phần mở đầu - sỞ cÔng thƯƠng thÁi...

154
Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030 Thái nguyên 9.2015 Trang1 Phần mở đầu Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, là cửa ngõ phía nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn... là cơ sở để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 các ngành, cấp của Tỉnh đã chủ động nắm bắt thời cơ, đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp thời gian qua đã có biểu hiện của sự phát triển không bền vững, đóng góp về giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với tốc độ tăng quá cao của giá trị sản xuất...một số phân ngành có lợi thế nhưng chậm được đổi mới theo một chiến lược tổng thể dài hạn, có tính đến bối cảnh chung của công nghiệp cả nước, công nghiệp trong vùng và những tác động của các mối quan hệ quốc tế. Đứng trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX và Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cho ngành Công Thương lập dự án "Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025 có tính đến năm 2030” nhằm các mục đích: - Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Thái Nguyên để xây dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho Công nghiệp Thái Nguyên một cách đúng đắn và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển Công nghiệp thích ứng với các giai đoạn phát triển. - Các mục tiêu phát triển của từng giai đoạn là các luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch hàng năm phát triển Công nghiệp của Tỉnh. - Quy hoạch công nghiệp là cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý phát triển công nghiệp, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Những tài liệu chính làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp là: - Những định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; - Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 và Kết luận số 26- KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1580/QĐ- TTg , ngày 06 tháng 09 năm 2014 của thủ tướng chính phủ về Ban hành Kế

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang1

Phần mở đầu Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô,

là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, là cửa ngõ phía nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn... là cơ sở để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 các ngành, cấp của Tỉnh đã chủ động nắm bắt thời cơ, đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp thời gian qua đã có biểu hiện của sự phát triển không bền vững, đóng góp về giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với tốc độ tăng quá cao của giá trị sản xuất...một số phân ngành có lợi thế nhưng chậm được đổi mới theo một chiến lược tổng thể dài hạn, có tính đến bối cảnh chung của công nghiệp cả nước, công nghiệp trong vùng và những tác động của các mối quan hệ quốc tế. Đứng trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX và Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cho ngành Công Thương lập dự án "Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025 có tính đến năm 2030” nhằm các mục đích:

- Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Thái Nguyên để xây dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho Công nghiệp Thái Nguyên một cách đúng đắn và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển Công nghiệp thích ứng với các giai đoạn phát triển.

- Các mục tiêu phát triển của từng giai đoạn là các luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch hàng năm phát triển Công nghiệp của Tỉnh.

- Quy hoạch công nghiệp là cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý phát triển công nghiệp, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế chung của Tỉnh.

Những tài liệu chính làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp là:

- Những định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 và Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1580/QĐ-TTg , ngày 06 tháng 09 năm 2014 của thủ tướng chính phủ về Ban hành Kế

Page 2: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang2

hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Quyết định số 1615/QĐ-TTg ngày 17/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch; Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT, ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp.

- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định 1467/QĐ-TTg ngày 24/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Những định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg, ngày 27-02-2015.

- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, đô thị, hạ tầng kỹ thuật, các sản phẩm của yếu...của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 như: Nông nghiệp, Điện, Giao thông, hạ tầng Viễn thông, Khoáng sản, Đô thị, VLXD.....; - Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020.

- Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030;

- Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên; các báo cáo, tài liệu liên quan đến công nghiệp của Tỉnh;

Page 3: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang3

Nội dung của Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030. gồm các phần:

Phần một: Những tiềm năng và nguồn lực của tỉnh Thái Nguyên. Phần này đánh giá tổng quan các nguồn lực chủ yếu của tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển công nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phần hai: Hiện trạng ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014, đánh giá theo thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020; Là cơ sở để xây dựng định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Phần ba: Những vấn đề cần xét đến khi hoạch định phát triển công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn 2030: Ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô; Chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam; Các tác động của vùng; Hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường có ảnh hưởng đến quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2016- 2025, tầm nhìn 2030: Đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các dự án phát triển của các phân ngành công nghiệp.

Phần năm: Nhiệm vụ, giải pháp: Đã đưa ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính để triển khai và thực hiện thắng lợi Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn 2030.

Phần sáu: Tổ chức thực hiện quy hoạch: Phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành.

Phần bẩy: Kết luận và Đề nghị: Khẳng định tính khả thi của quy hoạch phát triển công nghiệp; Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương ủng hộ và giúp Thái Nguyên các điều kiện để thực hiện thắng lợi quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn 2030.

Page 4: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang4

Phần một Tiềm năng và nguồn lực của tỉnh Thái Nguyên

1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.533,19km²; Dân số là: 1.173.238 người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Thái Nguyên; Sông Công), thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Có 180 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 140 xã, 30 phường, 10 thị trấn. Thành phố Thái Nguyên với dân số 278.143 người, là đô thị loại I, là cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm Giáo dục-Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, y tế của Vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của Tỉnh.

Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua đường Quốc lộ 3; sân bay quốc tế Nội Bài; cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang. Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là tuyến đường hướng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội.

Tóm lại, Thái Nguyên có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội cho hiện tại và tương lai.

1.2. Khí hậu.

Thái Nguyên thuộc vùng Đông bắc, địa hình tương đối cao nên thường lạnh hơn so với các vùng tiếp giáp tỉnh về phía Nam và Tây Nam. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu như sau:

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 38,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 23,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Nhìn chung, khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành Nông -

Page 5: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang5

Lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến Nông - Lâm sản, Thực phẩm.

1.3. Địa hình, địa chất. 1.3.1. Địa hình:

Thái Nguyên có 04 nhóm cảnh quan hình thái địa hình khác nhau:

- Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 - 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc Phổ Yên và Phú Bình; Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi được chia thành 03 kiểu:

+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao 50 - 70m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên.

+ Kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp, độ cao phổ biến từ 100 - 125m, chủ yếu phân bố ở phía Tây Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hoá.

+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 - 150m, phân bố ở phía bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Nhóm này phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính: Đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá Bazơ và siêu Bazơ, đá trầm tích phun trào, đá xâm nhập axit.

Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như: hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè....

Như vậy, có thể thấy cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú; muốn khai thác, sử dụng trong phát triển công nghiệp phải tính đến đặc tính của từng cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh.

1.3.2. Địa chất:

Page 6: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang6

Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng phức hệ địa chất với nhiều loại đất đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng phía Nam của tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun,...Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hoá) có hệ tầng Phú Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết,...Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Rõ ràng với điều kiện địa chất như vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại, phi kim loại.

Mặc dù, là tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp so với các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của tỉnh cho việc canh tác nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác không có.

1.4. Tiềm năng và nguồn lực 1.4.1. Tiềm năng về đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 353.318,9 ha, hiện trạng sử dụng năm 2014 như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp: 294.011,32 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 45.637,8 ha;

- Đất chưa sử dụng: 13.669,79 ha.

Bảng diện tích và cơ cấu đất tự nhiên

TT Loại đất Diện tích, (ha) Cơ cấu, (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 353.318,91 100,00

I Đất nông nghiệp 294.011,32 83,21

Đất SX nông nghiệp 108.074,7 30,59

Đất lâm nghiệp có rừng 181.436,52 51,35

Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.373,16 1,14

II Đất phi nông nghiệp 45.637,8 12,92

Page 7: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang7

TT Loại đất Diện tích, (ha) Cơ cấu, (%)

Đất chuyên dùng 21.345 6,04

Đất ở 13.682,29 3,8

Đất đô thị 1.838,91 0,52

Đất nông thôn 11.843,38 3,35

III Đất chưa sử dụng 13.669,79 3,87

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Thái Nguyên là đất lâm nghiệp có rừng 51,35%, tiếp đó là đất dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 30,59%. Hiện tại đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ 3,8%, đặc biệt là đất đô thị chỉ có 0,52%. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn kể từ năm 2000 đến nay, đất lâm, nông nghiệp có sự gia tăng hàng năm còn đất chưa sử dụng đã giảm dần.

1.4.2. Tài nguyên nước:

Thái Nguyên có 02 sông chính:

- Sông Công có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước, có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công.

- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc-Đông Nam. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu tưới cho 24.000ha lúa 02 vụ của các Huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang). Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các nhánh của các con sông chảy qua địa bàn tỉnh có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến quy mô nhỏ. Tuy nhiên đặc biệt cần chú ý bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn.

1.4.3. Tài nguyên khoáng sản:

Tiềm năng khoáng sản, Thái Nguyên có các loại sau:

Page 8: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang8

- Than: Đã phát hiện 25 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lượng 63,8 triệu tấn. Mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm-Phấn Mễ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số điểm than nhỏ khác.

- Quặng sắt: Đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò 21 mỏ và điểm khoáng sản sắt trên tổng số 42 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần 34,6 triệu tấn, đáng chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn v.v..

- Titan: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng với trữ lượng và tài nguyên dự báo hơn chục triệu tấn; Các mỏ có trữ lượng lớn là: Titan Hữu Sào, Titan Cây Châm. Mỗi mỏ có trữ lượng khoảng vài triệu tấn ilmenit…

- Thiếc, vonfram: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Nguyên, trữ lượng địa chất một số mỏ chính: Mỏ thiếc bismut Tây Núi Pháo, xã Hùng Sơn và xã Hà Thượng, huyện Đại Từ là 112.887 tấn; Mỏ thiếc Đông Núi Pháo, xã Cù Vân, huyện Đại Từ là 76.166 tấn; Mỏ thiếc La Bằng, xã La Bằng, huyện Đại Từ là 75.662 tấn; Mỏ wolfram đa kim Núi Pháo, xã Hùng Sơn, Hà Thượng, huyện Đại Từ có trữ lượng địa chất 110.260.000 tấn quặng đa kim.

- Chì, Kẽm: Đã điều tra, đánh giá, thăm dò 9/42 mỏ và điểm khoáng sản đã được phát hiện, với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 270 ngàn tấn kim loại (hàm lượng chì, kẽm trong quặng từ 8-30%).

Ngoài ra, trên địa bàn còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại:

Có Đolomit, Barit, Photphorit....trong đó, đáng chú ý nhất là các mỏ Cao lanh ở xã Phú Lạc, Đại Từ với trữ lượng hàng trăm triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng:

Có đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi….trong đó, sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO2 từ 51,9-65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng….Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của Tỉnh Thái Nguyên là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn (Chi tiết xem tại phụ lục 3).

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ), quặng Titan,Vonfram… Điều này tạo cho

Page 9: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang9

Thái Nguyên có một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng…

1.4.4. Tài nguyên rừng:

Theo niên giám thống kê năm 2014, tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh 182.718,5 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 93.116,6 ha; Rừng trồng 89.601,8 ha; Sản lượng các sản phẩm khai thác từ rừng năm 2014 gồm: Gỗ 162.835m3 (Gỗ rừng tự nhiên 1.374m3, Gỗ rừng trồng 161.461m3); củi 220.312 ste; luồng, vầu, tre 1,766 triệu cây, nứa 718.000 cây, song mây 33 tấn, nhựa thông 85 tấn, lá cọ 1,605 triệu lá...Diện tích rừng trồng mới năm 2014 là 6.495ha (cao nhất là năm 2010 diện tích rừng trồng mới là 7.184ha).

Thảm thực vật của Thái Nguyên hiện nay được chia thành ba kiểu chính:

- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất hình thành từ đá vôi và các trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu này phân bố chính ở các hệ tầng đá vôi thuộc hai huyện Võ Nhai và Định Hoá, những năm gần đây do khai thác không hợp lý, kiểu thảm thực vật này bị suy kiệt.

- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên đất hình thành từ các loại đá gốc khác nhau và trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu rừng này chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây của tỉnh, một phần ở phía Bắc và Đông Bắc, đôi khi xen kẽ với kiểu rừng trên đất hình thành từ đá vôi. Ở đây còn thấy một số loài cây lá rộng, cây gỗ với thành phần ưu thế: dẻ gai, chò, trường, ngát, trám trắng, sao, gội, long não, dẻ, sa mu. Các loại tre nứa thường là mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ, cỏ mọc xen.

- Thảm cây trồng: Diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần 1/3 diện tích toàn tỉnh. Diện tích này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Nam và vùng trung tâm của tỉnh. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, sắn, ngô, khoai, đỗ tương, lạc, rau xanh. Cây lâu năm chủ yếu là chè. Cây ăn quả chủ yếu có vải, nhãn, hồng.

Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Thái Nguyên tồn tại khá đa dạng các loài động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hoá. Trước đây, theo thống kê Thái Nguyên có tới 71 họ với 522 loài thực vật hoang dã, nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, lát... và nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ba kích, hà thủ ô... Tuy nhiên, đến nay một số loài hầu như đã tuyệt chủng. Những số liệu trên cho thấy Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn cho phát triển lâm nghiệp; cần có phương án trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý để đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài.

Page 10: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang10

1.4.5. Nguồn nhân lực:

Dân số Thái Nguyên năm 2014 là 1.173.238 người, tốc độ tăng năm 2010 là 0,53%/năm, năm 2014 là 1,49%/năm; mật độ dân số là 332 người/km2; Thái nguyên là một trong ba tỉnh miền núi phía Bắc có mật độ dân số cao nhất trong vùng (Lạng Sơn 422 người/km2, Bắc Giang người/km2; bình quân toàn vùng là 122 người/km2). Cơ cấu dân số thành thị năm 2010 là 25,95%, năm 2014 là 30,27% (còn lại là nông thôn); Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) năm 2010 là 97,65%, năm 2014 là 97,2%.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2010-2014 diễn biến tương đối ổn định, bình quân giai đoạn vào khoảng 10%, riêng năm 2014 sơ bộ ước đạt khoảng 1,37%. Tỷ lệ này thuộc vào nhóm trung bình thấp trong các tỉnh Miền núi phía Bắc (bình quân toàn vùng năm 2014 ước đạt khoảng1,41%)

Bảng toàn cảnh dân số và lao động Thái Nguyên ĐVT: người

TT Các chỉ tiêu 2005 2010 2013 2014

I Dân số 1.098.491 1.131.278 1.155.991 1.173.238

1 Dân số thành thị 263.869 293.557 344.210 355.120

2 Dân số nông thôn 834.622 837.721 811.781 818.118

3 Dân số Nam 549.434 558.914 569.818 578.293

4 Dân số Nữ 549.057 572.364 586.173 594.945

LĐ trong độ tuổi 603.575 685.200 716.300 723.200

LĐ thành thị 131.880 154.900 181.200 180.700

LĐ nông thôn 471.695 530.400 535.100 542.500 Năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động toàn tỉnh có 723,2 nghìn người,

chiếm 61,6% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 714,5 nghìn người chiếm 60,9% dân số. Ước tính có khoảng 80% lao động nông thôn làm nông nghiệp, còn lại đi lao động ở các khu công nghiệp và ở các thành phố, song vẫn giữ hộ khẩu thường trú ở nông thôn.

Tổng lao động làm việc trong nền kinh tế năm 2014 có 714,5 nghìn người. Trong đó, làm việc trong khu vực nông - lâm - thủy sản có 395,41 nghìn người (chiếm 55,34% tổng số), khu vực công nghiệp - xây dựng 166,228 nghìn người (chiếm 23,26% tổng số) và khu vực dịch vụ 152,862 nghìn người (chiếm 21,39% tổng số).

Bảng Dự báo dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020 Đơn vị: 1000 người, %

Page 11: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang11

Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Tốc độ tăng (%)

2011-2015

2016-2020

Tổng số 1.131,3 1.190,0 1.245,3 1,02 0,91

+ Thành thị 293,0 416,5 560,4 7,29 6,11

Tỷ trọng so với tổng DS (%) 25,9 35,0 45,0

+ Nông thôn 838,3 773,5 684,9 -1,60 -2,40

Tỷ trọng so với tổng DS (%) 74,1 65,0 55,0

DS dưới tuổi lao động (0-14) 247,7 265,1 277,5 1,37 0,92

Tỷ trọng so với tổng DS (%) 21,9 22,3 22,3

Dân số trong tuổi lao động 770,2 786,0 789,7 0,41 0,10

Tỷ trọng so với tổng DS (%) 68,1 66,0 63,4

Dân số trên tuổi lao động 113,4 139,0 178,0 4,15 5,07

Tỷ trọng so với tổng DS (%) 10,0 11,7 14,3

Nguồn: NGTK và QH phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên.

Trình độ cư dân của Thái Nguyên đạt khá cao so với mức bình quân của cả nước và của Vùng miền núi phía Bắc. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ năm 2014 đạt 97,8% so với bình quân cả nươc là 94,7% và vùng miền núi phía Bắc là 89%, đạt xấp xỉ mức bình quân của các tỉnh, thành phố phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Tuy nhiên xu thế già hóa dân số đang diễn ra ở Thái Nguyên cũng là một điểm đáng chú ý trong quá trình xây dựng định hướng phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng cho giai đoạn đên 2025, tầm nhìn 2030.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở lứa tuổi 15 trở lên đang làm việc ở Thái Nguyên năm 2014 đạt khoảng 20,1%, so với toàn vùng miền núi phía Bắc là 15,6%; còn thấp so với vùng Đồng bằng Sông Hồng (25,9%) và vùng Đông Nam Bộ (24,1%). Đây cũng là một vấn đề cần được đặt ra để giải quyết nhằm nâng cao năng lực của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới.

1.5. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014.

Page 12: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang12

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có những bước tiến khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần.... Mặt khác nền kinh tế trên địa bàn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao... Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực:

- Năm 2014, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.028,5 tỷ đồng; Ước thực hiện chi ngân sách cả năm 2014 là 6.93,33 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2013.

- Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều vượt so với kế hoạch; trong đó tăng cao là chỉ tiêu: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 174.635 tỷ đồng, gấp 6,6 lần (tăng 565%) so cùng kỳ, Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 8.966,787 triệu USD, tăng 36,5 lần so với cùng kỳ; Trong đó, xuất khẩu địa phương 238,242 triệu USD, tăng 68,7% so với năm 2013.

- Đầu tư xây dựng: Dự ước tổng vốn đầu tư trên địa bàn cả năm 2014 đạt 33.870 tỷ đồng, tăng 22% so với cả năm 2013, trong đó nguồn vốn do nhà nước quản lý trên địa bàn ước thực hiện 4.047 tỷ đồng, tăng 6,6%; vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp, cá thể và hộ dân cư) ước thực hiện 10.653 tỷ đồng, giảm 10%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm ước thực hiện 19.170 tỷ đồng, tăng 57,3% so 2013, chiếm khoảng 60% tổng số.

- Số lao động được tạo việc làm mới trên địa bàn ước đạt 22.000 lao động, bằng 137,5% kế hoạch.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2014 là 9,6%, giảm 2% so với năm 2013, bằng chỉ tiêu kế hoạch.

1.5.1. Tăng trưởng GDP. Trong giai đoạn 2006-2014, Thái Nguyên là tỉnh đạt được những thành

tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, GDP bình quân đầu người luôn ở mức khá so với bình quân chung cả nước và cao so với vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB).

Năm 2014, GDP (tính theo giá so sánh 2010) của Tỉnh đạt 31.777,2 tỷ

Page 13: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang13

đồng, gấp 2,63 lần năm 2005; GDP tính theo giá hiện hành đạt 43.791,7 tỷ đồng, gấp 6,65 lần năm 2005; GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 2014 đạt 37,34 triệu đồng, bằng 86,02% mức bình quân cả nước (43,4 triệu đồng).

Trong thời kỳ 2006-2014, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước và của vùng TDMNPB (khoảng 11,33%), trong đó, giai đoạn từ 2006 đến 2010 đạt gần 11%. Từ năm 2011 đến 2014, mặc dù tình hình kinh tế chung có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh vẫn đạt từ 6,2% đến 20%, cao hơn so nhiều với mức bình quân của cả nước năm 2014 là 5,98%.

Bảng GDP tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến nay

TT Chỉ tiêu

Tổng sản phẩm (Tỷ đồng, giá 2010)

Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)

2005 2010 2014 2005 2010 2014

1 2 3

Chung toàn tỉnh Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, Thuỷ sản

12.092 4.189,7

4.193,3 3.709,0

20.368,1 8.485,5

7.320,9 4.561,7

31.777,2 14.952,9

11.215,2

5.609,0

109,28 110,69

111,92 104,98

110,42 113,11

111,16 104,65

120,0 141,3

106,4 104,8

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên

1.5.2. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Theo cơ cấu ngành kinh tế

Bảng GDP tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến nay

TT Chỉ tiêu

Tổng sản phẩm (Tỷ đồng, giá hiện hành) Cơ cấu %

2005 2010 2014 2005 2010 2014

1

2

3

Chung toàn tỉnh

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Nông, lâmnghiệp, Thuỷ sản

6.587,4

2.550,3

2.310,8

1.726,4

20.368,1

8.485,5

7.320,9

4.561,7

43.791,7

19.256

16.208,1

8.327,6

100

38,71

35,08

26,21

100

41,66

35,94

22,4

100

43,97

37,01

19,02

Page 14: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang14

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên.

+ Ngành Công nghiệp - Xây dựng luôn được đầu tư nhiều nhất trong những năm vừa qua, cho đến nay vẫn là ngành có tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh và tăng liên tục từ 38,71% năm 2005 đến năm 2010 là 41,66%, năm 2014 là 43,97%.

+ Ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2014, chiếm tỷ trọng khá trong tổng sản phẩm của tỉnh. Từ sau năm 2010, đã xuất hiện các ngành dịch vụ giá trị cao đang chiếm lĩnh thị trường của Tỉnh. Tỷ trọng khu vực này năm 2005 chiếm 35,08%, năm 2014 tăng lên 37,01%.

+ Ngành nông nghiệp đã phát triển theo định hướng dài hạn của quy hoạch. Mặc dù, liên tục đối đầu với nhiều khó khăn về thời tiết bất lợi, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá chi phí đầu vào tăng, nhưng khu vực nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu của khu vực này theo hướng giảm dần tỷ trọng khá nhanh, từ 26,21% năm 2005 xuống còn 19,02% năm 2014.

- Theo thành phần kinh tế:

Khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2006-2014 đã giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm, từ 46,49% năm 2005 xuống 30,83% năm 2014 (có phần lý do là quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành sau năm 2005).

Ngược lại, kinh tế ngoài nhà nước tăng khá nhanh: Tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu kinh tế năm 2005 là 51,7%, năm 2014 là 55,42%. Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn là và đang có xu hướng giảm dần trong khi kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển. Năm 2005: kinh tế cá thể chiếm 86,3%, kinh tế tư nhân 12,7%. Đến năm 2014: kinh tế cá thể chiếm 72,4%, kinh tế tư nhân 25,5% Điều này cũng nói lên xu hướng tích tụ của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng rõ nét.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 chỉ chiếm tỷ trọng 1,38%, nhưng từ năm 2013 đã có bước phát triển đột phá, nên đến năm 2014 chiếm tỷ trọng 13,75%. Nhìn chung, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên đang có bước phát triển mạnh mẽ.

Bảng GDP tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến nay

TT

Chỉ tiêu Tổng sản phẩm (Tỷ đồng, giá hiện hành) Cơ cấu %

Page 15: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang15

2005 2010 2014 2005 2010 2014 1 2 3

Chung toàn tỉnh Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

6.587,4 3.087,6

3.408,7

91,1

20.368,1 8.912,5

11.204,6

251,1

43.791,7 13.238,816

23.801,373

5.903,952

100 46,87

51,75

1,38

100 43,76

55,01

1,23

100 30,83

55,42

13,75

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Theo lãnh thổ: Thái Nguyên có ba tiểu vùng kinh tế là vùng núi cao, vùng núi thấp - đồi cao và vùng gò đồi trung tâm. Trình độ phát triển của ba khu vực có sự chênh lệch rõ nét: vùng gò đồi trung tâm có trình độ phát triển cao hơn vùng núi thấp và vùng núi cao.

+ Vùng núi cao: Bao gồm các huyện Võ Nhai, Định Hóa và phần núi cao Bắc huyện Đại Từ và Bắc huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng, giao thông còn nhiều khó khăn; kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng và ngành nghề nông thôn kém phát triển; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, ngành nghề nông thôn kém phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, các tập quán sản xuất trong vùng đã dần thay đổi, các vùng chuyên canh chè, cây ăn quả đã bước đầu được hình thành, đời sống nhân dân dần được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống.

+ Vùng núi thấp - đồi cao: Bao gồm các huyện Đồng Hỷ, Nam Phú Lương và Nam Đại Từ. Đây là vùng có địa hình gồm các dãy núi đan chéo với các dãy đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa dạng, phong phú. Trong những năm gần đây, kinh tế vùng này tương đối phát triển, trình độ kinh tế được nâng lên nhờ một số dự án đầu tư đang phát huy hiệu quả.

+ Vùng gò đồi và vùng trung tâm: Bao gồm các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã giáp thành phố của huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai tương đối tốt; là trung tâm phát triển, trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của Tỉnh. Vùng này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển, có hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ), hệ thống thông tin liên lạc… tốt nhất trong Tỉnh nên kinh tế phát triển mạnh nhất. Thành phố Thái Nguyên đã được công nhận là đô thị loại I từ cuối năm 2010, kết cấu hạ tầng đã và đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp, nhiều loại hình dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng

Page 16: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang16

và chất lượng.

Trên tất cả các vùng trong Tỉnh, các vùng sản xuất chuyên canh đã dần được hình thành với các mô hình hợp tác xã kiểu mới, mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế gò đồi… Các mô hình này đã và hoạt động tương đối hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế Tỉnh, nâng cao đời sống vật chất của người dân nông thôn.

1.5.3. Công nghiệp

1.5.3.1. Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX công nghiệp

Năm 2010, tổng GTSX ngành công nghiệp của cả tỉnh (theo giá SS 2010) là 24.902,2 tỷ đồng và năm 2015 kế hoạch sẽ là 261.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN trong các giai đoạn như sau: 2006-2010 đạt 15,45%/năm; 2011-2015 ước đạt 60%/năm; Bình quân 10 năm 2006-2015 đạt 36%/năm. Trên địa bàn tỉnh hiện đã có một số khu vực công nghiệp tập trung hình thành ở ngoài thành phố Thái Nguyên như: Yên Bình, Sông Công, Quang Sơn – La Hiên, An Khánh.

Khu Yên Bình với ưu thế là các ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện điện, điện tử (công nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn (năm 2014 có GTSXCN khoảng 140.000 Tỷ đồng, năm 2015 dự báo sẽ đạt trên 300.000 Tỷ đồng), trong tương lai sẽ là một trong những khu có giá trị sản xuất lớn của Việt Nam.

Khu Sông Công vẫn duy trì là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Tỉnh với các hoạt động sản xuất cơ khí chế tạo như động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô, đúc chi tiết cơ khí, sản xuất dụng cụ các loại.

Khu Đồng Hỷ - Võ Nhai chủ yếu tập trong cho sản xuất Vật liệu xây dựng và khai thác mỏ.

Bảng GTSXCN và mức tăng trưởng bình quân phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá SS 2010

Chỉ tiêu Đơn

vị

Thực hiện 2005

Thực hiện 2010

Thực hiện 2014

Kế hoạch 2015

TT 2006-2010

TT 2011-2015

TT 2006-2015

Chung toàn tỉnh

Tỷ.đ 12.141,1 24.902,2 174.635 261.000 15,45 59,99 35,9

- Công nghiệp TƯ

Tỷ.đ 8.575,8 14.054,7 13.362 13.500 10,38 (-) 4,64

- Công Tỷ.đ 2.400,4 8.675,3 14.025 14.800 29,3 11,37 19,95

Page 17: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang17

nghiệp ĐP

- CN có vốn đầu tư NN

Tỷ.đ 1.164,9 2.172,2 147.249 232.700 13,27 154,67 69,84

1.5.3.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Bảng sản lượng một số sản phẩm chủ yếu

TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2010 2012 2013 2014 KH 2015

1 Than sạch 1000T 777 1.403,9 1.305,4 1.365,0 1.105 1.150

2 Thép cán kéo CL

1000T 564,8 807.1 706.0 656,7 654,4 680,0

3 Xi măng 1000T 492,3 1.130 2.623 2.042 2.244 2.250

4 Gạch xây Tr.viên 193,8 177,5 117,5 116,5 135 186

5 Giấy bìa các loại

1000T 17,68 24,88 21,1 22 23 23,920

6 Sản phẩm may

1000 SP 1.928 14.256 25.189 29.531 41.966 42.000

7 Công cụ dụng cụ

1000 cái 9.794 13.044 13.467 18.731 18.800

8 Phụ tùngxe có động cơ

Tấn 3.108 2.766 2.854 3.539 3.600

9 Thiết bị và DC Ytế

Triệu cái

528,5 543 560

10 Điện sản xuất

Tr.Kwh 694

768,5 606,0 577,0 600,0

11 Điện thương phẩm

Tr.Kwh 922,0 1.268,0 1.496,4 1.604,0 1.693 1.700

12 Nước máy Tr.m3 6,42 11,2 12,2

12,3 12,9 13,0

13 Chè CB công nghiệp

Tấn 11.739,0 10.571 10.392 10.400 10.500

Page 18: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang18

TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2010 2012 2013 2014 KH 2015

14 Quặng đa kim

Đồng Tấn 24.898 25.000

Vonfram Tấn 180 6.303 8.130

15 Thiết bị điện tử

1.000 chiếc 36.196 45.500

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 1.5.3.3. Tỷ trọng từng nhóm ngành Công nghiệp

Trong giai đoạn 2006-2014, tỷ trọng ngành sản xuất kim loại giảm dần (từ 65,4% năm 2005 xuống 7,5% năm 2014); Đa số tỷ trọng các ngành năm 2014 đều giảm so với năm 2005 do ngành chế tạo máy, điện tử, gia công KLvà cơ khí lắp ráp gần đây có bước phát triển đột phá (tỷ trọng các ngành này đã tăng từ 8,0% năm 2005 lên 85,81% năm 2014)... Tính tổng 02 nhóm ngành công nghiệp truyền thống lớn của tỉnh là sản xuất kim loại và khoáng phi KL (CNVLXD) hiện đã giảm dần tỷ trọng (từ 73,6% năm 2005 xuống 9,74% năm 2014). Đây là xu thể chuyển dịch, tái cấu trúc theo hướng tiến bộ. Ngành công nghiệp cung cấp nước, quản lý & xử lý chất thải có tỷ trọng còn nhỏ.

Bảng giá trị và tỷ trọng từng nhóm ngành Công nghiệp

TT Hạng mục 2005 2010 2014

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng

Tổng giá trị SXCN (giá SS 2010) 12.141,1 24.902,2 174.635

A Phân nhóm ngành công nghiệp

1 CN sản xuất kim loại 7.940,8 13.754,2 13.087

2 Sản phẩm từ khoáng phi KL (CNVLXD) 992 2.715,2 3.914

3 CN chế tạo máy, điện tử, gia công KL và cơ khí lắp ráp

944,8 1.684,8 149.849,6

4 Công nghiệp khai khoáng 669,6 1.137,6 1.392

5 Dệt, may, da giầy 138,9 685 1.247

6 CN hoá chất 482,9 1.046,1 1.913

7 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 440,3 1.099,8 1.375,3

Page 19: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang19

TT Hạng mục 2005 2010 2014

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng

8 CN sản xuất phân phối điện, khí, hơi và điều hoà không khí

170 657,6 888

9 Chế biến gỗ, giấy 239,3 585,6 745,2

10 Cung cấp nước, quản lý & xử lý chất thải 86,2 171 190

11 CN khác (in, sản xuất than cốc) 22,7 32,9 34

B Cơ cấu phân ngành công nghiệp (%) 2005 2010 2014

1 CN sản xuất kim loại 65,4 55,2 7,5

2 Sản phẩm từ khoáng phi KL (CNVLXD) 8,2 11 2,24

3 CN chế tạo máy, điện tử, gia công KL và cơ khí lắp ráp

8 7 85,81

4 Công nghiệp khai khoáng 5,5 4,6 0,8

5 Dệt, may, da giầy 1,4 2,8 0,71

6 CN hoá chất 3,9 4,2 1,10

7 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 3,6 4,4 0,79

8 CN sản xuất phân phối điện, khí, hơi và điều hoà không khí

1,4 2,6 0,51

9 Chế biến gỗ, giấy 2,0 2,4 0,43

10 Cung cấp nước, quản lý & xử lý chất thải 0,7 0,9 0,11

11 CN khác (in, sản xuất than cốc) 0,2 0,1 0,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 1.5.4. Ngành Xây dựng. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh (bao gồm cả loại hình xây dựng cá thể, hộ gia đình) ước tính đạt 9.684,528 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 43,4% so với năm 2010. Tuy nhiên, khối Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 16% (năm 2010), khối Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao khoảng 84% (năm 2010); Tốc độ tăng trưởng chung của ngành giai đoạn 2006-2010 đạt17%.

Bảng GTSX ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên

Page 20: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang20

Chỉ tiêu 2005 2010 2014 Cơ cấu năm 2010

GTSX (giá thực tế, Tỷ đồng) 1.062,9 4.631,0 9.684,528 100%

Kinh tế Nhà nước 249,3 722,8 16%

Kinh tế ngoài Nhà nước 813,6 3.908,2 84%

GTSX (giá SS 2010, Tỷ đồng)

Tốc độ tăng 2005-2010 (%)

Tổng số 2.109,2 4.631,0 9.684,528 17,0

Kinh tế Nhà nước 722,8

Kinh tế ngoài Nhà nước 3.908,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án.

1.5.5. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Bảng quy mô và cơ cấu, tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, Thuỷ sản

( tỷ đồng, giá SS 2010)

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

2005 5.664,95 5.376,94 157,02 130,99 2010 7.604,82 7.196,5 199,13 209,2 2014 9.774,2 9.122,0 366,5 285,7

Tốc độ tăng (%) 2006-2010 6,07 6 4,9 9,8

Tốc độ tăng (%) 2011-2014 6,48 6,1 16,5 8,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 1.5.5.1. Nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực: Bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Bảng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( tỷ đồng, giá SS 2010)

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2005 5.376,94 3.583,97 1.485,16 307,81

2010 7.196,5 4.293,98 2.309,32 593,2

Page 21: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang21

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2014 9.122,0 4.896,7 3.470,3 755,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án.

Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 9.122 tỷ đồng (giá SS 2010) chiếm 65,2% GTSX khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tốc độ tăng trung bình của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2014 khoảng 6,05%. Trong đó, Trồng trọt có giá trị cao nhưng tăng trưởng chậm, chăn nuôi có giá trị khá và tăng trưởng bình quân giai đoạn cao (10%), Dịch vụ có giá trị thấp nhưng tăng trưởng bình quân giai đoạn cao nhất (10,5%).

1.5.5.2. Lâm nghiệp và các sản phẩm chủ lực

Trong giai đoạn 2006-2014, ngành lâm nghiệp có tỷ trọng giá trị sản xuất khoảng 2,8 đến 3,7% tổng GTSX khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Năm 2005 chiếm 2,8% và duy trì ở mức khoảng 3% tổng GTSX khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng trung bình của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2014 khoảng 9,88%. Trong đó, Khai thác gỗ và lâm sản có giá trị và tăng trưởng cao nhất 14%.

Bảng giá trị sản xuất lâm nghiệp (tỷ đồng, giá SS 2010)

Năm Tổng số Trồng và chăm sóc rừng

Khai thác gỗ và lâm sản

Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác

2005 157,02 37,11 114,18 5,73

2010 199,13 46,18 145,25 7,7

2014 366,5 32,04 315,92 18,54

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên.

1.5.5.3. Thủy sản và sản phẩm chủ lực

Tiềm năng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 6.925 ha mặt nước, trong đó 2.285ha ao, 1.140ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500ha hồ chứa lớn, 1.000ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá lúa kết hợp, khoảng 12.000ha diện tích sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tự nhiên. Năm 2014, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 285,7 tỷ đồng (giá 2010) chiếm 2,92% GTSX khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tốc độ tăng trung bình của

Page 22: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang22

ngành thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2014 khoảng 9,05%. Trong đó, Nuôi trồng và Dịch vụ có giá trị và tăng trưởng cao nhất 8,9%.

Bảng Giá trị sản xuất thuỷ sản ( tỷ đồng, giá SS 2010) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng và Dịch vụ

2005 130,99 3,9 127,09

2010 209,2 4,5 204,7

2014 285,7 5,3 280,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên.

1.5.6. Khu vực dịch vụ (một số ngành chủ yếu)

1.5.6.1 Dịch vụ thương mại

- Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động thương mại Thái Nguyên đã đóng góp vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, giá trị tăng thêm của ngành tính theo giá so sánh 2010 tăng từ 1.084 tỷ đồng năm 2005 lên 2.646 tỷ đồng năm 2014; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2014 là 10,3%/năm; năm 2014, giá trị tăng thêm của ngành chiếm 23,6 % giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ và 8,3% GDP toàn tỉnh.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội (TMBLHH &DTDVXH) trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 2.843,1 tỷ đồng (kinh tế nhà nước chiếm tỷ 7,83%; kinh tế ngoài nhà nước 92,17%); Năm 2014 đạt 18.056,7 tỷ đồng (kinh tế nhà nước chiếm tỷ 9,25%; kinh tế ngoài nhà nước 90,75%), tăng gần 6,35 lần so với năm 2005, tăng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2014 là 22,5%/năm; Năm 2014 trên địa bàn tỉnh có 914 doanh nghiệp hạch toán độc lập (với 12.157 lao động) và 42.521 cơ sở kinh tế cá thể tham gia kinh doanh dịch vụ thương mại (với 56.949 lao động).

- Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động xuất - nhập khẩu của Tỉnh đạt mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 8.966,8 triệu USD, gấp 253 lần năm 2005 (35,416 triệu USD), đặc biệt tăng cao là năm 2014 gấp 36,5 lần 2013; trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tỉnh, xuất khẩu sản phẩm thiết bị điện tử có tỷ trọng lớn, chiếm 85% giá trị hàng xuất khẩu trực tiếp. Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 8.150,8 triệu USD. Trong đó chủ yếu là giá trị nhập khẩu đối với máy móc thiết bị 1.259,8 triệu USD, nguyên nhiên vật liệu 6.850,4 triệu USD.

Bảng giá trị xuất - nhập khẩu trên địa bàn tỉnh (Triệu USD, giá HH) Nội dung xuất nhập khẩu 2005 2010 2014

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn 35,4 98,854 8.966,787

Page 23: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang23

Trong đó: Xuất khẩu địa phương 23,0 78,371 238,242

Xuất khẩu trực tiếp 34,7 97,4 8.728,545

Giá trị nhập khẩu trên địa bàn 135,0 301,262 8.150,821

Trong đó: Tư liệu sản xuất 132,1 301,0 8.150,7

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Bảng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh

XUẤT KHẨU Đơn vị 2005 2010 2012 2013 2014 KH 2015

Tổng kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 98,854 136,626 245,389 8.966,787 13.650,0

Sản phẩm XK sp

- Chè các loại Tấn 6.438 8.684 8.019 5.093 5.500

- Sản phẩm may 1000 SP 7.730 19.444 26.411 29.546,4 33.000

- Giấy đế Tấn 4.908 5.400 5.080 4.993 5.095

- Thiếc Tấn 79 101 200 285 290

- Công cụ dụng cụ các loại

1000 USD

17.707 3.491 7.913 20.952,4 22.000

Sản phẩm quặng đa kim

1000 USD

90.108 160.000

Sản phẩm thiết bị điện tử

Triệu USD

7.568 10.435

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 1.5.6.2. Dịch vụ du lịch Khách du lịch đến Thái Nguyên chủ yếu là khách nội địa, trong giai đoạn

2006-2010, lượng khách du lịch đến Tỉnh tăng bình quân gần 15%/năm, giai đoạn 2011-2014, lượng khách du lịch đến Tỉnh tăng bình quân trên 20%/năm. Tuy vậy, khách quốc tế đến Thái Nguyên chưa nhiều, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh còn hạn chế, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng phục vụ còn kém xa so với tiêu chuẩn quốc tế và công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn yếu.

Doanh thu du lịch cũng tăng hàng năm, bình quân 11,4%/năm giai đoạn 2011-2014; Khách sạn đáp ứng đủ nhu cầu, số cơ sở lưu trú tăng nhanh hơn so với số lượng khách; ngành du lịch Thái Nguyên đã có 484 cơ sở lưu trú với 4.984 buồng. Số cơ sở lưu trú tăng nhanh, bình quân khoảng 30% giai đoạn 2006-2014 (nhanh hơn so với tốc độ tăng lượng khách). Tuy nhiên, cơ sở vật

Page 24: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang24

chất du lịch nhìn chung còn nghèo nàn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 55 khách sạn được thẩm định xếp hạng trong đó có 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổng cục Du lịch, 02 khách sạn được xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao; 02 khách sạn có đơn xin xếp hạng 3 sao trình Tổng cục Du lịch thẩm định xếp hạng theo tiêu chuẩn Quốc gia về Du lịch của Bộ Khoa học và công nghệ, 07 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 06 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và giá cả.

Ngành du lịch Tỉnh phát triển đã lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có những sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn lớn và chưa có các dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao. Đầu tư vào du lịch vẫn còn hạn chế. Sự kết hợp tour, tuyến với các địa phương khác và công tác quảng cáo chưa được đẩy mạnh, thời gian lưu trú của khách tại tỉnh rất thấp so với nhiều địa phương khác trong nước.

1.5.6.3. Dịch vụ giao thông vận tải Nhu cầu vận tải vật liệu phục vụ xây dựng các công trình (như xi măng,

sắt thép, gạch, gỗ…) hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống, hàng hóa nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến (như mía…) những năm qua rất lớn và nhu cầu về vận chuyển hành khách ngày một tăng cao.

Khối lượng vận tải hàng hoá tăng rất nhanh qua các năm, bình quân 20,39% cả thời kỳ 2006-2014, trong đó giai đoạn 2006-2011 tăng 15,37%). Năm 2005, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 7.358 nghìn tấn, đến năm 2011 con số này tăng lên tới 17.321 nghìn tấn (gấp 2,35 lần năm 2005). Trong đó, vận tải đường bộ chiếm đại đa số (99,94%), vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển không đáng kể và ngày càng giảm (từ 12 nghìn tấn năm 2005 xuống chỉ còn 5 nghìn tấn năm 2011).

Khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 16,49% giai đoạn 2006-2014, trong đó giai đoạn 2006-2011 tăng 19,7%. Vận tải hành khách đã dần dần đáp ứng được nhu cầu của người dân trong Tỉnh và nâng doanh thu vận tải năm sau cao hơn năm trước.

Giai đoạn 2006-2014, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng bình quân 16,59% trong khi đó khối lượng hành khách luân chuyển chỉ tăng 10,95% cùng thời kỳ.

Nhìn chung, giao thông vận tải của Tỉnh còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển chung của tỉnh; đa phần các tuyến có diện tích mặt đường nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng và tải trọng của phương tiện...

1.6. Tình hình đầu tư.

Hiện trạng đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh được thể hiện trong bảng dưới đây, cho thấy lượng vốn đầu tư phát triển từng giai đoạn là khá lớn, giai

Page 25: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang25

đoạn 2011-2014 cao gấp 2,7 lần giai đoạn 2006-2010 và gấp 1,7 lần cả giai đoạn 2001-2010. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có giá trị và chiếm tỷ trọng cao nhất (44,6%), sau đó đến đầu tư nước ngoài (36,2) giai đoạn 2011-2014. Vốn đầu tư nhà nước luôn giữ được ổn định trong các giai đoạn, còn vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước và nước ngoài có sự tăng đột biến trong giai đoạn 2011-2014.

Bảng vốn đầu tư trên địa bàn ( tỷ đồng, giá hiện hành)

Giai đoạn 2006 -2010

Giai đoạn 2001-2011

Giai đoạn 2011-2014

Tổng số 35.185,0 56.081,0 95.468,1

Giá trị vốn đầu tư theo loại hình kinh tế Nhà nước 16.828,0 26.334,0 18.408,6

Ngoài nhà nước 15.512,0 26.004,0 42.532,5

Đẩu tư nước ngoài 2.845,0 3.743,0 34.527,0

Vốn đầu tư theo 3 khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.606,0 3.531,0 2.542,8

Công nghiệp và xây dựng 15.033,0 25.357,0 64.063,5

Dịch vụ 17.546,0 27.194,0 28.861,8

Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình kinh tế (%) 100,0 100,0 100,0

Nhà nước 47,8 47,0 19,3

Ngoài Nhà nước 44,1 46,4 44,6

Đầu tư nước ngoài 8,1 6,7 36,2

Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế (%) 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 7,4 6,3 2,7

Công nghiệp và xây dựng 42,7 45,2 67.1

Page 26: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang26

Dịch vụ 49,9 48,5 30,2

Thu hút đầu tư phát triển: Do công tác cải cách hành chính, đăng ký kinh doanh, chấp thuận đầu tư, cấp phép đầu tư có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển; Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các thủ tục hành chính mới ban hành được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện rà soát thường xuyên. Đã có các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính Par-Index; đồng thời tiến hành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện đề án, kế hoạch thực hiện cụ thể tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2010-2015 và trong 5 năm, đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt trên 200.000 tỷ đồng, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số dự án đầu tư lớn, trọng điểm về công nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất: Thiết bị điện tử của Tập đoàn công nghệ cao Samsung; Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; Cán Thái Trung; Khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; Nhiệt điện An Khánh...chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,

1.7. Hệ thống hạ tầng cơ sở.

1.7.1. Giao thông: Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:

- Đường bộ: Đến hết tháng 5/2015, hệ thống giao thông đường bộ của Tỉnh có tổng chiều dài 4.815,4Km (không bao gồm đường thôn xóm, nội đồng). Bao gồm: 5 tuyến Quốc lộ có tổng chiều dài 238,7 Km; 14 tuyến Đường tỉnh có tổng chiều dài 310,7 Km; 140 Km đường đô thị; 894 Km đường huyện và 3.232 Km đường xã.

+ Quốc lộ: Trên địa bàn Tỉnh có 5 tuyến với tổng chiều dài là 238,7Km, bao gồm: Quốc lộ 3 mới dài 30Km, Quốc lộ 3 cũ dài 80,5Km, Quốc lộ 1B dài 44,7Km, Quốc lộ 37 dài 57,6Km, Quốc lộ 17 (ĐT.269 cũ) dài 30,3Km. Các tuyến đường trên đều đạt tiêu chuân từ đường cấp IV Miền núi trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa 100%. Ngoài ra còn các tuyến như: Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 32Km đang được chuẩn bị đầu tư xây dựng; Tuyến Cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đang được thi công.

+ Đường tỉnh: Bao gồm 14 tuyến với tống chiều dài 310,7 Km đạt tiêu chuẩn từ đường cấp VI Miền núi trở lên, nhựa hoá đạt 97,7% (307,2Km/ 314,2Km). Những cầu yếu, đường ngầm, đường tràn đang từng bước được nâng

Page 27: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang27

cấp, cải tạo đồng bộ để đảm bảo thông xe được bốn mùa. Nhìn chung, đến năm 2014, mới chỉ có một số tuyến đường tỉnh đạt tiêu chí theo quy hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt, còn lại chưa đạt quy hoạch, hiện trạng khai thác chưa hiệu quả. Các tuyến đường huyện theo quy hoạch nâng lên đường tỉnh mới đạt 2/9 tuyến.

+ Đường Đô thị: Tống chiều dài 140 Km, chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công; Nhìn chung, các tuyến đường đô thị đã được cứng hoá đảm báo thuận lợi cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông.

+ Đường huyện: Tống chiều dài 894 Km, trong đó: 68 Km đường Bê tông xi măng, 15,2 Km Bê tông nhựa, 556 Km đường láng nhựa, 121 Km đường cấp phối, 79,8 Km đường đất. Toàn bộ hệ thông đường huyện cơ bản đạt tiêu chuân từ đường giao thông nông thôn loại B trở lên. Hệ thống cầu, đường ngầm, tràn đã được đầu tư trên một số tuyến, nhưng số lượng không đáng kể.

+ Đường xã: Tổng chiều dài 3.232 Km, trong đó: 1.565 Km đường Bê tông xi măng, 13,4 Km đường Bê tông nhựa, 118 Km đường láng nhựa, 297 Km đường cấp phối, 1226 Km đường đất. Toàn bộ tuyến đường xã cơ bản đật tiêu chuẩn từ đường giao thông nông thôn loại B trở lên, bên cạnh đó vẫn còn một số tuyến chưa vào cấp. Tuy nhiên, khả năng đi lại còn khó khăn, nhất là các xã miền núi.

- Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 3 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 136,7Km, trong đó: Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên dài 75Km chủ yếu vận chuyển hàng hoá và hành khách, Tuyến Kép - Lưu Xá dài 57Km chủ yếu vận chuyển hàng hoá, Tuyến Quán Triều - Núi Hồng dài 39Km chủ yếu vận chuyển hàng hoá, Hệ thống đường sắt nội bộ Khu Gang Thép dài 38,2Km chủ yếu vận chuyến hàng hoá nội bộ của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Các tuyến đường sắt chủ yếu có khổ từ 1.000mm đến 1.435mm.

- Đường thủy: Tổng chiều dài các tuyến đường thủy có thể khai thác của Thái Nguyên vào khoảng 430 km chủ yếu là hai tuyến đường sông chính nối tỉnh với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161km và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km; và hai tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh: tuyến Thái Nguyên - Phú Bình dài 16km và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới dài 40km.

Mặc dù, chiều dài các tuyến giao thông thuỷ là khá lớn và tương đối thuận tiện trong khai thác, song vận tải thủy của Thái Nguyên còn chưa phát triển. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh qua các năm (năm 2005 là 12.000 tấn, năm 2010 chỉ còn 5.000 tấn, hành khách vận chuyển chỉ chiếm 1,2% tổng hành khách).

1.7.2. Hệ thống đô thị

- Hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm 15 đô thị: Thành phố Thái

Page 28: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang28

Nguyên (đô thị loại I trực thuộc tỉnh), Sông Công nâng cấp và được công nhận thành phố (đô thị loại II trực thuộc tỉnh), Ba Hàng đang nâng cấp và công nhận Thị xã (đô thị loại III trực thuộc tỉnh), 12 thị trấn huyện lỵ và thị trấn chuyên ngành, còn lại là đô thị loại V.

- Về quy mô và hình thức phân bố: Các đô thị trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu được hình thành tự phát từ các tụ điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục Quốc lộ và Tỉnh lộ.

- Về tính chất đô thị: Tất cả các đô thị đều có tính chất đa chức năng và là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông quan trọng của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như an ninh, quốc phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

- Về hình thái và dân số đô thị: Các đô thị ở Thái Nguyên phát triển tự do. Hai đô thị lớn trong tỉnh là thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công có hình thái phát triển theo hướng vành đai đồng tâm; các đô thị khác phát triển theo hướng điểm, dải, chuỗi theo trục giao thông và phân tán.

Những hạn chế của hệ thống đô thị Thái Nguyên: - Chất lượng đô thị không đồng đều: Thành phố Thái Nguyên có quy mô

dân số tương đối lớn (283.333 người bao gồm cả ngoại thị), được xây dựng khá tập trung, nhiều cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng. Trong khi đó, các đô thị như: Thành phố Sông Công (50.438 người), huyện Đại Từ (16.000 dân đô thị), thị xã Phổ Yên (13.900 dân đô thị), huyện Phú Bình (13.700 dân đô thị), huyện Đồng Hỷ (11.000 dân đô thị), huyện Phú Lương (10.060 người), huyện Định Hóa (8.700 người) chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Các thị trấn có quy mô nhỏ, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của Thái Nguyên còn thấp, chiếm 34,5% tổng số lao động hoạt động kinh tế (cần bố trí việc làm).

- Chất lượng đường phố còn kém, một số thị trấn kết cấu hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.

- Cấp điện đủ dùng với tiêu chuẩn thấp.

- Mới có khoảng 90% dân số đô thị được cấp nước và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu. Chỉ có thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công có nguồn cung cấp nước sạch. 35% số công trình nước sinh hoạt tập trung hoạt động không hiệu quả. Một số công trình không bảo đảm chất lượng, không cung cấp đủ nước theo thiết kế.

- Hệ thống thoát nước còn kém. Chỉ có thành phố Thái Nguyên, Sông Công có hệ thống thoát nước nhưng chỉ đảm bảo thoát nước mưa.

Page 29: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang29

- Cấu trúc không gian của hệ thống đô thị và thị tứ mất cân đối: dân cư đô thị tập trung nhiều dọc theo QL3 (bao gồm thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Ba Hàng thuộc thị xã Phổ Yên), dọc theo tuyến quốc lộ 37 (bao gồm thị trấn Đại Từ), và dọc theo tuyến quốc lộ 1B (bao gồm thị trấn Chùa Hang, thị trấn Sông Cầu).

- Các đô thị của tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là mang chức năng trung tâm hành chính, chính trị. Các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại còn chưa phát triển. Thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch. Chất lượng đô thị chưa đồng đều và còn yếu, chưa tạo được bản sắc riêng ở các đô thị, đặc biệt là tính chất đô thị trung du miền núi.

- Với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh như những năm qua, đặc biệt là mức độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp, thì quá trình đô thị hoá của Thái Nguyên đã diễn ra không tương xứng. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ đô thị hóa chỉ đạt 3,68%/năm.

1.7.3. Hệ thống hạ tầng thương mại

- Mạng lưới chợ: Cho đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 139 chợ (trong đó chợ loại I là 02 chợ, chợ loại II là 07 chợ, còn lại là chợ loại III). Số chợ xã, cụm xã là 99, đa số các chợ này nằm ở địa bàn các xã, dân cư thưa, đời sống người dân ở mức thấp nên chỉ họp chợ theo phiên (4 - 6 phiên/tháng), chưa thu hút được đông người tham gia. Trong tổng số chợ trên địa bàn, có 15 chợ mới được đầu tư xây dựng (trong đó có Chợ Thái xây dựng và đưa vào hoạt động từ đầu năm 2008, là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc), 16 chợ được đầu tư cải tạo, nâng cấp, có 01 chợ dự kiến xây dựng thành chợ đầu mối nông, lâm sản... Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 518.009,2 m2, trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 126.777,7 m2 (chiếm 24,5% tổng diện tích chợ trên địa bàn), diện tích chợ được xây dựng bán kiên cố là 68.976,5 m2 (chiếm 13,3 % tổng diện tích chợ), số còn lại là chợ tạm. Hàng năm, các chợ trên địa bàn đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.

- Trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị: Thái Nguyên chưa có các trung tâm mua sắm, TTTM; Hiện có trên 10 siêu thị đã xây dựng và đi vào hoạt động, tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên (các siêu thị này chưa được phân hạng theo tiêu chuẩn). Tổng diện tích đất xây dựng của các siêu thị trên 7.000 m2, tổng diện tích sàn kinh doanh trên: 4.640 m2.

- Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Cho đến thời điểm 2015, trên địa bàn tỉnh có 201 cửa hàng kinh doanh xăng dầu; trong đó thành phố Thái Nguyên có nhiều cửa hàng nhất (52 cửa hàng).

Page 30: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang30

- Hệ thống kho dự trữ hàng hóa: Trên địa bàn Tỉnh có 10 kho dự trữ, lưu thông các mặt hàng thiết yếu như: phân bón, thuốc trừ sâu… Ngoài ra, các công ty chuyên kinh doanh tại trung tâm các huyện, thị xã, thị trấn và các cụm liên xã dự trữ và bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội phục vụ nhân dân có hệ thống kho bãi, vận chuyển thuận lợi.

- Đường phố thương mại: Việc phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ trên đường phố của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung trên các tuyến phố trung tâm, có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh: Phố chợ đêm (Đường Bến Tượng - phường Trưng Vương); Vật liệu xây dựng và nội thất (Đường Lương Ngọc Quyến - phường Hoàng Văn Thụ): Chuyên doanh hàng dệt may: Quần áo, vải, chăn ga gối đệm (Đường 74B - Phường Phan Đình Phùng…); Chuyên doanh hàng điện máy, điện tử, điện lạnh (Đường Cách mạng Tháng Tám - phường Phan Đình Phùng ).

1.7.4. Các khu, cụm công nghiệp

- Khu công nghiệp (KCN): Chính phủ đã phê duyệt cho Thái Nguyên 06 KCN với diện tích 1.420 ha; Có 4 KCN đi vào hoạt động bao gồm: Sông Công I, Điềm Thuỵ, Yên Bình, Nam Phổ Yên; Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt trên 40%, đã thu hút được 122 dự án (trong đó có 19 dự án FDI và còn lại là dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 6,756 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2014 đã có 80 doanh nghiệp đi vào sản xuất; Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 9 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa ước đạt 6.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 30 nghìn lao động, thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách ước đạt 200 tỷ đồng.

+ KCN Sông Công I: Diện tích quy hoạch 195ha (điều chỉnh giảm 25ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên. Diện tích QHCT giai đoạn I là 69,37ha (gồm Khu A và Khu B), diện tích giai đoạn II là 99,21ha. Đã thu hút được 73 dự án (9 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 64 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 33,84 triệu USD và gần 7.000 tỷ đồng.

+ KCN Sông Công II: Diện tích quy hoạch 250ha, đã lập QHCT là 180ha. Đang thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

+ KCN Nam Phổ Yên: Diện tích quy hoạch đến 2020 là 120ha (điều chỉnh giảm 80ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Trong đó, diện tích thực tế đã thành lập và cấp GCNĐT là 80ha; Gồm 03 Khu: Khu A có 02 nhà đầu tư thứ cấp, Khu B 01 nhà đầu tư thứ cấp, Khu C đã triển khai xây dựng hạ tầng cho 20ha đất KCN đầu tiên. Đã thu

Page 31: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang31

hút được 08 dự án (03 dự án nước ngoài và 05 dự án trong nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 17,9 triệu USD và 819,67 tỷ đồng. + KCN Yên Bình: Diện tích lập quy hoạch là 400ha (điều chỉnh theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); UBNĐ tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 1564/QĐ-UBND, ngày 29/6/2015 về thành lập KCN Yên Bình với diện tích 336ha, chủ yếu phục vụ dự án Samsung và các dự án công nghiệp hỗ trợ. Đã thu hút được 09 dự án (03 dự án nước ngoài và 06 dự án trong nước) với tổng số vốn đăng ký là 2.900 tỷ đồng và 6.413 tỷ USD. + KCN Điềm Thuỵ: Diện tích lập quy hoạch là 350ha, trong đó có: phần diện tích 180ha do Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên thực hiện, phần còn lại do công ty CP đầu tư APEC làm chủ đầu tư, đang triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Đã thu hút được 32 dự án (04 dự án trong nước và 28 dự án FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 636,57 tỷ đồng và gần 300 triệu USD.

+ KCN Quyết Thắng: Diện tích lập quy hoạch là 105ha (điều chỉnh giảm 95ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 và đang triển khai vận động, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng.

- Cụm công nghiệp (CCN): Tính đến hết năm 2014, số CCN được phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 32 cụm, với tổng diện tích sử dụng đất là 1.218ha; Trong đó, 20 CCN đã được UBND Tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 702,4ha; Đến hết năm 2014, đã thu hút được 60 dự án đầu tư, vốn đăng ký 9.900 tỷ đồng, có 34 dự án đã đi vào hoạt động, nộp ngân sách nhà nước năm 2014 ước đạt 76,14 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 6.432 người lao động.

1.7.5. Hệ thống cấp điện - Hạ tầng cung cấp năng lượng điện, đặc biệt là lưới điện hạ thế được xây

dựng từ khá lâu, từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách, vốn dân góp, vốn vay ODA, vốn của các đơn vị kinh doanh điện nông thôn…Chính vì vậy, mặc dù lưới điện đã phủ kín hầu hết địa bàn các xã nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, các hộ sử dụng điện vẫn được duy trì thường xuyên, nhưng hệ thống điện chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng điện áp kém, tổn thất lớn.

- Tỉnh Thái Nguyên được cấp điện từ 2 nguồn: Trung Quốc và Việt Nam.

+ Nguồn điện mua Trung Quốc: Công suất mua tối đa 200MW, trong vòng 10 năm (đến 2017) truyền tải qua các đường dây 220kV. Cơ bản phụ tải của tỉnh Thái Nguyên được cấp điện từ nguồn điện Trung Quốc; Nguồn điện

Page 32: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang32

Trung Quốc được cấp cho hầu hết các trạm 110kV Thái Nguyên (trừ trạm 110kV Gia Sàng).

+ Nguồn điện Việt Nam:Thuỷ điện Thác Bà qua đường dây 110kV Thác Bà - Tuyên Quang - Thái Nguyên dài 90 km; Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 2x57,5MW) do Tập Đoàn than - khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư (vận hành năm 2006); Cấp điện từ trạm 220kV Sóc Sơn qua đường dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm; Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhà máy thuỷ điện Hồ Núi Cốc có công suất thiết kế 3x630 KW (vận hành năm 2008).

- Lưới điện 220kV:Tỉnh Thái Nguyên hiện liên kết với hệ thống điện quốc gia qua 4 hướng tuyến/7 đường dây 220kV xuất tuyến từ trạm 220kV Thái Nguyên: Thái Nguyên - Sóc Sơn; Thái Nguyên - Bắc Giang; Thái Nguyên - Sóc Sơn - Tuyên Quang; Thái Nguyên - Bắc Kạn - Tuyên Quang. Các đường dây 220kV này truyền tải công suất mua điện của Trung Quốc và của các nhà máy thuỷ điện về luới điện Việt Nam; Có 1 trạm biến áp 220kV.

- Lưới điện 110kV: Từ thanh cái 110kV của trạm 220kV Thái Nguyên có 6 xuất tuyến 110kV:

+ Lộ 171 &172: Thái Nguyên - Sóc Sơn, dây dẫn AC400 dài 39,2 km, chia làm 2 đoạn: đoạn đầu dài 17 km là đường dây 3 mạch: 2 mạch 110kV dây dẫn AC400, 1 mạch 220kV, đoạn 2 dài khoảng hơn 20 km tách làm 2 mạch riêng rẽ dây dẫn AC400, một mạch đi chung cột với đường dây 220kV, mạch còn lại là đường dây 110kV cũ. Hai lộ này cấp điện cho các trạm 110kV Đán (E6.4), Gia Sàng (E6.1), Lưu Xá (E6.5), Gò Đầm (E6.3), Sông Công (E6.7). Hiện tại chỉ có trạm Gia Sàng nhận điện Việt Nam, các trạm còn lại đều nhận điện Trung Quốc.

+ Lộ 173: Thái Nguyên - Tuyên Quang, mạch đơn, dây dẫn AC185 dài 90 km, trong đó Điện lực Thái Nguyên quản lý 48,1km.

+ Lộ 174: Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, dây dẫn AC185 dài 166,6 km, trong đó Điện lực Thái Nguyên quản lý 20,9km. Lộ 174 cấp điện từ nguồn điện mua Trung Quốc cho các trạm 110kV Phú Lương (E6.6) và trạm 110kV Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn).

+ Lộ 177 & 178: đường dây mạch kép Thái Nguyên - Quang Sơn, dây dẫn AC185 dài 17km. Lộ 177 &178 cấp điện từ nguồn điện mua Trung Quốc cho trạm 110kV XM Thái Nguyên.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn được cấp điện từ trạm 220kV Sóc Sơn qua đường dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm dài 24,7 km, dây dẫn AC-185.

- Lưới điện trung thế điện áp 35, 22, 10, 6kV:

Page 33: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang33

+ Lưới 35kV bao gồm các lộ đường dây 35kV sau các trạm 110kV, hiện đã phủ khắp các huyện của Tỉnh, tổng chiều dài lưới là 916,6 km.

+ Lưới 22kV hiện có chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và huyện Định Hoá, tổng chiều dài lưới là 542,0 km. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại Lưới 10kV và Lưới 6kV (hiện đang cải tạo chuyển dần sang Lưới 22 kV). Đường trục hạ thế có tổng chiều dài trên 5.071 km.

- Khả năng cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn: Cơ bản đáp ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt (số liệu xem phần sản phẩm công nghiệp). Trên địa bàn có 287.847 hộ/290.249 hộ sử dụng điện lưới quốc gia, đạt tỉ lệ 99%; Mục tiêu đến 2015, phấn đấu đạt gần 100% số hộ dân có điện.

1.7.6. Hệ thống cấp nước, thoát nước - Cấp nước: Tính đến nay cơ bản dân đô thị và dân nông thôn trong tỉnh

được sử dụng nước sạch. Một số địa bàn đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung như thành phố Thái Nguyên, Sông Công; thị xã Phổ Yên (Ba Hàng), huyện Định Hoá (Chợ Chu), huyện Phú Bình (Úc Sơn) và huyện Đồng Hỷ (Chùa Hang, Trại Cau)...Với một số dự án cấp nước lớn trên địa bàn Tỉnh đã triển khai và đưa vào sử dụng: Dự án cấp nước thành phố Thái Nguyên (30.000 m3/ngày đêm); Dự án cấp nước thành phố Sông Công (xây mới, nâng cấp và mở rộng hệ thống lên 30.000 m3/ngày,đêm); Dự án cấp nước TT Trại Cau, TT Đình Cả và TT Đu (mỗi thị trấn xây mới một nhà máy xử lý nước và hệ thống cấp 600 m3/ngày,đêm); Dự án cấp nước phía Nam thị xã Phổ Yên và khu Điềm Thụy huyện Phú Bình (xây mới trạm tăng áp từ 5.500 đến 9.000 m3/ngày,đêm); thị xã Phổ Yên; Dự án hệ thống cấp nước phục vụ nhà máy điện tử Samsung thị xã Phổ Yên (chủ yếu xây mới hệ thống cấp nước)...Ngoài ra trên địa bàn nông thôn của Tỉnh còn hàng trăm công trình cấp nước từ các nguồn: nước mặt, nước ngầm, bơm dẫn và tự chảy...Một số nhà máy sản xuất nước máy lớn hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh: Nhà máy nước Túc Duyên công suất thiết kế 10.000 m3/ngày,đêm (nâng công suất lên 13.000 m3/ngày,đêm); nhà máy nước Tích Lương công suất thiết kế 20.000 m3/ngày,đêm (nâng công suất lên 30.000 m3/ngày,đêm); nhà máy nước Sông Công công suất thiết kế 15.000m3/ngày,đêm (nâng công suất lên 20.000 m3/ngày,đêm); Chùa Hang có công suất 2.000 m3/ngày, đêm...

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh cơ bản chưa được quy hoạch tổng thể để đầu tư. Việc thoát nước trên hầu hết diện tích của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn đều dựa vào địa hình tự nhiên. Ở các đô thị lớn của Tỉnh (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công), việc tiêu thoát nước thải được xử lý thoát chung với nước mưa, nên còn có những điểm bị úng ngập (riêng hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên đang triển khai dự án đầu tư);

Page 34: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang34

Trong các Khu, Cụm công nghiệp đã lập quy hoạch chi tiết đều có tính toán cụ thể hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải tập trung; Riêng xử lý nước thải tập trung mới được triển khai ở Khu CN Sông Công và Yên Bình.

1.7.7. Hệ thống Bưu chính viễn thông - Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

- Internet: Viễn thông Thái Nguyên, Viettel chi nhánh Thái Nguyên, FPT chi nhánh Thái Nguyên và 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, GMobile. Mạng chuyển mạch hiện tại sử dụng hệ thống tổng đài công nghệ chuyển mạch kênh (TDM), với công nghệ và dung lượng đáp ứng tốt cho các dịch vụ thoại cơ bản nhưng bị hạn chế khi phát triển cung cấp các dịch vụ mới.

Mạng truyền dẫn: Hệ thống mạng truyền dẫn đã được đầu tư hiện đại. Hầu hết các tuyến truyền dẫn trên địa bàn được xây dựng bằng cáp quang, dung lượng đảm bảo đáp ứng tốt cho các nhu cầu truyền dẫn hiện tại và trong tương lai gần, có thể cho phép ghép các kênh tín hiệu lên đến 10Gb/s tại mạng nội tỉnh và 20Gb/s trên mạng liên tỉnh. Mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại đã phủ sóng tới 100% trung tâm các xã và các thôn, bản với công nghệ sử dụng GSM 2G và 3G. Mạng Internet chủ yếu sử dụng công nghệ ADSL và FTTH đáp ứng băng thông thuê bao lên đến 100Mbit/s. Hệ thống mạng cáp ngoại vi (cáp đồng) được triển khai tới 100% các trung tâm xã, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Tuy nhiên do chủ yếu được treo trên cột thông tin và cột hạ thế của điện lực vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị.

- Một số chỉ tiêu dịch vụ viễn thông năm 2015

+ 100% xã có truyền dẫn cáp quang.

+ 100% trung tâm các xã, thôn, bản có sóng thông tin di động.

+ 100% xã có thuê bao điện thoại cố định, mật độ 7 (thuê bao/100 dân).

+ Số thuê bao Internet băng rộng đạt mật độ đạt 5 thuê bao/100 dân. + Số thuê bao dịch vụ truyền hình (thuê bao truyền hình cáp, IPTV, Next

TV, MyTv) đạt mật độ 4 thuê bao/100 dân.

+ Số người sử dụng điện thoại di động đạt khoảng 55% dân số.

Nhìn chung, hệ thống bưu chính viễn thông Thái Nguyên phát triển nhanh và rộng khắp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, liên lạc ngày càng cao của xã hội.

1.7.8. Hệ thống giáo dục và đào tạo:

Page 35: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang35

Thái Nguyên hiện nay có 446 trường học phổ thông với 6.272 lớp, 11.584 giáo viên và có 186.120 học sinh. Trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều trường chuyên nghiệp và dạy nghề với 9 trường Đại học, 12 trường cao đẳng, 14 trường trung học chuyên nghiệp. Giáo viên đại học có 2.725 người, số sinh viên cao đẳng và đại học trên 77.000 người. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh từ năm 1997 đến nay có nhiều chuyển biến tích cực, đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên: quy mô học sinh tăng, hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng cường, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên được tăng cường. Đến nay 100% số xã, phường đã đạt tiêu chuẩn đơn vị phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, 80% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Tuy nhiên cho đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 1.138 phòng học tạm, chiếm gần 20% tổng số phòng học hiện có. Các trường, lớp vùng nông thôn, miền núi còn thiếu các phương tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trường trung học phổ thông vẫn còn tồn tại.

1.7.9. Hệ thống y tế: Thái Nguyên có 2.859 cán bộ y tế đang hoạt động tại các cơ sở y tế nhà

nước, trong đó có 859 bác sỹ, bình quân 0, 8 bác sỹ/1.000 dân ; 16 bệnh viện, 14 phòng khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện điều dưỡng, 01 trại phong, 179 trạm y tế xã phường, tổng số giường bệnh của các cơ sở điều trị y tế là 3.420 giường.

Hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nhiều tiến bộ. Số cán bộ y tế tính bình quân trên vạn dân đạt 15,3 người (cao hơn mức bình quân 11, 8 người của cả nước). Trong đó, số bác sỹ trở lên có 7,93 người (cao hơn mức 5,4 người của cả nước). Toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng không để xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn chưa đáp ứng, các cơ sở khám chữa bệnh xuống cấp, thiếu các trang thiết bị hiện đại.

1.8. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế trên địa bàn: 1.8.1. Thuận lợi: - Từ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII,

các Nghị quyết TW khoá XI, đặc biệt là kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ khi tách tỉnh cho đến nay, nhìn chung nền kinh tế - xã hội Thái Nguyên cơ bản phát triển ổn định, có tốc độ tăng trưởng khá cao là tiền đề quan trọng để phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

- Quyết định số 1580/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 09 năm 2014 của thủ tướng chính phủ về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và

Page 36: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang36

miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, đã mở đường và tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi rất cơ bản cho phát triển trong giai đoạn 2005-2015 của Thái Nguyên.

- Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, sát kề vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Hà Nội và nằm trong vùng Thủ đô...Với vị thế như vậy, nếu khai thác tận dụng tốt sẽ đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc, nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thông tin, vốn...từ Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho các tỉnh trong vùng.

- Thái Nguyên với hệ thống các trường đại học kỹ thuật, trường cao đẳng và dạy nghề có cơ sở vật chất tốt cùng với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đông đảo và chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện để Thái Nguyên đưa nhanh khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với lợi thế này, ở Thái Nguyên khoa học và công nghệ sẽ thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh và nền kinh tế nhanh chóng được tri thức hoá.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú: Các loại tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, than mỡ, kim loại màu....tuy có trữ lượng không lớn nhưng nhiều loại đã được thăm dò, khai thác phục vụ cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn, cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Thái Nguyên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây rừng, vật nuôi phong phú, có lợi thế trong việc phát triển nông, lâm nghiệp tổng hợp. Xét về lâu dài, kinh tế rừng là thế mạnh của tỉnh cần có kế hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

- Thái Nguyên có một nền tảng công nghiệp nặng từ rất sớm là tiền đề cho phát triển công nghiệp sau này....

- Thái Nguyên có hệ thống các cơ sở Giáo dục đào tạo, Ytế (Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa khu vực), Bưu chính viễn thông, Ngân hàng...phát triển sớm và đang tiếp tục được đầu tư để trở thành các Trung tâm cấp vùng.

1.8.2. Khó khăn: - Nền kinh tế đã có những bước phát triển khá, nhưng hiệu quả sản xuất

kinh doanh còn thấp. Theo Niên giám thống kê quốc gia, năm 2013 Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh thành của cả nước có lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp âm 428 tỷ đồng. Dẫn đến mất cân đối về vốn đầu tư, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

- Các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, đã phát triển gần tới mức tối đa. Dư địa để

Page 37: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang37

tiếp tục phát triển với tốc độ cao không còn nhiều.- Mặt bằng giá quốc tế về năng lượng, kim loại, nguyên vật liệu có xu hướng giảm, cung vượt cầu dẫn đến gia tăng sức ép cạnh tranh lên các sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước, đòi hỏi việc phát triển phải dựa trên công nghệ hiện đại, tiêu hao vật chất thấp. Điều này là một khó khăn lớn đối với việc đầu tư phát triển trên địa bàn trong thời gian tới.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy đã chuyển dịch theo hướng tăng dầntỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Song chưa thật vững chắc, còn tiềm ẩn những nguy cơ tụt hậu. Huy động vốn cho đầu tư phát triển từ NSNN còn thấp.

- Các chính sách can thiệp có định hướng của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, các chính sách về tài chính, tín dụng, đất đai, thủ tục hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giải phóng các nguồn nội lực và thu hút vốn đầu tư cho phát triển, cần tiếp tục cải cách và hoàn thiện.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đã được quan tâm đầu tư, như hệ thống giao thông, xây dựng hạ tầng nông thôn... nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, tạo ra sự phát triển không cân đối giữa các vùng trong tỉnh.

- Tình trạng phá rừng, vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép... vẫn còn, đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.

-Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp của Thái Nguyên thấp so với nhiều địa phương xung quanh. Theo niên giám thống kê 2014 của cả nước, thu nhập bình quân của người lao động ở Thái Nguyên năm 2013 chỉ đạt khoảng 4,3 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu. Đây là chưa kể so sánh với các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng.

1.9. Kết luận: Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc,

vùng Thủ đô có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, hạ tầng các khu công nghiệp...đã và đang có điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn với những dự án đầu tư lớn.

Nếu có chính sách phát triển chọn lọc, hợp lý các mũi nhọn đột phá, tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, có định hướng khoa học, trong tương lai gần, đến 2020 Thái Nguyên sẽ được xây dựng để trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và sẽ là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế của Vùng Thủ đô và Trung du miền núi phía Bắc; là một trong những

Page 38: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang38

tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc cũng như của cả nước Việt Nam.

Page 39: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang39

Phần hai Hiện trạng phát triển các ngành công nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn

2006-2014. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển Công

nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020. 2.1. Mục tiêu của Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020. - Về GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, Cơ cấu GDP các khu vực kinh tế

Gi¸ trÞ GDP (Tû ®ång) Tăng trưởng

(%)

Tăng trưởng

(%)

C¬ cÊu GDP (%)

2005 2010 2015 2006-2010

2011-2015

2005 2010 2015

Tæng s¶n phÈm (GDP) 3.735 6.150,0 10.575 10-11 11-12 100 100 100

1. N«ng l©m, ng­ nghiÖp

1.096 1.400 1.600 5,0 5,5 25,3 18 12

2. C«ng nghiÖp - X©y dùng

1.444 2.825,0 5.545 14,4 15,2 38,6 45 50

Trong ®ã c«ng nghiÖp 1.282 2.451 5.106 20-22 19-21 30,1 40,3 48

3. DÞch vô 1.195,0 1.925,0 3.430 10,0 12,0 36,1 37 38

- Về giá trị sản xuất công nghiệp, GDP công nghiệp và tỷ lệ VA/GO §VT 2005 2010 2015 2020 GDP c«ng nghiÖp Tû ®ång 1.282 2.451 5.106 10.724 GO c«ng nghiÖp Tû ®ång 5.200 12.200 30.000 66.000 Tû lÖ VA/GO % 24,6 20 17 16

- Về giá trị sản xuất công nghiệp theo từng nhóm ngành:

Hạng mục 2005 2010 2015 2020 TT06-

10 TT11-

015 TT16-

20 Tỷ Đ Tỷ Đ Tỷ Đ Tỷ Đ % % %

Tổng giá trị SXCN 5.175 12.200 30.000 66.000 18,7 20 17

1

CN chế tạo máy, điện tử, gia công KLvà cơ khí lắp ráp 723,7 2.178 6.700 27.000 24,7 25,2 32,1

Page 40: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang40

2

CN nhẹ, CB nông, lâm, thủy sản, TP, SX hàng tiêu dùng 485,3 1.485 5.100 12.000 25,1 28,0 18,7

3 CN sản xuất VLXD 854,1 2.733 6.700 10.000 26,2 19,6 8,3

4 CN sản xuất kim loại 2.326,8 3.900 7.800 11.000 10,9 14,9 7,1

5

Công nghiệp KT&CB khoáng sản 228,4 380 1.300 2.000 10,7 27,9 9,0

6

CN điện nước và xử lý chất thải 414,8 1.000 1.800 2.400 19,2 12,5 5,9

7 CN hoá chất 4,1 24 100 600 42,4 33,0 43,1

8 CN khác 138,4 500 500 1.000 16,7 10,8 14,9

- Về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo từng nhóm ngành: Cơ cấu phân ngành công nghiệp 2005 2010 2015 2020

Chung toàn tỉnh (%) 100 100 100 100

1 CN chế tạo máy, điện tử, gia công KLvà cơ khí lắp ráp (%) 14,0 17,9 22,3 40,9

2 CN nhẹ, chế biến nông, lâm,thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (%) 9,4 12,2 17,0 18,2

3 CN sản xuất VLXD (%) 16,5 22,4 22,3 15,2

4 CN sản xuất kim loại (%) 45,0 32,0 26,0 16,7 5 Công nghiệp KT&CB khoáng sản (%) 4,4 3,1 4,3 3,0

6 CN điện nước và xử lý chất thảI (%) 8,0 8,2 6,0 3,6

7 CN hoá chất (%) 0,1 0,2 0,3 0,9 8 CN khác (%) 2,7 4 1,7 1,5

2.2. Sơ lược về con đường phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu của thập

niên 60 thế kỷ XX (khi đó còn là tỉnh Bắc Thái - thành lập năm 1961) với sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 50 năm, công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý.....nhưng đến nay công nghiệp Thái Nguyên

Page 41: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang41

đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như: Điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản thực phẩm, hoá chất, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện....Năm 1997 trên địa bàn Tỉnh có 5.666 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó quốc doanh TW 12, quốc doanh địa phương 20, với các doanh nghiệp chủ chốt như: Gang thép Thái Nguyên, Diezel Sông Công, Giấy Hoàng Văn Thụ....Đến năm 2005 số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã là 8.251, trong đó: Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là 236; Cơ sở sản xuất công nghiệp là 8.015. Đến năm 2014 số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã là 12.534, trong đó: Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là 448; Cơ sở sản xuất công nghiệp là 12,086;

Lao động công nghiệp của Tỉnh năm 2005 là 70.217 người, đến năm 2014 tăng lên 166.228 người; Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 5.175,6 tỷ đồng, tăng lên 24.902 tỷ đồng năm 2010 và 174.635,5 tỷ đồng năm 2014. Năng suất lao động công nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua tăng khá nhanh. Nếu như năm 2010 năng suất lao động theo giá trị sản xuất đạt bình quân khoảng 73,7 triệu đồng/người thì đến 2014, dự kiến năng suất sẽ đạt khoảng 1,05 tỷ đồng/người.

Một số sản phẩm chủ yếu năm 2014 tăng cao so với cùng kỳ như: Công cụ dụng cụ các loại tăng 36,6%; Sản phẩm may tăng 26%; Phụ tùng khác của xe có động cơ 23,3%; Gạch tuynel tăng 14,8%; Thiết bị và dụng cụ khác trong y khoa tăng 8%; Xi măng tăng 6,8%; Điện thương phẩm tăng 6%; Chè chế biến tăng 5,5%; Nước máy tăng 5,4%; Giấy bìa các loại tăng 4,5%. Sản phẩm mới: Đồng đạt 23.000 tấn; Florid đạt 60.000 tấn và Vonfram đạt 6.254 tấn; Điện thoại thông minh và máy tính bảng đạt 39.732.700 chiếc.

Sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên trong thời gian qua đã dựa vào lợi thế các tiềm năng sẵn có của Tỉnh như tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, sự đầu tư phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật....Đã dần khắc phục được tình trạng manh mún, tản mạn của thời bao cấp, trình độ quản lý của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, trang thiết bị đang từng bước được đổi mới, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư thiết bị hiện đại đi vào sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm..... Trong giai đoạn này, Thái Nguyên được đánh giá là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu của cả nước; những dự án đầu tư lớn của Tập đoàn công nghệ cao Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động; Nhà máy SEMCO sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp...) và hàng chục nhà đầu tư của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia... kết hợp với việc một số dự án lớn, trọng điểm về công nghiệp đầu tư từ những năm

Page 42: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang42

trước bắt đầu đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu (Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; Khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; Cán Thái Trung; Nhiệt điện An Khánh...).

Những kết quả đạt được là khả quan, nhưng so với tiềm năng của Tỉnh thì chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp phát triển bứt phá tăng trưởng nhanh, nhưng chưa bền vững, một số chuyên ngành sản xuất truyền thống chuyển đổi chậm, khu vực công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp phát triển manh mún, cần có phương án chuyển dịch quyết liệt theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Có thể đánh giá tình hình phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên trong giai đoạn 2006-2014, theo các mục tiêu của “Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020” như sau:

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp: 2.3.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp: * Số lượng doanh nghiệp và cơ sở SX công nghiệp phân theo ngành Công nghiệp chế biến chiếm trên 90% số lượng các doanh nghiệp và cơ sở

SXCN trên địa bàn tăng nhanh trong từng giai đoạn; Nếu như năm 2010 số cơ sở chế biến trên địa bàn có khoảng 9.800 cơ sở, thì đến 2014 số cơ sở này đã tăng lên 12.400 đơn vị. Công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn 2006-2010 đã phát triển lên tới gần 330 cơ sở, sau khi chấn chỉnh lại công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, sắp xếp lại các cơ sở khai thác mỏ, đến 2014 đã thu gọn lại, giảm mạnh chỉ còn khoảng hơn 80 cơ sở. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước và xử lý chất thải trong từng giai đoạn giao động trong khoảng từ 62 đến 107 doanh nghiệp và cơ sở;

Bảng cơ sở SXCN và doanh nghiệp phân theo ngành công nghiệp

TT Hạng mục 2005 2010 2014 Tổng số 8.244 10.269 12.545 1 CN khai khoáng 303 330 82 2 CN chế biến, chế tạo 7.861 9.832 12.401 3 SX và PP điện & nước 80 107 62

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014 * Số lượng cơ sở SX công nghiệp phân theo địa bàn:

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2014, tổng số cơ sở sản xuất của Tỉnh tính cả các hộ cá thể là 12.086 cơ sở và phân bố tập trung tại những khu vực như sau: huyện Phú Bình có 2.484 cơ sở chiếm 20%, Huyện Phổ Yên có 2.321 cơ sở chiếm 19%; huyện Đại Từ có 1.796 cơ sở chiếm 14,8%, thành phố Thái Nguyên có 1.553 cơ

Page 43: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang43

sở chiếm 12,8%, huyện Phú Lương có 1.293 cơ sở chiếm 10,7%......Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố tập trung nhiều tại các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Tp. Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ.

TT Tên huyện Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số 12.086 100 1 Huyện Phú Bình 2.484 20 2 Huyện Phổ Yên 2.321 19 3 Huyện Đại Từ 1.796 14,8 4 Thành phố Thái Nguyên 1.553 12,8 5 Huyện Phú Lương 1.293 10,7 6 Huyện Đồng Hỷ 980 8 7 Huyện Định Hoá 788 6,5 8 Thị xã Sông Công 467 3,8 9 Huyện Võ Nhai 404 3,3

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014 2.3.2. Lực lượng lao động công nghiệp: Lao động công nghiệp (cả doanh nghiệp và cơ sở sản xuất) phân theo

ngành của Tỉnh:

Năm 2005 là 50.558 lao động, trong đó: doanh nghiệp là 32.297 lao động và cơ sở sản xuất là 18.261 lao động.

Năm 2014 là 72.600 lao động, trong đó: doanh nghiệp là 50.505 lao động và cơ sở sản xuất là 22.095 lao động.

Bảng tổng hợp lao động công nghiệp (cả Doanh nghiệp và cơ sở) TT

Ngành công nghiệp 2005 2010 2014

Người % Người % Người %

Tổng số 50.558 100 62.680 100 72.600 100

1 Khai khoáng 2.423 4,8 3.551 5,7 3.895 5,4

2 Chế biến, chế tạo 46.883 92,7 55.695 88,8 65.582 90,3

3 SX&PPđiện, nước và xử lý chất thải 1.252 2,5 3.434 5,5 3.123 4,3

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014

Page 44: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang44

Trong đó, lao động trong ngành chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất từ 88,8% đến 92,7%; lao động trong ngành khai khoáng có tỷ trọng từ 4,8% đến 5,7%, còn lại thuộc ngành sản xuất, phân phối điện, nước có tỷ trọng từ 2,5% đến 5,5%.

Bảng lao động công nghiệp trong các Doanh nghiệp phân theo ngành

2005 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 42.425 43.609 49.975 49.038 50.505 1 Khai khoáng 1.127 2.747 2.447 4.284 3.613 3.768 - Khai thác than cứng và

than non 241 1.436 1.447 2.313 2.226 2.229

- Khai thác quặng kim loại 198 636 531 1.319 748 825 - Khai khoáng khác 688 554 469 652 639 714 2 Công nghiệp chế biến,

chế tạo 29.949 36.347 38.250 42.856 42.440 43.695

- Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống

1.488 1.804 1.467 1.469 1.439 1.226

- Sản xuất trang phục 1.133 5.968 8.28 10.776 11.971 14.093 Chế biến gỗ và sản xuất

sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật tết bện.

856 1.154 636 1.249 1.01 831

- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

952 512 592 576 635 586

- In, sao chép bản ghi các loại

151 207 167 213 192 174

- Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

203 92 52 6 10 -

-Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

15 59 149 17 30

- Sản xuất các sản phẩm từ cao su vả plastic

125 108 145 179 102

-Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 5.924 6.768 6.759 7.695 7.157 7.091

- Sản xuất kim loại 13.635 11.598 11270 11.247 10.651 10.562 -Sản xuất sản nhẩm từ kim

loại đúc sẵn (trừ MM T.bị) 570 2.827 2.819 3.941 3.615 3.329

-Sản xuất các Sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

23 13 11

-Sản xuất thiết bị điện 33 12 13 18 16

Page 45: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang45

-Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu

2.441 109 93 113 111 210

-Sản xuất xe có động cơ rơ moóc 180 2.889 3.113 5.153 3.447 3.328

-Sản xuất phương tiện vận tải khác

21 12 - - -

-Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 53 245 164 203 95 61

-Công cụ chế biến chế tạo khác (SX dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học

1.516 1950 2634 1865 1884 2032

3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nước, nước nóng và điều hòa không khí

580 2.373 1.937 1.816 1.800 1.809

4 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

641 958 975 1.019 1.185 1.233

-Khai thác, xử lý và cung cấp nước 317 507 526 523 555 567

-Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu thụ rác thải; tái chế phế liệu

328 451 449 496 630 666

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014 2.3.3. Tình hình đầu tư cho công nghiệp.

Hiện trạng đầu tư phát triển Công nghiệp - Xây dựng trong tổng thể đầu tư chung của Tỉnh được thể hiện trong bảng dưới đây, cho thấy lượng vốn đầu tư phát triển Công nghiệp và Xây dựng trong từng giai đoạn là khá lớn. Riêng giai đoạn 2011-2014 cao gấp 4,2 lần giai đoạn 2006-2010 và gấp 2,5 lần cả giai đoạn 2001-2010. Trong cả giai đoạn 2001-2010 vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng 45,2% tổng vốn đầu tư của Tỉnh, đến giai đoạn 2011-2014 có sự gia tăng đột biến và chiếm tỷ trọng 67,1% tổng vốn đầu tư của Tỉnh.

Bảng vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành (tỷ đồng)

Giai đoạn 2006

-2010 Giai đoạn 2001-2011

Giai đoạn 2011-2014

Tổng số 35.185,0 56.081,0 95.468,1

Vốn ĐT 3 khu vực KT

Page 46: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang46

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.606,0 3.531,0 2.542,8

Công nghiệp và xây dựng 15.033,0 25.357,0 64.063,5

Dịch vụ 17.546,0 27.194,0 28.861,8

Cơ cấu ĐT khu vực KT (%) 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 7,4 6,3 2,7

Công nghiệp và xây dựng 42,7 45,2 67.1

Dịch vụ 49,9 48,5 30,2

2.3.4. Kết quả hoạt động của công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện đã có một số khu vực công nghiệp tập trung nằm

ngoài thành phố Thái Nguyên như: Yên Bình, Sông Công, Đồng Hỷ - Võ Nhai, Đại Từ. Khu Yên Bình với ưu thế là các ngành sản xuất linh kiện, lắp ráp thiết bị điện, điện tử (công nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn (năm 2014 có GTSXCN khoảng 140.000 tỷ đồng, dự báo năm 2015 sẽ đạt trên 300.000 tỷ đồng). Trong tương lai đây sẽ là một trong những khu CNTT có giá trị sản xuất lớn của Việt Nam. Khu Sông Công vẫn duy trì là một trong những trung tâm công nghiệp cơ khí lớn của Tỉnh với các hoạt động sản xuất chế tạo động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô, đúc chi tiết cơ khí, sản xuất dụng cụ các loại; Khu Đồng Hỷ - Võ Nhai chủ yếu tập trong cho sản xuất Vật liệu xây dựng và khai thác mỏ.

2.3.4.1. Gía trị sản xuất công nghiệp: - Giá trị sản xuất công nghiệp chung toàn tỉnh (giá so sánh 2010) phân theo thành phần kinh tế: Trong cả giai đoạn 2005 đến 2012 công nghiệp Trung ương đóng vai trò chủ đạo và có giá trị lớn nhất, nhưng từ năm 2013 đã có sự điều chỉnh, đặc biệt là từ năm 2014 thành phần công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự bứt phá, GTSXCN từ hơn 2 nghìn tỷ đồng năm 2013, lên đến 147,247 nghìn tỷ đồng năm 2014 và khả năng 2015 là trên 300 nghìn tỷ đồng;

Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá SS 2010 Chỉ tiêu Đơn vị

Thực hiện

2005 Thực hiện

2010 Thực hiện

2014 Kế hoạch

2015

GIÁ TRỊ SXCN Tỷ.đ 12.141,1 24.902,2 174.635 261.000

- Công nghiệp TƯ Tỷ.đ 8.575,8 14.054,7 13.362 13.500

- Công nghiệp ĐP Tỷ.đ 2.400,4 8.675,3 14.025 14.800

- CN có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ.đ 1.164,9 2.172,2 147.249 232.700

Page 47: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang47

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) phân theo ngành công nghiệp:

Trong các nhóm ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị sản xuất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu công nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2013 ngành sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại từ chỗ chiếm tỷ trọng cao nhất 73% (năm 2006) đã giảm xuống 55% (năm 2013). Và đến năm 2014, khi ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và các sản phẩm quang học đi vào sản xuất và có sản phẩm giá trị cao thì tỷ trọng của phân ngành này đã chiếm đến 82% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn. Ngành sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chỉ còn chiếm tỷ trọng 5,7%;

Xu thế chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn 2011-2015 theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin và giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, sản xuất VLXD, khai thác mỏ cũng đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên cho giai đoạn đến 2015, tầm nhìn đến 2025. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu một cách nhanh chóng như đã nêu ở trên, quả là không ai có thể lường được.

Một trong những dự báo của Quy hoạch công nghiệp trước đây về sự chuyển dịch cơ cấu, gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng đã không trở thành hiện thực. Đến 2014 tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu công nghiệp ở Thái Nguyên chỉ chiếm khoảng 14,8% so với dự kiến là 17-18%. Nguyên nhân chủ yếu của sự việc này là do ngành công nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chậm phát triển trong thời gian vừa qua.

2005 2010 2013 2014 TT2006-

2010 (%) TT2011

-2014 (%)

Page 48: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang48

Tổng số (Tỷ đồng, giá SS 2010) 12.141 24.902 26.274 174.635 15,45 62,73

1. Công nghiệp khai khoáng 669,6 1.137 1.550,3 1.392,0 11,17 5,19

Khai thác than cứng và than non 536,3 852,5 1.061,6 879,0 9,71 0,77

Khai thác quặng kim loại 32,4 192,3 292,1 320,0 42,79 13,58

Khai khoáng khác 101 92,8 196 6 193,0 -1,68 20,09

2. Công nghiệp chế biến chế tạo 11.215 22.936 23.686 172.165 15,38 65,52

Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 440,3 1.215 1.456,8 1.343,1 22,51 2,54

Dệt 15,0 29,5 30,0 18,92

Sản xuất trang phục 127,4 760,7 1.024,7 1.212,0 42,96 12,35

Sản xuất da và SP có liên quan 11,5 4,7 2,5 5,0 -16,39 1,56

Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa, rơm rạ 99,6 326,1 444,0 293,0 26,77 -2,64

Sản Xuất giấy và sản phẩm từ giấy 139,7 358,6 491,0 452,2 20,75 5,97

In, sao chép bản ghi các loại 22,7 305 41,1 34,0 68,13 -42,22

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

7,3 - -

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

482,9 820,1 1.833,7 1.913,0 11,17 23,58

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 7,4 8,1 14,5 18,31

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 41,5 78,8 1423 141,99

Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại khác 992 2.606 4.266,4 3.914,0 21,31 10,70

Sản xuất kim loại 7.940 13.264 9.891,7 13.087 10,81 -0,34

Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTBị) 384 1.318 1.366,7 1.997,2 27,97 10,95

SX SPđiện tử, máy vi tính và SP quang học 1.9 0,7 144.889

Page 49: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang49

- Giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước (Tỷ đồng, giá so sánh 2010) phân theo ngành công nghiệp

2005 2010 2013 2014

TT2006-2010 (%)

TT2011-2014 (%)

Tổng số 8.629,8 13.349,5 13.442,4 13.472,0 9,12 0,23

1. Công nghiệp khai khoáng

492,6

820,4

991,5

627,5

10,74 -6,48

Khai thác than cứng và than non

482,4 797,3 991,5 627,5 10,57 -5,81

Khai thác quặng kim loại 23,1 - -

2. Công nghiệp chế biến chế tạo 7.880,9 11.734,3 11.497,9 11.873,7 8,29 0,30

Sản xuất thiết bị điện 1,3 2,0 31,3 121,51

SX máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 298,3 44,3 63,1 86,0 -31,71 18,04

Sản xuất xe có động cơ rơ móc 13,5 1.358 1.723,3 1.757,4 151,49 6,66

SX phương tiện vận tải khác 0,7 2,0 1,0 2 0 23,36

Sản xuất giường tủ bàn ghế 102,3 383,4 604,2 428,0 30,24 2,79

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 159,5 360,8 342,8 518,0 17,73 9,46

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt MMTB 6,2 14,2 16,0 26,75

3. Sản xuất PP điện khí đốt nước nóng, hơi nước và điều hoà KK

170 657,6 855,0 888,0 31,07 7,80

4. Cung cấp nước; Q.lý và xử lý chất thải. 86,2 171,0 183,1 190,0 14,68 2,67

Khai thác xử lý và cung cấp nước 55,2 90,1 107,8 110,0 10,30 5,12

Thu gom và xử lý tiêu hủy rác thải; tái chế PL 31 80,8 75,3 80,0 21,12 -0,25

Page 50: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang50

Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống

33,9 42,1 9,9 21,2 4,43 -15,76

Chế biến gỗ và SP từ gỗ tre nứa, rơm rạ

12,6 9,9 - - -4,71

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

466,9 818,1 1.819,4 1.901,5 11,87 23,47

Thu gom xử lý và tiêu huỷ rác thải

31,0 485,7 1.676,6 1.313,7 73,38 28,24

Sản xuất kim loại 6.193,4 9.036,5 6.220,0 6.746,2 7,85 -7,05

Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTBị)

117,2 0,0 49,7 137,1 -100,00

Sản xuất xe có động cơ rơ móc

114,4 1.341,9 1.720,9 1.754,2 63,63 6,93

3. Sản xuất PP điện khí đốt NN, hơi nước và điều hoà KK

170 648,1 840,0 854,5 30,69 7,16

4. Cung cấp nước; hoạt động quan lý và xử lý rác

86,2 146,7 113,0 116,3 11,22 -5,64 Khai thác xử lý và cung cấp nước

55,2 90,1 107,8 110,0 10,30 5,12

Thu gom xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế PL

31 56,6 5,3 4 12,80 -48,44

Chủ yếu là các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn (gang thép Thái Nguyên; Luyện kim mầu; Các nhà máy xi măng Quang Sơn, La Hiên, Quan Triều; Mỏ than Khánh Hòa và Núi Hồng; Các nhà máy công nghiệp Quốc phòng; các nhà máy Điêzen, Phụ tùng ôtô số 1, Cơ khí Phổ Yên...), Doanh nghiệp địa phương có 02 đơn vị (khai thác xử lý và cung cấp nước; thu gom xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu); Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực này đóng vai trò chủ đạo những năm từ 2013 trở về trước, nhưng tỷ trọng GTSXCN cũng giảm dần trong giai đoạn 2006-2013 (từ 68% xuống còn 50%), năm 2014 còn 7% và những năm tiếp theo tiếp tục giảm sâu. Tăng trưởng chung giá trị sản xuất công nghiệp khu vực sản xuất này giai đoạn 2006-2015 không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn trước đề ra 4,6%/ 20%;

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước (Tỷ đồng, giá so sánh 2010) phân theo ngành công nghiệp.

2005 2010 2013 2014 TT2006-2010 (%)

TT2011-2014 (%)

Tổng số 2.346,4 9.380,4 10.610,6 13.914,7 31,9 10,4

Page 51: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang51

1. Công nghiệp khai khoáng

177 317,1 558,8 764,5 12,4 24,6

Khai thác than cứng và than non

53,8 55,2 70,1 251,5 0,5 46,1

Khai thác quặng kim loại

32,4 169,1 292,1 320,0 39,2 17,3

Khai khoáng khác 90,8 92,8 196,6 193 0 0,4

2. Công nghiệp chế biến CT

2.169,4 9.029,7 9.966,8 13.043,0 33,0 9,6

Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống

354,5

1.143,4 1.420,0 1.298,8 26,4 3,2

Dệt 15,0 28,1 30,0 18,9

Sản xuất trang phục 127,4 749 3 791,3 9502

Sản xuất da và các sản Phẩm có liên quan

6,3 4,7 2,5 5,0 -5,7 1,6

Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa, rơm rạ

87 316,2 444,0 293,0 29,4 -1,9

Sản Xuất giấy và sản phẩm từ giấy

54,8 358,6 491,0 452,2 45,6 6,0

In, sao chép bản ghi các loại

2,1 30,5 41,1 340 70,8 82,7

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

7,3 - -

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

16 2,0 14,3 11,5 -34,0 54,9

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

7,4 8,1 14,5 18,3

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

41,5 78,5 141,8 36,0

Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại khác

355,6 2.121,2 2.555,1 2.540,0 42,9 4,6

Sản xuất kim loại 750,3 2.408,2 2.149,6 4.863,7 26,3 19,2

Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTBị)

193,5 1.239,9 1.252,6 1.860,2 45,0 10,7

SX SPđiện tử, máy vi tính và SP quang học

1,9 0,7 3,5 16,5

Page 52: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang52

Sản xuất thiết bị điện 1,3 2,0 5,8 45,3

SX máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu

44,3 63,1 86,0 18,0

Sản xuất xe có động cơ rơ móc

2,1 16,9 2,4 3,2 51,8 -34,0

SX phương tiện vận tải khác

0,7 2,0 1 2,0 23,4 0,0

Sản xuất giường tủ bàn ghế

102,3 383,4 604,2 428,0 30,2 2,8

CN chế biến, chế tạo khác

116,7 128,4 3,0 3,5 1,9 -59,4

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị

6,2 14,2 16,0 26,7

3. Sản xuất PP điện khí đốt nước nóng, hơi nước và điểu hoà KK

9,5 15,0 33,5 37,0

4. Cung cấp nướcc; hoạt động quản lý và xử lý chất thải,

24,2 70,0 73,6 32,1

Thu gom xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu

24,2 70,0 73,6 32,1

Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng trên địa bàn: Các mỏ khai thác khoáng sản, các cơ sở luyện kim, cán kéo thép; các nhà máy sản xuất vật liệu xi măng Cao Ngạn, gạch xây; các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, giấy...; Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực này không lớn, nhưng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, cung ứng hàng hóa tiêu dùng góp phần ổn định thị trường...Tỷ trọng GTSXCN tăng dần trong giai đoạn 2006-2013 (từ 23% lên 40,5%), nhưng cũng sẽ giảm sâu sau năm 2014 (8%). Tăng trưởng chung Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực sản xuất này giai đoạn 2006-2015 đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn trước đề ra 20%/ 20%;

- Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Tỷ đồng, giá so sánh 2010) phân theo ngành công nghiệp

2005 2010 2013 2014 TT2006-

2010 (%)

TT2011-2014 (%)

Page 53: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang53

Tổng số 1.164,9 2.172,2 2.221,6 147.248 13,27 186,94

Công nghiệp chế biến chế tạo 1.164,9 2.172,2 2.221,6 147.248 13,27 186,94

Sản xuất CB thực phẩm, đồ uống 51,8 29,6 26,9 23,1 -10,59 -6,01

Sản xuất trang phục 11,5 233,4 261,8 118,43

SX sản phẩm từ cao su và plastic - 0,3 0,2

Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại khác - 34,7 60,3

Sản xuất kim loại 997,1 1.820,1 1.522,1 1.477,1 12,79 -5,09

Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTBị) 73,3 78,7 64,3 0,1 1,43 -81,12

SX SP điện tử, máy vi tính và SP quang học - - 144.886

Sản xuất thiết bị điện - - 25,5

CN chế biến, chế tạo khác 42,8 232,4 339,8 514,5 40,27 21,98

Các loại hình doanh nghiệp ở khu vực sản xuất này đóng trên địa bàn không nhiều: đó là cán kéo thép, sản xuất dụng cụ ytế, dụng cụ cầm tay và các đơn vị chế biến khác...; Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực này không đáng kể trong giai đoạn 2006-2013 (tỷ trọng GTSXCN chỉ chiếm từ 9,9% đến 8%). Nhưng từ năm 2014, có sự tăng trưởng đột biến, do dự án sản xuất và lắp ráp điện thoại di động của Tập đoàn công nghệ cao Samsung đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu, năm đầu đi vào sản xuất (2014) tỷ trọng GTSXCN đã tăng lên 84,3%, và những năm tiếp theo tiếp tục tăng cao. Tăng trưởng chung Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực sản xuất này giai đoạn 2006-2015 vượt xa mục tiêu quy hoạch giai đoạn trước đề ra 70%/20%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (Tỷ đồng, giá so sánh 2010) phân theo huyện/thành phố/thị xã

2005 2010 2013 2014 TT2006-

2010 (%) TT2011-2014 (%)

Tổng số 12.141 24.902,2 26.274,6 174.635,5

15,45 62,73 T.p Thái Nguyên 9.630 17.404,8 14.804,4 16.308,3 12,57 -1,61

T.p Sông Công 837,1 2.830,3 3.574,9 3.807,2 27,59 7,69

Thị xã Phổ Yên 369,1 2.164,4 3.050,5 147.545 187,34

Huyện Định Hoá 21,4 116,5 157,0 156,1 40 7,7

Page 54: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang54

Huyện Võ Nhai 203,2 504,0 536,1 415,8 19,92 -4,70

Phú Lương 360,8 800,7 846,6 7165 17,28 72,96

Đồng Hỷ 330 415,0 1.537,5 1.472,4 4,69 37,24

Đại Từ 303,7 3955 1.353,0 3.542,2 67,09 -2,72

Phú Bình 49,9 271,0 414,6 671,1 40,27 25,45

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2013 tăng trưởng chung không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn trước đề ra 10,1%/ 20%; Nhưng cũng có một số huyện thị tăng trưởng vượt chỉ tiêu đề ra như: Đại Từ, Phú Bình, Định Hoá, Phổ Yên. Tăng về giá trị được xếp thứ tự như sau: Thành phố Thái Nguyên (tăng 5.200 Tỷ đồng), Sông Công (tăng 2.700 Tỷ đồng), Phổ Yên (tăng 2.700 Tỷ đồng), Đồng Hỷ (tăng 1.207 Tỷ đồng), Đại Từ (tăng 1.050 Tỷ đồng), Phú Lương (tăng 480 Tỷ đồng), Phú Bình (tăng 364 Tỷ đồng), Võ Nhai (tăng 333 Tỷ đồng), Định Hoá (tăng 135 Tỷ đồng). Riêng thị xã Phổ Yên năm 2014 tăng đột biến (do dự án Samsung đi vào sản xuất) đã kéo theo sự tăng trưởng cao của toàn ngành và vượt các mục tiêu của quy hoạch giai đoạn 2006 – 2015 là 34,5%/20%.

- Tăng trưởng và tỷ trọng từng nhóm ngành Công nghiệp: Trong giai đoạn 2006-2014, tỷ trọng ngành sản xuất kim loại giảm dần (từ 65,4% năm 2005 xuống 7,5% năm 2014); Đa số tỷ trọng các ngành năm 2014 đều giảm so với năm 2005 do ngành chế tạo máy, điện tử, gia công KL và cơ khí lắp ráp tăng đột phá (từ 8,0% năm 2005 lên 85,81% năm 2014)... Tính tổng 02 nhóm ngành công nghiệp lớn của tỉnh là sản xuất kim loại và khoáng phi KL (công nghiệp VLXD) có tỷ trọng giảm dần (từ 73,6% năm 2005 xuống 9,74% năm 2014), đây là xu hướng phù hợp với quá trình phát triển KTXH nói chung và công nghiệp nói riêng trên địa bàn của Tỉnh. Ngành công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý chất thải có tỷ trọng nhỏ nhất, thực chất đây là ngành quan trọng phục vụ xã hội và sản xuất, xử lý những tác động xấu của môi trường. Từ năm 2014, tỷ trọng của các ngành trên sẽ có thay đổi lớn, do giá trị của ngành CN chế tạo máy, điện tử, gia công KLvà cơ khí lắp ráp tăng rất cao.

Bảng giá trị và tăng trưởng từng nhóm ngành Công nghiệp

TT Hạng mục 2005 2010 2014 TT 2006-2010

TT 2011-2014

Tổng giá trị SXCN (Tỷ

đồng giá SS 2010) 12.141,1 24.902,2 174.635 15,45 62,73

1 Công nghiệp khai khoáng 669,6 1.137 1.392 11,17 5,19

Page 55: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang55

2 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 440,3 1.215 1.343,1 22,5 2,54

3 Dệt, may, da giầy 139 780 1.247 41 12,4

4 Chế biến gỗ, giấy 239,3 684,7 745,2 23,4 2,1

5 CN hoá chất, dược 482,9 1.046,1 1.913 16,72 16,29

6 Sản phẩm từ khoáng phi KL (CNVLXD) 992 2.606 3.914 21,31 10,7

7 CN sản xuất kim loại 7.940,8 13.264,2 13.087 10,8 - 0,34

8

CN chế biến, chế tạo cơ khí, lắp ráp máy thiết bị điện tử và gia công kim loại. 944,8 1.684,8 149.849,6

12,26 207,10

9 CN sản xuất phân phối điện, khí, hơi và điều hoà không khí 170 657,6 888

31,07 7,8

10 Cung cấp nước, quản lý & xử lý chất thải 86,2 171 190 14,68 2,67

11 CN khác (in, sản xuất than cốc) 22,7 32,9 34 7,70 0,83

Đánh giá từng nhóm ngành công nghiệp so với mục tiêu quy hoạch giai đoạn trước (chỉ so sánh những ngành cơ bản, vì giai đoạn trước chỉ chia thành 8 nhóm ngành: Nhập nhóm 2,3,4 thành nhóm Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng; Nhập nhóm 9 và10 thành nhóm Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải):

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo cơ khí, lắp ráp máy thiết bị điện tử và gia công kim loại: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 944,8 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.684,8 tỷ đồng, năm 2014 đạt 149.849,6 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 - 2014 đạt 84%/năm (mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 24,9%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,26%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch là 23,56%/năm), nhưng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 207,1%/năm (tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 26,3%/năm). Nguyên nhân chính là do nhà máy Samsung Thái Nguyên đi vào sản xuất và có giá trị lớn của sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự tăng trưởng cao của nhóm ngành sản xuất các loại công cụ, dụng cụ cơ khí, dụng cụ cầm tay và dụng cụ y tế.

+ Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng: Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 818,6 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.679,7 tỷ đồng, năm 2014 đạt 3.335,3 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn

Page 56: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang56

2006 - 2014 đạt 18,4%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006 - 2015 là 26,5%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 26,7%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch là 25,1%/năm), nhưng giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 5,6%, tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 28%/năm. Nguyên nhân chính là do một số cơ sở sản xuất lớn như: Sữa Elovi; Chè đen, xanh các loại; Gỗ ván dăm...chỉ phát huy được 20% đến 50% công suất thiết kế hoặc dừng sản xuất vì không có nguyên liệu và thị trường bị co hẹp...

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (CNVLXD): Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 992 Tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.606 Tỷ đồng, năm 2014 đạt 3.914 Tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 – 2014 đạt 17,9%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 22,8%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 21,3%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch là 26,2%/năm), giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 10,7%/năm, tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 19,6%/năm; Nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ VLXD bị co hẹp dưới ảnh hưởng của thị trường bất động sản. Các nhà máy xi măng, các nhà máy sản xuất vật liệu xây chỉ phát huy được 50% đến 60% công suất thiết kế.

+ Công nghiệp sản xuất kim loại: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.940,8 Tỷ đồng, năm 2010 đạt 13.264,2 tỷ đồng, năm 2014 đạt 13.087 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 – 2014 đạt 6,2%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 12,9%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 10,8% (không đạt mục tiêu quy hoạch là 10,9%/năm), giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng âm – 0,34%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 14,9%/năm; Nguyên nhân chính là do dự án nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II bị kéo dài, chậm đi vào sản xuất (làm giảm sản lượng 40% công suất thiết kế dự báo), mặt khác ở Thái Nguyên chỉ sản xuất thép xây dựng nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bất động sản; Một số sản phẩm kim loại mầu (thiếc, kẽm kim loại...) không thể xuất khẩu được do suy thoái kinh tế toàn cầu, giá xuất khẩu của các mặt hàng này sụt giảm.

+ Công nghiệp khai thác & chế biến khoáng sản: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 669,6 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.137 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.392 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 – 2014 đạt 9,2%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 19%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 11,17%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch là 10,7%/năm), giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 5,19%/năm, tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 27,9%/năm; Nguyên nhân chính là dự án khai thác & chế biến khoáng sản Núi Pháo và nhà máy chế biến sâu Vonfram chậm đi vào sản xuất. Quí II năm 2015 nhà máy đi vào chạy thử và dự kiến năm 2016 mới phát huy được 60% công suất thiết kế; Cộng với ngành sản xuất kim loại không tiêu thụ được sản phẩm, nên đã hạn chế sử dụng các loại khoáng sản; kể cả Chính phủ cho xuất nguyên liệu thô thì các loại tinh quặng có giá trị lớn như Titan, Sắt, Kẽm... cũng không thể xuất khẩu được vì giá thế giới quá thấp so với giá thành sản xuất.

Page 57: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang57

+ Công nghiệp điện, nước và xử lý chất thải: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 256 tỷ đồng, năm 2010 đạt 828,6 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1078 Tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 – 2014 đạt 18,8%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 15,8 %/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 26,5%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch là 19,2%/năm), giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 6,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 12,5%/năm. Nguyên nhân chính là trong giai đoạn có một số dự án lớn về điện và nước đi vào sản xuất (Nhiệt điện Cao Ngạn, nếu xét cả năm 2015 thì sẽ vượt cao hơn vì có thêm nhiệt điện An Khánh, nhà máy nước Thái Nguyên....).

+ Công nghiệp Hóa chất: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 482,9 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.046,1 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.913 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 – 2014 đạt 18 %/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 37,6%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 16,72%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch là 42,4%/năm), giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 16,29 %, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 33%/năm. Nguyên nhân chính là do những dự báo lớn về lĩnh vực hóa dược (trong giai đoạn chỉ có một dự án sản xuất thuốc thú y đi vào sản xuất), sản xuất bao bì...đã không được đầu tư.

+ Công nghiệp khác: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22,7 tỷ đồng, năm 2010 đạt 32,9 tỷ đồng, năm 2014 đạt 34 tỷ đồng; Tăng trưởng chung giai đoạn 2006 - 2014 đạt 5%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006-2015 là 13,7%/năm); Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 7,7%/năm (không đạt mục tiêu quy hoạch là 16,7%/năm), nhưng giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 0,83%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 10,8%/năm.

Bảng Tỷ trọng từng nhóm ngành Công nghiệp

Cơ cấu phân ngành công nghiệp (%) 2005 2010 2014

1 Công nghiệp khai khoáng 5,5 4,6 0,8

2 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 3,6 4,4 0,79

3 Dệt, may, da giầy 1,4 2,8 0,71

4 Chế biến gỗ, giấy 2,0 2,4 0,43

5 CN hoá chất 3,9 4,2 1,10

6 Sản phẩm từ khoáng phi KL (CNVLXD) 8,2 11 2,24

7 CN sản xuất kim loại 65,4 55,2 7,5

8 CN chế biến, chế tạo cơ khí, lắp ráp máy thiết bị điện tử và gia công kim loại. 8 7 85,81

9 CN sản xuất phân phối điện, khí, hơi và điều hoà không khí 1,4 2,6 0,51

Page 58: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang58

10 Cung cấp nước, quản lý & xử lý chất thải 0,7 0,9 0,11

11 CN khác (in, sản xuất than cốc) 0,2 0,1 0,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án.

- Tốc độ tăng trưởng GTSXCN: Năm 2010, tổng GTSX ngành công nghiệp của cả tỉnh (theo giá SS 2010) là 24.902,2 tỷ đồng và năm 2015 kế hoạch sẽ là 261.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN trong các giai đoạn như sau: 2006-2010 đạt 15,45%/năm; 2011-2015 ước đạt 62,7%/năm; Bình quân 10 năm 2006-2015 đạt 36%/năm, vượt xa các mục tiêu của quy hoạch giai đoạn 2006 – 2015 đặt ra là 20%/năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp của các thành phần kinh tế xem bảng sau:

Bảng Tốc độ tăng trưởng GTSXCNĐơn vị tính: %

Chỉ tiêu Tăng trưởng 2006-2010

Tăng trưởng 2011-2015

Tăng trưởng 2006-2015

GIÁ TRỊ SXCN 15,45 62,7 36

- Công nghiệp Trung ương 10,38 (-) 4,6

- Công nghiệp địa phương 29,3 11,37 20

- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

13,27 154,67 70

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. - Giá trị tăng thêm của công nghiệp giai đoạn 2006-2015(giá 2010): Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp tăng từ 3.674,2 tỷ đồng năm 2005

lên 6.830,9 tỷ đồng năm 2010 và năm 2014 là 12.188,2 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2014 là 15,5%, giai đoạn 2006-2010 là 13,2%, giai đoạn 2011-2014 là 15,6%.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Phân ngành công nghiệp 2005 2010 2014 Tăng trưởng (%)

2006-2010 2011-2014

Tổng số 3.674,2 6.830,9 12.188,2 13,2 15,6

Công nghiệp khai thác 179,9 712,3 887,3 31,7 5,6

Công nghiệp chế biến 1.927,6 5.692,3 10.698,5 24,2 17,1

Sản xuất, pp điện, nước và xử lý chất thải

120,5 426,3 602,5 28,7 9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án.

Page 59: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang59

- Tỷ lệ VA /GO: Tỷ lệ giá trị gia tăng và giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) thay đổi theo

chiều hướng giảm dần trong giai đoạn 2006-2014, giai đoạn 2006-2010 giảm không nhiều chỉ khoảng 2,6%; Từ năm 2014, giảm sâu do dự án Samsung đi vào sản xuất tuy có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng lại thấp (chủ yếu là tiền nhân công và thuế thu nhập cá nhân), nên đã kéo tỷ lệ VA/GO của ngành từ bình quân 27% xuống 7% (năm 2014). Trong các ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác có tỷ lệ VA/GO cao nhất, vào khoảng trên 60%. Đây là ngành sẽ có những đóng góp lớn về tăng giá trị gia tăng công nghiệp khi 2016 dự án Núi Pháo đi vào sản xuất ổn định. Từ những số liệu trên cho thấy giai đoạn vừa qua Thái Nguyên đang tập trung thu hút đầu tư (ưu đãi đầu tư lớn) và công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp, chuyển sang phát triển theo hướng gia công.

Tỷ lệ VA /GO (%) 2005 2010 2014

Tổng số 30 27,4 7 Công nghiệp khai thác 27 62,6 63,7 Công nghiệp chế biến 17,2 24,8 6,2 Sản xuất, pp điện, nước và xử lý chất thải

47 51,4 55,9

- Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp Thái Nguyên:

Bảng Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu

TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2010 2012 2013 2014 KH 2015

1 Than sạch 1000T 777 1.403,9 1.305,4 1.365,0 1.105 1.150

2 Thép cán kéo các loại

1000T 564,8 807.1 706.0 656,7 654,4 680,0

3 Xi măng 1000T 492,3 1.130 2.623 2.042 2.244 2.250

4 Gạch xây Tr.viên 193,8 177,5 117,5 116,5 135 186

5 Giấy bìa các loại

1000T 17,68 24,88 21,1 22 23 23,920

6 Sản phẩm may 1000 SP 1.928 14.256 25.189 29.531 41.966 42.000

7 Công cụ dụng cụ

1000 cái 9.794 13.044 13.467 18.731 18.800

8 Phụ tùng xe có Động cơ

Tấn 3.108 2.766 2.854 3.539 3.600

Page 60: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang60

TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2010 2012 2013 2014 KH 2015

9 Thiết bị và Dụng cụ Ytế

Triệu cái 528,5 543 560

10 Điện SX Tr.Kwh 694 768,5 606,0 577,0 600,0

11 Điện TP Tr.Kwh 922,0 1.268,0 1.496,4 1.604,0 1.693 1.700

12 Nước máy Tr.m3 6,42 11,2 12,2 12,3 12,9 13,0

13 Chè CBCN Tấn 11.739,0 10.571 10.392 10.400 10.500

14 Quặng đa kim

Đồng Tấn 24.898 25.000

Vonfram Tấn 180 6.303 8.130

15 Thiết bị điện tử

1.000 chiếc

36.196 45.500

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 1. Than sạch: Các mỏ than chủ yếu do TW quản lý với sản lượng than ổn

định ở mức 1,1 đến 1,4 triệu tấn/năm. Công nghệ khai thác than hầm lò và lộ thiên xuống sâu, khoan nổ mìn thông thường, quá trình bóc đất đá và khai thác cơ giới hoá trên 90%.

2. Thép cán kéo: Sản lượng từ năm 2010 đến 2014 chủ yếu là thép xây dựng, luôn giao động từ 650 đến 800 nghìn tấn/năm. Trong đó các cơ sở sản xuất thuộc TW quản lý có sản lượng chiếm khoảng 75%; các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài có sản lượng chiếm khoảng 15%, còn lại thuộc khu vực ngoài quốc doanh.

3. Xi măng: Có 05 nhà máy xi măng lớn (lò quay và lò đứng), có tổng công suất thiết kế gần 4 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng mấy năm trở lại đây chỉ giao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm. Có 03 nhà máy công nghệ sản xuất lò quay, chất lượng tương đối ổn định và khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt.

4. Gạch xây: Sản lượng hàng năm chỉ dao động từ 170 đến 190 triệu viên/năm, trong đó: Gạch không nung chiếm khoảng 20%, Gạch nung chủ yếu dùng lò Tuynel, gạch thủ công vẫn còn nhưng sản lượng không đáng kể, khoảng vài triệu viên/năm.

5. Sản phẩm may: Năm 2005 chỉ sản xuất được 1,928 triệu sản phẩm, 2015 sản xuất được 42 triệu sản phẩm, Tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 36%/năm; Trên địa bàn đã có gần chục nhà máy may với công suất thiết kế trên 2 triệu sản phẩm/năm.

6. Chè: Giai đoạn 2005-2010 do giá tiêu thụ tương đối tốt nên sản lượng sản phẩm chế biến công nghiệp đạt trên 11.000 tấn/năm, nhưng giai đoạn 2011-

Page 61: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang61

2015 giá tiêu thụ thấp, thị trường bị thu hẹp, sản lượng sản phẩm chế biến công nghiệp giảm chỉ còn khoảng 10.000 tấn/năm. Nhưng sản lượng chè búp khô toàn tỉnh vẫn tăng, chủ yếu là chè đặc sản, chế biến qui mô nhỏ, mỗi năm sản lượng sản phẩm đạt khoảng 20.000 đến 30.000 tấn.

Ngoài ra, còn một số sản phẩm truyền thống có đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể như: Động cơ Điêzen, dụng cụ y tế, công cụ dụng cụ cầm tay, điện sản xuất (hiện đã có 02 nhà máy điện có tổng công suất trên 200MW), gần chục nhà máy nước.

Sản phẩm mới có giá trị sản xuất công nghiệp lớn: Quặng đa kim Núi Pháo (Vonfram có sản lượng 6.000 đến 8.000 tấn/năm, Đồng có sản lượng 24.000 đến 25.000 tấn/năm...), Thiết bị điện tử Samsung có sản lượng 36 triệu đến 100 triệu SP/năm.

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa công nghiệp: Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2014 tăng bình quân khá cao, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 35,416 triệu USD, năm 2014 đạt 8.966,8 triệu USD, tăng bình quân 94,3%/năm, do sản lượng và giá trị xuất khẩu lớn của Điện thoại thông minh và Máy tính bảng TAB.....

Bảng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu:

Loại sản phẩm xuất khẩu Đơn vị 2005 2010 2014 2015

Chè các loại Tấn 6.855 6.438 5.386

5.758

Sản phẩm may mặc 1000 SP 1.415 7.730 29.327

31.697,2

Giấy đế Tấn 4.554 4.908 5.037

4.657,8

Thiếc Tấn 46 79 265

500

Gang Tấn 710 1.114 1.096

656,7

Công cụ dụng cụ 1.000 USD 3.871 17.705

36.854

48.000

Vonfram và sản phẩm của vonfram

1.000 USD

94.684

100.000

Điện thoại thông minh

Máy tính bảng TAB Triệu USD

8.569,3

17.100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của Đề án. 2.3. Về tình hình phát triển của các Khu, Cụm công nghiệp: 2.3.1. Hiện trạng phát triển Khu công nghiệp

Page 62: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang62

Trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch và thành lập 06 KCN với diện tích 1.420 ha, hiện có 4 KCN đi vào hoạt động bao gồm: Sông Công I, Điềm Thuỵ, Yên Bình, Nam Phổ Yên. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt trên 40%, đã thu hút được 122 dự án (trong đó có 19 dự án FDI và còn lại là dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 6,756 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2014 đã có 80 doanh nghiệp đi vào sản xuất; Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 9 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa ước đạt 6.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 30 nghìn lao động, thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách ước đạt 200 tỷ đồng.

+ KCN Sông Công I: Diện tích quy hoạch 195 ha (điều chỉnh giảm 25ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên. Diện tích QHCT giai đoạn I là 69,37ha (gồm Khu A và Khu B), diện tích giai đoạn II là 99,21ha. Đã thu hút được 73 dự án (9 dự án có vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài, 64 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vổn đầu tư đăng ký là 33,84 triệu USD và gần 7000 tỷ đồng.

+ KCN Sông Công II: Diện tích quy hoạch 250 ha, đã lập QHCT là 180ha. Đang thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. + KCN Nam Phổ Yên: Diện tích quy hoạch đến 2020 là 120ha (điều chỉnh giảm 80ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Trong đó, diện tích thực tế đã thành lập và cấp GCNĐT là 80ha; Gồm 03 Khu: Khu A có 02 nhà đầu tư thứ cấp, Khu B 01 nhà đầu tư thứ cấp, Khu C đã triển khai xây dựng hạ tầng cho 20 ha đất KCN đầu tiên. Đã thu hút được 08 dự án (03 dự án nước ngoài và 05 dự án trong nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 17,9 triệu USD và 819,67 tỷ đồng. + KCN Yên Bình: Diện tích lập quy hoạch là 400ha (điều chỉnh theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); UBNĐ tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 1564/QĐ-UBND, ngày 29/6/2015 về thành lập KCN Yên Bình với diện tích 336 ha, chủ yếu phục vụ dự án Samsung và các dự án công nghiệp hỗ trợ. Đã thu hút được 09 dự án (03 dự án nước ngoài và 06 dự án trong nước) với tổng số vốn đăng ký là 2.900 tỷ đồng và 6,413 tỷ USD. + KCN Điềm Thuỵ: Diện tích lập quy hoạch là 350 ha, trong đó có: phần diện tích 180 ha do Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên thực hiện, phần còn lại do công ty CP đầu tư APEC làm chủ đầu tư, đang triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Đã thu hút được 32 dự án (Trong nước có 04 dự án Nước ngoài có 28 dự án) với tống số vốn đầu tư đăng ký là 636,57 tỷ đồng và gần 300 triệu USD.

Page 63: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang63

+ KCN Quyết Thắng: Diện tích lập quy hoạch là 105ha (điều chỉnh giảm 95ha theo Công văn số 886/TTg-KTN, ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 và đang triển khai vận động, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng.

Các số liệu cơ bản của từng khu xem bảng sau:

TT KCN Vị trí Diện tích (ha) Tính chất, chức năng

1 KCN Nam Phổ Yên,

Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành, Đồng Tiến)

120

Thu hút các ngành công nghiệp: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; chế biến rau, củ; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; gốm sứ, thủy tinh; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, SXVLXD.

2 KCN Sông Công I

Thị xã Sông Công (Mỏ Chè và Tân Quang)

195 Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng...

3 KCN Sông Công II

Thị xã Sông Công (Tân Quang)

250

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử...

4 KCN Yên Bình

Phổ Yên & Phú Bình

400

Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, sản xuất các loại thiết bị điện, điện tử, công nghiệp hỗ trợ sản xuất các loại: công cụ, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện phục vụ ngành công nghiệp chế biến...

5 KCN Quyết Thắng

Thành phố Thái Nguyên (QuyếtThắng)

105

Thu hút các ngành công nghiệp: Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phầm mềm), điện, điện tử.

6 KCN Điềm Thụy

Phú Bình (Điềm Thụy, ThượngĐình)

350

Thu hút các ngành công nghiệp: Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, điện tử, công nghiệp phần mềm.

Cộng 1.420

2.3.2. Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp: Tính đến hết năm 2014, số CCN được phê duyệt quy hoạch phát triển đến

năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 32 cụm, với tổng diện tích sử dụng đất là 1.218 ha; Trong đó, có 08 CCN chưa lập quy hoạch chi tiết; Đến hết năm 2014, đã thu hút được 60 dự án đầu tư, vốn đăng ký 9.900 tỷ đồng, có 34 dự án đã đi vào hoạt

Page 64: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang64

động, nộp ngân sách nhà nước năm 2014 ước đạt 76,14 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 6.432 người lao động. Các số liệu cơ bản của từng cụm xem bảng sau:

TT Tên cụm công nghiệp

Năm thành lập Vị trí

Diện tích

QHCT

Diện tích đất

CN

DT đất đăng ký ĐT (ha)

Tỷ lệ lấp đầy

(%)

I TP Thái Nguyên 119,5 79,5 32,1

1 CCN số 1 Thành phố Thái Nguyên 2002

Phường Tân Lập, TPTN 34,58 22,93 9,93 43

2 CCN số 2 Thành phố Thái Nguyên 2002

Phường Tân Lập, TPTN 6,07 4,09 4,437 100

3 CCN Cao Ngạn 1, TP Thái Nguyên 2005

Xã Cao Ngan,TPTN 78,896 52,5078 17,7 34

4 CCN Cao Ngạn 2, TP Thái Nguyên

chưa thành lập và QH chi tiết

Xã Cao Ngan,TPTN 0 0 0 0

5 CCN Số 5, TPTN

chưa thành lập và QH chi tiết

Phường Tân Thành và xã Lương Sơn

II Huyện Phú Bình 79,895 47,125 29,3388

6 CCN Điềm Thụy, Phú Bình

2008 Xã Điềm Thuỵ 66,695 42,435 18,0 42

7 CCN Kha Sơn, Phú Bình

2009 Xã Kha Sơn

13,2 4,69 11,4 100

III Huyện Phú Lương

50,54 35,5 23,5

8 CCN Sơn Cẩm 1, Phú Lương 2005 Xã Sơn Cẩm 25 16,7 20,5 46

9 CCN Sơn Cẩm 2, Phú Lương

chưa thành lập và QH chi tiết Xã Sơn Cẩm 0 0 0

10 CCN Động Đạt - Đu, Phú Lương 2005 Động Đat-Đu 25,54 18,8 3 16

IV Huyện Võ Nhai 27,7 14,95 13,145

11 CCN Trúc Mai 2006 Xã Lâu Thượng 27,7 14,95 13,145 75

Page 65: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang65

V Huyện Đồng Hỷ

12 CCN Nam Hoà (40ha), Đồng Hỷ

2008 Xã Nam Hoà

35,5 19,6 0

13 CCN Quang Sơn 1, Đồng Hỷ

2009 Xóm Na Lay, Xã Quang Sơn 74 44,64 6,6 15

14 CCN Quang Sơn 2 (50ha), Đồng Hỷ

Chưa thành lập và QH chi tiết

Xóm Na Lay, Xã Quang Sơn 0 0 0

15 CCN Đại Khai, Đồng Hỷ

2009 Xã Minh Lập 28 19,5 0 0

16

CCN Quang Trung - Chí Son (45ha), Đồng Hỷ

Chưa thành lập và QH chi tiết

Xóm Chí Son, Xã Nam Hoà 0 0 0 0

VI TP. Sông Công 84,19 55,2 13,852

17 CCN Khuynh Thạch, Sông Công

2008 Phường Cải Đan 19,06 14,9 6,053 41

18 CCN Nguyên Gon, Sông Công 2007

Phường Cải Đan 16,6 10,8 7,799 72

19 CCN Bá Xuyên, Sông Công 2009 Xã Bá Xuyên 48,53 29,5

VII Huyện Phổ Yên 51,64 34,9 34,7907

20 CCN số 2 Cảng Đa Phúc, Phổ Yên 2010

Xã Thuận Thành 30 19,1

21 CCN số 3 Cảng Đa Phúc, Phổ Yên 2008

Xã Thuận Thành 19,64 13,8 5,004 36

22 CCN Tân Hương, Phổ Yên 2005 Xã Nam Tiến 0 0 18,2 100

23 CCN Vân Thượng, Phổ Yên 2005

Xã Hồng Tiền 0 0 9,54 34

24 CCN Nam Tiến 1 2011 Xã Nam Tiến 1 1 1 100

25 CCN Nam Tiến 2 2011 Xã Nam Tiến 1 1 1 100

VIII Huyện Đại Từ 214 85,575 63,09

Page 66: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang66

26 CCN Phú Lạc 1, Đại Từ 2008

Xã Phú Lạc, xã Phú Thịnh 52 33,1 17 51

27 CCN Phú Lạc 2, Đại Từ 2014

Xã Tiên Hội, huyện Đại Từ 16,8 9,17 7,7 84

28 CCN An Khánh số 1, Đại Từ 2009 Xã An Khánh 64,6 52,475 46,1 100

29 CCN An Khánh số 2, Đại Từ

chưa thành lập và QH chi tiết Xã An Khánh 59,4

IX Huyện Định Hoá 40 13,42 0 0

30 CCN Kim Sơn, Định Hoá 2012 Xã Kim Sơn 20 13,42 0

31 CCN Sơn Phú, Định Hoá

chưa thành lập và QH chi tiết Xã Sơn Phú 13

32 CCN Trung Hội, Định Hoá

chưa thành lập và QH chi tiết Xã Trung Hội 7

2.4. Trình độ công nghệ các nhóm ngành công nghiệp - Ngành luyện kim: Thái Nguyên có truyền thống về ngành luyện kim

đen và luyện kim màu. Ngành luyện kim mặc dù gần đây đã được đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất và đã ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như luyện thiếc bằng lò điện, thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sôi, đúc thép liên tục, cán thép bằng dây chuyền tự động nhưng nhìn chung, do quy mô công suất nhỏ nên về tổng thể công nghệ thiết bị của ngành còn lạc hậu, sản phẩm không đa dạng, trình độ chế biến tinh chưa cao, chưa có các sản phẩm cao cấp dùng cho công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu...

- Ngành khai thác: Công nghệ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện vẫn ở trình độ lạc hậu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công, gây tổn thất và thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Ngành cơ khí: Thái Nguyên có năng lực đúc và rèn dập khá mạnh trong cả nước, là địa phương duy nhất có thiết bị dập song động, có hệ thống nhiệt luyện liên hoàn tương đối hiện đại. Tuy nhiên, hiện trạng thiết bị của ngành phần lớn đã cũ, lạc hậu, với đa số là các loại thiết bị vạn năng cấp chính xác loại trung bình (cấp 1 và 2) được nhập khẩu từ vài chục năm trước, nên tiêu hao năng lượng lớn, hiệu quả sản xuất thấp. Gần đây một số cơ sở cơ khí lớn trang bị máy gia công CNC, nên trình độ công nghệ đã tăng lên một bước; những cơ sở có

Page 67: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang67

vốn đầu tư nước ngoài sản xuất dụng cụ y tế, cầm tay được đầu tư thiết bị nhập ngoại đồng bộ có trình độ công nghệ khá, còn lại tổng thể trình độ công nghệ của ngành ở mức trung bình.

- Ngành hoá chất: Thái Nguyên là trung tâm sản xuất vật liệu nổ của cả nước, nhưng trang thiết bị nhà xưởng sản xuất ở mức quy mô nhỏ và lạc hậu nên chủng loại sản phẩm ít, chủ yếu là pha trộn, chất lượng sản phẩm không cao.

- Ngành sản xuất VLXD: Hiện đang là thế mạnh được đầu tư khá lớn trong mấy năm lại đây: 03 nhà máy xi măng lò quay công nghệ thiết bị nhập ngoại đồng bộ (Quang Sơn; La Hiên; Quan Triều) với tổng công suất trên 3 triệu tấn/năm, chất lượng, chủng loại sản phẩm ổn định và có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt; 02 nhà máy xi măng lò đứng (Cao Ngạn; Lưu Xá) được nhập và lắp đặt từ nhiều năm trước, thuộc loại công nghệ và thiết bị lạc hậu; các nhà máy sản xuất vật liệu khác: Gạch Ceramic của Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, công suất 12 triệu m2/năm, gạch ốp lát Việt-ý khu công nghiệp Sông Công, công suất 02 triệu m2/năm, được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập ngoại, đạt trình độ sản xuất khá; Hàng chục cơ sở sản xuất vật liệu xây (gạch không nung, gạch tuynel, tấm lợp amiăng có trình độ sản xuất ở mức thấp đến trung bình).

- Ngành dệt may - da giày: Mấy năm trở lại đây, ngành phát triển tương đối mạnh, nhiều cơ sở mới ra đời (hiện đã có trên chục cơ sở lớn và vừa) có trình độ công nghệ khá và trang thiết bị nhập đồng bộ từ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc... Công ty CP đầu tư và thương mại TNG có quy mô đầu tư lớn nhất với công nghệ, thiết bị nhập khẩu đồng bộ, tiến tiến của Nhật Bản.

Ngành chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Có khá nhiều cơ sở lớn sản xuất các loại sản phẩm: Sữa, Chè, thịt gia súc gia cầm, rượu, bia, nước giải khát... được đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất đồng bộ nhập từ Thụy Điển, Nhật Bản...trình độ công nghệ đa phần vào loại khá và trung bình khá.

Đánh giá chung: trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản ở mức trung bình khá. Trong đó, trình độ công nghệ của một vài doanh nghiệp ngành cơ khí, luyện kim và chế biến có khá hơn một chút song cũng chỉ ở mức khá; Có một số cơ sở sản xuất lớn đã ứng dụng công nghệ thiết bị đồng bộ đạt trình độ cao như: những dự án đầu tư lớn của Tập đoàn công nghệ cao Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động; Nhà máy SEMCO sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp và hàng chục dự án công nghiệp hỗ trợ đi kèm của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia); nhà máy chế biến khoáng sản Núi Pháo; Cán Thái Trung...

Page 68: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang68

2.5. Đánh giá chung phát triển công nghiệp giai đoạn 2005-2015 2.5.1. Những mặt được:

- Ngành công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh; tỷ trọng của ngành đã tăng từ 33,82% (Công nghiệp-Xây dựng là 38,71%) năm 2005 lên 35,5 % năm 2014 (Công nghiệp-Xây dựng là 44%) và năm 2015 ước đạt 40% (Công nghiệp-Xây dựng ước trên 47%) trong cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh (theo giá hiện hành). Đặc biệt, từ năm 2014 giá trị SXCN đã có sự tăng trưởng đột biến, thực sự là động lực cho quá trình phát triển KT-XH và đóng một vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

- Tăng trưởng bình quân giá trị SXCN giai đoạn 2006-2014 đạt 36%/năm, vượt xa các mục tiêu của quy hoạch giai đoạn 2006 - 2015 đặt ra là 20%/năm.

- Một số dự án công nghiệp trọng điểm đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Các nhà máy xi măng Quang Sơn, La Hiên, Quan Triều; Nhiệt điện Cao Ngạn, An Khánh; Kẽm điện phân, mở rộng Gang thép giai đoạn I, cán Thái Trung, khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo...và những dự án đầu tư lớn của Tập đoàn công nghệ cao Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động; Nhà máy SEMCO sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp và hàng chục dự án công nghiệp hỗ trợ của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia...đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu.

- Hàng loại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2014, tổng số lao động công nghiệp-TTCN của Tỉnh là trên 50.000 người; thu nhập của người lao động ổn định, đời sống được cải thiện.

- Cơ cấu nội ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp đã tăng nhanh so với các ngành công nghiệp truyền thống khác như luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản.

- Đã hình thành thêm một số trung tâm công nghiệp lớn (Yên Bình; Điềm Thụy; Sông Công), tạo tiền đề cho phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ và tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của Tỉnh.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân;

Page 69: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang69

- Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh thấp và có xu thế giảm dần (đặc biệt giảm sâu khi có dự án lắp ráp thiết bị điện tử của tập đoàn Samsung đi vào sản xuất), năm 2005 là 30% và 2013 là 27% đến năm 2014 chỉ còn 7%. Từ những số liệu trên cho thấy, giai đoạn vừa qua Thái Nguyên đang tập trung thu hút đầu tư và hướng phát triển công nghiệp theo chiều rộng, nên hiệu quả tăng trưởng công nghiệp thấp.

- Mức độ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ những cơ sở công nghiệp lớn, đầu tư mới và sản xuất hàng xuất khẩu được trang bị đồng bộ, bằng thiết bị công nghệ hiện đại; còn lại đa số các cơ sở sản xuất được hình thành từ trước 2005 được đánh giá thuộc trình độ công nghệ ở mức trung bình.

- Nếu không tính giá trị của dự án lắp ráp thiết bị điện tử của tập đoàn Samsung, thì cơ cấu nội ngành chuyển dịch vẫn chậm (Giá trị SXCN ngành sản xuất kim loại và khai thác khoáng sản hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao; Ngành công nghiệp nhẹ chưa phát huy được lợi thế và gia công là chính; các ngành công nghiệp hỗ trợ khác còn ở quy mô nhỏ và về tổng thể sức cạnh tranh chưa cao).

- Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; việc huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; khả năng thu hút vốn để đầu tư phát triển các dự án công nghiệp chế biến gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương còn nhiều hạn chế.

- Các ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh như: Luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, xi măng đã phát triển gần như tới ngưỡng và không thể tăng trưởng lớn trong giai đoạn sau năm 2015.

PHẦN III

Page 70: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang70

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XÉT ĐẾN KHI HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2025,

TẦM NHÌN 2030 Để hoạch định sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn 2030, ngoài việc đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, các nguồn lực, lợi thế so sánh của Tỉnh, cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

3.1. Kết quả thực hiện 2006-2014 (giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu Đơn vị

Thực hiện 2005

Thực hiện 2010

Thực hiện 2014

TT 2006- 2014 (%/n)

Giá trị SXCN Tỷ.đ 12.141,1 24.902,2 174.635 37,7

Giá trị gia tăng CN Tỷ.đ 3.674,2 6.830,9 12.188,2 15,5

Tỷ lệ VA/GO % 30 27,4 7

3.2. Quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ giải pháp chính phát triển đất nước 5 năm 2016 – 2020

3.2.1. Quan điểm phát triển KT-XH

- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ đồng bộ theo quy luật thị trường. Đồng thời, Nhà nước quản lý và sử dụng kinh tế nhà nước, các công cụ điều tiết, các chính sách phân phối để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách giầu – nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Phấn đấu đến 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Phải bảo đảm phát triển bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển haài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và nỗ lực phấn đấu gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định xây dựng đất nước.

- Hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung tạo dựng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Page 71: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang71

tự do sáng tạo trong đầu tư kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong kinh tế thị trường. Phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng và thực thi chính sách. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm; bảo đảm quyền con người, quyền công dân và lấy phục vụ nhân dân, lợi ích quốc gia làm mục tiêu cao nhất.

- Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh – bền vững. Tạo mọi điều kiện thuộn lợi để phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và bảo đảm tự chủ của nền kinh tế.

3.2.2. Mục tiêu phát triển KT-XH

- Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đâu tăng trưởng cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đồi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ vững hoà bình, ổn định, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; cơ cấu GDP: Công nghiệp và xây dựng khoảng 40%, dịch vụ khoảng 45%, nông nghiệp khoảng 15%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25 - 30%; Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4 - 5%/năm; Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 35 - 40%; Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 26%; Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt trên 20 giường; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,3 - 1,5%/năm. Đến năm 2020, phấn đấu 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được xử lý. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 44 - 45%.

Page 72: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang72

3.2.3. Những nhiệm vụ giải pháp chính có liên quan

3.2.3.1. Phát triển kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển và vận hành thông suốt các loại thị trường. Phát triển lành mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phân bố nguồn lực cho sản xuất kinh doanh phải theo cơ chế thị trường.

Thực hiện cơ chế thị trường và đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp dịch vụ công. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ phù hợp, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Chuyển từ cơ chế cấp phát sàn đặt hàng và từ cấp kinh phí cho các đơn vị cung ứng sàn hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối với các hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu, bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục mà Nhà nước đang kiểm soát giá, phải bảo đảm công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá, tính đúng, tính đủ chi phí và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách, người nghèo, đồng baào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là hình thức hợp tác công-tư. Bảo đảm công bằng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

Phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tổ lạm phát, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối; điều hành lãi suất, tỉ giá và hoạt động tín dụng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn hệ thống. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hường tăng tỉ trọng thu nội địa, bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ; phấn đấu giảm dần tỉ lệ bội chi; quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công; bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Phấn đấu tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP bình quân khoảng 20 – 21%. Phát triển mạnh thị trường trong nước, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, không để phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân khoảng 10%/năm. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung – cầu, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết

Page 73: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang73

yếu; phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, bảo vệ sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.

Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế – xã hội, tập trung tạo dụng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch và ngày càng thuận lợi. Bảo đảm an toàn xã hội và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Đồng thời, sử dụng kinh tế nhà nước, các công cụ điều tiết và chính sách phân phối để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện chính sách.

3.2.3.2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đề án tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các ngành và cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng.

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp hài hòa phát triển chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trên cơ sở huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước; gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường; bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn. Đa dạng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh chuyển dịch cở cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, các nông, lâm trường quốc doanh. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 khoảng 50%.

Page 74: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang74

Đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ, có tỉ trọng giá trị quốc gia, giá trị gia tăng cao; có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng – năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, xây dựng, vật liệu mới, lọc hóa dầu, hóa chất cơ bản, điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến nông sản. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 25%, trong đó công nghiệp chế tạo khoảng 15%. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Khuyến khích phát triển các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao. Hình thành một số tổ hợp các doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm lưỡng dụng.

Phát triển các ngành dịch vụ: Tập trung phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông, logistics... Phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ vận tải; hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu. Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng cao.

Phát triển các vùng và khu kinh tế. Nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý phát triển theo quy hoạch, nhất là về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và sử dụng tài nguyên. Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Tạo điều kiện phát triển các khu vực còn nhiều khó khăn, nhất là biên giới, hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía Tây các tỉnh miền Trung. Hoàn thiện thể chế, luật pháp, quy hoạch, cơ chế, chính sách để phát huy hiệu quả các khu kinh tế hiện có; đồng thời có ưu đãi vượt trội để thu hút mạnh đầu tư phát triển một số khu kinh tế có lợi thế đặc biệt. Phát triển mạnh kinh tế biển, các dịch vụ hậu cận và hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối các vùng trong nước và kết nối với khu vực.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hợp tác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những lĩnh vực và địa bàn quan trọng; xác định rõ danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước

Page 75: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang75

cần nắm giữ 100% vốn và cần nắm giữ cổ phần chi phối. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ. Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích, hỗ trợ điều tiết vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội chủ yếu bằng hình thức Nhà nước đặt hàng và tách bạch rõ với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu mô hình quản lý phù hợp của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân để nâng cao sức cạnh tranh và bảo đảm tự chủ của nền kinh tế. Có chính sách phù hợp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích phát triển doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với nhiều hình thức hợp tác, liên kết đa dạng. Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

3.2.3.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị: Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi, viễn thông, giáo dục, y tế. Tập trung nguồn lực, đầu tư xây dựng các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, nhất là tại các khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết các ách tắc, quá tải. Đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông cửa ngõ, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn.

Từng bước hình thành hệ thống đô thi có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là các đô thị lớn. Đổi mới công tác xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững; khuyến khích phát triển mạnh nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với các hình thức hợp tác công – tư (PPP) phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để bảo đảm hiệu quả đầu tư tăng tính thương mại của dự án.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ: Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát

Page 76: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang76

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, thể chất và kỹ năng sống. Đổi mới phương thức giáo dục, đào tạo; giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông, nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu ở bậc đại học. Quan tâm phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo. Thực hiện phân tầng, phân luồng, liên thông; bảo đảm công bằng giữa giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Thí điểm mô hình trường công lập do cộng đồng quản lý. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực, có cơ chế đặc thù tuyển chọn, trọng dụng nhân tài.

Tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Có cơ chế phù hợp về thuế, đất đai, tín dụng... thúc đầy việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Hỗ trợ phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ trọng điểm. Thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và phải công khai, minh bạch. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động các bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

3.3. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035:

Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 879/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:

- Quan điểm: Phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài. Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển. Khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế; gắn

Page 77: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang77

kết sản xuất với dịch vụ, thương mại, chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia. Phát triển công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

- Chiến lược phát triển công nghiệp: Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Các nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển như sau: + Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo: Nhóm ngành Cơ khí và Luyện

kim (Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ôtô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới. Nhóm ngành Hóa chất (Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành hóa dược). Nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản (Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam). Nhóm ngành Dệt may, Da giầy (Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu). + Ngành Điện tử và Viễn thông: Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện. Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế. + Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo: Giai đoạn đến năm 2025 thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, biomass; Giai đoạn sau năm 2025 phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, ưu tiên phát triển các dạng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng biển...

- Mục tiêu: + Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển

với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số

Page 78: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang78

chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

+ Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5 - 7,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,5 - 8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5 - 13,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11,0 - 12,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 10,5 - 11,0%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42 - 43%, năm 2025 chiếm 43 - 44% và năm 2035 chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 85 - 88%, sau năm 2025 đạt trên 90%. Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau năm 2025 đạt trên 50%. Chỉ số ICOR công nghiệp giai đoạn 2011 - 2025 đạt 3,5 - 4,0%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 3,0 - 3,5%. Hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2015 đạt 1,5; năm 2020 đạt 1,0 và đến năm 2035 duy trì ở mức 0,6 - 0,8, tiệm cận với các nước trong khu vực. Tỷ lệ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp gia tăng bình quân trong khoảng 4 - 4,5%/năm.

- Định hướng: + Đến năm 2025: Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp

từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. Từng bước phát triển công nghiệp vật liệu mới và công nghiệp môi trường. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp theo hướng kết hợp mô hình liên kết ngang và liên kết dọc. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, đảm bảo phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, bảo đảm cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương. Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp lõi được hình thành từ mỗi vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế ven biển; Chuyển dịch các ngành công

Page 79: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang79

nghiệp thâm dụng lao động, công nghiệp sơ chế, công nghiệp hỗ trợ từ các vùng công nghiệp lối sang các vùng công nghiệp đệm.

+ Đến năm 2035: Công nghiệp Việt Nam phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, mang tính khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3.4. Quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp Việt Nam có liên quan đến phát triển công nghiệp Thái Nguyên:

- Ngành cơ khí - luyện kim: Đầu tư phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế như: Máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện - điện tử, cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải. Hình thành một số Tập đoàn cơ khí chế tạo chủ đạo đi đầu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển ngành luyện kim theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp; từng bước đáp ứng nhu cầu về các chủng loại thép chế tạo, thép hợp kim, một số kim loại màu; tập trung giải quyết những khâu cơ bản như đúc, rèn phôi, nhiệt luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kết hợp với công nghiệp quốc phòng, xây dựng các chương trình dự án sản phẩm có tính lưỡng dụng cao để phát huy hiệu quả các nguồn lực và nâng cao khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia khi cần thiết. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí - luyện kim giai đoạn đến năm 2020 đạt 15 - 16%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 14 - 15%. Năm 2020 tỷ trọng ngành cơ khí - luyện kim chiếm 20 - 21% và năm 2030 chiếm 22 - 24% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Năm 2020 ngành cơ khí luyện kim đáp ứng 45 - 50% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2030 đáp ứng đến 60%.

Đến năm 2020, tập trung phát triển các nhóm sản phẩm sau: Nhóm máy móc, thiết bị kỹ thuật điện (sản xuất, lắp ráp máy phát điện đến 600MW; máy phát điện gió, pin mặt trời; nghiên cứu chế tạo máy biến áp 500kV; chế tạo động cơ điện mini). Nhóm máy công cụ và dụng cụ (sản xuất khuôn mẫu; chế tạo thiết bị tiêu chuẩn; Phát triển hệ thống điều khiển tự động công nghệ cao, cơ khí chính xác). Nhóm máy móc, thiết bị nâng hạ (sản xuất xe nâng hàng, thiết bị áp lực lớn dành cho tàu thủy). Nhóm máy móc chuyên dùng (sản xuất thiết bị chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, thiết bị bao gói, tạo nhãn sản phẩm; thiết bị dầu khí; thiết bị y tế). Nhóm chế tạo xe có động cơ (chế tạo động cơ xăng, hộp số xe ô tô con; lắp ráp các loại xe du lịch, xe khách, xe tải nhẹ và xe nông vụ phục vụ nông thôn; sản xuất động cơ diesel). Nhóm thiết bị thủy (chế tạo động cơ thủy; đóng mới các tàu có tải trọng lớn. Nhóm máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp

Page 80: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang80

(sản xuất các loại động cơ diesel cỡ trung, cỡ nhỏ động cơ xăng công suất nhỏ, máy canh tác, thiết bị bảo quản, chế biến thực phẩm, đồ uống). Nhóm thiết bị siêu trường, siêu trọng và giàn khoan dầu khí. Nhóm công nghiệp thép (tiếp tục triển khai thực hiện các dự án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đẩy mạnh sản xuất thép tấm, thép hình khổ lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến; thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng).

Đến năm 2030, tiếp tục nghiên cứu đầu tư một số dự án với công nghệ cao, hiện đại để sản xuất các thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng vật liệu nhẹ; sản xuất thiết bị gia dụng chất lượng cao bằng vật liệu mới; sản xuất và lắp ráp thiết bị, phương tiện bay, thiết bị định vị kiểm soát không lưu, hải lưu; chế tạo các thiết bị đo kiểm, thiết bị y tế.

- Ngành hóa chất: Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, giảm thiểu và hạn chế thải các hóa chất độc hại ra môi trường. Phát triển công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành hóa chất giai đoạn đến năm 2020 đạt 14 - 16 %; giai đoạn đến năm 2030 đạt 11 - 13%. Năm 2020, tỷ trọng ngành hóa chất chiếm 13 - 14% và năm 2030 chiếm 14 - 15% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Năm 2020, ngành hóa chất đáp ứng 75 - 80% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2030 đáp ứng 85 - 90%.

Đến năm 2020: Tiếp tục triển khai đầu tư các dự án sản xuất phân bón như DAP, đạm ure; sản xuất lốp ô tô radian; sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản như H2SO4 và H3PO4; sản xuất thuốc kháng sinh loại Cephalosporin, sản xuất Sorbitol; tá dược, vitamin các loại. Phát triển ngành hóa dầu làm nguyên liệu cho ngành nhựa (đáp ứng 40-50% nhu cầu nội địa cho các ngành công nghiệp). Tiếp tục triển khai các dự án mở rộng giai đoạn 2 và một số dự án mới theo Quy hoạch của ngành Hóa chất đã được phê duyệt.

Đến năm 2030: Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư tại thời điểm năm 2020, xem xét mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án định hướng là: Sản xuất mỹ phẩm cao cấp; sản xuất ắc quy cho ô tô lai điện và ô tô điện. Tiếp tục phát triển ngành hóa dược (sản xuất vắcxin).

- Ngành điện tử, công nghệ thông tin: Xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu; tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước. Khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm phần mềm tin học phục vụ cho

Page 81: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang81

các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử, công nghệ thông tin giai đoạn đến năm 2020 đạt 17 - 18%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 - 21%. Năm 2020, tỷ trọng ngành điện tử, công nghệ thông tin chiếm 9 - 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 - 70% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 12 - 13% và đáp ứng 75 - 80% nhu cầu.

Đến năm 2020: Nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp, sản xuất một số linh kiện, phụ kiện điện tử, cơ điện tử thông dụng. Tập trung vào các nhóm dự án và chương trình sau: Nhóm máy tính và thiết bị văn phòng (nghiên cứu công nghệ phát triển mạng tích hợp giữa các thiết bị công nghệ thông tin với công nghệ truyền thông (hữu tuyến và vô tuyến), tích hợp tính đa năng giữa chuyên dụng và dân dụng); Nhóm thiết bị điện tử chuyên dụng (từng bước làm chủ công nghệ sản xuất các thiết bị truyền dẫn, kết nối, chuyển mạch; sản xuất, lắp ráp thiết bị, bộ điều khiển công nghệ cao; sản xuất thiết bị đo lường, giám sát, cảnh báo điện tử; sản xuất màn hình chuyên dụng; sản xuất các thiết bị điện tử y tế thông dụng; sản xuất, lắp ráp thiết bị thu phát đa tần; sản xuất lắp ráp các thiết bị dò tìm, viễn thám, định vị qua vệ tinh); Nhóm thiết bị điện tử dân dụng (đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở liên doanh, hoặc sản xuất theo đơn hàng của các nhà cung cấp linh kiện với các dự án: Sản xuất lắp ráp các thiết bị truyền hình số đa năng; sản xuất lắp ráp máy ảnh số các loại; sản xuất, lắp ráp tivi internet; sản xuất thiết bị điện tử nghe nhìn phục vụ đào tạo); Công nghiệp phần mềm (bên cạnh việc phát triển một số chương trình, hệ điều hành dùng riêng, tập trung phát triển phần mềm ứng dụng và dịch vụ trên nền các hệ điều hành đã phổ biến. Phát triển phần mềm nhúng và phần mềm thiết kế mẫu); Tiếp nhận và làm chủ các công nghệ mới trong sản xuất các lĩnh vực (máy tính chủ và thiết bị ngoại vi phù hợp với internet thế hệ mới; các loại thiết bị công nghệ thông tin không dây; thiết bị điện tử gia dụng chất lượng tiêu chuẩn cao; linh kiện lắp ráp đồng bộ, trong đó có flash RAM (bộ nhớ nhanh); một số thiết bị cơ điện tử, tự động hóa điều khiển; công nghệ hỗ trợ sản xuất mạch in nhiều lớp, khuôn mẫu có độ chính xác cao; công nghiệp điện tử y tế).

Đến năm 2030: Phấn đấu tự cung cấp 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước; Đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các thiết bị phần cứng đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước, tăng tỷ trọng thiết bị không dây theo nhu cầu; Thiết bị, công nghệ hoàn toàn chuyển sang kỹ thuật số.

- Ngành dệt may - da giày: Phát triển ngành dệt may - da giày theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm; Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa; Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành; Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may - da

Page 82: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang82

giày giai đoạn đến năm 2020 đạt 10 - 12%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 8 - 9%. Năm 2020 tỷ trọng ngành dệt may - da giày chiếm 10 - 12% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 90 - 95% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 7 - 8% và đáp ứng 100% nhu cầu.

Đến năm 2020: Tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm ngành dệt may, da giày theo hướng phục vụ xuất khẩu, kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp sức mua của người tiêu dùng các vùng miền, chú trọng các vùng nông thôn, miền núi; Đầu tư nâng cấp kết hợp đầu tư mới các dây chuyền sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp; xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu mốt có quy mô hiện đại; tiếp tục triển khai chương trình 5 tỷ mét vải. Hợp tác với ngành dầu khí trong đầu tư một số dự án xơ sợi tổng hợp. Nghiên cứu xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại chuyên ngành. Tập trung đáp ứng nhu cầu các phụ liệu ngành may và da giày; khai thác có hiệu quả các dự án xơ sợi tổng hợp.

Đến năm 2030: Tập trung phát triển vùng nguyên liệu bông, vùng chăn nuôi gia súc để chủ động một phần nguyên liệu bông, da cho ngành. Tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại quần áo thời trang, giầy cao cấp phục vụ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao

- Ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống: Phát triển ngành theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu trên các thị trường trong nước và xuất khẩu; Tập trung phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn phục vụ cho chế biến, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống giai đoạn đến năm 2020 đạt 9 - 10%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 8 - 9%. Năm 2020 tỷ trọng ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống chiếm 25 - 27% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 80 - 85% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 21 - 23% và đáp ứng 90 - 95% nhu cầu.

Đến năm 2020: Đối với ngành bia rượu nước giải khát và dầu thực vật: Thực hiện theo Quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt. Xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy hải sản với công nghệ tiên tiến tại các vùng thuận lợi về nguyên liệu; đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Sản xuất thực phẩm chức năng và chế biến thủy, hải sản ứng dụng công nghệ sinh học. Phát triển công nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu.

Đến năm 2030: Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, hiện đại hóa các công nghệ nuôi trồng vùng nguyên liệu, chế biến sản phẩm để phát triển các vùng sản xuất tập trung từ nguyên liệu tới chế biến, chế biến sâu các sản phẩm

Page 83: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang83

ngành thực phẩm, đồ uống bảo đảm đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn đến năm 2020 đạt 8 - 9% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 6 - 7%. Năm 2020, tỷ trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 5 - 6% và năm 2030 chiếm 4 - 5% trong cơ cấu ngành công nghiệp; đáp ứng khoảng 90% nhu cầu thị trường trong nước về các sản phẩm xây dựng thông thường; năm 2030 đáp ứng 95 - 100%.

Đến năm 2020: Đẩy mạnh phát triển các nhà máy sản xuất vật liệu không nung. Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng sang lò quay trước năm 2016. Cân đối năng lực đồng bộ giữa nghiền xi măng với sản xuất clinker, giữa các vùng với mức cao nhất. Nâng công suất sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tạm dừng đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất kính xây dựng thông thường, tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm kính đặc biệt, có giá trị sử dụng cao, đáp ứng nhu cầu cho các công trình kiến trúc hiện đại. Tiếp tục triển khai các dự án mở rộng giai đoạn 2 và một số dự án mới theo Quy hoạch của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã được phê duyệt.

Đến năm 2030: Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư tại thời điểm năm 2020, khuyến khích đầu tư và mở rộng các dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường: Sản xuất các loại kính tiết kiệm năng lượng, vật liệu ốp lát nội thất có khả năng ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, ngăn ngừa sự bám bẩn, có khả năng hút mùi hôi; sản xuất các loại vật liệu ốp lát ngoại thất có bề mặt chống thấm cao, chống bám dính, có khả năng tự làm sạch, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc.

- Ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tiềm năng trong nước, kết hợp với nhập khẩu; đầu tư khai thác với quy mô kinh tế, tăng cường chế biến sâu, bảo đảm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng khoáng sản; làm tốt công tác phục hồi, tái tạo môi trường; Tăng cường công tác điều tra, đánh giá trữ lượng, chuẩn bị tài nguyên cho khai thác, chế biến theo quy hoạch chuyên ngành được phê duyệt. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác và chế biến khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 đạt 7 - 8%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 6 - 7%. Năm 2020, tỷ trọng ngành khai thác và chế biến khoáng sản chiếm 1 - 2% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 - 70% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 0,5 - 1,0% và đáp ứng 75 - 80% nhu cầu.

Page 84: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang84

Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư thăm dò các mỏ boxit, quặng sắt, titan, chì kẽm, quặng thiếc, vàng, đồng, niken, molipden, serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit talc, diatomit ... ở các nơi có triển vọng làm cơ sở cho công tác khai thác và chế biến phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và một phần xuất khẩu. Nhóm công nghiệp alumin – nhôm (triển khai các dự án sản xuất alumin đã được phê duyệt; nghiên cứu xây dựng nhà máy điện phân nhôm. Các kim loại khác (căn cứ vào khả năng nguồn nguyên liệu và thị trường, lựa chọn đầu tư một số nhà máy luyện thiếc, chế biến quặng vonfram đa kim; hợp kim vonfram xuất khẩu; luyện antimon; sản xuất niken kim loại và các sản phẩm đi kèm).

Đến năm 2030: Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư tại thời điểm năm 2020, có thể xem xét mở rộng một số dự án khai thác trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

- Ngành điện: Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai. Từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia. Phát triển ngành điện dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi miền; đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu điện tất cả các vùng trong toàn quốc. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện giai đoạn đến năm 2020 đạt 13 - 14% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 10 - 12%. Năm 2020, tỷ trọng ngành điện chiếm 4 - 5% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 85 - 90% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 5 - 6% và đáp ứng 95 - 100% nhu cầu.

Đến năm 2020: Hoàn thành các dự án nguồn điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo theo Quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa các nguồn năng lượng (gió, mặt trời, biomass...). Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường trao đổi, mua bán điện với các nước láng giềng, nhằm tăng cường khả năng cấp điện mùa khô cho khu vực miền Bắc. Phát triển lưới điện ở các cấp điện áp, đảm bảo đồng bộ với các dự án nguồn điện.

Đến năm 2030: Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%; thủy điện tích năng 3,9%; nhiệt điện than 51,6%; nhiệt điện khí đốt 11,8% (bao gồm 4,1% sử dụng LNG); nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%; điện hạt nhân 6,6% và điện nhập khẩu 4,9%.

Page 85: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang85

Điện năng sản xuất năm 2030 là 695 tỷ kWh, trong đó thủy điện chiếm 9,3%; nhiệt điện than 56,4%; nhiệt điện khí đốt 14,4% (bao gồm 3,9% sử dụng LNG); nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 6,0%; điện hạt nhân 10,1% và điện nhập khẩu 3,8%.

- Ngành than: Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành than giai đoạn đến năm 2020 đạt 9 - 10% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 7 - 9%. Năm 2020 tỷ trọng ngành than trong cơ cấu ngành công nghiệp từ 1 - 2%, đáp ứng 80 - 85% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng từ 0,5 - 1,5% trong cơ cấu ngành công nghiệp, đáp ứng 75 - 80% thị trường.

Đến năm 2020: Triển khai thăm dò, khai thác tại các vùng mỏ theo Quy hoạch ngành than đã được phê duyệt. Thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên dưới mức -300 m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng. Phát triển ngành than kết hợp với phát triển các dự án nhiệt điện than phù hợp Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Đầu tư chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất). Từng bước đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác, chế biến than.

Đến năm 2030: Tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò nâng cấp và gia tăng trữ lượng than xác minh, nghiên cứu công nghệ khai thác than hầm lò dưới mức -300 m ở bể than Quảng Ninh; triển khai khai thác than vùng đồng bằng Sông Hồng ở mức độ phù hợp; ứng dụng một số công nghệ mới để sản xuất than cho các nhu cầu đặc biệt.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ: + Ngành cơ khí - luyện kim: Tập trung sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết

để lắp ráp thiết bị toàn bộ như: Sản xuất thiết bị tiêu chuẩn, các loại dây dẫn, bu lông, đai ốc, hệ thống điều khiển, máy tính công nghiệp dùng chung; sản xuất máy động lực, các máy điện quay và tĩnh, động cơ diesel, động cơ xăng các loại và các phụ kiện truyền động, dẫn động; sản xuất thiết bị, phụ tùng cho phương tiện vận tải đường bộ; đường thủy; thiết bị, phụ tùng cho ngành chế biến nông lâm, thủy sản. Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản

Page 86: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang86

xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao và những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém. Đối với ngành công nghiệp ô tô: tập trung phát triển sản xuất theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số, các đăng, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.

+ Ngành điện tử - tin học: Tập trung vào các dịch vụ cung ứng giải pháp, thiết kế, trong đó đầu tư vào các dịch vụ cao cấp để hỗ trợ cho sản xuất phần mềm, phần cứng chuyên dụng; nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm mới, trong đó tập trung xây dựng các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, giải mã công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp cho công nghiệp điện tử: cung ứng linh phụ kiện, logistic, cung ứng hạ tầng, bảo hành và bảo trì thiết bị công nghệ có chất lượng cao.

+ Ngành dệt may - da giày: Đến năm 2020 đạt khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi; Sản xuất trong nước từ 40 - 100% phụ tùng cơ khí dệt may; đáp ứng 80% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp và tiến tới xuất khẩu từ sau năm 2020. Ngành công nghiệp hỗ trợ da giầy phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.

3.5. Quy hoạch phân bố không gian công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ có liên quan đến phát triển công nghiệp Thái Nguyên:

3.5.1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến

nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện, một số dự án luyện kim. Tại các tỉnh dọc tuyến hành lang Lào Cai - Hà Nội sẽ phát triển công nghiệp lắp ráp linh kiện, công nghiệp hỗ trợ theo hướng hợp tác và khai thác thị trường Trung Quốc (thông qua cửa khẩu Lào Cai), thúc đẩy phát triển toàn tuyến hành lang. Xem xét hình phát triển một số dự án có quy mô lớn trong Vùng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp cả Vùng.

3.5.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ): Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao. Phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử xung quanh thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh.

3.5.3. Thái Nguyên và vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ:

Page 87: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang87

Về vị trí, Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, đào tạo của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ (gồm 14 tỉnh), tập trung nhiều tài nguyên về khoáng sản quan trọng, có thể cung cấp cho thị trường của cả nước và trong vùng.

Nhìn chung, nền kinh tế vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ vẫn còn chậm phát triển. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đều cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, nhưng GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành) thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước (năm 2014 Thái Nguyên là tỉnh có: GDP bình quân đầu người cao nhất trong vùng, đạt 37,34 triệu đồng/người, nhưng chỉ bằng 86% so với mức bình quân cả nước là 43,4 triệu đồng/người (tỉnh thấp nhất trong vùng là Hà Giang và Lai Châu chỉ đạt 16 triệu đồng/người, bằng 39% so với mức bình quân cả nước); Một số chỉ tiêu khác Thái nguyên cũng đứng thứ nhất trong vùng như: GRDP giá so sánh 2010; Tăng trưởng kinh tế; Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế; Thu ngân sách; Giá trị SXCN giá so sánh 2010; Chỉ số SXCN IIP; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn; Số lao động được tạo việc làm mới.

Một số chỉ tiêu Thái nguyên đạt được năm 2014 cao hơn bình quân chung cả nước là: Giá trị SXCN (giá hiện hành) bình quân đầu người cao nhất trong vùng, đạt 198,09 triệu đồng/người, cao hơn mức bình quân cả nước là 66,98 triệu đồng/người; Tổng trị giá xuất khẩu trên địa bàn bình quân/người cao nhất trong vùng, đạt 7.645 USD/người, cao hơn mức bình quân cả nước là 1.654 USD/người...Nhưng nếu tính tổng chung của cả vùng thì các chỉ tiêu đạt được vẫn thấp hơn bình quân chung của cả nước nhiều.

3.6. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động. *Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam với hội nhập kinh tế quốc

tế: Hội nhập quốc tế là nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, đồng thời là tất yếu khách quan nhằm đưa Việt Nam tiếp cận với trình độ một nền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, ngành công nghiệp cần có nhận thức và những chính sách, giải pháp cụ thể:

Hội nhập không phải là mục đích, mà là phương tiện để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Phải chủ động về mọi mặt và nhận biết cơ hội, vận hội mới, song cũng không ít thách thức, nghiệt ngã. Phải chủ động tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; chủ động nắm lấy thời cơ và đương đầu với những thách thức; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 88: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang88

Hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trong chính sách hội nhập phải làm sao cho các doanh nghiệp trong nước mạnh lên, thực sự nâng cao năng lực, làm chủ quá trình hội nhập để cạnh tranh thắng lợi. Cần có cơ chế chính sách rộng mở hơn nữa nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế làm chủ thị trường nội địa, nâng cao năng lực nội sinh, đặc biệt đối với những lĩnh vực dịch vụ công nghiệp mà lâu nay còn hạn chế đối với các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước.

Tập trung chuẩn bị tạo mọi nguồn nhân lực tốt cho hội nhập, vì đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công trong quá trình hội nhập. Cho đến nay, công việc này thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ. Trong thời gian trước mắt cần vạch ra một chương trình tầm cỡ quốc gia, có mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể, không chỉ đối với doanh nghiệp mà đối với cả hệ thống chính trị. Chính sách này cần phải cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực đối với từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở xác định lộ trình, mục tiêu cụ thể cho 5 năm và từng năm để triển khai thực hiện.

Sử dụng có hiệu quả các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, như là công cụ quản lý nhà nước chủ yếu, để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế. Thực tiễn cho thấy, tăng trưởng kinh tế nước ta chưa thực sự gắn liền với các yếu tố chất lượng, hiệu quả và bền vững, mà điểm nổi bật là sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế có sức cạnh tranh còn thấp, rất bất lợi khi hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, theo một “luật chơi” rất khắc nghiệt. Nền kinh tế nước ta cơ bản vẫn phát triển theo chiều rộng, trong đó nổi lên là nền công nghiệp chế biến, gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, do đó, tỷ trọng giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất có xu hướng giảm.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 09/6/2013 sẽ huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiến trình hội nhập đã đặt ngành công nghiệp nước ta trước những thời cơ và thách thức lớn lao. Về cơ hội, đó là thị trường rộng mở, đó là cơ hội phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ, đó là tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với cơ hội tiếp cận thị trường của các nước khác, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cũng phải chịu sức ép lớn do cạnh tranh

Page 89: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang89

với sản phẩm công nghiệp của các nước khác. Chính vì vậy, trước hết cần từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp. Tiếp đến cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Có như vậy, sản phẩm công nghiệp của Việt Nam mới nâng cao được sức cạnh tranh trong thị trường thế giới và khu vực.

Con đường phát triển kinh tế của Việt Nam đã được khẳng định phải đi qua quá trình công nghiệp hóa bởi cả các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử. Nội hàm của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta gắn liền với đòi hỏi thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp theo hướng vừa bảo đảm độc lập tự chủ vừa tích cực và chủ động hội nhập.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp thực hiện sự hội nhập đa dạng nhất, phức tạp nhất bởi do đặc trưng của tính chất tổ chức sản xuất công nghiệp. Một sản phẩm công nghiệp ngày nay là kết quả của sự phân công và hợp tác của nhiều doanh nghiệp, của nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp sẽ cung cấp những chi tiết với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng. Từ đó, một chính sách công nghiệp vừa tăng tính độc lập, tự chủ, vừa chủ động hội nhập cần phải được xây dựng dựa trên một phức hợp các yếu tố tác động mà trước hết là từ sự phân công và định hình hợp tác trên phạm vi toàn cầu của công nghiệp, từ thực lực hiện hữu của nền công nghiệp nước nhà.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn tới sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

*Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới: Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một thực tế tất yếu; sự

giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên hiệp châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), khối Đông Nam Á (ASEAN). Trong xu thế ngày càng quốc tế hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế

Page 90: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang90

giới, các trạng thái vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đan xen phức tạp, sẽ đưa đến cho Việt Nam các mặt thuận lợi cũng như nhiều thách thức mới:

*Sự dịch chuyển kinh tế dẫn đến sự dịch chuyển các nguồn vốn: Dòng vốn nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo các hình thức: Tài trợ phát triển chính thức (ODF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tín dụng từ các Ngân hàng Thương mại (ODA), nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong đó quan trọng hơn cả là dòng vốn FDI (đóng góp của khu vực đầu tư FDI vào nền kinh tế những năm qua khá rõ ràng: Giá trị xuất khẩu khu vực FDI năm 2013 đạt 81,18 tỷ USD chiếm 61,42% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2014 đạt 93,98 tỷ USD chiếm 62,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm, riêng năm 2013 tạo ra khoảng 3,2 triệu việc làm). Việt Nam chuẩn bị tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với mức độ cam kết mở rộng thị trường toàn diện hơn, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... cùng với đó, sẽ có một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong thời gian tới để tận dụng cơ hội mở cửa thị trường...hiện đã có những dự án FDI lớn của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Nokia, LG, Microsoft… được đầu tư và đi vào hoạt động. Trong đó, Samsung nổi lên là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam cả về lượng vốn đầu tư cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu. Samsung bắt đầu triển khai hoạt động tại Việt Nam từ tháng 1-1995 với dự án đầu tiên là Công ty Điện tử Samsung Vina. Mới đây nhất Samsung đã thành công với 2 dự án chuyên sản xuất thiết bị di động và linh kiện, gồm khu tổ hợp Samsung Bắc Ninh (SEV) và Samsung Thái Nguyên (SEVT) với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD. Ngoài việc đưa Việt Nam in đậm trên bản đồ công nghệ thế giới, các dự án FDI thế hệ mới đã đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm trực tiếp cho hơn 100.000 lao động. Năm 2013 Samsung xuất khẩu 23 tỷ USD; năm 2014 nâng lên 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự báo năm 2015, Samsung có thể xuất khẩu 30-32 tỷ USD....

Những thỏa thuận FTA thế hệ mới: Việt Nam cam kết với các đối tác tự do hóa nhiều hơn trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư và tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định quốc tế về sở hữu trí tuệ... sẽ thúc đẩy luồng vốn FDI vào các lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng đầu tư FDI. Với cam kết về thương mại hàng hóa trong đó mở rộng hơn tiếp cận thị trường tại các nước đối tác FTA đối với hàng hóa của Việt Nam cùng quy định về quy tắc xuất xứ, sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư FDI đầu tư chiều sâu vào thị trường Việt Nam để được hưởng thuế suất ưu đãi của FTA.

*Xu hướng phát triển khoa học công nghệ thế giới và tác động của chúng: Thế giới hiện nay đã bước vào thế kỷ 21, sẽ có những tác động sâu rộng

bởi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung chủ yếu là

Page 91: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang91

những tiến bộ về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu... Đưa loài người dần dần đi vào nền văn minh trí tuệ và xã hội thông tin. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn phát triển mới diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng có sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia, hệ thống kinh tế thế giới cùng các quan hệ quốc tế. Song, không phải mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển đều có thể được lôi cuốn vào dòng thác cách mạng này, mà còn tùy thuộc ở trình độ và năng lực nội sinh về kinh tế và công nghệ quốc gia và chính sách đối ngoại của từng nước. Nước ta, những chuyển biến trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và tác dụng của nó vào đời sống kinh tế - xã hội còn bị hạn chế nhiều, nhưng ta lại có nhiều tiền đề cơ bản để có thể thu hút vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đó là chính sách đối ngoại được rộng mở và tiềm lực nội sinh về kinh tế và khoa học công nghệ). Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Tăng mức đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ, có các chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. *Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển công nghiệp trong bối cảnh quốc tế mới:

- Thuận lợi:

+ Lợi thế về thị trường: Với dân số trên 85 triệu người (trong đó ước tính nguồn nhân lực tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm 17%), là một nước đông dân, tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao và ổn định nên thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng (hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện tử gia dụng và điện tử công nghiệp, viễn thông...). Mặt khác, xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, cộng với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mới cho phép đẩy nhanh các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi (cả trên đất liền và trên biển) cho giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa, điều này cho phép tăng khả năng mở rộng thị trường ra bên ngoài biên giới.

+ Sự ổn định môi trường đầu tư và kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trên thế giới tại thị trường Việt Nam: Đây là điều kiện quan trọng đối với mọi hoạt động đầu tư, Chính phủ Việt Nam quyết tâm tạo ra môi trường đầu tư ngày càng lành mạnh, thông thoáng theo nguyên tắc bình đẳng đầu tư trong nước và ngoài nước.

+ Lợi thế về nguồn nhân lực: Việt Nam được coi là nước có nguồn nhân lực lớn và giá nhân công rẻ nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp có công nghệ - quản trị tốt và doanh nghiệp có lao động

Page 92: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang92

giản đơn mới được hưởng lợi thế này (vì nguồn nhân lực của Việt Nam có hàm lượng chất xám còn thấp so với các nước trong khu vực).

+ Lợi thế đi sau: Là nước đi sau nên có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, tránh được những thất bại của các nước đi trước đã gặp trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật cho phát triển sản xuất.

- Khó khăn:

+ Bất lợi về thị trường: Tuy Việt Nam là nước đông dân nhưng thu nhập bình quân đầu người lại thuộc loại thấp so với thế giới, nên nhu cầu sử dụng sản phẩm nhỏ, nhiều lĩnh vực sản xuất gần như đã bảo hòa, điều này gây nên những bất lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, không đảm bảo cho qui mô sản xuất lớn, có hiệu quả. Mặt khác, hơn 70% dân cư ở vùng nông thôn và miền núi (vùng thu nhập thấp) chỉ có nhu cầu các sản phẩm có tuổi thọ cao, giá rẻ, không chú trọng đến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hay nâng cấp sản phẩm.

+ Hạn chế của nước đi sau: Là nước đi sau khi thế giới đã phát triển khá mạnh trong nhiều thập kỷ nên các doanh nghiệp trong nước có nhiều bất lợi về khả năng sáng chế về công nghệ thiết bị sản xuất, về lực lượng lao động...hạn chế lớn nhất là cho đến nay Việt Nam vẫn chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có đủ sức nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có tính năng và hàm lượng chất xám cao, cũng như sự sáng tạo công nghệ, sáng chế thiết bị mới trong các lĩnh vực này. Qua nhiều năm phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam (trừ các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài) chỉ mới đủ trình độ lắp ráp đơn giản. Trong thời gian tới, đội ngũ lao động sáng tạo của công nghiệp Việt Nam chưa thể có những thay đổi đáng kể. Điều này gây khó khăn đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước nếu muốn chuyển sang sản xuất các bộ linh kiện, các thiết bị gốc. Đa phần các doanh nghiệp của ta hiện đang sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu và khả năng đầu tư rất thấp, tình trạng sản phẩm kém chất lượng, giá thành cao sẽ là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

+ Phần lớn đội ngũ lao động nước ta chưa có tác phong của sản xuất công nghiệp: Từ một nước có đa số dân sống ở nông thôn với trình độ giáo dục chưa phát triển nên mặc dù dân số trong độ tuổi lao động có trình độ văn hóa phổ cập tương đối cao, song họ chưa quen với nếp sống, sinh hoạt và tính tự tin, tự giác cũng như tính cộng đồng trong lao động công nghiệp điều này gây khó khăn cho người sử dụng lao động khi thiết lập kỷ luật lao động theo các nội qui, qui chế.

+ Về kết cấu hạ tầng cơ sở: Chúng ta mới chỉ tập trung xây dựng ở một số thành phố, thị trấn lớn; còn lại đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của từng địa phương, dẫn đến sự phân bố công nghiệp không đồng đều, chi phí phát sinh cho vận chuyển hàng hóa và các chi phí có liên quan đến cải thiện kết cấu

Page 93: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang93

hạ tầng khá lớn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong tuyển dụng lao động cũng như làm tăng giá thành sản phẩm, tạo ra bất lợi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

+ Những yếu kém trong quản lý vĩ mô: Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh gắn với quá trình hoàn thiện công tác quản lí vĩ mô cũng như cải cách hành chính; quá trình này không thể làm ngày một, ngày hai mà chỉ có thể cải tạo, hoàn thiện dần dần như vấn đề: Tạo môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; bảo vệ sở hữu công nghiệp; chống buôn lậu và gian lận thương mại, những thủ tục hải quan còn rườm rà, cơ chế giấy tờ nhiều cửa gây ách tắc.

+ Những hạn chế của hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp: Là một nước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước được coi là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; tuy nhiên đa số các doanh nghiệp trong hệ thống còn bộc lộ nhiều yếu kém: Không đủ sức tự mình đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường; không đủ sức mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất mới, hiện đại; trình độ quản trị yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và lực lượng lao động không đủ mạnh Đang là vấn đề bức xúc trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

+ Kinh tế thế giới chưa thoát khỏi thời kỳ suy thoái, hệ thống tài chính của Mỹ, các nước ở Châu Âu, Châu Á khủng hoảng, lâm vào tình trạng có nguy cơ phá sản...nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đề rất khó tiếp cận những thị trường lớn...dẫn đến sản xuất bị đình trệ, phát triển kinh tế chậm lại...

3.7. Định hướng chung về thị trường. Trên cơ sở các định hướng trong Quyết định 1467/QĐ-TTg ngày

24/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Khả năng sản xuất, tiêu thụ và đặc điểm các sản phẩm công nghiệp của tỉnh để đưa ra phương án lựa chọn thị trường tiêu thụ như sau:

- Thị trường trong nước:

+ Tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp chính của tỉnh như: Thép, than, các loại khoáng sản (quặng sắt, kẽm, chì, thiếc...), xi măng, hàng nông sản thực phẩm cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, các thành phố, khu công nghiệp lớn trong cả nước; Dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn tới.

+ Ngoài sử dụng nguyên liệu tại chỗ, Thái Nguyên còn cần sự cung ứng của các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc phục vụ cho các ngành công nghiệp của

Page 94: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang94

tỉnh như: Nhiên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm công nghiệp hoá chất, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, các thành phố lớn, các khu công nghiệp lớn cung cấp cho Thái Nguyên các sản phẩm máy móc nông nghiệp, công nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng và là vùng trung chuyển những sản phẩm xuất khẩu lớn của Thái Nguyên (Kẽm, Thiếc, Vonfram, Đồng kim loại…).

- Thị trường ngoài nước: Tại mục Dự báo về thị trường thế giới và tác động của chúng đến sản phẩm công nghiệp cho thấy thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Thái Nguyên là rất rộng mở.

+ Đối với sản phẩm của ngành chế biến và các ngành công nghiệp khác phải được đầu tư thiết bị hiện đại, các cơ sở sản xuất phải đạt chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chí yêu cầu của nước nhập khẩu...

+ Đối với sản phẩm công nghiệp nhẹ phải được nâng cao năng lực, thường xuyên đổi mới chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và giảm giá thành để tăng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng chủng loại của Trung Quốc trên thị trường thế giới.

- Tiếp tục khai thác những thị trường truyền thống và mở thêm một số thị trường mới, trên cơ sở đó có thể dự báo sự phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp trong tương lai gần như sau:

3.7.1. Một số sản phẩm chính ngành chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp:

- Sản phẩm cơ khí sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thị trường tiêu thụ trên phạm vi cả nước: Động cơ điesel và các loại phụ tùng, linh kiện dùng cho xe máy và ôtô, phụ tùng máy mỏ và phụ tùng thiết bị khai khoáng, một số chủng loại trục cán luyện kim, dụng cụ y tế, kìm điện …

- Sản phẩm cơ khí sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất khẩu có: Động cơ Diezel, phụ tùng máy động lực, dụng cụ cầm tay…. Một số sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn như kìm, dụng cụ thú y, mà lượng xuất khẩu lên đến hàng triệu chiếc/năm.

- Sản phẩm cơ khí, phụ tùng, máy thiết bị nông nghiệp chủ yếu là phục vụ các xã nông nghiệp, vùng chè trong tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Sản phẩm thiết bị điện, điện tử tiêu thụ nội địa trong cả nước và xuất khẩu (xuất khẩu là chính).

3.7.2. Sản phẩm dệt-may-da giày và sản xuất hàng tiêu dùng: Hiệu ứng của các hiệp định thương mại đã tạo sức hút để các khách hàng

tìm đến doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam nhằm tạo mối quan hệ, tạo cơ sở đặt hàng...hiệu ứng này cũng đã góp phần giúp xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trưởng 15 - 16% trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Đối với Hiệp định đối

Page 95: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang95

tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiến trình đàm phán cũng đang vào giai đoạn nước rút và dự kiến thời gian kết thúc các cuộc đàm phán không còn xa. Hiện có 60% hàng dệt may của Việt Nam là xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó, thuế suất trung bình cho hàng dệt may tại Hoa Kỳ là trên 17%. Do đó, Hiệp định TPP được ký kết sẽ thúc đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào 2 thị trường này. Đối với thị trường EU, hiện Việt Nam cũng mới chỉ chiếm khoảng 1,98% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết, thuế suất từ 12% giảm xuống 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này. Tại thị trường Nga, thuế quan áp dụng cho hàng dệt may chính ngạch của Việt Nam rất cao và được tính theo trọng lượng của sản phẩm. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) được ký kết vào năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sách thuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn với doanh nghiệp. Do vậy, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam là rất triển vọng. Kiên trì với định hướng lựa chọn đơn hàng có kích cỡ trung bình, yêu cầu khó, mang tính thời trang cao nhằm phát huy thế mạnh cạnh tranh về kỹ thuật và tay nghề của người lao động, ngành dệt may Việt Nam đang dần chắc chân trong chuỗi cung ứng của dệt may thế giới. Nhằm tận dụng tối đa những lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, hoạt động đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may cũng rất được chú trọng. Dự kiến kể từ năm 2017 trở đi, Vinatex có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trên 55% vải các loại. Đến hết năm 2016, tổng năng lực sản xuất vải dệt thoi từ nguồn sợi trong nước tăng thêm hơn 100 triệu mét (tăng 40% so với năng lực hiện có của Tập đoàn dệt may Việt Nam); vải dệt kim tăng thêm 20.000 tấn/năm (gấp đôi năng lực hiện nay); sợi các loại thêm 29.000 tấn/năm (tăng 25% năng lực hiện tại).

Những thị trường tiềm năng xuất khẩu hàng Việt Nam: Hoa Kỳ: Dự báo, xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam tăng 13% so

với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD và tiếp tục đạt tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.

EU: Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Nhật Bản là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP cùng với Việt Nam. Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản sẽ duy trì đà tăng trưởng và đạt trên 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.

Hàn Quốc: Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD tăng 27,5% so với năm 2013. Trong đó, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là

Page 96: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang96

các nhóm áo khoác, áo jacket, hàng suite, quần nam/nữ…thị phần của hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc đạt 16,4% tăng so với năm.

- Ngành da giày hiện đang đứng thứ 5 trong các ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đóng góp gần 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với năng lực 1.600 dây chuyền, sản xuất 800 triệu đôi giày dép các loại, 120 triệu túi, cặp…, ngành da giày đã thu hút được hơn 1 triệu lao động. Thị trường xuất khẩu chính của da giày Việt Nam là EU với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2013 (Các thị trường nhập khẩu giày dép Việt Nam chủ yếu là: Pháp, Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Italia. Năm 2014, xuất khẩu giày dép sang Pháp đạt 821,95 triệu USD, chiếm 16,82% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU trong cả năm; Tiếp đó là kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 807,36 triệu USD, chiếm 16,5%; Bỉ đạt 737,78 triệu USD; chiếm 15.1%...). Tiếp theo là Mỹ với 3,3 tỷ USD, Nhật Bản 533 triệu USD... Theo đánh giá của các chuyên gia, khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với giày dép Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU. EVFTA được ký kết cũng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu. Hiện các DN da giày chủ yếu vẫn nhập nguyên phụ liệu đầu vào. Với EVFTA và các FTA khác, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ, nhờ đó Việt Nam có thể cải thiện được nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Hiện ngành da giày đã có thể đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quy tắc xuất xứ trên 40% cho các sản phẩm xuất khẩu vào EU, khi tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đã đáp ứng khoảng 55%. Do đó, ngay khi GSP có hiệu lực, các DN đã tận dụng ưu đãi thuế quan để gia tăng kim ngạch vào thị trường này.

3.7.3. Sản phẩm ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống

- Về xu hướng tiêu thụ của thị trường trái cây sấy khô: Trung Quốc, Châu Âu rất ưa chuộng các mặt hàng trái cây sấy khô của Việt Nam (chỉ phát triển khi Thái Nguyên có vùng chuyên canh một số loại cây, củ, quả); Nhưng hạn chế lớn nhất của ngành chế biến trái cây xuất khẩu Việt Nam là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, nên khi vào vụ cao điểm doanh nghiệp thường phải nhập nguyên liệu với giá khá cao; nguồn nguyên liệu nông sản Thái Nguyên tuy rộng lớn nhưng thiếu tập trung, chất lượng không đồng đều nên khó thu gom phục vụ chế biến xuất khẩu, cộng với thiếu những giống cây có năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định nên rất khó đưa vào sản xuất lớn...

- Chỉ duy nhất có cây chè và các loại trà, có thể chế biến và xuất khẩu: 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan và Nga đều có mức tăng trưởng về kim ngạch hàng năm, chè Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao (bình quân chè khô các loại giá chỉ

Page 97: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang97

khoảng 2USD/kg). Nhưng do giá nguyên liệu chè Thái Nguyên quá cao, chỉ phù hợp với chế biến các loại trà đặc sản (giá bình quân trà khô đặc sản các loại từ 10 đến 250USD/kg), ở qui mô sản xuất nhỏ (nhóm hộ và hộ), ở qui mô sản xuất vừa (không quá 1.000 kg chè búp tươi/ngày) có thể tổ chức mỗi làng nghề chè một cơ sở...

- Một số sản phẩm Thái Nguyên có thể chế biến xuất khẩu: Sản xuất bia lon chất lượng cao; chế biến thịt gia súc, gia cầm đóng hộp; Một số loại quả như: Dưa chuột muối, ớt, gấc...

3.7.4. Sản phẩm ngành chế biến lâm sản

Hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 Châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp đồ gỗ trong nước lại “thất thủ” với hàng ngoại nhập. Ngành gỗ cả nước có khoảng 3.900 doanh nghiệp, trong đó có đến 95 doanh nghiệp tư nhân, 5% còn lại thuộc sở hữu nhà nước. Doanh nghiệp FDI tuy chiếm 10% về số lượng nhưng lại chiếm 35% về kim ngạch xuất khẩu. Thị trường đồ gỗ khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, hiện đã có 26 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành chế biến gỗ tại Việt Nam, trong đó mạnh nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc…Khi các nước trong khối ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế, hàng hóa từ các nước này sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất bằng 0, trong đó có các mặt hàng đồ gỗ. Hàng nước ngoài có lợi thế về thương hiệu, mẫu mã đa dạng, chất lượng đã được khẳng định, những doanh nghiệp lớn đến từ Trung Quốc với lợi thế giá rẻ, mẫu mã đa dạng sẽ thao túng thị trường...

Tiềm năng về vùng nguyên liệu (gỗ, tre, nứa) tỉnh Thái Nguyên có nhiều, nhưng hiện tại chúng ta mới chỉ chế biến xuất giấy thô cho Đài Loan mỗi năm vài nghìn tấn và một số loại nguyên liệu thô khác; Trước tình hình trên, trong tương lai Thái Nguyên chỉ nên lựa chọn sản xuất một số sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh để xuất khẩu: Đồ gỗ mĩ nghệ, ván sàn, đũa, tăm, mây-tre đan...còn lại tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm nội tiêu: Đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng, nội thất...

3.7.5. Sản phẩm ngành hoá chất: Về cơ bản Việt Nam là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu phân bón hàng năm là rất lớn. Trong một vài năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp nước ta liên tục phát triển đã tạo nên thị trường lớn và ổn định cho phát triển sản xuất phân bón trong nước, giảm dần số lượng nhập khẩu và tạo sự ổn định về giá cho nông dân. Thị trường trong nước còn mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất các sản phẩm từ cao su, nhựa cung ứng cho tiêu dùng và lắp ráp các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Việc các hãng ô tô, xe máy nổi tiếng thế giới đầu tư vào Việt

Page 98: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang98

Nam sẽ tạo nên một nhu cầu hàng năm rất lớn về các sản phẩm từ cao su, nhựa, đặc biệt là sản phẩm vỏ ruột xe các loại. Tấm cốt pha, tấm nhựa nhu cầu rất lớn dùng trong các công trình xây dựng...vật liệu composit cũng mở ra nhiều hướng phát triển sản phẩm mới của ngành (bồn chứa nước, vật liệu cách âm, cách nhiệt...). Mức tiêu dùng về thuốc trị bệnh của người dân nước ta khá lớn song sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên hàng năm phải nhập khẩu một số lượng lớn. Do vậy, thị trường trong nước sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để sản xuất tân dược phát triển. Việc sản xuất các sản phẩm hoá dược đi từ dược liệu (cây có dầu, cây thuốc...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ tạo cho công nghiệp hoá chất một hướng đi nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Xu hướng dùng thực phẩm chức năng ngày càng tăng, cộng với nguồn chất xám trường đại học Y Dược của tỉnh cũng là tiềm cần sớm được khai thác.

3.7.6. Dự báo nhu cầu ngành điện, nước và xử lý chất thải

- Dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2030 khoảng 10 đến 13%/năm, nhưng sản lượng điện sản xuất của tỉnh sẽ không tăng, do không có nhiên liệu để phát triển ngành này; Trong giai đoạn chỉ đầu tư hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, phục vụ nhu cầu xã hội chủ yếu bằng nguồn cân đối chung của lưới Quốc gia.

- Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo cấp nước sạch (đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế) cho 95 % dân số nông thôn và 100% dân số đô thị. Đến năm 2025: có 100% dân số nông thôn và đô thị được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Dự báo nhu cầu tiêu thụ nước sạch của tỉnh tăng bình quân giai đoạn 2016-2030 khoảng 18%/năm; nhưng từng giai đoạn 5 năm nhu cầu có khác nhau, nên phương án đảm bảo được dự báo tổng công suất các nhà máy nước như sau: Đến năm 2020, đạt công suất 60 triệu m3/năm; năm 2025, đạt công suất 80 triệu m3/năm; năm 2030, đạt công suất 160 triệu m3/năm; (năm 2014 công suất chỉ đạt 13 triệu m3/năm).

- Giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh nhiều khu Công nghiệp, Đô thị lớn sẽ được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định, lượng chất thải sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại (1.000 đến 3.000 tấn/ngày/đêm).

3.7.7. Dự báo thị trường và các sản phẩm sản xuất kim loại.

Các sản phẩm luyện kim đen (gang, thép, fero) và luyện kim mầu (Von fram, đồng, chì, kẽm, thiếc) hiện nay đều thiếu trầm trọng. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều khoáng sản kim loại, là cái nôi của ngành luyện kim nước ta, trước kia đã đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ -

Page 99: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang99

công nhân luyện kim có trình độ chuyên môn, tay nghề, tổ chức quản lý tốt phục vụ cho khắp miền đất nước.

Công ty CP gang thép Thái Nguyên là cơ sở chính sản xuất các sản phẩm luyện kim đen (năm 2014 sản xuất được: vài chục nghìn tấn fero, 200.000 tấn gang và 487.359 tấn thép cán các loại). Công ty CP Kim loại mầu Thái Nguyên-VIMICO là cơ sở chính sản xuất các sản phẩm kim loại mầu (năm 2014 sản xuất được: 9.333 tấn Kẽm thỏi 99,95% Zn, ngoài ra còn thiếc kim loại và tinh quặng Chì Kẽm...). Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo sản xuất các sản phẩm kim loại Đồng, Von fram...

Mức tăng trưởng bình quân GRDP của tỉnh giai đoạn 2011-2015 là 11,9% và dự báo giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng GRDP sẽ khoảng 10%/năm, nên nhu cầu thép phải tăng theo là 12 - 13% (theo số liệu tính toán của các nước trên thế giới) do đó sản lượng thép của tỉnh cũng sẽ tăng như sau: năm 2015 là 680 ngàn tấn, năm 2020 là 1.200 ngàn tấn và năm 2025 sẽ cần trên 2.200 ngàn tấn. Các sản phẩm kim loại mầu chủ yếu là xuất khẩu, nên nhu cầu là rất lớn.

3.7.8. Dự báo nhu cầu khoáng sản:

Sau năm 2015 sẽ không xuất khẩu khoáng sản thô, nên sản phẩm của ngành công nghiệp này chủ yếu chỉ phục vụ những ngành chế biến sâu trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn đến năm 2025, theo dự báo sản lượng các sản phẩm chủ yếu (phụ biểu sản phẩm chủ yếu), thì nhu cầu quặng sắt (trên 2 triệu tấn/năm), quặng chì-kẽm, thiếc (mỗi loại cũng cần trên 100.000 tấn/năm), quặng titan (cần trên 500.000 tấn/năm), quặng đa kim đủ phục vụ cho dự án Núi Pháo và nguyên liệu cho ngành VLXD sản xuất ổn định.

Dự báo một số sản phẩm chính công nghiệp xuất khẩu

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Ước TH 2015

Ước TH 2020

Ước TH 2025

Ước TH 2030

1 Chè các loại Tấn 5.758,0 11.600 28.900 72.000

2 Sản phẩm may mặc 1000 SP 31.697,2 63.500 160.000 400.000

3 Giấy đế Tấn 4.657,8 9.500 24.000 60.000

4 Thiếc Tấn 500,0 800 1.050 1.350

5 Gang Tấn 656,7 1.060 1.360 1.740

7 Công cụ dụng cụ

1.000 USD 48.000,0 97.000 165.000 265.000

8 Vonfram và sản phẩm của

1.000 USD 100.000,0 162.000 207.000 265.000

Page 100: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang100

vonfram

10 Điện thoại thông minh

Triệu USD 11.799,0 23.800 40.000 65.000

11 Máy tính bảng Triệu USD 5.301,0 10.800 18.200 30.000

PHẦN IV QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030.

4.1. Quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015.

4.1.1. Quan điểm phát triển: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

- Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài, phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, củng cố và nâng cao vị thế của Tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước.

- Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hệ thống chính trị, hành chính vững mạnh, tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4.1.2. Mục tiêu phát triển: - Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Xây dựng Thái Nguyên trở thành

tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào

Page 101: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang101

tạo; cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các-bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

- Mục tiêu cụ thể đến 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10-11,0%/năm; GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 80,0 - 81 triệu đồng, tương đương 3.100 USD (bằng mức trung bình của cả nước); Cơ cấu kinh tế: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47 - 48,0%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 39,5 - 40,5% và khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 11,5 - 14,0%.

- Mục tiêu tổng thể đến năm 2030: Phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại).

- Định hướng phát triển đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 10 - 10,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030.

4.2. Kết luận số 157 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII về một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triến kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020:

4.2.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới là: "Phát huy lợi thế so sánh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 90% GRDP toàn tỉnh; phát triển công nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Thực hiện tăng trưởng đi đôi với phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở

Page 102: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang102

thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc và là một trong những trung tâm của vùng Thủ đô về phát triển công nghiệp, dịch vụ và giáo dục - đào tạo".

4.2.2. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạch định phát triển công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) phấn đấu bình quân hàng năm

tăng 10%/năm; Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Khu vực công nghiệp và xây dựng: 52-53%, khu vực dịch vụ khoảng 36 - 37% và khu vực nông - lâm - thủy sản khoảng 12 - 10%;

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm;

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 8-9%/năm; Thu ngân sách nhà nước trong cân đối tăng bình quân 18%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 80-81 triệu đồng, tương

đương 3.300 USD;

Đến năm 2020 Thái Nguyên đạt tiêu chí tỉnh nông thôn mới (Có 80% trở lên sổ đơn vị cấp huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới);

Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; phấn đấu đến năm 2020 có 80% số trường đạt chuẩn quốc gia; có 8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường dân tộc nội trú thuộc tỉnh;

Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân hằng năm 15.000 người, trong đó xuất khẩu lao động 1.000 người. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo có chứng chỉ nghề từ 26-28%....

4.3. Quan điểm phát triển công nghiệp. - Phát triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu

tiên tập trung vào một số ngành có giá trị gia tăng lớn và tỉnh có lợi thế như: Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp công nghệ thông tin; Công nghiệp vật liệu mới, Công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới, Công nghiệp hạ tầng (sản xuất và phân phối điện năng, xử lý môi trường và chất thải).

- Chú trọng chất lượng tăng trưởng GDP của ngành (chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại...).

- Phát triển công nghiệp theo chiều sâu để đảm bảo tính bền vững, thân

Page 103: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang103

thiện với môi trường; khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng...

- Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.

4.4. Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển công nghiệp.

- Thứ tự ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp: Công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp; Chế biến sâu khoáng sản; Chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng gắn với vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới; Các ngành công nghiệp chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (sản xuất phần cứng và gia công phần mềm); Công nghiệp hạ tầng (sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải); Công nghiệp hoá chất; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất kim loạị...Trong các thứ tự ưu tiên phát triển của tỉnh nêu trên, chủ yếu là các chuyên ngành thuộc công nghiệp chế biến.

- Tập trung phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Trong các khu công nghiệp: Ưu tiên thu hút đầu tư những dự án công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn; Trong các Cụm công nghiệp, cụm TTCN và Làng nghề: Ưu tiên thu hút đầu tư những dự án công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động có trình độ không cao. Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ chế biến và tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành.

- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn; Sản xuất hàng xuất khẩu; Gia tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chủ lực. Chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động có trình độ không cao về khu vực nông thôn; huy động có hiệu quả các nguồn lực nội sinh; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài.

- Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống đô thị; Phân bố hợp lý các loại hình sản xuất, quy mô theo địa bàn và trong các Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề; Từng bước hiện đại hóa ngành công nghiệp Thái Nguyên.

- Mục tiêu cụ thể của ngành công nghiệp Thái Nguyên:

Page 104: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang104

+ GRDP Công nghiệp (giá 2010) đến năm 2020 đạt 29.500 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 59.600 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 115.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 16%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 15%, giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 14%.

+ Giá trị SXCN (giá 2010) đến năm 2020 đạt 700.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.183.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.893.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 11%; giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 10%.

Bảng tổng hợp mục tiêu phát triển ngành CN Tỷ đồng (giá 2010)

TT Chỉ tiêu 2015 2020 2025

TT 2016-2020 (%/n)

TT 2021 -2025 (%/n)

1 Giá trị SXCN 350.000 700.000 1.183.000 15 11 2 GDP Công nghiệp 14.030 29.500 59.600 16 15 3 VA /GO (%) 4 4,3 5

4.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp

4.5.1. Luận chứng một số phương án phát triển. Trên cơ sở định hướng trong Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh,

các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thái Nguyên; Kết luận số 157 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII; Những nguồn lực, điều kiện trong và ngoài nước tác động đến mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh...có thể xem xét một số các phương án phát triển cụ thể như sau:

Phương án I (Phương án cơ sở): Lấy theo phương án của Kết luận số 157 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII để định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030 như sau: Tiếp tục phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, nhưng ưu tiên tăng trưởng theo chiều sâu, với chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cao trong cả thời kỳ đến năm 2025, trong đó công nghiệp: GTSXCN (giá 2010) đến năm 2020 đạt 700.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.183.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.893.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 11%; giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 10%. GRDP công nghiệp (giá 2010) đến năm 2020 đạt 29.500 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 59.600 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 115.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 16%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 15%, giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 14%.

(cụ thể phương án phát triển từng chuyên ngành xem phụ lục).

Page 105: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang105

Phương án II: Lấy theo phương án phát triển của Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến 2020 với định hướng phát triển của Ngành là sau 2015 tập trung phát triển theo chiều sâu, nâng cao mức độ chế biến và gia tăng giá trị của các sản phẩm công nghiệp, phát triển mạnh các ngành cơ khí chế tạo, hoá chất, dược phẩm, các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp nông thôn... với mục tiêu phấn đấu nâng cao tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất và nâng cao tỷ lệ lao động trong cơ cấu lao động của tỉnh: Phát triển công nghiệp có lựa chọn, hướng tăng trưởng theo chiều sâu, nên mức đóng góp cho GRDP chung của tỉnh trong cả thời kỳ có giảm so với phương án I từ 7 đến 10%; Các chỉ tiêu cơ bản của phương án này như sau: Giá trị SXCN (giá 2010) đến năm 2020 đạt 620.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.097.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.942.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả 3 giai đoạn đều là 12%. GRDP Công nghiệp (giá 2010) đến năm 2020 đạt 27.100 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 55.800 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 112.800 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 15,5%, giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 15%.

(cụ thể phương án phát triển từng chuyên ngành xem phụ lục).

Phương án III: Tiếp tục tăng trưởng mạnh theo bề rộng, tận dụng tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh của tỉnh (trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao, giàu tài nguyên thiên nhiên, đang có cơ hội phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, phấn đấu đưa Thái Nguyên thành khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội) để thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các ngành công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ để thay đổi về chất cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015; Các chỉ tiêu cơ bản của phương án này như sau: Giá trị SXCN (giá 2010) đến năm 2020 đạt 770.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.555.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 2.877.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 17%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 15%; giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 13%. GRDP Công nghiệp (giá 2010) đến năm 2020 đạt 30.900 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 64.800 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 136.100 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 17%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 16%, giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 16%.

(cụ thể phương án phát triển từng chuyên ngành xem phần sau)

Page 106: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang106

Tổng hợp các thông số cơ bản của ba phương án phát triển:

No Các thông số cơ bản

2016-2020 2021-2025 2026-2030 PAIII PAII PAI PAIII PAII PAI PAIII PAII PAI

1 Tăng trưởng GTSX CN (%/n)

17 12 15 15 12 11 13 12 10

2 Tốc độ tăng VA SXCN (%/n)

17 14 16 16 15,5 15 16 15 14

2020 2025 2030 3 Giá trị

SXCN (Giá 2010, nghìn tỷ đồng)

770 620 700 1.555 1.097 1.183 2.877 1.942 1.893

4 VA trong SXCN (Giá 2010, nghìn tỷ đồng)

30,9 27,1 29,5 64,8 55,8 59,6 136,1 112,8 115

4.5.2. Phân tích phương án phát triển. *Phương án III: - Ưu điểm: Các chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn so với phương án I và II, chỉ

tiêu về tăng trưởng giá trị SXCN phù hợp nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015; tận dụng được các điều kiện, nguồn lực và lợi thế so sánh của tỉnh (trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao, giàu tài nguyên thiên nhiên, đang có cơ hội phát triển mạnh cơ sở hạ tầng); tạo được động lực phấn đấu phấn đấu đưa Thái Nguyên thành khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội và sớm trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

- Nhược điểm: Tạo ra sức ép lớn về: Thu hút đầu tư, vốn đầu tư chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, môi trường công nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

*Phương án II: - Ưu điểm: Tương đối phù hợp với phương án phát triển của Quy hoạch

điều chỉnh phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến 2020 với định hướng tập trung phát triển Ngành theo chiều sâu, nâng cao mức độ chế biến và gia tăng giá trị của các sản phẩm công nghiệp, với mục tiêu phấn đấu nâng cao tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất, phát triển công nghiệp có lựa chọn, nên mức đóng góp cho GRDP chung của tỉnh trong cả thời kỳ có giảm; không

Page 107: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang107

tạo ra sức ép lớn về thu hút đầu tư, vốn đầu tư chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp giai đoạn đầu; Tăng trưởng chất lượng cao.

- Nhược điểm: Tăng trưởng giá trị SXCN của ngành trong cả thời kỳ 2016 2030 thấp; không tận dụng được các điều kiện, nguồn lực và lợi thế so sánh của tỉnh; không tạo được động lực phấn đấu cho ngành; đòi hỏi vốn đầu tư đổi mới của từng doanh nghiệp là rất lớn (đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ, đổi mới kiểu dáng-chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm), nên khó có khả năng thực thi đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hoạch định, tạo sức ép lớn về vốn đầu tư và giải quyết việc làm đối với từng doanh nghiệp; thu hút đầu tư có chọn lọc, chỉ cho phép đầu tư những ngành nghề có giá trị gia tăng lớn, nên không phù hợp với chủ trương mở rộng thu hút đầu tư của tỉnh.

*Phương án I: - Ưu điểm: Phù hợp với Kết luận số 157 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

khóa XVIII và tương đối phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015; Đưa ra phương án phát triển đã có sự điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; nhưng vẫn tận dụng được các điều kiện, nguồn lực và lợi thế so sánh của tỉnh (trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao, giàu tài nguyên thiên nhiên, đang có cơ hội phát triển mạnh cơ sở hạ tầng); tạo được động lực phấn đấu phấn đấu đưa Thái Nguyên thành khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội và sớm trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020; Sức ép về thu hút đầu tư, vốn đầu tư chung, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp và môi trường công nghiệp ở mức vừa phải.

- Nhược điểm: Tăng trưởng GRDP và giá trị SXCN của ngành trong cả thời kỳ 2016-2030 ở mức vừa phải; chưa tận dụng được tối đa các điều kiện, nguồn lực, lợi thế so sánh của tỉnh và tạo sức phấn đấu quyết liệt cho ngành.

4.5.3. Lựa chọn phương án phát triển (Phương án cơ sở). Trên cơ sở phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương án phát triển

như nêu ở phần trên, vẫn đạt được mục tiêu đưa Thái Nguyên thành khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội và trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020; Nhưng lại không tạo sức ép quá lớn về: Thu hút đầu tư, vốn đầu tư chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, môi trường công nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm....nên Phương án I sẽ được lựa chọn để hoạch định phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Bảng các chỉ tiêu cơ bản của phương án lựa chọn như sau:

No Các thông số cơ bản 2016-2020 2021-2025 2026-2030

Page 108: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang108

1 Tăng trưởng GTSX CN (%/năm) 15 11 10 2 Tốc độ tăng VA SXCN (%/năm) 16 15 14

2020 2025 2030 3 Giá trị SXCN (Tỷ đồng-giá 2010) 700.000 1.183.000 1.893.000 4 VA trong SXCN (Tỷ đồng-CĐ94) 29.500 59.600 115.000

Bảng tổng hợp giá trị SXCN, tăng trưởng của từng nhóm ngành CN

TT Hạng mục

2015 2020 2025 2030 TT16-

20 TT21-

025 TT26-

30

Tỷ Đ Tỷ Đ Tỷ Đ Tỷ Đ % % %

Tổng GTSXCN 350.000

700.000

1.183.000

1.893.000 15 11 10

1

CN chế tạo máy, điện tử, gia công KLvà cơ khí LR

323.350

654.797

1.107.807

1.753.405 15 11 10

2

CN nhẹ, CB nông, lâm, Tsản, thực phẩm, SX hàng tiêu dùng

3.535

7.113

17.702

44.055 15 20 20

3 CN hoá chất, 2.220

5.525

13.750

34.219 20 20 20

4

CN sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải

1.300

1.900 2.800

4.306 8 8 9

5

Sản phẩm từ khoáng phi KL (CNVLXD)

4.305

6.500

10.300

17.960 9 10 12

6 CN sản xuất kim loại

13.750

22.150

28.278

36.101 10 5 5

7 CN KT&CB khoáng sản

1.500

1.915 2.115

2.336 5 2 2

8 CN khác 40

100 248

618 20 20 20

Bảng tổng hợp tỷ trọng của từng nhóm ngành Công nghiệp

TT Nhóm ngành Công nghiệp 2015 2020 2025 2030

Cơ cấu chung (%) 100 100 100 100

1 CN chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp 92,386 93,542 93,644 92,626

2 CN nhẹ, CB nông, lâm, Tsản, thực phẩm, SX hàng tiêu dùng 1,010 1,016 1,496 2,327

3 CN sản xuất VLXD 1,230 0,929 0,871 0,949

Page 109: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang109

4 CN sản xuất kim loại 3,929 3,164 2,390 1,907

5 Công nghiệp KT&CB khoáng sản 0,429 0,274 0,179 0,123

6 CN điện nước và xử lý chất thảI 0,371 0,271 0,237 0,227

7 CN hoá chất 0,634 0,789 1,162 1,808

8 CN khác 0,011 0,014 0,021 0,033

4.5.4. Thứ tự ưu tiên phát triển từng chuyên ngành công nghiệp: Thái Nguyên là Tỉnh có nhiều cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim đen,

luyện kim mầu, cơ khí chế tạo động cơ, phụ tùng máy động lực, khai khoáng. Phần lớn các cơ sở công nghiệp này trình độ công nghệ chưa tiên tiến, thậm chí lạc hậu, có nhiều tác động xấu đến môi trường, nhưng do trải qua nhiều năm hoạt động, đã tạo dựng được một cơ sở vật chất tương đối, cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đông đảo..., có những điều kiện nhất định để tự thân phát triển. Tuy nhiên, do một số cơ sở luyện kim, khai khoáng đã phát triển đến ngưỡng, nên trong nhóm ngành này cần ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất động cơ, các loại công cụ, dụng cụ, phụ tùng máy. Đặc biệt cần khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, một mặt để cung cấp cho các cơ sở lắp ráp máy móc thiết bị hiện có và sẽ có, mặt khác cũng góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nhóm ngành công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử... để duy trì giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu nội ngành công nghiệp.

Nhóm ngành công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới cần được đặc biệt ưu tiên phát triển làm cơ sở vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, giải quyết việc làm và thu nhập, dần xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn...

Với quan điểm định hướng trên, sau khi phân tích các quan hệ kinh tế trong tỉnh, trong giai đoạn 2016-2055 cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử; chế tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, các cơ sở công nghiệp hỗ trợ kèm theo.

2. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng

3. Công nghiệp hoá chất (kể cả hóa dược). 4. Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải. 5. Công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (CNVLXD). 6. Công nghiệp sản xuất kim loại (kim loại mầu và kim loại đen).

Page 110: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang110

7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. 4.5.5. Xác định các vùng công nghiệp trọng điểm: 1. Công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử; chế

tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp; công nghiệp hỗ trợ: Phổ Yên-Phú Bình (Khu công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy); Thành phố Thái Nguyên (Khu công nghiệp Quyết Thắng); Thành phố Sông Công (Khu công nghiệp Sông Công)

2. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng: Trong các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn các huyện thành thị; các vùng phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.

3. Công nghiệp hoá chất (kể cả hóa dược): Chủ yếu tập trung ở (Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, Điềm Thụy, Sông Công).

4. Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải: Trong các khu công nghiệp lớn và các đô thị thuộc Thành phố Thái Nguyên, Sông Công, thị xã Phổ Yên và Phú Bình (chôn lấp và xử lý chất thải tuân thủ theo quy hoạch riêng của Tỉnh).

5. Công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (CNVLXD): Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại từ, Phổ Yên (cơ bản thực hiện theo quy hoạch VLXD của Tỉnh).

6. Công nghiệp sản xuất kim loại (kim loại mầu và kim loại đen): Đại từ (Núi Pháo); Thành phố Thái Nguyên (khu gang thép); Thành phố Sông Công (Khu công nghiệp Sông Công);

7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Tập trung chủ yếu ở một số mỏ khoáng lớn: Quặng đa kim Núi Pháo (Đại Từ); Quặng Sắt Tiến Bộ, Trại Cau (Đồng Hỷ); Than Làng Cẩm, Núi Hồng, Quan Triều (Đại Từ và TP Thái Nguyên); Quặng Titan Cây Châm (Phú Lương); Quặng Chì Kẽm làng Hích (Đồng Hỷ)….

4.6. Quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp của tỉnh

4.6.1. Công nghiệp công nghệ thông tin, chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp.

* Định hướng phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ cao:

- Thành lập Khu công nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ cao, trong đó ưu tiên phát triển các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin.

- Ngoài những công đoạn của một số lĩnh vực như gia công cơ khí, chế tạo máy đã ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ này, đặc biệt là những công đoạn sản xuất có lượng sản phẩm lớn, đòi hỏi chất lượng cao ổn định; những công đoạn sản xuất điều kiện làm việc khắc nghiệt

Page 111: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang111

- Ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư một số dự án Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp trên địa bàn Tỉnh như: Sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số (máy tính, điện thoại, màn hình); Xây dựng công viên phần mềm; Chế biến sâu khoáng sản...

- Hướng chuyên môn hóa, phân công sản xuất như sau:

+ Tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến công nghệ thông tin.

+ Ứng dụng từng công đoạn được thực hiện trong các đơn vị sản xuất có điều kiện kỹ thuật, vốn đầu tư cho phép.

+ Đầu tư những nhà máy lớn, công viên phần mềm tại Khu công nghiệp Công nghệ thông tin và công nghệ cao Yên Bình và Quyết Thắng

* Định hướng phát triển chung của nhóm ngành:

- Ngành công nghiệp chế tạo máy, sản xuất lắp ráp thiết bị, điện điện tử; sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, công cụ, dụng cụ, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp khác được định hướng ưu tiên phát triển số 1 của tỉnh, là ngành chủ chốt quyết định việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành (đã tăng trưởng đột biến từ năm 2014) và sẽ tiếp tục tăng trưởng, chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn từ năm 2016-2030 (đến năm 2030 chiếm 92,626% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh).

- Sản xuất lắp ráp thiết bị, điện điện tử gắn với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao sản xuất các loại linh kiện, phụ kiện, phụ tùng...

- Phát triển công nghiệp cơ khí gắn với phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là với công nghiệp sản xuất kim loại, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ, ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn đa quốc gia.

- Phát triển cơ khí đáp ứng cơ bản các nhu cầu của tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn ( dụng cụ, nông cụ cầm tay và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy và thiết bị); đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo phân công của ngành cơ khí vùng và cả nước (đặc biệt là sản phẩm

Page 112: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang112

động cơ điêzen và các loại dụng cụ, phụ tùng); từng bước sản xuất một số sản phẩm, vật tư, phụ tùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng.

- Đây là ngành công nghiệp hỗ trợ cần được ưu đãi đặc biệt cho phát triển; toàn bộ đầu tư mới đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại; đầu tư có trọng điểm, tập trung, không dàn trải nhằm phục vụ cho sản xuất: Máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị chế biến bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng... Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Hướng chuyên môn hóa, phân công sản xuất như sau:

+ Các khu công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy các cơ sở chuyên lắp ráp thiết bị điện, điện tử và các cơ sở công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị điện tử y tế...

+ Các khu công nghiệp thuộc Sông Công và Phổ Yên: Sản xuất và lắp ráp động cơ diesel, động cơ thủy, xe tải nhẹ và xe nông dụng, sản xuất và lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị điện, điện dân dụng; thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ôtô các loại; trục động cơ diesel, hộp số máy kéo-ôtô; sản xuất công cụ, dụng cụ...

+ Các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thuộc địa bàn các huyện: Chủ yếu là các xưởng sửa chữa cơ khí, ngoài ra còn sản xuất các loại thiết bị chế biến nông, lâm sản, thực phẩm cỡ nhỏ và vừa; thiết bị bảo quản sau thu hoạch.

- Định hướng về thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chính: + Sản phẩm cơ khí sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thị trường

tiêu thụ trên phạm vi cả nước: Động cơ điesel và các loại phụ tùng, linh kiện cho ôtô xe máy, phụ tùng máy mỏ và thiết bị khai khoáng, một số chủng loại trục cán luyện kim, trang, thiết bị và dụng cụ y tế, dụng cụ cầm tay…

+ Sản phẩm cơ khí sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất khẩu có: Động cơ Diezel, phụ tùng máy động lực, dụng cụ cầm tay…. Một số sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn như kìm, dụng cụ thú y, mà lượng xuất khẩu lên đến hàng triệu chiếc/năm.

+ Sản phẩm cơ khí , phụ tùng, máy thiết bị nông nghiệp chủ yếu là phục vụ các xã nông nghiệp, vùng chè trong tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Page 113: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang113

+ Sản phẩm thiết bị điện, điện tử tiêu thụ nội địa trong cả nước và xuất khẩu (xuất khẩu là chính).

* Mục tiêu phát triển:

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 655.213 1.108.045 1.753.405 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 93,602 93,664 92,626 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20

15 21-25

11 26-30

10

*Các dự án ưu tiên phát triển và vốn đầu tư: TT Tên dự án Địa điểm

đầu tư Qui mô Vốn đầu tư Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

1 Các dự án lắp ráp xe tải nhỏ, máy kéo và xe nông dụng

KCN Sông Công, Yên

Bình

30.000 xe,máy/ năm

2.000 tỷ đồng

1.000 tỷ đồng

Vốn trong và ngoài

nước

2 Các dự án sản xuất chi tiết, phụ kiện xe tải, máy kéo và xe ND

KCN Sông Công, Yên

Bình

30.000 xe,máy/ năm

3.000 tỷ đồng

2.000 tỷ đồng

Vốn trong và ngoài

nước

3 Chế tạo thiết bị Điện các loại

KCN Sông Công, Yên

Bình

20.000 TB/năm

1.000 tỷ đồng

500 tỷ đồng

Vốn trong và ngoài

nước

4 Sản xuất thiết bị cơ khí ngành dệt may

KCN Sông Công

30.000 TB/năm

1.000 tỷ đồng

500 tỷ đồng

Vốn trong nước

5 Sản xuất chi tiết và phụ kiện ngành nước

KCN Sông Công

10.000 tấn/năm

500 tỷ đồng

200 tỷ đồng

Vốn trong nước

6 Sản xuất thiết bị, phụ kiện ngành khai thác, chế biến KS

KCN Sông Công, Yên

Bình

3.000 tấn/năm

200 tỷ đồng

100 tỷ đồng

Vốn trong nước

7 Các dự án sản xuất công cụ, dụng cụ, chi tiết máy và bộ phận tiêu chuẩn, khuôn mẫu

KCN Sông Công, Yên Bình, Điềm

Thụy

30.000 tấn/năm

2.000 tỷ đồng

1.000 tỷ đồng

Vốn trong và ngoài

nước

8 Các dự án sản xuất Linh kiện, phụ kiện, phần mềm máy tính và TB điện tử

KCN Sông Công, Yên Bình, Điềm

Thụy

30.000 tấn/năm

5.000 tỷ đồng

2.000 tỷ đồng

Vốn trong và ngoài

nước

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

14.700 tỷ đồng

7.300 tỷ đồng

Page 114: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang114

- Vốn đầu tư của ngành này 2016- 2020 ước khoảng 14.700 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành này giai đoạn2021-2025 ước khoảng 7.300 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 22.000 tỷ đồng.

4.6.2. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

*Mục tiêu phát triển: Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 7.113 17.702 44.055 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 1,016 1,496 2,327 Tăng trưởng bình quân %/năm 16-20

15 21-25

20 26-30

20

* Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển: TT

Tên dự án

Địa điểm đầu tư Qui mô Vốn đầu tư Nguồn vốn 2016-2020

2021-2025

1 Chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch

Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ

20.000 Tấn/năm

50 Tỷ VN

đồng

50 Tỷ VN

đồng

Vốn trong nước

2 Chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa,

Võ Nhai

10.000 Tấn/năm

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong nước

3 Chế biến rau, củ, quả và bảo quản

Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú

Lương, Đại Từ

20.000 Tấn/năm

100 Tỷ VN

đồng

100 Tỷ VN

đồng

Vốn trong nước

4 Sản xuất rượu Phú Bình, Phổ Yên,

10 triệu lít/năm

100 tỷ đồng

50 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

5 Sản xuất Bia chai, lon

TP Thái Nguyên, TP Sông Công

50 triệu lít/năm

150 tỷ đồng

100 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

6 Sản xuất nước giải khát, hoa quả các loại

TP Thái Nguyên, Sông Công và các

huyện thị khác

30 triệu lít/năm

150 tỷ đồng

100 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

7 Sản xuất Bánh, mứt, kẹo

TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TX

Phổ Yên

5.000 Tấn/năm

50 Tỷ VN

đồng

50 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

8 Sản xuất thức ăn nhanh

TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TX

3.000 Tấn/năm

30 Tỷ VN

30 Tỷ VN

Vốn trong, ngoài nước

Page 115: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang115

Phổ Yên đồng đồng

9 Chế biến tinh bột sắn

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa,

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong nước

10 Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú

Lương, Đại Từ

50.000 tấn thịt

hơi/năm

75 tỷ đồng

40 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

11 Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Định Hóa, VõNhai, TP Thái Nguyên, TP Sông Công,

50.000 tấn thịt

hơi/năm

75 tỷ đồng

40 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

12 Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

5.000 Tấn/năm

50 Tỷ VN

đồng

50 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

13 Sản xuất ván sàn Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

30.000 m2/năm

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

14 Sản xuất đồ mộc gia dụng

Các huyện, thành, thị

10.000 Tấn/năm

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

15 Sản xuất giấy vệ sinh

Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng

Hỷ, Phú Lương,

5.000 Tấn/năm

50 Tỷ VN

đồng

50 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

16 Sản xuất Bột giấy

Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng

Hỷ, Phú Lương,

10.000 Tấn/năm

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

17 Sản xuất đũa, tăm

Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng

Hỷ, Phú Lương,

5.000 Tấn/năm

30 Tỷ VN

đồng

30 Tỷ VN

đồng

Vốn trong, ngoài nước

18 Các cơ sở sản xuất Giày dép xuất khẩu

Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng Hỷ, Phú Lương,

50 triệu SF/năm

200 tỷ đồng

150 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

19 Các cơ sở may Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng Hỷ, Phú Lương,

50 triệu SF/năm

100 tỷ đồng

100 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

20 Các cơ sở sợi, dệt và phụ liệu ngành may

Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ,Đồng Hỷ, Phú Lương,

Hàng triệu

tấn/năm

100 tỷ đồng

50 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

21 Các cơ sở sản xuất đồ dùng gia dụng khác

Các huyện, thành, thị

50 triệu SF/năm

100 tỷ đồng

50 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

1.360 tỷ đồng

1.090 tỷ đồng

Page 116: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang116

- Vốn đầu tư của ngành này 2016- 2020 ước khoảng 1.360 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành này giai đoạn2021-2025 ước khoảng1.090 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 2.450 tỷ đồng.

1. Công nghiệp dệt-may-da giày và sản xuất hàng tiêu dùng:

Là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao, có triển vọng phát triển do nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng và là ngành có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo tay nghề ngắn, thích hợp với lao động nông nghiệp chuyển sang và thu hút nhiều lao động...Là ngành công nghiệp quan trọng giúp Thái Nguyên đạt tiêu chí chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động tại chỗ vùng nông nghiệp nông thôn.

*Những thị trường tiềm năng xuất khẩu hàng Việt Nam: - Ngành Dệt May: Năm 2015 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào

thị trường Hoa Kỳ ước đạt trên 11 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo; vào thị trường EU năm 2015 và những năm tiếp theo sẽ duy trì và đạt trên 4 tỷ USD/năm; Nhật Bản là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP cùng Việt Nam, nên kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản sẽ duy trì đà tăng trưởng và đạt trên 2,9 tỷ USD/năm. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt 2,1 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là các nhóm áo khoác, áo jacket, hàng suite, quần nam/nữ...

- Ngành da giày hiện đang đứng thứ 5 trong các ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đóng góp gần 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với năng lực 1.600 dây chuyền, sản xuất 800 triệu đôi giày dép các loại, 120 triệu túi, cặp…, ngành da giày đã thu hút được hơn 1 triệu lao động. Thị trường xuất khẩu chính của da giày Việt Nam là EU (Pháp, Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Italia) với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2013; Tiếp theo là Mỹ với 3,3 tỷ USD, Nhật Bản 533 triệu USD... Theo đánh giá của các chuyên gia, khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với giày dép Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU. EVFTA được ký kết cũng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu.

*Phương hướng phát triển: - Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở may công nghiệp hiện có: Từng

bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển; đến năm 2020 chấm dứt việc thực hiện các hợp đồng gia công và thay bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp;

Page 117: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang117

- Đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Điềm Thuỵ; Trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các đô thị lớn như Thành phố Thái Nguyên, Sông Công, thị xã Phổ Yên, Yên Bình; Các nhà máy may, sản xuất giày dép ở qui mô vừa chuyên làm hàng xuất khẩu tại các Cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện: Đại từ, Định Hóa, Phú Lương; Đồng Hỷ; Võ Nhai (mỗi huyện nên đầu tư từ 2 đến 3 nhà máy)

- Đối với các Cụm công nghiệp khác và cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có thể tổ chức các loại hình sản xuất giày, dép, may công nghiệp; các cơ sở chế biến nông-lâm sản, thực phẩm và các loại hàng hoá tiêu dùng khác ở quy mô nhỏ, với mục đích giải quyết lao động việc làm tại chỗ và sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất khẩu (định hướng sản lượng một số sản phẩm chủ yếu xem phụ lục 02).

2. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống

*Dự báo thị trường và sản phẩm (sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp và đàn gia súc, gia cầm hàng năm dự báo theo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020)

- Hạn chế lớn nhất của ngành chế biến trái cây xuất khẩu của ta là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Khi vào vụ cao điểm doanh nghiệp thường phải nhập nguyên liệu với giá khá cao; nguồn nguyên liệu nông sản Thái Nguyên tuy rộng lớn nhưng thiếu tập trung, chất lượng không đồng đều nên khó thu gom phục vụ chế biến xuất khẩu, cộng với thiếu những giống cây có năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định nên rất khó đưa vào sản xuất lớn...Nên chỉ phát triển khi Thái Nguyên có vùng chuyên canh một số loại cây, củ, quả và tập trung vào một số loại (chủ yếu là sấy khô) để xuất đi Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

- Đối với cây chè và các loại trà có thể chế biến và xuất khẩu: Việt Nam hiện có 3 thị trường xuất khẩu chính là Pakistan, Đài Loan và Nga và hàng năm đều có mức tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu. Chè Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao (bình quân chè khô các loại giá chỉ khoảng 2USD/kg). Do đặc thù về chất lượng và giá trị cao của sản phẩm chè trên thị trường trong nước, Chè Thái Nguyên (đến năm 2020 diện tích chè toàn tỉnh là 20.000 ha, chè kinh doanh đạt 19.000 ha, sản lượng đạt 215.000 tấn búp tươi) về tổng thể chỉ phù hợp để chế biến các loại trà đặc sản (giá bình quân trà khô đặc sản các loại từ 10 đến 250USD/kg), ở qui mô sản xuất nhỏ (nhóm hộ và hộ), ở qui mô sản xuất vừa (không quá 1.000 kg chè búp tươi/ngày). Do đó có thể tổ chức mỗi làng nghề chè một vài cơ sở...

- Ngoài ra một số sản phẩm khác của Thái Nguyên có thể chế biến để xuất khẩu: Dược liệu, thực phẩm chức năng, chế biến thịt gia súc, gia cầm (dự báo đàn gia súc, gia cầm hàng năm khoảng: trâu 71.200 con, bò 35.000 con, lợn

Page 118: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang118

560.000 con, gia cầm 8,5triệu con; sản lượng thịt hơi các loại 106.500 tấn/năm); nghiên cứu chế biến một số loại quả (diện tích cây ăn quả đến năm 2020 khoảng 17.000 ha chủ yếu gồm Chuối, Na, Bưởi, Nhãn, Ổi, Táo) và một số sản phẩm nông nghiệp khác: Dưa chuột muối, ớt, dầu gấc, bột gấc sấy khô, các sản phẩm từ quả Sachi...

*Phương hướng phát triển:

- Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh về các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống đã được hoạch định theo hướng chuyên canh để có phương án phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, quy mô lớn.

- Các cơ sở chế biến hiện tại cần xử lý theo hướng: Chỉ đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành (các cơ sở còn lại sẽ có phương án bỏ hoặc di chuyển).

- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung mới theo quy mô nguồn nguyên liệu. Không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và công tác phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Tăng nhanh các sản phẩm chủ lực như:

+ Chế biến chè cao cấp: Gắn với vùng chè đặc sản (Tân Cương, La Băng, Trại Cài...) và các làng nghề chè đặc sản; quy mô đầu tư và tổ chức sản xuất chủ yếu theo hộ và nhóm hộ. Trong trường hợp đầu tư và tổ chức sản xuất kinh doanh qui mô vừa (Doanh nghiệp đầu mối, tinh chế và bao tiêu sản phẩm), mỗi huyện cũng không nên cho phép quá 02 đơn vị/ngành nghề.

+ Sản xuất bia lon-chai chất lượng cao: Một trong hai thành phố (Thái Nguyên và Sông Công ), lựa chọn thu hút 01 đến 02 dự án đầu tư sản xuất bia lon-chai đảm bảo chất lượng quốc tế, với tổng công suất khoảng 50 triệu lít/năm để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Chế biến rau-củ-quả, nước hoa quả: Trên địa bàn đã qui hoạch các vùng chuyên canh rau-củ-quả (Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ) phục vụ các thành phố, thị xã và khu công nghiệp lớn của tỉnh, lựa chọn thu hút các dự án đầu tư chế biến, bảo quản rau-củ-quả các loại với tổng công suất khoảng 20.000 tấn/năm. Ưu tiên các dự án gắn với vùng nguyên liệu và sản phẩm chất lượng cao. Các địa bàn liền kề hai thành phố (Thái Nguyên và Sông Công ) và các khu công nghiệp lớn lựa chọn thu hút các dự án đầu tư chế biến nước giải khát, hoa quả với tổng công suất khoảng 30 triệu lít/năm. Ưu tiên các dự án gắn với vùng nguyên liệu và sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

+ Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm phân làm 02 loại hình đầu tư:

Page 119: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang119

Qui mô vừa gồm các cơ sở giết mổ và chế biến trên 300 con/ngày đầu tư tại các huyện, thị: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ.

Qui mô nhỏ gồm các cơ sở giết mổ và chế biến dưới 300 con/ngày đầu tư tại các huyện, thành: Định Hóa, VõNhai, TP Thái Nguyên, TP Sông Công

+ Chế biến đồ hộp: Lựa chọn trong số các cơ sở giết mổ qui mô vừa để liên kết đầu tư.

+ Chế biến đồ ăn nguội: Gắn với các đô thị lớn (TP Thái Nguyên, Sông Công); các Khu CN lớn (Yên Bình, Sông Công, Điềm Thụy) và hệ thống các trường Đại học.

Giảm dần các sản phẩm sơ chế, phát triển chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nhằm tăng giá trị, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị tường trong nước và xuất khẩu (định hướng sản lượng một số sản phẩm chủ yếu xem phụ lục 02).

3. Công nghiệp chế biến lâm sản:

*Dự báo thị trường và sản phẩm (chỉ dự báo cho hàng xuất khẩu)

Tiềm năng về vùng nguyên liệu (gỗ, tre, nứa) tỉnh Thái Nguyên có nhiều, nhưng hiện tại chúng ta mới chỉ chế biến xuất giấy thô cho Đài Loan mỗi năm vài nghìn tấn và một số loại nguyên liệu thô khác; Trước tình hình trên, trong tương lai Thái Nguyên chỉ nên lựa chọn sản xuất một số sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh để xuất khẩu: Đồ gỗ mĩ nghệ, ván sàn, đũa, tăm, mây-tre đan...còn lại tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm nội tiêu: Đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng, nội thất...phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

*Phương hướng phát triển:

Với sản lượng nguyên liệu gỗ, tre, nứa hàng trăm nghìn m3/năm của tỉnh, ngành công nghiệp chế biến lâm sản có thể phát triển theo hướng:

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Tân Long, ván dăm Lưu Xá và các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ dùng văn phòng, gỗ nội thất...) đảm bảo phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh (định hướng sản lượng một số sản phẩm chủ yếu xem phụ biểu).

- Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án: Sản xuất giấy vệ sinh trên địa bàn các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, với công suất 5.000 Tấn/năm; Trên địa bàn tỉnh chỉ lựa chọn 01 đến 02 dự án sản xuất bột giấy ở một trong các huyện (trừ Phú Bình), với tổng công suất 10.000 Tấn/năm; ngoài ra

Page 120: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang120

vẫn tiếp tục thu hút các dự án sản xuất ván sàn (công suất 30.000 m2/năm), dự án sản xuất đồ mộc gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ (công suất 10.000 tấn/năm), các dự án sản xuất đũa, tăm, hàng mây-tre đan xuất khẩu... (công suất 5.000 tấn/năm) trên địa bàn các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương; Khuyến khích các hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh liên kết đầu tư.

4.6.3. Công nghiệp hoá chất.

*Dự báo về thị trường và nhu cầu: Về cơ bản Việt Nam là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu phân bón hàng năm là rất lớn. Trong một vài năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp nước ta liên tục phát triển đã tạo nên thị trường lớn và ổn định cho phát triển sản xuất phân bón trong nước, giảm dần số lượng nhập khẩu và tạo sự ổn định về giá cho nông dân. Thị trường trong nước còn mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất các sản phẩm từ cao su, nhựa cung ứng cho tiêu dùng và lắp ráp các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Việc các hãng ô tô, xe máy nổi tiếng thế giới đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo nên một nhu cầu hàng năm rất lớn về các sản phẩm từ cao su, nhựa, đặc biệt là sản phẩm vỏ ruột xe các loại. Tấm cốt pha, tấm nhựa nhu cầu rất lớn dùng trong các công trình xây dựng...vật liệu composit cũng mở ra nhiều hướng phát triển sản phẩm mới của ngành (bồn chứa nước, vật liệu cách âm, cách nhiệt...). Mức tiêu dùng về thuốc trị bệnh của người dân nước ta khá lớn song sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên hàng năm phải nhập khẩu một số lượng lớn do vậy thị trường trong nước sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để sản xuất tân dược phát triển. Việc sản xuất các sản phẩm hoá dược đi từ dược liệu (cây có dầu, cây thuốc...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ tạo cho công nghiệp hoá chất một hướng đi nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Xu hướng dùng thực phẩm chức năng ngày càng tăng, cộng với nguồn chất xám trường đại học Y dược của tỉnh cũng là tiềm cần sớm được khai thác.

* Phương hướng phát triển:

- Tập trung đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, khai thác tối đa công suất các cơ sở hiện có, triển khai đầu tư nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực hóa dược, đặc biệt là sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cả đông và tây dược.

- Liên kết hợp tác và tái cơ cấu các cơ sở hiện có theo chiều dọc nhằm tăng thêm nguồn lực tài chính, nhân lực, kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong và ngoài nước.

Page 121: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang121

- Đầu tư mới các dự án sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ nông-lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất bao bì nhựa, sơn cao cấp, chất độn công nghiệp; Sản phẩm hoá chất tiêu dùng (hoá mỹ phẩm, kem đánh răng, chất tẩy rửa...) và các phụ liệu hoá chất khác sử dụng trong công nghiệp. Riêng phát triển sản xuất vật liệu nổ phải tuân theo quy hoạch phát triển vật liệu nổ cả nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

* Mục tiêu phát triển: Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 5.525 13.750 34.219 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 0,789 1,162 1,808 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20

20 21-25

20 26-30

20

* Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển: TT Tên dự án Địa điểm ĐT Qui mô Vốn đầu tư (tỷ

đồng) Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

1 Sản xuất thuốc tây và đông dược, thực phẩm chức năng

KCN Nam Phổ Yên,

Sông Công

10 triệu ĐV/năm

300 300 Vốn trong, ngoài nước

2 Sản xuất các loại hoá mỹ phẩm, kem đánh răng, chất tẩy rửa...)

CCN huyện Phú Lương, Sông Công và Đại Từ

1.000 tấn/năm

50 50 Vốn trong, ngoài nước

3 Sản xuất keo dán gỗ

CCN huyện Phú Lương

2.000 tấn/năm

30 30 Vốn trong, ngoài nước

4 Sản xuất Axitsunfuric H2SO4

KCN Sông Công, Điềm

Thụy

20.000 tấn/năm

80 80 Vốn trong, ngoài nước

5 Sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học

Các cụm CN Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100 100 Vốn trong, ngoài nước

6 Chiết nạp gas TP Thái Nguyên,

Sông Công, Phổ Yên

10.000 tấn/năm

40 40 Vốn trong nước

7 Sản xuất chi tiết máy, dụng cụ, tấm, bao bì các loại

TP Thái Nguyên,

Sông Công,

10.000 tấn/năm

200 200 Vốn trong nước

Page 122: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang122

bằng cao su - nhựa Phổ Yên

8 Sản xuất phụ gia, chất độn CN

Các cụm CN Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100 100 Vốn trong, ngoài nước

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

900 tỷ

đồng

900 tỷ

đồng

- Vốn đầu tư của ngành này đến 2016-2020 ước khoảng 900 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành này giai đoạn 2021- 2025 ước khoảng 900 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 1.800 tỷ đồng. 4.6.4. Sản xuất và phân phối điện, nước và xử lý chất thải.

Ngành sản xuất và phân phối điện, nước và xử lý chất thải trong giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng GTSXCN cao (15%/năm) đã đạt tới ngưỡng. Trong các giai đoạn tiếp theo sẽ không có điều kiện để tăng trưởng cao (do không đầu tư sản xuất điện, chủ yếu chỉ phát triển các dự án nước và xử lý chất thải). Do vậy, trong giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân của ngành khoảng 5%/năm và giai đoạn 2021-2025 là 10%/năm. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu gần như không tăng theo từng thời kỳ, dự báo chỉ chiếm khoảng 0,25 đến 0,28%.

* Dự báo nhu cầu:

- Dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2030 khoảng 10 đến 13%/năm. Tuy nhiên sản lượng điện sản xuất của tỉnh sẽ không tăng, do nguồn than không bảo đảm để tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn tới chỉ đầu tư hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, phục vụ nhu cầu xã hội chủ yếu bằng nguồn cân đối chung của lưới Quốc gia.

- Dự báo nhu cầu và chỉ tiêu cấp nước lấy theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 22/6/2015: Phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo cấp nước sạch (đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế) cho 100% dân số đô thị loại I, II và III; 95 % dân số đô thị loại IV và V; 80% dân số nông thôn; cấp đủ nước cho hoạt động của các Khu, Cụm công nghiệp (theo tiêu chuẩn cấp nước 22 m3/ha với tỷ lệ lấp đầy 90% diện tích). Dự báo nhu cầu tiêu thụ nước sạch của Tỉnh tăng bình quân giai đoạn 2016-2030 khoảng 18%/năm; nhưng từng giai đoạn 5 năm nhu cầu có khác nhau, nên phương án đảm bảo được dự báo tổng công suất các nhà máy nước như sau: Đến năm 2020 đạt công suất 60 triệu m3/năm; năm 2025 đạt công suất 80 triệu m3/năm; năm 2030

Page 123: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang123

đạt công suất 160 triệu m3/năm; (năm 2014 công suất chỉ đạt 13 triệu m3/năm).

- Giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh nhiều Khu, Cụm công nghiệp, Đô thị lớn sẽ được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định, lượng chất thải sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại (1.000 đến 3.000 tấn/ngày/đêm). Do đó phát triển các cơ sở xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn là một nhu cầu bức thiết và ngành công nghiệp môi trường dự báo sẽ có nhu cầu phát triển mạnh ở Thái nguyên.

* Mục tiêu phát triển:

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 1.659 2.673 4.306 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 0,237 0,226 0,227 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20

5 21-25

10 26-30

10 * Phương hướng phát triển:

- Sớm hoàn thiện quy hoạch hệ thống cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp điện và sản xuất ổn định, hết công suất các cơ sở hiện có như: Nhiệt điện Cao Ngạn, An Khánh. Coi trọng tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường; ngoài ra có thể nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng điện khác (hiện tại nguồn tiềm năng này chưa được nghiên cứu khai thác) phục vụ các xóm bản vùng sâu, nơi đưa điện lưới Quốc gia gặp khó khăn...

- Phấn đấu đáp ứng tối đa nhu cầu về nước cho phát triển KTXH của tỉnh; đảm bảo chất lượng về dịch vụ cung cấp nước, coi trọng tiết kiệm để giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường. Có phương án đầu tư chiều sâu, đảm bảo sản xuất ổn định, hết công suất các cơ sở sản xuất hiện có và hoàn thành phương án cấp nước theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 17/2015/ QĐ-UBND ngày 22/6/2015:

+ Vùng I (Vùng thành phố Thái Nguyên): Dự báo tổng nhu cầu dùng nước toàn vùng đến năm 2025 là 136.500 m3/ngày (trong đó thành phố Thái Nguyên mở rộng 98.000 m3/ngày; Thị xã Núi Cốc 15.000 m3/ngày; Đô thị Chùa Hang - Hóa Thượng 8.000 m3/ngày; Đô thị Cù Vân 500 m3/ngày; Khu công nghiệp và cụm công nghiệp phụ cận 15.000 m3/ngày). Đến năm 2035 là 209.000 m3/ngày (trong đó thành phố Thái Nguyên mở rộng 159.000 m3/ngày; Thị xã Núi Cốc 21.000 m3/ngày; Đô thị Chùa Hang - Hóa Thượng 9.500 m3/ngày; Đô thị Cù Vân 1.000 m3/ngày; Khu công nghiệp và cụm công nghiệp phụ cận 18.500

Page 124: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang124

m3/ngày). Định hướng quy hoạch phát triển các nhà máy nước: Nhà máy nước Túc Duyên (nước ngầm, tại phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên, giữ nguyên công suất khai thác như hiện nay là 10.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030, phục vụ khu vực trung tâm, phía đông bắc thành phố Thái Nguyên và phần mở rộng của bờ đông sông Cầu); Nhà máy nước Quang Vinh (phường Quang Vinh thành phố Thái Nguyên, giữ nguyên công suất khai thác như hiện nay là 3.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Nhà máy nước Tích Lương (phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên, khai thác nguồn nước mặt Hồ Núi Cốc, phục vụ khu vực phía nam thành phố, giữ nguyên công suất khai thác như hiện nay là 30.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Nhà máy nước Chùa Hang (nước ngầm, tại thị trấn Chùa Hang, giữ nguyên công suất khai thác như hiện nay và bổ sung từ hệ thống cấp nước thành phố Thái Nguyên để đạt 2.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Nhà máy nước mặt Nam Núi Cốc 1 (nước mặt, xây dựng mới tại núi Voi Phun, xã Phúc Trìu, với diện tích 5,0 ha, phục vụ khu vực thị xã Núi Cốc (cả TT Quân Chu) và vùng lân cận, công suất đầu tư từ 90.000 đến 100.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Nhà máy nước mặt Bình Thuận (nước mặt, xây dựng mới tại xã Bình Thuận, Núi Cốc, phục vụ khu vực phía Tây Bắc Núi Cốc, công suất đầu tư 4.500 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Nhà máy nước mặt Nam Núi Cốc 2 (nước mặt, xây dựng mới tại núi Voi Phun, xã Phúc Trìu (phía nam nhà máy nước Núi Cốc 1), với diện tích 5,0 ha, phục vụ khu vực thị xã Núi Cốc (cả TT Quân Chu) và vùng lân cận, công suất đầu tư từ 50.000 đến 60.000 m3/ngày,đêm đến năm 2030); Trạm bơm tăng áp Cù Vân: Xây dựng mới trạm bơm tăng áp Cù Vân, nguồn nước từ hệ thống cấp nước thành phố Thái Nguyên; phạm vi phục vụ chủ yếu cấp nước sinh hoạt cho đô thị Cù Vân, công suất từ 500 đến 1.000 m3/ngày, đêm đến năm 2030).

+ Vùng II (phía Nam tỉnh Thái Nguyên): Dự báo tổng nhu cầu dùng nước toàn vùng đến năm 2025 là 124.000 m3/ngày (trong đó thành phố Sông Công 28.000 m3/ngày; Thị xã Phổ Yên 22.500 m3/ngày; Đô thị Yên Bình 15.000 m3/ngày; Thị trấn Hương Sơn 5.500 m3/ngày; Khu, Cụm công nghiệp phụ cận 53.000 m3/ngày). Đến năm 2035 là 159.500 m3/ngày (trong đó thành phố Sông Công 34.000 m3/ngày; Thị xã Phổ Yên 31.500 m3/ngày; Đô thị Yên Bình 21.500 m3/ngày; Thị trấn Hương Sơn 7.500 m3/ngày; Khu, Cụm công nghiệp phụ cận 65.000 m3/ngày). Định hướng quy hoạch phát triển các nhà máy nước: Nhà máy nước Sông Công (nước mặt, phục vụ thành phố Sông Công, TT Bắc Sơn, KCN Sông Công I, Sông Công II; Khu, Cụm công nghiệp Điềm Thụy và vùng lân cận, công suất hiện tại là 15.000 m3/ngày,đêm và sẽ dần đầu tư, nâng công suất lên 40.000 m3/ngày,đêm vào năm 2030); Nhà máy nước Sông Công 2 (nước mặt, xây mới gần kề phía bắc nhà máy nước Sông Công 1, với quy mô dự kiến 2-3ha, , phục vụ thành phố Sông Công (TT Bắc Sơn, KCN Sông Công I, Sông Công II; Khu, Cụm công nghiệp Điềm Thụy và thị xã Phổ Yên; và vùng lân cận, công

Page 125: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang125

suất đầu tư 20.000 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến 2030); Nhà máy nước Yên Bình (nước mặt hồ điều hòa Yên Bình (qua kênh Đông từ Hồ Núi Cốc), xây dựng mới, với quy mô dự kiến 7,5 - 10ha, phục vụ chủ yếu là thị xã Phổ Yên và KCN Yên Bình, CCN Nam Phổ Yên, công suất đầu tư từ 100.000 đến 150.000 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến 2030); Nhà máy nước Hương Sơn (nước mặt, sông đào với công suất thiết kế là 1.000 m3/ngày, phục vụ thị trấn Hương Sơn, giai đoạn đến 2030 sẽ chuyển thành trạm bơm tăng áp với nguồn nước từ nhà máy nước Sông Công 2 có công suất 5.500 đến 7.500 m3/ngày,đêm.

+ Vùng III (các đô thị còn lại): Dự báo tổng nhu cầu dùng nước toàn vùng đến năm 2025 là 17.500 m3/ngày (trong đó: Thị trấn (TT) Đu 3.300 m3/ngày; TT Giang Tiên 650 m3/ngày; TT Trại Cau 1.600 m3/ngày; TT Sông Cầu 550 m3/ngày; TT Hùng Sơn 5.500 m3/ngày; ĐT Yên Lãng 350 m3/ngày; TT Chợ Chu 1.100 m3/ngày; ĐT Trung Hội 500 m3/ngày; TT Đình Cả 1.400 m3/ngày; ĐT La Hiên - Quang Sơn 3.200 m3/ngày). Đến năm 2035 là 38.000 m3/ngày (trong đó: Thị trấn (TT) Đu 4.500 m3/ngày; TT Giang Tiên 3.700 m3/ngày; TT Trại Cau 4.900 m3/ngày; TT Sông Cầu 1.000 m3/ngày; TT Hùng Sơn 7.500 m3/ngày; ĐT Yên Lãng 750 m3/ngày; TT Chợ Chu 3.700 m3/ngày; ĐT Trung Hội 1.000 m3/ngày; TT Đình Cả 4.500 m3/ngày; ĐT La Hiên - Quang Sơn 6.700 m3/ngày). Định hướng quy hoạch phát triển các nhà máy nước: Nhà máy nước thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ (nước mặt Sông Công, công suất thiết kế hiện tại là 2.500 m3/ngày, phục vụ khu vực thị trấn Hùng Sơn và các Cụm công nghiệp phụ cận, giai đoạn đến 2030 sẽ nâng công suất lên 7.500 m3/ngày,đêm); Nhà máy nước thị trấn Sông Cầu (xây dựng mới, nước ngầm phục vụ khu vực thị trấn và các Cụm công nghiệp phụ cận, giai đoạn đến 2030 có công suất lên 1.000 m3/ngày,đêm); Nhà máy nước thị trấn Trại Cau (nước ngầm, công suất thiết kế hiện nay là 1.000 m3/ngày,đêm, phục vụ khu vực thị trấn và phụ cận, giai đoạn đến 2030 sẽ nâng công suất lên 5.000 m3/ngày,đêm); Nhà máy nước thị trấn Đu (nước ngầm, công suất thiết kế hiện nay là 600 m3/ngày,đêm, phục vụ khu vực thị trấn và phụ cận, giai đoạn đến 2030 sẽ nâng công suất lên 4.500 m3/ngày,đêm); Nhà máy nước thị trấn Giang Tiên (nước ngầm, xây dựng mới tại thị trấn Giang Tiên, phục vụ khu vực thị trấn và phụ cận, giai đoạn đến năm 2030 có công suất 3.700 m3/ngày, đêm); Nhà máy nước thị trấn Đình Cả (nước ngầm, công suất hiện tại là 600 m3/ngày,đêm, phục vụ khu vực thị trấn và phụ cận, sẽ đầu tư nâng công suất lên 4.500 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến năm 2030); Nhà máy nước Đô thị La Hiên - Quang Sơn (nước ngầm, xây dựng mới, phục vụ khu vực Đô thị La Hiên - Quang Sơn và phụ cận, với công suất lên 6.700 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến năm 2030); Nhà máy nước thị trấn Chợ Chu (hiện là trạm cấp nước trực tiếp từ giếng khoan lên bể áp lực rồi khử trùng với công suất 800 m3/ngày,đêm, phục vụ khu vực thị trấn Chợ Chu và phụ cận, giai đoạn đến năm 2030 sẽ đầu tư hoàn thiện để đạt công suất 3.700 m3/ngày,đêm); Nhà máy nước Đô thị Yên Lãng (nước ngầm, xây dựng mới, phục vụ khu đô thị và phụ cận, với công suất lên 750 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến năm 2030); Nhà máy nước Đô thị Trung

Page 126: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang126

Hội (nước ngầm, xây dựng mới, phục vụ khu vực đô thị và phụ cận, với công suất lên 1.000 m3/ngày,đêm trong giai đoạn đến năm 2030).

- Đến năm 2025 trong các Khu, Cụm công nghiệp tập trung hoàn thiện các nhà máy xử lý chất thải tại chỗ (chủ yếu là nước thải). Đối với việc đầu tư các nhà máy xử lý và tái chế chất thải cần có phương án lựa chọn công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với các điều kiện của Tỉnh, mỗi giai đoạn chỉ nên đầu tư từ 2 đến 3 nhà máy (tổng trên địa bàn không quá 6 nhà máy: Khu vực phía Nam tỉnh 02; Khu vực phía Đông Bắc tỉnh 02; Khu vực thành phố Thái Nguyên 01 và khu vực phía Tây Bắc Tỉnh 01). Lựa chọn địa điểm đầu tư theo các khu vực thu gom chôn lấp đã được hoạch định trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 17/2015/ QĐ-UBND ngày 22/6/2015:

* Các dự án phát triển:

- Các dự án ưu tiên đầu tư

TT Tên dự án Địa điểm ĐT Qui mô Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

I Cấp nước 1 Các dự án cấp

nước xây mới khu vực I

thành phố Thái

Nguyên

165.500 m3/ngày, đêm

500 50 Vốn trong nước

2 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực I

thành phố Thái

Nguyên

45.000 m3/ngày, đêm

100 100 Vốn trong nước

3 Các dự án cấp nước xây mới khu vực II

phía Nam tỉnh Thái Nguyên

140.000 m3/ngày, đêm

360 120 Vốn trong nước

4 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực II

phía Nam tỉnh Thái Nguyên

47.500 m3/ ngày, đêm

100 50 Vốn trong nước

5 Các dự án cấp nước xây mới khu vực III

Các huyện thành thị

13.150 m3/ngày, đêm

40 20 Vốn trong nước

6 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực III

Các huyện thành thị

15.200 m3/ngày,

60 20 Vốn trong nước

Page 127: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang127

đêm

Tái chế và xử lý chất thải 7 20 cơ sở xử lý

chất thải các Khu, Cụm CN của Tỉnh

30.000 m3/ngày.đêm

60 160 Vốn trong nước

8 6 nhà máy xử lý và tái chế chất thải

các huyện, thành, thị

100.000 m3/ngày.đêm

300 60 Vốn trong nước

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1.520 580

- Vốn đầu tư của ngành này đến 2016-2020 ước khoảng 1.520 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành này giai đoạn 2021- 2025 ước khoảng 580 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 2.100 tỷ đồng. 4.6.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. * Phương hướng phát triển:

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà máy sản xuất VLXD lớn hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất như: Xi măng Thái Nguyên (1,5 triệu tấn/năm), La Hiên (0,75 triệu tấn/năm), Quan Triều (0,77 triệu tấn/năm); các dây truyền gạch ciramic của Công ty CP Prime, Công ty CP đầu tư và SXCN; các dây truyền sản xuất gạch không nung, gạch tuynel, đá ốp lát...

- Trong các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tiếp tục thu hút đầu tư các dự án lớn sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến như: Đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa, xi măng cao dolomit, các dây truyền sản xuất gạch tuynen, gạch không nung, gạch ciramic, gạchTerrazzo, gạch bê tông block, tấm lợp sinh thái-chịu nhiệt và cách nhiệt, beton xốp acotec...Các dự án đầu tư sản xuất gốm, sứ cao cấp tại Cụm công nghiệp Phú Lạc, Đại Từ...

(Định hướng sản lượng một số sản phẩm chủ yếu xem phụ biểu).

* Mục tiêu phát triển:

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 6.325 10.189 17.960 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 0,904 0,861 0,949 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20

8 21-25

10 26-30

12

Page 128: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang128

Các dự án phát triển:

- Các dự án ưu tiên đầu tư

TT Tên dự án Địa điểm ĐT

Qui mô Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

1 03 nhà máy gạch không nung (Gạch BT khí chưng áp)

Đồng Hỷ, Sông Công, Yên Bình

600.000 triệu viên/ năm

150 150 Vốn trong nước

2 02 nhà máy gạch ốp lát cao cấp.

Đại Từ, Đồng Hỷ

30 triệu m2/ năm

150 150 Vốn trong nước

3 02 nhà máy gốm sứ cao cấp.

Đại Từ, Sông Công

50 triệu SF/ năm

100 100 Vốn trong nước

4 03 nhà máy tấm lợp sinh thái, chịu và cách nhiệt

Đồng Hỷ, Sông Công, Yên Bình

50 triệu m2/ năm

150 150 Vốn trong nước

5 03 nhà máy Vật liệu trang trí

Đại Từ, Đồng Hỷ, Yên Bình

50 triệu SF/ năm

100 100 Vốn trong nước

6 03 nhà máy cấu kiện BT đúc sẵn,

Sông Công, Đồng Hỷ, Yên Bình

30.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

7 Nhà máy vật liệu chịu lửa

Đại Từ 10.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

8 Beton xốp acotec TP.Thái Nguyên,

Sông Công, Yên Bình

200.000m2/năm

50 50 Vốn trong hoặc ngoài nước

9 03 nhà máy sản xuất cốt pha

Sông Công, Đồng Hỷ, Yên Bình

30.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

Tổng vốn đầu tư 1.000 1.000

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2021- 2025 ước khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 2.000 tỷ đồng. 4.6.6. Công nghiệp sản xuất kim loại.

Page 129: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang129

*Dự báo thị trường và các sản phẩm.

Các ngành công nghiệp luyện kim đen (gang, thép, fero) và luyện kim mầu (Vonfram, đồng, chì, kẽm, thiếc) là ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh được phát triển từ lâu và đã tạo dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên trong xu thế suy giảm kinh tế toàn cầu, giá các sản phẩm kim loại hiện đang giảm mạnh trên thị trường quốc tế. Dự báo xu thế này tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2016-2020. Do đó, cùng với việc các ngành công nghiệp này hiện đã phát triển gần như tối đa về mặt công suất mà điều kiện tài nguyên cho phép, trong tương lai gần ít có hy vọng ngành công nghiệp này phát triển với tốc độ cao: Công ty CP gang thép Thái Nguyên là cơ sở chính sản xuất các sản phẩm luyện kim đen (năm 2014 sản xuất được vài chục nghìn tấn fero, 200.000 tấn gang và 487.359 tấn thép cán các loại). Công ty CP Kim loại mầu Thái Nguyên-VIMICO là cơ sở chính sản xuất các sản phẩm kim loại mầu (năm 2014 sản xuất được 9.333 tấn Kẽm thỏi 99,95% Zn, ngoài ra còn thiếc kim loại và tinh quặng Chì Kẽm...). Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo sản xuất các sản phẩm kim loại Đồng, Von fram...

* Phương hướng phát triển:

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để sớm đưa các dự án lớn về luyện kim đen và luyện kim mầu đang đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào sản xuất như: Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, sản xuất kim loại Đồng, Von fram Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo, sản xuất kẽm kim loại của Công ty kim loại màu Việt-Bắc...Các nhà máy hiện có trên địa bàn cần có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đầu tư vào ngành luyện kim để sản xuất các sản phẩm luyện kim cao cấp mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường.

- Phát triển ngành sản xuất kim loại trên cơ sở phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có và đúng với quy hoạch chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

* Mục tiêu phát triển:

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 22.150 28.278 36.101 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 3,164 2,390 1,907 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20 21-25 26-30

Page 130: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang130

10 5 5 Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển:

TT Tên dự án Địa điểm ĐT

Qui mô Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

1 Hoàn chỉnh phần còn lại DA gang thép giai đoạn II

TP Thái Nguyên

500.000 tấn/ năm

2.000 200 Vốn trong nước

2 Hoàn chỉnh phần còn lại DASXVon fram KL (80%)

Núi Pháo Đại Từ

6.500 tấn/ năm

2.000 200 Vốn trong nước

3 Hoàn chỉnh phần còn lại DASX Kẽm kim loại

CCN Điềm Thụy

80.000 tấn/ năm

200 Vốn trong nước

4 Tổ hợp xử lý chất thải và luyện kim

Sơn Cẩm, Phú Lương

100.000 tấn/ năm

500 200 Vốn trong nước

5 Dự án sản xuất thép công cụ

TP Thái Nguyên

200.000 tấn/ năm

300 200 Vốn trong nước

6 Dự án sản xuất thép tấm, hình

TP Thái Nguyên

200.000 tấn/ năm

500 200 Vốn trong nước

Tổng vốn đầu tư 5.500 1.000

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 5.500 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2021- 2025 ước khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 6.500 tỷ đồng. 4.6.7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. * Phương hướng phát triển: - Tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ

lượng lớn như quặng: Đa kim Núi Pháo, Sắt, Chì kẽm, Caolin...; có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại trong chế biến sâu, Đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở luyện kim và sản xuất VLXD của tỉnh, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường; Không xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khoáng sản thô.

- Phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của Tỉnh và đúng quy hoạch khai thác chế biến các loại khoáng

Page 131: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang131

sản trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt; Chế biến sâu khoáng sản nên đầu tư tập trung gần mỏ nguyên liệu hoặc trong một số cụm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ.

- Đa dạng hoá quy mô khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở không lãng phí tài nguyên và có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới.

* Dự báo nhu cầu khoáng sản: Giai đoạn đến năm 2025 theo dự báo sản lượng các sản phẩm chủ yếu

(phụ biểu sản phẩm chủ yếu), thì nhu cầu quặng sắt (trên 2 triệu tấn/năm), quặng chì-kẽm, thiếc (mỗi loại cũng cần trên 100.000 tấn/năm), quặng titan (cần trên 500.000 tấn/năm), quặng đa kim đủ phục vụ cho dự án Núi Pháo và nguyên liệu cho ngành VLXD sản xuất ổn định.

* Mục tiêu phát triển:

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2025 2030

GTSXCN (giá CĐ) Tỷ đồng 1.915 2.115 2.336 Tỷ trọng trong cơ cấu CN % 0,274 0,179 0,123 Tốc độ tăng trưởng b/q %/năm 16-20

5 21-25

2 26-30

2 * Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển:

TT Tên dự án Địa điểm ĐT

Qui mô Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

2016-2020

2021-2025

1 DA mở rộng khai thác mỏ Tiến Bộ(Fe)

Đồng Hỷ 200.000 tấn/ năm

3.300 500 Vốn trong nước

2 DA khai thác tầng sâu Núi quặng (Fe)

Trại Cau, Đồng Hỷ

200.000 tấn/ năm

500 100 Vốn trong nước

3 DA khai thác khu Hòa Bình (Fe)

Hòa Bình, Đồng Hỷ

100.000 tấn/ năm

350 50 Vốn trong nước

4 DA khai thác mỏ Làng Phan (Fe)

Linh Sơn, Đồng Hỷ

100.000 tấn/ năm

300 100 Vốn trong nước

5 DA khai thác Trại Cài II (Fe)

Đồng Hỷ 50.000 tấn/ năm

100 50 Vốn trong nước

6 DA mở rộng mỏ Núi Yên Lãng, 500.000 tấn/ 500 400 Vốn trong

Page 132: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang132

Hồng (than) Đại Từ năm nước 7 DA mở rộng mỏ

Khánh Hòa (than) An Khánh,

Đại Từ 2.300.000 tấn/ năm

800 1.000 Vốn trong nước

8 DA mở rộng mỏ Làng Cẩm (than)

Hà Thượng, Đại Từ

120.000 tấn/ năm

100 50 Vốn trong nước

9 DA khai thác mỏ Cúc Đường (Pb,Zn)

Võ Nhai 400.000 tấn/ năm

80 50 Vốn trong nước

Tổng vốn đầu tư 6.030 2.300

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 6.030 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2021- 2025 ước khoảng 2.300 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư của ngành này đến năm 2025 ước khoảng 8.330 tỷ đồng.

4.7. Quy hoạch phát triển các Khu, Cụm công nghiệp.

Trên cơ sở quy hoạch và thực trạng phát triển các Khu, Cụm công nghiệp đến 2015 cũng như định hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của Tỉnh đã nêu ở phần trên...Phương án phát triển các Khu, Cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:

4.7.1. Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến 2025. TT KCN Vị trí DT

(ha) Tính chất, chức năng

1 KCN Nam Phổ Yên,

Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành, Đồng Tiến)

120

Thu hút các ngành công nghiệp: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, Chế biến thực phẩm, đồ uống; hoá dược; Các công cụ, dụng cụ cầm tay, y tế, thú y; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, SXVLXD.

2 KCN Sông Công I

Thị xã Sông Công (Mỏ Chè và Tân Quang)

195 Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất các công cụ, dụng cụ cầm tay, y tế, thú y; Sản xuất kim loại, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng...

3 KCN Sông Công II

Thị xã Sông Công (Tân Quang)

250

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, động cơ Đi-ê-zen, phụ tùng, các công cụ, dụng cụ cầm tay, chế biến nông sản

Page 133: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang133

thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, thiết bị điện...

4 KCN Yên Bình

Phổ Yên & Phú Bình

400

Thu hút các ngành: Công nghiệp công nghệ cao sản xuất các loại thiết bị điện, điện tử...; Công nghiệp công nghệ thông tin; Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng, công cụ, dụng cụ phục vụ ngành công nghiệp chế biến...

5 KCN Quyết Thắng

Thành phố Thái Nguyên (QuyếtThắng)

105

Thu hút các ngành: Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phầm mềm), Công nghiệp công nghệ thông tin; điện, điện tử...

6 KCN Điềm Thụy

Phú Bình (Điềm Thụy, ThượngĐình)

350

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, thiết bị điện, điện tử...

Cộng 1.420 4.7.2. Quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp đến 2025.

Đối với các CCN đã phê duyệt QHCT và có diện tích từ 20 đến 75 ha sẽ lựa chọn và giao cho 01 chủ đầu tư hạ tầng/cụm, để đầu tư và kinh doanh hạ tầng cụm, từng giai đoạn có phương án thu hút đầu tư cho phù hợp; Nếu không có đơn vị nào nhận, thì giao cho TT khuyến công và TV phát triển công nghiệp của Tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tư hạ tầng, để đầu tư, kinh doanh hạ tầng cụm và thu hút đầu tư.

Đối với các CCN có diện tích nhỏ dưới 20, nếu không còn quỹ đất mở rộng trên 25 ha thì sẽ chuyển đổi thành các cụm TTCN và Làng nghề, giao cho chính quyền địa phương quản lý (cấp xã, phường).

Trên toàn tỉnh hiện đã quy hoạch 32 CCN, sau khi rà soát lại số lượng sẽ giảm đi và chỉ duy trì những CCN có diện tích hoặc khả năng mở rộng trên 25 ha (loại đi một số cụm do diện tích quá nhỏ, nằm xen kẽ trong các khu dân cư hoặc không có khả năng thu hút đầu tư), trong đó: TP.Thái Nguyên (3); Phú Bình (2, mở rộng thêm Kha Sơn); Phú Lương (3, khả năng chuyển cụm Sơn Cẩm 1 về TP.Thái Nguyên); Võ Nhai (1 và có thể lập thêm cụm CN Cây Bòng,

Page 134: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang134

xã La Hiên); Đồng Hỷ (3 và có thể lập thêm cụm CN khu mỏ đá Núi Voi); Sông Công (3); Phổ Yên (2); Đại Từ (4); Định Hóa (2).

Đồng Hỷ còn 2 cụm Quang Sơn 2 (50ha) và Quang Trung Chí Son (45ha), sẽ đưa vào chương trình rà soát, nếu thật sự cần thiết mới cho lập QHCT hoặc đưa ra khỏi quy hoạch.

TT Tên Cụm công nghiệp và địa điểm

Tính chất, chức năng Diện tích(ha)

Ghi chú

1 CCN Cao Ngạn 1, TP Thái Nguyên

Cơ sở SX VLXD, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, CBnông lâm sản, thực phẩm…

75 Đã lập QHCT

2 CCN Cao Ngạn 2, TP Thái Nguyên

Cơ sở SX VLXD, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, bê tông……

70 Chuyển sang MB mỏ đá Núi Voi

3 CCN Số 5, Tân Thành TP Thái Nguyên

Cơ sở sản xuất kim loại, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông……

28 Chưalập QHCT

4 CCN Điềm Thụy, Phú Bình

Cơ sở hoá dược, SX dụng cụ các loại, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 66,695

Đã lập QHCT

5 CCN Kha Sơn, Phú Bình

Cơ sở Dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 13,2

Đã lập QHCT

6 CCN Sơn Cẩm 1, Phú Lương

Cơ sở công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 75

Đanglập QHCT

7 CCN Sơn Cẩm 2, Phú Lương

Cơ sở sản xuất kim loại, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông…… 30

Đanglập QHCT

8 CCN Động Đạt - Đu, Phú Lương

Cơ sở công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 25,54

Đã lập QHCT

9 CCN Trúc Mai, Lâu Thượng, Võ Nhai

Cơ sở sản xuất kim loại, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông, CB gỗ. 27,7

Đã lập QHCT

10 CCN Nam Hoà, Đồng Cơ sở sản xuất kim loại, cơ khí 35,5 Đã lập

Page 135: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang135

Hỷ sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông, CB gỗ.

QHCT

11 CCN Quang Sơn 1, Đồng Hỷ

Cơ sở sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông, CB gỗ. 74

Đã lập QHCT

12 CCN Đại Khai, Đồng Hỷ

Cơ sở CB khoáng sản, cơ khí sửa chữa và lắp ráp, kết cấu thép, cấu kiện bê tông, CB gỗ. 28

Đã lập QHCT

13 CCN Khuynh Thạch, Sông Công

SX thức ăn chăn nuôi, công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 19,06

Đã lập QHCT

14 CCN Nguyên Gon, Sông Công

SX thức ăn chăn nuôi, công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 16,6

Đã lập QHCT

15 CCN Bá Xuyên, Sông Công

Cơ sở CN hỗ trợ, SX công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 48,53

Đã lập QHCT

16 CCN số 2 Cảng Đa Phúc, Phổ Yên

Cơ sở hoá dược, SX công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 30

Đã lập QHCT

17 CCN số 3 Cảng Đa Phúc, Phổ Yên

Cơ sở hoá dược, SX công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 19,64

Đã lập QHCT

18

CCN Phú Lạc 1 Phú Lạc, xã Phú Thịnh, Đại Từ

Cơ sở Gốm sứ, SX công cụ dụng cụ, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 52

Đã lập QHCT

19 CCN Phú Lạc 2, xã Tiên Hội, Đại Từ

Cơ sở CN nhẹ, SX hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 16,8

Đã lập QHCT

20 CCN An Khánh số 1, Đại Từ

Cơ sở SX VLXD, Nhiệt điện, kết cấu thép, chế biến sâu khoáng sản… 64,6

Đã lập QHCT

21 CCN An Khánh số 2, Đại Từ

Cơ sở CN nhẹ, SX hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 59,4

Đã lập QHCT

22 CCN Kim Sơn, Định Hoá

Cơ sở SX VLXD, hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 20

Đã lập QHCT

Page 136: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang136

23 CCN Sơn Phú, Định Hoá

Cơ sở hoá dược, SX hàng tiêu dùng, kết cấu thép, chế biến nông lâm sản, thực phẩm… 13

Chưalập QHCT

4.7.3. Các Cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề dự kiến phát triển đến năm 2025:

Trong giai đoạn đến 2025, quy hoạch sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn đều dự kiến phải có quỹ đất (từ 1 đến 3 khu, tuỳ điều kiện thực tế và lợi thế so sánh từng địa bàn, nhưng tổng diện tích không quá 20ha) dành riêng cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Quy hoạch ngành nghề trong các Cụm TTCN&LN xem trong phần định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Về nguyên tắc chỉ phát triển những ngành nghề địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vùng nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm và gắn với sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

4.8. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trong nhiều năm chỉ chú trọng phát triển những ngành công nghiệp lớn, nên các cơ sở công nghiệp nhỏ, công nghiệp nông thôn gần như phát triển tự phát, không được nhà nước đầu tư thích đáng. Giai đoạn sau năm 2016 cần có sự nhìn nhận đánh giá lại và phải coi việc phát triển công nghiệp trong khu vực này là cơ sở chủ yếu để thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn (70% dân số), thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn; giải quyết việc làm, thu nhập tại chỗ cho một số lượng lớn người lao động...

Định hướng phát triển trong lĩnh vực này như sau:

4.8.1 Định hướng phát triển:

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề sản xuất sẽ được thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp cho phù hợp (tác động nhiều đến môi trường như CCN dành cho luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản để có phương án tập trung xử lý); các cơ sở SXCN còn lại, TTCN và Làng nghề chỉ phát triển trong các Cụm TTCN và Làng nghề đã có trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Tuỳ từng điều kiện cụ thể, lợi thế so sánh của từng địa phương gắn với vùng nguyên liệu mà có phương án phát triển cho phù hợp: Chế biến lâm sản gỗ giấy, hàng mỹ nghệ mây tre đan, Chế biến nông sản, thực phẩm…ưu tiên phát triển ở các địa phương: Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai; Công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống...ưu tiên phát triển ở các địa phương Phú Bình, Phổ Yên, TP Thái Nguyên, Sông Công.

Page 137: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang137

- Gắn phát triển các làng nghề chế biến, cơ sở tiểu thủ thủ công mỹ nghệ với các khu du lịch, du lịch sinh thái, di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh.

4.8.2 Mục tiêu phát triển:

- Tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô phát triển các cơ sở, làng nghề hiện có ở các huyện như: Trồng và chế biến Chè, Nấm, sản xuất Mây tre đan, Miến, Bún, Mỳ...trong giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu 100% các xã nằm trong quy hoạch những vùng nguyên liệu quan trọng của tỉnh gắn với cơ sở chế biến.

- Phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ mới, trong giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu có ít nhất 30% dân cư nông thôn thu nhập chính bằng các nghề sản xuất phụ trên địa bàn các xã thuộc các địa phương: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, Sông Công...

- Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2025, mỗi địa bàn cấp huyện có ít nhất từ 20 làng nghề; tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và cơ bản giải quyết đủ việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

4.9. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư, nhu cầu lao động giai đoạn đến 2025

4.9.1. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư TT Tên dự án Địa điểm đầu tư Qui mô Vốn đầu tư

(tỷ đồng) Nguồn

vốn 2016-2020

2021-2025

I Công nghiệp Công nghệ thông tin, chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

14.700

7.300

1 Các dự án lắp ráp xe tải nhỏ, máy kéo và xe nông dụng

KCN Sông Công, Yên Bình

30.000 xe, máy/năm

2.000 1.000 Trong và ngoài nước

2 Các dự án sản xuất chi tiết, phụ kiện xe tải, máy kéo và xe ND

KCN Sông Công, Yên Bình

30.000 xe, máy/năm

3.000 2.000 Trong và ngoài nước

3 Chế tạo thiết bị Điện các loại

KCN Sông Công, Yên Bình

20.000 TB/năm

1.000 500 Trong và ngoài nước

4 Sản xuất thiết bị cơ khí ngành dệt may

KCN Sông Công 30.000 TB/năm

1.000 500 Trong và ngoài nước

5 Sản xuất chi tiết và phụ kiện ngành nước

KCN Sông Công 10.000 tấn/năm

500 200 Trong và ngoài nước

6 Sản xuất thiết bị, phụ kiện ngành khai thác, chế biến KS

KCN Sông Công, Yên Bình

3.000 tấn/năm

200 100 Trong và ngoài nước

7 Các dự án sản xuất KCN Sông Công, 30.000 2.000 1.000 Trong và

Page 138: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang138

công cụ, dụng cụ, chi tiết máy và bộ phận tiêu chuẩn, khuôn mẫu

Yên Bình, Điềm Thụy

tấn/năm ngoài nước

8 Các dự án sản xuất Linh kiện, phụ kiện, phần mềm máy tính và TB điện tử

KCN Sông Công, Yên Bình, Điềm

Thụy

30.000 tấn/năm

5.000 2.000 Trong và ngoài nước

II Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng

1.360

1.090

1 Chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch

Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ

20.000 Tấn/năm

50 50 Vốn trong nước

2 Chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa,

Võ Nhai

10.000 Tấn/năm

30 30 Vốn trong nước

3 Chế biến rau, củ, quả và bảo quản

Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại

Từ

20.000 Tấn/năm

100 100 Vốn trong nước

4 Sản xuất rượu Phú Bình, Phổ Yên,

10 triệu lít/năm

100 50 Trong và ngoài nước

5 Sản xuất Bia chai, lon

TP Thái Nguyên, TP Sông Công

50 triệu lít/năm

150 100 Trong và ngoài nước

6 Sản xuất nước giải khát, hoa quả các loại

TP Thái Nguyên, Sông Công và các

huyện thị khác

30 triệu lít/năm

150 100 Trong và ngoài nước

7 Sản xuất Bánh, mứt, kẹo

TP Thái Nguyên, TP Sông Công,

TX Phổ Yên

5.000 Tấn/năm

50 50 Trong và ngoài nước

8 Sản xuất thức ăn nhanh

TP Thái Nguyên, TP Sông Công,

TX Phổ Yên

3.000 Tấn/năm

30 30 Trong và ngoài nước

9 Chế biến tinh bột sắn

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa,

30 30 Vốn trong nước

10 Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Phú Bình, Phổ Yên, Đ.Hỷ, Phú Lương, Đại Từ

50.000 tấn thịt hơi/năm

75 tỷ đồng

40 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

11 Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Định Hóa, Võ Nhai, TP.Thái

Nguyên,S.Công

50.000 tấn thịt hơi/năm

75 tỷ đồng

40 tỷ đồng

Vốn trong, ngoài nước

12 Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

5.000 Tấn/năm

50 50 Trong và ngoài nước

13 Sản xuất ván sàn Đồng Hỷ, Phú 30.000 30 30 Trong và

Page 139: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang139

Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

m2/năm ngoài nước

14 Sản xuất đồ mộc gia dụng

Các huyện, thành, thị

10.000 Tấn/năm

30 30 Trong và ngoài nước

15 Sản xuất giấy vệ sinh

Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ,

Đ.Hỷ, PhúLương

5.000 Tấn/năm

50 50 Trong và ngoài nước

16 Sản xuất Bột giấy Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ, Đ.Hỷ, PhúLương

10.000 Tấn/năm

30 30 Trong và ngoài nước

17 Sản xuất đũa, tăm Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ, Đ.Hỷ, PhúLương

5.000 Tấn/năm

30 30 Trong và ngoài nước

18 Các cơ sở sản xuất Giày dép xuất khẩu

Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ, Đ.Hỷ, PhúLương

50 triệu SF/năm

200 150 Trong và ngoài nước

19 Các cơ sở Dệt may xuất khẩu

Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ, Đ.Hỷ, PhúLương

50 triệu SF/năm

200 150 Trong và ngoài nước

20 Các cơ sở SX đồ dùng gia dụng khác

Các huyện, thành, thị

50 triệu SF/năm

100 50 Trong và ngoài nước

III Công nghiệp hoá chất 900

900

1 Sản xuất thuốc tây dược và đông dược

KCN Nam Phổ Yên, Sông Công

10 triệu ĐV/năm

300 300 Trong và ngoài nước

2 Sản xuất các loại hoá mỹ phẩm, kem đánh răng, chất tẩy rửa...)

CCN huyện Phú Lương, Sông

Công và Đại Từ

1.000 tấn/năm

50 50 Trong và ngoài nước

3 Sản xuất keo dán gỗ CCN huyện Phú Lương

2.000 tấn/năm

30 30 Trong và ngoài nước

4 Sản xuất Axitsunfaric H2SO4

KCN Sông Công, Điềm Thụy

20.000 tấn/năm

80 80 Trong và ngoài nước

5 Sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học

Các cụm CN Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100 100 Trong và ngoài nước

6 Chiết nạp gas TP Thái Nguyên, Sông Công, Phổ

Yên

10.000 tấn/năm

40 40 Vốn trong nước

7 Sản xuất chi tiết máy, dụng cụ, tấm, bao bì bằng cao su - nhựa

TP Thái Nguyên, Sông Công, Phổ

Yên

10.000 tấn/năm

200 200 Vốn trong nước

8 Sản xuất phụ gia, chất độn CN

Các cụm CN Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100 100 Trong và ngoài nước

IV Sản xuất và phân phối nước và xử lý chất thải 1.520

580

Page 140: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang140

1 Các dự án cấp nước xây mới khu vực I

thành phố Thái Nguyên

165.500 m3/ngày, đêm

500 50 Vốn trong nước

2 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực I

thành phố Thái Nguyên

45.000 m3/ngày, đêm

100 100 Vốn trong nước

3 Các dự án cấp nước xây mới khu vực II

phía Nam tỉnh Thái Nguyên

140.000 m3/ngày, đêm

360 120 Vốn trong nước

4 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực II

phía Nam tỉnh Thái Nguyên

47.500 m3/ ngày, đêm

100 50 Vốn trong nước

5 Các dự án cấp nước xây mới khu vực III

Các huyện thành thị

13.150 m3/ngày, đêm

40 20 Vốn trong nước

6 Các dự án cấp nước cải tạo khu vực III

Các huyện thành thị

15.200 m3/ngày, đêm

60 20 Vốn trong nước

7 20 cơ sở xử lý chất thải

các Khu, Cụm CN của Tỉnh

30.000 m3/ngày.đêm

60 160 Vốn trong nước

8 6 nhà máy xử lý và tái chế chất thải

các huyện, thành, thị

100.000 m3/ngày.đêm

300 60 Vốn trong nước

V Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 1.000 1.000 1 03 nhà máy gạch

không nung (Gạch BT khí chưng áp)

Đồng Hỷ, Sông Công, Yên Bình

600.000 triệu viên/ năm

200 200 Vốn trong nước

2 02 nhà máy gạch ốp lát cao cấp.

Đại Từ, Đồng Hỷ 30 triệu m2/ năm

150 150 Vốn trong nước

3 02 nhà máy gốm sứ cao cấp.

Đại Từ, Sông Công

50 triệu SF/ năm

100 100 Vốn trong nước

4 03 nhà máy tấm lợp sinh thái, chịu nhiệt và cách nhiệt

Đồng Hỷ, Sông Công, Yên Bình

50 triệu m2/ năm

150 150 Vốn trong nước

5 03 nhà máy Vật liệu trang trí

Đại Từ, Đồng Hỷ, Yên Bình

50 triệu SF/ năm

100 100 Vốn trong nước

6 03 nhà máy cấu kiện BT đúc sẵn,

Sông Công, Đồng Hỷ, Yên Bình

30.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

Page 141: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang141

7 Nhà máy vật liệu chịu lửa

Đại Từ 10.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

8 03 nhà máy sản xuất cốt pha

Sông Công, Đồng Hỷ, Yên Bình

30.000 tấn/ năm

100 100 Vốn trong nước

VI Công nghiệp sản xuất kim loại 5.500 1.000 1 Hoàn chỉnh phần

còn lại DA gang thép giai đoạn II

TP Thái Nguyên 500.000 tấn/ năm

2.000 200 Vốn trong nước

2 Hoàn chỉnh phần còn lại DASXVon fram KL (80%)

Núi Pháo Đại Từ 6.500 tấn/ năm

2.000 200 Vốn trong nước

3 Hoàn chỉnh phần còn lại DASX Kẽm KL

CCN Điềm Thụy 80.000 tấn/ năm

200 Vốn trong nước

4 Tổ hợp xử lý chất thải và luyện kim

Sơn Cẩm, Phú Lương

100.000 tấn/ năm

500 200 Vốn trong nước

5 Dự án sản xuất thép công cụ

TP Thái Nguyên 200.000 tấn/ năm

300 200 Vốn trong nước

6 Dự án sản xuất thép tấm, hình

TP Thái Nguyên 200.000 tấn/ năm

500 200 Vốn trong nước

VII Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 6.030 2.300 1 DA mở rộng khai

thác mỏ Tiến Bộ(Fe) Đồng Hỷ 200.000

tấn/ năm 3.300 500 Vốn trong

nước 2 DA khai thác tầng

sâu Núi quặng (Fe) Trại Cau, Đồng

Hỷ 200.000 tấn/ năm

500 100 Vốn trong nước

3 DA khai thác khu Hòa Bình (Fe)

Hòa Bình, Đồng Hỷ

100.000 tấn/ năm

350 50 Vốn trong nước

4 DA khai thác mỏ Làng Phan (Fe)

Linh Sơn, Đồng Hỷ

100.000 tấn/ năm

300 100 Vốn trong nước

5 DA khai thác Trại Cài II (Fe)

Đồng Hỷ 50.000 tấn/ năm

100 50 Vốn trong nước

6 DA mở rộng mỏ Núi Hồng (than)

Yên Lãng, Đại Từ 500.000 tấn/ năm

500 400 Vốn trong nước

7 DA mở rộng mỏ Khánh Hòa (than)

An Khánh, Đại Từ

2.300.000 tấn/ năm

800 1.000 Vốn trong nước

8 DA mở rộng mỏ Làng Cẩm (than)

Hà Thượng, Đại Từ

120.000 tấn/ năm

100 50 Vốn trong nước

9 DA khai thác mỏ Cúc Đường (Pb,Zn)

Võ Nhai 400.000 tấn/ năm

80 50 Vốn trong nước

VIII Đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp 500 500 4.9.2. Tổng hợp vốn đầu tư, nhu cầu lao động của các dự án

Page 142: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang142

Trên cơ sở hoạch định phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh đến 2025 để dự báo các nhu cầu vốn đầu tư và lao động tăng thêm trong từng giai đoạn như bảng sau:

No

Hạng mục 2016-2020 2021-2025

Vốn ĐT

Lao động

Vốn ĐT

Lao động

1

Công nghiệp CNTT, chế tạo máy, điện tử,GC kim loại và cơ khí lắp ráp

14700

25000 7300

15000

2 Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm...

1360

2400 1090 2400

3 Công nghiệp hoá chất 900 200 900 200

4 Sản xuất và PP điện, nước và xử lý chất thải 1520 700 580 700

5 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 1000 300 1000 300

6 Công nghiệp sản xuất kim loại 5500 500 1000 500

7 Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

6030 800 2300

800

8 CN khác 500 100 500 100

Đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp 500 500

Cộng 32.010 30.000 15.170 20.000

PHẦN V

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2025, TẦM NHÌN 2030

Để thực hiện được các mục tiêu trên, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Trong quy hoạch đề cập một số nhiệm vụ, giải pháp chính như sau:

Page 143: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang143

5.1. Về thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn:

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể và có sức hấp dẫn cao; bám sát, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư.

- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển công nghiệp (lưu ý cả đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp lớn của tỉnh như Yên Bình, Sông Công...); quan tâm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, công nghệ, thông tin, môi trường đầu tư... dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghiệp công nghệ mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn, nhất là tạo nghề mới, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu nhập ở nông thôn.

- Tạo điều kiện thuân lợi để dịch vụ tư vấn đầu tư chất lượng cao phát triển, có bộ phận chuyên trách hướng dẫn đầu tư, giới thiệu rộng rãi các chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh, xây dựng ngân hàng dự án để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước (tập trung thu hút có chọn lọc những ngành nghề trong phần định hướng phát triển công nghiệp giai đoạn tới mà quy hoạch đã đề cập).

- Tiếp tục cải cách hành chính, duy trì có hiệu quả các công việc ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông của Tỉnh; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thống nhất vì sự phát triển công nghiệp chung của Tỉnh.

- Có cơ chế ưu đãi đặc biệt (về vay vốn, hỗ trợ đầu tư, ưu đãi thuê đất, thuế...) đối với đầu tư phát triển: Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới; Vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp tập trung.

- Định kỳ kiểm tra việc sử dụng tài nguyên (nhất là sử dụng đất); xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng tài nguyên không hiệu quả.

5.2. Về huy động vốn:

Vận dụng linh hoạt nhất các cơ chế, chính sách huy động vốn của mọi thành phần vào đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp:

- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng; tăng cường công tác

Page 144: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang144

huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng, hướng luồng vốn vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên; chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang cho vay theo dự án (đặc biệt ưu tiên ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất thiết bị điện, điện tử, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và có tỷ lệ giá trị gia tăng cao).

- Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần (các công ty sử dụng có hiệu quả vốn cổ phần hóa) để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán; khơi dậy tiềm năng tài chính trong nhân dân phục vụ cho phát triển sản xuất, mọi thành phần kinh tế đều tham gia sản xuất công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở…

5.3. Về thị trường

Hiện nay Trung ương và địa phương đang nỗ lực trong công tác ngoại giao, hoạch định chế độ chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại trong và ngoài nước, tạo sự ổn định trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa cũng như cung cấp nguyên liệu, thu thập và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ tạo môi trường, điều kiện cho doanh nghiệp giao thương trong và ngoài nước, phần chính vẫn là sự nỗ lực của từng doanh nghiệp, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp - ngành, cụ thể như:

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại phục vụ phát triển công nghiệp; duy trì trang WEB giao dịch điện tử của ngành Công Thương để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường và thu hút đầu tư.

- Thắt chặt quan hệ với các tỉnh trong vùng, tăng cường hợp tác kinh tế-Khoa học-Công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; hướng mạnh hơn nữa về thị trường nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng chính sách: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, kích cầu, sản xuất hàng xuất khẩu...hỗ trợ cơ sở sản xuất tiếp cận thương mại điện tử, hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch; thành lập văn phòng đại diện của Tỉnh tại các thành phố, địa bàn kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước.

- Từng doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình, có chiến lược phát triển riêng, phải xác định chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp khi hội nhập; Chú trọng các thị trường

Page 145: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang145

quen thuộc như ASEAN, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan; Các thị trường mới như Nga, Đông Âu, Mỹ, Trung cận Đông, Châu Phi và Nam Mỹ; Đặc biệt là thị trường các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.

- Các doanh nghiệp phải năng động, ứng dụng hiệu quả khoa học tiếp thị hiện đại trong tìm kiếm thị trường như: Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, hậu mãi, tăng cường sử dụng công cụ thương mại điện tử …

5.4. Về phát triển vùng nguyên liệu:

- Ngành Công Thương đảm bảo sự kết nối với các Trung tâm nghiên cứu, các ngành, cấp trên địa bàn nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa: Cơ sở công nghiệp - nông nghiệp - nhà khoa học để nghiên cứu triển khai, đầu tư khoa học công nghệ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến, đầu ra cho nông sản hàng hóa.

- Tăng cường công tác điều tra, thăm dò tài nguyên để phát triển ngành khai thác, chế biến bền vững, hiệu quả.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho cơ sở sản xuất và nhà nông trong việc: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch (khuyến khích người sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần bằng giá trị nguyên liệu với cơ sở chế biến).

- Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng và cho vay vốn ưu đãi, không cần thế chấp đối với các hộ tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; có chính sách cụ thể điều hòa lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu và người chế biến.

5.5. Về khoa học công nghệ:

- Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhưng nguồn lực của Tỉnh còn nhiều hạn chế, nên cần có phương án đổi mới công nghệ một cách thích hợp; lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại (khuyến khích tiếp nhận công nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn công nghệ lạc hậu du nhập), thông qua đổi mới công nghệ giúp nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo thay thế hàng nhập khẩu.

- Kết nối đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu của các trường Đại học, đào tạo nghề trên địa bàn với quá trình hoạch định-tổ chức sản xuất-phát triển

Page 146: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang146

Công nghiệp của địa phương; tận dụng hiệu quả năng lực hiện có về nghiên cứu và đào tạo.

- Cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong Tỉnh; rà soát lại lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đã qua đào tạo cơ bản của tỉnh để có phương án điều chỉnh hợp lý; khuyến khích tài năng trẻ học tập sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tiếp cận khoa học-kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và cạnh tranh.

- Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, mua phát minh, bí quyết công nghệ…

5.6. Về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN

- Đào tạo thường xuyên theo định hướng phát triển công nghiệp chung của Tỉnh và cả nước về điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch nội bộ ngành…đảm bảo đủ nguồn nhân lực và có kế hoạch sử dụng hợp lý.

- Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí các doanh nghiệp tự góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo; tạo sự liên kết giữa các cơ quan: Quản lý nhà nước- tư vấn phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ- doanh nghiệp-các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề, để hỗ trợ nhau trong đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

- Liên kết, kêu gọi đầu tư các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư xây mới, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dạy nghề, tăng cường liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. Kết nối hiệu quả việc hợp tác đào tạo nguồn lao động giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất tiên tiến của các công ty đa quốc gia trên địa bàn.

- Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho sinh viên học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển và

Page 147: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang147

tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp; có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong từng chuyên ngành công nghiệp; xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề.

5.7. Về bảo vệ môi trường

- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của Tỉnh với phát triển bền vững môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu ích về bảo vệ môi trường.

- Quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường tập trung. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho: Người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp; ban quản lý các Khu, Cụm công nghiệp; cán bộ quản lý nhà nước về môi trường công nghiệp…

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư mới: Các công trình công nghiệp; Trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên…

5.8. Về tổ chức quản lý

- Phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản xuất công nghiệp vì sự phát triển chung của ngành.

- Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn cần được tập trung vào một đầu mối là sở Công Thương, đó là cơ sở để Sở hoàn thiện hoạt động thống kê, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, công bố các thông tin liên quan đến phát triển ngành và kịp thời phát hiện các vấn đề cần tháo gỡ.

- Sở Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành và Cấp có liên quan thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu; xây dựng quy hoạch chi tiết các Khu, Cụm công nghiệp; Vùng nguyên liệu; Cơ sở hạ tầng đồng bộ cho phát triển công nghiệp.

- Cần kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý công nghiệp từ ngành đến các huyện, thành, thị và cơ sở.

5.9. Về chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.

Nhiều năm qua Công nghiệp Thái Nguyên chủ yếu vẫn là ngành luyện kim, cán kéo thép, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng...đây là những ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng; gây nhiều bất lợi cho cơ sở hạ tầng và môi trường. Sau năm 2015 sẽ hạn chế phát triển những ngành này, từng bước chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển: Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Page 148: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang148

cao phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến; Công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

5.10. Về hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại.

- Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, hướng các hoạt động này thiết thực cho: Kêu gọi đầu tư; Hỗ trợ đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất; Hỗ trợ phát triển các ngành nghề mới, tiểu thủ công mỹ nghệ và làng nghề, các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện các Chương trình khuyến công quốc gia của Chính phủ đến năm 2030, tập trung vào những chương trình hỗ trợ: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo, truyền và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, thương mại điện tử, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế; lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề...bằng các nguồn vốn Trung ương và địa phương.

- Quản trị và duy trì trang web của ngành; nâng cấp bản tin kinh tế; tư vấn và giúp các doanh nghiệp xây dựng, duy trì trang web, phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường; tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại; tổ chức hội chợ....

5.11. Về phát triển các Khu, Cụm CN, Cụm TTCN và Làng nghề.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển các Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào; tạo quỹ đất sạch, điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

- Phát triển, thu hút đầu tư và bố trí ngành nghề vào các Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề phải đúng quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

- Hàng năm rà soát quy hoạch các Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề, để có phương án điều chỉnh phù hợp; các xã, phường, thị trấn đều phải có quỹ đất dành riêng cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

PHẦN VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Page 149: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang149

6.1. Phê duyệt, công bố triển khai quy hoạch. - Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2030, sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương, được Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch của Tỉnh tiến hành thẩm định trước khi trình HĐND, UBND Tỉnh phê duyệt, công bố và triển khai đến các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Sau khi công bố quy hoạch, mọi hoạt động đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch và các quy định của pháp luật. Sở Công Thương chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai, hướng dẫn, giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch.

6.2. Cụ thể hoá quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm.

Quy hoạch là cơ sở để lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.

6.3. Trách nhiệm các ngành, các cấp. 6.3.1. Sở Công Thương Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành

phố, thị xã triển khai, hướng dẫn, giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch; kêu gọi đầu tư theo kế hoạch được duyệt hàng năm và 5 năm, hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực Công nghiệp; tranh thủ sự hướng dẫn và hỗ trợ của Bộ Công Thương, các Bộ Ngành Trung ương đầu tư vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND Tỉnh tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các Cụm công nghiệp, Cụm TTCN theo qui định của Luật đầu tư; Đề xuất phương án phát triển, hỗ trợ đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề; Hướng dẫn các danh mục ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích, các ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư; Giám sát thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp: Trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, cung cấp thông tin về chính sách, các rào cản kinh tế, kỹ thuật của các nước nhập khẩu và biện pháp xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp để chủ động tổ chức sản xuất, phòng tránh rủi ro.

6.3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Page 150: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang150

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét cân đối và huy động các nguồn lực; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch 5 năm và hàng năm trình UBND Tỉnh phê duyệt để đảm bảo thực hiện quy hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, nếu có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo cho các ngành cùng thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng và trình UBND Tỉnh phê duyệt, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp theo định hướng của quy hoạch; Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án công nghiệp trên địa bàn theo qui định của Luật đầu tư.

6.3.3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp cùng Sở Kế hoạch & Đầu tư cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển các Khu, Cụm công nghiệp hàng năm và 5 năm.

Chù trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng dự toán, thực hiện thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải dùng chung,... theo quy định hiện hành, nhằm đảm bảo tài chính thực hiện các chỉnh sách khuyến khích đầu tư do UBND tỉnh đã ban hành.

Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành: Bảng giá đất chung của Tỉnh; đơn giá cho thuê đất đối với các dự án có sử dụng công trình ngầm, mặt nước và hệ số điều chỉnh giá đất. Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án do UBND Tỉnh phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; xác định các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được trừ vào số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp.”

6.3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các cấp chính quyền: Tổ

chức quản lý, bảo vệ, hướng dẫn, giám sát và đề xuất cấp phép nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất của các ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh;

Hoạch định, hướng dẫn và tổ chức giám sát công tác bảo vệ môi trường công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hoạch định trong bản quy hoạch này.

6.3.5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình phê duyệt và

tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù về hỗ trợ, tiếp nhận, ứng dụng

Page 151: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang151

các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị-công nghệ trên địa bàn Tỉnh.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn Tỉnh tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; lập các đề tài nghiên cứu khoa học (nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế) và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ theo quy định.

6.3.6. Sở Xây dựng Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các dự

án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng của quy hoạch. Thẩm định hoặc hướng dẫn các cơ quan liên quan thẩm định trình cấp

thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình, hạng mục công trình, quy hoạch chi tiết các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định hiện hành.

6.3.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động nông thôn theo hoạch định phát triển các ngành nghề trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ trì lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên canh (nuôi, trồng tập trung), tăng cường chỉ đạo công tác khai thác phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các mặt hàng xuất khẩu; triển khai việc ứng dụng các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn toàn Tỉnh.

6.3.8. Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch Chủ trì, phối hợp các Cấp, Ngành, Đơn vị liên quan định hướng, chỉ đạo

các phương án đầu tư phát triển cảnh quan Làng nghề du lịch, hàng lưu niệm, tổ chức các điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch gắn với các cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và Làng nghề.

Phối hợp tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền quảng bá du lịch làng nghề;

6.3.9. Sở Giao thông vận tải Hoạch định và tổ chức triển khai xây dựng mới, nâng cấp các tuyến giao

thông đến Khu, Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề trên địa bàn, các đầu mối giao thông phù hợp với quy hoạch phát triển từng thời kỳ; phát triển lực lượng vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và kinh tế-xã hội của Tỉnh.

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý các Khu, Cụm

Page 152: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang152

công nghiệp hướng dẫn xây dựng các đường gom của các Khu, Cụm công nghiệp, Điểm đấu nối với Quốc lộ và Tỉnh lộ đúng quy định.

6.3.10. Sở Lao động và Thương binh-Xã hội Hoạch định phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trình độ cao đủ đáp

ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của Tỉnh trong từng giai đoạn quy hoạch;

Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về nghề, kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp phục vụ quá trình phát triển từng chuyên ngành công nghiệp của quy hoạch.

Đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách và hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc chấp hành luật, thực hiện chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật... đối với các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề...trong các ngành công nghiệp của Tỉnh.

6.3.11. Ban quản lý các Khu công nghiệp

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập quy hoạch chi tiết các Khu công nghiệp, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; phối hợp cùng các cấp, ngành làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư trong quá trình thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp.

Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp của Tỉnh theo qui định của Luật đầu tư; Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư sớm ổn định sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp.

Quản lý doanh nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường, an ninh trật tự trong các Khu công nghiệp.

6.3.12. Các đơn vị cung cấp Điện, Nước

Có kế hoạch đưa điện, nước đến các Khu, Cụm công nghiệp phù hợp với tiến độ thực hiện và đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước theo nhu cầu phát triển.

6.3.13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã Tổ chức quản lý, phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng thu hút đầu tư, tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở sản xuất đầu tư vào các Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề;

Chỉ đạo và tổ chức công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp, Cụm TTCN và Làng nghề;

Hoạch định và tổ chức thực hiện phát triển: Ngành nghề công nghiệp nông thôn; Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, TTCN và Làng nghề; Vùng

Page 153: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang153

nguyên liệu tập trung trên địa bàn cho phát triển công nghiệp.

PHẦN VII

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 7.1. Kết luận Quy hoạch phát triển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được soạn

thảo dựa vào chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước, các chiến lược và quy hoạch phát triển ngành của các Bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX và các căn cứ pháp lý chủ yếu có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất và sự phù hợp của quy hoạch phát triển Công nghiệp với các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; nêu được sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, làm rõ các tiềm năng, nguồn lực, đặc thù, hiện trạng phát triển Công nghiệp trong tổng thể chung phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đánh giá khái quát trình độ công nghệ từng chuyên ngành công nghiệp, khả năng sản xuất các loại sản phẩm, các nhân tố tác động đến sự phát triển Công nghiệp để xây dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn sắp tới và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển Công nghiệp thích ứng với các giai đoạn phát triển.

Trên cơ sở những lợi thế so sánh, các yếu tố tác động, cơ hội phát triển…Quy hoạch đã xây dựng 03 phương án phát triển. Sau khi phân tích cụ thể ưu nhược điểm của từng phương án đã lựa chọn ra được phương án phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030 với định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, tận dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của tỉnh (trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao, giàu tài nguyên thiên nhiên, đang có cơ hội phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, phấn đấu đưa Thái Nguyên thành khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội và thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020) để thu hút đầu tư, phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu: GRDP Công nghiệp (giá 2010) đến năm 2020 đạt 29.500 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 59.600 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 115.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 16%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 15%, giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 14%. Giá trị SXCN (giá 2010) đến năm 2020 đạt 700.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.183.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.893.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15%; giai đoạn 2021 -2025 đạt trên 11%; giai đoạn 2025 -2030 đạt trên 10%. Quy hoạch đã hoạch định phương án phát triển cụ thể từng chuyên ngành công nghiệp; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, Công nghiệp công nghệ thông tin, Công nghiệp chế biến nông lâm

Page 154: Phần mở đầu - SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/28-9-2015/Quy Hoach cong... · Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi

Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030

Thái nguyên 9.2015

Trang154

sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới, để thay đổi về chất cơ cấu nội bộ ngành …từ đó đưa ra được các giải pháp chủ yếu và phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, ngành để đảm bảo phát triển Công nghiệp bền vững.

Quy hoạch này là căn cứ chủ yếu để điều chỉnh toàn bộ hoạt động đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh và phát triển ngành Công nghiệp một cách có hiệu quả trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển ngành Công nghiệp ổn định, bền vững trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.

7.2. Đề nghị - Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương tiếp tục ủng hộ, giúp Thái

Nguyên thu hút những dự án sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn, giúp đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển kinh tế chung của Tỉnh, trong đó có hạ tầng phát triển công nghiệp; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình của Trung ương đang triển khai trên địa bàn tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

- Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương phối hợp, ủng hộ tỉnh thực hiện tốt quy hoạch phát triển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2030.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN