phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh Đô

75
Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến tieu luan phan tich tinh hinh taic hinh cong ty Kinh Do CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TY I. Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô (KDC): 1. Tổng quan: Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa. Định hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập nay Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng. Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh - Trang 1 -

Upload: vietagol

Post on 29-Jul-2015

5.842 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

tieu luan phan tich tinh hinh taic hinh cong ty Kinh Do

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TY

I. Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô (KDC):

1. Tổng quan:

Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và phát triển,

đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm:

bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa. Định hướng chiến lược phát triển

của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và  hướng tới một Tập đoàn

đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

trong tương lai.

Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập nay Kinh Đô đã có

tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ

đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm

99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng.

Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành

thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31

Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền

với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp

qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp,

Đức, Singapore...

Với  phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những

năm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến

lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như  mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn

Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư vào Nutifood, Eximbank...

Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô

Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng

của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với

tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt

Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.

- Trang 1 -

Page 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành,

Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài

chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho

nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo

từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.

2.Lĩnh vực kinh doanh:

Năm 2010 đánh dấu một thập niên mới và Kinh Đô tiếp tục chiến lược phát triển

là một Tập đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập Đoàn hoạt

động đa ngành: thực phẩm, địa ốc, tài chính, bán lẻ.

Ngành Thực Phẩm  là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển

của Kinh Đô. Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số toàn

Tập Đoàn. Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm

các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Chúng tôi

cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả

mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm. Trong giai đoạn hiện

tại, Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu của ngành thông qua chiến

lược mua bán và sáp nhập (M&A) các công ty trong ngành để hướng tới trở thành Tập

Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Ngành Bán Lẻ  thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô. Hiện tại, Kinh Đô

đang xây dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới. Trong thời

gian tới, Kinh Đô tập trung vào xây dựng và quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị, chuỗi cửa

hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại và shopping center... Chúng tôi cam kết sẽ mang

đến những trải nghiệm mua sắm thú vị, hấp dẫn và tiện lợi cho mọi người trong từng

phân khúc thị trường. Các điểm bán lẻ của chúng tôi được ưu tiên đặt ở các vị trí trung

tâm hoặc tiện lợi nhằm tận dụng tốc độ tăng trưởng ở các khu vực có mật độ dân cư phát

triển nhanh và các đô thị mới.

Ngành Địa Ốc được Kinh Đô đặc biệt chú  trọng trong những năm gần đây. Kinh

Đô đã thành lập một số Công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây dựng. Những dự

án được quan tâm hàng đầu là các dự án tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các trung

tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp…Chúng tôi tập trung vào

- Trang 2 -

Page 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

những phân khúc thị trường đã, đang và sẽ phát triển tại các đô thị lớn thông qua việc tạo

ra các sản phẩm, dịch vụ địa ốc có giá trị để đáp ứng và làm hài lòng tất cả các nhu cầu cá

nhân và yêu cầu thương mại của khách hàng.

Ngành Hợp Tác - Đầu Tư - Tài Chính  là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh

chiến lược mà Tập Đoàn Kinh Đô hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn của

mình. Trong tương lai, tài chính và đầu tư tài chính đóng vài trò quan trọng trong việc hỗ

trợ các mảng kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa ốc. Sứ mệnh của

của ngành là tạo ra giá trị gia tăng một cách bền vững cho các công ty của tập đoàn, các

đối tác, khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư như quản lý quỹ và mua bán, sáp nhập. Các giải pháp

và dịch vụ tài chính luôn luôn hợp lý và hiệu quả.

II. Giới thiệu về các công ty tham chiếu:

1. Giới thiệu công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa Bibica (BBC):

Giai đoạn 1999 – 2000: thành lập Công ty.

Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica

được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha của Công ty

Đường Biên Hoà.

Trụ sở của Công ty đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai.

Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh, kẹo,

mạch nha.

Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.

Cũng trong năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng Carton và khay

nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở

rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.

Giai đoạn 2000 – 2005: tăng vốn điều lệ để chủ động sản xuất, thành lập thêm

nhà máy thứ 2 tại Hà Nội.

- Trang 3 -

Page 4: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các

chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẳng, Tp.HCM, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước.

Năm 2000, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc Indonesia

với công suất 2 tấn/ngày.

Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng bánh kẹo

Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh

Quốc.

Tháng 3 năm 2001, Đại Hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng lên 35 tỷ

đồng từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dưới pháp nhân Công Ty Cổ

Phần.

Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 56 tỉ

đồng.

Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies

nhân với công suất 2 tấn / ngày và tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.

Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết

trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.

Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem Hura cao

cấp nguồn gốc Châu Âu, với công suất 1,500 tấn/năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7

tỷ đồng.

Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu công

nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội.

Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate

với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica nhanh chóng trở

nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường như:

Nhật Bản, Bangladesh, Singapore…

- Trang 4 -

Page 5: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Cuối năm 2002, chúng tôi triển khai thực hiện dự án mở rộng dây chuyền Snack với

công suất 4 tấn / ngày.

Bước sang năm 2004, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể

doanh nghiệp ERP. Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước chuyển mới cho hệ

thống sản phẩm Công ty trong tương lai. Chúng tôi đã kí hợp đồng với viện dinh dưỡng

Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp

mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Vào năm đầu năm 2005, Công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho

ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng :

- Bánh dinh dưỡng Mumsure dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Bánh dinh dưỡng Growsure dành cho trẻ em độ tuổi ăn dặm từ trên 6

tháng.

- Bánh Trung thu dinh dưỡng cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường.

- Bánh bông lan kem Hura Light, bột dinh dưỡng ngũ cốc Netsure Light,

Choco Bella Light, kẹo Yalo cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường.

Sản phẩm “light” là dòng sản phẩm rất đặc biệt. Trước khi đi đến kết luận sản

phẩm phù hợp với người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường chúng tôi đã có những công

trình nghiên cứu rất công phu. Các sản phẩm này được sự tư vấn và thử nghiệm lâm sàng

bởi Viện Dinh Dưỡng Việt Nam và trên bao bì của tất cả các sản phẩm “Light” đều có

con dấu của Viện Dinh Dưỡng. Nhân đây chúng tôi cũng xin xác nhận với người tiêu

dùng : sản phẩm “Light” hay sản phẩm không đường không có nghĩa là không ngọt,

không hay kém hấp dẫn. Sự khác biệt trong các sản phẩm này là thành phần đường

thường được thay thế bằng nguyên liệu cao cấp Isomalt. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ

sung nhiều loại Vitamin, khoáng chất khác nên tính thơm ngon và bổ dưỡng là những yếu

tố hàng đầu luôn được đảm bảo.

Giữa năm 2005, chúng tôi mở rộng đầu tư sang lĩnh vực đồ uống và cho ra đời

sản phẩm bột ngũ cốc với thương hiệu Netsure và Netsure “light” (bột ngũ cốc dành cho

người ăn kiêng và bệnh tiểu đường). Đồng thời,chúng tôi đã đầu tư vào dây chuyền sản

xuất bánh mì tươi tại nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II, Gia Lâm, Hà Nội.

- Trang 5 -

Page 6: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Cũng trong năm 2005, chúng tôi đã thực hiện một số dự án đầu tư tài chính : đầu

tư vào cổ phiếu của Công ty Gilimex, hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần công nghiệp

thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất nhóm sản phẩm Custard cake

với thương hiệu Paloma.

Giai đoạn 2006 đến nay: mở rộng lĩnh vực sản xuất (SP dinh dưỡng, đồ

uống), đầu tư thêm nhà máy thứ 3 tại Bình Dương.

Bước vào năm 2006, Công ty triển khai xây dựng nhà máy mới trên diện tích 4 ha

tại KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương. Giai đoạn I, Công ty đầu tư dây chuyền sản

xuất bánh Bông Lan Kem Hura cao cấp nguồn gốc Châu Âu công xuất 10 tấn/ngày.

Với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt người

tiêu dùng, công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ

Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007.

Ngày 04/10/2007, Lễ ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte đã

diễn ra, theo chương trình hợp tác, Bibica đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tổng số cổ

phần (khoảng 4,6 triệu cổ phần). Tập đoàn Lotte – Hàn Quốc là 1 trong những tập đoàn

bánh kẹo lớn nhất tại Châu Á, sau khi trở thành đối tác chiến lược, Lotte hỗ trợ Bibica

trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển; phối hợp với Bibica

thực hiện dự án Công ty Bibica miền Đông giai đoạn 2 (Bình Dương) tạo điều kiện giúp

Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và trở thành một trong

những công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, Lotte cung

cấp cho Bibica sự hỗ trợ thương mại hợp lý để Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte,

phân phối tại Việt Nam, cũng như giúp Bibica xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc.

Từ cuối năm 2007, Bibica đầu tư vào tòa nhà 443 Lý Thường Kiệt, TP.HCM. Địa

điểm này trở thành trụ sở chính thức của Công ty từ đầu năm 2008.

Tháng 03/2008, Đại hội cổ đông thường niên của Bibica được tổ chức, lần đầu

tiên có sự tham dự của cổ đông lớn Lotte. Đại hội đã thông qua Ban lãnh đạo mới, trong

đó:

- Ông Dong Jin Park đại diện phần vốn Lotte giữ chức chủ tịch HĐQT.

- Trang 6 -

Page 7: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

- Ông Trương Phú Chiến giữ vị trí phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Cty CP

Bibica kể từ ngày 01/3/2008.

Tháng 04/2009 Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Choco Pie

cao cấp tại Nhà máy Bibica Miền Đông. Đây là dây chuyền được đầu tư trên cơ sở sự

hợp tác của Bibica và đối tác chiến lược là Tập đoàn Lotte Hàn Quốc, sx bánh Choco Pie

theo công nghệ của Lotte hàn Quốc. Dây chuyền Choco Pie là dây chuyền liên tục, chính

thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 02/2010.

Tháng 10/2009 Công ty đã đầu tư xây dựng khu nhà tập thể cho CBCNV tại

Bibica miền Đông tại KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương với số vốn đầu tư khoảng

5 tỉ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 03/2010.

Tháng 11/2009 Công ty mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống văn phòng

đi65n tử M-Office nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tiết giảm tối đa các chi phí về

hành chánh và văn phòng phẩm.

Cho đến nay, Công ty CP Bibica đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt

Nam Chất Lượng Cao suốt 12 năm liên tục.

2. Giới thiệu công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (HHC):

** Lịch sử Hình thành:

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960, năm 2003

Công ty thực hiện cổ phần hóa. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ

phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do

Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007.

** Lĩnh vực kinh doanh:

Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.

Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản

phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.

Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương

mại.

- Trang 7 -

Page 8: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

3. Giới thiệu công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS):

Công ty cổ phần Đường Biên Hoà toạ lạc tại đường số 1- Khu công nghiệp Biên

Hoà I – Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 25km về phiá Đông Bắc, cách cảng

Cogido, cảng Đồng Nai và cảng Bình Dương khoảng 1,5km, rất thuận lợi cho việc lưu

thông đường bộ và đường thuỷ. Tại đây, Công ty có các nhà máy sản xuất đường luyện,

rượu các loại và một hệ thống kho bãi rộng lớn. Địa điểm này cũng là trụ sở giao dịch

chính của Công Ty.

Tổng diện tích mặt bằng của Công ty: 198.245,9m².

Tại Tây Ninh, Công ty có một nhà máy Đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên

gọi nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh, toạ lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với

một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung

ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn

phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.

Với tổng số lao động hơn 730 người, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các

lĩnh vực :

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm

sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của

ngành mía đường

Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường.

Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường

Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp

Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ,

nguyên liệu, vật tư ngành mía đường

Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải

Dịch vụ ăn uống

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại

- Trang 8 -

Page 9: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: tại Thủ đô Hà

Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM và Thành phố Cần Thơ, các sản phẩm cuả

Công Ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.

Năng lực

Tại Tây Ninh, Công ty có một nhà máy Đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên

gọi nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh, toạ lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với

một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung

ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn

phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.

Với tổng số lao động hơn 730 người, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các

lĩnh vực :

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản

xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm

của ngành mía đường.

Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường.

Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.

Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp.

Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên

liệu, vật tư ngành mía đường.

Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải.

Dịch vụ ăn uống.

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại

- Trang 9 -

Page 10: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

1. Phân tích nội tại:

Phân tích tình hình tài chính bên trong doanh nghiệp được thực hiện thông qua phân

tích chỉ số và phân tích kết cấu. Muốn thực hiện được điều này, chúng ta phải có bảng

cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích chỉ số và phân

tích kết cấu sẽ cho chúng ta thấy được cơ cấu nguồn vốn – tài sản trong công ty từ đó

thấy được tỷ trọng của từng hạng mục, từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh

nghiệp tại những thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ, thông qua bảng này ta có thể

đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài

chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Sau đây là Bảng cân đối kế toán của công ty Kinh Đô trong năm 2010:

2010/2009% THEO QUY

NỘI DUNGNăm 2009 Năm 2010 TUYỆT ĐỐI

TƯƠNG ĐỐI

2009 2010

A. Tổng tài sản 4.247.6

01 5.039.8

64 792.263 118,65% 100 100

I. Tài sản ngắn hạn  2.510.5

74 2.329.5

36 (180.538

) 92,80% 59,11 46,22

    1. Tiền   984.6

11 672.3

16 (312.295

) 68,28% 23,18 13,34    2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  

518.183

161.600

(356.523) 31,19% 12,2 3,21

    3. Các khoản phải thu   825.1

83 1.018.3

55 193.172 123,40% 19,43 20,21

        Phải thu của khách hàng   127.0

93 165.2

22 38.129 130% 2,99 3,28

        Trả trước cho người bán   34.3

34 77.9

96 43.662 227,16% 0,81 1,55

        Phải thu nội bộ    -   -       

         Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng   -   -       

        Các khoản phải thu khác   664.6

78 777.4

68 112.790 116,96% 15,65 15,43

        Dự phòng các khoản phải thu khó đòi  

(922)

(2.331)

(1.309) 252,81% 0 0

   4.  Hàng tồn kho   162.4

76 434.3

28 271.852 267,31% 3,83 8,62

        Hàng mua đang đi đường    -   -         

        Nguyên liệu, vật liệu tồn kho  -   -         

- Trang 10 -

Page 11: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

        Công cụ, dụng cụ trong kho    -   -         

        Chi phí sản xuất dở dang    -   -         

        Thành phẩm tồn kho    -   -         

        Hàng hóa tồn kho   163.0

69 434.9

29 271.860 266,71% 3,84 8,63

        Hàng gởi đi bán    -   -                 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho  

(593)

(601)

(78) 113,15% 0  

     5. Tài sản ngắn hạn khác   19.6

21 42.8

77 23.256 218,52% 0,46 0,85

 II. Tài sản dài hạn  1.737.5

27 2.710.3

28 972.801 155,98% 40,91 53,78

     1. Các khoản phải thu dài hạn 

22.553

612 21.941 2,71% 0,53 0,01

     2. Tài sản cố định   656.0

85 937.7

25 281.640 142,92% 15,45 18,61

        TSCĐ hữu hình   472.2

25 774.2

81 302.056 163,96% 11,12 15,36

         Nguyên giá   717.2

08 1.284.7

51 567.543 179,13% 16,89 25,49

         Giá trị hao mòn lũy kế   (244.9

83) (510.4

70) (265.487

) 208,36% -5,77 -10,13

        TSCD thuê tài chính  3.7

02 1.3

96 (2.306

) 37,70% 0,09 0,03

         Nguyên giá   8.9

77 23.7

96 14.799 264,48% 0,21 0,47

         Giá trị hao mòn lũy kế   (5.2

95) (22.4

00) (17.105

) 423,04% -0,12 -0,44

        TSCĐ vô hình   99.1

57 119.7

85 20.628 120,80% 2,33 2,38

         Nguyên giá   123.7

39 159.8

56 146.117 116,35% 2,91 3,17

         Giá trị hao mòn lũy kế   (24.5

82) (40.0

71) (15.489

) 163% -0,58 -0,8        Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  

81.001

42.263

(38.738) 52,17% 1,91 0,84

   3. Bất động sản đầu tư    -  29.1

65       0,58

         Nguyên giá    -  34.5

25        

         Giá trị hao mòn lũy kế    -  (5.3

60)        

     4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  

994.535

1.209.978 21.543 121,66% 23,41 24,01

        Đầu tư chứng khoán dài hạn    -   -         

        Góp vốn liên doanh   404.2

80 800.5

00 396.220 198% 9,52 15,88

- Trang 11 -

Page 12: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

        Các khoản đầu tư dài hạn khác  

632.650

503.650

(129.000) 79,60% 25,2 9,99

        Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn  

(42.395)

(94.172)

(51.777) 222,12% -1,87

     5. Tài sản dài hạn khác  64.3

54 532.8

48 468.494 827,99% 1,52 10,57

  B. Nguồn vốn  4.247.6

01 5.039.8

64 792.263 118,65% 100 100

  I. Nợ phải trả  1.767.4

40 1.155.7

44 (611.696

) 65,39% 41,61 22,93

    1. Nợ ngắn hạn   1.632.6

83 1.004.2

89 (628.394

) 61,50% 38,44 19,93

        Vay ngắn hạn   407.3

53 380.5

54 (26.799

) 93,42% 9,59 7,55

        Nợ dài hạn đến hạn trả    -   -         

        Phải trả cho người bán   127.4

04 271.3

79 143.975 213% 3 5,38

        Người mua trả tiền trước   35.4

47 24.1

03 (11.344

) 67,99% 0,83 0,48        Thuế và các khoản phải nộp nhà nước  

65.170

39.638

(25.532) 60,82% 1,53 0,79

        Phải trả công nhân viên   9.8

90 22.5

00 12.610 227,50% 0,23 0,45

        Chi phí phải trả   55.7

18 142.6

72 86.954 256,06% 1,31 2,83

        Phải trả nội bộ    -   -                 Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng   -   -         

        Các khoản phải trả, phải nộp khác  

931.701

123.443

(808.258) 13,20% 21,93 2,45

     2. Nợ dài hạn   134.7

57 151.4

55 16.698 112,39% 3,17 3,01

        Phải trả dài hạn người bán   -   -         

        Phải trả dài hạn nội bộ  15.3

63 57.6

67 42.304 375,36% 1,36 1,14

        Vay và nợ dài hạn  119.3

94 93.7

88 (25.606

) 78,55% 2,81 1,86

        Thuế thu nhập hoãn lại phải trả   -   -         

    3. Nợ khác    -   - 

       

       

  II. Nguồn vốn chủ sở hữu   2.418.0

21 3.767.9

22 1.349.901 155,82% 56,93 74,76

    1. Nguồn vốn - Quỹ   2.413.1

30 3.738.2

14 1.325.084 154,91% 0,57 74,17

        Vốn điều lệ   795.4

63 1.195.1

79 399.716 150,24% 18,73 23,71

        Cổ phiếu quỹ   (137.4

01) (137.4

01)     -3,23 -2,73

        Thặng dư vốn   1.395.4 1.950.6 555.118 139,77% 32,85 38,7

- Trang 12 -

Page 13: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

57 65         Chênh lệch đánh giá lại tài sản    -   -         

        Chênh lệch tỷ giá   3

70 1.1

22 752 303,24% 0,01 0,02

        Quỹ đầu tư phát triển   25.3

70 25.3

70     0,6 0,5

        Quỹ dự phòng tài chính   25.7

93 25.7

93     0,61 0,51        Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 

17.002

16.136

(866) 94,90% 0,4 0,32

        Lợi nhuận chưa phân phối   290.9

86 661.3

50 370.364 227,27% 6,85 13,12

     2. Nguồn kinh phí, quỹ khác   4.8

91 29.7

08 24.817 607,40% 0,12 0,59

3. Phần hùn thiểu số   62.1

40 116.1

98 54.058 186,99% 1,46 2,31

1.1. Tài sản ngắn hạn:

Qua bảng phân tích trên, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2010 của Kinh Đô giảm 7,2%

so với năm 2009, tương ứng với lượng tiền là 2.329.536. Kết hợp với phân tích dọc thì tài

sản ngắn hạn trong năm 2009 chiếm 59,11%, năm 2010 giảm xuống còn 46,22%. Dù

tổng tài sản tăng nhưng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm 2010 lại giảm xuống. Nguyên

nhân cùa việc sụt giảm tài sản ngắn hạn năm 2010 chủ yếu là do:

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có sự giảm mạnh, giảm đến 68,81% so với

năm 2009. Năm 2009 khoản này chiếm 12,2% thì năm 2010 chỉ chiếm 3,21% tổng tài sản

ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền cũng có sự sụt giảm tương đối lớn của, cụ thể

là giảm 31,72% so với năm 2009, chiếm 23,18% tổng tài sản năm 2010, giảm hơn 10%

so với năm 2009.

Tuy nhiên tài sản ngắn hạn chỉ giảm nhẹ 7,2% là do sự gia tăng khá mạnh mẽ của

Hàng tồn kho, tăng 167,31% so với năm 2009. Điều này cho thấy công ty đang dần chủ

động tích trữ nguyên vật liệu, phần nào giảm bớt áp lực giá nguyên vật liệu đang biến

động trong thời gian tới, vừa kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất. Cũng do sự gia tăng

mạnh mẽ Hàng tồn kho mà làm giảm lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đã đề

cập ở trên.

Tài sản ngắn hạn khác (tăng 118,52% so với năm 2009) và sự tăng nhẹ của Các

khoản phải thu (tăng 23,4%). So về phần trăm thì ta thấy sự gia tăng vượt bậc so với các

- Trang 13 -

Page 14: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

chỉ tiêu bị sụt giảm nhưng do tỷ trọng của các khoản tăng như Hàng tồn kho, tài sản ngắn

hạn khác và Các khoản phải thu chỉ chiếm tương ứng là 3,83%, 0,46%, 19,43%; trong khi

đó các khoản giảm nhu Tiền và các khoản tương đương tiền và Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn chiếm lần lượt là 23,18%, 12,2% trong Tổng tài sản.

Với sự chênh lệch khá lớn giữa các chỉ tiêu đó nên năm 2010 công ty Kinh Đô đã

có những cải thiện tỷ trọng của các chỉ tiêu trên, cụ thể là giảm tỷ trọng của Tiền và các

khoản tương đương tiền và Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 23,18%, 12,2%

trong năm 2009 xuống 13,34%, 3,21% vào năm 2010; tương ứng đó là tăng tỷ trọng của

Các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 19,43%,

3,83%, 0,46% lên 20,21%, 8,62%, 0,85%.

Qua quá trình phân tích trên, ta thấy rằng trong năm 2010 tài sản ngắn hạn giảm

xuống, sự ứ đọng hàng hóa nhiều thể hiện ở chỗ hàng hóa tồn kho tăng lên, tăng 166,71%

so với năm 2009. Bên cạnh đó, công ty còn tăng mạnh việc chi trả trước cho người bán

và Dự phòng các khoản phải thu khó đòi, tăng tương ứng là 127,16%, 152,81% so với

năm 2009.

1.2. Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2010 của Kinh Đô tăng khá mạnh, tương ứng với khoản tiền

972.801 triệu đồng là 55,98%, chiếm 53,78% tổng tài sản so với năm 2009 thì lượng này

chỉ chiếm 40,91%, điều này cho thấy công ty đang có sự dịch chuyển tương đối giữa

TSNH và TSDH. Công ty chú ý hơn việc gia tăng các khoản thuộc TSDH để chú trọng

đầu tư TSCĐ, tăng tỷ trọng từ 15,45% năm 2009 lên 18,61% năm 2010. Nhưng chủ yếu

là do công ty đầu tư vào một lĩnh vực mới – Bất động sản, nên đã có sự dịch chuyển khá

lớn trong kết cấu tài sản giữa 2 năm 2009 – 2010.

** Qua phân tích cơ cấu Tổng Tài sản của Kinh Đô năm 2010, ta có thể thấy sự chuyển

dịch trong cơ cấu TSNH và TSDH, theo đó, TSDH đã có sự đầu tư nhiều hơn , trong đó

chủ yếu là do công ty có thêm tài sản từ một lĩnh vực kinh doanh mới. Cho thấy được

quyết tâm đưa Kinh Đô thành Tập đoàn đa ngành của ban lãnh đạo công ty.

1.3. Nợ phải trả:

- Trang 14 -

Page 15: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Nợ phải trả của Kinh Đô giảm 34,61% so với năm 2009, tương ứng với lượng tiền

là giảm 611.696 triệu đồng. Nguyên nhân chính yếu là công ty đã giảm Nợ ngắn hạn

xuống 38,5% so với năm 2009 và Nợ dài hạn tăng 12,39%. Theo đó thì tỷ trọng của Nợ

ngắn hạn giảm từ 38,44% năm 2009 còn 19,93% năm 2010 và cũng vì vậy mà tỷ trọng

Nợ phải trả của năm 2010 cũng có sự sụt giảm mạnh, từ 41,61% xuống 22,93%.

1.4. Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu của Kinh Đô tăng mạnh, tăng 55,82% tương ứng với lượng tiền là

1.349.901 triệu đồng vào năm 2010; làm tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu tăng mạnh mẽ, từ

56,93% lên 74,76% vào năm 2010. Sự gia tăng này là do nhiều yếu tố tạo thành: vốn điều

lệ tăng 50,24%, thặng dư vốn tăng 34,77%, và chênh lệch tỷ giá 203,24%; ngoài ra còn

do sự tăng mạnh của Nguồn Lợi nhuận chưa phân phối 127,27%. Những khoản mục kể

trên đều chiếm tỷ trọng lớn trong Vốn chủ sở hữu và tỷ trọng cũng tăng mạnh vào năm

2010 so với năm 2010.

1.5. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh:

Việc phân tích này được thực hiện thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh. Sau

đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô năm 2010:

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KHỐI

NỘI DUNG Năm 2009 Năm 2010 Tuyệt đối Tương đối

  Tổng doanh thu   1.539.

223 1.942.80

8

  Các khoản giảm trừ   9.

867 9.71

4

  Doanh thu thuần   1.529.

356 1.933.63

4 100% 100%

  Giá vốn hàng bán   1.023.

963 1.288.24

4 66,95% 66,62%

  Lợi nhuận gộp   505.

393 685.39

0 33,05% 35,45%

  Thu nhập hoạt động tài chính   76.

534 698.91

5

  Chi phí hoạt động tài chính   (8.

807) 242.45

2 5,00% 36,15%

     Trong đó: lãi vay phải trả   43.

758 42.45

8 0,58% 12,54%

  Chi phí bán hàng   164.

175 347.58

9 2,86% 2,20%

  Chi phí quản lý doanh nghiệp   112.

090 141.63

5 10,73% 17,98%

- Trang 15 -

Page 16: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

  Lợi nhuận thuần từ HĐKD   314.

469 652.62

9 7,33% 7,32%      20,56% 33,75%

  Thu nhập khác   376.

776 34.16

4

  Chi phí khác   118.

936 12.80

0 24,64% 1,77%

  Lợi nhuận khác   257.

840 21.36

4 7,78% 0,66%

  Tổng lợi nhuận trước thuế   572.

309 673.99

3 16,86% 1,10%

  Thuế TNDN phải nộp   49.

366 95.38

1 37,42% 34,86%

  Lợi nhuận sau thuế   522.

943 578.61

2

  Phần hùn thiểu số    -  56.04

0 3,23% 4,93%

  Lợi nhuận ròng  522.

943 522.57

2 34,19% 29,92%

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy doanh thu thuần bán hàng

và cung cấp dịch vụ của Kinh Đô tăng 26,2% so với năm 2009, giá vốn hàng bán cũng

tăng, nhưng tăng với mức độ thấp hơn so với doanh thu thuần (tăng 21,9%) nên làm cho

Lợi nhuận gộp của công ty tăng mạnh hơn, cụ thể là tăng 35,6%. Điều này chứng tỏ công

ty đã thành công trong việc chủ động về nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu thường

chiếm 66 – 72% giá vốn hàng bán. Nguyên vật liệu chính đầu vào cho sản xuất của KDC

chủ yếu là sữa, bơ, đường, bột mỳ.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng của Kinh Đô lại có sự gia tăng mạnh mẽ, tăng 111,70%

tương ứng với lượng tiền là 183.414 triệu đồng cùng với sự gia tăng của Chi phí quản lý

doanh nghiệp, tăng 26,36% tương ứng với lượng tiền là 29.545 triệu đồng. Chi phí bán

hàng của KDC gồm các khoản trả hoa hồng cho các nhà phân phối, đại lý bán hàng,

những người thanh toán trước tiền hàng và có doanh thu bán hàng cao, chi phí phát triển

thương hiệu. Chi phí này trung bình thường chiếm 8 – 9% doanh thu. Sở dĩ chi phí bán

hàng tăng do doanh nghiệp tăng chi phí đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu và

khoản trả hoa hồng cho các đại lý phân phối cũng gia tăng cùng với việc mở rộng hệ

thống phân phối. So với các doanh nghiệp cùng ngành, mức chi phí bán hàng của KDC là

hợp lý.

Đáng quan tâm ở đây là chi phí tài chính của công ty tăng rất mạnh, tăng 2853% so

với năm 2009, nguyên nhân là do khoản chi phí dự phòng giảm giá đầu tư tăng và chi phí

- Trang 16 -

Page 17: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng mạnh như đã phân tích ở phần Tài sản ở trên.

Tuy nhiên công ty vẫn có khoảng lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 107,53% là do thu nhập

từ hoạt động tài chính tăng rất mạnh, tăng 823,2% tương ứng với lượng tiền là 622.381

triệu đồng. Nhưng cuối cùng Lợi nhuận ròng vẫn giảm nhẹ khoảng 0,007%, nguyên nhân

là do Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 93,2%, nhanh hơn hẳn tốc độ tăng của

Lợi nhuân kế toán trước thuế là 17,77%.

*** Qua phân tích trên, ta nhận thấy rằng Công ty Kinh Đô nằm trong số ít các

công ty trong ngành duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận mà vẫn có sự sụt giảm phần trăm

các loại chi phí. Cơ cấu doanh thu và chi phí của Kinh Đô được xem là khá tốt so với các

công ty cùng ngành khác.

1.6. Phân tích các thông số tài chính:

Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp là một chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm do

các chỉ tiêu này phản ánh cụ thể tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, đặc biệt đối với

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà hoạt động đầu tư được mở rộng như Kinh Đô.

Chỉ số tài chính Đơn vị tínhKINH ĐÔ

Năm 2009 Năm 2010

Thanh toán hiện tại

Lần

1.5 2.3

Thanh toán nhanh Lần 1.4 1.9

Thanh toán tiền mặtLần

0.6 0.7

Số vòng quay khoản phải thu Vòng 23.4 16.8

Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 6.3 2.9

Vòng quay tổng tài sản Vòng 0.4 0.4

Vòng quay tài sản cố định Vòng 2.2 2.7

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 15.6 21.7Thời gian giải tỏa tồn kho Ngày 57.9 127.0

Kỳ trả tiền bình quânNgày

58.0 86.4

Thông số nợ % 25.2% 18.7%

Thông số ngân quỹ nợ % 176.0% 134.8%

Thông số khả năng trả lãi vay % 36,64% 4,04%

Thông số chi trả nợ gốc và lãi vay

%

0,86 1,36

- Trang 17 -

Page 18: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Lợi nhuận gộp biên

%

33% 35,4%

Lợi nhuận ròng biên

%

34% 27%

ROA

%

12,3% 10,4%

ROE%

21,7% 14%

Số nhân vốn chủ%

176% 137,8%

1. Hệ số thanh toán:

HỆ SỐ THANH TOÁN

m 2009

m 2010

Thanh toán hiện tại 1.5 2.3

Thanh toán nhanh 1.4 1.9

Thanh toán tiền mặt 0.6 0.7

Hệ số thanh toán cho biết khả năng ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn bằng cách

sử dụng tài sản ngắn hạn của mỗi công ty. Hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán

nhanh sau khi đã loại bỏ sự tham gia của hàng tồn kho của Kinh Đô đều lớn hơn 1 trong

2 năm 2009 – 2010. Điều này cho thấy nếu KDC bán toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có thì

KDC có thể thanh toán được ít nhất 1 lần số nợ ngắn hạn. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa

chỉ tiêu thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền tương đối lớn. Điều này là do KDC tập

trung một phần tài sản ngắn hạn của mình vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm

tỷ trọng khoảng 12% tổng tài sản vào năm 2009. Do vậy sang năm 2010 KDC đã cải

thiện phần nào tình hình này, bằng cách giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn xuống

còn 3,21% vào năm 2010, từ đó gia tăng tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty và tăng nhẹ

chỉ tiêu thanh toán bằng tiền mặt.

2. Hệ số hoạt động:

Hệ số hoạt động Năm 2009 Năm 2010

Số vòng quay khoản phải thu 23.4 16.8

Số vòng quay hàng tồn kho 6.3 2.9

Vòng quay tổng tài sản 0.4 0.4

Vòng quay tài sản cố định 2.2 2.7

- Trang 18 -

Page 19: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Kỳ thu tiền bình quân15.6 21.7

Kỳ trả tiền bình quân58.0 86.4

Thời gian giải tỏa tồn kho57.9 127.0

** Khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh

nghiệp áp dụng với những bạn hàng của mình. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng

lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi từ nợ

sang tiền mặt phục vụ sản xuất kinh doanh càng nhanh. Hệ số khoản phải thu của Kinh

Đô có xu hướng giảm trong 2 năm 2009 – 2010, trong đó các khoản phải thu từ khách

hàng có xu hướng tăng khá mạnh từ 127 tỷ lên 165 tỷ và các khoản phải thu khác cũng

tăng khá mạnh từ 664 tỷ lên 777 tỷ. Điều đặc biệt phần lớn các bạn hàng của Kinh Đô

như Tribeco, Kinh Đô miền Bắc, Kido và công ty Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Nghiệp

vụ chủ yếu của Kinh Đô và các bạn hàng của mình là mua bán thành phẩm, nguyên vật

liệu, công cụ phục vụ sản xuất. Việc áp dụng chính sách tín dụng mở rộng hơn đối với

các doanh nghiệp trong nội bộ tập đoàn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên đối với một

doanh nghiệp mà khoản phải thu chiếm khoảng 30% tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

thì việc chậm thu hồi công nợ sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc xoay vòng vốn lưu động của

doanh nghiệp.

** Hàng tồn kho:

Có sự sụt giảm mạnh trong chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong 2 năm, năm

2010 công ty KDC quay được 3 vòng hàng tồn kho, giảm một nửa so với năm 2009, hàng

tồn kho quay càng chậm thì vốn lưu kho càng cao, dẫn đến khả năng đẩy mạnh sản xuất

kinh doanh càng chậm.

3. Khả năng sinh lời:

- Trang 19 -

Page 20: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận trước thuế biên 37.4% 34.9%

Lợi nhuận ròng biên 34.2% 27.0%

ROA 12.3% 10.4%

ROE 21.7% 14.0%

Lợi nhuận của KDC đến từ ba nguồn chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt

động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (đến từ hoạt động kinh doanh bất động

sản và thanh lý tài sản cố định). Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động chính của công ty khoảng

30 – 40% trong khi của BBC, HHC và BHS chỉ dao động từ 15 – 25 %.

Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản đã mang lại suất sinh lợi khá ổn định.

Hoạt động tài chính tương đối rủi ro với lợi nhuận của công ty.

PHÂN TÍCH DUPONT Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận gộp (1) 34.2% 27.0%

Vòng quay tài sản (2) 36.0% 38.4%

Số nhân vốn chủ (3) 176.0% 134.8%

ROE = (1)x(2)x(3) 21.7% 14.0%

Điều này chứng tỏ hiệu suất tài chính của công ty đã bị sụt giảm nhưng không vì thế

mà kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của ROA

từ 12,3% xuống còn 10,4% trong năm 2010. Qua bảng thông số ta thấy rằng tốc độ giảm

của ROE nhanh hơn tốc độ giảm của ROA. Do số nhân vốn chủ năm 2010 tăng nhanh

hơn so với tốc độ tăng của ROA nên làm cho ROE giảm mạnh hơn. Số nhân vốn chủ

cũng thể hiện qua thông số nợ, thông số nợ của công ty giảm hơn so với năm 2009. Điều

này cũng thể hiện trong phân tích khối, năm 2009 Nợ phải trả chiếm 41,61% Tổng nguồn

vốn, năm 2010 giảm xuống còn 22,93% Tổng nguồn vốn. Từ đây ta thấy rằng công ty đã

giảm đáng kể các khoản nợ, mà đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.

ROA và ROE còn liên quan đến vòng quay tài sản và lợi nhuận ròng biên. Như đã

phân tích ở trên, vòng quay tài sản của công ty tăng nhẹ, từ 2,2 năm 2009 lên 2,7 năm

2010 nhưng vẫn ở mức thấp so với ngành. Bên cạnh đó Lợi nhuận ròng biên cũng giảm

- Trang 20 -

Page 21: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

từ 34,2% năm 2009 còn 27% năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao nhất so với các công ty

cùng ngành. Điều này cho thấy, tuy vòng quay tài sản có tăng nhưng tăng nhẹ so với sự

sụt giảm lớn hơn nhiều của Lợi nhuận ròng biên, dẫn tới việc ROA và ROE giảm.

4. Thông số đòn bẩy tài chính :

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010

Thông số nợ 25.2% 18.7%

Thông số ngân quỹ nợ 176.0% 134.8%

Thông số khả năng trả lãi vay 12% 15%Thông số nợ dài hạn 3,2% 3%

Hệ số nợ trong cơ cấu vốn của KDC qua 2 năm luôn ở mức tương đối thấp (dưới

30% và có xu hướng giảm dần) và đa phần là nợ ngắn hạn nên không đáng lo ngại. Tỷ lệ

nợ trên tổng nguồn vốn ở mức hợp lý làm cho công ty không mất nhiều chi phí trả lãi

song KDC sẽ không sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính. Cơ cấu vốn được duy trì

khá ổn định qua 2 năm với tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn xấp xỉ 25%.

** Nhìn chung, trong năm 2010 công ty Kinh Đô có tình hình tài chính khá tốt và

kết quả kinh doanh cũng khả quan. Tuy nhiên công ty cần chú ý về hiệu suất tài chính,

chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho để việc kinh doanh năm 2011 tốt hơn và công ty trở nên

hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

2. Phân tích so sánh:

Chỉ tiêu Công Ty Kinh Đô Công ty Bibica Công ty Hải Hà Công ty Đường Biên Hòa

2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010

TSNH 2.510.574 2.329.536 341.515 333.373 12

5.348 15

6.893 532.632 618.030

TSDH 1.737.527 2.710.328 395.294 425.467 6

7.002 6

7.503 352.108 397.162

NPT 1.767.440 1.155.744 213.

556 211.

323 7

4.810 8

7.487 456.207 514.410

NVCSH 2.418.021 3.767.922 523.

253 547.

517 11

7.540 13

6.909 428.533 500.782

TTS=NV 4.247.601 5.039.864 736.

809 758.

840 19

2.350 22

4.396 884.740 1.015.192

DTT 1.529.356 1.933.634626.954 787.836 458.602 527.586 1.189.448 2.002.518

LNST 522.943 578.612572.93 41.778 20.363 18.908 120.087 145.870

- Trang 21 -

Page 22: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Xét cả 4 công ty, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 có xu

hướng giảm ở Kinh Đô và Bibica, còn 2 công ty còn lại thì có xu hướng gia tăng.

Cụ thể, công ty Bibica tài sản ngắn hạn giảm nhẹ 2% so với năm 2009. Tuy nhiên

các chỉ tiêu nằm trong tài sản ngắn hạn thì lại có sự biến động rất lớn về con số tương

đối, cụ thể là Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng

mạnh lần lượt là 800%, 82%, 66%; trong khi đó Tiền và các khoản tương đương tiền và

Tài sản ngắn hạn khác cũng có sự sụt giảm mạnh lần lượt là 56% và 80% so với năm

2009. Tuy nhiên qua kết quả phân tích dọc ta thấy rằng hầu hết các khoản tăng mạnh đều

chiếm tỷ trọng rất ít so với tổng tài sản nên những biến động đó tác động không đáng kể

đến tình hình tài sản ngắn hạn của công ty. Đáng chú ý là công ty Bibica cũng đã có

những cố gắng cải thiện sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu trong năm 2010.

Qua phân tích Tài sản dài hạn của 4 công ty, ta nhận thấy rằng Kinh Đô là công ty

có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn (đầu tư vào lĩnh vực bất động sản) và có các khoản

đầu tư dài hạn, điều này sẽ giúp công ty có lợi tức dài hạn phục vụ cho nhu cầu vốn cho

công ty.

So với 2 công ty trên thì công ty Bánh kẹo Hải Hà có sự khác biệt khá lớn, tài sản

ngắn hạn năm 2010 của Hải Hà tăng chứ không giảm, cụ thể là tăng 25,17% so với năm

2009, kéo theo sự gia tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản, chiếm từ

65,17% năm 2009 lên 69,92% trong năm 2010. Sự gia tăng này chủ yếu là do Tiền và các

khoản tương đương tiền tăng 44,18% và hàng tồn kho tăng 42,24%.

Giống với Hải Hà, công ty cổ phần Đường Biên Hòa cũng có sự gia tăng về tài sản

ngắn hạn, tăng 16,3% so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu là do lượng tích lũy hàng

tồn kho tăng 48,67%.

Tài sản dài hạn năm 2010 của Bibica tăng nhẹ khoảng 8% và cũng tăng tỷ trọng so

với tổng tài sản từ 53,65% lên 56,07%. Sự gia tăng này chủ yếu là do công ty đã đầu tư

lớn vào tài sản cố định năm 2010, tăng đến 119% so với năm 2010.

Tình hình tài sản dài hạn tại Hải Hà hầu như không có biến động gì lớn. Còn Công

ty cổ phần Đường Biên Hòa có tài sản dài hạn năm 2010 tăng 45.054 triệu đồng, tương

ứng là tăng 12,8%. Điểm đáng lưu ý là BHS có sự đầu tư nhiều hơn vào khoản mục Tài

- Trang 22 -

Page 23: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

sản dài hạn khác, nhưng do không chiếm tỷ trọng nhiều nên không gây nên sự biến động

lớn ở chỉ tiêu Tài sản dài hạn.

Nợ phải trả của Kinh Đô và Bibica có xu hướng giảm xuống, còn hai công ty còn

lại thì có chiều hướng ngược lại.

Còn Nguồn vốn chủ sở hữu và Doanh thu thuần thìa cả 4 công ty đều tăng theo quy

mô.

Công ty Bibica có doanh thu thuần tăng 26%, Giá vốn hàng bán tăng 31%, tốc độ

tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm giảm sự gia

tăng Lợi nhuận gộp, cụ thể là tăng 13% tương ứng với lượng tiền 23.714 triệu đồng. Do

các chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần

lượt là 29%, 28%, 7% mà thu nhập từ các hoạt động tài chính lại giảm mạnh khoảng 49%

nên làm Lợi nhuận thuần giảm 38%; nhưng nhờ thu nhập khác tăng 114% nên Lợi nhuận

ròng giảm 27% so với năm 2009.

Tổng doanh thu của Hải Hà tăng 15,31% so với năm 2009, tốc độ tăng doanh thu

thuần và giá vốn hàng bán gần như tương đương nhau nên (15,04% và 16,94%) nhưng

các khoản giảm trừ lại tăng khá lớn khoảng 84,15% nên làm cho Lợi nhuận gộp có tăng

nhưng rất ít, khoảng 5,29%. Các khoản chi phí cũng gia tăng làm cho lợi nhuận thuần từ

HĐKD giảm 8%, kéo theo Lợi nhuận ròng giảm 7,15% so với năm 2009.

Công ty Đường Biên Hòa có sự gia tăng ở hầu hết các khoản mục nhưng với tốc độ

không đều nhau; cuối cùng Lợi nhuận ròng tăng 21,47% so với năm 2009.

Chuyển sang phân tích thông số tài chính, ta thấy:

** So sánh hệ số thanh toán với các công ty cùng ngành:

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010

KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Hệ số thanh toán hiện thời 1.5 2.2 1.7 1.6 2.3 1.8 1.9 1.5

Hệ số thanh toán nhanh 1.4 1.7 0.8 1.0 1.9 1.2 0.7 0.8

Hệ số thanh toán tiền mặt 0.6 1.3 0.3 0.3 0.7 0.5 0.3 0.1

- Trang 23 -

Page 24: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Các chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của KDC được cải thiện và

duy trì ở mức khá tốt (lớn hơn 1,5 lần) so với các doanh nghiệp cùng ngành đặc biệt là

năm 2010. Riêng năm 2009, sở dĩ hệ số thanh toán của KDC lại thấp hơn so với các

doanh nghiệp tham chiếu là do quy mô hoạt động khác nhau, tạo ra sự khác biệt khá lớn

về hệ số tuyệt đối giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn của

KDC và các công ty trên. (Tài sản lưu động của KDC là 2.510 tỷ đồng/nợ ngắn hạn 1.632

tỷ đồng; con số tương ứng ở BBC là 341 tỷ đồng và 157 tỷ đồng, ở HHC là 125 tỷ và 72

tỷ; ở BHS là 532 tỷ và 331 tỷ). Do vậy, theo nhóm chúng tôi, so với mặt bằng chung của

các doanh nghiệp trong ngành, hệ số thanh toán nhanh của KDC là tốt nhất khi số vốn tồn

lại trong hàng tồn kho qua các năm khá cao – (trung bình là khoảng 300 tỷ trong 2 năm

2009 – 2010 – con số cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành). Hệ số thanh toán

tiền mặt cũng luôn duy trì ở mức cao nhất so với các doanh nghiệp trong trên. Điều này

chứng tỏ KDC vừa có khả năng ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn tốt trong khi vẫn

duy trì hàng tồn kho đảm bảo cho sản xuất.

** So sánh hệ số thanh toán với các Doanh nghiệp cùng ngành:

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010

KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Vòng quay khoản phải thu 23.4 22.5 25.9 19.6 16.8 23.0 32.1 37.8

Vòng quay hàng tồn kho 6.3 6.2 5.4 5.1 2.9 4.9 4.4 5.9

Vòng quay tài sản cố định 2.2 2.6 7.0 4.3 2.7 2.0 9.8 7.4

Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu của KDC là kém hiệu quả hơn so với các doanh

nghiệp cùng ngành. Năm 2010 số vòng quay khoản phải thu ở mức thấp nhất so với các

công ty trên. Tuy hiệu quả của các hệ số này không hoàn toàn đo lường hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cần cố gắng để cải thiện hệ số này nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

So với các công ty tham chiếu thì năm 2010 KDC là doanh nghiệp quản lý hàng tồn

kho kém hiệu quả hơn.

- Trang 24 -

Page 25: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Vòng quay tài sản cố định của công ty tăng nhẹ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên hiệu

quả sử dụng tài sản cố định của công ty chưa cao do một đồng đầu tư vào tài sản cố định

để thu về hơn 2 đồng doanh thu, thấp hơn nhiều so với HHC và BHS.

** So sánh hệ số sinh lời với các Doanh nghiệp cùng ngành:

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010

KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Lợi nhuận trước thuế biên 37.4% 10.3% 5.9% 10.8% 34.9% 5.7% 4.8% 8.3%

Lợi nhuận ròng biên 34.2% 9.1% 4.4% 10.1% 27.0% 5.3% 3.6% 7.3%

ROA 12.3% 7.8% 10.6% 13.6% 10.4% 5.5% 8.4% 14.4%

ROE 21.7% 11.0% 18.4% 28.2% 14.0% 7.7% 14.8% 24.4%

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010

KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Lợi nhuận gộp (1) 34.2% 9.1% 4.4% 10.1% 27.0% 5.3% 3.6% 7.3%

Vòng quay tài sản (2) 36.0% 85.1% 238.4% 134.4% 38.4% 103.8% 235.1% 197.5%

Số nhân vốn chủ(3) 176.0% 141.1% 173.7% 207.9% 134.8% 139.3% 175.6% 204.4%

ROE = (1)x(2)x(3) 21.7% 11.0% 18.4% 28.2% 14.0% 7.7% 14.8% 29.4%

Thông qua các chỉ tiêu ROA và ROE ta thấy rằng suất sinh lợi tổng hợp của công ty

là khá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.

ROE của KDC năm 2009 ở mức khá cao nhưng đến năm 2010 thì lại ở mức thấp

hơn so với BHS và HHC.

- Trang 25 -

Page 26: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

** So sánh các thông số đòn bẩy tài chính với các Doanh nghiệp cùng ngành:

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010

KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Thông số nợ dài hạn 3,2% 4% 3,5% 6% 3% 3% 4,3% 5,1%

Thông số nợ 25% 17% 35.6% 401% 18.7% 25% 29.4% 57%

Thông số nợ ngân quỹ 176% 141% 173.7% 208% 135% 139% 175.6% 204%

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ có công ty Bibica là sử dụng đòn bẩy tài chính, thể hiện

qua thông số nợ gia tăng ở 2 năm, năm 2009 là 17% nhưng đến năm 2010 con số này đã

thành 25%. Các công ty còn lại đều sụt giảm chỉ tiêu này, đặc biệt là công ty cổ phần

Đường Biên Hòa.

- Trang 26 -

Page 27: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

KINH ĐÔ:

1. Phân tích cấu trúc tài chính:

a. Công ty Kinh Đô :

Năm 2009 Năm 2010Tài sản ngắn hạn 59,1% 46,2%Tài sản dài hạn 40,9% 53,8%Nợ ngắn hạn 38,4% 19,9%Vốn dài hạn 61,6% 80,1%

2009 2010

TSNH 59,1%

NNH 38,4%

TSNH

46,2%

NNH 19,9%

VDH 80,1%VDH

61,6%TSDH 53,8%

TSDH 40,9%

Nhìn vào cấu trúc tài chính của công ty trong 2 năm, ta có thể thấy được rằng nợ

ngắn hạn của công ty trong năm 2010 đã giảm đáng kể so với 2009 ( từ 38,4% xuống

19,9%), và trong năm 2010, công ty đã đầu tư mạnh vào vốn dài hạn và tài sản dài hạn.

Vốn dài hạn tăng từ 61,6% lên 80,1% và tài sản dài hạn cũng tăng 1 phần từ 40,9% lên

53,8%, do đó tỷ trọng của tài sản ngắn hạn của công ty đã giảm hơn so với năm 2009.

Trong năm 2010, công ty đã tăng thêm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí, quỹ khác của

công ty cũng tăng, thêm vào đó tỷ giá cổ phiếu của công ty lên cao nên công ty đã có

thêm một khoản lợi nhuận. Chính những điều này đã làm cho vốn dài hạn của công ty

trong năm 2010 tăng lên. Nhưng nếu công ty tiếp tục đầu tư quá mạnh vào vốn dài hạn

thì điều này sẽ không tốt.

- Trang 27 -

Page 28: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

b. Công ty Bibica :

Năm 2009 Năm 2010

Tài sản ngắn hạn46.4% 44%

Tài sản dài hạn 53.6% 30,1%Nợ ngắn hạn 21.5% 23.8%Vốn dài hạn 78.5 % 76.2%

2009 2010

TSNH

44%

NNH 23.8%

TSNH

46.40%

NNH 21.5%

VDH 78.5 %

VDH 76.2%

TSDH

56%

TSDH

53.60%

Nhìn vào cấu trúc tài chính của công ty trong 2 năm, ta có thể thấy được rằng nợ

ngắn hạn của công ty trong năm 2010 đã giảm hơn so với 2009, và trong năm 2010, công

ty đã tăng vốn dài hạn, nhưng không đáng kể. Vốn dài hạn tăng từ 76.2% lên 78.5% và

tài sản dài hạn giảm từ 56% xuống 53,6%, do đó tỷ trọng của tài sản ngắn hạn của công

ty đã tăng hơn so với năm 2009 ( 44% lên 46,4%). Nhìn chung thì cấu trúc của công ty

khá tốt, tuy nhiên công ty không nên tiếp tục đầu tư quá nhiều vào vốn dài hạn và tài sản

ngắn hạn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty.

c. Công ty Hải Hà

Năm 2009 Năm 2010Tài sản ngắn hạn 65,2% 69,9%Tài sản dài hạn 34,8% 30,1%Nợ ngắn hạn 37,6% 37,8%Vốn dài hạn 62,4% 62,2%

- Trang 28 -

Page 29: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

2009 2010

TSNH 65,2%

NNH 37,6% TSN

H 69,9%

NNH 37,8%

 

TSDH 34,8%

VDH 62,4%

VDH 62,2%

 TSDH 30,1%

Trong 2 năm 2009 và 2010, cấu trúc tài chính của công ty không thay đổi nhiều. Tỷ

trọng nợ ngắn hạn và vốn dài hạn cũng không dịch chuyển nhiều, nợ ngắn hạn từ 37,6%

lên 37,8% và vốn dài hạn giảm từ 62,4% xuống 62,2%. Và trong năm 2010, công ty đầu

tư vào tài sản ngắn hạn làm cho tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng lên và tỷ trọng của tài

sản dài hạn giảm xuống. Tài sản ngắn hạn tăng từ 65,2% lên 69,9% và tài sản dài hạn

giảm từ 34,8% xuống 30,1%. Nhìn chung thì cấu trúc tài chính của công ty chưa tốt vì

công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn chiếm

69,9%, gần như gấp đôi so với nợ ngắn hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi

của công ty.

d. Công ty đường Biên Hòa :

Năm 2009 Năm 2010Tài sản ngắn hạn 60.88% 60.20%Tài sản dài hạn 39.12% 39,80%Nợ ngắn hạn 50.67% 51.56%Vốn dài hạn 49.33% 48.44%

- Trang 29 -

Page 30: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

2009 2010

TSNH60.88%

Nợ NH 50.67%

TSNH60.20%

Nợ NH51.56%

 

Vốn DH

49.33%

 Vốn

DH48.44%

TSDH39.12%

TSDH39.80%

Nhìn vào cấu trúc tài chính của công ty trong 2 năm, ta có thể thấy được rằng nợ

ngắn hạn của công ty trong năm 2010 tăng hơn so với 2009 (50,67% lên 51,56%), trong

khi tài sản ngắn hạn của công ty thì giảm hơn so với 2009, nhưng giảm không đáng kể

( từ 60,88% xuống 60,20%). Và trong năm 2010, vốn dài hạn giảm từ 49.33% xuống

48.44% và tài sản dài hạn cũng tăng 1 phần từ 39.12% lên 39.8%. Và có thể thấy rằng tài

sản dài hạn đang tăng chậm, và nợ ngắn hạn của công ty cũng đang tăng, tăng gần bằng

tỷ trọng của tài sản ngắn hạn, nếu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng như vậy trong khi tài sản

ngắn hạn giảm thì tiềm ẩn rủi ro của công ty có thể xảy ra.

2. Nhận xét :

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010KDC BBC HHC BHS KDC BBC HHC BHS

Tài sản ngắn hạn

59,1% 46,4% 65,2% 60,8% 46,2% 44% 69,9% 60,2%

Tài sản dài hạn

40,9% 53,6% 34,8% 39,1% 53,8% 30,1% 30,1% 39,8%

Nợ ngắn hạn 38,4% 21,5% 37,6% 50,6% 19,9% 23,8% 37,8% 51,6%Vốn dài hạn 61,6% 78.5 % 62,4% 49,3% 80,1% 76,2% 62,2% 48.4%

** Từ biểu đồ cấu trúc tài chính trong 2 năm của 4 công ty, ta có thể nhận thấy

rằng :

- Trang 30 -

Page 31: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Trong 4 công ty thì công ty Hải Hà là công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều nhất,

và phần trăm của tài sản ngắn hạn của công ty gần như gấp đôi so với nợ ngắn hạn. Công

ty chỉ nên đầu tư vừa phải vào tài sản ngắn hạn và phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn

và nợ ngắn hạn không nên quá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của

công ty. Và 3 công ty còn lại, Kinh Đô, Bibica và Biên Hòa thì với cấu trúc tài chính

trong năm 2009 và 2010 của 3 công ty, ta thấy cả 3 công ty đều hoạt động hiệu quả.

- Trang 31 -

Page 32: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

II. BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN:

1. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn công ty Kinh Đô :

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY KINH ĐÔ

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

356,583 - Các khoản phải thu 193,172

- Khấu hao 298,081- Hàng tồn kho 271,852

-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

38,738- Tài sản ngắn hạn khác 23,256

- Nợ dài hạn 16,698- Nguồn vốn 954,810 - TSCĐ gộp 618,479- Nguồn kinh phí, quỹ khác

24,817 - Bất động sản đầu tư 29,165

- Phần hùn thiểu số 54,058- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

215,443

- Các khoản phải thu dài hạn

21,941 - Tài sản dài hạn khác 468,494

- Lợi nhuận sau thuế 578,612 - Nợ ngắn hạn 628,394- Trả cổ tức 208,248

Tổng 2,344,208 Tổng 2,656,503

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU CHUYỂN CÔNG TY KINH ĐÔ

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ- Khấu hao 298,081 - TSCĐ gộp 618,479- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

38,738 - Bất động sản đầu tư   29,165

- Nợ dài hạn 16,698 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

215,443

- Nguồn vốn 954,810 - Tài sản dài hạn khác  468,494- Nguồn kinh phí, quỹ khác

24,817 - Trả cổ tức 208,248

- Phần hùn thiểu số 54,058- Các khoản phải thu dài hạn

21,941

- Lợi nhuận sau thuế 578,612Tổng 1,987,625 Tổng 1,539,829

- Trang 32 -

Page 33: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

2. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn công ty Bibica :

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY BIBICA

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ

Tài sản ngắn hạn khác   14,232

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn   40,000

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn   3,370 Các khoản phải thu   35,589

Tài sản dài hạn khác  1,273 Hàng tồn kho   46,576

Nợ ngắn hạn   23,536 Tài sản cố định   34,816

Nguồn vốn - Quỹ   22,994 Nợ dài hạn   25,769Nguồn kinh phí, quỹ khác   1,270 Trả cổ tức 41,413

Khấu hao 35,662    

LNST 41,778    

Tổng 108,488 Tổng 224,163

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY BIBICA

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊCác khoản đầu tư tài chính dài hạn   3,370 Tài sản cố định   34,816

Tài sản dài hạn khác  1,273 Nợ dài hạn   25,769

Nguồn vốn - Quỹ   22,994 Trả cổ tức 41,413Nguồn kinh phí, quỹ khác   1,270    

Khấu hao 35,662    

LNST 41,778    

Tổng 70,721 Tổng 101,998

- Trang 33 -

Page 34: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

3. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn công ty Hải Hà :

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY HẢI HÀ

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

5,000 - Hàng tồn kho   29,983

-  Các khoản phải thu   3,854 - Tài sản ngắn hạn khác 1,715- Khấu hao 13,856 - TSCĐ gộp 4,498- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  

136 - Tài sản dài hạn khác  9,995

- Nợ ngắn hạn   11,954 - Trả cố tức 9,090- Nợ dài hạn 723- Nguồn vốn 6,209- Nguồn kinh phí, quỹ khác  

2,342

- Lợi nhuận sau thuế 18,908Tổng 63,982 Tổng 55,281

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY HẢI HÀ

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ- Khấu hao 13,856 - TSCĐ gộp 4,498- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  

136 - Tài sản dài hạn khác  9,995

- Nợ dài hạn 723 - Trả cố tức 9,090- Nguồn vốn 6,209- Nguồn kinh phí, quỹ khác  

2,342

- Lợi nhuận sau thuế 18,908Tổng 43,174 Tổng 23,583

- Trang 34 -

Page 35: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

4. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn công ty đường Biên Hòa :

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊCác khoản đầu tư TC dài hạn khác 5,136 Các khoản phải thu 13,503

Nợ ngắn hạn 67,422 hàng tồn kho 97,957

Nguồn vốn quỹ 71,208 Tài sản ngắn hạn khác 1,305Nguồn kinh phí quỹ khác 1,041

Các khoản phải thu dài hạn 13,196

Khấu hao 33,922 Tài sản cố định 13,730

LNST 145,870 Tài sản dài hạn khác 23,265

    Trả cổ tức 159,415

    Nợ dài hạn khác 9,209

Tổng 290,710 Tổng 318,077

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN

HÒA

NGUỒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ

Các khoản đầu tư TC dài hạn khác 5,136

Các khoản phải thu dài hạn 13,196

Nguồn vốn quỹ 71,208 Tài sản cố định 13,730Nguồn kinh phí quỹ khác 1,041 Tài sản dài hạn khác 23,265

Khấu hao 33,922 Nợ dài hạn khác 9,209

LNST 145,870 Trả cổ tức 159,415

       

Tổng 223,288 Tổng 218,815

** Từ báo cáo nguồn và sử dụng vốn của 4 công ty, ta có thể thấy được rằng, công ty

Kinh Đô và công ty Biên Hòa đều có nguồn ngân quỹ giảm và vốn lưu động lại tăng lên.

Trong khi đó, công ty Bibica đều giảm ngân quỹ và giảm vốn lưu động, còn dòng ngân

quỹ và vốn lưu động của công ty Hải Hà lại tăng. Sở dĩ ngân quỹ của công ty Kinh Đô và

công ty BiênHòa đều giảm là do cả 2 công ty đều sử dụng tiền để đầu tư mạnh vào các

khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định gộp và tài sản dài hạn, ngắn hạn khác và cả

2 công ty đều đã tranh thủ nguồn từ các khoản vay dài hạn lớn, các khoản phải trả và lợi

nhuận sau thuế. Đối với công ty Bibica, dòng ngân quỹ của công ty giảm cũng là do công

- Trang 35 -

Page 36: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

ty đầu tư vào các khỏan phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định gộp và các tài sản khác,

tuy nhiên công ty đã không tranh thủ nguồn nhiều vào khoản nợ dài hạn, do đó vốn lưu

động của công ty giảm. Và công ty Hải Hà, dòng ngân quỹ của công ty tăng lên là do

công ty chỉ đầu tư vào hàng tồn kho, tài sản cố định gộp và tài sản khác.

III. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY:

1. Đòn bẩy kinh doanh :

Năm 2009 Năm 2010

FC 845,365 1,089,741

EBIT 616,067 716,451

DOL 2,372 2,521

** Ý nghĩa:

Như vậy có thể nói rằng tại mức sản lượng Q cứ 1% thay đổi sản lượng sẽ làm

cho EBIT thay đổi với mức DOL năm 2009 là 2,372% và chi phí hoạt động FC càng lớn

thì DOL càng lớn. Năm 2010 FC lớn hơn FC năm 2009 nên DOL của 2010 cũng lớn hơn

2009. (2,521 > 2,372). Nếu chi phí cố định ( FC) của công ty tiếp tục tăng lên thì đòn bẩy

cũng sẽ tăng và nếu đòn bẩy quá lớn thì công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên

công ty cũng sẽ gặp nhiều rủi ro. Do đó, công ty nên ước lượng mức sản lượng cần thiết

sẽ tiêu thụ trên thị trường.

- Trang 36 -

Page 37: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

2. Đòn bẩy tài chính : ( ĐVT : triệu đồng )

Đòn bẩy nợ Năm 2009 Năm 2010Cổ phần thường 795,463 1,195,179

Vốn vay 526,747 474,342

EBIT 616,067 716,451

Trả lãi vay 43,758 42,458

Lợi nhuận trước thuế 572,309 673,993Thuế thu nhập 49,366 95,381

Lợi nhuận sau thuế 522,943 578,612

Số cổ phần 79,5463 119,5179EPS 0,657 0,484DFL 1,076 1,063

** Ý nghĩa:

Nếu có sự thay đổi 1% EBIT với cấu trúc tài trợ hiện tại ta có DFL thay đổi

1,063% vào năm 2010. Đối với công ty Kinh Đô, qua 2 năm 2009 – 2010 ta đều thấy

EBIT đều cao hơn chi phí lãi vay nên thu nhập trên cổ phần thường của công ty sẽ

tăng lên, công ty có lợi nhuận nhiều hơn và ít rủi ro hơn đối với các cổ đông. Kinh Đô

ít sử dụng đòn bầy tài chính, thể hiện qua bảng trên, ta thấy rằng DFL có xu hướng

giảm qua 2 năm.

- Trang 37 -

Page 38: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

3. Đòn bẩy tổng hợp:

Năm 2009 Năm 2010Doanh số 1,529,356 1,933,634

Chi phí cố định ( FC) 845,365 1,089,741Chi phí biến đối ( VC) 1,300,228 1,737,468Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT) 616,067 716,451

Trả lãi vay 43,758 42,458

Lợi nhuận trước thuế 572,309 673,993Thuế thu nhập 49,366 95,381

Lợi nhuận sau thuế 522,943 578,612

Số cổ phần 79,5463 119,5179EPS 0,657 0,484DTL=DOL*DFL 2,55 2,68

** Ý nghĩa:

Theo kết quả trên, cho dù doanh số tăng nhưng thu nhập trên cổ phần EPS vẫn

thấp hơn, đó là do ảnh hưởng cảu cơ cấu vốn. Vì vậy, EPS chịu ảnh hưởng của cả hai yếu

tố: doanh số và cơ cấu vốn.

- Trang 38 -

Page 39: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

CHƯƠNG IV: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ NĂM 2011 CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN KINH ĐÔ

I. Các cơ sở hoạch định ngân sách ngân quỹ năm 2011 cho công ty Kinh Đô:

1.1. Định hướng hoạt động năm 2011:

Công ty Kinh Đô chính thức kích hoạt hoạt động kinh doanh theo thể chế hóa tổ

chức vận hành (institutionalization) để tối ưu hóa, đồng bộ hóa và minh bạch hóa các

hoạt động kinh doanh, đầu tư sao cho cả tổ chức đạt được chiến lược tăng trưởng

(growth) một cách nhanh nhất (fast), bền vững nhất (sustainable) và hiệu quả nhất

(efficient).

 

Xây dựng Ngôi nhà Kinh Đô chính là tạo dựng một Best Company có khả năng

tạo nên sự khác biệt không dễ lặp lại

Nhìn về lâu dài, Kinh Đô có đội ngũ quản trị cấp cao và cấp trung được tập hợp từ

nội tại và bên ngoài đã và sẽ tiếp tục tạo nên một sức mạnh ưu việt với khả năng hiểu

- Trang 39 -

Page 40: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

thấu đáo về thị trường và người tiêu dùng (insights) cũng như có kinh nghiệm trong

những thao tác ngoài thị trường (Execution).

Tất cả những kinh nghiệm này kết hợp với các hệ thống thông tin thị trường được

tập hợp để hiện thực hóa được chiến lược. Kết quả chính là tạo dựng được một  Best

Company có khả năng tạo nên sự khác biệtkhông dễ lặp lại.

 Trong năm 2011, với tư thế đã sẵn sàng, Công ty sẽ triển khai tiếp phần mềm cho

Demand Planning và S&OP. Quan trọng hơn, công ty đã thiết kế xong và sẽ triển khai hệ

thống quản chế (corporate governance), nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ (internal

control) cho toàn bộ tổ chức với mục đích bảo vệ quyền lợi cổ đông thông qua các quy

trình, quy chế, hệ thống kiểm soát hoạt động và thông tin, chế độ phân quyền và trách

nhiệm để từ đó mọi người tuân thủ thực hiện công việc theo đúng cách phải làm, đồng

thời triển khai một số dự án trọng điểm để tạo tăng trưởng nhanh và khác biệt không chỉ

cho năm 2011 và những năm sau đó. Đây chính là điểm nhấn của năm 2011.

Với nền móng đã có, Kinh Đô sẽ tiếp tục:

Mở rộng thêm độ phủ

Cơ cấu lại danh mục sản phẩm

Thiết kế lại và triển khai hệ thống phân phối mới

Hợp lý hóa quy trình kiểm soát chất lượng trong suốt chuỗi giá trị

Xây dựng các KPIs để đo lường và giám sát kết quả kinh doanh và

hiệu quả khai thác tài sản ở từng thời điểm khác nhau trong năm.

Các hoạt động trong năm 2011 sẽ hết sức quan trọng trong công cuộc tạo nên

năng lực cạnh tranh lâu dài cho Kinh Đô để trở thành một Better Company. 

 Năm 2010, Công ty đã thiết kế lộ trình xây dựng ngôi nhà Kinh Đô (nền móng,

trụ cột và mái nhà vững chắc) – đồng thời đã đưa vào vận hành quy chế và quy trình

Annual Planning, Demand Planning, S&OP và Go to market theo mô hình SBU. Công ty

cũng đã triển khai hệ thống Business Intelligence của phần mềm quản trị SAP để giúp

cho cấp quản trị có thông tin nhanh và chính xác để ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra,

- Trang 40 -

Page 41: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

công ty cũng đã triển khai thành công hệ thống KPI và HR để đo lường hiệu quả của các

hoạt động kinh doanh.

Các hoạt động này đã tạo nền tảng quan trọng để công ty dễ dàng hơn trong việc

triển khai tiếp một số hoạt động trong năm 2011 trong công cuộc thể chế hóa toàn tổ

chức. Quan trọng nhất là việc công ty đã thu hút được một số nhân sự cấp cao và cấp

trung cùng với nhân sự đang có để tạo ra những đột phá mới trong những năm tới. Các

hoạt động trên tạo nền tảng để Kinh Đô trở thành một Good Company với khả năng phát

triển vững bền.

1.2. Chiến lược năm 2011:

Năm 2011, tiếp tục thực hiện các định hướng đã vạch ra, đồng thời kiên trì mục

tiêu tăng trưởng một cách ổn định, Kinh Đô chủ động nắm bắt cơ hội trong giai đoạn

phục hồi của nền kinh tế, tạo nền móng vững chắc cho tương lai và khẳng định vị trí là

Công ty thực phẩm hàng đầu. Hội đồng quản trị và Ban điều hành thống nhất tập trung

xây dựng chiến lược và các hoạt động vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh Thực Phẩm.

Năm 2011 sẽ tiếp tục là năm tăng trưởng cao của Kinh Đô mặc dù nền kinh tế

được dự báo vẫn còn nhiều biến động. Trên cơ sở đó, Kinh Đô hoạch định chỉ tiêu kế

hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011 như sau:

(*) Số liệu hợp nhất được Công ty tính cho mục đích so sánh dựa trên Báo cáo tài

chính năm 2010 đã được kiểm toán  của 3 công ty KDC, NKD & KIDO sau khi điều

chỉnh các giao dịch nội bộ.

Tháng 4 này, Tập đoàn Kinh Đô công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 20 triệu cổ

phiếu KDC. Công ty xác định sẽ tập trung chiến lược và các hoạt động vào lĩnh vực kinh

- Trang 41 -

Page 42: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

doanh chính - ngành Thực phẩm với doanh thu năm 2011 dự kiến đạt 4.200 tỷ đồng và

lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỉ đồng.

Đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi

Ở kỳ đại hội năm nay, rất ít công ty công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu,

do còn “dư âm” nhiều đợt phát hành năm 2010 không thành công và do thị trường chứng

khoán năm 2011 chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Trong bối cảnh đó, sự chú ý của giới đầu tư dồn về KDC khi Tập đoàn này cho

biết cổ đông đã thông qua phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu tương ứng với 200 tỷ

đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 1.395 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động sẽ được sử

dụng để đầu tư dây chuyền bánh kẹo, nhà xưởng tại nhà máy Khu công nghiệp VSIP

Bình Dương, mở rộng nâng công suất nhà máy sản xuất kem và các sản phẩm từ sữa tại

Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, đầu tư hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,

mang tính sáng tạo (innovation), mở rộng kênh phân phối, phát triển các nhãn hàng chủ

lực, bổ sung vốn lưu động…

Cổ đông cũng đã thông qua việc giao cho HĐQT quyết định chọn đối tác chiến

lược. Dự kiến KDC sẽ phát hành riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám Đốc Kinh Đô từ chối cho biết về mức giá dự kiến sẽ

bán. Tuy nhiên, theo ông, nếu việc phát hành thành công, đem lại khoảng thặng dư lớn

cho Kinh Đô năm 2011.

Tập hợp sức mạnh

Ở kỳ đại hội cổ đông lần này, Kinh Đô đã giới thiệu những gương mặt trẻ trong

bộ máy lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Cổ đông đặc biệt ấn tượng với phần trình bày về

định hướng hoạt động và mục tiêu năm 2011 của Phó Tổng giám đốc điều hành (COO)

KDC, ông Nguyễn Khắc Huy. Được biết, để vận hành những quy trình mới, Kinh Đô đã

mời những nhân tài từ các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến hợp

tác, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao và cấp trung tại công ty, phối hợp với các cấp quản

lý kỳ cựu và đội ngũ nhân sự hiện tại của Công ty chung sức xây dựng một  Kinh

Đô mang diện mạo mới, tầm cao mới.

- Trang 42 -

Page 43: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Mục tiêu của Kinh Đô là trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam và khu

vực. Để đạt mục tiêu này, trong năm 2010, Kinh Đô đã xây dựng được nền tảng vững

chắc, liên tục bổ sung danh mục sản phẩm, tập trung xây dựng thương hiệu, mở rộng

kênh phân phối, phát triển thị trường mới...

Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống như

chuẩn hóa các quy trình làm việc thông qua hệ thống SAP, thể chế hóa mô hình hoạt

động Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU, tăng cường năng lực dự báo tình hình thị

trường. Để xây dựng và vận hành toàn bộ hệ thống, Kinh Đô đã chiêu mộ đội ngũ nhân

sự cấp cao đế làm việc, kết hợp với nhân sự hiện tại để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Năm 2011 là năm bản lề chuyển tiếp giữa Công ty Kinh Đô thành Tập đoàn Kinh

Đô, để sử dụng lợi thế cộng hưởng giữa các công ty thành viên, đẩy nhanh hơn tốc độ sáp

nhập và mua lại. Kế thừa nền tảng đã xây dựng trong năm 2010, năm 2011 Kinh Đô sẽ

triển khai tiếp phần mềm về Demand Planning và S&OP, mở rộng thêm độ phủ, cơ cấu

lại danh mục sản phẩm, thiết kế lại và triển khai hệ thống phân phối mới, hợp lý hóa quy

trình kiểm soát chất lượng trong suốt chuỗi giá trị, xây dựng các KPIs để đo lường và

giám sát kết quả kinh doanh và hiệu quả khai thác tài sản ở từng thời điểm khác nhau

trong năm. Các hoạt động trong năm 2011 sẽ hết sức quan trọng trong công cuộc tạo nên

năng lực cạnh tranh lâu dài cho Kinh Đô.

Chia sẻ về kết quả vượt bậc của KDC trong năm 2010, ông Nguyên nhấn mạnh,

yếu tố đóng góp chính trong việc đem lại tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng

của Tập đoàn năm 2010 chính là việc sáp nhập thành công NKD và KIDO vào KDC.

Tổng doanh thu ngành thực phẩm hợp nhất của Tập đoàn đạt 3.317 tỷ đồng, lợi nhuận

trước thuế ngành thực phẩm là 420 tỷ đồng.

“Với việc hệ thống đã chuẩn bị sẵn sàng ở chuẩn mực cao, chúng tôi sẽ tiếp tục

nhân bản thông qua đẩy mạnh sáp nhập và mua lại. Dự kiến trong năm nay, chúng tôi sẽ

tiến hành sáp nhập Vinabico vào KDC, sau đó sẽ là Kinh Đô Bình Dương, Kinh

Đô Saigon Bakery và các công ty thực phẩm khác”, ông Nguyên chia sẻ.

Dự kiến doanh thu ngành thực phẩm của Kinh Đô năm 2011 sẽ tăng lên 4.200 tỷ

và lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng. Cổ tức năm 2011 cũng sẽ được duy trì ở mức cao

là 24%. “Chúng tôi tin rằng, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều ngành sẽ bị ảnh

- Trang 43 -

Page 44: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

hưởng nhưng ngành thực phẩm - ngành đáp ứng nhu cầu hàng ngày, cơ bản của người

dân - sẽ không ngừng phát triển. Đó là lý do Ban lãnh đạo Kinh Đô thống nhất tập trung

xây dựng chiến lược và các hoạt động vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Thực phẩm, bao

gồm bánh kẹo, kem và các sản phẩm từ sữa... trong năm nay”, ông Trần Lệ Nguyên kết

luận.

1.3. Thuận lợi và khó khăn để hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2011:

** Thuận lợi:

II. Định hướng chiến lược phát triển rõ rang, phù hợp với tình hình thực tế trên

thị trường và nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn.

III. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp với hệ thống phân phối là 200

nhà phân phối, gần 40 Kinh Đô Bakery và 65000 điểm bán lẻ.

IV. Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường về chủng loại, quy cách

giá cả, chất lượng, mẫu mã, hương vị cho hơn 400 mẫu sản phẩm của mình.

V. Khả năng tiếp cận và chuyển giao công nghệ vượt trội so với các doanh

nghiệp cùng ngành.

VI. Thương hiệu được khẳng định trong suốt 15 năm qua: đầu tư vào hoạt động

marketing để phát triển thương hiệu đã khẳng định tính đúng đắn trong suốt

thời gian tồn tại của KDC.

VII. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ - đặc biệt là của giới trẻ - các sản

phẩm bánh kẹo càng lớn, nhất là các sản phẩm bánh kẹo giàu chất dinh

dưỡng.

VIII. Tiềm năng phát triển tại thị trường nội địa do tốc độ tăng trưởng doanh thu

bình quân giai đoạn 2006 – 2008 là 18 -20% và nhu cầu tiêu thụ lương thực

thực phẩm của nước ta lớn cùng với mức tăng trưởng GDP và mức tăng dân

số cao.

IX. Lợi thế thu được từ những dự án bất động sản trong tương lai gần.

X. Việc sáp nhập trong năm 2011 giữa KDC. NKD và Kido sẽ giúp Kinh Đô

củng cố sức mạnh tài chính và cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.

- Trang 44 -

Page 45: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

** Khó khăn:

XI. Sản phẩm chưa thực sự có sự cách biệt về chất lượng và giá cả. Doanh nghiệp

chưa thực sự chủ động về nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu.

XII. Khó khăn trong việc tăng giá sản phẩm để theo kịp tăng giá nguyên vật liệu

ngắn, dẫn tới tình trạng sụt giảm lợi nhuận trong ngắn hạn.

XIII. Hoạt động xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp, doanh

thu từ xuất khẩu chưa thực sự cao.

XIV. Đầu tư vào tài chính nhiều, công tác dự báo rủi ro chưa tốt dẫn tới hiệu quả

đầu tư chưa cao.

XV. Tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng lớn tới

sức tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo.

XVI. Thách thức về mặt pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền

lợi người tiêu dung do đời sống người tiêu dung ngày càng đươc cải thiện, họ

có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

XVII. Biến động giá nguyên vật liệu đầu vào – đây là thách thức lớn đối với các

doanh nghiệp sản xuất phải dựa nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như KDC

do giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán của sản phẩm trên

thị trường.

XVIII. Áp lực cạnh tranh của hội nhập kinh tế: KDC không chỉ phải chịu áp lực cạnh

tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nước như Bibica, Hải Hà, Hải

Châu, Hữu Nghị, Đồng Khánh, .. và các nhãn hiệu nhập khẩu và hàng nhập

lậu qua biên giới.

Lập dự toán ngân sách ngân quỹ năm 2011 cho công ty Kinh Đô:

Để lập dự toán báo cáo tài chính của Công ty Kinh Đô cho năm 2011 ta dùng

phương pháp phần trăm doanh thu theo kiểu diễn giải.

Ngày 31 tháng 12 năm 2010, Kinh Đô sáp nhập thêm Công ty Bánh kẹo Kinh Đô

miền Bắc (NKD) và Kido nhưng báo cáo tài chính mà nhóm chúng tôi dự toán chỉ là dự

toán ngân sách ngân quỹ cho Công ty Kinh Đô KDC.

- Trang 45 -

Page 46: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

** Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Để lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, nhóm chúng tôi tham khảo một số nguồn

thông tin như sau:

XIX. Thu nhập từ hoạt động tài chính sẽ chiếm khoảng 40% và chi phí tài chính

chiếm khoảng 13% doanh thu thuần của Kinh Đô.

XX. Các chỉ tiêu như Thu nhập khác, chi phí khác thì vẫn giữ như năm 2010 vì tỷ

trọng của chúng không cao, cũng như khả năng biến động mạnh mà có ảnh

hưởng lớn đến các doanh thu là rất thấp.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Kinh Đô

CHỈ TIÊU 2009 2010 2009 2010 Bình quân

  Doanh thu thuần   1.529.

356 1.933.63

4   26,43% 26,43% 

  Giá vốn hàng bán   1.023.

963 1.288.24

4 66,95% 66,62% 66,79%

  Chi phí bán hàng   164.

175 347.58

9 10,73% 17,98% 14,36%

  Chi phí quản lý doanh nghiệp 112.

090 141.63

5 7,33% 7,32% 7,33%

Từ kết quả trên, ta có bảng dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

2011 như sau:

- Trang 46 -

Page 47: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Chỉ tiêu Năm 2011

Doanh thu thuần 2.444.693

Giá vốn hàng bán 1.632.811

Lợi nhuận gộp 811.883

Thu nhập hoạt động tài chính 977.877

Chi phí hoạt động tài chính 317.810

Trong đó: Lãi vay phải trả 73.341

Chi phí bán hàng 351.058

Chi phí quản lý doanh nghiệp 179.196

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 941.696

Thu nhập khác 34.164

Chi phí khác 12.800

Lợi nhuận khác 21.364

Tổng lợi nhuận trước thuế 920.332

Thuế TNDN phải nộp 230.083

Lợi nhuận sau thuế 690.249

** Lập dự toán bảng cân đối kế toán:

Để lập dự toán bảng cân đối kế toán năm 2011 của Công ty Kinh Đô, nhóm chúng tôi

tham khảo một số nguồn thông tin như sau:

XXI. Nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng để đầu tư dây chuyền bánh kẹo, nhà

xưởng tại nhà máy Khu công nghiệp VSIP Bình Dương, mở rộng nâng công

suất nhà máy sản xuất kem và các sản phẩm từ sữa tại Khu công nghiệp Tây

Bắc Củ Chi, đầu tư hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mang tính

sáng tạo (innovation), mở rộng kênh phân phối, phát triển các nhãn hàng chủ

lực, bổ sung vốn lưu động…

XXII. Cổ tức năm 2011 cũng sẽ được duy trì ở mức cao là 24%, như năm 2010.

XXIII. Dự kiến, công ty khấu hao theo kế hoạch năm 2011 là 222.800 triệu đồng.

Những chỉ tiêu cơ bản có quan hệ với doanh thu theo tỷ lệ phần trăm:

- Trang 47 -

Page 48: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

Chỉ tiêuNăm 2010 % theo doanh

thuNăm 2011

   Tiền   672.316 34,77% 850.009

   Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn   161.600 8,36% 204.311

   Các khoản phải thu   1.018.355 52,67% 1.287.506

   Hàng tồn kho   434.328 22,36% 546.528

   Tài sản ngắn hạn khác   42.877 2,22% 54.20

9

   Vay ngắn hạn   380.554 19,68% 481.134

   Phải trả cho người bán   271.379 14,03% 343.104

   Người mua trả tiền trước   24.103 1,25% 30.47

3

   Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 39.638 2,05% 50.11

4

   Phải trả công nhân viên   22.500 1,16% 28.44

7

   Chi phí phải trả   142.672 7,38% 180.380

   Các khoản phải trả, phải nộp khác   123.443 6,38% 156.069

Ngoài những chỉ tiêu trên, thì những chỉ tiêu còn lại được nhóm chúng tôi dự báo

như sau:

TÀI SẢN NĂM 2011 NGUỒN VỐN NĂM 2011

I. Tài sản ngắn hạn  2.942.56

3   I. Nợ phải trả  1.421.1

76

    1. Tiền   850.00

9     1. Nợ ngắn hạn   1.269.7

21     2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  

204.311         Vay ngắn hạn  

481.134

    3. Các khoản phải thu   1.287.50

6         Nợ dài hạn đến hạn trả  

   4.  Hàng tồn kho   546.52

8         Phải trả cho người bán 343.1

04

     5. Tài sản ngắn hạn khác   54.20

9         Người mua trả tiền trước  

30.473

 II. Tài sản dài hạn  2.443.146        Thuế và các khoản phải nộp nhà nước  

50.114

- Trang 48 -

Page 49: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

     1. Các khoản phải thu dài hạn  612         Phải trả công nhân viên

28.447

     2. Tài sản cố định   672.533         Chi phí phải trả   180.3

80

        TSCĐ hữu hình   574.000        Các khoản phải trả, phải nộp khác  

156.069

         Nguyên giá   1.284.751      2. Nợ dài hạn   151.4

55          Giá trị hao mòn lũy kế   (710.751)     3. Nợ khác    

        TSCD thuê tài chính  796   II. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.884.1

20

         Nguyên giá   23.796     1. Nguồn vốn - Quỹ   3.738.2

14

         Giá trị hao mòn lũy kế   (23.000)     2. Nguồn kinh phí, quỹ khác  

29.708

        TSCĐ vô hình   140.000 3. Phần hùn thiểu số   116.1

98          Nguyên giá   200.000             Giá trị hao mòn lũy kế   (60.000)            Chi phí xây dựng cơ bản dở dang   42.263       3. Bất động sản đầu tư   27.175             Nguyên giá   34.525             Giá trị hao mòn lũy kế   (7.350)         4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn   1.209.978         5. Tài sản dài hạn khác  532.848           

TỔNG TÀI SẢN 5.385.70

9 TỔNG NGUỒN VỐN 5.305.2

96

   Nhu cầu huy động nguồn vốn

(80.413)

Qua bảng cân đối kế toán dự toán, ta nhận thấy rằng trong năm 2011 nhu cầu tài

trợ thêm vốn là 80.413 triệu đồng. Để thực hiện việc tài trợ, công ty Kinh Đô sử dụng 2

biện pháp: Vay ngắn hạn 413 triệu đồng và phát hành cổ phiếu với tổng giá trị là 80 tỷ

đồng. Do vậy ta có bảng cân đối kế toán dự toán điều chỉnh:

- Trang 49 -

Page 50: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

Quản trị tài chính 2 GVHD : TS. Hồ Tấn Tuyến

TÀI SẢN NĂM 2011 NGUỒN VỐN NĂM 2011

I. Tài sản ngắn hạn  2.942.56

3   I. Nợ phải trả  1.421.589

    1. Tiền   850.00

9     1. Nợ ngắn hạn   1.270.134     2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  

204.311         Vay ngắn hạn   481.547

    3. Các khoản phải thu   1.287.50

6         Nợ dài hạn đến hạn trả  

    4.  Hàng tồn kho   546.52

8         Phải trả cho người bán 343.104

    5. Tài sản ngắn hạn khác   54.20

9         Người mua trả tiền trước   30.473

 II. Tài sản dài hạn  2.443.146        Thuế và các khoản phải nộp nhà nước   50.114

     1. Các khoản phải thu dài hạn  612         Phải trả công nhân viên 28.447      2. Tài sản cố định   672.533         Chi phí phải trả   180.380

        TSCĐ hữu hình   574.000        Các khoản phải trả, phải nộp khác   156.069

         Nguyên giá   1.284.751      2. Nợ dài hạn   151.455          Giá trị hao mòn lũy kế   (710.751)      3. Nợ khác            TSCD thuê tài chính  796   II. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.964.120

         Nguyên giá   23.796     1. Nguồn vốn - Quỹ   3.818.214

         Giá trị hao mòn lũy kế   (23.000)     2. Nguồn kinh phí, quỹ khác   29.708

        TSCĐ vô hình   140.000 3. Phần hùn thiểu số   116.198          Nguyên giá   200.000             Giá trị hao mòn lũy kế   (60.000)            Chi phí xây dựng cơ bản dở dang   42.263       3. Bất động sản đầu tư   27.175             Nguyên giá   34.525             Giá trị hao mòn lũy kế   (7.350)         4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn   1.209.978         5. Tài sản dài hạn khác  532.848           

TỔNG TÀI SẢN 5.385.70

9 TỔNG NGUỒN VỐN 5.385.709

- Trang 50 -