n.t.n thÁng ba xanh -...

8
THÁNG BA XANH BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5021 - THỨ SÁU NGÀY 6/4/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6-1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558) KINH TẾ Kết nối giao thương doanh nghiệp Lâm Đồng - Kiên Giang TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Vẫn còn khó trong việc thực hiện giảm giá vé tàu, xe cho người khuyết tật TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Kinh nghiệm nhân rộng mô hình điểm ở Đức Trọng TRANG 5 Ngôi trường xanh - sạch - đẹp TRANG 6 TRANG 4 TRANG 4 hoạt động thiết thực trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Những năm qua, Liên đoàn Lao động TP Đà Lạt đã có nhiều TRANG 3 Đoàn viên, thanh niên ra quân xóa quảng cáo rác. Ảnh: V.Q Đẩy mạnh ứng dng năng lượng mt trời phc v đời sng và sản xuất TRANG 2 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác công an và căn dn công an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phc v, dựa vào dân mà làm việc. Thấm nhuần lời dạy của Người, lực lượng Công an huyện Lâm Hà luôn ra sức phấn đấu, nỗ lực trong mọi nhiệm v để mang lại cuộc sng bình yên cho nhân dân. Học Bác để “Vì nhân dân phc v” T hủ tướng Chính phủ ký quyết định về lãi suất cho vay TIẾN TỚI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018-2023 Thiết thực chăm lo đời sống người lao động Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở. Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. N.T.N

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

THÁNG BA XANH

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5021 - THỨ SÁU NGÀY 6/4/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠYRa sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với

nhau có tình có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6-1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558)

KINH TẾKết nối giao thương

doanh nghiệp Lâm Đồng - Kiên Giang

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCVẫn còn khó trong việc

thực hiện giảm giá vé tàu, xe cho người khuyết tật

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘIKinh nghiệm nhân rộng

mô hình điểm ở Đức TrọngTRANG 5

Ngôi trường xanh - sạch - đẹp

TRANG 6

TRANG 4

TRANG 4

hoạt động thiết thực trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Những năm qua, Liên đoàn Lao động TP Đà Lạt đã có nhiều

TRANG 3

Đoàn viên, thanh niên ra quân xóa quảng cáo rác. Ảnh: V.Q

Đẩy mạnh ứng dung năng lượng măt trời phuc vu đời sông và sản xuất

TRANG 2

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác công an và căn dăn công an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phuc vu, dựa vào dân mà làm việc. Thấm nhuần lời dạy của Người, lực lượng Công an huyện Lâm Hà luôn ra sức phấn đấu, nỗ lực trong mọi nhiệm vu để mang lại cuộc sông bình yên cho nhân dân.

Học Bác để “Vì nhân dân phuc vu”

Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về lãi suất cho vay

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018-2023

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định

100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo,

sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.

Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. N.T.N

Page 2: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

2 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Thời gian qua, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công an huyện Lâm Hà đã tập trung chỉ đạo toàn thể

cán bộ, chiến sĩ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 (khóa XII) của BCH Trung ương Ðảng về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Trung tá Trần Văn Trà - Phó Trưởng Công an huyện Lâm Hà cho biết: “Ngay từ đầu năm, Đảng ủy Công an huyện đã chỉ đạo các chi bộ nghiệp vụ, Công an 2 thị trấn tiếp tục rà soát, bổ sung và ban hành chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị theo các tiêu chuẩn: cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ. Tổ chức tuyên

truyền sâu, rộng phong trào “Cán bộ chủ chốt, người đứng đầu tự giác đi đầu, gương mẫu thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với nội dung: Thực hành dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể đơn vị, nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân…”.

Đặc biệt trong việc nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân đối với lực lượng thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc như bộ phận Quản lý hành chính, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực được Công an huyện Lâm Hà thường xuyên quan tâm, rèn luyện về tư cách, tác phong, cử chỉ, lời nói… Trung tá Ngô Đức Mai - Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH) phân tích: Căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể mà lực lượng Cảnh sát QLHC

về TTXH đề ra các phương pháp để thực hiện, trong đó việc thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị được thể hiện qua thái độ phục vụ nhân dân, phong cách giao tiếp, việc hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính, giấy tờ. Người đứng đầu gương mẫu, nêu gương về thời gian, giờ giấc, thái độ, tác phong làm việc. Vào mỗi buổi sáng, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH thường tổ chức hội ý nhanh, đánh giá công việc ngày hôm trước và nêu rõ những việc cần giải quyết hôm nay để qua đó kịp thời rút kinh nghiệm, nêu phương hướng giải quyết đạt hiệu quả cao. Trong mọi trường hợp phải cố gắng giải quyết cho người dân một cách kịp thời để tiết kiệm thời gian, đó cũng là một điều mà cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH học được ở Bác. Hay, trong việc sinh hoạt chi bộ, Chi bộ Đội Điều tra Tổng hợp thường xuyên gắn Chỉ thị 05-CT/TW vào từng nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ, đảng viên, chiến

Học Bác để “Vì nhân dân phục vụ”Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác công an và căn dặn công an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ, dựa vào dân mà làm việc. Thấm nhuần lời dạy của Người, lực lượng Công an huyện Lâm Hà luôn ra sức phấn đấu, nỗ lực trong mọi nhiệm vụ để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

sĩ dân chủ nêu lên ý kiến của mình để việc thực hiện Chỉ thị một cách hiệu quả, tính tiên phong gương mẫu phải được thể hiện trong công việc của từng người.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công an huyện Lâm Hà thường xuyên chỉ đạo đối với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ cơ sở Công an huyện nâng cao chất lượng sinh hoạt gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chủ đề, các chủ đề phải xây dựng những tiêu chí phù hợp. Trong chủ đề “Phụ nữ CAND đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gồm các tiêu chí như: kỷ cương sáng tạo, vì ANTQ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Đoàn Thanh niên tích cực thực hiện các phần việc thanh niên, tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp…

Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 (khóa XII) của BCH Trung ương Ðảng về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” được Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các chi bộ, Ban chỉ huy các đội nghiệp vụ Công an huyện Lâm Hà thực hiện một cách nghiêm túc. Qua công tác kiểm tra, giám sát một số công tác như: cải cách thủ tục hành chính, xây dựng tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ tiếp tục được chấn chỉnh. Từ đó góp phần xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. ĐỨC TÚ

Cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an huyện Lâm Hà hướng dẫn người dân một số thủ tục hành chính.Ảnh: Đ.T

Chiều 4/4, Hội đồng Thi đua - khen thưởng TP Bảo Lộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2017 và phát động phong trào thi đua năm 2018.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng TP Bảo Lộc cho biết: Năm 2017, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng cụm thi đua, khối thi đua trên địa bàn TP Bảo Lộc đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Trong năm 2017, TP Bảo Lộc trồng mới 125 ha cà phê, nâng tổng diện tích cà phê lên 9.988 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ; diện tích chè trồng mới đạt 25 ha, nâng tổng diện tích chè thành 6.917 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.289 tỷ đồng, tăng 6,95%; giá trị sản xuất thương

BẢO LỘC: 4 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

mại-dịch vụ đạt 4.710 tỷ đồng, tăng 11,2%; thu ngân sách Nhà nước 794.356 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch; văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, an ninh chính trị - an toàn trật tự xã hội được giữ vững và phát triển sâu rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, TP Bảo

Lộc có 5/6 phường đạt chuẩn phường văn minh đô thị và 5/5 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Năm 2017, TP Bảo Lộc có thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 33 trường; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt

99,95%; tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; công tác quân sự được duy trì nghiêm...

Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề ra những giải pháp, mục tiêu để thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước năm 2018. Các cụm, khối thi đua ký giao ước thi đua năm 2018.

Về danh hiệu thi đua, năm 2017, TP Bảo Lộc có 1 tập thể được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 2 tập thể và 1 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ngoài ra, năm 2017, TP Bảo Lộc còn có 4 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc và tặng Bằng khen cho 18 tập thể và 8 cá nhân, cũng như công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho 36 tập thể. Dịp này, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cũng tặng Giấy khen 256 tập thể và 470 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. TRỊNH CHU

Ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng TP Bảo Lộc, trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể

và cá nhân trong các phong trào thi đua trên địa bàn TP Bảo Lộc.

5 năm, 4.383 đoàn viên công đoàn được kết nạp vào Đảng

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khẳng định, tham gia xây dựng Ðảng, bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú để Ðảng xem xét, kết nạp là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của các tổ chức công đoàn trong tỉnh.

Theo đó, trong 5 năm qua (2013 - 2018), các cấp công đoàn trong tỉnh đã giới thiệu 8.264 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp và đã có 4.383 đoàn viên công đoàn ưu tú được kết nạp vào Đảng.

Cũng trong 5 năm, Công đoàn Lâm Đồng đã tổ chức 1.623 hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng với 145.745 lượt CNVCLĐ tham gia. LHT

Tiếp 827 lượt công dân trong quý I/2018

Quý I/2018, thống kê của UBND tỉnh cho biết, toàn tỉnh đã tiếp 827 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trong đó, tiếp thường xuyên 479 lượt/535 người; tiếp định kỳ 249 lượt/292 người. Số vụ việc cũ là 216 vụ, vụ việc mới là 411 vụ. Nội dung tiếp công dân chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng; đề nghị xem xét giao đất sau khi kết thúc hợp đồng giao khoán… Qua tiếp công dân đã tiếp nhận xem xét 80 vụ việc; các vụ việc khác đã giải thích hoặc hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Cũng trong quý I/2018, đã tiếp nhận 691 đơn, trong đó có 512 đơn đủ điều kiện xử lý, số đơn thuộc thẩm quyền 177 đơn. Đã giải quyết 108/160 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền và 13/17 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền. N.T.N

Yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn trường học

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, trong đó yêu cầu các địa phương thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường.

Công văn nêu rõ: Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã liên tiếp xảy ra tình trạng mất an ninh, an toàn trường học: học sinh bị tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất không bảo đảm; cá biệt còn nhà giáo có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh; đặc biệt, tình trạng phụ huynh học sinh vào trường học hành hung, gây thương tích, xúc phạm danh dự nhà giáo...

Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tổ chức quán triệt và kiểm tra việc thực hiện thường xuyên theo những quy định, chỉ thị hiện hành về bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

TS (theo Nhân dân)

Page 3: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

3 3 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018KINH TẾ

Với lợi thế Lâm Đồng là nơi có lượng bức xạ mặt trời trung bình cao, từ 3 năm trở lại đây, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công

nghệ Lâm Đồng đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời (nguồn năng lượng vô hạn) vào phục vụ đời sống và sản xuất thay thế cho điện năng (nguồn năng lượng hữu hạn). Cụ thể, có thể kể các mô hình ứng dụng NLMT đã được thực hiện: hệ thống đèn cảnh báo giao thông, đèn chiếu sáng công cộng, chiếu sáng dân dụng, bình nước nóng và lọc nước tinh khiết, công nghệ tưới phun - nhỏ giọt phục vụ nông nghiệp công nghệ cao…

Đức Trọng và Lâm Hà là hai huyện có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông đa dạng, người dân vùng sâu, vùng xa ít quan tâm nhận biết các biển báo giao thông truyền thống. Trung tâm đã thực hiện lắp đặt 17 biển cảnh báo giao thông và đèn chiếu sáng tại các tuyến đường ở Lâm Hà và 17 mô hình đèn chiếu sáng công cộng và cảnh báo giao thông trên địa bàn huyện Đức Trọng tại những điểm giao thông trọng yếu như: ngã ba Tà Hine - Ninh Loan, khu vực thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng). Với tần suất 30 - 40 chớp/phút, hoạt động 24/24 giờ, hệ thống đèn cảnh báo giao thông đã góp phần nâng cao cảnh giác nguy hiểm cho người tham gia giao thông ở những điểm lắp đặt, giảm thiểu tai nạn giao thông tại những khu vực nguy hiểm. Đặc biệt cả hệ thống đèn giao thông và đèn chiếu sáng công cộng sử dụng NLMT có ưu điểm là không cần đường dây điện và khá linh hoạt, dù mất điện vì sự cố thì những đèn tín hiệu giao thông vẫn hoạt động, không phụ thuộc vào việc cung cấp điện. Mỗi trụ đèn là một hệ thống điện độc lập, tự cung, tự cấp với cơ chế thu bức xạ mặt trời ban ngày, tích vào bình ắc quy, chiếu sáng vào ban đêm, tiết kiệm 100% tiền điện. Hiện nay, mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi ở các huyện trong tỉnh.

Hệ thống điện NLMT gồm những bộ phận chính là: tấm pin (panel) áp dụng công nghệ đa tinh thể để thu bức xạ mặt trời, bình ắc quy tích năng lượng, bộ đổi điện. Quy chế hoạt động: Từ hệ thống pin, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều. Dòng điện này được truyền dẫn tới bộ điều khiển sạc, tự động nạp năng lượng vào

Đẩy mạnh ứng dụng năng lương măt trơi phục vụ đơi sông và sản xuất

Vấn đề tiết kiệm điện đang đặt ra đối với sự phát triển bền vững. Tiết kiệm điện năng không chỉ giảm chi phí trong gia đình, xã hội mà mang ý nghĩa lớn lao hơn là bảo vệ môi trường. Sự lựa chọn tối ưu cho tiết kiệm điện chính là đẩy mạnh ứng dụng năng lượng mặt trời (NLMT) vào phục vụ đời sống và sản xuất.

ắc quy và phóng điện từ ắc quy ra các thiết bị một chiều để sử dụng trực tiếp hoặc hệ thống chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều với điện áp 220V, có thể sử dụng cho hầu hết các thiết bị điện dân dụng như bóng đèn, ti vi , máy tính, tủ lạnh, quạt… Với nguyên lý đó, Trung tâm đã thực hiện một mô hình ứng dụng hệ thống bơm nước tưới bằng NLMT với công nghệ phun mưa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thôn Préh, xã Phú Hội (Đức Trọng). Mô hình có khả năng tưới cho diện tích 500 m2 đất với áp lực phun xa 3 - 4 m, chỉ với 2 tấm pin mặt trời, bộ điều khiển đa năng, 2 bình ắc quy tích điện và bơm nước lưu lượng 3,5 m3/giờ. Bên cạnh đó, thực hiện 1 mô hình bơm tưới nước bằng NLMT với công nghệ tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Tân Hội (Đức Trọng); có khả năng tưới trên diện tích 2.200 m2 luân phiên tưới 2 lượt (1.100 m2/lượt), mỗi ống nhỏ giọt đạt lưu lượng 1,4 lít nước/giờ; mô hình sử dụng 4 tấm pin, 2 bộ

điều khiển đa năng, 4 bình ắc quy tích điện và 2 bơm lưu lượng 3,5 m3/giờ.

Ngoài ra, Trung tâm Ứng dụng Khoa học

và Công nghệ Lâm Đồng đã triển khai mô hình thí điểm lắp đặt đèn chiếu sáng sinh hoạt bằng NLMT cho 50 hộ dân ở vùng chưa có điện lưới thuộc 2 xã Đan Phượng, Liên Hà (Lâm Hà). Mỗi gia đình được hỗ trợ một bộ thiết bị NLMT (1 tấm pin, bình ắc quy, bộ điều khiển và 3 bóng đèn LED) được tích hợp sẵn dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Mỗi bộ khi nạp đầy điện (trời nắng trong 1 ngày) sẽ đủ điện để thắp sáng 12 - 16 tiếng (ban đêm); lắp đặt pin mặt trời phục vụ chiếu sáng và các thiết bị sinh hoạt tại phân Trường Tiểu học Đạ Mpô (Liêng Srônh - Đam Rông)… Cả hai mô hình chiếu sáng đang phát huy hiệu quả tích cực, qua đó càng khẳng định những ưu điểm NLMT là nguồn năng lượng xanh, thân thiện với môi trường, không tốn phí sử dụng điện trong quá trình vận hành, đảm bảo tính mỹ quan (không cần đường dây), thi công lắp đặt nhanh chóng; phát huy hiệu quả tối đa đối với những nơi vùng sâu, vùng xa chưa có nguồn điện lưới.

ThS. Nguyễn Như Chương - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng nhấn mạnh: Khi nói đến năng lượng mặt trời, người ta thường nghĩ đến chi phí đầu tư ban đầu cao, chỉ phù hợp với các nước phát triển; tuy nhiên trong những năm qua, việc làm chủ khoa học công nghệ đã cho phép các nhà khoa học kỹ thuật trong nước tự nghiên cứu, sản xuất vật tư, giảm giá thành so với thiết bị nhập khẩu, từ đó có thể ứng dụng NLMT rộng rãi với quy mô lớn như: chiếu sáng cho rau, hoa trong nhà kính vào ban đêm, lắp đặt bình nước nóng cho các hộ dân. Bên cạnh những lợi ích về mặt xã hội là tiết kiệm điện vì bảo vệ môi trường, ứng dụng NLMT còn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, lâu dài. Có thể làm một bài toán so sánh giữa sử dụng NLMT và sử dụng nguồn điện lưới sẽ thấy tiết kiệm được ít nhất một nửa. Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu cho việc sử dụng NLMT cao gấp đôi, gấp ba, hoặc gấp bốn (bình nước nóng) nhưng chi phí trong suốt quá trình vận hành và sử dụng sẽ thấp hơn nhiều bởi không tốn chi phí điện. Thạc sĩ Chương khuyến khích các tổ chức, cá nhân nên đầu tư thiết bị NLMT ứng dụng rộng rãi để phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, sản xuất giảm thiểu tiền điện và vì sự phát triển bền vững cho tương lai.

QUYNH UYÊN

Tiết kiệm điện trên tầm vĩ mô giúp cho con người bớt phung phí các nguồn tài nguyên quý giá như than đá, dầu mỏ, khí đốt vào việc sản xuất ra điện; giảm bớt quy mô, số lượng xây dựng tràn lan các công trình thủy điện giúp dòng chảy của các con sông thuận theo tự nhiên, làm cho đồng bằng màu mỡ, tránh nguy cơ sa mạc hóa, biến đổi dòng chảy dẫn đến tuyệt chủng các loại động vật, thực vật trong hệ sinh thái, bảo vệ các nguồn năng lượng thiên nhiên cho sản xuất điện. Vấn đề tiết kiệm điện sẽ được giải quyết khi chuyển từ nguồn năng lượng hữu hạn sang sử dụng nguồn năng lượng vô hạn, đó là năng lượng mặt trời.

Lắp đặt hệ thống pin mặt trời phục vụ chiếu sáng tại Trường Tiểu học Đạ Mpô, Liêng Srônh (Đam Rông). Ảnh: Q.U

Nằm trong khuôn khổ hội chợ thương mại miền Đông - Tây Nam Bộ, chiều ngày 4/4 tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, 2 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và Kiên Giang đã tổ chức hội nghị kết nối giao thương, tour tuyến du lịch và đầu tư, nhằm mở ra cơ hội phát triển trên lĩnh vực du lịch, các mặt hàng nông sản, chế biến đặc sản… Gần 55 doanh nghiệp địa phương hai tỉnh Lâm Đồng và Kiên Giang đã tham dự.

Lâm Đồng - Kiên Giang là hai tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, sản xuất, nuôi trồng và

chế biến, phù hợp với giao thương hàng hóa hai chiều. Trong khuôn khổ của chương trình, bên cạnh giới thiệu về tiềm năng địa phương, các doanh nghiệp Lâm Đồng đã mang đến

Kiên Giang những sản phẩm có thế mạnh như: rau hoa công nghệ cao, trà ô long, atisô, cà phê, các sản phẩm dược liệu, đặc sản củ - quả sấy khô…

Cũng như Lâm Đồng, ngoài các mặt hàng chế biến, thời gian gần đây, Kiên Giang đã phát triển hiệu quả ngành lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, rau màu, nấm ăn - nấm dược liệu, hoa kiểng, cây ăn quả, dược liệu, tiêu, các dịch vụ du lịch…; đây là những sản phẩm phù hợp với thị trường Lâm Đồng. Vì vậy, tìm kiếm cơ hội phát triển để khẳng định sản phẩm là điều các doanh nghiệp mong muốn.

Bà Nguyễn Duy Linh Thảo, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang đã phát biểu tại hội nghị: Trong nhiều năm qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch của tỉnh là nơi kết nối và đồng hành, tạo cơ hội để các doanh nghiệp phát triển. Nhiều câu hỏi đặt ra của doanh nghiệp tại hội nghị là làm thế nào để thị trường tiêu thụ có tính bền vững, đặc biệt là đảm bảo sự tin tưởng của người tiêu dùng đối

với sản phẩm. Việc kết nối giữa 2 tỉnh là cơ hội lớn để các doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài với nguồn hàng chất lượng, giá cả ổn định. Kiên Giang mong muốn các hàng hóa, đặc sản, sản phẩm thế mạnh của hai địa phương sẽ đến tay người tiêu dùng và du khách một cách nhanh chóng, chất lượng, doanh nghiệp hai địa phương ngày càng phát triển.

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khẳng định: Trong những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: chính sách về tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Lâm Đồng, chương trình xúc tiến thương mại phát triển thị trường… Cùng đó, các chương trình, kế hoạch theo Nghị quyết 19 của Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Từ những tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương, hội nghị

thực hiện mục tiêu tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nuôi trồng và các nhà phân phối của hai tỉnh Lâm Đồng và Kiên Giang, gặp gỡ, trao đổi, kết nối trong việc cung cấp và phân phối sản phẩm của hai địa phương, đến với người tiêu dùng thuộc hai tỉnh. Từ sự hợp tác của các doanh nghiệp hai tỉnh tại hội nghị xúc tiến, sẽ là động lực và là cơ sở để nhiều doanh nghiệp khác ở hai địa phương cùng mở rộng hợp tác sâu hơn nữa.

Tại hội nghị, 8 biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp đã được ký kết.

Bên cạnh quảng bá sản phẩm, tại hội nghị kết nối giao thương lần này, hai địa phương cũng giới thiệu các tour, tuyến du lịch và dự án thu hút đầu tư của mỗi tỉnh, nhằm mở ra cơ hội phát triển trên các lĩnh vực, đồng thời thực hiện các bản cam kết kinh doanh trong thời gian tới. Trước đó, các doanh nghiệp Lâm Đồng cũng đã khảo sát thực tế một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực nông sản, ngành nghề chế biến của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. DIỄM THƯƠNG

Kết nôi giao thương doanh nghiệp Lâm Đồng - Kiên Giang

Page 4: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

4 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Lạt đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động (NLĐ).

Đẩy mạnhcác phong trào thi đuaLĐLĐ TP Đà Lạt hiện có 195

công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số đoàn viên công đoàn là 8.985/10.165 công nhân, viên chức, người lao động (CNVCNLĐ). Hàng năm, các CĐCS đều tổ chức ký kết giao ước thi đua, xây dựng quy chế, nội dung hoạt động cụ thể nên tạo được kết quả cao và ngày càng đi vào nề nếp. Hầu hết nội dung thi đua được gắn chặt với các phong trào như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phong trào thi đua bằng công trình sản phẩm mới góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt và các đơn vị, cơ sở. Với phương châm “Phong trào nhỏ, thời gian ngắn, hiệu quả cao” gắn với “Lao động giỏi, đồng thuận cao, về đích sớm” đã được nhiều CĐCS hưởng ứng tham gia.

Các phong trào thi đua yêu nước ngày càng có nhiều chuyển biến và đi vào cuộc sống, là động lực thúc đẩy đoàn viên, CNVCNLĐ phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của từng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Nhiệm kỳ qua đã có hơn 2.673 sáng

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018-2023

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

kiến, giải pháp hữu ích của các công đoàn trường học và CĐCS trực thuộc được các cấp, các ngành công nhận; 121 công trình, sản phẩm mới chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của đất nước, chào mừng “Tháng Công nhân” với tổng trị giá trên 95 tỷ đồng. Cũng trong thời gian qua, đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực với hơn 85 gương điển hình tiên tiến, 1.530 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 45 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 8.128 cá nhân lao động tiên tiến, giáo viên giỏi, 127 tập thể lao động xuất sắc và 202 tập thể lao động tiên tiến được các cấp, các ngành và thành phố công nhận.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao độngTheo ông Hồ Minh Châu, Chủ

tịch LĐLĐ TP Đà Lạt, những năm qua, vai trò của tổ chức công đoàn từ thành phố đến cơ sở đã luôn phát huy tính chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động chăm lo đời sống, thu nhập cho đoàn viên, CNVCLĐ. Đặc biệt, đối với CĐCS khối doanh nghiệp đã tích cực, chủ động giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, tham gia xây dựng và thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể với những nội dung có lợi hơn cho người lao động. Đến nay, đã có hơn 95% doanh nghiệp đã ký kết Thỏa ước lao động tập thể, vì vậy, đã góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.

Hàng năm, nhân tháng “Quốc gia an toàn vệ sinh lao động”, LĐLĐ

thành phố đã phối hợp với UBND thành phố triển khai đến các doanh nghiệp và tổ chức huy động công nhân lao động ra quân tham gia hưởng ứng. Đồng thời, phối hợp các ban, ngành liên quan tổ chức các đợt kiểm tra tại doanh nghiệp về việc chấp hành Luật Lao động, Luật Công đoàn. Cụ thể, đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức 85 đợt kiểm tra pháp luật lao động tại 125 doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã chấn chỉnh và hướng dẫn chủ doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của pháp luật lao động, nhằm giúp cho đoàn viên, CNVCLĐ nắm bắt những kiến thức cơ bản để thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Song song với các hoạt động

trên, hàng năm nhân dịp “Tháng Công nhân” và “Tết sum vầy”, Ban Thường vụ LĐLĐ TP Đà Lạt đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức đoàn thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ có bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; thăm, tặng quà các khu tập thể công nhân tại các doanh nghiệp, với số tiền trên 57 triệu đồng. Đồng thời, chủ động tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng Công nhân” với nhiều việc làm có ý nghĩa như thay nhớt xe miễn phí, tư vấn sức khỏe, tư vấn pháp luật, tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm... thu hút hàng ngàn lượt đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Bên cạnh đó, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ luôn được quan tâm. Một trong những việc làm cụ thể là phân bổ và giải ngân kịp thời nguồn vốn từ quỹ trợ vốn “Công nhân lao động nghèo” và từ nguồn quỹ “Quốc gia giải quyết việc làm” đã góp phần hỗ trợ những công nhân lao động nghèo có vốn để phát triển kinh tế gia đình và từ nguồn quỹ “Mái ấm công đoàn” đã hỗ trợ cho đoàn viên, CNVCLĐ giải quyết khó khăn về nhà ở. Cụ thể, đã giải ngân cho 83 trường hợp CNVCLĐ nghèo được vay vốn, với tổng số tiền 635 triệu đồng (mỗi suất vay 7 - 10 triệu đồng/người); trợ giúp cho 10 đoàn viên, CNVCLĐ gặp khó khăn từ chương trình Quỹ “Mái ấm công đoàn” với số tiền 156 triệu đồng (mỗi suất từ 15 - 30 triệu đồng).

N.MINH

Phát huy trách nhiệm bảo vệ môi trườngXã Đạ Quyn (Đức Trọng) những

ngày đầu mùa khô. Mặc cái nắng cháy da, rất đông các bạn đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) vẫn tập trung đến trụ sở UBND xã từ sớm để tham gia Lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2018 và phát động đồng loạt Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc. Sau lễ phát động, các chi đoàn nhanh chóng tỏa đi các hướng thu gom, xử lý rác thải, vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật tại các thôn và trồng thêm cây xanh ven đường. Nắng tháng ba như dịu hơn, không chỉ nhờ đường làng ngõ xóm trở nên sạch sẽ hơn hay rất nhiều những cây xanh được trồng thêm, mà còn bởi những bóng áo xanh sôi nổi hoạt động trên các tuyến đường.

Đó cũng là khí thế chung của tuổi trẻ toàn tỉnh trong Tháng thanh niên.

Theo chị Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn, bảo vệ môi trường là một trong các chủ trương, mô hình mới nhằm tạo điểm nhấn cho phong trào rầm rộ, rộng khắp, lan tỏa trong cộng đồng; khẳng định vai trò, trách nhiệm, vị thế của tuổi trẻ trong thời kỳ mới, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo cuộc sống an lành trong nhân dân.

Chương trình “Ngày Chủ nhật xanh” tuần 2, 3, 4 với sự tham gia của hơn 200 ĐVTN đến từ các đơn vị Đoàn trực thuộc trên địa bàn TP Đà Lạt tập trung vào việc thu gom rác thải dưới lòng hồ, ven hồ, phát quang cỏ dại tại khu vực Hồ lắng số 1 và Hồ lắng số 2 hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Chương trình đã góp phần làm sạch nguồn nước, giữ gìn cảnh quan đô thị khu vực hồ Xuân Hương, đồng thời nâng cao ý thức của toàn xã hội về công tác bảo vệ môi trường và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của ĐVTN trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến du khách tham quan và người dân.

Các huyện Đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức 8 đợt công tác xã hội giúp bà con đào hố rác, xử lý rác thải, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm với tổng chiều dài gần 19 km đường liên thôn; thiết kế lắp đặt pano ảnh tuyên truyền bảo vệ môi

trường... với tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Các cơ sở Đoàn đã triển khai ra quân làm vệ sinh môi trường tại địa phương, đơn vị thu hút gần 3.000 ĐVTN tham gia với nhiều nội dung như: cạo xóa các biển quảng cáo không đúng quy định, dọn và thu gom rác thải trên các tuyến đường; trồng rừng, hoa, cây xanh, cây phân tán tại đơn vị, xây dựng và tu sửa công trình thanh niên các cấp.

Xung kíchtrên nhiều lĩnh vựcVới chủ đề của Tháng Thanh niên

năm 2018 là “Tuổi trẻ Lâm Đồng xung kích, sáng tạo, chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, tuổi trẻ toàn tỉnh đã triển khai chuỗi các hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tạo sân chơi lành mạnh cũng như giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Trong đó chú trọng thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tham gia bảo vệ môi trường, như: “Tuyến

đường thanh niên tự quản”, nạo vét kênh mương nội đồng, thực hiện các đoạn đường bê tông hóa, công trình thắp sáng đường quê, sân chơi cho em; chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế; tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; triển khai trồng rừng và cây phân tán,...

Bên cạnh đó, các hoạt động hướng đến biển đảo và biên giới cũng được chú trọng thực hiện. Trong Tháng thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức chương trình “Vì biển đảo quê hương” năm 2018 với chủ đề “Tết hải đảo” tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); tại đây Tỉnh Đoàn đã tặng công trình thanh niên “Sân chơi cho em” trị giá 50 triệu đồng, 2 tủ sách thiếu nhi cho các em học sinh Trường Tiểu học An Hải. Đồng thời tặng 1 bộ loa di động, 2 lá cờ Tổ quốc cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Trạm Rada 550. Trong chương trình “Tháng Ba Biên giới” tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đóng tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Tỉnh

Đoàn Lâm Đồng đã tặng 23 suất học bổng trị giá 11,5 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thành tích xuất sắc trong học tập trên địa bàn huyện Đức Cơ.

Các ĐVTN cũng đã tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 250 người dân nghèo, cắt tóc miễn phí cho 300 em thiếu nhi, hỗ trợ xây nhà nhân ái cho ĐVTN; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh; tổ chức ngày hội thanh niên học sinh với văn hóa giao thông.

Một số đơn vị tiếp tục phối hợp với Hội Chữ thập đỏ địa phương tổ chức cho ĐVTN tham gia hiến máu tình nguyện, kết quả đã hiến được 501 đơn vị máu. 48 đội thanh niên xung kích an toàn giao thông phối hợp với các chi đoàn cơ quan Công an, Đội cảnh sát giao thông đã ra quân trực chốt đèn đảm bảo trật tự ATGT tại các tuyến đường có trục đèn giao thông.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và nhiều hoạt động sôi nổi, có ý nghĩa diễn ra rộng khắp tại các cơ sở Đoàn - Hội - Đội, mỗi ngày trong Tháng Thanh niên thực sự đã trở thành một ngày hội có ý nghĩa đối với mỗi ĐVTN và với cả cộng đồng, xã hội.

VIỆT QUỲNH

Bà Huỳnh Thị Thanh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư TP Đà Lạt trao giấy khen cho các tập thể xuất sắcnhiệm kỳ 2013-2018 tại Đại hội Công đoàn thành phố vừa được tổ chức. Ảnh: N.M

Tháng ba xanhKết thúc hành trình Tháng Thanh niên với nhiều hoạt động sôi nổi, điều đọng lại trong cộng đồng, xã hội không chỉ là bóng áo xanh đã trở nên quen thuộc trên khắp các nẻo đường, thôn xóm, mà còn là nhiệt huyết và tinh thần tuổi trẻ luôn hừng hực trong màu nắng tháng ba Tây Nguyên.

Page 5: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

5 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM:Tổ chức Hội nghị triển khaidự án “Nâng cao năng lựctổ chức cho Hội CTĐ Việt Nam”

Trong 2 ngày 4 - 5/4, tại TP Đà Lạt, Trung ương Hội Chữ thập đỏ

(CTĐ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Nâng cao năng lực tổ chức cho Hội CTĐ Việt Nam” do Hội CTĐ Mỹ tài trợ. Tham dự có bà Vũ Thị Phương - Phó Trưởng Ban tổ

chức Trung ương Hội CTĐ Việt Nam, bà Phạm Thị Minh - Văn phòng Hội CTĐ Mỹ và 20 cán bộ đại diện cho Hội CTĐ các tỉnh Lâm Đồng, Lào

Cai, Cần Thơ.Tại hội nghị, các cán bộ Hội CTĐ

đã được nghe giới thiệu về “Đánh giá nâng cao năng lực xây dựng tổ chức

hội các cấp” (viết tắt là BOCA); Triển khai, đánh giá BOCA tại địa bàn và

lập kế hoạch thực hiện, hoàn chỉnh kế hoạch BOCA tại tỉnh, thành hội.

BOCA là một bộ công cụ tự đánh giá được xây dựng cho các cấp hội

cơ sở của Hội Quốc gia để xác định và đánh giá điểm mạnh, giới hạn và

thách thức trong nhiều khía cạnh liên quan đến năng lực tổ chức. Bộ công

cụ tập trung vào đánh giá năng lực, cơ cấu tổ chức và các điều kiện cơ bản

được coi là cốt lõi mà một Hội CTĐ cấp cơ sở cần để có thể hoạt động tốt.

Cùng với Cần Thơ, Hải Phòng, Lào Cai, Thanh Hóa, Lâm Đồng

là một trong 5 tỉnh, thành trong cả nước được triển khai dự án lần này.

V.QUỲNH

ĐÀ LẠT:“Đêm hội rượu vang”sẽ được tổ chức hàng năm

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cho phép Công ty Cổ phần Thực phẩm

Lâm Đồng (Ladofoods) tổ chức “Đêm hội rượu vang” hàng năm vào dịp những ngày cuối cùng của năm,

nhằm tôn vinh và quảng bá, giới thiệu thương hiệu rượu vang Đà Lạt đến với du khách trong và ngoài nước.

“Đêm hội rượu vang” là một chương trình “thương hiệu” của Đà

Lạt vào mỗi dịp Festival Hoa. Qua 7 lần diễn ra Festival Hoa cũng là 7 lần

“Đêm hội rượu vang” trở thành không gian ẩm thực rộng lớn tạo ấn tượng

với du khách. Như một bữa tiệc rượu đứng khổng lồ trong tiết trời se lạnh, ở

đó mọi người cùng thưởng lãm rượu vang Đà Lạt miễn phí ở ngay trên

đường phố, cùng rót cho nhau, cùng cụng ly và cùng uống…; những người xa lạ bỗng xích lại gần nhau hơn trong men rượu nồng ấm. Được biết, để làm nên những “Đêm hội rượu vang” lưu lại dấu ấn đẹp như thế, đơn vị tổ chức

và các doanh nghiệp sản xuất rượu vang Đà Lạt đã chuẩn bị hàng ngàn lít

rượu sẵn sàng phục vụ miễn phí cho người dân và du khách vào mỗi dịp

Festival Hoa.Không đợi đến Festival Hoa 2 năm

tổ chức một lần, từ năm 2018, “Đêm hội rượu vang” sẽ được tổ chức

hàng năm vào những ngày cuối cùng chuyển giao đón năm mới; tùy từng

năm, Đêm hội sẽ gắn với các chương trình, sự kiện kinh tế, văn hóa lớn

của tỉnh. Qua đó vừa nhằm quảng bá thương hiệu Vang Đà Lạt, vừa tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo

thu hút du khách đến với Đà Lạt vào dịp cuối năm. QUỲNH UYỂN

Cả hệ thống chính trị Đức Trọng đang trong giai đoạn tập trung chung tay xây dựng nông thôn

mới (NTM), với mục tiêu về đích huyện NTM vào năm 2018. Đức Trọng cũng là đơn vị được Ủy Ban MTTQ tỉnh chọn làm điểm triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong năm 2017. Huyện xác định đây là cuộc vận động mang tính cấp thiết, lâu dài trong thời điểm địa phương đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí để đề nghị công nhận huyện nông thôn mới.

Thường trực MTTQ huyện đã chỉ đạo MTTQ các xã, thị trấn, nhất là hai xã được chọn xây dựng mô hình điểm là Tà Năng và Ninh Loan chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất cấp ủy, phối hợp với chính quyền thống nhất chủ trương để tập trung công tác chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình. Ban Công tác Mặt trận các thôn đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên khảo sát, thống nhất lựa chọn nội dung, tên gọi mô hình, công trình, phần việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, gắn với lợi ích của nhân dân tại địa bàn thực hiện mô hình. Từ đó, địa phương phân công mỗi tổ chức chủ trì, phối hợp để trực tiếp hướng dẫn khu dân cư đăng ký, tổ chức họp dân, phát động tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và các hộ gia đình hưởng ứng thực hiện.

Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, Ban Thường trực MTTQ từ huyện đến cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện cuộc vận động phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương. Hướng dẫn cho Ban công tác Mặt trận thôn xây dựng kế hoạch, đề án, quy ước, quy định thực hiện các mô hình điểm, các công trình, phần việc phù hợp với điều kiện từng địa phương, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân.

Đến nay, hầu hết các mô hình được chọn làm điểm bước đầu đã có kết quả khả quan so với thời điểm mới triển khai mô hình.Trong năm đầu tiên thực hiện, trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã có 15 xã, thị trấn mạnh dạn đăng ký thực hiện mô hình. Trong đó có 37 mô hình

Kinh nghiệm nhân rộng mô hình điểmở Đức Trọng

Một trong những bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình điểm “nông thôn mới, đô thị văn minh” tại huyện Đức Trọng là các công trình, mô hình, phần việc của cuộc vận động khi xây dựng phải gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, của địa phương mới tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Đồng thời phải biết phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình quyết định các công việc của cộng đồng.

do MTTQ đảm nhận và 40 mô hình do các tổ chức thành viên đảm nhận. Qua thẩm định, MTTQ và các đoàn thể thành viên đã xem xét và công nhận 22 mô hình, trong đó có 14 mô hình do MTTQ đảm nhận và 8 mô hình do các đoàn thể đảm nhận. Những kết quả đạt được đã góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

Ngoài mô hình “Khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm” tại thôn Trung Ninh (xã Ninh Loan), thôn K’Long Bong (xã Tà Năng) do Ban công tác Mặt trận 2 thôn chủ trì được chọn làm điểm thì tất cả các thôn còn lại, các đoàn thể thành viên như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, các tổ chức tôn giáo cũng chủ trì thực hiện các mô hình hiệu quả trên 5 nội dung của cuộc vận động về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự, giám sát cộng đồng...

Bên cạnh xây dựng mô hình, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở còn tập trung vận động xây dựng được hai công trình điểm là Công trình đường bê tông xi măng tại Ninh Loan và Tà Năng. Ở những xã khác, nhiều thôn, tổ dân phố đã chủ động, sáng tạo trong

công tác tuyên truyền, huy động nhân dân đóng góp tiền, công lao động, vật tư... để làm những công trình phúc lợi phục vụ dân sinh như: lắp đèn chiếu sáng, làm cầu qua suối, đường bê tông xi măng, làm cột cờ, trồng cây, hoa ven đường... Từ đó, diện mạo nông thôn ngày càng sáng hơn, xanh hơn và đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Theo UBMTTQ huyện Đức Trọng, nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền, vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đoàn viên, hội viên còn hạn chế. Một số cán bộ thôn, tổ dân phố vẫn còn lúng túng trong việc cụ thể hóa các nội dung xây dựng mô hình nên hiệu quả chưa cao. Một số ngành, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về Cuộc vận động, nên còn coi đây là nhiệm vụ của MTTQ nên chưa có sự vào cuộc phối hợp thực hiện cuộc vận động.

Ông Dương Quang Hải - Chủ tịch UBMTTQ huyện Đức Trọng cho rằng: “Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế tại các địa phương trong năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau đây: Thứ nhất, có sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở để phát huy được sức

mạnh của cả hệ thống chính trị. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho MTTQ, các đoàn thể thành viên và chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện cuộc vận động, các mô hình gắn với việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, các công trình, mô hình, phần việc của cuộc vận động phải gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, của địa phương, thì mới tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Tăng cường quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường vai trò quản lý của cộng đồng dân cư, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc quyết định các công việc của cộng đồng. Thứ ba, cuộc vận động phát huy được hiệu quả khi có sự sâu sát, “cầm tay chỉ việc” của lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn cơ sở, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện cuộc vận động, các mô hình. Đồng thời phải kịp thời tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tổ chức có đóng góp tích cực cho cuộc vận động. Lấy kết quả cuộc vận động làm một trong những tiêu chí thi đua của từng đơn vị”.

NGUYỆT THU

Đà Loan, xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Đức Trọng. Ảnh: Chính Thành

Theo kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xác định mục tiêu nâng cao năng lực, tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong công tác phòng chống TNTT tại cộng đồng góp phần giảm tỉ lệ mắc, tử vong và tàn tật do TNTT, đặc biệt là

do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, bạo lực và các tai nạn khác.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đạt 100% các huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống TNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động tại địa phương; 100% các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền giáo

dục và đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và nhân dân trong phòng chống TNTT; trên 90% huyện, thành phố tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do TNTT tại cộng đồng và các cơ sở y tế.

Đồng thời, củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp

cứu TNTT tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. Đảm bảo 100% nhân viên y tế thôn bản biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị TNTT. Phấn đấu đến cuối năm 2020 tăng ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “Cộng đồng an toàn” so với giai đoạn 2010 - 2015.

AN NHIÊN

Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020

Page 6: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

6 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

“TRANG BÁO NÀY DO TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE LÂM ĐỒNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN”

QUỸ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Thạc sĩ - Điều dưỡng Trần Ngọc Trung - Chủ tịch Công đoàn Trường CĐYT Lâm Đồng cho biết: Hiện nhà trường có 85 CBVC - NLĐ và

1.275 sinh viên các ngành Điều dưỡng, Y Sĩ đa khoa, Dược sĩ, Cao đẳng điều dưỡng liên thông - hệ vừa làm vừa học. Nhà trường phát động phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm. Cụ thể, nhà trường đã hoàn thành tốt kế hoạch giảng dạy của năm học ở tất cả các khâu, các cấp độ đào tạo. Đặc biệt, trong năm học 2016 - 2017, nhà trường đã tiếp tục tiến hành tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho 2 ngành Cao đẳng Dược và Điều dưỡng, đáp ứng với nhu cầu xã hội theo xu hướng hội nhập. Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đều được điều chỉnh cập nhật nhằm đáp ứng năng lực nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội. Trường cũng tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt với việc tổ chức bình giảng - dự giảng, tổ chức hội thảo chuyên môn ở các bộ môn, khoa phòng và trường. Nhà trường có 80% trở lên CBCCVC thường xuyên tự học nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; 100% CBCCVC tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Có 100% CBVC hoàn thành nhiệm vụ, công nhận 10 tập thể đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến, 15 Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, trên 90% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Nhà trường công nhận 4 đề tài nghiên cứu khoa học và 2 sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở được nhân rộng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, có 4 đề tài đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và có 3 đề tài được công nhận sáng kiến cấp tỉnh. Hiện nhà trường có 10 đề tài và 5 sáng kiến đang được triển khai thực hiện.

Nhiều năm qua, Trường CĐYT Lâm Đồng xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở với 100 % CBCCVC không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống

Ngôi trường xanh - sạch - đẹpTrường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Lâm Đồng đoạt giải nhì Hội thi “Xanh - sạch - đẹp” lần thứ 12 - 2017 do UBND TP Đà Lạt tổ chức. Trường cũng đã được chứng nhận “Trường học đạt chuẩn văn hóa”.

văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường chấp hành tốt, thực hiện điều lệ trường cao đẳng, các quy chế của Bộ Giáo dục, tiêu chuẩn thi đua khen thưởng trong nhà trường: có nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có cán bộ mắc các tệ nạn xã hội; sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan; không có hiện tượng cờ bạc, ma túy hay các tệ nạn khác xảy ra trong nhà trường. Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp: ngay đầu năm học trường xây dựng nội quy, quy chế làm việc, quy chế dân chủ và triển khai tới giáo viên để thực hiện. Hàng tháng có kiểm tra nhằm uốn nắn những giáo viên còn vi phạm, 100% gia đình CBCCVC và người lao động

đạt “Gia đình văn hóa”.Nhà trường nghiêm cấm việc hút thuốc lá

trong khuôn viên nhà trường cũng như trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong ngày làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, không có hiện tượng hút thuốc lá trong phòng làm việc, không uống rượu, bia trong ngày làm việc, trang phục gọn gàng, lịch sự. Môi trường nhà trường thoáng mát, cây xanh sạch đẹp, lớp học gọn gàng có khẩu hiệu của ngành đúng quy định. Trường có nhà vệ sinh, thùng chứa rác đúng quy định. Năm 2016, Trường CĐYT Lâm Đồng đã được công nhận Trường học văn hóa. Nhà trường thường xuyên duy trì và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho các cán bộ khoa, phòng trong toàn trường nhân dịp các ngày lễ lớn với tinh thần đoàn

kết, giao lưu học hỏi, ngoài ra nhà trường cũng tham gia đầy đủ các hoạt động thể thao, văn nghệ thuộc Khối thi đua các trường đào tạo tỉnh Lâm Đồng và Cụm Thi đua số 5 các CĐCS trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh.

Đội ngũ CBCCVC và người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: Triển khai tuần lễ sinh hoạt công dân - HSSV và tổ chức Ngày hội tư vấn học đường “Nối vòng tay lớn”, hưởng ứng những cuộc vận động do tỉnh, thành phố, công đoàn phát động như: Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ công nhân lao động nghèo, bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo…Tham gia các hội thi thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên, Khối thi đua các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức Ngày tình nguyện hiến máu tại trường. Công đoàn tham gia tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2017 trong Tháng Công nhân, tổ chức hiến máu tình nguyện trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017 và tham gia hiến máu tình nguyện do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức: cả 3 đợt đã huy động được 500 đơn vị máu trong sinh viên và CBVC nhà trường, trong đó có 30 CBVC nhà trường hiến máu tình nguyện. Phong trào đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt đã được 100% cán bộ đoàn viên hưởng ứng tham gia ủng hộ gần 55 triệu đồng. Thông qua các cuộc vận động, nhà trường đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi từ trong ý thức và hành động, xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động, phong trào chung của ngành ngày một phát triển. Do đó, trường không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật. Toàn thể CBCCVC -NLĐ và sinh viên đều nói không với thuốc lá, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, văn minh, lịch sự. AN NHIÊN

Sinh viên Trường CĐYT Lâm Đồng học tập và nghiên cứu trong môi trường xanh - sạch - đẹp. Ảnh: A.N

Quan trọng nhất là phải có quyết tâmTheo tài liệu được cung cấp bởi Chương

trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, không có phương pháp nào được gọi là “tuyệt vời” để cai thuốc lá. Không có loại thuốc nào có thể biến một người hôm qua còn hút cả gói thuốc lá/ngày thành người không hút lá chỉ sau 1 ngày. Thành công cai thuốc lá không phải nhờ vào “phép lạ” mà vào “nỗ lực” của bản thân.

Như vậy điều kiện kiên quyết để cai thuốc lá thành công chính là: “Quyết tâm cai thuốc lá” của bản thân người hút thuốc lá. Để giảm nhẹ khó chịu khi cai thuốc lá, khoa học ngày nay đã tìm ra các phương pháp hỗ trợ có hiệu quả, tuy nhiên vì là hỗ trợ nên các phương pháp này không thể thay thế cho quyết tâm của người cai thuốc lá được.

Bên cạnh đó, những biện pháp hỗ trợ có thể kể ra là: tư vấn điều trị nhận thức chuyển đổi hành vi hướng dẫn người cai thuốc lá những kế hoạch, chiến lược giải quyết những tình huống khó khăn, khó chịu khi cai thuốc lá, tránh những “cạm bẫy” khiến người hút thuốc lá tái nghiện; thuốc hỗ trợ bao gồm nicotine thay thế, bupropion, varenicilline giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai

Những yếu tố giúp cai nghiện thuốc lá thành côngTác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe đã trở thành điều “khổ lắm nói mãi” nhưng đã trót nghiện thuốc lá rồi, muốn từ bỏ không phải là việc dễ dàng. Vậy muốn cự tuyệt thuốc lá, cách nào và yếu tố nào là quyết định thành công?

thuốc lá trên người nghiện thực thể - dược lý.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giớiTổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến

cáo, có 3 biện pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả là “đánh” vào 3 quá trình nghiện thuốc lá của người hút thuốc. Đó là: Điều trị nhận thức, thay đổi hành vi, đây được coi là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình cai nghiện thuốc lá. Người tư vấn cần chỉ ra lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy việc hút thuốc lá, và lý do cần ngừng bỏ hút. Cũng cần củng cố lý do và quyết tâm muốn cai thuốc lá, ít nhất cũng bằng việc chuyển đổi từ hút thuốc lá thành một động thái khác có lợi cho sức khỏe hơn. Dùng chế phẩm nicotine thay thế, là biện pháp được khuyên dùng cho những trường hợp bị lệ thuộc thực thể nặng. Nicotine thay thế có thể được cung cấp qua nhiều dạng khác nhau như: viên thuốc nhai, viên thuốc ngậm dưới lưỡi, nicotine hít (thuốc lá điện tử) và phổ biến nhất là

miếng dán trên da. Về nguyên lý, các nhà nghiên cứu cho biết, đây là một cách “hút thuốc không khói”, cơ thể được cung cấp trực tiếp nicotine không từ điếu thuốc lá. Điểm khác biệt duy nhất là nicotine trong chế phẩm thay thế thấm vào máu ổn định, đồng đều hơn, khiến cơ thể không xuất hiện hội chứng cai thuốc do quá thiếu nicotine nhưng cũng không tăng cao đạt đỉnh sảng khoái nên không gây nghiện. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nicotine là một trong 7.000 hóa chất, trong 4.000 chất độc hại có trong khói thuốc lá. Do đó chế phẩm nicotine thay thế giúp loại bỏ các chất độc này. Tùy theo cá nhân và mức độ nghiện thuốc, thời gian dùng nicotine thay thế thường kéo dài 1-2 tháng, cá biệt có thể kéo dài đến nửa năm. Điều trị bằng buprobion và varenicline:

được khuyên dùng cho trường hợp lệ thuộc thực thể nặng, Buprobion và varenicline khi tác động lên hệ thống thần kinh sẽ làm người nghiện hút thuốc lá giảm hẳn ham muốn hút thuốc lá. Với cơ chế tác động như vậy, bupropion và varenicline được hy vọng là giải pháp “đúng gốc” để cai thuốc lá. Tiếc rằng, trong thực tế khá nhiều người cai thuốc không đáp ứng với hai thuốc này, hơn nữa bupropion và varenciline là hai vị thuốc nên đều có chỉ định, chống chỉ định về tác dụng phụ khó dùng đại trà không cần kê toa.

6 phương pháp cai thuốc lá được nhiều người áp dụngRa chỉ tiêu cai thuốc trong một ngày:

Muốn làm việc gì to lớn cũng phải bắt đầu từ việc nhỏ, chính vì vậy mà chỉ tiêu ban đầu đề ra là không hút thuốc trong một ngày sẽ rất dễ dàng thực hiện cho người nghiện thuốc. Điều quan trọng nhất là bạn hãy tập trung tinh thần và cảm xúc giống như một sự khởi đầu để có sức khỏe tốt hơn... XEM TIẾP TRANG 8

Page 7: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

7 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018

PHẢN HỒI

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Lãnh đạo Bộ NN - PTNT kiểm tra Nhà máy xử lý rác Đại LàoSáng 4/4, Đoàn công tác của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND TP Bảo Lộc và Công ty TNHH Môi trường xanh Cao nguyên Đà Lạt về tiến độ xây dựng Dự án Nhà máy xử lý rác thải Đại Lào (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc). Tham gia cùng Đoàn công tác có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN - PTNT và Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng.

Theo báo cáo của Công ty Môi trường xanh Cao nguyên Đà Lạt, Nhà máy xử lý rác thải Đại Lào được đầu tư xây dựng với tổng diện tích quy hoạch là 15 ha. Nhà máy xử lý rác bằng phương pháp đốt với công suất 150 tấn/ngày đêm. Nhà máy đi vào hoạt động từ cuối năm 2016. Từ đó đến nay, Nhà máy đang tập trung xử lý lượng rác tồn đọng khoảng 32 ngàn tấn. Hiện, số rác tồn đọng còn khoảng 7 ngàn tấn và dự kiến đến tháng 10/2018 sẽ xử lý xong để tiến hành xử lý rác mới.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty Môi trường xanh Cao nguyên Đà Lạt đã đề xuất phương án xây dựng thêm hệ thống lò đốt xử lý các loại rác thải rắn độc hại như bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, sau khi xây dựng, Nhà máy xử lý rác thải Đại Lào sẽ có nhiệm vụ thu gom, xử lý các loại rác thải nông nghiệp độc hại trên địa bàn và các địa phương lân cận. Theo dự kiến, sau khi trình các cơ quan chức năng

xem xét, phê duyệt, vào cuối năm 2018 đầu năm 2019, Công ty Môi trường xanh Cao nguyên Đà Lạt sẽ triển khai xây dựng hệ thống đốt rác thải độc hại.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu Công ty Môi trường xanh Cao nguyên Đà Lạt tuân thủ các quy định về xử lý rác nhằm đảm bảo các điều kiện cho phép về môi trường như khói, bụi, nước thải… để đảm bảo cuộc sống cho người dân xung quanh. Thứ trưởng yêu cầu các Sở Tài nguyên Môi trường, NN - PTNT, Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP Bảo Lộc quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc đơn vị quản lý Nhà máy xử lý rác nhanh chóng hoàn thiện các công đoạn, hạng mục còn lại của Dự án; đồng thời, tiến hành xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện các công đoạn thu gom, phân loại và xử lý rác cụ thể, chi tiết để trình Bộ NN - PTNT xem xét.

Tại buổi làm việc, ông Lê Trọng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cũng đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả xây dựng Chương trình nông thôn mới (NTM) của địa phương. Đến hiện tại, TP Bảo Lộc có 5/5 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Hiện, địa phương đang tiếp tục đầu tư xây dựng các xã thành xã NTM kiểu mẫu.

Ngay sau buổi làm việc, Đoàn công tác đã vào kiểm tra thực tế tình hình hoạt động tại Nhà máy xử lý rác thải Đại Lào. KHÁNH PHÚC

Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật được Chính phủ ban hành, người

khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe bus. Bên cạnh đó, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau: Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay; giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, ô tô vận tải khách theo tuyến cố định. Đơn vị vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật; phải xây dựng phương án, trang bị, cải tạo phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận (để người khuyết tật có thể sử dụng được) trên các phương tiện theo tỉ lệ: xe buýt phải bảo đảm tỉ lệ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ đến năm 2015, 2020 và 2025 theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Ông Võ Quang Vũ, Trưởng Phòng phương tiện và người lái, Sở Giao thông cho biết, Sở GTVT đã có nhiều văn bản gửi đến các DN, HTX kinh doanh vận tải, tùy theo phương án kinh doanh của đơn vị mình để thực hiện chính sách miễn giảm giá vé cho NKT tham gia giao thông và thực hiện đúng lộ trình quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó quy định phải có chỗ ngồi ưu tiên cho NKT. Tiến hành rà soát trên địa bàn tỉnh đối với các lĩnh vực giao thông, tại các đầu mối giao thông, các DN, HTX kinh doanh xe bus, tuyến cố định nhằm mục đích tuyên truyền đến các chủ DN, HTX về giao thông tiếp cận của NKT, các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với NKT. Nghiêm cấm việc phân biệt đối xử với NKT hoặc có thái độ kỳ thị NKT.

Theo đó, Sở GTVT đã yêu cầu các đơn vị

Vẫn còn khó trong việc thực hiện giảm giá vé tàu, xe cho người khuyết tật

vận tải phổ biến cho lái xe và nhân viên phục vụ nâng cao tinh thần, thái độ, hỗ trợ giúp đỡ cho những người khuyết tật như ưu tiên khi mua vé, trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết. Thực hiện miễn giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng… Anh Trương Công Long, Trưởng Ban điều hành xe Bus Phương Trang cho biết, hiện tại xe Bus Phương Trang có 4 tuyến, trong đó số lượng người khuyết tật đi các tuyến này vào khoảng hơn 1.000 lượt người/tháng. Hầu hết

những người này, đều được công ty miễn phí hoàn toàn vé trực tiếp và được nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình.

Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện Nghị định 28 vẫn còn nhiều khó khăn, do nhận thức của người lãnh đạo các cơ sở tiếp cận giao thông như bến xe, DN, HTX kinh doanh vận tải, lái xe và nhân viên phục vụ còn hạn chế, xem việc NKT tham gia giao thông là việc của NKT. Một số bến xe chưa có chỗ ngồi dành riêng cho NKT và không có dịch vụ riêng cho NKT. Mặc dù có những ưu tiên về xếp hàng mua vé nhưng NKT chưa được nhân viên phục vụ trên xe hoặc nhân viên bến xe, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ về vận

chuyển hành lý mà phải tự thuê dịch vụ vận chuyển ra ngoài. Nhiều đơn vị vận tải chưa tổ chức tập huấn cho lái xe và nhân viên phục vụ, nhân viên bến xe, bến tàu về việc phải có trách nhiệm hỗ trợ NKT. Việc giảm giá vé cho NKT không đồng đều và thường xuyên tại các DN, HTX kinh doanh vận tải, việc giảm cũng làm chiếu lệ, qua loa…, mức giảm chưa phù hợp với thu nhập của NKT. Đặc biệt, Lâm Đồng chưa xây dựng được kế hoạch phát hành vé tàu, xe riêng cho NKT, chính vì vậy rất khó để quản lý về mặt nhà nước cũng như kiểm soát được việc chấp hành của các đơn vị vận tải trong việc thực hiện Nghị định 28.

Ông Trần Mạnh Thu, Chủ tịch Hội NKT tỉnh cho biết, Nghị định 28 của Chính phủ ra đời từ năm 2012, thế nhưng trên thực tế NKT vẫn chưa được miễn giảm giá tàu xe. Hiện nay, NKT đi các phương tiện công cộng được miễn giảm trực tiếp, tuy nhiên số lượng người đi khá ít. Trong khi đó, nhu cầu đi các tuyến đường dài, cố định lại chưa được miễn giảm. Hiện nay, vẫn chưa phát hành vé miễn giảm đối với NKT nên nhân viên bán vé không thể miễn giảm vì nếu làm vậy họ phải dùng tiền của mình bù vào cho các đơn vị vận tải. Đối với bản thân ông, khi đi xuống TP Hồ Chí Minh chữa bệnh phải liên hệ trước công ty và trình giấy tờ mới được Công ty Phương Trang miễn giảm, còn lại hầu như NKT đều không được miễn giảm giá tàu xe.

Theo ông Vũ, hiện nay về mặt nhà nước, Sở vẫn chưa quản lý được vấn đề miễn giảm giá vé cho NKT. Để thống kê thời gian qua các đơn vị giảm được bao nhiêu trường hợp thì Sở vẫn chưa nắm được vì không có văn bản nào thể hiện. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiến hành xây dựng lộ trình phát hành vé dành riêng cho NKT, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Đồng thời, có đề xuất với UBND tỉnh trợ giá một phần cho các đơn vị vận tải có phát hành vé dành riêng cho NKT. HOÀNG YÊN

Theo Nghị định 28 của Chính phủ, người khuyết tật (NKT) khi đi tàu, xe, máy bay sẽ được giảm giá vé thế nhưng trên thực tế vẫn còn khó khăn trong việc thực hiện nghị định này trên địa bàn Lâm Đồng.

Người khuyết tật vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận giá vé miễn giảm các phương tiện giao thông. Ảnh: H.Y

Sau khi Báo Lâm Đồng đăng tải bài viết “Đột nhập” các công trường khai thác đất trái phép” số ra ngày 4/4/2018, phản ánh về tình trạng khai thác đất trái phép diễn ra rầm rộ tại phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) làm thay đổi hiện trạng, thất thoát tài nguyên đất và gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xức.

Sáng ngày 5/4, TP Bảo Lộc đã thành lập Đoàn liên ngành gồm đại diện các cơ quan, đơn vị như Phòng Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra, Công an TP và cán bộ địa chính phường Lộc Phát tiến hành kiểm tra thực tế các điểm khai thác đất trái phép mà Báo Lâm Đồng đã phản ánh. Theo đó, Đoàn đã tiến hành kiểm tra 3 trong số nhiều điểm khai thác đất trái phép trên địa bàn phường Lộc Phát, gồm: điểm khai thác đất trên đường Lý Thường Kiệt (thuộc Tổ 15), điểm khai thác tại Hẻm 70 đường Cao Bá Quát (Tổ 15) và điểm khai thác tại đường Nguyễn Thái Bình (Tổ 14).

Tại thời điểm kiểm tra ở các điểm khai thác này, cơ quan chức năng không phát hiện các phương tiện đang khai thác đất. Tuy nhiên, các dấu vết tại hiện trường cho thấy, các điểm khai thác đều vừa mới bị

đào xới, có nguy cơ sạt lở cao. Theo ghi nhận ban đầu, các điểm khai thác có diện tích rộng từ 700 - 1.800 m2. Riêng điểm khai thác tại Hẻm 70 đường Cao Bá Quát, cơ quan chức năng nhận định việc đào xới, múc đất đã làm thay đổi hiện trạng có tác động trực tiếp đến đất của Xí nghiệp Bauxite Bảo Lộc. Hiện khu đất này có tổng diện tích hơn 18 ha đã được UBND TP Bảo Lộc thu hồi, bàn giao cho UBND phường Lộc Phát quản lý.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản ghi nhận thực tế hiện trạng các điểm khai thác đất; đồng thời, giao UBND phường Lộc Phát mời các chủ đất và các đơn vị khai thác đất liên quan lên làm việc để có phương án xử lý. Đoàn cũng đề nghị, phường Lộc Phát cắt cử lực lượng công an, phường đội và cán bộ địa chính tiến hành theo dõi, nắm bắt tình hình.

Theo lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc, đợt này, địa phương sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành vi khai thác đất trái phép trên tất cả các xã, phường. Khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành lập biên bản và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

HẢI ĐƯỜNG

Kiểm tra các điểm khai thác đất trái phép

Page 8: N.T.N THÁNG BA XANH - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201804/27913_BLD_ngay_6.4.2018.pdfTheo đó, lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm

8 THỨ SÁU 6 - 4 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

LỜI CẢM TẠ

THÔNG BÁO v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Minh Huyên;

+ Thửa đất số 202, diện tích: 1.698 m2; đất nông nghiệp (CLN).+ Thửa đất số 204, diện tích: 5.303 m2; đất nông nghiệp (CLN).- Tờ bản đồ 29 (bản đồ cũ), xã Lộc Ngãi.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Bà Nguyễn Thị Nga được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: L 014729,

số vào sổ cấp giấy: 01850/QSDĐ, ngày 4/11/1997.Theo bản đồ địa chính đo đạc mới, phê duyệt năm 2012:Ông Vũ Minh Huyên sử dụng thửa số: 22, diện tích: 2.009,8 m2, đất nông nghiệp

(CLN) và thửa số: 232, diện tích: 5.882,8 m2, đất nông nghiệp (CLN). Tờ bản đồ 89.Năm 2008, bà Nguyễn Thị Nga sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm

thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Vũ Minh Huyên; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: L 014729 cho ông Vũ Minh Huyên để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Bà Nguyễn Thị Nga ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng

ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Minh Huyên tại thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất cho ông Đinh Văn Được. Với thông tin như sau:

- Giấy CNQSD đất số hiệu: R 236394, số vào sổ cấp giấy: 01282/QSDĐ của hộ bà Trần Thị Nhít do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 27/10/2000.

+ Thửa đất số 133, diện tích: 13.640 m2. (đất ở (ONT) 400 m2; đất trồng cây lâu năm (CLN): 13.240 m2).

- Tờ bản đồ 73, xã Tân Lạc.+ Thời hạn sử đụng đất: Đất ở (ONT) lâu dài; đất trồng cây lâu năm (CLN): 10/2043.Năm 2007, hộ bà Trần Thị Nhít sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Đinh

Văn Được chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: R 236394 cho ông Đinh Văn Được để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ bà Trần Thị Nhít ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ

huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Đinh Văn Được tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Ban Tổ chức lễ tang cùng thân quyến gia đình xin chân thành cảm tạ:- Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng cùng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS

tỉnh; Khoa Chiến thuật, Học viện Lục quân; Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh.- Văn phòng Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7; Thanh tra quốc phòng, Viện Kiểm soát

quân sự, Tòa án quân sự, Cơ quan điều tra hình sự các khu vực, Cụm điệp báo/Quân khu 7.- Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương.- Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN phường 2, 4, 6, xã Tà Nung - TP Đà Lạt, xã

Lát - Lạc Dương.- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bi đoup - Núi Bà,

Ban quản lý rừng Tà Nung, Lâm Viên.- Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, Phòng Tài

nguyên - Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đơn Dương; Ngân hàng Vietcombank, Vietinbank Đơn Dương.

- Gia đình đồng chí Tư lệnh, Chính ủy Quân khu 7; gia đình đồng chí Thiếu tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7; gia đình đồng chí Chỉ huy trưởng, Chính ủy, Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng.

- Cùng các đồng chí, đồng đội, bạn hữu gần xa, bà con hàng xóm láng giềng.Đã đến viếng và đưa tiễn linh cữu của chồng, cha chúng tôi là Trần Hồ, sinh năm 1968, tạ

thế vào ngày 1/4/2018 (nhằm ngày 16/2 âm lịch) về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất, Ban Tổ chức lễ tang và gia đình xin được lượng thứ.

TM BAN LỂ TANG VÀ GIA ĐÌNH Đồng cảm tạ

THÔNG BÁO Về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dung đất

Căn cứ đơn cớ mất của ông CHÂU VĂN SĨ. Sinh năm: 1961.CMND số: 250026215, cấp ngày 12/7/2010 tại Công an tỉnh Lâm Đồng.Địa chỉ thường trú: Khu phố 10, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.Đại diện pháp luật cho Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng.Về việc mất 1 giấy CNQSD đất thuộc thửa đất số 485, tờ bản đồ số 34C, diện tích 7.108,5

m2 (đất xây dựng) theo giấy chứng nhận QSDĐ số P 804776 được UBND huyện Di Linh cấp ngày 21/12/2000 vào sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ số 00098/QSDĐ.

UBND xã Gia Hiệp thông báo cho hệ thống Ngân hàng và Quỹ tín dụng đóng trên địa bàn huyện Di Linh được biết. UBND xã thông báo trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng tin, mọi trường hợp thắc mắc khiếu nại hay tranh chấp đối với lô đất nói trên đề nghị liên hệ tại UBND xã Gia Hiệp, huyện Di Linh để được xem xét giải quyết.

Quá thời hạn nêu trên UBND xã Gia Hiệp sẽ lập thủ tục trình Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý giấy CNQSD đất nói trên và cấp lại giấy CNQSD đất cho Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam đúng theo quy định của pháp luật.

Mọi khiếu nại về sau UBND xã Gia Hiệp không chịu trách nhiệm giải quyết.

Từ ngày 1/4/2018, Công ty Xăng dầu Lâm Đồng cùng với cả hệ thống Petrolimex chính thức khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) thay thế cho việc phát hành hóa đơn giấy thông thường trên toàn hệ thống các Cửa hàng Xăng dầu.

Việc Petrolimex phát hành HĐĐT là thực hiện Thông tư số 32/2011/TT-BTCngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Để thực hiện HĐĐT, Petrolimex Lâm Đồng đã tổ chức tập huấn cho tất cả CBCNV cửa hàng phát hành và tra soát thành thạo HĐĐT, nâng cấp đường truyền cáp quang cho 42/42 cửa hàng. Với lợi thế sẵn có là hệ thống quản lý Cửa hàng xăng dầu (EGAS), cơ sở dữ liệu của Petrolimex đã được điện tử hóa là tiền đề cho việc phát hành HĐĐT trên toàn hệ thống đảm bảo thuận tiện, an toàn và chính xác. Mặt khác, việc phát hành HĐĐT giúp cho việc khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần tiết giảm chi phí và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Việc phát hành HĐĐT là một xu thế tất yếu, giảm bớt những gánh nặng về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, tiết giảm chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng sẽ thuận tiện trong việc tra cứu thông tin để kiểm soát. Đây là một chương trình mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, Nhà nước và doanh nghiệp.

Một số ưu điểm nổi bật của HĐĐT:Thuận tiện: Người mua hàng/Khách hàng dễ dàng nhận hóa đơn điện tử bằng cách nhận

mã tra cứu qua địa chỉ email hoặc biên lai để sau đó truy cập vào trang web: www.petrolimex.com.vn để lấy hóa đơn.

An toàn: Hóa đơn được lưu trữ dưới dạng file dữ liệu, an toàn trước các nguy cơ mất, hỏng, rách hóa đơn; thuận tiện đối với đơn vị trong việc tra cứu, quản lý hàng hóa và chi phí. Hóa đơn được tạo lập trên hệ thống e-Invoice của Petrolimex; được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử trên hệ thống server của Petrolimex trong thời gian 10 năm; dễ dàng trong việc sao lưu đảm bảo chống mất mát, dễ dàng phục hồi, tra cứu.

Tiết kiệm chi phí: Chi phí in phôi, chi phí đầu tư/vận hành/bảo trì máy in, chi phí lưu trữ, chi phí gửi.

THÔNG CÁO BÁO CHÍPetrolimex chính thức khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử

trên toàn hệ thông

Những yếu tô... TIẾP TRANG 6

...Sẵn sàng đối mặt với… khốn khổ: Thông

thường thói quen của bạn là phì phèo thuốc, nay bỗng dưng từ bỏ nó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, cáu kỉnh và chán nản. Thay vì sợ nó, bạn hãy chuẩn bị tâm lý đối mặt và vượt qua thử thách, sau vài tuần sẽ quen thôi. Bạn nhớ chuẩn bị cho mình một số đồ ăn vặt vì sau vài tuần bỏ thuốc cảm giác đói bụng và thèm ăn rất cao.

Cần tránh xa những thứ liên quan đến thuốc lá: Nếu bạn đã quyết tâm bỏ thuốc lá thì không nên sáng la cà cafe, chiều lại nhậu nhẹt với bạn bè. Sống trong môi trường có nhiều khói thuốc như thế thì khó lòng mà bỏ được, hơn nữa mọi thứ liên quan đến thuốc lá như gạt tàn, đốm lửa… hãy dọn ra khỏi tầm ngắm của bạn.

Thuốc thay thế nicotine: Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay

thuốc hít… Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá.

Dùng thuốc giúp cai nghiện thuốc lá: Nếu bạn muốn có sự hỗ trợ từ tân dược thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự tiện dùng bất cứ loại tân dược nào. Bởi hiện nay có một số loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi hành vi, gây kích động, stress và đỉnh điểm là muốn tự tử.

Đừng bao giờ bỏ cuộc: Phải nói một điều rằng không ai bỏ thuốc lá thành công ở lần đầu tiên. Mỗi lần không thành công bạn cũng đừng quá thất vọng mà hãy kiên cường, bạn hãy hiểu rằng với những người bỏ thuốc lá thành công thì trước đó họ cũng phải trải qua dăm ba lần thất bại. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ, việc cho người nghiện thuốc lá xem hình chụp siêu âm mạch máu của chính mình sẽ giúp họ bỏ thuốc nhanh chóng hơn so với những lời tư vấn của chuyên viên ngành y.

ThS-BS KA SUM