phiẾu an toÀn hoÁ chẤt số cas -...

7

Click here to load reader

Upload: duongtram

Post on 05-Feb-2018

222 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT

Phiếu An toàn hóa chất

Tên chất hoặc tên sản phẩm

Ammonium nitrat

Số CAS: 6484-52-2

Số UN:

Số đăng ký EC: 229-347-8

Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu

có):

Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có):

1. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT

- Tên thường gọi của chất:

Ammonium nitrat

Mã sản phẩm (nếu có) - Tên thương mại: Ammonium nitrat

- Tên khác (không là tên khoa học):

Ammonium nitrat

- Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ:

Địa chỉ liên hệ trong trường

hợp khẩn cấp:

Trụ sở chính:

- Tên nhà sản xuất và địa chỉ:

- Mục đích sử dụng:

2. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT

Tên thành phần nguy hiểm Số CAS Công thức

hóa học

Hàm lượng

(% theo trọng lượng)

Không bắt buộc ghi

chính xác, xem ghi chú

Ammonium nitrat 6484-52-

2

NH4NO3

3. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT

Các thành phần đánh dấu theo hệ thống đồng nhất toàn cầu (GHS)

Các từ tín hiệu: Cảnh báo

Page 2: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

3.1. Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ

chức thử nghiệm. Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA... )

- Chất ô xi hóa ở dạng rắn: loại 3

- Kích ứng da: loại 2

- Kích ứng mắt: loại 2

- Độc đối hệ hô hấp- tiếp xúc 1 lần: loại 3

3.2. Cảnh báo nguy hiểm

Các nguy hại sức khỏe

- Chất ô xi hóa mạnh, có thể gây cháy

- Gây kích ứng da

- Gây kích ứng mắt nghiêm trọng

- Gây kích ứng hệ hô hấp

3.3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

Đường mắt

- Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng mắt có thể bao gồm cảm giác bỏng rát, đỏ

mắt phồng rộp, và/ hoặc mờ mắt.

4. CÁC BIỆN PHÁP SƠ CỨU

Mô tả các biện pháp sơ cứu

Chỉ dẫn chung

Tham khảo ý kiến bác sĩ. Trình phiếu an toàn hóa chất này khi gặp bác sĩ.

Trường hợp nhiễm độc do hít thở:

Di chuyển nạn nhân đến vùng không khí sạch, cung cấp một máy trợ thở

nếu nạn nhân bị ngừng thở. Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trường hợp tiếp xúc với da: rửa bằng xà phòng với lượng lớn nước. Tham

khảo ý kiến bác sĩ.

Trường hợp tiếp xúc với mắt: rửa toàn bộ mắt với lượng lớn nước ít nhất 15

phút. Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu nuốt phải: không được cho bất cứ thứ gì vào miệng của một người đã

bất tỉnh. Súc miệng với nước. Tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. CÁC BIỆN PHÁP CỨU HỎA

5.1. Phương tiện dập tắt lửa

Sử dụng vòi phun nước, bọt chống cồn, hóa chất khô hay carbon

dioxide (CO2)

5.2. Sản phẩm cháy nguy hiểm

Các oxit của nito (NOX )

5.3 .Khuyến cáo đối với nhân viên cứu hỏa

Page 3: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

Mặc quần áo bảo hộ và mang thiết bị tự cung cấp khí thở để chữa cháy

nếu cần thiết.

5.4 . Thông tin thêm

Phun nước để làm mát thùng chưa mở

6. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN

6.1. Biện pháp phòng ngừa cá nhân, thiết bị bảo vệ và các thủ tục khẩn cấp

Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân. Tránh hít hơi, sương hoặc khí. Đảm

bảo thông gió đầy đủ.

Loại bỏ các nguồn phát sinh nhiệt.

Sơ tán các cá nhân đến các khu vực an toàn.

6.2. Biện pháp phòng ngừa nguy hại môi trường

Tránh để sản phẩm vào cống rãnh và thải ra môi trường.

6.3. Phương pháp và vật liệu để ngăn chặn và làm sạch

Thu gom phần hóa chất tràn đổ sau đó tiếp tục với một máy hút bụi điện

hoặc bằng bàn trải ướt và cho vào bình chứa để xử lý theo quy định.

7. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

7.1 Hướng dẫn sử dụng an toàn

Tránh tiếp xúc với da và mắt. Tránh hít phải hơi hoặc sương mù.

Tránh xa các nguồn gây bắt lửa – Không hút thuốc.

7.2. Điều kiện lưu trữ an toàn, bao gồm bất kỳ sự không tương thích

Lưu trữ ở nơi thoáng mát. Giữ thùng chứa đóng kín ở nơi khô ráo, thông

thoáng. Thùng chứa sau khi mở phải được đóng lại cẩn thận và dựng đứng để

tránh rò rỉ.

Bảo quản dưới khí trơ.

8. GIÁM SÁT PHƠI NHIỄM / BẢO VỆ CÁ NHÂN

8.1. Các thông số giám sát

Các thành phần với các thông số kiểm soát nơi làm việc

8.2. Kiểm soát phơi nhiễm

Kiểm soát kỹ thuật phù hợp

Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Rửa tay trước khi nghỉ giải lao và

Page 4: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

ngay sau khi làm việc với với acrolein.

Thiết bị bảo hộ cá nhân

Bảo vệ mắt / mặt

Sử dụng kính an toàn phù hợp, kính bảo vệ mặt (tối thiểu 8-inch). Sử dụng

thiết bị bảo vệ mắt kiểm tra đã được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn như

NIOSH (Mỹ) hoặc EN 166 (EU).

Bảo vệ da

Khi làm việc phải đeo găng tay. Găng tay phải được kiểm tra trước khi sử

dụng. Có kỹ thuật cởi bỏ găng tay thích hợp (không cần chạm bề mặt ngoài

của bao tay) để tránh việc da tiếp xúc với acrolein. Xử lý găng tay bị ô

nhiễm sau khi sử dụng theo đúng quy định và hướng dẫn của phòng thí

nghiệm đạt chuẩn.

Rửa sạch và lau khô tay.

Găng tay bảo vệ được lựa chọn phải đáp ứng các thông số kỹ thuật của EU

chỉ thị 89/686/EEC và tiêu chuẩn EN 374.

Bảo vệ cơ thể

Để bảo vệ cơ thể hoàn toàn trong việc chống lại các hóa chất, trang bị quần

áo chống tĩnh điện, chống cháy và các loại thiết bị bảo vệ phải được lựa

chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi làm việc cụ thể.

Bảo vệ hô hấp

Đánh giá rủi ro đã chỉ ra rằng để bảo vệ hệ hô hấp vơi một bầu không khí

sạch, thích hợp nhất là sử dụng một mặt nạ toàn mặt với sự kết hợp nhiều

mục đích (Mỹ) hoặc các loại ABEK (EN 14387). Nếu mặt nạ là phương tiện

duy nhất để bảo vệ, sử dụng mặt nạ toàn mặt cung cấp khí. Sử dụng mặt nạ

phòng độc và các thành phần được kiểm tra, chứng nhận đảm bảo tiêu

chuẩn phù hợp hợp như NIOSH (Mỹ) hoặc CEN (EU).

9. Tính chất hóa lý

Ammonium nitrate là chất rắn, màu trắng tại nhiệt độ phòng và áp suất tiêu

chuẩn, thường được dùng trong nông nghiệp là phân bón và cũng được sử

dụng làm chất ôxi hóa trong thuốc nổ, đặc biệt là các thiết bị nổ tự tạo.

Bảng 1.1: Tóm tắt tính chất hóa lý của Ammonium nitrate

Tính chất Trị số

Khối lượng phân tử 80.04336 g/mol

Tỷ trọng 1.73 g/cm³

Page 5: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

Nhiệt độ nóng chảy 169 °C

Nhiệt độ sôi Khoảng. 210 °C

Độ hòa tan trong nước

119 g/100 ml (0 °C)

190 g/100 ml (20 °C)

286 g/100 ml (40 °C)

421 g/100 ml (60 °C)

630 g/100 ml (80 °C)

1024 g/100 ml (100 °C)

Tốc độ nổ 5,270 m/s

Hệ số chuyển đổi 1 ppm = 5.47 mg/m3

10. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT

1. Tính ổn định: Ổn định trong các điều kiện sử dụng bình thường.

2. Khả năng phản ứng: Phản ứng với các vật liệu không tương thích.

3. Các điều kiện cần tránh: Tránh đun nóng, tia lửa, các ngọn lửa mở và các

nguồn gây cháy nổ khác.

4. Các vật liệu không tương thích: Các chất khử, bột kim loại, axit mạnh.

5. Các sản phẩm phân hủy nguy hiểm: Trong trường hợp cháy xem mục 5

11. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

Tên thành phần Loại

ngưỡn

g

Kết quả Đường

tiếp xúc

Sinh vật thử

Ammonium nitrat

LD50

2217

mg/kg Miệng

Chuột, trong 4

giờ

12. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI

1. Độc tính với sinh vật

(Không có thông tin)

XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ

1. Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp)

Tuân thủ theo Luật 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Điều 25 và

Điều 35: Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ hóa chất.

2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải

- Biện pháp thải bỏ (áp dụng cho chất thải hóa học nguy hại)

- Rất nguy hiểm khi tiếp xúc với da, mắt, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

- Dạng lỏng hoặc hơi sương của chất này có thể gây tổn thương niêm mạc

mắt, miệng và đường hô hấp.

- Tiếp xúc với da có thể gây bỏng.

- Kích ứng nghiêm trọng hệ hô hấp.

Page 6: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

- Có thể dẫn đến tử vong nếu phơi nhiễm quá lâu.

3. Biện pháp tiêu hủy

Đốt trong một lò đốt hóa chất được trang bị buồng đốt thứ cấp và máy lọc

hơi đốt và rất cẩn thận trong khi đánh lửa hoặc thu hồi/ tái chế theo đúng các

quy định của địa phương/ quốc gia.

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý

Chú ý:

- Nên thu gom theo từng loại xét nghiệm là tốt nhất, có thể chia theo nhóm

nhưng chú ý không được

trộn lẫn các hóa chất kị với nhau (tham khảo trong bảng).

- Cố gắng giảm độc tính nguy hại thành chất ít nguy hại hơn.

- Chai/lọ đựng hóa chất đã hết hạn có thể sử dụng để đựng chất thải tương ứng

của nhóm đó.

- Cần ghi rõ thông tin trên mỗi chai/lọ đựng chất thải các thông tin sau: loại ch

ất thải nguy hại (nồng

độ nếu có), ngày bắt đầu được thu gom, khoa/phòng có chất th ải/ người

chịu trách nhiệm thu gom.

5. Hủy bỏ vật liệu: Lấy lại hay tái chế nếu có thể. Người thải rác có trách

nhiệm xác định độ độc và các tính chất vật lý của rác thải nhằm xác định loại

rác cũng như phương pháp thải phù hợp với các quy định được áp dụng.

Không nên thải vào môi trường, vào cống nước hay các dòng nước. Sản phẩm

thải không được làm nhiễm đất hay nước.

Loại bỏ thùng chứa: Thoát nước toàn bộ thùng chứa. Sau khi rút dung

dịch ra, để khô ở nơi an toàn tránh xa tia lửa và ngọn lửa. Phần còn sót lại có

thể gây nguy cơ nổ. Không đục, cắt hay hàn những bình chứa chưa sạch. Đưa

đến các thùng phuy hay thùng chứa kim loại để trữ lại.

Điều luật địa phương: Các quy định của địa phương có thể nghiêm ngặt

hơn so với các yêu cầu của khu vực hay quốc gia và phải được thực thi.

XIV. YÊU CẦU TRONG VẬN CHUYỂN

Tên quy định Số

UN

Tên vận

chuyển

đường

biển

Loại,

nhóm

hàng

nguy

hiểm

Quy

cách

đóng

gói

Nhãn vận

chuyển

Thông tin

bổ sung

Quy định về vận

chuyển hàng nguy

hiểm của Việt Nam:

- Nghị định số

104/2009/NĐ-CP

ngày 09/11/200 của

CP quy định Danh

mục hàng nguy hiểm

và vận chuyển hàng

Page 7: PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT Số CAS - vcerc.comvcerc.com/wp-content/uploads/2014/09/6484-52-2.pdf · chọn theo nồng độ và số lượng các chất nguy hiểm tại nơi

nguy hiểm bằng

phương tiện giao

thông cơ giới đường

bộ;

- Nghị định số

29/2005/NĐ-CP ngày

10/3/2005 của CP

quy định Danh mục

hàng hoá nguy hiểm

và việc vận tải hàng

hoá nguy hiểm trên

đường thuỷ nội địa.

Quy định về vận

chuyển hàng nguy

hiểm quốc tế của EU,

USA...

ADR/

RIT:

5.1

Nhận

dạng:

ADR/RID:

III

XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN

THỦ

1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới (liệt kê

các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo)

2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký

3. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ

- Quy chuẩn áp dụng

Quy chuẩn Quốc gia: TCVN 5507:2002.

Nghị định: số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009.

XVI. THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC

Ngày tháng biên soạn Phiếu:

Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất:

Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo:

Lưu ý người đọc:

Những thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất này được biên soạn dựa trên các

kiến thức hợp lệ và mới nhất về hoá chất nguy hiểm và được sử dụng để tham

khảo trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.

Hoá chất nguy hiểm trong Phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm

khác tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc. Chung tôi không chịu trách

nhiệm về các hậu quá có thể có khi sử dụng các thông tin này.