ordinal by Ordinal Spearman -.120 .051 -2.361 .019(c)

Page 120: Noi dung luan van - Hoi Dong

120

Correlation

N of Valid Cases 384

a Not assuming the null hypothesis.

b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.

c Based on normal approximation.

Tuoi

55.00

52.00

50.00

48.00

46.00

43.00

41.00

39.00

37.00

35.00

33.00

31.00

29.00

27.00

25.00

23.00

21.00

19.00

Un

de

fin

ed

err

or

#6

03

52

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t file

"C

:\P

rog

ram

File

s\S

PS

S\e

n

30

20

10

0

Cau 18

1

2

3

4

5

Page 121: Noi dung luan van - Hoi Dong

121

Phụ lục số 4 Phân tích tương quan bằng SPSS

Biến “Tính chuyên nghiệp”

Correlations

Notes

Output Created 17-NOV-2011 22:58:30

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics for each pair of variables are based on all the cases

with valid data for that pair.

Syntax CORRELATIONS /VARIABLES=varc1 varc2 varc3 varc4

varc5 varc6 varc7 varc8 varc9 varc10 /PRINT=TWOTAIL

NOSIG /STATISTICS DESCRIPTIVES XPROD

/MISSING=PAIRWISE .

Resources Elapsed Time 0:00:00.11

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 1 2.78 1.553 497

Cau 2 2.32 1.022 498

Cau 3 3.59 1.229 498

Cau 4 3.31 1.255 498

Cau 5 3.44 1.457 499

Cau 6 2.96 1.331 496

Cau 7 3.49 1.369 499

Cau 8 3.58 1.132 500

Cau 9 3.03 1.420 498

Cau 10 2.86 .813 496

Page 122: Noi dung luan van - Hoi Dong

122

Correlations

Cau 1 Cau 2 Cau 3 Cau 4 Cau 5 Cau 6 Cau 7 Cau 8 Cau 9 Cau 10

Cau

1

Pearson

Correlation 1 .089(*) .329(**)

.267(**

) .184(**) .127(**) .267(**) .151(**) .211(**) .293(**)

Sig. (2-

tailed) . .049 .000 .000 .000 .005 .000 .001 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

1195.964 69.453 311.152 258.07

3 206.375 128.684 281.018 132.004 230.400 182.022

Covariance 2.411 .141 .630 .522 .417 .262 .568 .266 .466 .370

N 497 495 495 495 496 493 496 497 495 493

Cau

2

Pearson

Correlation .089(*) 1 .177(**)

.202(**

) .226(**) .285(**) .263(**) .100(*) .263(**) .324(**)

Sig. (2-

tailed) .049 . .000 .000 .000 .000 .000 .025 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

69.453 518.950 109.976 128.35

5 166.497 190.866 182.958 57.568 189.101 132.814

Covariance .141 1.044 .222 .259 .336 .387 .369 .116 .382 .269

N 495 498 496 496 497 494 497 498 496 494

Cau

3

Pearson

Correlation .329(**) .177(**) 1

.470(**

) .402(**) .368(**) .427(**) .298(**) .303(**) .197(**)

Sig. (2-

tailed) .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

311.152 109.976 750.251 359.16

1 356.823 296.603 356.153 206.620 261.546 96.686

Covariance .630 .222 1.510 .726 .719 .602 .718 .416 .528 .196

N 495 496 498 496 497 494 497 498 496 494

Cau

4

Pearson

Correlation .267(**) .202(**) .470(**) 1 .532(**) .445(**) .456(**) .303(**) .335(**) .365(**)

Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

258.073 128.355 359.161 783.13

3 483.260 367.113 389.412 213.783 295.990 182.200

Page 123: Noi dung luan van - Hoi Dong

123

products

Covariance .522 .259 .726 1.576 .974 .745 .785 .430 .598 .370

N 495 496 496 498 497 494 497 498 496 494

Cau

5

Pearson

Correlation .184(**) .226(**) .402(**)

.532(**

) 1 .599(**) .592(**) .314(**) .294(**) .335(**)

Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

206.375 166.497 356.823 483.26

0 1056.886 574.566 588.064 258.287 301.241 196.125

Covariance .417 .336 .719 .974 2.122 1.163 1.183 .519 .607 .397

N 496 497 497 497 499 495 498 499 497 495

Cau

6

Pearson

Correlation .127(**) .285(**) .368(**)

.445(**

) .599(**) 1 .504(**) .184(**) .349(**) .266(**)

Sig. (2-

tailed) .005 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

128.684 190.866 296.603 367.11

3 574.566 877.194 452.800 137.573 324.512 141.181

Covariance .262 .387 .602 .745 1.163 1.772 .917 .278 .658 .288

N 493 494 494 494 495 496 495 496 494 492

Cau

7

Pearson

Correlation .267(**) .263(**) .427(**)

.456(**

) .592(**) .504(**) 1 .291(**) .362(**) .314(**)

Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

281.018 182.958 356.153 389.41

2 588.064 452.800 932.665 223.317 348.710 172.568

Covariance .568 .369 .718 .785 1.183 .917 1.873 .448 .703 .349

N 496 497 497 497 498 495 499 499 497 495

Cau

8

Pearson

Correlation .151(**) .100(*) .298(**)

.303(**

) .314(**) .184(**) .291(**) 1 .218(**) .224(**)

Sig. (2-

tailed) .001 .025 .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

132.004 57.568 206.620 213.78

3 258.287 137.573 223.317 639.638 174.430 101.512

Page 124: Noi dung luan van - Hoi Dong

124

Covariance .266 .116 .416 .430 .519 .278 .448 1.282 .351 .205

N 497 498 498 498 499 496 499 500 498 496

Cau

9

Pearson

Correlation .211(**) .263(**) .303(**)

.335(**

) .294(**) .349(**) .362(**) .218(**) 1 .248(**)

Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .000

Sum of

Squares

and Cross-

products

230.400 189.101 261.546 295.99

0 301.241 324.512 348.710 174.430 1002.661 140.868

Covariance .466 .382 .528 .598 .607 .658 .703 .351 2.017 .286

N 495 496 496 496 497 494 497 498 498 494

Cau

10

Pearson

Correlation .293(**) .324(**) .197(**)

.365(**

) .335(**) .266(**) .314(**) .224(**) .248(**) 1

Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .

Sum of

Squares

and Cross-

products

182.022 132.814 96.686 182.20

0 196.125 141.181 172.568 101.512 140.868 326.837

Covariance .370 .269 .196 .370 .397 .288 .349 .205 .286 .660

N 493 494 494 494 495 492 495 496 494 496

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Biến “Khẩu vị rủi ro”

Correlations

Notes

Output Created 17-NOV-2011 23:12:48

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Page 125: Noi dung luan van - Hoi Dong

125

Cases Used Statistics for each pair of variables are based on all the cases

with valid data for that pair.

Syntax CORRELATIONS /VARIABLES=varc11 varc12 varc13

varc14 varc15 /PRINT=TWOTAIL NOSIG /STATISTICS

DESCRIPTIVES XPROD /MISSING=PAIRWISE .

Resources Elapsed Time 0:00:00.01

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 11 3.01 .825 490

Cau 12 3.17 .796 495

Cau 13 2.98 .826 497

Cau 14 2.65 .959 496

Cau 15 2.54 1.100 499

Correlations

Cau 11 Cau 12 Cau 13 Cau 14 Cau 15

Cau 11 Pearson

Correlation 1 .314(**) .399(**) -.039 .068

Sig. (2-tailed) . .000 .000 .394 .135

Sum of

Squares and

Cross-products

332.982 98.666 133.080 -14.926 29.445

Covariance .681 .204 .273 -.031 .060

N 490 485 488 489 490

Cau 12 Pearson

Correlation .314(**) 1 .452(**) -.102(*) .139(**)

Sig. (2-tailed) .000 . .000 .023 .002

Sum of

Squares and

Cross-products

98.666 313.083 145.789 -38.301 59.877

Covariance .204 .634 .297 -.078 .121

N 485 495 492 491 494

Cau 13 Pearson

Correlation .399(**) .452(**) 1 -.030 .240(**)

Sig. (2-tailed) .000 .000 . .500 .000

Sum of 133.080 145.789 338.757 -11.874 107.411

Page 126: Noi dung luan van - Hoi Dong

126

Squares and

Cross-products

Covariance .273 .297 .683 -.024 .217

N 488 492 497 494 496

Cau 14 Pearson

Correlation -.039 -.102(*) -.030 1 .109(*)

Sig. (2-tailed) .394 .023 .500 . .015

Sum of

Squares and

Cross-products

-14.926 -38.301 -11.874 454.960 56.560

Covariance -.031 -.078 -.024 .919 .114

N 489 491 494 496 496

Cau 15 Pearson

Correlation .068 .139(**) .240(**) .109(*) 1

Sig. (2-tailed) .135 .002 .000 .015 .

Sum of

Squares and

Cross-products

29.445 59.877 107.411 56.560 602.064

Covariance .060 .121 .217 .114 1.209

N 490 494 496 496 499

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Biến “Hiệu quả đầu tư”

Correlations

Notes

Output Created 17-NOV-2011 23:26:46

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Page 127: Noi dung luan van - Hoi Dong

127

Cases Used Statistics for each pair of variables are based on all the cases

with valid data for that pair.

Syntax CORRELATIONS /VARIABLES=varc16 varc17 varc18

/PRINT=TWOTAIL NOSIG /STATISTICS DESCRIPTIVES

XPROD /MISSING=PAIRWISE .

Resources Elapsed Time 0:00:00.00

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 16 3.29 .967 498

Cau 17 2.88 .762 499

Cau 18 3.21 .853 499

Correlations

Cau 16 Cau 17 Cau 18

Cau 16 Pearson Correlation 1 .394(**) .382(**)

Sig. (2-tailed) . .000 .000

Sum of Squares and

Cross-products 464.781 143.089 155.867

Covariance .935 .288 .314

N 498 497 497

Cau 17 Pearson Correlation .394(**) 1 .390(**)

Sig. (2-tailed) .000 . .000

Sum of Squares and

Cross-products 143.089 288.786 125.462

Covariance .288 .580 .252

N 497 499 498

Cau 18 Pearson Correlation .382(**) .390(**) 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .

Sum of Squares and

Cross-products 155.867 125.462 362.056

Covariance .314 .252 .727

N 497 498 499

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 128: Noi dung luan van - Hoi Dong

128

3 biến phụ thu c

Correlations

Notes

Output Created 17-NOV-2011 23:30:54

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics for each pair of variables are based on all the

cases with valid data for that pair.

Syntax CORRELATIONS /VARIABLES=varc10 varc15 varc18

/PRINT=TWOTAIL NOSIG /STATISTICS DESCRIPTIVES

XPROD /MISSING=PAIRWISE .

Resources Elapsed Time 0:00:00.00

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 10 2.86 .813 496

Cau 15 2.54 1.100 499

Cau 18 3.21 .853 499

Correlations

Cau 10 Cau 15 Cau 18

Cau 10 Pearson Correlation 1 .062 .384(**)

Sig. (2-tailed) . .169 .000

Sum of Squares and

Cross-products 326.837 27.081 130.564

Covariance .660 .055 .264

N 496 495 495

Page 129: Noi dung luan van - Hoi Dong

129

Cau 15 Pearson Correlation .062 1 .143(**)

Sig. (2-tailed) .169 . .001

Sum of Squares and

Cross-products 27.081 602.064 66.283

Covariance .055 1.209 .133

N 495 499 498

Cau 18 Pearson Correlation .384(**) .143(**) 1

Sig. (2-tailed) .000 .001 .

Sum of Squares and

Cross-products 130.564 66.283 362.056

Covariance .264 .133 .727

N 495 498 499

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 130: Noi dung luan van - Hoi Dong

130

Phụ lục Số 05 Phân tích hồi qui bằng SPSS

Biến “Tính chuyên nghiệp”

Regression

Notes

Output Created 19-NOV-2011 00:57:49

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on cases with no missing values for any

variable used.

Syntax REGRESSION /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR

SIG N /MISSING LISTWISE /STATISTICS COEFF OUTS CI

BCOV R ANOVA CHANGE ZPP /CRITERIA=PIN(.05)

POUT(.10) /NOORIGIN /DEPENDENT varc10

/METHOD=FORWARD varc1 varc2 varc3 varc4 varc5 varc6

varc7 varc8 varc9 /RESIDUALS HIST(ZRESID)

NORM(ZRESID) .

Resources Elapsed Time 0:00:00.18

Memory Required 4124 bytes

Additional Memory

Required for

Residual Plots

592 bytes

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 10 2.85 .816 479

Cau 1 2.78 1.553 479

Cau 2 2.34 1.026 479

Page 131: Noi dung luan van - Hoi Dong

131

Cau 3 3.59 1.227 479

Cau 4 3.31 1.258 479

Cau 5 3.43 1.456 479

Cau 6 2.96 1.332 479

Cau 7 3.49 1.373 479

Cau 8 3.58 1.130 479

Cau 9 3.01 1.412 479

Correlations

Cau

10 Cau 1 Cau 2 Cau 3 Cau 4 Cau 5 Cau 6 Cau 7 Cau 8 Cau 9

Pearson

Correlation

Cau 10 1.000 .294 .334 .195 .364 .341 .271 .324 .229 .246

Cau 1 .294 1.000 .093 .329 .258 .187 .129 .274 .142 .211

Cau 2 .334 .093 1.000 .174 .209 .228 .287 .260 .096 .265

Cau 3 .195 .329 .174 1.000 .470 .413 .367 .437 .298 .307

Cau 4 .364 .258 .209 .470 1.000 .531 .438 .461 .296 .326

Cau 5 .341 .187 .228 .413 .531 1.000 .594 .597 .320 .293

Cau 6 .271 .129 .287 .367 .438 .594 1.000 .499 .190 .338

Cau 7 .324 .274 .260 .437 .461 .597 .499 1.000 .300 .363

Cau 8 .229 .142 .096 .298 .296 .320 .190 .300 1.000 .236

Cau 9 .246 .211 .265 .307 .326 .293 .338 .363 .236 1.000

Sig. (1-

tailed)

Cau 10 . .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

Cau 1 .000 . .021 .000 .000 .000 .002 .000 .001 .000

Cau 2 .000 .021 . .000 .000 .000 .000 .000 .018 .000

Cau 3 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000 .000

Cau 4 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000

Cau 5 .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000

Cau 6 .000 .002 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000

Cau 7 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000

Cau 8 .000 .001 .018 .000 .000 .000 .000 .000 . .000

Cau 9 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .

N Cau 10 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 1 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 2 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 3 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 4 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 5 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 6 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 7 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Cau 8 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Page 132: Noi dung luan van - Hoi Dong

132

Cau 9 479 479 479 479 479 479 479 479 479 479

Variables Entered/Removed(a)

Model

Variables

Entered

Variables

Removed Method

1 Cau 4 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

2 Cau 2 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

3 Cau 1 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

4 Cau 5 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

5 Cau 8 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

6 Cau 3 . Forward (Criterion: Probability-of-F-to-enter <= .050)

a Dependent Variable: Cau 10

Model Summary(g)

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .364(a) .133 .131 .761 .133 72.938 1 477 .000

2 .450(b) .202 .199 .731 .070 41.702 1 476 .000

3 .491(c) .241 .236 .713 .039 24.218 1 475 .000

4 .507(d) .257 .251 .706 .016 10.314 1 474 .001

5 .514(e) .264 .256 .704 .007 4.188 1 473 .041

6 .521(f) .271 .262 .701 .007 4.584 1 472 .033

a Predictors: (Constant), Cau 4

b Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2

c Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1

d Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5

e Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8

f Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8, Cau 3

g Dependent Variable: Cau 10

ANOVA(g)

Model Sum of df Mean Square F Sig.

Page 133: Noi dung luan van - Hoi Dong

133

Squares

1 Regression 42.251 1 42.251 72.938 .000(a)

Residual 276.317 477 .579

Total 318.568 478

2 Regression 64.509 2 32.255 60.431 .000(b)

Residual 254.059 476 .534

Total 318.568 478

3 Regression 76.834 3 25.611 50.325 .000(c)

Residual 241.734 475 .509

Total 318.568 478

4 Regression 81.982 4 20.495 41.063 .000(d)

Residual 236.586 474 .499

Total 318.568 478

5 Regression 84.058 5 16.812 33.909 .000(e)

Residual 234.510 473 .496

Total 318.568 478

6 Regression 86.313 6 14.386 29.235 .000(f)

Residual 232.254 472 .492

Total 318.568 478

a Predictors: (Constant), Cau 4

b Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2

c Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1

d Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5

e Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8

f Predictors: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8, Cau 3

g Dependent Variable: Cau 10

Coefficients(a)

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

B

Std.

Error Beta

Lower

Bound

Upper

Bound

Zero-

order Partial Part

1 (Constant) 2.064 .098 21.074 .000 1.871 2.256

Cau 4 .236 .028 .364 8.540 .000 .182 .291 .364 .364 .364

2 (Constant) 1.682 .111 15.152 .000 1.464 1.900

Cau 4 .200 .027 .308 7.355 .000 .146 .253 .364 .319 .301

Cau 2 .215 .033 .270 6.458 .000 .150 .281 .334 .284 .264

3 (Constant) 1.509 .114 13.247 .000 1.286 1.733

Page 134: Noi dung luan van - Hoi Dong

134

Cau 4 .167 .027 .257 6.097 .000 .113 .221 .364 .269 .244

Cau 2 .208 .033 .262 6.402 .000 .144 .272 .334 .282 .256

Cau 1 .107 .022 .204 4.921 .000 .064 .150 .294 .220 .197

4 (Constant) 1.423 .116 12.272 .000 1.195 1.651

Cau 4 .118 .031 .182 3.806 .000 .057 .179 .364 .172 .151

Cau 2 .194 .033 .244 5.952 .000 .130 .258 .334 .264 .236

Cau 1 .103 .022 .196 4.784 .000 .061 .146 .294 .215 .189

Cau 5 .085 .027 .152 3.211 .001 .033 .137 .341 .146 .127

5 (Constant) 1.275 .136 9.343 .000 1.007 1.543

Cau 4 .109 .031 .168 3.488 .001 .048 .170 .364 .158 .138

Cau 2 .193 .032 .243 5.959 .000 .130 .257 .334 .264 .235

Cau 1 .101 .022 .191 4.668 .000 .058 .143 .294 .210 .184

Cau 5 .074 .027 .133 2.763 .006 .021 .127 .341 .126 .109

Cau 8 .062 .031 .086 2.046 .041 .002 .122 .229 .094 .081

6 (Constant) 1.351 .141 9.615 .000 1.075 1.627

Cau 4 .127 .032 .196 3.942 .000 .064 .191 .364 .179 .155

Cau 2 .197 .032 .247 6.085 .000 .133 .261 .334 .270 .239

Cau 1 .111 .022 .212 5.052 .000 .068 .155 .294 .226 .199

Cau 5 .085 .027 .151 3.103 .002 .031 .138 .341 .141 .122

Cau 8 .072 .031 .099 2.334 .020 .011 .132 .229 .107 .092

Cau 3 -.068 .032 -.102 -2.141 .033 -.130 -.006 .195 -.098

-

.084

a Dependent Variable: Cau 10

Excluded Variables(g)

Model Beta In t Sig.

Partial

Correlation

Collinearity

Statistics

Tolerance

1 Cau 1 .215(a) 4.987 .000 .223 .933

Cau 2 .270(a) 6.458 .000 .284 .956

Cau 3 .031(a) .633 .527 .029 .779

Cau 5 .205(a) 4.148 .000 .187 .718

Cau 6 .138(a) 2.940 .003 .134 .808

Cau 7 .198(a) 4.198 .000 .189 .788

Cau 8 .133(a) 3.003 .003 .136 .912

Cau 9 .143(a) 3.200 .001 .145 .894

2 Cau 1 .204(b) 4.921 .000 .220 .932

Cau 3 .004(b) .094 .925 .004 .773

Cau 5 .164(b) 3.404 .001 .154 .703

Page 135: Noi dung luan van - Hoi Dong

135

Cau 6 .077(b) 1.647 .100 .075 .768

Cau 7 .147(b) 3.163 .002 .144 .760

Cau 8 .123(b) 2.890 .004 .131 .911

Cau 9 .087(b) 1.978 .048 .090 .853

3 Cau 3 -.053(c) -1.123 .262 -.052 .728

Cau 5 .152(c) 3.211 .001 .146 .701

Cau 6 .075(c) 1.639 .102 .075 .768

Cau 7 .111(c) 2.392 .017 .109 .736

Cau 8 .109(c) 2.616 .009 .119 .906

Cau 9 .060(c) 1.378 .169 .063 .838

4 Cau 3 -.086(d) -1.823 .069 -.084 .699

Cau 6 .010(d) .198 .843 .009 .606

Cau 7 .055(d) 1.067 .287 .049 .586

Cau 8 .086(d) 2.046 .041 .094 .872

Cau 9 .044(d) 1.020 .308 .047 .827

5 Cau 3 -.102(e) -2.141 .033 -.098 .685

Cau 6 .013(e) .260 .795 .012 .605

Cau 7 .044(e) .857 .392 .039 .579

Cau 9 .034(e) .778 .437 .036 .814

6 Cau 6 .027(f) .522 .602 .024 .596

Cau 7 .063(f) 1.211 .227 .056 .565

Cau 9 .045(f) 1.017 .310 .047 .805

a Predictors in the Model: (Constant), Cau 4

b Predictors in the Model: (Constant), Cau 4, Cau 2

c Predictors in the Model: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1

d Predictors in the Model: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5

e Predictors in the Model: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8

f Predictors in the Model: (Constant), Cau 4, Cau 2, Cau 1, Cau 5, Cau 8, Cau 3

g Dependent Variable: Cau 10

Coefficient Correlations(a)

Model Cau 4 Cau 2 Cau 1 Cau 5 Cau 8 Cau 3

1 Correlatio

ns

Cau 4 1.000

Covarian

ces

Cau 4 .001

2 Correlatio

ns

Cau 4 1.000 -.209

Cau 2 -.209 1.000

Covarian Cau 4 .001 .000

Page 136: Noi dung luan van - Hoi Dong

136

ces

Cau 2 .000 .001

3 Correlatio

ns

Cau 4 1.000 -.192 -.245

Cau 2 -.192 1.000 -.042

Cau 1 -.245 -.042 1.000

Covarian

ces

Cau 4 .001 .000 .000

Cau 2 .000 .001 -2.953E-05

Cau 1 .000 -2.953E-05 .000

4 Correlatio

ns

Cau 4 1.000 -.098 -.186 -.488

Cau 2 -.098 1.000 -.033 -.140

Cau 1 -.186 -.033 1.000 -.055

Cau 5 -.488 -.140 -.055 1.000

Covarian

ces

Cau 4 .001 -9.859E-05 .000 .000

Cau 2 -9.859E-05 .001 -2.353E-05 .000

Cau 1 .000 -2.353E-05 .000 -3.164E-05

Cau 5 .000 .000 -3.164E-05 .001

5 Correlatio

ns

Cau 4 1.000 -.096 -.176 -.446 -.143

Cau 2 -.096 1.000 -.033 -.136 -.006

Cau 1 -.176 -.033 1.000 -.042 -.060

Cau 5 -.446 -.136 -.042 1.000 -.195

Cau 8 -.143 -.006 -.060 -.195 1.000

Covarian

ces

Cau 4 .001 -9.701E-05 .000 .000 .000

Cau 2 -9.701E-05 .001 -2.310E-05 .000 -6.334E-06

Cau 1 .000 -2.310E-05 .000 -2.463E-05 -3.958E-05

Cau 5 .000 .000 -2.463E-05 .001 .000

Cau 8 .000 -6.334E-06 -3.958E-05 .000 .001

6 Correlatio

ns

Cau 4 1.000 -.078 -.104 -.378 -.099 -.264

Cau 2 -.078 1.000 -.020 -.125 .001 -.052

Cau 1 -.104 -.020 1.000 -.001 -.026 -.229

Cau 5 -.378 -.125 -.001 1.000 -.165 -.174

Cau 8 -.099 .001 -.026 -.165 1.000 -.140

Cau 3 -.264 -.052 -.229 -.174 -.140 1.000

Covarian

ces

Cau 4 .001 -8.193E-05 -7.437E-05 .000 -9.820E-05 .000

Cau 2 -8.193E-05 .001 -1.444E-05 .000 9.588E-07 -5.309E-05

Cau 1 -7.437E-05 -1.444E-05 .000 -5.441E-07 -1.751E-05 .000

Page 137: Noi dung luan van - Hoi Dong

137

Cau 5 .000 .000 -5.441E-07 .001 .000 .000

Cau 8 -9.820E-05 9.588E-07 -1.751E-05 .000 .001 .000

Cau 3 .000 -5.309E-05 .000 .000 .000 .001

a Dependent Variable: Cau 10

Casewise Diagnostics(a)

Case Number Std. Residual Cau 10

151 -3.211 1

162 3.120 5

481 3.110 5

a Dependent Variable: Cau 10

Residuals Statistics(a)

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.79 3.97 2.85 .424 486

Residual -2.25 2.19 .00 .694 486

Std. Predicted Value -2.489 2.652 .005 .998 486

Std. Residual -3.211 3.120 .006 .990 486

a Dependent Variable: Cau 10

Charts

2.752.25

1.751.25

.75.25-.25

-.75-1.25

-1.75-2.25

-2.75-3.25

Undefined error #61644 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

Unde

fined

erro

r #61

625

- Can

not o

pen

text

file

"C:\P

rogr

am F

iles\S

PSS\

en

70

60

50

40

30

20

10

0

Std. Dev = .99

Mean = .01

N = 486.00

Page 138: Noi dung luan van - Hoi Dong

138

Undefined error #61634 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

1.00.75.50.250.00

Unde

fined

erro

r #61

635

- Can

not o

pen

text

file

"C:\P

rogr

am F

iles\S

PSS\

en

1.00

.75

.50

.25

0.00

Biến “Khẩu vị rủi ro”

Regression

Notes

Output Created 19-NOV-2011 01:46:09

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on cases with no missing values for any

variable used.

Syntax REGRESSION /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR

SIG N /MISSING LISTWISE /STATISTICS COEFF OUTS CI

BCOV R ANOVA COLLIN TOL CHANGE ZPP

/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10) /NOORIGIN /DEPENDENT

varc15 /METHOD=STEPWISE varc11 varc12 varc13 varc14

/RESIDUALS HIST(ZRESID) NORM(ZRESID) .

Resources Elapsed Time 0:00:00.05

Page 139: Noi dung luan van - Hoi Dong

139

Memory Required 2524 bytes

Additional Memory

Required for

Residual Plots

632 bytes

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 15 2.51 1.079 482

Cau 11 3.00 .823 482

Cau 12 3.16 .790 482

Cau 13 2.97 .830 482

Cau 14 2.65 .963 482

Correlations

Cau 15 Cau 11 Cau 12 Cau 13 Cau 14

Pearson

Correlation

Cau 15 1.000 .072 .147 .228 .102

Cau 11 .072 1.000 .315 .405 -.043

Cau 12 .147 .315 1.000 .454 -.107

Cau 13 .228 .405 .454 1.000 -.031

Cau 14 .102 -.043 -.107 -.031 1.000

Sig. (1-tailed) Cau 15 . .056 .001 .000 .013

Cau 11 .056 . .000 .000 .174

Cau 12 .001 .000 . .000 .009

Cau 13 .000 .000 .000 . .249

Cau 14 .013 .174 .009 .249 .

N Cau 15 482 482 482 482 482

Cau 11 482 482 482 482 482

Cau 12 482 482 482 482 482

Cau 13 482 482 482 482 482

Cau 14 482 482 482 482 482

Variables Entered/Removed(a)

Model

Variables

Entered

Variables

Removed Method

1 Cau 13 . Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-

Page 140: Noi dung luan van - Hoi Dong

140

of-F-to-remove >= .100).

2 Cau 14 .

Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-

of-F-to-remove >= .100).

a Dependent Variable: Cau 15

Model Summary(c)

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .228(a) .052 .050 1.052 .052 26.275 1 480 .000

2 .253(b) .064 .060 1.047 .012 6.085 1 479 .014

a Predictors: (Constant), Cau 13

b Predictors: (Constant), Cau 13, Cau 14

c Dependent Variable: Cau 15

ANOVA(c)

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 29.083 1 29.083 26.275 .000(a)

Residual 531.315 480 1.107

Total 560.398 481

2 Regression 35.749 2 17.874 16.319 .000(b)

Residual 524.649 479 1.095

Total 560.398 481

a Predictors: (Constant), Cau 13

b Predictors: (Constant), Cau 13, Cau 14

c Dependent Variable: Cau 15

Coefficients(a)

Mode

l

Unstandardiz

ed

Coefficients

Standar

dized

Coefficie

nts t Sig.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error Beta

Low

er

Upp

er

Zer

o-

Parti

al

Pa

rt

Toleran

ce VIF

Page 141: Noi dung luan van - Hoi Dong

141

Bou

nd

Boun

d

ord

er

1 (Constan

t) 1.635 .178 9.172 .000

1.28

4

1.98

5

Cau 13 .296 .058 .228 5.126 .000 .183 .410

.22

8 .228

.22

8 1.000

1.00

0

2 (Constan

t) 1.297 .224 5.796 .000 .858

1.73

7

Cau 13 .301 .058 .231 5.227 .000 .188 .414

.22

8 .232

.23

1 .999

1.00

1

Cau 14 .122 .050 .109 2.467 .014 .025 .220

.10

2 .112

.10

9 .999

1.00

1

a Dependent Variable: Cau 15

Excluded Variables(c)

Model Beta In t Sig.

Partial

Correlation

Collinearity Statistics

Tolerance VIF

Minimum

Tolerance

1 Cau 11 -.024(a) -.485 .628 -.022 .836 1.196 .836

Cau 12 .055(a) 1.104 .270 .050 .794 1.260 .794

Cau 14 .109(a) 2.467 .014 .112 .999 1.001 .999

2 Cau 11 -.020(b) -.406 .685 -.019 .835 1.197 .835

Cau 12 .069(b) 1.377 .169 .063 .785 1.274 .785

a Predictors in the Model: (Constant), Cau 13

b Predictors in the Model: (Constant), Cau 13, Cau 14

c Dependent Variable: Cau 15

Coefficient Correlations(a)

Model Cau 13 Cau 14

1 Correlations Cau 13 1.000

Covariances Cau 13 .003

2 Correlations Cau 13 1.000 .031

Cau 14 .031 1.000

Covariances Cau 13 .003 8.833E-05

Cau 14 8.833E-05 .002

a Dependent Variable: Cau 15

Page 142: Noi dung luan van - Hoi Dong

142

Collinearity Diagnostics(a)

Model

Dimensio

n Eigenvalue

Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) Cau 13 Cau 14

1 1 1.963 1.000 .02 .02

2 .037 7.301 .98 .98

2 1 2.871 1.000 .01 .01 .01

2 .100 5.357 .01 .27 .70

3 .029 9.901 .98 .72 .29

a Dependent Variable: Cau 15

Residuals Statistics(a)

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.72 3.41 2.52 .271 494

Residual -1.99 3.03 .01 1.053 494

Std. Predicted Value -2.913 3.292 .002 .995 494

Std. Residual -1.901 2.900 .013 1.006 494

a Dependent Variable: Cau 15

Charts

Page 143: Noi dung luan van - Hoi Dong

143

3.002.50

2.001.50

1.00.50

0.00-.50

-1.00-1.50

-2.00

Undefined error #61644 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

Un

de

fin

ed

err

or

#6

16

25

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

100

80

60

40

20

0

Std. Dev = 1.01

Mean = .01

N = 494.00

Undefined error #61634 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

1.00.75.50.250.00

Un

de

fin

ed

err

or

#6

16

35

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

1.00

.75

.50

.25

0.00

Page 144: Noi dung luan van - Hoi Dong

144

Biến “Hiệu quả đầu tư”

Regression

Notes

Output Created 19-NOV-2011 01:51:48

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on cases with no missing values for any

variable used.

Syntax REGRESSION /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG

N /MISSING LISTWISE /STATISTICS COEFF OUTS CI

BCOV R ANOVA COLLIN TOL CHANGE ZPP

/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10) /NOORIGIN /DEPENDENT

varc18 /METHOD=STEPWISE varc16 varc17 /RESIDUALS

HIST(ZRESID) NORM(ZRESID) .

Resources Elapsed Time 0:00:00.02

Memory Required 1892 bytes

Additional Memory

Required for

Residual Plots

648 bytes

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 18 3.21 .851 496

Cau 16 3.29 .968 496

Cau 17 2.88 .753 496

Page 145: Noi dung luan van - Hoi Dong

145

Correlations

Cau 18 Cau 16 Cau 17

Pearson

Correlation

Cau 18 1.000 .382 .383

Cau 16 .382 1.000 .400

Cau 17 .383 .400 1.000

Sig. (1-tailed) Cau 18 . .000 .000

Cau 16 .000 . .000

Cau 17 .000 .000 .

N Cau 18 496 496 496

Cau 16 496 496 496

Cau 17 496 496 496

Variables Entered/Removed(a)

Model

Variables

Entered

Variables

Removed Method

1 Cau 17 .

Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-of-F-

to-remove >= .100).

2 Cau 16 .

Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-of-F-

to-remove >= .100).

a Dependent Variable: Cau 18

Model Summary(c)

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .383(a) .147 .145 .786 .147 85.129 1 494 .000

2 .457(b) .209 .206 .758 .062 38.830 1 493 .000

a Predictors: (Constant), Cau 17

b Predictors: (Constant), Cau 17, Cau 16

c Dependent Variable: Cau 18

ANOVA(c)

Page 146: Noi dung luan van - Hoi Dong

146

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 52.653 1 52.653 85.129 .000(a)

Residual 305.541 494 .619

Total 358.194 495

2 Regression 74.961 2 37.480 65.239 .000(b)

Residual 283.233 493 .575

Total 358.194 495

a Predictors: (Constant), Cau 17

b Predictors: (Constant), Cau 17, Cau 16

c Dependent Variable: Cau 18

Coefficients(a)

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

95%

Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error Beta

Lower

Bound

Upper

Bound

Zero-

order Partial Part Tolerance VIF

1 (Constant) 1.963 .140 14.053 .000 1.688 2.237

Cau 17 .433 .047 .383 9.227 .000 .341 .525 .383 .383 .383 1.000 1.000

2 (Constant) 1.530 .151 10.101 .000 1.232 1.828

Cau 17 .310 .049 .274 6.281 .000 .213 .407 .383 .272 .252 .840 1.191

Cau 16 .239 .038 .272 6.231 .000 .164 .315 .382 .270 .250 .840 1.191

a Dependent Variable: Cau 18

Excluded Variables(b)

Model Beta In t Sig.

Partial

Correlation

Collinearity Statistics

Tolerance VIF

Minimum

Tolerance

1 Cau 16 .272(a) 6.231 .000 .270 .840 1.191 .840

a Predictors in the Model: (Constant), Cau 17

b Dependent Variable: Cau 18

Coefficient Correlations(a)

Page 147: Noi dung luan van - Hoi Dong

147

Model Cau 17 Cau 16

1 Correlations Cau 17 1.000

Covariances Cau 17 .002

2 Correlations Cau 17 1.000 -.400

Cau 16 -.400 1.000

Covariances Cau 17 .002 -.001

Cau 16 -.001 .001

a Dependent Variable: Cau 18

Collinearity Diagnostics(a)

Model

Dimensio

n Eigenvalue

Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) Cau 17 Cau 16

1 1 1.968 1.000 .02 .02

2 .032 7.782 .98 .98

2 1 2.922 1.000 .01 .01 .01

2 .045 8.037 .11 .28 .97

3 .032 9.511 .88 .71 .02

a Dependent Variable: Cau 18

Casewise Diagnostics(a)

Case Number Std. Residual Cau 18

126 3.538 5

132 3.538 5

404 -3.691 1

437 3.129 5

a Dependent Variable: Cau 18

Residuals Statistics(a)

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.08 4.28 3.21 .389 496

Residual -2.80 2.68 .00 .756 496

Std. Predicted Value -2.905 2.741 .000 1.000 496

Std. Residual -3.691 3.538 .000 .998 496

a Dependent Variable: Cau 18

Page 148: Noi dung luan van - Hoi Dong

148

Charts

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

.50

0.00

-.50

-1.00

-1.50

-2.00

-2.50

-3.00

-3.50

Undefined error #61644 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

Un

de

fin

ed

err

or

#6

16

25

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t file

"C

:\P

rog

ram

File

s\S

PS

S\e

n

300

200

100

0

Std. Dev = 1.00

Mean = 0.00

N = 496.00

Undefined error #61634 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

1.00.75.50.250.00

Und

efin

ed e

rror

#6

1635

- C

anno

t ope

n te

xt fi

le "

C:\P

rogr

am F

iles\

SP

SS

\en

1.00

.75

.50

.25

0.00

Page 149: Noi dung luan van - Hoi Dong

149

3 Biến phụ thu c

Regression

Notes

Output Created 19-NOV-2011 01:56:03

Comments

Input Data C:\Users\THAIPHONG\phong\Nghien cuu\Cao Hoc\Bao

ve\Markowitz\Database survey.sav

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 500

Missing Value

Handling

Definition of

Missing User-defined missing values are treated as missing.

Cases Used Statistics are based on cases with no missing values for any

variable used.

Syntax REGRESSION /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG N

/MISSING LISTWISE /STATISTICS COEFF OUTS CI BCOV R

ANOVA COLLIN TOL CHANGE ZPP /CRITERIA=PIN(.05)

POUT(.10) /NOORIGIN /DEPENDENT varc18

/METHOD=STEPWISE varc10 varc15 /RESIDUALS

HIST(ZRESID) NORM(ZRESID) .

Resources Elapsed Time 0:00:00.04

Memory Required 1892 bytes

Additional Memory

Required for

Residual Plots

648 bytes

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

Cau 18 3.21 .846 494

Cau 10 2.85 .807 494

Cau 15 2.54 1.095 494

Correlations

Page 150: Noi dung luan van - Hoi Dong

150

Cau 18 Cau 10 Cau 15

Pearson

Correlation

Cau 18 1.000 .377 .139

Cau 10 .377 1.000 .066

Cau 15 .139 .066 1.000

Sig. (1-tailed) Cau 18 . .000 .001

Cau 10 .000 . .071

Cau 15 .001 .071 .

N Cau 18 494 494 494

Cau 10 494 494 494

Cau 15 494 494 494

Variables Entered/Removed(a)

Model

Variables

Entered

Variables

Removed Method

1 Cau 10 .

Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-of-F-

to-remove >= .100).

2 Cau 15 .

Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-of-F-

to-remove >= .100).

a Dependent Variable: Cau 18

Model Summary(c)

Model R

R

Square

Adjusted

R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .377(a) .142 .140 .784 .142 81.359 1 492 .000

2 .394(b) .155 .152 .779 .013 7.594 1 491 .006

a Predictors: (Constant), Cau 10

b Predictors: (Constant), Cau 10, Cau 15

c Dependent Variable: Cau 18

ANOVA(c)

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 50.045 1 50.045 81.359 .000(a)

Page 151: Noi dung luan van - Hoi Dong

151

Residual 302.637 492 .615

Total 352.682 493

2 Regression 54.655 2 27.327 45.022 .000(b)

Residual 298.028 491 .607

Total 352.682 493

a Predictors: (Constant), Cau 10

b Predictors: (Constant), Cau 10, Cau 15

c Dependent Variable: Cau 18

Coefficients(a)

Mod

el

Unstandardi

zed

Coefficients

Standardi

zed

Coefficien

ts

t

Sig

.

95%

Confidence

Interval for

B Correlations

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error Beta

Low

er

Bou

nd

Upp

er

Bou

nd

Zer

o-

ord

er

Parti

al

Par

t

Toleran

ce VIF

1 (Consta

nt)

2.08

7 .130

16.0

94

.00

0

1.83

2

2.34

2

Cau 10 .395 .044 .377

9.02

0

.00

0 .309 .481

.37

7 .377

.37

7 1.000

1.00

0

2 (Consta

nt)

1.88

5 .148

12.7

17

.00

0

1.59

4

2.17

6

Cau 10 .387 .044 .369

8.87

8

.00

0 .301 .473

.37

7 .372

.36

8 .996

1.00

4

Cau 15 .089 .032 .115

2.75

6

.00

6 .025 .152

.13

9 .123

.11

4 .996

1.00

4

a Dependent Variable: Cau 18

Excluded Variables(b)

Model Beta In t Sig.

Partial

Correlation

Collinearity Statistics

Tolerance VIF

Minimum

Tolerance

1 Cau 15 .115(a) 2.756 .006 .123 .996 1.004 .996

a Predictors in the Model: (Constant), Cau 10

b Dependent Variable: Cau 18

Page 152: Noi dung luan van - Hoi Dong

152

Coefficient Correlations(a)

Model Cau 10 Cau 15

1 Correlations Cau 10 1.000

Covariances Cau 10 .002

2 Correlations Cau 10 1.000 -.066

Cau 15 -.066 1.000

Covariances Cau 10 .002 -9.276E-05

Cau 15 -9.276E-05 .001

a Dependent Variable: Cau 18

Collinearity Diagnostics(a)

Model

Dimensio

n Eigenvalue

Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) Cau 10 Cau 15

1 1 1.962 1.000 .02 .02

2 .038 7.211 .98 .98

2 1 2.848 1.000 .01 .01 .02

2 .118 4.923 .03 .18 .86

3 .034 9.088 .96 .81 .12

a Dependent Variable: Cau 18

Casewise Diagnostics(a)

Case Number Std. Residual Cau 18

162 -3.846 1

453 3.274 5

489 3.274 5

a Dependent Variable: Cau 18

Residuals Statistics(a)

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.36 4.26 3.21 .333 494

Residual -3.00 2.55 .00 .778 494

Std. Predicted Value -2.559 3.153 .000 1.000 494

Std. Residual -3.846 3.274 .000 .998 494

a Dependent Variable: Cau 18

Page 153: Noi dung luan van - Hoi Dong

153

Charts

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

.50

0.00

-.50

-1.00

-1.50

-2.00

-2.50

-3.00

-3.50

-4.00

Undefined error #61644 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

Un

de

fin

ed

err

or

#6

16

25

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

200

100

0

Std. Dev = 1.00

Mean = 0.00

N = 494.00

Undefined error #61634 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en

1.00.75.50.250.00

Un

de

fin

ed

err

or

#6

16

35

- C

an

no

t o

pe

n t

ex

t fil

e "

C:\

Pro

gra

m F

iles\

SP

SS

\en

1.00

.75

.50

.25

0.00

Page 154: Noi dung luan van - Hoi Dong

154

Phụ lục Số 06 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật A

Rf 1.17%

Rkv

3.00%

DHA GIL REE

DHA 0.50% 0.46% 0.44%

GIL 0.46% 1.19% 0.33%

REE 0.44% 0.33% 0.69%

RT

3.09% 0.57% 3.42%

1T

1 1 1

1 R R - Rf * 1

1 3.09% 1.93%

1 0.57% -0.60%

1 3.42% 2.25%

-1

617.23 (149.19) (322.03)

(149.19) 133.11 31.44

(322.03) 31.44 335.60

A = 1

T * ∆

-1 * 1

206.37

B = 1T * ∆

-1 * R

6.14

C = RT * ∆

-1 * R

0.27

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B * Rf

+ C)

0.12

Page 155: Noi dung luan van - Hoi Dong

155

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

5.54 (2.96) 1.16

DHA GIL REE Tiết kiệm

W* = D * E

67.36% -36.03% 14.13% 54.54%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.22%

бp 4.72%

Page 156: Noi dung luan van - Hoi Dong

156

Phụ lục Số 07 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật A

Rf 1.17%

Rkv

3.00%

DHA REE

DHA 0.50% 0.44%

REE 0.44% 0.69%

RT

3.09% 3.42%

1T

1 1

1 R R - Rf * 1

1 3.09% 1.93%

1 3.42% 2.25%

∆-1

450.01 (286.79)

(286.79) 328.17

A = 1T * ∆

-1 * 1

204.60

B = 1T * ∆

-1 * R

6.47

C = RT * ∆

-1 * R

0.21

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B * Rf

+ C)

0.22

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

2.22 1.86

Page 157: Noi dung luan van - Hoi Dong

157

DHA REE Tiết kiệm

W* = D * E

48.02% 40.30% 11.68%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.40%

бp 6.30%

Page 158: Noi dung luan van - Hoi Dong

158

Phụ lục Số 08 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật B

Rf 1.17%

Rkv

2.00%

BPC GMD SFC

BPC 0.17% 0.02% 0.01%

GMD 0.02% 0.34% -0.12%

SFC 0.01% -0.12% 0.30%

RT

-0.27% 2.52% 2.89%

1T

1 1 1

1 R R - Rf * 1

1 -0.27% -1.44%

1 2.52% 1.36%

1 2.89% 1.72%

-1

615.83 (57.94) (39.11)

(57.94) 345.98 138.33

(39.11) 138.33 394.22

A = 1

T * ∆

-1 * 1

1,438.58

B = 1T * ∆

-1 * R

23.60

C = RT * ∆

-1 * R

0.77

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B * Rf

+ C)

0.02

Page 159: Noi dung luan van - Hoi Dong

159

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

(10.31) 7.91 9.23

BPC GMD SFC Tiết kiệm

W* = D * E

-20.74% 15.90% 18.55% 86.28%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.02%

бp 1.29%

Page 160: Noi dung luan van - Hoi Dong

160

Phụ lục Số 09 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật B

Rf 1.17%

Rkv

2.00%

GMD SFC

GMD 0.34% -0.12%

SFC -0.12% 0.30%

RT

2.52% 2.89%

1T

1 1

1 R R - Rf * 1

1 2.52% 1.36%

1 2.89% 1.72%

∆-1

340.53 134.65

134.65 391.73

A = 1T * ∆

-1 * 1

1,001.56

B = 1T * ∆

-1 * R

27.19

C = RT * ∆

-1 * R

0.74

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B * Rf

+ C)

0.03

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

6.94 8.57

GMD SFC Tiết kiệm

Page 161: Noi dung luan van - Hoi Dong

161

W* = D * E

23.91% 29.55% 46.53%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.03%

бp 1.69%

Page 162: Noi dung luan van - Hoi Dong

162

Phụ lục Số 10 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật C

Rf 1.17%

Rkv

2.50%

CAN DPC HAS

CAN 0.36% 0.03% 0.19%

DPC 0.03% 0.51% 0.19%

HAS 0.19% 0.19% 0.18%

RT

1.31% 2.81% 1.60%

1T

1 1 1

1 R R - Rf * 1

1 1.31% 0.15%

1 2.81% 1.64%

1 1.60% 0.43%

-1

1,333.69 713.83 (2,124.01)

713.83 706.00 (1,475.41)

(2,124.01) (1,475.41) 4,286.22

A = 1

T * ∆

-1 * 1

554.73

B = 1T * ∆

-1 * R

8.41

C = RT * ∆

-1 * R

0.19

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B *

Rf + C)

0.19

Page 163: Noi dung luan van - Hoi Dong

163

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

4.51 6.28 (8.85)

CAN DPC HAS Tiết kiệm

W* = D * E

84.11% 116.96% -164.88% 63.81%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.25%

бp 4.98%

Page 164: Noi dung luan van - Hoi Dong

164

Phụ lục Số 11 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật C

Rf 1.17%

Rkv

3.00%

CAN DPC

CAN 0.36% 0.03%

DPC 0.03% 0.51%

RT

1.31% 2.81%

1T

1 1

1 R R - Rf * 1

1 1.31% 0.15%

1 2.81% 1.64%

∆-1

281.15 (17.30)

(17.30) 198.13

A = 1T * ∆

-1 * 1

444.68

B = 1T * ∆

-1 * R

8.55

C = RT * ∆

-1 * R

0.19

D = (Rkv - Rf)/(A * Rf 2 - 2 * B * Rf

+ C)

0.25

E = ∆-1

* (R - Rf * 1)

0.13 3.23

Page 165: Noi dung luan van - Hoi Dong

165

CAN DPC Tiết kiệm

W* = D * E

3.24% 80.84% 15.92%

бp2 = W

*T * ∆ * W

* = D *

(Rkv - Rf)

0.33%

бp 5.78%