Đào quốc khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/vnu_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc...

32
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------------- Đào Quốc Khánh XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU TẠI CẦU CẢNG CẤM VÀ CẢNG NAM HẢI, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Nội - 2017

Upload: others

Post on 08-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------------

Đào Quốc Khánh

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU TẠI CẦU CẢNG CẤM VÀ CẢNG

NAM HẢI, HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017

Page 2: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------------

Đào Quốc Khánh

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU TẠI CẦU CẢNG CẤM VÀ CẢNG

NAM HẢI, HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

Mã số: 60440214

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

PGS.TS Đinh Thị Bảo Hoa

Hà Nội - 2017

Page 3: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này

trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Đào Quốc Khánh

Page 4: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các

thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý

báu đó.

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.

Nguyễn Thị Thúy Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định

hướng về phương pháp làm việc và phương pháp nghiên cứu, tạo mọi điều kiện để

tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bản đồ,

Viễn thám và Hệ thông tin địa lý, các thầy cô trong khoa Địa lý, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt

những năm học vừa qua.

Tôi xin cảm ơn Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Cảng vụ

Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, người thân và bạn bè về

sự động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Đào Quốc Khánh

Page 5: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

5

MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... 11

1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 12

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 13

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 14

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14

6. Cơ sở tài liệu ........................................................................................... 14

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................... 15

8. Bố cục của luận văn ................................................................................ 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA

LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU ................................................... 16

1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa lý quản lý các hoạt

động của tàu ................................................................................................ 16

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ....... 16

1.1.2 Tổng quan công tác quản lý tại cảng Hải Phòng ........................... 17

1.1.3 Một số khái niệm sử dụng trong ngành hàng hải ........................... 18

1.2 Một số vấn đề về xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý ................................... 21

1.2.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu ............................................................ 21

1.2.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý ................................................................. 22

1.2.3 Cơ sở dữ liệu địa lý quản lý tàu thuyền ......................................... 25

1.2.4 Tình hình nghiên cứu cơ sở dữ liệu và áp dụng vào quản lý cảng tại

Việt Nam ................................................................................................. 27

Page 6: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

6

1.3 Các phương pháp sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác

quản lý tàu thuyền tại cảng và quy trình nghiên cứu .................................. 28

1.3.1 Phương pháp thu thập phân tích dữ liệu ........................................ 28

1.3.2 Phương pháp bản đồ ....................................................................... 28

1.3.3 Phương pháp điều tra thực địa ....................................................... 29

1.3.4 Phương pháp GIS ........................................................................... 29

1.3.5 Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 30

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

TÀU THUYỀN .............................................................................................. 31

2.1 Chuẩn cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thông tin địa lý ............................. 31

2.1.1 Chuẩn thuật ngữ ............................................................................. 32

2.1.2 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý ........................................... 33

2.1.3 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian .................................... 33

2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tượng địa lý .............................................. 34

2.1.5 Chuẩn về siêu dữ liệu địa lý - Metadata......................................... 34

2.1.6 Chuẩn về chất lượng dữ liệu địa lý ................................................ 34

2.1.7 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu địa lý .......................................... 35

2.1.8 Chuẩn về mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý ............................... 35

2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác quản lý tàu tại cảng ..... 35

2.2.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu theo chuẩn S-57 ...................................... 35

2.2.2 Cấu trúc của tiêu chuẩn .................................................................. 36

2.2.3 Lý thuyết mô hình dữ liệu của tiêu chuẩn S-57 ............................. 36

2.2.4 Tiêu chuẩn TC211 và tiêu chuẩn S-57 ........................................... 39

2.3 Khái niệm hệ thống thông tin địa lý thời gian thực .............................. 40

2.3.1 Hệ thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử ECDIS ......................... 40

Page 7: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

7

2.3.2 Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử ECS ............................................ 42

2.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu khu vực cầu Cảng Cấm và Nam Hải ................. 43

2.4.1 Đặc điểm chung của khu vực cảng Hải Phòng .............................. 43

2.4.2 Yêu cầu trong thiết kế cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quản lý tàu

thuyền ...................................................................................................... 47

2.4.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quản lý tàu thuyền .............. 47

CHƯƠNG 3 – XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ CÔNG

TÁC QUẢN LÝ TÀU TẠI CẢNG CẤM VÀ CẢNG NAM HẢI ............. 50

3.1 Công tác quản lý cảng và tàu thuyền tại cảng ....................................... 50

3.1.1 Quản lý theo dõi và dẫn tàu ........................................................... 50

3.1.2 Quản lý các yếu tố cơ sở hạ tầng cảng ........................................... 52

3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quản lý các hoạt động của tàu 53

3.2.1 Khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu của các dạng người dùng .. 53

3.2.2 Lựa chọn công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ và xử lý thông

tin ............................................................................................................. 54

3.2.3 Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý ........................... 56

3.2.3.1 Thu thập dữ liệu độ sâu tại khu vực nghiên cứu ......................... 57

3.2.3.2 Thu thập thông tin thuộc tính ...................................................... 61

3.2.3.3 Tham chiếu địa lý các loại tài liệu .............................................. 62

3.2.3.4 Xây dựng metatada và các nhóm dữ liệu khác ........................... 63

3.2.3.5 Chuẩn hóa theo S-57 các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu địa lý

phục vụ quản lý các hoạt động của tàu tại khu vực cảng Cấm và cảng

Nam Hải .................................................................................................. 64

3.2.3.6 Đánh giá và kiểm tra dữ liệu ....................................................... 74

3.2.4 Kết quả sản phẩm dữ liệu phục vụ quản lý tàu thu được ................... 76

Page 8: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

8

3.2.4.1 Hoàn thiện và đóng gói sản phẩm ............................................... 76

3.2.4.2 Nạp thử trên hệ thống thông tin địa lý thời gian thực ................. 77

3.3 Khai thác cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ các hoạt động của tàu tại cầu

Cảng Cấm và cảng Nam Hải trên Sông Cấm thuộc cảng Hải Phòng ......... 79

3.3.1 Phục vụ giám sát tàu thuyền tại cảng ............................................. 79

3.3.2 Phục vụ hoạt động dẫn tàu và các vận động trong vùng nước trước

cảng ......................................................................................................... 80

3.3.3 Phục vụ hoạt động truy vấn và tra cứu thông tin kho bãi, cầu cảng

................................................................................................................. 81

3.3.4 Các ứng dụng khác ......................................................................... 82

KẾT LUẬN .................................................................................................... 84

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88

Phụ lục 1: Danh mục các đối tượng S-57 .................................................... 88

Phụ lục 2: Danh mục các thuộc tính trong S-57 ......................................... 93

Phụ lục 3: Danh mục các đối tượng yêu cầu bổ sung bởi người dùng ..... 98

Page 9: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

9

CHỮ VIẾT TẮT

AIS Automatic Identification System - Hệ thống nhận dạng tự

động

bENC bathymetric Electronic Navigation Chart- Hải đồ điện tử

độ sâu

BAG Bathymetric Attributed Grid - Lưới độ sâu có thuộc tính

CSDL Cơ sở dữ liệu

ENC Electronic Navigational Chart - hải đồ hàng hải điện tử

ECS Electronic Chart System - hệ thống hải đồ điện tử

ECDIS Electronic Chart and Display Information System – hệ

thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử

XML eXtensible Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu mở

rộng

GIS Geographic Information System - hệ thông tin địa lý

IHO International Hydrographic Organization - Tổ chức thủy

đạc thế giới

IMO International Maritime Organization - Tổ chức Hàng hải

thế giới

SOLAS Safety of Lives at Sea – Hiệp định về an toàn sinh mệnh

trên biển

Page 10: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Cơ sở dữ liệu nền trong mối quan hệ với dữ liệu chuyên đề .................... 24

Hình 1. 2 Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS ........................................................... 25

Hình 1. 3 Quy trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ........................................... 30

Hình 2. 1 Mô hình cấu trúc đối tượng trong S-57 ..................................................... 37

Hình 2. 2 Miêu tả mô hình cấu trúc trong S-57 ........................................................ 38

Hình 2. 3 Các thành phần và lắp đặt ECDIS trên buồng lái ..................................... 41

Hình 2. 4 Tổng quan khu vực khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý ................. 46

Hình 2. 5 Mô hình phát triển cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động của tàu tại cảng ....... 47

Hình 2. 6 Quy trình chuẩn hóa dữ liệu .DGN và S-57 .............................................. 49

Hình 2. 7 Modul chuẩn hóa từ lớp dữ liệu Microstation sang đối tượng S-57 ......... 49

Hình 3. 1 Giám sát tàu thuyền trên trên nền ảnh vệ tinh Google Earth .................... 51

Hình 3. 2 Tọa độ tàu trên hải đồ điện tử dự kiến theo từng khoảng thời gian khi cập

cảng trên hệ thống ECDIS......................................................................................... 52

Hình 3. 3 Sơ đồ tổng quát quy trình công nghệ xây dựng CSDL địa lý khu vực ..... 56

Hình 3. 4 Mô hình đo sâu sử dụng máy đo đa tia ..................................................... 57

Hình 3. 5 Biểu diễn các tham số đo đạc .................................................................... 58

Hình 3. 6 Bản vẽ kết quả đo đạc khu vực khảo sát dưới nước .................................. 61

Hình 3.7 Bản đồ chi tiết quy hoạch kho bãi tại cảng ................................................ 63

Hình 3.8 Dữ liệu Metadata cho cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu .......................... 64

Hình 3. 9 Chuẩn hóa thuộc tính lớp cơ sở dữ liệu nền địa lý.................................... 65

Hình 3. 10 Chuẩn hóa thuộc tính lớp cơ sở thủy đạc ................................................ 66

Hình 3. 11 Quy trình xây dựng bENC và BAG ........................................................ 71

Hình 3. 12 Sự hiển thị củadữ liệu bENC .................................................................. 72

Hình 3. 13 Bề mặt đáy biển thể hiện với độ phân giải 1m và 5m ............................. 74

Hình 3. 14 Cơ sở dữ liệu kết hợp bề mặt đáy biển độ phân giải 1m ......................... 74

Hình 3. 15 Kiểm tra sự hợp lệ của cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn S-58 .................... 75

Hình 3. 16 Cấu trúc thư mục chứa bộ sản phẩm hải đồ điện tử ................................ 76

Hình 3. 17 Sử dụng cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử kết hợp AIS để giám sát tàu ......... 80

Hình 3. 18 Sử dụng cơ sở dữ liệu cho nhiệm vụ dẫn đường và hỗ trợ cập cảng ...... 81

Hình 3. 19 Hiển thị cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử trên phần mềm ArcGIS ................ 82

Hình 3. 20 Sử dụng cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử cho mục đích dẫn đường trên thiết

bị di động hệ điều hành Android ............................................................................... 83

Page 11: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Danh mục các chuẩn .................................................................................. 32

Bảng 3.1 Bảng thiết bị và chỉ tiêu kỹ thuật đo đạc ................................................... 59

Page 12: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

12

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Cảng biển là đầu mối trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, là hạt nhân

trong quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải; lưu chuyển hàng hóa

trong nước, xuất nhập khẩu với số lượng lớn, giá thành thấp so với phương tiện

khác. Cảng biển là cơ sở hình thành trung tâm chuỗi logistics, là nhân tố quyết định

phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, góp phần trực tiếp và gián tiếp

thúc đẩy các ngành kinh tế khác, phát triển kinh tế xã hội khu vực, vùng miền, quốc

gia [5].

Cảng cũng chính là các điểm bắt đầu cũng như kết thúc của mỗi con tàu trên

một hành trình. Từ năm 2012 đến 2018 bắt buộc các tàu chở khách, chở dầu và chở

hàng lắp đặt Hệ thống hiển thị thông tin và hải đồ điện tử (ECDIS) theo quy định

của Tổ chức Hàng hải thế giới. Hải đồ điện tử hàng hải (Eletronic Navigational

Chart) được sử dụng trong các hệ thông tin địa lý thời gian thực ECDIS để hỗ trợ

dẫn đường cho tàu trong vùng nước tự do và vùng nước ven biển nhằm thay thế hải

đồ giấy.

Tuy nhiên, do đặc thù của yêu cầu hàng hải đối với cảng nên còn rất nhiều

thông tin cần thiết cho nhiệm vụ quản lý cảng không được đề cập trong các tiêu

chuẩn hiện tại cho hải đồ điện tử. Các nhiệm vụ thông thường như quay tàu, thả neo

và cập cảng yêu cầu thông tin đáng tin cậy, chi tiết và độ chính xác cao các đối

tượng vật lý trong cảng. Bên cạnh đó, hoa tiêu dẫn tàu vào cảng yêu cầu các thông

tin bổ sung về độ sâu và các đối tượng đặc thù ví dụ như: điểm thả neo, cọc bích,

cần trục nâng hàng… để thuận tiện hỗ trợ ra quyết định hàng hải trong các vùng

nước nhỏ hẹp hoặc trong cảng. Ngoài ra, tiêu chuẩn hiện tại cho khảo sát thủy đạc

của Tổ chức Thủy đạc thế giới S-44 mới chỉ đề cập đến độ chính xác của các đối

tượng dưới nước, chưa có các đánh giá và tiêu chuẩn cụ thể cho các đối tượng địa

hình, các đối tượng hỗ trợ hoạt động của tàu.

Page 13: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

13

Cảng Hải Phòng là một trong các cảng lớn nhất Việt Nam với số lượng hàng

hóa thông qua hàng năm lên tới 80 triệu tấn, hoạt động hàng hải trên sông Cấm diễn

ra rất nhộn nhip với tàu rất nhiều quốc tịch tham gia. Tuy nhiên, sông Cấm đang trở

nên nhỏ hẹp và không thể mở rộng thêm về hai phía, do đó cần có các biện pháp

nhằm tối ưu hoạt động của tàu thuyền trong luồng trên sông này.

Tại Việt Nam hải đồ điện tử đã được Bộ Giao thông vận tải xây dựng và ban

hành quy chuẩn quốc gia nhằm áp dụng thống nhất cho các cơ quan thủy đạc

(TCVN 10337: 2015) [2], tuy nhiên hải đồ mới chỉ dừng lại ở mục đích chính cho

an toàn hàng hải trong vùng nước xa bờ và từ phao báo hiệu an toàn đến hết luồng

hàng hải. Các thông tin chi tiết trong khu vực trước cảng và các đối tượng đặc thù

phục vụ hoạt động quản lý, cập bến chưa được đề cập trong quy chuẩn này.

Do vậy, với đề tài nghiên cứu “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quản

lý hoạt động của tàu tại cầu cảng Cấm và cảng Nam Hải, Hải Phòng ” học viên

sẽ cố gắng đưa ra những ý tưởng và giải pháp ứng dụng GIS một cách rộng rãi hơn,

toàn diện hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên trong công tác quản lý các

hoạt động của tàu tại khu vực sông Cấm, Hải Phòng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác quản lý cảng và hỗ trợ các

hoạt động của tàu trong vùng nước trước cầu Cảng Cấm và cảng Nam Hải trên sông

Cấm, Hải Phòng tỷ lệ 1/2000.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau.

- Tổng quan các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý cảng và vận động hàng hải

tại vùng nước trước cảng.

- Phân tích các nhu cầu người dùng và xây dựng mô hình dữ liệu địa lý theo tiêu

chuẩn S-57, xây dựng dữ liệu có bổ sung yêu cầu mới.

Page 14: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

14

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ các hoạt động của tàu tại cầu Cảng Cấm và

cảng Nam Hải trên sông Cấm, Hải Phòng.

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý thời gian thực ECS/ECDIS vận hành kết hợp

cơ sở dữ liệu địa lý hàng hải.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các lớp dữ liệu phục vụ nhiệm vụ quản lý và vận

hành tàu

Phạm vi không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu được giới hạn trong

khu vực từ cầu cảng Đài Hải đến cảng Đoạn Xá trên sông Cấm, Hải Phòng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập phân tích dữ liệu: nhằm đánh giá tổng quan về vấn

đề nghiên cứu và làm rõ các nội dung cần nghiên cứu

- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này giúp đọc và phân tích các tài liệu

bản đồ, hiển thị kết quả

- Phương pháp điều tra thực địa: để thu thập số liệu địa hình và độ sâu làm

rõ những vấn đề của thực tiễn, đánh giá nhu cầu và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ

cho các nghiên cứu của đề tài. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa còn được sử

dụng để: thử nghiệm với dữ liệu kết quả tại khu vực thực địa để kiểm tra và đánh

giá các ưu việt so với các dạng dữ liệu trước đó.

- Phương pháp GIS: nhằm thiết kế, tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

và không gian cho các thực thể tại khu vực nghiên cứu.

6. Cơ sở tài liệu

Tài liệu phục vụ cho đề tài bao gồm tài liệu do học viên tự thu thập được, tài

liệu điều tra khảo sát tại thực địa, chi tiết như sau:

- Cơ sở dữ liệu địa lý nền hải đồ tỷ lệ 1/25.000 khu vực luồng Sông Cấm

- Bản đồ quy hoạch chi tiết các cầu cảng và kho bãi tỷ lệ 1/500

Page 15: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

15

- Bình đồ độ sâu khu vực vùng nước từ cầu cảng Đài Hải đến cầu cảng Đoạn Xá

trên luồng Sông Cấm, Hải Phòng

- Các thông báo hàng hải về thay đổi phát sinh tại khu vực trong quá trình nghiên

cứu

- Các quyết định của Bộ Giao thông vận tải về quy định vùng nước cảng vụ quản lý

và các khu vực khác

- Atlas hệ thống đèn biển Việt Nam

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu về lý luận của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học

trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý cho một chuyên đề cụ thể, trong phạm vi

nghiên cứu của luận văn giúp xác định cơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở dữ

liệu phục vụ công tác quản lý các hoạt động của tàu trong vùng nước trước cảng.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả thực nghiệm của để tài là sản phẩm tham khảo có giá trị cho công

tác quản lý cảng và hỗ trợ tàu thuyền nói chung và đáp ứng công tác quản lý tàu tại

khu vực Cảng Cấm và cảng Nam Hải nói riêng.

8. Bố cục của luận văn

Luận văn được trình bày trong 96 trang, với 21 hình, 2 bảng, nội dung các

chương ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao

gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan cơ sở dữ liệu địa lý quản lý các hoạt động của tàu

Chương 2: Cơ sở dữ liệu địa lý quản lý các hoạt động của tàu

Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác quản lý tàu tại

Cảng Cấm và cảng Nam Hải.

Page 16: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU

1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa lý quản lý các hoạt động

của tàu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới

Trên thế giới, tại các cảng lớn người ta quản lý cảng theo mô hình chính

quyền cảng nhằm thống nhất quản lý cảng trong khu vực, tránh tình trạng phát triển

manh mún, tự phát, không đồng bộ [5]. Chính quyền cảng chịu trách nhiệm quản lý

giao thông trong cảng, điều động tàu trong cảng, điều phối việc đón trả hoa tiêu và

điều phối tàu trong khu vực cảng.

Các vận động của tàu tại cảng được tối ưu bằng cách áp dụng những phương

tiện kỹ thuật hiện đại và cơ sở dữ liệu chính xác, cập nhật liên tục. Tại cảng

Rotterdam, Hà Lan các nhà quản lý cảng đã phát triển dạng dữ liệu riêng để đáp ứng

với yêu cầu ngày càng tăng về sự hoạt động của các con tàu lớn hơn trong cảng khi

không thể tiếp tục mở rộng diện tích mặt bằng của cảng.Cảng vụ sử dụng cơ sở dữ

liệu địa lý để truy cập và cập nhật nhiều dạng thông tin trong cảng. Cơ sở dữ liệu

này đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý môi trường làm việc, quản lý giao

thông hàng hải, lập kế hoạch khu vực, phát triển cảng và phản ứng với sự cố.

Trong nước

Trong những năm gần đây, ở nước ta, sự phát triển của công nghệ GIS đã hỗ

trợ đắc lực cho công tác quản lý cảng và hỗ trợ dẫn tàu. Thông qua các dự án khác

nhau, một số thông tin về cảng và các công trình phụ trợ đã từng bước được nâng

cấp và quản lý bằng hệ thống tin học và công nghệ GIS. Hải quân Việt Nam đã xây

dựng nhiều bản đồ, bao gồm cả hải đồ điện tử ở các tỷ lệ nhằm phục vụ các yêu cầu

hàng hải khác nhau như tổng đồ, hải đồ ven biển, lối vào cảng...Cục Hàng hải, Bộ

Giao thông vận tải cũng đã có những dự án triển khai lắp đặt thiết bị dẫn đường và

giám sát quản lý báo hiệu hàng hảitrên nền cơ sở dữ liệu địa lý dựa vào công nghệ

nhận dạng tự động AIS.

Page 17: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

17

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc quản lý cảng và tàu thuyền trong cảng

vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của hải đồ điện tử và hệ thống

giám sát tàu thuyền, vẫn xảy ra mất an toàn trên biển và trên sông, điển hình là vụ

việc năm 2010 khi xảy ra va chạm nghiêm trọng giữa các tàu chở hàng và cầu Bính

làm gián đoạn giao thông trong một thời gian dài [6]. Các vụ việc tàu va chạm nhau

trong cảng vẫn xảy ra do thiếu sự thực thi và áp dụng nghiêm ngặt quy định về công

nghệ hải đồ điện tử và ECDIS.

Những con tàu lớn vào cảng vẫn rất hạn chế và phụ thuộc toàn bộ vào hoa

tiêu dẫn đường, các báo hiệu hàng hải, khi đến vùng nước trước cầu cảng, công tác

cập cảng hết sức khó khăn vì thiếu thông tin chi tiết về độ sâu và địa hình tại cầu

cảng. Hải đồ điện tử chưa phát huy hết tác dụng vì sự thiếu thông tin và tính chất

cập nhật.

1.1.2 Tổng quan công tác quản lý tại cảng Hải Phòng

Công tác quản lý cảng biển, các cầu cảng được chia làm 2 lĩnh vực: Quản lý

Nhà nước cảng biển và quản lý khai thác cảng biển.

Quản lý Nhà nước cảng biển

Quản lý Nhà nước cảng biển là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật quản lý cảng biển và hoạt động tại cảng biển; ban hành chiến lược và chính

sách phát triển cảng biển; lập và công bố quy hoạch phát triển cảng biển, giám sát

thực hiện quy hoạch cảng biển, quản lý việc đầu tư xây dựng phát triển cảng biển.

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định

hướng đến 2030, Hải Phòng được xác định là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA), là

cảng tổng hợp quốc gia, tiêu biểu nhất của khu vực phía Bắc [6].

Quản lý cảng biển còn là ban hành và tổ chức thu các loại phí, lệ phí cảng

biển. Đồng thời, quản lý cảng biển là thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa,

phương tiện tại cảng biển; điều động tàu thuyền ra vào, hoạt động tại cảng biển; thủ

tục về biên phòng đối với con người, kiểm dịch y tế, động vật, thực vật với con

Page 18: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

18

người, hàng hóa tại cảng biển; thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh

hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường…

Quản lý khai thác cảng biển

Quản lý khai thác cảng biển là việc tổ chức quản lý khai thác cầu, bến: Bốc

dỡ, vận chuyển, lưu kho bãi, đón trả hành khách; quản lý khai thác khu đất hậu cần

sau cảng, khu công nghiệp phụ trợ; cung cấp dịch vụ phụ trợ tại cảng: Hoa tiêu, lai

dắt, đại lý hàng hải, cung ứng vật tư, sửa chữa; đầu tư, cho thuê kết cấu hạ tầng cầu

bến, hậu cần; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của nhà khai thác tại cảng biển

và lập kế hoạch xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng cầu, bến cảng biển theo từng

giai đoạn.

1.1.3 Một số khái niệm sử dụng trong ngành hàng hải

Để xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác quản lý các hoạt động của

tàu tại cầu Cảng Cấm và cảng Nam Hải, Hải Phòng, đề tài luận văn đã bổ sung thêm

một số khái niệm về các đối tượng đặc thù như sau:

- Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ

thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công

trình phụ trợ khác.

- Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo

đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

- Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu

thuyền neo đậu để đón trả hoa tiêu hàng hải.

- Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập

và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của

pháp luật.

- Vùng quay trở của tàu thuyền là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển

được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.

Page 19: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

19

- Khu neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và

công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu

chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.

- Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập

và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.

- Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập

và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh bão.

- Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng

quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng

biển.

- Luồng hàng hải công cộng là luồng cảng biển được đầu tư xây dựng và

quản lý, khai thác phục vụ hoạt động chung của cảng biển.

- Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng nhánh cảng biển và luồng hàng hải

khác được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng

chuyên dùng.

- Thông báo hàng hải là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, công

bố để cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan

nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi

trường.

- Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu

hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho

người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu

thuyền.

- Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện

thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.

- Khu thả neo là khu vực trong đó nhiều tàu thả neo hoặc có thể thả neo

Page 20: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

20

- Bến thả neo là một khu vực thiết kế trên mặt nước để một con tàu hoặc

phương tiện hàng hải thả neo

- Bến là một khu vực được đặt tên hoặc đánh số để một con tàu neo đậu tại

cầu cảng

- Phao là một đối tượng nổi neo với đáy biển bằng dây xích tại một khu vực

cụ thể nhằm hỗ trợ hàng hải hoặc cho mục đích thủy đạc khác như xác định giới hạn

luồng, nguy hiểm độc lập, vùng nước an toàn, công trình đang xây dựng...

- Tiêulà một đối tượng đặc biệt nổi bật để tạo nên một điểm dễ nhận biết

phục vụ cho an toàn hàng hải hoặc mục đích thủy đạc.

- Điểm kiểm tra là một khu vực chính thức để đăng ký, khai báo hoặc kiểm

tra hàng hóa hoặc con người

- Cần trục là một thiết bị để nâng hạ, bốc dỡ, dịch chuyển đối tượng hoặc các

vật liệu bằng trục xoay hoặc thiết bị di động theo tuyến cố định.

- Tuyến phà là một tuyến trong đó phà chạy từ bờ này sang bờ khác.

- Đốc nổi là một cấu trúc gồm nhiều phần trong đó có những phần được điều

khiển để ngập nước và nổi lên cho mục đích nhận tàu vào sửa chữa, bảo trì.

- Cơ sở thả neo là một thiết bị hoặc cấu trúc sử dụng để neo tàu, ví dụ cọc

bích, dây xích, phao buộc tàu...

- Ngư trường là tập hợp lồng, lưới và các cọc nổi để nuôi trồng các loại thủy

hải sản.

- Đường hàng hải là một đường thẳng định hướng đến một khu vực quan

tâm, thường được xác định bằng hai báo hiệu hàng hải hoặc một báo hiệu và một

phương vị.

- Khu vực hạn chế là khu vực thiết kế bởi cơ quan có thẩm quyền trong đó

hàng hải bị hạn chế tuân theo các điều khoản nhất định.

Page 21: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

21

- Vật cản hàng hảilà bất kỳ một đối tượng nào có thể ngăn cản sự di chuyển,

đặc biệt là có thể gây nguy hiểm cho tàu, ví dụ: cọc ngầm, các thiết bị đánh cá

không còn sử dụng...

1.2 Một số vấn đề về xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý

1.2.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu

Hiện nay, thuật ngữ cơ sở dữ liệu được hiểu như một hệ thống các thông tin

được sắp đặt cho một mục đích sử dụng cụ thể và được thiết kế quản lý và lưu trữ

trong máy tính. Có rất nhiều loại hình cơ sở dữ liệu, chúng được xử lý bằng phần

mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

Đặc điểm của hệ thống CSDL GIS là dữ liệu số, bao gồm dữ liệu thuộc tính

và dữ liệu không gian tại một khu vực địa lý nhất định. Cơ sở dữ liệu địa lý là một

hợp phần cơ bản của Hệ thống thông tin địa lý, được tổ chức, lưu trữ, khai thác và

sử dụng theo một mục đích cụ thể trong GIS. CSDL địa lý được tổ chức theo kiểu

quan hệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối

tượng và các giá trị thuộc tính. Cơ sở dữ liệu địa lý là một cơ sở dữ liệu đặc biệt

gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tượng địa lý được thể

hiện dưới dạng điểm, đường, vùng, ô mạng (pixel) với các giá trị thuộc tính phi

không gian của chúng.

Đặc điểm nổi bật của CSDL đó là bao gồm các thông tin đã được sắp xếp và

gắn với một lãnh thổ nhất định. Dữ liệu này phải bao gồm và quản lý cả hai dạng

thông tin: không gian và thuộc tính. Các hệ thống quản trị CSDL thuần túy chỉ quản

lý thông tin thuộc tính mà không có thông tin không gian. CSDL là một phần quan

trọng nhất của hệ thông tin địa lý và được gọi là nhân của hệ thống. Những đặc

điểm của dữ liệu địa lý và phương pháp quản lý của hệ thông tin địa lý như trên đã

tạo nên đặc thù của CSDL địa lý. Đây là một CSDL đặc biệt gồm các dữ liệu về vị

trí, hình dạng không gian của các đối tượng địa lý thể hiện dưới dạng điểm, đường,

vùng trong cấu trúc vector hoặc các ô vuông trong cấu trúc raster với các giá trị

thuộc tính phi không gian của chúng.

Page 22: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

22

Một đặc điểm nữa của CSDL thông tin địa lý đó là được tổ chức theo kiểu

quan hệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bản ghi chứa các đối tượng

và giá trị thuộc tính.

Mối liên kết các dữ liệu phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa hai loại thông

tin. Mối liên kết đảm bảo cho mỗi đối tượng địa lý đều được gắn liền với các thông

tin thuộc tính, phản ánh đúng hiện trạng và các điểm riêng biệt của đối tượng. Đồng

thời qua nó, người sử dụng dễ dàng tra cứu, tìm kiếm và chọn lọc các đối tượng

theo yêu cầu thông qua bộ xác định hay chỉ số index.

1.2.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý

a . Cơ sở dữ liệu nền địa lý

Cơ sở dữ liệu nền địa lý là sản phẩm được xây dựng từ dữ liệu của tập hợp

các đối tượng địa lý dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định (ví dụ: OGC, ISO

TC211, …), có khả năng mã hoá, cập nhật và trao đổi qua các dịch vụ truyền tin

hiện đại. Định dạng mở, không phụ thuộc vào phần mềm gia công dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu nền địa lý là CSDL địa lý để mô tả thế giới thực ở mức cơ sở,

có độ chi tiết và độ chính xác đảm bảo để làm “nền” cho các mục đích xây dựng các

hệ thống thông tin địa lý chuyên đề khác nhau. Mỗi khu vực địa lý cần được mô tả

bởi loại dữ liệu “ nền ” phù hợp sao cho mức độ khái lược và thu nhỏ mô hình thực

địa là ít nhất, cho phép đủ phục vụ đa mục đích. Theo đó, tuỳ thuộc vào mô hình

quản lý, khai thác ứng dụng, cập nhật sản phẩm dữ liệu địa lý để định hướng cho

công tác đo đạc xây dựng CSDL nền trên phạm vi cả nước hoặc theo khu vực địa lý

phục vụ đa mục đích (ví dụ CSDL nền địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 bao trùm toàn bộ lãnh

thổ; CSDL nền địa lý ở tỷ lệ 1/2000, 1/5000 sẽ có mức độ chi tiết và độ chính xác

cao hơn, thường dành cho các khu vực đô thị, thành phố…).

Tài liệu mô tả sản phẩm dữ liệu nền địa lý được xây dựng trên cơ sở các văn

bản hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia cho từng loại

CSDL nền [1].

Page 23: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

23

Các quy chuẩn của chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia:

+ Quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.

+ Quy chuẩn mô hình khái niệm không gian.

+ Quy chuẩn mô hình khái niệm thời gian.

+ Quy chuẩn phân loại đối tượng địa lý.

+ Quy chuẩn hệ quy chiếu toạ độ.

+ Quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý.

+ Quy chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý.

+ Quy chuẩn trình bày dữ liệu địa lý.

+ Quy chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý.

b. Cấu trúc về cơ sở dữ liệu nền địa lý

Cơ sở dữ liệu nền địa lý là một hệ thống những dữ liệu mà các hệ thông tin

địa lý trong cùng một địa bàn (vùng quản lý) đều cần đến và có thể sử dụng chung.

Cơ sở dữ liệu nền = ∩ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành

Sau khi cơ sở dữ liệu nền địa lý được xây dựng một cách chuẩn mực, các hệ

thống cơ sở dữ liệu không gian chuyên ngành có thể phát triển độc lập mà không

cần theo trình tự các nhóm chuyên ngành tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hạ

tầng kỹ thuật, địa chính, kinh tế - xã hội [1].

Page 24: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

24

Hình 1. 1 Cơ sở dữ liệu nền trong mối quan hệ với dữ liệu chuyên đề

Hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều cho rằng dữ liệu nền địa lý gồm 8 lớp

Cơ sở toán học.

Dân cư.

Địa giới hành chính và ranh giới.

Cơ sở hạ tầng giao thông.

Thủy hệ và các đối tượng có liên quan.

Thực vật.

Địa hình.

Page 25: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

25

Hình 1. 2 Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS

1.2.3 Cơ sở dữ liệu địa lý quản lý tàu thuyền

Cơ sở dữ liệu địa lý quản lý tàu thuyền là một dạng cơ sở dữ liệu hàng hải có

nền tảng tích hợp công nghệ thông tin và địa lý để cung cấp một giải pháp toàn diện

cho phép tương tác tất cả các thông tin tăng cường khả năng kiểm soát và ra quyết

định hàng hải, điều hành cảng vụ, hỗ trợ hoạt động vận động của tàu trên biển, giám

sát tàu thuyền, các hoạt động nạo vét…

Cơ sở dữ liệu địa lý tàu thuyền bao gồm phần chính là các hải đồ (giấy và

điện tử), kết hợp cùng với một số các ấn phẩm bổ sung như bảng thủy triều, hướng

hành hải, danh mục đèn biển, danh mục tín hiệu vô tuyến…Hải đồ chứa đựng đầy

đủ các thông tin cần thiết cho an toàn hàng hải, hầu hết các chi tiết và thông tin thủy

thủ yêu cầu nằm dưới bề mặt nước và không nhìn thấy tại thực địa, ví dụ: dữ liệu về

đá ngầm, các vật cản hàng hải, hình dáng các đảo và bãi đá, các cơ sở hạ tầng trong

cảng, tuyến hàng hải, thủy triều và dòng triều. Sự an toàn của một con tàu phụ thuộc

vào độ chính xác của các chi tiết được biên tập, sự miêu tả các đối tượng mà thủy

Page 26: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

26

thủ không có phương tiện để kiểm tra trực quan. Cơ sở dữ liệu địa lý quản lý tàu

thuyền sẽ trở nên nguy hiểm cho người dùng trong trường hợp nó không được cập

nhật kịp thời tương ứng với các thay đổi trên môi trường biển, do đó thông tin mới

luôn được nhận và hiệu chỉnh hàng ngày để chuyển tải tới thủy thủ [8]. Hải đồ phải

được cập nhật theo Quy định an toàn sinh mệnh trên biển SOLAS. Đối với các sản

phẩm hải đồ giấy, chỉ một số lượng màu nhất định được dùng để trình bày các yếu

tố thông tin được giới hạn để giảm chi phí hiệu chỉnh và để thích ứng với các điều

kiện quan sát ban đêm, dễ dàng phân biệt các yếu tố. Phần địa hình (topography)

trên cơ sở dữ liệu địa lý phần lớn thể hiện tại những khu vực có thể nhìn thấy từ

hướng biển, và được chọn lọc ưu tiên những đối tượng nổi bật, dễ nhận biết và có

tính chất định hướng, nhận dạng đất liền từ xa bờ.

Đặc biệt, cơ sở dữ liệu địa lý này có tính chất quốc tế và hầu như tuân theo

các tiêu chuẩn quốc tế. Thể hiện qua việc hải đồ của các quốc gia là thành viên của

Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (IHO - International Hydrographic Organization) đều

dùng chung một hệ thống kí hiệu toàn cầu INT1.

Cơ sở địa lý thông tin quản lý tàu thuyền được phân chia thành các nhóm

dùng cho hàng hải, tham khảo hàng hải, các dạng hải đồ chuyên đề và các tỷ lệ khác

nhau tương ứng với từng mục đích sử dụng, cụ thể như sau [2]:

Cảng/Bến tàu >1:12.500

Khu vực cảng/thả neo >1:50.000

Lối vào cảng 1:75.000 - 1:100.000

Vùng nước ven biển 1:75.000 - 1:150.000

Ven biển 1:200.000 - 1:300.000

Nhận dạng đất liền 1:1.000.000

Page 27: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

27

Lối đi đại dương 1:3.500.000

Lập tuyến 1:10.000.000

Tương ứng với các tỷ lệ trên cho các hoạt động hàng hải trên biển, cơ sở dữ

liệu địa lý hàng hải được sử dụng với các mục đích như sau:

- Lập kế hoạch chuyến đi và triển khai một hành trình dự kiến. Nhiệm vụ

trên bao gồm tính toán ảnh hưởng của gió và thủy triều, đo khoảng cách, tính thời

gian chuyến đi, phương vị hành trình, chuyển đổi tọa độ giữa các mảnh, xác định

các điểm quay tàu với khoảng cách cho phép, xác định các báo hiệu hàng hải cố

định và các báo hiệu hàng hải có ích, bảo đảm sự tương thích với các lược đồ tuyến

giao thông có liên quan.

- Nhận dạng và kiểm tra độ khớp giữa ảnh radar và các chi tiết xung quanh

Đối với yêu cầu đặc thù quản lý các hoạt động của tàu thuyền trong vùng

nước trước cảng, cơ sở dữ liệu đòi hỏi độ chính xác và chi tiết ở cấp độ cao hơn.

Hải đồ điện tử thông thường chỉ có thể phục vụ được vận động của tàu từ phao báo

hiệu vùng nước an toàn đến hết phao luồng, không đáp ứng được hoạt động cập

bến, rời bến, quay tàu và các nhiệm vụ phân tích đánh giá nhằm bảo trì luồng hàng

hải, ngoài ra do mật độ thông tin độ sâu thưa thớt nên nó sẽ không tối ưu được chức

năng cảnh báo đường bình độ an toàn của hệ thống ECS/ECDIS. Chưa hỗ trợ người

dùng trong phân tích và đánh giá trực quan đáy biển dưới dạng 3D.

1.2.4 Tình hình nghiên cứu cơ sở dữ liệu và áp dụng vào quản lý cảng tại Việt

Nam

Hiện tại hệ thống CSDL quản lý tàu thuyền có thể được chia làm hai nhóm

như sau:

Nhóm 1: CSDL Bản đồ

- Hệ thống các hải đồ giấy khu vực cảng bao gồm hải đồ tỷ lệ 1:25.000 và

1:75.000 sản xuất bởi Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Hải

quân Nhân dân Việt Nam.

Page 28: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

28

Dữ liệu này chỉ hiển thị thông tin loại đối tượng cố định trên hải đồ giấy,

không có chức năng hiển thị thông tin theo lớp đối tượng theo yêu cầu của người sử

dụng, không cho phép truy vấn và tra cứu thông tin. Ngoài ra đặc điểm dữ liệu của

bản đồ giấy không hỗ trợ các chức năng làm cơ sở nền tảng để phát triển các ứng

dụng phần mềm tin học và hỗ trợ dẫn đường thời gian thực.

Nhóm 2: các loại dữ liệu thống kê, báo cáo, phân tích và dự báo liên quan

đến giao thông hàng hải như: thống kê lý lịch báo hiệu hàng hải, thông số kỹ thuật

các cảng biển và luồng, kho bãi trong cảng…Các loại dữ liệu này thường tổng hợp

dưới dạng bảng, thuận tiện cho việc tra cứu và cập nhật thông tin nhưng hạn chế về

chức năng hiển thị [8].

1.3 Các phương pháp sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản

lý tàu thuyền tại cảng và quy trình nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng

nội dung cơ sở dữ liệu và truyền tải thông tin đến người dùng. Để đạt được những

mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đặt ra học viên sử dụng 4 phương pháp sau.

1.3.1 Phương pháp thu thập phân tích dữ liệu

Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên quan,

xử lý chúng để đưa ra nhận xét, kết luận và kiến nghị giải pháp. Các tư liệu có được

trong luận văn này gồm các công trình nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực an toàn

giao thông hàng hải, các bài viết, báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,

sách báo và internet…Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng

vẫn có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.

1.3.2 Phương pháp bản đồ

Phương pháp này nhằm đối chiếu, so sánh các đối tượng địa lý cũ và mới để

xử lý và chuẩn hóa dữ liệu. Phương pháp này nhằm bổ sung các thông tin mà

phương pháp khác không cung cấp được hoặc cung cấp chưa chính xác. Ở luận văn

này, học viên sử dụng bản đồ thiết kế quy hoạch cảng ở tỷ lệ lớn để so sánh, đối

chiếu, hiệu chỉnh các yếu tố đã sai cũ và bổ sung các yếu tố dân cư, giao thông mới.

Page 29: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

29

Kiểm tra các yếu tố địa giới sai lệch với hiện trạng và các yếu tố địa hình, thủy hệ

mâu thuẫn do quá trình làm trước sai sót hoặc dữ liệu bị mất mát.

1.3.3 Phương pháp điều tra thực địa

Để đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin thể hiện trên cơ sở dữ liệu,

phương pháp này nhằm thu thập số liệu độ sâu và các địa vật khu vực cảng, kiểm

tra, chỉnh sửa các đối tượng còn nghi ngờ hoặc đã thay đổi và bổ sung các đối tượng

được xây mới. Thử nghiệm với dữ liệu thực tế để kiểm nghiệm quy trình lý thuyết

đã đề ra. Trong luận văn này, phương pháp thử nghiệm được áp dụng đối với CSDL

trên hệ thống thông tin địa lý thời gian thực ECDIS nhằm đánh giá độ chính xác,

các tiện ích đem lại khi sử dụng cho công tác quản lý tàu thuyền tại cảng.

1.3.4 Phương pháp GIS

Luận văn đã xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu địa lý theo mô hình đối

tượng, thuộc tính ứng với khu vực nghiên cứu trong đề tài trên một hệ thông tin địa

lý. Phương pháp GIS được sử dụng để cải biên và tạo mới các lớp đối tượng từ tiêu

chuẩn cơ sở dữ liệu GIS đã có là IHO - S57.

Page 30: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

30

1.3.5 Quy trình nghiên cứu

Hình 1. 3 Quy trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu

Page 31: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hải đồ điện tử

(ENC).

2.Bộ Giao thông vận tải (2014), Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải – Yêu cầu

kỹ thuật

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ

sở quốc gia, Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT.

4. Bộ Tư lệnh Hải Quân (2015), Thực hành sử dụng ENC trong hệ thống ECDIS,

Hải Phòng.

5. Dương Văn Bạo (2015), “Thực trạng và giải pháp pháp triển bền vững cảng Hải

Phòng”, Tạp chí Giao thông Vận tải, (4), tr. 2-5.

6. Phạm Minh Châu (2013), Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS khu vực ven biển phục vụ

quản lý giao thông hàng hải khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ

khoa học hàng hải, Đại học Hàng hải Việt Nam.

7. Bùi Bá Khiêm (2015), “Hướng đi cho mô hình quản lý cảng biển Việt Nam”, Tạp

chí Giao thông Vận tải, (4), tr. 4-6.

8. Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Tuấn Dũng (2005), "Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tiếng Anh

9. Lee Alexander (2015), “S-100 Overlays: A Brave New World?”, U.S.

Hydrographic Conference, 3(1). pp. 10-15.

10. Annette Hadler (2015), Visualisation of Port related Information, Master

Thesis, HafenCity University, Hamburg

11. Friedhelm Moggert-Kageler (2008) “Application Ready for Bathymetric

ENCs”, Hydro-International Article,Germany

12. Ehab Ibrahim Othman (2004), Vessel Traffic Services: The management and

mornitoring of maritime traffic in light of the new technology of the automatic

identification system, Master Thesis, World Maritime University, Sweden.

Page 32: Đào Quốc Khánhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33367/1/01050003371(1).pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- Đào quốc

87

13. Dieter Seefeldt (2011), “Enhance Berth to Berth Navigation Requires High

Quality ENC’s - The Port ENC a Proposal for a New Port Related ENC Standard”,

TransNav, the International Journal on Marine Navigation and Safety of Sea

Transportation, 5(2), pp. 163-166.

14. International Hydrographic Organization (2012), A guide to the requirements

and processes necessary to produce ENC, Special Publication No. 65, International

Hydrographic Bureau, Monaco

15. International Hydrographic Organization (2012), Bathymetric Surface Product

Specification Edition 1.0.0 S-102, Monaco

16. International Hydrographic Organization (2010), Specifications for chart

content and display aspects of ECDIS S-52, Monaco

17. The United Kingdom Hydrographic Office (2015), Admiralty Guide to ENC

symbols used in ECDIS, England

18. IMO Resolution A.817(19) (1995), IMO Performance Standards for Electronic

Chart Display and Information System (ECDIS), London

19. http://www.caris.com/products/s57-composer/S-57Data Production

20. https://www.sevencs.com/enc-production-tools/s-100-data-model