phần 0: cẤu trÚc theo tor -...

44
BÁO CÁO Nghiên cứu Phân vùng sinh thái Lâm nghiệp tại Việt Nam Cơ quan điều hành: RCFEE Coordinated by: Vũ Tấn Phương Assistant: Nguy ễn Thuỳ Mỹ Linh Chuyên gia: GS.TS. Nguy ễn Ngọc Lung GS.TS. Đỗ Đình Sâm GS.TS. Nguyn Xuân Quát GS.TS. Trần Việt Liễn PGS. TS. Ngô Đình Quế PGS. TS. Trần Văn Con PGS. TS. Nguy ễn Đình Kỳ TS. Lại Vĩnh Cầm TS. Đỗ Hữu Thư ThS. Ngô Tiền Giang ThS. Hoàng Việt Anh ThS. Đinh Thanh Giang ThS. Phm Ngc Thành

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

BÁO CÁO

Nghiên cứu Phân vùng sinh thái Lâm nghiệp tại Việt Nam

Cơ quan điều hành: RCFEE

Coordinated by: Vũ Tấn Phương Assistant: Nguyễn Thuỳ Mỹ Linh

Chuyên gia:

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung GS.TS. Đỗ Đình Sâm GS.TS. Nguyễn Xuân Quát GS.TS. Trần Việt Liễn PGS. TS. Ngô Đình Quế

PGS. TS. Trần Văn Con PGS. TS. Nguyễn Đình Kỳ TS. Lại Vĩnh Cầm TS. Đỗ Hữu Thư ThS. Ngô Tiền Giang ThS. Hoàng Việt Anh ThS. Đinh Thanh Giang ThS. Phạm Ngọc Thành

Page 2: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 5 2 Tổng quan về phân vùng sinh thái lâm nghiệp ................................................. 6 2.1 Phân vùng lãnh thổ ........................................................................................................................................ 6 2.2 Cấp phân vị và tên gọi ................................................................................................................................... 7 2.3 Phân vùng sinh thái........................................................................................................................................ 8

2.3.1 Phương pháp luận trong phân vùng sinh thái ......................................................................................... 8 2.3.2 Phân vùng sinh thái lâm nghiệp .............................................................................................................. 9

3 Thảm thực vật rừng Việt Nam và đặc trưng phân bố ..................................... 11 3.1 Những nhân tố ảnh hưởng và phân bố tự nhiên của rừng Việt Nam ...................................................... 11 3.2 Tổng hợp các kiểu rừng sử dụng trong phân vùng STLN ........................................................................ 12 4 Cơ sở khoa học của các tiêu chí phân vị theo mục tiêu nghiên cứu ............ 13 4.1 Khí hậu-thủy văn ......................................................................................................................................... 14

4.1.1 Phân loại khí hậu ở Việt Nam ................................................................................................................ 15 4.1.2 Phân vị khí hậu ...................................................................................................................................... 15 4.1.3 Tiêu chí và chỉ số phân loại khí hậu ...................................................................................................... 15 4.1.4 Khuyến nghị phân loại khí hậu cho phân vùng STLN ............................................................................ 16

4.2 Địa hình-địa mạo .......................................................................................................................................... 17 4.2.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam ......................................................................................................... 17 4.2.2 Phân loại................................................................................................................................................ 17 4.2.3 Phân vị ................................................................................................................................................... 18 4.2.4 Tiêu chí .................................................................................................................................................. 19

4.3 Thổ nhưỡng-lập địa . ................................................................................................................................... 19 4.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam ......................................................................................................... 19 4.3.2 Phân loại................................................................................................................................................ 20 4.3.3 Phân vị ................................................................................................................................................... 21 4.3.4 Tiêu chí và chỉ số ................................................................................................................................... 21

4.4 Phân vùng STLN .......................................................................................................................................... 24 4.4.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam ......................................................................................................... 24 4.4.2 Phân loại................................................................................................................................................ 25 4.4.3 Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp ............................................................................................... 26

5 Bộ tiêu chí của hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp. ............................ 27 6 Kết quả và thảo luận .......................................................................................... 39 6.1 Xây dựng bảng dữ liêu ................................................................................................................................. 39 6.2 Bình luận về kết quả và khuyến nghị sử dụng ........................................................................................... 39 7 Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 40

Page 3: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

C & I Bộ tiêu chí và chỉ số sinh thái để phân vùng

COP Hội nghị các bên

ĐDSH Đa dạng sinh học

ĐTQHR Điều tra quy hoạch rừng

FAO Tổ chức Nông lương thế giới

FSIV Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

GHGs Khí nhà kính

HST Hệ sinh thái

HSTR Hệ sinh thái rừng

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KHNN Khí hậu nông nghiệp

LHQ Liên hợp quốc

LN Lâm nghiệp

MB Miền bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân)

MN Miền nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân)

MRV Đo đếm, lập báo cáo và thẩm định

NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

REDD Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng

REL Kịch bản phát thải tham khảo

RCFEE Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng

STLN Sinh thái lâm nghiệp

TCLN Tổng cục lâm nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

Page 4: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

4

UNESCO Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa của liên hiệp quốc

UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu

UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNEP Chương trình môi trường của liên hiệp quốc

UN-REDD Chương trình giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng của LHQ

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc

WWF Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên

Page 5: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

5

1 Đặt vấn đề Tăng phát thải khí nhà kính là nguyên nhân gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm biến đổi khí hậu rõ nét trong những năm gần đây, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm . Để hạn chế phát thải khí nhà kính trên thế giới, chủ yếu là khí carbonic (CO2) một mặt các nước phát triển cần cam kết giảm phát thải , mặt khác cần bảo vệ phát triển rừng nhất là ở các nước nhiệt đới vì rừng là bể hấp thụ và lưu trữ khí Cacbonic. Với ý nghĩa đó tại Hội nghị lần thứ 13 (COP 13) diễn ra tại Bali, Indonesia vào tháng 12/2007, các bên liên quan đã thông qua Kế hoạch Hành động Bali (Bali Action Plan) trong đó có đề xuất lộ trình xây dựng và đưa REDD trở thành một cơ chế chính thức thuộc hệ thống các biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu trong tương lai, đặc biệt là sau khi giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. REDD là viết tắt cụm từ tiếng Anh Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation nghĩa là Giảm phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng.

Ở Việt Nam, REDD được thực hiện thông qua 3 tổ chức của Liên hiệp quốc là UNDP, FAO và UNEP và được gọi tắt là chương trình UN -REDD. Một trong những mục tiêu chính của UN-REDD Việt Nam là hỗ trợ Tổng Cục Lâm Nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan đầu mối thiết lập được và quản lý các công cụ để thực hiện một chương trình REDD hiệu quả, minh bạch, công bằng. Đảm bảo rằng các cơ quan đầu mối có khả năng đo lường giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng một cách chính xác và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong các hoạt động liên quan đến tính toán giảm phát thải thì việc xây dựng mức phát thải tham khảo (Reference Emision Level = REL) và hệ thống đo đếm, lập báo cáo và thẩm định (Measurement, Reporting and Verification - MRV) là hết sức quan trọng. Ở cấp độ đánh giá mức quốc gia, các tính toán về hấp thụ và phát thải chủ yếu dựa trên số liệu về phân vùng sinh thái của các kiểu rừng cơ bản của Việt Nam. Trên cơ sở các kiểu rừng trong một phân vùng sinh thái có năng suất sinh học tương đối đồng nhất, chúng ta có thể tính toán sơ bộ mức hấp thụ/ phát thải toàn quốc cho lĩnh vực lâm nghiệp.

Cho tới nay chưa có hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp nào tại Việt Nam . Có chăng chỉ là các hệ thống ph ân loại rừng, hay phân chia các kiểu thảm thực vật rừng, mà không định vị được các kiểu đó được phân bố tự nhiên tại đâu ? trung tâm vùng phân bố, phạm vi phân bố, và dự báo tiềm năng năng suất của mỗi vùng ,ứng với mỗi kiểu rừng ra sao ? Các câu hỏi này chính là nôi dung của việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp nhằm mục đích làm cơ sở cho việc xây dựng các kịch bản phát thải tham khảo (REL), và đo đếm, lập báo cáo và thẩm định (MRV).

Để xây dựng chiến lược phát triển ngành 10 năm, 15 năm, hay lập quy hoạch lâm nghiệp cho từng kế hoạch 5 năm khi chưa phân vùng STLN, ngành lâm nghiệp thường dùng khái niệm 8 vùng kinh tế lâm nghiệp, xuất hiện vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước . Từ thập kỷ 90 sau khi hợp nhất các bộ lâm nghiệp, nông nghiệp, Thủy lợi, ngành lâm nghiệp thường sử dụng có hiệu quả hệ thống 7 vùng sinh thái nông nghiệp, với các tiêu chí xác định vế địa hình, khí hậu, đất đai.

Page 6: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

6

Song, một mặt các tiêu chí và chỉ số về khí hậu, thủy văn, đất đai, để phân vùng sinh thái nông nghiệp khác với các hệ sinh thái rừng , cho dù nó có chung ý nghĩa về vùng phân bố và năng suất tạo ra sản phẩm nông lâm nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sự khác nhau của hệ sinh thái rừng ngoài sản xuất sản phẩm tiêu dung, lại còn phải tạo ra 1 dạng sản phẩm quan trọng hơn nữa, đó là dịch vụ môi trường sinh thái bảo vệ sự sống còn trên trái đất, mà REDD chính là 1 dạng dịch vụ đang được chú ý để góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó Việt Nam và cả vùng lưu vực sông Me kong được dự báo là 1 trong các vùng chịu tác động lớn nhất. Công trình này, lần đầu tiên phân vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh các hệ sinh thái rừng nguyên sinh đã bị phá hủy quá nhiều, lại không tiến hành nghiên cứu khảo sát, tuy vậy đã thừa kế được nhiều kinh nghiệm, nhiều số liệu của các công trình phân vùng tại Việt Nam về khí hậu-thủy văn, thổ nhưỡng-lập địa, địa hình-địa chất, sinh thái nông nghiệp.

Yêu cầu đầu ra là cơ sở khoa học đề xuất hệ thống “Tiêu chí–chỉ số”(C&I) cho mỗi loại phân vị (đơn vị phân vùng : Miền, khu, vùng, tiểu vùng … ), Áp dụng bộ Tiêu chí -chỉ số để phân vùng lãnh thổ Viêt Nam phục vụ mức độ quy hoạch, tổ chức quản lý (vĩ mô), chỉ ra sự phân bố một hoặc một số hệ sinh thái chủ yếu (tạm thời chưa nghiên cứu dự báo năng suất sinh học), định vị được phân vùng sinh thái lâm nghiệp thuộc các phân vị, có tên gọi, ranh giới trên bản đồ 1/ 1.000.000 đến 1/250.000, đó là nhiệm vụ khó khăn trong thời gian giới hạn chỉ 4-6 tháng.

Trong các phương pháp truyền thống dã được chọn lọc và thừa kế, phương pháp chuyên gia tỏ ra rất hiệu quả, nhưng đòi hỏi các nhà sinh thái lâm nghiệp lâm nghiệp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

2 Tổng quan về phân vùng sinh thái lâm nghiệp

2.1 Phân vùng lãnh thổ Những cơ sở pháp lý đầu tiên của nhà nước về phân vùng lãnh thổ của các ngành kinh tế, các ngành chuyên môn từ các năm thạp kỷ 60,70 thế kỷ trước là thông tư 193/UB/VP ngày 11/2/1963 của Ban phân vùng kinh tế thuộc Ủy Ban Kế hoạch nhà nước, và Quyết định 270/CP ngày 30/9/1977 của Hội đồng Chính Phủ, nay là Chính phủ đã hướng dẫn và thực hiện việc phân vùng kinh tế theo các chuyên ngành cụ thể dưới đây:

1. Kinh tế

2. Địa lý tự nhiên

3. Địa chất công trình

4. Kinh tế ngành

5. Địa lý kinh tế

6. Sinh thái nông nghiệp

7. Các chuyên ngành kinh tế khác

Page 7: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

7

Các chuyên ngành đã tiến hành phân vùng 1 hay nhiều phương án mục tiêu, và sử dụng kết quả phân vùng trong nhiều năm nay. Hai phân vùng có liên quan chặt chẽ đến sinh thái lâm nghiệp là phân vùng địa lý tự nhiên và phân vùng khí hậu thủy văn.

Phân vùng địa lý tự nhiên

Ngành địa lý tự nhiên chuyên nghiên cứu, phát hiện hệ thống các khu vực tự nhiên đồng nhất về phát sinh, do đó mà có những đặc thù riêng, không lặp lại trong không gian.

Có hai nhân tố phát s inh chủ yếu, một là nhân tố địa đới chi phối bởi sự phân bố năng lượng mặt trời không đồng đều trên trái đất, tạo ra các vành đai nóng, ôn hòa, lạnh, và các đới rừng, xa van, hoang mạc. Hai là nhân tố phi địa đới chi phối bởi năng lượng kiến tạo trong lòng đất, hình thành các châu lục, vùng núi, cao nguyên, đồng bằng, các miền địa chất - địa hình phân hóa chi tiết trong các xứ.

Tại các khu vực địa lý nhỏ hơn nữa, có sự thống nhất của cả hai nhân tố, tạo nên các tổng thể lãnh thổ có sự đồng nhất cao. Phân vùng địa lý tự nhiên bao gồm cả hai khâu phân vị và phân loại. Ngoài phân vùng tổng hợp nói trên còn có phân vùng từng thành phần địa lý tự nhiên như phân vùng địa mạo, phân vùng khí hậu thủy văn, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng sinh vật, các phân vùng này sẽ bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính khoa học và tính thực tiễn cho mỗi loại phân vùng thành phần.

Phân vùng khí hậu thủy văn

Hệ thống phân vị sơ đồ phân vùng khí hậu dựa trên hai đặc trưng, một là phân hóa về tài nguyên nhiệt, hai là phân hóa về tài nguyên ẩm. Hiện nay đang sử dụng phổ thông hai phân vị là miền khí hậu và vùng khí hậu (theo Nguyễn Đức Ngữ, 2008).

Miền khí hậu: phân định theo tài nguyên nhiệt (biên độ/ năm, tổng bức xạ/năm); hiện có hai miền là miền bắc và miền nam.

Vùng khí hậu : Trên mỗi miền, theo chỉ tiêu mưa ẩm (mùa mưa, ba tháng mưa cao nhất) đã phân vùng lãnh thổ thành 7 vùng khí hậu thủy văn sau đây: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây nguyên, vùng Nam bộ.

Có sự khác nhau trong việc phân chia lãnh thổ theo ngành chuyên môn so với phân vùng sinh thái nông nghiệp, hoặc vùng sinh thái lâm nghiệp mà chúng ta đang nghiên cứu kể cả tên gọi của phân vị cơ bản là vùng, ví dụ vùng Đồng bằng Bắc bộ hay vùng Đồng bằng Sông Hồng, vì trong vùng còn có hệ thống sông Thái Bình chẳng hạn.

2.2 Cấp phân vị và tên gọi Hiện chưa có sự nhất quán trong tên gọi, số lượng và khái niệm của các cấp phân vị không phải chỉ do mục đích của sự phân vùng, mà còn tùy thuộc vào quan niệm và phương pháp của tác giả hay nhóm tác giả phân vùng. Các văn bản nói trên đã hướng dẫn 7 cấp phân vị cảnh quan sinh thái (CQST) từ cấp thấp nhất, đó là:

Page 8: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

8

1. Diện Cảnh quan sinh thái, 2. Dạng cảnh quan sinh thái, 3. Cảnh quan sinh thái, 4. Vùng sinh thái, 5. Khu sinh thái , 6. Miền sinh thái, 7. Xứ sinh thái.

Trong thực tiễn, phân vùng lãnh thổ của từng ngành kinh tế hay từng lĩnh vực chuyên môn, không nhất thiêt phải sử dụng 7 cấp phân vị kể trên, mà căn cứ mục dích của việc phân vùng . Ví dụ Phân vùng địa mạo Viêt Nam và các nước lân cận của Lê Đức An (1985) trên bản đồ 1/1.000.000 đã dùng 4 cấp phân vị vĩ mô và gọi tên gần như theo hệ thống hành chính là :

Nước địa mạo Tỉnh địa mạo, Miền địa mạo Vùng địa mạo

Hội khoa học đất phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam (1996) trên bản đồ tỷ lệ 1/ 1.000.000 cũng đã dung 4 cấp phân vị vĩ mô và đặt tên sát với tên trong thông tư 193/ UB-VP năm 1963 của Ban phân vùng kinh tế là : 2 miền, 6 á miền, 16 khu, 142 vùng.

2.3 Phân vùng sinh thái Phân vùng sinh thái cũng là 1 dạng phân vùng lãnh thổ như vừa mô tả tại tiết 2.1 nhưng nội dung phân vùng lại là các hệ sinh thái khác nhau .

2.3.1 Phương pháp luận trong phân vùng sinh thái

Phân vùng sinh thái có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân định địa lý tự nhiên, không gian môi trường, xác định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Phân vùng hiểu một cách đơn giản là sự phân chia lãnh thổ thành những đơn vị nhỏ hơn, nhưng có chung 1 hoặc vài tiêu chí đã chọn. Có rất nhiều lo ại phân vùng khác nhau ví dụ: Phân vùng địa lý tự nhiên; Phân vùng địa chất; Phân vùng khí hậu; Phân vùng thủy văn; Phân vùng sinh thái nôn g nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi.

Trong tổng quan này sẽ tổng hợp các hệ thống phân vùng lâm nghiệp từ trước đến này làm cơ sở lựa chọn các tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở VN.

Trước hết, cần phải tìm hiểu một số khái niệm làm cơ sở cho việc phân vùng sinh thái:

Cảnh quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của hệ sinh thái (HST) đang tồn tại và phát triển ở trên đó.

Cấu trúc của cảnh quan sinh thái gồm có cấu trúc của cảnh quan và cấu trúc của HST lồng vào nhau trong một thể thống nhất. Ví dụ về cấu trúc cảnh quan: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu…; về cấu trúc HST: vật chất vô cơ, hữu cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

Dạng cảnh quan sinh thái được đặc trưng bởi sự đồng nhất nền đá và các thể hình thái về tiểu hoặc trung địa hình đơn giản; tiểu hoặc khí hậu địa phương; các đặc điểm thủy văn quy mô tương ứng; các đơn vị đất; các quần xã thực vật

Page 9: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

9

Chức năng sinh thái là sự vận động và biến đổi vật chất, năng lượng và hình thái của các thành phần cấu trúc trên. Ví dụ: ngọn núi, đồng bằng, các mô hình sản xu ất nông nghiệp, lâm nghiệp…

Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ có cấu trúc đồng nhất tương đối bới tính trội phát sinh của một kiến trúc địa chất thuộc một đới địa chất; Tập hợp các thể hình thái đại địa hình được đặc trưng tổng hợp tất cả các hợp phần tự nhiên: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…Ví dụ: vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Ngư nghiệp…

Khu sinh thái được hình thành bởi một đới cấu trúc địa chất có chung lịch sử phát triển và đặc điểm kiến tạo là tập hợp các thể hình thái đại địa hình lớn hơn vùng sinh thái, có đặc điểm chung về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…Ví dụ: vùng kinh tế, tỉnh, thành…

Miền sinh thái được hình thành trong miền địa chất hay khu vực địa chất có chung đặc điểm của cấu trúc lớp vỏ trái đất chi phối các miền khí hậu và cùng với thảm thực vật ứng với miền khí hậu đó. Ví dụ: miền xích đạo, ôn đới, nhiệt đới…

Xứ sinh thái: Là cấp phân vị lớn nhất, quy mô lục địa và đại dương được đặc trưng bởi phần lãnh thổ gồm nhiều miền sinh thái. Xứ sinh thái thường đề cập đến từng lục địa.

Hệ sinh thái là đơn vi cơ bản của cảnh quan tự nhiên. Theo Odum, hệ thông cảnh quan tự nhiên bao gồm bốn kiểu hệ sinh thái cơ bản:

i) Các hệ thống sản xuất, ở đó diễn thế được con người kiểm soát liên tục nhằm duy trì mức năng suất cao;

ii) Các hệ thống bảo tồn hay tự nhiên, nơi cho phép hay tạo điều kiện cho qúa trình diễn thế tự nhiên tiến tới trạng thái bền vững;

iii) Các hệ thống liên hợp, trong đó kết hợp cả hai kiểu trạng trên; và

iv) Các hệ thống đô thị và khu công nghiệp h ay những khu vực không thật quan trọng về mặt sinh học.

Phân vùng mang những đặc tính là: (i) tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); (ii) tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và (iii) tính chủ quan trong phân vùng thể hiện mục đích của phân vùng theo ý thức mong muốn của con người.

Phân vùng phải bảo đảm các nguyên tắc: (i) Có sự đồng nhất tương đối của sự phân hóa các chỉ tiêu phân vùng; (ii) Có sự lựa chọn các nhân tố trội trong khi xem xét các biểu hiện mang tính ổn định của HST tự nhiên; (iii) Bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ tiện cho việc khai thác, bảo vệ và quản lý vùng.

2.3.2 Phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Hệ sinh thái rừng bao gồm các kiểu thảm thực vật rừng trong cả nước được phân chia và sử dụng theo các phương pháp, các mục đích khác nhau, mà sẽ trình bày kỹ trong tiết 5.2 sắp tới, Cho tới nay, chưa có công trình phân vùng STLN nào ở Việt Nam được thực hiện , vì vậy quan tâm đầu tiên là về cơ sở khoa học phương pháp luận trong phân vùng sinh thái.

Page 10: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

10

Phân vùng sinh thái có vai trò hết sức q uan trọng trong việc phân định địa lý tự nhiên, không gian môi trường, xác định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Phân vùng hiểu một cách đơn giản là sự phân chia lãnh thổ thành những đơn vị nhỏ hơn. Có rất nhiều loại phân vùng khác nhau ví dụ: Phân vùng địa lý tự nhiên; Phân vùng địa chất; Phân vùng khí hậu; Phân vùng thủy văn; Phân vùng sinh thái nôn g nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi. Trong tổng quan này sẽ tổng quan các hệ thống phân vùng lâm nghiệp từ trước đến này làm cơ sở lựa chọn các tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở VN.

Trước hết, cần phải tìm hiểu một số khái niệm làm cơ sở cho việc phân vùng sinh thái:

Cảnh quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của hệ sinh thái (HST) đang tồn tại và phát triển ở trên đó.

Cấu trúc của cảnh quan sinh thái gồm có cấu trúc của cảnh quan và cấu trúc của HST lồng vào nhau trong một thể thống nhất. Ví dụ về cấu trúc cảnh quan: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu…; về cấu trúc HST: vật chất vô cơ, hữu cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

Dạng cảnh quan sinh thái được đặc trưng bởi sự đồng nhất nền đá và các thể hình thái về tiểu hoặc trung địa hình đơn giản; tiểu hoặc khí hậu địa phương; các đặc điểm thủy văn quy mô tương ứng; các đơn vị đất; các quần xã thực vật

Chức năng sinh thái là sự vận động và biến đổi vật chất, năng lượng và hình thái của các thành phần cấu trúc trên. Ví dụ: ngọn núi, đồng bằng, các mô hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…

Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ có cấu trúc đồng nhất tương đối bới tính trội phát sinh của một kiến trúc địa chất thuộc một đới địa chất; Tập hợp các thể hình thái đại địa hình được đặc trưng tổng hợp tất cả các hợp phần tự nhiên: khí hậu , thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…Ví dụ: vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Ngư nghiệp…

Khu sinh thái được hình thành bởi một đới cấu trúc địa chất có chung lịch sử phát triển và đặc điểm kiến tạo là tập hợp các thể hình thái đại địa hình lớn hơn vùng sinh thái, có đặc điểm chung về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…Ví dụ: vùng kinh tế, tỉnh, thành…

Miền sinh thái được hình thành trong miền địa chất hay khu vực địa chất có chung đặc điểm của cấu trúc lớp vỏ trái đất chi phối các miền khí hậu và cùng với thảm thực vật ứng với miền khí hậu đó. Ví dụ: miền xích đạo, ôn đới, nhiệt đới…

Xứ sinh thái: Là cấp phân vị lớn nhất, quy mô lục địa và đại dương được đặc trưng bởi phần lãnh thổ gồm nhiều miền sinh thái. Xứ sinh thái thường đề cập đến từng lục địa.

Hệ sinh thái là đơn vi cơ bản của cảnh quan tự nhiên, gồm các hệ thống tự nhiên, nơi cho phép hay tạo điều kiện cho qúa trình diễn thế tự nhiên tiến tới trạng thái bền vững;

Phân vùng mang những đặc tính là: (i) tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); (ii) tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và (iii) tính chủ quan trong phân vùng thể hiện mục đích của phân vùng theo ý thức mong muốn của con người.

Phân vùng phải bảo đảm các nguyên tắc: (i) Có sự đồng nhất tương đối của sự phân hóa các chỉ tiêu phân vùng; (ii) Có sự lựa chọn các nhân tố trội trong khi xem xét các biểu hiện mang

Page 11: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

11

tính ổn định của HST tự nhiên; (iii) Bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ tiện cho việc khai thác, bảo vệ và quản lý vùng.

3 Thảm thực vật rừng Việt Nam và đặc trưng phân bố 3.1 Những nhân tố ảnh hưởng và phân bố tự nhiên của rừng Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong đai nhiệt đới, và thuộc vùng có khí hậu gió mùa. Tuy vậy các kết quả nghiên cứu phân vùng khí hậu tự nhiên lại cho thây có sự chênh lệch đáng kể về các tiêu chí chi phối sự phát sinh, phát triển của các hệ sinh thái rừng, và hệ sinh thái nông nghiệp, đó là: Tổng nhiệt độ năm, biên độ ngà y và biên độ năm, có 1 mùa đông . Các tiêu chí này tạo ra sự chênh lệch đáng kể về kích thước (đường kính, chiều cao, thể tích cây, khối lượng gỗ và biomass, đặc biệt là ở các hệ sinh thái rừng hỗn loại thường xanh nhiệt đới (kiểu 1) và hệ sinh thái rừng ngập mặn (kiểu 6).

Trong khi nhân tố vĩ độ, và nhân tố địa đới ảnh hưởng không rõ rệt đến các hệ sinh thái rừng và năng suất si nh học của chúng, thì sự chênh lệch theo độ cao lại có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành các hệ sinh thái ôn đới núi cao (các kiểu phụ theo độ cao : Ia, Ib, Ic), và năng suất sinh học của chúng, thông qua nhiệt độ, lượng mưa, giớ chiếu sáng, thổ nhưỡng, địa mạo , mô tả kỹ các kiểu rừng trong tiết 5.2 . Hai phần ba diện tích lãnh thố Việt Nam là đồi núi, trong đó phân bố thực vật từ độ cao 1.000 m là có thay đổi rõ nét, trong khi các dãy Bi-đúp, Chư-yang-sin, Ngọc Linh ở miền Nam có độ cao trên 2.000 m, cò n ở miền Bắc thì nhiều dãy tương tự hoặc cao hơn nữa, cho đến cao nhất là dãy Hoàng-Liên, có đỉnh Phrang-si-pang cao 3.143 m.

Năm 1943 số liệu diện tích rừng Việt Nam đầu tiên được công bố là 14,3 triệu ha (P.Maurant, 1943), khi đó toàn bộ là rừng tự nhiên, đa số là nguyên sinh . Qua 2 cuộc chiến tranh 1945 -1954, và 1965-1975 diện tích này giảm xuống 11,2 triệu ha, tốc độ giảm nhanh nhất là 15 năm sau khi đất nước thống nhất thì năm 1990 đạt mức thấp nhất là 9,17 triệu ha, chiếm 64 % diện tích rừng thống kê ban đầu , từ đó nhờ các chương trình 327, 661 và điều kiện giảm thiểu sức ép lương thực, củi đốt, nên diên tích rừng tăng dân lên 11,3 triệu ha vào năm 2000 và 13,3 triệu ha năm 2009, chiếm xấp xỉ 93 % diện tích rừng ban đầu. Tuy nhiên diện tích tăng chủ yếu là 3 triệu ha rừng trồng, còn rừng tự nhiên phục hồi chậm hơn, các hệ sinh thái nguyên sinh chỉ còn lại trong vùng lõi của các khu Bảo tồn hoặc các vườn quốc gia. Bảng 1 chỉ rõ su thế thay đổi diện tích rừng của Việt Nam trong 60 năm vừa qua.

Bảng 3-1. Sự thay đổi diên tích rừng từ năm 1943. (đơn vị tính : triệu ha)

Năm

Diện tích rừng, tr. ha Rừng bao phủ %

Ha/ người

Thay đổi

ha ! (%) (so với 1990) Tự nhiên Trồng Tổng

1943 14,300 0 14,300 43,0 0,70 1976 11,077 92 11,169 33,8 0,22 1980 10,186 422 10,608 32,1 0,19 1985 9,038 584 9,892 30,0 0,16 1990 8,430 745 9,175 27,8 0,14

Page 12: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

12

1995 8,252 1,050 9,302 28,2 0,12 2000 9,444 1,471 10,915 33,2 0,14 2005 10,283 2,334 12,617 36,4 0,15 + 2,432 +15,4 2009 10,339 2,920 13,259 39,1 0,15 + 4,084 + 36,4

(Nguồn : TCLN, 2010)

Tổng trữ lượng gỗ cũng giống như tổng sinh khối cây sống đều chung quy luật giảm thiểu theo thời gian nói trên, nhưng phục hồi thì lại chậm hơn .

Năm 1990 tổng trữ lượng gỗ là 657 triệu m3 Năm 2000 là 782 triệu m3 Năm 2005 là 812 triệu m3

Khi phân vùng STLN thì tổng trữ lượng gỗ sẽ được thống kê theo vùng, nhưng nó chỉ phản ánh khối lượng hiện trạng của rừng, chứ chưa thể dự báo tiềm năng năng suất của các hệ sinh thái sẽ được phục hồi.

Bảng 2 là kết quả kiểm kê năm 2005 trữ lượng gỗ của các loai rừng hiện trạng trong 8 vùng STLN .

Bảng 3-2. Trữ lượng rững gỗ trên các vùng sinh thái

Đơn vị : 1000 m3

Hạng mục

Toàn quốc

Tây Bắc

Đông Bắc

ĐBS Hồng

Bắc T Bộ

Nam T Bộ

Tây nguyên

Đông N Bộ

ĐB SCL

Tổng cộng 811.678 43.030 65.777 4.763 192.321 145.714 288.559 66.005 5.509 RTN 758.134 41.320 50.332 3.152 183.274 130.436 285.663 63.186 770 % RTN 93,4 96,0 76,5 66,2 95,3 89,5 99,0 95,7 14,0 Rừng trồng 53.545 1.710 15.444 1.611 9.048 15.278 2.896 2.819 4.739 % RT 6,6 4,0 23,5 33,8 4,7 10,5 1,0 4,3 86,0

(Nguồn: Bộ NN-PTNT. QĐ 1267 ngày 05-05-2009).

3.2 Tổng hợp các kiểu rừng sử dụng trong phân vùng STLN

Các HSTR nguyên sinh là bằng chứng quan trọng chứng minh các điều kiện sinh thái đã hình thành và đảm bảo sự tồn tại lâu đời của chúng trên các vùng lãnh thổ Việt Nam. S ong, trong quá trình phát triển lâu đời, chính các nhân tố sinh thái cũng thay đổi hoặc từ từ, hoặc đột xuất, đặc biệt là nhân tố con người (nhân tác) đã để lại cho thế hệ chúng ta một bức khảm phong phú nhưng quá phức tạp các loại rừng, đa phần là thứ sinh hoặc nhân tạo, mà vừa được trình bày tóm tắt cả phương pháp luận, cả hiệu quả áp dụng của từng hệ thống để có đủ cơ sở chọn lọc các kiểu rừng chính (tương đương hệ sinh thái) trong phân vùng lãnh thổ.

Page 13: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

13

Trong 10 kiểu rừng đã chọn lọc lần này đã bao gồm đầy đủ các kiểu rừng tự nhiên, nguyên sinh, thứ sinh đang trong quá trình diễn thế, và cũng đã đưa vào cả các hệ rừng trồng, các loại thảm thực vật chưa thành rừng (trảng, truông theo Thái văn Trừng, 1963; Ib, Ic theo phân loại hiện trạng bổ sung) để bao quát mọi hình thái thảm thực vật rừng .

Bảng 3 liệt kê tên 10 kiểu rừng chính và ký hiệu (mã số) mỗi kiểu rừng, với 4 kiểu phụ cho khối rừng tự nhiên hỗn loại (xem phần 5.2.3 , và 3 kiểu phụ cho đất lâm nghiệp chưa có rừng xem phần 5.3.1.

Bảng 3-3. Các kiểu rừng (chính và phụ), được sử dụng để phân vùng STLN

Ký hiệu Kiểu rừng

1

Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ; các kiểu phụ:

1a: vùng thấp, < 500 m ở miền Bắc, < 700 m ở miền Nam

1b: vùng thấp Nam Bộ, ưu hợp họ Dầu

1c: Đồi, núi thấp và trung bình 500-1500 m ở miền Bắc, 700-2000m ở miền Nam

1d: Núi cao > 1500m ở miền Bắc, >2000m ở miền Nam

2 Rừng hỗn loài nửa rụng lá

3 Rừng hỗn loài trên núi đá vôi

4 Rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim

5 Rừng thưa, rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp)

6 Rừng ngập mặn ven biển

7 Rừng trên đất phèn (rừng Tràm)

8 Rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa

9 Rừng trồng các loại

10 Đất lâm nghiệp không có rừng,

10a: Đất trống, cỏ thưa

10b: thảm cỏ cây bụi

10c: Thảm cây bụi câ gỗ tái sinh (>200 cây/ha)

4 Cơ sở khoa học của các tiêu chí phân vị theo mục tiêu nghiên cứu

Về lý thuyết, tiêu chí quan trọng nhất để phân vùng STLN là sự tồn tại của của các HST (hay kiểu rừng đó) trên phạm vi vùng phân chia, vì vậy nếu đã có HST nguyên sinh, mà cao đỉnh gọi

Page 14: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

14

là climax nào đó, thì các nhân tố sinh thái chỉ còn là hệ thống lý thuy ết tạo ra hoàn cảnh môi trường hình thành (phát sinh) nên HST đó để tham khảo. Song trong đa số trường hợp tại cấp phân vị thấp, như tiểu vùng, khi HST nguyên sinh không còn nữa thì cần tới các tiêu chí tạo ra môi trường phát sinh và phát triển của HST đó theo nguyên lý “hoàn cảnh sinh thái nào thì kiểu rừng đó”. Đây chính là cơ sở để dự báo hoặc tại đây đã từng tồn tại HST nguyên sinh này, hoặc diễn thế thứ sinh các kiểu rừng hiện tại đang theo x u hướng phục hồi lạ i nguyên mẫu HST nguyên sinh đó.

Trong phạm vi công trình chuyên sâu về sinh thái rừng, khi xem xét 5 nhân tố si nh thái phát sinh thì nhân tố thứ 5 “nhân tác” sẽ là ý chí con người, thân thiện hay tàn phá thiên nhiên, nó đã từng học được nhiều bài học và quyết định hướng đi cho tương lai . Nhân tố “khu hệ thực vật” là chân lý thực tiễn xác nhận tính đúng đắn của sự phân bố tự nhiên các kiểu rừng nguyên sinh, nhưng nay bị thay bằng các kiểu trung gian , hoặc đang suy thoái, hoặc đang phục hồi, và phải được coi là các đối tượng hiện thực khách quan của lý thuyết phân vùng,

Ba tiêu chí sinh thái còn lai , gọi tắt là khi hậu, địa hình, thổ nhưỡng là 3 hệ thống quan trọng nhất để tạo ra môi trường phát sinh của các kiểu rừng mà ta phân vùng, song trong từng phân vị (cấp phân vùng), từng trường hợp cụ thể nhân tố nào là chủ đạo , nhân tố nào it gây tác động lại là do tính quy luật của các kết quả nghiên cứu, hoặc kinh nghiệm chuyên gia chỉ ra .

Trong sự liên quan như một nhân tố sinh thái của sự hình thành và phát triển các HSTR, mỗi nhân tố đã kiến nghị các tiêu chí và chỉ số (C&I) hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp lựa chọn , các khuyến nghị cho mỗi phân vị khi phân vùng STLN .

4.1 Khí hậu-thủy văn

Trên thế giới có nhiều hệ thống, nhiều phương pháp phù hợp cho các điều kiện khác nhau . thường phân loại khí hậu theo các hệ thống sau đây:

Phân loại của Koppen (1918-1936): Trên cơ sở kết hơp chỉ số nhiệt độ, lượng mưa . Sau này Trewartha bổ sung kết hợp thành hệ thống Koppen-Trewartha, tạo ra hệ thông phân loại khí hậu thế giới 7 nhóm từ A đến H, từ vùng quá nóng đến vùng cực lạnh, đặc trưng bởi chỉ số : “số tháng có nhiệt độ trung bình bằng hoặc trên 18o C”, từ nhóm C thì so với nhiệt độ trên 10o C,

Hệ Thornthwaite: Là hệ thống Koppen có kết hợp giám sát sự bốc thoát hơi nước trong 1 khu vực . Nó cũng sử dụng chỉ số ẩm và độ khô cằn để biết lượng ẩm đẫ được thảm thực vật sử dụng .

Phân loại của Holdridge, 1947, 1967: Đây là hệ thống “sinh khi hậu” để phân loại đất đai và lập bản đồ, áp dụng trên toàn cầu .

Hệ thống được tích hợp từ 3 chỉ số là: Nhiệt độ sinh học, vĩ độ và đai cao .

Ngyên tắc phân vùng sinh thá i của FAO (Zhu, 1997; Preto, 1998). Đây là hệ thống phân loại khí hậu có yếu tố sinh thái rừng.

Page 15: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

15

4.1.1 Phân loại khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam đã nghiên cứu việc phân vùng lãnh thổ theo chuyên ngành khí hậu goi tên là Phân vùng khí hậu MB Việt Nam (1964), Phân vùng khí hậu tự nhiên (Nguyễn Hữu Tài, 1985, Nguyễn Đức Ngữ & Nguyễn Trọng Hiệu , 2004). Hệ thống này đang được sử dụng rộng rãi trong cả nước, với 7 vùng khí hậu là: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ.

Cũng đã hoàn thành nhiều công trình Phân vùng khí hậu cho nhiều chuyên ngành khác, như Phân vùng khí hậu xây dựng (Nguyễn Việt Liễn, 1984, 2002) như Phân vùng khí hậu nông nghiệp (Lê Quang Huỳnh, 1985), v.v.

4.1.2 Phân vị khí hậu

Các sơ đồ phân vùng khí hậu tự nhiê n Việt Nam của Nguyễn Hữu Tài (1985), Nguyễn Đức Ngữ & Nguyễn Trọng Hiệu (2004) có một hệ thống chỉ tiêu khá tương đồng, có thể mô tả tóm tắt như sau:

Miền khí hậu: Là cấp phân vị dùng để thể hiện sự khác biệt về khí hậu có liên quan đến ảnh hưởng của gió mùa mùa đông trong đó sự hạ thấp của nhiệt độ mùa đông dẫn đến hình thành 2 mùa nóng lạnh có vai trò quyết định.

Vùng khí hậu : Là cấp cơ sở của sơ đồ, thể hiện sự khác nhau về khí hậu có liên quan đến ảnh hưởng của gió mùa mùa hè dẫn đến sự khác nhau về mùa mưa ở các vùng.

Tiểu vùng khí hậu: Là cấp phân vị bổ xung nhằm thể hiện chi tiết hơn sự phân hóa khí hậu trong mỗi vùng, được biểu hiện qua nhiều đặc trưng khí hậu khác nhau.

4.1.3 Tiêu chí và chỉ số phân loại khí hậu

Miền Khí hậu

Chỉ tiêu chính : Biên độ năm của nhiệt độ (∆toC). Chỉ tiêu sử dụng để phân chia 2 miền là (∆t=8oC), ngoài ra còn 2 chỉ tiêu kết hợp là: tổng xạ trung bình năm Q=140 kcal và tổng số giờ nắng năm S=2000 giờ.

Vùng khí hậu: Gồm 2 tiêu chí là:

Độ kéo dài mùa mưa Ba tháng mưa lớn nhất .

Có 7 vùng khí hậu trong cả nước, mỗi vùng có các chỉ số riêng

Tiểu vùng khí hậu Tiêu chí được sử dụng gồm: Lượng mưa năm, tổng nhiệt độ năm, biên độ năm và biên

độ ngày của nhiệt độ, số ngày có going.

Page 16: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

16

4.1.4 Khuyến nghị phân loại khí hậu cho phân vùng STLN

Số liệu là cở sở quan trọng để thử nghiệm mô hình, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và định các đường ranh giới. Với tỷ lệ khá lớn 1/250000, số liệu sử dụng buộc phải là số liệu lưới với mật độ đủ dầy (với độ phân giải cỡ 1-5km). Việc xử lý, hiệu chỉnh theo số liệu quan trắc có vai trò đặc biệt quan trọng.

Phương pháp phân vùng hướng chính vào các phương pháp truyền thống thuộc nhóm các phương pháp địa lý khí hậu như đã phân tích ở trên. Hệ thống phân vị sẽ theo quy hoạch chung của dự án với 2 cấp cơ bản là vùng và tiểu vùng. Các phương pháp và hệ thống chỉ tiêu của các sơ đồ phân loại khí hậu thế giới của Koppen, Köppen-Trewartha, Holdridge; các bản đồ phân vùng khí hậu Việt Nam cùng với hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng là tài liệu tham khảo quan trọng. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu khí hậu sinh thái cũng như việc tổ hợp các đặc trưng khí hậu cơ bản tạo thành các phức hợp phản ánh được mối quan hệ giữa khí hậu với sinh trưởng, năng suất cây rừng sẽ là hướng phát triển hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng. Theo thảo luận và đề xuất 3 phân vị (2 miền, 8 vùng, 46 tiểu vùng) thì chỉ số cho mỗi phân vị được đề xuất trong bảng 4, với nhận xét là:

Khí hậu ảnh hưởng lớn tới phân chia Miền và Vùng . Khí hậu ảnh hưởng ít tới phân chia Tiểu vùng .

Bảng 4-1. Tiêu chí về khí hậu cho mỗi phân vị phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí Ghi chú Miền Hiệu biên độ dao động ngày

và năm: ∆H = ∆Tngày- ∆Tnăm = (Tmax_tbn – Tmin_tbn) – (Ttbmax – Ttbmin)

Vùng ∆Ttbnăm - PER mùa hè

Tiểu vùng Ttbnnăm T_mùa lạnh T_mùa nóng. Rtnnăm R_mùamưa R_mùakhô

T : nhiệt độ R : lượng mưa. PER: chỉ số ẩm = PET (tiềm năng bốc hơi /R) ∆ : biên độ

Thực tế ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến các phân vị lớn của phân vùng STLN là rất mạnh, cho đến c ấp Tiểu vùng đã khó xác định chế độ khí hậu đặc thù cho tiểu vùng, do đó thường mô tả đặc điểm trung bình của các yếu tố phổ biến nhất như nhiệt độ, lượng mưa .

Page 17: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

17

4.2 Địa hình - địa mạo

4.2.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Nhóm nhân tố địa chất /địa mạo là những nhân tố có sự hình thành lâu dài trong lịch sử kiến tạo của trái đất, quyết định sự hình thành các đại dương và các lục địa, hình thái và thành phần vật chất của vỏ trái đất. Tuy nhóm nhân tố địa chất/địa mạo không ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần các kiểu thảm thực vật, nhưng chúng lại là những nhân tố có tác dụng chi phối ảnh hưởng của những nhân tố khác như khí hậu, thuỷ văn, đá mẹ, thổ nhưỡng, v.v, đến các hệ sinh thái lâm nghiệp. Nhóm nhân tố địa chất/địa mạo ảnh hưởng đến sự hình thành, thành phần loài, v.v và phân bố của hệ sinh thái lâm nghiệp thông qua những yếu tố sau:

Độ lục địa: là khoảng cách từ vùng đó đến biển ảnh hưởng đến tiểu khí hậu, hình thành nên các khu vực có khí hậu lục địa và khí hậu đại dương.

Độ cao, hướng sườn, độ dốc: là những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ tiểu khí hậu. Độ cao hình thành nên các đai độ cao với đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau ảnh hưởng đến phân bố các loài thực vật. Trong điều kiện Việt Nam, giới hạn vành đai á nhiệt đới vùng núi thấp ở miền Bắc là 600 - 700m, ở miền Nam là 1.000m do miền Nam gần xích đạo hơn miền Bắc. Thái Văn Trừng (1978, 1999) phân chia thảm thực vật trong một vùng thành hai nhóm lớn: nhóm các quần thể thực vật theo độ vĩ và nhóm các quần thể thực vật theo độ cao;

Nền tảng đá mẹ khác nhau dẫn đến hình thành các loại đất khác nhau;

Nhóm nhân tố địa chất /địa mạo ở nước ta có ảnh hưởng hệ sinh thái lâm nghiệp qua các tính chất sau:

Trong lịch sử lâu dài và phức tạp của quá trình vận động kiến tạo, có nơi có lúc đã tạo điều kiện thuận lợi bảo tồn những kiểu thảm thực vật nguyên thuỷ,

Hệ thống núi của Việt Nam là sự kéo dài từ hệ thống núi ở miền nam Trung Quốc và chân dãy núi Himalaya, liên tục từ bắc vào nam. , tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng di cư thực vật vào lãnh thổ Việt Nam.

Hướng ưu thế của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc ngăn cản bớt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về.

Mặt cắt ngang của dãy Trường Sơn không đối xứng, sườn tây dốc thoải, sườn đông dốc cao ngay gần bờ biển. Do vậy, việc phòng hộ là rất quan trọng cho miền Trung .

Do tính hiểm trở của hệ thống núi đá vôi của Việt Nam nên hiện nay vẫn còn có một hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc hữu mà không phải nước nào cũng có.

Việt Nam kéo dài hơn 15 độ vĩ nên giới hạn dưới của vành đai á nhiệt đới vùng núi ở hai miền nam bắc khác nhau. Ở miền Bắc là 600 - 700 m, ở miền Nam là 1.000 m.

4.2.2 Phân loại

Nghiên cứu sớm nhất về phân vùng địa mạo ở MB Việt Nam do Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập thực hiện năm 1963, sau đó M.A.Zubasenco năm 1967, và Lê Đức An năm 1972, 1974, 1985.

Page 18: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

18

Hai chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân vùng lãnh thổ theo địa hình /địa mạo là :

Kiến trúc hình thái (KTHT), Trạm trổ (Bức khảm) hình thái (TTHT)

Lê Đức An đã tiến hành phân vùng địa mạo Bắc Việt Nam và chia ra 57 vùng. Sau khi nước nhà thống nhất, ông tiếp tục nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phân vùng địa mạo thống nhất cho toàn lãnh thổ Việt Nam, mà trước hết là phần lục địa (Lê Đức An, 1979,1985). Phân vùng địa mạo được Lê Đức An tiến hành theo 2 chỉ tiêu nói trên (KTHT) và (CTHT), bởi lẽ khi phân chia các đơn vị địa mạo cấp bậc khác nhau, ông dựa vào quan hệ giữa cấu trúc kiến tạo với địa hình, lịch sử phát triển của nó, các phức hợp thạch học, cũng như đặc điểm của các quá trình ngoại sinh, và cuối cùng là kết quả tác động qua lại của các yếu tố đó, thể hiện ở hình thái và vị trí độ cao của lãnh thổ.

4.2.3 Phân vị

Vùng địa mạo theo đặc điểm chạm trổ hình thái, và kiến trúc hình thái

Vùng địa lý tự nhiên: đặc trưng bởi một dạng địa hình, một kiểu khí hậu, một dạng thổ nhưỡng, một thảm thực vật tương đối đồng nhất.

Vùng địa lý thổ nhưỡng là lãnh thổ toàn vẹn, đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng, nằm trong một vùng đất đai nông nghiệp, một vùng địa lý thổ nhưỡng thường, một loại đất chính quyết định phương hướng sản xuất .

Tiêu chí để phân chia các vùng địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý thổ nhưỡng tương đối khác nhau nhưng đều liên quan đến địa chất/địa mạo. Đấy là sự thống nhất về độ cao và hình thái địa hình (vùng địa mạo) hay cùng một dạng địa hình tương đối đồng nhất (vùng địa lý tự nhiên) hoặc một lãnh thổ toàn vẹn (vùng địa lý thổ nhưỡng).

Vùng sinh thái lâm nghiệp và vùng sinh thái nông nghiệp có diện tích lớn hơn rất nhiều so với các vùng địa mạo (và cả vùng địa lý tự nhiên, vùng đia lý thổ nhưỡng), thậ m chí lớn hơn cả miền địa mạo hoặc khu địa lý thổ nhưỡng hoặc khu địa lý tự nhiên Tây Nguyên.

Các tỷ lệ phân vùng đều là tỷ lệ nhỏ (1/1.000.000 và 1/500.000) nếu so với tỷ lệ dự kiến của đề tài là phân vùng sinh thái lâm nghiệp tỷ lệ 1/250.000.

Trong sơ đồ phân vùng địa mạo của Lê Đức An, có 9 miền, với 16 phụ miền. So sánh với sơ đồ phân vùng Địa lý thổ nhưỡng của Hội Khoa học đất Việt Nam, cũng cùng có 16 khu địa lý thổ nhưỡng nhưng ranh giới phân bố của các phụ miền địa mạo và các khu địa lý thổ nhưỡng có khác nhau.

Từ 16 phụ miền địa mạo, Lê Đức An phân thành 92 vùng địa mạo. Trong khi đó từ 16 khu địa lý thổ nhưỡng, các tác giả Hội Khoa học đất Việt Nam chia thành 142 vùng địa lý thổ nhưỡng bởi vì phân vùng địa mạo là phân vùng đơn ngành. Như vậy, khi phân vùng sinh thái lâm nghiệp cần sự đồng nhất của nhiều yếu tố tự nhiên hơn thì rõ ràng số lượng các đơn vị sinh thái lâm nghiệp ở cấp tương đương vùng địa mạo có thể tăng lên.

Page 19: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

19

Trong sơ đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng, khu vực Tây Nguyên có 3 khu địa lý thổ nhưỡng và 20 vùng địa lý thổ nhưỡng. Ranh giới các khu và các vùng địa lý thổ nhưỡng gần như trùng với 3 khu địa lý tự nhiên và 21 vùng địa lý tự nhiên mặc dù công tác nghiên cứu được tiến hành ở hai tỷ lệ khác nhau với hai đối tượng nghiên cứu khác nhau. Cả hai dạng phân vùng này có tính tổng hợp cao hơn so với phân vùng địa mạo.

4.2.4 Tiêu chí

Bảng 4-2. Tiêu chí về địa chất/ địa mạo để phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí địa chất/địa mạo Miền Thống nhất về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo.

Vùng Thống nhất về hình thái địa hình (núi , đồi, cao nguyên, đồng bằng...)

Tiểu vùng Tập hợp thống nhất của nham thạch, kiểu địa hình, đai cao.

4.3 Thổ nhưỡng - lập địa

Thổ nhưỡng và lập địa là 2 nhân tố khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau nên thường được nghiên cứu trong cùng 1 nhân tố sinh thái . Mặt khác, phân loại đất hay thổ nhưỡng và phân loại lập địa cũng thuộc 2 hệ thống lý thuyết khác nhau, và ở đây, công trình này quan tâm chủ yếu đến tác động của thổ nhưỡng và phân vùng thổ nhưỡng đến các tiêu chí và hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam .

4.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Theo các tác giả Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Xuân Quát, Đinh Thanh Giang (2011) thì về phân loại đất ở Thế giới có 3 khuynh hướng chính là:

Phân loại đất theo phát sinh (của Docutraep V.V, còn gọi là phương pháp địa lý so sánh) với 5 yếu tố phát sinh khí hậu, địa hình, đá mẹ, sinh vật và tuổi địa chất là 5 tiêu chí quan trọng đầu tiên trong phân loại đất tự nhiên.

Phân loại đất Soil Taxanomy (Mỹ) theo quan điểm định lượng tính chất và chuẩn đoán định lượng tầng phát sinh dựa trên cơ sở quan hệ giữa tính chất đất và hình thái phẫu diện để phân loại đất.

Phân lọai đất theo FAO – UNESCO là hệ thống phân loại mang tính quốc tế trên cơ sở tiêu chuẩn của Soil Taxanomy dựa vào định lượng các tính chất đất, các dấu hiệu chuẩn đoán phân loại đất theo nhóm, loại, v.v.

Việt Nam phân loại đất, (thực ra cũng đã là phân vùng) tiến hành qua 3 giai đoạn:

Trước 1954, chủ yếu là các công trình của người Pháp cũng đã bắt đầu hướng vào điều kiện phát sinh phát triển tính chất đất phân chia các nhóm đất, lấy ví dụ như nhóm đất đỏ latêritic và nhóm đất phù sa của Castagnol E.M (1950).

Page 20: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

20

Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc có phân loại đất theo địa lý phát sinh của Fritlan V.M và các nhà thổ nhưỡng Việt Nam (1959); ở miền Nam có phân loại đất chịu ảnh hưởng của trường phái Soil Taxanomy do Moormann F.R chủ biên (1960).

Từ 1975 đến 2010 đã xây dựng phân loại đất toàn quốc dùng cho bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 (1980) hoàn thiện theo quan điểm phát sinh học có 13 nhóm với 30 loại và bảng phân loại đất quốc gia theo phương pháp định lượng FAO–UNESCO–WRB (1998) vừa có quan hệ gắn bó với phân loại trên, vừa để hội nhập.

Hệ thống phân loại đất ở Việt Nam theo hệ thống 4 cấp: Nhóm – loại (đơn vị) – loaị phụ (đơn vị phụ ) – biến chủng. Nhóm và loại theo quan điểm và chỉ tiêu như phân loại đất quốc tế và phù hợp với thực trạng đất Việt Nam. Loại phụ được thể hiện cả mức độ và độ sâu xuất hiện kết von, glây nhiều - ít, nông - sâu. Biến chủng sử dụng quan hệ thành phần cơ giới đất có quan hệ với đá mẹ theo 3 cấp hoặc 6 cấp.

Về phân loại lập địa, ảnh hưởng vào Việt Nam cũng có 3 xu hướng, chúng khác nhau ở cấp bậc phân loại, tiêu chí và chỉ số xác đinh :

Phương pháp phân vùng lập địa lâm nghiệp với 4 cấp phân vị do chuyên gia CHDC Đức chuyển giao từ 1970, đã và đang được sử dụng có hiệu quả trong cả nước cho đến nay.

Trường phái Liên xô cũ do Tchertov (1977,1981) áp dụng thử với 3 tiêu chí: đá mẹ, địa hình, độ thoát nước.

Đề xuất từ nghiên cứu và thực tiễn phân loại 6 cấp lập địa của Nguyễn Văn Khánh (1996)

4.3.2 Phân loại

Hai phương pháp phân loại là: Fritlan, 1959 ở miền Bắc, và FAO-UNESCO, 1998 trong cả nước đã đưa đến 2 kết quả sau đây :

a) Hệ thống phân loại đất theo phát sinh (Fritlan, 1959) các cấp sau:

Lớp đất, Lớp phụ (hay Nhóm đất), Loại, loại phụ, Chủng, Biến chủng, Bậc

Trong đó loại đất là đơn vị phân loại cơ bản trong hệ thống và dùng để xây dựng bản đồ đất. Bản đồ đất miền Bắc tỉ lệ 1: 500.000 được xây dựng năm 1973 và bản đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 được xây dựng năm 1976. Nay nhóm Đất -lập địa đã sử dụng được thành quả nghiên cứu cơ bản này làm tiêu chí tham gia phân vùng STLN là sự vận dụng mềm dẻo và hiệu quả, xem bảng 6 về đề xuất tiêu chí và chỉ số (C&I) thổ nhưỡng tham gia phân vùng STLN. Bảng phân loại gồm 13 nhóm đất và 30 loại, (xem phụ lục 1).

b) Hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, 1998 có 4 cấp sau :

- Nhóm đất chính (Major soil groupings)

- Đơn vị đất (Soil Units) tương đương loại đất theo phân loại phát sinh

- Đơn vị phụ (Soil sub-units)

Page 21: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

21

- Pha đất hay tướng đất (Phase)

“Đơn vị đất” là đơn vị phân loại cơ bản. Bảng phân loại có 21 nhóm đất chính và 61 đơn vị đất. Số lượng nhóm đất và đơn vị đất so bảng phân loại theo phát sinh nhiều gấp 2 lần do một nhóm đất theo phân loại phát sinh có thể gồm nhiều nhóm đất theo phân loại FAO-UNESCO và ngay cả một loại đất trong phân loại phát sinh có thể là một nhóm đất hoặc một nhóm đất có nhiều đơn vị đất trong phân loại FAO-UNESCO.

4.3.3 Phân vị

Phân vùng địa lý thổ nhưỡng .

Hệ thống phân vị 4 cấp là : Miền > Á miền > Khu > Vùng

Dựa trên bản đồ đât tỷ lệ 1/1.000.000 (1976) xây dựng sau khi nước nhà thống nhất, ban biên tập bản đồ đất đã xây dựng dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng .

Miền, 2 miền địa lý thổ nhưỡng với ranh giới tự nhiờn là đèo Hải Vân là miền địa lý thổ nhưỡng phớa Bắc và miền địa lý thổ nhưỡng phớa Nam.

Á miền, chia ra 6 á miền trong phạm vi của 2 miền, khác nhau về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. MB có 3 á miền, MN cũng có 3 á miền .

Khu, được chia ra trong phạm vi á miền, do khác nhau về địa chất địa mạo, và đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp. Miền Bắc có 8 khu , miền Nam cũng có 8 khu .

Vùng, là đơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất . Dựa trên bản đồ đất VN tỷ lệ 1/1.000.000 xây dựng năm 1976 cho cả nước thì có 142 vùng của 16 khu địa lý thổ nhưỡng.

Phân vùng lập địa Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của sinh vật mà chủ yếu là thực vật. Theo nghĩa hẹp lập địa bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, theo nghĩa rộng nó bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật. a) Phân vùng lập địa lâm nghiệp của chuyên gia CHDC Đức ở VN,1970 gồm 4 cấp phân vị: Vùng sinh trưởng > Khu sinh trưởng > Phạm vi bức khảm > Dạng lập địa.

Các tác giả đã phân miền Bắc thành 7 vùng sinh trưởng và 22 khu sinh trưởng . b) Đề xuất phân vùng lập địa của Nguyễn Văn Khánh (1996): 6 cấp phân vị là Miền > Á miền > Vùng > Tiểu vùng > Dạng đất đai > Dạng lập địa .

Đề xuất này chưa được áp dụng trong thực tiễn .

4.3.4 Tiêu chí và chỉ số Các chuyên gia đất và lập địa thấy rằng phân vị Miền phân chia theo chiều dài 15 vĩ độ do đã tạo ra 2 vùng khí hậu khác nhau là vùng nhiệt đới điển hình ở miền Nam, và nhiệt đới không điển hình (có mùa lạnh 1-3 tháng) ở miền Bắc, nhưng sự khác nhau về phân loại đất và lập địa thì không rõ nét, so với chênh lệch về độ cao để hình thành lớp đất nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình. Do vậy, sự đóng góp của nhân tố đất –lập địa đối với phân vùng STLN chủ yếu vào phân

Page 22: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

22

vị nhỏ hơn là vùng và tiểu vùng thông qua tiêu chí phân loại theo phát sinh 13 nhóm đất (lớp phụ) và 30 loại đất .

Ba cơ sở để đề xuất tiêu chí đất- lập địa tham gia phân vùng STLN là : Phân loại các kiểu rừng hay hệ sinh thái tự nhiên . Các cấp phân vị đã chọn theo mục tiêu nghiên cứu . Quan hệ giữa loại đất và loại rừng, nói cách tổng quát là giữa đất đai và quần xã thự c

vật. Hai cơ sở đầu đã được xác định trong các mô tả trên , cơ sở thứ 3 chính là quy luật phù hợp giữa sinh vật và ngoại cảnh. Mỗi loại đất chỉ có thể phù hợp cho một hay 1 số loại rừng, ngược lại mỗi loại rừng cũng chỉ mọc được trên 1 hoặc 1 số loại đất giới hạn nào đó.

Tổng hợp kết quả đề xuất phân chia của các nhóm, lựa chọn, thống nhất các cấp phân vị, và đề xuất dựng bản đồ.

Nguyên tắc chọn phân vị : Miền – Vùng - Tiểu vùng.

Trong đó Vùng và Tiểu vùng là các phân vị chủ yếu.

Phân vùng sinh thái cần phải dựa trên một đơn vị cơ bản, từ đơn vị cơ bản này sẽ có các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới theo hệ thống phân cấp. Như vậy theo nhiệm vụ của dự án thì đơn vị vùng sinh thái laam nghiệp phải là đơn vị cơ bản. Đơn vị cấp trên có thể gọi là khu và trên nửa là miền. Trong bảng đề xuất này tạm coi tiểu vùng là đơn vị cơ bản và đơn vị trên đó là vùng và miền. Vì nếu gọi tiểu vùng là vùng thì vùng phải gọi là khu (sẽ không quen với những người lâm nghiệp hiện nay).

Các tiêu chí để phân chia vùng: Có sự đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất –địa mạo, cùng lịch sử phát

triển tạo nên một hình thái đại địa hình được đặc trưng bởi sự phân hóa không lớn về khí hậu, thổ nhưỡng dưới sự tác động tương hỗ của hoàn lưu và địa hình.

Có những đặc điểm tương đồng về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật

Có chung đặc điểm cộng đồng dân tộc tạo nên mức độ tương đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên

Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại), tương đối thống nhất về ranh giới địa chính cấp tỉnh (một tỉnh không nên nằm trong hai vùng).

3. Các tiêu chí phân chia tiểu vùng: Có cùng một dạng cảnh quan đồng nhất tương đối về nền đá mẹ và hình thái địa hình;

tiểu khí hậu; đơn vị đất và các quần xã thực vật. Tương đối đồng nhất nền nhiệt ẩm và các nhân tố chủ đạo hình thành kiểu rừng và

năng suất Có ranh giới nằm gọn trong 1 vùng sinh thái lâm nghiêp và bảo đảm không tách biệt về

mặt không gian đối với một tiểu vùng.

Page 23: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

23

Có sự đồng nhất về phương thức sử dụng đất.

Bảng 4-3. Đề xuất tiêu chí, chỉ số về thổ nhưỡng tham gia phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí Chỉ số xác định

- Lớp đất nhiệt đới không điển h́nh (gồm cả á nhiệt đới), MB

2 Miền Lớp đất (Soil class) theo phân loại phát sinh

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Ferralsols); nhóm đất mùn trên núi cao (Humic Alisols) và mùn thô than bùn núi cao (Histric Alisols); Potdon (Podzoluvisols)

- Lớp đất nhiệt đới điển h́nh , MN

Lớp đất Các nhóm đất còn lại

8 Vùng Lựa chọn ít nhất 03 nhóm đất chính

(theo phân chia nhóm Sinh thái)

(Major soil groupings) trong 13 nhóm.

1.Đất cát (Arenosols);2. đất mặn (Solochats); 3.Đất phù sa (Fluvisols) 4.đất phèn (Thionic Fluvisols);5. đất gley (Gleysols);6.đất than bùn (Hitosols);7. đất đen (Luvisols); 8. đất nâu bán khô hạn (Lixisols); 9 .đất tích vôi (Calcisols); 10. đất xám (Acrisols); 11.đất đỏ (Ferralsols); 12. đất mùn alit núi cao (Alisols); 13.đất xói ṃn mạnh (Leptosols)

46 Tiểu vùng Lựa chọn ít nhất 1-2 loại đất chính hay đơn vị đất theo FAO- UNESCO (soil Units) trong số 28 loại đất.

(theo phân chia nhóm sinh thái)

1.Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols) 2. Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols) 3. Cát điển h́nh (Haplic Arenosols) 4. đất mặn sú vẹt (Gleyic Solochats) 5. đất phèn tiềm tàng (Proto-thionic Gleysoils) 6. Đất phèn hoạt động (Orthi -thionic Fluvisols) 7.đất gley chua (Dystric Gleysols) 8. đất lầy (Umbric Gleysols) 9. Đất than bùn (Fibric Histosols) 10. Đất than bùn phèn tiềm tàng (Thionic Histosols) 11.đất đen có tầng kết von dày (Ferric Luvisols) 12 đất đen Cacbonat ( Calcic Luvisols) 13. đất nâu thẫm trên ba dan ( Chromic Luvisols) 14. đất nâu đỏ trên đá vôi (Luvic Calcisols) 15. Đất vàng trên núi đá vôi (Haplic Calcisols) 16. đất xám bạc màu (Haplic Acrisols) 17. đất xám Ferralit (Ferralic Acrisols) 18. Đất potdon glây trên núi (Gleyic Podzoluvisols) 19.đất nâu đỏ (Rhodic Ferallsols) trên mác ma base và trung tính 20.dất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Plinthic Ferrasols) 21.đất vàng đỏ trên mác ma axit 22. đất vàng nhạt trên đá cát 23. đất vàng nâu trên phù sa cổ (Haplic Acrisols) 24.đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Ferrasols) 25.đất mùn alit núi cao (Humic Alisols) 26. đất mùn thô than bùn núi cao (Histric Alisols) 27. đất nâu tím (Haplic Nitisols) 28. dất xói ṃn trơ sỏi đá (Lithic Leptosols)

Page 24: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

24

4.4 Phân vùng STLN

4.4.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Phân vùng sinh thái lâm nghiệp tuy rất gần với phân vùng sinh thái nông nghiệp vì cùng mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững đất đai, tăng năng suất các hệ sinh thái thực vật, cùng sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội.

Ở các nước nhiêu rừng, đặc biệt là các nước phát triển, mà kinh tế lâm nghiệp có tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Liên xô cũ, Canada, Mỹ, v.v, thì thường việc phân vùng lãnh thổ được hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay từ đầu và giữa thế kỷ XX. Sự khác nhau của công tác phân vùng là mục tiêu, nội dung và phạm vi lãnh thổ cho nên đã có các tên gọi khác nhau như: Phân vùng lâm nghiêp, phân vùng kinh tế lâm nghiệp , phân vùng sinh thái lâm nghiêp v.v.

Liên xô cũ là quốc gia nhiều rừng và nhiều thành tựu về phân vùng lãnh thổ lâm nghiệp mọi chuyên đề không chỉ cho Liên bang, mà còn cho các nước cộng hòa

Tại Việt Nam, trước năm 1975, Tổng cục lâm nghiệp thường sử dung khái niệm “vùng lâm nghiệp” với ý nghĩa là một đơn vị hành chính có nhiều hoạt động lâm nghiệp tập trung để quản lý và quy hoạch phát triể n, điển hình nhất là vùng lâm nghiệp Sông Hiếu (2 huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp) tỉnh Nghệ An .

Sau năm 1975 một loạt vùng lâm nghiệp tương tự được thành lập tại miền Nam Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước. Các vùng này đem tính chất khu kinh tế lâm nghiêp và an ninh, sau đồng loạt chuyển thành các Liên hiệp sản xuất (corporation). Không có phương pháp, tiêu chí để phân vùng, mà chỉ quy hoạch cho những nơi giàu gỗ nên không đem tính chất phân vùng lãnh thổ.

Khái niêm thứ hai là 9 vùng lâm nghiệp bao trùm toàn lãnh thổ cũng đã được sử dụng từ thâp niên 1970 cho đến ngày nay trong việc quy hoạch vĩ mô, quản lý ngành . Nó rất gần khái niệm phân vùng lãnh thổ theo ngành kinh tế lâm nghiêp . Song vì không có công trình phân vùng, không có phương pháp luận và không có tiêu chí phân vùng, cũng không được 1 c ấp thẩm quyền nào phê duyệt, ban bố, đó cũng là 1 nghịch lý tồn tại lâu năm, có thể do nó rất giống 7 vùng sinh thái nông nghiêp, và giống 7 vùng tư nhiên của khí hậu nên vẫn phát huy hiệu quả sử dụng.

Tóm lại, cho đến nay, chưa xây dựng được hệ thống phân vùng STLN, nên vẫn tạm dùng 8 vùng lâm nghiệp , mà không gọi tên là vùng sinh thái, ha y vùng kinh tế, từ năm 2006 khi xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 thì đã sát nhập vùng Trung Tâm với vùng Đông Bắc vì không còn cần thiết giữ lại 1 vùng có các tiêu chí về khí hậu, đất đai, địa hình rất sát với vùng bên cạnh, mà chỉ ưu tiên phát triển trên dưới 100.000 ha nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, nên chỉ còn 8 vùng lâm nghiêp. Số lượng đơn vị cấp tỉnh và tên tỉnh trong mỗi vùng đã từng thay đổi do quá trình tách tỉnh, nhập tỉnh, hiện nay chúng như sau:

Vùng Tây Bắc : gồm 4 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu .

Page 25: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

25

Vùng Đông Bắc: gồm 12 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang , Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Vùng đồng bằng Bắc Bộ: gồm 9 đơn vị tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

Vùng Bắc Trung bộ : gồm 6 đơn vị tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Vùng Nam Trung bộ : gồm 8 đơn vị tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vùng Tây Nguyên: gồm 5 đơn vị tỉnh: Lâm Đồng, Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum.

Vùng Đông Nam bộ : gồm 6 đơn vị tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh.

Vùng Tây Nam bộ : gồm 13 đơn vị tỉnh: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

4.4.2 Phân loại

Nội dung của công trình này là phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành các cấp đơn vị diện tích nhỏ hơn nhưng thuần nhất hơn về HSTR, và cung cấp các cơ sở dự báo năng suất sinh học của hệ sinh thái và của lập địa khi chưa có rừng, do vậy, ngay ở tiết 4.2 đã phân loại các công trình phân vùng sinh thái ở Viêt Nam. Tại tiết 5.3 cũng đã trình bày các phương pháp, kết quả và phạm vi ứng dụng các hệ thống phân loại rừng, và luận giải việc lựa chọn hệ thống các HSTR phân loại theo Cẩm nang ngành lâm nghiêp (có bổ sung các hệ sinh thái đang hiện hữu trên lãnh thổ Việt Nam) do tính khoa học và tính hiện thực của hệ thống.

Luận giải về chọn phân vị Vấn đề lý thuyết đặt ra ở đây là chọn các phân vị thế nào để đáp ứng mục tiêu phục vụ xác định đường phát thải tham khảo (REL), và hỗ trợ công tác đo đếm, báo cáo, thẩm định (MRV), đồng thời có thể sử dung cho quy hoạch phát triển ngành và quản lý vĩ mô, mà không để phục vụ việc xác định tổng sinh khối hay lượng phát thải, của các đơn vị quản lý rừng, kinh doanh rừng cụ thể. Do đó trong dãy 7 cấp phân vị hướng dẫn trong thông tư 193/UB-VP, công trình đã chọn cấp Vùng và cấp Tiểu vùng (tương đương cấp cảnh quan sinh thái), đây là 2 cấp trung bình và được nhiêu công trình tương tự, thực tế cấp vùng đã được tất cả mọi công trình coi là cấp cơ bản .

Trước hết so sánh số lượng phân vị vùng giữa 8 vùng sinh thsis lâm nghiêp, 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 7 vùng tự nhiên khí hậu:

Bắc Bộ cũ Lâm nghiêp: 3 vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng); Nông nghiệp: 2 vùng (Trung du-Miền núi , Đồng bằng); Khí hậu: 3 vùng ( Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng);

Page 26: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

26

Trung Bộ

Cả 3 ngành chia 3 vùng ( Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên);

Nam Bộ

Lâm nghiêp: 2 vùng (Đông Nam bộ, Tây Nam bộ); Nông nghiệp: 2 vùng (Đông Nam bộ, Tây Nam bộ ); Khí hậu: 1 vùng ( Nam bộ) .

Các hệ sinh thái cơ bản của rừng tự nhiên được hình thành từ xa xưa, phát triển và suy thoái đều phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, Việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp không thể tách rời vói các kết quả phân vùng khí tượng -thủy văn, địa chất địa-địa hình, đất đai-lập địa, mà đã được nghiên cứu so sánh ở tiết 4.1 và 4.2.

Và vì vậy, các tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp nói chung, và tiêu chí phân chia mỗi cấp vị, đều liên quan với tiêu chí tương ứng của các phân vùng nói trên , đường ranh giới mỗi phân vị cũng đa phần tương đương hoặc trùng hợp nhau, đó là thuận lợi cho các công trình phân vùng sau.

Do các nhà sinh thái rừng đều phát hiện có sự chênh lệch đáng kể về kích thước (chiều cao, đường kính, khối lượng, năng suất sinh học) của nhiều loài cây, nhiêu kiểu rừng giữa 2 miền Bắc và Nam, như HST rừng ngập mặn, HST rừng hỗn loại lá rộng thường xanh vùng thấp Tây nguyên và Đông Nam Bộ, đã chọn thêm phân vị Miền (cấp phân v ị thứ 2 sau Xứ hoặc quốc gia).

Cơ sở khoa học để chia 2 Miền đã được công trình phân vùng khí hậu thủy văn (5), mục 4.1.1 Từ sự sai khác của các chỉ số (gió mùa, biên độ nhiệt độ ngày và năm, giá trị tổng nhiệt độ năm, có 1-3 tháng mùa đông mà nhiệt độ trung bình thán g dưới 18o C) cho dù MB nằm hoàn toàn trong đai nhiêt đới . Song, nhịp độ sinh trưởng theo mùa của cây rừng MB thể hiện rất rõ trên vòng năm mặt cắt thân cây khiến cho kích thước cây, năng suât rừng thua kém cùng loại rừng tai MN, đó là lý do bổ sung phân vị Miền, nhưng số liệu ngành khi tượng thủy văn về 3 chỉ số nói trên có thể định giới hạn Miền tại dãy Bạch Mã, Hải Vân, hay ra ngoài Nghệ An?

4.4.3 Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Sinh thái rừng được quan niệm là 1 lĩnh vực quan hệ chặt chẽ với khái niệm cảnh quan sinh thái nói chung, và là bộ phận quan trọng của cảnh quan sinh thái, vì vậy, ngoài các chức năng riêng, sinh thái rừng cũng có các chức năng của cảnh quan sinh thái trong hướng dẫn sau đây:

Chức năng tự nhiên: sự tồn tại và biến đổi các thành phần cảnh quan như khí hậu, thủy văn, đất, địa hình, địa chất, v.v.

Chức năng môi trường sống tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc cảnh quan như trên;

Chức năng năng suất sinh học, sự chuyển hóa vật chất và chức năng trong hệ. Chức năng kinh tế xã hội: chức năng cung cấp; Chức năng thẩm mỹ: tạo những cảnh quan đẹp của tự nhiên và nhân tạo;

Page 27: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

27

Chức năng chứa đựng, chuyển hóa chất thải.

Trong việc sử dụng kết quả phân vùng sinh thái các phân vị có ý nghĩa thực tiễn được sử dụng cho công tác quy hoạch vĩ mô về chiến lược và các chương trình là đơn vị vùng sinh thái, đơn vị sử dụng cho các quy hoạch kế hoạch hoặc chương trình dự án nhỏ thường là cấp tiểu vùng, cấp tiểu vùng tương đương phân vị dạng cảnh quan và cảnh quan sinh thái. Ngoài ra, đặc thù của lãnh thổ không chỉ trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp mà còn nhiều loại phân vùng khác là cấp phân vị miền sinh thái, đó là miền bắc và miền nam có ranh giới là đèo Hải Vân.

Các tiêu chí để phân Miền :

Sử dụng hệ thống tiêu chí và chỉ số phân chia Miền của các công trình Phân vùng khí hậu tự nhiên là đầy đủ .

Trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp , 2 đơn vị vùng và tiểu vùng được đề xuất làm các phân vị chính .

Các tiêu chí để phân chia vùng:

Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại) Có sự đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất tạo nên một hình thái đại địa

hình được đặc trưng bởi sự phân hóa không lớn về khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng.

Có 1 hoặc một vài hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng phân bố theo vĩ độ và độ cao (thêm)

Có sự đồng nhất tương đối trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Các tiêu chí phân chia tiểu vùng:

Có cùng một dạng cảnh quan đồng nhất tương đối về nền đá mẹ và hình thái địa hình; tiểu khí hậu; đơn vị đất và các quần xã thực vật.

Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại) trong nội bộ vùng . Tương đối đồng nhất về kiểu rừng và năng suất Có ranh giới nằm gọn trong 1 vùng sinh thái lâm nghiêp Có sự đồng nhất về phương thức sử dụng đất

5 Bộ tiêu chí của hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Các nhân tố sinh thái được coi là phát sinh đối với sự hình thành và phát triển của các HSTR đã được nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí để phân vùng sinh thái lâm nghiệp trong bảng Bảng 4-1, Bảng 4-2 và Bảng 4-3. Trong phần này chúng tôi tổng hợp lại t hành bộ tiêu chí phân vùng STLN trong Bảng 5-1.

Page 28: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

28

Bảng 5-1. Tổng hợp tiêu chí phân vùng STLN

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ 1. Miền Bắc.

1.1. Vùng Tây bắc bộ (TB): Điện Biên Lai Châu Sơn La Hoàn Bình

TV1. Thượng nguồn sông Đà, Mã

Điện Biên, Lai Châu

Núi trung bình 1000-1500m

Sử dụng tiêu chí của nhóm khí hậu

Alisols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao/ Rừng lá kim + hỗn loại lá rộng, lá kim/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV2. Cao nguyên Sơn La -Mộc Châu

Sơn La, Điện Biên

500 – 1000m Acrisols/ Alisols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới mưa núi trung bình/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV3. Thung lũng Sông Đà.

Các huyện vùng thấp Hòa Bình, Sơn La.

Trũng, thung lũng

Ferralsols/ Alisols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV4. Hoàng Liên Sơn

Lào Cai – Lai Châu

Núi cao >1500m

Calcisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

Page 29: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

29

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ TV5. Núi đá vôi Hòa Bình – Ninh Bình

Các huyện vùng thấp

Núi thấp __________

Acrisols/ Ferralsols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

1.2.Vùng Đông bắc bộ (ĐB): Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang

TV6. Thung lũng sông Hồng – sông Chảy

Lào Cai, Yên Bái

300 – 700m

Acrisols/ Ferralsols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV7. Núi cao lá rộng thường xanh sông Lô - Gâm

Thượng nguồn sông Gâm, sông Lô, Khối núi Putaca.

Núi cao >1000m

Alisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao/ Rừng lá kim + hỗn loại lá rộng, lá kim/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV8. Núi trung bình cây lá kim

Hoàng Su Phì - Hà Giang

Núi > 700m Alisols/ Ferralsols/

Rừng lá kim + hỗn loại lá rộng, lá kim

TV 9 . Núi đá vôi

Đồng Văn, Bảo Lạc

> 700m Calcisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây

Page 30: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

30

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ

gỗ, tre nứa

TV10. Đồi núi thấp ĐBB

Đông triều, Lạng Sơn, Trùng Khánh, Thất Kê.

300m – 700m Acrisols/ Ferralsols/ Alisols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV11. Vùng đá vôi Bắc Sơn.

Bắc Sơn – Lạng Sơn

>700m __________

Calcisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm

TV 12. Rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc Bộ

Các huyện ven biển Quảng Ninh

Vùng thấp Solochats/ Gleysols

Rừng ngập mặn

TV 13. Hải đảo

Bạch Long vĩ, Vân Đồn, Cô Tô, Kế Bào.

Vùng thấp Ferralsols/ Solochats/ Gleysols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng ngập mặn

1.3.Vùng Đồng bằng bắc bộ (ĐBBB): Hải Phòng, Hải Dương,

TV 14. Vùng trung du Bắc Bộ

Phú Thọ, Bắc Giang

100 – 300m Calcisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm

TV 15. Đồng bằng Bắc Bộ

9 tỉnh Vùng thấp fluvisol/ Gleysols/ Acrisols

Rừng trồng

Page 31: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

31

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình

TV 16. Rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc Bộ

Ven biển 4 tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Vùng thấp Solochats/ Gleysols

Rừng ngập mặn

1.4. Vùng Bắc trung bộ (BTB): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

TV17. Vùng núi tây Thanh – Nghệ - Tĩnh

Núi phía tây 3 tỉnh

>700m

Ferralsols/ Alisols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới mưa núi trung bình/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

TV 18. Vùng đồi núi Mường Xén

Kỳ Sơn, Tương Dương - Nghệ An

300 – 700m Acrisols/ Ferralsols/ Leptosols

TV 19. Vùng gò đồi BTB.

Trung du 6 tỉnh Núi thấp – trung bình

Acrisols/ Ferralsols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Rừng trồng/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

Page 32: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

32

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ TV 20. Đồng bằng BTB

6 tỉnh Vùng thấp fluvisol/ Acrisols/ Gleysols/

TV 21. Cát ven biển BTB

Ven biển 6 tỉnh Ven biển ---------------

Arenosols/ Gleysols/ Hitosols

Rừng trồng

TV 22. Đá vôi Quảng Bình

Phong Nha-Kẻ Bàng

Núi TB Calcisols/ Ferralsols

Rừng kín hỗn loại trên núi và thung lũng đá vôi/ Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp

TV 23. Vùng núi Tây Bình – Trị - Thiên

3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

>700m Alisols/ Ferralsol

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

2.1. Duyên hải nam trung bộ (DHNTB):

TV 24. Núi cao đông Trường Sơn

Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi

Núi cao>700m

Alisols/ Ferralsol

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm

Page 33: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

33

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ 2. Miền Nam

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khanh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

TV 25. Vùng đồng bằng và gò đồi trung du DHNTB

Dọc thềm gò đồi trung du 7 tỉnh

Núi thấp Acrisols/ Ferralsols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng trồng/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

TV 26. Vùng cát ven biển

Dọc bờ biển 7 tỉnh

Vùng thấp Arenosols/ Gleysols/ Solochats

Rừng trồng

TV 27. Vùng cực hạn

Phan Rang-Phan Rí (Ninh Thuận -Bình Thuận)

Khô hạn. Luvisols/ Alisols

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Rừng kín hỗn loại nửa lá rụng/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic,

TV28. Vùng hải đảo Trường

Khánh Hòa Vùng thấp

Page 34: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

34

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ Sa – Hoàng Sa

2.2. Tây Nguyên (TN): Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng

TV 29. Núi cao bắc Tây Nguyên

Khối núi Ngọc Linh.

Núi cao >1000m

Alisols/ Ferralsols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao /Rừng kín hỗn loại nửa lá rụng

TV 30. Núi thấp

Sa Thầy, bắc Tây Nguyên

Núi thấp Ferralsols/ Acrisols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa

TV 31. Cao nguyên bazan

Kon Hà Nừng, Pleiku, An Khê

Cao nguyên Ferralsols/ Acrisols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic,)

Page 35: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

35

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ TV 32. Trũng, bán bình nguyên

Cheo reo, Phú bổn, Kon Chro-Chư sê -Easup

Vùng trũng, thấp

Acrisols/ Ferralsols/ Gleysols

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

TV 33. Vùng núi thấp Tri An

Acrisols/ Ferralsols/ Gleysols

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Rừng tre nứa + hỗn loại cây gỗ, tre nứa/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic,)

TV34. Cao nguyên Buôn Mê Thuột

Buôn Hồ - Buôn Mê Thuột

Cao nguyên Ferralsols/ Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới mưa núi trung bình

TV 35. Cao Nguyên Đak Nông-Đak Min

Đak Nông, Bảo Lộc

Cao nguyên Acrisols/ Ferralsols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới mưa núi trung bình/ Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Rừng lá kim + hỗn loại lá rộng, lá kim

Page 36: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

36

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ TV36. Khối núi Ma Đrak và phụ cận

__________

Acrisols/ Ferralsols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới mưa núi trung bình/ Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Rừng lá kim + hỗn loại lá rộng, lá kim

TV 37. Vùng núi nam Tây Nguyên

Khối núi Chư Yang Sin – Đà Lạt

>1000m Alisols/ Ferralsols/ Leptosols

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao /Rừng kín hỗn loại nửa lá rụng

TV 38. Cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc

Lâm Đồng >700m Ferralsols/ Acrisols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao /Rừng kín hỗn loại nửa lá rụng

2.3. Đông nam bộ (ĐNB): Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh

TV39. Đồi núi thấp ĐNB

Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

Núi thấp Acrisols/ Ferralsols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/ Đất Lâm nghiệp chưa có rừng (Ia, Ib, Ic, Savan, woodland)

TV40. Các huyện đồng Vùng thấp fluvisol/ Rừng trồng

Page 37: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

37

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ Vùng Đồng Bằng – ĐNB

bằng ----------------

Acrisols/ Gleysols

TV 41. Ngập mặn ven biển

Các huyện ven biển TPHCM- Bà Rịa Vũng Tàu.

Ven biển Solochats/ Hitosols

Rừng ngập mặn

TV42. Hải Đảo

Côn Đảo Đảo Acrisols/ Ferralsols/ Solochats

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp/ Rừng ngập mặn

2.4. Tây Nam Bộ (TNB): Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh

TV 43. Đồng bằng sông Mê Kong

Vùng đồng bằng fluvisol Gleysols/ Hitosols

Rừng trồng/ Rừng tràm

TV 44. Đất phèn

Cà mau, Kiên Giang, Long An.

Vùng bán ngập

Thionic Fluvisols/ Hitosols/ Gleysols

Rừng tràm

TV 45. Ngập mặn ven biển

Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,….

Ven biển Solochats/ Hitosols/ Gleysols

Rừng ngập mặn

TV 46. Hải đảo

Phú Quốc Đảo Acrisols/ Ferralsols/

Rừng kín hỗn loại thường xanh mưa ẩm/ Rừng ngập mặn

Page 38: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

38

Miền (2)

Vùng (8)

Tiểu vùng (46)

Ranh giới

Đặc trưng các tiêu chí Địa hình, địa

mạo Khí hậu Nhóm đất

Chính / phụ Hệ sinh thái

Kiểu chính / phụ Solochats

Page 39: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

39

6 Kết quả và thảo luận 6.1 Xây dựng bảng mô tả chi tiết phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Bảng mô tả là kết quả của mọi hoạt đông cả về lý thuyết lẫn thừa kế kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành Việt Nam trong 4 nhóm nghiên cứu. Do điều kiện của nghiên cứu không có thời gian, kinh phí khảo sát, kiểm nghiêm, vì vây nó vẫn đem theo tính chủ quan và chưa toàn diện.

Trong phạm vi báo cáo giữa kỳ chúng tôi trình bầy bản đồ phân vùng sinh thái lâm nghiệp và bảng tên của từng vùng. Phần mô tả chi tiết cho từng vùng (rất dài) sẽ được trình bầy vào báo cáo cuối cùng.

[Chèn bản đồ]

[Chèn bảng tên 46 tiểu vùng]

6.2 Bình luận về kết quả và khuyến nghị sử dụng Số liêu thu thập và thừa kế tuy rất phong phú, đa dạng, nhưng thiếu thời gian và điều kiện kiểm

chứng. Lần đầu tiên có công trình phân vùng STLN, cân làm theo đúng mục tiêu của người đặt hàng,

nên các tác giả rất tiếc cơ hội nghiên cơus đầy đủ hơn, toàn diện hơn đẻ mở rông phụ vụ cho các mục đích thiết thực khác, như sản lượng, năng suất, quy luật diên thế thứ sinh và định hướng phục hồi rừng ...

Độ chính xác của số liệu chưa cao, không đồng bộ về thời gian và nguồn cung cấp, không được kiểm chứng . Vì vậy người sử dụng lưu ý các nhược điểm này ,mặc dù đây là lần đầu có công trình nghiên cứu .

Các tác giả và đơn vị chủ trì tỏ lòng cám ơn nhà tài trợ, các tổ chức quan đã cử chuyên gia và cơ quan cung cấp tài liệu đã tạo các điều kiện tốt nhất cho nhóm công tác.

Page 40: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

40

7 Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

1. Lê Đức An, 1985 . Địa mạo Việt Nam (Phần lục địa), Liên đoàn bản đồ địa chất, Hà Nội,1985

2. Alisov B.P, Pantarac B.V, 1965. Khí hậu học, Nxb Các trường Đại học (Bản dịch tiếng Việt).

3. Ban phân vùng kinh tế (UBKHNN), 1963. Thông tư số 193/UB/VP ngày 12/02/1993 về hướng dẫn phân vùng kinh tế.

4. Lê Thái Bạt, 2000. Phong hóa và quá trình hình thành đất, Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2000.

5. Nguyễn Ngọc Bình, Trần Văn Con, 2010. Xác định các đơn vị lập địa trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Hà nôi, 2010.

6. Bộ Giáo Dục Đào Tạo, 2000. Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phòng tránh thiên tai khu vực Bình Trị Thiên, Hà Nội, 2000.

7. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Thông tư số 34/2009/BNN ngày 10/6/2009 của Bộ NN&PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

8. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2004. Chương 42. Hệ sinh thái r ừng tự nhiên: Trong: Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

9. Nguyễn Duy Chinh , 1984. Phân vùng khách quan khí hậu xây dựng trên cơ sở chỉ số giống nhau, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, số 11, 12 - 1984.

10. Tôn Thất Chiểu, 2000. Tổng quan về nghiên cứu đất Việt Nam, Đất Việt Nam, Nnhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2000.

11. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, 2000. Phân loại và bản đồ đất, Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2000.

12. Chương trình điều tra cơ bản Tây nguyên , 1984. Các báo cáo khoa học của Chương trình điều tra Tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980, Ủy ban KHKT Nhà nước, Hà Nội, 1984

13. Fridland V.M, 1964. Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm, Nxb Khoa học Mascơva, 1964.

14. Hội khoa học đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam (phần chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1/1000.000, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

15. Nguyễn Văn Khánh, 1976. Góp phần nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đạị học Lâm nghiệp, Hà Tây, 1976.

16. Hội đồng chính phủ, 1977. Quyết định số 270/CP ngày 30/09/1977 về phân vùng lãnh thổ theo chuyên ngành.

Page 41: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

41

17. Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Trần Chấn , , 2006. Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam. Trong: Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & đối tác, Dự án GTZ-REFAS, Bộ NN & PTNT, 2006.

18. Trần Việt Liễn, 1984. Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam (phục vụ xây dựng thiết kế điển hình nhà ở ), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước “Phân vùng khí hậu Xây dựng Việt Nam và các giải pháp kiến trúc” (1975-1980), Bộ Xây Dựng, Hà Nội.

19. Trần Việt Liễn, 1995. Tiềm năng xói mòn lưu vực sông Đà và mối quan hệ của nó với lớp phủ thực vật, Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.

20. Trần Việt Liễn, 1999. Hệ sinh thái rừng với khí hậu thuỷ văn khu vực Tây nguyên, Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.

21. Trần Việt Liễn, 2002. Phân vùng khí hậu phục vụ việc xác định các vùng sinh thái kiến trúc đặc trưng ở Việt Nam, Chuyên đề thuộc đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước Mô hình và giải pháp quy hoạch kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng của Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc, Bộ Xây Dựng. 91 trang.

22. Trần Việt Liễn, 2007. Chỉ số gió mùa và việc sử dụng nó để đánh giá mối quan hệ giữa mưa và gió mùa ở các vùng của Việt nam, Tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần 10 của Viện KTTV (tr 186-192).

23. Nguyễn Đức Ngũ, 2008. Biến đổi khí hậu, GEF/SGP, CHMEST, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004. Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam , Nxb Nông nghiệp, 2004.

25. Trần An Phong, 2000. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng với mối quan hệ phân vùng ki nh tế và phân vùng sinh thái Việt Nam, Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

26. Trần Ngũ Phương, 1970. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

27. Vũ Tấn Phương, 2005. Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RCFEE), Website: www.rcfee.org.vn.

28. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp, Nxb KHKT, Hà Nội, 2005.

29. Nguyễn Hữu Tài, 1985. Phân vùng Khí hậu Việt Nam, Tổng kết đề tài Nghiên cứu cấp Tổng Cục, Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

30. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1992. Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1978.

31. Tổng cục Lâm nghiệp, 1959. Phân loại rừng theo hiện trạng (quy trình do chuyên gia CHDC Đức, chuyển giao).

Page 42: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

42

32. Thái Văn Trừng, 1962. Ecologie et classification de la vegetation forestiere au Vietnam, These de doctorat es sciences biologiques, Leningrad, USSR.

33. Thái văn Trừng, 1970. Thảm thực vật rừng Việt nam, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà nội.

34. Thái văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

35. Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1968. Đặc điểm Khí hậu Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

36. Alexandru Nedelea, Laura Comanescu and Razvan Opre, 2009. The ecoclimatic indexes specific for the Arges valley (Fagaras Mountains, the Southern Carpathians, Romania), International Journal of Physical Sciences Vol. 4 (12), pp. 796-805, December, 2009, ISSN 1992 - 1950 © 2009 Academic Journals.

37. C. W Woodall, Greg C Liknes, 2008. Climatic regions as an indicator of forest coarse and fine woody debris carbon stocks in the United States, USDA Forest Service, Northern Research Station, 1992 Folwell Avenue, St. Paul, MN 55108, USA.

38. David M. Olson et al., 2001. Terrestrial Ecoregions of the World: A New Map of Life on Earth. Vol. 51 No. 11 BioScience, (p:933- 938).

39. Didier Leibovici, Gilbert Quilevere, 2008. Extracting Dynamics of Multiple Indicators for Spatial recognition of Ecoclimatic zones in Circum-Saharan Africa. Centre for Geospatial Sciences, University of Nottingham, Nottingham NG7 2RD, U.K.

40. Didier Leibovici, Mike Jackson, 2008. Multiscale Integration for Spatio-Temporal Ecoclimatic Ecoregioning Delineation, Centre for Geospatial Sciences, University of Nottingham, UK.

41. Duncan Ray, 2001. Ecological Site Classification. A PC-based Decision Support System for British Forests. User’s Guide. Version 1.7.

42. E. Kocmánková1, M. Trnka1, Z. Žalud1 and M. Dubrovský, 2004. Agroclimatological model climex and its application for mapping of Colorado potato beatle occurrence, Institute of Agrosystems and Bioclimatology, Mendel University of Agriculture and Forestry in Brno, Czech Republic.

43. E. Kocmánková1, M. Trnka1, J. Eitzinger, H. Formayer, M. Dubrovsk, D. Semerádová1, Z. Zalud, J. Juroch, M. Mozny, 2010. Estimating the impact of climate change on the occurrence of selected pests in the Central European region. CLIMATE RESEARCH Clim Res. Vol. 44: 95–105.

44. FAO, UNDP, UNEP, 2010. Perspectives on REDD+, UN-REDD Programme, Geneva, Switzerland.

Page 43: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

43

45. Findlay, B.F. ,1976. Recent developments in ecoclimatic classifications, pp. 1211128 in J. Thie and G. Ironside, eds, Land Classification in Canada, Ottawa: Canada Dept. of the Environment, Lands Directorate, Ecological Land Classification Series, No. 1.

46. FRA, 2000. A concept and strategy for ecological zoning for the global Forest, FAO Corporate Document Repotory.

47. FRA, 2000. Global Ecological Zones Mapping, Workshop Report Cambridge, Rome, 28-30 July 1999.

48. G.W. Hazeu, B.S. Elbersen, C.A. van Diepen, B. Baruth, M.J. Metzger, 2006. Regional typologies of ecological and biophysical context, Partners involved: SEAMLESS No. 010036 Deliverable number: PD4.3.3 08 June 2006.

49. Jean-Pierre Saucier, Jean Bégin, 2009. Zoning the forest productivity and site constraints or where to increase silvicultural efforts in Québec, XIII World Forestry Congress Buenos Aires, Argentina, 18 – 23 October 2009.

50 K. M. Strzepeb, J.B.Smith, 1995. As Climate change: International Impacts and Implications, Cambridge University Press.

51. Krishnaswamy J., Kiran M. C., Ganeshaiah K. N., 2004. Tree model based eco-climatic vegetation classification and fuzzy mapping in diverse tropical deciduous ecosystems using multi-season NDVI. Revue/Journal Title International journal of remote sensing ISSN 0143-1161 2004 , vol. 25, no6, (pp. 1185-1205).

52. Madan P. Pariyar , Gajendra Singh, 1994. GIS Based Model for Agro- Ecological Zoning: A Case Study of Chitwan District, Nepal, GISdevelopment.net, AARS ACRS 1994, Agriculture / Soil.

53. Majid Soufi, 2004. Morpho-climatic classification of gullies in pars province southwest of I.R. Iran, 13th International Soil Conservation Organisation Conference – Brisbane, July 2004.

54. M. C. Peel, B. L. Finlayson, and T. A. McMahon, 2007. Updated world map of the K¨ oppen-Geiger climate classification. Hydrol. Earth Syst. Sci., 11, 1633–1644.

55. O. Olfert, R.M.Weiss, D. Kriticos, 2010. Application of General Circulation Models to Assess the Potential Impact of Climate Change on Potential Distribution and Relative Abundance ofMelanoplus sanguinipes (Fabricius) (Orthoptera: Acrididae) in North America. Hindawi Publishing Corporation Psyche Volume 2011, Article ID 980372, 9 pages.

56. Paul A. Knapp, Henri D. Grissino-Mayer, Peter T. Soul, 2002. Climatic Regionalization and the Spatio-Temporal Occurrence of Extreme Single-Year Drought Events (1500–1998) in the Interior Pacific Northwest, USA.

57. Richard Hawkins, 2001. Typology - Key Concepts. ICRA Learning Materials. ICRA learning resources, website: www.icra-edu.org.

58. Rudolf S. de Groot, Matthew A. Wilson and Roelof M. J. Boumans, 2002. A Typology for the classification, Description and valuation of ecosystem functions, goods and services, Special Issue on “The Dynamics and Value of Ecosystem Services: Integrating Economic and

Page 44: Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.comintroford.com/files/editor/images//images/Bao_cao_nghien_cuu_phan_vung...Phần 0: CẤU TRÚC THEO TOR - introford.com

44

Ecological Perspectives”, International Centre for Integrative Studies (ICIS), Maastricht University & Environmental Systems Analysis Group, Wageningen University, The Netherlands.

59. S.K. Bala, B.U. Choudhuryb, Anil Soodc, G.S. Bainsa and J. Mukherjee, 2005. Characterization of Agro-ecological Zones of Punjab State using remote sensing and GIS tools, ISPRS Archives XXXVIII-8/W3 Workshop Proceedings: Impact of Climate Change on Agriculture.

60. Silvio Griguolo, 2002. The African side of the mediterranean basion, A Pixel-by-Pixel eco-climatic classification, Istituto Universitario di Architettura - Dipartimento di Pianificazione. S.Croce 1957 – 30135 Venezia (Italy).

61. Stefaan Lhermitte, Jan Verbesselt, Kris Nackaerts, Pol Coppin, 2005. A Segmentation of vegetation-soil-climate complex for south Africa based on spot vegetation time series Proceedings of the Second International VEGETATION User Conference.

62 T-Alexander Kraskov, Harald St¨ogbauer, Ralph G. Andrzejak, and Peter Grassberger, 2008. Hierarchical Clustering Based on Mutual Information, John-von-Neumann Institute for Computing, Forschungszentrum J¨ulich,D-52425 J¨ulich, Germany.

63. UN-REDD, Reducing emissions from deforestation in developing countries: approaches to stimulate action, Decision -/CP.13.

64. Vreugdenhil, D., Terborgh, J., Cleef, A.M., Sinitsyn, M., Boere, G.D., Archaga, V.L., Prins, H.H.T., 2003. Comprehensive Protected Areas System Composition and Monitoring, WICE, USA, Shep- herdstown, 2003, 106 pages

65. WMO, 1995. Multive Vocabulary, Geneve.

66. Zdeněk Lipský, Dušan Romportl, 2008. Classification and typology of cultural landscapes: methods and applications. Charles University Prague, Faculty of Science, Czech Republic.